Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 13 December 2016

TỘI ÁC CỘNG SẢN =LÊ DINH=TRUNG CỘNG=

TRẦN KHẢI THANH THỦY * KÝ



*

Trần Khải Thanh Thủy
Honorary Member of English PEN.
Hellman/Hammet Reward Winner.
Người được đảng cộng sản đặc biệt quan tâm!

Thursday, March 19, 2009
Ký Sự Từ Một Vùng Đất Nóng




Trần Khải Thanh Thủy

1/ Đất làng vừa một tấc:
Về lại Hà Nam - nơi con sông Đáy hiền hoà chảy, phía trên là cả dãy núi đá vôi chạy dài thơ mộng, cũng là nơi ẩn chứa trong lòng bao nhiêu di tích, danh lam thắng cảnh và huyền thoại, từ chùa Long Đọi Sơn(tên chữ là Diên Linh tự) do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng năm 1054, đến Bia Sùng Thiện Diên Linh, do vua Lý Nhân Tông chủ động làm từ 1118 đến 1121, rồi Đền Lăng, thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Hai vị vua đã cùng các tướng lĩnh xây dựng lực lượng chống thù trong giặc ngoài, gìn giữ độc lập dân tộc...


Tất cả mọi thứ đều có tuổi thọ cả nghìn năm, thứ được coi là đệ nhất danh thắng của trấn Sơn Nam (Chùa Long Đọi Sơn) với 18 pho tượng La Hán, 6 pho tượng Kim Cương, một pho tượng Di Lặc bằng đồng (nặng một tấn, đúc năm 1864), thứ là bảo vật quốc gia (Bia Sùng Thiện Diên Linh) ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết đất nước và việc làm nhân hậu bao dung của Thái hậu Ỷ Lan thông qua việc cúng 72 mẫu ruộng, để nhà chùa trồng cây trái hoa màu, làm đèn nhang phục vụ cho việc cầu siêu tịnh độ cho quê hương đất nước và các tín chủ mười phương tìm về. Ở mặt sau, phía dưới là bài thơ của Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa.



Trước đó, năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng làm công tác tịch điền dưới chân núi Đọi, nhân dân nô nức tới xem. Biết tin, hai anh em nhà Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Đạt liền làm một chiếc trống lớn ra dự lễ đón vua. Khi gióng lên, tiếng kêu như sấm, âm vang cả một vùng non nước, vua thấy hay liền hỏi cách làm và tôn vinh là Trạng Sấm. Từ đó nghề làm trống hình thành và kéo dài cho tới nay. Hiện tại, trong làng Đọi Sơn vẫn có hơn 500 hộ làm trống, sản sinh ra hàng chục nghệ nhân lão luyện, đem trống đi khắp nước...



Chừng như chưa đủ cho một vùng đất nổi tiếng là lễ trọng, đất thiêng, thu hút bao nhiêu du khách xa gần tìm về trong các dịp lễ hội, tham quan, du lịch...Lịch sử tỉnh Hà Nam còn cất giấu cả huyền tích về Lê Lộc(cha đẻ Lê Hoàn) bị con hổ trắng (do chính mình nuôi để trông cá) vồ chết. Khi nhận ra mình cắn nhầm người chủ tốt, Hổ đã cõng ông về núi Cõi giấu xác, rồi bỏ ăn bỏ ngủ, ngày đêm canh gác xác cho đến lúc chết vì đau khổ, ân hận, xa xót. Sau đó mối đùn lên thành mộ, dân trong vùng gọi là Mả Dấu hay “mộ hổ táng” hết mực linh thiêng.



Ngồi bên cạnh tôi là chị Cao Thúy Hòa - người của thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Nhớ về cái tuổi thần tiên, thơ trẻ của mình, chị ngậm ngùi kể :
Ngày trước quê chị đẹp đẽ, thanh bình, êm ả và thơ mộng lắm, ngủ dạy bước chân xuống đất là nhìn thấy núi, thấy sông. Núi nằm vắt ngang trước nhà, lúc trường tồn khoẻ khoắn như hổ rình mồi, lúc đủng đỉnh oai phong như trâu gặm cỏ, lúc vươn mình như ngựa phi dưới nắng chiều tà, lúc trầm mặc tôn nghiêm như người con gái quàng khăn voan trắng ngủ quên cả nghìn năm trên đỉnh núi . Còn con sông thì hiền hoà, êm ả chảy ngay dưới chân...Cả tuổi thơ trẻ hồn nhiên của chị cùng lũ bạn gắn bó với nó, vừa tắm táp, bơi lội thoả thích, vừa hò hét chạy đuổi theo nhau suốt dọc triền sông. Chính vì sống trong cảnh mơ mộng lãng mạn ấy mà chị nuôi ước mơ được làm công tác nghệ thuật và trở thành cán bộ của đài truyền hình Hà Nội... Không ngờ càng về già càng xa xót, bàng hoàng khi chứng kiến cảnh "chùm khế ngọt" quê mình bị lũ người cơ hội, thực dụng, hư hỏng từ nơi khác kéo về trèo leo, bứt phá, trở thành khế chát, khế chua, khế còi và sớm hay muộn cũng sẽ thành khế ngạt, khế độc, đầy đoạ cuộc sống của thôn, trong đó có gia đình chị.


Suốt chặng đường dài, ngồi nghe chị kể về cuộc sống quê mình hiện tại: bần hàn, lam lũ, hoang mang, lo lắng, khác hẳn với cuộc sống yên bình, lặng lẽ trước kia, tôi bất giác thở dài, nhớ về câu thơ của nhà thơ Ngô Xuân Sách:
Đất làng vừa một tấc
Mà bao kẻ đến cày.
Thóc giống còn mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay.
Câu thơ hoạ chân dung nhà văn Nguyễn thị Ngọc Tú, với tác phẩm "Đất làng " ,"Thóc giống" ,"Đợi mùa sau", cũng là ngầm chê bai thói trăng hoa của bà, hoà cái tôi chân chính vào trong cái chúng ta tầm thường giả dối, biến con người mình thành người của làng (văn học nghệ thuật), biến cơ thể phồn thực nảy nở mà tạo hoá ban tặng cho mình thành một miếng đất thịt ở giữa làng để cho hết bồ nọ, bồ kia tìm đến, cày bừa, xáo xới, gây không ít tai tiếng, đến mức có mấy đứa con là "hạt giống", cũng không thể rõ là con của ai? Đành đợi vụ mùa thu hoạch xong, cũng là thời gian sàng lọc, mới hay mọi sự, mới tỏ mọi nhẽ, mới rõ mọi đàng...


Tìm về ngôi nhà nhỏ- nơi chị gắn bó cả quãng đời thơ ấu, mới thấy hết những điều chị kể. Thiên nhiên quả là ưu ái cho thôn Bồng Lạng - quê chị- một diện tích chỉ vẻn vẹn 1,1km2 nằm gọn lỏn giữa núi và sông, phía Tây là núi đá vôi, phía Đông là núi đất sét, dọc núi đá và núi đất là con sông Đáy hiền hoà chảy qua, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường đẹp đẽ, cũng là nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, vô cùng thuận lợi cho việc khai thác xi măng.


Cũng chính vì nhận ra lợi ích trước mắt này mà những kẻ thực dụng đã bất kể cảnh êm thấm, yên bình từ nghìn đời của người dân nơi đây để nhảy vào khai thác, bằng cách xây dựng liên tiếp 4 nhà máy xi măng, bỏ qua mọi hiểm hoạ rình rập và làm đảo lộn cuộc sống của 800 hộ gia đình( 3.000 nhân khẩu), trong đó chiếm 2/3 là phụ nữ trẻ em, người già cả.



Đầu tiên là Xi măng Hoàng Long, khởi công xây dựng từ 2003, với giá đền bù rẻ như bèo (7,5 triệu /sào -360 m2) kèm bao lời hứa hẹn ồn ào. Nào sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho chính những người trong độ tuổi lao động ở trong thôn, đào tạo họ từ nông dân thành công nhân thời đại khoa học kỹ thuật. Nào đảm bảo sự thu nhập của các gia đình tự nguyện bán ruộng, giao nộp mặt bằng cho nhà máy. Nào sẽ cộng tác và hỗ trợ tích cực cùng địa phương, nhằm góp phần biến đổi bộ mặt của thôn Bồng Lạng từ thôn quê hẻo lánh thành đô thị nhộn nhịp v.v… và v.v…


Hơn 50 ha đất trong tổng số 450 ha quỹ đất của làng bị cái lưỡi của công nghiệp Hoàng Long nuốt gọn, không những không gây ra điều tiếng gì mà còn giúp bà con nuôi một hy vọng ảo về một sự đổi mới tư duy của đảng, sự đổi đời thoát kiếp của bản thân, không phải nông dân chân lấm tay bùn, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nay nóng mai lạnh, sớm nắng, chiều mưa nữa mà là thu nhập ổn định trong nhà máy xí nghiệp, trong cơ chế thị trường.



Trên cở sở thu hồi đất một cách qúa ư dễ dàng đó, 3 nhà máy khác gồm xi măng Thanh Liêm, Xi măng Tràng An, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và hóa chất tiếp tục vào cuộc liếm hết 300 ha đất trên tổng số 450 ha đất của làng.
Đến lúc này sau gần 5 năm bị mất đất vô cớ, trong khi cả làng vạ vật không công ăn việc làm, con cái có nguy cơ bị đuổi khỏi trường học vì bố mẹ không đủ tiền đóng góp, song công ty xây dựng, phát triển và đầu tư Xuân Thành vẫn ngang nhiên nhảy vào chiếm đất như lũ đàn anh ích kỷ, hẹp bụng trước đó, người dân trong thôn mới bừng tỉnh trước một hiểm hoạ nhỡn tiền.

2/ Tiếng nói người dân:
Ông Đinh Xuân Hải, chi hội trưởng Chi hội Nông dân( tổ 3) cho biết: Trước đây, thôn có 450 mẫu đất canh tác. Sau khi các dự án của 4 nhà máy xi măng và chế biến thức ăn gia súc đổ bộ vào, số đất này chỉ còn lại 166 mẫu. Nếu như Công ty Xuân Thành cố tình triển khai dự án, biến dự án thành dự...ớn, đồng nghĩa với việc trải oan khiên lên đầu 3.000 người dân chúng tôi, vì ngoài khói bụi xi măng, chất thải và thán khí các loại, cùng tiếng ồn suốt ngày đêm chúng tôi còn gì để sống, lấy gì để ăn?


Ông Như Văn Thử, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã Thanh Nghị cho biết: Hết đất dân thôn Bồng Lạng chỉ còn một cách duy nhất...bồng bế nhau đi lên tận trung ương mà ăn mày lòng tốt của thiên hạ, hay lãnh đạo đảng và nhà nước. Cứ cho rằng cả 5 nhà máy đều có chế độ tuyển dụng như lời cam kết khi cắm mốc xây dựng, giải phóng mặt bằng, thì chỉ những lao động trong độ tuổi 20 - 25 còn có cơ may được tuyển dụng, còn số lao động quá tuổi như chúng tôi biết làm gì để khỏi bị chết đói đây?


Bà Nguyễn Thị Phương, bày tỏ đầy bức xúc:
Cả nhà tôi có 6 nhân khẩu, chỉ có 18m2 đất sản xuất nông nghiệp và nhiều gia đình khác trong thôn cũng chẳng hơn gì. Nếu Nhà máy xi măng Xuân Thành cứ cố tình làm thì 18m2 đất của gia đình tôi cũng biến thành bụi khói xi măng nốt... thật trần đời chưa có bao giờ lại khốn khổ, khốn nạn như lúc này. Cứ bảo dân bất ly hương, sao ông đảng và chính phủ Việt Nam lại chỉ đạo cho người lấy hết đất của chúng tôi để chúng tôi thành...ắt ly hương? già rồi chỉ có hai bàn tay trắng, mà còn phải tha phương cầu thực ở quê người, làm sao chúng tôi sống nổi, mất đất rồi thì tương lai con cái chúng tôi sẽ ra sao?


Ông Lê Minh Tài chán ngán:
Cứ bảo nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra", vậy mà chúng tôi kêu gào cả 5,7 năm nay nhưng xã, huyện, tỉnh có ai thèm nghe đâu? Chúng tôi mất đất thì cứ mất mà nhà máy làm thì cứ làm, sống chết mặc dân, còn tiền lãi lờ thì lãnh đạo nhà máy hưởng, lãnh đạo tỉnh, huyện được chia phần, chỉ chết cái thằng thấp cổ bé họng chúng tôi : Kêu trời thì trời cao, kêu đất thì đất dày, kêu lãnh đạo thì từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương, mặt họ còn dày hơn... đất thó.


Qua tìm hiểu, gia đình ông thuộc diện phải giải toả phục vụ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Xuân Thành. Ngoài số đất canh tác 3 vụ lúa, khoai, lạc ra, gia đình ông còn có đất khai hoang từ năm 1960 để trồng cây lâu năm. Nhưng số đất có bề dày 40 năm tuổi thọ này lại không hề được tính trong bảng áp giá đền bù, dù chỉ là với cái giá...chết đói: 7,5 triệu/sào. Khi ông xót của thắc mắc, bị phó trưởng ban giải phóng mặt bằng huyện Thanh Liêm Lê Hồng Sơn gắt:
Đất này không hợp pháp, đất đai là sở hữu của nhà nước, của địa phương, sao ông dám tự tiện khai hoang, bỏ qua cho ông băm mươi mấy năm trời là may mắn qúa rồi , giờ nhà nước cần trưng thu để làm công trình lớn, phục vụ nhu cầu dân sinh thì lấy lại chứ sao?


Không đúng, tại sao nhiều vật liệu kiến trúc không được ghi trong bảng giá, thậm chí còn bị trừ 20% số tiền ? Chả lẽ vật liệu này do chúng tôi bỏ tiền túi ra mua cũng là của nhà nước sao?
Vớ vẩn, nhiều vật kiến trúc không được đền bù là do...chưa có “cơ chế giá”chứ sao(?!)”Còn bị trừ 20% số tiền là do số lượng vượt mức so với khi lập bảng giá, thế thôi?


Bị trừ đầu trừ đuôi, trên cơ sở cả lừa đảo lẫn ăn cướp, đàn ông Bồng Lạng chỉ còn nước tự di dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình vào tận phía Nam mưu sinh kiếm sống, bỏ lại vợ con, bố mẹ già, cắt đặt thay phiên nhau, vài năm giành dụm đủ tiền mới dạt về quê một lần, mặt bủng, môi chì vì cuộc vật lộn mưu sinh khốn khó nơi chân trời lạ.
Số còn lại, kiên quyết bám trụ, bám đất bằng cách gửi đơn khiếu nại, khiếu tố vượt cấp, lại bị coi là "chống lại các chủ chương chính sách tốt đẹp của đảng và nhà nước", vì vậy, dân không chịu đảng thì đảng phải trị dân, kết quả kẻ có tiền, quyền kê được chỗ đứng giữa lòng đảng thì lộng hành công khai, còn người dân không quyền hành, tiền bạc bị dồn tới nước chết...

3/ Buồi sáng kinh hoàng.

Ngồi trong căn nhà nhỏ của chị Hoà, đối diện với con sông Đáy lững lờ chảy, chúng tôi đang trò chuyện cùng người cha già 86 tuổi của chị thì có tiếng lao xao ngoài cửa, hoá ra thấy chiếc xe đỗ ngay cạnh nhà, biết tin chị về, họ hàng làng nước kéo đến chơi. Chưa qua được cơn chấn thương tinh thần do công ty Xuân Thành đưa lại, người nào người nấy bừng bừng phấn kích:
Chưa khi nào người dân chúng tôi gặp cảnh kinh khiếp hãi hùng đến thế, bà Nguyễn thị Dậu 75 tuổi, bần thần kể lại:
Hôm ấy là sáng 16-12-2008, tôi vừa trở dạy, đang lúi húi cơm nước dọn dẹp trong nhà ngoài sân thì nghe tiếng con tôi hốt hoảng thông báo:
U ơi, công an bắt chị Nhan rồi, cả 18 người của công ty Đại Xuân nữa.


Không tin vào tai, vào mắt mình, tôi lật đật chạy lên nhà con trai, con dâu thì thấy khắp đường làng ngõ xóm, khắp trong rừng, trong núi, công an vây kín...dễ có đến 500 người, người nào người ấy nanh ác, dữ tợn, tay cầm dùi cui điện, dùi cui gỗ, tay che kính chắn ghi rõ 4 chữ CSCĐ(Cảnh sát cơ động). Chưa kể vòi rồng phun nước, bình xịt hơi cay...phía sau lù lù xe chở tù, chở họ...cả đoàn xe không dưới 20 cái
Biết con trai và cháu nội không có nhà, chỉ còn một mình con dâu, tôi cố kiết đi bằng được đến chỗ nó để xem xét tình hình... Vậy mà nhất định họ không cho tôi đi, họ cản tôi lại, đầy lạnh lùng, thô bạo:
Bà ơi, bà về đi, đây là nơi cơ quan an ninh đang làm việc!
Mặc! Tôi nguẩy ra khỏi sự lôi kéo, ngăn cản của họ, tiến lên:- Tôi phải gặp bằng được con tôi, chúng nó có tội tình gì mà các ông bắt bớ đánh đập dã man thế, các ông có phải con người không?


Cuối cùng, sau bao nhiêu liều lĩnh, cố gắng, tôi cũng tiến về được phía chiếc xe tù, nơi con dâu tôi bị tống lên đó. Đập mạnh vào cánh cửa xe, tôi gào lên:
Thả con tôi ra, bớ làng nước, tôi là mẹ chồng của nó đây, chồng con nó đi vắng, có gì cũng phải thông báo cho gia đình chúng tôi một tiếng chứ, tự nhiên không đâu lại kéo quân bắt người vô tội à?
Chị ấy chống người thừa hành công vụ.


Chống ai, ai chống, lấy gì mà chống, nó thân cô, thế cô, liễu yếu đào tơ, sức vóc học trò, lấy tay không chống lại vũ khí dã man hiện đại của các ông à?
Mặc cho tôi đứng phía dưới đập nát tay vào cánh cửa xe tù, chúng không hề mảy may rung động , những bộ mặt lạnh tanh máu cá, mất hết cả tính người, nên bao nhiêu tiếng gào thét, kêu cầu, nài xin, phẫn nộ của người mẹ già cả đều không ảnh hưởng tới trái tim thú của chúng nó, một bầy súc vật đi hai chân, nói tiếng người, đánh đập người vô tội...


Bên cạnh tôi là đám người làng xanh xám, người lên tiếng phản đối việc làm ác độc của chính quyền huyện, tỉnh, người bày tỏ sự cảm thông đau xót với con dâu tôi và 18 người vừa bị bắt của công ty Đại Xuân :
Khiếp qúa, chúng nó xộc vào dùng dùi cui điện đánh phủ đầu anh em nhà chị Nhan, sau đó ông Chất, công an tỉnh, ra lệnh:"
Vào trong, bắt nốt con kia ra, nhanh lên!" Thế là nó lao vào, lôi xềnh xệch chị ấy ra, không cho chị ấy được mở miệng thanh minh lấy một tiếng...Sợ chị ấy kêu gọi, nhắn nhủ đám anh em công nhân dưới quyền hay sao mà chúng nó, đứa tốc áo chị, đứa dúi dùi cui điện vào người, làm chị ấy bị điện giật co rúm người lại, đái vãi cả ra quần, rồi ngất lịm

Tôi tối tăm mặt mũi, chưa kịp bày tỏ gì , thì bà con dân làng đã kể tiếp:
Cái con Lò Thế Giang, công an ấy, ác qúa bà ạ, nó dúi dùi cui vào miệng cái Nhàn, làm con bé ngất sỉu, gẫy hai cái răng cửa, máu trào ra, cả chú lái xe cho công ty Đại Xuân cũng bị chúng đánh, ngã dúi ngã dụi, rồi cả bọn xông vào tống lên xe tù...Giờ chắc cả chị Nhan, cô Ngà chết ngất rồi, chẳng nghe thấy tiếng bà gào đâu


Chị Hoàng thị Huệ, hội viên hội phụ nữ, ngồi bên cạnh bà Dậu, bàng hoàng kể:
Từ ngày rời vú mẹ, chập chững biết đi đến bây giờ, hơn 40 tuổi đầu, em mới chứng kiến cái cảnh hãi hùng, công an đánh người làng mình như thế: Chị Nhan giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Xuân bị chúng nó dùng cui gỗ, đánh thục mạng vào đầu gối, chưa đủ, còn dí dùi cui điện vào người vào lưng, co rúm người lại, ngất xỉu, thế là chúng nó, xốc nách chị lôi ra xe tù ấn vào ca bin...Lôi mạnh đến nỗi lật hết cả quần áo chị ấy ra, hở cả khoảng lưng tím bầm vì bị dùi cui nện
Nhưng lý do tại sao, tôi ngơ ngác hỏi: Chị Nhan làm sao? Sao lại bị bắt?
Chị ấy là doanh nghiệp trẻ có tiếng của thôn, người tạo công ăn việc làm cho cả làng trong suốt 20 năm trời nay, cũng là người đứng đơn phản đối không đồng ý cho công ty xy măng Xuân Thành đổ bộ vào thôn cướp nốt mảnh đất ba vụ cuối cùng của dân làng
Thì ra là cá lớn nuốt cá bé, tôi cay đắng nghĩ!


Ngồi uống rựơu cùng chú lái xe, anh Nguyễn văn Tiến, em rể chị Hoà, lên tiếng xác nhận:
Ba cái nhà máy xi măng Hoàng Long, Thanh Liêm, Tràng An ngoạm 80% đất làng rồi, giờ công ty Xuân Thành nhảy vào nữa thì coi như dân nhẵn như chùi, chẳng còn tí đất cắm dùi...Trong khi quyền lợi của người dân thì chẳng thấy đâu? Ba công ty hứa hẹn nhận 650 người làng vào làm việc trong nhà máy, cuối cùng cả vài năm nay rồi, tất cả chỉ được 50 đứa làm bảo vệ, lương 500.000/ tháng. Qúa là ngửa tay xin việc, ngửa váy hứng dừa, hứng cả ngày giời mà dừa rơi đâu hết. Tiền công không đủ để ăn sáng, nói gì đến khẩu phần vợ, con? Vì thế, đến lần qúa tam...năm bận này, dân làng hội họp, bàn bạc rồi ra quyết định tẩy chay Xuân Thành, không bán đất với giá rẻ, bàn giao mặt bằng cho họ nữa. Ba keo mèo mở mắt rồi, gầy còm xơ xác lắm rồi, một cái lưỡi mèo không đủ để cho 4 anh em họ hàng nhà xi măng cùng xâu xé nữa...Thế là có chuyện




Nghĩa là chúng nghi chị Nhan cùng hai bên gia đình nội ngoại có mặt trong công ty, đứng đầu phong trào phản kháng tẩy chay này, nên mua chuộc lãnh đạo tỉnh, ký giấy thuê giám đốc công an tỉnh, điều động 500 quân nhảy vào cưỡng chế, để dằn mặt Đại Xuân, dằn mặt dân làng, cắm mốc bằng được phải không? Tôi lờ mờ hiểu ra nút thắt bí ẩn của câu chuyện, hỏi lại bà con:
Không một chút e dè, sợ sệt, Huệ rắn rỏi đáp:
Đúng đấy chị ạ, công an cậy lệnh, cậy đông, lấy thịt đè người, bắt chị Nhan và 18 người, trong đó có 9 người là người của công ty Đại Xuân còn lại là người làng, chiếm đa phần là con thương binh, liệt sĩ, rồi nhốt họ vào giam tại trại Mễ, bắt họ phải nhận, phải khai tội "chống người thi hành công vụ", tội "lôi kéo người nhà, anh em công nhân trong công ty chống lại chính quyền", rồi lần lượt thả về, còn chị Nhan không chịu ký thì bị giam đúng một tháng hai ngày, ngất lên ngất xuống, cuối cùng chồng chị phải làm giấy bảo lãnh theo đúng ý họ, kèm bao nhiên tiền đút lót mới được tại ngoại chờ ngày xét xử:


Xe tù chở chị Nhan và 18 người đem về trại Mễ ( thị xã Phủ Lý , tỉnh Hà Nam) giam giữ
Trời đất, thời này là thời nào mà chúng cố tình đổi trắng, thay đen thế, lại còn đưa ra xử cơ à? Không biết lũ chúng nó- những kẻ coi miếng ăn hơn cả đạo lý, tình người sẽ trả lời công luận thế nào, nếu cố tình đưa ra ánh sáng ? Cho dù quan toà, viện kiểm sát và công an có cố tình toa rập chị, còn lòng dân đang phẫn nộ, làm sao chúng có thể bưng bít sự thật mãi được ? Cái kim trong bọc cũng lòi ra nữa là cả núi tội ác của lũ chúng nó giữa thanh thiên bạch nhật ?
4- Tìm gặp nhân chứng:
Trước mắt tôi là chị Nguyễn thị Nhan, cao, gầy, chân tay lều nghều như nhện, tiếng nói còn chưa tròn vành rõ tiếng - di chứng của cuộc tra tấn ngày 16-12 và 32 ngày nằm bệt, chết ngất trong tù.
Đầy bàng hoàng đau xót chị kể:


Tất cả với em vẫn như một cơn ác mộng, không hề có lệnh cưỡng chế, không thông báo qua điện thoại, bỗng dưng 5, 600 công an đổ bộ về làng, chặn ngõ, ngăn đường bằng cả dãy hàng raò sắt, rồi cứ thế đánh đập người nhà em, từ em dâu, em trai cho đến công nhân của em, 18 người tất cả, em là nạn nhân thứ 19, cũng là người phải chịu nhiều oan trái nhất
Chị có thể cho biết căn nguyên, lý do

Đang ngồi, chạm vào câu hỏi của tôi, chị giãy nảy như chạm phải sâu róm- Đến em cũng không biết vì sao mình lại bị đối xử thô bạo thế. Từ bé, em chưa bao giờ làm việc gì thất đức cả. 16 tuổi đi thanh niên xung phong, làm theo lời đảng gọi: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên" "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua", Trở về làng lấy chồng, cả hai vợ chồng đều bắt đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, buôn từng con cá, lá rau ngoài chợ, rồi vào rừng kiếm củi, xuống đầm san lấp...khổ không để đâu cho hết, khổ đến mức chỉ dám đẻ một đứa, dù là con gái. Sau đó vay vốn ngân hàng....

Cả nhà, anh em bên chồng, bên vợ cùng dồn sức vào thành lập hợp tác xã khai thác đá rồi công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Xuân. Thuế nộp đủ, tiền vay ngân hàng trả đúng hạn, lương của 200 công nhân không hề thiếu một xu, cũng không để bất kỳ trường hợp nào gặp phải tai nạn đáng tiếc...Hiện hợp đồng khai thác đá 5 năm đã hết hạn từ mấy tháng rồi, riêng hợp đồng khai thác điện mới ký được một năm, đến giữa năm 2012 mới hết hạn, cho nên công ty vẫn tiếp tục sử dụng...


Chợt giọng chị trùng xuống, khuôn mặt cương nghị rắn rỏi ánh lên những nét bực bội, buồn phiền, chán nản: - Vậy mà không bồi thường, không thoả thuận, không giải thích, đơn phương chấm dứt hợp đồng, rồi kéo cả tiểu đoàn về cắt điện, cưỡng chế
Đưa mắt quan sát căn phòng làm việc của chị, mắt tôi vô tình vập vào tấm giấy xác nhận của uỷ ban nhân dân xã Thanh Nghị về việc chị đóng góp công đức cho chùa triền, tiền làm đường xá cho dân làng đi lại, tiền ủng hộ quỹ thiên tai bão lụt, quỹ vì người nghèo v.v...


Chưa kịp lên tiếng hỏi rõ hơn về lĩnh vực này, ngồi bên chị Hoàng thị Huệ đã cất tiếng:
Ở góc độ xã hội, chị Nhan là một cựu chiến binh, một doanh nghiệp trẻ , tạo việc làm cho hơn 200 lao động trong suốt 20 năm qua, được cả làng cả xã cả huyện Thanh Liêm biết đến, đặc biệt trong lĩnh vực từ thiện, nào tiền công đức cho đình chùa miếu mạo 17 triệu, tiền làm đường, rải gạch, rải đá san lấp chỗ trũng cho các cháu đi lại 20 triệu, rồi quỹ ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt, quỹ ’vì người nghèo" v.v hết năm này sang năm khác, không biết bao nhiêu mà kể. Cánh chị em trong hội phụ nữ, hễ có khó khăn là chỉ biết tìm đến chị vì chị giàu lòng nhân ái, không bao giờ để cho họ phải về không, hay nài nỉ dài dòng, đặt mình vào mối quan hệ con người cầu xin con người. Ngày 15-12 -2008 chị vinh dự nhận giấy mời dự đại hội toàn quốc của các doanh nghiệp trẻ, diễn ra trong 4 ngày( từ 20 đến 24-12) thì sáng 16-12 chị bị bắt.


Trong tù họ đối xử với chị như thế nào? Có đánh đập gì không? Sao luật pháp Việt Nam lại cho phép bắt người dễ dàng thế nhỉ. Tôi hỏi, và không kiềm chế được lòng mình, những ý nghĩ tuôn trào nhảy nhót trong óc, ý nọ đuổi theo ý kia:
Bỗng dưng không đâu, ký lệnh điều quân xộc đến bắt 19 người vào tù, quả là luật rừng chứ đâu phải luật pháp? Bản thân chị là doanh nghiệp giỏi, thuộc diện vua biết mặt, chúa biết tên, coi việc cứu người -phúc đẳng hà sa làm trọng mà còn như thế, thử hỏi những người thấp cổ bé họng, dân ngu cu đen thì còn bị chà đạp, hà hiếp đến đâu?


Vô tình chạm đến nỗi đau chị kể:
Đến bây giờ em vẫn không thể nào có được giấc ngủ trọn vẹn, mệt qúa thiếp đi thì thôi, cứ mở mắt ra là bàng hoàng tự hỏi mình là người như thế nào? Sao bỗng dưng lại bị biến thành can phạm, bị tra tấn dã man, rồi phải vào ngồi tù, 31 ngày khổ ải nằm bẹp ngất lên ngất xuống vì bị đòn cân não, rồi phải mất tiền triệu để được chồng bảo lãnh chờ ngày ra toà, không lẽ pháp luật Việt Nam bây giờ suy đồi đến thế? Biến trắng thành đen, không thành có, đúng thành sai...
Đúng thế, tôi giảng giải :Luật nào cũng tồn tại trên cơ sở đạo đức. Nói chính xác hơn: đạo đức là nguốn sống của luật pháp. Vì thế luật pháp mà không có đạo đạo đức làm nền tảng, lẽ sống, thì luật ấy là luật rừng, cá lớn nuốt cá bé, lấy số đông đàn áp số ít, cậy vũ khí để trừng phạt người lương thiện, biến lương thiện thành tội phạm, còn kẻ có tiền thành quan toà, tước đoạt danh dự mạng sống của người tốt ? Xã hội như thế thì sự suy đồi đạo đức là việc nhỡn tiền chứ còn gì nữa, đâu có xứng đáng để tồn tại.


Chia tay tôi, chị bày tỏ:

Em đã đọc hết quyển "tố tụng hình sự" rồi, sẽ thuê luật sư để bảo vệ mình, để nhanh chóng lấy lại danh dự và tài sản đã mất. Dù thế nào thì em vẫn tin xã hội phải còn những người tốt, niềm oan khuất trái ngang của mình sẽ được làm sáng tỏ...


Vì thời gian có hạn, lượng thông tin thu nạp được trong một ngày đi thăm người già, người ốm, cũng đã đầy, tôi cùng chị Cao Thúy Hòa trở lại Hà Nội, lòng day dứt không nguôi về những chuyện đau lòng vừa phải chứng kiến ở một vùng quê qúa hiền lành nhu mì - như một cô gái xinh xắn, giữ nguyên chất hương rừng, gió núi nên đã bị lũ ác nhân, ích kỷ, lực điền cậy khoẻ, cậy đông, cậy sự thiếu hiểu biết của người dân đè đầu cưỡi cổ, gây bao thảm cảnh cho họ cũng là cho hai vợ chồng nhà doanh nghiệp trẻ cùng 18 người liên quan ... và tôi tự nhủ: Nhất định tôi sẽ trở lại vùng đất này, tìm gặp lại bà con, tìm gặp 18 người bị bắt và bị đánh cùng chị Nhan để xem bản chất của sự việc cưỡng chế, bắt người của công an tỉnh Hà Nam và uỷ ban tỉnh ra sao? Việc làm này có được lòng dân ủng hộ hay không? Tại sao Đảng và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cứ gieo rắc tai hoạ cho dân theo kiểu: "cho dân và vì dân" mãi thế này?

Bồng Lạng 12-3-2009
Trần Khải Thanh Thủy
* Chùm ảnh do người dân Bồng Lạng cung cấp

(Theo Web Hội Quán Nhà Việt Nam)

Posted by Trần Khải Thanh Thủy at 10:24 PM


*

TRẦN THANH THỦY * KÝ

*
TRẦN THANH THỦY (Vietnam)
> > >
> > > Việt Báo: Đây là một "tự sự đặc
> > > biệ"t gửi ra từ trong nước. Theo bài
> > viết,
> > > tác giả lớn lên tại miền Bắc, sau 1975
> > mới
> > > theo cha hồi hương miền Nam, có hai bằng
> > đại
> > > học, nói thông thạo tiếng Anh tiếng Nhật,
> > từng
> > > là một “tour guide chuyên nghiệp”; đi
> > nước
> > > ngoài như đi chợ, đi Mỹ thì thích lúc nào
> > đi
> > > lúc đó… Và tâm sự: “Vậy mà tôi vẫn
> > không
> > > có cảm giác tự hào về vị thế công dân
> > của
> > > mình và đất nước mình.”
> > > Tự mô tả mình là “con cái của những
> > > người cộng sản” nhưng tác giả vẫn
> > viết
> > > “chế độ độc đảng và tư tưỏng cộng
> > sản
> > > đã làm cho dân mình không tiếp nhận
> > được
> > > những giá trị chung của nhân loại về dân
> > chủ,
> > > tự do, quyền con người… tạo nên một
> > lực
> > > cản không đáng có cho đất nước.” Đề
> > cập
> > > tới lá cờ của nước Mỹ, tác giả viết
> > > “Người ta yêu lá cờ là vì nó đại diện
> > cho
> > > vô số điều tốt đẹp ẩn phía sau.” Và
> > ngậm
> > > ngùi thấy mình là “Một công dân không
> > > có lá cờ tổ quốc!”
> > >
> > > *Bài viết được phổ biến nguyên vẹn,
> > không
> > > thêm bớt, cắt xén:
> > >
> > > CỜ MỸ - NƯỚC MỸ
> > > -Tôi để tâm tới lá cờ nước Mỹ từ
> > trước
> > > khi đến xứ này. Nguyên cớ cũng là từ tên
> > con
> > > trai của tôi. Năm ngoái tên này 5 tuổi. Tôi
> > nhớ
> > > là bữa đó tôi đang xem lại bộ phim”Sinh
> > ngày 4
> > > tháng 7″ trên kênh Star Movie thì hắn ta đi
> > ngang
> > > qua và hỏi:
> > > -Ba ơi ba! Lá cờ đó là cờ của nước nào
> > vậy
> > > ba?
> > > Lúc đó phim đang chiếu cảnh mấy người
> > thanh
> > > niên đốt cờ Mỹ.
> > > -Cờ đó là cờ nước Mỹ.
> > > -Sao họ lại đốt cờ vậy ba?
> > > -Tại vì họ muốn phản đối chính quyền.
> > > Rồi hắn còn hỏi … và …. nữa nên tôi
> > > cũng giải thích cho hắn như thế và
> > > như thế… Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên
> > là
> > > tại sao một tên nhóc 5 tuổi lại thắc mắc
> > về
> > > lá cờ của quốc gia hợp chủng xa xôi này
> > nên
> > > tôi có hỏi hắn: -Sao con lại hỏi về lá
> > > cờ này?
> > > -Tại vì trong mấy phim con coi có mấy lần
> > > con thấy lá cờ này, mèo Tom cũng có lần
> > > mặc đồ cờ Mỹ này, mà mấy phim ba coi
> > thỉnh
> > > thoảng con cũng có thấy vậy!
> > > À ra vậy! Hèn chi…
> > > Tên nhỏ này thì toàn coi phim hoạt hình, là
> > mấy
> > > bộ phim mà Cartoon network ngày nào cũng
> > chiếu,
> > > kiểu như “Tom and Jerry” hoặc “Teen
> > Titan” mà
> > > mấy phim này có cờ Mỹ không tôi cũng
> > không
> > > chắc! Hắn cũng coi phim thiếu nhi Walt Disney
> > trên
> > > đĩa, rồi phim thiếu nhi trên kênh Star Movie
> > và
> > > HBO. Thỉnh thoảng hắn cũng có coi mấy phim
> > Việt
> > > Nam nhẹ nhàng như “Kính vạn hoa” hay ”
> > Gọi
> > > giấc mơ về”… Và từ đó tự nhiên tôi
> > lại
> > > hay tò mò về lá cờ này khi xem những phim
> > của
> > > Mỹ sản xuất. Thật bất ngờ đối với
> > tôi và
> > > có thể với rất nhiều người khác! Trong
> > tất
> > > cả những bộ phim này, lần nào lá cờ Mỹ
> > > cũng xuất hiện.Từ phim hành động tới
> > phim
> > > hài, phim tình cảm rồi phim kinh dị, phim ma,
> > phim
> > > viễn tưởng… Lá cờ Mỹ hiện hữu khắp
> > nơi
> > > nơi! Từ cơ quan chính phủ, đồn cảnh sát,
> > > trường học đến trang trại, nhà riêng
> > của
> > > người dân Mỹ, trên đồi cao hoặc trong
> > > vùng rừng núi, bên hông xe bus, trên nóc
> > > xe hơi cá nhân…Nơi này nơi kia, lúc này
> > lúc
> > > khác tôi luôn luôn có thể nhìn thấy lá cờ
> > này,
> > > lá cờ nước Mỹ! Tên nhóc nhà tôi
> > cũng có
> > > ý nghĩ giống tôi, hắn nói với tôi như
> > vầy:
> > > -Ba, sao con coi phim Mỹ con thấy có nhiều cờ
> > Mỹ
> > > mà phim Việt Nam mình ít thấy cờ Việt Nam
> > hả
> > > ba?!…
> > > Xin nhắc lại là tên nhóc nhà tôi năm ngoái
> > mới
> > > chỉ có 5 tuổi!
> > > Thắc mắc của hắn thật ra cũng chưa chính
> > xác,
> > > vì phim Việt Nam cũng có thấy cờ Việt Nam
> > chứ
> > > không phải không có nhưng chỉ có điều là
> > ít
> > > xuất hiện, hoặc thường xuất hiện trong
> > mấy
> > > phim chiến tranh, tuyên truyền chính trị mà
> > thôi.
> > > Chưa hết, trong những chương trình thời
> > > sự trên tivi dù là kênh Việt nam hay nước
> > > ngoài, lá cờ Mỹ cũng xuất hiện với
> > tần
> > > suất khá dày đặc. Cũng
> > > đúng thôi, Mỹ bây giờ là siêu cường, tin
> > tức
> > > trên thế giới cứ 10 tin thì
> > > hết 3-4 tin là liên quan đến Mỹ! Quốc gia
> > này
> > > mà hắt hơi, sổ mũi là cả thế giới rung
> > rinh!
> > > Mà tin tức liên quan đến Mỹ thì đủ
> > kiểu. Từ
> > > tin đưa về Nhà trắng và tổng thống Obama
> > đến
> > > thị trường chứng khoán phố Wall, những
> > quyết
> > > định của FED, rôbôt chinh phục sao Hỏa…
> > Và
> > > nói đi cũng phải có nói lại: Chúng ta có
> > thể
> > > dễ dàng thấy những cảnh người Mỹ
> > > “nhiệt tình” đốt cờ nước họ lắm!
> > Có lẽ
> > > họ coi lá cờ giống như người yêu nên có
> > lúc
> > > thương có lúc giận và lúc giận dữ họ
> > cứ
> > > thẳng thắn biểu lộ cảm xúc đôi khi rất
> > cực
> > > đoan!
> > > Còn chuyện giữa tôi và tên nhóc nhà tôi,
> > > kể từ lần đó có một cuôc đua
> > > ngầm về việc ai là người thấy lá cờ
> > này
> > > nhiều hơn trên màn hình! Thường thì lúc
> > rảnh
> > > rỗi vào buổi tối hoặc những ngày cuối
> > tuần,
> > > mấy ngưới trong nhà lâu lâu lại nghe
> > một
> > > tên nhỏ và một tên lớn hồ hởi giành nhau
> > về
> > > lá cờ:
> > > -Ba ơi! Con thấy cờ Mỹ trước rồi nha!
> > > Những lúc đó tôi thường làm bộ cay cú:
> > > -Đâu phải cờ Mỹ, cờ nước khác mà!
> > > -Cờ Mỹ mà ba, có sao và vạch tùm lum
> > kìa!
> > > -Ờ ờ! Đúng rồi! Tên này lợi hại ghê
> > vậy
> > > ta…!?
> > > Hoặc có lúc:
> > > -Ê ê! Góc đường có một lá cờ Mỹ nha!
> > > Thì hắn bao giờ cũng làm tài lanh:
> > > -Con cũng thấy rồi!
> > > Còn không thì là:
> > > -Biết rồi!
> > > Và tôi lại làm bộ cho hắn đi tàu bay
> > giấy:
> > > -Sao anh tinh mắt quá vậy anh?
> > > Vậy là hắn có lý do để cười khanh khách
> > > khoái chí vì đã thắng được ba hắn!
> > > Tất nhiên đây chỉ là chuyện đùa vui của
> > hai
> > > cha con tôi. Nhưng nghiêm túc mà nói, thì rõ
> > ràng,
> > > có nhiều điều rất đáng để suy nghĩ.
> > Không
> > > nói trong các chương trình tin tức mà chỉ
> > nói
> > > trong phim ảnh thôi thì cũng phải đặt câu
> > hỏi
> > > là tại sao lá cờ Mỹ xuất hiện nhiều
> > như
> > > vậy? Tại sao lá cờ Viêt nam không xuất
> > > hiện nhiều trong phim ảnh Việt nam? Phải
> > chăng
> > > nhưng nhà làm phim Hollywood muốn thể hiện
> > lòng
> > > yêu nước hay là thực tế cuộc sống của
> > > người Mỹ là như vậy? Và các nhà làm phim
> > đã
> > > thể hiện phim như những gì
> > > cuộc sống hiện hữu? Mà nếu như thế thì
> > > người Mỹ họ yêu nươc dữ vậy sao ?
> > > Câu hỏi này của tôi đã được giải
> > đáp
> > > trong những lần tôi đi tham quan, tìm
> > > hiểu nước Mỹ. Tôi đã đi qua gần 30
> > tiểu
> > > bang bằng đường bộ để cố ý quan sát
> > kỹ
> > > càng nhiều mặt xứ sở Hợp chúng quốc.
> > > Quả đúng là như vậy. Người Mỹ rất yêu
> > > nước!
> > > Chẳng phải riêng gì trong việc treo cờ. Mà
> > cả
> > > trong sinh hoạt thường ngày,
> > > trong những hoạt động nơi công cộng cũng
> > như
> > > trong việc tổ chức xã hội của họ… Ta
> > có
> > > thể thấy tình cảm của họ đối với
> > quốc gia
> > > là rất đồng thuận và rất trân trọng.
> > Về
> > > những lá cờ, đúng như trong phim ảnh, cờ
> > > Mỹ hiện diện khắp nơi nơi !
> > > Đầu tiên là phi trường Los Angeles . Nơi nhà
> > ga
> > > đến, những lá cờ to tổ chảng treo khắp
> > trần
> > > nhà cùng những hàng chữ lớn “We are a face
> > of
> > > country”- Chúng tôi là bộ mặt của quốc
> > gia !
> > > Chẳng biết chúng tôi đây là ai ? Nhân viên
> > trong
> > > terminal thì nhiều lắm! Mà dẫu có là ai thì
> > bộ
> > > mặt của quốc gia phải gắn liền với
> > > những lá cờ rồi! Khỏi thắc mắc!
> > > Tiếp đó là đến những thành phố của
> > tiểu
> > > bang Cali và những tiểu bang khác khắp nước
> > Mỹ,
> > > đâu đâu tôi cũng thấy chúng, những lá cờ
> > Mỹ.
> > > Từ San Francisco xuống San Jose, rồi San Diego
> > ở CA,
> > > sau đó là hành trình băng ngang nước Mỹ
> > theo
> > > đường interstate 40 qua miền sa mạc của AZ
> > và NM,
> > > đến những thành phố nhỏ như Snyder ở
> > TX,
> > > qua bờ đông nơi SC và NC, và ngược lên
> > Washington
> > > DC và New York… phía Bắc. Vào những ngày
> > đẹp
> > > trời thì ôi thôi mấy lá cờ này! Luôn tung
> > bay
> > > giữa không trung đầy kiêu hãnh !
> > > Ở những cơ quan công quyền thì không nói
> > làm
> > > gì. Đằng này trong dân chúng lá cờ Hiệp
> > chúng
> > > quốc cũng luôn phấp phới và được
> > ngước
> > > nhìn. Tôi có thể thấy chúng được treo
> > phía
> > > trước vườn hoặc trên mái của những
> > ngôi
> > > nhà Mỹ trên mọi con đường, trong những
> > > lần dạo phố ở Little Saigon, Cali hoặc
> > cả
> > > ở những nơi hẻo lánh như Tucumcari
> > city, New
> > > Mexico. Tôi cũng thấy chúng
> > > trong những lần ra biển hoặc leo đồi và
> > cả
> > > những khi đi mua sắm ở các Mall,
> > > trong sân trước của những apartement, những
> > > condo, trên cửa kiếng xe hơi của dân Mỹ,
> > trong
> > > khu vui chơi, resort, trong nghĩa trang… và cả
> > trong
> > > nhà thờ ! Phải,trong nhà thờ. Nói có sách
> > mách
> > > có chứng, lần tôi đi lễ ở nhà thờ
> > St.Barbara
> > > trên đường Euclid ở Santa Ana city tôi đã
> > thấy
> > > lá cờ Mỹ được cắm trang trọng bên trái
> > bục
> > > giảng đạo của cha Nguyễn Đăng Đệ.
> > Điều này
> > > đối với tôi thật lạ lùng. Không biết
> > ở
> > > các nhà thờ Mỹ khác như thế nào chứ ở
> > Việt
> > > nam từ trước đến giờ tôi chưa từng
> > thấy nhà
> > > thờ nào có treo cờ quốc gia bên trong cả !
> > > Còn nói chuyện leo đồi, có lần tôi đã
> > lên
> > > một ngọn đồi vô danh ở vùng thung lũng
> > Pinole,
> > > phía bắc vùng vịnh San Francisco- Oakland. Bữa
> > đó,
> > > tôi đến thăm một người bạn có tiệm
> > Nails ở
> > > đây nhưng nhằm lúc tiệm đông khách quá
> > nên
> > > không muốn làm rộn bạn, nhân thấy ngọn
> > đồi
> > > gần đó phủ đầy hoa vàng đặc trưng của
> > miền
> > > bắc Cali, vừa đẹp lại vừa dễ leo nên
> > cũng tò
> > > mò thử lên ngắm hoa và vùng vịnh từ trên
> > cao
> > > cho biết. Leo lên mất khoảng một tiếng
> > đồng
> > > hồ, khi đến đỉnh tự nhiên thấy có cắm
> > một
> > > lá cờ lớn trước mặt, trên cao gió lộng
> > nên
> > > có thể nghe tiếng cờ quẫy gió phần phật.
> > Cột
> > > cờ đã cũ
> > > nhưng lá cờ còn mới chứng tỏ được thay
> > > thường xuyên, vì dãi dầu sương gió trên
> > cao nên
> > > không thể mới hoài được. Nhìn lá cờ cô
> > độc
> > > trên đỉnh đồi không thể không thắc mắc
> > ai có
> > > công vác lá cờ lên cắm trên này. Tiếng lá
> > cờ
> > > reo cùng gió khiến cho bất kỳ ai leo đến
> > đỉnh
> > > cũng cảm thấy đỡ mệt và phấn chấn
> > trước
> > > quang cảnh vùng vịnh bao la. Xuống dưới tôi
> > có
> > > hỏi bạn tôi về lá cờ thì bạn tôi cũng
> > ngạc
> > > nhiên lắm, không ngờ trên đó có cắm lá
> > cờ.
> > > Hắn ta cũng thật tình mà rằng:
> > > -Tao cắm rễ ở thung lũng này đã lâu nhưng
> > chưa
> > > bao giờ leo lên đồi đó, nên cũng chẳng
> > giải
> > > đáp được thắc mắc của mày !
> > > Mấy lá cờ Mỹ mà tôi từng thấy thì quả
> > > thật đẹp lắm, theo đúng nghĩa đen của
> > từ
> > > này. Thường tôi thấy những lá cờ xứ
> > khác
> > > được may bằng vải kate, nhưng cờ Mỹ thì
> > đa
> > > phần được làm bằng cotton nên sao và
> > vạch
> > > thường rất nổi bật, nhất là những lá
> > cờ có
> > > chất liệu thêu. Mà thấy cờ size lớn
> > nhiều
> > > lắm, nhất là ở những nơi công cộng toàn
> > là
> > > mấy lá cờ to như cái nhà vậy. Còn cờ size
> > nhỏ
> > > thường được để trên bàn hoặc cắm trên
> > nóc
> > > xe hơi trong
> > > mấy ngày lễ, chắc có lẽ xứ sở giàu có
> > nên
> > > không bao giờ phân vân về chuyện lớn nhỏ.
> > Còn
> > > vật dụng để treo cờ cũng rất đa dạng
> > và
> > > chắc chắn lắm chứ không “lả lơi” và
> > tạm
> > > bợ như những lá cờ mà tôi từng thấy. Rõ
> > ràng
> > > việc treo cờ là chuyện quốc gia đại sự
> > !
> > > Nhìn cách người Mỹ đối xử với lá cờ
> > > nước họ tôi hiểu rằng họ thực sự
> > > trân
> > > trọng lá cờ của họ. Nhưng điều gì
> > khiến
> > > họ yêu lá cờ và yêu nước của họ đến
> > > vậy? Có phải do nó đẹp hay chăng? Lá cờ
> > sao
> > > và vạch đó? Nếu trên lá cờ đó không
> > phải là
> > > sao và vạch liệu họ có yêu nó hay không?
> > Câu
> > > trả lời chắc vẫn là như thế, một tình
> > yêu
> > > với lá cờ. Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng
> > sao
> > > và vạch chỉ là hình thức và mang tính
> > biểu
> > > tượng.
> > > Người ta yêu lá cờ là vì nó đại diện
> > cho vô
> > > số điều tốt đẹp ẩn phía sau: Tự do,
> > dân
> > > chủ, tam quyền phân lập, quyền lực thứ
> > tư
> > > của báo chí…, cũng như sự đồng thuận
> > của
> > > tất cả mọi công dân trong việc tạo nên
> > một
> > > xã hội công bằng, văn minh, thịnh vượng
> > và
> > > nhân bản. Một xã hội mà trong đó mỗi
> > người
> > > đều có quyền lựa chọn cuộc sống cho
> > riêng
> > > mình và có quyền thực hiện ước mơ của
> > mình.
> > > Họ yêu thương trẻ em, tôn trong phụ nữ,
> > > nâng đỡ người tàn tật và chăm sóc
> > người già
> > > (dẫu còn nhiều ý kiến khác nhau về việc
> > > này)…
> > > Tôi đã rong ruổi trên nhiều nẻo đường
> > của
> > > các tiểu bang nước Mỹ và tôi có thể
> > thấy sự
> > > phát triển vượt bậc và khá đồng đều
> > của
> > > đất nước này. Có những lúc tôi đã
> > phải
> > > ngạc nhiên tự hỏi tại sao người Mỹ có
> > thể
> > > tạo dựng được một quốc gia ngoại hạng
> > như
> > > vậy. Cơ sở vật chất của họ đồ sộ
> > và
> > > trải rộng khắp liên bang như vậy hẳn là
> > đòi
> > > hỏi một sự tích tụ tư bản khổng lồ
> > của
> > > nhiều thế hệ xuyên suốt thời gian mà bản
> > thân
> > > tôi không thể nào tưởng tượng được.
> > Nước
> > > Mỹ đích thực khác hẳn những gì báo chí
> > trong
> > > nước hay viết
> > > và cũng khác với nước Mỹ tôi từng hình
> > dung.
> > > Tôi nhớ lần lang thang ở tiểu bang Utah, xe
> > chạy
> > > 70-80 mile một giờ trên
> > > freeway interstate 80 mà chạy hoài cũng chưa
> > qua
> > > khỏi những cánh đồng muối. Còn khi đi qua
> > tiểu
> > > bang Kansas , freeway interstate 70 chạy giữa
> > những
> > > cánh đồng lúa bạt ngàn đến cuối đường
> > chân
> > > trời. Xe chạy từ sáng đến chiều mà vẫn
> > thấy
> > > mênh mông nối tiếp mênh mông những sóng
> > lúa như
> > > không bao giờ dứt. Đi vào làng của nông
> > dân Hoa
> > > Kỳ thấy toàn là biệt thự rộng rãi, tiện
> > nghi
> > > đầy đủ, sạch sẽ vô cùng. Cảnh trí
> > được
> > > sắp đặt đẹp như tranh vẽ, cây cối hoa
> > lá
> > > giống như một resort 5 sao của mấy khu du
> > > lịch. Ai cũng biết Hoa Kỳ được thiên
> > > nhiên ưu đãi rất nhiều, nhưng để biến
> > > đất đai tài nguyên thành của cải không
> > thể
> > > thiếu bàn tay của con người và có cảm
> > giác bàn
> > > tay lao động của người Mỹ hiện diện ở
> > mọi
> > > miền, mọi vùng.
> > > Tất nhiên Hoa Kỳ không phải là một quốc
> > gia
> > > hoàn hảo, nhưng so với những quốc gia khác
> > rõ
> > > ràng Hoa Kỳ đã vượt lên trước rất xa.
> > Họ có
> > > những điều dở nhưng luôn luôn biết nhìn
> > nhận
> > > thẳng thắn lỗi lầm và tìm cách khắc
> > phục
> > > bằng những điều tốt hơn! Những người
> > tốt
> > > luôn làm một điều gì đó để cái xấu
> > không
> > > thể thắng thế và lẽ phải luôn được
> > bảo
> > > vệ.
> > > Quan sát xã hội Hoa Kỳ tôi thấy điều cốt
> > lõi
> > > của xã hội này là mỗi công dân đều
> > hiểu rõ
> > > giá trị của bản thân mình với các quyền
> > > đương nhiên của con người và hiểu biết
> > rất
> > > cao về luật pháp để phân biệt rõ ràng
> > những
> > > điều được phép và không được phép làm.
> > Và
> > > chính quyền đảm bảo cho điều đó luôn
> > được
> > > duy trì. Khi một xã hội đạt đến trình
> > độ
> > > như vậy thì sự đồng thuận và sự minh
> > triết
> > > sẽ xuất hiện và cùng với nó sự thịnh
> > vượng
> > > sẽ đến với tất cả mọi người dân.
> > Người
> > > đọc có thể cho rằng tôi lý luận lẩn
> > thẩn
> > > về một điều đương nhiên, nhưng bất cứ
> > ai
> > > từng sống trong những chế độ độc tài
> > đều
> > > rất dễ nhận thấy rằng để đạt được
> > > điều tưởng như đơn giản đó là cả
> > > một quá trình rất dài và gian khó. Mà nếu
> > nói
> > > là trăm năm chưa đạt được cũng không
> > phải là
> > > quá đáng! Ngay như trong khu vực Đông Nam Á,
> > ai
> > > từng quan tâm tìm hiểu Thailand cũng đều
> > > phải công nhận Thailand đang phát triển
> > > trước Việt Nam khoảng 30 năm. Người
> > Việt
> > > mình qua Thailand mà có dịp đi khắp nước
> > họ
> > > sẽ thấy cuộc sống của người Thai khá
> > thoải
> > > mái, cơ sở hạ tầng của họ dân mình
> > thấy
> > > lần đầu quả thật sẽ ngạc nhiên vì
> > không
> > > ngờ ở
> > > gần Việt Nam mà sao họ khá quá và hẳn ai
> > cũng
> > > tự nhủ không biết bao giờ Việt Nam mình
> > mới
> > > được như Thailand. Nhưng nếu thăm Thailand
> > xong
> > > rồi qua Hoa Kỳ và nếu theo dõi tình hình
> > xã
> > > hội Thailand trong thời gian qua thì thấy rõ
> > ràng
> > > khoảng cách phát triển giữa Thailand và Hoa
> > > Kỳ vẫn xa thăm thẳm.
> > > Cảm giác ghen tỵ với lá cờ nước Mỹ
> > lần
> > > đầu xuất hiện trong tôi là khi tôi dừng
> > chân
> > > ở thành phố Jackson của tiểu bang Mississippi
> > ,
> > > trên đường xuôi xuống New Orleans từ
> > St.Louis
> > > city. Tôi nhớ bữa đó tôi đang ăn trưa trong
> > một
> > > nhà hàng trên đường Wilson gần freeway
> > interstate
> > > 55, trời mùa thu tháng 11 phương Nam, mưa rơi
> > tầm
> > > tã, nhìn mưa nơi này không khỏi nhớ về
> > những
> > > cơn mưa miền Trung ở Việt Nam, mưa không
> > ngừng
> > > nghỉ với gió từng cơn và sấm chớp dọc
> > ngang
> > > bầu trời. Trong lúc nhìn mưa mông lung bất
> > giác
> > > tôi phát hiện phía bên kia đường có một
> > lá
> > > cờ. Cột cờ nằm trước một center bán
> > lốp xe
> > > hơi, với một lá cờ lớn. Dù mưa rơi tầm
> > tã,
> > > bầu trời đen kịt, nhưng lá cờ vẫn
> > ngạo
> > > nghễ tung bay. Đơn độc và bền bỉ, dường
> > như
> > > nó muốn chống chọi cùng sấm chớp, quét
> > sạch
> > > mây mù ! Sự kiêu dũng của lá cờ khiến
> > tôi
> > > không khỏi thầm khen “anh bạn khá lắm,
> > thật
> > > là một tay can trường!”. Và cũng lúc đó
> > tôi
> > > chợt cảm thấy buồn! Hôm đó đã gần
> > đến
> > > đoạn cuối của hành trình, sau những ngày
> > thăm
> > > thú nhiều tiểu bang tôi cảm nhận sâu sắc
> > sự
> > > trân trọng lá cờ quốc gia của người Mỹ,
> > dù
> > > thấy lá cờ rất là đẹp (theo cả nghĩa
> > đen và
> > > nghĩa bóng) và cảm mến lá cờ này nhưng rõ
> > ràng
> > > nó không phải là lá cờ của tôi. Lá cờ
> > sao và
> > > vạch đó,
> > > nó là của họ, những người dân quốc gia
> > hợp
> > > chủng !
> > > Tôi nhớ rất rõ cảm giác khó chịu len
> > lỏi
> > > trong tôi lúc đó, một cảm giác thèm muốn
> > mình
> > > cũng có một lá cờ để trân trọng và
> > ngước
> > > nhìn, để có lúc tôi có thể đặt bàn tay
> > lên
> > > con tim mình và cảm nhận tình yêu tổ quốc,
> > tình
> > > yêu đồng bào của mình đang hiện hữu trong
> > tôi!
> > > Điều đó tôi chưa bao giờ từng trải qua !
> > >
> > > II. Nước tôi cũng có một lá cờ…
> > > Và lá cờ tổ quốc của tôi, mỗi lần
> > đến
> > > dịp lễ hoặc Tết là bác tổ trưởng
> > > dân phố lại đi từng nhà nhắc nhở (hay
> > năn
> > > nỉ) người dân trong tổ treo cờ, bác này
> > là
> > > cựu chiến binh, trong chiến tranh được phong
> > anh
> > > hùng, giờ nghỉ hưu làm công tác dân phố.
> > Mỗi
> > > lần gặp bác tôi hay trêu là nhờ chuyện
> > treo cờ
> > > mà bác có cơ hội đi bộ thể dục! Thêm
> > nữa
> > > tivi và báo đài cũng lại nhắc cho dân
> > chúng
> > > biết về lịch treo cờ tổ quốc! Vậy đó
> > mà có
> > > nhà họ cũng chẳng treo ! Nhưng những ngày
> > này
> > > thì công tâm mà nói cờ Việt Nam được
> > > mùa, phấp phới tung bay, nếu nói là “rợp
> > trời
> > > cờ hoa” cũng không phải là quá đáng. Còn
> > vào
> > > những ngày thường thì tuyệt nhiên không
> > thấy
> > > dân chúng treo
> > > cờ, ngay cả cơ quan nhà nước cũng vậy!
> > Sau
> > > lễ, Tết mấy lá cờ này như có chân vậy,
> > chúng
> > > trốn mất tiêu, siêu tốc độ, chẳng còn
> > mấy
> > > lá !
> > > Tôi là dân có tập luyện, đại thể sáng
> > nào
> > > cũng chạy khoảng 5-6 cây số, mà tính hay
> > cầu
> > > toàn nên bữa nào có gió mạnh thường hay
> > căn
> > > hướng gió để chạy. Nói ra có nhiều
> > người
> > > ngạc nhiên! Tôi muốn tìm một cây cờ để
> > xem
> > > hướng gió nhưng hiếm khi nào thấy. Nhiều
> > lần
> > > chạy buổi sáng ở nhiều thành phố của
> > Việt
> > > Nam mình mỗi khi đi công tác hoặc du lịch
> > tình
> > > trạng cũng tương tự. Nếu đứng tại một
> > > điểm cao làm chuẩn mà lia tầm mắt trong
> > vòng
> > > bán kính 5 cây số, 10 cây số, có lúc 20 cây
> > số
> > > cũng không hề thấy lá cờ nào cả. May ra
> > mà
> > > đứng gần ủy ban nhân dân thành phố hoặc
> > > phường xã thì mới thấy, mà lá cờ cũng
> > “nhỏ
> > > như con thỏ” chứ ít thấy cờ lớn, có
> > lẽ là
> > > được mua ở chợ chỉ chung một size! Không
> > biết
> > > từ bao giờ người Việt mình thờ
> > > ơ với lá cờ như vậy ?
> > > Tôi nhớ lúc nhỏ sống ở miền Bắc, dù
> > chưa
> > > đủ hiểu biết để suy nghĩ sâu xa về lá
> > cờ,
> > > nhưng lá cờ đỏ sao vàng lúc đó cũng gần
> > gũi
> > > với lũ trẻ bọn tôi lắm. Vì miền Bắc
> > hồi
> > > đó nặng về tuyên truyền lên cờ hoa hay
> > xuất
> > > hiện, thời bao cấp mỗi dịp lễ Tết dẫu
> > có
> > > khó khăn nhưng tôi nhớ bọn tôi luôn được
> > cho
> > > quà bánh. Mọi người được nghỉ ngơi nên
> > ba
> > > tôi và mấy người bạn
> > > hay tụ tập khi nhà người này, khi nhà
> > người
> > > kia ăn uống “cải thiện”. Lại
> > > nhớ có lần ba tôi chở tôi đi cùng một
> > người
> > > bạn đi ăn liên hoan Quốc khánh, hai vị
> > đạp xe
> > > chầm chậm nói chuyện, tôi ngồi phía sau
> > mải mê
> > > nhìn mấy lá cờ đỏ treo hai bên đường
> > thế
> > > nào mà rơi khỏi yên xe lúc nào không hay,
> > còn hai
> > > vị cha chú cũng ham chuyện đến nỗi đi cả
> > trăm
> > > mét mới phát hiện con cháu mất tích,
> > hớt
> > > hải quay lại tìm “thằng nhóc suy dinh
> > dưỡng”.
> > > Chuyện thật như bịa! Mấy chục năm sau
> > gặp
> > > lại chú bạn vẫn nhắc:
> > > - Mày hồi đó lỳ lắm con nhá, rơi xuống xe
> > mà
> > > không hề khóc, vẫn lon ton chạy theo cho kịp
> > tao
> > > với ba mày, mà cũng không thèm gọi bọn tao
> > đâu
> > > nhá, rõ ông tướng chứ lị !
> > > Sau này khi chiến tranh kết thúc gia đình tôi
> > theo
> > > ba trở về quê hương miền Nam , tôi lớn
> > lên, đi
> > > nhiều đọc nhiều biết nhiều, rồi lá cờ
> > nhạt
> > > nhòa dần trong tôi hồi nào không hay. Dân
> > chúng
> > > Việt Nam chắc cũng như vậy, chung suy nghĩ
> > > như tôi. Cuộc sống vất vả mưu sinh, thời
> > gian
> > > trôi nhanh, chiến tranh đã qua hơn 30 năm rồi
> > mà
> > > thực sự đất nước vẫn chưa có gì
> > chuyển
> > > biến lớn lao cả. Xã hội công bằng, dân
> > chủ,
> > > văn minh thì chưa thấy mà những cái xấu
> > thì
> > > dường như ngày càng trầm trọng. Khi ẩn sau
> > lá
> > > cờ không phải là những điều tốt đẹp
> > thì
> > > màu đỏ và sao vàng sẽ thực sự chỉ còn
> > là
> > > hình thức, những thành phần trong xã hội
> > mà năm
> > > cánh sao vàng tượng trưng sẽ chẳng thấy
> > mình
> > > trong đó và họ dần trở nên lãnh đạm
> > với lá
> > > cờ cũng là điều dễ
> > > hiểu. Tôi cũng như họ, nhiều lần tôi nhìn
> > lá
> > > cờ đỏ sao
> > > vàng đó và tôi không hề thấy tôi trong
> > đó.
> > > Tôi không hề cảm nhận được đó là lá
> > cờ
> > > tổ quốc của tôi! Trường hợp của tôi là
> > con
> > > của những người cộng sản mà còn vậy,
> > còn con
> > > em của những người ở “bên kia chiến
> > tuyến”
> > > chắc là cực đoan hơn nữa.
> > > Tôi là một tour guide chuyên nghiệp và đã
> > đi
> > > khắp Việt nam, nhiều lúc khách nước ngoài
> > họ
> > > hỏi mà không biết trả lời thế nào cho
> > đỡ
> > > mất sĩ diện. Trẻ em bán vé số, kẹo cao
> > su, hủ
> > > tiếu gõ… có mặt trên mọi ngả đường.
> > Lên
> > > vùng Tây Bắc hoặc về miệt sông nước Cà
> > Mau
> > > thấy trường lớp của con trẻ xập xệ,
> > dột
> > > nát mà muốn rơi nước mắt. Trong khi ở các
> > đô
> > > thị người ta mua xe triệu đô, xây các
> > công
> > > trình thì cứ 10 tầng họ bỏ túi 1 tầng
> > nên
> > > chất lượng chỉ còn 9 tầng! Phụ nữ bị
> > bạo
> > > hành là chuyện nội bộ gia đình, khi nào
> > sắp
> > > xảy ra án mạng chính quyền mới can thiệp.
> > Có
> > > lần tôi thấy một người chồng đánh vợ
> > bằng
> > > một chiếc ghế nhựa, cú phang lên đầu
> > người
> > > vợ mạnh và tàn nhẫn đến nỗi chiếc ghế
> > vỡ
> > > tan thành mấy mảnh, máu chảy
> > > tèm lem trên mặt cô. Cũng có đông người
> > nhưng
> > > không thấy ai ra tay nghĩa hiệp cả. Có chị
> > phụ
> > > nữ xấn vào còn bị chồng lôi ra mắng:
> > > -Xen vào làm gì! Vợ chồng mình có lúc còn
> > quá
> > > nhà người ta!?
> > > Tôi nhảy vào can thiệp thì tên chồng
> > trừng
> > > mắt nạt:
> > > -Tôi đánh vợ tôi thì liên quan gì đến
> > ông!
> > > Đánh hắn thì mình phạm luật mà không
> > chừng
> > > lại bị hắn “tẩn” cho no đòn !? Bực
> > quá móc
> > > điện thoại ra gọi cảnh sát 113 thì thất
> > vọng
> > > vô cùng! Họ hỏi nhanh nhưng cặn kẽ sự
> > việc,
> > > khi biết là chồng đánh vợ họ nói
> > “chuyện
> > > này là xung đột gia đình, anh gọi qua bên
> > phụ
> > > nữ nhờ họ giải quyết!”. Nghe họ nói
> > tự
> > > nhiên bao nhiêu nhiệt huyết trong tôi tan như
> > mây
> > > khói và cảm thấy bất lực, đơn độc
> > biết bao
> > > nhiêu.
> > > Quả thật hiện trạng xã hội khắp mọi
> > > miền đất nước rất đáng lo ngại, thành
> > > phố có nhiều nhân tài hội tụ nhưng toàn
> > là
> > > “siêu sao kiếm tiền” chứ hiếm thấy
> > người
> > > có tinh thần thiện nguyện, sẵn sàng cống
> > hiến
> > > cho cộng đồng, “lĩnh ấn tiên phong”
> > quyết
> > > liệt đấu tranh với cái xấu, định hướng
> > cho
> > > đất nước đi lên. Mà dân nhập cư vào
> > thành
> > > phố tự phát, tạo áp lực lớn lên toàn
> > thể,
> > > những là kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm…
> > bây
> > > giờ là bài toán nan giải đối với cấp
> > lãnh
> > > đạo các thành phố.
> > > Chị của tôi đang tính mở tiệm thuốc tây,
> > tôi
> > > nghe mấy chị bàn bạc mà đau hết cả
> > ruột,
> > > “mở tiệm đừng ham chi mặt tiền đường
> > lớn,
> > > cứ vào mấy khu lao động mà mở, mấy khu
> > lao
> > > động bây giờ dân họ ưa bịnh lắm đảm
> > bảo
> > > kinh doanh sẽ phát đạt”. Còn nông thôn bây
> > giờ
> > > vấn đề con người rất đáng bàn, làm
> > việc
> > > với cán bộ cấp huyện hoặc xã, sau bao
> > nhiêu
> > > năm thấy vẫn dậm chân tại chỗ. Người
> > giỏi
> > > thì bỏ xứ đi, người ở lại trình độ
> > > thấp mà không có tư tưởng cầu tiến, làm
> > chưa
> > > được việc đã cầu lợi, báo đài vừa
> > rồi
> > > đồng loạt đưa tin về mấy chuyện cán bộ
> > các
> > > xã ăn chặn tiền hỗ trợ Tết cho dân
> > nghèo,
> > > nghĩ mà xấu hổ cho “con rồng cháu tiên”.
> > Còn
> > > nam thanh niên nông thôn khoảng 6 giờ chiều
> > muốn
> > > gặp khó lòng thấy mặt, 8
> > > giờ tối gặp tên nào nói chuyện cũng nghe
> > mùi
> > > rượu bia. Hỏi ra mới hay nông thôn bây
> > giờ
> > > chẳng có gì vui chơi giải trí, “bọn em
> > thanh
> > > niên lao động chân tay, buổi tối làm mấy
> > ly
> > > cũng đỡ nhức mỏi anh ạ!”.
> > > Điều này chẳng riêng gì nông thôn, các
> > đô
> > > thị loại 1, loại 2 bây giờ quán nhậu thì
> > tràn
> > > lan mà thư viện, nhà văn hóa ngày càng
> > xuống
> > > cấp, toàn xã hội đề cao “chủ nghĩa kim
> > > tiền”, đồng tiền lên ngôi trở thành
> > thước
> > > đo mọi giá trị, mọi mặt của đời sống
> > đều
> > > tụt hậu. Ngay như vợ tôi cũng là dân trí
> > thức,
> > > yêu chồng thương con cũng thuộc loại “số
> > một
> > > thế giới”, vậy mà thấy thiên hạ tiêu
> > xài
> > > cũng phát hoảng. Có lần giận tôi nàng
> > mắng là
> > > chồng gì mà toàn lo chuyện bao đồng, nhà
> > người
> > > ta thì nhà lầu xe hơi, tiêu xài như nước
> > mà nhà
> > > mình cứ bình bình hoài, làm mãi cũng chẳng
> > thấy
> > > phát tài, tiêu pha thứ gì cũng phải cân
> > nhắc!
> > > Mà thật ra gia đình tôi có thể được xếp
> > vào
> > > dạng trung lưu, hai vợ chồng ba đứa con -
> > một
> > > gái hai trai- ăn uống, chi tiêu cũng không
> > đến
> > > nỗi thiếu thốn.Thêm nữa gia đình sum vầy
> > hạnh
> > > phúc, không đau ốm, bệnh tật, cuộc sống
> > bình
> > > an, nếu học theo Lão Tử kể như cũng là
> > “bến
> > > bờ ngay sau lưng ” rồi! Vậy mà cũng có
> > lúc
> > > cũng bị vợ nhằn, chẳng qua nàng thấy xã
> > hội
> > > suy tôn đồng tiền quá đáng nên mất khôn
> > chứ
> > > không thực nghĩ như vậy.
> > > Thành phố Đà Nẵng là đô thị trực
> > thuộc
> > > trung ương mà thư viện chẳng có bao nhiêu
> > sách,
> > > tôi vào tham quan cho biết thấy chẳng được
> > mấy
> > > cuốn có giá trị, sách truyện thì có mà
> > toàn
> > > sách cũ, còn sách nghiên cứu thì thấy
> > chẳng
> > > nhiều hơn tủù sách nhà tôi bao nhiêu! Mấy
> > cô
> > > thủ thư nói giọng bất mãn:
> > > - Lãnh đạo thành phố mê đá banh chứ đâu
> > có
> > > mê sách mà anh bảo sao cho có nhiều hả anh?
> > > Xuống Nhà văn hóa thanh niên ở 30 Bạch
> > Đằng
> > > thì thấy mấy chục năm vẫn không thay
> > đổi, có
> > > phần tệ hơn và thua xa thời năm 1986 khi
> > bọn
> > > choai choai chúng tôi ghé thăm và nhảy đầm.
> >
> > > Sài Gòn cũng chẳng hơn gì, muốn đưa con
> > trẻ
> > > đi chơi không phải là chuyện
> > > dễ dàng. Mấy điểm đu quay trong xóm thì
> > rẻ
> > > nhưng chật chội và không an toàn, đi Đầm
> > Sen
> > > một gia đình 2-3 đứa con chơi vài ba trò
> > chơi
> > > cộng tiền vé vào cửa, ăn uống…tốn
> > gần
> > > triệu như không! Đại thể là ngoài việc
> > ăn
> > > uống mà muốn vui chơi, giải trí thì cứ
> > phải
> > > có tiền mới dám chơi, chứ dân nghèo thì
> > đành
> > > chịu vì nhà nước ít cho không cái gì cả.
> > Mấy
> > > người đạp xích lô, xe thồ Sài Gòn có
> > một
> > > thời hay lai rai loại nước giải khát lên
> > men,
> > > chẳng
> > > biết được sản xuất bằng thứ gì mà
> > chiều
> > > nào anh em ta cũng làm vài chai. Dân nghèo đâu
> > có
> > > mồi xịn để lót bao tử, cứ sẵn gì
> > nhậu
> > > nấy! Mười mấy hai mươi năm trôi qua, “phe
> > ta”
> > > bây giờ đường ruột, dạ dày ai cũng hư
> > hết.
> > > Đi bác sỹ khai ra mới biết cứ 10 người
> > thì
> > > hết 9 người uống loại nước rẻ tiền
> > đó. Mà
> > > nghĩ cũng tội nghiệp cho “ông” nhà
> > nước,
> > > tiền thuế thu không được bao nhiêu thì
> > lấy gì
> > > lo cho dân. Mấy anh thuế vụ ngoài chợ thu
> > tiền
> > > của các cô, các chị bán rau thấy cũng tích
> > cực
> > > lắm, nhưng môt sạp rau chẳng bao nhiêu
> > tiền, thu
> > > không biết đến bao giờ mới bằng một
> > chai
> > > rượu ngoại mấy tên “cá mập” uống
> > trong vũ
> > > trường ?
> > > Còn nói về công viêc mưu sinh của người
> > dân
> > > cũng trần ai, khổ ải. Mấy anh em lái xe tour
> > du
> > > lịch tôi quen, dần dần chuyển nghề gần
> > hết.
> > > Lâu lâu gặp lại cố nhân, nghe kể chuyện
> > mà
> > > không biết nên vui hay nên buồn. Họ than
> > công
> > > việc thì cực mà thu nhập không nhiều,
> > chạy xe
> > > tour thì phải đi sớm về trễ, 7-8 giờ tối
> > còn
> > > phải đưa khách đi ăn tối, về tới nhà
> > bữa
> > > nào cũng 11giờ đêm, sáng ra 5 giờ phải lo
> > dậy,
> > > chạy lên bãi xe xong đua xuống khách sạn ở
> > trung
> > > tâm, vừa chạy vừa lo kẹt xe. Đi tham quan
> > tuyến
> > > điểm thì lúc nào cũng như “bơi” giữa
> > biển
> > > người, nóng nực, căng thẳng “không điên
> > mới
> > > lạ !?”. Nghề nghiệp đặc thù, nếu
> > tiền
> > > nhiều thì cũng ráng, chứ xương quá
> > thì…Cuối
> > > cùng mạnh ai nấy “binh”, dù tiền ít
> > nhưng
> > > tiện tặn cũng qua ngày mà có thời gian lo
> > cho gia
> > > đình. Trò chuyện với anh em taxi cũng thấy
> > buồn
> > > lòng, họ tâm sự :
> > > -Bon chen kiếm sống, giành giật khách,
> > giở
> > > mánh khóe này nọ, về nhà nhìn
> > > con cái ngây thơ vui học, nghĩ đến công
> > việc
> > > mình làm cũng tự thấy mắc cỡ ghê lắm
> > nhưng
> > > xã hội mình nó vậy, mình không làm người
> > khác
> > > họ cũng làm, mà chậm chân thì vợ con mình
> > đói,
> > > coi như đời mình kể như bỏ chỉ hy vọng
> > mai sau
> > > các con mình…
> > > Mà cũng hy vọng cầu may vậy thôi chứ không
> > có
> > > cơ sở nào để tin đến đời con
> > > mình, cuộc sống sẽ khấm khá cả. Con cháu
> > ra
> > > trường muốn có việc vẫn cứ phải
> > > “chạy”, mà lương cũng chỉ đủ tiêu
> > thôi
> > > chứ không có dư, chuyện mua nhà, mua xe vẫn
> > còn
> > > xa vời lắm. Báo chí Việt nam thì sau bao
> > nhiêu
> > > năm vẫn ngoan ngoãn đi “lề bên phải”,
> > cả
> > > một đất nước 80 triệu dân mà không có
> > tờ
> > > báo nào “đáng mặt anh tài”. Có lần tôi
> > đi
> > > Hongkong về, do bận rộn quá nên không đọc
> > > được thông tin trong nước, lên máy bay
> > của
> > > Vietnam Airlines thấy có báo Thanh Niên thì
> > mừng
> > > húm. Vậy mà đọc được vài trang là muốn
> > bỏ
> > > xuống! Báo chí gì mà không đọc thì thấy
> > thiếu
> > > thông tin, mà nếu cầm báo đọc
> > > thì lại chẳng có gì đáng đọc cả !
> > Trước
> > > đây đã viết “dưới tầm” rồi, từ
> > hồi
> > > mấy vị Tổng biên tập các báo bị cất
> > chức,
> > > thấy còn tệ hơn, bài vở đọc giống
> > > như ăn cơm nguội vậy! Đất nước thiếu
> > > một môi trường tự do ngôn luận và một
> > > tầng lớp tinh hoa dẫn dắt xã hội, mà quy
> > luật
> > > phát triển cho thấy trong một xã hội ai
> > nấy bo
> > > bo ôm “nồi cơm” của mình thì tự do, dân
> > chủ
> > > vẫn sẽ là chuyện của muôn năm !
> > > Ở Việt Nam bây giờ nói chuyện chính
> > > trị và thời cuộc, mấy người thợ hớt
> > tóc và
> > > xe ôm lại có vẻ là những người quan tâm
> > hơn
> > > mấy vị quan lớn!? Ngồi chờ khách giở
> > sách báo
> > > ra đọc họ bàn luận đủ thứ chuyện trên
> > > đời. Một anh xe ôm nói với tôi là anh
> > ngồi ở
> > > mấy chỗ đèn xanh đèn đỏ mà anh thấy Sài
> > Gòn
> > > 1 ngày lãng phí không biết bao nhiêu xăng
> > dầu và
> > > siêu ô nhiễm. Vì dân số Sài Gòn đông mà
> > thời
> > > gian chờ đèn lẹ quá nên ai cũng để nổ
> > máy
> > > ngồi chờ,
> > > phải chi người ta điều chỉnh thời gian
> > lâu
> > > hợp lý thì mọi người sẽ tắt máy,
> > > “tiết kiệm được bao nhiêu là xăng dầu
> > chú
> > > nhỉ!”. Tôi động viên:
> > > -Anh quan sát thực tế được bao nhiêu điều
> > hay
> > > như vậy mà sao không viết thư góp ý với
> > chính
> > > quyền ?
> > > Anh giãy nảy:
> > > - Ôi dào! Bọn nó đời nào quan tâm đến
> > thư
> > > của mình, có viết cũng như không thôi chú
> > ạ !
> > > Xã hội Việt Nam đang diễn ra như vậy,
> > cuộc
> > > sống thì bát nháo, chính quyền thì luôn nói
> > lời
> > > hay ý đẹp, dân chúng thì mất niềm tin nên
> > lá
> > > cờ tổ quốc chẳng được mấy ai đoái
> > hoài
> > > đến. Điều này thường xảy ra trong những
> > chế
> > > độ độc đảng.
> > > Sau mấy giải bóng đá quốc tế, chính
> > quyền hay
> > > tuyên truyền về tình yêu lá cờ của
> > người dân
> > > như minh chứng cho lòng yêu nước, báo đài
> > > thường nói là “80 triệu con tim đang
> > hướng về
> > > đội tuyển Việt Nam” trước những trận
> > cầu
> > > quan trọng hoặc nói “cờ Việt Nam tung bay
> > trên
> > > mọi nẻo đường thể hiện tinh thần yêu
> > nước
> > > cao độ của người dân” sau khi đội
> > tuyển
> > > chiến thắng một đối thủ mạnh. Nhưng có
> > lẽ
> > > họ cố ý nói sai hoặc làm như nhầm lẫn
> > giữa
> > > lòng yêu nước và tinh thần hâm mộ thể
> > thao. Ít
> > > nhất trong nhà tôi có hơn một nửa
> > > thành viên là không hướng về đội tuyển,
> > vì
> > > ba má và vợ tôi không hề mê bóng
> > > đá, mọi người toàn coi phim bộ. Còn mấy
> > tên
> > > nhỏ nhỏ trong nhà chẳng hề biết bóng đá
> > là
> > > gì, nhất là mấy tên dưới 5-6 tuổi.
> > > Cầm cờ ủng hộ đội tuyển Việt Nam cũng
> > > không có nghĩa là yêu nước. Chẳng qua ủng
> > hộ
> > > màu cờ, sắc áo của đội tuyển nhà thì
> > cầm
> > > cờ hoặc mặc áo của đội tuyển thì thích
> > hợp
> > > hơn cả. Tôi đã chứng kiến trận cầu chung
> > kết
> > > EURO 2008 giữa Tây ban nha và Đức cùng dân
> > hâm
> > > mộ ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Sài Gòn
> > qua
> > > màn ảnh lớn. Dân hâm mộ chia thành 2 phe
> > ủng
> > > hộ hai đội rất cuồng nhiệt, cũng cờ
> > quạt,
> > > áo sống y như người Tây ban nha và Đức
> > thứ
> > > thiệt. Khi Tây ban nha ghi bàn dân hâm mộ
> > ủng hộ
> > > đội này cũng vẫy cờ Tây ban nha và hò hét
> > vang
> > > trời, nhưng rõ ràng nhìn cảnh đó chẳng ai
> > nói
> > > là người hâm mộ Việt Nam yêu nước Tây
> > ban nha
> > > cả. Điều đó là rõ ràng !
> > > Phần tôi mắc cái tội hay tò mò tìm hiểu,
> > lại
> > > thêm số bay nhảy nên suốt ngày chu du xa
> > nhà.
> > > Việt Nam thì không nói làm gì mà nước
> > ngoài
> > > cũng đi tìm
> > > hiểu nhiều nơi, rồi quan sát, so sánh mới
> > tự
> > > băn khoăn với mình. Điều tôi rút ra về
> > sự
> > > chậm lụt của Việt Nam là chế độ độc
> > đảng
> > > và tư tưỏng cộng sản đã làm cho dân
> > mình
> > > không tiếp nhận được những giá trị chung
> > của
> > > nhân loại về dân chủ, tự do, quyền con
> > > người… tạo nên một lực cản không đáng
> > có
> > > cho đất nước. Bên cạnh đó nó cũng khiến
> > cho
> > > chính quyền luôn tìm cách nói dối để mị
> > dân
> > > cho dễ cai trị nên dân chúng càng ngày càng
> > mất
> > > niềm tin. Tôi cảm thấy rất bất an khi nghĩ
> > về
> > > vận mệnh của đất nước.
> > > Với những gì đang diễn ra, tôi có cảm
> > giác
> > > như cơ thể Việt Nam đang bị bệnh nặng,
> > mà
> > > người bệnh vẫn tin hoặc giả bộ tin là
> > cơ
> > > thể sẽ có khả năng tự điều chỉnh dần
> > hết
> > > bệnh. Trong khi ai cũng biết là phải giải
> > phẫu
> > > toàn thân may ra mới có thể cứu được
> > bệnh
> > > nhân. Cả hai điều đều sẽ rất đau đớn,
> > tuy
> > > nhiên lối thoát chỉ có một! Mà bệnh nhân
> > không
> > > thể tự mình giải phẫu và phải cần sự
> > trợ
> > > giúp của bác sỹ! Bác sỹ đó là ai? Có
> > phải Hoa
> > > Kỳ hay chăng? Dù là ai thì cũng cần rất
> > nhiều
> > > thời gian và tôi e rằng tôi không sống đủ
> > thọ
> > > để thấy ngày đất nước tôi thay đổi
> > và
> > > người dân sẽ có một cuộc sống hạnh
> > phúc.
> > > Như vậy cũng có nghĩa là tôi vẫn sẽ
> > chẳng có
> > > lá cờ tổ quốc
> > > của mình để yêu mến và trân trọng.
> > > Tôi vẫn sẽ phải ghen tỵ với lá cờ
> > nước
> > > Mỹ, ghen tỵ với sự trân trọng mà nó
> > được
> > > dành tặng bởi những công dân của Hợp
> > chúng
> > > quốc. Những người mà qua quan sát và trò
> > chuyện
> > > với họ, tôi thấy họ chẳng hơn tôi bao
> > nhiêu.
> > > Có khi còn thua tôi!?. Tôi là một người có
> > sức
> > > khỏe, sống điều độ và lành mạnh, luôn
> > yêu
> > > mến mọi người. Học thức thì hai bằng
> > đại
> > > học, nói thông thạo 2 ngoại ngữ Anh, Nhật
> > chưa
> > > kể miệt mài tự học từ hồi thanh niên
> > đến
> > > giờ… Đi nước ngoài như đi chợ, đi Mỹ
> > thì
> > > thích lúc nào đi lúc đó nếu không quá
> > bận…
> > > Vậy mà tôi vẫn không có cảm giác tự hào
> > về
> > > vị thế công dân của mình và đất nước
> > mình.
> > > Dù đôi khi trong cuộc sống có những lúc
> > bộc
> > > phát muốn làm người dấn thân, nhưng tuổi
> > tác
> > > ngày càng thêm, gia đình
> > > đề huề, tôi nghĩ mình chắc sẽ vẫn mãi
> > chỉ
> > > là một công dân bình thường và an phận.
> > >
> > > Một công dân không có lá cờ tổ quốc! Và
> > luôn
> > > chạnh lòng mỗi khi nhìn thấy lá cờ sao và
> > sọc
> > > !
> > >
> > > Trần Thanh Thuỷ
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> >
> >
> >
> >
>

