THƠ: HỒ CÔNG TÂM
Ngay Sài Gòn chẳng phải đâu xa
Tháp bẩy tầng cao cũng đập ra
Giáo Hội Quốc Doanh đồng lõa Đảng
Việt Nam Quốc Tự bán cho Chà !
Đất đai Giáo Hội còn ăn cướp,
Tài sản dân oan dễ bỏ qua ?!!!
Tham nhũng cửa quyền không thuốc chữa
Thôi rồi đất nước sắp tiêu ma !
March 23, 2008
Hồ Công Tâm
VIỆT TÂN LƯƠN LẸO
Việt Tân kêu gọi quyết canh tân,
Hàng ngũ ''phe ta'' phải hợp quần!
Những tưởng trái tim đầy nhiệt huyết,
Nào ngờ bụng dạ chứa toàn phân!
Đoàn viên đâu biết trò phi nghĩa,
Lãnh tụ chuyên làm chuyện bất nhân.
Thậm thụt đi về ôm gót giặc,
Miệng khoe yêu nước với thương dân!
Hồ Công Tâm
SƠN TRUNG * TÔN THẤT TIÊN SINH
Tôn thất tiên sinh vốn
thuộc giòng chúa Nguyễn, nhưng tiên sinh không thỉ đỗ cử nhân, tú tài.
chỉ cậy nhờ các bảng hiệu tôn sinh[1] mà tồn tại. Nhưng ngày xưa, dù
con quan, cháu vua cũng phải có chút học thức mới đuợc tuyển dụng chứ
không phải vào thẳng. Các ấm sinh, tôn sinh phải qua một kỳ khảo hạch
do trưởng quan tổ chức. Như họ là ấm sinh, tôn sinh ở Thuận Hóa , khi
triều đình ra lệnh tổ chức thi khảo thì họ phải nộp đơn ở bộ Lễ, sau đó
bộ Lễ sẽ tổ chức một cuộc thi, chương trình thi tương đương thi Hương.
Nếu họ ở Gia Định thì nộp đơn tạị quan trấn thủ Gia Định rồi quan
trấn thủ tại đây sẽ tổ chức cuộc thi khảo.
Ai đỗ mới được làm việc ở
các cơ quan nhà nước. Tiên sinh không vượt qua kỳ thi khảo song nhờ
thế lực cha ông mà cuối cùng cũng vào làm việc ở Lệnh sử ty với chức vụ
là một lại viên tức là một thư ký. Sau nhờ quen biết các quan đại thần
trong triều, tiên sinh được vào dạy ở một trường Trung tập, sau này gọi
là trường trung học. Sau tiên sinh cậy cục rồi cũng vào dạy ở Hoa văn
cục, là một trường Đại Học ở kinh đô, mặc dầu tiên sinh không phải là cử
nhân, tiến sĩ. Kể ra, tiên sinh cũng là một tay biết Hán nôm, và cũng
đã có một vài tác phẩm. Lúc bấy giờ, chúa Nguyễn thơ ấu, Trương Phúc
Loan nắm quyền. Ngoài Bắc, quân lực hùng hậu, không biết khi nào thì
Hoàng Ngũ Phúc cử đại binh vượt sông Gianh mà chiếm Thuận Hóa. Vùng Quy
Nhơn, quân Tây Sơn nổi lên chiếm một giang sơn xưng hùng xưng bá. Tiên
sinh nhận thấy cơ nghiệp chúa Nguyễn mong manh mà quân Tây Sơn thì ngày
càng hùng mạnh cho nên tiên sinh chơI trò bắt cá hai tay. Tiên sinh
thường tiếp xúc mật với những người thân Tây Sơn, và thường tỏ ra là
ngườI bình dân, xuất thân vô sản, yêu nhân dân lao động, có cảm tình với
quân ‘’cách mạng’’.
Tiên sinh hoan hô chủ trương chống phong kiến và
lấy của người giàu chia cho người nghèo của đảng Tây Sơn. Tiên sinh nói
rằng tổ tiên bên ngoại của tiên sinh là nông dân nghèo ở trong sơn
cốc. Một hôm, một vị hoàng thân thuộc dòng chúa Nguyễn vào rừng săn
bắn, gặp bà tổ xinh đẹp bèn cưỡng hiếp rồi đem về kinh, sau sinh ra bố
tiên sinh. Bà nội tổ của tiên sinh là nạn nhân của chế độ quân
chủ, bà căm giận bọn vua quan chứ không yêu gì ông hoàng thân dâm dục,
tàn ác. Trái lại, khi tiếp xúc với các quan lại triều đình hay sinh viên
bảo hoàng thì tiên sinh lại đề cao giòng dõi hoàng tộc của ông, đề cao
trung quân ái quốc, đạo đức nhân nghĩa lễ trí tín của nho gia. Cái tài
biện luận của tiên sinh hơn hẳn Tô Tần cho nên tiên sinh luôn thoải
mái, không phải như ai lội suối băng rừng vào chiến khu chịu đựng gian
khổ, hoặc đứng mũi chịu sào để bị quân Tây Sơn dùng mã tấu phanh thây.
Lúc
bấy giờ lực lượng Tây Sơn hùng mạnh, tuy mới lập chiến khu trong rừng
núi, lực lượng tuyên truyền địch vận của họ đã ra đến Thuận Hóa và vào
đến Đồng Nai. Họ thường tổ chức biểu tình, dùng lực lượng sinh viên học
sinh để đánh phá chúa Nguyễn. Quân ‘’cách mạng’’ đã cài người vào trường
Hoa Văn cục, họ kêu gọi các sinh viên và các quan tư nghiệp (giáo sư
đại học ) đình công bãi thị. Khi được sinh viên phe Tây Sơn yêu cầu
đình công bãi thị, tiên sinh đã nhiệt liệt nhận lời , nhưng ngay sau
đó, tiên sinh lén vào cửa sau, xin quan Trưởng giáo (khoa trưởng) Hoa
văn cục xin nghỉ bệnh vài ngày! Thế là tiên sinh được lòng cả hai phe!
Khi Hoàng Ngũ Phúc vào đánh Thuận Hóa, gia đình chúa Nguyễn lớp bị giết,
lớp chạy vào Gia Định. Riêng tiên sinh vẫn khôn ngoan, tinh tế nên được
quân Bắc Hà để yên. Người phe Tây Sơn thường đến nhà tiên sinh, vỗ về
tiên sinh, hứa hẹn sẽ đưa tiên sinh lên làm Tế tửu Quốc tử giám, tức
sau này gọi là Viện trưởng đại học, hoặc làm Trưởng giáo Hoa Văn cục.
Còn các quan văn võ chúa Trịnh cũng thường đến nhà tiên sinh, ca ngợi
tiên sinh văn tài xuất chúng, đức hạnh thanh cao, có thể sánh với Lê Quý
Đôn, Bùi Huy Bích ngoài Bắc Hà. Họ hứa hẹn sẽ tâu chúa Trịnh vời tiên
sinh làm tham tụng hay thượng thư trong triều vua Lê chúa Trịnh . Nhưng
bao năm tháng trôi qua, tiên sinh chờ đợi mà chẳng thấy tin tức. Quân
Bắc Hà rất khôn khéo. Ban đầu quân Trịnh ngọt ngào với anh em Tây Sơn
vì Hoàng Ngũ Phúc muốn dùng sức anh em Tây Sơn đánh chiếm Gia Định cho
họ, nên họ hứa hẹn trao đất Nam Hà cho anh em Tây Sơn, và ban cho
Nguyễn Nhạc chức tiên phong tướng quân, Tây sơn hiệu trưởng Lúc bấy
giờ tình hình coi như tạm yên. Hoàng Ngũ Phúc đóng quân ở Thuận Hóa, anh
em Tây Sơn ở Quy Nhơn, còn chúa Nguyễn ở Gia Định. Ai yên phận nấy, tạm
ngưng chiến chinh. Ngoài mặt anh em Tây Sơn phục tòng họ Trịnh, nhưng
sự thật họ muốn đuổi quân Băc Hà về Bắc, nắm trọn quyền đất Nam Hà. Ai
cũng khôn ngoan quỷ quyệt, không biết mèo nào cắn mĩu nào. Đùng một
cái, quân Bắc Hà một đêm giải giáp quân Tây Sơn với chiêu bài thống nhất
đất nước.
Từ đó, chúa Trịnh đem người vào quản lý các cơ quan, hãng
xưởng và trường học. Từ quan trấn thủ cho đến phu quét rác đều là người
Bắc Hà, người Nam Hà bao gồm người Bình Định cũng bị thất nghiệp. Ai có
liên hệ với chúa Nguyễn hoặc Tây Sơn đều bị chém giết hoặc bị bỏ tù
khiến cho bọn họ ai nhanh chân thì chạy thoát sang Xiêm La, Miến Điện.
Con trai tiên sinh làm việc ở kinh đô Phú Xuân phục vụ chúa Nguyễn, đã
vượt biên mà sang Đông Dương (Nhật Bản). Tôn thất tiên sinh, vị trưởng
giáo tương lai cũng ở vào trong số giáo sư bị quân Bắc Hà cho về hưu
hoặc sa thải. Còn bà vợ của tiên sinh buôn bán ngoài chợ bị tịch thu
hàng hóa và cấm buôn bán vì lệnh trên ban xuống chỉ những gia đình có
công với vua Lê, chúa Trịnh mới được giấy phép kinh doanh. Kinh tế
gia đình tiên sinh xuống dốc. Xưa nay Tôn thất phu nhân cũng giống như
bao bà vợ Việt Nam ‘’thân cò quảng vắng’’ đã một mình cáng đáng kinh tế
gia đình, một tay nuôi chồng, nuôi con. Nay chúa Trịnh cấm việc buôn
bán thì coi như cắt cổ gia đình bà. Túng thế, Tôn thất tiên sinh phải
tìm đến các quan lớn đã thân quen, thường lui tới vận động tiên sinh
chống chúa Nguyễn thì nay họ lánh mặt, quay lưng. Cực chẳng đã, tiên
sinh phải đến bản doanh Trịnh quân, xin được cấp giấy phép buôn bán.
Viên tướng họ Trịnh lạnh lùng tiếp ông. Y bảo:
Ông là dư đảng của họ Nguyễn, lại làm tay sai cho Tây Sơn, ông là quân bất trung, bất nghĩa, tội đáng chém đầu. Song ta nghĩ ông chỉ làm một lão giáo quèn, nên tha tội chết cho ông.. Ông không biết điều , ông còn dám vác mặt đến đây xin ban ân huệ ư?. Ông không thấy là quá đáng hay sao?
Tiên sinh xấu hổ và sợ hãi rập đầu tạ tội rồi lui ra.
Mấy năm sau, Nguyễn Ánh tái chiếm Thuận Hóa, rồi đem quân ra Bắc, thống nhất đất nước. Tiên sinh xin yết kiến vua Gia Long, kể khổ và kể công, nhưng vua Gia Long không tiếp ông. Triều đình lập hồ sơ định công luận tội, tiên sinh bị đuổi ra khỏi hoàng tộc, bắt theo họ Phạm của mẹ vì tội gian nịnh, phản quốc và phản gia tộc. Không hiểu những năm cuối cùng, tiên sinh suy nghĩ gì về việc đời. Dẫu sao, người đời có kẻ khen tiên sinh là người khôn ngoan, biết gió chiều nào che chiều ấy, chỉ vì cuộc đời quá phức tạp, lại gặp vận xui cho nên tiên sinh khôn mà vẫn không khá!
[1] Tôn sinh là người thuộcgiòng vua chúa, ấm sinh là con quan lại.
NGUYỄN THIÊN THỤ * TRẦN ĐỨC THẢO
Nguyễn Thiên Thụ
(Trần Đức Thảo thời trẻ)
Trần Đức Thäo là một triết gia Việt Nam, sinh ngày 26/9/1917 tåi Hà Nội, trong một gia đình viên chức nhỏ, quê ở xã Song Tháp, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm 1935, 17 tuổi, đỗ tú tài loại ưu, ông theo học Trường Luật tại Hà Nội. Năm 1936 đến 1939 ông sang Pháp học tại Trường Louis-Le Grand và Henri IV. Năm 1939, ông thi đỗ vào Cao đẳng Sư Phạm phố Ulm (école Normale Supérieure de la Rue d’Ulm). Đây là trường nổi tiếng trên toàn nước Pháp và thế giới, chỉ tuyển dụng các sinh viên xuất sắc nhất từ các nước theo học. Ông là học trò cûa Maurice Merleau Ponty, ông đỗ thåc sï năm 1943 với luận án về Hiện tượng học cûa Edmund Husserl. Sau đó, ông ghi danh làm luận án tiến sĩ về Hiện tượng luận Husserl. Trong thập niên 1940, ông cho ra đời tác phẩm Hiện Tượng Học và Biện Chứng Pháp Duy Vật (Phenomenology and Dialectical Materialism ). Các tác phẩm của ông phần lớn viết bằng tiếng Pháp, liên kết Hiện tượng học với chủ nghĩa Marx và được người Pháp như Jacques Derrida và Jean-Francois Lyotard ngưỡng mộ. Trong lúc này, ông cũng tích cực chống thực dân Pháp, viết nhiều bài tố cáo thực dân tại Đông Dương trong báo Les Temps Modernes của Jean Paul Sartre và Merleau Ponty. Tháng 10 đến tháng 12, 1945, ông bị chính quyền Pháp bắt giam. Năm 1951, tác phẩm Phenomenology and Dialectical Materialism ra đời, và cùng lúc này, ông về Việt Nam phục vụ Cộng sản Việt Nam. Năm 1956, ông làm Chủ nhiệm ban Sử học trường Đại Học Văn Khoa, sau thành Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, và làm công việc dịch thuật các bài của Trường Chinh ra tiếng Pháp. Cùng lúc này, ông tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, và bị sa thải năm 1958, và bị lao động cải tạo cho đến 1960. Sau đó ông bị tuyệt thông như bao văn nghệ sĩ trong Nhân Văn Giai Phẩm. Con ông chết, vợ ông ôm cầm sang thuyền khác. Ông rất tây, xách va li cho vợ đưa vợ về nhà viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. Chuyện vợ chồng bỏ nhau là chuyện thường thế gian, nhưng trong xã hội cộng sản, mang một ý nghĩa khác. Muốn tồn tại, con phải đấu cha, vợ phải tố chồng, hoặc bỏ chồng, bỏ người yêu. Trong khoảng 1965 đến 1987, ông không viết tác phẩm nào. Vai trò của ông suy giảm, ông chỉ viết được quyển Tìm Hiểu Nguồn Gốc Ngôn Ngữ và Ý Thức (Investigation into the Origin of Language and Consciousness), quyển này ra đời năm 1973 tại Pháp, viết về chủ nghĩa Marx và ý thức. Trong khoảng 1980, Việt Nam muốn lấy lòng Pháp để xin tiền, họ cho ông trở lại Pháp để chữa bệnh. Tại đây, ông gặp lại nhiều bạn cũ. Ông mất tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1993 , hỏa thiêu tại nghĩa trang Père-Lachaise ( 1).Tro cốt ông được đưa về Việt Nam. Phùng Quán viết:
Về đến Hà Nội, vì không gia đình vợ con và không có cơ quan nào và trường đại học nào trước đây triết gia đã từng công tác và giảng dạy nhận về để thờ hoặc quản, nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 phố Phùng Hưng, Hà Nội.(2)
Nguyễn Bân viết: Tới khi người lữ hành vất vả đã đi trọn con đường của mình, lọ tro hài cốt từ bên Pháp gửi về được quản ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, người vợ cũ chẳng hiểu sao bỗng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, khăng khăng kiến nghị đòi đưa lọ tro vào nghĩa trang Mai Dịch, chẳng hiểu do động lòng thương xót hay muốn nhân đó phủ thêm chút hào quang lên nhân cách của mình. Nhưng cái lý do đó có thể tồn tại. Muốn vào Mai Dịch, phải có Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc cao hơn hoặc theo tiêu chuẩn khác, Tang chế chí đã ghi rõ, trong khi đó người lữ hành vất vả chỉ được huân chương độc lập Hạng Ba. Dùng dằng hơn bốn mươi ngày lưu lại ở 125 Phùng Hưng cuối cùng lọ tro đành đưa ra khu A nghĩa trang Văn Điển.! (3)
Khi ông sống, người ta đầy đọa ông. Sau khi ông chết 7 năm, năm 2000, người ta trao giải thưởng cho ông. Đúng là: Khi sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi chết mới làm văn tế ruồi! .
Đó là một mai mỉa cho đảng cộng sản, và cũng là một mai mỉa cho ông, một trí thức tài ba chạy theo cộng sản. Tuy nhiên ông là một kẻ sĩ chân chính vì ông có lần đã can đảm lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ trong một xã hội độc tài và tàn bạo.
TÁC PHẨM Ông viết nhiều bằng Việt và Pháp. Một vài tác phẩm tiêu biểu:-Phénoménologie et matérialisme dialectique. Minh Tân, Paris 1951. English edition: ISBN 90-277-0737-5 -Triết Lý Đã Đi Đến Đâu? Où en Est-On Aujourd'hui avec la Philosophie?. Paris: Minh Tân, 1950.-Nôi Dung Xã Hội "Truyện Kiều" " - Le Contenu Social du Truy?n Kiêu ]. Tập San Đai Học Sư Phạm, số 5, 1956. tr. 11-40. -Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l'Homme et l'Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. Saigon: Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989.
Muốn biết đầy đủ, xin xem Phạm Trọng Luật. Thư Mục Trần Đức Thảo <http://www.viet-studies.org/TDThao/>.
A. TRIẾT HỌC. I.TRIẾT LÝ ĐÃ ĐI ĐẾN ĐÂU? Thuở đầu tiên, tại Việt Nam, người ta đã thấy và đọc quyển Triết Lý Đã Đến Đâu của ông bằng tiếng Việt. Thật đáng buồn! Về hình thức, quyển sách hay bài báo của một tiến sĩ triết học lừng danh quốc tế mà chỉ độ chục trang mỏng manh ! Hình thức đi đôi với nội dung. Một vấn đề to tát như vậy mà viết như vậy ư? Thật là hòn núi sinh con chuột nhắt ! II. HIỆN TƯỢNG LUẬN & TƯ TƯỞNG MARX Qua các quyển khác, chúng ta thấy ông quả nhiên là thiên tài và làm việc hăng say trong lãnh vực triết học. Paul Ricoeur đã tóm lược nội dung quyển Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et matérialisme dialectique - Minh Tân, Paris, 1951) của Trần Đức Thảo:
Quyển sách của Trần Đức Thảo là một thử nghiệm liên kết hai phương pháp cho đến nay vẫn bị xem là thù địch bởi những người chủ trương của cả đôi bên: hiện tượng học của Husserl và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự kết hợp này, thật ra, không phải là một cuộc hoà giải: điều mà hiện tượng học có thể mang lại cho chủ nghĩa Marx là một cách thức mô tả nghiệm sinh, có thể nói là một thứ ngôn ngữ nếu muốn; ngược lại, điều mà chủ nghĩa duy vật biện chứng có thể mang lại cho sự mô tả hiện tượng học là đường chân trời và sự hoàn tất. Như vậy là có cấp bậc, và niềm tin của Trần Đức Thảo được đặt dứt khoát nơi chủ nghĩa Marx chứ không phải trên hiện tượng học: ngay cả khi được trình bày trong sáng như trong suốt phần một của tác phẩm, hiện tượng học vẫn là bất cập; trái lại chủ nghĩa Marx thì hoàn chỉnh và chỉ nhận từ hiện tượng học một thứ thiết bị kỹ thuật. Thật ra, đây là một hành trình: hiện tượng học trao đuốc thiêng lại cho chủ nghĩa Marx cùng với loại từ vựng cho phép nó mô tả sự vận động của ý thức và những huyền thoại của Lịch Sử. (4)
Luận án tiến sï về Hiện tượng học cûa Edmund Husserl thì có thể hiểu được. Từ Hiện Tượng Học ông nhäy sang Duy Vật là hai khoäng cách, có người cho là hai thế giới mâu thuẫn nhau. Ông cố gắng nối ba vùng vật chất, tinh thần và chû nghïa Marx. Marx có ý hướng lập nên những định luật chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn, công việc của Marx rất khiên cưỡng, vì mỗi bộ môn có đối tượng, phương pháp, và có những định luật khác nhau. Marx tìm đến Hegel vì Hegel chú trọng về đấu tranh và lao động, và muốn dùng Hegel bọc ngoài trang trí cho thuyết của Marx. Thực chất Marx là gây đấu tranh giai cấp, gây xáo trộn xã hội và đe dọa hòa bình thế giới. Chû nghïa Marx không phäi là duy vật, mà là duy ý chí, dùng mưu mánh, khûng bố hay sức mạnh của bạo lực mà họ gọi một cách văn hoa là cách mạng và chuyên chính vô sản. Marx chÌ dùng Hegel, duy vật biện chứng, duy vật sử quan màu mè để tuyên truyền, thực tế Marx và hệ thống Marx chẳng quan tâm nhiều đến ý thức, vô ý thức, ngôn ngữ và vật chất. Vào năm 1946, Trần Đức Thảo đưa ra một tiểu luận in trong Revue Internationale nhan đề "Chủ nghĩa Mác và hiện tượng luận" khởi thảo việc nghiên cứu đối chiếu và phê phán, và năm 1951, trong "Hiện tượng luận và chủ nghïa duy vật biện chứng", Trần Đức Thảo xác quyết: Chủ nghïa Mác cho chúng ta giải pháp duy nhất có thể quan niệm được về những vấn đề mà chính hiện tượng luận đề ra (tr.5).Trong Chû Nghïa Hiện Sinh và Duy Vật Biện Chứng Pháp, ông ca tụng vai trò cûa vô sän trong cuộc đấu tranh giai cấp: Điều đáng để ý nữa là nhận định rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản. Người ta có thể nói rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá, rằng ở đó cả nhà tư sản lẫn người vô sản đều bị huyễn hoặc, lừa phỉnh. Thứ luận cứ này chỉ có thể mang tới một sự dấn thân cửa miệng, và kinh nghiệm cho ta thấy với một sự đều đặn đáng kể, rằng nó cũng sẽ chỉ dẫn đến sự phản bội lúc phải hành động quyết liệt. Một giá trị chỉ được đảm nhận thực hiệu nếu nó nảy ra từ hoàn cảnh thực hiệu. Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, không phải nhờ những cuộc đàm luận trí thức, mà qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xã hội tư bản : sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu. (Phạm Trọng Luật dịch)<http://www.viet-studies.org/TDThao>.
Trong phần nghiên cứu thứ hai của tác phẩm Recherches sur l'origine du langage et de la conscience, dưới nhan đề: ngôn ngữ hỗn tạp (Le langage syncrétique), Trần Đức Thảo mở đầu từ một khái niệm của Jakobson: "Ý nghĩa của một tín hiệu là một tín hiệu khác, nhờ đó tín hiệu mới được thông diễn" và phê phán: Nếu tất cả ý nghĩa của những tín hiệu là đi từ tín hiệu này qua tín hiệu khác, chứ không bao giờ liên hệ trực tiếp với sự vật thì như vậy, một cách thực tiễn, chúng ta bị vây kín trong thế giới những tín hiệu và không thể thấy được sự vật muốn nói gì. Đó là một sai lầm nghiêm trọng vì ngay trên bình diện phân tích những tín hiệu, không thể chối bỏ sự hiện hữu của một tín hiệu cơ bản, mà ý nghïa rõ ràng xác minh "một liên hệ trực tiếp giữa từ ngữ và sự vậ: đó là tác động của dấu chỉ (le geste de l'indication), ở đó chúng ta chỉ ngón tay trên chính sự vật.. . (5).
Hiện tượng học không nghiên cứu xa xôi mà nghiên cứu sự vật trước mặt như hiện tượng đứa bé giơ tay chÌ trỏ, hoặc kêu ‘’ma ma’’.Hiện tượng học nghiên cứu bề ngoải của sự vật, hoặc sự vật hiện ra trong kinh nghiệm của chúng ta, hoặc theo cách thức mà mình kinh nghiệm. Hiện tượng học nghiên cứu những kinh nghiệm có ý thức như là kinh nghiêm của chủ thể hay quan điểm của người đầu tiên . Hiện tượng học khác biệt hoặc liên hệ tới nhiều lãnh vực triết học khác như bản thể học, nhận thức học, luận lý học và đạo đức học (Literally, phenomenology is the study of "phenomena": appearances of things, or things as they appear in our experience, or the ways we experience things, thus the meanings things have in our experience. Phenomenology studies conscious experience as experienced from the subjective or first person point of view. This field of philosophy is then to be distinguished from, and related to, the other main fields of philosophy: ontology (the study of being or what is), epistemology (the study of knowledge), logic (the study of valid reasoning), ethics (the study of right and wrong action)Trần Đức Thảo đã nghiên cứu hiện tượng, ý thức, ngôn ngữ, cử chÌ cûa người vượn, trẻ sơ sinh, tại sao ông không thấy những hiện tượng, ngôn ngữ và hành động biểu thị ý thức gì trong chû nghïa Marx và tìm một giäi thích cho ông và cho nhân loại? Những từ ngữ ‘’Đấu tranh giai cấp’’,‘’ vô sän chuyên chính’’,‘’đấu tố’’; '' trí thức không bằng cục phân'' ', ''giết lầm hơn bỏ sót'', ' trí phụ địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ'' ; hiện tượng Liên Xô chiếm đất Trung Quốc, Trung Quốc chiếm đất Việt Nam; hiện tượng Stalin giết Trostky và nhóm đệ tứ quốc tế, hiện tượng Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kÿ, các đäng viên và nhân dân trong cách mạng văn hóa; hiện tượng Hồ Chí Minh tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng, giết Hùynh giáo chủ , Lý Đông A và các văn nhân thi sĩ khác mang ý nghïa gì trong lịch sử và triết học? Có lë ông không quên khoäng 1950 ông là đäng viên cộng sän Pháp và bị đảng cộng sän Pháp thanh trừng làm cho ông sợ hãi? Và ông khi về Việt Nam, người ta có trao cho ông chức vụ gì quan trọng trong đảng không? Có lẽ ông chỉ là đứa con nuôi hay kẻ nô lệ, hay văn nô của chế độ, và được khoác chiếc áo giáo sư , hay người dịch thuật mà thôi. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu coi họ là Marxist chính tông, còn ông chỉ là kẻ tà giáo dù họ và ông thờ một giáo chủ. Họ xem ông chẳng biết gì về Marx và không đóng góp, và hành động cụ thể như họ. Người ta phỉnh nịnh ông, lợi dụng ông, nhưng trong lòng, họ khinh bỉ ông, một cục phân tanh hôi! Ông yên lặng thì người ta để yên. Ông chống đối là cả một thế lực tàn bạo sẵn sàng chụp xuống ông những cơn sấm sét. Vì vậy mà 1958, ông bị Cộng sän Việt Nam giam hãm.Ông có thấy đó là những hành động, là những hiện tượng đặc thù trong xã hội cộng sän đã ăn sâu trong đời ông và một nửa nhân loại? Những hiện tượng đó không riệng lẻ mà mang tính toàn cầu, tạo thành một đặc thù phổ quát trong thế giới cộng sản là tệ sùng bái cá nhận, độc tài, tham ô, cửa quyền, mất dân chủ, nhất là tội diệt chủng. Tại sao ông không thấy tai hại của chủ nghĩa Marx trong triết học và thực tế xã hội và chính trị? Tại sao ông vẫn ôm ấp cái xác tan vữa của Marx mà không vứt bỏ nó đi? Ông là kẻ ''cuồng chữ'' hay là một kẻ cuồng tín? Ông cho rằng ai đó đi sai đường lối Marx mà Marx của ông vẫn là một bậc thánh mặc dầu bậc thánh này đã hiện thành yêu tinh cắn đứt tứ chi của ông! Dẫu sao, ông cũng đã nhận thấy sai lầm cûa chû nghïa Marx, nhất là chû nghïa Marx tại Việt Nam, một mô hình cûa Liên Xô, Trung Quốc: chû nghĩa Mác chỉ được hình dung trong giới hạn chật hẹp cûa tệ sùng bái cá nhân, trong đó chû nghïa duy vật biện chứng và duy vật lịch sẽ bị thu lại vài nét giän đơn không cho phép nắm được các quan hệ đặc thù trong một thời kỳ đặc thù, ít hay nhiều trừu tượng cûa sự vận động cụ thể phổ biến trong lịch sử loài người. . . sự biến dạng giáo điều mà tệ sùng bái cá nhân đả áp đặt cho chû nghĩa Mác, sự biến dạng ấy đã giữ uy thế cûa nó, lại thêm vào có sức nặng của phương pháp tư duy máy móc, ồn ào đến điếc cả óc, của cuộc cách mạng văn hóa cực tả. (Trần Đức Thäo: Lời nói đầu trong Sự hình thành cûa con người. Nhà xuất bän Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2004).Trong cơn cuồng nhiệt ngây thơ cũng có lúc ông đã bừng tỉnh ,cuộc đời ông và tác phẩm cûa ông cũng giúp ích cho chúng ta phê phán Marx. Theo Michel Kail, sự coi trọng nghiêm túc các công trình của Thảo, hay của Lukács, chẳng hạn như Nicolas Tertulian (N. Tertulian, Georg Lukács et le stalinisme, Les Temps Modernes, tháng Sáu 1993, p. 1-45) đã chứng tỏ, hẳn có thể giúp chúng ta phát hiện chính xác những sai lầm của chủ nghĩa Marx, và do đó một trong những hình thức của tư tưởng phê phán. ( Tưởng niệm Trần Đức Thảo.Cao Việt Dũng dịch và chú thích) III. VỀ CHỦ NGHĨA VÔ NHÂN ĐẠOTác phẩm sau cùng của ông có lẽ là quyển: Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (Le Problème de l'homme et l'antihumanisme théorique) xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 174 trang, có viết thêm và được tác giả dịch ra tiếng Pháp. Nhà xuất bản giới thiệu là tác phẩm ra đời do đại hội 6 (1986) của đảng cộng sản Việt Nam Vừa qua, để thực hiện nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6, giáo sư Trần Đức Thảo đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và báo cáo với trung ương đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (tr.16). Phải chăng Nguyễn Văn Linh muốn nhờ Trần Đức Thảo làm một cái bệ Marxist cho ngai Tổng bí thư và cho cuộc đổi mới của ông?Mở đầu, theo truyền thống và nghi lễ cộng sản, ông dựa vào diễn văn của Gorbachev đọc tại hội nghị trung ương đảng Cộng sản ngày 28-2-1988 về vấn đề ''chống tha hóa giải phóng con người'' để viết tác phẩm này. Trước đây Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tha hóa con người, nay Trần Đức Thảo lại thêm vào một loại tha hóa thứ hai là '' sự tha hóa sinh ra trong xã hội XHCN từ những năm 1930, do cơ chế hành chánh mệnh lệnh, tệ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu, giáo điều. Sự tha hóa này được giải quyết trong quá trình đổi mới, cải tổ có tính cách mạng đương tiến hành từ 3 năm nay ''(tr.23).
Trần Đức Thảo định nghĩa '' sự tha hóa của con người'' nghĩa là sự phủ định con người tức là con người bị đặt trong tình trạng bất nhân '' (25).Trần Đức Thảo cho rằng Althusser và Mao Trạch Đông kết hợp với nhau tạo thành phái ''lý luận không có con người.'' (TDT,33). Althusser lập nên phái lý luân không con người vì ông theo Marx. Althusser dẫn lời Marx:-Phương pháp phân tích của tôi không phát xuất từ con người mà từ giai cấp xã hội trước mắt về phương diện kinh tế . Tư bản I, 3 (52) -xã hội không phải do những cá nhân hợp thành'' Marx,Grundrisse, tr. 176 (TDT,49). Trần Đức Thảo cho rằng Althusser là trích dẫn thiếu vì đoạn dưới Marx có câu: xã hội là biểu hiệu sự tổng hợp sự liên hệ, quan hệ trong ấy những cá nhân đứng người nọ đối với người kia'' (62) Và Trần Đức Thảo phê bình Althusser đã vận dụng quan điểm giai cấp một cách máy móc [..]. không hiểu hệ thống giai cấp xuất phát từ đâu (50).Dù bênh Marx, Trần Đức Thảo đưa ra những sai lầm trầm trọng của cộng sản hiện đại. 1. Cộng sản coi một số người là kẻ thù giai cấp, coi họ không còn là con người.Ông phê phán quan điểm giai cấp của cộng sản là lối lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân:Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. Nhưng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung (122).Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:Trong tình cảnh như thế thì chỉ có danh nghĩa con người, là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)2.Trong chế độ cộng sản, chữ ''giai cấp'' hay ''kẻ thù của giai cấp'' được dùng tùy tiệnCộng sản lợi dụng từ '' giai cấp'' và dùng các danh từ '' phản động'', ''kẻ thù giai cấp'' để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ. Stalin giết Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù của giai cấp. Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:Ví dụ trong một cơ quan, một cán bô không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:'' Anh không nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..]. Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).3. Dân chủPhần sau, từ chương 8, ông nhấn mạnh dân chủ hóa và đấu tranh chống tiêu cực. Cũng như hồi Nhân Văn Giai Phẩm mấy chục năm trước, Trần Đức Thảo vẫn can đảm đòi tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Ông viết :Nói dân chủ hóa thì có nghĩa trước hết là bảo đảm đầy đủ quyền dân chủ cho người công dân, khắc phục cái tình trạng cô lập hóa những người bị quy oan, đưa đến chỗ mọi người sợ bị quy oan. Đấy là lý do vì sao vấn đề dân chủ hóa là gắn liền với con người theo nghĩa chung của loài người, quyền con người nói chung (123- 124)4. Dân tộcÔng đề cao chủ nghĩa dân tộc, phê phán sai lầm của chủ nghĩa giai cấp. Ông viết:Dân tộc là môt cộng đồng lịch sử (145). Quan hệ dân tộc là một hình thái mở rộng quan hệ bộ lạc trên phạm vi đất nước và cộng đồng dân tộc. Quan hệ bộ lạc là phát xuất từ lao động sản xuất và hợp tác trên một bình diện tương đối rộng. . . (147)Lý luận của Althusser và Trần Đức Thảo cho ta thấy tư tưởng Marx đã gây ra những tai hại trong tư tưởng cũng như hành động của những người cộng sản. Đó là một hệ thông phi nhân bản, không có tính người và tình người.B.VĂN HỌC
Trần Đức Thảo cũng như Trương Tửu đã dùng Marx mà phân tích văn chương Việt Nam, vẫn là đấu tranh giai cấp, là chống phong kiến. Tuy nhiên Trần Đức Thảo có quan điểm khác với những tay Marxist cực đoan. Ông cho rằng không nên khắt khe với các tác phẩm cổ điển vì những tác phẩm này ra đời trước Marx tất nhiên sẽ có quan điểm khác với Marx. Và khác với Trương Tửu, ông cho rằng Nguyễn Du cũng chống phong kiến. Mở đầu bài Nội Dung Xã Hội "Truyện Kiều" , ông viết:
Tính chất, tác dụng chống phong kiến là giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. Nhưng tính chất và tác dụng đó bắt nguồn từ đâu, thực hiện lập trường nào và đạt được mức độ nào? Giải quyết vấn đề này là quy định thái độ thông cảm, nhận định phần đóng góp thực sự của thơ Nguyễn Du trong công cuộc đấu tranh của chúng ta bây giờ. Tính chất và tác dụng chống phong kiến căn cứ vào nội dung xã hội được diễn tả. Nội dung xã hội không phải chỉ là những sự việc được kể, nhưng là nội dung mâu thuẫn, ý nghĩa của những sự việc ấy đối với cuộc đấu tranh giai cấp đương thời, ý nghĩa đó thể hiện trong cách trình bày của tác giả, trong nghệ thuật văn chương.Và ông kết luận về truyện KIều:
Về phần lý luận, Truyện Kiều biện hộ chế độ thống trị, nhưng trong cảm hứng thi văn, Nguyễn Du lại chuyển sang phe nhân dân, phản ứng thực tế xã hội đương thời với những nét thối nát và những lực lượng tiến bộ của nó, đề cao những giá trị nhân đạo chân chính: tự do, công lý, chính nghĩa. Mà vì Truyện Kiều là một trước tác văn nghệ, không phải là một cuốn sách lý luận, phần tiến bộ phải được coi là phần chủ yếu, vì chính đấy là phần có giá trị thi văn, phần mà chúng ta thông cảm và thưởng thức.
Nói chung về văn học và lịch sử , Trần Đức Thảo có nhiều tiến bộ, không khắt khe như các tay bảo hoàng hơn vua!.
C. CHÍNH TRỊÔng viết nhiều tác phẩm, song bài Nỗ lực phát triển tự do đăng ở Nhân Văn số 3 ngày 15-10-1956 , và bài Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do, đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 là hai bài báo có giá trị nhất của ông và của trí thức Việt Nam trong trận chiến cho tự do, dân chủ. Trong hai bài này, ông đã phê phán đảng cộng sai lầm trong cải cách ruộng đất, đòi hỏi cộng sản Việt Nam phải thực thi dân chủ.
Trước tiên, ông cho rằng cộng sản đã bóp chẹt tự do của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, ông chứng minh rằng cộng sản đã có những sai lầm, và đã vi phạm quyền tự do của nhân dân. Cũng như Nguyễn Mạnh Tường, ông phê phán đường lối độc tài và tàn ác của cộng sản trong Cải cách ruộng đất, và chỉnh đốn đảng. Cải cách ruộng đất là một cách cướp tài sản dân chúng và khủng bố dân chúng. Còn Chỉnh đốn đảng là một cách loại bỏ các viên chức, đảng viên, cán bộ thuộc giai cấp không phải là vô sản, mà lại được xếp vào hạng kẻ thù của nhân dân như con cái quan lại, tư sản, địa chủ. . . Họ đưa những nông dân thất học lên nắm quyền theo chủ trương vô sản chuyên chính.Họ bắt giam, giết, và cách chức hàng loạt các cán bộ, sĩ quan theo họ, và bảo là cơ sở bị địch lồng vào phá hoại. Trong bài này, ông đã nhấn mạnh 'những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa' Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra 'một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa' là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .(Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 289- 290).Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam: Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân.
Khi thấy ông viết về Marx, và theo đảng cộng sản Pháp, rồi bỏ trốn về Việt Nam theo Hà Nội thì người ta hỡi ơi! Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi! Từ Lý Trần cho đến nay ( ngoại trừ cộng sản trước đây), dân ta trọng khoa bảng. Nhưng tàn cuộc chiến chinh, người ta mới nhận thức một điều là các ông kỹ sư, luật sư, bác sĩ, tiến sĩ, kiến thức chính trị và lương tâm đạo đức có thể thua xa bà bán cá ngoài chợ! Kinh qua các hiện tượng Stalin giết Trostky, Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, hiện tượng Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Chỉnh Đốn Đảng cùng Nhân Văn Giai Phẩm, lẽ nào ông không ý thức rằng những hiện tượng đó có ý nghĩa gì, và không thấy đó là hiện tượng của bản chất một chủ nghĩa vô nhân đạo hay sao? Thế mà ông luôn luôn theo Marx, luôn luôn xưng tụng quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản.. Ông như một kẻ cuồng tín, bị người ta ruồng bỏ và ngoại tình trước mắt mà vẫn tin người ta chung thủy! Dẫu sao , trước sau ông cũng đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, cũng xứng đáng là kẻ sĩ, một kẻ sĩ lương thiện, ngay thẳng nhưng không khôn ngoan.
CHÚ THÍCH
(1)<http://en.wikipedia.org/tranducthao>.
(2).Phùng Quán.Hành trình cuối cùng của một triết gia.(Nhớ Phùng Quán, NXB Văn học – 2004).(Phạm Trọng Luật, Thư Mục Trần Đức Thảo,
http://www.viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_HanhTrinh_PhungQuan.htm
(3).Nguyễn Bản. Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả.. Văn Nghệ số 44 ngày 1.11.2003
< http://www.viet-studies.info/TDThao
>
(4)Roland Barthes"Phénoménologie et matérialisme dialectique".COMBAT 11 octobre 1951, Phạm Trọng Luật dịch
< http://www.viet-studies.info/TDThao/TDThao_Barthes.htm
>
(5). Đặng Phùng Quân. Đọc lại Trần Đức Thảo. (Văn Học, 96, 98,th.4.6. 1994 CA ; Bên Kia Bờ Đại Dương Vol.5, N0 92 <http://www.%20sontrung.com/>
NGUYỄN HOÀNG BẢO VIỆT * TRÊN ĐỒI
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1983)
Chỉ cần năm năm thôi
Hòa bình đao phủ thủ
Còn hơn bom nguyên tử
Cả dân tộc đổi đời.
Trên đất nước Chùa Tháp
Từng nổi tiếng bao dung
Phật là người là đất
Là biển hồ mênh mông.
Từ Angkor Siem Reap
Hướng về Kompong Cham
Vượt qua Tonlé Sap
Chỉ gặp những hồn oan.
Tôi đưa tay vuốt mặt
Những xác chết vô hình
Ngày đêm còn kêu khóc
Đòi tôi không được quên.
Vết chém cùng dấu đạn
Chứng tích khắp rừng chồi
Từ đỉnh đồi đi xuống
Bùn quánh thịt máu tươi.
Với vợ con cha mẹ
Anh em tôi chưa yên
Dưới hố sâu tập thể
Việt Cộng cố đào lên.
Phòng trưng bày tội ác*
Đồng chí tố quan thầy
Sát nhân tôi điểm mặt
Một phường một đảng thôi.
Chợt nhớ Việt Nam Huế
Kinh hoàng Tết Mậu Thân*
Cờ đỏ và mã tấu
Quân đâu như hung thần.
Bảy mươi lăm 'giải phóng'
Người hóa kiếp ngựa trâu
Huyề n tho ại rơi từng mảnh
Khăn tang phủ lên đầu.
Tôi sống lại địa ngục
Giữa thế giới nín câm
Để cứu vãn hòa bình ?
Tôi ghi vào lịch sử
Thủ phạm phải trả lời
Phnom Penh đến Hà Nội*
Đồng lỏa gồm những ai
Trong tấn thảm kịch này?
Diệt chủng rồi mất nước
Thân nô lệ kéo cày
Gạo ngon dâng Sô viết.
Những giọt lệ thống khổ
Biến thành sóng đại dương
Nỗi đau thương tủi nhục
Sẽ chỗi dậy quật cường.
Những dân tộc bất khuất
Chiến đấu với lòng tin
Kìa Ba Lan 'Đoàn Kết'*
Quyết dựng lại mùa Xuân.
Hoa sen nở thơm ngát
Hai bên đường Tự Do
Nối liền Miên Lào Việt
Không chỉ là ước mơ.
Tôi băng qua đất chết
Cát bụi mù mặt trời
Sao tôi vẫn nhìn thấy
'Liềm búa' bao vây tôi?
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1983)
TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC & HOA KỲ
Trung quốc khiêu khích Hoa Kỳ
Trần Bình Nam
Trần Bình Nam
Hôm chủ nhật 20/7/2008, tờ báo South China Morning Post phát hành tại Hồng Kông trong một bài báo nhan đề “Oil giant is warned over Vietnam Deal” do phóng viên Greg Torode viết (1) loan tin rằng trong nhiều tháng qua các giới chức ngoại giao Trung quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã tiếp xúc với các viên chức của công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ yêu cầu rút lại các giao kèo khai thác dầu hỏa tại hai vùng trong Biển đông đã ký với công ty quốc doanh PetroVietnam. Một vùng nằm trên thềm lục địa Việt Nam; vùng kia ở xa hơn về phía nam (xem bản đồ).
Vùng thứ nhất nằm sát bờ biển Quảng Nam và Quảng Ngãi gồm một hình tam giác ép sát bờ biển diện tích 2.166 km2 (2) và một hình chữ nhật chiều cao 153km, chiều ngang 105km, diện tích 16.065 km2 . Tổng cộng diện tích vùng thăm dò này dựa vào bản đồ chừng 18.231km2. Đường biên ngoài cùng của vùng này cách thành phố Đà Nẳng 162 km.
Vùng thứ hai là một hình chữ nhật chiều cao 96km, chiều ngang 148km, diện tích chừng 14.200 km2 phủ lên các bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Phúc Nguyên nằm về phía đông nam Vũng Tàu cách thành phố Sàigòn 440 km, và cách đảo Côn Sơn 374 km trực chỉ hướng 4 giờ. Vùng này nằm trong quần đảo Trường Sa.
Lên tiếng chính thức về vấn đề này hôm Thứ Ba 22/7 phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung quốc xác nhận đã yêu cầu công ty ExxonMobil ngưng tiến hành việc khai thác dầu khí với Việt Nam nói là những vùng đó thuộc lãnh thổ Trung quốc. Dưới nhãn quan của Trung quốc, vùng phía bắc lấn qua vùng khai thác kinh tế của đảo Hoàng Sa Trung quốc chiếm năm 1974, trong khi vùng phía nam nằm trong quần đảo Trường Sa Trung quốc từng tuyên bố là đất của mình .
Việc trong mấy tháng qua Trung quốc áp lực hãng dầu ExxonMobil của Hoa Kỳ cho thấy có sự chuyển động căn bản trong mối quan hệ tay ba Việt Nam-Hoa Kỳ-Trung quốc. Tháng 3 năm 2007 hãng dầu BP (British Petroleum, một công ty liên doanh Anh-Hòa Lan) ký giao kèo dò tìm dầu mỏ với Việt Nam cạnh vùng phía Nam (một trong hai vùng vừa ký với hãng ExxonMobil) Trung quốc cũng đã áp lực BP rằng nếu tiếp tục dò tìm dầu hỏa theo giao kèo với Việt Nam, Trung quốc sẽ không ký một giao kèo làm ăn nào với BP tại Trung quốc trong tương lai. Trước áp lực, công ty BP đã ngưng các cuộc dò tìm. Tuy nhiên bài báo nói trên của ký giả Greg Torode cũng tiết lộ rằng gần đây khi công ty ExxonMobil tiến hành các cuộc thảo luận với Việt Nam, công ty BP đã chuẩn bị trở lại thực hiện các cuộc dò tìm dự trù vào cuối năm nay.
Áp lực của Trung quốc không làm cho công ty ExxonMobil ngưng tiến hành các cuộc thảo luận với Việt Nam, và vào cuối tháng 6/2008 khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng Hoa Kỳ công ty ExxonMobil và PetroVietnam đã công bố giao kèo sơ khởi khai thác dầu khí trong Biển đông. Hoa Kỳ và Việt Nam đã chọn thái độ tiếp tục làm những gì trong quyền hạn. Đối với Việt Nam đất của mình mình khai thác bất chấp áp lực kinh tế, nếu không muốn nói cả áp lực quân sự và chính trị của Trung quốc. Đối với Hoa Kỳ nơi nào có thể làm ăn hợp pháp thì làm ăn bất chấp sự bất bình của Trung quốc là một quốc gia đang lớn mạnh và có khả năng làm khó Hoa Kỳ về mặt tài chánh (3).
Ai cũng biết mục tiêu chiến lược của Trung quốc là làm mọi cách để trở thành một siêu cường kinh tế và chính trị, và đối tượng tranh chấp thế lực tối hậu sẽ là Hoa Kỳ. Tuy nhiên biết mình còn thua kém Hoa Kỳ về nhiều phương diện nên Trung quốc từ trước tới nay hết sức thận trọng trong các bước đi để tránh đụng chạm với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng vậy, kềm chế Trung quốc một cách khéo léo và thận trọng.
Về mặt quốc tế Trung quốc giúp Hoa Kỳ trong những vụ việc không thiệt thòi quyền lợi của mình, đồng thời cũng có lợi cho mình. Trung quốc giúp Hoa Kỳ trong việc thương thuyết với chính quyền Bắc Hàn để dẹp bỏ chương trình phát triển hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử cũng như không dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chống việc ban hành các biện pháp trừng phạt có giới hạn đối với Iran để áp lực Iran ngưng chương trình tinh chế uranium (một bước trong tiến trình chế vũ khí nguyên tử). Nhưng Trung quốc không vì cần mua chuộc Hoa Kỳ mà từ bỏ chương trình kết bạn khắp năm châu, bành trướng thế lực, mở rộng không gian sinh tồn và tìm kiếm năng lượng.
Trung quốc bắt tay với mọi chế độ trên thế giới không phân biệt dân chủ hay độc tài, thân hay không thân Hoa Kỳ. Nam Mỹ, Phi châu nơi nào Trung quốc cũng vung tiền và phương tiện kỹ thuật để mua chuộc và bảo đảm sự cung cấp dầu hỏa và vị trí chiến lược tương lai cho hải quân. Trung quốc chơi với Venezuela và Sudan vì dầu hỏa dù tổng thống Chavez (của Venezuela) công khai chống Mỹ và Sudan áp dụng chính sách diệt chủng tại Darfur. Trung quốc yểm trợ chính quyền quân nhân toàn trị tại Miến Điện để mở cửa ngỏ chiến lược vào Ấn Độ Dương.
Trong vùng Thái Bình Dương Trung quốc xem là sân nhà nên thao tác có vẻ tự do. Đối với Đài Loan Trung quốc nói không úp mở nếu Đài Loan tuyên bố độc lập Trung quốc sẽ khởi binh chiếm đóng bất chấp sự hiện diện của Đệ thất Hạm đội của Hoa Kỳ trong eo biển Đài Loan. Và gần đây lượng định Hoa Kỳ đang trong mùa tranh cử tổng thống, kinh tế đang có chiều suy thoái, Bush sắp mãn nhiệm lại đang bận tay với hai chiến trường Iraq và Afghanistan, nên Trung quốc bắt đầu đi những nước cờ thăm dò bạo dạn hơn.
Tháng 12/2007 Trung quốc ban hành nghị định thành lập huyện Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù đang còn tranh chấp với Việt Nam và vài quốc gia trong khối Asean. Còn nữa, cả hai quần đảo đều nằm trên thủy đạo quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với bắc Thái Bình Dương, con đường chuyển vận 80% dầu hỏa cho Nhật Bản một đồng minh then chốt của Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương. Dù vậy Hoa Kỳ cũng không lên tiếng, ít nhất về mặt chính thức .
Kế tiếp là việc Trung quốc áp lực Việt Nam không tiếp thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte vào cuối tháng 1/2008 khi ông này dự định đến Việt Nam sau một cuộc thăm viếng thường lệ Trung quốc. Trong khi đó Trung quốc âm thầm xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại thành phố Sanya cực nam đảo Hải Nam để chuẩn bị triển khai lực lượng tàu ngầm nguyên tử có khả năng chơi trò đuổi bắt và săn tìm với hạm đội tàu ngầm của Hoa Kỳ trên biển cả gồm Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương nếu không muốn nói cả Đại Tây Dương .
Hoa Kỳ đã im lặng trước các động thái khiêu khích của Trung quốc và âm thầm chuẩn bị đánh những đòn trả lại. Hoa Kỳ tìm cách thuyết phục Việt Nam về mối nguy của Trung quốc, và hình như đã thành công phần nào về mặt này. Bản thông cáo chung sau chuyến thăm viếng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ cuối tháng 6/2008 vừa qua chứa đựng một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế ngạc nhiên.
Bản thông cáo ghi nhận Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ “trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. …. sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”.
Sau cùng Hoa Kỳ “tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Với chính sách mới công ty dầu hỏa ExxonMobil đã ký giao kèo với PetroVietnam khai thác dầu hỏa.
Không như áp lực đối với công ty BP, áp lực của Trung quốc đối với hãng dầu ExxonMobil là một hành động có tính khiêu khích Hoa Kỳ. Quyết định này đặt ra một vấn nạn chẳng những cho Hoa Kỳ và còn cho cả Việt Nam.
ExxonMobil không thể đơn giản rút lui như công ty BP đã làm năm trước, và chính phủ Hoa Kỳ cũng không thể không lên tiếng. Về phía Việt Nam bị dồn vào chân tường, Việt Nam khó chọn thái độ đẩy đưa như trước mà không mạnh mẽ làm bất cứ những gì cần thiết để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ của mình. Giới chức công ty ExxonMobil (có nghĩa là Hoa Kỳ) gợi ý rằng nếu việc tranh chấp chủ quyền trên biển được đưa ra quốc tế Việt Nam có nhiều điều kiện để thắng.
Với việc áp lực hãng ExxonMobil, Trung quốc đang mở ra một mặt trận mới trực diện đối đầu với Hoa Kỳ và đặt Việt Nam vào một thế phải chọn lựa. Và dù nền ngoại giao nước lớn sẽ biến chuyển như thế nào để giải quyết vụ ExxonMobil-PetroVietnam này, quan hệ tay ba Hoa Kỳ - Trung quốc - Việt Nam sẽ kinh qua một giai đoạn mới./.
Trần Bình Nam
23 July 2008
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1) Link: http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=a65d98111ab3b110VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&ss=China&s=News
(2) Các con số trong bài này dựa vào độ đo trên bản đồ nên chỉ là những con số phỏng chừng .
(3) Trung quốc mua nhiều trái phiếu của Hoa Kỳ nên Trung quốc được xem là chủ nợ của Hoa Kỳ
CHU ĐẬU * NỖI BUỒN TIẾNG VIỆT
CHU ĐẬU * Nỗi buồn tiếng Việt
--------------------------------------------------------------------------------
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?
Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:
1. Chất lượng:
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ 'chất lượng'. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
2. Liên hệ:
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là 'to relate to…', chứ không phải là 'to communicate to…'
3. Ðăng ký:
Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!
4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
5. Khả năng:
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa', thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa', nghe vùa nạng nề , vừa sai.
6. Tranh thủ:
Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về', thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về'.
7. Khẩn trương:
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Ðáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.
8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại' hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cố')
9. Tham quan:
đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi', 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.
10. Nghệ nhân:
Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.
11. Chuyển ngữ:
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ 'chuyển ngữ' cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.
12. Tư liệu:
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệu' trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu' mặc dù nhiều khi tà liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
13. Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tử nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'phare' thành 'đèn pha', chữ 'cyclo' thành 'xe xích lô', chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougie' thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'gare' thành 'nhà ga', chữ 'savon' thành 'xàbông'… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'.
c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'.
d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu'. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu' là gì luôn.
e. Sofware dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'khó', hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao?
f. Network dịch là 'mạng mạch'.
g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.
h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối'.
i. VCR dịch là 'đầu máy' (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!
Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thơ'… trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?
Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!
VÕ KỲ ĐIỀN * CÂU CHUYỆN
Câu chuyện ngày xưa
Võ Kỳ Điền
Buổi sáng hôm đó, tôi và người bạn thân đến nhà cụ Diễn trên một gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương. Tôi đang rảnh, Thâu cũng vậy, hai đứa đi loanh quanh trên đường phố Sài Gòn quen thuộc, đã mõi cha^n nên khi ăn uống xong xuôi, Thâu chợt đề nghị coi bói cho biết tương lai. Nghe tới tên cụ Diễn là tôi chịu liền, từ lâu hằng nghe đại danh cụ và ước ao được gặp. Tôi đâu ngờ Thâu lại là chỗ thân tình với cụ và có thể nhờ coi dùm (mà không phải trả tiền và hình như cụ cũng không lấy tiền của khách, tôi không biết rõ lắm việc nầy)
Lúc đó tôi còn trẻ lắm, sống ở tỉnh nhỏ, chuyện hôn nhân cứ trở ngại, trục trặc hoài. Có cái chuyện dễ dàng như vậy mà làm cũng không xong, cả tỉnh bạn bè nay đứa nầy mai đứa kia, cưới vợ lấy chồng từ từ hết trơn, thấy mà tức ứa gan... Do hôn nhân trễ muộn tôi đâm giựt mình, như một nhà xã hội và tâm lý gia, tôi tự tìm hiểu cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế, tâm lý,… và cuối cùng đổ thừa cho là tại cái nầy, tại cái kia và tìm những khuyết điểm của mình, tự trách cứ. Lúc đó do công cuộc làm ăn, tôi thường liên lạc với Thâu. Thâu nghe tôi kể lể tâm sự, phản đối liền – bạn nói tầm bậy hết trơn rồi, không phải tại cái gì cả mà tại cái số mạng, cái số ế vợ,… nếu đúng như mấy lý do kinh tế, tài chánh, gia đình gì gì đó, tại sao có nhiều thằng xấu trai, học kém, nhà nghèo, nhút nhát, nghiã là đủ thứ dở tệ… tại sao cũng có vợ được, tại sao?
Cuối cùng Thâu kết luận - xe hơi còn có số mà, nói chi người ta. Mà muốn biết số mạng ra sao thì bạn phải theo tôi qua kiếm cụ Diễn, thần tướng, hiện nhà ở bên kia đường...
Nhà cụ Diễn trên một căn gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương nhiều cây to bóng mát. Bên trong nhà không khi mát mẻ, bàn ghế đồ đạc bày biện theo kiểu xưa, cổ, có nhiều bức tranh Tàu treo dọc theo tường. Lúc đó cụ đang bận tiếp khách. Vài ông khách ăn mặt âu phục, complet, cà vạt chỉnh tề, ngồi đứng chào hỏi dáng vẻ cung kính, khiến tôi đâm e ngại.
Cụ Diễn là một ông già người Bắc tuổi chừng độ trên dưới bảy mươi, người ốm yếu, mong manh, khăn đóng bạc màu, áo dài mỏng bằng the đen. Rõ ràng là một nhà nho nghèo lở vận, ẩn dật, sống an bần lạc đạo trong cái không khí ồn ào, rộn rịp của cái đất Sài Gòn văn minh với chiến cuộc đang leo thang từng ngày… Trong lúc ngồi chờ đợi, tôi quan sát con người và cử chỉ thái độ cụ. Cặp mắt quá nhỏ so với khung mặt, có lẽ vì tuổi già, thân hình như gầy tóp lại. Dầu cụï không đeo kiếng nhưng tôi vẫn không thấy được tròng mắt lớn hay nhỏ. Hai mí mắt đã cố nhướng cho xa nhau nhưng độ hở vẫn chỉ to hơn sợi len giăng ngang chút xíu. Tuy lem nhem như vậy hình như cụ đã thấy hết trơn đời tôi. Sau khi đi qua lại vài bước cho cụ coi tướng, câu đầu tiên cụ nói như vầy : -số ông suốt đời ở chợ.
Tôi dạ cám ơn và thấy cười trong bụng- ông thầy nầy ai cũng khen phục tài giỏi nhưng nói một câu hổng giỏi chút nào. Sáng hôm đó, tôi ăn mặc bảnh bao, đầu tóc mới hớt gọn ghẽ, lại đi chơi với dược sĩ Thâu, rể ông đại sứ nổi tiếng, hổng lẽ tôi lại ở nơi thôn quê. Nói như vậy thì ai cũng có thể nói được. Nhưng tôi cố nhớ lại coi hồi nhỏ tôi có ở nhà quê hay không, quả là không có. Tôi được sanh ra tại đảo Phú Quốc, cái đảo nhỏ xíu như một thôn xóm nghèo, tuy vậy nhà tôi cũng ở ngay tại chợ, thị trấn Dương Đông. Rồi nhà được dọn vài ba lần, lần nào cũng vậy, mở cửa ra là thấy chợ ở ngay trước mắt. Tôi kiên nhẫn chờ nghe tiếp .
-năm ngoái ông bị đụng xe, may là không nguy hiểm tới tính mạng.
Tôi chợt nhìn xuống khuỷu tay, vết thẹo còn lộ đỏ sau một lần té xe rất nguy hiểm từ trên dốc Lò Chén. À thì ra, ổng nhìn thấy vết trầy nầy, bận áo tay ngắn, cái thẹo chần dần như vậy, ai mà không thấy.
-Dạ, dạ, cụ nói đúng, năm ngoài tôi bị nặng lắm, xém chút nữa là nguy rồi, nhờ phước đức ông bà....
-tuy nhà ông ở ngay tại chợ nhưng sau nhà lại có vườn cây.
Trời đất ! mới nhìn có tôi có chút xíu mà nói được cái vườn sau nhà, cũng lạ. Sách tướng tôi cũng đã từng đọc qua vài cuốn, có chương nào chỉ cách nhìn mặt mũi tay chưn mà tả được cảnh vật trước hoặc sau nhà? Bỡi chi tiết nầy khó thể có được. Miền Nam mình, tỉnh nào cũng vậy, đường đất phố xá nhỏ hẹp, nhứt là phố chợ, đất dư tính từng tất, dành để buôn bán làm ăn, chỗ nhiều đâu mà trồng cây ăn trái… Tôi thấy quả ông cụ có tài lạ, tuy vậy chuyện cái nhà, cái vườn có gì quan trọng, nói tới nói lui làm chi ?
-nếu ông không ở trong căn nhà như vậy, thì đã nguy hiểm tới tính mệnh.
Tôi ngồi im, chuyện nầy cũng không biết ra sao nữa, khoa phong thủy địa lý dương trạch có nhiều điều không thể nghĩ bàn. Ông cụ vẫn bình thản, không cần hỏi tới năm tháng ngày giờ sanh, miệng vẫn nói đều đều, thong thả :
-hiện tại ông làm nghề dạy học, dự định đổi đi nơi khác, lần đầu không được lần sau sẽ được…
Tôi giật nẩy người, đầy mình mọc gai óc. Làm sao ông cụ biết tôi làm nghề dạy học, chỉ bao nhiêu đó thôi quả là tay cao thủ. Tôi vừa ở quân trường ra, sau ba tháng thụ huấn quân sự, tóc hớt ngắn, da đen thui, tay chưn còn dính đầy nắng gió. Năm Mậu Thân cuộc chiến tàn khốc, hầu hết thanh niên cở tôi đều vào quân đội. Nếu nhìn dáng vẻ bên ngoài mà đoán tôi là sĩ quan thì dễ đúng hơn. Đâu có nét nào giống thầy giáo. Rồi làm sao biết được tôi đang xin đổi nhiệm sở, hồ sơ hiện bị trở ngại. Chắc bạn mình đã nói lỡ nói trước với ông già nầy hết trơn rồi, tôi liếc qua Thâu. Thâu tỉnh rụi, thấy ông cụ nói không điểm nào trật, khoái chí ngồi cười cười… Rồi lại suy nghĩ, ổng coi cho mình, tốn công tốn sức, có lấy đồng xu cắc bạc nào, nói gạt, nói dối làm chi.
Lời nói cụ đều đều, thong thả, chuyện quá khứ, chuyện tương lai, công danh, khoa bảng, tiền của, sự nghiệp, bạn bè, tai nạn, bịnh hoạn… sẽ như thế nầy, thế kia, tôi vâng dạ liền miệng. Có đoạn ông cụ nói năm gần bốn mươi tuổi tôi sẽ sống ở nước ngoài, một xứ phương Bắc rất lạnh và xài tiền bằng Mỹ Kim, tôi đâm tức cười, không biết là ông còn thức hay đã ngủ, nói mê…
Nhưng mấy cái chuyện xa vời đó có quan trọng gì tới tôi đâu, cái mà tôi đang chờ để biết là chuyện gia đạo tình duyên mà, nóng ruột hết sức, tôi rụt rè ngắt lời :
-Dạ, dạ, nhờ cụ coi dùm chuyện gia đạo vợ con ra sao, hiện tại tôi còn.. một mình.
Ông cụ nhướng cặp mắt tí xíu lên, nói rõ ràng như thấy cô vợ tương lai của tôi trước mặt :
-người vợ tương lai của ông, học hành như thế nầy, gia thế, nhà cửa thế nầy.., cùng nghề nghiệp với ông.
-dạ thưa cụ, theo như cụ nói thì không dám đâu. Tôi ở tỉnh nhỏ, học ít, chỉ muốn tìm người trẻ tuổi và học kém hơn một chút ..
Ông cụ không trả lời, mắt hình như nhắm lại. Tôi nhớ lại từ đầu buổi cho tới giờ, chuyện quá khứ thì rất đúng nhưng không có gì đặc biệt, tôi ở trong nhà nầy hay nhà kia, làm thầy giáo hay sĩ quan thì cũng vậy, còn chuyện tương lai thì chưa biết ra sao. Duy chuyện vợ con thì hơi lạ, tôi nghĩ là ông cụ nói trật vì hồi nào tới giờ chưa bao giờ tôi để ý tới bạn gái đồng nghiệp. Tôi vốn rất sợ cô giáo và những người đàn bà thông minh, học giỏi hơn mình...
-Thưa cụ, xin cụ cho biết chừng nào tôi mới cưới được vợ ?
Ông cụ không trả lời ngay câu hỏi, chợt mở mắt ra, phán cho một câu dứt khoát, khiến tôi sửng sốt như bị tạt một gáo nước lạnh :
-đám cưới ông hầu như không có.
Trời đất, thiệt vậy sao? Thiệt vậy sao, tôi nghe lỗ tai lùng bùng. Chuyện cưới vợ đã trầy vi tróc vảy, rồi tại sao sẽ gặp một cô giáo nghiêm trang… rồi lại không có đám cưới. Hàng trăm câu hỏi tại sao, tại sao trong đầu. Tôi cảm thấy mồ hôi rịn ra đầy mặt. Sao kỳ cục vậy, căn cứ vào đâu mà cụ dám nói như vậy. Tôi nhìn thẳng vào mặt, thấy cụ vẫn bình thản, cụ nói thiệt tình mà đâu phải nói chơi.
Tôi hỏi tiếp, giọng hơi khó chịu ...
-dạ thưa cụ, tại sao lại không có đám cưới, có phải tôi không đủ tiền cưới vợ ?
-không phải, nhà ông thiếu gì tiền.
-vậy tại sao, nếu có đủ tiền tại sao tôi lại không làm đám cưới. Thú thật với cụ, tôi mà thương ai, dù người đó mang bầu hay có con rồi, tôi cũng sẽ làm đám cưới chánh thức, đàng hoàng. Tại sao tôi lại sợ dư luận mà không làm đám cưới, lại dắt con người ta đi không…
Khi nói đến đây, tôi nhớ lại giai đoạn đó ở tỉnh nhà, bạn bè nhiều lắm, đứa nào cưới vợ tôi đều sẵn lòng giúp đỡ. Vừa cho mượn xe, vừa làm tài xế, vừa làm rể phụ, hổng lẽ tới đám cưới mình, không ai tham dự. Ngày cưới tôi phải vui vẻ và đông đảo bạn bè thân tình chớ. Ông cụ chấm dứt bằng lời nói giận dỗi:
-cái mặt ông làm gì dám dắt ai …
Rõ ràng là ông cụ nói nhiều điều vô lý, tôi không còn kiên nhẫn ngồi nghe tiếp nữa, đâm ra vô phép, đứng dậy và nói giọng hờn mát :
-tôi không dám dắt ai, tôi lại có tiền, vậy hỏi cụ, tại sao lại không làm đám cưới cho vui. Tại sao tôi không làm…
Ông cụ không trả lời, khoát tay đuổi tôi và Thâu ra cửa. Tôi cúi đầu cám ơn từ giả cho có lệ, rồi đi thẳng, bụng không vui. Giửa trưa nắng thiệt nóng và xe cộ ồn ào, mùi khói xăng khét lẹt, trong phút chốc những lời tiên đoán của cụ già bay mất tiêu hết, tôi không còn muốn nhớ nữa. Trật lất rồi, nhớ nữa làm chi. Ngồi trên xe, Thâu phân trần:
-bạn biết không, mấy ông hồi nảy toàn là Bộ Trưởng hay Tổng Giám Đốc gì đó. Ông cụ là thầy tướng riêng cho Tổng Thống với Thủ Tướng, nhưng bửa nay sao ổng nói trật tới trật lui, tôi cũng thấy kỳ cục, nhiều việc không đúng, chắc ổng bịnh hoạn hay đương lo việc gì đó, nhớ trước quên sau…
Tôi bộp chộp kết luận một câu ngon lành :
-Thâu nè, bạn tin tôi đi, không bao giờ tôi cưới cô giáo hết và sẽ làm đám cưới thiệt lớn để rủ bạn bè nhậu một bửa cho vui. Đời người chỉ có một lần cưới vợ, tại sao lại không làm, không lớn thì nhỏ chớ, tại sao lại im ru bà rù… Tôi tin đời có định mạng nhưng cũng tin con người có tự do.
*
Và tôi có tự do thiệt tình khi làm quen với D, không bị ai ép buộc cả. Sau ngày đám hỏi, tôi xuống Sài Gòn đến gặp ông già vợ tương lai. Ông trẻ hơn ba tôi nhiều. Cũng vậy, vợ tôi nhỏ tuổi hơn tôi nhiều lắm. Những gì cụ Diễn nói về nàng đều đúng, không trật một điểm nào. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao tôi lại liều gan kết hôn với một cô giáo, từ nào tới giờ tôi vốn kỵ mà. Tôi có kinh nghiệm về việc nầy, mấy thằng bạn tôi có vợ cô giáo, một thời gian sau đều trở thành học trò ngoan ngoản các cô hết trơn. Dầu biết rất rõ nhưng giờ đây tôi cũng tình nguyện làm y như vậy. Đúng là số mạng, chạy trời không khỏi nắng.
Hôm đó là những ngày sau Tết, nhà nàng còn chưng đầy bông hoa. Cái bình sứ cổ đời Khang Hy thật lớn dùng cắm cành mai to bằng cổ tay cao tận nóc nhà. Tôi nhìn sững những câu thơ ngoằn ngoèo nét thảo lòi tói và buộc miệng - cái bình nầy quí lắm đầy rạn da qui, ba dùng như vầy rủi ro nó bể thì sao. Ông già vợ tương lai cười, -làm sao bể được con, ba chưng như vậy cả chục năm nay rồi, có sao đâu. Mấy đứa em vợ bu quanh chờ ông anh rể quí chở đi ăn mì. Cả nhà quây quần ấm áp, tiếng nhạc vang vang đầy nhà. Nhà sắp có đám cưới mà, không vui sao được.
Ông già lắng nghe giọng Khánh Ly trầm ấm vang lên từ chiếc máy nhạc, tự nhiên quay qua tôi -nè nè, con nghe nè, mấy ông văn nghệ sĩ nói chuyện, viết lách thiệt là hay, cái gì mà… giọt nước mắt rơi thành hồ nước long lanh... Câu nói chưa hết, D. lại xí xọn xen vô -bản nầy là Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn đó ba.
Ông vừøa cầm ly rượu sóng sánh màu hổ phách, vừa lẩm bẩm - Như cánh vạc bay, à, à cánh vạc bay ra làm sao, tượng trưng cho cái gì, thiệt tình ba không hiểu. Rồi khóc mà tới thành hồ nước long lanh - thì thiệt là viết khéo hết sức, viết được tới như vậy thì trên đời hổng có mấy tay. Rồi ông ta bàn tiếp -con nghĩ coi giọt nước mắt có chút xíu, mà làm đầy cả hồ nước là phải khóc nhiều lắm đó nghen...
Tôi ngạc nhiên, ông là tay buôn bán già đời, suốt ngày chỉ thấy cộng trừ nhân chia, tại sao không chịu nói chuyện tiền bạc, nhà đất, của cải, tự nhiên hôm nay sao lại nổi hứng bàn chuyện thơ văn, nghĩ cũng lạ. Bất ngờ ông hỏi tôi, giọng ngọt ngào :
–Nè nè, ba nghe nói con dạy văn chương. Vậy có bao giờ con viết văn hay làm thơ gì không ?
Tôi còn đang giai đoạn ở rể, phải cố gắng lấy điểm để làm vừa lòng ông già vợ. Câu hỏi khiến tôi giựt mình –như vậy là ông ta khen hay chê Trịnh Công Sơn ? Câu trả lời tôi phải như thế nào cho đúng. Trời đất ơi, nhằm cái lúc vui vẻ nầy mà vợ tôi lại cho hát cái bản nhạc mắc dịch đó làm chi. Câu hỏi ngọt ngào như viên thuốc bọc đường có phải là viên thuốc độc ? Tôi phải trả lời sao cho vừa ý ông đây ?
Hồi nào tới giờ quả tình là tôi không biết viết văn hay làm thơ. Nhưng nếu cần nói láo để được vợ thì tôi cũng phải liều gan nói đại. Nhưng mà, câu hỏi độc địa nầy hình như có liên quan tới cái ý nói láo đó. Khóc mà tới đầy cả hồ nước thì là nói láo rõ ràng, ai ai cũng thấy. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ra như vậy và cả nước coi nhạc sĩ nầy là thiên tài, nhạc ông vang rền ngập từ chợ đến quê, ban ngày cũng như ban đêm… Nhưng nói láo nhận mình là văn nghệ sĩ thì khác, không giống kiểu nói láo trong thơ văn…
Tôi còn đang ấp úng tìm câu trả lời thì may quá, bà già vợ đi đâu sợt sợt trở về, thấy tôi bà nói một hơi không kịp thở :
-con về trình lại với anh chị ở trển, ba má đã về Dĩ An nhờ thầy coi ngày cưới rồi . Ông thầy nầy ngày xưa coi cho ba má đó, coi kỹ lắm, ổng tìm được ngày tháng đại lợi, tụi con sẽ ăn đời ở kiếp với nhau, giàu sang phú quí, tử hiếu tôn hiền….
Nói xong bà lục trong túi đưa cho tôi tờ giấy đỏ, đầy chữ viết run rẩy của một cụ già, nghe đâu đã trên chín chục. Rõ ràng là ông thầy Dĩ An coi ngày cưới hỏi thiệt hay, thời gian đã chứng minh được tài năng của ông. Ông bà nhạc gia tôi sống chung nhau cho tới bây giờ, tiền bạc nhà cửa sung túc, con cháu đầy đàn, chưa hề biết đến chuyện ly dị khổ tâm, đau đớn ra làm sao.
Tôi cầm lấy tờ giấy coi ngày cưới, thời gian còn lâu tới bốn năm tháng nữa, hơi bực mình nhưng nhớ lời dặn dò của ba tôi – theo tao ngày nào cũng tốt hết, ổng bả muốn trễ sớm lúc nào cũng được, miễn mầy cưới được vợ thì thôi, lần nầy mà mầy kiếm chuyện để cho trục trặc nữa là kể như suốt đời không có vợ đó con. Tôi đã thấm thía chuyện hôn nhân trễ muộn mà cũng đâu cần ba tôi dặn, năm nay tôi đã ba muơi lăm tuổi rồi, tôi đâu còn ngu mà cà khịa, giận lẫy, kiếm chuyện kiểu con nít như hồi mười tám, hai mươi…
D. đưa cho tôi cục kẹo, tôi ngậm vào miệng, cắn nhẹ thấy có rượu mạnh bên trong. Cuộc đời quả cũng có ngọt ngào, tuy rượu ít nhưng cũng khiến tôi ngây ngất. Đường Trần Hưng Đạo trước nhà, nắng sáng trong, xe chảy thành dòng. Nhớ tới lời tiên đoán cụ Diễn ngày nào - đám cưới ông hầu như không có ! Tôi bật cười. Cụ ơi, đám cưới tôi hã, chắc chắn sẽ rất vui, đông đủ bạn bè, bà con thân thuộc hai bên, làm sao không có, làm sao mà nhỏ cho được. Nội bên vợ, anh chị em D. nếu đếm sơ sơ cũng đủ một chục đủ đầu rồi, nói chi bên gia đình tôi, nội ngoại, sui gia, dâu rể… rồi tới hàng xóm láng giềng, toàn người thân tình ơn nghiã, đâu thể nào không mời người ta đến chung vui.
*
Sau ngày 30 tháng 4, tôi len lỏi trong đám đông hỗn loạn ngơ ngác, xác xơ, tìm đường xuống Sài Gòn, đến nhà vợ chưa cưới. Vừa gặp tôi, D. ôm chầm lấy và mừng rỡ. Trong cơn biến động mấy ngày qua, chuyện liên lạc khó khăn gián đoạn, nàng tưởng là tôi đã thoát ra khỏi quê hương và đành đoạn bỏ nàng lại một mình, đi biệt tích. Tôi không biết nên cười hay nên khóc. Tôi trình bày cho ông bà già vợ chuyện tang thương dâu bể xảy ra trên nhà tôi, tất cả những dự định tương lai đầy màu hồng ngày nào trở thành xám đen, tan nát hết. Ba vợ tôi an ủi :
-con đừng bi quan quá, dù gì đất nước mình cũng không còn chiến tranh, mọi sự rồi sẽ ổn định. Lúc đó mình buôn bán làm ăn trở lại…
Trời đất, chế độ nầy mà ổng còn hy vọng buôn bán làm ăn như xưa! Mọi sự sẽ ổn định, đúng rồi, đống máy cày của ổng đâu còn chưng bày ra ngoài hành lang như lúc trước, mà đem giấu tận phía sau nhà. Chị em D. ngày nào quần là áo lụa, trang điểm kỹ lưỡng từ đầu đến chưn, nay cũng bắt chước mặc bộ bà ba đen giống như mấy cô thôn nữ chỉ thiếu chiếc khăn rằn vắt trên vai. Mấy đứa em trai ngồi im lìm, không còn chạy giởn la hét vang rân như ngày trước.
-thưa ba má, nhà cửa, công danh, sự nghiệp, tiền bạc bây giờ kể như mất mát hết rồi, ngay cả thân mạng con cũng không còn biết ra sao. Bửa nay con xuống thưa với ba má là chuyện hôn nhân của con và D. phải hoãn lại… cho tới chừng nào, chừng nào… con cũng không biết nữa. Cũng có thể là không bao giờ.
Nói tới đây tôi nghe D. khóc rấm rứt, rồi không cầm được nước mắt, tôi cũng khóc theo. Bà già vợ tôi cũng thúc thít nhưng còn rán nói :
-đâu được con, đám cưới tụi con không làm lớn được thì mình làm nhỏ, vợ chồng phải có cưới hỏi đàng hoàng chớ con !
Hoàn cảnh đất nước quê hương hổn loạn, tang tóc như vậy mà làm đám cưới, dù làm nhỏ thế nào đi nữa, dù cố gắng cho lắm cũng không thể làm được, mà coi cũng không được. Tôi trả lời ngay :
-Thưa má, con không biết bị bắt ngày nào, bây giờ chỉ còn lo chuyện chết sống, tù đày, sống chỉ biết được ngày nay, không biết ngày mai ra sao, còn đầu óc đâu mà nghĩ tới chuyện gia đình riêng tư nữa.
Tôi tiếp - chế độ nầy sắt máu lắm, chuyện vui không có mà chuyện buồn thì nhiều, con nghĩ là mọi sự bế tắc, miền Nam mình thua trận rồi. Mà quả vậy, đầu óc tôi lúc đó đặc sệt như chì, không tìm ra giải pháp nào ổn thoả hết. Đi không được, ở không được, sống không được mà chết cũng không được luôn. Tôi có cảm giác thua cuộc, bất lực, thất bại, tê liệt như con kiến bò trên bờ chảo nóng, lanh quanh bò hoài cũng không ra khỏi miệng chảo.
Ông già vợ trầm ngâm một hồi, thở ra :
-ba hiểu rồi, thiệt là cơ khổ. Nhưng chuyện nhơn duyên là chuyện lớn đời người, không thể vì vậy là hai con không thành chồng vợ. Con về thưa với anh chị, ba má dưới nầy không đòi hỏi gì cả, cũng không cần có đám cưới. Tới ngày đó, ba má nấu một mâm cơm gia đình, chỉ cần có mặt anh chị và ba má chứng kiến cho hai con lạy bàn thờ, xin phép ông bà tổ tiên để kết duyên thành chồng vợ là đủ.
Tôi ngắc nga, ngắc ngứ - rồi đồ
cưới, khăn áo hoàng hậu, nhẫn cưới cho cô dâu, rượu trà, xe hoa… Ông nói
- con không cần đem xuống gì cả, kể như là ba má và em con đã nhận lễ
vật đầy đủ rồi, đời bây giờ nhiều chuyện rối rắm lắm, đừng có lo nghĩ
thêm chi cho mắc công….
*
Ngày 30-5 năm 1975 nghiã là sau ngày mất nước một tháng, tôi cưới vợ và đám cưới hầu như không có. Bên nhà vợ tôi nấu một mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, hai đứa tôi lạy bàn thờ rồi lạy tứ thân phụ mẫu, ba má tôi và ba má D. ngồi trên bốn cái ghế đẩu nhỏ sắp hàng ngang trước bàn thờ. Chỉ có người nhà và không có ai lạ. Vậy là xong lễ thành hôn. Trong khi hai bên sui gia gặp nhau, cửa nhà đóng kín kỹ lưỡng, sợ công an khu vực vô phá đám, xui xẻo, hàng xóm không ai biết bên trong chúng tôi đang làm việc gì. Ngày hôm sau tôi về Bình Dương, lén dắt vợ đi chào và trình diện với những thân bằng quyến thuộc. Dù hết sức đơn giản nhưng tôi cũng có vợ đàng hoàng tử tế, đầy đủ lễ nghiã !.
*
Khi viết những dòng chữ nầy thì ông già vợ tôi đã mất từ lâu. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ những lời ông nói, tình thương ông cho tôi dù bao nhiêu nước chảy qua cầu, cuộc đời dâu biển, tôi vẫn thương ông như thương cha ruột tôi vậy.
Cụ Diễn cũng đã mất rồi, những lời tiên đoán của cụ ngày nào vẫn còn mãi mãi bên tai, làm sao tôi quên được. Tôi nợ cụ nhiều lắm, bây giờ làm sao trả đây. Không phải là nợ vật chất, tiền bạc, gói trà hay chai rượu mà tôi nợ cụ lời xin lỗi chân thành cùng lời khen ngợi tài năng cao xa của cụ. Cái lỗi ngu si của tôi rất lớn, ngày đó tôi còn quá trẻ chưa hiểu đời là gì, đã dám hoài nghi những điều mình chưa biết.
*
Ngày 30-5 năm 1975 nghiã là sau ngày mất nước một tháng, tôi cưới vợ và đám cưới hầu như không có. Bên nhà vợ tôi nấu một mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, hai đứa tôi lạy bàn thờ rồi lạy tứ thân phụ mẫu, ba má tôi và ba má D. ngồi trên bốn cái ghế đẩu nhỏ sắp hàng ngang trước bàn thờ. Chỉ có người nhà và không có ai lạ. Vậy là xong lễ thành hôn. Trong khi hai bên sui gia gặp nhau, cửa nhà đóng kín kỹ lưỡng, sợ công an khu vực vô phá đám, xui xẻo, hàng xóm không ai biết bên trong chúng tôi đang làm việc gì. Ngày hôm sau tôi về Bình Dương, lén dắt vợ đi chào và trình diện với những thân bằng quyến thuộc. Dù hết sức đơn giản nhưng tôi cũng có vợ đàng hoàng tử tế, đầy đủ lễ nghiã !.
*
Khi viết những dòng chữ nầy thì ông già vợ tôi đã mất từ lâu. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ những lời ông nói, tình thương ông cho tôi dù bao nhiêu nước chảy qua cầu, cuộc đời dâu biển, tôi vẫn thương ông như thương cha ruột tôi vậy.
Cụ Diễn cũng đã mất rồi, những lời tiên đoán của cụ ngày nào vẫn còn mãi mãi bên tai, làm sao tôi quên được. Tôi nợ cụ nhiều lắm, bây giờ làm sao trả đây. Không phải là nợ vật chất, tiền bạc, gói trà hay chai rượu mà tôi nợ cụ lời xin lỗi chân thành cùng lời khen ngợi tài năng cao xa của cụ. Cái lỗi ngu si của tôi rất lớn, ngày đó tôi còn quá trẻ chưa hiểu đời là gì, đã dám hoài nghi những điều mình chưa biết.
Toronto, ngày 30 /9/2002
Võ Kỳ Điền
NGUYỄN QUỐC LẬP * NHỚ & QUÊN
Nguyễn Quôc Lâp
Co
khi ngươi ta nhơ la vi muôn nhơ, quên la vi muôn quên. Nghi lai thơi la
hoc sinh Quôc Hoc (1962-64), tôi nhơ đên Thây Ngô Đôc Khanh, đên cai
ngô nghê cu lân cua hoc sinh ban Văn Chương—Anh Ngư, va nhơ thư viên cua
Phong Thông Tin Hoa Ky. Tôi muôn quên giơ hoc đâu tiên vơi Thây Hoang
Phu Ngoc Tương, va quên luôn chuyên hoc sinh nem đa săn lung giao sư sau
cuôc đao chanh 1/11/63.
Nhơ Thây Ngô Đôc Khanh
Thây Khanh day Phap văn cho lơp chung tôi suôt ba năm liên. Theo y nghi cua tôi ơ thơi đo va đên ca bây giơ, thi tư hinh dang, cư chi va ngôn ngư, Thây la biêu tương cho sư thanh lich cua môt chang công tư Ha Nôi, tưng môt thơi phong lưu va đa tinh.
Ơ trương lơp, hâu như luc nao Thây cung xuât hiên trong môt bô complet trăng, sach se, thăng thơm. Trang trong chăng khac gi y phuc ma Tông Thông Ngô Đinh Diêm va cac công chưc cao câp thương hay măt trong cac buôi lê, nhưng complet cua Thây thi không băng vai sharkskin trăng lang bong ma qui vi nay thich dung.
Thây giư voc dang thăng thơm khi bươc đi, dưng chân, hay ngôi xuông. Dương như thơi gian va sưc khoe cua tuôi gia đa không lam cho vai hay lưng cua Thây môi ngay môt cong đi đên đô mây đưa chung tôi thây đươc. Thây châm rai khoan thai, tư cai xoay lưng, lăc đâu, nâng tay. Tôi chưa bao giơ thây Thây lam môt đông tac gi đôt ngôt. Co thê răng, trong sư hiên diên cua Thây, chăng co sư kiên tư nhiên nao xay ra môt cach đôt ngôt, va bon hoc sinh chung tôi thi, khi co Thây chăng đưa nao muôn lam chuyên gi đôt ngôt. Thây Khanh noi tiêng Băc thuân tuy. Tư chư dung, cach phat âm tưng chư, cach lên bông xuông trâm trong môt câu, nhât nhât chăng môt ty anh hương nao cua Xư Huê. Tiêng noi cua Thây châm rai va nho nhe. Ngôi ơ dươi băng ghê khi nghe giang bai hay khi lên tra bai canh ban Thây, luc nao tôi cung nghe ro giong noi đo. Thây giang bai vê tiêng Phap, văn pham Phap, va cach hanh văn Phap. Thây noi cho chung tôi nghe vê ngươi Phap va nên văn minh Phap. Ky ưc tôi không ghi lai lân nao Thây noi vê môt hanh đông hay sư viêc sai trai cua môt ca nhân nao ngoai đơi hay cua môt hoc sinh nao trong lơp. Thêm vao sư ngương mô lâu dai danh cho con ngươi con la môt sư kinh nê sâu săc danh cho viêc dây dô cua Thây. Thây Khanh thich thu va ung dung day tiêng Phap cho hoc sinh ban Anh Ngư trong thơi điêm ma văn hoc nghê ̣thuât My đang tim cach đanh bat văn hoc nghê thuât Phap trong lơp hoc cung như ngoai đơi. ̣(Phim My, noi tiêng Phap, phu đê Viêt Ngư thinh hanh trong rap xi
nê vao thơi buôi ây co le la môt ngoai lê, biêu hiên cho môt sư lăp rap thương mai tam bơ cua ba thư văn hoa.) Thây đa truyên lai cho không it hoc sinh trong lơp Văn Chương–Anh Ngư cua tôi sư thich thu va ung dung đo ́khi hoc tiêng Phap. Không khi nao tôi thây Thây dung môt chư, noi môt câu, hay lam môt cư chi to ve, du chi môt chut thôi, sư nao nung hay nghi ngơ gi vê gia tri cua nhưng gi ma Thây đang day. Vi thê, trong tâm cam tôi đâm ra thich tiêng Phap như thich môn sinh ngư chinh cua minh. Tôi hoc tron hai cuôn Cours de Langue et de Civilisation Françaises
bia xanh chư đo cua Gaston Mauger, tư đâu đên cuôi môt cach thich thu va ung dung, co khi con thây thoai mai hơn la khi hoc mây cuôn sach giao khoa danh cho lơp Anh Ngư. (Thai đô khac biêt nay môt phân la do chuyên vao thơi gian đo sach giao khoa Anh Ngư con rât “hăm ba lăng”. Khi thi sach My “răt” như Practice Your English, ma tư chư dung cho tơi thi du lây thăng tư cuôc sông cua chi nươc My ma thôi, khi thi sach soan cho hoc sinh bên Phap, như L’Anglais par la Conversation va La Vie en Amerique, vơi bai giang va bai tâp toan băng tiêng Phap. Tinh chât “khi My, khi Tây, không bao giơ Viêt” cua sach giao khoa Anh Ngư đa lam hoc sinh chung tôi phân nao thơ ơ vơi nhưng lơi noi, viêc lam, va suy tư cua nhưng nhân vât xuât hiên trong sach. Nhưng ngươi nay, va xuyên qua ho, Anh Ngư, không mang đươc tinh sông đông ma
tôi tim găp trong cua gia đinh c̉ua Monsieur Vincent, phong viên cua tơ bao Le Courier de Montreal tai Paris, nhân vât hư câu trong cuôn sach giao khoa Phap ngư cua Gaston Mauger.) Bon hoc sinh chung tôi chi biêt sơ sai vê cuôc sông cua Thây Khanh bên ngoai trương. Nghe mây “ngươi lơn” cho biêt răng con gai Thây la môt trong nhưng hoa khôi cua trương Đông Khanh, va tuy chưa biêt măt mui “ngươi đep” ra sao, môt vai đưa chung tôi đa thinh thoang bơn cơt vơi nhau xin lam rê cua Thây. Chi bơn cơt va chi thinh thoang thôi, vi đâu oc chung tôi luc đo đang chưa nhiêu hinh anh va suy nghi con thich thu hơn nhiêu, va trong thâm tâm, chung tôi tư biêt răng hoa khôi Đông Khanh se không bao giơ lam quen vơi nhưng hoc sinh trung hoc ngô nghê.
Nhơ Cai Ngô Nghê Cua Hoc Sinh Ban Văn Chương—Anh Ngư
Chung tôi qua la ngô nghê thât. Goi la “cu lân” cung rât đung.
Chung tôi la nhưng câu be tuôi tư 16 đên 18 trong môt trương hoc hoan toan danh cho con trai. (Năm tôi vao lơp Đê Nhât cung la năm trương Đông Khanh thanh lâp lơp Đê Nhât riêng cua ho, không con gưi nư sinh qua hoc chung.) Nhưng câu be nay co thê đôi pho vơi mây bai hoc bai tâp môt cach tư nhiên va tư tin. Đa sô chung tôi biêt phai lam gi, tư bươc đâu tơi bươc cuôi. Nhưngke xuât săc trong đam lai nghi ra đươc nhưng cach thưc, bươc đi mơi đê giai quyêt vân đê. Nhưng ơ cuôc sông bên ngoai mây bai hoc bai tâp, ngay trong lơp hoc hay sân trương, chưa noi chi tơi cai xa hôi bên ngoai, chung tôi không co đươc sư tư nhiên va tư tin đo. Trong tinh huông tâp thê nay tinh huông xa hôi no, cu thê phai xư sư ra sao, lam điêu gi, noi cai chi cho phai cach, cho lich sư lich lam, thi trong trăm đưa chung tôi hoa hoăn lăm mơi co môt vai đưa biêt đươc. (Nhưng hoc sinh nay—tôi chơt nhơ đên anh Lê Xinh va anh Nguyên Phan Thinh—thương lơn hơn tuôi trung binh cua lơp, co thê tư 3 đên 4 năm. Ho tư đâu đên? Chung tôi không biêt măt ho trong thơi gian đê nhât câp tai cac trương ơ Huê. Xuât hiên trong lơp rât đôt ngôt, co măt trong lơp cung ngăn ngui, ho chơt đên, rôi chơt đi, va trong thơi gian co măt, ho chăng them tiêp xuc gi vơi bon tre con. Vi thê, bon tre con chung tôi chẳng hoc hoi đươc gi tư ho.) Mây bai hoc va bai tâp ơ trương không giup đươc gi trong chuyên xư sư sao cho lich sư lich lam. Qua nhưng ang văn chương cô Viêt Nam đê hoc thuôc va binh giang, chung tôi tim biêt đươc nhưng săc thai tông quat, môt vai cư chi cua mâu ngươi đan ông A Đông ly tương. Như, ngươi thi “khô dang trâm anh, nêt na chương phu,” ma ngôn ngư thi “khi khai thi thao Y Pho,” theo kiêu tai tư đa cung cua Cao Ba Quat. Hay, ngươi thi “đê huê lưng gio tui trăng” ma khi muôn nghe “ngươi đep” đan thi “vôi vang sinh đa tay nâng ngang may,” theo kiêu Kim Trong. Nhưng phai lam gi cho co tinh, co nghia khi môt ban hoc, môt sơm nao đo bông đên lơp rât trê, xuât hiên tai cưa lơp chi đê thông bao vơi moi ngươi răng anh phai thôi hoc va ngay mai anh lên đương nhâp ngu? Tai sao toan thê lơp Văn Chương—Anh Ngư chung tôi chi biêt ngôi yên tai chô, ngưng đâu lên rôi lai cui xuông sach vơ im lăng như tơ, trong khi anh ây măt tai xanh va giong noi thi run run? Tai sao không ai, kê ca trương lơp, nghi tơi chuyên xin phep thây đê thay măt cac ban noi vai lơi tư biêt? Hay, hơn thê nưa, cung đưng dây đên băt tay tư biêt ngươi ban hoc? Tai sao môt viêc đơn gian như vây ma không ai lam đươc? Co phai la ngô nghê cu lân không?
Cuôc sông trong gia đinh cung mây khi day cho chung tôi chuyên lich sư lich lam. Tôi nghi la chung tôi, mây đưa con trai Xư Huê tuôi 16 đên 18, guông nhau ơ rât nhiêu điêm, ma điêm quan trong nhât la cha me chung tôi xem thanh qua hoc hanh la thanh qua hang đâu, nêu không noi la thanh qua đôc nhât cần xet tơi. Moi thanh qua khac cua chung tôi, kê ca thê thao hay văn nghê, chi la thư yêu. Vi thê, “cu lân cung đươc” miên sao la “hoc gioi”! Hay, “nêu nho ma hoc gioi thi lơn lên tư nhiên se thanh lich lam”! (Co thê vi vây ma it ngươi trong đam chung tôi đanh gia cao nhưng lơi noi, viêc lam ma môt vai hoc sinh lơn tuôi cung lơp co khi phô diên va coi la biêu tương cho tinh chât lich sư lich lam cua ho. Đa vây, chung tôi đôi khi lai biên nhưng lơi noi viêc lam nay thanh tro cươi.)
Chung tôi cung con giông nhau ơ chô la hâu như
it co cơ hôi đê chu đông đê xương, xêp đăt, điêu hanh môt hoat đông tâp
thê hay xa hôi co tinh cach vui chơi, chi giưa ngươi cung trang cung lưa
ma thôi, không dinh dang gi đên bai đên vơ. Đê ma qua đo hoc cach xư sư
sao cho co tinh co ly co thuy co chung. Đê rôi trươc thi con xư sư “bai
ban” va vung vê nhưng đên sau thi tư nhiên va đâu vao đo. Đai sư trong
gia đinh, như quan, hôn, tang, tê, không phai la thư cơ hôi cân thiêt
đo.Nhơ Thây Ngô Đôc Khanh
Thây Khanh day Phap văn cho lơp chung tôi suôt ba năm liên. Theo y nghi cua tôi ơ thơi đo va đên ca bây giơ, thi tư hinh dang, cư chi va ngôn ngư, Thây la biêu tương cho sư thanh lich cua môt chang công tư Ha Nôi, tưng môt thơi phong lưu va đa tinh.
Ơ trương lơp, hâu như luc nao Thây cung xuât hiên trong môt bô complet trăng, sach se, thăng thơm. Trang trong chăng khac gi y phuc ma Tông Thông Ngô Đinh Diêm va cac công chưc cao câp thương hay măt trong cac buôi lê, nhưng complet cua Thây thi không băng vai sharkskin trăng lang bong ma qui vi nay thich dung.
