Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

HỒ CHÍ MINH= VIỆT CỘNG=BIỂN ĐÔNG=HỌC SINH VIỆT NAM=


HỒ CHÍ MINH, HUYỀN THOẠI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC


I. NGUYỄN TẤT THÀNH Ở PARIS NĂM NÀO?


Tài liệu Đoàn Thanh Niên Cộng sản viết rằng Nguyễn Tất Thành lên tàu làm bồi ngày 4-6-1911 và nói rằng sau đó cậu Ba đến Pháp (1). Họ không nói rõ cậu Ba đến ở đâu trên nước Pháp, họ làm như từ đó cậu Ba đã đến sinh sống và hoạt động ở kinh đô ánh sáng Paris. Tuy nhiên, Lịch sử đảng nói rõ hơn: năm 1911 tàu ghé Marseille, 1912 đi Mỹ, năm 1913 về Marseille. Sau đó sang Anh. Vào cuối khoảng 1917 trở lại Pháp (HCM I). Đoạn này không rõ ràng.


Năm 2003, Sophie Quinn Judge nêu lên nhiều tài liệu nhưng bà cho rằng năm 1919 là đúng nhất:

Vào mùa thu năm 1919, thông tin tình báo thu thập được đã cho phép chính quyền Pháp xây  dựng được bức chân dung ban đầu về người Việt bí ẩn kia:
“Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, hiện đang ở cùng Phan Văn
Trường, dường như đã học ở Anh và sống ở đó khoảng 10 năm, điều hành một nhóm người Việt yêu nước không được thừa nhận, dường như anh ta đã thay thế Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường trong vai trò này Về vấn đề ngày tháng tới Paris của Quốc, có lẽ bằng chứng đáng tin cậy nhất chính là hồ sơ của cảnh sát Pháp, ở đó ghi nhận anh đến Paris vào tháng 6 năm 1919 từ London . Thông tin trong hồ sơ cho biết Hồ đến Paris ngày 7 tháng 6 năm 1919 từ London, ban đầu anh ở số 10 rue de Stockholm sau đó là số 56 rue M. le Price, và tiếp theo là số 6 Villa des Gobelins.
( 2)

Năm 2012, Bà Thụy Khuê cho biết Nguyễn Tất Thành chỉ ghé Marseille tháng 9-1911 , sau đó lênh đênh trên biển cả, sang Anh một thời gian, đến 1919 mới sống ở Paris. Bà nói rõ như sau:


Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Sàigòn trên tàu L'Amiral Latouche-Tréville, trọng tải 6000 tấn, chạy đường Sàigòn-Dunkerque, làm phụ bếp, lấy tên là Văn Ba. Tháng 9, tới Marseille, gửi thư cho Tổng Thống Pháp xin vào học trường Thuộc Địa. Rồi lại theo tàu về Le Havre. Làm việc nhà cho ông chủ tàu ở Sainte Adresse ngoại ô Le Havre, độ một tháng rồi lại tiếp tục lên tàu đi Phi Châu.

Từ 1912 tới mùa hè 1914, vẫn dùng tên Ba, làm bồi, phụ bếp, hoặc khuân vác trên những tàu xuyên Đại Tây Dương, chạy đường Le Havre - Londres - New York, hoặc Châu Phi - Châu Mỹ. Từ 1914-1919, bỏ việc bồi bếp trên tàu, sống tại Luân Đôn với tên Nguyễn Tất Thành, ở số 8 Tottenham Road. (Theo Hémery, trong thế chiến, Tất Thành tránh sang Pháp vì ngại có thể bị gọi đi quân dịch). Làm việc tại khách sạn Carlton, rửa bát, rồi phụ bếp. Học tiếng Anh và hình như buổi tối có học thêm Máy móc (Mécanique) và Điện. Trao đổi thư từ thường xuyên với Phan Châu Trinh, bằng Hán văn. Khoảng tháng 5-6/1919, sang Paris. Hoạt động trong Hội Người An Nam Yêu Nước.... xa nước từ năm 1911, sống vất vả ở trên tàu, rồi biệt lập ở Luân đôn, vừa sang Pháp, chưa thể biết rõ những thông tin về tình hình trong nước, cũng không đủ kiến thức và không rành tiếng Pháp, nên chỉ có thể giữ những vai trò khiêm tốn: học Pháp văn, giữ sổ sách chi thu, tập viết những mẩu tin, phụ trách việc in và phát truyền đơn. Ông không thể viết được những bài xã luận ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Nhưng vì muốn trở thành chính khách, Nguyễn Tất Thành xung phong nhận tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Việc đưa bản Thỉnh nguyện đến Versailles là chặng đầu.
(HCM, XCVII)


II. TRỜI ÂU SAO BUỒN THẾ? VÀ PARIS CÓ GÌ LẠ? 



Các tài liệu đều ghi rằng Nguyễn Tất Thành lên tàu lấy tên là Văn Ba. Thời Pháp thuộc, người Việt đi từ xứ này sang xứ khác phải có căn cước. Ngưòi Pháp bắt lăn tay, chụp hình cẩn thận và mật thámtheo dõi chặt chẽ, thế sao Nguyễn Tất Thanh lại mang tên Nguyễn Văn Ba. Cậu Tất Thành mua giấy giả mạo hay cậi bịa ra cho có vẻ trinh thám? Tại sao câu không công khai đi như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường mà phải lén lút. Việc lén lút này không cần thiết vì trước sau cậu cũng phải xuất đầu lộ diện, viết đơn từ cho chính quyền Pháp để xin này xin nọ.


Câu Ba đi làm bồi trên tàu rất là khổ. Sau này Hồ Chí Minh dưới tên Trần Dân Tiên đã nói về những ngày đông ở Âu châu. Việc đầu tiên bác kể là những nỗi khổ trên tàu.


Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành. ...


Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rỗ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rỗ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.(HCM, X,)


Đa số người đi tàu bị say sóng nằm rệp, chỉ có những người quen đi biển thì không sao. Cậu Ba đi biển ngày đầu mà vẫn đi lại bình thường thì thiệt là giỏi. Ngoài ra qua lời bác, ta thấy có nhiều điều lạ. Câu Ba làm phụ bếp hay làm bồi thì phải ở tầng dưới, là tầng nhà hàng. Làm sao cậu phải bưng các rổ rau, cá, thịt từ kho hàng tức gầm tàu lên boong tàu? Hàng ngày cậu Ba phải đi từ bếp đến hầm, cậu không thể vác những rổ rau vì tàu chòng chành. Cậu phải buộc rổ rau vào dây xích mà kéo đi. Rỗ rau nặng làm sao kéo lên được qua những bậc thang trong tàu? Sóng đổ vào tàu, mọi thứ đều bị kéo xuống biển, làm sao cậu Ba thoát chết? Nhờ phép lạ chăng?


Và điều này cũng không đúng. Theo một cựu đại tá hải quân VNCH, những tàu nhỏ có thể bị sóng dâng lên cao rồi đổ xuống tàu, còn tàu nhà binh dù nhỏ, tàu chở hàng mấy trăm, mấy nghìn tấn, êm như ru, không bao giờ bị sóng phủ lên. Như vậy thì ai dám đi du lịch? Điều này rõ ràng là bác giàu tưởng tượng. Bác muốn tô vẽ cuộc ra đi gian nan của cậu Ba mà hóa ra nói láo..Xem đoạn cậu Ba đối thoại với người Nga khi cậu lên tàu Nga:


Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tàu… không có giấy phép?”
“Đúng, tôi bí mật.”
“Và đồng chí cũng không có giấy tờ gì cả?”
“Không.”(HCM X), tr.33)
Trần Dân Tiên tuyên truyền rằng Bác  nhân đạo, biết thương người nghèo như đoạn tự thuật sau đây:


Mỗi ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn chỗ khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ tất cả chén bát và thức ăn lẫn lộn vào trong một cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v. thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh: "Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?"
"Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy."(HCM, X)
Ở đâu cũng vậy, nhập gia tùy tục, làm việc cho người phải theo luật lệ của người. Ở Âu Mỹ không có việc đem thức ăn thừa phát cho người nghèo. Đã đổ vào thùng rác thì dơ dáy, mất vệ sinh, không thể đem rửa sạch rồi bán lại cho khách hàng. Người Âu Mỹ trọng vệ sinh, không như bên ta, gà toi đem chôn còn đào lên để ăn. Nếu luật cấm, mà cậu Ba còn đem vào bếp ắt bị đuổi ngay. Cậu Ba có thực sự làm bồi nhà hàng không, sao chẳng biết luật lệ nhà hàng Âu Mỹ?


Theo lệ thường,mặc dầu đã qua trường lớp, người xin việc phải được công ty huấn luyện, chỉ dẫn, sau đó là phải thực tập một thời gian mới được làm chính thức. Cậu Ba không biết làm những công việc phụ bếp như không biết  gọt măng tây. Không thạo công việc, không rõ luật lệ mà được làm bồi, làm phụ bếp trên tàu ư? Không lẽ tư bản ngu mà thuê những tay mơ như cậu Ba vào làm việc hay sao?


Làm công trên tàu, hết hợp đồng thì phải nghỉ việc, cậu Ba lên cạn ở. Cậu ở trong một khách sạn nhỏ hẹp giữa mùa đông tháng giá. Sau này, Bác đã kể lại:


Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một việc gạch vào
lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những
tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. (HCM, X, tr.21)
Ngày nào cậu Ba cũng bỏ một viên gạch vào lò bếp mà không ai biết ư? Lò bếp hầm một ngày thì viên gạch nóng mấy trăm, mấy ngàn độ? Nếu viên gạch đỏ lên thì không tài nào bỏ lên tờ báo mà cầm hay ôm được vì tờ báo sẽ cháy. Và lại nóng như thế, giường nệm sẽ cháy. Người Âu Mỹ sợ cháy, đề phòng lửa rất cẩn mật, sao cậu Ba lại làm như vậy? Khách sạn lẽ nào không có ai vô ra và không thấy cậu Ba làm việc sai trái này? Nếu gạch nóng vừa thôi thì chẳng có tác dụng vào lúc lạnh dưới 20-40 độ âm. Bác là người đi tiên phong trong trường phái Ba Giai Tú Xuất sản sinh ra những chuyện đuốc sống Lê Văn Tám, La Văn Cầu lấp lỗ châu mai...


Leon Blum lên nắm quyền trong khoảng 1920-1930, và đệ tam quốc tế hình thành năm 1919. Trong khoảng này trình độ nói và viết của cậu Ba còn non kém. Chính cậu thú nhận:


Ý kiến của Lê–ông Bơ–lom (Léon Blum), của Pôn Phơ–rơ (Paul Faure), v.v. đăng trên tờ Dân chúng là cơ quan ngôn luận của Quốc tế thứ 2. Ngoài những ý kiến trên, còn có những lời giải thích và những lời tranh luận khác. Ông Nguyễn nhức đầu vì khó hiểu.(HCM X)


Trình độ như vậy mà bác khoe khoang tài hùng biện giữa cử tọa Pháp đã khiến cho mọi người cười chê
:
Một hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu: “Các bạn thân mến! Các bạn đều là những người xã hội rất tốt! Tất cả các bạn đều muốn giải phóng giai cấp công nhân? Vâng. Như thể dù thứ 2, thứ 2 rưỡi, hay Quốc tế thứ 3 phải chăng cũng thế cả. Những Quốc tế ấy đều không là cách mạng cả sao? Dù các bạn gia nhập Quốc tế này hoặc Quốc tế nọ, các bạn cũng phải đoàn kết nhất trí. Tại sao tranh luận nhiều thế? Trong khi các bạn tranh luận ở đây, thì đồng bào chúng tôi đang rên siết ở Việt Nam…”
Mọi người cười, nhưng không phải là mỉa mai, mà là cười cảm tình với một đồng chí non, chưa hiểu được vấn đề.(HCM, X,25)


Một lần người ta bàn về thuật thôi miên, cậu Ba cũng đứng lên
kịch liệt phản đối thuật thôi miên. Lý do của ông: Thực dân Pháp đã thôi miên chúng tôi để đàn áp và bóc lột chúng tôi (HCMX, .21).
Đó chính là kiểu nói lấy được của người cộng sản Việt Nam kể từ Nguyễn Tất Thành về sau..Cũng như những người cộng sản thời ấy đã ca tụng Liên Xô, bác đã tâng bốc Liên Xô lên tận mây xanh, may mà nay thì ta thấy rõ thiên đường cộng sản. Bác nịnh hót hay bác lầm lẫn?Chắc chắn là ninh hót, tuyên truyền và lừa dối.


Ông chú ý nhất đến chế độ xã hội của nước Nga. Ở đây mọi người ra sức học tập, nghiên cứu để tiến bộ. Chính phủ thì giúp đỡ khuyến khích nhân dân học tập. Ở đâu cũng thấy trường học. Các nhà máy đều có lớp học, ở đây con em thợ thuyền có thể học nghề, thợ không lành nghề có thể học để trở thành lành nghề, thợ lành nghề có thể học để trở nên kỹ sư. Như thế nhà máy tự đào tạo lấy cán bộ chuyên môn của mình. Đây là mônt chế độ rất hay. Trong những nông trường tập thể, tính chất người nông dân Nga khác với nông dân các nước: về pháp luật ruộng đất là của nhà nước nhưng thực tế do nông dân sử dụng. Chính phủ cho những nông trường tập thể mượn máy cày. Trong nông trường tập thể, mọi làm chung và chia sản phẩm theo công làm của mỗi người.

Có một số nông trường tập thể rất giàu, mà người ta gọi là nông trường triệu phú. Những nông trường này có trường học sơ cấp và trung cấp, thư viện, nhà chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, phòng nghiên cứu nông nghiệp, nơi chữa máy móc v.v. Những nông trường này đã biến thành những thành phố nhỏ.

Những người ốm đau được săn sóc không mất tiền, đây cũng là một điều ông Nguyễn hết sức phục. Và ông nghĩ đến những đồng bào đáng thương của mình, đau ốm không có tiền thuốc. Thực dân Pháp khoe khoang đã tổ chức những nhà thương. Thật ra mỗi tỉnh lỵ mới có một nhà thương, mà không bao giờ chữa cho những người không có tiền.

Ở Đông Dương, người ta tính hơn mười vạn người mới có một thầy thuốc.
Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiên cứu kỹ vấn đề nhi đồng ở Nga.
Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc trong chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần. Người mẹ được nghỉ hai tháng trước và sau khi sinh đẻ, vẫn được lương. Mỗi nhà máy có một chỗ nuôi trẻ do những thầy thuốc và nữ y tá trông nom. Người mẹ làm thợ cứ vài giờ lại được nghỉ việc trong mười lăm phút để cho con bú. Những đứa trẻ ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn trẻ, có thấy thuốc chăm sóc.

Buổi sáng, khi đứa trẻ đến, thầy thuốc khám và cân. Rồi nữ y tá tắm cho nó và bận áo quần sạch sẽ của vườn trẻ. Khi mới đến và hai giờ chiều nó được uống sữa, mười giờ sáng và bốn giờ chiều được ăn cơm. Mỗi đứa trẻ có một cái giường nhỏ để nghỉ trưa từ mười một giờ đến một giờ chiều. Có những bàn ghế và đồ dùng nhỏ hợp với trẻ em. Trang hoàng thì có những chậu hoa và những bức tranh vui vẻ thú vật chim chóc, cây cối hoặc những chuyện trẻ em.(HCM X)

Bác muốn người ta sùng bái bác nhưng bác hơi hâm vì có đời ai lại treo hình ảnh người sống lên bàn thờ? Phải chăng họ nguyền rủa bác mà bác lại không biết?

Chính bác kể như sau:


Ông quay lại xem, anh Ba ấy đây kìa". Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ Chủ tịch treo trên bàn thờ giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến. Ông Dân quay đầu, mở to đôi mắt, há miệng gãi tai. Và ông bật lên như một cái lò xo và kêu:
"Hồ Chủ tịch! Hồ Chủ tịch của chúng ta! A-di-đà-phật! Nhưng làm sao anh biết? Anh nói thật đấy chứ?(HCM, X)
Bác lúc về nước mới năm mưoi, năm lăm, sao bác tôn bác là "cụ" ,  là "cha già dân tộc" trong khi nước ta thiếu gì các vị tiền bối cách mạng tuổi 80-90.?Ai bảo ông Hồ khiêm tốn?
Ông xưng là bác,bắt mọi người gọi nhau và anh chi, hóa ra ông là bậc chú, bác cha mẹ nhân dân hay sao?
Không những kiêu căng, khoa trưong, phách lối , tự cho ông vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo. Ông khinh miệt tiền nhân là những người mà bố ông phải quỳ lạynhư  vua Tự Đức, ông đã gọi bằng thằng. Ông còn vô cùng hỗn xược  khi ông gọi Trần Hưng Đạo là bác . qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng  năm 1950:


"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng, 
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
 Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc, 
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng. 
Bác đưa một nước qua nô lệ 
Tôi dắt năm châu đến đại đồng. 
Bác có linh thiêng cười một tiếng 
Rằng tôi cách mạng đã thành công. "(3)
Khiêm tốn theo lời lẽ của ông thì đúng là "Một khiêm tốn bằng bốn kiêu căng"!
Nói chung, cuộc đời của Nguyễn Tất Thành là một chuỗi chuyện lạ lùng phần lớn la do tuyên truyền đối trá. Sophie Quinn Judge đã phê phán quyển sách của ông Hồ dưới tên Trần Dân Tiên như sau:


Trong nhiều năm thông tin về tiểu sử của mình mà ông cung cấp phần nhiều là những mẩu
chuyện hư cấu với những ngày tháng lộn xộn không rõ ràng chứ không phải những sự kiện thật trong cuộc đời của ông (4)
Người Việt Nam ta cả tin kẻ gian nhưng lại tỏ ra khó chịu về những lời nói thật, nói thẳng của người trung trực. Họ cho rằng Hồ Chí Minh là người tốt, không bao giờ làm viêc gain giảo, xảo trá, mang tên giả để ca tụng mình, nhưng ngày nay, cộng đảng cũng đã phải thú nhận Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh.

 Wikipedia viết:

Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An)

...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"...
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...;
Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, nhân vật bất đồng chính kiến người Việt là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do

...Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra...
Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life:

...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages...
Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography:

Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years: [6].
...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...
Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện..."



III. HUYỀN THOẠI CỨU NƯỚC VÀ NHỮNG BỨC THƯ TAI HẠI


Đảng cộng sản vẽ nên một Nguyễn Tất Thành yêu nuớc, ghét thực dân Pháp. Trong cuốn Hồ Chủ Tịch, Trường Chinh còn khẳng định : “vì Người phát giác trường học của Pháp chỉ nhằm đào tạo tay sai cho  đế quốc, cho nên Người đã bỏ ra đi tìm đường cứu nước”.
Các danh nhân Việt Cộng cũng theo thế mà ca. 


Hồ Chí Minh dưới tên Trần Dân Tiên nói rằng mục đich đi Pháp của ông như sau: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Còn các báo chí, sách đài cộng sản đều nói ông tìm đường cứu nước.

Lịch sử cộng đảng ghi :


Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.. . Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”(HCM I)


Năm 1993, Trần Quốc Vượng hé lộ về một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bộ Thuộc địa Pháp trong tập Trong Cõi chương XV, Trăm Hoa xuất bản tại California. Việc này, Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu đã viết trong khoảng 1983- 1990 , và hai ông đã công bố hai bức thư trên với đầy đủ hình ảnh.










Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Trévile” pour ma substance.Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction.
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam.
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous docteur ès- lettres). Etudiant Francais, quốc ngữ, caractère chinois.




Marseilles

Ngày 15 tháng Chín năm 1911

Thưa Ngài Tổng thống!

Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.

Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha  muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.

Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng  thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.

Nguyễn Tất Thành

Sinh tại Vinh, 1892

Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)

Học sinh tiếng Pháp và chữ nho 


Marseille le15 Septembre 1911

À Monsieur le Ministre des Colonies
Monsieur le Ministre

J'ai l'honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d'être admis à suivre les cours de l ' École Coloniale comme interne .

Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l'Amiral Latouche Tréville.

Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m' instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l' instruction .

Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam.
En attendant votre réponse que j ' espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ' assurance de ma reconnaissance anticipée .
Nguyễn-tất Thành,
né à Vinh, en 1892 ,fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre
Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois

Tạm dịc
h :
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng ,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville) .
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam .
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán. (HCM, CXXXV)




Hai bức thư này có điểm giống nhau cùng bày tỏ lòng mong muốn làm tay sai cho Pháp với lời văn hoa là ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn: (HCM CXX; , HCM XVI)


"
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn.
Vũ Ngự Chiêu trả lời phỏng vấn của Hợp Lưu số 106 năm 2009 như sau:


Ðầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v... tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.. v...) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ.

Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau.(5)


William J. Duiker trong tác phẩm của ông cũng xác nhận Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911).
Hai bức thư này đã được nhiều người biết . Năm 1991, trong tập Vàng Trong Lửa, Trần Văn Giàu và Trần Bạch Ðằng đã nhắc đến tập sách nhỏ này, nhưng không nêu tên tác giả Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh. Năm 1993, Trần Quốc Vượng cũng hé một chút tia sáng về là đơn của Nguyễn Tất Thành.

Về phía Pháp Mỹ cũng nhiều người như hai sử gia Pháp là Hémery , Brocheux, tuyên bố họ đã khám phá ra tài liệu này trước Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu nhưng họ giấu đi vì họ thiên cộng. Họ còn tỏ ra trù dập, ghét bỏ Vũ Ngự Chiêu!

Còn William A. Williams và các người Mỹ khác thì kính trọng HCM, không dám xúc phạm sự thật hiển nhiên và trần truồng mà chà đạp đặc tính khách quan và khoa học của nhà sử học ! (HCM CXXXIV).

Rất buồn đi đọc những hàng trên của Vũ Ngự Chiêu. Nước ta chậm tiến. Chúng ta kém về khoa học kỹ thuật đã đành mà cũng yếu về khoa học nhân văn. Chính người Âu Mỹ dạy ta phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, trong đó hai điểm quan trọng là khách quan và chính xác. Người Á châu chúng ta đa số trí tuệ kém mà tâm địa gian xảo, tàn ác. Chúng ta bất hạnh tuy sống vào thế kỷ XX mà thật ra vẫn sống trong " thời đại đổ đểu ". Không ngờ người Âu Mỹ cũng vậy! Thực dân Pháp luôn mơ tưởng tái chiếm Nam Kỳ mà người cộng sản Pháp cũng vậy. Cộng sản Á Châu che giấu sự thật mà cộng sản Âu Mỹ cũng vậy. Bà Trần Thị Hồng Sương đã nhận định như sau về J. Paul Sartre một triết gia lớn của nước Pháp và thế giới đã thốt ra những lời tự tố cáo tâm lý gian xảo, hèn nhát của ông và đám cộng sản Pháp sau sự kiện Khrushchev tố cáo tội ác của Stalin như sau:


Đảng CS Liên Xô lần thứ XX lên án “tệ sùng bái cá nhân” cùng với những sai lầm nghiêm trọng của Stalin đã làm sững sờ những người “khuynh tả không cộng sản” còn mơ hồ về những thực tế ở bên kia “bức màn sắt” khiến Sartre bàng hoàng, nhưng Sartre đã làm chuyện sai lầm là muốn che giấu với ngụy biện là sợ những người liên quan chưa đủ tinh thần để tiếp nhận thất bại vỡ mộng đổi đời, trong khi Liên Xô đã công bố cho quốc dân tức là những người dân Liên Xô vốn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ ai! Ông Sartre nói: “Phải biết điều gì người ta muốn đến chỗ nào người ta muốn đi, muốn thực hiện những cải cách, không nên công bố rộng, mà phải thực hiện một cách tuần tự”.Theo Sartre, Khrouchtchev đang làm việc sai lầm là phát hiện chân lý cho đám đông chưa sẵn sàng tiếp nhận.
(6)
Chỉ J. Paul Sartre và đám cộng sản cuồng tín và gian xảo là muốn bưng tai bịt mắt còn dân Việt Nam cụ thể như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm rất phấn khởi khi nghe tin Khrushchev lột mặt nạ Stalin.

Vũ Ngự Chiêu kết luận:


T
rong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau. (HCM CXXXIV)
Như vậy rõ ràng là ông Nguyễn Tất Thành nhiều lần cầu xin Pháp ban ân cho ông và cha của ông nhưng bị Pháp từ chối. Không thấy sử gia nào cho biết trong thư của bộ Thuộc Địa Pháp, hay trường Thuộc địa Pháp phê ra sao, và các sử gia đưa ra ý kiến gì. Tôi thiết nghĩ so sánh Nguyễn Tất Thành với các ông Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn thì trình độ học vấn của anh bồi tàu nhỏ tuổi tất nhiên không bằng những tay trên. Hơn nửa, thân phụ của ông lại là tội phạm, có thành tích đánh chết người thì làm sao mà Pháp chấp thuận cho Nguyễn Tất Thành hưởng ơn huệ học trường Thuộc Địa. Lại nữa, Nguyễn Tất Thành e chưa có bằng tiểu học thì làm sao vào trường Thuộc Địa? Tại Việt Nam, trường Hậu Bổ là dành cho con các quan nhưng cũng đòi hỏi trình độ cao. Tản Đà cũng đã rớt trường Hậu Bổ.

Thực tế trần trụi của cha con Nguyễn Sinh Sắc luôn mong muốn làm quan nhưng Nguyễn Tất Thành bị bác đơn.xin vào trường Thuộc Địa.. Làm quan phục vụ thực dân không được, cuối cùng ông chạy theo cộng sản cũng chỉ vì danh lợi bản thân. Và việc ông "tìm đường cứu nước" chỉ là huyền thoại của thuật tuyên truyền của cộng sản. Từ sự kiện này, chúng ta thấy đảng cộng sản chuyên nghề đánh bóng và tạo hàng giả.


Tài liệu Cộng đảng đề cao gia đình Tất Thành là gia đình cách mạng. Hai anh em Tất Thành tham gia cách mạng, tham gia biểu tình chống thuế nên cụ Phó bàng bị Pháp khiển trách.


Tài liệu Công An ghi :

Bác cả Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888, từng bị thực dân Pháp theo dõi sát sao, bị bắt giam nhiều lần. Ngày 16/8/1941, Nguyễn Sinh Khiêm mới được ra khỏi nhà tù của Pháp ở Vinh
(CXXXVI)
Lịch sử Cộng đảng ghi:(chỉ nói về Nguyễn Tất Thành, không nói đến Tất Đạt):

Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.
(HCM I)

Wikipedia viết về Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành như sau::

Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[18]. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.

Trong bài viết về Gia đình Hồ Chí Minh, Wikipedia viết


Tháng 2 năm 1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An. Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Thực dân Pháp nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp nên đã bắt giam ông mấy tháng. Theo lời bà Thanh kể lại với nhà văn Sơn Tùng, ông Khiêm đã bị thực dân Pháp "triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc"[. Năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông.


Tuy nhiên nhiều tài liệu khác cho ta biết một sự thật bên trong những tượng đất tô xanh đỏ lòe loẹt bên ngoài


Ngoài hai lá đơn trên, còn có những lá thư khác nữa. Theo Sophie Quinn Judge, tháng 11
năm 1911, anh tìm cách gửi tiền về cho cha của mình từ Clayton . Lá thư mà chúng tôi đề cập ở đoạn trước là lá thư gửi từ New York vào tháng 12 năm 1912. Bức thư đó anh gửi đến toàn quyền Pháp tại Huế giải thích rằng anh muốn gửi một phần lương hàng tháng của mình cho cha nhưng hiện không biết ông đang ở đâu. Anh viết: ”Tôi không biết phải làm thế nào nữa, tôi chỉ hy vọng mong ngài giúp đỡ vì ngài là người quan bảo hộ nhiệt thành với đất nước chúng tôi”(sđd, tr.39-40)
Sophie Quinn Judge cho biết chuyến dừng chân tại nước Mỹ của Hồ ở New York
khi anh còn là một phụ bếp. Thời điểm đó là vào tháng 12 năm 1912, khi anh viết thư cho toàn quyền ở Huế để tìm cách gửi tiền cho cha mình. Mặc dù lá thư được dán tem gửi từ New York, Hồ lại ghi địa chỉ của mình là địa chỉ bưu điện tại Le Havre và nhận mình là một thuỷ thủ Tại thời điểm đó Quốc chưa có đủ thời gian học tiếng Anh, anh mới chỉ rời khỏi đất nước mình có một năm rưỡi. Theo cách nhìn nhận của chúng tôi, thời điểm Quốc gặp đoàn đại diện của Triều Tiên ở Mỹ chỉ có thể là giữa năm 1917 và 1918, khi các nhóm Triều Tiên yêu nước hoạt động tích cực hơn tại Mỹ. (sđd,38)
Khuất Văn Nga ghi việc đó như sau:


Ngày 31 tháng 10 năm 1911, Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển giúp số tiền 15 đồng cho cha mà anh không có điều kiện gửi trực tiếp. Số tiền anh Ba dành dụm được khi làm phụ bếp - một cử chỉ rất đáng quan tâm về trách nhiệm và tình cảm thương mến với gia đình.

- Ngày 05 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung kỳ nhờ cho biết tình hình và địa chỉ của ông Sinh Huy, Tất Thành nói đã gửi cho cha 3 ngân phiếu, nhưng mới chỉ nhận được một lần trả lời.

- Ngày 16 tháng 4 năm 1915, Nguyễn Tất Thành thông qua Lãnh sự Anh ở Sài Gòn gửi Toàn quyền Đông Dương bức thư của anh tới cha anh là ông Sinh Huy. Chính quyền địa phương đã hỏi bà Thanh, ông Khiêm về tin tức nhưng chỉ biết cha Sinh Huy đã vào Nam từ cuối 1911 đến đầu năm 1912 làm ở đồn điền cao su ở Lộc Ninh, Thủ Dầu Một.(HCM CXXXV)
Và còn nữa. Theo Lữ Phương trong tác phẩm Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh thì Nguyễn Tất Thành xuất bản khoảng 2001-2002, sau khi gửi bức thư cho tổng thống Pháp ngày 15-9-1911 xin học trường Thuợc địa , ông theo tàu thủy lợ trình Marseille trở về Việt Nam , tại Saigon, ông còn gửi thư cho anh là Nguyễn Sinh Khiêm làm việc tại tòa Khâm sứ :

Tại Sài Gòn, anh đã gửi thư cho anh là ông Cả Khiêm (Nguyễn Sinh Khâm hoặc Nguyễn Tất Đạt) lúc ấy đang giúp việc vặt tại Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ vận động xin vào Ecole Coloniale. Ông Khiêm đã gửi thư lên Toàn quyền Albert Sarraut và thư này được chuyển về Khâm sứ Trung Kỳ. Và như mọi người có thể đoán, Khâm sứ Trung Kỳ đã trả lời Toàn quyền Đông dương, với lý do bác bỏ như sau: muốn vào Ecole Coloniale phải đang học ở thuộc địa, và chỉ những thanh niên xứng đáng trong hàng ngũ quan lại cao cấp mới được chọn
(6)(HCM, XLII)
Cũng tài liệu trên, Lữ Phương đã đề cập đến việc Tất Thành gửi 15 đồng cho cha nhờ Khâm Sứ tại Huế chuyển giao:
Cũng tại Sài Gòn nhân chuyến về nước nói trên , cùng với việc gửi thư cho Nguyễn Sinh Khâm nhờ vận động vào Ecole Coloniale, ngày 31-10-1911, Nguyễn Tất Thành cũng đã gửi thư cho Khâm sứ Trung kỳ xin nhờ chuyển mandat 15 đồng (Đông Dương) cho cha, vì cha anh không thể nhận mandat trực tiếp được . (7) (HCM, XLII)

Thu Trang:(8) và tài liệu cộng đảng (9) cũng ghi về lá thư của Nguyễn Tất Thành gửi cho Nguyễn Sinh Khiêm đang làm việc tại toà Khâm ,Huế. Trần Gia Phụng: viết “Tại Sàì Gòn, Nguyễn Tất Thành gởi thư đề ngày 31-10- 1911 cho anh là Nguyễn Tất Đạt (Cả Khiêm hay Khâm), đang làm việc tại Tòa khâm sứ Pháp tại Huế, và nhờ anh vận động xin cho Thành vào học Trường Thuộc địa”.(10)
Qua sự kiện trên, chúng ta thấy như sau:


(1).Trước năm 1915, Nguyễn Sinh Khiêm làm việc cho Pháp tại tòa Khâm, Huế chứ không phải chống Pháp và bị tù như tài liệu cộng đảng.Hơn nữa Sinh Khiêm sinh được hai con sao lại bảo là Pháp chính thuốc độc nên vô tự? Nhiều tài liệu cho biết Nguyễn Sinh Khiêm có nhà tại Hà Nội và Nghệ An chứ không phải là kẻ lang bạt.

(2). Nguyễn Tất Thành đã năm , sáu lần gửi thư cho chính quyền Pháp tại Pháp và tại Việt Nam và tòa lãnh sự Anh, như vậy là Nguyễn Tất Thành không trốn tránh, và giấu diếm hành tung.Gửi thư như vậy là có ý thân mật, tin tưởng, cầu cạnh chứ không phải căm thù thực dân, đế quốc nhất là Tất Thành xin học, xin nội trú, với lời lẽ tha thiết xin lànm tay sai đắc lực cho Pháp!

(3). Nguyễn Sinh Khiêm làm việc tại tòa Khâm Huế ,tại sao Tất Thành không gửi thử và tiền cho anh mà lại gửi cho Lãnh sự Anh? Lá thư gửi cho Sinh Khiêm là viết tại Saigon. Nhiều tài liêu cũng công nhận rằng anh Ba theo tàu của Pháp về Saigon nên mới có thư này. Tại sao Trần Dân Tiên lại nói Văn Ba không muốn về. Có việc gì mờ ám mà bác phải giấu?

Gửi thư như vậy là một mưu kế của kẻ khôn vặt. Vì xin học cho mình, và xin việc cho cha mà không được, nay Nguyễn Tất Thành nhắc đi nhắc lại để xin khéo. Cũng là một cách gợi lòng nhân đạo của các quan Tây mong họ cảm động lòng hiếu thảo và nỗi khốn khổ của Tất Thành mà ban cho Tất Thành và cha của Thành một vài ân huệ..

(4).Nguyễn Tất Thành thấy lợi thì làm mà không nghĩ đến việc thiên hạ chê cười. Thông thường, gia đình phải liên lạc với nhau. Nếu không liên lạc được với cha thì liên lạc với anh em, chú bác, bạn bè hoặc họ hàng, tại sao lại đem chưyện gia đình, chuyện tiền bạc nói với quan Khâm Sứ, quan Toàn Quyền? Nguyễn Tất Thành muốn trèo đèo ư? Chuyện nhà đem nói với người làng là đã vô duyên, huống hồ lại gửi thư cho quan tây? (5). Từ 1911 đến 1915, Tất Thành làm trên tàu, chưa tham gia chính trị, không cần trốn tránh, tại sao không gửi thư hỏi thăm cha qua anh em, họ hàng?Tất Thành là người Việt Nam, là dân Nghệ An lại không hiểu rõ văn hóa Việt Nam hay sao? Anh không biết rằng hỏi những câu ngu ngốc như vậy sẽ bị người ta đốp chát mắng cho, đại loại như:

Mày là con sao lại không biết cha mày ở đâu? Mày là đồ bất hiếu! Sao mày không hỏi anh chị mày, chú bác mày? Không lẽ họ hàng nhà mày chết tiệt cả sao mà mày lại đi hỏi tao? Tao đâu có giữ cha mày trong đũng quần của tao mà mày hỏi?


(5). Thư của Nguyễn Tất Thành được quan Toàn quyền, Khâm sứ, Lãnh sự nhận, cho điều tra và trả lời. Ngày nay, thư của một người dân làm sao đến tay thủ tướng hay tổng bí thư? Thư gửi lên xã , quận là đã bị xé bỏ rồi. Nếu gửi đến thủ tướng, tổng bí thư thì cũng bị vứt thùng rác vì lãnh đạo còn phải giải quyết bao nhiêu việc quan trọng, đâu có thì giờ giải quyết những chuyện vớ vẩn của bọn dân đen! Không biết chừng, công an sẽ kêu chủ nhân bức thư lên làm việc, và mắng cho tội phản động, hỗn láo. Trong chế độ ta, dân quèn làm sao lại dám trực tiếp gửi thư lãnh đạo. Muốn thắc mắc, xin xỏ gì phải thông qua hệ thống hành chánh từ dưới lên trên, không được gửi thư cho lãnh đạo! Ai xui mày làm điều này?