Thursday, December 17, 2009


TIN RFA * TỘI ÁC CỘNG SẢN

**

Tu sửa hay đập phá chùa An Hòa Tự

Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-12-17
Khoảng đầu tháng nầy, chúng tôi có bài tìm hiểu về tin Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo Nhà nước chuẩn bị đập sửa chùa An Hoà Tự - Thánh tích của PGHH tại An Giang. Theo ông Nguyễn Thành Út, Giáo lý viên của Ban Trị Sự vừa nói, thì cơ quan này chỉ tu sửa lại An Hoà Tự mà thôi.

Photo courtesy PhatGiaoHoahao.org
Chùa An Hòa Tự Phật Giáo Hòa Hảo
Nhưng ông Trần Hoài Ân, chức sắc của Giáo Hội PGHH truyền thống, khẳng định Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội PGHH mà ông gọi là “quốc doanh” âm mưu phá bỏ Thánh tích An Hoà Tự. Diễn biến mới nhất liên quan vấn đề này hiện ra sao ?

Không thể sửa đổi Thánh tích

Ngay khi có tin hồi đầu tháng 12 này rằng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH Nhà nước có kế họach đập phá chùa An Hoà Tự - Thánh tích PGHH, thì ông Nguyễn Thành Út, viên chức của Ban Trị Sự này lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do:
Ông Nguyễn Thành Út: Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội PGHH đang chuẩn bị để có thể sửa sang lại một số cấu kiện xây dựng hồi trước đây của chùa An Hoà Tự hiện đã xuống cấp trầm trọng. Chỉ làm lại cho nó khang trang thêm chứ không có đập bỏ.
Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội PGHH đang chuẩn bị để có thể sửa sang lại một số cấu kiện xây dựng hồi trước đây của chùa An Hoà Tự hiện đã xuống cấp trầm trọng. Chỉ làm lại cho nó khang trang thêm chứ không có đập bỏ.
Ô.Nguyễn Thành Út

Thanh Quang: Nhưng phía tín đồ Giáo hội PGHH Thuần túy bị giới cầm quyền trong nước thường xuyên trù dập thì cho rằng Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội PGHH mà họ gọi là “quốc doanh” có âm mưu xóa sổ Thánh tích An Hoà Tự của PGHH. Tình hình này hiện ra sao, có gì mới không? Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, một chức sắc Giáo hội PGHH truyền thống ở Miền Tây, ông Trần Hoài Ân cho biết:
Ông Trần Hoài Ân: “Bây giờ Ban Trị Sự Trung ương cũng chưa có động thủ, có nghĩa là chưa có đập phá để tiến hành công trình của họ. Mọi việc còn chựng đứng lại ở đó. Vấn đề Chùa An Hoà Tự là Thánh tích đặc biệt của PGHH mà Giáo hội PGHH quốc doanh do đảng và nhà nước dựng lên trong kế họach triệt phá, xóa đi từng bước những Thánh tích của Đạo PGHH, thì bây giờ họ chuẩn bi đụng chạm tới chùa An Hoà Tự. Chùa An Hoà Tự, như công luận đã biết, là một ngôi chùa duy nhất được Đức Hùynh Giáo Chủ chính thức đặt lư hương tại Chánh Điện. Nên đó là một Thánh tích đặc biệt không thể dời đổi khác hơn của tín đồ PGHH. Từ ngày có thông tin là Ban Trị Sự PGHH quốc doanh chuẩn bị đập phá chùa, với lý do chùa xuống cấp, thiếu mỹ quan – lý do hết sức không thuyết phục nhưng họ vẫn dựng lên để đập phá toàn bộ, để cất mới, thì đối với tín đồ PGHH, đây là một sự xúc phạm hết sức nghiêm trọng, và xúc phạm liên tục của phía chính quyền nhà nước VN qua bàn tay của Giáo hội PGHH quốc doanh.
Chùa An Hoà Tự, như công luận đã biết, là một ngôi chùa duy nhất được Đức Hùynh Giáo Chủ chính thức đặt lư hương tại Chánh Điện. Nên đó là một Thánh tích đặc biệt không thể dời đổi khác hơn của tín đồ PGHH.
Ô.Trần Hoài Ân

Phản đối quyết liệt nhưng ôn hòa

Thanh Quang: Thưa cho tới lúc này, phản ứng của tín đồ PGHH tới đâu so với lúc đầu khi có tin liên quan việc Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội PGHH đập sửa lại An Hoà Tự ?
Ông Trần Hoài Ân: Tín đồ PGHH cực lực đấu tranh để yêu cầu Ban Trị Sự PGHH Trung ương không đập phá, không đụng chạm đến Thánh tích của PGHH. Phản ứng hiện giờ là rất nhiều tín đồ PGHH – dưới hình thức từng người họăc từng nhóm – làm văn thư gởi về Ban Trị Sự Trung ương PGHH tha thiết thỉnh cầu quý vị đó bỏ ngay đề án đập phá Chùa An Hoà Tự.
Ngoài ra còn có nhiều phái đoàn từ nơi nầy, nơi khác đến cầu xin một cách ôn hoà, cầu xin quý ông ấy đừng có đập phá Thánh tích của PGHH. Thêm một điều nữa, ngoài sự đo đạt của mình, là tôi có nghe nhiều dư âm từ anh em rằng người ta nói nếu Ban Trị Sự Trung ương vẫn tiến hành kế họach vừa nói, thì người ta có thể tự sát hoặc người ta làm thế nào đó để công việc đừng tiến hành được, nhưng trong phạm vi các tín đồ không để vi phạm luật lệ nhà nước.
Vì đây là sinh hoạt nội bộ tôn giáo PGHH. Có nghĩa là có tín đồ nóng quá, người ta nói là người ta sẽ tự thiêu hoặc người ta sẽ tự sát cách nào đó để nói lên sự uất ức của mình.
Tôi có nghe nhiều dư âm từ anh em rằng người ta nói nếu Ban Trị Sự Trung ương vẫn tiến hành kế họach vừa nói, thì người ta có thể tự sát hoặc người ta làm thế nào đó để công việc đừng tiến hành được, nhưng trong phạm vi các tín đồ không để vi phạm luật lệ nhà nước.
Ô.Trần Hoài Ân

Thanh Quang: Thưa ông, liệu những phản ứng mạnh mẽ của tín đồ như vậy có thể tác động ra sao, có hy vọng làm thay đổi ý định của Ban Trị Sự Trung ương PGHH Nhà nước không ?
Ông Trần Hoài Ân: Thưa, thực sự mà nói thì tôi chưa có thể trảlời thẳng được vấn đề sẽ ngã hướng như thế nào. Nhưng bản chất của chính quyền, của nhà nước hiện nay, nói thẳng ra là bản chất của Trung ương Giáo hội PGHH do nhà nước dựng ra, mục tiêu của họ là để làm gì ? Để triệt tiêu Thánh tích, để triệt tiêu tín ngưỡng truyền thống của PGHH. Cho nên tôi rất ngại khi họ đã đặt mục tiêu đó vào vị trí đó. Tôi rất ngại là cho dù sự việc có như thế nào đi nữa, họ cũng quyết định họ thực hiện.
Thanh Quang: Thưa ông, nói chung các chức sắc và tín đồ Giáo hội PGHH Thuần túy tiếp tục đấu tranh ra sao để ngăn chận kế họach ấy của Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội PGHH nhà nước ?
Ông Trần Hoài Ân: Tất cả anh em bên hệ truyền thống của PGHH – tức hệ không chấp nhận phía giáo hội nhà nước, thì anh em chúng tôi thể hiện mọi thứ trong tinh thần đạo cả và tinh thần rất ôn hoà – thể hiện kiên quyết nhưng ôn hoà. Và chúng tôi cũng cầu mong các tổ chức bên ngoài, rồi cộng đồng tín đồ trong và ngoài nước thiết tha yêu cầu cản ngăn sự việc, được chừng mực nào thì chúng tôi – những người truyền thống của PGHH – nhờ ở chừng mực ấy.
Thanh Quang: Xin cảm ơn ông Trần Hoài Ân.

TIN RFA * TRUNG QUỐC BẮT TÀU ĐÁNH CÁ VIỆT NAM

*

Hải quân Việt Nam đã học được những gì?
2009-12-17
Tuần trước, Trung Quốc đã đuổi bắt ba tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, khi họ đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, phía Trung Quốc đã tịch thu toàn bộ ngư cụ và hai con tàu, rồi dồn 43 ngư dân lên con tàu thứ ba, đuổi ra biển...

Photo: RFA
Bản đồ lãnh hải Việt Nam
href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cnguyenth%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_themedata.thmx"> Tuần này, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm, yêu cầu Trung Quốc trả lại hai tàu đánh cá, toàn bộ ngư cụ, cũng như tài sản cá nhân mà phía Trung Quốc đã cưỡng đoạt của ngư dân Việt Nam. Đồng thời đòi Trung Quốc chấm dứt ngay hành động bắt giữ ngư dân Việt Nam trên biển Đông.
Đây chỉ là một sự kiện trong chuỗi sự kiện liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Chuỗi sự kiện đó còn có gì khác đáng quan tâm? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình...

Không có gì quý hơn tình hữu nghị

Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng xác định, việc Trung Quốc săn đuổi, bắt giữ tàu đánh cá, cưỡng đoạt ngư cụ, tài sản của ngư dân Việt Nam, khi họ đang hành nghề trên biển Đông hồi tuần trước là hành động sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngược với tinh thần hữu nghị, gây phương hại đến cuộc sống và tài sản của ngư dân Việt Nam.
Hình như đây là lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam chính thức bày tỏ “sự quan ngại trước việc Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu và người đánh cá Việt Nam đang hoạt động một cách bình thường trên vùng đảo và vùng biển thuộc hải phận Việt Nam”.
Trước đây, dẫu cho chuyện Trung Quốc bắt giữ, cưỡng đoạt ngư cụ, tài sản cá nhân, tịch thu tàu, đánh đập, thậm chí giam giữ ngư dân, buộc thân nhân họ nộp tiền chuộc,... xảy ra thường xuyên, song chính quyền Việt Nam phản ứng khá nhẹ nhàng, ôn hoà, đôi lúc còn khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Chẳng hạn, theo báo điện tử VietNamNet, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, riêng huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có sáu tàu đánh cá bị phía Trung Quốc bắt giữ cả tàu lẫn người. Khoan tính các yếu tố như thiện chí, sự tôn trọng, cũng như khoan tính tổng thiệt hại về tài sản mà Trung Quốc đã gây ra cho ngư dân Việt Nam, chỉ riêng số tiền mà phía Trung Quốc đòi gia đình của các ngư dân phải nộp để chuộc những thân nhân bị Trung Quốc tạm giam, thì khoản này đã vượt quá một tỷ đồng.
Hình như đây là lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam chính thức bày tỏ “sự quan ngại trước việc Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu và người đánh cá Việt Nam đang hoạt động một cách bình thường trên vùng đảo và vùng biển thuộc hải phận Việt Nam”.
Tuy điều đó đã đẩy nhiều gia đình đến chỗ sạt nghiệp song trong bối cảnh như thế, hồi giữa tháng 9, trả lời Đài phát thanh Quốc tế của Trung Quốc, ông Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam vẫn tuyên bố, quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ Việt Trung!

Cuối tháng 9, dư luận lại tiếp tục xôn xao trước sự kiện 17 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng vũ trang Trung Quốc ngăn cản, không cho tạt vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão số 9, rồi sau khi được tạm trú, họ bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc đánh đập, tài sản phần thì bị hủy hoại, phần khác bị cướp,... Và vài ngày sau, nhân dịp 60 năm Quốc khách Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, người ta thấy lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam gửi “Điện mừng” lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Trung Quốc.
Điện mừng có đoạn viết thế này: Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức quý trọng và luôn luôn mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em, sẽ làm hết sức mình cùng với phía Trung Quốc không ngừng vun đắp cho nhân dân hai nước Việt - Trung đời đời hữu nghị với nhau, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Cần Trung Quốc “tạo điều kiện” để “thực thi nhiệm vụ”? Mới đây, hôm 4 tháng 12, tờ Quân đội nhân dân Việt Nam loan báo, từ sáng 2 tháng 12 đến trưa ngày 3 tháng 12, hai chiến hạm mang số hiệu 755 và 756 của Hải quân Trung Quốc đã cùng hai chiến hạm mang số hiệu 261 và 263 của Việt Nam, tuần tra 500 hải lý trên biển Đông.
Tờ Quân đội nhân dân đã dẫn nguyên văn ý kiến của một đại uý tên Hoàng Văn Minh, hạm trưởng chiến hạm 623, thuộc Hải quân Việt Nam, kể về đợt tuần tra chung: Trong đợt tuần tra chung này, phía Hải quân Trung Quốc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để Hải quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ.
Tờ báo này còn dẫn thêm một nhận xét khác của đại uý Minh: Đây cũng là dịp để hai bên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần giữ vững bình yên trên tuyến biển, tạo điều kiện cho ngư dân hai nước làm ăn hợp pháp cũng như giải quyết kịp thời, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp bão lũ hoặc gặp sự cố trên biển.
chỉ riêng số tiền mà phía Trung Quốc đòi gia đình của các ngư dân phải nộp để chuộc những thân nhân bị Trung Quốc tạm giam, thì khoản này đã vượt quá một tỷ đồng.
Sau đợt tuần tra vừa kể, hai chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã ghé cảng Hải Phòng để “thăm và làm việc với bộ đội Hải quân Việt Nam”. Tờ Quân đội nhân dân cho biết, đại diện hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc còn đi “chào xã giao UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Tư lệnh Hải quân, thi đấu các môn thể thao, giao lưu văn nghệ...”
Sau khi tường thuật về sự kiện Hải quân Trung Quốc phối hợp với Hải quân Việt Nam cùng tuần tra trên biển Đông và ghé thăm Hải Phòng, tờ Quân đội nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận xét: Tuy chỉ là đợt giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhưng đã để lại nhiều tình cảm lưu luyến giữa lực lượng hải quân hai nước trong việc hợp tác tuần tra chung trên biển, giữ vững sự bình yên trên tuyến biển đảo hai nước.
Không bảo vệ đồng bào vì “tình cảm lưu luyến”? Theo tờ Quân đội nhân dân, đoàn hải quân Trung Quốc lên tàu về nước vào ngày 7 tháng 12.
Ngay tối hôm đó, tàu Ngư chính của Trung Quốc bắt đầu một đợt rượt bắt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Đợt rượt bắt này kéo dài từ tối ngày 7 sang ngày 8 tháng 12. Ba tàu đánh cá và 43 ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của xứ sở mình.

Đây là một đoạn trong cuộc đối thoại giữa phóng viên Việt Hà của Đài Á Châu Tự do với ông Dương Lúc, thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96024 TS – con tàu đầu tiên bị bắt trong đợt săn đuổi mới nhất, diễn ra vào tối 7 tháng 12, sau khi đoàn hải quân Trung Quốc đã lên tàu về nước của họ:
Việt Hà: Hôm bị bắt anh có nhìn thấy tàu hải quân Việt Nam không?
Ông Dương Lúa: Không! Không!
Việt Hà: Lúc chạy anh có điện về không?
Ông Dương Lúa: Không! Chạy thì mình lo xếp đồ mình cất hết rồi. Mình sợ người ta lấy đồ...
Việt Hà: Từ ngày anh đánh cá trên biển đến giờ, có bao giờ anh nhìn thấy tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu hải quân Việt Nam hoặc là bất kỳ gì khác đi kiểm tra, bảo vệ cho ngư dân Việt Nam chưa ạ?
Ông Dương Lúa: Chưa!
Với thực tế như nhiều người đã biết, cần phải có thêm bao nhiêu cuộc tuần tra chung thì Hải quân Trung Quốc mới “tạo mọi điều kiện tốt nhất để Hải quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ” của họ thường xuyên trên biển Đông, như đại uý Hoàng Văn Minh kể với tờ Quân đội nhân dân?
Và có phải “tình cảm lưu luyến” từ những cuộc “giao lưu học hỏi kinh nghiệm” như đợt tuần tra chung mà tờ Quân đội nhân dân mô tả, nên Hải quân Việt Nam chưa thể “giữ vững sự bình yên trên tuyến biển đảo hai nước”?
2009-12-13
Ba chiếc tàu của các ngư dân huyện đảo Lý Sơn bị tàu Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 7 và 8 tháng 12 vừa qua.

Photo: RFA
Tàu đánh cá VN nay không dám ra xa và thường đi chung 1 vài chiếc
Trung Quốc tịch thu hai tàu, cho một tàu chở ngư dân về sau khi lấy hết máy móc hành nghề. Tất cả 43 ngư dân được thả vào ngày 10 và về đến đảo Lý Sơn vào 19 giờ tối ngày 11 tháng 12.
Việt Hà phỏng vấn ông Dương Lúa, chủ tàu số QNg 96024-TS về sự việc vừa xảy ra.
Việt Hà: Xin ông cho biết là sự việc tàu của ông bị phía Trung Quốc bắt là vào lúc nào, ở đâu ạ và xảy ra như thế nào không ạ?
Dương Lúa: Coi như bữa ngày đó tôi chạy là ngày 6, gió cấp 6 cấp 7, tôi ở Trong Sa, tôi chạy lên đó, chiều đó coi như một trăm mấy hải lý mới tới khu vực Hoàng Sa, tới đó là tối, sáng ra ngày 7 là báo gió thì tôi neo tàu lại thì thấy tàu lạ thì mình chạy. Nhưng mà mình chạy được 11 hải lý thì nó bắt mình.
Nó lấy đồ hết. Lấy đồ máy móc, máy định vị, máy quét máy dò. Nó chạy vô bờ rồi lúc đó cho mình về thì bịt mặt. Tàu nó thu hết rồi, còn gì đâu.
Ông Dương Lúa
Việt Hà: Ông có thấy tàu của họ có súng không và họ có bắn súng theo tàu của ông không?
Dương Lúa: Tàu đấy mình gọi là tàu kiểm ngư của Trung Quốc, nó mặc áo xanh và có quân hàm đàng hoàng. Tàu này không có súng, tàu nó to nó thả ca nô xuống bắt mình. Tàu nó bắt mình là mang biển số 309, có có 3 chữ nho rồi 309.
Việt Hà: Lúc đó trên tàu của ông có bao nhiêu người?
Dương Lúa: Có tất cả thuyền viên, 14 người.
Việt Hà: Tôi nghe nói là còn có hai tàu khác của huyện đảo Lý Sơn cũng bị bắt cùng lúc với ông?
Dương Lúa: Mấy chiếc kia bắt ngày 8.
Việt Hà: Tàu Trung quốc sau khi bắt các ông xong thì họ đối xử với mình thế nào, có ai bị đánh đập không, đồ đạc có bị mất gì không?
Dương Lúa: Đánh thì nó không có đánh, nó bắt mình thì nó cho người xuống tàu của mình rồi mình chạy theo nó về đảo lớn của nó. Nó lấy đồ hết. Lấy đồ máy móc, máy định vị, máy quét máy dò. Nó chạy vô bờ rồi lúc đó cho mình về thì bịt mặt. Tàu nó thu hết rồi, còn gì đâu. Cho tàu Lê Tân về, bắt tàu của Lê Lộc và Dương Lúa. Ông Lê cũng như tôi thôi, mất hết tàu bè, về tay không thôi. Về ngày 10 thì 11 giờ về đến Lý Sơn. Lúc về tới đảo Lý Sơn là 19 giờ.
Việt Hà: Các thuyền viên về an toàn hết chứ ạ?
Dương Lúa: Người ta về an toàn hết.
Việt Hà: Họ có lấy cá của tàu ông không? Và số lượng là bao nhiêu?
Dương Lúa: Có lấy cá trên tàu mà không có bao nhiêu.
Việt Hà: Ông ước tính trị giá mà ông bị mất là bao nhiêu không?
Dương Lúa: Tàu tôi, trang bị máy móc, đồ sơ cua, đồ tôi đi làm là mất 750 triệu.
Việt Hà: Lúc họ thả cho các ông về thì họ có cung cấp đủ gạo và nước không?
Dương Lúa: Lúc về thì nó cho mình xuống tàu, thì tàu có gạo có nước ở dưới rồi.
Việt Hà: Khi về thì các ông đã báo cho chính quyền biết chưa, và họ có hứa hẹn gì ạ?
Dương Lúa: Cũng báo với chính quyền thì ngày hôm qua đồn biên phòng đến làm việc ngày hôm qua và sáng hôm nay. Tình hình khai báo như thế này thế nọ. Rồi người ta làm giấy tờ này nọ, mình dân đâu có biết chuyện gì đâu. Tôi là người dân mất của thì trước mắt thấy mất hoàn toàn rồi đó. Nhưng mà về thì đồn, trách nhiệm đồn thì họ sẽ làm việc. Họ làm xong thì họ về. Nhưng mà cũng mong muốn cấp trên làm sao mà nhân dân chúng tôi làm biển, còn nếu làm thực tế như bây giờ thì đời con đời cháu làm sao mà đi ra đó nữa.
Giờ đi thì không ra đó nữa, của mình tài sản ra đó mà người ta bắt miết thì làm sao dám đi. Phải chi đi mà nhà nước can thiệp vô, thì mình còn ra đó. Còn đây mình ra đó người ta bắt, mất của ai người nấy chịu thì ai dám ra.
Ông Dương Lúa
Việt Hà: Vậy ông có dự định tiếp tục công việc đánh bắt cá của mình trong tương lai thế nào ạ?
Dương Lúa: Tôi trước mắt thì tài sản mất không còn nữa, nếu mà có đi thì cũng đi của người ta thôi chứ còn tài sản không còn nữa.
Việt Hà: Xin được hỏi là khi ông bị bắt ở đó thì chỗ đó có phải là chỗ các ngư dân mình hay đánh bắt không và ông có biết vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hay Trung Quốc?
Dương Lúa: Đó là khu vực mình đánh bắt miết mà. Bà con ngư dân mình đánh bắt ở đó miết mà. Mình cũng nghe người ta nói là cho ngư dân ra đó làm biển thì mình ra đó đánh bắt lai rai.
Việt Hà: Sau lần này ông còn có ý định ra đó đánh bắt cá nữa không?
Dương Lúa: Giờ đi thì không ra đó nữa, của mình tài sản ra đó mà người ta bắt miết thì làm sao dám đi. Phải chi đi mà nhà nước can thiệp vô, thì mình còn ra đó. Còn đây mình ra đó người ta bắt, mất của ai người nấy chịu thì ai dám ra.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phóng vấn.

TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC



Quan điểm mới về thế giới của Trung quốc

Đó là nhan đề của một bài báo “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009: http://www.atimes.com/atimes/China/KL11Ad01.html của giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post và là đại diện của đài CNN tại Á châu-Thái Bình Dương. Giáo sư Willy Lam là tác gi ả của 5 cuốn sách viết về Trung quốc, cuốn mới nhất là cuốn “Chính trị của Trung quốc thời đại Hồ Cẩm Đào” (Chinese Politicộng sản in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges), và hiện là giáo sư chuyên về Trung quốc tại đại học Akita của Nhật Bản và đại học Trung quốc tại Hồng Kông


Trần Bình Nam phóng dịch

**

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa cho biết chính quyền Trung quốc sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn – và có tính quyết định – vào các vấn đề toàn cầu qua một chính sách ngoại giao 5 điểm. Tờ tuần báo Outlook Weekly (của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua có bài nói về “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào trong thời đại mới” (Hu Jintao’s Viewpoints about the Times) gồm 5 điểm do Zhang Xiaotong, một lý thuyết gia của đảng viết gồm: 1. Sự thay đổi sâu rộng của thế giới 2. Xây dựng một thế giới hài hòa 3. Cùng nhau phát triển 4. Chia xẻ trách nhiệm 5. Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới Lý thuyết gia Zhang Xiaotong cho rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một sáng kiến lý thuyết quan trọng dựa vào sự phán đóan một cách khoa học sự phát triển của thế giới qua thời gian.


Sáng kiến này đưọc đưa ra sau chuyến thăm viếng của tổng thống Obama và trước thượng đỉnh về thời tiết tại Copenhagen. Hai biến chuyển này sẽ đánh dấu thời điểm Trung quốc chuyển mình để trở thành một siêu cường. Theo giáo sư Wang Yukai, thuộc Trường Quốc gia Hành chánh Trung quốc (National College of Administration - NCOA), sách lược ngoại giao mới của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc hình thành một hệ thống lý thuyết có tầm vóc quốc tế.

Giáo sư Wang Yukai nói quan điểm này là một học thuyết toàn diện với tầm nhìn hướng về quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng quan điểm này sẽ là kim chỉ nam của chính sách đối ngoại của Trung quốc trong tương lai. Người ta nghĩ rằng quan điểm mới của Trung quốc đối với các vấn đề thế giới là một cách trả lời điều tổng thống Obama nêu ra trong chuyến thăm viếng Trung quốc vừa qua rằng Hoa Kỳ “chào đón sự đóng góp lớn hơn của Trung quốc như một quốc gia hùng mạnh, phồn thịnh và thành công vào các vấn đề của thế giới.” Mặc dù thủ tướng Ôn Gia Bảo chối bỏ sự gán ghép của thế giới xem Trung quốc như một trong hai nước của khối G2 (trong dịp ông gặp tổng thống Obama trước đây) Trung quốc vẫn có vẻ thích làm các công tác lớn trên thế giới. Ông Zhang, một biên tập viên của Trung tâm Nghiên cứu Văn học thuộc Trung ương đảng, đã thu thập các bài phát biểu công khai cũng như tại các buổi sinh hoạt nội bộ đảng nói về chính sách đối ngoại của Hồ Cẩm Đào trong một tài liệu dài 7.000 chữ.


Ông dẫn lời ông Hồ Cẩm Đào nói rằng thế giới hiện đang trải qua những thay đổi lịch sử và quan hệ của Trung quốc đối với thế giới cũng phải thay đổi theo. Nêu cao những thành tựu lớn lao của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ nghệ và kỹ thuật ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Quốc đang trải qua “một thời đại đầy cơ hội và thách thức” và rằng “cơ hội nhiều hơn thách thức”. Sự thành công kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã cho phép thế hệ lãnh đạo thứ tư của đảng cộng sản Trung quốc dưới lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào có thể chấm dứt nền ngoại giao nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là “cúi mình thật thấp và đừng bao giờ đi trước” trong các vấn đề quốc tế. Các sáng kiến đối ngoại của Hồ Cẩm Đào không phải hoàn toàn mới mẻ. Hai sáng kiến số 2 (xây dựng một thế giới hài hòa) và số 3 (cùng nhau phát triển) và đặc biệt với các nước láng giềng đã được ông Giang Trạch Dân nêu vào cuối thập niên 1990.


Theo đó, khái niệm hài hòa, xuất phát từ đạo Khổng có nghĩa là sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột với các nước khác. Hài hòa có nghĩa là giảm thiểu quân lực và xung đột. Và cùng phát triển có nghĩa là cùng khai thác thiên nhiên, một giải pháp ưa thích của Trung quốc để giải quyết các cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với các nước châu Á từ Nhật Bản tới Việt Nam và Philippines. Trong chính sách 5 điểm của Hồ Cẩm Đào, điểm 4 (chia xẻ trách nhiệm) và điểm 5 (nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới) là hai điểm có ý nghĩa nhất. Việc Bắc Kinh sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung đối với những nghĩa vụ toàn cầu cho thấy giới lãnh đạo Trung quốc sẵn sàng trở thành một thành viên có trách nhiệm (responsible stakeholder), như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Robert Zeollick, miêu tả. Nhiệt tình hợp tác (vào công việc thế giới) có nghĩa Bắc Kinh sẽ làm nghĩa vụ quốc tế với cung cách một cường quốc. Zhang trích dẫn một phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào tháng 12/2008 nhân kỷ niệm 30 năm đổi mới (1986-2008) rằng:

“Tương lai và số phận của Trung quốc sẽ gắn bó với tương lai và số phận của toàn thế giới”. Ông cũng kêu gọi đảng viên và cán bộ nhà nước biết cách dung hòa “sự bảo vệ độc lập và chủ quyền” với sự toàn cầu hóa sao cho Trung quốc đóng góp đúng mức cho nền hòa bình và phát triển của thế giới. Năm 2009 Trung quốc đã dẫn đầu nhiều vấn đề của thế giới. Tại hội nghị G20 ở London và Pittsburgh, Trung Quốc kêu gọi nên dần dần thay thế đồng mỹ kim như là “đồng tiền trao đổi của thế giới.” Trung quốc cũng thành công trong cuộc vận động quyền bỏ phiếu rộng rãi hơn cho các quốc gia đang phát triển tại Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phi châu và Đông Nam Á, Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa chi viện hằng chục tỉ mỹ kim.


Quan trọng nhất là thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa rằng tại hội nghị thời tiết ở Copenhagen Trung quốc sẽ làm yên lòng cộng đồng quốc tế bằng cách cam kết phấn đấu chống sự làm nóng bầu khí quyển. Trung quốc hứa vào năm 2020, Trung Quốc sẽ cắt giảm khí thải các bon để sản xuất một đơn vị GDP xuống 40-45% mức của năm 2005. Đồng thời, Bắc Kinh cũng phối hợp với Ấn Độ và Brazil đòi hỏi các nước đã phát triển phải đóng góp ít nhất 0,5% GDP để giúp các nước nghèo, đặc biệt giúp phát huy khả năng về “kỹ thuật xanh” (TBN: kỹ thuật xanh – Green Technology- là kỹ thuật sản xuất mà không làm tiết ra nhiều khí thải các bon). Còn nữa, Trung quốc dường như đã thay đổi chút ít nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”.


Cho đến nay Trung quốc đã tham gia vào hơn 20 công tác gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, và đã giúp giải quyết vấn nạn hạt nhân của Bắc Hàn, Iran và các cuộc xung đột sắc tộc ở Sudan. Trung quốc đã thể theo lời yêu cầu của tổng thống Obama trong cuộc thăm viếng vừa qua dùng ảnh hưởng vốn có đối với Teheran để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran. Cuối tháng trước, Trung Quốc cùng với Liên bang Nga và 25 nước khác ủng hộ một nghị quyết của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) kêu gọi Iran ngừng ngay nhà máy tinh chế uranium ở Qom. Nghị quyết của IAEA tỏ ý hết sức lo ngại rằng các cơ sở nguyên tử của Iran nói là phục vụ hoà bình có thể được dùng cho những ứng dụng quân sự. Lẽ dĩ nhiên Trung quốc, một nước có 2.200 tỷ mỹ kim dự trữ và một dân số 1,3 tỷ người chỉ đóng góp “xây dựng một thế giới hài hòa” và “cùng nhau phát triển” với điều kiện.


Theo Hồ Cẩm Đào điều kiện đó là các nước trên thế giới phải cùng chia xẻ trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Thêm nữa, Hồ Cẩm Đào lưu ý cán bộ đảng viên cần biết làm cân đối một bên là sự phát triển và quyền lợi quốc gia, một bên là nhu cầu toàn cầu hóa. Vì vậy, Trung quốc quan niệm rằng những đóng góp quốc tế của mình sẽ không làm thiệt hại cho các “quyền lợi thiết yếu” của Trung quốc trên hai mặt kinh tế và ngoại giao. Ví dụ, vì nền kinh tế của Trung quốc còn dựa vào nhiên liệu (TBN: nhả nhiều khí thải các bon) cho nên Trung quốc chỉ có thể cam kết chừng mực.


Hơn nữa, nền kinh tế Trung quốc là nền kinh tế xuất khẩu nên không hy vọng Trung quốc sẽ định giá lại đồng nhân dân tệ trong một tương lai gần. Và đó cũng là những giới hạn của cam kết của Trung quốc đối với vấn đề Iran và Bắc Hàn. Trung quốc vốn có quan hệ tốt với Iran và đầu tư nhiều vốn liếng vào các giếng dầu tại Iran, cho nên sẽ không thực tế chờ đợi Trung quốc sẽ cùng với các nước Tây phương áp lực Iran bỏ cho kỳ được chương trình nguyên tử. Vào đầu năm 2010 khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thảo luận các biện pháp trừng phát Iran chúng ta sẽ thấy Hồ Cẩm Đào giải quyết vấn nạn này như thế nào.


Bắc Kinh cũng từng thẳng thừng từ chối đề nghị của Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn và các nước khác áp lực Bắc Hàn liên quan đến chương trình nguyên tử. Tháng 11 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Liang Guanglie đi thăm Bắc Hàn ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy quan hệ khắng khít giữa hai nước. Qua các phát biểu trong những năm gần đây, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng sự tham gia nhiệt tình hơn của Trung Quốc vào các vấn đề quốc tế sẽ không được ảnh hưởng tới mô hình phát triển đặc thù của Trung quốc. Luận điểm ông Hồ Cẩm Đào thường nêu là toàn cầu hóa có nghĩa là các nước cần tôn trọng và học hỏi lẫn nhau để “bảo vệ tính đa nguyên của thế giới và các mô hình phát triển khác nhau”.


Ông Hồ Cẩm Đào cũng thường nói rằng Trung quốc sẽ “không ngừng tìm tòi để hoàn thiện một lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia Trung Quốc”. Nói cách khác, ông Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông cảnh báo những người chỉ trích Trung quốc tại Hoa Kỳ và Âu châu rằng dù đi theo con đường toàn cầu hóa Trung quốc cũng sẽ không chấp nhận những khái niệm của Tây phương về quyền tự do ngôn luận và hệ thống chính trị đa đảng. Điều này giải thích tại sao trong khi các cán bộ cao cấp và các nhà ngoại giao Trung quốc đang tìm cách gieo ảnh hưởng trên thế giới thì bộ máy an ninh của đảng làm việc ngày đêm để đe dọa và bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các luật sư tích cực đấu tranh và đàn áp các tổ chức bất vụ lợi. Giáo sư Wang thuộc Trường Quốc gia Hành chánh Trung quốc tiên đóan rằng quan điểm mới của Hồ Cẩm Đào có thể sẽ được đưa vào Cương Lĩnh của đảng vào đại hội đảng cộng sản Trung quốc thứ 18 trong năm 2012 và Hồ Cẩm Đào sẽ đi vào lịch sử Trung quốc như là vị chủ tịch nước đưa Trung quốc vào vị thế siêu cường.


Tuy nhiên không phải ai cũng tán thưởng sự hợp tác của Trung quốc. Một lý thuyết rất phổ biến cho rằng Trung quốc là một mối đe doạ tiềm tang cho thế giới, và rằng các nhà lãnh đạo Trung quốc có thể dùng sức mạnh mới có được để thoả mãn sự đòi hỏi của những thành phần có tinh thần quốc gia quá khích. Thành phần này càng ngày càng trở nên đông đảo tại Trung quốc. Mối quan hệ qúa thân mật của Trung quốc với Bắc Hàn và Iran làm người ta nghi ngờ rằng Trung quốc sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên nhu cầu hòa bình và phát triển của thế giới. Cho nên cái gánh nặng của ông Hồ Cẩm Đào lúc này là thuyết phục thế giới rằng trong lúc Bắc Kinh phải vật lộn giữa “quyền lợi thiết yếu” của quốc gia với “cam kết quốc tế”, sự tham gia của Trung quốc vào các vấn đề quốc tế ít nhất cũng phù hợp các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc./.

Trần Bình Nam Dec. 16, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com


TRUNG QUỐC KHỐNG CHẾ VIỆT NAM

**

Âm mưu khống chế hoàn toàn Việt Nam của Trung Quốc

Ý kiến độc giả
Pha Lê Việt Nam
14.12.2009

Kể từ sau sự kiện Trung Quốc chiếm đóng một phần Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, trong những năm gần đây, vấn để hải đảo biên giới khiến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng một cách đáng lo ngại. Tuy quan hệ ngoại giao căng thẳng nhưng quan hệ giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn nồng ấm một cách lạ thường, Trung Quốc tiếp tục dành được nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia, trong đó có dự án Bauxite Tây Nguyên, dự án xây dựng các nhà máy điện, xí nghiệp, cải tạo hệ thống cống thoát nước… Đặc biệt gần đây Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam xây dựng Ký túc xá ở học viện chính trị & hành chính Hồ Chí Minh, Cung hữu nghị Việt Trung.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước khi ngư dân Việt Nam liên tục bị Hải Quân Trung Quốc sách nhiễu trên biển Đông, tàu Việt Nam thường xuyên bị “Tàu lạ” đâm chìm ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Các trang mạng, báo chí chính thống của Trung Quốc liên tục khiêu khích, kích động đòi chiến tranh với Việt Nam, Hải Quân Trung Quốc thường xuyên công khai vi phạm lãnh hải Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đặc biệt Trung Quốc còn xúc tiến việc thăm dò khai thác dầu khí tại những vùng biển đang tranh chấp thì mối quan hệ nồng ấm giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc rõ ràng là không được bình thường.

