QUỐC VIỆT * PHIẾM LUẬN
Chuyện nói năng ở Hà Nội
Tác Giả : Quốc Việt |
Cô gái trẻ tay cầm mảnh sắt tam giác khều ốc, mồm
cứ chì chiết về một lão "quái thai ngâm giấm" nào đó là nhân tình cũ.
"Cái lão ầy dở hơi không thể nào tin nổi, cứ chăm chăm buộc tao phải làm
bu của mấy đứa con lão. Nhưng bọn mày xem tao có điên mới chịu làm vợ
lẽ cái lão quái thai ngâm giấm dặt dẹo ấy..." Tôi trợn mắt suýt nuốc cả vỏ ốc vào mồm khi nghe cô gái Hà Nội trẻ đẹp Thùy (Ô) kể chuyện "người yêu". Anh bạn chính gốc trai phố Hàng Bông chỉ chép miệng cười với tôi "Ba hoa bốc phét ! Rượu vào lời ra ấy mà. Cái ngữ đỏ vỏ đen lòng như con ranh ấy thì mấy thằng "củ chuối" yếu choèn choẹt dễ chảy thành nước lắm". Rồi anh ta nhổ toẹt các đuôi ốc đang nhai trong mồm, giải thích cho cái thằng miền Nam là tôi nghe ấy là bốn "cave" đi ăn đêm "Tình bướm đêm tanh như cá ! Gặp giai nào bao được cũng ti tỉ yêu thương trẹo cả mỏ, nhưng quay lưng đi là chửi vãi cả tiên sư người ta"... Tốp "cave" vừa lên xe "a còng" vọt về bãi đáp khách sạn thì lại thế ngay vào đó một nhóm học sinh đi chơi khuya. Các em chỉ trạc lớp 11, 12. Giọng véo von dễ thương như chim hót. Nhưng thú thật nếu không có anh bạn dân Hà thành làm thông dịch, thì với vốn ngôn ngữ "lúa" của mình, tôi chỉ có nước giơ tay chào thua. Các em đang say sưa bàn tán về một chàng ca sĩ miền Nam nào đó đang Bắc tiến "Anh chàng trông cũng hầm hố nhỉ. Ít ra cũng quần bò, áo phông, tóc mui rùa bụi bặm chứ không đến nỗi ẻo lả như mấy lão xăng nhớt gì cũng chơi tất tần tật..." Cô bạn cứ mải mê hỏi chuyện Năm Cam trong Nam, nhưng khi tôi hỏi lại tiếng đồ các cô cậu ấm Hà thành dám vung đô la mua một chúc cả chục chiếc "a còng" thì cô ta chỉ bình luận "Cái đồ voi đú chuột chù cũng đú ấy mà". Nhìn ánh mắt người ngoài hành tinh của tôi, anh bạn phì cười "Trong ông thì đại loại gọi là đua đòi học làm sang đấy" Đầu giớ sáng, tôi ngoắc xe ôm, mới mở miệng vài câu, nghe giọng miền Nam đặc tương trúng mánh lạnh băng toang tác giá 50 nghìn đồng. Tôi chưa kịp trả giá hết câu đã ù cả lỗ tai vì mấy câu gắt gỏng "DM! Mới mở mắt đi cuốc đầu tiên đã vớ phải mặt hãm tài đành đạch như quả táo tàu khô. Đi không đi ngoác cái mồm nhanh lên cho người ta nhờ. Đồ dở hơi!" Sự việc có lẽ sẽ không dừng lại mấy lời đôi co nếu tôi không kịp nghe những bạn xe ôm của anh ta nói chuyện với nhau cũng những lời như vậy ... http://my.opera.com/xahoihoc/blog/show.dml/984453 |
PHỞ & DIET
PHỞ & DIET
Một buổi
chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã
đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa
kịp nóng đít bả đã đứng dậy vỗ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con
tôi lập tức gĩa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó,
ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo, cứ như là thánh chỉ đến thần dân rạp
đầu đón nhận vậy.
Cha con anh coi thử em dạo này có mập không? Vừa nói bả vừa đứng dậy xoay một vòng 360 độ.
Tôi chưa kịp nói gì, thằng con đầu 6 tuổi đã nhảy cẫng lên la lớn:
- Mẹ mập, mẹ mập!
- Em có da có thịt tức em mạnh khỏe, không có bệnh tật gì thì tốt chứ có sao đâu – Tôi cẩn thận tránh dùng chữ mập, từ tốn nói mà trong lòng không biết chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo
- Như vậy cha con anh cũng nói em mập? Hèn chi tụi con Huệ, con Lan trong hãng cứ nói dạo này bà ăn cái gì mà mập qúa vậy, làm em tức muốn chết – Mặt bà xã bổng đanh lại – chê bà hả, bà sẽ đai-ét thử coi ai mập hơn ai!
Nói là làm, bà xã tôi sẽ đai-ét! Ai đó trên đời này bảo diet là tốt cho sức khỏe, cho thân hình thêm đẹp chứ đối với cha con tôi đó là tai họa! Bả mà đai-ét thì cha con tôi cũng phải đai-ét theo, cả nhà diet, người người diet, thế có chết không chứ? Thật tình mà nói tôi khoái bà xã tôi có da có thịt, trông bả vừa khỏe mạnh vừa xếch xi. Da thịt bả láng mướt và mát lạnh đẹp muốn “chớt” luôn, vậy mà bả còn đòi diet cái nỗi gì. Cưới nhau đã hơn chục năm, mỗi lần ngồi ngắm cái tướng núng nính của bả đi đi lại lại dọn dẹp tôi còn xốn xang bấn loạn tinh thần nữa là. Trong lòng tôi bả là hoa hậu, là tiểu thơ, là những gì đẹp nhất, bả chiếm trọn trái tim tôi không còn một chỗ nào “vacancy” hết trơn. Bả như bây giờ tôi đã thấy đẹp lắm rồi. Hổng phải khoe khoang chứ tôi cũng có con mắt thẩm mỹ lắm. Hồi đó cả cái lớp ESL hơn hai chục cô, tôi chấm bả cái một liền. Hổng cần quyền qúi cao sang gì hết, cứ bình thường giản dị biết yêu chồng thương con là đủ rồi.
Sáng nay bả đi chợ về, cha con tôi hì hục khiêng vô một đống rau. Nhìn đống rau sắc mặt tôi đã xanh rờn rồi chưa nói tới việc xơi cả tuần cả tháng. Thực đơn cho gia đình tôi từ này trở đi có sự thay đổi lớn lao. Thịt, tôm, cá, cheese, bơ, sữa, trứng, Coke, Pepsi, Mountain Dew…. là những món rồi đây sẽ trở nên xa lạ với chúng tôi. Thay vào đó là rau và đậu hũ, đậu hũ và rau. Mấy ngày đầu món canh hẹ nấu đậu hũ và đậu hũ sốt cà chua kể cũng ngon miệng, nhưng ăn suốt tôi đâm sợ luôn, sợ đến nỗi có đêm nằm mơ tôi thấy một tảng đậu hũ to bằng cái nhà từ trên trời rớt xuống cái bịch đè lên tôi, càng vẩy vùng, nó càng đè bẹp dí tôi xuống đến nỗi thở không ra hơi. Nghe tiếng tôi la ú ớ bà xã lay tôi dậy hỏi nằm mơ thấy cái gì mà la lối òm xòm? Tôi sợ hết hồn hết vía, mồ hôi đầm đìa như tắm. Nghe bả hỏi nhưng tôi đâu dám khai thiệt, sợ bả bảo rằng tôi nói móc nói mỉa bả sanh chuyện không hay, thôi thì đành phải nói láo rằng tôi thấy một bầy ngựa… cái rượt tôi chạy trối chết.
Chưa hết tuần đầu, thằng con lớn tôi đã càm ràm, mẹ nấu món gì yucky qúa nó ăn hổng dzô. Tội nhứt là thằng em mới có 4 tuổi mỗi lần đút cơm là nó rùng mình phun ra hết. Ðến tôi là sư phụ ăn cơm trộn bobo ngày trước ở khu tập thể sinh viên còn chịu hổng thấu huống chi tụi nó sanh bên này, ăn đồ Việt Nam đã là khó khăn rồi. Thương tụi nó qúa cỡ, chiều nào đi làm về tôi cũng lén mua pizza, Burger King, Big Mac, Happy Meal cho chúng. Có bữa cha con đang ăn pizza mẹ nó về, cả ba dzọt vô closet vừa ăn vừa trốn. Nghe mẹ nó kêu qúa nên tôi cho thằng lớn chạy ra do thám tình hình. Mẹ nó hỏi con ăn cái gì đó? Nó nói ba dặn hổng được nói với mẹ là ba mua pizza. Tôi trong này nghe mà chưng hửng luôn. Cái thằng, dặn đi dặn lại mấy lần cuối cùng cũng làm lộ bí mật. Biết tội, cha con tôi dẫn nhau ra nộp mình tự thú. Bà xã hổng nói tiếng nào, chỉ hỏi một câu có lệ là cha con anh ăn cơm chưa? Thằng nhỏ 4 tuổi phang liền con ăn pizza rồi ngon lắm, mẹ muốn ăn hông? Thiệt tình, dấu cái đầu lại lòi cái đuôi.
Tánh bà xã tôi cứng rắn và hơi ngang bướng, hễ bả muốn làm cái gì là làm cho bằng được mới thôi. Bả quyết định đai-ét là làm ngay lập tức không nấn ná chờ đợi gì hết. Mọi hôm đi làm, bả mang theo một gà mèn cơm đầy nhóc, còn thêm đủ lọai đồ ăn vặt, kẹo bánh, chuối khô, trái cây … thấy mà phát sốt, giờ chỉ mang theo chút xíu cơm còn ít hơn cơm tù cải tạo nữa. Tôi chợt lo lắng cho bả, công việc thì nặng nhọc, ăn uống mà không đầy đủ làm sao cáng đáng nỗi, đổ bịnh ra đó thì khổ. Ði làm mệt như vậy chưa đủ, về nhà bả còn lôi trong nhà kho cái máy đi bộ lau chùi sạch sẽ, ngày nào cũng đi đi chạy chạy làm cha con tôi mấy phen chóng mặt tối tăm mặt mày. Ngày xưa con đường từ phòng ngủ đến cái tủ lạnh vô cùng tấp nập, thậm chí lâu lâu còn bị kẹt đường nữa. Thằng em lấy ice cream, thằng anh lấy cool aid, bà xã lấy trái cây, rồi mới đến tôi, cái gì còn sót là tôi vơ hết, cả nhà tập trung ở phòng khách coi tivi. Ngày nay chẳng còn mấy ai còn “chạy” tuyến đường đó nữa, có chăng thì đó là phản xạ vô điều kiện đã xa xôi lắm rồi, đi ngang qua tiện tay mở ra xem có cái gì ăn được không, dù biết rằng cái tủ lạnh trống không.
Tháng đầu qua cái vèo, tôi thầm cầu mong cho bà xã bỏ cuộc không đai-ét nữa, nhưng dường như ý chí của bả quá sắt … máu. Tôi không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh Trời. Trời thương thì tôi nhờ, Trời ghét thì tôi chỉ có nước… khóc ròng. Ðai-ét, đẹp đẽ đâu không thấy, tôi chỉ thấy bả càng ngày càng tiều tụy, mặt mày bơ phờ như thiếu ngủ, ít nói, ít cười, hay than mệt và không còn chơi chung với cha con tôi như trước nữa. Công bằng mà nói bả có xuống cân thiệt, nhưng tôi hoàn toàn không thấy bả đẹp thêm chút nào. Biết như vậy như tôi nào dám nói ra. Tôi đã từng nếm trải những kinh nghiệm đau thương khi dám chê bà xã già và không đẹp, dù đó là lời nói chơi 100%, có hai thằng nhóc làm chứng. Lần đó bả giận tôi suốt một tuần, không thèm nói chuyện. Cuối cùng thì bả bảo em già và xấu anh lấy em làm gì? Tôi còn biết làm gì hơn là xin lỗi, tỏ lòng sám hối ăn năn và dốc lòng chừa cãi.
Cha con anh coi thử em dạo này có mập không? Vừa nói bả vừa đứng dậy xoay một vòng 360 độ.
Tôi chưa kịp nói gì, thằng con đầu 6 tuổi đã nhảy cẫng lên la lớn:
- Mẹ mập, mẹ mập!
- Em có da có thịt tức em mạnh khỏe, không có bệnh tật gì thì tốt chứ có sao đâu – Tôi cẩn thận tránh dùng chữ mập, từ tốn nói mà trong lòng không biết chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo
- Như vậy cha con anh cũng nói em mập? Hèn chi tụi con Huệ, con Lan trong hãng cứ nói dạo này bà ăn cái gì mà mập qúa vậy, làm em tức muốn chết – Mặt bà xã bổng đanh lại – chê bà hả, bà sẽ đai-ét thử coi ai mập hơn ai!
Nói là làm, bà xã tôi sẽ đai-ét! Ai đó trên đời này bảo diet là tốt cho sức khỏe, cho thân hình thêm đẹp chứ đối với cha con tôi đó là tai họa! Bả mà đai-ét thì cha con tôi cũng phải đai-ét theo, cả nhà diet, người người diet, thế có chết không chứ? Thật tình mà nói tôi khoái bà xã tôi có da có thịt, trông bả vừa khỏe mạnh vừa xếch xi. Da thịt bả láng mướt và mát lạnh đẹp muốn “chớt” luôn, vậy mà bả còn đòi diet cái nỗi gì. Cưới nhau đã hơn chục năm, mỗi lần ngồi ngắm cái tướng núng nính của bả đi đi lại lại dọn dẹp tôi còn xốn xang bấn loạn tinh thần nữa là. Trong lòng tôi bả là hoa hậu, là tiểu thơ, là những gì đẹp nhất, bả chiếm trọn trái tim tôi không còn một chỗ nào “vacancy” hết trơn. Bả như bây giờ tôi đã thấy đẹp lắm rồi. Hổng phải khoe khoang chứ tôi cũng có con mắt thẩm mỹ lắm. Hồi đó cả cái lớp ESL hơn hai chục cô, tôi chấm bả cái một liền. Hổng cần quyền qúi cao sang gì hết, cứ bình thường giản dị biết yêu chồng thương con là đủ rồi.
Sáng nay bả đi chợ về, cha con tôi hì hục khiêng vô một đống rau. Nhìn đống rau sắc mặt tôi đã xanh rờn rồi chưa nói tới việc xơi cả tuần cả tháng. Thực đơn cho gia đình tôi từ này trở đi có sự thay đổi lớn lao. Thịt, tôm, cá, cheese, bơ, sữa, trứng, Coke, Pepsi, Mountain Dew…. là những món rồi đây sẽ trở nên xa lạ với chúng tôi. Thay vào đó là rau và đậu hũ, đậu hũ và rau. Mấy ngày đầu món canh hẹ nấu đậu hũ và đậu hũ sốt cà chua kể cũng ngon miệng, nhưng ăn suốt tôi đâm sợ luôn, sợ đến nỗi có đêm nằm mơ tôi thấy một tảng đậu hũ to bằng cái nhà từ trên trời rớt xuống cái bịch đè lên tôi, càng vẩy vùng, nó càng đè bẹp dí tôi xuống đến nỗi thở không ra hơi. Nghe tiếng tôi la ú ớ bà xã lay tôi dậy hỏi nằm mơ thấy cái gì mà la lối òm xòm? Tôi sợ hết hồn hết vía, mồ hôi đầm đìa như tắm. Nghe bả hỏi nhưng tôi đâu dám khai thiệt, sợ bả bảo rằng tôi nói móc nói mỉa bả sanh chuyện không hay, thôi thì đành phải nói láo rằng tôi thấy một bầy ngựa… cái rượt tôi chạy trối chết.
Chưa hết tuần đầu, thằng con lớn tôi đã càm ràm, mẹ nấu món gì yucky qúa nó ăn hổng dzô. Tội nhứt là thằng em mới có 4 tuổi mỗi lần đút cơm là nó rùng mình phun ra hết. Ðến tôi là sư phụ ăn cơm trộn bobo ngày trước ở khu tập thể sinh viên còn chịu hổng thấu huống chi tụi nó sanh bên này, ăn đồ Việt Nam đã là khó khăn rồi. Thương tụi nó qúa cỡ, chiều nào đi làm về tôi cũng lén mua pizza, Burger King, Big Mac, Happy Meal cho chúng. Có bữa cha con đang ăn pizza mẹ nó về, cả ba dzọt vô closet vừa ăn vừa trốn. Nghe mẹ nó kêu qúa nên tôi cho thằng lớn chạy ra do thám tình hình. Mẹ nó hỏi con ăn cái gì đó? Nó nói ba dặn hổng được nói với mẹ là ba mua pizza. Tôi trong này nghe mà chưng hửng luôn. Cái thằng, dặn đi dặn lại mấy lần cuối cùng cũng làm lộ bí mật. Biết tội, cha con tôi dẫn nhau ra nộp mình tự thú. Bà xã hổng nói tiếng nào, chỉ hỏi một câu có lệ là cha con anh ăn cơm chưa? Thằng nhỏ 4 tuổi phang liền con ăn pizza rồi ngon lắm, mẹ muốn ăn hông? Thiệt tình, dấu cái đầu lại lòi cái đuôi.
Tánh bà xã tôi cứng rắn và hơi ngang bướng, hễ bả muốn làm cái gì là làm cho bằng được mới thôi. Bả quyết định đai-ét là làm ngay lập tức không nấn ná chờ đợi gì hết. Mọi hôm đi làm, bả mang theo một gà mèn cơm đầy nhóc, còn thêm đủ lọai đồ ăn vặt, kẹo bánh, chuối khô, trái cây … thấy mà phát sốt, giờ chỉ mang theo chút xíu cơm còn ít hơn cơm tù cải tạo nữa. Tôi chợt lo lắng cho bả, công việc thì nặng nhọc, ăn uống mà không đầy đủ làm sao cáng đáng nỗi, đổ bịnh ra đó thì khổ. Ði làm mệt như vậy chưa đủ, về nhà bả còn lôi trong nhà kho cái máy đi bộ lau chùi sạch sẽ, ngày nào cũng đi đi chạy chạy làm cha con tôi mấy phen chóng mặt tối tăm mặt mày. Ngày xưa con đường từ phòng ngủ đến cái tủ lạnh vô cùng tấp nập, thậm chí lâu lâu còn bị kẹt đường nữa. Thằng em lấy ice cream, thằng anh lấy cool aid, bà xã lấy trái cây, rồi mới đến tôi, cái gì còn sót là tôi vơ hết, cả nhà tập trung ở phòng khách coi tivi. Ngày nay chẳng còn mấy ai còn “chạy” tuyến đường đó nữa, có chăng thì đó là phản xạ vô điều kiện đã xa xôi lắm rồi, đi ngang qua tiện tay mở ra xem có cái gì ăn được không, dù biết rằng cái tủ lạnh trống không.
Tháng đầu qua cái vèo, tôi thầm cầu mong cho bà xã bỏ cuộc không đai-ét nữa, nhưng dường như ý chí của bả quá sắt … máu. Tôi không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh Trời. Trời thương thì tôi nhờ, Trời ghét thì tôi chỉ có nước… khóc ròng. Ðai-ét, đẹp đẽ đâu không thấy, tôi chỉ thấy bả càng ngày càng tiều tụy, mặt mày bơ phờ như thiếu ngủ, ít nói, ít cười, hay than mệt và không còn chơi chung với cha con tôi như trước nữa. Công bằng mà nói bả có xuống cân thiệt, nhưng tôi hoàn toàn không thấy bả đẹp thêm chút nào. Biết như vậy như tôi nào dám nói ra. Tôi đã từng nếm trải những kinh nghiệm đau thương khi dám chê bà xã già và không đẹp, dù đó là lời nói chơi 100%, có hai thằng nhóc làm chứng. Lần đó bả giận tôi suốt một tuần, không thèm nói chuyện. Cuối cùng thì bả bảo em già và xấu anh lấy em làm gì? Tôi còn biết làm gì hơn là xin lỗi, tỏ lòng sám hối ăn năn và dốc lòng chừa cãi.
Ðã hơn mấy lần chúng tôi nghe lời xầm xì sau lưng, “Ối giời sao cô ấy ốm quá vậy?” “Ốm thấy mà ghê?” Có người còn hỏi thẳng vợ chồng tôi: “Ủa em bị bệnh hay sao mà ốm và xanh qúa vậy?” Gặp tình cảnh như vậy tôi đành nhào ra đỡ đạn: “Dạ tại lo lắng chuyện con cái nhà cửa nên hơi ốm một chút.”
Cái từ “hơi ốm” của tôi là nói thách đấy, chứ thật tình ốm qúa đi chứ
còn gì nữa. Từ một người đàn bà có da có thịt, trắng trẻo, hồng hào trở
thành một người tiều tụy xanh xao như dân kinh tế mới hỏi sao người ta
không thắc mắc? Tính đến nay bả mất cũng gần 10 pound rồi. Lắm lúc sẵn
dịp đi chợ tôi muốn dẫn bả tạt ngang quầy thịt, biểu ông Mễ cắt giùm một
cục mười pound, đưa cho bả coi bả đã mất chừng đó thịt biểu sao không
ốm o gầy mòn. Còn nữa, bao nhiêu quần áo ngày trước phải xếp lại cho vào
túi nilon nhét hết vào closet, rồi lại đi shopping mua quần áo mới.
Nói đến chuyện shopping cùng bà xã là tôi sợ đến tháo mồ hôi trán rán mồ hôi hột lận. Ngày trước khi chưa cưới nhau tôi còn gồng mình để đẹp lòng người yêu, bây giờ thiệt tình tôi chịu hổng nỗi nữa, chắc là có tuổi nên hay mắc cái chứng chóng mặt trong mấy khi đi shopping chăng? Bả hay trấn an tôi rằng anh phải thông cảm chứ, phụ nữ tụi em mua quần áo cần phải lựa chọn nhiều mới được. Mà bả có chọn nhiều gì cho cam. Cha con tôi chờ cả buổi trời, bả lựa và thử có mười mấy cái áo và chục cái quần, cuối cùng bả quyết định mua cái xách tay on sale! Khổ nỗi mỗi lần đi đâu là cả gia đình phải đi chung, cái truyền thống tuy tốt đẹp nhưng làm khổ cha con tôi không ít.
Ðã ba tháng sống lây lất trong thảm cảnh đai-ét, ba tháng sao mà nó dài hơn cả thế kỷ, ba tháng với biết bao cơn mộng mị kinh hoàng. Rồi dịp may cũng đến, giữa đường hầm tối tăm bỗng lóe lên một đốm sáng hy vọng. Tự nhiển tự nhiên bà xã tôi bị lở miệng, tiếng Mỹ hay gọi là canker sore ấy mà. Lúc đầu chỉ mọc sơ sơ vài nốt nhỏ bên trong môi trên, chuyện này bả vẫn thường hay bị, chỉ vài ba ngày một tuần là khỏi. Nhưng lần này không phải vậy. Càng ngày nó càng sưng to, sưng vều đỏ chót như cái hotdog vắt ngang làm tôi sợ hãi vô cùng. Lập tức đem bả đi bác sĩ. Ðợi làm đủ loại kiểm tra xong, bác sĩ bảo bả bị thiếu vitamin! Ðó, tôi nói có sai, ăn uống không đầy đủ làm sao đủ sinh tố. Cái miệng bà xã tôi đang đỏ mọng đẹp như mơ thế kia ai chơi ác gắn cái hotdog bự tổ chảng lên môi của bả hỏi sao tôi không rầu!
Một buổi chiều nọ đang bận túi bụi với đống hồ sơ sổ sách của công ty, tôi phải giải quyết gấp, thời gian không còn nữa. Bỗng có tiếng phone reo, một cô từ đầu giây bên kia nói rằng: “Bà xã của anh bị xỉu trong khi làm việc, hiện đang nằm ở nhà thương Saint Edward, anh cần đến gấp”. Tin như sét đánh ngang tai, tôi tung mớ hồ sơ đang cầm lên cái ào, tông cửa chạy như bay ra bãi đậu xe.
Bà xã tôi nằm trên giường mắt lim dim coi bộ mệt mỏi lắm. Trông sắc mặt tiều tụy của bả tôi đau đớn như đứt bảy tám khúc ruột. Vừa giận đến tím gan vừa thương tràn trề, hỏi làm sao tôi chửi bả cho được. Vội vàng lấy khăn nhúng nước lạnh, Tôi cẩn thận lau hết những giọt mồ hôi còn sót lại trên khuôn mặt trái xoan của bả, vén những cọng tóc lòa xòa sang một bên cho gọn ghẽ, xong tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay bả như thầm muốn nói rằng có anh ở đây, em đừng sợ gì hết, anh sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng … câu này hơi cải lương nhưng kỳ thực lòng tôi là như vậy đó. Tôi thầm câu xin Chúa, Phật, Ðức Mẹ, Ông bà tổ tiên hộ phù cho bả được bình yên vô sự là con … hứa sẽ làm nhiều việc thiện chớ ăn chay, con ăn hổng có nỗi nữa các Ðấng ơi. Chợt một giọt nước mắt tràn ra từ khóe mắt bà xã, bả biết tôi yêu bả đến chừng nào. Bả mở mắt ra, tôi lo lắng hỏi liền:
- Em ra sao rồi?
- Em đói bụng lắm anh à − bả thều thào
Nói đến chuyện shopping cùng bà xã là tôi sợ đến tháo mồ hôi trán rán mồ hôi hột lận. Ngày trước khi chưa cưới nhau tôi còn gồng mình để đẹp lòng người yêu, bây giờ thiệt tình tôi chịu hổng nỗi nữa, chắc là có tuổi nên hay mắc cái chứng chóng mặt trong mấy khi đi shopping chăng? Bả hay trấn an tôi rằng anh phải thông cảm chứ, phụ nữ tụi em mua quần áo cần phải lựa chọn nhiều mới được. Mà bả có chọn nhiều gì cho cam. Cha con tôi chờ cả buổi trời, bả lựa và thử có mười mấy cái áo và chục cái quần, cuối cùng bả quyết định mua cái xách tay on sale! Khổ nỗi mỗi lần đi đâu là cả gia đình phải đi chung, cái truyền thống tuy tốt đẹp nhưng làm khổ cha con tôi không ít.
Ðã ba tháng sống lây lất trong thảm cảnh đai-ét, ba tháng sao mà nó dài hơn cả thế kỷ, ba tháng với biết bao cơn mộng mị kinh hoàng. Rồi dịp may cũng đến, giữa đường hầm tối tăm bỗng lóe lên một đốm sáng hy vọng. Tự nhiển tự nhiên bà xã tôi bị lở miệng, tiếng Mỹ hay gọi là canker sore ấy mà. Lúc đầu chỉ mọc sơ sơ vài nốt nhỏ bên trong môi trên, chuyện này bả vẫn thường hay bị, chỉ vài ba ngày một tuần là khỏi. Nhưng lần này không phải vậy. Càng ngày nó càng sưng to, sưng vều đỏ chót như cái hotdog vắt ngang làm tôi sợ hãi vô cùng. Lập tức đem bả đi bác sĩ. Ðợi làm đủ loại kiểm tra xong, bác sĩ bảo bả bị thiếu vitamin! Ðó, tôi nói có sai, ăn uống không đầy đủ làm sao đủ sinh tố. Cái miệng bà xã tôi đang đỏ mọng đẹp như mơ thế kia ai chơi ác gắn cái hotdog bự tổ chảng lên môi của bả hỏi sao tôi không rầu!
Một buổi chiều nọ đang bận túi bụi với đống hồ sơ sổ sách của công ty, tôi phải giải quyết gấp, thời gian không còn nữa. Bỗng có tiếng phone reo, một cô từ đầu giây bên kia nói rằng: “Bà xã của anh bị xỉu trong khi làm việc, hiện đang nằm ở nhà thương Saint Edward, anh cần đến gấp”. Tin như sét đánh ngang tai, tôi tung mớ hồ sơ đang cầm lên cái ào, tông cửa chạy như bay ra bãi đậu xe.
Bà xã tôi nằm trên giường mắt lim dim coi bộ mệt mỏi lắm. Trông sắc mặt tiều tụy của bả tôi đau đớn như đứt bảy tám khúc ruột. Vừa giận đến tím gan vừa thương tràn trề, hỏi làm sao tôi chửi bả cho được. Vội vàng lấy khăn nhúng nước lạnh, Tôi cẩn thận lau hết những giọt mồ hôi còn sót lại trên khuôn mặt trái xoan của bả, vén những cọng tóc lòa xòa sang một bên cho gọn ghẽ, xong tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay bả như thầm muốn nói rằng có anh ở đây, em đừng sợ gì hết, anh sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng … câu này hơi cải lương nhưng kỳ thực lòng tôi là như vậy đó. Tôi thầm câu xin Chúa, Phật, Ðức Mẹ, Ông bà tổ tiên hộ phù cho bả được bình yên vô sự là con … hứa sẽ làm nhiều việc thiện chớ ăn chay, con ăn hổng có nỗi nữa các Ðấng ơi. Chợt một giọt nước mắt tràn ra từ khóe mắt bà xã, bả biết tôi yêu bả đến chừng nào. Bả mở mắt ra, tôi lo lắng hỏi liền:
- Em ra sao rồi?
- Em đói bụng lắm anh à − bả thều thào
- Anh mua cho em tô phở, em thèm phở qúa – Bả trả lời
- Ðược rồi, em ăn phở gì? – Dù biết bả thích loại phở nào nhưng tôi vẫn hỏi
- Cho em phở tái chín, bò viên
- Ok, anh đi ngay đây – Tôi đứng dậy định đi ra.
- Anh kêu thêm nước béo và giá trụng hành trần cho em nha – Bả nói tiếp
Tôi gật đầu đi vội ra cửa, bả còn ngoắc tay nói theo:
- Tô lớn nha anh.
LÊ DIỄN ĐỨC * CHÍNH LUẬN
Đàn cá trong ao Bác Hồ và những con chó của Pavlov
Kể
về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thì không sao, nhưng nói
cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm
chước.
Tôi
có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác.
Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ
ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo “dân chủ,
nhân quyền” gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là
những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.
Khi mới ở tuổi lên mười tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.
Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất
sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đấy là một cuốn sổ tay
kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu
xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới: “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”.
Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng
này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và
nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ
chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy
giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê,
ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông.
Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không
dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm
hại bằng thằng bạn. Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng
cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi,
xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn
thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm.
Trời nóng, chỉ vài hôm cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc,
phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho
đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi
sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện
để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại
Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện,
được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết! Mấy cô y tá
Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra!
Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu Bác Hồ đến thế! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế!
Đến
năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông
nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười! Cười
cả chính mình! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt
mà không biết.
Phải thừa nhận các chế độ cộng sản đạt mức siêu đẳng về chuyện nuôi trồng con người theo ý đồ của mình.
Thế
hệ tôi và cả xã hội miền Bắc, mỗi một con người được nhào nặn, rèn
luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để không còn là mình nữa, chỉ
biết suy nghĩ và hành động theo những lời dạy dỗ của Đảng và Bác, đi
theo con đường mà Bác và Đảng vạch ra, như con rối, như cái máy. Cái
bóng Đảng, Bác bao trùm lên đời sống.
Phản ứng của chúng tôi chẳng khác gì những con cá trong ao của ông Hồ ở Phủ Chủ Tịch. Không hơn, không kém.
Vào
năm 1958, theo yêu cầu của ông Hồ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã
thiết kế cho ông ngôi nhà sàn theo kiểu của người miền núi, cùng với
vườn cây, ao cá.
Ngôi
nhà sàn có hai tầng, tầng trên ông Hồ dùng làm phòng ngủ và phòng làm
việc trong mùa đông, tầng dưới là nơi ông làm việc vào mùa hè, họp Bộ
Chính trị. Ngôi nhà sàn xây dựng xong vào ngày 1/05/1958, bằng gỗ loại
bình thường, chiểu theo căn dặn của ông – báo chí viết như thế.
Tuy
nhiên, trong thực tế, mãi sau này tôi mới biết, gỗ được sử dụng để làm
ngôi nhà sàn “giản dị” thuộc loại tốt. Ngoài ra, sự giản dị này cũng
đáng bàn. Bởi vì, ngôi nhà tọa lạc giữa phong cảnh hữu tình, đầy cây cỏ,
hoa lá xanh tươi, chim bay, cá lượn bốn mùa. Bác ngồi thư giãn, hút
thuốc lá 555 hay xì-gà của Fidel Castro gửi tặng thì còn gì bằng! Đấy là
chưa nói đến chuyện có các nàng tới hầu hạ (như cô Nông Thị Xuân chẳng
hạn)! Ngay giữa thủ đô chật hẹp, ồn ào, bụi bặm mà hưởng thụ một dinh cơ
tao nhã, thanh bạch như vầy, thì khác gì cuộc sống của Tiên ông dưới
trần, quả là chưa có tiền lệ.
Vào
thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lắm đại gia
tư bản đỏ chơi độc theo gương ông Hồ, cũng xây những dinh thự to rầm
theo kiểu nhà sàn bằng toàn gỗ quý, vườn tược được trồng nhiều loại cây
kiểng mà một chậu trị giá hàng chục ngàn đôla. Cũng ngay trong lòng Hà
Nội.
Hồi
nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên Hồ
Chí Minh đồng nghĩa với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở
Nghệ An, có bài đồng giao xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu
của Trời Đất: “Đụn Sơn phân dái / Hòn Đái thất thanh / Nam Đàn sinh Thánh / Đông Thành sinh Tướng”…
Mỗi
lần nghe ai kể về đời sống của Bác, nói đến đàn cá trong ao của Bác, lũ
trẻ chúng tôi xuýt xoa, phục lăn. Số là đàn cá đông đúc được ông Hồ
luyện công phu. Sau một thời gian nhử mồi cám dỗ, ông đã thành công. Khi
cho cá ăn, ông chỉ cầm cái que gõ gõ vào cái hộp đựng mồi hay thành bờ
ao gì đó là cả đàn lúc nhúc bơi lại.
Lên
cấp 2, bắt đầu học vật lý, tôi không còn phục cao kiến luyện cá của ông
Hồ nữa, mà chỉ phục ông ở tính kiên nhẫn. Tôi cúc cục mãi mới tập gọi
được đàn gà. Còn dạy cá đâu phải giỡn! Té ra ông Hồ chỉ thực hành lý
thuyết từ xửa xưa của nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov, Giải thưởng
Nobel Y học năm 1904.
Ivan
Pavlov nổi danh từ việc thí nghiệm phản ứng tiêu hoá trên cơ thể chó.
Qua nghiên cứu sinh lý học của nước bọt, ông khẳng định rằng, nước bọt
không chỉ tiết ra lúc ăn, mà cả trong phản ứng trước bữa ăn. Thức ăn gây
chảy nước bọt được gọi là “kích thích ban đầu”, còn tiếng chuông gõ
hoặc ánh sáng của cái đèn xuất hiện trước bữa ăn, gọi là loại “thức ăn
phụ trợ”. Kích thích chó liên tục một thời gian dài bằng “thức ăn phụ
trợ”, cùng lúc với “kích thích ban đầu” để tạo thói quen, ông đã làm chó
tiết nước bọt chỉ còn qua sự kích thích thứ cấp. Hiện tượng này được
gọi là phản xạ có điều kiện của Pavlov, trái ngược với sự chảy nước
bọt bẩm sinh, là phản xạ vô điều kiện.
Thì ra, những con cá của ông Hồ chỉ là một phiên bản nhỏ từ con chó của Pavlov.
Phiên bản lớn mới thật hãi hùng.
Người ta nói Việt Nam là một nhà tù lớn, hay cả quốc gia đang bị nhốt trong cái cũi.
Trong
cái cũi này, giống như đàn cá trong ao, ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt
Nam đã áp dụng muôn vàn “thức ăn phụ trợ” để “trồng người” vì “hạnh phúc
trăm năm” của… Đảng.
Bằng
quản lý trong tay sổ hộ khẩu, sổ gạo, sổ dầu, phiếu thực phẩm, phiếu
vải, học đại học; nay thêm sổ đỏ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy
chủ quyền xe, v.v… – ông Hồ và Đảng từ lúc cầm quyền đến nay đã biến đất
nước thành một phòng thực nghiệm vĩ đại của “phản xạ có điều kiện”,
biến dân tộc thành một bầy đàn ngoan ngoãn. Hàng chục triệu người Việt
đã, đang và tiếp tục trở thành những con cá trong ao hay là những con
chó của Pavlov.
Ngoài
ra, còn một “thức ăn phụ trợ” khác công hiệu. Đó là bộ máy tuyên truyền
khổng lồ, chằng chịt từ trung ương xuống thôn xã, bản làng, liên tục
đập vào não trạng con người ngay từ thưở thiếu thời. Bất kỳ nguồn thông
tin nào bất lợi cho sự độc quyền cai trị của Đảng đều bị ngăn chặn.
Những mầm mống phản kháng ngay lập tức bị đè bẹp, đời sống của gia đình,
người thân bị phong toả đến bần cùng…
Cho
nên, lúc còn là học sinh, tay còn vương mực tím, khi ông Hồ chết, tôi
và các bạn tôi cùng thời đã chảy dài nước mắt, cũng không có gì là lạ.
Đúng ra, chúng tôi nên được chia sẻ, được thương hại, tội nghiệp.
Nhưng
nhờ Trời, ngay trong năm thứ nhất học đại học tôi đã nhanh chóng nhận
ra lẽ thường phải có ở đời, sự bất công và bất nhân của chế độ cộng sản.
Nó tước đi của con người đời sống riêng tư, cá tính và những quyền tự
do tối thiểu nhất. Chúng tôi bị Toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cấm không
được yêu đương, không được mặc quần jeans ra ngoài đường, không được
khiêu vũ, không được đến thăm nhà người bản xứ, không được đi lao động
kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ Hè, v.v… Một ngàn lẻ một thứ cấm! Hàng
tuần họp chi đoàn, viết bản tự kiểm. Lơ mơ là bị trục xuất về nước!
Và
tôi lơ mơ, xé rào nên bị trục xuất thật. Vừa đặt chân tới ga xe lửa
Hàng Cỏ, Hà Nội, chưa kịp xuống tàu, hai công an đã xông lên chỗ ngồi và
áp tải tôi vào trại giam, sau đó lãnh án tù hai năm về tội yêu và trốn ở
lại nước ngoài. Ra tù, lận đận mãi tôi mới xoay được việc làm và quay
lại Ba Lan năm 1989, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ. Làm nhân
chứng của 20 năm xây dựng thể chế dân chủ ở Ba Lan với muôn vàn khó khăn
nhưng thành quả phát triển giành được thấy rõ qua từng năm tháng, nhãn
quan chính trị của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi được tỉnh ngộ qua liệu
pháp điện áp của thực tế một xã hội từ chế độ cộng sản chuyển sang dân
chủ tự do, cho mình cơ hội nhìn nhận, phân biệt Ác và Thiện. Quy trình
tiến hoá bình thường của tôi được tái hiện, từ “con cá của Bác Hồ”, “con
chó của Pavlov” lên làm người. Tôi lột xác cùng với những thăng trầm
của tiến trình dân chủ hoá ở Ba Lan và Đông Âu.
Ba
Lan tự do đã đưa sự thật lịch sử ra ánh sáng và công lý. Quá khứ đã
chứng minh không thể chối cãi rằng, chế độ cộng sản tồn tại thực chất
nhờ dối trá và bạo lực. Những người cộng sản không thèm nghe ai khi thấy
phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có
mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Chỉ khi bị áp lực tranh đấu mạnh
mẽ của quần chúng, bị thất bại, bị dồn vào thế cùng họ mới làm ra vẻ
hướng thiện hoặc nhượng bộ. Nhưng khi có sức mạnh và nhất là lúc thành
công, họ tự mãn, cao ngạo, và độc ác gấp bội. Bản chất lưu manh, cướp
giật của họ, theo thời gian càng ngày càng lộ liễu. Họ biến thù thành
bạn, biến bạn thành thù tuỳ theo tình huống có lợi cho sự bảo đảm quyền
lực.
Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.
Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.
Thiếu
tự do và thông tin với bên ngoài, con người không thể nào có đủ kiến
thức để nhìn nhận, so sánh các mô hình sinh hoạt xã hội khác, cho nên
đại bộ phận người Việt trong chế độ cộng sản, nhất là nông dân, cứ tưởng
rằng, cái ao, cái cũi mà trong đó mình đang được Đảng ban phát là “đỉnh
cao chói lọi” rồi.
Mẹ
kiếp! Nhốt người ta lại, bưng tai, bịt mắt, chỉ mở cho nhìn, cho nghe
những gì mình muốn áp đặt, cùng với sự đe doạ mạng sống thường trực –
rồi bảo “dân trí thấp”, “dân tộc chưa trưởng thành”. Nói thế có khác gì
trói chân, buộc tay thằng bé, cho ăn uống nhỏ giọt, cách ly với sông
nước, rồi phán nó chậm lớn, không có khả năng biết bơi. Đểu giả, mất dạy
cỡ này là cùng!
Vậy
mà, lạ lùng thay, có những người không sinh ra trong chế độ ấy, đầu đã
hai thứ tóc, mà giờ đây bắt đầu muốn yêu Bác Hồ như thế hệ chúng tôi mấy
chục năm trước đây!
Lạ
lùng nữa, vì những người ấy đã tháo thân chạy khỏi chế độ cộng sản và
được lớn lên, ăn học, trở thành kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ ở các quốc gia
dân chủ, tự do.
Lạ
lùng hơn, vì những người ấy, được gọi là trí thức, không thể không biết
đến tội ác mà chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã gây ra cho nhân loại nói
chung và đối với dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ.
Lạ
lùng đến kinh ngạc, vì những bi kịch Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn Giai
Phẩm, vụ Xét lại Chống Đảng, Thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968, Cải tạo Tư
bản, Tư thương miền Nam sau 1975, Chiến dịch bán bãi thu vàng, các vụ án
Minh Phụng-Epco, Năm Cam, PMU 18, PCI, vân vân và vân vân… – chẳng mang
đến cho họ một chút ý thức gì về dã tâm khủng khiếp và ghê tởm của lãnh
đạo Đảng cộng sản Việt Nam.
Không
biết bị ám bởi phản xạ có điều kiện nào qua “thức ăn phụ trợ” của thời
“đổi mới”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “vươn ra biển lớn”, mà giữa lòng
Hà Nội xuất hiện một sự đảo ngược tiến trình tiến hoá của loài người.
Cả ngàn con người đang no cơm ấm cật, xiêm áo chỉnh tề, bỗng dưng biến
thành đàn cá Bác Hồ, bầy chó của Pavlov, “hân hoan”, “hồn nhiên” hát bài
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và rồi sau khi kết thúc thắng lợi ra về, cùng nhau đồng ca điệp khúc: “dân trí Việt Nam còn thấp”, “dân tộc ta chưa trưởng thành” nên chưa thể vươn tới tiến trình dân chủ hoá.
Bệnh này coi bộ hết phương cứu chữa! ■
Warsaw, Ba Lan 20/12/2009http://ledienduc.wordpress.com/2009/12/24/dan-ca-trong-ao-bac-h%e1%bb%93-nh%e1%bb%afng-cho-c%e1%bb%a7a-pavlov/
THÍCH VIÊN ĐỊNH * CHÍNH LUẬN
TỔ QUỐC LÂM NGUY
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thuờng
gán tội “cấu kết với các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính
quyền” lên các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,
các Giáo Hội độc lập của các tôn giáo, các thân hào, nhân si,
các nhà trí thức, các văn nghệ si, các sinh viên, học sinh biểu
tình, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
lãnh hải cho Tổ quốc Việt Nam.
Không một quốc gia văn minh, dân chủ nào
trên thế giới có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính
quyền”, không luật pháp nuớc nào có tội danh đó.
- Tại sao Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản luôn có các “Thế lực thù địch”?
Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt dùng vu lực
cuỡng chiếm miền Nam rồi duy trì sự cai trị độc tài, độc đảng
suốt từ đó đến nay bằng súng đạn, quân đội, nhà tù, công an,
khủng bố, bung bít, lừa dối, tuyên truyền.
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là một trong số rất ít những nhà cầm quyền còn sót lại trên thế giới đa cuớp chính quyền bằng bạo lực. Trong khi đó, toàn dân lại luôn mong muốn có một chính quyền đuợc bầu cử hợp pháp bằng lá phiếu của nguời dân một cách tự do, dân chủ, công bằng, một chính quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân. Không do dân bầu, bất hợp pháp, nên Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất an, lúc nào cung cảm thấy có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền”.
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là một trong số rất ít những nhà cầm quyền còn sót lại trên thế giới đa cuớp chính quyền bằng bạo lực. Trong khi đó, toàn dân lại luôn mong muốn có một chính quyền đuợc bầu cử hợp pháp bằng lá phiếu của nguời dân một cách tự do, dân chủ, công bằng, một chính quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân. Không do dân bầu, bất hợp pháp, nên Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất an, lúc nào cung cảm thấy có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền”.
Trong một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa
đảng, câc đảng phái, mặc dù đối lập nhau, nhung không thù địch,
trái lại, hỗ tuong, bổ khuyết nhau, rất cần cho sự cạnh tranh để
phát triển đất nuớc. Trái lại, duới chế độ độc tài, độc đảng, thì
bất cứ tổ chức, cá nhân nào vận động cho tự do, dân chủ, nhân
quyền, đều bị xem là vi phạm luật pháp, là thù địch.
Mặc dù bị nhà cầm quyền độc tài bỏ tù,
quản thúc, gán tội vi phạm luật này, luật nọ, những điều luật mo
hồ, phản tự do, phi dân chủ, chống nhân quyền, trái với Công uớc
quốc tế… những nguời bị hãm hại này lại chính là những nguời mà
Đức Cố Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại
Lão Hoà thuợng Thích Huyền Quang gọi là những nguời “tù không
tội”. Bởi vì vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, góp công với đất nuớc, sao gọi là tội ?
- Các “ thế lực thù địch” của Nhà cầm quyền cộng sản là ai?
“Thế lực thù địch” dễ biết nhất là cộng
đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản ở nuớc ngoài, tiếp đến là các
đảng phái chính trị không cộng sản trong và ngoài nuớc, và cuối
cùng là 85 triệu nguời dân Việt trong nuớc ngày đem mong muốn
đuợc sống trong không khí Tự do, Dân chủ, Nhân quyền nhu các dân
tộc văn minh khác trên thế giới. Ngoài ra, cung phải kể đến một
số tổ chức, hội đoàn và chính quyền các nuớc văn minh chống độc
tài, độc đảng, yểm trợ các phong trào vận động cho tự do, dân
chủ, nhân quyền, công bằng, phát triển tại Việt Nam.
- Có “âm muu lật đổ chính quyền” hay không?
Tất cả các đảng Cộng sản trên thế giới
đều dùng bạo lực để cuớp chính quyền. Trái lại, các đảng phái
chính trị, không cộng sản, của nguời Việt trong và ngoài nuớc,
các cộng đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản, các nhà lãnh đạo tôn
giáo, các bậc si phu, trí thức, văn nghệ si, sinh viên, học sinh
và 85 triệu nguời dân trong nuớc, hiện nay, không có thành phần
nào chủ truong dùng bạo lực để lật đổ chính quyền.
Theo trào luu dân chủ trên thế giới,
nguời dân Việt Nam, ai cung mong muốn có một cuộc bầu cử trong tự
do, dân chủ, công bằng để bầu ra một chính quyền đích thực “của
dân, do dân, và vì dân”. Đảng phái nào đuợc dân ủng hộ, đắc cử,
thì đứng ra lập chính quyền. Trong thế giới dân chủ, văn minh
ngày nay không chấp nhận việc dùng bạo lực để cuớp chính quyền.
Cung không chấp nhận việc dùng súng đạn, công an, nhà tù…để duy trì
quyền lực.
Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam,
theo chủ thuyết Mác-Lê, vừa sai lầm, vừa lạc hậu đa cản trở buớc
tiến của dân tộc. Vì đặc quyền đặc lợi, muốn tiếp tục nắm giữ
quyền hành, nhung Nhà cầm quyền cộng sản lại không dám tranh cử
công bằng với các đảng phái, cá nhân thuộc thành phần đối lập,
nên cố tình gán cho các thành phần khác là “các thế lực thù địch”
để dễ tuyên truyền, đan áp, tiêu diệt. Việc ghép tội “âm muu lật
đổ chính quyền” lên các cá nhân, đảng phái đối lập là hoàn toàn vu
cáo.
Tình trạng độc tài đảng trị lâu ngày sinh
ra các tệ nạn tham nhung, hối lộ, cắt xén, mua bằng, bán
chức…làm băng hoại xã hội, cản trở buớc tiến của dân tộc.
Lo lắng truớc hiểm hoạ độc tài này, trong Thu Chúc Xuân gửi các bậc si phu, trí thức, văn nghệ si năm Ất Dậu, 2005, Đại Lão Hoà thuợng Thích Quảng Độ, Viện truởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đa nói rằng, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cuong vị Tăng si, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhung chúng tôi phải có thái độ chính trị”. Hoà thuợng đa đề nghị giải pháp đa nguyên đa đảng, buớc đầu có thể là 3 đảng, “Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng suy nghi chính luu”.
Nhung Nhà cầm quyền cộng sản cứ khăng khăng cố giữ thể chế độc tài độc đảng, cho rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4 trong Hiến Pháp hiện nay, dành cho Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nuớc, giống nhu thời phong kiến, Thiên tử, con trời, đuợc độc quyền cai trị đất nuớc, không ai đuợc tranh giành.
Lo lắng truớc hiểm hoạ độc tài này, trong Thu Chúc Xuân gửi các bậc si phu, trí thức, văn nghệ si năm Ất Dậu, 2005, Đại Lão Hoà thuợng Thích Quảng Độ, Viện truởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đa nói rằng, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cuong vị Tăng si, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhung chúng tôi phải có thái độ chính trị”. Hoà thuợng đa đề nghị giải pháp đa nguyên đa đảng, buớc đầu có thể là 3 đảng, “Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng suy nghi chính luu”.
Nhung Nhà cầm quyền cộng sản cứ khăng khăng cố giữ thể chế độc tài độc đảng, cho rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4 trong Hiến Pháp hiện nay, dành cho Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nuớc, giống nhu thời phong kiến, Thiên tử, con trời, đuợc độc quyền cai trị đất nuớc, không ai đuợc tranh giành.
Nghị quyết 1481, ngày 25.1.2006, Quốc Hội
Âu châu đa lên án các Đảng cộng sản trên thế giới là phi nhân
tính, là thảm hoạ dân tộc, là tội ác chống nhân loại. Hoa kỳ đa
lập Đai tuởng niệm trên 100 triệu nạn nhân đa bị các chế độ cộng
sản sát hại trên thế giới. Vậy mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
vẫn còn tiếp tục làm những việc trái luật pháp, phản dân chủ,
bắt nguời, giam giữ mà không cho liên lạc với thế giới bên ngoài,
không cho luật su biện hộ, dùng những lời khai, đua lên báo, đai để bôi
nhọ, lăng nhục, trong khi Hiến Pháp, điều 72, xác nhận rằng : “
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chua có bản
án kết tội của Toà án đa có hiệu lực pháp luật”.
Không sao cả, có thể, nay một vài luật
su, mai vài ba bác si, ngày mốt là các tu si, bữa kia là công
nhân, rồi tiếp đến là nông dân, thuong gia, sinh viên, học
sinh…các giới cùng bị đua lên báo, đai, với cùng tội danh, “chống
nhà cầm quyền độc tài, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền
và công lý”. Càng có nhiều nguời chống độc tài, nền dân chủ sẽ
đến với dân tộc ngày càng gần hon.
Mỗi nguời, tuỳ sức khoẻ cá nhân, tuỳ hoàn
cảnh gia đinh, vợ dại, con tho, cha già, mẹ yếu, có cách đối phó
riêng trong cuộc chiến giành tự do rất gian khó này. Cần phải
sống để giành cho đuợc Tự do, Độc lập cho dân tộc. Cái tội,
“chống độc tài, yêu tự do”, ai lại không muốn lãnh ? Nếu những
nguời vận động cho tự do, dân chủ, nhất thời có bị đan áp, chỉ
đua tới sự thắng thế của bạo lực, không có gì phải tủi hỗ. Cuối
cùng, Tự do, Dân chủ sẽ thắng !
Tuy chăm chú việc lên án các đảng phái
chính trị và những nguời khác chính kiến là “thù địch”, nhung
hiện nay Nhà cầm quyền cộng sản, luôn tránh né, không bao giờ đề
cập, lên án tội “ Cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm chiếm
lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam”, cái tội liên quan trực tiếp đến sự
tồn vong của tổ quốc và dân tộc mà các nhà lãnh đạo các tôn giáo,
các đảng phái, các tổ chức, các si phu, trí thức, sinh viên, học
sinh và 85 triệu nguời dân đang rất quan tâm, hồi hộp, lo lắng
từng ngày. Nếu gọi là thù địch thì giặc ngoại xâm mới thật sự là thù
địch. Không nên điên đảo, nhìn kẻ cuớp nuớc là bạn, xem đồng bào
ruột thịt là thù.
Cái “ Thế lực thù địch lâu đời” này mới
đáng lo, nó không âm muu lật đổ chính quyền, mà nguy hại hon, “âm
muu xâm chiếm Tổ quốc Việt Nam !” . Việc thay đổi chính quyền
chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nội bộ. Tổ quốc là của chung, không
phải riêng ai. Các đảng phái thay nhau lập chính phủ chỉ là sự
cạnh tranh, cần có, tránh sự trì trệ, để phát triển đất nuớc.
Không thể một mình một chợ, một đội bóng một sân banh, mặc tình,
tham nhung, hối lộ, cắt xén, làm đất nuớc suy yếu, nghèo đói, tụt hậu.
Nay, đảng này lên, mai, đảng kia xuống, chỉ là những chuyện thuờng
ngày trong các bản tin thời sự quốc tế, không có gì là quan
trọng, ầm i hay thù địch. Tổ quốc bị xâm lăng mới là chuyện lớn,
mới là chuyện thù địch.
- “Thế lực thù địch” của Dân tộc đang “âm muu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam” là ai?
Hỏi tức là trả lời. Toàn dân, già, trẻ,
lớn, bé, ai cung biết, cái “thế lực thù địch” với Tổ quốc và dân
tộc Việt Nam từ xua đến nay chính là Bắc phuong! Việt Nam đang bị
Hán hoá! Hoạ mất nuớc đa bắt đầu:
- Năm 1958, Nhà cầm quyền Trung cộng
tuyên bố lãnh hải của Trung quốc bao gồm các hải đảo Hoàng sa,
Truờng sa của Việt Nam. Năm 1974, Trung cộng đánh chiếm quần đảo
Hoàng sa. Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền Bắc, khi
rút về, dời cọc biên giới, lấy mất Ải Nam quan, Thác Bản Giốc.
Năm 1988, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Truờng sa. Năm 2005,
2006, ngu dân Thanh Hóa ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam quen
thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt nguời bị thuong,
cuớp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung quốc.
Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009, Trung cộng đuợc nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy co an ninh quốc phòng noi vùng chiến luợc yết hầu của Việt nam và Đông duong do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. Ngoài ra còn tàn phá môi truờng, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến luợc quốc phòng bị chiếm đóng. Năm 2009, Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên Biển Đông, bắt tàu thuyền, ngu dân Việt Nam, đoi tiền chuộc…
Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009, Trung cộng đuợc nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy co an ninh quốc phòng noi vùng chiến luợc yết hầu của Việt nam và Đông duong do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. Ngoài ra còn tàn phá môi truờng, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến luợc quốc phòng bị chiếm đóng. Năm 2009, Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên Biển Đông, bắt tàu thuyền, ngu dân Việt Nam, đoi tiền chuộc…
Suốt 4 ngàn năm lịch sử, ông cha ta không
làm mất một tấc đất, ngày nay, mới vài chục năm, tổ quốc đa bị
xâm lấn từ biên giới phía Bắc đến hải đảo phía Đông, cả Tây
nguyên cung sắp mất.
Đa xác định đuợc “thế lực thù địch âm muu xâm lăng Tổ quốc” là “Trung cộng” thì cung xác định đuợc:
- Ai là kẻ “cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm lăng Tổ quốc”?
Nhân dân Việt Nam, với truyền thống anh
hùng, mấy nghìn năm chống “thế lực thù địch phuong Bắc”, tại sao
ngày nay lại để quê huong tổ quốc, từng phần, roi dần vào tay kẻ
thù truyền kiếp một cách âm thầm nhu vậy?
Phải có sự cấu kết trong nuớc nên các
cuộc biểu tình, lên tiếng chống Trung cộng của sinh viên, học
sinh và đồng bào ta mới rụt rè, yếu ớt, mau tàn rụi vì bị hăm
doạ, cản trở từ phía Nhà cầm quyền vào đến cảc truờng đại học bởi
lý do : “không đuợc phép”.
Phải có sự cấu kết trong nuớc, Trung cộng
mới vừa là kẻ xâm lăng vừa lại đuợc uu tiên trong việc đấu thầu
các công trình khai thác ở Việt Nam.
Phải có sự cấu kết trong nuớc, Trung cộng
mới dễ dàng xâm chiếm các hải đảo, lãnh hải, biên giới, đua dân
tràn vào Việt nam một cách tự do, ào ạt, không cần chiếu khán.
Đây là một cuộc xâm lăng kiểu mới, rất tinh vi, quân dân Trung
cộng đang đổ bộ vào chiếm đóng nuớc ta một cách nhẹ nhàng, êm
thắm, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu.
Quân đội và đồng bào ta đa anh dung hy
sinh để bảo vệ tổ quốc trong các trận chiến đảo Hoàng sa năm
1974, đảo Truờng sa năm 1988, nhất là cuộc chiến rất ác liệt ở
biên giới phái Bắc năm 1979, gần 40 nghìn quân đân Việt Nam đa bỏ
mình vì tổ quốc, vậy mà hàng năm không thấy tổ chức kỷ niệm, nêu
guong hy sinh bảo vệ tổ quốc cho con cháu noi theo. Trái lại, cứ
mỗi lần Tết đến, Nhà cầm quyền lại tổ chức viếng lễ các nghia
trang quân xâm lăng Trung cộng, đặt vòng hoa: “đời đời nhớ on các liệt
si Trung quốc”.
Công Hàm ngày 14.9.1958, do Thủ tuớng Bắc
Việt, Phạm văn Đồng, ký công nhận tuyên bố của Trung cộng, lãnh
hải Trung quốc bao gồm đảo Hoàng sa và Truờng sa của Việt Nam, có
phải là bằng chứng cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm lăng
tổ quốc ?
Phuong châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, huớng tới tuong lai” và
4 tốt : “láng giềng tốt, hợp tác tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
có phải là bằng chứng của sự cấu kết ?
Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ thuyết
Mác-Lê với lý tuởng : “vô gia đinh, vô tổ quốc, vô tôn giáo”. Nếu
hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc đa: “ hợp tác toàn
diện” theo lý tuởng “vô tổ quốc” trong tinh thần : “đồng chí tốt”
thì còn gì là Dân tộc !, còn gì là non sông!
Hoạ mất nuớc đa đến, tái hiện cảnh : Ngàn năm làm nô lệ Bắc phuong!
Tổ quốc lâm nguy!!!
Thích Viên ĐịnhSunday, December 27, 2009
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ * THẰNG CHÁU ĐÍCH TÔN
THẰNG CHÁU ĐÍCH TÔN
Trước
năm 1975. Cha tôi là thầy giáo, dạy tại một trường tiểu học ở quận Cái
Răng thuộc tỉnh Phong Dinh. Chú Ba, em ruột của cha tôi, là phi công
loại phi cơ quan sát L19, căn cứ không quân đóng tại phi trường Bình
Thủy, cách thị xã Cần Thơ khoảng 4 cây số.
Sáng
ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chú Ba lái xe jeep xuống chợ quận Cái Răng
gặp cha mẹ tôi tại nhà. Trông chú có vẻ khẩn trương, nhìn cha tôi, nói:
-
“Sớm hay muộn gì Cộng Sản Bắc Việt sẽ nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam. Nếu
như, Miền Nam Việt Nam lọt vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt. Em sẽ bay
sang Thái Lan rồi qua Mỹ tỵ nạn. Em sẽ tìm cách liên lạc với gia đình
sau. Anh chị Hai hãy an tâm!”
Thấy tôi đang đứng xớ rớ bên cạnh cha, chú hỏi:
- “Nếu anh chị Hai đồng ý! Em sẽ đưa thằng Bỉnh sang Hoa Kỳ. Em hứa sẽ lo cho nó ăn học đến thành tài. Anh chị nghĩ sao?”
Cha quay sang mẹ tôi, hỏi:
“Ý kiến của chú Ba cũng tốt đó! Còn ý của bà thế nào?”
Nhưng, mẹ tôi có vẻ e ngại, nói:
-
“Tôi đồng ý với ông và chú Ba. Nhưng mà,” mẹ tôi ngập ngừng, nói.
“Thằng Bỉnh chưa đầy 11 tuổi. Tôi chỉ sợ, nó sẽ là gánh nặng cho chú Ba
thôi!”
Chú Ba nói:
-
“Anh chị bằng lòng là được rồi! Nhưng, việc nầy còn phải tùy cháu nữa!”
rồi chú Ba quay sang, hỏi tôi: “Sao, cháu có muốn đi máy bay theo chú
sang Mỹ học hành không nào?”
Tôi
nghe nói đi máy bay là khoái chí tử rồi, gật đầu chịu liền; vì lúc đó,
tôi đâu có biết nước Mỹ cách xa đất nước tôi gần nửa vòng trái đất.
Trong lúc mẹ lo thu xếp đồ đạt của tôi cho vào cái túi xách. Tôi thấy
cha bảo chú đứng trước bàn thờ tổ tiên, thắp một nén nhang cắm lên lư
hương, rồi trịnh trọng nói với chú tôi:
- “Anh chị Hai bằng lòng gởi thằng Bỉnh cho chú. Nhưng, chú phải hứa với tổ tiên nhà họ Huỳnh một chuyện.”
Chú Ba hỏi:
- “Thưa anh Hai, hứa chuyện gì mới được chớ?”
Cha tôi nói:
-
“Chú phải phải nhắc nhở thằng Bỉnh rằng, khi nó trưởng thành phải ghi
tâm, khắc cốt điều nầy: “Hấp thụ một nền giáo dục và khoa học kỹ thuật
của Hoa Ky,ø không phải để trở thành người Mỹ mà phải biết áp dụng sở
học đó để thăng hoa nền Văn hóa – Giáo dục truyền thống của dân tộc Việt
Nam, sẵn sàng dấn thân giúp Quốc Gia - Dân Tộc mình sau nầy,” cha tôi
nói tiếp. “Chú hãy nhớ rằng, không có một chế độ chính trị nào tồn tại
vĩnh viễn, chỉ có Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam là trường tồn mà thôi! Gia
đình anh Hai đặt hết kỳ vọng nơi chú Ba đó!”