Thây giư voc dang thăng thơm khi bươc đi, dưng chân, hay ngôi xuông. Dương như thơi gian va sưc khoe cua tuôi gia đa không lam cho vai hay lưng cua Thây môi ngay môt cong đi đên đô mây đưa chung tôi thây đươc. Thây châm rai khoan thai, tư cai xoay lưng, lăc đâu, nâng tay. Tôi chưa bao giơ thây Thây lam môt đông tac gi đôt ngôt. Co thê răng, trong sư hiên diên cua Thây, chăng co sư kiên tư nhiên nao xay ra môt cach đôt ngôt, va bon hoc sinh chung tôi thi, khi co Thây chăng đưa nao muôn lam chuyên gi đôt ngôt. Thây Khanh noi tiêng Băc thuân tuy. Tư chư dung, cach phat âm tưng chư, cach lên bông xuông trâm trong môt câu, nhât nhât chăng môt ty anh hương nao cua Xư Huê. Tiêng noi cua Thây châm rai va nho nhe. Ngôi ơ dươi băng ghê khi nghe giang bai hay khi lên tra bai canh ban Thây, luc nao tôi cung nghe ro giong noi đo. Thây giang bai vê tiêng Phap, văn pham Phap, va cach hanh văn Phap. Thây noi cho chung tôi nghe vê ngươi Phap va nên văn minh Phap. Ky ưc tôi không ghi lai lân nao Thây noi vê môt hanh đông hay sư viêc sai trai cua môt ca nhân nao ngoai đơi hay cua môt hoc sinh nao trong lơp. Thêm vao sư ngương mô lâu dai danh cho con ngươi con la môt sư kinh nê sâu săc danh cho viêc dây dô cua Thây. Thây Khanh thich thu va ung dung day tiêng Phap cho hoc sinh ban Anh Ngư trong thơi điêm ma văn hoc nghê ̣thuât My đang tim cach đanh bat văn hoc nghê thuât Phap trong lơp hoc cung như ngoai đơi. ̣(Phim My, noi tiêng Phap, phu đê Viêt Ngư thinh hanh trong rap xi
nê vao thơi buôi ây co le la môt ngoai lê, biêu hiên cho môt sư lăp rap thương mai tam bơ cua ba thư văn hoa.) Thây đa truyên lai cho không it hoc sinh trong lơp Văn Chương–Anh Ngư cua tôi sư thich thu va ung dung đo ́khi hoc tiêng Phap. Không khi nao tôi thây Thây dung môt chư, noi môt câu, hay lam môt cư chi to ve, du chi môt chut thôi, sư nao nung hay nghi ngơ gi vê gia tri cua nhưng gi ma Thây đang day. Vi thê, trong tâm cam tôi đâm ra thich tiêng Phap như thich môn sinh ngư chinh cua minh. Tôi hoc tron hai cuôn Cours de Langue et de Civilisation Françaises
bia xanh chư đo cua Gaston Mauger, tư đâu đên cuôi môt cach thich thu va ung dung, co khi con thây thoai mai hơn la khi hoc mây cuôn sach giao khoa danh cho lơp Anh Ngư. (Thai đô khac biêt nay môt phân la do chuyên vao thơi gian đo sach giao khoa Anh Ngư con rât “hăm ba lăng”. Khi thi sach My “răt” như Practice Your English, ma tư chư dung cho tơi thi du lây thăng tư cuôc sông cua chi nươc My ma thôi, khi thi sach soan cho hoc sinh bên Phap, như L’Anglais par la Conversation va La Vie en Amerique, vơi bai giang va bai tâp toan băng tiêng Phap. Tinh chât “khi My, khi Tây, không bao giơ Viêt” cua sach giao khoa Anh Ngư đa lam hoc sinh chung tôi phân nao thơ ơ vơi nhưng lơi noi, viêc lam, va suy tư cua nhưng nhân vât xuât hiên trong sach. Nhưng ngươi nay, va xuyên qua ho, Anh Ngư, không mang đươc tinh sông đông ma
tôi tim găp trong cua gia đinh c̉ua Monsieur Vincent, phong viên cua tơ bao Le Courier de Montreal tai Paris, nhân vât hư câu trong cuôn sach giao khoa Phap ngư cua Gaston Mauger.) Bon hoc sinh chung tôi chi biêt sơ sai vê cuôc sông cua Thây Khanh bên ngoai trương. Nghe mây “ngươi lơn” cho biêt răng con gai Thây la môt trong nhưng hoa khôi cua trương Đông Khanh, va tuy chưa biêt măt mui “ngươi đep” ra sao, môt vai đưa chung tôi đa thinh thoang bơn cơt vơi nhau xin lam rê cua Thây. Chi bơn cơt va chi thinh thoang thôi, vi đâu oc chung tôi luc đo đang chưa nhiêu hinh anh va suy nghi con thich thu hơn nhiêu, va trong thâm tâm, chung tôi tư biêt răng hoa khôi Đông Khanh se không bao giơ lam quen vơi nhưng hoc sinh trung hoc ngô nghê.
Nhơ Cai Ngô Nghê Cua Hoc Sinh Ban Văn Chương—Anh Ngư
Chung tôi qua la ngô nghê thât. Goi la “cu lân” cung rât đung.
Chung tôi la nhưng câu be tuôi tư 16 đên 18 trong môt trương hoc hoan toan danh cho con trai. (Năm tôi vao lơp Đê Nhât cung la năm trương Đông Khanh thanh lâp lơp Đê Nhât riêng cua ho, không con gưi nư sinh qua hoc chung.) Nhưng câu be nay co thê đôi pho vơi mây bai hoc bai tâp môt cach tư nhiên va tư tin. Đa sô chung tôi biêt phai lam gi, tư bươc đâu tơi bươc cuôi. Nhưngke xuât săc trong đam lai nghi ra đươc nhưng cach thưc, bươc đi mơi đê giai quyêt vân đê. Nhưng ơ cuôc sông bên ngoai mây bai hoc bai tâp, ngay trong lơp hoc hay sân trương, chưa noi chi tơi cai xa hôi bên ngoai, chung tôi không co đươc sư tư nhiên va tư tin đo. Trong tinh huông tâp thê nay tinh huông xa hôi no, cu thê phai xư sư ra sao, lam điêu gi, noi cai chi cho phai cach, cho lich sư lich lam, thi trong trăm đưa chung tôi hoa hoăn lăm mơi co môt vai đưa biêt đươc. (Nhưng hoc sinh nay—tôi chơt nhơ đên anh Lê Xinh va anh Nguyên Phan Thinh—thương lơn hơn tuôi trung binh cua lơp, co thê tư 3 đên 4 năm. Ho tư đâu đên? Chung tôi không biêt măt ho trong thơi gian đê nhât câp tai cac trương ơ Huê. Xuât hiên trong lơp rât đôt ngôt, co măt trong lơp cung ngăn ngui, ho chơt đên, rôi chơt đi, va trong thơi gian co măt, ho chăng them tiêp xuc gi vơi bon tre con. Vi thê, bon tre con chung tôi chẳng hoc hoi đươc gi tư ho.) Mây bai hoc va bai tâp ơ trương không giup đươc gi trong chuyên xư sư sao cho lich sư lich lam. Qua nhưng ang văn chương cô Viêt Nam đê hoc thuôc va binh giang, chung tôi tim biêt đươc nhưng săc thai tông quat, môt vai cư chi cua mâu ngươi đan ông A Đông ly tương. Như, ngươi thi “khô dang trâm anh, nêt na chương phu,” ma ngôn ngư thi “khi khai thi thao Y Pho,” theo kiêu tai tư đa cung cua Cao Ba Quat. Hay, ngươi thi “đê huê lưng gio tui trăng” ma khi muôn nghe “ngươi đep” đan thi “vôi vang sinh đa tay nâng ngang may,” theo kiêu Kim Trong. Nhưng phai lam gi cho co tinh, co nghia khi môt ban hoc, môt sơm nao đo bông đên lơp rât trê, xuât hiên tai cưa lơp chi đê thông bao vơi moi ngươi răng anh phai thôi hoc va ngay mai anh lên đương nhâp ngu? Tai sao toan thê lơp Văn Chương—Anh Ngư chung tôi chi biêt ngôi yên tai chô, ngưng đâu lên rôi lai cui xuông sach vơ im lăng như tơ, trong khi anh ây măt tai xanh va giong noi thi run run? Tai sao không ai, kê ca trương lơp, nghi tơi chuyên xin phep thây đê thay măt cac ban noi vai lơi tư biêt? Hay, hơn thê nưa, cung đưng dây đên băt tay tư biêt ngươi ban hoc? Tai sao môt viêc đơn gian như vây ma không ai lam đươc? Co phai la ngô nghê cu lân không?
Cuôc sông trong gia đinh cung mây khi day cho chung tôi chuyên lich sư lich lam. Tôi nghi la chung tôi, mây đưa con trai Xư Huê tuôi 16 đên 18, guông nhau ơ rât nhiêu điêm, ma điêm quan trong nhât la cha me chung tôi xem thanh qua hoc hanh la thanh qua hang đâu, nêu không noi la thanh qua đôc nhât cần xet tơi. Moi thanh qua khac cua chung tôi, kê ca thê thao hay văn nghê, chi la thư yêu. Vi thê, “cu lân cung đươc” miên sao la “hoc gioi”! Hay, “nêu nho ma hoc gioi thi lơn lên tư nhiên se thanh lich lam”! (Co thê vi vây ma it ngươi trong đam chung tôi đanh gia cao nhưng lơi noi, viêc lam ma môt vai hoc sinh lơn tuôi cung lơp co khi phô diên va coi la biêu tương cho tinh chât lich sư lich lam cua ho. Đa vây, chung tôi đôi khi lai biên nhưng lơi noi viêc lam nay thanh tro cươi.)
Trong dip đai sư gia đinh, chung tôi nhân công tac tư ngươi lơn (như chui nha, lau ban ghê, đanh bong lư hương, đi mua trâm tra vang bac, v.v.) va lâp đi lâp lai nhưng đông tac lê nghi (bôn layba vai, khân khưa...) ma chung tôi quan sat ơ ngươi lơn. Đo la môt vai tro thu đông va bang quang, ma đa la thu đông va bang quang thi không thê nao lich sư va lich lam đươc. Lich sư va lich lam thê nao đươc khi ma không biêt Cô Ha Thi Phong, giao sư Anh Văn, giao sư hương dân cua lơp minh săp lên xe hoa vê nha chông? Khi ma biêt rôi cung vây thôi, cung tinh bơ, không co đươc môt cư chi tâp thê gi (thiêp, qua, bo hoa...) đê chuc mưng Cô, đê Cô biêt răng toan ca lơp rât vui mưng? Khi ma đên luc Cô Liên (tưc Ba Pho) co lơi trach moc ca lơp vê sư sơ hơ đo, vân thêm môt lân nưa dưng dưng, như đang nghe chuyên vê môt ngươi nao đo ơ bên Phi Châu? Chơ đên bao giơ đây, dip nao đây mơi biêu lô tinh cam va sư kinh trong đôi vơi Cô Phong ma hoc sinh cua lơp Văn Chương—Anh Ngư ai ai cung co? Đơi đên khi “ngươi lơn” quyêt đinh rôi phân chia công tac? Sau nay cang nghi tơi nhưng chuyên nay tôi cang thây minh va ban hoc bung thi chưa tơi hai ba “bô chư” ma sao ngô nghê cu lân qua chưng. Nhưng đo la nhưng suy nghi vê sau, chư hôi đo thi chung tôi không y thưc đung mưc sư trâm trong cua cai ngô nghê va cu lân cua minh. Chung tôi
quan tâm hơn, lo lăng hơn vê chuyên lam sao nhôi nhet vao mây cai bô chư nay nhưng thông tin dư kiên văn chương khoa hoc nghê thuât tư bât cư nguôn côi nao trong tâm tay.
Nhơ Thư Viên Phong Thông Tin Hoa Ky
Đôi vơi môt hoc sinh trung hoc không đông xu dinh tui, thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky
tai Thanh Phô Huê la nguôn côi trong tâm tay quan trong nhât vê nhưng thông tin dư kiên văn
chương khoa hoc nghê thuât.
Tôi nghe noi trương Quôc Hoc cung co môt thư viên, nhưng suôt ba năm liên tôi chưa khi nao
vao thư viên đo va cung không biêt no năm chô nao, nêu qua thưc trương co môt thư viên. Thơi buôi đo, khi nhăc đên chư thư viên tôi nghi ngay đên Phong Thông tin Hoa Ky. Đo la môt ngôi nha trêt hinh chư V quet vôi trăng đưng ơ goc đương Ly Thương Kiêt va Lê Thanh Tôn (nay la đương Ha Nôi) trông ra môt nga sau. Trong thơi Phap thuôc, ngôi nha nay la nha hang thưc phâm va lo banh mi Phap Chaffengeon. Tôi thăm viêng toa nha nay môi tuân it nhât môt lân, lăm khi vi oc đoi va môt đôi khi vi bung đoi. Lân nao tơi thăm rôi thi khi ra vê tôi đêu cam thây no nê. Tôi đên thư viên Phong Thông Tin Hoa Ky đê “nhiǹ” vao nươc My, đê tim biêt chuyên gi đang xay ra trong thê gian bên ngoai nươc Viêt Nam, va đê tim toi vê nghê thuât nươc My. Nhưng hoat đông nhin tim đo diên ra trong môt ngôi nha mat me sach se, nhơ sư hương dân tân tinh cua cac nhân viên thư viên, ma đang mên nhât la Ông Bosco, môt ngươi Viêt săc diên hông hao, phong thai hoa nha vui ve.
Qua nhưng tap chi nhiêu hinh hơn la chư tôi đa thây đươc măt mui, ao quân, nha cưa, xe cô, hang quan, va sinh hoat hăng ngay tư hêt đia phương nay đên đia phương khac trong nươc My. Nhưng điêu “nhin” nay sông đông hơn va thưc hơn nhưng cai gi tôi đa “hoc” đươc vê nươc My trong cac sach giao khoa Anh Ngư do ngươi My soan. Tap chi tôi đoc thương xuyên nhât la Arizona Highways ma nôi dung luc nao cung đây hinh anh sa mac, bui xương rông, trong vung đât hoang thi xe 4x4 chay tung bui, va ngoai đương lô thênh thang thi mây chang “cao bôi” thư thiêt hung dung trên cac con tuân ma thân nâu tuyên đuôi dai vang ong anh.
Tôi đoc cac tap chi thơi sư,̣ như Time va Life, theo kiêu “mo mâm”. Bai tương thuât hay phong sư dai môt trăm chư thi biêt đâu đươc ba chuc chư, bay chuc chư con lai thi đoan mo. Lây nôi dung cua bai ma phong chưng y nghia cua nhưng chư “kho”. Đoc xong vê nha nhơ mang man đươc chư “kho” nao thi lây tư điên ra tra nghia va cach phat âm. Dân da, môi tuân biêt thêm đươc chưng ba chư mơi. Luc đo thi không y thưc đươc, nhưng đoc riêt cac tap chi thơi sư My tôi đâm ra thich nhưng câu văn, Anh cung như Viêt, thiêt ngăn gon va trưc tiêp, va bưc minh vơi nhưng câu hai ba mênh đê chong cheo nhau.
Đoc cac tap chi thơi sư, tôi biêt đươc nhiêu chuyên “lâm câm” bên My ma chăc kê lai ban be
chăng ai muôn nghe. Vi thê biêt ma chi đê bung. Như chuyên Tony Boyle chu tich nghiêp đoan
thơ mo thuê ngươi am sat đôi thu chinh tri Jock Yablonski, hay chuyên William Buckley Jr. môt
sinh viên tai đai hoc Yale viêt cuôn “God and Man at Yale” đê đa kich thai đô vô thân cua thây
ban trong trương. Hoa ra Xư My thi tôi biêt ro dây mơ rê ma ma con ngươi va đât đai cua quê
nôi Triêu Phong Quang Tri thi hoan toan mu tit, dâu răng ca hai nơi nây tôi chưa lân nao đăt chân tơi.
Thu vi nhât trong thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky la cac sach vê nghê thuât. Cuôn tư điên Larousse cua tôi tuy co nhiêu hinh tranh, điêu khăc, va kiên truc, nhưng hinh thi phân lơn đen trăng, nho ti xiu, va tâp trung vao nghê thuât cô Châu Âu. Găp lai nhưng hinh tranh, điêu khăc va kiên truc nay trong mây cuôn sach khô lơn nhiêu mâu thi chăng khac gi mơi găp lân đâu. Chi tiêt mơi, mâu săc mơi, nêu trươc năm như dep lep trong không gian hai chiêu thi nay như mang thêm chiêu sâu. Quan trong hơn thê nưa, nhưng cuôn sach nay cho tôi thây cai sô lương không lô va chât lương thiên hinh van trang xuât phat tư tri tương tương sang tao cua ngươi My. Nhưng cuôn sach đo không đinh nghia “đep” la cai gi, nhưng tôi tư y kêt luân răng my thuât không nhât thiêt phai la vê cai “đep”, va “đep” không nhât thiêt phai la mum mim, mau me, rưc rơ, hoanh trang như công trinh cua Michelangelo, Rubens, hay Tintoretto ma tôi đa băt găp trong cuôn Larousse.
Tôi đa thưc sư xuc đông bơi cai đep trong tranh thiên nhiên cua Georgia O’Keeffe, trong điêu
khăc di đông cua Alexander Calder, trong kiên truc phan qui ươc cua Frank Lloyd Wright. (Sau
nay tai nươc My, khi đưng trươc hay bên trong nhưng công trinh nghê thuât nay, tôi co cam
tương như đang chuyên tro vơi nhưng ngươi ban cô tri bao lâu xa cach.)
Đoi oc thi đên thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky. Đoi bung thi đên lo banh mi năm trong
môt goc sau lưng thư viên. Măc du hiêu banh nay năm trong môt xo lup xup, không bao giơ co
bong môt ông tây “mui lo” nao, va chưa bao giơ no đươc xac đinh la “hâu duê” cua Chaffengeon ngay xưa, chung tôi vân co thoi quen goi no la hiêu banh mi Chaffengeon. Co thê răng hiêu banh san xuât đươc nhiêu măt hang, nhưng chung tôi đên đo la chi đê mua đôc nhât môt thư: Pâte chaud. Ngay trong thơi gian đo, tôi không thê khăng đinh răng pâte chaud cua Chaffengeon rât ngon. Tôi cung chăng biêt banh lam băng dâu gi, thit gi. Nhưng tôi biêt chăc răng tôi co đươc cai cam giac phơi phơi cua môt ngươi vưa thưc hiên đươc môt công trinh đang kê gi đo, môi khi tôi danh dum đươc đu tiên để theo anh Nguyên Đưc Hoa, ban cung lơp cung xom giêng, hay hai anh Nguyên Văn Đinh va Đoan Tư, đap xe đap đên hiêu mua môt cai pâte chaud. Mai mai sau nay, tôi không bao giơ so sanh pâte chaud do thân nhân, ban be, hay cac hiêu khac lam, vơi pâte chaud cua Chaffengeon. Tôi biêt không thê va không nên so sanh cai banh vơi môt ky niêm. Tôi đa viêt vê ba điêu tôi muôn nhơ: Thây Khanh, sư ngô nghê cua hoc sinh lơp Văn Chương—Anh Ngư, va thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky. Tôi muôn quên đi giơ hoc đâu tiên vơi Thây
Hoang Phu Ngoc Tương va chuyên hoc sinh nem đa săn lung giao sư sau cuôc đao chanh
1/11/63. Ma đa muôn quên đi thi không thê nao muôn viêt đươc. Tôi danh hai đê tai nay cho
nhưng ngươi đa trai qua nhưng sư viêc nay va vân muôn nhơ. Tôi chơ đơi va se đoc ngâu nghiên
nhưng giong hôi ky cua ho.
♣
Nguyên Quôc Lâp: Sau Quôc Hoc, du hoc New Zealand; day kinh tê chinh tri tai đai hoc
Wellington, Huê va Đa Lat; sau 30/4/75, hoc tâp cai tao 7 năm; vươt biên, tôt nghiêp Ph.D. vê
kinh tê tai đai hoc Rutgers (New Jersey); day ơ Rutgers 3 năm; hiên lam viêc trong môt công ty
tai chinh ơ Washington, DC.
bong môt ông tây “mui lo” nao, va chưa bao giơ no đươc xac đinh la “hâu duê” cua Chaffengeon ngay xưa, chung tôi vân co thoi quen goi no la hiêu banh mi Chaffengeon. Co thê răng hiêu banh san xuât đươc nhiêu măt hang, nhưng chung tôi đên đo la chi đê mua đôc nhât môt thư: Pâte chaud. Ngay trong thơi gian đo, tôi không thê khăng đinh răng pâte chaud cua Chaffengeon rât ngon. Tôi cung chăng biêt banh lam băng dâu gi, thit gi. Nhưng tôi biêt chăc răng tôi co đươc cai cam giac phơi phơi cua môt ngươi vưa thưc hiên đươc môt công trinh đang kê gi đo, môi khi tôi danh dum đươc đu tiên để theo anh Nguyên Đưc Hoa, ban cung lơp cung xom giêng, hay hai anh Nguyên Văn Đinh va Đoan Tư, đap xe đap đên hiêu mua môt cai pâte chaud. Mai mai sau nay, tôi không bao giơ so sanh pâte chaud do thân nhân, ban be, hay cac hiêu khac lam, vơi pâte chaud cua Chaffengeon. Tôi biêt không thê va không nên so sanh cai banh vơi môt ky niêm. Tôi đa viêt vê ba điêu tôi muôn nhơ: Thây Khanh, sư ngô nghê cua hoc sinh lơp Văn Chương—Anh Ngư, va thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky. Tôi muôn quên đi giơ hoc đâu tiên vơi Thây
Hoang Phu Ngoc Tương va chuyên hoc sinh nem đa săn lung giao sư sau cuôc đao chanh
1/11/63. Ma đa muôn quên đi thi không thê nao muôn viêt đươc. Tôi danh hai đê tai nay cho
nhưng ngươi đa trai qua nhưng sư viêc nay va vân muôn nhơ. Tôi chơ đơi va se đoc ngâu nghiên
nhưng giong hôi ky cua ho.
♣
Nguyên Quôc Lâp: Sau Quôc Hoc, du hoc New Zealand; day kinh tê chinh tri tai đai hoc
Wellington, Huê va Đa Lat; sau 30/4/75, hoc tâp cai tao 7 năm; vươt biên, tôt nghiêp Ph.D. vê
kinh tê tai đai hoc Rutgers (New Jersey); day ơ Rutgers 3 năm; hiên lam viêc trong môt công ty
tai chinh ơ Washington, DC.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 093
NGUYỄN PHÚ THỨ *TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠC
TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠC
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
Trước đây, tôi có viết bài CHỮ AN để góp phần mọn cho đời sống hằng ngày, có đoạn về sự bất An của cuộc đời con người tôi, xin nhắc lại như sau :
…..
« Nhớ lại thuở còn tuổi học trò ở quê nhà, tôi cũng phải tranh đấu với bạn bè cùng lớp từ bậc tiểu học, rồi trung học và đại học, cứ tưởng khi ra trường đi dạy làm thầy sẽ thoải mái và sung sướng hơn tuổi học trò đầy mơ mộng. Nhưng than ôi! khi đến tuổi lập thân, nên người và có sự nghiệp trong tay rồi, thì tôi cũng tiếp tục tranh đấu vì sự sống hằng ngày, mà chẳng thực hiện được chữ An, nhớ lại cái tuổi học trò, sống với Cha Mẹ, thì thật là sung sướng vô cùng, mỗi ngày chỉ vui chơi, rồi đi học, về nhà thì được Cha Mẹ nuông chiều, lo cơm áo đầy đủ, duy chỉ có cái lo học cho được điểm cao ở nhà trường và mỗi lần có cuộc thi làm bài trúng và được chấm đậu là xong, chớ nào có hay biết Cha Mẹ phải tranh đấu để làm ra tiền của, để nuôi dưỡng cho mình ăn học đâu? Thành ra cuộc đời tuổi học trò thật là An vui, mà tôi không bao giờ hay biết, mà tôi còn cứ than Khổ mỗi khi phải lo học hành, đến ngày nghỉ cuối tuần mới được rông chơi với bạn bè hoặc vào dịp nghỉ hè được nhà trường tổ chức đi thăm viếng danh lam thắng cảnh quê hương mình và nhìn lên bục giảng bài của những vị thầy, những vị giáo sư, thì tôi cũng không An, với tuổi học trò đầy mơ ước sau này sẽ trở thành những vị ấy, sẽ sung sướng và hảnh diện và An vui hơn cái tuổi học trò. Thế rồi, nước chảy ngày tới, thời gian cứ trôi qua, tôi đã thật sự thành công cái mơ ước của mình, thì tôi lại thấy cái tuổi học trò quả thật An vui hơn, mà tôi không chịu An hưởng cái An hiện có của mình, cho nên cái tuổi học trò tôi vẫn mất An là thế đó. Vì thế, tôi mới tiếc rẻ cái An của cái tuổi học trò, vì nhứt nhứt sự sống, từ cái ăn, cái mặc đều do Cha Mẹ lo lắng đầy đủ cả, chớ đâu phải như ngày hôm nay… »
Nay, tuổi tôi trên đường đi đến thất thập niên, nhìn lại quảng đời đã đi qua, mới thấy cuộc đời : « Khi còn trẻ, đứng dưới chân núi nhìn lên thấy núi cao lớn, nhưng khi leo lên đến ngọn núi, thì thấy ngọn núi kia nhỏ bé so với Trời cao, Biển rộng không khác sự hiểu biết khi đến tuổi đã già vậy, cho nên tôi thấy : . Bởi biển học mênh mong vô tận, nhưng sức người hiểu biết rất hạn hẹp không thể thấu hiểu biết hết được.»
Hôm nay, tôi xin mạo muội viết tiếp bài TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠC, để góp phần mọn cho đời sống. Như chúng ta điều biết và thấy được :
«Loài người sanh ra do vận hành của Trời Đất tạo thành, không khác hột kim cương, có đủ loại, đủ cở. Vì thế, mỗi người có mỗi ý và có số mạng khác nhau, cho nên đã làm con người thì không bao giờ giống nhau hay toàn bích hơn người khác hết được.
Do vậy, chúng ta đừng bao giờ lẩm cẩm hay khờ dại bắt buộc người khác giống mình hoặc chỉ biết xét lỗi người mà quên lỗi mình, làm cho tâm mình bất an không lợi lộc cho bản thân mình, mà nên xét lỗi mình và nên có tấm lòng thường người như thể thương thân ».
Quả đúng vậy : Con người chúng ta do Trời Đất tạo thành không có người nào giống người nào, mặc dù có sanh đôi cùng Cha Mẹ chăng nữa, bởi vì, mọi người có đời sống riêng biệt và có phúc đức tiền kiếp ông bà, cha mẹ không giống nhau. Do vậy, có cuộc sống về tương lai cũng khác nhau.
Nhân đây, xin trích dẫn trang 33 và 34 trong quyển Tử Vi & Địa Lý Thực Hành của Nguyễn Phú Thứ :
Tại sao hai người sanh cùng : Giờ, Ngày, Tháng, Năm và cùng Quê
Hương. Nhưng Không Giống Nhau về Tương Lai Sự Nghiệp ?
Khi nói đến trường hợp hai người sanh đôi, chỉ khác giờ, tôi nhớ lại giai thoại diễn ra dưới triều Lê, hai người không những giống nhau như sanh đôi, mà còn sanh cùng giờ và cùng quê hương nữa, nhưng tương lai sự nghiệp lại khác nhau, xin trích dẫn như sau : Khi Lê Thái Tổ thành đại nghiệp, lên ngôi vua, trở về quê hương đất tổ, một ông lão người cùng quê hỏi Tướng Trần Nguyên Hãn rằng :
Tôi với bệ hạ sanh cùng : Giờ, Ngày, Tháng, Năm và cùng Quê hương, thế sao bệ hạ làm vua, mà tôi thì vẫn là dân?
Tướng Trần Nguyên Hãn đáp :
Đó là Phúc cả, Cung Phúc của Chúa tôi và ông đều có Thiên Đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mộ tổ ông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ tổ Chúa tôi để trúng long mạch, nên được hưởng. Bởi giống nhau, nên tướng mạo của ông và Chúa tôi giống nhau tương tự.
Tôi nghï rằng : Số ông cũng có phần nào giống Chúa tôi chứ! Ông làm nghề gì?
Ông lão đáp :
Tôi làm nghề nuôi Ong, hiện nuôi được 9 tổ Ong.
Tướng Trần Nguyên Hãn nói : Đó, tôi nói có sai đâu? Bệ hạ tôi làm Chúa 9 Châu, còn ông làm chủ 9 tổ Ong, tổ nào cũng có vua, có tướng, có quan mà.
Do vậy, chúng ta có thể kết luận rằng :
Hơn nữa, cuộc đời khó ai biết được tương lai, để chọn sự sống được sung túc thoải mái về vật chất lẫn tinh thần suốt đời.
Nhân nhắc đến , thì chúng ta đã thấy : Con người cũng bị chi phối các vận hành trong Trời Đất tạo nên, dù giàu hay nghèo, cho nên không thoát khỏi Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Bởi vì, mọi người đã hiểu biết và thấy được: .
Vì thế :
Số Không là số trời ban,
Không ai tránh khỏi bước qua kiếp người.
Quả đúng vậy, Số không là số thần kỳ.
Bởi vì, là số bắt đầu tức số không dương khi chúng ta lọt lòng để chào đời và số chấm dứt tức số không âm khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, không một ai tránh khỏi của cuộc đời Có Không, Không Có này.
Hơn nữa, khi chúng ta chào đời hay khi lìa đời cũng trắng tay, mặc dù người đó có giàu sang, danh vọng như thế nào cũng không mang theo hết được.
Từ đó, chúng ta mới thấy được tất cả đời sống có được hiện tại chỉ là tạm bợ kể cả bản thân, chớ không phải của riêng của ai mãi mãi và mỗi người có số mạng cả trong thời gian nào đó.Do vậy, nếu chúng ta tự suy nghĩ sẽ thấy và nên làm ngay : Không bao giờ tranh đua hơn nhau một lời nói hay ích lợi vật chất vô ích nữa, đôi khi để đưa đến sự mất lòng nhau, mà chúng ta nên thương yêu mọi người như thể thương thân, phải biết Nhẫn Nhục, Từ, Bi, Hỉ, Xả với mọi người và nên cho những nụ cười với nhau để có đời sống được An Lạc.
Trái lại, nếu chúng ta cứ không từ bỏ cứ tiếp tục: ganh ghét, hơn thua, sân hận và hỉ, nộ, ái, ố…mỗi khi khi thấy người khác hơn mình, thì phải nói xấu người cho bằng được để triệt hạ và đôi khi phải bỏ ăn, mất ngủ làm hại sức khoẻ mình để suy nghĩ rồi dựng chuyện hoặc làm những điều độc ác để làm lợi cho mình mà không nghĩ đến sự đau khổ của người khác, để rồi sẽ mang vào thân hậu quả khó lường về sức khoẻ và tuơng lai sau này.
Ngoài ra, chúng ta cũng đừng bàn chuyện thiên hạ để lãnh nợ, lọt vào Bốn Cái Ngu của người xưa đã từng nói : «Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu », mà chúng ta nên :
Tăng ái bất quan tâm,
Trường thân lưỡng cước ngọa.
Chuyện thương ghét chẳng bận lòng,
Nằm thẳng hai chân mà an giấc.
Viết đến đây, tôi nhớ lại các trang phụ, xen vào sau khi hết tiểu mục của các quyển sách của tôi, xin trích dẫn trang 132 quyển Tử Vi & Địa Lý Thực Hành như sau :
Người xưa đã nói : "Ái Nhân như kỷ" (愛 人 如 己)
tức "Thương người như mình"
hoặc là :
"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn" (己 所 不 欲 勿 施 于 人)
tức "Điều mình không muốn, chớ làm cho người"
Riêng tôi,
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần và cũng đừng bao giờ làm những gì mình không thích cho mọi người, mà nên làm những gì mình thích cho mọi người. Có vậy mới chấm dứt sự đau khổ triền miên ở trần gian này nữa. Mong lắm thay !
Một đặc điểm khác nữa,
Người ta thường ví : Cuộc đời giống như canh bạc, có kẻ thắng người thua. Nếu quả thật vậy, thì tâm của mình sẽ bất an, vì chỉ lo nghĩ đến sự thắng thua mà quên đi hưởng an lạc cuộc đời.
Do vậy, nếu muốn hưởng được cuộc đời an lạc, thì người ta nên nhứt quyết không thèm lo nghĩ sự thắng thua của nó là quan trọng nữa.
Hơn nữa, nếu chúng ta thực hiện được Tri túc, tri chỉ (Biết đủ, biết thôi) hoặc là: Tri túc tiện túc, hà thời túc - Tri nhàn tiện nhàn, hà thời nhàn (Biết đủ thì đủ - Biết nhàn thì nhàn)
Và xin trích dẫn bài thơ dưới đây :
Biết đủ sẽ đủ
Các bình chậu hủ đựng lủ khủ,
Biết dùng chúng nó đời sẽ đủ,
Không tranh đủ thiếu được an ngủ,
Vui sống mọi người trong hoàn vủ
thì cuộc sống sẽ được An Lạc trên trần gian này.
Ngoài ra, chúng ta đã từng biết, mỗi người có mỗi ý cho nên đừng cho rằng ý tôi là tuyệt đối, là hay hơn cả, mà nên áp dụng câu : «Le moi est haïssable» của Blaise Pascal (1623 - 1662) đã để lại cho đời «Cái tôi thật đáng ghét» đáng suy ngẫm vậy.
Nhân nhắc, mỗi người có mỗi ý, có cái nhìn khác nhau xin trích dẫn chuyện xa xưa (Ngựa hay Lừa?, nhưng tôi thấy con vật nào cũng không quan trọng, tuy nhiên, tôi thấy con Ngựa có lý hơn con Lừa, vì nó có sức mạnh để cho hai cha con cùng cỡi và nội dung cốt chuyện mới quan trọng) như sau :
Chuyện kể, có hai cha con người kia đi mua được một con Ngựa, trên đường trở về nhà người cha bảo người con lên cỡi con Ngựa, dọc đường bị người ở bên đường quở rằng : « Người con bất hiếu, bởi vì người con còn tráng kiện, trong khi người cha già yếu lại đi dưới nắng nóng bức mùa Hè ».
Người cha nghe nói có lý, nên bảo người con xuống và nhường con Ngựa dể người cha lên cỡi. Nhưng đi được một khoảng đường, thì bị người qua đường lại quở rằng : « Ông già này không biết thương con, trong khi trời nắng trưa mà để đứa con đi bộ với con Ngựa như vây ? ».
Người cha nghe vậy, cũng cho rằng có lý, cho nên ông bảo đứa con cùng lên ngồi trên con Ngựa để cỡi về nhà. Nhưng đi được một đổi đường, thì bị người qua đường lại quở: «Tại sao hai cha con người này rất nặng mà bắt con Ngựa để cỡi, không biết thương thú vật »
Người cha nghe vậy, cũng cho rằng có lý,, cho nên ông bảo đứa con cùng ông tuột xuống, không cỡi con Ngựa nữa, từ đó hai cha con cùng đi bộ với con Ngựa cho chắc ăn và tin rằng lần này đi đến nhà sẽ không bị thiên hạ phê bình. Nhưng khổ thay, cha con ông chỉ đi được một khoảng đường, thì cũng bị phê bình : «Tại sao hai cha con ông dạy dột, không biết dùng con Ngựa để làm phương tiện cỡi con Ngựa đi về nhà cho khỏe, mà phải đi bộ cực nhọc ?. Bởi vì, phàm ở đời »
.
Qua câu chuyện này, tôi nhớ lại câu chuyện Năm Người Mù Xem Voi, vì bị mù, cho nên mỗi người rờ Voi và cho rằng con Voi hình dáng khác nhau, nào là Voi giống như : Cái Quạt, tấm thớt, vòi nước….
Ngoài ra, tôi còn nhớ một người kia mới dự định cất một ngôi nhà ở bên đường cái, thiên hạ đi ngang qua, bảo nên cất quay về hướng này, người thì bảo hướng khác, phải làm cửa chánh và các cửa sổ như thế nào? để sau này làm ăn được sung túc, hạnh phúc, giàu có….
Nhưng nếu Ông Bà chủ nhà cứ theo ý của mọi người, thì tôi tin rằng việc cất nhà sẽ không bao giờ thực hiện được một căn nhà.
Do vậy, chúng ta muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì cần phải là người trong cuộc hay chúng ta đã từng thực hành rồi, thì mới có một kết luận chánh xác, chớ nên tin tưởng
qua sách báo hay lời nói của người trọn vẹn, để đánh giá vội vàng hư thực của mọi vấn đề, để rồi đưa đến sự thật hiểu lầm đáng tiếc sau này.
Nhân đây, xin kính chúc mọi nhà được An Vui và thân tâm An Lạc.
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
Mùa Vu Lan Báo Hiếu 2008
TRẦN BÌNH NAM * VÕ VĂN KIỆT
Chỗ đứng nào của ông Võ Văn Kiệt trong lòng dân tộc?
Trần Bình Nam
Theo tin chính thức, ông Võ Văn Kiệt - một đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam,- nguyên thủ tướng thời kỳ “đổi mới” qua đời tại bệnh viện Mount Elizabeth ở Singapore hôm 11/6/2008 hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kiệt bị khó thở tại Saigòn và được đưa sang điều trị tại Singapore hôm 3/6/08. Có nguồn tin cho biết ông qua đời mấy ngày sau đó, nhưng chính phủ Việt Nam và gia đình trì hoãn việc loan báo vì những lý do tế nhị thường có đối với các lãnh tụ cộng sản dù đang còn tại chức hay đã nghỉ hưu.
Võ Văn Kiệt nằm xuống, dư luận trong và ngoài nước
nói nhiều về ông vì chẳng những ông được xem là
người có công lớn trong công cuộc đổi mới, kịp kéo
Việt Nam ra khỏi nạn đói của thời kỳ kinh tế bao cấp,
mà còn là một người bình dân, cá tính mềm dẽo, và có
một lối sống nhân bản. Chưa hết, ông còn là một người
dù đã nghỉ hưu vẫn còn quan tâm đến các vấn đề của
đất nước nhất là của đảng (cộng sản của ông), một
người biết ngoảnh nhìn lại cuộc thắng bại của hai bên
quốc cọng để biết cái vui và cái buồn của kẻ thắng
người thua.
Người Việt Nam có truyền thống không chê người vừa chết nên những đánh giá nóng hổi thường có khuynh hướng làm nổi bật cái tốt về con người và thành quả của người vừa khuất. Những điều bất cập tạm cho vào nắp hòm đậy lại.
Qua lời khen chê bình phẩm của những người từng biết ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhất thời chúng ta không ngạc nhiên thấy ông Võ Văn Kiệt được hưởng sự rộng lượng hơn là búa rìu của dư luận.
Qua phỏng vấn của đài Á châu Tự do (Radio Free Asia – RFA), cựu đại tá Bùi Tín, một người không ân oán gì với ông Võ Văn Kiệt nửa khen nửa chê, dùng dằng khó nói thật ý nghĩ của ông. Thính giả có cảm tưởng ông Bùi Tín cố kềm chế để không vượt ra ngoài văn hóa Việt Nam “không nói xấu người vừa chết”, nhưng cũng không thể không làm bày ra một số mặt tiêu cực của ông Võ Văn Kiệt một cách hết sức nhẹ nhàng qua các câu hỏi hiển nhiên của phóng viên Nguyễn An.
Ông Lê Hồng Hà (một cựu đảng viên cao cấp khác từng giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy công an vào thập niên 1950, người can đảm bênh vực ông Hoàng Minh Chính khi ông Chính bị đảng trù dập năm 1995 và do đó bị trục xuất ra khỏi đảng, bị đưa ra tòa năm 1996 với bản án hai năm trong thời gian ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng) là người có ân oán với ông Võ Văn Kiệt, cũng vậy. Ông Lê Hồng Hà giữ tư cách của mình, tìm cách thông cảm với những động thái của ông Võ Văn Kiệt như [ông Kiệt] đã không bênh vực ông, và nhất là ký Nghị định 31-CP (tháng 4/1997) cho phép bắt và giam giữ những thành phần chống đảng không cần lệnh bắt và chứng cớ . Ông Lê Hồng Hà cho rằng nội dung đàn áp của Nghị định 31-CP không do sáng kiến của ông Võ Văn Kiệt, ông Võ Văn Kiệt chỉ ký theo lệnh của Bộ chính trị mà ai ở vị trí của ông cũng phải làm. Ông Lê Hồng Hà muốn làm nổi bật cá tính làm việc năng nổ của ông Võ Văn Kiệt, và nhất là sau khi nghỉ hưu ông Võ Văn Kiệt vẫn còn quan tâm góp ý về những vấn đề của đất nước, những ý kiến [theo ông Lê Hồng Hà] chưa chắc những người đang cầm quyền muốn nghe. Trước khi phóng viên Việt Hùng của RFA có cơ hội hỏi thêm mà ông biết sẽ khó trả lời, ông Lê Hồng Hà chấm dứt cuộc phỏng vấn.
Nhà nghiên cứu chính trị hải ngoại, tiến sĩ Âu Dương Thệ ở Đức, trong một bài viết nhan đề “Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần” cũng dành một cái nhìn tích cực về những gì ông Võ Văn Kiệt đã làm qua sự phân tích hai tài liệu quan trọng của ông Kiệt, thứ nhất là thư mật gởi Bộ chính trị năm 1995, thứ hai là cuộc phỏng vấn của đài BBC do phóng viên Xuân Hồng thực hiện mặt đối mặt tại Sài gòn năm 2007 nhân dịp kỹ niệm 32 năm ngày cộng sản chiếm miền Nam. Cũng theo truyền thống Việt Nam tiến sĩ Âu Dương Thệ không đưa ra những nhận xét tiêu cực đối với người vừa nằm xuống.
Đó là các ý kiến tiêu biểu. Còn các ý kiến của những nhân vật từng làm việc và được ơn mưa móc của ông thì hẵn nhiên hình ảnh của ông Võ Văn Kiệt là hình ảnh một lãnh tụ cộng sản xứng đáng “với dân với đảng”.
Bên cạnh những bày tỏ nhẹ nhàng của các nhân vật đương thời đối với một người vừa khuất, Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cũng đã quyết định cử hành quốc táng cho ông Võ Văn Kiệt. Và dù quyết định một cách miễn cưỡng (miễn cưỡng vì nghi lễ tương đối đơn giản, thời gian thăm viếng linh cửu rất ngắn, dân chúng không được tự do đến thăm linh cửu) đảng cộng sản Việt Nam cũng đạt được ý đồ khoe với thế giới rằng đảng viên của họ chỉ biết vì nước vì dân.
Nhưng như vậy có công bình với dân tộc và với lịch sử Việt Nam không?
Câu hỏi cốt lõi cần đặt ra để đánh giá một nhân vật lịch sử là: Quá trình sống và đấu tranh của nhân vật đó đã mang lại gì cho dân tộc và đất nước? Và câu hỏi đối với ông Kiệt sẽ là: Cuộc đời “sống và chiến đấu” của ông Võ Văn Kiệt đã mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam?
Không phải người cộng sản nào cũng xấu. Lịch sử chứng tỏ rằng chủ nghĩa cộng sản là một cỗ máy oan nghiệt đã giết chết ước mơ của bao nhiêu dân tộc. Nhưng cao trào và thoái trào của chủ nghĩa cộng sản trong từng nước cho chúng ta thấy có những người cộng sản dù đã rơi vào “cỗ máy” vẫn còn đủ sáng sốt và nghị lực vượt ra khỏi sự kiềm tỏa của bộ máy, biết gác bỏ danh lợi để phục vụ đất nước khi thấy cỗ máy có thể đưa bản thân mình lên đài danh vọng, nhưng đang từng ngày từng giờ nghiền nát đất nước và dân tộc mình.
Vài nhân vật điển hình. Mikhail Gorbachev là một người cộng sản tốt. Ông từ bỏ vinh quang và quyền hành của một Tổng bí thư (đảng cộng sản Liên bang Xô viết) để mang đến cho nước Nga một cơ hội dân chủ hóa đất nước và vươn lên đồng thời tránh cho thế giới một thế bí có thể dẫn tới chiến tranh toàn diệt bởi vũ khí nguyên tử. Boris Yeltsin cũng là một người cộng sản tốt ở một mức độ nhỏ hơn. Cựu ủy viên Bộ chính trị Trần Xuân Bách là một người cộng sản tốt khác đáng được vinh danh. Ông hy sinh vị trí ưu đãi của một ủy viên Bộ chính trị đưa ra chủ trương bỏ quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản, đa đảng hóa chế độ chính trị để dân chủ hóa đất nước. Và ở một mức độ nào đó, cựu thứ trưởng bộ ngoại giao Trần Quang Cơ là một người cộng sản có một tấm lòng. Ông Trần Quang Cơ có cơ hội trở thành bộ trưởng ngoại giao thay thế bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch [khi ông Thạch bị mất chức năm 1991 do áp lực của Trung quốc], nhưng ông đã từ chối vinh dự đó khi thấy rằng chính sách của đảng cộng sản [của ông] đang đưa đất nước vào con đường lệ thuộc Trung quốc. Ông xin nghỉ hưu và viết một tập “Hồi ức và suy nghĩ” để cảnh giác những người đang cầm quyền và hậu thế về nạn bành trướng của Trung quốc .
Ông Võ Văn Kiệt có ở trong số những người cộng sản tốt đó không?
Trên bình diện con người thì có, nhưng trên bình diện lịch sử thì không. Điểm son của ông Kiệt là lúc còn trẻ tuổi ông đã có khí tiết tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập. Việc ông gia nhập đảng cộng sản cũng có thể xem như là một kết quả tất yếu của một người trẻ tuổi có nhiệt huyết lao mình vào cuộc đấu tranh cần trang bị vũ khí tư tưởng cho mình (bất cứ vũ khí tư tưởng nào có thể chụp bắt).
Về con người, qua ghi nhận của những người gần ông trong công tác cũng như ngoài đời thường, ông Võ Văn Kiệt là một người tốt. Ông hay giúp đỡ bạn bè, họ hàng bà con. Sau năm 1975 ở vị trí quyền lực ông đã giúp đỡ cựu đại tướng Dương Văn Minh trong việc cho ông đi Pháp, cũng như từng giúp đỡ những người trí thức đã “vì chưa hiểu cộng sản” đã chấp nhận sự lãnh đạo của họ mà ở lại. Ông thông cảm với những người trí thức vượt biên bị bắt và thường tìm cách giúp họ tránh cảnh tù tội.
Trên mặt đảng, ông chiến đấu lập công và leo dần lên những bậc thang quyền lực của đảng cộng sản, đóng góp tích cực vào cỗ máy độc tài đảng trị và chứng tỏ là một đảng viên trung kiên và trung thành với đường lối của đảng dù các biểu hiện cho thấy con đường của đảng cộng sản là con đường đưa đất nước đến chỗ suy vong. Khi làm thủ tướng ông không ngần ngại theo lệnh đảng ký Nghị định 31-CP cho phép bắt giữ những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền mà đảng cho là pha rối trị an để cứu chức thủ tướng của ông đang bị đe dọa. Ông đã cho công an bắt và hành hung ông Nguyễn Hộ, người cùng tướng Trần Văn Trà thành lập “Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ”, một tổ chức gồm những cựu đảng viên gốc miền Nam đòi hỏi những cải cách cần thiết để giải quyết sự trì trệ đất nước. Ông Nguyễn Hộ vốn là một bạn cùng tham gia cuộc chiến đấu chống Pháp và đều là những người tận tình phục vụ cho đảng cộng sản trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp (1946-1954) và xâm lăng miền Nam (1964-1975). Năm 1995 khi đang là Ủy viên Bộ chính trị kiêm thủ tướng chính phủ, ông Võ Văn Kiệt đã có một hành động được hiểu là tích cực khi viết một thư mật gởi Bộ chính trị kêu gọi duy trì đường lối cởi mở kinh tế và phê bình Bộ chính trị không nắm vững tình hình thế giới (khi Bộ chính trị đang bàn thảo về đường lối của đảng cho đại hội 8 năm sau). Nhưng nhiều người cho rằng bức thư này không phải vì nước vì dân mà chính yếu để bảo vệ vị trí là người cầm cương chính sách đổi mới kinh tế của ông.
Thái độ trung thành với đảng hơn hiếu với dân của ông Võ Văn Kiệt không khác gì với sự trung thành của các tướng lãnh Đức quốc xã gây ra trận Thế chiến 2 và theo lệnh của Hitler nhúng tay vào việc tàn sát 5 triệu người Do tháo ở Âu châu, hay tướng Tojo của Nhật Bản chỉ vì muốn Nhật Bản trở thành bá chủ Á châu mà phạm tội ác chiến tranh. Chỉ khác ở chỗ các tướng Đức như tướng Goering, Donitz, Keitel, … và tướng Tojo thất bại bị các tòa án đồng minh mang ra tòa và xử treo cổ (riêng tướng Goering tự sát trước khi bị treo cổ) thì đảng của ông Võ Văn Kiệt đã thắng.
Chiến thắng xong, ông Võ Văn Kiệt cùng với đảng ông nhắm mắt áp đặt một chế độ chính trị và một chính sách kinh tế phá sản lên đầu lên cổ của nhân dân Việt Nam. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ ông cùng đảng ông áp dụng chính sách “đổi mới” để cứu đảng và khi cơ hội làm giàu đến ông và các đồng chí của ông đều biến thành tư bản đỏ. Riêng ông Kiệt có gia tài hàng trăm triệu mỹ kim mà trước mắt là công ty taxi Mai Lĩnh có chi nhánh toàn quốc do gia đình ông quản lý.
Ông Võ Văn Kiệt may mắn giữ chức vụ quyền thủ tướng năm 1988 (hai năm sau khi đổi mới), và từ năm 1991 đến năm 1997 chính thức làm thủ tướng chính phủ là thời kỳ Việt Nam mở rộng cửa đón nhận đầu tư nước ngoài (theo chính sách của Bộ chính trị) và ông đã được tiếng là người đã biến cải nền kinh tế tập trung của Việt Nam sang kinh tế thị trường và giải quyết được nạn đói đang đe dọa Việt Nam khoảng bán thập niên 1980.
Sau khi nghỉ hưu ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng lên tiếng đóng góp này nọ với Bộ chính trị với những tư tưởng rất tiến bộ, và điều này cũng góp phần không nhỏ vào cái tiếng “ông Võ Văn Kiệt là một người cộng sản tốt”. Sự may mắn đã theo ông cho đến cuối cuộc đời. Ông đã chết an bình tại một bệnh viện vào hạng tối tân tại Singapore và đã được quốc táng .
Quốc táng là một quyết định hành chánh đưa ông Võ Văn Kiệt lên đài vinh quang. Nhưng trong lòng người Việt ông có đáng được quốc táng không? Nếu quốc táng là sự biết ơn của toàn dân với một người đã hy sinh cuộc đời mình cho dân tộc và đất nước chứ không dành riêng cho một người chỉ biết hy sinh cho đảng phái của mình (để qua đó phục vụ quyền lợi cá nhân mình) dù đảng phái của mình mang di hại cho đất nước thì ông Võ Văn Kiệt không xứng đáng được quốc táng.
Ông Võ Văn Kiệt là một người may mắn, cũng như những lãnh tụ cộng sản Việt Nam trước ông may mắn đã được quốc táng. Ông và họ được bia đá bảng vàng, nhưng dù dùng cả một bộ máy tuyên truyền, dùng quyền viết sử để bẻ cong lịch sử đảng của ông cũng không xóa được “bia miệng” của nhân dân và hậu thế ?
Không nói gì đến Võ Văn Kiệt, ngay cả ông Hồ chí Minh (người du nhập chủ nghĩa cộng sản bất nhân vào Việt Nam), ông Lê Duẫn (người gom cả nước lại thành một mối điêu linh), và sau này Võ Nguyên Giáp (người danh tướng mà không phải là dũng tướng) nếu được đảng cộng sản Việt Nam đưa lên tột đỉnh của đài danh vọng một thời cũng sẽ không có chỗ đứng vững chãi trong lòng dân tộc.
Bia đá được dựng lên sẽ mòn theo thời gian, nhưng sự phán xét của nhân dân sẽ tồn tại mãi với thời gian.
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Trần Bình Nam
June 17, 2008
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
SƠN TRUNG * HOÀNG KHỞI PHONG
SƠN TRUNG
Tên thật Nguyễn Vinh Hiển, sinh năm 1943 tại Hải Dương, định cư tại Hoa Kỳ từ 1975. Chủ nhiệm tạp chí Văn Học, Hoa Kỳ (1989-1992).
Tác phẩm đã xuất bản :
thơ
Mặt Trời Lên ( Đại Nam Văn Hiến 1967)
Phục Hồi Quyền Chức Làm Người (1970)
truyện
Trong Hoàn Cảnh Khác (1972)
Ngẩng Mặt Nhìn Trăng Sáng chung với Hoàng
(Chính Nghĩa, Bố Cái,1978)
Ngày N + (hồi ký, Văn Nghệ 1988)
Thư Không Người Nhận ( Tân Thư &Thời Văn 1991)
Hai
người đội mũ (1996) là một truyện ngắn, viết về hai thương phế binh,
một chàng đội mũ lưỡi trai, một chàng đội mũ tai bèo. Hai chàng cùng trú
ngụ tại nghĩa trang đường Nguyễn Kim, Sài Gòn và cùng gặp nhau, chuyện
trò với nhau. Chiến tranh là phi lý, là bất công, là lừa dối tàn nhẫn.
Trong cuộc chiến Việt Nam, phe quốc gia thất bại, tan nhà nát cửa, phải
làm thân nô lệ đã đành, mà anh chiến binh cộng sản cũng trở thành phế
nhân trong khi bao tư bản đỏ sống huy hoàng.
Anh thương binh cộng sản bị mù mắt, ra khỏi bệnh viện được ban Quân quản cho ở một chỗ tạm nuôi cơm ngày hai bữa. Một số thương binh bỏ ra ngoài ăn xin vì cơm trong trại quá tệ. . . Anh nhập cuộc với họ. . . Một hôm trong lúc anh vắng mặt. . .toàn thể thương binh trong trại được đưa lên xe tống về ngoài Bắc hết.. . . Nhiều năm nay, anh đầu đường xó chợ, Anh tưởng rằng đã hy sinh một phần thân thể cho chiến thắng sau cùng thì anh phải được đãi ngộ đền bù xứng đáng với phần thân thể anh bỏ lại nơi chiến trường. Mãy năm gần đây. . . anh bị công an áo vàng xua đuổi như những con chó ghẻ. Khi chiến tranh đã tàn, thì cái mũ tai bèo và một vài huân chương đeo trên ngực, làm cho anh được nể nang phần nào. . .Thế rồi càng ngày, mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Tiền tháng dành cho một thương binh chỉ ăn thôi cũng không đủ.
Tác giả đã đưa một giải pháp: cả hai là nạn nhân của chiến tranh, cả hai muốn cộng tác để sinh tồn:
Tôi với anh bạn cùng cần sống hợp lực lại thì dễ hơn là lầm lũi một mình.
Cả hai hợp tác bằng cách anh mũ lưỡi trai hát, anh mũ tai bèo đánh đàn. Đó là một dự định. Trong thực tế , cả hai đã hợp tác bằng cách sống chung hòa bình.
Lưỡi trai và Tai bèo bây giờ ở chung trong một cái nhà mồ, nhường một cái nhà mồ cho một gia đình mới đi kinh tế về.. Không ở chung cũng chẳng được nào vì ban ngày cả hai đi kiếm ăn, cần phải có một người trông nhà, không sẽ bị người khác chiếm chỗ.
Người nào cũng thích chủ nghĩa nhân đạo và thích đoàn kết, xóa tan hận thù. Đa số nhân dân ta yêu chuộng hòa bình nhưng cộng sản thì không bao giờ muốn hòa bình. Nhưng từ bao lâu con người đã nhân danh công bằng, tự do, dân chủ mà tàn sát con người. Quan điểm của Hoàng Khởi Phong là nhân đạo nhưng đi sâu vào thực tế Việt Nam, chúng ta không khỏi thấy những điều chua chát. Biết bao giờ người Việt Nam mới trở lại quân bình, Bắc Nam mới thực sự thống nhất? Phải có ngày đó nhưng bây giờ thỉ chưa. Người cộng sản muốn một mình cai trị quốc gia, đất nước là của riêng đảng cộng sản, không bao giờ cộng sản san sẻ quyền hành cho nhân dân, cho nên đừng nghĩ đến hòa hợp, đoàn kết dân tộc, tự do, và đa đảng. Cộng sản muốn bóp cổ nhân dân, không cho nhân dân có tự do, cho nên không bao giờ có sự hòa hợp, hòa bình. Hòa bình thật sự là khi hết cộng sản, có tự do bầu cử, có hiến pháp công nhận quyền tự do của nhân dân. Những lời nói hòa hợp hòa giải chỉ là đầu môi chót luỡi cũng như Hồ Chí Minh trước đây hô hào ‘’Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết ‘’ nhưng liền lúc đó ông cho bộ hạ giết bao lãnh tụ tôn giáo, chính trị và các đảng viên các đảng phái quốc gia. Chúng ta không thể tin các lãnh tụ cộng sản, và cũng khó tin ở một số cựu chiến binh cộng sản dù họ nay đứng đối lập hay bỏ ra nước ngoài bởi vì vi trùng cộng sản đã ăn sâu tâm can tì phế họ.
Chúng ta yêu nước Việt Nam nhưng Việt Nam có ba hạng người.
- Hạng thứ nhất là cộng sản gộc
- Hạng thứ hai là đảng viên cộng sản hay dân chúng theo ý thức cộng sản
- Hạng thứ ba là dân chúng tiến bộ, sáng suốt thấy rõ dã tâm của cộng sản.
1. Hạng thứ nhất là cộng sản gộc
Họ nay thành tư bản đỏ, có vốn hàng triệu, hàng tỷ đô la Mỹ. Hạng này muốn ngồi mãi để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ sẵn sàng bỏ lương tâm, đạo lý và lý tưởng cộng sản mà họ đã tuyên truyền lúc trước. Bao lâu nay họ trộm tài sản nhân dân, tham nhũng, hối lộ, và bán nước cho Trung Cộng để cầu sự bảo hộ của Trung Cộng. Họ đã đem dân đen đi bán khắp nơi trên thế giới, để cho nam thì thành nô lệ, còn phụ nữ thì thành gái giang hồ. Cộng sản chủ trương độc tài, độc đảng để bè đảng của họ một mình hưởng lợị, không bao giờ chia phần cho nhân dân, mà trái lại là bóc lột nhân dân, cướp tài sản nhân dân và tài sản nông dân. Vụ Dân Oan ở Hà Nội, Sài Gòn và Hâu Giang là những minh chứng cho lỏng gian tham và phản quốc của cộng sản. Võ Văn Kiệt và bọn trung ương đảng dã đưa ra nghị quyết đánh phá hải ngoại. Bao nhiêu sư sải, linh mục quốc doanh hoặc bọn công an cộng sản giả danh người tu hành để kêu gọi về nguồn, cứu trợ, hòa hợp hòa giải cũng chỉ là để vơ vét tiền bạc ở hải ngọai đem vê dâng cho chủ nhân của chúng. Trong khi Hòa thượng Thích Quảng Đô, hòa thượng Thích Huyền Quang , linh mục Nguyễn Văn Lý bị giam cầm hoặc quản thúc thì lại có một số tu sĩ lại được ra ngoại quốc là tại sao? Họ chính là nhũng tay sai cộng sản ra ngoài để thực hiện việc thu tiền bạc cho cộng sản và tuyên truyền cho những việc lừa đảo đối trá của họ.
2. Hạng thứ hai là cán bộ hoặc dân chúng bị nọc độc cộng sản tuyên truyền .
Bọn này căm thù chính thể quốc gia và người quốc gia. Hạng này còn khinh miệt người quốc gia vì họ cho họ là đỉnh cao trí tuệ, bách chiến bách thắng. Hạng này gồm những người dân hay đảng viên, trong đó có những văn thi sĩ. Như Dương Thu Hương từng kết tội biệt kích cộng hòa giết hại phụ nữ miền Bắc. Khi vào trong Nam bà ca tụng chủ trương kinh tế mới của cộng sản, và mai mỉa những phụ nữ son phấn, những người làm nghề sơn móng tay. . . Nay bà đã sang Pháp, và khi về Việt Nam, chắc bà cũng thấy Việt Nam bây giờ ăn mặc như thế nào. Và nếu bà sang Trung Cộng hoặc đọc tin tức quôc tế thì bây giờ các nhà tư bản đỏ cũng ham các kiểu cách thời trang, thích vàng ngọc, châu báu, còn đàn ông thí thích những cửa hàng Âu châu tại Hoa Lục với màn ‘’nhất dạ đế vương’’. Không biết sau bao năm mở cửa và bao lượt ra ngoại quốc, bà có bớt lòng căm thù người quốc gia, bọn tư sản, bọn Mỹ ngụy? Cha con Vũ Thư Hiên bị cộng sản bắt giam, và ông tố cáo Hồ Chí Minh làm bao việc gian ác, trong đó có vụ giết hai chị em Nông Thị Xuân nhưng Vũ Thư Hiên vẫn cho rằng Hồ chí Minh là người tốt, Đảng Đại Việt , Quốc Dân đảng là kẻ thù, và chủ nghĩa cộng sản vẫn có ý nghĩa nhân bản. Về phía nhân dân miền Bắc, khi họ đào thoát sang Hồng Kông lại tổ chức kỹ niệm ba mươi tháng tư và đánh người Nam tại đây? Tại sao từ bỏ ngục tù cộng sản mà lại kỷ niệm chiến thắng Mỹ? Phải chăng họ chỉ là những gián điệp của cộng sản gửi ra nước ngoài, hoặc họ chỉ là những kẻ đi ra nước ngoài vì kinh tế chứ không vì ý thức chính trị. Nói lên điều này chúng ta phải nhìn vào thực tại chứ không phải mơ mộng hay tung sa mù như Hoàng Khởi Phong và bao nhiêu kẻ khác. Không phải riêng Hoàng khởi Phong, miền Nam cũng có nhiều người hiền lành và thông minh sau 1975 đã chủ trương hòa hợp, hòa giải, cùng anh em thân thích miền Bắc lập hợp tác xã để kinh doanh, và nhờ anh em cán bộ ngoài đó đứng tên mua nhà cửa. Không đầy vài tháng, các anh em miền Nam mới thấy rõ việc hòa hợp hòa giải với anh em miền Bắc là một điều phiêu du vì tiền bạc và nhà cửa đều mất sạch. Nhiều người đi ra nước ngoài trước 30-4-75 nên không hiểu cộng sản trong đó có Hoàng Khởi Phong..
3. Hạng dân chúng tiến bộ.
Anh thương binh cộng sản bị mù mắt, ra khỏi bệnh viện được ban Quân quản cho ở một chỗ tạm nuôi cơm ngày hai bữa. Một số thương binh bỏ ra ngoài ăn xin vì cơm trong trại quá tệ. . . Anh nhập cuộc với họ. . . Một hôm trong lúc anh vắng mặt. . .toàn thể thương binh trong trại được đưa lên xe tống về ngoài Bắc hết.. . . Nhiều năm nay, anh đầu đường xó chợ, Anh tưởng rằng đã hy sinh một phần thân thể cho chiến thắng sau cùng thì anh phải được đãi ngộ đền bù xứng đáng với phần thân thể anh bỏ lại nơi chiến trường. Mãy năm gần đây. . . anh bị công an áo vàng xua đuổi như những con chó ghẻ. Khi chiến tranh đã tàn, thì cái mũ tai bèo và một vài huân chương đeo trên ngực, làm cho anh được nể nang phần nào. . .Thế rồi càng ngày, mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Tiền tháng dành cho một thương binh chỉ ăn thôi cũng không đủ.
Tác giả đã đưa một giải pháp: cả hai là nạn nhân của chiến tranh, cả hai muốn cộng tác để sinh tồn:
Tôi với anh bạn cùng cần sống hợp lực lại thì dễ hơn là lầm lũi một mình.
Cả hai hợp tác bằng cách anh mũ lưỡi trai hát, anh mũ tai bèo đánh đàn. Đó là một dự định. Trong thực tế , cả hai đã hợp tác bằng cách sống chung hòa bình.
Lưỡi trai và Tai bèo bây giờ ở chung trong một cái nhà mồ, nhường một cái nhà mồ cho một gia đình mới đi kinh tế về.. Không ở chung cũng chẳng được nào vì ban ngày cả hai đi kiếm ăn, cần phải có một người trông nhà, không sẽ bị người khác chiếm chỗ.
Người nào cũng thích chủ nghĩa nhân đạo và thích đoàn kết, xóa tan hận thù. Đa số nhân dân ta yêu chuộng hòa bình nhưng cộng sản thì không bao giờ muốn hòa bình. Nhưng từ bao lâu con người đã nhân danh công bằng, tự do, dân chủ mà tàn sát con người. Quan điểm của Hoàng Khởi Phong là nhân đạo nhưng đi sâu vào thực tế Việt Nam, chúng ta không khỏi thấy những điều chua chát. Biết bao giờ người Việt Nam mới trở lại quân bình, Bắc Nam mới thực sự thống nhất? Phải có ngày đó nhưng bây giờ thỉ chưa. Người cộng sản muốn một mình cai trị quốc gia, đất nước là của riêng đảng cộng sản, không bao giờ cộng sản san sẻ quyền hành cho nhân dân, cho nên đừng nghĩ đến hòa hợp, đoàn kết dân tộc, tự do, và đa đảng. Cộng sản muốn bóp cổ nhân dân, không cho nhân dân có tự do, cho nên không bao giờ có sự hòa hợp, hòa bình. Hòa bình thật sự là khi hết cộng sản, có tự do bầu cử, có hiến pháp công nhận quyền tự do của nhân dân. Những lời nói hòa hợp hòa giải chỉ là đầu môi chót luỡi cũng như Hồ Chí Minh trước đây hô hào ‘’Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết ‘’ nhưng liền lúc đó ông cho bộ hạ giết bao lãnh tụ tôn giáo, chính trị và các đảng viên các đảng phái quốc gia. Chúng ta không thể tin các lãnh tụ cộng sản, và cũng khó tin ở một số cựu chiến binh cộng sản dù họ nay đứng đối lập hay bỏ ra nước ngoài bởi vì vi trùng cộng sản đã ăn sâu tâm can tì phế họ.
Chúng ta yêu nước Việt Nam nhưng Việt Nam có ba hạng người.
- Hạng thứ nhất là cộng sản gộc
- Hạng thứ hai là đảng viên cộng sản hay dân chúng theo ý thức cộng sản
- Hạng thứ ba là dân chúng tiến bộ, sáng suốt thấy rõ dã tâm của cộng sản.
1. Hạng thứ nhất là cộng sản gộc
Họ nay thành tư bản đỏ, có vốn hàng triệu, hàng tỷ đô la Mỹ. Hạng này muốn ngồi mãi để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ sẵn sàng bỏ lương tâm, đạo lý và lý tưởng cộng sản mà họ đã tuyên truyền lúc trước. Bao lâu nay họ trộm tài sản nhân dân, tham nhũng, hối lộ, và bán nước cho Trung Cộng để cầu sự bảo hộ của Trung Cộng. Họ đã đem dân đen đi bán khắp nơi trên thế giới, để cho nam thì thành nô lệ, còn phụ nữ thì thành gái giang hồ. Cộng sản chủ trương độc tài, độc đảng để bè đảng của họ một mình hưởng lợị, không bao giờ chia phần cho nhân dân, mà trái lại là bóc lột nhân dân, cướp tài sản nhân dân và tài sản nông dân. Vụ Dân Oan ở Hà Nội, Sài Gòn và Hâu Giang là những minh chứng cho lỏng gian tham và phản quốc của cộng sản. Võ Văn Kiệt và bọn trung ương đảng dã đưa ra nghị quyết đánh phá hải ngoại. Bao nhiêu sư sải, linh mục quốc doanh hoặc bọn công an cộng sản giả danh người tu hành để kêu gọi về nguồn, cứu trợ, hòa hợp hòa giải cũng chỉ là để vơ vét tiền bạc ở hải ngọai đem vê dâng cho chủ nhân của chúng. Trong khi Hòa thượng Thích Quảng Đô, hòa thượng Thích Huyền Quang , linh mục Nguyễn Văn Lý bị giam cầm hoặc quản thúc thì lại có một số tu sĩ lại được ra ngoại quốc là tại sao? Họ chính là nhũng tay sai cộng sản ra ngoài để thực hiện việc thu tiền bạc cho cộng sản và tuyên truyền cho những việc lừa đảo đối trá của họ.
2. Hạng thứ hai là cán bộ hoặc dân chúng bị nọc độc cộng sản tuyên truyền .
Bọn này căm thù chính thể quốc gia và người quốc gia. Hạng này còn khinh miệt người quốc gia vì họ cho họ là đỉnh cao trí tuệ, bách chiến bách thắng. Hạng này gồm những người dân hay đảng viên, trong đó có những văn thi sĩ. Như Dương Thu Hương từng kết tội biệt kích cộng hòa giết hại phụ nữ miền Bắc. Khi vào trong Nam bà ca tụng chủ trương kinh tế mới của cộng sản, và mai mỉa những phụ nữ son phấn, những người làm nghề sơn móng tay. . . Nay bà đã sang Pháp, và khi về Việt Nam, chắc bà cũng thấy Việt Nam bây giờ ăn mặc như thế nào. Và nếu bà sang Trung Cộng hoặc đọc tin tức quôc tế thì bây giờ các nhà tư bản đỏ cũng ham các kiểu cách thời trang, thích vàng ngọc, châu báu, còn đàn ông thí thích những cửa hàng Âu châu tại Hoa Lục với màn ‘’nhất dạ đế vương’’. Không biết sau bao năm mở cửa và bao lượt ra ngoại quốc, bà có bớt lòng căm thù người quốc gia, bọn tư sản, bọn Mỹ ngụy? Cha con Vũ Thư Hiên bị cộng sản bắt giam, và ông tố cáo Hồ Chí Minh làm bao việc gian ác, trong đó có vụ giết hai chị em Nông Thị Xuân nhưng Vũ Thư Hiên vẫn cho rằng Hồ chí Minh là người tốt, Đảng Đại Việt , Quốc Dân đảng là kẻ thù, và chủ nghĩa cộng sản vẫn có ý nghĩa nhân bản. Về phía nhân dân miền Bắc, khi họ đào thoát sang Hồng Kông lại tổ chức kỹ niệm ba mươi tháng tư và đánh người Nam tại đây? Tại sao từ bỏ ngục tù cộng sản mà lại kỷ niệm chiến thắng Mỹ? Phải chăng họ chỉ là những gián điệp của cộng sản gửi ra nước ngoài, hoặc họ chỉ là những kẻ đi ra nước ngoài vì kinh tế chứ không vì ý thức chính trị. Nói lên điều này chúng ta phải nhìn vào thực tại chứ không phải mơ mộng hay tung sa mù như Hoàng Khởi Phong và bao nhiêu kẻ khác. Không phải riêng Hoàng khởi Phong, miền Nam cũng có nhiều người hiền lành và thông minh sau 1975 đã chủ trương hòa hợp, hòa giải, cùng anh em thân thích miền Bắc lập hợp tác xã để kinh doanh, và nhờ anh em cán bộ ngoài đó đứng tên mua nhà cửa. Không đầy vài tháng, các anh em miền Nam mới thấy rõ việc hòa hợp hòa giải với anh em miền Bắc là một điều phiêu du vì tiền bạc và nhà cửa đều mất sạch. Nhiều người đi ra nước ngoài trước 30-4-75 nên không hiểu cộng sản trong đó có Hoàng Khởi Phong..
3. Hạng dân chúng tiến bộ.
Hạng này cũng là
nạn nhân cộng sản và cũng có liên hệ anh em, bạn bè với người quốc gia
thì may ra có thể hòa họp hòa giải. Nhưng thông cảm và hòa hợp 30%, 40%
, 60% hay 80%? Chỉ có thực tế mới trả lời vấn đề này. Ngay cả anh em
ruột thịt cũng có sự phân cách. Một số Việt kiều đã gặp cảnh éo le. Khi
về thăm tổ quốc, bàn luận việc nhà, việc họ hàng, nếu ông Việt kiềi xía
miệng vào, họ gạt phắt và bảo thẳng: Chú bây giờ là người nước ngoài,
xin đừng bàn đến việc gia đình tổ tiên. Nhưng khi cần tiền, thì anh em,
bà con ngọt ngào bảo: Chú nên vì tình quê hương, tình ruột thịt, mà đóng
góp, giúp dỡ anh em, làng xóm. . .
Có lẽ Hoàng Khởi Phong quá lạc quan mà cũng quá bí quan. Ông lạc quan khi ông chủ trương hòa hợp hòa giải, nhưng ông bi quan khi viết về thân phận người phế binh cộng sản. Có lẽ một vài người phế binh cộng sản phải ăn xin, nhưng đa số thì không đến nỗi. Cộng sản là một tổ chừc Mafia. Họ lợi dụng người chiến binh khi mạnh khỏe, và khi người chiến binh què cụt hay chết đi, họ cũng lợi dụng được.Tại Sài gòn, sau 30-4, có những đoàn xe bộ đội trùm kín xe, chở nặng, trên xe các thương binh trí đại liên đứng thủ. Vùng Tân Sơn Nhất là giang sơn của phe bộ đội, mặc tình mở sóng bài, chiếu phim sex, và bia ôm, càfé ôm, công an không dám động chạm đến. Nơi đây, các thương phế binh được tận dụng. Xe lửa Việt Nam trong khoảng 1975- 1995 là phương tiện chuyên chở hàng hoá của thương phế binh đỏ, dọc ngang tung hoành, không ai dám đương cự. Như vậy thì phe bộ đội cũng ngon lành, công an là tỷ phú thì bộ đội cũng triệu phú hay chuẩn tỷ phú chảng phải chơi! Công an ăn ở thành phố, kiểm soát ngân hàng, các rạp hát, các nhà hàng, các quán cà phê , tiệm phở, còn bộ đội thì lấy núi rừng làm vương quốc riêng của họ, họ đốn gỗ xuất cảng, buôn lậu qua biên giới cũng ngon lành lắm! Có gì hiểm nguy thì đưa mấy thương phế binh lãnh đạn là xong! Dẫu sao, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, bộ đội được tuyên dương là anh hùng, thì thương phế binh cũng chưa đến nỗi ăn mày! Vả đa số anh hùng bộ đội CS thường tự hào trí tuệ và bách chiến bách thắng, khi thành thương phế binh, e không coi thằng phế binh ngụy là bạn đâu! Sự kết đoàn, sự hòa hợp của Hoàng Khởi Phong trên lý thuyết có thể là tốt nhưng đàng sau là gì. Viên thuốc bọc đường ngọt ngào là thần được hay thuốc độc? Theo kinh nghiệm thực tế thì đó là thuốc độc sản xuất từ một công ty mạo hóa.
Có lẽ Hoàng Khởi Phong quá lạc quan mà cũng quá bí quan. Ông lạc quan khi ông chủ trương hòa hợp hòa giải, nhưng ông bi quan khi viết về thân phận người phế binh cộng sản. Có lẽ một vài người phế binh cộng sản phải ăn xin, nhưng đa số thì không đến nỗi. Cộng sản là một tổ chừc Mafia. Họ lợi dụng người chiến binh khi mạnh khỏe, và khi người chiến binh què cụt hay chết đi, họ cũng lợi dụng được.Tại Sài gòn, sau 30-4, có những đoàn xe bộ đội trùm kín xe, chở nặng, trên xe các thương binh trí đại liên đứng thủ. Vùng Tân Sơn Nhất là giang sơn của phe bộ đội, mặc tình mở sóng bài, chiếu phim sex, và bia ôm, càfé ôm, công an không dám động chạm đến. Nơi đây, các thương phế binh được tận dụng. Xe lửa Việt Nam trong khoảng 1975- 1995 là phương tiện chuyên chở hàng hoá của thương phế binh đỏ, dọc ngang tung hoành, không ai dám đương cự. Như vậy thì phe bộ đội cũng ngon lành, công an là tỷ phú thì bộ đội cũng triệu phú hay chuẩn tỷ phú chảng phải chơi! Công an ăn ở thành phố, kiểm soát ngân hàng, các rạp hát, các nhà hàng, các quán cà phê , tiệm phở, còn bộ đội thì lấy núi rừng làm vương quốc riêng của họ, họ đốn gỗ xuất cảng, buôn lậu qua biên giới cũng ngon lành lắm! Có gì hiểm nguy thì đưa mấy thương phế binh lãnh đạn là xong! Dẫu sao, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, bộ đội được tuyên dương là anh hùng, thì thương phế binh cũng chưa đến nỗi ăn mày! Vả đa số anh hùng bộ đội CS thường tự hào trí tuệ và bách chiến bách thắng, khi thành thương phế binh, e không coi thằng phế binh ngụy là bạn đâu! Sự kết đoàn, sự hòa hợp của Hoàng Khởi Phong trên lý thuyết có thể là tốt nhưng đàng sau là gì. Viên thuốc bọc đường ngọt ngào là thần được hay thuốc độc? Theo kinh nghiệm thực tế thì đó là thuốc độc sản xuất từ một công ty mạo hóa.
Sơn Trung
____
PHU LỤC
Sau này tôi mới biết Hoàng khởi Phong
đã về Việt Nam sinh sống. Về thì về sao lại phải viết bài "con cá sống
về nước" như thế này? Rõ khổ, muốn về Việt Nam hay muốn sống với cộng
sản thì phải tố mình, tố người hao85c làm một thiên ca tụng chính sách
của cộng sản. Nguyễn Cao Kỳ trước khi về phải viết và phải nói là ông
không dính dáng gì chế độ miền Nam . Phạm Duy ca tụng kháng chiến, Lệ
Hằng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc cũng làm những việc tương tự! Tất cả những
người này phải lòn trôn để sống. Anh em ta cũng nên thông cảm!
ĐỀ ÁN CẢI CÁCH GIÁO DỤC VIỆT NAM
Tháng 4-2008
1. Tóm tắt: Hệ thống giáo dục Việt Nam đang bị khủng hoảng, và sự thiếu sót tài nguyên nhân lực có phẩm chất là một trong các yếu tố lớn nhất hạn chế sự phát triển kinh tế và phát triển của Việt Nam. Các viên chức cao cấp Việt Nam, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ý thức thử thách này, và đã thẳng thắn yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc thay đổi cách Việt Nam giáo dục dân chúng. Dời đổi từ hệ thống thất bại ngày nay, được bảo vệ bởi phần lớn tầng lớp các nhà giáo dục thiếu phẩm chất và cố chấp, bảo thủ, sẽ không dễ dàng, nhưng Mỹ có cơ hội độc nhất để tạo một khác biệt lớn và lưu dấu tích trên hệ thống giáo dục Việt Nam trong tương lai. Để bắt đầu, Thủ Tướng Dũng đã đề nghị rằng Việt Nam xây cất một Viện Đại Học Mỹ "bằng gạch và xi-măng cụ thể" [1], trong đó Mỹ cung cấp Viện Trưởng, cùng ban tham mưu giảng dạy và quản trị then chốt. Ông cũng yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc tung ra các nghiên cứu Ph.D tại Mỹ cho ít nhất 2,500 thanh niên Việt Nam, trên căn bản rằng các thanh niên nam nữ này sẽ trở về nước như là cốt lõi cho thành phần tinh hoa đại học và chính trị của quốc gia trong các thập niên sắp tới. Nhiều sinh viên này sẽ được Việt Nam tài trợ.
2. Tôi tin rằng việc đáp ứng tích cực các yêu cầu trên, có thể là trong sự liên kết với buổi hội họp mùa Hè này giữa Tổng Thống Bush và Thủ Tướng, rõ ràng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong đáp ứng lời kêu gọi của Việt Nam, chúng ta sẽ bảo đảm rằng không chỉ hàng chục triệu sinh viên, học sinh Việt Nam, mà còn cả cha mẹ - bị ám ảnh về nền giáo dục - sẽ thấy Mỹ như là một người bạn then chốt cho tương lai cá nhân và tập thể của họ. Mỹ được xem là "tiêu chuẩn thế giới" mà Việt Nam cố gắng vươn tới. Sự tham dự tích cực bây giờ sẽ tạo cơ hội cho Sứ quán ảnh hưởng cả thái độ của người Việt Nam về Mỹ, lẫn hỗ trợ ngay trong nước cho một chính phủ dân chủ. Sử dụng tài nguyên sẵn có, chúng ta đã tham gia trong nhiều chương trình và đề án để giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam. Bổ sung nguồn trợ giúp ngoại quốc mới lúc này và yểm trợ tạo nên một chiến lược rộng khắp cho các mối quan hệ cộng tác sẽ tối đa hóa ảnh hưởng của Mỹ vào hệ thống giáo dục Việt Nam và vì thế, tương lai sẽ tạo hình cho xã hội Việt Nam. Các yêu cầu đối với Mỹ, USAID và đề án giáo dục FCS được kê ở đoạn 18. Hết phần Tóm Tắt.
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
-----------------------------
3. Việt Nam đang đối diện với khủng hoảng trong hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp gây tổn thương cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Các viên chức thiếu huấn luyện trong quản trị giáo dục, giáo chức được huấn luyện tồi tệ và bị trả lương thấp, và nạn tham nhũng gây khó khăn cho hệ thống ở mọi tầng lớp. Ngoài ra, các cơ hội giáo dục cao hơn bị hạn chế bởi vì hệ thống chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ người xin nhập học. Năm 2007, các đại học Việt Nam chỉ có chỗ cho 300,000 sinh viên trong tổng số 1.8 triệu ứng viên thi vào đại học. Một thống kê làm bực bội các chuyên viên là mặc dù số sinh viên đại học tăng gấp đôi so với năm 1990, số giáo sư trong thực tế vẫn không đổi. Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, ngay cả với sự gia tăng này, Việt Nam sắp vào hạng chót trong tỷ lệ sinh viên được nhập đại học, chỉ có 10% ở bậc đại học, so với Trung quốc 15%, Thái Lan 41%, và Nam Hàn 89%. Ngay cả các sinh viên may mắn được vào đại học chạm trán với một hệ thống mà trong đó, giảng viên bị trả lương chặt chẽ theo một hệ thống căn cứ trên từng lớp hoặc từng công tác, không có cơ chế hữu hiệu đối với việc bảo đảm phẩm chất giảng dạy. Bằng Ph.D được mua, và việc phong bổ giáo sư là một diễn trình hành chính quan liêu, không phải là một vinh dự liên quan đến nghề dạy học.
4. Tệ hơn nữa, nạn tham nhũng lan tràn qua hệ thống như bịnh ung thư. Giới giáo chức và quản trị lãnh lương thấp kém đi mua chức vị, rồi tống tiền cha mẹ học sinh, là những người đã trả lệ phí nhập học, rồi trả thêm nữa để giáo sư cho điểm con em mình. Cho đến nay, gian lận bài thi toàn quốc được dẫn dắt bởi giáo sư là phổ biến, đặc biệt khi e rằng kết quả xấu sẽ phản ảnh tệ hại trên "hệ thống." Có thể tiên đoán Việt Nam rơi tuột phía sau các nước lân cận trong việc đào tạo kiến thức và cải cách (đổi mới). Năm 2006, hai đại học danh tiếng nhất của Hà Nội - Đại Học Quốc Gia Việt Nam và Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội - chỉ cho ra có 34 ấn bản khoa học, so với 4,556 ấn bản ở Đại Học Quốc Gia Seoul và gần 3,000 ấn bản ở Đại Học Bắc Kinh. Việt Nam cũng hạng thấp trong một cách đo lường khác về khả năng cải cách, số bằng ứng dụng, chỉ nộp có hai bằng ứng dụng trong năm 2006 so với 40,000 ở Trung quốc.
5. Các thất bại trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng do các đại học không thể đào tạo các quản trị gia có trải qua huấn luyện và các nhân viên có khả năng mà nền kinh tế hiện đại hóa của Việt Nam cần đến. Sự thiếu sót nguồn nhân lực có phẩm chất là yếu tố lớn nhất và duy nhất hạn chế sự lớn mạnh kinh tế và phát triển trong tương lai, một sự kiện được Chủ Tịch thành phố Hồ Chí Minh lặp lại trong buổi họp ngày 17-4-2008 với Bộ Trưởng HHS Leavitt. Để trích dẫn thí dụ về sự thiếu sót này, một công ty kỹ thuật cao của Mỹ phỏng vấn 2,000 sinh viên mới tốt nghiệp, tất cả được xem là thành phần "ưu tú nhất" của Việt Nam, tìm ra rằng chỉ có 40 ứng viên hội đủ điều kiện tối thiểu để tuyển dụng. Tình hình này không phải do chi tiêu cho giáo dục không đủ, chiếm 4.3% GDP, tức Việt Nam chi nhiều hơn Trung quốc, Đại Hàn, Philippines, hay Thái Lan. Đây là điều mỉa mai đáng buồn, khi mà nhiều cha mẹ trong xã hội Khổng giáo này hết lòng hy sinh để bảo đảm rằng con em họ được giáo dục tốt đẹp. Nếu đem tất cả phí tổn ra mà tính, các bậc cha mẹ tại Việt Nam thực sự chi tiêu khá hào phóng để nâng cao học vấn cho con em mình, nhưng kết quả nhỏ đến độ chán nản.
MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------------------------
6. Giới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam ý thức các vấn đề này, và muốn cải thiện hệ thống giáo dục. Người chỉ định của Thủ Tướng Dũng để lãnh đạo thay đổi là Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, kiêm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và là một người nhận học bổng Fulbright. Nhân đã phác họa một chương trình có tham vọng tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc gia và đã bày tỏ sự kém hiệu năng nghiêm trọng của nó. Ưu tiên gồm có việc hoàn tất nền giáo dục phổ thông (với chú trọng vào việc ghi danh các bé gái, người thiểu số và bất hạnh, nhiều người trong nhóm này vẫn còn nằm bên ngoài hệ thống), sửa đổi mới lại các chương trình huấn luyện giáo chức, khảo sát và đại tu chương trình giảng dạy toàn quốc cho tất cả môn học ở mọi trình độ, phát triển một hệ thống thuần nhất, chính thức, và một sách lược thẩm định, thiết lập một đại học hạng nhất, được thế giới thừa nhận và cải thiện tiêu chuẩn phẩm chất đối với giáo sư qua tu nghiệp và cạnh tranh. Ông cũng đã nhấn mạnh sự quan trọng của khả năng ngoại ngữ - đặc biệt là Anh văn - đối với sinh viên, khởi sự thủ đắc ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học, cũng như gia tăng năng lực trong ngành Tin Học. Để thực hiện các thay đổi này, ông cũng nhấn mạnh việc huấn luyện quản trị cho các hiệu trưởng, viện trưởng, và khoa trưởng và đã yêu cầu rằng tài nguyên chính phủ phải được đầu tư nhiều hơn trong các định chế đại học ở mọi trình độ và rằng lương của giáo chức phải được tăng lên một cách đáng kể.
7. Bộ Trưởng Nhân bày tỏ sự cởi mở lần đầu tiên đối với việc tham dự của Mỹ trong việc tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông đề nghị các cải cách dựa trên một số mô hình kiểu Mỹ, kể cả bắt buộc đi học, thiết lập các tiêu chuẩn phẩm chất tối thiểu, sự thừa nhận văn bằng chính thức trên toàn quốc, các chương trình phát triển học trình, và một hệ thống tín chỉ cho giáo dục phổ thông ở trình độ đại học. Thêm vào đó, giới lãnh đạo Đại Học Quốc Gia Việt Nam đã nhận ra mục tiêu hàng đầu của họ là huấn luyện các giáo sư trẻ và viên chức, đặc biệt trong lãnh vực quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và Anh văn. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) đã mô tả các mục tiêu tương tự cho mối quan hệ lãnh đạo tại tất cả trường đại học và trung học. Các viên chức thẳng thắn nói với chúng tôi rằng họ rất muốn việc huấn luyện này xảy ra tại Mỹ.
8. Lấy thí dụ về sự cởi mở của Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cho phép 10 phòng tại 9 đại học áp dụng chương trình Mỹ, gồm có học trình, họa kiểu môn học, tài liệu giảng dạy, và phương pháp giảng dạy nghiêng-về-sinh-viên, với tất cả môn học được dạy bằng tiếng Anh. Thí dụ, Đại Học Cần Thơ rập khuôn chương trình Sinh Vật Phân Tử và Sinh Hóa của Đại Học Tiểu Bang Michigan, và Đại Học Kinh Tế Quốc Gia rập khuôn Phòng Tài Chánh thể theo chương trình của Đại Học Tiểu Bang California, Long Beach. Thêm vào đó, một chương trình Luật mới sẽ mở cửa tại Đại Học Cần Thơ vào mùa Thu này sẽ biểu hiện cho sự từ bỏ có tính chất gốc rễ đối với khuynh hướng học thuộc lòng và thuần túy lý thuyết được sử dụng bởi các trường luật Việt Nam hiện hữu, bằng cách áp dụng khuynh hướng nghiên cứu theo từng trường hợp (điển cứu) rất phổ biến ở hầu hết các trường luật Tây phương. Chương trình luật Cần Thơ sẽ tồn tại, cám ơn cho ba năm cố gắng liên tục của một giáo sư có văn bằng từ cả Harvard lẫn một đại học tại Netherlands. Một cải cách khác là Đại Học Quốc Gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCMC), đã mở "Đại Học Quốc Tế" mà phương tiện tiêu chuẩn để giảng dạy là tiếng Anh và tất cả môn học chính đều căn cứ theo kiểu mẫu Mỹ, Úc và các nước Tây phương khác. VNU-HCMC tuyển dụng nhiều kiều bào (kể cả Mỹ) vốn là giáo sư đại học bên cạnh các giáo sư Việt Nam có bằng từ ngoại quốc.
VIỆT NAM TÌM KIẾM HỖ TRỢ TỪ NGOẠI QUỐC
---------------------------------------------------
9. Việt Nam đối diện với khoản thâm thủng có thể là $100 triệu mỗi năm để tài trợ các kế hoạch giáo dục, và đang cố gắng khóa lỗ hổng này bằng cách tìm kiếm hỗ trợ quốc tế để chi trả và giúp thực hiện cải cách. Trong buổi họp mới đây với Đại Sứ Michalak, Phó Thủ Tướng Nhân đặc biệt yêu cầu sự hỗ trợ của USG trong hai lãnh vực then chốt, mà ông nói rằng sẽ có tác động lớn trên mối quan hệ Mỹ-Việt Nam:
-Việc xây dựng một đại học Mỹ tại Việt Nam; và,
-Từ nay đến năm 2020, huấn luyện tại Mỹ cho 2,500 Ph.D. người Việt Nam.
10. Đại Học Mỹ sẽ hoàn toàn là Mỹ, với sự quản trị, học trình, phương pháp giảng dạy và kiểu cách giảng dạy của Mỹ. Các giáo sư Mỹ sẽ nhận diện loại trang thiết bị nào cần thiết và giám sát tất cả các quyết định về quản trị và giảng dạy để bảo đảm rằng đại học hội đủ các tiêu chuẩn Mỹ. Chủ Tịch của viện đại học sẽ là người Mỹ trong 10 năm đầu tiên, và tất cả môn học sẽ được dạy bằng tiếng Anh. Ở khả năng tối đa, đại học sẽ chấp nhận từ 5,000 đến 10,000 sinh viên mỗi năm, và sẽ chuyên môn hóa trong một số lãnh vực (có thể là bảy), bao gồm ngành quản trị công cộng và kinh doanh và kỹ thuật sinh vật. Trong kế hoạch này, mỗi lãnh vực hay phân khoa sẽ được sắp đặt bởi một đại học Mỹ khác. Để tạo ra một Đại Học Mỹ, Ông Bộ Trưởng nói rằng chính phủ Việt Nam sẽ vay mượn $100 triệu để tài trợ cho việc mua đất, xây cất các kiến trúc, và trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm. Ông trông vào Mỹ để tuyển dụng và tài trợ nhân viên quản trị và giảng dạy trong 10 năm đầu tiên. Trong kế hoạch của ông, 80% ban giáo sư sẽ là người Mỹ khi đại học mở cửa, với tỷ lệ giảm xuống còn 20% vào năm thứ 10 vì người Việt Nam chấm dứt việc huấn luyện có phẩm chất. Phác thảo dự trù chi phí cho nhân sự Mỹ là $100 triệu cho 10 năm.
11. Huấn luyện 2,500 Ph.D. người Việt Nam tại Mỹ là một phần trong kế hoạch lớn hơn để huấn luyện 20,000 Ph.D., một nửa trong nước và một nửa ngoài nước. Mỹ, qua Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation VEF), hiện đang tài trợ nghiên cứu cho khoảng 70 Ph.D. mỗi năm, nhưng chỉ trong lãnh vực thuần túy khoa học. Vì thế Việt Nam yêu cầu trợ giúp của Mỹ trong việc tạo ra một hệ thống để nhận ra các trường học Mỹ và bảo đảm các việc giảm giá phí hoặc tìm nguồn tài trợ cho thêm 160 ứng viên Tiến Sĩ mỗi năm để đáp ứng mục tiêu tham vọng này. Các chương trình Việt Nam hiện nay sẽ tài trợ phần nào hoặc trọn bộ giá phí cho một số sinh viên.
ĐỀ ÁN GIÁO DỤC CỦA SỨ QUÁN
-----------------------------
12. Thời gian đã chín mùi để khai triển lớn các chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam. Các lãnh đạo và dân chúng Việt Nam đồng ý rằng cải cách giáo dục là tối quan trọng cho sự phát triển liên tục của quốc gia, họ xem hệ thống Mỹ là tốt nhất thế giới, chính phủ sẵn sàng nhận trợ giúp của Mỹ, và cả các đại học Mỹ và Việt Nam đều nôn nóng đào sâu thêm quan hệ cộng tác. Sự thành công sẽ trả giá bằng cả lợi ích ngắn hạn lẫn lâu dài cho mối quan hệ song phương, khi chúng ta mô phỏng - trong lãnh vực giáo dục - tác động sâu sắc mà trợ giúp được nhắm đến một cách chặt chẽ có trong việc cải cách hệ thống quản trị kinh tế của Việt Nam.
13. Có những trở ngại cần vượt qua. Trong khi giới lãnh đạo cao nhất hỗ trợ mạnh mẽ cho một cuộc cải cách giáo dục đến tận gốc rễ, thì có những người trong Chính Phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Communist Party of Vietnam CPV) sợ rằng sự cởi mở và tự do trao đổi tư tưởng là một bộ phận trọn vẹn của bất cứ hệ thống giáo dục nào có tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên, nếu giả sử phản kháng này phải được vượt qua thì không có cách nào hay hơn bằng qua giáo dục. Một trở ngại khác, hiện đang làm điêu đứng Phó Thủ Tướng Nhân, là việc đấu tranh chống lại các lợi ích đã được trao cho giới quản trị và giáo sư hiện tại, lợi ích mạnh nhất đối với những người đã mua chức vị với lời hứa thu lại và sẽ không bị êm ả sa thải. Nói một cách thẳng thắn, đây là lý do then chốt tại sao Phó Thủ Tướng kêu gọi đến một Đại Học Mỹ và các Tiến sĩ được Mỹ huấn luyện. Đối phó với sự phản kháng hung hãn, chiến lược của ông là sắp đặt song song các hệ thống tốt nhất để chứng minh rằng có sự phá sản trong giới lãnh đạo trường học ngày nay. Một di sản bất hạnh khác của tinh thần kế hoạch tập trung là các đại học có khuynh hướng chỉ thẩm định thành quả căn cứ trên số lượng thay vì phẩm chất. Hiện nay, có bao nhiêu bài giảng được căn cứ để trả tiền và thăng thưởng các giảng viên, không dựa trên phẩm chất của kinh nghiệm giảng dạy.