Nếu nói rằng hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng” thì thiếu thuyết phục vì một nước lớn như Trung Quốc chẳng có lý do gì để phải “nể mặt” một nước nhỏ như Việt Nam. Và một mối quan hệ hình thức bề ngoài thì không thể giúp cho Trung Quốc liên tiếp dành được nhiều dự án quan trọng như dự án Bauxite Tây Nguyên; nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không bằng lòng với Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì không thể nào họ lại không đề phòng sự xâm nhập của Trung Quốc vào một khu vực chiến lược quan trọng như Tây Nguyên, không đề phòng việc giao cho Trung Quốc thi công những công trình, những dự án lớn trên khắp nước Việt Nam. Rõ ràng là bất chấp sự bá quyền của Trung Quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhượng bộ một cách thái quá, bất thường đến mức tỏ ra nhu nhược mất hết tinh thần độc lập của dân tộc.

Nhiều nhà khoa học và giới trí thức cũng như các cán bộ lão thành Cách mạng đã bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực nhưng chính quyền Đảng Cộng Sản đã làm ngơ và thậm chí ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, to lớn và sâu đậm hơn. Từ đây có một câu hỏi lớn được đặt ra? Trung Quốc với tư tưởng bá quyền từ hàng ngàn năm nay muốn thôn tính Việt Nam và họ luôn coi Việt Nam là một phần lãnh thổ của họ đã bị tách ra điều này hầu như người dân Việt Nam nào cũng biết huống chi là tầng lớp lãnh đạo, vậy vì lý do gì mà những người lãnh đạo đã không ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc mà thậm chí họ còn tiếp tay cho Trung Quốc? Phải chăng Trung Quốc đã khống chế được một bộ phận lãnh đạo trong chính quyền Việt Nam? Và Trung Quốc đã khống chế được lĩnh vực nào của Việt Nam từ việc bành trướng ảnh hưởng của họ trong thời gian vừa qua?

Bài viết này tôi xin được viết với tất cả tấm lòng đối với quê hương đất nước, tôi viết vì lo ngại cho vận mệnh của dân tộc đang rơi vào cảnh lâm nguy. Tôi viết để kêu gọi mọi người dân Việt Nam cho dù theo chủ nghĩa nào, hay ở đất nước nào đi nữa cũng phải quan tâm đến vận mệnh của dân tộc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chúng ta và con cháu chúng ta. Có lẽ những nhận định trong bài viết của tôi không hoàn toàn chính xác vì những quan điểm chủ quan của tôi nhưng tôi nghĩ nó sẽ không trở nên dư thừa khi những cảnh báo về một cuộc chiến tranh ra giữa Việt Nam và Trung Quốc không thể nào không xẩy trong tương lai, chỉ có điều chưa ai rõ nó sẽ diễn ra như thế nào mà thôi!

Trở lại vấn đề Trung Quốc đã khống chế Việt Nam, vậy Trung Quốc đã khống chế được lĩnh vực gì của Việt Nam và nếu xẩy ra chiến tranh thì việc khống chế lĩnh vực đó giúp ích gì cho Trung Quốc?

1) Lĩnh vực tư tưởng văn hóa:

Sự xâm lấn của các văn hóa phẩm Trung Quốc như phim truyện, điện ảnh đã từ lâu luôn trở thành vấn đề bức xúc của dư luận dẫn đến tình trạng người Việt Nam giỏi sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam, người Việt Nam thần tượng các anh hùng vua chúa Trung Quốc hơn cả các anh hung vua chúa Việt Nam. Những điều đó không tai hại hằng việc học sinh thanh niên Việt Nam tập trung chơi game Online Trung Quốc như một trào lưu, đến nỗi nhà nhà chơi game, người người chơi game; điều này thật sự hết sức tai hại khi tuổi trẻ Việt Nam bị game Trung Quốc đầu độc mà bỏ bê trách nhiệm học tập, trách nhiệm quan tâm đến xã hội, đất nước. Thậm chí một số công ty game như VinaGame có các nhà đầu tư Trung Quốc đứng đằng sau còn cấm dung những từ “Hoàng Sa hay Trường Sa” trong các game và mạng xã hội của họ.

Báo chí thì hoàn toàn bị khống chế khi viết về Trung Quốc, điển hình là cuộc chiến tranh biên giới 1979 báo chí Việt Nam hầu như hoàn toàn im lặng trong khi báo chí Trung quốc vẫn kỷ niệm cuộc chiến 1979 dưới nhiều hình thức, điều lạ đời ở đây là một đất nước có hàng chục ngàn người đã hi sinh để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc lại không hề được tưởng nhớ đến trong khi một đất nước hi sinh hàng chục ngàn người để đi “dạy cho dân tộc khác một bài học” thì lại được tưởng nhớ như những anh hùng? Vậy công lý hóa ra thuộc về Trung Quốc chăng nên Việt Nam phải im lặng như vậy? Ngoài vấn đề Hoàng Sa Trường Sa thì những nội dung khác về Trung Quốc đều rất nhạy cảm trên báo chí Việt Nam, có nhiều nhà thơ nhà văn viết về Ải Nam Quan, tinh thần yêu nước khi xuất bản đều bị xóa đi hoặc bị đình bản như Báo Du lịch với lý do “gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao” với Trung Quốc? Trong khi báo chí Trung Quốc chẳng bao giờ sợ gây “tổn hại quan hệ ngoại giao” với Việt Nam. Điều đáng báo động là thậm chí báo chí Việt Nam lại tỏ ra ủng hộ quan điểm của Trung Quốc như trường hợp của ông Đào Duy Quát, tổng biên tập báo điện tử ĐCSVN cho đăng tin Trung Quốc tập trận “trên biển của Trung Quốc”, nhiều tờ báo không cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam một cách “vô ý” kỳ lạ.

2) về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế:

Hàng hóa Trung Quốc xuất hiện dầy đặc ở thị trường Việt Nam làm nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị sụp đổ. Sản phẩm Trung Quốc thì vô cùng độc hại nhưng vẫn cứ vô tư xuất sang Việt Nam dưới sự bất lực của các cơ quan chức năng. Quan trọng hơn nữa là Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án lớn xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, đường xá, hệ thống thoát nước, viễn thông, nhà máy điện, sân vận động, khu chung cư, các khu mỏ, quặng…Ngoài vấn đề chất lượng của các công trình Trung Quốc là vấn đề không cần phải bàn cãi thì ít ai nghĩ đến những âm mưu thâm độc của Trung Quốc trong các công trình mà họ thực hiện. Trong quá khứ Trung Quốc đã từng lợi dụng việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp, đường xá để đưa tình báo vào nước ta do thám địa hình nước ta, chiếm lấy đất của chúng ta. Những bài học đó vẫn còn rất mới trong cuộc chiến 1979 vậy mà Đảng Cộng Sản Việt Nam lại để Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên bất chấp sự phản đối gây gắt của dư luận.

Có một sự trùng hợp khá kỳ lạ lạ sau khi cho TQ khai thác Bauxite ở Tây Nguyên ĐCSVN lại nhanh chóng thông qua việc xây dựng các nhà máy điện Hạt Nhân với kinh phí rất lớn mặc dù vẫn chưa được sự đồng tình của dư luận, điều này đặt ra một giả thuyết khai thác Bauxite ở Tây Nguyên chỉ là phụ chứ mục đích chính của dự án là khai thác quặn phóng xạ? Việc Tây Nguyên có tìm ẩn những mỏ Phóng xạ là điều rất có cơ sở vì không phải vô tình mà Pháp lại đặt Lò Phản Ứng Hạt nhân duy nhất của Việt Nam ở Đà Lạt mà không đặt ở những nơi khác. Vừa qua Tiến Sĩ Mai Thanh Tuyết cũng có đề cập đến vấn đề này trong bài “Quặng Bauxite hay quặng phóng xạ?” và trong bài cũng đề cập đến việc công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto Canada đồng ý chia sẻ việc triển khai và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam đồng thời vào ngày 06/08/2009 chính ông Trần Xuân Hương Bộ Trưởng Bộ Môi Trường và Tài Nguyên đã chính thức thừa nhận Việt Nam sẽ thăm dò và khai thác quặng mỏ Phóng Xạ ở Nông Sơn và ông có nhắc đến cả Lâm Đồng trong tương lai. Như vậy phải chăng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ầm thầm bán rẻ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giá trị về mặt quân sự là quặng phóng xạ Uranium cho Trung Quốc để đổi lại Trung Quốc sẽ cung cấp nguyên liệu cho các lò phản ứng Hạt Nhân của Việt Nam trong tương lai? Liệu âm mưu này có dừng lại ở đó hay nó còn ẩn khúc nào khác nữa?

Phải nói là giả thuyết này là rất có cơ sở vì không thể trùng hợp đến mức Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ngay sau khi đã sắp đặt yên ổn các dự án bauxite ở Tây Nguyên mà tại sao không thông qua trước hoặc đợi một thời gian sau mới đặt vấn đề xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Phải chăng đây mới chính là “chủ trương lớn của Đảng” mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trên báo chí để nhân dân không thể bàn cãi và không thể giám sát các dự án đang diễn ra?

Sự khống chế về kinh tế còn thể hiện ở việc rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam, góp phần với các công ty đại gia của người Hoa trong giới làm ăn người ta thường bàn tán về rất nhiều “đại gia lạ” có vốn rất mạnh họ có thể huy động vài trăm đến vài ngàn tỷ ngay khi cần đến! Đặc biệt nguồn gốc của các “đại gia lạ” này không rõ ràng chỉ biết rằng đứng đằng sau họ là các công ty ở Đài Loan và Trung Quốc. Nếu cùng hợp sức lại họ có thể tạo nên những đợt biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, nhưng qua những đợt biến động giá cả vừa qua chỉ nghe báo chí nhắc đến “nhà đầu cơ” mà các cơ quan chức năng tuyệt nhiên không thể tìm ra bất cứ “nhà đầu cơ” nào âu cũng là điều khó hiểu?

3) Về lĩnh vực chính trị tôn giáo:

Về lĩnh vực chính trị và tôn giáo ĐCS Trung Quốc đã thành công khi gây áp lực lên ĐCS Việt Nam trục xuất các Tăng Ni Làng Mai tại Bát Nhã vì Thiền Sư Nhất Hạnh đã công khai ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn. Thiền Sư Nhất Hạnh được xem là người Phật Giáo nổi tiếng thứ nhì thế giới chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Năm 2005 Thiền Sư Nhất Hạnh đã về Việt Nam lập trai đàn cầu siêu điều đó chứng tỏ chính quyền Việt Nam không coi Tổ chức Làng Mai của Thiền Sư là một tổ chức chống đối, vì thế việc trấn áp các Tăng Ni Làng Mai ở Bát Nhã rõ ràng chỉ có một lý do duy nhất là cách mà Hà Nội làm vui lòng Bắc Kinh chứ không thể vô duyên vô cớ ĐCS Việt Nam lại dính vào chuyện đàn áp tôn giáo đối với vài trăm Tăng Ni chẳng làm gì bất lợi với họ cho thêm chuyện rắc rối.

Thời gian gần đây không có nhiều bằng chứng về áp lực của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam, tuy nhiên nếu đọc lại hồi ký của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ chúng ta thấy rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác nhất là Mỹ luôn chịu áp lực rất lớn từ Trung Quốc nhất là trong quá khứ khi Việt Nam đáng lẽ có thể gia nhập WTO trước Trung Quốc lại phải đợi Trung Quốc gia nhập WTO xong Việt Nam mới có thể tham gia đã khiến Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp tục áp lực Việt Nam chỉ có điều chưa có người nào kể lại cho chúng ta nghe nên chúng ta không biết nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận ra những dấu hiệu bất thường, và vấn đề này chúng ta sẽ đề cập đến vào một bài viết khác.

4) Về lĩnh vực quốc phòng tình báo:

Mối quan hệ giữa giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc là một tập hợp một chuỗi gồm những câu chuyện hết sức bí ẩn bất thường. Một bí ẩn rất lớn được đặt ra trong ngành quốc phòng tình báo đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Mặc dù trong thời gian vừa qua Việt Nam đã tích cực mua sắm các phương tiện quốc phòng tối tân như tàu ngầm, máy bay để đối phó với sự tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc trên biển đông điều đó tạo ra cảm giác cho nhân dân Việt Nam rằng lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam luôn vững mạnh và luôn được đầu tư tăng cường. Nhưng hầu hết ít ai chú ý rằng cho dù quân đội của ta có hiện đại hay có mạnh đến đâu nếu bị gián điệp của Trung Quốc kiểm soát thì chúng ta sẽ thua thảm hại trước khi cuộc chiến xẩy ra. Ví dụ như nếu Trung Quốc biết được vị trí các trạm rada đi động của ta, nơi cất giấu máy bay, tên lửa chủ lực hay đơn giản hơn là cách hoạt động và thông số kỹ thuật của các vũ khí hiện đại thì họ sẽ có cách để tiêu hủy hay chế ngự khả năng quốc phòng của nước ta.

Vì vậy việc phát hiện và truy tìm gián điệp của địch là một công việc cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng nếu không làm tốt được vấn đề này thì không thể nào nói rằng quốc phòng ta đã vững mạnh, nhất là khi nước ta có sự hiện điện đông đảo một bộ phận người Việt gốc Hoa nữa. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua kể từ sau hai nước Việt Nam Trung Hoa bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991 đến nay chưa hề có trường hợp nào Việt Nam phát hiện được gián điệp tình báo của Trung Quốc. Trong khi các nước Châu Âu, Mỹ chỉ trong chục năm trở lại đây họ đã phát hiện ra hàng trăm hàng ngàn gián điệp Trung Quốc còn Việt Nam một nước sát biên giới với Trung Quốc luôn nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc lại không tìm ra được 1 tên gián điệp nào trong 20 năm? Đó có phải là một điều kỳ lạ hay không?

Trong khi thành tích của ngành tình báo phản giản Việt Nam đâu phải là tồi khi những chiến công chống lại “bọn phản động” và “diễn biến hòa bình” của phương Tây đã bị dập tắt từ trong trứng nước. Nhất là vụ Tổng Cục 4 phát hiện nhiều lãnh đạo cao cấp trong Đảng và chính phủ là người của CIA vậy mà họ không phát hiện được tên gián điệp nào của cục tình báo Hoa Nam?

Và không biết ĐCS Việt Nam có nhận thức được rằng bọn “phản động” cùng lắm chỉ đòi đa đảng, đòi chính quyền còn Trung Quốc sẽ đòi cả nước Việt Nam, và bọn “phản động” đòi là một chuyện còn Đảng có chấp nhận hay không lại là chuyện khác nhất là khi ĐCS luôn tự tin rằng họ được sự ủng hộ và tin yêu của phần lớn người dân thì việc “chống phản động” và “diễn biến hòa bình” đâu có cấp thiết bằng chống ngoại xâm? Nhưng tại sao trong thời gian qua chiến công của ngành tình báo chỉ tập trung vào chống “phản động” chứ không hề có bất kỳ vụ nào “chống ngoại xâm”?

Trong khi tôi biết được hiện tại ở Việt Nam có một vài tổ chức người Việt gốc Hoa, họ có hai quốc tịch cùng một lúc trong đó một quốc tịch Việt Nam một quốc Tịch Trung Quốc hay Hồng Kông, nhiệm vụ của họ là đi khắp nơi thu thập tất cả các thông tin trên báo chí và những gì diễn ra trong xã hội đến cả những chuyện tâm linh của Việt Nam làm báo cáo gửi về cho tổ chức họ. Chuyện này là có thật 100% tuy nhiên vì lý do an ninh của cá nhân tôi nên tôi rất tiếc không thể nói rõ hơn về tổ chức này vì có thể họ sẽ nhận ra tôi là ai. Điều này làm tôi thực sự lo ngại về tình hình gián điệp Trung Quốc tại Việt Nam.

5) Về lĩnh vực tổ chức nhân sự trong chính quyền:

Nếu chúng ta tinh tường một chút chúng ta sẽ thấy rằng bất kỳ Đại Hội Đảng lần nào Trung Quốc cũng cử cán bộ cao cấp sang Việt Nam tham dự hội nghị, thậm chí họ còn cử đại diện sang trước khi đại hội diễn ra. Nhiều tài liệu cho chúng ta biết rằng Trung Quốc bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ hay bất ủng hộ đối với một nhân vật nào đó vào cách chức vụ cao cấp trong chính phủ của ta khi họ tham gia hội nghị và dĩ nhiên sự ủng hộ của Trung Quốc rất có trọng lượng. Trong Hồi Ký ngoại giao của Thứ trưởng Trần Quan Cơ đã chứng minh Trung Quốc nhiều lần can thiệp vào việc xắp xếp nhân sự của chúng ta và gây áp lực đòi ĐCS phải sắp xếp những nhân vật thân Trung Quốc.

Và chúng ta biết rằng Trung Quốc không vô duyên vô cớ ủng hộ một ai đó nếu người đó không đem lại lợi ích cho Trung Quốc và các lãnh đạo của ta muốn tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc không thể nào không làm đẹp lòng Trung Quốc điều đó đã dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại cho Việt Nam khi ký kết những hiệp định, những dự án hết sức bất bình đẳng và gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài cho đất nước như dự án bauxite Tây Nguyên, hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc…

Vậy hiện nay với cách tổ chức và sắp đặt nhân sự lãnh đạo chỉ dựa vào uy tín trong Đảng, sự ủng hộ của Trung Quốc và sức mạnh bè phái của nhân vật đó thì liệu đã có bao nhiêu tên gián điệp Trung Quốc đứng trong hàng ngũ lạnh đạo của chính phủ Việt Nam? Và liệu có bao nhiêu lãnh đạo đã vô tình tiếp tay làm lợi cho Trung Quốc mà bán rẻ lợi ích dân tộc để đổi lấy quyền lực cho bản thân mình?

6) Về vấn đề biên giới lãnh thổ:

Về biên giới lãnh thổ Trung Quốc đã thành công và được rất nhiều lợi thế khi ký kết hiệp định biên giới với Việt Nam. Đến tận ngày nay bất chấp áp lực của dư luận yêu cầu Đảng Cộng Sản phải công khai bản đồ phân mốc cắm giới với Trung Quốc, nhưng bản đồ cắm mốc phân giới vẫn được giấu kín làm nhiều người bày tỏ mối nghi ngờ Việt Nam bị mất rất nhiều đất vào tay Trung Quốc như mất một phần Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Bãi Tục Lãm…

Việc ký kết hiệp định biên giới với Trung Quốc mà không công bố bản đồ phân giới cắm mốc là việc làm không minh bạch rõ ràng và mờ ám, huống chi bản đồ phân giới cắm mốc phân giới các quốc gia đều công khai thì lý gì ĐCS Việt Nam lại phải giấu đi? Phải chăng giống như lời nói của ông Lê Công Phụng Việt Nam chúng ta “được” thêm nhiều đất của Trung Quốc nên không dám công bố chăng?

Về thác Bản Giốc ông Lê Công Phụng từng nói toàn bộ thác phụ thuộc Việt Nam ta ngoài ra chúng ta còn lấy “được” phân nửa thác chính và cho đó là một thành công trong đàm phán thì rõ ràng ông đang đùa với mọi người rồi còn gì, chẳng lẽ Trung Quốc tốt bụng đến nỗi nhường phân nửa cái Thác Bản Giốc đẹp như vậy cho Việt Nam trong khi Việt Nam đã có toàn bộ thác phụ?

7) Và cuối cùng, viễn tưởng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong tương lai:

Như tôi đã đề cập ở trên Trung Quốc đã và đang âm mưu khống chế hoàn toàn Việt Nam trong tương lai và việc Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng đã chứng minh điều đó, đây đã là một vấn đề rất rõ ràng. Nhưng nếu chúng ta cho rằng mục đích chính của Trung Quốc là xâm lược Việt Nam thì điều đó chưa hẳn đã chính xác hoặc chưa chính xác vào thời điểm hiện tại hay chưa chính xác về cách thức diễn ra cuộc xâm lược ấy.

Chúng ta biết rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một lịch sử không được tốt đẹp cho lắm khi nhân dân Việt Nam luôn phải đấu tranh chống lại quân xâm lược phương Bắc, còn Trung Quốc đã nhiều lần thảm bại tại Việt Nam và đến tận bây giờ họ vẫn chưa chiếm được một nước Việt Nam nhỏ bé. Nói không chiếm được cũng không chính xác, Trung Quốc từng đã chiếm được Việt Nam nhưng họ không giữ được Việt Nam, và có lẽ sau cuộc chiến tranh biên giới 1979 người Trung Quốc đã học được một bài học rằng việc trực tiếp đem quân đánh chiếm Việt Nam không phải là một cách làm khôn ngoan và sẽ không có kết quả tốt đẹp.

Huống chi thời đại bây giờ đã khác, thế giới sẽ không ngồi yên nhìn Trung Quốc “dương oai diễu võ”, thay vì phải tốn công sức đánh chiếm Việt Nam cho dù có chiếm được cũng chưa chắc giữ được đất Việt Nam lại bị áp lực quốc tế nên Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát Việt Nam biến Việt Nam trở thành một nước chư hầu, một sân sau của Trung Quốc và đó là cách xâm lược Việt Nam hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại mà không phải tốn nhiều công sức.

Mao Trạch Đông từng nói chấp nhận hi sinh phân nửa dân số Trung Quốc để chiếm lấy cả thế giới và Trung Quốc với tư tưởng Hán quyền hàng ngàn năm nay, khi họ luôn xem mình là trung tâm của thế giới và luôn muốn đứng trên đầu tất cả các nước khác thì lời nói của Mao Trạch Đông rất có thể trở thành sự thật trong tương lai không xa khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn cầm quyền. Chúng ta nên nhớ rằng liên quân phát xít chỉ có Đức – Ý – Nhật, dân số của cả 3 nước trước khi xẩy ra Thế Chiến thứ 2 cũng chỉ cỡ một trăm triệu người mà Liên Minh Phát Xít đã tạo nên một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử thế giới thì Trung Quốc hiện tại với hơn một 1,2 tỷ dân, nếu đem phân nửa 600 triệu dân Trung Quốc ra đánh chiếm thế giới thì Liên Minh Phát Xít trong thế chiến thứ 2 chẳng đáng là gì cả.

Như vậy cho dù Trung Quốc có muốn thôn tính thế giới hay không thì trước khi chiếm được thế giới Trung Quốc vẫn cần có đồng minh, việc Trung Quốc ngày càng tạo ảnh hưởng và đứng đằng sao những nước độc tài ở Châu Phi, Miến Điện, Bắc Hàn và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN như Venezuela đã cho thấy Trung Quốc đang tập trung xây dựng một lực lượng chư hầu, đồng minh khắp thế giới. Qua đó ta thấy rằng Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong việc bành trướng sự ảnh hưởng của họ ra khắp thế giới. Dĩ nhiên Trung Quốc cũng muốn Việt Nam trở thành một chư hầu của Trung Quốc tương tự như Bắc Hàn, Miến Điện... nhưng phải nói Việt Nam luôn là nước phức tạp nhất và khó khăn nhất trên bàn cờ chiến lược của Trung Quốc, cái khó khăn lớn nhất ở đây chính là “chủ nghĩa dân tộc” mà Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại với chính quyền Việt Nam.

Trung Quốc sẽ không xâm lược Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh quy mô nhưng sẽ xâm lược Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh phá hoại dựa đã chuẩn bị từ trước và sau cuộc chiến tranh đó Trung Quốc sẽ khống chế hoàn toàn Việt Nam để Việt Nam ngoan ngoãn trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Trường Sa hiện tại chỉ là con bài của Trung Quốc dung để đối phó với Việt Nam, khiến Việt Nam tập trung vào Trường Sa mà lơ là sự quan tâm trên đất liền, nếu khống chế được Việt Nam thì việc chiếm được Trường Sa đâu có cần thiết nữa.

Vậy việc khống chế các lĩnh vực kinh tế xã hội chính chị ở Việt Nam sẽ giúp gì cho một cuộc “xâm lược kiểu mới” của Trung Quốc và sau cuộc xâm lược Trung Quốc sẽ điều kiển Việt Nam như thế nào? Chúng ta đừng quên rằng người Việt Nam mặc dù rất yêu nước nhưng những người như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắt cũng từng là người Việt Nam, thời Pháp cũng có nhiều người Việt Nam làm Việt Gian cho Pháp và Trung Quốc sẽ dùng những người như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắt hay nói gọn là bọn Việt Gian mà chúng đã đào tạo được để điều kiển Việt Nam và cuộc chiến tranh phá hoại Việt Nam ngoài mục đích đưa Việt Nam trở lại thời kỳ nghèo nàn lạc hậu còn là cách Trung Quốc đưa những tên Việt Gian lên cầm quyền.

Cuộc chiến tranh ban đầu sẽ được bắt đầu bằng việc Trung Quốc đánh vào nội bộ Việt Nam, Trung Quốc sẽ kích động các lực lượng chính quyền thân Trung Quốc đàn áp các tôn giáo, kích động chia rẽ tôn giáo gây rối loạn tình hình xã hội Việt Nam. (Trung Quốc sẽ không bao giờ kích động lật đổ chế độ Việt Nam).Tiếp theo sau Trung Quốc sẽ dung các “đại gia lạ” của mình tạo nên những cơn sốt về giá cả, tiền tệ nhằm đánh sập nền kinh tế Việt Nam tạo ra khủng hoảng bất ổn trong xã hội, rồi chính lúc này Trung Quốc sẽ tìm lý do gây chiến với Việt Nam có thể là đánh chiếm Trường Sa, lợi dụng sự phản khán của Việt Nam để có cớ gây chiến tranh.

Trung Quốc trong khi thi công các công trình đường xá, hệ thống cống ngầm, ống thoát nước, các nhà máy xí nghiệp đã có nắm được toàn bộ các cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn của Việt Nam như Sài Gòn và Hà Nội. Hàng trăm hàng ngàn quân đội của Trung Quốc giả dạng công nhân sẽ biến những ống cống thoát nước thành những trái bom khổng lồ lòng các thành phố tương tự như những vụ nổ ở Guadalajara Mexico vào năm 1992 gây thiệt hại khủng khiếp chocác thành phố lớn. Ngoài ra quân đội Trung Quốc còn đặt bom phá hoại cách cơ quan xí nghiệp, các nhà máy điện, phá hoại hệ thống viễn thông, cáp ngầm… do Trung Quốc xây dựng (có thể ngay trong quá trình xây dựng họ đã đặt bom ở đâu đó chỉ chờ ngày kích hoạt) khiến toàn bộ Việt Nam bị cắt điện bị mất liên lạc với thế giới bên ngoài. Cũng có trường hợp trong quá trình xây dựng Trung Quốc đã để lại những thiết bị định vị cho tên lửa để tên lửa của Trung Quốc có thể rơi chính xác vào những vị trí mà Trung Quốc mong muốn khi tấn công Việt Nam gây thiệt hại lớn nhất cho Việt Nam ta.

Dựa vào lực lượng tình báo và gián điệp mấy chục năm hoạt động thuận lợi tại Việt Nam Trung Quốc có thể dễ dàng thủ tiêu hệ thống phòng thủ của Việt Nam, dùng máy bay tên lửa tiêu diệt các sân bay, trạm rada, các khu vực chứa tên lửa, thiết bị quân sự chiến lược khiến Việt Nam không thể chống trả. Như vậy chỉ trong một ngày cách lãnh đạo Trung Quốc chỉ ngồi một chỗ nhấn nút điều kiển các tên lửa, máy bay và gọi điện thoại để chỉ huy một cuộc chiến tranh phá hoại Việt Nam mà không phải mất một binh một tướng nào trong khi vẫn đem lại những hậu quả hết sức nặng nề cho Việt Nam. Sau đó hàng ngàn quân đội Trung Quốc giả danh các công nhân khai thác Bauxite sẽ kích động đồng bào thiểu số vốn có mâu thuẩn với chính quyền trong quá khứ, hậu thuẫn vũ khí cho họ thông qua cao nguyên bên Lào giáp ranh cao nguyên với Việt Nam đã được Trung Quốc thuê trong 50 năm để chiếm lấy Tây Nguyên thành lập một nhà nước khác ngay trong lãnh thổ Việt Nam, chiếm được Tây Nguyên thì Trung Quốc có thể tách đôi nước Việt Nam ta ra làm hai.

Hoàn cảnh bây giờ Việt Nam đã mất khả năng tự vệ do nội bộ rối loạn và những thiệt hại nặng nề sau sự phá hoại của Trung Quốc buộc phải đầu hàng nhượng bộ Trung Quốc để đổi lại Trung Quốc sẽ không đem quân qua đánh Việt Nam, các lãnh đạo không thuận theo Trung Quốc buộc phải từ chức, những gián điệp Việt Gian của Trung Quốc được đưa lên để bảo đảm “hòa bình” cho Việt Nam và Việt Nam buộc phải chịu nhiều thiệt thòi để được hưởng hòa bình với Trung Quốc. Dĩ nhiên thế giới sẽ chỉ trích mạnh Trung Quốc nhưng Trung Quốc đã khá quen với việc “chỉ trích” rồi, cuộc chiến tranh sẽ được giải thích theo nhiều cách, chẳn hạn như cuộc chiến tranh 1979 và sau này sẽ không có người Việt Nam nào được nhắc lại vì “quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng và nhân dân hai nước”. Cũng không loại trừ Trung Quốc sẽ thiết lập một chiến quyền tương tự như Miến Điện hay Bắc Hàn ở Việt Nam để ngu hóa dân Việt Nam cho bọn Việt Gian dễ cai trị và Trung Quốc đã hoàn toàn khống chế được Việt Nam là đều không còn gì phải nghi ngờ.

Lời Kết

Sự phân tích của tôi trong bài viết này nhất là việc suy đoán những âm mưu của Trung Quốc cũng như viễn tưởng một cuộc chiến tranh phá hoại của Trung Quốc trong tương lai rõ ràng là không đủ cơ sở, nhưng tương lai không thể biết trước được nhất là đối với Trung Quốc thì không có chuyện gì là không thể xẩy ra, do đó có thể mười điều tôi viết chỉ có một điều đúng thì ít ra nó cũng đóng góp phần nào cho những tiếng nói tâm huyết đang hết sức lo lắng cho vận mệnh của dân tộc trong tương lai khi Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tư tưởng bá quyền của họ.

Vấn đề quan trọng bây giờ là chúng ta phải làm sao tìm ra trong hàng ngũ lãnh đạo ai là những người Cộng Sản hết lòng hết tâm vì quê hương, ai là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắt để đề phòng và ủng hộ đúng người đúng việc. Chúng ta phải thuyết phục Đảng Cộng Sản Việt Nam rằng “chống ngoại xâm” quan trọng hơn hẳn “chống phản động” và “chống diễn biến hòa bình” và kêu gọi các Đảng Viên phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc để tránh thiệt thòi và những hậu quả về sau.

Sau cùng là cần phải có một cuộc kiểm tra và đánh giá chi tiết sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, kiểm tra lại những công trình quan trọng như các nhà máy điện, xí nghiệp, các hệ thống thoát nước viễn thông do các nhà thầu Trung Quốc thi công có gì mờ ám không, ngưng ngay trái bom Bauxite đang được cài đặt trên Tây Nguyên chỉ còn chờ ngày kích hoạt.

Vì đất nước vì tương lai của chúng ta đã đến lúc mọi người quan tâm một cách thiết thực hơn!

*

Monday, December 14, 2009


LÊ DINH * NÓI VỚI CÁC CON


**

Nói với các con
Lê Dinh
Tôi muốn viết những giòng này để giải thích cho con cháu, không biết ông bà cha mẹ mình thuở xưa, tại sao lại dắt díu nhau qua đây, nơi cái xứ lạnh này để sinh sống? Các con, các cháu cũng đâu có biết rằng, trước đây, ba cũng không biết xứ Canada ra sao, chỉ học được qua bài dạy của ông Phạm văn Lược, giáo sư môn sử địa Trung học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) rằng xứ Canada thuộc châu Mỹ, ở tận miền Bắc Mỹ, về phía Nam giáp ranh với Hoa Kỳ, có 5 cái hồ lớn gọi là Ngũ Hồ, đó là hồ Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario. 5 cái hồ này mượn giòng sông có tên là Saint-Laurent để đổ ra biển Đại Tây Dương ở phía Đông. Ba chỉ biết có vậy thôi.
Theo kinh nghiệm trong cuộc sống, chuyện gì mà lúc trước ta không biết, chúng ta sẽ có dịp được biết và biết một cách tường tận. Cũng như trường hợp khi còn trẻ, tình cờ gặp một thiếu nữ đẹp thoáng qua trên đường, ta nhủ thầm, người đâu mà quá đẹp vậy, ước gì mình quen được với cô ta và làm cách nào để làm quen, nhưng rồi mình sẽ có dịp được quen với cô gái đó và có khi trở thành người thân nữa là đằng khác.
Nhắc lại buổi xế chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nằm vắt vẻo trên chiếc võng được mắc qua hai cây cột trong nhà xe để đọc ngấu nghiến tập sách "Huyền Bí", chiếc radio để cạnh bên mình vang lên những câu đầu của bài hát "Nối vòng tay lớn": "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay...." Tác giả Trịnh Công Sơn, mặc dù không có đàn phụ họa, vẫn gửi được đến thính giả miền Nam và cả miền Bắc tất cả tấm lòng và tâm hồn của ông ta để hân hoan đón mừng giây phút đầu tiên cuộc chiến thắng mong đợi của người Cộng sản.
Tôi nghĩ, thôi rồi, đã không còn gì nữa rồi. Mất nước là mất tất cả. Nhưng, trước cảnh thiên hạ ùn ùn rời khỏi thành phố - đúng là "chạy như chạy giặc", nhưng oái oăm thay, giặc đây cũng là người VN - tôi vẫn thụ động, nằm im đọc báo. Tại sao ta lại phải chạy trốn? Rồi tôi lại nghĩ thêm. Nếu họ vô thì họ cũng là người VN, trong khi mình chỉ là một công chức quèn, thì có gì đâu mà phải sợ. Rồi họ cũng phải cho guồng máy chính phủ hoạt động trở lại, ai ở đâu làm việc ở đó... cho đến ngày nào mà họ thấy đã đến lúc phải rà soát lại bộ máy chính quyền cũ thì họ bắt từ người cao cấp nhất còn lại cho đến những ai có "nợ máu với nhân dân" (theo tiếng của họ) đem ra tòa án xử tội. Hà cớ gì phải chạy trốn, mà chạy đi đâu, không quen lớn với ai, không có phương tiện, làm sao đây? Thôi đành ở lại xem sao, dù sao họ cũng là máu đỏ da vàng như mình.
Vài hôm sau, tôi đang nằm đọc "Huyền Bí" thì có một em nhỏ ở xóm phía sau nhà tôi (ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định), cầm cuốn vở học trò và cây viết chì đến ghi số gà tôi nuôi để lấy trứng, coi còn được bao nhiêu con. Rồi vài ngày sau nữa, em này trở lại, lui cui đếm gà và hỏi tôi tại sao thiếu mất một con gà mái. Tôi bảo nó đã chết toi rồi. Em nhỏ nói nó chết đâu đưa cho coi. Tôi trả lời rằng đã bỏ vào bao nhựa quăng vào xe rác rồi. Sự việc này làm tôi liên tưởng đến những lời đồn đãi rằng, sống dưới chế độ CS, không dám ăn thịt một con gà của mình nuôi, muốn ăn thịt gà, phải phi tang tất cả lông và xương gà, vì vậy ăn thịt gà cũng phải ăn lén lút ban hôm ban đêm, kẻo hàng xóm biết được mình ăn thịt gà, họ đi tố cáo với phường khóm thì rắc rối. Những lời đồn đãi này cho đến hôm nay tôi mới biết không phải là lời đồn nữa mà là sự thật. Trước đây, vì là người Nam , tôi cứ tưởng đó là những lời tuyên truyền để tố Cộng vậy thôi, chứ đâu đến đổi như vậy.
Một tuần sau ngày gọi là "giải phóng" này, tôi ra bến xe đò để về Gò Công thăm ba má và các em tôi, nhưng trước khi đi, tôi không quên đến phường xin một tờ giấy phép di chuyển. Khi tôi đến bến xe ở Chợ lớn lúc 3 giờ rưỡi chiều thì chỉ còn chuyến xe cuối. Khi xe chạy đến Bắc Mỹ Lợi, hành khách xuống xe, lên phà qua phía bên kia sông là Cầu Nổi, thuộc địa phận Gò Công. Hành khách lần lượt trở lên xe ngồi vào vị trí của mình. Vừa khi xe sắp sửa tiếp tục chạy về Gò Công thì có một chú nhỏ, vai mang súng dài, dài bằng cả chiều cao thân hình của chú, bảo tôi xuống xe vào trụ sở gần đó để nói chuyện. Theo chú nhỏ vào trụ sở, tôi được mời ngồi đối diện với chú trên một chiếc ghế.
Chú có biết chú được mời vào đây về tội gì không?
Dạ thưa (tôi ú ớ, không biết gọi cậu ta bằng gì, vì cậu ta có lẻ còn nhỏ hơn tuổi con trai của tôi) dạ thưa... không biết.
Cách mạng đã thành công rồi mà sao chú còn... kém văn hóa quá.
Dạ thưa sao ạ?
Chú có biết rằng cách mạng không bao giờ chấp nhận để tóc dài như chú không, đó là tàn dư của Mỹ Ngụy.
Đưa tay lên sờ phía sau ót của tôi, trời ơi, tôi có để tóc dài đâu, có du thủ, du thực gì đâu, chẳng qua là vì những biến cố lớn lao xảy đến dồn dập cả tháng nay, tôi không chú ý gì đến việc cắt tóc cho nên tóc tôi có hơi dài phía sau ót. Biết nếu có giải thích cho chú nhỏ này hiểu, cũng vậy thôi, tôi đành im.
Chú ra kia hớt tóc rồi mới được đi.
Dạ thưa, ra đâu ạ?
Chú nhỏ hất đầu, làm một cử chỉ hướng về phía trước trụ sở, bên lề đường, bảo tôi ra đó đứng chờ. Vài phút sau, có một ông thợ hớt tóc mang một hộp đồ nghề và một chiếc ghế đẩu, đến hớt tóc tôi cao lên cho hợp với "nếp sống văn hóa mới". Ác nỗi, khi móc túi trả tiền xong, nhìn lại thấy con đường vắng hoe. Vì chuyến xe tôi đi là chuyến chót, xe này đã chạy về Gò Công rồi, không lẻ cả bao nhiêu người ngồi trong xe, ở đó đợi tôi sao? Tôi đành phải đi bộ vào xóm trong, thuê bao một chiếc xe lam để đưa tôi về thành phố Gò Công, báo hại cả nhà tôi hôm ấy, không hiểu sao tôi về quá trễ, lo lắng chắc có chuyện không may gì xảy đến cho tôi.
Tôi cố gắng hòa mình chung sống với những con người mới trong xóm, trong tổ, trong khóm, trong phường, từ việc mỗi tuần đi họp hai lần, ngồi bẹp xuống sàn đình để nghe chú Tư hốt rác và chị Năm bán cá ở trong xóm phía sau cư xá Thanh Bình giải thích về đường lối của cách mạng, để nghe những bài dạy đời về cách xử thế của người dân dưới chế độ mới đến việc thi thoảng hân hạnh được nghe các cán bộ cao cấp xuống nói về tình hình chính trị quốc tế như nước "Một Răng" và nước "Một Rắc" (Chữ Iran và chữ Irak mà họ đọc là Một Răng và Một Rắc - vì họ lầm lẫn giữa chữ "I" viết hoa và số Một La Mã) là nước anh em bầu bạn của chúng ta v.v... Rồi còn suốt ngày phải nghe nheo nhéo bên tai, qua chiếc loa được giăng trên cột đèn trước nhà, giọng nói khó chịu của cô xướng ngôn người miền Bắc, nghe những bản nhạc "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng"... ra rả suốt ngày, từ sáng sớm đến giữa đêm khuya. Rồi những vụ đổi tiền - thực ra chỉ là những vụ ăn cướp trắng trợn của nhà nước - gọi là đổi nhưng họ chỉ đưa cho mình một phần nhỏ, còn phần lớn họ giữ lại. Khi nào có việc cần thiết, như ma chay, cưới hỏi, phải làm đơn có lý do chính đáng mới được nhận lại một số ít tiền của chính mình, tùy theo nhu cầu. Rồi nào là vụ tịch thu và có thể bị đi tù những ai còn giữ những sách báo, băng nhạc, tập nhạc mà họ gọi là văn hóa đồi trụy, báo hại chúng tôi phải thức suốt đêm để đốt hết biết bao là sách vở, bản nhạc in thành tập, được tưng tiu gìn giữ từ hơn 20 năm qua. Rồi lại nạn đổi tiền thêm lần nữa, đi làm thủy lợi, nghĩa vụ quân sự... Con trai tôi, mới 16 tuổi, cũng hân hạnh được giấy gọi đi làm nghĩa vụ quân sự, mặc dù thông cáo nói 18 tuổi trở lên mới bị kêu đi lính. Báo hại thằng nhỏ phải trốn trong hồ nước cạn trên nóc nhà tắm mỗi khi phường khóm đến khám xét nhà để tìm nó, và tôi phải nói dối rằng nó về quê thăm bà nội đau nặng. Và sau đó tôi giải quyết một lần cho dứt khoát, bằng cách lo lót chính quyền mới ở Gò Công đổi tên và bớt tuổi trong khai sinh nó, cho không còn dính dáng gì tới tên cũ nữa. Ai có hỏi, vợ chồng tôi nói rằng thằng con trai về quê ở với ông bà nội luôn.
Tính ra, chúng tôi đã sống cho qua ngày tháng với CS được 3 năm. Tôi đã xin từ chức, thôi la m việc ở đài phát thanh từ ngày 1-01-1975, nghĩa là đúng 4 tháng trước khi CS vô, cho nên trong lý lịch, câu hỏi: Nghề gì, tôi khai là buôn bán. Buôn bán gì: Buôn bán thuốc tây. Mà đó là sự thật, từ ngày thôi việc ở đài Phát thanh, tôi về Gò Công, nhờ một dược sĩ bạn đứng tên để mở một nhà thuốc tây, nhưng chỉ hoạt động được có 4 tháng là phải giao lại cho chính quyền y tế sở tại toàn bộ thuốc men. Trong 3 năm đó, gia đình tôi làm gì để sinh sống? Tôi và đứa con gái đầu lòng đi dạy, kèm trẻ tư gia, con ông cháu cha, con cái của cán bộ cao cấp, cha kèm Pháp văn, con dạy dương cầm, vợ thì làm "hãng kỹ nghệ" sản xuất bịt ni long nước ngọt đông lạnh, mỗi ngày sản xuất... vài chục bịt, để bán cho mấy đứa con nít trong xóm.
Ba năm trôi qua. Một dịp may đưa đến, có một bà bạn cho biết bà có quen với một ông nọ, nguyên là hiệu trưởng một trường Trung học tư thục ở miền Tây, chán ghét chệ độ mới, tự ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh, ông muốn có người quen, chỗ đáng tin cậy hùn vốn để hoàn tất chiếc tàu. Quá đổi vui mừng, chúng tôi bán đổ bán tháo tất cả những gì còn lại trong nhà, bao nhiêu tư trang của bà xả cũng đem bán hết để có đủ 15 cây vàng nạp cho ông chủ tàu. Nào ngờ đây là một vố lường gạt của CS. Chúng nó đưa ra một tên cao ráo, đẹp trai, không có dáng dấp của bọn dép râu rừng rú, mạo nhận là hiệu trưởng để dễ lường gạt những ngưá» i mù mờ, khờ khạo như vợ chồng chúng tôi. Khi vào nhà tù Phan Đăng Lưu, hỏi ra mới biết có nhiều người, phần đông là người Việt gốc Hoa, cũng bị lừa để lấy vàng như trường hợp gia đình tôi. Tả hình dáng ông "hiệu trưởng miền Tây" này thì đúng như boong. Thật ra người đó là tên Ba Sơn, cán bộ của sở Công an thành phố, mà những người vượt biên bị bắt, ai ai cũng biết. Ở tù 4 tháng ra, chúng tôi mặc dù không còn một xu dính túi, cũng tìm cách vượt biên nữa, vì không có cách nào sống chung với CS được. Giờ đây, khi ngồi viết lại những giòng tâm sự này, tôi nghĩ, thà không may chết hết cả gia đình ở dưới lòng biển thì thôi, chứ nếu mà còn ở với CS thì chắc giờ này, mồ mả hai vợ chồng tôi đã phủ rêu xanh,thằng con trai bây giờ chắc xác của nó được vùi lấp đâu Ä‘ó ở bên Campuchia, còn 2 đứa con gái thì một đứa bán ở chợ trời, đứa nhỏ có lẽ cũng lưu lạc đâu đó bên Đài Loan hay Đại Hàn.
Nhưng trời còn thương gia đình chúng tôi. Sau nhiều ngày tháng đạp xe ra công viên Con Rùa ở đường Duy Tân để thu lượm tin tức cùng với nhiều anh em khác, tôi may mắn được tháp tùng một chiếc ghe đánh cá của một ông chủ ghe có tấm lòng nhân đạo bao la, cùng với tất cả gia đình gồm 5 người, vượt biên mà không tốn tiền. Tôi nghĩ, thôi bây giờ phó thác tính mệnh của 5 người cho trời đất. Chết thì chết một lượt còn nếu sống thì với 10 cánh tay của 5 người, không thể nào chết đói được trong một xứ sở tự do nào đó mà chúng tôi chưa biết. Rồi tôi lại nghĩ, trời đất mênh mông, thế giới bao la, qua đó - một nơi xa xôi nào đó mà mình không biết - chắc gia đình mình sống một mình thôi, không có ai là người Việt như mình, không có đồng bào đồng hương của mình mà chỉ có người bản xứ. Như vậy, tuy buồn thì buồn thật nhưng không rắc rối, yên ổn và an tâm hơn. Nhưng nào ngờ, sau 29 năm lấy nơi này làm chỗ dung thân, cũng chẳng được yên thân, nếu mình có một tâm hồn, một tấm lòng của một con người biết suy nghĩ, biết phân giải điều hay, điều quấy. Vì sao mình liều chết để đi tị nạn, liều chết để đến đây? Có phải vì bọn CS không? Thế mà chúng cũng không để cho mình yên. Nhắc lại thời 1954-1975 cũng vậy. Đã phân chia ra 2 miền Nam Bắc, anh là CS, anh có phần đất miền Bắc của anh, anh lo chăm sóc dân anh, làm cho nước Xã hội chủ nghĩa phía Bắc của anh hùng cường lên, giàu mạnh lên, còn phần đất miền Nam của chúng tôi, để chúng tôi lo. Nhưng rồi miền Nam nào có được yên đâu? Chúng gian manh, dùng sức mạnh chiếm đoạt luôn miền Nam mầu mỡ để rồi cho đến ngày nay đưa cả nước xuống hố thẳm của sự nghèo đói, trai đem thân đi làm thuê làm mướn xứ người, gái đi làm dâu thiên hạ ở các xứ lân bang, còn riêng đảng cầm quyền thì tha hồ cướp của dân lành để làm của riêng, đè đầu người dân thấp cổ bé miệng xuống tận cùng của chín tầng địa ngục. Nhưng rồi cũng chẳng yên nữa. Chúng còn đưa cánh tay dài lông lá của chúng vươn ra khắp các nước có người tị nạn để tóm thâu thêm tiền bạc. Mình chạy, chúng rượt theo, mình chạy nữa, chúng rượt theo nữa. Ba nghĩ nay mai đây, khi ba mẹ nhắm mắt và xuống âm phủ, cũng vẫn còn phải chạy trốn CS nữa.
Như ba đã tâm sự ở trên, ba tưởng đâu rằng đến một xứ sở xa xôi như Canada này, gia đình mình chỉ sống có một mình ở một thị trấn hẻo lánh nào đó. Ngày ngày, ba mẹ ra đồng cuốc đất trồng rau, trồng cây ăn trái, trồng nho trồng bắp, sống yên ổn, bình dị cho hết kiếp người tị nạn. Có làm thì có ăn. Còn các con, các cháu thì lớn lên có công ăn việc làm xứng đáng, hít thở không khí tự do, tương lai tươi sáng trước mặt. Nhưng cuộc đời không đơn giản như mình nghĩ. Tuy rằng chúng ta có đầy đủ các thứ vật chất linh tinh, nhà xe mọi thứ, cơm nước, bánh mì, bơ sữa dư thừa, nhưng về phía trong tận cùng tâm hồn, các người lớn tuổi như ba mẹ, luôn luôn khắc khoải. Nhìn xem, đồng bào mình, trong đó có thân nhân của gia đình mình, các chú các cô bên nội. các dì các dượng bên ngoại, cùng với con cái, anh chị em chú bác, cô cậu của các con, còn phải sống cuộc đời điêu đứng, bị đè nén, áp bức dưới chế độ dã man của bạo quyền CS.
Một hôm, tình cờ ba hỏi Đan Thi (bé gái, cháu ngoại 11 tuổi của chúng tôi) rằng ở trong lớp học có ai nói gì về nước Việt Nam không? Ba rất đổi ngạc nhiên và thật vui mừng khi nghe Đan Thi trả lời rằng:
Có, con có biết về nước Việt Nam . Phải Hồ Chí Minh không ông ngoại? Il est méchant".
Ai nói với con như vậy?
Cô con nói.
Đứa con nít 11 tuổi mà nó còn biết nói "Hồ Chí Minh, il est méchant" mà tại sao người lớn - mà là người tị nạn CS nữa - lại đi ca tụng Hồ Chí Minh, vinh danh họ Hồ là thánh nhân, là vua Nghiêu vua Thuấn. Hỏi những kẻ này không bằng đứa con nít sao? Những người tị nạn mà chạy theo bám đít CS, hỏi họ không có trái tim sao? Đồng bào mình sống lao đao kiếp người như kiếp cầm thú ở bên nhà, trong khi nhà cầm quyền thì ăn trên ngồi trước, thua cá độ cả triệu dollars, tham nhũng cả bạc tỉ dollars, họ không nhìn thấy sao? Còn đời sống của họ, của gia đình họ ở đây, bộ thiếu thốn lắm sao, mà họ còn phải bợ đít giặc thù để kiếm thêm chút đỉnh nữa. Thật tình ba không hiểu nỗi?
Chuyện của ba bây giờ không phải là chuyện nhà chuyện cửa, chuyện công ăn việc làm nữa bởi vì ba mẹ đã hưu trí rồi, còn các con đã khôn lớn hết rồi, có công ăn việc làm đầy đủ, các cháu đã vào trường, tương lai sáng lạn trước mắt. Nỗi khắc khoải ưu tư của ba là chuyện bất công ở trong nước, chuyện chính quyền đàn áp người dân ở trong nước. Còn ở ngoài nước, ngay tại chính nơi đây, ở đất tị nạn này, là chuyện một số người vô tâm, ích kỷ, không có trái tim, làm ngơ trước sự khổ đau của dân mình, bán rẻ lương tâm để chạy theo giặc thù - những kẻ mà họ đã trốn chạy ngày xưa - hầu kiếm danh vọng hay tiền bạc gì đó mà chúng ta không thể hiểu. May ra, các con, các cháu sẽ hiểu điều này khi ba mẹ đã nhắm mắt. Họ gom góp tiền bạc ở ngoại quốc, đưa về Việt Nam, nói là để giúp đỡ những người khổ đau, bệnh tật, nhưng họ đâu có biết - hay họ biết mà vẫn làm vì đó là chủ trương và mục đích của họ - rằng làm như vậy là củng cố thêm sức mạnh của bạo quyền để tiếp tục đè đầu đè cổ dân mình lâu dài hơn nữa. Và họ cứ tiếp tục làm như vậy, tiếp tục quyên tiền ở hải ngoại đem về nói là giúp đỡ người khốn khó ở trong nước, nhưng cho đến bao giờ? Cả 50 năm nữa hay cả 100 năm nữa, cũng vẫn còn chuyện này nếu vẫn còn bè lũ rừng rú Bắc phương ngồi mãi trên đầu trên cổ người dân. Thấy tội ác mà không tố cáo là đồng lõa với tội ác; biết tội ác mà không chống đối, lại còn yểm trợ, thì không là đồng lõa nữa, mà là... đồng chí của những người gây ra tội ác. Họ có biết sự nghèo khổ, đói kém của dân mình từ đâu mà ra không? Nếu là người tị nạn chân chính, họ phải yểm trợ tiền bạc cho những người dám anh dũng đứng lên đòi hỏi nhân quyền, tranh đấu cho tự do ở trong nước, tiêu diệt cái gốc gây nên sự đau khổ triền miên của dân tộc. Trái lại, họ còn cộng tác với quân phá hại đất nước bằng cách tiếp tay với bạo quyền CS, người thì cộng tác hát hoặc làm MC, kẻ thì bán vé hát cho những buổi đại nhạc hội do văn công CS ra nước ngoài trình diễn. Có những hội đoàn tị nạn còn tuyên bố rằng họ không làm chính trị để đứng bên lề, làm ngơ trước sự đau khổ của dân mình. Vậy sự có mặt của họ trên đất tị nạn này do từ nguyên nhân nào mà ra vậy? Họ có phải là người tị nạn thật sự không? Việc đòi hỏi cơm áo, tự do cho người dân không phải là làm chính trị, nhưng là người, ai cũng có lương tri, có trái tim, biết điều hay lẻ phải, chuyện tốt, chuyện xấu, để tranh đấu cho sự công bằng, không còn mầm mống bất công ở trong nước.
Ngày các con ra đi, đứa lớn nhất được 20 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới 13, các con chưa có sự hiểu biết nhiều về Cộng sản và chính ba đây, ngày vượt biên, dù đã 44 tuổi đời, ba cũng chưa thấu hiểu mấy về Cộng sản. Bây giờ, nếu ai hỏi ba Cộng sản là gì, ba trả lời rằng Cộng sản là đem tất cả những sự gian dối, gian manh, lừa đảo, tàn ác... trên trái đất này cộng lại, đó là Cộng sản. Không phải ba nói để mà nói, nhưng đó là sự thật. Trong phạm vi bài viết ngắn này ba không thể giải thích hết về bài toán cộng ở trên (Gian dối + gian manh + lừa đảo + tàn ác = Cộng sản) để các con hiểu, nhưng từ từ, sống trên mảnh đất tự do này, các con sẽ hiểu thế nào là Cộng sản. Một trong những ca khúc của ba mới viết sau này, bài "Đừng bỏ quên tôi", trong đó có câu: "Hỏi ai, tôi hỏi ai, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi bị giam mãi trong 4 bức tường này? Gia đình tôi đâu, con cháu tôi đâu, nhà cửa tôi đâu, muốn hỏi ai, xin trả lời giùm tôi một câu". Vậy, các con có biết tại sao gia đình mình phải trôi giạt từ phía bên kia địa cầu đến tận phía bên này địa cầu, bỏ làng mạc, quê hương, bỏ quê cha đất tổ, mồ mả ông bà, bỏ thân nhân ruột thịt để sống trên vùng đất xa lạ này không? Bởi ai vậy? Tại ai vậy? Nếu có câu trả lời rồi thì ba mong các con đừng bao giờ quên lý do tại sao chúng ta ở đây, và nuôi mãi trong lòng ý chí sắt đá của một người tị nạn chân chính, dù các con sống trên sự giàu sang phú quí sau này. Một lời khuyên ba gửi đến các con là các con đừng bao giờ quên mình là người tị nạn Cộng sản.
Các con yêu mến,
Ngày hôm nay 8 tháng 9, ngày sinh nhật của ba. 73 tuổi đời, theo ba cũng là đã "thọ" lắm rồi.
Một phần đời trước đây của ba - kéo dài 20 năm - ba đã sống trong một chế độ biết tôn trọng nhân vị, coi hai chữ "tự do" là quý giá, có phép làng luật nước, có an ninh luật pháp, tuy rằng "nhân vô thập toàn" làm sao tránh khỏi những trường hợp cá biệt của một số người trong chính quyền làm buồn lòng dân. Nhưng nếu đem so sánh với chế độ hiện tại ở trong nước, một chế độ mà gia đình mình đã may mắn thoát khỏi, thì là một trời một vực. Chế độ cai trị ngày nay là một tập đoàn, không phải là những người cùng chung một giòng máu Việt của mình, họ chiến đấu để xua đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước, nhưng họ hại dân còn hơn thực dân, họ hô hào "không gì quý hơn độc lập tự do", nhưng ai nói đến hai chữ "tự do" là vào tù. Có ai đời nào mà bè lũ cầm quyền lại đi chiếm đất của dân để làm của riêng, từ trên xuống dưới, lớn tham nhũng theo lớn, nhỏ tham nhũng theo nhỏ. Có chính quyền nào lại đưa đàn ông ra nước ngoài để làm lao công, làm thuê, làm mướn; có chính quyền nào bán phụ nữ ra nưóc ngoài để làm nô tỳ, làm đỉ điếm chưa? Có chính quyền nào lại cắt đất cắt biển dâng cho nước láng giềng để nước này bảo vệ cho họ được tồn tại, được mãi mãi cai trị và tiếp tục tham nhũng? Vì vậy, gần 30 năm sống ở xứ tự do mà ba cũng không thấy vui. Chỉ vui được một phần khi nhìn thấy các con các cháu có tương lai sáng sủa, sống ra kiếp sống của con người, có tự do, nhân quyền, có luật pháp bảo vệ. Điều không vui của ba là dù sống trong sự no cơm ấm áo, nhà cửa yên vui, ba vẫn nhớ đến một quê nhà khốn khó, đói nghèo vì một đảng cầm quyền vô lương, một lũ "buôn dân bán nước" như người ta nói.
Dù cho ba có nhắm mắt bây giờ, ba cũng không ân hận gì cả, ba chỉ buồn là không được nhìn thấy một nước Việt Nam tự do, phú cường như các lân bang, một nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền, có tự do thật sự như các nước tiên tiến. Nhưng nếu mà ba có chết trong khi Cộng sản vẫn còn chễm chệ trên ngôi báu của họ, bằng linh hồn, ba sẽ về VN - vì như các con biết, từ 29 năm qua, ba chưa hề nghĩ đến việc đi VN - bằng linh hồn, ba về để viếng thăm mồ mã ông bà nội, ông bà ngoại, thăm lại nơi chôn nhau cắt rún của ba là làng Vĩnh Hựu êm đềm khi chưa có bóng CS, thăm những người thân thuộc, bà con hàng xóm láng giềng ngày xưa.... Sống triền miên trong sự khắc khoải, thà chết cho được yên thân, vì hỏi ai không có một lần chết, đó là điều ba mong ước.
Ba các con.
Ngày sinh nhật 73 tuổi
8-09-2007

Sunday, December 13, 2009


LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI * VƯỢT BIÊN





*
THẢM CẢNH VƯỢT BIÊN

Nhiều nạn nhân và chứng nhân đã viết về đề tài này. Nhưng vẫn chưa đủ vì nhân dân ta đã chết gần triệu người trên đường trốn tránh chế độ cộng sản.
Chúng tôi xin ghi lại để độc giả hoài niệm một quá khứ đau thương của nhân dân ta và bạn bè cùng anh em của ta.
Sơn Trung

VỤ THỨ NHẤT 87 người bị giết

NHÂN CHỨNG Bà Nguyễn Thị Thương 36 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Hoa Kỳ, tu nghiệp tại Paris, Pháp. Trước 1975 Bà là Giáo sư Đại Học Bách Khoa Thủ Đức. Bà Thương vượt biển cùng chồng là Giáo sư Trần Quang Huy, phân khoa trưởng Văn Khoa Đại Học Saigon, cùng với Mẹ ruột, cậu, 2 em trai, 2 em dâu, 4 cháu gái và một con gái nhỏ 3 tuổi. Nhưng chỉ còn Bà, con gái nhỏ của bà, một người em trai của Bà và một em gái của chồng sống sót.

Ghe mang số SS0646 IA dài 13 m 5, chở 107 người khởi hành từ Rạch Giá ngày 01 tháng 12 năm 1979. Ra khơi được 3 ngày, thuyền chạy về hướng Thái Lan, khi đã gần tới đất liền thì gặp bọn cướp biển vào ngày 03121979. Hai tàu cướp ThaiLan cặp hai bên hông thuyền tị nạn, bọn cướp đã ùa sang với súng và dao. Vì ghe thuyền Việt Nam quá chật hẹp, bọn hải tặc đã lùa 27 người sang tàu của chúng cho dễ lục soát vàng bạc của cải.

80 người còn lại bị khám xét cướp hết vàng bạc, vật qúy. Sau đó bọn cướp buộc giây vào ghe Việt Nam vào đuôi tàu của chúng và kéo chạy. Chúng xả hết tốc lực, chạy lượn vòng qua lại làm ghe tị nạn nghiêng chìm như một trò chơi. Dân tị nạn la khóc, lạy van cho tới khi ghe chìm hẳn. Bọn cướp biển cắt giây nối và chạy bỏ mặc 80 người vùng vẫy tuyệt vọng, trong khi 27 người tị nạn trên tàu của chúng vật vã khóc ngất nhìn xuống biển chứng kiến người thân đang dãy dụa chết chìm.

Bọn hải tặc chạy thẳng về đảo sào huyệt KO KRA của chúng mang theo 27 người mà chúng đã tách đem lên thuyền chúng trước đó. Nhưng gần tới đảo, chúng xô đẩy tất cả đàn ông xuống biển, buộc họ bơi vào đảo. 7 người dàn ông này đều bị chết đuối vì không đủ sức bơi hoặc không biết bơi để có thể vào đến bờ, trong số này có Giáo sư TRẦN QUANG HUY. Còn lại 20 người sống sót sau cùng đã bị bọn cướp đưa lên đảo và lập tức chúng lại lục soát, sờ nắn khắp thân thể để tìm kiếm vật quý con cất giấu trong người. Bà BTD (xin viết tắt, giấu tên) 26 tuổi có con 4 tuổi, bị dẫn ngay vào bụi hãm hiếp mặc dù Bà đang mệt lả không đứng dậy nổi vì đói khát, kinh hoàng.