 Xem vậy, ta thấy tư cách và lương tâm của bọn thực dân khá hơn tư cách và lương tâm của " lãnh đạo ta" và " đảng ta".




Đọc Trần Dân Tiên, ta thấy nhiều nghi vấn về con đường cứu nước của Bác. Chính Trần Dân Tiên nói câu Ba có căn cước nhưng sau đó bị Công an Pháp  tại Pháp tịch thu (HCM X, 22) Như vậy là cậu Ba lên tàu có căn cước, thế sao các tài liệu nói  trên tàu  Tất Thành lấy tên là Văn Ba. Vây căn cước tên Nguyễn  Tất Thành, Nguyễn  Sinh Côn hay Nguyễn Văn Ba?  Theo các bức thư gửi Tổng thống Pháp và bộ Thuộc đuịa, tên là Nguyễn Tất Thành. Do đó tên căn cước là Nguyễn Tất Thành. Có căn cước thì sao còn mang tên Nguyễn Văn Ba? Không lẽ câu còn dùng căn cước giả ư?


Thời Pháp, dân ta phải có căn cước. Theo công cuộc khảo cứu của các nhà nghiên cứu Phan Thiết, Tất Thành đã sống nhờ sự giúp đỡ của công ty Liên Thành, trong đó có các phó bảng Trương Gia Mô là bạn của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.. Theo  công cuộc nghieên cứu  của Quế Hà, 
thẻ căn cước của anh Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba khi lên tầu ở Cảng Nhà Rồng đi Pháp, được làm từ Phan Thiết hay vào Sài Gòn mới làm. Nhiều nhà nghiên cứu nghiêng về giả thuyết Bác làm thẻ căn cước này ngay tại Phan Thiết, chứ không thể vào Sài Gòn mới làm. Tuy nhiên, Đoàn Chủ tịch Hội thảo vẫn để ngỏ vấn đề này. Kết luận chỉ định hướng “Chúng ta cùng suy nghĩ mối quan hệ của cụ Hồ Tá Bang (một trong sáu người sáng lập Trường Dục Thanh- PV) với Công sứ Pháp Denier”. Rất có thể mối quan hệ này sẽ là cơ sở để khẳng định thẻ căn cước của anh Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba được làm từ Phan Thiết. (HCM, IX,)


Lý luận này cũng không vững. Dân Nghệ An mà làm căn cước tại Phan Thiết được ư? Không lẽ  nhân viên An ninh  Pháp lạị chấp nhận tên Nguyễn Văn Ba giả mạo hay sao?
Hay là  Nguyễn Tất Thành làm giấy giả mạo tại Phan Thiết? Nếu tại Paris, Pháp tịch thu căn cước của Tất Thành thì  là căn cước mang tên nào? Phải chăng Nguyễn Tất Thành mang hai căn cước, một thật, một giả?


Theo Nguyễn Đẵng Mạnh, Nguyễn Tất Thành trước khi sang Pháp đã đi sang Trung Quốc.
Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?
Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn. Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu. Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản. Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.


NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ
- Hồ Chí Minh.

Điều này cho ta biết Tất Thành đã theo thuyền bán bước mắm của hãng Liên Thành mà sang Trung Quốc nhưng đi rồi lại về, không liên lạc với cụ Phan hay các đồng chí của cụ Phan. Có thể chuyến đi này cũng chỉ là đi làm công trên tàu buôn Liên Thành chứ không phải Đông Du, hay hoạt động cách mạng. Có thể cậu Ba đã theo tàu buôn Liên Thành mà sang Pháp chứ chẳng đến bến Nhà Rồng. Cũng có thể hãng Liên Thành đã tìm cho cậu Ba một việc trên tàu của Pháp, hoặc  tìm cho cậu một  đườbng dây xuất cảnh lậu? Sang Pháp, cậu lao động kiếm tiền, rồi mơ mộng vào trường thuộc địa. Nói tóm lại, trong khoảng 1911 đến 1919, Tất Thành chú tâm vào việc kiếm tiền và cũng mong kiếm một việc làm trong chính quyền Pháp tại Việt Nam, nghĩa là cậu Ba sẵn sàng làm tay sai cho thực dân, bám víu vào thực dân chứ không phải căm thù thực dân, chống Pháp như Trần Dân Tiên và đảng Cộng sản Việt Nam tô hồng chuốt lục.


Ngày nay chinh sử được viết do gian thần và bạo quyền cho nên rất dối trá, chờ ngày mai, trời quang mây tạnh, sự th6ạt sẽ hiện rõ.

_____________



Chú thích



(1). Ngày 3 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 5 tháng 6 năm 1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.http://uits.vn/doantn/chu-tich-ho-chi-minh/cuoc-doi-va-su-nghiep/tieu-su-chu-tich-ho-chi-minh-1890-1969/

(2).Sophie Quinn‐Judge. Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến. Diên Vỹ và Hoài An tr. 31- 36, Diễn đàn x café.
(3). Phạm Cây Trâm, "Về bài thơ viếng đền thờ Ðức Trần Hưng Ðạo của ông Hồ", mục "Bạn đọc viết", nguyệt san Thế kỷ 21, California, số 136, tháng 8-2000, tr. 8.

(4). Sophie Quinn‐Judge. Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến. Diên Vỹ và Hoài An.Diễn đàn www.x‐cafevn.org. tr21.

(6).Phỏng vấn Vũ Ngự Chiêu.  Houston, 1/2009. Nguyễn Vĩnh Châu.. http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&amp

(5) Trần Thị Hồng Sương Tỉnh thức trên mặt trận tri thức. TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG * BÌNH LUẬN. Bên Kia Bờ Đại Dương 102, tháng 5-2009..http://groups.yahoo.com/group/TinhThuong36-A/message/9946

(6)., Khuất Văn Nga. CÁN BỘ KIỂM SÁT HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ,Thứ tư, 27/6/2012. http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/Hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-Ho-Chi-Minh/tam-guong-82.html

(7).D. Hémery: “Jeunesse d’un colonisé, genèse d’un exil. Ho Chi Minh jusqu’en 1911”, Approche-Asie, No. 11, 1992, Tài liệu số 6, tr. 131. Trung Tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp (Centres des Archives d’Outre-mer - CAOM) tại thành phố Aix-en-Provence.Sđd, Tài liệu 8, tr. 133
(8). THU TRANG. Nguyễn ái Quốc ở Pari (1917- 1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.427- 428.
(9). Hồ Chí Minh-Biên niên sự kiện, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr.48
(10). Trần Gia Phụng. Việt Sử Đại Cương, tập 4 (1884-1945), nxb Non Nước, Toronto, 2008, tr. 384 


THƠ SONG NGỮ

 
 
Cách đọc “Biến-Loạn Miền Trung” (một tập tài-liệu lịch-sử):
Cuối sách, có Mục “Một Số Nhân-Vật...” (trang 485)
Muốn biết về một nhân-vật nào đó, hãy dò tên của người ấy, sẽ thấy con số các trang liên-hệ, mở ra thì gặp các đoạn viết về nhân-vật mà mình muốn biết.
BIẾN-LOẠN MIỀN TRUNG
Thư, bưu/chi/ngân/lệnh-phiếu (20 USD) gửi về:
Loc Le
1707 Webster Street
Alameda, CA 94501-2135
Email: LeXuanNhuan@yahoo.com
 

TS. NGUYỄN PHUC LIÊN * KINH TẾ


KINH TẾ XHCN ĐƯA
QUẦN CHÚNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.06.2012. Cập nhật 28.06.2012
 
Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã cáo chung với Nga và Đông Âu. Trung quốc và Việt Nam vẫn bấu víu lấy nội dung của mô hình, mà chỉ thêm cái đuôi “định hướng XHCN“ vào Kinh tế Thị trường để đánh lừa thiên hạ. Nội dung vẫn giữ chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế mà chúng tôi gọn lại là Mô hình Kinh tế XHCN.
            Cuối năm 2011, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, Ông Robert ZOELLICK, cũng như Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, Bà Christine LAGARDE, đều họp báo tại chính Bắc Kinh thôi thúc Trung quốc phải cấp bách Cải tổ từ căn nguyên Mô hình Kinh tế XHCN bởi vì với Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới hiện nay, Kinh tế XHCN đi xuống giốc và Mô hình đang tan rã.
            Bài viết này nhằm cắt nghĩa những lý do đưa đến tụt giốc Kinh tế và tan rã của Mô hình Kinh tế XHCN. Có những lý do thuộc nội tại của Mô hình. Có những lý do từ sự mất tin tưởng và từ sức ép của nền Kinh tế Tự do Thị trường nước ngoài. Những lý do ấy được trình bầy qua những điểm sau đây:
=>       Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx
=>       Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực trong đảng cầm quyền
=>       Áp lực từ nền Kinh tế Thị trường của nhữn nước ngoài
=>       Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam và những biện pháp vá víu
 
Đối lực làm tan rã mô hình như
một định mệnh theo lý luận của Marx
 
Lý luận của Karl Marx: TƯ BẢN tự hủy diệt
 
Ý thức hệ Cộng sản dựa trên lý luận của Karl Marx về Định mệnh Kinh tế Tư bản (Fatalité Economique Capitaliste). Kinh tế Tư bản đặt Tiền đề là TƯ HỮU. Vì tư hữu (Propríeté Privée)  mà phải có Tự do kinh doanh (Liberté d’Entreprise) và rồi Tự do Trao đổi ở Thị trường (Libre Echange au Marché).
Karl Marx lý luận rằng nền Kinh tế Tư bản Tự do và Thị trường gồm những bóc lột của giới Tư bản đối với giới Lao động. Nền Kinh tế ấy vô sản hóa giới Lao động (Prolétarisation des Travailleurs) đến độ giới này chịu không nổi mà phải đứng lên làm Cách Mạng Vô sản đòi lại những Tư sản cho giới vô sản của mình. Dựa trên cách đo lường bằng sức Lao động cho những Giá trị sản phẩm Kinh tế mà nhà đại Kinh tế gia cổ điển Anh, David RICARDO, đã có sáng kiến đặt ra, Karl Marx nói đến việc đấu tranh của giới Lao động. Theo David RICARDO, Giá trị của một sản phẩm Kinh tế được đo lường bằng sức Lao động hội nhập vào sản phẩm. Tư bản vì vậy được coi là sự chiếm hữu sức Lao động từ giới Thợ thuyền để làm sở hữu của giới Tư bản. Giới này quay lại dùng Tư bản để bóc lột thêm giới Thợ thuyền nữa. Karl Marx gọi đây là vông thân Kinh tế (Alíenation Economique), nghĩa là Tư bản thuộc Thợ thuyền, nhưng Thợ thuyền đưa tặng cho giới Tư bản để rồi giới Tư bản quay lại bắt Thợ thuyền làm đầy tớ cho Tư bản.
Lénine lấy Lý luận này của Karl Marx làm ý thức hệ cho Cách Mạng Vô sản và kêu gọi đấu tranh giai cấp: NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN HÃY ĐỨNG LÊN ĐÒI LẠI TƯ BẢN CHO ĐOÀN NGŨ THỢ THUYỀN, dù bằng những biện pháp đẫm máu (Lutte des Classes sanglante). Nhưng giới Vô sản là đám đông, phải có một Nhóm người đứng ra quản trị những Tư sản vừa thu hồi được. Nhóm người này là đảng Cộng sản. Những Tư hữu trở thành Công hữu và do đảng Cộng sản nắm giữ, chỉ huy và làm Kinh tế. Đó là nền Kinh tế Chỉ huy (Economie Dirigiste) với Công hữu (Propríeté Collective) và với những Hoạch định Kinh tế của Nhà Nước (Plans Economiques Etatiques).
 
Theo dòng Lý luận của Karl Marx,
TƯ BẢN ĐỎ bóc lột cũng theo Dịnh Mệnh tự hủy diệt
 
Nếu Karl Marx gọi việc Vô sản hóa là một tiến trình tự động (Processus automatique) và việc sụp đổ của nền Kinh tế Tư bản là một Định Mệnh của chính Tư bản (Fatalité d’auto-destruction du Capitalisme), thì Lịch sử sự sụp đổ của Thế giới Cộng sản cũng cho thấy một Định mệnh tự hủy diệt của TƯ BẢN ĐỎ bóc lột giới vô sản, đó là việc tự sụp đổ của Cộng sản do chính giới Vô sản thiếu ăn đến cùng cực (Fatalité d’auto-destruction du Communisme/du Capitalisme rouge).
Thực vậy, trong lúc nền Kinh tế Tư hữu Tự do và Thị trường tiếp tục phát đạt và Tư sản hóa dần dần giới Lao động, thì nền Kinh tế Công hữu và Chỉ huy lại càng vô sản hóa giới Lao động đến cùng cực. Đến lúc mà giới Lao động này quá đói khổ trong một nền Kinh tế do đảng Cộng sản chỉ huy, thì họ đứng lên lật đổ nền Kinh tế chỉ huy này và đảng Cộng sản độc tài chỉ huy.
Nga và các nước Đông Aâu đã bỏ độc tài độc đảng và lấy lại nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Viet Nam và Trung quốc vẫn cố tình ngụy biện bám víu Ý thức hệ đã sai lầm lịch sử ấy. Dù cố tình ngụy biện vì quyền hành cho độc đảng của mình, nhưng cái Định mệnh tự hủy diệt vẫn lạnh lùng diễn ra.    
Sau khi Nga và Đông Âu từ bỏ mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, Trung quốc và Việt Nam khép kính của để cố thủ giữ lấy nội dung mô hình Kinh tế Cộng sản cũ khiến dân chúng đói nghèo đến cùng cực với việc khép kín. Trung Cộng và Việt Nam đành phải tuyên bố MỞ CỬA cho Thế giới Tư bản với nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Cái Định Mệnh Tự Hủy Diệt (Fatalité d’auto-destruction) cứ lù lù tiến tới và tăng tốc khi giai đoạn MỞ CỬA cho dân thấy sự thành công của Thế giới tư bản. Giai đoạn MỞ CỬA có những phát triển Kinh tế do sự làm ăn với Thế giới tư sản Tự do Thị trường. Đảng cố tình tuyên truyền rằng đó là công của đảng. Nhưng Dân chúng khám phá ra những tham nhũng và lãng phí có hệ thống của đảng, đó là kẻ thù của phát triển. Phải nói rằng sự phát triển hiện nay là do sự nhẫn nại làm ăn của Dân chúng Việt Nam, do nguồn vốn cung cấp hàng năm của khối người Tỵ nạn Cộng sản ở nước ngoài, do tiếp cận hạn hẹp làm ăn với Thế giới Tư bản. Chính đảng Cộng sản làm thất thoát và trì hoãn việc phát triển này mới đúng. MỞ CỬA và HỘI NHẬP với nền Kinh tế Thị trường tư bản, Kinh tế Trung quốc và Việt Nam có những thu nhập, nhưng những thu nhập này lại lọt vào tay những đảng viên cầm quyền khiến hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi khơi rộng. Thu nhập Kinh tế nằm trong tay một thiểu số nhóm lợi ích TƯ BẢN ĐỎ, còn quần chúng thì bị bóc lột đến đói nghèo. Quần chúng đói nghèo này trở thành lớp VÔ SẢN mà lý luận của Karl Marx đã coi như giai cấp nồng cốt lật lại giai cấp TƯ BẢN dù XANH trước đây hay ĐỎ hiện nay. Việc đứng lên của giới VÔ SẢN lật lại TƯ BẢN XANH hay ĐỎ là một Định mệnh Tự hủy diệt (Fatalité d’autodestruction).
Đã từ năm 2010, chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày 14.03.2010, đã báo trước về Định mệnh tự hủy diệt này:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”
(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
 
Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực
trong đảng cầm quyền
 
Cái Mô hình chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Nếu cái Định mệnh tự hủy diệt, theo lý luận của Karl Marx, đến từ giới VÔ SẢN do TƯ BẢN XANH hay ĐỎ tạo ra, thì việc làm tan rã Mô hình Kinh tế XHCN hiện hành còn đến từ chính giới Lạnh đạo xâu xé nhau về THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
Trong Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa XI được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 5 vừa qua, Nguyễn Phú Trọng nói chính yếu về vấn đề tham nhũng. Đó cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất được Ban chấp hành Trung ương đảng thảo luận trong suốt cuộc hội nghị kéo dài đến chín ngày. Trước đây, nhiệm vụ Phòng chống Tham nhũng được giao cho Nguyễn Tấn Dũng (Nhà Nước), nay việc đó được chuyển về chính Bộ Chính trị (Đảng). Khi nói đến việc chống Tham nhũng thì cả người trách nhiệm Đảng cũng như Nhà Nước đều lấy “Tinh thần Cách Mạng “ làm phương tiện để diệt Tham nhũng. Nhìn như vậy thì việc chống Tham nhũng không đi vào thực tế của vấn đề. Thực vậy, “Tinh thần Cách Mạng“ đã chết nghoẻo từ lâu rồi. Đảng (Bộ Chính trị) và Nhà nước (Nguyễn Tấn Dũng), từ thằng trên xuống thằng dưới đều THAM NHŨNG, thì làm thế nào đứng giữ trách nhiệm Phòng Chống Tham nhũng được. Đừng nói đùa để bịp bợm. Hãy vào sự thực căn gnuyên của THAM NHŨNG.
 
Nhân chi sơ, Tính tham lam
 
Năm 1964, cách đây gần nửa Thế kỷ, tôi bắt đầu hội nhập đời sống Chính trị Sinh viên tại Sài gòn, chống lại HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC của Bác sĩ Lê Khắc Quyến khởi xướng từ Huế tràn vào Miền Nam. Một Vị lão luyện trong Chính trường đã khuyên tôi: “Khi cậu hoạt động Chính trị, thì phải tránh hai điều: (i) đừng động chạm đến những vấn đề lăng nhăng đàn bà con gái; (ii) đừng liên hệ đến những điều không sáng tỏ về tiền bạc. Khi tránh được hai vấn đề ấy thì quần chúng sẽ tha thứ, cho dù cậu có dốt về Chính trị “.
Ngày nay, suy nghĩ về hai vấn đề này, tôi thấy đây là hai vấn đề thuộc về thể xác từ khi chào đời, nghĩa là thuộc bẩm sinh. Có thể nói là “Nhân chi sơ, tính Dâm dục và Tham lam!”. Cuộc sống thân xác của một con người mang hai tính đó. Freud đã khẳng định rằng mọi hành động của một con người có thể cắt nghĩa từ tính Dâm dục. Tính Dâm dục là sự thỏa mãn thân xác cho xung động ham thích. Còn tính Tham lam của cải vật chất là để trước hết bảo toàn sự sống còn thân xác. Hai tính đó có ngay từ lúc con người mới sinh ra va mang cái xác con người. Khi lớn lên với Giáo dục, từ Văn Hóa đến Tôn Giáo, người ta dậy cho những GIÁ TRỊ thuộc phạm vi Tinh thần nhằm kềm chế hai cái Tính bẩm sinh thuộc Thân xác là Dâm dục và Tham lam vật chất. Vì vậy khi một đảng viên Cộng sản không còn Tinh thần Tôn Giáo, Văn hóa hay Cách Mạng, thì không còn phương tiện kềm chế hai tính bẩm sinh Dâm dục và Tham lam vật chất. Phòng chống Tham nhũng được trách nhiệm bởi Nhà Nước (Nguyễn Tấn Dũng) hay bởi Đảng (Nguyễn Phú Trọng), rồi cả hai lấy “Tinh thần Cách Mạng “ ra để chống, thì đều là chuyện mây gió bịp bợm.
 
Phải diệt cái Hoàn Cảnh làm
Phát sinh và Lan tràn Tính Dâm dục và tính Tham lam
 
Hai cái Tính Dâm dục và Tham lam vật chất thuộc bẩm sinh con người, thì ở Xã hội nào cũng có giống nhau. Điều hệ trọng là Tổ chức Xã hội khả dĩ ngăn chặn sự phát sinh và triển nở hai cái Tính bẩm sinh ấy. Chúng tôi xin kể ra đây một vài tỉ dụ cho thấy rằng phải diệt cái HOÀN CẢNH làm nẩy sinh và phát triển tính Dân dục và tính Tham lam, chứ không phải diệt hai Tính bẩm sinh ấy.
Tỉ dụ thứ nhất về Tính dâm dục. Chúng tôi còn nhớ lại rằng khi sống tu trì trong Chủng viện, mỗi lần gặp khách đến thăm, nhất là phái nữ, thì phải gặp ở Phòng Khách mở cửa sổ quang đãng, mọi người có thể nhìn thấy. Thực vậy, cho dù một Thánh nhân, đã trải qua nhiều năm “diệt dục“, nhưng khi Thánh nhân bị nhốt trong phòng tối cùng với một mỹ nhân, không ai nhìn thấy, thì có ngày lòng Dục bẩm sinh nổi lên và Thánh nhân có thể hú hí với mỹ nhân.
Tỉ dụ thứ hai về Tính Tham lam vật chất. Một người được giáo dục và thực hành Công lý nhiều năm. Nếu lúc này cho người đó Quyền hành độc đoán sinh sát người khác và đặt bên cạnh người ấy một đống vàng, thì có lúc người đó cũng lượm mấy thỏi vàng vào túi làm của riêng bảo đảm cho cuộc sống thân xác của mình. Nếu ai nghi ngờ, thì người có quyền và đã biển thủ vàng sẽ dùng quyền độc tài mà bịt miệng kẻ khác. Điều quan trọng là đã tạo cho con người biển thủ trên đây cái HOÀN CẢNH vừa có quyền độc tài, vừa ngồi bên cạnh đống vàng. Xin nhắc lại rằng ở thời Mao Trạch Đông, quyền độc tài còn mạnh hơn thời nay, nhưng THAM NHŨNG ít hơn vì thời Mao Trạch Đông, không có đống vàng ở bên cạnh mà biển thủ, chứ không phải thời Mao Trạnh Đông được giáo dục về Công lý kỹ càng hơn.
 
Dứt bỏ Cơ chế CSVN là diệt HOÀN CẢNH làm
nẩy sinh và phát triển THAM NHŨNG
 
Cơ chế CSVN chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Đó là HOÀN CẢNH làm nẩy sinh tham nhũng, lãng phí. Không cần phải đưa Phòng chống tham nhũng từ Nguyễn Tấn Dũng về cho Nguyễn Phú Trọng. Cả hai đều không chống nổi tính Tham lam bẩm sinh tự con người, mà PHẢI TÁCH RỜI ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ RA KHỎI ĐỘC QUYỀN KINH TẾ thì mới có thể kềm chế được THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ. Nó giống như việc đừng nhốt chung trong Phòng tối một Thánh nhân và một Mỹ nhân, cũng như đừng cho một nhà Độc tài quyền hành Chính trị có toàn quyền về đống Vàng ở bên cạnh.
Chống THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ không phải là diệt tính bẩm sinh THAM LAM VẬT CHẤT của cá nhân, mà là diệt cái HOÀN CẢNH làm phát sinh và tràn lan tinh THAM LAM. Bãi phân là HOÀN CẢNH để nẩy sinh và lan tràn giòi bọ. Giao bãi phân cho Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng săn sóc, thì bãi phân vẫn là bãi phân, nghĩa là vẫn một HOÀN CẢNH, mà giòi bọ vẫn nhung nhúc. Phải HỐT ĐI BÃI PHÂN, thì giòi bọ mới hết chỗ (HOÀN CẢNH) nẩy sinh và lan tràn vậy.
Mô hình Kinh tế XHCN tạo ra THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ để tự đánh nhau giữa cấp Lãnh đạo làm suy thoái Kinh tế quốc dân. Phải đập tan cái Mô hình Kinh tế XHCN ấy vậy.
 
Áp lực từ nền Kinh tế Thị trường
của những nước ngoài
 
Ngày 18.05.2012, chúng tôi đã viết một bài cho báo ĐỐI LỰC về khuynh hướng của TT.HOLLANDE là áp lực lên Kinh tế Trung quốc khi phải cứu vớt Kinh tế Pháp và Liên Âu. Nội dung của bài viết này là việc Phỏng vấn chúng tôi của một Cơ quan Truyền thông Pháp nhân dịp Ông HOLLANDE được bầu lên Tổng thống Pháp.
Khuynh hướng của Liên Âu là càng ngày càng áp lực lên Kinh tế Trung quốc thậm chí đến nỗi Trung quốc hoảng sợ trước một viễn tượng Bảo Hộ Mậu dịch của Liên Âu. Thực vậy, ngày 23.05.2012, Nghị Viện Liên Âu đã lấy những quyết định thắt chặt lại Kinh tế Trung quốc. Chính vì vậy mà Cơ quan Truyền thông Pháp trên đây lại Phỏng vấn chúng tôi ngày 29.05.2012 về tầm ảnh hưởng của những điều quyết định của Nghị Viện Liên Âu. Nội dung phần dưới đây là tóm tắt những trả lời Phỏng vấn của chúng tôi cho Cơ quan Truyền thông Pháp theo sát những câu hỏi mà Cơ quan Truyền thông Pháp đặt ra cho chúng tôi. Trung quốc phản ứng liền và tỏ ra rất sợ hãi một viễn tượng Bảo Hộ Mậu Dịch. Ơû phần cuối bài tóm tắt, chúng tôi viết thêm thông tin về thái độ của những Công ty Liên Aâu muốn bỏ Trung quốc để chuyển sang nước khác. Như vậy, Kinh tế Trung quốc đang tụt giốc, thì nay với Quyết định của Nghị Viện Liên Aâu, đà tụt giốc càng xuống nhanh hơn.
 
Tóm tắt trả lời Phỏng vấn
của Cơ quan Truyền thông Pháp
 
CÂU HỎI 1: Vì những lý do sâu xa nào mà nghị viện châu Âu ra nghị quyết bảo vệ thị trường chống cạnh tranh  của Trung Quốc?
 
TRẢ LỜI: Quốc Hội Liên Âu am tường về chế độ Cộng sản và những mưu mô can thiệp của Nhà Nước vào Kinh tế hơn là Quốc Hội Hoa kỳ vì một số đông Dân Biểu Liên Âu thoát thân từ gốc chế độ CS Đông Âu. Họ không lầm về những mưu mô của bàn tay Nhà nước vào Kinh tế. Ngay Chủ tịch Liên Âu cũng đã từng tuyên bố Kinh tế Trung quốc chưa phải là nền Kinh tế Thị trường tự do thực sự. Biết như vậy, nhưng Liên Âu vẫn yên lặng cho đến nay vì hy vọng ở Thị trường lớn Trung quốc như bán Máy Bay, Máy móc cao và xây những nhà máy Điện nguyên tử… Họ biết tỏ tường rằng không thể có sự cạnh tranh thương mại và kinh tế tương xứng đồng đều giữa hai nền Kinh tế vì Liên Âu chủ trương Kinh tế Thị trường thực sự và Trung quốc vẫn chủ trương Kinh tế có sự độc đoán của Nhà nước Cộng sản. Nhưng cho đến nay, ngày 23.05.2012, Quốc Hội Liên Au mới lấy biểu quyết mạnh yêu cầu các Chính quyền các nước thuộc Liên Âu đưa ra những biện pháp ngăn chặn sự cạnh tranh thương mại, kinh tế không đồng đều giữa hai khối và đòi hỏi hàng hóa Trung quốc phải tuân thủ những mẫu mực theo đúng khuôn mẫu Liên Âu.
Như vậy cái lý do sâu xa, không được nói ra minh nhiên, để đưa ra những đòi hỏi này đối với Trung quốc là trong ý hướng:
*          thứ nhất: ngăn chặn sự tràn lan của hàng hóa Trung quốc tại Liên Âu làm hụt cán cân thương mại giữa hai khối tới 170 tỷ Euro mỗi năm;
*          thứ hai: che chở sự sản xuất quốc nội tại mỗi quốc gia để cứu thất nghiệp tại Liên Au;
*          thứ ba: nếu muốn những chương trình phát động Kinh tế nâng cao độ phát triển như TT.Hollande đang nhấn mạnh, thì nhất thiết phải làm hai điều trên đây.
 
CÂU HỎI 2: Một số biện pháp mà nghị viện đưa ra?
 
TRẢ LỜI: Để thực hiện ý hướng theo lý do sâu xa vừa nêu trên, Nghị Viện Liên Au đưa ra những biện pháp sau đây:
*          Biện pháp thứ nhất: Liên Au phải đưa ra những biện chống lại việc Cạnh tranh thương mại “bất chính “ của Trung quốc, nghĩa là đôi bên phải áp dụng nguyên tắc tương xứng cạnh tranh để có sự đối tác đồng đều. Bản tin AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết: “Ils demandent à la Commission d'appliquer le "principe de réciprocité" pour "rétablir une concurrence équitable et garantir une meilleure application des mêmes règles pour tous". Dénonçant la "concurrence déloyale des entreprises chinoises" sur leur sol, "notamment grâce à des aides d'Etat déguisées", le Parlement "demande à la Commission d'élaborer rapidement un instrument européen, si possible en 2012, pour assurer la réciprocité dans le domaine de l'ouverture des marchés publics". (Những Nghị viên yêu cầu Uûy Ban áp dụng “nguyên tắc tương xứng “ để “tái lập cạnh tranh đồng đều và bảo đảm việc áp dụng đúng đắn những quy luật chung cho mọi người. Tố cáo “việc cạnh tranh bất chính của những xí nghiệp Trung quốc tại chính lãnh thổ Trung quốc, “nhất là nhờ những hỗ trợ trá hình của nhà nước “, Quốc Hội yêu cầu Uûy Ban thực hiện nhanh chóng một văn kiện Aâu châu, nếu có thể trong năm 2012, để bảo đảm sự tương xứng trong lãnh vực mở những thị trường công cộng.”
*          Biện pháp thứ hai: Đòi hỏi những hàng hóa Trung quốc, khi nhập vào Liên Âu, phải theo những mẫu mực ấn định của Liên Âu. Theo thống kê mới nhất công bố trong tuần vừa rồi, thì 58% hàng hóa Trung quốc lưu hành tại Liên Âu không theo đúng mẫu mực đã ấn định. Bản Tin AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết: “Le Parlement va plus loin en "exige(ant) que tous les biens en circulation sur le marché intérieur respectent strictement les règles et normes européennes". (Quốc Hội còn đi xa hơn nữa là “đòi hỏi tất cả các hàng hóa lưu hành ở Thị trường  nội địa Liên Au phải tuân thủ nghiêm ngặt những mẫu mực ấn định của Aâu châu.)
*          Biện pháp thứ ba: Việc Trung quốc độc đoán ấn định tỷ giá đồng Nhân Dân tệ thấp hơn sánh với tỷ giá thị trường sánh với đồng Euro cũng là biện pháp của Trung quốc làm mất sự cạnh tranh tương xứng giữa hai khối. Bản Tin AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết: “Evoquant les problèmes posés par la "sous-évaluation et la non-convertibilité alléguées du yuan", les députés "invitent la Commission à démontrer comment le régime de taux de change fixe porte atteinte à la compétitivité de l'Union, puis à prévoir des actions prioritaires appropriés". (Nói đến những vấn đề đặt ra do việc hạ thấp xuống và việc không hoán chuyển của đồng tiền Yuan, những Nghị viên kêu gọi Uûy Ban chứng minh cho thấy làm thế nào chế độ tỷ giá cố định vi phạm đến tính cạnh tranh  của Liên Aâu và đồng thời dự liệu những hành động cho phù hợp.)
Ba biện pháp trên đây được phép đưa ra trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch Thế giới, nhưng đó là những Biện pháp thuộc loại “không giá biểu“ (Mesures protectionnistes non-tarifaires) không được kể vào những Ký kết Quan thuế (Droits de Douanes internationalement contractés) quốc tế.
 
CÂU HỎI 3: Phản ứng của Bắc Kinh qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Hồng Lỗi như thế nào? Có đứng vững không?
 
TRẢ LỜI: Ông Hồng Lỗi, Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung quốc, để phản ứng lại qua cuộc Họp báo thường nhật tại Bắc Kinh, đã hai lần nhắc ra chữ Bảo Hộ Thương mại. Nhưng Ông không dám tố cáo chắc nịch rằng Nghị Viện Liên Âu chủ trương Bảo Hộ Thương mại, mà ông chỉ ước ao rằng Liên Âu đừng “đi theo hướng Bảo Hộ Thương Mại“. Bản Tin AFP ngày 24.05.2012 từ Bắc Kinh viết về lời tuyên bố và sợ hãi Bảo Hộ Mậu dịch của ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao TQ: "Nous espérons que l'UE va traiter cette question de manière raisonnable et ne pas recourir au protectionnisme" (Chúng tôi hy vọng rằng Liên Au sẽ ứng xử về vấn đề này một cách hữu lý và đừng đi vào con đường Bảo Hộ Mâu Dịch)
Trên thực tế, thì Trung quốc, từ bản chất của chủ trương Kinh tế và Tiền tệ do Nhà nước độc đoán quyết định, đã thi hành trong những năm trường việc Cạnh tranh không đồng đều giữa hai khối, đã không tuân thủ nhữnng mẫu mực hàng hóa và dùng độc đoán tỷ gia đồng Nhân Dân tệ một đàng nâng đỡ cạnh tranh của hàng xuất cảng, đồng thời ngan cản nhập cảng hàng nước ngoài.
Dù ngầm ý của Nghị Viện Liên Âu là Bảo Hộ Thương Mại đi nữa, thì Nghị Viện chỉ đưa ra những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) được phép trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch Thế giới và ngăn chặn những vi phạm từ phía Trung quốc. Bắc Kinh không thể phản kháng hay khiếu nại Liên Âu về những biện pháp này.
 
CÂU HỎI 4: Hệ quả? TQ bị thiệt hại, giảm tỷ số tăng trưởng, nhưng họ sẽ làm sao? Dồn hàng dõm qua VN?
 
TRẢ LỜI: Xuất cảng của Trung quốc đã liên tục giảm xuống trong thời gian Khủng hoảng của Liên Au vì giới Tiêu thụ giảm hẳn Mãi lực. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chỉ còn ao ước rằng độ Phát triển Kinh tế của Trung quốc năm 2012 chỉ còn 7%. Những biện pháp mà Nghị Viện Liên Âu mới quyết định sẽ làm cho độ Phát triển này giảm xuống hơn nữa. Xuất cảng Trung quốc sang Liên Âu sẽ thụt xuống hẳn. Thụt xuất cảng có nghĩa là giảm Sản xuất và Xí nghiệp đóng cửa để Thất nghiệp tại Trung quốc tăng, tạo hỗn loạn Xã hội và Chính trị. Nếu Nhà nước vẫn nâng đỡ Xí nghiệp và giữ mức độ Sản xuất, thì hàng hóa trở thành quá nhiều và tồn đọng tại Trung quốc.
Cái hậu quả sẽ tác hại lên Kinh tế Việt Nam. Hàng Trung quốc tồn đọng sẽ đổ xuống Việt Nam để nhờ tái xuất cảng và giết chết Kinh tế Việt Nam. Bạn vàng Trung quốc sẽ chồng chất lên Việt Nam những hàng tồn đọng, hư thối và độc hại vậy.
 