14. Thêm vào đó, người ta có thể tranh luận rằng các mục tiêu của Phó Thủ Tướng về việc huấn luyện Ph.D là có dụng ý tốt nhưng lầm lẫn. Một chương trình đào tạo ít Ph.D. hơn nhưng cho nhiều người có bằng M.A. và M.S. có thể tạo ra một tác động khổ cỡ hơn, với nhiều giáo sư hơn để nhắm vào trình độ mà Việt Nam cần nhất. Trong khi Việt Nam tất nhiên sẽ cần đi vào các sưu tầm và nghiên cứu tiên tiến, hệ thống giáo dục quá tệ ngày nay mà chúng ta tin rằng mục tiêu 10 năm nên là cải cách hệ thống để nó trở nên có khả năng đào tạo ứng viên mà sẽ đương nhiên trở thành tầng lớp các nhà phát minh và cải cách. Một bằng Cao Học là đúng ngay vào trình độ để giảng dạy kỹ thuật, tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, kế toán, nông nghiệp và nhiều môn học khác. Một giảng viên với bằng Cao Học của Mỹ và việc hiểu biết về sự quan trọng của tự do suy nghĩ và tham gia của sinh viên vào giáo dục sẽ thể hiện một cải thiện sâu sắc qua hầu hết các nhóm giáo sư Việt Nam. Một khi Việt Nam có một tập hợp lớn các người tốt nghiệp trên căn bản được huấn luyện chu đáo thì việc di chuyển vào nghiên cứu sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
15. Tuy thế, các rào cản và tranh luận có thể được vượt qua hoặc sửa đổi khi thực hiện với giả sử sự hỗ trợ nhắm đến là đúng. Điều quan trọng là chúng ta nắm cơ hội ngày hôm nay, và khai thác cả các yêu cầu của Phó Thủ Tướng lẫn sự ngưỡng mộ tổng quát của người Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ. Nếu chúng ta đi qua cánh cửa mở này, với hỗ trợ rõ ràng của các lãnh đạo, chúng ta sẽ tham gia trong một cơ hội độc nhất để ảnh hưởng sâu đậm vào hệ thống giáo dục của Việt Nam. Qua các chương trình của riêng chúng ta, và bằng cách tìm kiếm để phát triển mối quan hệ cộng tác công và tư, chúng ta có thể đi xa hơn các mục tiêu của Sứ quán bằng cách giúp viên chức Việt Nam và định chế giáo dục đạt được các mục tiêu sau đây:
-Đưa học trình Mỹ vào các lãnh vực khác nhau;
-thực hiện kiểu cách giảng dạy Mỹ, trong đó nhấn mạnh ý nghĩ sáng tạo, việc giải quyết vấn đề, và khả năng lãnh đạo thay vì cách học thuộc lòng;
-gia tăng kiến thức về Mỹ và định chế Mỹ qua các lớp có hướng quốc tế hóa và trong các môn học nghiên cứu Mỹ;
-cải tiến sự giảng dạy tiếng Anh, do đó khiến sinh viên sở đắc tin tức về Mỹ và một thế giới rộng hơn cho riêng họ;
-khuyến khích nghiên cứu tại Mỹ, qua đó cung cấp cho các nhà lãnh đạo trong tương lai kinh nghiệm trực tiếp ngay từ gốc về xã hội và giá trị Mỹ;
-mở rộng và đào sâu cộng tác với các đại học, công ty Mỹ, và NGOs; và,
-sở đắc việc huấn luyện mà họ cần trong việc quản trị giáo dục.
16. Để hiểu rõ hơn và làm dễ dàng cho các cố gắng giáo dục Mỹ hiện nay, Đại sứ Michalak triệu tập một Hội Nghị Giáo Dục ở Hà Nội vào ngày 24-25 tháng 1-2008. Sự kiện phá vỡ nền tảng này đã mang gần 200 người Mỹ đóng cọc trong các cố gắng cải cách giáo dục của Việt Nam - kể cả hơn 100 đại học Mỹ, công ty Mỹ và NGOs với các chương trình giáo dục quan trọng - để chia sẻ tin tức về hoạt động và thử thách của họ và để bàn thảo làm thế nào để sự cộng tác có thể giúp tất cả các phía nhận thức có hiệu quả hơn về các mục tiêu giáo dục. Hội Nghị cũng khiến Sứ quán tăng thêm kiến thức về sự dồi dào của hoạt động giáo dục của các tổ chức công và tư của Mỹ, và nhờ vậy mà hoạch định một sách lược hữu hiệu và toàn diện để gia tăng ảnh hưởng Mỹ vào khu vực giáo dục đang thay đổi nhanh chóng của Việt Nam. Chúng ta cũng xác nhận rằng, trong việc phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ, chúng ta cũng có thể đáp ứng các yêu cầu trợ giúp giáo dục Mỹ của lãnh đạo Việt Nam. Một hội nghị thứ hai, dự định đầu năm tài chính 2009, được phác họa để hòa hợp các nhà giáo dục Việt Nam và Mỹ. Trong khi làm như thế, sẽ hỗ trợ trực tiếp một chương trình Phục Vụ Thương Mại Ngoại Quốc để khuyến khích các liên kết chương trình kỹ thuật tin học giữa đại học Việt Nam và Mỹ.
17. Sử dụng tài nguyên sẵn có và thêm tin tức thu nhận từ Hội Nghị Giáo Dục, sách lược giáo dục của Sứ quán gồm các phần sau đây:
-Chương trình Fulbright ở Việt Nam: Mỗi năm, chương trình gửi khoảng 25 sinh viên ưu tú đến Mỹ để học bậc Cao Học trong nhiều lãnh vực, kể cả Quản Trị Giáo Dục Cao Cấp, và gửi 10 giáo sư giảng dạy lâu năm đến Mỹ để nghiên cứu cải thiện phẩm chất giảng dạy. Ngoài ra, vài chương trình Fulbright khác xếp chỗ tại các đại học Việt Nam cho 20 giáo sư và nhà sưu khảo Mỹ đối với các chương trình duyệt xét lại học trình, sắp đặt các môn học mới và văn bằng, và huấn luyện ban quản trị và giảng huấn. Để mở rộng Chương Trình Fulbright, Sứ quán trông tìm đóng góp ban đầu từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET), và cũng sắp tung ra cuộc vận động để bảo đảm chắc chắn tặng dữ từ các công ty Mỹ hoạt động trong Việt Nam nhằm khuếch trương nỗ lực quan trọng nhất này. (Sứ quán đang làm việc với Văn Phòng Fulbright và các văn phòng khác để bảo đảm rằng Sứ quán tuân thủ tất cả luật lệ mâu-thuẫn-lợi-ích - conflict-of-interest regulations.)
-Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF): VEF hiện đang tài trợ khoảng 70 Ph.D. mỗi năm. Sứ quán đang khai phá đường hướng để mở rộng phạm vi của chương trình này, cả tài trợ lẫn các lãnh vực nghiên cứu do Sứ quán yểm trợ.
-Huấn luyện tiếng Anh cho giáo sư: nếu có giáo sư giỏi hơn thì sẽ mở rộng khối sinh viên có khả năng học hỏi ở Mỹ và gia tăng phẩm chất chung về giảng dạy bằng tiếng Anh, mà hiện nay là rất kém. Căn cứ trên các cố gắng đáng kể hiện nay của Sứ quán trong lãnh vực này qua sử dụng English Language Fellows (ELF) và các chương trình liên quan đến Regional English Language Officer (RELO) ở Bangkok, Sứ quán đã yêu cầu và nhận được tài trợ ECA cho 10 người thuộc chương trình Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), sẽ bắt đầu công việc ở 10 đại học vào tháng 9-2008 trong thời gian một năm. Sứ quán cũng đang làm việc với các giáo sư và viên chức then chốt Việt Nam để thúc đẩy cho việc thành lập VietTESOL, qua đó sẽ cung cấp sự huấn luyện chuyên nghiệp cho các giáo sư Việt Nam dạy tiếng Anh.
-Một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ: Chúng tôi đang làm việc trên nhiều mặt để khuyến khích một số lớn sinh viên Việt Nam có phẩm chất cao hãy lợi dụng hệ thống giáo dục Mỹ cao hơn. Các khảo sát thường cho thấy Việt Nam thừa nhận rằng trường học Mỹ cung ứng phẩm chất giáo dục cao nhất, tuy thế cho đến nay, hàng ngàn sinh viên phải tìm kiếm cơ hội ở Úc và các nước khác, trong niềm tin rằng tiêu chuẩn Mỹ quá cao, đặc biệt là thủ tục xin chiếu khán. Chúng tôi đang cố gắng để sửa sai lầm về niềm tin này qua hoạt động bất thường. Thuyết trình, thảo luận trên mạng, và các cố gắng bất thường khác - thường được đảm trách bởi chính các nhân viên sứ quán - vì thế sẽ tiếp tục là điều cần thiết để bảo đảm gia tăng con số sinh viên Việt Nam được biết về và lợi dụng các cơ hội để du học ở Mỹ. Kết quả khá hài lòng, với số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đang tăng theo một tỷ lệ lũy tiến.
-Trao đổi mở rộng: Chúng tôi nương vào các chương trình sẵn có để các viên chức đại học có thể quan sát tập quán giáo dục Mỹ. Các viên chức tại Đại Học Quốc Gia Việt Nam (Vietnam National University - VNU) nói với chúng tôi rằng mục tiêu quan trọng nhất của họ gồm có: việc huấn luyện cho các viên chức và giáo sư trẻ của VNU trong ngành quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và tiếng Anh, ưa chuộng tại Mỹ hơn. Ngoài ra, MOET chủ trương gửi tất cả viện trưởng và phó viện trưởng đại học và hiệu trưởng trung học tham dự các chương trình huấn luyện ở ngoại quốc. Chỗ ở sẽ kiếm cách để yểm trợ các chương trình huấn luyện này, bao gồm sử dụng các chương trình International and Voluntary Visitor và sự sẵn lòng tiếp nhận tham dự viên của các đại học Mỹ.
-Sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ đối với mối quan hệ cộng tác công và tư: Các viên chức Sứ quán thường gặp đại diện của các đại học Mỹ muốn bung ra hoặc mở rộng cộng tác với các đại học Việt Nam để cung cấp hướng dẫn và cố vấn và/hoặc tài chính để làm cho dễ dàng việc trao đổi. Hiện tại, hơn 60 đại học Mỹ có chương trình liên kết với đại học Việt Nam, kể cả trao đổi hai chiều về giáo sư, khai triển học trình, chương trình chuyển lớp "2+2" (trong đó sinh viên Việt Nam học hai năm cuối của bậc Cử Nhân tại đại học Mỹ và nhận văn bằng Mỹ), và huấn luyện sư phạm cho ban giảng huấn trong các lãnh vực đặc biệt như Anh ngữ, y tá, kỹ thuật, và kinh doanh.
-Đề án Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC đang thực hiện một chương trình tiếp thị mạnh mẽ, chờ được tài trợ, để tiếp tục xây dựng sự quan tâm của các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn của thị trường giáo dục Việt Nam. Chương trình gồm có sự thiết lập du học hoa kỳ (duhochoaky.vn -người Việt đối với việc đi Mỹ học:"StudyInTheUS.com"), các hội chợ thương mại trong thực tế và các hoạt động ghép đôi có liên quan để bắt liên lạc với các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn với các trường và người tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, và việc tiếp thị mạnh mẽ và hỗ trợ hậu cần cho hội chợ giáo dục hàng năm của IIE tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc vận động tiếp thị nhắm đến việc gia tăng nhanh chóng số sinh viên Việt Nam đi học ở Mỹ cũng như số chương trình giáo dục Mỹ tại Việt Nam. Trọng tâm đặc biệt sẽ là Anh ngữ đào sâu, đại học cộng đồng và các mảng tiếp thị bậc Cử Nhân.
-Làm việc với Văn Phòng State's Trade Facilitation Office: Cố gắng này nhằm phổ biến cho các tiểu bang Mỹ về lợi ích có thể nhận được bằng cách chủ động hơn trong sự kinh doanh và giáo dục tại Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn thí dụ của tiểu bang Oklahoma, là một cơ chế đầu tiên của Mỹ tìm kiếm kinh doanh và sinh viên tại Việt Nam, và hiện là nơi nhận sinh viên Việt Nam du học Mỹ lớn hàng thứ ba tại Mỹ.
-Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh: Sứ quán đang gửi hai chủ tịch đại học đi tham dự Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh và sự kiện địa phương tiếp theo (hiệp hai) do Bộ Trưởng Ngoại Giao Rice chủ trì, Secretary of Education Spelling, và USAID Administrator Fore vào cuối tháng 4-2008. Qua sự tham dự của họ, chúng tôi hy vọng thấy một gia tăng về số lượng và loại trao đổi giữa các đại học Mỹ và Việt Nam.
THỈNH CẦU HÀNH ĐỘNG: CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỚI CẦN CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊN WASHINGTON MỚI
----------------------------------------
18. Trong khi chúng ta đã tạo được nhiều tiến triển, nguồn tài nguyên lớn hơn sẽ cho phép chúng ta đẩy chương trình này đi xa hơn nữa. Ở mức tối thiểu, chúng ta có thể giúp Việt Nam đào tạo giới lãnh đạo và công nhân có khả năng cần thiết để duy trì sự bành trướng kinh tế và để nâng nhiều dân hơn thoát khỏi nạn nghèo đói. Nhìn rộng hơn, Mỹ có cơ hội để tạo hình cho một hệ thống giáo dục Việt Nam trong cách thức mà, về lâu dài, sẽ mang lại một Việt Nam nhiều dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn và tự do ngôn luận, và do đó ràng buộc một cách chặt chẽ với Mỹ. Thấy điều này, hỗ trợ cải cách giáo dục là đồng nghĩa với các mục tiêu căn bản nhất của Sứ quán. Vì thế, chúng tôi đã nhận ra các đề án sau đây cần có nguồn tài nguyên bổ sung từ Washington:
-Ngân quỹ $3 triệu cho giáo dục đã được yêu cầu trong Kế Hoạch Sách Lược Sứ Quán năm tài chính 2010 (FY2010 Mission Strategic Plan (MSP) vừa mới làm xong. Mặc dù quyết định sử dụng ngân quỹ này như thế nào chưa được kết thúc, chúng tôi suy xét USAID mang đến một ban thẩm định để xét đến các lựa chọn thống nhất với ý kiến do chính phủ Việt Nam đưa ra và phổ biến ở Hội Nghị Tháng 1. Một khả năng là khai triển một chương trình cải cách để tái cấu trúc tập quán giáo dục quốc gia trong các lãnh vực như dạy tiếng Anh, và thẩm định và huấn luyện giáo sư. Đề án này có thể rập khuôn theo Chương Trình Ngôi Sao của USAID, qua đó Mỹ tạo ra một khác biệt quan trọng tại Việt Nam trong lãnh vực cải cách kinh tế, điều lệ và luật pháp. Trợ giúp nhắm đến trong lãnh vực giáo dục sẽ có kết quả tương tự trong các thay đổi tích cực, có ý nghĩa để dẫn đến một Việt Nam tốt hơn và được chuẩn bị để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, USAID sẽ kiếm cách để gia tăng các chương trình hiện tại, như chương trình Ngôi Sao, để cổ võ việc huấn luyện cấp lãnh đạo nhiều hơn.
-Thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam. Như đã ghi chú ở trên, việc ủng hộ thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam sẽ đòi hỏi ngân quỹ lên đến $100 triệu qua 10 năm để trả cho gần 100 giáo sư và quản trị gia Mỹ.
-Việc tài trợ tăng lên để yểm trợ du học Mỹ và mục tiêu của chính phủ Việt Nam về việc đào tạo 2,500 Ph.D. tại Mỹ từ nay đến năm 2020. Hỗ trợ của chính phủ Mỹ cho mục tiêu này có thể hướng qua sự mở rộng các chương trình của Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF), cả việc gia tăng tài trợ cho VEF lẫn tiềm năng mở rộng lãnh vực nghiên cứu được VEF tán thành, như đã ghi ở đoạn 11. Thêm vào đó, việc tài trợ có thể được bảo đảm bằng cách tung ra Chương Trình Học Bổng Fulbright Presidential Scholarship Program tương tự như chương trình ở Indonesia, tức là gửi độ 30-40 sinh viên Ph.D. đến Mỹ mỗi năm. Một chương trình tương tự ở Việt Nam có thể chú trọng đến việc nâng đỡ số sinh viên M.A. và M.S..
-U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair tại Việt Nam. Ý kiến này, hiện đang xem xét, cùng với các hoạt động khuyến khích xuất cảng FCS khác, sẽ xây trên các cố gắng hiện nay của Sứ quán bằng cách mang đến Việt Nam các đại học quan tâm đến việc tuyển sinh viên và việc phát triển quan hệ với các đại học Việt Nam. Việc tài trợ của cơ quan Trade Development Authority (TDA) cho các đề án liên quan đến tuyển lựa sinh viên Việt Nam du học Mỹ đã được đề nghị và cũng sẽ thích hợp, vì lãnh vực "thương mãi trong phục vụ" này có thể sinh sản dễ dàng hàng trăm triệu đô-la hàng năm cho sự thịnh vượng kinh tế Mỹ.
-Sự khai triển một chương trình theo khuôn mẫu "Africa Education Initiative" (AEI) mới của chính phủ Mỹ, thực hiện qua USAID. Qua khoảng thời gian bốn năm, Mỹ cung cấp $400 triệu để huấn luyện nửa triệu giáo sư và cấp học bổng cho 300,000 người trẻ. Một chương trình tương tự, giữ cho phù hợp với các mục tiêu của Việt Nam, sẽ có các hiệu quả rất tích cực.
KẾT LUẬN
----------
19. Nhiều người sẽ đọc đề án này như là một thao diễn "hoang tưởng"[2], có lẽ lắc đầu và thắc mắc rằng vì sao người Trưởng Sứ quán gửi ra các giả sử quá bao quát. Một cách rõ ràng, các đề nghị của chúng tôi cần được cứu xét trong bối cảnh của các nhu cầu cạnh tranh. Tuy nhiên, tôi hy vọng đọc giả nhận thức rằng chúng tôi đã chỉ làm được đến đâu với nguồn tài nguyên hiện tại, và cũng hiểu thấu rằng hiện nay chúng tôi đối diện với một cơ hội độc nhất và quan trọng như thế nào. Các yêu cầu cải cách của người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, người sẽ họp với Tổng Thống Bush trong vài tháng tới, đã cổ vũ tôi soạn thảo bản tin này. Hiện nay, với một phần nhỏ chi tiêu cho vài hoạt động và chương trình khác trong vùng, chúng tôi có thể chỉnh hình lại cho quốc gia này trong cách thức bảo đảm có một tác động tích cực, sâu đậm cho nhiều thập niên sắp tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam vào năm 2020 trông giống như Nam Hàn hơn là Trung quốc, bây giờ là lúc hành động.
April 2008
1. Summary: Vietnam's educational system is in crisis, and the lack of qualified human resources is one of the biggest factors limiting Vietnam's development and economic growth. Top Vietnamese officials, including Prime Minister Nguyen Tan Dung, are aware of this challenge, and have explicitly asked for U.S. assistance in changing how Vietnam educates its people. Moving from today’s failed system, protected by a hide-bound and largely unqualified hierarchy of educators, will not be easy, but the United States has a unique opportunity to make a big difference and put its stamp on Vietnam's education system well into the future. As a start, Prime Minister Dung has offered to pay for a "brick and mortar" American University, with the United States providing the institution's president, plus key administrative and teaching staff. He has also asked for our help in launching the Ph.D studies in the United States of at least 2,500 young Vietnamese, on the understanding that these men and women will return as the core of the nation’s political and academic elite in the decades to come. Many of these students would be funded by Vietnam.
2. I believe that responding positively to these requests, perhaps in conjunction with the meeting this summer between President Bush and the Prime Minister, is strongly in the U.S. national interest. In responding to Vietnam's call, we would ensure not only that Vietnam's tens of millions of students, but also their education-obsessed parents, see the United States as a key partner in their personal and collective futures. The United States is seen as the model of "Global Standards" that Vietnam seeks to emulate. Positive engagement now will create windows of opportunity for the Mission to influence both Vietnamese attitudes toward the United States and domestic support for democratic, participatory government. Using existing resources, we are already engaged in many programs and initiatives to help Vietnam modernize its educational system and educate the next generation of Vietnam’s decision-makers. Adding new foreign assistance resources now and supporting the creation of a wide range of strategic public-private partnerships will maximize American influence on Vietnam’s educational system and thus on the future shape of Vietnamese society. Specific requests for new State, USAID and FCS education initiatives are listed in paragraph 18. End summary.
STATE OF EDUCATION IN VIETNAM
-----------------------------
3. Vietnam is facing a crisis in its education systems at all levels that jeopardizes its pursuit of economic progress and global integration. Officials lack training in education administration, teachers are poorly trained and underpaid, and corruption plagues the system at every level. In addition, opportunities for higher education are limited, as the system can accommodate only a fraction of those seeking admission. In 2007, Vietnamese universities had places for only 300,000 of the 1.8 million candidates who sat for university entrance exams. Although the number of university students has doubled since 1990, the number of teachers has remained virtually unchanged, a statistic disturbing to experts. Even with the increase, however, Vietnam ranks last regionally in the percentage of college age students enrolled in tertiary education, with only 10% in universities, below China’s 15%, Thailand’s 41%, and South Korea’s 89%, according to World Bank statistics. Even those students lucky enough to attend a university face a system in which instructors are paid on a strictly piece-work (by the class) system with no effective mechanisms for ensuring quality of instruction. Ph.D’s are purchased, and being named a professor is a bureaucratic process, not an honor linked to a career in teaching.
4. Even worse, corruption has spread like a cancer through the system. Poorly paid administrators and teachers purchase their positions, then shake down parents, who pay for admission to schools, then pay extra to have teachers grade their children. Until recently, cheating led by teachers on nation-wide tests was common, especially when the poor results would reflect badly on “the system.” Predictably, Vietnam is falling behind its neighbors in generating knowledge and innovation. In 2006, Hanoi's top two universities - Vietnam National University and Hanoi University of Technology - produced just 34 scientific publications, as compared to 4,556 at Seoul National University and nearly 3,000 at Peking University. Vietnam also scores low in another measure of capacity for innovation, the number of resident patent applications, having filed only two patent applications in 2006 compared with 40,000 in China.
5. Failures in Vietnam’s educational system also result in universities being unable to produce the number of educated managers and skilled workers needed by Vietnam's modernizing economy. This lack of qualified human resources is the single biggest factor limiting Vietnam's future development and economic growth, a fact reiterated by the mayor of Ho Chi Minh City during his April 17 meeting with visiting HHS Secretary Leavitt. To cite one example of this shortage, an American high-tech company that interviewed 2,000 recent graduates, all considered to be among Vietnam’s “best and brightest,” found only 40 applicants that met minimum hiring requirements. The situation is not the result of insufficient public spending on education, which at 4.3% of GDP, is higher in Vietnam than in neighboring China, Korea, The Philippines, or Thailand. This all is sadly ironic, as many parents in this Confucian society would mortgage their souls to ensure their children get a good education. If all outlays are counted, parents here actually spend quite liberally to advance their children's education, but to depressingly little effect.
VIETNAMESE EDUCATION PLANS AND GOALS
------------------------------------
6. Vietnam’s top leaders recognize these problems, and wants to improve its education system. Prime Minister Dung's point person in leading change is Nguyen Thien Nhan, Deputy Prime Minister, concurrently Minister of Education and Training, and a Fulbright scholar. Nhan has designed an ambitious program to restructure the national educational system and address its grave deficiencies. Priorities include completing the universalization of education (with emphasis on enrollment of girls, minorities and the disadvantaged, many of whom are still not in the system), revamping teacher training programs, overhauling the national curricula for all subjects at all levels, developing a formal consistent accreditation and assessment strategy, establishing a top-tier and internationally recognized university and improving quality standards for teachers through continuing education and competition. He has also emphasized the importance of foreign language acquisition - especially English - for students beginning in primary school, as well as increased competence in Information Technology. To make these changes possible, he is also emphasizing management training for school principals, rectors, and deans and has requested that greater government resources be invested in academic institutions at all levels and that teachers’ salaries be significantly increased.
7. Minister Nhan has expressed unprecedented openness to U.S. participation in restructuring Vietnam's educational system. He has proposed reforms modeled on a number of U.S.-style practices, including mandatory enrollment, establishment of minimum quality standards, national accreditation, curriculum development programs, and a credit-based system for general education at the tertiary level. In addition, Vietnam National University administrators have identified as their top goal training for its officials and young professors, especially in the areas of higher education management, teaching methodology, and English. The Ministry of Education and Training (MOET) has described similar goals for all university and high school leadership. Officials have explicitly told us that they would like much of this training to take place in the United States.
8. As an example of Vietnamese openness to American education practices, the Ministry of Education and Training has authorized ten departments at nine universities to adopt American programs lock, stock, and barrel, including curricula, course design, teaching materials, and student-oriented teaching methods, with all courses taught in English. For instance, Can Tho University has replicated Michigan State University's Biochemistry and Molecular Biology program, and the National Economics University has modeled its Finance Department after the program at California State University, Long Beach. In addition, a new law degree program that will open its doors at Can Tho University this fall will represent a radical departure from the purely theoretical and rote-based approach used by the existing Vietnamese law schools, by adopting the case study approach common to nearly all Western law schools. The Can Tho law program will come into existence thanks to three years of unceasing effort by a law professor with degrees from both Harvard and a university in the Netherlands. Another innovator is Vietnam National University, Ho Chi Minh City (VNU-HCMC), which has opened an "International University" at which the standard medium of instruction is English and all majors are based on American, Australian and other Western models. VNU-HCMC employs numerous expatriate (including American) faculty members in addition to Vietnamese professors with foreign degrees.
VIETNAM LOOKING TO FOREIGN COUNTRIES FOR ASSISTANCE
---------------------------------------------------
9. Vietnam faces a deficit of perhaps $100 million per year in funding its educational plans, and is trying to close the gap by seeking international support in paying for and helping implement reforms. In a recent meeting with Ambassador Michalak, Deputy Prime Minister Nhan specifically requested USG assistance in two key areas, which he said would have a big impact on U.S.-Vietnam relations:
--Founding an American university in Vietnam; and,
--Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. by 2020.
10. The American University would be American through and through, with an American management, curriculum, teaching methodology and teaching styles. American professors would identify what equipment would be necessary and oversee all other academic and management decisions to ensure that the university meets U.S. standards. The President of the University would be American for the first ten years, and all courses would be taught in English. The university would, at maximum capacity, accept 5,000 to 10,000 students per year, and would specialize in a number of fields (possibly seven), including business and public administration and biotechnology. In this plan, each field or faculty would be set up by a different American university. To create the American University, the Minister said that the GVN plans to borrow $100 million to fund the purchase of land, construction of buildings, and equipping of laboratories. He is looking to the United States to recruit and fund the faculty and administrators for the first ten years. In his plan, 80% of faculty would be American when the university opens, with the percentage dropping down to 20% at the end of ten years as qualified Vietnamese finish training. Rough initial estimates of costs for the American personnel are $100 million over ten years.
11. Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. is part of a larger plan to train 20,000 Ph.D.s, half in Vietnam and half abroad. The United States, through the Vietnam Education Foundation (VEF), currently funds the U.S. study of about 70 Ph.D.s per year, but only in the hard sciences. Vietnam is thus asking for U.S. assistance in creating a system to identify U.S. schools and secure cost reductions or find funding for an additional 160 doctoral candidates each year in order to meet this ambitious goal. Current Vietnamese programs would fund some or all costs for some of these student.
MISSION EDUCATION INITIAITVES
-----------------------------
12. The time is ripe to significantly expand educational exchange programs with Vietnam. The leaders and people of Vietnam agree that educational reform is critical to the nation's continued development, they view the U.S. system as the world's best, the government is receptive to U.S. assistance, and both U.S. and Vietnamese universities are eager to deepen partnerships. Success will pay both short-and long-term benefits to bilateral relations, as we replicate in the educational sphere the deep impact that tightly targeted aid has in reforming Vietnam's system of economic governance.
13. There are hurdles to overcome. While the nation’s top leadership has strongly endorsed radical educational reform, there are those in the government and Communist Party of Vietnam (CPV) who fear the openness and free exchange of ideas that are an integral component of any world-class educational system. If this resistance is to be overcome, however, there is no better way than through education. Another hurdle, which is currently bedeviling Deputy Prime Minister Nhan, is battling against the vested interests of today’s professors and administrators, the most powerful of whom purchased their positions with the promise of gain and will not be displaced quietly. Frankly, this is one key reason why the Prime Minister is appealing for an American University and U.S. trained Ph.Ds. In the face of fierce resistance, his strategy is to set up parallel, superior systems to prove the bankruptcy of the die-hards in command of schools today. Another unfortunate legacy of the central planning mentality is that universities tend to judge their performance solely on quantity rather than quality. Currently, it’s lectures delivered that count when paying and promoting instructors, not the quality of the educational experience.
14. In addition, one could argue that the Prime Minister's goals of training Ph.Ds is well intentioned but misguided. A program that produces fewer Ph.D.s but more M.A. and M.S. degree holders could produce a more sizeable impact, with more professors targeted at the level Vietnam needs most. While Vietnam will eventually need to move into advanced studies and research, the educational system is so bad today that we believe the 10-year goal should be to reform the system so that it becomes capable of producing the candidates who will eventually become the class of inventors and innovators. A master’s degree is the right level for teaching engineering, English as a second language, accounting, agriculture and many other subjects. An instructor with a U.S.-issued master's degree and an understanding of the importance of free thought and student involvement with education would represent a profound improvement over most of the current crop of Vietnamese professors. Once Vietnam has a large body of well-trained basic college grads, moving into research will make much more sense.
15. Still, these barriers and arguments can be overcome or modified in execution given the right targeted assistance. The important thing is that we seize today's opportunity, and capitalize on both the Prime Minister's requests and the general admiration of Vietnamese for American educational practices. If we walk through this open door, we will be engaging, with the explicit support of top leaders, in a unique opportunity to profoundly influence on Vietnam's educational system. Through our own programs, and by seeking to develop private-public partnerships, we can further Mission goals by helping Vietnamese officials and educational institutions reach the following goals:
--incorporate American curricula in a variety of fields;
--implement American teaching styles, which emphasize creative thought, problem solving, and leadership skills rather than rote learning;
--increase knowledge of the United States and American institutions through internationally-oriented classes and in American studies courses;
--improve English language instruction, thus enabling students to acquire information about the United States and the wider world on their own;
--promote study in the United States, which gives future leaders first-hand experience of American society and values;
--expand and deepen cooperation with American universities, companies, and NGOs; and,
--acquire the training they need in educational administration.
16. To better understand and facilitate current wide-ranging American educational efforts in Vietnam, Ambassador Michalak convened an Education Conference in Hanoi on January 24-25, 2008. That groundbreaking event brought together almost 200 American stakeholders in Vietnam’s education reform efforts - including more than 100 American universities, companies and NGOs with significant educational programs - to share information about their activities and challenges and to discuss how cooperation can help all parties realize their education goals more effectively. The Conference also enabled the Mission to enhance its knowledge of the breadth of
American public and private sector organizations' educational activities, and thus to plan a comprehensive and effective strategy to increase U.S. influence on Vietnam's rapidly changing education sector. We also confirmed that, in serving U.S. national interests, we can also be responsive to the requests of Vietnamese leaders for U.S. educational assistance. A second Conference, planned for early in FY2009, is designed to bring together American and Vietnamese educators. In doing so, it will directly support a Foreign Commercial Service project to promote linkages between American and Vietnamese university information technology programs.
17. Using existing resources and additional information gained at the first Education Conference, the Mission education strategy includes the following components:
--The Fulbright Program in Vietnam: Each year, this program sends about 25 students of exceptional promise to the U.S. for Master’s Degree study in a variety of fields, including Higher Education Administration, and sends ten senior university professors to the U.S. for research designed to improve the quality of their instruction. In addition, several different Fulbright programs place up to twenty American professors and researchers at Vietnamese universities for programs to revise curricula, set up new courses and degree programs, and train faculty and administrators. To expand the Fulbright Program, the Mission is seeking first-ever contributions from the Ministry of Education and Training (MOET), and is also about to launch a campaign to secure donations from U.S. companies operating in Vietnam in order to increase this flagship effort. (The Mission is working with State's Fulbright Office and other offices to ensure that it adheres to all conflict-of-interest regulations.)
--The Vietnam Education Foundation (VEF): VEF currently funds about 70 Ph.D.s per year. The Mission is exploring ways to expand the scope of this program, both in terms of funding and the fields of study it supports.
-- English language training for teachers: Better teachers will expand the pool of students able to study in the United States and increase the overall quality of English language instruction, which is now quite low. Building on the Mission's current considerable efforts in this area through use of English Language Fellows (ELF) and programs involving the Regional English Language Officer (RELO) based in Bangkok, the Mission has requested and received ECA funding for ten Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), who will begin work at ten universities in September, 2008, for one academic year each. The Mission is also working with key Vietnamese officials and professors to jumpstart the creation of VietTESOL, which will provide professional training to Vietnamese English teachers.
--An aggressive Public Diplomacy effort: We are working on multiple fronts to encourage a larger number of highly qualified Vietnamese students to take advantage of the American higher education system. Surveys repeatedly show that Vietnam recognizes that U.S. schools provide the highest quality education, yet many thousands of students have, to date, sought opportunities in Australia and other countries, believing that U.S. standards are too high, particularly with regard to the visa process. We are working hard to correct the record through outreach. Presentations, webchats, and other outreach efforts - often undertaken by consular officers themselves - will thus continue to be necessary to ensure that increasing numbers of Vietnamese students are aware of and take advantage of opportunities to study in the United States. The results are gratifying, with the number of Vietnamese students studying in the USA growing at an exponential rate.
--Expanded Exchanges: We will leverage existing programs to enable university officials to observe American educational practices. Vietnam National University officials tell us that their top goals include training for VNU's officials and young professors in higher education management, teaching methodology, and English, preferably in the United States. In addition, MOET intends to send every university rector and vice rector and every high school principal on training programs abroad. Post will seek ways to support these training programs, including use of International and Voluntary Visitor programs and American universities willing to host participants.
--USG support for public-private partnerships: Mission officers regularly meet representatives of American universities interested in launching or expanding cooperation with Vietnamese universities to provide guidance and advice and/or funds to facilitate exchanges. Currently more than 60 American universities have joint programs with Vietnamese universities, including two-way teacher exchanges, curriculum development, "2+2" transfer programs (in which Vietnamese students finish the final two years of undergraduate study at American universities and receive American degrees), and pedagogical training for faculty in specific fields such as English, nursing, engineering, and business.
--The Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC is implementing an aggressive marketing plan, pending funding authorization, to continue to build interest among U.S. institutions of higher learning in the Vietnam education market. The program includes the establishment of the duhochoaky.vn (Vietnamese for “StudyInTheUS.com”) web-portal, virtual trade fairs and related matchmaking activities to connect U.S. institutions of higher learning with top Vietnamese schools and recruiters, and heavy marketing and logistics support for IIE's annual education fair in Hanoi and Ho Chi Minh City. The marketing campaign is aimed to dramatically increase the number of Vietnamese students studying in the U.S. as well as the number of US. educational programs in Vietnam. Special focus will be on the intensive English, community college and undergraduate market segments.
--Working with State's Trade Facilitation Office: This effort is intended to publicize the benefits that U.S. states can receive by being more active in education and business in Vietnam. We will cite the example of the state of Oklahoma, which was one of the first U.S. entities to seek business and students in Vietnam, and which is now the third largest recipient of Vietnamese students in the United States.
--Higher Education Summit: The Mission is sending two university presidents to attend the Higher Education Summit and follow-on regional event hosted by Secretary of State Rice, Secretary of Education Spelling, and USAID Administrator Fore at the end of April, 2008. Through their participation, we hope to see an increase in the number and type of exchanges between the U.S. and Vietnamese universities.
ACTION REQUEST: NEW EDUCATIONAL PROGRAMS
REQUIRE NEW WASHINGTON RESOURCES
----------------------------------------
18. While we are already making progress, greater resources will allow us to advance this agenda much further. At a minimum, we can help Vietnam produce the managers and skilled workers needed to keep its economic expansion on track and to lift more of the population out of poverty. Looking more broadly, the United States has the opportunity to shape the Vietnamese educational system in a way that, in the long term, will result in a Vietnam that will be more democratic, more respectful of human rights and freedom of speech, and therefore more closely tied to the United States. Seen in this light, supporting educational reform is synonymous with our most fundamental Mission goals. Therefore, we have identified the following new initiatives requiring additional resources from Washington:
--$3 million fund for education requested in the recently completed FY2010 Mission Strategic Plan (MSP). Although decisions on how this fund would be used have not been finalized, we envision USAID bringing in an assessment team to look at options consistent with the ideas put forth by the GVN and flowing out of the January Conference. One possibility would be to develop a reform program to revamp national educational practices in such areas as English teaching and teacher training and assessment. This initiative could be modeled after USAID’s STAR Program, through which the U.S. has made a significant difference in Vietnam in the area of economic, regulatory and legal reforms. Targeted assistance in the area of education will similarly result in significant, positive changes that lead to a Vietnam better prepared to succeed in the global economy. In addition, USAID will look into ways to augment current projects, like the STAR program, in order to promote more executive and leadership training as part of the portfolio.
--Creation of an American University in Vietnam. As noted above, supporting the creation of an American University in Vietnam would require funding of up to $100 million over ten years to fund approximately 100 American professors and administrators.
--Increased funding to support study in the United States and the GVN's goal of educating 2,500 Ph.D.s in the U.S. by 2020. USG support toward this goal could be channeled through expansion of Vietnam Education Foundation (VEF) programs, both by increasing VEF's funding and potentially by broadening the fields of study it supports, as noted in para 11. In addition, funding might be secured by launching a Fulbright Presidential Scholarship Program similar to the one in Indonesia, which sends about 30-40 Ph.D. students to the U.S. each year. A similar program in Vietnam could focus on boosting the number of M.A. and M.S. students.
--U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair in Vietnam. This idea, currently under consideration, along with other FCS export promotion activities, would build on current Mission efforts by bringing to Vietnam U.S. universities interested in recruiting students and in developing relationships with Vietnamese universities. Trade Development Authority (TDA) funding for initiatives related to recruitment of Vietnamese students for study in the United States has been suggested and would also be appropriate, as this “trade in services” area could easily generate hundreds of millions of USD per year to an industry central to American economic prosperity.
--Development of a program modeled on the USG’s new “Africa Education Initiative” (AEI), implemented through USAID. Over a period of four years, the U.S. is providing $400 million to train half a million teachers and give scholarships to 300,000 young people. A similar program, scaled to meet Vietnam's objectives, would have very positive effects.
CONCLUSION
----------
19. Many will read this message as a "blue sky" exercise, perhaps shaking their heads in wonder that a Chief of Mission would forward such a broad range of suggestions. Clearly, our proposals need to be considered within the universe of competing demands. I hope readers recognize, however, just how much we are already doing with current resources, and also grasp just how significant and unique an opportunity we face today. The innovative requests of the top leader of Vietnam, who will be meeting with President Bush in a matter of months, spurred me to draft this message. With just a fraction of spending now devoted to some of other programs and activities in the region, we can reshape this nation in ways that guarantee a deep, positive impact for decades to come. If we want the Vietnam of 2020 to look more like South Korea than China, now is the time to act.
Michael W. Michalak, a career Foreign Service Officer, was sworn in as the United States Ambassador to Vietnam on August 10, 2007. Prior to this position, Ambassador Michalak served as the U.S. Senior Official to APEC, Bureau of East Asian and Pacific Affairs.
In his over 30 years of service with the U.S. Department of State, Mr. Michalak has worked in Tokyo, Japan; Sydney, Australia; Islamabad, Pakistan; Beijing, China; as well as Washington, DC, where he was assigned to the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, the Office for Japan and the Office of Chinese and Mongolian Affairs. He received a group award for valor for his actions in time of crisis when the U.S. Embassy in Islamabad was burned down.
Born in Detroit, Michigan, Mr. Michalak received his Bachelor of Science and Master of Science degrees in Physics from Oakland University in Rochester, Michigan, and Catholic University of America in Washington, DC, respectively. He received a second Master's degree in Public Administration from the John F. Kennedy School of Government at Harvard University in Cambridge, Massachusetts. He speaks Chinese, Japanese and French.
http://www.state.gov/r/pa/ei/biog/81626.htm
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210408.html
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210907.html
--------------------------------------------------------------------------------
[1] dịch chữ "brick and mortar": a "traditional" business with a physical presence. Contrast with dot.com
NGUYỄN KIM DỤC * HO
H.O Nam Dieu Ba Chuyen
Nguyễn Kim Dục
Lời giới thiệu của Trương Kim Anh
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết của ông rất vui. Mong ông tiếp tục viết.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Hồi mới qua đúng nhà quê ra tỉnh, cả quỷnh không thể tả được. Đi ra đường ngó lơ ngó láo ai nhìn thấy cũng biết là HO mới qua. Một hôm đang đi trên đường Bolsa thì có một xe hơi màu đỏ đỗ xịch sát bên lề đường ngay chỗ mình đi tới. Có một cô gái khuôn mặt không đến nỗi tệ tươi cười hỏi:
- Chú mới ở VN qua hả?
- Sao cô biết?
- Nhìn điệu bộ biết liền.
- Cô tài thật!
- Nhân tiện đây cháu mời chú đi ăn sáng.
Trong đầu tôi lúc đó đánh dấu hỏi liền tại sao ở Mỹ lại có người tốt như vậy. Đang phân vân không biết đi hay từ chối thì cô gái thò tay mở cửa xe phía bên kia tay lái nói: Chú lên lẹ đậu xe ở đây lâu cảnh sát phạt. Không kịp suy nghĩ tôi nhảy thót lên xe ngồi. Mùi nước hoa từ cô gái tỏa ra thơm phức, tôi cảm thấy dễ chịu; được người đẹp không quen biết mời đi ăn sáng còn gì thú bằng.
- Chú gài seatbelt đi. Tôi làm theo sự chỉ dẫn của nàng.
- Cháu tên Hồng.
- Hân hạnh được biết cô, tôi tên Dục.
- Chú qua đây lâu chưa?
- Được hơn một tháng.
- Chú qua đây theo diện nào? Đi cả gia đình hay sang một mình?
- Tôi đi theo diện HO. Đi với gia đình gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con.
- Hôm nay cháu mời chú đi ăn mì La Cay.
- Ở đâu vậy cô?
- Cũng gần đây thôi.
- Cảm ơn cô. Sao cô tốt với tôi quá vậy?
- Có gì đâu. Cháu rất thương mấy người tù cải tạo mới qua.
Tôi yên chí lớn hôm nay gặp hên không còn thắc mắc gì nữa. Xe chạy một đoạn thì đến khu mì La Cay ở đường New Hope (sau này tôi mới biết chứ lúc đó tôi chẳng biết nàng chở tôi đi đâu).
Vào tiệm, nàng rất sành điệu kéo ghế mời tôi ngồi. Khi người phục vụ lại lấy order, nàng kêu hai tô mì đặc biệt cho hai người còn kèm theo 3 tô togo. Xong nàng vào restroom. Người phục vụ khi nãy thấy tôi ngồi ngơ ngác một mình lại gần hỏi:
- Chú mới ở VN qua phải không?
- Đúng.
- Con nhỏ này cứ lừa các chú mới qua; vào đây gọi tùm lum hết. Lát nữa ăn xong các chú phải trả đấy. Chú chờ nó ra rồi bảo đi vào restroom, bên hông có cửa đi ra ngoài, chú vọt lẹ không chú phải trả phần này đó.
Tôi cám ơn. Khi nàng ra tôi làm bộ đi restroom và tìm cách vọt lẹ.
Mấy hôm sau tôi lại quán hỏi chú phục vụ hôm đó làm sao, chú cho biết nó đợi hoài không thấy tôi ra, nó ăn hết tô của nó còn tô của tôi nó togo, luôn miẹng chửi thề lẩm bẩm. Con nhỏ này nó lừa nhiều người lắm rồi, cháu phải báo để các chú biết để tránh xa nó.
Đúng là mình ngớ ngẩn. Chả ai thương hại thân phận mới qua của mình đâu tại vì thấy mình ngố quá lừa một quả cho biết.
Một hôm có người bạn vượt biên qua trước rủ mình đi ăn sáng. Đang đi trên đường thấy cái xe đằng trước lái lạng quạng, anh ta phán một câu:
- Lại HO!
- Sao mày biết?
- Thì đi xe cũ mà lái lạng quạng chỉ có HO mới qua thôi.
Tự nhiên tim tôi nhói đau. Mọi người nhìn chúng tôi và đánh giá chúng tôi như vậy sao? Chả trách gì người dưng ngay anh ruột tôi cũng có cái nhìn như vậy. Gia đình anh tôi ở San Diego nên chúng tôi được về đó ở. Được một tuần cô em tôi nói:
- Anh H. nói với em là anh lù đù như thế thì làm được việc gì để có tiền nuôi vợ nuôi con.
Tôi âm thầm đau đớn với sự nhận xét của anh tôi, nghĩ bụng sẽ làm tất cả những gì để có cuộc sống tốt đẹp cho vợ con sau này. Thế là ở đúng 2 tuần ở nhà anh tôi, tôi xin phép anh tôi cho gia đình tôi lên Santa Ana ở với lý do là thành phố San Diego là thành phố nghỉ mát khó kiếm việc làm, lên Santa Ana dễ kiếm việc làm hơn. Anh chị tôi cũng can ngăn nói chú mới qua lạ nước lạ cái ở với anh chị một thời gian đã rồi đi đâu hãy đi. Nhưng trong lòng tôi đã quyết rồi - mình phải tự lực vươn lên.
Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở chúng tôi phải đi học ESL ở trường Saint Anselm cùng thời thời gian ấy, tôi thi lấy bằng lái xe. Hôm đi thi gặp ông giám khảo người Phi Luật Tân tôi nói với ông ta xin ông nói chậm chậm vì tôi mới ở VN qua tiếng Anh còn yếu lắm. Ông nhìn tôi cười: Thế tôi nó tiếng Việt Nam với anh được không? Tôi há hốc mồm: Ông nói tiếng Việt được hả? Hồi xưa tôi đi lính sang phục vụ tại Việt Nam, tôi lấy vợ VN đem về Phi nên tôi học tiếng Việt Nam qua vợ tôi nên bây giờ tôi nói tiếng Việt như người VN vậy.
- Cám ơn ông. Hôm nay gặp ông tôi may mắn quá. Hồi xưa bên VN tôi là đại úy đi tù Cộng Sản hơn chín năm.
- Chín năm ở tù CS. Terrible! Bên VN anh có lái xe được không?
- Lái được
- Vậy thì lái đi một vòng cho đúng luật rồi tôi cho anh đậu khỏi cần thi. Nhớ là luật lái xe ở VN khác ở bên đây chẳng hạn mỗi lần change lane phải signal và quay đầu lại, nhiều người bị rớt vì điều này, nhớ đấy. Tôi rất thương mấy người lính bị tù Cộng Sản. Gặp mấy người đó tôi cho đậu liền.
- Cám ơn ông, ông là người ngoại quốc thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi.
Thời gian cứ trôi đi, tôi lãnh welfare được năm tháng còn sáu tháng nữa tôi sẽ bị cắt thì một hôm có thằng bạn thân làm trong hãng máy bay gọi cho tôi nói: "Tao đã tìm được việc làm cho mày ở trong hãng tao. Chuẩn bị ngày mai tao chở đi interview."
- Tao còn sáu tháng nữa mới hết welfare bỏ tiếc quá.
- Bỏ mẹ nó đi. Đây là dịp ngàn năm một thuở, lỡ dịp này không còn nữa đâu.
- OK, vậy ngày mai lại đón tao.
Tôi chuẩn bị quần áo. Một cái quần tây và cái áo sơ mi màu vàng lạt vì thầy bói bảo tôi hợp màu vàng còn những người qua đây lâu thì cho tôi biết đi phỏng vấn không được mặc quần jeans.
Sáng hôm sau vào sở phỏng vấn, người bạn chỉ vào phòng. Vừa mở cửa ra thì nghe tiếng "chào ông". Nhìn quanh không thấy ai chỉ có một người Mỹ ngồi trong phòng. Tôi nói: "Good morning sir." Ông rất lịch sự đứng dậy bắt tay tôi và mời tôi ngồi ghế. Ông cho biết tên ông và hỏi tôi tên gì. Không lẽ tôi nói tên Dục thì người ngoại quốc khó đọc, tôi nói "My name is Đức (D.U.C).
- Nice to meet you. Tôi lập lại "nice to meet you".
Ông trạc 50 tuổi cũng bằng tuổi tôi, gương mặt nhân hậu nhìn có cảm tình liền, người có vẻ trí thức.
Ông cho biết sở đang cần thêm một người thợ đứng máy cắt Panel. Sở này làm đồ trang bị trong máy bay như làm ghế ngồi và những thùng phía trên chỗ ngồi đựng hành lý, xe đẩy đồ ăn nghĩa là những gì phần trong máy bay.
- Ở Việt Nam anh có skills gì?
Tôi giơ ngón tay trỏ ra dấu bóp cò súng.
Ông làm bộ giật mình ngửa ra phía sau, giơ hai tay lên và nói:
- Robbery hả?
- Không, vì tôi ở trong quân đội chỉ biết bóp cò súng. Tôi đùa.
Sau đó ông cho biết người VN các anh thông minh lắm, chỉ cần training vài ngày là biết liền, và người VN chịu khó nữa nhất là các anh tù cải tạo, bằng chứng là có mấy anh đang làm ngoài kia. Họ rất siêng năng và khéo tay không làm hỏng gây lãng phí. Tôi thấy mát ruột được một người Mỹ khen tù cải tạo giỏi.
Ông còn dặn tôi làm việc ở Mỹ làm vừa vừa thôi. Anh có làm nhiều làm giỏi mà hết việc nó vẫn cho anh nghỉ. Tôi rất buồn các anh Việt Nam không biết thương yêu nhau, không bênh vực cho nhau như các cộng đồng khác, còn chèn ép nhau nữa như lương đứng máy mà anh apply, trước đây trả $7.50 một giờ mà ông VN nói với ông chủ người VN cần job trả mấy họ cũng làm nên bây giờ bớt xuống dưới 7 đồng, vậy anh có bằng lòng với mức lương đó không?
Dĩ nhiên tôi bằng lòng mà nghe đăng đắng trong cổ họng. Không ngờ có chuyện ấy xảy ra!
- Anh có xe chưa?
- Dạ có.
- Vậy thứ 2 tuần tới anh bắt đầu đi làm, và những người cũ sẽ train cho anh.
- Cám ơn ông rất nhiều.
- Không có chi. Hồi xưa ở trong quân đội anh ở trong binh chủng nào?
- An ninh quân đội
- Oh my God! Sao tôi không biết anh? Tôi làm ở cục an ninh quân đội ở Saigon đó.
- Tôi là thứ cắc ké làm ở tỉnh ngoài miền Trung.
- Cắc ké là gì?
- Là thứ tép riu (ồ, mà giải thích như vậy làm sao ông ta hiểu được?), là sĩ quan cấp thấp.
- Tiếng Việt của các anh hay quá cũng như tôi lấy được cô vợ Việt Nam cũng "xức vây trầy vảy"
- Ông lấy vợ VN thảo nào ông nói tiếng Việt giỏi quá. Hồi ở VN ông mang cấp bậc gì?
- Tôi không có cấp bậc.
- Ông là sịa gộc hả?
- Khỏi nói.
- Trời ơi là trời. Ông mà nói tiếng Việt như vậy ông là bậc thượng thừa rồi. You are super. Làm sao phải xức vây trầy vảy mới lấy được vợ?
- Nàng chê tôi mắt xanh mũi lõ, tôi lại có một đời vợ trước rồi. Nàng học đại học Văn Khoa, giá trị của nàng cao lắm chứ không như mấy cô gái ở mấy quán bar nên tôi phải vất vả lắm sau này nàng mới chịu.
- Bây giờ cô ta ở đâu? (Không lẽ hỏi sống sượng là hai người còn ở với nhau không.)
- Ở California này. Hiện giờ đang làm cho chính phủ. Chúng tôi có hai đứa con, một trai một gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Ông chắp hai tay lại nói: Cám ơn Chúa cho con có một người vợ Việt Nam tuyệt vời.
Tôi thấy mặt ông rạng rỡ, chắc gia đình tràn đầy hạnh phúc. Tự nhiên ông bắt sang chuyện khác. Không biết tôi có cái gì hạp nhãn hoặc trước kia cùng chung ngành nghề mà ông có cảm tình rồi tâm sự chứ người Mỹ họ kín đáo lắm, ít cho biết đời tư của họ nhất là mới gặp lần đầu tiên.
Sau khi cho biết cuộc sống gia đình như ra khỏi ngành hồi nào, tại sao về Cali này ông đều cho tôi biết hết. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Chúng tôi còn nợ những người tù cải tạo các anh nhiều lắm! Thật đấy. Với phương tiện của Mỹ chỉ cần hai ba ngày là chúng tôi có thể bốc tất cả các anh ra khỏi nước trước khi Cộng Sản tới. Thế mà chúng tôi đã không làm điều đó để các anh ở lại vào tù CS. Có người đến giờ này vẫn chưa được về, cũng trên 15 năm!
- Vì lý do gì?
- Tôi không thể nói được.
Ông không nói ra nhưng tôi cũng đã biết rồi. Tự nhiên tôi bị xay xẩm mặt mày, không ngờ sự thật lại phủ phàng đến thế, mà chính miệng người Mỹ nói ra điều này. Trong tù chúng tôi đau đớn gặm nhắm nỗi buồn nhược tiểu và sự phản bội của đồng minh.
- Anh làm sao thế? Mặt xanh vậy?
- Ông làm ơn cho tôi xin ly nước lạnh.
Ông chạy lại tủ lạnh và đem cho tôi một ly nước. Sau khi uống xong tôi thấy người hơi dễ chịu, tôi đứng dậy xin phép ông ra về và không quên cám ơn ông đã nhận tôi vào làm việc.
- Tôi phải ra ngoài. Cần một chút air.
- Don't forget next Monday.
- Thank you, sir.
Sau khi ra khỏi sở tôi rất vui khi apply được job, nhưng trong lòng buồn làm sao vì câu chuyện người Mỹ cho tối biết. Thà rằng tôi không gặp người Mỹ này thì hay biết mấy để cái tâm tôi bình thản sống những ngày còn lại trên đất Mỹ này. Bây giờ vết thương lại khơi lại. Nỗi buồn này chúng tôi đã gặm nhắm trong tù ngày này qua tháng nọ vì nỗi buồn mất nước và đồng minh đá giò lái.
Hồi trong tù tôi đã hơn một lần được nghe các bậc trưởng thượng cho biết là Mỹ bỏ rơi Việt Nam đã đành, họ còn rút kinh nghiệm cuộc di cư vĩ đại năm 1954 từ Bắc vào Nam. Hơn một triệu người vừa Công giáo vừa nhân viên chế độ cũ coi như đã dọn sạch bãi rác cho CS Bắc Việt không còn ai ở lại chống đối chúng nữa nên rảnh rang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc toàn lực vào xâm chiếm miền Nam. Vì lý do đó mà Mỹ sau khi rút đi, đã để lại tất cả quân cán chính của chế độ VNCH cho CS quản lý. Đúng là mớ bòng bong mà CS phải gỡ rối. Đối với thành phần này phải bứng tận gốc tróc tận rễ cho nên đã hốt tất cả vào các trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc, đâu đâu cũng có trại tù, phải bỏ biết bao nhiêu của cải và người để trong coi quản lý đám tù cải tạo. Thả không được, càng giam lâu thế giới càng lên án nhiều, và mọi người đã thấy rõ bộ mặt thật dã man tàn ác của chế độ CS. Chúng tôi ở tù là một trong các sách lược của Mỹ để chống phá CS quốc tế bằng chứng là đến đầu thập niên 90, CS Đông Âu và CS Liên Xô sụp đổ. Sự hy sinh của chúng tôi không được đền bù. CSVN vẫn còn đó. Tám mươi triệu người dân trong nước vẫn sống trong gông cùm CS.
Tôi làm thợ tiện ở hãng C&D Aerospace được hơn 10 năm thì sau 9/11/2001 tôi bị laid off. Lúc đó tôi đã trên 62 tuổi nên xin về hưu non. Đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Cả gia đình tôi sang Mỹ đúng 4 năm thì tôi mua được nhà do áp dụng kinh tế tập trung. Bà xã tôi bắt tất cả các con là tiền đi làm về giao hết cho bà quản lý cần gì bà đưa cho và cũng nói rõ mục đích là để dành tiền mua căn nhà để ở - có an cư mới lập nghiệp. Cũng may con cái ngoan nghe bà răm rắp. Nhờ có tiền chúng tôi mua được căn nhà ngoài sức tưởng tượng của ông anh tôi. Ông cho biết sang Mỹ từ năm 75, mười năm sau ông ấy mới mua được căn nhà.
Coi vậy, có nhà cũng khổ vì nhà bị bà hàng xóm người Mỹ cứ gọi lên city complaint hoài. Hôm thì sửa sang phía đằng trước, đất đào lên chưa đem đi kịp cũng gọi lên city, họ cho người xuống thấy còn đang làm dở dang họ không nói gì chỉ nói rằng khi làm xong phải dọn dẹp đất cát sạch sẽ. Họ cho biết con mẹ bên cạnh nó crazy lắm, nó complaint đủ mọi người xung quanh. Nó gọi, tụi tao phải xuống. Một hôm, mở cái cửa bên hông nhà nó, city xuống liền. Họ cho biết mở cửa sổ hay cửa cái cũng phải xin phép, còn add phòng không xin phép là có vấn đề. Ông nhìn xuống patio phía dưới hỏi cái này có giấy phép không? Tôi mới mua nhà này và người bán cho biết không có giấy phép. Vậy lên city xin 2 cái form một cái cửa và một cái patio, khi kiểm tra điện và gas xong tôi sẽ ký phép cho, lúc đó căn nhà sẽ có giá trị hơn. Khi sửa xong nhà, tôi có mời ông thầy địa lý lại coi cách xếp đặt trong nhà có đúng cách không. Sau khi xem xong ông chỉ cách sắp đặt lại bàn thờ và giường ngủ của từng người. Tôi nói với ông ta con mẹ Mỹ bên cạnh nó phá tôi hoài ông có cách nào làm cho nó đi được không? Ông nói được, rồi ông ngồi tính toán một chút xong quay qua tôi nói: "Anh mua một cái kính soi mặt bằng bàn tay, đúng ngày giờ này anh treo lên tường phía ngoài chiếu vào nhà nó, trong vòng từ 3 đến 6 tháng nó phải đi." Tôi nghĩ trong bụng, làm thế đếch nào mà nó đi được nhưng cũng hỏi thầy, thầy có chắc không? Ừ, nó nóng ruột nó phải đi. Bẵng đi thời gian sau khoảng 3, 4 tháng thì nó dọn đi thật. Thế có tài không!
Hôm đó vào khoảng 10 giờ đêm, thằng con trai của tôi vào phòng chị nó nói:
- Chị Quỳnh Anh ơi, em báo cho chị một tin buồn.
- Gì mày? Chị nó ngồi bật dậy.
- Nhà cháy.
- Nhà nào?
- Nhà bên cạnh. Em đã lấy vòi nước xịt lên mái nhà mình rồi mới vào báo cho chị biết. Chị nó ba chân bốn cẳng phóng ra khỏi giường vừa chạy vừa càm ràm thằng em.
- Thiệt cái thằng!
Ra nhìn đã thấy khói bốc lên từ mái nhà liền gọi 911. Chỉ 5 phút sau đã có 3 xe vòi rồng lại xịt nước vào chổ cháy và dập tắt ngay được ngọn lửa.
Sáng hôm sau đang đứng trước nhà cháy bên cạnh, thì ông chủ nhà người Mỹ tới. Câu đầu tiên ông nói với tôi:
- Nó đi mày mừng lắm hả?
- Sao mày biết?
- Nó là con mẹ điên. Nó mướn nhà tao 3 tháng nay nó không trả tiền nhà. Trước khi đi nó còn set- up cho cháy nhà. Tao cám ơn gia đình mày đã gọi 911 kịp lúc. Nhà cháy tao không care, có insurance đền. Tao sẽ sửa lại và bán. Mầy coi có ai mua giới thiệu. Sau đó tôi giới thiệu có người VN đến mua được và tôi tháo cái kiếng chiếu sang nhà bên cạnh và 2 gia đình sống hòa thuận láng giềng tốt, sống bên nhau trên 10 năm, không có chuyện gì xảy ra cả.
Nguyễn Kim Dục
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết của ông rất vui. Mong ông tiếp tục viết.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Hồi mới qua đúng nhà quê ra tỉnh, cả quỷnh không thể tả được. Đi ra đường ngó lơ ngó láo ai nhìn thấy cũng biết là HO mới qua. Một hôm đang đi trên đường Bolsa thì có một xe hơi màu đỏ đỗ xịch sát bên lề đường ngay chỗ mình đi tới. Có một cô gái khuôn mặt không đến nỗi tệ tươi cười hỏi:
- Chú mới ở VN qua hả?
- Sao cô biết?
- Nhìn điệu bộ biết liền.
- Cô tài thật!
- Nhân tiện đây cháu mời chú đi ăn sáng.
Trong đầu tôi lúc đó đánh dấu hỏi liền tại sao ở Mỹ lại có người tốt như vậy. Đang phân vân không biết đi hay từ chối thì cô gái thò tay mở cửa xe phía bên kia tay lái nói: Chú lên lẹ đậu xe ở đây lâu cảnh sát phạt. Không kịp suy nghĩ tôi nhảy thót lên xe ngồi. Mùi nước hoa từ cô gái tỏa ra thơm phức, tôi cảm thấy dễ chịu; được người đẹp không quen biết mời đi ăn sáng còn gì thú bằng.
- Chú gài seatbelt đi. Tôi làm theo sự chỉ dẫn của nàng.
- Cháu tên Hồng.
- Hân hạnh được biết cô, tôi tên Dục.
- Chú qua đây lâu chưa?
- Được hơn một tháng.
- Chú qua đây theo diện nào? Đi cả gia đình hay sang một mình?
- Tôi đi theo diện HO. Đi với gia đình gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con.
- Hôm nay cháu mời chú đi ăn mì La Cay.
- Ở đâu vậy cô?
- Cũng gần đây thôi.
- Cảm ơn cô. Sao cô tốt với tôi quá vậy?
- Có gì đâu. Cháu rất thương mấy người tù cải tạo mới qua.
Tôi yên chí lớn hôm nay gặp hên không còn thắc mắc gì nữa. Xe chạy một đoạn thì đến khu mì La Cay ở đường New Hope (sau này tôi mới biết chứ lúc đó tôi chẳng biết nàng chở tôi đi đâu).
Vào tiệm, nàng rất sành điệu kéo ghế mời tôi ngồi. Khi người phục vụ lại lấy order, nàng kêu hai tô mì đặc biệt cho hai người còn kèm theo 3 tô togo. Xong nàng vào restroom. Người phục vụ khi nãy thấy tôi ngồi ngơ ngác một mình lại gần hỏi:
- Chú mới ở VN qua phải không?
- Đúng.
- Con nhỏ này cứ lừa các chú mới qua; vào đây gọi tùm lum hết. Lát nữa ăn xong các chú phải trả đấy. Chú chờ nó ra rồi bảo đi vào restroom, bên hông có cửa đi ra ngoài, chú vọt lẹ không chú phải trả phần này đó.
Tôi cám ơn. Khi nàng ra tôi làm bộ đi restroom và tìm cách vọt lẹ.
Mấy hôm sau tôi lại quán hỏi chú phục vụ hôm đó làm sao, chú cho biết nó đợi hoài không thấy tôi ra, nó ăn hết tô của nó còn tô của tôi nó togo, luôn miẹng chửi thề lẩm bẩm. Con nhỏ này nó lừa nhiều người lắm rồi, cháu phải báo để các chú biết để tránh xa nó.
Đúng là mình ngớ ngẩn. Chả ai thương hại thân phận mới qua của mình đâu tại vì thấy mình ngố quá lừa một quả cho biết.
Một hôm có người bạn vượt biên qua trước rủ mình đi ăn sáng. Đang đi trên đường thấy cái xe đằng trước lái lạng quạng, anh ta phán một câu:
- Lại HO!
- Sao mày biết?
- Thì đi xe cũ mà lái lạng quạng chỉ có HO mới qua thôi.
Tự nhiên tim tôi nhói đau. Mọi người nhìn chúng tôi và đánh giá chúng tôi như vậy sao? Chả trách gì người dưng ngay anh ruột tôi cũng có cái nhìn như vậy. Gia đình anh tôi ở San Diego nên chúng tôi được về đó ở. Được một tuần cô em tôi nói:
- Anh H. nói với em là anh lù đù như thế thì làm được việc gì để có tiền nuôi vợ nuôi con.
Tôi âm thầm đau đớn với sự nhận xét của anh tôi, nghĩ bụng sẽ làm tất cả những gì để có cuộc sống tốt đẹp cho vợ con sau này. Thế là ở đúng 2 tuần ở nhà anh tôi, tôi xin phép anh tôi cho gia đình tôi lên Santa Ana ở với lý do là thành phố San Diego là thành phố nghỉ mát khó kiếm việc làm, lên Santa Ana dễ kiếm việc làm hơn. Anh chị tôi cũng can ngăn nói chú mới qua lạ nước lạ cái ở với anh chị một thời gian đã rồi đi đâu hãy đi. Nhưng trong lòng tôi đã quyết rồi - mình phải tự lực vươn lên.
Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở chúng tôi phải đi học ESL ở trường Saint Anselm cùng thời thời gian ấy, tôi thi lấy bằng lái xe. Hôm đi thi gặp ông giám khảo người Phi Luật Tân tôi nói với ông ta xin ông nói chậm chậm vì tôi mới ở VN qua tiếng Anh còn yếu lắm. Ông nhìn tôi cười: Thế tôi nó tiếng Việt Nam với anh được không? Tôi há hốc mồm: Ông nói tiếng Việt được hả? Hồi xưa tôi đi lính sang phục vụ tại Việt Nam, tôi lấy vợ VN đem về Phi nên tôi học tiếng Việt Nam qua vợ tôi nên bây giờ tôi nói tiếng Việt như người VN vậy.
- Cám ơn ông. Hôm nay gặp ông tôi may mắn quá. Hồi xưa bên VN tôi là đại úy đi tù Cộng Sản hơn chín năm.
- Chín năm ở tù CS. Terrible! Bên VN anh có lái xe được không?
- Lái được
- Vậy thì lái đi một vòng cho đúng luật rồi tôi cho anh đậu khỏi cần thi. Nhớ là luật lái xe ở VN khác ở bên đây chẳng hạn mỗi lần change lane phải signal và quay đầu lại, nhiều người bị rớt vì điều này, nhớ đấy. Tôi rất thương mấy người lính bị tù Cộng Sản. Gặp mấy người đó tôi cho đậu liền.
- Cám ơn ông, ông là người ngoại quốc thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi.
Thời gian cứ trôi đi, tôi lãnh welfare được năm tháng còn sáu tháng nữa tôi sẽ bị cắt thì một hôm có thằng bạn thân làm trong hãng máy bay gọi cho tôi nói: "Tao đã tìm được việc làm cho mày ở trong hãng tao. Chuẩn bị ngày mai tao chở đi interview."
- Tao còn sáu tháng nữa mới hết welfare bỏ tiếc quá.
- Bỏ mẹ nó đi. Đây là dịp ngàn năm một thuở, lỡ dịp này không còn nữa đâu.
- OK, vậy ngày mai lại đón tao.
Tôi chuẩn bị quần áo. Một cái quần tây và cái áo sơ mi màu vàng lạt vì thầy bói bảo tôi hợp màu vàng còn những người qua đây lâu thì cho tôi biết đi phỏng vấn không được mặc quần jeans.
Sáng hôm sau vào sở phỏng vấn, người bạn chỉ vào phòng. Vừa mở cửa ra thì nghe tiếng "chào ông". Nhìn quanh không thấy ai chỉ có một người Mỹ ngồi trong phòng. Tôi nói: "Good morning sir." Ông rất lịch sự đứng dậy bắt tay tôi và mời tôi ngồi ghế. Ông cho biết tên ông và hỏi tôi tên gì. Không lẽ tôi nói tên Dục thì người ngoại quốc khó đọc, tôi nói "My name is Đức (D.U.C).
- Nice to meet you. Tôi lập lại "nice to meet you".
Ông trạc 50 tuổi cũng bằng tuổi tôi, gương mặt nhân hậu nhìn có cảm tình liền, người có vẻ trí thức.
Ông cho biết sở đang cần thêm một người thợ đứng máy cắt Panel. Sở này làm đồ trang bị trong máy bay như làm ghế ngồi và những thùng phía trên chỗ ngồi đựng hành lý, xe đẩy đồ ăn nghĩa là những gì phần trong máy bay.
- Ở Việt Nam anh có skills gì?
Tôi giơ ngón tay trỏ ra dấu bóp cò súng.
Ông làm bộ giật mình ngửa ra phía sau, giơ hai tay lên và nói:
- Robbery hả?
- Không, vì tôi ở trong quân đội chỉ biết bóp cò súng. Tôi đùa.
Sau đó ông cho biết người VN các anh thông minh lắm, chỉ cần training vài ngày là biết liền, và người VN chịu khó nữa nhất là các anh tù cải tạo, bằng chứng là có mấy anh đang làm ngoài kia. Họ rất siêng năng và khéo tay không làm hỏng gây lãng phí. Tôi thấy mát ruột được một người Mỹ khen tù cải tạo giỏi.
Ông còn dặn tôi làm việc ở Mỹ làm vừa vừa thôi. Anh có làm nhiều làm giỏi mà hết việc nó vẫn cho anh nghỉ. Tôi rất buồn các anh Việt Nam không biết thương yêu nhau, không bênh vực cho nhau như các cộng đồng khác, còn chèn ép nhau nữa như lương đứng máy mà anh apply, trước đây trả $7.50 một giờ mà ông VN nói với ông chủ người VN cần job trả mấy họ cũng làm nên bây giờ bớt xuống dưới 7 đồng, vậy anh có bằng lòng với mức lương đó không?
Dĩ nhiên tôi bằng lòng mà nghe đăng đắng trong cổ họng. Không ngờ có chuyện ấy xảy ra!
- Anh có xe chưa?
- Dạ có.
- Vậy thứ 2 tuần tới anh bắt đầu đi làm, và những người cũ sẽ train cho anh.
- Cám ơn ông rất nhiều.
- Không có chi. Hồi xưa ở trong quân đội anh ở trong binh chủng nào?
- An ninh quân đội
- Oh my God! Sao tôi không biết anh? Tôi làm ở cục an ninh quân đội ở Saigon đó.
- Tôi là thứ cắc ké làm ở tỉnh ngoài miền Trung.
- Cắc ké là gì?
- Là thứ tép riu (ồ, mà giải thích như vậy làm sao ông ta hiểu được?), là sĩ quan cấp thấp.
- Tiếng Việt của các anh hay quá cũng như tôi lấy được cô vợ Việt Nam cũng "xức vây trầy vảy"
- Ông lấy vợ VN thảo nào ông nói tiếng Việt giỏi quá. Hồi ở VN ông mang cấp bậc gì?
- Tôi không có cấp bậc.
- Ông là sịa gộc hả?
- Khỏi nói.
- Trời ơi là trời. Ông mà nói tiếng Việt như vậy ông là bậc thượng thừa rồi. You are super. Làm sao phải xức vây trầy vảy mới lấy được vợ?
- Nàng chê tôi mắt xanh mũi lõ, tôi lại có một đời vợ trước rồi. Nàng học đại học Văn Khoa, giá trị của nàng cao lắm chứ không như mấy cô gái ở mấy quán bar nên tôi phải vất vả lắm sau này nàng mới chịu.
- Bây giờ cô ta ở đâu? (Không lẽ hỏi sống sượng là hai người còn ở với nhau không.)
- Ở California này. Hiện giờ đang làm cho chính phủ. Chúng tôi có hai đứa con, một trai một gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Ông chắp hai tay lại nói: Cám ơn Chúa cho con có một người vợ Việt Nam tuyệt vời.
Tôi thấy mặt ông rạng rỡ, chắc gia đình tràn đầy hạnh phúc. Tự nhiên ông bắt sang chuyện khác. Không biết tôi có cái gì hạp nhãn hoặc trước kia cùng chung ngành nghề mà ông có cảm tình rồi tâm sự chứ người Mỹ họ kín đáo lắm, ít cho biết đời tư của họ nhất là mới gặp lần đầu tiên.
Sau khi cho biết cuộc sống gia đình như ra khỏi ngành hồi nào, tại sao về Cali này ông đều cho tôi biết hết. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Chúng tôi còn nợ những người tù cải tạo các anh nhiều lắm! Thật đấy. Với phương tiện của Mỹ chỉ cần hai ba ngày là chúng tôi có thể bốc tất cả các anh ra khỏi nước trước khi Cộng Sản tới. Thế mà chúng tôi đã không làm điều đó để các anh ở lại vào tù CS. Có người đến giờ này vẫn chưa được về, cũng trên 15 năm!
- Vì lý do gì?
- Tôi không thể nói được.
Ông không nói ra nhưng tôi cũng đã biết rồi. Tự nhiên tôi bị xay xẩm mặt mày, không ngờ sự thật lại phủ phàng đến thế, mà chính miệng người Mỹ nói ra điều này. Trong tù chúng tôi đau đớn gặm nhắm nỗi buồn nhược tiểu và sự phản bội của đồng minh.
- Anh làm sao thế? Mặt xanh vậy?
- Ông làm ơn cho tôi xin ly nước lạnh.
Ông chạy lại tủ lạnh và đem cho tôi một ly nước. Sau khi uống xong tôi thấy người hơi dễ chịu, tôi đứng dậy xin phép ông ra về và không quên cám ơn ông đã nhận tôi vào làm việc.
- Tôi phải ra ngoài. Cần một chút air.
- Don't forget next Monday.
- Thank you, sir.
Sau khi ra khỏi sở tôi rất vui khi apply được job, nhưng trong lòng buồn làm sao vì câu chuyện người Mỹ cho tối biết. Thà rằng tôi không gặp người Mỹ này thì hay biết mấy để cái tâm tôi bình thản sống những ngày còn lại trên đất Mỹ này. Bây giờ vết thương lại khơi lại. Nỗi buồn này chúng tôi đã gặm nhắm trong tù ngày này qua tháng nọ vì nỗi buồn mất nước và đồng minh đá giò lái.
Hồi trong tù tôi đã hơn một lần được nghe các bậc trưởng thượng cho biết là Mỹ bỏ rơi Việt Nam đã đành, họ còn rút kinh nghiệm cuộc di cư vĩ đại năm 1954 từ Bắc vào Nam. Hơn một triệu người vừa Công giáo vừa nhân viên chế độ cũ coi như đã dọn sạch bãi rác cho CS Bắc Việt không còn ai ở lại chống đối chúng nữa nên rảnh rang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc toàn lực vào xâm chiếm miền Nam. Vì lý do đó mà Mỹ sau khi rút đi, đã để lại tất cả quân cán chính của chế độ VNCH cho CS quản lý. Đúng là mớ bòng bong mà CS phải gỡ rối. Đối với thành phần này phải bứng tận gốc tróc tận rễ cho nên đã hốt tất cả vào các trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc, đâu đâu cũng có trại tù, phải bỏ biết bao nhiêu của cải và người để trong coi quản lý đám tù cải tạo. Thả không được, càng giam lâu thế giới càng lên án nhiều, và mọi người đã thấy rõ bộ mặt thật dã man tàn ác của chế độ CS. Chúng tôi ở tù là một trong các sách lược của Mỹ để chống phá CS quốc tế bằng chứng là đến đầu thập niên 90, CS Đông Âu và CS Liên Xô sụp đổ. Sự hy sinh của chúng tôi không được đền bù. CSVN vẫn còn đó. Tám mươi triệu người dân trong nước vẫn sống trong gông cùm CS.
Tôi làm thợ tiện ở hãng C&D Aerospace được hơn 10 năm thì sau 9/11/2001 tôi bị laid off. Lúc đó tôi đã trên 62 tuổi nên xin về hưu non. Đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Cả gia đình tôi sang Mỹ đúng 4 năm thì tôi mua được nhà do áp dụng kinh tế tập trung. Bà xã tôi bắt tất cả các con là tiền đi làm về giao hết cho bà quản lý cần gì bà đưa cho và cũng nói rõ mục đích là để dành tiền mua căn nhà để ở - có an cư mới lập nghiệp. Cũng may con cái ngoan nghe bà răm rắp. Nhờ có tiền chúng tôi mua được căn nhà ngoài sức tưởng tượng của ông anh tôi. Ông cho biết sang Mỹ từ năm 75, mười năm sau ông ấy mới mua được căn nhà.
Coi vậy, có nhà cũng khổ vì nhà bị bà hàng xóm người Mỹ cứ gọi lên city complaint hoài. Hôm thì sửa sang phía đằng trước, đất đào lên chưa đem đi kịp cũng gọi lên city, họ cho người xuống thấy còn đang làm dở dang họ không nói gì chỉ nói rằng khi làm xong phải dọn dẹp đất cát sạch sẽ. Họ cho biết con mẹ bên cạnh nó crazy lắm, nó complaint đủ mọi người xung quanh. Nó gọi, tụi tao phải xuống. Một hôm, mở cái cửa bên hông nhà nó, city xuống liền. Họ cho biết mở cửa sổ hay cửa cái cũng phải xin phép, còn add phòng không xin phép là có vấn đề. Ông nhìn xuống patio phía dưới hỏi cái này có giấy phép không? Tôi mới mua nhà này và người bán cho biết không có giấy phép. Vậy lên city xin 2 cái form một cái cửa và một cái patio, khi kiểm tra điện và gas xong tôi sẽ ký phép cho, lúc đó căn nhà sẽ có giá trị hơn. Khi sửa xong nhà, tôi có mời ông thầy địa lý lại coi cách xếp đặt trong nhà có đúng cách không. Sau khi xem xong ông chỉ cách sắp đặt lại bàn thờ và giường ngủ của từng người. Tôi nói với ông ta con mẹ Mỹ bên cạnh nó phá tôi hoài ông có cách nào làm cho nó đi được không? Ông nói được, rồi ông ngồi tính toán một chút xong quay qua tôi nói: "Anh mua một cái kính soi mặt bằng bàn tay, đúng ngày giờ này anh treo lên tường phía ngoài chiếu vào nhà nó, trong vòng từ 3 đến 6 tháng nó phải đi." Tôi nghĩ trong bụng, làm thế đếch nào mà nó đi được nhưng cũng hỏi thầy, thầy có chắc không? Ừ, nó nóng ruột nó phải đi. Bẵng đi thời gian sau khoảng 3, 4 tháng thì nó dọn đi thật. Thế có tài không!
Hôm đó vào khoảng 10 giờ đêm, thằng con trai của tôi vào phòng chị nó nói:
- Chị Quỳnh Anh ơi, em báo cho chị một tin buồn.
- Gì mày? Chị nó ngồi bật dậy.
- Nhà cháy.
- Nhà nào?
- Nhà bên cạnh. Em đã lấy vòi nước xịt lên mái nhà mình rồi mới vào báo cho chị biết. Chị nó ba chân bốn cẳng phóng ra khỏi giường vừa chạy vừa càm ràm thằng em.
- Thiệt cái thằng!
Ra nhìn đã thấy khói bốc lên từ mái nhà liền gọi 911. Chỉ 5 phút sau đã có 3 xe vòi rồng lại xịt nước vào chổ cháy và dập tắt ngay được ngọn lửa.
Sáng hôm sau đang đứng trước nhà cháy bên cạnh, thì ông chủ nhà người Mỹ tới. Câu đầu tiên ông nói với tôi:
- Nó đi mày mừng lắm hả?
- Sao mày biết?
- Nó là con mẹ điên. Nó mướn nhà tao 3 tháng nay nó không trả tiền nhà. Trước khi đi nó còn set- up cho cháy nhà. Tao cám ơn gia đình mày đã gọi 911 kịp lúc. Nhà cháy tao không care, có insurance đền. Tao sẽ sửa lại và bán. Mầy coi có ai mua giới thiệu. Sau đó tôi giới thiệu có người VN đến mua được và tôi tháo cái kiếng chiếu sang nhà bên cạnh và 2 gia đình sống hòa thuận láng giềng tốt, sống bên nhau trên 10 năm, không có chuyện gì xảy ra cả.
Nguyễn Kim Dục
Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize
Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize
Writers Banned, Censored, Harassed, and Jailed
(New York, July 22, 2008) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year in recognition of the courage they showed when facing political persecution, Human Rights Watch said today. There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.
Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch
The Hellman/Hammett awards, administered by Human Rights Watch, are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989 when the American playwright Lillian Hellman willed that her estate be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
“The Vietnamese phrase for censorship, ‘bit mieng,’ means to cover the mouth,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.”
The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s Hellman/Hammett award winners from Vietnam. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs or targeted traffic “accidents.”
“Many people around the world do not know that Vietnamese writers are being locked up for simply expressing their views,” said Adams. “That makes it more important than ever to recognize the brave writers who have suffered persecution or sacrificed their freedom in order to push for a free press, human rights, and a multi-party system in Vietnam.”
Human Rights Watch has administered the Hellman/Hammett awards since 1989, awarding nearly 700 writers over the 19 years of the program. The Hellman/Hammett program also makes small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
Short biographies of seven of the eight Vietnamese writers who can be safely publicized follow below:
Le Quoc Quan, 36, is a lawyer who has written extensively on civil rights, political pluralism and religious freedom. He was detained by police four days after returning home from spending five months in the United States on a National Endowment for Democracy fellowship. For several days after his arrest, his whereabouts were unknown and no charges against him were publicized. Quan was later charged under Article 79 of the Criminal Code for “activities aimed at overthrow of the government.” He was released on June 16, 2007, but charges against him are still pending. On November 27, 2007, while trying to attend an appeals court hearing on two fellow attorneys, Quan was beaten and taken to a local police station to prevent him from attending the hearing.
Le Thi Cong Nhan, 29, is a lawyer widely recognized as a leader in a new generation of young activists who are building organizations inside Vietnam with links to groups outside. She was a founding member of the Committee for Human Rights in Vietnam and spokesperson for the Vietnam Progressive Party, one of several opposition parties that surfaced during a brief period in 2006 when the Vietnamese government temporarily eased restrictions on freedom of expression. As a frequent writer of appeals for democratic change in online newspapers and blogs, she has been harassed, intimidated and placed under house arrest. She was arrested in March 2007, and sentenced to four years in prison, which was later reduced to three years, on charges of disseminating propaganda against the government under article 88 of the criminal code.
Nguyen Phuong Anh, 36, is one of the most prolific and widely read dissident writers in Vietnam today. A former businessman, he owned a 1,000-seat restaurant and a thriving import-export company. After he became involved in the struggle for human rights and democracy, he began writing satiric critiques of the government on Vietnamese websites. He is a staff member of the To Quoc (Fatherland) underground bulletin, which is distributed quietly in Vietnam and through the internet. As soon as he became an activist, he was summoned to police headquarters and told to mind his own business. When he ignored the warnings, full fledged harassment began. Police came to his restaurant in uniform, state newspapers reported lies, and the restaurant went bankrupt. Goods imported by his company were confiscated, all his bookkeepers suddenly quit, and his company was fined for not paying taxes and went broke. Along with all this, he has been repeatedly detained and beaten by the police.
Father Thadeus Nguyen Van Ly, 60, one of the founders of the underground Tu Do Ngon Luan (Freedom of Expression) review, is receiving a Hellman/Hammett grant for the second time. Father Ly has been writing appeals for religious freedom, freedom of expression and a multi-party system in Vietnam for more than 30 years, an endeavor that has resulted in him spending 15 years in prison since 1977. During one prison stint in 2001, it is believed that he was drugged and beaten before a visit by a US congressional delegation so that his words were slurred and he uncharacteristically admitted to having committed criminal acts. He was released in 2005 and promptly returned to advocacy and dissident writing. Father Ly was one of the founders of the democracy movement in Vietnam known as Block 8406, named after the date of its inception on April 8, 2006. His latest arrest in February 2007 led to a prison sentence of another eight years on charges of disseminating propaganda against the government.
Nguyen Xuan Nghia, 58, is a journalist who also writes novels, short stories, poems and essays. He comes from a family with strong revolutionary credentials; his father joined the Vietnamese Communist Party (VCP) in 1936 and his oldest brother was killed in the first Indochina war. Nghia continues to be a member of the Association of Vietnamese Writers, despite his outspoken position against the VCP. As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. Since then, he has been arrested, detained and interrogated multiple times; his house has been searched twice; he has been denounced at public meetings and socially isolated. He is a member of the editorial board of To Quoc (Fatherland) Review, an underground pro-democracy publication. He is also a standing committee member of Block 8406 and the Alliance for Democracy for Human Rights. On November 27, 2007, he was badly beaten by policemen at the Hanoi court house when he showed up to demonstrate in support of two fellow dissidents who were on trial.
Nguyen Xuan Tu, aka Ha Sy Phu, 68, is a biology researcher and one of Vietnam’s most respected dissident writers. Writing under his pen name of Ha Sy Phu, he first became known in 1987 for his essay, “Let’s go Forward Hand in Hand Under the Guide of Reason.” He continued writing philosophical essays, satirical pieces and poetry that are published abroad and clandestinely in Vietnam. Over the past 20 years, he has suffered repression, social isolation, police interrogation, detention, imprisonment and house arrest. Because of his widespread influence on other dissident writers and the democracy movement, for the past 11 years he has been prohibited from owning a telephone or using the internet. Despite bad health, he continues to write and participate in the debate about democracy.
Pham Hong Son, 40, is a physician who writes articles and open letters that are circulated by hand in Vietnam and posted on websites of the Vietnamese diaspora. He was arrested and imprisoned in March 2002 on charges of espionage under article 80 of the criminal code for writing about human rights and democracy and posting them on the internet. Released in August 2006, he immediately resumed writing, even though he is under administrative probation, a form of house arrest. One of Vietnam’s most prominent dissidents, he has been unable to find a job since his release from prison, despite his training as a medical doctor and in business administration.
http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
http://www.hrw.org/asia/vietnam
http://tinquehuong.wordpress.com/2008/07/23/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize-human-rights-watch-22-7-2008/
http://www.fva.org/0700/story02.htm
Writers Banned, Censored, Harassed, and Jailed
(New York, July 22, 2008) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year in recognition of the courage they showed when facing political persecution, Human Rights Watch said today. There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.
Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch
The Hellman/Hammett awards, administered by Human Rights Watch, are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989 when the American playwright Lillian Hellman willed that her estate be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
“The Vietnamese phrase for censorship, ‘bit mieng,’ means to cover the mouth,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.”
The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s Hellman/Hammett award winners from Vietnam. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs or targeted traffic “accidents.”
“Many people around the world do not know that Vietnamese writers are being locked up for simply expressing their views,” said Adams. “That makes it more important than ever to recognize the brave writers who have suffered persecution or sacrificed their freedom in order to push for a free press, human rights, and a multi-party system in Vietnam.”
Human Rights Watch has administered the Hellman/Hammett awards since 1989, awarding nearly 700 writers over the 19 years of the program. The Hellman/Hammett program also makes small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
Short biographies of seven of the eight Vietnamese writers who can be safely publicized follow below:
Le Quoc Quan, 36, is a lawyer who has written extensively on civil rights, political pluralism and religious freedom. He was detained by police four days after returning home from spending five months in the United States on a National Endowment for Democracy fellowship. For several days after his arrest, his whereabouts were unknown and no charges against him were publicized. Quan was later charged under Article 79 of the Criminal Code for “activities aimed at overthrow of the government.” He was released on June 16, 2007, but charges against him are still pending. On November 27, 2007, while trying to attend an appeals court hearing on two fellow attorneys, Quan was beaten and taken to a local police station to prevent him from attending the hearing.
Le Thi Cong Nhan, 29, is a lawyer widely recognized as a leader in a new generation of young activists who are building organizations inside Vietnam with links to groups outside. She was a founding member of the Committee for Human Rights in Vietnam and spokesperson for the Vietnam Progressive Party, one of several opposition parties that surfaced during a brief period in 2006 when the Vietnamese government temporarily eased restrictions on freedom of expression. As a frequent writer of appeals for democratic change in online newspapers and blogs, she has been harassed, intimidated and placed under house arrest. She was arrested in March 2007, and sentenced to four years in prison, which was later reduced to three years, on charges of disseminating propaganda against the government under article 88 of the criminal code.
Nguyen Phuong Anh, 36, is one of the most prolific and widely read dissident writers in Vietnam today. A former businessman, he owned a 1,000-seat restaurant and a thriving import-export company. After he became involved in the struggle for human rights and democracy, he began writing satiric critiques of the government on Vietnamese websites. He is a staff member of the To Quoc (Fatherland) underground bulletin, which is distributed quietly in Vietnam and through the internet. As soon as he became an activist, he was summoned to police headquarters and told to mind his own business. When he ignored the warnings, full fledged harassment began. Police came to his restaurant in uniform, state newspapers reported lies, and the restaurant went bankrupt. Goods imported by his company were confiscated, all his bookkeepers suddenly quit, and his company was fined for not paying taxes and went broke. Along with all this, he has been repeatedly detained and beaten by the police.
Father Thadeus Nguyen Van Ly, 60, one of the founders of the underground Tu Do Ngon Luan (Freedom of Expression) review, is receiving a Hellman/Hammett grant for the second time. Father Ly has been writing appeals for religious freedom, freedom of expression and a multi-party system in Vietnam for more than 30 years, an endeavor that has resulted in him spending 15 years in prison since 1977. During one prison stint in 2001, it is believed that he was drugged and beaten before a visit by a US congressional delegation so that his words were slurred and he uncharacteristically admitted to having committed criminal acts. He was released in 2005 and promptly returned to advocacy and dissident writing. Father Ly was one of the founders of the democracy movement in Vietnam known as Block 8406, named after the date of its inception on April 8, 2006. His latest arrest in February 2007 led to a prison sentence of another eight years on charges of disseminating propaganda against the government.
Nguyen Xuan Nghia, 58, is a journalist who also writes novels, short stories, poems and essays. He comes from a family with strong revolutionary credentials; his father joined the Vietnamese Communist Party (VCP) in 1936 and his oldest brother was killed in the first Indochina war. Nghia continues to be a member of the Association of Vietnamese Writers, despite his outspoken position against the VCP. As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. Since then, he has been arrested, detained and interrogated multiple times; his house has been searched twice; he has been denounced at public meetings and socially isolated. He is a member of the editorial board of To Quoc (Fatherland) Review, an underground pro-democracy publication. He is also a standing committee member of Block 8406 and the Alliance for Democracy for Human Rights. On November 27, 2007, he was badly beaten by policemen at the Hanoi court house when he showed up to demonstrate in support of two fellow dissidents who were on trial.
Nguyen Xuan Tu, aka Ha Sy Phu, 68, is a biology researcher and one of Vietnam’s most respected dissident writers. Writing under his pen name of Ha Sy Phu, he first became known in 1987 for his essay, “Let’s go Forward Hand in Hand Under the Guide of Reason.” He continued writing philosophical essays, satirical pieces and poetry that are published abroad and clandestinely in Vietnam. Over the past 20 years, he has suffered repression, social isolation, police interrogation, detention, imprisonment and house arrest. Because of his widespread influence on other dissident writers and the democracy movement, for the past 11 years he has been prohibited from owning a telephone or using the internet. Despite bad health, he continues to write and participate in the debate about democracy.
Pham Hong Son, 40, is a physician who writes articles and open letters that are circulated by hand in Vietnam and posted on websites of the Vietnamese diaspora. He was arrested and imprisoned in March 2002 on charges of espionage under article 80 of the criminal code for writing about human rights and democracy and posting them on the internet. Released in August 2006, he immediately resumed writing, even though he is under administrative probation, a form of house arrest. One of Vietnam’s most prominent dissidents, he has been unable to find a job since his release from prison, despite his training as a medical doctor and in business administration.
http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
http://www.hrw.org/asia/vietnam
http://tinquehuong.wordpress.com/2008/07/23/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize-human-rights-watch-22-7-2008/
http://www.fva.org/0700/story02.htm
VŨ KHẮC KHOAN * NGUYỄN DU
Vũ Khắc Khoan-
Nguyễn Du và tình yêu
… Ta cũng nòi tình…(Chu Mạnh Trinh)
Tôi thường ao ước được đọc một thiên tình sử kể lại tóc tơ những cuộc tình duyên của tác giả Đoạn trường tân thanh. Tôi linh cảm rằng Nguyễn Du đã yêu, phải biết yêu, đã có nhiều suy nghĩ về tình yêu. Nhưng cho đến bây giờ, cả một phần sống – phức tạp nhất, dễ thương nhất – của một trang phong lưu công tử “văn chương nếp đất” “người mẫu” và đồng thời người sáng tạo những nét hào hoa Kim Trọng, cả phần sống đó vẫn còn im lìm lên bụi, mờ loãng trong thời gian xa thẳm không bao giờ trở lại. Người tình nhân họ Nguyễn đã tự lâu nhượng chỗ cho một pho tượng thi bá với một nhãn hiệu “Hoài niệm Lê triều” (làm như bình sinh, Nguyễn Du chỉ có một hoài niệm Lê triều!)
Nhưng đọc Đoạn trường tân thanh, đọc lại nhất là những vần mô tả tình yêu, theo dõi những cuộc tình duyên trong tác phẩm, rồi chắp nối, hàn gắn, tưởng tượng, tôi tự an ủi có thể một phần nào tìm thấy dấu vết những suy tư của họ Nguyễn về một thứ duyên nợ của kiếp làm người: Tình yêu. Những suy tư đó – hay cho đúng danh từ thời thượng – luyến ái quan đó chắc là phức tạp, chắc là phong phú.
*
Người được yêu nhiều nhất trong cuộc đoạn trường đến nỗi mang tiếng là “mắc điều Tình ái…” chính thị nhân vật của tác phẩm: Thuý Kiều. Đó là điểm trung tâm của rất nhiều quay cuồng ham muốn, nạn nhân của biết bao là vật lộn tranh giành, đó cũng lại là đầu mối của tình yêu hiện ra muôn hình vạn trạng, tùy theo từng trường hợp, tùy theo từng nhân vật nhập cuộc. Lấy tình yêu làm tiêu chuẩn, đọc Đoạn trường tân thanh, tôi thấy rõ được làm khán giả một vũ khúc mà người vũ nữ Thuý Kiều phải dấn bước cho tới nhịp nhạc Bạc mệnh cuối cùng. Mỗi bước của nàng tiêu biểu cho một bộ mặt của Tình yêu: từ bước tình đầu e ấp chàng Kim, qua bước tình hám [1] nhầy nhụa sa lầy họ Mã, bước tình si [2] Thúc Sinh, những bước dập dìu ong bướm, bước tình hiệp [3] người trượng phu Từ Hải, bước tình hèn quay quắt viên đại tướng họ Hồ, đến bước mơ hoảng lão Thổ quan.
Đến đây vũ khúc chợt ngừng: ngọn triều Tiền Đường đã trùng trùng nổi sóng. Bản nhạc Bạc mệnh giữ một phút yên lặng để bắt đầu đi vào khúc chót, ý nhạc chuốt giáng vươn tới một âm giai chót vót. Thuý Kiều bước những bước cuối cùng của vũ khúc, những bước trinh nữ đăng đàn cầu nguyện. Dáng điệu cuối cùng của vũ khúc Tình yêu là một dáng điệu mặc niệm.