Sau đó, trong suốt 8 ngày liền bị giam giữ trên đảo, 20 thuyền nhân còn lại này đã bị quần thảo hành hạ bởi nhiều toán cướp biển khác nhau hàng ngày đổ bộ lên đảo. Các phụ nữ, cô gái phải chạy vào rừng hoặc leo lên hốc ẩn tránh. Nhưng vẫn không thoát khỏi tay bọn dâm tặc. Một lần Bà BTD quá mệt mỏi không còn sức chạy trốn nổi, đang nằm ngất ngư và được mọi người săn sóc thì bọn hải tặc lại ùa đến, đuổi tất cả mọi người chung quanh đi chỗ khác và 4 tên Thái man rợ luân phiên hãm hiếp tàn nhẫn ngay tại chỗ, khiến bà ta bị kiệt lực nằm im lìm không nhúc nhích được nữa.

Đến ngày thứ 3 trên đảo, một tàu Thái, bên hông có ghi chữ POLICE số 513 tới đảo. Bọn cướp rút lui, chạy tàu ra xa. Chiếc tàu Cảnh Sát neo sát bờ biển, họ chỉ nhìn vô bờ nhưng không lên đảo. Những người tị nạn Việt Nam mừng rỡ tưởng được cứu thoát, một thanh niên tị nạn bơi ra mang theo một lá thư cầu cứu bằng tiếng Anh để gởi cho giới chức Cao Ủy Liên Hiệp Quốc. Nhưng chưa bơi tới nơi đã bị tàu Cảnh Sát Thái nổ súng bắn xuống biển cảnh cáo. Anh ta hoảng hốt bơi quay trở vào bờ. Sau đó mọi người lại đề cử một thiếu niên 15 tuổi liều mình bơi ra cầu cứu lần nữa. Cậu này đã được Cảnh Sát cho lên tàu, nhưng chỉ cho vài gói mì và đuổi xuống biển ngay. Cuối cùng tàu Cảnh Sát này bỏ đi. Sau này mới biết họ đã không hề báo tin vào đất liền.

Ngay sau khi tàu Cảnh Sát bỏ đi bọn hải tặc lại lên đảo và tình trạng tồi tệ tiếp tục diễn ra. Đến ngày thứ năm, một tàu Hải Quân Thái Lan đi ngang qua đảo, nhóm người tị nạn chạy ra sát bờ vẫy gọi, làm hiệu và lần này chiếc tàu Hải Quân đã cho người lên đảo tiếp xúc và nhận bức thư nhờ chuyển về cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan. Ngày thứ tám, Ông SCHWEITZER Đại diện Liên Hiệp Quốc tại TháiLan ra đón họ vào đất liền.

Không lâu sau đó Bà NGUYỄN THỊ THƯƠNG sinh thêm đứa con gái út trong trại tị nạn Song Khla và Bà sống tại đó với một đứa con gái 3 tuổi và người em trai của Bà và một em gái của Ông TRẦN QUANG HUY. Lúc bắt đầu rời Việt Nam Bà THƯƠNG đã có thai gần 9 tháng, chính nhờ vậy trong những ngày trên đảo KO KRA, Bà đã không bị hải tặc hãm hiếp.

Bà NGUYỄN THỊ THƯƠNG kể lại câu chuyện trên rồi khóc lặng lẽ và nói Chồng tôi và tôi đã đoán trước những thảm cảnh có thể xảy ra trên biển. Nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận ra đi vì chúng tôi đã nghĩ rằng, dù thế nào cũng ít tệ hại hơn là sống dưới chế độ Cộng sản. Nhưng những đau khổ tôi đang phải chịu đã vượt qua dự đoán của chúng tôi.


VỤ THỨ HAI 70 thuyền nhân Việt nam tị nạn bị giết

NHÂN CHỨNG Ông Vũ Duy Thái 44 tuổi, đi cùng vợ là Bà Đinh Thị Bằng 40 tuổi cùng 4 con và 2 cháu. Hiện chỉ còn mình Ông sống sót.

Ghe VNKG 0980 dài 14 m, bề ngang 2 m 2 chở 120 người khởi hành từ Rạch Giá ngày 29 tháng 12, 1979. Lúc 7 giờ sáng ngày 31121979 gặp tàu hải tặc Tháilan. Tàu này sơn màu đỏ cam, mang số 128 ở đầu mũi, gồm 12 tên cướp võ trang súng dài và dao, búa, rìu. Tàu của chúng phóng tới húc vào làm nứt bể mũi ghe tị nạn. Bọn hải tặc nhảy qua và lập tức phá máy ghe làm thủng thêm vết nứt, nước bắt đầu tràn vào. Bọn chúng lục soát chụp giựt đồng hồ, nhẫn vàng v.v... trong lúc nước nước tràn vào ghe của người tị nạn càng nhiều hơn và bắt đầu bị chìm dần sau khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Khi ghe chìm hẳn, đàn bà, trẻ con la khóc hoảng hốt níu kéo lẫn nhau. Bọn cướp nhảy xuống biển và chỉ chọn lựa cứu các cô gái trẻ đẹp. Lúc đó tàu của bọn hải tặc neo đậu cách đó 50 m. Bọn cưới đã lôi kéo về tàu chúng 5 cô gái. Một số đàn ông và thiếu niên tị nạn biết bơi cũng lội về phía tàu của chúng và bám leo lên. Nhiều người bị xô đẩy xuống, nhưng vì chúng ít người nên cuối cùng còn 50 người sống sót leo lên được tàu của chúng kể cả 5 cô gái được chúng cứu trước đó. Những người này đã chứng kiến trước mắt 70 người còn lại bị chết chìm dần dần. Mọi người nhìn thấy những bàn tay chới với ngoi lên khỏi mặt biển rồi mất hút.

Ông Vũ Duy Thái rời Việt Nam cùng vợ và 4 con, 2 cháu. Riêng Ông trong lúc hỗn loạn đã bơi bám vào tàu hải tặc và níu được vợ và một đứa con. Còn 3 đứa con khác và 2 cháu thì bị chết chìm. Tuy nhiên vợ và đứa con còn lại của Ông đã bị uống nước quá nhiều, khi kéo lên được thì không còn nhúc nhích. Ông hi vọng dùng phương pháp hô hấp nhân tạo sẽ cứu sống được, nhưng bọn hải tặc đã quăng vợ và con Ông xuống biển trở lại cho chết luôn.
Anh Phạm Việt Chiêu, 26 tuổi là tài công kể lại chính anh và một số đàn ông khác còn khoẻ đã vớt được một số người chưa chắc đã chết hẳn mà có thể chỉ mới bị ngất xỉu nhưng bọn hải tặc đã bắt bỏ họ xuống biển lại. Sau đó tàu hải tặc trực chỉ đảo KO KRA và chúng giam giữ nạn nhân trên đảo.

Ngày 1.1.1980, một chiếc tàu Hải quân Thái mang số 18 đến đảo vào ban đêm có võ trang vũ khí. Mọi người mừng rỡ tưởng được cứu thoát. Nhưng những người lính Hải quân chẳng chút thương tâm đoái hoài đến dân Việt tị nạn đang lâm cảnh khốn cùng, họ chỉ lo việc khám xét bằng cách bắt tất cả mọi người lột bỏ quần áo trần truồng kể cả đàn bà con gái rồi bỏ đi.

Ngày 2.1.1980 một tàu Hải quân Thái khác mang số 17 lại tới đảo. Lính Thái lại ùa lên lục soát. Tất cả phụ nữ bị lột truồng không còn mảnh vải che thân công khai trước đám đông để bọn lính này sờ nắn khám xét như để tìm vũ khí kẻ nào có giấu diếm. Sau đó, chúng rút về tàu đậu gần bờ biển và đến trưa ngày 411980 mới bỏ đi.

Trong thời gian hải quân Thái làm việc, bọn cướp vắng mặt nhưng ngay sau khi lính Thái vừa bỏ đi thì lập tức 4 chiếc tàu hải tặc tràn người lên đảo. Bọn cướp lại lục soát thêm nhiều lần nữa. Dĩ nhiên những nạn nhân VN khốn khổ chẳng còn gì để chúng cướp bốc nữa. Chúng luân phiên nhau hãm hiếp phụ nữ tại chỗ giữa ban ngày.Chúng chẳng cần tìm chỗ nào kín đáo để làm hành động thú tính này. Năm em gái Việt Nam KH 15 tuổi, BT 17 tuổi, AH 12 tuổi, NY 11 tuổi và MT 15 tuổi bị chúng cưỡng hiếp tập thể ngay trước mắt mọi người.

Lẽ ra, thảm kịch còn kéo dài chưa biết đến ngày nào chấm dứt, nếu không may mắn được vị cứu tinh là Ông SCHEITZER Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xuất hiện kịp thời cứu giúp và kết thúc thảm ác trạng này. Ông đã đến đảo KRA trên một chiếc tàu Cảnh Sát Thái lan.


VỤ THỨ BA Hải tặc Thái bắt gái Việt Nam bán vô ổ điếm

NHÂN CHỨNG Nguyễn Thị Ánh Tuyết 17 tuổi đi cùng chị là Bà Nguyễn Thị Năm bà này đã bị hải tặc giết trước đó và Công Huyền Tôn Nữ Mỹ kiều 17 tuổi.

Ghe không số, dài 10 m, chở 78 người, khởi hành tại NhaTrang ngày 08121979. Ra khơi được 3 ngày thì hết nhiên liệu và thực phẩm, thuyền lênh đênh trên biển trong 10 ngày. Thời gian này có 12 trẻ em đã bị chết vì đói khát. Thi thể các em phải bỏ xuống biển. Đến ngày 21121979 gặp 2 tàu hải tặc Tháilan. Bọn cướp buộc giây vào ghe VN với tàu của chúng, dùng vũ khí ép buộc tất cả mọi người qua tàu chúng để lục soát.

Bà Nguyễn Thị Năm 33 tuổi đang mang thai 5 tháng, đi cùng chồng là Ông Lê Văn Tư và 3 đứa con 9 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi. Cả 3 đứa trẻ này đã chết trong thời gian 10 ngày ghe bị trôi lênh đênh trước đó. Bà NĂM quá đau khổ và mệt mỏi không còn đủ sức leo qua tàu hải tặc khi chúng ra lịnh. Bọn cướp đã xốc nách Bà lên nhưng Bà vẫn nằm im, một tên cướp liền dùng xẻng xúc cá đập túi bụi vào đầu Bà NĂM. Bà đã bị nứt sọ chết ngay tại chỗ và chúng xô xác Bà xuống biển.

Mọi người kinh hoảng vội leo sang tàu hải tặc để cho chúng có chỗ trống lục soát, phá phách, xét quần áo, thân thể tìm đồ qúy. Sau đó tất cả đàn ông bị bắt nhốt vào hầm nước đá, đàn bà chúng cho ở trên sân tàu để sờ mó nghịch ngợm. Rồi chúng lùa thuyền nhân tị nạn qua trở lại chiếc ghe đã thủng nát. Khi đến ghe thì một người đàn ông đã chết vì đã bị giam giữ trong hầm nước đá lạnh cóng. Chiếc ghe tị nạn lại tiếp tục thả trôi lênh đênh trong nỗi tuyệt vọng cùng cực của mọi người.

Ngày hôm sau, hai chiếc tàu hải tặc khác lại đuổi theo, tới gần vùng đảo KO KRA chúng lại lên ghe lục soát cướp bốc. Lần này 3 thiếu nữ xinh đẹp nhất bị chúng bắt đem đi. Con thuyền tị nạn lại tiếp tục trôi trong tình trạng vô cùng bi đát. Máy ghe bị hư hỏng, không thức ăn, nước uống và ghe thì đã ngập nước vì lúc đó tất cả đàn ông đã quá đói khát không còn đủ sức tát nước nữa. Không ai biết số phận 70 người còn lại trên chiếc ghe khốn cùng đó, lúc này ra sao

Hai chiếc tàu hải tặc chia nhau 3 cô gái VN. Hai cô N.T. Ánh Tuyết và Mỹ Kiều bị chiếc tàu của tên SAMSAC làm chủ bắt giữ. Còn chiết tàu kia bắt Cô LAN 17 tuổi mang đi mất hút, cho tới bây giờ không còn nghe tin tức gì về Cô ấy nữa. Hai cô ÁnhTuyết và Mỹ Kiều bị bọn SAMSAC mang vào đất liền, nhốt trong một khách sạn tại Songkhla. Chúng tách rời hai cô ở phòng riêng khác nhau. Ánh Tuyết bị một tên, được nghe gọi là BÍT canh chừng. Còn Mỹ Kiều thì ở chung phòng với tên SAMSAC.

Ánh Tuyết kể lại là Cô đã la hét kêu ầm lên khi tên BÍT định cưỡng hiếp Cô, khiến mọi người ở các phòng chung quanh cùng khác sạn đa số là người Tây Phương đổ xô tới xem và tên BÍT đã bỏ chạy. Riêng tên SAMSAC ở phòng gần đó nghe tiếng ồn ào vội đem Mỹ Kiều đi giấu trong một khách sạn khác ở tỉnh Haadyai cách Songkhla hơn 30 Km. Khi cảnh sát đến điều tra, chính cô Ánh Tuyết đã dẫn CảnhSát đến bến tàu Songkhla, nơi có chiếc tàu của bọn SAMSAC vẫn còn đậu đó và các thủ phạm hải tặc đã bị bắt kể cả tên SAMSAC mà Cảnh sát đã tìm thấy hắn sau đó cùng với Cô Mỹ Kiều tại khách sạn nói trên.

Tại Ty Cảnh Sát chúng đã khai là định bán hai Cô gái này cho một đường giây chuyên buôn gái cho các ổ điếm.

Trên đây, chúng tôi chỉ đưa ra một vài vụ điển hình thuyền nhân Việt Nam bị thảm nạn hải tặc Tháilan hành hạ, giết chóc xảy ra trong tháng 12-1979 tại đảo KO KRA. Tưởng cần nhắc lại rằng tệ nạn hoành hành của hải tặc THÁI không phải vào thời gian này mới xuất hiện. Trong mấy năm trước 1979 khi ở Việt Nam khởi sự có làn sóng Thuyền Nhân VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO thì người Việt tị nạn của chúng ta đã trở thành những con mồi ngon cho bọn hải tặc THÁI.

Báo chí trên thế giới cũng đã nhiều lần đề cập đến thảm kịch kinh hoàng mà BOAT PEOPLE đã phải chịu khổ nạn. Tuy nhiên kể từ khi các ngư phủ THÁI nhận thấy việc cướp bóc Thuyền Nhân sẽ làm cho họ trở nên giàu có mau chóng hơn là đánh cá thì số ngư dân Thái kiêm thêm nghề hải tặc đã ngày trở nên đông đảo, đưa tới hậu quả là người VN đi tị nạn bằng đường biển càng ngày càng bị rơi vào mạng lưới của bọn cướp biển dày đặc bủa vây trong khắp vùng Vịnh Thái lan.

NGUYỄN HÀ TỊNH


Con thuyền may mắn và cuộc sống thứ hai
Khoảng 19 giờ ngày 6.05.1989, sau những ngày tháng dài chuẩn bị và bí mật tổ chức, những chiếc xuồng ba lá thầm lặng đưa từng tốp 2-5 người ra ghe lớn (ghe bầu dài độ 15 mét rộng cỡ 2,5 mét loại đi sông )....Cuộc hành trình bắt đầu rời bến thị trấn Thốt nốt ra cửa biển Đại ngãi, mang theo 78 con người ra biển khơi. Lái ghe đường sông là một người bản xứ, chiếc ghe đi hơn qúa nửa đêm đã vượt qua được đồn công an biên phòng, xong trọng trách của mình, người lái ghe trao nhiệm vụ cho tài công chính rồi quay trở lại đất liền, chỉ ít phút chiếc xuồng nhỏ đã mất hút trong màn đêm.

Cũng vẫn hướng ra biển khơi, mờ sáng hôm sau chúng tôi đã phát hiện có tàu công an biên phòng (hoặc tàu đánh cá quốc doanh) đang rượt theo, chúng tôi cố gắng xiết ga chạy nhanh hơn, cuộc rượt đuổi kéo dài cho đến khoảng 11 giờ trưa họ nổ súng báo hiệu dừng lại, chúng tôi vẫn cố tăng tốc nhắm hướng ra hải phận quốc tế nhưng đến 13 giờ cùng ngày thì bị bắt. Trong lúc họ nổ súng lần thứ hai, một thanh niên trên ghe bị trúng đạn, bị thương ở vai và cuộc rượt đuổi chấm dứt. Chúng tôi bị bắt, họ nói sẽ đưa chúng tôi vào đảo Côn sơn để xét xử và giam tù, chúng tôi cầu xin họ thả, nhưng họ bắt một người đại diện để nói chuyện, một thanh niên là thầy giáo tình nguyện qua tầu họ để thương lượng. Sau nhiều giờ trao đổi trên tàu, họ quyết định lấy vàng, đồ quý, tiền rồi thả chúng tôi đi cũng là lúc màn đêm buông xuống.

Từ khi tầu công an biên phòng bắt giữ, cũng từ đó ông tài công bỏ trách nhiệm, trốn xuống hầm ghe ( nếu bị bắt, người điều khiển, lái ghe bị xử tội rất nặng) thay thế cho chỗ quan trọng này là ông thầy giáo đó và một nhóm thanh niên tiếp tục cầm lái cho cuộc hành trình. Không có kinh nghiệm đi biển, không biết chấm tọa độ, nên ghe chúng tôi lênh đênh trên biển cả và vô hướng.

Vật vờ trên biển đến ngày thứ ba thì ghe bị hư, chân vịt bị gẫy, mãi hơn một ngày mới sửa xong, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Đi đúng trên đường hàng hải quốc tế nên gặp rất nhiều tàu qua lại.Ghe chúng tôi cố gắng tiến lại gần họ và đưa tín hiệu SOS, để mong được cứu, được tiếp tế lương thực hay nước uống, nhưng thất vọng.

Cho đến quá trưa ngày 10.05.1989, một tàu mang cờ Liên xô tiến lại gần, chạy quanh một vòng, làm sóng đập mạnh, từng đợt dồn dập như muốn dìm ghe chúng tôi xuống đại dương. Tất cả chúng tôi, lớn bé già trẻ, cùng nhau tát nước ra vì nước tràn vào ghe rất nhiều, nhìn qua tàu của họ, chúng tôi thấy thủ thủy đoàn của họ đã mặc áo bảo hộ trong tư thế rất sẵn sàng, nhưng rồi họ cũng bỏ đi.

Trong cơn tuyệt vọng, chúng tôi phải đối mặt với nguy hiểm nhiều hơn, phần hông của hai bên mui ghe phải phá ra để thông hơi vì quá oi bức và ngột ngạt, nhiều ngưòi đã kiệt sức, lương thực cạn, nước đã phải hạn chế tối đa, dưới ánh nắng gay gắt giữa biển, một ngày mỗi người chỉ nhận được từ 0,5 đến 1 lít nước để uống cho đỡ khát.

Chúng tôi trên ghe phần đông là người đạo Thiên Chúa, nên những lúc sóng đập mạnh vào ghe hay gặp sự cố gì đó thì chúng tôi cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ cho qua cơn khốn khó, và cứ thế ghe chúng tôi lênh đênh trên đại dương, dường như đang đối mặt với cực kỳ nguy hiểm, chúng tôi đang đứng giữa ranh giới của sự sống và sự chết, nước uống trên ghe chỉ đủ tiếp tế cho 78 người vỏn vẹn hơn một ngày nữa là chấm dứt.

Cho đến tối ngày 11.05.1989 khoảng 21 giờ thì một con tàu tiến lại gần chúng tôi, càng lúc càng gần, trên tàu đèn sáng như một tòa lâu đài di động, bỗng dưng đèn pha chiếu thẳng về phía ghe chúng tôi rồi tắt, lần thứ hai cũng như lần trước, đèn pha tắt hẳn đi .

Bao hy vọng và thất vọng cũng như các lần trước, chúng tôi nghĩ mình sẽ bị bỏ rơi. Do không hiểu biết về luật hàng hải nên chúng tôi không biết những con tàu lớn đưa ra những tín hiệu gì! Lần thứ ba đèn pha không tắt, theo sự hướng dẫn của tàu cứu, ghe chúng tôi cặp sát mạn tàu lớn. Ngay lập tức thang máy và thang dây được thả xuống. Sự sống đã trở lại với chúng tôi, chúng tôi được cứu vớt, chúng tôi không phải chết. Quá xúc động, chúng tôi chen chúc nhau lên tàu, các thủy thủ đã xuống ghe quan sát và giúp đỡ chúng tôi ổn định. Đó là tàu CMA Ville de Pluton, Hamburg, do thuyền trưởng Helmut Lorenz chỉ đạo cùng đoàn thủy thủ.

Khi 78 thuyền nhân chúng tôi đã an toàn ở trên tàu Ville de Pluton, hai người thủy thủ dùng búa riù đập vỡ bụng chiếc ghe cho chìm xuống đại dương, xong nhiệm vụ, họ cũng là người cuối cùng rời ghe nhỏ trèo lên tàu lớn.

Từ trên tàu cứu vớt nhìn xuống, con thuyền vượt biên của chúng tôi giữa biển thật bé nhỏ và mong manh làm sao! Tuy thế, những ngày qua, nó là người bạn tốt đã cùng chúng tôi trải qua những giờ phút gian nan sóng gió, giờ đành phải chia tay, vĩnh biệt nó với những kỷ niệm vất vả nguy khốn cùng những giây phút giữa lằn ranh sống chết, bao niềm hy vọng rồi chạm thực tế phũ phàng ... nhìn chiếc ghe nghiêng mình chìm vào lòng biển sâu, trong tâm trạng một cuộc biệt ly thiêng liêng, nước mắt chúng tôi tự tuôn trào.

Từ đây xa rời quê cha đất tổ, cha mẹ anh em bạn bè và những người quen, bỏ lại tất cả những gì thân yêu qúy mến nhất, chạnh lòng biết bao!

Từ đêm 11.05.1989 cho đến sáng ngày 14.05.1989 sống trên tàu Ville de Pluton và cũng là bắt đầu một cuộc đời mới, chúng tôi được chăm sóc, được giúp đỡ từ những người không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ, không cùng phong tục văn hóa nhưng lại có tấm lòng đạo đức, trái tim nhân hậu, cử chỉ yêu thương qúy mến của thuyền trưởng Helmut Lorenz cùng tất cả thủ thủy đoàn, chúng tôi thực sự được tái sinh trong cuộc đời mới.

Từ khi bàn giao lại cho cục di dân tại Hong Kong, cho đến nay đã hơn 20 năm trôi qua, những hình ảnh đó vẫn in đậm trong trí nhớ, chúng tôi thầm mong được gặp lại người ân nhân, vị cứu tử, dù chỉ một lần muộn màng nhưng cũng đủ thoả lòng của người mang ơn, chúng tôi cũng rất cám ơn vị chủ ghe, là người tổ chức với những phương cách chân thành lương thiện, thực hiện chuyến đi với mục đich tốt đẹp, người có một trái tim nhân hậu và sâu đậm

TB: trong quan niệm người Việt Nam, mang ơn và biết ơn bao gồm ý nghĩa rất quan trọng.

Trần Hoàng Nam

*

CHIẾN DỊCH HOA HỒNG ĐỎ HẢI NGOẠI CỦA CSVN

**
CHIẾN DỊCH HOA HỒNG ĐỎ HẢI NGOẠI CỦA CSVN

***
Lời nói đầu:

Nhiều người Việt miền Bắc di cư năm 1954 đã thuật lại cho dân miền Nam biết về những thủ đoạn thâm độc của CS, nhưng có một số không tin; đặc biệt là vài người trong giới trí thức khoa bản, họ tin vào lòng chân thành của CS để "hoà hợp hoà giải". Khi miền Nam bị rơi vào tay CS thì một số bị vào tù hoặc phải cao bay xa chạy; số còn lại vẫn còn tin nơi "thực tâm hoà giải giữa những người Việt với nhau", chỉ trích chính quyền CS như họ đã từng làm dưới thời "khôngđân-chủ" của Thiê.u-Kỳ. Đối với Đảng, việc nầy không thể tha thứ được; người của Đảng thì được lệnh chỉ trích đảng, nhưng người không thuộc guồng máy tuyên truyền của đảng thì sẽ như cá cắn câu: CS đã từ từ khớp miệng họ lại, đóng cửa các tờ báo như Tin Sáng của tên gian Ngô Công Đức, Tiếng Chuông, Đối Diện của "linh mục thiên tả" Thanh Lãng và nhốt họ vào địa lao.

Một thời gian sau khi được thả, họ lại rán nói vài câu trần tình đầy sự bất mãn (như linh mục tiến sĩ Chân Tín,được thả vào 12/5/93 và "cha" Nguyễn Ngọc Lan vào 1992). Sau đó, người ta không còn nghe họ nói gì nữạ Họ là những kẻ đặt lòng yêu nước thương nòi không đúng chỗ (chỉ trích chính phủ Quốc Gia, nhưng lại tin CS) và cuối cùng họ phải gánh hậu quả của việc không có lập trường vững chắc. Họ đinh ninh rằng có thể "cải hóa" CS dựa vào tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Tuy nhiên họ đã bị phản bội vì không hiểu rõ người CS. Họ lầm lẫn vì cứ xem CSVN cũng là người VN thuần túy như họ. Sự thật không phải như vậy vì người CS ở đâu cũng thế; họ là những người của một hệ thống "đại đồng" và "quốc tế"; họ là đệ tử của Lê-nin. Lê-nin đã từng nói trong tập 2 và 3, cuốn VI của Lê-nin toàn tập như sau:

"Đối với kẻ thù (của gia cấp vô sản), khi cần phải hợp tác thì cứ hợp tác" nhưng

"Người cộng sản không được tỏ ra ngại ngùng trước chuyện phản bội; kẻ nào chống lại sự phản bội tức là anh ta đã theo quan điểm tư sản chứ không phải quan điểm vô sản".

Đi sâu vào trong bài, ta sẽ thấy tại sao khó có thể cải hóa người CS được. Thật sự ngày nay, có lẽ ít có ai dám đi thử xem tư tưởng trên của Lê-nin kia ra sao.

Dân 2 miền Nam Bắc đã từng bị Đảng CS "chơi xỏ", không phải một mà nhiều lần. Một số khoe với các bạn miền Bắc vào sau 1975 rằng họ đâu còn sợ bị lừa nữa khi kinh qua các vụ đổi tiền và đánh tư sản. Nhưng các người nầy nói rằng, các anh đã lầm to, các anh chưa nếm đủ hết các màn xảo trá của CS Hà Nội đâu! Điều nầy có đúng không? Thời gian qua cho ta thấy là câu nói kia của các người miền Bắc rất đúng.

Vì sao người ta bị lừa mà vẫn lao đầu vào "lửa"? Bởi vì các màn lừa lọc đều khác nhau. Không lẽ một số rất ít trong chúng ta ngu muội tới mức độ chưa thấy rõ CS? Khi đã chạy trốn CS., bỏ quê hương, mồ mã tổ tiên, thân nhân và nhà cửa tức là ta đã thấy rõ chế độ đó như thế nào rồi. Đó là một sự lựa chọn có ý thức trong tự dọ Đã quyết định chối bỏ một chế độ để ra đi, tức là đã có thái độ chính trị rõ ràng được bày tỏ. Nay lại quay đầu về cùng với các tay "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" để hổ trợ chế độ độc tài bằng cách nầy hay cách khác; không có ý chí sắt đá tin vào lý tưởng mình đang theo đuổi. Về vấn đề nầy ta vẫn còn thua xa người CS. Đó phải chăng đây là một thái độ, một lập trường tư tưởng bất chính, phản phúc, phản bội với chính bản thân mình trước, và sau với đồng bào cùng ra đi với mình trên những chiếc thuyền mỏng manh?

Sự phản phúc thấy rõ nhất trong quá khứ là ở một thiểu số trong thành phần được may mắn đi du học nước ngoài trước 1975. Trong khi những người cùng lứa tuổi phải giải gió dầm sương, liều mình bảo vệ hậu phương, bảo vệ gia đình họ để họ an tâm đi học. Những người chiến sĩ kia chỉ mong người có may mắn hơn được học thành tài hầu báo đáp phần nào sự hy sinh kia, thì lại phản trắc và lưu manh, không biết đâu là chánh nghĩa, chạy đuôi theo bọn "bồ câu đỏ" tố khổ lại "đám cực đoan vàng" -- các người đang bảo vệ gia đình của min`h ở quê nhà. Rồi, theo sự ru ngũ của VC, đám "một dạ hai lònh" nầy đã nghe lịnh từ quan thầy CS, len lỏi vào trong các cơ quan quốc tế và nằm chờ cơ hội. Nay, chính những kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" đó lại chài người nhẹ dạ, chưa bao giờ biết CS là gì, để giúp CS.

Các kinh nghiệm từ xưa tới nay đốc thúc ta nhớ kỷ là nên có một lập trường dứt khoát; lập trường này không bao giờ sai lầm và không có gì lay chuyển nổi: không giúp CS bành trướng. Dù là CS Tàu hay CSVN, họ đều tàn bạo, xảo quyệt và khát máu; đặc biệt là CSVN, họ có thể được xem là tên đứng đầu trong thành tích xảo trá và hay bắt chước đàn anh nhất trong các nước CS trên thế giới xưa và naỵ Họ biết lúc nào đứng lên cũng như biết lúc nào nằm mẹp xuống. Họ vẫn không ngừng dòm ngó và suy xét làm sao chủ nghĩa kia được sinh tồn để lấn át đi những gì mà dân tộc ta xây đắp qua mấy ngàn năm đầy máu và nước mắt.

Chuyện gì đã xãy ra mấy năm trước đây chắc bây giờ không còn ai nhớ nữạ "Ôn cố nhi tri tân" vẫn là phương thế soi rọi cho người sau biết rõ mình đang làm gì, lợi và hại ra saỏ Bài "CHIẾN DỊCH HOA HỒNG ĐỎ HẢI NGOẠI CỦA CSVN" được đăng lên với mục đích đó. Số người bị vướn vào chủ nghĩa CS qua muôn tình huống thì rất nhiềụ Bọn họ có thể là triết gia, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, văn sĩ, họa sĩ, sinh viên, nông nhân, thợ thuyền,... Đa số nghe theo lời dụ dỗ của CS qua công tác gọi là TRÍ VẬN (công tác lừa dối quần chúng). Bọn họ cũng có thể là "vài" kinh tài cho VC; nhiều người trung gian chuyển tiền nầy được kết nạp kín đáo vào Hội Việt Kiều Yêu Nước với giấy chứng nhận, giấy giới thiệu của giới chức VC ở hải ngoại cấp cho để khi về VN được giúp đỡ dễ dàng. Từ chỗ ham lợi vào Hội Việt Kiều Yêu Nước để buôn bán với VC, vừa có lợi tiền bạc, lại được sự nâng đỡ của các đồng chí khi về thăm quê hương, đi tham quan,...Rồi từ đó tính đến chuyện móc nối tuyên truyền, dụ giỗ gia nhập Đảng, làm cán bộ nằm vùng ở hải ngoại, chỉ khoảng cách...một gang tay! Những người này được CS nhận định và lợi dụng như thế nào, ta sẽ tìm hiểu qua bài "Chiến dịch...".

Điều đáng để ý nhất là một số người bị chài mà xưa kia chính gia đình họ hay chính bản thân họ đã bị CS tù đàỵ Những người nầy đã được CS giảng giải về "lòng yêu nước kiểu CS" hay nhận vài sự thi ân liền quay về làm việc cho CS (quay về với "dân tộc" là quay về với đảng). Một trong những thí dụ nầy là trưòng hợp của Hà Văn Lâu.

Cán bộ CS được đào luyện về chính trị (nhồi sọ) và lòng hận thù giai cấp liên tục từ khi còn ở nhà trường, và cứ như thế, ngày nầy qua tháng nọ, họ trở thành những kẻ xảo quyệt, chuyên dùng mưu mô để làm sao có lợi cho Đảng. Với sự chuẩn bị như thế và với lối suy nghĩ một chiều, họ sẵn sàng hy sinh mù quán cho "lý tưởng CS" dù có đi ngược với quyền lợi của quần chúng. Họ phải làm đủ cách để con mồi vào rọ, nhất là những con mồi chưa bao giờ sống trong thế giới của họ.

Ta tự đặt thêm câu hỏi tại sao CS lại có thể lừa được quá nhiều người, không phải một lần mà rất nhiều lần? Câu trả lời có thể là CS là những tay tuyên truyền và nói dối chuyên nghiệp; họ đặc biệt giỏi ở chỗ khơi dậy lòng yêu nước của người khác để lợi du.ng. Từ VN, họ đã gởi nhân viên đi khắp nơi và, chỉ trong một khoảng thời gian, họ đã gôm tụ được một số "cảm tình viên gốc...ngụy, nhứt là giới trẻ non nớt và tự phụ", không vững ý chí và sáng suốt. Những người nầy, đã được giới thiệu đọc những sách phản chiến, được "sinh hoạt" , "giúp đỡ", "bồi dưỡng" và kết cuộc họ đã làm việc không công cho CS.



Linh mục quốc doanh Huỳnh Công Minh.

Một phương pháp đáng để ý khác nữa là "dùng gậy ông đập lưng ông". Phương pháp nầy dược chính thức áp dụng bởi CS. Gần đây và rõ ràng nhất là vụ CS dùng nó để các người theo đạo Phật tố lẫn nhau. Sư và ni cô "quốc doanh", phối hợp với sư và ni cô "công an" bắt đầu đè bẹp những người cùng theo một lý tưởng tôn giáo với mình. Bên công giáo cũng thế, xuyên qua cánh tay của Đảng, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (the Vietnam Fatherland Front) đã dùng linh mục quốc doanh Huỳnh Công Minh để chờ tiếm quyền của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình (vì vậy CS không muốn Vatican tấn phong một vị khác) hoặc tên linh mục "có vợ" Phan Khắc Từ nổi tiếng "linh mục hốt rác" trước 1975 ngày xưa để dò xét sinh hoạt công giáo cho Đảng ở Saigon.

Ta hãy đọc kỹ một trong những cách chài người của CS để đừng bao giờ khinh thường họ cả. Ngoài ra, hãy để ý tới vài nhóm phản chiến được gài trong "religious groups"; chính những nhóm nầy đã hổ trợ cho VC xâm chiếm miền Nam và gây bao đổ vỡ tan thương cho bao gia đình .

Chúng ta sẽ thấy trong tương lai những hiện tượng xảy ra y như những gì mà người ta đã biết về người CS khi họ dùng các phương pháp nầy để hại bao thế hê đi trước. Thực vậy, ở mỗi thế hệ, một số người đã bị sa vào lưới trong đó chỉ có rất ít, cả già lẫn trẻ, được may mắn thoát khỏi chủ thuyết mà thôị Cứ như thế bánh xe trớ trêu của con tạo cứ xoay dần và nghiền nát những kẻ ít may mắn đó.

Ngạn ngữ Mông Cổ có câu:
"Không phải tất cả những người cười với anh đều là bạn, cũng như không phải tất cả những người làm anh bực mình đều là kẻ thù".

Cho tới 1988, Hà Nội thường không ngớt gọi tập thể người Việt tỵ nạn chính trị tại hải ngoại là những phần tử "gian manh, lười biếng", không chịu ở lại "xây dựng đất nước" mà chạy theo "bơ thừa, sữa cặn của đế quốc". Một mặt, CS gây biết bao hãi hùng cho dân và làm họ phải bỏ chạy, còn mặt khác thì đánh tiếng cho người Tây phương biết là đám người Việt kia chỉ là những kẻ "hèn nhát và ăn bám" để người ngoại quốc không cho họ có chỗ dung thân: CS đã đưa họ vào thế lưỡng đầu thọ đi.ch. Sau đó, CS lại nói khác: người Việt tị nạn cũng là "những Việt kiều yêu nước" nếu họ đem tiền về giúp kẻ đuổi họ đi hoặc hãy hợp tác với họ Một vài Việt gian đã làm được việc này: gần đây ở Little Saigon, Phạm Đăng Long Cơ (bác sĩ) và Dean Lâm -- anh của Tony Lâm (Lâm Quang, người bán bún ốc mười mấy năm được bầu làm nghị viên thành phố Westminster, Orange County, California; thời hạn 2 năm) -- đã đưa Lê Văn Bằng (đại sứ VC tại Liên Hiệp Quốc) và 2 tướng VC dạo chơi và ăn uống thoải mái, rồi cùng thăm viếng những cơ sở làm ăn của người Việt ở Wesminster.


Từ tái sang phải: Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng, BS Phạm Đặng Long Cơ (Chủ Tịch Phòng Thương Mãi O.C.), Đại Sứ M.Michalak, Tony Thuy Le (Tổng Giám Đốc Le’s Enterprises) và Tô Kiều Phương (Chủ nhiệm Đông Phương Thời Báo, chủ hệ thống công ty Đông Phương, Inc).




Peter Slipper (trái), Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Úc -Việt và việt gian Cộng Sản Thứ trưởng Lê Văn Bàng (thứ 2 từ trái qua) đang trò chuyện với ông Nguyễn Công Khế (bìa phải),

Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta mới hiểu rõ người CS thật giỏi tài nói lươn lẹo; họ ỷ "có đất và dân" nắm trong tay nên dằn dặt cho đám "phản tặc" biết tay.

Thật vậy, khi vầy khi khác có chi lạ và đó cũng là một trong các thói quen của CS: họ chỉ hợp tác, hữu nghị, khi lâm vào thế cần sự giúp đỡ và xuôi chiều để tồn tạị Xưa kia trong thời chiến tranh với Pháp, Hồ Chí Minh có nói câu:


"Khi cần thì cờ tam tài (cờ của Pháp) cũng treo".

Câu này suy rộng ra là khi Đảng đang ở thế nguy hiểm thì nếu cần bán nước cho Pháp, qui lụy cho Nga - Tàu, bắt tay lại với "đế quốc" Mỹ thì không sao, miễn là Đảng được vững và tồn tạị Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh mà CSVN hiện đang giữ gìn, nghiên cứu và áp dụng. Nhưng có một điều là "tư tưởng" nầy có khác gì các câu nói của Lê-nin ở trên?
Vào khoảng đầu năm 1988, một tờ nhật báo ở Pháp mang tên Paris Soir có đề cập đến một tổ chức hoạt động KINH TÀI và PHÁ RỐI của CSVN tại các quốc gia hải ngoại -- nơi có nhiều người VN tỵ nạn -- và được mệnh danh là "Hoa Hồng Đỏ". Ngoài ra chiến dịch này còn mang một cái tên khác là chiến dịch "Mạng Nhện". Có 2 cán bộ CS đặc trách chỉ huy và vận động cho chiến dịch trên là Huỳnh Trung Đồng và Lê Quang Sơn. Trước đây tổ chức này đã có cơ quan truyền thông chính thức là các tờ báo Cái Đình Làng, Thái Bình, Việt Kiều Yêu Nước, Hồn Nước và những tờ báo thân hữu của họ là Mằm Non, Thanh Niên Hành Động,...Mục đích là tuyên truyền cho CS nhắm vào 2 chủ điểm sau:


1.. Kinh tài: CS cho xây dựng các cơ sở kinh tài hải ngoại (một số đã thực sự hoạt động liên tục kể từ 1976), trong dịch vụ buôn bán, gửi quà, tiền và vật dụng về VN, kể cả các dịch vụ đưa người vượt biên, xin thủ tục ODP (Operation Departure Program). Họ cũng liên hệ đến các tổ chức lo các chuyến về thăm VN.

2.. Chánh trị: Nhằm phá rối cộng đồng tỵ nạn, gây xáo trộn mọi sinh hoạt cộng đồng, nhất là sinh hoạt chính trị.
Sau đây là một bài báo của Hoàng Văn Trác trên "Ngày nay", số 160, 1/6/1988 nói kỹ hơn về vấn đề nàỵ Sống trong những thể chế dân chủ, chúng ta có quyền tin hay không tin vào bài nầỵ Tuy nhiên, đây cũng là một tài liệu để ta suy ngẫm.



Hà Văn Lâu cùng phu nhân.
Sau khi thi hành bản án tử hình ĐINH BÁ THI tại Phan Thiết, Bộ Chính trị đảng CSVN tại Hà Nội đưa tên đại tá có nhiều kinh nghiệm về tình báo và khuynh đảo là HÀ VĂN LÂU, sang nắm trọn guồng máy tình báo nước ngoài tại Liên-Hiê.p-Quốc. Đi theo phụ tá cho Hà Văn Lâu là Nguyễn Ngọc Dung, nữ Trung tá, nguyên chỉ huy trưởng tình báo và phản gián quân khu 7 của Trung tướng CS Trần Văn Trà.

Mới đây, Hà Văn Lâu còn được tăng cường thêm một tình báo cỡ gộc nữa, đó là Phạm Ngọc Ân..

Bộ máy tình báo và khuynh đảo của Hà Văn Lâu được đặt trực tiếp dưới quyền điều khiển của Bộ Chính trị tại Hà Nội, thay vì thuộc bộ ngoại giao của họ.

Không cần phải dầy công tìm hiểu, mà chỉ cần căn cứ vào yếu tố trực thuộc Đảng, người ta cũng có thể lượng định được vai trò quan trọng mà Trung Ương Chính Trị Bộ tại Hà Nội sắp đặt cho bộ máy nầy, nhằm cũng cố địa vị của họ đối với thế giới bên ngoài và triệt hạ đối thủ là khối hơn một triệu người Việt tị nạn khắp thế giới, đặc biệt tại Mỹ. Vẫn biết rằng, đối với CS, thì Nhà nước với Đảng là một. Nhưng khi một cơ quan được đặt trực tiếp với Đảng (tức Trung ương Chính trị bộ), có nghĩa là chủ trương, đường lối, nội dung kế hoạch của cơ quan đó sẽ cứng rắn hơn, sắt máu hơn, và vì thế phải được giao cho những cán bộ từng chứng tỏ "Trung với Đảng, hiếu với dân". Đảng lại có kỹ luật của Đảng, để một khi đi ra ngoài vòng kỹ luật đó, thì chỉ có lãnh mã tấu như Đinh Bá Thi, Trung tướng Nguyễn Bình đã lãnh.

Cho nên, việc Bộ Chính trị Hà Nội đặt guồng máy tình báo và khuynh đảo của Hà Văn Lâu trực thuộc Đảng, cho ta một nhận xét rất rõ ràng, về tầm mức quan trọng của họ nhằm vào hàng ngũ tị nạn chúng tạ Kế hoạch của họ được thực hiện từng bước, mỗi bước gọi là một cánh hồng. Trong bài nầy, ta hãy lượt qua những bước chính họ đã đi; đó là bốn bước căn bản, được gọi là Cánh Hồng 1,2,3 và 4.


A.- Cánh hồng 1: Kết hợp

Đinh Bá Thi, người CS có công nhất trong việc dành chiếc ghế đại diện cho CSVN tại Liên-Hiê.p-Quốc, và cũng là đại diện dầu tiên của CSVN tại diễn đàn quốc tế nầy, bị cơ quan phản gián FBI Mỹ bắt vào trưa ngày 31/1/1978 cùng với tên tay sai người Mỹ là Donald L. Humphrey (có vợ Việt) và TRƯƠNG ĐÌNH HÙNG (con trai luật sư Trương Đình Dzu), khi cả ba bị bắt quả tang đang ăn cắp tài liệu mật của Mỹ và bị Hà Nội giết tại Phan Thiết.
Khi Đinh Bá Thi chết, thì hệ thống tình báo và khuynh đảo của Hà Nội trong kế hoạch "Hoa Hồng Đỏ" đã thực hiện được bước đầu trong bốn bước của toàn bộ kế hoa.ch. Bước đầu nầy là bước "Kêt Hợp" (Cánh hồng 1).


Cánh hồng 1 đã được Đinh Bá Thi và nhóm sinh viên Việt Nam du học do sinh viên Nguyễn Thái Bình là đầu (Nguyễn Thái Bình bị CIA bắn chết trên không phận biển Nam Hải khi tên nầy trở về VN năm 1969, một tên sinh viên khác lên thay Bình dường như là Ngô Bá Long), có nhiệm vụ kết hợp các cán bộ CS rải rác khắp nước Mỹ, mà vì lý do chính trị, họ đã phải phân tán và thu vào trong bóng tốị Ta còn nhớ những năm 1976-1978, hầu hết mọi gia đình VN tại Mỹ đều nhận được tờ báo THÁI BÌNH (là tên của sinh viên Nguyễn Thái Bình). Tờ Thái Bình được phát hành, vừa có mục đích tuyên truyền, vừa để kết hợp cán bộ qua đường giây PO Box.

Cũng như năm 1956, khi Hà Nội bắt đầu kế hoạch tập trung cán bộ nằm vùng khắp Nam VN, họ đã dùng nhiều hình thức, nhưng dấu hiệu rõ ràng nhất, mà chính quyền VNCH lúc đó không để ý, là cuốn phim "Mưa Rừng", do cán bộ CS nằm vùng Kim Chung thực hiện. Nội dung cuốn phim là một chuyện tình, như nội dung của bất cứ cuốn phim thường nào khác.. Nhưng hình ảnh cuối cùng được chiếu trên màn bạc, là hình một đóa hoa hồng đỏ tươi, với một con bướm vàng bay lượn nhiều vòng, và cuối cùng đậu lại ngay giữa bông hồng. Màu đỏ của hoa hồng tượng trưng cho nền cờ đỏ. Còn bướm vàng tượng trưng cho ngôi sao vàng. Hình ảnh cuối cùng của cuốn phim nầy, là một lệnh tập trung cho cán bộ nằm vùng toàn quốc. Tờ Thái Bình sau đó thấy mất tăm, nhưng để thay thế, CS cho ra đời tờ CÁI ĐÌNH LÀNG, nhưng tờ nầy cũng thấy ngưng, sau khi người đứng đầu là Dương Trọng Lâm bị bắn chết.

Ngoài việc kết hợp cán bộ CSVN mà CS đã có sẵn, Đinh Bá Thi tìm đến những tay Mỹ phản chiến thứ nặng nhất, để phối hợp và yểm trợ, trong số nầy, hai người CS đáng tin tưởng hơn cả là Don Luce (tên ký giả đã tạo ra huyền thoại chuồng cọp Côn Sơn) và Jane Fonda đã dõng dạc đứng chửi Mỹ ngay tại Hà Nội:
"Nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình khắp thế giới, hãy vùng lên, cùng với nhân dân yêu chuộng hoà bình tại VN, xây dựng một nền Hoà Bình trên phần đất nầỵ" (báo Nhân Dân, số 1485, ngày 28/4/1964).

Ngoài 2 người Mỹ nầy, CS làm danh sách những tay phản chiến mà họ tin tưởng vẫn còn ủng hộ họ, sau khi đã trực tiếp giúp họ qua chiến thắng 75. Trong số những người và tổ chức được Đinh Bá Thi kết hợp lại, đầu tiên phải nói đến hai hội đạo METHODIST và QUAKER, là hai hội đạo cực kỳ phản chiến đã từng đứng đầu tổ chức cuộc biểu tình lớn lao tại Central Park, Nữu Ước ngày 27/4/64, cuộc biểu tình nầy được mệnh danh là "Diễn hành chống chết" (March against Death). Những Coretta King (vợ muc sư King), Kennedy, McGovern cũng được bọn CSVN tiếp xúc và kết hợp.

Một thành phần khác cũng được lệnh kết hợp, là số cán bộ CS được Hà Nội gởi sang Mỹ qua ngã các đoàn vượt biên. Ta còn nhớ, mấy năm trước đây, những bộ mặt từng tung hô CS và hợp tác với họ trong cuộc chiến, như TRẦN NGỌC CHÂU, HOÀNG NGỌC GIÀU là những người ta không nghi ngờ gì cả, đã được Hà nội gởi sang đây để tiếp tục hoạt động cho ho.. Hàng trăm cán bộ khác không được nêu tên tuổi, nhưng cơ quan phản gián FBI đều biết rõ tung tích của ho.

Móc nối lại những thành phần từng hoạt động cho họ Liên lạc với những thành phần mới xâm nhập qua đường giây tị nạn. Củng cố thêm thành phần phản chiến cũ, CSVN coi như đã hoàn tất giai đoạn "Kết Hợp" tức "Cánh Hồng 1". Bước thực hiện kết hợp nầy, CSVN đặt ra như một bước căn bản, như tài liệu học tập của họ đã ghi:
"Thông suốt đường lối Đảng, nắm vững chỉ tiêu Cách Mạng, kết hợp nhịp nhàng giữa bạn và ta, bước 1 tiến vững vàng, để ta bước qua bước tiến 2 (Học tập số 2, 6/76).

***

B. Cánh hồng 2: Vòng tay

CS gọi giai đoạn nầy là "Vòng tay", nghĩa là tìm bạn khắp nơi, đứng về phía họ để yễm trợ họ, như họ đã làm trong cuộc chiến và họ đã thành công. Người tổ chức và cho phát động bước tiến 2 là HÀ VĂN LÂU, đại tá thâm niên và có nhiều kinh nghiệm nhất về khuynh đảo trong hàng ngũ cao cấp của CSVN.

Sở dĩ Hà Nội phải xét lại và củng cố thêm hàng ngũ bạn của họ, vì sau 1975, rất nhiều thành phần phản chiến Mỹ đã phản tỉnh, trong số đó, cay cú nhất cho Hà Nội là Joan Baez, người nữ ca sĩ nổi danh, cặp bài trùng của Jane Fonda, từng hết lời ca ngợi cộng sản Việt Nam, và coi Hồ Chí Minh như một "Washington Việt Nam".

Hà Nội cũng nhận định và đánh giá chính xác tiềm năng đấu tranh của khối người Việt Quốc gia hải ngoại, để thấy được rằng, khối Quốc gia nầy là một trợ lực chính trong nỗ lực của CS nhằm củng cố địa vị của họ trên bình diện quốc tế, nhất là đối với Mỹ, hy vọng cuối cùng để cứu vãn tình trạng kiệt quệ về kinh tế, và đôn đốc về chính trị của họ
Đưa vòng tay lớn ra để tìm thêm bạn, CSVN đã thấy rõ thế yếu của mình. Nhưng CS không tìm bạn theo đúng nghĩa của bạn, mà CS tìm bạn theo tiêu chuẩn mà họ gọi là TIÊU CHUẨN CÁCH MẠNG, và nhất là để đáp ứng nhu cầu giai đoạn. Ta thấy CS phân loại bạn mà họ muốn thu thập và tìm kiếm, ra hai loạị


1. Bạn lâu dài:
Gồm những thành phần mà quá trình hoạt động có thể chứng minh được lòng trung kiên đối với chế độ CS. Những đảng viên CS Mỹ, những thành phần phản chiến cũ còn giữ vững lập trường.. Những Don Luce, Stanley Karnow, Michael McLean, Trần Tam Tĩnh,...là những thành phần được CS coi là đồng chí và là bạn lâu dài.

Chủ đích của CSVN khi thu nhập những bạn lâu dài nầy, không phải chỉ để có thêm bạn, mà chính là để, từ những thành phần cốt cán nầy, sẽ ảnh hưởng đến nhiều địa hạt khác, thành phần khác, hầu thu lợi và lôi kéo đứng về chiến tuyến của họ Hay nói cách khác, những thành phần mà CS coi là bạn lâu dài, được CS sử dụng như một vết dầu loan. Một Donald L. Humphrey không phải tự nhiên mà điên khùng đi lấy cắp tài liệu ngoại giao mật của chính quốc gia mình cho Đinh Bá Thi để lảnh án tù 6 năm. Một Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bên cạnh lòng nhân từ, đạo đức của các ngài, chắc chắn các ngài còn bị ảnh hưởng từ ngoại vị Ngoại vi đó có thể là Kennedy, là đám sinh viên thiên tả tại đại học Harvard, Massachussetts, hay Pennsylvania, là những đại học nổi tiếng phản chiến. Để các ngài không nhìn thấu được cái quỉ quyệt của CSVN, nên mới có bản nhận định 19/11/70, một nhát búa nặng ngàn cân, đập xuống chính quyền Mỹ.

Một bản chính trong bản nhận định đó: "Bất cứ lợi ích nào, dù lớn lao đến đâu, mà chúng ta hy vọng đạt được qua việc tiếp tục tham chiến tại VN, cũng không thể bù đắp được những tàn phá về sinh mạng do cuộc chiến đó gây nên." (At this point of history, it seems clear to us that whatever good we hope to achieve through continued involvement in this war is now outweighed by the destruction of human life and moral values which it inflicts).

Những Coretta King, Kennedy, Ramsey Clark, tự họ không làm gì đáng phải làm cho chính phủ Mỹ bó tay về vấn đề VN, nhưng tự họ đã lôi cuốn hàng trăm ngàn người Mỹ khác, là vì khờ khạo không một chút hiểu biết gì về bản chất của CS, đã cùng nhau xuống đường, hò la, lên án việc tham chiến của Mỹ tại VN là phản đạo đức (morally wrong) phản hòa bình (against peace).

Tất cả những người Mỹ ngớ ngẩn một cách tội nghiệp đó. được CSVN coi là bạn trung thành, bạn lâu dài của họ, vì nhờ họ, mà CS được thêm những thành phần khác đứng sau lưng, nghĩa là CS đã thành công trong chiến lược vết dầu loang. Chính những thành phần nầy đã tạo chiến thắng cho họ năm 1975.

Dĩ nhiên, trong thành phần mà CS coi là bạn lâu dài, CS còn sử dụn g họ trong nhiều phạm vi hoạt động khác, tùy theo khả năng, để gài vào các nhiệm vụ như gián điệp, trí vận, học đường vụ,...

2. Bạn giai đoạn:

Gồm những thành phần mà CS biết rằng, chỉ theo họ vì hoàn cảnh, vì nhu cầu, hoặc ở một thế kẹt nào đó. Cũng được coi là bạn giai đoạn những người không theo họ, nhưng cũng không chống họ, nhưng lại chống kẻ thù của họ.

Những thành phần được CS coi như bạn giai đoạn không nhất thiết phải theo họ, không cần thiết phải biết về chủ thuyết cộng sản của họ, chỉ cần đừng chống họ, nhưng chống các đoàn thể quốc giạ Trường hợp điển hình, như Phong Trào Liên Ban Đông Nam Á, một thời hoạt động mạnh tại Pháp, tuy nói rằng họ không theo CS, nhưng họ lại có một chủ trương rất mập mờ, là liên kết những người da vàng để chống lại người da trắng. Họ không chịu dùng quốc kỳ vàng 3 sọc đỏ. Chủ tịch của phong trào này là ông Hoàng Văn Mười, một cái tên rất lạ đối với người VN chống cộng. Tổng thư ký của phong trào này là cô Trần Thị Thanh Nga, con gái cố Thượng Nghị sĩ Trần Chánh Thành, tuy không theo CS, nhưng chị ruột của cô Nga là Trần Thị Ý Hoa, lại là một cán bộ CS thứ dữ. CS đã kích các đoàn thể khác, nhưng chưa một lần nào nhắc đến Phong Trào Liên Ban Đông Nam Á. Cho nên người ta đặc một dấu hỏi lớn về phong trào này, nếu không phải do CS tổ chức thì cũng được CS giật dây theo lối bạn giai đoạn.

Chúng ta còn nhớ một phong trào quái dị khác được thành lập tại Saigon năm 1955 do một số trí thức miền Nam chủ trương gồm có các ông TRỊNH ĐÌNH THẢO, TRƯƠNG ĐÌNH DZU, LÂM VĂN TIẾT đứng ra thành lập, đó là Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình. Phong trào này không phải là tổ chức của CS, nhưng được CS ủng hộ và thúc đẩỵ Người ta thấy chủ trương của phong trào này thiên về CS một cách rõ ràng, chủ trương đó là đòi hỏi những bên ký hiệp định Geneva 1954 phải thi hành những điều khoảng ghi trong hiệp định, và họ nhấn mạnh đến điều khoản tổng tuyển cử 1956. CS Bắc Việt lúc đó cũng cương quyết đòi hỏi Mỹ và Nam VN phải tổ chức tổng tuyển cử, vì với bộ máy kìm kẹp miền Bắc, thêm vào là hàng chục ngàn cán bộ được gài vào miền Nam, chắc chắn tổng tuyển cử sẽ mang lại phần thắng cho CS.

Những cá nhân và đoàn thể được CS coi là bạn giai đoạn, bạn nhu cầu, là những cá nhân và đoàn thể thuộc loại vừa kể trên. Nghĩa là những cá nhân, những đoàn thể không phải nhất thiết phải theo họ, dĩ nhiên, theo họ và phục tùng họ là nhất, nhưng họ cần các thành phần đó đừng chống đối họ là được. Chủ đích của CS khi lôi kéo những thành phần nầy, trước hết là chỉ để chặt bớt chân tay của địch.

Đối với khối người Việt tị nạn, CS cũng áp dụng lối chọn bạn như họ đã áp dụng trong thời chiến trước đâỵ CS biết rằng, đối diện với thực tế, họ đang trong thế quá yếu kém so với lực lượng chống cộng hùng hậu của ngưòi tị nạn, và nhất là đại đa số người tị nạn đều có những mối hận cay đắng với họ. Do đó, dùng những thủ đoạn bịp bợm, dụ dỗ những thành phần này trở thành người CS, hoặc thành loại bạn trung kiên của họ là điều họ không hề nghĩ đến. Điều mà họ nghĩ đến và cố gắng thực hiện, là biến càng nhiều càng tốt những người chống họ, thành những người không chống ai cả. Bước đi này của CS tương tự chủ trương của họ từ ngàn xưa mà ai cũng đã biết:

"Cái gì của tôi, tôi giữ đến cùng. Cái gì của anh, chúng ta thương thuyết."

Chính vì thủ đoạn này của CS, mà ta thấy có một số người Việt tị nạn đặt chân lên dất Mỹ năm 1975 với đầy ắp một lòng căm thù CS, bỗng dưng một thời, quên cả thù cũ, ngớ ngẫn tuyên bố:

"Phải no bụng đã mới chống cộng được."

Một số khác, từ căn bản, họ là những người chống cộng, nhưng chỉ vì một bất mãn cá nhân, quay mặt đi không còn nhìn nhận đoàn thể, bạn hữu của mình nữa, và cũng được CS coi như những người bạn giai đoạn.

C. Cánh hồng 3: Xâm nhập lũng đoạn.

Giai đoạn nầy là giai đoạn quan trọng nhất của chiến dịch, vì nó là thành quả của 2 giai đoạn trên, và nhất là một bảo đảm cho giai đoạn saa. Giai đoạn này thất bại, coi như cả chiến dịch thất bạị Vì thế, CS đã điều nghiên rất kỹ, họ lấy kinh nghiệm cũ, trau dồi thêm phần kỹ thuật mới để áp dụng kế hoạch trong giai đoạn 3 nầy.

Ta thử nhìn xem, CS đã đi như thế nào trong giai đoạn xâm nhập và gây lũng đoạn.

1- Xâm nhập:
Bài học ôn:

Vào những năm đầu của cuộc tỵ nạn, tức khoảng 1975-1977, CS Hà Nội đánh giá rất thấp tập thể người Việt tỵ nạn trên thế giớị Họ quan niệm rằng, các đoàn thể của người tỵ nạn hầu hết được lãnh đạo bởi những người thuộc các thành phần rất bê bối, tham nhũng, nhiều tội ác, dốt nát. Những người nầy có nói, cũng chẳng ai nghẹ Nhận định của Hà Nội không phải hoàn toàn vô căn cứ, vì thực ra cũng có một số ít người lãnh đạo của một vài hội đoàn, tỏ ra quá kém cỏi và thiếu hẳn tư cách lãnh đạọ Vài ba hội đoàn nầy, dần dần thấy biến mất dạng.

Nhưng, vào những năm sau này, khi khí thế đấu tranh của người Việt lên cao, có tổ chức và được hậu thuẫn của cả tập thể người Việt lẫn một số quốc gia tự do, lần lượt ra đời, thì Hà Nội bắt đầu chuyển hướng, và mục tiêu chính của họ tại hải ngoại, không phải chỉ còn nhắm vào lãnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao nữa, mà đồng thời phải ra sức tiêu diệt tiềm năng đấu tranh của "bọn tàn dư Ngụy", tức là khối người Việt tỵ nạn. Những hội đoàn các Cộng Đồng tôn giáo, nhất là Công Giáo, Lực Lượng Thanh Niên Tự Do Âu Châu, Tổ Chức Người Việt Tự Do, là những hội đoàn được cộng sản chú tâm nhiều nhất. Việc Hà Nội đưa Hà Văn Lâu sang Mỹ, cũng không ngoài chủ đích tìm cách khuynh đảo khối người Việt tỵ nạn, như hắn đã làm được tại Thái Lan.

Trước hết, nhìn lại quá khứ đấu tranh suốt 30 năm, ta thấy CS đã chứng tỏ một kỹ thuật xâm nhập và gài người rất tinh vi vào các doàn thể, các tôn giáo và ngay cả quân độị Những trường hợp điển hình mà ta chưa quên, phải nói vụ Huỳnh Văn Trọng, phụ tá đặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệụ Đây là một cán bộ CS lọt được vào một chức vụ cao nhất thuộc phía hành pháp. Cho đến nay, sau nhiều năm mất nước, về phía Việt Nam Cộng Hòa, ông Thiệu và ông Đặng Văn Quang, có lẽ ít ai biết Trọng đã lọt được vào Dinh Độc Lập qua ngả nào (2 quyển sách mới có nói về vụ Huỳnh Văn Trọng, hiện mang quân hàm tướng công an VC). Có người cho rằng, CS Hà Nội dùng tiền, vì vụ đổ bể, mô...t vị đại tá làm việc trong dinh đã được nghe ông Thiệu quở trách ông Quang và ông Quang trả lời:
"Moa làm tiền cho cả nhóm chứ riêng gì cho cá nhân moa".

Có người lại cho rằng, chính CIA đã đưa Trọng vào qua trung gian ông Quang, vì ai cũng
biết ông Đặng Văn Quang là tay CIA nặng ký vào bậc nhất trong số những người VN cộng tác với cơ quan tình báo chiến lược nầy.