Chú Ba trả lời một cách dứt khoát:
- “Trước bàn thờ tổ tiên nhà họ Huỳnh! Em hứa sẽ làm tròn trách nhiệm đối với gia tộc và anh chị.”
Thế rồi vài giờ sau đó. Sau khi nghe Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố
đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng vũ trang Cộng Sản Bắc Việt. Chú
Ba cùng một người bạn đưa tôi lên chiếc phi cơ L19, cất cánh rời phi đạo
vào lúc 11 giờ trưa, từ phi trường Bình Thủy bay thẳng sang Thái Lan.
Phi trường Utapao là trạm dừng đầu tiên trên bước đường lưu vong, trước
khi được đưa sang Hoa Kỳ định cư...
Mười
tám năm sau, vào mùa xuân năm Quí Dậu 1993.. Trong lúc tôi đang phục vụ
trong Hải Quân Hoa Kỳ với cấp bực Đại úy trong ngành Quân Y. Vâng lệnh
cha mẹ ở quê nhà và chú, tôi thành hôn với cô Lê Tú Quyên, con gái đầu
lòng của bạn chú Ba. Một năm sau đó, chúng tôi đã có một đứa con trai
đầu lòng thì má tôi cũng qua đời.
Mùa
Đông năm 2005. Cháu Huỳnh Quật Cường vừa tròn 11 tuổi. Và cũng cuối năm
đó, tôi rời quân ngũ. Trong thời gian nghỉ xả hơi, tôi dự định đưa
thằng cháu nội đích tôn của cha tôi về Việt Nam cho ông nội thấy mặt, ít
nhứt cũng một lần. Tôi nghĩ cha tôi cũng già yếu lắm rồi, không biết
cha đi sum họp với mẹ lúc nào.
Vừa hay tin tôi quyết định đưa con về Việt Nam, ăn Tết Nguyên Đán Bính
Tuất 2006 với gia đình bên nội. Nhạc mẫu tôi từ Cali gọi sang Maryland
chất vấn:
- “Con đưa thằng Cường về Việt Nam thăm ông nội của nó! Tại sao con không dẫn vợ con cùng đi chớ?”
Tôi trả lời:
- “Thưa má, vợ con cũng muốn đi lắm! Nhưng, Quyên về Việt Nam vào lúc này chưa thuận tiện thôi, má à!”
Bà nói:
- “Sao kỳ vậy cà? Đâu, bảo vợ con nói chuyện với má coi nà!”
- “Dạ được, má chờ chút nghe!”
Tôi trao điện thoại cho vợ tôi đang đứng bên cạnh. Quyên lên tiếng:
- “Alô! Con đây! Má đó hả?”
-
“Ừ, má đây! Sao, con không đi Việt Nam cùng với cha con thằng Bỉnh để
thăm cha chồng con một lần cho biết, để nó đi một mình nguy hiểm lắm!”
-
“Con mới nhận được một cái “Job” mới rất thơm, làm việc trong cơ quan
chánh phủ chưa đầy hai tháng, làm sao con rời nhiệm sở được chớ?” Vợ tôi
làm ra vẻ ngây thơ, tiếp. “Ảnh đi với con hay một mình cũng vậy thôi!
Có gì nguy hiểm đâu hả, má?”
Bà lo lắng, nói:
-
“Tại con không muốn biết thôi! Có mấy khứa lão ở Cali, tuổi gần đất xa
trời mà cũng sanh tật, bỏ vợ bỏ con, chạy theo đào nhí ở Việt Nam, tuổi
đáng con đáng cháu của mình đó, con gái à!”
Nàng trấn an bà:
-
“Má an tâm đi! Chồng con không phải hạng người như vậy đâu; vả lại, con
đã sắp đặt kế hoạch hết rồi. Vừa đến phi trường Tân Sơn Nhất, cậu Năm
sẽ đích thân hộ tống hai cha con ảnh về nhà ngay lập tức. Sáng hôm sau,
cậu sẽ dẫn độ hai cha con ảnh về Cái Vồn, giao cho cha chồng con ngay.
Má đừng có lo gì hết. OK?”
Bà có vẻ an tâm, nói:
- “Con nói vậy, má cũng an lòng! Hôn thằng cháu ngoại cưng của má một cái. Bye, bye các con và thằng Cường nghe!”
Chỉ còn một ngày nữa là sáng mai bước lên máy bay. Bà xã tôi dặn dò đủ
thứ thập cẩm, nào là: “Về Sài Gòn tuyệt đối không ăn óc khỉ sống, bồ
cạp, kỳ tôm, cá sấu, rắn rết...nghe chưa?”, “Cấm vào các quán bia ôm,
ngủ ôm; tóm lại, dịch vụ nào có gái ôm để phục vụ là cấm triệt để!”,
“Cho con đi ngủ đúng giờ!”, “Đừng cho nó tắm sông!”, “Nhắc cha phải uống
thuốc mỗi ngày đó nghen!”... làm tôi cũng bực mình, phát cáu. Tôi trả
lời:
- “Đã bảo nhớ rồi mà! Nhắc đi nhắc lại mãi hoài vậy má nó!”
Cả
đêm tôi trằn trọc, thấp tha, thấp thỏm.. Quá nửa đêm về sáng, vừa mới
thiu thỉu ngủ là cái đồng hồ báo thức reo lên inh ỏi. Tôi bật đèn ngồi
dậy, ngáp dài. Mới đó, mà đã 4 giờ sáng rồi.. Vậy là mất toi một đêm,
rồi tôi tự an ủi: “Thôi, sáng mai lên máy bay ngủ tiếp!”
Đúng
5 giờ sáng ngày thứ tư 25/1/ 2006. Đến hẹn, thằng bạn thân lái xe đến
nhà, đưa hai cha con tôi ra phi trường quốc tế Dulles ở Virginia. Tôi
đáp máy bay hảng All Nippon Airways. Máy bay cất cánh rời phi đạo lúc 10
giờ sáng đi Tokyo. Và từ đó bay đi Tân Gia Ba để đổi máy bay về Sài
Gòn. Chuyến máy bay mang số 742 của hảng hàng không VietNam Airlines cất
cánh từ phi trường Tân Gia Ba đưa chúng tôi vào không phận Việt Nam vào
lúc 11 sáng 27/1/2006 giờ VN. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, tôi
dẫn thằng con ra ngoài sân phi trường Tân Sơn Nhất. Gia đình cậu mợ Năm
của bà xã tôi đang sốt ruột chờ tôi bên cạnh chiếc xe van. Tôi nhận diện
cậu Năm dễ dàng nhờ tấm ảnh mang theo. Cậu bảo bác tài lái xe đưa chúng
tôi đi một vòng thành phố Sài Gòn để xem chợ Tết. Ngồi trên xe, tôi bấm
máy lia lịa. Nhìn dòng xe gắn máy đủ loại phân khối phun khói mù mịt,
bóp kèn inh ỏi làm tôi choáng ngộp. Sau đó, tôi mời tất cả mọi người
dùng cơm trưa tại nhà hàng Đồng Khánh, rồi đưa tôi về nhà cậu ở Tân Định
ngủ qua đêm, mặc dù trái giờ giấc, nhưng hai cha con tôi vẫn ngủ say
như chết vì đi đường xa mỏi mệt.
Vào
khoảng 8 giờ sáng ngày 28/1/2006. Cậu Năm đánh thức chúng tôi dậy để
chuẩn bị lên đường về quê cho kịp đón giao thừa với gia đình.. Aên điểm
tâm qua loa vừa xong, chiếc xe van do cậu mướn cũng vừa dừng trước cửa.
Tôi lấy mấy cái bao “lì xì” màu đỏ của Quyên đã chuẩn bị sẵn để biếu mấy
em, con của cậu mợ Năm, và cả bác tài xế để lấy lộc đầu năm.
Lúc xe leo dốc cầu cầu Mỹ Thuận, bác tài hỏi tôi:
- “Ở bên Mỹ có cây cầu nào vĩ đại bằng cây cầu Mỹ Thuận nầy không hả cậu?”
Tôi chỉ cười không trả lời. Cậu Năm nói:
- “Nhưng, cũng nhờ cây cầu nầy mà cuộc hành trình về Miền Tây đã rút ngắn được ít nhất cũng được vài ba tiếng đồng hồ.”
Thật
vậy, khoảng 11 giờ trưa. Chiếc xe van đã đưa chúng tôi vào thị xã Vĩnh
Long, rồi theo quốc lộ 1A để đi về Cái Vồn là quê nội của tôi. Khi xe
chạy qua thị trấn Ba Càng, rồi đến cầu Rạch Mút và khi vừa vượt qua cầu
Cái Vồn Lớn thì cậu Năm bảo tài xế ngừng lại ở dãy quán cóc bên đường.
Cha
tôi và một người chú họ đang nóng ruột ngồi trong quán chờ. Rời quê
hương gần 31 năm, đây là lần đầu tiên tôi gặp lại cha. Tôi rất ngạc
nhiên, tuổi đời của cha ngoài thất tuần, nhưng trông người vẫn còn khá
khỏe mạnh, đôi mắt vẫn còn tinh anh. Hai cha con ôm nhau mà nước mắt
chảy ràn rụa.
Thằng Cường nhìn ông nội, rồi ngơ ngác hỏi tôi:
- “Who is he, daddy?”
Tôi trả lời:
- “He is your grandpa!”
Thằng Cường chìa tay ra bắt tay ông nội, theo lối xã giao phương Tây:
- “Hello, Grandpa! How are you doing!”
Cha
tôi nhìn thằng cháu đích tôn trân trối, nét thất vọng hẹn rõ trên gương
mặt già cỗi của người.. Cha tôi nói, giọng bất mãn ra mặt:
- “Bộ thằng con mầy không biết kêu ông nội bằng tiếng Việt sao hả, Bỉnh?”
Tôi mỉm cười, nói:
-
“Con là công dân Mỹ, phải làm nghĩa vụ đối với đất nước đã cưu mang
người tỵ nạn Việt Nam, còn vợ con đi làm suốt ngày, đến tối mò mới về
nhà. Làm sao tụi con có thì giờ dạy nó nói tiếng Việt. Cha thông cảm cho
tụi con đi!”
Sau khi biết sự thật khá phủ phàng. Cha tôi mất thiện cảm đối với thằng cháu nội đích tôn và ngậm ngùi nói:
-
“Cha cầm bằng kể như không có thằng cháu nội đích tôn nầy đi! Làm người
Việt Nam mà không biết nói tiếng mẹ đẻ là người vong bản. Lớn lên, nó
lấy một con vợ Mỹ, rồi đẻ ra một lô con lai Mỹ, thế là mất gốc luôn!”
Cậu Năm nói an ủi:
-
“Thôi, đừng buồn mà anh Giáo! Thằng cháu nội đích tôn của anh nó sanh ở
bên Mỹ, ăn đồ Mỹ, học trường Mỹ thì nó phải nói tiếng Mỹ là đúng rồi!
Có trách là trách người lớn kìa, như con mẹ Năm bán cá ở chợ Cầu Ông
Lãnh, mới bỏ nước ra đi theo diện ODP được năm, sáu năm gì đó, mà khi
trở về nước đã quên hết tiếng Việt, đi đâu cũng dẫn con em theo tò tò để
làm “thông dịch viên”. Thế mới là dị hợm chớ!”
Cha nhìn tôi, hỏi:
- “Con về thăm Việt Nam, định ở chơi với cha bao lâu?”
Tôi thưa:
-
“Dạ, đúng một tuần lễ! Mùng 8 con trở lên Sài Gòn, mua sắm một ít quà
tặng gia đình và bè bạn. Mùng 10, con và thằng Cường lên máy bay trở qua
Mỹ. Con còn phải lo công ăn việc làm. Sau khi việc làm ổn định, con hứa
năm sau sẽ về thăm cha và sẽ ở lâu hơn.”
Cha hỏi về chú tôi:
- “Còn chú thím Ba mầy dạo nầy thế nào? Sao, không cùng về Việt Nam cho cha gặp mặt?”
Tôi nói:
-
“Về Việt Nam đi bằng đầu gối, còn phải nạp tiền hối lộ cho tụi công an
Hải quan ở phi trường. Chú Ba dứt khoát không trở về Việt Nam đâu, cha
ơi!”
Cha tôi hỏi:
- “Còn con thì sao? Có hối lộ cho tụi nó không?”
Tôi trả lời bằng sự thật:
-
“Có chớ sao không, cha! Ai sao mình vậy mà; vả lại, con không muốn họ
bắt chẹt, làm khó dễ tháo tung hành lý, lục lọi quà cáp của con đem về
biếu cha và bà con mình..”
Cậu Năm nhìn đồng hồ, rồi đến bắt tay cha và tôi, chào từ giã:
-
“Bây giờ tôi phải trở về Sài Gòn để còn kịp cúng giao thừa. Sáng mùng
tám, khoảng giờ nầy, tôi sẽ có mặt tại đây để đón hai cháu về Sài Gòn.”
Chờ
khi chiếc van nổ máy, quay trở về hướng Sài gòn. Cha dẫn tôi và thằng
Cường xuống bờ rạch Cái Vồn Lớn, một chiếc ghe tam bản có gắn máy đuôi
tôm đang cắm sào dưới chân cây cầu dừa. Chờ mọi người xuống ghe xong,
người chú họ cho nổ máy, chiếc ghe tam bản lồng lên, cất mũi, chạy ngược
về phía trong rạch Cái Vồn. Hai bên bờ rạch với những xóm nhà lá mọc
san sát bên nhau, nhà nào cũng đào mương, lên líp, lập vườn trồng cây ăn
trái; thỉnh thoảng, mới thấy vài căn nhà ngói ba gian của các điền chủ
thời xa xưa. Thằng Cường nằm trong khoang ghe, gối đầu lên cái xách tay
ngủ vùi. Còn cha tôi ngồi xếp bằng trước mũi ghe yên lặng, ánh mắt đăm
chiêu nhìn dòng sông cuộn chảy; thỉnh thoảng, người lại thở dài... Tánh
cha tôi bảo thủ, người thất vọng vì thằng cháu đích tôn vong bản, không
biết nói tiếng Việt. Còn tôi, len lén nhìn cha rồi nhớ đến người mẹ kính
yêu đã quá vãng mà nước mắt bỗng trào ra.
Từ
khi rời Việt Nam vào lứa tuổi thằng Cường cho mãi đến bây giờ, tôi mới
có dịp ngồi trên chiếc ghe tam bản di chuyển trên dòng sông. Con rạch
Cái Vồn làm tôi nhớ quá khúc sông Cần Thơ, đoạn chảy qua cầu Cái Răng
đến vàm sông Ba Láng. Hồi đó, vào những mùa trăng thơ mộng, cha mẹ tôi
thường dẫn tôi xuống chiếc ghe tam bản của chú Khai - người lái đò dọc -
mướn chú ấy chèo ghe dọc theo sông Cần Thơ để ngắm trăng. Cha mẹ tôi
rất tâm đầu ý hợp, cả hai người đều có tâm hồn nghệ sĩ và rất yêu thích
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Bản thân tôi cũng được dạy cho
những kinh sống rút ra từ Truyện Kiều. Cha thường khuyên bảo: “Làm người
phải giữ sao cho cái “TÂM” của mình luôn trong sáng, vì chữ “TÂM” kia
mới đích thực bằng ba chữ “TÀI”đó con!” hoặc “Có tài mà cậy chi tài /
Chữ tài liền với chữ tai một vần.” Trong lúc chiếc ghe hơi chòng chành,
lướt sóng theo nhịp chân của người lái đò dọc, cha thường ngồi trước mũi
ghe thổi sáo để mẹ ngâm Truyện Kiều cho cha tôi thưởng thức....
Khoảng
một giờ sau, chiếc ghe tam bản đã vào địa phận xã Thuận An, quận Bình
Minh. Cha tôi nói: “Đến nhà rồi đó con! Đánh thức thằng Cường dậy.”
Tôi
nhìn lên trên bờ, thấy các chú bác, cô dì, bà con hai bên nội ngoại
trên mươi người, đứng dọc theo con rạch Cái Vồn, trước căn nhà hương hỏa
lợp ngói đỏ, gồm có ba gian để đón cha con tôi. Nhìn cái thân xác đồ sộ
của tôi: cao gần 1 mét 80, nặng trên 190 pounds. Ai cũng lắc đầu, cười,
nói đùa với cha tôi:
-“Chắc thằng Bỉnh qua Mỹ, uống sửa...voi, sao mà nó bự con quá nè trời!”.
Một bà cô nhìn thằng Cường, hỏi :
- “Cháu tên gì? Mấy tuổi rồi?”
Thằng Cường nghe hỏi, nó trố mắt nhìn rồi lắc đầu, đáp:
- “I’ m very sorry! I don’t understand what you say!”
Cha tôi ngó thằng Cường, rồi nhìn tôi như thầm trách, nói :
-
“Thằng cháu nội đích tôn của tôi mất gốc rồi chị Tám ơi! Nó có nói được
tiếng Việt đâu mà hỏi nó làm gì cho mệt chớ! Mà thôi, tôi mời tất cả bà
con vô nhà, dùng với tôi một bữa tiệc tất niên đạm bạc, để mừng gia
đình cha con chúng tôi đoàn tụ trong dịp Tết Bính Tuất.”
Vừa
bước chân vào trong nhà, hai cha con tôi thắp nén nhang thơm trên bàn
thờ tổ tiên và quỳ lạy trước di ảnh của mẹ. Trên cái bàn tròn kê giữa
nhà, mọi người trong nhà lo sắp chén đũa, một cái lẩu mắm kho và rau
sống đủ loại, một cái nồi cơm còn đang bốc khói nghi ngút. Mắm kho và
rau là món ăn khoái khẩu nhất của tôi từ thuở còn tắm truồng. Cha mời
mọi người ngồi vào bàn. Hai cha con tôi ngồi bên phải và trái của cha
già. Thằng Cường ngửi thấy mùi mắm kho là nó làm bộ nhăn mặt, lấy tay
bịt mũi làm cha tôi giận tái mặt. Bỗng thấy con ruồi xanh từ đâu bay vào
đậu trên bàn, nó lật đật nhảy xuống ghế, chạy đến ôm tôi cứng ngắt, sợ
hãi, hét lớn:
- “Daddy! Blue bee scares me!”
Mọi người trên bàn tiệc cười ầm lên. Đến nước nầy, cha tôi dằn cũng hết nổi, quát:
- “Thằng nhóc con! Con ruồi xanh chớ không phải con ong đâu mà mầy sợ!”
Thấy
ông nội nổi giận, nó lấm lét nhìn tôi như ngầm hỏi ý. Tôi bèn mỉm cười,
nháy mắt, thầm nhắc tuồng cho nó. Thằng Cường hiểu ý, trở về chỗ ngồi.
Bất ngờ, nó cầm chai rượu đế “Song Phú” rót vào cái ly xây chừng, hai
tay kính cẩn dâng lên ông nội, rồi xổ một câu tiếng Việt rành rọt, đúng
giọng, làm cha tôi chưng hững:
- “Con kính dâng ông nội một ly! Con cũng nhậu với ông nội xã láng, sáng về sớm! Nhậu không say không trở về Mỹ!”
Cha
tôi sửng sốt, nghe thằng Cường bật nói được tiếng Việt, cha mừng đến
chảy nước mắt. Người ngửa mặt lên trần nhà, cười ha hả một cách sảng
khoái, rồi nói:
- “Cháu nội đích tôn của nhà họ Huỳnh ta, ít ra phải như vậy mới được chớ!”
Thằng Cường nó mang một kho pháo từ Mỹ về nước, chờ dịp nổ với ông nội. Nó nói:
-
“Ông học giả Phạm Quỳnh có nói rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.
Tiếng Việt còn, nước Việt Nam mình còn”. Bây giờ, con đọc một đoạn Kiều
gồm 4 câu, có đủ ba thứ tiếng: Việt, Hoa và Mỹ cho ông nội thưởng thức.
Cha tôi không tin, nói:
- “Đâu, con đọc thử cho mọi người nghe coi! Con mà đọc được, muốn đòi cái gì ông nội cũng thưởng hết!”
Thằng Cường nắm tay nội, nói:
- “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, à nghen ông nội!”
Cha tôi khoái chí, xoay người lại, nhìn lên bàn thờ như khoe với mẹ tôi:
- “Bà nó ơi! Thằng cháu nội đích tôn của mình nó biết đọc thơ Kiều, còn xài cả chữ Nho với tui nữa nè bà!”
Tôi nói với thằng con:
- “Thôi, đọc Kiều cho ông nội thưởng thức coi.”
Nó tằng hắng lấy giọng, lên gân cổ, đọc:
-
“Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một,
hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi “dách”, tài đành họa
“two”....”
Nó sợ ông nội không hiểu, liền giải thích:
- “Tiếng Hoa “dách” là “một”; còn tiếng Mỹ “two” là “hai”. Ông nội thua con rồi!”
Cha tôi chỉ chờ có vậy, người ôm thằng cháu nội lạc loài vào lòng mà hai hàng nước mắt chan hòa vì vui mừng. Cha mắng yêu:
- “Tổ cha mầy! Chơi chữ với ông Nội đó hả? Ừ, nội chịu thua rồi đó! Con muốn nội thưởng cái gì đây?”
Thằng Cường bá cổ, hôn lên má của ông nội một cái chụt, nói:
- “Hồi sáng đến giờ, ông nội xài xể con te tua. Bây giờ, phải bù lỗ cho con. Hôn con 10 cái đi, ông nội!”.
Trong
lòng tràn đây hân hoan và sung sướng, cha tôi hôn chùn chụt lên hai má
nó như hôn tôi lúc còn bé, rồi mời mọi người cầm đũa. Thằng Cường nó ăn
mắm và rau như điên. Nó lua luôn một hơi 3 chén cơm còn khen mắm kho
ngon hết sẩy, trước con mắt ngạc nhiên của mọi người.
Sau bữa cơm đạm bạc, cha tôi vuốt tóc thằng Cường, hỏi:
-“Ai dạy con mấy câu thơ Kiều vậy, Cường?”
-“Dạ,
Ba má dạy con mấy câu thơ Kiều để về Việt Nam đọc cho nội nghe chơi. Ba
má còn dạy con đọc, viết tiếng Việt và cả lịch sử nước Việt Nam. Sau
khi trở qua Mỹ, con sẽ viết thơ thăm ông bằng tiếng Quốc Ngữ để cho ông
vui,” thằng Cường còn khoe. “Ông chú còn dạy con võ Vovinam Việt Võ Đạo
nữa đó!”
Sáng
mùng 1 Tết Nguyên Đán Bính Tuất. Tất cả con cháu tụ họp nơi căn nhà
hương hỏa, trước để làm lễ cúng gia tiên và sau đó chúc Tết cha tôi.
Thằng Cường vận võ phục Vovinam Việt Võ Đạo, lưng thắt đai trắng. Mừng
tuổi ông nội xong, nó nói:
- “Tết không có lân múa. Con xin biểu diễn võ thuật cho ông nội, các ông bà, cô dì, chú bác thưởng thức.”
Nói
xong, thằng Cường bước ra giữa nhà, cuối đầu chào mọi người theo nghi
thức con nhà võ, rồi bắt đầu thi triển quyền pháp, cước pháp . Cha tôi
say sưa nhìn thằng Cường ra đòn tấn công địch nhanh lẹ, thế thủ gọn chắc
và đôi lúc nhào lộn để tránh đòn và phản đòn vô cùng linh hoạt.. Cuộc
biểu diễn chấm dứt, mọi người vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Cha tôi ôm
thằng Cường vào lòng, hỏi:
- “Con học võ để đánh lộn với tụi Mỹ con, phải không Cường?”
Thằng Cường lắc đầu, đáp:
-
“Con luyện võ Vovinam vì lòng kiêu hãnh và lòng tự hào về tinh thần bất
khuất của dân tộc Việt Nam mình, chớ không phải để đánh lộn đâu!”
Lời
nói đó, làm cha tôi sung sướng đến nhỏ lệ. Tôi lấy bàn tay lau những
giọt nước mắt yêu thương, trân quý đó như để nó thấm vào máu thịt, cuộn
chảy mãi trong dòng máu Việt Nam của tôi...
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
FRANCIS. P. CHURCH * TRUYÊN NGẮN GIÁNG SINH
Câu chuyện không mất thời gian tính
Câu chuyện xảy ra vào năm 1897. Cô bé tám tuổi Virginia O´Hanlon sống tại New York muốn biết chắc rằng, liệu có Ông Giáng Sinh (còn gọi là „ông già Noel“) không. Vì thế cô bé đã gửi thư đến hỏi tòa soạn của tờ nhật báo New York „Sun“. Ký giả Francis P. Church đã trả lời thư của cô bé; và bài viết trả lời của ông đã trở thành một áng văn nổi tiếng.Hơn nửa thế kỷ, nhật báo „Sun“ đã đăng lại cuộc trao đổi thư tín này mỗi độ Giáng Sinh về, mãi cho đến khi tờ báo đình bản vào năm 1950.
„Chúng tôi rất vui để trả lời ngay và qua đó cũng trang trọng và hân hoan thông báo rằng, nữ tác giả (của câu hỏi) là một thân hữu của báo "Sun":
Quý tòa soạn thân mến: Cháu năm nay 8 tuổi. Một số bạn nhỏ của cháu bảo rằng: không có Ông Giáng Sinh. Nhưng bố cháu bảo: „Nếu con thấy trong tờ Sun đăng như thế, thì nó là như thế!“ Xin quý toà soạn cho cháu biết sự thật: Ông Giáng Sinh có thật không?
Virginia O´Hanlon - 115 West Ninety-fifth Street.
Virginia, các bạn nhỏ của cháu nói không đúng đâu. Các em này bị ảnh hưởng bởi não trạng ngờ vực của một thời đại ngờ vực. Chúng không tin những gì chúng không nhìn thấy. Chúng cho rằng, những thứ mà tinh thần nhỏ bé của chúng không nhận ra được thì cũng không thể hiện hữu. Virginia ạ, tinh thần của người lớn hay của trẻ thơ thì cũng đều nhỏ bé. Trong vũ trụ bao la thì tri thức của con người chỉ là một côn trùng, một con kiến. Cái tri thức nhỏ bé này không đủ để nhận ra và hiểu được tất cả sự thật.
Đúng thế, Virginia, Ông Giáng Sinh có thật. Sự hiện hữu của ông chắc chắn như sự hiện hữu của tình yêu, sự rộng lượng và lòng thành tín. Và cháu cũng biết rằng, những điều đó hiện hữu dư tràn khắp nơi và làm cho cuộc sống tươi đẹp. Cứ tưởng tượng xem, nếu không có Ông Giáng Sinh thì thế giới sẽ tối tăm thế nào! Sẽ không có những Virginia. Sẽ không có những tin yêu đơn giản, không có thi văn, không có sự lãng mạn... là những điều làm cho cuộc đời đáng sống. Sẽ chỉ còn niềm vui đến từ những điều có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được bằng cảm giác. Nhưng rồi cái ánh sáng của tuổi thơ chan hoà trong thế giới vì thế sẽ lịm tắt.
Nếu cháu không tin rằng có Ông Giáng Sinh, thì cháu cũng không thể tin những chuyện cổ tích. Dĩ nhiên, cháu có thể nói bố cháu nhờ người đêm Giáng Sinh đi canh giữ tất cả các lò sưởi để bắt Ông Giáng Sinh. Nhưng nếu họ cũng không thấy Ông Giáng Sinh leo xuống từ ống khói, thì điều đó sẽ chứng minh cái gì? Không ai thấy Ông Giáng Sinh cả, nhưng đó không phải là bằng chứng để nói rằng, không có Ông Giáng Sinh! Những điều thật sự quan trọng của thế giới này thường là những điều mà cả mắt người lớn và trẻ em đều không thấy được. Cháu đã bao giờ thấy Elfen nhảy múa trên bãi cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa. Nhưng đó không phải là bằng chứng để nói rằng chúng không có mặt ở đó. Ngay cả những cái đầu khôn ngoan nhất cũng không có khả năng để thấy hoặc tưởng tượng ra tất cả những phép nhiệm màu vô hình trong thế giới này.
Cháu có thể mở con búp bê ra để xem cái gì đã tạo ra những âm thanh. Nhưng cái thế giới nhiệm mầu vô hình được che bởi một bức màn, mà người khỏe nhất; không, tất cả những người khoẻ nhất hợp sức lại cũng không thể nào vén lên được. Chỉ có niềm tin, óc tưởng tượng, thi văn, tình yêu và sự lãng mạn mới có khả năng vén bức màn huyền diệu này để ngắm nhìn và diễn tả vẻ đẹp tuyệt vời cũng như sự huy hoàng của nó. Thật thế không? Đúng thế Virginia, trên thế giới không có điều gì thật hơn và vĩnh cửu hơn điều đó.
Ông Giáng Sinh vẫn sống. Cám ơn trời! Và ông sống mãi. Ngàn năm nữa, không Virginia, hàng nhiều nhiều nghìn năm nữa ông vẫn tiếp tục đem niềm vui nồng ấm đến cho trẻ thơ!. Chúc Virginia Giáng Sinh vui vẻ! Francis Church."
(bản dịch của Lê Văn Hồng)
Nguyên bản tiếng Anh:
We take pleasure in answering thus prominently the communication below, expressing at the same time our great gratification that its faithful author is numbered among the friends of The Sun:
I am 8 years old. Some of my little friends say there is no Santa Claus. Papa says, "If you see it in The Sun, it's so." Please tell me the truth, is there a Santa Claus?
Virginia O'Hanlon -115 West Ninety-fifth Street.
Virginia, your little friends are wrong. They have been affected by the skepticism of a sceptical age. They do not believe except what they see. They think that nothing can be which is not comprehensible by their little minds. All minds, Virginia, whether they be men's or children's, are little. In this great universe of ours, man is a mere insect, an ant, in his intellect as compared with the boundless world about him, as measured by the intelligence capable of grasping the whole of truth and knowledge.
Yes, Virginia, there is a Santa Claus. He exists as certainly as love and generosity and devotion exist, and you know that they abound and give to your life its highest beauty and joy. Alas! how dreary would be the world if there were no Santa Claus! It would be as dreary as if there were no Virginias. There would be no childlike faith then, no poetry, no romance to make tolerable this existence. We should have no enjoyment, except in sense and sight. The external light with which childhood fills the world would be extinguished.
Not believe in Santa Claus! You might as well not believe in fairies. You might get your papa to hire men to watch in all the chimneys on Christmas eve to catch Santa Claus, but even if you did not see Santa Claus coming down, what would that prove? Nobody sees Santa Claus, but that is no sign that there is no Santa Claus. The most real things in the world are those that neither children nor men can see. Did you ever see fairies dancing on the lawn? Of course not, but that's no proof that they are not there. Nobody can conceive or imagine all the wonders there are unseen and unseeable in the world.
You tear apart the baby's rattle and see what makes the noise inside, but there is a veil covering the unseen world which not the strongest man, nor even the united strength of all the strongest men that ever lived could tear apart. Only faith, poetry, love, romance, can push aside that curtain and view and picture the supernal beauty and glory beyond. Is it all real? Ah, Virginia, in all this world there is nothing else real and abiding.
No Santa Claus?Thank God he lives and lives forever. A thousand years from now, Virginia, nay 10 times 10,000 years from now, he will continue to make glad the heart of childhood. Merry Christmas, Virginia! Your Francis Church."
Bản tiếng Đức:
„Mit Freude beantworten wir sofort und damit auf herausragende Weise die folgende Mitteilung und drücken gleichzeitig unsere große Befriedigung aus, dass ihre gewissenhafte Autorin zu den Freunden der Sun zählt:
Lieber Redakteur: Ich bin 8 Jahre alt.
Einige meiner kleinen Freunde sagen, dass es keinen Weihnachtsmann gibt.
Papa sagt: ‚Wenn du es in der Sun siehst, ist es so.‘
Bitte sagen Sie mir die Wahrheit: Gibt es einen Weihnachtsmann?
Virginia O’Hanlon - 115 West Ninety-fifth Street.
Virginia, deine kleinen Freunde haben unrecht. Sie sind beeinflusst von der Skepsis eines skeptischen Zeitalters. Sie glauben an nichts, das sie nicht sehen. Sie glauben, dass nichts sein kann, das für ihre kleinen Geister unfassbar ist. Alle Geister, Virginia, seien sie nun von Erwachsenen oder Kindern, sind klein. In diesem unseren großen Universum ist der Mensch vom Intellekt her ein bloßes Insekt, eine Ameise, verglichen mit der grenzenlosen Welt über ihm, gemessen an der Intelligenz, die zum Begreifen der Gesamtheit von Wahrheit und Wissen fähig ist.
Ja, Virginia, es gibt einen Weihnachtsmann. Er existiert so zweifellos wie Liebe und Großzügigkeit und Zuneigung bestehen, und du weißt, dass sie reichlich vorhanden sind und deinem Leben seine höchste Schönheit und Freude geben. O weh! Wie öde wäre die Welt, wenn es keinen Weihnachtsmann gäbe. Sie wäre so öde, als wenn es dort keine Virginias gäbe. Es gäbe dann keinen kindlichen Glauben, keine Poesie, keine Romantik, die diese Existenz erträglich machen. Wir hätten keine Freude außer durch Gefühl und Anblick. Das ewige Licht, mit dem die Kindheit die Welt erfüllt, wäre ausgelöscht.
Nicht an den Weihnachtsmann glauben! Du könntest ebensogut nicht an Elfen glauben! Du könntest deinen Papa veranlassen, Menschen anzustellen, die am Weihnachtsabend auf alle Kamine aufpassen, um den Weihnachtsmann zu fangen; aber selbst wenn sie den Weihnachtsmann nicht herunterkommen sähen, was würde das beweisen? Niemand sieht den Weihnachtsmann, aber das ist kein Zeichen dafür, dass es den Weihnachtsmann nicht gibt. Die wirklichsten Dinge in der Welt sind jene, die weder Kinder noch Erwachsene sehen können. Sahst du jemals Elfen auf dem Rasen tanzen? Selbstverständlich nicht, aber das ist kein Beweis dafür, dass sie nicht dort sind. Niemand kann die ungesehenen und unsichtbaren Wunder der Welt begreifen oder sie sich vorstellen.
Du kannst die Babyrassel auseinanderreißen und nachsehen, was darin die Geräusche erzeugt; aber die unsichtbare Welt ist von einem Schleier bedeckt, den nicht der stärkste Mann, noch nicht einmal die gemeinsame Stärke aller stärksten Männer aller Zeiten, auseinanderreißen könnte. Nur Glaube, Phantasie, Poesie, Liebe, Romantik können diesen Vorhang beiseiteschieben und die himmlische Schönheit und den Glanz dahinter betrachten und beschreiben. Ist das alles wahr? Ach, Virginia, in der ganzen Welt ist nichts sonst wahrer und beständiger.
Der Weihnachtsmann lebt! Gottseidank! Und er lebt auf ewig. Noch in tausend Jahren, Virginia, nein, noch in zehnmal zehntausend Jahren wird er fortfahren, das Herz der Kindheit zu erfreuen. Frohe Weinacht, Virginia! Dein Francis Church“
ẠN MỘC CƯ SĨ * PHIẾM LUẬN
BÀN VỀ SẤM KÝ
Trong lịch sử Việt Nam, giữa những trang tranh đấu xương máu hiện thực,
có nhiều trang ghi lại những chuyện tâm linh huyền bí.Lẽ tất nhiên, bá
nhân bá tính, có kẻ tin người không vì xã hội ta là xã hội tự do. Tuy xã
hội quân chủ là tư do mà là một xã hội đạo đức, chứ không phải mang hai
mặt như truyền thống Marx Lenin :một mặt hung bạo, gian manh, một mặt
xưng thần xưng thánh !
Các nhà viết sử, một mặt mang tính khách quan của sử học, ghi chép sự thực, vua và triều đình không được dòm ngó việc của sử quan. Một mặt các sử quan tin vào Trời Phật, tức là thuộc phái Duy Tâm như phe Marx nhận định.Vì vậy trong sử ta có nhiều đoạn viết về sấm.Sấm, hay sấm ngôn là những lời, những bài thơ ngắn hoặc dài, thường là ngắn, có nội dung tiên đoán tương lai của một ông vua hay một triều đại, hay một biến cố quan trọng sắp xảy đến cho một quốc gia, dân tộc. Tôi xin đưa một vài dẫn chứng về sử:
Theo sử sách, nhà tiên tri đầu tiên của Việt Nam là sư Định Không (730-808), thuộc đời thứ 8 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Thuở nhỏ, Ngài thông về lý số, được mọi người tôn trọng, gọi ngài là trưởng lão. Khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (765-804) nhà Đường, sư lập chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Lúc đào đất đắp nền, sư được một quả hương và 10 cái khánh. Sư đem xuống ao rửa, một cái khánh lăn xuống tận đáy ao. Sư làm bài tụng:
Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.Các nhà viết sử, một mặt mang tính khách quan của sử học, ghi chép sự thực, vua và triều đình không được dòm ngó việc của sử quan. Một mặt các sử quan tin vào Trời Phật, tức là thuộc phái Duy Tâm như phe Marx nhận định.Vì vậy trong sử ta có nhiều đoạn viết về sấm.Sấm, hay sấm ngôn là những lời, những bài thơ ngắn hoặc dài, thường là ngắn, có nội dung tiên đoán tương lai của một ông vua hay một triều đại, hay một biến cố quan trọng sắp xảy đến cho một quốc gia, dân tộc. Tôi xin đưa một vài dẫn chứng về sử:
Theo sử sách, nhà tiên tri đầu tiên của Việt Nam là sư Định Không (730-808), thuộc đời thứ 8 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Thuở nhỏ, Ngài thông về lý số, được mọi người tôn trọng, gọi ngài là trưởng lão. Khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (765-804) nhà Đường, sư lập chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Lúc đào đất đắp nền, sư được một quả hương và 10 cái khánh. Sư đem xuống ao rửa, một cái khánh lăn xuống tận đáy ao. Sư làm bài tụng:
Địa trình pháp khí
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh Cổ Pháp.
( Đất dâng pháp khí,
Là một chất đồng ròng.
Điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng Cổ Pháp)
Sư lại nói :
Pháp khí xuất hiện, thập khẩu đồng chung,
Lý hưng vương, tam phẩm thành công.
Bài sấm này tiên đoán họ Lý làng Cổ Pháp sẽ lên làm vua. Tam phẩm có hai
nghĩa : Nghĩa thứ nhất, ở triều Lê, Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện
tiền chỉ huy sứ có thể vào bậc tam phẩm. Nghĩa thứ hai là chữ Uẩn vì chữ
Uẩn gồm hai chữ giống chữ tam và chữ phẩm. Quả nhiên, hai trăm năm sau,
Lý Công Uẩn lên làm vua tức Lý Thái tổ (1010- 1225). Sư lại nói thêm:
Thập khẩu thủy thổ khứ
Cổ pháp danh hương hiệu.
Kê cư loan nguyệt hậu,
Chánh thị hưng tam bảo.
( Thập, khẩu, thủy, thổ, khứ
Tên làng là Cổ Pháp.
Gà ở sau loan nguyệt,
Tam bảo được hưng vượng)
Quả nhiên năm kỷ dậu (1009), Lê Long Đỉnh chết, Lý Công Uẩn lên ngôi, Phật giáo toàn thịnh. Sau sư trụ trì chùa Thiền Chúng ở làng Dịch Bảng, sau đổi là Đình Bảng, phủ Thiên Đức ( Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Trước khi viên tịch, sư dặn đồ đệ là Thông Thiện như sau:
Ta muốn mở rộng làng nhà, nhưng e sau này sẽ có tai họa, vì người lạ sẽ đến phá hoại cảnh thổ ta. Sau khi ta viên tịch, ngươi phải giữ gìn đạo pháp của ta. Khi gặp người họ Đinh, thì truyền cho y, như vậy chí nguyện của ta mới thỏa.
Nói xong thì tịch, thọ 79 tuổi. Thông Thiện dựng tháp thờ sư ở chùa Lục Tổ, ghi lời sư dặn vào đá. Khoảng năm ất dậu (865), Cao Biền sang Việt Nam làm Tiết Độ sứ, Cao Biền làm phép trấn yểm nhiều nơi, trong đó có làng Cổ Pháp, đúng như sư Định Không tiên đoán.
Sư La Quý An là đệ tử đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, sư họ Đinh, thuở nhỏ tham yết khắp các thầy. Sau gặp sư Thông Thiện ở chùa Thiền Chúng, nghe sư nói một lời liền giác ngộ, bèn theo Thông Thiện. Khi Thông Thiện sắp viên tịch, gọi sư lại mà bảo:
Xưa thầy ta là Định Không dặn rằng : Hãy gìn giữ pháp của ta, gặp người họ Đinh sẽ giao truyền. Vậy ngươi hãy nhận lấy trách nhiệm này, ta từ giã đây'
Sư Thông Thiện mất, La Quý An đi tìm đất dựng chùa, truyền giảng chánh pháp, lời sư nói đều là sấm ngữ. Sư đúc tượng lục tổ bằng vàng nhưng sợ trộm cướp bèn chôn xuống đất. Sư có di chúc:
Đại sơn long đầu khởi
Cù vĩ ẩn chu minh
Thập bát tử định thành
Miên thụ hiện long hình
Thố kê thử nguyệt nội
Định kiến nhật xuất thanh.
Đại sơn : Đinh Bộ Lĩnh ( Lĩnh là núi cao), Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm
mậu thìn (968). Chu minh : ánh sáng đỏ, tức ánh sáng mặt trời. Chỉ Lê
Hoàn ( trong chữ Hoàn có chữ Nhật), nhưng đây là mặt trời bị mây che (
ẩn ) vì trên dưới đều có chữ nhất ngăn chận, và cây cối che lấp ( bên
cạnh có chữ mộc) . Lê Hoàn lên ngôi cuối năm canh thìn 980 ( cù vĩ).
Thập bát tử họp lại thành chữ Lý .Nhà Lý lên thay Tiền Lê. Miên thụ cây
bông gạo. Chữ Miên và chữ Uản giống nhau, đều là cây bông, cây gai dùng
dệt vải may quần áo. Uẩn là cây gai và Uản là súc tích thông nghĩa. Thố,
kê, thử nguyệt : trong khoảng tháng mão, tháng dậu, tháng tí, Lý Công
Uẩn lên ngôi. Quả vậy, ngày quý sửu, tháng mười, năm kỷ dậu (1909), Lý
Công Uẩn lên ngôi, mở một kỷ nguyên thái bình thịnh trị.
Năm thứ năm, niên hiệu Thái Bình (974), đời Đinh Tiên Hoàng, trong dân gian truyền tụng bài sấm sau:
Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất thánh minh.
Cạnh đầu đa hoành nhi ,
Đạo lộ tuyệt nhân hành.
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Kế đô nhị thập thiên.
Dịch
Đỗ Thích thí Đinh, Đinh (Đỗ Thích giết hai người họ Đinh) : tháng mười, năm kỷ mão (979), Đỗ Thích giết Đinh Tiên hoàng và Việt Nam vương Đinh Liễn.
Lê gia xuất thánh minh ( Họ Lê làm vua sáng)
Đinh Toàn lên ngôi mới sáu tuổi, binh quyền lọt vào tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Bà Dương Thái hậu tư thông với Lê Hoàn, trao ngôi vua cho Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành. Lê Đại Hành lên ngôi đánh thắng quân Tống xâm lược.
Cạnh đầu đa hoành nhi ( Các trẻ tranh giành nhau). Đại lộ tuyệt nhân hành ( Trên đường cái, không người qua lại). Lê Đại Hành lên ngôi, cho con thứ ba là Lê Long Việt làm thái tử. Lê Đại Hành mất ( 1005), các con tranh giành nhau, đem binh chém giết nhau trong bảy tháng trường, ngoài đường không ai dám qua lại.
Thập nhị xưng đại vương. Thập ác vô nhất thiện
( Thập nhị tự xưng làm vua). Thập nhị là Lê Long Đỉnh giết anh là Lê Long Việt mà lên làm vua ( Trong chữ Đỉnh có Nhâm chiết tự là Thập Nhị). Long Đỉnh là người tàn ác ( Mười điều ác không có một điều lành) .
Thập bát tử đăng tiên : (Thập bát tử họp lại thành chữ Lý ) họ Lý sẽ lên làm vua.
Kế đô nhị thập thiên : Đô nhị thập thiên : bốn chữ này hợp thành Trần giả .
Kế đô nhị thập thiên tức là họ Trần sẽ kế tiếp làm vua.Năm thứ năm, niên hiệu Thái Bình (974), đời Đinh Tiên Hoàng, trong dân gian truyền tụng bài sấm sau:
Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất thánh minh.
Cạnh đầu đa hoành nhi ,
Đạo lộ tuyệt nhân hành.
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Kế đô nhị thập thiên.
Dịch
Đỗ Thích thí Đinh, Đinh (Đỗ Thích giết hai người họ Đinh) : tháng mười, năm kỷ mão (979), Đỗ Thích giết Đinh Tiên hoàng và Việt Nam vương Đinh Liễn.
Lê gia xuất thánh minh ( Họ Lê làm vua sáng)
Đinh Toàn lên ngôi mới sáu tuổi, binh quyền lọt vào tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Bà Dương Thái hậu tư thông với Lê Hoàn, trao ngôi vua cho Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành. Lê Đại Hành lên ngôi đánh thắng quân Tống xâm lược.
Cạnh đầu đa hoành nhi ( Các trẻ tranh giành nhau). Đại lộ tuyệt nhân hành ( Trên đường cái, không người qua lại). Lê Đại Hành lên ngôi, cho con thứ ba là Lê Long Việt làm thái tử. Lê Đại Hành mất ( 1005), các con tranh giành nhau, đem binh chém giết nhau trong bảy tháng trường, ngoài đường không ai dám qua lại.
Thập nhị xưng đại vương. Thập ác vô nhất thiện
( Thập nhị tự xưng làm vua). Thập nhị là Lê Long Đỉnh giết anh là Lê Long Việt mà lên làm vua ( Trong chữ Đỉnh có Nhâm chiết tự là Thập Nhị). Long Đỉnh là người tàn ác ( Mười điều ác không có một điều lành) .
Thập bát tử đăng tiên : (Thập bát tử họp lại thành chữ Lý ) họ Lý sẽ lên làm vua.
Kế đô nhị thập thiên : Đô nhị thập thiên : bốn chữ này hợp thành Trần giả .
Trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, ở hương Duyên Uẩn, châu Cổ Pháp, có cây gạo bị sét đánh, trong ruột cây có chữ:
Thụ căn diễu diễu ,
Mộc biểu thanh thanh.
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Sư Vạn Hạnh giải thích như sau :
Vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh. Họ Lê mất, họ Lý nổi lên. Họ Trần làm vua, rồi đến Lê. Sau đó, họ Mạc nổi lên rồi nhà Lê trung hưng. Rồi họ Trịnh mất. Trải qua năm, sáu năm, thiên hạ thái bình.(1)
Sấm Trạng Trình phần đầu cũng nhắc lại các việc trên:
7-Việt Nam khởi tổ xây nên
8 - Lạc Long ra trị đương quyền một phương
9 - Thịnh suy bỉ thới lẽ thường
10 - Một thời lại một nhiễu nhương nên lề
11 - Đến Đinh hoàng nối ngôi cửu ngũ
12 - Mở bản đồ rũ áo chấp tay
13 - Nhự đao phút chốc đổi thay
14 - Thập bát tử rày quyền đă nổi lên
15 - Đông a âm vị nhi thuyền
16 - Nam phương kỳ mộc bổng liền lại sinh
17 - Chấn cung hiện nhật quang minh
18 - Sóng lay khôn chống trường thành bền cho
19 - Đoài cung vẽ rạng trăng thu
20 - Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn.
Trong dân gian từ xưa đến vẫn có sấm. Sấm là do những bậc tiên tri nhưng cũng có thể là do những tay chính trị làm ra. Nhưng ta phải phân biệt vì những tiên tri thường là xuất hiên trước. Sấm ký nhiều khi là những ý kiến bình luận.
Tại Hà Tĩnh, người ta ca tụng về họ Nguyễn Du:
"Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan."
Tại Nghệ An trước thời Lê đã truyền tụng:
+Bao giờ Bò Đái thất thanh,
Nghệ An sinh thánh rành rành chẳng sai."(Ca dao)
Nguyễn Thiếp thì nói:
+Đụn sơn phân giái,
Bò Đái thất thanh,
Đông Thành (2) phát thánh
Nhưng Nguyễn Thiếp thì nói câu sấm đó không đúng. (3)
Bò Đái là một địa danh, là một cái suối kêu vang. Tại Nghệ An có hai ông vang danh thiên ha. Một là Phan Bội Châu, hai là Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh . Nhưng hai ông này đều quê Nam Đàn chứ không phải quê Đông Thành . Hơn nữa, ông Hồ là Quỷ vương, không phải là thánh vì ông cũng như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot giết nhiều người quá, và ông rốt cuộc cũng chỉ là kẻ bán nước cầu vinh, phản quốc hại dân!
Trước đây một số người Thiên chúa giáo ghét Bảo Đại vì người ta loan truyền "Bảo Đại" là bãi đạo". Việc này không đúng vì bên cạnh Bảo Đại có bà Nam Phương và các đại thần là giáo dân, và trện cao là thực dân Pháp, làm sao vua Bảo Đại lại "bãi đạo"? Lại nữa, ông được đào tạo tại Pháp, người khôn ngoan, cởi mở, việc gì mà phải "bãi đạo"!
Nhưng tiên tri này cũng đúng vì trong thời vua Bảo Đại còn sống, Việt Minh cai trị, chúng đã giết hại Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác.
Một lão nhân kể truyện trước 1945, cụ đi xin cơ bút.Trong thơ tiên có câu:
" Nhất nhật đằng vân quy Bắc hải"( một ngày sau sẽ bay về biển băc) . Vì vậy sau di cư vào Nam, cụ tin tưởng có ngày cả nhà trở về đất Bắc! Nhưng thực tế hơi khác điều cụ nghĩ. Sau 1980, dần dần cả nhà đi máy bay ( đằng vân) sang định cư tại Bắc Hải tức là Mỹ và Canada! Nhưng biết đâu sau này con cháu cụ sẽ trở về Hà Nội trong ngày vinh quang?
Những truyện về Trạng Trình, người ta bàn đã nhiều. Sấm Trạng Trình cũng như sấm Nostradamus thì bí hiểm, nhiều người giải thích khác nhau. Sấm Trạng Trình có đoạn:
Cửu cửu kiền khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
(AB 444, AB 355 thư viện Viễn đông Bác cổ Hà Nội)
Có kẻ bàn :Năm 1954 vào tiết thanh minh đã tàn (Hoặc thế lực Pháp suy tàn? Đến đầu năm dê và đuôi ngựa (1954) tám vạn lính cộng sản (Hồ binh) tiếp thu Hà Nội.
Một đoạn khác:
109- Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông ?
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Trưóc đây tôi nghĩ về đoạn này. Trong chiến tranh, nhất là khi Nam Băc chia cắt, đường sắt Việt Nam cũng bị cắt đôi. Sau 1975, cộng sản tái lập giao thông toàn quốc, Cục Đường Sắt lập ra "Xe lửa Thống Nhất" chạy suốt Nam Bắc. Tôi nghĩ câu sấm Trạng Trình rất đúng;
Trạng Trình đặ ra câu hỏi và trả lời:
Khi nào thì đường sắt Việt Nam nối liền?
Lả khi Hồ Chí Minh (1890- 1969) và Mao (1893- 1976) chết. Chính trong giai đoạn này đã xảy ra cuộc hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc được Phạm Văn Đồng hoan hô nhiệt liệt với công hàm công nhận chủ quyền Trung Quốc ở
biển đông:
Công hàm của TT Phạm Văn Đồng
Ngày 4 tháng 9 năm 1959, Bắc Kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc, "trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.... tức là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam"
Mười ngày sau, Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng gởi công hàm chính thức cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
Và rõ ràng là ở thế kỷ XVI, Trạng Trình (1491-1585) đã thấy xe lửa Việt Nam, cuộc hải chiến này và việc cộng sản chiến thắng miền Nam. Cũng có thể ngài nhìn xa hơn nữa.
Nhân đây, tôi xin kể thêm một việc nhỏ. Giáo sư Bửu Cầm trước 1975 kể cho tôi nghe rằng người Mỹ đã tìm đến giáo sư và hỏi câu:
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng. Có phải là chiến tranh ngoài biển không?Nay những biến cố về biển đông dồn dập, uy hiếp sự tồn vong của nhân dân Việt Nam, lòng tôi không nén được kinh hãi. Câu trên vẫn có thể hiểu một cách khác.
Có ba sự kiện:+Toàn cầu: Trung Cộng xâm lăng kinh tế khắp thế giới
+Về mặt biển: Cộng sản chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và vẽ lại bản đồ thềm lục địa hình lữỡi bò. Trung Cộng nửa đùa nửa thực đề nghị với Mỹ đòi chia đôi Thái Bình Dương. Hơn nữa Trung Cộng đã đem chiến thuyền diễn hành khắp nơi từ Á sang Phi.
+Về mặt bộ, Trung cộng đã trúng thầu nhiều mối làm ăn, nhất là việc làm đường xe lửa Trung Quốc Việt Nam mà địa điểm đầu là Hà Nội:
Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của Trung quốc vừa trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội trị giá gói thầu $350.57 triệu, theo tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN được hãng tin tài chính Dow Jones thuật lại.
Tin này được đưa ra không thấy hệ thống báo chí trong nước loan tải vào lúc đang có nhiều chuyện tố cáo các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng lớn ở Việt Nam và họ đem lậu hàng ngàn công nhâu đủ loại vào Việt Nam thay vì thuê mướn nhân công địa phương.
“Cổng thông tin điện tử” của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN phần tiếng Việt cũng không thấy đưa tin này.
Theo nguồn tin Dow Jones thuật lại từ bản tin của Bộ vừa nói cho biết công ty của Trung quốc sẽ lập đồ án và xây dựng hệ thống 13.5 km đường sắt cũng như cung cấp 52 toa xe trong vòng 5 năm.
Đường sắt sẽ xây dựng chạy từ trung tâm ở thủ đô tới quận Hà Đông nằm phía Tây Nam thành phố, với phí tổn chung cho dự án là $552.86 triệu. Hà Đông trước đây là thị xã của tỉnh Hà Tây nhưng nay trở thành một phần của thủ đô khi được sát nhập vào thành Hà Nội mở rộng.
http://www.hoa-viet.com/forum/archive/index.php/t-13301.html
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=142950
Phải chăng chiến tranh ngoài hải phận Việt Nam sẽ xảy ra trong thời gian làm xe lửa Trung Việt (Nam Bắc hà thời thiết lộ thông? ).
Suy nghĩ lại, tôi thấy hai cuộc hải chiến khác nhau. Cuộc hải chiến Việt
Nam Cộng Hòa và Trung Quốc 1974 hay cuộc giao phong giữa hải quân Việt
Cộng và Trung cộng 1988 là không đúng ý nghĩa của Trạng Trình bởi hai
điều:
+Khi nào Mỹ tấn công Trung Quốc, thì chiến tranh Thái Bình Dương lan khắp thế giới (Tứ phương thiên hạ).- Cuộc chiến trên chỉ hư hại vài chiếc tàu và chỉ chết mấy chục người thì không đáng kể.
- Cuộc chiến trên xảy ra khi Ưng khứ ( Mỹ bỏ đi) còn cuộc chiến tương lại là Ưng lai ( Mỹ trở lại) Trạng Trình muốn nói đến cuộc hải chiến kinh khiếp máu loang biển đông. trong tương lai . Nhưng phải chờ Mỹ đến đánh Trung Quốc (con chim ưng đạp đầu, mổ mắt con sư tử -- Nhược đãi Ưng lai Sư tử thượng --- Mỹ là chim ưng, Tàu được mệnh danh là con sư tử Á châu), thì thế giới mới hòa bình. Chữ đãi có ý nghĩa sâu xa. Việt Nam và các nước lân cận sẽ bị Trung cộng khống chế hoặc xâm lược và phải cúi đầu cam chịu một thời gian. Phải chờ đợi quân Mỹ và đồng minh tiến công thì Việt Nam và thế giới mới được hòa bình. Tuy nhiên câu trên cũng có kẻ giải:
Theo thiển ý , đoạn trên có ý nghĩa như sau:
Bao giờ đường xe lửa Bắc Nam thông suốt? Bắc Nam đây là Việt Nam và Bắc Quốc Trung Hoa chứ không phải Bắc Kỳ- Nam Kỳ!
Đó là giai đoạn Hồ Cẩm Đào cầm quyền , hay ẩn dật, hay chết. .(Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch)
Hải chiến rất khủng khiếp, máu loang biển động.
Hai câu năm và sáu không rõ. Phải chăng chiến tranh xảy ra năm dậu?
Phải chờ Mỹ ra tay thì thế giới mới hòa bình.
*
Một số người Việt Nam không tin thần thánh, bói toán. Đó là tự do của
họ. Đừng có nửa nạc nửa mỡ như các ông cộng sản lúc thì phỉ báng thần
thánh, mạ lị khoa học tiên đoán tương lai để rồi bắt giam người ta và
khủng bố người ta như họ đã làm với các tôn giáo và thầy bói, đồng bóng!
Nhưng nay cộng sản lại tin đồng bóng, thờ cúng, cụ thể là họ làm rầm rộ
cái mà họ gọi là "môn ngoại cảm"!Họ luôn luôn oai phong mà không chút
xấu hổ về những điều họ đã nói và làm trong quá khứ!
Tuy nhiên ta phải coi chứng về thần thánh và bói toán vì nhiều lẽ:
+Thần thánh có lúc ứng lúc không, ma quỷ có nhiều trình độ như con người chúng ta ở thế gian. có kẻ i tờ, có ông tiến sĩ. Các ông thầy bói cũng có thầy giỏi, thầy dở, và có lúc đúng, lúc sai.
Tuy nhiên ta phải coi chứng về thần thánh và bói toán vì nhiều lẽ:
+Thần thánh có lúc ứng lúc không, ma quỷ có nhiều trình độ như con người chúng ta ở thế gian. có kẻ i tờ, có ông tiến sĩ. Các ông thầy bói cũng có thầy giỏi, thầy dở, và có lúc đúng, lúc sai.
Kinh Thư (5) là một cổ thư nhưng có nhiều điều chí lý.
- Kinh Thư khuyên ta nên dùng ý chí quyết định mọi việc. Trừ khi nào không quyết định được hoặc nghi ngờ thì mới dùng bói toán, và cầu thần thánh.Tuy nhiên việc quan trọng nhất là phải hỏi các quan đại thần, sau là phải theo ý kiến dân chúng rồi mới bói (237).
- Kinh Thư khuyên ta nên thận trọng. Nên chọn thầy nổi tiếng, đứng bạ ai cũng tin. Và sau khi đã chọn thầy, cũng nên kiểm nghiệm bằng cách thử gặp vài thầy để xem họ nói có đúng không và thống nhất không. Nên chọn ba người, nếu ý hai thầy giống nhau thì ta theo. (236)
Nêu bạn không tin bói toán, không tin thần thánh là tự do của bạn, nhưng xin nói thêm:
- Nếu bạn là nhà khoa học, hay nhà kinh tế, chính trị, triết học duy vật,xin bạn đừng chỉ trích tôn giáo và các khoa học huyền bí vì đối tượng nghiên cứu của bạn không thuộc bộ môn này. Không phải chuyên môn của mình thì xin đừng đề cập đến.
- Nếu bạn là tín đồ một tôn giáo, xin đừng chỉ trích tôn giáo khác là mê tín, dị đoan... bởi vì tôn giáo nào cũng có những điều "thiêng liêng" nhưng đối với tôn giáo khác lại là những điều khả ố, hoặc mê tín dị đoan.
Dân ta một số nông nổi. Vừa theo Tây phương ít tháng, vừa nghe cộng sản vài ngày đã lên tiếng chỉ trích duy tâm thần bí, mê tín dị đoan. Không ai phủ nhận Mỹ là khoa học kém nhưng người Mỹ bộ môn nào người ta cũng nghiên cứu kỹ dù duy tâm hay duy vật. Xem như chuyện giáo sư Bửu Cầm (nay còn sống ở Việt Nam) và chuyện về tài liệu ông Đạo Nhỏ mà CIA lấy đi thì sẽ thấy rõ người Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nào.TÀI LIỆU VỀ CÁC NHÀ TIÊN TRI ___
1.Ngô Sĩ Liên. Toàn Thư I, bản dịch Viện Sử Hoc, KHXH,-186).
2.Bò Đái : Lao Tuyền (Khe Bò). Khe này ở xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Nguyễn Thiếp có câu thơ nhắc đến câu sấm trong dân gian:Đụn sơn phân giái, Bò Đái thất thanh, Đông Thành phát thánh.(Khi nao núi Đụn nứt đôi,
Bò im tiếng,thánh sinh Đông Thành). Hoàng Xuân Hãn. La Sơn Phu Tử. Minh Tân. Paris.1952, chù, tr.62.
3. Huyện Đông Thành thuộc phủ Diễn Châu, ở
gần Thanh Hóa (Phan Huy Chú. Dư Địa Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại
Chí, tr.69.Còn huyện Nam Đường ở miền thượng du và biển,sau cải thành
Nam Đàn, thuộc phủ Anh Đô sau là Anh Sơn , ở giữa trấn Nghệ An. tr.72)
4. Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc xung đột trên biển Đông năm 1988 giữa Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa với Hải quân Nhân dân Việt Nam để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 mà kết quả thắng lợi thuộc về Trung Quốc, phía Việt Nam mất 3 hải vận hạm của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã chết.Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88). http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa_1988
5. Thẩm Quỳnh dịch.Bộ Giáo Dục, Saigon, 1965,
4. Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc xung đột trên biển Đông năm 1988 giữa Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa với Hải quân Nhân dân Việt Nam để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 mà kết quả thắng lợi thuộc về Trung Quốc, phía Việt Nam mất 3 hải vận hạm của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã chết.Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88). http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa_1988
5. Thẩm Quỳnh dịch.Bộ Giáo Dục, Saigon, 1965,
Friday, December 25, 2009
ĐÀI VOA * VIỆT NAM & TRUNG QUỐC
*
Việt Nam mua tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa từ TQ
17/12/2009
Nhận
định về việc Việt Nam và Nga đạt một thỏa thuận mua bán vũ khí quan
trọng, trong đó có 6 tàu ngầm do Nga sản xuất, một số phân tích gia cho
rằng hành động này của Việt Nam là nhằm củng cố tuyên bố của mình trước
Trung Quốc về chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông.
