VĂN QUANG * XĂNG TĂNG GIÁ
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Chính sách chẳng giống ai
Đầu tháng 4 này ở VN, chuyện sôi nổi, gay gắt, đáng sợ và cũng đáng thương nhất là chuyện xăng dầu tăng giá đột ngột với mức cao nhất từ trước tới nay. Từ ông nhà giàu tới anh nghèo “rớt mùng tơi” đều vào cuộc, không biết nên gọi là “cuộc” gì cho đúng. Bởi có người thì than vãn chỉ biết kêu “khổ”, có ông lý luận dài dòng nhẹ nhàng vì sợ bị tóm bởi một lý do vớ vẩn nào đó.
Nhưng cũng có ông “trên răng, dưới quần xà lỏn”, vợ bỏ đi lấy Tàu, anh ta làm phu hồ nuôi con, nhưng công ty xây dựng đang đói dài nên làm mỗi tuần có 4 ngày, còn mỗi cái xe gắn máy cà tàng, ngày hai buổi chạy hộc tốc 15 cây số đến chỗ làm, mỗi ngáy phải chi thêm cả chục ngàn tiền xăng, anh ta chẳng còn gì để mất nên vào “cuộc chửi”, dù biết chửi cũng chẳng ai nghe, chửi cho đỡ tức thôi. Nhưng càng chửi càng tức vì anh chị bán xăng có biết “thông cảm” bao giờ đâu. Có ông ngược hẳn lại, chán đời quá cứ câm như hến, trơ ra như đá vì chịu đựng quen rồi, hơn thế, có nói cũng bằng không, nên anh ta “ngậm một mối căm hờn trong cũi sắt”, lầm lỳ như gặp ai cũng muốn gây sự. Đó là vài nét điển hình về những “khuôn mặt méo” sau khi xăng tăng giá.
Anh nào cũng bị “xăng tặc” móc túi
Xăng tăng, anh nào than cứ
than, anh nào chửi cứ chửi, nhưng có anh nào dám nghỉ đi làm, nghỉ đi học để
tiết kiệm xăng đâu. Có chăng tiết kiệm phần ăn của gia đình mình là dễ nhất.
Tiết kiệm mọi thứ mua sắm, cái bát mẻ đành để dùng, khỏi mua cái mới, có mua
cũng mua cái bát, cái ly bằng nhựa cho khỏi vỡ, còn nó có độc hại hay không,
chưa chết ngay đâu mà lo. Tối đến thắp điện chừng hai tiếng rồi cả nhà đi ngủ,
đứng có ti vi, ca nhạc gì cho tốn, muốn xem thì coi ké nhà hàng xóm hay ra đứng
đường trước mấy quán cà phê…
Ngay cả mấy anh dùng xe đạp cũng tiết kiệm bởi mọi thứ đều tăng giá, từ ly cà phê cho tới tô bún riêu, cho đến anh thợ cắt tóc đầu ngõ cũng tăng giá từ 25 đồng lên 30 đồng, chẳng ai phải giải thích lý do. Không một thứ hàng nào không bị anh “xăng tặc” móc túi. Thế nên dư luận nóng hừng hực, nhưng lần này những tiếng than thở rền rĩ, căm phẫn nhiều hơn cái mà người ta gọi là “dư luận”. Cứ như cái nồi súp de chực bùng nổ mà… chẳng bao giờ nổ được, nó chỉ phình ra như cái bụng con ễnh ương rồi tóp lại như hàng chục thứ chuyện phẫn nộ khác. Đấy là đặc tính hay “thuộc tính” của thời đại ngày nay ở VN.
Dư luận hay cuộc chiến không tiếng súng
Câu chuyện xăng tăng, cụ thể
là từ 8g tối 28-3 vừa qua, giá xăng dầu trên cả nước xăng được tăng với mức cao
nhất, trong đó RON 92 được phép đưa từ 23.150 đồng hiện tại lên 24.580 đồng một
lít, (phá kỷ lục 23.800 đồng được lập hồi tháng 4/2012). RON 92 là loại xăng
thông dụng nhất, người dân nào cũng thường dùng, tăng 1.430 đồng một lít. Như
thế, trong vòng 1 tuần lễ dè xẻn, chỉ
đổ10 lít xăng mất 240.580 đồng, một tháng gấp 4 lần là 962.320 đồng, dân
lao động làm gì ra số tiền đó?
Cho nên người ta than thở, kêu rên, oán than hay… chửi bới là chuyện dễ hiểu. Nếu nhìn vào tất cả các trang báo hàng ngày hàng tuần, nơi mà người dân được phép “xì hơi” một tí thì tất cả “ý kiến đóng góp” đó đều hăng hái như ra chiến trường. Mà thật ra cái chiến trường không tiếng súng đó đã ngấm ngầm hình thành từ lâu, giữa một bên là những anh tay không, chỉ có cái miệng vừa cần phải ăn vừa cần được nói; một bên là những thứ luật lệ, những chính sách không giống ai có đầy đủ tiền và súng. Đó là một sự thật rõ ràng, người dân được bày tỏ “nỗi lòng” chân thật nhất. Tất nhiên là có hạn chế đến một mức nào đó nên gọi là chỗ “xì hơi” cho cái nồi súp de bớt nóng.
Cú tát vào mặt người tiêu dùng
- Bạn BĐ trên tờ Báo Mới.com
viết: “Vụ tăng giá này của Bộ Tài chính - Công thương chẳng khác nào một cú tát
vào mặt người tiêu dùng, những gương mặt vốn đang mòn mỏi trông chờ một quyết
định hạ giá. Nền kinh tế đang kiệt quệ, bao nhiêu doanh nghiệp đang ngắc ngoải,
giờ bồi thêm cú tát này, oải quá.
- Bạn hãy nghe câu vè dân
gian “tức cảnh sinh tình” sau đây, bạn Trần Hùng vừa sáng tác: “Trong tay sẵn
có hàng, tiền; Mặc lòng đổi trắng thay đen sá gì ! Dân đen nào biết chi chi;
Oằn lưng , bóp
bụng cũng vì giá xăng !!!”.
- Bạn Chí Phèo ví VN như làng Vũ Đại: “Chí Phèo tôi thì không còn tin ai cả! Cố gắng kiếm tiền bằng lao động chân chính. Sống tiết kiệm tối đa! Không la kêu chi nữa đâu cũng vào đấy hết rồi! Chỉ lo cho mong cho mình đừng bệnh tật, còn ăn uống qua ngày là quý! Chán cái Làng Vũ Đại này rồi!”.
“Xăng tăng rồi…/ Anh còn đón em không?/ Hay là thôi, mình đi xe bus./ Bỏ ăn rau và thôi ăn thịt./ Uống nước mình chờ/ Ngày ấy… tăng lương…”
Trên nhiều trang mạng VN, bạn
sẽ thấy đầy rẫy những clip, những bài hát “nhái” đủ kiểu, những bức tranh khôi
hài mỉa mai phản ánh chân thực thái độ của các tầng lớp nhân dân về “cuộc chiến
không tiếng súng” này.
Những lý do tăng giá xăng
Theo ông Vũ Đức Đam, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trả lời báo chí: Lý do chính khiến
liên Bộ Tài chính - Công Thương cùng thống nhất điều chỉnh giá xăng dầu là vì
hiện tại giá xăng dầu của chúng ta đang bán thấp hơn so với giá cơ sở. Nếu tiếp
tục như vậy, quỹ bình ổn giá sẽ hết, không còn công cụ để bình ổn giá xăng được
nữa. Nếu muốn tiếp tục bình ổn thì phải lấy ngân sách bù vào, nhưng từ lâu
chúng ta đã xác định không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải
xây dựng giá xăng dầu dần tiến tới giá thị trường. Ông Đạm cũng nhấn mạnh đáng
lẽ phải tăng giá xăng dầu từ tháng trước nhưng Chính phủ chưa đồng ý. Đến nay,
trước tình hình quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết khả năng, mặc dù giá xăng dầu
thế giới có đi xuống nhưng giá bán xăng dầu vẫn thấp hơn, nên cần điều
chỉnh.
Lý do thứ hai, ông Đạm nói: “Tôi thấy có một lý do là giá xăng dầu thấp hơn các nước có cùng biên giới, nhưng đó chỉ là một dẫn chiếu để thấy giá bán xăng dầu tại Việt Nam đang thấp hơn giá cơ sở và thấp hơn các nước, không phải lý do chính tăng giá xăng dầu. Đương nhiên, khi giá thấp hơn các nước thì tình trạng buôn lậu xăng dầu sẽ tăng và cơ quan chức năng sẽ phải tích cực chống buôn lậu.
Còn việc tăng giá bất ngờ, theo bà Theo bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính giải thích: “Việc tăng giá xăng dầu không được thông báo trước vì các quy định về điều chỉnh tăng giảm giá xăng dầu, tài liệu các doanh nghiệp đăng ký, tài liệu các cơ quan trao đổi với nhau đều được coi là tài liệu mật, không được phổ biến để tránh gây rúng động thị trường dẫn đến tình trạng gom hàng, đầu cơ, khan hiếm ảo...
Ba lý do dân không phục
Bạn Hùng Nguyễn viết trên báo
Dân Trí:
- Thứ nhất, nói giá xăng dầu
hiện có giảm nhưng vẫn ở mức cao: Không công bố minh bạch, rõ ràng làm sao
biết cao hay thấp, lời hay lỗ, giá bao nhiêu là hợp lý và chấp nhận được?
- Thứ hai, nói do quỹ bình ổn
giá đã hết: Quỹ bình ổn có bao nhiêu, ai sử dụng, sử dụng như thế nào, đã sử
dụng bao nhiêu và có tương thích với thực tế hay không?
- Thứ ba, nói giá trong nước hiện đang thấp hơn giá của các nước có chung biên giới: Điều kiện và hoàn cảnh kinh tế, xã hội, thu ngân sách, chính sách thuế, các khoản thu của nhà nước và đóng góp của nhân dân mỗi nước ... khác nhau, sao phải lấy ra so sánh (người dân và doanh nghiệp ta phải đóng hàng trăm thứ thuế, nên ngân sách của VN rất khác so với các quốc gia khác). Hay tại vì cơ quan Hải quan (thuộc Bộ Tài chính) không kiểm soát nổi, không ngăn chặn được (tệ buôn lậu xăng dầu) nên đẩy cái khó sang đổ hết lên đầu dân?
- Thứ ba, nói giá trong nước hiện đang thấp hơn giá của các nước có chung biên giới: Điều kiện và hoàn cảnh kinh tế, xã hội, thu ngân sách, chính sách thuế, các khoản thu của nhà nước và đóng góp của nhân dân mỗi nước ... khác nhau, sao phải lấy ra so sánh (người dân và doanh nghiệp ta phải đóng hàng trăm thứ thuế, nên ngân sách của VN rất khác so với các quốc gia khác). Hay tại vì cơ quan Hải quan (thuộc Bộ Tài chính) không kiểm soát nổi, không ngăn chặn được (tệ buôn lậu xăng dầu) nên đẩy cái khó sang đổ hết lên đầu dân?
Rồi tới đây giá cả tiêu dùng
sẽ tăng theo, dân ngày càng khổ, doanh nghiệp “chết” nhiều hơn, ngân sách thâm
hụt nhiều hơn rồi các khoản phí, thuế sẽ “sinh sản” nhiều hơn theo cấp số nhân
và đồng loạt từ các bộ, ngành, địa phương...”
- Một chủ doanh nghiệp than
thở: “Theo tôi, giá xăng dầu tăng đã giáng đòn chí tử vào nhiều doanh nghiệp,
nhất là những ngành như: cao su, nhựa, may mặc... Các đơn vị này vốn đã cạnh
tranh không lại hàng Trung Quốc ở thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, nay càng
đuối sức hơn trong nỗ lực chinh phục người tiêu dùng hãy chọn hàng của họ với
mức giá cao hơn trước.”
Điều hành theo kiểu “cổ lổ sĩ” của VN
Các chuyên gia kinh tế ngay
trong nước nhận định về cách làm trong điều hành về xăng dầu của VN vừa qua, TS
Nguyễn Quang A nói:
“- Tôi không thể nói được gì
về cách làm trong điều hành về xăng dầu của ta vừa qua. Vấn đề không phải là
khó về kỹ thuật nhưng lại khó về quyền lợi, lợi ích.
Chả có nước nào mà Chính phủ lại phải mang tai tiếng về giá xăng dầu bằng Việt Nam. Kiểu “cổ lỗ sĩ” đã ăn sâu vào suy nghĩ của những người điều hành thị trường xăng dầu, dường như lợi ích của doanh nghiệp (DN) và cả những người quản lý nó đang quá lớn, nên khó mà thay đổi được cách điều hành.
Giá xăng của chúng ta hiện
khoảng 24.000 đồng/lít, tức trên 1 USD/lít, mà 1 galon bằng hơn 4 lít, như vậy
giá xăng của ta đã đắt hơn cả ở bên Mỹ rồi! Thực ra, chúng ta đang dùng cái gọi
là “thị trường” để can thiệp vào giá xăng dầu mà thôi. Người dân tưởng là bất
ngờ nhưng các DN và đại lý kinh doanh xăng dầu đã trữ được nhiều chục vạn lít
xăng dầu rồi, và chỉ một loáng tăng giá, họ đã thu nhiều chục tỷ đồng...
- Để thị trường xăng dầu mang
tính cạnh tranh, chỉ cần vài DN lớn nhập khẩu với hàng trăm cửa hàng trực thuộc
vài DN lớn như thế. Cứ để giá xăng dầu lên xuống theo thị trường, chỉ cần DN
quản lý tốt. DN nào nhập hàng rẻ hơn thì bán rẻ hơn.
Nhà nước chỉ kiểm tra có sự
thông đồng ở DN hay không. Nhà nước sẽ chỉ can thiệp ở đúng việc của mình thôi,
còn để DN tự cạnh tranh, DN nào giỏi thì sống, kém thì chết. DN nào lỗ thì có
DN khác mua cả DN đó... Với cơ chế như thế buộc DN phải đưa ra sáng kiến, quản
lý tốt để tự cạnh tranh, vươn lên... Nhưng hiện nay chúng ta lại không làm như
vậy mà vẫn để Petrolimex gần như độc quyền về kinh doanh xăng dầu”.
Xăng dầu lãi hàng chục tỷ một ngày từ tiền túi của người dân
Giá xăng dầu thế giới liên
tiếp giảm mạnh, trong khi giá trong nước vẫn chưa được điều chỉnh giảm, tỷ lệ
trích quỹ bình ổn cũng giữ nguyên giúp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang
được hưởng lãi lớn. Chỉ tính riêng phần chênh lệch từ khoản tiền trích quỹ bình
ổn giá xăng dầu đã giúp doanh nghiệp đấu mối kiếm lời hàng chục tỉ đồng mỗi
ngày.
Nhận xét về thực tế trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nó thể hiện cơ quan quản lý giá đang kém nhạy bén, không kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xăng dầu kiếm lợi lớn trong khi nền kinh tế thiệt hại nặng. Ông phân tích:
“Dù dùng quỹ nào, nguồn của người dân đóng góp hay nhà nước hỗ trợ nhưng giá đã giảm vẫn để trích quỹ như cũ là không được, trong khi nguồn quỹ đã cạn kiệt vẫn phải chi, doanh nghiệp khó khăn do chi phí đầu vào lớn, người tiêu dùng sức mua cạn kiệt nhưng khi có cơ hội ta lại không giảm giá, mà vẫn bán giá như vậy để móc hầu bao của dân là việc điều hành không tốt”.
Những ngày qua dù giá xăng dầu
thế giới liên tục giảm, nhưng giá trong nước vẫn chưa có điều chỉnh, thậm chí,
từ 26/2 tới nay Bộ Tài chính cho doanh nghiệp trích từ Quỹ bình ổn ở mức 2.000
đồng/lít xăng, 800 đồng/lít với dầu DO và 1.150 đồng/lít với dầu hỏa.
Tính tới nay giá cơ sở bình quân 30 ngày của xăng A92 đã giảm mạnh, mức lỗ của doanh nghiệp đầu mối đã giảm xuống từ khoảng 2.000 đồng/lít nay chỉ còn khoảng 1.000 đồng/lít, với mức trích quỹ như trên doanh nghiệp đang bỏ túi 1.000 đồng/lít xăng từ quỹ. Còn giá dầu DO hiện đã tương đương nhau, doanh nghiệp không lỗ, nhưng vẫn được trích 800 đồng/lít từ quỹ bình ổn giá. Với dầu hỏa, doanh nghiệp chỉ còn lỗ khoảng 300 đồng/lít, nhưng vẫn được trích 1.150 đồng/lít từ quỹ bình ổn giá, tính ra doanh nghiệp được hưởng hơn 800 đồng/lít.
Tính tới nay giá cơ sở bình quân 30 ngày của xăng A92 đã giảm mạnh, mức lỗ của doanh nghiệp đầu mối đã giảm xuống từ khoảng 2.000 đồng/lít nay chỉ còn khoảng 1.000 đồng/lít, với mức trích quỹ như trên doanh nghiệp đang bỏ túi 1.000 đồng/lít xăng từ quỹ. Còn giá dầu DO hiện đã tương đương nhau, doanh nghiệp không lỗ, nhưng vẫn được trích 800 đồng/lít từ quỹ bình ổn giá. Với dầu hỏa, doanh nghiệp chỉ còn lỗ khoảng 300 đồng/lít, nhưng vẫn được trích 1.150 đồng/lít từ quỹ bình ổn giá, tính ra doanh nghiệp được hưởng hơn 800 đồng/lít.
Có lợi ích nhóm trong kinh doanh xăng dầu
Một chuyên gia về lĩnh vực
xăng dầu cho rằng, chỉ cần làm phép tính đơn giản cũng có thể thấy các DN xăng
dầu đầu mối đang thu được lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi ngày. “Nếu tính bình
quân theo lượng xăng dầu được nhập trong năm 2013 là 13 triệu tấn, trong đó 60%
mặt hàng xăng, với lượng bán ra trung bình khoảng trên 2 triệu lít xăng một ngày,
các DN đang ung dung hàng chục tỷ đồng lợi nhuận một ngày. Vấn đề chính đối với
thị trường xăng dầu hiện nay là phải siết lại quy định về trích thù lao, hoa
hồng cho đại lý của DN, điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức”.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bình nhận
định: “Việc giá xăng tăng nhanh, giảm chậm có dấu hiệu quyền lợi cục bộ, nhóm
lợi ích. (Nói rõ ra là lợi ích dành cho một số người như DN sân sau của một bộ
ngành nào đó, DN người nhà quan, đại gia con cưng của nhà nước…). Theo ông
Bình, cần có sự minh bạch hơn trong điều hành giá xăng dầu hoặc thị trường hóa
có sự kiểm soát của Nhà nước đối với xăng dầu. Mỗi khi tăng giá, người dân muốn
biết doanh nghiệp đang tồn bao nhiêu lít với mức giá nào, cất trữ ở đâu, bài
toán chi phí khi bán với giá cũ và sau khi tăng giá...”
Hiện nay người dân chẳng biết
đằng nào mà mò. Đến nỗi nhiều người dân quê bị ám ảnh sau khi xăng tăng giá, đã
nháo nhào mua xăng để tích trữ. Đồng thời cũng lại lo giá điện cứ ba tháng tăng
một lần, chả biết bao giờ mới hết tăng. Dân tình hồi này bị bệnh tim mạch nhiều
là vì thế.
Mất lòng tin ngày càng trầm trọng
Bãn đọc đã thấy sự điều hành
chính sách xăng dầu hiện nay của các nhà làm kinh tế vĩ mô như thế nào. Cuối
cùng người dân nhăn răng ra chịu. Đúng như một bạn đọc đã viết trên báo Dân
Trí:
“Qua đó cho thấy hậu quả gây
mất lòng tin ngày càng trầm trọng hơn của nhân dân với những “quyết sách kiểu
Việt Nam”, “chỉ có ở Việt Nam”, “chẳng giống ai”…và luôn là “lợi mình, hại
người”.
Nỗi cay đắng đó đang lan tỏa
cùng giá cả tất cả mọi loại hàng hóa, mọi nhu cầu tại VN đang ngày càng thấm
đòn, giá tăng từng ngày.
Ngoài ra nhiều DN vận tải
càng thêm lo lắng với viễn cảnh Quốc Lộ 1 sẽ dày đặc trạm thu phí BOT. Luật sư
Thái Văn Chung - Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.Sài Gòn - cho
biết: “Xe chở hàng hóa từ cảng Cát Lái (Sài Gòn) đi Cần Thơ phải chịu phí cầu
đường chiếm đến 19% giá cước. Hàng loạt chi phí khác như lãi suất vay, dầu, vỏ
xe… đang quá cao khiến DN không có lợi nhuận. Nhiều DN đã phải bán xe do thua
lỗ”.
Quốc lộ 1 là tuyến huyết mạch Bắc - Nam hiện không đảm bảo vận chuyển hàng hóa, nếu thiết lập tới 21 trạm thu phí đến năm 2020, chưa kể trạm thu tại tuyến cao tốc, thì sẽ tăng chi phí gấp 3 lần hiện nay, chưa kể mức phí sẽ tăng từ 2 đến 3,5 lần. ông Chung nhận định: “Chi phí vận tải ở nước ta đang nằm trong top đầu của khu vực”. Xã hội hóa đầu tư đường thì cũng đừng để phí đè lên đầu người dân
Ông Ngân Hàng Nhà Nước láu cá?
Trong khi đó ông Ngân hàng
nhà nước (NHNN) đã khôn ngoan hạ lãi suất đầu vào trước đó vài ngày. Lấy cớ
rằng lạm phát không tăng nên lại một lần nữa giảm lãi suất huy động từ 8% xuống
7,5%. Chắc chắn ông Thống Đốc NHNN chức cao quyền trọng đã biết trước cái sự
tăng giá xăng này nên “chạy trước”. Nếu để đến khi tăng giá xăng rồi mới hạ lãi
suất thì không thể nói lạm phát không tăng. Mọi thứ giá cả đang tăng như “ngựa
phi đường xa” như vậy thì chẳng có gì bảo đảm lạm phát không tăng. Bao nhiêu
phần trăm chưa thể tính trong lúc này. Nếu lên đến 7 hay 8% thì người dân chẳng
dại gì đem tiền gửi ngân hàng. NHNN đang bắt bí người gửi tiết kiệm vì khó tìm
ra một “kênh” nào kinh doanh có lời trong giai đoạn này, người dân đành gửi
ngân hàng cho khỏi lỗ vì tiền mất giá và có thể có đồng ra đồng vào. Nhưng bị
NHNN ép quá, người ta phải tìm đường thoát. Họ sẽ liều cho DN nào cần vốn vay
để lấy lời nhiều hơn. Tuy cho vay kiểu này có thể mất trắng. Lại hình thành một
kiểu tín dụng đen. Nhưng đã đến nước này thì họ cũng phải liều thôi. Họ sẽ khôn
ngoan hơn với tín dụng đen. Có thể có một ngày nào đó, bất ngờ người dân tấp
nập đến rút tiền thì sao nhỉ? Chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Láu cá không qua được
mắt dân đâu.
Trên báo Thanh Niên, bình
luận viên Nguyên Khanh cho rằng lãi suất đang đi ngược. “Mặt bằng LS không hợp
lý, không áp trần cho vay nhưng lại áp trần huy động, để mức chênh lệch giữa
đầu vào - đầu ra quá cao.... có thể thấy, rất nhiều yếu tố “đi ngược” trong
điều hành chính sách lãi suất hiện nay”.
Còn khá nhiều những chuyện “đi
ngược không giống ai”, xin để kỳ sau bàn tiếp đến những vụ lỉnh kỉnh này.
Văn Quang 4-3-2013
SƠN TRUNG * GỬI VỀ VIỆT NAM
GỬI VỀ VIỆT NAM
SƠN TRUNG
Quỳnh Hoa thân mến,
Bạn xa Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ,
Nay bạn về Huế, xin cho gửi lời thăm.
Thăm sông Hương, núi Ngự những đêm trăng rằm.
Thăm Đồng Khánh, Quốc Học ngày xưa dạo bước.
Thăm những hàng liễu bốn mùa xanh muớt,
Thăm những cánh cửa sổ chẳng khép bao giờ
Thăm những vách tường đỏ năm tháng đã phai mờ,
Thăm những viên sỏi nhỏ còn nguyên màu ngọc trắng.
Thăm cổng trường uy nghiêm bốn mùa mưa nắng.
Thăm hàng phượng vỹ mùa hạ với tiếng ve kêu.
Thăm Phú văn lâu sông nước đìu hiu,
Thăm cầu Tràng Tiền những đàn bướm trắng.
Thăm Hoàng Cung những năm dài vắng lặng.
Thăm Vỹ Dạ những đêm trăng lên cao,
Thăm An Cựu những mùa đông mưa rào
Thăm Đập Đá đôi bờ sóng vỗ,
Thăm Thiên Mụ những hàng tháp cổ
Thăm chiến bào đại thắng Quang Trung,
Thăm ngựa xe khai nghiệp Gia Long.
Thăm Mang Cá buổi kinh đô thất thủ.
Thăm Bãi Dâu mậu thân những đống sọ
Thăm dép râu, nón cối buổi dã man,
Thăm hưng vong cổ tích điêu tàn.
Bạn về xin gửi lời cầu nguyện
Cầu đám mây đen sớm ngày tan biến
Cầu nhân dân hạnh phúc tự do
Cầu Việt Nam vạn đại cơ đồ.. .
Sơn Trung
SƠN TRUNG
Quỳnh Hoa thân mến,
Bạn xa Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ,
Nay bạn về Huế, xin cho gửi lời thăm.
Thăm sông Hương, núi Ngự những đêm trăng rằm.
Thăm Đồng Khánh, Quốc Học ngày xưa dạo bước.
Thăm những hàng liễu bốn mùa xanh muớt,
Thăm những cánh cửa sổ chẳng khép bao giờ
Thăm những vách tường đỏ năm tháng đã phai mờ,
Thăm những viên sỏi nhỏ còn nguyên màu ngọc trắng.
Thăm cổng trường uy nghiêm bốn mùa mưa nắng.
Thăm hàng phượng vỹ mùa hạ với tiếng ve kêu.
Thăm Phú văn lâu sông nước đìu hiu,
Thăm cầu Tràng Tiền những đàn bướm trắng.
Thăm Hoàng Cung những năm dài vắng lặng.
Thăm Vỹ Dạ những đêm trăng lên cao,
Thăm An Cựu những mùa đông mưa rào
Thăm Đập Đá đôi bờ sóng vỗ,
Thăm Thiên Mụ những hàng tháp cổ
Thăm chiến bào đại thắng Quang Trung,
Thăm ngựa xe khai nghiệp Gia Long.
Thăm Mang Cá buổi kinh đô thất thủ.
Thăm Bãi Dâu mậu thân những đống sọ
Thăm dép râu, nón cối buổi dã man,
Thăm hưng vong cổ tích điêu tàn.
Bạn về xin gửi lời cầu nguyện
Cầu đám mây đen sớm ngày tan biến
Cầu nhân dân hạnh phúc tự do
Cầu Việt Nam vạn đại cơ đồ.. .
Sơn Trung
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
XĂNG TĂNG GIÁ - ĐOÀN VĂN VƯƠN - TRUNG CỘNG -VIỆT CỘNG
TÔ VĂN TRƯỜNG * XĂNG DẦU TĂNG GIÁ
09/04/2013
Rối rắm cách tính giá xăng dầu
Tô Văn Trường
Kinh
tế nước ta còn vô vàn chuyện đau đầu và bấn loạn, nổi cộm là các vấn đề
về ngân hàng, bất động sản, thị trường chứng khoán, vàng, lạm phát
thực, nợ công, bài toán tái cơ cấu nền kinh tế, v.v. Có nhà báo mới gửi
tin nhắn cho tôi nguyên văn như sau: “Ông Bộ trưởng “Xăng dầu" đã
khốn khổ, ông Bộ trưởng “Vàng" nhặng củ tỏi thêm bấn loạn, nay ông Bộ
trưởng “Đường" về cảng Lạch Huyện, thật khốn nạn cho dân mình!”.
Cả
tuần qua, người dân bị sốc vì sau hơn 20 ngày trên thị trường giá xăng
dầu của các nước liên tục giảm thì chỉ riêng Việt Nam lại tăng đột biến
“không giống ai” lên đến mức kỷ lục 24.500 đồng/lít. Các lý giải quỹ
bình ổn đã cạn, hay nhằm ngăn chặn buôn lậu xăng dầu sang các nước láng
giềng thật khó thuyết phục được người dân!
Theo
tìm hiểu của chị Lê Thị Phi Vân (thông tin riêng), không thể lý giải
nổi tại sao ở Indonesia hiện nay giá xăng dầu đang ở mức rẻ không ngờ:
Xăng thường dùng (ở bên Indonesia gọi là Premium) có giá bán lẻ tại các
cây xăng là 4500 rupi/lít, tương đương với 9000 VNĐ. Giá dầu diezel cũng
có giá 4500 rupi/lít. Đây là hai loại xăng dầu thông dụng của người dân
Indo nên chính phủ Indo có trợ giá. Hai loại xăng còn lại là xăng A92
và A95 không được trợ giá nên giá bán lẻ ở các cây xăng là 10.400 rupi
(20.800 VNĐ) đối với xăng A92 và 10.900 rupi (21.800VNĐ) đối với xăng
A95. Như vậy ngay cả khi không được trợ giá thì người dân Indo cũng phải
trả một mức giá rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Một câu hỏi được đặt ra vì
sao GDP đầu người của Indo cao gấp 2,5 lần Việt Nam nhưng người dân chỉ
phải trả 40% giá mà người dân Việt Nam phải trả cho xăng dầu?
Theo
chuyên gia Vũ Quang Việt, về mặt bằng giá nói chung, Chính phủ có thể
vận hành bằng chính sách vĩ mô (qua chính sách tiền tệ và tài khóa) để
ảnh hưởng mức giá nói chung, tức là không để lạm phát ở mức cao nhằm bảo
đảm sự ổn định của nền kinh tế. Chính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm
mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô mang tính hành chính. Đây
là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép doanh nghiệp phù phép làm
giàu, đồng thời không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và
nền kinh tế. Gọi là chính sách vì nó đặt ra khung pháp lý để các việc
điều chỉnh giá tự vận hành mà không cần đến sự chỉ đạo hay can thiệp
trực tiếp, tùy tiện của Nhà nước. Để việc điều chỉnh giá không bị can
thiệp chính trị, các nước đều phải dựa vào một ủy ban chuyên gia họp
định kỳ, quyết định giá, bằng việc áp dụng công thức dựa trên cơ sở kỹ
thuật.
Theo tôi hiểu nếu có nhiều công ty thật
sự cạnh tranh thì cần tôn trọng quy luật của thị trường tự do. Tuy nhiên
vì giá xăng lên xuống rất dữ tùy theo thị trường thế giới nên có thể
vẫn cần quĩ bình ổn như hiện nay. Quĩ này phải do công ty xăng dầu đóng
vào quĩ. Nếu khi giá bị kiểm soát mà họ lỗ thì dùng quĩ, nhưng tất nhiên
nếu quĩ hết thì phải tăng giá. Quĩ chỉ quan tâm việc tăng giá chứ không
mang tính trợ giá. Cách hiểu về quỹ bình ổn đơn giản thí dụ giá hiện
tại là 100, nếu giá thế giới xuống, giá chỉ còn 80; và nếu ủy ban định
giá chỉ cho phép điều chỉnh giá mỗi kỳ là 10% thì giá sẽ là 90. Các công
ty có lời thêm 10 nếu không có quĩ bình ổn. 10 này sẽ đưa vào quĩ bình
ổn. Khi giá thế giới lên trên 10% chẳng hạn, thì quĩ bình ổn sẽ trả ra
để giá không vượt 10%.
Quĩ bình ổn chỉ có thể làm thế. Và nếu giá vượt
quá mức mà quĩ bình ổn hết tiền thì quĩ bình ổn không còn giá trị nữa.
Thí dụ như hiện nay, bảo quĩ bình ổn đã hết tiền. Nếu cứ muốn giữ giá
thấp thì phải lấy tiền từ ngân sách.Tốt nhất là để thị trường tự do,
chẳng cần quĩ bình ổn. Nhưng có thể vẫn cần có một ủy ban độc lập chống
độc quyền theo dõi giá cả các hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến đời sống và
có quyền hành xử nếu cần.
Nếu Việt Nam đã khẳng
định mình có nền kinh tế thị trường không thể phát triển trên cơ sở bù
lỗ. Công ty nhập xăng dầu không phải là công ty sản xuất xăng dầu. Khi
bù lỗ thì phải lấy từ ngân sách. Ngân sách có thể từ nguồn thu từ phần
thu nhập được chia (thường là liên doanh) của công ty sản xuất dầu hoặc
từ thuế.
Nói chung, ngân sách như cái bánh, khi
bị chi vào mặt này thì phải cắt xén mặt khác. Đấy là bài toán đánh đổi,
nếu muốn phải chọn lựa thì phải hiểu bù lỗ đại trà/bù lỗ có chọn lựa.
Không bù lỗ và dùng tiền thu được làm chuyện khác, thí dụ bù lỗ đi xe
bus trong thành phố, v.v. Điều đó có nghĩa là phải tính toán rõ, bù lỗ
hiện nay là bao nhiêu? Và bù lỗ thì ai có lợi? Dân đi xe gắn máy, dân đi
xe hơi, chạy nhà máy điện – ai hưởng? Nói chung có số liệu thì có thể
tính toán được. Không một nhà nước nào cái gì cũng phải bù lỗ. Không chỉ
xăng, điện hiện nay cũng bù lỗ. Thử hỏi có ai được bù lỗ điện thoại
không khi mà gần như mọi người đều cần điện thoại nhất là người làm ăn?
Xin nói rõ thêm là giá cả bên viễn thông chấp nhận được đối với tất cả
mọi người do có sự cạnh tranh tương đối giữa các nhà mạng, chứ đâu có ở
trên trời như giá xăng dầu hay các mặt hàng thiết yếu khác?
Cách
tính giá xăng dầu của Việt Nam rất rối rắm, khó hiểu. Sau khi cộng 17%
thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế VAT, phí xăng dầu
1.000 đồng/lít, v.v. thì tại sao phải tính chi phí giá kinh doanh làm gì
trong khi xăng là hàng nhập gần như 100% (ngoại trừ nhà máy lọc dầu
Dung Quất)? Chỉ cần lấy giá nhập + % mark-up (phí thương mại + chuyên
chở TTM/giá bán) tối đa cho phép là xong. Không ai được bán giá quá mức
tối đa. Tăng số các công ty cho phép nhập trong mỗi thị trường địa
phương để họ canh tranh nhau. Cạnh tranh ở phần trăm mark-up nhưng không
được quá mức tối đa cho phép mà phần trăm mark-up thì qua kinh nghiệm
nhiều năm chính quyền đã biết. Vì địa hình Việt Nam trải dài, nên mỗi
vùng (ví dụ 7 vùng sinh thái) không thể để chỉ có một hay hai công ty
nhập và bán xăng. Phải có nhiều công ty để tạo cạnh tranh. Tất nhiên như
thế giá xăng có thể sẽ khác nhau giữa các vùng vì chuyên chở. Có thể
hoặc giảm phần trăm thuế bán lẻ ở vùng không có cảng nhập xăng.
Có
lẽ cách tính hợp lý hơn là kết hợp hai cơ chế (i) Cơ chế thị trường tự
do bao gồm nhiều nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu, như vậy là bỏ độc
quyền nhà nước giúp giảm giá như trong lĩnh vực viễn thông đã làm; và
(ii) Sự điều hành Nhà nước bằng thuế và quỹ bình ổn, v.v. Khi đó sẽ tự
nhiên hình thành giá xăng dầu hợp lý.
Trên công
luận đã có một số bài viết về những bất hợp lý trong chính sách và trong
giá bán lẻ xăng dầu hiện nay. Điều quan trọng và bức bách hàng đầu
trong việc tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước là xóa bỏ độc quyền (trừ
trường hợp độc quyền tự nhiên không bỏ được thì phải có cơ chế kiểm soát
hữu hiệu). Thành công trong việc xóa độc quyền của VNPT (chủ trương của
Thủ tướng Võ Văn Kiệt) là kinh nghiệm tốt. Ngành điện cũng có phương án
xóa độc quyền ở những khâu có thể xóa được, tuy còn chậm và thực hiện
thiếu kiên quyết. Kinh doanh xăng dầu vẫn nặng tính độc quyền nhưng chưa
thấy có chủ trương gì hữu hiệu để thay đổi.
Để
người dân không phải ca thán chúng ta đang sống trong thời kỳ chính sự
thì "Quân nhược thần cường", về dân sự thì là "Thần suy quỷ lộng", tôi
nghĩ cần phải căn cứ theo nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3,
Khóa XI là rà soát chính sách vĩ mô, chiến lược ngành hàng và xuất nhập
khẩu, công tác bình ổn giá, xem có tác động của "nhóm lợi ích", lợi ích
cục bộ, chủ quan duy ý chí, ... trong quá trình xem xét, xử lý giá xăng
dầu ở mức độ nào, từ đó, mới có khả năng “giải mã” được tận gốc của các
vấn đề đang bất cập hiện nay của đất nước.
T. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
NGUYỄN MINH CẦN * ĐOÀN VĂN VƯƠN, NỖI Ô NHỤC CỦA TÒA ÁN CỘNG SẢN
Trang Chủ
LẠI THÊM MỘT VỤ ÁN Ô NHỤC
Nguyễn Minh Cần
Vụ án Đoàn Văn Vươn vừa kết thúc! Lại thêm một vụ án ô nhục nữa được
ghi vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam! Một vụ án chống nông dân hết sức
bất công và hoàn toàn phi pháp! Một vụ án để lại một vết nhơ đời đời
không thể rửa sạch trên mặt băng đảng cầm quyền thời Nguyễn Phú Trọng!
Kể từ ngày 05.01.2012, cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong
lẫn ngoài nước, biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên
chống “cường hào ác bá đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt
Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất quyền sở hữu đất đai.
Giờ đây ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì anh là biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, anh cùng với gia đình đã tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp, anh Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng thủy sản được.
Giờ đây ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì anh là biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, anh cùng với gia đình đã tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp, anh Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng thủy sản được.
Đến khi khu đầm bắt đầu có thu hoạch để trả nợ dần cho bạn bè và ngân
hàng thì bọn quan tham trong chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng đã nhòm ngó, bày mưu cưỡng chế để thu hồi khu
đầm đang thuê của anh. Anh Vươn đã nhiều lần khiếu nại mà không được,
anh đã đưa đơn kiện lên tòa án. Tòa án huyện TIên Lãng bác đơn kiện của
anh; anh lại kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng…
Thế nhưng, ngày 05.01.2012, chính quyền huyện TIên Lãng và thành phố Hải Phòng đã huy động một lực lượng trên 100 người cả công an lẫn bộ đội do đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải Phòng chỉ huy cùng với phó chủ tịch huyện TIên Lãng Nguyễn Văn Khanh đến cưỡng chế thu hồi khu đầm của anh Vươn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đại tá Ca đắc thắng tự khen kế hoạch “tác chiến” trong “trận” cưỡng chế khu đầm hôm đó: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay…. Đánh mũi trực diện, nghi binh ra làm sao. Rồi tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách…”.
Thế nhưng, ngày 05.01.2012, chính quyền huyện TIên Lãng và thành phố Hải Phòng đã huy động một lực lượng trên 100 người cả công an lẫn bộ đội do đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải Phòng chỉ huy cùng với phó chủ tịch huyện TIên Lãng Nguyễn Văn Khanh đến cưỡng chế thu hồi khu đầm của anh Vươn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đại tá Ca đắc thắng tự khen kế hoạch “tác chiến” trong “trận” cưỡng chế khu đầm hôm đó: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay…. Đánh mũi trực diện, nghi binh ra làm sao. Rồi tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách…”.
Bị dồn vào tình thế bức bách như vậy, anh Đoàn Văn Vươn và người nhà
đã phải chống trả, họ bắn đạn hoa cải và cho nổ mìn tự chế, làm bị
thương bốn người công an, hai người bộ đội. Sau này, tại phiên tòa hôm
03.04.2013, anh Vươn đã nói rõ: “Không có con đường nào khác, buộc lòng
chúng tôi phải chống lại.
Anh em chúng tôi không có ý giết người mà chỉ muốn cảnh báo đoàn cưỡng chế”. Công an Hải Phòng đã bắt giam anh em Đoàn Văn Vươn và ra quyết định khởi tố. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra “Cáo trạng” buộc tội “giết người” đối với các anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và tội “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ anh Quý). Đoàn cưỡng chế đã đập phá sạch sành sanh ngôi nhà của anh Vươn và cả ngôi nhà của em anh Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế).
Anh em chúng tôi không có ý giết người mà chỉ muốn cảnh báo đoàn cưỡng chế”. Công an Hải Phòng đã bắt giam anh em Đoàn Văn Vươn và ra quyết định khởi tố. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra “Cáo trạng” buộc tội “giết người” đối với các anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và tội “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ anh Quý). Đoàn cưỡng chế đã đập phá sạch sành sanh ngôi nhà của anh Vươn và cả ngôi nhà của em anh Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế).
Tiếng nổ ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng vang mạnh như một quả bom làm
rúng động cả trong và ngoài nước. Bà con nông dân, nhất là dân oan,
những người đã bị hoặc sắp bị cưỡng chế thu hồi đất đai, các nhà báo
tiến bộ, các nhân sĩ, trí thức dân chủ, cho đến các nhà tu hành Công
giáo, Phật giáo, v.v… đều lên tiếng bênh vực cho gia đình anh Đoàn Văn
Vươn, đồng thời tố cáo mưu đồ của bọn cường hào trong chính quyền định
cướp đoạt thành quả lao động của gia đình anh Vươn khi thấy khu đầm của
anh Vươn bắt đầu thu lợi được. Tiếng vang của công luận mạnh đến nỗi Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng phải họp các ngành hữu quan để xem xét tình hình,
và ngày 10.02.2012, ông đã kết luận: việc cưỡng chế là trái luật, chính
quyền địa phương đã làm sai
. Cuối tháng 12.2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng đã bị kiểm điểm, xử lý nội bộ, ban cán sự Đảng ở UBND thành phố Hải Phòng đã bị khiển trách. Năm quan chức có liên quan đến vụ cưỡng chế này là Lê Văn Hiền cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lê Thanh Liêm cựu chủ tịch xã Vinh Quang và Phạm Đặng Hoan cựu bí thư xã Vinh Quang đã bị khởi tố (cựu là vì sau khi sự việc xảy ra, bị dư luận tố cáo, “Đảng ta” đã phải cách chức họ).
. Cuối tháng 12.2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng đã bị kiểm điểm, xử lý nội bộ, ban cán sự Đảng ở UBND thành phố Hải Phòng đã bị khiển trách. Năm quan chức có liên quan đến vụ cưỡng chế này là Lê Văn Hiền cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lê Thanh Liêm cựu chủ tịch xã Vinh Quang và Phạm Đặng Hoan cựu bí thư xã Vinh Quang đã bị khởi tố (cựu là vì sau khi sự việc xảy ra, bị dư luận tố cáo, “Đảng ta” đã phải cách chức họ).
Thế mà các nạn nhân vụ “cướp ngày” trắng trợn là Đoàn Văn Vươn, Đoàn
Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ lại bị giam cầm suốt 15 tháng kể từ
tháng 01.2012, bị tra khảo, đánh đập (xin xem ảnh bị cáo với mắt tím
bầm) và bị đưa ra tòa để nhận những bản án hết sức bất công: các nạn
nhân thì “pháp lý xã hội chủ nghĩa” lại biến thành tội phạm, bị buộc tội
“giết người” mà thực tế thì họ không cố tình giết ai cả và cũng không
một ai bị giết!
Đoàn Văn Vươn phải lãnh án 5 năm tù, Đoàn Văn Quý – 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh – 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Văn Vệ – 2 năm tù! Hai người phụ nữ bị buộc tội “chống người thi hành công vụ” cũng bị kết án: chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) bị 15 tháng tù treo, 30 tháng thử thách, chị Phạm Thị Báu (vợ anh Quý) bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách!
Án quyết này thật là quá vô lý! Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận là vụ cưỡng chế ngày 05.01.2012 là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai, như vậy thì lực lượng đi cưỡng chế hôm đó không thể nào coi là “người thi hành công vụ” được và không thể buộc tội bừa cho hai chị như vậy được. Hơn nữa, khi xảy ra vụ cưỡng chế, hai chị đưa con đi học rồi đứng trên đê không có mặt ở hiện trường và họ bị bắt trên đê, nhưng công an lại ghi là họ có mặt ở hiện trường!
Đoàn Văn Vươn phải lãnh án 5 năm tù, Đoàn Văn Quý – 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh – 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Văn Vệ – 2 năm tù! Hai người phụ nữ bị buộc tội “chống người thi hành công vụ” cũng bị kết án: chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) bị 15 tháng tù treo, 30 tháng thử thách, chị Phạm Thị Báu (vợ anh Quý) bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách!
Án quyết này thật là quá vô lý! Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận là vụ cưỡng chế ngày 05.01.2012 là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai, như vậy thì lực lượng đi cưỡng chế hôm đó không thể nào coi là “người thi hành công vụ” được và không thể buộc tội bừa cho hai chị như vậy được. Hơn nữa, khi xảy ra vụ cưỡng chế, hai chị đưa con đi học rồi đứng trên đê không có mặt ở hiện trường và họ bị bắt trên đê, nhưng công an lại ghi là họ có mặt ở hiện trường!
Vụ án anh em Đoàn Văn Vươn đã nói lên nhiều điều. Có lẽ điều quan
trọng nhất có thể tóm gọn trong ý kiến của một cư dân Facebook có tên
là Giovanni Paolo đăng trên trang mạng danlambao: “Đảng Cộng sản Việt
Nam đã hiện nguyên hình là một băng đảng mafia đỏ, chỉ bảo vệ quyền lợi
riêng của phe cánh, nhóm lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.”
Người viết thấy không cần nói gì thêm vì ý kiến đó quá đúng, mà chỉ xin bạn đọc nhớ lại lời của một người cực kỳ cương trực và công minh là cụ bà Lê Hiền Đức nói sau khi vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng mới xảy ra: “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Sau khi phiên tòa kết thúc, lời nói của cụ Lê Hiền Đức lại càng thấm thía.
Người viết thấy không cần nói gì thêm vì ý kiến đó quá đúng, mà chỉ xin bạn đọc nhớ lại lời của một người cực kỳ cương trực và công minh là cụ bà Lê Hiền Đức nói sau khi vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng mới xảy ra: “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Sau khi phiên tòa kết thúc, lời nói của cụ Lê Hiền Đức lại càng thấm thía.
Qua vụ án này, người dân càng nhận rõ thực chất cái gọi là “công lý”
xã hội chủ nghĩa dưới chế độ toàn trị hiện nay. “Pháp chế” xã hội chủ
nghĩa sẵn sàng đổi trắng thay đen chỉ nhằm bênh vực cho băng đảng mafia
cầm quyền. Luật sư Trần Đình Triển đã viết trên Facebook của ông: “Đa số
các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra, họ đã bị đánh đập, bức
cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký
khống vào…”. Nghĩa là ngành tư pháp của “Đảng ta” làm tất cả để ép
những nạn nhân của các quan tham phải biến thành những kẻ tội phạm!
Và đây không phải là vụ án đầu tiên chống nông dân có liên quan đến
đất đai mà các “tòa án nhân dân” của “Đảng ta” đã xử. Chẳng cần phải đi
xa hơn vài chục năm, mà chỉ nhìn lại vài ba vụ án đã xử trong hai năm
gần đây thôi cũng đủ thấy biết bao nhiêu chuyện oan khiên mà bà con nông
dân lao động nước ta đã phải gánh chịu.
Chẳng hạn,
1) vụ án xử 15 người dân ở Dák Ngol khai khẩn đất hoang trong rừng (nơi đã khai thác hết gỗ để bán), họ làm ăn, sinh sống nhiều năm trên khu đất ấy kể từ năm 1998, đến năm 2011 họ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để giao cho các công ty kinh doanh; vì quá uất ức, khoảng 200 người dân đã kịch liệt phản đối; khi bị đàn áp, 50 người đã kịp chạy trốn, còn 15 người bị bắt và bị buộc tội “chống người thi hành công vụ”, “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, và “tòa án nhân dân” tỉnh Dák Nông ngày 31.05.2012 đã kết án họ tổng cộng 40 năm 9 tháng tù;
2) vụ chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cưỡng chế ngày 08.03.2012 nhằm thu hồi đất đai thuộc giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, nơi mà bà con đã tạo dựng cơ nghiệp và sinh sống trên 135 năm nay, để bán cho Công ty cổ phần đầu tư Mặt Trời, nhân dân phản đối, công an bắt bớ, đánh đập dã man 7 người nông dân, một người bị đánh đến chết, còn 6 người bị đưa ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng xử tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “chống người thi hành công vụ” rồi tống vào tù;
3) vụ cưỡng chế lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài ở quận Cái Răng tỉnh Cần Thơ, chồng bà Lài uất hận uống thuốc độc tự tử phải đưa vào bệnh viện, bà Lài và cô con gái thân cô thế cô, không đủ sức chống cự, bèn khỏa thân ra để chống lại lực lượng cưỡng chế; sau khi đã cướp đoạt lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài, ngày 19.06.2012, UBND quận Cái Răng đã xử phạt bà Lài 1,5 triệu đồng vì tội “cản trở hoạt động bình thường của cơ quan”, và còn phạt thêm 80 nghìn đồng vì tội “không mặc áo quần vi phạm thuần phong mỹ tục”! Nghe thật là chua xót!
Chẳng hạn,
1) vụ án xử 15 người dân ở Dák Ngol khai khẩn đất hoang trong rừng (nơi đã khai thác hết gỗ để bán), họ làm ăn, sinh sống nhiều năm trên khu đất ấy kể từ năm 1998, đến năm 2011 họ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để giao cho các công ty kinh doanh; vì quá uất ức, khoảng 200 người dân đã kịch liệt phản đối; khi bị đàn áp, 50 người đã kịp chạy trốn, còn 15 người bị bắt và bị buộc tội “chống người thi hành công vụ”, “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, và “tòa án nhân dân” tỉnh Dák Nông ngày 31.05.2012 đã kết án họ tổng cộng 40 năm 9 tháng tù;
2) vụ chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cưỡng chế ngày 08.03.2012 nhằm thu hồi đất đai thuộc giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, nơi mà bà con đã tạo dựng cơ nghiệp và sinh sống trên 135 năm nay, để bán cho Công ty cổ phần đầu tư Mặt Trời, nhân dân phản đối, công an bắt bớ, đánh đập dã man 7 người nông dân, một người bị đánh đến chết, còn 6 người bị đưa ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng xử tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “chống người thi hành công vụ” rồi tống vào tù;
3) vụ cưỡng chế lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài ở quận Cái Răng tỉnh Cần Thơ, chồng bà Lài uất hận uống thuốc độc tự tử phải đưa vào bệnh viện, bà Lài và cô con gái thân cô thế cô, không đủ sức chống cự, bèn khỏa thân ra để chống lại lực lượng cưỡng chế; sau khi đã cướp đoạt lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài, ngày 19.06.2012, UBND quận Cái Răng đã xử phạt bà Lài 1,5 triệu đồng vì tội “cản trở hoạt động bình thường của cơ quan”, và còn phạt thêm 80 nghìn đồng vì tội “không mặc áo quần vi phạm thuần phong mỹ tục”! Nghe thật là chua xót!
Biết bao nhiêu vụ án đầy oan trái về đất đai đã xảy ra kể từ ngày
“Đảng ta” nắm chính quyền! Cải cách ruộng đất là tội ác tày trời từ thời
Hồ Chí Minh không cần phải nói lại ở đây, nhưng đặc biệt phải nói là
trên vài chục năm nay, từ khi “Đảng ta” tước đoạt quyền sở hữu đất đai
của người dân để chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân” (năm 1980),
thì các vụ cướp đoạt đất đai, nhà cửa của người dân trở thành phổ biến.
Mà mỗi lần người dân oan thấp cổ bé họng phản ứng lại thì “Đảng ta” liền
đưa công an, bộ đội đàn áp bằng bạo lực, bắt bớ, giam cầm rồi giao cho
“tòa án nhân dân” kết án những người hăng hái nhất và tống họ vào tù.
Ngày nay, “Đảng ta” dưới thời Nguyễn Phú Trọng vẫn quyết tâm tiếp tục
cái lối cai trị dân như vậy. Cứ nhìn vào việc “Đảng ta” tiến hành việc
vận động dân “góp ý kiến” sửa đổi hiến pháp 1992 thì đủ thấy rõ tim đen
của “Đảng ta”: cố sống cố chết bám giữ cho kỳ được những điều “sinh tử”
của băng đảng cầm quyền trong cái hiến pháp gọi là “sửa đổi” như cũ:
1)
nhất quyết không thể có sở hữu tư nhân đối với đất đai, chỉ có sở hữu
toàn dân thôi, nghĩa là “Đảng ta” và các cán bộ của “Đảng ta” sẽ còn
thao túng, cưỡng chế thu hồi đất đai của người dân theo ý muốn của họ để
thu lợi cho băng đảng mafia;
2) nhất quyết không thể có tam quyền phân
lập, nghĩa là khi cần dẹp sự bất bình của người dân, “Đảng ta” có thể
thoải mái điều động công an, bộ đội đàn áp người dân bằng bạo lực, rồi
sai viện kiểm sát và công tố buộc tội và giao cho “tòa án nhân dân” kết
án theo mức “Đảng ta” đã định;
3) nhất quyết phải ghi rõ: quân đội và
công an là của “Đảng ta”, phải trung thành với “Đảng ta”, nghĩa là khi
cần đàn áp sự bất bình của người dân thì quân đội và công an phải ngoan
ngoãn dùng bạo lực trừng phạt nhân dân theo lệnh của “Đảng ta”, còn khi
chiến hạm của “thiên triều” xâm phạm hải phận, đánh chiếm hải đảo của
ta, bắn giết ngư dân của ta, “Đảng ta” ra lệnh đứng “nghiêm” thì quân
đội phải đứng trố mắt nhìn “tàu lạ” xâm chiếm biển đảo nước ta, giết hại
dân ta; 4) nhất quyết không thể có đa nguyên, đa đảng, nghĩa là không
cho phép một đảng phái nào khác được dự phần bàn việc nước để “Đảng ta”
mãi mãi giữ đặc quyền đặc lợi; 5) nhất quyết phải giữ nguyên điều 4 ghi
rõ “Đảng ta” là đảng duy nhất, độc quyền lãnh đạo đất nước để “Đảng ta”
muôn năm thống trị đất nước dưới… sự bảo trợ của “thiên triều”.
Nếu vậy, chắc chắn rồi đây không chỉ có một vụ Đoàn Văn Vươn, một vụ
Cồn Dầu, một vụ Văn Giang, một vụ Dương Nội… mà sẽ có rất nhiều vụ cưỡng
chế “cướp ngày” như vậy nữa, kèm theo rất nhiều vụ án ô nhục như vụ án
Đoàn Văn Vươn vừa rồi. Nhưng, liệu dân ta có chịu cúi đầu mãi để “Đảng
ta” lăng nhục nhân dân như vậy không? Chúng tôi tin chắc là không!
Vụ án Đoàn Văn Vươn là tiếng bom có sức cảnh tỉnh rất mạnh. Nếu “Đảng
ta” cứ quyết tâm đi theo con đường đã chọn đó mà nhiều nhà chính luận
tóm gọn trong mấy chữ “hèn với giặc, ác với dân” thì chắc chắn sẽ
có rất nhiều quả bom của lòng căm hận với sức công phá cực lớn bùng nổ
đánh sập tan tành cái chế độ độc tài toàn trị của “Đảng ta”. Đó là điều
chắc chắn.
06.04.2013
Nguyễn Minh Cần
BÙI TÍN * TỘI ÁC CỦA VỢ TẬP CẬN BÌNH
Blog / Bùi Tín
‘Đệ nhất phu nhân’ dính vào tội ác
Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng CS Trung quốc kiêm Chủ tịch nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vừa đi thăm Liên bang Nga và 3 nước châu
Phi là Tanzania, Congo và Nam Phi. Theo nhận định của Tân Hoa Xã, chuyến
đi thăm này đã giúp củng cố đáng kể quan hệ Trung - Nga, với những «hợp
đồng thế kỷ» dài hạn có giá trị cực lớn ; đồng thời quan hệ giữa Trung
Quốc và ba nước châu Phi vừa kể cũng được tăng cường. Riêng cuộc họp
thượng đỉnh lần thứ 5 của nhóm 5 nước đang trỗi dậy BRICS - gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - tại cảng Durban của Nam Phi đã là
một thành quả có ý nghĩa. Nhóm BRICS bao gồm 42% dân số, 20% tổng sản
lượng và 15% giá trị thương mại của toàn thế giới.
Ngay từ khi cuộc thăm chính thức Liên bang Nga bắt đầu ở Moscow ngày 22
tháng 3 vừa qua, dư luận đã rất chú ý đến Đệ nhất phu nhân Trung Quốc,
người cùng đi với ông trong chuyến công du này. Bà Bành Lệ Viện, sinh
năm 1962 ở Sơn Đông, năm nay vừa 51 tuổi, trẻ hơn chồng 8 tuổi, là một
người đàn bà xinh đẹp, ăn mặc đúng thời trang, luôn nở nụ cười trên môi,
được giới thiệu là một «nghệ sỹ nhân dân» hàng đầu, một ca sỹ với giọng
ca điêu luyện có gần 200 đĩa CD được phát hành toàn thế giới. Bà cũng
là sỹ quan cấp tướng, là Trưởng đoàn Ca Vũ Nhạc của Quân đội Giải phóng
Nhân dân Trung quốc, có bằng thạc sỹ về văn hóa và văn nghệ, giáo sư
trường Đại học Bắc Kinh. Báo Trung Quốc ca ngợi bà Bành Lệ Viện như một
người đã nổi tiếng trước cả chồng mình, có tiếng hát dân ca đặc sắc từ
khi 18 tuổi. Bà nổi tiếng đến độ có cả một tầng lớp nữ thanh niên Trung
Quốc học theo bà, từ lời ca, giọng hát, cử chỉ, cách trang điểm cho đến
kiểu mẫu và màu sắc áo quần bà mặc từng thời kỳ.
Dư luận thế giới cho rằng ông Tập Cận Bình có một người vợ tài sắc vẹn toàn, tạo nên một thế mạnh chính trị vững vàng thêm cho ông.
Dư luận thế giới cho rằng ông Tập Cận Bình có một người vợ tài sắc vẹn toàn, tạo nên một thế mạnh chính trị vững vàng thêm cho ông.
Nhưng sau khi đoàn đoàn đại biểu Trung Quốc do ông Tập Cận Bình dẫn đầu dự hội nghị nhóm BRICS ở Durban và trở về Bắc Kinh ngày 30 tháng 3 / 2013, các tổ chức dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại đã tiết lộ về một mặt khác của bà Bành Lệ Viện. Họ đưa nhiều tin và ảnh về vai trò của bà Bành cách đây gần 24 năm, trong sự kiện Thiên An Môn đẫm máu, khi sinh viên, học sinh và thanh niên Trung Quốc đòi tự do và dân chủ, vào đầu tháng 6 năm 1989.
Các báo Trung Quốc ở hải ngoại như ở Hoa Kỳ, Canađa, Úc, châu Âu, Đài
Loan, Hồng Kông… các blog tự do, các tờ tin của giáo phái Pháp Luân Công
khắp nơi đã nói lên sự thật là trong sự kiện đàn áp nhân dân đòi tự do ở
quảng trường Thiên An Môn, bà Bành Lệ Viện đã đứng hẳn về phía nhóm
lãnh đạo phản dân chủ, chủ trương nổ súng vào sinh viên và thanh niên
yêu nước, tán đồng việc dùng hàng trăm xe tăng chà xát anh chị em dân
chủ. Chính bà Bành Lệ Viện đã tự nguyện đứng ra hát động viên, ủy lạo
các đơn vị, các quân đoàn bộ binh và thiết giáp trước và sau khi chấp
hành lệnh đàn áp thẳng tay của Đặng Tiểu Bình. Nhiều blogger tự do đòi
ông Tập Cận Bình và vợ ông phải tỏ rõ thái độ về sự kiện lịch sử Thiên
An Môn, ngừng ngay việc đàn áp các chíến sỹ dân chủ, ngừng đàn áp giào
phái không bạo động Pháp Luân Công, thỏa mãn yêu cầu chính đáng của hội
các bà mẹ mất con ở Thiên An Môn, xây dựng một khu nghĩa trang cho các
nạn nhân trong vụ thảm sát này.
Những lời ca giọng hát của bà Bành từng khơi mào cho máu chảy, cho tội ác dẫn đến cái chết thê thảm của chừng 3 ngàn thanh niên nam nữ dấn thân cho tự do dân chủ. Bà thiếu tướng «Nghệ sỹ Nhân dân» Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện trả lời ra sao cho rõ ràng về vụ này? Và chồng bà, ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình suy nghĩ ra sao về sự kiện lịch sử đang chia rẽ đất nước ông? Và những lời hứa về thay đổi chính trị, về dân chủ hóa, tự do hóa… của ông ông sẽ được thực hiện ra sao nếu không nhìn thẳng vào sự thật để thực hiện theo những nguyện vọng chính đáng của toàn dân?
Một nhà dân chủ Trung Quốc sống ở Pháp cho rằng Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện đang là bông hoa tươi thắm gài trên ngực ông Tập Cận Bình đã đột nhiên trở thành một nhánh hồng héo úa đầy gai nhọn cực kỳ nguy hiểm, giữa thời kỳ thông tin hiện đại, không ai có thể che dấu, lẩn tránh điều gì.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Những lời ca giọng hát của bà Bành từng khơi mào cho máu chảy, cho tội ác dẫn đến cái chết thê thảm của chừng 3 ngàn thanh niên nam nữ dấn thân cho tự do dân chủ. Bà thiếu tướng «Nghệ sỹ Nhân dân» Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện trả lời ra sao cho rõ ràng về vụ này? Và chồng bà, ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình suy nghĩ ra sao về sự kiện lịch sử đang chia rẽ đất nước ông? Và những lời hứa về thay đổi chính trị, về dân chủ hóa, tự do hóa… của ông ông sẽ được thực hiện ra sao nếu không nhìn thẳng vào sự thật để thực hiện theo những nguyện vọng chính đáng của toàn dân?
Một nhà dân chủ Trung Quốc sống ở Pháp cho rằng Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện đang là bông hoa tươi thắm gài trên ngực ông Tập Cận Bình đã đột nhiên trở thành một nhánh hồng héo úa đầy gai nhọn cực kỳ nguy hiểm, giữa thời kỳ thông tin hiện đại, không ai có thể che dấu, lẩn tránh điều gì.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
THƯ GỬI NGUYỄN PHÚ TRỌNG
HAI BỐ CON TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH VIẾT THƯ NGỎ CHO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Kính gửi: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng
bí
thư đã đúng khi trong Nghị quyết Trung ương IV nhìn thẳng vào sự thật,
đã nêu “Bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Bộ phận không
nhỏ nghĩa là khá nhiều, mà phần lớn là những Đảng viên có chức có quyền,
kể cả ở cấp cao, như thế cũng có nghĩa là Đảng cũng suy thoái.
Cùng với sự sa sút nghiêm trọng về kinh tế xã hội làm cho đời sống đại đa số nhân dân khó khăn, chật vật, để cho Trung Quốc hoành hành thao túng, Đảng đã tự đánh mất lòng tin vào vai trò lãnh đạo của chính mình. Đâu còn thời kỳ huy hoàng, quang vinh như thời kỳ cách mạng tháng 8 và 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thống nhất thắng lợi, nhân dân tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Đảng vẫn lãnh đạo được nhân dân mà không có điều nào trong Hiến Pháp ghi quyền Đảng được lãnh đạo.
Cùng với sự sa sút nghiêm trọng về kinh tế xã hội làm cho đời sống đại đa số nhân dân khó khăn, chật vật, để cho Trung Quốc hoành hành thao túng, Đảng đã tự đánh mất lòng tin vào vai trò lãnh đạo của chính mình. Đâu còn thời kỳ huy hoàng, quang vinh như thời kỳ cách mạng tháng 8 và 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thống nhất thắng lợi, nhân dân tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Đảng vẫn lãnh đạo được nhân dân mà không có điều nào trong Hiến Pháp ghi quyền Đảng được lãnh đạo.
Nhưng Tổng bí thư đã sai khi phát biểu ở Vĩnh Phúc, đồng thời tự mâu thuẫn với mình. Quốc hội cũng như Tổng bí thư đều kêu gọi nhân dân góp ý kiến vào sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Đã là đông đảo người góp ý kiến, thì ý kiến rất đa dạng, có người tán thành điều này, có người muốn sửa đổi điều kia, có người đồng ý với dự thảo, có người có ý kiến khác với dự thảo, đó là điều bình thường, sao Tổng bí thư lại chụp cho những người đó là “suy thoái” lại còn yêu cầu phải “xử lý” (nghĩa là đàn áp hoặc trả thù như đối với Nguyễn Đắc Kiên).
Nếu chỉ cho phép góp ý kiến chỉ được đồng ý với dự thảo của Ủy ban Soạn thảo… thì nêu ra lấy ý kiến của nhân dân làm gì cho mọi người thấy là “dân chủ hình thức, giả dối”. Còn chỉ đạo “phải xử lý” thì xử lý sao được khoảng trên 6.000 người đã ký vào “Kiến nghị 72” trong đó có nhiều nhà khoa học, trí thức có tên tuổi cả trong nước và trên quốc tế, các thương binh đã hy sinh một phần cơ thể cho đất nước, các lão thành cách mạng đã bị tra tấn, tù đầy và đã cả đời phục vụ Tổ quốc?!
Nhân đây, tôi nói thêm là tôi đề nghị sửa điều 70 trong
dự thảo: “lực lượng vũ trang phải trung
thành với Đảng Cộng sản” thành câu “lực lượng vũ trang phải trung thành
với Tổ quốc Việt Nam”, điều đó không phải là “phi chính trị hóa” quân
đội. Tôi nghĩ rằng quân đội ta sinh ra chủ yếu là để chống xâm lược, bảo
vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam dù là Đảng lãnh đạo, cũng là một bộ phận trong Tổ
quốc và trong nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang bảo vệ được Tổ quốc
thì cũng bảo vệ được Đảng Cộng sản, nếu nước mất thì Đảng cũng không
còn, cần gì Đảng phải giữ quân đội làm của riêng của mình.
Năm 1944 khi còn ở trong rừng Việt Bắc, Cụ Nguyễn Ái Quốc (lúc ấy nhân dân thường gọi là “Ông Ké”, Cụ chưa lấy tên là Hồ Chí Minh) lập ra “Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân”, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Người không nhân danh Đảng Cộng sản. Và khi đã thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người nói “Quân đội trung với Nước, hiếu với Dân”, sau này phát triển thành câu hoàn chỉnh trong các văn kiện và báo chí là “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, trung với Nước hiếu với Dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tôi đọc trong tuyển tập Hồ Chí Minh không thấy chỗ nào Người nói là “quân đội trung với Đảng…” như mấy ông phát biểu trên ti vi bịa ra nói bừa và còn nói bừa là “quân đội do Đảng Cộng sản lập ra…” hòng vào hùa giữ cho được câu “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” ghi trong Hiến Pháp.