Qua ngã nào thì tên cán bộ CS nầy cũng đã lọt vào ngồi bên cạnh ông Thiệu suốt mấy năm trời, và sau nầy người ta chẳng còn ngạc nhiên gì, khi những kế hoạch tối mật được soạn thảo tại Dinh Độc Lập, chính phủ ông Thiệu chưa kịp thực hiện thì Hà Nội đã được thông báo đầy đủ. Chẳng hạn như những dự tính chính trị đưa ra áp dụng tại Hội Nghị Paris năm 1971, Dinh Độc Lập đánh mật điện cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa đêm hôm trước để sáng hôm sau trưởng phái đoàn đưa ra hội nghị Khi VNCH vừa đưa ra, Nguyễn Hữu Thọ đã cười nhạt và hắn phản pháo không một sơ hở. Kế hoạch đánh chiếm Hạ Lào năm 1972 cũng thế, theo lời một sĩ quan Tham mưu Lữ đoàn Nhảy dù, thì CS đã biết trước tất cả nên chỉ việc nằm chờ, bao nhiêu sinh mạng chiến sĩ VNCH để lại trên chiến trường một cách oan uổng. Ông Thiệu phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Trường hợp chuẩn tướng NGUYỄN HỮU HẠNH, người đã cùng Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng CS sáng 30/4/75, đã bí mật liên lạc với tướng CS TRẦN VĂN TRÀ, trong suốt thời gian Trà làm Trưởng Phái Đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại hội nghị quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất, mà không một ai hay.

Cựu dân biểu TRẦN NGỌC CHÂU, lợi dụng bất khả xâm phạm của một dân biểu, cùng sát cánh với KIỀU MỘNG THU và các "Thày", công khai đánh phá ta ngay tại Sàigòn, nhưng lại âm thầm thảo kế hoạch và trao tin mật cho em ruột là Trần Ngọc Hiền, đại úy tình báo CS Bắc Việt.


Viet Gian Nguyễn Hữu Hạnh

Đại tá PHẠM NGỌC THẢO, một cựu Trung Doàn Trưởng CSBV, giả vờ hồi chánh, bịp cả chế độ đệ I và đệ II Cộng Hoà. Với chức vụ Tỉnh trưởng Kiến Hoà, Thảo (Tướng TRẦN BẠCH ĐẰNG của VC đã vinh danh và tổ chức truy điệu cho Thảo năm 1980-81 ở Saigon) đã gây nên không biết bao tội ác tầy trời với dân chúng, mục đích của Thảo là để gây căm thù giữa dân chúng đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà (có lẽ vì vậy mà một số dân Bến Tre theo CS; báo chí ngoại quốc khi tường thuật về những "tội ác" chỉ biết Thảo là quân nhân của quân lực VNCH; tên Thảo nầy thật thâm độc;). Thảo bị giết tại Hố Nai năm 1969. Sau 30/4/75, cộng sản cải mộ Thảo và đưa về chôn cất tại nghĩa trang dành riêng cho tử sĩ cộng sản.\

Trên mặt trận văn hóa, cộng sản đội lốt nhà văn VŨ HẠNH (mặc dầu cố gắng nhưng vẫn chưa vào đảng được sau 1975; thất chí, Vũ Hạnh không còn sáng tác như hồi trước 75 nữa), đào Kim Cương, đào tiếng chuông vàng đất Bắc Kim Chung, là những CS nằm vùng và đắc lực cho Hà Nội.



Nhà văn Vũ Hạnh




Linh mục Phan Khắc Từ




Linh mục Phan Khắc Từ (bìa phải) đứng bên các tăng ni Phật giáo trong một cuộc biểu tình.

Ngoài những tên CS nằm im lìm trong các cơ quan chính quyền,lập pháp cũng như hành pháp, quân đội, văn hóa, báo chí, ta còn thấy những tên CS đội lốt nhà tu, trí thức, chính khách, công khai tiếp trợ cho đồng bọn dưới nhiều danh nghĩa. Những linh mục PHAN KHẮC TỪ, với khổ nhục kế "Kẻ Hốt Rác" để nắm thành phần lao đô.ng. "Linh mục" NGUYỄN NGỌC LAN, lợi dụng tự do báo chí để viết sách, viết báo cổ võ chủ thuyết cộng sản, mà ghê gớm hơn hết là cuốn "Đường Hay Lô Cốt?". Linh mục TRƯƠNG BÁ CẦN (nay lòi ra là linh mục quốc doanh ở Saigon), luôn luôn dùng tòa giảng để kêu gọi chấm dứt chiến tranh (theo đường lối CS, nghĩa là Mỹ phải rút, miền Nam phải buôn súng). Những tên cộng sản đội lốt nhà sư: THÍCH ĐÔN HẬU, THÍCH MINH CHÂU, THÍCH NHẤT HẠNH, sư cô HUỲNH LIÊN, là những tên CS ồn ào nhất, chính những tên CS ngụy trang nhà tu nầy đã chủ trương đưa bàn thờ Phật xuống đường, rồi ngồi chắn trên cầu Gia Hội, An Cựu tại Huế, không cho quân đội tiếp viện, chính vì thế mà các đơn vị thuộc sư đoàn I Bộ binh tại An Lộ bị thiệt hại nặng nề vào đầu tháng 4/1966 vì không được tiếp viện.

Ngoài các tên CS đội lốt nhà tu vừa kể, người Việt Nam không thể nào quên được những tên trí thức ăn cơm quốc gia từ đời cố nội ngoại của họ, nhưng vẫn ngu xuẩn vùi đầu đứng trong hàng ngũ kẻ thù trong cuộc chiến tàn bạo giết hại bao người trong 30 năm. Điển hình hơn hết là bọn Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc tại Huế với các tên LÊ KHẮC QUYỂN, VĨNH KHA, HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, LÊ TUYÊN, HOÀNG VĂN GIÀỤ Giữa lúc bọn "Cứu Quốc" hoành hành tại Huế, thì tại Saigon, đồng minh của họ cũng múa lên một nhịp bài hát "Cứu Quốc" do các tên nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Liên, Lý Quí Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Trần Ngọc Châu, "linh mục" Nguyễn Ngọc Lan...

Nhìn lại thế cờ bố trí trên mặt trận xâm nhập của CS Hà Nội tại miền Nam trong quá khứ, người quốc gia hải ngoại ngày nay không thể không cảnh giác. Cảnh giác để không bước vào trong dĩ vãng, để đến nỗi một tên CS nằm ngay trong cơ quan đầu não tối cao của quốc gia mà vẫn không hay biết. Một tên nằm vùng trong làng báo chí suốt 15 năm mà không hề bị lộ tông tích. Những cố vấn, những phụ tá, những thầy tu nằm vùng đó hiện nay không thiếu gì trong hàng ngũ người Việt tỵ nạn hải ngoại.

Bài học mới:

Những bước căn bản được soạn thảo cho kế hoạch xâm nhập thời chiến, cộng sản vẫn giữ nguyên để áp dụng cho kế hoạch xâm nhập hàng ngũ quốc gia tại hải ngoại. Nghĩa là có những tên lính tiên phong đóng vai tu hành, học giả, sinh viên, nhà buôn và một số những người Việt không có kinh nghiệm, được gài vào hàng ngũ tỵ nạn. CS chỉ thay đổi mục tiêu, để thay vì đích thân đứng ra tổ chức những cuộc khuynh đảo, họ đã dùng những phần tử trên để gây lũng đoạn chia rẽ, phá nát hàng ngũ ta, hầu tru diệt một chướng ngại vật và tránh hậu hoạ trong tương lai.

Trước hết về mặt chìm, ta thấy CS len lõi, bố trí người của họ ngay quanh tạ Những tên sinh viên du học trước đây, nay là những nhà khoa bảng đóng vai cố vấn, phối trí cho một vài đoàn thể quốc gia, lâu lâu tổ chức Tuần Lễ Văn Hóa, nói là thuần túy văn hóa nên không trương cờ quốc gia nàọ Những hội đoàn này, có một vài nơi mới được thành lập, nhưng cũng có một vài nơi, họ tách từ các hội đoàn quốc gia chính ra để thành lập hội đoàn khác. Ta cũng thấy ít lâu nay, những bàn tay vô hình đã đi thu lại các chương trình truyền hình tuyên truyền cho CS, như Vietnam: a History", The First Complete Account, The Ten Thousand Day War,..., những cuốn phim video nầy được chuyền tay cho đồng bào xem miễn phí. Ai đã bỏ công ra thu, ai đã chi tiền để thu? Người thơ ngây đến đâu cũng trả lời được xuất xứ của việc làm nầỵ Một số người quốc gia cũng biết thế, nhưng vì tò mò, nên vô tình cứ tiếp tay cho kẻ thù.

Những chiến dịch thư nặc danh bôi bẫn những người quốc gia, hạ danh thế những nhà lãnh đạo tôn giáo, gây chia rẽ giữa các hội đoàn chống cô.ng. Những chiến dịch tuyên truyền rỉ tai, phao tin đồn nhảm nhắm đích danh một số người lãnh đạo đoàn thể quốc gia tôn giáo.

Những tổ chức du đãng, buôn lậu, giết người, hành động phi pháp, để gây tiếng xấu cho tập thể người quốc gia tỵ nạn.

Tất cả những hành động được thúc đẩy bởi những bàn tay vô hình, ném đá giấu tay đó, không ai khác hơn là những tên CS chìm.. Đến đây ta lại nhớ vụ xích mích Phật giáo và Công giáo đã xảy ra tại Saigon năm 1964. Mấy tháng sau vụ đảo chánh 1963, Phật giáo và Công giáo trải qua thời kỳ rất căng thẳng tạo nên do những ngộ nhận. Một toán đặc công cộng sản đã dùng một chiếc xe Lam ba bánh có gắn loa, chạy đến khu Vạn Hạnh kêu gọi Phật tử phải đến ngay chùa Ấn Quang để giải cứu các Thầy, vì có bọn Công giáo quá khích dang vây và đập phá chùạ Chiếc xe Lam đó, lại chạy đến khu ngã ba Ông Tạ là nơi có đông đảo người Công giáo di cư, kêu gọi đồng bào Công giáo phải lên ngay toà báo Xây Dựng (báo Công giáo) để cứu cha Nguyễn Quang Lâm và các cha, vì có bọn Phật tử Ấn Quang đang phá nhà thờ Huyện Sĩ và đốt tòa báo Xây Dựng. Một cuộc ẩu đả bằng dao và gậy gộc, súng nhỏ đã xảy ra tại cả 2 nơi Ấn Quang và nhà thờ Huyện Sĩ giữa thanh niên Công giáo và và thanh niên Phật tử. Cuộc ẩu đả diễn ra trong một ngày, làm hàng trăm thanh niên đôi bên bị thương. Cảnh sát đặc biệt đã bắt được chiếc xe Lam cùng ngày và gồm luôn cả 4 tên đặc công CS chủ trương, tránh cho Saigon một cuộc Thánh chiến, mà hậu quả không thể lường được.

Về mặt nổi, CS xâm nhập và đang tổ chức những hội đoàn, hoặc lấy chính danh là đoàn thể CS, hoặc ẩn núp dưới một danh nghĩa khác. Những hội như Hội Việt Kiều Hải Ngoại, Hội Các Nhà Văn, Hội Truyền Thanh Truyền Hình, Hội Phật Tử Hải Ngoại, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tự Trị, là những hội do CS tạo nên làm điểm tựa cho thế đứng của họ tại nước ngoài.


Gây lũng doạn:

Xâm nhập được hàng ngũ địch bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thứ'c, hoạt động bên địch với nhiều danh hiệu khác nhau, CS mới có thể tìm được đất đứng, tạo được vị trí hành động. CS bước thêm bước nữa trong giai đoạn của Cánh Hồng 3 nầy, đó là lũng đoạn, là gây chia rẽ giữa người quốc gia với nhau.

Những hình thức bôi bẩn do CS chủ trương, hoặc xúi dục người quốc gia chủ trương bôi bẩn lẫn nhau, xảy ra nhan nhản khắp nơi tại Oregon, tại Louisiana, tại Washington và nhiều nơi khác toàn nước Mỹ, đã đôi khi làm người quốc gia nản chí, nhất là khi biết chắc những đòn hạ nhục đó, do chính anh em, bạn hữu cùng một chiến tuyến với nhau, mà chỉ vì óc tị hiềm, tự ái cá nhân, bất bình, đã vô tình lọt đúng vào bước tiến gây lũng đoạn của CS nhằm vào hàng ngũ quốc gia.

D. Cánh hồng 4: Xây Dựng:

Trong cuộc chiến gần 40 năm, chưa có một tên CS nào thành công trên lãnh vực khuynh đảo bằng viên Đại tá Hà Văn Lâu.

Hà Văn Lâu sinh năm 1918 tại Huế, con trai Tuần phủ Hà Văn Ngoạn là Hội viên của Hội Liên Hiệp Pháp. Hà Văn Lâu nguyên là viên sĩ quan mật thám quân đội Pháp, đào ngũ theo Việt minh năm 1945 và được Võ Nguyên Giáp giao ngay trọng trách gián điệp, tình báo trong quân độị Hà Văn Lâu trở thành đảng viên thực thụ CS năm 1950, và trở thành một sĩ quan tình báo chiến lược của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng. Hà Văn Lâu lập được rất nhiều công đối với CSVN, mà một trong những công lao đó là khuynh đảo để nắm được vào khoảng 60,000 Việt kiều tại Thái Lan, tạo một hậu thuẫn rất mạnh về chính trị và quân sự cho CS suốt cuộc chiến Việt Nam. Người ta sang Thái Lan về đều ngao ngán, vì thấy Toà Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà không làm gì để phổ biến chính nghĩa, trong khi CS phản quốc, lừa bịp được Việt kiều, bằng cớ, là hầu hết các gia đình bên đó đều treo hình Hồ Chí Minh. Trong các lễ của CS. CS tổ chức Việt kiều tham gia đông đảọ Một số nhỏ những gia đình người quốc gia sống rất cô đơn, một số khác nêu cao chính nghĩa quốc gia liền bị giết.

Bài học thành công về Việt kiều tại Thái Lan là bài học rất quí đối với CS, cho nên Hà Nội đã vội đưa Hà Văn Lâu sang Mỹ thay Đinh Bá Thi với một giấc mơ, là cũng biến đổi một triệu người Việt tị nạn thành khối người như Việt kiều ở Thái Lan. Nhưng CS cũng biết rằng, khối người VN một triệu nầy, không phải 60,000 Việt kiều Thái Lan, vì thế, CS đã phải mang cả một bộ tham mưu chuyên về tình báo và khuynh đảo như đã trình bày ở đoạn I và CS đã phải tung nguyên một chiến dịch gọi là Hoa Hồng Đỏ để thực hiện cho được mặt trận đánh thẳng vào khối người Việt tị nạn. CS chưa thành công, bằng cớ là sau chín năm với từng bước tiến (từng cánh hồng), CS tỏ Ra còn quá yếu ớt so với thực lực của khối quốc giạ Nhưng đừng vội nghĩ rằng CS đã thua cuộc. Qua bao kinh nhiệm, ta thấy kẻ bỏ cuộc trước chính là phe Tự Do, phe Quốc Gia, chứ không phải CS. Nhất là hiện nay, tình trạng phân hóa giữa người Quốc Gia hải ngoại vẫn còn trầm trọng; nghĩa là chúng ta vẫn còn tạo môi trường để vi trùng CS có thể sống và phát triển.

Cánh hồng 4, hay giai đoạn Xây Dựng của CS đã bắt đầu, nhưng CS không hề đặt thời điểm phải hoàn tất. Điều nầy có nghĩa là họ sẽ "đánh trường kỳ". Tài liệu học tập đã ghi rõ, đối tượng xây dựng chính của họ là thế hệ thứ 2, tức là lứa tuổi đang lớn lên, chưa có một ý niệm gì về CS, chưa bị nếm mùi cay đắng nào từ cs ( CS giả vờ che đậy cho những việc làm tàn bạo trong quá khứ bằng cách nói là họ làm sai và "những con nai vàng ngơ ngác" tin là CS cũng là những kẻ biết "hướng thiện"). CS đã tập trung được cán bộ, từ cấp tiểu bang, thành phố, mà họ gọi là "đường giây 3 cụm chiến lược" (tức Trung tâm Waterside Plaza, nơi phái đoàn Hà Văn Lâu đặt bản doanh, các tiểu bang và thành phố). CS móc nối hệ thống những tổ chức và cá nhân yểm trợ ho.. CS xâm nhập các tổ chức và đoàn thể ta để gây lũng đoạn.

Giai đoạn 4 được phát động, nếu họ thành công, có nghĩa là người quốc gia phải đối đầu, không phải từ hệ thống cán bộ, từ những thành phần yểm trợ, mà ngay từ tập thể, có khi ngay từ gia đình (người trẻ non dạ không tin lời cha mẹ kể về những kinh nghiệm với CS). Người quốc gia chúng ta sẵn sàng chấp nhận cuộc đấu trước khi tình trạng quá muộn chưa?

THAY LỜI KẾT:

Người CS luôn mang trong người hai thứ võ khí: bản kinh chiều êm ái, nhẹ nhàng. khi cất lên có tác dụng làm người nghe đi dần vào một giấc ngủ miên man. Và một con dao bén nhọn, giết người rất nhanh.

Hai thứ võ khí nầy, được người CS xử dụng trong một kết hợp vô cùng nhịp nhàng, uyển chuyển.. Có những trường hợp cần phải cất lên bản kinh, chờ cho đối phương mê ngủ, rồi bất thần đưa lưỡi dao đi một đường ngọt xớt vào giữa tim đối phương. Có những trường hợp bản kinh và lưỡi dao cùng được hoà nhịp một lượt. Cũng có những trường hợp người CS chủ quan, xử dụng lưỡi dao mà không cất lên bản kinh, bị chặn lại, họ tức khắc rút dao về, bản kinh lại được cất lên, chờ cho đối phương mê ngủ, họ mới hạ thủ.

Việt Nam, với bản kinh chiều được NHẤT CHI MAI (một nữ Phật tử, ngây thơ hay cố ý thiên tả, tự thiêu để đòi hoà bình theo kiểu CS; theo đó phong trào của Nhất Chi Mai muốn miền Nam phải "trở về với "dân tộc" tức là với CS") cất lên qua lời cầu thống thiết, vào đúng lúc phần thắng trong cuộc chiến đang nghiêng về phía quốc gia:
"Hãy sống dùm tôi, hãy thở dùm tôi, quả tim nầy dành cho thù hận, cho hoà bình".

Bản kinh HOÀ BÌNH của Nhất Chi Mai được kết thúc bằng cái chết tự thiêu của cô cho Hoà Bình giữa lòng thủ đô Sàigòn đã được những McGovern, Kennedy, Coretta King, Jane Fonda, KIỀU MỘNG THU, TRẦN NGỌC CHÂU, THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG, LINH MỤC PHAN KHẮC TỪ, BÀ NGÔ BÁ THÀNH đồng loạt phụ xướng, và đã lừa được dư luận Mỹ. Không một chần chờ, Hà Nội rút lưỡi dao khỏi bao đi một đường lút cán ngay giữa trái tim Nam Việt Nam. Thế giới sử đã ghi lại, hôm đó là ngày 30/4/1975, lúc 10 giờ sáng.. Bản khai tử của Việt Nam Tự Do hiện còn lưu trữ tại Toà Bạch Ốc, Washington. D.C., Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Bản sao được trao cho điện Kremlin tại Mạc Tư Khoạ, nước Nga Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết.

Sau một thập niên kể từ ngày Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử, không phải không có những người đã thức tỉnh; Michael Novak, tác giả cuốn sách phản chiến nhất nước Mỹ: cuốn "Vietnam: a crisis of conscience". Joan Baez, người đã cùng Jane Fonda, ca ngợi Hồ Chí Minh như một Washington Việt Nam. Gần đây hơn, hai nữ bác sĩ VN trên 20 tuổi đảng. cháu ruột của tên trùm đỏ Đặng Xuân Khu, là bác sĩ Đặng Kim Thoa và bác sĩ Đặng Kim Thu, đã giã từ thiên đường CS, trốn sang Phi Châu tìm tự do.

Nhưng, một thập niên, thời gian vẫn chưa đủ. Và những chứng tích: South Yemen, Ethiopia, Mozambique, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Congọ cũng chưa đủ cho một số người thức tỉnh, trong đó có một số người Việt tị nạn. Cho nên mới có những hiện tượng những hiện tượng Thích Nhất Hạnh, linh mục Trần Tam Tỉnh.

Không muốn hiểu CS hay không hiểu CS là quyền của những người ngây thơ, dại dột. Quyền của những đồng minh chơi với bạn theo nhu cầu giai đoạn, giúp bạn theo phong cách của một Thái Thú. Quyền của những người mang tị hiềm vô lý, mặc cảm cá nhân, bất đồng nhỏ mọn.

Nhưng, người quốc gia chân chính, những nạn nhân trực tiếp của suốt 40 năm bịp bợm, lừa dối, gian manh từ người CS không có cái quyền đó. Cái quyền mà người quốc gia có là quyền tỉnh thức để không bị ru ngủ bởi bản kinh chiều.

Cảnh giác để khỏi bước vào cái bẫy "dùng bạn của địch đánh địch, dùng địch đánh địch, chia địch để địch bị cô lập và tự diệt". Chưa tìm được cho mình những cái quyền đó, thì đừng nói đến kết đoàn, và nhất là đừng ôm hoài bão dành lại phần đất và tất cả những gì CS đã trắng trợn cướp khỏi tay ta.


Lời nói cuối:

Những lời cảnh cáo nói trên tưởng cũng quá đủ.

Ngoài ra, bài báo nầy còn cho ta thấy một quá khứ đầy sai lầm của những người, vì non kinh nghiệm về chính trị hơn CS hay vì bị lừa dối bởi những phần tử CS hay thân cộng, đã nhiều khi hy sinh thân mình đem đất miền Nam hiến vào tay CS. Người chiến sĩ của VNCH quá là tội nghiệp, họ chết vì nhiều viên đạn không phải từ kẻ thù ngoài mặt trận mà từ vài huynh đệ chi binh và từ vài người ở hậu phương thiếu sáng suốt bắn ra. Kết quả lại phải vào tù ra khám khi miền Nam sụp đổ. Sau đó, hậu phương nầy cũng bị "dần" cho te tua mà một số phải chạy bán sống bán chết và bị người anh em CS khinh bỉ, gia đình thì tan nát, không thể nào gầy dựng lại được nữa. Hàng trăm ngàn người bị chìm sâu dưới đáy biển, một số lớn may mắn hơn tìm được bến bờ và phải nhoi lên vô cùng vất vả tạo lại cuộc sống từ con số không.

Đây là những kinh nghiệm đau thương, được trả bằng máu và nước mắt. Chúng cho thấy, chúng ta đang đương đầu với "những người CS" đầy kinh nghiệm chứ không phải là những người VN thân thương chân chính. Mỗi người đại diện của CS mà ta gặp trong và ngoài nước phải được xem là những tay tình báo giỏi và vô cùng lão luyện về chính tri.. Tôi có đọc ở đâu đó là nhà ngoại giao của CS hay nói trắng ra ông đại sứ phải là tay gián điệp thượng thặng của họ. Dĩ nhiên những nhân viên của ông ta cũng thế.


*

TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN

*
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ



Những Bẫy sập trong Guồng máy Độc tài Thống trị

của hai chế độ Hà Nội và Tunis

từ nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đến nhà báo Taoufik Ben Brik



Bản Tin ngày 10.12.2009 có đăng bài viết của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt dưới tựa đề : Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà văn bị đàn áp và cầm tù’’ (15.11.2009). Trong đoạn cuối của bài này, tác giả có viết như sau :

‘’Cũng giống như trường hợp nhà báo Taoufik Ben Brik* bị bắt giữ mới đây ở nước Tunisie, nhà văn dân chủ đối kháng Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ khiêu khích hoàn toàn được tổ chức (và điều khiển trong bóng tối nhằm gây sự để đánh đập bà rồi vu oan để bắt giữ bà). Công an CS đã công bố một tấm hình cho thấy một người đàn ông bị thương. Thật ra, các nhà viết nhựt ký điện tử Việt Nam đã mau lẹ phát hiện sự ngụy tạo của công an CS. Bức ảnh đó đã được chụp ngày 28 tháng 2 năm 2005 chớ không phải ngày 9 tháng 10 năm 2009, như công an CS đã phao tin sau khi giam nhốt bà Trần Khải Thanh Thủy.’’ (Trích bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Ngọc).

Vì khuôn khổ hạn hẹp của Bản Tin, không thể phổ biến Phần chú thích* có liên quan đến vụ nhà cầm quyền Tunisie bắt giam và phạt tù nhà báo Taoufik Ben Brik. Cho nên phải chờ đến Bản Tin hôm nay để bổ túc Bản Tin kỳ trước như được trình bày dưới đây.



* Từ nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đến nhà báo Taoufik Ben Brik



Ngày 29 tháng 10 năm 2009, nhà báo Tunisie Taoufik Ben Brik bị đòi trình diện công an và bị bắt giữ ngay tiếp theo đơn kiện của một người đàn bà (chưa ai biết mặt), tên Rym Nasraoui, 28 tuổi, do luật sư đại diện nộp cho nhà cầm quyền. Bà này khai rằng ông Taoufik Ben Brik đã cố ý lái xe tông vào xe bà, chữi mắng bà rồi đánh đập bà giữa đường phố Tunis. Ngày 26 tháng 11 năm 2009, ông Taoufik Ben Brik bị phạt 6 tháng tù về các tội ‘’hành hung’’, ‘’gây hư hại cho tài sản người khác’’ và ‘’xâm phạm thuần phong mỹ tục’’. Ông Taoufik Ben Brik phủ nhận mọi sự cáo buộc và tuyên bố rằng tôi là nạn nhân của một bẩy sập do công an dàn dựng ra để trừng phạt tôi. Tái đắc cử lần thứ 5 với gần 90% số phiếu bầu (còn kém nhiều so với các lãnh tụ CSVN) sau 20 năm ngự trị, tổng thống Zine El Abidine Ben Ali không bao giờ dung thứ ông Taoufik Ben Brik vì những bài ông viết chỉ trích chế độ độc tài Tunis thường đăng trên các báo ở ngoại quốc, nhứt là Pháp.

Trước khi nhận được lệnh trình diện công an, ông Taoufik Ben Brik đã kể cho các đồng nghiệp Pháp rõ diễn tiến biến cố như sau :

Hôm ấy, khoảng 16 giờ 45, tôi lên xe để đi đến trường đón con gái tôi, Khadija, 10 tuổi. Trước khi tôi mở máy cho xe chạy thì một chiếc xe R19 màu xanh lá cây đậu ngay sau tôi tông thẳng vào xe tôi. Xuống xe, tôi nhìn thấy không có hư hại gì cho xe tôi lẫn xe đã húc vào xe tôi. Nhưng một người đàn bà ngồi cầm tay lái của chiếc xe R19 hỏi vặn tôi :

‘’Sao anh không có thể chú ý vậy !’’.

Tôi trả lời: ‘’Nhưng chính bà mới là người làm lỗi. Tôi chưa có đặt chìa khóa mở máy xe tôi nữa mà !’’.

Chẳng nói chẳng rằng, bà ta la lên ầm ĩ : ‘’Anh nhục mạ tôi... anh cắn tôi...’’. Rồi bà ta nhào tới quào cấu tôi. Bà xé rách áo choàng, áo len và áo gilet của tôi.

Tôi chợt hiểu, vội kêu cứu bằng cách hô to rằng : ‘’Bà này là người của công an’’...Nhiều người đi qua đường chạy tới can ngăn, tôi mới thoát được và lên xe, khóa tất cả các cửa xe. Nhưng bà ta lao tới trước đầu xe tôi và nói: ‘’Anh không được rời khỏi chỗ này trước khi công an tới đây!’’ Và từ đâu chẳng ai biết, một công an mặc thường phục đột nhiên xuất hiện. Anh ta đập thật mạnh nhiều lần tấm nắp đậy xe tôi và ra lệnh buộc tôi xuống xe. Tôi liền mở máy xe và chạy trốn. Tôi chạy trốn vào lúc đó vì nếu tôi tuân lệnh đi theo họ thì chắc tôi sẽ không bao giờ ra khỏi nhà tù. Nhìn khối lượng những bài tôi viết về các cuộc ‘’bầu cử’’ năm 2009, phải là thánh thần mới tin rằng Ben Ali (tổng thống) sẽ ‘’tha thứ’’ cho tôi. Cho nên tôi luôn luôn chờ đợi hành vi phản ứng của họ, nhưng tôi không muốn bị giam nhốt bằng cách thức họ gài bẫy để vu oan như thế đó.

Đây không phải là lần đầu mà chế độ Zine El Abidine Ben Ali đã dùng tới hình thức gài bẫy tồi tệ và lộ liễu như thế đó để bịt miệng Quyền Tự do Phát biểu Quan điểm và Quyền Tự do Báo chí. Trước khi ông Taoufik Ben Brik lâm nạn, ông Hamma Hammami, một nhân vật chính trị đối lập thiên tả, bị công an đi lùng bắt về tội đánh đập một người vô danh trên đường phố. Chưa hết, nhà văn Moncef Marzouki, giáo sư, chủ tịch danh dự Liên Hội Nhân Quyền Tunisie (bị buộc lưu vong tại Pháp), trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Taoufik Ben Brik: ‘’chế độ độc tài không bỏ tù những người như tôi để không biến tôi thành kẻ tử đạo hoặc người anh hùng. Thượng sách đối với bọn độc tài là làm ung thối cuộc sống của tôi và những người như tôi: bao vây, canh chừng tư gia, cắt điện thoại, thanh lọc, kiểm tra những khách đến thăm... Bọn độc tài chỉnh trang để biến nhà bạn thành nhà ngục. Rồi bạn phải trả mọi chi phí về sự ‘’chỉnh trang’’ đó và cả sự bảo trì nhà ngục lẫn việc nuôi tù nhân là chính bạn. Hơn thế nữa, họ buông thả đám côn đồ du đảng xông về phía tôi. Tôi không còn có thể đi trên đường phố mà không bị chúng chận lại để sỉ nhục. Có một lần, một người đàn bà (tôi chẳng biết là ai) bổng dưng vừa nhảy xổ vào tôi vừa kêu la rằng tôi là kẻ hiếp dâm’’.

Và còn nữa, để tống xuất ông Nabil Jumbert, giám đốc Pháp Tấn Xã ở Tunis, nhà cầm quyền Tunisie không ngần ngại dàn dựng một cái ‘’bẫy sập’’. Tại một bãi đậu xe, giữa ban ngày, một em bé gái ngã xuống trước mặt ông và hét to lên như đau đớn lắm. Ông Nabil Jumbert vội chạy tới xem có thể giúp gì không thì cô bé mới kêu khóc bị hãm hiếp. Một đơn kiện ông được nộp tại đồn cảnh sát. Phải cần tới sự can thiệp mạnh mẽ của tòa đại sứ Pháp mới cứu được nhà báo bất hạnh khỏi bị ra tòa án của chế độ Ben Ali.

Sau khi được tin nhà báo Taoufik Ben Brik bị phạt 6 tháng tù về các tội ‘’hành hung’’, ‘’gây hư hại cho tài sản người khác’’ và ‘’xâm phạm thuần phong mỹ tục’’, một người Pháp kể cho ký giả báo Nouvel Observateur nghe một chuyện của riêng ông như sau :

‘’Lúc tôi đặt chân lên cảng La Goulette - Tunis, một viên chức quan thuế Tunisie bắt tôi đứng ra riêng một chỗ không ai thấy, để tống tiền tôi. Nghĩ rằng tôi hoàn toàn không có làm điều gì trái phép để bị phạt vạ, tôi từ chối nộp tiền. Tức thì ông ta vừa đập mạnh bàn tay vào mắt ông ta vừa bắt đầu la hét làm như ông ta là nạn nhân của một vụ hành hung. Tôi đành phải bảo ông ta bình tĩnh lại và dúi tiền cho ông - người đại diện của một chế độ độc tài, tham nhũng và tàn bạo - vì tôi không muốn bị ném vào nhà giam một cách vô lý và phi pháp như thế. Tôi tin rằng ông Ben Brik cũng đã rơi vào một tình thế khốn nạn như tôi nhưng tôi đã may mắn thoát ra được mà chỉ mất một ít tiền’’.

Trông cảnh đồng nghiệp, văn hữu bị đàn áp bất công ở Tunisie rồi nhớ đến bạn ta, anh chị em tranh đấu cho Tự do Dân chủ, Nhân quyền và Nhân phẩm bị hành hạ, giam nhốt, lưu đày ngay trên quê hương yêu dấu của mình. Nếu bạn chưa đọc, xin hãy tìm đọc Bản Tường trình của ông Đỗ Bá Tân, chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, về sự việc hai vợ chồng ông bị nhiều kẻ lạ mặt gây chuyện, lấy cớ để hành hung tối ngày 8 tháng 10 năm 2009, rồi công an cộng sản đến bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy vì đã ‘’cố ý gây thương tích’’ cho một người nào khác (Bản Tin LHNQVN-TS ngày 26 tháng 11 năm 2009).

Theo tin của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Trung tâm Văn Bút Tunisie đã được Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế họp ở thành phố Linz nước Áo cuối tháng 10 công nhận là Trung tâm hội viên Văn Bút Quốc Tế. Hội đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế đã nồng nhiệt mở vòng tay đón Trung tâm tân lập của các văn thi hữu Tunisie vào đại gia đình Hiệp Hội các Nhà Văn Thế Giới. Chỉ tiếc vào phút lịch sử đó, có vài phiếu trắng lẻ loi của mấy đại biểu có thể vì ở xa không được thông tin về tình trạng Quyền Tự do Phát biểu Quan điểm bị vi phạm trầm trọng ở Tunisie và các nhà cầm bút Tunisie, nhà văn lẫn nhà báo, đã và đang bị trấn áp nghiệt ngã một cách hạ cấp và gian hiểm. Mặc dù tương đối còn đỡ hơn CHXHCNVN !

Ghi chú : nguồn tin về Tunisie của Phóng Viên Không Biên Giới, Văn Bút Quốc Tế, IFEX, báo Nouvel Observateur, le Monde, đài RFI và các báo điện tử Pháp thoại.



Genève ngày 12 tháng 12 năm 2009

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Saturday, December 12, 2009


BÙI TÍN * CHÁNH LUẬN

**

CRONY ECONOMY tại VIỆTNAM
Nhóm Harvard đã giải đáp vấn đề then chốt này
Bùi Tín

“…
Kinh tế thân hữu, kinh tế mật hữu, kinh tế phe nhóm, kinh tế cánh hẩu, kinh tế kiếm chác, kinh tế tầm gửi (dựa dẫm viện trợ và đi vay ODA và ngoại hối từ nước ngoài) nói lên thực chất chế độ chính trị xuống cấp thê thảm hiện nay…”
Trong nước dư luận báo chí và công luận xã hội đang xôn xao bàn tán về những chuyện rắc rối, khó hiểu trong cuộc sống. Biết bao câu hỏi “Vì sao? Vì sao?” được đặt ra, chưa có lời giải đáp thoả đáng.


Vì sao bà Ba Sương được họ phong "Anh hùng thời đổi mới", "đảng viên xuất sắc" 10 năm liền, huân chương Lao động, "Phụ nữ ấn tượng của châu Á - Thái Bình Dương " năm 2002 ...lại bị truy tố ra trước vành móng ngựa, tự giải trình hàng chục lần là mình vô tội, rồi bị kết án 8 năm tù giam? Báo trong nước kêu lên: "Hiện tại bắn đại bác vào quá khứ", "Cơ chế mới kết tội cơ chế cũ" ...nhưng không giải thích được vì sao.
Vì sao tướng công an Trần Văn Thanh, thanh tra bộ công an, đang oanh liệt một thời, lại bị truy tố, đứng trước vành móng ngựa toà án Đà Nẵng rồi đưa về trại giam chờ phiên toà phúc thẩm khi đang bị bệnh nặng tim và tiểu đường?
Vì sao vụ án PMU 18 với bị cáo chính Bùi Tiến Dũng kéo dài lê thê hơn 4 năm trời, làm cho những cam kết long trọng "kiên quyết (!), khẩn trương (!) chống tham nhũng như chống giặc nội xâm" của những người lãnh đạo cao nhất như trò đùa dai, tự mỉa mai mình?
Vì sao Huỳnh Ngọc Sỹ ăn hối lộ hơn 800 ngàn đôla, có bằng chứng pháp lý hơn 3 ngàn trang do bộ tư pháp Nhật cung cấp lại chỉ bị kết án có 3 năm tù, "vì nhân thân tốt ", "từng có nhiều cống hiến", để báo Thanh Niên phải kêu lên là "tội bằng con voi lại phạt bằng con kiến"? Thật ra nền tư pháp độc quyền đã đánh tráo vụ án ăn hối lộ của công ty Nhật thành vụ án cho thuê nhà công để lấy tiền chia nhau! Các bloggers trong nước gọi đây là "trò xiếc" bẩn của ngành xử án nước nhà.


Hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi "vì sao?" như thế đang làm nát óc các nhà báo, các công dân quan tâm đến thời cuộc, các nhà trí thức dân tộc của "mạng Bauxite Vietnam.info", của Viện VDS, của hàng triệu dân đen và dày vò hành hạ vô vàn người bị kết án, tù đày oan ức.
Thì đây, những bản báo cáo của Nhóm tư vấn của trường Đại học Harvard Mỹ có mặt tại Hà Nội hơn 3 năm nay để góp ý cho thủ tướng và giới cầm quyền đã cung cấp chiếc chìa khoá để giải đáp các câu hỏi "Vì sao?" trên đây.
Nhóm tư vấn này gồm có các giáo sư Mỹ và vài nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt.
Họ dùng từ "crony economy" để chỉ ra nền kinh tế đang ngự trị ở Việt Nam, từ đó nhận diện căn cước của chế độ chính trị hiện hành.
Chữ tiếng Anh "crony" có nghĩa là bạn rất thân, từ điển Anh ghi thêm "close friend", "companion", "partner", thêm các từ cùng nghĩa: "chum", "pal", "buddy", có thể dịch ra tiếng Việt là: bạn nối khố, bạn tâm giao, cánh hẩu, bạn cật ruột...
Tiếng Trung hoa gần đây có dùng từ "thân hữu kinh tế", "mật hữu (bạn cực thân) kinh tế", "gia tộc kinh tế"... chỉ nền kinh tế đặc trưng trên lục địa Trung Hoa hiện nay.
Từ trên đây, có thể nói chế độ kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay không còn gì là bản chất giai cấp vô sản, giai cấp công nhân, hay bản chất dân tộc, như tài liệu chính thức của Học viện chính trị Hồ Chí Minh rao giảng.


Vậy thì chế độ chính trị còn mang chất Cộng sản không? Đây là vấn đề phức tạp, lại rất cần làm rõ. Có ý kiến cho rằng chất cộng sản không còn gì, đảng CS chỉ còn cái vỏ, cái tên gọi; người cộng sản nay đã trở thành tư sản, địa chủ, nhà kinh doanh, có tài sản, nhà cửa, bất động sản, có nhà đất cho thuê, có ngân khoản gửi ngân hàng lấy lãi, có vàng bạc quý kim cất giấu.
Hơn nữa Đảng cộng sản đang trải qua một cuộc khủng hoảng, một cuộc đảo lộn sâu sắc trong nội bộ, một cuộc thoái trào, sa sút về phẩm chất chính trị và đạo đức. Cái hình thức đoàn kết, gắn bó, thống nhất ngày xưa đã tan vỡ, rã rời, sự phân hoá giai cấp ở 2 đầu ngay trong đảng đã hiển nhiên.


Phần lớn đảng viên cao cấp cầm quyền đã thành tư sản hay tư sản mại bản, tư sản chứng khoán, tư sản nhà đất, tư sản quan liêu tham nhũng ăn bám, có kẻ thành tư sản kiêm địa chủ, có người thành nhà kinh doanh, chủ công ty, hùn vốn các công ty xuất nhập khẩu. Một số đảng viên cầm quyền ở nông thôn trở thành địa chủ, phú nông, một số thành cường hào mới, có cả cường hào gian ác, như bà con nông dân ở Quảng Nam, Nghệ An và Bình Dương tố cáo.


Mặt khác một số đảng viên bình thường không có thế lực chính trị làm chỗ dựa, ở thành thị cũng như ở nông thôn, chỉ là công dân bình thường, công nhân bình thường, viên chức bình thường, thành trung nông; cũng có số ít đảng viên, gia đình liệt sỹ, cựu chiến binh thất thế trở thành vô sản, mất đất mất nhà, do bọn đảng viên cường hào hiếp đáp, có khi thất nghiệp phải ra thành phố kiếm việc vặt hay thành đội quân cửu vạn, bốc vác cho con buôn... Họ bị những đồng chí của mình bóc lột và đàn áp thẳng tay.
Đảng CS đã thay đổi sâu sắc, phân hoá mạnh, nhưng về đường lối chính trị, nhóm lãnh đạo vẫn duy trì nguyên vẹn cái cốt lõi tệ hại nhất, đó là độc quyền chuyên chính, độc quyền cai trị, ngăn chặn bằng bạo lực mọi xu thế dân chủ hoá, đa nguyên đa đảng hoá xã hội. Chính đây là chỗ mạnh mong manh tạm thời và cũng là chỗ yếu cơ bản, là tử địa của nó khi đất nước đã mở cửa và hội nhập quốc tế.


Không ít đảng viên cộng sản lâu năm, là viên chức, trí thức dân tộc, có lương tâm, yêu nước, thương dân, - tiền bạc không mua được, chức tước không ham - , cuộc sống tạm đủ ăn, sống trong sạch, tỉnh táo nhận ra tình hình sa sút của đất nước, lo lắng thấy đạo đức suy đồi, đã ngay thẳng chỉ rõ lối ra là dân chủ hoá cho đất nước, nhưng bị vu cáo, cô lập, cấm phản biện. Anh chị em báo động khi Tổ quốc lâm nguy, chủ quyền quốc gia bị đe doạ, đất biển đảo bị lấn chiếm, từ đó chán đảng, ngừng sinh hoạt đảng, mong muốn có một đảng khác lãnh đạo đất nước, một đảng trong sạch, dân chủ, chí cốt với dân tộc, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn, gắn bó với thế giới dân chủ của thời hiện đại. Đảng này có thể thi đua, ganh đua với đảng CS, tạo nên sinh khí chính trị, góp phần thúc đẩy đảng CS phải hoàn thiện mình, lấy xã hội làm trọng tài, sẽ có lợi nhiều mặt cho đất nước.



Các nhà lãnh đạo CS đang kêu trời về tình trạng "nhạt đảng", “nhạt lý tưởng" của đảng viên, về hiện tượng "tự diễn biến", "tự huỷ diệt" của đảng CS. Họ rất lo khi các ông Trần Độ, Bùi Minh Quốc, Phạm Quế Dương, Lê Hồng Hà..., gần đây là nhà văn-nhà báo Phạm Đình Trọng tuyên bố vĩnh biệt đảng "vì đảng không còn đáng tin nữa".
Chỉ có dân chủ thứ thật, dân chủ từ trên xuống dưới, chứ không phải ngược đời là "dân chủ ở cơ sở đã" (!), mới có thể chấm dứt cái cơ chế kỳ lạ hiện nay, chấm dứt một xã hội mà căn cước không rõ ràng, tư bản không ra tư bản, cộng sản không hẳn cộng sản, dân chủ không ra dân chủ, chắp vá hỗn độn, tiếp nhận toàn những điều xấu nhất của phong kiến, tư bản lũng đoạn, xã hội chủ nghĩa thực tiễn theo mô hình Staline và Mao...
Kinh tế thân hữu, kinh tế mật hữu, kinh tế phe nhóm, kinh tế cánh hẩu, kinh tế kiếm chác, kinh tế tầm gửi (dựa dẫm viện trợ và đi vay ODA và ngoại hối từ nước ngoài) nói lên thực chất chế độ chính trị xuống cấp thê thảm hiện nay.


Các đặc điểm trên phơi bày các mối quan hệ chằng chịt trong một xã hội cực kỳ hỗn loạn. 15 nhân vật trong bộ chính trị, mỗi người có phe cánh, bộ hạ, cánh hẩu riêng của mình về chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại. Ở các tỉnh, huyện cũng có những lãnh tụ riêng, nhóm ảnh hưởng, phe cánh riêng, hùn hạp hay sát phạt nhau. Họ có những đàn anh đỡ đầu ở trung ương, có tay chân bộ hạ tay sai ở cơ sở, có khi còn dùng cả bọn xã hội đen. Đó là những sứ quân cát cứ.
Trong cái xã hội đỏ đen lẫn lộn, giá trị "lộn tùng phèo" này, các hiện tượng phổ biến đầy rẫy như "thư riêng", "phong bì", "hoa hồng", "lại quả", "lót tay", “nhấm nháy", "ô dù", người thân tín của bác Ba, chú Năm, anh Bảy, cô Tám, cụ Mười..., và đủ loại "cò" làm cái việc "mưu sĩ", "chỉ trỏ", "mối lái", “mở đường", "gõ cửa", "kết thân", những ma cô mới nhan nhản của "nền kinh tế lợi ích riêng" đầy mưu mô, mánh mung, chụp giựt này.
Với nền kinh tế độc đáo trên, lợi ích dân tộc là phù phiếm, lợi ích nhân dân là trên giấy, tài sản chung bị xẻ thịt chia chác cho các phe nhóm, y như ở Trung Quốc hiện nay, chừng 0,40% dân số chiếm 70% tài sản chung, còn 99,60 nhân dân chia nhau 30% tài sản còn lại. [Ở Việt Nam, vào khoảng 40 vạn số "dân có phe cánh" ngự trị trên lưng 82 triệu dân chúng bơ vơ mất quyền công dân]. Sự chênh lệch giàu/nghèo là kinh khủng, kẻ tham nhũng bất tài gian manh phất lên như tên lửa, người lao động lương thiện thất thế thì nghèo đói thê thảm. Đó, cái "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (!) là thế! Mong những nhà văn dân tộc tài năng ghi lại cảnh xã hội trớ trêu độc đáo chưa từng có này.


Bà Ba Sương chỉ lo xây dựng nông trường, không có phe cánh ở tỉnh và trung ương, trong khi nhóm đương quyền ở Cần Thơ đang mê mẩn với quy hoạch Khu kinh tế công nghiệp mũi nhọn béo bở. Bà bị chúng thí theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ là tất nhiên, vì chuyện cướp đất, cưỡng chiếm đất, buôn đất là chuyện lớn của quốc gia.
Tướng công an Trần Văn Thanh dám cả gan tố cáo bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Bá Thanh, uỷ viên trung ương đảng, được uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban Kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi đích thân đỡ đầu và che chở thì dù là tướng công an cũng chỉ có vào tù và bị hạ nhục. Huỳnh Ngọc Sỹ tội cực nặng lẽ ra nằm tù 12 đến 15 năm, nhưng chỉ bị kết án 3 năm, để rồi sẽ được giảm án, ân xá do "cải tạo tốt" (!), vì ông ta là tay chân thân tín của nguyên thứ trưởng giao thông Nguyễn Việt Tiến, mà ông này lại là đệ tử cật ruột của ngài tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ông Sỹ còn thông gia với ông Lê Thanh Hải là uỷ viên Bộ chính trị, bí thư thành uỷ Sài Gòn...
Một chế độ không có công tâm, không tuân theo luật pháp và hiến pháp, không coi trọng hiền tài, không cho mọi công dân cơ hội thành đạt ngang bằng nhau, chỉ coi trọng phe nhóm mình, chỉ bảo vệ quyền lợi bất chính của phe cánh, không lo che chở những công dân bị oan ức, chỉ lo bao che những kẻ cánh hẩu, bộ hạ thân tín riêng tư... một xã hội như thế chứa đầy tật bệnh hiểm nghèo, không thể yên ổn, hài hoà và phát triển.
Việt Nam thời đổi mới đã và đang đóng góp một danh từ mới cho từ điển quốc tế. "A Crony Economy", tạm dịch là kinh tế thân hữu, kinh tế phe cánh, kinh tế cánh hẩu, với vô vàn mối quan hệ mờ ám, nhơ bẩn, với vô vàn mưu đồ phá nước hại dân, đang nghiễm nhiên nảy nở, tung hoành khắp nơi, từ trên cao nhất xuống tận cơ sở.


Cám ơn các bạn giáo sư Đại học Harvard - người Mỹ và người Mỹ gốc Việt - đã nhìn thẳng vào sự thật ở Việt Nam, khám phá ra một thực tế, cũng là một nguy cơ, một thảm hoạ của đất nước Việt Nam, cảnh tỉnh bao người vẫn còn nhầm lẫn về sự phát triển "mạnh mẽ"(!), "lành mạnh"(!), "phát triển đi lên"(!), "đúng hướng"(!) của đất nước.
Danh từ mới lạ này là chiếc chìa khoá quý để tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ và chuẩn xác các sự kiện kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá và đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.
Bùi Tín
Paris 9-12-2009
© Thông Luận 2009

*

NGUYỄN HƯNG QUỐC * VĂN HÓA GIÁO DỤC

*




Cần giáo dục về sự xấu hổ

Nguyễn Hưng Quốc
Từ năm 1945, đặc biệt từ năm 1954, người Việt Nam, nhất là ở miền Bắc và sau đó, từ năm 1975, trong cả nước, không ngớt được/bị giáo dục về lòng tự hào.. Tự hào về bốn hay năm ngàn năm văn hiến. Tự hào về tài đánh giặc, hết giặc Tống đến giặc Minh, giặc Thanh, giặc Chiêm, rồi cuối cùng, giặc Pháp và giặc Mỹ.

Ngoài ra, người Việt Nam còn tự hào về tài trí của mình, bao gồm cả tài văn chương, với những tên tuổi có thể làm lu mờ truyền thống lừng lẫy của thời Tiền Hán và Thịnh Đường bên Trung Quốc.

Tự hào. Lúc nào cũng tự hào. Sách viết về đất nước và con người Việt
Nam lúc nào cũng ánh lên vẻ sự tự hào. Có những điều tự hào có thực và cũng có không ít những điều chỉ do tưởng tượng.

Câu nói “ra ngõ gặp anh hùng” hay “nhiều người ngoại quốc mơ ước sáng ngủ dậy thấy mình là người Việt Nam” được lặp lại lặp lại từ học đường đến các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, theo tôi, đã đến lúc nên có chính sách giáo dục người Việt
Nam về lòng xấu hổ.
Thật ra, nói “theo tôi” là một cách nói hơi cường điệu. Rõ ràng, tôi không phải là người đầu tiên và càng không phải là người duy nhất nói lên điều đó.

Trước, từ giữa thập niên 1980, đạo diễn Trần Văn Thủy đã nhấn mạnh vào nhu cầu giáo dục lòng xấu hổ. Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế nổi tiếng, Trần Văn Thủy đã so sánh việc giáo dục tại Nhật và tại Việt
Nam:
“Trong khi ở Nhật, một quốc gia tiến bộ và giàu mạnh nhất châu Á, trẻ em luôn được giáo dục là đất nước của họ rất nghèo tài nguyên và bị thua trận một cách nhục nhã, thì tại Việt Nam, một quốc gia thuộc loại lạc hậu và nghèo đói nhất trên thế giới, trẻ em lại luôn được giáo dục một cách đầy tự hào: tài nguyên thì giàu có, lịch sử thì trực rỡ, con người thì anh hùng, tài trí thì vô song, v.v…

Cũng trong thập niên 1980, sau Chuyện tử tế một tí, trong bài “Nhìn từ xa… Tổ quốc”, nhà thơ Nguyễn Duy cũng nói đến hiện tượng “bội thực tự hào”, hơn nữa, “ngộ độc tự hào” của người Việt
Nam.

Ông chỉ ra những điều nghịch lý:
“xứ sở thông minh / sao thật lắm trẻ con thất học”, “xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm”, “xứ sở cần cù / sao thật lắm Lãn Ông(lười biếng)”, “xứ sở bao dung / sao thật lắm thần dân lìa xứ”, “xứ sở kỷ cương / sao thật lắm vua / vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chỉa / vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ”.
Nhưng trên tất cả là nghịch lý trong tuyên truyền, lúc nào cũng “hát đồng ca”: “Ta là ta mà ta vẫn mê ta”, trong khi đó, trên thực tế, ai cũng biết:
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
Ợ lên thum thủm cả tim gan”.
Tuy nhiên, xin lưu ý: Trần Văn Thuỷ và Nguyễn Duy không phải là những người đầu tiên phê phán bệnh tự hào và đặt vấn đề về nhu cầu giáo dục lòng xấu hổ.

Ngay từ đầu thế kỷ 20, các nhà nho cấp tiến đã nhận ra được điều đó. Trong các tác phẩm của mình, cả Phan Chu Trinh lẫn Phan Bội Châu đều nhiều lần nhấn mạnh đến cái ngu và cái hèn của người Việt
Nam. Hãy thử đọc lại đoạn văn này của Phan Chu Trinh:
“Nhân dân nước
Nam bây giờ, ngu xuẩn như trâu như ngựa, tha hồ cho người ràng trói, cho người đánh đập, có miệng mà không dám kêu, gần chết mà không dám than thở.” (Trích theo Đặng Thai Mai, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, nxb Văn Học, Hà Nội, 1974, tr. 85).

Việt
Nam hiện nay là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, trên rất nhiều phương diện, so với mặt bằng chung của thế giới cũng như so với chính tiềm năng và tiềm lực mà chúng ta có, có rất nhiều điều khiến chúng ta phải xấu hổ.

Cần xấu hổ về trình độ phát triển của Việt
Nam hiện nay vốn rất thấp không những so với thế giới mà còn so với cả các quốc gia láng giềng của chúng ta ở châu Á.

Cần xấu hổ về khoảng cách giàu nghèo phi lý và bất nhẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa cán bộ và người lao động bình thường không có quyền thế và thân thế.

Cần xấu hổ về tinh thần vô kỷ luật, thậm chí, rất kém văn hoá nhan nhản khắp nơi, từ công tư sở đến ngoài đường phố, từ cách làm việc đến cách đi lại.

Cần xấu hổ về sự hoành hành của nạn tham nhũng ở mọi cấp..

Cần xấu hổ về những cách hành xử của nhà cầm quyền: nhu nhược đối với nước ngoài, đặc biệt với Trung Quốc, nhưng lại độc tài và tàn bạo ngay với những người tha thiết nhất đối với chủ quyền và sự toàn vẹn của Việt
Nam.

Theo tôi, không chừng xấu hổ nên được xem là một đức hạnh cần thiết nhất hiện nay.

Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt
Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ.

Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý

*

Friday, December 11, 2009


THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

**

Flag this message

(Thơ song ngữ) CHÂN LÝ - DIÊN NGHỊ

Saturday, December 12, 2009 9:03 AM
To:
undisclosed-recipients

CHÂN LÝ

Thuở xưa ...
Ngày xưa ...
Bác học Bruno
Bước lên giàn hỏa thiêu
Hồn nhiên như dạo phố.
Quay mặt nói với lũ người cuồng nộ,
Quả đất vẫn tròn, sau trước niềm tin
Dù thân này – cát bụi tro than.
Lũ cuồng tín nhất định quả đất vuông
Ông thánh, ông thần phán dạy .
Kẻ nào nói khác đi – quân càn quấy
Tội đồ giữa hỏa thiêu
Ngàn năm sau
Trí tuệ con người, hào quang ngời reo
Bay lên tận mặt trăng
Nhìn xuống
Quả đất chúng ta tròn – bong bóng
Màu xanh thực vật, mát dịu dung nhan.
Thế kỷ Hai Mươi đang đếm bước cuối cùng
có những kẻ còn tôn thờ cuồng tín
truy chụp anh em -- người dị đồng ý kiến
gieo rắc hận thù giữa tai họa đau thương
Những thằng ngu – ba hoa chuyện văn chương
những bọn khùng điên, đòi làm lịch sử
kẻ thất học, mơ giấc mơ lãnh tụ
quân thần nằm chết
lớp bùn đen
Chân lý Bruno – chân lý người hiền
rừng rực hỏa thiêu
nghênh ngang sự thật
ngày nay
con người tung hô, xuyên tạc
trắng đổi đen, xanh đổi đỏ vàng...
nhục nhã thay, ôi kẻ loạn cuồng!
DIÊN NGHỊ

TRUTH

ON that old day How could it be neglected?
The scientist Bruno went on to the pyre
As if he was taking a stroll, unaffected;
He re-affirmed to the frenzied abusers of fire:
“The Earth is round, in that Truth I trust
Although my body has to turn into dust!”
The fanatics determined the earth was square
As from their gods and saints they had learned;
Whoever came to say to the contrary to dare
Was consequently ordered to be alive burned!
Man’s intellect develops as life evolves;
The most revered halo he has come to gain:
By flying to the moon he now firmly resolves
The roundness of our Earth like a ball to reign
In the azure universe forever to remain.
Even the 20th century has ended its dominion,
There still are the furious with their choler,
To put labels on others for a different opinion;
Promote hatred; spread misfortune and dolor!
And the idiots about literature to talk hot air;
The fool, insane to fluctuate history’s fate;
The ignorant to dream of a leader’s chair;
All to sully and drown the pillars of the State!
Bruno’s Truth is the very Truth of the Sage,
The Sparkle of Fire, the Pride of Pure Fame,
Whereas today’s vulgar people disparage,
Misrepresent the Good as Bad What shame!

Translation by THANH-THANH



MicrosoftInternetExplorer4


NGUYỄN PHÚ THỨ * VĂN HÓA THẾ GIỚI

**

Khác Biệt giữa Tết Ta và Tết Tây như thế nào?


(Nhân dịp bước sang năm mới Tết Tây 2010 nhằm Tết Nguyên Đán Canh Dần, xin trích dẫn từ trang 462 đến trang 469 trong tác phẩm Tử Vi & Địa Lý Thực Hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ để góp phần vào Giai Phẩm Tết cho vui). Đối với người Âu Tây, tính theo niên lịch Tây, hầu như thường ăn mừng ngày lễ Giáng Sanh tức NOEL cho đến bước sang năm mới, bởi thế, đối với người Việt Nam sống trên xứ người dù có đạo Thiên Chúa hay không, vẫn ăn 3 lần Réveillon để mừng Giáng Sinh và đón giao thừa mừng năm mới Tểt Tây rồi Tểt Ta, cùng với những lời Chúc Mừng Năm Mới (Bonne Année / Happy New Year) được kéo dài cho đển hểt tháng một (Janvier) như ở Pháp.



Ÿ nước Pháp, thường trước ngày NOEL khoảng độ một tháng, các tiệm bày bán đồ chơi, bánh kẹo có chocolats, rượu thịt... tung ra thị trường để mời khách hàng mua làm quà tặng trong gia đình hay thân hữu. Và nhân dịp này Ông Già NOEL cũng xuất hiện, để mời trẻ con đến đứng gần chụp hình, do vậy không khí rất vui nhộn.







Nhân nhắc đến Réveillon tức ăn nửa đêm, các gia đình trên bàn tiệc thường có những món ăn gồm có như sau : Gà lôi tơ (La dinde), Gà giò tơ (Le poulet), Gà sao tơ (La pintade), Gà thiến (Le chapon), Vịt tơ (Le canard), Con Mang (Le chevreuil), Heo rừng (Le sanglier), ngỗng (L’oie) ...thường để đúc lò. Đối với Vịt, còn có gan vịt (Foie de Canard) là món được ưa thích nhứt, cho nên bán rất mắc, vì thế mỗi năm vào dịp Giáng Sanh và bước sang Tết Tây, số Vịt chết rất nhiều, bởi vì món gan vịt rất khoái khẩu làm cho Vịt phải chết oan mạng.


Quả đúng câu : Cuộc đời, đôi khi cái Vui người này, là cái Khổ của người khác. Ngoài ra, còn có các món đồ biển như : Các Sò Ốc, Cá Hồi (Saumon), Cua Biển, Tôm Hùm (Homard), các loại trứng cá (oeufs de lompes)... hiệp cùng với các loại bánh mứt, chocolats ... của các nước trên địa cầu, xin trích dẫn một hình ảnh như sau : Các loại trái cây như trái : long nhãn, vãi... đặc biệt, chùm trái Chà Là từ các nước Bắc Phi đem đến, ăn rất ngon, trái lớn lại thơm hơn loại Chà Là trước kia thấy bán ở Việt Nam trong dịp Tết.





Hơn nữa, còn có các loại rượu và formages của các nước không sao kể ra hết được, xin trích dẫn hình ảnh như sau : Các rượu huýt-ky (Les whiskies) Các rượu sâm-banh, gin, vo-ka và các loại rượu chát...


(Les champagnes, le gin, le vodka et les vins...) Đặc biệt, có loại các trái cây như : Châtaigne hay Maron (tức quả lật, có da láng bóng, màu nâu, ăn rất bùi như hột mít bên nhà, cho nên làm được nhiều món bánh ngọt hoặc kem để tráng miệng cũng như món mặn nấu với thịt)
Khi nói những ngày Tết cuối năm và mừng Tết Tây hằng năm tại Pháp nói riêng, không làm sao kể hết được, xin đơn cử tại Paris trong dịp này, trên con đường đại lộ Champs Élysées cùng tháp Eiffel được treo đèn rất đẹp.

*

Tháp Eiffel đ ược treo đèn vào dịp lễ Giáng Sinh và Tết Tây

*

TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN

**

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Việt Nam và Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù

Tham gia Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù – 15 tháng 11 năm 2009 -, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã phổ biến một bài viết bằng Pháp và Anh ngữ đến các giới truyền thông Thụy Sĩ và quốc tế. Bài viết cũng được gởi để thông tri đến Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và ban Chấp hành Văn Bút Quốc Tế, Uỷ Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù, các Trung tâm thành viên và nhiều thi văn hữu. Toàn văn bài này, dưới tựa đề ‘’Nhà Văn, Nhà Báo bị Đàn Áp, bị Giam Cầm và bị Ám Sát’’, được đăng lần đầu tiên, ngày 3 tháng 11 năm 2009, trên Diễn đàn của tổ chức quốc tế Bảo Vệ Nhân Quyền PROTECTION INTERNATIONAL.


Đúng vào ngày 15 tháng 11, trang Thông Tin của Trung tâm Văn Bút Pháp (P.E.N. Club Français) phổ biến một bản tin dưới tựa đề ‘’Ngày Nhà Văn bị Đàn Áp: (Vận động can thiệp) cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy’’. Văn Bút Pháp trích đăng bài viết của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt kể lại chuyện tác giả ‘’Viết từ Hang đá - Nhỏ lệ cùng Dân’’ bị hành hung, đánh đập do những kẻ lạm dụng quyền thế tổ chức. Để rồi nhà nữ trí thức nạn nhân lại bị công an bắt giam độc đoán từ đêm 8 tháng 10 năm 2009 về tội ‘’cố ý gây thương tích cho một người khác’’. Văn Bút Pháp cực lực phản kháng sự đàn áp đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải thật sự tôn trọng nhân quyền và quyền tự do phát biểu quan điểm. Đồng thời Văn Bút Pháp yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp cho nữ văn hữu Việt Nam.