Các phân tích gia cho rằng với phần lớn số trang thiết bị quân sự đã cũ, Việt Nam đã quyết định dồn nguồn lực đáng kể vào việc phát triển một hạm đội tàu ngầm vào lúc căng thẳng đang ngày càng gia tăng với nước láng giềng khổng lồ ở phương Bắc xung quanh vấn đề về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặc dù chi tiết cụ thể về thỏa thuận này không được hai bên loan báo, nhưng theo hãng thông tấn Nga Interfax, hôm thứ Ba vừa qua, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm của Nga với trị giá khoảng hơn 2 tỷ đôla.
Hãng thông tấn Pháp AFP trích lời một phân tích gia về quốc phòng khu vực tại trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, ông Richard Bitzinger, cho rằng lý do chính của hành động này là để tạo nên một sự đối trọng đối với việc Trung Quốc tăng cường lực lượng ở Biển Nam Trung Hoa hay còn gọi là Biển Đông.
Trong khi giám đốc Học viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Abigail cũng cho rằng hành động này không có gì đáng ngạc nhiên nếu xét đến những quan ngại của Việt Nam về tình hình trên biển đặc biệt là khu vực Biển Đông.
Một chuyên gia khác, giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia thì nhận định với bờ biển dài và tiềm năng ngoài khơi to lớn, Việt Nam phải đối mặt với sự “yếu thế về chiến lược” và những tàu ngầm này ít nhất là sẽ giúp Việt Nam có khả năng bảo vệ lợi ích hàng hải của mình.
Theo báo Vedomosti của Nga, hồi đầu năm nay Việt Nam cũng đã đặt mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga, được cho là một trong các loại chiến đấu cơ tân tiến nhất thế giới, trị giá trên 500 triệu đôla.
Chuyên gia Bitzinger cho rằng với những thương vụ mua bán vũ khí lớn này Việt Nam đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự của mình.
Khi được hãng thông tấn Pháp đề nghị đưa ra nhận định trước thỏa thuận mua tàu ngầm của Việt Nam, một giới chức tại đại sứ quán Trung Quốc nói rằng Việt Nam và Nga cũng như các nước khác trong khu vực “phải nghĩ đến hòa bình ở Biển Nam Trung Hoa”.
Trong khi đó, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội nước họ không chỉ khiến Việt Nam quan tâm và còn gây quan ngại ở Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates từng nói rằng ưu thế quân sự của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương có thể bị hủy hoại, còn Ngũ Giác Đài thì nhận định vũ khí và chiến đấu cơ của Trung Quốc có khả năng tiến hành các chiến dịch rộng lớn ở Biển Nam Trung Hoa.
Nguồn: AFP, Vnexpress, AP
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-12-17-voa17.cfm
*
Việt Nam mua tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa từ TQ
17/12/2009
Tàu ngầm 'Kilo' do Nga sản xuất |
Các phân tích gia cho rằng với phần lớn số trang thiết bị quân sự đã cũ, Việt Nam đã quyết định dồn nguồn lực đáng kể vào việc phát triển một hạm đội tàu ngầm vào lúc căng thẳng đang ngày càng gia tăng với nước láng giềng khổng lồ ở phương Bắc xung quanh vấn đề về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặc dù chi tiết cụ thể về thỏa thuận này không được hai bên loan báo, nhưng theo hãng thông tấn Nga Interfax, hôm thứ Ba vừa qua, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm của Nga với trị giá khoảng hơn 2 tỷ đôla.
Hãng thông tấn Pháp AFP trích lời một phân tích gia về quốc phòng khu vực tại trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, ông Richard Bitzinger, cho rằng lý do chính của hành động này là để tạo nên một sự đối trọng đối với việc Trung Quốc tăng cường lực lượng ở Biển Nam Trung Hoa hay còn gọi là Biển Đông.
Trong khi giám đốc Học viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Abigail cũng cho rằng hành động này không có gì đáng ngạc nhiên nếu xét đến những quan ngại của Việt Nam về tình hình trên biển đặc biệt là khu vực Biển Đông.
Một chuyên gia khác, giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia thì nhận định với bờ biển dài và tiềm năng ngoài khơi to lớn, Việt Nam phải đối mặt với sự “yếu thế về chiến lược” và những tàu ngầm này ít nhất là sẽ giúp Việt Nam có khả năng bảo vệ lợi ích hàng hải của mình.
Chiến đấu cơ SU của Nga |
Chuyên gia Bitzinger cho rằng với những thương vụ mua bán vũ khí lớn này Việt Nam đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự của mình.
Khi được hãng thông tấn Pháp đề nghị đưa ra nhận định trước thỏa thuận mua tàu ngầm của Việt Nam, một giới chức tại đại sứ quán Trung Quốc nói rằng Việt Nam và Nga cũng như các nước khác trong khu vực “phải nghĩ đến hòa bình ở Biển Nam Trung Hoa”.
Trong khi đó, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội nước họ không chỉ khiến Việt Nam quan tâm và còn gây quan ngại ở Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates từng nói rằng ưu thế quân sự của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương có thể bị hủy hoại, còn Ngũ Giác Đài thì nhận định vũ khí và chiến đấu cơ của Trung Quốc có khả năng tiến hành các chiến dịch rộng lớn ở Biển Nam Trung Hoa.
Nguồn: AFP, Vnexpress, AP
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-12-17-voa17.cfm
*
ĐÀI BBC * TRUNG QUỐC & VIỆT NAM
Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc
Việc Thủ tướng Việt Nam loan báo
về các hợp đồng mua tàu ngầm và vũ khí của Nga đã được
nhiều tờ báo và cây bút quốc tế chú ý.
Hãng thông tấn Agence France-Presse,
trong bài bình luận phát đi từ Hà Nội, nhận xét các hợp
đồng này là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền chống lại Trung
Quốc trong vùng Biển Đông".Hãng AFP trích ý kiến của nhiều nhà phân tích nói rằng, phần lớn trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam đã quá cũ kỹ nên nước này quyết định bỏ ra ngân sách lớn để phát triển hạm đội ngầm của mình, trogn khi quan ngại gia tăng về căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ trong khu vực có Hoàng Sa và Trường Sa.
Hãng tin này trích lời ông Richard Bitzinger, phân tích gia về quốc phòng khu vực tại Học viện Quan hệ Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng ý tưởng chủ đạo của việc mua vũ khí là "đối chọi lại với việc tăng cường quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông".
Ông Peter Abigail, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, thì được trích lời nhận định rằng quyết định của Việt Nam không gây ngạc nhiên vì lâu nay nước này đã bày tỏ quan ngại về môi trường hàng hải, "đặc biệt ở vùng Biển Đông".
Tờ nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong thì đánh giá rằng "Trung Quốc đang đối diện khả năng có đối thủ mới trong sức mạnh tàu ngầm tại Biển Đông" và cho đây là dấu hiệu phản ánh quan ngại của cả khu vực trước tiến trình củng cố hải quân của Bắc Kinh.
Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm trong khi Mỹ thì lo ngại rằng ảnh hưởng và sự thống lĩnh truyền thống của mình tại Đông Á đang bị việc phát triển hải quân của Trung Quốc thu hẹp lại.
Báo này nhận định, hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc 35 năm trước cho thấy các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn.
Tờ nhật báo tiếng Anh có uy tín nhận xét: "Với việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn kiến thiết quan hệ quân sự mới với Moscow, đồng minh chính thời kỳ Chiến tranh lạnh".
Chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện trong kế hoạch hình thành quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quốc gia đang tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông.
Cân bằng ảnh hưởng
Tất nhiên, Việt Nam nhiều lần khẳng định muốn giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng giới chuyên gia cho rằng nước này, với đặc thù có bờ biển dài và trữ lượng dầu khí dồi dào trong lòng biển, cảm thấy dễ bị thương tổn nhất về chiến lược trong lĩnh vực hải quân và đó là lý do Việt Nam muốn có hạm đội tàu ngầm mạnh.Ngoài tàu ngầm, Việt Nam còn muốn mua thêm nhiều chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga.
Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và có thể bảo vệ, hỗ trợ hải quân từ trên không.
AFP trích lời ông Bitzinger nói: "Việt Nam mong muốn nhất là tăng cường hiện diện của mình về quân sự."
Bưu điện Hoa Nam thì nói rằng ý định tìm cách quân bằng lại sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong các thảo luận cấp cao ở trong khu vực.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hồi tháng 10 đã nói một câu có tính khái quát cao, trong đó ông đặt câu hỏi về tính minh bạch trong kế hoạch củng cố quốc phòng của Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ tham gia.
Ông nói Mỹ sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu nếu không "đối trọng" lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi
Tướng Trung Quốc Xu Guangyu
Hãng AFP trích một quan chức giấu tên ở tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nói rằng cả Việt Nam, Nga và các nước khác trong khu vực đều "cần nghĩ tới hòa bình và hoà bình trong vùng Biển Đông".
Tờ Bưu điện Hoa Nam trích lời một vị tướng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nay đã về hưu, ông Xu Guangyu, nói: "Đây không bất ngờ và cũng chẳng phải đe dọa cho Trung Quốc".
"Việt Nam có bờ biển dài và chúng tôi hiểu tại sao họ cần nâng cấp hạm đội. Có thể họ thấy nhu cầu cấp thiết hơn vì chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nước khác cũng bắt đầu nâng cấp hạm đội của mình. Đa phần hải quân các quốc gia trong khu vực đều làm thế cả và có thể hiểu được điều này."
Tướng Xu cho rằng cạnh tranh ở đâu cũng có, nhưng không nên thổi phồng tầm mức cạnh tranh.
"Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi."
Wednesday, December 23, 2009
SƠN TRUNG * VIỆT NAM & TRUNG QUỐC
**
I. TRUYỀN THỐNG XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC
I. TRUYỀN THỐNG XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC
Trong
vùng Á châu, Trung Hoa là một nước lớn nhất và đông dân nhất. Trung Hoa
cũng tự hào là một nước có nền văn minh tối cổ. Vì cậy mình mạnh, từ
đời Tần, Thủy Hoàng với mộng trường sinh bất lão và mộng bá chủ hoàn cầu
đã đem quân xâm lấn các nước lập thành nước Trung Quốc. Năm 214 tr.TL,
Tần Thủy Hoàng đã sai tướng Đồ Thư xâm lược nước ta nhưng rồi cũng bị
thất bại.Nước ta được độc lập một thời gian. Sau nhà Hán lên, Hán Cao Tổ
tiếp tục chính sách bá chủ thiên hạ. Năm 196 tr.TL, Hán Cao Tổ sai Lục
Giả sang chiêu hàng Triệu Đà và xâm lược nước ta. Kết quả là nhân dân ta
sau một thời kỳ lệ thuộc nhà Hán đã giành được độc lập.
Đến thời Hốt Tất Liệt, quân Mông Cổ đã sang chiếm châu Âu, đem quân đánh Nhật Bổn nhưng bị sóng cả đánh tan thuyền. Quân Mông cổ thắng khắp nơi nhưng đã thất trận tại Việt Nam. Tiếp theo, người Mãn Thanh chiếm Trung Quốc, lập nhà Thanh. Nhân Lê Chiêu Thống sang cầu cứu, họ bèn đem quân xâm lược, rốt cuộc Tôn Sĩ Nghị đại bại dưới tay Nguyễn Huệ..
Đến thời Hốt Tất Liệt, quân Mông Cổ đã sang chiếm châu Âu, đem quân đánh Nhật Bổn nhưng bị sóng cả đánh tan thuyền. Quân Mông cổ thắng khắp nơi nhưng đã thất trận tại Việt Nam. Tiếp theo, người Mãn Thanh chiếm Trung Quốc, lập nhà Thanh. Nhân Lê Chiêu Thống sang cầu cứu, họ bèn đem quân xâm lược, rốt cuộc Tôn Sĩ Nghị đại bại dưới tay Nguyễn Huệ..
Nhờ
có biến loạn trong nước, nhất là việc bát quốc xâm chiếm Trung Quốc cho
nên nước ta không bị nhà Thanh quấy nhiễu. Đến thời Dân Quốc, Mao Trạch
Đông nổi lên, nhờ có Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chống cự nên
Trung Cộng không chiếm được lục địa và tiến đánh Việt Nam. Sau 1945,
Đồng minh giao cho Tưởng kiểm soát Việt Nam nhưng Tưởng Giới Thạch trả
lời:
"Chúng tôi không nhận nhiệm vụ này vì người Việt Nam hay chống đối chúng tôi!"
Tưởng Giới Thạch trả lời như vậy bởi vì ông không có tham vọng như Mao. Vả lại, Tưởng là ngưởi thông minh, ông hiểu số phận của ông đã được Mỹ quyết đinh từ lâu.Khi bắt tay với Nga chống phát xít, hoặc chậm lắm là trong hội nghị Yalta chia thiên hạ, Mỹ đã phải chấp nhận chia Đông Âu và Trung Quốc cho Stalin.
Chính nhờ Pháp và Mỹ mà từ 1945 cho đến 1975, một nửa dân Việt Nam được hưởng chút ít tư do trong buổi Quốc Cộng phân tranh nếu không sau 1947, Việt Nam cũng lâm hoàn cảnh Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương. Từ 1945, Việt Minh lên là đa số bị tại họa cộng sản. Chính từ 1924, Hồ Chí Minh đã trở thành tay sai Đệ tam quốc tế, sau đó là tay sai Trung Quốc. Hồ Chí Minh hai vai mang nặng Nga Hoa. Kết quả là 1945, Nga Hoa lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà Trung Quốc là nước trục tiếp yểm trợ và rèn luyện cộng sản Việt Nam. Khi lập Đệ tam quốc tế là Stalin đã muốn tóm thâu thế giới. Nga và Trung Quốc chính là hai nước đế quốc cộng sản. Họ dùng chủ nghĩa Marx, đảng cộng sản và vũ khí xâm chiếm thế giới. Chính Nga và Trung Quốc đã mượn tay và mượn danh nghĩa Việt Nam để chiếm Việt Nam cũng như Bắc Việt mượn tay và mượn danh nghĩa Giải Phóng Miền Nam để chiếm miền Nam.
Lã Quý Ba (LÃ QUÝ BA *HỒI KÝ ) nói rằng viện trợ của Trung Quốc là vô vị lợi (tất nhiên có phần cho không chứ không phải là tất cả) nhưng trước khi đánh Điện Biên Phủ, và tất nhiên để chắc ăn, Mao đã yêu cầu phần lớn quan chức trung ương Việt Nam gồm Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp , Tôn Đức Thắng. . .bí mật sang Trung Quốc ký kết hiệp định bán nước.Sau này, Phạm Văn Đồng ra mặt công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
Còn trong thời chiến, ông Hồ đã cho phép quân Trung Quốc mở trường huấn luyện, đặt kho lương thực và vũ khí tại biên giới và nơi này trở thành đất đai của họ, người Việt Nam hay Mán, Thổ, Mường . . .đều cấm lai vãng. (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày)
Nay thì rõ ràng là Trung Quốc muốn chiếm Việt Nam và thế giới.
Tuy khéo giấu diếm, Trung Quốc cũng đã hù họa, thách thức Việt Nam. Trong lúc Việt Hoa còn thắm thiết, trong một cuộc hội nghị Hữu nghị Việt Trung, Trần Huy Liệu lúc bấy giờ còn được ông Hồ trân quý, giao cho chức vụ Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung dù trong “thế” phải giữ gìn ông vẫn có thể trả lời ngoại trưỏng Trần Nghị khi ông này ghé tai hỏi: “Các đồng chí có sợ chúng tôi không? ” rằng: “Các đồng chí cứ nhìn lại lịch sử!
(Ngô Vĩnh Bình.Trần Huy Liệu là chứng nhân, là câu hỏi của thế kỷ XX. http://www.vannghequandoi.com.vn/-nhanvt-vn-skin/1--nhanvt-vn-skin/4453-trn-huy-liu-la-chng-nhan-la-cau-hi-ca-th-k-hai-mi.html
Trong
thế giới có ba hạng người. Một hạng lương thiện, một hạng gian ác và
một hạng gian nịnh. Hạng hùng mạnh mà sinh ra kiêu căng, đàn áp, cướp
bóc cũng chỉ vì lợi danh. Chủ đề tiểu thuyết của Kim Dung chính là tố
cáo tâm lý xưng hùng bá của một số hiệp khách mang danh quân tử nhưng
thực chất là " ngụy quân tử", là những tên gian tham, đại gian, đại ác.
Trong thế kỷ XX, Stalin đã chiếm các nước nhỏ lập liên bang Xô Viết, sau đó ông thôn tính Đông Âu. Liên Xô là một cường quốc của phe XHCN, Liên Xô không cần thần phục ai. Stalin thuộc hạng gian ác, hống hách. Trung Quốc là một nước nghèo và lạc hậu. Buổi đầu, Trung Quốc đã phải thần phục Liên Xô. Có nguồn tin nói rằng Mao đã cắt đất phía Bắc dâng cho Nga để cầu viện trợ. Đến khi Khrutchshev hạ bệ Stalin là thần tượng của Mao, hai nước đưa đến chiến tranh biên giới (nhưng họ giữ kín cũng như chiến tranh Việt Trung trước 1979).
Tâm lý Trung Quốc, Việt Nam là tâm lý hạng gian nịnh. Họ có hai khuôn mặt. Một bộ mặt nịnh bợ kẻ mạnh, đồng thời có bộ mặt hống hách với kẻ yếu. Tục ngữ Việt Nam có câu" Nịnh trên đạp dưới" chính là thái độ của Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nói là "nịnh trên", thực ra có lúc " chó cắn chủ". Đó là trường hợp Trung Quốc chống Liên Xô, và Việt Nam chống Trung Quốc thời Lê Duẩn.
Tại sao Trung Quốc chống Liên Xô? Họ xung đột vì ba lý do:
+Liên Xô hạ bệ Stalin là thần tượng của Mao. Việc xét lại ở Liên Xô có thể đưa đến việc xét lại ở Trung Quốc mà Mao có thể bị lật đổ dưới sự thúc đẩy của Liên Xô thời Khrutchshev,
+Liên Xô xâm chiếm biên giới phía bắc của Trung Quốc.
+Các cố vấn Liên Xô khinh mạn Trung Quốc chẳng khác gì bọn Anh, Pháp, Đức. . .
Còn Việt Nam chống Trung Quốc là do ba nguyên nhân:
+Việt Nam đã ký hiệp định liên minh với Nga nên không sợ Tàu.
+Việt Nam chiến thắng Mỹ nên tin tưởng có thể đánh thắng ông thầy mình!
+Việt Nam không muốn bị Trung Quốc khống chế.
Tại sao Trung Quốc khống chế Việt Nam ? Vì Trung Quốc muốn làm bá chủ theo đường lối đế quốc phong kiến kết hợp với đế quốc cộng sản.
Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc lúc này như một vị tân khoa nghèo nay được bổ nhậm làm quan cho nên buổi đầu còn khiêm cung. Đến Hồ Cẩm Đào thì chồn đã thành tinh lộ bộ mặt đanh ác đe dọa thế giới. Mấy ông đảng ác ôn cộng với bọn quân phiệt đua nhau đốc thúc chế tạo vũ khí , luyện tập quân đội và đóng các hải thuyền để thực hiện mộng bá chủ toàn cầu.
Giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post, đã viết bài “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009: http://www.atimes.com/atimes/China/KL11Ad01.html thuật bài báo “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào trong thời đại mới” (Hu Jintao’s Viewpoints about the Times) đăng trên tuần báo Outlook Weekly (của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua. Quan điểm của Hồ Cẩm Đào gồm 5 điểm do Zhang Xiaotong, một lý thuyết gia của đảng viết :
( 1). Sự thay đổi sâu rộng của thế giới
(2). Xây dựng một thế giới hài hòa
(3). Cùng nhau phát triển
(4). Chia xẻ trách nhiệm
(5). Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới
Lý thuyết gia Zhang Xiaotong cho rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một sáng kiến lý thuyết quan trọng dựa vào sự phán đóan một cách khoa học sự phát triển của thế giới qua thời gian. (TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC)
Trước đây, thế giới đã khốn đốn về những lời giả dối. Thực dân, đế quốc xâm lược thế giới dưới danh nghĩa truyền bá văn minh, mở rộng nước chúa. Cộng sản thì rêu rao tinh thần vô sản quốc tế, đấu tranh giai cấp, công bằng xã hội. Trước đây, Nhật Bản cũng thương yêu người châu Á với chủ thuyết " Đại Đông Á", và khẩu hiệu "Châu Á của người Á châu"! Và bây giờ Hồ Cẩm Đào với bọn quân phiệt đưa ra chính sách năm điểm, nghe thiệt kinh hoàng! Đó là một bản tuyên ngôn của đế quốc Cộng sản Trung Quốc, là một bản tuyên chiến với nhân loại, đặc biệt là phe tư bản.
Trước đây, người Trung Quốc đã ngạo mạn. Họ nhờ Liên Xô cung cấp vũ khí, cố vấn và tổ chức nhưng sau đó thì họ cho rằng trong khi bọn Nga sống man dã thì người Trung Quốc sống ung dung, ngồi uống trà, nhắm rượu. Mao bảo Mỹ là con cọp giấy. Nay thì Mỹ vay nợ Trung Quốc. Người Trung Quốc và bọn nịnh Trung Quốc lên tiếng Mỹ đã hết thời. Nay là thời của Trung Quốc xưng bá chủ thay Mỹ. Trung Quốc thay thế Mỹ cai trị thế giới và đồng Quan thay đồng Mỹ kim. Hạm đội Trung Quốc sẽ làm chủ Thái Bình Dương và thế giới....Đây là một sự thật không phải vu khống cho Trung Quốc. Nay với chủ thuyết năm điểm, thì những ai hững hờ với cuộc thế cũng phải lo âu! Một Hốt Tất Liệt sẽ san bằng không những châu Âu mà toàn thế giới!
Chúng ta thử phân tích sơ lược năm điểm của thế giới quan Trung Quốc:
-Thế giới phải thay đổi, nghĩa là Mỹ, Anh, Pháp phải đầu hàng Trung Quốc, không còn làm cha thiên hạ như trước đây!
-Xây dựng một thế giới hòa hài dưới sự lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc, nghĩa là tất cả các nước sẽ biến thành Tây Tạng, Tân Cương. Và các tôn giáo như Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo sẽ bị giết, bị tù như Pháp luân công,và Phật giáo Tây Tạng.
-Cùng nhau phát triển như kiểu Việt Nam và Trung Quốc hợp tác đánh cá mà ngư dân Việt Nam bị cấm đánh cá trên hải phận của mình!
-Chia xẻ trách nhiệm nghĩa là từ nay Trung Quốc sẽ chia quyền lợi với Mỹ, Anh, Pháp!Hay nói rõ hơn, Trung Quốc cầm đầu thế giới, Anh, Pháp Mỹ chỉ là thứ thằn lằn, cắc ké. . .
-Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới nghĩa là từ nay Trung Quốc sẽ là sen đầm quốc tế, sẵn sàng đem quân can thiệp mọi nơi!Nước nào cứng đầu sẽ bị xóa sổ theo khẩu hiệu
" Hàng thì sống, chống thì chết!" mà cộng sản các nước đều làm và nói y chang!
II.VIỆT NAM, LÊ CHIÊU THỐNG HAY NGUYỄN HUỆ ?Trước thái độ hung hăng của Trung Cộng, các ông cộng sản đầu sõ co vòi rụt cổ không dám lên tiếng phản đối, để mặc cho đất nước và hải phận bị xâm chiếm, ngư dân bị đánh đuổi. Các ông lớn thay nhau sang Trung quốc triều cống, lạy lục. Trước và sau khi sang Mỹ, họ đều thưa trình Trung Quốc! Họ là Lê Chiêu Thống quỳ lạy khóc lóc ở cung điện nhà Thanh hay Việt Câu Tiễn phải nếm phân, hay Hàn Tín phải tạm thời nhẫn nhục mà luồn trôn?
Nay thì Việt Nam đã có bốn hành động mới tương đối tích cực.
-Một số tướng lãnh lên tiếng xa gần.
-Việt Nam đã sang giao thiệp với Mỹ và các nước Asean
-Việt Nam mua vũ khí của Nga, Pháp. . .
-Chính sách quân sự mới
Các báo chí ngoại quốc đã đưa tin và bình luận việc này.
1. CÁC TƯỚNG LÃNH LÊN TIẾNGTrước đây, cuối năm 2008 và đầu năm 2009, báo chí trong và ngoài nước đã loan tin đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng chống đối việc để Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite Tây Nguyên, vì khai thác Bauxite sẽ gây ô nhiễm, và Tây nguyên là điểm trọng yếu về quân sự, không thể để cho ai chiếm lãnh. www.bbc.co.uk/vietnamese/.../090503_dongsinguyen.shtml
Nay nhân kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội, tướng Đồng Sĩ Nguyên trả lời phóng viên Vietnamnet về nền độc lập của Việt Nam:
Trong hàng trăm tướng lãnh, ta chỉ thấy hai ông tướng già 80-90 tuổi lên tiếng, còn các vị tuổi trẻ giòng hào kiệt thì sao?
2. VIỆT NAM, MỸ & ASEANNguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết đã sang Mỹ trong năm 2009. Cuối năm, đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đi thăm Asean và Hoa Kỳ. Ngày 12-12, Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố với Thông tấn xã Việt Nam sáng hôm nay, sau khi công du Hoa Kỳ và Pháp trở về:
Việt Nam sẽ phát triển hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, tham gia mọi hoạt động quân sự của ASEAN cũng như với các nước Châu Á Thái Bình Dương trong tinh thần tự chủ và độc lập.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nói rằng một trong những công việc ưu tiên hàng đầu của quân đội Việt Nam là hợp tác trong lãnh vực tuần tra trên biển với Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan, sắp tới sẽ hợp tác thêm với Indonesia, Malaysia và Philippines. Việc hợp tác này nhằm tránh những tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.
Trong khi đó thì tư lệnh hải quân Việt Nam, trung tướng Nguyễn Văn Hiến, cho biết hải quân Việt Nam đang được hiện đại hoá.
Tướng Nguyễn Văn Hiến tuyên bố việc bảo vệ chủ quyền , giữ an ninh lãnh hải , đánh đuổi tàu nứơc ngoài xâm phạm hải phận là nhiệm vụ của hải quân Việt Nam, dù phải chiến đấu và hy sinh. ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
Ngày 16-12-2009, Đài VOA đưa tin về cuộc hội đàm quân sự Việt Mỹ tại Ngũ Giác Đài. vào 8-12-2009. Giáo sư Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii, nhận định rằng chuyến thăm của ông Thanh là một ‘dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ’. . .
(Hình DT.Phùng thăm Hawaii)
Trước đó, hôm 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tới một căn cứ hải quân và lên thăm một tàu ngầm tấn công USS Jacksonville của Hoa Kỳ ở Hawaii. Thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Mỹ và Việt Nam ‘ngày càng tăng cường hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình; cứu trợ nhân đạo; tìm kiếm cứu nạn; an ninh biển và biên giới’.
Giáo sư Vũ Hồng Lâm cho rằng chặng dừng chân ở Hawaii của ông Thanh cho thấy ‘mối quan tâm về vũ khí’ của Việt Nam: 'Chuyến thăm này có một điểm đặc biệt là ông Phùng Quang Thanh không đến thẳng Washington, mà trước khi đến đó, ông dừng lại ở Hawaii ba ngày để đi thăm bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - tức là bộ tư lệnh có trách nhiệm đối với toàn bộ khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ông thăm cơ sở của hải quân và không quân cụ thể như đến xem tầu ngầm và máy bay. Điều đó cũng nói lên phần nào là phía Việt Nam có thể cũng quan tâm đến vấn đề mua vũ khí của Mỹ'.
Đây là lần thứ hai một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ năm 1995. Vào năm 2003, vị Bộ trưởng lúc đó là Phạm Văn Trà đã có chuyến công du sang Washington.
Chuyến đi lần này của ông Thanh tới Hoa Kỳ được các nhà quan sát đánh giá là một thời điểm tốt khi Việt Nam đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. ĐÀI VOA * TIN VIỆT MỸ
Việc này là một điều bất đắc dĩ cho Việt Nam. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam phải lạy lục Trung Quốc để làm nô lệ mà kiếm chút cơm thừa canh cặn của Trung Quốc. Nay bị Trung Quốc xâm lược, họ phải quay sang phe tư bản. Tất nhiên đây cũng là một lựa chọn khó khăn vì trong nội bộ trung ương cộng sản, có người của Trung Quốc cầm quyền. Họ chiếm đa số. Thiểu số thờ ơ, gió chiều nào thì che chiều ấy. Một số nghĩ đến việc phải nhờ Mỹ và các nước tư bản. Hai phe này tranh đấu. Phe Nông Đức Mạnh với Tổng cục 2, tổng cục 4 đã muốn đảo chánh lập một chính phủ theo Trung Quốc hoàn toàn. (ĐÀI Á CHÂU TỰ DO * TỔNG CỤC 2. Bên Kia Bờ Đại Dương.số 113,ngày tháng8 2009.)
Trong khi đó, các khách Asean cũng đã đến thăm Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091128_vn_asean_military.shtml
Nay thì bộ trưởng quốc phòng Việt Nam sang Mỹ nhưng Tổng bí thư đảng cộng sản lại ra chỉ thị cho quân đối chống diễn biến hòa bình nghĩa là chống tư bản nói chung và Mỹ nói riêng. Hội nghị quân chính toàn quân 2009 diễn ra trong hai ngày 05/12-06/12, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tham dự và đọc bài phát biểu:
"Trong tình hình mới, hơn bao giờ hết, quân đội phải tỉnh táo, nhạy bén về chính trị, phân biệt rõ địch, ta, đối tượng, đối tác, nắm vững bản chất, đánh giá đúng các hiện tượng, chủ động ngăn ngừa và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091207_hoinghi_quanchinh.shtml
Như vậy là nội bộ không nhất trí, kẻ theo Trung Quốc, người theo Mỹ hay đu dây ở giữa?
3. MUA VŨ KHÍ
Việt Nam đã đặt mua vũ khí và tàu lặn, máy bay của Nga.
Quốc tế có vài ý kiến khen ngợi vì việc mua vũ khí này là đúng. Trong lúc này Việt Nam có nhiều tiền cũng nên bỏ ra một số đô la để hiện đại hóa quân đội. Không lẽ trong khi Trung Quốc bành trướng, Việt Nam chỉ biết mua xe hơi, hoặc mua cây kiểng giá triệu đô la mà chơi, hoặc trùm chăn nằm ngủ hay sao? Ông Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ thì cho rằng!
: “Việc quân đội Việt Nam hiện đại hóa là nhằm duy trì khả năng để bảo vệ quyền lợi của mình. Giúp họ ngang tầm với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và châu Á nói chung, bao gồm cả Trung Quốc.” Trả lời Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do, ông Carl Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, nhận định rằng việc mua hàng mới là đúng:
“ Kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ hồi năm 1991, quân đội Việt Nam đã có sự suy yếu đáng kể vì họ không thể tự bảo dưỡng những loại vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ đô la của Liên Xô. Đây là lý do họ phải thay đổi.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Modernizing-the-military-The-hope-is-not-simply-TrVan-12232009100336.html
Riêng Thái Lan nhìn việc này bằng đôi mắt e ngại và lo lắng. Họ lo Việt Nam sẽ gây ra việc chạy đua vũ khí làm mất hòa bình ở vùng này. Phải chăng họ muốn Việt Nam đưa tay cho Trung Quốc bắt trói ? Họ muốn yên, nhưng họ có nghĩ rằng sau khi chiếm Việt Nam, Trung Quốc có để yên cho Thái Lan không? Hay họ sợ Việt Nam sẵn súng ống, tàu bè sẽ theo Trung Cộng mà đe dọa họ như Việt Nam đã cùng bọn Khmer Đỏ xâm phạm Thái Lan trước đây?
Tuy nhiên, các bình luận gia quốc tế cũng nêu lên những khó khăn của Việt Nam:
(1).Trên thực tế có nhiều biểu hiện cho thấy năng lực của cả không quân lẫn hải quân Việt Nam đều rất yếu.
Đài Á châu tự do viết: Trong nhiều năm qua, năm nào cũng có vài vụ tai nạn xảy ra với máy bay quân sự, khi phi công Việt Nam đang tập luyện. Theo báo chí Việt Nam, riêng trong năm nay, ít nhất đã có hai vụ tai nạn liên quan đến máy bay quân sự. Vụ thứ nhất xảy ra hôm 9 tháng 6. Hôm đó, trong khi đang thực hiện bài bay huấn luyện, một chiếc SU-22 đã lao xuống xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 cây số khiến một đại úy phi công thiệt mạng. Vụ thứ hai diễn ra hồi tháng trước. Ngày 22 tháng 11, trong một đợt huấn luyện, một chiếc MIG-21 đã lao xuống khu vực phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái khiến một thượng tá là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 31 và một thượng úy cùng tử nạn. Đối với hải quân, tuy Việt Nam có khoảng 3.000 cây số bờ biển song giới nghiên cứu quốc phòng cho biết, tàu chiến Việt Nam vừa thiếu, vừa cũ kỹ. Đây cũng là lý do khiến nhiều ngư dân cũng như thân nhân của họ cùng than, như vợ của thuyền trưởng một tàu đánh cá, ngụ ở Đà Nẵng: “Ở ngoài biển phần ai nấy biết chứ có ai bảo vệ mô. Bảo vệ là hồi bão tố, biên phòng ở trong bờ điện ra nhắc chừng, bảo là đài báo bão, bảo phải cập bến thì họ kêu gọi mình vô bờ thôi chứ ngoài đó làm chi có ai bảo vệ. Làm ăn ngoài biển mạnh anh mô lo anh nấy. Lo làm ăn thế thôi chứ không có ai bảo vệ hết!”
Đối với hải quân, tuy Việt Nam có khoảng 3.000 cây số bờ biển song giới nghiên cứu quốc phòng cho biết, tàu chiến Việt Nam vừa thiếu, vừa cũ kỹ.
Mãi đến gần đây, hiện đại hóa quân đội nói chung và hiện đại hóa hải quân nói riêng mới được Quốc hội, các viên chức lãnh đạo nhà nước, chính quyền, cũng như quân đội loan báo rộng rãi. Đặc biệt là trong một vài tuần qua, Việt Nam liên tục chứng minh mình đang nỗ lực biến mong muốn hiện đại hoá quân đội thành hiện thực. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Modernizing-the-military-The-hope-is-not-simply-TrVan-12232009100336.html
(2). Tốn kémTuy nhiên, trong bài trên, cả ông Carl Thayer và ông Ernest Bower cùng tin rằng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam có khá nhiều rủi ro mà rủi ro đầu tiên là chi phí quá lớn. Ngoài chi phí để mua, còn phải có tiền để chi cho huấn luyện và đầu tư hạ tầng phục vụ việc sử dụng chúng.
(3). Vũ khí hỗn tạp
Trong bài trên, ông Carl Thayer và ông Ernest Bower cho rằng khi mua nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự khác nhau của nhiều quốc gia, cả việc bảo dưỡng lẫn phối hợp sử dụng sẽ hết sức phức tạp, tốn kém.
Tuy nhiên ta cũng thông cảm cho Việt Nam. Đứa con vừa buông tay ra khỏi vú mẹ dứt sữa tập ăn cháo, ăn cơm thì sẽ bỡ ngỡ. Sau 1975, nhất là sau đổi mới 1986, đảng và quân đội, cho là đại thắng lợi, đã đánh thắng những kẻ địch hùng mạnh nhất, kể từ đây không còn ai dám đụng đến Việt Nam. Lòng tự hào cộng với cơ hội làm ăn cho nên họ ngủ quên trên chiến thắng, và bỏ súng mà lo việc kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng như ông Hồ tin tưởng Trung Quốc là đồng chí và anh em, là thành trì cách mạng, là chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam. Quân đội, công an lo làm ăn, văn không ôn, võ không luyện thì làm sao chống Trung Quốc? Bây giờ họ bắt đầu tập tách ra khỏi Trung Quốc, như đứa trè vừa lửng thửng tập đi vừa quay đầu ngó lại ông bố nghiêm khắc đang cầm cây roi mây to và dài.
Việc đầu tiên là mua vũ khí. Họ không thể hoàn toàn tin vào Nga hay Mỹ. Họ phải mua hàng nhiều nơi để cầu mong sự giúp đỡ của nhiều nước. Mua hàng nhiều nước thì không bị lệ thuộc về nhiều mặt một khi đối phương ngưng bán, tăng giá cao hay thay đổi đường lối chính trị, quân sự. Vì vậy mà vũ trí, tàu bè, máy bay, đại bác của họ là thứ thập cẩm là điều tất nhiên.
4. CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ:
Trong khi Việt Nam nhúc nhích cựa quậy là Trung Quốc đã biết. Tin tức đài Á châu tự do cho biết báo Trung Quốc nhận định các chính sách mới của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự như sau:
III. QUAN ĐIỂM TRUNG QUỐC
Bài viết trên của RFA còn cho biết ý kiến một tờ báo điện tử Trung Hoa cho rằng, chiến tranh sẽ xảy ra và là thế giới chiến tranh. Người Trung Quốc nhận định:
"Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn phần".
"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."
"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải."
IV.KẾT LUẬN
Chúng ta thât sự chưa biết cộng sản Việt Nam làm gì, tính gì.
Họ làm thế để chứng tỏ họ có tinh thần chống xâm lược, hay chỉ để trang trí trong khi thực tế ho đu giây. Hoặc hiện đại hóa để rồi theo Trung Cộng, làm một chư hầu trung thành như Bắc Triều Tiên?
Nếu họ quả thật yêu nước, muốn bảo vệ tổ quốc, muốn chống Trung Quốc xâm lược, việc giao thiệp với các nước Asean, Âu, Mỹ, việc mua vũ khí và việc đưa ra các kế sách quân sự là cần nhưng chưa đủ.
+Nếu trong nội bộ đảng có phe theo Trung Quốc, hoặc có nhiều gián điệp Trung Quốc thì có kế sách gì, vũ khí gì cũng thất bại.
+Phải đoàn kết toàn dân. Phải thực thi dân chủ chính hiệu. Phải trả tự do tôn giáo, tự do ứng cử và bầu cử, phải cho cá nhân ra báo và nhân dân được phát biểu ý kiến. Quốc gia là của toàn dân chứ không phải là của đảng cộng sản. Hãy trả ruộng đất, nhà cửa cho nhân dân và trừng trị bọn tham quan ô lại. Ngoài ra phải đoàn kết quốc nội và quốc, hãy dẹp tan những trò quấy phá hải ngoại thì mới có sự đoàn kết thực sự của toàn dân.
+Điều quan trọng là cần có một Gorbachev giải thể đảng cộng sản để xây dưng một Việt Nam vững mạnh, đủ sức vệ quốc và kiến quốc.
*
"Chúng tôi không nhận nhiệm vụ này vì người Việt Nam hay chống đối chúng tôi!"
Tưởng Giới Thạch trả lời như vậy bởi vì ông không có tham vọng như Mao. Vả lại, Tưởng là ngưởi thông minh, ông hiểu số phận của ông đã được Mỹ quyết đinh từ lâu.Khi bắt tay với Nga chống phát xít, hoặc chậm lắm là trong hội nghị Yalta chia thiên hạ, Mỹ đã phải chấp nhận chia Đông Âu và Trung Quốc cho Stalin.
Chính nhờ Pháp và Mỹ mà từ 1945 cho đến 1975, một nửa dân Việt Nam được hưởng chút ít tư do trong buổi Quốc Cộng phân tranh nếu không sau 1947, Việt Nam cũng lâm hoàn cảnh Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương. Từ 1945, Việt Minh lên là đa số bị tại họa cộng sản. Chính từ 1924, Hồ Chí Minh đã trở thành tay sai Đệ tam quốc tế, sau đó là tay sai Trung Quốc. Hồ Chí Minh hai vai mang nặng Nga Hoa. Kết quả là 1945, Nga Hoa lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà Trung Quốc là nước trục tiếp yểm trợ và rèn luyện cộng sản Việt Nam. Khi lập Đệ tam quốc tế là Stalin đã muốn tóm thâu thế giới. Nga và Trung Quốc chính là hai nước đế quốc cộng sản. Họ dùng chủ nghĩa Marx, đảng cộng sản và vũ khí xâm chiếm thế giới. Chính Nga và Trung Quốc đã mượn tay và mượn danh nghĩa Việt Nam để chiếm Việt Nam cũng như Bắc Việt mượn tay và mượn danh nghĩa Giải Phóng Miền Nam để chiếm miền Nam.
Lã Quý Ba (LÃ QUÝ BA *HỒI KÝ ) nói rằng viện trợ của Trung Quốc là vô vị lợi (tất nhiên có phần cho không chứ không phải là tất cả) nhưng trước khi đánh Điện Biên Phủ, và tất nhiên để chắc ăn, Mao đã yêu cầu phần lớn quan chức trung ương Việt Nam gồm Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp , Tôn Đức Thắng. . .bí mật sang Trung Quốc ký kết hiệp định bán nước.Sau này, Phạm Văn Đồng ra mặt công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
Còn trong thời chiến, ông Hồ đã cho phép quân Trung Quốc mở trường huấn luyện, đặt kho lương thực và vũ khí tại biên giới và nơi này trở thành đất đai của họ, người Việt Nam hay Mán, Thổ, Mường . . .đều cấm lai vãng. (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày)
Nay thì rõ ràng là Trung Quốc muốn chiếm Việt Nam và thế giới.
Tuy khéo giấu diếm, Trung Quốc cũng đã hù họa, thách thức Việt Nam. Trong lúc Việt Hoa còn thắm thiết, trong một cuộc hội nghị Hữu nghị Việt Trung, Trần Huy Liệu lúc bấy giờ còn được ông Hồ trân quý, giao cho chức vụ Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung dù trong “thế” phải giữ gìn ông vẫn có thể trả lời ngoại trưỏng Trần Nghị khi ông này ghé tai hỏi: “Các đồng chí có sợ chúng tôi không? ” rằng: “Các đồng chí cứ nhìn lại lịch sử!
(Ngô Vĩnh Bình.Trần Huy Liệu là chứng nhân, là câu hỏi của thế kỷ XX. http://www.vannghequandoi.com.vn/-nhanvt-vn-skin/1--nhanvt-vn-skin/4453-trn-huy-liu-la-chng-nhan-la-cau-hi-ca-th-k-hai-mi.html
Trong thế kỷ XX, Stalin đã chiếm các nước nhỏ lập liên bang Xô Viết, sau đó ông thôn tính Đông Âu. Liên Xô là một cường quốc của phe XHCN, Liên Xô không cần thần phục ai. Stalin thuộc hạng gian ác, hống hách. Trung Quốc là một nước nghèo và lạc hậu. Buổi đầu, Trung Quốc đã phải thần phục Liên Xô. Có nguồn tin nói rằng Mao đã cắt đất phía Bắc dâng cho Nga để cầu viện trợ. Đến khi Khrutchshev hạ bệ Stalin là thần tượng của Mao, hai nước đưa đến chiến tranh biên giới (nhưng họ giữ kín cũng như chiến tranh Việt Trung trước 1979).
Tâm lý Trung Quốc, Việt Nam là tâm lý hạng gian nịnh. Họ có hai khuôn mặt. Một bộ mặt nịnh bợ kẻ mạnh, đồng thời có bộ mặt hống hách với kẻ yếu. Tục ngữ Việt Nam có câu" Nịnh trên đạp dưới" chính là thái độ của Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nói là "nịnh trên", thực ra có lúc " chó cắn chủ". Đó là trường hợp Trung Quốc chống Liên Xô, và Việt Nam chống Trung Quốc thời Lê Duẩn.
Tại sao Trung Quốc chống Liên Xô? Họ xung đột vì ba lý do:
+Liên Xô hạ bệ Stalin là thần tượng của Mao. Việc xét lại ở Liên Xô có thể đưa đến việc xét lại ở Trung Quốc mà Mao có thể bị lật đổ dưới sự thúc đẩy của Liên Xô thời Khrutchshev,
+Liên Xô xâm chiếm biên giới phía bắc của Trung Quốc.
+Các cố vấn Liên Xô khinh mạn Trung Quốc chẳng khác gì bọn Anh, Pháp, Đức. . .
Còn Việt Nam chống Trung Quốc là do ba nguyên nhân:
+Việt Nam đã ký hiệp định liên minh với Nga nên không sợ Tàu.
+Việt Nam chiến thắng Mỹ nên tin tưởng có thể đánh thắng ông thầy mình!
+Việt Nam không muốn bị Trung Quốc khống chế.
Tại sao Trung Quốc khống chế Việt Nam ? Vì Trung Quốc muốn làm bá chủ theo đường lối đế quốc phong kiến kết hợp với đế quốc cộng sản.
- Trung Quốc bắt bọn CS Việt Nam phải cúi đầu như trong hiệp định Genève. Trung Quốc muốn lấy lòng quốc tế đã chơi đẹp, tự ý cắt vĩ tuyến 17 phân chia Nam Bắc trong khi Phạm Văn Đồng không muốn chia cắt, và nếu chia cắt thì phải cắt từ vĩ tuyến 16.Nếu Việt Nam không tuân lệnh, thì Trung Quốc căt viện trợ.
- Trung Quốc đưa cán bộ trực tiếp lãnh đạo CCRĐ
- Trung Quốc muốn Mỹ ở lại Miền Nam để ngăn chận Liên Xô
- Trung Quốc muốn Việt Nam trung lập, chịu ảnh hưởng Nga, Tàu, Mỹ, Pháp. Đây chính là một âm mưu Trung Quốc nhắm cai trị Việt Nam bằng phương thức quốc tế trung lập. Chính vì sơ Giải Phóng Miền Nam theo Trung Cộng và Pháp trong ván bài trung lập mà Bắc Việt phải thống nhất cấp thời và đá văng bọn Giải Phóng Miền Nam.
Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc lúc này như một vị tân khoa nghèo nay được bổ nhậm làm quan cho nên buổi đầu còn khiêm cung. Đến Hồ Cẩm Đào thì chồn đã thành tinh lộ bộ mặt đanh ác đe dọa thế giới. Mấy ông đảng ác ôn cộng với bọn quân phiệt đua nhau đốc thúc chế tạo vũ khí , luyện tập quân đội và đóng các hải thuyền để thực hiện mộng bá chủ toàn cầu.
Giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post, đã viết bài “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009: http://www.atimes.com/atimes/China/KL11Ad01.html thuật bài báo “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào trong thời đại mới” (Hu Jintao’s Viewpoints about the Times) đăng trên tuần báo Outlook Weekly (của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua. Quan điểm của Hồ Cẩm Đào gồm 5 điểm do Zhang Xiaotong, một lý thuyết gia của đảng viết :
( 1). Sự thay đổi sâu rộng của thế giới
(2). Xây dựng một thế giới hài hòa
(3). Cùng nhau phát triển
(4). Chia xẻ trách nhiệm
(5). Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới
Lý thuyết gia Zhang Xiaotong cho rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một sáng kiến lý thuyết quan trọng dựa vào sự phán đóan một cách khoa học sự phát triển của thế giới qua thời gian. (TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC)
Trước đây, thế giới đã khốn đốn về những lời giả dối. Thực dân, đế quốc xâm lược thế giới dưới danh nghĩa truyền bá văn minh, mở rộng nước chúa. Cộng sản thì rêu rao tinh thần vô sản quốc tế, đấu tranh giai cấp, công bằng xã hội. Trước đây, Nhật Bản cũng thương yêu người châu Á với chủ thuyết " Đại Đông Á", và khẩu hiệu "Châu Á của người Á châu"! Và bây giờ Hồ Cẩm Đào với bọn quân phiệt đưa ra chính sách năm điểm, nghe thiệt kinh hoàng! Đó là một bản tuyên ngôn của đế quốc Cộng sản Trung Quốc, là một bản tuyên chiến với nhân loại, đặc biệt là phe tư bản.
Trước đây, người Trung Quốc đã ngạo mạn. Họ nhờ Liên Xô cung cấp vũ khí, cố vấn và tổ chức nhưng sau đó thì họ cho rằng trong khi bọn Nga sống man dã thì người Trung Quốc sống ung dung, ngồi uống trà, nhắm rượu. Mao bảo Mỹ là con cọp giấy. Nay thì Mỹ vay nợ Trung Quốc. Người Trung Quốc và bọn nịnh Trung Quốc lên tiếng Mỹ đã hết thời. Nay là thời của Trung Quốc xưng bá chủ thay Mỹ. Trung Quốc thay thế Mỹ cai trị thế giới và đồng Quan thay đồng Mỹ kim. Hạm đội Trung Quốc sẽ làm chủ Thái Bình Dương và thế giới....Đây là một sự thật không phải vu khống cho Trung Quốc. Nay với chủ thuyết năm điểm, thì những ai hững hờ với cuộc thế cũng phải lo âu! Một Hốt Tất Liệt sẽ san bằng không những châu Âu mà toàn thế giới!
Chúng ta thử phân tích sơ lược năm điểm của thế giới quan Trung Quốc:
-Thế giới phải thay đổi, nghĩa là Mỹ, Anh, Pháp phải đầu hàng Trung Quốc, không còn làm cha thiên hạ như trước đây!
-Xây dựng một thế giới hòa hài dưới sự lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc, nghĩa là tất cả các nước sẽ biến thành Tây Tạng, Tân Cương. Và các tôn giáo như Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo sẽ bị giết, bị tù như Pháp luân công,và Phật giáo Tây Tạng.
-Cùng nhau phát triển như kiểu Việt Nam và Trung Quốc hợp tác đánh cá mà ngư dân Việt Nam bị cấm đánh cá trên hải phận của mình!
-Chia xẻ trách nhiệm nghĩa là từ nay Trung Quốc sẽ chia quyền lợi với Mỹ, Anh, Pháp!Hay nói rõ hơn, Trung Quốc cầm đầu thế giới, Anh, Pháp Mỹ chỉ là thứ thằn lằn, cắc ké. . .
-Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới nghĩa là từ nay Trung Quốc sẽ là sen đầm quốc tế, sẵn sàng đem quân can thiệp mọi nơi!Nước nào cứng đầu sẽ bị xóa sổ theo khẩu hiệu
" Hàng thì sống, chống thì chết!" mà cộng sản các nước đều làm và nói y chang!
II.VIỆT NAM, LÊ CHIÊU THỐNG HAY NGUYỄN HUỆ ?Trước thái độ hung hăng của Trung Cộng, các ông cộng sản đầu sõ co vòi rụt cổ không dám lên tiếng phản đối, để mặc cho đất nước và hải phận bị xâm chiếm, ngư dân bị đánh đuổi. Các ông lớn thay nhau sang Trung quốc triều cống, lạy lục. Trước và sau khi sang Mỹ, họ đều thưa trình Trung Quốc! Họ là Lê Chiêu Thống quỳ lạy khóc lóc ở cung điện nhà Thanh hay Việt Câu Tiễn phải nếm phân, hay Hàn Tín phải tạm thời nhẫn nhục mà luồn trôn?
Nay thì Việt Nam đã có bốn hành động mới tương đối tích cực.
-Một số tướng lãnh lên tiếng xa gần.
-Việt Nam đã sang giao thiệp với Mỹ và các nước Asean
-Việt Nam mua vũ khí của Nga, Pháp. . .
-Chính sách quân sự mới
Các báo chí ngoại quốc đã đưa tin và bình luận việc này.
1. CÁC TƯỚNG LÃNH LÊN TIẾNGTrước đây, cuối năm 2008 và đầu năm 2009, báo chí trong và ngoài nước đã loan tin đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng chống đối việc để Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite Tây Nguyên, vì khai thác Bauxite sẽ gây ô nhiễm, và Tây nguyên là điểm trọng yếu về quân sự, không thể để cho ai chiếm lãnh. www.bbc.co.uk/vietnamese/.../090503_dongsinguyen.shtml
Nay nhân kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội, tướng Đồng Sĩ Nguyên trả lời phóng viên Vietnamnet về nền độc lập của Việt Nam:
Dân
tộc Việt Nam yêu nước nồng nàn và khát khao chung sống hòa bình, không
gây chuyện với bất kỳ ai để chăm lo cuộc sống. Nhưng mà nhớ rằng bất cứ
ai đến xâm lăng nước ta thì có thể nói là không được quyền. (Hình tướng Đồng Sĩ Nguyên)
Bàn về tình hình Biển Đông, ông nói:
Biển
Đông hiện nay là thách thức trực tiếp, hiện hữu với sự tham gia của
nhiều nước nhiều bên trong khu vực. Tranh chấp Biển Đông thì xưa nay vẫn
thế và hiện nay còn gay gắt khốc liệt hơn do tài nguyên biển phong phú ở
khu vực này.
Ứng
xử của chúng ta là hết sức tìm cách xây dựng hòa bình, tìm cách giải
quyết vấn đề bằng con đường đàm phán thương lượng…. Nhưng chúng ta cũng
không thể nhân nhượng nếu ai đó cứ đi mãi con đường đè nén hay phá phách
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước của Việt Nam.
Tôi mong các bên liên quan bình tĩnh, cùng bàn bạc để làm thế nào hợp
tác, cùng khai thác Biển Đông. Chứ đừng tưởng mạnh là thắng được yếu
đâu.
Trong hàng trăm tướng lãnh, ta chỉ thấy hai ông tướng già 80-90 tuổi lên tiếng, còn các vị tuổi trẻ giòng hào kiệt thì sao?
2. VIỆT NAM, MỸ & ASEANNguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết đã sang Mỹ trong năm 2009. Cuối năm, đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đi thăm Asean và Hoa Kỳ. Ngày 12-12, Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố với Thông tấn xã Việt Nam sáng hôm nay, sau khi công du Hoa Kỳ và Pháp trở về:
Việt Nam sẽ phát triển hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, tham gia mọi hoạt động quân sự của ASEAN cũng như với các nước Châu Á Thái Bình Dương trong tinh thần tự chủ và độc lập.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nói rằng một trong những công việc ưu tiên hàng đầu của quân đội Việt Nam là hợp tác trong lãnh vực tuần tra trên biển với Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan, sắp tới sẽ hợp tác thêm với Indonesia, Malaysia và Philippines. Việc hợp tác này nhằm tránh những tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.
Trong khi đó thì tư lệnh hải quân Việt Nam, trung tướng Nguyễn Văn Hiến, cho biết hải quân Việt Nam đang được hiện đại hoá.
Tướng Nguyễn Văn Hiến tuyên bố việc bảo vệ chủ quyền , giữ an ninh lãnh hải , đánh đuổi tàu nứơc ngoài xâm phạm hải phận là nhiệm vụ của hải quân Việt Nam, dù phải chiến đấu và hy sinh. ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
Ngày 16-12-2009, Đài VOA đưa tin về cuộc hội đàm quân sự Việt Mỹ tại Ngũ Giác Đài. vào 8-12-2009. Giáo sư Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii, nhận định rằng chuyến thăm của ông Thanh là một ‘dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ’. . .
(Hình DT.Phùng thăm Hawaii)
Trước đó, hôm 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tới một căn cứ hải quân và lên thăm một tàu ngầm tấn công USS Jacksonville của Hoa Kỳ ở Hawaii. Thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Mỹ và Việt Nam ‘ngày càng tăng cường hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình; cứu trợ nhân đạo; tìm kiếm cứu nạn; an ninh biển và biên giới’.
Giáo sư Vũ Hồng Lâm cho rằng chặng dừng chân ở Hawaii của ông Thanh cho thấy ‘mối quan tâm về vũ khí’ của Việt Nam: 'Chuyến thăm này có một điểm đặc biệt là ông Phùng Quang Thanh không đến thẳng Washington, mà trước khi đến đó, ông dừng lại ở Hawaii ba ngày để đi thăm bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - tức là bộ tư lệnh có trách nhiệm đối với toàn bộ khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ông thăm cơ sở của hải quân và không quân cụ thể như đến xem tầu ngầm và máy bay. Điều đó cũng nói lên phần nào là phía Việt Nam có thể cũng quan tâm đến vấn đề mua vũ khí của Mỹ'.
Đây là lần thứ hai một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ năm 1995. Vào năm 2003, vị Bộ trưởng lúc đó là Phạm Văn Trà đã có chuyến công du sang Washington.
Chuyến đi lần này của ông Thanh tới Hoa Kỳ được các nhà quan sát đánh giá là một thời điểm tốt khi Việt Nam đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. ĐÀI VOA * TIN VIỆT MỸ
Việc này là một điều bất đắc dĩ cho Việt Nam. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam phải lạy lục Trung Quốc để làm nô lệ mà kiếm chút cơm thừa canh cặn của Trung Quốc. Nay bị Trung Quốc xâm lược, họ phải quay sang phe tư bản. Tất nhiên đây cũng là một lựa chọn khó khăn vì trong nội bộ trung ương cộng sản, có người của Trung Quốc cầm quyền. Họ chiếm đa số. Thiểu số thờ ơ, gió chiều nào thì che chiều ấy. Một số nghĩ đến việc phải nhờ Mỹ và các nước tư bản. Hai phe này tranh đấu. Phe Nông Đức Mạnh với Tổng cục 2, tổng cục 4 đã muốn đảo chánh lập một chính phủ theo Trung Quốc hoàn toàn. (ĐÀI Á CHÂU TỰ DO * TỔNG CỤC 2. Bên Kia Bờ Đại Dương.số 113,ngày tháng8 2009.)
Trong khi đó, các khách Asean cũng đã đến thăm Việt Nam.
Trung
tướng Trần Quang Khuê, phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam vừa
tiếp phó đề đốc Ferdinand Golez, tư lệnh hải quân Philippines.
Trong chuyến thăm Hà Nội, ông Ferdinand Golez đã có cuộc hội đàm với tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Ông
Golez đuọc báo Việt Nam trích lời nói, “mong muốn quan hệ hợp tác hữu
nghị giữa hải quân Việt Nam và Philippines ngày càng phát triển.”
Tư lệnh hải quân Philippines đề nghị tiếp tục trao đổi đoàn quân sự ở các cấp “nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.”
Tư lệnh hải quân Philippines đề nghị tiếp tục trao đổi đoàn quân sự ở các cấp “nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.”
Hiện
hai nước Việt Nam và Philippines đang “nghiên cứu thời điểm thuận lợi
để ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương,” theo tin của báo
trong nước.
Trong một hoạt động
khác, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội
Việt Nam đã tiếp bà Maha Chakri Sirindhorn, Công chúa Thái Lan trong
chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091128_vn_asean_military.shtml
Nay thì bộ trưởng quốc phòng Việt Nam sang Mỹ nhưng Tổng bí thư đảng cộng sản lại ra chỉ thị cho quân đối chống diễn biến hòa bình nghĩa là chống tư bản nói chung và Mỹ nói riêng. Hội nghị quân chính toàn quân 2009 diễn ra trong hai ngày 05/12-06/12, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tham dự và đọc bài phát biểu:
"Trong tình hình mới, hơn bao giờ hết, quân đội phải tỉnh táo, nhạy bén về chính trị, phân biệt rõ địch, ta, đối tượng, đối tác, nắm vững bản chất, đánh giá đúng các hiện tượng, chủ động ngăn ngừa và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091207_hoinghi_quanchinh.shtml
Như vậy là nội bộ không nhất trí, kẻ theo Trung Quốc, người theo Mỹ hay đu dây ở giữa?
3. MUA VŨ KHÍ
Việt Nam đã đặt mua vũ khí và tàu lặn, máy bay của Nga.
Hồi
giữa tháng này, ông Nguyễn Tấn Dũng-Thủ tướng Việt Nam, đến Nga rồi xác
nhận với báo giới Nga rằng Việt Nam đã ký các hợp đồng mua tàu ngầm,
máy bay và các trang thiết bị quốc phòng khác của Nga. Báo chí Nga tiết
lộ thêm, Nga sẽ chế tạo cho Việt Nam 6 tàu ngầm hạng Kilo, sẽ giao cho
Việt Nam 8 chiến đấu cơ loại SU-30MK2 và Việt Nam dự định mua thêm 12
chiến đấu cơ loại này, cùng với một lượng lớn trực thăng MI-17,...
Đúng
thời điểm đó, truyền thông Nga loan báo thêm, một xưởng đóng tàu ở
Tatarstan tiết lộ vừa hoàn tất việc đóng một tuần dương hạm loại
Gepart-3.9 cho Việt Nam và đang thực hiện tuần dương hạm thứ hai.
Cũng
vào giữa tháng 12, tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt
Nam đến Hoa Kỳ. Tướng Thanh cho biết ông đã đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh
cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sau đó, Hoa Kỳ loan báo đang cân
nhắc việc bán cho Việt Nam các phương tiện quân sự không sát thương như
hệ thống radar hay máy bay tuần tra. Trong tương lai, có thể Hoa Kỳ sẽ
hỗ trợ Việt Nam rà gỡ bom mìn, tham gia các lĩnh vực gìn giữ hoà bình,
tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai.
Ngay
sau khi rời Hoa Kỳ, tướng Phùng Quang Thanh tới Pháp, chính thức bày tỏ
mong muốn mua từ Pháp các loại máy bay vận tải và trực thăng, đề nghị
hỗ trợ huấn luyện quân y, hợp tác quốc phòng song phương.
Đó
là chưa kể, ở thời điểm giữa tháng 12 còn có sự kiện tướng Nguyễn Huy
Hiệu-Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đi thăm Hàn Quốc để phát triển quan
hệ đối tác chiến lược. Tại Hàn Quốc, tướng Hiệu đã đến thăm một tập
đoàn đóng tàu, một tập đoàn thiết bị quốc phòng, chuyên sản xuất các hệ
thống điện tử chính xác cho hỏa tiễn, radar... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Modernizing-the-military-The-hope-is-not-simply-TrVan-12232009100336.htmlQuốc tế có vài ý kiến khen ngợi vì việc mua vũ khí này là đúng. Trong lúc này Việt Nam có nhiều tiền cũng nên bỏ ra một số đô la để hiện đại hóa quân đội. Không lẽ trong khi Trung Quốc bành trướng, Việt Nam chỉ biết mua xe hơi, hoặc mua cây kiểng giá triệu đô la mà chơi, hoặc trùm chăn nằm ngủ hay sao? Ông Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ thì cho rằng!