*
Nguyễn Du trình bày khách quan một thực tại. Trong cái thực tại đa dạng đó Nguyễn Du đã chọn lựa riêng cho mình một quan niệm. Quan niệm này tất nhiên chung đúc trọn vẹn vào mối tình đẹp nhất, mối tình gây được nhiều thiện cảm nhất trong tác phẩm. Mối tình nào?
Loại trừ tất cả những gặp gỡ bất đắc dĩ với Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến và lão Thổ quan, chỉ còn lại 3 mối tình đáng kể: Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải với Kiều. Tôi có thể loại nốt cả hai mối tình sau. Như vậy là vì nhiều cớ. Cớ thứ nhất là do cái lý thông thường hiểu nghĩa chữ yêu. Tình yêu không thể đơn độc một chiều. Tình yêu chỉ có nghĩa khi người trong cuộc cùng đồng thanh xướng hoạ. Thúc Sinh có thể say mê Thuý Kiều, nhưng đáp lại Thúc, Kiều chỉ cảm thấy cái ý nghĩa lứa đôi. Từ Hải có thể thành thật yêu Kiều, nhưng đối với Từ, Kiều chỉ có lòng kính phục. Cớ thứ hai là do sự bất bình đẳng của người trong cuộc. Đối với Thúc và Từ, Kiều luôn luôn phải mang mặc cảm hàm ơn. Cớ thứ ba là do sự vắng mặt của một điều kiện căn bản của Tình yêu: sự tự do. Trong cái cảnh địa ngục lầu xanh tù hãm, Thuý Kiều không thể không hưởng ứng lời đề nghị của Thúc và Từ. Nói một cách khác, Thuý Kiều không có quyền chọn lựa bởi không thể từ chối.
Ba cái cớ vừa nêu lên lại là ba điều kiện tất yếu để tình yêu nảy nở. Ba điều kiện đó tôi nhận thấy đầy đủ trong mối tình Kim Kiều. Vậy theo dõi những bước tiến triển của mối tình này, ta chắc chắn sẽ gặp được những suy tư của Nguyễn về tình yêu.
*
Trước hết, về mọi phương diện phải công nhận rằng hai bên Kim Kiều đã rất xứng đôi vừa lứa. Tài ngang nhau, sắc ngang nhau, gia thế xấp xỉ như nhau, cả hai thẳng thắng vô tư đối diện: điều kiện bình đẳng đã trọn vẹn. Thế rồi hai bên ngẫu nhiên gặp gỡ. Sự lựa chọn hoàn tất trong một không khí tự do không ràng buộc hoàn cảnh, không ảnh hưởng tinh thần…
Người ta có thể nghĩ rằng Kim Trọng đã lưỡng lự khi nhận thấy:
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai…
nhưng trong khoảng thời gian từ lúc:
Khách đà xuống ngựa…
đến lúc:
… tới nơi tự tình.
Nhưng trong thời hạn tâm lý giữa hai vần thơ liên tiếp:
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai,
Người quốc sắc, kẻ thiên tài…
thì Kim đã phải thôi do dự, Kim đã chọn, Kim đã yêu. Bởi Kiều cũng đã chọn, và Kiều cũng đã yêu. Cả ba điều kiện tất yếu họ Nguyễn đề ra thật đã hiện diện đầy đủ trong bước đầu Kim Kiều chập chững đi vào tình yêu. Tình yêu nở hoa trong yên lặng, trong tự do, trong sự đồng tình, giữa đôi lứa xứng đôi:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê…
Chiều đã xuống tự lâu, có thể đêm đã bảng lảng bắt đầu. Nhưng trời đất chợt rung động trước mối tình vừa bén:
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha…
*
Như đã nói ở trên, bước đầu chập chững đã qua. “Tiếng sét ái tình” giờ đây chỉ còn lại dư âm. Người trong cuộc có thể nhớ nhung canh cánh bên lòng, “nhớ cảnh, nhớ người”, “nhớ nơi kỳ ngộ” lại cũng có thể thẫn thờ ngắm một ngọn hải đường lả ngọn, lặng nghe những giọt sương đêm gieo nặng ngoài trời, gieo nặng trong lòng bề bộn, thẫn thờ tự hỏi:
Người đâu gặp gỡ làm chi…
Nhưng nếu người trong cuộc không có cơ hội gặp nhau, gần nhau, hiểu nhau, nếu bước đầu tình yêu bồng bột không được tiếp nối bởi những bước xây dựng tiếp theo, kết tinh qua một thời gian thử lửa thì… tình yêu mặc dầu có nở hoa, hoa tình yêu rồi ra cũng phải thui chột. Một tâm hồn đa tình như Nguyễn tất phải biết đến điều đó cho nên liền ngay cuộc gặp gỡ ngày hội Đạp thanh – giai đoạn thứ nhất – sẽ liên tiếp là 4 lần gặp gỡ.
Bốn lần gặp gỡ này hợp thành giai đoạn thứ hai của tình yêu tiến triển, giai đoạn đôi bên xây dựng tình yêu, giai đoạn của tình yêu kết tinh.
Lần thứ nhất là lần gắn bó: hai bên đối thoại, nói lên với nhau hai chữ yêu nhau:
Rằng trăm năm cũng từ đây…
Lần thứ nhì gây cơ hội phô tài để hai bên đi sâu vào sự hiểu nhau. Chàng Kim có dịp phô tài hội hoạ, Thuý Kiều cũng nhân dịp đáp lại, đã để cho người yêu chính mắt nhìn thấy mà thầm phục cái tài “nhả ngọc phun châu” của mình:
Tay tiên gió táp mưa sa…
Cũng trong lần này, Kim Trọng lại còn hiểu thêm người yêu trong tận cùng tiềm thức: Kim biết Kiều luôn luôn bị ám ảnh bởi một mặc cảm: mặc cảm đoạn trường:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay…
Lần thứ ba là lần thử lửa: người trong cuộc sẽ cùng nhau cảm thông trọn vẹn. Lúc bấy giờ đêm đã vào khuya, trăng xế đầu cành, thư phòng vắng vẻ, Kim Kiều đối diện. Bản đàn Bạc mệnh vừa buông tiếng cuối cùng: dư âm còn ngân vang, còn đọng lại nơi đầu mày cuối mắt của cả người gẩy đàn lẫn kẻ nghe đàn:
Hoa hương càng tỏ thức hồng,
Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu.
Sóng tình dường đã xiêu xiêu…
Và cả hai bên đều cảm thấy xiêu xiêu đến rợn người trước cơn lốc thu hút của vực sa ngã, lòng vực đen thẳm sẽ là nấm mồ của tình yêu, nếu người trong cuộc không kịp cầm lòng: họ đều biết rõ như vậy. Nhưng… trăng vẫn còn sáng, đêm vẫn còn khuya, men tình nồng nàn, men nhạc ngân lên đến tận ngọn núi Thần Châu, đến tận đỉnh hòn Vũ Giáp… cả hai muốn quên tất cả để lặng chuồi xuống dốc.
Nguyễn Du – chính Nguyễn, tôi chắc thế – cũng cảm thấy chóng mặt. Nguyễn nhận thấy cần phải chấm dứt cuộc thử lửa. Nguyễn dằn lòng hạ bút:
… đừng lấy làm chơi!
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao…
Kiều vụt tỉnh và cố gắng cầm lòng, cố gắng dìu Kim Trọng để cả hai cùng cố gắng dìu nhau vượt qua miệng vực sa ngã.
Nhưng Định mệnh đã lảng vảng từ lâu, chăm chú rình mò. Và giữa lúc tình yêu vừa qua cơn thử lửa để thăng hoa tới tuyệt đỉnh thì Định mệnh phũ phàng lên tiếng:
Tin đâu đã gõ cửa ngăn gọi vào…
Cũng vì vậy mà lần gặp gỡ thứ tư là lần ly biệt: gặp gỡ ngắn ngủi nhưng ly biệt dài tới mười lăm năm.
*
Thường thường sau khi kết tinh đến mực chín muồi, tình yêu sẽ bước sang giai đoạn cuối cùng: giai đoạn thể hiện, giai đoạn hôn nhân. Nhưng Nguyễn Du lại nghĩ rằng hôn nhân sẽ hạ thấp tình yêu – sự thể hiện nào mà có thể sánh kịp những ý tưởng còn đang tiềm tàng trong tâm não? Đối với Thuý Kiều, Kim Trọng không thể là một người chồng. Đối với Kim Trọng, Thuý Kiều không thể là một người vợ. Đối với nhau, cả hai chỉ có thể mãi mãi là những người yêu.
Cho nên với Nguyễn Du, giai đoạn thứ ba của mối tình Kim – Kiều không phải là giai đoạn hôn nhân. Giai đoạn thứ ba là đêm tái hợp, là đêm Kim Kiều thoả thuận:
Đổi duyên cầm sắt ra duyên cầm kỳ.
*
Đêm tái hợp nhắc đến đêm năm xưa hội ngộ. Bản đàn cũ khoan nhặt lại vang lên, nhưng để rồi tắt ngấm. Không khí nay đã khác hẳn. Người trong cuộc mang nặng thêm mười lăm năm quá khứ, nay cũng đã đổi thay. Người gảy đàn tự nhủ:
Cuốn dây từ đấy, về sau cũng chừa…
Và cả hai chợt hiểu: đối với họ, đối với mối tình của họ, giai đoạn thứ ba không thể là giai đoạn hôn nhân. Mối tình đầu đã thăng hoa đến chỗ tuyệt vời. Giai đoạn thứ ba chỉ có thể là giai đoạn mặc niệm. Trắng đêm lần tái ngộ, người trong cuộc tìm ra một lối thoát:
Duyên đôi lứa đổi làm duyên bạn bầy.
Và một thái độ: thái độ của một đôi giáo sĩ cùng chung một niềm thông cảm trước bàn thờ, nơi yên vị tự mười lăm năm cũ, một mối tình đầu thăng hoa đã đến tuyệt vời.
THƠ PHẠM THIÊN THƯ
-
Vàng đóa hoa dương
November19Đêm đêm ta trở về
Hồn ta còn ẩn lại
Dưới chùm hoa man dại
Là nụ cười lách lau
Những giờ ta xa nhau
Là tình thêm níu lại
Mười ngón dài vụng dại
Cầm mảnh ngày rơi mau
Thời gian như con cá
Quẫy khỏi lòng bàn tay
Thời gian như chiếc lá
Rụng xuống đau nhành cây
Thêm một ngày mất đi
Gói buồn trong tà áo
Ta gửi hồn khờ khạo
Nấp trong rừng tóc hương
Ai có đi bên đường
Vô tình va cánh gió
Có nghe gì trong đó
Một tiếng lòng ta vương
Một ngày như sông Thương
Một nửa trong nửa đục
Ta thương con bèo lục
Vàng một đóa hoa dương
-
Nẻo đường hoa
Ta gặp nhau làm gì
Cuối nẻo đường hoa rụng
Ta gặp nhau làm gì
Đau lòng con chim di
Thời gian cất cánh bay
Qua rừng này rừng nọ
Ta làm sao hóa gió
Theo tóc người lênh đênh
Ta ướm hoài dấu chân
Chưa vừa lòng nỗi nhớ
Tóc em hồng dây nhợ
Chăng lối về xanh xanh
Một tấm ngày như tranh
Ta cuốn vào kỷ niệm
Một mặt trời huyền nhiệm
Đã lặn tròn đáy tim
Áo em vàng như chim
Bay tung trời bát ngát
Gieo hồn ta mấy hạt
Chợt nẩy mầm vô biên
Con đường dài triền miên
Hàng cây xanh gỗ trắng
Ta đi về thầm lặng
Đèo mặt trời trên yên
Mười ngón dài thu xuân
Vuốt dương cầm tóc rối
Ta là con vạc lội
Bến sương mờ sông Ngân
Gặp nhau muôn nghìn lần
Như lá mùa thu rụng
Ta nghe lòng lúng túng
Đốt thuốc ngồi phân vân
Đi kiếm hoài dấu chân
Hè phố rêu biền biệt
Làn tóc em chảy miết
Đưa ta vào biển xuân
-
Vết chim bay
Ngày xưa anh đón emTừ khóa: Kỉ niệm, Tình yêu, Tuổi thơ
Nơi gác chuông chùa nọ
Con chim nào qua đó
Còn để dấu chân in
Anh một mình gọi nhỏ
Chim ơi biết đâu tìm
Mười năm anh qua đó
Còn vẫn dấu chân chim
Anh một mình gọi nhỏ
Em ơi biết đâu tìm
Ngày xưa anh đón em
Trên gác chuông chùa nọ
Bây giờ anh qua đó
Còn thấy chữ trong chuông
Anh khoác áo nâu sồng
Em chân trời biền biệt
Tên ai còn tha thiết
Trong tiếng chuông chiều đưa
Ngày xưa em qua đây
Cho tình anh chớm nở
Như chân chim muôn thuở
In mãi bực thềm rêu
Cõi người có bao nhiêu
Mà tình sầu vô lượng
Còn chi trong giả tướng
Hay một vết chim bay
-
Thuyền trăng
Như con người thái cổTừ khóa: Trăng
Nhìn trăng ta rùng mình
Ước chi là bến đỗ
Ôm cánh thuyền thuỷ tinh
Sao như bầy hải âu
Bay quanh thuyền ánh sáng
Chở khối tình quá vãng
Xuôi về đâu – về đâu
Ta không là sông sâu
Mà nghe hồn sóng vỗ
Ta không là bến đỗ
Mà sao tình vấn vương
Tà áo trắng như sương
Ai theo thuyền đâm độ
Nỗi sầu ta nở rộ
Như ngàn hương – ngàn hoa
Từ một thời rất xa
Mịt mù trong dã thoại
Đêm nay ta gặp lại
Trái tim mình trong trăng.
-
NHÓM SÁNG TẠO
Thảo luận của nhóm Sáng Tạo: Nhân vật trong tiểu thuyết
(Lời BBT): Nhóm Sáng Tạo
là cách gọi khác để trỏ những thành viên chủ chốt của và xoay quanh tạp chí
Sáng Tạo: Mai Thảo (chủ trương biên tập) và: Doãn Quốc Sỹ, Duy
Thanh, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp.
Sáng Tạo, tạp
chí văn nghệ hàng tháng, số 1 ra tháng 10 năm 1956 tại Sài Gòn, đến số 31
ra tháng 9 năm 1959 thì bị đình bản. Tháng 7 năm 1960, Sáng Tạo, diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay ra mắt
số 1, Mai Thảo chủ nhiệm, ban biên tập có 8 người, đến số 7 tháng 9 năm 1961 lại đình bản. Tạp
chí Sáng Tạo, như vậy, có tổng cộng 38 số gồm cả “bộ cũ” và “bộ mới”. Ở “bộ cũ” (31 số), trình bày đơn giản; bìa
hai màu (màu bìa thay đổi theo mỗi số), 56 trang ruột, bốn trang bìa cứng, đến
số 18 thì tăng 80 trang, các giai phẩm (số đặc biệt) thì số trang tăng nhiều
hơn thường lệ; các chuyên mục nổi bật: Biên khảo; Sáng tác; Thơ tự do; Vấn đề
văn học; Qua các bộ môn văn nghệ... Ở ‘bộ mới” (7 số), số trang tăng lên 112,
các chuyên mục của bộ cũ không được giữ, ưu tiên đăng những sáng tác và bàn luận
các vấn đề cốt yếu của nghệ thuật đương thời. Bởi thế, các tác giả trẻ xuất hiện
nhiều hơn so với bộ cũ vốn vẫn còn khá đông những tác giả “tiền chiến”.
Sáng Tạo có thể coi là tạp chí tiên phong và có ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với đời sống văn chương nghệ thuật miền Nam giai đoạn 1955 -1960. Trong thời
gian hiện diện và truyền đi nhiều cảm hứng sáng tạo nhất, tạp chí này đã qui tụ
những cây bút sáng giá lúc bấy giờ và họ, bằng tài năng, nhiệt huyết của mình,
đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong sinh hoạt tri thức, văn nghệ văn hóa miền
Nam vốn đang thăng hoa nhờ những cú hích lịch sử- xã hội đặc biệt (di cư, đệ nhất
Cộng Hòa, tiếp xúc văn hóa phương Tây...) Trong và sau Sáng Tạo, thực tế văn học
miền Nam vừa có một mạch nguồn canh tân, đổi mới vừa có điểm tựa của tinh thần
tự do, dân chủ để đa dạng hóa các giá trị, tiếng nói, gương mặt.
Một điểm nhấn đáng chú ý ở Sáng Tạo “bộ mới” là câu hỏi Thế nào là nghệ thuật hôm nay ? và các
đáp án của nó dần được mở ra trong bốn cuộc thảo luận: Nhân vật trong tiểu thuyết
(số 1, tr.5-tr.18); Nói chuyện về thơ bây giờ (số 2, tr.1-tr.17); Ngôn ngữ mới
trong hội họa (số 3, tr.1-tr.21); Nhìn lại văn nghệ tiền chiến ở Việt Nam (số
4, tr.1-tr.16). Các thảo luận này, về sau, được in thành sách Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng tạo, lời
tựa của Nguyễn Sỹ Tế, trong Tủ sách Ý Thức, nxb Sáng Tạo, Saigon 1965. Mỗi cuộc
thảo luận, như tên gọi, đều khơi ra/thêm những vấn có tính chất lí luận, dựa
vào quan điểm/nhìn nhận của người tham gia, nhằm xác quyết đường hướng “đi tìm
một ý thức hệ để dẫn dắt hành động để rồi bằng hành động chúng ta chứng thực
cho lý tưởng” (Nguyễn Sỹ Tế). Đích ngắm cuối cùng của các thảo luận đó là hiện
thực hóa chúng trong sáng tạo mà một vài thành viên đã triển khai rất đồng thời.
Cuộc thảo luận Nhân vật
trong tiểu thuyết có sự tham gia của 8 tác giả trong ban biên tập, văn bản
do Mai Thảo ghi. Trong cảm nhận của chúng tôi, những đánh giá/ý kiến ở cuộc thảo
luận này có phần ít cực đoan hơn so với ba cuộc thảo luận sau. Ít nhưng không
phải là không. Dĩ nhiên, trên đường đi tới vị trí của một nhóm/phái mới, sự cực
đoan phủ nhận di sản vừa qua sẽ là chất xúc tác để nảy sinh canh tân, đột phá.
Nhận thấy cuộc thảo luận này vẫn truyền đạt được nhiều gợi ý thú vị cho/trong bối
cảnh viết/sáng tạo hôm nay, chúng tôi xin đăng lại toàn bộ văn bản và tin rằng
đã đến lúc việc phục dựng tiếng nói bị lãng quên là nghĩa vụ của người thức nhận
thấu đáo.
(M.A.T)
Nhân vật trong tiểu thuyết
(Thảo luận giữa Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai
Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Tô Thuỳ Yên, Thái Tuấn)
Trần Thanh Hiệp: Tôi đặt vấn đề “nhân vật trong tiểu thuyết” trong một vấn
đề khác rộng lớn hơn: Vấn đề “giá trị của nghệ thuật”. Nếu có nhiều quan
niệm về giá trị của nghệ thuật để phải chọn lựa thời tôi sẽ lựa chọn quan niệm
theo đó “nghệ thuật là tất cả sự nghiệp của con người để biểu hiện sự lớn
lao của mình”. Sự lớn lao không nhất thiết tuỳ thuộc ở sự thành công rực rỡ
trong cõi đời mà còn có thể là sự đau khổ bi thảm đưa đến cõi chết. Nhờ có nghệ
thuật, con người trường tồn được sự hiện diện của mình mặc dù chính nó luôn
luôn bị huỷ hoại.
Trong số các bộ môn của nghệ thuật, tiểu thuyết
có lẽ là một bộ môn có nhiều điều kiện hơn hết để giúp nghệ thuật đạt được giá
trị mà tôi kể trên. Bởi vì tiểu thuyết có thể đưa tới cho con người những kích
thước vô hạn: của sự sống, của cái chết, của phi thời gian. Mà trong tiểu thuyết
vấn đề quan trọng – theo tôi – phải là vấn đề nhân vật. Người ta sẽ tìm thấy bộ
mặt đầy đủ của con người trong các nhân vật của tiểu thuyết. Người ta sẽ tìm thấy
vị trí của con người, tương quan của con người với tất cả xung quanh, qua các
nhân vật của tiểu thuyết. Nếu trong tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì khác
nữa, thời nhân vật cũng vừa là cơ thể vừa là linh hồn. Tiểu thuyết của chúng ta
– tôi nói rõ hơn của những người viết tiểu thuyết Việt Nam ngày trước và bây giờ
- có mang lại cho chúng ta ít nhất một cảm tưởng rằng các tiểu thuyết ấy đã tự
định nghĩa được, đã tự bênh vực được không? Câu trả lời có thể thay đổi tuỳ
theo từng người. Tuy nhiên có một điểm không thể chối cãi được là chúng ta hiện
nay bất mãn về các tiểu thuyết của chúng ta. Trong khi đó chúng ta vẫn không ngừng
tìm kiếm, đòi hỏi một đời sống lớn lao cho con người của chúng ta. Tất cả những
gì chúng ta đã thất bại ở mọi nơi khác, tôi tưởng chúng ta có thể và phải thành
công ở nghệ thuật, hay hẹp hơn một chút, ở tiểu thuyết. Ở tôi, vấn đề nhân vật
được đặt ra trong cái “ám ảnh” khởi đầu đó.
Bây giờ nếu cần đào sâu hơn tôi nghĩ chúng ta
có thể đề cập tới một vài chi tiết căn bản của vấn đề nhân vật: Chúng ta xây dựng
nhân vật bằng một hay nhiều kỹ thuật nào? Trong một hay nhiều ý thức nào? Sở dĩ
tôi phải nhắc tới vấn đề kỹ thuật là vì vấn đề này cũng có phần quyết định của
nó và nhiều khi sự thất bại của tiểu thuyết trước hết là một sự thất bại về kỹ
thuật. Phải làm thế nào cho có thể thành một nhân vật mà lại là một nhân vật tiểu
thuyết? Chỗ đứng của tác giả trong nhân vật phải quy định ra sao? Nhân vật là
tác giả phóng lớn, là tác giả thu hẹp hay là tác giả nguyên vẹn, hay là tác giả
phân hoá?
Nhưng phần kỹ thuật dù sao cũng chỉ là những
công việc được gọi là “công việc vật chất”. Quan hệ là việc đem lại sự sống cho
nhân vật: Ngay ở cuộc đời này, hay ở nơi nào khác nhân vật có những vấn đề gì để
giải quyết? Và họ đã giải quyết ra sao v.v. Như thế chúng ta cũng nên ghi nhận
sự tiến triển của sự xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết đến ngày hôm nay một
cách tổng quát. Để chúng ta quy định thế nào là “cái mới” của những người viết
tiểu thuyết mới. Theo tôi nhân vật trong tiểu thuyết mới rất nhũn nhặn, họ đã từ
bỏ nhiều tham vọng siêu hình, thuyết lý để đứng lại giữa cuộc đời bình thường,
ngay thẳng và mãnh liệt theo đuổi sự sống.
Thanh Tâm Tuyền: Tôi thấy là một điều khó khăn nếu phải quy định thế nào là nhân vật. Điều chúng ta nhận thấy trong một số tiểu thuyết mới là tác giả chú trọng tạo cái không khí cho toàn thể tác phẩm. Không khí là chính. Nhân vật là phụ. Nhân vật giống nhau, nhiều khi chỉ còn là những tên gọi Justine [1] chẳng hạn. Nhân vật chính là một thành phố.
Thanh Tâm Tuyền: Tôi thấy là một điều khó khăn nếu phải quy định thế nào là nhân vật. Điều chúng ta nhận thấy trong một số tiểu thuyết mới là tác giả chú trọng tạo cái không khí cho toàn thể tác phẩm. Không khí là chính. Nhân vật là phụ. Nhân vật giống nhau, nhiều khi chỉ còn là những tên gọi Justine [1] chẳng hạn. Nhân vật chính là một thành phố.
Duy Thanh:
Khi viết tôi không hề nghĩ đến nhân vật. Khởi từ một hình ảnh một ý tưởng nào
đó, viết dần dần rồi nhân vật hiện ra theo.
Tô Thuỳ Yên:
Tôi cũng có đọc Justine. Nhưng đó là đường lối riêng của Durrell. Trong
văn nghệ thì nhiều đường lối lắm, vì thế không thể coi là một khuôn thước bắt
buộc một nhà văn để được tiếng cấp tiến phải sử dụng đến. Gây không khí cho tiểu
thuyết là một điều kiện cần thiết nhưng chưa là đầy đủ. Tiểu thuyết cổ điển
cũng mang trong nó một không khí cá biệt. Không khí chỉ là môi trường cho nhân
vật cử động thôi. Thành thử nhân vật vẫn phải là trọng tâm của tiểu thuyết gia.
Thanh Tâm Tuyền: Đó là đường lối chung của các tiểu thuyết gia hiện thời.
Tô Thuỳ Yên:
Tôi cứ tạm nghĩ khác vậy.
Thái Tuấn:
Tôi không có một ý niệm rõ rệt lắm về nhân vật tiểu thuyết. Nhưng khi vẽ, qua
hoạ phẩm, tôi thấy trước kia đề tài chính cho hội hoạ là người. Bây giờ đề tài
người không cần thiết, mà hội hoạ cũng không cần đề tài. Sự khác biệt của mỗi
hoạ phẩm nằm trong những yếu tố khác. Người trong hoạ phẩm có thể giống nhau và
điều đó không đáng kể.
Thanh Tâm Tuyền: Đặt vấn đề một cách cụ thể hơn, chúng ta có thể phân tích được rằng
quan niệm về nhân vật thời xưa dựa vào tâm lý cổ điển. Trong tâm lý nhân vật có
những thành phần riêng biệt và chia rẽ. Như đời sống tâm lý nhân vật cổ điển được
chia làm ba phần: thông minh, cảm xúc và ý chí. Mỗi nhân vật được quy định cá
tính về một trong những khuynh hướng căn bản kể trên. Bây giờ, con người là một
đồng nhất. Trong mỗi hành động đều gồm cả một đời sống tâm linh. Phải kể ở đây
tâm lý học của Freud chú trọng khai triển con người ở bí mật tiềm thức hiện
lên.
Tô Thuỳ Yên:
Sự phân chia của đời sống thành ba phần này chỉ là phân chia trong sách giáo
khoa. Những nhà văn, kể cả cổ điển không phân chia như vậy khi cầm bút. Theo ý
tôi, đề tài vẫn là đề tài không thay đổi, những vấn đề muôn thuở như tình yêu,
cái chết, sự đơn độc, Thượng đế v.v. Mỗi tiểu thuyết gia là một dòng thám hiểm
và cũng không mang lại một trả lời nào. Những khám phá về tâm lý của Freud và
những người như ông không đặt ra một vấn đề nào mới. Chúng ta chỉ có thể coi những
khám phá ấy là những phương tiện đưa tiểu thuyết gia lặn sâu thêm xuống tâm
linh con người.
Tôi xin nói thêm: thoạt nhìn vào tiểu thuyết
hiện thời, người ta dễ có cảm tưởng lầm lẫn rằng tiềm thức là một vấn đề mới mẻ
của con người. Sự thực, đó chỉ là một vấn đề của khoa học tâm lý mà thôi, xin
nhấn mạnh như vậy. Galilée chưa thốt ra câu bất hủ: E pur si muove, người ta
chưa biết đến thì trái đất cũng quay tròn như hồi nào rồi. Phần tiềm thức vẫn
có sẵn trong tâm hồn người trước Freud (hay trước Dostoievsky?) và tất cả công
nghiệp của Freud là đã chỉ điểm cho chúng ta miền còn hoang dã, nơi những vấn đề
muôn thuở của con người ẩn núp, trốn tránh và chỉ nơi ấy thôi người ta mới tìm
bắt được chúng nguyên hình, mặt thật không hoá trang, không biến dạng. Tiểu
thuyết gia ngày nay đi sâu mãi vào mảnh đất hoang dã ấy, lìa bỏ mực lưng chừng
nông cạn của tâm linh, lìa bỏ những lieux communs [2] thành thử người đọc
vội vàng có thể lầm tưởng được rằng hiện có những vấn đề mới được đặt ra. Nhìn
kỹ thì những con người ở mọi thời đại, mọi hoàn cảnh vẫn đồng tính với
nhau, vẫn mang bên trong nỗi thắc mắc không nguôi, sự tìm hiểu không ngừng về
những ẩn số nhất định không bao giờ có giải đáp vĩnh cửu. Nói như vậy, tôi
không phủ nhận những tác giả đi trước đã chẳng tìm được những giải pháp nào
đáng kể. Nhưng giải đáp của một tác giả bao giờ cũng chỉ có một giá trị nhất thời
thôi. Giải đáp ấy gắn chặt với một xã hội nhất định (có khi không hẳn là một xã
hội đương thời với tác giả và giá trị của nó mất đi theo xã hội ấy). Có lẽ nhờ
vậy mà chúng ta, những người đến sau vẫn còn có cái gì để diễn tả, trình bày về
những điều đã quá cũ…, một bí ẩn dù đã ngàn đời nhưng chưa được phô bày, lột trần
vẫn còn là mới mẻ.
Trần Thanh Hiệp: Quan niệm của Thanh Tâm Tuyền có thể được xác định trong những tiểu
thuyết dài. Tiếc rằng chúng ta còn ít tiểu thuyết dài. Nhân vật đã có, phần lớn
là nhân vật truyện ngắn. Từ tiểu thuyết dài đến truyện ngắn có thể có chung một
quan niệm về xây dựng nhân vật được không?
Thanh Tâm Tuyền: Đó chính là chỗ yếu của chúng ta và cũng là cũng là khó khăn
chính khi bàn đến vấn đề nhân vật. Qua những truyện ngắn, nhân vật mình dựng
lên còn mờ nhạt, ấu trĩ. Nhưng có một điểm đáng ghi nhận là nếu chúng ta có
giúp cho người đọc về phương diện nhân vật thì cũng chỉ là giúp cho họ nhận định
được sự khác biệt giữa nhân vật bây giờ với nhân vật ngày trước trong tiểu thuyết
nói chung. Có thể phân chia thành hai dòng: Một, cổ điển, đàn bà là nhân vật
chính. Hai, mới, nhân vật chính là đàn ông.
Trần Thanh Hiệp: (cười) Vì thế đàn ông ca ngợi đàn ông? Đàn bà bị truất phế như trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền?
Trần Thanh Hiệp: (cười) Vì thế đàn ông ca ngợi đàn ông? Đàn bà bị truất phế như trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền?
Thanh Tâm Tuyền: Đúng. Xin khai triển thêm cho rõ ý. Tiểu thuyết cũ cũng từng có
đàn ông là nhân vật chính: 1) Trong những truyện phiêu lưu, nhân vật đơn độc và
hoàn toàn do tưởng tượng; 2) Trong thế giới gồm có một đàn ông và một đàn bà,
mà đàn ông chỉ là hàm số của đàn bà; Tiểu thuyết bây giờ, người đàn ông sống
trong thế giới mình, đàn bà có mặt trong thế giới đó và chịu những quy luật của
thế giới đó.
Tô Thuỳ Yên: Như thế có vẻ cực đoan. Đàn ông hay đàn bà không nhất định. Vấn đề thuộc đàn bà thì phải chiếu qua nhận xét, cảm giác đàn bà. Tiểu thuyết ngày nay, đúng như nhận xét của Thanh Tâm Tuyền, hình như không quan tâm mấy đến đàn bà nữa, thành thử đã mất đi một số độc giả đàn bà, một số quan trọng. Không biết đó là khuyết điểm của tiểu thuyết mới hay của tâm hồn đàn bà nữa.
Tô Thuỳ Yên: Như thế có vẻ cực đoan. Đàn ông hay đàn bà không nhất định. Vấn đề thuộc đàn bà thì phải chiếu qua nhận xét, cảm giác đàn bà. Tiểu thuyết ngày nay, đúng như nhận xét của Thanh Tâm Tuyền, hình như không quan tâm mấy đến đàn bà nữa, thành thử đã mất đi một số độc giả đàn bà, một số quan trọng. Không biết đó là khuyết điểm của tiểu thuyết mới hay của tâm hồn đàn bà nữa.
Trần Thanh Hiệp: Điều tôi thắc mắc không do nơi nhân vật là đàn ông hay đàn bà, mà
là vấn đề chủ quan hay khách quan của tác giả. Thí dụ: diễn tả đời sống một người
khác không phải chính mình, ta nên diễn tả theo chủ quan ta hay căn cứ vào những
yếu tố khách quan?
Duy Thanh:
Nếu không gần đời sống xích lô, khó mà “nằm” được trong người xích lô, để nói
được những sự thực về hắn. Cho khỏi hời hợt, giả tạo, tôi thấy tiện hơn là đặt
vấn đề lựa chọn nhân vật, lựa chọn đề tài. Tôi sẽ chỉ viết về những nhân vật gần
gụi, quen biết trong giới thanh niên chẳng hạn.
Thanh Tâm Tuyền: Đặt câu hỏi rõ hơn, nhân vật có phải là tác giả không? Có hai
cách kiếm tài liệu, một, ở ngoài đời, hai, ở chính mình. Trong nhân vật có thể
có những mảnh của tác giả nhưng không bao giờ là tác giả hết. Như cuốn Bếp lửa của tôi, khi viết ở bản thảo,
tôi có đề một câu trên đầu của Rimbaud, sau lại xoá đi vì thấy không cần thiết:
je est un autre [3]. Mặc dầu trong ấy tôi cho nhân vật mượn cả tên tục
tôi và nhiều hoàn cảnh tôi đã sống.
Tô Thuỳ Yên:
Việc xưng tôi trong một tác phẩm chỉ là một cách đo lường những nhân vật khác,
en fonction du moi, của chính nhân vật kể truyện mà không cần cho người đọc biết
đến những sự đo lường về mình ở các tác giả khác.
Thái Tuấn:
Trong hội hoạ, những chân dung của Modigliani chẳng hạn. Người ta không cần biết
rõ người ngồi mẫu là ai, mà chỉ nói: ”Đó là một Modi.”
Doãn Quốc Sỹ: Chúng ta vừa nói đến cái chính trong tiểu thuyết mới là không
khí. Nhưng không khí theo tôi cũng do những sự kiện được mô tả đúng, thực, và
sinh động tạo thành. Phim Au risque de se perdre [4] là một bằng chứng:
Chính cái thực của đời sống ở trại hủi, nhà thương điên, tu viện đã tạo nên cái
không khí cho cuốn phim và tiểu thuyết.
Duy Thanh:
Nhưng tiểu thuyết còn có một sắc thái này: là những nhân vật hoàn toàn do tưởng
tượng tạo nên mà vẫn hết sức hợp lý. Hợp lý ở riêng câu chuyện mà tác giả viết.
Mặc dầu có thể đấy là một câu chuyện vô lý hoàn toàn. Điểm quan yếu của sự
thành công ở một nhà văn là do chỗ ấy. Cái sự thật của tiểu thuyết.
Thanh Tâm Tuyền: Cố nhiên. Một tác phẩm bao giờ cũng bắt nguồn từ trong đời sống để tách rời khỏi đời sống và đứng độc lập. Les racines du ciel [5] cho ta một bằng chứng về nhân vật phi lý ngoài đời, rất có lý trong tiểu thuyết. Tính chất hữu lý ấy có cả trong loại truyện cổ tích và thần thoại lẫn tiểu thuyết bây giờ. Qua bao nhiêu biến thái, tiểu thuyết xưa và nay vẫn có một vài nét chung, mà sự phi lý của nhân vật và ngoài đời hợp lý với nội dung tiểu thuyết là một. Michel Butor đã định nghĩa tiểu thuyết như một chuyện kể không cần phải có những dẫn chứng ngoài đời.
Thanh Tâm Tuyền: Cố nhiên. Một tác phẩm bao giờ cũng bắt nguồn từ trong đời sống để tách rời khỏi đời sống và đứng độc lập. Les racines du ciel [5] cho ta một bằng chứng về nhân vật phi lý ngoài đời, rất có lý trong tiểu thuyết. Tính chất hữu lý ấy có cả trong loại truyện cổ tích và thần thoại lẫn tiểu thuyết bây giờ. Qua bao nhiêu biến thái, tiểu thuyết xưa và nay vẫn có một vài nét chung, mà sự phi lý của nhân vật và ngoài đời hợp lý với nội dung tiểu thuyết là một. Michel Butor đã định nghĩa tiểu thuyết như một chuyện kể không cần phải có những dẫn chứng ngoài đời.
Trần Thanh Hiệp: Như vậy thế giới tiểu thuyết có còn giống với thế giới ngoài đời
không?
Thái Tuấn: Có chứ. Giống ở cái phần tinh tuý (essence).
Thái Tuấn: Có chứ. Giống ở cái phần tinh tuý (essence).
Thanh Tâm Tuyền: Tiểu thuyết là hình bóng cuộc đời. Và hình bóng còn thực hơn cả
cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết còn thực hơn cả nhân vật ngoài đời. Cố nhiên là
nhân vật phải thành hình và có một đời sống hẳn hoi của nhân vật.
Thái Tuấn:
Một điểm nữa mà tôi nhận thấy ở các nhân vật tiểu thuyết của một tác giả là tác
giả có dựng bao nhiêu nhân vật khác biệt nhau, những nhân vật đó vẫn có phảng
phất một điểm đồng nhất nào đó. Khi vẽ tôi cũng cảm thấy như vậy.
Thanh Tâm Tuyền: Điểm đúng nhất mà anh Thái Tuấn nhận thấy ở các nhân vật dù khác
biệt nhau ấy, có. Đó chính là nỗi ám ảnh của mỗi tác giả. Tác giả bao giờ cũng
mang một ám ảnh trong tâm hồn, nó phảng phất ở tất cả các nhân vật tác giả đó tạo
ra. Ở truyện Doãn Quốc Sỹ, chúng ta thấy hầu hết nhân vật của anh đều mang cái
ám ảnh muốn sống thoải mái bên trên bụi bặm cuộc đời hàng ngày. Những tác giả lớn
bao giờ cũng có một ám ảnh chính, duy nhất và chẳng bao giờ từ bỏ được ám ảnh ấy.
Nhân vật của Malraux, của Dostoievsky đều biểu hiện nỗi ám ảnh duy nhất của
Malraux, của Dostoievsky. Mối ám ảnh đó, cần nhận rõ, chỉ có trong tác phẩm, và
chính tác giả nhiều khi cũng không hay nữa. Nhà phê bình phải khám phá thấy ám ảnh
đó trong phê bình nhân vật tiểu thuyết.
Doãn Quốc Sỹ: Tôi cũng đồng ý thế. Nhân vật và nỗi ám ảnh của tác giả có như những
sự vật bị hút vào một lòng trái đất. Có thể tác giả dựng một cách khách quan
nhiều nhân vật với những nết hay tật xấu khác nhau nhưng sự hiện diện của toàn
thể các nhân vật đó đủ chứng minh một cái gì. Cái gì đó chính là nỗi ám ảnh của
tác giả.
Trần Thanh Hiệp: Điểm khác biệt tôi thấy giữa tiểu thuyết xưa kia và bây giờ là tiểu
thuyết xưa kia chú trọng đến xếp đặt những trường hợp đặc biệt, trái với bây giờ,
những sự bình thường được nói đến. Diễn tả bây giờ thì táo bạo, người ta đi thẳng
vào sự thực không e dè gì hết.
Thái Tuấn:
Tôi thấy trước kia tiểu thuyết thường được cấu tạo trên những luân lý, tiêu chuẩn
sẵn có của đời sống. Bây giờ có khuynh hướng, tác phẩm tự tạo một luân lý riêng
– các nhân vật được giải phóng và luân lý là luân lý của tiểu thuyết.
Thanh Tâm Tuyền: Phân biệt một tiểu thuyết cổ điển với tiểu thuyết mới, người ta
thường gán cho tiểu thuyết mới một tính chất phi lý, các nhân vật bây giờ là
phi lý. Sự thật, tiểu thuyết xưa mới phi lý, vì nhân vật tiểu thuyết xưa thường
sống trong một đam mê nào đó (passion). Mà đam mê là dẫn đến phi lý. Nhân vật
tiểu thuyết bây giờ sáng suốt quá, ý thức quá, không còn đam mê. Người đọc gán
cho chúng là phi lý vì sợ sự sáng suốt đó. Điều nữa, cái mà người ta sợ ở tiểu
thuyết bây giờ là các nhân vật chính đều là đàn ông. Tác giả nhập vào ý thức
nhân vật và sống trong đó. Nhân vật thì cô đơn, khắc khoải giữa cuộc đời chưa
thành hình. Nhân vật dần dần chỉ còn là hình bóng, hình bóng chỉ là tiếng nói.
Thí dụ: La Chute [6] của Camus.
Trần Thanh Hiệp: Tôi nghĩ không biết có nên tìm kiếm, lựa chọn nhân vật trong một
giai cấp nào không? Vì trong một xã hội phân hoá có những tầng lớp đời sống đã
mất hết tính chất nghệ thuật.
Tô Thuỳ Yên:
Nhận xét về giai cấp như thế là đúng. Nhưng không thể áp dụng cho nghệ thuật được.
Không thể chỉ dựng nhân vật của giai cấp này, bỏ giai cấp nọ. Nhưng muốn tìm những
mảnh đất trù phú nhất thì thường là ở những giai cấp đang tan rã hoặc đang
thành hình. Ở những nơi này có xao xuyến lung lay, những vấn đề vĩnh cửu về đời
sống mới có dịp lộ ra dưới hình thức thô bạo thuần tuý. Ở những nơi ấy mới có
nhiều tính chất văn nghệ.
Thanh Tâm Tuyền: Cái kém của ta là chỉ diễn tả nổi những nhân vật trong những giới
thân quen với mình. Tác giả lớn chụp được ý nghĩa và hình ảnh đời sống khắp nơi
để có thể tạo ra những nhân vật thuộc mọi giới, mọi tầng lớp. Malraux tìm ý
nghĩa của cái chết, của hành động chỉ ở những con người cách mạng. Có những tác
giả tìm được ý nghĩa trên ở những con người khác con người cách mạng. Phải tới
được như vậy.
Trần Thanh Hiệp: Những nhân vật trong tiểu thuyết trước của ta có để lại những tính chất gì đáng kể không?
Thanh Tâm Tuyền: Tuy mới cách đây mấy chục năm mà theo ý tôi đã là hai thế giới. Nhân vật ngày trước không để lại tính chất gì tìm thấy ở nhân vật bây giờ. Đã có một cuộc đổi đời. Và cuộc đổi đời đã có với nhân vật tiểu thuyết.
Trần Thanh Hiệp: Những nhân vật trong tiểu thuyết trước của ta có để lại những tính chất gì đáng kể không?
Thanh Tâm Tuyền: Tuy mới cách đây mấy chục năm mà theo ý tôi đã là hai thế giới. Nhân vật ngày trước không để lại tính chất gì tìm thấy ở nhân vật bây giờ. Đã có một cuộc đổi đời. Và cuộc đổi đời đã có với nhân vật tiểu thuyết.
Thái Tuấn:
Trừ vài ngoại lệ. Trường hợp nhân vật của Nguyễn Tuân chẳng hạn. Chúng vẫn gần
lắm với nhân vật bây giờ. "Thiếu quê hương", "Chiếc lư đồng mắt
cua” rất gần bây giờ cho nên khác hẳn với những nhân vật tiểu thuyết cùng thời
với Tuân (nhân vật của Nhất Linh, Khái Hưng).
Thanh Tâm Tuyền: Không đúng. Nhân vật của Nguyễn Tuân đối với tôi có một thái độ cổ
điển, tôi gọi là thái độ thế kỷ thứ 19. Nhân vật của Tuân không có gì đáng nhắc
tới hôm nay nữa. Thái độ đó là “Sống và chết trước một tấm gương”, thái độ dandy
[7] của Baudelaire, gương đây là người khác. Những nhân vật kênh kiệu làm dáng ấy
đã chết với loại tiểu thuyết đẻ ra chúng.
Trần Thanh Hiệp: Trở lại nhân vật bây giờ. Theo tôi, ở vào thời đại này, chúng phải
được ghi nhận qua những vết tích chiến tranh. Nhân vật của chúng ta dù sao cũng
nên là nhân chứng của thời đại. Và nhắc đến thời đại chúng ta không thể quên
“chiến tranh”. Chiến tranh can thiệp vào đời sống con người như một quyết định,
có tính cách số mệnh. Phải trình bày nhân vật với những vấn đề do chiến tranh
mà có. Với ảnh hưởng của chiến tranh đối với nhân vật. Phải làm thế nào phản
ánh được ý nghĩa chiến tranh trong đời sống nhân vật.
Thanh Tâm Tuyền: Tuy vậy cần nhận định rõ, chiến tranh chỉ đẩy những vấn đề trở nên khốc liệt hơn, gấp rút hơn. Chỉ nên coi chiến tranh như một sự kéo dài của cuộc đời. Có chiến tranh hay không, vấn đề vẫn có, chỉ mãnh liệt hơn lúc bình thường. Nhiều tác giả trẻ Âu Tây lầm vì coi chiến tranh như một miếng mồi ngon cho việc tìm kiếm đề tài tác phẩm. Phải hiểu chiến tranh như một sự bùng nổ toàn diện của tất cả các vấn đề.
Trần Thanh Hiệp: Nhưng còn có những trường hợp đời sống con người bị đảo lộn hẳn vì chiến tranh can thiệp đến. Chẳng hạn trường hợp hai người yêu nhau, kẻ bị giết, người bị hiếp, vậy chiến tranh có quyết định, có tính chất chi phối chứ.
Thanh Tâm Tuyền: Tuy vậy cần nhận định rõ, chiến tranh chỉ đẩy những vấn đề trở nên khốc liệt hơn, gấp rút hơn. Chỉ nên coi chiến tranh như một sự kéo dài của cuộc đời. Có chiến tranh hay không, vấn đề vẫn có, chỉ mãnh liệt hơn lúc bình thường. Nhiều tác giả trẻ Âu Tây lầm vì coi chiến tranh như một miếng mồi ngon cho việc tìm kiếm đề tài tác phẩm. Phải hiểu chiến tranh như một sự bùng nổ toàn diện của tất cả các vấn đề.
Trần Thanh Hiệp: Nhưng còn có những trường hợp đời sống con người bị đảo lộn hẳn vì chiến tranh can thiệp đến. Chẳng hạn trường hợp hai người yêu nhau, kẻ bị giết, người bị hiếp, vậy chiến tranh có quyết định, có tính chất chi phối chứ.
Thanh Tâm Tuyền: Tuỳ quan niệm từng tác giả khi nhìn vào những thảm kịch ấy. Truyện
ấy một tác giả có thể kể lại như một tin chó chết. Một tác giả khác có thể khai
thác để dựng một mối ám ảnh vì tình yêu, về ý nghĩa sống còn.
Trần Thanh Hiệp: Nhân vật tuỳ trường hợp hoàn cảnh, ưng chịu, xây dựng, cải tạo,
chống đối, phản kháng. Nhân vật tiểu thuyết ta bây giờ có thái độ phản kháng,
chán chường nhưng thiếu tích cực, không rõ rệt tuy đã có mầm mống cho việc tạo
thành những nhân vật mới. Cái khó của chúng ta là định một thái độ cho nhân vật
của chúng ta.
Thanh Tâm Tuyền: Định trước thì không biết thế nào mà định. Nhưng đã có, tạm mở một
dấu ngoặc cho riêng chúng ta tôi thấy thái độ nhân vật của Duy Thanh là thái độ
trở về nguyên thuỷ. Chúng mang cái mãnh liệt vũ bão trở về đời sống để chống lại
nó. Nhân vật Doãn Quốc Sỹ có một thái độ sống ôn hoà, vượt lên trên tất cả những
phức tạp cuộc đời. Nhân vật của Mai Thảo trẻ và vui được với những ám ảnh của
mình. Thái độ vui đó không biết tác giả có thật không, nhưng trong truyện thì
có.
Trần Thanh Hiệp: Nhân vật của Thanh Tâm Tuyền đem cái trong trắng để thử thách với
cái nhơ bẩn và làm nổi bật những cái trong trắng ấy. Ở Nguyễn Sỹ Tế, nhân vật
muốn tới một thứ “maturité”, trầm, không xáo động.
Thanh Tâm Tuyền: Tôi thấy nhân vật của anh Tế có một điểm ló lên nhưng chưa rõ, nó rất cần cho tiểu thuyết mới. Chúng có những nét trào lộng thông minh, một thái độ gắn bó với cuộc đời một cách tha thiết và khoan dung. Nhận xét chung thì nhân vật của anh Tế còn phôi thai, chưa thành hình người vì tác giả viết còn ít quá.
Tô Thuỳ Yên: Nhân vật của Thanh Tâm Tuyền là niềm bí ẩn trong một tri thức sáng suốt về mình, là sự cao quý của một thân phận hèn mọn lấm bẩn. Nhân vật của Mai Thảo như người vừa bị cơn ốm ngặt nghèo quay trở lại cuộc đời với cờ xí được vá và nhuộm lại của tin vui và đạo đức (tôi không hài lòng về danh từ này lắm).
Thanh Tâm Tuyền: Phải công nhận nhà văn ta sống chật hẹp ít ỏi và khép kín quá cho nên các nhân vật tạo ra chỉ có hình bóng.
Thanh Tâm Tuyền: Tôi thấy nhân vật của anh Tế có một điểm ló lên nhưng chưa rõ, nó rất cần cho tiểu thuyết mới. Chúng có những nét trào lộng thông minh, một thái độ gắn bó với cuộc đời một cách tha thiết và khoan dung. Nhận xét chung thì nhân vật của anh Tế còn phôi thai, chưa thành hình người vì tác giả viết còn ít quá.
Tô Thuỳ Yên: Nhân vật của Thanh Tâm Tuyền là niềm bí ẩn trong một tri thức sáng suốt về mình, là sự cao quý của một thân phận hèn mọn lấm bẩn. Nhân vật của Mai Thảo như người vừa bị cơn ốm ngặt nghèo quay trở lại cuộc đời với cờ xí được vá và nhuộm lại của tin vui và đạo đức (tôi không hài lòng về danh từ này lắm).
Thanh Tâm Tuyền: Phải công nhận nhà văn ta sống chật hẹp ít ỏi và khép kín quá cho nên các nhân vật tạo ra chỉ có hình bóng.
Thái Tuấn:
Truyện ngắn của ta nhân vật bị tước bỏ hết mọi chi tiết. Cả đến những hành động
cũng vậy. Nặng về phần suy diễn tâm linh cho nên chuyện có cái không khí của những
giấc mơ.
Thanh
Tâm Tuyền: Nhân vật ta nhập nội nhiều hơn hướng ngoại.
Nguyễn Sỹ Tế: Nếu nói về nhân vật, có thể xếp loại hai tiểu thuyết: 1) nghiên cứu tâm tính, loại này tất nhiên phải có nhân vật; nhân vật là yếu tố xây dựng chính. 2) loại tiểu thuyết giãi bày ý kiến; nhân vật chỉ là phương tiện như những phương tiện khác. Ở loại một, trí tưởng tượng con người chỉ có giới hạn. Các nhân vật mà tác giả yêu thương giận ghét chỉ là những hình dáng – có thể hơi lạ thường một chút – của tác giả. Tác giả là nhân vật duy nhất. Nếu nói về những khuynh hướng cũ và mới thì xưa kia chuộng những tâm lý nông cạn thông thường. Mới, nhân vật ưa đi vào những chiều sâu của tâm lý. Tâm lý của người xưa có tính cách stylisé (kiểu mẫu hoá). Bây giờ có tính cách sống động (vécu).
Thanh Tâm Tuyền: Nhưng tính cách sống động này lại có thể bị kiểu mẫu hoá bởi những
tác giả theo đuổi vô ý thức.
Nguyễn Sỹ Tế: Đặt vấn đề nhân vật tiểu thuyết thực ra cũng rất khiên cưỡng. Mà cũng không nên phân loại văn học. Nếu cần phải giữ danh từ thì đành giữ lại một danh từ tiểu thuyết để chỉ chung cho các loại. Người phê bình tiểu thuyết đã là viết một cuốn tiểu thuyết thứ hai. Bởi như tôi đã nói, tiểu thuyết chỉ có một nhân vật: tác giả. Vậy tôi xướng lên chủ nghĩa totalibertisme [8].
Nguyễn Sỹ Tế: Đặt vấn đề nhân vật tiểu thuyết thực ra cũng rất khiên cưỡng. Mà cũng không nên phân loại văn học. Nếu cần phải giữ danh từ thì đành giữ lại một danh từ tiểu thuyết để chỉ chung cho các loại. Người phê bình tiểu thuyết đã là viết một cuốn tiểu thuyết thứ hai. Bởi như tôi đã nói, tiểu thuyết chỉ có một nhân vật: tác giả. Vậy tôi xướng lên chủ nghĩa totalibertisme [8].
Tô Thuỳ Yên:
Định nghĩa tiểu thuyết là một việc không làm được. Có những danh từ không thể định
nghĩa dứt khoát. Thí dụ danh từ trí thức. Nhưng khi đọc xong một cuốn tiểu thuyết
người ta vẫn có thể biết dễ dàng đó có phải là một cuốn tiểu thuyết hay không?
Một tác phẩm hoàn thành xong chỉ có một nửa linh hồn của nó. Một nửa linh hồn nữa
là của người đọc. Người phê bình khi phê bình đã mang một nửa linh hồn mình vào
đó, nhìn tiểu thuyết ấy qua lăng kính của tâm hồn mình, nhưng không thể gọi bài
phê bình ấy là một cuốn tiểu thuyết thứ hai.
Doãn Quốc Sỹ: Về câu anh Thái Tuấn nói là truyện của mình ít chi tiết, tôi đồng
ý và cho rằng đấy là một nét truyền thống của quan niệm nghệ thuật thuỷ mặc
Đông phương. Chúng ta chỉ ghi những nét chấm phá tổng quát. Đông Chu Liệt Quốc
được viết hàng ngàn trang cũng chỉ là gồm hàng ngàn sự kiện lịch sử với những
nhân vật, những động tác ghi một cách chấm phá tổng quát. Chứ không như
Dostoievsky chẳng hạn, tả cặn kẽ nhân vật ngồi như thế nào, đứng như thế nào,
bàn ghế đồ đạc xung quanh ra sao, yết hầu cùng các thớ thịt mặt chuyển động ra
sao khi nói, khi cảm động. Ngày nay chúng ta chịu ảnh hưởng Tây phương và đã có
khuynh hướng nhận xét chi tiết nhưng so với những chi tiết kỹ lưỡng của Tây
phương thì chúng ta quả là còn “thuỷ mặc” lắm. Vả lại, tôi thiết nghĩ, chúng ta
chỉ nên dung hoà: đừng quá sơ sài thuỷ mặc, còn ghi quá tỉ mỉ chi tiết nhiều
khi cũng là thừa.
Tô Thuỳ Yên:
Tôi ao ước viết được một cuốn tiểu thuyết mà trong đó các nhân vật “vivent
philosophiquement mais ne philosophent pas”[9]. Tôi quan niệm chi tiết chỉ có
giá trị khi nào chúng là apports [9] của những nhân vật trong đó. Chi tiết soi
sáng nhân vật, thiếu nhiệm vụ ấy chi tiết trở nên rườm rà, che khuất nhân vật,
làm mệt người đọc vô ích. Bởi vậy tôi không chịu được Balzac, Zola dù rằng ở
hai tác giả này chi tiết mới là rườm rà vô dụng chứ chưa che khuất nổi những
nhân vật đồ sộ của họ.
Thanh Tâm Tuyền: Điểm đó cũng là thành công của một vài tiểu thuyết gia lớn của Mỹ
như Faulkner, Passos. Sự thất bại của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đối với người
đọc hiểu biết ngày nay là có những đoạn tả cảnh rất đẹp, nhưng thừa. Bằng chứng
cụ thể là đọc tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn có thể nhẩy những đoạn thừa đó mà vẫn
biết rõ cốt chuyện.
Doãn Quốc Sỹ: Tôi muốn những chi tiết trong một tiểu thuyết được rườm rà như một
dòng sông tràn bờ nhưng tất cả vẫn bị hút về phía biển.
Thanh Tâm Tuyền: Trở về nhân vật. Tôi phát biểu một ý kiến hơi chủ quan là từ xưa
tới nay người ta thường tìm ở ngoài đời để dựng nhân vật. Tôi nghĩ nhiều khi
nên dựng xong nhân vật rồi hãy tìm ở ngoài đời để kiểm chứng, và như thế người
viết tiểu thuyết mới đầy đủ ý nghĩa là một ông trời con. Ý kiến trên tưởng chỉ
là nói đùa nhưng tôi đã tìm thấy ý nghĩa của nó. Cái ý nghĩa chính là ảnh hưởng
của tiểu thuyết trong đời sống. Sẽ có những người ngoài đời bắt chước sống theo
những nhân vật trong tiểu thuyết, và giá trị một tiểu thuyết chính ở chỗ nó tạo
được một lối sống cho đời. Lối sống ấy càng bền bao nhiêu, tiểu thuyết càng sống
lâu bấy nhiêu, và nhân vật hiện hình ở rất nhiều người ngoài đời.
Tô Thuỳ Yên:
Đó cũng là ý kiến của Wilde: La nature imite l’art [10]. Nhưng trước khi
những người ngoài đời bắt chước lối sống của nhân vật tiểu thuyết, nhân vật tiểu
thuyết đã bắt chước lối sống ngoài đời. Cuộc đời vẫn mang đến cho tác giả những
nguyên liệu xây dựng tác phẩm. Đó là điều không thể nào chối nhận được.
Nguyễn Sỹ Tế: Có một kinh nghiệm rất lớn cho người viết tiểu thuyết mặc dầu vấn đề có vẻ giáo khoa: Đó là sự nối kết giữa nhân vật với tác giả, với thời đại. Một hôm Vũ Khắc Khoan hỏi tôi tại sao những tiểu thuyết trước 1940, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn bây giờ đọc không hứng thú nữa? Chính là ở trường cửu tính và nhất thời tính của tiểu thuyết. Tác phẩm muốn trường tồn phải có hai điều kiện: 1) Đạt tới tinh lọc của nghệ thuật; 2) Đạt tới đáy siêu hình của con người; Muốn có trường cửu tính phải xây dựng bằng nhất thời tính. Những tác phẩm tiền chiến không sống sót nữa vì: 1) Tác giả bất tài; 2) Tưởng tượng là đã sống với thời đại mà không sống gì cả; Cũng có khi nhất thời tính bị lấn át. Tôi đã làm một thứ điều tra. Tố Tâm, Tuyết Hồng lệ sử khi mới ra đời đã làm lãng quên đến cả Kiều của Nguyễn Du. Nhưng về sau lại chìm đi vì giá trị Tố Tâm và Tuyết Hồng lệ sử thua hẳn Kiều ở hai điều kiện trên. Thí dụ về sự đạt tới đáy siêu hình con người: ta không sống ở Nga và thời đại Nguyễn Du mà những tác phẩm của Dostoievsky và Kiều vẫn khuấy động đến phần sâu thẳm trong ta. Chính vì những tác giả đó đã sống đến sống chết với thời đại mình. Tác giả tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chưa sống với thời đại. Chứng cớ: Những thảm kịch trưng ra trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chỉ là một phần rất nhỏ của tấn thảm kịch xã hội thời đó. Đứng ngoài ngó vào, nghe đồn, không sống hẳn nên những thảm kịch nêu ra đều hết sức phiến diện. Nhân vật thì chưa đau đớn hết thân phận chúng. Sống với thời đại là phải chia sẻ trong từng thời khắc mọi sức nặng của tất cả các vấn đề chồng chất, kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, tóm lại tất cả khối đời sống. Vấn đề làm tôi thắc mắc: xưa nay chúng ta có quan niệm hơi sai lầm về đời người viết phải sa đoạ truỵ lạc. Rất có thể nếp sống chỉ là tự dối mình để lấp đầy khoảng rỗng hãi hùng của tâm hồn, để trốn tránh thời đại. Thái độ đó cần lên án. Còn nếu thái độ đó là một hành động ý thức phản kháng cái nếp sống giả dối của thời đại mà những kẻ thủ lợi dùng nó để che đậy những vấn đề sinh tử của đời sống thì đó là một điều có thể chấp nhận. Tôi không nhất đán lên án tiểu thuyết của sự phi lý, sự thất vọng nhất là của Tây phương ngày nay.
Nguyễn Sỹ Tế: Có một kinh nghiệm rất lớn cho người viết tiểu thuyết mặc dầu vấn đề có vẻ giáo khoa: Đó là sự nối kết giữa nhân vật với tác giả, với thời đại. Một hôm Vũ Khắc Khoan hỏi tôi tại sao những tiểu thuyết trước 1940, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn bây giờ đọc không hứng thú nữa? Chính là ở trường cửu tính và nhất thời tính của tiểu thuyết. Tác phẩm muốn trường tồn phải có hai điều kiện: 1) Đạt tới tinh lọc của nghệ thuật; 2) Đạt tới đáy siêu hình của con người; Muốn có trường cửu tính phải xây dựng bằng nhất thời tính. Những tác phẩm tiền chiến không sống sót nữa vì: 1) Tác giả bất tài; 2) Tưởng tượng là đã sống với thời đại mà không sống gì cả; Cũng có khi nhất thời tính bị lấn át. Tôi đã làm một thứ điều tra. Tố Tâm, Tuyết Hồng lệ sử khi mới ra đời đã làm lãng quên đến cả Kiều của Nguyễn Du. Nhưng về sau lại chìm đi vì giá trị Tố Tâm và Tuyết Hồng lệ sử thua hẳn Kiều ở hai điều kiện trên. Thí dụ về sự đạt tới đáy siêu hình con người: ta không sống ở Nga và thời đại Nguyễn Du mà những tác phẩm của Dostoievsky và Kiều vẫn khuấy động đến phần sâu thẳm trong ta. Chính vì những tác giả đó đã sống đến sống chết với thời đại mình. Tác giả tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chưa sống với thời đại. Chứng cớ: Những thảm kịch trưng ra trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chỉ là một phần rất nhỏ của tấn thảm kịch xã hội thời đó. Đứng ngoài ngó vào, nghe đồn, không sống hẳn nên những thảm kịch nêu ra đều hết sức phiến diện. Nhân vật thì chưa đau đớn hết thân phận chúng. Sống với thời đại là phải chia sẻ trong từng thời khắc mọi sức nặng của tất cả các vấn đề chồng chất, kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, tóm lại tất cả khối đời sống. Vấn đề làm tôi thắc mắc: xưa nay chúng ta có quan niệm hơi sai lầm về đời người viết phải sa đoạ truỵ lạc. Rất có thể nếp sống chỉ là tự dối mình để lấp đầy khoảng rỗng hãi hùng của tâm hồn, để trốn tránh thời đại. Thái độ đó cần lên án. Còn nếu thái độ đó là một hành động ý thức phản kháng cái nếp sống giả dối của thời đại mà những kẻ thủ lợi dùng nó để che đậy những vấn đề sinh tử của đời sống thì đó là một điều có thể chấp nhận. Tôi không nhất đán lên án tiểu thuyết của sự phi lý, sự thất vọng nhất là của Tây phương ngày nay.
Thanh Tâm Tuyền: Xin soi sáng ý này của anh Tế, là vấn đề đó thì sự thực tuỳ đòi hỏi
của bản chất từng người. Có những người ngồi im lặng một chỗ mà thâu góp hết tất
cả cái đau đớn của một đời ở trong mình để thoát ra tác phẩm. Còn những người
viết khác, những người viết chỉ là con đường tuyệt vọng cuối cùng, thì cần sống
mãnh liệt để giải thoát những ấm ức mà sa đoạ trong một hoàn cảnh xã hội bế tắc
là một sự sáng tạo vô ích nhưng cần thiết với hắn.
Nguyễn Sỹ Tế: Tôi nhắc lại, trong tác phẩm chỉ có một nhân vật là tác giả. Tác
giả cần phải thay đổi đạo đức. Trần Tế Xương đã thay đổi cả đạo đức trong
nguyên lý. Trong một xã hội thối tha, mọi tội ác chống nó, phá vỡ nó đều có thể
chấp nhận.
Thái Tuấn:
Nhân vật có là những kiểu mẫu để mọi người noi theo không?
Thanh Tâm Tuyền: Trở về nhân vật. Anh Tế nêu lên nhất thời tính và trường cửu
tính. Riêng tôi khi viết chỉ nghĩ đến người đọc hiện thời và bỏ qua sự bất hủ.
Người viết tiểu thuyết nên đánh cá với tương lai không nên tìm cách tạo những
nhân vật vĩnh viễn. Sự sống sót của nhân vật sau này ở ngoài ý muốn tác giả.
Nên để phần may rủi cho người đọc sau này định. Ý kiến ấy tôi học của Sartre.
Doãn Quốc Sỹ: Nhân vật phải có sự xót xa về hiện tại rồi tự nhiên lại vươn lên
sự trường cửu của tâm tình, không thể hững hờ với cuộc sống hiện tại.
Thanh Tâm Tuyền: Đặt một câu hỏi. Thử quy định một cách phác lược thế nào là một
nhân vật của thời chúng ta đang sống đây?
Duy Thanh:
Khó mà quy định được rõ ràng. Tác giả chỉ có thể tạo nhân vật hắn tưởng là thời
đại, theo một quan niệm riêng. Nếu có hình thành được cái mẫu điển hình ấy hay
không lại do tài người viết.
Tô Thuỳ Yên:
Một tác giả - chúng ta coi là chân chính – không thể chọn lựa lấy cho mình một
lối nhìn sự vật. Lối nhìn ấy đã có sẵn từ bao giờ trong xương thịt của hắn. Một
đề tài, một nhân vật đã có sẵn trong người hắn, trước khi hắn tìm thấy, biết đến.
Nói như Plisnier thì một nhân vật là một kết quả tất yếu bất ngờ của sự dính
líu giữa hắn và đời sống, và nhân vật ấy hiện lên tác phẩm và mang sẵn trong nó
cái ám ảnh suốt đời không cản lại được của tác giả. Tôi chưa viết cuốn tiểu
thuyết nào thành thử không thể rõ những nhân vật sau này của tôi. Không ai có
thể đặt định được gì cho tương lai mình trước được.
Thanh Tâm Tuyền: Ở những tác giả buộc chặt được với thời đại tôi thấy có thể quy định
rằng: nhân vật thời nay là một thứ người bước vào cuộc đời với một cặp mắt bỡ
ngỡ kinh ngạc và đòi hỏi một sự đặt lại tất cả các vấn đề mà từ trước tới nay
người ta coi như đã giải quyết ổn thoả hay người ta đã làm lơ.
Tô Thuỳ Yên: Dùng hình ảnh, là “nhân vật với con mắt người tiền sử”.
Tô Thuỳ Yên: Dùng hình ảnh, là “nhân vật với con mắt người tiền sử”.
Thanh Tâm Tuyền: Riêng ở Việt Nam sự tạo ra những nhân vật như thế rất cần thiết để
bù đắp cho thái độ ôn hoà và trầm lặng của mình trong mấy ngàn năm. Bởi vậy
nhân vật của người viết ngày nay sẽ không là một người vỗ về kẻ đọc. Nó chính
là những con quỷ ám ảnh – những con quỷ thời tiền sử về ám ảnh – kẻ đọc, trong
những lúc tỉnh thức. Đó chính là một cớ mà tôi thành thật với tôi và với bạn
tôi mà nói rằng: Nhiều lúc tôi khó chịu với nhân vật ôn hoà của Doãn Quốc Sỹ.
Thái Tuấn:
Nhân vật trong hội hoạ đã được khoả thân về thể xác. Nhân vật trong tiểu thuyết
phải được khoả thân tâm hồn.
Tô Thuỳ Yên:
Tôi rất tức mình mỗi khi phải đọc xong một cuốn tiểu thuyết mà cả tâm hồn tôi
không được lay chuyển sụp đổ tận gốc rễ. Bởi vậy tôi thích nhân vật của Duy
Thanh, Thanh Tâm Tuyền hơn nhân vật của Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ. Không biết tôi
có bi quan cùng cực không nhưng tôi cho là tôi có cái vinh dự chứng kiến (hay
tham dự) cuộc tranh chấp quyết liệt của nhân loại. Nên tôi muốn tìm thấy phần
nào nỗi kinh hoàng đó của tôi trong tiểu thuyết.
Duy Thanh:
Tôi muốn những nhân vật của tôi phải là một sự phiêu lưu bất kể mọi giới hạn.
Cũng phiêu lưu như khi tôi làm công việc nghệ thuật. Tất nhiên, lúc viết cần có
một vài ý tưởng căn bản về hành động của nhân vật. Nhưng khi chúng bắt đầu có mặt
trên giấy thì chúng cũng được phép tự do sống cuộc sống của chúng. Mình lúc bấy
giờ chỉ ở vị trí một kẻ ghi lại.
Thanh Tâm Tuyền: Một điều nữa: không những nhân vật thời nay chỉ có sự ngạc nhiên
của thời tiền sử mà còn kèm thêm sự sợ hãi, nói mạnh hơn là sự kinh hoàng trước
cái mù mịt của tương lai và của chính nó, bởi người ta đã giúp nó nhìn thấy nó
quá rõ. Có thể đặt một hình ảnh như sau để tả tình trạng mập mờ không biết là
tuyệt vọng hay hy vọng: nhân vật được đặt trước một thứ ánh sáng chói loà nên tối
mắt, để cuối cùng nó không biết là ánh sáng hay bóng tối nữa. Người đọc chắc hẳn
cảm thấy điều ấy nên sợ các nhân vật mới.
Tóm lại đây là trình bày về nhân vật của tôi: Tôi chia tiểu thuyết làm hai dòng: một dòng tiêu biểu là Tolstoi và Dickens, một dòng là Dostoievsky. Những nhân vật của dòng thứ nhất là những nhân vật yên ổn dù có qua bao nhiêu lần cựa quậy xáo trộn của đời sống rồi vẫn thu xếp xong với nhau. Và cuộc đời sau câu chuyện lại tuần tự tiếp diễn như không có gì xảy ra. Những nhân vật của dòng thứ hai kéo dài cho tới bây giờ - tôi tôn Dostoievsky là tiểu thuyết gia đại tài nhất nhân loại – hiện lên làm xáo trộn đời sống và khi chúng mất đi, đời sống không trở lại nếp cũ được. Đó là những nhân vật quỷ quái nhưng chính là những bộ dạng chân thật mà con người vẫn quay mặt không dám nhìn tới.
Tóm lại đây là trình bày về nhân vật của tôi: Tôi chia tiểu thuyết làm hai dòng: một dòng tiêu biểu là Tolstoi và Dickens, một dòng là Dostoievsky. Những nhân vật của dòng thứ nhất là những nhân vật yên ổn dù có qua bao nhiêu lần cựa quậy xáo trộn của đời sống rồi vẫn thu xếp xong với nhau. Và cuộc đời sau câu chuyện lại tuần tự tiếp diễn như không có gì xảy ra. Những nhân vật của dòng thứ hai kéo dài cho tới bây giờ - tôi tôn Dostoievsky là tiểu thuyết gia đại tài nhất nhân loại – hiện lên làm xáo trộn đời sống và khi chúng mất đi, đời sống không trở lại nếp cũ được. Đó là những nhân vật quỷ quái nhưng chính là những bộ dạng chân thật mà con người vẫn quay mặt không dám nhìn tới.
Nguyễn Sỹ Tế: Những ý kiến phong phú và phức tạp của chúng ta về nhân vật tiểu
thuyết qua mọi khía cạnh của vấn đề chứng tỏ những suy ngẫm sâu xa về một đề
tài mà ít ai cho làm trọng và cho phép tôi nhận định rằng không có thời đại nào
văn học lại có tính cách siêu hình bằng thời đại này. Cho nên tôi mới nghĩ rằng
nhân vật tiểu thuyết dầu khoác đặc tính này, nếp sống kia, liên lạc với tác giả
và thời đại ra sao, vấn đề vẫn là một vấn đề chung cho văn học nghệ thuật: vấn
đề sống và viết của những người làm văn nghệ. Tôi bao giờ cũng thành khẩn
kêu gọi và tin tưởng ở một văn chương ý thức và tự do (littérature
consciente et libre).
(1960)
(1960)
---
Văn bản lấy từ Bốn cuộc thảo
luận của nhóm Sáng tạo, http://www.talawas.org,
cập nhật ngày 23/1/2007. Chú thích dưới đây là của M.A.T
[1]: Justine (xuất bản
1957): Cuốn đầu tiên trong bộ tiểu thuyết bốn cuốn The
Alexandria Quartet của nhà văn,
nhà thơ người Anh gốc Ấn Lawrence George Durrell (1912-1990). Ba cuốn tiếp sau
là: Balthazar [1958], Mountolive
[1959] và Clea [1960]
[2]: lieux communs: Những nơi chốn công cộng
[3]: Je est un autre: Tôi là một kẻ khác (Rimbaud)
[4]: Au risque de se
perdre: Chuyện nữ tu (1959), phim của Fred Zinnemann, có nữ minh tinh Audrey
Hepburn thủ vai chính.
[5]: Les racines du ciel: Cội
rễ bầu trời, tiểu thuyết
đoạt giải Goncourt năm 1956 của nhà văn Pháp Romain Gary (1914-1980)
[6]: La Chute: Sa đọa - Tiểu thuyết của nhà văn Pháp
Albert Camus (1913-1960)
[7] dandy: công tử bột
[8]: totalibertisme: Tự do
tuyệt đối
[9]: vivent philosophiquement
mais ne philosophent pas (tạm dịch): sống về mặt triết học nhưng không phải bàn/triết
luận; - apports: vốn góp
[10]: la nature imite l’art:
tự nhiên bắt chước/mô phỏng nghệ thuật (Oscar Wilde) – đối lập với thuyết của
Aristotle.
VĨNH HỒ * NHỮNG THI SĨ CỐ ĐÔ
NHỮNG THI SĨ CỐ ĐÔ VÀ PHONG TRÀO THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Mở đầu “Thi Nhân Việt Nam” tác giả Hoài Thanh viết:
“Một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần như không thay đổi về hình thức cũng như về tinh thần (...). Từ đời này sang đời khác, đại khái chỉ có bấy nhiêu tập tục, bấy nhiêu ý nghĩ, bấy nhiêu tin tưởng, cho đến những nỗi yêu, ghét, vui, buồn, cơ hồ cũng nằm yên trong những khuôn khổ nhất định.”
Văn hóa VN bị ảnh hưởng văn hóa Tàu suốt mấy ngàn năm.
Nền thơ ca bác học đã lấy thơ ca Tàu làm mẫu mực. Ông Vua kiêm Thi sĩ Tự Đức khi phê bình văn thơ cũng lấy văn thơ Tàu làm thước đo:
“Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường”
Cả nước trải qua các triều đại, nền thơ ca bác học từ vua quan đến nho sĩ chỉ sử dụng dăm ba thể thơ mà thể Đường luật là chính. Trong khoa cử học trò vào trường nhì phải làm một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luật tắc còn nghiêm hơn cả Đường luật chính gốc bên Tàu, đó là chưa kể các thứ “phạm húy” phải tuyệt đối tránh. Nếu thí sinh không tuân theo, hỏng. Thi sĩ Trần Tế Xương là “tú tài hơn cử nhân” (theo nhận xét của Nguyễn Khuyến) thế mà đến chết vẫn không lấy được mảnh bằng cử nhân để ra làm quan trả ơn người vợ hiền suốt đời khó nhọc “quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi lấy năm con với một chồng”:
“Ngày mai tớ hỏng tớ đi ngay.
Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày.
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín.
Thi không ngậm ớt thế mà cay.”
Đó là trường thi, còn ngoài đời thì đa số trí thức làm thơ Đường luật dường như để phô diễn tài văn hay chữ tốt của mình (về văn hóa Tàu)... đó là chưa kể những loại thơ chén tạc chén thù nhầm tâng bốc ca tụng lẫn nhau... Do đó tự thân thơ không còn mang ý nghĩa là đẹp là thơ là sáng tạo nữa. Chính vì thế mà người ta ví thơ Đường luật là cái khung vô hồn, sáo rỗng, và xem thơ Đường luật là thơ của cung đình quý tộc đài các phong lưu thích xài từ Hán, ưa dùng điển tích, quy ước của Tàu rắc rối, tối tăm, xa rời thực tại... Đến cuối thời Nhà Nguyễn thì lối học từ chương khoa cử càng thêm nặng nề, tệ quan liêu quyền quý và tinh thần vọng ngoại càng thêm phổ biến, nhất là quan niệm sai lầm về sáng tác, cộng với đầu óc tự cao tự đại, bảo thủ, hẹp hòi... đã làm xơ cứng một thể thơ ưu việt từng tạo ra những tên tuổi lớn trong thơ ca thế giới như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
Tinh thần vong thân vọng ngoại đã ăn sâu vào máu của giới hủ Nho như một căn bệnh đến nỗi hễ mở miệng ra là xổ Nho, hễ đặt bút xuống là kê Nho. Thậm chí nhà thơ hùng tráng Nguyễn Công Trứ có cuộc sống khá phóng khoáng “nhạc ngựa bò vàng đeo lung lẳng” vậy mà cũng xen kẽ rải rác trong thơ những câu chữ Hán như : “Tước hữu ngủ sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” hay “ Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” Bài thơ đầy hào khí “Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc, Nợ tang bồng vay trả trả vay, Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể...” mạch thơ đang trôi chảy ngon lành, bỗng tự dưng “chuyển gam” dùng hai câu chữ Hán “Nhân sinh tự cổ...” xen vào một cách tức rực chẳng khác gì chiếc xe đang xổ dốc gặp phải một cái ổ gà. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du, thời ông chữ Nôm đã thịnh rồi, vậy mà ông vẫn cứ loay hoay làm thơ chữ Hán, có một dịp đi ngang qua Bắc Thành ghé Cổ Nguyệt Đường thăm người bạn tình cũng là bạn thơ, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ông đưa cho nàng xem quyển “Bắc Hành Thi Tập” bằng chữ Hán mà ông vừa mới sáng tác, không ngờ tác giả “Tranh Tố Nữ, Đánh Đu, Đèo Ba Dội” sau khi xem đã sửa lưng ông bằng một câu chí tình: “Tiên sinh mà cứ làm thơ chữ Hán như thế này thì đời sau mấy ai đọc. Thiếp trộm nghĩ tại sao Tiên sinh không đổi qua làm thơ chữ Nôm?” Nhờ Bà Chúa Thơ Nôm ngay thẳng góp ý, nhờ quan Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu thức tỉnh mà ngày nay chúng ta có Truyện Kiều, áng thơ Nôm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc: “Kiều còn, tiếng Việt còn”.
Qua cả ngàn năm Nho học thịnh hành, nhưng thơ ca bác học chẳng để lại một bài nào nói về giới Nho sĩ vừa thật vừa hay như hai câu ca dao trong kho tàng văn chương bình dân sau đây:
“Ưng chi cái lũ hủ nho
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”
Và phải đợi đến thời tiền chiến, hình ảnh Cụ Đồ Nho mới được Vũ Đình Liên trong Phong trào Thơ Mới khắc họa một cách thấm thía qua bài Ông Đồ:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già... ”
Ngoài căn bệnh vọng ngoại kinh niên, hầu hết thơ Đường luật đều rơi vào hình thức sáo mòn, cũ kỹ, rập khuôn, bắt chước. VN là xứ nhiệt đới, làm gì có tuyết có lá ngô đồng vậy mà vẫn có trong thơ... cho nên Tú Mỡ mới làm thơ châm biếm như sau:
Cây tươi tốt lá còn xanh ngắt
Bói đâu ra lác đác lá ngô vàng
Trên đường đi nóng dẫy như rang
Cảnh tuyết phủ mơ màng thêm quái lạ.
Suốt 5 thế kỷ từ thi hào Nguyễn Trãi đến thời tiền chiến, ngoài những nhà thơ Đường luật có thực tài đã lưu lại những vần thơ Đường luật thất ngôn bát cú tuyệt tác như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Quách Tấn, v.v... hỏi còn được mấy người? Trước hoàn cảnh “cùng tắc biến“đó, thơ ca VN cần thay đổi, cần cách tân để sống còn.
Khi đặt xong nền đô hộ lên nước ta, chính phủ Bảo hộ lần lượt bãi bỏ chế độ khoa cử cũ ở Nam kỳ 1864(?), Bắc kỳ 1915, Trung kỳ 1918. Khoa cử bỏ, thể thơ Đường luật mất địa vị độc tôn. Năm 1917, Phạm Quỳnh viết bài phê phán thể thơ có khuôn khổ chật hẹp, Đường luật. Năm 1928, Phan Khôi viết bài công kích thể thơ “bó buộc mất cả sinh thú”, Đường luật và năm 1932 bài thơ “Tình Già” của ông xuất hiện trên báo... Nhà thơ tiên phong có tài và hết sức nhiệt tình xông xáo, đó là Lưu Trọng Lư, được sự tiếp tay của Nguyễn Thị Kiêm, Đỗ Đình Vượng, Vũ Đình Liên , Trương Tửu, Lê Tràng Kiều... đã liên tục đăng đàn diễn thuyết từ Bắc chí Nam, kể cả viết báo chỉ trích Thơ Cũ đề cao Thơ Mới. Làng thơ cũ cũng xông ra nghênh chiến bằng những cuộc diễn thuyết, bằng những bài bút chiến trên cả chục lần, trong đó có Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng... Đó là cuộc bút chiến đầu tiên xảy ra trong lịch sử thơ ca VN kéo dài 10 năm để giành quyền sống và cuối cùng thơ mới đã toàn thắng. Thắng lợi vẻ vang đó nhờ công lao của những người trí thức tiến bộ nhìn xa thấy rộng, những người tiên phong năng nổ tả đột hữu xông, những nhà thơ mới có tài đã dùng tác phẩm đầy sáng tạo của mình để chinh phục như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Nguyễn Bính, Thanh Tịnh, v.v... kể cả những nhiệt tình ủng hộ của đông đảo độc giả tiến bộ thời ấy.
Chỉ trong vòng có 10 năm mà phong trào Thơ Mới đã có một đội ngũ những người cầm bút lên tới hàng ngàn người, thật chẳng khác gì một làn gió Xuân thổi qua mảnh đất cằn khô làm mát mẻ tâm hồn, làm trong sáng Tiếng Việt, làm mới mẻ thơ ca, tạo ra một thời đại thơ ca kỳ diệu có một không hai trong lịch sử thơ ca Việt Nam.
II. NHỮNG THI SĨ CỐ ĐÔ
Nhà phê bình Hoài Thanh đã đọc khoảng 4000 nhà thơ mới và đã tuyển chọn được trên 40 thi sĩ xuất sắc tiêu biểu cho thời tiền chiến mà ông gọi là “Một thời đại trong thơ ca” để đưa vào quyển Thi Nhân Việt Nam của ông (người viết rất tiếc là ông đã bỏ sót thi sĩ thiên tài Hồ Dzếnh mới 19 tuổi đã xuất bản thi tập Quê Ngoại nổi tiếng, trong đó có bài “Chiều” được Dương Thiệu Tước phổ nhạc). Riêng Cố Đô Huế đã có tới sáu nhà thơ thời danh đã từng đóng góp công sức tài năng và tác phẩm của mình vào sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới. Tôi xin mạn phép trích đăng vài nét tiểu sử cùng thơ ca tiêu biểu của họ như sau:
1. MỘNG HUYỀN
Sinh năm 1919 ở Huế, học Ban Tú Tài ở Hà Nội, đã đăng thơ trên các báo Tràng An, Sông Hương.
VƯỜN HOANG
Hôm nay trở lại vườn xưa
Nén tim rộn rã ngăn ngừa nhớ thương
Cỏ lan mặt đất bên đường
Cành cây nghiêng gửi mùi hương bay rồi
Hình em còn ở hồn tôi
Sầu em lẩn quất bồi hồi đâu đây...
Rào xiêu, hoa héo, cây gầy,
Em từ trần vội một ngày năm xưa
Vườn hoang, nhà vắng, cây thưa,
Lòng tôi sầu tủi đã vừa mấy xuân!
Ngày kia tôi sẽ từ trần,
Vườn hoang liêu lại mấy lần hoang liêu...
(Trích thi tập Rung Động)
2. NGUYỄN ĐÌNH THƯ
Sinh năm 1917 tại Thừa Thiên. Học trường Queignec, Quốc Học. Có bằng thành chung.
THIỆT THÀ
Phụ phàng chi lắm thế anh ơi,
Em gởi thư sao chẳng trả lời?
- Dẫu chẳng ra chi duyên phận ấy,
Cực lòng em chịu dám hơn ai
Nhớ bữa ra đi anh dặn dò,
Những là chờ đợi chớ buồn lo
- Đừng đau em nhá! Thư luôn nhá!
Không có phương trời anh héo khô.
Nghe nói, chao ôi! Xiết thảm sầu,
Trăm nghìn những muốn chết theo nhau,
Lệ không cầm nữa, tơ duyên tưởng,
Vấn vít đôi ta đến bạc đầu.
Cui cút ra vào em với em,
Lời kia căn dặn dám sai quên,
Ai dè anh bỏ em đành đoạn,
Ôi lá hoa cùng trăng gió quen!
Em có hay đâu cơ sự này,
Nửa chừng nửa đổi chịu chua cay.
Tình anh như nắng thu đông ấy,
Lưu luyến nhân gian chả mấy ngày...
Chắc hẳn anh chừ đã lửng nhau,
Vui bề gia thất ấm êm sao!
Tình cờ nếu gặp em đâu đó,
Không biết lòng anh nghĩ thế nào?
(Trích thi tập Hương Màu)
3. PHAN VĂN DẬT
Sinh năm 1909, tại Thừa Thiên, học Quốc Học, đậu Thành chung. Viết văn từ năm 1927, có thơ đăng trên báo Nam Phong, Thần Kinh, Rạng Đông. Đã xuất bản thi tập Bâng Khuâng (1935).
TIỄN ĐƯA
(Lời một người đàn bà xưa đưa chồng đi lính)
Ngày mai chàng lên đường,
Thân gió bụi tuyết sương,
Tối nay còn với thiếp,
Xin cạn chén quỳnh tương.
Chàng mặc áo nhung này,
Thiếp vì chàng mới may,
Thiếp dù xa chân ngựa,
Tơ lòng theo chàng bay.
Đừng nghĩ đến ngày mai!
Hôm nay biết hôm nay,
Thiếp đây mà chàng đó,
Chừng ấy là đủ rồi.
Ngày mai chàng ruổi xa,
Mặc kẻ nước mắt sa,
Yên ngựa rong đường thẳng,
Thức dậy lúc canh gà.
Ngày sau khi chàng về,
Thiếp dù chống gậy lê,
Xin vì chàng dâng rượu,
Tình xưa cạn chén thề.
Rồi bên chàng có thiếp,
Giấc hòe cùng thiêm thiếp,
Yêu nhau đến trăm năm,
Phong trần cho bõ kiếp.
1927
(Trích thi tập Bâng Khuâng)
4. THANH TỊNH
Họ Trần, sinh năm 1913 tại Thừa Thiên, học Đông Ba, Pellerin. Có bằng Thành chung. Đã viết cho các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Hà Nội Báo, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tinh Hoa.
MÒN MỎI
-Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ,
Tìm thử chân mây khói tỏa mờ.
Có bóng tình quân muôn dặm ruổi,
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ.
- Xa nhìn bên cõi trời mây,
Chị ơi em thấy một cây liễu buồn.
- Bên rừng em hãy lặng nhìn theo,
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi,
Trên mình ngựa hí, lạc vang reo.
- Bên rừng ngọn gió rung cây,
Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương.
- Tên chị ai gieo giữa gió chiều,
Phải chăng em hỡi tiếng chàng kêu?
Trên dòng sông lặng em nhìn thử,
Có phải chăng người của chị yêu.
- Sóng chiều đùa chiếc thuyền lan,
Chị ơi con sáo gọi ngàn bên sông...
Ô kìa! Bên cõi trời đông,
Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa.
- Này lặng em ơi, lặng lặng nhìn,
Phải chăng mình ngựa sắc hồng in.
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống,
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm.
- Ngựa hồng đã đến bên hiên,
Chị ơi trên ngựa chiếc yên... vắng người.
5. THU HỒNG
Tên thật Tôn Nữ Thu Hồng, sinh 1922 tại Thừa Thiên, học Tourane, Đồng Khánh. Đã xuất bản thi tập Sóng Thơ (1940).
TƠ LÒNG VỚI ĐẸP
Kìa trăng vỡ trong hồ khi nước động,
Sóng lao xao lấp loáng, ánh xa ngời.
Và búp hoa nghểnh dậy đón hương trời,
Cây tuôn bóng, lửng lơ, đò chẳng lướt!
Cảnh đẹp cứ dàn thêm bước bước,
Lời ngợi khen mỗi phút lại thay thay.
Tơ lòng với đẹp đêm nay
Rộn ràng thổn thức vì say nhiệm màu.
6. THÚC TỀ
Tên thật Thúc Nhuận, sinh năm 1916 ở Huế, học trường Qui Nhơn, Quốc Học, đã viết giúp Văn Học tạp chí, Mai, Dân Quyền. Chủ bút tuần báo Đông Dương.
TRĂNG MƠ
Một đêm mờ lạnh ánh gương phai,
Suốt dải sông Hương nước thở dài.
Xào xạc sóng buồn khua bãi sậy,
Bập bềnh bên mạn chiếc thuyền ai.
Mây xám xây thành trên núi Bắc
Nhạc mềm chới với giữa sương êm,
Trăng mờ mơ ngủ lim dim gật,
Ẻo lả nằm trên ngọn trúc mềm.
Dịp cầu Bạch Hổ mấy bóng ma,
Biến mất vì nghe giục tiếng gà.
Trăng tỉnh giấc mơ, lười biếng dậy,
Động lòng lệ liễu, giọt sương sa.
Lai láng niềm trăng tuôn dạ nước,
Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng.
Hương trăng quấn quít hơi sương ướt,
Ngân dội lời tình điệu hát xuân.
III. KẾT LUẬN
Một thời đại thơ ca được Hoài Thanh cô đọng trong sách Thi Nhân Việt Nam dày 400 trang, gồm trên 40 nhà thơ, riêng Huế có 6, chiếm tỉ lệ 15% cao nhất nước. Kết quả này khẳng định câu nói “Huế đẹp Huế thơ” là đúng. Nam Trân, nhà thơ xứ Quảng nhưng lại yêu Huế với tất cả tâm hồn, đã làm một bài thơ Huế nổi tiếng tên là “Đẹp Và Thơ” có 2 câu đầu như sau:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo...
Và cũng chính ông đã viết cả một tập thơ Huế nhan đề “Huế đẹp và thơ” xuất bản năm 1939. Có lẽ từ đó câu nói “Huế đẹp Huế thơ” trở thành quen thuộc với tất cả mọi người mỗi khi nhắc đến Huế chăng?
Ở phần cuối sách, nhà phê bình Hoài Thanh có viết một đoạn rất thú vị như sau:
“Bạn hỏi tôi: “Thi sĩ đâu mà nhiều thế? Mới mười năm mà trên bốn mươi người! Thời đại này dầu phong phú cũng không lẽ thế.” Nhưng bạn hãy nghĩ: Báo Đông Pháp vừa mở một cuộc thi thơ, tất cả có 1.500 người dự. Đó chỉ là thơ cũ, một thứ thơ còn ngoi ngóp. 1.500 thi sĩ cùng ra đời một lần! Trong nước ta có bao nhiêu người biết đọc biết viết là là có chừng ấy thi sĩ. Có lẽ số thi sĩ lại nhiều hơn cũng nên. Chán chi người không biết đọc biết viết cũng làm thơ. Mà thơ họ vị tất đã thua thơ người có học.
Vậy nước ta có bao nhiêu thi sĩ? 40.000 hay 400.000? 4.000 người có thơ đăng báo in sách, chừng 40 người có trích trong quyển này, và may mắn ra 4 người sẽ có tên lưu truyền hậu thế!”
Đọc qua đoạn trên chúng ta thấy thời tiền chiến và thời của chúng ta hiện nay về lãnh vực thơ ca sao mà giống nhau quá! “Thi sĩ đâu mà nhiều thế?”
Nếu thời tiền chiến có 4.000 người có thơ đăng báo so với dân số 20 triệu (Dân hai mươi triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con) thì thời chúng ta hiện nay dân số 80 triệu đông gấp 4 lần với phương tiện truyền thông thông tin hiện đại... thì phải có ít nhất là 16.000 thi sĩ, con số này nói lên một điều là VN có quá nhiều thi sĩ. Vì có quá nhiều thi sĩ, nên trước đây nhà thơ Tô Thùy Yên đã nói “Mỗi người VN là một thi sĩ” và năm ngoái trên báo Phương Đông (ở MA) nhà văn Xuân Vũ cũng viết: “Mỗi công dân VN là một thi sĩ”. Nếu đúng như thế, thì quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta cũng là quê hương của những nhà thơ, những người có thể nghèo khổ về vật chất nhưng lại giàu có về tâm hồn.
Và đây cũng là một cách để cắt nghĩa tại sao chúng ta hãnh diện mình là người Việt Nam.
VINH HỒ
Tài liệu tham khảo:
“Thi Nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân, (in lần thứ nhất tại Bắc Việt 1942) tái bản tại SG 1967.
ĐẶNG TIẾN * THANH TÂM TUYỀN
Ðặng Tiến - Thanh Tâm Tuyền
Nhà thơ, nhà văn Thanh Tâm Tuyền qua đời trưa ngày 22 tháng 3-2006, tại thành phố Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ, thọ 70 tuổi.
Thanh
Tâm Tuyền là một tác gia chính yếu đã làm mới nền văn học Miền Nam,
trước 1975, và góp phần tạo nên một khúc quành cho văn học Việt Nam nói
chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và
quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể
chuyện bắt đầu từ truyện Bếp Lửa.
Ông
du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua
trường học Pháp thuộc như các nhà văn, nhà thơ lớp trước. Ảnh hưởng
phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại,
ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn
văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Họa, như ở các nước phương Tây.
Về
nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức
thất bại. Thất bại của con người trước Ðịnh mệnh nói chung, cụ thể là sự
bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc.
Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất
bại đó, biến nó thành nghệ thuật.
Thanh Tâm Tuyền là người sâu sắc, uyên bác, tài hoa, nghiêm túc, tư cách và tiết tháo.
Thanh
Tâm Tuyền tên thật là Dzư văn Tâm, sinh ngày 13 (có nơi ghi 15) tháng 3
năm 1936, tại Vinh, Nghệ An. Trong bài Thơ Mừng Năm tuổi, làm năm Nhâm
Tý 1972, ông đã kể chi tiết tiểu sử 1. Từ 1952, ông đã đi dạy học,
trường Minh Tân, Hà Ðông và có truyện đăng báo Thanh Niên, Hà Nội.
Sau
đó, 1954 vào Nam hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội di cư , cùng
với những người sẽ trở thành bạn văn nghệ về sau: Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn
Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, cùng chủ trương nguyệt san Lửa Việt.
Tại
Sài Gòn, 1955, ông viết cho các tuần báo Dân Chủ, Người Việt và nổi
tiếng từ những tác phẩm đầu tay, tập thơ Tôi Không còn Cô Ðộc, 1956, và
truyện Bếp Lửa, 1957. Thời điểm này, ông tích cực tham gia biên tập báo
Sáng Tạo (1956-1960) do Mai Thảo đứng tên, và ông thường được xếp vào
“nhóm” Sáng Tạo, có ảnh hưởng lớn trên văn học Miền Nam suốt một thập
niên.