Năm 1944 khi còn ở trong rừng Việt Bắc, Cụ Nguyễn Ái Quốc (lúc ấy nhân dân thường gọi là “Ông Ké”, Cụ chưa lấy tên là Hồ Chí Minh) lập ra “Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân”, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Người không nhân danh Đảng Cộng sản. Và khi đã thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người nói “Quân đội trung với Nước, hiếu với Dân”, sau này phát triển thành câu hoàn chỉnh trong các văn kiện và báo chí là “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, trung với Nước hiếu với Dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tôi đọc trong tuyển tập Hồ Chí Minh không thấy chỗ nào Người nói là “quân đội trung với Đảng…” như mấy ông phát biểu trên ti vi bịa ra nói bừa và còn nói bừa là “quân đội do Đảng Cộng sản lập ra…” hòng vào hùa giữ cho được câu “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” ghi trong Hiến Pháp.
Hà Nội, 7/3/2013.
Nguyễn Trọng Vĩnh
-----------------------------------
LÁ THƯ NGỎ CUỐI CÙNG GỬI ANH NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Nguyễn Nguyên Bình ( Con gái Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ):
Lá thư ngỏ cuối cùng gửi anh Nguyễn Phú Trọng
Hai năm trước đây, vào đúng giờ phút giao thừa năm Tân Mão, tôi
đã mạo muội viết thư gửi anh.Năm Quý Tỵ này, cũng vào giờ khắc giao
thừa thiêng liêng, tôi lại cầm bút viết thư cho anh, nhưng tôi cứ chần
chừ chưa gửi vì không biết nên gửi anh theo đường nào. Có lúc tôi đã
quyết định đưa lên mạng
để lá thư chắc chắn không dễ bị ‘thất lạc’ như thư gửi qua đường Bưu
điện; tôinghĩ thế nào anh cũng sẽ đọc được thư đó, vì nghĩ anh là giáo
sư tiến sĩ thì chắc rất thành thạo sử dụng mạng Internet, hoặc chí ít
cũngcó thư kí báo cho anh biết là anh có thư ( sự thực đúng như vậy, gần
đây, “ vài lời với Tổng bí thư” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng đăng
trên mạng Internet
đã nhanh chóng đến tai anh và cũng đã nhanh chóng được ‘ xử lý’ ).
Thưa
anh, cái thư nói trên giờ đã trở thành ‘bức thư không gửi’ rồi. Tôi
quyết định không công bố nó nữa, vì nhiều nội dung lá thư ấy đến nay tôi
nghĩ đã trở nên quá vô vị đối với anh, mặc dù nó mang tâm huyết của tôi
và được viết ra trong một thời khắc thiêng liêng của người Việt Nam.
Trong lá thư kia, tôi đã cố thuyết phục anh nhiều vấn đề. Chẳng
hạn như tôi đã đề nghị anh nên nghe thông tin nhiều chiều, đừng coi tất
cả những thông tin ‘không
chính thống’ được đưa lên mạng của các trang web, blog cá nhân là “
những thông tin xấu, độc hại” (như anh đánh giá trong Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2012…họp vào ngày 9-1-2013) . Tôi
đã mong anh, với tư cách TBT Đảng đang chịu trách nhiệm quyết định
đường đi nước bước cho Dân tộc hãy thực sự cầu thị, thực sự bỏ công
nghiên cứu, phân tích, so sánh, đi từ định lượng đến kết luận định tính
(và nhất là tránh định kiến).Có vậy mới kết luận được chính xác đâu là
đúng đâu là sai để tìm cho đất nước một con đường phát triển thật sự bền
vững, phù hợp với xu thế của thời đại.
Trong thư kia, tôi cũng viết rằng tôi rất thông cảm và hiểu sự say mê đến cố chấp của anh về ‘định hướng XHCN’. Chúng ta cùng được học các thày ở Bộ môn Mác- Lê trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng ta từng thấm thía lời các thày nói về tính ưu việt của CNXH và sự tươi sáng vô song của chủ ngĩa CS; chúng ta cũng được dạy về sức mạnh vô địch của 3 dòng thác Cách mạng trong thời đại ngày nay…Đến nay mà nói, chính bản thân tôi cũng vẫn đánh giá rất cao giá trị của phong trào CS và công nhân quốc tế đối với tiến trình phát triển của nhân loại.
Trong giai đoạn CNTB dã man, nó đã bộc lộ vô vàn cái xấu
xa hư hỏng, điều đó thể hiện qua rất nhiều tác phẩm văn học thuộc dòng
hiện thực phê phán thế kỉ 19 được coi là kinh điển của thế giới.( Những
nhà văn đó không phải tín đồ của CN Mác – Lê nào hết).Vì vậy phong trào
CS và công nhân thế giới ra đời để chống CNTB, lúc đó sự việc đólà khách
quan, là tất yếu, là cần thiết cho nhân loại.Nói cách khác, nó đã là sự
phản biện mạnh mẽ, đã gây ra áp lực cực lớn khiến CNTB buộc phải điều
chỉnh trên nhiều nội dung rất căn bản.Đến nay, chẳng phải là nhiều nước
gọi là
nước tư bản, không đi theo con đường XHCN đã trở nên thông minh hơn,
hợp lý hơn, được lòng dân hơn và thực tế đã đưa đất nước phát triển
nhanh và lành mạnh hơn nhiều nước gọi là XHCN.
Lấy ví dụ như nước Ca na
đa, trước kia đã từng là đại diện cho ‘phe đế quốc tư bản’trong bộ ba Ca
na đa+ Ấn độ + Ba lan làm Ủy ban quốc tế giám sát thi hành hiệp định
Giơ ne vơ ở VN.Giờ đây nước Ca na đa TBCN ấy như thế nào, anh đã tìm
hiểu chưa? Nếu chưa, anh hãy cho trợ lý tập hợp tư liệu sách báo và
phỏng vấn thật nhiều Việt kiều yêu nước đang kiều cư ở bên đó xem họ nói
sao.Hoặc tình hình hiện tại ở Nam Bắc Triều Tiên, nếu thực sự nghiên
cứu nghiêm túc khách quan, ắt sẽ thấy được lời giải chính xác ngay
thôi.( vào thời điểm nước ta
bước vào cuộc Đổi mới, có ông thày giáo dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc đến
giảng cho đơn vị tôi, ông dẫn một câu nói của Lê nin mà tôi thấy rất
hay, khiến tôi nhớ mãi : Thà CNTB thông minh còn hơn CNXH ngu dốt- chỉ
tiếc tôi chưa tra cứu được câu nói đó ở trang nào dòng nào trong trước
tác của Lê nin)…(và có thể còn nhiều ví dụ sinh động xác thực hơn nếu ta
chịu khó tìm hiểu, phải không ạ).
Trong thư kia, tôi cũng đã tỏ sự vui mừng và hi
vọng nhiều ở chuyến thăm Xing ga po vừa qua của anh, tôi cứ nghĩ anh đã
tận mắt chứng kiến những việc người ta làm nên có thể tiếp thu lấy
những cái hay của họ mang về cho nước ta cơ. Cái nước Singapore bé nhỏ
mà mạnh mẽ ấy, họ đã làm được những kỳ tích gì mà không phải là do con
đường XHCN dẫn dắt? Tôi cũng biết rằng, ngày nay, chưa có một chủ nghĩa
nào là giải pháp tối ưu cho toàn nhân loại, nhưng cái gì đã thể hiện
được tốt hơn, hay hơn thì vì cớ gì mà ta cứ cố công bài xích, không chịu
tiếp thụ?
Thưa anh Trọng, đến lúc này, sau những câu anh nói ở Vĩnh Phúc
mà VTV của Đảng Chính phủ đưa ra trong tối 25-2 vừa qua thì tôi thấy
tuyệt vọng rồi. Tôi chắc chẳng còn ai, chẳng còn lời lẽ nào có thể
thuyết phục được anh nữa. Nhưng đã tuyệt vọng sao còn viết lá thư này?
Thưa anh, anh hãy vui đi, lá thư này là thư cuối cùng tôi viết để làm
rác tai anh đấy. Sau này e rằng tôi sẽ chẳng còn cơ hội nào lấy tư cách
một người đồng môn, một cựu Đảng viên để gửi cho đồng chí Tổng bí thư
nữa đâu. Tôi nay không định thuyết phục, chỉ muốn đặt ra một
số câu hỏi mà không đòi anh phải trả lời. Biết đâu tôi sẽ chẳng bị anh
cho xử lý như ý định xử lý những người kí kiến nghị tập thể,khiếu nại
đông người và biểu tình chống TQ? Cái từ xử lý kia nghe qua thì rất bình
thường nhưng thật ra thì nhiều nghĩa đấy phải không anh.
Trong số thần dân dại dột mà anh định xử lý, thật không may lại có cả những người cách mạng lâu năm mà tuổi đảng của họ còn cao hơn cả tuổi đời của anh, lại có những người có thành tựu to lớn không những với nước ta mà còn có danh thơm trên thế giới…Vậy anh tính xử lý như thế nào đây? Liệu anh có cho triệu tập họ đến ngồi bàn đối thoại với anh cho đến nơi đến chốn, lúc đó anh hoàn toàn có thể dùng lý lẽ sắc bén của Tiến sĩ xây dựng Đảng để đấu với họ đến khi nào họ tâm phục khẩu phục thì thôi? Hay là …anh sẽ cho xử lý họ bằng những bao cao su đã qua sử dụng, bằng những vụ tai nạn giao thông hoặc nếu cần, thì là những viên đạn súng hãm thanh? Cũng đành, anh là Đảng, là người nắm sinh mạng của toàn dân, anh muốn sao chả được.
Trong số thần dân dại dột mà anh định xử lý, thật không may lại có cả những người cách mạng lâu năm mà tuổi đảng của họ còn cao hơn cả tuổi đời của anh, lại có những người có thành tựu to lớn không những với nước ta mà còn có danh thơm trên thế giới…Vậy anh tính xử lý như thế nào đây? Liệu anh có cho triệu tập họ đến ngồi bàn đối thoại với anh cho đến nơi đến chốn, lúc đó anh hoàn toàn có thể dùng lý lẽ sắc bén của Tiến sĩ xây dựng Đảng để đấu với họ đến khi nào họ tâm phục khẩu phục thì thôi? Hay là …anh sẽ cho xử lý họ bằng những bao cao su đã qua sử dụng, bằng những vụ tai nạn giao thông hoặc nếu cần, thì là những viên đạn súng hãm thanh? Cũng đành, anh là Đảng, là người nắm sinh mạng của toàn dân, anh muốn sao chả được.
Tôi
muốn hỏi: Đã có lúc nào anh vi hành đến chỗ vườn hoa trước cửa đền Quán
Thánh bên bờ Hồ Tây để tận mắt nhìn kĩ tận mặt mũi chân tay những người
dân ‘khiếu kiện đông người’ bao tháng
ngày ăn đất nằm sương kia chưa? ( Nhiều lần đi qua đấy, nhất là vào
những ngày đông giá rét như cắt ruột, thấy đồng bào mình áo quần mong
manh, mặt mày tím tái, tôi không cầm được nước mắt nữa).Anh hãy chỉ ra
thế lực thù địch nào xui bẩy kích động họ xem nào? Anh đã gặp trực tiếp,
đã hỏi chuyện họ bao giờ chưa? Anh căn cứ vào đâu để gán cho họ là phản
động, là suy thoái đạo đức?
Thưa anh Trọng, anh luôn nói về ‘khách quan’, ‘biện chứng’, vậy cớ
làm sao anh không thể nhìn ra mối quan hệ rất chi là biện chứng, mối
quan hệ nhân- quả rất khăng khít giữa thể chế độc đảng toàn trị, chế độ
sở hữu ‘toàn dân’về đất đai lâu nay ngự trị trên đất nước ta với tệ nạn
tham nhũng nặng nề trong giới quyền chức hiện thời? Anh đã hăng hái
chống tham nhũng, vậy sao còn ra sức cổ súy cho những điều kiện tối ưu
từng ngày từng giờ đẻ ra tham nhũng? Sau hội nghị TƯ 6 vừa qua, chẳng
phải chính anh cũng đã buồn bã than rằng: “…sự đời nó không đơn giản
thế.
Cứ nói cùng là Đảng viên cả, cùng là Ủy viên TƯ, Bộ chính trị cả
thì phải tin
các đồng chí ấy chứ. Nhưng khổ là bên ấy (chắc anh muốn nói là bên
Chính phủ?) quá nhiều việc, chưa nói là tâm lý ăn cây nào rào cây ấy,
lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không? Anh nào ra cái đề án cũng phải
cố gắng bảo vệ cho mình. Thế là không có người thẩm định, không có người
kiểm tra nên mới dẫn đến cái sai như vừa rồi ” (trích theo VietnamNet
ngày 3-12-2012).Vậy theo anh, cái dự án bô xit Tây Nguyên có phải loại
dự án đó không? Bây giờ nó đã rõ là sai chưa? Anh có nhớ mấy năm trước
đã có biết bao nhà khoa học họ tự nguyện giúp Đảng thẩm định, đã phát
biểu can ngăn rất thiết tha mà Đảng vẫn cứ không chịu nghe.Và chính anh
cũng nói đó là chủ trương lớn của Đảng, anh có nhớ không?
Tôi
còn rất nhiều câu muốn hỏi anh, nhưng thư đã quá dài, tôi đang cố gắng
chốt lại cho gọn gọn một chút, anh gắng xem (hoặc nghe, đọc) nốt nhé .
Tôi muốn biết khi phê phán gay gắt những ý kiến của các trang web, blog
cá nhân, thực tình anh có trực tiếp đọc hay không? Hay chỉ giao cho các
trợ lý đọc rồi ‘tổng hợp báo cáo’?Tôi tin, nếu anh tự mình đọc, chắc anh
sẽ chắt lọc được những ý kiến rất đúng mức, đầy đủ tính xây dựng, rất
bổ ích đấy, anh cứ thử đọc mà xem, đừng thành kiến. (Ấy chết, xin lỗi,
tôi lại
cố thuyết phục anh rồi!)
Tôi xin hỏi: Anh có đọc báo Nhân Dân (giấy) số ra ngày 16-1-2013
không? Trong tờ báo đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang có nêu rằng hiện nay
đang có “một số thế lực bên ngoài vẫn luôn tìm cách gây mất ổn định
chính trị – xã hội và đe dọa chủ quyền lãnh thổ ”. Theo anh, các thế lực
mà Chủ tịch Sang nói đó là ai? Thời điểm này ai đang đe dọa chủ quyền
lãnh thổ của VN thì cả thế giới đều biết,
huống chi là người VN! Chẳng lẽ anh lại không biết rằng đại đa số nhân
dân VN cũng đang cảnh giác cao độ với kẻ địch đó?
Chính kẻ thù đó đang đưa đất nước ta vào tình cảnh nguy hiểm, thậm chí là ngàn cân treo sợi tóc đấy. Một câu hỏi lớn đặt ra là: Nếu hiện giờ Đảng và nhân dân đều đã xác định có chung một thế lực thù địch thì sao Đảng lại sợ nhân dân tin theo bọn địch đó? Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo nhân dân làm một cuộc ‘diễn biến hòa bình’ vì lợi ích chung của Dân tộc ta ? Tại sao Đảng lại luôn hô hào chống diễn biến hòa bình? Chẳng lẽ Đảng có lợi ích nào khác với nhân dân chăng? Chẳng lẽ Đảng muốn có một cuộc diễn biến không hòa bình? Tôi lại xin hỏi: Anh nghĩ sao về tình hình đất nước Mianmar ngày nay? Anh đã đọc bao nhiêu tài liệu phản ánh quá trình thoát Hán của Mianmar?
Chính kẻ thù đó đang đưa đất nước ta vào tình cảnh nguy hiểm, thậm chí là ngàn cân treo sợi tóc đấy. Một câu hỏi lớn đặt ra là: Nếu hiện giờ Đảng và nhân dân đều đã xác định có chung một thế lực thù địch thì sao Đảng lại sợ nhân dân tin theo bọn địch đó? Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo nhân dân làm một cuộc ‘diễn biến hòa bình’ vì lợi ích chung của Dân tộc ta ? Tại sao Đảng lại luôn hô hào chống diễn biến hòa bình? Chẳng lẽ Đảng có lợi ích nào khác với nhân dân chăng? Chẳng lẽ Đảng muốn có một cuộc diễn biến không hòa bình? Tôi lại xin hỏi: Anh nghĩ sao về tình hình đất nước Mianmar ngày nay? Anh đã đọc bao nhiêu tài liệu phản ánh quá trình thoát Hán của Mianmar?
Thưa anh, giờ chỉ còn một câu hỏi cho việc riêng tư thôi, cho phép
tôi hỏi nốt. Số là, hai năm trước đây, một số thày cô của cả tôi và anh
đã nói chỉ mong Phú Trọng đừng làm gì khiến thày cô phải xấu hổ.Hai năm
qua,các thày cô nghĩ sao về ngôn hành của anh, tôi chưa dám hỏi.Tôi chỉ
xin hỏi : anh đã có kế hoạch bố trí ngày nào đó để thăm và hỏi ý kiến
thày cô chưa?
Đến đây tôi thực sự xin dừng lời. Chúc anh mạnh!
Nguyễn Nguyên Bình
(Một người đồng môn)
BIÊN GIỚI NAM BẮC TRIỀU TIÊN
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang nghiêm trọng khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận qui mô lớn và Triều Tiên đã chính thức cắt đường dây nóng liên lạc giữa hai nước.
Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh về Khu phi quân sự Triều Tiên - khu vực biên giới có lẽ thuộc hàng căng thẳng nhất trên thế giới.Chiến tranh Triều Tiên có vẻ như đã kết thúc nhưng về mặt kĩ thuật Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do hai bên mới đạt được lệnh ngừng bắn mà chưa kí hiệp ước hòa bình.
Khu phi quân sự hóa Triều Tiên nằm tại vĩ tuyến 38 và có binh sĩ của hai nước đứng canh gác đề phòng bên kia tiến hành tấn công.
Nhiều cuộc tấn công đã xảy ra ở đây. Năm 1976, các binh sĩ Triều Tiên đã sát hại 2 sĩ quan Mỹ ở “Cây cầu một đi không trở lại” – cây cầu có tên như vậy bởi lẽ nếu người Triều Tiên nào bị bắt ở đây sẽ gần như không có cơ hội trở về nhà.
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều xây dựng các thị trấn ở Khu phi quân sự hóa.
Khi Hàn Quốc xây dựng cột cờ cao gần 100m..
Thì Triều Tiên đáp trả bằng một cột cờ cao hơn là 160m...
Nhưng có lẽ khu vực căng thẳng nhất trên đường biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc là Khu vực an ninh chung.
Đây là nơi các binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn “đấu mắt” nhau trong suốt 60 năm qua.
Vạch bê tông nhỏ chia cắt hai quốc gia.
Các binh sĩ Mỹ bên các binh sĩ Hàn Quốc.
Ba binh sĩ Hàn Quốc nhìn về phía Triều Tiên.
Ba binh sĩ Triều Tiên đứng đối diện nhau. Có tin đồn rằng họ nhìn nhau để canh chừng người kia vượt biên sang Hàn Quốc.
Binh sĩ hai bên thường duyệt binh để phô trương sức mạnh với phía bên kia.
Nhưng đôi khi hai bên cần truyền thông điệp cho nhau. Mặc dù có một chiếc điện thoại cũ được lắp đặt ở đây nhưng thường thì Triều Tiên không trả lời.
Ngay cả việc trả lại thi thể của những binh sĩ Triều Tiên cũng được truyền đạt thông qua loa.
Các tòa nhà được xây lên để hai nước tiến hành các cuộc họp, tuy nhiên các cuộc họp diễn ra không thường xuyên lắm.
Tại căn phòng nhỏ này, du khách có thể đi quanh bàn họp và tuyên bố họ đang ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc.
Khi các binh sĩ Hàn Quốc bước vào phòng, binh sĩ Triều Tiên sẽ canh chừng cẩn thận.
Nhưng nếu các binh sĩ Hàn Quốc muốn mở cửa sang Triều Tiên, họ sẽ phải nắm tay nhau để tránh bị kéo sang bên kia.
Triều Tiên và Hàn Quốc có lẽ sẽ không sớm được thống nhất do cả hai bên vẫn “án binh bất động”.
PHẠM THANH NGHIÊN * TÍNH TỰ TY
THẾ CỦA "TỔNG TỰ TI": THÊ THẢM!
Phạm Thanh Nghiên
Theo giải thích trong cuốn từ điển
Tiếng Việt thì "Tự ti" có nghĩa là "tự cho mình kém hơn người khác". Tâm
lý tự ti thường không tách rời tâm lý mặc cảm ( thầm nghĩ mình không
được như người khác và cảm thấy buồn day dứt, mặc cảm về lỗi lầm trước
kia…).Mặc cảm và tự ti là biểu hiện của một kẻ thất bại hoặc sẽ thất
bại, do vậy khiến cho người khác phải thương hại mình. Với một người nắm
trong tay quyền lực, luôn có xu hướng giấu diếm sự kém cỏi của mình
bằng cách hô hoán với công chúng rằng: "Ta là Một là Riêng là Thứ
nhất".Điều này chẳng khác nào việc anh ta nhổ một bãi nước bọt thật mạnh
vào bức tường trước mặt và kết quả là khuôn mặt của anh ta cũng hứng đủ
bãi nước bọt của chính mình.
Người viết bài này không có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết hay phân tích tâm lý người khác. Tuy nhiên, theo dõi những phản ứng vừa qua của đại bộ phận dân chúng sau lời phát biểu của ông Tổng Trọng trên truyền hình ngày 25.2.2013 có thể khẳng định rằng ông Tổng đúng là đang ở vào trạng thái mặc cảm và tự ti. Một sự "tự ti chính trị", dấu hiệu cho biết ông Tổng tự cảm thấy điều đã hoặc sắp xảy ra.
Trước thời điểm ông Tổng "nổ"phát pháo ngày 25.2, dư luận trong nước đã rất xôn xao và cả vui mừng trước những hành động được cho là mạnh mẽ chưa từng thấy của giới trí thức Việt Nam. Từ "Lời kêu gọi thực thi quyền làm người" đến "Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992". Ngoài những đòi hỏi bức thiết và chính đáng của người dân trong nước cho một sự cải thiện xã hội thì có thể xem việc làm của trí thức nói trên là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc ông Tổng lên truyền hình để trả đũa và định hướng dư luận. Không dám chỉ mặt đặt tên từng người nhưng ông đã quy kết việc kiến nghị tập thể, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp đều là "suy thoái đạo đức".
Như đã nói từ đầu, người viết chỉ thử tìm hiểu tâm lý ông Tổng và các hậu quả "vạ miệng" mà ông đang phải đối mặt, các nội dung khác đã có rất nhiều người đề cập. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ nhất ( vì ông là Tổng) lịch sử hình thành cũng như thành tích đạt được của đảng ông sau hàng chục năm cai trị đất nước này. Một người bình thường khi mặc cảm, thường luôn day dứt về lỗi lầm của mình thì ông, không những ko day dứt (mặc dù rất mặc cảm) còn tỏ ra ngạo mạn và vô lễ. Sự ngạo mạn vô lễ được cấp dưới của ông "quán triệt" rất nhanh.
Họ cũng lên truyền hình, đi thị sát các địa phương và mở các diễn đàn để quy kết những ai đòi xóa bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng là "vô ơn". Trời ơi! đầy tớ mắng chủ là vô ơn (đúng là sự ngược đời). Bản tin thời sự vừa phát đi những lời "vàng ngọc" của ông tổng thì đồng loạt xuất hiện những phản ứng trái chiều. Điển hình là bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình và Xã hội (báo đảng hẳn hoi), được coi như một tuyên bố cá nhân đanh thép nhất dám thách thức một chế độ. Chưa đầy hai mươi tư giờ sau, ông Kiên gia nhập hàng ngũ "những người thất nghiệp". Một cuộc chiến truyền thông đã nổ ra tức thì giữa một bên là hệ thống báo chí khổng lồ của đảng (cầm chắc phần thua nếu phải công khai tranh luận với những người khác chính kiến) với một bên là các trang báo lề dân, các trang mạng xã hội, các blogger luôn lấy sự thật làm vũ khí.
Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao , một ước vọng đã khởi xướng lên "Lời tuyên bố công dân tự do". Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm, được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay với sự Sợ hãi và nói "Không" với kềm kẹp.
Ông Tổng và đảng của ông tiếp tục phải nhận vô số những đòn tấn công đồng loạt: Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi UB Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đây là "lần đầu tiên, tiếng nói của các vị đứng đầu Giáo hội đưa ra vào đúng thời điểm cần đưa nhất".( Mặc Lâm, đài RFA). Lời tuyên bố của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Lời kêu gọi của Khối 8406 và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng cầu Dân ý có Quốc tế giám sát. Tất cả những "biến động ôn hòa" này là dấu hiệu đáng mừng cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam đồng nghĩa với việc đẩy ông Tổng và đảng của ông vào tình thế muôn vàn khó khăn.
Trong khi nhà tù, bạo lực đã bất lực trước các tiếng nói Tự do thì cách duy nhất của ông Tổng là vận dụng tối đa công suất của hệ thống nói dối khổng lồ ( truyền hình, báo đài đảng…) để tuyên truyền và lừa mị người dân. Tiếc thay, truyền thông của ông không đáp ứng được tham vọng bệnh hoạn của ông, nếu như không nói rằng phản tác dụng. Qua cách hành xử, người dân không chỉ thấy ông Tổng mắc bệnh mặc cảm tự ti mà còn thể hiện một thái độ ngoan cố đến đáng thương. Theo định nghĩa trong cuốn từ điển Tiếng Việt, ngoan cố có nghĩa là "khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ; ngoan cố không chịu nhận khuyết điểm."
Những đòn tấn công kể trên có thể tạm thời chưa làm ông Tổng và đảng của ông phải…cuốn gói ra đi. Nhưng hãy hiểu một điều đây chỉ là những sự kiện mở đầu cho rất nhiều các diễn biến tất yếu khác sẽ diễn ra trong tương lai có thể rất gần. Bài học cuối cùng và là cứu cánh duy nhất ông tổng Trọng cần phải biết nếu muốn tự cứu mình và đảng của mình (trong trường hợp phút cuối ông vẫn bỏ qua lợi ích Dân tộc), đó là bài học về Tự do. Bài này không khó học, ông chỉ cần thuộc câu này là đủ: Tự do được tạo ra cùng với con người và không tách rời con người ta chừng nào ta chưa phải chết. Ông Tổng hãy là người tự do để hưởng cái hạnh phúc của con người bởi khi ông tự do, ông sẽ làm chủ được bản thân. Không có cảm giác tự ti, mặc cảm, không phát ngôn thiếu suy nghĩ dẫn đến "vạ miệng" như vừa rồi.
Không biết ông Tổng có đủ dũng khí và sáng suốt để làm người tự do, để không phải tự ti, mặc cảm không? Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông và đảng của ông sẽ không bao giờ ngăn cản được những bước chân Tự do đang dần tiến lên phía trước. Suy cho cùng, cơ sự nên nỗi cũng tại ông Tổng tự ti.
Việt Nam, ngày13 tháng 3 năm 2013.
Phạm Thanh Nghiên,
Người viết bài này không có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết hay phân tích tâm lý người khác. Tuy nhiên, theo dõi những phản ứng vừa qua của đại bộ phận dân chúng sau lời phát biểu của ông Tổng Trọng trên truyền hình ngày 25.2.2013 có thể khẳng định rằng ông Tổng đúng là đang ở vào trạng thái mặc cảm và tự ti. Một sự "tự ti chính trị", dấu hiệu cho biết ông Tổng tự cảm thấy điều đã hoặc sắp xảy ra.
Trước thời điểm ông Tổng "nổ"phát pháo ngày 25.2, dư luận trong nước đã rất xôn xao và cả vui mừng trước những hành động được cho là mạnh mẽ chưa từng thấy của giới trí thức Việt Nam. Từ "Lời kêu gọi thực thi quyền làm người" đến "Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992". Ngoài những đòi hỏi bức thiết và chính đáng của người dân trong nước cho một sự cải thiện xã hội thì có thể xem việc làm của trí thức nói trên là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc ông Tổng lên truyền hình để trả đũa và định hướng dư luận. Không dám chỉ mặt đặt tên từng người nhưng ông đã quy kết việc kiến nghị tập thể, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp đều là "suy thoái đạo đức".
Như đã nói từ đầu, người viết chỉ thử tìm hiểu tâm lý ông Tổng và các hậu quả "vạ miệng" mà ông đang phải đối mặt, các nội dung khác đã có rất nhiều người đề cập. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ nhất ( vì ông là Tổng) lịch sử hình thành cũng như thành tích đạt được của đảng ông sau hàng chục năm cai trị đất nước này. Một người bình thường khi mặc cảm, thường luôn day dứt về lỗi lầm của mình thì ông, không những ko day dứt (mặc dù rất mặc cảm) còn tỏ ra ngạo mạn và vô lễ. Sự ngạo mạn vô lễ được cấp dưới của ông "quán triệt" rất nhanh.
Họ cũng lên truyền hình, đi thị sát các địa phương và mở các diễn đàn để quy kết những ai đòi xóa bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng là "vô ơn". Trời ơi! đầy tớ mắng chủ là vô ơn (đúng là sự ngược đời). Bản tin thời sự vừa phát đi những lời "vàng ngọc" của ông tổng thì đồng loạt xuất hiện những phản ứng trái chiều. Điển hình là bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình và Xã hội (báo đảng hẳn hoi), được coi như một tuyên bố cá nhân đanh thép nhất dám thách thức một chế độ. Chưa đầy hai mươi tư giờ sau, ông Kiên gia nhập hàng ngũ "những người thất nghiệp". Một cuộc chiến truyền thông đã nổ ra tức thì giữa một bên là hệ thống báo chí khổng lồ của đảng (cầm chắc phần thua nếu phải công khai tranh luận với những người khác chính kiến) với một bên là các trang báo lề dân, các trang mạng xã hội, các blogger luôn lấy sự thật làm vũ khí.
Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao , một ước vọng đã khởi xướng lên "Lời tuyên bố công dân tự do". Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm, được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay với sự Sợ hãi và nói "Không" với kềm kẹp.
Ông Tổng và đảng của ông tiếp tục phải nhận vô số những đòn tấn công đồng loạt: Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi UB Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đây là "lần đầu tiên, tiếng nói của các vị đứng đầu Giáo hội đưa ra vào đúng thời điểm cần đưa nhất".( Mặc Lâm, đài RFA). Lời tuyên bố của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Lời kêu gọi của Khối 8406 và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng cầu Dân ý có Quốc tế giám sát. Tất cả những "biến động ôn hòa" này là dấu hiệu đáng mừng cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam đồng nghĩa với việc đẩy ông Tổng và đảng của ông vào tình thế muôn vàn khó khăn.
Trong khi nhà tù, bạo lực đã bất lực trước các tiếng nói Tự do thì cách duy nhất của ông Tổng là vận dụng tối đa công suất của hệ thống nói dối khổng lồ ( truyền hình, báo đài đảng…) để tuyên truyền và lừa mị người dân. Tiếc thay, truyền thông của ông không đáp ứng được tham vọng bệnh hoạn của ông, nếu như không nói rằng phản tác dụng. Qua cách hành xử, người dân không chỉ thấy ông Tổng mắc bệnh mặc cảm tự ti mà còn thể hiện một thái độ ngoan cố đến đáng thương. Theo định nghĩa trong cuốn từ điển Tiếng Việt, ngoan cố có nghĩa là "khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ; ngoan cố không chịu nhận khuyết điểm."
Những đòn tấn công kể trên có thể tạm thời chưa làm ông Tổng và đảng của ông phải…cuốn gói ra đi. Nhưng hãy hiểu một điều đây chỉ là những sự kiện mở đầu cho rất nhiều các diễn biến tất yếu khác sẽ diễn ra trong tương lai có thể rất gần. Bài học cuối cùng và là cứu cánh duy nhất ông tổng Trọng cần phải biết nếu muốn tự cứu mình và đảng của mình (trong trường hợp phút cuối ông vẫn bỏ qua lợi ích Dân tộc), đó là bài học về Tự do. Bài này không khó học, ông chỉ cần thuộc câu này là đủ: Tự do được tạo ra cùng với con người và không tách rời con người ta chừng nào ta chưa phải chết. Ông Tổng hãy là người tự do để hưởng cái hạnh phúc của con người bởi khi ông tự do, ông sẽ làm chủ được bản thân. Không có cảm giác tự ti, mặc cảm, không phát ngôn thiếu suy nghĩ dẫn đến "vạ miệng" như vừa rồi.
Không biết ông Tổng có đủ dũng khí và sáng suốt để làm người tự do, để không phải tự ti, mặc cảm không? Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông và đảng của ông sẽ không bao giờ ngăn cản được những bước chân Tự do đang dần tiến lên phía trước. Suy cho cùng, cơ sự nên nỗi cũng tại ông Tổng tự ti.
Việt Nam, ngày13 tháng 3 năm 2013.
Phạm Thanh Nghiên,
TƯỞNG NĂNG TIẾN * ĐẢNG CƯỚP CỘNG SẢN
Khi Kẻ Cướp Xử Những Người Chống Cướp
“Họ nói rằng tất cả là dành cho các dự án phát triển xã hội, nhưng tôi gọi đó là ăn cắp.”
Trước lễ Noel vừa qua, không mấy ai biết đến Sodeto, một ngôi làng nhỏ ở Tây Ban Nha. Đa số dân làng làm nghề nông; số ít còn lại đi… phụ thợ nề. Trong mấy năm qua, Sodeto là một trong những địa phương bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nặng nhất. Người người thất nghiệp vì nông sản thu hoạch đem bán không được bao nhiêu… tiền; còn những người đi phụ thợ nề thì không ai gọi đi… phụ. Thành ra, nhà nhà thất… vọng thiếu đường tuyệt vọng. Họ không còn cách nào khác hơn là… chơi vé số mới mong thoát được cảnh nghèo (và sắp… đói meo).
Tờ vé số họ mua không phải là loại một đồng; giá của nó tương đương khoảng 25 Mỹ kim và giải độc đắc lên đến chừng 1 tỷ Mỹ kim. Điều đặc biệt về loại vé số này là chỉ xổ mỗi năm một lần vào dịp Noel. Tuy nhiên, không ai có thể lãnh trọn giải độc đắc nếu đã không mua nguyên lốc (gồm nhiều tấm vé có cùng các con số).
Lốc vé số trúng giải vừa qua đã được dân làng Sodeto mua trọn. Thực ra, có nhiều người mua mà chưa trả tiền… liền. Nhân viên đại lý bán vé số cũng thông cảm (cho gia cảnh nhiều nhà đang khó khăn) và dễ dãi cho họ thiếu nợ tiền vé số. Những người bán vé số này phải đi gõ cửa từng nhà trong làng để mời mọc dân làng mua cho hết lốc vé số.Nhờ được cho thiếu nợ nên nhà nào tối thiểu cũng mua một tấm. Ai “khấm khá” hơn thì mua thêm vài ba tấm. Kết quả là cả làng nhà nào cũng trúng số. Nhà nào mua một tấm thì tiền thưởng khoảng 133 ngàn Mỹ kim. Nhà nào mua nhiều hơn thì cứ thế mà nhân lên.
Cả làng, ai cũng trúng, chỉ có một người không trúng! Ông là dân làng nhưng không phải… dân ở đây. Mấy năm trước, ông tình cờ mê một cô gái của làng Sodeto này đến nỗi đã bỏ quê hương bên… Hy Lạp của mình mà theo vợ về đây. Có phải vì văn hóa xung khắc hay vì không hợp tuổi mà không lâu sau ông phải dọn ra ở riêng trong một cái… chòi ngoài đồng. Có lẽ vì cái chòi ông ở trông giống… cái chòi quá nên mấy người bán vé số không biết đấy là “nhà” của một người đàn ông cô đơn đang sống cô độc. Thành ra, họ đã không ghé qua “nhà” ông để mời mua vé số.
Những tưởng khi biết cả làng ai cũng trúng số thì thế nào ông cũng phải… kêu trời. Vậy mà ông vẫn vui vẻ cho rằng mình cũng còn… hên! Số là (bỗng dưng) cả làng ai cũng ôm hơn trăm ngàn bạc trong tay nên người ta tìm cách đầu tư. Là nông dân nên nhiều người nghĩ ngay đến chuyện mua… đất. Lâu nay ông có mấy miếng ruộng muốn bán mà không ai (thèm) mua. Giờ thì nhiều người đến hỏi mua nên ruộng của ông đã bán được giá hơn trước kia nhiều.
Có thể ông sẽ (đủ tiền) làm Hy kiều hồi hương và kiếm cái ao nào đấy mà tắm để bù lại những tháng ngày cô đơn tủi nhục ở quê người (vợ). Tên ông là Costis Mitsotakis. (Hồng Nguyên Hoàng. “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng.” tuần báo Trẻ 14 Feb. 2012).
Ông Costi “vẫn còn hên” vì đang sống ở Tây Ban Nha, nơi mà đất đai không thuộc quyền … sở hữu toàn dân, và nhân dân xứ sở này cũng không có quyền làm chủ tập thể nên mảnh đất (bỗng trở nên cao giá) của nhân vật này đã không bị nhà nước ra lệnh thu hồi.
Ông Đoàn Văn Vươn, một công dân Việt Nam – tiếc thay –
đã không có “cái hên” tương tự. Đương sự đã không được trúng số (đã
đành) mà còn bỗng chốc trở nên trắng tay, và cả nhà thì đang vướng vào
vòng lao lý – theo như tường thuật của BBC, nghe được vào hôm 19 tháng 3 năm 2013:
Tin cho hay phiên sơ thẩm xử ông Đoàn Văn Vươn và người thân tội giết người và chống người thi hành công vụ sẽ diễn ra từ 2/4-5/4… Các bị cáo trong vụ án với tội danh giết người, theo Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự, ngoài ông Đoàn Văn Vươn có các anh em của ông là Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ. Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. Vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương, em dâu ông Vươn là Phạm Thị Báu, bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ, theo Điểm a, Điểm d, Khoản 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự, với khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
Những sự kiện liên quan đến việc gia đình họ Đoàn bị mất trắng đất đai, và san phẳng nhà cửa – sau “một trận đánh đẹp có thể viết thành sách”
của đám công an Hải Phòng – chắc chắn mọi người dân Việt đều đã được
…đọc. Tuy nhiên, luật lệ của xứ sở này liên quan đến việc quốc hữu hoá
tài sản, và thu hồi đất đai (ra sao) thì e không mấy người được tỏ tường
– như Huy Đức.
Trong cuốn Bên Thắng Cuộc,
ông dành hẳn một chương (“Sở Hữu Toàn Dân”) để làm rõ cái ý niệm (độc
đáo) này. Xin được trích dẫn một vài đoạn ngắn (in nghiêng) để toàn thể
quốc dân đồng bào có dịp học hỏi, và mở mang kiến thức:
Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao.Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980…Nhưng Hiến pháp 1980 là Hiến pháp Lê Duẩn… Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng “họp hội nghị toàn thể để xem xét bản Dự thảo Hiến pháp”. Trong phiên bế mạc, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bài nói chuyện với tựa đề: “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”. Sau khi điểm lại những “công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam”, phân tích mối quan hệ giữa “tư tưởng làm chủ tập thể” với chủ nghĩa Marx – Lenin, Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố: “Làm chủ tập thể là tinh thần cơ bản, là nội dung nhất quán của Hiến pháp mới… Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân…Người có vai trò quyết định trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là Tổng Bí thư Đỗ Mười thì theo Trưởng Ban Biên tập Hiến pháp 1992 Nguyễn Đình Lộc, “bị hạn chế trong tư tưởng của Lê Duẩn”… Ông lập luận, trước sau gì cũng tới đó nên cứ để vậy. Khi ấy, không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm.Luật Đất đai 1993 vì thế không gây phấn khởi như người dân chờ đợi. Đất đai của cha ông để lại, của chính họ đổ mồ hôi nước mắt khai khẩn hoặc bỏ tiền ra mua, sau khi có Luật còn phải ngồi chờ được Nhà nước làm thủ tục giao đất của mình cho mình. Trừ các giao dịch về đất đi liền với nhà ở, việc chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là chuyển nhượng đất đi kèm với chuyển quyền sử dụng thường bị hành chính hóa bằng quyết định Nhà nước thu hồi đất của người bán, giao đất ấy cho người mua rồi người mua còn phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Người dân cho rằng họ đã phải trả tiền hai lần để có được tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.”Làm luật cũng là chính quyền, giải thích luật cũng là chính quyền. Khi đất đai càng mang lại nhiều đặc lợi thì “sở hữu toàn dân” lại càng trở thành căn cứ để các chính sách giao cho người ban hành nó có thêm nhiều đặc quyền. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003…Người dân nhận đền bù theo chính sách “thu hồi” chỉ được trả một khoản tiền tượng trưng, rồi chứng kiến các nhà doanh nghiệp được chính quyền giao đất để “phát triển kinh tế” bán lại đất ấy với giá cao hơn hàng chục, có khi hàng trăm lần. Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng.Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với nó là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại. Đó là lý do mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự bằng cách hết sức rủi ro trước lệnh cưỡng chế thu hồi đất.
Một người cầm viết trẻ tuổi, sinh viên Đỗ Thúy Hường (có lẽ) vì quá sốt ruột về luật đất đai (lằng nhằng) ở xứ sở mình nên đã tóm lại như thế này, cho nó gọn:
Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng “tim đen” của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ “quản lý”… Chỉ bằng một câu viết trên giấy “Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý”… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng.
Tá điền của Đảng (kính yêu) thì đã sao mà cứ làm rối
tinh lên thế? Muốn biết (sao) xin hãy nghe “một chuyện khó tin nhưng có
thật” sau đây, qua lời kể của tác giả Phương Toàn:
- Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo toòng teng trên ghi đông xe. Bà già hỏi:- Mày có cái gì đem vô cho tao đó Tèo ?
-Dạ không có gì cho ngoại hết, má con nói đem em con vô nhờ ngoại chôn giùm !
Thì ra má nó nghèo quá không có đất chôn con, nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.”
Trong một quốc gia nông nghiệp mà người dân không còn
được một hòn đất (để chọi chim) hay một mảnh đất (để vùi thây) nhưng Nhà
Nước vẫn cứ nằng nặc đòi “toàn quyền quản lý đất đai” thì kể như là …
tự sát! Và vụ tự sát này có thể coi như sẽ mở màn vào từ phiên toà vào
đầu tháng Tư sắp tới đây, nếu của chế độ hiện hành (nhất định) ghép
những người chống cướp như anh em ông Đoàn Văn Vươn vào tội danh giết
người – bất chấp đạo lý và công lý!
Tưởng Năng Tiến
NGÀNH MAI * TRẦN TẤN QUỐC
Ông Trần Tấn Quốc và trang kịch trường trên tờ báo Tiếng Dội
Khởi đầu chỉ làm anh phóng viên đi xe đạp lượm tin hàng ngày gọi là
tin local (tin vặt – địa phương) mà có kẻ xấu mồm gọi là tin “xe cán chó”. Tuy vậy với số lương đầu tiên trong nghề cũng có thể sống được để theo đuổi cái “nghiệp báo” hay là “nghiệp chướng” mà khi vào nghề mới thấy.
Lúc ấy mỗi tháng ông Quốc lãnh 30 đồng tiền Đông Dương, gởi về cha mẹ
10 đồng, ăn ở 6 đồng, tiền học lớp đêm 3 đồng, còn lại những 11 đồng để
sắm quần áo, xài vặt phủ phê, vì lúc đó chưa biết hút thuốc lá, và chưa
quen uống cà phê đen. Hai năm sau ông Quốc về cộng tác với tờ báo khác
mang tên Nhựt Báo của ông Nguyễn Bảo Toàn, và những năm kế tiếp làm cho
các tờ Công Luận, Điển Tín cùng vài tờ báo nào đó nữa.
Đích thân chăm lo trang kịch trường
Đến năm 1950 ông Phan Văn Thiết là người bạn cùng quê Cao Lãnh với
ông (người ta thường gọi là ông Tòa Thiết, do bởi ông đậu Luật khoa cử
nhân từ đầu thập niên 1930, từng làm chánh án, luật sư) nhường tờ Tiếng
Dội cho ông Trần Tấn Quốc khai thác với danh nghĩa chủ nhiệm có sự chấp
thuận của nhà cầm quyền.
Với tờ Tiếng Dội của ông Thiết, Trần Tấn Quốc bắt đầu làm chủ báo từ
đây. Trong làng báo miền Nam ai cũng biết Trần Tấn Quốc là một ký giả,
đồng thời là chủ báo mạnh dạn chủ trương mở riêng biệt một trang kịch
trường đầu tiên trên tờ Tiếng Dội, nhằm thúc đẩy sự tiến triển liên tục
của ngành sân khấu cải lương.
Là chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhưng ông Quốc đích thân chăm lo trang
kịch trường chớ không giao cho một biên tập viên nào. Lý do vì đây là
công việc đòi hỏi người phụ trách phải am tường, phải hiểu biết sâu rộng
về cải lương. Nói một cách khác là phải theo dõi liên tục hoạt động sân
khấu với một trình độ căn bản về thu thập, chứ không phải hiểu biết
cách lơ tơ mơ mà làm được. Ông Quốc đã nghĩ rằng không ai rành rẽ bằng
ông trong vấn đề này. Nhưng vì sao mà ông Quốc lại đặt nặng trang kịch
trường đến như thế?
Để trả lời câu hỏi trên, thì đây là lời của nghệ sĩ Năm Châu thường nói với các ký giả kịch trường ở Ngã Tư Quốc Tế:
“Ở Sài Gòn này có trên 10 rạp cải lương, đêm nào cũng có hát, chưa
kể miền Lục Tỉnh từ Mỹ Tho dài xuống Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên,
Rạch Giá... nơi nào cũng có rạp hát và gần như lúc nào cũng có các gánh
cải lương lớn, nhỏ trình diễn. Cải lương hoạt động tất nhiên có nhiều
tin tức liên quan đến bộ môn nghệ thuật mà đa số người miền Nam ưa
thích. Nếu tin lên báo thì không riêng gì khán giả mua báo theo dõi
chuyện cải lương, mà rất nhiều thành phần khác có liên hệ làm ăn với
nghệ thuật sân khấu, họ cũng cần có tờ báo để nắm bắt tình hình, hầu
tính toán công cuộc làm ăn. Ông Quốc chăm lo kỹ lưỡng trang kịch trường
là do vấn đề thương mại, chỉ nội người ham mê cải lương mua báo, ông
Quốc cũng bỏ tiền nặng túi rồi!”
Lời nhận định của nghệ sĩ lão thành Năm Châu rất thực tế vào thời đó,
vì đa số độc giả của Tiếng Dội là những người hâm mộ cải lương.
Năm 1950 lúc ông Quốc mới làm chủ nhiệm, tờ Tiếng Dội chỉ đăng vài
tin hoạt động cải lương nơi trang 2, không nhứt thiết ngày nào trong
tuần. Thế rồi dần dần thì ở trang 2 này kịch trường chiếm trọn, nhưng
mỗi tuần chỉ có một ngày thứ Năm. Đến 1953 thì mỗi tuần tăng lên hai
ngày thứ Tư và thứ Bảy. Tuy vậy vẫn không đáp ứng được số độc giả ham
đọc tin tức cải lương, họ muốn đọc mỗi ngày.
Có người hỏi ông Quốc tại sao không đăng luôn tin tức cải lương mỗi ngày? Ông trả lời: “mỗi tuần 2 ngày mà tôi còn muốn điên cái đầu đây rồi, nếu làm suốt cả tuần chắc tôi phải vô Chợ Quán hay lên Biên Hòa thôi”! (Có 2 nhà thương điên: một ở Chợ Quán và một trên Biên Hòa).
Là người nắm vận mạng tờ Tiếng Dội, ông Trần Tấn Quốc quan niệm tờ
báo như món hàng, món hàng ấy phải trình bày thế nào đập vào nhãn quang
của người đọc. Có lần vào tháng 6 năm 1954 cô đào Năm Phỉ chết trong lúc
đang coi chiếu bóng ở rạp Nam Quang, Chợ Đũi. Tờ Tiếng Dội của ông Quốc
đã đăng tin ấy với cái tựa sắp bằng chữ lớn nhứt của nhà in, kéo dài 8
cột đặt trên đầu trang nhứt. Mới nhìn qua có người cho là “chướng quá”
và đặt câu hỏi mỉa mai: “Cô Năm Phỉ có phải là một nhân vật quốc tế? Cái
chết của cô phải chăng như cái chết của Staline”?
Nhưng con mắt những ký giả nhà nghề đã thấy rõ dụng tâm của đồng
nghiệp Tiếng Dội: Quần chúng miền Nam rất ưa thích cải lương, mà cô Năm
Phỉ là thần tượng của tri kỷ mộ điệu muôn phương. Cô Năm đã thu hút được
tình cảm của bao nhiêu triệu khán giả ái mộ trên 30 năm nay. Tờ Tiếng
Dội đăng lớn tin cô từ trần là có dụng ý làm cho báo bán chạy...
Lẽ dĩ nhiên ngoài phần hình thức, ông luôn luôn quan tâm đến giá trị
nội dung của bài vở trang ngoài cũng như trang trong, vì đó là chính yếu
để tờ Tiếng Dội có thế đứng vững vàng trong làng báo.
Thời kỳ vàng son
Theo nhận xét riêng của tôi thì tờ Tiếng Dội làm ăn khá nhứt là thời
kỳ 1953 lúc đoàn Hoa Sen khai trương lần thứ hai tại rạp Nguyễn Văn Hảo,
với những máy bay, xe tăng cùng phim ảnh lên sân khấu. Thời kỳ mà đoàn
Hoa Sen oai trùm với những tuồng chiến tranh, thì trang kịch trường của
tờ Tiếng Dội cũng tràn ngập tin... chiến tranh cải lương. Lúc bấy giờ
hàng đêm ông Quốc đi coi tuồng chiến tranh, rồi về viết phóng sự ngoài
việc tường thuật cái mới lạ của sân khấu Hoa Sen, còn nói về cảnh chen
lấn mua vé, hôm nào cũng vé bán hết từ chiều, đã vô tình quảng cáo thêm
cho đoàn Hoa Sen vậy.
Có điều là thời này vé hát mua trễ là hết, nếu như tuồng hay, nhưng
lại không có cái nạn vé chợ đen. Còn mấy lúc sau này, vé hát thường bị
ế, ghế trống hơn nửa rạp. Vậy mà muốn có “ghế tốt” khán giả phải mua vé
chợ đen mới có. Thế mới ngược đời!
Khi xưa 1954 trở về trước chưa có nhà phát hành báo chí, ra báo thì
tờ nào cũng tự bán lấy, do đó người chủ báo ngoài sự hiểu biết, kinh
nghiệm về báo chí, mà còn phải có khả năng về thương mại thì mới dám ra
báo. Khi tờ báo đã có con số độc giả rồi như tờ Tiếng Dội thì từ lúc 4, 5
giờ khuya trời chưa sáng, thiên hạ còn ngủ thì ở trước các báo quán đã
sinh hoạt náo nhiệt. Người của những sạp báo ở Đô Thành và phụ cận đã có
mặt để lấy báo về bán cho kịp buổi sáng trước khi công tư chức vào sở
làm việc. Giới thầy chú này có thói quen là trước khi vô sở, họ thường
ngồi tiệm cà phê vừa đọc báo vừa nhâm nhi ly cà phê, phì phà điếu thuốc
lá.
Trong thời gian trang kịch trường nói về đoàn Hoa Sen với những tuồng
sấm sét: Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông... thì tại trước báo
quán Tiếng Dội ở đường Lagrandière (đường Gia Long sau này) cảnh giành
giựt lấy báo thường diễn ra, do bởi chiếc máy in của báo Tiếng Dội là
máy thường, ra báo có hạn, số cung không đủ cho số cầu.
Lúc đó mấy sạp báo quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định có khi mua
trễ là hết tờ Tiếng Dội. Còn ở các tỉnh thì dân ghiền cải lương cũng mỗi
ngày coi cải lương hàm thụ bằng cách tập trung tại địa điểm bán báo,
chờ chiếc xe đò mang báo về, mua tờ Tiếng Dội để đọc bài tường thuật đêm
hát của đoàn Hoa Sen.
Trên giai phẩm Người Việt Xuân Quý Tỵ vừa qua, tôi có viết bài “Đoàn
Hoa Sen đưa điện ảnh lên sân khấu” kể lại thời nghệ sĩ Bảy Cao với các
tuồng chiến tranh.
Tóm lại là ông Trần Tấn Quốc mở trang kịch trường trên tờ Tiếng Dội
đã đưa đến sự tiến triển bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương, thì ngược
lại cải lương sân khấu cũng gián tiếp nuôi sống tờ Tiếng Dội. Có nhiều
người mua báo thì tờ Tiếng Dội mới sống vững, mới tồn tại, mới có tiền
trả lương cho biên tập, cho nhân viên tòa soạn, cho in ấn... Chớ không
như bây giờ ở hải ngoại có nhiều tờ báo tốn tiền in ra rồi đem... bỏ ở
các chợ. Báo bỏ chồng đống mạnh ai nấy lấy, một tờ cũng được mà mười tờ
cũng chẳng sao, có khi hốt cả xấp mang về mà không biết có đọc hay chăng
nữa? Khi xưa mà ông Quốc ra báo cái kiểu này thì từ chết tới chết, chớ
không phải bị thương đâu!
Giải Phụng Hoàng hải ngoại
Thời gian qua, một thời gian khá dài giải Phụng Hoàng đã không tổ
chức được bởi nhiều nguyên nhân, mà chính yếu là do tình hình hoạt động
cổ nhạc, cải lương ở hải ngoại bị chìm lắng. Đồng thời cũng ảnh hưởng
bởi tình trạng kinh tế chung, rất khó vận động mạnh thường quân hỗ trợ.
Hội Cổ Nhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại trong phiên họp ngày 7 Tháng
Ba vừa qua tại Santa Ana, miền Nam California Hoa Kỳ. Hội trưởng, nhà
văn Ngành Mai đã đưa ra kế hoạch “phân chia nhiệm vụ”, và đã được phiên
họp đồng ý, do đó mà chiếc xe giải Phụng Hoàng đã bắt đầu chuyển bánh.
Với kế hoạch trên, nhiệm vụ không tập trung vào một trưởng ban tổ
chức, mà phân chia ra 3 người (hội trưởng và 2 phó hội trưởng) với trách
nhiệm riêng rẽ như sau:
- Hội trưởng, nhà văn Ngành Mai kiêm nhiệm trưởng ban tổ chức, với nhiệm vụ điều hành tổng quát, soạn thảo hồ sơ thi cử, thành lập ban giám khảo.
- Hai phó hội trưởng kiêm nhiệm 2 phó trưởng ban tổ chức:
- Ông Nguyễn Văn Lực, phụ trách kiểm soát bài ca dự thi. Giải quyết mọi vấn đề liên hệ đến thí sinh.
- Võ sư Lê Quang Thế, phụ trách về giải thưởng, quyết định mọi hình thức giải thưởng. Điều hành ngân quỹ giải Phụng Hoàng.
Với các nhiệm vụ được phân chia như trên, nhà văn
Ngành Mai đang soạn thảo thể lệ cuộc thi, và sẽ phổ biến sau khi được toàn thể hội thông qua.
Ngành Mai đang soạn thảo thể lệ cuộc thi, và sẽ phổ biến sau khi được toàn thể hội thông qua.
Người ta hy vọng với ban tổ chức mới, giải Phụng Hoàng Kỳ 7 sẽ xúc
tiến nhanh và đi đến thành công như mong đợi của mọi người hằng quan tâm
đến việc bảo tồn nền cổ nhạc dân tộc.
Mọi diễn tiến về giải Phụng Hoàng sẽ được đăng tải trên trang mạng của đài Á Châu Tự Do.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trtanquoc-and-stage-page-04072013141028.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trtanquoc-and-stage-page-04072013141028.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
NGUYỄN THIÊN THỤ - TRUC GIANG - CHUYÊN CHÍNH
NGUYỄN THIÊN THỤ * GIAI CẤP CÔNG NHÂN
NGUYỄN THIÊN THỤ
I. CÔNG NHÂN GIAI CẤP TIÊN TIẾN
Chúng ta đọc sách báo, nghe cộng sản tuyên truyền này kia kia nọ, nhất là mấy anh trí thức xã hội chủ nghĩa có trình độ văn hóa lớp ba trường làng, hay bần nông có lập trường công nông vững chắc nói về vai trò của giai cấp công nhân. Trăm lần y một, họ đều ca tụng giai cấp công nhân là tiên tiến, là giai cấp tiên phong, là giai cấp lãnh đạo.
Phải chăng ông Hồ là người nói đầu tiên nói như thế và đàn em cũng theo đó mà nói y chang. Ông Hồ học ở đâu? Nghe ai nói, ai giảng? Đọc sách nào? Sao chẳng thấy ông trích dẫn xuất xứ?
Tài liệu Việt Nam Hồ Chí Minh viết : "Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác – Lênin. "
http://tennguoidepnhat.net/2012/06/01/12-vi-sao-cong-nhan-la-giai-cap-lanh-dao-cach-mang/
Tài Liệu ôn tập của đảng Cộng sản ghi: "Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. http://www.tailieuontap.com/2011/04/cau-9-phan-tich-khai-niem-giai-cap-cong.html
Bài "Sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân" xác định:"giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng."
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nh%E1%BB%AFng_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin/P3.VII.1
Các ông cộng sản ba hoa chích choè rằng Marx đã phát ngôn như thế, Engels đã viết như thế, Lenin đã phán như thế. Sự thật Marx, Engels, Lenin không bao giờ nói thế. Chẳng qua là các ông lãnh đạo, các tay văn giáo không hiểu văn bản kinh điển hoặc cố ý xuyên tạc kinh điển để nịnh hót giai cấp công nhân trong lúc cộng sản còn yếu thế.Cũng có thể cấp trên nói sao, cấp dưới nói theo như vậy, không cần suy nghĩ, không cần tìm hiểu.
Những người quốc gia kinh tởm cộng sản không sờ tay vào kinh điển Mac Lê, Vả lại họ muốn đọc cũng không có sách loại này ở miền Nam. Còn các ông cộng sản trình độ lớp một, lớp hai trường làng hay trình độ thất học thì làm sao đọc nổi Mác Lê. Theo Nguyễn Kiến Giang, ngay cán bộ cao cấp cũng "it nguời đọc thẳng Marx "( NGUYÊN KIEN GIANG * SUY TƯ 90 chương 32, 2 ).
Ai cũng lười biếng, không chịu đọc kỹ, cho nên hơn nửa thế kỷ người ta vẫn lập đi lập lại ý niệm sai lầm này. Các bậc triết gia như J. P.aul Sartre thì trung thành với chủ Marx mà quay ra cắn càn khi ông so sánh những kẻ chống cộng sản là chó:" « tout anti-communiste est un chien ». Ngay cả các triết gia hoặc người dạy triết như Trần Đức Thảo ...cũng không lên tiếng về vấn đề này.
Các tài liệu chính quy của cộng sản cũng không thấy nhắc đến ý niệm này dù khi họ xoáy vào chủ đề vai trò giai cấp công nhân. Tài liệu "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P3.VII.1" bàn về Khái niệm giai cấp công nhân đã nêu khá đầy đủ các lời của Marx và Engels về giai cấp vô sản:
Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại... Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính (tiêu chí) cơ bản. Đó là:
(Of all the classes that stand face to face with the bourgeoisie today, the proletariat alone is a genuinely revolutionary class. The other classes decay and finally disappear in the face of Modern Industry; the proletariat is its special and essential product. The lower middle class, the small manufacturer, the shopkeeper, the artisan, the peasant, all these fight against the bourgeoisie, to save from extinction their existence as fractions of the middle class. They are therefore not revolutionary, but conservative. Nay, more, they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history.)
Mạch văn ở đây đi liền với nhau, nhắm so sánh vô sản với các giai cấp khác. So với các giai cấp khác thì vô sản cách mạng hơn , còn các giai cấp khác phản động và bảo thủ. Có tinh thần cách mạng không phải là giác ngộ cách mạng, đi đầu trong cuộc cách mạng mà chỉ là dễ tin, dễ theo cộng sản, còn các giai cấp khác thì chống lại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu đó là ý tưởng của Marx, cho rằng vô sản chống hữu sản, tư sản, tư bản chứ thật sự thâm sâu trong tiềm thức, cộng sản hay vô sản đều thich tư hữu, thích quyền uy, thích giàu sang phú quý. Cộng sản hay vô sản đều thích đánh người, giết người để cướp quyền, cướp tài sản, thích đàn áp, đánh đập và ngồi trên đầu nhân dân, bắt nhân dân quỳ lạy họ.Bình đẳng, san bằng bất công xã hội chỉ là danh từ đầu môi chót lưỡi của bọn cộng sản lưu manh, dối trá.
Thực ra câu nói của Marx cũng mâu thuẫn. Nếu vô sản thực sự cách mạng thì sao phải nhờ người cộng sản lãnh đạo và giáo dục? Nếu giai cấp vô sản thực sự cách mạng thì sao họ không đứng lên mà phải nhờ những trí thức như Marx, Engels là con nhà tư bản khởi xướng thuyết cộng sản, bọn Trần Độc Tú, Chu Ân Lai, Nguyễn Tất Thành , Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ NGuyên GIáp là con nhà phong kiến xây dựng , và các tay hoạt đầu cộng sản giả làm công nhân để tuyên truyền và sách động?
Câu nói của Marx cũng sai là vì có nhiều cuộc cách mạng, nhiều thành phần tham gia cách mạng và làm cách mạng không phải chỉ có vô sản mới làm cách mạng như Marx nói. Cách mạng 1789 tại Pháp là do trí thức và nhân dân Pháp lật đổ chế độ quân chủ chứ không phải giai cấp công nhân. Cách mạng tân hợi (1910) tại Trung Quốc do Tôn Dật Tiên lãnh đạo không phải do giai cấp công nhân. Tại Việt Nam, khi Pháp xâm lược, các trí thức và nhân dân, đặc biệt là nông dân đã nổi lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, không phải giai cấp công nhân làm cách mạng. Đến khi giai cấp tư bản phàt triển, giai cấp công nhân đã hinh thành nhưng công nhân Âu Mỹ không theo cộng sản. Cộng sản thành công ở Á, Phi là do tinh thần độc lập dân tộc chứ không phải vì cách mạng vô sản.
Marx đề cao giai cấp vô sản, giai cấp công nhân vì ông nghĩ vô sản là đối chọi với tư sản. Ông hô hào lật đổ chính quyền tư sản để thiết lập chính quyền cộng sản. Bọn đồ đệ của ông theo lời dạy của ông gây chiến tranh, tàn sát những ai yêu độc lập , tự do. Ông muốn xây dựng một xã hội hoàn toàn những con người xã hội chủ nghĩa. Như vậy là vụng suy, ông điên loạn thế mà biết bao triết gia, trí thức chạy theo ông!
Tư sản là ai? Họ đa số là những người làm việc tích cực đã tích luỹ tài sản trong qua trình lao động. Họ cũng là những người may mắn như đào được vàng, hay trúng mùa, trúng số độc đắc. Họ cũng là người có trí tuệ khôn ngoan nên đã cải thiện lề lối làm việc, sáng chế những công trình có ích cho lao động và sản xuất. Rõ rệt nhất họ là những người mạnh khoẻ, lao động tốt. Họ cũng là những người chăm chỉ, không lười biếng, không say mê rượu trà, cờ bạc hay rong chơi... Lẽ tất nhiên có một số làm ăn bất chánh mà giàu như cổ nhân đã nói " vi nhân bất phú, vi phú bất nhân". Cộng sản rêu rao chống tham ô, lãng phí, san bằng bất công xã hội nhưng trong khi xây dựng thiên đường cộng sản, họ bắt nhân dân lao động làm việc khổ sở, còn họ và gia đình trở thành giai cấp mới, lấy tài sản quốc gia làm tài sản riêng. Những tư sản đỏ ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam vốn là những tay cộng sản kiên trung nhất nhưng cũng gian manh nhất, trắng trợn cướp nhà, cướp đất nhân dân.
Một xã hội thường có kẻ tà người chánh, người trung và kẻ ninh. Dù có một vài người tư sản gian ác ta không thể giết hại hay cầm tù mọi tư sản như cộng sản đã làm. Dù nhổ hết rễ, cỏ vẫn mọc. Tại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam tư sản, địa chủ đã bị tiêu diệt nhưng tư sản đỏ mọc lên, tàn ác ngàn lần tư bản cũ.
Quan điểm Marx là chia rẽ quốc gia, là phá hoại tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa bình thế giới. Trong khi các triết gia, các tôn giáo kêu gọi lòng từ bi bác ái thì Marx và cộng sản khêu gợi hận thù và vu khống, xuyên tạc sự thật.
Xã hội là một bức tranh hòa hợp. Một xã hội phải có trí thức để sáng chế ra các kỹ thuật mới để nâng cao lao động sản xuất. Nhờ các nhà sáng chế mà từ thế kỷ 18-19 công nghiệp phát triển và đưa đến nền văn minh khoa học ngày nay. Có sáng chế phát minh khoa học, còn phải có người đầu tư để phát triển và thực hiện công cuộc kinh doanh. Và cần công nhân làm việc. Cộng sản cho rằng trong kinh doanh, sản xuất chỉ cần có công nhân. Tuy nhiên, công nhân chỉ là thợ, họ làm sao kinh doanh, họ làm sao nâng cao kỹ thuật, họ làm sao quản trị. Tất nhiên phải cần đến trí thức, tư sản, kỹ sư, quản trị gia, nhà tài chính, nhà kinh tế.
Công nhân chỉ là chân tay. Con ngưởi cần có đầu óc và cần chân tay. Tư sản và trí thức là đầu óc. "Một người hay lo bằng kho hay làm". Không có người suy nghĩ, lo lắng thì chân tay không làm gì được.Ngoài ra xã hội nào cũng cần có quân đội, nông dân, thương gia, văn sĩ, ca sĩ, họa sĩ, giáo sư ... chứ không phải chỉ có công nhân. Quan điểm của Marx rất phiến diện về xã hội và lao động. Bọn cộng sản là sâu bọ ăn bám, và ác thú hại người. Cộng sản chỉ là những tay trộm cướp, lưu manh, giết người, dối trá, không ích gì cho việc xây dựng kinh tế, xã hội, thương nghiệp, công nghiệp. Chuyên môn của cộng sản là bắn sẻ, ám sát, giật mìn, phá cầu, đào đuờng và dối trá. Thực tế từ Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia cho thấy Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot chỉ là những tay dối trá, sát nhân và phá hoại kinh tế và văn hóa dân tộc.
Thời quân chủ, vua chúa dùng những kẻ sĩ, người nghèo hèn có tài được trọng dụng. Tư bản tôn trọng chuyên môn. Quân chủ và tư bản tôn trọng mọi giai cấp. Chi có cộng sản là bạc dãi, thù hận, khinh khi trí thức. Họ ghét, thù hận trí thức vì đa số trí thức biết suy nghĩ, không dễ dàng tin cộng sản. Cộng sản lầm to khi tưởng rằng cướp được tài sản của tư bản và nhân dân là họ có thể làm được mọi chuyện. Nhưng sự đời không đơn giản như vậy. Có uy, có tiền nhưng rồi họ phá tán hết. Kết cuộc rồi thì họ phải bán nước, phản dân.Nhiều công ty giao cho tư nhân thì có lãi, đến khi vào quốc doanh thì thua lỗ. Điều này cho thấy Marx và đám cộng sản đã mê lầm khiến cho tổ quốc và nhân dân phải chịu bao thập niên đau khổ.