Nhiều doanh nghiệp Châu Âu
muốn rút khỏi Trung Quốc
 
Cùng ngày với Phỏng vấn của Cơ quan Truyền thông Pháp, 29.05.2012, theo những câu hỏi trên đây, thì chúng tôi nhận được Bản Tin của Phóng viên Trọng Thành dựa trên Tin của AFP nói về những Doanh nghiệp Aâu châu muốn rút khỏi Trung quốc. Những Doanh nghiệp có thể nhận ra những khó khăn sau đây:
*          Họ thấy rõ những gian lận cạnh tranh bất chính tại lãnh thổ Trung quốc
*          Họ lo sợ rằng với thái độ ngăn chặn của Liên Au và Quốc tế đối với những hàng sản xuất tại Trung quốc, họ sẽ bị đánh thuế cao hơn khi đem những hàng ấy về Liên Au hay đi những nước khác, cho dù họ có thể lợi dụng được một chút giá nhân công rẻ tại nơi sản xuất.
*          Dân chúng Liên Au và những nước khác, vì nạn thất nghiệp tăng quá cao, có thể tẩy chay những hàng hóa của họ sản xuất từ Trung quốc .
Bản Tin của Phóng viên Trọng Thành viết như sau:
“Hôm nay 29/05/2012, AFP loan tin, 22% doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc muốn rút khỏi quốc gia này, vì giá nhân công cao và hệ thống pháp luật bất ổn.
Điều tra của Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc đối với 557 doanh nghiệp thành viên đưa ra nhận định : « Trung Quốc là một thị trường mang tính chiến lược, ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp Châu Âu, nhưng lại có một tỷ lệ lớn doanh nghiệp Châu Âu muốn tái định hướng đầu tư và rời khỏi Trung Quốc, nơi giá cả ngày càng đắt đỏ », để chuyển sang các quốc gia đang trỗi dậy khác.
Theo điều tra trên, ba nỗi lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc là tốc độ phát triển chậm lại (nỗi lo của 65% doanh nghiệp), giá nhân công tăng (63%) và kinh tế thế giới suy giảm (62%). Riêng về giá nhân công, 59% doanh nghiệp được hỏi tỏ ra bi quan về tương lai trước mắt, tỉ lệ này lên đến 75% đối với các doanh nghiệp tại vùng châu thổ sông Châu Giang (khu vực Quảng Đông - Hồng Kông - Macao).
Ông Davide Cucino, Trưởng Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc, phàn nàn là, có rất ít tiến bộ trong lĩnh vực pháp lý, liên quan đến các doanh nghiệp. Theo lãnh đạo phòng thương mại Châu Âu, trong bối cảnh giá nhân công tăng cao, thì hy vọng được đặt vào môi trường pháp lý sẽ được cải thiện để mang lại công bằng cho cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay, có tới 50% doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc bị lỡ cơ hội, vì các rào cản pháp lý bất công.
Để tiếp tục tồn tại tại Trung Quốc, 52% trong số các doanh nghiệp được điều tra dự kiến sẽ đầu tư vào các khu vực mới, đặc biệt là các vùng sâu trong nội địa, nơi mức lương trả cho nhân công thấp hơn và nơi mà các doanh nghiệp nước ngoài được khuyến khích. Nhưng trong số 78% doanh nghiệp có thái độ lạc quan về các hoạt động của công ty trong hai năm tới ở Trung Quốc, thì chỉ có 36% tin tưởng là họ sẽ gặp được các điều kiện thuận lợi.”
 
Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam
và những biện pháp vá víu, thậm chí nguy hiểm
 
Từ cuối năm 2011 và nhất là đầu năm 2012, Ngân Hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hội những Nhà Đầu tư đều lên tiếng thôi thúc Việt Nam cũng như Trung quốc phải Cải tổ tận căn nguyên mô hình Kinh tế đang tụt giốc trầm trọng đà phát triển của hai nước. Tìm hiểu căn nguyên của tụt giốc Kinh tế, chúng tôi đã viết nhiều bài nói rằng đó chính là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn như giòi bọ trong Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cải tổ tận căn nguyên, tức là dứt bỏ chủ trương Cơ chế như vậy. Nếu Cơ chế vẫn còn chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì giòi bọ vẫn lan tràn ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không dứt bỏ Cơ chế, thì tất cả những biện pháp Chính trị Kinh tế (Politiques Economiques) chỉ là vá váy đụp hời hợt.
Chúng tôi chờ đợi việc cải tổ mô hình Kinh tế Việt Nam xem có đi vào tận căn nguyên hay không. Trong tuần này, chúng tôi đọc được Bản Tin về việc hạ Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam như biện pháp Chính trị Kinh tế cứu vãn việc tụt giốc. Theo phân tích tình trạng khủng hoảng Kinh tế không những tại Việt Nam mà còn toàn cầu, chúng tôi thấy rằng việc giảm Lãi suất của Việt Nam không những không phải là biện pháp cứu nguy Kinh tế, mà còn đạp thêm ga để chiếc xe Kinh tế mục nát CSVN đang tụt giốc lao nhanh hơn vào tử huyệt.
 
Tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế hiện nay.
 
Bản Tin của VietBao tuần này tóm tắt tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế trầm trọng của Việt Nam. Bản Tin viết:
“HANOI — Kinh tế khủng hoảng, dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.
Trang báo chuyên về kinh doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó khăn.
“Trao đổi mới đây, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.”
Thê thảm là  nước mắm cũng ứ đọng.
Bản tin VEF ghi nhận từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.
Bản tin cho biết, theo bản khảo cứu của Ngân hàng HSBC, kinh tế VN đang cọ cụm, vì chỉ số PMI đã thấp hơn 50 điểm. Con số trên 50 điểm là tăng.
Bản tin viết, Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng – Purchasing Managers Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu đi. Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5/2012.
HSBC cho biết, những DN tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường đã giảm khá mạnh do người dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số giảm đi vì người dân giảm sức mua, siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải giảm nếu không muốn lượng hàng tồn kho tăng lên.
            “Hiện nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành hàng từ dệt – may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử… Ngành dệt may, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết, trước đây khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn, lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với cùng kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.
Các ngành sản xuất khác như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện, thiết bị xây dựng… thì sản xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay. Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất chừng 50-60% công suất. Những ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt thép, xi măng, ô tô và xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.
Thực tế đang cực kỳ bi thảm, theo lời một nhà quan sát, rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đổi mới, dân  nghèo tới mức không có tiền mua nước mắm. Nghĩa là thất nghiệp đã trở thành hiện tựơng quan ngại. (VietBao)
 
Trong lúc tụt giốc như vậy, CSVN hạ Lãi suất
như biện pháp cứu nguy Kinh tế
 
Bản Tin của SBTN viết:
“Tin Hà Nội - Trở lại với những tin từ Việt Nam, hôm qua Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệù. Quyết định giảm lãi suất được đưa ra sau nhiều báo cáo nói hơn chục ngàn công ty lớn nhỏ tại Việt Nam đã nộp đơn thông báo ngừng hoạt động chỉ trong mấy tháng đầu năm nay, không kể nhiều chục ngàn công ty khác ngừng hoạt động nhưng không thông báo.
Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.
Chế độ Hà Nội bị buộc phải tăng lãi suất để đối phó với lạm phát nặng nhất Á Châu theo các khuyến cáo của các nhà tài trợ quốc tế. Tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam chỉ tăng được 4% trong quý đầu năm nay, mức thấp nhất từ 3 năm qua. Dự trù nền kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 5.2% cho năm nay, theo lời Thứ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư nói với báo chí trong tuần này. Hành động hạ lãi suất của nhà cầm quyền Hà Nội tương tự như hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh mới đây. Bắc Kinh đã không thay đổi lãi suất suốt 4 năm qua.(SBTN) (Posted on 13 Jun 2012)
 
Từ nhận định sai lầm về tình trạng tụt giốc Kinh tế
đến quyết định vá víu, thậm chí nguy hiểm, của biện pháp Tài chánh
 
CSVN ngoài lý do căn bản tụt giốc Kinh tế của Cơ chế CSVN hiện hành mà chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh trong nhiều bài viết, đó là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn phân tích những lý do đang làm độ phát triển Kinh tế chỉ còn 5.2% và tình trạng tồn đọng hàng hóa sản xuất khiến các xí nghiệp, cả quốc doanh lẫn tư doanh, phải từ từ đóng cửa. Khi phân tích kỹ những lý do này, người ta sẽ thấy ngay rằng biện pháp hạ Lãi suất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn làm tăng tốc độ tụt giốc của Kinh tế VN.
           
Phân tích những lý do tụt giốc
           
            Kinh tế Việt Nam cũng như Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng. Tình trạng co cụm sản xuất và và hàng hóa ứ đọng tồn kho là do luật CUNG và CẦU. Chính phía CẦU là động lực cho sản xuất (CUNG). Phía CẦU lệ thuộc chính yếu vào Mãi lực tiêu thụ. Nhìn như vậy, chúng ta thấy những lý do trực tiếp sau đây làm tụt giốc Kinh tế VN và TQ:
=>       Tình trạng khủng hoảng Kinh tế của hai Thị trường lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Mãi lực của dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu giảm hẳn xuống. Do đó việc đặt mua hàng Trung quốc và Việt Nam tất nhiên giảm xuống và làm cho hàng hóa TQ và VN  không xuất cảng nổi để phải tồn đọng. Thêm vào đó, Nợ công của Hoa kỳ và Liên Aâu khiến hai khối Thị trường này phải đưa ra những biện pháp tiết kiệm, nghĩa là giảm tiêu thụ. Thất nghiệp làm Mãi lực dân chúng giảm và Nợ công khiến các quốc gia phải tiết kiệm. Tất cả trong chiều hướng cắt đi phía CẦU những hàng hóa sản xuất từ Trung quốc và Việt Nam.
=>       Mãi lực dân chúng nội địa của Trung quốc và Việt Nam rất ít ỏi để có thể trợ lực cho phía CẦU nội địa. Trong khi ấy, vì muốn bảo vệ danh dự của Cơ chế, Trung quốc và Việt Nam gồng mình giữ độ phát triển và mức CUNG dồi dào. Mãi lực quốc tế giảm và Mãi lực nội địa không có, thì khó lòng giữ thăng bằng được giữa CUNG và CẦU. Do đó hàng tồn kho là hậu quả.
=>       Các Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu nay đã ý thức rằng tình trạng Thất nghiệp tại nước họ là do hậu quả của việc lan tràn hàng hóa Trung quốc. Chính vì vậy, để bảo vệ cho sản xuất của chính mình, Hoa kỳ, nhất là Liên Aâu đưa ra những Biện pháp Bảo Hộ Mậu dịch. Đây là việc càng làm giảm thiểu đi phía CẦU nhập cảng hàng từ Trung quốc và Việt Nam.
=>       Đặc biệt Việt Nam, ngoài việc giảm CẦU do Mãi lực tiêu thụ quốc tế và quốc nội, Việt Nam còn bị hàng tồn đọng từ Trung quốc tràn xuống để giết chết sản xuất tại sân nhà. Để cứu sản xuất nội địa, các quốc gia phải ngăn cản nhập cảng hàng nước ngoài, trong khi ấy, Việt Nam bị tràn ngập hàng Trung quốc để cạnh tranh với chính hàng sản xuất nội địa.
            Phân tích những lý do gắn liền với Mãi lực và phía CẦU như vậy, chúng ta mới thấy rằng Biện pháp Giảm Lãi xuất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn làm tăng tốc độ tụt giốc Kinh tế nữa.
 
Vá víu của việc giảm Lãi suất
 
Theo Bản Tin của SBTN về quyết định giảm Lãi suất, Ngân Hàng Nhà Nước VN đã nhìn sai lầm về những lý do làm tụt giốc Kinh tế:
“Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.”
Ngân Hàng Nhà Nước cố tình cắt nghĩa việc tụt giốc là thiếu vốn vì lãi suất quá cao, mà không nhìn những lý do thuộc Kinh tế, đó là việc giảm CẦU từ quốc tế đến quốc nội. Vì cố tình nhìn sai lầm về những lý do tụt giốc Kinh tế, nên Ngân Hàng Nhà nước đưa ra biện pháp Tài chánh là giảm Lãi suất, nghĩa là Giá Tín dụng rẻ để các xí nghiệp có thể vay vốn tăng sản xuất (CUNG). Những lý do làm tụt giốc Kinh tế là từ phía CẦU chứ không từ phía CUNG. Ngân Hàng đã tuyên bố một cách dõng dạc trong nhận định sai lầm của mình:
“Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ.”
Như vậy, theo Ngân Hàng Nhà Nước, việc giảm Lãi xuất tín dụng là “nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ”.  Bài học giảm Lãi suất để giá vốn rẻ mà kích thích đầu tư sản xuất là bài học áp dụng cho những nước đã có sẵn Thị trường Tiêu thụ quốc tế cũng như quốc nội. Bài học này áp dụng cho Kinh tế Việt Nam không những không có hiệu quả mà có thể còn sai trật vì Thị trường Tiêu thụ nước ngoài mình không làm chủ được và Thị trường Tiêu thụ trong nước bị cạn kiệt Mãi lực.
 
Cái nguy hiểm của tăng vốn sản xuất (CUNG)
 
Cuộc đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 là hậu quả của việc sản xuất quá nhiều sau khi các xí nghiệp thi nhau đầu tư cơ giới hóa sản xuất. Chính là khủng hỏa của SURPRODUCTION. Hàng hóa được sản xuất quá nhiều, nghĩa là CUNG tăng vọt, mà tiêu thụ yếu kém đi, nghĩa là CẦU giảm xuống.Tình trạng chênh lệch CUNG—CẦU này đã dẫn đến cơn xoáy Giảm giá (Spirale déflationniste) khiến các xí nghiệp thay vì tăng sản xuất, phải thiêu hủy đi những hàng đã sản xuất và tồn kho. Biện pháp Kinh tế mà KEYNES đề nghị cho thời này là phải làm hết cách để tăng Mãi lực Tiêu thụ (CẦU), chứ không phải là tăng sản xuất (CUNG).
Việc Trung quốc sản xuất quá nhiều đang làm Thế giới lo ngại một tình trạng giảm giá dẫn đến cơn xoáy giảm giá làm sạt nghiệp phía sản xuất.
Những lý do tụt giốc Kinh tế Việt Nam là từ phía CẦU, trong khi ấy Ngân Hàng Nhà Nước muốn cứu tụt giốc, lại hành động tăng phía CUNG, nghĩa là tăng vốn cho các xí nghiệp sản xuất nhiều thêm nữa để cuối cùng dẫn đến tình trạng hàng tồn kho chất chồng không bán được để các xí nghiệp phải hốt đổ đi trước khi đóng cửa xí nghiệp. Chúng tôi cũng xin thêm rằng phần lớn những xí nghiệp là quốc doanh. Khi mà tăng vốn sản xuất cho các xí nghiệp quốc doanh bằng hạ Lãi xuất, thì những vốn tăng thêm, thay vì sản xuất, lại thất thoát do THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ như Vinashin, Vinalines… mà Nhà nước không thu lại vốn được.
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.06.2012. Cập nhật 28.06.2012
 

KÝ NGUYỄN QUANG LẬP



                                  Khổ thân giáo sư

Lâu nay cứ tưởng giáo sư là học hàm được Nhà nước tấn phong cho những thầy giáo nghề nghiệp tinh thông,  nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục. Té ra không phải vậy, đọc Quyết định 174/2008/QĐ-TTg và Công văn  số 89/CV-HĐCDGSNN  mới ngã ngửa người ra: giáo sư không phải là một danh hiệu cao quí, đó chỉ là một chức vụ hành chính, giống bà trưởng phòng ông tổ trưởng vậy thôi, và được bổ nhiệm, bổ nhiệm hẳn hoi nhé.
 Lâu nay cứ tưởng giáo sư là học hàm được Nhà nước tấn phong cho những thầy giáo nghề nghiệp tinh thông,  nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục. Té ra không phải vậy, đọc Quyết định 174/2008/QĐ-TTg và Công văn  số 89/CV-HĐCDGSNN  mới ngã ngửa người ra: giáo sư không phải là một danh hiệu cao quí, đó chỉ là một chức vụ hành chính, giống bà trưởng phòng ông tổ trưởng vậy thôi, và được bổ nhiệm, bổ nhiệm hẳn hoi nhé.

 Đọc kĩ Quyết định 174 và Công văn 89 mà thương các giáo sư quá. Sau khi được hội đồng bầu chọn giáo sư xong đừng có tưởng bở ngồi rung đùi chờ Nhà nước tấn phong nhé, còn lâu. Giáo sư phải trải qua ba bước bi hài nữa may ra mới có cái danh hiệu cao quí ấy. Bước bi hài đầu tiên là sau khi bầu bán xong xuôi, có giấy chứng nhận giáo sư rồi nhưng theo  QĐ 174, “sau 2 năm không được bổ nhiệm, giấy chứng nhận chức danh GS, Phó GS không còn giá trị.” Muốn được bổ nhiệm các giáo sư phải làm việc cho một “cơ sở giáo dục đại học” nào đó. Khổ thân mấy bác giáo sư hưu trí, về hưu rồi con biết làm việc ở đâu, nghỉ hưu cũng nghỉ luôn cái danh hiệu cao quí. Danh hiệu cao quí cũng có chế độ nghỉ hưu, rõ là chuyện lạ có thật.
Nếu được làm việc ở “các cơ sở giáo dục đại học” cũng không chắc được bổ nhiệm giáo sư đâu nhé. Công văn 89 chỉ thị: “Bước bổ nhiệm chức danh GS, PGS, trước hết do các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu của cơ sở mình, công bố công khai những vị trí công tác cần tuyển chọn.” . Chả hiểu nhu cầu giáo sư là thế nào, thế nào mới gọi là có nhu cầu? Rất tù mù. Chỉ biết sau khi “ cơ sở” có nhu cầu rồi thì bước thứ hai bi hài là những  ai muốn có cái danh GS, PGS phải “xin” được bổ nhiệm, và cơ sở có nhu cầu tuyển GS, PGS “cho” thì mới được danh hiệu cao quí ấy, công văn 89 nói vòng vèo nhưng tóm lại là như thế. Có lẽ dưới gầm trời này chỉ có nước Nam ta mới có chuyện “xin cho” danh hiệu cao quí và danh hiệu cao quí được bổ nhiệm chứ không phải tưởng thưởng hay tấn phong.

“Xin” được rồi cũng không chắc nhé, quyêt định 74 quyết định thế này: “Định kỳ 3 năm 1 lần, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tiến hành rà soát, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các GS, PGS để xem xét việc giao nhiệm vụ tiếp theo.” Nghĩa là muốn có hàm giáo sư thì phải có “ nhiệm vụ được giao”, không có nhiệm vụ gì thì cái hàm ấy cũng đi toi. Nếu chuyển từ cơ  sở này sang cơ sở khác cũng phải chờ xem cơ sở mới có “nhu cầu” hay không, có được “giao nhiệm vụ” hay không. Tức lại phải “xin” và chờ được “bổ nhiệm”, đó là bước thứ ba bi hài, khổ ơi là khổ.
 Bây giờ các giáo sư mới ngơ ngác hỏi nhau: giáo sư là học hàm hay là cái gì? Trong Quyết định và Công văn đã nói lúc bảo chức vụ khoa học, lúc bảo học hàm, lúc khác lại bảo là chức danh, loạn cả lên, chẳng biết đằng nào mà lần. Gọi là học hàm sao không được Nhà nước tấn phong mà được bổ nhiệm với ba bước bi hài khổ đau? Còn bảo là chức vụ sao hàng năm cứ đến ngày 20/11 lại kéo nhau ra Văn Miếu để vinh danh Danh hiệu cao quí? Lại còn đòi xây một Văn Miếu mới để thờ các vị có danh hiệu cao quí kia? Rõ bi hài.

Các giáo sư ngửa mặt lên trời khóc ba tiếng, nói sao có chuyện kì khôi vậy ta? Lại cười ba tiếng, nói không kì khôi sao gọi là giáo dục nước nhà. Hu hu. 


QUÊ CHOA

THƠ YÊU NƯỚC


Dòng thơ yêu nước chống Bắc thuộc lần thứ 3

altDòng thơ yêu nước chống Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử dân tộc: Trần Thị Hường, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Thông, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Văn Úc…

HÃY ĐỂ ANH ĐI

Nguyễn Tường Thụy

Nay anh không về, đừng buồn nhé nghe em
Hãy cứ coi như anh đi làm trả nợ
Nợ của Vua Hùng, nợ từ tiên tổ
Cho chúng mình non nước Việt hôm nay.

Có gì đâu, anh đi vắng một ngày
Hay thêm nữa, làm sao mà sợ hãi
Anh tắm gội, cạo râu, thay đồ mới
Nhỡ có bề gì, đỡ vất vả cho em.

Tiền không sao, còn đồng đội thân quen
Anh ở nơi đâu, bạn cũng tìm ra được
Có kết tội, tội anh là yêu nước
Chẳng bạo tàn nào ngăn cản được em ơi.

Đừng cho anh nói gở, ngắt ngang lời
Thời buổi nhiễu nhương, điều chi mà không thể
Anh “về muộn” mấy lần, dẫu em lo như thế
Thêm một lần thì cũng có sao đâu.

Cả một thời tuổi trẻ đã qua mau
Lo trấn ải, quên rằng mình bạc tóc
Giờ lại lũ giặc quen từ phương Bắc
Hãy để anh đi, còn chút sức cuối cùng.

Viết trước khi đi biểu tình chống TQ 1/7/2012
_____
KHÔNG ĐAU VÀ RẤT ĐAU

Đỗ Trung Quân

KHÔNG ĐAU VÀ RẤT ĐAU


Đỗ Trung Quân


Các anh bẻ quặt tay tôi
Dẫu gì

Cũng không đau lắm
Các anh thúc cùi chỏ vào hàm tôi
Thú thật
Cũng không đau lắm
Các anh đạp vào mặt tôi
Dẫu gì
Cũng không ê ẩm lắm
Các anh dúi chúng tôi vào xe
Thú thật
Cũng chỉ ngồi chật một tí
Các anh kẹp cổ . lên gối tôi
Dẫu gì cũng chỉ bầm dập chút
Cái chúng tôi đau
rất đau…
Cái chúng tôi bầm dập
Cái chúng tôi ê ẩm
Chính là
Các anh thay mặt kẻ cướp nước
Bọn cướp biển
Bẻ tay, đánh đập, bắt bớ , đàn áp
CHÍNH - ĐỒNG - BÀO -  MÌNH
02/07/2012
_______________________
Gửi anh Cương Quyết

Nguyễn Thông


Chắc giờ đây họ đang cằn nhằn ông Triết
Bởi cho anh nhập quốc tịch Việt Nam
Thêm vào đội ngũ những người yêu nước một người yêu nước
Yêu nước lúc này là có tội, phải không anh?
Người dân quê tôi yêu mến anh từ ngày xưa ấy
Khi anh phất cao lá cờ giải phóng trước nhà quốc hội Sài Gòn
Giữa lao Chí Hòa anh vẫn ngẩng cao đầu bất khuất
Không thể sống quỳ, dù ở Pháp hay Việt Nam
Lúc chúng tôi nhảy nhót ở Sài Gòn thì anh một mình ra đảo
Thương những ngư dân mất lưới mất thuyền
Hoàng Sa đó- nỗi đau mất mát
Bão cuộn trong đầu, máu ứ trong tim
Anh chẳng phải con Hồng cháu Lạc
Sao Hoàng Sa, Trường Sa đau đáu suốt một đời
Bước chân anh giận dữ trên hè phố
Tấm biểu ngữ giương cao như khát vọng làm người
Chúng tôi xấu hổ trước anh, anh Hồ Cương Quyết ạ
Chúng tôi hèn, chúng tôi nhục, lặng câm
Đất nước mình mà mình như kẻ thờ ơ xa lạ
Cúi mãi đầu sao thấy mặt trời lên
Anh là André Menras Hồ Cương Quyết
Người anh hùng của nhân dân.
3.7.2012

Thân tặng anh Thông, người không quen biết

Trần Thị Hường
 
Cảm ơn anh, đã trăn trở,
cho vận nước, Lạc Hồng nổi trôi.
Biết xấu hổ, là còn liêm sỉ ,
biết nhục, biết hèn, là sẽ biết đứng lên.
Đứng lên anh, hãy đứng thẳng lên,
như một thời trai trẻ, anh đã ,
Vì Tổ Quốc, vì Quê hương yêu dấu,
Tuổi xuân anh chôn vùi trong bom đạn ,
không sợ bằng đồng chí hôm nay .
Chúng đã làm anh hèn, anh nhục,
yêu Tổ quốc cũng không được tỏ bày.
Anh đi đâu về đâu ?
Về quê MẸ có xa ? về quê CHA có còn ?
Em mòn mỏi đợi chờ,
một lần nữa (anh) hãy đứng THẲNG lên anh,
để xứng đáng con HÔNG cháu LẠC.


MỒNG MỘT THÁNG BẢY

Huỳnh Văn Úc

Mồng một tháng bảy, ngày ta mong đợi
Trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội
Lịch sử đồng hành với chúng ta
Lịch sử hò reo với chúng ta
Lịch sử mấy ngàn năm ta đứng thẳng,
Chúng ta không thể nào im lặng
Bởi im lặng nghĩa là khuất phục
Nghĩa là nén lòng chịu nhục,
Không! Lịch sử bừng lên trong ánh mắt
Lịch sử cháy trên từng khuôn mặt
Lịch sử nhẹ nhàng nâng những bước chân
Không có gì cản được
Lịch sử và lòng dân.

Hà Nội ngày 2/7/2012
Theo blog Nguyễn Đăng Hưng

KINH TẾ VIỆT NAM


 

Kinh tế Việt Nam: 'Bơi không áo tắm'

Cập nhật: 14:18 GMT - thứ ba, 3 tháng 7, 2012

Một công nhân chở vật liệu tới công trường ở Hà Nội hôm 27/6
Kinh tế Việt Nam sẽ còn trì trệ thêm ít nhất một hay hai năm nữa
Chuyên gia kinh tế có tiếng Jonathan Pincus vừa lên tiếng nói rằng khởi động lại tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ không dễ do thể lực yếu kém của các công ty và ngân hàng.
Gần đây đã có những bình luận lạc quan về kinh tế Việt Nam sau khi lạm phát đã giảm xuống dưới 7% từ con số 23% của tháng Tám năm ngoái và Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất xuống 10%.
Trong bài viết trên báo Bấm Financial Times của Anh, ông Pincus, hiện là chuyên gia tư vấn cho Chương trình Việt Nam của Trường Harvard Kennedy, viết:
"Việc thắt chặt tín dụng tiếp theo [các đợt mở rộng] cho thấy các công ty của Việt Nam đã lệ thuộc vào tín dụng dễ dãi tới mức nào.
"Như câu đùa có tiếng của Warren Buffett, khi thủy triều rút đi người ta sẽ thấy ai bơi không áo tắm.
"Ở Việt Nam, gần như ai ai cũng thế."
Người từng là chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam nói các công ty nội địa nợ chồng chất trong khi các ngân hàng cho vay quá mức.
Ông Pincus dẫn nguồn Bộ Tài chính nói tổng nợ của 12 công ty nhà nước đã lên tới gần 10,5 tỷ đôla và 10 công ty có số nợ gấp hơn 10 lần tài sản.
Báo cáo của chính phủ trong tháng Sáu nói riêng Tổng công ty Hàng hải Vinalines đã nợ tới hơn hai tỷ đôla và là chủ nhân của một đội tàu vô giá trị bên cạnh một loạt sai phạm tài chính.
'Ước tính khiêm tốn'
Các công ty của Việt Nam sẽ phải mất ít nhất một, thậm chí hai năm để giảm nợ, theo ông Pincus, và điều tệ hại là tình trạng vay nợ cao không chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước.
Những khó khăn của công ty thủy sản Bình An là một ví dụ và Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản nói có tới một nửa thành viên của họ đối mặt nguy cơ phá sản.

Kinh tế Việt Nam

  • Tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm: 4,4%
  • Lạm phát trong tháng Sáu: 6,9%
  • Lãi suất chính thức: 10%
  • Nợ của 12 công ty nhà nước: 10,5 tỷ đô la
  • Nợ xấu của ngân hàng: ít nhất 10%
Ông Pincus nói tín dụng ngân hàng tính trên GDP đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2005-2010, từ 62% lên 136%.
Theo chuyên gia kinh tế này, đợt vay nợ đầu tiên của các doanh nghiệp là hậu quả không lường trước của dòng tư bản đổ vào Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008.
Đợt tăng tín dụng thứ hai là có chủ đích khi chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2009.
Ông Pincus nói Việt Nam cũng còn có một gói kích cầu nhỏ nữa trong năm 2010 nhằm tăng độ hưng phấn trước Đại hội Đảng trong tháng Giêng năm 2011.
Các ngân hàng của Việt Nam đã cho vay quá mức trong giai đoạn kinh tế bùng nổ và giờ đang thiếu vốn trong khi nợ xấu tăng cao.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói tại Quốc hội rằng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam ở mức 10% GDP nhưng ông Pincus nói các chuyên gia quốc tế cho rằng ngay cả con số báo động này vẫn còn là ước tính khiêm tốn.
'Can thiệp chính trị'
Theo ông Pincus, các ngân hàng Việt Nam không đủ sức để cho vay hàng loạt ngay cả khi chính phủ nới lỏng tín dụng.
Khu tài chính ở tp Hồ Chí Minh phản chiếu vào kính của một ngân hàng
Ông Pincus nói các ngân hàng Việt Nam không đủ sức để làm bùng lên một đợt cho vay ồ ạt mới
Lý do, ông nói, là các ngân hàng cổ phần đang cố gắng cân đối tài chính trong khi một số ngân hàng khác có tiền thì lại không tìm được những con nợ còn chưa bị vay quá mức.
Ông Pincus nói một số ngân hàng sẽ hài lòng với việc lấy lời từ mua trái phiếu chính phủ trong lúc cố gắng giảm nợ xấu.
Chuyên gia kinh tế này nói Việt Nam đang chuẩn bị quỹ để tái cơ cấu ngân hàng nhưng ông cho rằng tinh giản thủ tục phá sản công ty sẽ quan trọng hơn là giải cứu doanh nghiệp hay ngân hàng.
Ông dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế gới mà theo đó Việt Nam xếp thứ 142/183 nước trong lĩnh vực xử lý tình trạng phá sản.
Theo ông, đây là lĩnh vực mà Việt Nam nên tập trung giải quyết bên cạnh chuyện tăng năng lực cho hệ thống tư pháp và giảm can thiệp chính trị vào nền kinh tế.

Thêm về tin này

Các bài liên quan



  •  

BIỂN ĐÔNG


 

 Trung Quốc phô trương lực lượng hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae

Thanh Phương
Lập cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, đặt một lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông, tổ chức diễn tập cho đội tàu hải giám trên Biển Đông, trong những ngày qua, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động phô trương lực lượng nhằm dù dọa những nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh, đặc biệt là Việt Nam.

Theo tờ nhật báo Đài Loan United Daily News số ra ngày hôm qua, 02/07/2012, Trung Quốc vừa thành lập một lữ đoàn tên lửa mới ở tỉnh Quảng Đông, Lữ đoàn Tên lửa Đạn đạo 827, như một phần của chiến lược đối phó với những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Bắc Kinh.
Theo nhật báo Đài Loan nói trên, trong số các tên lửa đặt tại căn cứ của lữ đoàn mới này, có các tên lửa Đông Phương -21D và Đông Phương -16. Đông Phương - 21D là lên lửa đạn đạo diệt chiến hạm, có tầm bắn từ 2000 đến 3000 km, có thể bắn trúng mọi mục tiêu đang di chuyển, với độ chính xác rất cao. Còn Đông Phương - 16 là tên lửa đạn đạo mới, có tầm bắn 1.200 km, tức là xa hơn tầm bắn của các tên lửa đặt hướng về Đài Loan.
United Daily News cho biết, một số nhà phân tích địa chính trị nhận định rằng tên lửa Đông Phương - 21D có thể phá vỡ thế thượng phong của các hàng không mẫu hạm của Mỹ, đặc biệt là trong trường hợp nổ ra xung đột ở vùng eo biển Đài Loan hoặc vùng Biển Đông. Như vậy, nếu Trung Quốc và Việt Nam xảy ra chiến tranh cho tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thủ đô Hà Nội, nằm cách đó chưa tới 1.000 km, sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu tấn công của Lữ đoàn Tên lửa 827. Với căn cứ đặt ở Quảng Đông, như vậy rõ ràng Lữ đoàn Tên lửa 827 được lập ra chính là nhằm hù dọa Đài Loan và những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Tân Hoa xã, hôm qua, 02/07/2012, đội tàu hải giám Trung Quốc đang thi hành nhiệm vụ tuần tra "bảo vệ quyền hải dương định kỳ tại vùng biển Trung Quốc trên Nam Hải ( Biển Đông )" đã tiến hành diễn tập trên biển. Cũng theo Tân Hoa Xã, ngày hôm trước, 01/07, Bắc Kinh đã đưa 4 tàu hải giám đến đảo đá Châu Viên, đảo của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988.
Vào tuần trước, ngày 28/6, theo tin từ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Cũng trong cuộc họp báo đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết là quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Nam Sa ( Trường Sa )", có nghĩa là những đội tuần tra sẽ ở trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Ông Cảnh Nhạn Sinh nói thẳng rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết chống lại « mọi hành động gây hấn quân sự » từ các nước láng giềng.
Nói chung, kể từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, bất chấp những áp lực của Trung Quốc, Bắc Kinh ngày càng có nhiều hành động nhằm nhằm răn đe Hà Nội. Hiện giờ, đây chỉ mới là chiến tranh tâm lý, nhưng những hành động nói trên khiến cho khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng con đường hòa bình càng thêm xa vời.

tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Phân tích - Trung Quốc
 
 

VN bác tin tàu bị Trung Quốc 'chặn đuổi'

Cập nhật: 12:53 GMT - thứ tư, 4 tháng 7, 2012
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vừa ra thông báo khẩn bác bỏ thông tin trên truyền hình Trung Quốc rằng bốn tàu hải giám nước này đã chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV kênh tiếng Anh hôm thứ Ba 3/7 vừa chiếu phóng sự về vụ bốn tàu hải giám nước này chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở vùng biển quanh quần đảo Trường Sa với kết quả là tàu Việt Nam "phải rút lui".
Thông báo của TTXVN viết: "Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa".
Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói: "Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa".
TTXVN khẳng định Việt Nam "có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", đồng thời nói việc tàu hải giám “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa "là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực".
"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên..."

Đối đầu

Phóng sự hôm 3/7 của CCTV nói "trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra" ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:
"Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa."
Thông tấn xã Việt Nam
"Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức."
Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.
Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.
Không rõ những gì xảy ra sau đó.
Phóng sự ngắn của CCTV cho thấy căng thẳng vẫn đang diễn ra ở vùng biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, nhất là sau khi cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các động thái đối đầu nhau.
Các tàu hải giám Trung Quốc được biết vừa từ căn cứ ở Hải Nam di chuyển xuống tuần tra trong khu vực Trường Sa.

Luật Biển

Hôm 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã phản ứng mau chóng và mạnh mẽ để phản đối dự luật này.
Ngoài các quyết định gọi thầu quốc tế ở chín lô ở ngoài khơi Việt Nam, thành lập thành phố Tam Sa hay thiết lập cơ chế tuần tra 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông, hôm 26/6 Trung Quốc đã điều đội tàu hải giám từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa.
Bốn tàu này đã vượt qua 2.000 hải lý để tới đảo Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương), thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo Tân Hoa Xã, thủy thủ đoàn của các tàu hải giám đã tiến hành một cuộc thao diễn đội hình tại đảo Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) vào thứ Hai 2/7.


TIN BIỂN ĐÔNG




Hệ lụy của lần xuống đường chống Trung Quốc hôm 1/7/2012

2012-07-04
Vào ngày chủ nhật-1/7, một số người dân ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn xuống đường tham gia biểu tình chống lại những hành động và tuyên bố của Trung Quốc bị cho là xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.