1962,
bÐ động viên vào trường Sĩ quan Thủ Ðức, được giải ngũ, rồi tái ngũ
trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, phụ trách chủ yếu việc huấn luyện văn
hóa, và làm báo quân đội, “tám năm quân ngũ chưa nổ một phát súng với địch”
(1972), cấp bực cuối cùng là Ðại úy. Sau 1975, bÐ bắt đi học tập, trong
7 năm, tại trại Long Giao (Long Khánh) và nhiều trại cải tạo Miền Bắc.
Cuối cùng sang định cư tại Hoa Kỳ từ 1990. Ông qua đời vì ung thư phổi, tại nơi cư ngụ.
Thanh
Tâm Tuyền là tác giả khoảng mười đầu sách; ba tập thơ: Tôi Không Còn Cô
Ðộc (1956), Liên - Ðêm - Mặt Trời Tìm Thấy (1964, Sài Gòn), Thơ ở Ðâu
Xa (1990, Mỹ). Ba truyện: Bếp Lửa (1957), Khuôn Mặt (1964), Dọc Ðường
(1967). Bốn tiểu thuyết: Cát Lầy (1966), Mù Khơi (1970), Tiếng Ðộng
(1970) Một Chủ Nhật Khác (tháng 2, 1975). Một vở kÐch ngắn: Ba ChÐ Em
(1965). Một phiếm luận Tạp Ghi (1970). Ông còn nhiều tác phẩm chưa xuất
bản, như tiểu thuyết Ung Thư đăng nhiều kỳ trên báo Văn, từ 1964, là một
tác phẩm quan trọng.
Miền
Nam Việt Nam những năm 1955-1960 bừng lên một sinh khí văn hóa. Hằng
triệu người từ Bắc di cư vào Nam, những người từ nông thôn bước vào, hay
trở về thành thÐ sau chiến tranh, tình hình an ninh và giá cả ổn đÐnh,
các trường trung và đại học phát triển, sách báo, điã nhạc, nhập khẩu ào
ạt với giá rẻ nhờ ngoại viện. Thơ Thanh Tâm Tuyền xuất hiện trong bối
cảnh đó. Ít người mua và cầm trong tay tập thơ Tôi Không Còn Cô Ðộc,
nhưng nhiều người, nhất là giới thanh niên, đọc thơ ông trên tạp chí
Sáng Tạo, bên cạnh thơ hiện đại khác của Tô Thùy Yên, Quách Thoại,
Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Người Sông Thương.
Người đọc theo dõi, tìm hiểu, chứ thật sự yêu thích thì không nhiều; cũng có người, có bài báo chê trách là thơ lập dị, bí hiểm, hũ nút.
Mười lăm năm sau, tháng 11-1973, khi sự nghiệp thơ văn Thanh Tâm Tuyền đã an vị,
báo Văn đã ra một số đặc biệt về đề tài này, ngày nay là tư liệu hiếm
quý. Trên báo này, Lê Huy Oanh, nhà biên khảo chuyên về thơ, đã có hai
bài: một bài kể lại quá trình tiếp xúc thơ Thanh Tâm Tuyền, từ chỗ ghét
bỏ đến yêu thích; một bài giải thích “lối thơ Thanh Tâm Tuyền” qua bài
Phục Sinh nổi tiếng trong sự khen chê, với những câu: Tôi buồn khóc như
buồn nôn& Tôi buồn chết như buồn ngủ;
Tôi
Không còn Cô Ðộc có lẽ chỉ là lời tâm nguyện như khi nhà thơ nói tôi
gọi tên tôi cho đỡ nhớ, hay có người cầm súng bắn vào đầu / đạn nổ nhịp
ba / không chết. Người đọc bực mình vì những lời lạ lẫm như thế thì ít,
nhưng nhiều người phẫn nộ vì lời thách thức in ở đầu sách:
“Ở
đây tôi là hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của
tôi, người hoàn toàn tự do. Ðể cai trÐ tôi có những luật lệ tinh thần
mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ. Người hoàn toàn tự
do. Và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ”.
Lê Huy Oanh kể lại rằng: “trước
đó tôi đã quẳng tập thơ qua cửa sổ, rồi lại nhặt lên, trân trối nhìn nó
một hồi lâu trước khi từ từ, rất từ từ ấp nó vào ngực” (báo Văn đã dẫn, tr.8). Dĩ nhiên đây là cách nói tượng trưng.
Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Tâm Tuyền nhất định
phải biết câu thơ phá thể thời 1946, như Nhớ Máu của Trần Mai Ninh, Ðèo
Cả của Hữu Loan, Sáng mát trong như sáng năm xưa của Nguyễn Ðình Thi.
Nhưng dù phá thể, câu thơ này vẫn còn giữ vần điệu. Thanh Tâm Tuyền phá
vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ: loại trừ vần, không theo nhịp
của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn như thế, ông phải sắp
xếp lại ý tưởng, hình ảnh, để làm mới ngôn ngữ. Thơ xưa đem tư tưởng ra
“diễn ca”, còn Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng bộ
phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản mới.
Dựa
trên lời Nietzsche, ông gọi đây là quan niệm nghệ thuật Dionysos đối
lập với quan niệm Apollon, “nghệ thuật phá vỡ những hình thức sẵn có hỗn
loạn trong những niềm cảm xúc, một nghệ thuật của say sưa, một vẻ đẹp
hãi hùng mọi rợ, nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bi thảm”.
Câu
này trong bài Nỗi Buồn Trong Thơ Hôm Nay, Thanh Tâm Tuyền viết năm 1955
- khi ông 19 tuổi - là một văn kiện cơ bản, trong lý luận về thơ. Trong
chừng mực nào đó, nó tiếp nối bài Mấy Ý Nghĩ về Thơ của Nguyễn Ðình Thi
năm 1949, về nguyên tắc và lý thuyết. Về mặt nội dung và thực tiễn sáng
tạo, Thanh Tâm Tuyền đi xa hơn.
Chất
hiện đại trong thơ ông một phần do ảnh hưởng thơ thế giới, chủ yếu là
thơ Pháp, từ Rimbaud, Lautréamont đến Apollinaire, nhất là thơ Siêu Thực
của nhóm Breton, Eluard, mà ông tiếp thu trực tiếp, mà không kinh qua
nhà trường Pháp thuộc như thế hệ đi trước. Thanh Tâm Tuyền không học
đúng bài bản như Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, cho nên tự do hơn. Xuân
Diệu, về già, vẫn mơ ước làm một Ronsard. Thanh Tâm Tuyền thạo tiếng
Pháp, ham đọc, nên tiếp xúc được với nhiều tác giả trên thế giới từ
Gorki, Plekhanov, Marx, Trosky đến những tác giả mới hơn như Laưrence
Durrell hay Soljenitsyne qua tiếng Pháp. Từ đó, thơ ông có chất quốc tế,
trong nền Cộng Hòa Thế Giới:
Các anh Cộng Hòa đã chiến đấu cho Tây Ban Nha
Xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca
Một Breton tình điên còn nức nở
Mà Hy vọng Malraux còn thổn thức
Và mãi Ernest còn tiếc thương
Andalousie đói quên khiêu vũ
Việt Nam ốm yếu quên ca dao
Câu
quốc tế caỴ của Thanh Tâm Tuyền nhiều người thuộc nhất có lẽ là hai
câu đầu dùng làm tựa đề cho bài thơ, đăng trên báo Sáng Tạo, số 4 tháng
Giêng 1957 :
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Bài
này làm vào tháng 12-1956, một tháng sau khi Hồng Quân Liên Xô, nhân
danh khối liên minh quân sự Vác-xô-vi tràn ngâp Hung-ga-ri và thủ đô
Bu-đa-pet. Sau đó ông còn làm tiếp Bản Anh Hùng Ca Budapest cũng đăng
trên Sáng Tạo.
Thanh Tâm Tuyền chưa bao giờ ra khỏi Việt Nam cho đến ngày sang Hoa Kỳ định
cư vĩnh viễn. Nhưng thơ ông đầy những thành phố: Vác-xô-Vi, Béc-Lin,
Bình Nhưỡng, Bắc Kinh, Moscou, Praha, Paris, Madrid, Bruxel, Genève.
Nhưng không có lũy tre, con đò, bờ dâu, nương sắn. Thơ Thanh Tâm Tuyền
là thơ thành phố: thơ Pháp, đến Prevert là hoàn toàn đô thị hóa;
thơ Việt Nam, đến Thanh Tâm Tuyền cũng quành vào đô thị. Xưa kia,
Nguyễn Bính đã mơ Phường Chèo làng Ðặng; gần hơn, Ðinh Hùng còn nhớ
tháng giêng quê bạn hội đêm rằm; đến Thanh Tâm Tuyền Tôi Không Còn Cô
Ðộc là tên một bài thơ dưới dạng hợp xướng hiện đại, với nhiều giọng
hát, và có giọng thi sĩ:
Tôi đã chết nghẹn ngào
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ
(&)
Hôm nay tôi dự hội
hôm nay dùng mắt nhìn
hôm nay dùng lời dÐu
cô độc phút tan tành
tôi không còn cô độc
Ông già: tôi không còn cô độc
Hợp xướng: tôi không còn cô độc
Em gái: tôi không còn cô độc
Hợp xướng: không ai còn cô độc
không ai còn cô độc
Thơ Thanh Tâm Tuyền khi ngân vang hợp xướng, khi u uẩn tiếng kèn đồng:
Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
Những giòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tủy của hờn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lối rừng mãi trống không
(&)
Vì blues không xanh, vì điệu blues đen
Trên màu da nức nở
(Ðen, Sáng Tạo, số 8, tháng 5-1957)
Thơ
Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian
nhìn ra thế giới. Ðây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà
thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong
thơ Tô Thùy Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch
Việt Nam; thơ Lê Ðạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông
Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt
mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới,
không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người,
chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh
Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là
phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới.
Trong Guernica của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng
Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội
dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuy
nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm
Tuyền không có người thừa kế. Bản thân Thanh Tâm Tuyền về sau, trong tập
Thơ ở đâu xa cũng trở về với những thể thơ truyền thống. Nhưng đây là
những bài thơ làm trong lao lý, trong những hoàn cảnh đặc biệt, không
cho phép chúng ta suy diễn về lý thuyết. Dù sao ông đã mở ra những chân
trời mới và cách tân quan niệm thi ca.
*
Câu
thơ, bài thơ mới, đọc qua thấy ngay. Câu văn, cuốn truyện mới, khó nhận
ra hơn. Người bình luận phải phân biện: mới so với cái gì, và mới ra
sao. Nhưng điều cụ thể nhất lại là: người đọc đương thời có nhận ra nét
mới ấy không?
Thưa
rằng có. Nhà văn Nguyễn quốc Trụ, 1973, trên báo Văn, số đặc biệt Thanh
Tâm Tuyền đã dẫn, có một bài viết căn cơ trình bày giá trÐ, nghệ thuật
và tính chất súc tích của truyện Bếp Lửa, 1957. Ông trích dẫn cặn kẽ
nhiều văn bản, nhiều tham khảo, để lại một chứng từ chính xác 2.
Tôi
còn một chứng từ riêng: bạn tôi là Ðinh Ngọc Mô, nhiều người biết vì có
thời hướng dẫn mục Ðố Vui Ðể Học trên truyền hình Sài Gòn, quen nhau từ
1965 tại Ðà Lạt, gặp lại nhau 1970 tại Paris. Lúc ấy, Mô sống vất vả,
lang bang, đi đàn hát trong các nhà hàng Việt Nam để mưu sinh. Một tối
về khuya, dọc Boulevard des Italiens, Mô đã đọc thuộc lòng cho tôi nghe
những trích đoạn dài của Bếp Lửa mà anh tâm đắc và cho là tân kỳ. Thuộc
thơ Thanh Tâm Tuyền đã là khó, thuộc văn xuôi lại không dễ. Vắng tin
nhau khá lâu, có người mách là Mô đã qua đời, đã tự tử bên Canada. Tôi
không muốn tin, nhưng mỗi lần mở truyện Bếp Lửa, là tôi tìm lại những
đoạn Mô đã đọc, cho đến bây giờ sách đã vàng ố, tả tơi, rách nát như
cuộc đời của chúng tôi. Trước khi kể lại chuyện này, tôi rà lại tin tức,
thì bè bạn bốn bể năm châu đều xác nhận chuyện buồn. Mà tôi vẫn chưa
tin, và muốn hỏi Mô: Mô ơi, thật à? Cậu ấy vui tính, hay đùa.
Bạn đọc cho là tôi lạc đề. Thân tình thì biết tôi chỉ mới lạc dòng, lạc giọng, mà không lạc đề.
*
Tiềm
năng độc giả thời đó là học sinh trung học: sinh viên đại học chưa
nhiều. Và chúng tôi thiếu sách để đọc. Văn chương quốc ngữ thời đó, bỏ
ra một kỳ nghỉ hè, có thể đọc hết toàn bộ.
Sách
Tự Lực, Vũ Trọng Phụng thì đọc cả rồi& Các tác gia ở lại miền Bắc
ít được tái bản. Và chúng tôi khao khát cái mới, các truyện ngắn của
Doãn Quốc Sỹ, Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo, Thao Trường. Những Chiếu hoa
cạp điều, với Hương gió lướt đi. Thậm chí, chúng tôi còn bất công với
cái cũ: tạp chí Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh bán chạy được hai số, rồi
thôi. Ðoán già đoán non: các vị Ðinh Ngọc Mô, Nguyễn Quốc Trụ, cũng như
tôi, đã đọc Bếp Lửa trên ghế trường trung học, trước khi hư thân mất
nết ở nơi khác.
Bếp
Lửa là một truyện vừa, vừa một trăm trang. Thanh Tâm Tuyền viết liền
mạch, rất nhanh, trong vài tháng, xong tháng 10-1956, đưa đi kiểm duyệt
và xuất bản ngay3. Không có độ lùi để sửa chữa. Sau này, khi tái bản,
ông muốn sửa chữa, nhưng không làm được và viện dẫn Malraux: người ta
không viết lại được một cuốn sách. Nhưng có một truyện ngắn Ðại Lộ, nội
dung na ná, in lại trong tập truyện Khuôn Mặt, 1964.
Truyện
được viết từ ngôi thứ nhất tôi. Người kể, tôiỴ tên Tâm, cùng tên với
tác giả, đi dạy học tại một trường công giáo tại Bắc Ninh, còn tác giả
dạy tư thục ở Hà Ðông, khoảng 1952.
Tuy
nhiên Bếp Lửa không phải là tự truyện, đại khái như tác phẩm Kẻ Dưng,
Etranger, 1942 của Albert Camus, bắt đầu bằng câu nổi tiếng: hôm nay mẹ
tôi mất, nhưng chính bà mẹ Camus lại sống lâu hơn tác giả. Trong Bếp
Lửa, Tâm mồ côi bố từ nhỏ, sau đó mồ côi mẹ, trong khi bà cụ tên thật là
Thạch thị Kim, ngày nay còn sống, ở Long Khánh. Tính cách mồ côi ở đây
là một ẩn dụ, như ở Kẻ Dưng hay Cũng Ðành của Dương Nghiễm Mậu sau này.
Không
phải là tự truyện, nhưng Bếp Lửa phản ánh tâm trạng tác giả, và một số
thanh niên đồng lứa vào thời điểm trước hiệp định Genève, 1954, tại Hà
Nội, và vùng phụ cận dưới sự kiểm soát của Pháp. Chủ yếu là những nét
chấm phá nhẹ nhàng, nhưng rất sắc về tâm thức chính trị của con người
lúc đó qua những nhân vật: ông Chính, đảng viên Quốc Dân Ðảng, còn hoạt
động; Bảo có tham dự phong trào Ngũ Xã nhưng nay đã tuyệt vọng; Ðại say
đắm chủ nghĩa mác xít và chuẩn bị ra khu; Hòa nhân viên phòng nhì; Ngọc
hoàn toàn hư vô và chối từ tổ quốc; Giữa họ là những nhân vật nữ, hiền
lành, vô tội, như chị em Thanh và Minh, em họ Tâm; Hạnh; Thịnh vào ra
giữa hai vùng; Còn Tâm? anh xê dịch giữa đám người đó, không thân không
sơ, và nói như Meursault, nhân vật Kẻ Dưng: không biết rõ mình muốn gì,
nhưng biết rõ những điều mình không muốn. Khi Tâm bị ông hiệu trưởng cho
thôi việc, ngạc nhiên một chút rồi rửng rưng ngay. Tôi không hỏi vì cớ
gì ông muốn tôi nghỉ việc cũng như ông đã quên không nói cho tôi biết;
Tôi cũng chẳng buồn quan tâm. Tôi nhẹ nhõm vô cùng và ngủ một giấc rất
say (tr.90).
Trong
thế giới ấy, quan hệ tình cảm cũng mong manh, sắc sắc không không, như
giữa Tâm và Thanh, một cô em họ, cũng mồ côi cha mẹ. Ðôi khi tôi nghĩ
tôi có thể yêu Thanh và che chở cho Thanh, giây thân thích giữa cúng tôi
không đáng kể (&) nhưng chưa bao giờ tôi nói ý nghĩ của tôi cả
(tr.12).
Quan
hệ tính dục cũng nhẹ nhàng thôi. Tâm gặp lại Hạnh, một cô bạn học cũ,
đi cùng một chuyến xe chở hàng từ Bắc Ninh về Hà Nội. Ðến Hà nội, mưa
lớn hơn, chúng tôi cùng đi ăn cơm với nhau. Và đêm ấy tôi ngủ với Hạnh ở
khách sạn (tr.72). Chấm dứt chương 4. Bước sang chương 5:
Tôi
có cùng về Hà Nội với Hạnh một vài lần. Gần nhau, tôi nhận thấy chiến
tranh - hay chỉ cần sự de dọa của chiến tranh, tổng quát là sự khủng bố
tinh thần - đã thổi vào máu Hạnh sự say đắm nhiệt tình trong yêu đương
(&). Sau mỗi lần như thế, khi lấy lại bình thường, Hạnh có vẻ ngượng
ngùng. Có một lần nằm cạnh tôi, Hạnh nắm tay tôi để lên ngực nàng nói:
Anh có khinh em không? (tr.76)
Dĩ
nhiên là các vị Nam Tào văn truyện kiêm Bắc Ðẩu lịch sử sẽ có người bắt
bẻ, hạch hỏi: chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, hay
bảo vệ tự do, chỉ có kích thích tính dục người phụ nữ hay sao? Bếp Lửa
là một trước tác nghệ thuật, và Thanh Tâm Tuyền đã có lần nói: “người
nghệ sĩ đưa sinh mệnh mình để đảm bảo sự thành thật của tác phẩm”, thì
ắt không buồn quan tâm đến những vấn nạn ấy. Ðiều chúng ta ghi nhận là
nét hững hờ, lãnh đạm của Tâm đã thổi dạt Bếp Lửa trôi xa, không những
với Giòng sông Thanh Thủy của Nhất Linh mà còn xa với Khu Rừng Lau của
Doãn Quốc Sỹ hay Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Khoan đồng hội đồng thuyền.
Một
thắc mắc, nhỏ thôi: không khí Hà Nội khoảng 1950-1952 nhất đÐnh phải
khác xa không khí Sài Gòn 1970-1972. Nhưng về cơ bản, tâm lý thanh niên
trí thức có khác nhau nhiều không?
Ngày
nay, ngọn lửa chiến tranh vẫn còn tàn phá nhiều nơi trên thế giới; và
giữa tiếng kêu la thất thanh của trẻ con, vẫn có lời vinh danh Thượng
Ðế. Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã viết “theo tôi có những lúc
người ta cần giải quyết giữa người và người và Thượng Ðế không nên có
mặt ở lúc ấy (&) Thượng Ðế đã bÐ lôi kéo vào tấn thảm kÐch riêng tư
của loài người và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại” (tr.67).
Tại
Việt Nam, một giải đất còm cõi đau thương, năm 1956, một thư sinh mặt
trắng, 20 tuổi, đã viết dõng dạc được một câu như thế, kể cũng là lời
tiên tri lạ lùng và cao siêu đấy chứ?
*
Về
phong cách, Bếp Lửa là một tác phẩm làm mới văn chương chữ nghĩa theo
nhận định của Nguyễn Quốc Trụ trong bài đã dẫn. Vậy mới, là so với cái
gì, và mới ra sao?
Trong một bài viết tưởng mộ Nguyễn Ðức Quỳnh, tác giả Thằng Kình, Thanh Tâm Tuyền 1974 đã viết: “Cùng
với Những Ngày Thơ Ấu của Nguyên Hồng, Thằng Kình là quyển tiểu thuyết
quan trọng đối với tôi. Ðó là quyển sách đã vỡ lòng, đã mở mắt (&)
Tôi không phải là người của một vài quyển sách. Trước và sau khi đọc
Thằng Kình, Những Ngày Thơ Ấu, tôi đã đọc hầu hết tiểu thuyết Việt Nam,
tôi hiểu được giá trÐ, tôi cảm được cái hay của nhiều tác giả khác nhưng
chỉ có hai tác giả Nguyễn Ðức Quỳnh và Nguyên Hồng gây được ở tôi lòng
ngưỡng mộ. Văn chương phát sinh từ lòng ngưỡng mộ. Nên tôi không bao giờ
quên ơn người đã khơi dậy lòng ngưỡng mộ nơi tôi” 4.
Một
lời tình tự như vậy, ở một người ít tự sự như Thanh Tâm Tuyền là quý
hóa, là một chìa khóa đưa ta vào thế giới tiểu thuyết, mối hạnh phúc đau
đớn, bắt đầu từ Bếp Lửa, rồi đến Khuôn Mặt, Dọc Ðường, Cát Lầy, Ung
Thư, Mù Khơi, Tiếng Ðộng&
Ðối
với Thằng Kình (1942, nxbHàn Thuyên, Hà Nội), niềm ngưỡng mộ có lẽ dừng
lại ở nội dung mới lạ của tác phẩm, thêm chút tình riêng với tác giả.
Chứ nhân vật Kình, khỏe mạnh, tự tin, tích cực rất xa với nhân vật
truyện Thanh Tâm Tuyền; hành văn rậm rạp của Nguyễn đức Quỳnh cũng xa
với lối viết trần trụi trong Bếp Lửa.
Gần
nhau hơn là Những Ngày Thơ Ấu, Nguyên Hồng viết năm 1938, khi 20 tuổi,
như trường hợp Bếp Lửa, dưới dạng tự truyện ở ngôi thứ nhất. Bằng giọng
văn đơn giản, Nguyên Hồng kể lại tuổi thơ cơ cực, một cách thành thực,
như chuyện người mẹ ngoại tình bÐ gia đình nhà chồng hắt hủi mà đứa con
một mực yêu thương. Nhưng cơ bản thì hai truyện khác nhau: Những Ngày
Thơ Ấu là tự truyện của một người, dĩ nhiên là mang nét xã hội; Bếp Lửa
là truyện một thế hệ thanh niên ưu thời mẫn thế, mang nặng chất trí thức
và chính trÐ. Nguyên Hồng viết đơn giản, nhưng thỉnh thoảng vẫn có
những đoạn văn chương, ví dụ ngay ở chương I (Tiếng Kèn): Những buổi
chiều vàng lặng lẽ& Buổi chiều nào cũng vậy&, không hề có trong
Bếp Lửa. Và trong một bài báo, Nhân Nghĩ về Hội Họa, 1956, Thanh Tâm
Tuyền khước từ lối “văn chương có thể đặt tên là văn chương của bài tập
đọc, luận mẫu cho học trò” (Văn 11/1973, tr. 78). Từ đó, đem Bếp Lửa ra
giảng dạy ở học đường là việc khó, vì khó tìm ra một vài trích đoạn tiêu
biểu gọi là “trích diễm”. Kinh nghiệm của tôi: yêu cầu sinh viên phải
đọc toàn bộ tác phẩm, rồi đưa ra những chủ đề tổng hợp, về hình thức,
nội dung. Ví dụ lối kể chuyện đơn tuyến, một mạch theo dòng thời gian,
không một lần quay lại quá khứ Ợ cho dù có rơi rớt một vài kỷ niệm - về
người mẹ và bà ngoại.
Lối dùng từ bình dÐ, ưu tiên cho từ đơn âm, ít từ kép, càng ít từ hán việt hay thành ngữ.
Lối
đặt câu ngắn, có khi cụt ngủn, có khi lược từ. Câu văn cô đúc, có lúc
khó hiểu, như là lời nói nén chặt nội tâm: Một bên đường cỏ hoang và núi
đóng đồn binh (tr.47). Ngọn núi bắt đầu thấy cứng mình vì nghe nắng sắp
về dữ dội (tr. 87). Câu được nhiều người nhắc: Buổi sáng mùa đông ngây
ngất vào lối 10 giờ (tr.11). Buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngã (tr.28).
Nhưng
nét mới quan trọng là không khí chung của toàn truyện Bếp Lửa, không
phân biệt nội dung, tư tưởng, hình thức, nghệ thuật và ngữ pháp. Thậm
chí người đọc có thể hỏi: Bếp Lửa, bếp lửa nghĩa là gì?
Với tôi, có lẽ thêm vài kẻ bạn, Bếp Lửa là một bài hát.
Bài
hát ỡ”chỉ được nghe một lần trong đời. Bài hát xưa lắm, những người
thích nó kẻ đã chết, người còn sống thì quên không nhắc lại. Riêng tôi,
tôi thường thì thầm với chính mình những phút cô đơn” 5.
Có
ai đó đã viết đâu đó về âm hưởng nhạc blues trong thơ Thanh Tâm Tuyền,
tôi chỉ biết ông đã thiết lập quan hệ mật thiết giữa các bộ môn nghệ
thuật. Ðiều này, ngày xưa, nhóm Tự Lực đã làm, nhưng còn hời hợt, dù
rằng nhà văn Nhất Linh, nhà thơ Thế Lữ, khởi đầu là những sinh viên
trường Mỹ Thuật. Thời đó, họ chỉ đặt những tác phẩm nghệ thuật bên cạnh
nhau. Họa hoằn lắm mới có bài Nguyễn Tuân về tranh Nguyễn Phan Chánh. Ở
Việt Nam, không có nhà thơ sành hội họa như Baudelaire, cũng không có
tình bằng hữu giữa các nhà thơ như Aragon, Eluard với họa sĩ Picasso hay
Chagall ở Pháp. Thanh Tâm Tuyền thật sự muốn bắc cầu giữa các bộ môn
nghệ thuật, nhất là giữa thơ và hội họa, và thân thiết với các họa sĩ
Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Duy Thanh, bài Nhân nghĩ về Hội họa viết năm 1956 -
hai mươi tuổi - ông đề tặng ba người ấy.
Họa
sĩ Thái Tuấn kể lại rằng trong một cuộc triển lãm năm 1958, ông có bức
sơn dầu vẽ một người đàn ông đội mũ đeo ống sáo trên vai, chừng mực nào
đó, là một chân dung tự họa; ông không biết đặt tên là gì. Thanh Tâm
Tuyền đề nghÐ gọi là Hóa Thân, Thái Tuấn rất tâm đắc. Ý nhà thơ : anh vẽ
cái gì thì cũng là hóa thân vào bức họa, tranh nào rồi cũng thành chân
dung họa sĩ. Nghe chuyện, tôi cứ nghĩ Thanh Tâm Tuyền mượn ý từ một tựa
đề tiểu thuyết của Kafka. Ðọc lại bài báo nói trên, tôi mới vỡ lẽ ông
tham chiếu vào một chuyên khảo về nghệ thuật của Malraux Những hóa thân
của Apollon Ợ les Métamorphoses dỴApollon, 1951, và ông thường tâm đắc
với Malraux.
Ông viết trong bài Nhân nghĩ về Hội họa :
“Tôi
công nhận nghệ thuật như một nghề như mọi nghề khác khi tôi hiểu rằng
muốn làm được nghệ thuật người ta cũng cần học hỏi, luyện tập như tập sự
bất cứ nghề gì. Ðến đó thôi. Khi những nhà nghệ sĩ chân chính, để bảo
đảm sự thành thực của tác phẩm, đã mang sinh mệnh chính mình ra thách
đố, thì lúc ấy nghệ thuật không còn là một nghề nữa, nó là hành động
siêu việt của nhân loại trong cuộc tìm kiếm đời sống chính đính” (Văn, số 11- 1973 đã dẫn, tr. 78).
Ðoạn trích văn này có thể tóm lược quan niệm và sự nghiệp văn thơ, nghệ thuật của Thanh Tâm Tuyền, và làm kết từ cho bài này.
Chúng
tôi gửi thêm vào đó niềm kính trọng và thương tiếc khôn nguôi với một
Lòng Suối Trong Xanh đã lẫn sâu vào lòng đất, trở về cõi thủy chung. Một
dòng thơ đời đời thao thiết nuôi dưỡng Tình Yêu và Quê Hương trong mỗi
chúng ta, cho mỗi chúng ta, trong thân phận làm người, làm người trong
hay ngoài đất nước, luôn luôn trong nhân loại.
Trong
truyện Bếp Lửa, sáng tác năm hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã hạ một
câu kết, để đời, khi hiu hắt, khi ngời sáng, trong tâm thức thế hệ chúng
tôi:
“Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng”.
Ðời người, vô cùng rồi cũng đến vậy thôi.
Vô cùng Thanh Tâm Tuyền.
Thanh. Tâm. Tuyền.
Thanh Tâm
Tuyền.
Ðặng Tiến
Ngày giỗ Trịnh Công Sơn
Orléans, 01-4-2006
1. Thanh Tâm Tuyền, Văn, số 199, tháng 4-1972, Sài Gòn.
2 Văn, số đặc biệt Thanh Tâm Tuyền, tháng 11-1973, Sài Gòn.
Nhóm
Thư Ấn Quán của Trần Hoài Thư dự tính in lại nguyên văn số báo để tặng
bạn đọc, qua e-mail tranhoaithu@verizon.net. Hoan hô Trần Hoài Thư.
3 Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa, nxb Nguyễn đình Vượng, 1957, Sài Gòn, Chúng tôi trích đọan từ bản này.
4 Thanh Tâm Tuyền, Văn, Giai Phẩm, tháng 6-1974, tr.21-22, Sài Gòn.
5 Thanh Tâm Tuyền, Buổi sáng Ngoài Bãi Biển, trong Khuôn Mặt, tr.98, nxb Sáng Tạo, 1964, Sài Gòn.
Labels:
Thanh Tâm Tuyền,
Văn học,
Ðặng Tiến
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 093
TRẦN TRUNG ĐẠO * NHỮNG NGÀY
Những ngày ở Vĩnh Điện
Trần Trung Đạo
Trần Trung Đạo quê quán Duy Xuyên Quảng Nam, là cựu học sinh trung học Duy Xuyên, trung học Trần Quí Cáp, Hội An. Rồi sinh viên Kinh Tế, Vạn Hạnh và Luật, Sài Gòn. Trần Trung Đạo vượt biên năm 1981 đến trại tỵ nạn Palawan, trước khi định cư tại Hoa Kỳ . Tốt nghiệp điện toán tại Wentworth Institute of Technology và Boston University, Trần Trung Đạo còn là một ngòi bút tiểu luận và tùy bút với nhiều tình tự dân tộc.
Tôi
đến Vĩnh Điện sau Tết Mậu Thân. Cuộc chiến khốc liệt đã tạm lắng dịu.
Vĩnh Điện là thành phố thứ ba tôi đến kể từ ngày tôi rời làng Mã Châu tơ
lụa. Tôi phải đến vì trường trung học Duy Xuyên ở quê tôi vừa dời ra đó
mặc dù không có ai quen. Vĩnh Điện là một thị trấn nhỏ nằm trên quốc lộ
số một và ngay trên ngã ba đường đi Hội An, Đà Nẵng và Tam Kỳ. Thị trấn
chạy dài khoảng một cây số với nhiều quán mì Quảng, tiệm ăn, quán Café
và cữa hàng tơ vải. Vĩnh Điện là nơi lớn lên của nhiều nhà thơ xứ Quảng
nỗi danh sớm và cũng qua đời rất sớm. Từ thị trấn giữa đàng đó, nhà thơ
quá cố Nguyễn Nho Nhượng đã in tập thơ có cái tựa đầy định mệnh Tiếng
Nói Giữa Hư Vô trước khi qua đời vào tuổi 23. Và cũng từ nơi đó, nhà thơ
Nguyễn Nho Sa Mạc đã viết những bài thơ về cái chết của anh.
Từ
khi biết đọc thơ, tôi bị ám ảnh bởi những câu thơ của Nguyễn Nho Sa
Mạc, tên thật là Nguyễn Nho Bửu, sinh năm 1944, đã viết như một lời trăn
trối trong bài Mùa xuân 21:
Chiều cuối năm ngồi trên tầng phố cũ
Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù
Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ
Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư
Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù
Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ
Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư
Thân với máu xin thắp làm sương khói
Giữa trần gian về tìm lại con người
Vũng tóc đó tháng ngày qua cỏ úa
Lửa của đời thiêu đốt tuổi hai mươi
Giữa trần gian về tìm lại con người
Vũng tóc đó tháng ngày qua cỏ úa
Lửa của đời thiêu đốt tuổi hai mươi
Con mắt trũng hôn vào lòng đất ấm
Cọng rác khô da thịt cũng khô cằn
Thiên nhiên vẫn mặt-trời-trên-cao-mọc
Người tìm chi khu vườn cũ gía băng ?
Cọng rác khô da thịt cũng khô cằn
Thiên nhiên vẫn mặt-trời-trên-cao-mọc
Người tìm chi khu vườn cũ gía băng ?
Tôi gọi nhỏ tên người sa nước mắt
Ở trên đời vừa đúng hai mươi năm
Máu sẽ khô- xin tim này đừng rụng
Giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm
Ở trên đời vừa đúng hai mươi năm
Máu sẽ khô- xin tim này đừng rụng
Giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm
Lũ bạn tôi đứa còng lưng nằm ngủ
Đứa vùng lên trong số phận lưu đày
Mỗi trái tim hằn vết thương chia cắt
Nỗi nhục này cho con cháu mai sau
Đứa vùng lên trong số phận lưu đày
Mỗi trái tim hằn vết thương chia cắt
Nỗi nhục này cho con cháu mai sau
Tôi thì vẫn tháng ngày xa phiêu lãng
Giữa lênh đênh tìm nắm một bàn tay
Trời tháng giêng những ngày sầu nổi gío
Nhớ Sài gòn thương Hà Nội mây bay
Giữa lênh đênh tìm nắm một bàn tay
Trời tháng giêng những ngày sầu nổi gío
Nhớ Sài gòn thương Hà Nội mây bay
Trong bài Sinh Nhật, một sinh nhật cuối cùng trên dương gian, anh viết như nuối tiếc cho kiếp người ngắn ngủi của mình:
Hỡi ơi khi ở trong lòng mẹ
Ta muốn đi cho trọn kiếp người
Ta muốn đi cho trọn kiếp người
Anh Nguyễn Nho Sa Mạc mất năm 1964, tròn hai mươi tuổi.
Nơi
nhộn nhịp nhất của thị trấn Vĩnh Điện vẫn là bến xe Vĩnh Điện, trạm
dừng và chuyễn xe của khách đi về nhiều ngã khác nhau. Phía trong ngã ba
là nơi ở của nhà thơ và nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, tác giả của nhạc phẩm
quen thuộc Ru Con Tình Cũ. Ngày đó tôi không biết anh, nhưng sau này khi
lớn lên mỗi khi về lại Vĩnh Điện, tôi thường theo bạn tôi, Phan Dạ Lynh
đến căn nhà tôn bên trái Ty Thông Tin để nghe anh hát. Tôi vẫn nhớ
chiếc giừng đơn sơ của anh đặt ở cuối căn phòng khá tối. Anh hát rất hay
và có nhiều nhạc phẩm hay hơn bài Ru Con Tình Cũ nhưng lại không được
biết đến nhiều.
Cầu
Vĩnh Điện bắt qua nhánh sông Thu êm ả chảy về cữa Đà Nẵng. Trung học
Nguyễn Duy Hiệu đẹp, được xây gần phía bên kia chân cầu hướng đi Đà
Nẵng. Như hầu hết các trường trung học khác ở miền Trung, sân trường
Nguyễn Duy Hiệu trồng nhiều phượng đỏ. Ngay trước cỗng trường ngày đó có
một cây phượng nhỏ, xinh xinh nhưng gầy yếu. Tôi để ý đến cây phượng
này nhiều nhất vì cảm thấy số phận của nó có chút gì đó giống tôi, nhỏ
nhoi và đứng lẻ loi ngay trên lối vào trường. Vì cô độc lẻ loi nên cây
phượng nhỏ trở thành chỗ dựa lưng, chỗ chờ đợi và chỗ dựng xe của đám
học trò. Nhìn tấm thân trầy trụa của cây phượng nhỏ, ngày đó tôi đã thấy
cảm thương. Năm ngoái, có dịp hỏi thăm về trường cũ, tôi rất vui sau
gần bốn mươi năm, cây phượng nhỏ ngày xưa vẫn còn sống và che mát cả một
khoảng trống lớn trên lối vào trường.
Sau
buổi học tôi thường dạo chơi trên con đường nhỏ chạy dọc bờ sông. Tôi
thích đứng nhìn những rặng tre già soi bóng bên sông, những chiếc ghe
chỡ hàng từ phía thượng nguồn sông Thu xuôi dòng về Đà Nẵng. Những hình
ảnh thân thương đó đã để lại rất nhiều trong những bài thơ tôi viết sau
này.
Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ
Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn
Thuở học trò tôi hay đứng ven sông
Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Ðiện.
Ở
trung học Nguyễn Duy Hiệu tôi gặp lại nhiều thầy cô và bạn học cùng
trường sau một thời gian tản mác khắp nơi. Giáo sư hướng dẩn lớp bảy của
tôi, thầy Phùng Ngọc Nhựt, rất vui khi gặp tôi. Thầy Nhựt khoảng ba
mươi tuổi, độc thân, đeo kính cận dày. Thầy dạy Việt văn và dạy nhạc, cả
hai môn tôi đều thích và học khá nên thầy có nhiều cảm tình riêng. Thầy
dắt tôi vào văn phòng và xin lỗi đã không đến thăm tôi được khi nghe
tin gia đình tôi gặp tai nạn. Tôi rất quý mến thầy, không phải chỉ vì
thầy dạy những môn tôi thích nhưng thầy hay nói về quê hương đất nước,
kể chuyện lịch sử cho chúng tôi nghe và tập chúng tôi hát những bài hát
ca ngợi đất nước mình. Như hầu hết những người cùng lứa tuổi thanh niên
lớn lên trong thời chiến, chỗ dựa duy nhất của thầy là lịch sử. Bài hát
đầu tiên thầy dạy chúng tôi hát là bài Những Nẽo Đường Việt Nam.
Thầy hát không hay lắm nhưng trong mỗi lời ca dường như thầy gởi gấm
theo tâm sự của một thanh niên lớn lên trong một đất nước đang chìm vào
cảnh tương tàn, nhiễu nhương, phân hóa:
Những nẽo đường Việt Nam
Suốt từ Cà Mau, thẳng tới Nam Quan
Ôi những nẽo đường Việt Nam
Ôi những nẽo đường Việt Nam
Những nẽo đường về đâu
Ánh chiều chìm rơi bờ lúa nương dâu
Ôi những nẽo đường về đâu …
Ơ ta đắp đường làng ta
Nhắn ai đi xin chớ quên quê nhà …
Buổi
chiều ngày đầu tiên trong thị trấn không có một người quen với tôi là
cả một vấn đề. Ăn đâu? Ở đâu? Cũng may, không phải chỉ mình tôi phải
đương đầu với những khó khăn đó. Phần lớn bạn học cùng quê của tôi cũng
đang lang thang đi tìm chỗ ở.
Với
tôi, hoàn cảnh còn khó khăn hơn vì chẳng những tìm cho ra chỗ ở mà còn
chỗ ở không phải trả tiền thuê. Tôi không có nhiều tiền. Những đồng bạc
chắt chiu của cô tôi đã gần hết. Tôi và vài người bạn, đến gần tối mới
tìm ra được một căn nhà gần ngã ba Vĩnh Điện. Anh chủ nhà đi lính đóng ở
Hội An và chị cũng đi theo anh. Chiều hôm đó, trước khi đi, họ cho
chúng tôi ở mà không phải trả một khoản tiền nào, bù lại chúng tôi phải
săn sóc, quét dọn, tưới cây trong vườn nhà anh chị. Tôi còn nhớ tên của
anh là anh Xích. Tôi và ba người bạn học, một nam hai nữ, cùng sống
trong căn nhà của anh Xích. Chị Ngà, học lớp đệ tứ, tức lớp chín bây
giờ, lo việc đi chợ, nấu ăn, bếp núc. Chúng tôi rất thân nhau. Chiến
tranh làm chúng tôi trưởng thành rất sớm. Chị Ngà mới mười lăm, mười sáu
tuổi nhưng rất ra vẻ một người chị cả. Chị làm hầu hết công việc trong
nhà, kèm thêm cho chúng tôi học, và có khi còn giúp chúng tôi giặt dủ áo
quần.
Những
ngày học tạm ở trung học Nguyễn Duy Hiệu trôi qua trong vội vả. Chúng
tôi chỉ học ba ngày một tuần nhường những ngày còn lại cho trường chính.
Ít ai đến thăm tôi trong những ngày tôi ở Vĩnh Điện ngoại trừ một lần
khi lớp học đang diễn ra, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai đưa đến lớp
chúng tôi một cụ già, thì ra là bác ruột của tôi, anh thứ tư của cha
tôi. Ông từ Sơn Chà vào tìm tôi. Bác Lễ đứng giữa lớp học nhìn tôi vừa
khóc lớn vừa kể lể. Cả lớp đều biết hoàn cảnh của tôi nên không ai nói
gì. Tôi đứng dậy theo bác tôi ra ngoài. Bác tôi hối hận và đau lòng khi
nhìn tôi bỏ nhà con trai của bác ra đi.
Bác
rất thương tôi, nhưng giống cô tôi bác cũng chỉ ở với con trai nên cũng
không làm gì được một cách cụ thể để giúp tôi. Hai bác cháu ngồi trên
tam cấp trường Nguyễn Duy Hiệu tâm sự nhiều chuyện. Bác cũng không còn ở
con trai bác nhưng qua Ngã Ba Huế ở với con gái. Bác chỉ tôi chỗ bác
chôn số tiền mặt ở Sơn Chà sau khi tản cư từ Duy Xuyên ra và dặn cuối
tuần về để đào lấy lên. Tôi không hiểu tại sao bác không tự làm lấy mà
dặn tôi phải về để đào lấy. Dù sao, cuối tuần tôi về lại Sơn Chà ra sau
vườn theo lời chỉ dẫn của bác và đào lấy lên một gói tiền được bọc kỹ
trong nhiều lớp giấy nhựa. Tôi đem nguyên gói tiền khá lớn còn dính đất
qua Đà Nẵng giao lại cho bác. Bác đếm lại kỹ càng và cất đi. Tôi thông
cảm và thương bác Lễ, với bác vì đó là tất cả những gì bác có để lo lắng
cho phần đời còn lại của chính mình.
Ở
Vĩnh Điện, nhà chúng tôi ở tương đối an ninh vì chỉ cách quận lỵ Điện
Bàn một đoạn đường ngắn. Tuy nhiên, mỗi khi có pháo kích vào quận hay
đánh nhau phía trong cầu Câu Lâu, cách quận vài cây số, chúng tôi cũng
phải xuống hầm ngủ để đề phòng đạn lạc. Có khi chúng tôi ngủ quên suốt
đêm dưới hầm.
Một
lần, khi trời vừa tối, một đơn vị quân Cộng Hòa, trên đường hành quân
dừng lại ở Vĩnh Điện, khoảng một tiểu đội được bố trí ở trong khu vực
nhà chúng tôi. Nhà trở nên chật chội, không ai ngủ được. Đám học trò
chúng tôi và mấy anh lính ngồi chung quanh ngọn đèn dầu để nói chuyện.
Về khuya, mọi người đều tìm chỗ ngã lưng, chỉ còn mình tôi và một người
lính, anh Bửu, ngồi lại. Quê anh ở Đại Lộc. Anh em chúng tôi hỏi thăm
nhau về chuyện gia đình. Anh nói nhiều về tuổi thơ vất vả của anh ở Đại
Lộc, anh nói về cha anh, người cha già bị bịnh nặng đang sống nhờ vào
đồng lương lính của anh mỗi tháng gởi về. Tôi cũng thành thật kể anh
nghe về những bất hạnh vừa xảy ra với tôi.
Khi
ngồi kể chuyện đời mình, chính tôi cũng ngạc nhiên trong thời gian chỉ
vài tháng nhưng không biết bao nhiêu điều đã xảy ra cho tôi từ ngày rời
Mã Châu, ra Đà Nẵng, sang Sơn Chà, vào Hội An và đêm hôm đó là thị trấn
Vĩnh Điện. Tôi đã đi một chặng khá xa và có thể sẽ còn đi xa nữa. Bên
ngọn đèn dầu không đủ sáng để soi rõ mặt nhau, chúng tôi ngồi kể chuyện
buồn đau trong nước mắt. Tôi kể với anh như nhiều lần đã kể với dòng
sông Thu Bồn bao dung chảy ngang qua cầu Vĩnh Điện. Và anh cũng thế, anh
cũng nói với tôi như đã từng tâm sự với vì sao nhỏ xa xôi trong những
phiên gát đêm khuya trên đồn vắng. Tôi cắn răng để khỏi khóc òa lên
trong đêm tối. Nước mắt của người lính trẻ và đứa bé mồ côi mười ba tuổi
đã nhỏ trên quê hương bất hạnh của họ. Đêm đó anh Bửu và tôi đều không
ngủ.
Gần
sáng, người lính gát đêm vào gọi anh và đơn vị ra đi. Trước khi đi anh
đặt tay lên vai tôi, dặn dò chuyện học hành và trao tôi một gói giấy
nhỏ, trong đó là một phần tiền lương lính của anh. Không nói nhưng trong
lòng anh và tôi đều biết sẽ khó có ngày gặp lại nhau. Số tiền anh cho
tôi đã tiêu dùng hết từ lâu nhưng giọt nước mắt anh nhỏ xuống trong đêm
gặp gỡ ở Vĩnh Điện vẫn đọng lại trong tâm hồn tôi hôm nay và cho đến
ngày nào tôi còn sống trên đời này. Giọt nước mắt của anh là nhựa nguyên
cho cây đời tôi xanh lá. Tình thương của anh giúp tôi đứng dậy được mỗi
khi tôi quỵ xuống trước những khó khăn. Nhân cách và lòng hiếu thảo của
anh là chiếc gương đạo đức để tôi soi rọi lương tâm mình mỗi ngày. Gần
bốn mươi năm sau, tôi vẫn đi trên con đường tình thương anh đã đắp. Tôi
nghĩ về anh Bửu rất nhiều và rất mong gặp lại anh dù biết là rất khó.
Ngọai trừ tên anh và câu chuyện vừa kể, tôi không biết gì nhiều hơn. Tôi
cầu mong anh đọc được những giòng này vì tôi tin rằng nếu đọc anh sẽ
nhớ ra tôi ngay.
Chúng
tôi ở nhà anh Xích được vài tháng thì anh chị trở về, có nghĩa chúng
tôi lại phải dọn đi. Sau một ngày hỏi thăm, chúng tôi cũng tìm được một
nơi ở khác nhưng khá xa với trường Nguyễn Duy Hiệu. Nơi chúng tôi, ngã
ba Điện Bình, không được an ninh như nơi ở trước. Ban đêm du kích thường
hay về qua xóm. Có đêm tôi đang nằm ngủ mấy anh du kích kéo chiếu lên
khám xét. Tôi giả vờ ngủ ngon. Thấy tôi còn nhỏ họ đắp chiếu lại và ra
đi. Nhà trong xóm ngã ba Điện Bình này toàn là người già và bọn học trò
đệ nhất cấp như chúng tôi. Hầu hết thanh niên đều ra Vĩnh Điện ngủ khi
trời tối, đi lính hay ra Đà Nẵng làm ăn. Bà chủ nhà dặn dò tôi rất kỹ
những câu trả lời về tuổi tác, từ đâu tới, làm gì vì bà cũng ngại chúng
tôi sẽ bị họ bắt đem theo. Bọn tôi hiểu nên mỗi khi nghe tiếng chân bước
vào nhà giữa khuya, tôi thường co chân lên một chút để cho người ngắn
hơn.
Anh
Hai, con của cô tôi lái xe đò, tuyến đường Tam Kỳ Đà Nẵng. Cuối tuần
tôi ra quốc lộ đứng chờ xe anh để theo xe về Đà Nẳng thăm cô. Đời sống
của cô và gia đình vẫn thế, chật vật trong căn nhà nhỏ. Đà Nẵng vẫn là
thành phố xô bồ đông đúc mặc dù một số lớn dân lánh nạn Mậu Thân đã trở
về nguyên quán. Mỗi lần tôi về như thế cô tôi lại cho tôi một ít tiền.
Anh Hai con của cô tôi thỉnh thoảng cũng giúp đở tôi. Vĩnh Điện cũng là
nơi tôi đã tập viết những bài thơ đầu tiên của mình. Bài đầu tiên là bài
thơ tôi viết về làng tơ lụa Mã Châu, dù chỉ cách nơi tôi ở vài chục cây
số nhưng trong nổi nhớ thầm đã xa như nghìn trùng:
Tôi viết bài thơ gởi về đất Mã
Thuở dại khờ vụng dại trên môi
Thuở mẹ ru tôi tiếng hát vào đời
Để tôi lớn trong tháng ngày ươm mộng.
Tôi
trở lại Vĩnh Điện để học xong niên học. Ngày cuối cùng của niên khóa,
thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai thông báo sang năm trường sẽ dời xuống
Hội An. Tôi từ biệt Vĩnh Điện, thị trấn giữ lại của tôi những kỷ niệm
không quên với anh Bửu. Biết bao giờ sẽ được gặp lại nhau, và dù mai mốt
tôi có về chăng nữa, bốn mươi năm, Vĩnh Điện thân yêu biết có còn nhận
ra thằng bé học trò bơ vơ năm xưa:
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi bè bạn anh em
Ai còn sống và ai đã chết
Ai ở lại lao đao, ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi ghế đá công viên
Những mái lá che tôi thời mưa nắng
Từ nơi đấy trong đêm dài yên lặng
Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.
Hỡi bè bạn anh em
Ai còn sống và ai đã chết
Ai ở lại lao đao, ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi ghế đá công viên
Những mái lá che tôi thời mưa nắng
Từ nơi đấy trong đêm dài yên lặng
Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.
Trần Trung Đạo
DU TỬ LÊ * THÔI NÔI
thôi nôi
Du Tử Lê
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010, là những vết cháy,
phỏng của mùa đông dưới không độ, tới sớm trên cảnh vật cùng khắp nước
Mỹ. Riêng miền nam California, nơi chúng tôi đang cư ngụ, dấu ấn
bà-mẹ-thiên-nhiên để lại, là những ngày mưa. Phẫn nộ.
Đêm, mưa thúc bầy ngựa soải vó rầm rập trên mái nhà. Như cuộc rượt đuổi
bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa; nỗi niềm, cũ, quê nhà một
thời khuất lấp. Ngày, mưa đem theo gió. Như những tờ giấy nhám chà xát
da mặt tôi tấy, mưng buốt, rét.
Mưa cũng để lại đường phố nơi tôi ở, những vết thương dị dạng. Như sự lơ
đễnh ngày một nhiều thêm, của những bà mụ vô trách nhiệm trước những
bào thai thiếu tháng. Trong khi cống, rãnh hai bên đường vẫn ngửa cổ hối
hả nuốt những dòng cuồng lưu ầm ầm rác, giấy…
Trong ghi nhận riêng của tôi, không ít lần mưa đã chọn tôi như thửa
ruộng mầu mỡ nhất, để gieo hạt. Cá nhân, dù cố gắng, tôi vẫn không thể
phân biệt đó là những hạt giống thương mẹ? Những hạt giống nhớ bạn?
Những hạt giống (bất chợt) bồi hồi cảm nghiệm tình, nghĩa thâm sâu của
những người nữ đã đi qua đời tôi? Hay đó là những hạt giống mái ấm êm
đềm mà, người bạn đời đang cho tôi những ngày sót. Mót?
Tôi không hiểu! Chỉ biết, rồi cũng chính những sáng, những trưa, những
chiều, những tối mưa kia, đã gặt hái tâm hồn tôi, bằng những lưỡi hái
nhớ nhung, xa vắng. Tôi không khỏi nghi ngờ có một toa rập, ăn ý nào đó,
giữa mưa và những tháng, ngày chông chênh, như thế.
Tôi cũng không hiểu, có một toa rập, ăn ý nào không, giữa mưa và những
vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010 với Ngọn-Nến-Thôi-Nôi, thinh lặng
thắp lên trong tâm tưởng của nhúm người (đúng hơn, chỉ một người) thực
hiện trang mạng mang tên tôi - -
Như mặt khác của yêu thương, trân trọng…Đồng thời là sân chơi chung của
mọi bằng hữu (dù chưa quen), vốn chung nhau một mẫu số: Văn học, nghệ
thuật Việt.
Từ những bờ, luống gieo trồng những hạt giống văn nghệ, 29 tháng 12 vừa
qua, tôi nghĩ, cũng trong thinh lặng, đã có hàng ngàn ngọn nến (bạn đọc)
và, hàng trăm đốm lửa (tác giả) đằm thắm chia sẻ, ân cần thắp lên từ
365 ngày qua. Và, biết đâu, sẽ vẫn còn ở 365 năm, kế tiếp? Khi chúng ta,
hôm nay, đã nhiều lần hóa kiếp.
Tôi hiểu, cuộc chơi nào cũng chỉ thực sự ý nghĩa khi có được sự tiếp
tay, hưởng ứng của đám đông. Dù cho cuộc chơi được khởi xướng bởi một
hay nhiều người thì, căn bản, công đầu vẫn thuộc về người gieo, trồng,
giữ sân thứ nhất. Trong ngày “Thôi Nôi” này, ngoài độc giả, bằng hữu,
tôi nghĩ, tôi cũng phải làm một điều đó, để tỏ bày lòng biết ơn của
mình, với người gieo, trồng và giữ sân thứ nhất kia. Mặc dù, tôi biết,
như mưa, cuối cùng tôi sẽ tự gặt, hái (thu lại, cất riêng) lòng biết ơn
của mình.
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010, là những vết cháy,
phỏng của mùa đông dưới không độ, tới sớm trên cảnh vật cùng khắp nước
Mỹ. Riêng miền nam California nơi chúng tôi đang cư ngụ, dấu ấn
bà-mẹ-thiên-nhiên để lại, là những ngày mưa.
Đêm, mưa thúc bày ngựa soải vó rầm rập trên mái nhà. Như cuộc rượt đuổi
bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa; nỗi niềm, cũ, quê nhà một
thời khuất lấp.
Ngày, mưa đem theo gió. Như những tờ giấy nhám chà xát da mặt tôi tấy,
mưng buốt, rét.
Nhưng, giữa những ngày mưa, gió rải tro cùng khắp trời đất, những ngày
các bạn tôi ở vùng đông bắc hay tây nam nước Mỹ, mùa đông này họ khốn
đốn biết bao khi bị vây khổn bởi những chập trùng biển, bão tuyết…Tôi
chợt hiểu, tự thân cái xấu xa, điều đáng ghét của thiên nhiên, cũng sinh
nở cho chúng ta những đứa con đĩnh ngộ. Như sa mạc cho chúng ta xương
rồng. Rừng rậm cho chúng ta cổ thụ. Chim muông, sông, suối cho chúng ta
những hồi chuông thánh hạnh…Vấn đề là ta có nhận biết?
Dù cho, mây không mang trái tim nhân loại và, mưa không hề là nước mắt
chúng sinh. Nhưng đám mây nào rồi cũng trôi đi! Trận mưa nào rồi cũng
có lúc chấm dứt! Như thương yêu là giọt ngọn nến hồng nhiễu chảy, ấm lại
mọi chia, ly, thảm kịch.
Như khi nắng lên, bước ra vườn sau của T., thấy nhiều mầm xanh bất động
trên cành khô đã ngả mầu nâu, xỉn; tôi nghĩ dường chúng đã truyền hy
vọng, sự sống xuống tới nghìn rễ sâu, lòng đất. Phải chăng chúng muốn
nhắc nhở tôi:
- Chết, chỉ là cách nói về một đời sống khác?
Từ đó, tôi suy ra:
- Con người có thói quen cắt bỏ một cách hồn nhiên sự chết khỏi thân cây
sự sống. Như sự cắt bỏ phần hư thối của một trái táo.
Trong khi sống / chết vốn chỉ một!
Tôi không dám chắc cảm nhận của mình. Tôi chỉ biết những ngày vừa qua,
mưa không chỉ chọn tôi như thửa ruộng mầu mỡ nhất, để gieo trồng đủ mọi
loại hạt mầm…Mà, mưa còn dạy tôi những bài học mới.
Thí dụ, bài học: Thời gian chính là kẻ thi hành bản án của tử thần chính
xác và, lặng lẽ nhất. Nhưng trong mỗi đời người, cũng có những lúc thời
gian chểnh mảng, nhắm mắt, quay lưng cho ta có được đôi khoảnh khắc
hạnh phúc, gói trọn trăm năm.
Thí dụ, bài học: Bày quạ (bạn tôi), những ngày mưa không biết đã siêu
tán về đâu(?) Nhưng trước đây, mỗi buổi chiều, chúng vẫn trở về ngôi nhà
xây trên hàng khuynh diệp, bên kia lộ. Chúng thường líu lo kể với nhau,
cách của chúng, về những được / mất…Trước khi xóa sạch mọi buồn / vui,
được / mất ngày qua.
Những cập nhị nguyên này xẻ chúng ta thành hai phần niết bàn và địa
ngục.
Đôi lần, khi trời vừa chạng vạng, tôi thấy trong những người bạn
đen…thui của tôi, có chú bị què chân. Chú bị xệ cánh... (Hậu quả của
những cuộc “không chiến” với các loài chim khác hoặc, bị trúng đạn từ
những người giữ vườn?) Những bạn quạ của tôi tuy có cất tiếng kêu ai
oán, não nùng trong tình tương lân…Nhưng thường không lâu, nếu không
muốn nói là rất ngắn, các bạn tôi đã sớm bảo nhau tìm vào giấc ngủ bình
an giữa cành, lá châng lâng.
Tựa, cuộc đời, vết thương thấy vậy, thật ra, cũng chẳng có điều gì đáng
kể!
Bao lần tôi những muốn bắt chước đám bạn quạ đen của mình. Tôi tự nhắc
nhở, thời gian sẽ hàn gắn mọi vết thương. Ngay những vết dao mổ dọc
ngang thân thể tôi, nay cũng chỉ như những lằn roi đỏ, nổi cộm tựa những
bờ đê đắp vụng… Nhưng tôi nghĩ, cách gì, cũng vẫn có những vết thương
mà, thời gian phải nghiêm trang, cúi đầu tuyên bố bó tay! Bất lực.
Bạn có thể gọi đó là vết-thương-định-mệnh. Bạn cũng có thể chỉ danh: Đó
là những vết thương nông nổi đời thường. Hoặc giả, nếu ngậm ngùi lãng
mạn hơn, bạn có thể gọi đó là vết thương tâm thể: Kỷ niệm khởi đầu một
kiếp!
Riêng tôi, chưa bao giờ tôi có được cho mình một kết luận, định nghĩa
rốt ráo về loại vết thương ấy. Có thể vì tôi đã từng nhiều lần, bị nhận
chìm, dìm sâu đáy cùng thất vọng. (Như tôi từng bị nhận chìm, dìm sau
đáy cùng thương, nhớ!)”
Cũng có thể vì tôi sớm hiểu, đời sống là dòng sông nước xiết. Đổi thay
là tên gọi thứ hai của đời thường. Có ngạc nhiên chăng, chính là sự
không đổi thay đời thường, nếu có!
Nhưng bằng vào kinh nghiệm riêng mình, tôi tin, có những tình yêu bất
biến. Đó là thứ tình yêu được làm thành bởi những bất toàn, mất mát, tổn
thương và, tâm từ?
Tuổi già (như mưa,) cho chúng ta nhiều tâm từ hơn thời trẻ dại. Ngay cả
khi đó là sự gieo, trồng và tự gặt hái lấy (thu về, giữ lại) những gì
mình đã gieo xuống.
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010, là những vết cháy,
phỏng của mùa đông dưới không độ, tới sớm trên cảnh vật cùng khắp nước
Mỹ. Riêng miền nam California, nơi chúng tôi đang cư ngụ, dấu ấn
bà-mẹ-thiên-nhiên để lại, là những ngày mưa. Phẫn nộ.
Trong ghi nhận riêng của tôi, không ít lần mưa đã chọn tôi như thửa
ruộng mầu mỡ nhất, để gieo hạt. Cá nhân, dù cố gắng, tôi vẫn không thể
phân biệt đó là những hạt giống thương mẹ? Những hạt giống nhớ bạn?
Những hạt giống (bất chợt) bồi hồi cảm nghiệm tình, nghĩa thâm sâu của
những người nữ đã đi qua đời tôi? Hay đó là những hạt giống mái ấm êm
đềm mà, người bạn đời đang cho tôi những ngày sót. Mót?
Những sớm mai mưa rải tro khắp cùng trời đất, ngồi với Th. và, Ph. dưới
hàng hiên của mấy quán café quen, nhiều lần tôi tôi buột miệng, “mưa,
nhớ Việt Nam!”
Tôi không biết liên tưởng trực hay gián tiếp từ ký ức nào, khiến tôi
buông lời, như nói với chính mình. Tôi nhớ, tôi có nói với Th. và Ph.
mưa làm nhớ Pleiku!
Nhưng tôi không nói với Th. và Ph. những ngày mưa ở Kim Bảng, Hà Nam.
Những ngày mưa nghiêng trời, lệch đất mà từ bậc thềm khá cao nơi cổng
nhà, tôi không còn thấy chút bóng dáng (dù mù mờ) của ngọn núi Cấm, bên
kia bến sông Đáy. Ngọn núi Cấm nơi quê tôi, chiều chiều vẫn nhận mây và,
đón chim bay về. Như tôi chiều chiều vẫn nhận, đón nỗi buồn quen thuộc
từ những bữa cơm. Những bữa cơm chiều của gia đình tôi, được đánh dấu
bằng thưa vắng gia tăng!
Trong ghi nhận của tôi, đó là khoảng thời gian duy nhất trong ngày, mẹ
tôi buông, xả, thảnh thơi, ngắm nhìn những đứa con còn lại. Chỉ một hình
ảnh bà không bao giờ thấy, là khi chiếc bóng bà hắt xuống, chạm vào một
phần chân sơn son thiếp vàng, trạm trổ công phu của bàn thờ chính. Trên
đó, lần lượt hình ảnh ông, bà, cố kỵ, rồi thầy tôi, các anh, chị tôi
dàn hàng bên những lư đồng, mâm quả…
Cùng những cây nhang vòng, cháy không đều, buồn bã rơi thõng, như tiếng
thở dài bị đứt đoạn!
Dù ngồi với nhau rất lâu sau đó, nhưng tôi không kể với Th. và Ph.,
những ngày mưa Hà Nội, đầu thập niên (19)50. Khi mưa ngập lụt sân trường
Hàng Vôi ở đường Hàng Vôi, tan trường, tôi và chị T. tôi phải ở lại;
lóng ngóng chờ chị O. chúng tôi đến đón. Thời đó, phương tiện di chuyển
của chị O. tôi là cyclo đạp. Nên, dù sốt ruột, nôn nóng cách mấy, chị
cũng không thể bắt ông cyclo đạp quen đến đón chúng tôi khi nước chưa
rút hết!
Bởi thế, sau khi lau người, thay quần áo khác cho tôi, lúc ngồi vào bàn
ăn, nơi phần trong của căn nhà sâu hút ở phố Phúc Kiến, buổi tối đã
quánh đặc. Hình ảnh chị O. tôi với giải tang dài, nhỏ, mầu đen, chít
ngang đầu, phần dư bỏ phía sau hoặc đôi khi được đem về phía trước, với
tôi, cả trăm lần buồn hơn thời gian chờ mưa dứt. Hồi đó, tôi không hiểu
vì lý do gì, dù đã trên ba năm, kể từ ngày anh U. tôi bị máy bay Pháp
bắn chết ở Nho Quan, chị dâu tôi vẫn không chịu lấy đi khỏi mái tóc đã
lấm tấm sợi bạc của chị, giải tang đen ấy! Tôi nhớ, lâu lâu hình ảnh
giải tang đen trên đầu chị tôi lại lay động, theo ngọn đèn chao động
trên cao… Tôi không biết chị tôi nghĩ gì giữa tiếng mưa như hàng nghìn
tiếng búa đập đều nơi miếng sân chia đôi căn nhà. Tôi chỉ nhớ, những
buổi tối như thế, dường chị O. chỉ ngậm những hạt cơm trong miệng, không
nuốt. Nhìn tôi, lạc, xa thần phách!...
Dù ngồi với nhau rất lâu sau đó, nhưng tôi không kể với Th. và Ph.,
những chiều mưa ở Saigòn. Những chiều mưa nước sông Saigòn dâng cao. Tôi
ngồi với người bạn gái (đã qua đời chỉ vài năm sau biến cố 30 tháng
4-1975), ở nhà hàng Ngân Đình. Chúng tôi nghe sóng đưa mưa vỗ ì uồm mấy
chân cầu xi măng làm ra trên mặt sông. Tôi không biết người bạn gái của
tôi nghĩ gì? Nhớ gì? Riêng tôi, những buổi chiều trôi sớm vào bóng đêm
như thế, tôi luôn nhớ, bên tay phải tôi là con đường có tên ba chữ: Bến
Chương Dương. Đã trên dưới năm mươi năm, hôm nay, tôi vẫn có thể hình
dung: Từ Ngân Đình bước ra, rẽ tay trái, tôi sẽ đi qua khu Ngân Hàng
Quốc Gia. Đối diện, ở mé sông là một công viên nhỏ. Đi bộ thêm vài trăm
bước, là khu chợ Cầu Ông Lãnh. Cũng ở mé sông, giữa phố chợ, là một quán
café không có tên, mở suốt ngày, đêm. Những người bạn làm văn nghệ lớp
trước, kể rằng đó là “Quán Biên Thùy.” Tên này do nhà văn Lê Văn Trương
đặt, thời ông ngồi thường xuyên và, thâu đêm ở đấy.
“Tội nghiệp lắm! Đó là thời gian sa sút nhất của ông ấy!” Người bạn văn
nghệ lớn tuổi của tôi, nói.
Tôi không được như nhà văn Lê Văn Trương. Tôi cũng không có những lần
ngồi chờ sáng ở Quán Biên Thùy như ông. Nhưng cũng tại ngôi quán bên
đường, xập xệ ấy, tôi đã có nhiều tối với Đào Quý Châu, im lặng, nhìn
chếch về phía bên kia đường. Nơi có ngôi nhà quen thuộc với tôi. Nơi có
ánh đèn neon hắt ra. Như khích lệ niềm hy vọng hão huyền của tôi. Hy
vọng được thấy H.C.
Tôi nói hy vọng hão huyền bởi vì ngay cả ban ngày, cũng chưa bao giờ
tôi thấy H.C. tựa cửa. Chúng tôi thường chờ đợi cho đến khi hai cánh cửa
sắt nặng nề kéo ra, khép lại. Bên này đường, dù ồn ào hay, bị rộn bởi
tiếng mưa, tôi cảm tưởng như vẫn nghe được tiếng ngàm sắt móc vào ổ
cứng. Có thể bạn tôi cũng nghe được. Nên sau đó không lâu, bạn tôi thở
dài, ái ngại nhắc tôi đứng dậy. Đi về.
Từ ngôi nhà, ánh đèn và hình ảnh của người con gái kia, rất nhiều bài
thơ thời non dại của tôi, ra đời. Hai trong số những bài thơ ấy là, “67,
khúc thêm cho huyền châu” sau đổi thành “Trên ngọn tình sầu” với phần
nhạc của Từ Công Phụng và, “Một bài thơ nhỏ” sau đổi thành “Người về như
bụi” với phần nhạc của Hoàng Quốc Bảo.
Ca khúc “Người về như bụi” của Hoàng Quốc Bảo qua tiếng hát Kim Tước,
cũng được nhiều người yêu thích, tuy không bằng “Trên ngọn tình sầu” của
họ Từ. Nhưng tôi có khuynh hướng nghiêng về bài “Một bài thơ nhỏ” hơn
bài kia. Có dễ vì họ Hoàng lấy được khá nhiều những câu thơ tôi thích,
như:
“…tôi buồn như gió
“ngang qua thềm nhà
“thấy ai ngồi đợi
“bóng hình chia đôi
“sầu tôi lụ khụ //
“người về như sóng
“buồn tôi quanh năm
“người về như đêm
“mơ hồ cõi chết
“tình tôi phập phều
“những tăm phụ bạc
“lòng tôi gian ác
“dấu trong miệng cười//
“người về như sương
“ẩn sau lá động
“người về trong gương
“thấy mình mất tích…”
Bây giờ, nếu một người nào đó, cắc cớ hỏi:
“Ai mất tích? Người trong gương, hay tôi kẻ ngoài gương?”
Nhiều phần, tôi sẽ trả lời:
“Tôi. Chính tôi là người mất tích!”
Dù ngồi với nhau rất lâu sau đó, nhưng tôi không kể với Th. và Ph., một
đêm mưa vật vã, tôi tạt về thăm mẹ tôi, khi đó, bà còn ở vùng Chí Hòa
với gia đình người anh lớn của tôi. Tôi biết, không chỉ mẹ tôi mà, tất
cả mọi người chẳng ai chờ đợi tôi ghé về nhà trong tình cảnh bùng nhùng
ấy. Khi tôi bước vào, mẹ tôi từ phòng trong đi ra. Bà ngỡ ngàng nhìn
tôi.
Tựa tôi là bóng ma đội mưa trở về! Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm, bà
đặt tay lên đầu tôi, chỉ để thăm dò mức độ ướt, lạnh tóc tôi thế nào!
Tôi không khỏi cảm động, thấy mình quá sức hư hỏng. Trở lại nhà mình,
tôi viết “Đêm mưa về Chí Hòa thăm mẹ.” Tự hứa sẽ không bao giờ lơ là
việc thăm mẹ. Nhưng ân hận không ở với tôi lâu! Đời sống riêng của tôi,
những ngày Saigòn, xưa vẫn là một đời sống xốc, nổi. Và, hàng năm, mùa
mưa vẫn trở về, đôi khi rất sớm, trước tháng mười một. Nhưng mưa đã trôi
tuột ân hận tôi về chốn khác!
Dù ngồi với nhau rất lâu sau đó, nhưng tôi cũng không kể với Th. và Ph.,
chuyện gần nhất, cách đây khoảng sáu, bẩy năm, B. Tuyết, cô em con bà
dì ruột của tôi (một trong những đứa cháu mẹ tôi thương nhất), một buổi
sáng hốt hoảng gọi điện thoại cho tôi, kể đêm qua, Tuyết mới nằm mơ thấy
mẹ tôi về báo mộng. Tuyết nói, trong giấc mơ, mẹ tôi bảo mẹ tôi lạnh
quá, đã ở trên cao, lại không đủ áo quần ấm mà, mưa tầm tã quá nhiều
ngày…
Tôi nhớ lại, quả thật nhiều ngày trước đó, bà mẹ thiên nhiên thình lình
nổi cơn, vùi dập miền nam Cali của chúng tôi, bằng những giận dữ hiếm
thấy! Tuyết hỏi tôi có thể chở Tuyết đi thăm mộ mẹ tôi, ngay ngày hôm
sau? Tôi nói được chứ. Tôi sẽ đi, dù không có Tuyết.
Sáng sau, tôi chở Tuyết cùng hoa, quả, nhang đèn do Tuyết sắm trước, đến
nghĩa trang Loma Vista. Dù trời đã tạnh mưa được hai ngày, nắng cao và
gió ấm; nhưng trên ngọn đồi Loma Vista, nước mưa còn đọng từng vụng lớn.
Quang cảnh hiện ra trong mắt tôi là cả một nghĩa trang bị xé nát! Gió,
mưa hất tung tóe tất cả những bó hoa, chậu hoa…Các vòng hoa trên mấy
ngôi mộ mới, cũng bị những bàn tay, gót chân đám côn đồ vô hình, điên
cuồng dầy xéo…
Trước mộ, tôi khấn hỏi mẹ tôi, “Sao me không báo cho con biết?...”
Đã hẳn, mẹ tôi không trả lời! Nhưng tôi nghĩ, có thể mẹ tôi cho rằng,
nhắn qua Tuyết, nhiều phần tôi sẽ sốt sắng hơn? Hơn ai hết, mẹ tôi hiểu,
dù tôi đã bước qua vào tuổi sáu mươi, nhưng trong mắt nhìn của mẹ tôi
(dù ở thế giới khác,) trước sau, tôi vẫn chỉ là đứa con út hư đốn, nhưng
không thể từ bỏ của bà!
Sau ngày ấy, mỗi lần nhớ mẹ, tôi lại lẳng lặng lái xe lên đồi Loma
Vista. Tôi ngồi chơi với mẹ tôi. Tôi kể với bà đủ mọi chuyện trên trời,
dưới đất. Luôn cả những chuyện xấu xa, tội lỗi…Những chuyện mà bình
thường, một mình, tôi cũng không muốn nhớ! Tôi ngồi đó, hút thuốc. Như
ngày nào ở ngôi nhà đường Ranchero Way, mẹ tôi ở phòng khách, tôi lẻn ra
sân sau hút thuốc lá với Trần Duy Đức, Lê Giang Trần hay, Đặng Thanh
Phong…
Bây giờ, Phong đã mất. TD. Đức đã bỏ căn nhà ở đường La Vergn Way, đem
căn bệnh vẫn chưa có tên gọi chính xác, về một ngôi nhà khác. LG. Trần
đưa vợ con về sống giữa trang trại ở một thành phố nhỏ, Texas. Cái thành
phố dù được nghe nhắc nhiều lần, tôi vẫn không thể hình dung…
Chỉ riêng mẹ tôi vẫn nằm trên ngọn đồi Loma Vista.
Sau bao nhiêu năm, bây giờ, không cần phải ngồi giữa nghĩa trang, nhiều
đêm chợt tỉnh giấc, tôi cảm tưởng như vẫn nghe được tiếng hú từ rừng cây
và, từ con vực nhỏ bên hông nghĩa trang, cùng dội âm một đoạn nhạc của
Lê Văn Thành, ở Montreal: Ca khúc phổ từ bài thơ “Thương mẹ đã lưng đồi”
của tôi:
“tôi đi trên đường gai
“dù Chúa không hề trải
“thương mẹ đã lưng đời
“còn nghe rừng hú mãi…”
Đã hai mươi năm kể từ khi bài thơ được viết xuống. Người con gái, linh
hồn thứ hai trong bài thơ, như mẹ tôi, cũng đã “đi xa.” Tôi tin, họ đã
về cảnh giới khác!
Mặc dù tiếng hú kia vẫn còn trong tôi. Mãi mãi. Có thể, tiếng hú, cảm
theo cách nào đó, đã là tiếng dội dập từ vách thành tâm thất trái, phải
của tim tôi!
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010, là những vết cháy,
phỏng của mùa đông dưới không độ, tới sớm trên cảnh vật cùng khắp nước
Mỹ. Riêng miền nam California nơi chúng tôi đang cư ngụ, dấu ấn
bà-mẹ-thiên-nhiên để lại, là những ngày mưa. Phẫn nộ.
Đêm, mưa thúc bày ngựa soải vó rầm rập trên mái nhà. Như cuộc rượt đuổi
bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa; nỗi niềm, cũ, quê nhà một
thời khuất lấp. Ngày, mưa đem theo gió. Như những tờ giấy nhám chà xát
da mặt tôi tấy, mưng buốt, rét.
Nhưng dù cho mưa có để lại đường phố nơi tôi ở, những vết thương dị
dạng.
Như sự lơ đễnh ngày một nhiều thêm, của những bà mụ vô trách nhiệm trước
những bào thai thiếu tháng. Trong khi cống, rãnh hai bên đường vẫn ngửa
cổ hối hả nuốt những dòng cuồng lưu lều bều rác, giấy…Thì, nếu ngày mai
quang, tạnh, không cần Tuyết nhắc, tôi cũng sẽ đi thăm mẹ tôi. Trước
ngôi mộ của bà, tôi sẽ thầm khấn:
“Thưa Me, con không biết ngày con “thôi nôi,” Me đã bày những gì? Và,
con nhặt cái gì? Tuy nhiên, kể từ hôm nay, không phải mỗi năm mà, mỗi
ngày là một “thôi nôi” của con. Con sẽ nhặt lấy cho mình nhiều hơn một.
Đó là những biết ơn, không chỉ từ T., từ ruột thịt, bằng hữu mà, còn từ
đám đông. Xa lạ.
Mọi người. Bởi, nếu không có những thiện tâm của họ, nhiều phần, con của Me đã không còn sống đến hôm nay!”./.
(California, 12- 30 – 2010.)
Du Tử Lê
Ngày đăng: 07.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chiều Cuối Năm... - Lê Lộc
Khi đã là quá khứ - Võ Thụy Như Phương
Cao Nguyên - Nguyễn Thị Hậu
Về lại Sorrento - Trương Vũ
Mái Nhà Năm Xưa - Khuất Đẩu
Bài ca Giáng sinh: Trái Tim Đẹp Nhất - Nguyễn Hồng Nhung
Tản Mạn Chữ Tình - Trần Minh Nguyệt
Sài gòn và em - Nguyễn Hồng Nhung
Mẹ - Lê Lộc
Nô tài thi sĩ - Hiếu Tân
TRẦN XUÂN AN * PHAN VĂN DẬT
MỘT TIỂU THUYẾT THỜI THƠ MỚI CÓ QUÊ GỐC QUẢNG TRỊ
MỘT TIỂU THUYẾT THỜI THƠ MỚI CÓ QUÊ GỐC QUẢNG TRỊ
(ĐỌC “DIỄM DƯƠNG TRANG” CỦA PHAN VĂN DẬT, 1907-1987)
Trần Xuân An
Được giới cầm bút và người đọc yêu thơ biết đến từ thời niên thiếu (1924), và từ đó, suốt mười mấy năm dài, Phan Văn Dật có thơ đăng trên báo chí. Khi ông bước vào tuổi 28 (1935), “Bâng khuâng”, tập thơ đầu tay của ông, được xuất bản. Hoài Thanh viết bài thẩm định, ngợi khen trên báo (và dăm bảy năm về sau, đưa vào “Thi nhân Việt Nam”, cuốn sách tôn vinh chỉ khoảng trên bốn mươi nhà thơ thuộc trào lưu “Thơ mới”). Nhưng không chỉ thơ, ông còn viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đầu tay của Phan Văn Dật, “Diễm Dương Trang”, cũng vào năm 1935, lại được khẳng định ngay bởi một giải thưởng danh giá lúc bấy giờ: giải thưởng Tự Lực văn đoàn.
Những thông tin ấy, tôi và bạn bè thuở học trò đều biết, nhưng thú thật, rất đáng trách, hầu như không ai tìm tập thơ “Bâng khuâng” và tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” để đọc, mặc dù biết rằng chúng nằm đâu đó trong thư viện. Thời chúng tôi còn là sinh viên, thi sĩ Phan Văn Dật chỉ tồn tại trong “Thi nhân Việt Nam” với ba bài thơ trích từ tập “Bâng khuâng”; ông thường được gọi là nhà giáo, giảng viên đại học, nhà nghiên cứu Hán văn và lịch sử. Ông là một vì sao thơ văn sớm tắt, một vì sao đổi ngôi, sáng lên ở góc trời nghiên cứu, giảng dạy. Còn “Diễm Dương Trang” hoàn toàn bị lãng quên!
Mãi cho đến những ngày gần đây, tôi quá đỗi vui mừng khi tìm gặp “Diễm Dương Trang”, với dòng ghi chú, “theo bản in trên báo Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1935”. Cuốn tiểu thuyết gần hai trăm trang ấy đã chiếm hết tâm trí tôi... Trước hết, tôi phải tự tìm cách giải đáp cho chính mình về sự quên lãng của người đọc, trong Nam cũng như ngoài Bắc, đối với “Diễm Dương Trang”.
1. Tiểu thuyết tâm lí: Quá trình sống lại của hai tâm hồn
Đây là cuốn tiểu thuyết thuộc trào lưu lãng mạn, xuất hiện vào những năm đầu giai đoạn cực thịnh của văn chương quốc ngữ theo hệ abc, 1930-1945. Phải một năm sau, 1936, mới bắt đầu cao trào dân chủ ở nước ta, bấy giờ còn là thuộc địa, do sự cầm quyền của Mặt trận Bình dân ở Pháp. Chính trong thời đoạn 1936-1939 ấy, mới có thể nở rộ trào lưu hiện thực phê phán, trên văn đàn công khai (tuy công khai trong cao trào dân chủ, nhưng chiếc kéo kiểm duyệt sắc nhọn, khổng lồ thường xuyên treo lơ lửng trên đầu mỗi nhà văn chương).
“Diễm Dương Trang”, vì thế, qua cốt truyện, chúng ta có thể nói, chủ yếu chỉ là một chuyện tình yêu đương. Tuy nhiên, so với tác phẩm văn xuôi của các nhà văn cùng thời đoạn, như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam..., “Diễm Dương Trang” vẫn có nét độc đáo ở khía cạnh chủ đề, bên cạnh bối cảnh là bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng và ngoại ô kinh đô Huế. Mặc dù Nhất Linh, Thạch Lam đều là người gốc Quảng Nam, nhưng bối cảnh tiểu thuyết, truyện ngắn của hai tác giả nổi bật này vẫn là Bắc Bộ. Khái Hưng thì đã đành là rặt Bắc Bộ rồi! Mặt khác, tình yêu đương nam nữ trong văn xuôi của các tác giả ấy được đào sâu, thể hiện ở khía cạnh khác với Phan Văn Dật. Nói cách khác, “Diễm Dương Trang” có cùng đề tài là tình yêu đương nhưng lại khác hẳn về khía cạnh chủ đề, so với “Hồn bướm mơ tiên”, “Đoạn tuyệt”...
Thi sĩ đồng thời là nhà tiểu thuyết Phan Văn Dật đã khai thác đề tài yêu đương ở tình huống đặc biệt, để tác phẩm thật sự có nét độc đáo. Hai nhân vật chính đều đang ở trong trạng thái trầm kha về bệnh tâm lí, cần đi an dưỡng, và họ đã gặp nhau ở bãi biển Mỹ Khê. Tuy thế, căn bệnh tâm lí của hai người vẫn khác nhau. Ở Trang, đó là nỗi đau cùng cực của một kẻ bị phụ tình. Dinh, người yêu của Trang, đã phũ phàng dứt tình với anh ta để đi đến hôn nhân với một người danh giá hơn Trang về bằng cấp học vấn và địa vị xã hội. Trong sự tổn thương vì bị phụ tình của tâm hồn Trang, còn có nỗi tự ái bị xúc phạm. Ở Nga, cô gái ấy không khổ đau vì bị phụ tình, mà khổ đau vì người yêu sớm qua đời. Người nữ Việt Nam ngày xa xưa và ngay thuở bấy giờ, trong trường hợp đó, thường là họ tự chít khăn tang lên trái tim mình, tự biến trái tim mình mãi mãi thành bàn thờ với hình ảnh người đã khuất. Nhưng, dẫu chỉ xét trên mẫu số chung của con người, không phân biệt bản sắc văn hoá dân tộc, thì cũng có ai lại không khổ đau trong tình cảnh đó!
Nếu cho rằng di chứng bệnh sốt rét ở Trang không đáng kể, thì Trang và Nga đều chỉ là hai bệnh nhân tâm lí. Họ không hẹn nhau, nhưng cùng tìm cách chữa bệnh cho chính mình, theo kiến thức y học phổ thông thuở bấy giờ, bằng cách thoát ra khỏi khung cảnh cũ, không gian sống thường ngày, để tìm đến với thiên nhiên, sóng biển và không khí trong lành. Với tâm cảnh của mỗi người, hẳn mọi cảm xúc đều héo úa. Ở họ, tình yêu khó đâm chồi, nẩy lộc. Trong trường hợp như Trang, có người vĩnh viễn căm thù phụ nữ. Đối với Trang, bệnh trạng nhẹ hơn, anh ta chỉ sợ hãi tình yêu đương, sợ hãi thất bại, cự tuyệt. Trang lâm bệnh mặc cảm tự ti, không những tự ti khi nghĩ đến địa vị người chồng của Dinh, mà tự ti với cả Thạch, người sắp là ông “đốc-tờ”, nhưng sớm mất. Thạch của Nga đã chết, nhưng chừng như vẫn còn đó. Trang đến sau Thạch, lại kém sút Thạch quá nhiều! Trang chỉ là viên thư kí quèn, là viên thầu khoán tập tành, phải chung vốn với người nhiều vốn hơn. Còn giấc mộng thi sĩ của Trang cũng bị cả viên tham tá Hồng chế giễu!... Tác giả không gọi hẳn ra căn bệnh của Trang còn là mặc cảm tự ti, nhưng sự rụt rè, nhút nhát thái quá ở Trang, đến mức ta thấy Trang thật tội nghiệp, mặc dù vẫn trân trọng anh... Và cảm thấy thương Trang nữa, như Oánh cùng bà Nghè Thuyên đã phải mớm lời cho Trang, để Trang đủ mạnh dạn ngỏ lời với Nga!... Nhưng dẫu sao, Trang không bị chút áp lực xã hội nào khi anh ta dấn bước vào cuộc tình mới. Trang đâu phải là người phụ tình, ruồng rẫy Dinh! Trang có quyền tìm kiếm tình duyên mới. Còn ở Nga? Dĩ nhiên Nga cũng chẳng tội tình gì. Nhưng văn hoá Việt Nam thuở bấy giờ vẫn rất ngưỡng mộ những người con gái, trong trường hợp như Nga, biết để tang người yêu mới khuất. Như đã nói, con người dân tộc nào cũng thế, thời nào cũng thế, nhưng trong không gian văn hoá Việt thuở đó, lòng thuỷ chung vốn rất được đề cao. Chính sự đề cao ấy mặc nhiên đã trở thành một ràng buộc, áp lực có tính chất đạo đức, và người ta cảm thấy vinh dự khi giữ được lòng thuỷ chung cao quý như vậy.
Có thể nói, ở cả Trang lẫn Nga, tâm hồn họ đều đã héo hon, đều đã chết, bởi hai vết thương tình duyên khác nhau. Và suốt cả cuốn tiểu thuyết là cả một quá trình sống lại của tâm hồn hai người. Người đọc nếu đặt mình vào không gian và thời gian văn hoá thuở bấy giờ, mới có thể thấu hiểu được họ.
Tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”, với sự triển khai dần cốt truyện của tác giả, đã cho người đọc thấy rõ quá trình ấy, với những ngộ nhận ngẫu nhiên gây ra không ít khổ đau, có lúc tưởng chừng hoàn toàn tan vỡ, nhất là sự xuất hiện của người thứ ba – viên tham tá Hồng –, kẻ có thể một lần nữa giết chết tâm hồn của cả hai người. Thi sĩ Phan Văn Dật, ở lĩnh vực tiểu thuyết, tỏ ra ông còn là một nhà văn tinh tế, sâu sắc về tâm lí, cụ thể là các diễn biến tâm lí, và ông để cho nhân vật thể hiện các trạng thái tâm lí của mỗi người trong những cử chỉ, dáng vẻ, lời nói ở nhiều tình huống khác nhau.
Cùng với dấu chấm lửng cuối cùng, câu áp cuối của tiểu thuyết “Ta liệu có gây nổi hạnh phúc cho nhau không?” là một câu kết nhưng lại mở ra các hướng khác nhau: một gia đình đầm ấm, sáng tươi hay lạnh băng, tăm tối?
Tôi nghĩ rằng, chính nhờ biết khám phá, khai thác khía cạnh này trong đề tài lớn là tình yêu đương, nên giải thưởng danh giá Tự Lực văn đoàn đã được trao cho Phan Văn Dật.
2. Bối cảnh tiểu thuyết: Nền nếp xưa và sự hãnh tiến của lối sống tân thời
Phan Văn Dật là thi sĩ, nhà văn xuôi thuộc khuynh hướng lãng mạn, tuy có ý thức vươn tới những giá trị mới, đương thời, nhưng ông cũng đồng thời thể hiện sự luyến tiếc, giữ gìn, trân trọng những nền nếp văn hoá nghìn đời của dân tộc. Ở bà Thị Tốn, mẹ của Trang, cũng như ở bà Nghè Thuyên, mẹ của Oánh và Nga, hình ảnh người mẹ Việt Nam được thể hiện rõ. Họ là tiêu biểu cho bản sắc nghìn xưa, nhưng không hề cổ hũ. Bà Thị Tốn cũng chỉ thuộc tầng lớp trung lưu, từng suýt lao đao ở bờ vực của nghèo khổ, đã bản lĩnh vượt lên. Bà Nghè Thuyên dù có trang trại, nhưng cũng chưa được gọi là điền chủ. Sự sung túc hiện tại là nhờ Oánh làm nghề thầu khoán. Ở Nga cũng thể hiện nền nếp gia phong đáng quý, đặc biệt trong quan hệ với Trang. Và hầu như Phan Văn Dật, về phương diện này, không gần gũi với những tác giả hiện thực phê phán cùng thời, đặc biệt là trong thời đoạn 1936-1939... (nói như vậy, cũng cần thấy Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao phê phán những địa chủ đáng phê phán, chứ không phải như bà Nghè Thuyên). Tuy thế, mặt khác, Phạm Văn Dật lại gần gũi với khuynh hướng văn học hiện thực phê phán ấy, khi hướng ngòi bút của mình vào đối tượng viên chức hãnh tiến của guồng máy thực dân hay người tư sản hãnh tiến. Tác giả không phê phán cả thành phần, mà chỉ khu biệt những cá nhân hãnh tiến mà thôi.
Phan Văn Dật khắc hoạ nhân vật bằng đối thoại, nét mặt:
“... - Kìa anh Trang, hồn thơ gởi đâu mà ăn lơ lửng thế?
Oánh làm bộ rầy chàng, rồi lại muốn khoe bạn cùng quý khách:
- Anh Trang tôi đây ngoài các công việc kinh dinh ra lại còn là một nhà thi sĩ.
Hồng, ông khách tuổi trẻ, trừng mắt một cái rất nhanh, ra dáng hoài nghi, nhưng chẳng để ý gì đến Trang, sẽ đạo mạo nói:
- Nếu thật xứng với cái danh hiệu ấy thì còn gì hay bằng!
Lại sợ chưa bày tỏ đủ ý kiến mình, liền nói tiếp, giọng mỉa mai, dằn từng đoạn một:
- Phải, cũng có thi sĩ và thi sĩ... Nếu chỉ thuộc đôi chút lề lối, biết qua một mớ niêm luật, xin chớ vội tưởng mình là thi sĩ. Phải có thiên tài, cái đó là lẽ cố nhiên; tình cảm phải cho dồi dào, nhưng cũng chưa đủ; còn cần phải học, học cho có hàm súc, cho có nhiều công phu; mới mong viết một lời nghe được. ‘Muốn thì được’, chỉ là một câu nói để khuyến miễn người đời, không thể dùng về trường hợp nầy...”.
Khi Oánh chân tình giới thiệu về bạn mình là Trang với niềm tự hào, viên tham tá Hồng ngay lập tức phơi bày bản chất kém lịch sự, thiếu văn hoá của y. Y không những bộc lộ sự ganh ghét nhỏ mọn bằng “đòn đánh phủ đầu”, ngạo mạn “lên lớp, dạy dỗ” Trang, một người mới gặp lần đầu, mà còn cả sự thiếu tôn trọng Oánh. Tham tá Hồng quả thực là một tên hãnh tiến, quên bẵng mình là nô lệ của thực dân!
Còn đây là một đoạn hoạt hình biếm hoạ về nhân vật Cửu Bạch:
“... Ông Cửu Đùm nãy giờ nghe bạn tri kỉ của mình nói, vừa hiểu được mấy câu sau, liền vội ngắt lời Hồng:
- Ngài Tham nói quả là chí lí! Tôi tuy quê mùa, học vấn còn kém cỏi lắm, nhưng cũng phải biểu đồng tình về sự đó. Hồi tôi mới ra đời, lăn lộn mười năm, đủ từ Nam chí Bắc, từ Lào sang Mên, chẳng nơi nào là không đến, chẳng nghề gì là không làm, mà trắng tay vẫn hoàn tay trắng. Mãi sau về đây buôn bán vụn vặt, cho thuê xe, cho vay tiền góp sơ sài mà mới gây dựng ra cái gia thế ngày nay. Ai dè bôn tẩu không nhằm chi, về nằm co lại tự dưng có của cải, mới biết lời tục không nhầm, có an cư mới lạc nghiệp!
Ông Cửu nói đến đó, liền buông một chuỗi cười dài, xoè cả cây quạt rộng bằng nửa cái nia, vung phành phạch. Ông cất cốc rượu, ngả người ra, nốc một hơi rồi mới ngó tất cả mọi người thử có chịu mình là một bậc lão thành lịch lãm.
Thấy Hồng cứ gật đầu, ông Cửu Đùm thích chí vểnh bộ râu tôm, ngất ngưởng kết luận rằng:
- Phải, trong mười mấy năm trời tôi phong trần đã lắm. Những mùi đắng cay mặn lạt ở đời tôi đều nếm qua, nên phàm việc gì cũng gọi là lịch thiệp. Bây giờ nhờ ơn trên đã được dư ăn dư để, nhưng vâng lời ngài Tham tôi còn muốn đem những chỗ biết hẹp hòi của mình ra gánh vác việc đời cho khỏi phụ lòng anh em mong đợi.
Nói dứt lời, ông Cửu đưa tay nắn lại cái vành khăn, chỉnh nét mặt, có ý làm ra vẻ nghiêm trang cho xứng với cái trọng trách mình sắp ra đảm nhận...”.
Phan Văn Dật tiếp tục phê phán người tư sản hãnh tiến này:
“... Nên mỗi khi ông xét đoán, phê bình về một người nào, tất ông lại lấy tư bản ông làm mực thước. Ai giàu hơn ông là người ấy giỏi mà ai kém ông là người ấy còn vừa, chí như những hạng nghèo kiết, thì dẫu ông không dám nói ra, trong bụng chỉ coi là đồ ương gàn, không đủ mà đếm xỉa. Nhưng người hơn ông đâu có nhiều, ra đường chỉ rặt là kẻ ăn làm đầu tắt mặt tối, thành thử ông hay có cái bộ khinh khỉnh, coi người bằng nửa con mắt. Tuy vậy ông Cửu không phải chỉ giao du với các nhà tư bản thôi, vì ông đã giàu rồi lại muốn sang, nên hễ gặp ông tai to mặt lớn nào là ông bắt quàng làm thân ngay. Sau hai bận đi Huế, người ta đã thấy trước ngực ông lủng lẳng chiếc bài ngà hàn lâm viện đãi chiếu. Về việc đó ông cứ phàn nàn mãi: "Nhà nước quá yêu mà ân tứ cho thế nầy, chớ thật tôi nhờ trời đủ bát ăn, có dám màng đâu danh vọng ". Ông dẫu nói vậy, vả lại vừa làm lễ tam sanh ăn ngũ tuần, nhưng vạn bất đắc dĩ phải chìu lòng anh em trong xóm mạc, ăn khao hết ba bò tám heo, rước đám hát đằng đẵng nửa tháng trời. Lắm người đã khen là ông tính việc gì cũng chu đáo lắm. Nhưng ông Cửu lại tiếc mình có tài năng nên ông còn muốn ra làm hội đồng thành phố. Muốn cho có vây cánh, ông bèn chơi thân với ông tham Hồng là người có thể giúp cho ông nhiều về việc ấy. Sắp đặt đã xong đâu đấy, ông chỉ còn phiền cái tên ông nó không có giọng quý phái chút nào, ông bèn nghĩ đổi ngay nó ra là Bạch. Nhưng dẫu danh thiếp ông gởi đi khắp thành phố, nhan nhản đề cái tên Cửu Bạch, thiên hạ cũng cứ quen mồm gọi ông là ông Cửu Đùm vậy. Ông biết thế, không vui lòng chút nào...”.