Ngày nay, các chính phủ đã thấy rõ sự hợp tác giữa lao động và tư bản, và đã có chính sách an sinh xã hội để lấp bớt hố ngăn cách xã hội. Xã hội tư bản chưa phải là thiên đường nhưng có nhiều tự do, dân chủ hơn xã hội cộng sản là một địa ngục.
Marx cũng nhận định sai khi nói Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Nói như vậy là Marx gây căm thù trong lòng mọi người. Ông kết tội khoa học kỹ thuật và tư bản đã giết hại một số ngành nghề khiến công nhân thất nghiệp. Cách mạng công nghiệp đem lại sự phát triển cho nhiều ngành nghề, nhiều giai cấp chứ không riêng giai cấp thợ thuyền. Thí dụ thương nghiệp, giáo dục, du lịch, ngành thực phẩm, ngành dịch vụ, điện ảnh, ca nhạc, quân sự, y tế...Ngày xưa người ta cưỡi ngựa nay thì đi xe ô tô, đi tàu bay. Cưỡi ngựa chỉ được một, hai người. Đi xe ngựa thì được 5, 6 chỗ và một người đánh xe ngựa. Còn đi xe hơi thì có 4 chỗ, mười hai chỗ hay một trăm ghế. Tàu hỏa có thể chở hàng ngàn người, và thời gian có thể vài giờ, vài ngày. Xe hàng, tàu thủy, phi cơ mở ra cho hàng trăm .hàng ngàn du khách và hàng ngàn công ăn việc làm,
Cách mạng khoa học kỹ thuật đưa đến cách mạng công nghiệp, tất nhiên một số ngành nghề suy tàn. Đó là sự thực nhưng không ai bị cải tạo, bị đấu tố, bị ngăn cấm mà bị thay thế theo luật đào thải tự nhiên. Luật đào thải tự nhiên đã có từ lâu. Thời đồ đá người ta đua nhau mài đá làm búa, làm dao. Đến thời đồ đồng, người ta làm trống đồng, gương đồng, thuyền đồng, mâm đồng, chén đồng, nồi đồng. Nói như thế không có nghĩa là nghề đẽo, chạm, khắc đá bị tiêu diệt. Khi người ta xoay qua nghề làm nồi đồng, mâm đồng, nghề làm nồi đất, mâm gỗ vẫn tồn tại chứ không bị nghị quyết này, nghị quyết kia cấm đoán hoặc bắt đi cải tạo! Trong thời đại văn minh, con đò xưa bến cũ không còn, nó được thay thế bằng chiếc cầu, xe đò, xe bus, xe ô tô, tàu thủy và những bến tàu, bến xe và phi trường rộng rãi. Giếng nước đầu xóm ngày xưa không còn, ngọn đèn dầu lạc không còn mà được thay thế bằng cảnh quang khác. Đó là nước vào trong nhà, người ta không phải gồng gánh ra giếng xếp hàng và choảng nhau. Đó là ngọn đèn điện sáng trưng khắp phố phường. Cô hàng xén, ông lái đò, ông xà ich xe ngựa , bà già bán nước ở cây đa đầu làng đã hóa thành cô tiếp viên hàng không, cô y tá, cô giáo viên, cô bán bia ôm, cô vũ nữ, cô ca sĩ, ông phi công, ông tài xế taxi, bà giám đốc ngân hàng, bà nghị sĩ, bà bộ trưởng, bà thủ tướng...Marx đeo kính đen cho nên chỉ thấy vũ trụ màu đen. Marx mang tâm ác cho nên chỉ thấy đấu tranh, chém giết.
II. GIAI CẤP TƯ SẢN LÀ AI ? GIAI CẤP VÔ SẢN LÀ AI? GIAI CẤP CÔNG NHÂN LÀ AI?
Giai cấp vô sản, giai cấp công nhân là ai? Đây cũng là một thủ đoạn bịp bợm của cộng sản. Trong bản Tuyên ngôn công sản, Marx và Engels dùng vô sản và công nhân là một và không định nghĩa rõ ràng. Vì vậy, cộng sản khi còn hoạt động bí mật tung ra khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, xóa tan bất công xã hội, lấy ruộng địa chủ chia cho dân nghèo. Họ lợi dụng sự thù hằn sẵn có lâu đời giữa giàu và nghèo, cho nên ai cũng thấy mình là nghèo, sẵn lòng đi theo cộng sản. Họ ca tụng công nhân, thợ thuyền cho nên đại đa số cho mình là dân lao động thợ thuyền thuộc sự bảo vệ của đảng cộng sản cho nên nức lòng hoan hô Mác, Mao, Hồ Chí Minh, Pol Pot...
Về sau Engels mới định nghĩa rõ giai cấp tư sản, giai cấp công nhân. Bản tiếng Anh như sau:
[1] By bourgeoisie is meant the class of modern capitalists, owners of the means of social production and employers of wage labor.
By proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live. [Note by Engels - 1888 English edition]
Bản tiếng Việt:Chú thích như sau
[1] Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. (Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888)
Tuy Marx định nghĩa như thế, người cộng sản làm trái lại với tất cả gian manh, tàn ác. Người ta ngây thơ mà hoan hô đánh tư sản và cải cách ruộng đất chia ruộng cho dân nghèo vì họ nghĩ rằng tư sản là tư bản như kiểu Bạch Thái Bưởi ngoài Bắc hay trong Nam Kỳ lục tỉnh nhất Sỹ, nhì Xường, tam Phương, tứ Định và địa chủ phải là người có mấy trăm mẫu ruộng, cò bay thẳng cánh, ai ngờ tư sản chỉ là người buôn bán có cửa hàng ở hàng Đào, hàng Trống, và địa chủ chỉ là ông nhà nông có vài sào ruộng , vài đồng Đông Dương, vài chục ký thóc còn lại trong nhà ( xem Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản) !
Chúng ta đọc sách báo, nghe cộng sản tuyên truyền này kia kia nọ, nhất là mấy anh trí thức xã hội chủ nghĩa có trình độ văn hóa lớp ba trường làng, hay bần nông có lập trường công nông vững chắc nói về vai trò của giai cấp công nhân. Trăm lần y một, họ đều ca tụng giai cấp công nhân là tiên tiến, là giai cấp tiên phong, là giai cấp lãnh đạo.
Hồ Chí Minh viết: "Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. lại vì là giai cấp tiền tiến nhất
trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc,
xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất,
tức là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của ảnh
hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng,
tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo. ( Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H. 2002, tập 7, tr.212. )
Phải chăng ông Hồ là người nói đầu tiên nói như thế và đàn em cũng theo đó mà nói y chang. Ông Hồ học ở đâu? Nghe ai nói, ai giảng? Đọc sách nào? Sao chẳng thấy ông trích dẫn xuất xứ?
Tài liệu Việt Nam Hồ Chí Minh viết : "Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác – Lênin. "
http://tennguoidepnhat.net/2012/06/01/12-vi-sao-cong-nhan-la-giai-cap-lanh-dao-cach-mang/
Tài Liệu ôn tập của đảng Cộng sản ghi: "Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. http://www.tailieuontap.com/2011/04/cau-9-phan-tich-khai-niem-giai-cap-cong.html
Bài "Sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân" xác định:"giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng."
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nh%E1%BB%AFng_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin/P3.VII.1
Các ông cộng sản ba hoa chích choè rằng Marx đã phát ngôn như thế, Engels đã viết như thế, Lenin đã phán như thế. Sự thật Marx, Engels, Lenin không bao giờ nói thế. Chẳng qua là các ông lãnh đạo, các tay văn giáo không hiểu văn bản kinh điển hoặc cố ý xuyên tạc kinh điển để nịnh hót giai cấp công nhân trong lúc cộng sản còn yếu thế.Cũng có thể cấp trên nói sao, cấp dưới nói theo như vậy, không cần suy nghĩ, không cần tìm hiểu.
Những người quốc gia kinh tởm cộng sản không sờ tay vào kinh điển Mac Lê, Vả lại họ muốn đọc cũng không có sách loại này ở miền Nam. Còn các ông cộng sản trình độ lớp một, lớp hai trường làng hay trình độ thất học thì làm sao đọc nổi Mác Lê. Theo Nguyễn Kiến Giang, ngay cán bộ cao cấp cũng "it nguời đọc thẳng Marx "( NGUYÊN KIEN GIANG * SUY TƯ 90 chương 32, 2 ).
Ai cũng lười biếng, không chịu đọc kỹ, cho nên hơn nửa thế kỷ người ta vẫn lập đi lập lại ý niệm sai lầm này. Các bậc triết gia như J. P.aul Sartre thì trung thành với chủ Marx mà quay ra cắn càn khi ông so sánh những kẻ chống cộng sản là chó:" « tout anti-communiste est un chien ». Ngay cả các triết gia hoặc người dạy triết như Trần Đức Thảo ...cũng không lên tiếng về vấn đề này.
Các tài liệu chính quy của cộng sản cũng không thấy nhắc đến ý niệm này dù khi họ xoáy vào chủ đề vai trò giai cấp công nhân. Tài liệu "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P3.VII.1" bàn về Khái niệm giai cấp công nhân đã nêu khá đầy đủ các lời của Marx và Engels về giai cấp vô sản:
Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại... Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính (tiêu chí) cơ bản. Đó là:
Thứ
nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất (nghề nghiệp),đó là
những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. Đây
là tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ
thủ công thời Trung cổ thay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác
viết: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người Công
nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân
phải phục tùng máy móc” “Công nhân cũng là phát minh của thời đại mới.
Giống như máy móc vậy ... công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công
nghiệp hiện đại”
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp côngnhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sảnxuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Đây là đặc trưngcơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy,C.Mác và Ph.Ăngghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản.
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nh%E1%BB%AFng_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin/P3.VII.1
Tự điển Wikipédia nói đến vai trò giai cấp công nhân chỉ nêu lên hai câu của Engels:
Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay còn được gọi là giai cấp vô sản. Trong tác phẩm "Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản Ph.Ăngghen định nghĩa:
Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi —Engels
Tuy vậy, không chính xác khi gọi giai cấp vô sản là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại[1].
Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại
—Engels[2]
Marx đã phân biệt đảng cộng sản và giai cấp vô sản là hai thứ khác nhau. Đảng cộng sản là tập họp những tên trộm cướp, gian manh và sát nhân quốc tế. Nói cộng sản trộm cướp, gian manh và sát nhân là vì cộng sản cướp tài sản tư bản, cướp tài sản tư nhân, dối trá, lường gạt và giết hại hàng trăm triệu người khắp thế giới. Dù một số người là đảng viên cộng sản ngồi ở bàn giấy cũng đã phạm tội đồng lõa. Còn vô sản là công nhân , là những người bị tư bản bóc lột. Cộng sản khác vô sản vì Marx cho rằng cộng sản lãnh đạo, và giáo dục vô sản ( vì vô sản ngu quá phải không?), còn vô sản là tay sai, là nô lệ của đảng, là thành phần bung xung cho cộng sản lợi dụng.
Trong phần IV Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx viết:"
Những người cộng sản bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào... Nhưng không một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (Tuyên Ngôn Cộng Sản)
Cộng sản ban đầu đề cao vô sản nhưng sau khi thắng lợi, cộng sản thâu tóm tài sản trong nước và trở thành tư sản đỏ, họ trở thành giai cấp thống trị, còn giai cấp vô sản vẫn là giai cấp bị trị. Trong khi cộng sản nắm quyền, công nhân, nông dân, trí thức, thợ thủ công đều trở thành nô lệ của cộng sản. Công nhân, nông dân, thợ thủ công, trí thức ... đã chết tại các ngục tù và tại các công trường, nông trường tại Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam...
Thời quân chủ và thực dân, dân nghèo còn được đi học , nằm bệnh viện miễn phí nhưng từ 1985, Việt Nam theo chân Trung Cộng, bãi bỏ bao cấp, học sinh, bệnh nhân phải trả tiền nếu không thì phải thất học và chịu chết. Tính chất dân chủ và xã hội của cộng sản không còn nữa. Cái tiết mục " cưỡng bách giáo dục", "phổ thông giáo dục" trong Tuyên Ngôn Cộng sản đã bị con cháu Mao, Hồ quăng vào sọt rác rồi. Đảng Cộng sản ngày nay là đảng Mafia cướp của, giết người. Đảng cộng sản là đảng cầm quyền và cũng là đảng Mafia nên mặc tình thao túng. Cái danh hiệu cộng sản ngày nay không còn ý nghĩa nào nữa.
Đảng Cộng sản Việt Nam dối trá khi đưa ra bài viết của Trần Dân Tiên, T.Lan, Ngục Trung Nhật Ký, Di chúc Hồ Chí Minh....Trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Marx, Việt cộng cũng gian manh, xảo quyệt thế thôi. Cũng thể họ ngu dốt, cũng có thể họ man trá xuyên tạc lời Marx. Trong Tuyên ngôn cộng sản , Marx viết như thế này theo bản tiếng Việt phần II:
Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên[7] về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.
Bản tiếng Anh như sau:
The Communists, therefore, are on the one hand practically, the most advanced and resolute section of the working-class parties of every country, that section which pushes forward all others; on the other hand, theoretically, they have over the great mass of the proletariat the advantage of clearly understanding the lines of march, the conditions, and the ultimate general results of the proletarian movement.
Chú thích (7) của Engels, cho biết bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ "luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên" là những chữ "tiên tiến nhất".
Chủ từ trong câu là người cộng sản. Ai tiên tiến nhất? Marx vỗ ngực cho ông là tiên tiến nhất, và các ông đồng chí cộng sản ác ôn của ông là tiên tiến nhất chứ không phải giai cấp công nhân. Như vậy là cộng sản nói sai lời Marx đã hơn nủa thế kỷ.
Marx nhiều lần coi khinh giai cấp vô sản và đề cao ông và đảng công sản cho nên ông luôn nhấn mạnh " người cộng sản là tiên tiến nhất", thúc đẩy phong trào tiến lên", bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào...giáo dục cho công nhân....
Marx và đảng cộng sản lợi dụng giai cấp vô sản để chiếm quyền, chiếm nước, họ không tôn trọng, yêu thương gì giai cấp lao động, giai cấp vô sản. Marx không hề ca ngợi giai cấp thợ thuyền là tiên tiến, tiên phong, tuy nhiên, trong Tuyên ngôn cộng sản, Marx cũng có nói:"Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng.Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân... không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp côngnhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sảnxuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Đây là đặc trưngcơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy,C.Mác và Ph.Ăngghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản.
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nh%E1%BB%AFng_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin/P3.VII.1
Tự điển Wikipédia nói đến vai trò giai cấp công nhân chỉ nêu lên hai câu của Engels:
Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay còn được gọi là giai cấp vô sản. Trong tác phẩm "Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản Ph.Ăngghen định nghĩa:
Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi —Engels
Tuy vậy, không chính xác khi gọi giai cấp vô sản là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại[1].
Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại
—Engels[2]
Marx đã phân biệt đảng cộng sản và giai cấp vô sản là hai thứ khác nhau. Đảng cộng sản là tập họp những tên trộm cướp, gian manh và sát nhân quốc tế. Nói cộng sản trộm cướp, gian manh và sát nhân là vì cộng sản cướp tài sản tư bản, cướp tài sản tư nhân, dối trá, lường gạt và giết hại hàng trăm triệu người khắp thế giới. Dù một số người là đảng viên cộng sản ngồi ở bàn giấy cũng đã phạm tội đồng lõa. Còn vô sản là công nhân , là những người bị tư bản bóc lột. Cộng sản khác vô sản vì Marx cho rằng cộng sản lãnh đạo, và giáo dục vô sản ( vì vô sản ngu quá phải không?), còn vô sản là tay sai, là nô lệ của đảng, là thành phần bung xung cho cộng sản lợi dụng.
Trong phần IV Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx viết:"
Những người cộng sản bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào... Nhưng không một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (Tuyên Ngôn Cộng Sản)
Cộng sản ban đầu đề cao vô sản nhưng sau khi thắng lợi, cộng sản thâu tóm tài sản trong nước và trở thành tư sản đỏ, họ trở thành giai cấp thống trị, còn giai cấp vô sản vẫn là giai cấp bị trị. Trong khi cộng sản nắm quyền, công nhân, nông dân, trí thức, thợ thủ công đều trở thành nô lệ của cộng sản. Công nhân, nông dân, thợ thủ công, trí thức ... đã chết tại các ngục tù và tại các công trường, nông trường tại Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam...
Thời quân chủ và thực dân, dân nghèo còn được đi học , nằm bệnh viện miễn phí nhưng từ 1985, Việt Nam theo chân Trung Cộng, bãi bỏ bao cấp, học sinh, bệnh nhân phải trả tiền nếu không thì phải thất học và chịu chết. Tính chất dân chủ và xã hội của cộng sản không còn nữa. Cái tiết mục " cưỡng bách giáo dục", "phổ thông giáo dục" trong Tuyên Ngôn Cộng sản đã bị con cháu Mao, Hồ quăng vào sọt rác rồi. Đảng Cộng sản ngày nay là đảng Mafia cướp của, giết người. Đảng cộng sản là đảng cầm quyền và cũng là đảng Mafia nên mặc tình thao túng. Cái danh hiệu cộng sản ngày nay không còn ý nghĩa nào nữa.
Đảng Cộng sản Việt Nam dối trá khi đưa ra bài viết của Trần Dân Tiên, T.Lan, Ngục Trung Nhật Ký, Di chúc Hồ Chí Minh....Trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Marx, Việt cộng cũng gian manh, xảo quyệt thế thôi. Cũng thể họ ngu dốt, cũng có thể họ man trá xuyên tạc lời Marx. Trong Tuyên ngôn cộng sản , Marx viết như thế này theo bản tiếng Việt phần II:
Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên[7] về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.
Bản tiếng Anh như sau:
The Communists, therefore, are on the one hand practically, the most advanced and resolute section of the working-class parties of every country, that section which pushes forward all others; on the other hand, theoretically, they have over the great mass of the proletariat the advantage of clearly understanding the lines of march, the conditions, and the ultimate general results of the proletarian movement.
Chú thích (7) của Engels, cho biết bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ "luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên" là những chữ "tiên tiến nhất".
Chủ từ trong câu là người cộng sản. Ai tiên tiến nhất? Marx vỗ ngực cho ông là tiên tiến nhất, và các ông đồng chí cộng sản ác ôn của ông là tiên tiến nhất chứ không phải giai cấp công nhân. Như vậy là cộng sản nói sai lời Marx đã hơn nủa thế kỷ.
Marx nhiều lần coi khinh giai cấp vô sản và đề cao ông và đảng công sản cho nên ông luôn nhấn mạnh " người cộng sản là tiên tiến nhất", thúc đẩy phong trào tiến lên", bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào...giáo dục cho công nhân....
Marx và đảng cộng sản lợi dụng giai cấp vô sản để chiếm quyền, chiếm nước, họ không tôn trọng, yêu thương gì giai cấp lao động, giai cấp vô sản. Marx không hề ca ngợi giai cấp thợ thuyền là tiên tiến, tiên phong, tuy nhiên, trong Tuyên ngôn cộng sản, Marx cũng có nói:"Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng.Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân... không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.
(Of all the classes that stand face to face with the bourgeoisie today, the proletariat alone is a genuinely revolutionary class. The other classes decay and finally disappear in the face of Modern Industry; the proletariat is its special and essential product. The lower middle class, the small manufacturer, the shopkeeper, the artisan, the peasant, all these fight against the bourgeoisie, to save from extinction their existence as fractions of the middle class. They are therefore not revolutionary, but conservative. Nay, more, they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history.)
Mạch văn ở đây đi liền với nhau, nhắm so sánh vô sản với các giai cấp khác. So với các giai cấp khác thì vô sản cách mạng hơn , còn các giai cấp khác phản động và bảo thủ. Có tinh thần cách mạng không phải là giác ngộ cách mạng, đi đầu trong cuộc cách mạng mà chỉ là dễ tin, dễ theo cộng sản, còn các giai cấp khác thì chống lại.
Trong Tuyên ngôn Cộng Sản, Marx viết:" Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự
đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có
gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn
tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ. (The
communist revolution is the most radical rupture with traditional
relations; no wonder that its development involved the most radical
rupture with traditional ideas.)
Thật vậy, Marx cho rằng giai cấp vô sản có tinh thần thân cộng, dễ tin cộng sản trong khi nhân dân thì chống đối và bảo thủ, nghĩa là phản kháng việc cấm tư hữu, phá hoại nền văn hóa cũ trong đó có phương thức sinh hoạt và lao động cũ. Họ chống phương thức sản xuất cộng sản là họ thích lao động tự do, chống hợp tác hóa, tập thể hóa, chống làm nô lệ trong các công trường, nông trường.
Cái thật lòng cách mạng, thật sự cách mạng
chỉ là sự ngu xuẫn đi theo cộng sản phản dân hại nước, phá hoại hòa
bình thế giới. Tinh thần cách mạng như vậy thì không có gì là tốt đẹp. Thật vậy, Marx cho rằng giai cấp vô sản có tinh thần thân cộng, dễ tin cộng sản trong khi nhân dân thì chống đối và bảo thủ, nghĩa là phản kháng việc cấm tư hữu, phá hoại nền văn hóa cũ trong đó có phương thức sinh hoạt và lao động cũ. Họ chống phương thức sản xuất cộng sản là họ thích lao động tự do, chống hợp tác hóa, tập thể hóa, chống làm nô lệ trong các công trường, nông trường.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu đó là ý tưởng của Marx, cho rằng vô sản chống hữu sản, tư sản, tư bản chứ thật sự thâm sâu trong tiềm thức, cộng sản hay vô sản đều thich tư hữu, thích quyền uy, thích giàu sang phú quý. Cộng sản hay vô sản đều thích đánh người, giết người để cướp quyền, cướp tài sản, thích đàn áp, đánh đập và ngồi trên đầu nhân dân, bắt nhân dân quỳ lạy họ.Bình đẳng, san bằng bất công xã hội chỉ là danh từ đầu môi chót lưỡi của bọn cộng sản lưu manh, dối trá.
Thực ra câu nói của Marx cũng mâu thuẫn. Nếu vô sản thực sự cách mạng thì sao phải nhờ người cộng sản lãnh đạo và giáo dục? Nếu giai cấp vô sản thực sự cách mạng thì sao họ không đứng lên mà phải nhờ những trí thức như Marx, Engels là con nhà tư bản khởi xướng thuyết cộng sản, bọn Trần Độc Tú, Chu Ân Lai, Nguyễn Tất Thành , Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ NGuyên GIáp là con nhà phong kiến xây dựng , và các tay hoạt đầu cộng sản giả làm công nhân để tuyên truyền và sách động?
Câu nói của Marx cũng sai là vì có nhiều cuộc cách mạng, nhiều thành phần tham gia cách mạng và làm cách mạng không phải chỉ có vô sản mới làm cách mạng như Marx nói. Cách mạng 1789 tại Pháp là do trí thức và nhân dân Pháp lật đổ chế độ quân chủ chứ không phải giai cấp công nhân. Cách mạng tân hợi (1910) tại Trung Quốc do Tôn Dật Tiên lãnh đạo không phải do giai cấp công nhân. Tại Việt Nam, khi Pháp xâm lược, các trí thức và nhân dân, đặc biệt là nông dân đã nổi lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, không phải giai cấp công nhân làm cách mạng. Đến khi giai cấp tư bản phàt triển, giai cấp công nhân đã hinh thành nhưng công nhân Âu Mỹ không theo cộng sản. Cộng sản thành công ở Á, Phi là do tinh thần độc lập dân tộc chứ không phải vì cách mạng vô sản.
Marx đề cao giai cấp vô sản, giai cấp công nhân vì ông nghĩ vô sản là đối chọi với tư sản. Ông hô hào lật đổ chính quyền tư sản để thiết lập chính quyền cộng sản. Bọn đồ đệ của ông theo lời dạy của ông gây chiến tranh, tàn sát những ai yêu độc lập , tự do. Ông muốn xây dựng một xã hội hoàn toàn những con người xã hội chủ nghĩa. Như vậy là vụng suy, ông điên loạn thế mà biết bao triết gia, trí thức chạy theo ông!
Tư sản là ai? Họ đa số là những người làm việc tích cực đã tích luỹ tài sản trong qua trình lao động. Họ cũng là những người may mắn như đào được vàng, hay trúng mùa, trúng số độc đắc. Họ cũng là người có trí tuệ khôn ngoan nên đã cải thiện lề lối làm việc, sáng chế những công trình có ích cho lao động và sản xuất. Rõ rệt nhất họ là những người mạnh khoẻ, lao động tốt. Họ cũng là những người chăm chỉ, không lười biếng, không say mê rượu trà, cờ bạc hay rong chơi... Lẽ tất nhiên có một số làm ăn bất chánh mà giàu như cổ nhân đã nói " vi nhân bất phú, vi phú bất nhân". Cộng sản rêu rao chống tham ô, lãng phí, san bằng bất công xã hội nhưng trong khi xây dựng thiên đường cộng sản, họ bắt nhân dân lao động làm việc khổ sở, còn họ và gia đình trở thành giai cấp mới, lấy tài sản quốc gia làm tài sản riêng. Những tư sản đỏ ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam vốn là những tay cộng sản kiên trung nhất nhưng cũng gian manh nhất, trắng trợn cướp nhà, cướp đất nhân dân.
Một xã hội thường có kẻ tà người chánh, người trung và kẻ ninh. Dù có một vài người tư sản gian ác ta không thể giết hại hay cầm tù mọi tư sản như cộng sản đã làm. Dù nhổ hết rễ, cỏ vẫn mọc. Tại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam tư sản, địa chủ đã bị tiêu diệt nhưng tư sản đỏ mọc lên, tàn ác ngàn lần tư bản cũ.
Quan điểm Marx là chia rẽ quốc gia, là phá hoại tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa bình thế giới. Trong khi các triết gia, các tôn giáo kêu gọi lòng từ bi bác ái thì Marx và cộng sản khêu gợi hận thù và vu khống, xuyên tạc sự thật.
Xã hội là một bức tranh hòa hợp. Một xã hội phải có trí thức để sáng chế ra các kỹ thuật mới để nâng cao lao động sản xuất. Nhờ các nhà sáng chế mà từ thế kỷ 18-19 công nghiệp phát triển và đưa đến nền văn minh khoa học ngày nay. Có sáng chế phát minh khoa học, còn phải có người đầu tư để phát triển và thực hiện công cuộc kinh doanh. Và cần công nhân làm việc. Cộng sản cho rằng trong kinh doanh, sản xuất chỉ cần có công nhân. Tuy nhiên, công nhân chỉ là thợ, họ làm sao kinh doanh, họ làm sao nâng cao kỹ thuật, họ làm sao quản trị. Tất nhiên phải cần đến trí thức, tư sản, kỹ sư, quản trị gia, nhà tài chính, nhà kinh tế.
Công nhân chỉ là chân tay. Con ngưởi cần có đầu óc và cần chân tay. Tư sản và trí thức là đầu óc. "Một người hay lo bằng kho hay làm". Không có người suy nghĩ, lo lắng thì chân tay không làm gì được.Ngoài ra xã hội nào cũng cần có quân đội, nông dân, thương gia, văn sĩ, ca sĩ, họa sĩ, giáo sư ... chứ không phải chỉ có công nhân. Quan điểm của Marx rất phiến diện về xã hội và lao động. Bọn cộng sản là sâu bọ ăn bám, và ác thú hại người. Cộng sản chỉ là những tay trộm cướp, lưu manh, giết người, dối trá, không ích gì cho việc xây dựng kinh tế, xã hội, thương nghiệp, công nghiệp. Chuyên môn của cộng sản là bắn sẻ, ám sát, giật mìn, phá cầu, đào đuờng và dối trá. Thực tế từ Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia cho thấy Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot chỉ là những tay dối trá, sát nhân và phá hoại kinh tế và văn hóa dân tộc.
Thời quân chủ, vua chúa dùng những kẻ sĩ, người nghèo hèn có tài được trọng dụng. Tư bản tôn trọng chuyên môn. Quân chủ và tư bản tôn trọng mọi giai cấp. Chi có cộng sản là bạc dãi, thù hận, khinh khi trí thức. Họ ghét, thù hận trí thức vì đa số trí thức biết suy nghĩ, không dễ dàng tin cộng sản. Cộng sản lầm to khi tưởng rằng cướp được tài sản của tư bản và nhân dân là họ có thể làm được mọi chuyện. Nhưng sự đời không đơn giản như vậy. Có uy, có tiền nhưng rồi họ phá tán hết. Kết cuộc rồi thì họ phải bán nước, phản dân.Nhiều công ty giao cho tư nhân thì có lãi, đến khi vào quốc doanh thì thua lỗ. Điều này cho thấy Marx và đám cộng sản đã mê lầm khiến cho tổ quốc và nhân dân phải chịu bao thập niên đau khổ.
Ngày nay, các chính phủ đã thấy rõ sự hợp tác giữa lao động và tư bản, và đã có chính sách an sinh xã hội để lấp bớt hố ngăn cách xã hội. Xã hội tư bản chưa phải là thiên đường nhưng có nhiều tự do, dân chủ hơn xã hội cộng sản là một địa ngục.
Marx cũng nhận định sai khi nói Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Nói như vậy là Marx gây căm thù trong lòng mọi người. Ông kết tội khoa học kỹ thuật và tư bản đã giết hại một số ngành nghề khiến công nhân thất nghiệp. Cách mạng công nghiệp đem lại sự phát triển cho nhiều ngành nghề, nhiều giai cấp chứ không riêng giai cấp thợ thuyền. Thí dụ thương nghiệp, giáo dục, du lịch, ngành thực phẩm, ngành dịch vụ, điện ảnh, ca nhạc, quân sự, y tế...Ngày xưa người ta cưỡi ngựa nay thì đi xe ô tô, đi tàu bay. Cưỡi ngựa chỉ được một, hai người. Đi xe ngựa thì được 5, 6 chỗ và một người đánh xe ngựa. Còn đi xe hơi thì có 4 chỗ, mười hai chỗ hay một trăm ghế. Tàu hỏa có thể chở hàng ngàn người, và thời gian có thể vài giờ, vài ngày. Xe hàng, tàu thủy, phi cơ mở ra cho hàng trăm .hàng ngàn du khách và hàng ngàn công ăn việc làm,
Cách mạng khoa học kỹ thuật đưa đến cách mạng công nghiệp, tất nhiên một số ngành nghề suy tàn. Đó là sự thực nhưng không ai bị cải tạo, bị đấu tố, bị ngăn cấm mà bị thay thế theo luật đào thải tự nhiên. Luật đào thải tự nhiên đã có từ lâu. Thời đồ đá người ta đua nhau mài đá làm búa, làm dao. Đến thời đồ đồng, người ta làm trống đồng, gương đồng, thuyền đồng, mâm đồng, chén đồng, nồi đồng. Nói như thế không có nghĩa là nghề đẽo, chạm, khắc đá bị tiêu diệt. Khi người ta xoay qua nghề làm nồi đồng, mâm đồng, nghề làm nồi đất, mâm gỗ vẫn tồn tại chứ không bị nghị quyết này, nghị quyết kia cấm đoán hoặc bắt đi cải tạo! Trong thời đại văn minh, con đò xưa bến cũ không còn, nó được thay thế bằng chiếc cầu, xe đò, xe bus, xe ô tô, tàu thủy và những bến tàu, bến xe và phi trường rộng rãi. Giếng nước đầu xóm ngày xưa không còn, ngọn đèn dầu lạc không còn mà được thay thế bằng cảnh quang khác. Đó là nước vào trong nhà, người ta không phải gồng gánh ra giếng xếp hàng và choảng nhau. Đó là ngọn đèn điện sáng trưng khắp phố phường. Cô hàng xén, ông lái đò, ông xà ich xe ngựa , bà già bán nước ở cây đa đầu làng đã hóa thành cô tiếp viên hàng không, cô y tá, cô giáo viên, cô bán bia ôm, cô vũ nữ, cô ca sĩ, ông phi công, ông tài xế taxi, bà giám đốc ngân hàng, bà nghị sĩ, bà bộ trưởng, bà thủ tướng...Marx đeo kính đen cho nên chỉ thấy vũ trụ màu đen. Marx mang tâm ác cho nên chỉ thấy đấu tranh, chém giết.
II. GIAI CẤP TƯ SẢN LÀ AI ? GIAI CẤP VÔ SẢN LÀ AI? GIAI CẤP CÔNG NHÂN LÀ AI?
Giai cấp vô sản, giai cấp công nhân là ai? Đây cũng là một thủ đoạn bịp bợm của cộng sản. Trong bản Tuyên ngôn công sản, Marx và Engels dùng vô sản và công nhân là một và không định nghĩa rõ ràng. Vì vậy, cộng sản khi còn hoạt động bí mật tung ra khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, xóa tan bất công xã hội, lấy ruộng địa chủ chia cho dân nghèo. Họ lợi dụng sự thù hằn sẵn có lâu đời giữa giàu và nghèo, cho nên ai cũng thấy mình là nghèo, sẵn lòng đi theo cộng sản. Họ ca tụng công nhân, thợ thuyền cho nên đại đa số cho mình là dân lao động thợ thuyền thuộc sự bảo vệ của đảng cộng sản cho nên nức lòng hoan hô Mác, Mao, Hồ Chí Minh, Pol Pot...
Về sau Engels mới định nghĩa rõ giai cấp tư sản, giai cấp công nhân. Bản tiếng Anh như sau:
[1] By bourgeoisie is meant the class of modern capitalists, owners of the means of social production and employers of wage labor.
By proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live. [Note by Engels - 1888 English edition]
Bản tiếng Việt:Chú thích như sau
[1] Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. (Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888)
Tuy Marx định nghĩa như thế, người cộng sản làm trái lại với tất cả gian manh, tàn ác. Người ta ngây thơ mà hoan hô đánh tư sản và cải cách ruộng đất chia ruộng cho dân nghèo vì họ nghĩ rằng tư sản là tư bản như kiểu Bạch Thái Bưởi ngoài Bắc hay trong Nam Kỳ lục tỉnh nhất Sỹ, nhì Xường, tam Phương, tứ Định và địa chủ phải là người có mấy trăm mẫu ruộng, cò bay thẳng cánh, ai ngờ tư sản chỉ là người buôn bán có cửa hàng ở hàng Đào, hàng Trống, và địa chủ chỉ là ông nhà nông có vài sào ruộng , vài đồng Đông Dương, vài chục ký thóc còn lại trong nhà ( xem Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản) !
Sau
1955, Việt Cộng chiếm nửa nước, một số nhảy ra báo công, xin vào đảng,
xin việc làm thì mới té ngữa ra là mình chẳng phải là vô sản, là giai
cấp thợ thuyền. Như Engels đinh nghĩa ở trên, vô sản hay công nhân phải
là người thợ có tay nghề cao, làm việc trong hãng xưởng tư bản.
Theo điều kiện trên, Bác không có tay nghề cao, chỉ là phụ bếp, bố là phong kiến tay sai thực dân, Bác Chí Công chỉ là thợ sơn theo kinh tế cá thể, ông Đỗ Mười là thợ hoạn dùng dao kéo bằng tay chứ không dùng máy móc tân tiến của tư bản, đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn lên gân Mác Lê là nông dân, là thành phần phản động, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh vì y là trộm cắp đâm chém ngoài chợ. Phần lớn cấp lãnh đạo cộng sản không ai thực sự là vô sản, là công nhân.Vì muốn khoác áo công nhân cho nên các ông cộng sản kiếm cho mình một cái gì liên quan đến công nhân. Cậu Ba khai là học xưởng Ba Son vài tuần, ông Ba khai làm bẻ ghi tàu hỏa. Thiệt không?
Theo điều kiện trên, Bác không có tay nghề cao, chỉ là phụ bếp, bố là phong kiến tay sai thực dân, Bác Chí Công chỉ là thợ sơn theo kinh tế cá thể, ông Đỗ Mười là thợ hoạn dùng dao kéo bằng tay chứ không dùng máy móc tân tiến của tư bản, đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn lên gân Mác Lê là nông dân, là thành phần phản động, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh vì y là trộm cắp đâm chém ngoài chợ. Phần lớn cấp lãnh đạo cộng sản không ai thực sự là vô sản, là công nhân.Vì muốn khoác áo công nhân cho nên các ông cộng sản kiếm cho mình một cái gì liên quan đến công nhân. Cậu Ba khai là học xưởng Ba Son vài tuần, ông Ba khai làm bẻ ghi tàu hỏa. Thiệt không?
Rõ
ràng cộng sản là một lũ ác ôn, côn đồ đứng ra lãnh đạo đảng, vỗ ngực
xưng là tiên tiến, cách mạng chứ chẳng phải là giai cấp công nhân. Cộng
sản và công nhân là hai thành phần khác nhau. Cộng sản là giai cấp thống
trị, công nhân là giai cấp bị trị mặc dầu một vài công nhân đã trở
thành lãnh tụ hay quan lớn ăn trên ngồi trốc.
III. PHỤC VỤ ĐA SỐ?
Marx huênh hoang cho rằng đảng cộng sản phục vụ quyền lợi đa số còn tư sản phục vụ thiểu số. Trong Tuyên Ngôn cộng sản, Marx viết:
"Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước tới nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số. Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội".
Khi viết những hàng này, Marx đã mâu thuẫn với chính ông!
(1). Vào thời Marx, cách mạng kỹ nghệ mới khởi đầu. Cách mạng kỹ nghệ bắt đầu từ thế kỷ 18-19, và ảnh hưởng đầu tiên là ở Tây Âu và Bắc Mỹ.Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng như: Cách mạng Hà Lan (1566-1572), Cách mạng Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775-1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)..Các cuộc cách mạng này dẫn cách mạng khoa học kỹ thuật, rồi tiến đến cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp xảy ra đầu tiên tại Anh quốc.
Nước Anh đi đầu còn những nước như Nga, Pháp, Đức đều là những nước nông nghiệp, kỹ nghệ chưa phát triển, chưa có giai cấp tư bản cũng như giai cấp vô sản. Chính Marx cũng công nhận điều này khi ông viết trong Tuyên Ngôn Cộng sản "Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số".(TNCS III.B. Chủ Nghĩa Xã Hội Tiểu Tư sản)
Như vậy vô sản và đảng cộng sản còn là thiểu số không thể nói là phục vụ quyền lợi đa số.
(2). Đảng Cộng sản và giai cấp vô sản là thiểu số không phục vụ ai cả. Đảng Cộng sản coi toàn thể nhân dân là kẻ thù nên không thể phục vụ đa số.
Trong Tuyên ngôn cộng sản, Marx nói: "Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.
Như vậy là Marx chia xã hội thành ba giai cấp. Giai cấp tư sản và trung đẳng là phản động, là kẻ thù, một mình vô sản là theo cộng sản. Như vậy, cộng sản chỉ chiếm khoảng một phần ba nhân dân, tranh đấu cho thiểu số thì sao gọi là phục vụ đa số?
Ngày nay, rõ là cộng sản không phục vụ dân tộc, cũng không phục vụ giai cấp vô sản. Cộng sản ngày nay trở thành tư bản đỏ , chỉ nhằm phục vụ thiểu số giai cấp mới trong đảng mà thôi.. Theo DOANH NHÂN CAFELAND, Có tới 83 tỷ phú đôla xuất hiện trong 2 kỳ họp chính trị quan trọng của Trung Quốc trong năm nay. Quốc hội Trung Quốc có thể được xem là quốc hội “giàu” nhất trên thế giới hiện nay bởi mật độ cao của các tỷ phú.
http://doanhnhan.cafeland.vn/doanh-nhan/vi-sao-nhieu-ty-phu-trung-quoc-thich-tham-gia-chinh-truong-4488.html
Theo một báo cáo về quản lý hành chính và tình hình các công ty, gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sở hữu lượng tài sản có tổng giá trị vào khoảng 2,7 tỷ USD.
http://www.baomoi.com/He-lo-khoi-tai-san-khong-lo-cua-gia-dinh-Thu-tuong-Trung-Quoc-On-Gia-Bao/119/9624748.epi
Tờ báo Mỹ hôm thứ Sáu đưa tin rằng tài sản mà gia đình của ông Ôn Gia Bảo kiểm soát trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD. Trung Quốc đã lên án bài phóng sự như một hành động bôi nhọ và các trang mạng của tờ New York Times cùng các trang tham khảo khác được phóng sự điều tra này kết nối trên các blogs đã bị chặn ở Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121028_wenjiabao_rejects_claims.shtml
Như vậy, lời Marx tuyên bố là sai lầm và khoác lác. Cộng sản là một bọn phản quốc, hại dân, chủ nghĩa Marx là một tôn giáo ngu muội và tàn ác cần phải trừ bỏ.
III. PHỤC VỤ ĐA SỐ?
Marx huênh hoang cho rằng đảng cộng sản phục vụ quyền lợi đa số còn tư sản phục vụ thiểu số. Trong Tuyên Ngôn cộng sản, Marx viết:
"Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước tới nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số. Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội".
Khi viết những hàng này, Marx đã mâu thuẫn với chính ông!
(1). Vào thời Marx, cách mạng kỹ nghệ mới khởi đầu. Cách mạng kỹ nghệ bắt đầu từ thế kỷ 18-19, và ảnh hưởng đầu tiên là ở Tây Âu và Bắc Mỹ.Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng như: Cách mạng Hà Lan (1566-1572), Cách mạng Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775-1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)..Các cuộc cách mạng này dẫn cách mạng khoa học kỹ thuật, rồi tiến đến cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp xảy ra đầu tiên tại Anh quốc.
Nước Anh đi đầu còn những nước như Nga, Pháp, Đức đều là những nước nông nghiệp, kỹ nghệ chưa phát triển, chưa có giai cấp tư bản cũng như giai cấp vô sản. Chính Marx cũng công nhận điều này khi ông viết trong Tuyên Ngôn Cộng sản "Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số".(TNCS III.B. Chủ Nghĩa Xã Hội Tiểu Tư sản)
Như vậy vô sản và đảng cộng sản còn là thiểu số không thể nói là phục vụ quyền lợi đa số.
(2). Đảng Cộng sản và giai cấp vô sản là thiểu số không phục vụ ai cả. Đảng Cộng sản coi toàn thể nhân dân là kẻ thù nên không thể phục vụ đa số.
Trong Tuyên ngôn cộng sản, Marx nói: "Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.
Như vậy là Marx chia xã hội thành ba giai cấp. Giai cấp tư sản và trung đẳng là phản động, là kẻ thù, một mình vô sản là theo cộng sản. Như vậy, cộng sản chỉ chiếm khoảng một phần ba nhân dân, tranh đấu cho thiểu số thì sao gọi là phục vụ đa số?
Ngày nay, rõ là cộng sản không phục vụ dân tộc, cũng không phục vụ giai cấp vô sản. Cộng sản ngày nay trở thành tư bản đỏ , chỉ nhằm phục vụ thiểu số giai cấp mới trong đảng mà thôi.. Theo DOANH NHÂN CAFELAND, Có tới 83 tỷ phú đôla xuất hiện trong 2 kỳ họp chính trị quan trọng của Trung Quốc trong năm nay. Quốc hội Trung Quốc có thể được xem là quốc hội “giàu” nhất trên thế giới hiện nay bởi mật độ cao của các tỷ phú.
http://doanhnhan.cafeland.vn/doanh-nhan/vi-sao-nhieu-ty-phu-trung-quoc-thich-tham-gia-chinh-truong-4488.html
Theo một báo cáo về quản lý hành chính và tình hình các công ty, gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sở hữu lượng tài sản có tổng giá trị vào khoảng 2,7 tỷ USD.
http://www.baomoi.com/He-lo-khoi-tai-san-khong-lo-cua-gia-dinh-Thu-tuong-Trung-Quoc-On-Gia-Bao/119/9624748.epi
Tờ báo Mỹ hôm thứ Sáu đưa tin rằng tài sản mà gia đình của ông Ôn Gia Bảo kiểm soát trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD. Trung Quốc đã lên án bài phóng sự như một hành động bôi nhọ và các trang mạng của tờ New York Times cùng các trang tham khảo khác được phóng sự điều tra này kết nối trên các blogs đã bị chặn ở Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121028_wenjiabao_rejects_claims.shtml
Như vậy, lời Marx tuyên bố là sai lầm và khoác lác. Cộng sản là một bọn phản quốc, hại dân, chủ nghĩa Marx là một tôn giáo ngu muội và tàn ác cần phải trừ bỏ.
Canada ngày 8 tháng 4-năm 2013.
Nguyễn Thiên Thụ
TRÚC GIANG MN* LẤY CHỒNG NGOẠI
Xuất Khẩu Cô Dâu – Trúc Giang MN
Có con chim đa đa nó đậu cành đa
Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa
Có con chim đa đa hót lời nỉ non
Sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son
Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa
Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa
Có con chim đa đa hót lời nỉ non
Sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son
Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa
Nhạc : Võ Đông Điền
Bài đọc suy gẫm: Xuất Khẩu Cô Dâu hay Cháu Ngoan Bác Hồ Thích Lấy Chồng Ngoại của tác gỉa Trúc Giang MN. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
1* Cháu ngoan bác Hồ thích lấy chồng ngoại
Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc: ..chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí
còn bị sờ mó như một món hàng. Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi,
tôi nhịn nhục để được thay đổi cuộc đời, nhiều người cứ tưởng rằng cơ
thể của tôi thuộc về sở hữu của dân tộc VN. Thế nên, họ đùng đùng nổi
giận khi cơ thể của tôi bị người khác dòm ngó, chọn lựa…chúng tôi được
sống trong một môi trường văn hoá-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng
không bao giờ thấy được”. (Trần Thị Nguyên)
Cháu ngoan bác Hồ thích lấy chồng ngoại.
Thật vậy, các cháu đã được giáo dục đào tạo dưới mái trường XHCN,
trên cơ sở “học tập, lao động, chiến đấu theo gương đạo đức của bác Hồ
vĩ đại”
Chính các cháu thuộc thế hệ “quàng khăn đỏ”, đạt danh hiệu “Cháu
Ngoan Bác Hồ”, đã từng sinh hoạt trong đội, đoàn để rèn luyện lý tưởng
Cộng sản.
Thế là cả một phong trào vùng lên làm cuộc” cách mạng đổi đời”. Cuộc
đổi đời lần thứ nhất đưa đến cảnh đồng bào cả nước ăn bo bo dài dài,
cuộc đổi đời lần nầy, với hàng trăm ngàn cháu ngoan của bác, đã nhận
chìm nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà Triệu,
xuống tận bùn đen dưới chân của những thằng bần cố nông Đài Loan, Đại
Hàn.
Đó là hình ảnh của từng đợt, hàng hàng lớp lớp, thiếu nữ VN, hàng
chục, hàng trăm người trần truồng như nhộng, xếp hàng phô trương thân
thể để cho mấy thằng mạt rệp Đài Loan, Đại Hàn sờ mó, ngắm nghía, móc
ngoặt để chọn vợ như người ta lựa mua món đồ chơi hay mua nô lệ của
những thế kỷ trước.
Văn hoá truyền thống ngàn năm của dân tộc là “nghèo cho sạch, rách
cho thơm” thế mà thời đại Hồ Chí Minh chả còn cái gì là sạch, là thơm
cả.
Cũng chả trách được ai, vì chính bác đã chà đạp nhân phẩm phụ nữ, xem
phụ nữ như một món đồ chơi để giải quyết sinh lý, chơi chán rồi chuyền
xuống cho đàn em hưởng xái nhì, trước khi đem thủ tiêu để chọn món đồ
chơi khác. Con rơi, con rớt cả đàn, thì còn trách được ai nữa?
2* Hôn nhân dị tính không có gì đáng trách cả
Hôn nhân phải được đặt trên cơ sở tình yêu, bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau và có mục đich chung là xây dựng hạnh phúc gia đình. Bất cứ người
Việt Nam nào, nam hay nữ, kết hôn với người khác chủng tộc như Đài Loan,
Đại Hàn, Trung Quốc, Mả Lai … nếu đặt trên cơ sở nầy, thì không có gì
đáng phiền trách cả.
Những người đàn ông Đài Loan, Đại Hàn đa số là nông dân, ít học, quá
lứa, nghèo rớt mồng tơi…không có khả năng cưới vợ bản xứ, cho nên đi tìm
đến thị trường rẻ tiền, ế hàng để làm vua, làm chúa, làm ông trời con,
đối với phụ nữ VN. Điều nầy, tự bản chất của nó, đã hạ danh dự và nhân
phẩm của phụ nữ VN, một thứ đồ chơi rẻ tiền. Thanh niên VN phải bưng
khai trầu rượu, cung kính dâng lên cha mẹ vợ để xin cưới con gái, trái
lại, mấy thằng nông dân Đài Loan, Hàn quốc chỉ tung ra vài ba triệu đồng
VN để mua vợ. Cha mẹ vợ và chàng rể chưa được gặp mặt nhau lần nào
trước khi đám cưới. Ngay cả vợ cũng chưa có đủ thời gian để nhớ rõ mặt
mũi chồng ra sao, trong đầu óc chỉ biết đến những con số về tiền bạc mà
thôi.
Cái nhục nhã nhất chưa từng có trong
lịch sử VN bốn ngàn năm, là việc các cô gái trần truồng đứng xếp hàng
với hy vọng được chấm, và được về làm dâu xứ người.
3* Những lý do đổ vở
Lý do thứ nhất là sự thất vọng.
Những đàn ông nước ngoài được các tổ chức và các ông mai bà mối giới thiệu hàng, nào là gái VN có thân hình đẹp, siêng năng, chịu khó, chiều chồng hết mực…Những thiếu nữ VN thì được cho biết là, chú rể là chủ nông trại, chủ đồn điền, các bà vợ chỉ ở nhà xem phim Hàn quốc, làm đẹp, mỗi tháng chồng cho 300 đô gởi về VN, tha hồ mà mua sắm quần áo hàng hiệu…
Thực tế thì trái lại, làm thất vọng cả hai bên. Giấc mơ đổi đời tiêu tan theo mây khói. Chàng rể thì nợ vay cưới vợ không trả nổi. Ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán khác nhau thì làm sao mà hiểu nhau để hợp nhau mà tạo dựng hạnh phúc gia đình.
Ở không được, về VN không được, cho nên bi kịch xảy ra.
Lý do thứ nhất là sự thất vọng.
Những đàn ông nước ngoài được các tổ chức và các ông mai bà mối giới thiệu hàng, nào là gái VN có thân hình đẹp, siêng năng, chịu khó, chiều chồng hết mực…Những thiếu nữ VN thì được cho biết là, chú rể là chủ nông trại, chủ đồn điền, các bà vợ chỉ ở nhà xem phim Hàn quốc, làm đẹp, mỗi tháng chồng cho 300 đô gởi về VN, tha hồ mà mua sắm quần áo hàng hiệu…
Thực tế thì trái lại, làm thất vọng cả hai bên. Giấc mơ đổi đời tiêu tan theo mây khói. Chàng rể thì nợ vay cưới vợ không trả nổi. Ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán khác nhau thì làm sao mà hiểu nhau để hợp nhau mà tạo dựng hạnh phúc gia đình.
Ở không được, về VN không được, cho nên bi kịch xảy ra.
4* Đài Loan khó, Hàn Quốc dễ
4.1. Đài Loan khó
Theo số liệu của Đài Loan, thì từ thập niên 1990 đã có 100,000 cô dâu VN. Đến năm 2004, chính phủ Đài Loan thắt chặt dịch vụ môi giới, sau những loạt các ông chồng đánh đập, tra tấn và cầm tù các người vợ VN. Quy chế mới bắt buộc những cặp Đài – Việt phải trình diện khi đăng ký kết hôn và phải trải qua các vòng kiểm tra về ngôn ngữ, hiểu biết văn hoá, hiểu biết nhau, về chênh lệch tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
4.2. Hàn quốc dễ hơn
Cùng lúc đó, chính sách hôn nhân của Hàn quốc đã mở ra nhiều cơ hội tìm vợ cho đàn ông nông thôn hoặc những người quá lứa, cao tuổi, mà không có khả năng cưới vợ người Hàn quốc. Nắm lấy cơ hội nầy, những tổ chức và cá nhân làm nghề môi giới VN đã chuyển sang thị trường Hàn quốc.
Từ năm 2004 đến 2006, số cặp hôn nhân của năm sau tăng gấp đôi năm trước. Cao điểm vào năm 2006, với 10,130 cặp Hàn-Việt kết hôn.
Các cô gái VN chỉ cần biết OK bằng cách gật đầu là xong ngay. Đương nhiên là phải có thông dịch viên để bàn các chi tiết của đám cưới, chủ yếu là về tiền bạc.
Trước kia, Đài Loan yêu cầu các cô gái phải còn trinh, nhưng đàn ông Đại Hàn thì không quan tâm nhiều đến cái ngàn vàng ấy.
Vì không chú trọng đến chữ trinh, cho nên nhiều người vợ trẻ VN đã bỏ chồng đi làm dâu xứ củ sâm.
Thường thì báo chí chỉ đăng những vụ bố ráp bắt những tổ chức môi giới bất hợp pháp và một vài trường hợp hy hữu về những thảm cảnh của cô dâu VN ở xứ người, vì thế làn sóng gái Việt mơ có chồng Đại Hàn vẫn tiếp tục gia tăng. Hàn quốc hiện có 137,000 cô dâu người nước ngoài.
Lớp học ngôn ngữ và nấu thức ăn của người Đại Hàn
5* Bi kịch ở Đài Loan
5.1. Vợ Việt bị hành hạ dã man
Xem mắt, sờ mó. kiểm tra hôm trước, đám cưới hôm sau. Cha mẹ vợ chưa một lần gặp mặt và biết tên chú rể. Thân gái 12 bến nước, toàn là bến dơ.
Theo bản tin của tờ báo Quả Táo, Đài Loan và tờ Newspaper (Singapore) thì ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẩn nộ, mà nạn nhân bị hành hạ, đoạ đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man của thời đại các bạo chúa ngày xưa.
Nạn nhân là một cô dâu VN tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.
Vào tháng 4 năm 2002, cô Linh theo chồng là Liu Cheng Chi (Lưu Chánh Kỳ) 39 tuổi, về Đài Loan với gương mặt tươi cười rạng rỡ vì gia đình được nở mặt nở mày với bà con, láng giềng. Chú rể không những có nhiều tiền mà còn bảnh trai nữa.
Cô không biết rằng chuyến đi định mệnh đó bắt đầu cho một cuộc sống tủi nhục và đau khổ của đời cô.
Thực tế thì, chồng của Nhật Linh vẫn còn sống chung với người vợ cũ tên là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như) 34 tuổi. Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như đã có một đứa con gái, nhưng vì Lệ Như không có thể sinh con được nữa, mà Chánh Kỳ thì muốn có đứa con trai để nối dõi tông đường, cặp vợ chồng nầy thực hiện một cuộc ly hôn giả, để Chánh Kỳ sang VN cưới vợ về, hy vọng sẽ có con trai và có người giúp việc không công. Hàng đêm, Lưu cùng 2 vợ ngủ chung một giường. Ban ngày, Nhật Linh phải làm việc như một Osin để phục vụ cho cả nhà. Đêm thì, Linh bị vợ chồng Lưu cưỡng bách chơi trò dâm loạn ba người trên cùng một giường.
5.1. Vợ Việt bị hành hạ dã man
Xem mắt, sờ mó. kiểm tra hôm trước, đám cưới hôm sau. Cha mẹ vợ chưa một lần gặp mặt và biết tên chú rể. Thân gái 12 bến nước, toàn là bến dơ.
Theo bản tin của tờ báo Quả Táo, Đài Loan và tờ Newspaper (Singapore) thì ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẩn nộ, mà nạn nhân bị hành hạ, đoạ đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man của thời đại các bạo chúa ngày xưa.
Nạn nhân là một cô dâu VN tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.
Vào tháng 4 năm 2002, cô Linh theo chồng là Liu Cheng Chi (Lưu Chánh Kỳ) 39 tuổi, về Đài Loan với gương mặt tươi cười rạng rỡ vì gia đình được nở mặt nở mày với bà con, láng giềng. Chú rể không những có nhiều tiền mà còn bảnh trai nữa.
Cô không biết rằng chuyến đi định mệnh đó bắt đầu cho một cuộc sống tủi nhục và đau khổ của đời cô.
Thực tế thì, chồng của Nhật Linh vẫn còn sống chung với người vợ cũ tên là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như) 34 tuổi. Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như đã có một đứa con gái, nhưng vì Lệ Như không có thể sinh con được nữa, mà Chánh Kỳ thì muốn có đứa con trai để nối dõi tông đường, cặp vợ chồng nầy thực hiện một cuộc ly hôn giả, để Chánh Kỳ sang VN cưới vợ về, hy vọng sẽ có con trai và có người giúp việc không công. Hàng đêm, Lưu cùng 2 vợ ngủ chung một giường. Ban ngày, Nhật Linh phải làm việc như một Osin để phục vụ cho cả nhà. Đêm thì, Linh bị vợ chồng Lưu cưỡng bách chơi trò dâm loạn ba người trên cùng một giường.
Ba tháng sau, vợ chồng Lưu bắt đầu hành hạ Nhật Linh bằng các cực hình.
Tất cả giấy tờ của Nhật Linh, từ hộ chiếu đến giấy cư trú bị Lưu cất giữ và cấm không cho liên lạc với bất cứ ai. Bị giam trong phòng, mỗi ngày một bữa ăn và một lần đi vệ sinh.
Vì ăn chơi trác táng, Lưu bị nhiễm trùng đường tiểu, hắn nghi ngờ Nhật Linh lây bịnh cho hắn, nên vợ chồng thẳng tay dùng các hình thức tra tấn dã man, cưỡng bức Nhật Linh phải ký giấy thú nhận đã từng làm gái mãi dâm, đã bị bịnh và đã truyền bịnh cho hắn.
Linh thường bị trói, bị lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, rồi nhúng những ngón tay rỉ máu vào nước muối. Hắn còn dùng gậy đánh đập dã man, dùng dao chém vào lưng, rạch thành những vết thương ngang dọc. Thậm chí, còn bắt cô nhắm mắt rồi lấy ná thun bắn vào mắt. Suốt 7 tháng liên tục bị hành hạ, từ một cô gái thanh xuân tràn đầy sức sống, cô gầy gộc chỉ còn da bọc xương, từ 48 kg còn 20 Kg.
Tháng 2 năm 2003, Nhật Linh không còn đi đứng nổi, trên người đầy vết thương rướm máu, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết, cả hai khiêng cô lên xe, chở đến một bãi vắng, thuộc khu nhà máy phát điện ở Đài Trung (Đài Loan) rồi vất cô xuống.
Sức tàn lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất hận dồn nén, cô lê lết đến một quán ăn gần đó để xin ăn. Cảnh sát được báo tin, đưa Linh vào bịnh viện cấp cứu. Sau một năm điều trị và chăm sóc đặc biệt, Nhật Linh đã bình phục. Nhật Linh thuật lại:
“Sau 7 ngày liên tục, em bị bỏ đói, đến 11 giờ trưa hôm đó, ông ta lấy kéo xởn tóc em, sau đó lôi em lên xe, chở đến một cánh đồng vắng, bỏ em xuống và đưa em một chai thuốc và nói “Uống để chết nhanh, không đau”, rồi hắn hái lá cây cho em ăn. Khoảng hai giờ sau, ông ta quay lại, thấy em nằm im, tưởng em đã chết. Ông ấy lấy lá cây xoá dấu bánh xe rồi bỏ đi.
Em lết đến một quán ăn gần đó, xin cơm của một người phụ nữ rửa chén. Bà ấy cho em một vắt mì, 2 trái quít một lon coca và một cái áo khoát vào người. Em ngồi ăn ngoài đường, khách qua lại tưởng là người ăn xin, họ cho em tất cả 50 đồng Đài Loan. Và em ngất xỉu. Khi tĩnh dậy thì mới biết đang ở bịnh viện. Trước cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ phủ nhận hoàn toàn những hành vi phạm tội, mà còn giả bịnh tâm thần để chạy tội. Công tố viện đã khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội “ngược đãi người khác như nô lệ” với bản án 7 năm tù.
Bà Võ Thị Nguyên, mẹ của Nhật Linh, đang sống ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng nói:”Tôi hối hận lắm. Con đang học lớp 9, bắt con nghỉ học để lấy chồng ngoại, tưởng vậy là thương con, nào ngờ, mẹ đã hại con. Ngày cưới, tôi thấy trong giấy, chú rể ghi tiền cưới là 10 triệu, nhưng trong phong bì chỉ còn có 4.4 triệu, trả tiền thuê xe, thì chỉ còn 4 triệu”. Rốt cuộc, cũng chỉ vì tiền.
5.2. Giết vợ Việt để lãnh tiền bảo hiểm
Ngày 27-5-2007, toà án Đài Loan đã kêu án tù chung thân Lý Thái An đã cấu kết với em trai là Lý Song Toàn, giết người vợ VN là Trần Thị Hồng Sâm để lấy tiền bảo hiểm nhân mạng.
Tóm tắt sự việc: Lý Thái An đã mua bảo hiểm nhân mạng cho vợ VN là Trần Thị Hồng Sâm với giá là
75 triệu tệ Đài Loan (Hơn 2 triệu đôla Mỹ). Thái An dàn cảnh đưa vợ đi bằng đường xe lửa và cho em trai là Lý Song Toàn phá hoại làm cho xe lửa bị trật đường rầy, gây ra tai nạn.
Hồng Sâm được đưa vào bịnh viện Fan Liao vì bị thương nhẹ. Tại bịnh viện, Lý Song Toàn đã bí mật chích một loại nọc rắn độc làm cho Hồng Sâm bị xuất huyết nội và tử vong.
Dựa vào lời khai của y tá, vào những báo cáo của 4 viện Đại học y khoa, của bác sĩ giảo nghiệm tử thi chuyên môn đã kết luận là Trần Thị Hồng Sâm chết vì chất độc chớ không phải do tai nạn gây ra.
Y tá khai rằng Lý Song Toàn cứ lãng vãng bên cạnh bà Hồng Sâm, mặc dù y tá đã yêu cầu anh ta đi ra ngoài. Một nhân chứng là Huang Fu Lai, khai rằng Lý Thái An đã sửa soạn âm mưu từ 6 tháng trước và đã rủ ông tham gia để chia tiền, nhưng ông từ chối.
Sau đó, Huang Fu Lai bị kết án 4 năm tù treo. Lý Song Toàn đã tự tử một nghày sau khi bị truy tố chủ mưu giết người. Người vợ đầu tiên của Lý Thái An cũng là cô dâu Việt Nam đã chết một cách mờ ám. Trần Thị Hồng Sâm là vợ thứ ba.
Ngày 27-5-2007, toà án Đài Loan đã kêu án tù chung thân Lý Thái An đã cấu kết với em trai là Lý Song Toàn, giết người vợ VN là Trần Thị Hồng Sâm để lấy tiền bảo hiểm nhân mạng.
Tóm tắt sự việc: Lý Thái An đã mua bảo hiểm nhân mạng cho vợ VN là Trần Thị Hồng Sâm với giá là
75 triệu tệ Đài Loan (Hơn 2 triệu đôla Mỹ). Thái An dàn cảnh đưa vợ đi bằng đường xe lửa và cho em trai là Lý Song Toàn phá hoại làm cho xe lửa bị trật đường rầy, gây ra tai nạn.
Hồng Sâm được đưa vào bịnh viện Fan Liao vì bị thương nhẹ. Tại bịnh viện, Lý Song Toàn đã bí mật chích một loại nọc rắn độc làm cho Hồng Sâm bị xuất huyết nội và tử vong.
Dựa vào lời khai của y tá, vào những báo cáo của 4 viện Đại học y khoa, của bác sĩ giảo nghiệm tử thi chuyên môn đã kết luận là Trần Thị Hồng Sâm chết vì chất độc chớ không phải do tai nạn gây ra.
Y tá khai rằng Lý Song Toàn cứ lãng vãng bên cạnh bà Hồng Sâm, mặc dù y tá đã yêu cầu anh ta đi ra ngoài. Một nhân chứng là Huang Fu Lai, khai rằng Lý Thái An đã sửa soạn âm mưu từ 6 tháng trước và đã rủ ông tham gia để chia tiền, nhưng ông từ chối.
Sau đó, Huang Fu Lai bị kết án 4 năm tù treo. Lý Song Toàn đã tự tử một nghày sau khi bị truy tố chủ mưu giết người. Người vợ đầu tiên của Lý Thái An cũng là cô dâu Việt Nam đã chết một cách mờ ám. Trần Thị Hồng Sâm là vợ thứ ba.
5.3. Bị điên vì lấy chồng Đài Loan
Bẳng đi 2 năm không liện lạc, ngày nọ, gia đình chồng dẫn cô dâu về VN trả lại cho nhà gái. Từ một cô gái xinh đẹp, Hà biến thành một người xấu xí, già nua, không nói với ai một lời, cô co rúm vào một góc phòng nét sợ hải hiện trên nét mặt.
Ở làng quê, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, Hà được xem là cô gái may mắn hơn những cô khác, là Hà được có tấm chồng ở Đài Bắc, thương vợ hết mực, có cơ nghiệp ổn định.
Hà được đưa vào bịnh viện tâm thần Cần Thơ. Ở bịnh viện nầy, có không ít những cô dâu có chồng ngoại cũng bị tâm thần như Hà. Trong đó, có cô dâu tên Màu.
Bẳng đi 2 năm không liện lạc, ngày nọ, gia đình chồng dẫn cô dâu về VN trả lại cho nhà gái. Từ một cô gái xinh đẹp, Hà biến thành một người xấu xí, già nua, không nói với ai một lời, cô co rúm vào một góc phòng nét sợ hải hiện trên nét mặt.
Ở làng quê, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, Hà được xem là cô gái may mắn hơn những cô khác, là Hà được có tấm chồng ở Đài Bắc, thương vợ hết mực, có cơ nghiệp ổn định.
Hà được đưa vào bịnh viện tâm thần Cần Thơ. Ở bịnh viện nầy, có không ít những cô dâu có chồng ngoại cũng bị tâm thần như Hà. Trong đó, có cô dâu tên Màu.
Bà mẹ Màu còn nhớ rõ, sau một đám cưới tập thể được tổ chức gấp rút ở Sài Gòn, người môi giới đưa cho bà 1 triệu đồng là tiền của gia đình chú rể, sau khi trừ đi các chi phí. 21 ngày sau, bà nhận được điện thoại bảo lên sân bay Tân Sơn Nhất đón con. Lúc tĩnh táo, Màu còn nhớ, chồng lớn hơn cô 20 tuổi, làm nghề gì không biết mà ra đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà.
Màu ở chung với mẹ chồng và người anh chồng làm nghề ăn xin, mình đầy ghẻ lở. Mỗi bữa ăn, mẹ chồng buộc cô phải uống một thứ thuốc gì màu đen, mùi hăng hắc. Cô không uống thì bị một trận đòn chí tử.
Người vợ cũng không thấy rõ mặt chồng mình. Cô bị nhốt suốt ngày trong phòng. Màu sống 21 ngày như thế và đâm ra hoảng loạn, phát điên.
Gia đình trở nên nghèo túng hơn kể từ khi Màu trở về. Mỗi tháng phải mua 300,000 tiền thuốc cho Màu.
Năm 2003, tưởng rằng con gái hết bịnh, gia đình tháo dây xích buộc chân cô. Một đêm, cô bỏ đi, bảo là lên Cần Thơ làm ăn. Sau đó, người nhà tìm thấy Màu đi lạc ở Đồng Tháp. 8 tháng sau, Màu sanh ra một đứa con không cha. Gia đình đã nghèo mà còn bị rách nát hơn. Đó là hậu quả của một cuộc đổi đời. Biết trách ai đây?