Source danlambao
Ôn hoà tập trung ủng hộ Luật biển của Việt Nam cũng bị thẳng tay đàn áp
Những hệ lụy nào xảy ra cho một số người tham gia? Hòa Ái trình bày trong phần sau.
Sau lời kêu gọi biểu tình xuống đường vào ngày chủ nhật-1/7 trên các trang mạng xã hội và của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hàng trăm người Việt cũng như các tu sĩ Phật giáo trong nước đã tập trung về hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM để cùng tham gia cuộc tuần hành trong ôn hòa với các biểu ngữ “Ủng Hộ Luật Biển và Hải Đảo 2012”, “Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân”, “Nhân dân Việt Nam ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Luật Biểu Tình”…
Ngăn chặn cuộc biểu tình bằng nhiều thủ đoạn

Blogger Huỳnh Công Thuận được công chúng biết đến do bị bắt giữ, gặp nhiều khó khăn, trở ngại với chính quyền địa phương khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Anh Thuận cho Đài RFA biết trong cuộc biểu tình hôm 1/7 vừa qua, do phải đi công tác nên anh Thuận đã không thể tham gia cùng với những người khác. Thế nhưng, khi bước xuống khỏi chiếc xe đang trên đường công tác để mua nước uống, anh Thuận đã bị những người mặc thường phục nhào đến và hỏi mượn điện thoại. Anh Thuận phản kháng không đồng ý thì những người này đã đè anh ra để giựt lấy điện thoại. Anh Thuận vừa chạy về hướng xe của mình vừa tri hô ăn cướp giựt điện thoại. Những người này vẫn đuổi theo đến xe và thò tay vào bên trong xe để cướp lấy điện thoại của anh. Sau đó, công an mặc sắc phục xuất hiện đưa cả người và xe về đồn công an. Anh Thuận nói:
Họ dựng chuyện bắt tôi, rồi đưa cả xe cả người về đồn công an từ 9 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều. Vô đó, không làm việc gì hết, chủ yếu là họ cách ly tôi ra khõi (cuộc biểu tình) thôi.
Blogger Huỳnh Công Thuận
“Họ dựng chuyện bắt tôi, rồi đưa cả xe cả người về đồn công an từ 9 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều. Vô đó, không làm việc gì hết, chủ yếu là  họ cách ly tôi ra khõi (cuộc biểu tình) thôi. Mới đầu thì vòng vo hỏi này, hỏi kia nhưng cuối cùng thì họ nó: ’Anh Thuận thông cảm. Lệnh trên tôi phải giữ anh Thuận, chứ tôi không biết gì hết’”.

Khủng bố - đánh đập
Để bày tỏ tấm lòng yêu nước, trách nhiệm của một công dân đối với quốc gia, gia đình blogger Huỳnh Thục Vy gồm có 6 người đã tự nguyện xuống đường mà không ai xúi giục như lời Thục Vy nói là công an chụp mũ họ như vậy. Khi 6 người trong
Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao
Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao
nhóm vừa đến công viên 30/4 tại TP. HCM thì bị công an ập tới xô đẩy, lôi kéo và áp tải cả 6 anh chị em lên xe về đồn công an. Trên xe, những người bị bắt đã hô to “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam”, “Đã Đảo Trung Quốc Xâm Lăng” đồng thời chống cự lại những hành động thô bạo của công an. Thục vy kể lại: “Ngay cả trên xe buýt, một tên an ninh mặc thường phục, còn trẻ, bóp cổ Huỳnh Trọng Hiếu liên tục trên suốt đường đi. Tôi không thể kêu cứu được. Tôi không biết nói gì hơn là chửi bới người ta đã giết em tôi rồi.”

Anh Huỳnh Trọng Hiếu, em của blogger Huỳnh Thục Vy cho đài RFA biết đã bị bắt giữ ở đồn công an phường Cầu Kho, Quận 1 từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm, rạng sáng mùng 2/7 mới được thả về. Anh Hiếu không được cho ăn uống trong suốt thời gian 15 giờ đồng hồ bị tạm giữ ở đồn công an. Sau khi lên tiếng phản đối dữ dội nhiều giờ đồng hồ, anh Hiếu mới được cho uống nước. Tuy nhiên, việc phản đối không đồng ý giao nộp điện thoại đã bất thành. Anh Hiếu kể lại:
“Khoảng vài tiếng đồng hồ sau thì họ yêu cầu tôi phải giao nạp điện thoại nhưng mà tôi phản đối việc đó. Họ nói nếu tôi không giao nạp điện thoại thì họ có cách xử lý tôi. Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại phía sau, để tôi lơ lửng trên ghế, dốc ngược đầu tôi xuống đất. Lúc đó có 2 dân phòng khác và một vài công an hình sự ập đến để rút điện thoại trong túi của tôi ra. Sau đó, họ đã đẩy tôi về vị trí cũ.”
Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại phía sau, để tôi lơ lửng trên ghế, dốc ngược đầu tôi xuống đất. Lúc đó có 2 dân phòng khác và một vài công an hình sự ập đến để rút điện thoại trong túi của tôi ra. Sau đó, họ đã đẩy tôi về vị trí cũ
Anh Hiếu
...Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại
Bắt cóc - hăm doạ - sách nhiễu

Trong cuộc trao đổi với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, blogger Gió Lang Thang cho biết sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, nhóm của anh bị chặn bắt về đồn công an ở Thủ Đức. Có nhiều người bị đánh trong đó kể cả anh. Blogger Gió lang Thang đề cập đến trường hợp anh Châu Văn Thi (tức blogger Yêu Nước Việt) bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Còn trường hợp anh Phạm Minh Hùng bị bắt giữ vẫn chưa liên lạc được.

Blogger Nguyễn Tường Thụy chia sẻ trường hợp của anh Trương Ba Không sau khi tham gia biểu tình đã bị chủ nhà không cho thuê nhà nữa. Ông Nguyễn Tường Thụy nói:

...trường hợp anh Châu Văn Thi bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Còn trường hợp anh Phạm Minh Hùng bị bắt giữ vẫn chưa liên lạc được
“Trường hợp hậu quả xảy ra khi biểu tình viên xuống đường là tôi biết trường hợp của anh Trương Ba Không. Thông tin này là trực tiếp từ anh ấy. Trở ngại là công an phường, công an địa phương ép chủ nhà trọ không cho anh ấy thuê nhà nữa. Điều này thể hiện ở văn bản thanh lý hợp đồng giữa anh ấy và chủ nhà trọ. Theo tinh thần của hợp đồng là một tháng, nếu một trong hai bên chấm dứt hợp đồng là phải báo trước một tháng. Thế nhưng mà sau khi anh Trương Ba Không đi biểu tình buổi sáng thì buổi chiều là chủ nhà yêu cầu không tiếp tục cho trọ nữa.”
Nhiều biểu tình viên từng tham gia đợt biểu tình hồi mùa hè năm ngoái cho biết họ đều nhận được giấy mời làm việc vào ngày chủ nhật. Có nhiều người bị canh cửa 24/24, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi. Trong cuộc thẩm vấn đối với anh Huỳnh Trọng Hiếu, công an nói rằng muốn biểu tình thì phải xin phép có sự đồng ý của chính quyền mới được tiến hành. Trong khi đó, anh Huỳnh Công Thuận đã từng tranh luận với công an trong những lần bị bắt giữ suốt 4 năm qua rằng theo điều 69 trong Hiến Pháp Việt Nam-năm 1992 quy định công dân có quyền biểu tình.

Nhiều biểu tình viên từng tham gia đợt biểu tình hồi mùa hè năm ngoái cho biết họ đều nhận được giấy mời làm việc vào ngày chủ nhật. Có nhiều người bị canh cửa 24/24, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi
Dù cho đến nay luật pháp vẫn chưa có luật Biểu Tình thì hành động biểu tình là một trong những quyền cơ bản của người dân theo Hiến Pháp qui định. Những người dân tham gia xuống đường dù có trình báo với cơ quan chức năng đại diện chính quyền về việc biểu tình ôn hòa của họ như anh Huỳnh Công Thuận vẫn bị đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu.
Trong thời gian chờ đợi chính phủ thông qua luật Biểu Tình có những qui định pháp luật rõ ràng thì những người quan tâm đến vận mệnh quốc gia nói sẽ vẫn tiếp tục tham gia biểu tình và dường như đang chờ đợi một “Hội Nghị Diên Hồng” thời hiện đại trước những lời lẽ và động thái hung hăng của Trung quốc trong việc xâm lấn lãnh thổ và hải đảo của Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conseq-ant-chin-prot-07042012071945.html 


Phỏng vấn chư Tăng GHPGVNTN về cuộc biểu tình 1.7
2012-07-04
Đáp ứng lời kêu gọi biểu tình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ chống Trung quốc xâm lấn biển đảo và lãnh hải Việt Nam, chư Tăng Ni, Phật tử tại Saigon và Huế đã dự tính đồng loạt xuống đường vào sáng sớm chủ nhật 1.7.

Photo IBIB
Hòa thượng Thích Thiện Hạnh ở giữa, bên phải là Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, ảnh chụp tại chùa Báo Quốc, Huế
Trong bài trước chúng tôi đã phỏng vấn Hòa thượng Thích Viên Định về tình hình ở Saigon. Nay xin tiếp tục cuộc phỏng vấn về tình hình biểu tình của chư Tăng Ni, Phật tử ở Huế.
Cuộc biểu tình biến thành buổi thuyết pháp cho công an
Trong cuộc nói chuyện qua đường dây viễn liên, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thừa thiên – Huế, cho biết chi tiết về các cuộc đàn áp, phong tỏa các chùa Báo Quốc, Long Quang, Bảo Quang, Phước Thành, Thọ Đức, An Tỉnh, v.v… Không cho ai rời chùa đến địa điểm biểu tình ở Đài Tưởng niệm Thánh Tử Đạo gần cầu Trường Tiền. Đặc biệt có trường hợp Hòa thượng Thích Tánh Nhơn ở chùa Từ Hàng trong vùng núi thượng nguồn sông Hương. Hòa thượng cùng với 50 chư Tăng và Phật tử thuê đò về Huế tham dự biểu tình. Nhưng công an ra lệnh ngầm cho người chèo đò lái loanh quanh. Biết vậy Hòa thượng Tánh Nhơn cùng chư Tăng và Phật tử nhảy xuống nước bơi vào bờ tìm đường khác.
Trong câu chuyện, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh tỏ vẻ phấn khởi khi kể câu chuyện vì bị ngăn cấm biểu tình, Hòa thượng ngồi tọa kháng trong sân chùa Báo Quốc, tay đưa cao tấm bảng “Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam” đồng thời hòa thượng yêu cầu công an ngồi đối diện nghe Hòa thượng nói lời hơn lẽ thiệt về tinh thần đạo đức và tinh thần yêu nước bảo vệ non sông. Hòa thượng nói :
HT. Thích Thiện Hạnh : Dạ, thưa chị Ỷ Lan. Sáng nay như vậy đó, thì là tất cả các chùa đều bị như quản
Các chư tăng phải quay về vì các ngỏ đường phố ở Huế đều bị ngăn chặn. Photo IBIB
Các chư tăng phải quay về vì các ngỏ đường phố ở Huế đều bị ngăn chặn. Photo IBIB
thúc lại hết. Không có người nào ra khỏi. Hầu hết các chùa ai cũng muốn đi, mà không đi được. Đó là tinh thần của người Tăng sĩ đã tích cực tham gia với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất  (GHPGVNTN) và tuân theo lịnh của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống. Tôi thấy mừng nhứt là cái điểm nớ. Bởi vì cái lực lượng họ quà dày, thành thử không cách nào đi được. Khi nớ bắt đầu gần tới 8 giờ rưởi, tôi đứng dậy tôi đi ra. Hắn như đưa thỉnh mình đi (nghe không rõ), [nhưng] rứa là vô hết. [Tôi] nói không, mấy anh đứng đây để Thầy nói chuyện cái đã.
Họ đứng trước để tôi nói chuyện cho mà nghe. Rồi khi nớ tôi bắt đầu nói chuyện. Tôi hỏi cái lý do vì răng mà Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống phải ra lịnh biểu tình như thế này và tôi phải theo ? Không có mấy khi có ai nói thẳng như tôi mô. Cho nên chỉ có tôi nói, thì các anh phải nghe tôi nói cho rõ ràng để về mà truyền lại cho cán bộ, cũng như cho các cả lãnh đạo các anh em biết.
Đất nước mình cái Thác Bản Giốc đã mất chưa ? Rồi Ải Nam Quan mất chưa ? Rồi đến Biển Đông thì Hoàng Sa, Trường Sa, cái chiếm trước cái chiếm sau, và chừ thì đang thành lập cái Huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, mà lãnh đạo của mình đã có làm được cái chi chưa ? Đến nay a, Trung Cộng ngang nhiên gọi là cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí ở trong lãnh phận của Việt Nam. Rồi răng nữa ? Rồi lại cho Trung Cộng khai thác bô-xít Tây nguyên, mà họ làm nhà, làm cửa, làm đường, làm cơ sở đủ thứ mà dân toàn bộ là dân Trung quốc hết, cán bộ của họ hết, lính giả như người dân nữa cũng như Việt Nam mình.
Thì bây giờ các vị tự hào rằng cho dân, vì dân, của dân, mà Việt Nam tôi thấy cũng không can thiệp chi được cả. Không can thiệp cho dân. Tôi thấy nhục quá, quá sức nhục, tôi tủi thân lắm. Đạo Phật thì chỉ có lấy cái lợi tha để thành tựu cái lợi của mình. Cho nên đạo Phật là đạo Phật rất tội, rất thương dân và nhất là tổ quốc.
Cho nên bổn phận của chúng tôi và Hòa thượng Quảng Độ, là bởi vì thấy là các anh thì thà mất Tổ quốc chớ không thà mất Đảng. Còn Phật giáo chúng tôi a, thì Tổ quốc mất đi thì không còn cái gì cả. Đạo đức cũng mất luôn. Cho nên chúng tôi phải bảo vệ Tổ quốc, là để bảo vệ Chánh pháp. Đó là cái cấy mà chúng tôi thấy, thứ nhất, là Phật giáo thì anh chia ra làm hai rồi. Anh nắm phần nông như thị kiến rồi, anh đã cho họ cái bộ mặt thôi mà không cho cái đầu. Mấy lúc ni bao nhiêu tôn giáo bị cực khổ như vậy, mà Phật giáo thì nghênh ngang (nghe không rõ), không thể lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho một đảng phái chính trị.
Cho nên chi, là chỉ có trên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thật sự muốn được gì cho đất nước, thì đất nước cho nó phồn thịnh một chút, lãnh đạo cho nó khí phách một chút. Còn tôn giáo thì làm việc cho nó
An ninh phối hop85 với công an trước cổng chùa Giác Hoa ngăn chư tăng đi biểu tình. (Hình: PTTPGQT)
An ninh phối hợp với công an trước cổng chùa Giác Hoa ngăn chư tăng đi biểu tình. (Hình: PTTPGQT)
đúng chánh đạo một chút. Cho nên chi là tôi thấy các anh đã sai lầm rất nhiều đối với Phật giáo. Nhưng mà tôi thấy các anh nhỏ quá, tôi nói cho các anh biết vậy thôi. Cho nên chi Hòa thượng Quảng Độ và chúng tôi, trước đây có Ôn Huyền Quang nữa, không những ngày hôm nay mà đã ba bốn nhiệm kỳ trước đây. Các anh mới nhiệm kỳ này các anh không biết chi cả. Chúng tôi đã đấu tranh từ năm 1981 cho đến bây giờ. Giáo hội Thống nhất bị nhà nước tướt đoạt đi, cho nên chúng tôi đã đấu tranh để giành lại cái pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cho nên chi [đối với] GHPGVNTN, thì Đạo pháp và Dân tộc thịnh cùng thịnh, suy cùng suy.
Cho nên cũng cảm thấy không được đi là tôi cũng mừng lắm. Bởi vì tôi không được đi, tôi cũng thành tựu, tôi thành tựu được cái cái mà tôi thấy thứ nhất là thấy thêm cái tâm địa của các anh với tổ quốc, đối với dân tộc, đối với những ngưởi dân. Cho nên chúng tôi đã đi biểu tình. Bởi vì tôi thể hiện được tinh thần của một người dân sống trong một đất nước mà ngoại quốc nó đang muốn lâm le xâm chiếm thì mình phải có bổn phận.
Giặc đến nhà thì đàn bà cũng phải đánh, huống nữa là thầy tu. Thành thử tôi mừng lắm. Anh không cho tôi đi tôi mừng lắm. Bởi vì tôi mừng là cái tôi được toàn phần, mà các anh không được cái chi hết. Nếu các anh để tôi về dưới kia thì các anh được chia phần với tôi. Vì thế nào trên thế giối ni thì họ cũng thấy chớ, thấy mỗi chùa thì năm, sáu chục người tới canh gác một hai người. Lãng phí của công quá. Tiền các anh, chừ lương người dân đóng góp, mà đem đi đàn áp dân, rồi đàn áp tôn giáo mà nhứt là Phật giáo. Tôi mong rằng các anh chuyển tải cái tâm niệm chân thật của tôi đến với lãnh đạo các anh để cho họ biết.
Đoàn sinh Gia Đình Phật tử cũng bị ngăn chặn
Ỷ Lan : Về tình hình các đoàn sinh Gia Đình Phật tử, một phong trào trẻ có nhiều trăm nghìn đoàn sinh, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa Đạo cho biết :
Lê Công Cầu : Thưa chị tình hình ở Huế nó xẩy ra rất phức tạp. Bắt đầu từ ngày hôm qua thì chính quyền bắt đầu có động thái ngăn chận. Riêng bản thân em thì lúc 15 giờ 30 chiều hôm qua thì công an tỉnh và công an thành phố đã đến gặp. Họ nói rằng yêu cầu anh hai điều. Điều thứ nhất anh yêu cầu quý ngài nên ngưng cái cuộc biểu tình. Và điều thứ hai, là anh không nên có mặt tại cuộc biểu tình đó.
Em thưa với họ cuộc biểu tình không phải là chuyện đơn giản. Đây là lời kêu gọi của ngài Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và đã loan truyền trên mạng toàn cầu, cả thế giới đều biết. Cho nên việc đó không thể là chuyện dừng lại.
Phật giáo mang tinh thần từ bi và cứu khổ. Vì tinh thần đó cho nên Phật giáo phải dấn thân. Phật giáo không muốn rằng con dân Việt Nam tám mươi lăm triệu người phải làm nô lệ cho Trung Cọng. Cho nên Phật giáo phải dấn thân để cứu đất nước. Tôi phải có mặt vì tôi là người lãnh đạo Gia Đình Phật tử. Sau đó họ chào ra về.
Em nghĩ như vậy là xong, nhưng khoảng 8 giờ rưởi tối, thì một phái đoàn gồm độ mười người gồm có Chủ tịch Mặt trận và Phó công an của phường Trường an cộng thêm đại diện các ban ngành, cả phụ nữ nữa, đến nhà nói là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức biểu tình là hoàn toàn sai trái. Bởi vì lý do thứ nhứt là Giáo hội bất hợp pháp, mà bây giờ Giáo hội kêu gọi biểu tình là Giáo hội vi phạm luật pháp. Họ nói chúng tôi về đây đặt thẳng với anh một điều là anh không được có mặt tại cuộc biểu tình. Em trả lời với họ các anh nói thì tôi xin ghi nhận. Nhưng quyết tâm của tôi là tôi phải có mặt tại cuộc biểu tình đó. Họ ra về. Em phát hiện chung quanh nhà mình công an, dân phòng rất là nhiều, canh gác cẩn mật.
Sáng hôm nay, đúng 7 giờ rưởi là em mặc nguyên đoàn phục Gia Đình Phật tử để lên đường. Khi đi ra khỏi nhà thì thấy công an và dân phòng đứng rất nhiều. Nhưng họ không chận mình ngay trước nhà mình. Có lẽ tại đây là chỗ đông người cho nên họ không muốn những hình ảnh không đẹp. Họ đợi khi em đi xuống gần giốc Bến Ngự thì khi đó họ mới chạy theo và em thấy loáng thoáng có một đoàn từ giốc Bến Ngự đi lên họ chận lại. Chận lại họ nói anh không được đến tham gia cuộc biểu tình. Chúng tôi đã quyết định không cho anh đi. Cho nên em quyết định lui. Đến  nhà thì người ta vẫn tiếp tục ngồi canh gác tại nhà cho đến hơn 12 giờ trưa họ mới rút về.
Ỷ Lan : Còn Gia Đình Phật tử các nơi thì sao ?
Lê Công Cầu : Vì tình hình khó khăn, các đường dây mạng bị cắt, rồi điện thoại bị gián đoạn, cho nên mới chỉ nhận được từ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết gửi về. Còn những tỉnh khác thì chưa có.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Huynh trưởng Lê Công Cầu.
(Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris)

Video: Biểu tình chống Trung Quốc ngày 0

 

Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa

Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)
Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)

Trọng Nghĩa
Không đầy hai ngày sau khi đến khu vực Trường Sa, đội tàu hải giám của Trung Quốc hôm qua 03/07/2012 đã ngăn chặn và đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ra khỏi một khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Báo chí Trung Quốc đã tiết lộ tin trên, nhưng không nói rõ là tàu Việt Nam thuộc loại gì.

Theo Tân Hoa Xã, hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuất phát từ Tam Á trên đảo Hải Nam ngày 26/06 vừa qua, đã đến vùng bãi đá Hoa Dương (Việt Nam gọi là Châu Viên) ngày 01/07, sau đó tiếp tục hành trình đến vùng đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Các đảo này đều bị Bắc Kinh chiếm đóng vào năm 1988.
Tân Hoa Xã cho biết là khi đang tuần tra trong khu vực này, đội tàu Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện một chiếc tàu Việt Nam đang chạy với vận tốc nhanh. Phía Trung Quốc đã lập tức chặn đường tàu Việt Nam, triển khai đội hình bao vây, rồi lên tiếng cảnh cáo bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Việt, nội dung xác định là vùng biển đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Theo Tân Hoa Xã, 10 phút sau đó, tàu Việt Nam đã giảm tốc độ và rút lui ra khỏi khu vực.
Báo chí Trung Quốc đã loan tải rộng rãi tin trên, trong lúc chưa thấy có phản ứng chính thức từ phía Việt Nam.
Xin nhắc lại là Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng một số hòn đảo nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, rồi càng lúc càng củng cố các cơ sở của họ trên các đảo đó.
Trên đảo Đá Châu Viên chẳng hạn, Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố, trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm, để sẵn sàng sử dụng đảo này làm căn cứ cho chiến hạm Trung Quốc. Trên Ðảo Chữ Thập cũng vậy, Trung Quốc đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh.
Theo giới quan sát, việc Trung Quốc cử 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra ở vùng quần đảo Trường Sa nằm trong ý đồ dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, đang được Bắc Kinh đẩy mạnh từ khi Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06 vừa qua.
Hành động này kèm theo một loạt động thái leo thang tranh chấp khác, từ việc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa, được giao quyền quản lý cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa mà ho đã đánh chiếm từ năm 1974. Không những thế, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC còn ngang nhiên phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí.
Động thái hung hăng của Bắc Kinh còn thể hiện qua việc quân đội Trung Quốc nhập cuộc, khi phát ngôn viên bộ Quốc phòng nước này, ngày 28/06 vừa qua, loan báo là họ đã tiến hành các cuộc “tuần tra võ trang” tại vùng Biển Đông, và sẵn sàng đối phó với mọi hành động bị họ cho là “khiêu khích quân sự”, ám chỉ việc Việt Nam trước đó đã cho phi cơ Sukhoi 27 tuần tra tại vùng Trường Sa.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120704-trung-quoc-cho-tau-hai-giam-duoi-tau-viet-nam-khoi-vung-bien-truong-sa
 


NẠN BÓC LỘT TRẺ CON TẠI VIỆT NAM




Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động


Hình ảnh cậu bé vừa bước đi vừa khóc thét vì gánh lúa nặng trên vai đã khiến nhiều người xem rơi lệ.
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, xin được nhắc ngàn lần hơn thế..."
Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước. Vậy mà ở nhiều nơi, các em vẫn đang phải sống một cuộc đời đầy cơ cực và nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi theo bước chân của các em tới với cuộc sống nhọc nhằn của những trẻ em nghèo.

Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Em bé chưa cao bằng cây lúa
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Bê đá
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Mưu sinh ở bãi rác
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Lục lọi khắp mọi nơi
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Trong số 3 anh em cùng nhau đi quăng lưới đánh cá, có một em bé chưa đầy 3 tuổi.
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Với bộ quần áo lấm lem, đen bẩn và đã sờn rách, em phải đeo gùi sau lưng đi kiếm miếng cơm ăn
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Cõng gạch thuê sau mỗi giờ lên lớp để có tiền đi học. Công việc càng nặng nhọc, thì càng kiếm được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ dao động từ 20 - 50.000/buổi
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Bạn có làm được đến thế này không?


 


TÌM HIỂU VỂ THẺ CĂN CƯỚC


Thẻ căn cước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân là một loại tài liệu nhận dạng có thể được sử dụng để xác minh các khía cạnh của bản sắc cá nhân của một người dưới hình thức một thẻ nhỏ, kích thước theo một tiêu chuẩn nhất định, nó thường được gọi là một thẻ nhận dạng (IC). Thẻ căn cước là những điểm cơ bản về gốc tích, quan hệ thân tộc, đặc điểm nhân dạng, đủ để phân biệt từng cá nhân trong xã hội.
Đây là một phần hay một loại của giấy tờ tùy thân, tức là giấy tờ cần mang theo để chứng minh cá nhân. Trong sự vắng mặt của một tài liệu nhận dạng chính thức và phổ quát cho toàn quốc (như tại Hoa Kỳ), một số nước chấp nhận giấy phép lái xe là phương pháp hiệu quả nhất của các giấy tờ chứng minh. Hầu hết các quốc gia chấp nhận hộ chiếu như là một hình thức nhận dạng.
Ở một số quốc gia, việc sở hữu một thẻ chứng minh theo quy định chính phủ, là bắt buộc trong khi ở những nước khác, khi không có tài liệu nhận dạng được quy định chính thức, nó có thể là tự nguyện, trong một số trường hợp có thể được yêu cầu. Hầu hết các quốc gia có quy định rằng công dân nước ngoài cần phải có hộ chiếu của quốc gia họ, hoặ trong trường hợp khác là thẻ danh tính của một quốc gia từ đất nước gốc của họ, nếu họ không có giấy phép cư trú ở trong nước sở tại.

Mục lục

Thông tin trong thẻ căn cước

Nội dung căn cước gồm: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; họ, tên cha, mẹ; nơi thường trú; đặc điểm nhận dạng, vân tay, ảnh.
Thẻ căn cước là giấy chứng nhận ghi tóm tắt lý lịch của mỗi cá nhân, do chính quyền cấp cho các công dân.

Bài chi tiết: Thẻ căn cước Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ không có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước tầm cỡ quốc gia - có nghĩa là không có cơ quan chính phủ liên bang nào có quyền cấp thẻ căn cước cho mọi công dân Hoa Kỳ. Tất cả các cố gắng để đưa ra luật dẫn đến việc tạo thẻ căn cước cấp quốc gia đều bị nhiều người, cả cánh tả lẫn cánh hữu, chống đối quyết liệt vì họ xem việc thiết lập thẻ căn cước là một dấu hiệu của một xã hội toàn trị.
Vì không có thẻ căn cước cấp quốc gia, nhiều giấy tờ được cấp bởi một số chính quyền địa phương hay cơ quan chính phủ được sử dụng như giấy tờ tùy thân, như là giấy khai sinh, thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe, hay thậm chí là hộ chiếu.

Việt Nam

Việt Nam, thẻ căn cước được sử dụng trong thời Pháp thuộc (1945 trở về trước) như giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương.
Đến năm 1946, theo Sắc lệnh số 175 - b ngày 6.9.1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thẻ công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh;
Tại miền Nam Việt Nam, dước chế độ Việt Nam Cộng hòa, thẻ căn cước được sử dụng phổ biến đến cuối tháng 4 năm 1975.
Từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh, năm 1976, giấy chứng minh nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước. Từ năm 1999, được thay bằng chứng minh nhân dân theo quy định của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được cấp cho Công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi trở lên.
Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam thống nhất toàn quốc, có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa trong. Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

Khi Việtnam còn là thuộc địa của Pháp, thì Miền Trung Phần gọi là ANNAM, phần này thuộc sự bảo hộ của PháP nhưng do triều đình nhà Nguyễn cai trị.:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Annam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_K%E1%BB%B3

Trong khu vực này cũng có giấy chứng như một cái căn cước địa phương cho những người làm việc với chính quyền như sau:





Sau khi Quốc gia ViệtNam thành lập vào 6/1948, đứng đấu nước là Quốc Trưởng Bảo Đại. Nhưng có cắt một phần đất thuộc miền Cao nguyên trung phần. Phần đất này gọi tên là HOANG TRIỀU CƯƠNG THỔ, đặt dưới quyền của Bảo Đai.Tại phần đất này thì Bảo Đại là Hoàng Đế.....
Dân vùng này cũng cần có thẻ căn cước như những vùng khác nhưng do quan Khâm Mạng Hoàng Triều Cấp với ký phó thự của sở Cảnh Sat miền, trực thuộc Nha Cảnh Sát Quốc Gia Vietnam;


http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_tri%E1%BB%81u_C%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB%95




Cần chú ý tới con dấu của Quan Khâm Mạng Hoàng Triều:



Một tài liệu nhiều tính chất lịch sử...Very Happy Boo hoo! Applause
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn

XIN GIỚI THIỆU 2 THỂ CĂN CƯỚC (HÀ NỘI) NĂM 1947





Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này
Nửa trái : Ngày sinh 10/10/1904, nơi sinh, quê quán, địa chỉ.
Nửa phải : chiều cao 1m56,5. Nhận dạng : Léger naevus à xxx sous arrière xxx gauche bouche (những chỗ xxx không đọc được, tạm dịch là nốt ruồi mờ dưới mép trái). Vân tay bàn tay trái tính từ ngón cái từ trên xuống.
* Mặt không có ảnh
Nửa trái : Đã từng mang giấy thông hành số 2240A (Giấy thông hành đã thu hồi).
Nửa phải : Họ tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp (t.p. có thể là viết tắt của travaux publics, nếu vậy nghề nghiệp là đội trưởng công trình công cộng)

Thẻ 2
* Mặt có ảnh
Nửa trái : tương tự thẻ 1
Nửa phải : chiều cao 1m50. Nhận dạng : nốt ruồi mờ 4mm phía trên đuôi lông mày trái.
* Mặt không có ảnh
Nửa trái : Đã từng mang giấy thông hành số 2237A (Giấy thông hành đã thu hồi). Phần chứ dưới mờ chắc nói bà này là vợ ông Trần Ngọc Đức.
Nửa phải : tương tự thẻ 1. Nghề nghiệp buôn bán.

Chung cho cả 2 thẻ
Con dấu : Service de la sûreté du tonkin * identité * hanoi (bộ nội vụ bắc kỳ * chứng minh thư * hanoi)
Gửi tin nhắnGửi bài mớiLaughingLaughingLaughing





Dân Mỹ không có thẻ căn cước, dân chúng Mỹ chống đối việc cấp thẻ căn cước vì họ cho làm thế là vi phạm quyền tự do của nhân dân. Dân Canada cũng  không có căn cước. Những khi hữu sư cần nhân dạng, tên tuổi chinh xác,  người dân phải xuất trình bằng lái xa hay thẻ quốc tịch (citizenship).


Tại Việt Nam, thời Pháp thuộc, thực dân chia nước ta thành ba miền Trung Nam Bắc. Dân trong mỗi miền qua lại thì không cần thẻ căn cước, nhưng khi qua miền khác, phải mang theo căn cước tuy rằng chảng ai hỏi đến.
Sau khi cướp chính quyền, cộng sản đặt ra chứng minh nhân dân, di sang làng này làng khác thi phải có giây tờ tùy thân, nào là chứng minh thư, giấy phép đi đường, giấy giới thiệu mua vé tàu, vé xe , giấy phép mang lương thực..Ngay ở trong nhà cũng phải xuất trình giấy tờ khi công an nửa đêm đến nhà kiểm tra hộ khẩu!
Ôi, độc lập tự do nghe mà thảm!


BÀI LUẬN CỦA HỌC SINH VIỆT NAM



Bài văn lạ về truyện Thánh Gióng


Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em!”.

Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài phân tích truyệnThánh Gióng vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ” mới, gây xôn xao cộng đồng. Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):

“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em!

Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!

Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.

Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…

Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.


Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo... Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.


Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?

Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.

Nhận xét của giáo viên: "Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.