: “Việc quân đội Việt Nam hiện đại hóa là nhằm duy trì khả năng để bảo vệ quyền lợi của mình. Giúp họ ngang tầm với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và châu Á nói chung, bao gồm cả Trung Quốc.” Trả lời Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do, ông Carl Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, nhận định rằng việc mua hàng mới là đúng:
“ Kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ hồi năm 1991, quân đội Việt Nam đã có sự suy yếu đáng kể vì họ không thể tự bảo dưỡng những loại vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ đô la của Liên Xô. Đây là lý do họ phải thay đổi.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Modernizing-the-military-The-hope-is-not-simply-TrVan-12232009100336.html
Riêng Thái Lan nhìn việc này bằng đôi mắt e ngại và lo lắng. Họ lo Việt Nam sẽ gây ra việc chạy đua vũ khí làm mất hòa bình ở vùng này. Phải chăng họ muốn Việt Nam đưa tay cho Trung Quốc bắt trói ? Họ muốn yên, nhưng họ có nghĩ rằng sau khi chiếm Việt Nam, Trung Quốc có để yên cho Thái Lan không? Hay họ sợ Việt Nam sẵn súng ống, tàu bè sẽ theo Trung Cộng mà đe dọa họ như Việt Nam đã cùng bọn Khmer Đỏ xâm phạm Thái Lan trước đây?
Tuy nhiên, các bình luận gia quốc tế cũng nêu lên những khó khăn của Việt Nam:
(1).Trên thực tế có nhiều biểu hiện cho thấy năng lực của cả không quân lẫn hải quân Việt Nam đều rất yếu.
Đài Á châu tự do viết: Trong nhiều năm qua, năm nào cũng có vài vụ tai nạn xảy ra với máy bay quân sự, khi phi công Việt Nam đang tập luyện. Theo báo chí Việt Nam, riêng trong năm nay, ít nhất đã có hai vụ tai nạn liên quan đến máy bay quân sự. Vụ thứ nhất xảy ra hôm 9 tháng 6. Hôm đó, trong khi đang thực hiện bài bay huấn luyện, một chiếc SU-22 đã lao xuống xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 cây số khiến một đại úy phi công thiệt mạng. Vụ thứ hai diễn ra hồi tháng trước. Ngày 22 tháng 11, trong một đợt huấn luyện, một chiếc MIG-21 đã lao xuống khu vực phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái khiến một thượng tá là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 31 và một thượng úy cùng tử nạn. Đối với hải quân, tuy Việt Nam có khoảng 3.000 cây số bờ biển song giới nghiên cứu quốc phòng cho biết, tàu chiến Việt Nam vừa thiếu, vừa cũ kỹ. Đây cũng là lý do khiến nhiều ngư dân cũng như thân nhân của họ cùng than, như vợ của thuyền trưởng một tàu đánh cá, ngụ ở Đà Nẵng: “Ở ngoài biển phần ai nấy biết chứ có ai bảo vệ mô. Bảo vệ là hồi bão tố, biên phòng ở trong bờ điện ra nhắc chừng, bảo là đài báo bão, bảo phải cập bến thì họ kêu gọi mình vô bờ thôi chứ ngoài đó làm chi có ai bảo vệ. Làm ăn ngoài biển mạnh anh mô lo anh nấy. Lo làm ăn thế thôi chứ không có ai bảo vệ hết!”
Đối với hải quân, tuy Việt Nam có khoảng 3.000 cây số bờ biển song giới nghiên cứu quốc phòng cho biết, tàu chiến Việt Nam vừa thiếu, vừa cũ kỹ.
Mãi đến gần đây, hiện đại hóa quân đội nói chung và hiện đại hóa hải quân nói riêng mới được Quốc hội, các viên chức lãnh đạo nhà nước, chính quyền, cũng như quân đội loan báo rộng rãi. Đặc biệt là trong một vài tuần qua, Việt Nam liên tục chứng minh mình đang nỗ lực biến mong muốn hiện đại hoá quân đội thành hiện thực. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Modernizing-the-military-The-hope-is-not-simply-TrVan-12232009100336.html
(2). Tốn kémTuy nhiên, trong bài trên, cả ông Carl Thayer và ông Ernest Bower cùng tin rằng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam có khá nhiều rủi ro mà rủi ro đầu tiên là chi phí quá lớn. Ngoài chi phí để mua, còn phải có tiền để chi cho huấn luyện và đầu tư hạ tầng phục vụ việc sử dụng chúng.
(3). Vũ khí hỗn tạp
Trong bài trên, ông Carl Thayer và ông Ernest Bower cho rằng khi mua nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự khác nhau của nhiều quốc gia, cả việc bảo dưỡng lẫn phối hợp sử dụng sẽ hết sức phức tạp, tốn kém.
Tuy nhiên ta cũng thông cảm cho Việt Nam. Đứa con vừa buông tay ra khỏi vú mẹ dứt sữa tập ăn cháo, ăn cơm thì sẽ bỡ ngỡ. Sau 1975, nhất là sau đổi mới 1986, đảng và quân đội, cho là đại thắng lợi, đã đánh thắng những kẻ địch hùng mạnh nhất, kể từ đây không còn ai dám đụng đến Việt Nam. Lòng tự hào cộng với cơ hội làm ăn cho nên họ ngủ quên trên chiến thắng, và bỏ súng mà lo việc kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng như ông Hồ tin tưởng Trung Quốc là đồng chí và anh em, là thành trì cách mạng, là chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam. Quân đội, công an lo làm ăn, văn không ôn, võ không luyện thì làm sao chống Trung Quốc? Bây giờ họ bắt đầu tập tách ra khỏi Trung Quốc, như đứa trè vừa lửng thửng tập đi vừa quay đầu ngó lại ông bố nghiêm khắc đang cầm cây roi mây to và dài.
Việc đầu tiên là mua vũ khí. Họ không thể hoàn toàn tin vào Nga hay Mỹ. Họ phải mua hàng nhiều nơi để cầu mong sự giúp đỡ của nhiều nước. Mua hàng nhiều nước thì không bị lệ thuộc về nhiều mặt một khi đối phương ngưng bán, tăng giá cao hay thay đổi đường lối chính trị, quân sự. Vì vậy mà vũ trí, tàu bè, máy bay, đại bác của họ là thứ thập cẩm là điều tất nhiên.
4. CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ:
Trong khi Việt Nam nhúc nhích cựa quậy là Trung Quốc đã biết. Tin tức đài Á châu tự do cho biết báo Trung Quốc nhận định các chính sách mới của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự như sau:
1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng,
trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là
Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ
với nước lớn phương Bắc nào đó;
2.
Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86
triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia
nghĩa vụ dân quân ;
3.
Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký
hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn
luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm
nhập lãnh hải;
4.
Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân
tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng
lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa
và Trường Sa);
5.
Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo,
xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời
điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.
Bài viết trên của RFA còn cho biết ý kiến một tờ báo điện tử Trung Hoa cho rằng, chiến tranh sẽ xảy ra và là thế giới chiến tranh. Người Trung Quốc nhận định:
"Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn phần".
"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."
"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải."
"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."
Tác
giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng
cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.
"Trung
Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả
năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."
"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."
Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".
"Chỉ
có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới
có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc
ra tay muộn hơn."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/12/091223_chinawebsite_vietdefence.shtmlIV.KẾT LUẬN
Chúng ta thât sự chưa biết cộng sản Việt Nam làm gì, tính gì.
Họ làm thế để chứng tỏ họ có tinh thần chống xâm lược, hay chỉ để trang trí trong khi thực tế ho đu giây. Hoặc hiện đại hóa để rồi theo Trung Cộng, làm một chư hầu trung thành như Bắc Triều Tiên?
Nếu họ quả thật yêu nước, muốn bảo vệ tổ quốc, muốn chống Trung Quốc xâm lược, việc giao thiệp với các nước Asean, Âu, Mỹ, việc mua vũ khí và việc đưa ra các kế sách quân sự là cần nhưng chưa đủ.
+Nếu trong nội bộ đảng có phe theo Trung Quốc, hoặc có nhiều gián điệp Trung Quốc thì có kế sách gì, vũ khí gì cũng thất bại.
+Phải đoàn kết toàn dân. Phải thực thi dân chủ chính hiệu. Phải trả tự do tôn giáo, tự do ứng cử và bầu cử, phải cho cá nhân ra báo và nhân dân được phát biểu ý kiến. Quốc gia là của toàn dân chứ không phải là của đảng cộng sản. Hãy trả ruộng đất, nhà cửa cho nhân dân và trừng trị bọn tham quan ô lại. Ngoài ra phải đoàn kết quốc nội và quốc, hãy dẹp tan những trò quấy phá hải ngoại thì mới có sự đoàn kết thực sự của toàn dân.
+Điều quan trọng là cần có một Gorbachev giải thể đảng cộng sản để xây dưng một Việt Nam vững mạnh, đủ sức vệ quốc và kiến quốc.
*
TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
Dã tâm xâm lược của Trung Quốc xưa và nay.
Trần bình Nam
Mối lo hôm nay đối với người Việt Nam là tham vọng nuốt chửng Việt Nam của Trung quốc. Từng lời nói, từng hành động của các nhà lãnh đạo Trung quốc hiện nay đều nhắm vào hướng này.
Nhưng mộng bành trướng và khống chế Việt Nam của Trung quốc không phải trong thời đại đang vươn mình này của Trung quốc mới có. Đó là giấc mộng ngàn đời, từ thời đại các hoàng đế Trung quốc, qua các triều đại Minh, Nguyên, Thanh. Và gần đây Đặng Tiểu Bình, người được liệt vào bậc anh quân đã có đủ sáng suốt chuyển hướng chính trị đưa Trung quốc ra khỏi trận cuồng phong Mácxít và Maoít cũng là người đã ra lệnh cho hàng chục sư đoàn tiến đánh Việt Nam (2/1979). Và trước đó, Mao Trạch Đông, một nhà đại cách mạng Trung quốc, người được coi là một hoàng đế tân thời của Trung quốc hậu bán thế kỷ 20, người hết lòng giúp đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập cũng – trong mọi hành động của ông – đều có sự tính toán để uy hiếp và tối hậu thôn tính Việt Nam.
Người Trung hoa từ ngàn xưa vẫn xem Việt Nam là một phần đất của Trung quốc. Những khẩu hiệu Trung quốc- Việt Nam “núi liền núi, sông liền sông” , “môi hỡ răng lạnh” chỉ là những khẩu hiệu, và mới nhất là châm ngôn 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai.”cũng chỉ là chiêu bài để che đậy những ý đồ có tính lịch sử của Trung quốc .
Cho nên việc giữ nước lâu dài đòi hỏi các vua chúa Việt Nam hay những nhà lãnh đạo Việt Nam nắm vững yếu tính lịch sử đó để có chính sách phòng ngự thích hợp, dù đó là chính sách kinh tế, xã hội hay quốc phòng.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930) cho đến năm 1992 nắm vững được yếu tính lịch sử này. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp giành độc lập (1945-1954), thời kỳ xâm lăng miền nam Việt Nam (1960-1975) cũng như sau khi thống nhất Việt Nam các nhà lãnh đạo tại Hà Nội – dù được Trung quốc viện trợ – vẫn luôn luôn cảnh giác ý đồ của Trung quốc.
Nhưng từ năm 1992, do nhu cầu sống còn trước sự sụp đổ của Đông Âu và Liên bang Xô viết, đảng cộng sản Việt Nam trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc và nền an ninh Việt Nam trở nên bị đe dọa. Sự bảo vệ biên giới đất liền, lãnh hải, hải đảo trở nên càng lúc càng yếu ớt.
Trở lại một ít lịch sử bang giao Việt Nam và Trung quốc sau khi Mao Trạch Đông đánh thắng Tưởng Giới Thạch và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949.
Trong cuốn sách mới nhất về Mao Trạch Đông của bà Jung Chang viết chung với ông Jon Halliday nhan đề “Mao: The Unknown Story” (Những Câu Chuyện Chưa Được Tiết Lộ về Mao) (1) bà Jung Chang đã để dành một chương để nói về các ý đồ của Mao đối với Việt Nam (trang 560 -566).
Theo bà Jung Chang, mỗi hành động của Mao đối với Hồ Chí Minh đều có hậu ý. Trung quốc giúp huấn luyện và trang bị quân đội cho ông Hồ trong chiến dịch biên giới (1950) chủ ý là không để cho các thành phần Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bị tảo thanh tại Trung quốc chạy trốn sang Bắc Việt Nam có điều kiện trở lại tấn công Mao (2).
Nhưng đến năm 1954, Việt Nam mới thật sự nghi ngờ Trung quốc trước thái độ tráo trở của Bắc Kinh trong cuộc hội đàm tại Geneve năm 1954.
Năm 1954 Mao phát động chương trình canh tân để biến Trung quốc thành một siêu cường (Superpower Program). Trung quốc cần hiểu biết kỹ thuật và trang thiết bị lúc đó đang bị Tây phương cấm vận. Trung quốc tranh thủ viện trợ của Liên bang Xô viết, nhưng Mao biết chưa đủ nên Mao vận động giải tỏa cấm vận từ Pháp vì Pháp là nước giữ được tính độc lập với Hoa Kỳ nhiều nhất.
Lúc đó Pháp đang lúng túng tại Đông Dương. Ý của Mao là giúp Hồ Chí Minh đẩy Pháp vào chân tường rồi sẽ ra tay gỡ kẹt cho Pháp để đổi lấy điều kiện đòi giúp đỡ kỹ thuật. Tháng 5/1953 khi cuộc chiến tranh Triều Tiên sắp chấm dứt, Trung quốc chuyển sĩ quan và cố vấn sang thẳng biên giới Việt Nam chuẩn bị cho chiến trường Đông Dương mà cao điểm là cuộc chiến thắng có tính quyết định ván bài Việt Nam của trận Điện Biên Phủ tháng 5/1954.
Theo tài liệu của bà Jung Chang, trước khi hội nghị Geneve họp (26/4/1954) Mao đã quyết định sẽ giúp Pháp và tìm một giải pháp nhẹ nhàng cho Pháp chứ không để cho đảng Cộng sản Việt Nam nhân cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ đòi những điều kiện bất lợi cho Pháp. Thống nhất Việt Nam bằng cách đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự, đuổi Pháp một lèo ra khỏi Đông Dương là một trong những chương trình của đảng Cộng sản Việt Nam .
Ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ. Ngày 17/5 chính phủ Pháp sụp đổ. Theo kế hoạch của Mao sẽ dùng chiến trường Việt Nam đổi chác với Pháp, ngày 23/5 thủ tướng Chu Ân Lai gặp riêng tân thủ tướng Pháp Mendes France tại Geneve và đưa ra món hàng đổi chát. Phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng cầm đầu hoàn toàn không hay biết sự đối chác này.
Phạm văn Đồng đưa ra một chương trình ở thế mạnh gồm chấm dứt chiến tranh, Pháp rút ra khỏi Đông Dương, thành lập Liên bang Đông Dương Việt Miên Lào, và không đồng ý chia cắt Việt Nam như gợi ý của phái đoàn Chu Ân Lai. Ông Đồng nghĩ rằng quân đội Cộng sản Việt Nam đang làm chủ chiến trường Bắc Việt, và đã kiểm soát một khu rộng lớn tại miền Nam Trung bộ và Nam bộ nên không có lý do gì chấp nhận giải pháp chia cắt. Mặt khác với sự mất tinh thần của quân đội Pháp sau trận Điện Biên Phủ và thời gian hứa hẹn của thủ tướng Mendes France (3), Hà Nội có thể đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự là đủ buộc đối phương phải nhượng bộ chấp nhận chương trình của Hà Nội.
Tuy nhiên Chu Ân Lai chỉ trích chương trình của Phạm Văn Đồng và vừa áp lực vừa dọa rằng nếu Hà Nội tiếp tục thừa thắng tấn công đẩy Pháp vào chân tường Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc có thể nhập cuộc như đã xẩy ra tại Triều Tiên. Chu Ân Lai cho biết nếu Hà Nội không ký một bản hiệp ước tạm thời chia cắt Việt Nam thì đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải tự lực chiến đấu, Trung quốc không có điều kiện để tiếp tục giúp đỡ (4).
Hồ Chí Minh biết không thể làm ngược lại ý của Trung quốc, hơn nữa Hồ Chí Minh cũng không muốn thấy cuộc chiến tranh Việt Nam biến thành một trận chiến tranh Triều Tiên thứ hai nên Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký Hiệp định hòa bình chấm dứt chiến tranh và chia đôi Việt Nam qua vĩ tuyến 17. Theo các nhân chứng tại Geneve, Phạm Văn Đồng đã khóc mà tuân lệnh Hồ Chí Minh. Chọn vĩ tuyến 17 thay vì vĩ tuyến 16 là một món quà “phụ thêm” của Trung quốc tặng cho Pháp vì quốc lộ số 9 nối liền Lào với biển nằm giữa vĩ tuyến 16 & 17.
Mối nghi ngờ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc nẩy mầm từ đó.
Đầu năm 1965, khi Brezhnev bắt đầu chương trình tăng viện trang bi nặng cho đảng Cộng sản Việt Nam như súng phòng không và hỏa tiễn để chống cuộc không tập của không quân Hoa Kỳ vào miền Bắc Việt Nam, Mao thuyết phục Brezhnev nên dành tài nguyên đó để đương đầu phía Âu châu hơn là giúp Việt Nam. Mặt khác Mao thuyết phục Hồ Chí Minh chớ nên quá lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa. Chu Ân Lai - suy bụng ta ra bụng người - từng nói với Phạm Văn Đồng rằng: “Các anh không nên nhận viện trợ của Liên bang Xô viết … Liên bang Xô viết giúp các anh chỉ để tạo điều kiện thương thuyết làm hòa với Hoa Kỳ thôi.”
Trong khi đó Mao nỗ lực o bế Hồ Chí Minh. Mao cho đổ vào Việt Nam tiền bạc và hằng ngàn tấn vật liệu và vũ khí nhẹ cùng với 130.000 binh sĩ để giúp điều khiển súng phòng không và bảo trì hệ thống lưu thông chống cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ. Theo bà Jung Chang, Trung quốc còn dùng mỹ nhân kế giới thiệu một thiếu phụ trẻ đẹp làm vợ Hồ Chí Minh, nhưng Hồ từ chối không nhận.
Ngày 31/3/1968 khi tổng thống Johnson tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 (11/1968) và đề nghị thương thuyết, Trung quốc khuyên Hà Nội đừng nhận lời, nhưng Hà Nội vốn nghi ngờ thiện chí của Trung quốc đã nhất định đi tới và ngày 3/4/68 tuyên bố nhận lời đề nghị của tổng thống Johnson.
Khi cuộc thương thuyết tại Paris bắt đầu. Chu Ân Lai nói với Hà Nội rằng Trung quốc có nhiều kinh nghiệm thương thuyết với Hoa Kỳ nên Hà Nội cần cố vấn của Trung quốc trong phái đoàn thương thuyết, nhưng Hà Nội tư chối. Để trả đũa Trung quốc tìm cớ ngăn cản sự chuyển vận vật liệu chiến tranh cho Bắc Việt (của Trung quốc và của Nga chở qua đường Trung quốc) và cắt đứt các cuộc dàn xếp viện trợ tương lai. Hà Nội được yêu cầu đừng gởi phái đoàn thương thuyết viện trợ dự tính đi Bắc Kinh tháng 10/1968.
Dù bị Trung quốc làm khó khăn Hà Nội vẫn không để cho Trung quốc nắm cuộc thương thuyết tại Paris.
Không dùng viện trợ uy hiếp được Bắc Việt, Mao dùng phương pháp gián tiếp. Mao thành lập một đảng Cộng sản Cambốt lấy tên là Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu, vừa chống Sihanouk vừa chống Việt Nam, và năm 1967 Mao định đảo chánh lật đổ Sihanouk để thiết lập một chế độ thân Trung quốc tại đó nhưng không thành.
Cơ hội tới khi Lonol (với sự tổ chức của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA) đảo chánh lật đổ Sihanouk ngày 18/3/1970. Mao vội vàng đưa Sihanouk sang Bắc Kinh và thuyết phục Việt Nam phối hợp với Sihanouk thành lập một mặt trận Đông Dương chung chống Mỹ (lẽ dĩ nhiên) dưới sự lèo lái của Trung quốc.
Chính sách của Mao đối với Hà Nội thống nhất ở chỗ tạo trở ngại không cho Việt Nam thống nhất và ngăn cản không để Việt Nam tạo ảnh hưởng tại hai nước Miên, Lào. Ngay cả Mặt Trận Giải Phóng miền Nam do Hà Nội nặn ra do nhu cầu chính trị xâm lấn miền Nam Trung quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội ve vuốt, mua chuột để tách Mặt Trận này ra khỏi ảnh hưởng của Hà Nội. Chính sách trước sau của Trung quốc là không để cho Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào trở thành một quốc gia thống nhất và hùng mạnh .
Trong thời kỳ chiến tranh (chống Pháp 1946-1954), và xâm lấn miền Nam (1960-1975) Hà Nội dùng chính sách đi dây giữa Trung quốc và Liên bang Xô viết để bảo đảm nguồn viện trợ quân sự và kinh tế, nhưng sau khi thống nhất Việt Nam (1975), Hà Nội bắt đầu có thái độ độc lập hơn với Trung quốc.
Để giải tỏa gọng kềm của Trung quốc chọc từ phía Cam bốt, tháng 12/1978 Hà Nội tấn công lật đổ chế độ Polpot thân Trung quốc. Hậu quả là cuộc tấn công trả đũa của Trung quốc qua biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Hà Nội cũng chứng tỏ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc vẫn thường tuyên bố là thuộc Trung quốc. Khi Hà Nội đẩy mạnh cuộc tấn công trên bộ chiếm miền Nam năm 1975 Hà Nội đã cho các đơn vị hải quân ra trú đóng tại một số đảo quan trọng trong quần đảo Trường Sa để chận trước sự “xí phần” của Trung quốc. Sự hiện điện của quân đội Cộng sản Hà Nội tại các đảo Trường Sa là điều làm cho Trung quốc rất khó chịu và đã dẫn đến cuộc đụng độ tại Trường Sa năm 1988 làm cho hơn 80 chiến sĩ hải quân Việt Nam tử trận.
Các diễn biến trên chứng tỏ rằng cho đến năm 1992 dù bị áp lực nhiều phía của Trung quốc các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố gắng thực hiện truyền thống bảo vệ tổ quốc trước cuộc xâm lấn không mệt mỏi của Trung quốc.
Nhưng vào năm 1992 tình hình thế giới chuyển biến đột ngột. Liên bang Xô viết sụp đổ và Hoa Kỳ đã rút ra khỏi vùng Thái Bình Dương trong khi Trung quốc trở nên lớn mạnh về cả hai mặt quân sự và kinh tế. Hà Nội trước sự đe dọa sụp đổ đã phải nhờ cậy vào Trung quốc để sống còn nên mất tư thế của một nước có chủ quyền đối với Trung quốc.
Hình như các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không đủ bản lãnh để hoạch định một chính sách giữ nước trong những điều kiện mới. Và từ sự thiếu vắng chính sách và nhân sự lãnh đạo vững vàng là một chuổi dài thua thiệt và nhượng bộ.
Hà Nội phải ký hai Hiệp ước đất liền (1999) và biển (2000) với những điều khoản bất lợi cho Việt Nam. Mất thêm đất trong vùng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, và nhiều chục ngàn hải lý rộng trong vịnh Bắc Việt. Vùng đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc Việt và ngoài khơi biển Nam Hải bị hạn chế do chính sách “gunboat” của Trung quốc. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng Cam Bốt và Lào dần dần bị thu hẹp. Trung quốc đã thả hai gọng kềm hai bên hông Việt Nam, một bên là Lào nay hoàn toàn tùng phục Trung quốc, một bên là căn cứ tàu ngầm tại cực nam đảo Hải Nam. Tương lai của Việt Nam còn lệ thuộc vào nguồn dầu hỏa trên biển Đông thì Việt Nam hiện nay cũng không có điều kiện khai thác. Nỗ lực khai thác qua việc ký giao kèo tìm dầu khí với công ty BP của Anh (2007) và ExxonMobil của Mỹ (2008) không thành trước áp lực của Trung quốc.
Việt Nam hình như đang mất sự tự do tối thiểu của một quốc gia độc lập.
Ngư dân bị tàu Trung quốc bắn chết (1/2005) trong Vịnh Bắc Việt Hà Nội không dám lên tiếng công khai phản đối và đòi bồi thường.
Trung quốc lấy đất của Việt Nam ghép vào quận huyện của Trung quốc (12/2007) Hà Nội không dám để cho nhân dân biểu tình bày tỏ sự phản đối .
Và năm nay, kỷ niệm 30 năm trận chiến bảo vệ biên giới năm 1979, báo chí Hà Nội không được viết lách tự do ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và làm lễ chào mừng các chiến sĩ đang trú đóng tại Trường Sa mà báo chí và các cơ sở truyền thông do chính phủ kiểm soát không loan tin… Và còn nữa!
Vậy phải làm gì?
Phát huy nội lực và liên kết với đồng minh là sách lược ngàn đời để cứu nước.
Liên kết với ai? Nếu không phải với Hoa Kỳ, Úc châu, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu châu, Hiệp Hội Asean trong đó có trọng lượng nhất là Hoa Kỳ. Nhưng chính Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế và trong kế hoạch chấn hưng kinh tế Hoa Kỳ cũng đang nhờ sự hợp tác tài chánh của Trung quốc. Trung quốc đã không ngần ngại cho biết thế yếu của Hoa Kỳ và cảnh giác Hoa Kỳ chớ quá nóng vội giúp đỡ Việt Nam.
Bà Hillary Clinton tân bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên đến Trung quốc (2/2009) đã lỡ lời “thỉnh cầu” Trung quốc mua trái phiếu quốc gia của Hoa Kỳ để cùng có lợi chung thì liền ngay sau đó Trung quốc cho tàu chiến nghênh tàu của Hoa Kỳ trong biển Đông trong một vùng biển được hiểu là hải phận quốc tế. Để áp lực Hoa Kỳ nhượng bộ trên biển Đông, thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng nhắc khéo rằng “không biết trái phiếu Trung quốc đang mua của Hoa Kỳ có bảo đảm không?”
Vậy chỉ còn phát huy nội lực là chính. Và phát huy nội lực đòi hỏi sự đoàn kết của toàn dân sau lưng người cầm quyền. Và toàn dân chỉ đoàn kết sau lưng nhà cầm quyền khi họ có đầy đủ quyền tự do dân chủ.
Chính sách từ Mao, đến Đặng Tiểu Bình, rồi nay đến Hồ Cẩm Đào trước sau vẫn là khống chế Việt Nam. Và trong chiến lược lâu dài đương đầu với Hoa Kỳ để giành quyền bá chủ, Trung quốc sẽ phải chủ động mở con đường về phía nam trước. Bất cứ gì trên con đường tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phải được thôn tính.
Việt Nam ở ngay trên con đường tiến của Trung quốc. Chừng nào thì những người lãnh đạo tại Hà Nội nhận thức được mối nguy mất nước để đoàn kết quốc dân cùng cứu nước?
Trần Bình Nam
March 19, 2009
Mối lo hôm nay đối với người Việt Nam là tham vọng nuốt chửng Việt Nam của Trung quốc. Từng lời nói, từng hành động của các nhà lãnh đạo Trung quốc hiện nay đều nhắm vào hướng này.
Nhưng mộng bành trướng và khống chế Việt Nam của Trung quốc không phải trong thời đại đang vươn mình này của Trung quốc mới có. Đó là giấc mộng ngàn đời, từ thời đại các hoàng đế Trung quốc, qua các triều đại Minh, Nguyên, Thanh. Và gần đây Đặng Tiểu Bình, người được liệt vào bậc anh quân đã có đủ sáng suốt chuyển hướng chính trị đưa Trung quốc ra khỏi trận cuồng phong Mácxít và Maoít cũng là người đã ra lệnh cho hàng chục sư đoàn tiến đánh Việt Nam (2/1979). Và trước đó, Mao Trạch Đông, một nhà đại cách mạng Trung quốc, người được coi là một hoàng đế tân thời của Trung quốc hậu bán thế kỷ 20, người hết lòng giúp đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập cũng – trong mọi hành động của ông – đều có sự tính toán để uy hiếp và tối hậu thôn tính Việt Nam.
Người Trung hoa từ ngàn xưa vẫn xem Việt Nam là một phần đất của Trung quốc. Những khẩu hiệu Trung quốc- Việt Nam “núi liền núi, sông liền sông” , “môi hỡ răng lạnh” chỉ là những khẩu hiệu, và mới nhất là châm ngôn 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai.”cũng chỉ là chiêu bài để che đậy những ý đồ có tính lịch sử của Trung quốc .
Cho nên việc giữ nước lâu dài đòi hỏi các vua chúa Việt Nam hay những nhà lãnh đạo Việt Nam nắm vững yếu tính lịch sử đó để có chính sách phòng ngự thích hợp, dù đó là chính sách kinh tế, xã hội hay quốc phòng.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930) cho đến năm 1992 nắm vững được yếu tính lịch sử này. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp giành độc lập (1945-1954), thời kỳ xâm lăng miền nam Việt Nam (1960-1975) cũng như sau khi thống nhất Việt Nam các nhà lãnh đạo tại Hà Nội – dù được Trung quốc viện trợ – vẫn luôn luôn cảnh giác ý đồ của Trung quốc.
Nhưng từ năm 1992, do nhu cầu sống còn trước sự sụp đổ của Đông Âu và Liên bang Xô viết, đảng cộng sản Việt Nam trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc và nền an ninh Việt Nam trở nên bị đe dọa. Sự bảo vệ biên giới đất liền, lãnh hải, hải đảo trở nên càng lúc càng yếu ớt.
Trở lại một ít lịch sử bang giao Việt Nam và Trung quốc sau khi Mao Trạch Đông đánh thắng Tưởng Giới Thạch và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949.
Trong cuốn sách mới nhất về Mao Trạch Đông của bà Jung Chang viết chung với ông Jon Halliday nhan đề “Mao: The Unknown Story” (Những Câu Chuyện Chưa Được Tiết Lộ về Mao) (1) bà Jung Chang đã để dành một chương để nói về các ý đồ của Mao đối với Việt Nam (trang 560 -566).
Theo bà Jung Chang, mỗi hành động của Mao đối với Hồ Chí Minh đều có hậu ý. Trung quốc giúp huấn luyện và trang bị quân đội cho ông Hồ trong chiến dịch biên giới (1950) chủ ý là không để cho các thành phần Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bị tảo thanh tại Trung quốc chạy trốn sang Bắc Việt Nam có điều kiện trở lại tấn công Mao (2).
Nhưng đến năm 1954, Việt Nam mới thật sự nghi ngờ Trung quốc trước thái độ tráo trở của Bắc Kinh trong cuộc hội đàm tại Geneve năm 1954.
Năm 1954 Mao phát động chương trình canh tân để biến Trung quốc thành một siêu cường (Superpower Program). Trung quốc cần hiểu biết kỹ thuật và trang thiết bị lúc đó đang bị Tây phương cấm vận. Trung quốc tranh thủ viện trợ của Liên bang Xô viết, nhưng Mao biết chưa đủ nên Mao vận động giải tỏa cấm vận từ Pháp vì Pháp là nước giữ được tính độc lập với Hoa Kỳ nhiều nhất.
Lúc đó Pháp đang lúng túng tại Đông Dương. Ý của Mao là giúp Hồ Chí Minh đẩy Pháp vào chân tường rồi sẽ ra tay gỡ kẹt cho Pháp để đổi lấy điều kiện đòi giúp đỡ kỹ thuật. Tháng 5/1953 khi cuộc chiến tranh Triều Tiên sắp chấm dứt, Trung quốc chuyển sĩ quan và cố vấn sang thẳng biên giới Việt Nam chuẩn bị cho chiến trường Đông Dương mà cao điểm là cuộc chiến thắng có tính quyết định ván bài Việt Nam của trận Điện Biên Phủ tháng 5/1954.
Theo tài liệu của bà Jung Chang, trước khi hội nghị Geneve họp (26/4/1954) Mao đã quyết định sẽ giúp Pháp và tìm một giải pháp nhẹ nhàng cho Pháp chứ không để cho đảng Cộng sản Việt Nam nhân cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ đòi những điều kiện bất lợi cho Pháp. Thống nhất Việt Nam bằng cách đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự, đuổi Pháp một lèo ra khỏi Đông Dương là một trong những chương trình của đảng Cộng sản Việt Nam .
Ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ. Ngày 17/5 chính phủ Pháp sụp đổ. Theo kế hoạch của Mao sẽ dùng chiến trường Việt Nam đổi chác với Pháp, ngày 23/5 thủ tướng Chu Ân Lai gặp riêng tân thủ tướng Pháp Mendes France tại Geneve và đưa ra món hàng đổi chát. Phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng cầm đầu hoàn toàn không hay biết sự đối chác này.
Phạm văn Đồng đưa ra một chương trình ở thế mạnh gồm chấm dứt chiến tranh, Pháp rút ra khỏi Đông Dương, thành lập Liên bang Đông Dương Việt Miên Lào, và không đồng ý chia cắt Việt Nam như gợi ý của phái đoàn Chu Ân Lai. Ông Đồng nghĩ rằng quân đội Cộng sản Việt Nam đang làm chủ chiến trường Bắc Việt, và đã kiểm soát một khu rộng lớn tại miền Nam Trung bộ và Nam bộ nên không có lý do gì chấp nhận giải pháp chia cắt. Mặt khác với sự mất tinh thần của quân đội Pháp sau trận Điện Biên Phủ và thời gian hứa hẹn của thủ tướng Mendes France (3), Hà Nội có thể đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự là đủ buộc đối phương phải nhượng bộ chấp nhận chương trình của Hà Nội.
Tuy nhiên Chu Ân Lai chỉ trích chương trình của Phạm Văn Đồng và vừa áp lực vừa dọa rằng nếu Hà Nội tiếp tục thừa thắng tấn công đẩy Pháp vào chân tường Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc có thể nhập cuộc như đã xẩy ra tại Triều Tiên. Chu Ân Lai cho biết nếu Hà Nội không ký một bản hiệp ước tạm thời chia cắt Việt Nam thì đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải tự lực chiến đấu, Trung quốc không có điều kiện để tiếp tục giúp đỡ (4).
Hồ Chí Minh biết không thể làm ngược lại ý của Trung quốc, hơn nữa Hồ Chí Minh cũng không muốn thấy cuộc chiến tranh Việt Nam biến thành một trận chiến tranh Triều Tiên thứ hai nên Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký Hiệp định hòa bình chấm dứt chiến tranh và chia đôi Việt Nam qua vĩ tuyến 17. Theo các nhân chứng tại Geneve, Phạm Văn Đồng đã khóc mà tuân lệnh Hồ Chí Minh. Chọn vĩ tuyến 17 thay vì vĩ tuyến 16 là một món quà “phụ thêm” của Trung quốc tặng cho Pháp vì quốc lộ số 9 nối liền Lào với biển nằm giữa vĩ tuyến 16 & 17.
Mối nghi ngờ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc nẩy mầm từ đó.
Đầu năm 1965, khi Brezhnev bắt đầu chương trình tăng viện trang bi nặng cho đảng Cộng sản Việt Nam như súng phòng không và hỏa tiễn để chống cuộc không tập của không quân Hoa Kỳ vào miền Bắc Việt Nam, Mao thuyết phục Brezhnev nên dành tài nguyên đó để đương đầu phía Âu châu hơn là giúp Việt Nam. Mặt khác Mao thuyết phục Hồ Chí Minh chớ nên quá lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa. Chu Ân Lai - suy bụng ta ra bụng người - từng nói với Phạm Văn Đồng rằng: “Các anh không nên nhận viện trợ của Liên bang Xô viết … Liên bang Xô viết giúp các anh chỉ để tạo điều kiện thương thuyết làm hòa với Hoa Kỳ thôi.”
Trong khi đó Mao nỗ lực o bế Hồ Chí Minh. Mao cho đổ vào Việt Nam tiền bạc và hằng ngàn tấn vật liệu và vũ khí nhẹ cùng với 130.000 binh sĩ để giúp điều khiển súng phòng không và bảo trì hệ thống lưu thông chống cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ. Theo bà Jung Chang, Trung quốc còn dùng mỹ nhân kế giới thiệu một thiếu phụ trẻ đẹp làm vợ Hồ Chí Minh, nhưng Hồ từ chối không nhận.
Ngày 31/3/1968 khi tổng thống Johnson tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 (11/1968) và đề nghị thương thuyết, Trung quốc khuyên Hà Nội đừng nhận lời, nhưng Hà Nội vốn nghi ngờ thiện chí của Trung quốc đã nhất định đi tới và ngày 3/4/68 tuyên bố nhận lời đề nghị của tổng thống Johnson.
Khi cuộc thương thuyết tại Paris bắt đầu. Chu Ân Lai nói với Hà Nội rằng Trung quốc có nhiều kinh nghiệm thương thuyết với Hoa Kỳ nên Hà Nội cần cố vấn của Trung quốc trong phái đoàn thương thuyết, nhưng Hà Nội tư chối. Để trả đũa Trung quốc tìm cớ ngăn cản sự chuyển vận vật liệu chiến tranh cho Bắc Việt (của Trung quốc và của Nga chở qua đường Trung quốc) và cắt đứt các cuộc dàn xếp viện trợ tương lai. Hà Nội được yêu cầu đừng gởi phái đoàn thương thuyết viện trợ dự tính đi Bắc Kinh tháng 10/1968.
Dù bị Trung quốc làm khó khăn Hà Nội vẫn không để cho Trung quốc nắm cuộc thương thuyết tại Paris.
Không dùng viện trợ uy hiếp được Bắc Việt, Mao dùng phương pháp gián tiếp. Mao thành lập một đảng Cộng sản Cambốt lấy tên là Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu, vừa chống Sihanouk vừa chống Việt Nam, và năm 1967 Mao định đảo chánh lật đổ Sihanouk để thiết lập một chế độ thân Trung quốc tại đó nhưng không thành.
Cơ hội tới khi Lonol (với sự tổ chức của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA) đảo chánh lật đổ Sihanouk ngày 18/3/1970. Mao vội vàng đưa Sihanouk sang Bắc Kinh và thuyết phục Việt Nam phối hợp với Sihanouk thành lập một mặt trận Đông Dương chung chống Mỹ (lẽ dĩ nhiên) dưới sự lèo lái của Trung quốc.
Chính sách của Mao đối với Hà Nội thống nhất ở chỗ tạo trở ngại không cho Việt Nam thống nhất và ngăn cản không để Việt Nam tạo ảnh hưởng tại hai nước Miên, Lào. Ngay cả Mặt Trận Giải Phóng miền Nam do Hà Nội nặn ra do nhu cầu chính trị xâm lấn miền Nam Trung quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội ve vuốt, mua chuột để tách Mặt Trận này ra khỏi ảnh hưởng của Hà Nội. Chính sách trước sau của Trung quốc là không để cho Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào trở thành một quốc gia thống nhất và hùng mạnh .
Trong thời kỳ chiến tranh (chống Pháp 1946-1954), và xâm lấn miền Nam (1960-1975) Hà Nội dùng chính sách đi dây giữa Trung quốc và Liên bang Xô viết để bảo đảm nguồn viện trợ quân sự và kinh tế, nhưng sau khi thống nhất Việt Nam (1975), Hà Nội bắt đầu có thái độ độc lập hơn với Trung quốc.
Để giải tỏa gọng kềm của Trung quốc chọc từ phía Cam bốt, tháng 12/1978 Hà Nội tấn công lật đổ chế độ Polpot thân Trung quốc. Hậu quả là cuộc tấn công trả đũa của Trung quốc qua biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Hà Nội cũng chứng tỏ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc vẫn thường tuyên bố là thuộc Trung quốc. Khi Hà Nội đẩy mạnh cuộc tấn công trên bộ chiếm miền Nam năm 1975 Hà Nội đã cho các đơn vị hải quân ra trú đóng tại một số đảo quan trọng trong quần đảo Trường Sa để chận trước sự “xí phần” của Trung quốc. Sự hiện điện của quân đội Cộng sản Hà Nội tại các đảo Trường Sa là điều làm cho Trung quốc rất khó chịu và đã dẫn đến cuộc đụng độ tại Trường Sa năm 1988 làm cho hơn 80 chiến sĩ hải quân Việt Nam tử trận.
Các diễn biến trên chứng tỏ rằng cho đến năm 1992 dù bị áp lực nhiều phía của Trung quốc các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố gắng thực hiện truyền thống bảo vệ tổ quốc trước cuộc xâm lấn không mệt mỏi của Trung quốc.
Nhưng vào năm 1992 tình hình thế giới chuyển biến đột ngột. Liên bang Xô viết sụp đổ và Hoa Kỳ đã rút ra khỏi vùng Thái Bình Dương trong khi Trung quốc trở nên lớn mạnh về cả hai mặt quân sự và kinh tế. Hà Nội trước sự đe dọa sụp đổ đã phải nhờ cậy vào Trung quốc để sống còn nên mất tư thế của một nước có chủ quyền đối với Trung quốc.
Hình như các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không đủ bản lãnh để hoạch định một chính sách giữ nước trong những điều kiện mới. Và từ sự thiếu vắng chính sách và nhân sự lãnh đạo vững vàng là một chuổi dài thua thiệt và nhượng bộ.
Hà Nội phải ký hai Hiệp ước đất liền (1999) và biển (2000) với những điều khoản bất lợi cho Việt Nam. Mất thêm đất trong vùng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, và nhiều chục ngàn hải lý rộng trong vịnh Bắc Việt. Vùng đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc Việt và ngoài khơi biển Nam Hải bị hạn chế do chính sách “gunboat” của Trung quốc. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng Cam Bốt và Lào dần dần bị thu hẹp. Trung quốc đã thả hai gọng kềm hai bên hông Việt Nam, một bên là Lào nay hoàn toàn tùng phục Trung quốc, một bên là căn cứ tàu ngầm tại cực nam đảo Hải Nam. Tương lai của Việt Nam còn lệ thuộc vào nguồn dầu hỏa trên biển Đông thì Việt Nam hiện nay cũng không có điều kiện khai thác. Nỗ lực khai thác qua việc ký giao kèo tìm dầu khí với công ty BP của Anh (2007) và ExxonMobil của Mỹ (2008) không thành trước áp lực của Trung quốc.
Việt Nam hình như đang mất sự tự do tối thiểu của một quốc gia độc lập.
Ngư dân bị tàu Trung quốc bắn chết (1/2005) trong Vịnh Bắc Việt Hà Nội không dám lên tiếng công khai phản đối và đòi bồi thường.
Trung quốc lấy đất của Việt Nam ghép vào quận huyện của Trung quốc (12/2007) Hà Nội không dám để cho nhân dân biểu tình bày tỏ sự phản đối .
Và năm nay, kỷ niệm 30 năm trận chiến bảo vệ biên giới năm 1979, báo chí Hà Nội không được viết lách tự do ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và làm lễ chào mừng các chiến sĩ đang trú đóng tại Trường Sa mà báo chí và các cơ sở truyền thông do chính phủ kiểm soát không loan tin… Và còn nữa!
Vậy phải làm gì?
Phát huy nội lực và liên kết với đồng minh là sách lược ngàn đời để cứu nước.
Liên kết với ai? Nếu không phải với Hoa Kỳ, Úc châu, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu châu, Hiệp Hội Asean trong đó có trọng lượng nhất là Hoa Kỳ. Nhưng chính Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế và trong kế hoạch chấn hưng kinh tế Hoa Kỳ cũng đang nhờ sự hợp tác tài chánh của Trung quốc. Trung quốc đã không ngần ngại cho biết thế yếu của Hoa Kỳ và cảnh giác Hoa Kỳ chớ quá nóng vội giúp đỡ Việt Nam.
Bà Hillary Clinton tân bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên đến Trung quốc (2/2009) đã lỡ lời “thỉnh cầu” Trung quốc mua trái phiếu quốc gia của Hoa Kỳ để cùng có lợi chung thì liền ngay sau đó Trung quốc cho tàu chiến nghênh tàu của Hoa Kỳ trong biển Đông trong một vùng biển được hiểu là hải phận quốc tế. Để áp lực Hoa Kỳ nhượng bộ trên biển Đông, thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng nhắc khéo rằng “không biết trái phiếu Trung quốc đang mua của Hoa Kỳ có bảo đảm không?”
Vậy chỉ còn phát huy nội lực là chính. Và phát huy nội lực đòi hỏi sự đoàn kết của toàn dân sau lưng người cầm quyền. Và toàn dân chỉ đoàn kết sau lưng nhà cầm quyền khi họ có đầy đủ quyền tự do dân chủ.
Chính sách từ Mao, đến Đặng Tiểu Bình, rồi nay đến Hồ Cẩm Đào trước sau vẫn là khống chế Việt Nam. Và trong chiến lược lâu dài đương đầu với Hoa Kỳ để giành quyền bá chủ, Trung quốc sẽ phải chủ động mở con đường về phía nam trước. Bất cứ gì trên con đường tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phải được thôn tính.
Việt Nam ở ngay trên con đường tiến của Trung quốc. Chừng nào thì những người lãnh đạo tại Hà Nội nhận thức được mối nguy mất nước để đoàn kết quốc dân cùng cứu nước?
Trần Bình Nam
March 19, 2009
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0123
ĐÀI BBC * CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM
*
Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng
Dương Danh Dy và Nguyễn Huy Hoàng
Bài trên Trung Hoa võng viết: "Trung Quốc và Việt Nam vừa giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc như cất được nỗi lo âu, cuối cùng thì cuộc đàm phán đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn".
Tuy nhiên, dù vất vả nỗ lực như thế, "Việt Nam: một mặt cả nước tỏ ra vui mừng, mặt khác lại mài dao xoèn xoẹt trước các vùng tranh chấp khác".
Bài báo lược qua các sự kiện chính trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự của Việt Nam như:
1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ với nước lớn phương Bắc nào đó;
2. Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân ;
3. Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải;
4. Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa);
5. Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.
Mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: "Một đường biên giới Trung-Việt vừa mới phân định xong, tại sao trong chớp mắt lại trở nên nhạy cảm và nguy hiểm như vậy?"
Và kết luận: "Xem ra sau khi nếm của ngọt, Việt Nam muốn tiện tay giành thêm quyền lợi hải dương ở Nam Hải."
"Nếu
thông qua thao túng chủ nghĩa dân tộc hoặc kích động được lòng hận thù
dân tộc, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể trong thời gian ngắn động
viên được 40 triệu dân quân và nhân viên dự bị chiến đấu, đồng thời có
thể tổ chức được 1 triệu bộ đội tác chiến chính quy và 500 nghìn quân dã
chiến."
Tác giả viết bài cho rằng kế thừa tư tưởng của Mao Trạch Đông, trong hơn 60 năm vừa qua, Việt Nam luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân.
"Một khi chiến tranh giữa chúng ta (Trung Quốc) và Việt Nam nổ ra, liệu chúng ta có đảm bảo chắc thắng?"
"Một khi Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Nam Hải, Việt Nam có dám xé bỏ hiệp ước biên giới để không tuyên chiến mà đánh hay không?"
Mạng Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam đột kích phòng tuyến trên đất liền của Trung Quốc, tất sẽ tạo ra sự biến động lớn và những tranh chấp lãnh thổ mới.
Tuy Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải, song với vị trí địa lý đặc thù ở đây, "các đảo nhỏ ở Nam Hải dễ công khó giữ".
Trung Quốc, theo tác giả bài báo, hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa và máy bay thẳng tay tiêu diệt quân địch, nhưng tổn thất cũng sẽ rất lớn.
Còn Việt Nam đứng trên thế “địa lợi”, có thể liên tục quấy rối quân ta trên đảo.
"Do vậy, chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."
Thương lái chiến tranh
Bài
trên Trung Hoa võng cho rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh
tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn
phần".
"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."
"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên
Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia
phần ở Nam Hải."
Bài báo phân tích nếu Trung Quốc và Việt Nam có xung đột tại Nam Hải, các quốc gia này này nhất định nhảy ngay vào.
"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."
Tác giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.
"Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."
"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."
Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".
"Chỉ có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc ra tay muộn hơn."
*
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/12/091223_chinawebsite_vietdefence.shtml
*
Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng
Dương Danh Dy và Nguyễn Huy Hoàng
Thông
tin Việt Nam tăng cường hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng
thời gian gần đây không thể không thu hút chú ý của nước láng
giềng Trung Quốc.
Diễn đàn Trung Hoa võng
(China.com) ngày 11/12/2009 có bài tựa đề 'Việt Nam điều chỉnh gấp
chính sách –chuẩn bị dùng vũ lực chiếm Nam Hải' phản ánh một quan
điểm về chủ đề này.Bài trên Trung Hoa võng viết: "Trung Quốc và Việt Nam vừa giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc như cất được nỗi lo âu, cuối cùng thì cuộc đàm phán đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn".
Tuy nhiên, dù vất vả nỗ lực như thế, "Việt Nam: một mặt cả nước tỏ ra vui mừng, mặt khác lại mài dao xoèn xoẹt trước các vùng tranh chấp khác".
Bài báo lược qua các sự kiện chính trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự của Việt Nam như:
1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ với nước lớn phương Bắc nào đó;
2. Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân ;
3. Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải;
4. Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa);
5. Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.
Mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: "Một đường biên giới Trung-Việt vừa mới phân định xong, tại sao trong chớp mắt lại trở nên nhạy cảm và nguy hiểm như vậy?"
Và kết luận: "Xem ra sau khi nếm của ngọt, Việt Nam muốn tiện tay giành thêm quyền lợi hải dương ở Nam Hải."
Chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc
Bài báo trên Trung Hoa võng nhận định rằng nhân dân Việt Nam, kinh qua mấy chục năm chiến tranh, là "một lực lượng không thể xem thường".Tác giả viết bài cho rằng kế thừa tư tưởng của Mao Trạch Đông, trong hơn 60 năm vừa qua, Việt Nam luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân.
"Một khi chiến tranh giữa chúng ta (Trung Quốc) và Việt Nam nổ ra, liệu chúng ta có đảm bảo chắc thắng?"
"Một khi Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Nam Hải, Việt Nam có dám xé bỏ hiệp ước biên giới để không tuyên chiến mà đánh hay không?"
Mạng Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam đột kích phòng tuyến trên đất liền của Trung Quốc, tất sẽ tạo ra sự biến động lớn và những tranh chấp lãnh thổ mới.
Tuy Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải, song với vị trí địa lý đặc thù ở đây, "các đảo nhỏ ở Nam Hải dễ công khó giữ".
Trung Quốc, theo tác giả bài báo, hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa và máy bay thẳng tay tiêu diệt quân địch, nhưng tổn thất cũng sẽ rất lớn.
Còn Việt Nam đứng trên thế “địa lợi”, có thể liên tục quấy rối quân ta trên đảo.
"Do vậy, chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."
Thương lái chiến tranh
Bài
trên Trung Hoa võng cho rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh
tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn
phần"."Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."
Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh. Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng.
Bài báo phân tích nếu Trung Quốc và Việt Nam có xung đột tại Nam Hải, các quốc gia này này nhất định nhảy ngay vào.
"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."
Tác giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.
"Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."
"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."
Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".
"Chỉ có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc ra tay muộn hơn."
*
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/12/091223_chinawebsite_vietdefence.shtml
*
ĐÀI BBC * MỸ & CAM RANH
*
BBC Vietnamese
Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông
Nhưng giới quan sát phương Tây hồ nghi Việt Nam lại sẽ cho lực lượng quân sự nước ngoài đóng trên lãnh thổ của mình.
Nhưng với những va chạm Mỹ - Trung gần đây trên Biển Đông, không ngạc nhiên khi có lo ngại quyền lợi Trung Quốc bị ảnh hưởng nếu Mỹ can dự sâu hơn.
Văn Hối Báo lý luận rằng tại Thái Bình Dương, Mỹ đã có hai cảng hải quân ở Guam và Changi (Singapore) và sẽ hoàn tất cụm tam giác bao vây Trung Quốc nếu thuê được Cam Ranh.
Tờ báo nói “so với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc, Vịnh Cam Ranh vẫn có nhiều khả năng hơn để điều quân ra bất kỳ đảo nào ở Nam Hải”.
Nhưng nói chuyện với tôi, ông David Brewster, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (Đại học Quốc gia Úc), cho rằng khả năng Mỹ thuê Cam Ranh hiện nay là “vô cùng khó tin”.
Ông nói: “Khó tin là Việt Nam sẽ dùng con bài chiến lược chính của mình trong môi trường an ninh hiện nay.”
“Một nước cờ như thế sẽ ảnh hưởng mạnh đến cả Mỹ và Việt Nam và thật khó hiểu bên nào lại muốn đi nước cờ này.”
Iskander Rehman, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI) tại Paris, đồng ý rằng có nhiều trở ngại cho sự có mặt của quân Mỹ ở Cam Ranh.
Anh nói: "Nhiều người trong giới quốc phòng Việt Nam lo ngại việc Mỹ có mặt lâu dài có thể bị Trung Quốc xem là cớ gây hấn và ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung."
Chuyên gia kỳ cựu người Úc chuyên về Việt Nam, Carlyle Thayer, cũng nói Mỹ quan tâm “địa điểm hơn là căn cứ”, nghĩa là Mỹ sẽ không thuê Cam Ranh, nhưng muốn được quyền tiếp cận các cảng của Việt Nam khi cần thiết.
Nhắc lại chuyện căn cứ Mỹ ở Nam Hàn đã gây chia rẽ dư luận xứ Hàn, ông Thayer nói ông “hồ nghi việc Mỹ đang tìm cách có căn cứ ở Cam Ranh, nhưng quyền tiếp cận lại là câu hỏi khác”.
GS. Thayer cũng nhận định Cam Ranh là “một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong vùng” nhưng đã xuống cấp nặng từ thời Liên Xô và Nga đồn trú.
“Sẽ phải tốn hàng triệu đôla để thiết bị ở đó đạt tiêu chuẩn quốc tế,” ông nói.
Kết hợp những diễn biến mới như việc Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông, Russell Hsiao, phân tích gia của Jamestown Foundation, xem đây có thể là dấu hiệu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Tướng Trương Lê bình luận hải quân Trung Quốc hiện chỉ có tám con tàu có thể điều ra Biển Đông, nên rất khó phản ứng trong tình huống khẩn cấp.
Ông này cổ vũ xây dựng sân bay và cảng biển để Trung Quốc kiểm soát quần đảo Trường Sa và bớt phụ thuộc eo biển Malacca, vốn bị các chiến lược gia Trung Quốc xem là tử huyệt cho an ninh quốc gia.
Tin Việt Nam định mua sáu tàu ngầm Nga trị giá 1.8 tỉ đôla cũng được nhiều người ở Trung Quốc xem là dấu hiệu Việt Nam phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người ta cũng hiểu chỉ riêng Việt Nam thì không thể đối kháng Trung Quốc, mà như một báo Hong Kong có lần nói “át chủ bài của Việt Nam là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, thu hút thế lực phương Tây làm đối trọng với Trung Quốc”.
Tiến sĩ David Scott, ở Đại học Brunel và đã viết ba tập sách về Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ:
“Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự - thương mại, trong lúc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
Một nước có thể cạnh tranh với Trung Quốc là Ấn Độ cũng bày tỏ quan tâm đến vịnh Cam Ranh.
Trong chiến lược “Chuỗi hạt ngọc” (String of Pearls), Trung Quốc đã xây dựng một loạt cảng tại châu Á, gồm cả nhiều nước vốn có quan hệ không mấy dễ chịu với Ấn Độ.
Ở phía Tây Ấn, Trung Quốc tài trợ để xây một cụm cảng cho Pakistan, làm Ấn Độ lo ngại về một mưu toan hợp tác hạn chế ảnh hưởng của họ ở Nam Á.
Ở phía đông, có tin nói Trung Quốc giúp Miến Điện xây nhiều cơ sở trên Vịnh Bengal, và rằng chúng có thể được nâng cấp cho mục đích quân sự. Năm ngoái lần đầu tiên một tàu chiến Trung Quốc ghé thăm Campuchia, và người ta tin rằng Trung Quốc đã bảo đảm được quyền tiếp cận cảng của Campuchia.
Vì thế một số phân tích gia thuộc phái cứng rắn của Ấn Độ đang cổ súy cho quan hệ hợp tác với Việt Nam và mở rộng sự có mặt ở Đông Nam Á.
Nhưng Walter Ladwig, đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Oxford, ghi nhận khả năng của hải quân Ấn vẫn chưa theo kịp tham vọng của họ.
“Trong tương lai gần, khó hình dung tàu Ấn Độ có thể đóng tại Việt Nam. Hải quân Ấn Độ chưa đủ sức kiểm soát đường biển quá xa nhà và quá gần Trung Quốc”.
Ông David Brewster nói một số chuyên viên an ninh Ấn vẫn muốn nước này có vai trò ở Biển Đông để phản kích sự có mặt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Nhưng theo ông, “chuyện này có lẽ phi thực tế vì khả năng hạn chế của hải quân và Ấn Độ cũng thiếu quan tâm thực sự tới Biển Đông”.
Ngay cả lời đồn Mỹ muốn thuê cảng Cam Ranh cũng sẽ chỉ là lời đồn, vì nó “tác động nhạy cảm nhất đối với dây thần kinh của Bắc Kinh” (lời một báo Hong Kong).
Kịch bản thực tế hơn theo Giáo sư Carl Thayer là Việt Nam có thể trở thành “điểm quá cảnh” cho các đội tàu nước ngoài.
Những chuyến thăm thường xuyên từ mấy năm qua của các tàu chiến, cả Mỹ, Ấn, Nga và Pháp, đặt khả năng Việt Nam còn có thể kiếm được tiền từ cung cấp dịch vụ cho hải quân nước ngoài.
Iskander Rehman nhận xét: "Việt Nam có thể duy trì sự linh động chiến lược tốt hơn nếu tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc bằng cách cho quyền cập cảng theo nguyên tắc tạm thời và ngắn hạn."
Cam Ranh thành sân bay quốc tế
Tham gia cuộc làm việc này còn có đối tác Việt Nam của các công ty Nga là công ty Minh Nhật.
Tuyến bay sắp khai trương có mục tiêu thúc đẩy lượng khách Nga tới du lịch ở Khánh Hòa.
Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã trở nên quen thuộc với người Nga kể từ khi quân đội Nga được quyền sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Theo một thỏa thuận ký giữa hai nhà nước, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong 25 năm từ năm 1979.
Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.
Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa, cho dù có tin Hoa Kỳ muốn thuê Cam Ranh trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình.
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã không chỉ một lần tuyên bố cảng Cam Ranh và các cơ sở hạ tầng đi kèm như sân bay sẽ hoàn toàn dùng cho dân sự.
Máy bay đầu tiên được sử dụng trong đường bay này là Tu 204 của Nga.
Giới chức hai bên cũng hy vọng mở đường bay Cam Ranh - Moscow.
Với việc khai trương sân bay quốc tế Cam Ranh, các khách sạn trong tỉnh Khánh Hòa sẽ có chương trình khuyến mại giảm giá từ 50%-70%.
Được biết chuyến bay ngày 12/12 sẽ có 130 khách Nga từ Vladivostok đến Cam Ranh.
Để đón các chuyến bay quốc tế, sân bay Cam Ranh đã được đầu tư 200 tỷ đồng cho nhà ga mới, trung tâm kiểm soát không lưu, đường băng và các phương tiện cơ sở kỹ thuật khác.
Nhà ga mới có khả năng đón 600 khách một giờ, gấp đôi nhà ga cũ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091208_camranh_airport.shtml*
Đài tưởng niệm quân Liên Xô ở Cam Ranh
Đài tưởng niệm bộ đội Liên Xô-Nga và Việt Nam được đặt tại khu các công trình văn hóa gần sân bay Cam Ranh.
Liên Xô và sau đó là Nga đã thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho tới năm 2002.
Trước đó, một đại lễ cầu siêu cho các liệt sỹ Liên Xô-Nga và Việt Nam đã được tổ chức tại khu tượng đài này hôm 05/12 với sự tham gia của hàng trăm người.
Tượng đài cao 21 mét, nặng trên 800 tấn, được đặt trên một đỉnh đồi, với biểu tượng Hải quân Việt Nam sát cánh cùng Không quân Liên Xô và em bé nâng cánh chim hoà bình.
Được biết đài tưởng niệm do Liên doanh Dầu khí Vietsopetro tài trợ và làm chủ đầu tư với số vốn trên 18 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).
Trên đài tưởng niệm có khắc tên 44 bộ đội Liên Xô - Nga và 176 quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh và khu vực miền Trung Việt Nam.
Không có thống kê chính thức về con số quân nhân Liên Xô-Nga chết trận tại Việt Nam, chủ yếu trong cuộc chiến chống Mỹ.
Liên Xô không bao giờ công nhận sự dính líu trực tiếp của mình trong cuộc chiến.
Chỉ đến năm 1991, khi Liên Xô tan rã, người ta mới thừa nhận có chừng 3.000 quân nhân Xô Viết tham chiến tại Việt Nam, mà theo phía Nga, chủ yếu trong vai trò cố vấn.
Chính thức họ được gọi là chuyên gia quân sự, và đã đóng vai trò trọng yếu trong việc huấn luyện các lực lượng Bắc Việt Nam nhất là trong phòng không và không quân.
Nhân dịp 65 năm ngày thành lập Quân đội Việt Nam và 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã ký các quyết định tặng thưởng, tôn vinh nhiều công dân Nga của Vietsovpetro vì tham gia xây dựng các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa.
Hoạt động này được cho là góp phần khẳng định chủ quyền và bảo vệ biên giới Việt Nam trên biển Đông.
Thứ Bảy ngày 12/12 tới, sân bay Cam Ranh chính thức trở thành sân bay quốc tế với chuyến bay đầu tiên hạ cánh từ Vladivostok với 130 khách Nga.
Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã trở nên quen thuộc với người Nga kể từ khi quân đội Nga được quyền sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Theo một thỏa thuận ký giữa hai nhà nước, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong 25 năm từ năm 1979.
Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.
Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa, cho dù có tin Hoa Kỳ muốn thuê Cam Ranh trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình.
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã không chỉ một lần tuyên bố cảng Cam Ranh và các cơ sở hạ tầng đi kèm như sân bay sẽ hoàn toàn dùng cho dân sự.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091210_camranh_monument.shtml
*
BBC Vietnamese
Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông
Giữa
lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, lại xuất hiện tin đồn Hoa
Kỳ muốn thuê cảng Cam Ranh của Việt Nam làm căn cứ quân sự.
Tờ
Văn Hối Báo ở Hong Kong, được cho là chuyển tải quan điểm thân Bắc
Kinh, mới đây nêu rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thuê Cam Ranh, để hoàn tất
chiến lược “bao vây” Trung Quốc ở Biển Đông.Nhưng giới quan sát phương Tây hồ nghi Việt Nam lại sẽ cho lực lượng quân sự nước ngoài đóng trên lãnh thổ của mình.
Bao vây Trung Quốc?
Những tin đồn như thế đã không ít lần xuất hiện kể từ ngày lá cờ Nga hạ xuống lần cuối tại Cam Ranh năm 2002.Nhưng với những va chạm Mỹ - Trung gần đây trên Biển Đông, không ngạc nhiên khi có lo ngại quyền lợi Trung Quốc bị ảnh hưởng nếu Mỹ can dự sâu hơn.