Bên cạnh một Nga thuỳ mị, dịu dàng, chung tình nhưng cũng biết vượt lên sự bất hạnh trong mối tình đầu để sống, xây dựng hạnh phúc một cách chính đáng, là hình tượng cô gái tân thời, nữ sinh Đồng Khánh tên Trà, con gái ông Cửu Bạch. Thật ra, Trà cũng không có gì đáng ghét. Cử chỉ giao thiệp của cô khá bình đẳng, tự nhiên, nhưng chưa đến mức lố lăng. Cách ăn mặc, trang sức ở Trà cũng kín đáo, trang nhã.
3. Sự phản đối khéo léo chế độ thực dân: Chút lầm lạc hiển ngôn và sự phản biện ẩn ngôn xuyên suốt
“Diễm Dương Trang” rõ ràng là tiểu thuyết về tình yêu đương và hôn nhân. Tuy nhiên, nếu chưa kịp hiểu ẩn ý của tác giả, người đọc hẳn sẽ cảm thấy bất bình thật sự, thậm chí muốn ném cả cuốn sách gần hai trăm trang này vào lửa, thiêu huỷ nó đi, khi đọc phải một đoạn ngắn khoảng dăm bảy câu văn:
“Trang còn đương loay hoay nghĩ thế thì đã đến nơi nghĩa địa của mấy người lính thủy Tây Ban Nha. Đứng trước các ngôi mộ ấy, chàng bỗng hồi tưởng lại cái khí tượng hào hùng của những kẻ xông pha trên mặt bể hiểm nghèo, những kẻ đó có lẽ coi nhẹ cảnh gia đình êm ấm. Cách sinh hoạt éo le của hạng người ấy, trên sóng, đầu gió, có một cái khí vị ngây ngất, phi thường... Trang bấy giờ nhận thấy cái ái tình nó nhỏ nhen quá. Ở đời còn thiếu chi sự nghiệp lừng lẫy đủ kích thích chàng? Hồi nhỏ đi học, chàng có nghĩ rằng đến lúc trưởng thành sẽ để tiêu trầm nghị lực trong chốn tình trường chăng?”.
Trang tỏ ra lầm lạc, trong khi anh ta thừa vốn liếng tiếng Pháp để có thể đọc, hiểu được đó chính là nghĩa trang của những tên thực dân Tây Ban Nha và Pháp, trong cuộc đánh chiếm mở đầu quá trình xâm lược thực sự của chúng trên đất nước ta, vào các năm 1858-1860, tại Đà Nẵng. Tại sao Trang lại ca ngợi chúng với những tính từ kêu vang đến thế? Thậm chí, chúng ta có thể kinh ngạc tự hỏi, tại sao thi sĩ Phan Văn Dật lại đặt ý nghĩ lầm lạc đến mức như thế vào chuỗi suy tư, tâm trạng trăn trở chân thành, thầm kín của nhân vật mà ông không giấu lòng yêu mến?
Tôi đã đọc, với sự sửng sốt, khi gặp phải những dòng chữ ấy, và cũng toan ném hoặc xé cuốn sách đi. Thế rồi, tự nhủ phải nhẫn nại, xem sao. Cuối cùng, tôi bình tĩnh đọc tiếp, và thấy rằng, đoạn văn trên quả là quá lạc lõng trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết, như thể ai đó ác ý thêm thắt vào.
Ai cũng biết, tuy dưới ách thực dân Pháp cai trị và thế lực giáo quyền của các cố đạo Tây Ban Nha còn bao trùm, nhất là ở thời điểm tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” ra đời, các thông tin về lịch sử xâm lược, thống trị nước ta đã dần dà hé mở. Ai cũng biết, từ năm 1921, cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim đã được ấn hành. Thế nhưng, nhân vật Trang của thi sĩ, nhà văn Phan Văn Dật lại lầm lạc đến mức không thể nào chấp nhận được!
Và, thật ra, ai cũng biết tác giả có quyền để cho nhân vật của mình ngu ngơ, mù mờ về kiến thức lịch sử, trong một thoáng ý nghĩ thôi, để rồi tác giả phản biện lại chút lầm lạc ấy bằng cả cuốn tiểu thuyết. Sự phản biện ấy lại nằm ở tầm sâu của bản chất nhân vật. Trang không thích, không muốn ở trong guồng máy nhà nước thực dân Pháp. Anh ta cực chẳng đã phải chịu làm việc tại Toà Công sứ Pháp ở một tỉnh trên cao nguyên để cứu lấy gia đình trước bờ vực nghèo đói, thất học, và nhanh chóng xin thôi việc, lao vào công việc lãnh hành (thầu khoán), một nghề tự do bên ngoài guồng máy của Pháp. Trong thâm sâu của bản chất Trang, đâu phải chỉ vì bị phụ tình hay chút tự do của người ôm mộng làm thi sĩ, mà anh đi đến quyết định ấy. Và chúng ta còn thấy, Trang rất mực yêu quý, kính trọng gia đình của cụ Nghè Thuyên, một nhà nho đỗ đại khoa, không muốn bị vấy bẩn cốt cách mình, tuy cũng chỉ là một người yêu nước thầm kín, bất khả kháng, ngậm ngùi xuôi tay, lánh đục về trong, trước thời cuộc: “Trang bấy giờ mới biết rằng ông Nghè Thuyên xưa, dù là một nhà tấn sĩ xuất thân, nhưng vì tánh tình phóng khoáng, quả hợp, lại gặp thời buổi khó khăn, sợ liên lụy đến mình, nên chẳng chịu ra làm quan; lại nhờ nhà có tiền của nên mới trưng sở đất ấy mà lập nghiệp. Trước, chỗ ở còn là cái nhà rường, ông Nghè đặt tên cho nó là "Diễm Dương Trang". Đến sau ông qua đời rồi, Oánh làm ăn mỗi ngày mỗi phát đạt thêm lên, mới bỏ cái nhà ấy đi mà cất lại sở lầu mới bây giờ, nhưng cũng vẫn dùng cái tên cũ”. Con trai ông, Oánh, cũng thế: “Oánh tuy là dòng dõi nhà nho, nhưng chẳng chịu dấn thân vào đường sĩ hoạn”.
Nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng, chính tính khuynh hướng của toàn bộ cuốn tiểu thuyết mới thể hiện đúng tư tưởng của tác giả, như F. Engels đã nói, thì rõ ràng cả cuốn sách gần hai trăm trang có tên là “Diễm Dương Trang” này có sứ mệnh chính là mang chứa thông điệp bất hợp tác với chế độ thực dân Pháp, thể hiện thái độ, khát vọng lánh đục về trong của chính thi sĩ, nhà văn Phan Văn Dật.
Nói cho rốt ráo, riêng ở nhân vật Trang, có thể anh ta thực sự sai sót về nhận thức lịch sử, cụ thể về nghĩa trang Tây Ban Nha – Pháp ở Sơn Trà, nhưng bản chất anh ta lại đúng đắn đến mức đáng quý trọng. Nhân vật Trang, thậm chí, nếu quá khắt khe, ta cũng có thể quy anh ta vào loại người mang tâm lí, nhận thức lưỡng phân. Đó là loại tâm lí, nhận thức của những người sống dưới chế độ thực dân Pháp cai trị, mặc dù nhận thức có lệch lạc, mù mờ ở điểm nào đó, nhưng trên bình diện tổng thể, vẫn nhận thức được thực trạng mất nước của dân tộc mình, và trong thâm tâm, tận chiều sâu bản chất vẫn không bao giờ chấp nhận làm tay sai, nô lệ cho chúng.
Đó cũng chính là sự khôn khéo kín đáo của Phan Văn Dật trên văn đàn công khai.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh một lần nữa: Đó là chút lầm lạc hiển ngôn (trên văn bản tiểu thuyết, đặt trong chuỗi suy nghĩ của nhân vật), nhưng cả cuốn tiểu thuyết là sự phản biện ẩn ngôn xuyên suốt (tính khuynh hướng của trọn vẹn tác phẩm), thể hiện thái độ, khát vọng bất hợp tác, lánh đục về trong của nhân vật và cũng của tác giả, cho dù ở dưới guồng máy cai trị của thực dân Pháp.
Và có lẽ để hiểu thêm, cảm thông thêm với nhân vật như Oánh, Trang và cả tác giả Phan Văn Dật, thiết tưởng cũng cần bàn thêm: Nếu đất nước độc lập, ý muốn tiến thủ trên quan trường, để tích cực góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước, không phải là không chính đáng. Vấn đề ở tiểu thuyết này là thực trạng đất nước còn trong vòng nô lệ, dưới ách thực dân. Trong bối cảnh bất khả kháng, thái độ, khát vọng bất hợp tác, lánh đục về trong mà “Diễm Dương Trang” chuyển tải, vẫn rất đáng trân trọng.
Nhìn chung, “Diễm Dương Trang” tuy là cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là duy nhất của nhà thơ Phan Văn Dật, nhưng về kết cấu, cốt truyện và các chi tiết được sử dụng đã khá già dặn. Những tình huống được xếp đặt khéo léo, tự nhiên như thể tất yếu phải xảy ra như thế. Qua đó, nội tâm nhân vật, đặc biệt là các diễn biến tâm lí, được bộc lộ rõ nét. Về tính cách nhân vật, ông đã chú trọng khắc hoạ để các nhân vật nổi rõ như những con người thật, có cá tính, không chung chung, mờ nhạt.
Trong tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”, tác giả có chủ ý sử dụng một số phương ngữ Huế - Quảng Trị (chưa kể một ít từ cổ, bấy giờ còn thông dụng...). Điều đó khiến cho tác phẩm có thể hơi vướng chỗ này, chỗ nọ, đối với một số người đọc chưa quen với những từ địa phương vùng đất này. Tuy vậy, chính những từ ngữ mang màu sắc địa phương khiến tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” tạo được ấn tượng nhất thể giữa bối cảnh địa lí, khung cảnh xã hội địa phương và ngôn từ mang bản sắc địa phương ấy. Đó không phải là tiểu thuyết viết về những người Bắc Bộ hay Nam Bộ sống ở Huế, mặc dù Huế vốn là kinh đô (vẫn còn là kinh đô ở thời điểm đó), nên đất Huế không thiếu người từ khắp toàn quốc đến sống, làm việc và chọn Huế làm quê hương! Dĩ nhiên, như bất kì tác giả sinh trưởng ở bất cứ vùng đất nào trên đất nước, Phan Văn Dật cũng đã tiết chế, giảm đến mức vừa đủ liều lượng từ ngữ địa phương, để vừa giữ màu sắc địa phương, vừa hoà nhập vào ngôn ngữ phổ thông với tính nhất thống toàn quốc.
Vượt lên kĩ thuật, nghệ thuật vẫn là sự độc đáo, khá sâu sắc khi khai thác một khía cạnh đặc biệt trong tình cảm yêu đương và thông điệp của tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”.
Với bài viết này, tôi đã mạnh dạn đề xuất một cách cảm thụ tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”, với hi vọng nó sẽ được tái bản, không tiếp tục bị chìm vào quên lãng. Ít ra, trong những tiết học về văn học địa phương, các buổi sinh hoạt ngoại khoá tại quê nhà Quảng Trị, tiểu thuyết của thi sĩ Phan Văn Dật, từng chói sáng trên văn đàn cả nước cách đây 76 năm (1935), sẽ được các nhà giáo bình giảng, học sinh thuyết trình, thảo luận (*). Trong những lúc đó, xin đừng quên rằng Phan Văn Dật đã dành một quãng đời khá dài để nghiên cứu Hán văn và lịch sử, đạt được một mức độ uy tín nhất định trong giới học giả...
TXA.
09:20 – 20:47, 14-12 HB11
& chiều 15-12 HB11
_________________________
(*) Cụ thể hơn, ở tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”, có thể đoạn lầm lạc trong suy nghĩ của nhân vật Trang sẽ phải được ghi chú cải chính, theo yêu cầu khoa học, để bảo đảm thông tin đã được cải chính, đồng thời bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản – tư liệu.
Thông tin về bản gốc và sách tham khảo:
1) Phan Văn Dật, “Diễm Dương Trang”, Trung Bắc tân văn, Hà Nội – 1935. Bản gốc có ở Thư viện quốc gia tại Hà Nội (xem trang thông tin điện tử).
2) Nhiều tác giả, “Từ điển văn học”, bộ mới, Nxb. Thế Giới, 2004, tr. 1399-1401 (mục từ “Phan Văn Dật” do Phạm Phú Phong viết).
Phụ đính: Cốt truyện:
Phan Văn Dật theo lối viết tiểu thuyết khá hiện đại của thời bấy giờ, nên chúng ta có thể thấy câu chuyện được diễn biến chủ yếu theo trình tự thời gian nhưng vẫn xen vào những chương đoạn hồi ức, nhằm làm sáng tỏ những góc khuất trong tâm trạng, bước ngoặt cuộc đời của nhân vật.
Câu chuyện bắt đầu ở bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Trần Hoài Trang, một thanh niên khoảng chừng 25, 26 tuổi, đang trong những ngày phục hồi, bồi dưỡng sức khoẻ, sau những trận ốm sốt rét và bởi vết thương trong tâm hồn. Đi cùng với Trang là cậu bé giúp việc tên Cồ, trước kia người ta hay gọi là tiểu đồng. Trên bãi biển Mỹ Khê này, anh ta tình cờ gặp hai mẹ con, người con là cô gái còn trẻ nhưng đang mang tâm bệnh. Tình cờ anh cũng gặp được Oánh, bạn cũ. Oánh chính là con trai của người mẹ kia, anh trai của cô gái nọ: bà Nghè Thuyên và cô Tư Nga. Câu chuyện lại quay về quá khứ, cho người đọc biết: Trang vốn là một lưu học sinh trường trung đẳng ở Hà Nội, vì cha đột ngột mất, nên phải về Huế, đành đoạn bỏ học dở dang, nộp đơn xin đi làm, để có đồng lương giúp mẹ và hai em. Trang được bổ đến Toà Công sứ tại một tỉnh cao nguyên, với vai trò nhân viên thư kí. Nhưng khi gia đình đã tạm ổn với cửa hàng buôn bán nhỏ, Trang muốn thôi việc, để sống cuộc đời một người hành nghề tự do. Chắc hẳn anh ta không muốn bị ràng buộc vào guồng máy nhà nước thực dân. Và còn bởi một lẽ khác, Trang đang nuôi mộng trở thành thi sĩ. Nhưng phải đến khi Trang nhận được thư phụ tình của Dinh, cô bạn từ thuở bé và hiện là người yêu của Trang, Trang đau đớn tột cùng, quyết tâm bỏ việc ở Toà Công sứ để đi chung vốn làm lãnh hành (thầu khoán). Anh bị sốt rét ngã nước trong những tháng ngày lãnh hành này. Và hiện tại, ở bãi biển Mỹ Khê, anh đang tự chữa cả hai căn bệnh cùng một lúc: tâm bệnh và thể bệnh. Qua những lần gặp gỡ trên bãi biển, Trang thầm yêu Nga. Qua cậu bé Cồ, Trang biết Nga cũng đang đau khổ đến mức trở thành tâm bệnh, vì người yêu là Thạch, sinh viên trường thuốc, vừa mới chết vì bệnh. Trong những ngày Oánh ở đó, lại có thêm hai nhân vật xuất hiện: ông Cửu Bạch cùng viên tham tá trẻ tên Hồng. Tham Hồng cũng bị goá vợ cách đây mấy năm. Tham Hồng chừng như cũng muốn tục huyền với Nga. Trong tình huống đó, Trang xem ra lép vế nhất, nhưng chính Nga lại tỏ ra có cảm tình với Trang nhiều hơn. Tuy vậy, Nga vẫn đang ở trong giai đoạn khổ đau vì mất Thạch, lòng lạnh giá. Lại một tình huống nữa: Oánh mời cả nhà và Trang đi chợ đêm Đà Nẵng. Nhưng Nga đang ngụp lặn trong trạng thái chợt vui chợt buồn của một người sầu khổ, Nga không muốn đến những chỗ đông người. Ngờ đâu, khi Trang vào chợ đêm ấy, lại gặp viên tham tá Hồng đang đi cùng gia đình Nga, gia đình người tư sản Cửu Bạch, Hồng lại đi kề Nga nữa! Trang thật sự rơi vào tuyệt vọng. Hoá ra, về sau, Trang mới biết, chính vì cô con gái của Cửu Bạch, nữ sinh Đồng Khánh tên Trà, mời ép, đến mức Nga không thể từ chối! Và chỉ vậy mà thôi. Thế rồi, gia đình Nga trở về Huế. Trang cũng về nhà ở ngoài đó. Gia đình Trang lại muốn Trang lập gia đình, quên hẳn Dinh đi. Trang tìm cách lên trang trại của gia đình Nga để thăm viếng... Lên đến nơi, Trang càng biết rõ đó là cơ ngơi của ông Nghè Thuyên, một người đã đỗ tiến sĩ, nhưng tính tình, theo nguyên văn trong tiểu thuyết, là “phóng khoáng, quả hợp” (thích tự do, ít hợp ý với những kẻ tầm thường khác), vì “thời buổi khó khăn” (dưới ách thực dân) nên không ra làm quan, mà tìm về một miền đất dưới chân rừng núi để lập trang trại, có tên là Diễm Dương Trang. Trong gần một tháng, Trang có nhiều lần từ quê nhà, ngoại ô phía đông kinh đô Huế, đạp xe lên ngoại ô phía tây, thăm Diễm Dương Trang. Trái tim của Nga hình như đã hồi sinh, ấm lại. Giữa Nga và Trang hình như đã nẩy sinh tình cảm, nhưng cả hai đều im lặng. Trang chưa một lần dám ngỏ lời. Trang rụt rè sợ thất bại, bởi vết thương phụ tình do Dinh gieo vào lòng anh ta. Nga lại đang phân vân, giằng xé giữa sự chung tình với Thạch, người đã khuất, và chút tình với Trang. Đó là chút tình mới âm thầm chớm nở trong kìm nén, Nga giấu tận đáy sâu lòng mình. Thế rồi, ông Cửu Bạch cùng vợ từ Đà Nẵng ra, có cả cô con gái tên Trà, nữ sinh Đồng Khánh, từ Huế lên. Thì ra, ông Cửu Bạch ra thăm để ngỏ lời dạm hỏi Nga cho viên tham tá Hồng, bạn nhờ vả vong niên của ông ta. Cũng do sự hiểu lầm của Nga trước sự ngẫu nhiên xảy ra – bởi cành lá dâu bật lên, rơi bụi dằm vào mắt Trà, lúc cô rủ Trang hái dâu –, và cách cư xử rất tân thời của Trà trong tình huống ấy, Nga trốn, tránh mặt Trang. Trang không thể tìm gặp Nga. Và Trang đinh ninh anh hoàn toàn thất thế, mất hẳn Nga. Anh về nhà, quyết định trở vào tiếp tục làm thầu khoán như cũ, lao vào công việc để quên đi nỗi đắng cay. Trước khi lên đường, anh vẫn còn đạp xe lên lại Diễm Dương Trang để chào gia đình bà Nghè Thuyên, đặc biệt là Nga. Anh bất ngờ khi biết Nga đã từ chối lời cầu hôn của Hồng, trước mặt gia đình mình và gia đình ông Cửu Bạch. Và bấy giờ, ở tình huống anh lên để chào từ giã, Oánh và bà Nghè Thuyên thì đã quá hiểu Trang, lại thương anh rụt rè, nhút nhát, nên họ mớm lời cho Trang, để Trang đủ mạnh dạn tìm gặp Nga, ngỏ lời. Trước sân nhà, dưới bóng trăng, thay vì với ý nghĩa mừng đám cưới Nga – Hồng, là ý nghĩa giao ước giữa Nga – Trang, Trang trao chiếc nhẫn vàng cho Nga. Trang nâng tay Nga, đeo hẳn chiếc nhẫn ấy vào ngón tay Nga. Ngay lúc đó, Trang nói: Nga đau khổ, Trang cũng đau khổ; hai người đau khổ có thể giúp nhau làm lành lại vết thương trong tâm hồn nhau. Nga, bấy giờ, theo nguyên văn trong tiểu thuyết, “run rẩy, ái ngại: Ta liệu có gây nổi hạnh phúc cho nhau không?”. Và “dưới bóng trăng vằng vặc”, họ đã “tay cầm tay, nhìn nhau, yên lặng...”. Tiểu thuyết kết thúc với ba dấu chấm lửng.
_________________
TIN BUỒN *GIÁO SU TIẾN SĨ DƯƠNG THIỆU TỐNG KHÔNG CÒN NỮA!
TIN BUỒN
GIÁO SU TIẾN SĨ DƯƠNG THIỆU TỐNG KHÔNG CÒN NỮA!
Thứ Tư, 03/09/2008, 21:35 (GMT+7)
GS.TS Dương Thiệu Tống , tuổi cao, sức yếu và bệnh nặng, đã từ trần lúc 11 giờ ngày 3-9-2008, tai Saigon, hưởng thọ 84 tuổi.
GS.TS Dương Thiệu Tống sinh năm 1925 tại làng Vân Đình, Hà Tây. Giáo sư vào nghề dạy học năm 1945, năm 1957 đỗ cử nhân Luật khoa, năm 1963 là thạc sĩ giáo dục, năm 1968 là tiến sĩ giáo dục. Từ năm 1945 đến năm 1968, GS vừa làm thầy giáo, vừa làm sinh viên, giảng dạy môn Anh văn tại các trường Đào Duy Từ (Thanh Hóa), Ngô Quyền (Hải Phòng),Quốc Học Huế. Giáo sư đã làm hiệu trưởng các trường Quốc Học Huế, Trung học kiểu mẫu Thủ Đức.
Từ năm 1969, GS làm giảng sư, rồi giáo sư diễn giảng tại ĐH Sư phạm Sài Gòn, đồng thời làm Tổng thư kí kiêm phó khoa trường Văn khoa, ĐH Vạn Hạnh…. Năm 1984 GS được phong giáo sư.
Những tác phẩm chính của GS.TS Dương Thiệu Tống là:
+Tâm trạng Dương Khê và Dương Lâm,
+Khảo luận về nền văn hóa giáo dục Lạc Việt,
+Trắc nghiệm tiêu chí,
+Trắc nghiệm và do lường thành quả học tập,
+Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục….
GS.TS Dương Thiệu Tống mất đi là một mất mát thiệt thòi cho nền giáo dục nước nhà, tuy tuổi cao sức yếu, GS vẫn đóng góp những tâm huyết của mình cho nền giáo dục thông qua những trang sách, bài báo. GS hiện lên một tinh thần tự học, tự trao dồi kiến thức không biết mệt mỏi. GS được xem là một trong những nhà giáo dục học lớn của Việt Nam, cũng như được xem là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của cả nước về lĩnh vực trắc nghiệm trong giáo dục.
Linh cữu GS.TS Dương Thiệu Tống được quàn tại Nhà tang lễ thành phố,số 25 đường Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM. Lễ động quan lúc 7 giờ ngày 6-9-2008, an táng tại Nghĩa trang TP.HCM (Củ Chi).
NGUYỄN PHAN-- ---Tran Viet Ngac Home: +848-8653407
--------------------------------------------
PHÂN ƯU
ĐƯỢC TIN GIÁO SƯ TIẾN SĨ DƯƠNG THIỆU TỐNG QUA ĐỜI NGAY 3-9-2008 TAI SAIGON,
CÁC HỌC TRÒ CŨ Ở HẢI NGOẠI VÔ CÙNG THUONG TIEC
XIN CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN
VÀ CẦU HƯƠNG LINH THẦY SIÊU SINH TỊNH ĐỘ.
CÁC HỌC SINH VÀ SINH VIÊN CŨ:
LANG HA
PHẠM ĐỨC LIÊN
PHAN TẤN KHÔI
HA NGOC MINH
TRAN DANG ĐAI
DƯ TRÍ HÙNG
ĐINH XUÂN DŨNG
LE DUE
TRINH HUY TRUONG
NGUYEN KHOA DIEU LE
NGUYỄN THIÊN THỤ
TRAN THU HA
TON THAT QUANG
VƯƠNG THÚY NGA
NGUYEN PHONG CHAU
Thứ Tư, 03/09/2008, 21:35 (GMT+7)
GS.TS Dương Thiệu Tống , tuổi cao, sức yếu và bệnh nặng, đã từ trần lúc 11 giờ ngày 3-9-2008, tai Saigon, hưởng thọ 84 tuổi.
GS.TS Dương Thiệu Tống sinh năm 1925 tại làng Vân Đình, Hà Tây. Giáo sư vào nghề dạy học năm 1945, năm 1957 đỗ cử nhân Luật khoa, năm 1963 là thạc sĩ giáo dục, năm 1968 là tiến sĩ giáo dục. Từ năm 1945 đến năm 1968, GS vừa làm thầy giáo, vừa làm sinh viên, giảng dạy môn Anh văn tại các trường Đào Duy Từ (Thanh Hóa), Ngô Quyền (Hải Phòng),Quốc Học Huế. Giáo sư đã làm hiệu trưởng các trường Quốc Học Huế, Trung học kiểu mẫu Thủ Đức.
Từ năm 1969, GS làm giảng sư, rồi giáo sư diễn giảng tại ĐH Sư phạm Sài Gòn, đồng thời làm Tổng thư kí kiêm phó khoa trường Văn khoa, ĐH Vạn Hạnh…. Năm 1984 GS được phong giáo sư.
Những tác phẩm chính của GS.TS Dương Thiệu Tống là:
+Tâm trạng Dương Khê và Dương Lâm,
+Khảo luận về nền văn hóa giáo dục Lạc Việt,
+Trắc nghiệm tiêu chí,
+Trắc nghiệm và do lường thành quả học tập,
+Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục….
GS.TS Dương Thiệu Tống mất đi là một mất mát thiệt thòi cho nền giáo dục nước nhà, tuy tuổi cao sức yếu, GS vẫn đóng góp những tâm huyết của mình cho nền giáo dục thông qua những trang sách, bài báo. GS hiện lên một tinh thần tự học, tự trao dồi kiến thức không biết mệt mỏi. GS được xem là một trong những nhà giáo dục học lớn của Việt Nam, cũng như được xem là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của cả nước về lĩnh vực trắc nghiệm trong giáo dục.
Linh cữu GS.TS Dương Thiệu Tống được quàn tại Nhà tang lễ thành phố,số 25 đường Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM. Lễ động quan lúc 7 giờ ngày 6-9-2008, an táng tại Nghĩa trang TP.HCM (Củ Chi).
NGUYỄN PHAN-- ---Tran Viet Ngac Home: +848-8653407
--------------------------------------------
PHÂN ƯU
ĐƯỢC TIN GIÁO SƯ TIẾN SĨ DƯƠNG THIỆU TỐNG QUA ĐỜI NGAY 3-9-2008 TAI SAIGON,
CÁC HỌC TRÒ CŨ Ở HẢI NGOẠI VÔ CÙNG THUONG TIEC
XIN CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN
VÀ CẦU HƯƠNG LINH THẦY SIÊU SINH TỊNH ĐỘ.
CÁC HỌC SINH VÀ SINH VIÊN CŨ:
LANG HA
PHẠM ĐỨC LIÊN
PHAN TẤN KHÔI
HA NGOC MINH
TRAN DANG ĐAI
DƯ TRÍ HÙNG
ĐINH XUÂN DŨNG
LE DUE
TRINH HUY TRUONG
NGUYEN KHOA DIEU LE
NGUYỄN THIÊN THỤ
TRAN THU HA
TON THAT QUANG
VƯƠNG THÚY NGA
NGUYEN PHONG CHAU
NGUYỄN THIÊN THỤ * THUC TRANG GIAO DUC VIET NAM
Thực trạng giáo dục tại Việt Nam
Nguyễn Thiên Thụ
Người cộng sản luôn luôn bí mật, không công khai hóa các tài liệu cho nên không ai có thể có đầy đủ tài liệu về bất cứ vấn đề gì. Nếu có tài liệu thì cũng là tài liệu không đầy đủ hoặc là tài liệu giả. Khi nghiên cứu giáo dục Việt Nam, chúng ta cũng gặp khó khăn này. Nếu người nghiên cứu là đảng viên, cũng không dám nói thật, nói thẳng vì điều này chỉ cò hại cho bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên “giấy không gói được lửa”, và “cái kim để lâu trontg túi cũng lòi ra”. Qua một vài tài liệu, hoặc tin tức trong báo chí vô tình tiết lộ, và qua những kinh qua trong cuộc sống tại Việt Nam, người nghiên cứu cũng có thể nhận thấy một số vấn đề.
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Giáo dục là đào tạo, rèn luyện. Người đi trước dạy bảo người đi sau, người trẻ tuổi học tập người trưởng thành và người già cả. Nền văn minh nào cũng cần có giáo dục và quốc gia nào cũng cần có giáo dục. Khi chưa có chữ viết thì nội dung giáo dục là dạy săn bắn, chăn nuôi, cưỡi ngựa, múa gươm đao hoặc ca hát. Khi có văn tự thì giáo duc là dạy viết, dạy đọc, dạy văn chương, triết học, nghệ thuật. Tuy nhiên, việc huấn nghệ vẫn tiến hành. Mục đích của giáo dục xưa nay là huấn luyện và sử dụng nhân tài. Ngày xưa, tư nhân kinh doanh chưa phát triển, phần lớn là công việc triều đình. Do đó, chỉ có triều đình là cần đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài. Nhiều người chỉ trích nho gia học chỉ để làm quan, phục vụ chế độ phong kiến. Nhưng xã hội cộng sản cũng có bệnh quan liêu và tham nhũng. Cán bộ cộng sản cũng là một thứ quan lớn nhỏ; tổng bí thư đảng cũng là một ông vua; và bộ chính tri cũng là một triều đình.Nhiều người chỉ trích Nho học là học từ chương, không thực dụng, bởi vi khoa học chưa phát triển. Dẫu sao, Nho giáo đã tạo nên cuộc sống đạo hạnh, và một nền văn học phong phú. Còn cộng sản sau khi nắm chính quyền, cộng sản có xây dựng được nền khoa học tiến bộ không? Chắc chắn là không vì họ chẳng sản xuất được gì ngoài nông sản đã có từ thời thực dân Pháp. Họ không xây dựng được kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ nhẹ. Trước đây họ chỉ trích kinh tế miền Nam là phồn vinh giả tạo, chỉ là một nền kinh tế tiêu thụ, kinh tế thị trường, nay thì họ cũng không vươn lên hơn được. Giáo dục cộng sản chỉ sản xuất một thứ văn chương tuyên truyền dối trá. Những thơ và tiểu thuyết của Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, những bản báo cáo, những chương trình năm mười năm, những kế hoạch xây dựng không những là không thực dụng, không từ chương mà còn là phỉnh phờ, lường gạt, là ca tụng những việc không thật, người không thật như Nguyễn Văn Trấn đã tố cáo trong Viết cho Mẹ và Quốc Hội.
Tại các nước quân chủ và tư bản, mục tiêu giáo dục là toàn diện, nhưng tại một số quốc gia như Liên Xô, Trung Cộng, mục tiêu giáo dục hạn chế trong phạm vi khoa học chiến tranh để xâm chiếm các nước mà bỏ quên khoa học phục vụ đời sống nhân dân.
Như đã nói, mục tiêu giáo dục các đời là đào tạo và sử dụng nhân tài. Cộng sản cũng chú trọng giáo dục nhưng là giáo dục tranh đấu, chia rẽ, gây hận thù. Cộng sản cũng sử dụng người nhưng dùng đảng viên cộng sản, dùng kẻ tay sai thân tín, không dùng người ngoài , hoặc it dùng người ngoài. Tư tưởng cộng sản và kinh tế cộng sản cũng hạn chế việc dùng người. Đường lối cộng sản cộng với óc cục bộ, địa phương chỉ cho ph ép họ dùng người phe cánh. Chỉ có Đặng Tiểu Bình là dùng mèo không phân biệt mèo trắng, mèo đen. Dù là tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng chỉ làm nghề giáo, hoặc dịch thuật vớ vẩn phục vụ Truờng Chinh, và đảng cộng sản, không có một địa vị xứng đáng trong chính quyền Hà Nội. Trong thời chiến 1954-1975, một số tướng tá Việt Nam cộng hòa cho con cái sang Pháp du học, kết quả, trước 1975, số lớn về Hà Nội phục vụ cộng sản với đồng lương chết đói và địa vị thấp kém. Dù là tiến sĩ, họ cũng chỉ làm việc trong ban Việt kiều với nhiệm vụ cao quý là đón tiếp, hầu hạ và theo dõi Việt kiều về nước. Sau 1975, nhiều trí thức bị sa thải bởi vì sau chiến thắng là giai đoạn người cộng sản hưởng thụ. Họ khinh ghét người quốc gia, họ không muốn dùng kỹ sư, giáo sư, bác sĩ Cộng Hòa.Họ muốn giành chức giám đốc, hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng ty cho những người đã theo họ. Hơn nữa, trong chế độ cộng sản, thời chiến tranh và thời bao cấp, thiếu cơm gạo, thiếu thuốc men, đâu cần đầu bếp, đâu cần bác sĩ. Ngày nay, ngoại quốc đầu tư t ạiI Việt Nam, các địa vị béo bở là thuộc cộng sản. Đừng ai hòng chia xẽ. Lại nữa con cái cộng sản bỏ nước ra đi mong trở thành người ngoại quốc để làm cơ sở cho gia đình sau này chạy ra sinh sống và tị nạn nếu dân chúng nổi lên tiêu diệt cộng sản. Nói chung, cộng sản không cần người giỏi, và không cần giáo dục, nhất là không cần giáo dục thật, giáo dục cao, Họ chỉ cần một nhãn hiệu để tô điểm cho chế độ và cho bản thân họ. Cộng sản Việt Nam nay cần tiền, cần địa vị, cần công an, và binh lính bảo vệ chế độ hơn là cần giáo dục..
II. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Trong chế độ cộng sản, nền giáo dục có nhiều khuyết điểm, chúng ta phải viết hàng trăm, hàng ngàn trang mới đủ. Ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu.
1. Nạn bằng cấp giả và mua bán bằng cấp.
Ngày nay, ai cũng nhận thấy tại Việt Nam nở rộ những việc mua bán bằng cấp, việc dùng bằng cấp giả mạo trong hàng ngũ cán bộ trung và cao cấp.
2. Năng lực thấp kém:
Các cấp học đều có những mục tiêu đào tạo. Nay tại Việt Nam sau bao năm giáo dục, kể là thất bại lớn. Đa số học sinh cấp tiểu và trung học không viết nổi bài luận văn, không hiểu rõ lịch sử và địa lý Việt Nam. Đại học khoa học thiếu dụng cụ, chỉ là theo cách mô tả, thiếu thực nghiệm. Kết quả thấp: Một số bác sĩ không viết nổi toa thuốc, chỉ cho toa asprin, Vitamin B, C.
3. Đạo đức thấp kém:
Một số có lương tâm, có khả năng nhưng một số giáo viên bán kẹo trong lớp, giáo viên công khai đòi hối lộ trong ngày nhà giáo, có một vài giáo viên ăn cắp xe đạp học sinh, có một vài nhà giáo cưỡng hiếp nữ học sinh như hiện nay. .
Xã hội nào cũng có những khuyết điểm nhưng xã hội cộng sản, nền giáo dục cộng sản có nhiều khuyết điểm nhất và tồi tệ nhất vì tình trạng xấu xa trở thành phổ biến và cường độ mạnh. Từ ngày xưa, thỉnh thoảng có có nạn thi cử gian lận nhưng trong chế độ cộng sản việc ném bài thi vào phòng thi, việc thi thế, việc mua bán bằng cấp, việc giả mạo bằng cấp là những hiện tượng mạnh mẽ nhất và phổ biến nhất hiện nay.
III. NGUYÊN NHÂN
Tại sao trong chủ nghĩa cộng sản, nền giáo dục lại thấp kém như thế? Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu. Nguyên nhân chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản, chính sách cộng sản và con người cộng sản. Nói rõ hơn, chính bản thân chủ nghĩa Marx đã là một sự phá hoại giáo dục.
1. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp, nghĩa là chủ trương chiến tranh và bạo lực. Một chủ trương như vậy chỉ đưa đến hận thù trong các tầng lớp nhân dân, đưa đến chiến tranh thế giới, không ích lợi cho việc xây dựng giáo dục.
2. Chủ nghĩa Marx đề cao công nhân, coi trí thức là kẻ thù. Chủ nghĩa cộng sản đưa đến các chính sách phá hoại giáo dục:
3. Đảng cộng sản đưa ra khẩu hiệu “hồng hơn chuyên” nghĩa là coi trọng người ngu dốt mà coi khinh người có kỹ thuật, có chuyên môn và kiến thức. Chủ trương, đường lối này chỉ sát hại giáo dục, không còn ai thích học vì học là vô ích trong chế độ cộng sản. Không những vô ích mà còn có hại vì trí thức bị coi là kẻ thù hoặc có thể là kẻ thù của giai cấp ( trí thức bị coi là thành phần lưng chừng).
4. Sát hại, bỏ tù, sa thải các trí thức nếu họ không theo cộng sản, hoặc họ có lý lịch gia đình không thuộc giai cấp vô sản.
5-Cộng sản cho con em cán bộ, đảng viên vào đại học dù điểm thi 5, 6 điểm. Cộng sản ngăn cấm con em tư sản, địa chủ, con em chế độ cũ vào trung và đại học. Chính sách này chỉ đưa đến việc đào tạo những cán bộ, nhân viên, bác sĩ, kỷ sư thiếu khả năng.
6-Cộng sản đề cao khoa học, coi khinh nghề giáo. Hay nói đúng hơn, cộng sản coi trọng tiền tài, danh vọng, ngành nghề nào, địa vị nào kiếm ra tiền thì tôn trọng. Chính phủ cộng sản đã coi khinh ngành ngiáo dục khi học sinh giỏi thì cho vào y dược, học sinh kém thì đẩy qua giáo dục. Trong khi đó tại Pháp cũng như Việt Nam cộng hòa, y dược học tự do, trong khi sư phạm, hành chánh phải thi tuyển. Chỉ những học sinh giỏi mới vào trường Sư Phạm của Pháp và Việt Nam cộng hòa.
7. Chủ nghĩa cộng sản độc tài. Marx đề cao chủ nghĩa của ông là khoa học nhất và tiến bộ nhất. Ông kiêu căng cho rằng chủ nghĩa cộng sản tiến gấp mườI chế đô tư bản, và giai cấp vô sản sẽ chôn sống giai cấp tư bản. Ông cho rằng chủ thuyết Marx có thể làm định lý, định đề cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Marx khuyên các đệ tử triệt để đả phá các học thuyết khác. Vì vậy mà các đệ tử Marx ra sức công kích tôn giáo và các triết thuyết Nho, Lão, Phật và Thiên Chúa giáo.
Đường lối này đưa đến việc xem Marx là một tôn giáo. Người cộng sản Trung quốc đã xem Quyển Sách Đỏ của Mao Trạch Đông là một thánh kinh chứa đầy thần chú mầu nhiệm.
Tư tưởng Marx và Mao chỉ là ảo tưởng, là những dối trá không tiền khoáng hậu, rất tai hại cho viêc xây dựng kinh tế, chính trị, văn học và giáo dục. Thất bại của giáo dục cộng sản chỉ là một phần trong toàn bộ thất bại của chủ nghĩa Marx.
8.Chủ nghĩa Marx nay đã thất bại trên toàn thế giới, mà chỉ còn chủ nghĩa Marx trá hình. Chủ nghĩa này vẫn dùng lá cờ cộng sản nhưng nội dung là một chủ nghĩa Mafia cộng với quân phiệt. Bọn cộng sản ngày nay không cón nói đến quyền lợi giai cấp vô sản và công bình xã hội. Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam nay tăng cường cảnh sát, đản áp và khủng bố nhận dân để giữ mãi quyền thống trị. Chúng ra sức bán nước, cướp tài sản nhân dân để làm giàu. Những lãnh tụ cộng sản nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ. Họ chạy theo đồng tiền và cuộc sống huy hoắc, trong khi đời sống nhân dân khốn khổ. Cộng sản không thật tâm xây dựng đất nước, xây dựng giáo dục. Lãnh tụ cộng sản lo làm giàu thì bọn đàn em cũng ra sức chụp dựt trong cảnh chợ chiều. Dùng mánh mung mà kiếm tiền bạc thì tốt hơn là đem sức ra học hành như thời quân chủ và tư bản. Do đó nạn mua bán bằng cấp, nạn bằng cấp giả tràn đầy. Một Việt Nam đã có hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ giả.
Đường lối cộng sản trái ngược với chế độ quân chủ và tư bản vì hai chế độ này dẫu sao trên nguyên tắc là tôn trọng quốc gia, tôn trọng nhân quyền. Họ coi quốc gia là của các tầng lớp nhân dân, và họ dùng con người theo tiêu chuẩn tài đức chứ không theo thành phần công nông như cộng sản. Vì vậy, trong chế độ quân chủ nước ta, những học sinh nghèo đã đỗ cử nhân, tiến sĩ và họ đã đem tài ra giúp nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. .. Và tại nước ta, thời thực dân Pháp cai trị, nhân dân ta dù là gia đình bình thường mà cũng cho con sang Pháp học và đỗ tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Rõ ràng là hai chế độ quân chủ và tư bản có đường lối sáng suốt hơn chủ nghĩa cộng sản.
IV. ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG SẢN
Chúng ta có thể thấy rõ những tính chất đặc thù của nền giáo dục Việt Nam.
1. Giáo dục ngu dân:
-Việc chọn lựa thành phần và phe đảng làm cho giáo dục ngày càng thấp kém. Thầy ngu, dạy trò ngu tạo thành một sự xuống thang trong nền giáo dục ViệNam.
-Việc đóng cửa và thù hận tư bản đã ngăn cản việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do đó Việt Nam không bắt kịp văn minh quốc tế.
-Việc giáo dục nhằm tuyên truyền. Cộng sản xuyên tạc lịch sử, chỉ dạy thời cộng sản, văn chương của Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Như vậy là làm sai lạc sự thực, hạn chế kiến thức.
-Cộng sản biến toán học, khoa học, văn chương, sử học thành chính trị tuyên truyền làm cho học sinh mất hứng học tập, nhất là môn văn, sử.
-Cộng sản nhằm nhồi sọ, tuyên truyền. Trẻ con chỉ ca hát ca tụng lãnh tụ. Từ Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam, cộng sản đều mắc bệnh tôn sùng cá nhân lãnh tụ. Cấp hai, cấp ba và đai học phải học Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố HỮu và Marx Lenin toàn là những điều vô ích cho việc xây dựng đất nước và xây dựng bản thân.
-Việc cấm đoán các nguồn tư tưởng làm cho sinh viên học sinh như con ngựa đã che mắt, không có khả năng lý luận và óc sáng tạo. Giáo dục cộng sản nhắm biến con người thành con vẹt, thành nô lệ của cộng sản.
2. Giáo dục vô đạo lý:
Cộng sản phá bỏ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Cộng sản bắt nhân dân coi lãnh tụ như thánh thần, đảng cộng sản như cha mẹ (Trung với đảng, hiếu với dân). Cộng sản bài trừ thần thánh mà tạo nên những thần linh mới là Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám, Kim Đồng, NGuyễn Văn Trỗi. . .Nặng hơn hết, cộng sản bắt con tố cha, vợ tố chồng , học trò giết thầy đảo ngược cương thường, Và trong chế độ cộng sản, học trò làm mật thám theo dõi thầy, báo cáo thầy giáo, trẻ con và người lớn chửi thề ,nói tục thành phổ biến.
Cộng sản dùng người ngu dốt và bọn trộm cướp trong các cơ quan, chúng lại không có pháp luật công chính cho nên bọn lãnh đạo mặc sức bán nước, buôn dân và ăn cắp của công. Về giáo dục, vì tình trạng pháp luật bất công, chính quyền thối nát đã gây ra việc bằng giả, mua bán bằng cấp công khai. Đồng tiền đã trở thành ngôi vị chủ tể. Các thực tài và đạo đức đã bị xóa sổ trong chế độ cộng sản.
Chế độ quân chủ Việt Nam theo triết lý Nho, Lão Phật bị cộng sản chỉ trích là mê tín, lạc hậu. Nhưng so với cộng sản, Nho, Lão, Phật tốt hơn nhiều. Các tôn giáo đều tin có linh hồn tồn tại, tin có quả báo thiện ác và chủ trương từ bi bác ái. Dẫu sao , các tôn gíáo và triết học trên không gây ra cuộc chiến tranh và giết hàng triệu đồng bào như cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Khmer. Nho Lão Phật đã tạo ra những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những tấm gương sáng trong khi cộng sản tạo ra những quỷ sa tăng như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pon Pot. . .Dù Nho Lão Phật cũng có kẻ gian tham nhưng sự gian tham tương đối ít hơn chế độ cộng sản là nơi ăn cắp, ăn cướp công khai mà không bị trừng trị . Việc xử lý nội bộ. là một hành vi bao che kẻ phạm pháp và khuyến khích việc tham ô, trộm cướp. Người Âu Mỹ không theo Nho, Lão Phật thì theo Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo và các tôn giáo khác. Họ có tinh thần tự giác cao , có pháp luật công minh và có nền dân chủ thật sự cho nên người dân được hưởng mọi thứ tự do, không bị bóc lột và lừa đảo như trong chế độ cộng sản. Do đó mà giáo dục tiến bộ, khoa học, kỹ thuật phát triển.
3. Giáo dục hình thức
Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa hình thức, hay nói đúng hơn là một chủ nghĩa gian xảo, bịp bợm. Đó là trò dân chủ giả hiệu, độc lập, và tự do giả hiệu. Có thể ban đầu họ có lý tưởng tự do, dân chủ và công bằng xã hội, nhưng đi vào thực tế khó khăn thất bại nên họ phải thay đổi tư duy. Có thể ngay tự đầu, cộng sản chỉ là trò gian xảo. Vì mục đích cướp của mà cộng sản phải giết người. Dù thế nào đi nữa, nay cộng sản đã hiện nguyên hình bán nước hại dân, giết người cướp của. Trước đây, chúng hô hào bãi bỏ tư sản nay chúng bán nước, cướp tài sản nhân dân mà thành tư bản đỏ. Trước đây chúng khinh miệt trí thức đề cao vô sản nay chúng lại ham chuộng bằng cấp. Quân chủ và tư bản chuộng bằng thật còn cộng sản chuộng bằng giả. Đó là kết quả một nền giáo dục ngu dân và xảo quyệt của cộng sản. Ta cũng có thể nói giáo dục cộng sản đã thất bại. Càng chủ trương xoá bỏ tư hữu thì óc tư hữu lên cao; càng hô hào dân chủ thì đàn áp dân chúng công khai; càng tuyên bố đạo đức thì đạo đức băng hoại, càng khoe khoang khoa học thì mê tín dị đoan bùng nổ. Quan trọng nhất là Marx hứa hẹn chủ nghĩa cộng sản sung sướng, tiến bộ gấp năm gấp mười tư bản thì kết cuộc nơi nào có cộng sản là nơi đó nghèo đói. Nay cộng sản lại phải ngửa tay xin đồng tiền tư bản . Rõ ràng chủ nghĩa cộng sản thất bại, giáo dục cộng sản suy sụp.
Không những người quốc gia đã chống đối cộng sản mà người văn nghệ sĩ sống trong nôi cộng sản cũng đã phát biểu rất nhiều về chế độ, con người và nền giáo dục Cộng sản Việt Nam. Cậu Luân, một nhân vật trong Cam tâm của Phạm Thị Hoài phát biểu:
Bọn trí thức thích văn hóa đặc tuyển thì sống đời hạ lưu bần tiện. Bọn trưởng giả thích phong lưu thì ô trọc. Bọn cung đình thích quý tộc thì tỉnh lẻ ngơ ngáo. Bọn thanh niên thích tân tiến thì trốn ra nước ngoài .. .
Dương Thu Hương trong Bên Kia Bờ Ảo Vọng có đoạn viết về một nhân vật lãnh đạo tiêu biểu cho tầng lớp lãnh đạo ngu dốt :
Với ảo vọng trở thành ngọn cờ đầu cho cả nước, ông ta bắt tay vào thực hiện một loạt các công trình sản xuất, xây dựng lại hệ thống thủy lợi, quy hoạch lại ruộng đồng và các công trình kiến thiết cơ bản. Việc cấu trúc nền kinh tế bao giờ cũng là việc hệ trọng nhất của một xứ sở hay một quốc gia. Lẽ ra nó phải đuợc giao cho những bộ óc vĩ đại, đầy đủ kiến thức khoa học và kinh nghiệm xã hội. Nhưng ông bí thư huyện ủy kia chỉ mới học qua bậc tiểu học. Với một kiến thức như thế, lẽ ra ông ấy chỉ nên làm thủ lĩnh một gia đình gồm một bà vợ và bảy tám đứa con, thiết lập nền kinh tế trên hai mẫu ruộng với vài sào vườn chứ không thể tổ chức đời sống cho hàng triệu con người trên một địa dư phức tạp. Tham vọng lớn, quyền hành trong tay, đương nhiên ông ta sẽ đưa ra những công trình phiêu lưu, những kế hoạch cảm tính không có cơ sở khoa học bảo đảm. Ông ta bắt dân chặt rừng thông để trồng lúa. Nơi xưa kia trồng lúa, ông buộc họ trồng mầu. Năm vạn người được huy động làm một công trình thủy lợi mà sau đó, những cánh đồng đã thuần hóa trở nên khô cạn, đất nứt lọt chân trâu. Những cánh đồng khác lại chìm trong nước úng. Thật là khủng khiếp khi tham vọng và quyền lực được đặt vào một bộ óc tối tăm. Lúc đó sự tàn phá sẽ xảy ra, trên một bề rộng và trong một chiều sâu mà sự hủy diệt của đạn bom cũng không sánh nổi (41-42).
Và bà Dương Thu Hương đã trả lời Little Saigon Radio năm 2001 như sau:
Tất cả những lời lẽ của giới lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa dối trá. Bản thân họ biết sự dối trá đó. Tất cả những kẻ mở mồm nói Xã hội chủ nghĩa thì con cái chúng đều buôn bán, đều làm mọi cách tận thu, tận dụng, ăn cắp thật là nhiều tiền, và trở thành những thằng tư bản. Chúng nó phát huy tối đa khả năng ăn cắp, ăn cướp, biến tất cả tiền tài, của cải của nhân dân trở thành vốn liếng riêng của chúng nó, hoặc là gửi tiền ra nước ngoài để sau này họ chuồn . . Còn về Xã hội chủ nghĩa thì những người nào không ngu lắm thì họ cũng điều biết rằng chủ nghĩa này chỉ là câu nói đầu lưỡi.
Nguyễn Huy Thiệp cũng phê bình một số trí thức qua lời nhân vật Triệu trong Những bài học nông thôn:
Tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào; nó vừa phản động vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với người bình dân.
Trong Tuổi hai mươi yêu dấu, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp viết về nhà trường xã hội chủ nghĩa như sau:
Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!
IV. BIỆN PHÁP CHẤN HƯNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Muốn xây dựng một nền giáo dục, chúng ta cần có những điều kiện sau:
-Một lý thuyết căn bản
-Những lãnh đạo tài đức
-Những môi trường thuận lợi
1. -Một lý thuyết căn bản
Những điều trình bày ở trên cho thấy tư tưởng Marx đã gieo tai họa cho giáo dục. Ta có thể nói chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa tiêu diệt giáo dục, do đó cần phải triệt tiêu chủ nghĩa cộng sản, diệt trừ đấu tranh giai cấp, diệt trừ thù hận. Việc này cũng như một bác sĩ thấy có mầm ung thư thì phải cắt bỏ ung thư Không thể để ung bướu tồn tại trong khi dùng thuốc trị bệnh. Cũng vậy, muốn ngô khoai tốt thì phải nhổ cỏ dại. Không thể cho cỏ dại tồn tại với hoa màu.
Qua những điều trình bày ở trên, quan điểm của quân chủ và tư bản có thể làm căn bản cho giáo dục. Trong lý thuyết căn bản, có thể có nhiều điểm, nhưng tựu trung, ta có thể chấp nhận những tư tưởng sau:
-Dân tộc : đề cao ý thức dân tộc, tinh thần quốc gia, triệt tiêu tư tưởng đấu tranh giai cấp.
-Khoa học: học tập và phát huy khoa học, đem khoa học áp dụng vào đời sống nhân dân để nâng cao đời sống nhân dân..
-Khai phóng: thâu nhận tinh hoa thế giới, đón nhận các luồng tư tưởng và trào lưu mới có giá trị và ích lợi cho quốc gia, dân tộc.
2. Những lãnh đạo tài đức
Chủ nghĩa cộng sản đã tạo cơ hội cho cỏ mọc rậm rạp trong vườn hoang. Những cán bộ cộng sản từ trên xuống dưới phần lớn vô tài vô đức. Do đó, những lãnh đạo và bè lũ này phải bị triệt tiêu như là quét sạch những đống rác trước khi xây dựng một cơ sở mới. Không thể xây dựng một nền giáo dục tốt khi còn có đảng cộng sản và những bọn tham ô, nhũng lạm cầm đầu hoặc ở trong chính quyền.
3. Những môi trường thuận lợi
Giáo dục không phải chỉ ở đại học, không phải chỉ ở trường học mà gia đình và xã hội là những môi trường cần thiết cho giáo dục phát triển. Trong gia đình, cha vô học, tàn ác, tham nhũng mà có địa vị cao thì con cái của họ cũng trờ thành những kẻ tham quan nhũng lại hoặc kẻ lạm dùng quyền thế, cướp bóc dân chúng, hãm hiếp phụ nữ như con các quan lớn trong chế độ cộng sàn. Trong xã hội nếu có nhiều kẻ không học mà được bằng cấp, được địa vị cao, và những kẻ cướp đất nhân dân hay bằng nhiều cách làm giàu phi pháp mà không bị trừng trị thì có ảnh hưởng đến tinh thần học tập của thanh thiếu niên. Do đó môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục.Do đó, chúng ta phải tạo dựng những môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.
-Phải có tự do, trong đó có tự do giáo dục: tư nhhân có quyền mở trường tư, giáo viên, giáo sư được tự do giảng dạy, tự do in sách giáo khoa . Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đại học tư nhưng vẫn là do bàn tay cộng sản nắm quyền, và hiện nay giáo sư, giáo viên chỉ được dạy theo giáo án nhà nước dù cho giáo khoa sai lầm.
-Phải có một chế độ dân chủ thực sự. Chế độ cộng sản là dân chủ giả mạo. Bầu cử Việt Nam là xảo trá, quốc hội là bù nhìn. Khi còn độc tài thì giáo dục không phát triển.
-Phải có tự do đảng phái, tư do tôn giáo và tự do ngôn luận. Những thứ tự do này rất cần cho sinh hoạt nhân dân đồng thời là những nguồn bổ túc, bảo đảm cho việc xây dựng giáo dục,
-Phải có một nền pháp luật công minh., bảo đảm quyền lợi nhân dân, trừng trị bọn tham quan ô lại và bọn làm ăn phi pháp. Có như vậy mới bảo đảm quyền lợI quốc gia và con người, trong đó nền giáo dục mới được trong sạch và phát triển.
-Phải có một chính thể tốt đẹp để có một nền giáo dục tốt đẹp. Một chính thể tham nhũng, độc tài như chính thể cộng sản thì không có ngườI tài đức vì trong mọi ngành, bọn Mafia thống trị. Ông hiệu trưởng không thể từ chối nâng điểm cho con ông tỉnh ủy, ông giám đốc khó lòng phủ nhận việc thâu nhận viên kỹ sư ngu dốt con ông bộ trưởng. Dưới chính thể quân chủ và tư bản, ai học chăm, thi đỗ là có địa vụ, có đủ y thực, do đó việc học trở thành sự đầu tư chính đáng của con người. Việc tham ô, nhũng lạm của cộng sản đã đưa bè cánh vào trong chánh quyền, do đó việc học trở thành vô mục đich.
Chế độ quân chủ đặt ra mục tiêu giáo dục là tài tài và đức. Chính thể tư bản đặt ra tiêu chuẩn đức dục, trí dục và thể dục. Điểm chung của hai thể chế là tài đức trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên” nghĩa là phủ nhận tài và đức. Đây là ý thức hệ tiêu diệt giáo dục, đối kháng giáo dục.
Ngày nay, người cộng sản ngõ ý nhờ Mỹ đào tạo các tiến sĩ. Người Mỹ đã chấp nhận. Trước đây, thời đệ nhị thế chiến và thời chiến tranh lạnh, Mỹ đã đào tạo hàng trăm , hàng ngàn tiến sĩ sau này trở thành những bác học nguyên tử của Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam cũng đề nghị Mỹ mở viện Đại Học tại Việt Nam. Cộng sản Việt Nam muốn vòi tiền Mỹ hay muốn chơi trò đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ? Dù Mỹ chấp nhận điều này, dù Mỹ đào tạo các tiến sĩ thì cũng chỉ nhắm đào tạo kỹ thuật gia chiến tranh nhằm tăng cường sức mạnh cho chế độ, để kìm kẹp, khủng bố nhân dân. Khoa học Mỹ không cải tạo được cái tâm tàn bạo và gian tham của con người cộng sản. Khoa học Mỹ không trừ được nạn bằng cấp giả, nạn cướp đất của nhân dân và bán giang sơn cho Trung Quốc. Trung Quốc đã nhờ đồng tiền Mỹ mà lớn mạnh, họ quay sang cướp thị trường của Mỹ, và đe dọa nền hòa bình thế giới. Trung Quốc thu lợI về đất đai và kinh tế của Việt Nam trong khi Mỹ xuất tiền làm giàu cho cộng sản Việt Nam ư ? Lẽ nào kẻ ăn ốc, ngườI đổ vỏ ?
IV. KẾT LUẬN
Muốn cải tạo giáo dục Việt Nam thì phải cải tạo triệt để, trọng tâm là loại trừ chủ nghĩa cộng sản. Nếu không, tất cả chỉ là vá víu, vô hiệu quả.
Nguyễn Thiên Thụ
TIN TỨC GIÁO DỤC VIỆT NAM- MỸ
ĐỀ ÁN CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐẠI SỨ MICHALAK
Tháng 4-2008
1. Tóm tắt: Hệ thống giáo dục Việt Nam đang bị khủng hoảng, và sự thiếu sót tài nguyên nhân lực có phẩm chất là một trong các yếu tố lớn nhất hạn chế sự phát triển kinh tế và phát triển của Việt Nam. Các viên chức cao cấp Việt Nam, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ý thức thử thách này, và đã thẳng thắn yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc thay đổi cách Việt Nam giáo dục dân chúng. Dời đổi từ hệ thống thất bại ngày nay, được bảo vệ bởi phần lớn tầng lớp các nhà giáo dục thiếu phẩm chất và cố chấp, bảo thủ, sẽ không dễ dàng, nhưng Mỹ có cơ hội độc nhất để tạo một khác biệt lớn và lưu dấu tích trên hệ thống giáo dục Việt Nam trong tương lai. Để bắt đầu, Thủ Tướng Dũng đã đề nghị rằng Việt Nam xây cất một Viện Đại Học Mỹ "bằng gạch và xi-măng cụ thể" [1], trong đó Mỹ cung cấp Viện Trưởng, cùng ban tham mưu giảng dạy và quản trị then chốt. Ông cũng yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc tung ra các nghiên cứu Ph.D tại Mỹ cho ít nhất 2,500 thanh niên Việt Nam, trên căn bản rằng các thanh niên nam nữ này sẽ trở về nước như là cốt lõi cho thành phần tinh hoa đại học và chính trị của quốc gia trong các thập niên sắp tới. Nhiều sinh viên này sẽ được Việt Nam tài trợ.
2. Tôi tin rằng việc đáp ứng tích cực các yêu cầu trên, có thể là trong sự liên kết với buổi hội họp mùa Hè này giữa Tổng Thống Bush và Thủ Tướng, rõ ràng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong đáp ứng lời kêu gọi của Việt Nam, chúng ta sẽ bảo đảm rằng không chỉ hàng chục triệu sinh viên, học sinh Việt Nam, mà còn cả cha mẹ - bị ám ảnh về nền giáo dục - sẽ thấy Mỹ như là một người bạn then chốt cho tương lai cá nhân và tập thể của họ. Mỹ được xem là "tiêu chuẩn thế giới" mà Việt Nam cố gắng vươn tới. Sự tham dự tích cực bây giờ sẽ tạo cơ hội cho Sứ quán ảnh hưởng cả thái độ của người Việt Nam về Mỹ, lẫn hỗ trợ ngay trong nước cho một chính phủ dân chủ. Sử dụng tài nguyên sẵn có, chúng ta đã tham gia trong nhiều chương trình và đề án để giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam. Bổ sung nguồn trợ giúp ngoại quốc mới lúc này và yểm trợ tạo nên một chiến lược rộng khắp cho các mối quan hệ cộng tác sẽ tối đa hóa ảnh hưởng của Mỹ vào hệ thống giáo dục Việt Nam và vì thế, tương lai sẽ tạo hình cho xã hội Việt Nam. Các yêu cầu đối với Mỹ, USAID và đề án giáo dục FCS được kê ở đoạn 18. Hết phần Tóm Tắt.
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
-----------------------------
3. Việt Nam đang đối diện với khủng hoảng trong hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp gây tổn thương cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Các viên chức thiếu huấn luyện trong quản trị giáo dục, giáo chức được huấn luyện tồi tệ và bị trả lương thấp, và nạn tham nhũng gây khó khăn cho hệ thống ở mọi tầng lớp. Ngoài ra, các cơ hội giáo dục cao hơn bị hạn chế bởi vì hệ thống chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ người xin nhập học. Năm 2007, các đại học Việt Nam chỉ có chỗ cho 300,000 sinh viên trong tổng số 1.8 triệu ứng viên thi vào đại học. Một thống kê làm bực bội các chuyên viên là mặc dù số sinh viên đại học tăng gấp đôi so với năm 1990, số giáo sư trong thực tế vẫn không đổi. Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, ngay cả với sự gia tăng này, Việt Nam sắp vào hạng chót trong tỷ lệ sinh viên được nhập đại học, chỉ có 10% ở bậc đại học, so với Trung quốc 15%, Thái Lan 41%, và Nam Hàn 89%. Ngay cả các sinh viên may mắn được vào đại học chạm trán với một hệ thống mà trong đó, giảng viên bị trả lương chặt chẽ theo một hệ thống căn cứ trên từng lớp hoặc từng công tác, không có cơ chế hữu hiệu đối với việc bảo đảm phẩm chất giảng dạy. Bằng Ph.D được mua, và việc phong bổ giáo sư là một diễn trình hành chính quan liêu, không phải là một vinh dự liên quan đến nghề dạy học.
4. Tệ hơn nữa, nạn tham nhũng lan tràn qua hệ thống như bịnh ung thư. Giới giáo chức và quản trị lãnh lương thấp kém đi mua chức vị, rồi tống tiền cha mẹ học sinh, là những người đã trả lệ phí nhập học, rồi trả thêm nữa để giáo sư cho điểm con em mình. Cho đến nay, gian lận bài thi toàn quốc được dẫn dắt bởi giáo sư là phổ biến, đặc biệt khi e rằng kết quả xấu sẽ phản ảnh tệ hại trên "hệ thống." Có thể tiên đoán Việt Nam rơi tuột phía sau các nước lân cận trong việc đào tạo kiến thức và cải cách (đổi mới). Năm 2006, hai đại học danh tiếng nhất của Hà Nội - Đại Học Quốc Gia Việt Nam và Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội - chỉ cho ra có 34 ấn bản khoa học, so với 4,556 ấn bản ở Đại Học Quốc Gia Seoul và gần 3,000 ấn bản ở Đại Học Bắc Kinh. Việt Nam cũng hạng thấp trong một cách đo lường khác về khả năng cải cách, số bằng ứng dụng, chỉ nộp có hai bằng ứng dụng trong năm 2006 so với 40,000 ở Trung quốc.
5. Các thất bại trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng do các đại học không thể đào tạo các quản trị gia có trải qua huấn luyện và các nhân viên có khả năng mà nền kinh tế hiện đại hóa của Việt Nam cần đến. Sự thiếu sót nguồn nhân lực có phẩm chất là yếu tố lớn nhất và duy nhất hạn chế sự lớn mạnh kinh tế và phát triển trong tương lai, một sự kiện được Chủ Tịch thành phố Hồ Chí Minh lặp lại trong buổi họp ngày 17-4-2008 với Bộ Trưởng HHS Leavitt. Để trích dẫn thí dụ về sự thiếu sót này, một công ty kỹ thuật cao của Mỹ phỏng vấn 2,000 sinh viên mới tốt nghiệp, tất cả được xem là thành phần "ưu tú nhất" của Việt Nam, tìm ra rằng chỉ có 40 ứng viên hội đủ điều kiện tối thiểu để tuyển dụng. Tình hình này không phải do chi tiêu cho giáo dục không đủ, chiếm 4.3% GDP, tức Việt Nam chi nhiều hơn Trung quốc, Đại Hàn, Philippines, hay Thái Lan. Đây là điều mỉa mai đáng buồn, khi mà nhiều cha mẹ trong xã hội Khổng giáo này hết lòng hy sinh để bảo đảm rằng con em họ được giáo dục tốt đẹp. Nếu đem tất cả phí tổn ra mà tính, các bậc cha mẹ tại Việt Nam thực sự chi tiêu khá hào phóng để nâng cao học vấn cho con em mình, nhưng kết quả nhỏ đến độ chán nản.
MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------------------------
6. Giới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam ý thức các vấn đề này, và muốn cải thiện hệ thống giáo dục. Người chỉ định của Thủ Tướng Dũng để lãnh đạo thay đổi là Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, kiêm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và là một người nhận học bổng Fulbright. Nhân đã phác họa một chương trình có tham vọng tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc gia và đã bày tỏ sự kém hiệu năng nghiêm trọng của nó. Ưu tiên gồm có việc hoàn tất nền giáo dục phổ thông (với chú trọng vào việc ghi danh các bé gái, người thiểu số và bất hạnh, nhiều người trong nhóm này vẫn còn nằm bên ngoài hệ thống), sửa đổi mới lại các chương trình huấn luyện giáo chức, khảo sát và đại tu chương trình giảng dạy toàn quốc cho tất cả môn học ở mọi trình độ, phát triển một hệ thống thuần nhất, chính thức, và một sách lược thẩm định, thiết lập một đại học hạng nhất, được thế giới thừa nhận và cải thiện tiêu chuẩn phẩm chất đối với giáo sư qua tu nghiệp và cạnh tranh. Ông cũng đã nhấn mạnh sự quan trọng của khả năng ngoại ngữ - đặc biệt là Anh văn - đối với sinh viên, khởi sự thủ đắc ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học, cũng như gia tăng năng lực trong ngành Tin Học. Để thực hiện các thay đổi này, ông cũng nhấn mạnh việc huấn luyện quản trị cho các hiệu trưởng, viện trưởng, và khoa trưởng và đã yêu cầu rằng tài nguyên chính phủ phải được đầu tư nhiều hơn trong các định chế đại học ở mọi trình độ và rằng lương của giáo chức phải được tăng lên một cách đáng kể.
7. Bộ Trưởng Nhân bày tỏ sự cởi mở lần đầu tiên đối với việc tham dự của Mỹ trong việc tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông đề nghị các cải cách dựa trên một số mô hình kiểu Mỹ, kể cả bắt buộc đi học, thiết lập các tiêu chuẩn phẩm chất tối thiểu, sự thừa nhận văn bằng chính thức trên toàn quốc, các chương trình phát triển học trình, và một hệ thống tín chỉ cho giáo dục phổ thông ở trình độ đại học. Thêm vào đó, giới lãnh đạo Đại Học Quốc Gia Việt Nam đã nhận ra mục tiêu hàng đầu của họ là huấn luyện các giáo sư trẻ và viên chức, đặc biệt trong lãnh vực quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và Anh văn. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) đã mô tả các mục tiêu tương tự cho mối quan hệ lãnh đạo tại tất cả trường đại học và trung học. Các viên chức thẳng thắn nói với chúng tôi rằng họ rất muốn việc huấn luyện này xảy ra tại Mỹ.
8. Lấy thí dụ về sự cởi mở của Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cho phép 10 phòng tại 9 đại học áp dụng chương trình Mỹ, gồm có học trình, họa kiểu môn học, tài liệu giảng dạy, và phương pháp giảng dạy nghiêng-về-sinh-viên, với tất cả môn học được dạy bằng tiếng Anh. Thí dụ, Đại Học Cần Thơ rập khuôn chương trình Sinh Vật Phân Tử và Sinh Hóa của Đại Học Tiểu Bang Michigan, và Đại Học Kinh Tế Quốc Gia rập khuôn Phòng Tài Chánh thể theo chương trình của Đại Học Tiểu Bang California, Long Beach. Thêm vào đó, một chương trình Luật mới sẽ mở cửa tại Đại Học Cần Thơ vào mùa Thu này sẽ biểu hiện cho sự từ bỏ có tính chất gốc rễ đối với khuynh hướng học thuộc lòng và thuần túy lý thuyết được sử dụng bởi các trường luật Việt Nam hiện hữu, bằng cách áp dụng khuynh hướng nghiên cứu theo từng trường hợp (điển cứu) rất phổ biến ở hầu hết các trường luật Tây phương. Chương trình luật Cần Thơ sẽ tồn tại, cám ơn cho ba năm cố gắng liên tục của một giáo sư có văn bằng từ cả Harvard lẫn một đại học tại Netherlands. Một cải cách khác là Đại Học Quốc Gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCMC), đã mở "Đại Học Quốc Tế" mà phương tiện tiêu chuẩn để giảng dạy là tiếng Anh và tất cả môn học chính đều căn cứ theo kiểu mẫu Mỹ, Úc và các nước Tây phương khác. VNU-HCMC tuyển dụng nhiều kiều bào (kể cả Mỹ) vốn là giáo sư đại học bên cạnh các giáo sư Việt Nam có bằng từ ngoại quốc.
VIỆT NAM TÌM KIẾM HỖ TRỢ TỪ NGOẠI QUỐC
---------------------------------------------------
9. Việt Nam đối diện với khoản thâm thủng có thể là $100 triệu mỗi năm để tài trợ các kế hoạch giáo dục, và đang cố gắng khóa lỗ hổng này bằng cách tìm kiếm hỗ trợ quốc tế để chi trả và giúp thực hiện cải cách. Trong buổi họp mới đây với Đại Sứ Michalak, Phó Thủ Tướng Nhân đặc biệt yêu cầu sự hỗ trợ của USG trong hai lãnh vực then chốt, mà ông nói rằng sẽ có tác động lớn trên mối quan hệ Mỹ-Việt Nam:
-Việc xây dựng một đại học Mỹ tại Việt Nam; và,
-Từ nay đến năm 2020, huấn luyện tại Mỹ cho 2,500 Ph.D. người Việt Nam.
10. Đại Học Mỹ sẽ hoàn toàn là Mỹ, với sự quản trị, học trình, phương pháp giảng dạy và kiểu cách giảng dạy của Mỹ. Các giáo sư Mỹ sẽ nhận diện loại trang thiết bị nào cần thiết và giám sát tất cả các quyết định về quản trị và giảng dạy để bảo đảm rằng đại học hội đủ các tiêu chuẩn Mỹ. Chủ Tịch của viện đại học sẽ là người Mỹ trong 10 năm đầu tiên, và tất cả môn học sẽ được dạy bằng tiếng Anh. Ở khả năng tối đa, đại học sẽ chấp nhận từ 5,000 đến 10,000 sinh viên mỗi năm, và sẽ chuyên môn hóa trong một số lãnh vực (có thể là bảy), bao gồm ngành quản trị công cộng và kinh doanh và kỹ thuật sinh vật. Trong kế hoạch này, mỗi lãnh vực hay phân khoa sẽ được sắp đặt bởi một đại học Mỹ khác. Để tạo ra một Đại Học Mỹ, Ông Bộ Trưởng nói rằng chính phủ Việt Nam sẽ vay mượn $100 triệu để tài trợ cho việc mua đất, xây cất các kiến trúc, và trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm. Ông trông vào Mỹ để tuyển dụng và tài trợ nhân viên quản trị và giảng dạy trong 10 năm đầu tiên. Trong kế hoạch của ông, 80% ban giáo sư sẽ là người Mỹ khi đại học mở cửa, với tỷ lệ giảm xuống còn 20% vào năm thứ 10 vì người Việt Nam chấm dứt việc huấn luyện có phẩm chất. Phác thảo dự trù chi phí cho nhân sự Mỹ là $100 triệu cho 10 năm.
11. Huấn luyện 2,500 Ph.D. người Việt Nam tại Mỹ là một phần trong kế hoạch lớn hơn để huấn luyện 20,000 Ph.D., một nửa trong nước và một nửa ngoài nước. Mỹ, qua Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation VEF), hiện đang tài trợ nghiên cứu cho khoảng 70 Ph.D. mỗi năm, nhưng chỉ trong lãnh vực thuần túy khoa học. Vì thế Việt Nam yêu cầu trợ giúp của Mỹ trong việc tạo ra một hệ thống để nhận ra các trường học Mỹ và bảo đảm các việc giảm giá phí hoặc tìm nguồn tài trợ cho thêm 160 ứng viên Tiến Sĩ mỗi năm để đáp ứng mục tiêu tham vọng này. Các chương trình Việt Nam hiện nay sẽ tài trợ phần nào hoặc trọn bộ giá phí cho một số sinh viên.
ĐỀ ÁN GIÁO DỤC CỦA SỨ QUÁN
-----------------------------
12. Thời gian đã chín mùi để khai triển lớn các chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam. Các lãnh đạo và dân chúng Việt Nam đồng ý rằng cải cách giáo dục là tối quan trọng cho sự phát triển liên tục của quốc gia, họ xem hệ thống Mỹ là tốt nhất thế giới, chính phủ sẵn sàng nhận trợ giúp của Mỹ, và cả các đại học Mỹ và Việt Nam đều nôn nóng đào sâu thêm quan hệ cộng tác. Sự thành công sẽ trả giá bằng cả lợi ích ngắn hạn lẫn lâu dài cho mối quan hệ song phương, khi chúng ta mô phỏng - trong lãnh vực giáo dục - tác động sâu sắc mà trợ giúp được nhắm đến một cách chặt chẽ có trong việc cải cách hệ thống quản trị kinh tế của Việt Nam.
13. Có những trở ngại cần vượt qua. Trong khi giới lãnh đạo cao nhất hỗ trợ mạnh mẽ cho một cuộc cải cách giáo dục đến tận gốc rễ, thì có những người trong Chính Phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Communist Party of Vietnam CPV) sợ rằng sự cởi mở và tự do trao đổi tư tưởng là một bộ phận trọn vẹn của bất cứ hệ thống giáo dục nào có tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên, nếu giả sử phản kháng này phải được vượt qua thì không có cách nào hay hơn bằng qua giáo dục. Một trở ngại khác, hiện đang làm điêu đứng Phó Thủ Tướng Nhân, là việc đấu tranh chống lại các lợi ích đã được trao cho giới quản trị và giáo sư hiện tại, lợi ích mạnh nhất đối với những người đã mua chức vị với lời hứa thu lại và sẽ không bị êm ả sa thải. Nói một cách thẳng thắn, đây là lý do then chốt tại sao Phó Thủ Tướng kêu gọi đến một Đại Học Mỹ và các Tiến sĩ được Mỹ huấn luyện. Đối phó với sự phản kháng hung hãn, chiến lược của ông là sắp đặt song song các hệ thống tốt nhất để chứng minh rằng có sự phá sản trong giới lãnh đạo trường học ngày nay. Một di sản bất hạnh khác của tinh thần kế hoạch tập trung là các đại học có khuynh hướng chỉ thẩm định thành quả căn cứ trên số lượng thay vì phẩm chất. Hiện nay, có bao nhiêu bài giảng được căn cứ để trả tiền và thăng thưởng các giảng viên, không dựa trên phẩm chất của kinh nghiệm giảng dạy.
14. Thêm vào đó, người ta có thể tranh luận rằng các mục tiêu của Phó Thủ Tướng về việc huấn luyện Ph.D là có dụng ý tốt nhưng lầm lẫn. Một chương trình đào tạo ít Ph.D. hơn nhưng cho nhiều người có bằng M.A. và M.S. có thể tạo ra một tác động khổ cỡ hơn, với nhiều giáo sư hơn để nhắm vào trình độ mà Việt Nam cần nhất. Trong khi Việt Nam tất nhiên sẽ cần đi vào các sưu tầm và nghiên cứu tiên tiến, hệ thống giáo dục quá tệ ngày nay mà chúng ta tin rằng mục tiêu 10 năm nên là cải cách hệ thống để nó trở nên có khả năng đào tạo ứng viên mà sẽ đương nhiên trở thành tầng lớp các nhà phát minh và cải cách. Một bằng Cao Học là đúng ngay vào trình độ để giảng dạy kỹ thuật, tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, kế toán, nông nghiệp và nhiều môn học khác. Một giảng viên với bằng Cao Học của Mỹ và việc hiểu biết về sự quan trọng của tự do suy nghĩ và tham gia của sinh viên vào giáo dục sẽ thể hiện một cải thiện sâu sắc qua hầu hết các nhóm giáo sư Việt Nam. Một khi Việt Nam có một tập hợp lớn các người tốt nghiệp trên căn bản được huấn luyện chu đáo thì việc di chuyển vào nghiên cứu sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
15. Tuy thế, các rào cản và tranh luận có thể được vượt qua hoặc sửa đổi khi thực hiện với giả sử sự hỗ trợ nhắm đến là đúng. Điều quan trọng là chúng ta nắm cơ hội ngày hôm nay, và khai thác cả các yêu cầu của Phó Thủ Tướng lẫn sự ngưỡng mộ tổng quát của người Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ. Nếu chúng ta đi qua cánh cửa mở này, với hỗ trợ rõ ràng của các lãnh đạo, chúng ta sẽ tham gia trong một cơ hội độc nhất để ảnh hưởng sâu đậm vào hệ thống giáo dục của Việt Nam. Qua các chương trình của riêng chúng ta, và bằng cách tìm kiếm để phát triển mối quan hệ cộng tác công và tư, chúng ta có thể đi xa hơn các mục tiêu của Sứ quán bằng cách giúp viên chức Việt Nam và định chế giáo dục đạt được các mục tiêu sau đây:
-Đưa học trình Mỹ vào các lãnh vực khác nhau;
-thực hiện kiểu cách giảng dạy Mỹ, trong đó nhấn mạnh ý nghĩ sáng tạo, việc giải quyết vấn đề, và khả năng lãnh đạo thay vì cách học thuộc lòng;
-gia tăng kiến thức về Mỹ và định chế Mỹ qua các lớp có hướng quốc tế hóa và trong các môn học nghiên cứu Mỹ;
-cải tiến sự giảng dạy tiếng Anh, do đó khiến sinh viên sở đắc tin tức về Mỹ và một thế giới rộng hơn cho riêng họ;
-khuyến khích nghiên cứu tại Mỹ, qua đó cung cấp cho các nhà lãnh đạo trong tương lai kinh nghiệm trực tiếp ngay từ gốc về xã hội và giá trị Mỹ;
-mở rộng và đào sâu cộng tác với các đại học, công ty Mỹ, và NGOs; và,
-sở đắc việc huấn luyện mà họ cần trong việc quản trị giáo dục.
16. Để hiểu rõ hơn và làm dễ dàng cho các cố gắng giáo dục Mỹ hiện nay, Đại sứ Michalak triệu tập một Hội Nghị Giáo Dục ở Hà Nội vào ngày 24-25 tháng 1-2008. Sự kiện phá vỡ nền tảng này đã mang gần 200 người Mỹ đóng cọc trong các cố gắng cải cách giáo dục của Việt Nam - kể cả hơn 100 đại học Mỹ, công ty Mỹ và NGOs với các chương trình giáo dục quan trọng - để chia sẻ tin tức về hoạt động và thử thách của họ và để bàn thảo làm thế nào để sự cộng tác có thể giúp tất cả các phía nhận thức có hiệu quả hơn về các mục tiêu giáo dục. Hội Nghị cũng khiến Sứ quán tăng thêm kiến thức về sự dồi dào của hoạt động giáo dục của các tổ chức công và tư của Mỹ, và nhờ vậy mà hoạch định một sách lược hữu hiệu và toàn diện để gia tăng ảnh hưởng Mỹ vào khu vực giáo dục đang thay đổi nhanh chóng của Việt Nam. Chúng ta cũng xác nhận rằng, trong việc phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ, chúng ta cũng có thể đáp ứng các yêu cầu trợ giúp giáo dục Mỹ của lãnh đạo Việt Nam. Một hội nghị thứ hai, dự định đầu năm tài chính 2009, được phác họa để hòa hợp các nhà giáo dục Việt Nam và Mỹ. Trong khi làm như thế, sẽ hỗ trợ trực tiếp một chương trình Phục Vụ Thương Mại Ngoại Quốc để khuyến khích các liên kết chương trình kỹ thuật tin học giữa đại học Việt Nam và Mỹ.
17. Sử dụng tài nguyên sẵn có và thêm tin tức thu nhận từ Hội Nghị Giáo Dục, sách lược giáo dục của Sứ quán gồm các phần sau đây:
-Chương trình Fulbright ở Việt Nam: Mỗi năm, chương trình gửi khoảng 25 sinh viên ưu tú đến Mỹ để học bậc Cao Học trong nhiều lãnh vực, kể cả Quản Trị Giáo Dục Cao Cấp, và gửi 10 giáo sư giảng dạy lâu năm đến Mỹ để nghiên cứu cải thiện phẩm chất giảng dạy. Ngoài ra, vài chương trình Fulbright khác xếp chỗ tại các đại học Việt Nam cho 20 giáo sư và nhà sưu khảo Mỹ đối với các chương trình duyệt xét lại học trình, sắp đặt các môn học mới và văn bằng, và huấn luyện ban quản trị và giảng huấn. Để mở rộng Chương Trình Fulbright, Sứ quán trông tìm đóng góp ban đầu từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET), và cũng sắp tung ra cuộc vận động để bảo đảm chắc chắn tặng dữ từ các công ty Mỹ hoạt động trong Việt Nam nhằm khuếch trương nỗ lực quan trọng nhất này. (Sứ quán đang làm việc với Văn Phòng Fulbright và các văn phòng khác để bảo đảm rằng Sứ quán tuân thủ tất cả luật lệ mâu-thuẫn-lợi-ích - conflict-of-interest regulations.)
-Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF): VEF hiện đang tài trợ khoảng 70 Ph.D. mỗi năm. Sứ quán đang khai phá đường hướng để mở rộng phạm vi của chương trình này, cả tài trợ lẫn các lãnh vực nghiên cứu do Sứ quán yểm trợ.
-Huấn luyện tiếng Anh cho giáo sư: nếu có giáo sư giỏi hơn thì sẽ mở rộng khối sinh viên có khả năng học hỏi ở Mỹ và gia tăng phẩm chất chung về giảng dạy bằng tiếng Anh, mà hiện nay là rất kém. Căn cứ trên các cố gắng đáng kể hiện nay của Sứ quán trong lãnh vực này qua sử dụng English Language Fellows (ELF) và các chương trình liên quan đến Regional English Language Officer (RELO) ở Bangkok, Sứ quán đã yêu cầu và nhận được tài trợ ECA cho 10 người thuộc chương trình Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), sẽ bắt đầu công việc ở 10 đại học vào tháng 9-2008 trong thời gian một năm. Sứ quán cũng đang làm việc với các giáo sư và viên chức then chốt Việt Nam để thúc đẩy cho việc thành lập VietTESOL, qua đó sẽ cung cấp sự huấn luyện chuyên nghiệp cho các giáo sư Việt Nam dạy tiếng Anh.
-Một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ: Chúng tôi đang làm việc trên nhiều mặt để khuyến khích một số lớn sinh viên Việt Nam có phẩm chất cao hãy lợi dụng hệ thống giáo dục Mỹ cao hơn. Các khảo sát thường cho thấy Việt Nam thừa nhận rằng trường học Mỹ cung ứng phẩm chất giáo dục cao nhất, tuy thế cho đến nay, hàng ngàn sinh viên phải tìm kiếm cơ hội ở Úc và các nước khác, trong niềm tin rằng tiêu chuẩn Mỹ quá cao, đặc biệt là thủ tục xin chiếu khán. Chúng tôi đang cố gắng để sửa sai lầm về niềm tin này qua hoạt động bất thường. Thuyết trình, thảo luận trên mạng, và các cố gắng bất thường khác - thường được đảm trách bởi chính các nhân viên sứ quán - vì thế sẽ tiếp tục là điều cần thiết để bảo đảm gia tăng con số sinh viên Việt Nam được biết về và lợi dụng các cơ hội để du học ở Mỹ. Kết quả khá hài lòng, với số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đang tăng theo một tỷ lệ lũy tiến.
-Trao đổi mở rộng: Chúng tôi nương vào các chương trình sẵn có để các viên chức đại học có thể quan sát tập quán giáo dục Mỹ. Các viên chức tại Đại Học Quốc Gia Việt Nam (Vietnam National University - VNU) nói với chúng tôi rằng mục tiêu quan trọng nhất của họ gồm có: việc huấn luyện cho các viên chức và giáo sư trẻ của VNU trong ngành quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và tiếng Anh, ưa chuộng tại Mỹ hơn. Ngoài ra, MOET chủ trương gửi tất cả viện trưởng và phó viện trưởng đại học và hiệu trưởng trung học tham dự các chương trình huấn luyện ở ngoại quốc. Chỗ ở sẽ kiếm cách để yểm trợ các chương trình huấn luyện này, bao gồm sử dụng các chương trình International and Voluntary Visitor và sự sẵn lòng tiếp nhận tham dự viên của các đại học Mỹ.
-Sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ đối với mối quan hệ cộng tác công và tư: Các viên chức Sứ quán thường gặp đại diện của các đại học Mỹ muốn bung ra hoặc mở rộng cộng tác với các đại học Việt Nam để cung cấp hướng dẫn và cố vấn và/hoặc tài chính để làm cho dễ dàng việc trao đổi. Hiện tại, hơn 60 đại học Mỹ có chương trình liên kết với đại học Việt Nam, kể cả trao đổi hai chiều về giáo sư, khai triển học trình, chương trình chuyển lớp "2+2" (trong đó sinh viên Việt Nam học hai năm cuối của bậc Cử Nhân tại đại học Mỹ và nhận văn bằng Mỹ), và huấn luyện sư phạm cho ban giảng huấn trong các lãnh vực đặc biệt như Anh ngữ, y tá, kỹ thuật, và kinh doanh.
-Đề án Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC đang thực hiện một chương trình tiếp thị mạnh mẽ, chờ được tài trợ, để tiếp tục xây dựng sự quan tâm của các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn của thị trường giáo dục Việt Nam. Chương trình gồm có sự thiết lập du học hoa kỳ (duhochoaky.vn -người Việt đối với việc đi Mỹ học:"StudyInTheUS.com"), các hội chợ thương mại trong thực tế và các hoạt động ghép đôi có liên quan để bắt liên lạc với các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn với các trường và người tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, và việc tiếp thị mạnh mẽ và hỗ trợ hậu cần cho hội chợ giáo dục hàng năm của IIE tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc vận động tiếp thị nhắm đến việc gia tăng nhanh chóng số sinh viên Việt Nam đi học ở Mỹ cũng như số chương trình giáo dục Mỹ tại Việt Nam. Trọng tâm đặc biệt sẽ là Anh ngữ đào sâu, đại học cộng đồng và các mảng tiếp thị bậc Cử Nhân.
-Làm việc với Văn Phòng State's Trade Facilitation Office: Cố gắng này nhằm phổ biến cho các tiểu bang Mỹ về lợi ích có thể nhận được bằng cách chủ động hơn trong sự kinh doanh và giáo dục tại Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn thí dụ của tiểu bang Oklahoma, là một cơ chế đầu tiên của Mỹ tìm kiếm kinh doanh và sinh viên tại Việt Nam, và hiện là nơi nhận sinh viên Việt Nam du học Mỹ lớn hàng thứ ba tại Mỹ.
-Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh: Sứ quán đang gửi hai chủ tịch đại học đi tham dự Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh và sự kiện địa phương tiếp theo (hiệp hai) do Bộ Trưởng Ngoại Giao Rice chủ trì, Secretary of Education Spelling, và USAID Administrator Fore vào cuối tháng 4-2008. Qua sự tham dự của họ, chúng tôi hy vọng thấy một gia tăng về số lượng và loại trao đổi giữa các đại học Mỹ và Việt Nam.
THỈNH CẦU HÀNH ĐỘNG: CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỚI CẦN CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊN WASHINGTON MỚI
----------------------------------------
18. Trong khi chúng ta đã tạo được nhiều tiến triển, nguồn tài nguyên lớn hơn sẽ cho phép chúng ta đẩy chương trình này đi xa hơn nữa. Ở mức tối thiểu, chúng ta có thể giúp Việt Nam đào tạo giới lãnh đạo và công nhân có khả năng cần thiết để duy trì sự bành trướng kinh tế và để nâng nhiều dân hơn thoát khỏi nạn nghèo đói. Nhìn rộng hơn, Mỹ có cơ hội để tạo hình cho một hệ thống giáo dục Việt Nam trong cách thức mà, về lâu dài, sẽ mang lại một Việt Nam nhiều dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn và tự do ngôn luận, và do đó ràng buộc một cách chặt chẽ với Mỹ. Thấy điều này, hỗ trợ cải cách giáo dục là đồng nghĩa với các mục tiêu căn bản nhất của Sứ quán. Vì thế, chúng tôi đã nhận ra các đề án sau đây cần có nguồn tài nguyên bổ sung từ Washington:
-Ngân quỹ $3 triệu cho giáo dục đã được yêu cầu trong Kế Hoạch Sách Lược Sứ Quán năm tài chính 2010 (FY2010 Mission Strategic Plan (MSP) vừa mới làm xong. Mặc dù quyết định sử dụng ngân quỹ này như thế nào chưa được kết thúc, chúng tôi suy xét USAID mang đến một ban thẩm định để xét đến các lựa chọn thống nhất với ý kiến do chính phủ Việt Nam đưa ra và phổ biến ở Hội Nghị Tháng 1. Một khả năng là khai triển một chương trình cải cách để tái cấu trúc tập quán giáo dục quốc gia trong các lãnh vực như dạy tiếng Anh, và thẩm định và huấn luyện giáo sư. Đề án này có thể rập khuôn theo Chương Trình Ngôi Sao của USAID, qua đó Mỹ tạo ra một khác biệt quan trọng tại Việt Nam trong lãnh vực cải cách kinh tế, điều lệ và luật pháp. Trợ giúp nhắm đến trong lãnh vực giáo dục sẽ có kết quả tương tự trong các thay đổi tích cực, có ý nghĩa để dẫn đến một Việt Nam tốt hơn và được chuẩn bị để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, USAID sẽ kiếm cách để gia tăng các chương trình hiện tại, như chương trình Ngôi Sao, để cổ võ việc huấn luyện cấp lãnh đạo nhiều hơn.
-Thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam. Như đã ghi chú ở trên, việc ủng hộ thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam sẽ đòi hỏi ngân quỹ lên đến $100 triệu qua 10 năm để trả cho gần 100 giáo sư và quản trị gia Mỹ.
-Việc tài trợ tăng lên để yểm trợ du học Mỹ và mục tiêu của chính phủ Việt Nam về việc đào tạo 2,500 Ph.D. tại Mỹ từ nay đến năm 2020. Hỗ trợ của chính phủ Mỹ cho mục tiêu này có thể hướng qua sự mở rộng các chương trình của Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF), cả việc gia tăng tài trợ cho VEF lẫn tiềm năng mở rộng lãnh vực nghiên cứu được VEF tán thành, như đã ghi ở đoạn 11. Thêm vào đó, việc tài trợ có thể được bảo đảm bằng cách tung ra Chương Trình Học Bổng Fulbright Presidential Scholarship Program tương tự như chương trình ở Indonesia, tức là gửi độ 30-40 sinh viên Ph.D. đến Mỹ mỗi năm. Một chương trình tương tự ở Việt Nam có thể chú trọng đến việc nâng đỡ số sinh viên M.A. và M.S..
-U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair tại Việt Nam. Ý kiến này, hiện đang xem xét, cùng với các hoạt động khuyến khích xuất cảng FCS khác, sẽ xây trên các cố gắng hiện nay của Sứ quán bằng cách mang đến Việt Nam các đại học quan tâm đến việc tuyển sinh viên và việc phát triển quan hệ với các đại học Việt Nam. Việc tài trợ của cơ quan Trade Development Authority (TDA) cho các đề án liên quan đến tuyển lựa sinh viên Việt Nam du học Mỹ đã được đề nghị và cũng sẽ thích hợp, vì lãnh vực "thương mãi trong phục vụ" này có thể sinh sản dễ dàng hàng trăm triệu đô-la hàng năm cho sự thịnh vượng kinh tế Mỹ.
-Sự khai triển một chương trình theo khuôn mẫu "Africa Education Initiative" (AEI) mới của chính phủ Mỹ, thực hiện qua USAID. Qua khoảng thời gian bốn năm, Mỹ cung cấp $400 triệu để huấn luyện nửa triệu giáo sư và cấp học bổng cho 300,000 người trẻ. Một chương trình tương tự, giữ cho phù hợp với các mục tiêu của Việt Nam, sẽ có các hiệu quả rất tích cực.
KẾT LUẬN
----------
19. Nhiều người sẽ đọc đề án này như là một thao diễn "hoang tưởng"[2], có lẽ lắc đầu và thắc mắc rằng vì sao người Trưởng Sứ quán gửi ra các giả sử quá bao quát. Một cách rõ ràng, các đề nghị của chúng tôi cần được cứu xét trong bối cảnh của các nhu cầu cạnh tranh. Tuy nhiên, tôi hy vọng đọc giả nhận thức rằng chúng tôi đã chỉ làm được đến đâu với nguồn tài nguyên hiện tại, và cũng hiểu thấu rằng hiện nay chúng tôi đối diện với một cơ hội độc nhất và quan trọng như thế nào. Các yêu cầu cải cách của người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, người sẽ họp với Tổng Thống Bush trong vài tháng tới, đã cổ vũ tôi soạn thảo bản tin này. Hiện nay, với một phần nhỏ chi tiêu cho vài hoạt động và chương trình khác trong vùng, chúng tôi có thể chỉnh hình lại cho quốc gia này trong cách thức bảo đảm có một tác động tích cực, sâu đậm cho nhiều thập niên sắp tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam vào năm 2020 trông giống như Nam Hàn hơn là Trung quốc, bây giờ là lúc hành động.
April 2008
1. Summary: Vietnam's educational system is in crisis, and the lack of qualified human resources is one of the biggest factors limiting Vietnam's development and economic growth. Top Vietnamese officials, including Prime Minister Nguyen Tan Dung, are aware of this challenge, and have explicitly asked for U.S. assistance in changing how Vietnam educates its people. Moving from today’s failed system, protected by a hide-bound and largely unqualified hierarchy of educators, will not be easy, but the United States has a unique opportunity to make a big difference and put its stamp on Vietnam's education system well into the future. As a start, Prime Minister Dung has offered to pay for a "brick and mortar" American University, with the United States providing the institution's president, plus key administrative and teaching staff. He has also asked for our help in launching the Ph.D studies in the United States of at least 2,500 young Vietnamese, on the understanding that these men and women will return as the core of the nation’s political and academic elite in the decades to come. Many of these students would be funded by Vietnam.