Một ông Đài Loan cưới 2 vợ VN trong 4 ngày.
Hồi tháng tư năm 2004, một người Đài Loan tên Lin Ming Wei nhập cảnh VN với lý do du lịch. Nhưng sau đó, ông nhờ người mai mối tên Huỳnh Thị Nga, trong vòng 4 ngày đã nhanh chóng làm lễ cưới không hôn thú với 2 cô gái VN, cả hai đều 21 tuổi ở huyện Phong Điền, Cần Thơ.
Bị phát hiện, ông Lin Ming Wei bị phạt 10 triệu đồng vì lý do có hành động không đúng với mục đich nhập cảnh.
Câu chuyện gái Việt lấy chồng ngoại kể hoài không hết được. Không hiểu phụ nữ VN ở thế hệ nầy nghĩ gì về hôn nhân? Không hiểu các bậc cha mẹ ở thời đại nầy nghĩ sao về hạnh phúc của con gái?
Đạo đức VN đã đến thời kỳ thật sự bị phá sản!
6* Bi kịch ở Hàn Quốc
6.1. Cái chết của Thạch Thị Hoàng Ngọc
6.1. Cái chết của Thạch Thị Hoàng Ngọc
Cô dâu Việt Nam Thạch Thị Hoàng Ngọc (xấu số) và chồng người Đại Hàn Yang Du Hyo.
Chuyện cô gái Việt lấy chồng ngoại không có gì lạ. Chuyện cô dâu Việt
bị hành hạ cũng không có gì lạ vì nó xảy ra hà rầm như cơm bữa.
Chuyện lạ ở đây là câu chuyện thương tâm của một cô gái Việt mới 20 tuổi.
Cuộc mặc cả xảy ra trong 30 phút và sau đó là cuộc hôn nhân vội vã mà hai bên chưa kịp nhớ rõ mặt nhau, bất chấp quá khứ và hiện tại, cho dù người chồng bị khuyết tật hay bịnh tâm thần cũng mặc.
Ngày 9-7-2010, cô dâu VN tên Thạch Thị Hoàng Ngọc, chỉ sau một tuần đặt chân trên đất nhà chồng ở xứ Củ Sâm, thì một tin buồn bay đến tận vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, tin buồn làm cho gia đình và chòm xóm đều bàng hoàng không ít. Dân chúng huyện Cờ Đỏ xôn xao trước cái chết của người con gái trẻ và ngoan hiền.
Ông Thạch Sang cho biết, Ngọc là đứa con hiếu thảo, vì gia đình quá nghèo nên phải bấm bụng cho con đi, mong cho con được hạnh phúc.
Chị của Ngọc thì lấy chồng Đài Loan, em út thì đang làm thủ tục dể đi lấy chồng Đài.
Trước khi cưới, chú rể có đưa 3.8 triệu, nhưng trừ các chi phí chỉ còn 1.8 triệu. Và sau đó, chú rể Jang Du Hyo có đưa thêm 500 đô la Mỹ.
Tờ Korea Times đưa tin là sở cảnh sát cho biết một phụ nữ VN được tìm thấy đã chết trong nhà chồng vào ngày 8-7-2010.
Cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đến Đại Hàn vào ngày 1-7-2010, không biết tiếng Hàn, cũng không biết ông chồng có tiền sử bịnh tâm thần. 5 ngày trước khi đi VN để đón cô dâu, thì Jang đã phải vào bịnh viện. 5 năm trước, Jang đã tấn công cha mẹ mình. Jang đã vào bịnh viện 57 lần để điều trị bịnh tâm thần phân liệt của mình.
Cái chết của cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đã dấy lên nhiều nguồn dư luận khác nhau ở Hàn Quốc.
Khi ông bà Thạch Sang đến Hàn Quốc, thì một nghị sĩ là ông Han Sun Kyo đã cùng ông bà đưa xác cô Hoàng Ngọc về quê an táng.
Hội những người Hàn ở Sài Gòn quyên góp được số tiền 20,000 đô la để giúp đở gia đình nạn nhân.
Tờ Chosun Ilbo cho biết là gia đình cô Hoàng Ngọc được bồi thường 25,000 đô la.
Tổng thống Lee Myung-bak đã đích thân xin lỗi gia đình nạn nhân trong bài phát biểu trên đài phát thanh quốc gia.
Toà án Busan đã kết án 12 năm tù cho chú rể Jang Du Hyo. 3 người môi giới bị phạt một năm tù giam.
Sau đó, Đại Hàn đã ban hành những luật lệ mới về việc hôn nhân với người ngoại quốc.
6.2. Cái chết của cô dâu Kim Đồng
Ông Phạm Hữu Chí, tham tán ngoại giao ở Hàn quốc cho biết, thi thể của cô Lê Thị Kim Đồng đã được hoả táng. Không có bằng chứng pháp lý để truy cứu hình sự. Và toà Đại sứ VN ở Hàn Quốc yêu cầu cảnh sát mở cuộc điều tra. Ngày giờ đưa tro cốt về VN chưa được xác định. Hội Hàn Kiều cũng đã chuyển số tiền 88 triệu đồng VN quyên góp cho gia đình cô Kim Đồng ở Cần Thơ. Cô Kim Đồng thiệt mạng sau một cuộc tẩu thoát ra khỏi nhà chồng không thành.
Chuyện lạ ở đây là câu chuyện thương tâm của một cô gái Việt mới 20 tuổi.
Cuộc mặc cả xảy ra trong 30 phút và sau đó là cuộc hôn nhân vội vã mà hai bên chưa kịp nhớ rõ mặt nhau, bất chấp quá khứ và hiện tại, cho dù người chồng bị khuyết tật hay bịnh tâm thần cũng mặc.
Ngày 9-7-2010, cô dâu VN tên Thạch Thị Hoàng Ngọc, chỉ sau một tuần đặt chân trên đất nhà chồng ở xứ Củ Sâm, thì một tin buồn bay đến tận vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, tin buồn làm cho gia đình và chòm xóm đều bàng hoàng không ít. Dân chúng huyện Cờ Đỏ xôn xao trước cái chết của người con gái trẻ và ngoan hiền.
Ông Thạch Sang cho biết, Ngọc là đứa con hiếu thảo, vì gia đình quá nghèo nên phải bấm bụng cho con đi, mong cho con được hạnh phúc.
Chị của Ngọc thì lấy chồng Đài Loan, em út thì đang làm thủ tục dể đi lấy chồng Đài.
Trước khi cưới, chú rể có đưa 3.8 triệu, nhưng trừ các chi phí chỉ còn 1.8 triệu. Và sau đó, chú rể Jang Du Hyo có đưa thêm 500 đô la Mỹ.
Tờ Korea Times đưa tin là sở cảnh sát cho biết một phụ nữ VN được tìm thấy đã chết trong nhà chồng vào ngày 8-7-2010.
Cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đến Đại Hàn vào ngày 1-7-2010, không biết tiếng Hàn, cũng không biết ông chồng có tiền sử bịnh tâm thần. 5 ngày trước khi đi VN để đón cô dâu, thì Jang đã phải vào bịnh viện. 5 năm trước, Jang đã tấn công cha mẹ mình. Jang đã vào bịnh viện 57 lần để điều trị bịnh tâm thần phân liệt của mình.
Cái chết của cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đã dấy lên nhiều nguồn dư luận khác nhau ở Hàn Quốc.
Khi ông bà Thạch Sang đến Hàn Quốc, thì một nghị sĩ là ông Han Sun Kyo đã cùng ông bà đưa xác cô Hoàng Ngọc về quê an táng.
Hội những người Hàn ở Sài Gòn quyên góp được số tiền 20,000 đô la để giúp đở gia đình nạn nhân.
Tờ Chosun Ilbo cho biết là gia đình cô Hoàng Ngọc được bồi thường 25,000 đô la.
Tổng thống Lee Myung-bak đã đích thân xin lỗi gia đình nạn nhân trong bài phát biểu trên đài phát thanh quốc gia.
Toà án Busan đã kết án 12 năm tù cho chú rể Jang Du Hyo. 3 người môi giới bị phạt một năm tù giam.
Sau đó, Đại Hàn đã ban hành những luật lệ mới về việc hôn nhân với người ngoại quốc.
6.2. Cái chết của cô dâu Kim Đồng
Ông Phạm Hữu Chí, tham tán ngoại giao ở Hàn quốc cho biết, thi thể của cô Lê Thị Kim Đồng đã được hoả táng. Không có bằng chứng pháp lý để truy cứu hình sự. Và toà Đại sứ VN ở Hàn Quốc yêu cầu cảnh sát mở cuộc điều tra. Ngày giờ đưa tro cốt về VN chưa được xác định. Hội Hàn Kiều cũng đã chuyển số tiền 88 triệu đồng VN quyên góp cho gia đình cô Kim Đồng ở Cần Thơ. Cô Kim Đồng thiệt mạng sau một cuộc tẩu thoát ra khỏi nhà chồng không thành.
Người dân giơ các tấm biển lên án vụ cô dâu Việt bị chồng Hàn tâm thần sát hại, trước cửa Ủy ban Nhân quyền quốc gia ở Seoul, hôm 20/7. Ảnh: Yonhap.
6.3. Cái chết của cô dâu Huỳnh Mai.
Ngày 15-8-2007, cô Huỳnh Mai, 20 tuổi, đã bị chồng Đại Hàn đánh gảy 18 cái xương sườn, bỏ chết dưới hầm nhà chồng, đã làn chấn động dư luận ở Hàn quốc và cả thế giới nữa.
Lễ trao hài cốt diễn ra tại Sài Gòn. Số tiền quyên góp ủng hộ gia đình Huỳnh Mai gồm 5,000 đô la của tổ chức Thiện Nguyện Nam Hàn, 500 đôla của các cô dâu Việt thương cảm người bạn xấu số. Hội Hàn Kiều ủng hộ 77 triệu đồng VN
Đại diện hội Hàn Kiều cho biết, một dự án xây Nhà Văn Hoá Đại Hàn để phục vụ các cô dâu lấy chồng Hàn, sẽ tập trung một tháng để đào tạo kiến thức về văn hoá xã hội, phong tục tập quán Hàn quốc trước khi về nhà chồng.
Cũng được biết là người chồng của Hỳnh Mai đã bị bắt và sẽ đưa ra toà, mà mức án giết người cao nhất là tù chung thân.
6.4. Cô dâu nhảy lầu tự tử
Trần Thị Lan, 22 tuổi, quê ở quận Cái Răng, Cần Thơ. Làm đám cưới với Ha Jang Su, 36 tuổi. Lên máy bay về nhà chồng ngày 11-2-2008.
Lan ở nhà chồng chưa đầy một tháng. Cô đã nhảy từ từng lầu thứ 14 tự tử, đúng vào buổi chiều 30 Tết. Nhà gái có nhận 2 triệu trong ngày cưới.
7* Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc
Ngày 8-12-2010
“Tôi là một trong 40,000 cô dâu Việt trên xứ Hàn.
Dù trong hay ngoài nước, chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án “Ô nhục”, “Món hàng mất giá” khinh rẻ, là những từ ngữ thuờng dùng để nói về chúng tôi.
Tôi và nhiều cô dâu khác, không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng chúng tôi cũng còn khá hơn những chàng trai trong làng. Tôi rất sợ hãi khi nghĩ đến mình sẽ về sống chung với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc, thô lỗ người VN…Tôi cũng không muốn gia đình tôi, với thanh niên trong làng, mãi mãi là một túp lều mà cả đời lao động cũng không có thể làm cho nó khang trang hơn được. Ai sẽ cứu vớt chúng tôi? Lấy chồng Hàn quốc, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt, nhưng trong thâm tâm của người chồng, người vợ đều mong muốn được yêu thương.
Trước khi được chấm, chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí còn bị sờ mó như một món hàng.
Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi, tôi nhịn nhục để được thay đổi cuộc đời. Nhưng trái lại, nhiều người cứ tưởng rằng cơ thể của tôi thuộc về sở hữu của toàn thể dân tộc VN vậy. Thế nên, họ đùng đùng nổi giận khi cơ thể của tôi bị người khác dòm ngó, chọn lựa.
Thế nhưng, nếu như khi cuộc đời của tôi bị vùi dập bởi thanh niên đồng hương (rượu chè, cờ bạc, thô lỗ) thì mọi người xem đó là chuyện bình thường.
Tôi nghĩ rằng chỉ có 10% cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp nguy hiểm trong tổng số 150,000 lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan.
Người Hàn quốc hay Đài Loan không kỳ thị chúng tôi, con cái được no ấm, học hành và có tương lai tươi sáng. Đặc biệt là chúng tôi được sống trong một môi trường văn hoá-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được”. (Trần Thị Nguyên)
8* Những vụ tìm chồng vẫn tiếp diễn
Trong năm 2009, đã có 7,249 đám cưới Hàn-Việt xảy ra tại VN. Các cô gái vẫn chưa từ bỏ cái mộng làm dâu xứ Kim chi.
Ngày 19-7-2008
Tại khách sạn Diệu Quyên, Phường 9 quận Gò Vấp, 120 cô gái VN xếp hàng cho 7 hoàng tử Đại Hàn chọn vợ.
Ngày 8-12-2008
Ở Quận 8 Sàigòn, 161 thiếu nữ và 7 đàn ông Đại Hàn bị cảnh sát ập vào bắt tại trận khi các cô đang mặc thời trang của bà Evà.
Ngày 12-2-2009
Tại một ngôi nhà ở quận Bình Chánh, 35 cô gái đang chào hàng cho một ông khách Nam Hàn tên Lee Won Ju, 38 tuổi chọn vợ.
Ngày 7-7-2009
51 cô gái Việt đang được ông tơ bà nguyệt xe duyên cho các hoàng tử Nam Hàn, tại căn nhà số 479/21/11 Hương Lộ 2 Phường Bình Trị Đông, quận Tân Bình thì bị bắt. Những cô gái được tái giáo dục rồi trả về địa phương.
Ngày 26-8-2010
Tại khách sạn Tân Bình, 17 cô gái từ 18 đến 30 đang trình diễn cho các chú Củ Sâm chọn vợ.
9* Thị trường Serbia
Ngày 8-9-2008, ông Zeljko Vasiljevic, bộ trưởng Xã Hội Serbia thông báo là hiện nay đang có 250,000 thanh niên độc thân tại các ngôi làng vùng quê xa xôi hẻo lánh, họ là những nông dân nghèo, ít học, đang có nhu cầu cưới vợ. Chính phủ đang tìm sức sống cho những vùng quê xa xôi nầy. Ông muốn tìm vợ cho họ ở Cam Bốt và VN, bởi vì phụ nữ ở 2 nước nầy biết làm ruộng.
Các ông tơ bà nguyệt VN đang ngắm nghía thị trường nầy.
Trong năm 2009, đã có 7,249 đám cưới Hàn-Việt xảy ra tại VN. Các cô gái vẫn chưa từ bỏ cái mộng làm dâu xứ Kim chi.
Ngày 19-7-2008
Tại khách sạn Diệu Quyên, Phường 9 quận Gò Vấp, 120 cô gái VN xếp hàng cho 7 hoàng tử Đại Hàn chọn vợ.
Ngày 8-12-2008
Ở Quận 8 Sàigòn, 161 thiếu nữ và 7 đàn ông Đại Hàn bị cảnh sát ập vào bắt tại trận khi các cô đang mặc thời trang của bà Evà.
Ngày 12-2-2009
Tại một ngôi nhà ở quận Bình Chánh, 35 cô gái đang chào hàng cho một ông khách Nam Hàn tên Lee Won Ju, 38 tuổi chọn vợ.
Ngày 7-7-2009
51 cô gái Việt đang được ông tơ bà nguyệt xe duyên cho các hoàng tử Nam Hàn, tại căn nhà số 479/21/11 Hương Lộ 2 Phường Bình Trị Đông, quận Tân Bình thì bị bắt. Những cô gái được tái giáo dục rồi trả về địa phương.
Ngày 26-8-2010
Tại khách sạn Tân Bình, 17 cô gái từ 18 đến 30 đang trình diễn cho các chú Củ Sâm chọn vợ.
9* Thị trường Serbia
Ngày 8-9-2008, ông Zeljko Vasiljevic, bộ trưởng Xã Hội Serbia thông báo là hiện nay đang có 250,000 thanh niên độc thân tại các ngôi làng vùng quê xa xôi hẻo lánh, họ là những nông dân nghèo, ít học, đang có nhu cầu cưới vợ. Chính phủ đang tìm sức sống cho những vùng quê xa xôi nầy. Ông muốn tìm vợ cho họ ở Cam Bốt và VN, bởi vì phụ nữ ở 2 nước nầy biết làm ruộng.
Các ông tơ bà nguyệt VN đang ngắm nghía thị trường nầy.
10* Kết luận
Ai đã gây ra những thảm cảnh thương đau nầy cho những cô gái trẻ Việt Nam?
Chính là Việt Cộng!.
Trước hết, chương trình xuất khẩu cô dâu nầy do đảng và nhà nước CSVN thực hiện để giải quyết nạn thất nghiệp, để xoá đói giảm nghèo.
Kế đến là nhà nước đã tạo ra cái hố khoảng cách giàu nghèo quá to lớn, đưa nông dân đến tình trạng te tua rách nát, nghèo đói. Bần cùng sanh đạo tặc.
Sau cùng là chế độ nầy đã làm cho đạo đức dân tộc bị suy đồi đến cùng cực, băng hoại và phá sản.
Đó là sự thất bại của chế độ giáo dục, nói rộng ra là thất bại của “sự nghiệp xây dựng CNXH”. Bởi vì, muốn có CNXH, thì phải có con người XHCN. Đó là những người làm chủ tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Khắc phục khó khăn, phát huy sang kiến, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, nhưng ngoài Trung Cộng ra.
Các cháu bác Hồ phải học tập, lao đông, chiến đấu, noi theo gương đạo đức của bác.
Chiến đấu của các cháu ngoan luôn luôn ở vị thế bại trận, là bao giờ cũng nằm dưới mấy thằng bần cố nông ngoại bang. Hơn nữa, theo gương đạo đức của bác thì tiêu tùng, cháy túi.
Lời tâm sự của một cô dâu ngoại “Chúng tôi đang sống trong một môi trường văn hoá-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được” (Trần Thị Nguyên)
Một chứng minh cụ thể là các Cháu Ngoan bác Hồ đã được giáo dục, tào tạo dưới mái trường XHCN, trau dồi lý tưởng Cộng sản, thế mà còn phô trương thân thể để chạy thoát ra khỏi chế độ, dù phải chịu nhục nhã, một liều, ba bảy cũng liều, thân gái 12 bến nước toàn là bến dơ.
Trúc Giang
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links:
Monday, April 8, 2013
CHARLIE NGUYỄN * CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
Sự thật về chuyên chính vô sản
Nhà nước CSVN đặt nền tảng tư tưởng trên chủ thuyết CS mà cốt lỏi cơ
cấu tổ chức chính trị và xã hội là chuyên chính vô sản, “Chuyên chính
vô sản có nhiều hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch
sử cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô
sản, của nhân dân lao động.” Giai cấp lãnh đạo là giai cấp vô sản, và vô sản là “người lao động không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê”.
Do đó, theo hệ thống XHCH thì không ai kể cả tầng lớp lãnh đạo làm chủ
tài sản cả. Tài sản là của chung - nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý.
Mọi người đều được hưởng quyền lợi bình đẳng như nhau. Nghe cứ như là
ta đang sống trên Thiên đàng (Utopia) vậy!
Bài viết này không có mục đích phân tích lý thuyết chuyên chính vô sản,
nhưng nhìn thẳng vào thực tế xã hội VN, sau nhiều thập niên dưới thể chế
CS để tìm ra sự thực cội rễ của chuyên chính vô sản có thực sự như nhà
nước quảng bá không. Có hai câu hỏi được đặt ra: 1) Bộ phận chủ chốt
duy nhất nắm quyền lực ở VN nhiều thập niên qua là đảng CS, đây là sự
thật không ai phủ nhận. Vấn đề là đảng có thực sự là giai cấp vô sản
theo giải thích về chuyên chính vô sản không? 2) XHCN có thực sự là một
xã hội hoàn toàn bình đẳng, không giai cấp?
Như đã được trình bầy qua bài viết “Dân với đảng – ai phản động”
tham nhũng ở VN trong nhiều năm qua gia tăng và tinh tế quy mô hơn
trước rất nhiều, đến độ đảng phải đặt ra Ban Nội chính để trụ trì việc
chống tham nhũng. Điều đó cho chúng ta thấy tham nhũng lan tràn trên
khắp các miền đất nước, từ tỉnh thành đến những nơi đèo heo hút gió.
Đảng chống tham nhũng vì có tham nhũng. Làm sao đảng biết có tham nhũng
trong nội bộ đảng? Câu hỏi hơi ngớ ngẩn vì câu trả lời rõ như ban
ngày, đứa trẻ lên ba cũng biết – mọi thành viên của đảng đều có tài sản.
Không chỉ tài sản nho nhỏ nhưng là những tài sản kếch xù, nhiều cán bộ
chắc có cả trăm triệu dollars gởi các nhà bank Thụy Sĩ. Nhân dân không
lạ gì những câu chuyện Việt kiều kể “họ mua nhà cả vài triệu đô, trả tiền mặt cái cụp”.
Thế thì vô sản ở đâu? Vô sản kiểu này chắc toàn dân nên vào đảng sớm
cho đỡ cực tấm thân lam lũ? Không, chúng ta còn lương tri.
Nếu mục đích của chuyên chính vô sản là chống lại mọi thế lực thù địch
để tạo nên một xã hội không còn giai cấp, tất cả đều bình đẳng như nhau
thì tại sao lại có chuyện xin-cho. Xin-cho tự nó đã khẳng định giai cấp
rồi – nhân dân là tầng lớp ăn ‘xin’; đảng là giai cấp ban ‘cho’. Các
Tôn giáo xin mở trường học, bệnh viện, cơ sở xã hội để góp phần xây dựng
đất nước, lo cho dân – xin 40 năm rồi vẫn chưa được gì trong khi giáo
dục y tế ngày càng xuống cấp. Xin làm việc thiện để lo cho dân mà còn
không được thì quả thực đảng quá lo sợ ảnh hưởng của Tôn giáo lấn át vai
trò lãnh đạo độc đảng của mình, đảng lộ nguyên hình là một giai cấp
thống trị còn hơn là cường hào thời xưa.
Các lãnh tụ của đảng ở những ngôi biệt thự đồ sộ, điển hình là TT Nguyễn
Tấn Dũng. Biệt thự của ngài TT lớn hơn mấy trăm lần các đình làng.
Cũng chính TT khoe trên TV trong cuộc phỏng vấn “con tôi đều tốt nghiệp ở Ngoại quốc”. Không
chỉ con TT, hầu hết con cháu cán bộ đều du học Ngoại quốc. Đã là vô
sản thì tiền đâu ra cho con đi du học?
Ngay cả dân Mỹ nhiều gia đình phải vất vả lắm mới lo được số tiền học, tiền ăn ở cả năm sáu chục ngàn đô một năm. Tại sao con cái của chúng ta, chắc chắn giỏi hơn con của các cán bộ lại không được đi du học? Tại sao có công với cách mạnh thì thi đâu đậu đó, ra trường thì có việc làm của nhà nước? Tại sao cứ phải là đảng viên thì mới được đề bạt lên vị trí lãnh đạo ở các cơ sở và công ty nhà nước? Rõ ràng là có giai cấp rất hẳn hòi - giầu và nghèo; trị và bị trị. Chắc là người sáng lập ra chủ thuyết CS, Karl Marx phải đau lòng lắm? Cả đời đấu tranh, Marx phải sống trong bần cùng đói khổ - con mang bệnh mà không có tiền mua thuốc, nhiều bữa cơm chỉ được vài củ khoai tây chấm muối ...
Những tranh đấu của ông cho giai cấp công nhân thợ thuyền nghèo khổ không ngờ lại phản tác dụng thế này; người nghèo không hết nghèo nhưng lại đẻ ra cái thứ giai cấp quái gở ma mãnh hơn cả tầng lớp tư sản mà ông ra sức đả phá.
Ngay cả dân Mỹ nhiều gia đình phải vất vả lắm mới lo được số tiền học, tiền ăn ở cả năm sáu chục ngàn đô một năm. Tại sao con cái của chúng ta, chắc chắn giỏi hơn con của các cán bộ lại không được đi du học? Tại sao có công với cách mạnh thì thi đâu đậu đó, ra trường thì có việc làm của nhà nước? Tại sao cứ phải là đảng viên thì mới được đề bạt lên vị trí lãnh đạo ở các cơ sở và công ty nhà nước? Rõ ràng là có giai cấp rất hẳn hòi - giầu và nghèo; trị và bị trị. Chắc là người sáng lập ra chủ thuyết CS, Karl Marx phải đau lòng lắm? Cả đời đấu tranh, Marx phải sống trong bần cùng đói khổ - con mang bệnh mà không có tiền mua thuốc, nhiều bữa cơm chỉ được vài củ khoai tây chấm muối ...
Những tranh đấu của ông cho giai cấp công nhân thợ thuyền nghèo khổ không ngờ lại phản tác dụng thế này; người nghèo không hết nghèo nhưng lại đẻ ra cái thứ giai cấp quái gở ma mãnh hơn cả tầng lớp tư sản mà ông ra sức đả phá.
Dẫn chứng trên là “nói có sách mách có chứng,” đảng CSVN không
còn là vô sản nữa nhưng đã biến dạng thành tư sản đỏ, có lẽ cần phải gọi
là chuyên chính tư sản – một giai cấp dùng bạo lực để ăn cướp tài
nguyên của đất nước và tước đoạt tài sản của nhân dân.
Lenin nói: “Chuyên chính vô sản là nhà nước vô sản, một bộ máy để
giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết,
vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị
tước đoạt”. Rất rõ ràng, hiện giờ nhân dân VN là giai cấp vô sản,
và đảng CSVN là giai cấp tư sản. Thế thì theo Lenin nhân dân phải diệt
trừ ngay cái đảng CSVN ma mảnh này.
Những người còn tin vào chủ thuyết CS, và cái gọi là chuyên chính vô sản
là những người ngoan cố, hoặc họ không đủ can đảm để nhìn nhận sự thật
phá sản của chủ thuyết CS; hoặc họ là những người chỉ muốn lợi dụng vào
chủ thuyết đó để duy trì quyền lợi đảng trị.
Chủ thuyết CS là một vấn nạn rất lớn, nó đã đẻ ra biết bao đau thương
cho nhân loại đến độ Leon Trotsky, người CS số hai chỉ sau Lenin trong
cuộc cách mạng Nga, sau khi hồi tâm trở về với lề dân, đã đau khổ thú
nhận: “Trong một quốc gia mà chính quyền là đảng trị, thì đối kháng
là bản án chết dần chết mòn vì đói. Cái nguyên lý cổ xưa: ai không làm
thì đừng ăn, đã bị thay đổi bằng nguyên lý mới: ai không nghe lời đảng
sẽ không được ăn”. Lời nói của con người CS đã hối lỗi này cho
chúng ta thấy sự man rợ của CS đội lốt sau các lá bài đạo đức cách mạng.
Đảng coi giá trị nhân phẩm là miếng ăn.
Con người không phải là cỗ máy kinh tế như Marx nhận định; con người có
khối óc để suy tư, con tim biết rung cảm; con người còn có chiều kích
tâm linh vì “mỗi con người mang hình hài của Đấng Tạo Hóa, và mỗi con người là một phần tử của Tạo Hoá. (Ralph Waldo Emerson)”.
Khi một xã hội mà trong đó giai cấp lãnh đạo tìm đủ mọi cách để loại
trừ Tôn giáo - chiều kích tâm linh của con người, xã hội đấy đã tự nó
đánh mất chính căn tính của nó – nó không còn là một xã hội của con
người nữa. Đấy là vấn nạn lớn nhất mà chủ nghĩa CS đã đem đến cho nhân
loại.
Chia sẻ bài viết:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
PHÂT GIÁO - BIỂN ĐÔNG
Wednesday, April 10, 2013
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẦT
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc
Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
BÁO CÁO BÁO CHÍ LÀM
TẠI PARIS NGÀY 9.4.2013
Trả lời chung về việc phát hành bộ “Phật Quang Đại Từ Điển” của Hòa thượng
Thích Quảng Độ
Thọat đầu khi công bố, chúng tôi thông báo cho quý vị đặt mua trước rằng Từ Điển sẽ in xong vào cuối tháng 12.2012. Tuy nhiên đến hạn, nhà in cho chúng tôi biết vì một số trục trặc kỹ thuật nên sách chỉ in xong vào dịp Tết Quý Tỵ 2013. Chúng tôi liền ra Thông cáo báo chí ngày 17.1.2013 cáo lỗi việc phát hành chậm trễ.
Thế nhưng sau Tết, nhà in mới gửi cho chúng tôi một bộ vừa in xong, qua đó nhà in đã in nhầm màu bìa. Theo bản vẽ (maquette) gửi nhà in là màu nâu sậm, nhưng họ lại in ra màu đen ! Chúng tôi không chấp nhận. Nên họ phải đồng ý in lại mẫu bìa.
Đầu tháng 4.2013 này nhà in gửi đến chúng tôi một bộ mới in lại. Lần này hoàn hảo như những chi chúng tôi giao kèo từ phần ruột đến bìa. Bản in đẹp như chúng tôi ấn định. Hiện nay sách đang được chuyên chở đến Nhà Xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.
Mẫu hộp bìa chứa 6 tập bộ Phật Quang Đại Từ Điển
Bộ 6 tập Phật Quang Đại Từ Điển vừa ấn hành xong
Vậy khi nhận được sách, chúng tôi sẽ chuyển ngay đến quý Bạn đọc đặt tiền mua trước. Xin quý Bạn đọc lượng tình tha thứ và thông cảm cho sự chậm trễ bất ngờ này khiến chúng tôi vô cùng áy náy.
Đa tạ lượng từ tâm của quý Bạn đọc.
Kính cáo.
Nhà xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
Xin mời Quý Bạn đọc chưa biết tin về bộ Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa thượng Thích Quảng Độ đọc bản giới thiệu sau đây và trông mong được Bạn đọc chiếu cố đặt mua :
Sách Mới ! phát hành vào tháng 5.2013
PHẬT
QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN,
bản dịch Việt văn của Hòa thượng Thích Quảng
Độ, một bộ 6 tập, 7374 trang, khổ 24,5 cm x 32,5 cm, in trên bìa da
mạ vàng, toàn bộ đóng thành hộp và ấn loát tuyệt đẹp. Với 7 triệu
chữ giải thích các từ đề mục, kèm theo chữ Hán và chữ Phạn tương đương. Do Nhà
xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris ấn
hành.
Giá
bán
300 $US /
250 Euros một bộ 6 tập 7374 trang. Giá đặc
biệt dành cho các chùa và tu viện Phật giáo, xin liên lạc với Nhà xuất bản Quê
Mẹ.
Cước
phí
gửi sách, sẽ cho biết sau. Vì hiện đang in,
chưa biết cân lượng 6
bộ.
Tại
Hoa Kỳ & Canada,
mua sách xin gửi chi phiếu đề tên Vo Anh
Tuan, ghi rõ địa chỉ bưu điện của người mua để gửi sách và địa chỉ Email để
liên lạc, và gửi về địa chỉ :
Quê Mẹ Magazine
P.O. Box 2221
HAWTHORNE, CA 90251-2221 (USA)
Tại Pháp và Âu châu, mua
sách xin gửi chi phiếu đề tên Que Me
ghi rõ địa chỉ bưu điện của người mua để gửi sách và địa chỉ Email để liên lạc,
và gửi về địa chỉ :
Quê Mẹ
B.P. 60063
944702 Boissy Saint Léger cedex (France)
Có thể gửi tiền mua sách trực tiếp qua hệ thống PayPal trên Trang nhà Quê
Mẹ trả tiền bằng Mỹ
kim:
Hoặc bấm thẳng vào PayPal đặt sách :
Trả tiền bằng
Euros, bấm vào Trang nhà Quê
Mẹ :
Hoặc bấm thẳng vào PayPal đặt sách :
Người ở xa
nước, không được gần gũi chư Tăng Ni, Thiện tri thức thông hiểu giáo lý, có bộ
Phật Quang Đại Từ điển trong tay sẽ như được
sống bên vị Thầy cao cả về đường Phật lý.
PHẬT QUANG
ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất
hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy
viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm 1978 –
1988.
Ba bộ Từ điển
Phật học hiện có ở Việt Nam chỉ dày từ 818 trang cho đến tối đa 2127 trang, lại
không đầy đủ. Chưa có bộ nào tinh thông, thâm viễn, phong phú như bô PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN, 7374 trang của Hòa thượng Thích
Quảng Độ phiên dịch.
LỜI GIỚI THIỆU
bản dịch Phật Quang Đại Từ điển
của Hòa thượng Thích Quảng Độ
2012-08-08 | Võ Văn Ái | Quê Mẹ
Vừa thoát ách
Pháp thuộc, liền bị rơi ngay vào chiến tranh rồi tranh chấp đến nay, dồn
dập suốt 67 năm ròng. Nước ta chưa hình thành Hàn lâm viện để định chế
ngữ văn trên bước tiến hóa của nhân loại, và sự đổi thay chuyển biến mỗi
ngày trong cộng đồng dân tộc. Long đong theo những loạn động của thời
thế, văn hóa và ngữ học mắc phải hệ lụy chưa biết ngày nào thoát thân.
Riêng trên phương diện làm từ điển hay tự điển thôi, đủ thấy học thuật Việt Nam giẫm chân tại chỗ hàng thế kỷ. Làm sao người Việt nắm bắt học thuật, văn hóa, tư tưởng, khoa học… nước ngoài tiến bộ vùn vụt qua các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, v.v… nếu không có các bộ từ điển ngoại ngữ trong tay ? Cho tới nay, hầu như làm từ điển còn là nỗ lực cá nhân, những cá nhân thao thức, tự phát và trí tuệ. Từ thập niên 30, thế kỷ trước, người lập công đầu làm Tự điển Pháp Việt và Hán Việt là cụ Đào Duy Anh. Ông chỉ một mình trước tác, dịch thuật với sự giúp đỡ làm phích của cụ bà hiền nội. Tuy dịch các từ Pháp, Hán, nhưng với óc sáng tạo của cụ, ngôn ngữ Việt bỗng phong phú lên bội phần trên mọi lĩnh vực. Nhờ những từ ngữ đối chiếu mới mẻ ấy, mà học thuật Việt Nam chuyển mình bước lên đường tân học, bước chân vào thế giới văn minh. Giúp người Việt diễn tả các hoạt động tiến hóa của loài người. Từ đó trở về sau, có thêm không quá mươi cuốn tự điển Pháp Việt khác của những tác giả khác, nhưng đa phần chỉ là chiếu sao, rút từ hay ảnh hưởng lời chữ của Đào Duy Anh. Ít thấy chất sáng tạo ngôn ngữ hay bổ sung các từ mới khi cuộc sống và thời đại nẩy sinh không ngừng. Về từ điển Phật học ở nước ta chỉ sơ sài mấy cuốn. Khởi từ thập niên 60 có cuốn Phật học Tự điển dày 1530 trang của Cư sĩ Đoàn Trung Còn. Hai mươi năm qua có thêm cuốn Tự điển Phật học Việt Nam của Hòa thượng Thích Minh Châu và Minh Chi dày 818 trang do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1991, Từ điển Phật học Hán Việt, hai tập, dày 2127 trang, dựa theo bộ Thực dụng Phật học Từ điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi xuất bản tại Thượng Hải, Trung quốc. Bộ này do Hòa thượng Kim Cương Tử chủ biên với 11 soạn giả của Hội Phật giáo Nhà nước thực hiện ở Hà Nội từ năm 1992 đến 1994. Sự thật chỉ có 10 soạn giả, vì họ ghi bừa thêm tên Hòa thượng Thích Quảng Độ, dù chẳng bao giờ ngài liên hệ, cộng tác. Bộ này dịch thuật sai sót, nhầm lẫn rất nhiều.
Không như cách làm việc ở các nước Tây phương. Lấy hai cuốn Từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp làm ví dụ. Cuốn Từ điển Oxford tiếng Anh chiếu theo ấn bản thứ 3 đã có sự hợp lực của 300 nhà bác học, nghiên cứu, phụ giảng ngoại ngữ, tham vấn, với ngân qũy 35 triệu đồng bảng Anh (tương đương 55 triệu Mỹ kim) để thực hiện. Cuốn Từ điển Robert của Pháp, vượt cuốn Larousse một bực, xuất hiện đầu thập niên 50 thế kỷ XX, với một bộ biên tập 50 chuyên gia ngôn ngữ. Tái bản hằng năm, bổ sung chữ mới, chữ lạ.
Phật Quang Đại Từ điển bản chữ Hán do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng kinh Biên tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm 1978 – 1988.
Thập niên 30 ở thế kỷ trước, ông Đào Duy Anh cặm cụi làm việc một mình cho bộ Từ điển Pháp Việt dày 1958 trang, và Hán Việt tự điển 610 trang. Nhưng thời ấy là thời hòa bình dù còn thuộc Pháp. Sách vở nghiên cứu dễ mua, dễ kiếm. Ngày nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ một mình dịch gần 8000 trang từ điển trong chốn lao tù, bức bách. Hầu như lịch sử mới có một trường hợp này. Chỉ phong thanh tin cụ Huỳnh Thúc Kháng học thuộc lòng cuốn tự điển Larousse nhỏ, thời gian Pháp giam cụ ở Côn đảo.
Phật Quang Đại Từ điển mà Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch thuật gồm 6 cuốn, với 7 triệu chữ giải thích các từ đề mục. Hòa thượng bắt đầu vào việc tháng giêng năm 1990, hoàn thành cuối năm 1997. Cần lưu ý 1990 là năm Hòa thượng còn bị nhà nước Cộng sản Việt Nam lưu đày ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình miền Bắc. Lệnh trục xuất khỏi thành phố Saigon đưa về nguyên quán quản chế do Ủy ban Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đọc ngày 25.2.1982, với tội danh “làm tôn giáo là làm chính trị”. Qua năm 1992, không thấy nhà nước xác định thời hạn quản chế hay đưa ra xét xử, Hòa thượng viết thư thông báo nhà đương quyền ; kỳ hạn trong vòng một tháng Hòa thượng sẽ tự sắp xếp trở về nơi trú xứ ở Saigon. Đúng kỳ hạn, Hòa thượng lấy tàu lửa trở về Nam, tá túc nơi Thanh Minh Thiền viện, và tiếp tục công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ điển. Cuối năm 1994, nạn lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long khiến cho nửa triệu người sống cảnh màn trời chiếu đất. Nhân danh Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn cứu trợ đem thực phẩm, thuốc men, áo quần phân phát cho đồng bào nạn dân. Đến chuyến đi thứ ba, thì đoàn xe cứu trợ tám chiếc bị công an chận tại Saigon, bắt giam ngay một số chư Tăng và Cư sĩ trong phái đoàn. Sang ngày 4.1.1995 đến bắt Hòa thượng. Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đưa ra xét xử hôm 15.8.1995, kết án Hòa thượng 5 năm tù và 5 năm quản chế, đưa ra giam ở Trại tù Ba Sao, Nam Hà, sau chuyển qua Trại tù B14, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì gần Hà Nội.
Đáp ứng yêu cầu của Hòa thượng, nhà đương quyền cho phép tiếp tục việc dịch thuật trong tù. Hòa thượng Thích Thanh Minh đi thăm nuôi, mang ra cho Hòa thượng bộ Phật Quang chữ Hán, 100 tập vở học trò và 100 cây bút Bic. Dịch xong tập vở nào, quản giáo đến tịch thu, viết biên nhận tập vở mới. Bút Bic nào hết mực, quản giáo đến lấy đi, viết biên nhận lãnh cây bút mới.
Do công luận quốc tế và LHQ lên tiếng, cùng sự vận động của Phật tử trong và ngoài nước, Hòa thượng được ân xá tháng 10 năm 1998. Trước ngày rời nhà tù, Hòa thượng yêu sách trả lại các tập vở dịch thuật bộ Phật Quang Đại Từ điển. Quản giáo nói phải viết đơn xin mới được. Hòa thượng đáp, đây là công trình của tôi, không ai làm đơn xin lại tài sản mình bao giờ. Thế là Trại B14 ở Thanh liệt tiếp tục nhốt tù tất cả các tập vở thủ bút dịch thuật kia.
Về Saigon, Hòa thượng bỏ ra hai năm để làm lại việc đã xong trong thời gian lao lý.
Phải đọc công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ điển mới thấy học thuật Hòa thượng thâm viễn, ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, và thù ứng với các từ Hán, Phạn tương đương. Tinh thông, nhuần nhuyễn, thanh thoát qua từng câu văn. Không còn là một tác phẩm dịch thuật, mà là tác phẩm văn chương trong lĩnh vực triết học và tư tưởng Phật giáo qua ngôn ngữ Việt. Vừa tường giải, vừa đối chiếu, mỗi từ mục là một bài thâm nhập giáo lý siêu thoát nhưng thực chứng của đạo Phật.
Mỗi từ hay mục từ đều kèm theo chữ Hán và chữ Phạn để người đọc nào quen thuật ngữ Hán hay Phạn dễ thâm nhập khi đối chiếu tiếng Việt. Thử lấy một nhóm từ mà ta thường tụng đọc, hay nghe nói, tuy có khi chưa hiểu tận nghĩa : Bát Nhã Ba La Mật.
Không chỉ là chữ đối chữ, vào Phật Quang Đại Từ điển tập I, trang 464, sẽ được giải thích như sau :
Thật rốt ráo cho những ai am hiểu Phật giáo, lại được thâm nhập, khám phá thêm các bộ kinh khác tường giải mục từ. Với những ai Phật học còn sơ cơ, sẽ thấy hiện ra một số từ rối rắm như Thanh văn, Bích chi Phật, Ba la mật, pháp, nhất thiết chủng trí, Bồ tát, tự tính, nhân quả, nghiệp, v.v…, thì hẳn tiếp tục tra cứu các từ ấy trong toàn bộ 7 triệu chữ Phật Quang Đại Từ điển, tất sẽ được thấu đạt, hiểu ra các điều tưởng như kỳ bí, tối tăm.
Ngoài những từ ngữ, đề mục thuộc phạm vi Phật pháp, các bộ kinh qua các trường phái Bắc tông, Nam tông, Mật tông, v.v…, các tranh tượng Phật giáo ; Từ điển còn bao hàm các danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát, hành trạng các vị cao tăng, thiền sư trong lịch sử Phật giáo châu Á, cùng những công trình xây cất danh lam, chùa viện thâm nghiêm, hùng vĩ, những vết tích lịch sử từ thời đức Phật trải qua các thời đại. Chỉ lấy một ví dụ ngôi chùa lộ thiên kỳ vĩ Borobudur ở đảo Java bên Nam dương, làm tốn biết bao mực nghiên cứu của các học giả phương Tây, được Phật Quang Đại Từ điển giải thích :
Bà La Phù Đồ / Borobudur, dịch ý là Tinh xá trên núi. Cũng gọi là Ba la phù đồ, Xà ba la phù đồ. Là thánh địa Phật giáo cực kỳ tráng lệ, ở thôn Bà la phù đồ thuộc Mã cát lãng, trung bộ đảo Java của Ấn ni (Indonesia), có thể sánh ngang với Vạn lý trường thành ở Trung quốc, Kim tự tháp của Ai cập, Đế thiên đế thích ở Cao miên, lăng Thái cơ ma cáp (Taj Mahal) ở Ấn độ, là một trong những kiến trúc vĩ đại của thế giới. Công trình này được xây dựng vào thế kỷ thứ IX Tây lịch, dưới triều vua Tái lãng độ lạp tư, trải 80 năm mới hoàn thành. Bản thân kiến trúc là một bậc thềm giống như Kim tự tháp. Bề dài bề ngang đều 123 mét, cao 42 mét, sau vì ngọn tháp nhọn Đại Phật khám bị sét đánh đổ, nên nay độ cao chỉ còn 31 mét, chia thành mười tầng. Hình thức kiến trúc biểu lộ sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Mật giáo, toàn bộ khu kiến trúc cũng như một Mạn đồ la vĩ đại, dưới rộng trên nhọn, không có cửa ra vào, đàn tế và chỗ ngồi cố định.
Là chùa lộ thiên, phân biệt tầng trên, tầng giữa, tầng dưới, tượng trưng cho Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới : tầng nền bằng với mặt đất, do 160 khối đá bản, điêu khắc nổi, miêu tả Dục giới cấu thành, dùng thủ pháp có tính hí kịch để biểu hiện sự làm ác ở hạ tầng, đậm đà ý vị quả báo thiện ác khuyên răn người đời. Thuận theo phương hướng… v.v… và v.v… giải thích còn dài nữa (xin xem tiếp ở tập I, tr 235).
Tưởng các sách hướng dẫn du lịch không thể viết rõ hơn về một danh lam thắng cảnh kỳ vĩ như Borobudur, nhất là không thể hiểu sâu các biểu tượng Phật giáo cùng những nhánh giáo lý đạo Phật thể hiện trên mặt đá phù điêu, chạm khắc như một Tạng kinh sống của nghệ thuật thứ bảy, nhưng đã thực hiện từ mười hai thế kỷ trước.
Người ở xa nước, không được gần gũi chư Tăng Ni, Thiện tri thức thông hiểu giáo lý, có bộ Phật Quang Đại Từ điển trong tay sẽ như được sống bên vị Thầy cao cả về đường Phật lý. Và điều chắc chắn, sẽ không bao giờ bị xa lìa với chân ngữ của đạo Phật, hay bị suy diễn đạo Giác ngộ thành loạn tưởng của tà giáo vào thời Mạt pháp hôm nay.
Tiền đồ Phật học Việt Nam có phát huy, tiến bộ chăng, phần lớn sẽ nhờ vào bộ Phật Quang Đại Từ điển bản dịch Việt văn của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Và cũng sẽ là tiền đề cho sự rộ nở của triết học, của tư tưởng Việt Nam còn sơ khai hôm nay. Nhớ lại hồi thế kỷ VII Tây lịch, thánh tăng Huyền Trang bỏ 15 năm trường, xuyên sa mạc Gobi hoang vắng, hiểm nghèo, sang Ấn độ thỉnh Kinh Phật. Về nước ngài phiên dịch ra Hán văn dưới thời Đường. Tiếp sau những dịch phẩm của ngài Kumârajîva (Cưu ma la thập) đời Đông Tấn thế kỷ V, các bản dịch của ngài Huyền Trang với óc sáng tạo dồi dào, chữ nghĩa độc đáo, thâm huyền, làm rộ nở, phong phú, đổi mới văn học, ngôn ngữ và tư tưởng Trung quốc.
Sẽ lợi ích biết bao cho hàng chục nghìn Tăng, Ni, hàng triệu người học Phật trong nước, nếu Phật Quang Đại Từ điển được xuất bản tại Việt Nam. Thế nhưng nhà đương quyền đặt điều kiện muốn in phải xóa bỏ tên dịch giả, Thích Quảng Độ. Vì vậy, năm 2000, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh thuộc Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc cho xuất bản lần đầu tại Đài Loan. Nay đã tuyệt bản. Do nhu cầu học hỏi của Phật tử Việt Nam trên năm châu đòi hỏi, và được Hòa thượng Thích Quảng Độ ủy quyền, tôi hân hoan thúc đẩy Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris ấn hành Phật Quang Đại Từ điển vào mùa thu năm nay, 2012, gồm 6 tập, dày 7374 trang.
Nhân Hòa thượng dặn tôi viết lời giới thiệu khi tái bản, nên có đôi lời thảo vội trên đây trong những ngày nằm bệnh, thêm nữa nhà in thúc hối để lên khuôn ấn loát.
Riêng trên phương diện làm từ điển hay tự điển thôi, đủ thấy học thuật Việt Nam giẫm chân tại chỗ hàng thế kỷ. Làm sao người Việt nắm bắt học thuật, văn hóa, tư tưởng, khoa học… nước ngoài tiến bộ vùn vụt qua các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, v.v… nếu không có các bộ từ điển ngoại ngữ trong tay ? Cho tới nay, hầu như làm từ điển còn là nỗ lực cá nhân, những cá nhân thao thức, tự phát và trí tuệ. Từ thập niên 30, thế kỷ trước, người lập công đầu làm Tự điển Pháp Việt và Hán Việt là cụ Đào Duy Anh. Ông chỉ một mình trước tác, dịch thuật với sự giúp đỡ làm phích của cụ bà hiền nội. Tuy dịch các từ Pháp, Hán, nhưng với óc sáng tạo của cụ, ngôn ngữ Việt bỗng phong phú lên bội phần trên mọi lĩnh vực. Nhờ những từ ngữ đối chiếu mới mẻ ấy, mà học thuật Việt Nam chuyển mình bước lên đường tân học, bước chân vào thế giới văn minh. Giúp người Việt diễn tả các hoạt động tiến hóa của loài người. Từ đó trở về sau, có thêm không quá mươi cuốn tự điển Pháp Việt khác của những tác giả khác, nhưng đa phần chỉ là chiếu sao, rút từ hay ảnh hưởng lời chữ của Đào Duy Anh. Ít thấy chất sáng tạo ngôn ngữ hay bổ sung các từ mới khi cuộc sống và thời đại nẩy sinh không ngừng. Về từ điển Phật học ở nước ta chỉ sơ sài mấy cuốn. Khởi từ thập niên 60 có cuốn Phật học Tự điển dày 1530 trang của Cư sĩ Đoàn Trung Còn. Hai mươi năm qua có thêm cuốn Tự điển Phật học Việt Nam của Hòa thượng Thích Minh Châu và Minh Chi dày 818 trang do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1991, Từ điển Phật học Hán Việt, hai tập, dày 2127 trang, dựa theo bộ Thực dụng Phật học Từ điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi xuất bản tại Thượng Hải, Trung quốc. Bộ này do Hòa thượng Kim Cương Tử chủ biên với 11 soạn giả của Hội Phật giáo Nhà nước thực hiện ở Hà Nội từ năm 1992 đến 1994. Sự thật chỉ có 10 soạn giả, vì họ ghi bừa thêm tên Hòa thượng Thích Quảng Độ, dù chẳng bao giờ ngài liên hệ, cộng tác. Bộ này dịch thuật sai sót, nhầm lẫn rất nhiều.
Không như cách làm việc ở các nước Tây phương. Lấy hai cuốn Từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp làm ví dụ. Cuốn Từ điển Oxford tiếng Anh chiếu theo ấn bản thứ 3 đã có sự hợp lực của 300 nhà bác học, nghiên cứu, phụ giảng ngoại ngữ, tham vấn, với ngân qũy 35 triệu đồng bảng Anh (tương đương 55 triệu Mỹ kim) để thực hiện. Cuốn Từ điển Robert của Pháp, vượt cuốn Larousse một bực, xuất hiện đầu thập niên 50 thế kỷ XX, với một bộ biên tập 50 chuyên gia ngôn ngữ. Tái bản hằng năm, bổ sung chữ mới, chữ lạ.
Phật Quang Đại Từ điển bản chữ Hán do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng kinh Biên tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm 1978 – 1988.
Thập niên 30 ở thế kỷ trước, ông Đào Duy Anh cặm cụi làm việc một mình cho bộ Từ điển Pháp Việt dày 1958 trang, và Hán Việt tự điển 610 trang. Nhưng thời ấy là thời hòa bình dù còn thuộc Pháp. Sách vở nghiên cứu dễ mua, dễ kiếm. Ngày nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ một mình dịch gần 8000 trang từ điển trong chốn lao tù, bức bách. Hầu như lịch sử mới có một trường hợp này. Chỉ phong thanh tin cụ Huỳnh Thúc Kháng học thuộc lòng cuốn tự điển Larousse nhỏ, thời gian Pháp giam cụ ở Côn đảo.
Phật Quang Đại Từ điển mà Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch thuật gồm 6 cuốn, với 7 triệu chữ giải thích các từ đề mục. Hòa thượng bắt đầu vào việc tháng giêng năm 1990, hoàn thành cuối năm 1997. Cần lưu ý 1990 là năm Hòa thượng còn bị nhà nước Cộng sản Việt Nam lưu đày ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình miền Bắc. Lệnh trục xuất khỏi thành phố Saigon đưa về nguyên quán quản chế do Ủy ban Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đọc ngày 25.2.1982, với tội danh “làm tôn giáo là làm chính trị”. Qua năm 1992, không thấy nhà nước xác định thời hạn quản chế hay đưa ra xét xử, Hòa thượng viết thư thông báo nhà đương quyền ; kỳ hạn trong vòng một tháng Hòa thượng sẽ tự sắp xếp trở về nơi trú xứ ở Saigon. Đúng kỳ hạn, Hòa thượng lấy tàu lửa trở về Nam, tá túc nơi Thanh Minh Thiền viện, và tiếp tục công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ điển. Cuối năm 1994, nạn lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long khiến cho nửa triệu người sống cảnh màn trời chiếu đất. Nhân danh Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn cứu trợ đem thực phẩm, thuốc men, áo quần phân phát cho đồng bào nạn dân. Đến chuyến đi thứ ba, thì đoàn xe cứu trợ tám chiếc bị công an chận tại Saigon, bắt giam ngay một số chư Tăng và Cư sĩ trong phái đoàn. Sang ngày 4.1.1995 đến bắt Hòa thượng. Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đưa ra xét xử hôm 15.8.1995, kết án Hòa thượng 5 năm tù và 5 năm quản chế, đưa ra giam ở Trại tù Ba Sao, Nam Hà, sau chuyển qua Trại tù B14, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì gần Hà Nội.
Đáp ứng yêu cầu của Hòa thượng, nhà đương quyền cho phép tiếp tục việc dịch thuật trong tù. Hòa thượng Thích Thanh Minh đi thăm nuôi, mang ra cho Hòa thượng bộ Phật Quang chữ Hán, 100 tập vở học trò và 100 cây bút Bic. Dịch xong tập vở nào, quản giáo đến tịch thu, viết biên nhận tập vở mới. Bút Bic nào hết mực, quản giáo đến lấy đi, viết biên nhận lãnh cây bút mới.
Do công luận quốc tế và LHQ lên tiếng, cùng sự vận động của Phật tử trong và ngoài nước, Hòa thượng được ân xá tháng 10 năm 1998. Trước ngày rời nhà tù, Hòa thượng yêu sách trả lại các tập vở dịch thuật bộ Phật Quang Đại Từ điển. Quản giáo nói phải viết đơn xin mới được. Hòa thượng đáp, đây là công trình của tôi, không ai làm đơn xin lại tài sản mình bao giờ. Thế là Trại B14 ở Thanh liệt tiếp tục nhốt tù tất cả các tập vở thủ bút dịch thuật kia.
Về Saigon, Hòa thượng bỏ ra hai năm để làm lại việc đã xong trong thời gian lao lý.
Phải đọc công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ điển mới thấy học thuật Hòa thượng thâm viễn, ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, và thù ứng với các từ Hán, Phạn tương đương. Tinh thông, nhuần nhuyễn, thanh thoát qua từng câu văn. Không còn là một tác phẩm dịch thuật, mà là tác phẩm văn chương trong lĩnh vực triết học và tư tưởng Phật giáo qua ngôn ngữ Việt. Vừa tường giải, vừa đối chiếu, mỗi từ mục là một bài thâm nhập giáo lý siêu thoát nhưng thực chứng của đạo Phật.
Mỗi từ hay mục từ đều kèm theo chữ Hán và chữ Phạn để người đọc nào quen thuật ngữ Hán hay Phạn dễ thâm nhập khi đối chiếu tiếng Việt. Thử lấy một nhóm từ mà ta thường tụng đọc, hay nghe nói, tuy có khi chưa hiểu tận nghĩa : Bát Nhã Ba La Mật.
Không chỉ là chữ đối chữ, vào Phật Quang Đại Từ điển tập I, trang 464, sẽ được giải thích như sau :
Thật rốt ráo cho những ai am hiểu Phật giáo, lại được thâm nhập, khám phá thêm các bộ kinh khác tường giải mục từ. Với những ai Phật học còn sơ cơ, sẽ thấy hiện ra một số từ rối rắm như Thanh văn, Bích chi Phật, Ba la mật, pháp, nhất thiết chủng trí, Bồ tát, tự tính, nhân quả, nghiệp, v.v…, thì hẳn tiếp tục tra cứu các từ ấy trong toàn bộ 7 triệu chữ Phật Quang Đại Từ điển, tất sẽ được thấu đạt, hiểu ra các điều tưởng như kỳ bí, tối tăm.
Ngoài những từ ngữ, đề mục thuộc phạm vi Phật pháp, các bộ kinh qua các trường phái Bắc tông, Nam tông, Mật tông, v.v…, các tranh tượng Phật giáo ; Từ điển còn bao hàm các danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát, hành trạng các vị cao tăng, thiền sư trong lịch sử Phật giáo châu Á, cùng những công trình xây cất danh lam, chùa viện thâm nghiêm, hùng vĩ, những vết tích lịch sử từ thời đức Phật trải qua các thời đại. Chỉ lấy một ví dụ ngôi chùa lộ thiên kỳ vĩ Borobudur ở đảo Java bên Nam dương, làm tốn biết bao mực nghiên cứu của các học giả phương Tây, được Phật Quang Đại Từ điển giải thích :
Bà La Phù Đồ / Borobudur, dịch ý là Tinh xá trên núi. Cũng gọi là Ba la phù đồ, Xà ba la phù đồ. Là thánh địa Phật giáo cực kỳ tráng lệ, ở thôn Bà la phù đồ thuộc Mã cát lãng, trung bộ đảo Java của Ấn ni (Indonesia), có thể sánh ngang với Vạn lý trường thành ở Trung quốc, Kim tự tháp của Ai cập, Đế thiên đế thích ở Cao miên, lăng Thái cơ ma cáp (Taj Mahal) ở Ấn độ, là một trong những kiến trúc vĩ đại của thế giới. Công trình này được xây dựng vào thế kỷ thứ IX Tây lịch, dưới triều vua Tái lãng độ lạp tư, trải 80 năm mới hoàn thành. Bản thân kiến trúc là một bậc thềm giống như Kim tự tháp. Bề dài bề ngang đều 123 mét, cao 42 mét, sau vì ngọn tháp nhọn Đại Phật khám bị sét đánh đổ, nên nay độ cao chỉ còn 31 mét, chia thành mười tầng. Hình thức kiến trúc biểu lộ sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Mật giáo, toàn bộ khu kiến trúc cũng như một Mạn đồ la vĩ đại, dưới rộng trên nhọn, không có cửa ra vào, đàn tế và chỗ ngồi cố định.
Là chùa lộ thiên, phân biệt tầng trên, tầng giữa, tầng dưới, tượng trưng cho Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới : tầng nền bằng với mặt đất, do 160 khối đá bản, điêu khắc nổi, miêu tả Dục giới cấu thành, dùng thủ pháp có tính hí kịch để biểu hiện sự làm ác ở hạ tầng, đậm đà ý vị quả báo thiện ác khuyên răn người đời. Thuận theo phương hướng… v.v… và v.v… giải thích còn dài nữa (xin xem tiếp ở tập I, tr 235).
Tưởng các sách hướng dẫn du lịch không thể viết rõ hơn về một danh lam thắng cảnh kỳ vĩ như Borobudur, nhất là không thể hiểu sâu các biểu tượng Phật giáo cùng những nhánh giáo lý đạo Phật thể hiện trên mặt đá phù điêu, chạm khắc như một Tạng kinh sống của nghệ thuật thứ bảy, nhưng đã thực hiện từ mười hai thế kỷ trước.
Người ở xa nước, không được gần gũi chư Tăng Ni, Thiện tri thức thông hiểu giáo lý, có bộ Phật Quang Đại Từ điển trong tay sẽ như được sống bên vị Thầy cao cả về đường Phật lý. Và điều chắc chắn, sẽ không bao giờ bị xa lìa với chân ngữ của đạo Phật, hay bị suy diễn đạo Giác ngộ thành loạn tưởng của tà giáo vào thời Mạt pháp hôm nay.
Tiền đồ Phật học Việt Nam có phát huy, tiến bộ chăng, phần lớn sẽ nhờ vào bộ Phật Quang Đại Từ điển bản dịch Việt văn của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Và cũng sẽ là tiền đề cho sự rộ nở của triết học, của tư tưởng Việt Nam còn sơ khai hôm nay. Nhớ lại hồi thế kỷ VII Tây lịch, thánh tăng Huyền Trang bỏ 15 năm trường, xuyên sa mạc Gobi hoang vắng, hiểm nghèo, sang Ấn độ thỉnh Kinh Phật. Về nước ngài phiên dịch ra Hán văn dưới thời Đường. Tiếp sau những dịch phẩm của ngài Kumârajîva (Cưu ma la thập) đời Đông Tấn thế kỷ V, các bản dịch của ngài Huyền Trang với óc sáng tạo dồi dào, chữ nghĩa độc đáo, thâm huyền, làm rộ nở, phong phú, đổi mới văn học, ngôn ngữ và tư tưởng Trung quốc.
Sẽ lợi ích biết bao cho hàng chục nghìn Tăng, Ni, hàng triệu người học Phật trong nước, nếu Phật Quang Đại Từ điển được xuất bản tại Việt Nam. Thế nhưng nhà đương quyền đặt điều kiện muốn in phải xóa bỏ tên dịch giả, Thích Quảng Độ. Vì vậy, năm 2000, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh thuộc Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc cho xuất bản lần đầu tại Đài Loan. Nay đã tuyệt bản. Do nhu cầu học hỏi của Phật tử Việt Nam trên năm châu đòi hỏi, và được Hòa thượng Thích Quảng Độ ủy quyền, tôi hân hoan thúc đẩy Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris ấn hành Phật Quang Đại Từ điển vào mùa thu năm nay, 2012, gồm 6 tập, dày 7374 trang.
Nhân Hòa thượng dặn tôi viết lời giới thiệu khi tái bản, nên có đôi lời thảo vội trên đây trong những ngày nằm bệnh, thêm nữa nhà in thúc hối để lên khuôn ấn loát.
Phật lịch 2556, dương lịch ngày 7.6.2012
Paris, Bệnh viện Saint Joseph
Võ Văn Ái
Paris, Bệnh viện Saint Joseph
Võ Văn Ái
Tuesday, April 9, 2013
TRUNG CỘNG BẮN CHÌM TÀU DÒ TÌM DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM,
Nhà cầm quyền Hà nội đang bưng bít thông tin về tàu dầu khí bị Trung quốc bắn chìm?
Trên mạng xã hội đang loan tin về vụ việc chấn động Thế giới :
Trung quốc đăng báo về vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt nam. Nhiều
ảnh được phát tán trên facebook một cách nhanh chóng và các bình luận
gây cháy nghẽn mạng từ 8 giờ sáng nay.
Những ảnh chụp liên tiếp được đăng trên báo Trung quốc được cộng
đồng mạng lao vào chia xẻ và dịch từ tiếng Trung quốc để làm rõ :
Cảnh cuối trước khi tàu dầu khí Việt nam chìm xuống biển.
Chắc chắn chỉ một tiếng đồng hồ sau đây là mọi thứ đều được làm rõ, các blogger, facebooker đang cùng nhau làm rõ trước khi các báo lề phải chờ xin lệnh để được ...lấy thông tin.
Không phải ngẫu nhiên mà cách đây vài hôm, Ấn độ tuyên bố đưa hải
quân đến Biển đông để kiên quyết bảo vệ tàu thăm dò dầu khí đang liên
doanh với Việt nam. Đó chắc chắn là một động thái của Ấn độ sau khi
Trung quốc đã sử dụng vũ lực để tấn công, phá hoại hoặc bắn chìm tàu
thăm dò dầu khí của Việt nam hoặc Ấn độ như trong ảnh do báo Trung quốc
đăng. Việc thông tin bị nhà cầm quyền Việt nam dấu nhẹm hoàn toàn có cơ
sở, tuy nhiên cái kim dấu trong bọc rồi sẽ lòi ra, tác dụng ngược của
chuyện bưng bít thông tin sẽ mang lại hậu quả lớn đối với những nhóm
mafia chính trị đang nắm quyền.
Sáng nay lúc 11g trang mạng BaSam cho biết CTV báo tin QGP TQ bắn chìm 1 tàu chở dầu của Cong ty khai thác dầu khí Việt Nam:
Theo đường dẫn đến mạng Đại quân sự như trong ảnh đã đăng, nhưng máy cá nhân không có proxy đủ mạnh, tôi theo nguyên văn câu 震動全球解放軍果斷擊沉越南探油船 đã tìm thấy nhiều mạng có đăng bài và ảnh dẫn trên, đáng chú ý đều là tìn bài 3 ngày hoặc 6 ngày trước đây:
Các bài ấy, máy cá nhân tôi đều không thể mở được, chỉ mở được 01 bài ở "Quân sự tung hoành" http://www.zongheng001.net/news/201211/12544.html
Bài này có
ảnh tàu bị bắn cháy, nội dung khoảng trăm chữ, không có chi tiết cụ thể
ngày giờ toạ độ tàu bị bắn cháy. Xin lược dịch đăng sau đây để bạn đọc
kịp thời theo dõi.
Bổ sung lúc 17h26': Buổi chiều này các
trang dẫn ở trên đều đã mở đựơc, kể cả trang có ảnh tàu cháy ở mạng "Đại
quân sự". Đọc xem mới hay rằng, trong mạng này có trang phụ có mục là "Tung hoành quân sự"
. Ở mục này mới có bài Chấn động hoàn cầu" đã dẫn. Bài này đúng là có
cái ảnh tàu dầu Việt Nam bị bắn cháy, đồng thời nó cắt nhãn ở trang
chính Đại quân sự dán vào (nếu không biết chi tiết trang phụ này mà cứ
tìm ở trang chính Đại quân sự thì không thấy). Tôi đã dịch một phần ở
phía trên, nói chung nội dung của nó chỉ nói loanh quanh việc Trung Quốc
mấy chục năm nay mất vào túi Việt Nam khoảng 300 triệu đôla. Nhưng Việt
Nam vẫn "tham lam" chưa cho là đủ, nay tiếp tục muốn tăng thêm số thu
hàng năm. Vì thế, đối với các dự án thăm dò dầu khí đa quốc gia của Việt
Nam, " nếu sau khi cảnh cáo không có hiệu quả ", thì "cần phải ngay lập
tức quyết đoán bắn chìm các tàu thăm dò của Việt Nam".Rồi kêu gọi:
"Trung Quốc cần phải dùng Hải không quân (tức là không quân của hải
quân) thay thế sự tuần hành của các tàu Hải giám và thuyền cá". Tóm lại,
bài này chỉ có cái ảnh tàu cháy, nội dung nói trổng như trên, chứ không
có các chi tiết như thời gian, toạ độ, tên tàu bị cháy.(Lưu ý trên
trang Ba Sàm lúc 14h40 có một độc giả phản hồi nói cái tàu bị bắn ấy tên
là Spruance Class Destroyer đã bị Mỹ tự đánh chìm vào năm 2004. Không
thấy tư liệu nào nói tên tầu ấy là gì như bạn đọc đã phản hồi. Như vậy ý
kiến nói tàu ấy đã bị Mỹ đánh chìm năm 2004 cũng không có cơ sở.)
Chấn động toàn cầu
:GIẢI PHÓNG QUÂN QUẢ ĐOÁN BẮN CHÌM TÀU THĂM DÒ DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAMBài trên mạng Quân sự tung hoành http://www.zongheng001.net/news/201211/12544.html
Nguồn: Mạng Quân sự. Biên tập: Lăng Vân. Thời gian:29-11-2012.