Văn Hối Báo lý luận rằng tại Thái Bình Dương, Mỹ đã có hai cảng hải quân ở Guam và Changi (Singapore) và sẽ hoàn tất cụm tam giác bao vây Trung Quốc nếu thuê được Cam Ranh.
Tờ báo nói “so với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc, Vịnh Cam Ranh vẫn có nhiều khả năng hơn để điều quân ra bất kỳ đảo nào ở Nam Hải”.
Nhưng nói chuyện với tôi, ông David Brewster, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (Đại học Quốc gia Úc), cho rằng khả năng Mỹ thuê Cam Ranh hiện nay là “vô cùng khó tin”.
Ông nói: “Khó tin là Việt Nam sẽ dùng con bài chiến lược chính của mình trong môi trường an ninh hiện nay.”
“Một nước cờ như thế sẽ ảnh hưởng mạnh đến cả Mỹ và Việt Nam và thật khó hiểu bên nào lại muốn đi nước cờ này.”
Iskander Rehman, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI) tại Paris, đồng ý rằng có nhiều trở ngại cho sự có mặt của quân Mỹ ở Cam Ranh.
Anh nói: "Nhiều người trong giới quốc phòng Việt Nam lo ngại việc Mỹ có mặt lâu dài có thể bị Trung Quốc xem là cớ gây hấn và ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung."
Chuyên gia kỳ cựu người Úc chuyên về Việt Nam, Carlyle Thayer, cũng nói Mỹ quan tâm “địa điểm hơn là căn cứ”, nghĩa là Mỹ sẽ không thuê Cam Ranh, nhưng muốn được quyền tiếp cận các cảng của Việt Nam khi cần thiết.
Nhắc lại chuyện căn cứ Mỹ ở Nam Hàn đã gây chia rẽ dư luận xứ Hàn, ông Thayer nói ông “hồ nghi việc Mỹ đang tìm cách có căn cứ ở Cam Ranh, nhưng quyền tiếp cận lại là câu hỏi khác”.
GS. Thayer cũng nhận định Cam Ranh là “một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong vùng” nhưng đã xuống cấp nặng từ thời Liên Xô và Nga đồn trú.
“Sẽ phải tốn hàng triệu đôla để thiết bị ở đó đạt tiêu chuẩn quốc tế,” ông nói.
Sức mạnh hải quân
Một
tài liệu tuần này của cơ quan nghiên cứu và tham mưu Jamestown
Foundation tại Mỹ ghi nhận Tướng Trương Lê, cựu Phó Tổng tham mưu
trưởng Quân đội Trung Quốc, kêu gọi xây sân bay và cảng biển ở Bãi Vành
Khăn của Trường Sa để tăng sức mạnh chủ quyền.Kết hợp những diễn biến mới như việc Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông, Russell Hsiao, phân tích gia của Jamestown Foundation, xem đây có thể là dấu hiệu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Tướng Trương Lê bình luận hải quân Trung Quốc hiện chỉ có tám con tàu có thể điều ra Biển Đông, nên rất khó phản ứng trong tình huống khẩn cấp.
Ông này cổ vũ xây dựng sân bay và cảng biển để Trung Quốc kiểm soát quần đảo Trường Sa và bớt phụ thuộc eo biển Malacca, vốn bị các chiến lược gia Trung Quốc xem là tử huyệt cho an ninh quốc gia.
Tin Việt Nam định mua sáu tàu ngầm Nga trị giá 1.8 tỉ đôla cũng được nhiều người ở Trung Quốc xem là dấu hiệu Việt Nam phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người ta cũng hiểu chỉ riêng Việt Nam thì không thể đối kháng Trung Quốc, mà như một báo Hong Kong có lần nói “át chủ bài của Việt Nam là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, thu hút thế lực phương Tây làm đối trọng với Trung Quốc”.
Lá bài Cam Ranh
Nhìn đi nhìn lại, có vẻ Cam Ranh là món quà mà Việt Nam có thể hứa hẹn cho các đại cường nhòm ngó an ninh vùng.Tiến sĩ David Scott, ở Đại học Brunel và đã viết ba tập sách về Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ:
“Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự - thương mại, trong lúc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
Một nước có thể cạnh tranh với Trung Quốc là Ấn Độ cũng bày tỏ quan tâm đến vịnh Cam Ranh.
Trong chiến lược “Chuỗi hạt ngọc” (String of Pearls), Trung Quốc đã xây dựng một loạt cảng tại châu Á, gồm cả nhiều nước vốn có quan hệ không mấy dễ chịu với Ấn Độ.
Ở phía Tây Ấn, Trung Quốc tài trợ để xây một cụm cảng cho Pakistan, làm Ấn Độ lo ngại về một mưu toan hợp tác hạn chế ảnh hưởng của họ ở Nam Á.
Ở phía đông, có tin nói Trung Quốc giúp Miến Điện xây nhiều cơ sở trên Vịnh Bengal, và rằng chúng có thể được nâng cấp cho mục đích quân sự. Năm ngoái lần đầu tiên một tàu chiến Trung Quốc ghé thăm Campuchia, và người ta tin rằng Trung Quốc đã bảo đảm được quyền tiếp cận cảng của Campuchia.
Vì thế một số phân tích gia thuộc phái cứng rắn của Ấn Độ đang cổ súy cho quan hệ hợp tác với Việt Nam và mở rộng sự có mặt ở Đông Nam Á.
Nhưng Walter Ladwig, đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Oxford, ghi nhận khả năng của hải quân Ấn vẫn chưa theo kịp tham vọng của họ.
“Trong tương lai gần, khó hình dung tàu Ấn Độ có thể đóng tại Việt Nam. Hải quân Ấn Độ chưa đủ sức kiểm soát đường biển quá xa nhà và quá gần Trung Quốc”.
Ông David Brewster nói một số chuyên viên an ninh Ấn vẫn muốn nước này có vai trò ở Biển Đông để phản kích sự có mặt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Nhưng theo ông, “chuyện này có lẽ phi thực tế vì khả năng hạn chế của hải quân và Ấn Độ cũng thiếu quan tâm thực sự tới Biển Đông”.
Ngay cả lời đồn Mỹ muốn thuê cảng Cam Ranh cũng sẽ chỉ là lời đồn, vì nó “tác động nhạy cảm nhất đối với dây thần kinh của Bắc Kinh” (lời một báo Hong Kong).
Kịch bản thực tế hơn theo Giáo sư Carl Thayer là Việt Nam có thể trở thành “điểm quá cảnh” cho các đội tàu nước ngoài.
Những chuyến thăm thường xuyên từ mấy năm qua của các tàu chiến, cả Mỹ, Ấn, Nga và Pháp, đặt khả năng Việt Nam còn có thể kiếm được tiền từ cung cấp dịch vụ cho hải quân nước ngoài.
Iskander Rehman nhận xét: "Việt Nam có thể duy trì sự linh động chiến lược tốt hơn nếu tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc bằng cách cho quyền cập cảng theo nguyên tắc tạm thời và ngắn hạn."
© BBC 2009
Cam Ranh thành sân bay quốc tế
Sân
bay Cam Ranh, Khánh Hòa, sẽ trở thành sân bay quốc tế với
tuyến bay đầu tiên nối với Vladivostok của Nga khai trương ngày
12/12 tới.
Thông tin này được
loan báo trong cuộc làm việc giữa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh
Khánh Hòa Võ Lâm Phi và đại diện một số công ty Nga là
Vladivostock Avia và Transero Airlines.Tham gia cuộc làm việc này còn có đối tác Việt Nam của các công ty Nga là công ty Minh Nhật.
Tuyến bay sắp khai trương có mục tiêu thúc đẩy lượng khách Nga tới du lịch ở Khánh Hòa.
Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã trở nên quen thuộc với người Nga kể từ khi quân đội Nga được quyền sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Theo một thỏa thuận ký giữa hai nhà nước, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong 25 năm từ năm 1979.
Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.
Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa, cho dù có tin Hoa Kỳ muốn thuê Cam Ranh trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình.
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã không chỉ một lần tuyên bố cảng Cam Ranh và các cơ sở hạ tầng đi kèm như sân bay sẽ hoàn toàn dùng cho dân sự.
Mở rộng sân bay
Theo thỏa thuận mới với hàng không Nga, tuyến bay nối Cam Ranh và Vladivostok sẽ hoạt động hai tuần một lần với hy vọng tần suất bay được tăng lên trong tương lai.Máy bay đầu tiên được sử dụng trong đường bay này là Tu 204 của Nga.
Giới chức hai bên cũng hy vọng mở đường bay Cam Ranh - Moscow.
Với việc khai trương sân bay quốc tế Cam Ranh, các khách sạn trong tỉnh Khánh Hòa sẽ có chương trình khuyến mại giảm giá từ 50%-70%.
Được biết chuyến bay ngày 12/12 sẽ có 130 khách Nga từ Vladivostok đến Cam Ranh.
Để đón các chuyến bay quốc tế, sân bay Cam Ranh đã được đầu tư 200 tỷ đồng cho nhà ga mới, trung tâm kiểm soát không lưu, đường băng và các phương tiện cơ sở kỹ thuật khác.
Nhà ga mới có khả năng đón 600 khách một giờ, gấp đôi nhà ga cũ.
Đài tưởng niệm quân Liên Xô ở Cam Ranh
Tượng
đài tưởng niệm quân nhân Liên Xô hy sinh tại Việt Nam vừa được
chính thức khánh thành hôm 10/12 tại khu cảng hàng không Cam
Ranh, Khánh Hòa.
Đài tưởng niệm bộ đội Liên Xô-Nga và Việt Nam được đặt tại khu các công trình văn hóa gần sân bay Cam Ranh.
Liên Xô và sau đó là Nga đã thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho tới năm 2002.
Trước đó, một đại lễ cầu siêu cho các liệt sỹ Liên Xô-Nga và Việt Nam đã được tổ chức tại khu tượng đài này hôm 05/12 với sự tham gia của hàng trăm người.
Tượng đài cao 21 mét, nặng trên 800 tấn, được đặt trên một đỉnh đồi, với biểu tượng Hải quân Việt Nam sát cánh cùng Không quân Liên Xô và em bé nâng cánh chim hoà bình.
Được biết đài tưởng niệm do Liên doanh Dầu khí Vietsopetro tài trợ và làm chủ đầu tư với số vốn trên 18 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).
Trên đài tưởng niệm có khắc tên 44 bộ đội Liên Xô - Nga và 176 quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh và khu vực miền Trung Việt Nam.
Không có thống kê chính thức về con số quân nhân Liên Xô-Nga chết trận tại Việt Nam, chủ yếu trong cuộc chiến chống Mỹ.
Liên Xô không bao giờ công nhận sự dính líu trực tiếp của mình trong cuộc chiến.
Chỉ đến năm 1991, khi Liên Xô tan rã, người ta mới thừa nhận có chừng 3.000 quân nhân Xô Viết tham chiến tại Việt Nam, mà theo phía Nga, chủ yếu trong vai trò cố vấn.
Chính thức họ được gọi là chuyên gia quân sự, và đã đóng vai trò trọng yếu trong việc huấn luyện các lực lượng Bắc Việt Nam nhất là trong phòng không và không quân.
Nhân dịp 65 năm ngày thành lập Quân đội Việt Nam và 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã ký các quyết định tặng thưởng, tôn vinh nhiều công dân Nga của Vietsovpetro vì tham gia xây dựng các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa.
Hoạt động này được cho là góp phần khẳng định chủ quyền và bảo vệ biên giới Việt Nam trên biển Đông.
Sân bay quốc tế
Thứ Bảy ngày 12/12 tới, sân bay Cam Ranh chính thức trở thành sân bay quốc tế với chuyến bay đầu tiên hạ cánh từ Vladivostok với 130 khách Nga.
Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã trở nên quen thuộc với người Nga kể từ khi quân đội Nga được quyền sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Theo một thỏa thuận ký giữa hai nhà nước, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong 25 năm từ năm 1979.
Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.
Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa, cho dù có tin Hoa Kỳ muốn thuê Cam Ranh trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình.
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã không chỉ một lần tuyên bố cảng Cam Ranh và các cơ sở hạ tầng đi kèm như sân bay sẽ hoàn toàn dùng cho dân sự.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091210_camranh_monument.shtml
*
TRẦN BÌNH NAM * CAM RANH
**
Hải cảng Cam Ranh và Liên bang Nga
Trần Bình Nam
Cảng Cam Ranh của Việt Nam nằm ở cực nam tỉnh Khánh Hòa cách phía nam thành phố du lịch Nha trang 50km là một hải cảng lớn từng liên hệ đến các biến chuyển quốc tế.
Sau
khi người Pháp thiết lập xong nền đô hộ tại Việt Nam vào cuối thế kỷ
thứ 19, người Pháp biết giá trị của cảng Cam Ranh. Nhưng một mặt không
có nhu cầu, một mặt không đủ khả năng tài chánh nên người Pháp không có
chương trình khai thác. Vào những thập niên cuối của thế kỷ 19
(1880-1900) chỉ có Anh quốc có khả năng đe dọa quyền lợi của Pháp trong
vùng Thái Bình Dương, nhưng Anh đang bận xâu xé nước Tàu ở phương Bắc và
mặc nhiên chấp nhận chủ quyền của Pháp ở phía Nam.
Ngoài Anh, còn Nhật Bản, nhưng Nhật Bản cũng đang bận tranh chấp với Nga và làm thịt con mồi Trung quốc lớn hơn. Trong suốt thời gian trên dưới 130 năm từ khi Pháp đặt chân đến Việt Nam cho đến hôm nay, Cam Ranh chỉ đựợc dùng khi có nhu cầu quốc tế, và khi hết nhu cầu Cam Ranh lại trở về sự yên tĩnh thiên nhiên cố hữu của nó. Nhưng không biết Cam Ranh còn được yên tĩnh bao lâu nữa! Năm 1895 Nhật Bản chiếm Đài Loan, và ảnh hưởng của Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20 càng ngày càng lên ở Đông Á, người Pháp lo ngại nên năm 1930 cho chiến hạm Malicieuse ra chiếm quần đảo Spatleys (Trường Sa).
Tuy nhiên người Pháp không xây cất hay tuyên bố gì để xác định chủ quyền. Ngay cả việc chính quyền Pháp ở Đông Dương có ý xây cất một căn cứ tàu ngầm tại Cam Ranh để bảo vệ Trường Sa Paris cũng không chấp thuận cho là không cần thiết (Chương 2, The South China Sea dispute, page 28, by Geoffrey Till, trong cuốn “Security and International Politicộng sản in the South China Sea” do Sam Bateman & Ralf Emmers chủ biên) Mùa hè năm 1940 Đức quốc xã chiếm nước Pháp.
Chính quyền Vichy thân Đức được thành lập, và chính quyền Pháp tại Đông Dương theo chính phủ Vichy. Tháng 12/1941 Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ, tấn công Trân Châu Cảng làm tê liệt hạm đội Mỹ tại Thái Bình Đương và hải quân Nhật hoàn toàn làm chủ Thái Bình Dương trong đó có biển Đông. Chính quyền Pháp tại Đông Dương thuộc phe Trục (Đức, Ý, Nhật) được Nhật Bản cho tiếp tục cai trị Đông Dương. Nhật chiếm những cứ điểm của Pháp tại Trường Sa (như đảo Itu Aba) và xây cất một căn cứ tàu ngầm tại đảo Itu Aba nhường cho Pháp quản lý đảo Woody trong quần đảo Hoàng Sa cho đến ngày 9/3/1945 khi Pháp đảo chánh Pháp tại Đông Đương.
Trong cuộc tranh hùng với hải quân Hoa Kỳ trong trận Thế giới đại chiến II (1941-1945) Nhật không dùng căn cứ Cam Ranh một cách thường xuyên. Nhật chỉ xử dụng Cam Ranh một lần năm 1942 làm nơi tập trung hải đội chuẩn bị xâm lăng Malaysia. . Sau trận Midway tháng 6/1942 hải quân Nhật thua đậm, Hải quân Hoa Kỳ trở lại làm chủ Biển Đông. Tháng 1/1945 đô đốc William Halsey Jr. đưa một hạm đội vào tảo thanh biển Đông để yểm trợ cho cuộc đổ bộ của tướng McArthur lên Vịnh Lingayan. Trong suốt 11 ngày hành quân đô đốc Halsey đánh đắm hằng chục chiếm hạm nhỏ của Pháp và tiêu diệt đơn vị đặc nhiệm 39 của hải quân Nhật và phá hủy căn cứ Cam Ranh không cho Nhật xử dụng. Cam Ranh từng có duyên nợ với Nga, Nhật, Mỹ và khi có những tranh chấp quốc tế đe dọa Việt Nam, Cam Ranh đều trở thành một cứ điểm quan trọng .
Tháng 4/1905 một hạm đội hùng hậu của Nga Hoàng Nicolas đệ II gồm 28 chiến hạm do đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy trên đường từ biển Baltic theo đường vòng qua mủi Hảo vọng của lục địa Phi châu được Pháp cho cắm neo nghỉ ngơi tại vịnh Cam Ranh trước khi tiếp tục hành trình lên phía Bắc để tranh hùng với hạm đội Nhật Bản (TBN: Nga và Nhật tuyên chiến năm 1904 và đang giành nhau kiểm soát Triều Tiên. Ai kiểm soát eo biển Tsushima - eo biển Đối Mã- giữa Triều Tiên và Nhật Bản sẽ có thế thượng phong chiếm Triều Tiên). Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc.
Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉng Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân. Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội VNCH. Việt Nam không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và chỉ xử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn. Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được xử dụng trong 3 ngày (từ 1 đến 3/4/75) để đổ người tị nạn từ Đà Nẵng vào, sau đó chuyển tiếp đi Phú quốc .
Ngày 3/4/1975 quân đội VNCH rút khỏi Cam Ranh. Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979 khi Trung quốc đánh qua biên giới phía bắc Việt Nam, Nga – theo yêu cầu của Hà Nội – đưa một hạm đội đến tuần hành vùng biển giữa đảo Hải Nam và bờ biển Bắc Việt để phòng ngừa Trung quốc đổ bộ lên Thanh Hóa đánh từ phía nam lên. Hạm đội Nga dùng nhóm đảo Macclesfield Bank (nằm phía Đông quần đảo Hòang Sa khoảng 200 km, lúc đó đang do Trung quốc kiểm soát) làm nơi thả neo nghỉ ngơi và tiếp tế ((Chương 2, The South China Sea dispute, page 32, by Geoffrey Till, trong cuốn “Security and International Politicộng sản in the South China Sea” do Sam Bateman & Ralf Emmers chủ biên).
Thấy bất tiện Hà Nội sắp xếp cho hạm đội Nga dùng căn cứ Đà Nẵng và ký một khế ước mật cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh 25 năm (TBN: điều khoản của khế ước là hai bên sẽ thương thuyết lại sau 14 năm). Sau khi ký khế ước Nga biến Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Mục đích chính yếu của căn cứ là ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung quốc. Sự hiện diện của Nga tại Cam Ranh chỉ được công bố cho thế giới biết vào năm 1988 khi bộ trưởng ngọai giao Nga Eduard Shevardnadze cho biết Nga có ý muốn rút khỏi Cam Ranh (vì quá tốn kém) sau năm 1993.
Năm 1990 Hải quân Nga giảm dần sự hiện diện tại Cam Ranh. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, Việt Nam và Trung quốc làm lành với nhau và Việt Nam không còn cần sự hiện diện của Nga tại Cam Ranh. Năm 1993 khi thương thuyết lại khế ước, Nga chỉ muốn duy trì tại Cam Ranh một trạm điện tử để nghe ngóng tin tức. Việt Nam ra giá 200 triệu mỹ kim một năm. Nga chê mắc và quyết định rút khỏi Cam Ranh. Ngày 2/5/2002 toàn bộ nhân sự Nga rút khỏi Cam Ranh. Từ đó đến nay Cam Ranh bỏ trống. Ai cũng đóan khi Nga ra đi, Trung quốc ve vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc. Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa.
Và gần đây hơn có những tin tức và biến chuyển đáng quan tâm, và vai trò của căn cứ Cam Ranh trên bàn cờ Biển Đông lại được dư luận thế giới quan tâm. Ngày 10/12 (theo bản tin Việt ngữ đài BBC) chính quyền Việt Nam cho khánh thành đài tưởng niệm “quân nhân Liên xô” từng hy sinh tại Việt Nam tại khu cảng hàng không Cam Ranh. Đài tưởng niệm cao 21 mét, nặng trên 800 tấn do Liên doanh Dầu khí Vietsopetro tài trợ với số vốn gần 1 triệu mỹ kim.Trên đài tưởng niệm có khắc tên 44 bộ đội Liên Xô - Nga và 176 quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh và khu vực miền Trung Việt Nam. (TBN: dư luận tự hỏi không biết các quân nhân Nga chết tại Việt Nam trong hoàn cảnh nào?)
Cũng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô, Việt Nam tặng thưởng một số nhân viên công ty Vietsovpetro vì đã tham gia xây dựng các giàn khoan dầu ở quần đảo Trường Sa, vinh danh họ đã góp phần khẳng định chủ quyền và bảo vệ biên giới Việt Nam trên biển Đông. Hai ngày sau (12/12/09) hãng hàng không dân sự Nga Transero Airliens bắt đầu những chuyến bay nối liền Cam Ranh và thành phố Vladivostock của Nga mỗi tuần 2 chuyến, và hai chính phủ Việt-Nga đang bàn tính mở những chuyến bay trực tiếp Cam Ranh và Mạc Tư Khoa (bản tin BBC ngày 8/12/09). Ngày 14/12/09 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Mạc Tư Khoa (trên đường đi dự hội nghị thời tiết tại Đan Mạch) hội đàm với thủ tướng Putin thảo luận về “tăng cường hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược" trong đó có việc tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga sẽ đầu tư khoảng 319 triệu đôla để phát triển năng lượng tại Việt Nam và việc Nga sẽ ký kết hợp đồng bán cho Việt Nam 12 chiến đấu cơ Sukhoi và 6 tàu ngầm loại Kilo.
Các hoạt động dồn dập liên quan đến cảng Cam Ranh không khỏi tạo sự tò mò cho giới quan sát quốc tế, và dù vô tình cũng có thể thấy được đây là một lời nhắn cho Trung quốc biểt những trăn trở của Việt Nam trước áp lực càng ngày càng cao của Trung quốc.
Liên bang Nga trở lại xử dụng căn cứ Cam Ranh để giải tỏa áp lực của Trung quốc đối với Việt Nam như Nga đã làm năm 1979 không? Không ai nghĩ điều này sẽ xẩy ra vì mối quan hệ tay ba Nga-Trung quốc-Việt Nam hiện nay khác với quan hệ giữa 3 nước vào năm 1979. Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc tuy căng thảng bên trong do tranh chấp ngấm ngầm về hải đảo nhưng bên ngoài vẫn là hai nước đồng minh nên Việt Nam chưa thấy cần Nga để trấn áp Trung quốc. Hơn nữa nếu cần Hoa Kỳ có thể triển khai lực lượng hải quân của mình để khống chế không cho Trung quốc dùng sức mạnh chiếm hữu biển Đông chẹt đường biển huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên qua eo biển Mã Lai Á.
Những chuyển vận xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Nga nên được hiểu là Việt Nam dù dưới áp lực nào của Trung quốc cũng sẽ không nhượng Cam Ranh cho Trung quốc. Và trong hướng chiến lược này Việt Nam được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, khối các nước ASEAN và cộng đồng thế giới . Bàn về sự xử dụng dân sự của cảng Cam Ranh, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong một buổi nói chuyện khá thẳng thắn và cởi mở với (có lẽ) Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam ngày 2/11/2004 đã phát họa kế hoạch mở cảng Cam Ranh thật quy mô có khả năng nhận hàng hóa từ Âu châu, Ấn Độ sau khi đã có đường cao tốc (freeway) băng qua nam Á châu để chở hàng lên Nhật Bản, Trung quốc, Nga thì cảng Cam Ranh sẽ giúp thu ngắn thời gian chuyển vận nếu phải chở suốt bằng đường biển qua eo biển Malacca.
Cuc diện trước mắt như thế cho thấy vùng biển Đông có cơ trở thành một vùng biển quốc tế với sự trọng tài của hải quân Hoa Kỳ (TBN: cuộc thăm viếng của khu trục hạm Lassen do Trung tá Lê Bá Hùng một người Mỹ gốc Việt chỉ huy viếng thăm Đà Nẵng tháng 11/2009 vừa qua là một thông điệp đầy tự tin về vai trò trọng tài này) và cảng Cam Ranh nhìn ra Biển Đông sẽ là trung tâm sinh hoạt kinh tế có lợi cho toàn vùng. Tạm thời khi chưa đủ mạnh để đối đầu với hải quân Hoa Kỳ Trung quốc sẽ phải chấp nhận cục diện này. Nhưng trong vòng 10 hay 20 năm nữa khi Trung quốc cảm thấy đủ mạnh chưa chắc Trung quốc chịu nhận vai trò trọng tài của Hoa Kỳ. Nhưng đến lúc đó lại là một câu chuyện “chiến tranh hay hòa bình” khác.
Trần Bình Nam Dec 23, 2009
binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com
*
Ngoài Anh, còn Nhật Bản, nhưng Nhật Bản cũng đang bận tranh chấp với Nga và làm thịt con mồi Trung quốc lớn hơn. Trong suốt thời gian trên dưới 130 năm từ khi Pháp đặt chân đến Việt Nam cho đến hôm nay, Cam Ranh chỉ đựợc dùng khi có nhu cầu quốc tế, và khi hết nhu cầu Cam Ranh lại trở về sự yên tĩnh thiên nhiên cố hữu của nó. Nhưng không biết Cam Ranh còn được yên tĩnh bao lâu nữa! Năm 1895 Nhật Bản chiếm Đài Loan, và ảnh hưởng của Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20 càng ngày càng lên ở Đông Á, người Pháp lo ngại nên năm 1930 cho chiến hạm Malicieuse ra chiếm quần đảo Spatleys (Trường Sa).
Tuy nhiên người Pháp không xây cất hay tuyên bố gì để xác định chủ quyền. Ngay cả việc chính quyền Pháp ở Đông Dương có ý xây cất một căn cứ tàu ngầm tại Cam Ranh để bảo vệ Trường Sa Paris cũng không chấp thuận cho là không cần thiết (Chương 2, The South China Sea dispute, page 28, by Geoffrey Till, trong cuốn “Security and International Politicộng sản in the South China Sea” do Sam Bateman & Ralf Emmers chủ biên) Mùa hè năm 1940 Đức quốc xã chiếm nước Pháp.
Chính quyền Vichy thân Đức được thành lập, và chính quyền Pháp tại Đông Dương theo chính phủ Vichy. Tháng 12/1941 Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ, tấn công Trân Châu Cảng làm tê liệt hạm đội Mỹ tại Thái Bình Đương và hải quân Nhật hoàn toàn làm chủ Thái Bình Dương trong đó có biển Đông. Chính quyền Pháp tại Đông Dương thuộc phe Trục (Đức, Ý, Nhật) được Nhật Bản cho tiếp tục cai trị Đông Dương. Nhật chiếm những cứ điểm của Pháp tại Trường Sa (như đảo Itu Aba) và xây cất một căn cứ tàu ngầm tại đảo Itu Aba nhường cho Pháp quản lý đảo Woody trong quần đảo Hoàng Sa cho đến ngày 9/3/1945 khi Pháp đảo chánh Pháp tại Đông Đương.
Trong cuộc tranh hùng với hải quân Hoa Kỳ trong trận Thế giới đại chiến II (1941-1945) Nhật không dùng căn cứ Cam Ranh một cách thường xuyên. Nhật chỉ xử dụng Cam Ranh một lần năm 1942 làm nơi tập trung hải đội chuẩn bị xâm lăng Malaysia. . Sau trận Midway tháng 6/1942 hải quân Nhật thua đậm, Hải quân Hoa Kỳ trở lại làm chủ Biển Đông. Tháng 1/1945 đô đốc William Halsey Jr. đưa một hạm đội vào tảo thanh biển Đông để yểm trợ cho cuộc đổ bộ của tướng McArthur lên Vịnh Lingayan. Trong suốt 11 ngày hành quân đô đốc Halsey đánh đắm hằng chục chiếm hạm nhỏ của Pháp và tiêu diệt đơn vị đặc nhiệm 39 của hải quân Nhật và phá hủy căn cứ Cam Ranh không cho Nhật xử dụng. Cam Ranh từng có duyên nợ với Nga, Nhật, Mỹ và khi có những tranh chấp quốc tế đe dọa Việt Nam, Cam Ranh đều trở thành một cứ điểm quan trọng .
Tháng 4/1905 một hạm đội hùng hậu của Nga Hoàng Nicolas đệ II gồm 28 chiến hạm do đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy trên đường từ biển Baltic theo đường vòng qua mủi Hảo vọng của lục địa Phi châu được Pháp cho cắm neo nghỉ ngơi tại vịnh Cam Ranh trước khi tiếp tục hành trình lên phía Bắc để tranh hùng với hạm đội Nhật Bản (TBN: Nga và Nhật tuyên chiến năm 1904 và đang giành nhau kiểm soát Triều Tiên. Ai kiểm soát eo biển Tsushima - eo biển Đối Mã- giữa Triều Tiên và Nhật Bản sẽ có thế thượng phong chiếm Triều Tiên). Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc.
Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉng Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân. Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội VNCH. Việt Nam không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và chỉ xử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn. Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được xử dụng trong 3 ngày (từ 1 đến 3/4/75) để đổ người tị nạn từ Đà Nẵng vào, sau đó chuyển tiếp đi Phú quốc .
Ngày 3/4/1975 quân đội VNCH rút khỏi Cam Ranh. Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979 khi Trung quốc đánh qua biên giới phía bắc Việt Nam, Nga – theo yêu cầu của Hà Nội – đưa một hạm đội đến tuần hành vùng biển giữa đảo Hải Nam và bờ biển Bắc Việt để phòng ngừa Trung quốc đổ bộ lên Thanh Hóa đánh từ phía nam lên. Hạm đội Nga dùng nhóm đảo Macclesfield Bank (nằm phía Đông quần đảo Hòang Sa khoảng 200 km, lúc đó đang do Trung quốc kiểm soát) làm nơi thả neo nghỉ ngơi và tiếp tế ((Chương 2, The South China Sea dispute, page 32, by Geoffrey Till, trong cuốn “Security and International Politicộng sản in the South China Sea” do Sam Bateman & Ralf Emmers chủ biên).
Thấy bất tiện Hà Nội sắp xếp cho hạm đội Nga dùng căn cứ Đà Nẵng và ký một khế ước mật cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh 25 năm (TBN: điều khoản của khế ước là hai bên sẽ thương thuyết lại sau 14 năm). Sau khi ký khế ước Nga biến Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Mục đích chính yếu của căn cứ là ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung quốc. Sự hiện diện của Nga tại Cam Ranh chỉ được công bố cho thế giới biết vào năm 1988 khi bộ trưởng ngọai giao Nga Eduard Shevardnadze cho biết Nga có ý muốn rút khỏi Cam Ranh (vì quá tốn kém) sau năm 1993.
Năm 1990 Hải quân Nga giảm dần sự hiện diện tại Cam Ranh. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, Việt Nam và Trung quốc làm lành với nhau và Việt Nam không còn cần sự hiện diện của Nga tại Cam Ranh. Năm 1993 khi thương thuyết lại khế ước, Nga chỉ muốn duy trì tại Cam Ranh một trạm điện tử để nghe ngóng tin tức. Việt Nam ra giá 200 triệu mỹ kim một năm. Nga chê mắc và quyết định rút khỏi Cam Ranh. Ngày 2/5/2002 toàn bộ nhân sự Nga rút khỏi Cam Ranh. Từ đó đến nay Cam Ranh bỏ trống. Ai cũng đóan khi Nga ra đi, Trung quốc ve vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc. Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa.
Và gần đây hơn có những tin tức và biến chuyển đáng quan tâm, và vai trò của căn cứ Cam Ranh trên bàn cờ Biển Đông lại được dư luận thế giới quan tâm. Ngày 10/12 (theo bản tin Việt ngữ đài BBC) chính quyền Việt Nam cho khánh thành đài tưởng niệm “quân nhân Liên xô” từng hy sinh tại Việt Nam tại khu cảng hàng không Cam Ranh. Đài tưởng niệm cao 21 mét, nặng trên 800 tấn do Liên doanh Dầu khí Vietsopetro tài trợ với số vốn gần 1 triệu mỹ kim.Trên đài tưởng niệm có khắc tên 44 bộ đội Liên Xô - Nga và 176 quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh và khu vực miền Trung Việt Nam. (TBN: dư luận tự hỏi không biết các quân nhân Nga chết tại Việt Nam trong hoàn cảnh nào?)
Cũng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô, Việt Nam tặng thưởng một số nhân viên công ty Vietsovpetro vì đã tham gia xây dựng các giàn khoan dầu ở quần đảo Trường Sa, vinh danh họ đã góp phần khẳng định chủ quyền và bảo vệ biên giới Việt Nam trên biển Đông. Hai ngày sau (12/12/09) hãng hàng không dân sự Nga Transero Airliens bắt đầu những chuyến bay nối liền Cam Ranh và thành phố Vladivostock của Nga mỗi tuần 2 chuyến, và hai chính phủ Việt-Nga đang bàn tính mở những chuyến bay trực tiếp Cam Ranh và Mạc Tư Khoa (bản tin BBC ngày 8/12/09). Ngày 14/12/09 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Mạc Tư Khoa (trên đường đi dự hội nghị thời tiết tại Đan Mạch) hội đàm với thủ tướng Putin thảo luận về “tăng cường hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược" trong đó có việc tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga sẽ đầu tư khoảng 319 triệu đôla để phát triển năng lượng tại Việt Nam và việc Nga sẽ ký kết hợp đồng bán cho Việt Nam 12 chiến đấu cơ Sukhoi và 6 tàu ngầm loại Kilo.
Các hoạt động dồn dập liên quan đến cảng Cam Ranh không khỏi tạo sự tò mò cho giới quan sát quốc tế, và dù vô tình cũng có thể thấy được đây là một lời nhắn cho Trung quốc biểt những trăn trở của Việt Nam trước áp lực càng ngày càng cao của Trung quốc.
Liên bang Nga trở lại xử dụng căn cứ Cam Ranh để giải tỏa áp lực của Trung quốc đối với Việt Nam như Nga đã làm năm 1979 không? Không ai nghĩ điều này sẽ xẩy ra vì mối quan hệ tay ba Nga-Trung quốc-Việt Nam hiện nay khác với quan hệ giữa 3 nước vào năm 1979. Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc tuy căng thảng bên trong do tranh chấp ngấm ngầm về hải đảo nhưng bên ngoài vẫn là hai nước đồng minh nên Việt Nam chưa thấy cần Nga để trấn áp Trung quốc. Hơn nữa nếu cần Hoa Kỳ có thể triển khai lực lượng hải quân của mình để khống chế không cho Trung quốc dùng sức mạnh chiếm hữu biển Đông chẹt đường biển huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên qua eo biển Mã Lai Á.
Những chuyển vận xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Nga nên được hiểu là Việt Nam dù dưới áp lực nào của Trung quốc cũng sẽ không nhượng Cam Ranh cho Trung quốc. Và trong hướng chiến lược này Việt Nam được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, khối các nước ASEAN và cộng đồng thế giới . Bàn về sự xử dụng dân sự của cảng Cam Ranh, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong một buổi nói chuyện khá thẳng thắn và cởi mở với (có lẽ) Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam ngày 2/11/2004 đã phát họa kế hoạch mở cảng Cam Ranh thật quy mô có khả năng nhận hàng hóa từ Âu châu, Ấn Độ sau khi đã có đường cao tốc (freeway) băng qua nam Á châu để chở hàng lên Nhật Bản, Trung quốc, Nga thì cảng Cam Ranh sẽ giúp thu ngắn thời gian chuyển vận nếu phải chở suốt bằng đường biển qua eo biển Malacca.
Cuc diện trước mắt như thế cho thấy vùng biển Đông có cơ trở thành một vùng biển quốc tế với sự trọng tài của hải quân Hoa Kỳ (TBN: cuộc thăm viếng của khu trục hạm Lassen do Trung tá Lê Bá Hùng một người Mỹ gốc Việt chỉ huy viếng thăm Đà Nẵng tháng 11/2009 vừa qua là một thông điệp đầy tự tin về vai trò trọng tài này) và cảng Cam Ranh nhìn ra Biển Đông sẽ là trung tâm sinh hoạt kinh tế có lợi cho toàn vùng. Tạm thời khi chưa đủ mạnh để đối đầu với hải quân Hoa Kỳ Trung quốc sẽ phải chấp nhận cục diện này. Nhưng trong vòng 10 hay 20 năm nữa khi Trung quốc cảm thấy đủ mạnh chưa chắc Trung quốc chịu nhận vai trò trọng tài của Hoa Kỳ. Nhưng đến lúc đó lại là một câu chuyện “chiến tranh hay hòa bình” khác.
Trần Bình Nam Dec 23, 2009
binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com
*
Tuesday, December 22, 2009
ĐÀI BBC * NGƯỜI VIỆT NAM TẠI CZECH *
Lao động Việt quyết "bám trụ" tại Czech
Giới
chức Cộng Hoà Czech cho hay tính đến cuối năm 2009, đã có 2,089
người ngoại quốc tại nước này, trong đó có lao động Việt Nam,
nhận tiền và vé máy bay trợ giúp hồi hương.
Đây là các đối tượng mất việc làm trong tình hình kinh tế khó khăn.
Cộng
Hoà Czech từng là miền đất hứa cho người lao động Việt Nam,
bởi sự cởi mở trong việc cấp chiếu khán nhập cư và cơ hội
kiếm tiền.
Chỉ
tính riêng trong hai năm 2007-2008, cộng đồng người Việt định cư
tại nước này gồm khoảng 45 ngàn người đã đón nhận thêm 15
ngàn lao động mới từ trong nước sang.
Tuy
nhiên, làn sóng khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ đúng
thời gian này đã khiến cho rất nhiều người trong số họ, lâm
vào cảnh mất việc làm.
"Khó khăn"
Ông
Trương Công Sứ, một người Việt định cư lâu năm tại Brno của
Czech, cho biết rất nhiều người mới sang gặp khó khăn, thất nghiệp. Họ
phải làm các công việc tạm thời cho những người Việt có điều kiện hơn,
và thậm chí cạn kiệt tiền bạc.
Rất nhiều người, nhất là những người mới sang không có công ăn việc làm. Họ phải đi kiếm những việc làm tạm để tồn tại, làm thuê cho người mình chẳng hạn.
Ông Trương Công Sứ, người Việt định cư tại Brno, Cộng Hòa Czech
Hôm
thứ Năm, Bộ trưởng Nội vụ Czech, Martin Pecina cho biết Việt Nam
đứng thứ ba trong danh sách lao động nhập cư tự nguyện về nước
theo chương trình hỗ trợ của chính phủ Czech, chỉ sau Mông Cổ
và Uzbekistan.
Chương
trình hồi hương tự nguyện gồm hai giai đoạn, theo đó những người tự
nguyện về nước được trao vé máy bay và tiền hỗ trợ, với số tiền là 500
euro cho những người về từ tháng Hai đến tháng Sáu 2009, và 300 euro nếu
về từ tháng Bảy tới tháng Mười Hai 2009.
Được biết số lao động Việt Nam đông thứ ba trong danh sách tự nguyện hồi hương, chỉ sau Mông Cổ và Uzbekistan.
Tuy
nhiên, so với số lao động Việt Nam hiện diện tại Czech thì
lượng người về nước hầu như không đáng kể và thấp hơn nhiều so
với dự đoán.
Hồi
tháng Giêng 2009, ông Marcel Winter, Chủ tịch Hội hữu nghị Czech -
Việt Nam, nói theo ước tính của ông, có tới 15,000 công nhân
Việt Nam không có việc làm và muốn về nhà.
Đến nay mới chỉ có rất ít người hồi hương, bất chấp tương lai chưa biết sẽ ra sao.
Ông
Lê Minh Cầu, phó chủ tịch thường trực Hội Người Việt Nam tại
Cộng Hoà Czech cho biết gần hai trăm người về trong đợt một, còn đợt
hai số lượng ít hơn nhiều.
"Doanh nhân không tiền"
Mặc dù rất khó khăn, nhưng nhu cầu về Việt Nam là không có... Bỏ số tiền rất lớn ở Việt Nam để đi, bây giờ phải trở về thì họ phải mang một khoản nợ rất khó giải quyết. Cho nên bằng mọi cách họ phải ở lại.
Ông Lê Minh Cầu, Phó Chủ tịch thường trực Hội Người Việt Nam tại Cộng Hòa Czech
Ông
Cầu nói tuy khó khăn nhưng tâm lý chung ai cũng muốn cố gắng trụ lại để
tìm kiếm tương lai, đặc biệt là để bù đắp cho những khoản chi phí lớn
mà họ phải bỏ ra để sang được tới Czech.
Cơ
chế thông thoáng của Cộng Hòa Czech trong việc gia hạn hoặc chuyển đổi
mục đích visa cũng là yếu tố thuận lợi cho người Việt ở lại "nằm vùng".
Ông
Cầu nói hầu hết người Việt mới sang đều tìm cách chuyển đổi mục đích cư
trú từ lao động sang kinh doanh để gia hạn visa, để được ở lại xứ người
hợp pháp, bất chấp cuộc sống thực tế khó khăn không công ăn việc làm và
không tiền bạc.
Còn
giấy tờ hợp lệ là còn hy vọng, dẫu mong manh, cho một tương lai sáng
sủa hơn. Bởi không còn cách nào khác, họ không thể trở về khi chưa kiếm
đủ khoản tiền trả nợ cho chuyến đi.
Số liệu chính thức cho thấy trong tháng Mười Một vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Cộng Hoà Czech lên tới 8,6%.
Bộ
nội vụ nước này cảnh báo nếu không có biện pháp hỗ trợ thì
10% tới 15% lao động nhập cư thất nghiệp có thể bị các băng
đảng tội phạm lôi kéo và hình thành một thị trường lao động
bất hợp pháp.
Hồi
năm 2008, dư luận và truyền thông Czech cho rằng 'các tội phạm trong
cộng đồng Việt' gây vấn đề nghiêm trọng cho xã hội nước này, dẫn
tới việc Czech tạm ngưng cấp visa cho công dân Việt một thời
gian.
Giới
chức cũng tiến hành bố ráp chợ người Việt tại Praha, gây khó
khăn cho công việc làm ăn của cộng đồng. Tuy nhiên, như lời giải
thích của ông Lê Minh Cầu thì vì những lý do khác nhau, việc
trở về, cho dù với sự hỗ trợ từ chính phủ Czech, với nhiều
người Việt vẫn là điều không thể.
*
ĐÀI VOA * TIN VIỆT MỸ
**
Hội đàm quân sự Việt – Mỹ tại Ngũ Giác Đài
Nguyễn Trung
16/12/2009
Thưa quý vị, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã hội đàm với người đồng nhiệm Hoa Kỳ Robert Gates tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Ba, nhân chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ quân sự song phương giữa hai nước, trong bối cảnh căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải đang gia tăng ở khu vực biển Đông. Tại thủ đô Washington, ông Thanh cũng gặp một số thượng nghị sĩ hàng đầu thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trước đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dừng chân thăm căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở Hawaii. Phóng viên Nguyễn Trung của đài VOA theo dõi sự kiện này và có bài thường thuật sau.
Hai
giới chức quân sự cấp cao nhất của Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận kín
vào chiều thứ Ba tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nhưng không tổ chức
họp báo chung sau buổi hội kiến.
Cùng ngày, ông Thanh cũng đã thảo luận với Thượng nghị sĩ Dân chủ Jim Webb, hiện là Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại về vấn đề Đông Á của Thượng viện Hoa Kỳ, và Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain – thành viên cấp cao của Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Giáo sư Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii, nhận định rằng chuyến thăm của ông Thanh là một ‘dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ’. Ông Lâm nói: 'Chuyến thăm đánh dấu một mốc khá quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa quân đội hai nước. Chuyến công du hoàn toàn nằm trong một đường lối chiến lược của Việt Nam trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, tức là mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn. Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ, và thời gian khác nhau mà Việt Nam có bước đi khác nhau. Chuyến thăm của ông Bộ trưởng sang Mỹ tôi nghĩ nên đặt trong bối cảnh liên quan tới các vấn đề an ninh, quân sự, cán cân lực lượng ở khu vực Đông Nam Á cũng như tình hình ở biển Đông đã có thay đổi, có những diễn biến mới'.
Trước đó, hôm 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tới một căn cứ hải quân và lên thăm một tàu ngầm tấn công USS Jacksonville của Hoa Kỳ ở Hawaii. Thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Mỹ và Việt Nam ‘ngày càng tăng cường hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình; cứu trợ nhân đạo; tìm kiếm cứu nạn; an ninh biển và biên giới’.
Giáo
sư Vũ Hồng Lâm cho rằng chặng dừng chân ở Hawaii của ông Thanh cho thấy
‘mối quan tâm về vũ khí’ của Việt Nam: 'Chuyến thăm này có một điểm đặc
biệt là ông Phùng Quang Thanh không đến thẳng Washington, mà trước khi
đến đó, ông dừng lại ở Hawaii ba ngày để đi thăm bộ chỉ huy Thái Bình
Dương của Mỹ - tức là bộ tư lệnh có trách nhiệm đối với toàn bộ khu vực
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ông thăm cơ sở của hải quân và không
quân cụ thể như đến xem tầu ngầm và máy bay. Điều đó cũng nói lên phần
nào là phía Việt Nam có thể cũng quan tâm đến vấn đề mua vũ khí của Mỹ'.
Đây là lần thứ hai một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ năm 1995. Vào năm 2003, vị Bộ trưởng lúc đó là Phạm Văn Trà đã có chuyến công du sang Washington.
Chuyến đi lần này của ông Thanh tới Hoa Kỳ được các nhà quan sát đánh giá là một thời điểm tốt khi Việt Nam đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Trong buổi công bố Sách trắng quốc phòng mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh từng bày tỏ quan ngại về tình hình ở khu vực biển Đông, nhưng ông cho rằng căng thẳng đó sẽ không dẫn tới xung đột vũ trang.
Giáo sư Vũ Hồng Lâm cho rằng chuyến công du Hoa Kỳ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ‘sẽ gửi đi một thông điệp đến Trung Quốc’. Nhà phân tích này nói: 'Người Việt Nam chắc chắn cũng phải nghĩ tới chuyện là một chuyến đi như vậy sẽ phát đi tín hiệu như thế nào đối với Trung Quốc. Chính vì thế mà người ta đã phải chuẩn bị nhiều, và đã có nhiều dự định cho một thời điểm sớm hơn, nhưng lại bị dời lại cho tới tận bây giờ, vì theo tôi, phía Việt Nam cũng ngần ngại rằng chuyến đi phát đi tín hiệu không tốt, khiến cho phía Trung Quốc khó chịu và sẽ có phản ứng không tốt cho phía Việt Nam'.
Ông
Lâm nhận định thêm: 'Thế nên, Việt Nam cũng phải cẩn trọng trong việc
tăng cường quan hệ với Mỹ. Ngược lại, phía Trung Quốc chắc chắn quan tâm
theo dõi chuyến đi này để xem giữa Việt Nam với Mỹ có những hành động
gì và điều đó ảnh hưởng gì tới mục đích, và ý đồ của họ ở trong khu vực.
Họ (Trung Quốc) không thể nào tin tưởng là Việt Nam sẽ đi theo phía họ,
và Việt Nam cũng sẽ có hành động thủ thế cho mình. Trung Quốc có lẽ
cũng sẽ gây áp lực nhất định để cản trở Việt Nam gia tăng quan hệ với
những nước mà Trung Quốc biết là không chia sẻ lợi ích chiến lược với
mình, đặc biệt là tại khu vực biển Đông'.
Các giới chức Hoa Kỳ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, từng phát biểu rằng sự gia tăng quân sự của Trung Quốc đe dọa tới sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quan hệ quân sự Việt – Mỹ đã gia tăng trong những năm gần đây, với nhiều chuyến thăm của các tàu hải quân Hoa Kỳ tới Việt Nam, mà mới nhất là chuyến cập cảng Đà Nẵng hồi tháng Sáu của một tàu khu trục do một người Mỹ gốc Việt chỉ huy.
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu cuộc đối thoại chiến lược về chính trị và quốc phòng thường niên đầu tiên – một chỉ dấu được các nhà quan sát cho rằng Hà Nội sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ quân sự song phương với Washington.
Quân đội hai nước cũng đã hợp tác trong vấn đề tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Tin cho hay, sau cuộc gặp với ông Gates, ông Thanh sẽ bay sang Pháp và hội đàm với các giới chức quân sự nước này, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Herve Morin.http://www.voanews.com/vietnamese/2009-12-16-voa3.cfm
*
Hội đàm quân sự Việt – Mỹ tại Ngũ Giác Đài
Nguyễn Trung
16/12/2009
Thưa quý vị, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã hội đàm với người đồng nhiệm Hoa Kỳ Robert Gates tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Ba, nhân chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ quân sự song phương giữa hai nước, trong bối cảnh căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải đang gia tăng ở khu vực biển Đông. Tại thủ đô Washington, ông Thanh cũng gặp một số thượng nghị sĩ hàng đầu thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trước đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dừng chân thăm căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở Hawaii. Phóng viên Nguyễn Trung của đài VOA theo dõi sự kiện này và có bài thường thuật sau.
Đây là lần thứ hai một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Hoa Kỳ. |
Cùng ngày, ông Thanh cũng đã thảo luận với Thượng nghị sĩ Dân chủ Jim Webb, hiện là Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại về vấn đề Đông Á của Thượng viện Hoa Kỳ, và Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain – thành viên cấp cao của Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Giáo sư Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii, nhận định rằng chuyến thăm của ông Thanh là một ‘dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ’. Ông Lâm nói: 'Chuyến thăm đánh dấu một mốc khá quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa quân đội hai nước. Chuyến công du hoàn toàn nằm trong một đường lối chiến lược của Việt Nam trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, tức là mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn. Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ, và thời gian khác nhau mà Việt Nam có bước đi khác nhau. Chuyến thăm của ông Bộ trưởng sang Mỹ tôi nghĩ nên đặt trong bối cảnh liên quan tới các vấn đề an ninh, quân sự, cán cân lực lượng ở khu vực Đông Nam Á cũng như tình hình ở biển Đông đã có thay đổi, có những diễn biến mới'.
Trước đó, hôm 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tới một căn cứ hải quân và lên thăm một tàu ngầm tấn công USS Jacksonville của Hoa Kỳ ở Hawaii. Thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Mỹ và Việt Nam ‘ngày càng tăng cường hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình; cứu trợ nhân đạo; tìm kiếm cứu nạn; an ninh biển và biên giới’.
Ông Thanh dừng chân ở Hawaii trước khi tới Washington DC. |
Đây là lần thứ hai một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ năm 1995. Vào năm 2003, vị Bộ trưởng lúc đó là Phạm Văn Trà đã có chuyến công du sang Washington.
Chuyến đi lần này của ông Thanh tới Hoa Kỳ được các nhà quan sát đánh giá là một thời điểm tốt khi Việt Nam đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Trong buổi công bố Sách trắng quốc phòng mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh từng bày tỏ quan ngại về tình hình ở khu vực biển Đông, nhưng ông cho rằng căng thẳng đó sẽ không dẫn tới xung đột vũ trang.
Giáo sư Vũ Hồng Lâm cho rằng chuyến công du Hoa Kỳ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ‘sẽ gửi đi một thông điệp đến Trung Quốc’. Nhà phân tích này nói: 'Người Việt Nam chắc chắn cũng phải nghĩ tới chuyện là một chuyến đi như vậy sẽ phát đi tín hiệu như thế nào đối với Trung Quốc. Chính vì thế mà người ta đã phải chuẩn bị nhiều, và đã có nhiều dự định cho một thời điểm sớm hơn, nhưng lại bị dời lại cho tới tận bây giờ, vì theo tôi, phía Việt Nam cũng ngần ngại rằng chuyến đi phát đi tín hiệu không tốt, khiến cho phía Trung Quốc khó chịu và sẽ có phản ứng không tốt cho phía Việt Nam'.
Giáo sư Lâm nhận định chuyến công du Hoa Kỳ của ông Thanh sẽ 'phát đi thông điệp đến Trung Quốc'. |
Các giới chức Hoa Kỳ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, từng phát biểu rằng sự gia tăng quân sự của Trung Quốc đe dọa tới sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quan hệ quân sự Việt – Mỹ đã gia tăng trong những năm gần đây, với nhiều chuyến thăm của các tàu hải quân Hoa Kỳ tới Việt Nam, mà mới nhất là chuyến cập cảng Đà Nẵng hồi tháng Sáu của một tàu khu trục do một người Mỹ gốc Việt chỉ huy.
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu cuộc đối thoại chiến lược về chính trị và quốc phòng thường niên đầu tiên – một chỉ dấu được các nhà quan sát cho rằng Hà Nội sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ quân sự song phương với Washington.
Quân đội hai nước cũng đã hợp tác trong vấn đề tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Tin cho hay, sau cuộc gặp với ông Gates, ông Thanh sẽ bay sang Pháp và hội đàm với các giới chức quân sự nước này, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Herve Morin.http://www.voanews.com/vietnamese/2009-12-16-voa3.cfm
*
ĐÀI Á CHÂU TỰ DO * VIỆT NAM & ASEAN
*
VN phát triển hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN
RFA-12-22-2009
Việt Nam sẽ phát triển hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, tham gia mọi hoạt động quân sự của ASEAN cũng như với các nước Châu Á Thái Bình Dương trong tinh thần tự chủ và độc lập.
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh, tuyên bố điều này với Thông tấn xã Việt Nam sáng hôm nay, sau khi công du Hoa Kỳ và Pháp trở về.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nói rằng một trong những công việc ưu tiên hàng đầu của quân đội Việt Nam là hợp tác trong lãnh vực tuần tra trên biển với Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan, sắp tới sẽ hợp tác thêm với Indonesia, Malaysia và Philippines. Việc hợp tác này nhằm tránh những tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.
Trong khi đó thì tư lệnh hải quân Việt Nam, trung tướng Nguyễn Văn Hiến, cho biết hải quân Việt Nam đang được hiện đại hoá.
Tướng Nguyễn Văn Hiến tuyên bố việc bảo vệ chủ quyền , giữ an ninh lãnh hải , đánh đuổi tàu nứơc ngoài xâm phạm hải phận là nhiệm vụ của hải quân Việt Nam, dù phải chiến đấu và hy sinh.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
SƠN TRUNG * BÁO CHÍ & QUÂN ĐỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM
*
QUÂN TRUNG CỘNG TRÊN ĐẤT VIỆT NAM ?
QUÂN TRUNG CỘNG TRÊN TÀU VIỆT NAM VÀ TRÊN LÃNH HẢI VIỆT NAM?
Một việc khác tương tự đã xảy ra. Việc này đã được đăng trên nhiều báo chí hải ngoại. Sau đây là một đoạn:
Blogger Nguyễn Xuân Diện vừa phát hiện bức ảnh minh hoạ trong bài tạp bút “Những chú lính ở sân ga” của nhà văn Dạ Ngân ca ngợi lòng dũng cảm của Hải quân Việt Nam, đăng tại trang 17, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh số 23, ra ngày 21/6/2009, số kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, là ảnh chụp Hải quân Trung Quốc!
Có thể tìm thấy nguồn của bức ảnh này trong bài “Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc” trên Wikipedia tiếng Việt, chú thích là: “Hải quân Trung Quốc tại Bộ Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Thanh Đảo”, chữ Trung Quốc trên mũ quân phục hiện rõ.
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=155581 http://dongathi.multiply.com/journal/item/365
www.talawas.org
Sau đây là hình lính Trung cộng diễn hành:
*
Những sự kiện trên cho ta nhiều tín hiệu:
+Một số lãnh đạo, nhà báo, họa sĩ trình bày hình ảnh thiếu lương tâm và vô ý thức nhất là những người cộng sản chuyên nghề lừa bịp.
+Một số lãnh đạo, nhà báo, họa sĩ thích Trung Quốc, muốn Việt Nam trở thành chư hầu của Trung Quốc?
+Hoặc các ông nhà báo, các họa sĩ cao thâm muốn nói điều gì sâu xa qua các tấm hình?
+Phải chăng đó là một điềm xấu báo hiệu quân đội Trung Quốc sẽ đến Việt Nam và Việt Nam rơi vào bàn tay Trung Quốc xâm lược?
Vài hình ảnh quân đội Việt cộng
*
Quân đội Việt Cộng thay quân trangTin tức đài BBC
Việc thay đổi quân phục được nói là hướng đi "hiện đại hóa, hội nhập quốc tế" của quân đội Việt Nam.
Từ đó tới nay, lễ phục mới đã được thử nghiệm tại một số đơn vị trước khi đưa vào đồng loạt.
Ngày 22/12 cũng là dịp quân đội Việt Nam kỷ niệm 65 năm ngày thành lập.
Ngoài lễ phục, các phụ kiện kèm theo như giày, nền quân hiệu sỹ quan… cũng sẽ thay đổi về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng.
Tuy nhiên một số quân nhân cho rằng đồ kiểu K-08 không được gần dân, bao gồm thường phục và lễ phục, tất cả đều màu xanh thay màu cỏ úa.
Nhưng cũng có người nói đây là "một điểm trong quá trình hiện đại, chính quy hóa quân đội thôi, không quan trong quần áo, cơ bản là cái phẩm chất bộ đội cụ Hồ không bị thay đổi."
Công khai
Đây là một bích chương khác hình quân đội Việt Cộng diễn hành
Các báo trong và ngoài nước đều đưa tin về quân phục mới của các binh chủng Việt Nam kể từ ngày 22 tháng 12 2009.
http://a9.vietbao.vn/images/vn902/chinh-tri/20885598_images1898709_9.jpg"
*
QUÂN TRUNG CỘNG TRÊN ĐẤT VIỆT NAM ?
Mấy
tháng trước đây, báo chí trong nước và hải ngoại đã bàn luận về việc
một tờ báo trong nước tường thuật một buổi lễ có diễn hành nhưng than ôi
buổi lễ quân đội Việt Nam mà không phải quân đội Việt Nam mà là hình
quân đội Trung Quốc.
Người Việt Nam có câu: "Nhà báo nói láo ăn tiền." Trước đây, vài chục năm, khi Liên Xô còn là thành trì Cách mạng vô sản, một nhà báo tường thuật ngày cách mạng tháng mười tại Liên Xô. Cũng cờ quạt, một lãnh tụ Liên Xô ( Stalin?) lên đọc diễn văn và cuối cùng là diễn hành. Nhưng than ôi, phóng viên ấy chỉ nằm nhà tưởng tượng, hôm sau mới biết lãnh tụ Liên Xô đã chết mất tiêu, cho nên không có mặt trong buổi lễ đó!
Nay đài Á Châu Tự Do lại nói đến một pano được treo, dán, dựng ở vài khu vực Sàigòn nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2009) và những pano ấy đã tạo ra một vụ tai tiếng.Bẳn tin viết như sau:
Người Việt Nam có câu: "Nhà báo nói láo ăn tiền." Trước đây, vài chục năm, khi Liên Xô còn là thành trì Cách mạng vô sản, một nhà báo tường thuật ngày cách mạng tháng mười tại Liên Xô. Cũng cờ quạt, một lãnh tụ Liên Xô ( Stalin?) lên đọc diễn văn và cuối cùng là diễn hành. Nhưng than ôi, phóng viên ấy chỉ nằm nhà tưởng tượng, hôm sau mới biết lãnh tụ Liên Xô đã chết mất tiêu, cho nên không có mặt trong buổi lễ đó!
Nay đài Á Châu Tự Do lại nói đến một pano được treo, dán, dựng ở vài khu vực Sàigòn nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2009) và những pano ấy đã tạo ra một vụ tai tiếng.Bẳn tin viết như sau:
Theo
thông lệ, mỗi khi tới dịp có nhưng ngày cần kỷ niệm, Việt Nam lại dựng
pano, treo băng rôn, dán áp phích, nhắc nhở mọi người.
Hồi đầu tháng này, một số pano đã được dựng tại một số khu vực ở TP.HCM, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2009) và những pano ấy đã tạo ra một vụ tai tiếng.
Tuy hình ảnh đoàn quân được đặt bên dưới quốc kỳ Việt Nam và dòng chữ “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” nhưng người ta thấy các quân nhân trong đoàn quân ấy, không giống quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chẳng hạn, các quân nhân trong đoàn quân xuất hiện trên pano không dùng AK. Những khẩu súng mà họ mang trước ngực không phải là loại vũ khí cá nhân mà Quân đội nhân dân Việt Nam trang bị cho quân nhân của mình.
Sau khi ngắm qua một tấm pano như thế ở gần trụ sở Hội Chữ thập đỏ quận Phú Nhuận, một vài blogger đã thử tìm kiếm tung tích của đoàn quân xuất hiện trên pano “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” và phát giác, những quân nhân trong ảnh là lính Trung Quốc.
Ảnh chụp đoàn quân Trung Quốc được lấy làm nền cho mẫu pano “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” hiện có trên khá nhiều trang web của Trung Quốc như: china.com.cn, xinhuanet.com,...
Khoảng đầu tháng 12, tin tức và những hình ảnh nhằm giúp đối chiếu, phân tích câu chuyện khó hiểu ấy đã được một số blog và diễn đàn điện tử loan báo qua Internet. Sau đó, một số blogger cho biết, pano dựng gần trụ sở Hội Chữ thập đỏ quận Phú Nhuận đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên đến ngày 12 tháng 12, một số blogger khác cung cấp thêm một số ảnh cho thấy, pano theo mẫu vừa kể lại thấy được dựng trước trụ sở UBND quận 4, TP.HCM và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Quận ủy của quận này.
Mới đây, blogger Nguyễn Quang Vinh, đồng thời cũng là phóng viên báo Lao Động, kể trên blog của ông rằng, sau khi biết chuyện, ông đã gọi điện thoại cho ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hoá – Thể thao – Du lịch và ông Phạm Hoa, Đại tá, Cục trưởng Cục Tư tưởng Văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, để báo tin. Các ông này đã cho kiểm tra và hiện nay, những tấm pano theo mẫu mà blogger Nguyễn Quang Vinh gọi là “bậy bạ”, từng được dựng tại nhiều nơi ở TP.HCM, đã được tháo dỡ.
Tuy nhiên, blogger Nguyễn Quang Vinh cho biết, ông chưa đủ thông tin để trả lời thắc mắc chung của nhiều người là tại sao mẫu pano ấy ra đời và sẽ có những ai phải chịu trách nhiệm về chuyện này (?). . .
.