2. I believe that responding positively to these requests, perhaps in conjunction with the meeting this summer between President Bush and the Prime Minister, is strongly in the U.S. national interest. In responding to Vietnam's call, we would ensure not only that Vietnam's tens of millions of students, but also their education-obsessed parents, see the United States as a key partner in their personal and collective futures. The United States is seen as the model of "Global Standards" that Vietnam seeks to emulate. Positive engagement now will create windows of opportunity for the Mission to influence both Vietnamese attitudes toward the United States and domestic support for democratic, participatory government. Using existing resources, we are already engaged in many programs and initiatives to help Vietnam modernize its educational system and educate the next generation of Vietnam’s decision-makers. Adding new foreign assistance resources now and supporting the creation of a wide range of strategic public-private partnerships will maximize American influence on Vietnam’s educational system and thus on the future shape of Vietnamese society. Specific requests for new State, USAID and FCS education initiatives are listed in paragraph 18. End summary.
STATE OF EDUCATION IN VIETNAM
-----------------------------
3. Vietnam is facing a crisis in its education systems at all levels that jeopardizes its pursuit of economic progress and global integration. Officials lack training in education administration, teachers are poorly trained and underpaid, and corruption plagues the system at every level. In addition, opportunities for higher education are limited, as the system can accommodate only a fraction of those seeking admission. In 2007, Vietnamese universities had places for only 300,000 of the 1.8 million candidates who sat for university entrance exams. Although the number of university students has doubled since 1990, the number of teachers has remained virtually unchanged, a statistic disturbing to experts. Even with the increase, however, Vietnam ranks last regionally in the percentage of college age students enrolled in tertiary education, with only 10% in universities, below China’s 15%, Thailand’s 41%, and South Korea’s 89%, according to World Bank statistics. Even those students lucky enough to attend a university face a system in which instructors are paid on a strictly piece-work (by the class) system with no effective mechanisms for ensuring quality of instruction. Ph.D’s are purchased, and being named a professor is a bureaucratic process, not an honor linked to a career in teaching.
4. Even worse, corruption has spread like a cancer through the system. Poorly paid administrators and teachers purchase their positions, then shake down parents, who pay for admission to schools, then pay extra to have teachers grade their children. Until recently, cheating led by teachers on nation-wide tests was common, especially when the poor results would reflect badly on “the system.” Predictably, Vietnam is falling behind its neighbors in generating knowledge and innovation. In 2006, Hanoi's top two universities - Vietnam National University and Hanoi University of Technology - produced just 34 scientific publications, as compared to 4,556 at Seoul National University and nearly 3,000 at Peking University. Vietnam also scores low in another measure of capacity for innovation, the number of resident patent applications, having filed only two patent applications in 2006 compared with 40,000 in China.
5. Failures in Vietnam’s educational system also result in universities being unable to produce the number of educated managers and skilled workers needed by Vietnam's modernizing economy. This lack of qualified human resources is the single biggest factor limiting Vietnam's future development and economic growth, a fact reiterated by the mayor of Ho Chi Minh City during his April 17 meeting with visiting HHS Secretary Leavitt. To cite one example of this shortage, an American high-tech company that interviewed 2,000 recent graduates, all considered to be among Vietnam’s “best and brightest,” found only 40 applicants that met minimum hiring requirements. The situation is not the result of insufficient public spending on education, which at 4.3% of GDP, is higher in Vietnam than in neighboring China, Korea, The Philippines, or Thailand. This all is sadly ironic, as many parents in this Confucian society would mortgage their souls to ensure their children get a good education. If all outlays are counted, parents here actually spend quite liberally to advance their children's education, but to depressingly little effect.
VIETNAMESE EDUCATION PLANS AND GOALS
------------------------------------
6. Vietnam’s top leaders recognize these problems, and wants to improve its education system. Prime Minister Dung's point person in leading change is Nguyen Thien Nhan, Deputy Prime Minister, concurrently Minister of Education and Training, and a Fulbright scholar. Nhan has designed an ambitious program to restructure the national educational system and address its grave deficiencies. Priorities include completing the universalization of education (with emphasis on enrollment of girls, minorities and the disadvantaged, many of whom are still not in the system), revamping teacher training programs, overhauling the national curricula for all subjects at all levels, developing a formal consistent accreditation and assessment strategy, establishing a top-tier and internationally recognized university and improving quality standards for teachers through continuing education and competition. He has also emphasized the importance of foreign language acquisition - especially English - for students beginning in primary school, as well as increased competence in Information Technology. To make these changes possible, he is also emphasizing management training for school principals, rectors, and deans and has requested that greater government resources be invested in academic institutions at all levels and that teachers’ salaries be significantly increased.
7. Minister Nhan has expressed unprecedented openness to U.S. participation in restructuring Vietnam's educational system. He has proposed reforms modeled on a number of U.S.-style practices, including mandatory enrollment, establishment of minimum quality standards, national accreditation, curriculum development programs, and a credit-based system for general education at the tertiary level. In addition, Vietnam National University administrators have identified as their top goal training for its officials and young professors, especially in the areas of higher education management, teaching methodology, and English. The Ministry of Education and Training (MOET) has described similar goals for all university and high school leadership. Officials have explicitly told us that they would like much of this training to take place in the United States.
8. As an example of Vietnamese openness to American education practices, the Ministry of Education and Training has authorized ten departments at nine universities to adopt American programs lock, stock, and barrel, including curricula, course design, teaching materials, and student-oriented teaching methods, with all courses taught in English. For instance, Can Tho University has replicated Michigan State University's Biochemistry and Molecular Biology program, and the National Economics University has modeled its Finance Department after the program at California State University, Long Beach. In addition, a new law degree program that will open its doors at Can Tho University this fall will represent a radical departure from the purely theoretical and rote-based approach used by the existing Vietnamese law schools, by adopting the case study approach common to nearly all Western law schools. The Can Tho law program will come into existence thanks to three years of unceasing effort by a law professor with degrees from both Harvard and a university in the Netherlands. Another innovator is Vietnam National University, Ho Chi Minh City (VNU-HCMC), which has opened an "International University" at which the standard medium of instruction is English and all majors are based on American, Australian and other Western models. VNU-HCMC employs numerous expatriate (including American) faculty members in addition to Vietnamese professors with foreign degrees.
VIETNAM LOOKING TO FOREIGN COUNTRIES FOR ASSISTANCE
---------------------------------------------------
9. Vietnam faces a deficit of perhaps $100 million per year in funding its educational plans, and is trying to close the gap by seeking international support in paying for and helping implement reforms. In a recent meeting with Ambassador Michalak, Deputy Prime Minister Nhan specifically requested USG assistance in two key areas, which he said would have a big impact on U.S.-Vietnam relations:
--Founding an American university in Vietnam; and,
--Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. by 2020.
10. The American University would be American through and through, with an American management, curriculum, teaching methodology and teaching styles. American professors would identify what equipment would be necessary and oversee all other academic and management decisions to ensure that the university meets U.S. standards. The President of the University would be American for the first ten years, and all courses would be taught in English. The university would, at maximum capacity, accept 5,000 to 10,000 students per year, and would specialize in a number of fields (possibly seven), including business and public administration and biotechnology. In this plan, each field or faculty would be set up by a different American university. To create the American University, the Minister said that the GVN plans to borrow $100 million to fund the purchase of land, construction of buildings, and equipping of laboratories. He is looking to the United States to recruit and fund the faculty and administrators for the first ten years. In his plan, 80% of faculty would be American when the university opens, with the percentage dropping down to 20% at the end of ten years as qualified Vietnamese finish training. Rough initial estimates of costs for the American personnel are $100 million over ten years.
11. Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. is part of a larger plan to train 20,000 Ph.D.s, half in Vietnam and half abroad. The United States, through the Vietnam Education Foundation (VEF), currently funds the U.S. study of about 70 Ph.D.s per year, but only in the hard sciences. Vietnam is thus asking for U.S. assistance in creating a system to identify U.S. schools and secure cost reductions or find funding for an additional 160 doctoral candidates each year in order to meet this ambitious goal. Current Vietnamese programs would fund some or all costs for some of these student.
MISSION EDUCATION INITIAITVES
-----------------------------
12. The time is ripe to significantly expand educational exchange programs with Vietnam. The leaders and people of Vietnam agree that educational reform is critical to the nation's continued development, they view the U.S. system as the world's best, the government is receptive to U.S. assistance, and both U.S. and Vietnamese universities are eager to deepen partnerships. Success will pay both short-and long-term benefits to bilateral relations, as we replicate in the educational sphere the deep impact that tightly targeted aid has in reforming Vietnam's system of economic governance.
13. There are hurdles to overcome. While the nation’s top leadership has strongly endorsed radical educational reform, there are those in the government and Communist Party of Vietnam (CPV) who fear the openness and free exchange of ideas that are an integral component of any world-class educational system. If this resistance is to be overcome, however, there is no better way than through education. Another hurdle, which is currently bedeviling Deputy Prime Minister Nhan, is battling against the vested interests of today’s professors and administrators, the most powerful of whom purchased their positions with the promise of gain and will not be displaced quietly. Frankly, this is one key reason why the Prime Minister is appealing for an American University and U.S. trained Ph.Ds. In the face of fierce resistance, his strategy is to set up parallel, superior systems to prove the bankruptcy of the die-hards in command of schools today. Another unfortunate legacy of the central planning mentality is that universities tend to judge their performance solely on quantity rather than quality. Currently, it’s lectures delivered that count when paying and promoting instructors, not the quality of the educational experience.
14. In addition, one could argue that the Prime Minister's goals of training Ph.Ds is well intentioned but misguided. A program that produces fewer Ph.D.s but more M.A. and M.S. degree holders could produce a more sizeable impact, with more professors targeted at the level Vietnam needs most. While Vietnam will eventually need to move into advanced studies and research, the educational system is so bad today that we believe the 10-year goal should be to reform the system so that it becomes capable of producing the candidates who will eventually become the class of inventors and innovators. A master’s degree is the right level for teaching engineering, English as a second language, accounting, agriculture and many other subjects. An instructor with a U.S.-issued master's degree and an understanding of the importance of free thought and student involvement with education would represent a profound improvement over most of the current crop of Vietnamese professors. Once Vietnam has a large body of well-trained basic college grads, moving into research will make much more sense.
15. Still, these barriers and arguments can be overcome or modified in execution given the right targeted assistance. The important thing is that we seize today's opportunity, and capitalize on both the Prime Minister's requests and the general admiration of Vietnamese for American educational practices. If we walk through this open door, we will be engaging, with the explicit support of top leaders, in a unique opportunity to profoundly influence on Vietnam's educational system. Through our own programs, and by seeking to develop private-public partnerships, we can further Mission goals by helping Vietnamese officials and educational institutions reach the following goals:
--incorporate American curricula in a variety of fields;
--implement American teaching styles, which emphasize creative thought, problem solving, and leadership skills rather than rote learning;
--increase knowledge of the United States and American institutions through internationally-oriented classes and in American studies courses;
--improve English language instruction, thus enabling students to acquire information about the United States and the wider world on their own;
--promote study in the United States, which gives future leaders first-hand experience of American society and values;
--expand and deepen cooperation with American universities, companies, and NGOs; and,
--acquire the training they need in educational administration.
16. To better understand and facilitate current wide-ranging American educational efforts in Vietnam, Ambassador Michalak convened an Education Conference in Hanoi on January 24-25, 2008. That groundbreaking event brought together almost 200 American stakeholders in Vietnam’s education reform efforts - including more than 100 American universities, companies and NGOs with significant educational programs - to share information about their activities and challenges and to discuss how cooperation can help all parties realize their education goals more effectively. The Conference also enabled the Mission to enhance its knowledge of the breadth of
American public and private sector organizations' educational activities, and thus to plan a comprehensive and effective strategy to increase U.S. influence on Vietnam's rapidly changing education sector. We also confirmed that, in serving U.S. national interests, we can also be responsive to the requests of Vietnamese leaders for U.S. educational assistance. A second Conference, planned for early in FY2009, is designed to bring together American and Vietnamese educators. In doing so, it will directly support a Foreign Commercial Service project to promote linkages between American and Vietnamese university information technology programs.
17. Using existing resources and additional information gained at the first Education Conference, the Mission education strategy includes the following components:
--The Fulbright Program in Vietnam: Each year, this program sends about 25 students of exceptional promise to the U.S. for Master’s Degree study in a variety of fields, including Higher Education Administration, and sends ten senior university professors to the U.S. for research designed to improve the quality of their instruction. In addition, several different Fulbright programs place up to twenty American professors and researchers at Vietnamese universities for programs to revise curricula, set up new courses and degree programs, and train faculty and administrators. To expand the Fulbright Program, the Mission is seeking first-ever contributions from the Ministry of Education and Training (MOET), and is also about to launch a campaign to secure donations from U.S. companies operating in Vietnam in order to increase this flagship effort. (The Mission is working with State's Fulbright Office and other offices to ensure that it adheres to all conflict-of-interest regulations.)
--The Vietnam Education Foundation (VEF): VEF currently funds about 70 Ph.D.s per year. The Mission is exploring ways to expand the scope of this program, both in terms of funding and the fields of study it supports.
-- English language training for teachers: Better teachers will expand the pool of students able to study in the United States and increase the overall quality of English language instruction, which is now quite low. Building on the Mission's current considerable efforts in this area through use of English Language Fellows (ELF) and programs involving the Regional English Language Officer (RELO) based in Bangkok, the Mission has requested and received ECA funding for ten Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), who will begin work at ten universities in September, 2008, for one academic year each. The Mission is also working with key Vietnamese officials and professors to jumpstart the creation of VietTESOL, which will provide professional training to Vietnamese English teachers.
--An aggressive Public Diplomacy effort: We are working on multiple fronts to encourage a larger number of highly qualified Vietnamese students to take advantage of the American higher education system. Surveys repeatedly show that Vietnam recognizes that U.S. schools provide the highest quality education, yet many thousands of students have, to date, sought opportunities in Australia and other countries, believing that U.S. standards are too high, particularly with regard to the visa process. We are working hard to correct the record through outreach. Presentations, webchats, and other outreach efforts - often undertaken by consular officers themselves - will thus continue to be necessary to ensure that increasing numbers of Vietnamese students are aware of and take advantage of opportunities to study in the United States. The results are gratifying, with the number of Vietnamese students studying in the USA growing at an exponential rate.
--Expanded Exchanges: We will leverage existing programs to enable university officials to observe American educational practices. Vietnam National University officials tell us that their top goals include training for VNU's officials and young professors in higher education management, teaching methodology, and English, preferably in the United States. In addition, MOET intends to send every university rector and vice rector and every high school principal on training programs abroad. Post will seek ways to support these training programs, including use of International and Voluntary Visitor programs and American universities willing to host participants.
--USG support for public-private partnerships: Mission officers regularly meet representatives of American universities interested in launching or expanding cooperation with Vietnamese universities to provide guidance and advice and/or funds to facilitate exchanges. Currently more than 60 American universities have joint programs with Vietnamese universities, including two-way teacher exchanges, curriculum development, "2+2" transfer programs (in which Vietnamese students finish the final two years of undergraduate study at American universities and receive American degrees), and pedagogical training for faculty in specific fields such as English, nursing, engineering, and business.
--The Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC is implementing an aggressive marketing plan, pending funding authorization, to continue to build interest among U.S. institutions of higher learning in the Vietnam education market. The program includes the establishment of the duhochoaky.vn (Vietnamese for “StudyInTheUS.com”) web-portal, virtual trade fairs and related matchmaking activities to connect U.S. institutions of higher learning with top Vietnamese schools and recruiters, and heavy marketing and logistics support for IIE's annual education fair in Hanoi and Ho Chi Minh City. The marketing campaign is aimed to dramatically increase the number of Vietnamese students studying in the U.S. as well as the number of US. educational programs in Vietnam. Special focus will be on the intensive English, community college and undergraduate market segments.
--Working with State's Trade Facilitation Office: This effort is intended to publicize the benefits that U.S. states can receive by being more active in education and business in Vietnam. We will cite the example of the state of Oklahoma, which was one of the first U.S. entities to seek business and students in Vietnam, and which is now the third largest recipient of Vietnamese students in the United States.
--Higher Education Summit: The Mission is sending two university presidents to attend the Higher Education Summit and follow-on regional event hosted by Secretary of State Rice, Secretary of Education Spelling, and USAID Administrator Fore at the end of April, 2008. Through their participation, we hope to see an increase in the number and type of exchanges between the U.S. and Vietnamese universities.
ACTION REQUEST: NEW EDUCATIONAL PROGRAMS
REQUIRE NEW WASHINGTON RESOURCES
----------------------------------------
18. While we are already making progress, greater resources will allow us to advance this agenda much further. At a minimum, we can help Vietnam produce the managers and skilled workers needed to keep its economic expansion on track and to lift more of the population out of poverty. Looking more broadly, the United States has the opportunity to shape the Vietnamese educational system in a way that, in the long term, will result in a Vietnam that will be more democratic, more respectful of human rights and freedom of speech, and therefore more closely tied to the United States. Seen in this light, supporting educational reform is synonymous with our most fundamental Mission goals. Therefore, we have identified the following new initiatives requiring additional resources from Washington:
--$3 million fund for education requested in the recently completed FY2010 Mission Strategic Plan (MSP). Although decisions on how this fund would be used have not been finalized, we envision USAID bringing in an assessment team to look at options consistent with the ideas put forth by the GVN and flowing out of the January Conference. One possibility would be to develop a reform program to revamp national educational practices in such areas as English teaching and teacher training and assessment. This initiative could be modeled after USAID’s STAR Program, through which the U.S. has made a significant difference in Vietnam in the area of economic, regulatory and legal reforms. Targeted assistance in the area of education will similarly result in significant, positive changes that lead to a Vietnam better prepared to succeed in the global economy. In addition, USAID will look into ways to augment current projects, like the STAR program, in order to promote more executive and leadership training as part of the portfolio.
--Creation of an American University in Vietnam. As noted above, supporting the creation of an American University in Vietnam would require funding of up to $100 million over ten years to fund approximately 100 American professors and administrators.
--Increased funding to support study in the United States and the GVN's goal of educating 2,500 Ph.D.s in the U.S. by 2020. USG support toward this goal could be channeled through expansion of Vietnam Education Foundation (VEF) programs, both by increasing VEF's funding and potentially by broadening the fields of study it supports, as noted in para 11. In addition, funding might be secured by launching a Fulbright Presidential Scholarship Program similar to the one in Indonesia, which sends about 30-40 Ph.D. students to the U.S. each year. A similar program in Vietnam could focus on boosting the number of M.A. and M.S. students.
--U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair in Vietnam. This idea, currently under consideration, along with other FCS export promotion activities, would build on current Mission efforts by bringing to Vietnam U.S. universities interested in recruiting students and in developing relationships with Vietnamese universities. Trade Development Authority (TDA) funding for initiatives related to recruitment of Vietnamese students for study in the United States has been suggested and would also be appropriate, as this “trade in services” area could easily generate hundreds of millions of USD per year to an industry central to American economic prosperity.
--Development of a program modeled on the USG’s new “Africa Education Initiative” (AEI), implemented through USAID. Over a period of four years, the U.S. is providing $400 million to train half a million teachers and give scholarships to 300,000 young people. A similar program, scaled to meet Vietnam's objectives, would have very positive effects.
CONCLUSION
----------
19. Many will read this message as a "blue sky" exercise, perhaps shaking their heads in wonder that a Chief of Mission would forward such a broad range of suggestions. Clearly, our proposals need to be considered within the universe of competing demands. I hope readers recognize, however, just how much we are already doing with current resources, and also grasp just how significant and unique an opportunity we face today. The innovative requests of the top leader of Vietnam, who will be meeting with President Bush in a matter of months, spurred me to draft this message. With just a fraction of spending now devoted to some of other programs and activities in the region, we can reshape this nation in ways that guarantee a deep, positive impact for decades to come. If we want the Vietnam of 2020 to look more like South Korea than China, now is the time to act.
Michael W. Michalak, a career Foreign Service Officer, was sworn in as the United States Ambassador to Vietnam on August 10, 2007. Prior to this position, Ambassador Michalak served as the U.S. Senior Official to APEC, Bureau of East Asian and Pacific Affairs.
In his over 30 years of service with the U.S. Department of State, Mr. Michalak has worked in Tokyo, Japan; Sydney, Australia; Islamabad, Pakistan; Beijing, China; as well as Washington, DC, where he was assigned to the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, the Office for Japan and the Office of Chinese and Mongolian Affairs. He received a group award for valor for his actions in time of crisis when the U.S. Embassy in Islamabad was burned down.
Born in Detroit, Michigan, Mr. Michalak received his Bachelor of Science and Master of Science degrees in Physics from Oakland University in Rochester, Michigan, and Catholic University of America in Washington, DC, respectively. He received a second Master's degree in Public Administration from the John F. Kennedy School of Government at Harvard University in Cambridge, Massachusetts. He speaks Chinese, Japanese and French.
http://www.state.gov/r/pa/ei/biog/81626.htm
htmhttp://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210408.
htmlhttp://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210907.html
--------------------------------------------------------------------------------
[1] dịch chữ "brick and mortar": a "traditional" business with a physical presence. Contrast with dot.com
[2] dịch chữ "blue sky": unrealistic and impractical. To hold or express unrealistic or impractical views, especially in estimating something.
==
Tháng 4-2008
1. Tóm tắt: Hệ thống giáo dục Việt Nam đang bị khủng hoảng, và sự thiếu sót tài nguyên nhân lực có phẩm chất là một trong các yếu tố lớn nhất hạn chế sự phát triển kinh tế và phát triển của Việt Nam. Các viên chức cao cấp Việt Nam, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ý thức thử thách này, và đã thẳng thắn yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc thay đổi cách Việt Nam giáo dục dân chúng. Dời đổi từ hệ thống thất bại ngày nay, được bảo vệ bởi phần lớn tầng lớp các nhà giáo dục thiếu phẩm chất và cố chấp, bảo thủ, sẽ không dễ dàng, nhưng Mỹ có cơ hội độc nhất để tạo một khác biệt lớn và lưu dấu tích trên hệ thống giáo dục Việt Nam trong tương lai. Để bắt đầu, Thủ Tướng Dũng đã đề nghị rằng Việt Nam xây cất một Viện Đại Học Mỹ "bằng gạch và xi-măng cụ thể" [1], trong đó Mỹ cung cấp Viện Trưởng, cùng ban tham mưu giảng dạy và quản trị then chốt. Ông cũng yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc tung ra các nghiên cứu Ph.D tại Mỹ cho ít nhất 2,500 thanh niên Việt Nam, trên căn bản rằng các thanh niên nam nữ này sẽ trở về nước như là cốt lõi cho thành phần tinh hoa đại học và chính trị của quốc gia trong các thập niên sắp tới. Nhiều sinh viên này sẽ được Việt Nam tài trợ.
2. Tôi tin rằng việc đáp ứng tích cực các yêu cầu trên, có thể là trong sự liên kết với buổi hội họp mùa Hè này giữa Tổng Thống Bush và Thủ Tướng, rõ ràng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong đáp ứng lời kêu gọi của Việt Nam, chúng ta sẽ bảo đảm rằng không chỉ hàng chục triệu sinh viên, học sinh Việt Nam, mà còn cả cha mẹ - bị ám ảnh về nền giáo dục - sẽ thấy Mỹ như là một người bạn then chốt cho tương lai cá nhân và tập thể của họ. Mỹ được xem là "tiêu chuẩn thế giới" mà Việt Nam cố gắng vươn tới. Sự tham dự tích cực bây giờ sẽ tạo cơ hội cho Sứ quán ảnh hưởng cả thái độ của người Việt Nam về Mỹ, lẫn hỗ trợ ngay trong nước cho một chính phủ dân chủ. Sử dụng tài nguyên sẵn có, chúng ta đã tham gia trong nhiều chương trình và đề án để giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam. Bổ sung nguồn trợ giúp ngoại quốc mới lúc này và yểm trợ tạo nên một chiến lược rộng khắp cho các mối quan hệ cộng tác sẽ tối đa hóa ảnh hưởng của Mỹ vào hệ thống giáo dục Việt Nam và vì thế, tương lai sẽ tạo hình cho xã hội Việt Nam. Các yêu cầu đối với Mỹ, USAID và đề án giáo dục FCS được kê ở đoạn 18. Hết phần Tóm Tắt.
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
-----------------------------
3. Việt Nam đang đối diện với khủng hoảng trong hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp gây tổn thương cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Các viên chức thiếu huấn luyện trong quản trị giáo dục, giáo chức được huấn luyện tồi tệ và bị trả lương thấp, và nạn tham nhũng gây khó khăn cho hệ thống ở mọi tầng lớp. Ngoài ra, các cơ hội giáo dục cao hơn bị hạn chế bởi vì hệ thống chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ người xin nhập học. Năm 2007, các đại học Việt Nam chỉ có chỗ cho 300,000 sinh viên trong tổng số 1.8 triệu ứng viên thi vào đại học. Một thống kê làm bực bội các chuyên viên là mặc dù số sinh viên đại học tăng gấp đôi so với năm 1990, số giáo sư trong thực tế vẫn không đổi. Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, ngay cả với sự gia tăng này, Việt Nam sắp vào hạng chót trong tỷ lệ sinh viên được nhập đại học, chỉ có 10% ở bậc đại học, so với Trung quốc 15%, Thái Lan 41%, và Nam Hàn 89%. Ngay cả các sinh viên may mắn được vào đại học chạm trán với một hệ thống mà trong đó, giảng viên bị trả lương chặt chẽ theo một hệ thống căn cứ trên từng lớp hoặc từng công tác, không có cơ chế hữu hiệu đối với việc bảo đảm phẩm chất giảng dạy. Bằng Ph.D được mua, và việc phong bổ giáo sư là một diễn trình hành chính quan liêu, không phải là một vinh dự liên quan đến nghề dạy học.
4. Tệ hơn nữa, nạn tham nhũng lan tràn qua hệ thống như bịnh ung thư. Giới giáo chức và quản trị lãnh lương thấp kém đi mua chức vị, rồi tống tiền cha mẹ học sinh, là những người đã trả lệ phí nhập học, rồi trả thêm nữa để giáo sư cho điểm con em mình. Cho đến nay, gian lận bài thi toàn quốc được dẫn dắt bởi giáo sư là phổ biến, đặc biệt khi e rằng kết quả xấu sẽ phản ảnh tệ hại trên "hệ thống." Có thể tiên đoán Việt Nam rơi tuột phía sau các nước lân cận trong việc đào tạo kiến thức và cải cách (đổi mới). Năm 2006, hai đại học danh tiếng nhất của Hà Nội - Đại Học Quốc Gia Việt Nam và Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội - chỉ cho ra có 34 ấn bản khoa học, so với 4,556 ấn bản ở Đại Học Quốc Gia Seoul và gần 3,000 ấn bản ở Đại Học Bắc Kinh. Việt Nam cũng hạng thấp trong một cách đo lường khác về khả năng cải cách, số bằng ứng dụng, chỉ nộp có hai bằng ứng dụng trong năm 2006 so với 40,000 ở Trung quốc.
5. Các thất bại trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng do các đại học không thể đào tạo các quản trị gia có trải qua huấn luyện và các nhân viên có khả năng mà nền kinh tế hiện đại hóa của Việt Nam cần đến. Sự thiếu sót nguồn nhân lực có phẩm chất là yếu tố lớn nhất và duy nhất hạn chế sự lớn mạnh kinh tế và phát triển trong tương lai, một sự kiện được Chủ Tịch thành phố Hồ Chí Minh lặp lại trong buổi họp ngày 17-4-2008 với Bộ Trưởng HHS Leavitt. Để trích dẫn thí dụ về sự thiếu sót này, một công ty kỹ thuật cao của Mỹ phỏng vấn 2,000 sinh viên mới tốt nghiệp, tất cả được xem là thành phần "ưu tú nhất" của Việt Nam, tìm ra rằng chỉ có 40 ứng viên hội đủ điều kiện tối thiểu để tuyển dụng. Tình hình này không phải do chi tiêu cho giáo dục không đủ, chiếm 4.3% GDP, tức Việt Nam chi nhiều hơn Trung quốc, Đại Hàn, Philippines, hay Thái Lan. Đây là điều mỉa mai đáng buồn, khi mà nhiều cha mẹ trong xã hội Khổng giáo này hết lòng hy sinh để bảo đảm rằng con em họ được giáo dục tốt đẹp. Nếu đem tất cả phí tổn ra mà tính, các bậc cha mẹ tại Việt Nam thực sự chi tiêu khá hào phóng để nâng cao học vấn cho con em mình, nhưng kết quả nhỏ đến độ chán nản.
MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------------------------
6. Giới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam ý thức các vấn đề này, và muốn cải thiện hệ thống giáo dục. Người chỉ định của Thủ Tướng Dũng để lãnh đạo thay đổi là Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, kiêm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và là một người nhận học bổng Fulbright. Nhân đã phác họa một chương trình có tham vọng tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc gia và đã bày tỏ sự kém hiệu năng nghiêm trọng của nó. Ưu tiên gồm có việc hoàn tất nền giáo dục phổ thông (với chú trọng vào việc ghi danh các bé gái, người thiểu số và bất hạnh, nhiều người trong nhóm này vẫn còn nằm bên ngoài hệ thống), sửa đổi mới lại các chương trình huấn luyện giáo chức, khảo sát và đại tu chương trình giảng dạy toàn quốc cho tất cả môn học ở mọi trình độ, phát triển một hệ thống thuần nhất, chính thức, và một sách lược thẩm định, thiết lập một đại học hạng nhất, được thế giới thừa nhận và cải thiện tiêu chuẩn phẩm chất đối với giáo sư qua tu nghiệp và cạnh tranh. Ông cũng đã nhấn mạnh sự quan trọng của khả năng ngoại ngữ - đặc biệt là Anh văn - đối với sinh viên, khởi sự thủ đắc ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học, cũng như gia tăng năng lực trong ngành Tin Học. Để thực hiện các thay đổi này, ông cũng nhấn mạnh việc huấn luyện quản trị cho các hiệu trưởng, viện trưởng, và khoa trưởng và đã yêu cầu rằng tài nguyên chính phủ phải được đầu tư nhiều hơn trong các định chế đại học ở mọi trình độ và rằng lương của giáo chức phải được tăng lên một cách đáng kể.
7. Bộ Trưởng Nhân bày tỏ sự cởi mở lần đầu tiên đối với việc tham dự của Mỹ trong việc tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông đề nghị các cải cách dựa trên một số mô hình kiểu Mỹ, kể cả bắt buộc đi học, thiết lập các tiêu chuẩn phẩm chất tối thiểu, sự thừa nhận văn bằng chính thức trên toàn quốc, các chương trình phát triển học trình, và một hệ thống tín chỉ cho giáo dục phổ thông ở trình độ đại học. Thêm vào đó, giới lãnh đạo Đại Học Quốc Gia Việt Nam đã nhận ra mục tiêu hàng đầu của họ là huấn luyện các giáo sư trẻ và viên chức, đặc biệt trong lãnh vực quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và Anh văn. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) đã mô tả các mục tiêu tương tự cho mối quan hệ lãnh đạo tại tất cả trường đại học và trung học. Các viên chức thẳng thắn nói với chúng tôi rằng họ rất muốn việc huấn luyện này xảy ra tại Mỹ.
8. Lấy thí dụ về sự cởi mở của Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cho phép 10 phòng tại 9 đại học áp dụng chương trình Mỹ, gồm có học trình, họa kiểu môn học, tài liệu giảng dạy, và phương pháp giảng dạy nghiêng-về-sinh-viên, với tất cả môn học được dạy bằng tiếng Anh. Thí dụ, Đại Học Cần Thơ rập khuôn chương trình Sinh Vật Phân Tử và Sinh Hóa của Đại Học Tiểu Bang Michigan, và Đại Học Kinh Tế Quốc Gia rập khuôn Phòng Tài Chánh thể theo chương trình của Đại Học Tiểu Bang California, Long Beach. Thêm vào đó, một chương trình Luật mới sẽ mở cửa tại Đại Học Cần Thơ vào mùa Thu này sẽ biểu hiện cho sự từ bỏ có tính chất gốc rễ đối với khuynh hướng học thuộc lòng và thuần túy lý thuyết được sử dụng bởi các trường luật Việt Nam hiện hữu, bằng cách áp dụng khuynh hướng nghiên cứu theo từng trường hợp (điển cứu) rất phổ biến ở hầu hết các trường luật Tây phương. Chương trình luật Cần Thơ sẽ tồn tại, cám ơn cho ba năm cố gắng liên tục của một giáo sư có văn bằng từ cả Harvard lẫn một đại học tại Netherlands. Một cải cách khác là Đại Học Quốc Gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCMC), đã mở "Đại Học Quốc Tế" mà phương tiện tiêu chuẩn để giảng dạy là tiếng Anh và tất cả môn học chính đều căn cứ theo kiểu mẫu Mỹ, Úc và các nước Tây phương khác. VNU-HCMC tuyển dụng nhiều kiều bào (kể cả Mỹ) vốn là giáo sư đại học bên cạnh các giáo sư Việt Nam có bằng từ ngoại quốc.
VIỆT NAM TÌM KIẾM HỖ TRỢ TỪ NGOẠI QUỐC
---------------------------------------------------
9. Việt Nam đối diện với khoản thâm thủng có thể là $100 triệu mỗi năm để tài trợ các kế hoạch giáo dục, và đang cố gắng khóa lỗ hổng này bằng cách tìm kiếm hỗ trợ quốc tế để chi trả và giúp thực hiện cải cách. Trong buổi họp mới đây với Đại Sứ Michalak, Phó Thủ Tướng Nhân đặc biệt yêu cầu sự hỗ trợ của USG trong hai lãnh vực then chốt, mà ông nói rằng sẽ có tác động lớn trên mối quan hệ Mỹ-Việt Nam:
-Việc xây dựng một đại học Mỹ tại Việt Nam; và,
-Từ nay đến năm 2020, huấn luyện tại Mỹ cho 2,500 Ph.D. người Việt Nam.
10. Đại Học Mỹ sẽ hoàn toàn là Mỹ, với sự quản trị, học trình, phương pháp giảng dạy và kiểu cách giảng dạy của Mỹ. Các giáo sư Mỹ sẽ nhận diện loại trang thiết bị nào cần thiết và giám sát tất cả các quyết định về quản trị và giảng dạy để bảo đảm rằng đại học hội đủ các tiêu chuẩn Mỹ. Chủ Tịch của viện đại học sẽ là người Mỹ trong 10 năm đầu tiên, và tất cả môn học sẽ được dạy bằng tiếng Anh. Ở khả năng tối đa, đại học sẽ chấp nhận từ 5,000 đến 10,000 sinh viên mỗi năm, và sẽ chuyên môn hóa trong một số lãnh vực (có thể là bảy), bao gồm ngành quản trị công cộng và kinh doanh và kỹ thuật sinh vật. Trong kế hoạch này, mỗi lãnh vực hay phân khoa sẽ được sắp đặt bởi một đại học Mỹ khác. Để tạo ra một Đại Học Mỹ, Ông Bộ Trưởng nói rằng chính phủ Việt Nam sẽ vay mượn $100 triệu để tài trợ cho việc mua đất, xây cất các kiến trúc, và trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm. Ông trông vào Mỹ để tuyển dụng và tài trợ nhân viên quản trị và giảng dạy trong 10 năm đầu tiên. Trong kế hoạch của ông, 80% ban giáo sư sẽ là người Mỹ khi đại học mở cửa, với tỷ lệ giảm xuống còn 20% vào năm thứ 10 vì người Việt Nam chấm dứt việc huấn luyện có phẩm chất. Phác thảo dự trù chi phí cho nhân sự Mỹ là $100 triệu cho 10 năm.
11. Huấn luyện 2,500 Ph.D. người Việt Nam tại Mỹ là một phần trong kế hoạch lớn hơn để huấn luyện 20,000 Ph.D., một nửa trong nước và một nửa ngoài nước. Mỹ, qua Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation VEF), hiện đang tài trợ nghiên cứu cho khoảng 70 Ph.D. mỗi năm, nhưng chỉ trong lãnh vực thuần túy khoa học. Vì thế Việt Nam yêu cầu trợ giúp của Mỹ trong việc tạo ra một hệ thống để nhận ra các trường học Mỹ và bảo đảm các việc giảm giá phí hoặc tìm nguồn tài trợ cho thêm 160 ứng viên Tiến Sĩ mỗi năm để đáp ứng mục tiêu tham vọng này. Các chương trình Việt Nam hiện nay sẽ tài trợ phần nào hoặc trọn bộ giá phí cho một số sinh viên.
ĐỀ ÁN GIÁO DỤC CỦA SỨ QUÁN
-----------------------------
12. Thời gian đã chín mùi để khai triển lớn các chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam. Các lãnh đạo và dân chúng Việt Nam đồng ý rằng cải cách giáo dục là tối quan trọng cho sự phát triển liên tục của quốc gia, họ xem hệ thống Mỹ là tốt nhất thế giới, chính phủ sẵn sàng nhận trợ giúp của Mỹ, và cả các đại học Mỹ và Việt Nam đều nôn nóng đào sâu thêm quan hệ cộng tác. Sự thành công sẽ trả giá bằng cả lợi ích ngắn hạn lẫn lâu dài cho mối quan hệ song phương, khi chúng ta mô phỏng - trong lãnh vực giáo dục - tác động sâu sắc mà trợ giúp được nhắm đến một cách chặt chẽ có trong việc cải cách hệ thống quản trị kinh tế của Việt Nam.
13. Có những trở ngại cần vượt qua. Trong khi giới lãnh đạo cao nhất hỗ trợ mạnh mẽ cho một cuộc cải cách giáo dục đến tận gốc rễ, thì có những người trong Chính Phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Communist Party of Vietnam CPV) sợ rằng sự cởi mở và tự do trao đổi tư tưởng là một bộ phận trọn vẹn của bất cứ hệ thống giáo dục nào có tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên, nếu giả sử phản kháng này phải được vượt qua thì không có cách nào hay hơn bằng qua giáo dục. Một trở ngại khác, hiện đang làm điêu đứng Phó Thủ Tướng Nhân, là việc đấu tranh chống lại các lợi ích đã được trao cho giới quản trị và giáo sư hiện tại, lợi ích mạnh nhất đối với những người đã mua chức vị với lời hứa thu lại và sẽ không bị êm ả sa thải. Nói một cách thẳng thắn, đây là lý do then chốt tại sao Phó Thủ Tướng kêu gọi đến một Đại Học Mỹ và các Tiến sĩ được Mỹ huấn luyện. Đối phó với sự phản kháng hung hãn, chiến lược của ông là sắp đặt song song các hệ thống tốt nhất để chứng minh rằng có sự phá sản trong giới lãnh đạo trường học ngày nay. Một di sản bất hạnh khác của tinh thần kế hoạch tập trung là các đại học có khuynh hướng chỉ thẩm định thành quả căn cứ trên số lượng thay vì phẩm chất. Hiện nay, có bao nhiêu bài giảng được căn cứ để trả tiền và thăng thưởng các giảng viên, không dựa trên phẩm chất của kinh nghiệm giảng dạy.
14. Thêm vào đó, người ta có thể tranh luận rằng các mục tiêu của Phó Thủ Tướng về việc huấn luyện Ph.D là có dụng ý tốt nhưng lầm lẫn. Một chương trình đào tạo ít Ph.D. hơn nhưng cho nhiều người có bằng M.A. và M.S. có thể tạo ra một tác động khổ cỡ hơn, với nhiều giáo sư hơn để nhắm vào trình độ mà Việt Nam cần nhất. Trong khi Việt Nam tất nhiên sẽ cần đi vào các sưu tầm và nghiên cứu tiên tiến, hệ thống giáo dục quá tệ ngày nay mà chúng ta tin rằng mục tiêu 10 năm nên là cải cách hệ thống để nó trở nên có khả năng đào tạo ứng viên mà sẽ đương nhiên trở thành tầng lớp các nhà phát minh và cải cách. Một bằng Cao Học là đúng ngay vào trình độ để giảng dạy kỹ thuật, tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, kế toán, nông nghiệp và nhiều môn học khác. Một giảng viên với bằng Cao Học của Mỹ và việc hiểu biết về sự quan trọng của tự do suy nghĩ và tham gia của sinh viên vào giáo dục sẽ thể hiện một cải thiện sâu sắc qua hầu hết các nhóm giáo sư Việt Nam. Một khi Việt Nam có một tập hợp lớn các người tốt nghiệp trên căn bản được huấn luyện chu đáo thì việc di chuyển vào nghiên cứu sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
15. Tuy thế, các rào cản và tranh luận có thể được vượt qua hoặc sửa đổi khi thực hiện với giả sử sự hỗ trợ nhắm đến là đúng. Điều quan trọng là chúng ta nắm cơ hội ngày hôm nay, và khai thác cả các yêu cầu của Phó Thủ Tướng lẫn sự ngưỡng mộ tổng quát của người Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ. Nếu chúng ta đi qua cánh cửa mở này, với hỗ trợ rõ ràng của các lãnh đạo, chúng ta sẽ tham gia trong một cơ hội độc nhất để ảnh hưởng sâu đậm vào hệ thống giáo dục của Việt Nam. Qua các chương trình của riêng chúng ta, và bằng cách tìm kiếm để phát triển mối quan hệ cộng tác công và tư, chúng ta có thể đi xa hơn các mục tiêu của Sứ quán bằng cách giúp viên chức Việt Nam và định chế giáo dục đạt được các mục tiêu sau đây:
-Đưa học trình Mỹ vào các lãnh vực khác nhau;
-thực hiện kiểu cách giảng dạy Mỹ, trong đó nhấn mạnh ý nghĩ sáng tạo, việc giải quyết vấn đề, và khả năng lãnh đạo thay vì cách học thuộc lòng;
-gia tăng kiến thức về Mỹ và định chế Mỹ qua các lớp có hướng quốc tế hóa và trong các môn học nghiên cứu Mỹ;
-cải tiến sự giảng dạy tiếng Anh, do đó khiến sinh viên sở đắc tin tức về Mỹ và một thế giới rộng hơn cho riêng họ;
-khuyến khích nghiên cứu tại Mỹ, qua đó cung cấp cho các nhà lãnh đạo trong tương lai kinh nghiệm trực tiếp ngay từ gốc về xã hội và giá trị Mỹ;
-mở rộng và đào sâu cộng tác với các đại học, công ty Mỹ, và NGOs; và,
-sở đắc việc huấn luyện mà họ cần trong việc quản trị giáo dục.
16. Để hiểu rõ hơn và làm dễ dàng cho các cố gắng giáo dục Mỹ hiện nay, Đại sứ Michalak triệu tập một Hội Nghị Giáo Dục ở Hà Nội vào ngày 24-25 tháng 1-2008. Sự kiện phá vỡ nền tảng này đã mang gần 200 người Mỹ đóng cọc trong các cố gắng cải cách giáo dục của Việt Nam - kể cả hơn 100 đại học Mỹ, công ty Mỹ và NGOs với các chương trình giáo dục quan trọng - để chia sẻ tin tức về hoạt động và thử thách của họ và để bàn thảo làm thế nào để sự cộng tác có thể giúp tất cả các phía nhận thức có hiệu quả hơn về các mục tiêu giáo dục. Hội Nghị cũng khiến Sứ quán tăng thêm kiến thức về sự dồi dào của hoạt động giáo dục của các tổ chức công và tư của Mỹ, và nhờ vậy mà hoạch định một sách lược hữu hiệu và toàn diện để gia tăng ảnh hưởng Mỹ vào khu vực giáo dục đang thay đổi nhanh chóng của Việt Nam. Chúng ta cũng xác nhận rằng, trong việc phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ, chúng ta cũng có thể đáp ứng các yêu cầu trợ giúp giáo dục Mỹ của lãnh đạo Việt Nam. Một hội nghị thứ hai, dự định đầu năm tài chính 2009, được phác họa để hòa hợp các nhà giáo dục Việt Nam và Mỹ. Trong khi làm như thế, sẽ hỗ trợ trực tiếp một chương trình Phục Vụ Thương Mại Ngoại Quốc để khuyến khích các liên kết chương trình kỹ thuật tin học giữa đại học Việt Nam và Mỹ.
17. Sử dụng tài nguyên sẵn có và thêm tin tức thu nhận từ Hội Nghị Giáo Dục, sách lược giáo dục của Sứ quán gồm các phần sau đây:
-Chương trình Fulbright ở Việt Nam: Mỗi năm, chương trình gửi khoảng 25 sinh viên ưu tú đến Mỹ để học bậc Cao Học trong nhiều lãnh vực, kể cả Quản Trị Giáo Dục Cao Cấp, và gửi 10 giáo sư giảng dạy lâu năm đến Mỹ để nghiên cứu cải thiện phẩm chất giảng dạy. Ngoài ra, vài chương trình Fulbright khác xếp chỗ tại các đại học Việt Nam cho 20 giáo sư và nhà sưu khảo Mỹ đối với các chương trình duyệt xét lại học trình, sắp đặt các môn học mới và văn bằng, và huấn luyện ban quản trị và giảng huấn. Để mở rộng Chương Trình Fulbright, Sứ quán trông tìm đóng góp ban đầu từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET), và cũng sắp tung ra cuộc vận động để bảo đảm chắc chắn tặng dữ từ các công ty Mỹ hoạt động trong Việt Nam nhằm khuếch trương nỗ lực quan trọng nhất này. (Sứ quán đang làm việc với Văn Phòng Fulbright và các văn phòng khác để bảo đảm rằng Sứ quán tuân thủ tất cả luật lệ mâu-thuẫn-lợi-ích - conflict-of-interest regulations.)
-Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF): VEF hiện đang tài trợ khoảng 70 Ph.D. mỗi năm. Sứ quán đang khai phá đường hướng để mở rộng phạm vi của chương trình này, cả tài trợ lẫn các lãnh vực nghiên cứu do Sứ quán yểm trợ.
-Huấn luyện tiếng Anh cho giáo sư: nếu có giáo sư giỏi hơn thì sẽ mở rộng khối sinh viên có khả năng học hỏi ở Mỹ và gia tăng phẩm chất chung về giảng dạy bằng tiếng Anh, mà hiện nay là rất kém. Căn cứ trên các cố gắng đáng kể hiện nay của Sứ quán trong lãnh vực này qua sử dụng English Language Fellows (ELF) và các chương trình liên quan đến Regional English Language Officer (RELO) ở Bangkok, Sứ quán đã yêu cầu và nhận được tài trợ ECA cho 10 người thuộc chương trình Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), sẽ bắt đầu công việc ở 10 đại học vào tháng 9-2008 trong thời gian một năm. Sứ quán cũng đang làm việc với các giáo sư và viên chức then chốt Việt Nam để thúc đẩy cho việc thành lập VietTESOL, qua đó sẽ cung cấp sự huấn luyện chuyên nghiệp cho các giáo sư Việt Nam dạy tiếng Anh.
-Một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ: Chúng tôi đang làm việc trên nhiều mặt để khuyến khích một số lớn sinh viên Việt Nam có phẩm chất cao hãy lợi dụng hệ thống giáo dục Mỹ cao hơn. Các khảo sát thường cho thấy Việt Nam thừa nhận rằng trường học Mỹ cung ứng phẩm chất giáo dục cao nhất, tuy thế cho đến nay, hàng ngàn sinh viên phải tìm kiếm cơ hội ở Úc và các nước khác, trong niềm tin rằng tiêu chuẩn Mỹ quá cao, đặc biệt là thủ tục xin chiếu khán. Chúng tôi đang cố gắng để sửa sai lầm về niềm tin này qua hoạt động bất thường. Thuyết trình, thảo luận trên mạng, và các cố gắng bất thường khác - thường được đảm trách bởi chính các nhân viên sứ quán - vì thế sẽ tiếp tục là điều cần thiết để bảo đảm gia tăng con số sinh viên Việt Nam được biết về và lợi dụng các cơ hội để du học ở Mỹ. Kết quả khá hài lòng, với số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đang tăng theo một tỷ lệ lũy tiến.
-Trao đổi mở rộng: Chúng tôi nương vào các chương trình sẵn có để các viên chức đại học có thể quan sát tập quán giáo dục Mỹ. Các viên chức tại Đại Học Quốc Gia Việt Nam (Vietnam National University - VNU) nói với chúng tôi rằng mục tiêu quan trọng nhất của họ gồm có: việc huấn luyện cho các viên chức và giáo sư trẻ của VNU trong ngành quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và tiếng Anh, ưa chuộng tại Mỹ hơn. Ngoài ra, MOET chủ trương gửi tất cả viện trưởng và phó viện trưởng đại học và hiệu trưởng trung học tham dự các chương trình huấn luyện ở ngoại quốc. Chỗ ở sẽ kiếm cách để yểm trợ các chương trình huấn luyện này, bao gồm sử dụng các chương trình International and Voluntary Visitor và sự sẵn lòng tiếp nhận tham dự viên của các đại học Mỹ.
-Sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ đối với mối quan hệ cộng tác công và tư: Các viên chức Sứ quán thường gặp đại diện của các đại học Mỹ muốn bung ra hoặc mở rộng cộng tác với các đại học Việt Nam để cung cấp hướng dẫn và cố vấn và/hoặc tài chính để làm cho dễ dàng việc trao đổi. Hiện tại, hơn 60 đại học Mỹ có chương trình liên kết với đại học Việt Nam, kể cả trao đổi hai chiều về giáo sư, khai triển học trình, chương trình chuyển lớp "2+2" (trong đó sinh viên Việt Nam học hai năm cuối của bậc Cử Nhân tại đại học Mỹ và nhận văn bằng Mỹ), và huấn luyện sư phạm cho ban giảng huấn trong các lãnh vực đặc biệt như Anh ngữ, y tá, kỹ thuật, và kinh doanh.
-Đề án Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC đang thực hiện một chương trình tiếp thị mạnh mẽ, chờ được tài trợ, để tiếp tục xây dựng sự quan tâm của các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn của thị trường giáo dục Việt Nam. Chương trình gồm có sự thiết lập du học hoa kỳ (duhochoaky.vn -người Việt đối với việc đi Mỹ học:"StudyInTheUS.com"), các hội chợ thương mại trong thực tế và các hoạt động ghép đôi có liên quan để bắt liên lạc với các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn với các trường và người tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, và việc tiếp thị mạnh mẽ và hỗ trợ hậu cần cho hội chợ giáo dục hàng năm của IIE tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc vận động tiếp thị nhắm đến việc gia tăng nhanh chóng số sinh viên Việt Nam đi học ở Mỹ cũng như số chương trình giáo dục Mỹ tại Việt Nam. Trọng tâm đặc biệt sẽ là Anh ngữ đào sâu, đại học cộng đồng và các mảng tiếp thị bậc Cử Nhân.
-Làm việc với Văn Phòng State's Trade Facilitation Office: Cố gắng này nhằm phổ biến cho các tiểu bang Mỹ về lợi ích có thể nhận được bằng cách chủ động hơn trong sự kinh doanh và giáo dục tại Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn thí dụ của tiểu bang Oklahoma, là một cơ chế đầu tiên của Mỹ tìm kiếm kinh doanh và sinh viên tại Việt Nam, và hiện là nơi nhận sinh viên Việt Nam du học Mỹ lớn hàng thứ ba tại Mỹ.
-Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh: Sứ quán đang gửi hai chủ tịch đại học đi tham dự Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh và sự kiện địa phương tiếp theo (hiệp hai) do Bộ Trưởng Ngoại Giao Rice chủ trì, Secretary of Education Spelling, và USAID Administrator Fore vào cuối tháng 4-2008. Qua sự tham dự của họ, chúng tôi hy vọng thấy một gia tăng về số lượng và loại trao đổi giữa các đại học Mỹ và Việt Nam.
THỈNH CẦU HÀNH ĐỘNG: CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỚI CẦN CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊN WASHINGTON MỚI
----------------------------------------
18. Trong khi chúng ta đã tạo được nhiều tiến triển, nguồn tài nguyên lớn hơn sẽ cho phép chúng ta đẩy chương trình này đi xa hơn nữa. Ở mức tối thiểu, chúng ta có thể giúp Việt Nam đào tạo giới lãnh đạo và công nhân có khả năng cần thiết để duy trì sự bành trướng kinh tế và để nâng nhiều dân hơn thoát khỏi nạn nghèo đói. Nhìn rộng hơn, Mỹ có cơ hội để tạo hình cho một hệ thống giáo dục Việt Nam trong cách thức mà, về lâu dài, sẽ mang lại một Việt Nam nhiều dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn và tự do ngôn luận, và do đó ràng buộc một cách chặt chẽ với Mỹ. Thấy điều này, hỗ trợ cải cách giáo dục là đồng nghĩa với các mục tiêu căn bản nhất của Sứ quán. Vì thế, chúng tôi đã nhận ra các đề án sau đây cần có nguồn tài nguyên bổ sung từ Washington:
-Ngân quỹ $3 triệu cho giáo dục đã được yêu cầu trong Kế Hoạch Sách Lược Sứ Quán năm tài chính 2010 (FY2010 Mission Strategic Plan (MSP) vừa mới làm xong. Mặc dù quyết định sử dụng ngân quỹ này như thế nào chưa được kết thúc, chúng tôi suy xét USAID mang đến một ban thẩm định để xét đến các lựa chọn thống nhất với ý kiến do chính phủ Việt Nam đưa ra và phổ biến ở Hội Nghị Tháng 1. Một khả năng là khai triển một chương trình cải cách để tái cấu trúc tập quán giáo dục quốc gia trong các lãnh vực như dạy tiếng Anh, và thẩm định và huấn luyện giáo sư. Đề án này có thể rập khuôn theo Chương Trình Ngôi Sao của USAID, qua đó Mỹ tạo ra một khác biệt quan trọng tại Việt Nam trong lãnh vực cải cách kinh tế, điều lệ và luật pháp. Trợ giúp nhắm đến trong lãnh vực giáo dục sẽ có kết quả tương tự trong các thay đổi tích cực, có ý nghĩa để dẫn đến một Việt Nam tốt hơn và được chuẩn bị để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, USAID sẽ kiếm cách để gia tăng các chương trình hiện tại, như chương trình Ngôi Sao, để cổ võ việc huấn luyện cấp lãnh đạo nhiều hơn.
-Thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam. Như đã ghi chú ở trên, việc ủng hộ thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam sẽ đòi hỏi ngân quỹ lên đến $100 triệu qua 10 năm để trả cho gần 100 giáo sư và quản trị gia Mỹ.
-Việc tài trợ tăng lên để yểm trợ du học Mỹ và mục tiêu của chính phủ Việt Nam về việc đào tạo 2,500 Ph.D. tại Mỹ từ nay đến năm 2020. Hỗ trợ của chính phủ Mỹ cho mục tiêu này có thể hướng qua sự mở rộng các chương trình của Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF), cả việc gia tăng tài trợ cho VEF lẫn tiềm năng mở rộng lãnh vực nghiên cứu được VEF tán thành, như đã ghi ở đoạn 11. Thêm vào đó, việc tài trợ có thể được bảo đảm bằng cách tung ra Chương Trình Học Bổng Fulbright Presidential Scholarship Program tương tự như chương trình ở Indonesia, tức là gửi độ 30-40 sinh viên Ph.D. đến Mỹ mỗi năm. Một chương trình tương tự ở Việt Nam có thể chú trọng đến việc nâng đỡ số sinh viên M.A. và M.S..
-U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair tại Việt Nam. Ý kiến này, hiện đang xem xét, cùng với các hoạt động khuyến khích xuất cảng FCS khác, sẽ xây trên các cố gắng hiện nay của Sứ quán bằng cách mang đến Việt Nam các đại học quan tâm đến việc tuyển sinh viên và việc phát triển quan hệ với các đại học Việt Nam. Việc tài trợ của cơ quan Trade Development Authority (TDA) cho các đề án liên quan đến tuyển lựa sinh viên Việt Nam du học Mỹ đã được đề nghị và cũng sẽ thích hợp, vì lãnh vực "thương mãi trong phục vụ" này có thể sinh sản dễ dàng hàng trăm triệu đô-la hàng năm cho sự thịnh vượng kinh tế Mỹ.
-Sự khai triển một chương trình theo khuôn mẫu "Africa Education Initiative" (AEI) mới của chính phủ Mỹ, thực hiện qua USAID. Qua khoảng thời gian bốn năm, Mỹ cung cấp $400 triệu để huấn luyện nửa triệu giáo sư và cấp học bổng cho 300,000 người trẻ. Một chương trình tương tự, giữ cho phù hợp với các mục tiêu của Việt Nam, sẽ có các hiệu quả rất tích cực.
KẾT LUẬN
----------
19. Nhiều người sẽ đọc đề án này như là một thao diễn "hoang tưởng"[2], có lẽ lắc đầu và thắc mắc rằng vì sao người Trưởng Sứ quán gửi ra các giả sử quá bao quát. Một cách rõ ràng, các đề nghị của chúng tôi cần được cứu xét trong bối cảnh của các nhu cầu cạnh tranh. Tuy nhiên, tôi hy vọng đọc giả nhận thức rằng chúng tôi đã chỉ làm được đến đâu với nguồn tài nguyên hiện tại, và cũng hiểu thấu rằng hiện nay chúng tôi đối diện với một cơ hội độc nhất và quan trọng như thế nào. Các yêu cầu cải cách của người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, người sẽ họp với Tổng Thống Bush trong vài tháng tới, đã cổ vũ tôi soạn thảo bản tin này. Hiện nay, với một phần nhỏ chi tiêu cho vài hoạt động và chương trình khác trong vùng, chúng tôi có thể chỉnh hình lại cho quốc gia này trong cách thức bảo đảm có một tác động tích cực, sâu đậm cho nhiều thập niên sắp tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam vào năm 2020 trông giống như Nam Hàn hơn là Trung quốc, bây giờ là lúc hành động.
April 2008
1. Summary: Vietnam's educational system is in crisis, and the lack of qualified human resources is one of the biggest factors limiting Vietnam's development and economic growth. Top Vietnamese officials, including Prime Minister Nguyen Tan Dung, are aware of this challenge, and have explicitly asked for U.S. assistance in changing how Vietnam educates its people. Moving from today’s failed system, protected by a hide-bound and largely unqualified hierarchy of educators, will not be easy, but the United States has a unique opportunity to make a big difference and put its stamp on Vietnam's education system well into the future. As a start, Prime Minister Dung has offered to pay for a "brick and mortar" American University, with the United States providing the institution's president, plus key administrative and teaching staff. He has also asked for our help in launching the Ph.D studies in the United States of at least 2,500 young Vietnamese, on the understanding that these men and women will return as the core of the nation’s political and academic elite in the decades to come. Many of these students would be funded by Vietnam.
2. I believe that responding positively to these requests, perhaps in conjunction with the meeting this summer between President Bush and the Prime Minister, is strongly in the U.S. national interest. In responding to Vietnam's call, we would ensure not only that Vietnam's tens of millions of students, but also their education-obsessed parents, see the United States as a key partner in their personal and collective futures. The United States is seen as the model of "Global Standards" that Vietnam seeks to emulate. Positive engagement now will create windows of opportunity for the Mission to influence both Vietnamese attitudes toward the United States and domestic support for democratic, participatory government. Using existing resources, we are already engaged in many programs and initiatives to help Vietnam modernize its educational system and educate the next generation of Vietnam’s decision-makers. Adding new foreign assistance resources now and supporting the creation of a wide range of strategic public-private partnerships will maximize American influence on Vietnam’s educational system and thus on the future shape of Vietnamese society. Specific requests for new State, USAID and FCS education initiatives are listed in paragraph 18. End summary.
STATE OF EDUCATION IN VIETNAM
-----------------------------
3. Vietnam is facing a crisis in its education systems at all levels that jeopardizes its pursuit of economic progress and global integration. Officials lack training in education administration, teachers are poorly trained and underpaid, and corruption plagues the system at every level. In addition, opportunities for higher education are limited, as the system can accommodate only a fraction of those seeking admission. In 2007, Vietnamese universities had places for only 300,000 of the 1.8 million candidates who sat for university entrance exams. Although the number of university students has doubled since 1990, the number of teachers has remained virtually unchanged, a statistic disturbing to experts. Even with the increase, however, Vietnam ranks last regionally in the percentage of college age students enrolled in tertiary education, with only 10% in universities, below China’s 15%, Thailand’s 41%, and South Korea’s 89%, according to World Bank statistics. Even those students lucky enough to attend a university face a system in which instructors are paid on a strictly piece-work (by the class) system with no effective mechanisms for ensuring quality of instruction. Ph.D’s are purchased, and being named a professor is a bureaucratic process, not an honor linked to a career in teaching.
4. Even worse, corruption has spread like a cancer through the system. Poorly paid administrators and teachers purchase their positions, then shake down parents, who pay for admission to schools, then pay extra to have teachers grade their children. Until recently, cheating led by teachers on nation-wide tests was common, especially when the poor results would reflect badly on “the system.” Predictably, Vietnam is falling behind its neighbors in generating knowledge and innovation. In 2006, Hanoi's top two universities - Vietnam National University and Hanoi University of Technology - produced just 34 scientific publications, as compared to 4,556 at Seoul National University and nearly 3,000 at Peking University. Vietnam also scores low in another measure of capacity for innovation, the number of resident patent applications, having filed only two patent applications in 2006 compared with 40,000 in China.
5. Failures in Vietnam’s educational system also result in universities being unable to produce the number of educated managers and skilled workers needed by Vietnam's modernizing economy. This lack of qualified human resources is the single biggest factor limiting Vietnam's future development and economic growth, a fact reiterated by the mayor of Ho Chi Minh City during his April 17 meeting with visiting HHS Secretary Leavitt. To cite one example of this shortage, an American high-tech company that interviewed 2,000 recent graduates, all considered to be among Vietnam’s “best and brightest,” found only 40 applicants that met minimum hiring requirements. The situation is not the result of insufficient public spending on education, which at 4.3% of GDP, is higher in Vietnam than in neighboring China, Korea, The Philippines, or Thailand. This all is sadly ironic, as many parents in this Confucian society would mortgage their souls to ensure their children get a good education. If all outlays are counted, parents here actually spend quite liberally to advance their children's education, but to depressingly little effect.
VIETNAMESE EDUCATION PLANS AND GOALS
------------------------------------
6. Vietnam’s top leaders recognize these problems, and wants to improve its education system. Prime Minister Dung's point person in leading change is Nguyen Thien Nhan, Deputy Prime Minister, concurrently Minister of Education and Training, and a Fulbright scholar. Nhan has designed an ambitious program to restructure the national educational system and address its grave deficiencies. Priorities include completing the universalization of education (with emphasis on enrollment of girls, minorities and the disadvantaged, many of whom are still not in the system), revamping teacher training programs, overhauling the national curricula for all subjects at all levels, developing a formal consistent accreditation and assessment strategy, establishing a top-tier and internationally recognized university and improving quality standards for teachers through continuing education and competition. He has also emphasized the importance of foreign language acquisition - especially English - for students beginning in primary school, as well as increased competence in Information Technology. To make these changes possible, he is also emphasizing management training for school principals, rectors, and deans and has requested that greater government resources be invested in academic institutions at all levels and that teachers’ salaries be significantly increased.
7. Minister Nhan has expressed unprecedented openness to U.S. participation in restructuring Vietnam's educational system. He has proposed reforms modeled on a number of U.S.-style practices, including mandatory enrollment, establishment of minimum quality standards, national accreditation, curriculum development programs, and a credit-based system for general education at the tertiary level. In addition, Vietnam National University administrators have identified as their top goal training for its officials and young professors, especially in the areas of higher education management, teaching methodology, and English. The Ministry of Education and Training (MOET) has described similar goals for all university and high school leadership. Officials have explicitly told us that they would like much of this training to take place in the United States.
8. As an example of Vietnamese openness to American education practices, the Ministry of Education and Training has authorized ten departments at nine universities to adopt American programs lock, stock, and barrel, including curricula, course design, teaching materials, and student-oriented teaching methods, with all courses taught in English. For instance, Can Tho University has replicated Michigan State University's Biochemistry and Molecular Biology program, and the National Economics University has modeled its Finance Department after the program at California State University, Long Beach. In addition, a new law degree program that will open its doors at Can Tho University this fall will represent a radical departure from the purely theoretical and rote-based approach used by the existing Vietnamese law schools, by adopting the case study approach common to nearly all Western law schools. The Can Tho law program will come into existence thanks to three years of unceasing effort by a law professor with degrees from both Harvard and a university in the Netherlands. Another innovator is Vietnam National University, Ho Chi Minh City (VNU-HCMC), which has opened an "International University" at which the standard medium of instruction is English and all majors are based on American, Australian and other Western models. VNU-HCMC employs numerous expatriate (including American) faculty members in addition to Vietnamese professors with foreign degrees.
VIETNAM LOOKING TO FOREIGN COUNTRIES FOR ASSISTANCE
---------------------------------------------------
9. Vietnam faces a deficit of perhaps $100 million per year in funding its educational plans, and is trying to close the gap by seeking international support in paying for and helping implement reforms. In a recent meeting with Ambassador Michalak, Deputy Prime Minister Nhan specifically requested USG assistance in two key areas, which he said would have a big impact on U.S.-Vietnam relations:
--Founding an American university in Vietnam; and,
--Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. by 2020.
10. The American University would be American through and through, with an American management, curriculum, teaching methodology and teaching styles. American professors would identify what equipment would be necessary and oversee all other academic and management decisions to ensure that the university meets U.S. standards. The President of the University would be American for the first ten years, and all courses would be taught in English. The university would, at maximum capacity, accept 5,000 to 10,000 students per year, and would specialize in a number of fields (possibly seven), including business and public administration and biotechnology. In this plan, each field or faculty would be set up by a different American university. To create the American University, the Minister said that the GVN plans to borrow $100 million to fund the purchase of land, construction of buildings, and equipping of laboratories. He is looking to the United States to recruit and fund the faculty and administrators for the first ten years. In his plan, 80% of faculty would be American when the university opens, with the percentage dropping down to 20% at the end of ten years as qualified Vietnamese finish training. Rough initial estimates of costs for the American personnel are $100 million over ten years.
11. Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. is part of a larger plan to train 20,000 Ph.D.s, half in Vietnam and half abroad. The United States, through the Vietnam Education Foundation (VEF), currently funds the U.S. study of about 70 Ph.D.s per year, but only in the hard sciences. Vietnam is thus asking for U.S. assistance in creating a system to identify U.S. schools and secure cost reductions or find funding for an additional 160 doctoral candidates each year in order to meet this ambitious goal. Current Vietnamese programs would fund some or all costs for some of these student.
MISSION EDUCATION INITIAITVES
-----------------------------
12. The time is ripe to significantly expand educational exchange programs with Vietnam. The leaders and people of Vietnam agree that educational reform is critical to the nation's continued development, they view the U.S. system as the world's best, the government is receptive to U.S. assistance, and both U.S. and Vietnamese universities are eager to deepen partnerships. Success will pay both short-and long-term benefits to bilateral relations, as we replicate in the educational sphere the deep impact that tightly targeted aid has in reforming Vietnam's system of economic governance.
13. There are hurdles to overcome. While the nation’s top leadership has strongly endorsed radical educational reform, there are those in the government and Communist Party of Vietnam (CPV) who fear the openness and free exchange of ideas that are an integral component of any world-class educational system. If this resistance is to be overcome, however, there is no better way than through education. Another hurdle, which is currently bedeviling Deputy Prime Minister Nhan, is battling against the vested interests of today’s professors and administrators, the most powerful of whom purchased their positions with the promise of gain and will not be displaced quietly. Frankly, this is one key reason why the Prime Minister is appealing for an American University and U.S. trained Ph.Ds. In the face of fierce resistance, his strategy is to set up parallel, superior systems to prove the bankruptcy of the die-hards in command of schools today. Another unfortunate legacy of the central planning mentality is that universities tend to judge their performance solely on quantity rather than quality. Currently, it’s lectures delivered that count when paying and promoting instructors, not the quality of the educational experience.
14. In addition, one could argue that the Prime Minister's goals of training Ph.Ds is well intentioned but misguided. A program that produces fewer Ph.D.s but more M.A. and M.S. degree holders could produce a more sizeable impact, with more professors targeted at the level Vietnam needs most. While Vietnam will eventually need to move into advanced studies and research, the educational system is so bad today that we believe the 10-year goal should be to reform the system so that it becomes capable of producing the candidates who will eventually become the class of inventors and innovators. A master’s degree is the right level for teaching engineering, English as a second language, accounting, agriculture and many other subjects. An instructor with a U.S.-issued master's degree and an understanding of the importance of free thought and student involvement with education would represent a profound improvement over most of the current crop of Vietnamese professors. Once Vietnam has a large body of well-trained basic college grads, moving into research will make much more sense.
15. Still, these barriers and arguments can be overcome or modified in execution given the right targeted assistance. The important thing is that we seize today's opportunity, and capitalize on both the Prime Minister's requests and the general admiration of Vietnamese for American educational practices. If we walk through this open door, we will be engaging, with the explicit support of top leaders, in a unique opportunity to profoundly influence on Vietnam's educational system. Through our own programs, and by seeking to develop private-public partnerships, we can further Mission goals by helping Vietnamese officials and educational institutions reach the following goals:
--incorporate American curricula in a variety of fields;
--implement American teaching styles, which emphasize creative thought, problem solving, and leadership skills rather than rote learning;
--increase knowledge of the United States and American institutions through internationally-oriented classes and in American studies courses;
--improve English language instruction, thus enabling students to acquire information about the United States and the wider world on their own;
--promote study in the United States, which gives future leaders first-hand experience of American society and values;
--expand and deepen cooperation with American universities, companies, and NGOs; and,
--acquire the training they need in educational administration.
16. To better understand and facilitate current wide-ranging American educational efforts in Vietnam, Ambassador Michalak convened an Education Conference in Hanoi on January 24-25, 2008. That groundbreaking event brought together almost 200 American stakeholders in Vietnam’s education reform efforts - including more than 100 American universities, companies and NGOs with significant educational programs - to share information about their activities and challenges and to discuss how cooperation can help all parties realize their education goals more effectively. The Conference also enabled the Mission to enhance its knowledge of the breadth of
American public and private sector organizations' educational activities, and thus to plan a comprehensive and effective strategy to increase U.S. influence on Vietnam's rapidly changing education sector. We also confirmed that, in serving U.S. national interests, we can also be responsive to the requests of Vietnamese leaders for U.S. educational assistance. A second Conference, planned for early in FY2009, is designed to bring together American and Vietnamese educators. In doing so, it will directly support a Foreign Commercial Service project to promote linkages between American and Vietnamese university information technology programs.
17. Using existing resources and additional information gained at the first Education Conference, the Mission education strategy includes the following components:
--The Fulbright Program in Vietnam: Each year, this program sends about 25 students of exceptional promise to the U.S. for Master’s Degree study in a variety of fields, including Higher Education Administration, and sends ten senior university professors to the U.S. for research designed to improve the quality of their instruction. In addition, several different Fulbright programs place up to twenty American professors and researchers at Vietnamese universities for programs to revise curricula, set up new courses and degree programs, and train faculty and administrators. To expand the Fulbright Program, the Mission is seeking first-ever contributions from the Ministry of Education and Training (MOET), and is also about to launch a campaign to secure donations from U.S. companies operating in Vietnam in order to increase this flagship effort. (The Mission is working with State's Fulbright Office and other offices to ensure that it adheres to all conflict-of-interest regulations.)
--The Vietnam Education Foundation (VEF): VEF currently funds about 70 Ph.D.s per year. The Mission is exploring ways to expand the scope of this program, both in terms of funding and the fields of study it supports.
-- English language training for teachers: Better teachers will expand the pool of students able to study in the United States and increase the overall quality of English language instruction, which is now quite low. Building on the Mission's current considerable efforts in this area through use of English Language Fellows (ELF) and programs involving the Regional English Language Officer (RELO) based in Bangkok, the Mission has requested and received ECA funding for ten Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), who will begin work at ten universities in September, 2008, for one academic year each. The Mission is also working with key Vietnamese officials and professors to jumpstart the creation of VietTESOL, which will provide professional training to Vietnamese English teachers.
--An aggressive Public Diplomacy effort: We are working on multiple fronts to encourage a larger number of highly qualified Vietnamese students to take advantage of the American higher education system. Surveys repeatedly show that Vietnam recognizes that U.S. schools provide the highest quality education, yet many thousands of students have, to date, sought opportunities in Australia and other countries, believing that U.S. standards are too high, particularly with regard to the visa process. We are working hard to correct the record through outreach. Presentations, webchats, and other outreach efforts - often undertaken by consular officers themselves - will thus continue to be necessary to ensure that increasing numbers of Vietnamese students are aware of and take advantage of opportunities to study in the United States. The results are gratifying, with the number of Vietnamese students studying in the USA growing at an exponential rate.
--Expanded Exchanges: We will leverage existing programs to enable university officials to observe American educational practices. Vietnam National University officials tell us that their top goals include training for VNU's officials and young professors in higher education management, teaching methodology, and English, preferably in the United States. In addition, MOET intends to send every university rector and vice rector and every high school principal on training programs abroad. Post will seek ways to support these training programs, including use of International and Voluntary Visitor programs and American universities willing to host participants.
--USG support for public-private partnerships: Mission officers regularly meet representatives of American universities interested in launching or expanding cooperation with Vietnamese universities to provide guidance and advice and/or funds to facilitate exchanges. Currently more than 60 American universities have joint programs with Vietnamese universities, including two-way teacher exchanges, curriculum development, "2+2" transfer programs (in which Vietnamese students finish the final two years of undergraduate study at American universities and receive American degrees), and pedagogical training for faculty in specific fields such as English, nursing, engineering, and business.
--The Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC is implementing an aggressive marketing plan, pending funding authorization, to continue to build interest among U.S. institutions of higher learning in the Vietnam education market. The program includes the establishment of the duhochoaky.vn (Vietnamese for “StudyInTheUS.com”) web-portal, virtual trade fairs and related matchmaking activities to connect U.S. institutions of higher learning with top Vietnamese schools and recruiters, and heavy marketing and logistics support for IIE's annual education fair in Hanoi and Ho Chi Minh City. The marketing campaign is aimed to dramatically increase the number of Vietnamese students studying in the U.S. as well as the number of US. educational programs in Vietnam. Special focus will be on the intensive English, community college and undergraduate market segments.
--Working with State's Trade Facilitation Office: This effort is intended to publicize the benefits that U.S. states can receive by being more active in education and business in Vietnam. We will cite the example of the state of Oklahoma, which was one of the first U.S. entities to seek business and students in Vietnam, and which is now the third largest recipient of Vietnamese students in the United States.
--Higher Education Summit: The Mission is sending two university presidents to attend the Higher Education Summit and follow-on regional event hosted by Secretary of State Rice, Secretary of Education Spelling, and USAID Administrator Fore at the end of April, 2008. Through their participation, we hope to see an increase in the number and type of exchanges between the U.S. and Vietnamese universities.
ACTION REQUEST: NEW EDUCATIONAL PROGRAMS
REQUIRE NEW WASHINGTON RESOURCES
----------------------------------------
18. While we are already making progress, greater resources will allow us to advance this agenda much further. At a minimum, we can help Vietnam produce the managers and skilled workers needed to keep its economic expansion on track and to lift more of the population out of poverty. Looking more broadly, the United States has the opportunity to shape the Vietnamese educational system in a way that, in the long term, will result in a Vietnam that will be more democratic, more respectful of human rights and freedom of speech, and therefore more closely tied to the United States. Seen in this light, supporting educational reform is synonymous with our most fundamental Mission goals. Therefore, we have identified the following new initiatives requiring additional resources from Washington:
--$3 million fund for education requested in the recently completed FY2010 Mission Strategic Plan (MSP). Although decisions on how this fund would be used have not been finalized, we envision USAID bringing in an assessment team to look at options consistent with the ideas put forth by the GVN and flowing out of the January Conference. One possibility would be to develop a reform program to revamp national educational practices in such areas as English teaching and teacher training and assessment. This initiative could be modeled after USAID’s STAR Program, through which the U.S. has made a significant difference in Vietnam in the area of economic, regulatory and legal reforms. Targeted assistance in the area of education will similarly result in significant, positive changes that lead to a Vietnam better prepared to succeed in the global economy. In addition, USAID will look into ways to augment current projects, like the STAR program, in order to promote more executive and leadership training as part of the portfolio.
--Creation of an American University in Vietnam. As noted above, supporting the creation of an American University in Vietnam would require funding of up to $100 million over ten years to fund approximately 100 American professors and administrators.
--Increased funding to support study in the United States and the GVN's goal of educating 2,500 Ph.D.s in the U.S. by 2020. USG support toward this goal could be channeled through expansion of Vietnam Education Foundation (VEF) programs, both by increasing VEF's funding and potentially by broadening the fields of study it supports, as noted in para 11. In addition, funding might be secured by launching a Fulbright Presidential Scholarship Program similar to the one in Indonesia, which sends about 30-40 Ph.D. students to the U.S. each year. A similar program in Vietnam could focus on boosting the number of M.A. and M.S. students.
--U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair in Vietnam. This idea, currently under consideration, along with other FCS export promotion activities, would build on current Mission efforts by bringing to Vietnam U.S. universities interested in recruiting students and in developing relationships with Vietnamese universities. Trade Development Authority (TDA) funding for initiatives related to recruitment of Vietnamese students for study in the United States has been suggested and would also be appropriate, as this “trade in services” area could easily generate hundreds of millions of USD per year to an industry central to American economic prosperity.
--Development of a program modeled on the USG’s new “Africa Education Initiative” (AEI), implemented through USAID. Over a period of four years, the U.S. is providing $400 million to train half a million teachers and give scholarships to 300,000 young people. A similar program, scaled to meet Vietnam's objectives, would have very positive effects.
CONCLUSION
----------
19. Many will read this message as a "blue sky" exercise, perhaps shaking their heads in wonder that a Chief of Mission would forward such a broad range of suggestions. Clearly, our proposals need to be considered within the universe of competing demands. I hope readers recognize, however, just how much we are already doing with current resources, and also grasp just how significant and unique an opportunity we face today. The innovative requests of the top leader of Vietnam, who will be meeting with President Bush in a matter of months, spurred me to draft this message. With just a fraction of spending now devoted to some of other programs and activities in the region, we can reshape this nation in ways that guarantee a deep, positive impact for decades to come. If we want the Vietnam of 2020 to look more like South Korea than China, now is the time to act.
Michael W. Michalak, a career Foreign Service Officer, was sworn in as the United States Ambassador to Vietnam on August 10, 2007. Prior to this position, Ambassador Michalak served as the U.S. Senior Official to APEC, Bureau of East Asian and Pacific Affairs.
In his over 30 years of service with the U.S. Department of State, Mr. Michalak has worked in Tokyo, Japan; Sydney, Australia; Islamabad, Pakistan; Beijing, China; as well as Washington, DC, where he was assigned to the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, the Office for Japan and the Office of Chinese and Mongolian Affairs. He received a group award for valor for his actions in time of crisis when the U.S. Embassy in Islamabad was burned down.
Born in Detroit, Michigan, Mr. Michalak received his Bachelor of Science and Master of Science degrees in Physics from Oakland University in Rochester, Michigan, and Catholic University of America in Washington, DC, respectively. He received a second Master's degree in Public Administration from the John F. Kennedy School of Government at Harvard University in Cambridge, Massachusetts. He speaks Chinese, Japanese and French.
http://www.state.gov/r/pa/ei/biog/81626.htm
htmhttp://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210408.
htmlhttp://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210907.html
--------------------------------------------------------------------------------
[1] dịch chữ "brick and mortar": a "traditional" business with a physical presence. Contrast with dot.com
[2] dịch chữ "blue sky": unrealistic and impractical. To hold or express unrealistic or impractical views, especially in estimating something.
==
TIN TỨC NHÂN QUYỀN
TÁM NHÀ VĂN VIÊT NAM DƯỢC GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN
Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year
Writers Banned, Censored, Harassed, and Jailed
(New York, July 22, 2008) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year in recognition of the courage they showed when facing political persecution, Human Rights Watch said today. There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.
Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch
The Hellman/Hammett awards, administered by Human Rights Watch, are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989 when the American playwright Lillian Hellman willed that her estate be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
“The Vietnamese phrase for censorship, ‘bit mieng,’ means to cover the mouth,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.”
The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s Hellman/Hammett award winners from Vietnam. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs or targeted traffic “accidents.”
“Many people around the world do not know that Vietnamese writers are being locked up for simply expressing their views,” said Adams. “That makes it more important than ever to recognize the brave writers who have suffered persecution or sacrificed their freedom in order to push for a free press, human rights, and a multi-party system in Vietnam.”
Human Rights Watch has administered the Hellman/Hammett awards since 1989, awarding nearly 700 writers over the 19 years of the program. The Hellman/Hammett program also makes small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
Short biographies of seven of the eight Vietnamese writers who can be safely publicized follow below:
Le Quoc Quan, 36, is a lawyer who has written extensively on civil rights, political pluralism and religious freedom. He was detained by police four days after returning home from spending five months in the United States on a National Endowment for Democracy fellowship. For several days after his arrest, his whereabouts were unknown and no charges against him were publicized. Quan was later charged under Article 79 of the Criminal Code for “activities aimed at overthrow of the government.” He was released on June 16, 2007, but charges against him are still pending. On November 27, 2007, while trying to attend an appeals court hearing on two fellow attorneys, Quan was beaten and taken to a local police station to prevent him from attending the hearing.
Le Thi Cong Nhan, 29, is a lawyer widely recognized as a leader in a new generation of young activists who are building organizations inside Vietnam with links to groups outside. She was a founding member of the Committee for Human Rights in Vietnam and spokesperson for the Vietnam Progressive Party, one of several opposition parties that surfaced during a brief period in 2006 when the Vietnamese government temporarily eased restrictions on freedom of expression. As a frequent writer of appeals for democratic change in online newspapers and blogs, she has been harassed, intimidated and placed under house arrest. She was arrested in March 2007, and sentenced to four years in prison, which was later reduced to three years, on charges of disseminating propaganda against the government under article 88 of the criminal code.
Nguyen Phuong Anh, 36, is one of the most prolific and widely read dissident writers in Vietnam today. A former businessman, he owned a 1,000-seat restaurant and a thriving import-export company. After he became involved in the struggle for human rights and democracy, he began writing satiric critiques of the government on Vietnamese websites. He is a staff member of the To Quoc (Fatherland) underground bulletin, which is distributed quietly in Vietnam and through the internet. As soon as he became an activist, he was summoned to police headquarters and told to mind his own business. When he ignored the warnings, full fledged harassment began. Police came to his restaurant in uniform, state newspapers reported lies, and the restaurant went bankrupt. Goods imported by his company were confiscated, all his bookkeepers suddenly quit, and his company was fined for not paying taxes and went broke. Along with all this, he has been repeatedly detained and beaten by the police.
Father Thadeus Nguyen Van Ly, 60, one of the founders of the underground Tu Do Ngon Luan (Freedom of Expression) review, is receiving a Hellman/Hammett grant for the second time. Father Ly has been writing appeals for religious freedom, freedom of expression and a multi-party system in Vietnam for more than 30 years, an endeavor that has resulted in him spending 15 years in prison since 1977. During one prison stint in 2001, it is believed that he was drugged and beaten before a visit by a US congressional delegation so that his words were slurred and he uncharacteristically admitted to having committed criminal acts. He was released in 2005 and promptly returned to advocacy and dissident writing. Father Ly was one of the founders of the democracy movement in Vietnam known as Block 8406, named after the date of its inception on April 8, 2006. His latest arrest in February 2007 led to a prison sentence of another eight years on charges of disseminating propaganda against the government.
Nguyen Xuan Nghia, 58, is a journalist who also writes novels, short stories, poems and essays. He comes from a family with strong revolutionary credentials; his father joined the Vietnamese Communist Party (VCP) in 1936 and his oldest brother was killed in the first Indochina war. Nghia continues to be a member of the Association of Vietnamese Writers, despite his outspoken position against the VCP. As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. Since then, he has been arrested, detained and interrogated multiple times; his house has been searched twice; he has been denounced at public meetings and socially isolated. He is a member of the editorial board of To Quoc (Fatherland) Review, an underground pro-democracy publication. He is also a standing committee member of Block 8406 and the Alliance for Democracy for Human Rights. On November 27, 2007, he was badly beaten by policemen at the Hanoi court house when he showed up to demonstrate in support of two fellow dissidents who were on trial.
Nguyen Xuan Tu, aka Ha Sy Phu, 68, is a biology researcher and one of Vietnam’s most respected dissident writers. Writing under his pen name of Ha Sy Phu, he first became known in 1987 for his essay, “Let’s go Forward Hand in Hand Under the Guide of Reason.” He continued writing philosophical essays, satirical pieces and poetry that are published abroad and clandestinely in Vietnam. Over the past 20 years, he has suffered repression, social isolation, police interrogation, detention, imprisonment and house arrest. Because of his widespread influence on other dissident writers and the democracy movement, for the past 11 years he has been prohibited from owning a telephone or using the internet. Despite bad health, he continues to write and participate in the debate about democracy.
Pham Hong Son, 40, is a physician who writes articles and open letters that are circulated by hand in Vietnam and posted on websites of the Vietnamese diaspora. He was arrested and imprisoned in March 2002 on charges of espionage under article 80 of the criminal code for writing about human rights and democracy and posting them on the internet. Released in August 2006, he immediately resumed writing, even though he is under administrative probation, a form of house arrest. One of Vietnam’s most prominent dissidents, he has been unable to find a job since his release from prison, despite his training as a medical doctor and in business administration
Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year
Writers Banned, Censored, Harassed, and Jailed
(New York, July 22, 2008) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year in recognition of the courage they showed when facing political persecution, Human Rights Watch said today. There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.
Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch
The Hellman/Hammett awards, administered by Human Rights Watch, are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989 when the American playwright Lillian Hellman willed that her estate be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
“The Vietnamese phrase for censorship, ‘bit mieng,’ means to cover the mouth,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.”
The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s Hellman/Hammett award winners from Vietnam. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs or targeted traffic “accidents.”
“Many people around the world do not know that Vietnamese writers are being locked up for simply expressing their views,” said Adams. “That makes it more important than ever to recognize the brave writers who have suffered persecution or sacrificed their freedom in order to push for a free press, human rights, and a multi-party system in Vietnam.”
Human Rights Watch has administered the Hellman/Hammett awards since 1989, awarding nearly 700 writers over the 19 years of the program. The Hellman/Hammett program also makes small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
Short biographies of seven of the eight Vietnamese writers who can be safely publicized follow below:
Le Quoc Quan, 36, is a lawyer who has written extensively on civil rights, political pluralism and religious freedom. He was detained by police four days after returning home from spending five months in the United States on a National Endowment for Democracy fellowship. For several days after his arrest, his whereabouts were unknown and no charges against him were publicized. Quan was later charged under Article 79 of the Criminal Code for “activities aimed at overthrow of the government.” He was released on June 16, 2007, but charges against him are still pending. On November 27, 2007, while trying to attend an appeals court hearing on two fellow attorneys, Quan was beaten and taken to a local police station to prevent him from attending the hearing.
Le Thi Cong Nhan, 29, is a lawyer widely recognized as a leader in a new generation of young activists who are building organizations inside Vietnam with links to groups outside. She was a founding member of the Committee for Human Rights in Vietnam and spokesperson for the Vietnam Progressive Party, one of several opposition parties that surfaced during a brief period in 2006 when the Vietnamese government temporarily eased restrictions on freedom of expression. As a frequent writer of appeals for democratic change in online newspapers and blogs, she has been harassed, intimidated and placed under house arrest. She was arrested in March 2007, and sentenced to four years in prison, which was later reduced to three years, on charges of disseminating propaganda against the government under article 88 of the criminal code.
Nguyen Phuong Anh, 36, is one of the most prolific and widely read dissident writers in Vietnam today. A former businessman, he owned a 1,000-seat restaurant and a thriving import-export company. After he became involved in the struggle for human rights and democracy, he began writing satiric critiques of the government on Vietnamese websites. He is a staff member of the To Quoc (Fatherland) underground bulletin, which is distributed quietly in Vietnam and through the internet. As soon as he became an activist, he was summoned to police headquarters and told to mind his own business. When he ignored the warnings, full fledged harassment began. Police came to his restaurant in uniform, state newspapers reported lies, and the restaurant went bankrupt. Goods imported by his company were confiscated, all his bookkeepers suddenly quit, and his company was fined for not paying taxes and went broke. Along with all this, he has been repeatedly detained and beaten by the police.
Father Thadeus Nguyen Van Ly, 60, one of the founders of the underground Tu Do Ngon Luan (Freedom of Expression) review, is receiving a Hellman/Hammett grant for the second time. Father Ly has been writing appeals for religious freedom, freedom of expression and a multi-party system in Vietnam for more than 30 years, an endeavor that has resulted in him spending 15 years in prison since 1977. During one prison stint in 2001, it is believed that he was drugged and beaten before a visit by a US congressional delegation so that his words were slurred and he uncharacteristically admitted to having committed criminal acts. He was released in 2005 and promptly returned to advocacy and dissident writing. Father Ly was one of the founders of the democracy movement in Vietnam known as Block 8406, named after the date of its inception on April 8, 2006. His latest arrest in February 2007 led to a prison sentence of another eight years on charges of disseminating propaganda against the government.
Nguyen Xuan Nghia, 58, is a journalist who also writes novels, short stories, poems and essays. He comes from a family with strong revolutionary credentials; his father joined the Vietnamese Communist Party (VCP) in 1936 and his oldest brother was killed in the first Indochina war. Nghia continues to be a member of the Association of Vietnamese Writers, despite his outspoken position against the VCP. As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. Since then, he has been arrested, detained and interrogated multiple times; his house has been searched twice; he has been denounced at public meetings and socially isolated. He is a member of the editorial board of To Quoc (Fatherland) Review, an underground pro-democracy publication. He is also a standing committee member of Block 8406 and the Alliance for Democracy for Human Rights. On November 27, 2007, he was badly beaten by policemen at the Hanoi court house when he showed up to demonstrate in support of two fellow dissidents who were on trial.
Nguyen Xuan Tu, aka Ha Sy Phu, 68, is a biology researcher and one of Vietnam’s most respected dissident writers. Writing under his pen name of Ha Sy Phu, he first became known in 1987 for his essay, “Let’s go Forward Hand in Hand Under the Guide of Reason.” He continued writing philosophical essays, satirical pieces and poetry that are published abroad and clandestinely in Vietnam. Over the past 20 years, he has suffered repression, social isolation, police interrogation, detention, imprisonment and house arrest. Because of his widespread influence on other dissident writers and the democracy movement, for the past 11 years he has been prohibited from owning a telephone or using the internet. Despite bad health, he continues to write and participate in the debate about democracy.
Pham Hong Son, 40, is a physician who writes articles and open letters that are circulated by hand in Vietnam and posted on websites of the Vietnamese diaspora. He was arrested and imprisoned in March 2002 on charges of espionage under article 80 of the criminal code for writing about human rights and democracy and posting them on the internet. Released in August 2006, he immediately resumed writing, even though he is under administrative probation, a form of house arrest. One of Vietnam’s most prominent dissidents, he has been unable to find a job since his release from prison, despite his training as a medical doctor and in business administration
H.O NĂM ĐIỀU BA CHUYỆN
Nguyễn Kim Dục
Lời giới thiệu của Trương Kim Anh
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết của ông rất vui. Mong ông tiếp tục viết.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Hồi mới qua đúng nhà quê ra tỉnh, cả quỷnh không thể tả được. Đi ra đường ngó lơ ngó láo ai nhìn thấy cũng biết là HO mới qua. Một hôm đang đi trên đường Bolsa thì có một xe hơi màu đỏ đỗ xịch sát bên lề đường ngay chỗ mình đi tới. Có một cô gái khuôn mặt không đến nỗi tệ tươi cười hỏi:
- Chú mới ở VN qua hả?
- Sao cô biết?
- Nhìn điệu bộ biết liền.
- Cô tài thật!
- Nhân tiện đây cháu mời chú đi ăn sáng.
Trong đầu tôi lúc đó đánh dấu hỏi liền tại sao ở Mỹ lại có người tốt như vậy. Đang phân vân không biết đi hay từ chối thì cô gái thò tay mở cửa xe phía bên kia tay lái nói: Chú lên lẹ đậu xe ở đây lâu cảnh sát phạt. Không kịp suy nghĩ tôi nhảy thót lên xe ngồi. Mùi nước hoa từ cô gái tỏa ra thơm phức, tôi cảm thấy dễ chịu; được người đẹp không quen biết mời đi ăn sáng còn gì thú bằng.
- Chú gài seatbelt đi. Tôi làm theo sự chỉ dẫn của nàng.
- Cháu tên Hồng.
- Hân hạnh được biết cô, tôi tên Dục.
- Chú qua đây lâu chưa?
- Được hơn một tháng.
- Chú qua đây theo diện nào? Đi cả gia đình hay sang một mình?
- Tôi đi theo diện HO. Đi với gia đình gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con.
- Hôm nay cháu mời chú đi ăn mì La Cay.
- Ở đâu vậy cô?
- Cũng gần đây thôi.
- Cảm ơn cô. Sao cô tốt với tôi quá vậy?
- Có gì đâu. Cháu rất thương mấy người tù cải tạo mới qua.
Tôi yên chí lớn hôm nay gặp hên không còn thắc mắc gì nữa. Xe chạy một đoạn thì đến khu mì La Cay ở đường New Hope (sau này tôi mới biết chứ lúc đó tôi chẳng biết nàng chở tôi đi đâu).
Vào tiệm, nàng rất sành điệu kéo ghế mời tôi ngồi. Khi người phục vụ lại lấy order, nàng kêu hai tô mì đặc biệt cho hai người còn kèm theo 3 tô togo. Xong nàng vào restroom. Người phục vụ khi nãy thấy tôi ngồi ngơ ngác một mình lại gần hỏi:
- Chú mới ở VN qua phải không?
- Đúng.
- Con nhỏ này cứ lừa các chú mới qua; vào đây gọi tùm lum hết. Lát nữa ăn xong các chú phải trả đấy. Chú chờ nó ra rồi bảo đi vào restroom, bên hông có cửa đi ra ngoài, chú vọt lẹ không chú phải trả phần này đó.
Tôi cám ơn. Khi nàng ra tôi làm bộ đi restroom và tìm cách vọt lẹ.
Mấy hôm sau tôi lại quán hỏi chú phục vụ hôm đó làm sao, chú cho biết nó đợi hoài không thấy tôi ra, nó ăn hết tô của nó còn tô của tôi nó togo, luôn miẹng chửi thề lẩm bẩm. Con nhỏ này nó lừa nhiều người lắm rồi, cháu phải báo để các chú biết để tránh xa nó.
Đúng là mình ngớ ngẩn. Chả ai thương hại thân phận mới qua của mình đâu tại vì thấy mình ngố quá lừa một quả cho biết.
Một hôm có người bạn vượt biên qua trước rủ mình đi ăn sáng. Đang đi trên đường thấy cái xe đằng trước lái lạng quạng, anh ta phán một câu:
- Lại HO!
- Sao mày biết?
- Thì đi xe cũ mà lái lạng quạng chỉ có HO mới qua thôi.
Tự nhiên tim tôi nhói đau. Mọi người nhìn chúng tôi và đánh giá chúng tôi như vậy sao? Chả trách gì người dưng ngay anh ruột tôi cũng có cái nhìn như vậy. Gia đình anh tôi ở San Diego nên chúng tôi được về đó ở. Được một tuần cô em tôi nói:
- Anh H. nói với em là anh lù đù như thế thì làm được việc gì để có tiền nuôi vợ nuôi con.
Tôi âm thầm đau đớn với sự nhận xét của anh tôi, nghĩ bụng sẽ làm tất cả những gì để có cuộc sống tốt đẹp cho vợ con sau này. Thế là ở đúng 2 tuần ở nhà anh tôi, tôi xin phép anh tôi cho gia đình tôi lên Santa Ana ở với lý do là thành phố San Diego là thành phố nghỉ mát khó kiếm việc làm, lên Santa Ana dễ kiếm việc làm hơn. Anh chị tôi cũng can ngăn nói chú mới qua lạ nước lạ cái ở với anh chị một thời gian đã rồi đi đâu hãy đi. Nhưng trong lòng tôi đã quyết rồi - mình phải tự lực vươn lên.
Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở chúng tôi phải đi học ESL ở trường Saint Anselm cùng thời thời gian ấy, tôi thi lấy bằng lái xe. Hôm đi thi gặp ông giám khảo người Phi Luật Tân tôi nói với ông ta xin ông nói chậm chậm vì tôi mới ở VN qua tiếng Anh còn yếu lắm. Ông nhìn tôi cười: Thế tôi nó tiếng Việt Nam với anh được không? Tôi há hốc mồm: Ông nói tiếng Việt được hả? Hồi xưa tôi đi lính sang phục vụ tại Việt Nam, tôi lấy vợ VN đem về Phi nên tôi học tiếng Việt Nam qua vợ tôi nên bây giờ tôi nói tiếng Việt như người VN vậy.
- Cám ơn ông. Hôm nay gặp ông tôi may mắn quá. Hồi xưa bên VN tôi là đại úy đi tù Cộng Sản hơn chín năm.
- Chín năm ở tù CS. Terrible! Bên VN anh có lái xe được không?
- Lái được
- Vậy thì lái đi một vòng cho đúng luật rồi tôi cho anh đậu khỏi cần thi. Nhớ là luật lái xe ở VN khác ở bên đây chẳng hạn mỗi lần change lane phải signal và quay đầu lại, nhiều người bị rớt vì điều này, nhớ đấy. Tôi rất thương mấy người lính bị tù Cộng Sản. Gặp mấy người đó tôi cho đậu liền.
- Cám ơn ông, ông là người ngoại quốc thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi.
Thời gian cứ trôi đi, tôi lãnh welfare được năm tháng còn sáu tháng nữa tôi sẽ bị cắt thì một hôm có thằng bạn thân làm trong hãng máy bay gọi cho tôi nói: "Tao đã tìm được việc làm cho mày ở trong hãng tao. Chuẩn bị ngày mai tao chở đi interview."
- Tao còn sáu tháng nữa mới hết welfare bỏ tiếc quá.
- Bỏ mẹ nó đi. Đây là dịp ngàn năm một thuở, lỡ dịp này không còn nữa đâu.
- OK, vậy ngày mai lại đón tao.
Tôi chuẩn bị quần áo. Một cái quần tây và cái áo sơ mi màu vàng lạt vì thầy bói bảo tôi hợp màu vàng còn những người qua đây lâu thì cho tôi biết đi phỏng vấn không được mặc quần jeans.
Sáng hôm sau vào sở phỏng vấn, người bạn chỉ vào phòng. Vừa mở cửa ra thì nghe tiếng "chào ông". Nhìn quanh không thấy ai chỉ có một người Mỹ ngồi trong phòng. Tôi nói: "Good morning sir." Ông rất lịch sự đứng dậy bắt tay tôi và mời tôi ngồi ghế. Ông cho biết tên ông và hỏi tôi tên gì. Không lẽ tôi nói tên Dục thì người ngoại quốc khó đọc, tôi nói "My name is Đức (D.U.C).
- Nice to meet you. Tôi lập lại "nice to meet you".
Ông trạc 50 tuổi cũng bằng tuổi tôi, gương mặt nhân hậu nhìn có cảm tình liền, người có vẻ trí thức.
Ông cho biết sở đang cần thêm một người thợ đứng máy cắt Panel. Sở này làm đồ trang bị trong máy bay như làm ghế ngồi và những thùng phía trên chỗ ngồi đựng hành lý, xe đẩy đồ ăn nghĩa là những gì phần trong máy bay.
- Ở Việt Nam anh có skills gì?
Tôi giơ ngón tay trỏ ra dấu bóp cò súng.
Ông làm bộ giật mình ngửa ra phía sau, giơ hai tay lên và nói:
- Robbery hả?
- Không, vì tôi ở trong quân đội chỉ biết bóp cò súng. Tôi đùa.
Sau đó ông cho biết người VN các anh thông minh lắm, chỉ cần training vài ngày là biết liền, và người VN chịu khó nữa nhất là các anh tù cải tạo, bằng chứng là có mấy anh đang làm ngoài kia. Họ rất siêng năng và khéo tay không làm hỏng gây lãng phí. Tôi thấy mát ruột được một người Mỹ khen tù cải tạo giỏi.
Ông còn dặn tôi làm việc ở Mỹ làm vừa vừa thôi. Anh có làm nhiều làm giỏi mà hết việc nó vẫn cho anh nghỉ. Tôi rất buồn các anh Việt Nam không biết thương yêu nhau, không bênh vực cho nhau như các cộng đồng khác, còn chèn ép nhau nữa như lương đứng máy mà anh apply, trước đây trả $7.50 một giờ mà ông VN nói với ông chủ người VN cần job trả mấy họ cũng làm nên bây giờ bớt xuống dưới 7 đồng, vậy anh có bằng lòng với mức lương đó không?
Dĩ nhiên tôi bằng lòng mà nghe đăng đắng trong cổ họng. Không ngờ có chuyện ấy xảy ra!
- Anh có xe chưa?
- Dạ có.
- Vậy thứ 2 tuần tới anh bắt đầu đi làm, và những người cũ sẽ train cho anh.
- Cám ơn ông rất nhiều.
- Không có chi. Hồi xưa ở trong quân đội anh ở trong binh chủng nào?
- An ninh quân đội
- Oh my God! Sao tôi không biết anh? Tôi làm ở cục an ninh quân đội ở Saigon đó.
- Tôi là thứ cắc ké làm ở tỉnh ngoài miền Trung.
- Cắc ké là gì?
- Là thứ tép riu (ồ, mà giải thích như vậy làm sao ông ta hiểu được?), là sĩ quan cấp thấp.
- Tiếng Việt của các anh hay quá cũng như tôi lấy được cô vợ Việt Nam cũng "xức vây trầy vảy"
- Ông lấy vợ VN thảo nào ông nói tiếng Việt giỏi quá. Hồi ở VN ông mang cấp bậc gì?
- Tôi không có cấp bậc.
- Ông là sịa gộc hả?
- Khỏi nói.
- Trời ơi là trời. Ông mà nói tiếng Việt như vậy ông là bậc thượng thừa rồi. You are super. Làm sao phải xức vây trầy vảy mới lấy được vợ?
- Nàng chê tôi mắt xanh mũi lõ, tôi lại có một đời vợ trước rồi. Nàng học đại học Văn Khoa, giá trị của nàng cao lắm chứ không như mấy cô gái ở mấy quán bar nên tôi phải vất vả lắm sau này nàng mới chịu.
- Bây giờ cô ta ở đâu? (Không lẽ hỏi sống sượng là hai người còn ở với nhau không.)
- Ở California này. Hiện giờ đang làm cho chính phủ. Chúng tôi có hai đứa con, một trai một gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Ông chắp hai tay lại nói: Cám ơn Chúa cho con có một người vợ Việt Nam tuyệt vời.
Tôi thấy mặt ông rạng rỡ, chắc gia đình tràn đầy hạnh phúc. Tự nhiên ông bắt sang chuyện khác. Không biết tôi có cái gì hạp nhãn hoặc trước kia cùng chung ngành nghề mà ông có cảm tình rồi tâm sự chứ người Mỹ họ kín đáo lắm, ít cho biết đời tư của họ nhất là mới gặp lần đầu tiên.
Sau khi cho biết cuộc sống gia đình như ra khỏi ngành hồi nào, tại sao về Cali này ông đều cho tôi biết hết. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Chúng tôi còn nợ những người tù cải tạo các anh nhiều lắm! Thật đấy. Với phương tiện của Mỹ chỉ cần hai ba ngày là chúng tôi có thể bốc tất cả các anh ra khỏi nước trước khi Cộng Sản tới. Thế mà chúng tôi đã không làm điều đó để các anh ở lại vào tù CS. Có người đến giờ này vẫn chưa được về, cũng trên 15 năm!
- Vì lý do gì?
- Tôi không thể nói được.
Ông không nói ra nhưng tôi cũng đã biết rồi. Tự nhiên tôi bị xay xẩm mặt mày, không ngờ sự thật lại phủ phàng đến thế, mà chính miệng người Mỹ nói ra điều này. Trong tù chúng tôi đau đớn gặm nhắm nỗi buồn nhược tiểu và sự phản bội của đồng minh.
- Anh làm sao thế? Mặt xanh vậy?
- Ông làm ơn cho tôi xin ly nước lạnh.
Ông chạy lại tủ lạnh và đem cho tôi một ly nước. Sau khi uống xong tôi thấy người hơi dễ chịu, tôi đứng dậy xin phép ông ra về và không quên cám ơn ông đã nhận tôi vào làm việc.
- Tôi phải ra ngoài. Cần một chút air.
- Don't forget next Monday.
- Thank you, sir.
Sau khi ra khỏi sở tôi rất vui khi apply được job, nhưng trong lòng buồn làm sao vì câu chuyện người Mỹ cho tối biết. Thà rằng tôi không gặp người Mỹ này thì hay biết mấy để cái tâm tôi bình thản sống những ngày còn lại trên đất Mỹ này. Bây giờ vết thương lại khơi lại. Nỗi buồn này chúng tôi đã gặm nhắm trong tù ngày này qua tháng nọ vì nỗi buồn mất nước và đồng minh đá giò lái.
Hồi trong tù tôi đã hơn một lần được nghe các bậc trưởng thượng cho biết là Mỹ bỏ rơi Việt Nam đã đành, họ còn rút kinh nghiệm cuộc di cư vĩ đại năm 1954 từ Bắc vào Nam. Hơn một triệu người vừa Công giáo vừa nhân viên chế độ cũ coi như đã dọn sạch bãi rác cho CS Bắc Việt không còn ai ở lại chống đối chúng nữa nên rảnh rang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc toàn lực vào xâm chiếm miền Nam. Vì lý do đó mà Mỹ sau khi rút đi, đã để lại tất cả quân cán chính của chế độ VNCH cho CS quản lý. Đúng là mớ bòng bong mà CS phải gỡ rối. Đối với thành phần này phải bứng tận gốc tróc tận rễ cho nên đã hốt tất cả vào các trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc, đâu đâu cũng có trại tù, phải bỏ biết bao nhiêu của cải và người để trong coi quản lý đám tù cải tạo. Thả không được, càng giam lâu thế giới càng lên án nhiều, và mọi người đã thấy rõ bộ mặt thật dã man tàn ác của chế độ CS. Chúng tôi ở tù là một trong các sách lược của Mỹ để chống phá CS quốc tế bằng chứng là đến đầu thập niên 90, CS Đông Âu và CS Liên Xô sụp đổ. Sự hy sinh của chúng tôi không được đền bù. CSVN vẫn còn đó. Tám mươi triệu người dân trong nước vẫn sống trong gông cùm CS.
Tôi làm thợ tiện ở hãng C&D Aerospace được hơn 10 năm thì sau 9/11/2001 tôi bị laid off. Lúc đó tôi đã trên 62 tuổi nên xin về hưu non. Đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Cả gia đình tôi sang Mỹ đúng 4 năm thì tôi mua được nhà do áp dụng kinh tế tập trung. Bà xã tôi bắt tất cả các con là tiền đi làm về giao hết cho bà quản lý cần gì bà đưa cho và cũng nói rõ mục đích là để dành tiền mua căn nhà để ở - có an cư mới lập nghiệp. Cũng may con cái ngoan nghe bà răm rắp. Nhờ có tiền chúng tôi mua được căn nhà ngoài sức tưởng tượng của ông anh tôi. Ông cho biết sang Mỹ từ năm 75, mười năm sau ông ấy mới mua được căn nhà.
Coi vậy, có nhà cũng khổ vì nhà bị bà hàng xóm người Mỹ cứ gọi lên city complaint hoài. Hôm thì sửa sang phía đằng trước, đất đào lên chưa đem đi kịp cũng gọi lên city, họ cho người xuống thấy còn đang làm dở dang họ không nói gì chỉ nói rằng khi làm xong phải dọn dẹp đất cát sạch sẽ. Họ cho biết con mẹ bên cạnh nó crazy lắm, nó complaint đủ mọi người xung quanh. Nó gọi, tụi tao phải xuống. Một hôm, mở cái cửa bên hông nhà nó, city xuống liền. Họ cho biết mở cửa sổ hay cửa cái cũng phải xin phép, còn add phòng không xin phép là có vấn đề. Ông nhìn xuống patio phía dưới hỏi cái này có giấy phép không? Tôi mới mua nhà này và người bán cho biết không có giấy phép. Vậy lên city xin 2 cái form một cái cửa và một cái patio, khi kiểm tra điện và gas xong tôi sẽ ký phép cho, lúc đó căn nhà sẽ có giá trị hơn. Khi sửa xong nhà, tôi có mời ông thầy địa lý lại coi cách xếp đặt trong nhà có đúng cách không. Sau khi xem xong ông chỉ cách sắp đặt lại bàn thờ và giường ngủ của từng người. Tôi nói với ông ta con mẹ Mỹ bên cạnh nó phá tôi hoài ông có cách nào làm cho nó đi được không? Ông nói được, rồi ông ngồi tính toán một chút xong quay qua tôi nói: "Anh mua một cái kính soi mặt bằng bàn tay, đúng ngày giờ này anh treo lên tường phía ngoài chiếu vào nhà nó, trong vòng từ 3 đến 6 tháng nó phải đi." Tôi nghĩ trong bụng, làm thế đếch nào mà nó đi được nhưng cũng hỏi thầy, thầy có chắc không? Ừ, nó nóng ruột nó phải đi. Bẵng đi thời gian sau khoảng 3, 4 tháng thì nó dọn đi thật. Thế có tài không!
Hôm đó vào khoảng 10 giờ đêm, thằng con trai của tôi vào phòng chị nó nói:
- Chị Quỳnh Anh ơi, em báo cho chị một tin buồn.
- Gì mày? Chị nó ngồi bật dậy.
- Nhà cháy.
- Nhà nào?
- Nhà bên cạnh. Em đã lấy vòi nước xịt lên mái nhà mình rồi mới vào báo cho chị biết. Chị nó ba chân bốn cẳng phóng ra khỏi giường vừa chạy vừa càm ràm thằng em.
- Thiệt cái thằng!
Ra nhìn đã thấy khói bốc lên từ mái nhà liền gọi 911. Chỉ 5 phút sau đã có 3 xe vòi rồng lại xịt nước vào chổ cháy và dập tắt ngay được ngọn lửa.
Sáng hôm sau đang đứng trước nhà cháy bên cạnh, thì ông chủ nhà người Mỹ tới. Câu đầu tiên ông nói với tôi:
- Nó đi mày mừng lắm hả?
- Sao mày biết?
- Nó là con mẹ điên. Nó mướn nhà tao 3 tháng nay nó không trả tiền nhà. Trước khi đi nó còn set- up cho cháy nhà. Tao cám ơn gia đình mày đã gọi 911 kịp lúc. Nhà cháy tao không care, có insurance đền. Tao sẽ sửa lại và bán. Mầy coi có ai mua giới thiệu. Sau đó tôi giới thiệu có người VN đến mua được và tôi tháo cái kiếng chiếu sang nhà bên cạnh và 2 gia đình sống hòa thuận láng giềng tốt, sống bên nhau trên 10 năm, không có chuyện gì xảy ra cả.
Nguyễn Kim Dục
Lời giới thiệu của Trương Kim Anh
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết của ông rất vui. Mong ông tiếp tục viết.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Hồi mới qua đúng nhà quê ra tỉnh, cả quỷnh không thể tả được. Đi ra đường ngó lơ ngó láo ai nhìn thấy cũng biết là HO mới qua. Một hôm đang đi trên đường Bolsa thì có một xe hơi màu đỏ đỗ xịch sát bên lề đường ngay chỗ mình đi tới. Có một cô gái khuôn mặt không đến nỗi tệ tươi cười hỏi:
- Chú mới ở VN qua hả?
- Sao cô biết?
- Nhìn điệu bộ biết liền.
- Cô tài thật!
- Nhân tiện đây cháu mời chú đi ăn sáng.
Trong đầu tôi lúc đó đánh dấu hỏi liền tại sao ở Mỹ lại có người tốt như vậy. Đang phân vân không biết đi hay từ chối thì cô gái thò tay mở cửa xe phía bên kia tay lái nói: Chú lên lẹ đậu xe ở đây lâu cảnh sát phạt. Không kịp suy nghĩ tôi nhảy thót lên xe ngồi. Mùi nước hoa từ cô gái tỏa ra thơm phức, tôi cảm thấy dễ chịu; được người đẹp không quen biết mời đi ăn sáng còn gì thú bằng.
- Chú gài seatbelt đi. Tôi làm theo sự chỉ dẫn của nàng.
- Cháu tên Hồng.
- Hân hạnh được biết cô, tôi tên Dục.
- Chú qua đây lâu chưa?
- Được hơn một tháng.
- Chú qua đây theo diện nào? Đi cả gia đình hay sang một mình?
- Tôi đi theo diện HO. Đi với gia đình gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con.
- Hôm nay cháu mời chú đi ăn mì La Cay.
- Ở đâu vậy cô?
- Cũng gần đây thôi.
- Cảm ơn cô. Sao cô tốt với tôi quá vậy?
- Có gì đâu. Cháu rất thương mấy người tù cải tạo mới qua.
Tôi yên chí lớn hôm nay gặp hên không còn thắc mắc gì nữa. Xe chạy một đoạn thì đến khu mì La Cay ở đường New Hope (sau này tôi mới biết chứ lúc đó tôi chẳng biết nàng chở tôi đi đâu).
Vào tiệm, nàng rất sành điệu kéo ghế mời tôi ngồi. Khi người phục vụ lại lấy order, nàng kêu hai tô mì đặc biệt cho hai người còn kèm theo 3 tô togo. Xong nàng vào restroom. Người phục vụ khi nãy thấy tôi ngồi ngơ ngác một mình lại gần hỏi:
- Chú mới ở VN qua phải không?
- Đúng.
- Con nhỏ này cứ lừa các chú mới qua; vào đây gọi tùm lum hết. Lát nữa ăn xong các chú phải trả đấy. Chú chờ nó ra rồi bảo đi vào restroom, bên hông có cửa đi ra ngoài, chú vọt lẹ không chú phải trả phần này đó.
Tôi cám ơn. Khi nàng ra tôi làm bộ đi restroom và tìm cách vọt lẹ.
Mấy hôm sau tôi lại quán hỏi chú phục vụ hôm đó làm sao, chú cho biết nó đợi hoài không thấy tôi ra, nó ăn hết tô của nó còn tô của tôi nó togo, luôn miẹng chửi thề lẩm bẩm. Con nhỏ này nó lừa nhiều người lắm rồi, cháu phải báo để các chú biết để tránh xa nó.
Đúng là mình ngớ ngẩn. Chả ai thương hại thân phận mới qua của mình đâu tại vì thấy mình ngố quá lừa một quả cho biết.
Một hôm có người bạn vượt biên qua trước rủ mình đi ăn sáng. Đang đi trên đường thấy cái xe đằng trước lái lạng quạng, anh ta phán một câu:
- Lại HO!
- Sao mày biết?
- Thì đi xe cũ mà lái lạng quạng chỉ có HO mới qua thôi.
Tự nhiên tim tôi nhói đau. Mọi người nhìn chúng tôi và đánh giá chúng tôi như vậy sao? Chả trách gì người dưng ngay anh ruột tôi cũng có cái nhìn như vậy. Gia đình anh tôi ở San Diego nên chúng tôi được về đó ở. Được một tuần cô em tôi nói:
- Anh H. nói với em là anh lù đù như thế thì làm được việc gì để có tiền nuôi vợ nuôi con.
Tôi âm thầm đau đớn với sự nhận xét của anh tôi, nghĩ bụng sẽ làm tất cả những gì để có cuộc sống tốt đẹp cho vợ con sau này. Thế là ở đúng 2 tuần ở nhà anh tôi, tôi xin phép anh tôi cho gia đình tôi lên Santa Ana ở với lý do là thành phố San Diego là thành phố nghỉ mát khó kiếm việc làm, lên Santa Ana dễ kiếm việc làm hơn. Anh chị tôi cũng can ngăn nói chú mới qua lạ nước lạ cái ở với anh chị một thời gian đã rồi đi đâu hãy đi. Nhưng trong lòng tôi đã quyết rồi - mình phải tự lực vươn lên.
Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở chúng tôi phải đi học ESL ở trường Saint Anselm cùng thời thời gian ấy, tôi thi lấy bằng lái xe. Hôm đi thi gặp ông giám khảo người Phi Luật Tân tôi nói với ông ta xin ông nói chậm chậm vì tôi mới ở VN qua tiếng Anh còn yếu lắm. Ông nhìn tôi cười: Thế tôi nó tiếng Việt Nam với anh được không? Tôi há hốc mồm: Ông nói tiếng Việt được hả? Hồi xưa tôi đi lính sang phục vụ tại Việt Nam, tôi lấy vợ VN đem về Phi nên tôi học tiếng Việt Nam qua vợ tôi nên bây giờ tôi nói tiếng Việt như người VN vậy.
- Cám ơn ông. Hôm nay gặp ông tôi may mắn quá. Hồi xưa bên VN tôi là đại úy đi tù Cộng Sản hơn chín năm.
- Chín năm ở tù CS. Terrible! Bên VN anh có lái xe được không?
- Lái được
- Vậy thì lái đi một vòng cho đúng luật rồi tôi cho anh đậu khỏi cần thi. Nhớ là luật lái xe ở VN khác ở bên đây chẳng hạn mỗi lần change lane phải signal và quay đầu lại, nhiều người bị rớt vì điều này, nhớ đấy. Tôi rất thương mấy người lính bị tù Cộng Sản. Gặp mấy người đó tôi cho đậu liền.
- Cám ơn ông, ông là người ngoại quốc thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi.
Thời gian cứ trôi đi, tôi lãnh welfare được năm tháng còn sáu tháng nữa tôi sẽ bị cắt thì một hôm có thằng bạn thân làm trong hãng máy bay gọi cho tôi nói: "Tao đã tìm được việc làm cho mày ở trong hãng tao. Chuẩn bị ngày mai tao chở đi interview."
- Tao còn sáu tháng nữa mới hết welfare bỏ tiếc quá.
- Bỏ mẹ nó đi. Đây là dịp ngàn năm một thuở, lỡ dịp này không còn nữa đâu.
- OK, vậy ngày mai lại đón tao.
Tôi chuẩn bị quần áo. Một cái quần tây và cái áo sơ mi màu vàng lạt vì thầy bói bảo tôi hợp màu vàng còn những người qua đây lâu thì cho tôi biết đi phỏng vấn không được mặc quần jeans.
Sáng hôm sau vào sở phỏng vấn, người bạn chỉ vào phòng. Vừa mở cửa ra thì nghe tiếng "chào ông". Nhìn quanh không thấy ai chỉ có một người Mỹ ngồi trong phòng. Tôi nói: "Good morning sir." Ông rất lịch sự đứng dậy bắt tay tôi và mời tôi ngồi ghế. Ông cho biết tên ông và hỏi tôi tên gì. Không lẽ tôi nói tên Dục thì người ngoại quốc khó đọc, tôi nói "My name is Đức (D.U.C).
- Nice to meet you. Tôi lập lại "nice to meet you".
Ông trạc 50 tuổi cũng bằng tuổi tôi, gương mặt nhân hậu nhìn có cảm tình liền, người có vẻ trí thức.
Ông cho biết sở đang cần thêm một người thợ đứng máy cắt Panel. Sở này làm đồ trang bị trong máy bay như làm ghế ngồi và những thùng phía trên chỗ ngồi đựng hành lý, xe đẩy đồ ăn nghĩa là những gì phần trong máy bay.
- Ở Việt Nam anh có skills gì?
Tôi giơ ngón tay trỏ ra dấu bóp cò súng.
Ông làm bộ giật mình ngửa ra phía sau, giơ hai tay lên và nói:
- Robbery hả?
- Không, vì tôi ở trong quân đội chỉ biết bóp cò súng. Tôi đùa.
Sau đó ông cho biết người VN các anh thông minh lắm, chỉ cần training vài ngày là biết liền, và người VN chịu khó nữa nhất là các anh tù cải tạo, bằng chứng là có mấy anh đang làm ngoài kia. Họ rất siêng năng và khéo tay không làm hỏng gây lãng phí. Tôi thấy mát ruột được một người Mỹ khen tù cải tạo giỏi.
Ông còn dặn tôi làm việc ở Mỹ làm vừa vừa thôi. Anh có làm nhiều làm giỏi mà hết việc nó vẫn cho anh nghỉ. Tôi rất buồn các anh Việt Nam không biết thương yêu nhau, không bênh vực cho nhau như các cộng đồng khác, còn chèn ép nhau nữa như lương đứng máy mà anh apply, trước đây trả $7.50 một giờ mà ông VN nói với ông chủ người VN cần job trả mấy họ cũng làm nên bây giờ bớt xuống dưới 7 đồng, vậy anh có bằng lòng với mức lương đó không?
Dĩ nhiên tôi bằng lòng mà nghe đăng đắng trong cổ họng. Không ngờ có chuyện ấy xảy ra!
- Anh có xe chưa?
- Dạ có.
- Vậy thứ 2 tuần tới anh bắt đầu đi làm, và những người cũ sẽ train cho anh.
- Cám ơn ông rất nhiều.
- Không có chi. Hồi xưa ở trong quân đội anh ở trong binh chủng nào?
- An ninh quân đội
- Oh my God! Sao tôi không biết anh? Tôi làm ở cục an ninh quân đội ở Saigon đó.
- Tôi là thứ cắc ké làm ở tỉnh ngoài miền Trung.
- Cắc ké là gì?
- Là thứ tép riu (ồ, mà giải thích như vậy làm sao ông ta hiểu được?), là sĩ quan cấp thấp.
- Tiếng Việt của các anh hay quá cũng như tôi lấy được cô vợ Việt Nam cũng "xức vây trầy vảy"
- Ông lấy vợ VN thảo nào ông nói tiếng Việt giỏi quá. Hồi ở VN ông mang cấp bậc gì?
- Tôi không có cấp bậc.
- Ông là sịa gộc hả?
- Khỏi nói.
- Trời ơi là trời. Ông mà nói tiếng Việt như vậy ông là bậc thượng thừa rồi. You are super. Làm sao phải xức vây trầy vảy mới lấy được vợ?
- Nàng chê tôi mắt xanh mũi lõ, tôi lại có một đời vợ trước rồi. Nàng học đại học Văn Khoa, giá trị của nàng cao lắm chứ không như mấy cô gái ở mấy quán bar nên tôi phải vất vả lắm sau này nàng mới chịu.
- Bây giờ cô ta ở đâu? (Không lẽ hỏi sống sượng là hai người còn ở với nhau không.)
- Ở California này. Hiện giờ đang làm cho chính phủ. Chúng tôi có hai đứa con, một trai một gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Ông chắp hai tay lại nói: Cám ơn Chúa cho con có một người vợ Việt Nam tuyệt vời.
Tôi thấy mặt ông rạng rỡ, chắc gia đình tràn đầy hạnh phúc. Tự nhiên ông bắt sang chuyện khác. Không biết tôi có cái gì hạp nhãn hoặc trước kia cùng chung ngành nghề mà ông có cảm tình rồi tâm sự chứ người Mỹ họ kín đáo lắm, ít cho biết đời tư của họ nhất là mới gặp lần đầu tiên.
Sau khi cho biết cuộc sống gia đình như ra khỏi ngành hồi nào, tại sao về Cali này ông đều cho tôi biết hết. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Chúng tôi còn nợ những người tù cải tạo các anh nhiều lắm! Thật đấy. Với phương tiện của Mỹ chỉ cần hai ba ngày là chúng tôi có thể bốc tất cả các anh ra khỏi nước trước khi Cộng Sản tới. Thế mà chúng tôi đã không làm điều đó để các anh ở lại vào tù CS. Có người đến giờ này vẫn chưa được về, cũng trên 15 năm!
- Vì lý do gì?
- Tôi không thể nói được.
Ông không nói ra nhưng tôi cũng đã biết rồi. Tự nhiên tôi bị xay xẩm mặt mày, không ngờ sự thật lại phủ phàng đến thế, mà chính miệng người Mỹ nói ra điều này. Trong tù chúng tôi đau đớn gặm nhắm nỗi buồn nhược tiểu và sự phản bội của đồng minh.
- Anh làm sao thế? Mặt xanh vậy?
- Ông làm ơn cho tôi xin ly nước lạnh.
Ông chạy lại tủ lạnh và đem cho tôi một ly nước. Sau khi uống xong tôi thấy người hơi dễ chịu, tôi đứng dậy xin phép ông ra về và không quên cám ơn ông đã nhận tôi vào làm việc.
- Tôi phải ra ngoài. Cần một chút air.
- Don't forget next Monday.
- Thank you, sir.
Sau khi ra khỏi sở tôi rất vui khi apply được job, nhưng trong lòng buồn làm sao vì câu chuyện người Mỹ cho tối biết. Thà rằng tôi không gặp người Mỹ này thì hay biết mấy để cái tâm tôi bình thản sống những ngày còn lại trên đất Mỹ này. Bây giờ vết thương lại khơi lại. Nỗi buồn này chúng tôi đã gặm nhắm trong tù ngày này qua tháng nọ vì nỗi buồn mất nước và đồng minh đá giò lái.
Hồi trong tù tôi đã hơn một lần được nghe các bậc trưởng thượng cho biết là Mỹ bỏ rơi Việt Nam đã đành, họ còn rút kinh nghiệm cuộc di cư vĩ đại năm 1954 từ Bắc vào Nam. Hơn một triệu người vừa Công giáo vừa nhân viên chế độ cũ coi như đã dọn sạch bãi rác cho CS Bắc Việt không còn ai ở lại chống đối chúng nữa nên rảnh rang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc toàn lực vào xâm chiếm miền Nam. Vì lý do đó mà Mỹ sau khi rút đi, đã để lại tất cả quân cán chính của chế độ VNCH cho CS quản lý. Đúng là mớ bòng bong mà CS phải gỡ rối. Đối với thành phần này phải bứng tận gốc tróc tận rễ cho nên đã hốt tất cả vào các trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc, đâu đâu cũng có trại tù, phải bỏ biết bao nhiêu của cải và người để trong coi quản lý đám tù cải tạo. Thả không được, càng giam lâu thế giới càng lên án nhiều, và mọi người đã thấy rõ bộ mặt thật dã man tàn ác của chế độ CS. Chúng tôi ở tù là một trong các sách lược của Mỹ để chống phá CS quốc tế bằng chứng là đến đầu thập niên 90, CS Đông Âu và CS Liên Xô sụp đổ. Sự hy sinh của chúng tôi không được đền bù. CSVN vẫn còn đó. Tám mươi triệu người dân trong nước vẫn sống trong gông cùm CS.
Tôi làm thợ tiện ở hãng C&D Aerospace được hơn 10 năm thì sau 9/11/2001 tôi bị laid off. Lúc đó tôi đã trên 62 tuổi nên xin về hưu non. Đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Cả gia đình tôi sang Mỹ đúng 4 năm thì tôi mua được nhà do áp dụng kinh tế tập trung. Bà xã tôi bắt tất cả các con là tiền đi làm về giao hết cho bà quản lý cần gì bà đưa cho và cũng nói rõ mục đích là để dành tiền mua căn nhà để ở - có an cư mới lập nghiệp. Cũng may con cái ngoan nghe bà răm rắp. Nhờ có tiền chúng tôi mua được căn nhà ngoài sức tưởng tượng của ông anh tôi. Ông cho biết sang Mỹ từ năm 75, mười năm sau ông ấy mới mua được căn nhà.
Coi vậy, có nhà cũng khổ vì nhà bị bà hàng xóm người Mỹ cứ gọi lên city complaint hoài. Hôm thì sửa sang phía đằng trước, đất đào lên chưa đem đi kịp cũng gọi lên city, họ cho người xuống thấy còn đang làm dở dang họ không nói gì chỉ nói rằng khi làm xong phải dọn dẹp đất cát sạch sẽ. Họ cho biết con mẹ bên cạnh nó crazy lắm, nó complaint đủ mọi người xung quanh. Nó gọi, tụi tao phải xuống. Một hôm, mở cái cửa bên hông nhà nó, city xuống liền. Họ cho biết mở cửa sổ hay cửa cái cũng phải xin phép, còn add phòng không xin phép là có vấn đề. Ông nhìn xuống patio phía dưới hỏi cái này có giấy phép không? Tôi mới mua nhà này và người bán cho biết không có giấy phép. Vậy lên city xin 2 cái form một cái cửa và một cái patio, khi kiểm tra điện và gas xong tôi sẽ ký phép cho, lúc đó căn nhà sẽ có giá trị hơn. Khi sửa xong nhà, tôi có mời ông thầy địa lý lại coi cách xếp đặt trong nhà có đúng cách không. Sau khi xem xong ông chỉ cách sắp đặt lại bàn thờ và giường ngủ của từng người. Tôi nói với ông ta con mẹ Mỹ bên cạnh nó phá tôi hoài ông có cách nào làm cho nó đi được không? Ông nói được, rồi ông ngồi tính toán một chút xong quay qua tôi nói: "Anh mua một cái kính soi mặt bằng bàn tay, đúng ngày giờ này anh treo lên tường phía ngoài chiếu vào nhà nó, trong vòng từ 3 đến 6 tháng nó phải đi." Tôi nghĩ trong bụng, làm thế đếch nào mà nó đi được nhưng cũng hỏi thầy, thầy có chắc không? Ừ, nó nóng ruột nó phải đi. Bẵng đi thời gian sau khoảng 3, 4 tháng thì nó dọn đi thật. Thế có tài không!
Hôm đó vào khoảng 10 giờ đêm, thằng con trai của tôi vào phòng chị nó nói:
- Chị Quỳnh Anh ơi, em báo cho chị một tin buồn.
- Gì mày? Chị nó ngồi bật dậy.
- Nhà cháy.
- Nhà nào?
- Nhà bên cạnh. Em đã lấy vòi nước xịt lên mái nhà mình rồi mới vào báo cho chị biết. Chị nó ba chân bốn cẳng phóng ra khỏi giường vừa chạy vừa càm ràm thằng em.
- Thiệt cái thằng!
Ra nhìn đã thấy khói bốc lên từ mái nhà liền gọi 911. Chỉ 5 phút sau đã có 3 xe vòi rồng lại xịt nước vào chổ cháy và dập tắt ngay được ngọn lửa.
Sáng hôm sau đang đứng trước nhà cháy bên cạnh, thì ông chủ nhà người Mỹ tới. Câu đầu tiên ông nói với tôi:
- Nó đi mày mừng lắm hả?
- Sao mày biết?
- Nó là con mẹ điên. Nó mướn nhà tao 3 tháng nay nó không trả tiền nhà. Trước khi đi nó còn set- up cho cháy nhà. Tao cám ơn gia đình mày đã gọi 911 kịp lúc. Nhà cháy tao không care, có insurance đền. Tao sẽ sửa lại và bán. Mầy coi có ai mua giới thiệu. Sau đó tôi giới thiệu có người VN đến mua được và tôi tháo cái kiếng chiếu sang nhà bên cạnh và 2 gia đình sống hòa thuận láng giềng tốt, sống bên nhau trên 10 năm, không có chuyện gì xảy ra cả.
Nguyễn Kim Dục
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Nguyễn Thiên Thụ
Người cộng sản luôn luôn bí mật, không công khai hóa các tài liệu cho nên không ai có thể có đầy đủ tài liệu về bất cứ vấn đề gì. Nếu có tài liệu thì cũng là tài liệu không đầy đủ hoặc là tài liệu giả. Khi nghiên cứu giáo dục Việt Nam, chúng ta cũng gặp khó khăn này. Nếu người nghiên cứu là đảng viên, cũng không dám nói thật, nói thẳng vì điều này chỉ cò hại cho bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên “giấy không gói được lửa”, và “cái kim để lâu trontg túi cũng lòi ra”. Qua một vài tài liệu, hoặc tin tức trong báo chí vô tình tiết lộ, và qua những kinh qua trong cuộc sống tại Việt Nam, người nghiên cứu cũng có thể nhận thấy một số vấn đề.
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Giáo dục là đào tạo, rèn luyện. Người đi trước dạy bảo người đi sau, người trẻ tuổi học tập người trưởng thành và người già cả. Nền văn minh nào cũng cần có giáo dục và quốc gia nào cũng cần có giáo dục. Khi chưa có chữ viết thì nội dung giáo dục là dạy săn bắn, chăn nuôi, cưỡi ngựa, múa gươm đao hoặc ca hát. Khi có văn tự thì giáo duc là dạy viết, dạy đọc, dạy văn chương, triết học, nghệ thuật. Tuy nhiên, việc huấn nghệ vẫn tiến hành. Mục đích của giáo dục xưa nay là huấn luyện và sử dụng nhân tài. Ngày xưa, tư nhân kinh doanh chưa phát triển, phần lớn là công việc triều đình. Do đó, chỉ có triều đình là cần đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài. Nhiều người chỉ trích nho gia học chỉ để làm quan, phục vụ chế độ phong kiến. Nhưng xã hội cộng sản cũng có bệnh quan liêu và tham nhũng. Cán bộ cộng sản cũng là một thứ quan lớn nhỏ; tổng bí thư đảng cũng là một ông vua; và bộ chính tri cũng là một triều đình.Nhiều người chỉ trích Nho học là học từ chương, không thực dụng, bởi vi khoa học chưa phát triển. Dẫu sao, Nho giáo đã tạo nên cuộc sống đạo hạnh, và một nền văn học phong phú. Còn cộng sản sau khi nắm chính quyền, cộng sản có xây dựng được nền khoa học tiến bộ không? Chắc chắn là không vì họ chẳng sản xuất được gì ngoài nông sản đã có từ thời thực dân Pháp. Họ không xây dựng được kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ nhẹ. Trước đây họ chỉ trích kinh tế miền Nam là phồn vinh giả tạo, chỉ là một nền kinh tế tiêu thụ, kinh tế thị trường, nay thì họ cũng không vươn lên hơn được. Giáo dục cộng sản chỉ sản xuất một thứ văn chương tuyên truyền dối trá. Những thơ và tiểu thuyết của Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, những bản báo cáo, những chương trình năm mười năm, những kế hoạch xây dựng không những là không thực dụng, không từ chương mà còn là phỉnh phờ, lường gạt, là ca tụng những việc không thật, người không thật như Nguyễn Văn Trấn đã tố cáo trong Viết cho Mẹ và Quốc Hội.
Tại các nước quân chủ và tư bản, mục tiêu giáo dục là toàn diện, nhưng tại một số quốc gia như Liên Xô, Trung Cộng, mục tiêu giáo dục hạn chế trong phạm vi khoa học chiến tranh để xâm chiếm các nước mà bỏ quên khoa học phục vụ đời sống nhân dân.
Như đã nói, mục tiêu giáo dục các đời là đào tạo và sử dụng nhân tài. Cộng sản cũng chú trọng giáo dục nhưng là giáo dục tranh đấu, chia rẽ, gây hận thù. Cộng sản cũng sử dụng người nhưng dùng đảng viên cộng sản, dùng kẻ tay sai thân tín, không dùng người ngoài , hoặc it dùng người ngoài. Tư tưởng cộng sản và kinh tế cộng sản cũng hạn chế việc dùng người. Đường lối cộng sản cộng với óc cục bộ, địa phương chỉ cho ph ép họ dùng người phe cánh. Chỉ có Đặng Tiểu Bình là dùng mèo không phân biệt mèo trắng, mèo đen. Dù là tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng chỉ làm nghề giáo, hoặc dịch thuật vớ vẩn phục vụ Truờng Chinh, và đảng cộng sản, không có một địa vị xứng đáng trong chính quyền Hà Nội. Trong thời chiến 1954-1975, một số tướng tá Việt Nam cộng hòa cho con cái sang Pháp du học, kết quả, trước 1975, số lớn về Hà Nội phục vụ cộng sản với đồng lương chết đói và địa vị thấp kém. Dù là tiến sĩ, họ cũng chỉ làm việc trong ban Việt kiều với nhiệm vụ cao quý là đón tiếp, hầu hạ và theo dõi Việt kiều về nước. Sau 1975, nhiều trí thức bị sa thải bởi vì sau chiến thắng là giai đoạn người cộng sản hưởng thụ. Họ khinh ghét người quốc gia, họ không muốn dùng kỹ sư, giáo sư, bác sĩ Cộng Hòa.Họ muốn giành chức giám đốc, hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng ty cho những người đã theo họ. Hơn nữa, trong chế độ cộng sản, thời chiến tranh và thời bao cấp, thiếu cơm gạo, thiếu thuốc men, đâu cần đầu bếp, đâu cần bác sĩ. Ngày nay, ngoại quốc đầu tư t ạiI Việt Nam, các địa vị béo bở là thuộc cộng sản. Đừng ai hòng chia xẽ. Lại nữa con cái cộng sản bỏ nước ra đi mong trở thành người ngoại quốc để làm cơ sở cho gia đình sau này chạy ra sinh sống và tị nạn nếu dân chúng nổi lên tiêu diệt cộng sản. Nói chung, cộng sản không cần người giỏi, và không cần giáo dục, nhất là không cần giáo dục thật, giáo dục cao, Họ chỉ cần một nhãn hiệu để tô điểm cho chế độ và cho bản thân họ. Cộng sản Việt Nam nay cần tiền, cần địa vị, cần công an, và binh lính bảo vệ chế độ hơn là cần giáo dục..
II. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Trong chế độ cộng sản, nền giáo dục có nhiều khuyết điểm, chúng ta phải viết hàng trăm, hàng ngàn trang mới đủ. Ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu.
1. Nạn bằng cấp giả và mua bán bằng cấp.
Ngày nay, ai cũng nhận thấy tại Việt Nam nở rộ những việc mua bán bằng cấp, việc dùng bằng cấp giả mạo trong hàng ngũ cán bộ trung và cao cấp.
2. Năng lực thấp kém:
Các cấp học đều có những mục tiêu đào tạo. Nay tại Việt Nam sau bao năm giáo dục, kể là thất bại lớn. Đa số học sinh cấp tiểu và trung học không viết nổi bài luận văn, không hiểu rõ lịch sử và địa lý Việt Nam. Đại học khoa học thiếu dụng cụ, chỉ là theo cách mô tả, thiếu thực nghiệm. Kết quả thấp: Một số bác sĩ không viết nổi toa thuốc, chỉ cho toa asprin, Vitamin B, C.
3. Đạo đức thấp kém:
Một số có lương tâm, có khả năng nhưng một số giáo viên bán kẹo trong lớp, giáo viên công khai đòi hối lộ trong ngày nhà giáo, có một vài giáo viên ăn cắp xe đạp học sinh, có một vài nhà giáo cưỡng hiếp nữ học sinh như hiện nay. .
Xã hội nào cũng có những khuyết điểm nhưng xã hội cộng sản, nền giáo dục cộng sản có nhiều khuyết điểm nhất và tồi tệ nhất vì tình trạng xấu xa trở thành phổ biến và cường độ mạnh. Từ ngày xưa, thỉnh thoảng có có nạn thi cử gian lận nhưng trong chế độ cộng sản việc ném bài thi vào phòng thi, việc thi thế, việc mua bán bằng cấp, việc giả mạo bằng cấp là những hiện tượng mạnh mẽ nhất và phổ biến nhất hiện nay.
III. NGUYÊN NHÂN
Tại sao trong chủ nghĩa cộng sản, nền giáo dục lại thấp kém như thế? Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu. Nguyên nhân chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản, chính sách cộng sản và con người cộng sản. Nói rõ hơn, chính bản thân chủ nghĩa Marx đã là một sự phá hoại giáo dục.
1. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp, nghĩa là chủ trương chiến tranh và bạo lực. Một chủ trương như vậy chỉ đưa đến hận thù trong các tầng lớp nhân dân, đưa đến chiến tranh thế giới, không ích lợi cho việc xây dựng giáo dục.
2. Chủ nghĩa Marx đề cao công nhân, coi trí thức là kẻ thù. Chủ nghĩa cộng sản đưa đến các chính sách phá hoại giáo dục:
3. Đảng cộng sản đưa ra khẩu hiệu “hồng hơn chuyên” nghĩa là coi trọng người ngu dốt mà coi khinh người có kỹ thuật, có chuyên môn và kiến thức. Chủ trương, đường lối này chỉ sát hại giáo dục, không còn ai thích học vì học là vô ích trong chế độ cộng sản. Không những vô ích mà còn có hại vì trí thức bị coi là kẻ thù hoặc có thể là kẻ thù của giai cấp ( trí thức bị coi là thành phần lưng chừng).
4. Sát hại, bỏ tù, sa thải các trí thức nếu họ không theo cộng sản, hoặc họ có lý lịch gia đình không thuộc giai cấp vô sản.
5-Cộng sản cho con em cán bộ, đảng viên vào đại học dù điểm thi 5, 6 điểm. Cộng sản ngăn cấm con em tư sản, địa chủ, con em chế độ cũ vào trung và đại học. Chính sách này chỉ đưa đến việc đào tạo những cán bộ, nhân viên, bác sĩ, kỷ sư thiếu khả năng.
6-Cộng sản đề cao khoa học, coi khinh nghề giáo. Hay nói đúng hơn, cộng sản coi trọng tiền tài, danh vọng, ngành nghề nào, địa vị nào kiếm ra tiền thì tôn trọng. Chính phủ cộng sản đã coi khinh ngành ngiáo dục khi học sinh giỏi thì cho vào y dược, học sinh kém thì đẩy qua giáo dục. Trong khi đó tại Pháp cũng như Việt Nam cộng hòa, y dược học tự do, trong khi sư phạm, hành chánh phải thi tuyển. Chỉ những học sinh giỏi mới vào trường Sư Phạm của Pháp và Việt Nam cộng hòa.
7. Chủ nghĩa cộng sản độc tài. Marx đề cao chủ nghĩa của ông là khoa học nhất và tiến bộ nhất. Ông kiêu căng cho rằng chủ nghĩa cộng sản tiến gấp mườI chế đô tư bản, và giai cấp vô sản sẽ chôn sống giai cấp tư bản. Ông cho rằng chủ thuyết Marx có thể làm định lý, định đề cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Marx khuyên các đệ tử triệt để đả phá các học thuyết khác. Vì vậy mà các đệ tử Marx ra sức công kích tôn giáo và các triết thuyết Nho, Lão, Phật và Thiên Chúa giáo.
Đường lối này đưa đến việc xem Marx là một tôn giáo. Người cộng sản Trung quốc đã xem Quyển Sách Đỏ của Mao Trạch Đông là một thánh kinh chứa đầy thần chú mầu nhiệm.
Tư tưởng Marx và Mao chỉ là ảo tưởng, là những dối trá không tiền khoáng hậu, rất tai hại cho viêc xây dựng kinh tế, chính trị, văn học và giáo dục. Thất bại của giáo dục cộng sản chỉ là một phần trong toàn bộ thất bại của chủ nghĩa Marx.
8.Chủ nghĩa Marx nay đã thất bại trên toàn thế giới, mà chỉ còn chủ nghĩa Marx trá hình. Chủ nghĩa này vẫn dùng lá cờ cộng sản nhưng nội dung là một chủ nghĩa Mafia cộng với quân phiệt. Bọn cộng sản ngày nay không cón nói đến quyền lợi giai cấp vô sản và công bình xã hội. Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam nay tăng cường cảnh sát, đản áp và khủng bố nhận dân để giữ mãi quyền thống trị. Chúng ra sức bán nước, cướp tài sản nhân dân để làm giàu. Những lãnh tụ cộng sản nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ. Họ chạy theo đồng tiền và cuộc sống huy hoắc, trong khi đời sống nhân dân khốn khổ. Cộng sản không thật tâm xây dựng đất nước, xây dựng giáo dục. Lãnh tụ cộng sản lo làm giàu thì bọn đàn em cũng ra sức chụp dựt trong cảnh chợ chiều. Dùng mánh mung mà kiếm tiền bạc thì tốt hơn là đem sức ra học hành như thời quân chủ và tư bản. Do đó nạn mua bán bằng cấp, nạn bằng cấp giả tràn đầy. Một Việt Nam đã có hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ giả.
Đường lối cộng sản trái ngược với chế độ quân chủ và tư bản vì hai chế độ này dẫu sao trên nguyên tắc là tôn trọng quốc gia, tôn trọng nhân quyền. Họ coi quốc gia là của các tầng lớp nhân dân, và họ dùng con người theo tiêu chuẩn tài đức chứ không theo thành phần công nông như cộng sản. Vì vậy, trong chế độ quân chủ nước ta, những học sinh nghèo đã đỗ cử nhân, tiến sĩ và họ đã đem tài ra giúp nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. .. Và tại nước ta, thời thực dân Pháp cai trị, nhân dân ta dù là gia đình bình thường mà cũng cho con sang Pháp học và đỗ tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Rõ ràng là hai chế độ quân chủ và tư bản có đường lối sáng suốt hơn chủ nghĩa cộng sản.
IV. ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG SẢN
Chúng ta có thể thấy rõ những tính chất đặc thù của nền giáo dục Việt Nam.
1. Giáo dục ngu dân:
-Việc chọn lựa thành phần và phe đảng làm cho giáo dục ngày càng thấp kém. Thầy ngu, dạy trò ngu tạo thành một sự xuống thang trong nền giáo dục ViệNam.
-Việc đóng cửa và thù hận tư bản đã ngăn cản việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do đó Việt Nam không bắt kịp văn minh quốc tế.
-Việc giáo dục nhằm tuyên truyền. Cộng sản xuyên tạc lịch sử, chỉ dạy thời cộng sản, văn chương của Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Như vậy là làm sai lạc sự thực, hạn chế kiến thức.
-Cộng sản biến toán học, khoa học, văn chương, sử học thành chính trị tuyên truyền làm cho học sinh mất hứng học tập, nhất là môn văn, sử.
-Cộng sản nhằm nhồi sọ, tuyên truyền. Trẻ con chỉ ca hát ca tụng lãnh tụ. Từ Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam, cộng sản đều mắc bệnh tôn sùng cá nhân lãnh tụ. Cấp hai, cấp ba và đai học phải học Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố HỮu và Marx Lenin toàn là những điều vô ích cho việc xây dựng đất nước và xây dựng bản thân.
-Việc cấm đoán các nguồn tư tưởng làm cho sinh viên học sinh như con ngựa đã che mắt, không có khả năng lý luận và óc sáng tạo. Giáo dục cộng sản nhắm biến con người thành con vẹt, thành nô lệ của cộng sản.
2. Giáo dục vô đạo lý:
Cộng sản phá bỏ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Cộng sản bắt nhân dân coi lãnh tụ như thánh thần, đảng cộng sản như cha mẹ (Trung với đảng, hiếu với dân). Cộng sản bài trừ thần thánh mà tạo nên những thần linh mới là Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám, Kim Đồng, NGuyễn Văn Trỗi. . .Nặng hơn hết, cộng sản bắt con tố cha, vợ tố chồng , học trò giết thầy đảo ngược cương thường, Và trong chế độ cộng sản, học trò làm mật thám theo dõi thầy, báo cáo thầy giáo, trẻ con và người lớn chửi thề ,nói tục thành phổ biến.
Cộng sản dùng người ngu dốt và bọn trộm cướp trong các cơ quan, chúng lại không có pháp luật công chính cho nên bọn lãnh đạo mặc sức bán nước, buôn dân và ăn cắp của công. Về giáo dục, vì tình trạng pháp luật bất công, chính quyền thối nát đã gây ra việc bằng giả, mua bán bằng cấp công khai. Đồng tiền đã trở thành ngôi vị chủ tể. Các thực tài và đạo đức đã bị xóa sổ trong chế độ cộng sản.
Chế độ quân chủ Việt Nam theo triết lý Nho, Lão Phật bị cộng sản chỉ trích là mê tín, lạc hậu. Nhưng so với cộng sản, Nho, Lão, Phật tốt hơn nhiều. Các tôn giáo đều tin có linh hồn tồn tại, tin có quả báo thiện ác và chủ trương từ bi bác ái. Dẫu sao , các tôn gíáo và triết học trên không gây ra cuộc chiến tranh và giết hàng triệu đồng bào như cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Khmer. Nho Lão Phật đã tạo ra những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những tấm gương sáng trong khi cộng sản tạo ra những quỷ sa tăng như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pon Pot. . .Dù Nho Lão Phật cũng có kẻ gian tham nhưng sự gian tham tương đối ít hơn chế độ cộng sản là nơi ăn cắp, ăn cướp công khai mà không bị trừng trị . Việc xử lý nội bộ. là một hành vi bao che kẻ phạm pháp và khuyến khích việc tham ô, trộm cướp. Người Âu Mỹ không theo Nho, Lão Phật thì theo Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo và các tôn giáo khác. Họ có tinh thần tự giác cao , có pháp luật công minh và có nền dân chủ thật sự cho nên người dân được hưởng mọi thứ tự do, không bị bóc lột và lừa đảo như trong chế độ cộng sản. Do đó mà giáo dục tiến bộ, khoa học, kỹ thuật phát triển.
3. Giáo dục hình thức
Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa hình thức, hay nói đúng hơn là một chủ nghĩa gian xảo, bịp bợm. Đó là trò dân chủ giả hiệu, độc lập, và tự do giả hiệu. Có thể ban đầu họ có lý tưởng tự do, dân chủ và công bằng xã hội, nhưng đi vào thực tế khó khăn thất bại nên họ phải thay đổi tư duy. Có thể ngay tự đầu, cộng sản chỉ là trò gian xảo. Vì mục đích cướp của mà cộng sản phải giết người. Dù thế nào đi nữa, nay cộng sản đã hiện nguyên hình bán nước hại dân, giết người cướp của. Trước đây, chúng hô hào bãi bỏ tư sản nay chúng bán nước, cướp tài sản nhân dân mà thành tư bản đỏ. Trước đây chúng khinh miệt trí thức đề cao vô sản nay chúng lại ham chuộng bằng cấp. Quân chủ và tư bản chuộng bằng thật còn cộng sản chuộng bằng giả. Đó là kết quả một nền giáo dục ngu dân và xảo quyệt của cộng sản. Ta cũng có thể nói giáo dục cộng sản đã thất bại. Càng chủ trương xoá bỏ tư hữu thì óc tư hữu lên cao; càng hô hào dân chủ thì đàn áp dân chúng công khai; càng tuyên bố đạo đức thì đạo đức băng hoại, càng khoe khoang khoa học thì mê tín dị đoan bùng nổ. Quan trọng nhất là Marx hứa hẹn chủ nghĩa cộng sản sung sướng, tiến bộ gấp năm gấp mười tư bản thì kết cuộc nơi nào có cộng sản là nơi đó nghèo đói. Nay cộng sản lại phải ngửa tay xin đồng tiền tư bản . Rõ ràng chủ nghĩa cộng sản thất bại, giáo dục cộng sản suy sụp.
Không những người quốc gia đã chống đối cộng sản mà người văn nghệ sĩ sống trong nôi cộng sản cũng đã phát biểu rất nhiều về chế độ, con người và nền giáo dục Cộng sản Việt Nam. Cậu Luân, một nhân vật trong Cam tâm của Phạm Thị Hoài phát biểu:
Bọn trí thức thích văn hóa đặc tuyển thì sống đời hạ lưu bần tiện. Bọn trưởng giả thích phong lưu thì ô trọc. Bọn cung đình thích quý tộc thì tỉnh lẻ ngơ ngáo. Bọn thanh niên thích tân tiến thì trốn ra nước ngoài .. .
Dương Thu Hương trong Bên Kia Bờ Ảo Vọng có đoạn viết về một nhân vật lãnh đạo tiêu biểu cho tầng lớp lãnh đạo ngu dốt :
Với ảo vọng trở thành ngọn cờ đầu cho cả nước, ông ta bắt tay vào thực hiện một loạt các công trình sản xuất, xây dựng lại hệ thống thủy lợi, quy hoạch lại ruộng đồng và các công trình kiến thiết cơ bản. Việc cấu trúc nền kinh tế bao giờ cũng là việc hệ trọng nhất của một xứ sở hay một quốc gia. Lẽ ra nó phải đuợc giao cho những bộ óc vĩ đại, đầy đủ kiến thức khoa học và kinh nghiệm xã hội. Nhưng ông bí thư huyện ủy kia chỉ mới học qua bậc tiểu học. Với một kiến thức như thế, lẽ ra ông ấy chỉ nên làm thủ lĩnh một gia đình gồm một bà vợ và bảy tám đứa con, thiết lập nền kinh tế trên hai mẫu ruộng với vài sào vườn chứ không thể tổ chức đời sống cho hàng triệu con người trên một địa dư phức tạp. Tham vọng lớn, quyền hành trong tay, đương nhiên ông ta sẽ đưa ra những công trình phiêu lưu, những kế hoạch cảm tính không có cơ sở khoa học bảo đảm. Ông ta bắt dân chặt rừng thông để trồng lúa. Nơi xưa kia trồng lúa, ông buộc họ trồng mầu. Năm vạn người được huy động làm một công trình thủy lợi mà sau đó, những cánh đồng đã thuần hóa trở nên khô cạn, đất nứt lọt chân trâu. Những cánh đồng khác lại chìm trong nước úng. Thật là khủng khiếp khi tham vọng và quyền lực được đặt vào một bộ óc tối tăm. Lúc đó sự tàn phá sẽ xảy ra, trên một bề rộng và trong một chiều sâu mà sự hủy diệt của đạn bom cũng không sánh nổi (41-42).
Và bà Dương Thu Hương đã trả lời Little Saigon Radio năm 2001 như sau:
Tất cả những lời lẽ của giới lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa dối trá. Bản thân họ biết sự dối trá đó. Tất cả những kẻ mở mồm nói Xã hội chủ nghĩa thì con cái chúng đều buôn bán, đều làm mọi cách tận thu, tận dụng, ăn cắp thật là nhiều tiền, và trở thành những thằng tư bản. Chúng nó phát huy tối đa khả năng ăn cắp, ăn cướp, biến tất cả tiền tài, của cải của nhân dân trở thành vốn liếng riêng của chúng nó, hoặc là gửi tiền ra nước ngoài để sau này họ chuồn . . Còn về Xã hội chủ nghĩa thì những người nào không ngu lắm thì họ cũng điều biết rằng chủ nghĩa này chỉ là câu nói đầu lưỡi.
Nguyễn Huy Thiệp cũng phê bình một số trí thức qua lời nhân vật Triệu trong Những bài học nông thôn:
Tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào; nó vừa phản động vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với người bình dân.
Trong Tuổi hai mươi yêu dấu, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp viết về nhà trường xã hội chủ nghĩa như sau:
Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!
IV. BIỆN PHÁP CHẤN HƯNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Muốn xây dựng một nền giáo dục, chúng ta cần có những điều kiện sau:
-Một lý thuyết căn bản
-Những lãnh đạo tài đức
-Những môi trường thuận lợi
1. -Một lý thuyết căn bản
Những điều trình bày ở trên cho thấy tư tưởng Marx đã gieo tai họa cho giáo dục. Ta có thể nói chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa tiêu diệt giáo dục, do đó cần phải triệt tiêu chủ nghĩa cộng sản, diệt trừ đấu tranh giai cấp, diệt trừ thù hận. Việc này cũng như một bác sĩ thấy có mầm ung thư thì phải cắt bỏ ung thư Không thể để ung bướu tồn tại trong khi dùng thuốc trị bệnh. Cũng vậy, muốn ngô khoai tốt thì phải nhổ cỏ dại. Không thể cho cỏ dại tồn tại với hoa màu.
Qua những điều trình bày ở trên, quan điểm của quân chủ và tư bản có thể làm căn bản cho giáo dục. Trong lý thuyết căn bản, có thể có nhiều điểm, nhưng tựu trung, ta có thể chấp nhận những tư tưởng sau:
-Dân tộc : đề cao ý thức dân tộc, tinh thần quốc gia, triệt tiêu tư tưởng đấu tranh giai cấp.
-Khoa học: học tập và phát huy khoa học, đem khoa học áp dụng vào đời sống nhân dân để nâng cao đời sống nhân dân..
-Khai phóng: thâu nhận tinh hoa thế giới, đón nhận các luồng tư tưởng và trào lưu mới có giá trị và ích lợi cho quốc gia, dân tộc.
2. Những lãnh đạo tài đức
Chủ nghĩa cộng sản đã tạo cơ hội cho cỏ mọc rậm rạp trong vườn hoang. Những cán bộ cộng sản từ trên xuống dưới phần lớn vô tài vô đức. Do đó, những lãnh đạo và bè lũ này phải bị triệt tiêu như là quét sạch những đống rác trước khi xây dựng một cơ sở mới. Không thể xây dựng một nền giáo dục tốt khi còn có đảng cộng sản và những bọn tham ô, nhũng lạm cầm đầu hoặc ở trong chính quyền.
3. Những môi trường thuận lợi
Giáo dục không phải chỉ ở đại học, không phải chỉ ở trường học mà gia đình và xã hội là những môi trường cần thiết cho giáo dục phát triển. Trong gia đình, cha vô học, tàn ác, tham nhũng mà có địa vị cao thì con cái của họ cũng trờ thành những kẻ tham quan nhũng lại hoặc kẻ lạm dùng quyền thế, cướp bóc dân chúng, hãm hiếp phụ nữ như con các quan lớn trong chế độ cộng sàn. Trong xã hội nếu có nhiều kẻ không học mà được bằng cấp, được địa vị cao, và những kẻ cướp đất nhân dân hay bằng nhiều cách làm giàu phi pháp mà không bị trừng trị thì có ảnh hưởng đến tinh thần học tập của thanh thiếu niên. Do đó môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục.Do đó, chúng ta phải tạo dựng những môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.
-Phải có tự do, trong đó có tự do giáo dục: tư nhhân có quyền mở trường tư, giáo viên, giáo sư được tự do giảng dạy, tự do in sách giáo khoa . Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đại học tư nhưng vẫn là do bàn tay cộng sản nắm quyền, và hiện nay giáo sư, giáo viên chỉ được dạy theo giáo án nhà nước dù cho giáo khoa sai lầm.
-Phải có một chế độ dân chủ thực sự. Chế độ cộng sản là dân chủ giả mạo. Bầu cử Việt Nam là xảo trá, quốc hội là bù nhìn. Khi còn độc tài thì giáo dục không phát triển.
-Phải có tự do đảng phái, tư do tôn giáo và tự do ngôn luận. Những thứ tự do này rất cần cho sinh hoạt nhân dân đồng thời là những nguồn bổ túc, bảo đảm cho việc xây dựng giáo dục,
-Phải có một nền pháp luật công minh., bảo đảm quyền lợi nhân dân, trừng trị bọn tham quan ô lại và bọn làm ăn phi pháp. Có như vậy mới bảo đảm quyền lợI quốc gia và con người, trong đó nền giáo dục mới được trong sạch và phát triển.
-Phải có một chính thể tốt đẹp để có một nền giáo dục tốt đẹp. Một chính thể tham nhũng, độc tài như chính thể cộng sản thì không có ngườI tài đức vì trong mọi ngành, bọn Mafia thống trị. Ông hiệu trưởng không thể từ chối nâng điểm cho con ông tỉnh ủy, ông giám đốc khó lòng phủ nhận việc thâu nhận viên kỹ sư ngu dốt con ông bộ trưởng. Dưới chính thể quân chủ và tư bản, ai học chăm, thi đỗ là có địa vụ, có đủ y thực, do đó việc học trở thành sự đầu tư chính đáng của con người. Việc tham ô, nhũng lạm của cộng sản đã đưa bè cánh vào trong chánh quyền, do đó việc học trở thành vô mục đich.
Chế độ quân chủ đặt ra mục tiêu giáo dục là tài tài và đức. Chính thể tư bản đặt ra tiêu chuẩn đức dục, trí dục và thể dục. Điểm chung của hai thể chế là tài đức trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên” nghĩa là phủ nhận tài và đức. Đây là ý thức hệ tiêu diệt giáo dục, đối kháng giáo dục.
Ngày nay, người cộng sản ngõ ý nhờ Mỹ đào tạo các tiến sĩ. Người Mỹ đã chấp nhận. Trước đây, thời đệ nhị thế chiến và thời chiến tranh lạnh, Mỹ đã đào tạo hàng trăm , hàng ngàn tiến sĩ sau này trở thành những bác học nguyên tử của Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam cũng đề nghị Mỹ mở viện Đại Học tại Việt Nam. Cộng sản Việt Nam muốn vòi tiền Mỹ hay muốn chơi trò đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ? Dù Mỹ chấp nhận điều này, dù Mỹ đào tạo các tiến sĩ thì cũng chỉ nhắm đào tạo kỹ thuật gia chiến tranh nhằm tăng cường sức mạnh cho chế độ, để kìm kẹp, khủng bố nhân dân. Khoa học Mỹ không cải tạo được cái tâm tàn bạo và gian tham của con người cộng sản. Khoa học Mỹ không trừ được nạn bằng cấp giả, nạn cướp đất của nhân dân và bán giang sơn cho Trung Quốc. Trung Quốc đã nhờ đồng tiền Mỹ mà lớn mạnh, họ quay sang cướp thị trường của Mỹ, và đe dọa nền hòa bình thế giới. Trung Quốc thu lợI về đất đai và kinh tế của Việt Nam trong khi Mỹ xuất tiền làm giàu cho cộng sản Việt Nam ư ? Lẽ nào kẻ ăn ốc, ngườI đổ vỏ ?
IV. KẾT LUẬN
Muốn cải tạo giáo dục Việt Nam thì phải cải tạo triệt để, trọng tâm là loại trừ chủ nghĩa cộng sản. Nếu không, tất cả chỉ là vá víu, vô hiệu quả
Người cộng sản luôn luôn bí mật, không công khai hóa các tài liệu cho nên không ai có thể có đầy đủ tài liệu về bất cứ vấn đề gì. Nếu có tài liệu thì cũng là tài liệu không đầy đủ hoặc là tài liệu giả. Khi nghiên cứu giáo dục Việt Nam, chúng ta cũng gặp khó khăn này. Nếu người nghiên cứu là đảng viên, cũng không dám nói thật, nói thẳng vì điều này chỉ cò hại cho bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên “giấy không gói được lửa”, và “cái kim để lâu trontg túi cũng lòi ra”. Qua một vài tài liệu, hoặc tin tức trong báo chí vô tình tiết lộ, và qua những kinh qua trong cuộc sống tại Việt Nam, người nghiên cứu cũng có thể nhận thấy một số vấn đề.
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Giáo dục là đào tạo, rèn luyện. Người đi trước dạy bảo người đi sau, người trẻ tuổi học tập người trưởng thành và người già cả. Nền văn minh nào cũng cần có giáo dục và quốc gia nào cũng cần có giáo dục. Khi chưa có chữ viết thì nội dung giáo dục là dạy săn bắn, chăn nuôi, cưỡi ngựa, múa gươm đao hoặc ca hát. Khi có văn tự thì giáo duc là dạy viết, dạy đọc, dạy văn chương, triết học, nghệ thuật. Tuy nhiên, việc huấn nghệ vẫn tiến hành. Mục đích của giáo dục xưa nay là huấn luyện và sử dụng nhân tài. Ngày xưa, tư nhân kinh doanh chưa phát triển, phần lớn là công việc triều đình. Do đó, chỉ có triều đình là cần đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài. Nhiều người chỉ trích nho gia học chỉ để làm quan, phục vụ chế độ phong kiến. Nhưng xã hội cộng sản cũng có bệnh quan liêu và tham nhũng. Cán bộ cộng sản cũng là một thứ quan lớn nhỏ; tổng bí thư đảng cũng là một ông vua; và bộ chính tri cũng là một triều đình.Nhiều người chỉ trích Nho học là học từ chương, không thực dụng, bởi vi khoa học chưa phát triển. Dẫu sao, Nho giáo đã tạo nên cuộc sống đạo hạnh, và một nền văn học phong phú. Còn cộng sản sau khi nắm chính quyền, cộng sản có xây dựng được nền khoa học tiến bộ không? Chắc chắn là không vì họ chẳng sản xuất được gì ngoài nông sản đã có từ thời thực dân Pháp. Họ không xây dựng được kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ nhẹ. Trước đây họ chỉ trích kinh tế miền Nam là phồn vinh giả tạo, chỉ là một nền kinh tế tiêu thụ, kinh tế thị trường, nay thì họ cũng không vươn lên hơn được. Giáo dục cộng sản chỉ sản xuất một thứ văn chương tuyên truyền dối trá. Những thơ và tiểu thuyết của Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, những bản báo cáo, những chương trình năm mười năm, những kế hoạch xây dựng không những là không thực dụng, không từ chương mà còn là phỉnh phờ, lường gạt, là ca tụng những việc không thật, người không thật như Nguyễn Văn Trấn đã tố cáo trong Viết cho Mẹ và Quốc Hội.
Tại các nước quân chủ và tư bản, mục tiêu giáo dục là toàn diện, nhưng tại một số quốc gia như Liên Xô, Trung Cộng, mục tiêu giáo dục hạn chế trong phạm vi khoa học chiến tranh để xâm chiếm các nước mà bỏ quên khoa học phục vụ đời sống nhân dân.
Như đã nói, mục tiêu giáo dục các đời là đào tạo và sử dụng nhân tài. Cộng sản cũng chú trọng giáo dục nhưng là giáo dục tranh đấu, chia rẽ, gây hận thù. Cộng sản cũng sử dụng người nhưng dùng đảng viên cộng sản, dùng kẻ tay sai thân tín, không dùng người ngoài , hoặc it dùng người ngoài. Tư tưởng cộng sản và kinh tế cộng sản cũng hạn chế việc dùng người. Đường lối cộng sản cộng với óc cục bộ, địa phương chỉ cho ph ép họ dùng người phe cánh. Chỉ có Đặng Tiểu Bình là dùng mèo không phân biệt mèo trắng, mèo đen. Dù là tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng chỉ làm nghề giáo, hoặc dịch thuật vớ vẩn phục vụ Truờng Chinh, và đảng cộng sản, không có một địa vị xứng đáng trong chính quyền Hà Nội. Trong thời chiến 1954-1975, một số tướng tá Việt Nam cộng hòa cho con cái sang Pháp du học, kết quả, trước 1975, số lớn về Hà Nội phục vụ cộng sản với đồng lương chết đói và địa vị thấp kém. Dù là tiến sĩ, họ cũng chỉ làm việc trong ban Việt kiều với nhiệm vụ cao quý là đón tiếp, hầu hạ và theo dõi Việt kiều về nước. Sau 1975, nhiều trí thức bị sa thải bởi vì sau chiến thắng là giai đoạn người cộng sản hưởng thụ. Họ khinh ghét người quốc gia, họ không muốn dùng kỹ sư, giáo sư, bác sĩ Cộng Hòa.Họ muốn giành chức giám đốc, hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng ty cho những người đã theo họ. Hơn nữa, trong chế độ cộng sản, thời chiến tranh và thời bao cấp, thiếu cơm gạo, thiếu thuốc men, đâu cần đầu bếp, đâu cần bác sĩ. Ngày nay, ngoại quốc đầu tư t ạiI Việt Nam, các địa vị béo bở là thuộc cộng sản. Đừng ai hòng chia xẽ. Lại nữa con cái cộng sản bỏ nước ra đi mong trở thành người ngoại quốc để làm cơ sở cho gia đình sau này chạy ra sinh sống và tị nạn nếu dân chúng nổi lên tiêu diệt cộng sản. Nói chung, cộng sản không cần người giỏi, và không cần giáo dục, nhất là không cần giáo dục thật, giáo dục cao, Họ chỉ cần một nhãn hiệu để tô điểm cho chế độ và cho bản thân họ. Cộng sản Việt Nam nay cần tiền, cần địa vị, cần công an, và binh lính bảo vệ chế độ hơn là cần giáo dục..
II. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Trong chế độ cộng sản, nền giáo dục có nhiều khuyết điểm, chúng ta phải viết hàng trăm, hàng ngàn trang mới đủ. Ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu.
1. Nạn bằng cấp giả và mua bán bằng cấp.
Ngày nay, ai cũng nhận thấy tại Việt Nam nở rộ những việc mua bán bằng cấp, việc dùng bằng cấp giả mạo trong hàng ngũ cán bộ trung và cao cấp.
2. Năng lực thấp kém:
Các cấp học đều có những mục tiêu đào tạo. Nay tại Việt Nam sau bao năm giáo dục, kể là thất bại lớn. Đa số học sinh cấp tiểu và trung học không viết nổi bài luận văn, không hiểu rõ lịch sử và địa lý Việt Nam. Đại học khoa học thiếu dụng cụ, chỉ là theo cách mô tả, thiếu thực nghiệm. Kết quả thấp: Một số bác sĩ không viết nổi toa thuốc, chỉ cho toa asprin, Vitamin B, C.
3. Đạo đức thấp kém:
Một số có lương tâm, có khả năng nhưng một số giáo viên bán kẹo trong lớp, giáo viên công khai đòi hối lộ trong ngày nhà giáo, có một vài giáo viên ăn cắp xe đạp học sinh, có một vài nhà giáo cưỡng hiếp nữ học sinh như hiện nay. .
Xã hội nào cũng có những khuyết điểm nhưng xã hội cộng sản, nền giáo dục cộng sản có nhiều khuyết điểm nhất và tồi tệ nhất vì tình trạng xấu xa trở thành phổ biến và cường độ mạnh. Từ ngày xưa, thỉnh thoảng có có nạn thi cử gian lận nhưng trong chế độ cộng sản việc ném bài thi vào phòng thi, việc thi thế, việc mua bán bằng cấp, việc giả mạo bằng cấp là những hiện tượng mạnh mẽ nhất và phổ biến nhất hiện nay.
III. NGUYÊN NHÂN
Tại sao trong chủ nghĩa cộng sản, nền giáo dục lại thấp kém như thế? Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu. Nguyên nhân chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản, chính sách cộng sản và con người cộng sản. Nói rõ hơn, chính bản thân chủ nghĩa Marx đã là một sự phá hoại giáo dục.
1. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp, nghĩa là chủ trương chiến tranh và bạo lực. Một chủ trương như vậy chỉ đưa đến hận thù trong các tầng lớp nhân dân, đưa đến chiến tranh thế giới, không ích lợi cho việc xây dựng giáo dục.
2. Chủ nghĩa Marx đề cao công nhân, coi trí thức là kẻ thù. Chủ nghĩa cộng sản đưa đến các chính sách phá hoại giáo dục:
3. Đảng cộng sản đưa ra khẩu hiệu “hồng hơn chuyên” nghĩa là coi trọng người ngu dốt mà coi khinh người có kỹ thuật, có chuyên môn và kiến thức. Chủ trương, đường lối này chỉ sát hại giáo dục, không còn ai thích học vì học là vô ích trong chế độ cộng sản. Không những vô ích mà còn có hại vì trí thức bị coi là kẻ thù hoặc có thể là kẻ thù của giai cấp ( trí thức bị coi là thành phần lưng chừng).
4. Sát hại, bỏ tù, sa thải các trí thức nếu họ không theo cộng sản, hoặc họ có lý lịch gia đình không thuộc giai cấp vô sản.
5-Cộng sản cho con em cán bộ, đảng viên vào đại học dù điểm thi 5, 6 điểm. Cộng sản ngăn cấm con em tư sản, địa chủ, con em chế độ cũ vào trung và đại học. Chính sách này chỉ đưa đến việc đào tạo những cán bộ, nhân viên, bác sĩ, kỷ sư thiếu khả năng.
6-Cộng sản đề cao khoa học, coi khinh nghề giáo. Hay nói đúng hơn, cộng sản coi trọng tiền tài, danh vọng, ngành nghề nào, địa vị nào kiếm ra tiền thì tôn trọng. Chính phủ cộng sản đã coi khinh ngành ngiáo dục khi học sinh giỏi thì cho vào y dược, học sinh kém thì đẩy qua giáo dục. Trong khi đó tại Pháp cũng như Việt Nam cộng hòa, y dược học tự do, trong khi sư phạm, hành chánh phải thi tuyển. Chỉ những học sinh giỏi mới vào trường Sư Phạm của Pháp và Việt Nam cộng hòa.
7. Chủ nghĩa cộng sản độc tài. Marx đề cao chủ nghĩa của ông là khoa học nhất và tiến bộ nhất. Ông kiêu căng cho rằng chủ nghĩa cộng sản tiến gấp mườI chế đô tư bản, và giai cấp vô sản sẽ chôn sống giai cấp tư bản. Ông cho rằng chủ thuyết Marx có thể làm định lý, định đề cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Marx khuyên các đệ tử triệt để đả phá các học thuyết khác. Vì vậy mà các đệ tử Marx ra sức công kích tôn giáo và các triết thuyết Nho, Lão, Phật và Thiên Chúa giáo.
Đường lối này đưa đến việc xem Marx là một tôn giáo. Người cộng sản Trung quốc đã xem Quyển Sách Đỏ của Mao Trạch Đông là một thánh kinh chứa đầy thần chú mầu nhiệm.
Tư tưởng Marx và Mao chỉ là ảo tưởng, là những dối trá không tiền khoáng hậu, rất tai hại cho viêc xây dựng kinh tế, chính trị, văn học và giáo dục. Thất bại của giáo dục cộng sản chỉ là một phần trong toàn bộ thất bại của chủ nghĩa Marx.
8.Chủ nghĩa Marx nay đã thất bại trên toàn thế giới, mà chỉ còn chủ nghĩa Marx trá hình. Chủ nghĩa này vẫn dùng lá cờ cộng sản nhưng nội dung là một chủ nghĩa Mafia cộng với quân phiệt. Bọn cộng sản ngày nay không cón nói đến quyền lợi giai cấp vô sản và công bình xã hội. Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam nay tăng cường cảnh sát, đản áp và khủng bố nhận dân để giữ mãi quyền thống trị. Chúng ra sức bán nước, cướp tài sản nhân dân để làm giàu. Những lãnh tụ cộng sản nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ. Họ chạy theo đồng tiền và cuộc sống huy hoắc, trong khi đời sống nhân dân khốn khổ. Cộng sản không thật tâm xây dựng đất nước, xây dựng giáo dục. Lãnh tụ cộng sản lo làm giàu thì bọn đàn em cũng ra sức chụp dựt trong cảnh chợ chiều. Dùng mánh mung mà kiếm tiền bạc thì tốt hơn là đem sức ra học hành như thời quân chủ và tư bản. Do đó nạn mua bán bằng cấp, nạn bằng cấp giả tràn đầy. Một Việt Nam đã có hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ giả.
Đường lối cộng sản trái ngược với chế độ quân chủ và tư bản vì hai chế độ này dẫu sao trên nguyên tắc là tôn trọng quốc gia, tôn trọng nhân quyền. Họ coi quốc gia là của các tầng lớp nhân dân, và họ dùng con người theo tiêu chuẩn tài đức chứ không theo thành phần công nông như cộng sản. Vì vậy, trong chế độ quân chủ nước ta, những học sinh nghèo đã đỗ cử nhân, tiến sĩ và họ đã đem tài ra giúp nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. .. Và tại nước ta, thời thực dân Pháp cai trị, nhân dân ta dù là gia đình bình thường mà cũng cho con sang Pháp học và đỗ tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Rõ ràng là hai chế độ quân chủ và tư bản có đường lối sáng suốt hơn chủ nghĩa cộng sản.
IV. ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG SẢN
Chúng ta có thể thấy rõ những tính chất đặc thù của nền giáo dục Việt Nam.
1. Giáo dục ngu dân:
-Việc chọn lựa thành phần và phe đảng làm cho giáo dục ngày càng thấp kém. Thầy ngu, dạy trò ngu tạo thành một sự xuống thang trong nền giáo dục ViệNam.
-Việc đóng cửa và thù hận tư bản đã ngăn cản việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do đó Việt Nam không bắt kịp văn minh quốc tế.
-Việc giáo dục nhằm tuyên truyền. Cộng sản xuyên tạc lịch sử, chỉ dạy thời cộng sản, văn chương của Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Như vậy là làm sai lạc sự thực, hạn chế kiến thức.
-Cộng sản biến toán học, khoa học, văn chương, sử học thành chính trị tuyên truyền làm cho học sinh mất hứng học tập, nhất là môn văn, sử.
-Cộng sản nhằm nhồi sọ, tuyên truyền. Trẻ con chỉ ca hát ca tụng lãnh tụ. Từ Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam, cộng sản đều mắc bệnh tôn sùng cá nhân lãnh tụ. Cấp hai, cấp ba và đai học phải học Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố HỮu và Marx Lenin toàn là những điều vô ích cho việc xây dựng đất nước và xây dựng bản thân.
-Việc cấm đoán các nguồn tư tưởng làm cho sinh viên học sinh như con ngựa đã che mắt, không có khả năng lý luận và óc sáng tạo. Giáo dục cộng sản nhắm biến con người thành con vẹt, thành nô lệ của cộng sản.
2. Giáo dục vô đạo lý:
Cộng sản phá bỏ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Cộng sản bắt nhân dân coi lãnh tụ như thánh thần, đảng cộng sản như cha mẹ (Trung với đảng, hiếu với dân). Cộng sản bài trừ thần thánh mà tạo nên những thần linh mới là Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám, Kim Đồng, NGuyễn Văn Trỗi. . .Nặng hơn hết, cộng sản bắt con tố cha, vợ tố chồng , học trò giết thầy đảo ngược cương thường, Và trong chế độ cộng sản, học trò làm mật thám theo dõi thầy, báo cáo thầy giáo, trẻ con và người lớn chửi thề ,nói tục thành phổ biến.
Cộng sản dùng người ngu dốt và bọn trộm cướp trong các cơ quan, chúng lại không có pháp luật công chính cho nên bọn lãnh đạo mặc sức bán nước, buôn dân và ăn cắp của công. Về giáo dục, vì tình trạng pháp luật bất công, chính quyền thối nát đã gây ra việc bằng giả, mua bán bằng cấp công khai. Đồng tiền đã trở thành ngôi vị chủ tể. Các thực tài và đạo đức đã bị xóa sổ trong chế độ cộng sản.
Chế độ quân chủ Việt Nam theo triết lý Nho, Lão Phật bị cộng sản chỉ trích là mê tín, lạc hậu. Nhưng so với cộng sản, Nho, Lão, Phật tốt hơn nhiều. Các tôn giáo đều tin có linh hồn tồn tại, tin có quả báo thiện ác và chủ trương từ bi bác ái. Dẫu sao , các tôn gíáo và triết học trên không gây ra cuộc chiến tranh và giết hàng triệu đồng bào như cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Khmer. Nho Lão Phật đã tạo ra những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những tấm gương sáng trong khi cộng sản tạo ra những quỷ sa tăng như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pon Pot. . .Dù Nho Lão Phật cũng có kẻ gian tham nhưng sự gian tham tương đối ít hơn chế độ cộng sản là nơi ăn cắp, ăn cướp công khai mà không bị trừng trị . Việc xử lý nội bộ. là một hành vi bao che kẻ phạm pháp và khuyến khích việc tham ô, trộm cướp. Người Âu Mỹ không theo Nho, Lão Phật thì theo Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo và các tôn giáo khác. Họ có tinh thần tự giác cao , có pháp luật công minh và có nền dân chủ thật sự cho nên người dân được hưởng mọi thứ tự do, không bị bóc lột và lừa đảo như trong chế độ cộng sản. Do đó mà giáo dục tiến bộ, khoa học, kỹ thuật phát triển.
3. Giáo dục hình thức
Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa hình thức, hay nói đúng hơn là một chủ nghĩa gian xảo, bịp bợm. Đó là trò dân chủ giả hiệu, độc lập, và tự do giả hiệu. Có thể ban đầu họ có lý tưởng tự do, dân chủ và công bằng xã hội, nhưng đi vào thực tế khó khăn thất bại nên họ phải thay đổi tư duy. Có thể ngay tự đầu, cộng sản chỉ là trò gian xảo. Vì mục đích cướp của mà cộng sản phải giết người. Dù thế nào đi nữa, nay cộng sản đã hiện nguyên hình bán nước hại dân, giết người cướp của. Trước đây, chúng hô hào bãi bỏ tư sản nay chúng bán nước, cướp tài sản nhân dân mà thành tư bản đỏ. Trước đây chúng khinh miệt trí thức đề cao vô sản nay chúng lại ham chuộng bằng cấp. Quân chủ và tư bản chuộng bằng thật còn cộng sản chuộng bằng giả. Đó là kết quả một nền giáo dục ngu dân và xảo quyệt của cộng sản. Ta cũng có thể nói giáo dục cộng sản đã thất bại. Càng chủ trương xoá bỏ tư hữu thì óc tư hữu lên cao; càng hô hào dân chủ thì đàn áp dân chúng công khai; càng tuyên bố đạo đức thì đạo đức băng hoại, càng khoe khoang khoa học thì mê tín dị đoan bùng nổ. Quan trọng nhất là Marx hứa hẹn chủ nghĩa cộng sản sung sướng, tiến bộ gấp năm gấp mười tư bản thì kết cuộc nơi nào có cộng sản là nơi đó nghèo đói. Nay cộng sản lại phải ngửa tay xin đồng tiền tư bản . Rõ ràng chủ nghĩa cộng sản thất bại, giáo dục cộng sản suy sụp.
Không những người quốc gia đã chống đối cộng sản mà người văn nghệ sĩ sống trong nôi cộng sản cũng đã phát biểu rất nhiều về chế độ, con người và nền giáo dục Cộng sản Việt Nam. Cậu Luân, một nhân vật trong Cam tâm của Phạm Thị Hoài phát biểu:
Bọn trí thức thích văn hóa đặc tuyển thì sống đời hạ lưu bần tiện. Bọn trưởng giả thích phong lưu thì ô trọc. Bọn cung đình thích quý tộc thì tỉnh lẻ ngơ ngáo. Bọn thanh niên thích tân tiến thì trốn ra nước ngoài .. .
Dương Thu Hương trong Bên Kia Bờ Ảo Vọng có đoạn viết về một nhân vật lãnh đạo tiêu biểu cho tầng lớp lãnh đạo ngu dốt :
Với ảo vọng trở thành ngọn cờ đầu cho cả nước, ông ta bắt tay vào thực hiện một loạt các công trình sản xuất, xây dựng lại hệ thống thủy lợi, quy hoạch lại ruộng đồng và các công trình kiến thiết cơ bản. Việc cấu trúc nền kinh tế bao giờ cũng là việc hệ trọng nhất của một xứ sở hay một quốc gia. Lẽ ra nó phải đuợc giao cho những bộ óc vĩ đại, đầy đủ kiến thức khoa học và kinh nghiệm xã hội. Nhưng ông bí thư huyện ủy kia chỉ mới học qua bậc tiểu học. Với một kiến thức như thế, lẽ ra ông ấy chỉ nên làm thủ lĩnh một gia đình gồm một bà vợ và bảy tám đứa con, thiết lập nền kinh tế trên hai mẫu ruộng với vài sào vườn chứ không thể tổ chức đời sống cho hàng triệu con người trên một địa dư phức tạp. Tham vọng lớn, quyền hành trong tay, đương nhiên ông ta sẽ đưa ra những công trình phiêu lưu, những kế hoạch cảm tính không có cơ sở khoa học bảo đảm. Ông ta bắt dân chặt rừng thông để trồng lúa. Nơi xưa kia trồng lúa, ông buộc họ trồng mầu. Năm vạn người được huy động làm một công trình thủy lợi mà sau đó, những cánh đồng đã thuần hóa trở nên khô cạn, đất nứt lọt chân trâu. Những cánh đồng khác lại chìm trong nước úng. Thật là khủng khiếp khi tham vọng và quyền lực được đặt vào một bộ óc tối tăm. Lúc đó sự tàn phá sẽ xảy ra, trên một bề rộng và trong một chiều sâu mà sự hủy diệt của đạn bom cũng không sánh nổi (41-42).
Và bà Dương Thu Hương đã trả lời Little Saigon Radio năm 2001 như sau:
Tất cả những lời lẽ của giới lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa dối trá. Bản thân họ biết sự dối trá đó. Tất cả những kẻ mở mồm nói Xã hội chủ nghĩa thì con cái chúng đều buôn bán, đều làm mọi cách tận thu, tận dụng, ăn cắp thật là nhiều tiền, và trở thành những thằng tư bản. Chúng nó phát huy tối đa khả năng ăn cắp, ăn cướp, biến tất cả tiền tài, của cải của nhân dân trở thành vốn liếng riêng của chúng nó, hoặc là gửi tiền ra nước ngoài để sau này họ chuồn . . Còn về Xã hội chủ nghĩa thì những người nào không ngu lắm thì họ cũng điều biết rằng chủ nghĩa này chỉ là câu nói đầu lưỡi.
Nguyễn Huy Thiệp cũng phê bình một số trí thức qua lời nhân vật Triệu trong Những bài học nông thôn:
Tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào; nó vừa phản động vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với người bình dân.
Trong Tuổi hai mươi yêu dấu, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp viết về nhà trường xã hội chủ nghĩa như sau:
Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!
IV. BIỆN PHÁP CHẤN HƯNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Muốn xây dựng một nền giáo dục, chúng ta cần có những điều kiện sau:
-Một lý thuyết căn bản
-Những lãnh đạo tài đức
-Những môi trường thuận lợi
1. -Một lý thuyết căn bản
Những điều trình bày ở trên cho thấy tư tưởng Marx đã gieo tai họa cho giáo dục. Ta có thể nói chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa tiêu diệt giáo dục, do đó cần phải triệt tiêu chủ nghĩa cộng sản, diệt trừ đấu tranh giai cấp, diệt trừ thù hận. Việc này cũng như một bác sĩ thấy có mầm ung thư thì phải cắt bỏ ung thư Không thể để ung bướu tồn tại trong khi dùng thuốc trị bệnh. Cũng vậy, muốn ngô khoai tốt thì phải nhổ cỏ dại. Không thể cho cỏ dại tồn tại với hoa màu.
Qua những điều trình bày ở trên, quan điểm của quân chủ và tư bản có thể làm căn bản cho giáo dục. Trong lý thuyết căn bản, có thể có nhiều điểm, nhưng tựu trung, ta có thể chấp nhận những tư tưởng sau:
-Dân tộc : đề cao ý thức dân tộc, tinh thần quốc gia, triệt tiêu tư tưởng đấu tranh giai cấp.
-Khoa học: học tập và phát huy khoa học, đem khoa học áp dụng vào đời sống nhân dân để nâng cao đời sống nhân dân..
-Khai phóng: thâu nhận tinh hoa thế giới, đón nhận các luồng tư tưởng và trào lưu mới có giá trị và ích lợi cho quốc gia, dân tộc.
2. Những lãnh đạo tài đức
Chủ nghĩa cộng sản đã tạo cơ hội cho cỏ mọc rậm rạp trong vườn hoang. Những cán bộ cộng sản từ trên xuống dưới phần lớn vô tài vô đức. Do đó, những lãnh đạo và bè lũ này phải bị triệt tiêu như là quét sạch những đống rác trước khi xây dựng một cơ sở mới. Không thể xây dựng một nền giáo dục tốt khi còn có đảng cộng sản và những bọn tham ô, nhũng lạm cầm đầu hoặc ở trong chính quyền.
3. Những môi trường thuận lợi
Giáo dục không phải chỉ ở đại học, không phải chỉ ở trường học mà gia đình và xã hội là những môi trường cần thiết cho giáo dục phát triển. Trong gia đình, cha vô học, tàn ác, tham nhũng mà có địa vị cao thì con cái của họ cũng trờ thành những kẻ tham quan nhũng lại hoặc kẻ lạm dùng quyền thế, cướp bóc dân chúng, hãm hiếp phụ nữ như con các quan lớn trong chế độ cộng sàn. Trong xã hội nếu có nhiều kẻ không học mà được bằng cấp, được địa vị cao, và những kẻ cướp đất nhân dân hay bằng nhiều cách làm giàu phi pháp mà không bị trừng trị thì có ảnh hưởng đến tinh thần học tập của thanh thiếu niên. Do đó môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục.Do đó, chúng ta phải tạo dựng những môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.
-Phải có tự do, trong đó có tự do giáo dục: tư nhhân có quyền mở trường tư, giáo viên, giáo sư được tự do giảng dạy, tự do in sách giáo khoa . Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đại học tư nhưng vẫn là do bàn tay cộng sản nắm quyền, và hiện nay giáo sư, giáo viên chỉ được dạy theo giáo án nhà nước dù cho giáo khoa sai lầm.
-Phải có một chế độ dân chủ thực sự. Chế độ cộng sản là dân chủ giả mạo. Bầu cử Việt Nam là xảo trá, quốc hội là bù nhìn. Khi còn độc tài thì giáo dục không phát triển.
-Phải có tự do đảng phái, tư do tôn giáo và tự do ngôn luận. Những thứ tự do này rất cần cho sinh hoạt nhân dân đồng thời là những nguồn bổ túc, bảo đảm cho việc xây dựng giáo dục,
-Phải có một nền pháp luật công minh., bảo đảm quyền lợi nhân dân, trừng trị bọn tham quan ô lại và bọn làm ăn phi pháp. Có như vậy mới bảo đảm quyền lợI quốc gia và con người, trong đó nền giáo dục mới được trong sạch và phát triển.
-Phải có một chính thể tốt đẹp để có một nền giáo dục tốt đẹp. Một chính thể tham nhũng, độc tài như chính thể cộng sản thì không có ngườI tài đức vì trong mọi ngành, bọn Mafia thống trị. Ông hiệu trưởng không thể từ chối nâng điểm cho con ông tỉnh ủy, ông giám đốc khó lòng phủ nhận việc thâu nhận viên kỹ sư ngu dốt con ông bộ trưởng. Dưới chính thể quân chủ và tư bản, ai học chăm, thi đỗ là có địa vụ, có đủ y thực, do đó việc học trở thành sự đầu tư chính đáng của con người. Việc tham ô, nhũng lạm của cộng sản đã đưa bè cánh vào trong chánh quyền, do đó việc học trở thành vô mục đich.
Chế độ quân chủ đặt ra mục tiêu giáo dục là tài tài và đức. Chính thể tư bản đặt ra tiêu chuẩn đức dục, trí dục và thể dục. Điểm chung của hai thể chế là tài đức trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên” nghĩa là phủ nhận tài và đức. Đây là ý thức hệ tiêu diệt giáo dục, đối kháng giáo dục.
Ngày nay, người cộng sản ngõ ý nhờ Mỹ đào tạo các tiến sĩ. Người Mỹ đã chấp nhận. Trước đây, thời đệ nhị thế chiến và thời chiến tranh lạnh, Mỹ đã đào tạo hàng trăm , hàng ngàn tiến sĩ sau này trở thành những bác học nguyên tử của Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam cũng đề nghị Mỹ mở viện Đại Học tại Việt Nam. Cộng sản Việt Nam muốn vòi tiền Mỹ hay muốn chơi trò đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ? Dù Mỹ chấp nhận điều này, dù Mỹ đào tạo các tiến sĩ thì cũng chỉ nhắm đào tạo kỹ thuật gia chiến tranh nhằm tăng cường sức mạnh cho chế độ, để kìm kẹp, khủng bố nhân dân. Khoa học Mỹ không cải tạo được cái tâm tàn bạo và gian tham của con người cộng sản. Khoa học Mỹ không trừ được nạn bằng cấp giả, nạn cướp đất của nhân dân và bán giang sơn cho Trung Quốc. Trung Quốc đã nhờ đồng tiền Mỹ mà lớn mạnh, họ quay sang cướp thị trường của Mỹ, và đe dọa nền hòa bình thế giới. Trung Quốc thu lợI về đất đai và kinh tế của Việt Nam trong khi Mỹ xuất tiền làm giàu cho cộng sản Việt Nam ư ? Lẽ nào kẻ ăn ốc, ngườI đổ vỏ ?
IV. KẾT LUẬN
Muốn cải tạo giáo dục Việt Nam thì phải cải tạo triệt để, trọng tâm là loại trừ chủ nghĩa cộng sản. Nếu không, tất cả chỉ là vá víu, vô hiệu quả
No comments:
Post a Comment