Không hiểu ý phản đối của Trung Quốc, thể hiện tiếp tục thăm dò dầu khí, Công ty thăm dò dầu khí quốc doanh của Việt Nam, đặt lợi ích quốc gia của mình lên hàng đầu, căn cứ theo kế hoạch thăm dò dầu mỏ và khí đốt trên biển Nam Hải (tức Biển Đông), đồng thời chuẩn bị nâng cao sản lượng dầu mỏ 6 tháng cuối năm lên 8%. Công ty thăm dò dầu khí còn nói sẽ nỗ lực duy trì hoà bình và ốn định giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông).
Để đối phó với hành vi khiêu khích của Việt Nam ở biển Nam Hải (Biển Đông), trước hết đói với các dự án thăm dò dầu khí đa quốc gia của Việt Nam, sau khi cảnh cáo nếu vô hiệu, tất nhiên cần phải lập tức kiên quyết bắn chìm tàu thăm dò của Việt Nam. Trung QƯuốc cần phải sử dụng không quân của hải quân (hải không quân) ở biển Nam Hải thay thế sự tuần tra của các tàu Hải giám và thuyền đánh cá.
Lưu ý: Bài này mục lục Google ghi là 6 ngày trước đây.
TIN TỨC GẦN XA
Thứ ba 09 Tháng Tư 2013
Trung Quốc:
Nguy cơ vỡ bong bóng địa ốc càng cận kề
Một công trình xây dựng cao ốc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh ngày 6/4/2013.
REUTERS/China Daily
Thị trường bất động sản tại Trung Quốc nóng lên trước khi các
biện pháp kiềm chế giá nhà đất chí
nh thức có hiệu lực. Bắc Kinh rút được
những bài học gì từ kinh nghiệm khủng hoảng địa ốc của Tây Ban Nha hay
Hoa Kỳ ?
Năm 2012 các hoạt động của ngành bất động sản chiếm tới 14 %
tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong
tháng 3 vừa qua, giá nhà đất ở 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng
thêm 3,9 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, tăng thêm 1,06 % so với một
tháng trước đó. Riêng đối với 10 thành phố lớn nhất trên toàn quốc, thì
chỉ số địa ốc đã tăng hơn 6 % trong một năm.
Theo thống kê được Ủy ban nhà đất của thành phố Bắc Kinh, không kể nhà mới vừa xây xong, trong tháng 2 năm nay, đã có hơn 10 ngàn căn hộ đổi chủ. Bước sang tháng 3, khối lượng nói trên đã được nhân lên gấp 4 lần. Ngoài Bắc Kinh, các thị trường bất động ở hai thành phố lớn khác của Trung Quốc là Thượng Hải và Trùng Khánh cũng đã trở nên sôi động khác thường.
Còn theo tính toán của hãng thông tấn Reuters căn cứ trên các thống kê chính thức, giá nhà tại Bắc Kinh hồi tháng 2 vừa qua đã tăng 21,8 % so với tháng 2/2012. Còn tại Thượng Hải, chỉ số địa ốc tăng gần 15 % trong cùng thời kỳ.
Lý do giải thích cho hiện tượng ngành bất động sản Trung Quốc nóng lên là do các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc đã được chính quyền mới ở Bắc Kinh ban hành từ hôm đầu tháng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 31/03/2013. Các biện pháp đó gồm : Đánh thuế 20 % vào các khoản tiền lãi khi bán lại ngôi nhà thứ nhì, giới hạn các nguồn tín dụng gia cư, kiểm soát chặt chẽ giá địa ốc tránh để tạo ra bong bóng đầu cơ.
Nói cách khác trước khi luật về nhà đất của Trung Quốc trở nên khắt khe hơn, những người có điều kiện ồ ạt đặt cọc để mua thêm một căn hộ nữa hoặc đã chuẩn bị luồn lách các biện pháp mà chính quyền trung ương đề ra. Một trong những mánh khóe để « lách luật » đó là ở những thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, tỷ lệ các cặp vợ chồng đệ đơn xin ly dị đã tăng vọt trong tháng qua. Bởi vì trong trường hợp đó một cặp vợ chồng có thể làm chủ đến hai căn hộ và khi cần phải bán đi một căn, thì họ không bị đánh thuế. Luật đánh thuế địa ốc của Trung Quốc không cấm các cặp vợ chồng ly dị ấy kết hôn lại với nhau ! Lại cũng có những trường hợp là hôn thú giả để mua nhà, trước khia đưa nhau ra tòa xin ly dị.
Từ Trùng Khánh đến Quảng Châu, Thẩm Quyến, bất cứ nơi nào mà các chính quyền địa phương thông báo « thi hành triệt để » chính sách « ổn định giá cả nhà đất » của trung ương, thì giá bất động sản lại càng tăng mạnh bấy nhiêu trong hơn 4 tuần lễ vừa qua. Nói cách khác, các biện pháp nhằm « hạ nhiệt và ổn định giá nhà đất » tại Trung Quốc được chính quyền mới của thủ tướng Lý Khắc Cường đề xướng, trước khi chính thức có hiệu lực đã phản tác dụng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ ghi nhận :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Kết quả đầu tiên là làm cho giá cả nhà đất lại tăng vọt suốt Tháng Ba tại một số thành phố vì giới kinh doanh và đầu cơ địa ốc lật đật bán tháo trước khi các biện pháp của nhà nước đi vào áp dụng! Đấy là quy luật thông thường là trời rất tối trước khi sẽ sáng!
Xét vào hồ sơ này về dài thì có lẽ ta thấy ra biến cố ngắn hạn thật ra chưa đến nỗi nào nếu so với nạn bong bóng đầu cơ địa ốc ở nhiều xứ khác như Âu Châu hay Hoa Kỳ, với cường độ còn thấp hơn những gì đã thấy vào năm 2010-2011 khi mà giá nhà đất tăng vọt đáng kể. Nhưng mà nhìn vào trường kỳ thì hiện tượng bong bóng này lại trầm trọng và có thể đe dọa cả nền kinh tế.
RFI : Thiết tưởng rằng nếu như mọi người không muốn bị đánh thuế 20 % trên các khoản lãi khi bán lại căn hộ thứ hai của mình một khi luật mới về địa ốc của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, thì mọi người ồ ạt bán nhà trước thời hạn 31/03/2013 thì như vậy giá nhà phải hạ xuống chứ thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thực ra người dân Trung Quốc đua nhau mua nhà trước khi luật mới về địa ốc có hiệu lực, bởi vì luật mới có những biện pháp khắt khe hơn, mua nhà sau này sẽ khó hơn.
RFI : Còn tác động về trường kỳ thì sao ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc từng bị cơn sốt địa ốc vào các năm 2004, 2007 và 2010 nên khi giá nhà đất tăng khoảng 6% trong hai tháng đầu của năm nay thì thật ra vẫn chưa đáng ngại. Nói cách khác, các biện pháp can thiệp để làm xì trái bóng địa ốc ban hành trong các năm 2011 và 2012 cũng có kết quả. Việc Quốc vụ viện vừa thành hình dưới quyền lãnh đạo của Tổng lý mới tức là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra chỉ thị mới có thể chỉ là nhắc nhở bốn thành phần trong cuộc là các chính quyền địa phương, giới kinh doanh địa ốc, bọn đầu cơ và cả người dân nói chung. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế trong trường kỳ thì chuyện này lại rắc rối hơn.
Trong ngắn hạn, người ta thấy nổi lên một hiện tượng mới từ cuối năm 2011 là thị trường tín dụng đen, tức là cho vay chui, ở ngoài hệ thống tài trợ chính thức khi vòi nước của hệ thống này bị khóa. Chính quyền Bắc Kinh có thấy như vậy mà lặng lẽ làm ngơ vì nguồn tín dụng bán chính thức thanh toán được một số nợ nần tồn đọng trên thị trường và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các chính quyền và ngân hàng của nhà nước ở địa phương. Nhưng cái khổ ở đây là chợ đen lại tăng vọt, tiền cho vay trên thị trường chui trong hai tháng đầu năm nay đã chiếm hơn phân nửa tổng số tín dụng chính thức của nhà nước, từ trung ương đến địa phương, và tất nhiên là với lãi suất cắt cổ! Vì vậy mà giới chức kiểm soát thị trường chứng phiếu vừa phải yêu cầu kiểm soát hiện tượng tín dụng chui.
RFI : Nói cách khác là khi van tín dụng gia cư của các cơ quan tài chính nhà nước bị khóa chặt lại hơn, thì người dân Trung Quốc không ngần ngại tìm đến với thị trường tín dụng chợ đen. Khi thị trường gia cư Trung Quốc vỡ bong bóng, nhà đất mất giá thì những người đi vay vẫn sẽ phải trả nợ trong khi tài sản địa ốc của họ không còn là những cái giá « trên trời » . Tựu chung vấn đề của Trung Quốc vẫn là do nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng …
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tất cả cũng đều do nhà nước mà ra! Ngân hàng của nhà nước từ trung ương đến địa phương ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp cũng của nhà nước và vì vậy, tư doanh mà cần tiền thì phải vay trên thị trường đen với lãi suất cao hơn nhiều lần. Khi nhà nước xiết lại cái vòi tín dụng vào thị trường bất động sản thì giới đầu cơ hay đầu tư và cả các cấp bộ của chính quyền địa phương cũng tìm tiền trên thị trường đen. Và lượng tín dụng chui đó hiện đang là vấn đề vì có thể lên tới từ 20 đền 40% của tổng sản lượng toàn quốc.
Trở lại chuyện sâu xa trường kỳ trong cơ cấu thì hiện tượng bong bóng địa ốc có những nguyên nhân nằm trong hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc. Về chính trị, các cấp bộ địa phương có quyền và rất thích quyết định về phân bố đất đai, theo Hiến pháp là do nhà nước quản lý. Họ tìm thấy trong đó đến 40% nguồn thu của ngân sách địa phương. Về kinh tế thì công cuộc phát triển và công nghiệp hóa của một xứ lạc hậu tất nhiên dẫn đến đô thị hoá, trong đó có việc quy hoạch đất đai, cũng do các địa phương quyết định, trong đó dĩ nhiên là có đất đai cho gia cư, cho địa ốc. Thứ ba, chính là các ngân hàng của nhà nước cũng góp phần tài trợ công trình xây cất này vì tiếng là tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư và đầu cơ về địa ốc đã mọc như nấm, nhất là khi nhà ở của người dân là một nhu cầu thực tế.
Nhưng mà vì động lực xây cất của doanh nghiệp lại khác với nhu cầu và khả năng thực tế của thị trường thì người ta có vấn đề. Doanh nghiệp có đất rẻ thì nhảy vào xây cất để kiếm lời và số các căn nhà gọi là xã hội hay thuộc diện chính sách cho dân nghèo chỉ là mặt nổi, thực tế thì họ xây loại nhà hạng sang và thổi lên bong bóng. Khi bóng bể thì cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng của nhà nước ở các địa phương đều suy sụp và có khi vỡ nợ. Chính quyền trung ương có thấy vậy và hạn chế tín dụng hoặc tăng thuế để dẹp nạn đầu cơ thì lại phải đối phó với nạn cho vay chui, chủ yếu cũng lại từ các ngân hàng và tay chân của nhà nước mà ra!
Theo thống kê được Ủy ban nhà đất của thành phố Bắc Kinh, không kể nhà mới vừa xây xong, trong tháng 2 năm nay, đã có hơn 10 ngàn căn hộ đổi chủ. Bước sang tháng 3, khối lượng nói trên đã được nhân lên gấp 4 lần. Ngoài Bắc Kinh, các thị trường bất động ở hai thành phố lớn khác của Trung Quốc là Thượng Hải và Trùng Khánh cũng đã trở nên sôi động khác thường.
Còn theo tính toán của hãng thông tấn Reuters căn cứ trên các thống kê chính thức, giá nhà tại Bắc Kinh hồi tháng 2 vừa qua đã tăng 21,8 % so với tháng 2/2012. Còn tại Thượng Hải, chỉ số địa ốc tăng gần 15 % trong cùng thời kỳ.
Lý do giải thích cho hiện tượng ngành bất động sản Trung Quốc nóng lên là do các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc đã được chính quyền mới ở Bắc Kinh ban hành từ hôm đầu tháng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 31/03/2013. Các biện pháp đó gồm : Đánh thuế 20 % vào các khoản tiền lãi khi bán lại ngôi nhà thứ nhì, giới hạn các nguồn tín dụng gia cư, kiểm soát chặt chẽ giá địa ốc tránh để tạo ra bong bóng đầu cơ.
Nói cách khác trước khi luật về nhà đất của Trung Quốc trở nên khắt khe hơn, những người có điều kiện ồ ạt đặt cọc để mua thêm một căn hộ nữa hoặc đã chuẩn bị luồn lách các biện pháp mà chính quyền trung ương đề ra. Một trong những mánh khóe để « lách luật » đó là ở những thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, tỷ lệ các cặp vợ chồng đệ đơn xin ly dị đã tăng vọt trong tháng qua. Bởi vì trong trường hợp đó một cặp vợ chồng có thể làm chủ đến hai căn hộ và khi cần phải bán đi một căn, thì họ không bị đánh thuế. Luật đánh thuế địa ốc của Trung Quốc không cấm các cặp vợ chồng ly dị ấy kết hôn lại với nhau ! Lại cũng có những trường hợp là hôn thú giả để mua nhà, trước khia đưa nhau ra tòa xin ly dị.
Từ Trùng Khánh đến Quảng Châu, Thẩm Quyến, bất cứ nơi nào mà các chính quyền địa phương thông báo « thi hành triệt để » chính sách « ổn định giá cả nhà đất » của trung ương, thì giá bất động sản lại càng tăng mạnh bấy nhiêu trong hơn 4 tuần lễ vừa qua. Nói cách khác, các biện pháp nhằm « hạ nhiệt và ổn định giá nhà đất » tại Trung Quốc được chính quyền mới của thủ tướng Lý Khắc Cường đề xướng, trước khi chính thức có hiệu lực đã phản tác dụng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ ghi nhận :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Kết quả đầu tiên là làm cho giá cả nhà đất lại tăng vọt suốt Tháng Ba tại một số thành phố vì giới kinh doanh và đầu cơ địa ốc lật đật bán tháo trước khi các biện pháp của nhà nước đi vào áp dụng! Đấy là quy luật thông thường là trời rất tối trước khi sẽ sáng!
Xét vào hồ sơ này về dài thì có lẽ ta thấy ra biến cố ngắn hạn thật ra chưa đến nỗi nào nếu so với nạn bong bóng đầu cơ địa ốc ở nhiều xứ khác như Âu Châu hay Hoa Kỳ, với cường độ còn thấp hơn những gì đã thấy vào năm 2010-2011 khi mà giá nhà đất tăng vọt đáng kể. Nhưng mà nhìn vào trường kỳ thì hiện tượng bong bóng này lại trầm trọng và có thể đe dọa cả nền kinh tế.
RFI : Thiết tưởng rằng nếu như mọi người không muốn bị đánh thuế 20 % trên các khoản lãi khi bán lại căn hộ thứ hai của mình một khi luật mới về địa ốc của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, thì mọi người ồ ạt bán nhà trước thời hạn 31/03/2013 thì như vậy giá nhà phải hạ xuống chứ thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thực ra người dân Trung Quốc đua nhau mua nhà trước khi luật mới về địa ốc có hiệu lực, bởi vì luật mới có những biện pháp khắt khe hơn, mua nhà sau này sẽ khó hơn.
RFI : Còn tác động về trường kỳ thì sao ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc từng bị cơn sốt địa ốc vào các năm 2004, 2007 và 2010 nên khi giá nhà đất tăng khoảng 6% trong hai tháng đầu của năm nay thì thật ra vẫn chưa đáng ngại. Nói cách khác, các biện pháp can thiệp để làm xì trái bóng địa ốc ban hành trong các năm 2011 và 2012 cũng có kết quả. Việc Quốc vụ viện vừa thành hình dưới quyền lãnh đạo của Tổng lý mới tức là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra chỉ thị mới có thể chỉ là nhắc nhở bốn thành phần trong cuộc là các chính quyền địa phương, giới kinh doanh địa ốc, bọn đầu cơ và cả người dân nói chung. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế trong trường kỳ thì chuyện này lại rắc rối hơn.
Trong ngắn hạn, người ta thấy nổi lên một hiện tượng mới từ cuối năm 2011 là thị trường tín dụng đen, tức là cho vay chui, ở ngoài hệ thống tài trợ chính thức khi vòi nước của hệ thống này bị khóa. Chính quyền Bắc Kinh có thấy như vậy mà lặng lẽ làm ngơ vì nguồn tín dụng bán chính thức thanh toán được một số nợ nần tồn đọng trên thị trường và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các chính quyền và ngân hàng của nhà nước ở địa phương. Nhưng cái khổ ở đây là chợ đen lại tăng vọt, tiền cho vay trên thị trường chui trong hai tháng đầu năm nay đã chiếm hơn phân nửa tổng số tín dụng chính thức của nhà nước, từ trung ương đến địa phương, và tất nhiên là với lãi suất cắt cổ! Vì vậy mà giới chức kiểm soát thị trường chứng phiếu vừa phải yêu cầu kiểm soát hiện tượng tín dụng chui.
RFI : Nói cách khác là khi van tín dụng gia cư của các cơ quan tài chính nhà nước bị khóa chặt lại hơn, thì người dân Trung Quốc không ngần ngại tìm đến với thị trường tín dụng chợ đen. Khi thị trường gia cư Trung Quốc vỡ bong bóng, nhà đất mất giá thì những người đi vay vẫn sẽ phải trả nợ trong khi tài sản địa ốc của họ không còn là những cái giá « trên trời » . Tựu chung vấn đề của Trung Quốc vẫn là do nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng …
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tất cả cũng đều do nhà nước mà ra! Ngân hàng của nhà nước từ trung ương đến địa phương ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp cũng của nhà nước và vì vậy, tư doanh mà cần tiền thì phải vay trên thị trường đen với lãi suất cao hơn nhiều lần. Khi nhà nước xiết lại cái vòi tín dụng vào thị trường bất động sản thì giới đầu cơ hay đầu tư và cả các cấp bộ của chính quyền địa phương cũng tìm tiền trên thị trường đen. Và lượng tín dụng chui đó hiện đang là vấn đề vì có thể lên tới từ 20 đền 40% của tổng sản lượng toàn quốc.
Trở lại chuyện sâu xa trường kỳ trong cơ cấu thì hiện tượng bong bóng địa ốc có những nguyên nhân nằm trong hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc. Về chính trị, các cấp bộ địa phương có quyền và rất thích quyết định về phân bố đất đai, theo Hiến pháp là do nhà nước quản lý. Họ tìm thấy trong đó đến 40% nguồn thu của ngân sách địa phương. Về kinh tế thì công cuộc phát triển và công nghiệp hóa của một xứ lạc hậu tất nhiên dẫn đến đô thị hoá, trong đó có việc quy hoạch đất đai, cũng do các địa phương quyết định, trong đó dĩ nhiên là có đất đai cho gia cư, cho địa ốc. Thứ ba, chính là các ngân hàng của nhà nước cũng góp phần tài trợ công trình xây cất này vì tiếng là tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư và đầu cơ về địa ốc đã mọc như nấm, nhất là khi nhà ở của người dân là một nhu cầu thực tế.
Nhưng mà vì động lực xây cất của doanh nghiệp lại khác với nhu cầu và khả năng thực tế của thị trường thì người ta có vấn đề. Doanh nghiệp có đất rẻ thì nhảy vào xây cất để kiếm lời và số các căn nhà gọi là xã hội hay thuộc diện chính sách cho dân nghèo chỉ là mặt nổi, thực tế thì họ xây loại nhà hạng sang và thổi lên bong bóng. Khi bóng bể thì cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng của nhà nước ở các địa phương đều suy sụp và có khi vỡ nợ. Chính quyền trung ương có thấy vậy và hạn chế tín dụng hoặc tăng thuế để dẹp nạn đầu cơ thì lại phải đối phó với nạn cho vay chui, chủ yếu cũng lại từ các ngân hàng và tay chân của nhà nước mà ra!
TỪ KHÓA : Châu Á - Kinh tế - Tạp chí - Trung Quốc
Bình Nhưỡng kêu gọi kiều dân nước ngoài tại Hàn Quốc di tản tránh bom hạt nhân
Hỏa tiễn Musudan trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Hai quả đạn như vậy đã được triển khai ở bờ đông của Bắc Triều Tiên.
AFP PHOTO / FILES / Ed Jones
Bình Nhưỡng một lần nữa đem « bom hạt nhân » ra làm
áp lực. Theo hãng thông tấn chính thức KCNA thì kiều dân ngoại quốc
sinh sống tại Hàn Quốc nên di tản để bảo toàn sinh mạng vì bán đảo Triều
Tiên đang « tiến vào một cuộc chiến tranh hạt nhân ».
Cùng lúc với biện pháp cô lập đặc khu công nghiệp Kaesong và
rút 53 000 nhân công ra khỏi nơi được xem là biểu tượng của chính sách
hòa giải hai miền, Bắc Triều Tiên gia tăng sức ép bằng viễn ảnh chiến
tranh hủy diệt.
Thông báo của « Ủy ban Bắc Triều Tiên vì Hòa bình tại châu Á Thái Bình Dương », một tổ chức ngoại vi của đảng Lao động Triều Tiên, do hãng thông tấn KNCA trích dẫn, thẩm định : " Bán đảo Triều Tiên tiến về một cuộc chiến tranh nhiệt hạch ». Cơ quan tuyên truyền này cho rằng : " Trong trường hợp chiến tranh, Bình Nhưỡng không muốn thấy người ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc phải hy sinh (do vậy) tất cả các tổ chức ngoại quốc, xí nghiệp, du lịch đều phải lập kế hoạch di tản ».
Thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã sử dụng phương thức tuyên truyền không bảo đảm an ninh, an toàn để hù dọa các phái bộ ngoại giao tại Bắc Triều Tiên phải sơ tán trước ngày 10/04/2013. Tuy nhiên, không một sứ quán nào dù là Tây phương, Nga hay Á châu vì lo sợ mà trúng kế của Bình Nhưỡng rút nhân viên.
Theo AFP, hôm nay, tại đặc khu kinh tế Keasong hoàn toàn không một bóng nhân viên Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã thực hiện lời đe dọa rút hết công nhân để gây áp lực. Seoul cho biết thêm, khoảng 300 kỹ sư Hàn Quốc đã trở về miền nam, hiện còn 475 người ở lại để bảo đảm công việc điều hành.
Thông báo của « Ủy ban Bắc Triều Tiên vì Hòa bình tại châu Á Thái Bình Dương », một tổ chức ngoại vi của đảng Lao động Triều Tiên, do hãng thông tấn KNCA trích dẫn, thẩm định : " Bán đảo Triều Tiên tiến về một cuộc chiến tranh nhiệt hạch ». Cơ quan tuyên truyền này cho rằng : " Trong trường hợp chiến tranh, Bình Nhưỡng không muốn thấy người ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc phải hy sinh (do vậy) tất cả các tổ chức ngoại quốc, xí nghiệp, du lịch đều phải lập kế hoạch di tản ».
Thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã sử dụng phương thức tuyên truyền không bảo đảm an ninh, an toàn để hù dọa các phái bộ ngoại giao tại Bắc Triều Tiên phải sơ tán trước ngày 10/04/2013. Tuy nhiên, không một sứ quán nào dù là Tây phương, Nga hay Á châu vì lo sợ mà trúng kế của Bình Nhưỡng rút nhân viên.
Theo AFP, hôm nay, tại đặc khu kinh tế Keasong hoàn toàn không một bóng nhân viên Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã thực hiện lời đe dọa rút hết công nhân để gây áp lực. Seoul cho biết thêm, khoảng 300 kỹ sư Hàn Quốc đã trở về miền nam, hiện còn 475 người ở lại để bảo đảm công việc điều hành.
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Chiến tranh - Hàn Quốc - Hạt nhân
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130409-bac-trieu-tien-keu-goi-kieu-dan-nuoc-ngoai-tai-han-quoc-di-tan-tranh-bom-hat-nhan
Trò chơi nguy hiểm của Bắc Triều Tiên
Lãnh
tụ Kim Jong Un chủ trì cuộc họp khẩn duyệt qua năng lực chiến đấu của
đơn vị hỏa tiễn chiến lược Bắc Triều Tiên ngày 29/03/2013.( Ảnh do KCNA
phổ biến.)
REUTERS/KCNA
Tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên vẫn
tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên các trang báo Pháp. Đặc biệt, báo Le
Monde có đăng bài chỉ trích gay gắt của ông Pascal Dayez-Burgeon, giáo
sư lịch sử và cũng là chuyên gia về Bắc Triều Tiên thuộc trường Hành
chính quốc gia Pháp cho rằng Bắc Triều Tiên đang thực hiện một « Trò chơi nguy hiểm ».
Với việc thực hiện vụ thử hạt nhân thứ ba hôm 12/02 năm nay,
Bắc Triều Tiên đã khơi ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới trên quốc tế. ở
một vị trí đặc biệt, bán đảo Triều Tiên còn là một giao lộ nơi ngự trị
đến bốn cường quốc Trung Quốc, Nga, Nhật và Mỹ. Do đó, mọi căng thẳng
tại đây đều có thể mang đến hậu quả nặng nề cho thế giới. Nhất là kể từ
khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí nguyên tử.
Năm nào cũng vậy, một kiểu kịch bản vẫn lặp đi lặp lại. Cứ vào mùa xuân, phía Bắc lại cho tiến hành thử tên lửa, trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Rồi Bình Nhưỡng tuôn ra một tràng đả kích đế quốc Mỹ. Washington và Seoul diễu võ đáp lại, Liên Hiệp Quốc lên án và công luận quốc tế nổi giận. Sau đó, căng thẳng lại hạ nhiệt.
Thế nhưng, theo tác giả, lần khủng hoảng này gây không ít ngạc nhiên vì kéo dài đã gần hai tháng nay. Kim Jong-un liên tục lên tiếng đe dọa , và không có ý định dừng lại. Không chỉ đe dọa bằng quân sự, Bắc Triều Tiên còn nặng lời với người dân Hàn Quốc : từ là « con rối » trong tay đế quốc Mỹ, người dân phía Nam giờ bị đối xử là những « kẻ đần độn nghèo hèn ». Thậm chí đến Thủ tướng Chung Hong-won bị xem là « đồ cỏ dại cần phải nhổ ngay ».
Một vị giáo sư Hàn Quốc, đang giảng dạy tại đại học Georgia tại Hoa Kỳ, tự hỏi là « Liệu Kim Jong-un có nhận thức được về chính bản thân mình hay không ? ». Theo ông này, ông Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo trẻ hiện nay, lúc đương thời lòe bịp thế giới rất điêu luyện để vơ vét tiền quyên góp của thế giới : hỗ trợ lương thực, nhận dầu hỏa từ các tập đoàn quốc tế có uy tín. Tác giả cho rằng, giờ đây, nhà lãnh đạo trẻ dường như cũng đang trong vòng xoáy của trò lòe bịp mà ông ta ngày càng khó có thể thoát ra được. Bởi vì, theo ông, vấn đề không phải ở chỗ cách làm mà là ở chính người làm.
Kim Nhật Thành, kẻ lãng phí
Tác giả nhắc lại rằng, khi đất nước bị phân chia vào năm 1953, ông Kim Nhật Thành đã làm bằng mọi giá để thu hết các hầm mỏ, các đập thủy điện, các nhà máy do Nhật để lại và công nhân tay lành nghề nhất về tay mình. Thế mà, Kim Nhật Thành đã làm hỏng tất cả. Do thích chạy theo số lượng hơn là chất lượng, thích nền kinh tế kế hoạch hơn là thị trường, nền kinh tế Bắc Hàn đã suy sụp hoàn toàn. Bên cạnh đó, môi trường bị phá hủy do nạn phá rừng hàng loạt. Kết quả, các trận lũ lụt thảm khốc giữa năm 1995 và 1996 đã nhấn chìm toàn bộ phía nam đất nước và nạn đói xảy ra giết chết hơn hai triệu người, tức gần 10% số dân. Kiệt quệ, đất nước phải sống nhờ vào sự viện trợ của thế giới.
Kim Chính Nhật (Kim Jong –il), kẻ lòe bịp siêu đẳng
Đến khi Kim Chính Nhật lên cầm quyền vào năm 1994, tình hình còn thêm tồi tệ. Thay vì mở cửa nền kinh tế giống như Trung Quốc, ông ta đã biến đất nước theo kiểu độc tài quân sự. Quân độ duy trì trật tự và được hưởng mọi đặc quyền. Nền kinh tế thị trường có nguy cơ phá hỏng trật tự do giới đặc quyền dựng lên. Đối với nhà cựu lãnh đạo, chỉ nên cho phép một số ít doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chợ đô thị hoạt động là đủ.
Như vậy, để có thể nhận hỗ trợ quốc tế, ông ta đã dựa dẫm vào trò lừa bịp : khơi dậy lòng trắc ẩn nhân đạo khi cho phô bày cảnh nạn đói. Ngay cả các trại tập trung, nỗi khiếp hãi của người dân cũng được dùng để thu lợi. Thế giới càng giận dữ bao nhiêu khi nghe lời thuật của những người sống sót, thì tiền của quyên góp lại tăng lên bấy nhiêu. Vấn đề « hạt nhân » cũng được Bình Nhưỡng khôn khéo sử dụng để đánh đổi lấy lương thực, dầu hỏa và nhất là ngoại tệ. Có tiền rồi, nhanh chóng cải tiến kỹ thuật. Rồi lại đẩy căng thẳng lên. Sau đó, hạ giọng xuống. Cuối cùng nhận được hỗ trợ như mong muốn.
Vậy mà trò bịp đó cũng thu được kết quả từ suốt thập niên nay. Thêm vào đó, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc mọc lên giữa vùng biên giới còn giúp phía Bắc trụ được mà không cần chuyển sang kinh tế thị trường. Chạy đua nguyên tử không những giúp hợp pháp hóa cho Kim Chính Nhật trong con mắt quân đội và ngồi chễm chệ trên sự nổi danh ngay trong lòng công luận bị mê muội bởi sự tuyên truyền.
Tuy nhiên, tác giả bài viết cho rằng với cái kiểu làm mưa làm gió như thế, nên độ xác tín của Bình Nhưỡng đang bị xói mòn dần. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush xem chính quyền phía Bắc như là một « chế độ côn đồ ». cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng-bak cắt đứt chính sách « Ánh Dương » được thiết lập giữa hai miền nhân hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2000. Các vụ thử hạt nhân vào tháng 10/2006 và vào tháng 5/2009 bị cộng đồng quốc tế lên án, còn làm cho đất nước thêm bị cô lập. Hệ quả là giờ đây, Kim Jong-un lên kế vị, thừa hưởng một thế cờ đã suy yếu từ cha của mình.
Theo nhận định tác giả, Kim Jong-un giờ đây trong tay không có phương cách gì để thay đổi. Dù phía Bắc bắt đầu thoát ra khỏi lối mòn, họ vẫn bị lệ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ bên ngoài. Đó là chưa kể đến việc sở hữu công nghệ hạt nhân còn giúp cho quốc gia này thu được ngoại tệ, chủ yếu đến từ Iran.
Tác giả tự hỏi là ông Kim Jong un, để chứng tỏ là mình nghiêm túc, liệu ông ta đã đi quá xa và vẫn làm chưa đủ hay không ? Theo tác giả, « chưa đủ » là vì những lời đe dọa cũng chỉ tạm thuyết phục. Ngoài việc leo thang trong lời lẽ, các hành động khác chỉ là một sự hâm nóng lại.
« Quá xa » là vì do quá khiêu khích, Washington và Seoul cũng bắt đầu leo thang theo. Máy bay b-52 của Mỹ được triển khai trong đợt tập trận chung. Tổng thống Park của Hàn Quốc thành lập ban điều hành khủng hoảng. Đến như Bắc Kinh cũng phải chau mày. Tệ hơn nữa, theo các nguồn tin thu thập được từ phía Nam, người dân Bắc Hàn cũng bắt đầu tỏ ra chán chường, mệt mỏi. Tóm lại, nhà lãnh đạo trẻ thiếu kinh nghiệm có lẽ khó mà lòe được người khác.
Giờ đây, Kim Jong-un đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bỏ cuộc, chẳng khác những gì như câu ngạn ngữ Triều Tiên : « Chó sủa to là chó không cắn ». Nhưng nếu cứ tiếp tục gây căng thẳng sẽ dẫn đến nguy cơ khai hỏa.
Thế nhưng, tác giả cũng lưu ý rằng, cánh cửa tuy hẹp nhưng lối thoát vẫn còn đó. Nữ tổng thống Hàn Quốc cho đến giờ vẫn chưa đưa ra một lời chỉ trích nào : điều này có thể giúp khắc phục được hậu quả. Từ nhiều ngày nay, các nhà phân tích nhận thấy sự tái xuất hiện của ông chú Jang Song-taek, một người được xem vừa là thân cận với Bắc Kinh và cũng vừa là người chủ trương ôn hòa. Không biết Kim Jong-un có chọn lựa giải pháp này hay không ?
Bắc Triều Tiên tạm ngưng hoạt động đặc khu kinh tế Kaesong
Dường như để chứng tỏ rằng lần này không phải là đe dọa suông, tối hôm qua Bắc Triều Tiên ra lệnh tạm ngừng các hoạt động tại kinh tế Kaesong. Báo Les Echos nhận định rằng hành động trên đánh dấu một sự leo thang của Bình Nhưỡng.
Theo tờ báo, quyết định trên đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia. Những lần trước, dù có căng thẳng đến đâu, cả hai bên Bắc – Nam đều không muốn để ảnhh hưởng đến các hoạt động sản xuất trong khu vực này. Ngay cả vào thời điểm Bắc Triều Tiên bắn chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc, làm thiệt mạng hơn 40 lính thủy, hay như phía Bắc pháo kích lên một đảo nhỏ của Seoul. Cả Bắc lẫn Nam đều không ra lệnh ngừng các hoạt động tại đây.
Vậy mà lần này, Bình Nhưỡng đã dấn sâu thêm một bước. Theo tờ báo, Bắc Triều Tiên đang mạo hiểm. Ít nhất, khu công nghiệp Kaesong phía nam đất nước có thể giúp cho hơn 200 000 người thoát cảnh đói khổ. Việc đóng cửa lâu dài có nguy cơ làm trỗi dậy làn sóng bất bình trong khu vực.
Tờ báo cho rằng, Kim Jong-un chấp nhận các rủi ro đó, vì ông ta muốn tăng thêm uy tín và buộc các chuyên gia phải nghiên cứu lại tính khả thi của các lời đe dọa khác nhất là các hành động quân sự. Họ sẽ phải xem xét lại việc gần đây, nhà lãnh đạo trẻ cho đặt dàn tên lửa Musudan trên bờ biển phía đông đất nước. Một mặt, các quốc gia trong khu vực đánh giá rằng Bình Nhưỡng sẽ không dám chĩa tên lửa vào bất kỳ lãnh thổ nước nào khác, vì không muốn mạo hiểm đi đến sự tự hủy diệt. Nhưng mặt khác, khả năng thực hiện một vụ bắn ra biển trong những ngày sắp đến là rất có thể.
Đối với Le Figaro, sự việc cho thấy « căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên gia tăng ». Việc Kim Jong-un tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp đã đặt một dấu chấm hết cho mối quan hệ hợp tác Bắc – Nam.
Châu Á mới trỗi dậy đi tìm kiếm các nhà quản lý
Sự gia nhập của các doanh nghiệp Trung Quốc hay như Ấn Độ vào cuộc chơi toàn cầu hóa đòi hỏi nhiều năng lực mới. Trong bối cảnh đó, Singapore, một đảo quốc nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á muốn tự chứng tỏ là chốn hấp dẫn của các « business school ». Chủ đề này được báo Le Monde đề cập đến qua hàng tựa « Châu Á mới trỗi dậy đang tìm kiếm nhà quản lý ».
Trong vòng môt hay hai thập niên nữa, hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc được thành lập vào năm 1992 dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ phải tìm kiếm một người kế thừa. Hiện tượng này cũng sẽ giống như những gì Pháp đã trải qua trong những năm 1980. Chỉ có điểm khác biệt là do « chính sách một con duy nhất và thiếu người để truyền nghề » đang tạo ra một nhu cầu đào tạo nhà điều hành, kể cả tại các công ty đa quốc gia, theo như nhận định của ông Andre Chieng, chủ tịch tập đoàn tư vấn thương mại Á – Âu. Quả thật, chính toàn châu Á mới trỗi dậy đang đi tìm kiếm nhà quản lý để giúp doanh nghiệp đối đầu với sự cạnh tranh toàn cầu hóa.
Tờ báo cho biết, cách đây 15 năm, Ủy ban kế hoạch có tên gọi là Singapore Economic Development Board, đã đưa ra một chương trình tài trợ nhằm khuyến khích các đại học công nghệ và quản trị tốt nhất của phương Tây đến gầy dựng cơ sở trên đảo quốc. Một loạt các trường lớn được hình thành Massachusetts Institute of Technology, Insead, Essec, Harvard … Mục tiêu : dựa vào sự hiểu biết nền kinh tế để biến đảo quốc không nguồn nhân công cũng như không sản phẩm nông nghiệp hay khai thác mỏ, thành một sàn giao dịch quan trọng trong mạng lưới tài chính, cảng biển, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học trên toàn cầu.
Kết quả là vào năm 2012, Singapore trở thành sàn giao dịch tài chính thứ 4 và là cảng biển thứ hai trên thế giới. Xuất khẩu công nghệ sinh học vượt qua cả công nghiệp điện tử và đạt đến 25%.
Nhưng giờ đây, các nhà hoạch định Singapore đã thay đổi chiến thuật. Một nhiệm vụ quan trọng được giao cho Essec, một cơ sở đào tạo Pháp – Singapore. Mục tiêu hàng đầu: đào tạo các nhân lực trong nước. Đối với Bộ trưởng giáo dục Singapore, đã đến lúc cần phải “đào tạo sinh viên trong nước các kỹ năng mà thế kỷ XXI đòi hỏi, về tri thức và giá trị. Những điều mà họ phải thích nghi trong suốt quãng đời”. Đối với ông, “mô hình cũ kỹ, mà các nền kinh tế mới trỗi dậy phải sao chép hay áp dụng các kiểu thực hành tốt nhất từ các nền kinh tế phát triển không còn giá trị nữa. Việc đào tạo các nhà quản trị Singapore không nên dựa vào phương pháp nghiên cứu các trường hợp doanh nghiệp phương tây có từ xa xưa, mà cần phải dựa trên phân tích liên ngành trong bối cảnh khu vực”.
Quan điểm này cũng được một vị quan chức thuộc trường Essec đồng tán thành. Ngày nay, công tác đào tào nhà quản trị sao cho có đủ khả năng hiểu và quản lý được thực tế ở địa phương: không chỉ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng cũng phải hiểu được thái độ của người làm công, đối tác kinh tế, các định chế xã hội và chính trị. Ông này nhấn mạnh rằng, tại châu Á, các tập đoàn phương Tây lẫn châu Á đều mong muốn có thể tuyển dụng được các nhà điều hành châu Á được đào tạo bởi chính giảng viên và nhà nghiên cứu châu Á.
Bởi vì, theo giải thích của ông Ta-Wei Chao, giám đốc về châu Á của viện Nghiên cứu về thương thuyết của ESSEC, “mối quan hệ chủ - người làm tại châu Á không đơn thuần mang tính nghiệp vụ, mà nó gần giống như mối quan hệ gia đình […]. ở đó, sự trung thành được đảm bảo bằng các mối liên hệ xã hội hơn là bằng tiền thưởng”.
Cuối cùng, các nhà quản lý châu Á cũng nhìn nhận rằng, cũng như các đồng nghiệp phương Tây, chừng nào nền kinh tế vẫn còn mang đậm dấu ấn địa phương, chừng ấy doanh thu doanh nghiệp vẫn không đạt được kết quả trong khi việc điều hành doanh nghiệp nhất là trong thời buổi kinh tế toàn cầu hóa lại không đơn giản chút nào.
Sự ra đi cuả Margaret Thatcher để lại những cảm xúc trái chiều
Trở lại thời sự châu Âu, đa số các báo Pháp đều chạy tít lớn về sự ra đi của cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Bà ra đi để lại nhiều cảm xúc trái chiều nhau. Hầu như các báo thiên hữu tại Pháp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với “Người đàn bà thép” này. Les Echos cho rằng « Margaret Thatcher, người không thể chế ngự được ». Theo tờ báo, bà đã thay đổi sâu sắc đất nước. Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng của bà vẫn còn mạnh mẽ trong chính trường Anh quốc.
Le Figaro dành nhiều trang báo để ca tụng sự can đảm của bà trong suốt thời gian cầm quyền qua hàng tựa « Margaret Thatcher : Sự dũng cảm lúc cầm quyền ». Cũng giống như Les Echos, tờ báo thiên hữu này cho rằng “sự kế thừa hệ tư tưởng của bà vẫn còn tồn tại trong đời sống chính trị Anh quốc”. Maragret Thatcher chính là “người phụ nữ đã làm thay đổi cả Anh quốc”. Đối với cựu thủ tướng Pháp Edouard Balladure “Margaret Thatcher”, còn là một chính khách “dũng cảm và sáng suốt”.
Ngược lại, tờ báo thiên tả Libération lại xem bà là « Một vị Thần chết ». Đối với tờ báo, trong suốt 11 năm cầm quyền, bà đã cai trị đất nước với bàn tay sắt. Để biến đổi đất nước, bà đã áp dụng học thuyết tự do một cách thô bạo bất chấp sự trả giá đắt của người dân.
Năm nào cũng vậy, một kiểu kịch bản vẫn lặp đi lặp lại. Cứ vào mùa xuân, phía Bắc lại cho tiến hành thử tên lửa, trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Rồi Bình Nhưỡng tuôn ra một tràng đả kích đế quốc Mỹ. Washington và Seoul diễu võ đáp lại, Liên Hiệp Quốc lên án và công luận quốc tế nổi giận. Sau đó, căng thẳng lại hạ nhiệt.
Thế nhưng, theo tác giả, lần khủng hoảng này gây không ít ngạc nhiên vì kéo dài đã gần hai tháng nay. Kim Jong-un liên tục lên tiếng đe dọa , và không có ý định dừng lại. Không chỉ đe dọa bằng quân sự, Bắc Triều Tiên còn nặng lời với người dân Hàn Quốc : từ là « con rối » trong tay đế quốc Mỹ, người dân phía Nam giờ bị đối xử là những « kẻ đần độn nghèo hèn ». Thậm chí đến Thủ tướng Chung Hong-won bị xem là « đồ cỏ dại cần phải nhổ ngay ».
Một vị giáo sư Hàn Quốc, đang giảng dạy tại đại học Georgia tại Hoa Kỳ, tự hỏi là « Liệu Kim Jong-un có nhận thức được về chính bản thân mình hay không ? ». Theo ông này, ông Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo trẻ hiện nay, lúc đương thời lòe bịp thế giới rất điêu luyện để vơ vét tiền quyên góp của thế giới : hỗ trợ lương thực, nhận dầu hỏa từ các tập đoàn quốc tế có uy tín. Tác giả cho rằng, giờ đây, nhà lãnh đạo trẻ dường như cũng đang trong vòng xoáy của trò lòe bịp mà ông ta ngày càng khó có thể thoát ra được. Bởi vì, theo ông, vấn đề không phải ở chỗ cách làm mà là ở chính người làm.
Kim Nhật Thành, kẻ lãng phí
Tác giả nhắc lại rằng, khi đất nước bị phân chia vào năm 1953, ông Kim Nhật Thành đã làm bằng mọi giá để thu hết các hầm mỏ, các đập thủy điện, các nhà máy do Nhật để lại và công nhân tay lành nghề nhất về tay mình. Thế mà, Kim Nhật Thành đã làm hỏng tất cả. Do thích chạy theo số lượng hơn là chất lượng, thích nền kinh tế kế hoạch hơn là thị trường, nền kinh tế Bắc Hàn đã suy sụp hoàn toàn. Bên cạnh đó, môi trường bị phá hủy do nạn phá rừng hàng loạt. Kết quả, các trận lũ lụt thảm khốc giữa năm 1995 và 1996 đã nhấn chìm toàn bộ phía nam đất nước và nạn đói xảy ra giết chết hơn hai triệu người, tức gần 10% số dân. Kiệt quệ, đất nước phải sống nhờ vào sự viện trợ của thế giới.
Kim Chính Nhật (Kim Jong –il), kẻ lòe bịp siêu đẳng
Đến khi Kim Chính Nhật lên cầm quyền vào năm 1994, tình hình còn thêm tồi tệ. Thay vì mở cửa nền kinh tế giống như Trung Quốc, ông ta đã biến đất nước theo kiểu độc tài quân sự. Quân độ duy trì trật tự và được hưởng mọi đặc quyền. Nền kinh tế thị trường có nguy cơ phá hỏng trật tự do giới đặc quyền dựng lên. Đối với nhà cựu lãnh đạo, chỉ nên cho phép một số ít doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chợ đô thị hoạt động là đủ.
Như vậy, để có thể nhận hỗ trợ quốc tế, ông ta đã dựa dẫm vào trò lừa bịp : khơi dậy lòng trắc ẩn nhân đạo khi cho phô bày cảnh nạn đói. Ngay cả các trại tập trung, nỗi khiếp hãi của người dân cũng được dùng để thu lợi. Thế giới càng giận dữ bao nhiêu khi nghe lời thuật của những người sống sót, thì tiền của quyên góp lại tăng lên bấy nhiêu. Vấn đề « hạt nhân » cũng được Bình Nhưỡng khôn khéo sử dụng để đánh đổi lấy lương thực, dầu hỏa và nhất là ngoại tệ. Có tiền rồi, nhanh chóng cải tiến kỹ thuật. Rồi lại đẩy căng thẳng lên. Sau đó, hạ giọng xuống. Cuối cùng nhận được hỗ trợ như mong muốn.
Vậy mà trò bịp đó cũng thu được kết quả từ suốt thập niên nay. Thêm vào đó, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc mọc lên giữa vùng biên giới còn giúp phía Bắc trụ được mà không cần chuyển sang kinh tế thị trường. Chạy đua nguyên tử không những giúp hợp pháp hóa cho Kim Chính Nhật trong con mắt quân đội và ngồi chễm chệ trên sự nổi danh ngay trong lòng công luận bị mê muội bởi sự tuyên truyền.
Tuy nhiên, tác giả bài viết cho rằng với cái kiểu làm mưa làm gió như thế, nên độ xác tín của Bình Nhưỡng đang bị xói mòn dần. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush xem chính quyền phía Bắc như là một « chế độ côn đồ ». cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng-bak cắt đứt chính sách « Ánh Dương » được thiết lập giữa hai miền nhân hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2000. Các vụ thử hạt nhân vào tháng 10/2006 và vào tháng 5/2009 bị cộng đồng quốc tế lên án, còn làm cho đất nước thêm bị cô lập. Hệ quả là giờ đây, Kim Jong-un lên kế vị, thừa hưởng một thế cờ đã suy yếu từ cha của mình.
Theo nhận định tác giả, Kim Jong-un giờ đây trong tay không có phương cách gì để thay đổi. Dù phía Bắc bắt đầu thoát ra khỏi lối mòn, họ vẫn bị lệ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ bên ngoài. Đó là chưa kể đến việc sở hữu công nghệ hạt nhân còn giúp cho quốc gia này thu được ngoại tệ, chủ yếu đến từ Iran.
Tác giả tự hỏi là ông Kim Jong un, để chứng tỏ là mình nghiêm túc, liệu ông ta đã đi quá xa và vẫn làm chưa đủ hay không ? Theo tác giả, « chưa đủ » là vì những lời đe dọa cũng chỉ tạm thuyết phục. Ngoài việc leo thang trong lời lẽ, các hành động khác chỉ là một sự hâm nóng lại.
« Quá xa » là vì do quá khiêu khích, Washington và Seoul cũng bắt đầu leo thang theo. Máy bay b-52 của Mỹ được triển khai trong đợt tập trận chung. Tổng thống Park của Hàn Quốc thành lập ban điều hành khủng hoảng. Đến như Bắc Kinh cũng phải chau mày. Tệ hơn nữa, theo các nguồn tin thu thập được từ phía Nam, người dân Bắc Hàn cũng bắt đầu tỏ ra chán chường, mệt mỏi. Tóm lại, nhà lãnh đạo trẻ thiếu kinh nghiệm có lẽ khó mà lòe được người khác.
Giờ đây, Kim Jong-un đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bỏ cuộc, chẳng khác những gì như câu ngạn ngữ Triều Tiên : « Chó sủa to là chó không cắn ». Nhưng nếu cứ tiếp tục gây căng thẳng sẽ dẫn đến nguy cơ khai hỏa.
Thế nhưng, tác giả cũng lưu ý rằng, cánh cửa tuy hẹp nhưng lối thoát vẫn còn đó. Nữ tổng thống Hàn Quốc cho đến giờ vẫn chưa đưa ra một lời chỉ trích nào : điều này có thể giúp khắc phục được hậu quả. Từ nhiều ngày nay, các nhà phân tích nhận thấy sự tái xuất hiện của ông chú Jang Song-taek, một người được xem vừa là thân cận với Bắc Kinh và cũng vừa là người chủ trương ôn hòa. Không biết Kim Jong-un có chọn lựa giải pháp này hay không ?
Bắc Triều Tiên tạm ngưng hoạt động đặc khu kinh tế Kaesong
Dường như để chứng tỏ rằng lần này không phải là đe dọa suông, tối hôm qua Bắc Triều Tiên ra lệnh tạm ngừng các hoạt động tại kinh tế Kaesong. Báo Les Echos nhận định rằng hành động trên đánh dấu một sự leo thang của Bình Nhưỡng.
Theo tờ báo, quyết định trên đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia. Những lần trước, dù có căng thẳng đến đâu, cả hai bên Bắc – Nam đều không muốn để ảnhh hưởng đến các hoạt động sản xuất trong khu vực này. Ngay cả vào thời điểm Bắc Triều Tiên bắn chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc, làm thiệt mạng hơn 40 lính thủy, hay như phía Bắc pháo kích lên một đảo nhỏ của Seoul. Cả Bắc lẫn Nam đều không ra lệnh ngừng các hoạt động tại đây.
Vậy mà lần này, Bình Nhưỡng đã dấn sâu thêm một bước. Theo tờ báo, Bắc Triều Tiên đang mạo hiểm. Ít nhất, khu công nghiệp Kaesong phía nam đất nước có thể giúp cho hơn 200 000 người thoát cảnh đói khổ. Việc đóng cửa lâu dài có nguy cơ làm trỗi dậy làn sóng bất bình trong khu vực.
Tờ báo cho rằng, Kim Jong-un chấp nhận các rủi ro đó, vì ông ta muốn tăng thêm uy tín và buộc các chuyên gia phải nghiên cứu lại tính khả thi của các lời đe dọa khác nhất là các hành động quân sự. Họ sẽ phải xem xét lại việc gần đây, nhà lãnh đạo trẻ cho đặt dàn tên lửa Musudan trên bờ biển phía đông đất nước. Một mặt, các quốc gia trong khu vực đánh giá rằng Bình Nhưỡng sẽ không dám chĩa tên lửa vào bất kỳ lãnh thổ nước nào khác, vì không muốn mạo hiểm đi đến sự tự hủy diệt. Nhưng mặt khác, khả năng thực hiện một vụ bắn ra biển trong những ngày sắp đến là rất có thể.
Đối với Le Figaro, sự việc cho thấy « căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên gia tăng ». Việc Kim Jong-un tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp đã đặt một dấu chấm hết cho mối quan hệ hợp tác Bắc – Nam.
Châu Á mới trỗi dậy đi tìm kiếm các nhà quản lý
Sự gia nhập của các doanh nghiệp Trung Quốc hay như Ấn Độ vào cuộc chơi toàn cầu hóa đòi hỏi nhiều năng lực mới. Trong bối cảnh đó, Singapore, một đảo quốc nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á muốn tự chứng tỏ là chốn hấp dẫn của các « business school ». Chủ đề này được báo Le Monde đề cập đến qua hàng tựa « Châu Á mới trỗi dậy đang tìm kiếm nhà quản lý ».
Trong vòng môt hay hai thập niên nữa, hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc được thành lập vào năm 1992 dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ phải tìm kiếm một người kế thừa. Hiện tượng này cũng sẽ giống như những gì Pháp đã trải qua trong những năm 1980. Chỉ có điểm khác biệt là do « chính sách một con duy nhất và thiếu người để truyền nghề » đang tạo ra một nhu cầu đào tạo nhà điều hành, kể cả tại các công ty đa quốc gia, theo như nhận định của ông Andre Chieng, chủ tịch tập đoàn tư vấn thương mại Á – Âu. Quả thật, chính toàn châu Á mới trỗi dậy đang đi tìm kiếm nhà quản lý để giúp doanh nghiệp đối đầu với sự cạnh tranh toàn cầu hóa.
Tờ báo cho biết, cách đây 15 năm, Ủy ban kế hoạch có tên gọi là Singapore Economic Development Board, đã đưa ra một chương trình tài trợ nhằm khuyến khích các đại học công nghệ và quản trị tốt nhất của phương Tây đến gầy dựng cơ sở trên đảo quốc. Một loạt các trường lớn được hình thành Massachusetts Institute of Technology, Insead, Essec, Harvard … Mục tiêu : dựa vào sự hiểu biết nền kinh tế để biến đảo quốc không nguồn nhân công cũng như không sản phẩm nông nghiệp hay khai thác mỏ, thành một sàn giao dịch quan trọng trong mạng lưới tài chính, cảng biển, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học trên toàn cầu.
Kết quả là vào năm 2012, Singapore trở thành sàn giao dịch tài chính thứ 4 và là cảng biển thứ hai trên thế giới. Xuất khẩu công nghệ sinh học vượt qua cả công nghiệp điện tử và đạt đến 25%.
Nhưng giờ đây, các nhà hoạch định Singapore đã thay đổi chiến thuật. Một nhiệm vụ quan trọng được giao cho Essec, một cơ sở đào tạo Pháp – Singapore. Mục tiêu hàng đầu: đào tạo các nhân lực trong nước. Đối với Bộ trưởng giáo dục Singapore, đã đến lúc cần phải “đào tạo sinh viên trong nước các kỹ năng mà thế kỷ XXI đòi hỏi, về tri thức và giá trị. Những điều mà họ phải thích nghi trong suốt quãng đời”. Đối với ông, “mô hình cũ kỹ, mà các nền kinh tế mới trỗi dậy phải sao chép hay áp dụng các kiểu thực hành tốt nhất từ các nền kinh tế phát triển không còn giá trị nữa. Việc đào tạo các nhà quản trị Singapore không nên dựa vào phương pháp nghiên cứu các trường hợp doanh nghiệp phương tây có từ xa xưa, mà cần phải dựa trên phân tích liên ngành trong bối cảnh khu vực”.
Quan điểm này cũng được một vị quan chức thuộc trường Essec đồng tán thành. Ngày nay, công tác đào tào nhà quản trị sao cho có đủ khả năng hiểu và quản lý được thực tế ở địa phương: không chỉ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng cũng phải hiểu được thái độ của người làm công, đối tác kinh tế, các định chế xã hội và chính trị. Ông này nhấn mạnh rằng, tại châu Á, các tập đoàn phương Tây lẫn châu Á đều mong muốn có thể tuyển dụng được các nhà điều hành châu Á được đào tạo bởi chính giảng viên và nhà nghiên cứu châu Á.
Bởi vì, theo giải thích của ông Ta-Wei Chao, giám đốc về châu Á của viện Nghiên cứu về thương thuyết của ESSEC, “mối quan hệ chủ - người làm tại châu Á không đơn thuần mang tính nghiệp vụ, mà nó gần giống như mối quan hệ gia đình […]. ở đó, sự trung thành được đảm bảo bằng các mối liên hệ xã hội hơn là bằng tiền thưởng”.
Cuối cùng, các nhà quản lý châu Á cũng nhìn nhận rằng, cũng như các đồng nghiệp phương Tây, chừng nào nền kinh tế vẫn còn mang đậm dấu ấn địa phương, chừng ấy doanh thu doanh nghiệp vẫn không đạt được kết quả trong khi việc điều hành doanh nghiệp nhất là trong thời buổi kinh tế toàn cầu hóa lại không đơn giản chút nào.
Sự ra đi cuả Margaret Thatcher để lại những cảm xúc trái chiều
Trở lại thời sự châu Âu, đa số các báo Pháp đều chạy tít lớn về sự ra đi của cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Bà ra đi để lại nhiều cảm xúc trái chiều nhau. Hầu như các báo thiên hữu tại Pháp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với “Người đàn bà thép” này. Les Echos cho rằng « Margaret Thatcher, người không thể chế ngự được ». Theo tờ báo, bà đã thay đổi sâu sắc đất nước. Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng của bà vẫn còn mạnh mẽ trong chính trường Anh quốc.
Le Figaro dành nhiều trang báo để ca tụng sự can đảm của bà trong suốt thời gian cầm quyền qua hàng tựa « Margaret Thatcher : Sự dũng cảm lúc cầm quyền ». Cũng giống như Les Echos, tờ báo thiên hữu này cho rằng “sự kế thừa hệ tư tưởng của bà vẫn còn tồn tại trong đời sống chính trị Anh quốc”. Maragret Thatcher chính là “người phụ nữ đã làm thay đổi cả Anh quốc”. Đối với cựu thủ tướng Pháp Edouard Balladure “Margaret Thatcher”, còn là một chính khách “dũng cảm và sáng suốt”.
Ngược lại, tờ báo thiên tả Libération lại xem bà là « Một vị Thần chết ». Đối với tờ báo, trong suốt 11 năm cầm quyền, bà đã cai trị đất nước với bàn tay sắt. Để biến đổi đất nước, bà đã áp dụng học thuyết tự do một cách thô bạo bất chấp sự trả giá đắt của người dân.
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Điểm báo
Tin tức / Thế giới / Châu Á
Seoul không màng đến lời đe dọa mới nhất của Bình Nhưỡng
Một binh sĩ Nam Triều Tiên thuộc đơn vị pháp binh tham gia cuộc thao dợt quân sự chung hàng năm với Hoa Kỳ gần khu phi quân sự ngăn 2 nước Triều Tiên
Bắc Triều Tiên hối thúc người nước ngoài rời khỏi Nam Triều Tiên để
tránh một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra. Tuy nhiên cảnh cáo mới
nhất của Bình Nhưỡng dường như ít làm gián đoạn cuộc sống ở Seoul.
Hôm thứ Ba, truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên phát ra một thông điệp, yêu cầu các du khách và các doanh nhân rời khỏi Seoul và Nam Triều Tiên “vì an toàn của họ” do có nguy cơ xảy ra một cuộc “chiến tranh hạt nhân.”
Tuy nhiên việc kinh doanh tại Seoul vẫn hoạt động bình thường sau lời đe dọa này, và không có dấu hiệu cho thấy xe cộ rời khỏi thành phố một cách bất thường.
Bắc Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo tương tự vào tuần trước đối với các tòa đại sứ nước ngoài tại Bình Nhưỡng, hối thúc các nhà ngoại giao rời khỏi thủ đô nước này vào ngày thứ Tư. Không có tòa đại sứ nào cho biết đã di tản nhân viên.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney gọi lời đe dọa mới nhất của Bắc Triều Tiên là “những ngôn từ không ích lợi gì” chỉ làm cho quốc gia nghèo khó này bị cô lập thêm.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ mối quan ngại sâu sắc, ông nói với các phóng viên trong một chuyến viếng thăm Rome là sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên đến “mức rất nguy hiểm.”
Chỉ huy trưởng các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương nói nếu Bắc Triều Tiên thực hiện một sự khiêu khích quân sự, binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh Nam Triều Tiên sẵn sàng giáng trả.
Điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba, Đô đốc Samuel Locklear nói Washington và Seoul đã phát triển một kế hoạch giáng trả căn cứ trên một sự hiểu biết tốt nhất về thái độ của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Đô đốc Locklear nói ông sẽ ra lệnh đánh chặn một phi đạn của Bắc Triều Tiên nếu phi đạn đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ và các đồng minh.
Ông nói ông sẽ không khuyến cáo bắn hạ bất cứ phi đạn nào của Bắc Triều Tiên không kể đường đi của phi đạn. Đô đốc Locklear nói không mất nhiều thời gian để xác định phi đạn rơi xuống ở đâu.
Truyền thông Nam Triều Tiên trích lời các giới chức chính phủ nói Bắc Triều Tiên dường như chuẩn bị bắn thử một phi đạn khác trong những ngày tới.
Bắc Triều Tiên đã đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ tại vùng châu Á-Thái Bình Dương để trả đủa những trừng phạt kinh tế mới đây được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc áp đặt đối với Bình Nhưỡng.
Những chế tài này nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì đã thực hiện các vụ thử hạt nhân và phi đạn bất chấp những nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Hôm thứ Ba, Nhật Bản đáp ứng với những đe dọa của Bình Nhưỡng bằng cách bố trí những phi đạn đạn đạo ngăn chặn chung quanh Tokyo để bảo vệ thủ đô chống lại một cuộc tấn công bằng phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Nhà phân tích quan hệ quốc tế Nick Bisley thuộc trường đại học Latrobe, Australia nói một vụ phóng phi đạn mới của Bình Nhưỡng sẽ không nguy hiểm bằng một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cũng đã tiến đến một bước cắt quan hệ kinh tế cuối cùng với Seoul, ngưng sản xuất tại một khu công nghiệp được điều hành chung nơi các nhà sản xuất Nam Triều Tiên sử dụng nhân công rẻ tại thị trấn Kaesong nằm trên biên giới của Bắc Triều Tiên.
Không có người nào trong số 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên tại khu phức hợp này đi làm hôm thứ Ba. Khoảng 400 quản trị viên và những nhân viên khác của Nam Triều Tiên vẫn ở tại chỗ, không biết chắc hoạt động của khu công nghiệp này có tái tục hay không.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye nói quyết định rút công nhân khỏi cơ sở này sẽ làm tổn thương sự tín nhiệm quốc tế của Bắc Triều Tiên như là một nơi để làm ăn buôn bán.
Ông Cedric Leighton, một nhà phân tích về quản trị khủng hoảng và là một sĩ quan tình báo của không quân Mỹ hồi hưu, nói Bắc Triều Tiên muốn gởi một thông điệp là nước này có thể sống không cần khu công nghiệp chung đã được thành lập từ một thập niên qua và hàng triệu đôla các công nhân nước này kiếm được mỗi năm.
Đô đốc Locklear nói lãnh tụ Kim Jong Un dường như theo đuổi một chính sách khiêu khích ít tiên đoán được hơn là ông nội và cha của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên này, những người, mà theo ông, tự mở cho mình một lối ra khỏi những cuộc đối đầu với cộng đồng quốc tế.
Bắc Triều Tiên loan báo rút 50.000 lao động ra khỏi Kaesong, khu công nghiệp liên doanh với Nam Triều Tiên, coi như cắt quan hệ cuối cùng với miền Nam.
http://www.voatiengviet.com/content/seoul-khong-mang-den-loi-de-doa-moi-nhat-cua-binh-nhuong/1638221.htmlHôm thứ Ba, truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên phát ra một thông điệp, yêu cầu các du khách và các doanh nhân rời khỏi Seoul và Nam Triều Tiên “vì an toàn của họ” do có nguy cơ xảy ra một cuộc “chiến tranh hạt nhân.”
Tuy nhiên việc kinh doanh tại Seoul vẫn hoạt động bình thường sau lời đe dọa này, và không có dấu hiệu cho thấy xe cộ rời khỏi thành phố một cách bất thường.
Bắc Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo tương tự vào tuần trước đối với các tòa đại sứ nước ngoài tại Bình Nhưỡng, hối thúc các nhà ngoại giao rời khỏi thủ đô nước này vào ngày thứ Tư. Không có tòa đại sứ nào cho biết đã di tản nhân viên.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney gọi lời đe dọa mới nhất của Bắc Triều Tiên là “những ngôn từ không ích lợi gì” chỉ làm cho quốc gia nghèo khó này bị cô lập thêm.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ mối quan ngại sâu sắc, ông nói với các phóng viên trong một chuyến viếng thăm Rome là sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên đến “mức rất nguy hiểm.”
Chỉ huy trưởng các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương nói nếu Bắc Triều Tiên thực hiện một sự khiêu khích quân sự, binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh Nam Triều Tiên sẵn sàng giáng trả.
Điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba, Đô đốc Samuel Locklear nói Washington và Seoul đã phát triển một kế hoạch giáng trả căn cứ trên một sự hiểu biết tốt nhất về thái độ của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Đô đốc Locklear nói ông sẽ ra lệnh đánh chặn một phi đạn của Bắc Triều Tiên nếu phi đạn đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ và các đồng minh.
Ông nói ông sẽ không khuyến cáo bắn hạ bất cứ phi đạn nào của Bắc Triều Tiên không kể đường đi của phi đạn. Đô đốc Locklear nói không mất nhiều thời gian để xác định phi đạn rơi xuống ở đâu.
Truyền thông Nam Triều Tiên trích lời các giới chức chính phủ nói Bắc Triều Tiên dường như chuẩn bị bắn thử một phi đạn khác trong những ngày tới.
Bắc Triều Tiên đã đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ tại vùng châu Á-Thái Bình Dương để trả đủa những trừng phạt kinh tế mới đây được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc áp đặt đối với Bình Nhưỡng.
Những chế tài này nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì đã thực hiện các vụ thử hạt nhân và phi đạn bất chấp những nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Hôm thứ Ba, Nhật Bản đáp ứng với những đe dọa của Bình Nhưỡng bằng cách bố trí những phi đạn đạn đạo ngăn chặn chung quanh Tokyo để bảo vệ thủ đô chống lại một cuộc tấn công bằng phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Nhà phân tích quan hệ quốc tế Nick Bisley thuộc trường đại học Latrobe, Australia nói một vụ phóng phi đạn mới của Bình Nhưỡng sẽ không nguy hiểm bằng một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cũng đã tiến đến một bước cắt quan hệ kinh tế cuối cùng với Seoul, ngưng sản xuất tại một khu công nghiệp được điều hành chung nơi các nhà sản xuất Nam Triều Tiên sử dụng nhân công rẻ tại thị trấn Kaesong nằm trên biên giới của Bắc Triều Tiên.
Không có người nào trong số 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên tại khu phức hợp này đi làm hôm thứ Ba. Khoảng 400 quản trị viên và những nhân viên khác của Nam Triều Tiên vẫn ở tại chỗ, không biết chắc hoạt động của khu công nghiệp này có tái tục hay không.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye nói quyết định rút công nhân khỏi cơ sở này sẽ làm tổn thương sự tín nhiệm quốc tế của Bắc Triều Tiên như là một nơi để làm ăn buôn bán.
Ông Cedric Leighton, một nhà phân tích về quản trị khủng hoảng và là một sĩ quan tình báo của không quân Mỹ hồi hưu, nói Bắc Triều Tiên muốn gởi một thông điệp là nước này có thể sống không cần khu công nghiệp chung đã được thành lập từ một thập niên qua và hàng triệu đôla các công nhân nước này kiếm được mỗi năm.
Đô đốc Locklear nói lãnh tụ Kim Jong Un dường như theo đuổi một chính sách khiêu khích ít tiên đoán được hơn là ông nội và cha của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên này, những người, mà theo ông, tự mở cho mình một lối ra khỏi những cuộc đối đầu với cộng đồng quốc tế.