Ngày 4 tháng 11, nhựt báo thông tin ngôn luận độc lập LE COURRIER đăng bài ‘Đừng Quên các Nhà Văn và Nhà Báo bị Đàn áp, bị Cầm tù và bị Ám sát’’. Tờ báo nhấn mạnh Quyền Tự do Phát biểu quan điểm và viết rằng: ‘’Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Văn Bút Quốc Tế, Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới, tố cáo chế độ CSVN đối xử tồi tệ các nhà báo, dân chủ đối kháng’’. Đến ngày 14 tháng 11, nhựt báo lớn và lâu đời TRIBUNE DE GENÈVE đăng giới thiệu trong mục Lá Thư Ngày Hôm Nay bài ‘’Tưởng Nhớ các Nhà Văn bị Đàn áp’’. Tiếp theo, ngày 18 tháng 11, nhựt báo LE TEMPS (khuynh hướng báo LE MONDE Pháp) cho đăng bài:


‘’Các Nhà Văn bị Đàn Áp’’, kèm theo hình vẽ một nhà văn bị nhốt, hai tay nắm hai chấn song sắt của cửa sổ nhà giam. Hưởng ứng cuộc vận động toàn cầu của Văn Bút Quốc Tế trong tinh thần đoàn kết để Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù*, ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức, Pháp và Ý thoại đã hợp tác tổ chức ba buổi Hội luận và Họp báo tại ba thành phố Zurich, Genève và Lugano. Năm nay, hai diễn giả được mời là bà Pinar Selek, nhà văn, nhà báo và nhà xã hội học Thổ Nhĩ Kỳ, lưu vong ở Berlin, nước Đức và bà Susanne Scholl, nhà văn và nhà báo Áo, phái viên Văn phòng Mạc Tư Khoa của đài Vô tuyến Truyền hình Áo, hội viên Trung tâm Văn Bút Áo. Tại Genève, ngoài các hội viên Văn Bút hiện diện còn có giới truyền thông đại chúng và những người quan tâm đến vấn đề ‘’Bảo vệ Quyền Tự do Phát biểu Quan điểm’’.


Các tham dự viên nhận được một tập tài liệu giới thiệu hoạt động của Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù và thông tin về tình trạng các nhà văn, dân chủ đối kháng và bảo vệ nhân quyền bị trấn áp tại các chế độ độc tài, thiếu dân chủ hoặc cuồng tín cực đoan. Thành viên Ủy Ban của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đảm nhiệm việc sưu tập, biên soạn tài liệu. Các văn hữu ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ còn gởi kháng nghị thư đến những nhà nước không bảo vệ được Quyền Tự do Phát biểu Quan điểm, sách nhiễu và giam nhốt nhứt là những người cầm bút vì họ hành sử quyền Tự do căn bản và thiết yếu này. Ngoài ra, các văn hữu còn viết thư yêu cầu một số chính phủ dân chủ can thiệp để trả lại tự do cho các tù nhân ngôn luận và lương tâm được Văn Bút Quốc Tế ủng hộ.

Genève ngày 10 tháng 12 năm 2009 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland


Sau đây là bản Việt ngữ do Nguyễn Ngọc chuyển dịch từ bản Pháp và Anh ngữ của bài báo. Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù Chủ nhựt 15 tháng 11 năm 2009 là Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù kỳ thứ 29. Trong 12 tháng qua, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế đã kiểm tra hơn 900 cuộc tấn công nhắm vào những nhà văn và nhà báo dám hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm và ý kiến. Hầu hết những người này đã bị sách nhiễu, bị bắt giữ, bị tra tấn hoặc bị nhốt tù. Khoảng 200 người đang bị cưỡng bách chấp hành hình phạt tù nặng nề. Tệ hại hơn nữa : hơn hai mươi người khác bị làm cho im lặng tuyệt đối bằng những cuộc ám sát, hình thức tối hậu và ghê rợn của chế độ kiểm duyệt.


Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh đến năm trường hợp tiêu biểu cho năm khu vực trên thế giới: ở Cameroun, ông Pierre Roger Lambo Sandjo, ca sĩ kiêm nhà soạn lời hát; ở Trung Hoa, ông Liu Xiaobo, nhà văn đối kháng và chủ tịch Trung tâm Văn Bút Trung Hoa độc lập; ở Ba Tư, ông Maziar Bahari, nhà báo Ba Tư - Gia Nã Đại, nhà viết kịch và làm phim (nộp tiền bảo chứng để được tại ngoại hầu tra); ở Mễ Tây Cơ, ông Miguel Angel Gutiérrez Avila, nhà nhân chủng học, ngôn ngữ học và tác giả của nhiều cuốn sách về người bản xứ của Tiểu bang Guerrero (bị đánh đập đến chết ngày 25/26 tháng 7 năm 2008) và ở Nga, bà Natalia Estemirova, một nhà báo dũng cảm và nhà bảo vệ nhân quyền không biên giới (bị bắt cóc và sát hại tại Tchéchénie ngày 15 tháng 7 năm 2009). Ngày hôm nay, chúng tôi không thể quên được hàng trăm nạn nhân khác. Cuối tháng 10 năm 2009, Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ thứ 75 tại thành phố Linz, nước Áo, đã thông qua nhiều Quyết Nghị lên án cuộc đàn áp và đe dọa đối với các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà dân chủ đối kháng, luật sư bảo vệ nhân quyền ở Trung Hoa, Cuba, Erythrée, Géorgie, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.


Dưới chế độ cộng sản Việt Nam, nhiều người đã bị giam giữ kéo dài, thường quá 12 tháng trước khi xử án, giam cầm suốt nhiều năm qua trong các trại lao động cưỡng bách sau các vụ án theo kiểu mẫu Staline. Tội của các phạm nhân : phát biểu quan điểm bất đồng hoặc đối kháng của mình, viết bài trên Internet tố cáo tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Các điều kiện của trại giam thật là vô nhân đạo.

Thiếu dinh dưỡng, chăm sóc y tế và vệ sinh, một số tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả nhứt là phụ nữ, còn bị tra tấn, hành hung hoặc bị làm nhục bởi các tù nhân hình sự. Trong số tù nhân ngôn luận và lương tâm (nhiều người ít được báo chí nói đến) có Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ) 81 tuổi, nhà thơ và trí thức bị quản chế từ năm 2003; linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên tạp chí Tự Do Ngôn Luận (không được thừa nhận hợp pháp), 8 năm tù; hai cộng tác viên biên tập, ông Nguyễn Phong và ông Nguyễn Bình Thành, 6 và 5 năm tù; hai luật sư bênh vực nhân quyền và dân chủ đối kháng, bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài, 3 và 4 năm tù; bà Lê Thị Kim Thu, phóng viên độc lập và nhà bất đồng chính kiến, 18 tháng tù; ba nhà bênh vực nhân quyền và dân chủ đối kháng, bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyển và luật sư Trần Quốc Hiền, 4, 3 và 5 năm tù; hai nhà bất đồng chính kiến, ông Trương Quốc Huy và ông Phạm Bá Hải, 6 và 5 năm tù; hai nhà báo độc lập, ông Trương Minh Đức và ông Nguyễn Văn Hải (bút ký điện tử Điếu Cày), 5 và 2 năm 6 tháng tù; bà Phạm Thanh Nghiên, nhà báo độc lập và dân chủ đối kháng, bị giam cầm từ ngày 17 tháng 9 năm 2008; ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ, nhà văn và dân chủ đối kháng, 6 năm tù; ông Vũ Văn Hùng, nhà giáo, nhà văn và nhà bảo vệ nhân quyền, 3 năm tù, bị tra tấn trong trại giam; bốn nhà dân chủ đối kháng, sinh viên Ngô Quỳnh, nhà văn Phạm Văn Trội, nhà thơ Nguyễn Văn Túc và nhà thơ Trần Đức Thạch, 3, 4, 4 và 3 năm tù; ông Nguyễn Văn Tính, nhà giáo, cộng tác viên biên tập tạp chí Tổ Quốc (không được thừa nhận hợp pháp), 3 năm tù; ông Nguyễn Kim Nhàn, nhà dân chủ đối kháng và nhà bảo vệ nhân quyền, 2 năm tù; ông Nguyễn Mạnh Sơn, nhà thơ và nhà dân chủ đối kháng, 3 năm tù; bốn nhà bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Lê Thăng Long, bà Trần Thị Thu và bà Lê Thị Thu Thu, bị bắt giam ngày 24 tháng 5 và ngày 4 tháng 6 năm 2009; luật sư Lê Công Định, nhà bênh vực nhân quyền và nhà bất đồng chính kiến, bị bắt giam ngày 13 tháng 6 năm 2009; hai nhà bất đồng chính kiến, ông Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim, bị bắt giam ngày 7 tháng 7 năm 2009.


Thêm nữa, ngày 8 tháng 10, nhà thơ kiêm nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nguyên tù nhân ngôn luận và lương tâm, đã bị bắt sau khi các nhân viên an ninh mặc thường phục đến nhà bà, gây sự để sách nhiễu bà và thân nhân gia đình. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã bị những kẻ bạo hành tấn công bằng gạch và thân nhân lo sợ bà có thể bị một chấn thương đầu. Giới truyền thông chính thức của nhà nước CS lại tung tin rằng bà Trần Khải Thanh Thủy và chồng bà đả thương một người khác. Tuy nhiên, chỉ một mình bà bị khởi tố về tội ‘’cố ý gây thương tích’’ và chỉ một mình bà bị câu lưu vô hạn định. Sự giam cầm độc đoán (và vô nhân đạo) đó còn khiến cho bà Trần Khải Thanh Thủy không tiếp nhận được thuốc men, chăm sóc y tế cần thiết để trị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và áp huyết thấp. Cần nhắc lại, bà Trần Khải Thanh Thủy từng mắc bệnh lao phổi nặng vừa chữa lành. Cũng giống như trường hợp nhà báo dân chủ đối kháng Taoufik Ben Brik* bị bắt giữ mới đây ở nước Tunisie, nhà văn dân chủ đối kháng Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ khiêu khích hoàn toàn được tổ chức (và điều khiển trong bóng tối nhằm gây sự để đánh đập bà rồi vu oan để bắt giữ bà). Công an CS đã công bố một tấm hình cho thấy một người đàn ông bị thương. Thật ra, các nhà viết nhựt ký điện tử Việt Nam đã mau lẹ phát hiện sự ngụy tạo của công an CS. Bức ảnh đó đã được chụp ngày 28 tháng 2 năm 2005 chớ không phải ngày 9 tháng 10 năm 2009 (như công an CS đã phao tin sau khi giam nhốt bà Trần Khải Thanh Thủy). Genève ngày 15 tháng 11 năm 2009 Nguyên Hoàng Bảo Việt Hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu vong (CEVEX). ---------------------------------------------------------

http://www.protectionline.org/spip.php?article8893 3 novembre 2009 ÉCRIVAINS ET JOURNALISTES PERSÉCUTÉS, EMPRISONNÉS ET ASSASSINÉS par Nguyên Hoàng Bao Viêt Le 15 novembre 2009 aura lieu la 29ème Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les 12 derniers mois, le Comité des Écrivains en prison du PEN International a recensé plus de 900 attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercé leur droit à la liberté d’expression et d’opinion. La plupart d’entre eux ont été harcelés, arrêtés, torturés ou emprisonnés. Environ 200 personnes purgent de lourdes peines de prison. Pire encore: une vingtaine d’autres ont été réduits au silence absolu par des assassinats, l’ultime et sinistre forme de censure. Cinq cas pour cinq régions de la planète : au Cameroun, Pierre Roger Lambo Sandjo, chanteur-compositeur-interprète; en Chine, Liu Xiaobo, écrivain dissident et président du Centre PEN des écrivains chinois indépendants; en Iran, Maziar Bahari, journaliste irano-canadien, éditeur, dramaturge et cinéaste (libéré sous caution); au Mexique, Miguel Angel Gutiérrez Avila, ethnologue, linguiste, auteur de plusieurs livres sur le peuple autochtone de l’État de Guerrero (battu à mort le 25/26 juillet 2008) et en Russie, Natalia Estemirova, brave journaliste et défenseur des droits de l’homme (enlevée et assassinée en Tchétchénie le 15 juillet 2009).


En cette Journée, nous ne pouvons pas oublier des centaines d’autres victimes. En octobre dernier, le 75ème Congrès mondial du PEN International à Linz, en Autriche, avait adopté des résolutions condamnant la répression et les menaces à l’encontre des poètes, romanciers, journalistes, cyberdissidents, avocats, défenseurs des droits de l’homme en Chine, au Cuba, en Erythrée, en Géorgie, en Iran, en Turquie et au Viêt Nam. Dans l’Etat communiste vietnamien, plusieurs personnes ont été placées en détention préventive prolongée, souvent au delà de 12 mois, ou internées durant de longues années dans des camps de travaux forcés au terme des procès staliniens. Leur crime : avoir exprimé leur dissidence, écrit en ligne sur la corruption et les atteintes aux droits de l’homme. Les conditions de leur détention sont inhumaines. Mal nourris et privés de soins médicaux et d’hygiène, certains prisonniers d’opinion, les femmes notamment, ont été torturés ou agressés et humiliés par des internés de droit commun. Parmi tant d’autres: Dang Phuc Tuê (nom religieux Vén. Thich Quang Dô), 81 ans, moine bouddhiste, poète et intellectuel en résidence surveillée depuis 2003; Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d’Opinion, 8 ans de prison; Nguyên Phong et Nguyên Binh Thanh, corédacteurs, 6 et 5 ans de prison; Lê Thi Công Nhân (f) et Nguyên Van Dài, avocats des droits de l’homme et cyberdissidents, 3 et 4 ans de prison; Lê Thi Kim Thu (f), reporter indépendant et cyberdissidente, 18 mois de prison; Lê Nguyên Sang, médecin, Nguyên Bac Truyên et Trân Quôc Hiên, avocats des droits de l’homme, cyberdissidents, 4, 3 et 5 ans de prison; Truong Quôc Huy et Pham Ba Hai, cyberdissidents, 6 et 5 ans de prison; Truong Minh Duc et Nguyên Van Hai (blogueur Diêu Cày), journalistes indépendants, 5 et 2 ans et 6 mois de prison; Pham Thanh Nghiên (f), journaliste indépendante et cyberdissidente, détenue depuis le 17 septembre 2008; Nguyên Xuân Nghia, poète, écrivain et cyberdissident, 6 ans de prison; Vu Van Hung, enseignant et défenseur des droits de l’homme, 3 ans de prison, torturé en détention; Ngô Quynh et Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc et Trân Duc Thach, écrivains et poètes, cyberdissidents, respectivement 3, 4, 4 et 3 ans de prison; Nguyên Van Tinh, enseignant, collaborateur à la revue clandestine la Nation, 3 ans de prison; Nguyên Kim Nhan, cyberdissident et défenseur des droits de l’homme, 2 ans de prison; Nguyên Manh Son, poète et cyberdissident, 3 ans de prison; Trân Huynh Duy Thuc et Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) et Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents et défenseurs des droits de l’homme, arrêtés le 24 mai et 4 juin 2009 ; Lê Công Dinh, avocat des droits de l’homme et cyberdissident, arrêté le 13 juin 2009; Nguyên Tiên Trung et Trân Anh Kim, cyberdissidents, arrêtés le 7 juillet 2009. Par ailleurs, le 8 octobre dernier, la poète - écrivaine et ancienne prisonnière d’opinion Trân Khai Thanh Thuy a été arrêtée après que des agents de sécurité en civil sont venus à son domicile pour harceler elle, son époux et leur fille de 13 ans. Elle a été frappée par ces agresseurs avec des briques et il est à craindre qu’elle ne souffre d’un traumatisme crânien. Les médias officiels ont rapporté que Trân Khai Thanh Thuy et son époux ont frappé et blessé un autre homme. Elle seule a été inculpée pour coups et blessures et reste en détention préventive d’une durée indéterminée, ce qui l’empêchera de recevoir des soins médicaux nécessaires pour le diabète, les maladies cardiovasculaires et l’hypotension. Pour rappel, Trân Khai Thanh Thuy était atteinte d’une tuberculose avancée à peine guérie. Comme le journaliste Taoufik Ben Brik interpellé récemment en Tunisie, la cyberdissidente a été victime d’une provocation organisée, un coup monté de toutes pièces. La sécurité a publié une photo montrant un homme blessé. En fait, les blogueurs vietnamiens ont découvert que cette photo a été prise le 28 février 2005 et non pas le 9 octobre 2009. Nguyên Hoàng Bao Viêt Blogueur sur le Site Protection International membre du Centre PEN Suisse Romand, du Centre des écrivains vietnamiens en exil CEVEX et du PEN Club vietnamien en Europe
------------------------------------------------------------------

International PEN Day to Defend Freedom of Expression, Persecuted and Imprisoned Writers and Journalists November 15, 2009 will be the 29th Day held by International PEN to defend persecuted and imprisoned writers and journalists. During the past 12 months, International PEN's Writers in Prison Committee recorded more than 900 attacks against writers and journalists who dared exercise their right to freedom of expression and opinion. Most of them have been harassed, arrested, tortured or imprisoned. Approximately 200 people currently serve long terms of imprisonment. Worse yet, more than twenty other persons were reduced to silence by murder and assassination, the ultimate and sinister form of censorship. Focus is on five cases in five regions of the world: in Cameroon, Pierre Roger Lambo Sandjo, singer-songwriter; in China, Liu Xiaobo, dissident writer and former President of the Independent Chinese PEN Centre; in Iran, Maziar Bahari, Canadian/Iranian journalist, editor, playwright and filmmaker (released on bail); in Mexico, Miguel Angel Gutiérrez Avila, anthropologist, linguist, author of a number of books on the indigenous people of the Guerrero state (beaten to death on 25/26 July 2008); and in Russia, Natalia Estemirova, a courageous journalist and human rights defender (kidnapped and murdered in Chechnya on July 15, 2009). On this day, we must not forget hundreds of other victims. Last October, the 75th World Congress of International PEN in Linz, Austria, adopted resolutions condemning repression and threats against poets, novelists, journalists, cyberdissidents, lawyers, and human rights defenders in China, Cuba, Eritrea, Georgia, Iran, Turkey and Vietnam. In the communist state of Vietnam, many persons have been placed in lengthy preventive detention, often beyond 12 months or interned for years in hard labour camps after Stalinist Trials. Their crime: voicing their dissent, writing on line about corruption and abuses of human rights. Their detention conditions are inhuman. Undernourished and deprived of medical care and hygiene, some prisoners of opinion and conscience, women in particular, were tortured or abused and humiliated by common law criminals. Among many others: Dang Phuc Tuê (religious name Ven. Thich Quang Dô), 81 year old, Buddhist monk, poet and intellectual. under house arrest since 2003; Nguyên Van Ly, priest and editor of the clandestine review Freedom of Opinion, 8 years in prison; Nguyên Phong and Nguyên Binh Thanh, co-editors, 6 and 5 years in prison; Lê Thi Công Nhân (f) and Nguyên Van Dai, human rights lawyers and cyberdissidents, 3 and 4 years in prison, in very poor health; Lê Thi Kim Thu (f), independent reporter and cyberdissident, 18 months in prison; Lê Nguyên Sang, Nguyên Bac Truyên and Trân Quôc Hiên, human rights lawyers, cyberdissidents, 4, 3 and 5 years in prison; Truong Quôc Huy and Pham Ba Hai, cyberdissidents, 6 and 5 years in prison; Truong Minh Duc and Nguyên Van Hai (blogger Diêu Cay), independent journalists, 5 and 2 years and 6 months in prison, in very poor health; Pham Thanh Nghiên (f), independent journalist and cyberdissident, detained since 17 September 2008, in very poor health; Nguyên Xuân Nghia, poet, writer and dissident, 6 years in prison, in very poor health; Vu Van Hung, teacher, writer and human rights defender, 3 years in prison, tortured in detention, in very poor health; Ngô Quynh and Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc, and Trân Duc Thach, writers and poets, cyberdissidents, respectively 3, 4, 4 and 3 years in prison; Nguyên Van Tinh, teacher, co-editor of the clandestine review the Nation, 3 years in prison; Nguyên Kim Nhan, dissident writer and human rights defender, 2 years in prison; Nguyên Manh Son, poet and dissident, 3 years in prison; Trân Huynh Duy Thuc and Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents and human rights defenders, arrested on 24 May and 4 June 2009; Lê Công Dinh, human rights lawyer and dissident, arrested on 13 June 2009; Nguyên Tiên Trung and Trân Kim Anh, cyberdissidents arrested on 7 July 2009. Furthermore, on 8 October 2009, poet, writer and former prisoner of conscience Trân Khai Thanh Thuy (honorary member of English PEN Centre and winner of Hellman-Helmet Prize by Human Rights Watch in 2007) was arrested after security agents in civilian clothes came to her home to harass her, her husband and their 13-year-old-daughter. She was hit with bricks by these aggressors and there are fears she might suffer a cranial traumatism. Official media reported that Trân Khai Thanh Thuy and her husband had struck and injured another man.

Only Trân Khai Thanh Thuy has been charged with assault and remains in custody for an indefinite period, which will prevent her from receiving necessary medical care for diabetes, cardiovascular disease and low blood pressure. As a reminder, Trân Khai Thanh Thuy suffered from advanced tuberculosis barely cured. As the journalist Taoufik Ben Brik arrested recently in Tunisia, woman writer and cyberdissident has been the victim of an organized provocation, a completely staged coup. The public security published a photo showing a wounded man. In fact, Vietnamese bloggers have discovered that this photo was taken on 28 February 2005 and not on 9 October 2009. Nguyên Hoàng Bao Viêt Member of Suisse Romand PEN Centre, Vietnamese Writers in Exile Centre (CEVEX) and Vietnamese PEN Club in Europe. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * p.e.n. club français

http://www.penclub.fr/spip.php?article22 LA JOURNÉE DES ÉCRIVAINS PERSÉCUTÉS : POUR TRÂN KHAI THANH THUY dimanche 15 novembre 2009 Le 15 novembre est, tous les ans, la journée des écrivains en prison ou persécutés. Les PEN Clubs, à l’origine de cette journée, sont tout au long de l’année le carrefour des informations, des protestations et des interventions en faveur de ces écrivains. Le Comité des écrivains en prison de PEN International a ainsi comptabilisé cette année environ 900 écrivains et journalistes ayant fait l’objet de persécutions dans le monde, dont 200 emprisonnés. Cette année, l’accent est mis particulièrement sur la situation du Camerounais Lapiro De Mbanga, auteur de chansons et opposant au Président Bya, condamné à trois ans de prison et emprisonné depuis avril 2008, et celle du Chinois Liu Xiaobo, emprisonné depuis le 8 décembre 2008 pour avoir signé la "Charte 08", appelant à des réformes politiques et un plus grand respect des droits humains. Le PEN Club français souhaite ajouter à cette liste le cas de l’écrivaine vietnamienne Trân Khai Thanh Thuy. Sur sa situation, notre confrère Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre du Comité de Défense des écrivains persécutés et emprisonnés du Centre PEN Suisse Romand, fait le résumé suivant:

« Le 8 octobre dernier, la poète – écrivaine et ancienne prisonnière d’opinion Trân Khai Thanh Thuy (49 ans) a été arrêtée après que des agents de sécurité en civil sont venus à son domicile pour harceler elle, son époux et leur fille de 13 ans. Elle a été frappée par ces agresseurs avec des briques et il est à craindre qu’elle ne souffre d’un traumatisme crânien. Les médias officiels ont rapporté que Trân Khai Thanh Thuy et son époux ont frappé et blessé un autre homme. Elle seule a été inculpée pour coups et blessures et reste en détention préventive d’une durée indéterminée, ce qui l’empêchera de recevoir des soins médicaux nécessaires pour le diabète, les maladies cardiovasculaires et l’hypotension artérielle. Pour rappel, Trân Khai Thanh Thuy était atteinte d’une tuberculose avancée à peine guérie.


Tôt le matin du 8 octobre, Trân Khai Thanh Thuy a quitté Hanoi pour Hai Phong avec l’espoir de pouvoir assister aux procès de ses six confrères cyberdissidents qui seront injustement condamnés à de très lourdes peines de prison. Interpellée loin avant l’entrée à la ville maritime, l’écrivaine a été reconduite à Hanoi par la sécurité. Relâchée puis de nouveau arrêtée à son domicile avec son époux le soir même. La cyberdissidente vietnamienne a été victime d’une provocation organisée, un coup monté de toutes pièces par la sécurité publique pour l’enfermer de nouveau. La sécurité publique a publié une photo montrant un homme blessé. En vérité, les blogueurs vietnamiens ont découvert que cette photo a été prise le 28 février 2005 et non pas le 9 octobre 2009. Trân Khai Thanh Thuy, auteure prolifique, est membre de l’Union des écrivains et du Club des femmes poètes d’Hanoi.


Emprisonnée en 2007-2008, elle a été élue membre honoraire du Centre PEN Anglais. Trân Khai Thanh Thuy est également lauréate 2007 du Prix Hellman/Hammett de Human Rights Watch». Le PEN Club français, en mettant l’accent sur la situation de Tran Khai Thanh Thuy, entend élever une protestation solennelle contre le traitement qui lui est infligé et appelle les autorités vietnamiennes à une attitude plus conforme au respect des droits humains et à la liberté d’expression. Il appelle les autorités françaises, alors que le Premier ministre était en visite au Vietnam, à intervenir en faveur de Trân Khai Thanh Thuy.


* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *


LE COURRIER L’essentiel, autrement. Rédaction 3 rue de la Truite CP238 1211 Genève 8 Mercredi 4 novembre 2009 NE PAS OUBLIER LES ÉCRIVAINS ET JOURNALISTES PERSÉCUTÉS, EMPRISONNÉS ET ASSASSINÉS LIBERTÉ D’EXPRESSION Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre de l’association mondiale d’écrivains PEN dénonce les mauvais traitements infligés aux journalistes dissidents au Vietnam (Ndlr) Le 15 novembre 2009 aura lieu la 29ème Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les douze derniers mois, le Comité des Écrivains en prison du PEN International a recensé plus de neuf cents attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercer leur droit à la liberté d’expression et d’opinion. La plupart d’entre eux ont été harcelés, arrêtés, torturés ou emprisonnés. Environ deux cents personnes purgent de lourdes peines de prison. Pire encore: une vingtaine d’autres ont été réduits au silence absolu par des assassinats, l’ultime et sinistre forme de censure (...).


* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * tribune de genève 11 rue des Rois 1204 Genève | 14.11.2009 | La lettre du jour UNE PENSÉE POUR LES ECRIVAINS PERSÉCUTÉS Genève, 9 novembre. – Le 15 novembre aura lieu la 29e Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre du Centre PEN suisse romand | 14.11.2009 | Le 15 novembre aura lieu la 29e Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les douze derniers mois, le Comité des écrivains en prison du PEN International a recensé plus de 900 attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercer leur droit à la liberté d’expression et d’opinion. La plupart d’entre eux ont été harcelés, arrêtés, torturés ou emprisonnés (...).

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

LE TEMPS 3 place Cornavin 1211 Genève 3 18 novembre 2009-12-10 Eclairages Opinions Des écrivains persécutés Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre du Centre PEN suisse romand, du Centre des écrivains vietnamiens en exil (CEVEX) et du PEN Club vietnamien en Europe, Genève. Le 15 novembre dernier a eu lieu la 29è Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les douze derniers mois, le comité des écrivains en prison du PEN International a recensé plus de neuf cents attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercer leur droit à la liberté d’expression et d’opinion (...). * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Excepts from Sara Whyatt, Programme Director, Writers in Prison Committee International PEN’s Press Release 15 November 2009 International PEN Writers in Prison Day Round up of PEN Centre Activities December 2009 On and around 15 November 2009, International PEN’s membership of writers world-wide, celebrated the courage of their colleagues who have suffered in the practice of their right to freedom of expression. Activities centred around five emblematic cases: Cameroon – Lapiro de Mbanga, Iran – Maziar Bahari, China – Liu Xiaobo, Russia – Natalia Estemirova, and Mexico Miguel Ángel Gutiérrez Ávila. Also calls were made for justice for the 35 writers and journalists who were murdered in the past 12 months. For details go to: Day of the Imprisoned Writer. This year’s celebrations were especially successful. There were events, many of them sell-outs, with readings, performances and music in Sweden, Canada, Australia, Belgium, Catalunya, Italy, Denmark, England, Scotland, Ghana, Kenya, Germany, Switzerland, the USA, the Netherlands and Norway. Nobel Literature Laureates lent their support, with the 2009 winner, Herta Müller standing up for writers under attack in Russia at an event in Berlin, and Nadine Gordimer, Wole Soyinka and J. M. Coetzee contributing to a book of writings for Swedish PEN. Other world famous writers took part, including Michael Ondaatje in Canada, and Germaine Greer in Sydney. Many of these events featured an “Empty Chair” signifying the absence of a writer who could not attend due to imprisonment or even murder. Events included debates on censorship in China, Iran, Kenya, Ghana Turkey, Fiji and New Zealand. This was also an opportunity to award writers who have made particularly sacrifices in the past year. Awards were granted by PEN Canada to the Mexican journalist, Lydia Cacho, by the Independent Chinese PEN Centre to Prof Xu Xerong, detained in China, and the Ossietsky Award in Norway to the Palestinian journalist, Mohammed Omer. Maziar Bahari – Iran, Irakli Kakabadze – Georgia, Sonali Samarasinghe – Sri Lanka, Dawit Isaac – Eritrea, and Chi Dang – Vietnam, were all granted the Oxfam Novib PEN Free Expression award in The Hague. Dawit Isaac was also granted the Tuchkolsky Award in Sweden. There was excellent coverage of the events in many countries. New technology was used extensively, with lively website contributions, sent mass protest emails, and even a Twitter campaign, all serving to spread the message. For more, see details below and visit the PEN Centres websites. Summary of PEN Centre Activities for 15 November 2009 Day of the Imprisoned Writers December 2009 The following are based on reports received from Centres (...) French PEN The French PEN Centre focussed its attentions on the plight of the Vietnamese writer, Trân Khai Thanh Thuy, arrested in October for publicly supporting dissidents on trial. She has long been subjected to harassment, and was imprisoned from April 2007 to January 2008 for her outspoken views. To see French PEN’s website, go to http://www.penclub.fr/spip.php?article22. For more on Trân Khai Thanh Thuy go to http://www.englishpen.org/writersinprison/writersunderthreat/vietnam/trankhaithanhthuy/ Swiss Centres – Swiss German, Suisse Romande, and Swiss Italian Reto-romansh This year, the three Swiss PEN Centres invited Pinar Selek, Turkish writer, sociologist, feminist and peace activist who spent time in prison and Susanne Scholl, author of fiction and non-fiction, member of Austrian PEN and former correspondent of Austrian Television ORF in Moscow to share their experiences and knowledge of freedom of expression in Turkey, Russia and Chechnya. Events were held in the Italian, French and German speaking parts of Switzerland – in Lugano, Geneva and Zurich. They attracted audiences interested in freedom of expression, human rights in Europe with regard to Turkey's wish to join the EU and the constant threat and pressure on journalists and writers in Russia. Pupils at the Lugano High School the Swiss Italian and Retoromansh Centre who traditionally visit on Writers in Prison Day held a lively debate about how to support writers in danger and uphold freedom of expression. The event in Zurich was transmitted live by the independent local radio station LoRa, accessible on their website www.lora.ch. In Geneva every single chair at the venue of the Swiss Press Club was taken. After an introduction, short readings, statements and back ground information were made by Pinar Selek and Susanne Scholl a lively discussion ensued. For more on Selek go to her website: http://www.pinarselek.com/public/destek.aspx?id=45 A number of articles were published in the Geneva electronic and print media on the Day of the Imprisoned Writer by Suisse Romande PEN member Nguyen Hoang Bao Viet: on Protect Online www.protectionline.org/spip.php?article8893, Le Courrier and Le Temps (Réf. CEVEX : and La Tribune de Genève) which also covered the situation for writers detained in Vietnam. (...)

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

TRUYỆN NGẮN * TĂNG VẬT CỦA TÌNH YÊU

**

TĂNG VẬT CỦA TÌNH YÊUby Huynh Hue (Dotchuoinon)

Những người khách trên xe buýt nhìn với vẻ thương cảm khi người phụ nữ trẻ xinh đẹp lần dò lên chiếc xe buýt bằng cây gậy màu trắng. Cô trả tiền cho bác tài, và dùng tay dò dẫm từng chiếc ghế ngồi, từ từ đi xuống theo lối đi giữa xe và tìm được ghế trống bác tài đã nói. Rồi cô ngồi vào chỗ, đặt chiếc cặp lên lòng và chiếc gậy dựa vào chân.



Đã một năm rồi từ ngày Susan, khi ấy mới 30 tuổi, bị mù. Do một chẩn đoán y khoa sai lầm khiến cô thành khiếm thị. Cô đột nhiên rơi vào một thế giới tối đen, phẫn nộ, tuyệt vọng, chỉ còn biết thương thân trách phận. Và cô phải bám chặt vào chồng cô, Mark. Mark là một sĩ quan không lực và anh yêu vợ với cả trái tim bằng lòng chung thủy: một tình yêu mãnh liệt như 5 năm trước mới yêu nhau. Khi vợ bị mất thị lực, thấy cô chìm sâu trong tuyệt vọng, anh xót thương và quyết định giúp vợ lấy lại sức mạnh cũng như sự tự tin – những gì cô ấy cần để có thể tìm lại sự độc lập cho bản thân.


Cuối cùng, Susan cảm thấy cô đã sẵn sàng trở lại làm việc, nhưng cô sẽ đi đến đó bằng cách nào? Trước đó cô vẫn thường đi xe buýt, nhưng bây giờ cô quá sợ nên không thể đi lại trong thành phố một mình. Mark tự nguyện lái xe đưa cô đi làm hàng ngày mặc dù nơi làm việc của họ ở hai đầu thành phố.Thoạt đầu, điều này an ủi Susan, và khiến cho Mark thấy dễ chịu vì đã làm được việc bảo vệ người vợ khiếm thị của anh hiện giờ cảm thấy bất an trong mọi chuyện.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu Mark nhận ra cách sắp xếp như thế không ổn, không giúp được cho Susan tự hòa nhập với hoàn cảnh mới. Anh tự nhủ: Susan cần phải đi xe buýt trở lại. Nhưng cô còn quá yếu đuối, quá bi quan- cô sẽ phản ứng như thế nào với những tình huống trên xe? Đúng như Mark dự đoán, Susan kinh hoàng trước ý kiến đi xe búyt như trước.
“ Cô cay đắng nói: “ Em mù lòa! Lam sao em biết em đang đi đâu? Em có cảm giác anh muốn bỏ em.”


Trái tim Mark như vỡ ra khi nghe những lời này, nhưng anh biết mình phải làm gì. Anh hứa với Susan rằng anh sẽ đi xe buýt với cô mỗi sáng và mỗi chiều bao lâu cũng được cho đến khi cô đã quen và tự lo liệu được.
Quả đúng như vậy. Trong suốt 2 tuần, Mark, mặc bộ quân phục, đi cùng vợ trên xe buýt đi về mỗi ngày. Anh dạy cô cách dựa vào các giác quan kia, nhất là thính giác, để xác định xem mình đang ở đâu và làm thế nào để thích nghi đượcvới hoàn cảnh mới . Anh giúp cô kết bạn với các tài xế xe buýt nhưng người có thể trông chừng cô và dành cho cô một chỗ.


Cuối cùng , Susan quyết định cô đã sẵn sàng để tự mình đi xe buýt. Buổi sáng thứ sáu đó, trước khi đi làm, cô vòng tay ôm Mark, người bạn đồng hành xe buýt, người chồng, người bạn tốt nhất đời cô.. Mắt cô đẫm lệ, những giọt lệ biết ơn về lòng chung thủy, sự kiên nhẫn của chồng cô. Và vì tình yêu của anh nữa. Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm …. Mỗi ngày qua đi với những chuyến xe buýt cô tự lên xuống thành công, và Susan cảm thấy như chưa bao giờ cuộc đời chìm trong bóng tối của cô có thể tốt hơn. Cô đang làm được việc đó. Cô sẽ tự đi làm một mình.


Sáng thứ sáu, Susan đón xe buýt đi làm như thường lệ. Khi cô trả tiền vé để xuống xe, bác tài nói: “ Này cháu, bác ghen với cháu đó”. Susan không chắc là bác tài đang nói với mình. Xét cho cùng, còn ai trên đời này lại đem lòng ganh tị với một phụ nữ bị mù phải vật vã tìm hi vọng sống trong một năm qua? Ngạc nhiên, cô hỏi bác tài : ” Tại sao bác nói bác ghen với cháu?”
Bác tài đáp: “ Cháu biết đấy, suốt tuần rồi sáng nào một người đàn ông đẹp trai mặc quân phục cũng đứng ở góc đường nhìn cháu xuống xe. Anh ấy chờ đợi cháu băng qua đường an toàn rồi nhìn cháu đi vào tòa nhà văn phòng.
Anh chàng gửi cho cháu một nụ hôn gió, vẫy tay chào rồi quay đi. Cháu là một phụ nữ thực may mắn. “


Những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn trào trên má Susan. Dù cô không thể nhìn thấy Mark, cô vẫn cảm nhận sự có mặt của anh. Cô thực may mắn, may mắn vô cùng. Vì anh đã tặng cho cô tặng vật quý giá hơn cả thị giác của cô, tặng vật mà cô chẳng cần nhìn thấy mới tin. Tặng vật của tình yêu đã đem ánh sáng đến soi sáng cho nơi chỉ có bóng tối bủa vây.

Nguồn : A Gift of Love

*
 

VŨ CAO ĐÀM * TRUNG QUỐC ĐỘC ÁC

**
Vũ Cao Đàm: Hành vi nhỏ… dã tâm lớn
Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:
Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!
Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam.
Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.
Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).
Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.
“Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi
Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.
Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.
Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.
Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng.
Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…
“Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.
Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien” Việt Nam
>

> Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.
Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.
Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).
Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”.
Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?
Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử,… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.
*
Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi,… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.
Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam. Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc.
Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”.
*
Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.
Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.
VŨ CAO ĐÀM

*

NGUYỄN THIÊN THỤ * KIM CỔ KỲ QUAN * PHỤ LỤC

*
KIM CỔ KỲ QUAN * PHỤ LỤC
*

Để quý độc giả có đủ tài liệu nghiên cứu, chúng tôi xin phép trích lục các tài liệu của Phật giáo Hòa Hảo vào đây.
Sơn Trung

*
ÔNG NGUYỄN VĂN THỚI

A. Thế-hệ

Ông Nguyễn-văn-Thới (tục gọi là ông Ba Thới) sanh năm Bính-dần (1866), đời vua Tự-Đức thứ 19. Thân sinh của ông là ông Nguyễn-văn-Đỏ, thân mẫu là bà Nguyễn-thị-Buôn, sanh được bốn người con: hai trai hai gái. Người trưởng là Nguyễn văn Chơi thứ là Nguyễn-văn-Thới (tức ông Ba đây) rồi thứ nữa là Nguyễn-thị-Tánh và Nguyễn-thị-Kẹo.

Khi ông Ba lớn lên, thân sinh của ông cưới Bà Nguyễn-thị-Thìn cho ông làm vợ. Bà nầy là con của ông Nguyễn-văn-Hóa và bà Thị-Nhứt, người đồng thôn. Về sau ông bà Ba sanh hạ được tám người con, nhưng mất đi từ lúc nhỏ hết bốn, nên chỉ còn biết được có bốn là ông Nguyễn văn Tuấn, Nguyễn-văn-Kiệt, Nguyễn-văn-Từ và bà Nguyễn-thị-Chín.

Quê-quán ở làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec), ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.
Thuở nhỏ ông có học vừa hiểu biết chữ nho, lúc trưởng thành thì làm nghề thợ mộc rồi sau lại, cũng biết làm thợ chạm.

Bởi sống trong một gia-đình cần-lao kiệm-phác cho nên ông Ba đã quen sự chịu khó-nhọc từ buổi thiếu thời. Bình sinh việc chi ông không làm thì thôi, nếu đã làm thì làm cho kỳ được, không hề bỏ dở. Mặc dầu nóng tính, ông Ba vẫn có được một bộ óc thẩm-mỹ cùng đôi bàn tay rất tinh xảo.

B. Phát đạo tâm.

Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba bỗng nhiên phát đạo tâm, ông từ-giã gia-đình rồi thẳng lên vùng núi Sam, vô trại ruộng Thới-Sơn (cạnh Thất-Sơn) để tầm sư học đạo (a). Đâu đâu ông cũng nghe người đời ca tụng đạo-đức cao-siêu của ông Hai Trần-văn-Nhu. Ông bèn trở xuống Láng-linh để tìm cho tận mặt, và sau khi biết rõ được giáo lý, ông xin quy-y với ông Hai.

Trở về nhà ăn Tết xong, mùa xuân năm Đinh-Mùi (1907), ông Ba dời cả gia-đình về Láng cất nhà gần chùa Bửu-Hương Tự. Ở đây, ông siêng-năng trau-giồi hạnh đạo, chất-phác làm ăn, được ông Hai coi là đại đệ-tử.

Một ngày nọ, ông Ba phát ra ngây ngây, ông bảo bà Ba dọn-dẹp cho ông một căn phòng sạch-sẽ, rồi ở luôn trong đó. Ngót ba năm dài đăng-đẳng, ông Ba không đi đâu hết. Thậm chí sự tắm rửa hay đại tiểu tiện, ông để đêm đến mới đi ra. Chính trong khoảng nầy, ông cũng viết được ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim Lai, mà ngày nay nhiều người vẫn còn biết.

Ngày mùng một tháng giêng (Tết năm nào không nhớ), ông Ba ra khỏi buồng. Trước khi đến viếng ông Hai, ông Ba sắm một bộ khay hộp, trong có để ba trái ớt hiểm và ở trên có để ba cây roi rồi mới bưng vào trước mặt ông Hai mà quì xuống thọ tội, vì lẽ năm qua Ông không làm tròn hiếu-nghĩa đối với Thầy.
Lúc ấy ông Hai miễn tội, ông Ba cảm động lắm, ngâm lên hai câu Nam:
Nghiêng vai lãnh bức tờ mây.
Trung vương thổ giã Thầy ở lại (b)

Từ đây ông Ba rất sáng-suốt thấu được lẽ diệu-huyền của Phật pháp, ông có một bổn-phận quan-trọng đối với nhà chùa.

C. Bửu-Hương tự bị bao vây

Vì có sự tị-hiềm của Nguyễn-văn-Phẩm nên chùa Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Lúc ấy tuy ông Ba thoát khỏi được, nhưng ông Hai thì phải xiêu-lạc khổ-sở còn con trưởng của ông là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.

Thấy tình đời đen bạc, vả lại đứng trước cảnh sư đệ rã-rời, phụ tử chia-ly, nên ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Nơi đây, người ta thấy tóc ông đanh nhiều nên cắt đi cho gọn rồi băng bó thuốc men nhưng ông quyết định không dùng một món chi của người Pháp. Ông cự tuyệt và gỡ bỏ hết.
Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, lương-y cho đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nhà chở về.

Từ ấy, vết thương của ông Ba mỗi ngày một giảm lần, mặc dầu cuống họng chưa lành (mỗi khi ăn uống đều phải dùng khăn bó rịt lại cho khỏi rớt vật ăn ra), tinh-thần ông Ba vẫn tĩnh-táo sáng suốt như thường.

Thấy chùa Bửu-Hương Tự bị Pháp nghi-nan dò xét mãi, và liệu ở đấy không yên được nên vào khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.

Hồi nầy, người ta có thấy ông Ba lên xuống nhà thờ Cù-lao-Giêng ba lần để tiếp-xúc với vị Linh-mục nơi đây, và nhờ can-thiệp với nhà cầm quyền Châu-Đốc đặng minh oan cho công việc của Thầy mình (ông Hai Nhu) và anh em đồng đạo (c) đã bị tên Phẩm vu cáo. Nhưng việc ấy nhà cầm quyền Pháp ở Châu-Đốc làm lơ.

D. Ông Ba với chuỗi ngày tàn

Tình Thầy nợ Nước, mênh-mang bao-mối cảm hoài, khiến tâm hồn ông Ba trong chuỗi ngày tàn hầu như tan nát. Ông ký thác lòng mình vào những quyển : Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn, mà ngày nay, mỗi khi đọc qua, ta cảm thấy ngập-tràn bao nổi bi-thương ưu-ái.

Dưới đây là một ít lời lẽ về tâm trạng của ông Ba hồi ấy :

Đêm năm canh thổn-thức chẳng yên,
Ngày sáu khắc sầu riêng mỗi đạo.
Tưởng ái quốc cơ-đồ sáng tạo,
Nhìn lẽ dân cường-bạo đa đoan.
Chúa mỏi lòng chúa nghỉ thân an,
Tôi mệt dạ còn mang nạn cả.
Thời quân nhược quả kia báo quả,
Thế thần cường giày-giã trung cang.

Hay là :

Bước chân ra đoái lại nước nhà,
Chim xanh vỡ ổ rừng già thiết tha !
Ai đi
Nỡ chẳng tưởng quốc gia ngay thảo,
Dạ nào vong Tam-Bảo giáo truyền.
Thầy ôi !
Nước nghiêng-nghèo vận khiến đảo-điên,
Phân ly diện sầu tuôn đoạn đoạn !

Ngoài việc sáng tác những tác phẩm kể trên ra, ông Ba còn đương một tấm thành-vọng (mặt khại), chính giữa có ba chữ triện: Quốc (hàng trên) và Thần Vọng Sư (hàng dưới), dựng ngay trước bàn thờ để biểu-lộ tấm lòng ưu-ái giang-sơn Thầy-Tổ. Tấm thành-vọng nầy ngày nay còn thấy tại nhà con ông ở Láng-Linh.

Sau mười bốn năm, kể từ khi chùa Bửu Hương Tự bị bao vây, vết thương nơi cổ ông Ba vẫn chưa lành hẳn, nó gom lại bằng mút chìa vôi nhưng trong mình ông vẫn mạnh. Một đêm kia, ông Ba kêu người nhà mà hỏi thăm giờ. Người nhà cho biết là mười giờ đêm. Ông bảo: « Bây-giờ đến năm giờ sáng thì còn lâu quá !»

Thế là đúng năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), ông Ba tịch. Lúc ấy ông hưởng thọ vừa đúng 61 tuổi, sau khi đã để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.

Hiện giờ, mộ-phần của ông Ba còn tại doi Lộ-Lở, được bồi-đắp và có người ở săn-sóc cẩn-thận. Tại nền nhà củ ông (cũng ở Lộ-Lở gần ngôi mộ), có dựng lên một cái đền thờ rộng lớp, uy-nghi, hằng năm, đến ngày mùng chín tháng tư thì có hội, bá tánh thập phương đến chiêm-bái rất đông.


Ngoài các bậc siêu-phàm trong vùng Thất-Sơn mà chúng tôi đã chép trên đây, còn có nhiều vị khác nữa như: bà Hai Mun, nghĩa tử của Đức Phật-Thầy Tây-An, có tài trị bịnh và nuôi con (mộ phần nay còn ở sau Phước-Điền Tự), - ông Đạo Sang, lấy cốt trầu phun ra mà chữa bịnh và có lắm thần-thông (ở đình ngả ba Cái-Dầu, Châu-Đốc), - ông Đạo Thạch, tịch ở đình Thạnh-Mỹ, khi tịch có hào-quang, - ông Sáu Bình, đệ-tử của ông Hai Nhu có phép đốt chưn cháy thành than rồi đạp vào chỗ đau của người bịnh… Nhưng chúng tôi chưa tìm ra được tài liệu chính xác.

Trong phái Phật-Thầy, ông Ba có thể kể là người sáng tác nhiều nhứt và công-trình trước-thuật của ông là một áng văn-chương không kém phần giá-trị. hềm vì những áng văn ấy không phải là truyện diễm-tình như Nhị-Độ-Mai hay Lục-Vân-Tiên mà là những lời tiên-tri khuyến thiện, nên ít ai để ý đến. Thật thế công-trình sáng-tác của ông Ba Thới là một áng văn có thể nói là ngang hàng với Lục-Vân-Tiên của cụ Nguyễn-đình-Chiểu. Câu văn đã điêu-luyện thanh-tao mà ý nghĩa rất thâm- thuý nữa.

Một điều đáng nói là ông Ba Thới phóng ra một lối thi lạ nhứt trong văn-chương Việt-Nam. Người ta thường thấy nhiều lối thi thuần-tuý Việt-Nam như lục-bát, hay song thất lục bát. Ông Ba mở ra một thể thi mới : lối thất bát nghĩa là câu trên bảy chữ câu dưới tám chữ, đọc nghe vừa mạnh, vừa véo von. Dưới đây xin trích bốn câu để quí bạn đọc thử :

Từ Mạnh-Tử ra mắt nước Lương,
Nhan-Hồi đoản mạng cám thương thần-đồng.
Tu quốc-vương có vợ có chồng,
Có con có cháu nồi dòng an bang.

Nếu phải nghiên-cứu và trình bày những áng văn-chương kiệt-tác ấy, ít ra phải viết thành một quyển sách dày. Ở đây chúng tôi chỉ xét về vấn-đề Tận-Thế và Hội Long-Hoa thôi.


Nói về Hạ-Nguơn và Tận-Thế Cũng như ông Sư-Vãi Bán-Khoai, ông Ba Thới nhận thời-kỳ này là thời-kỳ Hạ-Ngươn, thời-kỳ Tận-Thế :

Phật sanh Phật, ma lại sanh ma/Hạ-Nguơn Tận-Thế Phật ma lộn cuồng.

Bởi thời-kỳ Hạ-ngươn, thời-kỳ Phật ma lộn lạo, nên ông ba khuyên :

Ai ai nhẫn chí để dành/Hạ-Nguơn Tận-Thế tu hành cần năng.

Danh từ Hạ-Ngươn Tận-Thế vẫn được lập đi lập lại mãi. Đứng trước cuộc đời này Phật cũng chắt lưỡi, bởi chúng-sanh quá-tham lam tàn ác :

Việc Hạ-Nguơn mội việc mỗi tham,
Phật chắt lưỡi khó đam lại đủ.
Kẻ lo ăn người thời lo ngủ,
Kẻ làm chủ, người phủ, làm quan,
Lợi dụng mưu làm quấy làm gian,
Đoạt của thế lo toan bất-chánh.
Vì quá tham-lam mãi dụng mưu làm quấy,
đã thế khuyên dạy lại không nghe,

cho nên :
Đáo Hạ-Nguơn Trời đất xử tiêu/Nhiều lời giáo dụ chẳng siêu việc lành.

Chính đó là cơ tận-diệt. Ông ba cho biết để mà dừng có khinh khi :
Việc đời thận tốc, Dị bốc tiên tri/Người nào khinh khi, Hậu ly đạo Phật.

Ấy thế mà người đời vẫn khinh thường, mãi lo bề giữ của :

Người đời vẫn gẫm chẳng bao lâu/Lo bề giữ của lo sau không màng.

Ông Ba thương-xót mà cho biết rằng :

không khéo rồi đây nước sẽ ngập tời cổ :
Việc thấy người phải lo âu,
Nước đà tới ngập cổ ngập sâu hụt giò.
Người đời quá hững-hờ,

vì người đời không thấy. Mặc dầu là chưa thấy, nhưng ông Ba cho hay sắp tời, rồi đây sẽ thấy : Việc không thấy nói trước cho rồi/Từ nay sắp tời lần hồi coi chơi.

Nhưng muốn coi đời, ông ba khuyên hãy rán bền lòng, đừng nản chí, dù phải trải qua bao nhiêu cành gian-lao :
Đói lòng ăn bắp với khoai,/ Chờ cho tời lúc chiếu mai coi đời.

Nói về Hội Long-Hoa Như ông Ba cho biết cuộc đời đã mỏng-manh lắm rồi, nhưng cuộc đời sẽ đi về đâu ? Ông cho biết, cũng như ông Sư-Vãi Bán-Khoai, rồi đây sẽ mở Hội Long-Hoa, dựng bản Phong-Thần chọn người hiền đức. Ông cũng nhận đó là một cuộc thi :

Chí cầu may niệm Phật lần lần/Lập đông mãn tiết Phong-Thần ứng khoa.

Nhưng cuộc thi đây không phải là cuộc thi văn hay võ giỏi mà thi về đức, thi về tấm lòng hiền : Phật thi đức, trào quốc thi văn/Nhơn tùng thi chánh, nhơn tăng thi lòng.

Một cuộc thi mà người đời muốn đi đến phải chịu bao nhiêu cuộc nhồi nhả để trả quả :

Người đổi người, lời lại đổi lời/Phong-Trần trả quả thấy thời điếc tai.

Đó là một cuộc trả quả cho nên người đời phải chịu bao nhiêu cuộc thử thách gian-lao khổ sở : Thân nhồi nhả rời rả chưa thôi/Mười sầu mười thảm thương ôi! Thân người.

Sự khổ ấy một ngày một tăng lên và tiến tiến mãi mãi :

Bịnh khắc được đã khó định phân/Từ nay sắp tới khổ thân hoài hoài.

Nói rằng khổ, nhưng sự khổ ấy diễn ra bằng cách nào ? Ông Ba cho biết sự khổ nhứt của người đời phải chịu là nạn đói :
Sợ ngày sau nhiều kẻ khóc la/ Nằm co chịu đói Phật ma mới tường.

Cái nạn đói này rất dai-dẳng, nó kéo dài trong ban năm đăng đẳng. Mà sở-dĩ xảy ra nạn đói là vì có-nạn hạn hán làm cho đồng khô cỏ cháy :

Dạy làm lảnh niệm Phật Nam-mô/Tam niên hạn hán phơi khô thân hình.

Người đời vì đó mà chết đói la-liệt, đến nhà không người ở, xác không người chôn, chợ không người nhóm :

Thương ban năm không chợ nhóm chiều,
Nhà không người ở niệm nhiều Nam-mô.
Thây không lấp mà để phơi khô,
Không nước mà uống Nam-mô đạo nào.

Nhà đã không người ở, chợ không người nhóm, thì ruộng không ai làm gì có người làm :

Tới đó thì hay việc gió dông/Nhà không người ở ruông không người làm.

Bởi thế, ông Ba thường khuyên người đời hãy rán chịu tham-khổ cho quen, có sống lây lất muối dưa hẩm-hút sau này mới chịu nổi nạn đói. Người ta quá đói, không còn tìm chi ăn được đến phải ăn đá :

Đói ăn bắp đói nữa ăn khoai/Hết khoai hết bắp, chiều mai ăn đá.

Nhưng danh-từ “đá” đây , theo ông Ba có nghĩa khác, duy những người tu theo phái Phật-Thầy mới hiểu được. Chẳng những chịu đói mà thôi, người đời còn chịu bao nhiêu tai nạn âm binh :
Có Phật ra mới thấy việc linh/Gặp Trời loạn động âm-binh dấy loàn.

Có nạn ác thú :
Có hổ lang ác thú tời nhà/ Hùm tha thú bắt trẻ già thương ôi!

Những hiện-tượng này đã thấy ông Sư-Vãi Bán-Khoai nói đến rồi. Ngoài ra còn nạn nước lụt :

Nghèo sắm xuồng, giàu có sắm ghe/ Để chờ có nước chèo le lên giồng.

Còn nạn chiến-tranh khốc-liệt sát hại sanh linh :

Hạ-Ngươn hồn phách tiêu tro,
Chớ đừng thấy vậy ăn no vui cười.
Tôi nói có chứng chín mười,
Không phải một người nói chuyện bất minh.
Ngày sau các nước lai chinh,
Tây-dương Anh-quốc chiêu binh qua rày.
Nữ-phiên công-chúa tài hay,
Trận đồ bát-quái đánh nay nửa lừng.
Tương tranh quờn, ấn trong rừng,
Lòng buồn nói chuyện nhớ chừng mà chơi.
Ai ai bền chí ở đời,
Chừng ghe sấm đất của Trời mở ra.

Trong các Thiên tai Địa ách mà người đời phải chịu, kể ra cũng thảm khổ quá rồi, nhưng chưa quan-trọng bằng tiến sấm nổ, bời đó là sự biến chuyển của vũ-trụ cán-khôn. Tiếng sấm nổ ấy đã diễn ra nhiều cảnh-tượng :

1. Làm thay đồi địa-hình, như nhiều cù-lao sụp đổ
Hâu nhứt thinh tiêu hết cù-lao/ Nhị niên chí khổ đề lao chen người.

Như biển nổi thêm hòn :
Biển minh mông Phật nổi lên hòn/Đất bằng sánh núi Trời còn không hay.

Như nhiều dãy núi vỡ tan :

Núi biển ít sao lại nổi thêm /Đồng-nai Bắc-địa không êm núi nào.

Trong lúc đó nhiều núi vỡ thì trái lại có nhiều núi nổi lên :

Cửa Ngả-bát có nổi nhị sơn,
Núi Sam tiêu mất, Thất sơn điện đền.
Chí anh hùng lập chí cho bền,
Sông ngang ngay thẳng vô đền Bửu-Sơn.

2. Làm cho con người đê-mê bất tỉnh :

Tam thinh quên tuổi quân tên/Quên dòng quên họ khá nên cải tà.

Dầu cho có được tỉnh dậy đi nữa, ngay vợ chồng cũng không còn biết nhau :
Đạo vợ chồng con cháu buộc chùm/ Ngủ đêm thức dậy đứt đùm không hay.

Đến lúc đó biết ai là người có căn. Theo ông Ba thì Nam kỳ lại có căn nhiều hơn hết :

Xuất Tam thinh mặc sức lăng-xăng/Nam-kỳ niệm Phật có căn giữ hình.

Nhưng người có căn đều được Phật đến giải mẻ cho:

Khá bủa câu lả lưới đợi chờ/Phật có tài phép một giờ thoát mê.

Chẳng những thoát mê, mà những người hữu căn hữu phước còn thay hồn đổi xác nữa :

Tam giới hội xử việc bất miêng/Thay hồn đồi xác cõi Tiên đem về.

Chính lúc đó tam-giới mở hội để lập lên đời Thượng-Ngươn :

Mãn nhứt thinh các nước đều vô,
Đầu sơn giao chiến Nam-mô tranh tài.
Thập bát quốc vây phủ ở ngoài,
Thiền trung xuất trận phép tài quan thiên,
Đoái Ngũ-Long tiền trận nữ Phiên,
Giao chinh lam trận chư Tiên lai đều.
Phật thâu phép chư quốc chu hầu,
Qui lai thiền nội ừng hầu Phật-Vương.
Đồng chúc Thánh vạn thọ an khương,
Tuế tăng vạn tuế Phật-Vương thọ trường.
Phán chư quốc cống lễ minh tường,
Tiểu bang lãnh sắc thường thường thọ an.
Đãi yến diên chư quốc an phân,
Phân ngôi phân thứ định phần quan dân,
Chúc Hớn trào miên viễn hoàng ân,
Trường sanh thọ tuế muôn dân thanh-nhàn.
Lập Thượng-Ngươn hưởng thọ khôn càn,
Đặt chung tứ bỗn vẹn toàn hiếu-trung.


Như thế là đời Thượng-Ngươn đã lập, con người sẽ ra sao, đời sống của cõi đó ra thế nào ? Nói về đời Thượng-Nguơn Trong hàng môn-đệ của Đứa Phật-Thầy, ông Ba Thới kể ra là người viết nhiều về đời Thượng-Ngươn hơn hết. Phải chăng ông Ba nghĩ rằng : Nếu nói đời Thượng-Ngươn là đẹp mà không cho người đời biết thì làm sao người đời ham-hố cố-gắng tu hành để đi đến, nên chi ông Ba viết rõ về đời Thượng-Ngươn ?

Trong kinh Di-Lặc và quyển Qui-Nguyên trực-Chỉ, quốc-độ của Phật Di-Lặc đã được mô tả, là đẹp-đẽ trang nghiêm nhứt. Đây chúng ta nghe ông Ba mô tả để so sánh coi có khác những điều mà kinh Di-Lặc và quyển Qui-Nguyên Trực-Chỉ đã nói không ?

Ông Ba cho biết rằng khi lập đời lại thì đất địa bằng thẳng, không bồi không lở, biển không nổi cù lao nữa :

Sau đất bằng không thấp không cao,
Biển sông không nỗi cù-lao nữa rồi.
Mé sông không lở không bồi,
Sanh sau y vậy nói rồi sau coi.

Chẳng những thế, nước trong chớ không đục, lại không ròng không lớn :

Nước một bực thanh-thuỷ biên Trời/Không ròng không lớn thuận đời chảy xuôi.

Đất địa đã tốt đẹp như thế, thời tiết lại chỉ có hai mùa : xuân và hạ :
Lòng niệm Phật hản dạ chí tu/Ngày sau lập lại xuân thu hai mùa.

Bởi thế khí trời ấm-áp :

Gió hai ngọn xuân nhựt nguyệt thu,
Không lạnh không nực chí tu để trời.

Có điều không thể tưởng-tượng được mà hễ ban ngày thì có mặc trời mọc, còn ban đêm khi mặc trời lặn thì mặt trăng mọc, đêm nào cũng như đêm nấy :

Đến chừng nào nhựt nguyệt hiệp căn,
Ngày thời ông mọc đêm trăng sáng hoài.

Chẳng những thế, lúc mọc lúc lặn không như thời nay vì thời-tiết mà sai dịch :

Tới ngày sau Tý-Ngọ bất di,
Thìn thời ông mọc bất tri giờ nào.
Đêm giờ Tý, ngày Ngọ hiệp vào,
Tý Ngọ đứng bóng giờ nào lại tranh.
Ngày sáu giờ, đêm sáu giờ canh.
Nguyệt xuất giờ Tuất, không tranh giờ nào.

Thời-tiết điều-hoà như thế nên năm không có tháng nhuần :
Tới ngày sau phong võ có chừng/Năm mười hai tháng không nhuần như nay.

Năm đã không nhuần, tháng cũng không có tháng thiếu :
Nhứt ngọc tam thập nhựt chiều mai/ Không dư không thiếu, khỏi tai khỏi nàn.