LÃO HỦ * CHUYỆN NƯỚC NON



 
CHUYỆN NƯỚC NON
Chân tướng thống đốc Nguyễn Văn Bình
Thống đốc ngân hàng nhà nước CHXHCNVN Nguyễn văn Bình vừa bị lột trần chân tướng trên mạng internet thì ra ông Bình sang Nga du họclà do sự bảo trợ của thượng tướng Công An Nguyễn Văn Hưởng [ngươi vừa rời bộ Công An sang phủ thủ tuớng làm cố vấn về nhân quyền  cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  ông tướng công an chuyên viên đàn áp nhân quyền làm cố vấn nhân quyền cho thủ tương chánh phủ thì chắc chắn tình hình nhân quyền ở CHXHCNVN sẽ còn tồi tệ hơn nhiều đấy].Khi du học ở Nga ông Bình tham gia  tổ chức maifa của các"" soái"" ở Nga nên kiếm bộn bạc.Khi về Việt Nam ông Bình đươc Trần Bắc Hà ông chủ nhà băng  Đầu tư và Phát Triển nhận làm đàn em và giới thiệu tham gia băng đảng của thủ tướng Nguyễn TấnDũng  không những thế Bắc Hà còn đem cô gái ""bao"" của mình gả cho ông Bình làm vợ hai.Ngay khi ông Bình được băng đảng Nguyễn Tấn Dũng  đưa lên làm thống đốc ngân hàng nhà nước các nhóm lợi ích đã ""hiến tế"" thống đốc Bình nhiều triệu USD.Ly kỳ hơn ông Bình tham gia Mafia của bố già Kiên
Bố già Kiên
Nhân vật mà báo chí mạng internet gọi là bố già Mafia ở VN là ông Nguyễn Đức Kiên ngươi nắm trong tay ba ngân hàng Sacom bank,Eximbank và  ACB cùng hai đội bóng đá TT Hà nội và  SBH Đà nẵng.Ông Kiên học ở Nga về làm ăn với Hoàn Ty con trai thủ tướng Phan văn Khải ,hồi ông  Khải còn tại chức bố già Kiên coi Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không tới nửa con mắt và bây giờ vẫn thếluôn.Ly kỳ hơn cả là lúc đó Phó Thủ Tương Dũng sai trung tướng công an Phạm Qúi Ngọ đi điều tra bố già Kiên bị bố già Kiên dụ sao đó trung tướng Ngọ đã theo bố già Kiên và Tiến ""còi""chủ ngân hàng An Bình để hai nhân vật này tung tiền mua cho trung tướng Phạm Qúi Ngọ chức thứ trưởng bộ Công An.Để trả ơn đáp lễ Tiến ""còi"" tướng Ngọ đã  phù phép bán cho nhân vật Tiến"" còi""khu đất trụ sở Tổng  Cục Cảnh Sát Nhân Dân ở trung tâm TPHànội với 13.600 m2 mà tất cả chi phí có 70 triệu USD sau đó Tiến""còi""  bán cho  một doanh nghiệp nước ngoài được 150 triệu USD đút túi ngon ơ 80 triệu USD.Bố già Kiên còn nắm luôn cả Pétro VN lẫn thượng tướng công an Nguyễn văn Hưởng.Có tiền có công an trong tay bố già Kiên quả là lợi hại vô cùng ông có thể  muốn cho ai sống được sống muốn bắt ai chết phải chết

Theo Mỹ cứu Đảng
Nhà báo Nguyễn Quang Duy ở Melbourn [Úc] vừa viết bài tiết lộ là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách cứu Đảng Cộng Sản  VN bằng mưu cho Mỹ thuê quân cảng Cam Ranh.Tuy nhiên theo nhà báo Nguyễn Quang Duy thì Mỹ rất thích thuê cảng Cam Ranh của VN nhưng còn ra điều kiện CHXHCNVN muốn làm đồng minh của Mỹ phải cải thiện tình trạng dân chủ và nhân quyền
Trong khi đó một nguồn tin khác trên mạng internet lại nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tính lập lại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sửa lại hiến pháp lập chế độ Tổng Thống chế và ông sẽ là Tổng Thống đấu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ông tái lập và Mỹ rất  ủng hộ giải pháp này.
Giang Thanh Việt Nam
Tin tức trên mạng Internet cho biết Phan Gia Liên con gái tướng Phan Trọng Tuệ [một thơi là trùm tình báo của Cộng Sản Bắc Việt] tuy chỉ là  đái tá công an nhưng lại là vợ của thượng tướng công an Nguyễn Khánh Toàn và cánh tay mặt của bà Xinh vợ ông Trần Đình Hoan trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Cộng Sản VN một thời nên đã đưa ông""căc ké kỳ nhông"" Trương Hòa Bình vô trung ương làm trung tướng thứ trưởng bộ Công An phụ trách xây dựng lực lượng rồi sau leo lên bí thư trung ương đảng làm chánh án tòa tối cao tới hai nhiệm ký.Bà Liên ghen vì Nguyễn Khánh Toàn cặp với Võ Thị Thắng đã hạ cả hai cho về vườn luôn
Hiện bà Liên vẫn  còn  nắm ban tổ chức trung ương Đảng nên muốn ai làm gì cũng được hết do đó thiên hạ gọi bà Liên là Giang Thanh Việt Nam .Bà Liên có đàn em kết nghĩalà trung tướng công an Hữu Ứơc Tổng biên tập nhạt báo Công An nhân dân nên hết viết kịch lại làm thơ bắt Hữu Ứơc đăng báo đưa lên tivi.
Phong trào con đường VN 
Nhà bất đồng chánh kiến Lê Thăng Long người chung vụ với những nhân vật như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê  Công Định, Nguyễn Tiến Trung vừa rời nhà tù Cộng Sản VN sớm sáu tháng với lý do cải tạo tốt dù còn bị quản chế ba năm nhưng mới ra tù ông đã đưa ra tuyên ngôn thành lập Phong Trào Con Đường VN với chữ ký của hơn hai trăm người sáng lập trong đó có chữ ký của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng các nhân vật bất đồng chánh kiến Lê Công Định Trần Huỳnh Duy Thức
Bản tuyên ngôn chấp nhận sự tồn tại của Đảng Cộng Sản VN,miễn là Đảng Cộng Sản VN chấp nhận có đối lập,tuy nhiên chỉ là đối lập trên tình thần đối thoại để xây dựng một nươc VN dân giầu nươc mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh
Tin trên mạng Internet cho biết trước khi Lê Thăng Long đươc thả về với gia đình đã gặp thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng cố vấn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề nhân quyền và chính nhân vật này đã gợi ý công an sẽ  sớm thả     Lê Thăng Long trước 6 tháng  với điều kiện Long về nhà tung ra  Phong Trào Con Đường VN.Sau cuộc gặp gỡ này Long về  bàn với Định, Thức , và tất cả đồng ý để Long""giả dại qua ải"" miễn là tướng Hưởng  đống ý tháng 9 này thả luôn Định ,Thức  .Kết quả là Long  được về  nhà trước 6 tháng và bản tuyên ngôn thành lập Phong Trào Con Đường VN đươc tung ra
Tin trên mạng cho biết trước khi cho thành lập Phong Trào Con Đường Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đích thân trao cho trung tướng công an Trần Viết Tân thứ trưởng bộ Công An kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tình Báo lâp chuyên án mang bí số XX.XXXXXchuyên trách về Phong Trào Con Đường VN từ A tới Z nghĩa là nắm hết mọi hoạt động của Phong Trào Con Đường VN cung cấp mọi phương tiện cho Phong Trào Con Đường VN hoat động và kiểm soát phong trào này
Trước những tin tức trên Lão Hủ xin bầy tỏ vài ý kiến như sau
1-      Lão Hủ mừng vì Lê Thăng Long ra tù sớm và thủ tướng Dũng muốn chơi trò có đối trọng công khai với Đảng Cộng SảnVN[dù là đối trọng do thủ tướng Dũng tạo ra]
2-      Chơi dao thì cần phải thận trọng kẻo đứt tay nhà tu Lê Mạnh Thác và nhà sư Tuệ Sỹ đã chơi trò nhóm thân hữu Gìa Lam và đã bị phơi áo đấy, công an cộng sản họ không vừa đâu
3-      Cái trò chơi đối lập mà thũ tương Nguyễn Tấn Dũng bầy ra là để có điều kiện bắt tay với Mỹ và phải nhớ rằng Cộng Sản là thứ người chuyên chơi trò qua sông thì rút cầu nên phải coi chừng
 Ông Tô Huy Rứa mưu toan gì đây
Chính ông Tô Huy Rứa Ủy viên bộ chánh trị trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Cộng Sản VN vận động cho cô con gái cưng Tô Linh Hương ngồi vào chức  chủ tịch Hội Đồng Quản        Trị Tổng Công Ty Vinaconex và yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định, kết quả là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm cố cử nhân báo chí Tô Linh Hương 24 tuổi làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Vinaconex rồi dư luận phản ứng ì sèo .Cô Tô Linh Hương ngồi ghế chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Vinaconex chưa nóng đít nghĩa là chưa đầy hai tháng thì lại chính ông Tô Huy Rứa yêu cầu thủ tướng`` Nguyễn Tấn Dũng bãi miễn cô Hương khỏi chức chủ tịch Hội Đồng Quản TrịTổng Công Ty Vinaconex.Có tin đồn ông Rứa muốn con gái mình làm thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông một chức vừa to hơn chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị  Vinaconex vừa hợp với cái bằng cử nhân báo chí của con gái.
Nổ lớn
Thế là Băc kinh đã lộ nguyên hình là nước chuyên môn bành trướng và bá quyền với nước CHXHCNVN
.Trước tiên Bắc Kinh cho thành lập thành phố Tam Sa trưc thuộc Tỉnh Hải Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa thuộc chủ quyền nước CHXHCNVN,tiếp theo là Công ty dầu khí Hải Dương của Băc Kinh thông báo gọi thầu 9 lô khai thác dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế 20 hải lý của nước CHXHCNVN.Trước việc Bắc Kinh thành lập thành phố Tam Sa nước CHXHCNVNchỉ dám để thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa của nước CHXHCNVN ra tuyên bố phản đối một cách lấy lệ nhưng khi công ty dầu khi Hải Dương của Bắc Kinh thông báo mời thầu 9 lô khai thác dầu khí nằm trong thềm lục đia của khu đăc quyền kinh tế 20 hải lý của CHXHCNVN thì không chỉ Petro VN họp báo phản đối  mà bộ ngoại giao nước CHXHCNVN cũng gửi công hàm cực lực phản đối.Nhưng Trung Quốc không thèm đếm xỉa gì tới tất cả các hành động của CHXHCNVN mà còn cử 4 tầu Ngư chinh võ trang cùng mình ra biển Đông huy dương thanh thế và còn dọa sẽ nổ súng nếu gặp cản trở hoạt động ngang ngươc của các tầu Ngư chinh.
Nông dân VN khổ quá trời
Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát vừalên tiếng cho biết nông sản Việt Nam rớt giá nghiêm trọng và nông dân Việt Nam là những ngươi có thu nhập thấp nhất nước chỉ một usd ngày mà thôi.Dừa, dứa,dưa hấu khoai lang trồng ra không ai mua.nuôi trồng thủy sản thì cá tra bán ra dưới giá thành cũng không có người mua.Liên minh công nông của Đảng Cộng Sản VN coi như tanh banh.
Đảng Cộng Sản VN chơi me hai cửa
Đảng Cộng Sản VN tung ra hai nhân vật Trương Tấn Sang Nguyễn Tấn Dũng làm những con cờ theo Mỹ cứu Đảng.Trương Tấn Sang hiện chủ tịch nướcCHXHCNVN ""làm ăn"" với tình b áo Mỹ từ hồi còn ở trong khám Chí Hòa đã phất ngọn cờ chống tham nhũng thân Mỹ.Nguyễn Tấn Dũng con ""chợ đen "" của đại tướngNguyễn Chí Thanh tuy học ít đi lính chỉ là anh y tá quèn nhưng nhờ"" sui gia"" Nguyễn Bang và con rể Nguyễn Bảo Hoàng nên đuợc người Mỹ tin cẩn.Đảng Cộng Sản VN đành me hai cửa chắc chắn sẽ được Mỹ ""ok"" cho làm tay sai.Ôi làm tay sai cho Mỹ đâu có dễ nhỉ



Nguyễn Thanh Phương tháo chạy
Ai  cũng biết Nguyễn Thanh Phượng chủ ngân hàng Bản Việt là con gái cưng của thủ tướng Nguyển Tấn Dũng tiền như nước.Phượng tự nhận mình là Tư bản VN,cái cô Nguyễn Thanh Phượng con gái ông thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng quả là chơi'""bạo""thật,cô con chơi bạo hơn là lấy chồng Việt kiều và sẽ sinh con mang quốc tịch Mỹ tức là mẹ Mỹ đấy.Nhân vật chơi bạo Nguyễn Thanh Phương tự nhiên đến đùng một cái tháo chạy khỏi ngân hàng Bản Việt không còn là đai diện luật pháp của ngân hàng này nữa.Cô Tô Linh Hương bỏ Vinaconex cô Nguyễn Thanh Phượng bỏ ngân hàng Bản Việt,con ông cháu tháo chạy phải chăng giờ thư hai mươi lăm của Đảng Cộng Sản VN sắp điểm  rồi nên bọn trẻ  khôn hơn cha chú thoát thân bỏ của chạy lấy người.
Hoan nghênh ông Uông Dương
Ngươi đời thường nói có ở trong chăn mới biết chăn có rận.ông Uông Dương bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc tỉnh Quảng Đông vừa tuyên bố một câu xanh rờn rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho nhân dân Trung Quốc phải dẹp Đảng này đi.Xin hoan nghênh ông Uông Dương và xin thêm tất cả các Đảng Cộng Sản đều không đem lại hạnh phúc cha dân nên phải dẹp hết đi bọn""ăn hại đái nát"" này
Truyền hình Nhân Dân
Sau khi Công An ra kênh truyền hình An Ninh bây giờ tới tờ báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản VN cũng ra một kênh truyền hình làm phiên bản tờ báo Nhân Dân lên tivi.Chao ôi báo Nhân Dân mà làm truyền hình chắc chắn là chẳng ai thèm xem vì báo Nhân Dân in thiên hạ còn bán ve chai và dân chê không thèm dùng để chùi đít mỗi khi đi vệ sinh vì sợ dơ đít đấy.
Sửa hiến pháp
Mặt Trận Tổ Quốc VN họp hội nghị chủ tịch đoàn Mặt Trận Tổ QuốcVN ông Vũ Trọng Kim Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Mặt Trận Tổ QuốcVN thuyết trình về kiến nghị của Mặt Trận Tổ QuốcVN gửi Uỷ ban sửa đổi hiên pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN cho rằng hiến pháp năm 1946 qui định tất cả quyền lưc nhà nước  thuộc về nhân dân hiến pháp 1992  chưa qui định điều này nay hiến pháp mới phải qui định rõ ràng điều này.Điều 4 hiến pháp 1992 nói Đảng Cộng Sản VN là Đảng lãnh đao nay phải thể chế hóa vai trò lãnh đao của Đảng một là sửa điều 4 hai là  làm luật về sự lãnh đao của Đảng để phát huy quyền lãnh đao của Đảng tránh lạm quyền làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với nhà nước trong điều kiện Đảng cầm quyền,quan hệ của Đảng với nhân dân trong điều kiện không có đa đảng không có đối lập và trách nhiệm của Đảng
Ông Kim nói khá hay nhưng ông quên với Đảng Cộng Sản thì hiến pháp và luật pháp chỉ là vật trang trí và Đảng luôn ngồi xổm lên hiến pháp và luật pháp
LÃO HỦ
 

VIỆT NAM CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC


 


Phỏng vấn HT Thích Quảng Độ về lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc

2012-06-30
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trả lời phóng vấn Đài Á Châu Tự Do về Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc ngày Chủ nhật 1.7.2012.


AFP photo
Những poster của người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách

Ỷ Lan: Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Hôm qua Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế loan tải Thông bạch của Đức Tăng Thống kêu gọi đồng bào các giới tham gia cuộc biểu tình ngày chủ nhật 1.7 này để phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc vào lãnh hải Việt Nam. Vì sao phải biểu tình, bạch Đức Tăng Thống?
Đức TT Thích Quảng Độ: Là bởi vì mình không còn có một phương tiện nào để bày tỏ nguyện vọng cũng như tâm tư của người dân đến Nhà nước. Thành ra phải nhờ phương tiện biểu tình. Biểu tình để bày tỏ ý nguyện của mình, ý nguyện thiết tha bây giờ là phần nhiều ai cũng thấy, đó là tình trạng mất còn của đất nước, đang lấn chiếm dần dần càng ngày càng tăng thêm.
Ngay ở trên đất liền thì bây giờ ta đã thấy từ Lạng Sơn đến Cà Mau tất cả cơ sở như miền Bắc, họ đã cho người Trung Quốc thuê rừng, miền Trung thì họ cho khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, ở miền Nam họ cho thuê đất trồng khoai, trồng rau, v.v… Ngay ở tỉnh Bình Dương kế Saigon đây người Tàu đã mở Trung tâm như Chợ Lớn ngày xưa, nhưng bây giờ rộng lớn hơn, gồm 150 nghìn dân trên đất liền như thế.
Người ta nói quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, đất nước lâm nguy thì người dân thường cũng phải trách nhiệm, có bổn phận đối với dân tộc, đất nước.
Đức TT Thích Quảng Độ
Ngoài biển thì Hoàng Sa, Trường Sa bao nhiêu năm nay ai cũng biết rồi. Họ đã thành lập một thành phố Tam Sa, tức họ đặt cơ sở chính của thành phố đó ở đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tất cả những cái đó là nguy cơ mất nước đến nơi. Mà trông vào Nhà nước này thì thực sự chưa có dấu hiệu gì họ lo lắng về chuyện đó.
Do đó, chủ nhật tới đây, 8 giờ sáng chúng tôi đi ra tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở đây nhờ họ chuyển văn thư gửi cho ông Đại sứ Trung Quốc ở ngoài Hà Nội. Đồng thời đi tham dự các cuộc biểu tình, mà dự ở đâu, địa điểm nào thì không thể nói trước được.
Trong tình hình này, dưới chế độ hà khắc như thế này, rất ít người dám làm. Họ rất muốn đấy, nhưng không dám đứng lên đề xướng hay kêu gọi, thì Giáo Hội từ trước đến giờ vẫn cứ phải chịu đựng bao nhiêu khó khăn rồi, coi như cũng quen rồi. Người ta nói quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, đất nước lâm nguy thì người dân thường cũng phải trách nhiệm, có bổn phận đối với dân tộc, đất nước. Do đó, Giáo Hội đã kêu gọi trong toàn dân nếu ai mà còn tha thiết lo âu đến tương lai dân tộc, ở Hà Nội, ở Huế, ở Saigon, càng tham gia đông càng mừng, càng tốt cho dân tộc. Mục đích biểu tình là như thế.

ĐỪNG SỢ!

Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng, thông thường người ta bảo chư Tăng Ni chỉ nên lo tu hành, không nên dính tới chính trị. Biểu tình là một hình thức chính trị. Vậy có phải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang có chủ trương “làm chính trị” khi kêu gọi xuống đường biểu tình, bạch Đức Tăng Thống?
ht-Thich-Q-Do-250.jpg
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. RFA file Screen capture.

Đức TT Thích Quảng Độ: Toàn dân bị chế độ độc tài toàn trị, thì họ sợ nhất là chính trị. Cho nên mình làm cái gì có tính cách chính trị là họ vu cáo ngay là người tham vọng chính trị lật đổ chính quyền. Nhưng biểu tình ở đây rất thông thường. Biểu tình Giáo Hội chủ trương ngày chủ nhật tới đây mà các vị đi tham gia đông đảo đừng sợ gì, đừng lo gì. Ai cản đâu thì mình ngồi đó, là bởi vì mình biểu tình đây là để bày tỏ nguyện vọng tha thiết với nhà nước phải bảo vệ đất nước này. Truyền thống bốn nghìn năm văn hóa. Thời đại văn minh đây không lẽ mình cúi đầu chịu đầu hàng à? Để cho người Trung Quốc họ thống trị Việt Nam à? Không được! Còn cái làm chính trị nó khác. Cái đó, trách nhiệm đó nhà nước phải lo. Giữ giặc, bảo vệ đất nước, giữ ở ngoài biển, trên bộ, đấy là trách nhiệm nhà nước. Người dân chỉ nhắc nhở thế thôi. Chứ đừng thấy người dân biểu tình là lo người ta cướp chính quyền của các vị. Làm sao cướp được? Một quân đội như thế, những nhà tù như thế, mạng lưới Công an như thế, làm sao mà lật đổ các vị? Chính quyền trong tay các vị. Người dân đây chỉ có mỗi một phương tiện duy nhất là xuống đường để bày tỏ ý hướng mình thôi.
Báo chí bây giờ không được nói. Báo chí trong lề phải mới được nói. Nói trái thì người ta dập đi, mà lề phải toàn ca tụng nhà nước giàu có, hạnh phúc. Tăng Ni ở đây cũng trên hết, trước hết, là một người dân của một nước đã, tức là một thành viên trong một đất nước gồm có chín mươi triệu dân đây. Trước hết và trên hết, mỗi một vị Tăng Ni là một công dân, mà đã là công dân phải có cái nghĩa vụ đối với đất nước, đối với tổ quốc, đối với đồng bào.
Thế bây giờ mình tu thì cứ tu. Nhưng mà đến cái tình trạng này mình phải xuống đường biểu tỏ tinh thần cũng như tâm huyết của một người dân, chứ không là tư cách một vị sư. Tâm huyết của một người công dân Việt Nam chuyển đến nhà nước để nghe tiếng nói đó, hiểu thấu được tình trạng đó, để mà lo việc nước. Chứ đâu phải biểu tình đòi lật đổ.
Ông sư, Tăng Ni có hai bàn tay trắng có gì mà phải lo?
Nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!
Đức TT Thích Quảng Độ
p>Hai chữ chính trị rất thông thường, đâu có gì mà nguy hiểm như độc tài họ quan trọng hóa ra. Họ bảo vệ cái độc quyền chính trị của họ. Vậy công việc của một nhà nước, bổn phận, nghĩa vụ của một nhà nước đối với các việc nước, việc dân là phải sửa sang cái đất nước, việc dân ấy, cho ngay thẳng chính đáng. Đấy chính trị là thế thôi, chứ đâu phải Tăng Ni xuống đường để làm cái gì. Còn làm chính trị là phải lập đảng, như thế mới là làm chính trị. Còn người dân không biết cách nào, làm thế nào, trước vận nước như thế, nó ngổn ngang, nguy hiểm như thế, thì chỉ còn biết cách xuống đường bày tỏ như thế để dùng cái đó mà nói với nhà nước, dùng đôi chân để nói với nhà nước. Đâu có mưu đồ chính trị gì mà sợ.
Thành ra nhân đây tôi kêu gọi đừng sợ chính trị. Nó là con ngáo ộp. Nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!
Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.
Thời đại này không thể độc tài phát xít được nữa, mà phải là một chế độ dân chủ. Tất cả các chế độc độc tài, phát xít sẽ lần lượt đi vào bảo tàng viện hết.
Như vậy, nếu lúc này đang là lúc nguy hiểm thù trong giặc ngoài, mà nhà nước tìm cách mở rộng cái hoạt động chính trị ra để cho mọi người tham gia, tất cả đại diện các thành phần trong đất nước, trong khối dân tộc tham gia để giúp việc duy trì nên độc lập mà đã tốn bao xương máu mới đạt được đây.


phuong112711-250.jpg
Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ nhật 27-11-2011, để ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội soạn thảo luật biểu tình, vừa mới bắt đầu đã bị công an trấn dẹp. Courtesy NXDblog.
Cái thế đảng Cộng sản, một mình đảng Cộng sản không làm được đâu. Cộng sản còn kẹt cái lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa, rồi thêm vào đó “16 Chữ Vàng, 4 Tốt” thành ra ngại không làm được. Bởi thế cho nên phải nhờ cái sức hỗ trợ của toàn dân, là những người tha thiết, yêu nước nhất, là giới thanh niên, sinh viên, là trụ cột, rường cột của quốc gia trong tương lai, thì phải để cho họ tham gia. Phải khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chính trị trong lúc này. Sau các ông có qua đời đi rồi, họ lãnh đạo đất nước chứ ai. Thanh niên là tương lai của dân tộc, nước nào, dân tộc nào cũng thế thôi. Bây giờ họ xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước mà phải giấu kín, không dám gọi nhau, không dám rủ nhau, hẹn nhau chỗ đó chỗ kia như đi ăn trộm. Có thấy nhục không? Tương lai đất nước, lo cho đất nước mà phải như thế à? Biểu tình cũng phải giấu diếm, mặc áo mưa mà đi. Có tủi hổ với thế giới không?
Ỷ Lan: Bạch Đức Tăng Thống, được biết ngoài Thông bạch kêu gọi biểu tình nói trên, Đức Tăng Thống còn có văn thư phản đối gửi tới ông Khổng Huyễn Hựu, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội. Điều này đúng không? Nếu đúng, xin Đức Tăng Thống có thể tiết lộ cho thính giả Đài Á Châu Tự Do nội dung đề cập trong văn thư nói trên?
Đức TT Thích Quảng Độ: Vâng văn thư đó thì có. Nhưng nội dung thì ở đây tôi không thể nói hết được đâu, mà cũng không tiện nói bây giờ. Xin cô Ỷ Lan thông cảm. Chỉ có cái bức thư đó là có, ngày hôm nay đã chuyển đi rồi.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã dành cuộc phỏng vấn cho Đài Á châu Tự do.
Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thichquangdo-call-for-demonstration-ylan-06302012160406.html

 

Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam

Người biểu tình cầm biểu ngữ chống Trung Quốc tuần hành qua đường phố Hà Nội, ngày 1/7/2012




Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam

Người biểu tình cầm biểu ngữ chống Trung Quốc tuần hành qua đường phố Hà Nội, ngày 1/7/2012
CỠ CHỮ
Một ngày sau khi diễn ra các cuộc tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hãy hành động có lợi cho mối quan hệ song phương, nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vị Dân, tại cuộc họp báo ngày 2/7 nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phản đối hành động của các nước gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp ở Biển Đông.
Vẫn theo lời ông Lưu, Trung Quốc luôn coi trọng tình hữu nghị và sự hợp tác với Việt Nam và Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết thỏa đáng các tranh chấp theo đúng những gì lãnh đạo hai nước Việt-Trung đã nhất trí.
Hôm 1/7, hàng trăm người Việt Nam tại hai thành phố lớn ở Sài Gòn và Hà Nội đã xuống đường để bày tỏ thái độ phản đối các hành động mới đây của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua.
Dù không bị trấn áp mạnh tay như các cuộc tuần hành tương tự hồi năm ngoái, nhưng nhiều người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc trước đây đã bị lực lượng an ninh sách nhiễu và ngăn cản không cho họ xuống đường lần này. Cô Trịnh Kim Tiến, một gương mặt được nhiều người biết đến từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, là một người trong số đó. Tiến cho biết:
“Hôm qua (1/7) em ở trong Sài Gòn. Em ra nhà thờ Đức Bà để tham gia biểu tình, em bị giữ trên đó và họ buộc em phải quay về. Và em tự biểu tình tại nhà luôn. Một số người khác sau khi tham gia biểu tình bị họ bắt nguội. Có một bạn tên Châu Văn Thi chỉ vì mang máy hình trên đường mà bị họ bắt giữ từ sáng hôm qua, bị giam hơn 24 tiếng. Tới trưa hôm nay (2/7) họ mới thả bạn ấy ra.”
Trong số những người bị bắt về đồn công an trong cuộc tuần hành ngày 1/7 tại Sài Gòn có blogger Huỳnh Thục Vy. Cô thuật lại:
“Ngày 1/7 tôi và năm anh chị em trong nhà xuống đường theo lời kêu gọi của mọi người. Lúc đầu mình tời nhà thờ Đức Bà, rồi qua công viên 30/4. Sau đó, nhóm tăng lên mấy chục người. An ninh đứng đầy công viên, bất thần họ ập tới đạp tất cả anh chị em mình vào xe 16 chỗ ngồi. Chúng mình cố vươn ra ngoài hét to lên rằng “Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam”. Sau đó, người ta bắt mình và chồng mình về công an phường Cô Giang. Em trai mình bị họ bóp cổ, bẻ tay, và bị đánh rất nhiều. Chồng mình cũng bị đánh rất nhiều. Họ bắt về làm việc suốt 12 tiếng đồng hồ. Cuối cùng họ ra quyết định thông báo miệng rằng chúng mình đã gây rối trật tự công cộng và xử phạt riêng mình 1,5 triệu. Có rất nhiều người biểu tình khác cũng bị bắt. Nhiều người khác đã bị ngăn cản ở nhà, những người đã từng đi biểu tình yêu nước trước đây như Bùi Hằng cũng đã bị giữ ở nhà, không thể đi biểu tình được.”
Những người biểu tình nói đây là cuộc tuần hành tự phát, không có người lãnh đạo và cũng không bị ai xúi giục, tất cả đều xuất phát từ sự tự nguyện và tấm lòng yêu nước, bức xúc trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lên án việc chính quyền Việt Nam cản trở công dân tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc là vi phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hành động của an ninh Việt Nam chống lại các cuộc tuần hành bài Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ chính quyền Việt Nam luôn sách nhiễu bất kỳ hình thức phản kháng ôn hòa nào của công chúng bất kể nguyên nhân hay vấn đề nào. Thật đáng mỉa mai là ngay cả hành động bày tỏ sự ủng hộ chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc cũng bị công an gây áp lực, trong đó có việc hăm dọa và cấm cản các nhà hoạt động, và thậm chí là bắt giữ tùy tiện như trường hợp của bà Bùi Minh Hằng hay blogger Huỳnh Thục Vy, hầu ngăn không cho họ đi tuần hành chống Trung Quốc. Những hành vi này cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền căn bản của công dân.”

Lời kêu gọi tuần hành phản đối Trung Quốc trước tòa đại sứ và lãnh sự quán của Bắc Kinh ở Hà Nội và Sài Gòn ngày 1/7 được lan truyền trên các trang mạng xã hội sau khi Trung Quốc loan báo thành lập thành phố Tam Sa quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam và cho mời thầu thăm dò 9 lô dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Hơn chục cuộc tuần hành chống Trung Quốc hồi mùa hè năm ngoái ở Sài Gòn và Hà Nội đã bị an ninh trấn áp mạnh tay, khiến công luận bất bình.
http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-cua-trung-quoc-truoc-cac-cuoc-tuan-hanh-o-vietnam/1352617.html





VIỄT NAM CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC


 

 Công an ngăn chận biểu tình chống TQ

 Hàng trăm người đủ mọi thành phần đã tập trung biểu tình tuần hành ở Hà Nội và Saigon vào sáng ngày hôm nay Chủ nhật 1/7.


Ảnh: Truyền Thông Chúa Cứu Thế - VRNs
Blogger Huỳnh Thục Vy và các bạn bị công an bắt giữ tại Sài Gòn trong lúc biểu tình chống TQ hôm 1/7/2012.



Theo tin ghi nhận, công an đã cố gắng sớm ngăn chặn nhưng đã không cản được đoàn người yêu nước hướng về Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở TP.HCM.
Trong một tuyên bố phổ biến cho báo chí, ông Phil Robertson phó giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nhận định rằng: Hành động của công an tại các cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm nay ở Hà Nội và TP.HCM, một lần nữa chứng tỏ phản ứng quen thuộc của chính quyền nhằm quấy rối và ngăn chặn mọi hình thức phản đối ôn hòa của công chúng, bất kể vì lý do gì.
Vẫn theo Human Rights Watch, thật là mỉa mai khi những hành động ủng hộ chính sách của Chính phủ đối với Trung Quốc lại chịu sức ép thô bạo của công an, kể cả sự hăm dọa quấy nhiễu và hạn chế đi lại đối với các nhà hoạt động và gia đình họ. Thậm chí một số blogger và nhà họat động nổi tiếng như Bùi Thị  Minh Hằng và Huỳnh Thục Vy đã bị tạm giữ một cách tùy tiện để họ không thể tham gia biểu tình.
Human Rights Watch nhấn mạnh rằng, Việt Nam có kế hoạch tìm kiếm một vị trí tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong tương lai gần, nhưng việc này sẽ rất khó đạt được, khi mà những hành động như vừa nêu thể hiện việc Hà Nội tiếp tục coi thường những quyền cơ bản của con người.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hanoi-sgon-rally-to-protest-against-cn-07012012102540.html





Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc

2012-07-01
Sáng ngày 1 tháng 7, hàng loạt các cuộc xuống đường đã xuất hiện ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế.


Photo courtesy of NXD's blog
Ông Andre Hồ Cương Quyết giương cao biểu ngữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Saigon hôm 01/07/2012.
Các sự việc này đã diễn ra như thế nào?

Tại Saigon

china-protest-jul012012-saigon-250.jpg
Hình ảnh đợi biểu tình ở Sài Gòn hôm 1/7/2012. Photo courtesy of NXD's blog.
Để ghi nhận về diễn biến của các cuộc biểu tình đang diễn ra nhiều nơi trên cả nước, chúng tôi có cuộc phỏng vấn cùng nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn, một cựu quân nhân đang sống tại Hà Nội. Chúng tôi được ông Toàn cho biết: “Trước hết tôi phải nói là một số những nhà đấu tranh, đối kháng có tên tuổi; có lập trường chính trị về dân chủ hóa đất nước, cũng như là chống Trung Quốc xâm lược như chúng tôi thì đã bị đặt chốt canh gác rất chặt chẽ. Chốt từ 5 giờ sáng. Tuy nhiên qua một số anh em, chị em bạn bè gọi điện thoại đến. Và những người khác đã vượt được vòng vây, do cải trang lọt được vào nhà tôi.
Từ Sài Gòn gọi điện ra cho tôi biết, Sài Gòn vẫn nổ ra các cuộc biểu tình. Nhiều người tuần hành chung quanh các đường phố ở trung tâm quận 1, ở gần nhà thờ Đức Bà. Nhưng họ không làm sao tiến sát vào Tổng lãnh sự Trung Quốc đặt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Tham gia đoàn biểu tình thì có rất nhiều thanh niên, sinh viên và trí thức; những cư dân trên mạng, những người từng tham gia các cuộc biểu tình lần thứ 1, lần thứ 2 vào năm ngoái.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Tham gia đoàn biểu tình thì có rất nhiều thanh niên, sinh viên và trí thức; những cư dân trên mạng, những người từng tham gia các cuộc biểu tình lần thứ 1, lần thứ 2 vào năm ngoái. Cuộc biểu tình lần này ở Sài Gòn thì số lượng không lớn bằng năm ngoái, có chừng khoảng từ 300 – 350 người.
Trong đoàn biểu tình, theo các nguồn tin từ trong Sài Gòn và những video clip lần lượt được công bố gởi cho chúng tôi thì tôi thấy đã xuất hiện như ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh; người có 2 quốc tịch Việt Nam và Pháp là Hồ Cương Quyết cũng đã tham gia đoàn biểu tình. Họ xuống đường bằng những biểu ngữ rất là lớn, bằng tiếng Việt và tiếng Anh: chống Trung Quốc xâm lược, lên án Trung Quốc gây hấn.v.v... Ngoài ra, chúng tôi còn thấy ông Huỳnh Tấn Mẫm, cựu tù chính trị dưới thời Việt Nam Cộng Hòa; giáo sư Tương Lai, một trí thức xã hội chủ nghĩa. Và rất nhiều các nhân vật có tên tuổi khác.
Bên cạnh đó thì giới trẻ, giới sinh viên; họ đi trên vỉa hè rất là trật tự và hô vang các khẩu hiệu: “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”.v.v. Đến hiện nay, cuộc biểu tình vẫn đang tiếp tục ở Sài Gòn.”

Ở Hà Nội

china-protest-jul012012-hanoi-250.jpg
Biểu tình ở Hà Nội hôm 1/7/2012. Photo courtesy of NXD's blog.


Về tình hình biểu tình ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết một số nét chính như sau: “Ở Sài Gòn có thuận lợi là trời nắng không mưa. Riêng tại Hà Nội thì đêm hôm qua, cho đến lúc 7 – 8 giờ sáng trời vẫn rất mưa. Nhưng mà nhân dân vẫn xuống đường biểu tình khá đông đảo. Đoàn biểu tình tụ tập, xuất phát từ chân tượng đài Lý Thái Tổ bên kia Bờ Hồ. Có cụ bà Lê Hiền Đức, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, có nghệ sỹ violon đường phố Tạ Chí Hải, cựu nhà báo Dương Thị Xuân, có bác sỹ Phạm Hồng Sơn và rất nhiều những người khác. Số lượng biểu tình ở Hà Nội lần này thì không được đông. Chừng độ khoảng trên dưới 200 người thôi.
Như vậy là dưới trời mưa và cả sự cản phá của công an cũng không ngăn cản được nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Như vậy là dưới trời mưa và cả sự cản phá của công an cũng không ngăn cản được nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Hiện nay đoàn biểu tình đang diễu hành trên các đường phố Hàng Bông, Hàng Khay, Tràng Thi và xung quanh Bờ Hồ. Và một điều không thể không nhắc đến là chị Bùi Thị Minh Hằng, ở Sài Gòn, đã bị công an bắt giữ, áp tải.”
Ngoài trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an bắt giữ lúc 5 giờ 30 sáng tại ga Hòa Hưng, còn ông Nguyễn Chí Đức, một đảng viên cộng sản từ Hà Nội vào Sài Gòn trước để cùng với các bạn tuần hành yêu nước, cũng bị công an bắt giữ. Ông Đức là người từng bị một đại úy công an tên là Minh đạp vào mặt, sự việc này được ghi nhận trong một tấm hình nổi tiếng hồi năm ngoái. Chúng tôi còn ghi nhận được các trường hợp bị công an mời làm việc như chị Huỳnh Thục Vy, anh Huỳnh Trọng Hiếu, cô Trịnh Kim Tiến, anh Trần Hoài Bão.

Và cả Huế

china-protest-jul012012-hue-250.jpg
Hòa thượng Thích Chí Thắng (Chùa Phước Thành, Huế) bị công an xô đẩy về chùa hôm 1/7/2012. Photo courtesy of Danlambao.


Ở các địa phương khác, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết:
“Đặc biệt ở Huế, hưởng ứng lời kêu gọi của đại lão Tăng Thống Thích Quảng Độ, rất nhiều tăng sỹ, tu sỹ Phật giáo Việt nam Thống nhất đã dẫn đầu cuộc biểu tình. Nhưng họ đã bị công an ở Huế ngăn chặn, đàn áp, bắt giữ rất thô bạo.”
So với những lần xuống đường trước đây, điểm mới trong lần biểu tình này là người dân ở các thành phố lớn muốn bày tỏ sự ủng hộ về những mặt tích cực của Luật Biển Việt Nam mà Quốc hội vừa thông qua ngày 21/6. Liên quan vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi cùng nhà báo Trương Minh Đức, một nhà bất đồng chính kiến vừa mới ra tù, hiện đang sống tại Bình Phước. Chúng tôi được ông Đức cho biết:
Đặc biệt ở Huế, hưởng ứng lời kêu gọi của đại lão Tăng Thống Thích Quảng Độ, rất nhiều tăng sỹ, tu sỹ Phật giáo Việt nam Thống nhất đã dẫn đầu cuộc biểu tình. Nhưng họ đã bị công an ở Huế ngăn chặn, đàn áp, bắt giữ rất thô bạo.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
“Tôi nghĩ đây là các cuộc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thấy được nguy cơ xâm lăng của Trung Quốc về biển đảo, mà trong nhiều năm qua chính quyền cộng sản Việt Nam đã làm ngơ trong vấn đề này. Với một sức ép lớn từ quốc tế và những người dân ở trong nước, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã thông qua Luật Biển đảo. Đây là một động thái rất là tích cực mà người dân ở trong nước và kiều bào hải ngoại rất đồng tình ủng hộ.
Mặc dù ở nhà nhưng tôi vẫn kết nối với đường dây điện thoại của nhiều anh em, từ lúc sáng sớm. Được cho biết là, công an cũng đưa lực lượng đến để khống chế và bắt giữ một số người biểu tình, và một số blogger ở trong nước đang đi lấy thông tin cho người biểu tình thể hiện lòng yêu nước của mình đối với Việt Nam. Đây là một hành động, gọi là công an Việt Nam đã sách nhiễu đồng bào yêu nước và bắt giữ các blogger này là trái phép.
Theo ý kiến của tôi, thì đây là một việc công an Việt Nam đã làm trái lại những gì mà Quốc hội đưa ra. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho sách nhiễu hoặc bắt bớ, đây là một vấn đề vi hiến và trái pháp luật.”
Quyền công dân của mỗi người gắn liền với bản lĩnh cá nhân. Mọi người dân hoàn toàn có đủ tư cách bày tỏ chính kiến của mình nơi công cộng, điều này là hợp pháp. Trong kỷ nguyên hậu ý thức hệ, nhân vật trung tâm của các chuyển dịch trong xã hội chính là quần chúng.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/demonstrations-on-july-1-in-vn-nhkhanh-07012012093244.html


 



DẬY MÀ ĐI

Cập nhật lúc 10h10:

Sài Gòn: Blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết, sau khi rời đoàn biểu tình, Vì và các bạn đang bị rất đông CA theo sát (trước đó họ âm mưu bắt nguội một lần nhưng không thành). Hiện tại Vi và các bạn blogger trẻ đang trên xe Bus đi về phía điểm dừng cuối là chợ Nông sản Thủ Đức. Các bạn e ngại sẽ bị bắt nguội tại khu vực này. Bạn đọc ở gần khu vực chợ Nông Sản Thủ Đức nếu có điều kiện hãy đến hỗ trợ cho những blogger của chúng ta.