Bắc Triều Tiên loan báo rút 50.000 lao động ra khỏi Kaesong, khu công nghiệp liên doanh với Nam Triều Tiên, coi như cắt quan hệ cuối cùng với miền Nam.
Triều Tiên ‘sát cuộc chiến hạt nhân’
Tình hình trên bán đảo
Triều Tiên đang tiến sát đến một cuộc chiến hạt nhân nóng, Ủy
ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Triều Tiên vừa cho biết
trong một thông cáo hôm thứ Ba ngày 9/4.
“Không khí đang bao trùm hiện nay ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh không chỉ trên bán đảo
Triều Tiên mà còn cả phần còn lại của châu Á-Thái Bình
Dương,” thông cáo của tổ chức Bắc Triều Tiên viết.“Mỹ và những kẻ bù nhìn hiếu chiến Nam Hàn đang theo dõi để chờ cờ hội phát động chiến tranh chống lại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sau khi đã ồ ạt triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong đó có thiết bị chiến tranh hạt nhân trên lãnh thổ Nam Hàn,” thông báo của Ủy ban này cho biết.
"Một khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo, đó sẽ là một cuộc chiến tổng lực, tức là một cuộc chiến trả đũa thần thánh không khoan nhượng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên."
Ủy ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Triều Tiên
Thông báo cũng nói thêm là Bắc Hàn đã tuyên bố sẽ phản công mạnh mẽ để ‘bảo vệ phẩm giá quốc gia và chủ quyền đất nước’ trước những ‘đe dọa ngày càng tăng của những kẻ hung hăng’.
Do đó thông cáo này yêu cầu tất cả các cơ quan và doanh nghiệp nước ngoài, các kiều dân bao gồm cả khách du lịch ở Seoul và những vùng khác của Nam Hàn ‘có biện pháp trú ẩn và sơ tán trước để đảm bảo an toàn’.
“Bắc Hàn không muốn thấy người nước ngoài ở miền Nam trở thành nạn nhân của chiến tranh.”
Trung Quốc không nao núng vì đe dọa chiến tranh ở Bắc Triều Tiên
Binh sĩ Bắc Triều Tiên và chó nghiệp vụ trong cuộc tập trận tại một địa điểm bí mật. Ảnh do Thông tấn xã KCNA phát hành ngày 6/4/2013.
BANGKOK — Trong lúc quân đội Hoa Kỳ và
Nam Triều Tiên theo dõi sát các hoạt động của binh lính cũng như sự di
chuyển của các trang thiết bị quân sự và phi đạn của Bắc Triều Tiên,
Trung Quốc không cho biết gì nhiều về những biện pháp phòng ngừa mà quân
đội của họ đang thực hiện. Trung Quốc là nước có đường biên giới dài
nhất với Bắc Triều Tiên, nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang
tập trung vào việc duy trì ổn định và không mấy quan tâm tới việc có thể
bị ảnh hưởng bởi các hành vi thù nghịch trên bán đảo Triều Tiên. Thông
tín viên Daniel Schearf của đài VOA ở Bangkok gởi về bài tường thuật sau
đây.
Trong khi Bắc Triều Tiên leo thang những luận điệu gây chiến, Hoa Kỳ đã
điều động oanh tạc cơ tàng hình từ tiểu bang Missouri bay tới Nam Triều
Tiên, đồng thời di chuyển một hệ thống phòng thủ phi đạn tới đảo Guam.
Nam Triều Tiên đưa tàu chiến tới tuần tra các vùng biển của miền Nam.
Tình báo Nam Triều Tiên cho biết họ đang theo dõi các hệ thống phóng phi
đạn của Bắc Triều Tiên đang được di chuyển về vùng duyên hải phía đông,
nhưng không thấy có những sự di chuyển quy mô lớn của các binh sĩ hoặc
thiết bị quân sự.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Bắc Triều
Tiên, không có sự điều động rõ rệt nào để ứng phó với tình thế trước
mắt, bất chấp hiệp định phòng thủ chung năm 1961 giữa hai nước.
Trung Quốc lâu nay vẫn muốn duy trì sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên
để ngăn chặn làn sóng người tị nạn ồ ạt tràn qua biên giới. Tuy nhiên,
các nhà phân tích nói rằng mối lo ngại đó đã bị phóng đại.
Ông Carl Baker là Giám đốc các chương trình của Trung tâm Diễn đàn Thái
Bình Dương ở Honolulu. Ông nói rằng hiện chưa có tin tức được kiểm chứng
về bất kỳ động thái tăng cường quân sự quan trọng nào dọc theo biên
giới.
Ông Baker nói: "Trung Quốc vẫn lo ngại về làn sóng tị nạn đến từ Bắc
Triều Tiên, nhưng không phải vì đây sẽ là một vấn đề lớn đối với Trung
Quốc. Nếu nhìn vào các số liệu, thì con số người tị nạn có thể rời Bắc
Triều Tiên sẽ gây phiền nhiễu, nhưng chắc chắn không phải là một thảm
họa đối với Trung Quốc để ứng phó với những người vượt biên. Tuy nhiên,
tôi không thấy có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào cho thấy là một lực lượng
binh sĩ đông đảo đang di chuyển tới khu vực đó."
Hồi đầu tháng này, các hãng tin phương Tây trích lời các nguồn tin giấu
tên cho biết đã có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang gia tăng số binh sĩ
tại vùng biên giới giáp ranh với Bắc Triều Tiên, để chuẩn bị ứng phó
với làn sóng người tỵ nạn trong trường hợp chiến tranh bùng nổ.
Hãng tin DPA của Đức tường thuật rằng động thái của Trung Quốc cũng nhằm
giữ an ninh cho các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên, trong khi bản
tin của tờ Washington Times nói rằng hành động này là dấu hiệu cho thấy
Bắc Kinh sẵn sàng hậu thuẫn Bình Nhưỡng về mặt quân sự.
Các bản tin chưa được kiểm chứng đó đã được dịch ra tiếng Hoa và đăng
lại trên một số trang web và blog của Trung Quốc, tuy nhiên tin này đã
bị hầu hết các nhà phân tích bác bỏ.
Trong những lời phát biểu công khai, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ lặp
lại những thông báo cũ, kêu gọi tất cả các bên hãy giảm bớt căng thẳng,
bắt đầu đối thoại và duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trung Quốc có chung biên giới dài 1.400 km với Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc có chung biên giới dài 1.400 km với Bắc Triều Tiên, dài gấp 5
đường biên giới thường được gọi là Vùng Phi Quân sự chia đôi hai miền
Triều Tiên.
Không giống đường biên giới được canh gác cẩn mật giữa hai miền Nam và
Bắc Triều Tiên, biên giới với Trung Quốc, dù được quân đội giám sát, vẫn
được mở rộng một cách đáng ngạc nhiên.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã xây các hàng rào dọc theo một số
khu vực biên giới, tuy nhiên đường biên giới này phần lớn hãy còn lỏng
lẻo, trong đó có những đoạn hẹp của sông Tumen, là con sông đóng băng
vào mùa đông và người ta có thể dễ dàng đi bộ sang phía bên kia biên
giới.
Ông Euan Graham là một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Kỹ thuật
Nanyang ở Singapore. Ông nhận định rằng việc ngăn chận một vụ xung đột
có thể khiến quân đội Mỹ được điều động tới biên giới Trung Quốc là một
việc phục vụ cho các lợi ích của Bắc Kinh.
Ông Graham cho biết: "Theo tôi nghĩ, nhiều người, đặc biệt trong giới
quân sự ở Trung Quốc, vẫn tin rằng Bắc Triều Tiên là một vùng trái độn.
Theo tôi, đó là một yếu tố trong một cái nhìn chiến lược rộng lớn hơn.
Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược của họ trong bối cảnh Hoa Kỳ thực
hiện chiến lược tái cân bằng ở Á châu. Và tuy Bắc Triều Tiên có thể là
một đồng minh ương ngạnh và có lúc mang lại những điều bất lợi, nhưng
xét từ nhiều quan điểm khác nhau thì Bắc Triều Tiên là đồng minh duy
nhất mà Bắc Kinh có được."
Sự tồn tại của Bắc Triều Tiên ngày nay là nhờ sự hỗ trợ quân sự của
Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Khi miền Bắc sắp bị binh
lính của phe đồng minh tràn ngập, Bắc Kinh đã làm cho chiến cuộc xoay
chiều bằng cách điều động một đạo binh khoảng 2 triệu quân để đẩy lui
lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Trung Quốc từng ví quan hệ với Bắc Triều Tiên là "môi hở răng lạnh."
Trung
Quốc tiếp tục hối thúc các bên hãy tự chế và quay lại với các cuộc đàm
phán quốc tế nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, sự hiếu chiến của Bình Nhưỡng, và việc miền Bắc theo đuổi vũ
khí hạt nhân, đã khiến Bắc Kinh hậu thuẫn các biện pháp trừng phạt của
Liên Hiệp Quốc chống miền Bắc. Và, trong một cử chỉ mà một số nhà phân
tích cho là để nói lên thái độ lạnh nhạt của mình, nhà lãnh đạo trẻ tuổi
của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vẫn chưa tới thăm Bắc Kinh từ khi lên
nắm quyền sau khi thân phụ của ông qua đời.
Nhà phân tích Graham cho biết, không giống như ông Kim Jong Il – người
đã qua đời năm 2011, ông Kim Jong Un không biết giới hạn của sự kiên
nhẫn của Bắc Kinh, và cũng không biết ông có thể đẩy giới hạn đó tới mức
nào.
Ông Graham nói: "Lẽ dĩ nhiên, ông Kim Jong Il có kinh nghiệm thực tiễn
để bước tới gần lằn ranh đỏ của Trung Quốc, mà không hề bước qua lằn
ranh. Đây là một yếu tố rủi ro khi có một nhà lãnh đạo trẻ, thiếu kinh
nghiệm thực tiễn, có nguy cơ vượt qua giới hạn vì tự tin quá mức. Bởi
vì, tất nhiên, Bắc Triều Tiên càng phát triển khả năng hạt nhân và phi
đạn thì càng có nguy cơ trở nên quá tự tin."
Trong khi đó, giới quan sát Trung Quốc đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào
cho thấy có một thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh đối với Bắc
Triều Tiên.
Ông Baker nói giới quan sát cũng đang theo dõi sát những quan hệ đang phát triển giữa Bắc Kinh và Seoul.
"Tôi nghĩ rằng rốt cuộc, đối với Trung Quốc thì sự cạnh tranh thực sự
tại Bắc Triều Tiên là giữa miền Bắc với miền Nam. Vì vậy tôi tin rằng
điều mà chúng ta cần theo dõi là quan hệ giữa Nam Triều Tiên và Trung
Quốc phát triển như thế nào trong tình huống có sự đối đầu khiêu khích
chiến tranh giữa hai miền nam bắc. Lập trường của Trung Quốc là gì? Bắc
Kinh sẽ hỗ trợ Bắc Triều Tiên đến mức nào, và hỗ trợ Nam Triều Tiên tới
mức nào? "
Ông Baker cho rằng Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ đang cố gắng phá vỡ mô thức
hành động cố hữu của Bắc Triều Tiên là làm gia tăng căng thẳng để tìm
kiếm những sự nhượng bộ về ngoại giao và kinh tế.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục hối thúc các bên hãy tự chế và quay
lại với các cuộc đàm phán quốc tế nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân
của Bắc Triều Tiên.
Cuộc đàm phán sáu bên có sự tham dự của Trung Quốc, Nhật Bản, hai miền
Bắc và Nam Triều Tiên, Nga và Hoa Kỳ, bắt đầu vào năm 2003, nhưng đã
chấm dứt hồi năm 2009, khi Bình Nhưỡng rút lui.
Các nỗ lực nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán đã thất bại hồi tháng 12
năm ngoái, khi Bình Nhưỡng phóng thử nghiệm một phi đạn tầm xa. Tháng
ba vừa qua họ lại thử nghiệm một thiết bị hạt nhân thứ ba.
Trung Quốc có chung biên giới dài 1.400 km với Bắc Triều Tiên.
Trung
Quốc tiếp tục hối thúc các bên hãy tự chế và quay lại với các cuộc đàm
phán quốc tế nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
AI BẢO CỘNG SẢN LÀ VÔ SẢN?
Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Vạch mặt
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Báo The New York Times vừa đăng một bài tường thuật gây chấn
động dư luận thế giới và khiến chính phủ Trung Quốc vừa giận dữ vừa
hoảng sợ cho dựng tường lửa tờ báo ấy gần như ngay tức khắc. Nội dung
của bài tường thuật là về khối tài sản khổng lồ của gia đình ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc: Tổng cộng lên đến khoảng 2.7 tỉ Mỹ kim.
David Barboza, mở đầu bài tường thuật, kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu và tường tận, kể về bà mẹ của Ôn Gia Bảo: Bà vốn là một giáo viên, thời Cách mạng văn hóa, sống cực kỳ nghèo. Sau đó, với lương giáo viên, bà vẫn nghèo. Vậy mà, bây giờ, 90 tuổi, bà lại trở thành một người vô cùng giàu có. Một trong các khoản đầu tư của bà trong một công ty tài chính ở Trung Quốc, cách đây năm năm, lên đến 120 triệu đô la.
Điều đáng chú ý là sự giàu có ấy chỉ bắt đầu từ khi con bà, ông Ôn Gia Bảo, trở Phó thủ tướng vào năm 1998, và đặc biệt, năm năm sau đó, khi ông chính thức trở thành Thủ tướng.
Ngoài mẹ, hầu hết thân nhân của Ôn Gia Bảo đều là những triệu triệu phú: vợ ông, con trai ông, con gái ông, em rể ông, và họ hàng xa gần của ông. Tất cả đều nắm giữ những vai trò quan trọng trong các ngân hàng, các công ty nữ trang, các khu du lịch sang trọng, các công ty truyền thông, các công ty tài chính, bao gồm cả hãng bảo hiểm Ping An, một trong những công ty tài chính lớn nhất thế giới với vốn tài sản trị giá gần 60 tỉ Mỹ kim, và nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả một dự án phát triển villa ở Bắc Kinh.
David Barboza, mở đầu bài tường thuật, kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu và tường tận, kể về bà mẹ của Ôn Gia Bảo: Bà vốn là một giáo viên, thời Cách mạng văn hóa, sống cực kỳ nghèo. Sau đó, với lương giáo viên, bà vẫn nghèo. Vậy mà, bây giờ, 90 tuổi, bà lại trở thành một người vô cùng giàu có. Một trong các khoản đầu tư của bà trong một công ty tài chính ở Trung Quốc, cách đây năm năm, lên đến 120 triệu đô la.
Điều đáng chú ý là sự giàu có ấy chỉ bắt đầu từ khi con bà, ông Ôn Gia Bảo, trở Phó thủ tướng vào năm 1998, và đặc biệt, năm năm sau đó, khi ông chính thức trở thành Thủ tướng.
Ngoài mẹ, hầu hết thân nhân của Ôn Gia Bảo đều là những triệu triệu phú: vợ ông, con trai ông, con gái ông, em rể ông, và họ hàng xa gần của ông. Tất cả đều nắm giữ những vai trò quan trọng trong các ngân hàng, các công ty nữ trang, các khu du lịch sang trọng, các công ty truyền thông, các công ty tài chính, bao gồm cả hãng bảo hiểm Ping An, một trong những công ty tài chính lớn nhất thế giới với vốn tài sản trị giá gần 60 tỉ Mỹ kim, và nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả một dự án phát triển villa ở Bắc Kinh.
Vợ của Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lợi, được mệnh danh là “Nữ hoàng kim cương” (Diamond Queen) của Trung Quốc. Lúc nào cũng ăn mặc bình dị và nói năng khiêm tốn nhưng bà Lợi là người rất mê kim cương và các loại nữ trang đắt tiền. Năm 2007, báo chí Đài Loan phanh phui ra vụ bà Lợi từng mua hai cái hoa tai bằng ngọc thạch trị giá đến 275.000 đô la. Không phải chỉ mua để sử dụng, bà Lợi còn điều hành nhiều công ty kiểm tra chất lượng và buôn bán nữ trang lớn, là một trong vài người có thế lực và ảnh hưởng nhất trong kỹ nghệ vàng, ngọc và kim cương ở Trung Quốc. Các công ty liên quan đến nữ trang của ngoại quốc muốn vào làm ăn ở Trung Quốc cần phải đến “yết kiến” bà trước. Được bà chấp thuận, công việc làm ăn mới xuôi chảy. Bà lắc đầu, bao nhiêu dự án, dù lớn lao đến mấy, cũng đều bó tay.Người con trai duy nhất của Ôn Gia Bảo, Ôn Winston, năm nay khoảng 40 tuổi, từ năm 2000, thành lập ba công ty kỹ thuật trong vòng năm năm. Công ty nào cũng bắt đầu với vốn cả hàng triệu đô, sau đó, tăng vọt lên hàng chục triệu đô. Riêng công ty New Hozizon Capital được lập vào năm 2005 đến nay đã có vốn lên đến trên 2.5 tỉ Mỹ kim.
Bài viết của David Barboza chắc chắn sẽ được dịch sang tiếng Việt hoặc được tóm tắt trên nhiều cơ quan ngôn luận. Tôi không cần phải kể lại nhiều chi tiết hơn. Ở đây chỉ nhấn mạnh vào một số điểm:
Thứ nhất, hầu hết những người lãnh đạo đều có bàn tay…sạch. Tài sản chính thức của họ hầu như không có gì cả. Lý do là chúng được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, cách phổ biến nhất là cho thân nhân đứng tên. Nhiều người đặt vấn đề: chưa chắc bà mẹ của Ôn Gia Bảo, năm nay 90 tuổi, đã biết là mình có một số cổ phần lên đến mấy trăm triệu đô la trong các công ty tài chính lớn. Bà chỉ được mượn tên, vậy thôi.
Thứ hai, nguyên nhân dẫn đến sự giàu có tột bậc của gia đình ông Ôn Gia Bảo chắc chắn không phải do tài năng của họ. Mà chủ yếu là nhờ thế lực của ông. Nhờ ông, họ được nắm giữ những chức vụ quan trọng, từ đó, tiền bạc cứ ào ào đổ vào túi. Nhờ ông, họ có vô số ưu thế để làm ăn và làm giàu. Hơn nữa, có thể nói, nhờ ông, họ không cần làm gì cả mà vẫn có thể giàu: giới kinh doanh khắp nơi, từ trong đến ngoài nước, cứ mang tiền, thật nhiều tiền đến dâng cho họ.
Thứ ba, qua trường hợp của Ôn Gia Bảo, chúng ta mới thấy cách hiểu thông thường về vấn đề tham nhũng rất phiến diện và hời hợt. Nói đến tham nhũng, người ta thường nghĩ ngay đến hối lộ. Nhưng ở vị thế lãnh đạo cao cấp trong đảng và trong chính phủ, người ta không cần nhận hối lộ. Người ta chỉ cần sử dụng - đúng hơn: lạm dụng - quyền lực của mình để cho thân nhân kiếm tiền. Nhìn bề ngoài, việc kiếm tiền ấy hoàn toàn chính đáng: họ lập công ty, công ty ấy vận hành tốt và có nhiều lợi tức; họ giàu là nhờ số lợi tức ấy. Nhưng, nó vẫn không chính đáng ở hai điểm: một, vị trí của họ trong công ty không xuất phát từ tài năng mà là từ thế lực (xin nhớ trường hợp con cái của Nguyễn Tấn Dũng và Tô Huy Rứa ở Việt Nam); và hai, lợi tức của công ty chủ yếu đến từ các quan hệ quen biết hơn là do thực lực.
Thứ tư, sự giả dối của giới lãnh đạo cộng sản. Trước đây, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, từng nổi tiếng là cứng rắn trong việc chống tham nhũng, nhưng, sau khi ông bị ngã ngựa, người ta mới biết chính ông từng dung dưỡng cho thân nhân kiếm đến cả hàng trăm triệu Mỹ kim từ tham nhũng. Ôn Gia Bảo cũng thế. Lúc nào ông cũng xuất hiện dưới vẻ bình dị, như là nghèo nàn. Mở miệng, ông toàn nói những chuyện đạo đức và nỗ lực làm trong sạch đảng. Chỉ mới đây thôi, vào tháng 3 năm 2011, trong một cuộc họp của hội đồng nhà nước Trung Quốc, Ôn Gia Bảo lớn tiếng yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lạm quyền và thúc giục cán bộ các cấp phải làm việc vì “một chính phủ trong sạch trong năm 2012”.
Bộ mặt giả dối của giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị thế giới vạch trần. Bao giờ đến lượt Việt Nam nhỉ?
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc
Cập nhật: 10:37 GMT - chủ nhật, 28 tháng 10, 2012
Các luật sư của gia đình ông Ôn
Gia Bảo đã bác bỏ cáo buộc của tờ New York Times rằng gia đình của Thủ
tướng Trung Quốc đã tích lũy được hàng tỷ đô la.
Trong một tuyên bố đăng tải trên truyền thông
Hồng Kông, các luật sư nói rằng trong khi một số thành viên gia đình
tham gia vào các hoạt động kinh doanh, không ai trong số họ hoạt động
bất hợp pháp.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tờ báo Mỹ hôm thứ Sáu đưa tin rằng tài sản mà gia đình của ông Ôn Gia Bảo kiểm soát trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD.
Trung Quốc đã lên án bài phóng sự như một hành
động bôi nhọ và các trang mạng của tờ New York Times cùng các trang tham
khảo khác được phóng sự điều tra này kết nối trên các blogs đã bị chặn ở
Trung Quốc.
Tối hôm thứ Bảy, 27/10, các luật sư từ Văn phòng
Luật Junhe và Công ty Luật Grandall đưa ra tuyên bố đáp lại điều mà họ
gọi là thông tin "không đúng sự thật" của tờ New York Times.
"Cái mà họ gọi là ‘tài sản chìm’ của các thành
viên trong gia đình của ông Ôn Gia Bảo trong bài báo của The New York
Times không hề tồn tại", tuyên bố nói.
Các luật sư cũng phủ nhận rằng ông Ôn Gia Bảo có
bất kỳ vai trò nào trong hoạt động kinh doanh của gia đình, cũng như
không hề có chuyện ông cho phép gia đình gây ảnh hưởng đến chính sách.
Bản tuyên bố đặc biệt đề cập đến người mẹ 90
tuổi của ông Ôn Gia Bảo, người được tường thuật là không có bất cứ tài
sản hay thu nhập nào khác ngoài tiền lương và hưu bổng.
'Đe dọa khởi kiện'
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan đến việc đưa tin không đúng sự thật của tờ New York Times, và giữ quyền khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách nhiệm pháp lý"
Tuyên bố của gia đình ông Ôn Gia Bảo
Một cáo buộc trung tâm của bài báo trên New York
Times là một trong các thành viên gia đình Thủ tướng có vốn đầu tư lên
tới 120 triệu đô-la trong công ty bảo hiểm Bình An Insurance.
Tuyên bố của các luật sư gia đình Thủ tướng kết thúc với một lời đe dọa rõ ràng về việc có hành động khởi kiện pháp lý:
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan
đến việc đưa tin không đúng sự thật của tờ New York Times, và giữ quyền
khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách nhiệm pháp lý," tuyên bố nói.
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên của tờ Times, bà Eileen Murphy tỏ ra tự tin:
"Chúng tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà
chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về chất lượng điều tra báo chí mà
The Times lâu nay vẫn được biết đến," bà viết trong một email được tờ
báo này trích dẫn.
‘Đề tài nhạy cảm’
Trong điều tra của mình, tờ New York Times cho
biết về nhiều tài sản mà thân nhân của ông Ôn Gia Bảo nắm giữ, trong đó
có địa ốc, bảo hiểm và các hãng xây dựng.
"Trong nhiều trường hợp, tên của các thân
nhân được giấu đằng sau nhiều vỏ bọc, bình phong là đối tác,
khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
"Một số doanh nghiệp của gia đình này đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, trong đó có cả China Mobile,"
Tờ báo nói rằng cả chính phủ và người thân của
ông Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đều từ chối bình luận về cuộc điều tra dựa
trên các hồ sơ trong giai đoạn từ 1992-2012.
Trung Quốc luôn tỏ ra nhạy cảm về các tin tức
nói về các nhà lãnh đạo của họ, đặc biệt là khi chúng đề cập sự giàu có
và tài sản của các nhà lãnh đạo cấp cao.
'Chuyển giao quyền lực'
"Chúng tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về chất lượng điều tra báo chí mà The Times lâu nay vẫn được biết đến"
Eileen Murphy, phát ngôn nhân tờ Times
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong
lúc xuất hiện ngày một nhiều các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các
quan chức chính quyền đang gây ra bất mãn sâu rộng trong công chúng.
Hồi tháng 6/2012, một phóng sự của Bloomberg
điều tra nguồn gốc tài chính của thân nhân ông Tập Cận Bình, người được
cho là sắp nắm chức Chủ tịch Nước, đã khiến trang mạng của hãng tin này
bị chặn ở Trung Quốc.
Động thái đã diễn ra mặc dù bài điều tra nói
chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc làm sai trái của ông Tập Cận Bình
hoặc gia đình của ông.
Ông Ôn Gia Bảo đã ngồi ghế Thủ tướng Trung Quốc trong gần 10 năm.
Ông được cho là sắp rời chiếc ghế quyền lực trong một quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu vào ngày 08/11.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo được xem là một nhân vật
biết đến nhiều trên truyền thông Trung Quốc với hình ảnh phổ biến là một
quan chức Chính phủ “gần dân” cũng như nổi tiếng là một nhà lãnh cao
cấp của Đảng luôn “quan tâm sâu sắc tới đời sống thường dân.”
Vì sao nhiều tỷ phú Trung Quốc thích tham gia chính trường?
Có tới 83 tỷ phú đôla xuất hiện trong 2 kỳ
họp chính trị quan trọng của Trung Quốc trong năm nay. Quốc hội Trung
Quốc có thể được xem là quốc hội “giàu” nhất trên thế giới hiện nay bởi
mật độ cao của các tỷ phú.
Tỷ phú Zong Qinghou của Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg.
Báo Financial Times cho biết, trong
Quốc hội Mỹ, không có nghị sỹ nào là tỷ phú. Thành viên giàu có nhất là
nghị sỹ đảng Cộng hòa Micheal McCaul đến từ bang Texas, cũng chỉ có giá
trị tài sản ước tính vào khoảng 500 triệu USD.
Trong khi đó, trong số khoảng 3.000 đại biểu có mặt tại Bắc Kinh tuần này để tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú của nước này Hồ Nhuận “nhận diện” có 31 người có tài sản cá nhân ít nhất hơn 1 tỷ USD.
Trong đó, giàu nhất là đại biểu Zong Qinghou, nhà sáng lập hãng sản xuất đồ uống Wahaha, với giá trị tài sản khoảng 13 tỷ USD theo tính toán của Hồ Nhuận.
Số 52 tỷ phú còn lại là đại biểu tham dự Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân diễn ra trong khoảng 2 tuần đầu tháng 3 này, song song với kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Đây là kỳ họp có sự tham gia của khoảng 2.200 đại biểu.
Financial Times cho biết, theo giới phân tích, Hồ Nhuận có thể không đánh giá chuẩn xác được tài sản của các ông nghị, bà nghị của Trung Quốc bởi việc xác định tài sản của giới tỷ phú ở nước này là chuyện không hề dễ dàng.
Năm ngoái, Trung Quốc có 28 tỷ phú là đại biểu tại kỳ họp Quốc hội và 43 tỷ phú tham gia Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân.
Tại Trung Quốc, sự giàu có đi cùng với quyền lực đang trở thành một chủ đề nhạy cảm. Ngay khi lên nắm vai trò Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công tác chống tham nhũng và lãng phí.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường chống tham nhũng sẽ càng khiến những người siêu giàu ở nước này cảm thấy sự cần thiết phải tham gia chính trị để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ.
“Khi các doanh nhân tích tụ được một khối tài sản lớn và cần phải bảo vệ tài sản đó, nếu không tìm được ai đó giúp họ việc này, họ muốn bản thân trở thành một quan chức. Một cách khác nữa là trở thành công dân của một nước khác, và nhiều thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân đã làm như vậy”, ông Xingyuan Feng, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
3 thành viên giàu có nhất của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều là con trai của các tỷ phú Hồng Kông. Trong đó, giàu nhất là Victor Li, con trai của người giàu nhất châu Á Li Ka-shing, với giá trị tài sản gia đình họ Li ước tính khoảng 32 tỷ USD.
Theo Hồ Nhuận, tính bình quân, tài sản trung bình của 83 vị đại biểu giàu nhất kỳ họp Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc năm nay là 3,35 tỷ USD. Trong khi đó, 83 nghị sỹ Mỹ giàu nhất chỉ có tài sản trung bình là 56,4 triệu USD, theo số liệu từ trung tâm Center for Responsive Politics của Mỹ.
Trong khi đó, trong số khoảng 3.000 đại biểu có mặt tại Bắc Kinh tuần này để tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú của nước này Hồ Nhuận “nhận diện” có 31 người có tài sản cá nhân ít nhất hơn 1 tỷ USD.
Trong đó, giàu nhất là đại biểu Zong Qinghou, nhà sáng lập hãng sản xuất đồ uống Wahaha, với giá trị tài sản khoảng 13 tỷ USD theo tính toán của Hồ Nhuận.
Số 52 tỷ phú còn lại là đại biểu tham dự Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân diễn ra trong khoảng 2 tuần đầu tháng 3 này, song song với kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Đây là kỳ họp có sự tham gia của khoảng 2.200 đại biểu.
Financial Times cho biết, theo giới phân tích, Hồ Nhuận có thể không đánh giá chuẩn xác được tài sản của các ông nghị, bà nghị của Trung Quốc bởi việc xác định tài sản của giới tỷ phú ở nước này là chuyện không hề dễ dàng.
Năm ngoái, Trung Quốc có 28 tỷ phú là đại biểu tại kỳ họp Quốc hội và 43 tỷ phú tham gia Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân.
Tại Trung Quốc, sự giàu có đi cùng với quyền lực đang trở thành một chủ đề nhạy cảm. Ngay khi lên nắm vai trò Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công tác chống tham nhũng và lãng phí.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường chống tham nhũng sẽ càng khiến những người siêu giàu ở nước này cảm thấy sự cần thiết phải tham gia chính trị để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ.
“Khi các doanh nhân tích tụ được một khối tài sản lớn và cần phải bảo vệ tài sản đó, nếu không tìm được ai đó giúp họ việc này, họ muốn bản thân trở thành một quan chức. Một cách khác nữa là trở thành công dân của một nước khác, và nhiều thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân đã làm như vậy”, ông Xingyuan Feng, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
3 thành viên giàu có nhất của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều là con trai của các tỷ phú Hồng Kông. Trong đó, giàu nhất là Victor Li, con trai của người giàu nhất châu Á Li Ka-shing, với giá trị tài sản gia đình họ Li ước tính khoảng 32 tỷ USD.
Theo Hồ Nhuận, tính bình quân, tài sản trung bình của 83 vị đại biểu giàu nhất kỳ họp Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc năm nay là 3,35 tỷ USD. Trong khi đó, 83 nghị sỹ Mỹ giàu nhất chỉ có tài sản trung bình là 56,4 triệu USD, theo số liệu từ trung tâm Center for Responsive Politics của Mỹ.
Phương Anh (Dân Trí)
tỷ phú Trung Quốc, Zong Qinghou
http://doanhnhan.cafeland.vn/doanh-nhan/vi-sao-nhieu-ty-phu-trung-quoc-thich-tham-gia-chinh-truong-4488.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
THANH PHONG - TẠ PHONG TẦN - LÊ XUÂN NHUẬN
THANH PHONG * CUỘC HỘI NGỘ
Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu Sống 41 Năm Trước (Nay là Hải Quân Trung Tá của Quân Lực Hoa Kỳ)..
Xin chuyển đến Qúy Vị, Qúy NT và CH...
Câu chuyện làm ấm lòng Ngừơi Việt Quốc Gia, trong mùa Tháng Tư Quốc Hận... Nhất là Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với tâm niệm:
Bảo Quốc An Dân, Vì Dân Chiến Đấu...
Câu chuyện thật của một người Sĩ quan trẻ của TQLC, đã cứu một em bé, mẹ đã chết, bị bỏ rơi, trên đường di tản ở Quảng Trị, mùa Hè đỏ lửa 1972...... 41 năm sau, gặp lại cô bé đó, nay là một Hải Quân Trung Tá của Quân Lực Hoa Kỳ...
Bài viết của Thanh Phong báo Viễn Đông...
Phần tài liệu bổ túc là Tiểu sử của Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell, và chuyến đi VN vào năm 2011 của Tr. Tá Mitchell để tìm lại gốc gác của mình.. do BMH sưu tập...
Xin mời Qúy Vị theo dỏi, để tường...
Câu chuyện làm ấm lòng Ngừơi Việt Quốc Gia, trong mùa Tháng Tư Quốc Hận... Nhất là Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với tâm niệm:
Bảo Quốc An Dân, Vì Dân Chiến Đấu...
Câu chuyện thật của một người Sĩ quan trẻ của TQLC, đã cứu một em bé, mẹ đã chết, bị bỏ rơi, trên đường di tản ở Quảng Trị, mùa Hè đỏ lửa 1972...... 41 năm sau, gặp lại cô bé đó, nay là một Hải Quân Trung Tá của Quân Lực Hoa Kỳ...
Bài viết của Thanh Phong báo Viễn Đông...
Phần tài liệu bổ túc là Tiểu sử của Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell, và chuyến đi VN vào năm 2011 của Tr. Tá Mitchell để tìm lại gốc gác của mình.. do BMH sưu tập...
Xin mời Qúy Vị theo dỏi, để tường...
**************************
Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH
và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu 41 Năm Trước...
Nay là Trung Tá của Hải Quân Hoa Kỳ..
và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu 41 Năm Trước...
Nay là Trung Tá của Hải Quân Hoa Kỳ..
(VienDongDaily.Com - 04/04/2013)
Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông
WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972,
một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang
trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một
người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy
qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang
hành quân.
Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell
hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.
(ảnh TP chụp lại từ gia đình).
Bao
năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa
Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư
tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm
tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ
cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện
cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người
Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân
và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt
phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng
1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng
đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng
vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất
lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp
di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam
sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên
chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở
ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa
để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân
nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có
con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên
sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên
là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày
càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng
Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến
năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông
được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico...
Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội
Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước
chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ
thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James
Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi.
Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và
trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời
khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm
1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó
em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là
Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs,
tiểu bang Wisconsin.
Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ
nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao
và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi
bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và
Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô
thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly
Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con
lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ
mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học
lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân
khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những
học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân.
Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố
nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình.
Sau
đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí
Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung
Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác
Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ
Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện
Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người
tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC.
Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô
quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô
viết trên website câu chuyện của mình.
Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )-
Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )-
ảnh TP/VĐ chụp lại.
Gặp Lại Cố Nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng
tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh
đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và
nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong
New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ,
liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên
trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác
Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo
gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt
Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
"Cô đến đây tìm ai?”
"Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
"Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
"Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả
lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly
chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình
ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị
bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu
sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị
Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may
ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần
Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc
hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu
hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết,
cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại
mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ
côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu
chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên
ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em,
vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở
nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng
mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)
Thanh Phong/Viễn Đông
http://www.viendongdaily.com/
http://www.viendongdaily.com/ nu-trung-ta-goc-viet-gap-lai-ng uoi-cuu-mang-sau-41-nam-lRvBMH xG.html
****************************** ****
Tài liệu bổ túc
Tài liệu bổ túc
Sưu tập bởi BMH
LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was
adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in
Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and
other community activities.
Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the
United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of
Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare
Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control
Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4
as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing
Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to
Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she
completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from
The George Washington University as well as completing three internships
in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department
and on the Joint Staff.
Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG
37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer
Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future
Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.
LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC
as a Country Program Director assigned to the Navy International
Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour
at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of
Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the
Secretary of Defense.
Following a year in that job, she transferred to
the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is
currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family
Support.
LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal,
Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy
Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received
recognition from the Assistant Secretary of State for her work in
Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the
Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military
Sales.
** Cuộc hành trình tìm về quê hương của cha, mẹ ruột...
Adopted U.S. Navy Officer Makes First Return to Vietnam
HANOI, August 26, 2011 – She was once known only as
Baby #899, an abandoned infant in Danang’s Sacred Heart Orphanage.
With more than a bit of luck, as she now acknowledges, Baby #899 was
eventually adopted by a U.S. Air Force Tech Sergeant and his wife in
1972, and brought up on a farm in rural Wisconsin.
U.S. Navy Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell
now works at the Pentagon, as Deputy Director for the Office of Warrior
and Family Support, and recently made her first trip back to Vietnam.
“I wanted to try to reconnect with the unknown of my past,” said LCDR
Mitchell after meeting with officials at the U.S. Embassy in Hanoi.
“I’ve been talking about coming back for years, but it was like a soccer
ball that I kept kicking down the field.”
LCDR Mitchell returned to Vietnam and visited Ho
Chi Minh City and Hanoi—but the most moving part of her week-long
homecoming was in Danang, where she found the Sacred Heart Orphanage
(now a monastery) and tracked down one of the nuns, Sister Mary, who
worked in the orphanage four decades ago at the time that Baby 899 was
adopted.
“Sister Mary was able to tell me about the name
they gave me, Tran Thi Ngoc Bich—and that it meant precious pearl,” said
LCDR Mitchell. “It was the trip of a lifetime. I certainly won’t wait
another 40 years to return.”
Posted by HLTL
on 4/06/2013.
TẠ PHONG TẦN * TÀN DƯ MỸ NGỤY
Tạ Phong Tần
viết về Tàn dư Mỹ Ngụy
Hồi nhỏ, nhà tôi có cái máy hát
dĩa nhựa và một chồng dĩa lớn nhỏ đủ loại. Dĩa nhỏ thường màu đen, đường kính
chừng một gang tay là tân nhạc. Dĩa lớn đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam, đường
kính chừng gang rưỡi là dĩa tuồng cải lương.
Mỗi lần hát thì cha tôi bỏ bốn cục
pin Con Ó bự chảng vào máy, mở nắp máy ra, gắn cái dĩa vô, để cây kim vào
đường rãnh ngoài cùng của cái dĩa rồi nhấn nút là máy hát lớn ông ổng, âm
thanh cực rõ, cực hay. Bà ngoại tôi thích nghe tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca
lắm, hễ có mặt bà ngoại tôi thì y như rằng trong nhà, máy hát tuồng này.
Tuồng còn có một tên khác “bình dân học vụ” hơn là “Ông Cò quận 9”, kêu theo
tên nhân vật ông Cò (Cảnh sát trưởng quận 9) do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn thủ
diễn. Nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng vai Lê Thị Trường An – đứa con gái thất lạc của
ông Cò. Nghe nói tuồng này được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương khoảng
năm 1965.
Lúc đó, tôi “bị nghe” cải lương
chớ không phải “được nghe”, thành thử tôi không hiểu mấy về các nhân vật
trong tuồng, không hiểu tại sao bà giáo Lan (vợ bé ông Cò) không đi lấy chồng
khác phức cho rồi. Tôi lại nhớ “ấn tượng” nhất cái giọng chanh chua, the thé
và đầy chất hợm tiền của bà Sa lúc bà đi đánh ghen và bắt quả tang chồng bà
đang tò tí với cô nhân tình trẻ: “Ông thừa phát lại đâu rồi? Ổng đâu rồi, ổng
đây nè” (nắm đầu ông chồng lôi ra), “Ông thừa phát lại, nhờ ông lập vi bằng…”
Cho đến tận những năm 90, tôi chẳng hiểu chức vụ “thừa phát lại” là để làm
cái giống gì.
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi lại
thấy “cán bộ cách mạng” ở quê tôi chận đường để cắt tóc dài, rọc quần ống loe
và áo sơ mi bó chim cò của thanh niên thành phố. Quần Jean bị coi là “đồ Mỹ”,
“tàn dư của Mỹ-Ngụy”, cấm dùng. Thay vào đó, từ cán bộ đến dân đều diện quần
ống túm màu xanh lá cây may bằng vải ni-lông dù, áo sơ mi vải xanh hay nguyên
bộ bà ba đen và dép râu. Cá biệt, có ông Ba Linh giữ chức vụ cao trong chính
quyền mới nhưng đi làm luôn luôn mặc bộ quần áo bà ba đen bằng vải thường và
đi chân đất.
Những năm 80, thiên hạ quê tôi lại
rùng rùng rủ nhau may quần tây kiểu phía trên thì ôm đùi, phía dưới ống thì
rộng loe ra, kêu là quần ống “pát”. Ðến khoảng năm 1995 trở về sau, đâu đâu
cũng thấy người ta “chơi” quần Jean ống “pát” đầy đường. Ôi thôi, “tàng dư
của Mỹ-Ngụy” nhan nhản khắp “hang cùng ngõ hẻm” quê tôi.
Tôi còn nhớ trong tuồng cải lương
cách mạng tên “Khách Sạn Hào Hoa” gì đó, tuần nào cũng phát trên ti vi, trên
sóng phát thanh, có nhân vật cách mạng nhắc đến “ca sĩ phòng trà” với hàm ý
chê bai là hạng gái “bán bông”. Tất nhiên, Việt Nam lúc đó không có cái phòng
trà nào. Sau mấy chục năm, bây giờ tôi thấy “ngôi sao ca nhạc”, “thần tượng
giới trẻ”, “nghệ sĩ ưu tú”, “mầm non đang lên”, v.v… toàn biểu diễn trong
phòng trà không hà. Còn đất Sài Gòn thì số lượng phòng trà (có giấy phép hẳn
hoi) đếm mệt nghỉ.
Hồi trước, cũng thời “tàn dư của
Mỹ-Ngụy”, đâu có thi hoa hậu nhiều như bây giờ. Tôi có quen với mấy anh chị
“văn công giải phóng” lớn tuổi, kể cho tôi nghe rằng mấy anh chị lên sân khấu
được phổ biến nguyên tắc bất di bất dịch là khi biểu diễn không được xoay
mông về phía khán giả (dù ăn mặc rất kín đáo và kín mít). Trong lúc diễn,
nghệ sĩ nào diễn hứng quá mà quên “nguyên tắc” thì lập tức bị phê bình, kiểm
điểm là tư cách “đồi trụy”, “khiêu dâm”. Giờ thì ôi thôi, lên sân khấu biểu
diễn, chẳng những xoay mông ra khán giả mà còn ăn mặc hở hang đến mức không
thể hở hơn được. Thậm chí còn gây nên cuộc tranh luận tốn nhiều giấy mực báo
chí là: Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Hở bao nhiêu là vừa?
Ở trường học, lúc nhỏ chúng tôi
được giáo dục “đả thực, bài phong” là thành tích, “thắng lợi của dân tộc ta”.
Nghe nói, đình chùa, miếu mạo là “mê tín dị đoan” cần phải xóa bỏ. Quê tôi có
cái đình thờ thần bổn mạng của làng, tục kêu là Ðình Ông Bổn, bị chính quyền
cách mạng “trưng dụng” gần hết diện tích chánh điện làm hai lớp học 8 và 9.
Trước đó, trong đình chỉ có tượng “hạc đứng trên lưng quy” thôi, sau khi có
lớp học chễm chệ trong đình, trên lưng hạc thường xuyên có thêm đứa học trò
ngồi. Tội nghiệp con quy bị “hai tầng áp bức”.
“Tàn dư thực dân phong kiến” còn
bị dẹp sạch bằng cách bỏ hết các tên trường Tiểu học, Trung học, các danh
hiệu Tú Tài, Cử nhân đi, thay vào đó bằng tên trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, còn
đại học thường bị gọi đùa bằng “cấp 4”. Học xong ra rồi thôi, chẳng có danh
hiệu gì hết. Ðến khoảng năm 1991 trở về sau thì “thực dân phong kiến” “đội mồ
sống dậy”, trường Tiểu học, Trung học, các cô Tú, cậu Cử đâu đâu cũng có. Lại
còn thêm cái màn làm lễ tốt nghiệp bắt buộc phải mặc bộ đồ dài lòng thòng màu
đen, màu xanh dương đậm hay màu đỏ ké, đội cái mũ cùng màu áo hình vuông
vuông có cọng dây dài lòng thòng, kiểu giống mấy ông quan Tòa trong phim “Ba
Người Lính Ngự Lâm” của Pháp quá chừng. Tôi thầm trách sao mình không sinh ra
muộn chừng chục năm để lúc tốt nghiệp cũng mặc bộ đồ lòng thòng đó chụp hình
“giải quyết khâu oai”.
Ðùng một cái, mấy năm gần đây, tôi
lại thấy “cán bộ ta” xây chùa rần rần, “phát pháo đầu tiên” phải kể đến “Ðại
Nam Quốc Tự” của đại gia Dũng Lò Vôi ở Bình Dương nổi tiếng trong và ngoài
nước với “thành tích” để tượng Phật Thích Ca, vua Hùng và ông Hồ Chí Minh vào
chung một chỗ. Nghe “giang hồ đồn đại”, đại gia Dũng Lò Vôi tên thật là Huỳnh
Phi Dũng, nguyên đại biểu Quốc Hội, bà con gì đó với ông Nguyễn Minh Triết
(?).
Cách đây mấy năm, cán bộ công chức
vô cùng vui mừng khi được Nhà nước ta cho phép nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Vừa rồi, nguyên dàn các vị lãnh đạo ở trên còn chi ngân sách để tổ chức và
tham gia cúng tổ Hùng Vương rầm rộ. Thật là phúc cho dân ta quá, sau mấy chục
năm dài toàn thờ ai đâu không, giờ người dân Việt mới được chính thức thờ
cúng lại ông Tổ Hùng Vương của mình, công khai quay về nguồn cội.
Sáng nay, đọc báo Tiền Phong ngày
23 tháng 5, 2010 thấy báo ta “chơi” nguyên hàng tít thật giựt gân: “TPHCM:
Lập 5 văn phòng Thừa Phát Lại đầu tiên tại Việt Nam” đầy hãnh diện như một
“phát kiến vĩ đại”, mà tôi tưởng chừng như “báo ta” đăng thông tin
Christopher Columbus vừa tìm ra Châu Mỹ vậy.
Theo Tiền Phong, ngày 21 tháng 5,
2010, Sở Tư Pháp thành phố HCM trao quyết định thành lập và giấy đăng ký kinh
doanh cho 5 văn phòng Thừa Phát Lại đầu tiên tại TPHCM và trên phạm vi cả
nước. Chức năng quy định tại giấy đăng ký kinh doanh, các văn phòng Thừa Phát
Lại được phép tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân
sự, lập vi bằng (ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét
xử và trong các quan hệ pháp lý khác); xác minh điều kiện thi hành án theo
yêu cầu của đương sự; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của
Tòa án theo yêu cầu của đương sự…
Chữ “đầu tiên” và chữ “cả nước”
được nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp lại. Tưởng gì, cái vụ “thừa phát lại” này
ở Việt Nam nó đã có từ năm 1965 trở về trước rồi mấy cha nội, cũ rích hà, nói
“đầu tiên ở Việt Nam” nghe mà mắc cỡ muốn chết. Của người ta có sẵn, tự dưng
đi phá sập, rồi bây giờ đi nhặt lại dựng lên, rồi vỗ ngực tự hào là “thành
tựu”, nghe thiệt muốn độn thổ luôn á!
Tạ Phong Tần
Nguồn: Blog Tạ Phong Tần
|
LÊ XUÂN NHUẬN * BÍ MẬT LỊCH SỬ
ÔNG
NGUYỄN NAM SƠN
VỚI
“NHỮNG
BÍ MẬT”
LỊCH-SỬ
Có
người vừa phổ-biến trên diễn-đàn liên-mạng
một bài-viết nhan đề “Bên
lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng
Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình
Diệm”
với tên ký bên dưới là Nguyễn Nam Sơn.
Lại có người
chuyển-tiếp bài-viết ấy với phụ-đề
“Tài
Liệu vô cùng quý giá, cần lưu giữ”
khiến tôi không thể không đọc.
Nhận
thấy trong bài-viết ấy có một số điểm
không đúng Sự
Thật Lịch-Sử, tôi xin có ý-kiến
dưới đây (các chữ màu
hường) ghi xen vào từng
chủ-điểm (màu
đỏ tô đậm) liên-hệ:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
From: Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: Tài
Liệu vô cùng quí giá cần lưu giử
To:
To:
Date: Friday, April 5, 2013, 7:27 PM
From:
dinhthong3Gmail
Quý vị nào ghét hay
thương ông Diệm,
kính mời đọc hết bài này.
From:
Aladin Nguyen
Subject: Tài
Liệu vô cùng quí giá cần lưu giử
From: Tran Marie
To: thaoluan9@yahoogroups.com
Sent: Monday, January 7, 2013 5:19 PM
Subject: [Thaoluan9] Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
To: thaoluan9@yahoogroups.com
Sent: Monday, January 7, 2013 5:19 PM
Subject: [Thaoluan9] Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Bên
lề lịch sử:
Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại
và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Nguyễn
Nam Sơn
Một
nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại
Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim (người
đó xin được khỏi nêu tên), đã có nhận
định như sau về Cựu Hoàng Bảo Đại
và về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: (1) “Đây
là một cặp cựu thù rất
“ăn
jeu”: Bảo
Đại đưa banh cho Ngô Đình Diệm sút vào lưới
Cộng sản Bắc Việt”.
Suy
nghĩ thật kỹ, đây không là một sự so sánh
chỉ có giá trị “nghe chơi cho vui”, mà nó chứa
đựng những sự thật
mà chính cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã
cố ý công bố với toàn dân, nhưng chưa kịp,
thì bị Dương Văn Minh vì lợi lộc cho
bản thân, nên đã sát hại vào ngày 1-11- 1963.
(1)
LXN:
“Ăn
jeu”:
tiếng Pháp, “en
jeu”
ở đây
có
nghĩa là đồng-thuận (tâm đồng ý hiệp)
với nhau. Nhưng trên thực-tế thì Bảo Đại
và Ngô Đình Diệm là hai thái-cực đối-nghịch
nhau, cho đến tận thời-điểm cuối tháng
10-1963 (trước ngày 1-11-1963).
Nếu
quả thật là Cựu-Hoàng Bảo Đại cũng
đồng-ý với Tổng-Thống Ngô
Đình Diệm (thương-thảo
với Cộng-Sản Bắc-Việt), ngược lại
với lời ủy-thác khi bổ-nhiệm Ông Ngô Đình
Diệm làm Thủ-Tướng Quốc-Gia Việt-Nam [ông hãy
thề là sẽ bảo vệ đất nước mà ông
được giao cho để chống lại
cộng-sản...], thì phải có ít nhất là một
lời phát-biểu hay một động-thái liên-hệ nào
đó, của Cựu-Hoàng Bảo Đại, mà cả
thế-giới không nghe/thấy (nhưng chỉ có “Một
nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại
Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim”
biết được); thế thì tại sao, mãi đến
hôm nay – đâu còn Nhà Nguyễn, đâu còn Nhà Ngô –
mà nhân-vật thông-thạo đó vẫn còn “xin
được khỏi nêu tên”,
và chính Ông Nguyễn Nam Sơn cũng “ăn
jeu”
không chịu tiết-lộ tên, để bà-con gần-xa
được vinh-hạnh thỉnh-cầu người
ấy cho biết “những
những sự thật mà chính cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã cố ý công bố
với toàn dân, nhưng chưa kịp”?
Câu
chuyện bắt đầu từ khi một vị Hoàng
Đế chưa đầy 20 tuổi, được Pháp
đưa về cai trị nước thuộc địa
Việt Nam. Người Pháp đã có những tính toán
của người Pháp: Bảo vệ quyền lợi
của mẫu quốc và của thực dân Pháp, trong
guồng máy bảo hộ tại Việt Nam.
Nhưng
vị vua trẻ cũng có những dự tính nồng
nhiệt của tuổi trẻ: đem tinh thần Tự do
Dân chủ Ngài đã hấp thụ được từ
Pháp về làm nền tảng để cải cách và canh
tân xứ sở. Vừa về đến Việt Nam,
việc làm đầu tiên của Bảo Đại là
đem những dự tính này thảo luận với các
quan trong triều. Cụ Nguyễn Hữu Bài, Thượng
thư Bộ lại, chức vụ tương
đương với Thủ tướng, vì tin lầm
rằng Pháp “đưa Bảo Đại về nước
để canh tân Việt Nam”, nên tâu rằng: (không nguyên
văn) “Hạ thần nay tuổi đã già sức
yếu, không còn có khả năng tiếp tay
với bệ hạ. Hạ thần nghĩ, có một người
có thể thay thế hạ thần, để cáng đáng
việc này, trong cương vị Thượng thư
Bộ lại. Đó là Tuần vũ Bình Thuận, ông Ngô
Đình Diệm, con của cụ Ngô Đình Khả”.
Được
thông báo về toan tính của vua
Bảo Đại, “có khả năng tạo nguy cơ cho
chế độ Pháp ở thuộc địa”,
Pháp liền nghĩ đến nhu cầu “phải cho
người của Pháp bao vây Vua
Bảo Đại, để kịp thời
cản ngăn vị vua trẻ, có thể gây khó khăn
cho nhà càm quyền thuộc địa”. Pháp đề
nghị Nguyễn Đệ và Phạm Quỳnh; "hai tay
chân của Pháp", để thay thế cụ Nguyễn
Hữu Bài ở chức Thượng thư Bộ lại,
nhưng, sau khi được cụ Bài cho biết về
“ý đồ của bọn thực dân Pháp”, vua Bảo
Đại đã chọn Ông Ngô Đình Diệm, dù chánh
quyền thuộc địa Pháp chống đối dữ
dội, vì ông Ngô Đình Diệm là người có
chủ trương chống Pháp, đòi độc lập
cho Việt Nam.
Nhậm
chức xong, Thượng thư Bộ lại Ngô Đình
Diệm được vua Bảo Đại giao cho việc
lập kế hoạch canh tân xứ sở. Sau thời gian
nghiên cứu soạn thảo, ông Ngô Đình Diệm trình
kế hoạch lên Đức Vua. (2) Nguyễn
Đình Hòe, chánh văn phòng
của Bảo Đại (lúc này thân Pháp) vừa
manh nha thân Cộng sản, liền
thông báo cho Pháp
qua Phạm Quỳnh.
(2)
LXN:
Nhân-vật
này tên là Phạm Khắc Hòe, chứ không phải là
Nguyễn Đình Hòe. Viết về lịch-sử mà
không nhớ đúng họ+tên của đương-nhân
thì làm sao mà người-đọc tin được.
Phạm
Khắc Hòe, tốt-nghiệp Cao-đẳng Pháp-Luật và
Hành-Chánh (của Pháp) ở Hà-Nội, ra làm Tham-Tá Tòa
Sứ ở Huế (nơi có Tòa Khâm-Sứ cấp
Trung-Kỳ và Toà Công-Sứ cấp Tỉnh
Thừa-Thiên/Huế) ... đến năm 1933 [năm mà Hoàng-Đế thanh-niên Bảo Đại cải-tổ nội-các, thay-thế các Thượng-Thư già-cả bằng những nhân-vật trẻ-trung trong đó có Ngô Đình Diệm] thì chuyển sang ngạch Quan-Lại Nam-Triều.
Thừa-Thiên/Huế) ... đến năm 1933 [năm mà Hoàng-Đế thanh-niên Bảo Đại cải-tổ nội-các, thay-thế các Thượng-Thư già-cả bằng những nhân-vật trẻ-trung trong đó có Ngô Đình Diệm] thì chuyển sang ngạch Quan-Lại Nam-Triều.
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Kh%E1%BA%AFc_H%C3%B2e
http://www.sachxua.net/forum/index.php?topic=1818.0;wap2
http://sachxua.net/forum/index.php?topic=1818.0
http://www.baomoi.com/Pham-Khac-Hoe--Tu-trieu-dinh-Hue-den-chien-khu-Viet-Bac/152/6837823.epi
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/33/33/157812/Default.aspx
Ông Hòe đã từng làm việc với Pháp nhiều
năm, nay Pháp viện cớ rằng ông có vợ là người
hoàng-phái hệ cao (Công Tằng Tôn Nữ) nên chuyển ông
qua Nam-Triều, làm Chánh Văn-Phòng cho Bảo Đại,
mục-đích là để mật theo-dõi ông vua Tây-Học
và nội-các mới/trẻ này. Vậy thì ông Hòe có
thể trực-tiếp báo-cáo với Pháp để tâng
công, cần gì phải “qua”
Ông Phạm Quỳnh [để ông này giành mất công
đầu]?
Bị
người Pháp cản trở tối đa và biết
được Pháp áp lực tối đa với nhà vua,
mặc dù Bảo Đại không nghe theo áp lực của
chánh quyền Pháp, để thay thế mình ở chức
Thượng thư Bộ lại, nhưng ông Ngô Đình
Diệm bèn đệ đơn từ chức, rũ áo ra
đi.
Đầu
năm 1945, lấy cớ “mượn đường
đi xuống Đông Nam Á”, Nhật đến Việt
Nam. Sợ ông Ngô Đình Diệm lợi dụng những
mối giao hảo của ông đối với Nhật,
để lật Pháp, chánh quyền thuộc địa tìm
cách giết ông Ngô Đình Diệm. Do đó, ông Ngô Đình
Diệm phải vào lẫn trốn ở Sài Gòn. Tháng 3 năm
1945, Nhật đảo chánh Pháp trao lại độc
lập cho Việt Nam. Đức vua Bảo Đại nghĩ
đây là lúc tiếp nối thực hiện những mong
ước cải cách từ năm 1932, nên ông đã
nhờ Nhật đi tìm ông Ngô Đình Diệm còn ở Sài
Gòn. Tuy ông Ngô Đình Diệm có nhiều mối giao
hảo tốt với mình, Nhật vẫn không tin rằng
ông Ngô Đình Diệm sẽ chịu hoạt động
bảo vệ quyền lợi của Nhật khi hữu
sự. Do đó, ông (3) Trần
Trọng Kim, một người “của Nhật” được
Nhật đưa từ Gia Nã
Đại về cho vua
Bảo Đại. Vì không biết làm sao tìm được
ông Ngô đình Diệm, nên Đức Vua phải nhận
ông Trần Trọng Kim làm Thủ tướng.
(3) LXN:
Sự Thật là Ông
Trần Trọng Kim được đưa về nước
từ Thái Lan chứ không phải từ Gia Nã Đại
(Canada).
Vào thời-gian ấy, Gia Nã
Đại (trong Liên-Hiệp Anh) đã tham-gia lực-lượng
Đồng-Minh (Mỹ+Anh+Nga...) để đánh Đức
Quốc-Xã, giải-phóng Pháp... Mà Nhật thì thuộc Phe
Trục (Đức Quốc-Xã+Ý Phát-Xít+Nhật Quân-Phiệt),
làm sao mà Nhật (phe Trục) tiếp-cận
được Ông Trần Trọng Kim ở Gia-Nã-Đại
(phe Đồng-Minh)?
Nguồn:
http://en.wikipedia.org/wiki/Allies_of_World_War_II
http://www.enotes.com/homework-help/what-countries-were-called-allies-world-war-ii-289041
http://wiki.answers.com/Q/What_countries_were_in_the_Allies_During_World_War_2
Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng
sự-việc và bối-cảnh địa-dư thì làm
sao mà người-đọc tin được?
Khi
về Việt Nam chấp chánh lần thứ nhì, năm
1949, thì cái tiếc nhất của vua Bảo Đại là:
Ông Diệm đã đi tu tại tu viện Citeaux ở Pháp,
như theo lời của chính vua Bảo Đại đã nói
với tôi khi đến thăm ngài nhân chuyến đi Hòa
đàm Paris năm 1969.
Lần
này, chánh quyền thuộc địa Pháp lại bao vây
Đức Vua với nhiều khéo léo hơn, với
nhiều cách “khoa học” hơn… với hai chủ
đích: làm cho nhà vua xao lãng mọi việc Triều chính
và vui lòng ký ban Sắc lệnh đã do Pháp soạn
thảo… trong chiều hướng này, Pháp đã lập
cho Vua Bảo Đại khu “Hoàng
triều Cương Thổ” ở Cao nguyên, để
nhà vua chỉ ăn chơi, săn bắn… Chính Cựu Hoàng
Bảo Đại đã viết trong Hồi ký: Con Rồng
Việt Nam:
Tôi
đã thấy được hậu ý của Pháp, nhưng
với bản tính thiếu cương nghị và đảm
lược… và cũng không biết làm gì khác, nên tôi
đã thuận theo ý họ. Tuy nhiên, tôi cũng đã
chống lại áp lực của họ, bằng cách không
chịu ký những sắc lệnh có thiệt hại đáng
kể cho Việt Nam. Vài lần, thì người Pháp cũng
hiểu được thái độ “chống đối
ngầm” của tôi, nên chúng áp lực đưa tôi sang
sống ở Cannes, hầu như chúng rảnh tay hơn
ở Việt Nam”. Chính vua Đảo Đại đã
viết như vậy.
Khoảng
(4) cuối
năm 1953, ông Ngô Đình Nhu nhờ ông Phạm
Văn Nhu (sau này, dưới thời Đệ I Cộng Hòa
là Phó Chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, kiêm
Trưởng khối Cồng Đồng Nhân Vị tại
Quốc Hội, kiêm Chủ tịch Quốc Hội) đến
thăm Quốc trưởng Bảo Đại nhân dịp
sang Pháp tham dự cuộc họp Cố vấn Liên
Hiệp Pháp (ông này, là Cố vấn đặc trách
về Trung Việt do vua Bảo Đại đề cử)
và trình với Quốc trưởng về áp lực
của Cộng sản ngày một nặng nề hơn, và
nhu cầu phải có một Thủ tướng “Mạnh”,
để “đương đầu với Cộng
sản Bắc Việt.
Vua
Bảo Đại có hỏi về ông Ngô Đình Diệm:
-
Nghe đâu ông Ngô Đình Diệm đã sang Hoa Kỳ ?
-
Ông ấy đến Mỹ để tìm hiểu người
Mỹ nghĩ gì về hiểm họa Cộng sản
ở Việt Nam, nhưng chuyến đi
coi như thất bại, vì cả Quốc hội Hoa
Kỳ lẫn Tổng thống Hoa Kỳ đều quá
bận, nên không thể tiếp ông được. Cả Đức
Hồng Y Spellman , Giáo chủ Giáo hội Thiên Chúa giáo Hoa
Kỳ (thuộc La Mã), cũng vì bận, nên cũng không
thể tiếp.
(4) LXN:
Đến cuối năm 1953
mà Ông Nguyễn Nam Sơn còn viết là Ông Ngô Đình Diệm
không được Đức Hồng-Y Spellman tiếp
đón, trong lúc Sự Thật là Ông Diệm, ngay từ sau
1950, đã gặp được nhiều nhân-vật
tên-tuổi trong chính-giới, giáo-giới, lưỡng-viện
quốc-hội, tối-cao pháp-viện, hành-pháp, cơ-quan
CIA, của Hoa-Kỳ, nhất là đã được Hồng-Y Spellman đặc-biệt
giúp-đỡ nhiều mặt, khiến các sử-gia
gọi Ngài là người đã “đóng
môt vai trò rất quan-trọng trong việc tạo nên
sự-nghiệp chính-trị của Diệm sau này”.
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m
http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/NDChau/TieusuNDD.htm
http://www.vietnamvanhien.net/ngodinhdiem.html
http://chuacuuthemedia.wordpress.com/2011/10/27/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-c%E1%BB%91-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/
http://tintacsinhtulenh.wordpress.com/2010/11/05/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/
https://groups.google.com/forum/?fromgroups=#!topic/soc.culture.vietnamese/_hLtAZdWVFQ
Viết về lịch-sử mà coi chuyến đi
của Ông Diệm qua Mỹ là thất-bại [Diệm cũng
không được Hồng-Y Spellman tiếp?], thì làm sao mà
người-đọc tin được?
Từ
trước đến nay, nhiều người vẫn cho
rằng Hoa Kỳ đưa Ông Ngô Đình Diệm về làm
Thủ tướng: Điều này, hoàn toàn sai, vì sự
thật là chính Hoàng Đế Bảo đại đã
chọn Ông Ngô Đình Diệm, chứ không phải ai khác.
Vua
Bảo Đại chưa kịp có biện pháp thích
ứng, thì Việt cộng đã “thắng” Pháp ở
Điện Biên Phủ…
Ngay
(5) sau
Hiệp định Genève, 1954,
chia đôi đất nước, trước nguy cơ
Cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các
tổ chức và dảng phái chánh trị đã cử một
phái đoàn đông đảo sang Pháp gặp vua
Bảo Đại ,và lập lại lời thỉnh
cầu của ông Ngô Đình Nhu trước đó chưa
đầy một năm: cần có một Thủ tướng
có đảm lược… để đương đầu
với Cộng sản Bắc Việt. Nhân đây, tôi xin
được nhắc lại về cuộc gặp gỡ
này, theo chính lời kể của (7) Đức
Vua Bảo Đại như sau:
…...
Sau
khi lắng nghe từng người trong phái đoàn
nhận định về tình hình chính trị tại
Việt Nam, nhất là về những mối nguy Cộng
sản Bắc Việt sẽ xâm lăng Miền Nam Tự
Do, tôi nhìn những người trong phái đoàn:
-
Có vị nào trong quý vị, tự xét
có đủ khả năng là vị Thủ tướng
đó không ?
Không
ai nói gì!
Tôi
hỏi tiếp:
-
Quý vị có đề cử ai không ?
Cũng
không ai có trả lời gì!
Để
làm dịu bớt bầu không khí đang căng thẳng,
tôi nói một cách bâng quơ:
-
Cá nhân tôi, tôi biết một người mà chắc
chắn quý vị sẽ không chịu… mà dù quý vị có
chịu đi nữa, thì tôi chắc 100% người đó
sẽ không chịu.
Mọi
người đều hỏi:
-
Xin (7) bệ
hạ cho biết người
đó là ai ?
Tôi
nói tiếp, cũng với một cách bâng quơ, theo
kiểu “nói cho vui” chứ không vì mục đích.
-
Người đó, tên là Ngô Đình Diệm ! Tôi nghĩ
sẽ có rất nhiều sự phản đối, nhưng
vô cùng ngạc nhiên, khi nghe câu:
-
Chúng tôi đồng ý Ông Ngô Đình Diệm về làm
Thủ tướng !
Bấy
giờ, tôi cảm thấy mình bị “kẹt” vì câu nói
bâng quơ, vì tôi chắc chắn không khi nào Ông Diệm
nhận lời.
-
Tôi biết Ông Diệm sẽ từ chối…
-
Xin (7) bệ
hạ hãy cố gắng
vì tiền đồ của đất nước, vì
chỉ có ông Diệm mới đủ khả năng và
đảm lược, để đương đầu
với Cộng sản Bắc Việt.
Tôi
suy nghĩ vẫn không biết làm cách nào để
mời cho được Ông Diệm, nhưng tôi muốn
cho mọi người cần được an lòng:
-
Mời Ông Diệm khó vô cùng, nhưng tôi sẽ cố
gắng.