Đài Á châu Tự Do đả gọi điện thoại hỏi ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch TP.HCM, và được trả lời như sau và nội dung là công nhận sai lầm của nhân viên dưới quyền của ông.
Ông Nguyễn Thành Rum: Cho nên cái đó đó, có nghĩa là thế này nè... À... đối với một số nhân viên của tôi đó. À... Anh em nó có sơ suất cái chuyện đó nhưng mà nó đã, nó đã chỉnh sửa lại cái hình đó chứ không phải là nó lấy nguyên xi. Bị vì... anh... anh đã thấy lá cờ Việt Nam mà đúng không?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/HCMC-use-image-of-Chinese-soldiers-to-celebrate-the-founding-of-Vietnam-army-TVan-12222009113728.htmlKhông dùng VN, chỉ tín nhiệm TQ
Năm nay, mẫu pano được chọn để kỷ niệm ngày 22 tháng 12 tại TP.HCM, có hình một đoàn quân mặc lễ phục, súng đeo trước ngực, mắt nhìn thẳng. Sau lưng đoàn quân này là bóng một vài cao ốc, cần cẩu loại lớn. Bên trên đoàn quân là quốc kỳ Việt Nam.Tuy hình ảnh đoàn quân được đặt bên dưới quốc kỳ Việt Nam và dòng chữ “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” nhưng người ta thấy các quân nhân trong đoàn quân ấy, không giống quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chẳng hạn, các quân nhân trong đoàn quân xuất hiện trên pano không dùng AK. Những khẩu súng mà họ mang trước ngực không phải là loại vũ khí cá nhân mà Quân đội nhân dân Việt Nam trang bị cho quân nhân của mình.
Sau khi ngắm qua một tấm pano như thế ở gần trụ sở Hội Chữ thập đỏ quận Phú Nhuận, một vài blogger đã thử tìm kiếm tung tích của đoàn quân xuất hiện trên pano “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” và phát giác, những quân nhân trong ảnh là lính Trung Quốc.
Ảnh chụp đoàn quân Trung Quốc được lấy làm nền cho mẫu pano “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” hiện có trên khá nhiều trang web của Trung Quốc như: china.com.cn, xinhuanet.com,...
Khoảng đầu tháng 12, tin tức và những hình ảnh nhằm giúp đối chiếu, phân tích câu chuyện khó hiểu ấy đã được một số blog và diễn đàn điện tử loan báo qua Internet. Sau đó, một số blogger cho biết, pano dựng gần trụ sở Hội Chữ thập đỏ quận Phú Nhuận đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên đến ngày 12 tháng 12, một số blogger khác cung cấp thêm một số ảnh cho thấy, pano theo mẫu vừa kể lại thấy được dựng trước trụ sở UBND quận 4, TP.HCM và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Quận ủy của quận này.
Mới đây, blogger Nguyễn Quang Vinh, đồng thời cũng là phóng viên báo Lao Động, kể trên blog của ông rằng, sau khi biết chuyện, ông đã gọi điện thoại cho ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hoá – Thể thao – Du lịch và ông Phạm Hoa, Đại tá, Cục trưởng Cục Tư tưởng Văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, để báo tin. Các ông này đã cho kiểm tra và hiện nay, những tấm pano theo mẫu mà blogger Nguyễn Quang Vinh gọi là “bậy bạ”, từng được dựng tại nhiều nơi ở TP.HCM, đã được tháo dỡ.
Tuy nhiên, blogger Nguyễn Quang Vinh cho biết, ông chưa đủ thông tin để trả lời thắc mắc chung của nhiều người là tại sao mẫu pano ấy ra đời và sẽ có những ai phải chịu trách nhiệm về chuyện này (?). . .
.
Đài Á châu Tự Do đả gọi điện thoại hỏi ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch TP.HCM, và được trả lời như sau và nội dung là công nhận sai lầm của nhân viên dưới quyền của ông.
Ông Nguyễn Thành Rum: Cho nên cái đó đó, có nghĩa là thế này nè... À... đối với một số nhân viên của tôi đó. À... Anh em nó có sơ suất cái chuyện đó nhưng mà nó đã, nó đã chỉnh sửa lại cái hình đó chứ không phải là nó lấy nguyên xi. Bị vì... anh... anh đã thấy lá cờ Việt Nam mà đúng không?
QUÂN TRUNG CỘNG TRÊN TÀU VIỆT NAM VÀ TRÊN LÃNH HẢI VIỆT NAM?
Một việc khác tương tự đã xảy ra. Việc này đã được đăng trên nhiều báo chí hải ngoại. Sau đây là một đoạn:
Một nhầm lẫn tai hại: Hình Hải quân Trung Quốc minh hoạ
cho bài ca ngợi Hải quân Việt Nam
cho bài ca ngợi Hải quân Việt Nam
Blogger Nguyễn Xuân Diện vừa phát hiện bức ảnh minh hoạ trong bài tạp bút “Những chú lính ở sân ga” của nhà văn Dạ Ngân ca ngợi lòng dũng cảm của Hải quân Việt Nam, đăng tại trang 17, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh số 23, ra ngày 21/6/2009, số kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, là ảnh chụp Hải quân Trung Quốc!
Có thể tìm thấy nguồn của bức ảnh này trong bài “Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc” trên Wikipedia tiếng Việt, chú thích là: “Hải quân Trung Quốc tại Bộ Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Thanh Đảo”, chữ Trung Quốc trên mũ quân phục hiện rõ.
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=155581 http://dongathi.multiply.com/journal/item/365
www.talawas.org
Sau đây là hình lính Trung cộng diễn hành:
*
Những sự kiện trên cho ta nhiều tín hiệu:
+Một số lãnh đạo, nhà báo, họa sĩ trình bày hình ảnh thiếu lương tâm và vô ý thức nhất là những người cộng sản chuyên nghề lừa bịp.
+Một số lãnh đạo, nhà báo, họa sĩ thích Trung Quốc, muốn Việt Nam trở thành chư hầu của Trung Quốc?
+Hoặc các ông nhà báo, các họa sĩ cao thâm muốn nói điều gì sâu xa qua các tấm hình?
+Phải chăng đó là một điềm xấu báo hiệu quân đội Trung Quốc sẽ đến Việt Nam và Việt Nam rơi vào bàn tay Trung Quốc xâm lược?
Vài hình ảnh quân đội Việt cộng
*
Quân đội Việt Cộng thay quân trangTin tức đài BBC
Từ
22/12/2009, quân đội Việt Nam sẽ đồng loạt bắt đầu mặc trang
phục sỹ quan kiểu K-08 với màu xanh ô-liu là màu sắc chủ đạo.
Từ đó tới nay, lễ phục mới đã được thử nghiệm tại một số đơn vị trước khi đưa vào đồng loạt.
Ngày 22/12 cũng là dịp quân đội Việt Nam kỷ niệm 65 năm ngày thành lập.
Ngoài lễ phục, các phụ kiện kèm theo như giày, nền quân hiệu sỹ quan… cũng sẽ thay đổi về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng.
Tuy nhiên một số quân nhân cho rằng đồ kiểu K-08 không được gần dân, bao gồm thường phục và lễ phục, tất cả đều màu xanh thay màu cỏ úa.
Nhưng cũng có người nói đây là "một điểm trong quá trình hiện đại, chính quy hóa quân đội thôi, không quan trong quần áo, cơ bản là cái phẩm chất bộ đội cụ Hồ không bị thay đổi."
'Bộ đội cụ Hồ'
Diễn đàn của các quân nhân đã từng rộ lên những thảo luận về chuyện thiết kế trang phục mới.
Theo
họ trang phục khi thiết kế xong cần ''vẫn giữ được nét truyền thống,
khi nhìn vào quân phục biết là của quân đội Việt Nam, ví dụ giữ lại nón
cối, nhưng màu sắc phải đồng nhất với áo quần, chất liệu thì bảo đảm
nhẹ, nhưng vẫn an toàn khi sử dụng, chống đạn...''
Điều
quan trọng theo các quân nhân là ''tính ứng dụng cao, có nghĩa là sử
dụng thuận tiện, không làm khó chịu cho người sử dụng, mang tính thoải
mái, cơ động, mặc nhanh gọn, và quan trọng là thực thi...''
Nhiều
quân nhân cũng đồng ý rằng ''trang phục phải mang tính thẩm mỹ, và
quan trọng là khi mặc quân phục đó vào, người chiến sĩ cảm thấy tự hào,
vì đẹp..."
Gần
đây quân đội Việt Nam mặc kiểu K-07, là đồ dã chiến, có 2 loại cho
lính và sĩ quan. Loại lính thì áo có 2 túi, còn loại sĩ quan áo có 4
túi, có thêm cái đai để cài tay áo khi xắn lên, nhưng cùng loại cũng
không thống nhất hoàn toàn và chất liệu vải cũng khác nhau.
Hiện tại đồ K-07 chủ yếu phục vụ cho công tác huấn luyện và SSCĐ, nhưng đa số vẫn ưa chuộng kiểu K-03 xanh.
Trước đây, quân đội Việt Nam mặc đồ K-82 màu cỏ úa. Từ năm 2005 thì lính bắt đầu thay đồ K-03, từ năm 2007 thì thêm đồ K-07.
Trước đây, quân đội Việt Nam mặc đồ K-82 màu cỏ úa. Từ năm 2005 thì lính bắt đầu thay đồ K-03, từ năm 2007 thì thêm đồ K-07.
Mới đây, cũng nhân dịp 65 năm thành lập quân đội, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho công bố Sách trắng Quốc phòng 2009.
Trong đó, Việt Nam công khai một số chi tiết được đưa ra lần đầu tiên như ngân sách quốc phòng và tổng quân số.
Toàn quân có 450.000 bộ đội chính quy.
Ngân sách cho bảo vệ đất nước là 27.000 tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Tuy
nhiên một số nguồn tin nước ngoài cho rằng ngân sách quốc
phòng thực tế của Việt Nam phải gấp đôi ngân sách công bố.
Đây là một bích chương khác hình quân đội Việt Cộng diễn hành
*
QUÂN ĐỘI VIỆT CỘNG THAY QUÂN PHỤC
Các báo trong và ngoài nước đều đưa tin về quân phục mới của các binh chủng Việt Nam kể từ ngày 22 tháng 12 2009.
Hôm
nay (22/12), kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,
20 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, toàn quân thống nhất mang, mặc quân
phục mới kiểu K08.
Đây
là mẫu quân phục dựa trên sự kế thừa kiểu dáng đẹp của mẫu quân phục
K58, K72 và K82 trước đó, đồng thời tiếp thu phong cách hiện trong hội
nhập với bạn bè quốc tế.
TS giới thiệu một số mẫu quân phục mới của các quân binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
TS giới thiệu một số mẫu quân phục mới của các quân binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các đại biểu tham quan triển lãm tại Thái Nguyên. |
Quân phục K08 thường dùng của nam và quân phục lễ phục mùa đông của nữ. |
Quân phục dã ngoại của bộ đội Phòng không - Không quân. |
Quân phục đông thường dùng có mũ của nữ. |
http://a9.vietbao.vn/images/vn902/chinh-tri/20885598_images1898709_9.jpg"
*
CÂY CẢNH VIỆT NAM
LTS: Sau
khi chiếm Nam Vang, Khmer đỏ phá hủy các đường quốc lộ để lấy đất tăng
gia sản xuất. Họ cũng phá các đồn điền trồng trà, trồng cà phê để tiêu
diệt tàn tích phong kiến và thực dân. Họ đuổi hàng triệu dân ra khỏ nhà
và tàn sát dân chúng.
Sau 1975, các ông Cộng sản Bắc Việt vào Nam, thấy người ta nuôi cá, trồng cậy kiểng thì bỉu môi khinh bỉ và bắt dân chúng phải phá bỏ vườn hoa để trồng Xuyên tâm liên hoặc khoai sắn. Sau đó thì đến Tết, hoặc lễ lạc, họ yêu cầu các gia chủ khiêng cây cảnh trăm năm, chục năm đến để chưng bày, nhưng số phận các cây kiểng này như số phận Kinh Kha một đi không trở lại. It lâu sau, khi đã thâu tóm được một số tiền bạc, nhà cửa, phong trào trồng cây kiểng và nuôi cá bắt đầu phá triển.
Sau đây là một câu chuyện về cây kiểng Việt Nam do bạn đọc gửi đến. Xin mời quý vị thưởng lãm.
Sau 1975, các ông Cộng sản Bắc Việt vào Nam, thấy người ta nuôi cá, trồng cậy kiểng thì bỉu môi khinh bỉ và bắt dân chúng phải phá bỏ vườn hoa để trồng Xuyên tâm liên hoặc khoai sắn. Sau đó thì đến Tết, hoặc lễ lạc, họ yêu cầu các gia chủ khiêng cây cảnh trăm năm, chục năm đến để chưng bày, nhưng số phận các cây kiểng này như số phận Kinh Kha một đi không trở lại. It lâu sau, khi đã thâu tóm được một số tiền bạc, nhà cửa, phong trào trồng cây kiểng và nuôi cá bắt đầu phá triển.
Sau đây là một câu chuyện về cây kiểng Việt Nam do bạn đọc gửi đến. Xin mời quý vị thưởng lãm.
CÂY CẢNH VIỆT NAM CÓ GIÁ TRIỆU ĐÔ
NHÂN DÂN VÀ VÔ SẢN VIỆT NAM NGHÈO ĐÓI, TRONG KHI TỶ PHÚ ĐỎ VẤT TIỀN QUA CỬA SỒ
Một số chuyên gia cây cảnh của Nhật Bản khi dự hội thảo về cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam đã choáng váng khi biết rằng, có những cây cảnh đã được trao đổi, mua bán, định giá ở Việt Nam lên đến tiền tỷ, thậm chí cả triệu USD. Tại sao cây cảnh ở nước ta lại đắt kinh khủng như vậy? Vì sao cây cảnh có giá triệu đô?
Theo giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật, để một cây cảnh đắt giá bạc tỷ cần có những yếu tố sau: Thứ nhất, cây phải có tuổi và phải ngồi trên chậu hàng trăm năm. Thứ hai, cây phải thuộc kỳ hoa dị thảo, kiểu dáng cổ quái, không giống bất cứ cây nào. Thứ ba, cây phải biểu đạt được chủ đề thông qua thế cây. Thứ tư, cây đó phải hợp gu với người chơi, hợp tuổi, sở thích… Để có được một cây cảnh đạt tiêu chí này không phải dễ. Một cây cảnh vài trăm năm tuổi phải được chăm sóc, tỉa tót qua nhiều đời mới đạt thành quả. Như vậy, cây cảnh đó không những đã ăn vào tâm thức người sở hữu mà nó còn trở thành báu vật gia truyền. Vì thế, về mặt tâm linh, không thể định giá được những cây này.
Chẳng hạn, cây sanh dáng “long mẫu tử”, tuổi 300 năm, của dòng họ Đỗ ở Nam Điền, Nam Định được định giá lên đến 3 tỷ đồng, nhưng cả dòng họ này nhất quyết không bán. Theo họ, cái giá 3 tỷ đồng cho công phu tuyệt tác trường tồn những 300 năm có lẽ vẫn còn quá rẻ. Quả là họ cũng có cái lý của họ. Xét trong cả nước ta, số cây cảnh có tuổi vài trăm năm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì nó lâu năm, nó thành vật gia truyền nên việc mua được nó không phải dễ dàng. Ngay như dại gia Thành “đất” đã gặp một dòng họ ở Ninh Hiệp cả trăm lần rồi, trả giá cũng đến tỷ nọ tỷ kia, nhưng vẫn chưa mua được, bởi nó là “tài sản tâm linh” của cả dòng họ. Dáng cây và chủng loại cây cũng biểu đạt sở thích của từng người.
Theo giới am hiểu cây cảnh nghệ thuật thì người Hà Nội sành chơi, chơi tinh túy nhất và cách tạo tác cũng rất riêng biệt, không giống bất cứ nơi nào trong nước, thậm chí khác biệt hoàn toàn với thế giới. Người quan tâm đến chủ đề về lối sống, sự giáo dục nhân cách, đạo đức thì thích những cây có dáng huynh đệ tương tùy, phụ tử, mẫu tử… Người thích triết lý thì chọn dáng bạt phong. Dáng bạt phong thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người. Dù phải chống chọi với phong ba bão táp, thế cây nghiêng ngả, song đỉnh cây (có ý nghĩa là mặt trời, đầu người) vẫn quay về nguồn cội. Có người lại thích dáng quần thụ vì nó thể hiện tính đoàn kết dân tộc và những giá trị văn hoá sâu sắc. Những người thích lối chơi dân gian thì mê sanh, si, đa, đề, còn những người thích lối chơi cung đình thì chọn tùng, nguyệt, quế, du…
Đối với giới sành nghệ thuật cây cảnh, chỉ nhìn cây là biết tính ông chủ của nó. Với người chơi cây dáng trực, thể hiện tính quân tử, cương trực. Còn người có tính mềm dẻo, khéo léo thì thích cây dáng huyền, hoành, siêu. Các đại gia sành chơi cây đắt tiền đều thổi ý nghĩa tâm linh vào cây. Đại gia Đinh Hồng Quân bỏ ra 2,4 tỷ đồng để mua thêm một cây sanh nữa đặt bên cây sanh 2 tỷ đồng cho chúng có đôi, kẻo xui xẻo. Nguyễn Trọng Thành thì khẳng định, chính cây sung già giữa vườn đã mang lại đại lộc cho anh. Người ta chăm sóc cây sung cả trăm năm trời không có quả, tưởng sung đực, nhưng khi bán cho anh, chỉ vài năm sau nó ra quả chĩu chịt, dù sống cằn cỗi trong chậu, bám vào tảng đá, chỉ có nhúm đất. Cũng kể từ khi cây sung già này ra quả, công việc kinh doanh, làm ăn của anh thuận buồm xuôi gió, lộc đến đầy nhà, gia đình hạnh phúc.
Chính vì vậy, cây sung này dù giá trị không cao, nhưng giá nào anh cũng không bán, bởi bán nó sợ mất lộc. Nguyễn Trọng Thành khẳng định với tôi rằng, khi ta tâm huyết với cây và chăm bón, tỉa tót cây đến độ tinh túy, đạt chân – thiện – mỹ thì cây như hiểu ý người. Những lúc anh vui, đứng ngắm cây thấy cành lá rung rinh như reo đón. Còn lúc anh buồn, trông lá cây thấy ủ rũ buồn theo. Điều này không biết có tin được không, nhưng giới chơi cây đều cảm thấy như vậy. Do yêu cây, coi cây như thân thể mình, nên khi tỉa một cành lá cũng phải suy nghĩ chán, rồi chọn giờ đẹp, ngày đẹp, tinh thần sảng khoái mới nâng kéo. Kẻo nhỡ tay, bố cục hỏng, tiền tỷ đi tong.
Chính vì triết lý chơi cây cảnh nghệ thuật đã đạt đến độ “chân – thiện – mỹ” như vậy, nên ở nước ta đã xuất hiện những “siêu cây cảnh” được định giá lên đến cả triệu đô-la Mỹ. Kinh hoàng giá cây cảnh! Giữa năm 2008, giới chơi cây cả nước được phen choáng váng khi gần như cùng một lúc, hai đại gia đều ở Việt Trì, gồm Thành “vàng”, chủ tiệm vàng có tên Nam Thành và Toàn “đô-la”, công bố, hiện mỗi người đang sở hữu một cây cảnh được định giá lên tới 1,2 triệu USD. Đại gia Thành “vàng” giàu có thế nào ở đất Việt Trì thì ai cũng biết cả, bởi ông sở hữu một loạt tiệm vàng bạc ở xứ này. Nhưng câu chuyện về cây cảnh có cái tên rất ẩm thực là “con gà mâm xôi”, hay “mâm xôi con gà”, thì nhuốm màu huyền thoại. Theo đó, cây sanh này thuộc sở hữu của đại gia Cường “hoạ sĩ” đã bán cho Quý “trôi” với giá gần 1 tỷ đồng. Quý “trôi” bán cho một đại gia ở quận Đống Đa vào đầu năm 2008. Cuối cùng, nó về tay đại gia Thành “vàng” với giá 5,6 tỷ đồng. Sau khi cây cảnh này được trưng bày để thi thố vẻ đẹp ở “vườn thượng uyển” của đại gia Nguyễn Văn Phiến, tức Phiến “cá” ở thị xã Vĩnh Yên, một tỷ phú người Nhật đã trả 1,2 triệu USD.
Điều khiến người ta giật mình là Thành “vàng” không chút mảy may rung động với cái giá đó. Tuy nhiên, hiện giờ cây cảnh do đại gia này sở hữu đang lưu lạc ở phương trời nào, không ai rõ. Giới chơi cây cảnh đồn đoán rằng, hiện nó đang được cất giấu dưới Hà Nội. Có thể nó được gửi trong khu vườn bí mật nào đó của một đại gia chơi cây có máu mặt. Theo lời đồn đoán, cây “con gà mâm xôi” của đại gia Thành “vàng” có xuất xứ từ chùa Hương Tích từ 30 năm trước. Nó vốn là một cây cảnh được trồng trong sân chùa, nhưng không biết bằng cách nào nó rơi vào tay của các đại gia.
Tuổi đời của cây sanh này phải tính bằng vài trăm năm, do đó, riêng giá trị tuổi tác của nó đã kinh khủng lắm rồi. Tuy nhiên, giới chơi cây có đầu óc mê tín đều tỏ vẻ sợ tác phẩm “con gà mâm xôi”, bởi nó có xuất xứ từ chùa. Cũng vẫn theo lời đồn đoán, một số đại gia đã gặp chuyện chẳng lành khi sở hữu siêu cây cảnh này, nên tìm cách bán đi.. Cũng có lẽ vì thế mà đại gia Thành “vàng” dù sở hữu nó, nhưng lại không dám trưng nó trước nhà để ngắm mà đem gửi ở xa.
Cứ vài hôm anh ta lại phóng ô tô xuống Hà Nội để ngắm “siêu cây cảnh” triệu đô của mình. Một “siêu cây cảnh” cũng khiến nhiều người choáng váng, đó là cây tùng có tên “ông Bụt” của Phan Văn Toàn ở Việt Trì. Sở dĩ “đại cổ tùng” này có giá 1,2 triệu USD là bởi vì nó có tuổi tới 500 năm! Theo giới chơi cây, quả thực, nó được liệt vào hàng cực độc. Thật khó có thể kiếm đâu ra một cổ tùng đẹp hơn thế nữa. Chẳng biết cái giá 1,2 triệu USD kia thật giả thế nào, chuẩn xác đến đâu, nhưng với Phan Văn Toàn, một triệu phú đô-la mà xứ Việt Trì ai cũng nghe tên, được người ta gọi với cái tên sặc mùi tiền Toàn “đô-la”, thì “siêu cổ tùng” của anh là vô giá. Hỏi chuyện cây tùng “ông Bụt” được định giá 1,2 triệu USD, Toàn “đô la” cười sảng khoái bảo: “Đấy là có đại gia trả giá 1,2 triệu đô-la, chứ tôi có bán đâu. Bán nó rồi, tôi tìm đâu ra cây tùng đẹp hơn cây đó nữa”. Sau khi ngắm “đại cổ tùng” trưng bày trong vườn thượng uyển rộng mênh mông với “thành cao hào sâu” giữa trung tâm thành phố Việt Trì, Toàn “đô la” mời tôi về tư dinh của anh ở phố Đoàn Kết.
Đó là một căn biệt thự hoành tráng nhất thành phố Việt Trì. Trong phòng khách của ngôi biệt thự trưng bày la liệt ngà voi, hổ nhồi bông nhe nanh dữ tợn. Xung quanh ngôi biệt thự được bao phủ bởi những “siêu cây cảnh” mà cây nào cũng bạc tỷ. Tôi đã từng chứng kiến hàng ngàn cây cảnh nghệ thuật đắt giá của các đại gia dưới Hà Nội, song cũng phải choáng váng khi chiêm ngưỡng những “tác phẩm” cây cối của Toàn “đô la”. Khi chiếc cổng đại tướng được mở ra, một chiếc BMW mui trần láng coóng, do một phụ nữ trẻ điều khiển lướt ra ngoài. Toàn “đô la” bảo đó là vợ mới của anh. Anh vừa bán một cây cảnh khá đẹp để tậu cho nàng một chiếc MBW trị giá 3,5 tỷ đồng, dùng để đưa đón quý tử của anh đi học. Hôm nào trời mát thì để mui trần, trời mưa hoặc nắng quá thì chỉ cần bấm điều khiển, chiếc BMW sẽ tự động lắp mui. Toàn “đô la” tuyên bố rằng, anh đang sở hữu nhiều cây cảnh đắt tiền nhất Việt Nam và không có đối thủ chơi cây cảnh nào có thể so sánh được với anh.
Hiện anh sở hữu 3 khu vườn lớn và cây bé nhất của anh cũng có giá 50 triệu đồng, cây đẹp “tầm tầm” cũng vài trăm triệu đến vài tỷ, còn đẹp nhất thì có hai cây, gồm cây tùng “ông Bụt” và cây sanh “dáng làng”. Cây sanh “dáng làng” 200 năm tuổi anh trưng trước biệt thự vừa được một đại gia trả tới 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán, bởi hiện anh không cần tiền. Theo anh, nếu cần tiền thì bán những cây có giá vài trăm triệu đến vài tỷ là đủ tiêu rồi. Cây sanh này được anh mua ở trong Huế, từng thuộc sở hữu của một vị quan lại, với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Theo thống kê chi tiết, từ ngày “trót” ham mê cây cảnh đến nay, Toàn “đô la” đã dốc túi tổng cộng 110 tỷ đồng để rước cây cảnh về nhà.
Toàn “đô la” vốn là một ông “vua” khai thác cát sỏi trên sông Lô, cung cấp cho mấy tỉnh miền Bắc, một công việc chả liên quan gì đến nghệ thuật. Ấy vậy mà, đùng một cái anh dính vào thú chơi và buôn cây cảnh. Cũng theo Phan Văn Toàn, không kinh doanh thứ gì lãi bằng kinh doanh cây cảnh. Hiện tại, cây nào anh mua về cũng đều đã có giá gấp 3 lần, thậm chí có cây lãi gấp trăm lần. Toàn “đô la” khoe, hồi năm ngoái, anh đã bán một “cổ sanh với giá 1,1 tỷ đồng, trong khi mấy năm trước anh mua được ở khu vực Thụy Vân với giá 5 triệu đồng.. Cây sanh này vốn mọc hoang dại cằn cỗi ở bờ rào nhà dân.
Giới chơi cây cảnh nghệ thuật Phú Thọ định giá tổng giá trị cây cảnh Toàn “đô-la” sở hữu lên đến 300 tỷ đồng, một con số thật khủng khiếp(!). Với những cây siêu đắt giá, đại gia này không dám chạm dao kéo vào vì chưa tin vào tay nghề của mình. Anh thuê riêng một “bác sĩ cây cảnh” rất giỏi của Phú Thọ tên là Phương “còi” và trả lương rất cao để anh này chuyên tâm chăm sóc, tỉa tót, khám chữa bệnh cho cây. Nói về những “siêu cây cảnh triệu đô” không thể không nói đến hai “kỳ cây” có một không hai, hiện đang được cất giấu ở làng Triều Khúc (Hà Nội).
Hai “siêu cây cảnh” này gồm cây sanh của ông Nguyễn Gia Hiền và cây đa búp đỏ của ông Châu Thu. Trong rất nhiều cuộc thi, hai kỳ cây của hai đại gia này đều ẵm giải vàng, bởi đó không có đối thủ cân xứng. Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh 2006, một tin tức gây sốc với giới cây cảnh, sốc cả với các vị trong ban giám khảo phía Nam là cây đa của ông Châu Thu và cây sanh của ông Hiền được các đại gia đến tham dự Festival tranh nhau trả giá lên đến 400 ngàn USD một cây (tính ra tiền Việt là 6 tỉ đồng). Tuy nhiên, mọi người thấy lạ là hai vị này chỉ cười mủm mỉm mà không rung động gì với cái giá ấy. Theo hai ông, từng có một đoàn tham quan của Trung Quốc, khi đến thăm vườn cây của họ ở Hà Nội, đã định giá chúng trên thị trường quốc tế là 5 triệu USD(!)
.
Do vậy, nếu cần tiền, dù phải bán cả vườn cây, hai ông cũng không bao giờ bán “báu vật” này.. Tôi cũng không tin lắm vào cái giá trên trời này, nhưng khi ngắm nhìn cây đa búp đỏ của đại gia Châu Thu và cây sanh cổ của ông Hiền, cũng phải “rùng mình” vì vẻ đẹp cổ thụ hiếm có của nó. Có một điều đáng quan tâm là những cây bạc tỷ, triệu đô-la ở Việt Nam lại không có nhiều giá trị với giới chơi cây cảnh ở Nhật Bản.
Ngược lại, những cây cảnh được mua bán với giá hàng triệu đô-la của Nhật Bản, nơi chơi cây cảnh tinh túy nhất thế giới, cũng không gây cho các đại gia ở Việt Nam cảm xúc gì. Như vậy, cây đẹp hay không, có giá trị hay không còn tùy không những vào sở thích từng người mà tùy thuộc vào cả nền văn hoá dân tộc. Thế nên, giá trị thực của những cây cảnh ở Việt Nam có đến triệu đô-la Mỹ hay không thì không ai rõ, nhưng có một điều, các đại gia người Việt luôn sẵn sàng chi tiền tỷ để mua cây về ngắm. Thú chơi của đại gia quả khiến người nghèo… khiếp vía!
Một số chuyên gia cây cảnh của Nhật Bản khi dự hội thảo về cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam đã choáng váng khi biết rằng, có những cây cảnh đã được trao đổi, mua bán, định giá ở Việt Nam lên đến tiền tỷ, thậm chí cả triệu USD. Tại sao cây cảnh ở nước ta lại đắt kinh khủng như vậy? Vì sao cây cảnh có giá triệu đô?
Theo giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật, để một cây cảnh đắt giá bạc tỷ cần có những yếu tố sau: Thứ nhất, cây phải có tuổi và phải ngồi trên chậu hàng trăm năm. Thứ hai, cây phải thuộc kỳ hoa dị thảo, kiểu dáng cổ quái, không giống bất cứ cây nào. Thứ ba, cây phải biểu đạt được chủ đề thông qua thế cây. Thứ tư, cây đó phải hợp gu với người chơi, hợp tuổi, sở thích… Để có được một cây cảnh đạt tiêu chí này không phải dễ. Một cây cảnh vài trăm năm tuổi phải được chăm sóc, tỉa tót qua nhiều đời mới đạt thành quả. Như vậy, cây cảnh đó không những đã ăn vào tâm thức người sở hữu mà nó còn trở thành báu vật gia truyền. Vì thế, về mặt tâm linh, không thể định giá được những cây này.
Chẳng hạn, cây sanh dáng “long mẫu tử”, tuổi 300 năm, của dòng họ Đỗ ở Nam Điền, Nam Định được định giá lên đến 3 tỷ đồng, nhưng cả dòng họ này nhất quyết không bán. Theo họ, cái giá 3 tỷ đồng cho công phu tuyệt tác trường tồn những 300 năm có lẽ vẫn còn quá rẻ. Quả là họ cũng có cái lý của họ. Xét trong cả nước ta, số cây cảnh có tuổi vài trăm năm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì nó lâu năm, nó thành vật gia truyền nên việc mua được nó không phải dễ dàng. Ngay như dại gia Thành “đất” đã gặp một dòng họ ở Ninh Hiệp cả trăm lần rồi, trả giá cũng đến tỷ nọ tỷ kia, nhưng vẫn chưa mua được, bởi nó là “tài sản tâm linh” của cả dòng họ. Dáng cây và chủng loại cây cũng biểu đạt sở thích của từng người.
Theo giới am hiểu cây cảnh nghệ thuật thì người Hà Nội sành chơi, chơi tinh túy nhất và cách tạo tác cũng rất riêng biệt, không giống bất cứ nơi nào trong nước, thậm chí khác biệt hoàn toàn với thế giới. Người quan tâm đến chủ đề về lối sống, sự giáo dục nhân cách, đạo đức thì thích những cây có dáng huynh đệ tương tùy, phụ tử, mẫu tử… Người thích triết lý thì chọn dáng bạt phong. Dáng bạt phong thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người. Dù phải chống chọi với phong ba bão táp, thế cây nghiêng ngả, song đỉnh cây (có ý nghĩa là mặt trời, đầu người) vẫn quay về nguồn cội. Có người lại thích dáng quần thụ vì nó thể hiện tính đoàn kết dân tộc và những giá trị văn hoá sâu sắc. Những người thích lối chơi dân gian thì mê sanh, si, đa, đề, còn những người thích lối chơi cung đình thì chọn tùng, nguyệt, quế, du…
Đối với giới sành nghệ thuật cây cảnh, chỉ nhìn cây là biết tính ông chủ của nó. Với người chơi cây dáng trực, thể hiện tính quân tử, cương trực. Còn người có tính mềm dẻo, khéo léo thì thích cây dáng huyền, hoành, siêu. Các đại gia sành chơi cây đắt tiền đều thổi ý nghĩa tâm linh vào cây. Đại gia Đinh Hồng Quân bỏ ra 2,4 tỷ đồng để mua thêm một cây sanh nữa đặt bên cây sanh 2 tỷ đồng cho chúng có đôi, kẻo xui xẻo. Nguyễn Trọng Thành thì khẳng định, chính cây sung già giữa vườn đã mang lại đại lộc cho anh. Người ta chăm sóc cây sung cả trăm năm trời không có quả, tưởng sung đực, nhưng khi bán cho anh, chỉ vài năm sau nó ra quả chĩu chịt, dù sống cằn cỗi trong chậu, bám vào tảng đá, chỉ có nhúm đất. Cũng kể từ khi cây sung già này ra quả, công việc kinh doanh, làm ăn của anh thuận buồm xuôi gió, lộc đến đầy nhà, gia đình hạnh phúc.
Chính vì vậy, cây sung này dù giá trị không cao, nhưng giá nào anh cũng không bán, bởi bán nó sợ mất lộc. Nguyễn Trọng Thành khẳng định với tôi rằng, khi ta tâm huyết với cây và chăm bón, tỉa tót cây đến độ tinh túy, đạt chân – thiện – mỹ thì cây như hiểu ý người. Những lúc anh vui, đứng ngắm cây thấy cành lá rung rinh như reo đón. Còn lúc anh buồn, trông lá cây thấy ủ rũ buồn theo. Điều này không biết có tin được không, nhưng giới chơi cây đều cảm thấy như vậy. Do yêu cây, coi cây như thân thể mình, nên khi tỉa một cành lá cũng phải suy nghĩ chán, rồi chọn giờ đẹp, ngày đẹp, tinh thần sảng khoái mới nâng kéo. Kẻo nhỡ tay, bố cục hỏng, tiền tỷ đi tong.
Chính vì triết lý chơi cây cảnh nghệ thuật đã đạt đến độ “chân – thiện – mỹ” như vậy, nên ở nước ta đã xuất hiện những “siêu cây cảnh” được định giá lên đến cả triệu đô-la Mỹ. Kinh hoàng giá cây cảnh! Giữa năm 2008, giới chơi cây cả nước được phen choáng váng khi gần như cùng một lúc, hai đại gia đều ở Việt Trì, gồm Thành “vàng”, chủ tiệm vàng có tên Nam Thành và Toàn “đô-la”, công bố, hiện mỗi người đang sở hữu một cây cảnh được định giá lên tới 1,2 triệu USD. Đại gia Thành “vàng” giàu có thế nào ở đất Việt Trì thì ai cũng biết cả, bởi ông sở hữu một loạt tiệm vàng bạc ở xứ này. Nhưng câu chuyện về cây cảnh có cái tên rất ẩm thực là “con gà mâm xôi”, hay “mâm xôi con gà”, thì nhuốm màu huyền thoại. Theo đó, cây sanh này thuộc sở hữu của đại gia Cường “hoạ sĩ” đã bán cho Quý “trôi” với giá gần 1 tỷ đồng. Quý “trôi” bán cho một đại gia ở quận Đống Đa vào đầu năm 2008. Cuối cùng, nó về tay đại gia Thành “vàng” với giá 5,6 tỷ đồng. Sau khi cây cảnh này được trưng bày để thi thố vẻ đẹp ở “vườn thượng uyển” của đại gia Nguyễn Văn Phiến, tức Phiến “cá” ở thị xã Vĩnh Yên, một tỷ phú người Nhật đã trả 1,2 triệu USD.
Điều khiến người ta giật mình là Thành “vàng” không chút mảy may rung động với cái giá đó. Tuy nhiên, hiện giờ cây cảnh do đại gia này sở hữu đang lưu lạc ở phương trời nào, không ai rõ. Giới chơi cây cảnh đồn đoán rằng, hiện nó đang được cất giấu dưới Hà Nội. Có thể nó được gửi trong khu vườn bí mật nào đó của một đại gia chơi cây có máu mặt. Theo lời đồn đoán, cây “con gà mâm xôi” của đại gia Thành “vàng” có xuất xứ từ chùa Hương Tích từ 30 năm trước. Nó vốn là một cây cảnh được trồng trong sân chùa, nhưng không biết bằng cách nào nó rơi vào tay của các đại gia.
Tuổi đời của cây sanh này phải tính bằng vài trăm năm, do đó, riêng giá trị tuổi tác của nó đã kinh khủng lắm rồi. Tuy nhiên, giới chơi cây có đầu óc mê tín đều tỏ vẻ sợ tác phẩm “con gà mâm xôi”, bởi nó có xuất xứ từ chùa. Cũng vẫn theo lời đồn đoán, một số đại gia đã gặp chuyện chẳng lành khi sở hữu siêu cây cảnh này, nên tìm cách bán đi.. Cũng có lẽ vì thế mà đại gia Thành “vàng” dù sở hữu nó, nhưng lại không dám trưng nó trước nhà để ngắm mà đem gửi ở xa.
Cứ vài hôm anh ta lại phóng ô tô xuống Hà Nội để ngắm “siêu cây cảnh” triệu đô của mình. Một “siêu cây cảnh” cũng khiến nhiều người choáng váng, đó là cây tùng có tên “ông Bụt” của Phan Văn Toàn ở Việt Trì. Sở dĩ “đại cổ tùng” này có giá 1,2 triệu USD là bởi vì nó có tuổi tới 500 năm! Theo giới chơi cây, quả thực, nó được liệt vào hàng cực độc. Thật khó có thể kiếm đâu ra một cổ tùng đẹp hơn thế nữa. Chẳng biết cái giá 1,2 triệu USD kia thật giả thế nào, chuẩn xác đến đâu, nhưng với Phan Văn Toàn, một triệu phú đô-la mà xứ Việt Trì ai cũng nghe tên, được người ta gọi với cái tên sặc mùi tiền Toàn “đô-la”, thì “siêu cổ tùng” của anh là vô giá. Hỏi chuyện cây tùng “ông Bụt” được định giá 1,2 triệu USD, Toàn “đô la” cười sảng khoái bảo: “Đấy là có đại gia trả giá 1,2 triệu đô-la, chứ tôi có bán đâu. Bán nó rồi, tôi tìm đâu ra cây tùng đẹp hơn cây đó nữa”. Sau khi ngắm “đại cổ tùng” trưng bày trong vườn thượng uyển rộng mênh mông với “thành cao hào sâu” giữa trung tâm thành phố Việt Trì, Toàn “đô la” mời tôi về tư dinh của anh ở phố Đoàn Kết.
Đó là một căn biệt thự hoành tráng nhất thành phố Việt Trì. Trong phòng khách của ngôi biệt thự trưng bày la liệt ngà voi, hổ nhồi bông nhe nanh dữ tợn. Xung quanh ngôi biệt thự được bao phủ bởi những “siêu cây cảnh” mà cây nào cũng bạc tỷ. Tôi đã từng chứng kiến hàng ngàn cây cảnh nghệ thuật đắt giá của các đại gia dưới Hà Nội, song cũng phải choáng váng khi chiêm ngưỡng những “tác phẩm” cây cối của Toàn “đô la”. Khi chiếc cổng đại tướng được mở ra, một chiếc BMW mui trần láng coóng, do một phụ nữ trẻ điều khiển lướt ra ngoài. Toàn “đô la” bảo đó là vợ mới của anh. Anh vừa bán một cây cảnh khá đẹp để tậu cho nàng một chiếc MBW trị giá 3,5 tỷ đồng, dùng để đưa đón quý tử của anh đi học. Hôm nào trời mát thì để mui trần, trời mưa hoặc nắng quá thì chỉ cần bấm điều khiển, chiếc BMW sẽ tự động lắp mui. Toàn “đô la” tuyên bố rằng, anh đang sở hữu nhiều cây cảnh đắt tiền nhất Việt Nam và không có đối thủ chơi cây cảnh nào có thể so sánh được với anh.
Hiện anh sở hữu 3 khu vườn lớn và cây bé nhất của anh cũng có giá 50 triệu đồng, cây đẹp “tầm tầm” cũng vài trăm triệu đến vài tỷ, còn đẹp nhất thì có hai cây, gồm cây tùng “ông Bụt” và cây sanh “dáng làng”. Cây sanh “dáng làng” 200 năm tuổi anh trưng trước biệt thự vừa được một đại gia trả tới 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán, bởi hiện anh không cần tiền. Theo anh, nếu cần tiền thì bán những cây có giá vài trăm triệu đến vài tỷ là đủ tiêu rồi. Cây sanh này được anh mua ở trong Huế, từng thuộc sở hữu của một vị quan lại, với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Theo thống kê chi tiết, từ ngày “trót” ham mê cây cảnh đến nay, Toàn “đô la” đã dốc túi tổng cộng 110 tỷ đồng để rước cây cảnh về nhà.
Toàn “đô la” vốn là một ông “vua” khai thác cát sỏi trên sông Lô, cung cấp cho mấy tỉnh miền Bắc, một công việc chả liên quan gì đến nghệ thuật. Ấy vậy mà, đùng một cái anh dính vào thú chơi và buôn cây cảnh. Cũng theo Phan Văn Toàn, không kinh doanh thứ gì lãi bằng kinh doanh cây cảnh. Hiện tại, cây nào anh mua về cũng đều đã có giá gấp 3 lần, thậm chí có cây lãi gấp trăm lần. Toàn “đô la” khoe, hồi năm ngoái, anh đã bán một “cổ sanh với giá 1,1 tỷ đồng, trong khi mấy năm trước anh mua được ở khu vực Thụy Vân với giá 5 triệu đồng.. Cây sanh này vốn mọc hoang dại cằn cỗi ở bờ rào nhà dân.
Giới chơi cây cảnh nghệ thuật Phú Thọ định giá tổng giá trị cây cảnh Toàn “đô-la” sở hữu lên đến 300 tỷ đồng, một con số thật khủng khiếp(!). Với những cây siêu đắt giá, đại gia này không dám chạm dao kéo vào vì chưa tin vào tay nghề của mình. Anh thuê riêng một “bác sĩ cây cảnh” rất giỏi của Phú Thọ tên là Phương “còi” và trả lương rất cao để anh này chuyên tâm chăm sóc, tỉa tót, khám chữa bệnh cho cây. Nói về những “siêu cây cảnh triệu đô” không thể không nói đến hai “kỳ cây” có một không hai, hiện đang được cất giấu ở làng Triều Khúc (Hà Nội).
Hai “siêu cây cảnh” này gồm cây sanh của ông Nguyễn Gia Hiền và cây đa búp đỏ của ông Châu Thu. Trong rất nhiều cuộc thi, hai kỳ cây của hai đại gia này đều ẵm giải vàng, bởi đó không có đối thủ cân xứng. Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh 2006, một tin tức gây sốc với giới cây cảnh, sốc cả với các vị trong ban giám khảo phía Nam là cây đa của ông Châu Thu và cây sanh của ông Hiền được các đại gia đến tham dự Festival tranh nhau trả giá lên đến 400 ngàn USD một cây (tính ra tiền Việt là 6 tỉ đồng). Tuy nhiên, mọi người thấy lạ là hai vị này chỉ cười mủm mỉm mà không rung động gì với cái giá ấy. Theo hai ông, từng có một đoàn tham quan của Trung Quốc, khi đến thăm vườn cây của họ ở Hà Nội, đã định giá chúng trên thị trường quốc tế là 5 triệu USD(!)
.
Do vậy, nếu cần tiền, dù phải bán cả vườn cây, hai ông cũng không bao giờ bán “báu vật” này.. Tôi cũng không tin lắm vào cái giá trên trời này, nhưng khi ngắm nhìn cây đa búp đỏ của đại gia Châu Thu và cây sanh cổ của ông Hiền, cũng phải “rùng mình” vì vẻ đẹp cổ thụ hiếm có của nó. Có một điều đáng quan tâm là những cây bạc tỷ, triệu đô-la ở Việt Nam lại không có nhiều giá trị với giới chơi cây cảnh ở Nhật Bản.
Ngược lại, những cây cảnh được mua bán với giá hàng triệu đô-la của Nhật Bản, nơi chơi cây cảnh tinh túy nhất thế giới, cũng không gây cho các đại gia ở Việt Nam cảm xúc gì. Như vậy, cây đẹp hay không, có giá trị hay không còn tùy không những vào sở thích từng người mà tùy thuộc vào cả nền văn hoá dân tộc. Thế nên, giá trị thực của những cây cảnh ở Việt Nam có đến triệu đô-la Mỹ hay không thì không ai rõ, nhưng có một điều, các đại gia người Việt luôn sẵn sàng chi tiền tỷ để mua cây về ngắm. Thú chơi của đại gia quả khiến người nghèo… khiếp vía!
CHUYỆN LẠ BỐN PHƯƠNG
*
Lạ kỳ loài tre mọc ngược chưa từng biết ở Nghệ An
Cô
giáo Hà Thị Danh (Trường Tiểu học Tam Sơn) cho biết: “Mỗi năm nhà
trường đều cho các em học sinh lên đây tham quan, tìm hiểu dấu tích lịch
sử. Có lần, nhà trường còn đưa về trưng bày trong phòng truyền thống.
Thế nhưng, loại tre này giờ “hao hụt” nhanh quá. Đôi khi, nếu không có
hướng bảo tồn, chắc cũng sẽ chỉ còn là câu chuyện lưu lại trong truyền
thuyết, sử sách…”.
Cách đây hàng chục năm, tại khu vực thuộc 2 gia đình nói trên, loại tre mọc ngược này có rất nhiều bụi. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự tàn phá của con người, loại tre mọc ngược này đang có nguy cơ biến mất. Đến thời điểm này, cả tỉnh Nghệ An chỉ còn lưu giữ được 5 bụi.
Ông Nguyễn Hữu Lượng, Bí thư Đảng ủy xã Tam Sơn, được dân địa phương gọi “ông sử làng”, hiện sưu tập nhiều tài liệu về loại tre này. Theo nhận định chủ quan của ông, đây là giống tre hiếm, là chứng tích của lịch sử nên sớm muộn gì cũng nên có chế tài bảo tồn.
Rom Houben và người mẹ và Fina Houben.
Các
bác sĩ cho rằng Rom Houben, hiện 46 tuổi, đã rơi vào trạng thái hôn mê
không có khả năng tỉnh lại sau một tai nạn giao thông năm 1983, khi đó
anh đang là sinh viên.
Thực ra, Rom chỉ bị liệt cơ thể đơn thuần. Anh vẫn tỉnh táo, vẫn nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh mình nhưng không có cách nào để báo cho cha mẹ, bạn bè và các bác sĩ biết sự thật này.
Các bác sĩ điều trị cho Rom thường xuyên kiểm tra độ hôn mê, dựa theo bảng đánh giá độ hôn mê Glasgow (Glasgow coma scale) vốn được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tất cả các kiểm tra này đều đánh giá tri giác của Rom không chính xác.
Nhưng cách đây 3 năm, một bác sĩ tại Đại học Liege (Bỉ) đã phát hiện ra rằng mặc dù Rom bị liệt toàn thân nhưng não của anh hoàn toàn bình thường và những trường hợp như thế này không hiếm.
Rom cho hay ban đầu anh rất bực bội về sự bất lực của mình khi không thể nói với mọi người rằng anh vẫn tỉnh táo, nhưng cuối cùng cũng quen với chuyện đó.
“Tôi biết tôi có thể làm gì nhưng những người khác
không nghĩ thế. Tôi đã phải học cách kiên nhẫn và cuối cùng cũng được
đền đáp”, Rom tâm sự.
Giờ đây, Rom giao tiếp với mọi người bằng cách sử dụng một bàn phím đặc biệt được gắn với xe lăn. Người mẹ Fina Houben cho hay bà vẫn luôn tin rằng con trai mình hiểu được mọi thứ.
“Rom là một người lạc quan. Cậu ấy muốn thoát ra ra khỏi cuộc sống thực vật”, bà Fina nói về con trai.
Trường hợp của Rom Houben tại Bỉ đã đặt ra một vấn đề rằng liệu trên thế giới có bao nhiêu trường hợp được tin là bị hôn mê và phải sống đời sống thực vật mặc dù não vẫn hoạt động bình thường.
Bác sĩ Steven Laureys cho hay 40% trong tổng số các trường hợp bị xem là sống đời sống thực vật, các kỹ thuật quét não tiên tiến vẫn phát hiện các dấu hiệu tỉnh táo.
*
Lạ kỳ loài tre mọc ngược chưa từng biết ở Nghệ An
Loại
tre đã tồn tại gần 1000 năm trong lịch sử. Cả nước hiện còn lưu giữ
khoảng 5 bụi và chỉ xuất hiện tại miền núi phía Tây Nghệ An. Loại tre kỳ
lạ này đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Mỏi mắt tìm…sử tích
Trong một lần nói chuyện với PGS Ninh Viết Giao, Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An, vô tình ông nhắc đến câu chuyện về một loại tre mọc ngược đã tồn tại gần 1.000 năm, hiện còn xuất hiện tại vùng núi phía Tây của Nghệ An.
Mỏi mắt tìm…sử tích
Trong một lần nói chuyện với PGS Ninh Viết Giao, Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An, vô tình ông nhắc đến câu chuyện về một loại tre mọc ngược đã tồn tại gần 1.000 năm, hiện còn xuất hiện tại vùng núi phía Tây của Nghệ An.
Ông bảo, loại tre với kiểu mọc “khác người” ấy có hình thù rất đặc biệt. Tất cả từ cành, gai đến thân cây đều mọc ngược.
Tài
liệu nói rõ về nguồn gốc xuất xứ của loại tre này: Năm 1060, quân Ai
Lao làm phản, sang đánh phá miền Tây Nghệ An, Lý Nhật Quang đem quân đi
dẹp. Thắng trận, khi kéo quân về đến Khe Chè, mé dưới Thành Nam (huyện
Tương Dương cũ, Con Cuông hiện tại), bà con địa phương ra đón rước, chúc
mừng chiến thắng.
Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông hể hả cầm cái điếu cày, hút một hơi dài rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ, cái điếu là một đoạn tre lộn ngược. Nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống rồi mới trổ thẳng ngọn lên trời.
Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông hể hả cầm cái điếu cày, hút một hơi dài rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ, cái điếu là một đoạn tre lộn ngược. Nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống rồi mới trổ thẳng ngọn lên trời.
Loại tre xuất hiện trong truyền thuyết có đặc điểm rất lạ, tất cả cành tre đều đâm chúc đầu xuống đất rồi mới đâm thẳng lên trời. |
Từ câu chuyện mang đậm màu sắc truyền thuyết đó, phóng viên Bee ngược hàng trăm km về vùng đất huyện Con Cuông tìm hiểu.
Thế
nhưng, tại Con Cuông, nơi được xác định là tồn tại loại tre nói trên,
cả ngày ngược rừng, tìm hiểu và hỏi cán bộ địa phương, chúng tôi chỉ
nhận được ánh mắt ngạc nhiên và lắc đầu. Hầu hết, mọi người khi nhắc đến
loại tre này đều khẳng định: “Chưa nghe, chưa thấy và chưa hề biết sự
tồn tại loại tre kỳ lạ đó”.
Chủ
tịch huyện Con Cuông, Lư Đình Tuấn, nguyên là cán bộ ngành nông nghiệp
hóm hỉnh: “Làm gì loại tre kiểu lạ đời vậy. Đó chỉ là câu chuyện trong
dân gian. Tôi dám cược với nhà báo, nếu loại tre ấy xuất hiện và tồn tại
ở vùng đất Con Cuông, chắc chắn tôi sẽ biến nó thành điểm du lịch và có
chính sách bảo tồn để con cháu sau này được tận rõ”.
Hôm sau, trong lúc đang la cà dò hỏi, chúng tôi được một người bạn tiết lộ: Ở xã em vẫn còn lưu giữ loại tre cũng có nét tương đồng nói trên, nhưng người dân gọi với tên tre Vang. Loại tre này còn xuất hiện tại khu vực Khe Chè, xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn. Chúng tôi tiếp tục hành trình về địa bàn này tìm kiếm.
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi ngược dốc đỉnh đồi Cây Giới tiếp tục lùng sục tìm loại tre đã tồn tại gần 1.000 năm với nhiều kỳ bí. Rất may theo sự chỉ dẫn của một bậc cao niên, cụ Ngô Thị Ước (87 tuổi) lên rừng hái củi, bụi tre ấy cũng dần dần lộ diện.
Đến hiện thực kỳ lạ
Hôm sau, trong lúc đang la cà dò hỏi, chúng tôi được một người bạn tiết lộ: Ở xã em vẫn còn lưu giữ loại tre cũng có nét tương đồng nói trên, nhưng người dân gọi với tên tre Vang. Loại tre này còn xuất hiện tại khu vực Khe Chè, xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn. Chúng tôi tiếp tục hành trình về địa bàn này tìm kiếm.
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi ngược dốc đỉnh đồi Cây Giới tiếp tục lùng sục tìm loại tre đã tồn tại gần 1.000 năm với nhiều kỳ bí. Rất may theo sự chỉ dẫn của một bậc cao niên, cụ Ngô Thị Ước (87 tuổi) lên rừng hái củi, bụi tre ấy cũng dần dần lộ diện.
Đến hiện thực kỳ lạ
Trên
đỉnh núi Cây Giới, rộng chừng 2ha thuộc khu vực xóm 2, xã Tam Sơn, loại
tre này nằm lẩn khuất trong các bụi cây dại rậm rạp.
“Chủ nhân” đang sở hữu “báu vật” này là gia đình bà Nguyễn Thị Thanh và nhà ông Nguyễn Hữu Luân.
Bà Thanh khi nhắc đến loại tre này, líu cả giọng: “Ngày xưa, khi lên đây lập nghiệp, có nghe cha ông nhắc đến nhưng chỉ nghĩ đó là câu chuyện vui bên cốc nước chè. Ai ngờ, đến khi đưa bò lên núi thả, vô tình thấy một bụi tre, kiểu mọc khác lạ, tò mò xem, mắt cứ dụi liên hồi vì không tin đó là sự thật”.
“Chủ nhân” đang sở hữu “báu vật” này là gia đình bà Nguyễn Thị Thanh và nhà ông Nguyễn Hữu Luân.
Bà Thanh khi nhắc đến loại tre này, líu cả giọng: “Ngày xưa, khi lên đây lập nghiệp, có nghe cha ông nhắc đến nhưng chỉ nghĩ đó là câu chuyện vui bên cốc nước chè. Ai ngờ, đến khi đưa bò lên núi thả, vô tình thấy một bụi tre, kiểu mọc khác lạ, tò mò xem, mắt cứ dụi liên hồi vì không tin đó là sự thật”.
Bà Thanh nói: Hiện gia đình đang có "báu vật" trên đỉnh núi Cây Giới (Ảnh nhỏ) |
Sự
lạ kỳ ấy xôn xao cả vùng quê nghèo nằm bên tả ngạn sông Lam. Bà nhớ,
thời ấy, có nhiều người nghe tin hiếu kỳ đến xem và cố bẻ vài cành về
làm kỷ niệm. Thậm chí, nhiều người còn lợi dụng, đào gốc đem về vườn
trồng “lấy lộc” nhưng bất thành.
Những người trong làng, từ bậc cao niên đến đám trẻ đều khẳng định: “Loại tre này lạ lắm. Thân tre to chỉ bằng cổ tay, các đốt xe đều ngắn, “thịt” săn chắc, gai ngoắc ngược, tất cả cành tre đều đâm chúc đầu xuống đất rồi mới đâm thẳng lên trời. Khi đến tuổi “trưởng thành”, toàn bộ các thân cây, đầu tre đều cúi gập hình khuỷ tay, nhìn từ xa trông tựa hình Rồng, “mặt” hướng về phía Đông.
Tre có đặc điểm là cứng, sinh tồn và phát triển rất khó khăn, thời gian để một bụi măng sinh sôi đến chu kỳ phát triển cũng phải kéo dài gấp 2- 3 lần so với giống tre thông thường khác.
Những người trong làng, từ bậc cao niên đến đám trẻ đều khẳng định: “Loại tre này lạ lắm. Thân tre to chỉ bằng cổ tay, các đốt xe đều ngắn, “thịt” săn chắc, gai ngoắc ngược, tất cả cành tre đều đâm chúc đầu xuống đất rồi mới đâm thẳng lên trời. Khi đến tuổi “trưởng thành”, toàn bộ các thân cây, đầu tre đều cúi gập hình khuỷ tay, nhìn từ xa trông tựa hình Rồng, “mặt” hướng về phía Đông.
Tre có đặc điểm là cứng, sinh tồn và phát triển rất khó khăn, thời gian để một bụi măng sinh sôi đến chu kỳ phát triển cũng phải kéo dài gấp 2- 3 lần so với giống tre thông thường khác.
Người dân còn gọi tên gọi khác là tre Vang, trông giống hình con Rồng. Đến tuổi trưởng thành, "mặt" hướng về phía Đông. |
Cách đây hàng chục năm, tại khu vực thuộc 2 gia đình nói trên, loại tre mọc ngược này có rất nhiều bụi. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự tàn phá của con người, loại tre mọc ngược này đang có nguy cơ biến mất. Đến thời điểm này, cả tỉnh Nghệ An chỉ còn lưu giữ được 5 bụi.
Ông Nguyễn Hữu Lượng, Bí thư Đảng ủy xã Tam Sơn, được dân địa phương gọi “ông sử làng”, hiện sưu tập nhiều tài liệu về loại tre này. Theo nhận định chủ quan của ông, đây là giống tre hiếm, là chứng tích của lịch sử nên sớm muộn gì cũng nên có chế tài bảo tồn.
Hàng tỷ con ong biến mất bí ẩn
Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng:
"Nếu loài ong bị tiệt chủng, con người chỉ sống được 4 năm nữa mà thôi"
... chuyện gì đang xảy ra với loài ong?
Một hiện tượng diễn ra trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng không thể tưởng tượng được, đang lan dần từ nước này sang nước khác trên khắp hành tinh: nhiều đàn ong bị biến mất không lý do.
Xuất phát từ một trại nuôi ong thuộc bang Florida (Mỹ) mùa thu năm qua, trận dịch lan dần ra khắp nước Mỹ, tràn sang Canada và châu Âu, rồi “lây” sang tận Đài Loan kể từ tháng tư vừa qua. Ở bất cứ đâu cũng xảy ra cùng một hiện tượng: hàng triệu chú ong rời tổ rồi không trở về nữa. Có một điều lạ lùng là gần nơi chúng ở, người ta không hề tìm thấy xác ong, cũng như không thấy sự xuất hiện của một loài động vật ăn thịt ong nào khác.
Một đi không trở lại
Trong vòng vài tháng, chỉ tính riêng ở nước Mỹ, từ 60% đến 90% lượng ong đã biến mất, tức là khoảng 1,5 triệu đàn ong trên tổng số 2,4 triệu đàn thuộc 27 tiểu bang. Ở bang Québec (Canada), con số này là 40% trên tổng số các đàn ong.
Ở châu Âu, theo hiệp hội quốc gia những người nuôi ong của nước Đức, nhiều đàn ong đã bị biến mất. Ở Thụy Sĩ, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo, Anh, Ba Lan cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ở Pháp, nơi những người nuôi ong từng bị thiệt hại nặng nề kể từ năm 1995 - cho tới khi nước này ban hành luật cấm sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng ngô và ruộng trồng hoa hướng dương – nay dịch cũng đang phát triển trở lại. Hiện tượng này được đặt tên là “Marie-Céleste” - tên của con tàu mà thủy thủ đoàn đã biến mất một cách bí ẩn vào năm 1872.
Việc hàng đàn ong biến mất khiến cho các nhà khoa học hết sức lo lắng: 80% số loài thực vật trên trái đất phải cần tới các chú ong để được thụ phấn sinh sản. Không có ong nghĩa là sẽ chẳng có rau hay trái. Ngành trồng trọt nuôi sống con người phụ thuộc vào việc này. Ong xuất hiện trên trái đất trước loài người 60 triệu năm, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự sống còn của con người. Ở Mỹ, 90 loại cây lương thực cần ong để thụ phấn, tạo nên lượng lương thực được ước tính vào khoảng 14 tỷ USD.
Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng:
"Nếu loài ong bị tiệt chủng, con người chỉ sống được 4 năm nữa mà thôi"
... chuyện gì đang xảy ra với loài ong?
Một hiện tượng diễn ra trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng không thể tưởng tượng được, đang lan dần từ nước này sang nước khác trên khắp hành tinh: nhiều đàn ong bị biến mất không lý do.
Xuất phát từ một trại nuôi ong thuộc bang Florida (Mỹ) mùa thu năm qua, trận dịch lan dần ra khắp nước Mỹ, tràn sang Canada và châu Âu, rồi “lây” sang tận Đài Loan kể từ tháng tư vừa qua. Ở bất cứ đâu cũng xảy ra cùng một hiện tượng: hàng triệu chú ong rời tổ rồi không trở về nữa. Có một điều lạ lùng là gần nơi chúng ở, người ta không hề tìm thấy xác ong, cũng như không thấy sự xuất hiện của một loài động vật ăn thịt ong nào khác.
Một đi không trở lại
Trong vòng vài tháng, chỉ tính riêng ở nước Mỹ, từ 60% đến 90% lượng ong đã biến mất, tức là khoảng 1,5 triệu đàn ong trên tổng số 2,4 triệu đàn thuộc 27 tiểu bang. Ở bang Québec (Canada), con số này là 40% trên tổng số các đàn ong.
Ở châu Âu, theo hiệp hội quốc gia những người nuôi ong của nước Đức, nhiều đàn ong đã bị biến mất. Ở Thụy Sĩ, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo, Anh, Ba Lan cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ở Pháp, nơi những người nuôi ong từng bị thiệt hại nặng nề kể từ năm 1995 - cho tới khi nước này ban hành luật cấm sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng ngô và ruộng trồng hoa hướng dương – nay dịch cũng đang phát triển trở lại. Hiện tượng này được đặt tên là “Marie-Céleste” - tên của con tàu mà thủy thủ đoàn đã biến mất một cách bí ẩn vào năm 1872.