Thời-tiết đã điều-hoà như thế, tất nhiên đất địa không phải như thời nay sanh cỏ như gai gốc mà sanh ra toàn là lúa trời, muôn ăn khỏi cần xây giã, vì nó lớn bằng trái dừa :

Hột lúa trời đỏ ruột điềm khuyên/Trái dừa nhằm sức của Tiên cho mình.

Lúa chỉ có hai giống chớ không nhiều, giống như ngày nay :

Sao không nếp mà quết bánh phòng/Còn hai giống gạo giữ lòng làm ăn.

Những chẳng phải lúa ấy giữ nguyên hình mãi đâu, vì qua thời-kỳ Trung-Ngươn, bởi chịu ảnh hưởng của thời-tiết đổi thay mà nó biến hình đi :

Sau hột lúa võ trắng thiệt hình,
Trong ruột thời đỏ thế bình bất đi.
Trước võ vàng ruột trắng phân- ly,
Trung-Ngươn khiến biến người khi tiêu-điều.

Mùa tiết đã thuận, đất đai đã tốt, sanh toàn lúa thì hẳn không còn loại côn trùng hay các loại thú vô-ích nữa. Ông Ba cho biết chỉ có hai loài thú nào có ích cho loài người mới sanh ra cho người dùng mà thôi :

Núi lao xao lập hậu Trời Nghiêu,
Cao điền đất Thuấn tiêu diêu độc trùng.
Sau vật nào trời Phật cho dùng,
Phật đem trở lại dưỡng cùng vạn gia,
Tồn nhị thú phạm luật quốc-gia,
Con trâu con chó cỡi ta không vìa (về).

Tại đâu đời sau không có loài trâu loài chó ? Điều ấy rất dễ hiểu. Đã nói rằng loài thú nào có ích cho người mới sanh ra, ngày sau lúa đã mọc sẵn, người ta không còn cày cấy nữa thì con trâu dù có được sanh cũng không còn ích lợi nữa. Còn loài chó sanh ra để giữ nhà mà đời sau là đời Nghiêu, Thuấn, mà không đóng cửa, của rơi không người lượm thì còn đâu trộm cướp mà phải cần có con chó giữ nhà. Quả thật là đời Nghiêu, Thuấn; nào là nhà không đóng cửa :

Tri sự tiền lập hậu chánh minh/Nhà không đóng cửa quảng thinh đêm ngày.

Nào là của rơi không ai lượm :
Họ hàng khơi chiều mai ngó thấy/Qua ngày sau của rơi chẳng lấy.

Ông Ba cho biết ngày sau con người có tài trí cao-siêu lắm :
Lo việc hậu mới được lâu dài/ Ngày sau nhiều kẻ phép tài trí tri.

Và họ vẫn biết hay như xà đặng hoá rồng vậy :

Đạo trung-dung xà đắc hoá long/ Người thời không cánh không lông bay rày.

Muốn kiến-thiết thế-giới tốt đẹp như thế, ông Ba cho biết : việc sắp-đặt phải mất ba năm mới xong :

Lập ba năm đều đủ dưới trên,
Đồng chư quốc lập nên một cuộc.
Thông minh tánh nhiều người không thuộc,
Vận Trời xuôi nhứt cuộc hưng bang.
Nơi rơi đều phú lúc hiển vang,
Chốn chốn hưởng an bang vận đạt.

Về gia-đình thì năm bảy người cùng ở một nhà thuận hoà trên dưới. cái tục lệ hát ca như đời nay không còn nữa :

Qua ngày sau không hát không ca,
Năm bảy người ở lại nhứt gia.
Vọng Đức Phật Thích-Ca chí lý.
Năm bảy chủ hiệp tình nhứt ý,
Phật độ người tận lý quang minh.

Vì người đời hiền lương, nhà nhà đều phú túc, cho nên không sanh ra trộm cướp. Bởi thế không có nhà ngục, nhưng ở mỗi tỉnh vẫn còn lập toà-án để hoà-giải những việc bất đồng ý-kiến nhỏ nhặt, cùng xem chừng việc trị-lý trong dân-gian :

Có toà-án các tình sâm soi/Không đường ngục thất sau coi để đời.

Nhà ngục đã không có, cho nên cả pháp-luật lập ra để răn phạt người, làm gì lại có :

Của người Tây trả cho người Tây,
Tân trào phế luật thẳng tay trổ tài.
Kiểng Tiên gia sau đặng lâu dài,
Vô cùng mưu trí phép tài mới nên.

Một điều mà xã-hội này không có là đời sau dân chẳng có làm xâu nạp thuế chi cả :

Phật lập chánh chư quốc chư hầu,
Bán buôn lui tới phải đầu nước Nam.
Phật dạy đều lòng dạ đừng tham,
Không sưu không thuế nước Nam thanh-nhàn.
Mười tám nước ăn ở một tràng,
Chợ nào không góp xóm làng an-ninh.

Sở-dĩ các nước cùng sống thuận hoà, người người đều hiệp ý không gây-gổ, không sanh ra chiến tranh, là vì ngày sau chỉ có một tôn-giáo :

Qua ngày sau không miễu không đình,
Hội-tề công-sở nhứt tình quốc-gia.
Nước Tây Phiên nhà thờ không cha,
Niệm Trời niệm Phật quốc-gia an hoà.
Mười tám nước như con một nhà,
Đều thời niệm Phật Di-Đà công-phu.

Một nước chỉ tu có một chùa và các ngày lễ vẫn như nhau :

Một nước thì tu có một chùa.
Nhà không phượng-tự hai mùa xem minh.
Cỗ hai ngày lễ bái tưởng kinh,
Ba mươi mùng một chánh minh nhứt trường.
Ngày mười lăm mười sáu lập thường,
Niệm Trời, niệm Phật nhị trường an khương.
Lệ ngươn-đán hạ nhứt xuân vương,
Chánh ngoại sơ nhứt lễ bà chánh-chung,
Nhơn bất ác tích thiện vi trung,
Lệ xuân ngươn-đán chánh-chung hai mùa.
Lệ Thượng-ngươn gia kết tại chùa,
Trung-ngươn thu nhựt thủ vừa hương rơi.
Nơi nơi đều ngợi chữ thảnh thơi,
Ca ngâm xứ xứ vui chơi thanh nhàn.


Đời sống đã vui thú như thế, còn con người thì tướng dạng ra sao ? Ông Ba cho biết rằng : đời sau trầu thuốc đều bỏ cho nên răng thì trắng, tóc thì dài, da trắng và châu thân thì không có lông :
Nhịn trầu thuốc biếng nói biếng cười,
Ngày sau răng trắng như người Quảng-Đông.
Nội châu thân không có mọc lông,
Tóc dài da trắng phụng long dạng hình.

Con mắt thì sáng ngời, miệng thì thơm
Con mắt sao ngó thấy sáng ngời,
Trong như mắt cọp miệng cười ngọt thơm.
Răng thì trắng thiệt người ăn cơm,
Lưỡi sao răng vậy gạo thơm ngọt-ngào.


Hình dạng đã đẹp-đẽ như thế, người người lại không trẻ, không già, tám mươi tuổi sấp lên mới có con so, song trong mười người mới có một người sanh sống lâu đến muôn tuổi :

Đâu đâu không trẻ cũng không già,
Tám mươi mới có vậy mà con so.
Ngoài muôn dân lạc-nghiệp đủ no,
Mười người sanh đặng con so một người.
Người tốt tươi ăn nói vui cười,

Nhưng tuổi thọ ấy quan Trung-Ngươn thì so le, giảm xuống còn trên một ngàn, cũng như hạt lúa bằng trái dừa qua Trung-Ngươn biến hình trở lại nhỏ :

Người ăn nói bằng thẳng thiệt thà,
Trình thưa dậm dạ giữ mà phép khuôn.
Lập Thượng-Ngươn tuổi có một muôn,
Trung-Ngươn giữ dạ phép khuôn trên ngàn.

Con người ăn ở đều có lễ nghi khuôn phép cho nên không có sự loạn luân loạn dâm .

Ngày sau nhơn bất loạn dâm,
Người nào nghịch tánh binh âm vật rồi.
Phật cho tâm tánh định hồi,
Man-ri mọi rợn tiêu rồi sạch trơn.
Thiên sanh tiền hải hậu sơn,
Tiền Tần hậu Hớn mang ơn cũng nhiều.

Ông Ba cho biết rằng vợ chồng đời nay chỉ là oan khiên túc trái, vai trả lẫn nhau, chỉ qua đời sau mới là thiệt vợ chồng. Những vị làm quan có đến năm bảy vợ, đâu đấy đều hoà-mục, giữ trinh-tiết thờ chồng, có lẽ vì số đàn bà nhờ sự tu-hành ở đời này mà được sống qua đời đó quá nhiều, sấp năm bảy lần số đàn ông. Phải chăng ngày nay chúng ta thấy số đàn bà đi chùa và tín-ngưỡng Trời Phật nhiều hơn đàn ông ?

Qua ngày sau thiệt nợ thiệt dươn,
Đàn bà trinh-tiết vì ơn nuôi chồng.
Năm bảy vợ hiệp ý một lòng,
Thượng hoà hạ mục nuôi chồng làm quan.

Một điều lạ nhứt là đàn bà ở đời Thượng-Ngươn không có đường kinh-nguyệt nữa :

Đường kinh-nguyệt sau Phật xử tiêu,
Đời này ngang dọc phất diêu lõa lồ.

Con người nhờ khí-hậu điều-hoà, đất đai tinh-khiết cho nên được sống lâu đến muôn tuổi, không ai bịnh hoạn. Nhờ đó mà sau này không có thuốc men :
Việc thuốc Nam thuốc bắc vô ân,
Ngày sau thôi cũng vô phân thuốc rồi.

Trên quốc-lộ vô cùng trang nghiêm đẹp-đẽ ấy, nước Việt-Nam sẽ ra sao ? Người Việt-Nam sẽ có vai-trò gì quan trọng chăng ? Nói về nước Việt-Nam sao này Sau khi quả địa-cầu biến hình, trên thế-giới sẽ ra sao ? Ông Ba cho biết sự sụp đổ đất liền thành biển, biển nổi trên đất liền, làm thay đổi địa-hình : chừng đó trên thế giới chỉ có mười tám nước mà thôi :

Cộng tồn thập bát quốc hội an/Xử tiêu ma quỉ dị-đoan tiêu-điều.
Hay là :
Tồn thập bát quốc chỉ noi Nghiêu/ Ngoại trừ các nước quần yêu xử là.

Nhưng trong mười tám nước đó, Việt-Nam lại hữu phước hơn hết, vì nước Nam có nhiều bật thông-minh tài-trí thâu các nước phải phục-tùng :

Sau nước Nam ít kẻ vụng về,
Thông-minh trí huệ người giỏi hay.
Không có cánh đi đặng trên mây,
Phép tài văn võ hơn nay nước nào.
Hữu quân-sư thượng-trí anh hào,
Dạy mười tám nước chỗ nào văn thơ.
Mười tám nước tài phép trơ trơ,
Phật thâu trả quả ngẩn-ngơ chư hầu.
Mười tám nước lai giáng hàng đầu,
Thường năm cống lễ ứng hầu Hớn-bang.
Phật thâu hết các chữ đa đoan,
Chỉ tồn nhứt tự Nam-bang tiếng mình.
Người khác người ăn nói thật tình,
Binh thơ đồ trận nước mình tài năng.
Qui nhứt thống hiệp lại nhứt căn,
Thượng thiên giáng thế tài năng phong trần,
Đến ngày sau có Thánh có Thần,
Ai lòng tà vạy âm thần xử thân.



Những hưỡng được cảnh vinh-quang ấy, hởi ôi ! người Việt-Nam chúng ta trong mười người chỉ còn lại có ba người. Đất Bắc-Việt sau này đổi thành ruộng sâu, trong mười người chỉ còn có một người, phải chăng vì tội làm thịt cáo cầy mà trong kinh Phật đã cấm :

Việc Nam-bang nhiều kẻ khôn lanh,
Thất phần dư tử thiểu sanh tam phần.
Thấy việc xa chẳng biết việc gần,
Việc Nam còn mấy việc Tần như nhau.
Đất Bắc-kỳ sau lại ruộng sâu,
Mười phần thác chín khó âu cho người.

Về Bắc-kỳ, ông Ba quả-quyết như vậy, cho nên nhiều nơi ông thường lặp lai.
Đất Bắc-địa giăng câu đặt lọp,/Ăn cá đồng không cọp ở rừng.

Chắc sao cũng có người hỏi: nước Việt-Nam nhỏ bé như thế này làm gì lại đứng đầu các nước? ông Ba cho biết rằng sau khi quả địa-cầu biến-hình, nhiều chỗ đất bằng sụp đổ, nhiều nơi biển cả nổi lên đất liền, nước Việt-Nam với sự thay hình đó sẽ trở thành một đại-quốc.

Hậu Bắc-địa tứ trấn cõi ngoài,/ Nam-bang đại quốc lâu dài trường sanh.

Ông Bà còn cho rằng: sau cuộc đại chiến-thiên, về đời Thượng-Ngươn, ranh giới nước Việt-Nam sẽ lên đến Lèo hạ:

Có sông dọc lên khỏi Nam-vang,
Lên đèo xuống dốc nhà sang dẫy đầy.
Từ Lèo hạ sấp xuống dưới này,
Kiểng vui Nam-quốc lời Thầy di-ngôn.

Và nước Nam ở thời-kỳ Thượng-Ngươn ấy, sẽ lấy quốc-hiệu là Hớn-bang:

Mười tám nước lai giáng hàng đầu/ Thưởng năm cống lễ ứng hầu Hớn-bang.

Không thấy Ông Ba cho biết các nước khác sau này sẽ thay đổi ra sao, chỉ thấy nói nhiều về nước Nam thôi.Phải chăng Ông Bà nghĩ rằng các nước khác dầu có nói cũng không quan-thiết cần-ích cho dân mình,tốt hơn là mình nên biết mình để mà sớm sửa-sang lo-liệu tu-hành. Về thế-giới các nước sau này, theo chúng tôi được biết, thì Đức Bổn-Sư núi Tượng có để lại một bản Đồ-thơ(1) nghe đâu hiện nay trong môn-đệ của Ngài con giữ, nhưng tiếc vì chúng tôi không được thấy để coi cho biết nước nào còn nước nào mất và mười tám nước còn lại là những nước nào? Duy có nước Nam thì thấy Ông Ba cho biết một vài biến đổi về địa-hình, như vài đoạn dưới đây.

Đây nói về Cần-thơ và Mỹ-tho:

Cửa Cần-thơ Phật khiến xuất sơn/Mỹ-tho phát hậu ký an một hòn.

Về Bạc-liêu và Hà-tiên, Ông Bà cho biết:
Sau lập lại Bạc-liêu thiếu muối,
Sau có nổi năm mười hòn núi;
Đem lộn về muối núi Hà-tiên,
Phép Phật Trời nhiều kẻ chẳng kiêng.

Nói về sông rạch và đường xe lửa:
Có sóng dọc nhiều chỗ dị kỳ/ Đường ngồi xe lửa chạy thì Bạc-liêu.

Về sông thì có sông dọc, sông ngang:
Giác bần tiện, giác việc giàu sang,
Hồng-ngự sau có sông ngang Sơn-chà.
Giác lời ví việc chánh việc tà,
Sông dọc Cần-lố khỏi mà Mỹ-tho.

Ngoài sông dọc, đồng Cần-lố (Sađéc) còn nổi lên nhiều núi:

Đồng Cần-lố núi nổi giáp vòng,/ Sông ngang sông dọc tại lòng Phật Tiên.

Nói về sự biến đổi của Thất-Sơn ở Châu-Đốc:
Cửa Ngả-bát có nổi nhị sơn.
Núi Sam tiêu mất Thất-Sơn điện đền.
Chí anh hùng lập chí cho bền.
Sông ngang ngay thẳng vô đền Bưu-Sơn.

Và đây nói về sự thay đổi sau này của đất Sài-gòn và Châu-đốc:
Gia-đình còn, sau mất Sài-gòn,/Châu-đốc mất trước tiếng còn An-giang.

Ông Ba còn cho biết rằng sau này ở Nhà-bàn (Châu-đốc) sẽ là tràng ứng-khoa luyện-tập văn-võ: Lập chí trai tới chốn Nhà-bàn/ Võ-văn luyện-tập viễn tràng ứng thi.

Như Ông Ba cho biết, trong nước Việt-Nam sau này phần Nam-Việt là tốt đẹp hơn hết. Nhưng chỗ nào ngày sau được hưởng cảnh an vui khoái lạc thì nơi đó phải chịu nhiều cảnh khổ cảnh cũng như hiện nay cảnh nào vui sướng thì sau này phải chịu nhiều sự biến thiên, và đó là luật tuần-hoàn.

Chốn thị-thành sau lại hoá rừng/Chát chua trong dạ ớt rừng xát tâm.

Chính vì luật tuần-hoàn đó mà phần đất Nam-Việt chịu nhiều cảnh khổ-hạ:

Xử việc trong Lục-tỉnh hao mòn/ Nam-bang khổ-hạ chìu lòn hết hơi.

Mà cảnh khổ nhất là thảm-hoạ sau này cửa lộ Văn-Giáo là con đường đi từ núi Sam vào Nhà-bàn:

Về lộ Văn-Giáo, Ông Bà còn cho biết:
Qua hậu xự Văn-Giáo giáo giăng,
Thây phơi ngọn cỏ vô căn Phật Trời.
Con trong nhà nói chẳng nghe lời,
Huống chi hàng xóm nói đời ai nghe.

Dó là những điều mà Ông Ba cho biết về nước Việt-Nam ở đời thượng-Ngươn, nhưng chừng nào đến giao đoạn chuyển biến? Những điều tiên tri Muốn hiển chừng nào đến giai-đoạn chuyển-biến, cần phải xét coi những điều tiên-tri của Ông Ba có phần nào thực hiện chưa? Đứng về phương-diện nhận xét, đã thấy nhiều điều thực hiện rồi, như cuộc đảo chánh của Nhựt vừa qua là một; Ông Ba cho biết:

Tây chưa mãn tới việc U phân/ Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề.

Câu này đủ cho ta thấy tình-hình Việt-Nam từ ngày Nhựt để chơn lên đất này. Khô còn lúc nào dân khổ cho bằng lúc đó trở đi. Ông Ba còn cho biết từ năm mươi năm về trước, thời-kỳ chiếm đóng của Nhựt dây dưa cho đến năm tuất (chó):
Trâu Nhựt-bổn Nam-Việt bắt cày/ Gay go chó sửa hằng ngày sủa dai.

Đó là một giai-đoạn người Việt-Nam bắt trâu Nhựt-bổn cày cho mình, Ông Ba cho biết còn một giai-đoạn nữa người Việt-Nam bắt trâu Chệt cày:

Trâu của Chệt Nam-Việt bắt cày/ Khỏi sưu khỏi thuế khỏi rày lao-đao.

Tuy Ông Bà cho biết phải có trâu của Chệt cày, nhưng khi nói đến nước Tàu thì Ông Ba không khỏi đau thương mà thống trách:

Đường giang (gian) -nan dễ giấu khó bày/ Căm hờn Tàu tặc hại rày Nam-bang.

Ông thương hại cho Tàu là ví phải tội bày ra bán hình bán tượng của Phật và tranh hành chiếm đoạt nước Nam:
Tội Tàu man ước chất như thành /Bán hình bán tượng tranh hành nước Nam.

Bởi thế khi lập đời lại, người Tàu chỉ sống sót có một người trong mười người:
Tội Đại-Thanh bán tượng bán tranh/ Hoạ bán Phất bất sanh chín phần.

Ngoài nước Tàu, Ông Ba còn cho biết Ấn-độ cũng mang đại khổ:
Trời khiến xui ách nước từ đây/ Chà-và hai nước mất thây chẳng còn.

Ông Ba không cho biết vì lý do gì Ấn-độ bị đại nạn như Tàu, nhưng điều này làm cho người ta kinh-ngạc là Ông Ba gọi Chà-và không phải là một nước mà là hai nước đúng như hiện-tình chia rẽ của Ấn-độ làm hai nước Hồi, Ấn.

Một nước ở gần ta nhứt là nước Tần, Ông Bà cho biết sẽ gặp nhiều tai nạn như Tàu và Ấn-độ:
Có ai từng ăn óc không gai /Ăn cơm không đũa đại tai nước Tần.

Và sau này nước Tần sẽ hiệp về với Hớn-bang ở thời kỳ Thượng-Ngươn:

Ai từng làm ruộng không trâu/ Nước Tần sau lại lai thâu Hớn-trào.

Nhưng trước khi đi đến Hội Long-Hoa, nước Tần phải trải qua một thời gian đói khó:

Cao-miên phải lo dùng cơm gói,
Người khá lo đói trước bấy giờ.
Việc minh mông chưa tới bực bờ,
Thấy Tần-quốc vật-vờ hồn phách.
Nhìn đói lạnh chớ than chớ trách,
Một con sâu làm đổ trách canh.

Chịu nạn đói lạnh như thế là vì con sâu làm đổ trách canh, do nước Tần khởi loạn trước làm cho Việt-Nam lâm vào cảnh khổ:
Việc trước thì Tần khởi loạn ra,/ Sát nhơn-vật người ta thậm khổ.

Tần khởi loạn, theo Ông Ba là một điềm mở màn cho biết cuộc đời đã tới. Nhưng muốn xác định thời giờ ông Ba cho biết rằng: khi đời tới thì tự nước nào đánh nước nấy:

Mình hại mình nói việc có căn,/Nước nào hại nấy lăng xăng trở đời.
Sự tận-diệt của loài người theo ông Ba, sẽ diễn ra bằng cuộc nội chiến của mỗi nước, cùng một lúc xãy ra nước nào đánh nước nấy:

Giặc dậy lăng-xăng,
Lăng-xăng giặc dậy.
Đánh nhau tầm bậy,
Tầm bậy đánh nhau.
Nước nào ở đâu,
Ở đâu đánh đó.
Vận nghèo thấy ngó,
Thấy ngó vận nghèo.
Người thác bá bèo,
Bá bèo người thác.
Đâu đâu tan nát,
Tan nát đâu đâu. …………

Thật là những điều quá sức tưởng tượng, ngoài ý nghĩ của mọi người. Ông Ba cũng vẫn biết: người đời sẽ có kẻ không tin:

Tôi cho người thấy/ Việc máy thiên-cơ/ Người cũng ngó lơ/ Tôi ngơ ngẩn dạ.

Nhưng vì quá thương đời cho nên ông phải tỏ bày để sau người đời không trách:

Thương chúng sanh Phật mới tỏ bày/ Chẳng nghe lời Phật hội này rã thây.

Với những người thiện-căn, Ông bảo ghi nhớ những lời của Ông rồi sẽ biết:
Nói rồi cho nhớ lời ghi,
Chừng nào thấy việc loạn ly biết lời.
Nơi nơi khổ não cho đời,
Dư trăm việc khổ biết lời để ghi.

Nhưng hỡi ôi! mặc dầu Ông hết tiếng nhắc-nhở mà người đời vẩn hí-hởn không lo:

Bây giờ hý-hởn không lo,
Gặp cơn bát loạn nằm co kêu Trời.
Lo giàu ít kẻ đời,
Gặp cơn bát loạn kêu Trời thấu đâu.

Và chính vì dó mà các đấng Phật, Tiên bởi quá thương xót chúng sanh, nên lâm-phàm, chẳng dứt ra Sấm kinh, Cơ bút thức tỉnh người đời. Với sứ mạng cao cả ấy, các đấng thiêng-liêng còn mượn xác một cậu nhỏ chín tuổi để viết bộ Tứ-Thánh cho ngừơi đời thấy thế có tin.

PHẬT GIÁO HÒA HẢO
CALIFORNIA
*


http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4070_.aspx


__

Chú thích của Hòa Hảo
(a).Có thuyết nói ông Ba nhân đi bán cá trên miền Láng, nghe danh ông Hai đạo-đức cao-siêu mà quy-y theo. Nhưng theo lời ông Nguyễn-văn-Tuấn là trưởng tử của ông ba thì ông tự nhiên phát đạo tâm rồi đi tầm sư học đạo như trên đã nói.
(b).Ý nói ông vì có sứ-mạng phải lãnh bức thư vẽ mây chép sự-trung thành cùng quốc vương thủy thổ cho nên mới phải giã Thầy một thời gian ấy.
(c).Lúc nầy ông Hai Nhu đã tịch rồi ở Trà-Bang, song công việc hành đạo của giáo-phái Phật-Thầy bị dòm ngó rất gắt và bổn-đạo tên-tuổi nhiều người phải bị bắt, bị đày.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx


*

Tuesday, December 8, 2009

NGUYỄN THIÊN THỤ * KIM CỔ KỲ QUAN LUẬN GIẢI

*



KIM CỔ KỲ QUAN CỦA NGUYỄN VĂN THỚI (1866-1926)
VÀ VẬN MỆNH VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU

Sau 1975, tôi được một vài bạn thì thầm: các kinh sách Phật giáo Hòa Hảo nói hay lắm, nào là Bắc Kỳ cai trị Nam kỳ, nào là Gia Định thì còn, Sài gòn thì mất. . Tôi đi chợ sách ở ngõ Cá Hấp đường Bùi Quang Chiêu Sài gòn mà chỉ mua được một cuốn Kim Cổ Kỳ Quan rất mỏng.

Hôm nay, cuôi năm 2009, tôi tìm được trên các trang nhà của Phật giáo Hòa Hảo, các tài liệu về Hòa Hảo trong đó có Kim Cổ Kỳ Quan . Tôi thích thú đọc kỹ và viết bài này để giới thiệu cùng độc giả một khối ngọc thạch quý trong văn chương Miền Nam
. Tôi hiểu thế nào thì viết thế đó. Có những câu, những chữ không hiểu thì còn để lại, và có những tài liêu thiếu sót, chúng tôi sẽ bổ túc và sửa chữa sau.

Nguyễn Thiên Thụ



Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tại miền Nam nổi lên một phong trào văn chương đại chúng. Văn chương này phát xuất từ những nông dân chất phác hoặc những hàn nho. Nội dung văn chương này có hai điểm chính : Văn chương yêu nước và văn chương tôn giáo.

Đây là lúc quân Pháp xâm chiếm Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu phải chạy về Bến Tre và sáng tác các bài văn tế Trương Công Định, văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây cũng là lúc phát sinh các tác phẩm khác như Thơ Sáu Trọng, Thơ Năm Nhỏ, Thơ Năm Tỵ, Thơ Cậu Hai Miêng. . . thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp, và sinh hoạt xã hội..

Trước đó không lâu, Bửu Sơn Kỳ Hương với Đức Phật Thầy ra đời (1849), truyền xuống đến các đệ tử như Phật Trùm, Đức Bổn Sư , Sư Vãi Bán Khoai và Huỳnh Giáo Chủ . Và tại Tây Ninh, đạo Cao Đài ra đời. Hai tôn giáo Hoà Hảo và Cao Đài đã có nhiều tác phẩm tôn giáo.

Trong những tác phẩm tôn giáo Hòa Hảo như Vãn Núi Tà Lơn của ông Cử Đa, Giảng Xưa của Đức Sư Vãi Bán Khoai, Sấm Giảng của Hùynh Giáo chủ thì tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan có vị trí
khá quan trọng,

I. TÁC GIẢ

Tác phẩm này do ông Nguyễn Văn Thới ( Ba Thới), soạn thành. Trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông tự giới thiệu như sau:
Quê ngụ miền Cao Lãnh
Tôi nay Ba Thới xưng danh
Từ theo Thầy học đạo minh thanh
Cửu thu mãn thính danh dư tuế
(Kim cổ)

Tôi nay Ba Thới tùng Quới Mỹ-Trà
Tên Thạnh Phật bà chủ nhà Sa Đec
Nhiều người ghen ghét mở bét bạc bôi
Nhiều việc thương Vôi thương ôi ong bướm
Việc đời lụy ướm như bướm gầy ong
Tên Thành là ông Quan-Công thuở trước
Phò vua giúp nước thuở trước rất miêng
Phật Thầy Trần Nguyên dạy yên lê thứ
Trần Nhu chiếm cứ nhị tứ Láng linh
Hai Lãnh trung tinh độ tinh gò sặt
Hai Ngôn thậm ngặt oán giặt (giặc) hỏa thiêu
Căm hờn quần yêu bao nhiêu chẳng cử
Chú tư biện xử tích cử tòa chương
Nhiều việc tủ thương lưới vương Châu đốc
Hai Nhơn tử tốc vị bốc cáo trình
Nhiều việc bất bình thương tình chú bảy dám bì

(Cáo thị)

Có vài tài liệu của Hòa Hảo viết về Ông Nguyễn Văn Thới.

+Tài liệu thứ nhất: Các đại đệ tử cùa đức Phật Thầy Tây An
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_192_ArticleID_3549_.aspx
Tài liệu thứ nhất đơn giản và ghi năm sinh năm mất 1866-1927.

+Tài liệu thứ hai đơn giản, ghi năm mất là 1925.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4070_.aspx
+Còn tài liệu thứ ba:
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx
Tài liệu này ghi năm mất 1927 và chi tiết hơn.

Cả hai tài liệu thứ hai và thứ ba nói ông thọ 61 tuổi.
Tài liệu thứ hai ghi ông mất ngày mồng chín tháng tư năm 1925. Tài liệu này ghi ngày tháng âm lịch nhưng năm lại là dương lịch.
Tài liệu thứ ba ghi ngày mồng 9 tháng tư bính dần tức là ngày thứ năm 20 tháng 5-1926.
Vậy ông mất năm 1926.

*
Ông Nguyễn Văn Thới tức Ba Thới là một nông dân có học chữ Hán, sinh năm bính dần (1866) đời Tự Đức thứ 19 tại làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec). Ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.

Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba tìm đến ông Trần Văn Nhu là con của Quản cơ Trần Văn Thành, đại đệ tử của đức Thầy Tây An, và cũng là một nghĩa sĩ chống Pháp, xin quy-y với ông Hai ở Láng-linh. Sau ông đem cả gia đình về ở nơi đây.

Trong thời gian này, ông Ba viết ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim Lai.
Vì có sự ghen ghét của Nguyễn-văn-Phẩm (1) là cháu của ông Hai Nhu đưa đến việc Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Ông Ba thoát , ông Hai thì phải trốn tránh, nhưng con trai của ông ba là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.

Thấy tình đời đen bạc, vả buồn vì cảnh chùa tan nát, ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Ông không chấp nhận việc chữa trị của người Pháp, ông cự tuyệt và gở bỏ hết. Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, nhà thương đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nhà chở về.

Tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.

Trong chuỗi ngày tàn, ông ký thác lòng mình vào những quyển : Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn
Ông mất vào lúc năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), thọ 61 tuổi. Ông để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.

II. NIÊN ĐẠI VÀ HIỆN TRẠNG TÁC PHẨM

Về năm viết, bản điện tử Hòa Hảo Cali đề ở đoạn cuối lời tựa:
Cất bút châu phụng tỏa (tả) một bài
Di truyền để hậu lai tường khán
“Phật ông diễn thế gian di chúc,
Tiền kỷ tái hậu vô giai”.
Từ Kỷ Dậu niên Phật Thầy truyền chí Du (vu) kim,
Nhâm ngũ niên cọng, kế cứu thập tứ niên
Nhâm ngũ niên hạ nguơn nhựt Kỷ Dậu niên tái bản.Bá nhì thập niên hậu
( 1849-1969 )

Từ Kỷ Dậu niên Phật Thầy truyền chí vu kim nghĩa là Năm kỷ dậu (1849) đức Phật Thầy khai đạo đến năm mậu ngọ ( 1858) tiếp theo là 94 năm sau mới tái bản. Vậy quyển này tái bản năm 1952.

Kỷ Dậu niên tái bản.Bá nhì thập niên hậu

( 1849-1969 ). Ở đây có sai lầm. Vì ông Ba sinh năm 1866 nên sách không thể viết hay tái bản năm 1849. Theo tiểu sử đã giới thiệu, ông Ba viết qua nhiều thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là sau 1907 là khi ông về Láng, làm nhà gần Bửu Sơn Tự. Và giai đoạn thứ hai là trong khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lỡ (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên) và trước khi mất . Điều này là đúng vì trong Kim Cổ Kỳ Quan có câu:
" Nặng nề mang nhục chữ dân
Trung-huê Dân-quốc khó phân vùi đầu.(2)
(Thừa nhàn)

Như vậy tác phẩm này gồm chín bổn viết trong khoảng từ 1907 đến 1926, trong đó
Thừa nhàn viết sau 1912.
Giác mê viết tại Láng Bà khoảng sau 1907.
Láng bà để kiển trung quân tựu
Ngọc xuất An-giang hựu thú vui.
Cáo thị viết khi ở Láng (sau 1907):
Trần Nhu chiếm cứ nhị tứ Lang (Láng ) linh
Hai Lãnh trung tinh độ tinh gò sặt.

-In người chốn Láng ngán ỷ vinh.

Thừa nhàn là bản thứ chín:
Ngồi buồn cất bút chép riêng
Đặt làm chín bổn bình yên coi đời.

Kim Cổ: cuối bổn Kim Cổ câu:
"Ất mão niên cơ thâm nay đủ".
Như vậy, bổn Kim Cổ viết xong năm ất mão (1915).

Trong bản Kim Cổ Kỳ Quan, ở dưới các đoạn có ghi Chép xong ngày 19 tháng hai (nhuần) Năm Đinh Hợi , Châu Đốc. Đinh Hợi có lẽ là năm 1947 có tháng hai nhuần , do người đời sau chép lại và năm 1952 thì tái bản. Vậy xuất bản lần đầu năm nào?

Theo tài liệu thứ nhất, Tình Thầy nợ Nước miên man bao nỗi cảm hoài, ông ký thác lòng mình vào bộ sách Kim Cổ Kỳ Quan, gồm chín cuốn, cũng gọi chín bổn: Vân Tiên, Thiên Tứ, Cổ Vãng Kim Ca, Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ Ðại và Thừa Nhàn, toàn văn vần, tuy văn chương bình dân mộc mạc, có khi bí hiểm tiên tri, nhưng chứa đựng mối cảm hoài tha thiết tình Thầy nợ Nước, ưu đời ái đạo trong một hoàn cảnh xã hội bi đát, quốc phá gia vong, mà Phật Thầy đã nói trước về những khổ cảnh tai nạn đang chờ đợi chúng sanh trong những thời kỳ sắp tới.http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx


Kim Cổ Kỳ Quan có nghĩa là Chuyện Lạ Xưa Nay. Tại Trung Quốc đã có tập truyện này viết về một số nhân vật Trung Quốc như Lý Bạch, Bá Nha, Tử Kỳ. . .Tại Việt Nam ông Ba Thới cũng đặt tên cho tác phẩm của ông là Kim Cổ Kỳ Quan để nói lên những điều ông suy nghĩ và nhìn thấy (tiên tri) về tương lai nước Việt.

Kim Cổ Kỳ Quan là tên chung 9 bổn nhưng Kim Cổ là một bổn chính, là bổn đầu trong chín bổn. Tác giả nhiều lần nhấn mạnh các chữ Kim cổ, Cổ vãng kim lai :
-Ngẩn ngơ cổ vãng, đục ngầu kim lai.
(Kim cổ)

-Tri kim cổ mới biết việc đời,
Sao người chẳng tưởng Phật Trời độ thân.
(Kim cổ, 3B Cali)

-
Cổ kim lòng thế phân lìa
Bất cầu nan ngộ Phật vìa (dìa: về) độ thân

-Nói ít nghe đầy lỗ tai
Suy đời cổ vãng kim lai biết lòng
(Thừa nhàn)

-Đậu câu trúng lý nghiệm suy
Kim lai cổ vãng luận tri Phật Trời
Thuở xưa giặc mọi tơi bời
Cũng vì tham sắc như đời trào nay
Cổ kim loạn quốc Nam Tây
Cựu thù tích oán thương thay đời này
. . . . . .
Cổ vãng ngũ hổ tam hùng
Kim lai dục đắc phục tùng bá nhân
(Thừa nhàn)


Tác phẩm này ban đầu viết bằng chữ nôm, hay quốc ngữ? Chưa có tài liệu nào xác nhận và chúng ta cũng không thấy bản chánh. Chúng tôi nghĩ rằng ở thôn quê thời điểm 1920 quốc ngữ chưa phổ biến, có lẽ Kim Cổ Kỳ Quan được viết bằng chữ nôm:

Đặt nôm na lộn lạo trữ minh ( chữ mình?)
Dám khuyên thượng trí chớ khinh quê mùa.
(Kim cổ)
Nôm na chữ nghĩa lam nham
Dầu người chê dại cũng cam thửa lòng.
(Giác mê)

Tôi đặt mấy bổn không hay
Nôm na mấy lớp nói nay tật khùng.
(Thừa nhàn)

Nay thì hai nhóm Phật giáo Hòa Hảo ở Cali trình làng bản điện tử năm 2009
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_289_ArticleID_4100_.aspx
nhóm này cũng audio gồm 9 băng.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_260_MenuID_260_.aspx

còn nhóm Texas thì giới thiệu các audio gồm 19 băng Kim Cổ Kỳ Quan phát hành 2005. www.phatgiaohoahaotexas.org/kim_co_ky_quan.htm

19 băng của nhóm Texas được phân bố như sau:

(1). Tựa: băng 1A
(2). Kim Cổ : băng 1A đến 4B
(3).Giác mê: băng 5A-5B
(4). Thừa nhàn: băng 6A-10B
Như vậy là các nhóm đều chưa có đủ bộ Kim Cổ Kỳ Quan.

Nhóm Cali nay mới trình bày được 9 băng ( từ 1A đến băng 5A) . Như vậy 19 băng của nhóm Texas là đầy đủ. Cả hai nội dung giống nhau, do các ông Lê Văn Ngợi , Nguyễn Phúc Tâm, các cô Phạm Thị Ngọc Hà , Lương Thị Khởi ngâm.

Tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan hoàn thành gần một trăm năm, và đã ấn hành bằng quốc ngữ trong khoảng 1945 . Đó là phỏng đoán chứ chúng tôi không thấy ấn bản đầu tiên.
Ngày nay, bản điện tử của Hòa Hảo California cho biết có 9 bổn, nhưng thiếu hai bổn cuối là Tiền giang và Kiểng Tiên. Hai bổn Kim CổBốn tuồng giống nhau trong khi audio cho thấy Kim Cổ là một bản khác.


III. NỘI DUNG TÁC PHẨM

Ông Nguyễn Văn Thới là một cư sĩ, là đệ tử của Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông còn là một học trò của Trần Văn Nhu, con của Quản cơ Trần Văn Thành. Ông lo việc đạo, ông cũng suy nghĩ về tương lai đất nước :

Cát bồi đi chẳng lấm chưn
(Thầy ôi !)
Nước nghèo không kẻ đỡ nưng nước nghèo
Dắt ra sông rồi dắt lên đèo
(Thầy ôi ! là Thầy ôi !)
Hết cơn bỉ cực còn nghèo về đâu ?
Biển bao sâu còn thả sợi câu
Vận thời, thời vận tới đâu bớ thầy ?
(Kim cổ) (3)

Nội dung chính của các tập là giảng đạo, khuyến thiện, nhưng xen vào đó là những lời tiên tri về tương lai đất nước. Ông không giống như Nostradamus, Trạng Trịnh chuyên việc tiên đoán tương lai. Mục đích tiên đoán của ông Ba chính là khuyến thiện, và dẫn chứng các biến cố để cho con người biết tu nhân tích đức để tránh tai nạn.

Ông cũng khác với những nhà tôn giáo đưa ra những sư kiện tận thế hay thiên đàng đia ngục thiếu cụ thể. Ông cũng nói đến tận thế, hạ nguyên nhưng tận thế không phải là chấm dứt toàn bộ. Có thể tận thế là trái đất bị tiêu diệt hoàn toàn, cũng có thể tận thế là mặt đất thay đổi như sóng thần, hỏa diệm sơn , bịnh dịch làm cho một số người chết và loài vật biến khỏi địa cầu trong khi một số khác vẫn tồn tại. Các bậc tiên tri Bửu Sơn Kỳ Hương cho rằng vũ trụ tiến triển trong vùng sinh trụ, hoại diệt.cũng như xuân hạ thu đông biến dịch. Sau thượng nguyên, là trung nguyên, sau trung nguyên là hạ nguyên. Sau hạ nguyên là thượng nguyên. Vũ trụ luân hồi theo bánh xe quay, nghĩa là theo vòng tròn chứ không phải theo chiều thẳng đứng như Marx quan niệm. Thế giới chuyển vần từ thịnh đến suy, từ bỉ đến thái, biển cả thành nương dâu, núi cao thành biển rộng. Chuyện đó xa vời nhưng cũng là trước mắt. Nguyễn Du than thở:
Trăm năm một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Trần Tế Xương thì rên rỉ:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Đêm đêm tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!

Ông nêu lên những điều ông thấy rất gần, rất thật để cảnh báo dân chúng Việt Nam là tai họa sắp đến, phải tu Phật mà tránh tai họa:
Cải tà quy chính kẻo lầm quỷ ma.
(Kim cổ)

Ai ai nhẫn chí để dành
Hạ nguơn tận thế tu hành cần năng.
(Ngồi buồn)

Những lời tiên tri này như là những thỏi vàng, những viên kim cương nằm rải rác trong khối đất, tảng đá.

1. GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHẬT THẦY

Đường lối của Phật Thầy Tậy An là tu tâm.
Các nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng đạo Phật trải qua ba giai đoạn:
+Chánh pháp: Thời Phật Thích Ca tại thế
+Tượng pháp: Thời mà các Phật tử chú trọng thờ tranh, tượng Phật
+Mạt pháp.:Thời đạo Phật suy đồi.

Ông Ba nêu lên cốt lõi của đạo Phật là "tu tâm", loại bỏ âm thanh săc tướng:
Việc âm thinh sắc tướng bất dùng
Đạo tại tâm tâm đạo xuất tùng.
(Tựa)

Chùa linh chẳng kỳ tượng tranh
Có lòng Phật hiện rồng đoanh không chừng.
(Vân Tiên)

Ông Ba Thới chỉ trích người Trung Hoa đã truyền bá việc thờ tranh tượng:
Tội Tàu man ước chất như thành,
Bán hình bán tượng tranh hành nước Nam
.

. ............ ............ .................
Phật tức tâm, tâm tức Phật ấy là tà chánh tại tình
Lẻ nào dám họa hình tượng cốt.
Đến ngày nay nhà Tàu chê Nam Kỳ rằng dốt,
Tàu rất thiệt khôn lanh !

Phật sanh nhơn hà nhơn sanh Phật.
Bởi vậy nhà nam trào mắc đọa,
bị nhà Tàu dấy họa bất minh,
bị nhà Tàu đa kinh loạn chí đa sử loạn ngôn,
người vùng chôn nước Nam-Việt người chê rằng dốt nát.
Người lại tống kinh, thơ tượng ảnh qua bán cho nước Nam-Việt an tâm tùng lý
(Bốn tuồng)


Ông chủ trương tu tại tâm mà nội dung là tu trì đạo đức.Ông chỉ trích một số giả dạng tu hành:

Tu cần kiệm gia đường phú túc
Tu ghét ghen tu chúc gông cùm
Tu hiếu nghĩa bao trùm Tiên Thánh
Tu làm vậy Phật trời lưỡng tánh
Tu quỉ ma tránh chẳng khỏi tai
Tu thi ân mới đặng lâu dài
Tu phước đức mới là phương tiện
Tu nhẫn nhẫn khuyên đừng thưa kiện
Tu hưu hưu vạn sự thôi thôi
Tu trongtâm đừng ở ngoài môi
Tu nhân nghĩa lễ nghi trí tín
(Tựa)

Đặc điểm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là trọng tứ ân, kết hợp đạo với đời, dung hòa xuất thế và nhập thế. Đường lối tu của Bửu Hương Kỳ Sơn là kết hợp Nho và Thích:

Loài cầm thú còn hay biết ổ
Huống chi người nỡ bỏ tứ ân.
(Giác mê)

Tu là tu tâm, không phải nhất thiết là vào chùa mới là tu.
Tu quốc-vương có vợ có chồng,
Có con có cháu nối dòng an bang
.
(Tựa)

-Hữu công trời Phật lại tìm
Nam mô nhớ Phật trọn niềm thủy chung
Vẹn toàn hai chữ hiếu trung
Chữ tà chữ nịnh chữ hung làm gì.
(Ngồi buồn)

-Gái trai giữ vẹn đạo hằng
Vàng thoi bạc nén chẳng bằng nghĩa nhân.
(Ngồi buồn)

Tư tưởng của ông là tư tưởng của nhân dân Việt Nam:
Tu đâu bằng tu tại gia,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu!

Ông chú trọng vai trò của cư sĩ và đó chính là đường lối của đức Phật Thầy Tây An.
Ông cũng như dân Việt Nam chỉ trích những việc tu hình thức mà đức Phật đã bãi bỏ như việc tu khổ hạnh, việc ăn chay.

Niệm Phật không cần ăn chay
Niệm Phật thì giữ lòng ngay phận mình
(VAN TIEN, PHẦN I)
Tu sao mà dụng ăn chay
Thượng thanh hạ trược gốc cây hôi rình
Chay là chánh trực tâm tình
Vật nào thuộc thổ bất bình thượng thanh
Làm sao rạng tiết thơm danh
Thượng đường chói chói quản thanh phước lành
(Thừa nhàn)

Kỷ dậu Thầy ra độ đời
Xét xem cho biết những lời gian ngay
Niệm Phật không cần ăn chay
Niệm Phật thì giữ lòng ngay phận mình
Bây giờ năn nỉ ai binh
Lá lay cũng bởi tại mình thuở xưa.
(Vân Tiên)


2. CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC

Cũng như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, tác giả sống vào thời Pháp xâm lăng Việt Nam, chiếm đất Nam Kỳ cho nên các đệ tử của Phật Thầy như Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành đã đứng lên chống Pháp. Ông Ba Thới đã tôn ông Trần Văn Nhu con Trần Văn Thành làm thầy, tức là đã đứng vào hàng ngũ nhân dân yêu nước chống thực dân xâm lược. Ông không theo Pháp:
Dụng tây tà bĩ Thới chẳng theo.
(Cáo thị)

...Ít có kẻ xét đời
Nhưng ham lời trước mắt
Khéo khéo đua chen trào Tây tặc
Đừng đừng sanh giặc đấu tranh.
(Tựa)

Ông thấy nhiều kẻ gian ác theo Pháp giết hại đồng bào mà chính ông là nạn nhân:

Ăn cơm phải múa việc chúa cho dàng
Bạo phát bạo tàn ngày mủi nhiếm chúm chím lắc đầu
Ba hồi mõ hầu lầu không có
Miệng thời la ó, bắt nó nạp Tây vấn tội
Nhiều lòng phản bội lập hội lương điền
Kết sửa bạc tiền cảm phiền làng tổng
.
(Tựa)

Xã hội Việt Nam thời Pháp vô đạo đức
Trào tây nhiều kẻ phi ân
Người Nam sao chẳng xét thân mà nhờ
(Vân Tiên, phần 2)

Ông ca tụng quản cơ Trần Văn Thành chống Pháp:
Lòng chẳng đầu Tây giữ ngay một dạ.
(Cáo thị )

Tuy ghét Pháp, sau một thời gian thiền định và đắc phép màu, ông nhìn thấy người Pháp khá tốt so với Cộng sản. Việt Cộng tà vạy, gian ác hơn Pháp nhiều:

Nam Việt (4) chê Tây thương thay mình vạy
Việc làm tồi bại mình hại lấy mình
.
(Cáo thị)

Người Nam quốc gia và cộng sản đều ghét thực dân Pháp nhưng sau vài năm ở với cộng sản, người ta thấy Pháp tốt hơn nhiều vì thời Pháp dân ta tương đối sung túc. Sau khi Pháp về nước thì dân ta khổn khổ vì cộng sản chiếm nông thôn, và sau 1975 ở với cộng sản thì ăn bo bo và lao tù. Cộng sản tự xưng là trí tuệ và anh hùng, coi khinh Pháp Mỹ, miệt thị tôn giáo là thuốc phiện mà họ không biết rằng về khoa học, Nga Tàu đều thua Âu Mỹ. Vì kiêu căng, họ không chịu học hỏi, họ không biết rằng Âu Mỹ rất tài giỏi vì trong cõi ta- bà ai cũng có Phật tính:

Một năm súng nổ điếc tai
Hai năm điêu hảo chẳng ai tranh tài
Tây về đói khát nằm dài
Đừng lo mắng lén chưởi xài (hoài) người Tây
Chừng nào tới đó thì hay
Bây giờ chưởi lén người Tây hoài hoài
Chẳng lo học phép học tài
Để lo nói lén mắng xài (hoài) người Tây.
Đều chê phép Phật không hay
Tây hầu cận Phật người Tây cũng tài
(Thừa nhàn)

Nhân dân ta một số nghe theo cộng sản mà chống Tây phương, cho tư bản Âu Mỹ là bóc lột, là thực dân, đế quốc. Ông Ba trong thiền định đã giác ngộ một sự thật là tư bản tương đối tốt hơn cộng sản ma quỷ, ông khuyên dân ta phải phân biệt chánh tà đừng chống Âu Mỹ một cách cực đoan:

Phải tri việc chánh việc tà
Đừng theo ma quỉ bất hoà Tây-phương
(Thừa nhàn)

3. TIÊN ĐOÁN : VẬN MỆNH VIỆT NAM TỪ 1926 ĐẾN 2009

(1). Phong tục hình dáng, và tâm tính đổi thay
Ngày trước, người Việt nhuộm răng đen, sau bỏ tục này, và sau này hình dung đẹp hơn trước:

Nhịn trầu thuốc biếng nói biếng cười,
Ngày sau răng trắng như người Quảng-Đông.
Nội châu thân không có mọc lông,
Tóc dài da trắng phụng long dạng hình.
. . . . . . .
Con mắt sao ngó thấy sáng ngời,
Trong như mắt cọp miệng cười ngọt thơm.
Răng thì trắng thiệt người ăn cơm,
Lưỡi sao răng vậy gạo thơm ngọt-ngào


+Người ăn nói bằng thẳng thiệt thà,
Trình thưa dậm dạ giữ mà phép khuôn.
Lập Thượng-Ngươn tuổi có một muôn,
Trung-Ngươn giữ dạ phép khuôn trên ngàn (5)
. . . . . . . . . . . . .
Thông minh trí độ dạng hình phương phi.
(Kim cổ)

(2). CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Trước 1926, ông Ba Thới đã thấy chiến tranh sẽ đến gây bao tai họa cho dân Việt Nam:

Những năm trước là chiến tranh thế giới, từ 1945 (ất dậu) về sau, Việt Nam lâm cuộc nội chiến, dân chúng gặp nhiều tai ương:

Đứt cương ngựa chạy thình lình
Gà con vỡ ổ giựt mình chắc chiu
Noi đời Thuấn nhựt thiên Nghiêu
Cõi trần hung bạo xử tiêu xác hồn.
(Ngồi buồn)

Chiến tranh xảy đến khắp nơi gây tang tóc cho mọi người:
Phật trời lộn lạo quỉ ma
Âm-dương tương tội Diêm la hiện trần
Đao binh khởi loạn rần rần
Quan quân phú quí cơ bần như nhau.
(Ngồi buồn)

Không những cộng sản chiếm Cà Mâu, Ngã Ba biên giới, đắp mô Mỹ Tho, bắn tĩa Gò Công mà rồi thủ đô Saì gòn cũng bị cộng sản chiếm cứ :

Tỷ như phố ngói Sàigòn
Lâm cơn nguy biến biết còn hay không
Sang giàu như buổi chợ đông
Thác rồi cũng nắm tay không mà đời
Dữ lành hai việc để dời
Thác đem theo (giỏi) dõi Phật trời xử phân
(Ngồi buồn)

Ông cũng đã nói đến thời hạ nguyên, Việt Nam nhiều đau khổ.(Sẽ nói ở phần hạ nguyên)

(3). ANH PHÁP VÀO VIỆT NAM


Quân Anh đổ quân vào Việt Nam ngày 13 -9- 1945 để giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, còn Trung Hoa Dân Quốc giải giới từ vĩ tuyến 16 trở ra. Quân Pháp theo chân Anh trở lại Việt Nam. Than ôi, lúc này thế lực Pháp rất mạnh (thế cường) vì là kẻ chiến thắng thuộc phe đồng minh, nhưng vận suy kiệt (vận bại) vì chiến tranh làm Pháp phá sản mà vẫn cố bám Việt Nam:

Ngày sau các nước lai chinh
Tây dương Anh quốc chiêu binh qua rày.(Vân Tiên 2)

Thế cường vận bại Tây lại qua Nam
(Cáo thị)

(4). HỒ CHÍ MINH & CỘNG SẢN

Tại Paris, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh viết chung với Nguyễn Tất Thành lấy bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc. Sau Nguyễn Tất Thành lấy tên này cho riêng ông, và sau 1924 tại Trung Quốc, ông đổi tên Hồ Chí Minh.Tứ Thánh là một cậu bé 9 tuổi, là người đồng thời với Ba Thới. Trước 1930 mà Tứ Thánh đã biết khá nhiều về Nguyễn Ái Quốc và đảng cộng sản. Tứ Thánh khuyên những người tu hành chân chính, những nhà chính trị quốc gia không nên mắc mưu thâm độc của Nguyễn Ái Quốc:

Tay chuông tay mỏ tu trì.
Tránh mưu ái- quốc tránh vì kế sâu.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Tứ Thánh đã nói trước việc quân Nhật (ánh dương ) gây ra chiến tranh, và Mỹ thả hai quả bom nguyên tử trên đất Nhật (Mây trắng chớp nháng) kết thúc đệ nhị thế chiến. Tứ Thánh cũng nói đến cộng sản cờ đỏ, sao đỏ (xích tinh), búa liềm và sao vàng (nguyệt tinh) nổi lên khắp năm châu:

Mây trắng chớp nháng như gương.
Tiếng vang nổ dậy Thái dương ánh trời.
Thiên binh thiên tướng đổi dời.
Núi xương, sông máu góc Trời quá ghê.
Lìa gia chia rẽ phu thê.
Tiếng kêu khóc kể gia quê chẳng còn.
Xích tinh, phưởng phất lỗ tròn.
Nguyệt tinh chớp nhoáng mọc tròn năm châu.
Lao - xao dân chúng khó âu.
Sao giăng tứ hướng xuất thâu ngân hàng
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Người cộng sản mưọn danh nghĩa giải phóng dân tộc, chống xâm lăng để lôi kéo dân chúng nhưng chính họ theo chủ nghĩa vô sản quốc tế, không theo chủ nghĩa dân tộc. Karl Marx nói:
" Người cộng sản không có tổ quốc"!Vì vậy, sau khi nắm được quyền hành là họ giết hại trí thức, nông dân, tư sản và vô sản. Họ kết tội phe quốc gia là theo Pháp, theo Mỹ nhưng chính họ cũng theo Nga, theo Tàu. Những người quốc gia như Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Nhất Linh, Trần Văn Tuyên phải về vùng Pháp kiểm soát vì họ không thể sống dưới ách cộng sản. Tứ Thánh cho chúng ta biết cộng sản là không tôn trọng độc lập , không bảo toàn lãnh thổ quốc gia (Không toàn độc lập), không tôn trọng nhân dân, mà nhân dân là nô lệ, là rơm rác (nhơn dân như bèo.). Kết quả là chính sách độc tài của các lãnh tụ cộng sản (Tại ai cầm lái phăng lèo) mơ tưởng thiên đàng XHCN (Tìm tân thê giới ) làm cho dân chúng mất các quyền tự do trong đó có quyền tự do ngôn luận (Có miệng không nói lại câm. và phải sống trong nghèo khổ (chịu nghèo lâu năm):
Tang điền thương hải khó phân.
Không toàn độc lập nhơn dân như bèo.
Tại ai cầm lái phăng lèo.
Tìm tân thê giới chịu nghèo lâu năm.
Có miệng không nói lại câm.
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
Trong Tứ Thánh cũng như Kim Cổ Kỳ Quan, các tác giả đã chỉ trích những hạng giả sư, giả tu hành. Một phần là hai vị chỉ trích bọn lưu manh đội lốt tu hành, nhưng cũng có ý nghĩa nói về cộng sản lớn tiếng về "đại đồng", về công bằng xã hội, bình đẳng, tự do và dân chủ nhưng thật sự họ cũng chỉ là một loại " sư hổ mang". Họ mươn danh đấu tranh cho vô sản để họ nắm quyền lợi và độc quyền bóc lột nhân dân trong đó có trí thức, vô sản, công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.

Tứ Thánh và Nguyễn Văn Thới đã khuyên ta phải tụng kinh niệm Phật cũng có nghĩa khuyên ta phải tranh đấu chống bọn gian ác vì trung với nịnh, ngay với gian khác nhau.

Thật vậy, Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ. . . tự xưng là cách mạng, giải phóng giai cấp, đưa đến tự do, hạnh phúc cho mọi người... Ông Hồ đã xưng thánh xưng thần, hy sinh đời tư, sống độc thân phục vụ nhân dân... Cộng sản có kinh kệ như tôn giáo nhưng những ông Phật này là Phật giả, là quỷ giả làm Phật để lừa đảo loài người. Tứ Thánh gọi họ là "Phật rau" có nghĩa là giả dạng nghèo khổ, tương rau, đua muối. Tứ Thánh cũng nói đến những ông Phật súng đạn, Phật ra làm quan. Những câu thơ này là văn hoa , bóng gió mà cũng là sự thật vì trong các chùa Phật giáo, nhà thờ Thiên Chúa giáo hoặc nơi thờ tự của Cao Đài, Hòa Hảo có những sư, cha, thầy "quốc doanh " hay công an giả sư lưng giắt súng, hoặc sư cha làm dân biểu quốc hội:

Tứ Thánh vạch mặt thật của các lãnh tụ cộng sản:
Phật rau xuống thế làm quan.
Súng đồng gươm giáo tưng bừng bồn phang.
Phật mà xuống thế làm quan.
Hại làng hại xóm dân gian khó nghèo.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
Ông Hồ Chí Minh giả dạng bình dân ( ngồi chiếu lác ) xưng là bác, khủng bố tôn giáo, giết hại đức Huỳnh giáo chủ và các tín đồ Hòa Hảo, chuyên dùng vô sản ngu dốt, và thi hành các chính sách tàn ác. Ông Ba dùng chữ Tây phiên, hay Bắc Phiên hoặc phiên bang là nói về Liên Xô ( Nga), vì Liên Xô ở phía bắc Trung Quốc mà những nước ở phía Bắc Trung Quốc thường được Trung Quốc gọi là rợ Phiên, rợ Hồ là những nước sau này trở thành Mông cổ, Kim. . .

Nhớ ngồi chiếu lác (6) xưng bác xưng cô
Chẳng phải nam mô giấy chẳng thấy chư dưng
Bây giờ người xưng đam quí đạo
Ngổ ngang nghịch bạo qui đạo học cho xuôi
Mặc kẻ tới lui mù đui con chuột
Học hành mới thuộc bạch tuột sao
.
(Cáo thị)

Trước 1930, Tứ Thánh đã biết sau này cộng sản đánh nhau với Pháp (Tứ Thánh gọi Pháp là Phiên bang). Cộng sản cướp chính quyền nắm ất dậu (1945), đến năm bính tuất (1946) thì gây ra cuộc tàn sát ( giết VNQĐ, Đệ tứ CS và tôn giáo), đồng thời mở ra cuộc toàn quốc kháng chiến cho đến 1975 mới lấy được miền Nam. Cộng sản tốn công sức câu cá. và những phải tốn tiền mua mồi câu cá nghĩa là phải ký nợ Nga Tàu:
Chó thấy trời mọc phải tru.
Thảm thương chú cộng công phu đợi chờ.
. . . . . . .Thả câu đáy biển quăng phao.
Muốn ăn cá lớn phải hao miếng mồi

Phiên-bang, đảng Cộng đôi đàng,
Chiến tranh giành giựt xóm làng thác oan.

TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Trong nhật ký Lã Quý Ba cũng như lời ông Hồ nói việc viện trợ người và lương thực, vũ khí của Nga Tàu là cho không vì tình nghĩa anh em em, đồng chí quốc tế vô sản nhưng thực tế là ông Hồ, ông Đồng đã lấy đất lấy biển của cha ông mà trả ơn sâu:
Giang- san công kỷ đắp bồi.
Chín Châu mười Quận ơn rồi ai mang.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
http://bskh.net/2007/12/tuthanh.htm
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4071_.aspx

Trong khi đó, ông Ba gọi cộng sản là Phiên bang vì gốc ở Nga, một nước phía bắc Trung Quốc
Cộng sản ( Phiên bang ) đàn áp và bóc lột nhân dân:

Phiên-bang nhiều việc bất bình
Sưu cao thuế nặng khổ tình dân ôi!
(Ngồi buồn)


Giai đọan hạ nguyên chính là lúc Cộng sản xuất hiện. Nhiều nơi trên thế giới cộng sản phát triển để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp trong nước mà thực tế là nồi da xáo thịt ( mình hại mình) trong chủ trương đấu tranh giai cấp, gây tai họa cho đa số nhân loại không riêng gì nước ta (Nước nào hại nấy lăng xăng trở đời ). Cộng sản miệng nói công bằng xã hội, xóa bất công đem lại thịnh vượng dân chủ và tự do gấp triệu tư bản, nhưng đó là những lời đầu môi chót luỡi (thương miệng thương lời).. Thực tế, từ Liên Xô cho đến Cao Miên, cộng sản sát hại và bỏ tù hàng trăm triệu người ( Tìm tâm giết thác trong trời biết bao!...đề lao chen người.). Ộng Ba đã cảnh báo tai họa cộng sản trong thời hạ nguyên:

Nay hạ nguyên soi xét minh tường,. .
. . . . . . . . . .Mình hại mình nói việc có căn,
Nước nào hại nấy lăng xăng trở đời
Thương với nhau thương miệng thương lời.
Tìm tâm giết thác trong trời biết bao!
. .. . . . . . . .
Hậu nhất thinh tiêu hết cái cù lao,
Nhị niên chí khổ đề lao chen người.
Nỗi sầu bi thấy thiệt tức cười
Họa đâu chưa có thấy người đa mang.
Kiếm Phật trời đâu chẳng đặng an,
Bá gia bá quốc tiêu tan chẳng còn.
Lòng than ôi mệt mỏi hao mòn
Dẫu y như dấu giả còn hồ nghi.
Nhơn dĩ thịnh đạo bất dĩ suy,
Nước nào cũng vậy huống chi nước mình...