Tin Dân Làm Báo nhận được từ ông Huỳnh Ngọc Tuấn, bố của Huỳnh Thục Vy cho biết:

Các bạn Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Khánh Vy, Lê Khánh Duy, Đỗ Minh Đức và Hương (bạn gái của Hiếu) đã bị công an bắt. Các bạn bị tách riêng ra mỗi người một nơi. Hiện nay gia đình chỉ liên lạc được với Huỳnh Trọng Hiếu đang bị làm việc tại đồn công an (nhưng không biết ở đâu).

Lúc 10h00, anh Huỳnh Công Thuận đã bị bắt, giữ giấy tờ và đưa về đồn công an phường Bến Thành, gần ks New World

Hà Nội: Đoàn biểu tình mỗi lúc một đông, vừa đi vừa hô vang những khẩu hiệu yêu nước.

Cập nhật lúc 09h55:



Sài Gòn: Đoàn biểu tình đang tụ tập tại công viên 30/4.

Công an Sài Gòn đang giở trò “bắt nguội” những người biểu tình yêu nước. Tin cho biết, một nhóm blogger trẻ đã bị Cảnh sát Giao thông chặn bắt khi đang đi taxi. Những viên CSGT yêu cầu tài xế taxi phải chở mọi người về đồn CA, tuy nhiên, hành động trái pháp luật này đã bị các bạn phản ứng quyết liệt. Hiện tại, nhóm bạn trẻ đang bị rất đông an ninh chìm nổi bao vây.

Blogger Huỳnh Công Thuận chở sếp đến làm việc tại KS New World, trong khi chờ sếp, anh Thuận xuống xe mua nước uống thì bị 4 kẻ mặc thường phục áp sát, đòi giật điện thoại di động trên tay.
Hà Nội: Đoàn biểu tình đã quay lại khu vực Bờ Hồ

Biểu tình Hà Nội

Cập nhật lúc 09h30:

Sài Gòn: Đoàn biểu tình đã đến rất gần LSQ Trung Quốc, tuy nhiên đã bị hàng rào lực lượng an ninh dày đặc ngăn chặn. Mọi người buộc phải quay trở lại công viên 30/04.

Có thể nói, bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản và nhiều thủ đoạn giữ người trái phép, vẫn có rất nhiều công dân yêu nước xuống đường tuần hành ôn hòa.

Trong lúc đó, bạn Trần Hoài Bão (Facebook Vô Thường), đã bị lực lượng an ninh buộc phải quay về nhà tại khu vực ngã 4 Phú Nhuận. Trước đó, đêm hôm qua 30/06/2011, an ninh đã cử người đến nói chuyện và thuyết phục Bảo không tham gia tuần hành. Lý do phía an ninh đưa ra là sẽ có trấn áp, và họ muốn đảm bảo sự an toàn của Bảo.

‎Lúc 9h20: Trịnh Kim Tiến đang trên taxi, có 4 anh an ninh đi theo ép tài xế chạy theo hướng họ yêu cầu.

Lúc 9h30: thêm một bạn trẻ nữa bị giữ tại Công an Quận 1 - Sài Gòn, đó là Facebooker Quốc Anh. Ngoài ra, CTV cho biết, một Blogger khác tên Vi cũng bị bắt giữ trái phép tại CA Phường Cầu Kho. Hai chị em Huỳnh Trọng HiếuHuỳnh Thục Vy hoàn toàn mất liên lạc.

Tin cho biết, sáng nay, lúc 8g blogger Uyên Vũ chở vợ đi học Anh Văn. Vừa ra khỏi nhà đã bị những kẻ mặc thường phục chặn lại, vì không có lý do chặn đường được, họ bám theo sát. Đến quãng đường vắng, họ đã ép xe bắt quay về. Sau một hồi tranh cãi, họ không thể trình được giấy tờ lẫn lý do nên theo đến tận trường học và gọi thêm viện binh. Sau đó lực lượng khoảng 6-7 người mặc thường phục khác nên đã bao vây trường học, xộc vào văn phòng trường, xưng là an ninh.

Blogger Hồ Điệp (vợ của blogger Uyên Vũ) đang có bầu lớn, sắp đến ngày sinh vì phẫn uất đã lên cơn đau bụng và ói xối xả ngay cổng trường. Blogger Uyên Vũ đành phải chở vợ về nhà tịnh dưỡng. Hiện tại, những kẻ xưng là an ninh tiếp tục bao vây nhà không cho ra khỏi cửa.


Video biểu tình tại Sài Gòn (Nguồn: Facebook Nguyen Van Hung)

Hà Nội: Đoàn biểu tình đang tiến thẳng về Đại Sứ Quán Trung Quốc


Cập nhật lúc 09h00:

Sài Gòn: Mặc dù đường Hai Bà Trưng đã chính thức bị phong tỏa. Tuy nhiên, đoàn biểu tình với khí thế trào dâng mạnh mẽ đang nỗ lực tiến thẳng đến Lãnh sự quán Trung Quốc. Hiện nay, đoàn biểu tình đang có mặt tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng, và đang ở rất gần lãnh sự quán TQ.
Hà Nội: Dù trời Hà Nội vẫn còn mưa, nhưng đông đảo người dân vẫn có mặt để biểu dương lòng yêu nước.
Biểu tình ở Hà Nội (Ảnh: CTV Danlambao )
Cập nhật lúc 8h45:
Sài Gòn: Đoàn tuần hành lên đến hàng trăm người đã tiến đến khu vực Hồ Con Rùa. Theo quan sát, trong đoàn biểu tình có ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Cương Quyết...
Trước đó, lúc 8:40, bạn Trịnh Kim Tiến và gia đình tham dự xong thánh lễ Chủ Nhật thì được an ninh mặc thường phục mời làm việc. Kim Tiến đề nghị an ninh xuất trình giấy tờ thì họ không đáp ứng được yêu cầu này. Họ đề nghị Kim Tiến cứ về trụ sở làm việc trước đi đã. Lý do phía an ninh đưa ra là: Hôm nay không cấm mọi người vào công viên, chỉ là gia tăng lực lượng bảo vệ vì đây khu vực nhạy cảm.
Nhiều người xung quanh bất bình vì đây là khu vực công cộng, và trẻ con thì cần có chỗ nghỉ ngơi, uống sữa.
Trên tuyến đường Hai Bà Trưng từ ngã tư Hai Bà Trưng - Lê Duẩn đến Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ, lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân phòng, an ninh thường phục được bố trí dày đặc.

Cập nhật lúc 8h35:
Sài Gòn: Đã bùng nổ. Mọi người đã tập trung tại công viên 30/4. Nhiều biểu ngữ đã được đưa lên, hàng trăm người đang bắt đầu tuần hành, hướng về phía Diamond Plaza.
Trong một diễn biến trước đó, tại khu vực công viên 30 tháng 4, khoảng hơn 10 bạn trẻ bị bắt giữ lên xe một cách thô bạo. Trong số những người bị bắt giữ có Huỳnh Thục VyHuỳnh Trọng Hiếu.

Ảnh: Facebook Nguyen Van Hung
Hà Nội: Có mặt trong đoàn biểu tình tại Hà Nội, có TS Nguyễn Quang A, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn...


Cập nhật lúc 8h15:
Sài Gòn: Gần 10 người cùng một xe hơi 12 chỗ ngồi bao vây quanh khu vực nhà bạn Nguyễn Hồ Nhật Thành (Facebook Paulo Thành Nguyễn). Và khi Thành rời nhà đến công ty thì có tới 4 người theo rất sát.
Bạn Trịnh Kim Tiến (Facebook Trinh Kim Kim) cùng gia đình đi lễ tại Nhà thờ Đức Bà thì bị hai người mặc thường phục đến giữ tay và lôi kéo đi, với lý do: nghi ngờ Kim Tiến mang theo hàng cấm trong người. Bạn Tiến phản đối việc an ninh không sắc phục, không giấy tờ đòi giữ người vô cớ và đề nghị được kiểm tra người ngay tại chỗ. Hai an ninh này đuối lý đã bỏ đi.
Hà Nội: Trời đã tạnh mưa, quanh khu vực vườn hoa Lênin đã có khoảng gần 30 người có mặt.

Ảnh: CTV Danlambao
Cập nhật lúc 07h40:
Tại Sài Gòn: Đã xuất hiện một số bạn trẻ ngồi rải rác nhiều nơi.
Xung quanh khu vực Lãnh sự quán Trung Quốc tại 175 Hai Bà Trưng bị chốt chặn bằng hàng rào, CA dày đặc. Con đường này bình thường rất đông người qua lại, tuy nhiên hiện nay đã bị cấm lưu thông, xe cộ không thể qua lại được. Các ngã 4 dọc theo đường Hai Bà Trưng đều bị phong tỏa, kéo dài từ giao lộ Điện Biên Phủ đến Võ Thị Sáu…
Khu vực chung quanh công viên 30 tháng 4 dày đặc an ninh chìm nổi, Cảnh sát giao thông, dân phòng và các lực lượng ô hợp khác
Các quán ăn, quán café chung quanh khu vực lãnh sự quán TQ bị CA bất ngờ ập vào kiểm tra giấy tờ. Đã xảy ra trường hợp bắt người trái phép.

Bạn Châu Văn Thi (Facebook Yêu Nước Việt) đã bị CA bắt giữ trái phép trên đường Đinh Tiên Hoàng, hiện Châu Văn Thi đang bị giam tại trụ sở CA Phường Đa Kao.

Anh Nguyễn Chí Đức, từ Hà Nội vào Sài Gòn trước để cùng với các bạn tuần hành yêu nước đã bị CA bắt giữ sáng nay cùng với chị Bùi Hằng, hiện tại đã hoàn toàn mất liên lạc.

Tại Hà Nội: Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội đang mưa rất to.

07:30 sáng - 7:30 tại Sài Gòn, khu vực xung quanh dinh Độc Lập có rất nhiều công an, an ninh xuất hiện. Tuy nhiên không thấy xe cảnh sát, xe phá sóng, không có các bảng ngăn cấm. Hà Nội trời đang mưa rất lớn.

06:40 sáng - Sài Gòn trước giờ biểu tình: Bùi Hằng bị bắt, CA gia tăng sách nhiễu
Danlambao - Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc ngay từ khi mới phát động đã bị đáp trả bởi hàng loạt phản ứng từ phía nhà nước. Trong nhiều ngày qua, lực lượng CA ở hai đầu Hà Nội lẫn Sài Gòn liên tục có những hành vi sách nhiễu, dọa nạt những người tham gia biểu tình. Nhiều người bị an ninh chìm theo dõi, gửi giấy mời, khủng bốbằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Thậm chí, họa sĩ Lê Hào còn bị gửi giấy mời lên làm việc về việc “thông cống rãnh”(?!) Tin tức mới nhất cho biết, lúc 05h30 sáng nay, 1/7, chị Bùi Thị Minh Hằng đã bị CA bắt giữ trái phép tại Sài Gòn.

Họa sĩ Lê Hào bị gửi giấy mời vào chủ nhật, về việc "khai thông cống rãnh"

Nghiêm trọng nhất là trường hợp hai mẹ con chị Trần Thị Nga tại Hà Nam. Từ hôm 29/06, chị Nga và gia đình liên tục bị an ninh chìm nổi uy hiếp, khủng bố. Hai mẹ con rơi vào trạng thái hoảng loạn.

Tại Sài Gòn, các ngôi chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống NhấtThanh Minh Thiền Việnchùa Giác Hoa đều bị an ninh phong tỏa dày đặc.


Nhiều blogger khác cũng bị sách nhiễu dưới nhiều hình thức khác nhau, như trường hợp của anh Huỳnh Công Thuận, Lê Quốc Quyết, Huỳnh Thục Vy và chồng sắp cưới…

Ngoài ra, có một số blogger bị CA đến tận nhà đe dọa về việc tham gia biểu tình, nhiều người bị an ninh đóng chốt trước cửa nhà. Mỗi trường hợp bị theo dõi, CA Sài Gòn cắt cử ít nhất là 4 nhân viên an ninh.

Tin tức mới nhất cho biết, lúc 05h30 sáng 1/7, chị Bùi Thị Minh Hằng đã bị hai xe công an ập đến bắt giữ. Trong đó, một xe CA mang biển số: 59S1 26914. Hiện tại, chị Hằng đang bị áp giải về Vũng Tàu.

Bất chấp sự đàn áp của cơ quan CA, tinh thần phản kháng của người dân SG vẫn rất mạnh mẽ. Theo ghi nhận, nhiều người đã tìm cách vượt qua sự phong tỏa của CA bằng cách đến nhà bạn bè ở trước đó vài ngày.

Không khí Sài Gòn trước giờ biểu tình diễn ra hết sức căng thẳng, những bước chân yêu nước đã bắt đầu ra khỏi nhà tiến về Lãnh sự quán Trung Quốc.
Ghi chú: Hôm thứ 5, chị Bùi Hằng đã viết Thư ngỏ gửi công an, an ninh về cuộc biểu tình ngày 01.07.2012 có những đoạn như sau:
Việc biểu tình chống Trung Quốc là một trong những quyền của công dân được Hiến pháp công nhận tại điều 69 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thế nhưng thực tế cho thấy từ trước đến nay lực lượng công an, an ninh, dân phòng đã luôn thẳng tay đàn áp, ngăn chặn những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bằng nhiều thủ đoạn. Những người tham gia biểu tình bị bắt giữ, đàn áp, đánh đập, thậm chí là bị đưa đi trại phục hồi nhân phẩm. Chính quyền luôn xem những người biểu tình như một thế lực thù địch. Việc an ninh, công an bắt giữ những người đi biểu tình chống Trung Quốc là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm điều 123 Bộ Luật hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật...
Về cá nhân tôi - một người từng bị chính quyền cưỡng ép đưa đi trại phục hồi nhân phẩm vì xuống đường biểu tình chống Trung Quốc “NẾU BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC VÀ ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA QUỐC HỘI MÀ BỊ ĐÀN ÁP THÌ BẢN THÂN TÔI VÀ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ CHẤP NHẬN TẤT CẢ, KỂ CẢ HY SINH TÍNH MẠNG CHỨ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN BỊ CHÀ ĐẠP NHÂN QUYỀN VÀ HẠ NHỤC NHÂN PHẨM.

*
00:01 sáng. Một ngày mới đã đến. Một tháng hè mới sắp bắt đầu. Những người con yêu quý của Tổ quốc đang chuẩn bị xuống đường để bảo vệ thịt da, máu mủ của tổ tiên giống nòi để lại, như trách nhiệm kế thừa công lao xương máu của tiền nhân, và trách nhiệm giữ gìn di sản cho thế hệ mai sau.

Ngủ ngon, sáng mai ta lên đường.

Dân Làm Báo xin được mở sớm entry Trường thuật buổi Tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lược và ủng hộ Luật Biển Việt Nam với hình ảnh chuẩn bị từ sớm của những trái tim Việt Nam thật trẻ ngày hôm nay.





Nguồn ảnh: Danlambao, banner - nguồn Babui, Facebook Lâm Duy Nguyễn, Facebook Anh Chí, Facebook Nguyen Van Hung.

 

TÀI LIỆU ĐẤU TRANH CHỐNG TRUNG CỘNG TỪ TRONG NƯỚC GỬI RA
Video biểu tình 01.07.2012 tại Sài Gon
                         http://www.youtube.com/watch?v=aEiJYdxnSeI&feature=player_embedded   




HÌNH ẢNH & ÂM NHẠC ĐỘC ĐÁO


ĐIỀM XẤU CHO TRUNG CỘNG
  



 Mời vào xem dưới dây:                                     
 http://www.youtube.com/watch_popup?v=9P53UFVm2-k                                                                         
Phim Video Clip này quá độc đáo về chuyện Trung cộng muốn làm một đoạn băng tuyên truyền cho ngày "quốc khánh" trước công viên bạch ốc có đại sứ tham dự.
Nhưng không ngờ, thiên bất dung gian:
Lúc kéo cờ Trung cộng lên bị tai nạn 3 lần.
1- treo ngược, mấy ngôi sao nằm dưới ...
2- Cờ xoắn, không kéo lên được
3- Cờ xoắn, kẹt dây trên đỉnh cột, không kéo lên được
4- Cố kéo lên, run rẩy ...nhưng vẫn không lên tới đỉnh cột như cờ My  QUỐC
Đến lần thứ tư cờ máu Trung công mới run rẩy leo lên nổi;nhưng vẫn không lên đến tận ngọn cò thua cờ Mỹ một khúc, Đây là điềm gở cho bọn tàu cộng. Tụi ho rất sợ chữ tứ ( bốn )vì na ná với tử ( chết ). Tiếng Nhật cũng vậy, Shitứ, đồng âm với tử. Lại đúng ngay nguoi tàu là  đại mê tín dị đoan. 
Đây là đie62m xấu cho Trung Cộng, báo hiệu rằng trong cuộc chiến Mỹ Hoa, Trung Cộng sẽ đại bại.



XIN MỜI NGHE NHẠCYÊU NƯỚC
Xin bấm vào link để xem video
“Anh Là Ai – Remix Rap” 
 
 
Xin hãy cùng nhau tiếp tục  thắp sáng ngọn lửa Việt Khang.
                                                                   
 
 

CA DAO MỚI

CA DAO MỚI

Chưa đi chưa biết Bến Tre,
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.

Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay.


Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.

Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.

Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.

Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời


Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.

Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.

Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.

Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.

Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.

Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.

Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thầy tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.

Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.

Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.

Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!


Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.

Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân

Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.

Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.


Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.

Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.

Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.

Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.

Bùi Phạm Thành (5/15/2012)

TẬP LÀM VĂN


 
Bài Tập Làm Văn Cuối Cùng!


                                  


Tuần rồi bé Giang cũng có làm bài tập làm văn y chang tấm hình này. Đại khái thế này:
Em ra đường nhìn thấy một người VN tay chân đều cụt không thể nắm bắt hay đi đứng đang bò lăn xin ăn, có một ông Tây đến bưng một hộp cơm gà, ông ta ngồi bẹp xuống đường bất kể, và dìu người ăn mày ngồi dậy dựa vào chân ông, ông vội lấy vạt áo thung của ông lau cái miệng nhơ nhớp và cẩn thận đút từng muổng từng muổng cơm , sự ngạc nhiên của người ăn xin hiện rỏ, ông ta vừa trợn tròn đôi mắt vừa há to miệng để ông tây đưa thức ăn vào...
Sau 3 cái nuốt vội vì quá đói, ông ta đột nhiên hậm hực...thức ăn từ miệng trào ra, đôi mắt ông ta khép lại và nước mắt chảy như khe suối theo khóe mắt, ông Tây vội đặt dĩa cơm xuống đường ôm chầm lấy ông, lâm râm mấy câu ...i love you baby..ilove you baby... anh ăn xin gục đầu vào ngực ông Tây khóc bật thành tiếng...và nhìn từ xa.. mặt anh ăn xin hình như bị ướt sũng... thì ra không phải nước mắt của anh ăn xin làm ướt mặt, vì nước mắt đâu nữa mà ra khi phải cố hết sức để bật thành tiếng rống khô khan vì cảm xúc quá mạnh... Chính là giọt nước mắt của ông Tây. Phải, Giang đã thấy rỏ ông ta to con dạm dỡ cho nên nước mắt của ông ta khủng thật...những giọt nước mắt ông Tây lăn trên mặt anh ăn xin đến đâu cũng đều đổi màu đen nhơ nhớp, bởi vì có lẽ cuộc đời anh ăn xin này có bao giờ được rữa mặt cho dù một lần kể từ khi tay chân lìa khỏi thân mình...! Anh Tây cởi nốt cái áo thung ra lau mặt cho anh ăn xin xong lại lau tiếp theo vào mặt ông ấy vì lệ nhòa đôi mắt làm ông không thấy đường, không biết có phải vì vậy hay vì quá thương người cảnh khó mà ông quên đi vệ sinh tối thiểu giử cho ông hay không.

Dòng người tấp nập, tiếng kèn tiếng nói inh ỏi giữa khói bụi mịt mù...lạ thay! Không một ai ném cái nhìn, cái gì đang xảy ra dưới chân mình. Anh Tây vẫn bịn rịn lúc từ giã đứng lên, anh ta vụt bước đi, khi đến bức tường đối mặt anh ta ngước nhìn lên bức tường rồi lăm răm thế này: -shameful truth..! - corrupt regimes..!....Giang không hiểu ông nói gì, cứ ghi rõ từng lời như vậy. Lúc này, Giang mới khám phá ra là Giang cũng đang khóc, nước mắt Giang làm mờ chữ viết cũng vội kéo áo thung chặm cho ráo kẻo cô rầy.

Bài tập làm văn tự thuật câu chuyện sống thực này Giang nộp cho thầy. Năm ngày sau, Giang được gọi lên văn phòng Giám hiệu, Giang ngồi suy nghĩ không biết điều gì thì được ban tư tưởng giáo dục dạy biểu thế này. - Có ai xúi quẩy em làm bài tập này không? - Dạ không có. - Thế em có biết làm văn thế này là vi phạm nghiêm trọng không? - Dạ không. - Em có biết như vậy là phản động, là bôi bác chế độ ta không? - Dạ cũng không. Dạ thưa thầy, em viết sự thật muh...- Thầy nổi giận đập bàn quát! Dù là sự thật em cũng không được phép viết đúng như vậy, Bác Hồ đã từng dạy 100 năm trồng người em còn nhớ không? Em đã phụ lòng bác kính yêu của chúng ta rồi...

Giang về nhà lòng miên man nghĩ ngợi, chợt hiểu ra là thầy cô buộc Giang phải học tập cách nói dối, phải biết vô cảm mà không có quyền biết thương xót, phải biết nén đau thương để quen chịu đựng như mọi người, phải biết nói dối để tồn tại...Giang tự thấy xấu hổ quá! Xấu hổ cho một thằng học trò không bằng cái cử chỉ nhỏ nhường miếng bánh cho bạn của mấy đứa đánh giày ngoài chợ cầu kho....Một buổi chiều....Giang viết vài hàng cho mẹ đặt dưới gối, và hành động gian dối lần cuối cùng là đặt chiếc gối thay Giang, trùm chiếc mền kín đầu, lẻn nhà ra đi bụi đời kể từ chiều hôm ấy...

Cầu Kho chiều 09 tháng 06 năm 2012
                                                                         

THĂM NGHĨA TRANG BIÊN HÒA

 

Thăm Lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Lương An Cảnh


Nếu không có người hướng dẫn, không thể nào tôi tìm được đường vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trước 75, tôi có dịp đến đây làm Lễ Truy Điệu vào những ngày lễ lớn hay an táng các vị Tướng lãnh từ trần. 


Trước kia khi có dịp qua đây, mọi người đều bị thu hút bởi vẻ uy nghi của tượng đồng Tiếc Thương trên một bệ cao cạnh xa lộ với tư thế suy tư sau cuộc hành quân mệt mỏi, súng gác ngang đùi, mắt hướng vào cõi xa xăm, một tác phẩm rất giá trị về ý nghĩa lẫn nghệ thuật và tạo nhiều huyền thoại trong dân chúng sống gần đó, hay những người thường qua lại vào lúc ban đêm.




Bên cạnh là con đường rộng rợp bóng cây dẫn đến Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ.

Nay tất cả đều bị hủy diệt không còn để lại dấu tích. Thay vào đó là những dãy nhà chen chúc mang bảng hiệu thương mại kinh doanh. Đường vào nghĩa trang bị thu hẹp lại thành một con đường nhỏ như các hẻm trong khu lao động. Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ này bị bỏ hoang không ai chăm sóc, cây cỏ mọc um tùm. Điều khôi hài là ngay bậc thang đầu tiên có một tấm bảng lớn với hàng chữ ‘’Cấm Chụp Hình’’. Dường như đó là một dấu hiệu phổ thông, hiện diện khắp nơi của chế độ cộng sản, mặc dù thực tế chẳng có gì quan trọng để phải cấm. Chung quanh nơi này được bao bọc bởi những bức tường cao làm cho ta có cảm tưởng Nghĩa Trang rộng lớn trước kia chỉ còn sót lại duy nhất nơi này thôi.



Người tài xế rẽ trái vào một con đường nhỏ hơn, lồi lõm, dọc theo những bức tường cao bao quanh những biệt thự lớn, nhà lầu có lẽ do những cán bộ gộc chiếm hữu. Đi ngang qua hãng làm gạch, đến một bức tường có cổng nhỏ đủ cho một chiếc xe vào. Những ngôi mộ hiện ra. Ngay lập tức có hai anh bộ đội xuất hiện, chận xe hỏi đi đâu? Do kinh nghiệm lần trước, vì kém thông minh nên tôi đã không được cho vào.




Lần này tôi liền đưa một ‘’tờ giấy phép có hình Bác’’ và nói vào thắp nhang cho thân nhân. Anh bộ đội liền đổi ngay thái độ, vui vẻ cho xe vào, hỏi tên thân nhân và cho anh ta biết nằm ở khu nào? Tôi không biết trả lời ra sao, nhưng tôi nhớ lại trước 75, một nhạc viên trong ban nhạc của tôi là một người Miên, chết ngày 30.3.1975, đúng vào ngày Nam Vang lọt vào tay Khmer Đỏ, một tháng trước Sài Gòn bị mất. Tôi liền trả lời tìm mộ Thượng Sĩ Sơn Xuân, vì lâu quá nên không nhớ khu nào, để tôi định hướng mới có thể nhớ lại được. Tôi xin phép chụp vài tấm hình. Anh ta bảo chụp gần đây thôi không nên đi xa, nếu các sĩ quan họ thấy, kiểm soát có hình chụp tại đây, máy của anh sẽ bị tịch thu.





Tôi định đi bộ vào bên trong, nhưng ngay lúc ấy có một anh chạy Honda đến hỏi tôi muốn đến khu nào anh sẽ dẫn đi, và tự giới thiệu là người dọn dẹp trong nghĩa trang. Nhưng theo tôi, có lẽ anh là người có nhà gần đây, khi thấy người lạ vào thì đến hướng dẫn và chở đi để kiếm tiền chứ không phải là người có trách nhiệm chăm sóc trong khu này như anh ta tự giới thiệu. Nhớ có lần được đọc một bài viết về nghĩa trang có nói đến Thanh Minh hay Tết, tôi ngậm ngùi nhớ lại nghĩa cửa của một số anh em thương phế binh của chúng ta tổ chức dọn dẹp hay tu bổ lại những ngôi mộ bị hư hại cho đồng đội mình ngày xưa.






Sau khi chụp một số hình chung quanh, tôi bảo anh chở tôi vào khu chôn cấp Tướng. Tại đây chỉ còn lại hai ngôi mộ của Tướng Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Huy Ánh. Những ngôi mộ cấp Tướng khác chỉ còn lại nền và cột xi măng. Tôi hỏi khu cấp Tướng trước kia có bao nhiêu ngôi mộ, anh cho biết có sáu. Nhìn bia mộ của hai vị Tướng Phước và Tướng Ánh chỉ ghi ngày sinh và ngày chết, không còn ghi cấp bậc, dấu xi măng chung quanh tấm bia trám lại rất thô sơ. Có thể bia đã bị đập phá, hay việt cộng ra lệnh cho thân nhân làm lại như hiện nay.





Tại nơi này, trước kia Ban Quân Nhạc chúng tôi cùng toán chào kính của Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân đã đưa tiễn người đầu tiên là Tướng Đỗ Cao Trí và người cuối cùng là Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Riêng Tướng Hiếu bị chết một cách mờ ám không bao lâu trước ngày miền Nam bị cưỡng chiếm.





Theo lời người trong gia đình cho biết, khi còn sống Tướng Trí thường nói:
‘’Lúc sống, ông cùng anh em binh sĩ luôn luôn sát cánh, sống chết có nhau nơi chiến trường, vì thế khi chết ông muốn cùng nằm bên cạnh anh em binh sĩ’’.

Trước Tướng Trí, khi có một vị Tướng lãnh nào tử trận, gia đình họ thường chôn một nơi nào đó hay đem vào nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, một nơi sang trọng dành cho các giới có chức quyền và giàu có. Tuy không nói ra, nhưng nhiều người đều có chung một ý nghĩa Nghĩa Trang Quân Đội lúc bấy giờ dành cho binh sĩ hay sĩ quan cấp thấp, không mang ý nghĩ cao quí như Nghĩa Trang Arlington của Mỹ, người được chôn nơi đó mang danh dự quốc gia và được Tổ Quốc tri ân. Khi thân nhân Tướng Trí nói ra ý nguyện của ông, các cấp lãnh đạo bấy giờ rất vui mừng, chỉ thị chọn một khu đất cao, địa điểm tốt để dành nơi an nghỉ cho các Tướng lãnh sau này. 



Việc dọn dẹp khu đất, đào huyệt giao cho Công Binh phụ trách. Khi mọi việc đã hoàn tất, vợ Tướng Trí đến xem địa điểm và dẫn theo một ông thầy địa lý. Ông này cho rằng, địa điểm và phong thủy nơi này không tốt, đề nghị chọn một khu khác, các giới chức có trách nhiệm cũng phải chiều theo. Vì thời gian gấp rút, đất Biên Hòa rất hô cứng toàn đá đỏ nên toán công binh phải làm việc cả ngày đêm. Hôm sau, mọi đơn vị có trách nhiệm về đám tang phải có mặt tại địa điểm để biết vị trí của mình. Còn tôi theo ông Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân để biết địa điểm của mình. Theo nghi lễ, một nghi lễ Quốc Táng, quan tài phải được di chuyển trên thiết vận xa M113 và di chuyển trên một đoạn đường dài cho công chúng chiêm ngưỡng. 


Theo vị sĩ quan Thiết Giáp có trách nhiệm di chuyển quan tài, nhược điểm của xe này là hay bị giật rất mạnh khi quanh cua vì một dây xích thắng lại và dây bên kia vẫn cào mặt đường chạy tới, nếu không khéo, quan tài để trên có thể bị đổ xuống.

Tài xế phải lái thăm dò trước đoạn đường sẽ đi qua, nhất là khi vào nghĩa trang.
Đang đứng trên khu đất này, nếu anh dẫn đường không cho biết đây là khu dành cho cấp Tướng, tôi cũng không nhận ra vì không còn một dấu vết quen thuộc nào lúc mình có mặt tại đây mấy mươi năm trước. Tôi hỏi thường có nhiều người đến viếng mộ thân nhân không? Anh cho biết, mộ Tướng Phước và Tướng Ánh năm nào cũng có thân nhân từ ngoại quốc về thăm, nhưng trông gia đình có vẻ nghèo.





Theo tôi nghĩ, có lẽ anh cho rằng Việt kiều thì người nào cũng nhiều tiền, xài sộp, mà những người nào không cho anh ta nhiều nên anh cho rằng họ nghèo chăng. Anh chỉ cho tôi một nền xi măng và nói, đây là nền của ngôi mộ Tướng Đỗ Cao Trí. Khi thân nhân bốc mộ, họ đào lên được một mề đay bằng vàng rất lớn, dầy cả phân. Tôi cười thầm vì anh này chẳng biết gì cả, có lẽ đây là một trong những huy chương của Tướng Trí mà gia đình chôn theo và chẳng có huy chương nào làn bằng vàng thật cả.





Nhìn chung, tuy không được sạch sẽ khang trang như những ngôi mộ liệt sĩ được chăm sóc chu đáo của việt cộng, nhưng không đến nỗi hoang phế như những tầm hình của một anh bạn bên Mỹ về thăm năm rồi. Có những ngôi mộ đất được đắp cao, cỏ cũng tương đối sạch, không um tùm hoang phế. Tôi còn đang suy nghĩ thì anh dẫn đường cho biết, sau hội nghị APEC vừa qua, có một đoàn quay phim của Mỹ từ Hà Nội vào đây quay suốt ngày. Thì ra nhờ thế nên Nghĩa Trang mới sạch sẽ dễ coi một chút. Hoặc có thể những ngôi mộ phía ngoài thì như thế, vì có nhiều người thường tới lui, còn những ngôi mộ sâu ở phía trong thì chưa biết thế nào! Tôi hỏi anh, có bao nhiêu ngôi mộ còn lại đây, anh ta cho biết còn khoảng 50.000 và đã ...(bài đăng trên trang Giao Cảm bị thiếu! con số 50.000 cũng không đúng, có lẽ đây là 1 error typing-TQGO chú)



Qua chuyến thăm vừa qua, cá nhân tôi có một ý nghĩ: Nếu anh em mình có dịp về, cố gắng thu xếp ghé qua thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trong giây lát, trước là thắp vài nén nhang để tưởng nhớ đến đồng đội cũ đã hy sinh vì Tự Do, nay không biết họ còn thân nhân đến thăm viếng hay chăm sóc mộ phần của họ hay không. Điểm quan trọng hơn là cho bên kia thấy, dù họ cố ngụy trang, làm lu mờ dấu tích cũ, tưởng như đã bị hủy diệt, nhưng chúng ta cũng tới lui thường xuyên nên họ sẽ không dám xóa đi. Cũng như những nhà tranh đấu hiện nay, họ rất dè dặt và không dám quá mạnh tay với những người nổi tiếng mọi người đều biết. Còn những người mà tên tuổi chưa ai biết đến, họ đối xử rất tàn bạo.





Trường hợp Nghĩa Trang Biên Hòa cũng thế, nếu chúng ta không chú ý tới, lần lần chúng có những hành động thăm dò như phá hủy dần những khu hoang phế ít người chăm sóc. Nếu chúng ta không quan tâm và im lặng, không lên tiếng, đến ngày nào đó, may ra chỉ còn lại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ trơ trọi như hiện nay thôi.
Nhân đây, tôi xin trình bày một vài điều mà tôi được biết về Tướng Trí và Tướng Hiếu để rộng đường dư luận. 




Cái chết của Tướng Trí và Tướng Hiếu cho đến nay vẫn còn trong vòng bí ẩn, chưa có câu giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên có một vài điểm trùng hợp, nếu chúng ta chịu khó để ý đến. Vị Tướng nào có chức vụ ở Quân Đoàn 3, đều phải là người thân tín tuyệt đối của Tổng Thống đương nhiệm, vì mỗi khi có đảo chánh hay chống đảo chánh, lực lượng chính vẫn là Quân Đoàn 3. Khi chết, Tướng Trí và Tướng Hiếu đều ở Quân Đoàn 3: Tướng Trí là Tư Lệnh, Tướng Hiếu là Tư Lệnh Phó. Trước khi chết, cả hai đều có liên hệ mật thiết hay lời nói và cử chỉ thân mật với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.





Trước khi chết, Tướng Hiếu được Phó Tổng Tổng Thống đề cử giữ chức vụ Trưởng Ban Điều Tra Bài Trừ Tham Nhũng. Bỗng nhiên có tin Tướng Hiếu chết tại văn phòng làm việc vì súng bị cướp cò. Khi tin này loan ra, hầu hết giới quân nhân đều cảm thấy buồn cười, vì ông ta là Tướng chứ không phải tân binh quân dịch dễ dàng để súng cướp cò.