Việc hàng đàn ong biến mất khiến cho các nhà khoa học hết sức lo lắng: 80% số loài thực vật trên trái đất phải cần tới các chú ong để được thụ phấn sinh sản. Không có ong nghĩa là sẽ chẳng có rau hay trái. Ngành trồng trọt nuôi sống con người phụ thuộc vào việc này. Ong xuất hiện trên trái đất trước loài người 60 triệu năm, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự sống còn của con người. Ở Mỹ, 90 loại cây lương thực cần ong để thụ phấn, tạo nên lượng lương thực được ước tính vào khoảng 14 tỷ USD.
Tỉnh táo suốt 23 năm "hôn mê"
- Một người đàn ông Bỉ được các bác sĩ tin là bị hôn mê suốt 23 năm trên thực tế vẫn tỉnh táo.
Rom Houben và người mẹ và Fina Houben.
Thực ra, Rom chỉ bị liệt cơ thể đơn thuần. Anh vẫn tỉnh táo, vẫn nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh mình nhưng không có cách nào để báo cho cha mẹ, bạn bè và các bác sĩ biết sự thật này.
Các bác sĩ điều trị cho Rom thường xuyên kiểm tra độ hôn mê, dựa theo bảng đánh giá độ hôn mê Glasgow (Glasgow coma scale) vốn được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tất cả các kiểm tra này đều đánh giá tri giác của Rom không chính xác.
Nhưng cách đây 3 năm, một bác sĩ tại Đại học Liege (Bỉ) đã phát hiện ra rằng mặc dù Rom bị liệt toàn thân nhưng não của anh hoàn toàn bình thường và những trường hợp như thế này không hiếm.
Thông qua các kỹ thuật
quét não công nghệ cao, nhà thần kinh học Steven Laureys, trưởng nhóm
nghiên cứu lại trường hợp của Rom, đã chứng minh được rằng não của bệnh
nhân vẫn hoạt động bình thường suốt 23 năm qua.
Rom Houben trước khi gặp tai nạn (trái). Hiện tại, anh sử dụng một bàn phím để giao tiếp với mọi người.
Rom cho hay ban đầu anh rất bực bội về sự bất lực của mình khi không thể nói với mọi người rằng anh vẫn tỉnh táo, nhưng cuối cùng cũng quen với chuyện đó.
Giờ đây, Rom giao tiếp với mọi người bằng cách sử dụng một bàn phím đặc biệt được gắn với xe lăn. Người mẹ Fina Houben cho hay bà vẫn luôn tin rằng con trai mình hiểu được mọi thứ.
“Rom là một người lạc quan. Cậu ấy muốn thoát ra ra khỏi cuộc sống thực vật”, bà Fina nói về con trai.
Trường hợp của Rom Houben tại Bỉ đã đặt ra một vấn đề rằng liệu trên thế giới có bao nhiêu trường hợp được tin là bị hôn mê và phải sống đời sống thực vật mặc dù não vẫn hoạt động bình thường.
Bác sĩ Steven Laureys cho hay 40% trong tổng số các trường hợp bị xem là sống đời sống thực vật, các kỹ thuật quét não tiên tiến vẫn phát hiện các dấu hiệu tỉnh táo.
ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
*
Chuyến đi Mỹ lãnh giải Nhân quyền cho Mẹ
(Đỗ Thủy Tiên là con gái của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Cô đang du học tại Pháp và sang Mỹ nhận giải thưởng Nhân Quyền thay cho Mẹ đang trong tù ở Việt Nam.)
Tôi vừa trở về sau chuyến đi Washington DC vào giữa tháng 12. Chuyến đi thực sự rất mệt mỏi, nhưng những điều nó đem lại quả thực quý giá và có ý nghĩa đối với tôi.
Chuyến đi Mỹ lãnh giải Nhân quyền cho Mẹ
Đỗ Thủy Tiên, viết riêng gửi RFA
2009-12-15
(Đỗ Thủy Tiên là con gái của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Cô đang du học tại Pháp và sang Mỹ nhận giải thưởng Nhân Quyền thay cho Mẹ đang trong tù ở Việt Nam.)
Tôi vừa trở về sau chuyến đi Washington DC vào giữa tháng 12. Chuyến đi thực sự rất mệt mỏi, nhưng những điều nó đem lại quả thực quý giá và có ý nghĩa đối với tôi.
Hình do Đỗ Thủy Tiên gửi đến RFA
Gia
đình tôi đang ở tình trạng vô cùng khó khăn. Mẹ tôi bị bắt vì đã lên
tiếng và đấu tranh cho cái đúng và lẽ phải, giờ bà không thể liên lạc
với bất cứ ai bên ngoài, thuốc men thì không được phép nhận một chút nào
(họ nói dối là trong tù có thuốc) trong khi đang phải chịu đựng tiểu
đường và lao phổi trong điều kiện tồi tệ ở chốn lao tù. Bố và em tôi
luôn bị công an theo dõi hàng ngày trong mọi hoạt động bên ngoài.
Em gái tôi còn rất nhỏ - 12 tuổi, cái tuổi chưa đủ để chịu đựng sự thiếu vắng mẹ và những khó khăn hay đau khổ khó vượt quá, tôi lo cho em nhất, em còn rất bé và nhạy cảm, không hiểu em có thể giữ tinh thần vững vàng để học hành cho tốt không. Sắp tới ngày 13 tháng 12 là sinh nhật em, tôi chỉ mong em cố gắng vượt qua mọi khó khăn trước mắt và chăm sóc cho bố, cho bà, chờ đến ngày mẹ về.
Bố tôi giờ đã mất việc, bị đồng nghiệp, bị hàng xóm nhìn với con mắt kỳ thị và xa lánh, tôi hiểu bố tôi cảm thấy khó khăn như thế nào - và nhất là khi bị cách ly khỏi mẹ tôi, hơn 2 tháng trời không biết tin tức gì về bà cũng như tình trạng sức khỏe, thậm chí không thể vào gặp để gửi thuốc, hay chỉ để nhìn thấy bà vài giây, để nói vài câu.
Bà ngoại tôi đã già lắm, tuổi già chỉ muốn ở gần con cháu thì lại phải xa con gái và cháu gái (tôi đang học ở Pháp). Gần đây tinh thần bà suy sụp nặng nề vì lo cho con gái và nhớ thương cháu gái, và bà còn vừa bị gãy chân bởi một tai nạn gây ra bởi xe máy (mà chúng tôi nghi ngờ là đòn thù của lũ bất nhân). Đôi lúc chỉ biết an ủi bà qua điện thoại, nghe giọng bà thều thào mà lòng đau như cắt.
Tài chính của gia đình giờ chỉ còn nhờ vào sự giúp đỡ của bạn bè - những người có điều kiện hơn ở nước ngoài. Bản thân tôi giờ đang cố gắng tìm một việc làm để tự trang trải chi phí học hành cũng như sinh hoạt ở Pháp. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy, nhưng tôi vẫn luôn gắng gượng chống đỡ bản thân - tôi không cho phép mình suy sụp hay quỵ ngã, tôi luôn cố gắng quên đi nỗi đau đớn để vươn lên cố gắng trong cuộc sống cũng như học hành.
Mới đây, khi vụ việc của mẹ tôi được nhiều người biết đến, rất nhiều cô bác đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi. Có bác Phượng, bác Bảo lo cho tôi nơi ăn chốn ở trong những ngày xa nhà đi kêu gọi cho tự do của mẹ. Có chú Bình giúp đỡ tôi trong chuyến đi Bỉ gặp cộng đồng châu Âu (EU).
Và trong chuyến bay sang Mỹ an toàn, có anh Hoàng Tứ Duy ở Mỹ đã luôn luôn đồng hành cùng tôi trong mọi cuộc đi lại, gặp gỡ với chính giới. Ngoài ra tôi có được visa để sang Mỹ cũng là nhờ sự giúp đỡ, thúc đẩy của các cô các bác và nhất là sự can thiệp của dân biểu Loretta Sanchez.
Chuyến đi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Ngày 10/12 tôi đã được gặp gỡ với 2 dân biểu Joseph Cao và dân biểu Loretta Sanchez tại tòa nhà của quốc hội Mỹ ; Sau đó chúng tôi gặp với ông Matt Palmer, Deputy Director for Mainland Southeast Asia Affairs và bà Susan O’Sullivan, Senior Advisor, Bureau of Democracy Human Rights & Labor tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Ngày hôm sau tôi cũng có thêm một số cuộc gặp gỡ với các dân biểu trong quốc hội Mỹ khác như Chris Smith, Dan Lungren, Zoe Lofgren và tổ chức quốc tế Human Rights Watch để kêu gọi họ quan tâm và giúp đỡ cho gia đình tôi và nhất là mẹ tôi bằng cách cho họ thấy những gì chúng tôi đang phải chịu đựng và các nỗ lực của mẹ tôi trong nhiều năm qua. Họ tỏ ra rất quan tâm, thông cảm và lắng nghe, và họ đã hứa sẽ làm tất cả những gì có thể.
Đặc biệt nhất là tôi đã có vinh dự được tham dự lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tại Court Hotel, và được thay mặt mẹ tôi nhận giải thuởng cao quý này. Tôi đã trả lời nhiều bài phỏng vấn về mẹ và con đường của mẹ, đã chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm với các cô bác mà tôi mới chỉ nghe tên chứ chưa được gặp.
Và thực sự khi nhìn ảnh mẹ ở đó, tôi đã vô cùng xúc động. Mẹ tôi đã đấu tranh, đã xả thân, đã hy sinh và giờ mẹ tôi đã được đền đáp xứng đáng. Tôi đã được rất nhiều các cô, các chú, các bác, các ông, các bà đón tiếp rất nồng nhiệt bởi họ yêu quý mẹ tôi - tác giả của nhiều tác phẩm lên tiếng thay cho những người dân nghèo khổ, của những cuộc tranh đấu bất tận cho cái đúng, cho lẽ phải, cho dân tộc.
Và điều đó khiến tôi thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì thấy mẹ tôi được yêu quý và kính trọng như mẹ thực sự đáng được hưởng. Và hạnh phúc vì khi gặp khó khăn hoạn nạn, mẹ không hề đơn độc, không hề một mình mà vẫn có rất nhiều người ở bên mẹ, lên tiếng cho mẹ, bảo vệ mẹ, tranh đấu và bước tiếp con đường mà mẹ đang bị gián đoạn. Dù đang ở trong tù nhưng tôi tin là mẹ vẫn đang vững tin vào con đường mình đã chọn, vào những người đồng nghiệp mà mẹ có.
18 tuổi, tôi biết thế nào là đúng, thế nào là sai và đâu là điều nên làm. Tôi đã làm tất cả những gì có thể ở Mỹ để kêu gọi sự giúp đỡ cho gia đình, cho tự do của mẹ tôi và cho công bằng của tất cả mọi người. Tất cả những gì tôi đã trải qua những ngày qua thật sự là những điều vô cùng có ý nghĩa.
Ở một xứ sở của tự do và công bằng, mẹ tôi thực sự được tôn trọng và được người ta nhìn nhận đúng với giá trị con người mẹ, và mẹ tôi cũng như gia đình tôi không hề đơn độc. Mẹ ơi, bố ơi, bà ơi, gia đình mình ơi, vững tin lên nhé ! Con yêu cả nhà.
Và nhân đây xin cảm ơn tất cả các cô, các chú bác, các ông bà đã giúp đỡ mẹ cháu và gia đình cháu, trực tiếp hay gián tiếp, bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt nhất là bác Phượng, bác Bảo, chú Bình, và anh Duy đã sát cánh và đồng hành bên cháu, bên em những ngày này :). Không có mọi người thực sự mọi việc sẽ rất khó khăn với em.
Kính tặng Mẹ trong lao tù
Ngày 12.12.2009
------------------------------
Em gái tôi còn rất nhỏ - 12 tuổi, cái tuổi chưa đủ để chịu đựng sự thiếu vắng mẹ và những khó khăn hay đau khổ khó vượt quá, tôi lo cho em nhất, em còn rất bé và nhạy cảm, không hiểu em có thể giữ tinh thần vững vàng để học hành cho tốt không. Sắp tới ngày 13 tháng 12 là sinh nhật em, tôi chỉ mong em cố gắng vượt qua mọi khó khăn trước mắt và chăm sóc cho bố, cho bà, chờ đến ngày mẹ về.
Bố tôi giờ đã mất việc, bị đồng nghiệp, bị hàng xóm nhìn với con mắt kỳ thị và xa lánh, tôi hiểu bố tôi cảm thấy khó khăn như thế nào - và nhất là khi bị cách ly khỏi mẹ tôi, hơn 2 tháng trời không biết tin tức gì về bà cũng như tình trạng sức khỏe, thậm chí không thể vào gặp để gửi thuốc, hay chỉ để nhìn thấy bà vài giây, để nói vài câu.
Bà ngoại tôi đã già lắm, tuổi già chỉ muốn ở gần con cháu thì lại phải xa con gái và cháu gái (tôi đang học ở Pháp). Gần đây tinh thần bà suy sụp nặng nề vì lo cho con gái và nhớ thương cháu gái, và bà còn vừa bị gãy chân bởi một tai nạn gây ra bởi xe máy (mà chúng tôi nghi ngờ là đòn thù của lũ bất nhân). Đôi lúc chỉ biết an ủi bà qua điện thoại, nghe giọng bà thều thào mà lòng đau như cắt.
Tài chính của gia đình giờ chỉ còn nhờ vào sự giúp đỡ của bạn bè - những người có điều kiện hơn ở nước ngoài. Bản thân tôi giờ đang cố gắng tìm một việc làm để tự trang trải chi phí học hành cũng như sinh hoạt ở Pháp. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy, nhưng tôi vẫn luôn gắng gượng chống đỡ bản thân - tôi không cho phép mình suy sụp hay quỵ ngã, tôi luôn cố gắng quên đi nỗi đau đớn để vươn lên cố gắng trong cuộc sống cũng như học hành.
Mới đây, khi vụ việc của mẹ tôi được nhiều người biết đến, rất nhiều cô bác đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi. Có bác Phượng, bác Bảo lo cho tôi nơi ăn chốn ở trong những ngày xa nhà đi kêu gọi cho tự do của mẹ. Có chú Bình giúp đỡ tôi trong chuyến đi Bỉ gặp cộng đồng châu Âu (EU).
Và trong chuyến bay sang Mỹ an toàn, có anh Hoàng Tứ Duy ở Mỹ đã luôn luôn đồng hành cùng tôi trong mọi cuộc đi lại, gặp gỡ với chính giới. Ngoài ra tôi có được visa để sang Mỹ cũng là nhờ sự giúp đỡ, thúc đẩy của các cô các bác và nhất là sự can thiệp của dân biểu Loretta Sanchez.
Chuyến đi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Ngày 10/12 tôi đã được gặp gỡ với 2 dân biểu Joseph Cao và dân biểu Loretta Sanchez tại tòa nhà của quốc hội Mỹ ; Sau đó chúng tôi gặp với ông Matt Palmer, Deputy Director for Mainland Southeast Asia Affairs và bà Susan O’Sullivan, Senior Advisor, Bureau of Democracy Human Rights & Labor tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Ngày hôm sau tôi cũng có thêm một số cuộc gặp gỡ với các dân biểu trong quốc hội Mỹ khác như Chris Smith, Dan Lungren, Zoe Lofgren và tổ chức quốc tế Human Rights Watch để kêu gọi họ quan tâm và giúp đỡ cho gia đình tôi và nhất là mẹ tôi bằng cách cho họ thấy những gì chúng tôi đang phải chịu đựng và các nỗ lực của mẹ tôi trong nhiều năm qua. Họ tỏ ra rất quan tâm, thông cảm và lắng nghe, và họ đã hứa sẽ làm tất cả những gì có thể.
Đặc biệt nhất là tôi đã có vinh dự được tham dự lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tại Court Hotel, và được thay mặt mẹ tôi nhận giải thuởng cao quý này. Tôi đã trả lời nhiều bài phỏng vấn về mẹ và con đường của mẹ, đã chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm với các cô bác mà tôi mới chỉ nghe tên chứ chưa được gặp.
Và thực sự khi nhìn ảnh mẹ ở đó, tôi đã vô cùng xúc động. Mẹ tôi đã đấu tranh, đã xả thân, đã hy sinh và giờ mẹ tôi đã được đền đáp xứng đáng. Tôi đã được rất nhiều các cô, các chú, các bác, các ông, các bà đón tiếp rất nồng nhiệt bởi họ yêu quý mẹ tôi - tác giả của nhiều tác phẩm lên tiếng thay cho những người dân nghèo khổ, của những cuộc tranh đấu bất tận cho cái đúng, cho lẽ phải, cho dân tộc.
Và điều đó khiến tôi thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì thấy mẹ tôi được yêu quý và kính trọng như mẹ thực sự đáng được hưởng. Và hạnh phúc vì khi gặp khó khăn hoạn nạn, mẹ không hề đơn độc, không hề một mình mà vẫn có rất nhiều người ở bên mẹ, lên tiếng cho mẹ, bảo vệ mẹ, tranh đấu và bước tiếp con đường mà mẹ đang bị gián đoạn. Dù đang ở trong tù nhưng tôi tin là mẹ vẫn đang vững tin vào con đường mình đã chọn, vào những người đồng nghiệp mà mẹ có.
18 tuổi, tôi biết thế nào là đúng, thế nào là sai và đâu là điều nên làm. Tôi đã làm tất cả những gì có thể ở Mỹ để kêu gọi sự giúp đỡ cho gia đình, cho tự do của mẹ tôi và cho công bằng của tất cả mọi người. Tất cả những gì tôi đã trải qua những ngày qua thật sự là những điều vô cùng có ý nghĩa.
Ở một xứ sở của tự do và công bằng, mẹ tôi thực sự được tôn trọng và được người ta nhìn nhận đúng với giá trị con người mẹ, và mẹ tôi cũng như gia đình tôi không hề đơn độc. Mẹ ơi, bố ơi, bà ơi, gia đình mình ơi, vững tin lên nhé ! Con yêu cả nhà.
Và nhân đây xin cảm ơn tất cả các cô, các chú bác, các ông bà đã giúp đỡ mẹ cháu và gia đình cháu, trực tiếp hay gián tiếp, bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt nhất là bác Phượng, bác Bảo, chú Bình, và anh Duy đã sát cánh và đồng hành bên cháu, bên em những ngày này :). Không có mọi người thực sự mọi việc sẽ rất khó khăn với em.
Kính tặng Mẹ trong lao tù
Ngày 12.12.2009
------------------------------
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
Sunday, December 20, 2009
TÚY HỒNG * THANH NAM
*
THANH NAM (1931-1985)
Ông tên thật Trần Ðại Việt (chồng nhà văn Túy Hồng) sinh ngày 26 tháng 8 năm 1931
tại Nam Ðịnh; mất ngày 2 tháng 6 năm 1985 tại Seattle Washington Hoa Kỳ.
Tác phẩm:
Túy Hồng
Thanh Nam
THANH NAM (1931-1985)
Ông tên thật Trần Ðại Việt (chồng nhà văn Túy Hồng) sinh ngày 26 tháng 8 năm 1931
tại Nam Ðịnh; mất ngày 2 tháng 6 năm 1985 tại Seattle Washington Hoa Kỳ.
Tác phẩm:
- Hồng Ngọc
- Người Nữ Danh Ca
- Giấc Ngủ Cô Ðơn
- Buồn Ga Nhỏ
- Còn Một Ðêm Nay
- Bầy Ngựa Hoang
- Giòng Lệ Thơ Ngây
- Những Phố Không Ðèn
- Mấy Mùa Thương Ðau
- Trăng Ðất Khách
- ...
Túy Hồng
Thanh Nam
Thành phố Ramsey khốn khổ ngâm lạnh. Bầu dưỡng khí chúng tôi đang thở
toàn một màu xám chì. Lề đường, cột điện đóng tuyết buốt băng, hàng cây
cao cố gắng đứng thẳng. Thời gian lo âu thở dài. Gió thỗi thốc ngược từ
dưới lên đập mạnh vào hông nhà. Trời màu lam tê tái, mây màu lưu huỳnh,
giá băng đóng trên mặt đường màu trắng. Không một con chó nào dám xông
ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi
chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.
Truớc khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.
Năm 1975 tị nạn trên đảo Guam, Thanh Nam đã kêu đau cổ vì bị một vết xước bên trong cuống họng ngày nào cũng ho. Chàng giải thích: “Anh ho từ cổ trở lên, chứ khong phải từ phổi bật ra. Đau cổ không sao, đau ngực mới đáng sợ.”
Khi ra trại, Thanh Nam
không uống nứơc cam được nữa, chàng nhăn mặt khi nhìn trái chanh chua.
Ruợu chát ấm cỗ chàng nhâm nhi mỗi ngày , bia và thuốc lá thì không làm
sao bỏ được!
Đầu tháng tư 1976, chúng tôi nói "Amen" với họ đạo rồi dời về Seattle. Thời tiết Tây Bắc hiền và bao dung kẻ nhát lạnh không như thứ khí hậu miền Đông. Thanh Nam cười bảo: “Thời tiết Seattle
chỉ lạnh chừng này thôi sao? Cửa sổ chỉ một lớp kính, ở New jersey, cửa
sổ phải ba lớp dày, máy sửơi chạy bằng hơi nước phát ra tiếng ồn êm
ái.”
Về đất mới, Thanh Nam bớt ho và dễ thở hơn, mỗi ngày nhâm nhi rựơu chát và tì tì nhậu budweiser. Và chàng nhớ bia 33.
Nhưng sau chừng vài ba năm, Thanh Nam
lại ho ra máu. Nhiều bữa tối, chàng không nuốt nổi miếng cơm kẹt nửa
chừng trong cổ, phải uống nứơc đẩy xuống. Đi khám bệnh, bác sĩ cho uống
trụ sinh thấy bớt. Khi cơn ho trở lại, cũng trụ sinh luôn. Lập đi lập
lại nhiều lần, trụ sinh đâm nhờn. Bạn bè ai cũng khuyên nên đi rọi hình,
thử test.
“Anh đau lâu quá rồi, phải đi bác sĩ ở nhà thương Mỹ"
“ ở Mỹ, sao không đi nhà thương Mỹ ?”
Thanh Nam cãi : “ Moa chắc là cổ moa bị nhiễm trùng, uống trụ sinh chắc sẽ khỏi.”
Thanh Nam không đi nhà thương mà chỉ đi vào nhà bếp nấu phở.
Trên cổ chàng dần dần hiện ra những cục tròn nhỏ, từ từ lớn dần thành
khối u. Cuối cùng , chị Lai Hồng khuyên được chàng và chở chàng đi khám
bệnh.
Bác sĩ Faith giải phẫu cổ chàng , cắt bỏ ống nói và ống dẫn hơi rồi khoét một cái lỗ nhỏ cho chàng thở.
Dr. Faith giảng: “Loại
cancer này sau khi giải phẩu thì thường khỏi bệnh, nhưng vì để lâu quá,
bệnh đã lan ra những bộ phận khác. Nếu biết sớm, cắt bỏ đi thì tuy mất
tiếng nói nhưng còn giữ được cái mạng.”
Tôi đặt câu hỏi: "Chồng tôi có thể sống đựơc bao lâu?"
“Several months.”
“ nghĩa là bao nhiêu năm? Thưa bác sĩ.”
“ I don’t know.”
Chín năm chung sống ở Saigon, Thanh Nam
không phải là người chồng tốt. chúng tôi lấy nhau có đám cưới nhưng
không có hôn thú. Khi con gái đầu lòng học hết lớp mẫu giáo , chàng mới
chịu đóng tiền đút lót một ông lý trưởng ở Quảng Nam để ông ta cấp cho một tờ hôn thú lậu và làm giấy thế vì khai sinh cho con.
Giấy tờ giả làm xong, Thanh Nam nói: “Anh rất quý bạn bè bằng hữu. Giữa bạn và vợ, nếu bắt buộc phải chọn một, thì em là người anh bỏ”.
Bạn hiền của Thanh Nam
là tất cả đàn ông chàng đặt lòng thành và tình hiếu hữu. Khi đất nước
còn chia đôi hai khối hận thù, miền Nam nằm dưới miền Bắc, chính quyền
miền Nam cải tổ toàn thể cục diện, thành lập bộ chiêu hồi tượng trưng
bằng một vòng tay ấm dang rộng ra để ôm lấy anh cán binh Việt cộng quay
về chính nghĩa . Lòng Thanh Nam cũng bao la như cánh cửa chiêu hiền, cũng rộng mở như thùng thư trước ngõ mang tên số nhà chàng ở, cũng ấm như hộp PO. Box đặt trong sở bưu điện và nhẹ như con tem dán vào góc bì thư gửi tình theo gió mang đi.
Huy Quang Vũ Đức Vinh bảo:
“Nó
với Mai Thảo ... chơi đêm ngủ ngày, một đằng thì uống bia, một đằng thì
đánh bài, một năm dọn nhà bốn lần, vợ moa cấm moa chơi với hai tay này.”
Nhà văn trẻ Nguyễn Thiếu Nhẫn cũng nói: “ Có.. có khi.. hồi còn độc thân ở Sài Gòn , anh Thanh Nam tiêu nguyên một tháng lương vừa mới lãnh ra...trong ..một đêm.”
Tháng chạp năm 1966, tôi gặp Thanh Nam lần đầu và lấy chàng ngay trong ngày cuối tháng đó thì Thanh Nam đã là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền.
Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay
và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm
bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế
này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi vì có một cái chết.
Thanh Nam xoè bàn tay ra :
“Em ngửi tay anh có thơm mùi nho khô không?”
Những điếu thuốc lá Pall Mall nhẹ thơm mùi nho khô. Những ngón tay thuôn dài của Thanh Nam nám màu khói thuốc. Thanh Nam ngồi đâu thì chỗ đó tất phải có lon bia Hams và bao thuốc lá Pall Mall màu đỏ bầm.
Dr.Faith bảo: “ Thuốc lá có thể gây ung thư cổ họng.”
Đến với Thanh Nam
trong tình yêu vỡ lòng là Hồng Ngọc, cô gái yểu mệnh chết non trước đợt
di cư 1954. Hồng Ngọc là tên truyện viết đầu tay của Thanh Nam, người
yêu nhỏ lìa đời trong tuổi thanh xuân 18, lúc dong chơi trên ngọn đồi
cát màu vàng loãng, dưới hình mặt trời tròn như cái đĩa đồng và những
khối mây lớn xù lông trắng đục.
Khi ung thư giết chàng lần mòn, Thanh Nam vẫn mộng thấy nàng:
Cùng với giá băng em trở lại.
Tóc xưa Hồng Ngọc thuở xuân nồng.
Thương yêu siết nhẹ vòng tay cũ.
Em gọi tình xa tỉnh giấc gần.
Thanh Nam.
Sàigòn cũng có những tháng ngày ướt mưa và sương rơi từ những đường
thẳng trên cao xuống các mái tôn và ống máng trong hẽm dài, Thanh Nam
khoác áo ra đi theo hướng ánh điện đỏ vàng dẫn tới rạp hát Bích Thuận
lúc trên sân khấu người đẹp Bích Sơn đang diễn xuất một màn ca kịch bi
thương, để đêm đó Thanh Nam về nhà rung đùi uống bia, đốt thuốc lá viết
câu đối đăng lên báo Thẩm Mỹ:
“Kiều nữ Bích Sơn, nàng đứng nhìn gì trên núi biếc?”
Rồi mũi tên Cupid lại chỉ đường Thanh Nam
dến một sân khấu vĩ đại hơn , một vòng quay ánh sáng chói mắt hơn, một
đám đông xô bồ chen chúc người mộ điệu: Đoàn ca kịch Thanh Minh Thanh
Nga. Chàng đã bứng cây si từ Kiều nữ Bích Sơn sang Kỳ Nữ Thanh Nga, huy
chương vàng quý báu nhất của miền Nam trái ngọt cây lành. Cải lương ngọt như sầu riêng, mít tố nữ, ổi xá lị, mãng cầu dai.
Trưa Lái Thiêu xưa vườn tiếp vườn.
Trĩu cành trái ngọt thở hương thơm.
Thanh Nam.
Hồi đó, nếu Sàigòn là hòn ngọc Viễn đông thì Thanh Nga là một của những
hòn ngọc Sàigòn. Đêm đêm, nàng hát nhạc vàng, ca vọng cổ, đóng tuồng
tích trên bục gỗ... nàng có một cuộc đời thật để sống và nhiều cuộc đời
ảo cũng để sống...nàng có tiền , vàng, và nhà.. Nhưng quả thật Thanh Nga
là người nữ tù bị nhốt trên sân khấu, là Hằng nga ngủ ngày, xa cuộc
đời, xa xã hội, nàng viễn mơ và viễn thị không mấy hiểu cuộc đời. Những
lúc không lên sân khấu, nàng đã đọc truyện tình do Thanh Nam viết và đọc những bài phóng sự kịch trường Thanh Nam đề cao nàng. Tình yêu quả có thật giữa họ. Thanh Nam,
với công việc của một ký giả kịch trường, bao phen đã khó khăn xông vào
bedroom của nàng để phóng vấn viết bài cho báo. Thanh Nga ngay ngắn
ngồi tiếp chàng trong chiếc kimono đẹp như tranh vẽ. Họ nhìn nhau qua
khói ấm tách trà nhỏ.
Nay đã nghìn thu vào tĩnh mịch,
Những anh hùng cũ mỹ nhân xưa.
Thanh Nam
Khi còn ở quê nhà trước năm 1975, Thanh Nam đã phát hiện sở thích đi chợ mua đồ ăn. Mấy bà hàng xóm trong hẽm cụt Lý Thái Tổ thỉnh thoảng ré lên cười:
“ Coi kìa! ông nhà báo đi chợ để vợ ở nhà.”
“ Đôi
giày láng lườm của ổng dính dơ bùn chợ hết rồi! Coi coi...ông ta cố dấu
bó rau muống trong túi ny lông nhưng cái bó muống nó dài quá, nó cứ
thòi ra không thụt vào.”
Ngày tháng êm trôi trước khi bệnh, Thanh Nam
đi chợ không do dự, mỗi tuần lễ ba lần sau giờ làm việc cho báo Đất
Mới. Hồi còn ở miền đông, ông bạn Trần Đình Hồng Lâm đã kêu :”Tính toa
sao lạ vậy, chứ moa thì không thể nào muốn đi chợ chút nào hết!:”
Tôi lắc xắc xen vô: “ Safeway, Fred Meyer, Alberson...là những nơi chỗ vui chân mà Thanh Nam mến thích, còn tôi thì mỗi tuần lễ đi chợ một lần là quá cỡ!”
Ba thằng con trai cũng thường theo bố mẹ đi chợ hồi mới đến Seattle. Một sáng chủ nhật, Thanh Nam
hối hả giục cả nhà đi Safeway mua xương bò nấu phở Bắc. Nấu phở mệt phờ
người ra, nấu xúp bui-da-bét..lòng tôi cũng bét nát ra luôn vói món xúp
này...ai trong cái nhà này phải đứng nhặt giá, rửa rau, cắt củ cải, xắt
hành, thái thịt bò, nướng gừng, luộc bánh phở và may một cái túi nhỏ
xíu đựng gia vị phở Bắc quê hương...Khi công việc của người bếp phụ
xong, đầu bếp chính Thanh Nam bước vào bên bếp điện, mở tủ lạnh lấy
xương bò ra tắm rửa kỳ cọ, cắt bỏ mấy cục mỡ thừa vứt đi, rồi nêm vào
thùng nước dùng ba muỗng nước mắm,một dúm bột ngọt, một cục đường phèn
Quảng Nam, nửa cục đường phổi Quảng Ngãi!
Chàng phân tích: “Người
Huế không nấu ăn ngon được vì họ ăn cay quá, nấu phở cần phải tận tình
đứng vớt bọt, nhưng đừng vớt mỡ thẳng tay quá!. Khi thưởng thức tô phở,
em nên biết rằng phở cần chút nước béo, vài ba giọt sao óng ánh.”
Cầm đôi đũa cả trở lát thịt xào lăn trên chảo mỡ, Thanh Nam bảo: “Ở Việt Nam,
anh đã ăn cải làn, bí đao, bầu... Sang đây, anh không thể nào ăn
zucchini và brocoli được. Ăn phải đúng cách, nấu phải đúng kiểu, món nào
ra món đó.”
Một chiều thứ bẩy trong Safeway thịt bò bán đại hạ giá., buy one get one free. Thừa lúc Thanh Nam mãi chọn mấy miếng thịt thăn, thịt mông, ba rọi...thằng con lớn đẩy xe đi chất hai két nước ngọt.
Thanh Nam nạt: “Không được mua nhiều nước ngọt như vậy.”
Thằng bé vặn hỏi: “Tại sao không được hả bố? Coi! Bố mua bao nhịêu két bia kìa!”
“Bố lớn, mày nhỏ.”
“Mình equal mà bố”
Tôi chen vào: “Mình bình đẳng mà bố.”
Khi đồng hồ trong chợ chỉ đúng vaò số 5 , thời gian ấm nhất của ngày,
thằng con lớn đòi về nhà gấp, Thanh Nam bảo tôi gọt vỏ khoai tây, cắt
thành khối vuông nhỏ để chàng làm mashed potatoes. Cao thủ đầu bếp trong
ngôi nhà Lỗ Tấn này sở trường nhiều món chứ không phải một vài! Khoai
tây nghiền bấy xong, Thanh Nam trộn thịt jambon vào rồi dùng thìa lớn múc ra bốn đĩa cho bốn đứa con đang há miệng như bốn cái mỏ hoét.
“Non quá bố ơi!”
Thanh Nam cười giỡn thằng Cu Tý: “ Bố ngon mà con...À bố tên gì?”
“ Xanh Nam !”
Thanh Nam quay lại bếp điện xúc thêm một đĩa khoai bấy đưa cho tôi :
“Em ăn đi.”
Thứ bẩy tuần sau, trẻ con không chịu đi shopping với bố mẹ. Khi ở chợ
về, tôi chạy vội vô nhà, vì mấy ngày trước, họ đạo ở miền Đông điện
thoại cho biết đã gửi hai thùng áo quần và đồ chơi cho trẻ con.
Thanh Nam khệ nệ xách hai túi đồ ăn từ xe vào bếp cất giọng cà khịa:
“ Ra xe đem đồ ăn vào chứ em, em để một mình anh phải xách hai cái túi này nặng ..nặng nặng... đựng hai ga lông sữa bò ở trong.”
Ba thằng con vội chạy ra bê đồ ăn vào một phút xong ngay.
Ba năm trôi mau, vầng trăng chưa qua hết mấy chu kỳ sáng tối thì Thanh Nam vào bệnh viện, mổ, khám và tái khám.
Sau cuộc giải phẩu rùng rợn, Thanh Nam vẫn gượng gạo khoẻ mạnh, bộ mặt thụng xuống dưới áp lực của ống nhựa, ống hút đặt trong mũi trong miệng.
Từ ngày mất tiếng nói, chàng viết : “Ngày xưa ăn chơi, sang Mỹ bỏ chơi chỉ còn ăn... Một thằng khoái ăn ngon như anh mà trời không cho đớp.”
Rồi lại viết: “Cái khổ của kiếp người là chỉ có một đời để sống mà lại có quá nhiều đời khác để mơ.”
Mỗi tuần lễ, Thanh Nam đều soạn sẵn một thực đơn:
- Chủ nhật ngày 10 tháng 6: Cơm thịt bằm xào dưa leo hoặc cà chua nhồi thịt.
Canh sườn heo rau cải xanh, hoặc bí đao.
- Thứ hai ngày 11 tháng 6:
Gà nấu nấm ăn với cơm hoặc bánh mì.
- Thứ ba :
Spaghetti ăn với sauce cà chua.
Gà nấu nấm ( left over }
- Thứ năm ngày mười bốn tháng sáu
Phở.
Ngâm gạo nếp nấu xôi.
Thanh Nam
đọc sách, ôm kinh Phật tung âm thầm, cố gắng tập thể dục thực hành
những lời thiền chỉ dạy. Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Có những
đêm thức giấc, đứng sau cửa kính mờ, Thanh Nam nhìn ra ngoài trời không trăng sao, có những ngày an phận nín câm, Thanh Nam đi tới đi lui, ngồi nằm... Có khi con cái tan trường về, Thanh Nam
vui cười nấu ăn, coi tivi, lòng thư thái an lành như lá bạch dương êm
ái chạm vào nhau khi có gió. Còn tôi ngồi bên cạnh, tôi nghe bộ tiêu hoá
của chàng réo sôi ùng ục, đồ ăn cử động trong bao tử, chuyễn từ ruột
non tới ruột già xuống hậu môn. Bằng hũu đến thăm, gửi thư gửi thiệp
chúc mừng . Thơ và văn, thiền và thuốc, và những cơn đau khủng khiếp vỡ
đầu bễ ngực từ cái ống nhựa đặt trong cổ thay thế cho thanh quản, khí
quản gì đó phải cắt bỏ vứt đi, và từ những phản động hoá học của thúôc
mê, thuốc tỉnh, thuốc viên, thuốc nước,thuốc bột, trụ sinh, an thần,
morphine .
Thi sĩ Huyền Không, tức là Hoà thượng Thích Mãn Giác, víêt thư thăm, gửi theo hai câu thơ.
Ta từ vô sinh tử về chơi,
Ngồi trên chóp đỉnh, mỉm cười với trăng.
Huyền Không.
Thầy Mãn Giác khuyên tôi đừng quá sợ hãi bệnh hoạn của thân xác, nên an
nhiên tự tại_chữ của nhà Phật_có nghĩa là mặc kệ, để đó, dẹp đi... chấp
nhận cái bất hạnh, như cậu bé mỉm cười với trăng. Tôi hãy chuẩn bị lo
cho Thanh Nam
một ba lô nhẹ, một va li nhỏ để chàng dễ dàng xách theo trong chuyến đi
chót. Đôi mắt sắt đá của tôi có bao giờ biết khóc?. Thầy Mãn Giác vẫn
dạy tôi những bài Thiền học để tâm tính đằm lại. Người Mỹ đã bắt đầu học
Thiền để mưu lợi cho sức khoẻ và cầu an cho tâm thần. Sao tôi mãi mãi
mang nặng những khổ đau vô thần ? Chàng em trai của tôi vẫn mắng tôi như
vậy.
Thanh Nam đem xấp giấy ra viết xuống: "Thích Mãn Giác ngày xưa có theo Cộng sản không? "
Trông Thanh Nam lúc đó giống như một chiến sĩ H.O. Tôi trả lời:
“Không.
Báo Mỹ bảo Thầy là một chiến sĩ chống Cộng. Thầy là một Thiền sư vẻ mặt
tương tợ như một Samurai trong các môn võ thuật Nhật bản.”
Tôi kéo ra từ trong trí nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Huyền Không :
Chùa xưa mái ngói cũ,
Trèo lên kéo cây sào.
Đêm khuya rồi không ngủ,
Khều rụng bao nhiêu sao.
Thầy Mãn Giác mọt lần hỏi tôi : “Chị Túy Hồng còn nhớ tên người đàn bà Việt Nam đầu tiên vào chùa tu là gì không?”
Sư Huyền Không hứa sẽ gửi thêm một số tài liệu Phật pháp trong đó có chương bàn về Mạn Đà La.
Thầy Mãn Giác ngày xưa tu học ở chùa Bảo Quốc Huế, du học tại Nhật Bản.
Chùa Bảo Quốc xưa, một hàng thông xanh, một một luống cải xanh. “Gió
thông đưa kệ tan niềm tục, hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời." Bươm bướm toả
ra một đoàn rộng cánh bay, ve ve thì tụ lại trong các lùm cây. Gần chùa
có một tiệm cho thuê xe đạp, hai ba cái lốp xe bằng cao su và những xích
sắt treo vào vách. Ngày đó một mình , tôi đạp xe qua cầu Ván, rượt tới
Morin, ghé Sát-Făn-rông mua bánh choux à la crème, rồi phóng tới ngã
giữa. Tiệm cho thuê sách Ngô văn Mạch mở cửa bảy ngày trong tuần. Tôi ký
tên vào cuốn sổ cũ mướn mấy cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Thanh Nam về nhà đọc.
Thanh Nam
đã viết quá nhiều tiểu thuyết loè loẹt màu sắc xã hội đắng cay, viết
một cách dễ dàng và kiếm sống bằng ngòi bút của mình... Chàng viết cho
bà nội trợ đọc, cô bán hàng đọc, nữ sinh, nữ công chức đọc.. và đã bắt
đầu viết khi tuổi đời còn sớm bảnh mắt, khi trí khôn và sức học chưa đủ
cho một người cầm bút. Thanh Nam
dùng thì giờ để đi chơi nhiều hơn thì giờ ngồi viết bài. Đây là một lỗi
lầm không phải nhỏ. Người tu sĩ bỏ đời theo đạo, người nghệ sĩ, kẻ đã
nghe tiếng gọi của nghiệp dĩ từ cao xanh, phải cố gắng thí phát thì giờ
của mình vào nghệ thuật. Người nghệ sĩ Việt Nam
luôn luôn nên cố gắng trau dồi khả năng ,tức là phải học hỏi thêm.
Trước cái đẹp, nhà văn cảm xúc mười phần, hắn viết xuống trên giấy ,
người đọc chỉ nhận được một phần. Kịch sĩ, ca sĩ, văn thi sĩ, trong mấy
kẻ sĩ đó, kịch sĩ đóng hài kịch tức là những cây cười cần phải học thêm
nhiều hơn ai hết. Hề cần phải học. Hề là kẻ phải hiễu biết nhiều, sâu
rộng và lanh trí mới ứng khẩu nói ra những lời chọc cười.
Với truyện dài, Thanh Nam thất bại. Với truyện ngắn , tức là các sáng tác nhỏ đã đăng trên các báo Hiện Đại, Sáng Tạo, Thế kỹ 20, Thanh Nam
không thất bại. Tập truyện “Buồn ga Nhỏ” xuất bản năm 1962, tái bản lần
thứ nhất năm 1965 và tái bản lần thứ hai tại hải ngoại năm 1983 cho
thấy rằng Thanh Nam là cây bút viết truyện ngắn có ích cho tiếng Việt.
Sau năm 1975, Thanh Nam làm được tập thơ “Đất Khách”.
Thi sĩ Nguyên Sa gọi điện thoại khen: “Moa không ngờ Thanh Nam
làm thơ hay đến như vậy. Nếu moa bị đày đi Côn đảo hoặc bị đưa sang
Reunion, moa chỉ mang theo bên mình mỗi một tập thơ “Đất Khách”mà thôi.”
Bác sĩ Nguyễn Đăng Diệm ở Seattle cũng đã nói giữa toà soạn báo Đất Mới:
“ Phải chăng bệnh ung thư đạ khiến Thanh Nam làm được một cái gì....”
Nhà văn trẻ Chu Vương Miện, một cây bút chủ lực của nguyệt san Văn trước 1975, cũng viết thư thăm :
“Anh buồn quá! Thơ anh thật tuyệt vời, anh Thamh Nam ạ..”
Trước năm 1975 ở Việt Nam, chợt xuất hiện các nhà văn nữ viết tự truyện. Theo giáo sư Sharon O’brien giảng dạy tại đại học Dickinson
college, lối viết tự truyện chỉ thành công một phần nhỏ trong văn
chương mà thôi. Đưa cái tôi vào tác phẩm, vạch sống áo để lộ tấm lưng
ra, giải bày đời tư trên giấy trắng ... người viết tự truyện thường bị
phê bình là thiếu đề tài, nghèo tư tưởng. Ngòai ra, văn tự truyện còn bị
nói là thời thượng.
Trái lại với văn tự truyện, thơ tự tình được đề cao lên. Bà Huyện Thanh
Quan với mấy bài tả cảnh u hoài tình non nước, Cao Bá Nhạ vói khúc tự
tình oan khiên đau khổ đã được đưa vào sách giáo khoa dạy học, và hậu
thế còn lấy tên họ đặt tên đường.
Nói chung , thơ gồm hai phần: lời và ý. Mỗi chữ mỗi câu là một sự cố
tình sắp đặt gồm có âm thanh , vần điệu và màu sắc. Mỗi ý tưởng là phần
thân và tâm của thi sĩ. Thơ tự tình của Thanh Nam, chữ và nghĩa không
chênh lệch mấy, chữ nhiều và nghĩa cũng khá nhiều, là tâm thần bất ổn
của người lìa nước ra đi lòng nao naonỗi sầu viễn xứ và nỗi buồn quốc
hận Ba Mươi Tháng Tư
Canh bạc trần gian dù thắng bại
Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi.
..................................................
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nõi buồn nào cũng mang tên Sàigòn.
..........................................................
Giống như người lính vừa thua trận.
Nằm giữa sa trường nát gió sương.
..........................................................
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá tự do.
Thanh Nam không khéo tay làm thơ tình. Ta có thể tạm kết luận rằng Thanh Nam làm thơ vì tình bạn và lòng hiếu hữu. Rõ ràng tình bạn đã đuổi tình yêu đàn bà ra khỏi lòng chàng:
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lai nương nhờ chốn viễn phuơng
Trăm hận nghìn đau nào sánh nỗi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương
Ta như giông bão tan rồi hợp
Trôi giạt còn hơn sóng đại dương.
Tình quê hương trong thơ Thanh Nam thật dịu dàng qua từng ngón tay lẵng lơ của Chàng:
Hai mươi ba tuỗi gặp SàiGòn
Như gặp người yêu chưa phấn son.
Bở nghỡ làm quen thành phố lạ
Mặn nồng nhiệt đới nắng trao hôn.
Thanh Nam.
Thỉnh thoảng Thanh Nam cũng làm một vài câu thơ vui.
Buổi Sáng
Ngó ra buổi sáng quê người
Tiếng xe lăn bánh, nhịp đời bon chen.
Giã từ ngôn ngữ đã lâu
Hôm nay thèm nói một câu chửi thề.
Hoặc
Bụi đời đầy đã lòi cơn sốt
Mang chuyện tương lai tháu cáy hoài.
.
Lâu lâu ,chàng lại viết câu đối :
“ Vừa mới Tết bính thìn, chín Tết ôm hờn xa tổ quốc.
Giờ xuân giáp tí, một xuân nào hẹn cùng quê hương.”
Thanh Nam
mất sau gần mười năm ở Mỹ, xác được hoả thiêu trong một nhà táng lúc đó
hoa xum xê nở banh ra. Hoa auriculas, hoa thrift và một vài hoa lạ
không có tên trong tự điển Việt Nam.
Giữa xấp giấy chàng viết nguệch ngoạc trong những tháng ngày mất tiếng nói, có một đoạn nhỏ: “Anh
nhận thấy mấy đứa con sao dại khờ và vô tâm quá, chúng cứ tự nhiên...
Nếu chúng nói được những câu buồn thương này nọ, chắc lúc anh ra đi ,
anh sẽ khó cất bước, khó..”
Tôi vội cãi: “Con
Ti nó ăn ít quá mà anh, còn ba thằng đực thì cứ quanh quẩn ở trong nhà
không nói năng... Bà y tá bảo rằng tình cảm của trẻ con đôi khi còn biểu
lộ ở sự học có sút kém hay không..”
Ngày hôm sau Thanh Nam viết xuống tiếp : “Hôm nay bảo thằng Cu dẫn hai em nó đi phố chơi đi. Lấy tiền lì xì mà đi bus và tiêu cho sướng. Mười hai giờ trưa về.”
Thơ tức là người.Thanh Nam
mang một lòng hiếu hữu thương bạn hiền. Tình đàn bà , người đàn bà
trong thi tập “Đất khách” và trong cuộc đời ngắn hạn, bất hạnh của Thanh
Nam, không được vẽ và chiếu ra rõ nét, không biết chàng đã nhung nhớ ai
trong dĩ vãng khi đang nằm trên chăn gối hiện tại:
“Nửa khuya nghe động tiếng mưa buồn
Mái lạnh hiên người giọt giọt tuôn.
Chăn gối bỗng thơm mùi dĩ vãng
Dịu dàng mộng cũ ghé môi hôn”.
Mộng cũ-Thanh Nam.
Người tức là thơ. Thanh Nam đau yếu nhưng tình bạn trong chàng vẫn dồi dào sức khoẻ:
“Xin chào bằng hữu gần xa
Dẫu chưa quen biết đã là anh em”.
......................................................................
Ôi hỡi quê hương bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
..................................................................
Ôi bạn ôi ta ,chiều đã xế
Phù sinh thương mình ly rượu xuông
Sau hết, Thanh Nam
có biệt tài làm báo, làm tổng thư ký toà soạn, làm chủ bút bao sân tất
cả mọi công việc viết lách. Trang trong thíêu bài, trang cuối còn mấy
chỗ trống, Thanh Nam tìm bài khác lắp vào, vá vào trám hết tất cả mọi lỗ khuyết ngay tức khắc. Chính chàng đã đề nghị quý vị chủ báo miền Nam ngày nào, hãy đưa phần tỉêu thuýêt vào trang hai để độc giả dễ dàng xếp đôi tờ báo lại ngồi đọc chuyện tình bất cứ chỗ nào.
Nhiều người bảo rằng khi đến giai đoạn cuối, cancer gây ra những cực
hình tra trấn dã man, những cơn đau xé xác thân ra, bệnh nhân kêu rên
ngày đêm không ăn ngủ... chỉ mong được chết để giải thoát... Nhưng Thanh
Nam
đã mất tiếng nói, mất âm thanh để kêu đau... Ba thằng con bất hiếu ngủ
chung giường đâu có biết cha sắp chết, chúng nằm xoay ngược trở ngang,
hất gối xuống giường, đạp mền xuống thảm. Thanh Nam chỉ biết ghi vào hồi ký “đau, đau, đau.”...
Trước khi đi vào hôn mê, Thanh Nam đã viết xuống “Người
nghệ sĩ có những lúc sống cẩu thả, buông thỏng dây cương luân lý, nhưng
em nên nhớ rằng từ ngày lấy em, anh không bao giờ phản bội thể xác em.”
Đôi mắt Thanh Nam
to nhưng cạn và mờ đục, lúc đó ánh lên,nhìn thẳng mặt tôi. Tôi thấy tôi
hiện diện trong cái nhìn thật thà đó: ở chàng, tình nghĩa vợ chồng cũng
quý báu như lòng hiếu hữu ái mộ bạn hiền.
Ngày 27 tháng 5 năm 2007
Túy Hồng
© 2007 gio-o
*
NGUYỄN THIẾU NHẪN * THANH NAM
THANH NAM, NGƯỜI TRỌN ĐỜI SỐNG CHẾT VỚI VĂN CHƯƠNG CHỮ NGHĨA!
Khoảng năm 1966, tôi đang cộng tác với nhật báo Dân Đen của ông Nguyễn
Duy Hinh có tòa soạn tại đường Lê Lai, Sàigòn thì tờ báo này bị đóng
cửa. Thất nghiệp khoảng một tháng tôi được anh Trần Văn Sơn rủ đi làm
nhật báo Miền Tây của nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh. Tòa soạn báo này
đặt ở trên đường Thủ Khoa Huân, Cần Thơ. Báo do nhà văn An Khê đứng tên
chủ nhiệm nhưng hình như vốn do ông Nguyễn Trung Thành là chủ nhiệm
nhật báo Tia Sáng lúc bấy giờ.
Anh Trần Văn Sơn, bút hiệu Tchya, đưa tôi đến gặp anh Trương Hồng Sơn là Giám đốc của nhật báo Tia Sáng. Anh Trương Hồng Sơn không có viết lách gì nhưng lại là người tổ chức ban biên tập của nhiều tờ báo tại Sàigòn lúc bấy giờ.
Anh Trần Văn Sơn, bút hiệu Tchya, đưa tôi đến gặp anh Trương Hồng Sơn là Giám đốc của nhật báo Tia Sáng. Anh Trương Hồng Sơn không có viết lách gì nhưng lại là người tổ chức ban biên tập của nhiều tờ báo tại Sàigòn lúc bấy giờ.
Chính tại tòa soạn báo Tia Sáng ở đường Phát Diệm, tôi đã gặp và quen
biết với nhà văn Thanh Nam. Qua giới thiệu của anh Ngô Tỵ, Tổng thư ký
tòa soạn báo Tia Sáng, Thanh Nam cười cười, nói với tôi:
-Qua quán kiếm bia uống.
Trước khi đi, Thanh Nam còn ngoái lại hỏi Ngô Tỵ:
-Chốc ông có qua không?
Ngô Tỵ đang cắm cúi làm tin, nói không nhìn lên:
-Làm tin xong tôi qua, nhưng không chắc. Bữa nay có bạn mới, ông đâu có sợ… độc ẩm.
Ở cái quán cà phê kế tòa soạn, anh Thanh Nam và tôi ngồi ở cái bàn trong góc quán. Quán lèo tèo với ba, bốn cái bàn gỗ. Một thùng gỗ có bọc nhôm trên mặt chất đầy nước ngọt, si-rô, ở một phía có đặt chiếc hỏa lò bằng đất, bên trên là ấm nước bằng nhôm, bên trên có chiếc ấm nhôm khác với chiếc vợt lọc cà phê đặt trên miệng ấm đang bốc khói.
Cô chủ quán người Hoa với chiếc trán vồ bướng bỉnh giống như cô đào
chiếu bóng Trịnh Phối Phối lúc bấy giờ rất nổi tiếng với phim kiếm hiệp
Thần Kiếm Kim Yến Tử đóng chung với tài tử Vương Vũ.
Không nói không rằng, cô ta khệ nệ khiêng một “kết” bia sơn màu vàng có
hình con cọp sơn đỏ: một “kết” mười hai chai bia “33” để dưới gầm bàn.
Kế, trở về cái thùng nhôm, chặt đá để vào hai cái ly cối và mang lại bàn
chúng tôi. Vẫn không nói không rằng. Lại trở lại thùng gỗ bọc nhôm và
trở lại bàn chúng tôi với chiếc dĩa bên trên có đựng mấy bịch ny lông me
khô ngào đường. Cúi xuống lấy hai chai bia, khui nắp và để trên bàn.
Anh Thanh Nam rót bia ra ly, khuấy khuấy cục đá chạm vào thành ly nghe lanh canh, nâng ly bia lên:
Anh Thanh Nam rót bia ra ly, khuấy khuấy cục đá chạm vào thành ly nghe lanh canh, nâng ly bia lên:
-Uống đi, cậu.
Đó, như vậy là buổi đầu chúng tôi quen nhau. Anh Thanh Nam nói rất ít.
Hình như hôm đó tới chai bia thứ hai thì tôi bắt đầu đọc bài thơ “Thu
tưởng nhớ” của anh.
Mùa Thu đây rồi sao
Với mây bay lành lạnh
Cho giấc tròn chiêm bao
Ngẩn ngơ từng dư ảnh.
Thương những chiều Thu xưa
Hồn trong những nắng ngọc
Yêu người và làm thơ
Mộng dài theo song tóc.
Thương những lần gặp nhau
Thẹn bừng lên đôi má
Mừng yêu nhìn rất lâu
Vào mắt em biển cả.
Thương những buổi giận hờn
Hai tay ôm mặt khóc
Người yêu chiều chuộng hơn
Vì thua đôi hạt ngọc.
Hôm nay Thu rồi sao?
Có chi làm xao xuyến
Chuyện ngày xưa ngọt ngào
Chỉ mình tôi tưởng niệm.
(Ghi lại theo trí nhớ).
Anh có vẻ thích thú, gật gù:
-Cậu thuộc cả bài thơ ấy à?
Anh nói với tôi về những ngày còn nhỏ sống ở miền Bắc lúc anh sinh hoạt
trong đội thiếu niên tiền phong, thời anh còn đội mũ chào mào. Anh cắt
nghĩa cho tôi nghe mũ chào mào ở trong Nam gọi là mũ ca-lô. Tôi cũng nhớ
là mình có một chiếc mũ ca-lô màu vàng để đội trong những ngày lễ lạc,
đứng trước các quan khách hồi thời tiểu học.
Thanh Nam là một “nhà văn miền Bắc đề tựa tập thơ cho một nhà thơ miền
Nam” – hình như trong tập thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà
thơ Kiên Giang Hà Huy Hà anh đã viết như thế.
Một hôm nào đó, tôi và anh ghé vào một sạp bán thuốc lá mua thuốc. Một đứa bé đánh giày xách cái thùng gỗ, chạy theo hỏi:
-Chú, chú, sau này thằng Lập nó có lấy con Lài không chú?
Hình như thằng Lập, con Lài là những nhân vật trong phơi-ơ-tông “Mưa Đêm
Tỉnh Nhỏ” mà lúc bấy giờ anh đang viết trên báo Tia Sáng thì phải. Tôi
không nhớ câu trả lời của anh về tương lai của nhân vật cho độc giả của
mình là thằng bé đánh giày.
Tôi còn nhớ là sau đó, ở cái quán cà phê ở góc đường Phát Diệm – Trần
Hưng Đạo, anh đã nói với vẻ thích thú về những đứa bé đánh giày đón
đường hỏi anh về tương lai của các nhân vật trong cái truyện dài đang
viết.
Hình như thời gian đó Thanh Nam và Mai Thảo là hai nhà văn trong số
những nhà văn có nhiều phơi-ơ-tông đăng trên nhật báo nhất. Và hình như
cả hai đều là những nhà văn sống bằng ngòi bút của mình, không giống như
một số nhà văn khác nghề cầm bút chỉ là nghề tay trái. Cũng có người
nói với tôi là hai nhà văn này không biết đi xe đạp hoặc xe gắn máy mà
chỉ có ngồi xe xích lô! Không biết có đúng vậy không?
Trong thời gian tôi cộng tác với nhật báo Miền Tây, lúc đó Thanh Nam
viết phơi-ơ-tông “Chuyện Một Người Con Gái Ở Sàigòn”. Anh viết bài trên
mặt sau của bản tin Việt Tấn Xã. Chữ viết của anh đẹp và đều. Chính ở
căn gác ở tòa soạn báo Tia Sáng, tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ đã cho những
nhân vật của mình: những thằng Lập, con Lài… ra đời. Những nhân vật bình
thường của đời sống bình thường trong một xứ sở mà chiến tranh kéo dài
dai dẳng cũng đã trở nên bình thường, quen măt.
Cuối năm 1967, vì một lý do riêng, tôi không còn cộng tác với nhật báo
Miền Tây. Năm sau, nhận được lệnh nhập ngũ khoá 26 trường Võ Bị Thủ Đức.
Thế là tôi từ giã cái nghề ký giả là cái nghề mà hình như lúc còn sống
nhà văn Chu Tử gọi là cái nghề “raté” nhất – hình như ở đâu đó nhà văn
Chu Tử đã viết là những người làm nghề này tại vì không biết làm cái
nghề nào khác (?!), theo học nghề sử dụng súng, dao, giết người để khỏi
bị người khác giết. Dù gì thì trong cuộc nội chiến, ngoại khiển tôi cũng
đã làm tròn cái bổn phận mà người ta vẫn gọi một cách văn chương, hoa
mỹ là “bảo vệ những vườn khoai, nương sắn, những tiếng hát trên nương
chiều, những bông hoa ngọc lan thơm ngát phơi mình dưới sương khuya”.
Trong thời gian ở quân đội, ngoài những nhức đầu với những trang tài
liệu tịch thu của Việt Cộng có đôi khi dính máu của những cán binh “xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những cung từ tù, hàng binh; những tài liệu
không ảnh, tôi, thỉnh thoảng cũng có viết phóng sự, hoặc phụ trách một
trang báo tuổi nhỏ, viết phơi-ơ-tông trên một nhật báo để kiếm thêm tiền
bù đắp vào tiền lương lính còm cõi.
Thỉnh thoảng tôi cũng có gặp lại và nhậu la-de với anh Thanh Nam. Cũng ở
cái quán kế tòa soạn báo Tia Sáng. Vẫn cô chủ quán người Hoa mà tôi đặt
tên Tiểu Muội. Mỗi lần nhậu cũng chỉ với me khô ngào đường đựng trong
bịch ny-lông hoặc với trái sê-ri màu xanh đỏ chua chua, ngọt ngọt. Và
nếu lần nào tôi không có tiền thì anh Thanh Nam lại ký sổ ghi nợ bằng
tiếng Tàu.
Sau đó, vì những sôi động của chiến cuộc, tôi rất ít gặp lại anh. Cho
đến khi đọc một tờ báo văn nghệ nào đó loan tin là anh đã cử hành hôn lễ
với nhà văn Túy Hồng. Hình như là đám cưới được tổ chức tại nhà hàng
Mỹ Cảnh. Và hình như bản tin cũng có viết thêm là tiền bạc để tổ chức
đám cưới do bạn bè đóng góp.
Cho đến ngày Cộng quân tấn chiếm miền Nam, cũng như số phận hàng trăm
ngàn quân nhân miền Nam phục vụ dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, tôi phải vào
tù. Từ đó không gặp lại và cũng không biết tin tức về anh.
Sau khi ra khỏi nhà tù thứ tám, để biết địa ngục là cảnh đời có thật chứ
không phải chỉ là những tranh vẽ treo ở chùa chiền, tôi làm nghề đong
rượu và bán… nước trà đá ở một quán nhậu do người bạn của vợ tôi hợp
đồng với công ty ăn uống của Tỉnh. Nhiệm vụ của tôi là đong rượu thuốc
ngâm trong một cái khạp da bò ra chai một xị, hai xị và bưng trà đá cho
khách. Quán nhậu chuyên môn bán gỏi gà, lòng heo phá lấu. Thỉnh thoảng
tới mùa chim cũng có bán chim óc cao, chim mỏ nhác rô ti. Bà chủ là
người bán cháo gà nổi tiếng trước năm 1975. Cơ ngơi, nhà cửa hiện còn là
do một tay bà bán cháo gà.
Không hiểu do bà có tay buôn bán hay cái nghệ thuật luộc gà, chặt gà, trộn gỏi như thế nào đó mà quán của bà rất là đông khách.
Nếu không có chuyến vượt biển chắc là tôi cũng bị bắt trở lại nhà tù,
hoặc bị chết bởi ba cái rượu bọt mía. Số là quán nhậu bình dân, mở cửa
từ 4 giờ chiều, tới đâu khoảng 8, 9 giờ tối là đã bán hết vì khách bình
dân ăn nhậu rất đông. Và trong cái đám khách bình dân ăn nhậu đó: những
cựu trung úy đạp xe lôi, cựu đại úy đạp xe đạp ôm, cựu thiếu tá đạp xe
ba gác, vá xe đạp, chạy mánh… toàn là bạn bè quen biết với anh chàng bán
nước trà đá và đong rượu là tôi. Tôi chỉ yên tâm bán nước trà đá có
tuần lễ đầu. Tuần lễ thứ hai, quán vừa mở cửa, tôi đang ở sau quán đong
rượu ra những chai một xị, hai xị thì cô thư ký của công ty ăn uống bước
vào, cười cười đưa cho tấm giấy, đọc thấy hàng chữ: “Đại ca, đàn em là
Hai què chờ đại ca ở bàn số 4”. Bữa khác, đang loay hoay chặt nước đá ở
phía sau quán, chợt giật mình khi nghe câu nói dễ ở tù: “Kính chào Đại
tá!”, quay lại thấy người bạn đang đứng ở thế nghiêm đưa tay chào.