(Kim Cổ, băng 2A)


Cộng sản Hà Nội (Bắc kinh) tuyên truyền dối trá, phá hoại luân lý đạo đức:
Ngồi buồn trách chúa Bắc kinh
Làm cho lỗi đạo bất minh hại đời
Đa đoan ngôn ngữ loạn lời.
(Ngồi buồn)

Xã hội Việt Nam băng hoại, nhất là sau 1986, ngoại quốc đầu tư làm giàu cho tư sản đỏ. Bọn cộng sản lo hưởng thụ, bỏ phế việc xây dựng quốc gìa :
Đất Nam bang cỏ mịt ai trồng
(Ý làm sao)
Không đam chút lòng buồn
Mà người đem dạ thơ tuồng hí hởn
(Bốn tuồng)

Giai cấp mới tham nhũng, hối lộ, ăn chơi . Cà phê ôm, bia ôm là đặc sản của XHCN :
(Ấy lại thêm)
Ba huê ôm dỡn
(Vui cha chả là vui)
Đào đĩ gái trai hí hởn
(Vui cha chả là vui)
Đào đĩ gái trai hí hởn
(Mà gọi rằng xính, rằng tốt, rằng tử tế đó mờ)
Ý ăn ở lẳng lơ.
(Bốn tuồng)

Cộng sản kết tội tư bản bóc lột nhưng cộng sản còn bóc lột dân chúng trăm lần hơn. Chúng không chăm nom y tế bắt dân nghèo đóng tiền quá nặng khiến trẻ con chết rất nhiều. Còn về giáo dục thì chúng cũng bóc lột, băt phụ huynh đóng góp đủ thứ, và nạn thi cử gian lận, mua bán bằng cấp phổ biến, mặc tình ai muốn làm gì thì làm, cho nên nay tại Việt Nam đã có hàng vạn thạc sĩ, tiến sĩ ma:

Thương kẻ dại ấu thơ đa tử
(ấy là kẻ dại đó)
Còn già kinh sử thế nào?
Mặc ý người đi thấp trèo cao
Bực nào giỏi làm sao cho phải đó thì làm
(Bốn tuồng)

Công nhân, nông dân bị bóc lột:
Hiếm hiếm kẻ bán vàm
Người ăn làm ít thiệt
(người tính những việc lắc léo, bắt con nhà nghèo làm tôi, làm mọi, người rằng ngoan)
Hiếm kẻ giàu sang
Lương ( lường ) công cướp của thế gian đà chẳng dễ.
(Bốn tuồng)


Cộng sản là một thứ đạo tặc giết người cướp của. Lenin, Stalin, Mao, Hồ là những tội phạm của thế giới. Cải cách ruộng đất chính là chiến dịch cướp của giết người. Nhân dân ta đã mắc mưu ông Hồ Chí Minh, và ông Hồ (Nhẫn Hồ, Trịnh Hồ, Cáo) là kẻ gian ác xung quanh ông là một lũ gian nịnh:

Giận lũ cáo phá xóm làng.
(Kim cổ)

Nghỉ thôi nhiều nỗi cay co
Đêm khuya tuông lụy sầu lo việc đời
Mất mối trời tối rã rời
Lần lần nẻo tắc dò thời đường quanh
Cám phiền phận chị nỗi anh
Nhà trống không thức mà canh mất đồ
Mắc mưu chú Nhẫn chú Hồ ,
Truông mây chiếm cứ dực (giật) đồ ăn no
Giàu nghèo chưa chắc đừng lo
Hội nầy nhà ngói của kho chẳng còn
(Thừa nhàn)

Một lũ Trịnh Hồ dực (giật) đồ ải ải
Tào mang
Bây lại xưng trung tứ tung lũ nịnh
.
(Cáo thị)


Sống trong chế độ cộng sản, bọn cộng sản độc tài tham nhũng, làm cho con người bị tha hóa, mất tự do, không có dân chủ và công lý:

Dân xưa như thể gỗ tròn
Dân nay bát giác dạ còn lục lăng
Thương dân không cội không căn
Tây-phiên trấn thủ lo ăn bạc tiền
Đa ngân phá luật phản tiền
Tòa-sơ thầy kiện cải liền bạc trăm
Khiến dân bất chánh tà tâm
Người quấy mà có bạc trăm phải rồi
Đồng bạc bất chánh bại tồi
Mắt tham đồng bạc thôi rồi nghĩa nhân.
(Thừa nhàn)

Cộng sản Bắc Việt ( Bắc địa) phỉnh phờ, lừa dối. Chúng xuyên tạc lịch sử, chúng bắt văn nghệ sĩ ca tụng chúng theo chủ trương hiện thực xã hội chủ nghĩa nghĩa là theo chủ trương nói láo và nịnh hót. Ai nói thẳng, ai trung cang đảm lược phê bình chúng thì chúng bỏ tù hoặc trừng phạt nặng nề như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm :

Trách thay Bắc địa lộng tình
Tác thơ kinh sử bất bình trung cang
Đêm nằm nát một lá gan
Oán thù nịnh tặc chẳng an trong lòng.
(Thừa nhàn)


(5). PHÁP RÚT LUI KHỎI VIỆT NAM

Phắp đánh Đà Nẵng năm mậu ngọ (1858) .Sau khi thất trận Điện Biên Phủ ( giáp ngọ 1954) , Pháp quyết định rút lui toàn bộ khỏi Viêt Nam, chấm dứt 8 năm chống Việt Minh. Tháng 4 năm 1956, người lính Pháp cuối cùng rời Việt Nam .
Vỉ xà thủ mã Tây hồi
Dê đi dưới đất khỉ ngồi trên non
(Kim cổ)

Tây qua Mậu-ngũ vua lầm
Tới năm Mậu-ngũ ( 7 ) Tây tầm (8) về Tây
(Thừa nhàn)

Sau khi Pháp lui khỏi Việt Nam, nghĩa là sau hiệp định Geneve, nước Việt Nam đi vào con đường vinh nhục vô thường. Miền Bắc bị Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Chính đốn đảng khiến cho dân chúng bị ở tù , bị chém giết , bị đấu tố và mất nhà cửa, ruộng đất. Còn miền Nam bị cộng sản miền Bắc xâm lược dưới danh nghĩa Giải phóng miền Nam:

Trời xuôi (xui) ách nước người Tây suy rồi
Nhục vinh gẫm chẳng mấy hồi
Đố ai gánh thịnh đam bồi chỗ suy
Việc nào sự dễ bất tri
Khó khôn khôn khó đường đi đã mòn
Ai hay sống mất thác còn
Để hai con mắt không mòn cửa vương
Nỗi oan ương nhiều nỗi ưu sâu
Kìa dinh Bắc địa nọ lầu Nam bang
(Bốn tuồng)

(6). MỸ ĐẾN VIỆT NAM

Phật xui khiến Mỹ ( có cánh tức là dùng máy bay) sang Việt Nam để trừ cộng sản (bọn quỷ ăn thịt người ):
Phật sai một nước dị kỳ
Mình thời có cánh khác thì người ta
Phật biểu qua xử tà ma
Nó mà ăn thịt người ta muôn ngàn.
(Vân Tiên 2)

Nước Mỹ có quốc huy là con Ó, cờ có sọc (vằn), thân thể to béo (nhiều thịt).Người Mỹ tham chiến tại Việt Nam phải hao binh và tốn tiền bạc:

Nước Ó-Rằn người có qua đây
Thương người nhiều thịt bỏ thây
(Kim cổ)

Cộng sản kết tội Mỹ và chính phủ miền Nam nhưng sự thực Mỹ và các chính phủ miền Nam rất quang minh chánh đại (minh chánh):
Vi nhựt tế tân nhơn dân Mỹ Diệm
Xuất trình chiêm nghiệm Mỹ Diệm tỏ phân vi nhân minh chánh

(Cáo thị)

Dân chúng thích Mỹ và chính phủ Quốc gia hơn cộng sản. Họ luôn luôn ca ngợi, nhắc nhở (niệm) đến Mỹ Diệm (theo cách nói của Cộng sản):
Nhơn tình Mỹ Diệm niệm thơm tho
(Cáo thị 3)

Nhưng vì thất bại hay vì chiến thuật, Mỹ (Ó ) rút lui khỏi Việt Nam:
Trời ôi ! sao ó biến (biếng) bay.
Xe kia biến (biếng) chạy tại ai xe ngừng.
Súng sao biến (biếng) nổ không chừng.
Chư bang thập bát ngập ngừng ngẩn ngơ. TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

(7). NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC & CAO MIÊN

Năm 1945, Nhật Bản thất trận, năm 1946 (bính tuất), một số binh sĩ Nhật ở lại Việt Nam, một số theo Việt Minh, đưa vũ khí cho Việt Minh:
Trâu Nhựt-bổn Nam-Việt bắt cày,
Gay go chó sửa hằng ngày sủa dai.

Một giai đoạn nữa, Trung Quốc phải làm " trâu cày" cho Việt Nam. Phải chăng Trung Quốc đem tướng, cố vấn, binh sĩ và vũ khi giúp Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ?

Trâu của Chệt Nam-Việt bắt cày,
Khỏi sưu khỏi thuế khỏi rày lao-đao .

Trung Cộng theo chủ nghĩa Mac Lê, phá hoại Phật giáo. Chúng đào tạo cộng sản Việt Nam, giúp người, lương thực và vũ khí cho Việt Nam để mượn tay người Việt giết người Việt, và biến Việt cộng thành tay sai của chúng:

Người lại bày binh bố trận cho người An nam, ấy là cũng một tánh tham -
người bày ra xanh, vàng đen, đỏ, người An-nam nhiều kẻ thiệt khôn
khôn mà chẳng rỏ, vùng bỏ đạo Phật mà theo Tàu
( Bốn tuồng).

Vì theo chủ nghĩa duy vật, Trung Cộng và Việt Cộng khinh thần Phật, chỉ biết kính lạy Marx, Lenin ( Kim phiên hay Tây phiên là nói cộng sản, còn thánh Kim Phiên là ông Thánh cộng sản là Karl Marx , Engels. . .)
Bởi vậy cho nên người mới / lộng ngôn loan tánh,/ người mới theo nhà Thánh Kim phiên.
( Bốn tuồng).

Bắc Việt (Bắc kinh) xâm lăng miền Nam gây chiến tranh tang thương, cướp tự do no ấm của nhân dân và gây mối họa cho cả dân tộc Việt Nam (theo Tàu bị Tàu đô hộ)
Cộng sản Việt Nam huyênh hoang (Cây héo mà tươi thấy tươi mà héo) đại thắng nhưng sau khi chiếm miền Nam (1975) và bị Trung Quốc dạy một bài học (1979) , họ lo buồn vì phải trả nợ cho Trung Quốc. Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã đem biển và biên cương (Nam Quan, Bản Giốc) dâng cho Tàu trừ nợ:
Cây héo mà tươi thấy tươi mà héo
Muốn ăn cho béo nợ kéo mà trừ biên thùy giỏi nữa.
(Cáo thị)

Nay Trung Quốc gian manh xâm lược thế giới, Việt Nam tình hình nguy ngập. Trung cộng chiếm biển, lấn biên cương, khai thác Trung nguyên, và làm thủy điên ở thượng lưu sông Cửu Long. Tương lai miền Nam sẽ không còn phù sa, không còn nước ngọt, nói chung là tài nguyên khô cạn. Bọn lãnh đạo một số bối rối vò tơ, mắt như đui mù đậm đầu vào lửa, một số phải chìu luồn Trung quốc:

Thế vô quan xử tử thị oan
Thế thị Tàu mang gian năm mối
Sanh cờ phản bối rối vò tơ
Bất kiến thiên cơ trơ trơ lý
Bất tri giáp tí ý giáp dần
Nói chuyện lần xần trần bịt nhỉ
Mong lòng tranh thủy nghỉ không xuôi
Có mắt như đui lui vào lửa
Dạ mong ngồi giủ lừa cháy trùng
.
(Cáo thị)

Việc trong lục tỉnh hao mòn,
Nam bang khô cạn chìu lòn hết hơi.
(Kim Cổ audio 2B)

Bản tính chung của cộng sản là gian ác. Bọn Pol Pot đuổi dân ra khỏi Nam vang và giết khoảng hai triệu người:
Nam-vang nhà gạch nhà vôi./ Ngày sau kiếm trại lá ngồi không ra.

(8). KẾT THÚC CHIẾN TRANH


Cộng sản Bắc Việt gian giảo (Giặc Bắc kinh) , miệng hô hào hòa bình nhưng lại đánh lén, giành đất chiếm dân:
-Kẻ tiểu nhơn bất tụng đạo mầu
Giắc Bắc kinh sớm đánh tối đầu.
(Vân Tiên 3)

Trong cuộc chiến tranh này, Pháp ( cờ tam tài ba màu) thua Trung Quốc. Mỹ vào Việt Nam Mỹ và Pháp là đồng minh, là cùng nòi giống (Cậy cùng nòi giống sớm trưa giúp rày/Thanh- long nối gót trổ tài/Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân). Nhưng vì khó khăn hoặc vì chiến lược, chiến thuật, Mỹ không chiến đấu lâu dài ( khó nổi bền quân), cho nên Pháp và Mỹ cuối cùng phải lui về Sài Gòn, Gia Định rồi về nước:

Ba màu phải chịu thớt thưa.
Cậy cùng nòi giống sớm trưa giúp rày.
Thanh- long nối gót trổ tài.
Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân.
Kiếm chi khó nổi bền quân.
Rút về Gia- định ngăn chừng Đồng- nai
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Chiến tranh Nam Bắc khiến cho dân Nam thiệt hại vì Mỹ bỏ rơi ( Nam Việt thả trôi) với chính sách Việt Nam hóa chiến tranh trong khi Bắc Việt hung hăng cậy thế Nga, Tàu:

Nam Việt thả trôi thương ôi không chúa
Bắc kỳ tay múa là chúa Bắc kỳ
Nam Việt chịu lỳ ong lộn kíp người tiếp hơi vua
Nam Việt nhịn thua thiết chua xót dạ
Nam Kỳ mắc dọa hạ tôi day chưa thôi mấy kíp
Nước nào ăn hiếp người tiếp bợ bưng
Trở mặt đấm lưng dặm chưn sợ té có khi
.
(Cáo thị)

Nhưng cộng sản đã mua thắng lợi với một giá rất đắt. Tứ Thánh nói :
Thương công chú Cộng chan dầm/Vào sanh ra tử lại lầm kế ai.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4071_.aspx

Cộng sản mắc mưu ai? Tàu, Nga hay Mỹ? Măc mưu Tàu, ký giấy bán nước cho Tàu?
Măc mưu Nga vì ký hiệp ước liên minh nhưng Nga làm lơ khi Bắc kinh tấn công? Hay mắc mưu Mỹ? Đây là bí mật của lịch sử!

Xâm chiếm miền Nam là cộng sản gây tai họa mà dân chúng miền Nam phải khổ sở nhiều bề:

Nam-kỳ địa hàm oan chịu đọa
Bắc kinh vương gây họa từ đây
(Kim cổ)

Thành phố Sài gòn bị chiếm và mất tên trong khi Gia Định vẫn còn, và Gia Định nằm trong Sài gòn và Sai gòn trở thành hang quỷ:
Lập tiền Gia định đạt lịnh cải danh
Saigòn ly quì việc (diệc ) quỉ

(Cáo thị)

Cải tiến Saigon đem lòn Gia định
(Cáo thị )
Hậu nhựt lập danh niên canh Phật định
Đồng tuân nhứt lịnh Gia định cựu tồn

(Cáo thị)
Cộng sản đổi Châu Đốc thành An giang:

Gia-đình còn, sau mất Sài-gòn,
Châu-đốc mất trước tiếng còn An-giang
(Kim cổ audio 2B)

Trong chiến tranh, nhân dân Nam thất bại vì Mỹ bỏ rơi trong khi Nga hết sức ủng hộ Lê Duẩn.
Ông Ba Thới đã nhìn thấy bao tai ương cho nhân dân như Quảng Trị mùa hè đỏ lửa, dân chết đầy đường, bao quân nhân phải ngồi tù, bao dân chúng phải chết trên biển cả và rừng sâu để tìm tự do:

Tai hoạ Trời xuống chốn lăng xăng
Nạn nước lửa nạn phần ôn dịch
Nạn trái ban thương phần con nít
Nạn chìm ghe lão ấu bất tồn
Nạn hổ lang ác thú hết hồn
Nạn chết đói ó rằn mổ cắn
Nạn giặc giã chạy dường cóng cẳng
Té ngã lăng chân thẳng chân dùn
(Tựa)

Tận nhà Hớn Bắc kinh á vị ấy làm vậy người cũng không ngờ
Nam kỳ địa bị vây thậm khổ
Biệt từ hải ngoại khứ mang mang
Trức (Trực) đáo lâm san an tỵ tử
Ta hồ hung dữ tử vô phân
Chư sự tùng tân vận ân chí
Hoàng thiên định lý ý vị ngoan (9)
(Bốn tuồng)

Sau 30- 4-1975, dân miền Nam từ nhân viên chính phủ, sĩ quan quân đội và nhân dân ( sát hại quân thần ) bị cộng sản giết hại, tù đày mặc dù họ chẳng có tội tình gì:

Kẻ không tội bắt giam ?
Còn người gian tham khỏi hại ?
Người khiến nhiều lẽ Nam kỳ tồn bại
(Ý người muốn)
Tuyệt kỳ hang sát hại quân thần
(Kim cổ)

Cộng sản (Tây phiên) bắt dân đi đào kinh và lao động không phân biệt dân thành thị, thôn quê, không phân trí thức và lao động

Bắc chiên nhiều người quên cười biếng khóc
Tây phiên nả tróc bắt tốc cường thọ trường dân bộ
Đa binh nhứt ngộ nhập mộ đa điền
Làng bắt đi liền kinh tiền Vỉnh Tế tận thế đa nhơn
Quan cựu vô phân hành đàn nhựt dạ
.( Cáo thị)
Kinh tế xã hội thay đổi . Dân chúng miền Nam nay bắt đầu ăn bo bo, khoai sắn. Ngày xưa miền Nam đong lúa gạo bằng giạ, bằng lít nhưng cộng sản vào thì củi cũng bán cân (ký lô)!

+Vượt biên

Sau 1975, dân miền Nam bỏ nước ra đi, sau đó dân miền Bắc XHCN cũng đi:
Ăn cơm chúa kẻ quên người nhớ
Đất Nam trào kẻ ở người đi.
(Vân Tiên)

Thương người xa xứ Saigon
Ngày sau đem lại dạ còn chúa tôi.
(Thừa nhàn)

+Cộng sản tham nhũng, bán nước buôn dân
Thương dân không cội không căn
Tây-phiên trấn thủ lo ăn bạc tiền
Đa ngân phá luật phản tiền
Tòa-sơ thầy kiện cải liền bạc trăm
Khiến dân bất chánh tà tâm
Người quấy mà có bạc trăm phải rồi
Đồng bạc bất chánh bại tồi
Mắt tham đồng bạc thôi rồi nghĩa nhân
(Thừa nhàn)

Sau khi xâm chiếm miền Nam, cải danh Sài gòn thành tên ông Hồ, Cộng sản lộ mặt bán đất, bán dân, bán nước và bóc lột nhân dân khiến cho nhân dân đau khổ trong khi đó cộng sản trở thành tư bản đỏ, có hàng biệt thự, hàng khách sản, công ty, cửa hàng, đi xe hơi bạc triệu, sống xa hoa gấp mười, gấp trăm thời trước:

Vật bán ế ngon ngọt nhiều lời,
Bán ngày, bán phấn, bán thời nhục vinh.
. . . . . . .
Tiền Gia Định cải hậu Sài gòn,
Địa đầu chân hạc hao mòn muôn dân.
Chẳng dạy người tri ác vi nhân,
Gập ghình trào quốc muôn dân bất hòa.
Bất luật điều trẻ lộn với già
Ở ăn khác thế cửa nhà khoe khoang.
(Kim cồ)

+Cộng sản và các giáo hội
Sau 1945, cộng sản bách hại tôn giáo .Khoảng 2000 chúng công khai cướp đất giáo hội, phá nhà thờ như vụ Thái Hà và Tam Tòa năm 2009:
Minh quân dĩ đọa sát hạ Phật hình
Cầu tử bất chứng Bịnh con chẳng đứng nghi chứng sanh cờ
Truyền phá nhà thờ mấy giờ tan hết
Việc còn câu về Nhiều việc phân lìa trở về Tây trước
Thập tự vô phước bắt bước ngang qua
Việc tại quốc gia chịu cực chịu cực nhiều phen

(Cáo thị)

Sau 1975, cộng sản kiêu ngạo vỗ ngực xưng anh hùng, đã đánh thắng bốn tên đế quốc đầu sõ, nhưng họ chỉ là đầy tớ Nga, Tàu, là lưu manh trộm cướp, vô đạo lý, coi khinh Phật Trời:


Nhìn xem phàm cảnh rưng rưng
Thấy tà ma quỉ đều xưng anh hùng
Một mình luống những nằm mùng
Phúc đâu trận gió đùng đùng ra oai
Làm người sao khỏi ba tai
Hết cơn bỉ cực thới lai mới tường
(Thừa nhàn)


Tiếng đồn Lục-tỉnh Nam-kỳ
Khôn hơn các nước chỗ gì gọi khôn
Khôn làm đày tớ một môn
Khôn ăn khôn nói khôn chôn Phật Trời
Căm gan tức dạ ngán lời
Ai sanh không tưởng Phật Trời người ôi!
(Thừa nhàn)

+ Cộng sản xuất khẩu lao động, buôn người. .. Gái Việt Nam đua nhau lấy Đài Loan, Đại Hàn, đui què mẻ sứt cũng lấy miễn là thoát khỏi Việt Nam quang vinh, kể cả buôn son bán phấn ở Sigapore, Thái Lan:

Trào nào kẻ oán, người ân gập ghình.
Người gái Nam Tây lấy lộng bình,
Một gái mười gã nước mình biết sao!
Chà và đống bạc trắng kim cao,
Gái Nam cũng lấy biết sao nỗi người!
Nước Chệt qua lấy hết tức cười,
Cành. . . tha thứ hỡi người nước Nam!
(Thừa nhàn)

4.TIÊN ĐOÁN THẾ GIỚI & VIỆT NAM TỪ 2010 VỀ SAU


(1). THẾ GIỚI
Theo quan niệm của các bậc tiền bối Cao Đài, Hòa Hảo, nhất là theo tư tưởng của Sư Vải Bán Khoai, thế giới sẽ trải qua ba kỳ là Thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên. Hạ nguyên thì khốn khổ. Hết hạ nguyên lại đến thượng nguyên. Đời thượng nguyên, Trời Phật mở hội Long Hoa. Các tài liệu Bửu Sơn Kỳ Hương nói đến " mười tám nước" . "Mười tám nước", " thập bát quốc" chỉ là một thành ngữ chỉ số nhiều, tức là liên quân, các nước đồng minh. Tại Việt Nam, liên quân hai lần đến Việt Nam. Một lần trước 1975 và một lần sau 1975:

Sửu Dần vốn thiệt hẵn hòi,
Hội mười tám nước tôn Vương Đế Hoàng.
Đặng coi cái hội Long Hoa,
Chọn người tu niệm Hoàng gia tôn thần.
(Giảng Xưa của Sư Vãi Bán Khoai. Phần 2)

http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_283_ArticleID_3515_.aspx

Ông Ba luôn nói đến thời hạ nguyên dân ta rất khổ:
Hạ nguơn đã cận người ôi
Nay ta giáng bút để thôi cõi đời
(Giác mê)

Thầy ôi trở lại độ đời
Hạ-ngươn ăn nói nhiều lời đắng cay.
(Ngồi buồn)

Hạ-nguơn Phật đã bỏ liều
Phật cho sĩ xuống dạy chiều huờn mai
. . . . . . .
Hạ-Nguơn nay đổi mai vời (dời)
Phật cho trẻ ra đời nối sau.
(Thừa nhàn)


+Hạ nguyên tang điền thương hải
Tứ Thánh nói:

Hạ nguơn mỗi việc mỗi mòn.
Mòn sông mòn biển, lại còn mòn non.
Đổi chồng, đổi vợ, đổi con.
Đổi sông, đổi núi, đổi hòn Hà-Tiên.
Đổi Châu-Đốc, đổi Tịnh-Biên.
Thất- sơn lại đổi Hoa liên Nhà-Bàn.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
Thời kỳ này Việt Nam nhiều nơi thay đổi địa hình. Ông Ba viết:
Lao xao dưới biển trên nguồn
Cù lao sụp hết ghe xuồng vắng sông
Saigon trở lại lập công
Đất đồng còn đặc hóa sông bây giờ
(Kim cổ)

Gió vay bốn hướng mịch (mịt) đàng
Thương người nhân nghĩa thọ tàn lao đao
Bây giờ như thể chiêm bao
Tam thinh thấy biển Vàm-nao rộng thình
Hiền lương binh Phật độ mình
Bạo tàn mất hết thả hình trôi sông
Âm binh rao khắp thinh không
Ba đêm việc trước minh mông cứu người
Núi tan đất sụp bớ người
Vi sơn đảo hải thương ngưỡi không tin
Tới đời tam giái hội binh
Thời người khủng cụ thất khinh thất cuồng
. . . . . . . .,
Chưa tường đáy biển trâu cày
Ngư phùng đại lộ khó rày người ôi!
Giáp thìn điềm ứng rồi thôi
Đinh mùi phản thủy có ngôi Thủy-hoàng
Giáp dần gởi họa xa đàng
Đinh mẹo hội thí viễn tràng Nam-bang
Ứng tình quản lượng nói khan
Qua tới Dần Mẹo thì an nước nhà.
(Thừa nhàn)

Sài gòn và một vài nơi ở Bắc Việt sẽ bị nước biển dâng cao lên đến núi rừng:
Núi biển it sau lại nổi thêm,
Đồng Nai Bắc địa không êm chút nào.
Nghĩ tới đâu ruột thắt gan bào,
Mắt nhìn bá tánh hỗn hào chỉn ghê.
Có chốn kiểng cao, có chốn quê,
Thác chung trần thế chỉn ghê Diêm đình.
(Kim cổ, băng 2A)

Đất Bắc-kỳ sau lại ruộng sâu,
Mười phần thác chín khó âu cho người.

(Cổ kim audio 2B)

Đất Bắc-địa giăng câu đặt lọp (11),
Ăn cá đồng không cọp ở rừng.

Đất Sài gòn giăng câu đặt lọp,
Ăn cá đồng không cọp ở rừng.


+Chiến tranh thế giới lần thứ ba?

Thế giới bùng nổ chiến tranh để sau đó là đến thời kỳ thượng nguyên.
Giặc dậy lăng xăng lăng xăng giặc dậy
Đánh nhau tầm bậy tầm bậy đánh nhau
Nước nào ở đâu ở đâu đánh đó
Vận nghèo thấy ngó thấy ngó vận nghèo
Người thác bá bèo bá bèo người thác
Đâu đâu tan nát tan nát đâu đâu
Đặng chỗ ruộng sâu ruộng sâu ở đặng
Bấy lâu lội lặng (lặn) hết nặng tới nề
Chưa đặng chọn bề việc hề sung sướng.
(Cáo thị)
Phải chăng Trung cộng muốn làm bá chủ thế giới và sẽ đánh chiếm khắp nơi? Tứ Thánh đã thấy nước Ấn Độ , Pakistan và Cao Miên sẽ tan hoang vì ở đây là mặt trận của Trung Quốc và Trung Đông chiếm Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Miên, Lào, Miến Điện và Việt Nam.
Ông Ba đã thấy Ấn Độ và Pakistan đều tan hoang:
Trời khiến xui ách nước từ đây/ Chà-và hai nước (12) mất thây chẳng còn.
(Kim cổ)

Cao Miên cũng lâm khổ nạn lần nữa. Ông Ba viết:
Cao-miên phải lo dùng cơm gói,
Người khá lo đói trước bấy giờ.
Việc minh mông chưa tới bực bờ,
Thấy Tần-quốc vật-vờ hồn phách.
Nhìn đói lạnh chớ than chớ trách,
Một con sâu làm đổ trách canh.


Việt Nam lúc này bị Trung Quốc xâm chiếm bằng quân sự. Châu Đốc là nơi trận địa giữa quân Trung cộng và quân đồng minh ( năm nước):

Tứ Thánh tiên đoán:
Qua liền năm nước chật đàng.
Qua lộ Văn giáo máu tràn như sông.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
Ông Ba đã nhận định :
Qua hậu xứ Văn-Giáo giáo giăng,
Thây phơi ngọn cỏ vô căn Phật Trời.
Con trong nhà nói chẳng nghe lời,
Huống chi hàng xóm nói đời ai nghe.

Đây là lúc quân Mỹ và quân đồng minh (thập bát quốc) trở lại châu Á và là lúc Việt nam quật khởi chống Trung Cộng xâm lược:

Gầm trời ó cất cánh bay.
Nửa chừng dấp dới bằng nay dập dều.
Nghèo mà che trại cất lều.
Gặp cơn bừng thới biết điều mới hay.
Gặp thời gặp vận ra tay.
Đấp bồi xã tắc mới hay tiếng thầy.
Đất đồng cỏ mọc dẫy đầy.
Xúm nhau chen chúc đứng rầy mới vui.
Ghe thuyền kẻ tới người lui.
Giữ lời Phật dạy nhủi chui núi rừng.
Xử tiêu một cuộc không chừng.
Long- châu ước giáp, Phật trừng loài gian.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Đây là lúc Việt Nam thay đổi màu cờ:
Tứ Thánh tiên đoán:
Đổi cồn, đổi bãi, đổi cờ Nam-bang.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Có lẽ Thiên chúa giáo La Mã và Do Thái bị khối Trung Quốc và Á Rập đánh phá nặng nề hoặc vì biến cố nội bộ xảy ra mà có sự thay đổi:
Đổi cha lại đổi nhà thờ.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA


Còn tác giả Kim Cổ Kỳ Quan thì nói:
Nước Tây Phiên nhà thờ không cha,

Ông Ba cho rằng Mỹ và đồng minh (thập bát quốc) đánh Trung Cộng kịch liệt và giải phóng Việt Nam.Nước ta có minh quân (Phật vương ) và trở thành một nước hùng mạnh như nhà Hán (Hán trào):

Mãn nhứt thinh các nước đều vô,
Đầu sơn giao chiến Nam-mô tranh tài.
Thập bát quốc vây phủ ở ngoài,
Thiền trung xuất trận phép tài quan thiên,
Đoái Ngũ-Long tiền trận nữ Phiên,
Giao chinh lam trận chư Tiên lai đều.
Phật thâu phép chư quốc chu hầu,
Qui lai thiền nội ừng hầu Phật-Vương.
Đồng chúc Thánh vạn thọ an khương,
Tuế tăng vạn tuế Phật-Vương thọ trường.
Phán chư quốc cống lễ minh tường,
Tiểu bang lãnh sắc thường thường thọ an.
Đãi yến diên chư quốc an phân,
Phân ngôi phân thứ định phần quan dân,
Chúc Hớn trào miên viễn hoàng ân,
Trường sanh thọ tuế muôn dân thanh-nhàn.
Lập Thượng-Ngươn hưởng thọ khôn càn,
Đặt chung tứ bổn vẹn toàn hiếu-trung.

+Thượng nguyên
Nhiều tôn giáo nói đền ngày tận thế, nhân loại bị tiêu diệt. Nhưng theo quan điểm Nho, Lão, Phật, vạn vật vô thường, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh. Vũ trụ và nhân loại cứ ở trong vòng sinh sinh sinh hóa hóa như thế. Theo quan niệm Bửu Hương Kỳ Sơn và Cao Đài, sau thời hạ nguyên, Phật sẽ mở hội Long Hoa tạo một nền hòa bình cho thế giới.
Sư Vãi Bán Khoai viết:
Mấy người làm phước làm nhân,
Long Hoa một hội quân thần âu ca.
Còn kẻ ác đức bất nhân,
Có tướng chư Thần phân nát thịt xương.
(phần 2)

Ông Ba đã cho ta thấy hình ảnh hội Long Hoa vào khoảng năm giáp tí . Giáp tí nào? 2008? 2068?
2128? hay 2208?

Giáp Tý hội Phật hội Trời
Qua năm Kỷ-Tỵ lập đời thanh nghiêm
Mãn cổ lập lại đời kim
Mãn kim lập cổ thanh nghiêm đời đời
Thập bát quốc hội Phật Trời
Bất dạ bất nhựt một đời minh linh
Xuất binh ở ngoại quản (quảng ) thinh
Đằng vân giá võ tinh minh quản đường
Giáp Tý hiệu một thái bường
Ký hiệu lập hậu thượng đường mấy năm.
(Thừa nhàn)

Có lẽ chúng ta đang đi vào cuối hạ nguyên và khởi đầu Thượng nguyên. Nhà tiên tri Ấn Độ là Sudeih Babu (?-1918) trước đây đã nói cuối thế kỷ XX phe vô thần sụp đổ (10). Ông Ba cho biết:
nhân loại đã khổ trong hai ngàn năm:
Trong hai ngàn năm tử biến thất sưong (sơn?)
Biến thiên, biến địa biến nhơn thay đời.
(Kim cổ)
Ông Ba nói rất đúng. Trong hai ngàn năm nay, nhân loại đã gặp nhiều đau khổ như chiến tranh tôn giáo, nạn thực dân, đế quốc xâm lược, nạn phát xít và cộng sản diệt chủng. Hy vọng sau này, nhân loại bước vào kỳ thượng nguyên hòa bình, thịnh vượng.

Theo Tứ Thánh, có lẽ phải sau đại chiến thứ ba mới thật là đời Thượng nguyên:
Trời xây Âu-Á bốn phang.
Nước tràn bờ cõi khó an thời kỳ.
Chuyển luân bỏ bực biên thùy
Ngửa nghiên(nghiêng) Trời Đất lập kỳ Thượng-nguơn.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
Đây cũng là lúc đời thứ năm của Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời:
Thứ nhứt tồn dĩ cơ thâm
Thứ ba giáo thế thứ năm ra đời
Thứ sáu hòa hiệp nước trời
Khuyên người chữ ( giữ) dạ nghe lời thảo ngay
(Thừa nhàn)


(2). TƯƠNG LAI VIỆT NAM

Tần Thủy hoàng đốt sách chôn học trò, chế độ khắc bạo thế mà không bền vững. Cộng sản cũng vậy:
Người ngay thác thác rồi lại sống
Kẻ gian tà biết thuở nào trông
Đừng đem lòng dạ bướm kề ông
Thác có bữa không trông trở lại
Thấy thiệt thà bây chê rằng dại
Nghĩ phận mình xét lại chẳng khôn
Tần-Thủy-Hoàng đốt sách mà chôn
Nên Phật khiến tiền tồn hậu thất
Người trung nghĩa phải lo còn mất
Đừng học đồ cà khất điếm đàng
Mà phá xóm phá làng cả lũ
Đạo làm lành nào ai có rủ
Mặc ý người tu đặng thì tu
Khó biết bề biển Thánh rừng Nhu.

Cộng sản cai trị chỉ hơn nửa thế kỷ mà thôi:

-Phật tra ngũ thập dư niên
Tây phiên cai trị nam biên dữ lành
(Vân Tiên 2)

Cộng sản cai trị miền Bắc từ 1945, mà miền Nam cũng vậy. Chính phủ Quốc gia kiểm soát các thành thị nhưng cộng sản kiểm soát núi rừng và thôn quê, thậm chí còn có các cơ sở nội thành từ 1945. Từ 1945 đến 2010 là 65 năm. Nếu kể từ 1956, Bắc Việt xâm lược miền Nam dưới danh hiệu giải phóng cho đến 2010 là 54 năm.

+Sau này Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc:

Tương lai Việt Nam độc lập, không còn làm nô lệ cho Tây phuơng hay nước nào như trước đây:

Đất này nào phải đất Tây mà buồn!

(Thừa nhàn)

Không những nước ta độc lập mà còn có mười tám nước " chư hầu". Có lẽ lúc bấy giờ địa lý thế giới biến cải, trật tự thế giới được lập lại, có mười tám tiểu quốc với nước ta trở thành một liên bang. Phải chăng vì tình hình chính trị, kinh tế và quân sự đòi hỏi, nước ta liên kết với Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Phi Luật Tân, Singapore và các nước nữa thành Liên bang Việt Nam hay liên bang Đông Dương, hoặc liên bang Đông Nam Á mà Việt Nam là nước đứng đầu.

Tác giả Kim Cổ Kỳ Quan viết:
Mười tám nước lai giáng hàng đầu/ Thường năm cống lễ ứng hầu Hớn-bang.
Có lẽ ông Ba thấy rằng lúc đó nước ta hùng mạnh như thời Hán Cao Tổ thống nhất thiên hạ lập nhà Hán. Hán bang là sự so sánh trong văn chương và lịch sử:

Trước đó, Sư Vãi Bán Khoai đã nói:
Nước Nam như thể cái lầu/Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
Giảng Xưa của Đức Sư Vải Bán Khoai, phần IV.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_283_ArticleID_3516_.aspx

Ông Ba cũng có ý kiến tương tự và nhắc lại nhiều lần:

Nam-triều sau có quân sư
Coi mười tám nước chư châu phục tùng
Ngày sau nhiều kẻ anh hùng
Nghề văn nghiệp võ trí trung không cùng.

Nước Nam như thể cái chùa
Ngày sau các nước bốn mùa bán buôn
(Vân Tiên 2)

Đại Nam ngồi ngự đền rồng
Phật cho các nước đạo đồng tiêu bang
Bây giờ nhà dọc dãy ngang
Phố lầu chợ quán muôn ngàn người ta
Lập làng lập xóm vạn gia
Quan quân thiên hạ vào ra nhộn nhàng
(Vân Tiên 2)

Trước đó ông Ba viết:
Có ai từng ăn ốc không gai /Ăn cơm không đũa đại tai nước Tần (13).

Ăn cơm không đũa là Ấn Độ (Tần) ăn bốc.
Câu sau ông nói rằng sau này Ấn Độ và Việt Nam ở trong một liên bang
Ai từng làm ruộng không trâu/ Nước Tần sau lại lai thâu Hớn-trào.(Kim cổ)
Bắc Việt ở vị trí địa đấu trong tứ trấn:
Hậu Bắc-địa tứ trấn cõi ngoài,/ Nam-bang đại quốc lâu dài trường sanh.

Nước ta địa giới đến Hạ Lào.
Có sông dọc lên khỏi Nam-vang,
Lên đèo xuống dốc nhà sang dẫy đầy.

Từ Lèo hạ sấp xuống dưới này,
Kiểng vui Nam-quốc lời Thầy di-ngôn.


Nước ta trở thành một nước hòa bình và thịnh vượng:
Đâu đâu lạc nghiệp thuận an
Lập mười tám nước hiển vang quới quyền.
(Thừa nhàn)

Ngày sau không được loạn dâm,
Nước nào ở nấy loạn thâm đứt đầu.
Phật lâp chư quốc chư hầu,
Bán buôn lui tới phải đầu nước Nam.
Phật dạy lòng dạ chẳng tham,
Không tu không thể nước Nam thanh nhàn.
Mười tám nước ăn ở một tràng,
Chợ nào không góp xóm làng an ninh.
Tri sự tiền lập hậu chánh minh,

Nhà không đóng cửa quảng thinh đêm ngày.
(Thừa nhàn)

Lúc đầu vùng này có bốn nước sau hợp với Việt Nam thành một quốc gia hay một liên bang. Từ đây nước ta có vua thánh, tôi hiền, nhân tài xuất hiện:

Tiêu tứ bốn nước lộng tình
Quy lai nhất thống nước mình chăn dân.
Tiên xử kỷ hậu xử bỉ thân,
Ở trần bất chính bất phân tội hoài.
Lo việc hậu mới đặng lâu dài,
Ngày sau nhiều kẻ phép tài trí tri.
(Kim cổ, băng 2A)

-Trên vua khai rạng dưới tôi trung thần (Vân Tiên)

Thành phố đông đảo du khách thế giới, và người Việt hải ngoại cũng về thăm quê hoặc về làm ăn, chùa chiền tấp nập khách thập phương:
Kẻ đi trước, người về sau
Kẻ về người tới đâu đâu mệt đường.
Chợ đêm ngày nhóm cũng bình thường,
Chùa đông đi tới, chật đường người ta.
Có xe hơi xe kiếng chạy ra,
Có đường xe lửa chạy xa chạy gần.
Đường thời tàu chạy rần rần,
Đêm trường xe máy rần rần chạy đua. ..
(Kim Cổ)

Nước ta lúc này như thời hoàng kim thời đại của Nghiêu Thuấn đêm ngày không đóng của, ngoài đường không ai lượm của rơi:
-Nhà không đóng cửa quảng thinh đêm ngày.
- Họ hàng khơi chiều mai ngó thấy/Qua ngày sau của rơi chẳng lấy.

Tại Bắc Việt thời cộng sản cai trị, văn hóa dân tộc bị kìm kẹp:
Xem đời Bắc địa chẳng còn sử kinh.
(Kim cổ, 3A Cali)

Trách thay Bắc địa lọng (lộng) tình
Tác thơ kinh sử bất bình trung cang
Đêm nằm nát một lá gan
Oán thù nịnh tặc chẳng an trong lòng
(Thừa nhàn)

Sau này văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Tại miền Nam , vùng Thất Sơn sẽ là trung tâm văn hóa của nước ta:
An-trừơng An định phe văn.
Long châu phe võ hiệp đoàn Thất sơn.
. . . . . .
Cù lao ông Chưởng ai bì.
Cá tôm lại rẻ thiếu gì chuyện vui.
Vàm ông, năm chợ tới lui.
Ai mà tan nát thây trôi dập dìu.
Đường tràng ngựa chạy ngập kiều.
Trường hoa ứng thí dập dìu chim bay.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Ông Ba cũng nhận định rằng sau này Việt Nam văn hóa, giáo dục rất phát triển:
Kim-Cổ lập hội tràng thi
Nam-kỳ Lục-tỉnh tu tri ra tài
Mặc tình văn vỏ thơ bài
Trí mưu lập hậu hữu tài mới khôn
Chữ rằng nhĩ thính thiện ngôn
Bất đọa tam ác nhứt môn phước tài
Thiện nhơn hậu nhựt hớn hài
Sum vinh quyền quí lâu dài Thái-sơn
(Thừa nhàn)

Ngồi buồn luận trí Nam-bang
Dắt đường chỉ ngỏ Tây-an cao kỳ
Đế cung lập lại bất tùy
Nhà cơ hội thí Hương-kỳ hậu lai
(Thừa nhàn)

Trước kia người ta ca tụng Âu Mỹ tài giỏi (Tây sĩ: trí thức, khoa học gia Âu Mỹ) , trong tương lai, người Việt Nam sẽ vô cùng tài giỏi:
Trước xưng Tây-sĩ anh hùng
Hậu lai Nam-V iệt vô cùng trí tri
Thời Trời vận khiến trước suy
Kim lai kế hậu tiên tri vận thời.
(Thừa nhàn)

Xưa sợ người Tây nay hết sợ
Việc đời trả nợ trợ thời suy
.
(Cáo thị)

Tại sao nay ta không còn ca tụng Âu Mỹ và sợ Âu Mỹ ? Vì lúc này vào đời Thượng nguyên, nước ta có nhiều nhân tài. Ta hơn các nước về văn chương và khoa học. Hiện nay, nước Mỹ là nhất, đồng đô la của Mỹ đứng nhất kinh tế thế giới, và ngôn ngữ văn tự của Mỹ cũng nhất thế giới vì các nước phải học tiếng Anh, dùng tiếng Anh. Mai sau, tiếng Việt cũng sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế:
Sau nước Nam ít kẻ vụng về,
Thông-minh trí huệ người giỏi hay.
Không có cánh đi đặng trên mây,
Phép tài văn võ hơn nay nước nào.
Hữu quân-sư thượng-trí anh hào,
Dạy mười tám nước chỗ nào văn thơ.
Mười tám nước tài phép trơ trơ,
Phật thâu trả quả ngẩn-ngơ chư hầu.
Mười tám nước lai giáng hàng đầu,
Thường năm cống lễ ứng hầu Hớn-bang.
Phật thâu hết các chữ đa đoan,
Chỉ tồn nhứt tự Nam-bang tiếng mình.

Sau này, các nước sẽ đến với Việt Nam. Xưa kia Nho, Lão Phật đồng nguyên ( Tam hữu) , nay các tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo .. .) đều sống an vui hòa bình (đào viên kết nghĩa) :

Thú vui huê nở biên đình
Tai nghe các nước giống hình tới đây
Dập dìu quan khách Tàu Tây
Đức cha nhà phước vui thay lạ lùng
Nhớ xưa tam hữu xưng hùng
Đào viên kết nghĩa nay cùng đường đi
(Thừa nhàn)


Sau này, Việt Nam sẽ theo chính thể nào? Không biết sẽ theo quân chủ hay dân chủ, nhưng theo các nhà tiên tri thì là quân chủ. Các tài liệu Bửu Sơn Kỳ Hương cho biết người đứng đầu là vua, là Minh vương. Thực ra Quốc trưởng, Tổng thống hay chủ tịch thể chế khác nhau cũng đều là vua, nghĩa là người đứng đầu quốc gia. Còn Thánh nhân, Minh quân hay Minh vương có nghĩa là người lãnh đạo quốc gia rất sáng suốt.
Đức Phật Thầy để lại di chúc:
Bửu Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên
Sơn Trung Sư Mạng Địa Nam Tiền
Kỳ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc
Hương Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên



Bài thơ này đọc ngang ( bốn câu) :
Bậc minh quân tương lai là bảo ngọc của trời Việt. Trước kia vốn ở Việt Nam. Khi thời cơ đến, Ngài sẽ phục hưng Việt Nam, và xây dựng cơ đồ Việt Nam.
Đọc dọc (7 câu):
Vua này sẽ xuất hiện năm thân ( ngọc+trung: thân 玉 中=申). Ngài kiếp trước là vua Minh Mạng, kiếp này xuống thế, có quân sư là trạng Trình phò tá. Ngài sẽ khôi phục cơ nghiệp Việt Nam như ngày xưa. Phải chăng chữ nguyên là chữ Nguyễn. Thánh nhân là họ Nguyễn. Trạng Trình cũng nói:
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về.
Nếu là như vậy, câu thứ nhât đọc ngang nghĩa là vị Minh quân là bảo ngọc của Việt Nam vốn họ Nguyễn.
Sư Vãi Bán Khoai nói vị vua tương lai là Minh vương:
-Minh Vương khôi phục Hớn Châu phong thần.(Phần 5)
-Sửu Dần vốn thiệt hẳn hòi/Hội mười tám nước tôn Vương Đế Hoàng.(phần 2)
-Chọn người của Phật mến thương/Đặng giao mối nước choVương Minh Hoàng.(Phần 2)
-Ngọc Hoàng phán rõ nguồn cơn/Minh Vương vốn thiệt là vua nhơn từ.(Phần6)

Trên cõi thiên đình, Minh vương đã cầu xin Thượng Đế và Phật cứu vớt loài người

Minh Vương không (khôn ) xiết hỡi ôi,
Lo mưu định kế cứu rày Hạ Ngươn.
Liền qua Tây Vức Linh Sơn,
Cầu Phật giải cứu cõi trần hạ Ngươn.
Chư Phật đến trước đơn trì,
Tâu cùng Ngọc Đế chớ hờn chúng sanh. (phần 6)


Theo Sư Vãi Bán Khoai, Minh vương ở Tây Sơn. Phải chăng quê Bình Định, Quy Nhơn hoặc có nguồn gốc Tây sơn, hoặc là người ở Âu Mỹ (Tây phương ) về ? hoặc có nghĩa nào khác?
Phật Trời thương hết thế trần
Truyền kinh Tăng sĩ rao cho dân tường.
Tây Sơn xuất thế Minh Vương,
Độ cho khỏi hết tai ương dưới trần. (phần 9)
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_283_ArticleID_3518_.aspx

Tứ Thánh cũng nói vua ta sẽ là Minh vương:
Cầu cho tỏ rạng Thánh-hoàng.
Minh vương trị chúng xóm làng bình an.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
Ông Ba cho biết sau này nước ta có vua :
Trước thời nam bắc nay chắc Hớn bang/ Điềm ứng thiên nhan hiển vang vạn tuế tâm phế thiện vương. (Cáo thị)
Khi nào quốc vương xuất hiện hay về nước? Trên kia, Phật Thầy nói năm Thân.Trạng Trình cũng nói:
Thân dậu niên lai kiến thái bình.
Trạng Trình cũng nói:
Khi nao ngựa đá qua sông,
Tứ Thánh nói:
Chừng nào ngựa đã (đá) qua sông.
Phụng hoàng xuống biển thì Ông mới về.
Bây giờ kẻ Sở người Tề.

Đến kỳ Thiên định cũng kề một bên.TỨ THÁNH * GIẢNG XƯAÔng Ba viết:
Thầy xưa dạy bảo tỏ tàng (tường )
Tây an viễn đại gần đàng đế cung
Bây giờ phân rẽ cội thung
Chừng nào gặp hội cội thung mọc chồi
Ngai vàng vững đạt báu ngôi
. . . . . . .
Đinh-tỵ ra sấm thình lình
Nhơn dân xao xuyến nước mình có vua
(Thừa nhàn)

Ông Ba nói Việt Nam sẽ có nữ hoàng nối nghiệp:
Phật sanh thiên hạ trong Trời
Có nam có nữ nối đời quốc vương.
(Thừa nhàn)

Trị Thập-bát-quốc sửa sang
Hậu biến chư quốc lập đoan Phật Trời
Nguyện cho Thánh chúa trị đời
Tây phương bửu điện cảnh Trời thanh tân
Thuyết khẩu thành trái trung phân
Chúc lai Thánh thọ tuế tăng thanh nhàn
Môi son má phấn đầu đàng
Đức tinh đức cậy thanh nhàn chúa tôi
Đời nầy chết yểu người ôi
Làm sao thấy chúa cao ngôi trung thần(Thừa nhàn)

Tứ Thánh cho biết vua trẻ lắm, mới 26 tuổi:
Hai sáu là tuổi vua mình
Thập tứ hưởng thọ trào đình gia tăng
Một nàng Hoàng hậu hiệp căn
Tuổi vừa hai tám Trời trăng hiệp hòa
Phụ mẫu trường thọ nước nhà
Nhứt phu nhứt phụ thiệt thà qui căn
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

+Tương lai Nam Kỳ

Một ngày kia dân Nam Kỳ sẽ thoát ách đô hộ của Bắc Kỳ cộng sản, và từ đó dân ta sẽ xây dựng một xã hội đạo đức:

Nam kỳ từ giã Bắc kinh
Trai ngay thờ chúa gái trinh thờ chồng
Thế suy cầu Phật hội đồng
Trung cang nghĩa khí giữ lòng tự nhiên.
(Ngồi buồn)

+Miền Nam trở thành cõi Bồng Lai:
Giữ lòng niệm Phật Di-Đà
Thời lên sơn lãnh thấy mà thời hay
Lòng ta dạ dốc thảo ngay
Lên non sơn lãnh tìm tày Bửu Châu
Bửu Châu có đó hết sầu
Non tiên từ tạ khấu đầu lui ra
Nguyền xin cho đến Láng-bà
Xem trong làng ấy tợ mà Bồng Lai

(Giác mê)

Nói trong Lục tỉnh bây giờ
Làm lành niệm Phật mà chờ đợi vua
Nước Nam như thể cái chùa
Ngày sau các nước bốn mùa bán buôn.
(Vân Tiên 2)

Thấy trong Lục tỉnh Nam Kỳ
Chùa thiền rực rỡ cũng bì cù lao
Nhà thờ phố ngói thấp cao
Nam thanh nữ tú ra vào coi xinh
Hết nhục rồi tới thời vinh
Làm sao khỏi chốn đao binh mới tài
(Vân Tiên 2)

+Tương lai An Giang

Ông Ba tiên tri:
Chừng nào Phật xuất An-Giang
Nhơn dân lục tỉnh thanh nhàn tấm thân
Bảo người niệm Phật cho cần
Việc đời đã tới hầu gần tới đây.

(Giác mê)

Bao giờ ngọc xuất An-giang
Thái bình thiên hạ bạc tiền nhiều thay
Nhà nhà no đủ bằng nay
Nơi nơi lạc nghiệp toại thay tấm tình
(Giác mê)
Có lẽ kinh đô ở Tây An, An Giang:
Ngồi buồn luận trí Nam-bang
Dắt đường chỉ ngõ Tây-an cao kỳ
Đế cung lập lại bất tùy
Nhà cơ hội thí Hương-kỳ hậu lai
Đây trai đó cũng là trai
Mặc tình chúng bạn vừa ai thì vừa.
(Thừa nhàn)

Tứ Thánh cũng có ý kiến giống vậy:
Núi rừng trổ ngọc trổ ngà,
Long-Hoa lại trổ lên Toà Thượng-Ngươn.
Nam-bang một lá quế đơn,
Năm châu tựu hội Thất-Sơn đông vầy.
. . . . . . . . . .
Ngày sau có một không hai /Thất-Sơn duy nhứt Như-Lai lập-đời.

TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4071_.aspxhttp://bskh.net/2007/12/tuthanh.htm

Sau 1975, cộng sản đổi Châu Đốc thành An Giang. Đến khi nào đổi lại Châu Đốc là lúc thái binh thật sự. Tứ Thánh nói:
An-giang sao (sau) lại đổi dời.
Đổi lên Châu-Đốc vậy thời mới yên.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
http://bskh.net/2007/12/tuthanh.htm


Trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông Ba đã nói đến một vài nơi ở Việt Nam biến thành cù lao,khí hậu thay đổi:
-Nước một bực thanh-thuỷ biên Trời/Không ròng không lớn thuận đời chảy xuôi.
-Lòng niệm Phật hản dạ chí tu/Ngày sau lập lại xuân thu hai mùa.
-Gió hai ngọn xuân nhựt nguyệt thu,
Không lạnh không nực chí tu để trời.

-Đến chừng nào nhựt nguyệt hiệp căn,
Ngày thời ông mọc đêm trăng sáng hoài.


-Tới ngày sau Tý-Ngọ bất di,
Thìn thời ông mọc bất tri giờ nào.
Đêm giờ Tý, ngày Ngọ hiệp vào,
Tý Ngọ đứng bóng giờ nào lại tranh.
Ngày sáu giờ, đêm sáu giờ canh.
Nguyệt xuất giờ Tuất, không tranh giờ nào.
Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã viết như sau về việc thay đổi mặt địa cầu như sau:
Về thế-giới các nước sau này, theo chúng tôi được biết, thì Đức Bổn-Sư núi Tượng có để lại một bản Đồ-thơ nghe đâu hiện nay trong môn-đệ của Ngài con giữ, nhưng tiếc vì chúng tôi không được thấy để coi cho biết nước nào còn nước nào mất và mười tám nước còn lại là những nước nào? KIM CỔ KỲ QUAN * PHỤ LỤC

Về việc thay đổi địa lý các quốc gia và Việt Nam, xin xem thêm một đoạn viết về ông Đạo Nhỏ do ông Nguyễn Văn Hiệp tường thuật .
Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là :“Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”. Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa.Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?”

Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa.

Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghiã là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa).

Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó.Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi.

Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan.

Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ.Đến đây, tôi nói với ông là cũng đã khuya rồi, chú lính đã giăng mùng sẵn, mời Ông đi nghỉ.(Về chuyện hậu vận của tôi, tôi cũng có hỏi và được giải đáp đầy đủ nhưng vì thuộc về cá nhân nên tôi không thể nói được, ngoại trừ việc về già giống trường hợp ông Khương Thượng như đã nói ở phần trên. Bởi vì tin vào vận mệnh đó mà tôi mới dám qua Cam-pu-chia ở 10 năm và chiến đấu bên đó từ năm 1984 đến năm 1994 .TÀI LIỆU VỀ CÁC NHÀ TIÊN TRI (14).



Việc này không phải là hoang đường. Các nhà khoa học nay đã nói đến hiệu ứng nhà kính, quả đất ngày càng nóng lên, băng ở Nam cực và Bắc cực sẽ tan rã, nước biển tràn lên, Hải Nam, Hải Phòng , Sài Gòn sẽ ngập nước, Bắc kinh sẽ thành sa mạc, trục địa cầu thay đổi, Saigon sẽ có hai mùa như Canada hiện nay, còn Canada, Mỹ sẽ có bốn mùa hoa nở, khắp nơi xôn xao cày bừa, mặc sức sản xuất lúa gạo, rau quả, không phải nhập cảng sản phẩm nước nào! Cũng có thể vùng này biến thành sa mạc. Hơn nữa, thái dương hệ thay đổi , mặt trời sẽ nóng hơn, và chiến tranh hạt nhân cũng sẽ làm biến dạng địa cầu. Năm mươi năm, trăm năm hay hai trăm năm sau sẽ thấy rõ!


Ông Ba quả đã tiên đoán những việc từ 2009 về trước rất đúng, rất rõ ràng, và cụ thể. Những việc từ 2010 trở đi, chúng ta sẽ chờ xem. Hai ngàn năm qua nhân loại đã khổ vì chiến tranh tôn giáo, vì hai cuộc thế chiến, vì tai họa của thực dân, đế quốc , phát xít, và cộng sản. Hy vọng hết cơn bỉ cực đến ngày thái lai, nhân loại sẽ được hòa bình và thịnh vượng.
*
Phật giáo Hòa Hảo đã chú thích kỹ lưỡng Giáo lý và Sấm giảng của Huỳnh giáo chủ. Để bảo vệ văn học Phật giáo, và để tiện việc nghiên cứu, chúng tôi đề nghị quý vị bên Phật giáo Hoà Hảo tiếp tục chú thích và giảng giải các tác phẩm khác trong đó có Kim Cổ Kỳ Quan.
Về Kim Cổ Kỳ Quan, cần chú thích từ ngữ khó trong đó có chữ Hán và tiếng địa phương, tiếng cổ. Vì Kim Cổ Kỳ Quan ra đời lúc quốc ngữ sơ khai nên sai nhiều chính tả. Cần sửa lại chính tả nhưng vẫn giữ nguyên bản vì cần tôn trọng nguyên bản.
Có hai cách sửa chính tả:
-Sửa ngay bên cạnh . Thí dụ :
Phật ngày xưa dạy bảo người tùng
Nay mắc nạn rùng rùng phế bổ ( bỏ).
Tu nhân đạo tậm thâm ai rõ
(Tựa)
-Hoặc sửa ở cuối trang hay cuối bài.
Thí dụ: Người lại bày binh bố trận cho người An nan (10)
(10).Sửa: An Nam.



___

Chú thích
(1). Theo tài liệu 2, sáu Phẩm là cháu của Cậu Hai Trần Văn Nhu.
(2).Trung Hoa dân quốc:Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912, do Tôn Văn làm Tổng Thống, sau Tưởng Giới Thạch lên thay, đương đầu với Nhật Bản và Cộng sản.Năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm Hoa lục, Tưởng Giới Thạch chạy sang đảo Đài Loan và một số đảo khác
(3). Kim cổ và Bốn tuồng giống nhau.
(4). Nam Việt có hai nghĩa: Việt Nam, và Nam Kỳ.
(5). Một số kinh Phật đã nói đến nguồn gốc thế giới và con người, trong đó có những thời kỳ khác nhau con người thọ đến vạn tuổi, rồi tụt xuống ngàn tuôi, trăm tuổi. . .( Kinh Di Lặc, Quy nguyên trực chỉ và kinh tạng Pali nay đã dich Việt ngữ như
“Khởi Thế Nhân Bổn – số 27″ , Đại tạng kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập 2, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991, tr. 387. Kinh tương đương: “Kinh Tiểu Duyên – số 5” (Đại tạng Kinh Việt Nam, Trường A Hàm, tập 1, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991, tr. 285).(6) Chiếu lác: chiếu bằng cói lác là loại bình thường.(7). Năm giáp ngọ 1945 chứ không phải mậu ngọ Pháp thua Điện Biên Phủ rồi rút lui khỏi Việt Nam.
(8).Tầm :tìm
(9) . Nhiều người bỏ nước đi ra biển cả mênh mông.
Có người vượt rừng núi rồi cũng không thoát khỏi chết thảm.
Tất cả đều chết hết không phân biệt. Đó là số trời!
(10).Xin trích một đoạn từ sách Hành Trình về Phương Ðông , nhà chiêm tinh Sudeih Babu (?-1918) nói về tương lai:
..." Năm 1875 đánh dấu một bước tiến quan trọng, đó là sự phát triển khoa học văn minh cơ giới cùng thuyết "Tiến Hóa" của Darwin và phong trào Thiên Chúa giáo tự do. Từ đây bắt đầu một cuộc tranh cấp giữa tinh thần và vật chất. Có hai mãnh lực rất mạnh phát xuất từ hai bầu tinh tú đối cực gây nên phong trào Duy Tâm và Duy Vật. Thế kỷ 20 bắt đầu với sự phát triển cực thịnh của thuyết Duy Vật. Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp các thử thách mà nhu cầu bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu tâm linh một cách mãnh liệt. Ðến khoảng 25 cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào Duy Tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hóa tâm linh. Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu....
" Nguyễn Hữu Kiệt. Hành Trình Về Phương Đông.
(11). Lọp: dụng cụ đơm cá, bắt cá.
(12). Do sự tranh đấu của Gaghi, Ấn Độ độc lập 1947, nhưng người Anh chia Ấn Độ thành hai nước. Dân Hồi giáo lập thành nước Pakistan năm 1947. Nhưng lúc đó ông Ba đã cho biết là Ấn Độ (Chà Và ) là hai nước!
(13). Ngày xưa khi ăn ốc, người ta phải dùng gai mà khều con ốc ra. Còn Ấn Độ ăn bốc, không ăn đũa như ta.
(14). Xin xem thêm bài của
Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức và ông Nguyễn Văn Hiệp trong bài viết về "Ông đạo Nhỏ" tại
http://www.bskh.net/noidung_detail.php?newsid=86
http://www.bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70
http://hoangson.lienminhdantocvn.com/#post2

TÀI LIỆU VỀ CÁC NHÀ TIÊN TRI

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG SỐ 101.
http://son-trung.blogspot.com


***
Để hiểu rõ tác giả và tác phẩm, xin xem thêm phần
Quý vị có thể đọc tại đây:

*


No comments:

Post a Comment