Nhà Tướng Hiếu nằm trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Chúng tôi vào đó làm nghi lễ tại nhà, khi xong phải di chuyển trước lên nghĩa trang chờ đợi đoàn xe chở quan tài. Khi quẹo vào, thấy một đoàn xe 3 chiếc, chiếc trước là Quân Cảnh dẫn đường, kế đến là một xe màu đen gắng bảng sao cấp Tướng, kế đến là một xe Dodge bố trí đại liên và quân nhân hộ tống. Khi quan tài tới nơi, lễ nghi tiến hành, các vị Tướng lãnh mặc đại lễ đang đọc điếu văn và chia buồn cùng gia đình, thì bỗng nhiên, một chiếc trực thăng đáp xuống cạnh tượng Tiếc Thương, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, mặc đồ trận, đội bê-rê thiết giáp bước xuống trực thăng lên xe màu đen, xe Quân Cảnh hụ còi dẫn đường, xe hộ tống theo sau chạy vào địa điểm tang lễ. Mấy vị Tướng hiện diện đưa tay chào, ông chào lại, nhìn qua nhìn lại, không ai biết ông đang suy nghĩ gì hay cảm thấy lạc lõng mà chẳng nói tiếng nào. Ông liền trở lại xe, còi quân cảnh lại hụ để đưa ông ra trực thăng, mặc dù trong nghĩa trang đường vắng tanh, không có chiếc xe nào. Ông lại lên trực thăng, đoàn xe không có ông lại trực chỉ về Biên Hòa. Mọi người cùng nhìn nhau tỏ vẻ chưng hửng, quả là một màn trình diễn uy quyền vô duyên. 




Riêng trường hợp của Tướng Trí, sau tai nạn máy bay, dư luận cho rằng có bàn tay của Mỹ nhúng vào, nhưng điều đó vẫn còn là một nghi vấn, chưa có câu giải đáp thỏa đáng.
Năm 1996, Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang dưỡng bệnh ở Long Island, có một người thân đến thăm.
Trong lúc nói chuyện, người này có đề cập đến những chuyện đã xảy ra nhưng chưa ...(bài đăng trên trang Giao Cảm bị thiếu!)



Câu chuyện như sau: Một hôm, trong lúc chuẩn bị ra về khi sắp hết giờ làm việc, bỗng có một Tướng Mỹ, Cố Vấn ở Bộ Tổng Tham Mưu bước vào hỏi ông có hay tin gì chưa? Ông trả lời chưa, thì vị này cho biết, Tổng Thống Thiệu cho Tướng Trí thay thế ông vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng hiện nay. Tướng Viên nói như vậy rất tốt, đúng theo nguyện vọng của ông vì ông đã xin nghỉ nhiều lần rồi mà Tổng Thống cứ hứa nhưng chưa chấp thuận. Một hôm Tướng Trí vào gặp Phó Tổng Thống Hương, trong lúc đề cập đến việc gì không biết, Tướng Trí có nói câu: ‘’Cần việc gì Cụ cứ cho biết, con sẽ ủng hộ Cụ hết mình’’.


 Sau đó quyết định chức Tổng Tham Mưu Trưởng không thấy đâu, nhưng có tin là Tướng Trí sẽ về nhậm chức Tư Lệnh Vùng 4. Tướng Trí kiểm chứng lại thì thấy tin đó đúng sự thật, ông liền xin gặp Tổng Thống Thiệu. Ông nói: ‘’Tổng Thống hứa cho tôi chức Tổng Tham Mưu Trưởng nay lại đưa tôi về Vùng 4. Nếu như vậy tôi ở lại làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 như cũ còn hơn’’. Tổng Thống Thiệu im lặng. Sau đó trong một chuyến thị sát mặt trận, tướng Trí bị chết vì tai nạn máy bay.

Lương An Cảnh (SA)
Một chuyến về thăm quê hương cuối năm 2006 







Wikileaks: Jim Webb bí mật thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

WESTMINSTER (NV) - Qua các công điện ngoại giao của Mỹ bị Wikileaks công bố, tới bây giờ người ta mới biết Thượng Nghị Sĩ Jim Webb từng bí mật tới viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa trong chuyến đi Việt Nam năm 2008.
Thượng Nghị Sĩ Jim Webb và vợ, bà Hồng Lê Webb, trong buổi họp báo tại Hà Nội năm 2007 khi ông tới Việt Nam lần đầu tiên trong tư cách thượng nghị sĩ. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)



Chuyến viếng thăm nghĩa trang này tiết lộ trong công điện đề ngày 9 tháng 1, 2009 đánh đi từ tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn.
Những chuyến đi của TNS Jim Webb, đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, về Việt Nam thường được báo chí quan tâm, vì ông không chỉ là một vị dân cử cao cấp, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao và Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, mà còn có những mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.

Ông từng là trung úy thủy quân lục chiến phục vụ tại Việt Nam, đoạt nhiều huy chương cao quý trong chiến đấu kể cả huy chương Navy Cross. Ông đại diện một tiểu bang nhiều người Việt sinh sống; “khu Eden” nằm trong tiểu bang Virginia. Vợ ông là người Việt Nam, và ông nói rành tiếng Việt.
Chuyến đi đầu tiên của ông trong tư cách thượng nghị sĩ năm 2007 chẳng hạn, hay chuyến đi mới đây vào tháng 8 năm nay khi chuyện biển Ðông và quan hệ với Trung Quốc đang nóng bỏng, đều được báo chí đưa tin dồn dập.
Nhưng chuyến đi cuối năm 2008 đặc biệt thầm lặng. Báo chí ít đưa tin, và văn phòng ông cũng không đưa ra một thông cáo báo chí nào. Việc ông viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa được giữ kín từ đó tới khi công điện ngoại giao bị Wikileaks tung ra.

Trong bức công điện, Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax cho biết, chính nhờ ông Webb được phép viếng nghĩa trang mà nhân viên lãnh sự được trở lại nơi này lần đầu tiên kể từ đầu năm 2007.
Thượng Nghị Sĩ Webb tới Sài Gòn ngày 29 tháng 12, và ngay hôm đó đi thăm nghĩa trang. Theo lời TLS Fairfax, chính quyền cho phép ông Web tới viếng nơi này vì “nguyện vọng cá nhân” của ông, và với điều kiện được xem là một chuyến đi “riêng tư,” không có nhân viên chính quyền nào đi theo. Thượng Nghị Sĩ Webb đồng thời cũng tới thăm một nghĩa trang liệt sĩ của quân đội cộng sản.

Nhại theo tựa cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens, TLS Fairfax đặt tựa cho đoạn viết về hai nghĩa trang này là “A Tale of Two Cemeteries” – “Chuyện của hai nghĩa trang” để so sánh giữa một bên là nghĩa trang liệt sĩ được bảo toàn đẹp đẽ (ông dùng chữ “immaculate” – sạch không một vết nhơ) với tình trạng của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.
Theo hồ sơ của Việt Nam Cộng Hòa, tính tới ngày 30 tháng 4, 1975, có khoảng 16,000 ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang, được dự trù xây cho 30,000 mộ. Trong số này, có một nửa đã kịp xây mộ bia bằng xi măng, còn một nửa thì chưa.

Tới nay, có khoảng 12,000 mộ, “trong nhiều tình trạng khác nhau” trên miếng đất 58 hectares này. Năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân khu 7, chuyển cho chính quyền địa phương, đổi tên lại thành nghĩa trang Bình An.
Phải tới khi đó, công điện viết, “nhiều gia đình vào được để sửa sang mộ bị hư hỏng.” Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Webb tới viếng, “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang, hoặc xây lại”. Có cả những người mở quán trước cửa nghĩa trang, họ nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp người nhà tìm mộ của thân nhân.

Nhưng, ngoài những ngôi mộ được gia đình quan tâm sang sửa riêng, còn lại thì nghĩa trang tàn phế. Tổng Lãnh Sự Fairfax miêu tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi những mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang, và đường đi chỉ là đất với sỏi.”
Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, “cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo lấn hoàn toà”n
Ðền Tử Sĩ trên đồi cũng hoang phế: “Một vài con bò nhởn nhơ gặm có trong lúc Thượng Nghị Sĩ Webb và nhân viên tòa lãnh sự đi xem đền trên đỉnh đồi.”
Một nhóm người, có thể là nhân viên nghĩa trang hoặc là an ninh theo dõi, lặng lẽ đi theo đoàn nhưng không can thiệp.

Họp mặt với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch Thành phố Lê Hoàng Quân, TNS Webb nêu vấn đề cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong lúc khen Sài Gòn tiến bộ nhiều về kinh tế, ông kể chuyện ông đến Sài Gòn thời thập niên 1990 (lúc đó ông làm cố vấn thương mại cho các công ty Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam), công viên đối diện khách sạn New World, tức bùng binh Phù Ðổng Thiên Vương, đầy rẫy cựu chiến binh miền Nam vô gia cư đi ăn xin, mà nay ông chứng kiến người dân Sài Gòn tuôn ra đó vui vẻ mừng đá banh thắng Thái Lan.
Ông khuyến khích chính quyền giảng hòa với cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Hai ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội cũ. Cả hai nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Và cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
––––––
Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt




 TRƯỚC TIÊN TÔI XIN LỔI ANH VÌ ĐÃ KHÔNG GỞI TRÃ ANH SỐ TIỀN TÔI ĐÃ MƯỢN VÌ TÔI KHÔNG GẶP ANH T,TRINH Ỡ VN NHƯ TÔI ĐÃ CÓ HỨA VỚI ANH , NAY TÔI ĐÃ TRỠ VỀ ÚC NÊN EMAIL XIN ANH XÁC NHẬN ĐỊA CHỈ ĐỂ TÔI GỞI HOÀN LẠI SỐ TIỀN ĐÓ + $100 CHO QUĨ TƯƠNG TRỢ ANH EM NKT VÀ SAU ĐÓ TÔI CỦNG CÓ VÀI VẤN ĐỀ MUỐN TÕ BÀI CÙNG ANH , SỰ THẬT LÀ LÚC TÔI VỀ VN LÀM TỪ THIỆN MỔ MẮT CƯỜM VÀ PHÁT XE LĂN CHO MỌI NGƯÒI+TPB( CÓ ANH VỸ VÀ ANH M.MẠNG GIÚP MỘT TAY ).
 
SAU ĐÓ CHÚNG TÔI BÀN KẾ HOẠCH CHO THÁNG 12 SẼ VỀ ĐỂ LO XÂY CẤT CÁC NGÔI MỘ CÁC CHIẾN SĨ Ỡ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA , TÔI CÙNG NGƯỜI BẠN LÀ ANH ĐỨC(AN NINH QUÂN ĐỘI) VÀ ANH VỸ ĐÃ ĐẾN TẬN NGHĨA TRANG ĐỂ XEM XÉT TÌNH HÌNH THÌ MỚI BIẾT RÕ SỰ THẬT LÀ BỌN VC ĐÃ ĐỔI TÊN THÀNH NGHĨA TRANG NHÂN DÂN VÀ HỌ ĐÃ XÂY TƯỜNG TẤT CẢ XUNG QUANH NGHĨA TRANG CHỈ CHỪA MỘT CỔNG VÀO CÓ VĂN PHÒNG VÀ HÀNG CHỤC BẢO VỆ CANH GÁC , AI MUỐN VÀO THĂM THÌ PHẢI ĐĂNG KÝ GHI TÊN MÌNH VÀO SỔ CỦA HỌ VÀ CHO HỌ BIẾT LÀ MỘ NÀO , TÊN GÌ VÀ NẾU ĐI VÀO THÌ HỌ SẼ CHO MỘT TÊN BẢO VỆ ĐI THEO ĐỂ THEO DỎI MÌNH , CÒN NẾU MUỐN XÂY CẤT NGÔI MỘ NÀO THÌ PHẢI ĐĂNG KÝ XIN GIẤY PHÉP CỦA THÀNH PHỐ THÌ MỚI ĐƯỢC XÂY HAY SỮA CHỮA , CHÚNG TÔI THẤY TÌNH HÌNH KHÔNG ỔN NÊN KHÔNG VÀO VÀ CỦNG BUỒN VÌ CHÚNG TÔI KHÔNG LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN ĐỂ AN ỦI CHO CÁC CHIẾN SĨ ĐÃ ANH HÙNG HY SINH CHO QUÊ HƯƠNG VÀ SAU ĐÓ CHÚNG TÔI ĐẾN KHU DÂN SINH THÌ PHÁT HIỆN RA NƠI ĐÓ CÓ BÁN ĐẦY ĐỦ NHỮNG HÌNH CHỤP TRƯỚC NĂM 75 CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT-MỸ VÀ NHỮNG HÌNH CHỤP NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ CỜ VÀNG CÓ CHIẾC HONDA 67 ĐẬU BÊN CẠNH , NHƯ VẬY CHƯNG TÕ RẰNG NHỮNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GỞI LÊN MẠNG ĐỀU KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT , ĐƯỢC MUA TỪ KHU DÂN SINH RỒI ĐƯA LÊN MẠNG LÚC ĐẦU TÔI CỨ TIN ĐÓ LÀ SỰ THẬT NHƯNG KHI VỀ KIỂM CHỨNG LẠI THÌ MỌI CHUYỆN KHÔNG DỂ DÀNG NHƯ TIN TỪ VN ĐƯA QUA , ANH VỸ SẼ CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ.

 SAU 2 TUẦN LÀM TỪ THIỆN Ỡ SAIGON TÔI TRỠ VỀ THĂM CHA MẸ VỢ Ở BẾN TRE , TÔI VỀ VÀO KHOÃNG SAU 5 GIỜ CHIỀU VÀ TÔI CÓ TRÌNH BÁO VỚI CHÁNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ SÁNG HÔM SAU LÊN ĐĂNG KÝ TRÊN XÃ NHƯNG KHOÃNG 11.30 TỐI HÔM ĐÓ THÌ 4 TÊN CÔNG AN ẬP VÀO BẮT TÔI VÀ LÀM BIÊN BẢN RỒI GIẢI TÔI LÊN PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ ĐỂ ĐIỀU TRA VÀ TRONG SUỐT THỜI GIAN 3 TUẦN Ở QUÊ VỢ TÔI KHÔNG ĐƯỢC ĐI ĐÂU VÀ BỊ GỌI LÊN THÊM 4 LẦN NỮA ĐỂ ĐIỀU TRA VÀ HỌ CÓ NÓI RẰNG NẾU LẦN SAU TÔI CÓ VỀ THÌ PHẢI TỰ ĐỘNG RA PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ TRÌNH DIỆN CHỨ KHÔNG ĐỢI HỌ GỌI( TÔI CÒN GIỮ BẢN PHOTO BIÊN BẢN ĐÊM HỌ BẮT TÔI)ANH VỸ CỦNG BIẾT ĐIỀU ĐÓ VÀ CHÚNG TÔI CỦNG KHÔNG ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC VỚI NHAU VÌ CHÚNG ĐANG THEO DỎI TỪ MỌI HÀNH ĐỘNG VÀ MỌI SỰ LIÊN LẠC CỦA TÔI.

 NAY TÔI THÔNG BÁO CHO ANH BIẾT ĐỂ ANH CẢNH BÁO VỚI CÁC ANH VỀ CHUYỆN NGHĨA TRANG NẾU KHÔNG SẼ LỌT VÀO CÁI BẨY CỦA BỌN VC ĐÃ VÀ ĐANG GIĂNG RA , NẾU CÁC ANH CÓ VỀ VÀ MUỐN GHÉ THĂM NTQDBH THÌ TÊN TUỔI CỦA MÌNH SẼ ĐƯỢC LƯU LẠI SỔ "BÌA ĐEN" CỦA CHỦNG NÓ.


 THÂN MẾN CHÀO ANH VÀ CHÚC GIA ĐÌNH ANH ĐƯƠC MỌI AN KHANG THỊNH VƯỢNG.
 KHANH HUYNH




TỰ HÀO VIỆT NAM

Cô gái mù gốc Việt gây xúc động ở cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ


Một gương đầy can đảm và nghị lực chỉ có "cô Gái Việt" mới làm nổi mà thôi !!!
Cô gái mù gốc Việt gây xúc động ở cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ.
Là thí sinh khiếm thị đầu tiên tham gia cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ, Christine Hà gây ngạc nhiên và ấn tượng cho cả ba vị giám khảo khó tính.


Christine Hà (33 tuổi) bị khiếm thị từ năm 19 tuổi. Hà được mẹ dạy cho nấu
 ăn từ nhỏ. Tuy nhiên mẹ cô đã mất năm cô 14 tuổi.



Christine Hà (33 tuổi) bị khiếm thị từ năm 19 tuổi. Hà được mẹ dạy cho nấu ăn từ nhỏ. Tuy nhiên mẹ cô đã mất năm cô 14 tuổi.

Master Chef (Vua đầu bếp Mỹ) là chương trình truyền hình thu hút hàng chục triệu người xem trên khắp thế giới. Trong hơn 30.000 thí sinh tham gia vòng sơ khảo mùa thứ ba, Christine Hà, cô gái gốc Việt có bố mẹ người Việt Nam định cư tại Mỹ, gây ấn tượng vì tài nấu ăn đặc biệt của mình.

Bị mù từ năm 19 tuổi do căn bệnh tự miễn dịch hiếm gặp có tên Neuromyelitis optica, Christine Hà (33 tuổi) cho biết cô có thể tự mày mò, xoay sở nấu ăn mà không cần sự trợ giúp từ 10 năm nay. Trong buổi ghi hình, Hà trổ tài nấu món cá kho tộ truyền thống của người Việt Nam.

Ấn tượng bởi ý chí và khả năng của người phụ nữ khiếm thị đặt biệt, cả ba vị giám khảo khó tính, trong đó gồm đầu bếp danh tiếng Gordon Ramsa cũng bầu cho Hà tiếp tục vào vòng trong.

Christine Hà cho biết cô sẽ tiếp tục cố gắng để có thể vào sâu hơn trong cuộc thi. Dù có đạt được giải thưởng trị giá 25.000 USD hay không, cô cũng tự tin đã chiến thắng chính mình.
Clip Christine Hà trổ tài nấu ăn ở Vua đầu bếp Mỹ


John - chồng của Hà, người luôn động viên và giúp đỡ cô.


John - chồng của Hà, người luôn động viên và giúp đỡ cô.

Vì mắt không nhìn thấy nên Hà phải huy động mọi giác quan để nấu ăn. Cô nghe âm thanh của nước, xem độ nóng của
 chảo, ngửi mùi hành tỏi phi...



Vì mắt không nhìn thấy nên Hà phải huy động mọi giác quan để nấu ăn. Cô nghe âm thanh của nước, xem độ nóng của chảo, ngửi mùi hành tỏi phi...

Món cá kho tộ của Christine Hà ở cuộc thi.



Món cá kho tộ của Christine Hà ở cuộc thi.
 
http://www.youtube.com/watch?v=o1uGywpkzW4&feature=player_embedded#!



Thiếu nữ Việt Nam lai Pháp 
trở thành một đại tỉ phu 
Written by Administrator Saturday, 23 June 2012 19:09
Attention: open in a new window.


 
image
 
                          Cô Gái VN Sang TQ Thành Tỉ Phú Đôla Nhờ Cặp Bồ Với 15 Cán Bộ Cấp Trung Ương TQ; Cô Có Tài Sản 1.63 Tỉ Đôla, Chủ 20 Đạị Công Ty

HONG KONG,

 
Một thiếu nữ Việt Nam lai Pháp đã lưu lạc sang Trung Quốc, bán thuốc lá dạo, rồi trở thành một đại tỉ phú làm chủ hơn 20 công ty lớn ở nhiều tình thành TQ -- vì làm tình nhân cho ít nhất 15 cán bộ trung ương Đảng CSTQ, trước khi bị bắt vào tù và khai ra các quan hệ sex và tham nhũng với các quan lớn.
 
Bản tin sau đây sẽ dịch tổng hợp từ báo Anh Quốc The Independent hôm Thứ Sáu.
Để thoát bản án tù dài hạn, cô Li Wei đã khai hết với công an Bắc Kinh, theo tường thuật của tạp chí Caijing (Tài Kinh Tạp Chí).

 
Trong cuốn sổ tay quan hệ của cô có ghi tên một số người đàn ông quyền lực nhất TQ, trong khi cô dùng nhan sắc để được các quan lớn bao che và tạo cơ hội kinh doanh.
Cô Li bị giam về tội gian thuế năm 2006, và được thả sớm đầu năm nay và hiện sống ở Hồng Kông. Lý do được thả sớm vì cuốn nhật ký của cô ghi các “quan hệ phi đaọ đức” với các “cán bộ cao cấp” ở hàng quyền lực nhất TQ.
Cô Li đã phục vụ sex cho các quan lớn để đổi sự bảo vệ kinh doanh ở các tỉnh Yunnan, Guangdong, Beijing và Qingdao, dựng lên mạng lưới kinh doanh trị giá nhiều triệu bảng Anh. Khi các quan lớn bảo kê của cô bị bắt, cô tự khai hết để được ân giảm án tù.

 
Mạng kinh doanh của cô gồm hơn 20 công ty ở Beijing, Qingdao, Shenzhen, Hong Kong và hải ngoại, khi cao điểm, tong các kỹ nghệ gồm cả thuốc lá, điạ ốc và quảng cáo. 

Cô làm chủ 183 trạm xăng tại Beijing.


 
image

 
Cô là “bạn thân” của ngài Wang Yi, phó chủ tịch Ủy Ban Luật Lệ Chứng Khoán TQ, nên các cổ phiếu của cô thắng lớn. Tài sản của cô có một lúc trị giá khoảng 1 tỉ bảng Anh (1.63 tỉ đôla Mỹ).
Cô sinh ở Việt Nam năm 1963, mang hai dòng mái Pháp và Việt, năm 7 tuổi theo cha sang tỉnh Yunnan làm ăn. Thời nhỏ phảỉ đi bán thuốc lá, nhưng nhờ nhanh nhẹn và khéo léo, cô trở thành một người giao dịch với các thế lực.

image

 
Zheng Shaodong, cựu Giám Đốc Cục Điều Tra của Bộ Công An tỉnh Guangdong, kiếm giấy hộ khẩu cho cô. Rồi cô kết hôn một viên chức lớn ở văn phòng thuốc lá điạ phương.

 

image

 
Nhờ chồng, cô Li tiếp cận với cựu Tỉnh Trưởng Yuannan là Li Jiating, người này trở thành tình nhân của cô. Cô giúp con trai người này ở Hồng Kông có giấy thưoòng trú để đổi lấy định mức xuất khẩu thuốc lá. Tỉnh Trưởng này thoát bản án tử hình năm 2003 vì nhận hối lộ 19 triệu bảng Anh (31 triệu đôla Mỹ).

 
image

 
Cô Li lại trở thành tình nhân của Du Shicheng, cựu Thành Ủy Qingdao ở tỉnh Shandong, từ đó được giúp trở thành đại gia bất động sản ở Qingdao, một thành phố ven biển từng thuôc bảo hộ của Đức Quốc và rồi cô trở thành một trong những đaị gia ngành xây cất lớn nhất ở đây.

 
image

 
Ông Du giới thiệu cô với bạn ông là Chen Tonghai, chủ tịch hãng quốc doanh Sinopec, hãng dầu khí khổng lồ TQ. Chen trở thành tình nhân của cô Li, và tặng cô nhiều triệu cổ phần trong các công ty thuôc sở hữu của Sinopec.
 
Bây giờ, một số tình nhân của cô đang ngồi tù, sau khi TQ mở chiến dịch bố ráp tham nhũng mấy năm gần đây, vì ý thức sự sống còn của chế độ là phải giảm bớt tham nhũng.

Các quan lớn trong sổ tay lâu đaì tình ái của cô có một vài tên tuổi lớn như sau:

-- Chen Tonghai: cựu chủ tịch Sinopec, hãng dầu quốc doanh lớn thứ 2 TQ, bị treo án tử hình năm 2009 vì nhận hối lộ 17.5 bảng Anh (28.5 triệu đôla).


- Li Jiating: cựu Tỉnh Trưởng Tỉnh Yunnan, bị kêu án tử hình vì tham nhũng năm 2003. Hiện trong tù Qincheng Prison, Beijng.

 

image

 
- Liu Zhihua: cựu Phó Thị Trưởng Beijing, người chỉ huy việc thực hiện Thế Vận 2008, bị kêu án tử hình năm 2008 vì nhận 1.45 triệu đôla hối lộ. Bản án có thể sẽ ân giảm còn chung thân.

 

image

 
- Zheng Shaodong: cựu Giám Đốc Cục Điều Tra Hình Sự Kinh Tế TQ, bị treo án tử hình vì tham nhũng.

 

image

 
- Huang Songyou: cựu Phó Chủ Tịch Tòa Án Tối Cao TQ, hiện bị án chung thân vì biển thủ và nhận hối lộ 500,00 ngàn bảng Anh (813,000 đôla).

 
image
image

Câu chuyện người đàn bà quyền lực

image


Mới đây, báo Hong Kong rộ lên thông tin về một phụ nữ tên là Lý Vi, người được mệnh danh là "Nữ hoàng gái bao".




Bà Lý vừa chuyển sang định cư tại Hong Kong sau khi các bê bối liên quan tới quan hệ tình ái của bà với một loạt các quan chức cao cấp hàng đầu Trung Quốc vỡ lở tại Hoa lục.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số cuối tuần rồi có bài của ký giả Simon Parry nói về nhân vật gây chú ý này:

Bên ngoài một biệt thự xây kiểu cổ điển nhưng không kém phần lộng lẫy tại thành phố duyên hải Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, môt đám thanh niên cười nói, chụp ảnh lưu niệm, đôi người nhón chân nghểnh cổ chiêm ngưỡng cảnh trí bên trong.

Đây là biệt thự của nữ tỷ phú Lý Vi, người nổi danh vì các quan hệ với đàn ông có chức quyền.


Một trong số khách tham quan, cô Lili, nữ thư ký 24 tuổi, trầm trồ: "Bà Lý cho thấy là ở Trung Quốc phụ nữ cũng có thể có quyền chẳng kém đàn ông. Tôi ước sao tôi có thể mạnh mẽ như bà ấy".

Từ tay trắng, không đồng xu dính túi, trở thành tỷ phú, Lý Vi có ba "bí quyết": bà là phụ nữ, bà kiếm tiền bằng quan hệ với ít nhất 15 tình nhân có thế lực trong thế giới kinh doanh và trên chính trường; bà trốn thuế và tham nhũng.



Mỗi khi tình nhân của bà bị vướng vòng lao lý, lại một lần Lý Vi ra tòa làm chứng chống lại các vị chồng hờ.

Thế nhưng cuối cùng bà cũng phải ngồi tù bốn năm, và mới được trả tự do đầu năm nay để bắt đầu cuộc sống mới có phần tĩnh lặng hơn tại Hong Kong.

Thật may là bà còn giữ lại được phần lớn của cải.



Gây chấn động

Câu chuyện của Lý Vi rọi tia sáng vào giới quan tham khủng khiếp ở Trung Quốc và khi được tạp chí có uy tín Tài Kinh đăng tải, nó đã gây chấn động dư luận.


Tạp chí này tiết lộ tên tuổi một loạt tình nhân có thế lực của Lý Vi, nhưng nhật ký của bà có lẽ còn chứa đựng nhiều cái tên quan trọng hơn.

Không thể đầu tư vào quan hệ với riêng một người, mà cần có mạng lưới quan hệ càng rộng càng tốt, như một chiếc ô vậy.
Lý Vi
Số báo đăng chuyện Lý Vi nhanh chóng bị tịch thu và nội dung online bị xóa bỏ, thế nhưng những người mau mắn đã kịp lưu lại và truyền tay nhau câu chuyện nghe như tiểu thuyết của người đàn bà sinh ra ở Việt Nam.
 
Lý Vi được cho là không thực sắc nước hương thành, nhưng ăn mặc khêu gợi và dày dạn kinh nghiệm tình trường.

Bà cũng là một chủ nhà khả ái, có tài tổ chức những cuộc tiếp tân linh đình cho giới có tiền và có địa vị, nơi người ta không chỉ gặp mặt, trò chuyện, giải trí, mà còn khép lại những phi vụ nhiều triệu đôla.

Sinh ra tại Việt Nam năm 1963, Lý Vi cùng cha mẹ chạy sang Vân Nam, Trung Quốc, năm 1970 khi bà có bảy tuổi.

Tại đây, cô thiếu nữ họ Lý bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề buôn bán thuốc lá và từng bước gây dựng mạng lưới quan hệ của mình.


Một trong những người tình đầu tiên của Lý Vi là Trịnh Thiếu Đông, một quan chức Bộ Nội vụ đã có vợ con.

Ông này giúp bà Lý và các chị em bà lấy hộ khẩu và căn cước để có thể đi lại làm ăn dễ dàng giữa Hong Kong và lục địa.

Những năm 1990, bà Lý cưới một quan chức địa phương chuyên trách về ngành thuốc lá, người đã giới thiệu bà với ông Lý Gia Đình, tỉnh trưởng Vân Nam, hơn bà 20 tuổi.


Tạp chí Tài Kinh viết rằng khi chứng kiến ông tỉnh trưởng tặng cho người tình cũ một chiếc thuyền trị giá sáu triệu Nhân dân tệ, Lý Vi mới hình dung ra làm 'vợ bé' cho quan lớn thì lợi hại thế nào. 



image

Đỗ Thế Thành, cựu bí thư Thanh Đảo, một trong các người tình của Lý Vi
Chẳng bao lâu sau, quan tỉnh trưởng bỏ tình nhân, cặp bồ với bà Lý.

Kể từ đó, quan hệ với Lý Gia Đình được người phụ nữ quyến rũ này nhanh tay chuyển thành hợp đồng và tiền bạc. Có tin đồn rằng bà cũng cặp bồ với Lý Bột, con trai ông tỉnh trưởng. Thế nhưng năm 2001, ông Lý bị bắt bỏ tù vì tội ăn hối lộ. Lý Vi cũng bị bắt thẩm vấn, nhưng được thả.
Bà đúc kết ra một kinh nghiệm là "không thể đầu tư vào quan hệ với riêng một người, mà cần có mạng lưới quan hệ càng rộng càng tốt, như một chiếc ô vậy".

Ô dù lớn

Những năm Thanh Đảo phát triển mạnh nhờ vị trí khá thuận tiện cho việc đi lại từ Bắc Kinh và Thượng Hải cũng là thời gian Lý Vi quan hệ với người quyền thế nhất thành phố: Bí thư Thành ủy Đỗ Thế Thành.
 
Bí thư Đỗ là người nổi tiếng lỗ mãng và nóng nảy, nhưng lại nhanh chóng siêu đổ trước hấp lực của người phụ nữ họ Lý.


Ông đã giúp bà mua nhiều bất động sản giá hời ở thành phố du lịch đang phát triển nhanh chóng này.

Một nhân viên chính quyền Thanh Đảo thời đó kể lại: "Ông Đỗ mê bà ta như điếu đổ, bà nói gì ông cũng làm. Thực ra ông ta không thông minh lắm nên suy tính chuyện gì cũng là nhờ bà ta cả".



Với chiếc ô của ông Đỗ, Lý Vi trở nên nhà đầu cơ địa ốc số một Thanh Đảo, với các dự án như sân vận động thể thao nước Thanh Đảo, bến đỗ thuyền hạng sang và khu dịch vụ mua sắm theo mô hình Darling Harbour ở Sydney.


Các hợp đồng đầu tư, phát triển bất động sản mang lại cho bà hàng tỷ đôla, và tất nhiên, bà cũng rộng rãi "lại quả" cho người tình.


Sau này, bà Lý khai đã đưa ông Đỗ nhiều khoản tiền từ 200.000 tới một triệu tệ trong thời gian 2003-2006.

Thế nhưng Lý Vi không dừng ở đó, mà bước tiến tiếp với một số tình nhân giàu có và thế lực khác, trong đó phải kể tới Trần Đồng Hải, Chủ tịch tập đoàn dầu khí Sinopec.


Thế nhưng bà không trung thành với bất kỳ ai.


Khi ông Đỗ, rồi ông Trần bị bắt ra tòa vì tội tham nhũng thì bà chính là người khai báo các thông tin góp phần khiến các ông này phải ngồi tù.

Có lẽ đây cũng là lý do giảm tội cho bà trong các vụ rắc rối mà bà bị liên quan.

Bí quyết

Người ta vẫn còn đồn đoán bí quyết quyến rũ quan chức của Lý Vi là gì vì ở Trung Quốc chắn chắn có nhiều phụ nữ đẹp hơn bà.

image
                                                                                            Lý Vi trên bìa tạp chí Tài Kinh


Có lẽ bà thông minh và xảo trá hơn chăng?

Có người thì cho rằng "tài năng" của Lý Vi nằm ở chỗ bà biết suy nghĩ và hành động như một người đàn ông.


"Bà ấy dùng nữ tính để quyến rũ tình nhân, nhưng khi quay sang sử dụng quan hệ thì Lý Vi hành xử như một ông quan chức lắm mưu đồ."

Không bị lên án, ngược lại, Lý Vi lại trở nên nhân vật được nhiều phụ nữ ngưỡng mộ, phần nào vì đã "trả thù" được giới đàn ông có tiền nhưng mèo mỡ.


Thống kê những năm gần đây cho thấy có tới 90% quan chức Trung Quốc đang bị điều tra tham nhũng là có bồ bịch.


Mao Trạch Đông từng có nhiều bồ trẻ, người kế nhiệm ông sau này là Giang Trạch Dân mới đây cũng bị đồn có cô nhân tình là ca sỹ kém ông 40 tuổi.

Văn hóa "vợ nhỏ" tồn tại ở Trung Quốc xưa nay và chắc còn tiếp diễn.

Nhưng trường hợp Lý Vi cho thấy, các cô vợ bé nay không còn yên phận thủ thường mà ngày càng chủ động tìm cách kiếm chác chia phần gia tài của các ông hám của lạ.


Mới đây, Hiệp hội Vợ bé Trung Quốc đã được thành lập với diễn đàn trên mạng chia sẻ kinh nghiệm hành xử với các đức chồng hờ.



Một thiếu nữ Việt Nam lai Pháp
 trở thành một đại tỉ phú tại TQ



A Vietnamese refugee-turned-billionaire has been linked to
the downfall of some of China's most powerful figures.
  Chinese top officials brought down by Vietnamese refugee turned millionaire
   Cô Gái VN Sang TQ Thành Tỉ Phú Đôla Nhờ Cặp Bồ Với 15 Cán Bộ Cấp Trung Ương TQ;
          Cô Có Tài Sản 1.63 Tỉ Đôla, Chủ 20 Đạị Công Ty
 


HONG KONG,
Một thiếu nữ Việt Nam lai Pháp đã lưu lạc sang Trung Quốc, bán thuốc lá do, rồi trở thành một đại tỉ phú làm chủ hơn 20 công ty lớn ở nhiều tình thành TQ  --  vì làm tình nhân cho ít nhất 15 cán bộ trung ương Đảng CSTQ, trước khi bị bắt vào tù và khai ra các quan hệ sex và tham nhũng với các quan lớn.
Bản tin sau đây sẽ dịch tổng hợp từ báo Anh Quốc The Independent hôm Thứ Sáu.
Để thoát bản án tù dài hạn, cô Li Wei đã khai hết với công an Bắc Kinh, theo tường thuật của tạp chí Caijing (Tài Kinh Tạp Chí).
Trong cuốn sổ tay quan hệ của cô có ghi tên một số người đàn ông quyền lực nhất TQ, trong khi cô dùng nhan sắc để được các quan lớn bao che và tạo cơ hội kinh doanh.


Cô Li bị giam về tội gian thuế năm 2006, và được thả sớm đầu năm nay và hiện sống ở Hồng Kông. Lý do được thả sớm vì cuốn nhật ký của cô ghi các “quan hệ phi đaọ đức” với các “cán bộ cao cấp” ở hàng quyền lực nhất TQ.
Cô Li đã phục vụ sex cho các quan lớn để đổi sự bảo vệ kinh doanh ở các tỉnh Yunnan, Guangdong, Beijing và Qingdao, dựng lên mạng lưới kinh doanh trị giá nhiều triệu bảng Anh. Khi các quan lớn bảo kê của cô bị bắt, cô tự khai hết để được ân giảm án tù.
Mạng kinh doanh của cô gồm hơn 20 công ty ở Beijing, Qingdao, Shenzhen, Hong Kong và hải ngoại, khi cao điểm, tong các kỹ nghệ gồm cả thuốc lá, điạ ốc và quảng cáo.
Cô làm chủ 183 trạm xăng tại Beijing.