…
Tôi
gọi điện lên Tu viện Citeaux
cả thảy bốn lần, nhưng Ông Diệm không
tiếp điện, tôi cầu cứu bà Nam Phương, vì
tôi biết Ông Diệm rất nể bà này. Qủa nhiên,
đúng như tôi nghĩ, Ông Diệm tiếp điện bà
Nam Phương, nhưng một mực từ chối
về Việt Nam làm Thủ tướng. Thấy không gì
lay chuyển được ý chí cương quyết
của ông; sau cùng bà Nam Phương nói:
-
Thôi tôi không đề cập đến việc Quốc
trưởng có ý muốn mời ông về làm Thủ tướng
nữa, mà chỉ xin Ông, vì nể tình vợ chồng tôi,
cho vợ chồng tôi được gặp mặt ông
một lần. (khi tôi đến tìm anh Bùi Tường
Minh, Chánh văn phòng của (7)
Đức
vua vào năm 1969,
và may mắn được gặp ngài, tôi vô cùng
ngạc nhiên khi (7) Đức
Vua bảo tôi vào phóng khách, kéo tay tôi ngồi cùng
ghế sofa với ngài, lấy nước mời tôi và bảo
tôi gọi ngài là (6) Bác
(chú thích của người viết bài này).
Lúc
đầu, Ông Diệm không chịu đến Cannes, nhưng
sau đó, tôi không nhớ bà Nam Phương nói gì với
ông Diệm, mà ông Diệm đến đúng ngày hẹn.
Bà
Nam Phương và tôi vui vẻ tiếp ông Diệm và
cả ba chúng tôi mãi miết kể lại những kỷ
niệm xưa… từ lúc tôi vừa về chấp chánh
lần đầu năm 1932… Rồi từ chuyện này,
chúng tôi kéo sang chuyện khác và làm như vô tình, tôi cũng
nói một cách bang quơ:
-
Khi nào Quốc Gia hữu sự, thì tôi lại cần đến
Ông.
Và
tôi lén nhìn ông, để xem ông có phản ứng như
thế nào. Ông Diệm có vẻ cảm động
nhiều, nhưng không nói gì… Được bước
đầu, tôi từ từ đi vào lãnh vực các
vấn đề tôn giáo (tôi biết ông Diệm là
một tín đồ Thiên Chúa Giáo hết sức ngoan đạo),
kinh tế, văn hóa, xã hội… Và cuối cùng về
Cộng sản và về những phương cách để
chống Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm
miền Nam. Ông Ngô Đình Diệm hăng
say trình bày ý kiến. Và tôi kết luận:
-
Không có gì hay hơn những gì (6) Bác
đề ra… nhưng… vấn đề là ai sẽ là người
đủ khả năng và đủ đức hy sinh
để đứng ra thực hiện những điều
đó ?
(6)
LXN:
“Đức
Vua”
Bảo Đại bảo Ông Nguyễn Nam Sơn gọi Ngài
là “Bác”
(chuyện không liên-can gì đến nội-dung bài-viết
này), thế mà Ông Sơn lại bắt Cựu-Hoàng
Bảo Đại cũng phải gọi Ông Ngô Đình
Diệm là “Bác”
(mặc dù ở đoạn trước và các đoạn
sau thì Bảo Đại gọi Diệm là “Ông”)!
Viết
về lịch-sử mà không nhớ đúng lời-lẽ
xưng-hô giữa các đương-nhân thì làm sao mà người-đọc
tin được?
Ông
Ngô Đình Diệm im lặng không trả lời, nhưng
tôi có cảm giác ông Diệm hiểu tôi muốn gì…
Hồi lâu, ông nói:
-
Thưa (7) Hoàng
thượng, không thể được ạ.
Tôi phải phụ lòng của (7)
hoàng
thượng, không
thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau
nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi
định đi tu...
-
Tôi kính trọng ý định của ông.
Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái
quốc của ông. Ông
không có quyền từ chối trách nhiệm của mình.
Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông
như vậy.
Sau
một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có
vẻ do dự:
-
Còn bọn Pháp ?
Tôi
đối phó với họ!
-
(7)
Hoàng
thượng sẽ cho tôi
thời gian bao lâu ?
-
Ông được toàn
quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước,
và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông
cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc
Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.
-
(7)
Hoàng
thượng hứa
chắc ?
-
Tôi xin cam kết như vậy!
-
Thưa (7) Hoàng
thượng, trong trường
hợp đó, tôi xin nhận sứ
mạng mà Ngài trao phó.
Cầm
lấy tay ông ta, tôi kéo sang
một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước
thánh giá tôi nói với Ông:
-
Đây Chúa của ông đây, ông
hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất
nước mà người ta đã trao cho ông.
Ông sẽ bảo vệ nó
để chống lại bọn Cộng sản, và
nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông
Diệm đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn
tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào: “Tôi xin
thề.”
……….
(5)
LXN:
“Sau
Hiệp-Định Geneva 1954”,
nghĩa là sau ngày Hiệp-Định ấy được
ký [20-7-1954], mới có “một
phái-đoàn sang Pháp gặp vua Bảo Đại”,
rồi Cựu-Hoàng Bảo Đại và Cựu Hoàng-Hậu
Nam Phương mới tìm cách mời Ông Ngô Đình
Diệm đến để thuyết-phục, rồi Ông
Diệm mới “xin
nhận sứ mạng” [về làm thủ-tướng] mà
Bảo Đại trao cho?
Sự
Thật là việc Ông Bảo-Đại mời và
bổ-nhiệm Ông Diệm làm Thủ-Tướng
Quốc-Gia Việt-Nam đã hoàn-tất thành-công, và
Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã về
Việt-Nam từ ngày 24 (có nơi viết là 25-6-1954
(khoảng cả tháng trước đó) rồi!
Viết
về lịch-sử mà không nhớ đúng các mốc
thời-gian trọng-đại như thế thì làm sao mà
người-đọc tin được?
Ông
Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp
lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một
viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lãnh đạo
bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã
không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông
đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm
về làm thủ tướng, là “có ý đồ
chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”.
Tôi
trả lời như sau:
-
Ông
Diệm là người duy nhất đủ khả năng,
để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm
chiếm Miền Nam !
Tôi
cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông
cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta,
đã làm tôi choáng váng:
-
Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô
Đình Diệm !
…………….
Muốn
biết thêm về việc “Ông Diệm truất phế
Bảo Bại” như người ta thường nói, tôi,
người viết bài này hỏi:
-
Bác nghĩ sao về việc Ông Diệm “truất phế”?
-
Lúc sự việc vừa xẩy ra, tôi rất giận ông
Diệm và lên án ông ấy là một “kẻ bất trung,
phản bội” như lời kết án của những
người chung quanh tôi. Nhưng, sau khi đã điều
tra kỹ, thì tôi được biết những Tướng
lãnh phía Ông Diệm (khi ấy, ông Diệm còn đang
bị các ông này hoàn toàn chi phối) áp lực, Ông
Diệm phải làm như thế với lý luận
rằng Ông Diệm phải hoàn toàn độc lập
đối với tôi, thì mới làm được
việc: Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến
tôi, thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp,
vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy”.
Bác
nghĩ Ông Diệm làm như vậy, là đúng hay sai ?
-
Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong”
của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đình
Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi
phải mời cho bằng được ông Ngô Đình
Diệm, vì cần phải đối phó với Cộng
sản Bắc Việt, và những mưu đồ của
chúng.
Cạnh đó, tôi vẫn không sao
quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông
Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là
Cộng sản Bắc Việt !
Do
đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình
Diệm “truất phế” là một hành động
“bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô Đình
Diệm là một Trung Thần !
Thoạt
tiên, tôi có buồn phiền sao ông Diệm không bàn trước
với tôi, nhưng suy nghĩ kỹ, thì ông Diệm có hai
lý do chính yếu:
-
Bàn trước với tôi, vì sợ người Pháp hay vì
Ông cho rằng tôi đã bị “người Pháp mua
chuộc”.
-
Ông Diệm “giận” tôi, vì tôi đã không làm gì để
giúp ông chống lại phía Tướng Nguyễn văn
Hinh + Bình Xuyên + Giáo phái … (khi ấy, tôi phải ở
thế “án binh bất động”, vì không làm gì
được: Tướng Hinh là Pháp !
-
Vậy, khi bị “truất phế” Bác đã phản
ứng như thế nào ?
Mặc
dù bị đủ mọi thứ áp lực, chỉ trích
từ phía người Pháp cũng như từ phía
những người “Bảo Hoàng”, tôi vẫn không có
phản ứng gì, vì tôi đồng tình với Ông Ngô
Đình Diệm:
Phải
Hy Sinh Tất Cả, nếu muốn Tiêu Diệt cộng
sản!
Và
do việc (7) Đức
Vua Bảo Đại theo
Thiên Chúa Giáo, với Tên Thánh Gioan Baotixita là Tên Thánh
của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi dám
khẳng định rằng: không còn gì khúc mắc gì
giữa hai nhân vật chống Cộng hàng đầu
của Việt Nam là Cựu Hoàng Bảo Đại và
Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm.
(7)
LXN:
Vào
năm 1969, Ông Nguyễn Nam Sơn vẫn còn gọi
Cựu-Hoàng Bảo Đại là “Vua”,
là “Đức
Vua”,
là “Bệ
Hạ”
(Vua Bảo Đại đã thoái-vị từ năm 1945),
là việc riêng của ông ấy.
Nhưng,
vào năm 1954 mà Ông Sơn lại bắt Ông Ngô Đình
Diệm phải gọi Quốc-Trưởng Bảo Đai
là “Hoàng
Thượng”
thì không đúng với Sự Thật; huống chi Ông
Diệm là người rành hơn ai hết về các
lễ-nghi, phép-tắc cung-đình, và vào lúc này thì
lại nắm vững hơn ai hết về thân-thế,
vai trò, thế đứng giữa hai người.
Viết
về lịch-sử mà không nhớ đúng
bối-cảnh, địa-vị, quy-tắc xưng-hô
giữa các nhân-vật liên-quan, thì làm sao mà người-đọc
tin được?
Nguyễn
Nam Sơn
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 498.
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 516.
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 514.
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 514
----------------------------------------------------------------------------------------------------
*
Tóm lại, hầu như
Ông Nguyễn Nam Sơn muốn nhấn mạnh rằng Ông
Ngô Đình Diệm không phải do Mỹ đưa về,
mà do chính Quốc-Trưởng Bảo Đại nài-nỉ
mời làm Thủ-Tướng; và chính Ông Bảo Đại
cũng không giận-hờn gì về vụ bị Thủ-Tướng
Ngô Đình Diệm truất-phế: việc đó thì chính
Ông Bảo Đại đã viết trong cuốn hồi-ký
“Con
Rồng Việt-Nam” mà rất nhiều người
đã đọc rồi, đã biết rồi. Có gì là
mới, lạ đâu?
Ông
Nguyễn Nam Sơn chỉ viết lại những điều
mà nhiều người đã viết, đã đọc,
đã biết (nhưng lại sai nhiều về không-gian,
thời-điểm, sự-việc, ngôn-từ...). Thế
thì có gì mà Ông Sơn lại giáo đầu rằng: Suy nghĩ thật kỹ,
đây không là một sự so sánh
chỉ có giá trị “nghe chơi cho vui”, mà nó chứa
đựng những sự thật
mà chính cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã
cố ý công bố với toàn dân,
nhưng chưa kịp.
Và
bây giờ thì Ông Nguyễn Nam Sơn đã công-bố ra
rồi, “những
sự thật mà cố TT Ngô Đình Diệm đã cố
ý nhưng chưa kịp công-bố với toàn-dân”?
Tuy-nhiên,
“sự so sánh” ấy, “những sự thật” ấy,
Ông Sơn không dám nhận là của mình, mà đổ cho
“một nhà
quan sát [nào đó] về các diễn biến chánh trị
tại Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim (người
đó xin được khỏi nêu tên)”.
Có
gì ghê-gớm lắm mà sợ trách-nhiệm nên phải
giấu tên?
Vấn-đề
còn lại là: Bảo
Đại đưa banh cho Ngô Đình Diệm sút,
và Ngô Đình Diệm đã sút vào
lưới Cộng sản Bắc Việt
như thế nào,
mà Ông Nguyễn Nam Sơn (à không, “nhà
quan sát” kia) bảo là hai người rất “ăn
jeu”
với nhau?
Tháng Tư Đen đã đến rồi.
Muốn biết thế-lực nào, biến-cố nào
đã giết VNCH vào ngày Quốc-Hận 30-4-1975,
xin mời đọc
Nam Cali: các nhà sách Tú Quỳnh, Tự Lực
Bắc Cali: các nhà sách Hương Giang, Khai Trí, Tự Do
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
VIỆT CỘNG - ĐỘC TÀI - HÒA GIẢI - BIỂN ĐÔNG
Thursday, April 11, 2013
HUỲNH CÔNG THUẬN * THỦ TƯỚNG
Dư luận viên đã bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng
Huỳnh Công Thuận - Thật buồn cười khi bọn dư luận viên đã tự vả, tự tát vào mặt mình và còn bôi tro trát trấu mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong những ngày tòa án Hải Phòng diễn vở kịch xét xừ công khai "gia
đình Đoàn Văn Vươn", công an an ninh thì chốt chận đuổi xô giải tán và
bắt bớ những người ủng hộ gia đình anh Vươn mà những người dân này ủng
hộ Thủ tướng NTD ngày 10/2/2012 đã công bố kết luận về việc cưởng chế
gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng - Hải Phòng:
"UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn => gia đình anh Vươn vô tội"
Thật tội nghiệp thay cho nhà cầm quyền TP Hải Phòng với cả một bộ máy
công an an ninh được tăng cường tối đa côn đồ cộng với cả một bầy 900 dư
luận viên chuyên viết bài bôi nhọ đánh phá xuyên tạc những người dân
chống áp bức bất công với biểu ngữ trên tay cùng nhau đứng biểu tình
ngoài đường và các blogger biểu tình ủng hộ gia đình anh Vươn trên mạng.
Trái lại bọn công an, an ninh, dư luận viên hoàn toàn không viết được
một bài, không một hình ảnh thực tế nào ra hồn và hoàn toàn không dám
công khai làm một biểu ngữ nào minh chứng cho việc chúng "bảo vệ cái sai
của chúng", bọn hèn với giặc ác với dân phải muối mặt lấy cắp hình ảnh
của phóng viên nước ngoài chụp hình người dân trương biểu ngữ ủng hộ gia
đình anh Vươn ngay bên ngoài tòa án, thậm chí bọn này lúng túng đến nỗi
phải lấy hình ảnh của Blogger ủng hộ gia đình anh Vươn trên Facebook
chụp trong buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối
31/3/2013, bọn chúng xào xáo sửa lại nội dung một cách trơ trẽn thô
thiển khi dòng chử viết tay vẫn còn phía dưới.
Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là bọn chúng đã tự vã, tự tát vào mặt
mình, bọn chúng còn bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng NTD khi đưa
những hình ảnh "xào nặn trơ trẽn" này vào chính trang web của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng (nguyentandung.org) xem tại đây:
http://nguyentandung.org/nhieu-nguoi-phan-doi-hanh-dong-tao-ra-vu-an-hinh-su-cua-doan-van-vuon.html.
- Hình ảnh thật của Blogger Huỳnh Công Thuận chụp tại buổi cầu nguyện
Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013 với 3 dòng chữ
viết tay:
Tự Do cho ĐOÀN VĂN VƯƠN
chúng ta là Đoàn Văn Vươn
- Hình ảnh bọn chúng sửa lại (còn để sót 1 dòng chử viết tay ở cuối):
Lạy ông con ở bụi này, giấu đầu lòi đuôi, gian mà không ngoan khi chúng
xóa 2 dòng trên sửa lại nội dung lại để sót nguyên dòng cuối.
Vì vậy nay Blogger Huỳnh Công Thuận phải thêm vào hình ảnh ủng hộ gia
đình anh Vươn 3 dòng có nội dung kết luận của Thủ tướng như sau:
"Ngày 10/2/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn" => gia đình Đoàn Văn Vươn vô tội":
Huỳnh Công Thuận xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn đã phát hiện và báo cho biết.
Huỳnh Công Thuận
SRDJA PAPOVIC * ĐỘC TÀI
Vì sao độc tài không thích trò cười
Srdja Popovic, Mladen Joksic (Foreign Policy) / Ngọc Hoà chuyển ngữ- Các
nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên khắp thế giới phát hiện ra rằng sự
hài hước là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến chống lại
chủ nghĩa toàn trị.
Srdja Popovic là giám đốc điều hành của Trung tâm Áp dụng Chiến lược
và Cách Hành xử Bất Bạo Động (CANVAS) và là người đồng sáng lập nhóm ủng
hộ dân chủ Otpor của Serbia. Ông cũng là Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn
đàn Kinh tế Thế giới khóa 2013.
Mladen Joksic làm việc cho Hội đồng Nhân đạo Carnegie trên các vấn đề quốc tế và là một nhà hoạt động của nhóm Otpor.
*
Mười lăm năm trước đây, khi phong trào ủng hộ dân chủ bất bạo động có
tên là Otpor của Serbia chỉ là một nhóm nhỏ gồm 20 sinh viên và $50,
chúng tôi quyết định giở một trò đùa. Chúng tôi lấy một thùng dầu, dán
một hình ảnh của nhà độc tài Slobodan Milosevic của Serbia lên trên và
đặt nó ở ngay giữa trung tâm khu phố mua sắm lớn nhất của Belgrade.
Chúng tôi đặt một cây gậy bóng chày ở bên cạnh đó. Rồi chúng tôi đi uống cà phê, ngồi xuống để theo dõi trò đùa mở màn. Không bao lâu sau, hàng chục người đi mua sắm xếp hàng dài trên phố, từng người một chờ đợi một cơ hội để có thể dùng gậy đánh “Milosevic” - kẻ bị rất nhiều người khinh miệt, mà hầu hết không ai dám chỉ trích vì quá sợ hãi. Khoảng 30 phút sau, cảnh sát đến. Khi đó chúng tôi nín thở chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Chúng tôi đặt một cây gậy bóng chày ở bên cạnh đó. Rồi chúng tôi đi uống cà phê, ngồi xuống để theo dõi trò đùa mở màn. Không bao lâu sau, hàng chục người đi mua sắm xếp hàng dài trên phố, từng người một chờ đợi một cơ hội để có thể dùng gậy đánh “Milosevic” - kẻ bị rất nhiều người khinh miệt, mà hầu hết không ai dám chỉ trích vì quá sợ hãi. Khoảng 30 phút sau, cảnh sát đến. Khi đó chúng tôi nín thở chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Cảnh sát của Milosevic sẽ làm gì? Họ có thể bắt giữ những
người mua sắm, nhưng vì cớ gì? Họ cũng không thể bắt giữ thủ phạm vì
chẳng thấy chúng tôi ở đâu cả. Cảnh sát của Milosevic rốt cuộc đã làm
gì? Điều duy nhất mà họ có thể làm là: bắt giữ cái thùng. Hình ảnh hai
viên cảnh sát nhét cái thùng vào trong xe cảnh sát là bức ảnh ấn tượng
nhất ở Serbia trong nhiều tháng. Milosevic và bè đảng của ông ta trở
thành trò cười của dân tộc, còn Otpor trở thành thương hiệu của mọi nhà.
Trò đùa nổi tiếng của Otpor: “Cái thùng Slobodan Milošević” (Ảnh: Internet)
Cách mạng là một hoạt động nghiêm túc. Chỉ cần nhớ lại những khuôn mặt cộc cằn của các nhà cách mạng thế kỷ 20 như Lenin, Mao, Fidel và Che. Họ hiếm khi có thể nở một nụ cười. Nhưng tiến nhanh về phía các cuộc biểu tình của thế kỷ 21, bạn sẽ thấy một hình thức mới của chủ nghĩa hành động đang phát huy tác dụng. Sự cáu kỉnh đáng sợ của các cuộc cách mạng trong quá khứ được thay thế bằng sự hài hước và châm biếm. Các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đang khuyến khích một sự thay đổi chiến thuật biểu tình từ sự giận dữ, oán giận, và thịnh nộ sang một hình thái mới sắc bén hơn, bắt nguồn từ trò đùa, còn gọi là: “Chủ nghĩa đấu tranh bằng tiếng cười” (laughtivism).
Chỉ cần lấy ví dụ Trung Đông và Bắc Phi, nơi những người biểu tình bất
bạo động đang sử dụng tiếng cười và sự hài hước để thúc đẩy những lời
kêu gọi dân chủ của họ. Tại Tunisia, vào tháng Giêng năm 2011, vào lúc
cao điểm của các cuộc biểu tình chống lại Ben Ali, một người đàn ông duy
nhất - sau này trở thành bất hủ như một siêu anh hùng, còn gọi là Thủ
lĩnh Bánh mì (Captain Khobza) - chống trả lại những kẻ trung thành với
Ben Ali bằng tài hóm hỉnh sắc bén và bánh mì baguette của Pháp.
Tại Ai Cập, một video kỳ dị mô tả Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsy như nhân vật Super Mario của trò chơi điện tử đang phát tán trên YouTube trong tháng ba này. Ở Sudan, các sinh viên chế giễu nhà độc tài Omar al-Bashir của Sudan bằng các cuộc biểu tình “liếm khuỷu tay” - một thuật ngữ liên quan đến lời xúc phạm mà ông này sử dụng để bôi nhọ phe đối lập dân chủ. Ngay cả tại Syria - nơi cuộc nội chiến đã cướp đi 70.000 tính mạng - các hình vẽ graffiti trào phúng và khẩu hiệu chua cay chống lại Assad đã gây kích thích các cuộc biểu tình đường phố.
Tại Ai Cập, một video kỳ dị mô tả Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsy như nhân vật Super Mario của trò chơi điện tử đang phát tán trên YouTube trong tháng ba này. Ở Sudan, các sinh viên chế giễu nhà độc tài Omar al-Bashir của Sudan bằng các cuộc biểu tình “liếm khuỷu tay” - một thuật ngữ liên quan đến lời xúc phạm mà ông này sử dụng để bôi nhọ phe đối lập dân chủ. Ngay cả tại Syria - nơi cuộc nội chiến đã cướp đi 70.000 tính mạng - các hình vẽ graffiti trào phúng và khẩu hiệu chua cay chống lại Assad đã gây kích thích các cuộc biểu tình đường phố.
Trong trường hợp cần nhắc lại để ai cũng biết, sự dính líu đến chính trị
của các diễn viên hài ở Trung Đông gần đây gây chú ý qua việc chính
quyền Ai Cập quyết định đưa ra cáo buộc hình sự đối với chủ nhiệm của
các buổi nói chuyện truyền hình, ông Bassem Youssef (người đàn ông
thường được mô tả như là “gã Jon Stewart của Ai Cập”). Hành động của
chính phủ Mohamed Morsy xác nhận rằng sự hài hước có khả năng khiến cho
các thế lực cầm quyền bối rối. (Vào thời điểm này, ông Youssef vẫn được
tại ngoại.)
Nhưng cách áp dụng chiến lược hài hước không chỉ giới hạn riêng ở Trung
Đông và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, các biểu tình viên “Chiếm Phố Wall” thường
xuyên sử dụng sự hài hước để chế giễu các công ty Mỹ. Ai có thể quên
những người biểu tình gây tức cười bằng cách cải trang thành các chú hề
đấu bò tót đang thuần hóa tượng bò tót huyền thoại của phố Wall? Ngay cả
ở Tây Ban Nha, nơi người biểu tình bị gọi là “những kẻ tức tối”
(Indignados), tiếng cười là một vũ khí hiệu nghiệm.
Các cuộc biểu diễn sân khấu trào phúng, cuộc huy động đám đông chớp nhoáng (flash mob), và sự bùng nổ dường như tự phát của ca hát và nhảy múa trở thành điểm nổi bật của phong trào chống chủ nghĩa tư bản ở Tây Ban Nha, giúp giảm căng thẳng và duy trì lòng nhiệt tình trong hai năm và hơn nữa. Người Nga cũng đã truyền tiếng cười vào các cuộc biểu tình của họ - bằng cách sử dụng tất cả mọi thứ từ bao cao su, con trăn, đồ dùng bệnh viện tâm thần, thậm chí cả đồ chơi Lego để chọc cười Putin.
Các cuộc biểu diễn sân khấu trào phúng, cuộc huy động đám đông chớp nhoáng (flash mob), và sự bùng nổ dường như tự phát của ca hát và nhảy múa trở thành điểm nổi bật của phong trào chống chủ nghĩa tư bản ở Tây Ban Nha, giúp giảm căng thẳng và duy trì lòng nhiệt tình trong hai năm và hơn nữa. Người Nga cũng đã truyền tiếng cười vào các cuộc biểu tình của họ - bằng cách sử dụng tất cả mọi thứ từ bao cao su, con trăn, đồ dùng bệnh viện tâm thần, thậm chí cả đồ chơi Lego để chọc cười Putin.
Có một lý do tại sao sự hài hước được truyền vào kho vũ khí của người
biểu tình ở thế kỷ 21: Nó hiệu nghiệm. Đối với mọi người, sự hài hước
phá vỡ nỗi sợ hãi và xây dựng lòng tin. Nó cũng bổ sung thêm một yếu tố
giảm nhiệt cần thiết, giúp các phong trào thu hút thành viên mới. Sau
cùng, sự hài hước có thể kích động những phản ứng vụng về từ phía những
kẻ chống lại phong trào. Các hành vi tuyệt vời nhất của trò cười buộc
các đối tượng của nó rơi vào kịch bản cùng mất, xói mòn độ tin cậy của
một chế độ bất kể nó phản ứng ra sao. Những hành động này không chỉ vượt
qua ranh giới của trò đùa, chúng ăn mòn chất vữa giúp các nhà độc tài
tồn tại: nỗi sợ hãi.
Hãy trở lại với Ai Cập thêm một lần nữa. Trong nhiều thập kỷ, Ai Cập của
ông Mubarak là một quốc gia mà ở nơi đó đối lập chính trị bị dập tắt
bởi bàn tay lạm dụng quyền xử phạt, bắt giữ và giết người bằng công cụ
nhà nước. Mubarak sống trên nỗi sợ hãi đó, và ông ta có mọi lý do để hy
vọng rằng có thể sử dụng nó để đè bẹp các cuộc biểu tình nổi lên từ gót
chân của cuộc cách mạng Tunisia vào đầu năm 2011. Đó là lý do tại sao
ông ta tố cáo người biểu tình phục vụ “các kế hoạch nước ngoài.” Nhưng
thay vì mắc mưu chế độ, các nhà hoạt động thành công trong việc sử dụng
văn hóa sợ hãi của Mubarak để chống lại ông ta.
Trong những ngày đầu của
cuộc biểu tình chống Mubarak, các nhà hoạt động đã mang đến Quảng
trường Tahrir các máy tính xách tay thông thường với lời khiếu nại khéo
léo: Họ đã để các kế hoạch nước ngoài của họ ở nhà. Sự thách thức của họ
lan rộng nhanh chóng ra khỏi Quảng trường Tahrir, thường được thúc đẩy
bởi các phương tiện truyền thông mới. Một thông điệp máy tính mô tả dòng
chữ “Cài đặt Tự do” trên màn hình, hiển thị các tập tin được sao chép
và dán từ một thư mục có tên là “Tunisia”. Bức ảnh này đi kèm với một
thông báo lỗi ghi là “Không thể cài đặt Tự do: Hãy xóa ‘Mubarak’ rồi thử
lại.”
Hài hước nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược
truyền thông chống lại ông Mubarak để phục vụ cho hai mục đích chính.
Một mặt, lối chơi chữ dí dỏm, các biếm họa chua cay, và những màn trình
diễn chế giễu làm cho ai cũng cảm thấy “thoải mái” khi đến quảng trường
Tahrir và được nhìn nhận là tham gia hoạt động chính trị. Mỗi ngày,
những đám đông lớn hơn cùng các gương mặt mới tham gia vào các cuộc biểu
tình tại quảng trường - không phải chỉ vì họ muốn hất cẳng ông Mubarak,
nhưng cũng bởi vì họ muốn trở thành một phần của “sự bùng nổ khôi hài”
đang diễn ra trên toàn quốc.
Những người biểu tình ngày nay hiểu rằng sự hài hước tạo ra một cổng vào
giá rẻ cho người công dân bình thường, những người không tự coi mình là
đặc biệt quan tâm đến chính trị, nhưng bị chán nản và mệt mỏi với chế
độ độc tài. Hãy mang lại tiếng cười cho cuộc biểu tình, người ta sẽ
không muốn bỏ lỡ dịp hành động.
Mặt khác, các hoạt động hài hước và mưu mẹo nhắc nhở với thế giới bên
ngoài rằng người biểu tình Ai Cập không phải là “những gã đàn ông trẻ
tuổi bất bình” hoặc những kẻ cực đoan cuồng tín mà chế độ khiến cho họ
tin tưởng như vậy. Một cách hiệu quả, sự hài hước truyền đạt một hình
ảnh tích cực về cuộc nổi dậy của người Ai Cập và giành được thiện cảm
của cộng đồng quốc tế.
Đó là một thông điệp mà giới trẻ của mùa xuân Ả Rập đã không quên. Sự
đón nhận bản nhạc video “Shake Harlem” của thanh thiếu niên tại Ai Cập
và Tunisia gần đây đã biến hoạt động chia sẻ nội dung trên mạng
(Internet meme) thành một cuộc biểu tình châm biếm sôi nổi, nhấn mạnh
đến những khát vọng sáng tạo dân chủ của rất nhiều người trẻ trên toàn
khu vực. Một lần nữa, cộng đồng quốc tế buộc phải thừa nhận rằng giới
trẻ trong khu vực không chỉ là những kẻ hooligans của bóng đá trên đài
truyền hình - họ là những thanh thiếu niên trẻ tuổi háo hức nắm lấy thời
cơ dân chủ. Họ chỉ muốn có thể làm việc đó một cách vui vẻ.
Hàng triệu người khác trên thế giới cũng làm như vậy. Bằng cách sử dụng
hài hước, các nhà hoạt động đẩy những kẻ chuyên quyền rơi vào một tình
thế tiến thoái lưỡng nan: chính phủ có thể trấn áp những người chế giễu
mình (và khiến cho chính mình thậm chí còn trở nên lố bịch hơn trong
hành động) hoặc phớt lờ các hành vi châm biếm nhằm chống lại mình (và
gây nguy cơ mở đường cho cơn lũ bất đồng chính kiến tràn vào). Thật vậy,
khi phải đối mặt với một hành động nhạo báng trắng trợn, các chế độ đàn
áp không có những lựa chọn tốt. Cho dù làm bất cứ việc gì, họ đều bị
thua thiệt.
Nhưng có lẽ ví dụ tốt nhất đến từ Liên bang Nga của Putin. Tại đây xảy
ra một cuộc biểu tình phản đối Putin ở Siberia bằng gấu bông, con chữ
Lego, và các bức tượng South Park nhỏ. Đó chỉ là đồ chơi - không con
người nào được phép tham gia. Rồi điều gì đã xảy ra? Các nhà chức trách
Nga có tìm thấy thủ phạm không? Họ có bắt giữ các đồ chơi không? Bạn
đánh cược rằng họ đã làm vậy. Sau khi tịch thu các bức tượng Lego nhỏ,
các nhà chức trách Siberia áp đặt một lệnh cấm chính thức đối với tất cả
các cuộc biểu tình bằng đồ chơi trong tương lai. Trên cơ sở nào? Lý do
là đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc.
Trong những tháng sau đó, trò cười của các quan chức gặp rắc rối ở
Siberia đã lan tỏa nhanh chóng. Trong quá trình này, chúng nhắc nhở các
nhà độc tài trên toàn thế giới biết rằng một khi tiếng cười và sức mạnh
nhân dân vùng thoát khỏi sự giam cầm, không có gì có thể ngăn chúng lại.
Hài hước chính trị thuộc dạng cổ xưa như bản thân chính trị. Châm biếm
và giễu cợt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để nói lên sự thật trước
cường quyền. Chúng truyền vào các cuộc biểu tình chống lại Liên Xô trong
những năm 1980, các cuộc biểu tình hòa bình trong những năm 1960, và
truyền cảm hứng cho các phong trào kháng chiến ở các vùng lãnh thổ bị
Đức Quốc xã chiếm đóng trong những năm 1940. Tuy nhiên, các nhà hoạt
động bất bạo động ngày nay đã nâng sự hài hước lên cấp độ khác. Tiếng
cười và niềm vui không còn thuộc về bên lề trong chiến lược của một
phong trào; giờ đây chúng phục vụ như là một phần trọng yếu trong kho vũ
khí của các nhà hoạt động, đem lại cho phe đối lập một bầu không khí
thoải mái, giúp phá vỡ nền văn hóa bị thấm nhuần bởi sợ hãi trước chế
độ, và kích động chế độ gây ra những phản ứng làm xói mòn tính hợp pháp
của nó.
Tất nhiên, chỉ bởi vì tiếng cười bây giờ là phổ biến trong cuộc đấu
tranh bất bạo động, việc sử dụng tiếng cười không có nghĩa là dễ dàng.
Ngược lại, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười đòi hỏi một nguồn sáng tạo
liên tục để duy trì sự hiện diện trên các trang tin tức, các trang nhất
của báo chí và trên mạng tweet, cũng như việc duy trì đà phát triển của
phong trào. Nếu thiếu tính sáng tạo và sự nhanh trí, cuộc đấu tranh bằng
tiếng cười có thể bị suy yếu trước khi phong trào đạt được tham vọng.
Nếu thiếu tính kỷ luật và phán đoán đúng đắn, sự nhạo báng có thể nhanh
chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực.
Nhưng một khi hiệu nghiệm, thì nó thực sự hiệu nghiệm. Trong trường hợp
cái thùng bị bắt ở Serbia, ban đầu có vẻ như đó chỉ là những hành vi hài
hước riêng lẻ, nhưng chúng sớm chứng tỏ khả năng truyền nhiễm, tạo cảm
hứng cho các nhà hoạt động trên khắp đất nước. Chẳng bao lâu sau, Otpor
từ một nhóm sinh viên nhỏ chuyển biến thành một phong trào quốc gia gồm
70.000 thành viên. Một khi rào cản của nỗi sợ hãi bị phá vỡ, Milosevic
không thể ngăn chặn được nữa.
Ngọc Hoà chuyển ngữ
Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Srdja Popovic & Mladen Joksic, Why Dictators Don’t Like Jokes, Foreign Policy, ngày 05 Tháng Tư 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
TRẦN TRUNG ĐẠO * HÒA GIẢI VỚI AI?
Bài Viết
Trần Trung Đạo: Hòa giải với ai, kẻ đã chết hay người đang chịu đựng?
Sự kiện đảng CSVN cho phép trùng tu và ngay cả Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đã đến viếng thăm và thắp hương trước đài tưởng niệm anh linh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa được nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu của tinh thần hòa giải.
Giả thiết đó là chủ trương có thật, giới lãnh đạo đảng CSVN cần hòa giải với ai trước, những người đã chết trong cuộc chiến hay những người đã và đang chịu đựng lầm than dưới ách độc tài của Đảng ?
Những người đã chết, dù người lính VNCH đã hy sinh để bảo vệ miền Nam tự do hay người lính miền Bắc chết oan ức chỉ vì ăn nhầm chiếc bánh tẩm thuốc độc “thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc” của Đảng đều chưa cần hòa giải. Hòa giải thật sự và trước hết phải được thực thi với những người suốt 38 năm qua chịu đựng đưới ách độc tài toàn trị của đảng CSVN.
Hòa giải với đại bộ phận dân tộc đang chịu đựng không thể là một khẩu hiệu tuyên truyền mà phải dựa trên các nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết, và các nền tảng đó chính là sự thật, tự do, dân chủ và bình đẳng.
Hòa giải là con đường hai chiều, chiếc cầu nối nhau bằng nhiều nhịp,
không ai có thể đứng bên này bờ và bắt người khác phải bơi qua sông để
hòa giải với mình.
Gần 38 năm, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam có tất cả những phương
tiện để thực thi hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng họ đã không làm. Lý do,
nếu làm thì họ không phải là Cộng Sản. Hòa giải hòa hợp dân tộc đặt cơ
sở trên sự bao dung, bình đẳng vốn đi ngược lại mục tiêu thống trị Việt
Nam bằng các phương tiện bạo lực mà đảng đã và đang dùng.
Ngày nay, trên khắp ba miền đất nước, hàng ngàn đồng bào, nhất là
tuổi trẻ vẫn đang đốt cháy tuổi xuân trong bốn bức tường đen chỉ vì họ
đã gióng lên khát vọng dân chủ, tự do, nhân bản thật sự của dân tộc Việt
Nam. Và tại hải ngoại, đại đa số trong số 300 ngàn trí thức Việt Nam,
như nhiều nguồn ước lượng, vẫn không hợp tác với đảng và nhà nước CSVN.
Họ chẳng phải thuộc thành phần “bám theo chân đế quốc” hay “chống Cộng
tới cùng” gì đâu mà là những người thật sự quan tâm cho tương lai dân
tộc.
Việt Nam phải vượt qua. Việt Nam phải thăng tiến. Nhưng chướng ngại
lớn nhất trên con đường dẫn tới một tương tốt đẹp, tự do, dân chủ, giàu
mạnh không phải vì thiếu hòa giải, hòa hợp mà quan trọng hơn vì cơ chế
độc tài đảng trị như một bức tường đang chắn ngay trước lối đi lên. Một
khi cơ chế độc tài sụp đổ, cây dân chủ tươi xanh, dân tộc đoàn viên, hòa
giải hòa hợp tự nhiên sẽ đến mà không cần ai ban phát.
Ngày đó, những người đã chết, dù chết ở đâu, An Lộc, Bình Long, Trị
Thiên, Trường Sơn hay thân xác đang nằm bơ vơ trên hải đảo xa xôi Koh
Kra, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, Whitehead, Panat
Nikhom, Galang cũng sẽ được quy hồi, cải táng, khói hương.
Ngày đó, cả dân tộc có thể sẽ ôm nhau khóc một lần cho cạn hết nỗi
đau để rồi sau đó cùng nhau nỗ lực cho một tương lai tự do, nhân bản,
dân chủ và thịnh vượng cho đời đời con cháu mai sau.
Nguồn: facebook Trần Trung Đạo
TRẦN MINH KHÔI * TRĂN TRỞ
Trang Chủ
Trăn trở đời người
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Trần Minh Khôi
(Xong việc, đã qua một ngày khác, mà vẫn không ngủ được vì cái
tin nhắn của bạn qua facebook. Bạn đặt ra vấn đề ý nghĩa của cuộc sống
và các vấn đề của triết học. Là những trăn trở đời người. Viết cái note
này cho bạn không để trả lời mà để chia sẻ. Tôi cũng viết cho chính
tôi.)
1. Tình yêu
Nếu có cái gì đó quan trọng nhất trong cuộc đời bạn thì cái đó phải
có khả năng giúp bạn trả lời các câu hỏi của bạn: Làm sao để xác định
xem mình thực sự muốn cái gì? Con người mình là ai? Sứ mệnh của mình
trong cuộc sống của mình là gì? Và nhiều câu hỏi khác nữa.
Rất may mắn, câu hỏi “cái gì quan trọng nhất” là một câu hỏi dễ trả
lời. Tình yêu. Nếu không có tình yêu thì mọi thứ khác – ý chí, tham
vọng, tư tưởng, ước mơ – đều vô nghĩa. Yêu một xứ sở, yêu một người đàn
bà, một bản nhạc, một buổi chiều nắng hay mưa gì cũng được. Phải yêu một
cái gì, một ai đó, một điều gì đó ngoài chính mình. Nếu một khoảnh khắc
nào đó bạn nhắm mắt lại và hỏi rằng mình có đang yêu một cái gì đó, một
ai đó, một điều gì đó không và câu trả lời là không thì có lẽ bạn phải
dừng lại để đi tìm một cái gì đó, một ai đó, một điều gì đó để yêu. Mọi
thứ khác có thể đợi.
Điều này rất quan trọng. Cái khoảnh khắc mình ngừng yêu là mình ngừng
sống. Bi kịch là ở chỗ mình sẽ không biết mình đã ngừng sống. Thử thách
lớn nhất vẫn là làm sao để tình yêu không chết trong ngụp lặn của đời
thường.
2. Những giấc mơ
Như một mầu nhiệm của tạo hóa (và nếu bạn có đức tin như tôi thì đó
là mầu nhiệm của Thiên Chúa, và tình yêu là một mặc khải của Ngài – bạn
có thể tìm kiếm những ý niệm tương đương trong những đức tin khác), tình
yêu đem những giấc mơ đến cho chúng ta. Không yêu thì không mơ được.
Tình yêu phải lớn thì mới có những giấc mơ lớn, đủ lớn để xứng đáng
cho chúng ta theo đuổi cả đời người. Sự lựa chọn đầu đời, do đó, rất
quan trọng. Yêu cái gì, ai, điều gì cũng được, nhưng tình yêu đó phải đủ
lớn để có những giấc mơ lớn.
Tình yêu và những giấc mơ giữ cho mình đứng thẳng. Tôi không tin vào
cái gì gọi là “bản chất” của một người. Không có người tốt người xấu.
Chỉ có con người và sự lựa chọn và hành xử của họ ở một thời điểm là tốt
hay xấu mà thôi. Bất cứ ai cũng có thể sụp đổ, có thể ngã quỵ, có thể
gian manh, có thể lừa đảo, có thể tàn bạo bất cứ lúc nào. Chính tình yêu
và những giấc mơ lớn giữ cho mình không sụp đổ, không ngã quỵ, không
gian manh, không lừa đảo, không tàn bạo. Đơn giản là những lựa chọn và
hành xử đó không xứng đáng với tình yêu và những giấc mơ của mình. Không
xứng đáng thì mình không lựa chọn, thế thôi. Chúng ta tránh phải đối
diện với các vấn đề đạo đức khi chọn đối diện với cái đẹp. Mọi thứ phải
đẹp để xứng đáng với tình yêu và những giấc mơ.
3. Ý chí
Lúc đầu đời ai cũng có cái để yêu: một hình ảnh, một ký ức, một người
bạn, một hành xử đẹp, một ý tưởng cao thượng. Và ai cũng có những giấc
mơ. Thế rồi tình yêu và những giấc mơ đó lần lượt ra đi. Lý do thì
nhiều: cơm áo gạo tiền, quan hệ, quyền lực, nghề nghiệp, những lựa chọn
sai, những bất hạnh, và hàng ngàn thứ khác. Có điều này: nếu không có ý
chí chúng ta sẽ không đủ sức để theo đuổi những giấc mơ.
Ý chí không phải là thứ trên trời rơi xuống. Nó phải được nuôi dưỡng.
Nó cần một không gian để sống và trưởng thành. Nhưng đó là một đề tài
khác cho một dịp khác. Nói ngắn lại, không có tình yêu sẽ không có những
giấc mơ. Không có tình yêu thì không có gì nuôi dưỡng ý chí để theo
đuổi những giấc mơ.
Tôi viết hơn bảy trăm chữ mà vẫn chưa trực tiếp trả lời những câu hỏi
của bạn. Nhưng đến đây có lẽ chúng ta không cần phải trả lời nữa. Thực
ra thì mình là ai, mình muốn gì, mình có mặt trên đời này để làm gì có
gì quan trọng đâu? Đơn giản là nếu không có mình thì cuộc đời này vẫn
thế mà? Không có mình thì sáng mai mặt trời vẫn mọc. Không có mình thì
mùa đông tuyết vẫn rơi.
Có lẽ vấn đề là phải đặt lại những câu hỏi: Tình yêu của mình là gì?
Những giấc mơ của mình là gì? Mình có còn đủ ý chí để theo đuổi những
giấc mơ đó không? Tin tôi đi, không ai có thể giúp bạn trả lời những câu
hỏi này ngoài chính bạn.
4. Các vấn đề của hệ thống lý thuyết và tư duy
4a. Nói chung là các vấn đề của triết học.
Tôi có cảm giác là các thế hệ Việt Nam, tính từ cái thế hệ sinh viên
Sài Gòn của những năm ’60, đi ra đường luôn nhét vào túi một cuốn sách
của Henry Miller hay của Jean Paul Sartre, đều bị ám ảnh bởi triết học,
hay sự nghèo nàn của nó trong không gian tư duy tiếng Việt. Điều này
bình thường. Tiếng Việt, như một công cụ của tư duy triết học hiện đại,
là một ngôn ngữ khá mới. Chúng ta không cần phải mặc cảm vì điều này.
Lựa chọn của chúng ta là gì? Học thêm một ngôn ngữ khác để tiếp cận với
triết học hiện đại? Hay lờ nó đi. Nếu bạn muốn bạn cứ lờ nó đi. Triết
học, hiểu theo nghĩa những hệ thống tư duy hoàn chỉnh, không quan trọng
như người ta vẫn cố quan trọng hóa nó đâu.
Đương nhiên, chúng ta cũng không thể hoàn toàn thoát ra khỏi các hệ
thống triết học, vì cuối cùng rồi thì những giá trị mà chúng ta theo
đuổi – những giấc mơ – phải được mô tả bằng ngôn ngữ của chúng. Ở đây có
một chọn lựa chấp nhận được: tiếp cận các giá trị mà không cần phải
hiểu rõ ràng thứ ngôn ngữ mô tả chúng.
Lấy “công lý” làm ví dụ. John Rawls và Amartya Sen phải viết mấy cuốn
sách dày (A theory of justice, Political liberalism, The idea of
justice,…) để giải thích khái niệm công lý của họ. Chúng ta có cần phải
hiểu hết những gì họ viết để xây dựng cho mình một ý niệm về công lý
không? Đương nhiên không. Cái khó ở đây là làm sao có được những nền
tảng căn bản – thật ra chỉ là một số khái niệm hỗ trợ – để tiếp cận các
giá trị đó.
Chúng ta tiếp cận thế giới qua lăng kính của các hệ thống tư duy, dù
chúng ta có ý thức được sự hiện diện của chúng hay không. Điều này không
lẩn tránh được. Vấn đề là phải luôn ý thức được là chúng ta luôn tiếp
cận thế giới qua một lăng kính nào đó. Sự bao dung và đa nguyên đến từ
đây. Không có chân lý duy nhất.
Lăng kính nào?
4b. Vài vấn đề của tư duy tiếng Việt
Từ hơn một trăm năm nay, nhiều hệ thống tư duy đã được nhập khẩu vào
Việt Nam để thay thế cho sự tàn lụi của tư duy Nho giáo. Gọi là hội nhập
cũng được, gọi là Tây hóa cũng được, gọi là hiện đại hóa, văn minh hóa
gì gì cũng được thì vẫn không thay đổi sự thật này: chúng ta đang vật
lộn với các hệ thống tư duy mới với một công cụ chưa trưởng thành cho tư
duy triết học: tiếng Việt (*). Có thể phải mất một trăm năm nữa, hoặc
có thể chẳng bao giờ, để tiếng Việt có khả năng dung nạp các hệ thống tư
duy này. Đây là một vấn đề lớn khác.
Một điều rủi ro khác của việc học triết học bằng tiếng Việt là bạn sẽ
bị rơi vào trong sự đóng băng của ngôn ngữ. Gần như tất cả các hệ thống
tư duy khi phản chiếu qua tiếng Việt đều đóng băng trong khung thời
gian của nó. Trong khi các hệ thống tư duy này vẫn biến đổi trong dòng
chảy chung của tư duy nhân loại thì cái phần phản chiếu qua tiếng Việt
đóng băng trong tình trạng ao tù. Điều này từng đúng với Nho giáo, với
Công giáo, đúng với chủ nghĩa cộng sản, với chủ nghĩa dân tộc, và với
hàng chục thứ chủ nghĩa khác.
Hai trong số các hệ thống tư duy có ảnh hưởng lớn nhất là chủ nghĩa
Marx và chủ nghĩa dân tộc. Bạn có thể tìm thấy đây đó, ngay chính trong
bản thân mình, dấu vết của của hiện sinh, của thực dụng, của thiền, của
những ý tưởng Nho giáo còn sót lại, nhưng có thể nói, mấy thế hệ sinh
viên Việt Nam vừa qua bị giam hãm trong hai cái lao tù này là chính. Làm
sao để thoát ra? Và một câu hỏi khác trước đó: có cần phải thoát ra
không?
Chúng ta đang cố gắng xây dựng một không gian đa nguyên, một không
gian mà ở đó mọi hệ thống tư duy, mọi thứ chủ nghĩa đều có quyền được
tồn tại. Điều này gợi ý rằng việc chọn lựa một lăng kính tư duy trở
thành những lựa chọn cá nhân và chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân đó, không
có gì phải tự hào về chúng. Không gian đa nguyên sẽ được xây dựng,
không phải trên nền tảng của một hế thống tư duy nào đó, mà trên nền
tảng của những giá trị chung mà các hệ thống tư duy này có thể thương
lượng được. Công lý, quyền con người, tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền
được quyết định vận mệnh chính trị của mình là những ví dụ về những giá
trị chung đó.
Tôi muốn nhấn mạnh đến tính bất dung đến chủ nghĩa Marx/cộng sản và
chủ nghĩa dân tộc. Cả hai có vài điểm chung. Chúng tôn thờ một thực thể
cao hơn mỗi con người – giai cấp và tổ quốc/dân tộc; chúng áp đặt cái mà
chúng gọi là quy luật – nghĩa là một thứ tương lai có thể dự phóng
trước – để chà đạp con người. Không ngạc nhiên, chúng trở thành công cụ
hữu ích cho những kẻ đam mê quyền lực; chúng chống lại những giá trị
chung mà một không gian đa nguyên muốn nhắm đến. Người ta có thể rao
giảng tự do, giải phóng, công lý, quyền con người, vân vân…, nhưng nếu
họ cổ xúy một ý niệm, một thực thể nào đó cao hơn con người thì họ không
đáng để tin cậy: trong họ luôn tiềm ẩn những nguy cơ chống lại con
người.
Sự chọn lựa là của bạn. (Thật ra, trong không gian tiếng Việt, bạn
không có nhiều chọn lựa đâu.) Nhưng lưu ý rằng không có sự lựa chọn nào
hoàn toàn chân lý.
5. Sắp xếp các ý tưởng lại với nhau
Không nên suy nghĩ nhiều quá. Cứ sống cho hết tấm lòng của mình, mơ
cho đến tận cùng của những khả năng có thể, đi cho đến tận cùng cảm xúc,
cháy cho hết ngọn lửa nhiệt huyết. Thảng hoặc mình sẽ dừng lại, sẽ đối
chiếu, sẽ quy nạp, sẽ nhìn quanh, sẽ nhìn xa về phía trước, sẽ nhìn
ngược lại phía sau nhưng cuộc sống là để sống chứ không phải để nghĩ.
Một triết gia Việt Nam mà tôi mến mộ, ông Lý Đông A, có một lời
khuyên rất hay: tri hành đồng tiến. Tính nhị nguyên của ngôn ngữ không
cho phép diễn tả ý niệm này một cách chính xác được. Với Lý Đông A, tri
(là) hành, hành (là) tri, tri hành đồng (tiến). Nghĩ (là) sống, sống
(là) nghĩ – nghĩ/sống không có chữ “là”. Ý niệm này khác với các ý niệm
như tư tưởng định hướng hành động, vân vân. Nói “tư tưởng” định hướng
“hành động” có nghĩa là “tư tưởng” và “hành động” là hai thứ khác nhau.
Nói “tri hành đồng” là có nghĩa “tư tưởng” và “hành động” là một.
Tôi hình dung đến đây thì mọi chuyện có vẻ rối rắm: tình yêu, ước mơ,
ý chí, giá trị, nghĩ/sống, và một loạt những chuyện khác. Tôi có một
gợi ý thế này: Không suy nghĩ nữa. Mở cửa đi ra ngoài tìm một công việc
để làm, một công việc nào đó nhằm đến mục đích thay đổi cuộc đời của một
ai đó theo hướng tốt đẹp hơn. Và thực hiện nó. Nếu bạn không đủ sức để
làm một mình thì tìm vài người bạn khác để làm chung. Công việc đầu tiên
sẽ rất khó khăn vì có thể tình yêu chưa có ở đó, ước mơ chưa đến, ý chí
chưa mạnh, các hệ thống giá trị chưa hình thành. Nhưng bạn sẽ thấy sự
mầu nhiệm của những công việc nhằm đến mục đích thay đổi cuộc sống của
người khác theo hướng tốt đẹp hơn, ngay cả khi bạn thất bại.
Hãy tin tôi, trong cuộc đời này không có gì cao thượng hơn, xứng đáng
hơn là được làm một việc gì đó để thay đổi cuộc sống của người khác
theo hướng tốt đẹp hơn. Tình yêu, những giấc mơ, ý chí, và những thứ quý
giá khác chỉ có thể được thể hiện, được cảm nhận, được hiểu qua ngôn
ngữ của những công việc này mà thôi.
Rất mong một ngày nào đó cuộc đời sẽ đưa chúng ta đi ngang qua nhau để cùng làm chung những công việc xứng đáng đó.
Nhiều may mắn, bạn nhé!
Khôi.
(*) Vấn đề sự trưởng thành của tiếng Việt như một công cụ tư duy
triết học là vấn đề có thể tranh cãi. Tuy nhiên điều này thì không cần
phải tranh cãi: chúng ta không thể học/hiểu/tiếp cận một cách thấu đáo
rất nhiều hệ thống lý thuyết và tư duy hiện đại chỉ bằng tiếng Việt. Bạn
có thể gọi hiện tượng này với một tên khác nhưng đối với tôi, đây là sự
thiếu trưởng thành của tiếng Việt.
Saturday, February 23, 2013 at 11:45am
*****
Nguồn:
Wednesday, April 10, 2013
TIN TỨC GẦN XA
Tuần duyên Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá
RFA-10-04-2013
Cơ quan Tuần Duyên Hoa Kỳ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá khi mà
Trung Quốc đang có những động thái được cho là thử nắn gân các láng
giềng trong khu vực vùng biển Thái Bình Dương về đường biên giới trên
biển.
Phó đô đốc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ William Lee cho biết như vừa
nêu. Khi lên tiếng tại triển lãm Không gian- Hàng không- Hàng Hải thường
niên tại bang Maryland, Hoa Kỳ, phó đô đốc William Lee nhắc lại cuộc
gặp giữa ông với phía những quan chức Việt Nam tương nhiệm vào tuần lễ
khi mà một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin ở
khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Theo phó đô đốc William Lee thì Việt Nam có hằng ngàn ngư dân hằng
ngày ra khơi đánh bắt hải sản ở Biển Đông mà không có được một lực lượng
như Tuần Duyên Hoa Kỳ giúp đỡ mỗi khi gặp rắc rối trên biển. Nhu cầu
hiện rất lớn, trong khi khả năng thực có chưa đáp ứng đủ.
Cảnh sát biển VN hợp tác với Mỹ?
Cập nhật: 08:59 GMT - thứ tư, 10 tháng 4, 2013
Một sỹ quan cao cấp của lực
lượng tuần duyên Mỹ nói đã có cuộc gặp với cảnh sát biển
Việt Nam để bàn việc hợp tác.
Chuẩn Đô đốc William Lee, phụ trách về
chính sách hoạt động và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ được
trang mạng US News dẫn lời cho hay rằng cuộc gặp giữa quan chức
hai bên diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của
Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Chuẩn Đô đốc Lee được dẫn lời phát biểu trong phiên làm việc chủ đề "Hợp tác ở Á châu: Hoạt động trên hai hướng" sáng thứ Ba 9/4 tại Triển lãm Sea-Air-Space, một triển lãm hải quân thường niên tổ chức ở National Harbor, Maryland.
Ông William Lee được dẫn lời cho hay hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ "gặp nạn".
"Họ [Việt Nam] có hàng nghìn ngư dân, ra biển hàng ngày mà không có tổ chức nào giống như Tuần duyên Mỹ với khả năng ra khơi [trợ giúp] khi họ gặp nạn."
Theo ông, nhu cầu về tuần duyên, nâng cao năng lực cũng như huấn luyện cho lực lượng này của Việt Nam là rất lớn, và "hiện tại cầu quá cao so với cung".
Phía Việt Nam chưa thấy loan tin chính thức về việc này.
Hỗ trợ ngư dân
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, chuyên trách việc tuần tra bảo vệ an ninh tại các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.Tình hình an ninh biển tại Biển Đông trong những năm gần đây diễn biến phức tạp.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân hồi đầu tháng công bố số liệu cho biết từ năm 2010 tới năm 2012, đã có 1.460 lượt tàu nước ngoài, trong đó có 740 tàu và 126 máy bay Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam ở khu vực miền Trung từ Quảng Bình tới Bình Định.
Thêm vào đó là 594 lượt tàu cá của các nước ngoài khác.
Giới chức Việt Nam đang tỏ ra quan tâm đặc biệt tới an ninh biển trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông.
Mới nhất Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ra thăm và làm việc tại đảo Lý Sơn, là nơi có nhiều ngư dân bị Trung Quốc cản trở khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Minh nói tại buổi làm việc hôm 8/4 ở Lý Sơn rằng đảo này "có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, được xem như đảo tiền tiêu" của Việt Nam.
"Do đó quân và dân huyện đảo cần hết sức cảnh giác với những âm mưu của kẻ thù về chủ quyền an ninh biên giới biển đảo, các hoạt động trên biển.”
Ông bộ trưởng đề nghị chính quyền Lý Sơn động viên khuyến khích ngư dân bám biển để "vừa làm kinh tế, vừa khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Cả Việt Nam và Trung Quốc dường như đều muốn thông qua hoạt động ngư nghiệp làm công tác chủ quyền.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130410_us_viet_coastguard.shtml
Chủ tịch TQ kêu gọi 'sẵn sàng chiến đấu'
Cập nhật: 05:56 GMT - thứ sáu, 12 tháng 4, 2013
Ông Tập Cận Bình thăm và
thị sát căn cứ của hạm đội Nam Hải trên đảo Hải Nam, kêu gọi
hải quân Trung Quốc 'sẵn sàng chiến đấu' trong tình hình gia
tăng phức tạp ở Biển Đông.
Chuyến thăm diễn ra hôm thứ Ba 9/4, nhưng mãi tới thứ Năm 11/4 mới được tường thuật trên báo đài của Trung Quốc.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Các hoạt động dồn dập nói trên cho thấy lập trường kiên quyết và cứng rắn của người vừa nhận chức vụ lãnh đạo tối cao quân đội Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Tập mới trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thay ông Hồ Cẩm Đào.
Đây là lần thứ hai ông Tập Cận Bình thăm hạm đội Nam Hải từ khi lên làm Tổng bí thư Đảng CSTQ tháng 11 năm ngoái.
Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là người có quan hệ với quân đội chặt chẽ hơn người tiền nhiệm.
Duyệt đội hình
Truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh Chủ tịch Tập đứng trên xe mui trần duyệt đội hình của hạm đội Nam Hải tại Tam Á, Hải Nam.Sau đó, ông lên thăm chiến hạm đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, vừa quay trở lại căn cứ sau công vụ kéo dài 16 ngày ở Biển Đông.
Ông Tập mặc áo sơ mi màu xanh lá cây già kiểu nhà binh. Ông nói chuyện thân mật với các binh lính trên tàu đổ bộ, trong đó có hàng chục lính nữ.
Ông Tập Cận Bình còn thăm một tàu ngầm, không rõ chi tiết.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông dặn dò hải quân Trung Quốc phải tăng cường rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Tam Á là căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc, nơi ngoài đại bản doanh của hạm đội Nam Hải còn có cơ sở tàu ngầm.
Tàu Tỉnh Cương Sơn cùng một số tàu chiến và trực thăng vừa kết thúc chuyến tuần tra huấn luyện ở Biển Đông trong tuần vừa rồi.
Đội tàu của hạm đội Nam Hải đã tới tận bãi James ở ngoài đường lưỡi bò chủ quyền của Trung Quốc, gần Malaysia; đồng thời tới đảo Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Cục Hải dương Trung Quốc hôm 11/4 công bố kế hoạch phát triển hàng hải, trong đó cam kết tăng cường bảo vệ quyền hoạt động trên biển với việc mua sắm các máy bay và tàu chiến mới.
Mới nhất, hôm 10/4 Trung Quốc điều tàu Ngư chính 45001 rời cảng Bắc Hải ở Quảng Tây để bắt đầu tuần tra ở vùng biển Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trong 50 ngày.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130412_xijinping_fleet.shtml
Chủ tịch Trung Quốc thăm ngư dân, cảnh báo Việt Nam?
Phát
biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung
Quốc sẽ ‘cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ’.
Tin liên hệ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã tới thăm một làng chài ở Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải thuộc tỉnh Hải Nam.
Báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập hỏi chuyện ngư dân rằng họ có cảm thấy an toàn khi đánh bắt ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) hay không.
Trong chuyến đi chưa có tiền lệ mà một số tờ báo của Việt Nam coi là ‘động thái đáng lưu ý’, ‘dọa dẫm’, ông Tập cam kết sẽ hỗ trợ các ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản.
Ông bắt tay và nói với các ngư phủ: “Tôi rất ấn tượng sau khi nghe các câu chuyện của các bạn. Đảng và nhà nước sẽ nỗ lực hơn nữa để chăm lo cho các bạn”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ đối với các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, trong đó có Việt Nam, thông qua chuyến thăm các ngư dân của ông Tập.
Ông Dương Danh Dy, Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, cho rằng hành động của Chủ tịch Trung Quốc cho thấy ‘một bước leo thang nữa của ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh’.
Ông nói: “Nó thể hiện cái cứng rắn, ngang ngược. Ai làm gì ngư dân Trung
Quốc nếu họ đánh bắt trong vùng biển của họ. Chỉ có khi anh vào vùng
biển của Philippines, của Malaysia hay của Việt Nam thì người ta mới xua
đuổi, ngăn chặn chứ. Còn nếu họ đánh ở vùng biển của họ thì ai chạm tới
họ làm gì".
Nhà nghiên cứu nói tiếp: "Đây là việc gián tiếp khuyến khích ngư dân Trung Quốc đi xâm phạm lãnh hải của những nước khác, của những nước xung quanh”.
Cựu giới chức ngoại giao này cho rằng Trung Quốc muốn đánh đi tín hiệu cảnh báo các quốc gia hiện trong vòng tranh chấp ở biển Đông.
Ông Dy nói, hành động của ông Tập Cận Bình thể hiện ‘sự nhất quán và liền mạch’ trong chính sách của Bắc Kinh về vấn đề lãnh hải.
“Đây là nhân tiện Hội nghị Bác Ngao thôi. Chứ còn sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã đi thăm Thâm Quyến", ông nói.
"Người ta tưởng ông Tập chỉ đi thăm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc thôi, nhưng thực chất ra, ông còn đi thăm Hạm đội Nam Hải và khuyến khích bộ đội là phải nghe lời đảng rồi sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh. Từ năm ngoái, ông ta đã có hành động đó rồi”.
Khi được hỏi về hành động của ông Tập trong mắt giới chức ở Hà Nội, học
giả nghiên cứu về Trung Quốc nhận định: “Việt Nam thì thấy rõ ông ta là
một anh gây chiến, cứng rắn hơn những người tiền nhiệm thôi. Ông ta nguy
hiểm. Theo tôi, đối với Việt Nam, ông ta là người nguy hiểm”.
Trong khi đó, nhà sử học Nguyễn Nhã cho rằng bất kỳ một nhà lãnh đạo nào, một đất nước nào đều “có nhiệm vụ bảo vệ ngư dân trong lãnh hải hay hải phận của mình”.
“Nhưng nếu họ bảo vệ ngư dân xâm phạm các vùng biển của nước khác thì đấy là trái với luật pháp quốc tế”, ông nói thêm.
Ông Nhã nhận xét: “Bất cứ lãnh đạo của một quốc gia nào thì cũng phải bảo vệ chủ quyền của mình, đã quy định trong luật pháp quốc tế. Khi mà ông Tập Cận Bình có những hành động như thế thì tôi nghĩ các lãnh đạo quốc gia khác họ cũng có nhiệm vụ như ông Tập vậy thôi, không có cách nào khác nữa. Nếu không bảo vệ được dân, ngư dân người ta thì khó mà chấp nhận được”.
Ông Tập tới thăm các ngư dân ở Hải Nam trong khi dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao, nơi ông cũng đề cập tới vấn đề biển Đông. Chính trị gia này tuyên bố Trung Quốc sẽ ‘cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ’.
Các quốc gia hiện tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông như Việt Nam và Philippines không tham dự diễn đàn.
Báo chí Việt Nam đưa tin về sự kiện này nhưng không đề cập tới sự vắng mặt của đại diện chính quyền Hà Nội.
Ông Dương Danh Dy cho rằng việc làm của Hà Nội và Manila ‘cho thấy nhiều điều’.
Nhà ngoại giao kỳ cựu nói: “Cái đó nó cũng thể hiện rõ quan điểm của một số nước trực tiếp bị Trung Quốc đụng chạm và đe dọa ở lãnh hải. Họ có thái độ rõ ràng còn gì nữa. Người ta không muốn dự hội nghị này vì sẽ lại đấu tranh, gặp gỡ nhau, nhiều chuyện lắm”.
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos là một trong những người khởi xướng Diễn đàn châu Á Bác Ngao những năm 90 nhằm mục đích ‘chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong khu vực và trên thế giới’.
Nhưng giới quan sát nhận định rằng Bắc Kinh muốn biến sự kiện hàng năm này ‘thành một công cụ đa phương mạnh mẽ, giúp thay đổi trật tự thế giới’.
Tường thuật này sẽ được phát sóng trong chương trình của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 13/4 trên mạng Internet tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.
Báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập hỏi chuyện ngư dân rằng họ có cảm thấy an toàn khi đánh bắt ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) hay không.
Trong chuyến đi chưa có tiền lệ mà một số tờ báo của Việt Nam coi là ‘động thái đáng lưu ý’, ‘dọa dẫm’, ông Tập cam kết sẽ hỗ trợ các ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản.
Ông bắt tay và nói với các ngư phủ: “Tôi rất ấn tượng sau khi nghe các câu chuyện của các bạn. Đảng và nhà nước sẽ nỗ lực hơn nữa để chăm lo cho các bạn”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ đối với các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, trong đó có Việt Nam, thông qua chuyến thăm các ngư dân của ông Tập.
Ông Dương Danh Dy, Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, cho rằng hành động của Chủ tịch Trung Quốc cho thấy ‘một bước leo thang nữa của ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh’.
Đây là việc gián tiếp khuyến khích ngư dân Trung Quốc đi xâm phạm lãnh hải của những nước khác, của những nước xung quanh.
Ông Dương Danh Dy nhận định.
Nhà nghiên cứu nói tiếp: "Đây là việc gián tiếp khuyến khích ngư dân Trung Quốc đi xâm phạm lãnh hải của những nước khác, của những nước xung quanh”.
Cựu giới chức ngoại giao này cho rằng Trung Quốc muốn đánh đi tín hiệu cảnh báo các quốc gia hiện trong vòng tranh chấp ở biển Đông.
Ông Dy nói, hành động của ông Tập Cận Bình thể hiện ‘sự nhất quán và liền mạch’ trong chính sách của Bắc Kinh về vấn đề lãnh hải.
“Đây là nhân tiện Hội nghị Bác Ngao thôi. Chứ còn sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã đi thăm Thâm Quyến", ông nói.
"Người ta tưởng ông Tập chỉ đi thăm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc thôi, nhưng thực chất ra, ông còn đi thăm Hạm đội Nam Hải và khuyến khích bộ đội là phải nghe lời đảng rồi sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh. Từ năm ngoái, ông ta đã có hành động đó rồi”.
Write Your Quote Here ...Việt Nam thì thấy rõ ông ta là một anh gây
chiến, cứng rắn hơn những người tiền nhiệm thôi. Ông ta nguy hiểm. Theo
tôi, đối với Việt Nam, ông ta là người nguy hiểm.
Ông Dương Danh Dy nói.