Chính trong thời gian này, tôi biết được tin tức về nhà văn Thanh Nam.
Số là một hôm tôi giúp bà chủ quán bỏ chuối khô vào cái khạp ngâm rượu
thuốc gồm có sâm qui, sâm đại hành, và mấy cái dây thần thông quỉ quái
gì đó, tôi tình cờ đọc được bài viết có nói về nhà văn Thanh Nam trên tờ
Tuổi Trẻ dùng để gói chuối khô. Tờ báo có bài viết về “đời sống văn
nghệ sĩ ở nước ngoài”. Tôi nhớ trong bài viết này có đề cập tới hai
người: người thứ nhất: Võ Phiến, và người thứ hai: Thanh Nam.
Tôi sững sờ khi đọc đến tin Thanh Nam không còn nữa!
Nhà văn đã giã từ những “Đêm Mưa Tỉnh Nhỏ”, đã chia xa với những “Buồn
Ga Nhỏ” để đi về “Cánh Đồng Xanh Phía Dưới” của cõi ngàn thu tịch mịch.
Những bài thơ báo Tuổi Trẻ trích từ tập thơ “Đất Khách” của Thanh Nam.
Những đoạn trích riêng rẽ, cố ý để chứng tỏ cái tâm trạng tuyệt vọng,
chán chường của văn nghệ sĩ ở hải ngoại. Tôi xin chép lại một vài đoạn
(theo trí nhớ) mà tờ Tuổi Trẻ đã trích:
“… Ta như giông bão tan rồi họp
Trôi nổi còn hơn sóng đại dương
Lận đận bên trời chung một lứa
Say càng chua xót, tỉnh càng thương…
… Tuyết đổ dầy thêm, đêm lạnh buốt
Người về phòng nhỏ bóng cô đơn
Mở chai bia lạnh thay cơm tối
Ngồi đọc thư nhà lệ chứa chan”.
*
Năm 1987, định cư ở Des Moines, thủ phủ tiểu bang Iowa, một tiểu bang
miền Trung Tây Hoa Kỳ, qua nhật báo Người Việt do nhà văn Nguyễn Xuân
Hoàng, tổng thư ký của tờ báo này gửi, tôi có đọc những bài viết của nhà
văn Túy Hồng viết về người chồng quá cố của mình.
Qua các bài viết này, tôi mới biết là qua Mỹ, nhà văn Thanh Nam vẫn tiếp
tục làm báo Việt ngữ. Trong một bài tổng kết văn học của nhà phê bình
Nguyễn Hưng Quốc viết đại ý: “Võ Phiến, Thanh Nam và Lê Tất Điều là ba
người có công nhất trong việc giữ lửa trong thời kỳ đầu cho nền văn
chương Việt Nam ở hải ngoại”.
Năm ngoái, nhà văn Túy Hồng cũng đã viết bài “Anh Có Còn Yêu Em Không?”
đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21. Bài viết vẫn là những kỷ niệm về người
chồng quá cố. Mới đây, trên tạp chí Sóng ở Canada, nhà văn Túy Hồng lại
cho nhân vật truyện của mình nhận xét về người chống quá cố, đại ý:
Người suốt đời ăn chơi, nhậu nhẹt như Thanh nam mà còn viết lời bản nhạc
“Suy tôn Ngô Tnổg Thống” với nhạc sĩ Ngọc Bích, tức là người có tinh
thần quốc gia…”
Hình như tác giả “Những Sợi Sắc Không”, “Tôi Nhìn Tôi Trên Vách” lúc nào cũng sống với những kỷ niệm về người chồng quá cố.
Thanh Nam là thư ký tòa soạn, là chủ bút các tạp chí Hiện Đại, Văn Học
Nghệ Thuật… và là người phơi-ơ-tông thuộc loại nhiều nhất cho các nhật
báo ở Sàigòn trước năm 1975. Sang Mỹ, anh lại tiếp tục làm thư ký tòa
soạn tờ Đất Mới ở Seattle, tiểu bang Washington. Trước năm 1975, anh đã
xuất bản tập truyện ngắn Buồn Ga Nhỏ và nhiều truyện dài đăng báo. Đã
xuất bản tập thơ Đất Khách ở Hoa Kỳ và đang viết dở dang hồi ký Hai Mươi
Năm Làm Báo (theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc).
Những truyện ngắn, truyện dài và thơ của Thanh Nam không xuất sắc, nổi
bật đến độ gây tiếng vang ồn ào. Theo tôi, hình như cái đời sống của
anh, anh đã là nhà văn, nhà thơ. Anh sống không tính toán với anh em. Có
lần lãnh lương ở tòa soạn báo Tia Sáng, ra quán cô Tiểu Muội, tôi thấy
anh đưa hết số tiền nhuận bút vừa lãnh hình như là 10 ngàn đồng để trả
tiền bia. Đó là lần đầu tiên tôi nghe cô chủ quán mỉm cười và nói với
cái giọng lơ lớ: “Thôi còn thiếu 10 đồng bớt cho ông nhà văn đó”. Lại
cái chuyện cưới vợ bằng tiền của anh em nhà văn, nhà báo đóng góp vào
cũng đã là văn nghệ ra phết!
Trong thời gian quen biết, nhậu nhẹt, tôi không thấy anh có cái kiêu
ngạo, làm-dáng-ra-vẻ-nhà-văn. Văn chương, chữ nghĩa của anh cũng giản
dị, bình thường như cuộc đời. Như thằng Lập – như những đứa bé đánh
giày. Như con Lài – như những đàn bà, con gái đã phải cho-mượn-cuộc-đời.
Như những Năm Xe Ngựa, những Buồn Ga Nhỏ, như Bài Hành Bốn Mươi. Và
ngậm ngùi như tiếng thơ Đất Khách! Tập thơ mà nhà văn Túy Hồng cho biết
là nhà văn Thế Uyên đã nói với chị là ở trại “cải tạo” Việt Cộng đã đem
tập thơ này để hù các tù binh sợ mà không dám qua Mỹ. Tôi không có ở
trại tù mà cai tù đem tập thơ Đất Khách vào để “hù dọa” tù binh nên tôi
cũng không dám có kết luận về việc này!
Như đã viết, văn chương chữ nghĩa của Thanh Nam bình thường như đời
sống. Nhưng chẳng phải kể những câu chuyện bình thường với giọng văn
bình thường, giản dị một cách lương thiện là điều mà Hemingway, nhà văn
đoạt giải Văn chương Nobel, đã mong muốn, hay sao?
Anh Thanh Nam đã đi về bên kia cõi đời. Mọi điều bây giờ, đối với anh, chỉ là chuyện bọt bèo.
Bài viết này không phải là một bài phê bình văn học hay một tổng kết về
sự nghiệp văn chương của một nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Tôi không phải
là, và cũng không đủ khả năng, làm ngự sử văn đàn. Bài viết chỉ là đôi
điều kể lể về một người viết văn, làm thơ, làm báo đã trọn đời sống chết
với văn chương, chữ nghĩa mà tôi đã có thời quen biết. Chỉ mong được
như là nén hương thắp muộn gửi đến linh hồn người quá cố. Và là lời chia
buồn trễ tràng – quá trễ tràng, xin gửi tới chị Túy Hồng mà nỗi buồn
mất mát chắc hẳn khôn nguôi suốt quãng đời còn lại.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Des Moines 1987.
(Email: nguyenthieunhan45@yahoo.com)
(Trích trong NGUYỄN THIẾU NHẪN TUYỂN TẬP, quyển sách dày trên 1.000
trang của một-người-lính-cầm-bút để chống lại hiểm họa cộng sản.
Sách sẽ do Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ & tuần báo Tiếng Dân xuất bản và phát hành trong năm 2009). NGÔ NHÂN DỤNG * NGUYỄN MẠNH CÔN
*
*
Tiễn đưa một thế hệ Một người bạn cho biết mới đọc lại một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng của Nguyễn Mạnh Côn và vẫn thấy mê câu chuyện của nhà văn đa tài này. Trong tác phẩm của ông, dù thuộc thể loại nào cũng chứa đựng những thao thức về triết lý. Ông Nguyễn Mạnh Côn thuộc thế hệ những thanh niên Việt Nam đầu thập niên 1940, muốn giải phóng quê hương nhưng cũng muốn tham dự vào lịch sử một cách có ý thức. Họ không những tìm đường đòi độc lập dân tộc mà còn đi tìm con đường nào "đúng nhất" để xây dựng đất nước. Có những người thuộc thế hệ ông đã chọn con đường của chủ nghĩa Mác, nhưng tâm hồn Nguyễn Mạnh Côn có đủ mẫn cảm và tinh tế để tránh xa chủ nghĩa cộng sản ngay từ đầu.Và những tác phẩm trong đời ông đã viết đều vẫn đi tìm đường, nói văn hoa thì gọi là đi xây dựng một ý thức hệ khác với chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyễn Mạnh Côn đã qua đời từ vài chục năm nay sau khi bị hành hạ về thể xác cũng như tinh thần trong nhà tù cộng sản. Chúng ta có thể đoán rằng trước khi nhắm mắt ông vẫn thao thức đi tìm. Nhưng chắc hẳn ông cũng an lòng ở một điều này, là quyết định của ông từ thời thanh niên đã từ chối chủ nghĩa cộng sản là một quyết định đúng. Ông đã nhìn thấy sản phẩm do chủ nghĩa cộng sản tạo ra, chỉ cần nhìn vào cách sống của những quản giáo, cách cư xử, nói năng của những cán bộ tuyên huấn cho đến các công an. Ông thấy cách họ đối xử với nhau. Và chắc ông phải cảm thấy là loài người không nên sống với nhau như vậy. Mặc dù lúc qua đời ông Nguyễn Mạnh Côn chưa chứng kiến sự sụp đổ của cả hệ thống kinh tế, xã hội cộng sản, nhưng ông cũng có thể nhận thấy ngay rằng một chủ nghĩa đem biến mọi người thành những thứ người như vậy, huấn luyện họ ăn ở với nhau như vậy, thì chắc chắn là sai lầm. Đem chủ nghĩa đó áp đặt cho cả một dân tộc phải theo, không ai được cãi, quả là một tội lớn. Trước khi nhắm mắt, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có thể an tâm là mình không tham dự vào cái tội lớn đó. Tướng Trần Độ không may mắn như nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông cũng thuộc thế hệ những người Việt Nam từ thập niên 1940 đã đi tìm một ý thức hệ, và ông đã chọn chủ nghĩa cộng sản. Ông tin tưởng nhiệt thành vào chủ nghĩa đó, đem truyền bá cho nhiều người khác theo ông. Nhưng trong mấy năm cuối của đời ông thì ông biết mình đã sai lầm. Mới ba năm trước ông còn nói vẫn đang đi tìm một kiểu mẫu xã hội hay nhất, đúng nhất, nhưng chưa tìm ra. Chắc trước khi nhắm mắt ông vẫn muốn nhắn bảo những người còn sống hãy tiếp tục đi tìm. Có thể ông cũng ăn năn vì mình đã chọn lầm đường, không những thế còn lôi cuốn nhiều người khác đi theo đường mình đã chọn. Ông nhắc lại nhiều lần rằng chế độ cộng sản mà ông góp công xây dựng nên chỉ là một bộ máy đàn áp, bóc lột nhân dân. Ông biết nó thất bại không mang lại hạnh phúc cho loài người, và chắc cũng cảm thấy guồng máy đó còn huỷ diệt cả nhân tính. Nhưng trong lúc nhắm mắt tâm hồn ông cũng có thể vẫn bình an. Vì khi biết mình đi theo con đường sai lầm thì ông nói thẳng, nói thật điều đó ra, cho thấy ông vẫn giữ được một lương tâm trong sáng. Nhiều người không có thái độ can đảm đó. Có những người biết mình sai nhưng không dám nói thẳng hết, như nhà thơ Chế Lan Viên chỉ dám viết những câu thơ bóng gió. Đó là một thế hệ những người đi tìm chủ nghĩa. Có người theo chủ nghĩa cộng sản một cách dễ dãi, có những người suốt đời đi tìm một thứ chủ nghĩa khác, không phải mác xít, chống mác xít, hoặc vượt mác xít. Mà không phải chỉ có thế hệ đó, không phải chỉ có người Việt Nam. Khắp thế giới, cả loài người, từ thế kỷ 18, 19 đến thế kỷ 20 đã có bao nhiêu người thao thức đi tìm như vậy. Tựu chung, họ muốn đem trí khôn ngoan của con người mà tìm hiểu lịch sử, để vẽ ra một bản hoạ đồ cho đồng loại theo đó mà sống cho tốt đẹp, cho lương hảo hơn. Có thể do tấm lòng vị tha, nhưng cũng có thể do ngã mạn quá lớn. Những ông Hitler, Mao Trạch Đông, Khomenei đều mang hoài bão to lớn thay đổi nhân loại cả. Họ đã đem nhân loại ra làm thí nghiệm cho các bản hoạ đồ lớn lao của họ, và làm chết rất nhiều người, làm khổ nhiều người hơn nữa. Trong khi đó thì loài người vẫn sống, vẫn thay đổi, lịch sử vẫn diễn ra ngoài mọi dự định, mọi tiên đoán của các lý thuyết gia, các lãnh tụ, các uỷ ban kế hoạch, cộng sản cũng như không cộng sản. Những tiến bộ của khoa học từ đầu thế kỷ này đã cho thấy trí khôn ngoan của chúng ta thật ra rất khiêm tốn. Hoài bão muốn thâu tóm cả lịch sử, trước và sau, cả thế giới và cả vũ trụ vào trong một ý thức hệ, một bản hoạ đồ, đó là một ham muốn lớn quá sức con người. Khi biết như vậy rồi thì ý định xây dựng xã hội theo một bản hoạ đồ cố định cũng chấm dứt, thời đại của các ý thức hệ chấm dứt. Ngày nay chúng ta khiêm tốn hơn, không mong thay đổi thế giới theo một bản hoạ đồ vĩ đại nữa. Thế hệ nào cũng có những người muốn giúp đồng loại sống tốt đẹp và xứng đáng hơn. Nhưng thay vì vẽ ra một hoạ đồ vĩ đại cho cả nhân loại theo thì ngày nay người ta chỉ thảo luận với nhau về những vấn đề nho nhỏ để cải thiện cuộc sống chung. Thí dụ, như mục này mới trình bày hôm qua, một câu hỏi mà xã hội nào cũng phải bàn, là chúng ta làm việc, tạo ra của cải rồi, thì phải đóng bao nhiêu thuế? Không đặt ra những câu hỏi đơn giản đó thì sẽ tạo ra những cảnh lố bịch lắm. Chẳng hạn như ở những nước tự gọi là theo chủ nghĩa xã hội thì các nhà doanh nghiệp giầu nhất nước lại không đóng góp cho công quỹ, để cho dân lao động nghèo nàn đóng thuế chết bỏ! ƠẨ Trung Quốc trong mười người dân thì 2 người giầu nhất đang làm chủ 80% tài sản chung, để cho tám người khác chia nhau 20% chỗ còn lại. Mà 2 người giầu nhất nước đó chỉ đóng góp được 10% vào số thuế lợi tức cá nhân, để cho 8 người còn lại góp 90% cho công quỹ. Tại sao một chính phủ tự nhận là đại biểu của giai cấp lao động lại gây ra cảnh bất công đó? Vì người ta cứ hô hào những chủ nghĩa trừu tượng, tranh luận những vấn đề lớn lao, không ai thảo luận những chuyện nhỏ nhặt và cụ thể đó. Có lẽ thế hệ những người như Tướng Trần Độ vẫn còn bị ám ảnh về chuyện ý thức hệ, chứ các thanh niên ngày nay đã vỡ mộng rồi, chẳng còn ai nghĩ đến chuyện đó nữa. Nhưng không đi tìm ý thức hệ không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ nỗi thao thức hướng thiện của mình. Chúng ta vẫn cần bầu nhiệt huyết muốn xây dựng một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn. Chúng ta phải tìm cách cải thiện đời sống hiện tại của dân tộc, mà không cần một bản hoạ đồ vĩ đại nào cả. Chính ông Trần Độ cũng đã bắt đầu làm như vậy. Khi còn sống ông đã quyết liệt đòi hỏi cho người dân Việt Nam được bầu cử tự do, có quyền ngôn luận tự do.Trước kia, khi còn tin ở chủ nghĩa cộng sản ông không coi đó là những quyền quan trong, gắn cho chúng nhãn hiệu là các quyền của ý thức hệ tư sản. Nhưng gần đây ông đã thấy rằng những nhãn hiệu đó không có ý nghĩa gì cả, mà các quyền tự do thì rất thiết thực. Có lẽ những người đi dự đám tang ông nên nhớ lại kinh nghiệm đó của ông mà tiếp tục công việc ông đang làm dở dang. Phải đòi hỏi những quyền tự do cụ thể, cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng. Đó chính là nước đầu để tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh! NGÔ NHÂN DỤNG | |
NGUYỄN TRIỆU NAM * NGUYỄN MẠNH CÔN
*
Nguyễn Mạnh Côn (1920-1979)
bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, Ðằng Vân Hầu
sinh năm 1920 Bắc Việt; mất ngày 1 tháng 6 năm 1979 tại Sài gòn
KỶ NIỆM VỀ NGUYỄN MẠNH CÔN
Nguyễn Mạnh Côn (1920-1979)
bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, Ðằng Vân Hầu
sinh năm 1920 Bắc Việt; mất ngày 1 tháng 6 năm 1979 tại Sài gòn
tác phẩm:
- Việt Minh , người đi đâu ?
- Ðêm Tâm Tình Viết Lịch Sử
- Con Yêu Con Ghét
- Mối Tình Màu Hoa Ðào
- Giấc Mơ Của Ðá
- Tình Cao Thượng
- Ðường Nào Lên Thiên Thai
- Hòa Bình...nghĩ gì ? Làm gì ?
- Sống Bằng Sự Nghiệp
- Yêu Anh Vượt Chết
Hồi ký của NGUYỄN TRIỆU NAM
Trước
ba mươi tháng Tư 75, tôi tiếp xúc với Nguyễn Mạnh Côn nhiều hơn,
thường xuyên hơn là với mọi văn hữu khác. Một thời, anh chủ biên tờ Chỉ
Đạo, cơ quan ngôn luận của Người Việt Tự Do Chống Cộng. Tôi là bỉnh
bút. Khi tờ báo này được giao cho Nha Chiến Tranh Tâm Lý (tiền thân của
Cục Tâm Lý Chiến) thì anh là cộng sự viên. Hồi đó, tôi phụ tá cho chủ
bút Kỳ Văn Nguyên, đặc trách biên tập.
Nguyễn
Mạnh Côn là một văn sĩ có chân tài. Kiến thức phong phú. Bút pháp linh
thông. Văn phong bình dị, trong sáng. Văn mạch sung mãn, bất tận. Văn
thái chuyển biến linh hoạt theo từng tình huống. Khi cần thì viết như
một nhà thông thái, hoặc như một nhà phân tâm học. Tuy vậy vẫn mang
tính đại chúng, dễ hiểu. Nơi anh, có một đặc điểm nổi bật. Là hay khai
dụng đề tài khoa học để lung khởi, đẩy đưa câu chuyện. Do đó, độc giả,
dầu muốn dầu không cũng phải lưu tâm đến nội dung của chủ đề chính.
Chẳng hạn như truyện Bán Linh Hồn Cho Quỷ được mở màn bằng mấy ẩn số
toán học. Hơn nữa, anh hay viết về khoa học giả tưởng. Một cách sáng
tạo, độc đáo.
Tác
phẩm đầu tay của Nguyễn Mạnh Côn là Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (ký bút
hiệu Nguyễn Kiên Trung). Có tiếng vang lớn. Nhưng phải đợi đến khi Kỳ
Hoa Tử ra mắt thì danh tiếng anh mới thực sự được củng cố vững chắc. Kỳ
Hoa Tử là một cô gái Nhật. Cô ta yêu một chàng trai Việt luân lạc bên
Trung Hoa. Theo người yêu về nước. Lúc bấy giờ đang kháng Pháp. Trớ trêu
thay! Nhắm đúng thời điểm đốt giai đoạn để thực hiện cách mạng vô sản.
Mọi chướng ngại vật cản đường đều phải đốn ngã. Hồ Tùng Mậu là chướng
ngại vật nguy hiểm nhất. Cộng đảng bèn dụng kế. Ngụy tạo ra tội phản
động, buộc cho Hồ. Chàng trai nọ được lịnh đứng ra tố cáo trước tòa.
Chàng vốn là một đảng viên trung kiên. Cho nên không thể kháng lịnh.
Uyên ương xa lìa nhau. Mối tình thơ mộng và não nùng ấy tan vỡ. Trong
thảm cảnh tóc tang, ngút ngàn sân hận.
Năm
ấy, Nguyễn Mạnh Côn nắm tờ Chỉ Đạo. Anh thường ở nhà, ít khi đến tòa
báo. Một hôm, Triều Đẩu có ý muốn gặp anh. Bảo tôi biết nhà thì đưa đi.
Nhà văn trào phúng này mượn cớ là cậy đăng bài nghiên cứu về Đế Quốc
Nga Sô Viết. Tiện thể làm mấy ngao. Hai vị đều là đệ tử của Nàng Tiên
Nâu. Họ đi mây, về gió xả dàn. Quả là nói chuyện bên khay đèn thuốc
phiện có khác! Không thể thiếu một thứ chuyện gì trên đời. Nổ như bắp
rang. Tôi chỉ ngồi chầu dìa, lắng nghe họ trao đổi để học hỏi. Bữa ấy,
Nguyễn Mạnh Côn hỏi Triều Đẩu:
-
Đại ca viết biếm văn đến như thế là rất đạt. Trong cả hai cuốn Trên
Vỉa Hè Hà Nội, Trên Vỉa Hè Sài Gòn, đàn anh đều không nêu đích danh một
thằng nào. Không đấm vào mặt một thằng nào. Nhưng, có tật giật mình,
cũng có đứa nó biết chớ. Nó biết chính nó là cái bia. Không phải là nó
thì còn tên chó chết nào vào đấy nữa. Vậy đại cao không ngán cái vụ mua
thù, chuốc oán ư?
Triều Đẩu:
-
Tôi hãy hỏi lại anh trước đã. Anh dám chửi cả tập đoàn cộng sản. Mà ở
vùng đất tự do này, ngay cả ở Sài Gòn, chúng nó còn gài cả cán bộ nằm
vùng. Vậy anh có ngán không?
Nguyễn Mạnh Côn lắc đầu mà cười tủm. Triều Đẩu tiếp lời:
-
Anh dám chửi cả tông môn bọn lãnh tụ cộng sản mà còn chẳng ngán. Huống
chi tôi chỉ đả kích cá nhân, hà cớ gì mà phải ngán. Cứ cho rằng có đứa
nó biết tỏng ra đi. Biết thì cũng chỉ ấm ức để bụng. Chớ ho hoe gì
nổi. Thế anh có biết rằng anh bị bọn cộng sản xếp vào loại phản động số
một hay không?
Nguyễn Mạnh Côn:
- Xin các anh cứ thuật lại trung thực những gì đã biết. Tôi sẽ giải thích từng điểm một.
Triều Đẩu ra dấu cho tôi đỡ lời. Tôi nói:
-
Nguồn tin do Sở Mật Vụ Phủ Tổng Thống cung cấp. Sở này đã mua gần hết
ấn bản cuốn Tân Liêu Trai Chí Dị của Người Thăng Long. Một tác phẩm
chống cộng dưới hình thức liêu trai. Trong đó, những tên cộng sản được
miêu tả như hồ ly, yêu quái. Chính nhờ vào cái tác phẩm “nặng ký” ấy mà
tác giả được Sở Mật Vụ mời cộng tác. Anh ta cùng làm với tôi ở VP I
thuộc Sở. Có lần tâm sự với tôi như vầy:
“Tôi
viết văn vì lý tưởng đấu tranh chống cộng. Chớ không phải là tôi cố ý
viết một cuốn truyện chửi bới cộng sản để dùng nó như một phương tiện
tiến thân đâu. Thế nhưng bọn cộng sản đã xuyên tạc. Chúng nó vu cáo cho
tất cả những cây bút dám viết đụng đến chúng nó, chẳng hạn như Hiếu
Chân, Trúc Sĩ, tất cả đều là tay sai của Đế Quốc, đều là ăn tiền của Mỹ
mà viết nữa.”
Người
Thăng Long phát biểu như thế đó. Theo sự phối kiểm tin tức của VP I
thì Nguyễn Mạnh Côn đứng đầu sổ đen. Có nghĩa là chống cộng tới độ
quyết liệt, cực đoan. Chỉ có tiêu diệt cái chế độ sắt máu do cộng sản
dựng nên. Chớ không hòa giải, hòa hợp gì với cái tập đoàn cướp ngày ấy
cả. Vậy anh nghĩ sao?
Nguyễn Mạnh Côn:
-
Cái vụ cộng sản dùng các toán ám sát để khủng bố người quốc gia, đối
với tôi, không có gì đáng nói. Vậy mà cứ phải nói. Tệ lắm cũng cả mấy
chục lần rồi. Nói mãi hóa ra nhàm. Giờ, vì đại ca hỏi nên phải giải đáp
thêm một lần nữa. Nhưng chỉ rút ngắn trong vài hàng thôi.
Cộng
sản là mối tai ương cho dân tộc. Phải trừ khử mối tai ương đó. Bằng
nhiều cách. Cách của tôi là dùng bút. Tôi viết là do chính tôi ý thức
được, cần phải viết. Có nghĩa là viết theo tinh thần tự nguyện. Chớ có
đế quốc nào thuê tôi viết đâu mà bảo rằng tôi ăn tiền. Còn việc cộng sản
xếp tôi vào loại phản động số một hay số mấy, điều đó không cần biết.
Chỉ biết rằng chúng nó rất sợ những tác phẩm chống cộng. Những tác phẩm
mà sức công phá còn khủng khiếp hơn bom nguyên tử nữa. Thật sự là tôi
không sợ cộng sản tí nào. Tôi coi mấy trò hăm dạo của chúng nó như pha.
Anh Triều Đẩu lo ngại giùm tôi có phần quá đáng đấy. Dầu sao, Côn cũng
cảm ơn anh về thiện ý. Cần nói thêm. không phải là tôi không biết đến
mọi thành phần nằm vùng. Bọn thích khách bị lực lượng an ninh thọp cổ
không ít đâu. Tôi có đọc một xấp biên bản thẩm cung. Phối kiểm, thấy có
nhiều điểm ăn khớp với nhau. Chứng tỏ bọn chúng được kết nạp bừa bãi.
Cho nên đội ngũ rất tạp nham, hổ lốn. Hầu hết đều úy tử tham sinh. Giả
như có ám sát được một người quốc gia, chúng cũng khó mà giữ nổi mạng
sống. Miền Nam đâu phải là vườn hoang mà giặc cộng hòng múa gậy.
...
Sau
ngày Chỉ Đạo đình bản, Nguyễn Mạnh Côn và tôi ít khi gặp nhau. Thời
gian trôi qua. Mãi đến mùa hè đỏ lửa 72 mới gặp lại anh. Anh vẫn sáng
tác như ngày nào. Nhưng viết ít đi. Nghề cầm bút thực sự trở thành nghề
tay trái. Mưu sinh là nghề tay phải. Anh làm tất cả mọi vậy lương
thiện có thể làm để kiếm tiền phụ với vợ. Kể cả dịch vụ chuyên chở hàng
hóa. Với mọi dân làng bẹp như anh, bỏ ra nguyên một ngày để vật lộn với
cuộc sống đâu phải là chuyện dễ. Được cái là, mỗi ngày, anh đã giảm
dần phân lượng thuốc. Lúc đầu khó chịu lắm. Sau quen dần. Vì vậy mới
dành được trọn buổi sáng để chạy ngoài. Anh nói mấy câu. Thoạt nghe,
thấy không có gì đáng để tâm. Nhưng, sau ba mươi tháng Tư 75, mới thấy
ứng nghiệm:
“Một
con người đã mang thuốc sái như tôi mà nếu sa vào tay kẻ thù là dễ bị
lung lạc. Dễ thay lòng đổi dạ khi kẻ thù dùng thuốc để nhử. Vì thế, tôi
chỉ mong sao cai hẳn được là hết nợ. Chớ nặng nợ Phù Dung nó còn cực
khổ gấp ngàn lần nặng nợ má đào đấy...”
Tôi có đưa cho Nguyễn Mạnh Côn đọc mấy truyện đắc tâm của tôi đã đăng báo để anh cho ý kiến. Đọc xong, anh nhận xét:
-
Anh viết tiến bộ hơn hồi viết Chỉ Đạo nhiều. Không khô khan, nặng nề
như trước. Mà tươi mát, nhẹ nhàng hơn nhiều. Cấu trúc vững. Hành văn
mực thước, trang trọng. Tuy nhiên nên cẩn thận hơn nữa trong cách dụng
từ. Chọn chữ sao cho đắt giá. Thế thôi.
Tôi hỏi Nguyễn Mạnh Côn:
- Khai thác mãi đề tài cộng sản nó lanh quanh lẩn quẩn. Rất là nhàm. Chán phè. Anh có định chuyển sang đề tài khác hay không?
-
Tôi không nghĩ như anh, Nhà văn đáp. Viết mà khéo thì đề tài nào cũng
hay hết. Nơi con người tôi, cái tư tưởng bất nhân nhượng đối với cộng
sản nó đã ngấm sâu vào tâm can rồi, không sao bỏ được. Vì vậy, tôi dự
định dựng một tác phẩm lớn. Lớn hơn Mối Tình Đầu Hoa Đào nhiều. Căn bản
vẫn là chống cộng. Nhưng chống cộng ở trình độ cao. Không cần mượn hình
ảnh một tên giặc cộng nào. Không viện dẫn, không phiếm luận dông dài
về lời tuyên bố của một tên lãnh tụ đỏ nào.
Từ
sau bữa hàn huyên lần chót ấy, Nguyễn Mạnh Côn và tôi không còn gặp
lại nhau nữa. Vì hoàn cảnh không cho phép. Từ 72 đến 74, tôi bị cầm
chân hăm bốn trên hăm bốn giờ ở Đài Quân Đội. Ba mươi tháng Tư 75, mất
nước. Hai mươi tháng Năm liền đó, bị tống giam. Ở tù sáu năm. Khi được
phóng thích mới hay tin Nhà văn đã thành người thiên cổ. Anh đã kiệt lực
vì đòn thù.
Hôm Nguyễn Mạnh Côn nhập trại Xuyên Mộc, một tên cán bộ văn hóa (!) nó mỉa mai hỏi anh:
- Mày là Đằng Vân Hầu, có tài cưỡi mây, sao không cưỡi mây trốn đi?
Anh
không thèm trả lời. Anh im lặng. Sự im lặng hào hùng của con chó sói
bị thương, sắp chết, được miêu tả trong bài thơ Le Cor (chiếc kèn săn)
của thi hào Pháp Alfred de Vigny. Tên cán búa nọ nổi giận, nó gầm lên:
- Chạy hả? Mày có chạy đi đằng trời cũng không thoát khỏi tay chúng ông đâu.
Dứt
câu, nó hất hàm cho tên quản giáo đứng gần đó. Tên này bèn gọi một
thằng trừng giới vào, cho anh nếm đòn phủ đầu. Rồi anh bị tống vào kiên
giam. Tại đây, cứ hai tù nhân một cặp đâu lưng vào nhau mà quỳ trên
hai ô vuông gạch bông. Quỳ mà động não, suy nghĩ. Quỳ xong là viết kiểm
điểm. Viết xong lại quỳ. Rồi viết tiếp, khai cho bằng hết. Sau này, có
một tên cán bộ văn hóa trung cấp ở Sài Gòn, chỉ vì “thiếu cảnh giác”
hay vì “sơ hở sao đó” đã tiết lộ với báo chí nước ngoài khá nhiều về
Nguyễn Mạnh Côn. Trước hết là Nhà văn của chúng ta đã không đáp ứng
đúng yêu cầu của Cách mạng. Anh chỉ ôn lược những việc đã làm. Kể lại
nội dung từng sáng tác. Chớ không tự lên án mọi hoạt động nói chung của
mình. Có nghĩa là anh không nhận tội. Một tên quản giáo nó hỏi anh:
-
Mày viết phản động đến như vậy mà còn cho là không có tội ư? Vậy mày
có biết rằng Cách mạng chỉ giam giữ mày một thời gian nào đó thôi, rồi
tha cho mày về hay không? Chứ giữ mày ở lại làm cái gì cho tốn cơm, tốn
gạo.
- Vậy các ông muốn tôi phải làm gì đây? Nguyễn Mạnh Côn hỏi tên cán bộ nọ.
- Sẽ có người hướng dẫn cho mày. Y nói xong là bỏ đi.
Hôm
sau, có một tên làm dịch vụ đả thông. Nom lạ hoắc. Không biết gã ta
hành nghề ngỗng gì ở ngoài đời. Gã cầm trên tay một bịch ni lông trong
suốt. Cố ý giơ lên cho đối tượng nhìn thấy bên trong có những gói mỏng,
nhỏ. Thì ra là thuốc phiện quết, cô lại. Như thể thuốc cao. Chỉ nuốt
chửng, xài đỡ khi thiếu bàn đèn. Gã lải nhải bên tai Nhà văn một chập
lâu. Đại ý thuyết phục như vầy:
-
Anh nên thành thật viết một bài kiểm điểm nhận mình có tội. Giờ, ăn
năn hối hận, hứa với Đảng sẽ đổi mới tư tưởng, sẽ chuyển hướng sáng
tác. Nếu anh chịu tuân hành nghiêm chỉnh pháp lịnh của Nhà nước thì
chắc chắn anh sẽ được trả tự do đúng thời hạn. Thuốc đây, hãy xài tạm,
hầu phục hồi sự minh mẫn cho trí óc. Đừng khí khái hão mà chuốc họa vào
thân, làm khổ cho vợ con. Ngộ biến tòng quyền là cách xử lý khôn ngoan
của người biết tùy thời, lựa thế mà sống, anh ơi! Gầy còm, tong teo
như anh, chịu đòn sao thấu...
Nguyễn Mạnh Côn thẳng thắn đáp:
-
Ông cứ việc báo cáo lại với chúng nó về tất cả những điều tôi nói. Tôi
không tôn thờ cái chủ nghĩa cộng sản mà tôi đã di xuống chân ấy được.
Tôi không bẻ cong ngòi bút, tôi không làm văn nô được. Đừng hòng dùng á
phiện mà lung lạc tôi.
Việc
gì phải đến đã đến. Nhà văn của chúng ta đã tự sát. Bằng cách nào,
không nghe ai bộc tiết. Chỉ biết, trước ngày anh quyên sinh, anh gặp
trưởng Trại mà hỏi y:
- Cách Mạng công bố là chỉ giam tôi có thời hạn. Sao đã quá hạn mà không thả?
Tên cai ngục cười gằn mà bảo:
- Nói dễ nghe nhỉ? Mày ngoan cố quá, cứng đầu quá mà. Mày có chịu nhận tôi đâu mà đòi Nhà Nước tha cho mày.
Kẻ
thù chưa kịp hạ thủ Nguyễn Mạnh Côn thì anh đã tự tìm cho mình cái
chết rồi. Anh đã chết vinh. Anh đã bảo toàn được danh dự và tiết tháo
của kẻ sĩ. Là mọi kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất, anh đã không “lạc đường
vào lịch sử” như một nhân vật trong truyện anh viết. Trái lại, anh đã đi
thẳng vào lịch sử với tư cách một chiến sĩ tiền phong chống cộng trên
mặt trận văn hóa.
*
LÊ DINH * NGUYỄN MẠNH CÔN
*
Người Bạn Tù Nguyễn Mạnh Côn
Lê Dinh
Hơn 31 năm sau kể lại chuyện buồn:
Nguồn: Nguyệt San Nghệ Thuật 147 - June 2006
Người Bạn Tù Nguyễn Mạnh Côn
Lê Dinh
Hơn 31 năm sau kể lại chuyện buồn:
Chủ
nhật 30 tháng tư năm nay, lúc 3 giờ chiều, trong tâm trạng đau buồn của
một người tỵ nạn CS đúng 31 năm sau ngày mất nước, tôi mở máy để nhận
vi thư. Trong số những e-mail gửi đến ngày hôm nay, ngoài những bài vở
mà các cộng tác viên gửi đến có một bài tựa đề «Ta thắp hương lòng» của
nhà văn Công Tử Hà Đông do một độc giả ở Thụy Sĩ chuyển tới. Trong bài
này, tác giả Công Tử Hà Đông nhắc một vài kỷ niệm của ông với 3 người
bạn của ông là nhà văn Dương Hùng Cường (Dê Húc Càn), nhà báo Nguyễn
Mạnh Côn và Hiếu Chân Nguyễn Hoạt.
Tác giả viết bài này để kỷ niệm ngày mất nước đúng 31 năm. Oái oăm thay, kế tiếp e-mail của nhà văn Công Tử Hà Đông, có một e-mail khác gửi về chúng tôi, có tựa đề «Về quãng đời Trịnh Công Sơn», người viết là Lê Thanh Ty hay Nguyễn Thanh Ty gì đó. Tôi bèn xóa ngay e-mail vì không cần đọc nội dung bài này, chúng tôi cũng thừa biết cái ông Thanh Ty (hay bà Thanh Ty) này viết bài về Trịnh Công Sơn để gửi đi đúng vào ngày 30 tháng tư với dụng ý gì rồi. Cũng xin nói thêm là sau e-mail của ông (hay bà) Nguyễn Thanh Ty này có một e-mail khác của nhà văn Dư thị Diễm Buồn ở Yupa City (CA) gửi cho bạn bè nguyên văn như sau: «Xin để một phút hồi tưởng và ngậm ngùi ngày 30 tháng tư năm 1975, Cộng sản và tay sai cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam». Hoan hô nhà văn nữ Dư thị Diễm Buồn!
Đọc bài «Ta thắp hương lòng» của Công Tử Hà Đông, chúng ta thắm thía nỗi buồn đau của những văn nghệ sĩ phải chết tức tưởi trong tù đày của CS. Trong bài, tác giả có nhắc tới nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, trước kia cùng làm việc ở đài Phát thanh Saigon với chúng tôi và sau năm 1975 - khi tôi bị bắt giam trại Phan Đăng Lưu vào tháng 8 năm 1977 vì tội vượt biên - thì gặp anh Phạm Mạnh Côn cũng bị nhốt trong đó. Phòng của chúng tôi là Phòng 1, khu B.
Nhắc lại, vào giữa tháng 6 năm 1977, tôi được một bà bạn giới thiệu chúng tôi với một người mà theo lời bà là hiệu trưởng một trường Trung học ở miền Tây, vì thù ghét CS, nên đang đóng tàu để vượt biên. Vì biết chúng tôi cũng có ý định trốn khỏi «thiên đường CS» nên bà bạn này mới rủ chúng tôi đóng góp với ông bạn hiệu trưởng của bà để có thể thực hành ý định. Phần đóng góp là 3 cây vàng cho mỗi người.
Chúng tôi phải bán đổ bán tháo vài thứ gì còn lại trong nhà để tom góp cho đủ 15 cây vàng cho gia đình chúng tôi, gồm vợ chồng và 3 đứa con. Buổi gặp gỡ sơ khai được tổ chức tại quán nhà hàng Hoàng Gia ở đường Tự Do. Ông hiệu trưởng là một người khoảng trên 40, cao ráo, đẹp trai ăn mặc đúng là dân Saigon. Ông nói về dự tính, chương trình cuộc hành trình của ông cùng ngày lên đường để chúng tôi chuẩn bị. Nửa tháng sau, chúng tôi cùng với bà bạn xuống bắc Mỹ Thuận, đến điểm hẹn bên kia sông để trao vàng cho ông ta rồi trở về Saigon. Ngày lên đường là ngày 27 tháng 7 năm 1977.
Ông bảo chúng tôi ngồi tại một quán hủ tíu Tàu trong Phú Lâm, đợi xe đến rước đi về miền Tây. Đúng giờ ấn định, một chiếc xe van màu trắng (đã cho biết trước số xe) đến đón chúng tôi. Xe chạy trên đường về hướng Mỹ Tho, chưa qua khỏi Phú Lâm, chúng tôi thấy lố nhố phía trước có khoảng vài chục tên áo vàng (công an) chờ sẵn. Thế là tất cả đều chung vào rọ, bị đưa về đường Trần Hưng Đạo, vào chỗ Tổng Nha Cảnh sát cũ. Đâu khoảng 60 người ngồi trên sân tennis, tự lột hết đồng hồ, viết máy, kính mát, bóp phơi, tiền bạc... trao cho công an. Bà bạn môi giới chuyến đi này có một chiếc vòng cẩm thạch rất đẹp, hai ba tên công an xúm lại tuột ra không được mặc dù họ đã lấy xà bông nhúng nước thoa vào để làm cho trơn nhưng cũng không làm sao lấy ra được. Bà đau quá rên siết om sòm và cuối cùng một tên công an đưa ra tờ giấy bảo bà viết rồi ký tên vào, nói rằng còn thiếu lại công an... một chiếc vòng cẩm thạch. Thì ra, chuyến vượt biên giả này do CS tạo ra để gài bẫy những người cả tin như chúng tôi.
Tên đóng vai hiệu trưởng giả có bí danh là Ba Sơn, một tên có vẻ như người quốc gia chứ không phải như người CS mà sau này, những ai vượt biên bị bắt vào trại Phan Đăng Lưu, cả người Việt gốc Hoa, đều nói là do Ba Sơn gài bẫy. Thì ra Ba Sơn là một tên công an do chúng đưa ra làm mồi để gạt những ai muốn vượt biên. Chúng tôi bị giam trong trại Phan Đăng Lưu 4 tháng rưỡi và trong thời gian này có cả chục chuyến vượt biên giả đều do Ba Sơn tổ chức, người bị bắt phần đông là người Việt gốc Hoa vì lúc đó chưa có phong trào vượt biên gọi là bán chính thức do CS nặn ra để hốt vàng của người Tàu.
Xong màn trấn lột, tất cả bị đưa về trại Phan Đăng Lưu ở Bà Chiểu. Đàn bà và trẻ con được thả về 7 ngày sau đó. Đàn ông con trai bị giam vào các phòng thuộc Khu A và Khu B trong trại Phan Đăng Lưu. Riêng tôi bị đưa vô Phòng 1, khu B và nơi đây, tôi gặp anh Nguyễn Mạnh Côn. Vào tù mà gặp người quen cũng vui. Nghe đâu anh bị bắt vàøo đây từ tháng 3 năm 1976. Chỉ một năm sau từ ngày bị hốt, người vốn đã ốm yếu sẵn, anh Côn trông càng ốm yếu hơn, với bộ xương sườn như trong quyển sách cách trí, vì trong phòng giam, ai ai cũng ở trần trùi trụi, chỉ mặc võn vẹn có chiếc quần xà lỏn.
Vừa trông thấy tôi, anh Nguyễn Mạnh Côn mừng rỡ, tíu tít hỏi tôi đủ mọi chuyện, nhất là ở ngoài đời... có gì lạ không? Trả lời cho anh là tôi cũng trả lời cho hết khoảng hơn 20 bạn tù khác trong phòng vì tất cả cũng đều muốn biết những gì đã xảy ra trong thời gian đó. Phòng 1 khu B rộng chừng 25 thước vuông nhưng có khoảng 25 người tù, ăn uống, đi tiêu, đi tiểu gì cũng trong đó. Người nào may mắn nằm xa chỗ tiêu tiểu chừng vài thước thì còn đỡ, chứ năm ngay đó thì ôi thôi... đành chịu!
Ngay đêm đầu tiên, khoảng nửa đêm, tôi nghe những tiếng rên la từ phía anh Nguyễn Mạnh Côn. Người nằm bên cạnh tôi là bác Kính nói nhỏ vào tai tôi: «Ông Côn thiếu thuốc nên bị hành dữ lắm. Đêm nào cũng vậy, khoảng nửa đêm là ổng rên la om sòm, bọn chấp pháp phải chạy lại phòng quát lên bảo ổng yên. Ổng nằm yên đôi chút nhưng rồi cũng bắt đầu rên la nữa». Đêm thứ hai, anh Nguyễn Mạnh Côn cũng lại kêu lên đau đớn, nhức mỏi, nhưng lần này, anh ấy kêu chính danh tôi: «Lê Dinh ơi, lại bóp tay bóp chân giùm moa, đau quá Lê Dinh ơi».
Tôi bèn phải đi lại chỗ anh Côn và đấm bóp cho ảnh một hồi, khi thấy anh bớt đau, tôi mới trở về chỗ nằm. Những khi không đau đớn, thường là về ban ngày, anh Nguyễn Mạnh Côn kể những mẫu chuyện vui trong cuộc đời làm báo của anh, về những bài phân tích chính trị của anh hoặc những nhận xét của anh về những sáng tác văn nghệ của bằng hữu. Có một lần, anh nói với tôi và anh em trong phòng về một sáng tác của Trần Thiện Thanh. Anh bảo: «Trần Thiện Thanh ghê lắm đó, các toa biết không?» Chúng tôi ngơ ngác, không hiểu anh Côn muốn nói về chuyện gì, cuộïc đời tình ái của Trần Thiện Thanh chăng, hay về gì gì khác? Thấy chúng tôi im lìm, anh mới nói: «Các toa biết không, trong bài «Anh không chết đâu anh» của nó, mấy toa không để ý cái gì sao? Đoạn chót, có những câu:
«Không, anh không chết đâu em, anh
chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh, cho anh».
Rồi anh chẫm rãi tiếp: Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân, moa hỏi mấy toa, chứ «lóng lánh dấu ái ân» là nghĩa gì, dấu ái ân là dấu gì, mà sao lại lóng lánh. Chúng tôi nghiệm ra và thấy anh Côn là người có óc nhận xét thật sắt bén, rất đáng phục anh và tuy đã trọng tuổi, mà vẫn còn những ý tưởng yêu đời của tuổi thanh xuân. Mà thật như vậy, nếu trong tù mà không có những ý nghĩ lạc quan pha chút lãng mạn như vậy thì thế nào cũng điên thôi. Mỗi lần anh Côn lên cơn đau nhức, la lối như thế, bọn chấp pháp lại xách xâu chìa khóa xuống - dù ban ngày hay đêm khuya - lẻng kẻng mở cửa sắt vào và bảo anh im. Chúng thường nói: «Cái bọn trưởng giả ngụy, chống phá cách mạng như tên Côn này phải chặt 3 cái đầu mới đền hết tội lỗi đối với nhân dân»(?)
Hơn 4 tháng sau, trước Giáng sinh một tuần lễ, bất ngờ bọn chấp pháp đến phòng gọi tên tôi bảo sắp xếp đồ đạc và trả tự do cho tôi. Sau đó, tôi có đến khám Chí Hòa thăm vài người bạn tù cũ ở phòng 1, khu B trại Phan Đăng Lưu ngày trước, nhưng vẫn còn bị giam cầm và được chuyển qua khám Chí Hòa. Tôi có hỏi thăm tin tức của anh Nguyễn Mạnh Côn thì được anh em cho biết là anh Côn bị đưa lên trại tù khổ sai Xuyên Mộc và anh đã chết trong trại tù này vài năm sau đó. Cuộc đời của những văn nghệ sĩ khí tiết, khẳng khái như Nguyễn Mạnh Côn sao quá ư khổ tận dưới chế độ CS. Bọn chấp pháp tại trại Phan Đăng Lưu không cần phải chặt 3 cái đầu của Nguyễn Mạnh Côn mới xứng đáng với tội của anh - như bọn chúng thường rêu rao mỗi khi đối diện với anh - nhưng chúng chẳng làm gì được anh vì thà chịu chết chứ anh quyết không thở chung không khí với bọn người tàn ác.
~Để nhớ lại ngày mất nước, 31 năm sau~
Tác giả viết bài này để kỷ niệm ngày mất nước đúng 31 năm. Oái oăm thay, kế tiếp e-mail của nhà văn Công Tử Hà Đông, có một e-mail khác gửi về chúng tôi, có tựa đề «Về quãng đời Trịnh Công Sơn», người viết là Lê Thanh Ty hay Nguyễn Thanh Ty gì đó. Tôi bèn xóa ngay e-mail vì không cần đọc nội dung bài này, chúng tôi cũng thừa biết cái ông Thanh Ty (hay bà Thanh Ty) này viết bài về Trịnh Công Sơn để gửi đi đúng vào ngày 30 tháng tư với dụng ý gì rồi. Cũng xin nói thêm là sau e-mail của ông (hay bà) Nguyễn Thanh Ty này có một e-mail khác của nhà văn Dư thị Diễm Buồn ở Yupa City (CA) gửi cho bạn bè nguyên văn như sau: «Xin để một phút hồi tưởng và ngậm ngùi ngày 30 tháng tư năm 1975, Cộng sản và tay sai cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam». Hoan hô nhà văn nữ Dư thị Diễm Buồn!
Đọc bài «Ta thắp hương lòng» của Công Tử Hà Đông, chúng ta thắm thía nỗi buồn đau của những văn nghệ sĩ phải chết tức tưởi trong tù đày của CS. Trong bài, tác giả có nhắc tới nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, trước kia cùng làm việc ở đài Phát thanh Saigon với chúng tôi và sau năm 1975 - khi tôi bị bắt giam trại Phan Đăng Lưu vào tháng 8 năm 1977 vì tội vượt biên - thì gặp anh Phạm Mạnh Côn cũng bị nhốt trong đó. Phòng của chúng tôi là Phòng 1, khu B.
Nhắc lại, vào giữa tháng 6 năm 1977, tôi được một bà bạn giới thiệu chúng tôi với một người mà theo lời bà là hiệu trưởng một trường Trung học ở miền Tây, vì thù ghét CS, nên đang đóng tàu để vượt biên. Vì biết chúng tôi cũng có ý định trốn khỏi «thiên đường CS» nên bà bạn này mới rủ chúng tôi đóng góp với ông bạn hiệu trưởng của bà để có thể thực hành ý định. Phần đóng góp là 3 cây vàng cho mỗi người.
Chúng tôi phải bán đổ bán tháo vài thứ gì còn lại trong nhà để tom góp cho đủ 15 cây vàng cho gia đình chúng tôi, gồm vợ chồng và 3 đứa con. Buổi gặp gỡ sơ khai được tổ chức tại quán nhà hàng Hoàng Gia ở đường Tự Do. Ông hiệu trưởng là một người khoảng trên 40, cao ráo, đẹp trai ăn mặc đúng là dân Saigon. Ông nói về dự tính, chương trình cuộc hành trình của ông cùng ngày lên đường để chúng tôi chuẩn bị. Nửa tháng sau, chúng tôi cùng với bà bạn xuống bắc Mỹ Thuận, đến điểm hẹn bên kia sông để trao vàng cho ông ta rồi trở về Saigon. Ngày lên đường là ngày 27 tháng 7 năm 1977.
Ông bảo chúng tôi ngồi tại một quán hủ tíu Tàu trong Phú Lâm, đợi xe đến rước đi về miền Tây. Đúng giờ ấn định, một chiếc xe van màu trắng (đã cho biết trước số xe) đến đón chúng tôi. Xe chạy trên đường về hướng Mỹ Tho, chưa qua khỏi Phú Lâm, chúng tôi thấy lố nhố phía trước có khoảng vài chục tên áo vàng (công an) chờ sẵn. Thế là tất cả đều chung vào rọ, bị đưa về đường Trần Hưng Đạo, vào chỗ Tổng Nha Cảnh sát cũ. Đâu khoảng 60 người ngồi trên sân tennis, tự lột hết đồng hồ, viết máy, kính mát, bóp phơi, tiền bạc... trao cho công an. Bà bạn môi giới chuyến đi này có một chiếc vòng cẩm thạch rất đẹp, hai ba tên công an xúm lại tuột ra không được mặc dù họ đã lấy xà bông nhúng nước thoa vào để làm cho trơn nhưng cũng không làm sao lấy ra được. Bà đau quá rên siết om sòm và cuối cùng một tên công an đưa ra tờ giấy bảo bà viết rồi ký tên vào, nói rằng còn thiếu lại công an... một chiếc vòng cẩm thạch. Thì ra, chuyến vượt biên giả này do CS tạo ra để gài bẫy những người cả tin như chúng tôi.
Tên đóng vai hiệu trưởng giả có bí danh là Ba Sơn, một tên có vẻ như người quốc gia chứ không phải như người CS mà sau này, những ai vượt biên bị bắt vào trại Phan Đăng Lưu, cả người Việt gốc Hoa, đều nói là do Ba Sơn gài bẫy. Thì ra Ba Sơn là một tên công an do chúng đưa ra làm mồi để gạt những ai muốn vượt biên. Chúng tôi bị giam trong trại Phan Đăng Lưu 4 tháng rưỡi và trong thời gian này có cả chục chuyến vượt biên giả đều do Ba Sơn tổ chức, người bị bắt phần đông là người Việt gốc Hoa vì lúc đó chưa có phong trào vượt biên gọi là bán chính thức do CS nặn ra để hốt vàng của người Tàu.
Xong màn trấn lột, tất cả bị đưa về trại Phan Đăng Lưu ở Bà Chiểu. Đàn bà và trẻ con được thả về 7 ngày sau đó. Đàn ông con trai bị giam vào các phòng thuộc Khu A và Khu B trong trại Phan Đăng Lưu. Riêng tôi bị đưa vô Phòng 1, khu B và nơi đây, tôi gặp anh Nguyễn Mạnh Côn. Vào tù mà gặp người quen cũng vui. Nghe đâu anh bị bắt vàøo đây từ tháng 3 năm 1976. Chỉ một năm sau từ ngày bị hốt, người vốn đã ốm yếu sẵn, anh Côn trông càng ốm yếu hơn, với bộ xương sườn như trong quyển sách cách trí, vì trong phòng giam, ai ai cũng ở trần trùi trụi, chỉ mặc võn vẹn có chiếc quần xà lỏn.
Vừa trông thấy tôi, anh Nguyễn Mạnh Côn mừng rỡ, tíu tít hỏi tôi đủ mọi chuyện, nhất là ở ngoài đời... có gì lạ không? Trả lời cho anh là tôi cũng trả lời cho hết khoảng hơn 20 bạn tù khác trong phòng vì tất cả cũng đều muốn biết những gì đã xảy ra trong thời gian đó. Phòng 1 khu B rộng chừng 25 thước vuông nhưng có khoảng 25 người tù, ăn uống, đi tiêu, đi tiểu gì cũng trong đó. Người nào may mắn nằm xa chỗ tiêu tiểu chừng vài thước thì còn đỡ, chứ năm ngay đó thì ôi thôi... đành chịu!
Ngay đêm đầu tiên, khoảng nửa đêm, tôi nghe những tiếng rên la từ phía anh Nguyễn Mạnh Côn. Người nằm bên cạnh tôi là bác Kính nói nhỏ vào tai tôi: «Ông Côn thiếu thuốc nên bị hành dữ lắm. Đêm nào cũng vậy, khoảng nửa đêm là ổng rên la om sòm, bọn chấp pháp phải chạy lại phòng quát lên bảo ổng yên. Ổng nằm yên đôi chút nhưng rồi cũng bắt đầu rên la nữa». Đêm thứ hai, anh Nguyễn Mạnh Côn cũng lại kêu lên đau đớn, nhức mỏi, nhưng lần này, anh ấy kêu chính danh tôi: «Lê Dinh ơi, lại bóp tay bóp chân giùm moa, đau quá Lê Dinh ơi».
Tôi bèn phải đi lại chỗ anh Côn và đấm bóp cho ảnh một hồi, khi thấy anh bớt đau, tôi mới trở về chỗ nằm. Những khi không đau đớn, thường là về ban ngày, anh Nguyễn Mạnh Côn kể những mẫu chuyện vui trong cuộc đời làm báo của anh, về những bài phân tích chính trị của anh hoặc những nhận xét của anh về những sáng tác văn nghệ của bằng hữu. Có một lần, anh nói với tôi và anh em trong phòng về một sáng tác của Trần Thiện Thanh. Anh bảo: «Trần Thiện Thanh ghê lắm đó, các toa biết không?» Chúng tôi ngơ ngác, không hiểu anh Côn muốn nói về chuyện gì, cuộïc đời tình ái của Trần Thiện Thanh chăng, hay về gì gì khác? Thấy chúng tôi im lìm, anh mới nói: «Các toa biết không, trong bài «Anh không chết đâu anh» của nó, mấy toa không để ý cái gì sao? Đoạn chót, có những câu:
«Không, anh không chết đâu em, anh
chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh, cho anh».
Rồi anh chẫm rãi tiếp: Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân, moa hỏi mấy toa, chứ «lóng lánh dấu ái ân» là nghĩa gì, dấu ái ân là dấu gì, mà sao lại lóng lánh. Chúng tôi nghiệm ra và thấy anh Côn là người có óc nhận xét thật sắt bén, rất đáng phục anh và tuy đã trọng tuổi, mà vẫn còn những ý tưởng yêu đời của tuổi thanh xuân. Mà thật như vậy, nếu trong tù mà không có những ý nghĩ lạc quan pha chút lãng mạn như vậy thì thế nào cũng điên thôi. Mỗi lần anh Côn lên cơn đau nhức, la lối như thế, bọn chấp pháp lại xách xâu chìa khóa xuống - dù ban ngày hay đêm khuya - lẻng kẻng mở cửa sắt vào và bảo anh im. Chúng thường nói: «Cái bọn trưởng giả ngụy, chống phá cách mạng như tên Côn này phải chặt 3 cái đầu mới đền hết tội lỗi đối với nhân dân»(?)
Hơn 4 tháng sau, trước Giáng sinh một tuần lễ, bất ngờ bọn chấp pháp đến phòng gọi tên tôi bảo sắp xếp đồ đạc và trả tự do cho tôi. Sau đó, tôi có đến khám Chí Hòa thăm vài người bạn tù cũ ở phòng 1, khu B trại Phan Đăng Lưu ngày trước, nhưng vẫn còn bị giam cầm và được chuyển qua khám Chí Hòa. Tôi có hỏi thăm tin tức của anh Nguyễn Mạnh Côn thì được anh em cho biết là anh Côn bị đưa lên trại tù khổ sai Xuyên Mộc và anh đã chết trong trại tù này vài năm sau đó. Cuộc đời của những văn nghệ sĩ khí tiết, khẳng khái như Nguyễn Mạnh Côn sao quá ư khổ tận dưới chế độ CS. Bọn chấp pháp tại trại Phan Đăng Lưu không cần phải chặt 3 cái đầu của Nguyễn Mạnh Côn mới xứng đáng với tội của anh - như bọn chúng thường rêu rao mỗi khi đối diện với anh - nhưng chúng chẳng làm gì được anh vì thà chịu chết chứ anh quyết không thở chung không khí với bọn người tàn ác.
~Để nhớ lại ngày mất nước, 31 năm sau~
Nguồn: Nguyệt San Nghệ Thuật 147 - June 2006
THƠ SONG NGỮ
TRONG NGÔI GIÁO ĐƯỜNG
Sunday, December 20, 2009 10:21 AM
From:
To:
undisclosed-recipients
TRONG NGÔI GIÁO ÐƯỜNG
Hai dãy hàng ghế trong ngôi giáo đường
Chia đôi tín hữu, chia cả người thương
Từ thuở ấu thơ, kinh còn chưa thuộc
Phải tách quỳ mỗi bên ảnh Cứu Chuộc
Chúa rẽ phân mình, em hữu tả anh.
Từ hàng ghế đầu, năm tháng qua nhanh
Ðẩy mình xuống lần ngang hàng ghế giữa
Tóc em đã dài, tình đầu bốc lửa
Anh nhìn ngang hơn nhìn thẳng bàn thờ:
Ngang anh có thiên thần đẹp như mơ
Không sốt sắng vẫn vì em đi lễ
Chúa Nhật nào trông qua bên hàng ghế
Thấy vắng em, anh thấy mất thiên đường.
Rồi Chúa thương tình hai kẻ yêu đương
Cho anh dắt thiên thần lên cung thánh
Nhẫn cưới trao nhau, ghế quỳ bên cạnh
Ước cuộc đời cứ thế mãi song đôi .
Hôn lễ tan, dòng giữa trở về ngồi
Thời gian chưa kịp dần dà xua đuổi
Ðôi ta xuống tận nơi hàng ghế cuối
Anh đã đưa em trở lại trước bàn thờ
Trong nước mắt, trong thần trí đần ngơ
Sao em ẩn trong quan tài lạnh lẽo
Ðể mình anh đứng cô đơn teo héo
Bơ vơ lạc lõng giữa chốn thánh đường
Rồi đây trong tuổi đông giá phong sương
Chịu sao nổi suốt cuộc đời còn lại!
Lúc xem lễ vẫn quen nhìn bên trái
Mắt đã lờ, được thấy em trong mây
Và anh mơ, mơ được sớm đến ngày
Gặp lại em khi rời hàng ghế chót.
VĂN BIA
| INSIDE THE CATHEDRAL
The two blocks of seats in the cathedral wide
Divided the believers, separated the lovers too.
Since childhood, the prayers not yet known through,
We had to kneel down on each of the Image's side:
The Savior parted us, on the left me, on the right you.
Time passed fast, pushing us from the first line
Gradually down to the middle rows to sit.
Your hair had grown long, my first love strong wine,
I looked sideways rather than straight at the altar fit.
Sideways in my row there was an angel like a dream:
Even not fervent, I went to church for you, my nice.
If on Sunday I glanced in your direction with a beam
But did not see you there, I felt I had lost Paradise.
Then God took compassion on the two infatuated,
Allowing me to lead up to the pulpit my sprite,
Exchange wedding rings, kneel as to be graduated,
And wish for a forever side-by-side happy life bright.
After that, we got back to the middle row in His light.
Time had not been enough after our such treats
To drive both of us down to the last row of seats,
Back in front of the altar I already had to send you,
In hot tears, in dull spirit and dumb mind, so blue!
Why have you hid yourself in that coffin, how cold!
Leaving me lonely, pain unable to withhold,
Standing abandoned, got lost in the holy place.
From now on, having my time-worn age to face,
How could I endure my life's remaining days!
In the cathedral I am still used to glance sideways
To wish through dim eyes to see you in the clouds;
And I dream, dream of being soon rid of all shrouds,
I meet you again on leaving the last row of seats.
Translation by THANH-THANH
|
No comments:
Post a Comment