Cô là “bạn thân” của ngài Wang Yi, phó chủ tịch Ủy Ban Luật Lệ Chứng Khoán TQ, nên các cổ phiếu của cô thắng lớn. Tài sản của cô có một lúc trị giá khoảng 1 tỉ bảng Anh (1.63 tỉ đôla Mỹ).
Cô sinh ở Vit Nam năm 1963, mang hai dòng mái Pháp và Việt, năm 7 tuổi theo cha sang tỉnh Yunnan làm ăn. Thời nhỏ phảỉ đi bán thuốc lá, nhưng nhờ nhanh nhẹn và khéo léo, cô trở thành một người giao dịch với các thế lực.
Zheng Shaodong, cựu Giám Đốc Cục Điều Tra của Bộ Công An tỉnh Guangdong, kiếm giấy hộ khẩu cho cô. Rồi cô kết hôn một viên chức lớn ở văn phòng thuốc lá điạ phương.
Nhờ chồng, cô Li tiếp cận với cựu Tỉnh Trưởng Yuannan là Li Jiating, người này trở thành tình nhân của cô. Cô giúp con trai người này ở Hồng Kông có giấy thường trú để đổi lấy định mức xuất khẩu thuốc lá. Tỉnh Trưởng này thoát bản án tử hình năm 2003 vì nhận hối lộ 19 triệu bảng Anh (31 triệu đôla Mỹ).
Cô Li lại trở thành tình nhân của Du Shicheng, cựu Thành Ủy Qingdao ở tỉnh Shandong, từ đó được giúp trở thành đại gia bất động sản ở Qingdao, một thành phố ven biển từng thuôc bảo hộ của Đức Quốc và rồi cô trở thành một trong những đaị gia ngành xây cất lớn nhất ở đây.
Ông Du giới thiệu cô với bạn ông là Chen Tonghai, chủ tịch hãng quốc doanh Sinopec, hãng dầu khí khổng lồ TQ. Chen trở thành tình nhân của cô Li, và tặng cô nhiều triệu cổ phần trong các công ty thuôc sở hữu của Sinopec.


Bây giờ, một số tình nhân của cô đang ngồi tù, sau khi TQ mở chiến dịch bố ráp tham nhũng mấy năm gần đây, vì ý thức sự sống còn của chế độ là phải giảm bớt tham nhũng. Các quan lớn trong sổ tay lâu đài tình ái của cô có một vài tên tuổi lớn như sau: --- Chen Tonghai: cựu chủ tịch Sinopec, hãng dầu quốc doanh lớn thứ 2 TQ, bị treo án tử hình năm 2009 vì nhận hối lộ 17.5 bảng Anh (28.5 triệu đôla). -- Li Jiating: cựu Tỉnh Trưởng Tỉnh Yunnan, bị kêu án tử hình vì tham nhũng năm 2003. - Hiện trong tù Qincheng Prison, Beijng.


 

- Liu Zhihua: cựu Phó Thị Trưởng Beijing, người chỉ huy việc thực hiện Thế Vận 2008, bị kêu án tử hình năm 2008 vì nhận 1.45 triệu đôla hối lộ. Bản án có thể sẽ ân giảm còn chung thân.
- Zheng Shaodong: cựu Giám Đốc Cục Điều Tra Hình Sự Kinh Tế TQ, bị treo án tử hình vì tham nhũng.
- Huang Songyou: cựu Phó Chủ Tịch Tòa Án Tối Cao TQ, hiện bị án chung thân vì biển thủ và nhận hối lộ 500,00 ngàn bảng Anh (813,000 đôla).

Câu chuyện người đàn bà quyền lực

Mới đây, báo Hong Kong rộ lên thông tin về một phụ nữ tên là Lý Vi, người được mệnh danh là "Nữ hoàng gái bao".

Bà Lý vừa chuyển sang định cư tại Hong Kong sau khi các bê bối liên quan tới quan hệ tình ái của bà với một loạt các quan chức cao cấp hàng đầu Trung Quốc vỡ lở tại Hoa lục.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số cuối tuần rồi có bài của ký giả Simon Parry nói về nhân vật gây chú ý này: Bên ngoài một biệt thự xây kiểu cổ điển nhưng không kém phần lộng lẫy tại thành phố duyên hải Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, môt đám thanh niên cười nói, chụp ảnh lưu niệm, đôi người nhón chân nghểnh cổ chiêm ngưỡng cảnh trí bên trong. Đây là biệt thự của nữ tỷ phú Lý Vi, người nổi danh vì các quan hệ với đàn ông có chức quyền. Một trong số khách tham quan, cô Lili, nữ thư ký 24 tuổi, trầm trồ: "Bà Lý cho thấy là ở Trung Quốc phụ nữ cũng có thể có quyền chẳng kém đàn ông. 


 Tôi ước sao tôi có thể mạnh mẽ như bà ấy". Từ tay trắng, không đồng xu dính túi, trở thành tỷ phú, Lý Vi có ba "bí quyết": bà là phụ nữ, bà kiếm tiền bằng quan hệ với ít nhất 15 tình nhân có thế lực trong thế giới kinh doanh và trên chính trường; bà trốn thuế và tham nhũng. Mỗi khi tình nhân của bà bị vướng vòng lao lý, lại một lần Lý Vi ra tòa làm chứng chống lại các vị chồng hờ. Thế nhưng cuối cùng bà cũng phải ngồi tù bốn năm, và mới được trả tự do đầu năm nay để bắt đầu cuộc sống mới có phần tĩnh lặng hơn tại Hong Kong. Thật may là bà còn giữ lại được phần lớn của cải.  

Gây chấn động  

Câu chuyện của Lý Vi rọi tia sáng vào giới quan tham khủng khiếp ở Trung Quốc và khi được tạp chí có uy tín Tài Kinh đăng tải, nó đã gây chấn động dư luận. Tạp chí này tiết lộ tên tuổi một loạt tình nhân có thế lực của Lý Vi, nhưng nhật ký của bà có lẽ còn chứa đựng nhiều cái tên quan trọng hơn.
Không thể đầu tư vào quan hệ với riêng một người, mà cần có mạng lưới quan hệ càng rộng càng tốt, như một chiếc ô vậy.
Lý Vi
Số báo đăng chuyện Lý Vi nhanh chóng bị tịch thu và nội dung online bị xóa bỏ, thế nhưng những người mau mắn đã kịp lưu lại và truyền tay nhau câu chuyện nghe như tiểu thuyết của người đàn bà sinh ra ở Việt Nam.

Lý Vi được cho là không thực sắc nước hương thành, nhưng ăn mặc khêu gợi và dày dạn kinh nghiệm tình trường. Bà cũng là một chủ nhà khả ái, có tài tổ chức những cuộc tiếp tân linh đình cho giới có tiền và có địa vị, nơi người ta không chỉ gặp mặt, trò chuyện, giải trí, mà còn khép lại những phi vụ nhiều triệu đôla. Sinh ra tại Việt Nam năm 1963, Lý Vi cùng cha mẹ chạy sang Vân Nam, Trung Quốc, năm 1970 khi bà có bảy tuổi. Tại đây, cô thiếu nữ họ Lý bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề buôn bán thuốc lá và từng bước gây dựng mạng lưới quan hệ của mình. Một trong những người tình đầu tiên của Lý Vi là Trịnh Thiếu Đông, một quan chức Bộ Nội vụ đã có vợ con. 



 Ông này giúp bà Lý và các chị em bà lấy hộ khẩu và căn cước để có thể đi lại làm ăn dễ dàng giữa Hong Kong và lục địa. Những năm 1990, bà Lý cưới một quan chức địa phương chuyên trách về ngành thuốc lá, người đã giới thiệu bà với ông Lý Gia Đình, tỉnh trưởng Vân Nam, hơn bà 20 tuổi. Tạp chí Tài Kinh viết rằng khi chứng kiến ông tỉnh trưởng tặng cho người tình cũ một chiếc thuyền trị giá sáu triệu Nhân dân tệ, Lý Vi mới hình dung ra làm 'vợ bé' cho quan lớn thì lợi hại thế nào.



Kể từ đó, quan hệ với Lý Gia Đình được người phụ nữ quyến rũ này nhanh tay chuyển thành hợp đồng và tiền bạc. Có tin đồn rằng bà cũng cặp bồ với Lý Bột, con trai ông tỉnh trưởng. Thế nhưng năm 2001, ông Lý bị bắt bỏ tù vì tội ăn hối lộ. Lý Vi cũng bị bắt thẩm vấn, nhưng được thả. Bà đúc kết ra một kinh nghiệm là "không thể đầu tư vào quan hệ với riêng một người, mà cần có mạng lưới quan hệ càng rộng càng tốt, như một chiếc ô vậy".

Ô dù lớn

Những năm Thanh Đảo phát triển mạnh nhờ vị trí khá thuận tiện cho việc đi lại từ Bắc Kinh và Thượng Hải cũng là thời gian Lý Vi quan hệ với người quyền thế nhất thành phố: Bí thư Thành ủy Đỗ Thế Thành.


Bí thư Đỗ là người nổi tiếng lỗ mãng và nóng nảy, nhưng lại nhanh chóng siêu đổ trước hấp lực của người phụ nữ họ Lý. Ông đã giúp bà mua nhiều bất động sản giá hời ở thành phố du lịch đang phát triển nhanh chóng này. Một nhân viên chính quyền Thanh Đảo thời đó kể lại: "Ông Đỗ mê bà ta như điếu đổ, bà nói gì ông cũng làm. Thực ra ông ta không thông minh lắm nên suy tính chuyện gì cũng là nhờ bà ta cả". Với chiếc ô của ông Đỗ, Lý Vi trở nên nhà đầu cơ địa ốc số một Thanh Đảo, với các dự án như sân vận động thể thao nước Thanh Đảo, bến đỗ thuyền hạng sang và khu dịch vụ mua sắm theo mô hình Darling Harbour ở Sydney.  


Các hợp đồng đầu tư, phát triển bất động sản mang lại cho bà hàng tỷ đôla, và tất nhiên, bà cũng rộng rãi "lại quả" cho người tình. Sau này, bà Lý khai đã đưa ông Đỗ nhiều khoản tiền từ 200.000 tới một triệu tệ trong thời gian 2003-2006. Thế nhưng Lý Vi không dừng ở đó, mà bước tiến tiếp với một số tình nhân giàu có và thế lực khác, trong đó phải kể tới Trần Đồng Hải, Chủ tịch tập đoàn dầu khí Sinopec. Thế nhưng bà không trung thành với bất kỳ ai. Khi ông Đỗ, rồi ông Trần bị bắt ra tòa vì tội tham nhũng thì bà chính là người khai báo các thông tin góp phần khiến các ông này phải ngồi tù. Có lẽ đây cũng là lý do giảm tội cho bà trong các vụ rắc rối mà bà bị liên quan.

Bí quyết

Người ta vẫn còn đồn đoán bí quyết quyến rũ quan chức của Lý Vi là gì vì ở Trung Quốc chắn chắn có nhiều phụ nữ đẹp hơn bà.

Có lẽ bà thông minh và xảo trá hơn chăng? Có người thì cho rằng "tài năng" của Lý Vi nằm ở chỗ bà biết suy nghĩ và hành động như một người đàn ông. "Bà ấy dùng nữ tính để quyến rũ tình nhân, nhưng khi quay sang sử dụng quan hệ thì Lý Vi hành xử như một ông quan chức lắm mưu đồ." Không bị lên án, ngược lại, Lý Vi lại trở nên nhân vật được nhiều phụ nữ ngưỡng mộ, phần nào vì đã "trả thù" được giới đàn ông có tiền nhưng mèo mỡ.  

Thống kê những năm gần đây cho thấy có tới 90% quan chức Trung Quốc đang bị điều tra tham nhũng là có bồ bịch. Mao Trạch Đông từng có nhiều bồ trẻ, người kế nhiệm ông sau này là Giang Trạch Dân mới đây cũng bị đồn có cô nhân tình là ca sỹ kém ông 40 tuổi. Văn hóa "vợ nhỏ" tồn tại ở Trung Quốc xưa nay và chắc còn tiếp diễn. Nhưng trường hợp Lý Vi cho thấy, các cô vợ bé nay không còn yên phận thủ thường mà ngày càng chủ động tìm cách kiếm chác chia phần gia tài của các ông hám của lạ. Mới đây, Hiệp hội Vợ bé Trung Quốc đã được thành lập với diễn đàn trên mạng chia sẻ kinh nghiệm hành xử với các đức chồng hờ.
The story of Ms Li Wei, 48, has been making headlines in China.

Li was born in Vietnam with a mixed French-Vietnamese background. At the age of seven she was brought to Honghe county in China's southern Yunnan province along the Sino-Vietnamese border as a refugee searching for a better life.
She began her career peddling tobacco products, before marrying a top official at the local tobacco bureau.

Influential Chinese business magazine Caijing ran a 14-page feature on how Ms Li had used her husband's networks to get close to top officials in Yunnan, China, before moving on to acquire more powerful friends across the nation.
Li is described as being an attractive, fair-skinned woman, "with an alluring dress sense". According to media reports, Ms Li managed to gain access to former Yunnan governor Li Jiating, who became her lover. She helped him get resident status for his son in Hong Kong in exchange for tobacco export quotas. The governor narrowly escaped the death sentence in 2003 for taking more than S$39 million in bribes.  


Another prime catch was Chen Tonghai, former chairman of the state-owned China Petroleum & Chemical Corp (Sinopec). She also became the mistress of Du Shichen, Qingdao's former Communist Party secretary. Investigations by Chinese authorities showed that Li boosted her assets to close to ten billion Chinese yuan (S$1.94b) with extensive operations in tobacco, real estate, petroleum, securities and advertising. Ms Li was detained for tax evasion in 2006 and had most of her assets confiscated, but was released soon after and is now living in Hong Kong.
However, many of her lovers that she implicated remain in detention, while some have been sentenced to death on corruption and misdemeanour charges.
 

NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ CHÍ MINH I




THỜI THƠ ẤU, TÊN TUỔI, VÀ GIA TỘC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYỄN THIÊN-THỤ


 I. THỜI NIÊN THIẾU


Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam ghi:


Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung  sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.

Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.

Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.

Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.

Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.

Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.

Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.

Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).(HCM, I)

Ông Phó bảng đặt tên con trai là Khiêm, Cung rất hay. Nhưng giọng Nghệ An đọc Khiêm thành Khơm, Cung thành Côông , và dân Nghệ An đùa cợt Khơm Côông là KHÔÔNG CƠM ( không cơm). Phải chăng đó là một điềm xấu?

Thuở nhỏ ông tên Cung, giọng địa phương đọc là CÔÔng.  MỘt vài tài liệu ghi tên ông là Cung, tự Tất Thành nhưng các tài liệu đảng ghi rằng Tất Thành là tên mới đặt ra sau 1901. Điều này hợp lý vì tên cha lót chữ Sinh thì tên con cũng là Sinh ( Sinh Khiêm, Sinh Cung), nhưng sau 1901, ông Phó bảng thi đỗ, ông hy vọng tương lai cho nên đổi tên con Sinh Khiêm thành Tất Đạt, và Sinh Cung là  là Tất Thành. Theo tài liệu đảng tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, còn có tên  Nguyễn Sinh Côn (HCM I)


II. VIỆC HỌC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH



Việc học của Nguyễn Tất Thành cũng là đám mây u ám.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901 cha con ông ở số 112 Mai Thúc Loan, Thành Nội, Huế, Năm  1896,  cha con ông về nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, làng Dương Nỗ, cách Huế 6 km. Đây là lúc hai con ông bắt đầu học chữ Hán. Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan mất, Nguyễn Sinh Sắc phải đưa con về quê. . 




Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán.Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học.
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.

Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh.  
 -1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).


 Tháng 4-1908, Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, ông có bị đuổi học không? Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn.Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam.(HCM, I)


Ngày xưa, các ông đồ Nghệ thường đi tha phương cầu thực. Họ thường mang theo con cái vì chủ nhà đã chịu cung đốn y thực cho cả cha con .Nhiều năm, Nguyễn Tất Thành phải theo cha, việc học không được liên tục. Tù 1905, hai anh em ông mới được chính thức học trường công. Học trường Vinh chỉ được một niên khóa (9,1905 -9, 1906},  học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên cũng một niên khóa (9,1906- 9-1907); học Quốc học cũng một niên khóa (9, 1908-9,1909); tại Quy Nhơn cũng một niên khóa (1909- 6, 1910), tổng cộng là bốn năm.

Chương trình giáo dục thời Pháp thuộc gồm ba bậc:gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học.


Bậc Tiểu học : 6 năm


Giáo Dục thời Pháp thuộc - Chương trình 13 năm,  Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp, 6 năm:


 (1) Cấp Sơ học gồm các lớp:
 -Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót,
- Lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư,
-Lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba


 (2) Cấp Tiểu học gồm có:
 -Lớp Nhì Năm thứ nhất  (Cours Moyen Première Année),
-Lớp Nhì Năm thứ hai (Cours Moyen Deusième Année)
-Lớp Nhất (Cours Supérieur).


 Mỗi làng có một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển vào năm Thứ Nhất trường Trung học.


Điều này cho thấy Nguyễn Tất Thành học bốn năm không liên tục thì khó mà hoàn thành cấp tiểu học sáu năm, nhất là lúc bấy giờ thi cử rất khó khăn. it người đỗ bằng Tiểu học ( Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études Primaire Complémentaire Indochinoise).




 WIKIPEDIA ghi:


Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Nguyễn Tất Thành học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 lớp nhì, 1907 - 1908 lớp nhất. Trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học. Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

Trong khi tài liệu đảng ghi tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học tại trường tiểu học Quy Nhơn thì Wikipedia không biết lấy tài liệu ở đâu mà ghi rằng trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học. Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế. 


Trên kia, tôi đã trình bày hệ thống giáo dục cấp tiểu học thời Pháp thuộc, nay xin nói thêm về trung học.


Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp.


Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp của VNCH  sau này, còn cộng sản gọi là cấp hai ) gồm có bốn lớp:


 Năm Thứ Nhất (Première Année), 
Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), 
Năm Thứ Ba (Troisième Année) 
và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). 


Học xong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d'Études Primaire Superieur Indochinois). , Việt Nam cộng hòa gọi là bằng Trung Học đệ nhất cấp.
 Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire.


 Cấp thứ hai là ban Tú Tài  (VNCH gọi là trung học đệ nhị cấp, Cộng sản gọi là cấp ba) gồm các lớp :


Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này),
 Première (như Đệ Nhị hay lớp 11)
 và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12).


 Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie).


. Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.

Wikipedia nói rằng Tất Thành học hệ Thành Chung và năm 1908 đỗ tiểu học, mà năm 1907 học Trung học đệ nhị niên, nghĩa là xuống lớp ư?



Tài liệu cộng đảng viết rằng tháng 4-1908, Nguyễn Tất Thành  tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên,  Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp. Chúng ta không biết thực sự Nguyễn Tất Thành có tham gia biểu tình hay không, vì Nguyễn Tất Thành bỏ trống một niên khóa  1907-1908. Và ông có học Quốc Học hay không cũng là một vấn đề. Nếu học thì cũng không đầy một niên khóa. Tài liệu Cộng đảng nói rằng cha con nhà ông bị theo dõi, bị khiển trách e không đúng vì năm 1908 miền Trung chống thuế mà sau đó, Nguyễn Sinh Sắc đã thăng chức tri huyện Bình Khê, như vậy là có công lao chứ không phải bị trừng phạt.

Wikipedia viết:
Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và tìm chính sách để cứu nước.
Học trường Bá Nghệ  cũng phải mất nhiều năm .Tài liệu này cho biết Nguyễn Tất Thành không kiên trì  , học vài tháng thì bỏ. Phải chăng người ta muốn tô vẽ thêm  nào là trường Bá Nghệ, nào là Bason cho có mùi giai cấp công nhân tiên tiến, lãnh đạo. Có  tài liệu ghi rằng Tất Thành đậu bằng Thành Chung. Tài liệu đảng cho biết Tất Thành đỗ bằng Tiểu học năm 1910, phải 1914, ông mới được đi thi bằng Thành Chung, nhưng 1911 ông đã đi làm bồi tàu rồi! Ôi, người ta làm đủ cách để giới thiệu Tất Thành là một trí thức nhưng không biết thực sự Tất Thành có đỗ nổi bằng Tiểu học hay không! 

Chúng tôi chỉ nói sự thật của lịch sử. Những người thời quân chủ, tư bản mới chú trọng việc học và bằng cấp, còn cộng sản trọng vô sản, vô học, ai có học là bị khinh miệt, trù dập và giết hại trong chính sách "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tân rễ". Hơn nữa đó là một chính sách căn bản từ Karl Marx vì Karl Marx bảo chỉ có công nhân là giai cấp tiên phong, còn các giai cấp khác như trí thức, tiểu tư sản, nông dân là thành phần lưng chừng, là phản động. Sau này Lenin, Stalin triển khai mà đuổi trí thức Nga, đưa dân vô sản thất học lên nắm quyền. Và sau này, tại Việt Nam, nhiều ông không đi học ngày nào hoặc chưa học lớp ba trường làng mà làm tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng hay sao. Vì vậy mà Nguyễn Tất Thành đỗ tiểu học hay không chẳng có gì quan trọng trong tiểu sử lãnh tụ và lịch sử đảng!


III. NĂM SINH-TÊN HỌ -BÚT HIỆU
Con người Nguyễn Tất Thành là con người trăm tên nghìn mặt. Trước hết là năm sinh của ông. Nguyễn Thế Anh đã viết:
Năm 1911, HCM ghi mình sinh năm 1892. Một báo cáo khác ghi: sinh năm1894. Trong  chiếu khán thông hành cấp năm 1923 ghi sinh ngày 15-1-1895. Ngày sinh được coi như chính thức là 19-5-1890.

Wikipedia ghi rằng Nguyễn Tất Thành có 5 năm sinh khác nhau.
Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tuy nhiên có những thông tin khác không đồng nhất
  • Trong đơn xin học Trường hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.
  • Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894.
  • Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894.
  • Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.

     
    Lịch sử Cộng đảng ghi :
    Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái....

    Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
    Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp.(HCM I)

    Tài liệu trên cũng viết:


    Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.. . Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng:
    “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” (HCM I) 
    Căn cứ vào câu  "“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…" . ta có thể suy rằng năm học Trường Vinh (1905), Nguyễn Tất Thành đã 13 tuổi. Như vậy, ông sinh năm 1892.Hơn nữa, tài liêu năm 1911 là thời học sinh  ghi năm 1892 thì tương đối chính xác hơn thời gian sau 1911ông ra ngoại quốc phải trốn tránh và thay đổi lý lịch. Tuy nhiên chúng ta cũng không loại trừ trường hợp khai sụt tuổi. Như vậy, ta có thể phỏng đoán năm sinh của ông là trong khoảng 1890-1892.

    Ông cũng đội nhiều tên khác nhau. Wikipedia  cho biết ông có khoảng 60  tên và bút hiệu khác nhau.  
    Bút hiệu thường dùng
    • Hồ Chí Minh: Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969
      • C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
      • H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
    • Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
      • N.A.Q.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.
      • N. ÁI QUỐC: Dùng 1 lần ngày 16 tháng 12 năm 1927.
      • NG.A.Q: Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922.
      • NGUYỄN.A.Q: Dùng tại 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.
    Bút hiệu thân mật
    • Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
    • Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.

    Bút hiệu khác

    (xếp hạng thứ tự theo bảng chữ cái)
    • A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
    • A.P.: Dùng 1 lần trong bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương" - tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
    • Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
    • C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)
    • C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
    • Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
    • Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1971.
    • Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
    • Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc)
    • H.B: Dùng một lần tại bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
    • HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
    • Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
    • H.T.: Dùng 1 lần tại bài "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
    • La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
    • Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).
    •  
    • Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công" - báo Nhân Dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
    • Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
    • L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
    • Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926.
    • N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.
    • N.A.K.: Dùng 1 lần tại "Thư gửi Quốc tế nông dân" ngày 3 tháng 2 năm 1928.
    • N.K.: Dùng một lần tại bài "Sự thống trị của đế quóc Pháp tại Đông Dương"-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.
    • Nguyễn: Dùng tại 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928.
    • Nói Thật:
    • Nilốpki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
    • P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.
    • Pôn: Dùng 1 lần ngày 27 tháng 2 năm 1930.
    • Q.T.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
    • Q.TH.: Dùng tại 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946.
    • T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969.
    • T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện
    • Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
    • Tân Trào:
    • Thanh Lan:
    • Thu Giang:
    • Trần Dân Tiên: Dùng 1 lần viết sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch năm 1948.
    • Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
    • Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.
    • V.: Dùng tại 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.
    • V.K.: Dùng 1 lần trong bài "Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc" ngày 3 tháng 1 năm 1960.
    • VICHTO: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.
    • WANG: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
    • X: Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.
    • X.Y.Z.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.

    Bút hiệu đang xác định

    • CULIXE: Dùng 1 lần ngày 13 tháng 2 năm 1922 (bản gốc tài liệu tiếng Pháp đề: "CULIXE - Nguyễn Ái Quốc dịch")
    • Lê Thanh Long
    • LOO SHING YAN: Dùng 1 lần ngày 12 tháng 11 năm 1924 (bản gốc tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp đề: "LOO SHING YAN - Nữ đảng viên Quốc dân Đảng")[1]
    • Trầm Lam:
    • Tuyết Lan:
    • Việt Hồng:

    Biệt danh và bí danh khác

    Chỉ dùng để hoạt động bí mật, không dùng để viết sách báo.
    • Văn Ba: (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911)
    • Paul Tất Thành: 1912
    • Line: 1938, dùng tại Diên An, Trung Quốc
    • Hồ Quang: 1939-1940, dùng tại Côn Minh và Quế Lâm, Trung Quốc

    Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc

    Nguyễn Ái Quốc là danh hiệu được dùng ký đại diện cho Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite). Văn bản này được gửi tới Hội nghị Versailles vào năm 1919 nhân khi các cường quốc đang nhóm họp. Nguyễn Ái Quốc cũng là cái tên mới mà Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) tự gọi mình, ít nhất kể từ tháng 9 năm 1919,[2] và sẽ sử dụng trong suốt 23 năm sau đó  (Wikipedia) 

     Nhà văn thường dùng vài bút hiệu, các nhà hoạt động chính trị nhất là người cộng sản thay đổi tên họ, lý lịch thường xuyên. Việc này cũng là đương nhiên trong thời kỳ hoạt động bí mật phải trốn tránh sự theo  dõi của Pháp. Nhưng với Hồ Chí Minh là trường hợp rất đặc biệt vì ông dùng quá nhiều. Ngay cả Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông cũng không thái quá như vậy. Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh,ũng chỉ dùng vài bút hiệu. Có thể ông sai  bộ hạ viết rồi đề bút hiệu của ông. Ông mang nhiều tên họ như vậy cũng có gian ý theo kiểu ném đá giấu tay, là thủ đoạn thiếu quang minh chính đại.

    Việc ông mang tên Nguyễn Ái Quốc là cướp tên tuổi và công phu và uy tín người khác. Đó là sự gian manh. Việc ông đội tên Trần Dân Tiên, T'Lan để quảng cáo cho ông là một hành động gian manh, khoa trương và lừa đảo từ trong ra ngoài. Việc ông xưng Bác và bắt mọi người kêu ông là bác là một thái độ độ vô lễ. Ngay cả Võ NGuyên Giáp, Phạm Văn Đồng cũng phải gọi ông là Bác, không lẽ gọi bằng anh. Ông lúc 45-50 đã xưng là cha già dân tộc thì lại càng hỗn láo, vì trên ông còn có các bậc trưởng thượng 80-90. 

    Ông luôn luôn tự đề cao ông là thánh, là người hy sinh cho dân tộc. Ông nói ông không yêu đương, không vợ con vì muốn   hy sinh bản thân cho dân tộc!  Trong vai Tràn Dân Tiên, ông tỏ ra khiêm tốn nhưng càng lộ rõ cái gian trá của ông vì ông muốn viết tiểu sử ông, tự đề cao ông mà lại làm bộ   "em chả " "em chả" từ chối viết tiểu sử :
     
    Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:

    "Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!"(HCM X)

    IV. GIA TỘC NGUYỄN TẤT THÀNH



Bài viết đầu tiên về gia tộc Hồ Chí Minh có lẽ là Trần Quốc Vượng.  Trong tập Trong Cõi chương XV, Trăm Hoa xuất bản tại California, năm 1993,Trần Quốc Vượng viết:

Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy. Phó bảng là một học vị tiến sĩ, chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).

Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur (16), như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ. 
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên nôm là làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm thừa biện bộ Lễ ở Huế rồi tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị cách chức quan) cụ phiêu dạt vô Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam. Người ta làm thế là vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng là vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội đều hiện hữu ngoài ý thức chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...

Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh. Nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết... .
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: Ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.

Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ), đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi quê ông, bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo Dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng viện Văn Học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.

Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"... "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"...

Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo lấy tứ dân (Sĩ Nông Công Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng "Xướng ca vô loài".

Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân: "Trai tài Gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang" hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, nhà họ Hà phải bù đầu suy tính...

Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).

Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".

Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẻ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.

Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông, mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc tiếng chì" hơn trước vì ngoài việc bố chồng "rước của tội của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo: Người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).

Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên 4, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng đi cho "rảnh nợ".

Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ hàng chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.

May có ông Tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng. Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sen "quê nội", "quê cha hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông Cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn* (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê ngoại. Khi ông Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít bên bà ngoại.

Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng học điền, ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm, chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.

Nhờ sự vận động gửi gắm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: Để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898) ông lại trượt.

Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901), bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.

Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm, rồi trở vào kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã dựng nhà tranh 5 gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan Phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.

Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau), về ở quê nội, nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông Phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.

Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy 3 năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở bộ Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907 ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910), ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ Phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ. ( Trong Cõi, chương XV)


Truyện kể của Trần Quốc Vượng  có thể đúng, nếu không đúng thì ông đã bị xộ khám!

Trong khoảng 1954, tôi có ra Hà Tĩnh xin học cấp ba, trọ nhà dân chúng, nghe người rất đông nói với nhau rất to về các chuyện thâm cung bí sử nhà Hồ, nào là các bộ trưởng,  các tướng tá, ủy viên trung ương thân mật với nữ nhân này, nữ nhân kia và việc dùng lá đa để thăng anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua. Tính chất công khai  ồn ào này rất khác với tình dè dặt của dân  Bình Trị Thiên, và tính chẳng quan tâm của dân Nam kỳ Lục tỉnh. Không biết trong XHCN, nếp sống tự nhiên và ngay thẳng đó có thay đổi không?

Theo Wikipedia trong bài thảo luận Nguyễn Sinh Sắc,  gia phả, dòng họ Hồ (Nghệ An) là con cháu Hồ Sĩ Tạo chính thức xác nhận Nguyễn Sinh Sắc là con của Hồ Sĩ Tạo.


Như đã nói, Nguyễn Tất Thành là con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Sinh Sắc là con Hồ Sĩ Tạo, thế là mấy đời thuộc dòng phong kiến, thế mà trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên tức Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Ái Quốc  xưng là gia đình nông dân, Thân phụ ông, Nguyễn Sinh Sắc  làm tri huyện  vì say rưọu sai lính đánh chết người nên bị cách.Thế mà  tài liệu lịch sử Đảng Cộng Sản ghi là
 
Sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.(Ho was born on May 19, 1890, in the village of Kimlien, Annam (central Vietnam), the son of an official who had resigned in protest against French domination of his country.Ho Chi Minh, Selected Works (Hanoi, 1960-1962), Vol. 2)


 Trần Quốc Vượng biết mười mươi tội của Nguyễn Sinh Sắc, nhưng không dám phạm thượng nên ỡm ờ viết rằng Năm 1907 ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ( Bình Định)... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910), ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. 
 
Vũ Ngự Chiêu nói rõ hơn về thân thế của Nguyễn Sinh Cung: Cha ông HCM là Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, gốc làng Sen (Kim Liên), huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An. (Sắc chỉ là tên gọi ngoài đời) Ðậu Phó Bảng năm 1901, ông Huy không theo học trường Hậu Bổ mà từng làm việc với Bùi Quang Chiêu, rồi bổ làm Thừa Biện Bộ Lại. Sau cuộc nổi dậy mùa Xuân 1908 của dân miền Trung, thăng bổ làm tri huyện Bình Khê (Bình Ðịnh).Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Tri huyện Huy bị ngưng chức vì "nghiện rượu và tàn ác với dân chúng" (đánh chết một nông dân trong cơn say). Ngày 19/5/1910, bị chính thức tống giam vì tội danh trên. Qua tháng 8/1910, được miễn tội, chỉ bị cách chức.(HCM, LXXXIV)

Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã khám phá ra đơn của Nguyễn Tất Thành ghi ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống.. cầu mong Ngài (chỉ khâm sứ Pháp) vui lòng cho cha tôi (cha của Thành tức Nguyễn Sinh Sắc) được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài . Việc này BÙi Tín ” trong . Mặt thật, California: Nxb. Saigon Press, 1993, tt. 95-96). và  Trần Gia Phụng cũng đã ghi nhận .(HCM, IV)

 Như vậy, hai cha con ông, trong khoảng 1911 vẫn tha thiết làm quan với Pháp chứ không phải là những người có đầu óc cách mạng như lời huyênh hoang của Trần Dân Tiên và đảng Cộng Sản. 




Trong tiết mục này, tôi muốn nêu hai điểm.

(1). Thuở đầu tiên, nhiều nhân vật con nhà quan lại, khoa bảng,  trưởng giả và trí thức Tây học theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ lại kết tội "trí phú địa hào", phong kiến, tay sai thực dân, giết , bỏ tù  và đày đọa người ta  và con cháu họ suốt đời trong chủ nghĩa "lý lịch"! Nguyễn Tất Thành cũng  thuộc thành phần " quan lại phong kiến", cha làm việc cho Pháp thế sao ông có quyền gì mà kết tội và sát hại người ta?  Lại nữa, cha của Nguyễn Tất Thành mang tội rượu chè say sưa và giết người vô tội ( tài liệu cộng sản lại bảo nạn nhân là người có quyền thế- ai có quyền thế thì mình có quyền giết hay sao?) mà lại ca tụng là cách mạng,là có tinh thần chống Pháp, vì chống Pháp mà bị sa thải! Trong khi đó thì cộng sản kết tội toàn thể phong kiến, địa chủ, và tư sản và cướp bóc, tàn sát họ. Như vậy là Hồ Chí Minh và Cộng sản vu khống người mà nói láo về mình, và phạm tội gian dối và tàn ác. Ngày nay, bọn cộng sản thao túng kinh tế, chính trị quốc gia, cướp tài sản công và ruộng đất, nhà cửa nhân dân thì chúng có chính nghĩa hay không và phạm tội gì?

(2).Lai lịch của nhà ông Hồ và bản thân ông Hồ cũng chẳng trong sạch cho lắm, nếu ông cứ im lặng, đừng làm thần thánh thì chẳng ai quan tâm đến  "thâm cung bí sử " gia tộc ông làm gì," đèn nhà ai nấy rạng", hơi sức đâu nói xấu chuyện nhà người ta, nhưng mà lịch sử đòi hỏi sự thật, và cần phải nói ra chỉ vì ông chẳng ra gì  mà lúc nào ông cũng răn dạy  " đạo đức cách mạng" , và bọn đàn em, cùng  lũ con cháu ông hò hét ỏm tỏi về " tư tưởng và đạo đức bác Hồ"! 
Sự thật tự nhiên phát biểu. Không phải người quốc gia xoi mói, mà chính là những con người XHCN, những người Nghê An, và những người cộng sản cao cấp đã tiết lộ.   Ông Hồ cũng thuộc loại " năm cha bảy mẹ" , thuộc loại gió trăng, tham dâm tàn bạo chứ chẳng phải "đạo đức cách mạng" gì cả! 

No comments:

Post a Comment