Trong khi đó, nhà sử học Nguyễn Nhã cho rằng bất kỳ một nhà lãnh đạo nào, một đất nước nào đều “có nhiệm vụ bảo vệ ngư dân trong lãnh hải hay hải phận của mình”.
“Nhưng nếu họ bảo vệ ngư dân xâm phạm các vùng biển của nước khác thì đấy là trái với luật pháp quốc tế”, ông nói thêm.
Ông Nhã nhận xét: “Bất cứ lãnh đạo của một quốc gia nào thì cũng phải bảo vệ chủ quyền của mình, đã quy định trong luật pháp quốc tế. Khi mà ông Tập Cận Bình có những hành động như thế thì tôi nghĩ các lãnh đạo quốc gia khác họ cũng có nhiệm vụ như ông Tập vậy thôi, không có cách nào khác nữa. Nếu không bảo vệ được dân, ngư dân người ta thì khó mà chấp nhận được”.
Ông Tập tới thăm các ngư dân ở Hải Nam trong khi dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao, nơi ông cũng đề cập tới vấn đề biển Đông. Chính trị gia này tuyên bố Trung Quốc sẽ ‘cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ’.
Các quốc gia hiện tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông như Việt Nam và Philippines không tham dự diễn đàn.
Báo chí Việt Nam đưa tin về sự kiện này nhưng không đề cập tới sự vắng mặt của đại diện chính quyền Hà Nội.
Nếu không bảo vệ được dân, ngư dân người ta thì khó mà chấp nhận được.
Nhà sử học Nguyễn Nhã nói.
Nhà ngoại giao kỳ cựu nói: “Cái đó nó cũng thể hiện rõ quan điểm của một số nước trực tiếp bị Trung Quốc đụng chạm và đe dọa ở lãnh hải. Họ có thái độ rõ ràng còn gì nữa. Người ta không muốn dự hội nghị này vì sẽ lại đấu tranh, gặp gỡ nhau, nhiều chuyện lắm”.
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos là một trong những người khởi xướng Diễn đàn châu Á Bác Ngao những năm 90 nhằm mục đích ‘chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong khu vực và trên thế giới’.
Nhưng giới quan sát nhận định rằng Bắc Kinh muốn biến sự kiện hàng năm này ‘thành một công cụ đa phương mạnh mẽ, giúp thay đổi trật tự thế giới’.
Tường thuật này sẽ được phát sóng trong chương trình của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 13/4 trên mạng Internet tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.
Kim Jong-Un "phục
vụ"
lợi ích chiến lược của Mỹ
Hoa Kỳ triển khai máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tại Hàn Quốc (REUTERS)
Khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố hiếu chiến, lãnh đạo trẻ
của Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un coi như phục vụ cho quyền lợi chiến lược
của Mỹ và như vậy vô tình gây bất lợi cho đồng minh Trung Quốc. Được đề
ra trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, chính sách "xoay trục" sang
châu Á có nghĩa là Hoa Kỳ tập trung nền ngoại giao và các phương tiện
quân sự sang châu lục này.
Trước việc chế độ Bình Nhưỡng đe dọa ngày càng mạnh, quân đội
Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52 cũng như máy bay tiêm
kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm
chống tên lửa, như chiếc USS John McCain, đến khu vực bán đảo Triều
Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các giàn phòng không bắn chặn
tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều
Tiên.
Hiện giờ, việc triển khai vũ khí nói trên nhắm về phía Bình Nhưỡng và chỉ có tính chất tạm thời. Nhưng những lực lượng này có thể nhanh chóng được mở rộng và điều chỉnh để đối lại với những phương tiện mà Bắc Kinh đang huy động để làm chậm lại hoặc ngăn cản việc triển khai các lực lượng Mỹ đến những vùng sát cạnh Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.
Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, đã chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng việc triển khai các vũ khí nói trên để tiếp tục chính sách cân bằng lại thế lực ở châu Á.
Theo Reuters, hôm Chủ nhật vừa qua, tại diễn đàn Bác Ngao, khi cảnh báo là « không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì những tính toán lợi ích hẹp hòi », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nhắm đến đồng minh Bắc Triều Tiên, mà còn ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và chiến lược « xoay trục » sang châu Á.
Bà Stéphanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Internationa Crisis Group, cho biết tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ rằng « xoay trục » sang châu Á chính là một chiến lược nhằm « bao vây » Trung Quốc.
Về phần ông Ashton Carter, thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã giải thích rằng, chiến lược « xoay trục » sang châu Á chính là sự nối dài chính sách mà Hoa Kỳ thực hiện sau năm 1945, mà đã giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ « phát triển về kinh tế và chính trị trong bối cảnh không có xung đột ».
Nhưng ông cũng lưu ý là việc cắt giảm lực lượng tại Afghanistan sẽ cho phép Hoa Kỳ chuyển sang vùng Thái Bình Dương nhiều chiến hạm và tàu vận chuyển quân, cũng như các tàu thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và thám thính.
Về phần một số chuyên gia về bang giao quốc tế thì trách là Washington nhấn mạnh quá nhiều đến khía cạnh quân sự của chính sách « xoay trục » sang châu Á, khiến Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ nhắm đến họ và về phần họ cũng phải tăng cường quân sự để đối phó.
Vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên dĩ nhiên sẽ là trọng tâm của chuyến đi này. Nhưng có thể ông Kerry sẽ tranh thủ dịp này để cân bằng lại các mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của chính sách « xoay trục ».
Nhưng theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khó mà giải tỏa được mối nghi ngại của Trung Quốc, thậm chí có khiến Bắc Kinh nghĩ rằng, không chỉ nhằm bao vây quân sự, chính sách của Washington tại châu Á còn nhằm bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.
Hiện giờ, việc triển khai vũ khí nói trên nhắm về phía Bình Nhưỡng và chỉ có tính chất tạm thời. Nhưng những lực lượng này có thể nhanh chóng được mở rộng và điều chỉnh để đối lại với những phương tiện mà Bắc Kinh đang huy động để làm chậm lại hoặc ngăn cản việc triển khai các lực lượng Mỹ đến những vùng sát cạnh Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.
Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, đã chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng việc triển khai các vũ khí nói trên để tiếp tục chính sách cân bằng lại thế lực ở châu Á.
Theo Reuters, hôm Chủ nhật vừa qua, tại diễn đàn Bác Ngao, khi cảnh báo là « không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì những tính toán lợi ích hẹp hòi », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nhắm đến đồng minh Bắc Triều Tiên, mà còn ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và chiến lược « xoay trục » sang châu Á.
Bà Stéphanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Internationa Crisis Group, cho biết tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ rằng « xoay trục » sang châu Á chính là một chiến lược nhằm « bao vây » Trung Quốc.
Về phần ông Ashton Carter, thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã giải thích rằng, chiến lược « xoay trục » sang châu Á chính là sự nối dài chính sách mà Hoa Kỳ thực hiện sau năm 1945, mà đã giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ « phát triển về kinh tế và chính trị trong bối cảnh không có xung đột ».
Nhưng ông cũng lưu ý là việc cắt giảm lực lượng tại Afghanistan sẽ cho phép Hoa Kỳ chuyển sang vùng Thái Bình Dương nhiều chiến hạm và tàu vận chuyển quân, cũng như các tàu thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và thám thính.
Về phần một số chuyên gia về bang giao quốc tế thì trách là Washington nhấn mạnh quá nhiều đến khía cạnh quân sự của chính sách « xoay trục » sang châu Á, khiến Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ nhắm đến họ và về phần họ cũng phải tăng cường quân sự để đối phó.
Vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên dĩ nhiên sẽ là trọng tâm của chuyến đi này. Nhưng có thể ông Kerry sẽ tranh thủ dịp này để cân bằng lại các mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của chính sách « xoay trục ».
Nhưng theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khó mà giải tỏa được mối nghi ngại của Trung Quốc, thậm chí có khiến Bắc Kinh nghĩ rằng, không chỉ nhằm bao vây quân sự, chính sách của Washington tại châu Á còn nhằm bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.
HRW : "Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt phải đạt kết quả cụ thể"
Ông Brad Adams, giám đốc châu Á Human Rights Watch (hrw.org)
Trong một thông cáo đề ngày hôm qua, 09/04/2013, tổ chức bảo
vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam
nên nhân cơ hội Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt sắp tới để trả tự do cho
các tù chính trị và cam kết ngưng truy bức các blogger, các nhà hoạt
động nhân quyền và những người chỉ trích ôn hòa khác.
Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Hà Nội
từ ngày 12/04 tới. Trong thông cáo hôm qua, ông Brad Adams, giám đốc
châu Á của tổ chức HRW nói : « Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ
xử chính trị do họ cố ngăn chận phong trào đối lập đang gia tăng. Chính
phủ Mỹ phải nhân cơ hội này nói rõ là phía Việt Nam cần tiến hành các
cải tổ nghiêm chỉnh để cải thiện tình trạng nhân quyền, nếu không sẽ
gánh chịu những hậu quả nặng nề, trong đó có việc gây tổn hại quan hệ
với Hoa Kỳ ».
Theo Washington, mục tiêu của đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt là đạt
những kết quả cụ thể theo hướng thu hẹp sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn
nhân quyền của quốc tế với các chính sách và cách thực thi nhân quyền ở
Việt Nam. Human Rights Watch đề nghị « Hoa Kỳ nói rõ rằng nếu Việt Nam
muốn được xem là một đối tác quốc tế có trách nhiệm, nước này phải ngay
lập tức có những tiến bộ vững chắc trong việc thực hiện các nghĩa vụ
quốc tế về nhân quyền. »
Human Rights Watch nhắc lại là trong năm 2012, ít nhất 40 người đã bị
kết án tù trong những phiên xử không theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về
xét xử công bằng. Đáng báo động hơn nữa, đã có thêm ít nhất 40 người bị
kết án trong các phiên xử chính trị chỉ trong sáu tuần đầu của năm 2013.
Đặc biệt, trong những tháng gần đây đã có một chiến dịch trấn áp
những tiếng nói chỉ trích trong vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, bắt
đầu dường như với vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân ngày 27/12/2012 và
trong đợt sách nhiễu trong tháng 2 và tháng 3 nhắm vào những người chỉ
trích như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và nhà hoạt động Phật giáo Lê Công
Cầu. Ngày 08 và 09/04, hai blogger Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Chí Đức
bị côn đồ tấn công mà công an không hề can thiệp.
Human Rights Watch cũng nhắc đến trường hợp của tù nhân chính trị
Nguyễn Hữu Cầu, 66 tuổi, bị bắt giam trở lại từ năm 1982 và tình trạng
sức khoẻ gần đây đã suy giảm nghiêm trọng.
Giám đốc châu Á HRW nhấn mạnh rằng : « Chính phủ Việt Nam cần phải
thấy rằng không thể giải quyết được những vấn đề to lớn về xã hội và
chính trị bằng cách bỏ tù tất cả những người chỉ trích. ».
Nhân dịp sửa đổi Hiến pháp, Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam cải tổ luật pháp, đặc biệt là sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều khoản hình sự hóa quyền tự do ngôn luận, đối lập ôn hòa và quyền thành lập công đoàn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130410-human-rights-watch-doi-thoai-nhan-quyen-my-viet-phai-dat-ket-qua-cu-the
Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ hành động nào của Bắc Triều Tiên
CỠ CHỮ
10.04.2013
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói rằng Bắc Triều Tiên đã
trượt tới rất gần với một lằn ranh nguy hiểm, qua những lời lẽ và hành
động hiếu chiến, hành động và lời lẽ của họ không giúp xoa dịu một tình
huống sôi sục. Ông nói tiếp:
“Tôi cho rằng các giảm bớt chi tiêu quốc phòng sẽ làm một số đồng minh và đối thủ tiềm năng của chúng ta đặt vấn đề liệu chúng ta có thực sự làm những gì chúng ta nói chúng ta sẽ làm hay không.”
“Tôi tin chắc chắn rằng Hoa Kỳ và tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ
muốn thấy những lời lẽ đó cần được hạ thấp, những hành động đó cần được
hủy bỏ. Nếu điều đó không xảy ra, Hoa Kỳ được chuẩn bị đầy đủ để đối phó
với bất kỳ tình huống nào, trước bất kỳ hành động nào mà Bắc Triều Tiên
có thể đưa ra hoặc bất kỳ sự khiêu khích nào mà họ có thể kích động."
Phát biểu được đưa ra chiều thứ Tư, khi ông loan báo ngân sách của bộ quốc phòng, mà ông nói là phản ánh tình trạng tài chính bất định của bộ này.
Ông Hagel nói rằng kế hoạch chi tiêu 526 tỉ đôla cho tài khóa tới sẽ bao gồm giảm bớt đội ngũ nhân viên dân sự, ngưng mua các loại vũ khí chứng tỏ không hiệu quả, và có thể là đóng cửa một số căn cứ.
“Thực tế của tình hình tài khóa buộc chúng ta phải chọn những quyết định khó khăn đã được hoãn lại trước đây. Càng hoãn lại bao nhiêu, chúng ta sẽ khó thực hiện bấy nhiêu, nhất là trước tình hình bất định vẫn còn về mức độ chi tiêu quốc phòng trong tương lai.”
Tuy nhiên, kế hoạch này lại tăng chi cho những chuyện như tàu ngầm loại tấn công và an ninh mạng, cả hai là những thành tố quan trọng cho chính sách tái cân bằng của chính phủ Obama tại châu Á Thái Bình Dương.
Một số nhà phân tích cảnh báo vấn đề tiền bạc giảm bớt của bộ quốc phòng đang làm xói mòn niềm tin về nước Mỹ ở nước ngoài.
Nhà phân tích quốc phòng Travis Sharp thuộc Center for a New American Security ở Washington cho biết:
Phát biểu được đưa ra chiều thứ Tư, khi ông loan báo ngân sách của bộ quốc phòng, mà ông nói là phản ánh tình trạng tài chính bất định của bộ này.
Ông Hagel nói rằng kế hoạch chi tiêu 526 tỉ đôla cho tài khóa tới sẽ bao gồm giảm bớt đội ngũ nhân viên dân sự, ngưng mua các loại vũ khí chứng tỏ không hiệu quả, và có thể là đóng cửa một số căn cứ.
“Thực tế của tình hình tài khóa buộc chúng ta phải chọn những quyết định khó khăn đã được hoãn lại trước đây. Càng hoãn lại bao nhiêu, chúng ta sẽ khó thực hiện bấy nhiêu, nhất là trước tình hình bất định vẫn còn về mức độ chi tiêu quốc phòng trong tương lai.”
Tuy nhiên, kế hoạch này lại tăng chi cho những chuyện như tàu ngầm loại tấn công và an ninh mạng, cả hai là những thành tố quan trọng cho chính sách tái cân bằng của chính phủ Obama tại châu Á Thái Bình Dương.
Một số nhà phân tích cảnh báo vấn đề tiền bạc giảm bớt của bộ quốc phòng đang làm xói mòn niềm tin về nước Mỹ ở nước ngoài.
Nhà phân tích quốc phòng Travis Sharp thuộc Center for a New American Security ở Washington cho biết:
“Tôi cho rằng các giảm bớt chi tiêu quốc phòng sẽ làm một số đồng minh và đối thủ tiềm năng của chúng ta đặt vấn đề liệu chúng ta có thực sự làm những gì chúng ta nói chúng ta sẽ làm hay không.”
http://www.voatiengviet.com/content/my-san-sang-doi-pho-voi-bat-ky-hanh-dong-nao-cua-bac-trieu-tien/1638997.htmlhttp://www.voatiengviet.com/content/my-san-sang-doi-pho-voi-bat-ky-hanh-dong-nao-cua-bac-trieu-tien/1638997.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
TRUNG QUỐC -HIGH TECH - NGUYỄN TRỌNG VĨNH
HÌNH ẢNH TRUNG QUỐC
Hình ảnh Chấn Động Về Những Dòng Sông “Chết” ở Trung Quốc
Người-Sưu-Tầm
April 9, 20130 Bình Luận
Du lịch Trung Quốc phát triển nhất nhì châu Á. Nhưng, khi những hình ảnh dưới đây được công bố, thế giới đã sốc trước mức độ ô nhiễm trên những dòng sông “chết” ở Trung Quốc.
Vô số những sông, hồ ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng bởi chúng nằm cạnh các nhà máy, khu công nghiệp. Đôi khi, sông hồ trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ của người dân.
Ô nhiễm nguồn nước đã dẫn tới sự gia tăng của những “làng ung thư” hay những khu vực mà tỉ lệ ung thư cao đột biến. Tuần trước, tờ nhật báo China Daily cho biết chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch chi 16 tỉ đô la trong 3 năm tới để xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại Bắc Kinh. Nếu không, du lịch cũng như chất lượng cuộc sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hơn 2.200 con lợn chết trôi nổi trên một con sông lớn ở thành phố Thượng Hải hồi đầu tháng 3 này.
Một cậu bé bơi trong dòng nước ngập đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Hai nhà máy hóa chất dẫn thẳng nước thải ra hệ thống cống khiến con sông Kiện Hằng ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam chuyển thành màu đỏ năm 2011.
Hồ Sào ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Một đứa trẻ bơi trong hồ nước ô nhiễm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu.
Một con cá chết nổi trong vùng nước dày đặc tảo ở hồ Đông, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Một nhà máy sản xuất đinh ốc và ốc vít nằm bên cạnh con sông ô nhiễm ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Nước thải của một nhà máy xử lý đất hiếm.
Ngư dân dọn dầu loang ven một khu cảng lớn ở miền Bắc Trung Quốc sau khi một đường ống dẫn rò rỉ hơn 1.600 tấn dầu thô ra biển hồi năm 2010.
Một người đàn ông ngồi câu cá trên ống cống đổ ra con kênh ô nhiễm ở Bắc Kinh.
Một ngư dân hớt lên một vốc nước đầy tảo ở hồ Sào, Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Cá chết trôi nổi trên con sông ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Người dân lội qua một con kênh ô nhiễm, lòng kênh đặc bùn ở Bắc Kinh.
Một cây cầu bắc qua con sông ô nhiễm ở ngoại ô Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.
Một ống cống rò rỉ làm ô nhiễm một con sông và một hồ chứa nước năm 2010.
Công nhân thu nhặt rác trôi nổi trên con sông Trường Giang.
Cá chết nổi đầy trên mặt hồ ở ngoại ô Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Câu cá bên dòng sông ô nhiễm
Một con sông bị ô nhiễm chảy về thành phố Cáp Nhĩ Tân – một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc năm 2005.
Ruồi muỗi bâu đầy rào chắn dọc hồ Đông ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Một ngư dân nhảy từ thuyền lên bờ sau một ngày làm việc trên con sông ô nhiễm ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Theo Business Insider
HIGH TECH
Flag this message
Friday, April 12, 2013 12:21 AM
HIGH TECH : Toyota i-Road
From:
To:
"Son VuThanh"
Kỹ thuật cao tiến hóa không ngừng.
VHT
Hãng Toyota đã làm chấn động thế giới xe hơi trong ngày Thứ Hai 4/3/2013 khi thông báo sẽ trưng bày một kiểu xe mới tại Geneva Motor Show được tổ chức vào ngày Thứ Ba 5/3. Chiếc xe này có tên là i-ROAD, giống như một chiếc xe hơi thường, nhưng chỉ có 2 chỗ ngồi, chạy với 3 bánh, và hoàn toàn sử dụng điện. Một kỹ thuật mới được áp dụng cho loại xe này sẽ giúp cho xe tự cân bằng khi đi vào cua quẹo hoặc chạy trên đường gồ ghề. Xe có bề ngang 850 mm, không lớn hơn một xe scooter hay xe mô tô thường, nhưng thoải mái, ổn định và an toàn hơn nhiều.
Với độ an toàn này, người lái không phải đội nón an toàn như khi lái xe mô tô. Chiều dài xe là 2,350 mm, cao 1,445 mm và khoảng cách giữa 2 trục bánh xe là 1,700 mm. Với kích thước này, một ô đậu xe bình thường hiện nay có thể đậu 4 chiếc i-ROAD. Xe chạy được khoảng đường 30 miles, sau đó phải sạc pin lại trong 3 tiếng bằng hệ thống điện nhà. Có thể nói Toyota mở ra một hướng mới cho ngành sản xuất xe hơi với loại i-ROAD này, giúp cải thiện tình trạng giao thông vùng đô thị, giảm ô nhiễm, đơn giản, an toàn và dễ sử dụng.
Sạc điện không cần dây Trong thời gian qua đã có một số đồ dùng điện tử được sạc điện không cần dây, nhưng lượng điện cần không lớn. Mới đây, một dự án được tiến hành ở Đức: Sạc điện cho xe bus không cần dây nhờ áp dụng kỹ thuật sạc điện cảm ứng. Cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành trên đường số 63 ở Mannheim, Đức Quốc, để thử xem 2 chiếc xe bus chạy bằng điện có phù hợp với kỹ thuật điện cảm ứng của hãng Primove tại Canada. Trong kỹ thuật này, điện sẽ được truyền đi không cần dây từ những bộ phận đặt nằm dưới mặt đường tới những hệ thống thu điện được lắp phía dưới của xe bus. Kỹ thuật này sẽ giúp có thể được sạc điện ngay trong lúc hoạt động, kéo dài thời gian làm việc, giảm kích thước của pin chứa điện... Với sự ủng hộ của Karlsruhe Institute of Technology, dự án này sẽ xác định xem kỹ thuật sạc bằng điện cảm ứng có thể thực hiện ngay trên đường phố đông đúc hay không. Qua đó các khoa học gia có thêm số liệu để điều chỉnh cơ cấu hạ tầng, pin điện, và giờ giấc hoạt động cho hệ thống điện cảm ứng. Nếu được áp dụng trên thực tế, sẽ có những chiếc xe bus chạy tối ngày mà không cần phải sạc điện, vừa đáp ứng được phục vụ khách hàng, mà lại không gây ô nhiễm.
PHÂN ƯU
Được tin cậu NGUYỄN KIM NAM
cháu của nhà thơ NGUYỄN KHÔI
ở Đình Bảng ,Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
đã từ trần hôm mùng 7-4-2013 vì tai nạn giao thông
Bản báo xin chia buồn cùng gia đình
và cầu chúc vong linh cậu sớm tiêu diêu miền cực lạc.
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN TRỌNG VĨNH * DỰ THẢO HIẾN PHÁP
11/04/2013
Thấy gì khi đọc kỹ bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi
Nguyễn Trọng Vĩnh
BAUXITE VIETNAM
BAUXITE VIETNAM
Có
những điểm mâu thuẫn. Điều 2 Chương I ghi: “Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân…”. Nhưng nhân dân không được làm và phúc quyết Hiến
pháp là văn bản luật cơ bản và cao nhất liên quan đến quyền lợi của dân
và chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của chính quyền. Điều 74, 75
chương V ghi: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến… làm Hiến pháp và sửa
đổi Hiến pháp…” là phủ định quyền được làm và phúc quyết của dân. Việc
làm này trái với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong Điều 21 của Hiến pháp 1946 ghi “Nhân dân có quyền phúc quyết Hiến pháp…” và Điều 70 trong Hiến pháp đó ghi: “Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Mấy năm trước Đảng đã phát động học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nay sao lại làm trái tư tưởng của Người?
Điều 15 trên thực tế vô hiệu hóa gần hết Điều 26.
Điều 26 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được
thông tin, được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật”. Khoản 2 Điều 15 ghi: “quyền con người, quyền công dân “chỉ có
thể” bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng”. Nói “chỉ có thể bị giới hạn”… là nói “khéo”, thực ra trong thâm ý là “có thể bị giới hạn”... Trước đây đã thế, sau này thiếu gì cách người ta viện cớ “ảnh hưởng an ninh quốc gia, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội và đủ thứ, v.v.” để hạn chế quyền của dân, để cấm.
Có những điều trong “dự thảo” mới đọc tưởng là rất dân chủ, nhưng rất khó khả thi, ví dụ:
Khoản 2 Điều 4 ghi “… Đảng… chịu sự giám sát của nhân dân…”; Khoản 2 Điều 8 ghi: “… cán bộ, công chức, viên chức… chịu sự giám sát của nhân dân…”. Bằng cách nào, những việc cần biết lại không được biết thì làm sao giám sát được? Cơ chế gì để dân thực hiện quyền giám sát?
Có những điều ghi chung chung trong “dự thảo” chẳng có ý nghĩa gì, ghi cũng bằng không, ví dụ:
Điều 35 ghi: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”.
Điều 41 ghi: “Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe”.
Điều 46 ghi: “Mọi người được sống trong môi trường trong lành”.
Ai đảm bảo cho? Nhà nước? Bộ Y tế? Bộ Tài nguyên Môi trường? Nếu người dân tự đảm bảo lấy thì ghi vào Hiến pháp làm gì?
Điều 32 Khoản 4 ghi không rõ: “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần…”. Cá nhân hay tổ chức nào bồi thường? Nếu không rõ thì lại chỉ là “đánh bùn sang ao” mà thôi.
Điều 59 trong Hiến pháp năm 1992 ghi hai ý:
- Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.
- Nhà
nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp.
là rất đúng và rất cần thiết, tại sao Điều 42 “dự thảo mới” lại bớt đi. Chả lẽ mang danh là Nhà nước XHCN lại cắt xén phúc lợi của dân và bớt trách nhiệm của Nhà nước; Điều 42 cần ghi lại hai ý nói trên.
Điều
71 Hiến pháp năm 1992 ghi câu: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết
định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát
nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người
phải đúng pháp luật.” là rất đúng pháp luật và rất cần thiết để bảo vệ
quyền công dân. Tại sao Điều 22 “dự thảo mới” lại bỏ đi? Thế là buông lỏng cho các nhà chức trách tùy tiện muốn bắt ai thì bắt như từ trước đến nay sao? Nếu thật sự tôn trọng, đảm bảo quyền của công dân thì Điều 22 khoản 1 phải ghi lại câu:
“Không
ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.”
Nói
về nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, Điều 45 Hiến pháp 1992 ghi:
“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc
và nhân dân… chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”
là rất đầy đủ và cụ thể. Tại sao ỦY BAN sửa đổi Hiến pháp lại bỏ đi
những ý kiến mà chỉ ghi “… bảo vệ vững chắc Tổ quốc”. Không thể lập luận
là “bảo vệ Tổ quốc” là đủ cả, nhất là trong tình hình Trung Quốc đã và
đang dùng mọi thủ đoạn tranh cướp chủ quyền biển đảo của chúng ta.
Chẳng
lẽ ý của Ủy ban dự thảo là “đành bỏ chủ quyền” hoặc ghi như Điều 45
Hiến pháp 1992 là “phật lòng Trung Quốc”, “không giữ được tình hữu
nghị”?
Yêu cầu nhất thiết phải ghi: “Các lực lượng vũ trang có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…” vào Điều 69 mới.
Điều
57 vẫn ghi “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý” là không hợp lý, bất công và sinh nhiều tiêu
cực tệ hại. “Sở hữu toàn dân” thành ra “không người dân nào có quyền sở
hữu cả”.
Người có ruộng đất từ mấy đời ông cha để lại, người trước đây
tích cóp được tiền mua được mảnh đất, thửa ruộng nay cũng bị tước mất
quyền, không còn là của mình nữa. Nhà nước quản lý thực chất là các cấp
chính quyền tha hồ có quyền thu hồi, cấp, bán đất. Từ trước đến nay biết
bao nhiêu vụ thu hồi đất ruộng của nông dân gây nên bức xúc, khiếu
kiện, giao cho người có tiền kinh doanh lấy lãi kếch xù, thu hồi đất quá
mức giao cho nhà kinh doanh địa ốc khiến nông dân thất nghiệp sống vật
vờ và hàng vạn căn hộ trên nhà cao tầng thừa ế, thúc ngân hàng rót tiền
cho vay để “cứu”, sẽ tăng thêm “nợ xấu khó đòi”. Về nông thôn sẽ thấy
không ít chủ tịch xã cấp đất, bán đất làm giàu. Ngay ở cấp cao, nhiều vị
đã có nhà cửa đàng hoàng, vẫn được cấp đất xây nhà, ví dụ nguyên Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh công lao, thành tích gì, đã có nhà, vườn khá phong
quang ở Nà Rì, vẫn được cấp 800m2 đất ở Hồ Tây giá trị biết bao nhiêu tỷ.
Công bằng nhất nên sửa: “Đất đai thuộc đa sở hữu, có sở hữu cá nhân (chủ yếu là nông dân), có sở hữu tập thể, có sở hữu nhà nước.”
Trung với nước, hiếu với dân
là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ra từ cái ca
sắt tráng men phát cho bộ đội, lá cờ nhỏ tặng Trường Võ bị Trần Quốc
Tuấn, đến lá thư gửi cho thanh niên… Trong nhiều cuộc thăm và nói chuyện
với bộ đội, Người thường nhắc lại câu: “Quân đội ta trung với nước,
hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Nay Ủy ban dự thảo tự cho mình là sáng suốt hơn, đúng hơn nên sửa sai
lãnh tụ ư? Đảng đã từng phát động phong trào học tập và làm theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, sao bây giờ lại làm trái với tư tưởng của Người?
Thêm nữa Điều 51 Hiến pháp 1980 và Điều 45 Hiến pháp 1992 đều ghi: “Các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”
là rất đúng và không hề lỗi thời. Tại sao người viết lại sửa đi, chả lẽ
ông không trung thành với Tổ quốc ư? Điều 70 sửa lại là “Lực lượng vũ
trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và
nhân dân…” đưa Đảng đứng trên Tổ quốc. Từ xưa đến nay, đối với mọi người dân, “Tổ quốc là trên hết”. Dù
là Đảng lãnh đạo, cũng từ trong lòng Tổ quốc mà sinh ra, không thể đứng
trên Tổ quốc được. Đảng sinh ra là để phục vụ Tổ quốc chứ không phải
đứng trên Tổ quốc. Đạo lý là như vậy.
VỀ VIỆC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN GÓP VÀO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Đã
gọi là ý kiến nhân dân thì muôn hình muôn vẻ, rất nhiều ý kiến khác
nhau. Với những ý kiến khác nhau tiêu biểu đều cần được đưa lên các
phương tiên truyền thông đại chúng của nhà nước mới công bằng. Đằng này
chỉ đưa ý kiến một chiều là không quang minh chính đại.
Đối
với những điều “quan trọng, nhạy cảm”, có ý kiến không tán thành, muốn
thay đổi cho hợp quyền dân, lợi nước, có ý kiến đồng ý với dự thảo, có
người cố bênh vực ý kiến của Ủy ban dự thảo bằng lập luận ngụy biện,
không mấy đáng giá. Những ý kiến trái ngược nhau như thế, nếu thật dân
chủ, thì phải đưa cả hai loại ý kiến với lập luận của mỗi bên lên báo,
đài để bàn dân thiên hạ lập luận xem bên nào có lý. Đằng này chỉ đưa
toàn người phát biểu đồng ý, còn những ý kiến khác với dự thảo dù đúng,
dù hợp với thời đại thì bị quy chụp cho là suy thoái, theo nước ngoài,
chống Đảng, chống Nhà nước, v.v.
Nói là lấy ý
kiến nhân dân, “không có vùng cấm” cho có vẻ dân chủ, nhưng chỉ những ý
kiến đồng ý với dự thảo mới được cấp nhận, cuối cùng Hiến pháp được
thông qua đại để như bản dự thảo. Như vậy, phát động lấy ý kiến nhân dân
làm gi cho phí thời gian, công sức, giấy mực, tốn hàng mấy chục tỷ tiền
của Nhà nước.
Cách lấy được nhiều chữ ký hoặc
điểm chỉ “đồng ý dự thảo” thì dễ thôi. Bà bán rau, chị hàng cá, anh bán
đậu phụ có thì giờ đâu mà đọc dự thảo, họp tổ khu phố thấy bà tổ trưởng
bảo ký “đồng ý” thì ký thôi; công nhân, viên chức không ký “đồng ý” thì
sợ mất việc, sợ bị “trù”; ở nông thôn chị nông dân, bác nuôi cá, trưởng
thôn bảo ký thì ký, không ký sau này xin giấy tờ khó; họp chi bộ, đồng
chí nào không ký “đồng ý” thì sợ thiếu ý thức tổ chức; kiểu như thế thì
lấy bao nhiêu chữ ký đồng ý mà chả được.
Còn việc công bố là có 20 triệu, 30, 40 triệu người đồng ý với dự thảo Hiến pháp thì đó là độc quyền thông tin của T.V., báo chí nhà nước, nói sao chả được, ai biết đâu mà cãi.
N. T. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
ĐOÀN VƯƠNG THANH * BẤT CÔNG
Bất công !
Đoàn Vương Thanh
QUÊ CHOA
Trong một cuộc tiếp xúc với đảng viên cấp dưới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói đại ý: “sờ vào đâu cũng thấy hư hỏng”. Còn Trương Tấn Sang, Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước cũng đã khẳng định : “Bắt một con sâu
còn khó nữa là bắt cả một bầy sâu !”. Trong khi đó, Đình Thế Huynh,
Trưởng Ban tuyên giáo trung ương thì cứ ra rả nói lớn về chỉ thị 03 của
Bộ Chính trị “đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
!”
Chao ôi dân Việt Nam vào thời điểm này, có lẽ chán ngấy về các loại
“phát động”, “vận động” từ trên giội xuống như thế này. Trong xã hội
hiện nay, điều mà hằng ngày diễn ra trước mắt mọi người dân, là sự bất
công xã hội, bất công từ chính trị tư tưởng, đến kinh tế xã hội, bất
công trong đối xử đầu tư cũng như trong người với người. Nếu mở rộng câu
nói của Tổng Bí thư của Đảng thì, ở đâu cũng có bất công. Trong khi đó
tiêu chí của Nghị quyết các Đại hội gần đây của Đảng Cộng sản là “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” !!!
Vì “mất dân chủ” hoặc không có dân chủ nên dẫn đến bất công. Bất công
trong chính trị tư tưởng: Cấp trung ương, nhất là các nhà lãnh đạo công
tác chính trị tư tưởng, nếu ở trung ương, công tác ở các ban ngành tư
tưởng thì hầu như đã bị “lạm phát” về tư tưởng, về nói mà không đi đôi
với làm. Nghị quyết trung ương 4 ra đời đã được tròn năm, nhưng tác dụng
và kết quả của nó hầu như mới chỉ là trên bàn hội nghị của Trung ương,
của Ban tuyên giáo.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn rất
mạnh ở cấp trung ương, đặc biệt là các ban ngành thuộc khối tư tưởng
chính trị. Nhưng vì sao, như nghị quyết trung ương 4 thừa nhận, “bộ phận
không nhỏ” cán bộ đảng viên có suy thoái về chính trị, tư tưởng. Nhưng
sau kiểm điểm phê và tự phê, lại không thấy một đồng chí nào nhận có
“suy thoái” về chính trị tư tưởng. Trong khi đó, thì tại Vĩnh Phúc, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại lớn tiếng chụp mũ cho những người soạn Hiến
pháp 72″ những người “đòi đa nguyên, đã đảng”, “đòi tam quyền phân
lập”…là suy thoái về chính trị tư tưởng. Thế còn bảo thủ, duy trì nhóm
lợi ích, tham nhũng năng nhất, nhiều nhất, chỉ công bố những góp ý “có
lợi” cho Ban soạn thảo Hiến pháp, tức là có lợi cho Đảng, thì lại không
phải là suy thoái. Đó cũng là một bất công. Bất công này dẫn đến không
biết baonhiêu hệ lụy nghiêm trọng trong xã hội, nó sẽ đưa xã hội ta đến
đâu, bền vững hay không bền vững ?
Từ “bất công” về tư tưởng chính trị, dẫn đến bất công về kinh tế xã
hội, về văn hóa giáo dục, cả về đường hướng xây dựng lực lượng quốc
phòng bảo vệ tổ quốc đến đường lối ngoại giao “thân thiện, hữu nghị” một
chiều, dẫn đến sự hữu khuynh ghê gớm. Từ bất công về chính trị tư
tưởng, đến nhận định về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch
vững mạnh cũng có những chệch hướng, có những hậu quả tai hại. Trong đó,
bệnh nói dối, bệnh “báo cáo láo” đang là bệnh dịch nguy hiểm hơn cả
“H5N1″, “H7N9″ đang hoành hành. Hầu như các cấp, các ngành giữ vai trò
lãnh đạo chỉ đạo, có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia dân tộc và thực
hiện noi gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đều “thích” nói dối, thích
“xu nịnh” thích xuyên tạc sự thật để được vinh thân phì gia, chứ không
thích sự thật được phơi bầy. Người ta thích kiểu “thùng rỗng” kêu to,
hơn là những lời tâm sự chân thành, người ta thích “nhịn” hơn là lời nói
thật. Nói thật hay mất lòng.
Đó là sự “bất công lớn nhất, bao quát nhất” đang trùm bóng đen lên cái
xã hội chủ nghĩa của đất nước ta ngày nay, khiến cho dân chúng không
biết đằng nào mà lần !
– Bất công trong phát triển kinh tế xã hội: Nếu tính từ ngày được phát
động công cuộc “đổi mới” cởi trói cho đất nước, thì đến nay đã gần ba
mươi năm. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người đứng đầu BCH trung
ương Đảng khóa sáu, cùng với một số đồng chí khác chủ trương “đổi mời”
đã cứu dân tộc này thoát khỏi cái vòng kim cô đã siết chặt vào cổ từ mấy
chục năm trước.
Nhưng trong lãnh đạo cấp cao vẫn còn những “bộ óc Bảo thủ” kinh khủng,
nên công cuộc “đổi mới” chưa triệt để, nhiều việc quan trọng làm dở
dang, dở dở ương ương “khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương,
dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét” và chỉ có hại. Lúc đầu, ta
chưa triệt để chống được tư tưởng bảo thủ, “tả khuynh pha lẫn hữu
khuynh” nên qua 5 đại hội Đảng rồi mà vẫn còn đậm nét của sự bảo thủ. Ai
có ý kiến phê phán tư tưởng bào thủ, phê phán những cái lối thời đã và
đang kìm hãm phát triển của đất nước thì bị “chụp mũ” gán ghép là “suy
thoái và thậm chí còn là tư tưởng phản động” Đã là “phản động” rồi thì
dễ vào tù như chơi. “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, chẳng ai
muốn bị vào tù. Nhưng bị tù về chính trị tư tưởng còn đáng sợ hơn là bị
tù còng tay, cho vào nhà giam, cho ăn cớm hẩm với cá kho thối. Trời đất,
nghĩ đến thôi cũng đã
thấy rùng mình !
thấy rùng mình !
Trong khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư “kéo” Ban chỉ đạo Phòng chống tham
nhũng về trực tiếp chỉ đạo, triển khai mong một ngày gần đây sẽ “bắt
được một bầy sâu” thì cũng dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của
Đảng, lại mới sinh ra một cái Ban Phòng chông tội phạm của bên Chính
phủ. Hai cái ban này có phải được ra đời trong sự chỉ đạo chung thống
nhất của Bộ Chính trị hay không hay chỉ là một sự đối đấu phe phải nhằm
tiêu diệt lẫn nhau, tranh giành quyền lực mà thôi.
Cuối cùng thì người lương thiện, cán bộ có tâm huyết với Đảng với nhân
dân, là bị làm “nạn nhân” của cả hai ban. “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi
chết !”Liệu còn có cái Ban nào “ra tay” nữa hay không? Trong khi một bộ
phận dân chúng vẫn đang phải sống quằn quại vì thiếu ăn, rách áo, vì
thiên tai lũ lụt, vì bị bóc lột thậm tệ, thì ở trung ương người ta, một
mặt phè phỡn trên nhung lụa, một mặt tiêu sài phung phí tiền mồ hôi nước
mắt của dân, đặt ra rất nhiều trò vè, ban nọ, bộ kia vơi 30% số cán bộ
nhân viên, công chức “ngồi chơi xơi nước và nghĩ cách hại dân !”
. Ông Nguyễn Bá Thanh, ít nhất cũng là người “sáng hơn” nhiều vị khác bí
thư Đà Nẵng vừa được điều về Trung ương làm Trưởng Ban Nội chính giúp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra tay chống tham nhũng, thì có ngay việc
công bố “thất thoát đất đai ở Đà Nẵng” nhằm giảm uy tín Nguyễn Bá Thanh.
Trong khi Ban Nội chính đang củng cố tổ chức và bắt đầu hoạt động thì
lại có ngay Ban phòng, chống tội phạm trực thuộc Thủ tưởng chính phủ.
Thì ra, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kể cả Ban chấp hành trung ương lại
“đối lập” với Chính phủ ư ? Nghe tin mà người dân càng nôn nao nhớ Cụ
Hồ. Thời còn sống, Cụ tài đoàn kết thế !
Sự bất công xã hội hiện nay, bắt nguồn từ sự “mất đoàn kết từ chóp bu”
trở xuống. Chỉ một Đảng lãnh đạo thôi nhưng có nhiều “phe phái” lắm. Phe
nào cũng tập hợp nhiều quân gia xúi bẩy nhằm thịt lẫn nhau. Đó cũng là
một sự bất công xã hội chỉ mang lại hậu họa cho dân chúng mà thôi. Điều
này, cắt nghĩa vì sao có người ở Hà Nôi, khi viết vào bản gợi ý góp ý
Hiến pháp đã nói toẹt ra “Hiến pháp 1992 đã quá hủ bại rồi không thể sửa
đổi chỉ có thể hủy đi thôi !
” Còn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì nói thẳng: tuyên truyền cho góp ý Hiến
pháp mà chỉ nói một chiều là bất công, không công bằng !” Ví dụ, vụ án
Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, xử gia đình anh em Vươn bị tù tổng cộng mấy
chục năm, trong khi Đoàn Văn Vươn phải được tuyên dương anh hùng nông
dân, thì tuyên án bằng “phất trần” phủi bụi bọn quan tham Tiên Lãng vơi
hầu hết là tù án treo. Án treo coi như không có án !”
Thế mà có một mụ đàn bà trơ cái mặt trên truyền hình, theo sự sắp xếp
của mấy “bồi bút” đã nói rằng, án dành cho bọn “đi cướp” đất nhà anh
Vươn là nặng, còn án cho anh em vợ con anh em nhà anh Vương là nhẹ. Ôi
sao dưới chế độ này, chúng ta đang đổ xương đổ máu, đổ người đổ của cho
sự công bằng mà vẫn phải chịu bất công ghê gớm !. Tìm được công lý trong
chế độ này thật khó như đấy biển tìm kim ! Thà cứ trở về với chế độ Vua
quan như ngày xưa, may ra gặp được một ông Vua thanh liêm dân chúng lại
có nhờ hơn là “chế độ xã hội chủ nghĩa” ngàn lần tươi đẹp hơn phong
kiến đế quốc !
Bất công còn biểu hiện trên toàn bộ các hoạt động xã hội, từ chính trị,
tư tưởng, đến kinh tế xã hội, đến văn hóa, giáo dục, đến bảo vệ tổ
quốc. Mỗi năm, địa phương tôi đều có cuộc vận động thanh niên “tuổi 17″
đăng ký nghĩa vụ quân sự, vì chỉ một năm nữa, những thanh niên trong độ
tuổi làm nghĩa vụ quân sự đã 18 tuổi, tuổi để làm nghĩa vụ quân sự. Nếu
ai không chịu đi đăng ký, thì UBND xã (như thông báo) chịt mọi chứng
nhận khi đi học, đi làm, đi vào công ty. Thế cho nên phải nhanh chóng đi
“đăng ký tuổi 17″ Nhưng đăng ký thì đảng ký, còn đến đúng 18 tuổi. ai ”
bị gọi” vẫn bị gọi, còn ai là con ông cháu cha, có tiền đưa cho ông xã
đội thì được miễn. Tóm lại, nghĩa vụ của toàn dân, nhưng chỉ được thực
hiện ở một số người “thấp cổ bé họng” thôi. Xông ra chốn “múi tên hòn
đạn” ai muốn. Đó cũng là một sự bất công.
Trong xã hội “xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta hiện nay”, sự bất
công đã thể hiện cụ thể trên mọi lĩnh vực, kể ra không thể hết và có tài
thánh cũng không kể cho hết. Chủ trương xây dựng một xã hội “Dân giầu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” chỉ là khẩu hiệu mị dân
không bao giờ với tới được, chỉ là cái “bánh vẽ” ru ngủ những người dân
nhẹ dạ cả tin” Khổ cái, dân mình từ xưa vốn nhẹ dạ cả tin nhiều lắm rồi,
nay lại được một lần nữa tinh vi hơn, lại nhẹ dạ cả tin gấp nhiều lần.
Họ hô thật to, nói rất nhiều lần cả văn bản lẫn nói miệng rằng phải bảo
đảm sự công bằng. Thậm chí còn dẫn lời Cụ Hồ rằng “không sợ thiếu chỉ sợ
không công bằng”
Nhưng Cụ dạy là đúng, là chân lý, nhưng thế hệ này, nhất là thế hệ các
quan thời nay không áp dụng đâu, không “học” cụ đâu, học cụ để mà “ăm
cám” ư ? Nước ta, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, đã có
một lớp người “ăn không bao giờ hết gạo và cao lương mỹ vị” ở không bao
giờ hết nhà (và biệt thự), đi lại không bao giờ hết xe sang, máy bay
dành riêng cho “VIP” và muốn “cặp bồ thì không bao giờ hết chân dài !”.
Bây giờ chỉ cấn chạy được cái chân cán bộ xã trở lên là có thể có đời
sống ung dung cả vật chất lẫn tinh thần. Muốn thế phải phấn đấu vào
Đảng. Phấn đấu đươc vào Đảng rồi thì phải tìm cách “ngoi lên” Trình độ
học vấn và tài năng cá nhân, chuyện nhỏ không cần tính đến.
Vì “đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm chủ sở hữu” nên UBND xã
quản lý hết đất đai, cho dân bào nhiêu được bấy nhiêu, bán cho doanh
nghiệp vào đầu tư bao nhiêu được bấy nhiệu, chia cho “cánh hẩu” bao
nhiêu cũng được. Thực hiện sự thỏa thuận của Chủ tịch huyện và Chủ tịch
xã, người ta “đổi” đất một cơ sở thủ công cho mảnh đất UBND xã. đòi
“các” 1,2 tỷ. cò kè mãi thỏa thuận 600 triệu, rồi không biết 600 triệu
ấy vào túi ai thì chỉ có Trời mới biết. Quyền hành bất công, khuất tất
dẫn đến bất công trong sở hữu đất đai, làm giầu bất chính. Trên đời này
chỉ những thằng biết làm giầu bằng mọi cách là sung sướng thôi, là ô tô
nhà lầu thôi, chứ còn “thần dân” thì chỉ nhìn mà thèm thôi ! Bất công sờ
sờ ra đấy. ai cũng biết, những chẳng ai biết làm gì !
Các bạn quan tâm đến “bất công xã hội” thời nay cứ nghĩ và quan sát
xem. Chắc chắn các vị lãnh đạo dù ở cấp nào cũng thấy nhưng các vị không
dám nói vì sợ mất phần. Vì thế, con trai duy nhất của Bí thư Đảng ủy,
cờ bạc cá độ tiền tỷ, vẫn “cười như Liên Xô”. Bản thân Bí thư bồ bịch
thoải mái với một nữ đồng chí của mình làm cho vợ chồng nó phải ly thân,
chủ yếu là thằng chống là dân thường thấp cổ bé miệng thấy vợ mình cặp
kè với BTĐU vẫn không dám hé răng, một trường hợp khác, vợ một đảng viên
“bồ” với Chủ tịch xã, đảng viên nọ có biết tức quá trèo lên mái nhà
mình dỡ quẳng xuống sân 72 viên ngói cảnh cáo nhưng “bà vợ” chứng nào
vẫn tật ấy, sau đành chịu vì cái ghế của bà ta kiếm được quá nhiều tiền
để mang về nhà xây ngôi lầu 4 tầng ngon ơ, khuấy lên làm gì. Việc bà ta
làm bồ của ông Chủ tịch là chuyện nhỏ ! Bất công cả trong tình cảm riêng
tư nữa. Còn bao nhiêu bất công nữa các bạn ? Bao giờ thì hất bất công
và có công bằng ?
Tác giả gửi cho Quê Choa
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
TRẦN MẠNH HẢO * DUY ÁC CỦA MARX
Bàn qua về hội chứng tuyệt đối trong “Chủ nghĩa Duy Ác” của Marx
Trần Mạnh Hảo (Danlambao)
- Ngày 14-3-2013 là ngày giỗ lần thứ 130 năm của Karl Marx - ngày giỗ
năm chẵn, một ngày giỗ tổ quan trọng nhất của những người cộng sản Việt
Nam. Lạ thật, tịnh không thấy báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân
đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công
an TP.HCM... những tờ báo cuối cùng ở Việt Nam thề quyết bảo vệ chủ
nghĩa cộng sản tới chết nhắc tới ngày giỗ tổ của đảng cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm google.com đánh mã tìm kiếm: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx”
hiện ra 18 đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam (CLB Viet Stamp)
nhắc đến hai ngày này bằng con tem có hình Marx mà thôi. Vì sao Đảng
cộng sản Việt Nam lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ
“thiêng liêng” của mình một nén nhang? Có phải Đảng cộng sản Việt Nam đã
chủ động bỏ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người
cộng sản Việt Nam khai tử? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông
để làm bình phong giữ đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng
sản Việt Nam thấy đảng cộng sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XVIII ngày 17-12-2012 vừa qua đã im lặng từ bỏ Marx-
Lenine- Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong các văn
kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi
theo chăng? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ
nghĩa Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản.
Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây
dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản
chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ ông tổ Marx là quá logic.
Nhân ngày giỗ lần thứ 130 năm của Marx 14-3-2013 vừa qua và sắp tới là
ngày 5-5-2013, kỷ niệm 195 năm ngày sinh của vĩ nhân trên, chúng tôi
viết bài báo này gồm có mấy phần sau:
1. TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
2. TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT Ý ĐỊNH CHỦ QUAN LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS TỚI MARX
3. MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
4. NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Xin quý độc giả đọc nội dung chính của bài viết:
1. TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
Câu thần chú: - Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi - được cho là của
thần Apollon (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý
và nghệ thuật) tuyệt đối hóa cái tuyệt đối trong bản thể vũ trụ ám ảnh
nền văn minh Hi Lạp từ buổi bình minh con người, khiến con người suốt cả
mấy nghìn năm luôn luôn thao thức đi tìm linh hồn mình trong tuyệt đối
Thượng đế, trong tự nhiên và trong chính xã hội mà nó cư trú…
Diogenes Sinope, trong tiếng Hy Lạp cổ Διογένης / Diogenes (Sinope v 413
- Corinth, ca 327 trước Công nguyên), một tông đồ của thần Apollon, mỗi
ngày lại mang cây đèn đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành Athènes đầy ắp
người ta, để tìm một con người tuyệt đối giữa ban ngày nhưng tuyệt nhiên
không thấy. Hình như toàn bộ nền triết học Hi Lạp (và cả châu Âu sau
này), cũng bị hội chứng đi tìm con người tuyệt đối, xã hội tuyệt đối,
thiên đường tuyệt đối trên mặt đất của Diogène làm cho mất ăn mất ngủ...
Protagoras (pron.: / p r oʊ t æ ɡ ə r ə s /; Hy Lạp: Πρωταγόρας, ca 490 TCN - 420 TCN) [1] Nhà
triết học Hy Lạp trước Socrates, triết gia duy vật sơ khai, tuyệt đối
tự tin đến mức chủ quan, đẩy con người vượt lên cả Thượng đế, kích thích
chú bé Hi Lạp ấu thơ hãy vươn lên thành người khổng lồ cai trị vũ trụ: “Con người là thước đo của vạn vật”.
Thalès de Milet gọi là Ta-Lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ
Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), triết gia khởi nguồn văn
minh Hi Lạp coi nước là tuyệt đối vũ trụ thì Heraclite coi lửa là tuyệt
đối của vạn vật. Anaximandros, coi tuyệt đối là cái tuyệt đối không thể
tìm thấy trong một vũ trụ tuyệt đối bất định. Democritos lại đi tìm bản
nguyên vũ trụ thông qua tuyệt đối-nguyên tử, phần tử nhỏ nhất của vũ trụ
tuyệt đối không thể bị chia cắt.
Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ Κολοφώνιος;
570 - 475 TCN) cho rằng tuyệt đối nằm trong thực tại khách quan chứ
không nằm trong tay thần linh với câu nói nổi tiếng: “Nếu con ngựa, con bò biết vẽ, chúng sẽ vẽ thần linh của chúng có hình ngựa, hình bò!”.
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572
TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) nhà toán học vĩ đại lại đi tìm
tuyệt đối trong các con số, trong phép mầu toán học.
Sokrates hay Socrates (Về năm sinh của ông hiện vẫn chưa
có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469 - 399 TCN), (470 - 399 TCN) -
triết gia khởi nguồn túi khôn Hi Lạp đã bị tử hình vì dám đưa tinh thần
Hi Lạp từ trong đền thờ Apollon ra xã hội con người, khuyên người ta
nên đi tìm cái đẹp linh hồn trong thân xác, để thấy linh hồn đồng nhất
với thượng đế tuyệt đối. Ông tuyệt đối hóa vai trò của trí tuệ để đi tìm
chân lý tuyệt đối…
Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347
TCN lại đi tìm một thế giới tuyệt đối ý niệm trong linh hồn bất tử. Ông
là người đầu tiên chỉ hướng cho nhân loại đi tìm một xã hội tuyệt đối
thiên đường, tuyệt đối hoàn thiện hoàn mỹ là xã hội cộng sản tuyệt đối
không còn tư hữu, được sinh ra trong ý niệm duy tâm của ông qua tác phẩm
trứ danh “ Cộng Hòa”. Có điều xã hội cộng sản của Platon là một xã hội
cộng sản nhân đạo, tuyệt đối cấm giết người. Marx, hơn 2000 năm sau đã
lấy ý tưởng này của Platon để xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng “vũ khí
duy ác”, bằng phương pháp duy nhất là giết người “ chôn tư bản”, giết
tất cả các giai cấp khác trừ giai cấp vô sản. Con đường đi vào thế giới
cộng sản của Platon có Thượng Đế và tình thương yêu nhân loại đi kèm,
tuy chỉ là một xã hội giả tưởng. Ngược lại, con đường đi lên thế giới
đại đồng, đi lên thiên đường cộng sản của Marx là con đường đầy máu và
nước mắt với những núi núi sọ người như đã từng xảy ra ở Nga cộng, Tàu
cộng, Triều cộng, Cu cộng, Việt cộng... và như hậu duệ cuối cùng của
Marx là Pôn-pốt Iêng-xa-ri vừa thực hiện thiên đường cộng sản là những
cánh đồng chết với sự tham gia của qủy dữ.
Triết gia hàng đầu của triết học Kinh Viện Thánh Aurielius Augustinus
(sinh ngày 13 tháng 11, 354, mất ngày 28 tháng 8, 430) - người đã
Platon hóa thần học Thiên Chúa giáo và ngược lại (sau này Thánh Thomas
Aquin cũng làm như vậy với Aristote), tìm tuyệt đối trong linh hồn thánh
thiện, từng phán: “Làm cho chính mình trở thành chân lý”
(Vé rum tacere se ipsum); rằng khi có Chúa tồn tại trong anh em, linh
hồn anh em là một với tuyệt đối Thiên Chúa. Sau này, Marx đã lấy câu
kinh trên của Thánh Augustinus sau khi xua đuổi Chúa Trời để biến các ảo
tưởng duy tâm cực đoan của mình thành chân lý duy nhất, chân lý vĩnh
hằng giúp các hậu duệ chân truyền của ông như Lenine, Stalin, Mao Trạch
Đông... tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến bằng gông cùm tù tội bắn
giết.
René Descartes (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 – mất ngày 11 tháng
2 năm 1650) tuyệt đối hóa tư duy, cho tư tưởng con người thể hiện trong
khoa học là cái tuyệt đối với hai câu nói nổi tiếng vượt qua những rào
cản của thần học, tôn sùng một Thượng đế khác là lý trí: “Tôi tư duy, tôi tồn tại”, hoặc: “Trừ tư tưởng của ta, chẳng có gì tuyệt đối nằm trong tay ta”.
Immanuel Kant, (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất
ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg) triết gia vĩ đại nhất của nước
Đức và châu Âu, người từng muốn dung hòa hai cực đoan duy vật và duy
tâm trong triết học phương Tây bằng sự “phê phán lý trí thuần túy”,
hướng con người về thế giới “tiên nghiệm” với thuyết: Lệnh thức tuyệt
đối (kategorischer Imperativ) cho rằng tuyệt đối không thể nhận thức
được “vật tự nó”. Nhưng từ I. Kant, hình như triết học truy tìm cái
tuyệt đối bản thể vũ trụ phương Tây thiếu tự tin, toan tìm một lối rẽ
sang phương Đông khi ông tương đối hóa cái toàn thể: Từ “toàn thể”luôn luôn chỉ có nghĩa tương đối...”
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8 năm 1770 - 14 tháng 11 năm 1831) – người đã từng tuyên bố biện chứng pháp của tôi là lấy từ triết gia Heraclitus Êphêsô
(Hy Lạp cổ đại Ἡράκλειτος không Ἐφέσιος / Hêrákleitos Ephésios ho) là
một nhà triết học Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.).
Hegel đã phát triển biện chứng pháp của Héraclite tới mức hoàn thiện,
tất nhiên là biện chứng pháp tinh thần theo ý niệm tuyệt đối của ông.
Sau này, một người học trò của Hegel là K. Marx đã lật ngược biện chứng
pháp tinh thần của Hegel để thành biện chứng pháp duy vật của Marx.
Hegel đã tìm ra quy luật chung của phép biện chứng trong tư duy, trong
tự nhiên và xã hội với sự hỗ trợ của Thượng Đế. Hegel đã dùng khái niệm
Thượng Đế của Spinoza (Benedictus de Spinoza hay Baruch de Spinoza
(24/2/1633 - 21/2/1677) là một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái)
để làm một cuộc cách mạng thực sự của thần học có phần nghiêng về thuyết
phiếm thần, chỉ bước nửa bước nữa là tới vô thần. Spinoza cho rằng
Thượng Đế không phải là một cá thể toàn năng, độc thần, tuyệt đối như
quan niệm của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; mà Thượng Đế
chính là toàn thể vũ trụ, toàn thể thế giới tự nhiên trong đó có con
người sinh sống. Hegel chỉ ra lịch sử loài người có thể phát triển tới
cái tuyệt đối toàn thiện toàn mỹ (một thiên đường dưới thế) với sự hướng
dẫn của Thượng Đế theo hướng chỉ đường của tính thiện căn tức chủ nghĩa
nhân đạo Thiên Chúa giáo.
Marx từ bỏ đạo đức Thiên Chúa giáo của Hegel, quyết mang thiên đường từ
trời xuống thế để tìm cái tuyệt đối nơi trần gian, thánh hóa con người
bằng bạo lực, quyết dùng máu của giai cấp tư bản để xây dựng xã hội cộng
sản ảo tưởng bằng Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI DUY VẬT. Marx, một lần nữa, lặp lại
hình ảnh triết gia Diogen của Hi Lạp xa xưa, cầm đèn đi giữa ban ngày để
tìm kiếm giấc mơ cộng sản của mình trên mặt đất duy ác.
2. TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT CHỦ QUAN CON NGƯỜI LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS ĐẾN MARX:
Triết học phương Tây từ Hi Lạp tới Marx mắc một căn bệnh trầm kha, đưa
tới sự cáo chung của triết học, ấy là căn bệnh tách TÂM (duy tâm) ra
khỏi VẬT (duy vật). Bệnh này đưa đến cuộc truy nguyên (tranh cãi) vô hồi
kỳ trận trong triết học: TÂM có trước hay VẬT có trước, VẬT sinh TÂM
hay TÂM sinh VẬT? Rằng trứng đẻ ra gà hay gà đẻ ra trứng? Rằng con người
sinh ra từ con khỉ (Darwin) hay có một Đấng toàn năng nào đó nặn ra con
người từ đất sét như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo đã tin tưởng? Cho
đến nay, khoa học thực nghiệm phương Tây vẫn còn ngơ ngác hỏi: vũ trụ
này, tồn tại này sinh ra do TẤT ĐỊNH (do Chúa, do Đấng Toàn Năng) hay do
NGẪU NHIÊN (do vụ nổ lớn Big Bang) tạo ra? Cho đến nay, câu hỏi của
người Sume mở đầu văn minh Lưỡng hà (mở đầu văn minh nhân loại?), sắc
dân tìm ra chữ viết để viết trên gốm sớm nhất, rằng: con người từ đâu
đến, đến đây làm gì và đi về đâu vẫn chưa được các nền văn minh hậu bối
trả lời, kể cả Einstein hay đức Đạt Lai Lạt Ma...
Chỉ biết rằng, cho tới hiện nay, khoa học thực nghiệm phương Tây đã dẫn
dắt nhân loại qua những bước tiến khổng lồ về vật chất như tìm được bản
đồ gen người, sinh sản vô tính, đưa người lên vũ trụ, dùng kính viễn
vọng nhìn ra vũ trụ khôn cùng... Ngược đời thay, khoa học càng ngày càng
tiến lên càng thấy mình gần với tôn giáo... Khoa học tò mò hé mắt qua
kính viễn vọng thiên văn Hubble, hoặc kính viễn vọng khổng lồ Alma nhìn
ra vũ trụ để thấy trái đất này, thái dương hệ này cũng chỉ là kiếp hạt
bụi tí con con; hoặc bồi hồi tìm ra hạt Higgs (hạt của Chúa Trời)...
chợt sợ hãi nếu đột nhiên mình lại tìm ra hạt của qủy sứ... Nhưng khoa
học thực nghiệm chừng như đã bất lực, khi nó lơ mơ cảm thấy rằng hình
như vũ trụ này đã được một lực lượng siêu nhiên nào đó lên chương trình
từ A tới Z, đã mã hóa mọi hoạt động của con người và tự nhiên từ mở đầu
đến kết thúc?
Công cuộc tách TÂM ra khỏi VẬT của nền triết học phương Tây ngót ba
nghìn năm nay giờ đã đến lúc nhận lấy một hậu quả kinh hồn: toàn bộ nền
văn minh vật chất đã dùng khoa học thực nghiệm đưa con người vượt lên
phía trước với tốc độ siêu âm, bỏ lại nền văn minh tinh thần tiến như
rùa bò vẫn còn cố níu lấy luân lý và đạo đức thế kỷ ánh sáng thứ 17,
tiếc nuối thế kỷ thứ 18 của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ
hào sảng tính nhân văn? Trong con tàu vũ trụ trái đất bay đến tương lai,
dường như tinh thần nhân loại đã bị văn minh vật chất bỏ lại ở rất xa
trong quá khứ, có cơ hồn sẽ lìa khỏi xác, một nhân loại DUY VẬT không có
DUY TÂM đi kèm, một nhân loại ác không có thiện đi kèm, phải chăng là
dấu hiệu của ngày tận thế?
Nhân loại đang tới gần nguy cơ tự hủy diệt khi thân xác bỏ rơi linh hồn,
khi khoa học bỏ rơi tôn giáo, khi cái ác bỏ rơi cái thiện, khi VẬT bỏ
rơi TÂM, khi loài người sắp đánh mất tuổi thơ, đánh mất tôn giáo và
Thượng Đế...?
Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) thì TÂM ấy không còn là TÂM, VẬT ấy
cũng không còn là VẬT nữa? Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) khác nào
tách HỒN ra khỏi XÁC. Một cái xác không hồn, cái xác ấy là một vật chết,
quyết không còn là con người nữa. Một cái hồn không có xác để cư trú,
cái hồn ấy chỉ có thể là hư vô.
TÂM và VẬT, HỒN và XÁC là quá trình đồng thời, tuyệt nhiên không thể
dùng phương pháp phân tích theo kiểu mổ xẻ: trước hết là TÂM hay trước
hết là VẬT theo kiểu triết học phương Tây đã quan niệm và cãi nhau chí
chết để cùng nhau treo cổ triết học vậy.
Người phương Đông quan niệm TÂM với VẬT là một. Tôi đang bàn về Vật,
cũng có nghĩa là tôi đang nói về Tâm đấy. Người phương Đông cho con
người là tiểu vũ trụ nên tạo ra một tam vị nhất thể (tam tài) thống nhất
THIÊN ĐỊA NHÂN. Người phương Đông coi con người là con đẻ của tự nhiên,
từ tự nhiên mà sinh ra, rồi lại quay về với tự nhiên, không bao giờ coi
mình cao hơn tự nhiên hay bá chủ tự nhiên như triết học phương tây quan
niệm.
Bằng một danh ngôn vĩ đại, triết gia Protagoras đã chỉ hướng cho nền văn
minh phương tây tha hồ áp đặt chủ quan của con người lên toàn thể vũ
trụ: “Con người là thước đo vạn vật”. Sao lại lấy cái giới hạn
làm thước đo cái vô hạn? Con người là tùy thể của vũ trụ hay ngược lại?
Con người sinh ra vũ trụ hay ngược lại mà lại lấy con người làm thước đo
vũ trụ?
Lấy VẬT phủ nhận TÂM, dùng vật chất phủ nhận mọi giá trị tinh thần con
người, áp đặt chủ quan vô cùng duy tâm của mình lên mọi vật rồi gọi là
duy vật chủ nghĩa, áp đặt rất nhiều điều phi lý, không tưởng của mình
lên con người, lên xã hội và lịch sử con người rồi gọi là duy vật biện
chứng, phủ nhận lịch sử nhân loại trước mình rồi gọi là duy vật lịch sử,
Marx và Engels đã biến chủ nghĩa hoang tưởng của mình thành đoạn đầu
đài để hành hình triết học, để đưa triết học phương tây vào huyệt mộ của
bế tắc bằng vũ khí duy nhất là cái ác.
3. MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
Karl Marx tiếp thu (lấy) hơn 90 % học thuyết Hegel làm học thuyết của
mình, trừ Thượng Đế và chủ nghĩa nhân đạo. (Nói đến Marx, cũng có nghĩa
là nói đến Engels, vì hai ông là đồng tác giả của chủ nghĩa cộng sản bạo
lực. Chúng tôi không bàn đến các đao phủ thủ của chủ nghĩa duy ác là
Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông và hàng tá các đao phủ thủ tí con con Âu Á
cộng sản khác...)
Ngay cả ba phạm trù nổi tiếng của Marx được cho là phương pháp luận khoa
học như: lượng biến thành chất, sự phủ định của phủ định và sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập thống nhất từng là những phát hiện của
Héraclite và Hegel.
Karl Marx đã xua đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi thuyết duy vật còn biết thương người của Feuerbach (Ludwig Andreas von Feuerbach
(ngày 28 tháng 7 năm 1804 - ngày 13 tháng 9 năm 1872) là một nhà triết
học Đức và nhà nhân chủng học) sau khi tiếp thu (lấy) 90% học thuyết duy
vật của Feuerbach thể hiện trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” của Marx.
Marx đã kết hợp biện chứng Hegel với duy vật Feuerbach để tạo ra duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
Marx quét sạch chủ nghĩa nhân văn (nhân đạo) ra khỏi học thuyết cộng sản trong tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (Platon
(tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347 TCN, nhà
triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có
nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông) để lấy nguyên mẫu mô hình xã hội cộng sản này của Platon, xin trích:
“PLATON: Lí tưởng cộng sản lần đầu tiên được Platon định danh về mặt
lí luận trong các trước tác của mình. Trong tác phẩm Cộng hoà, thông qua
Socrates, Platon khẳng định rằng bất hoà và chiến tranh có nguồn gốc từ
sở hữu:
“Sự khác nhau như thế thường xảy ra do bất đồng về những từ như ‘của
tôi’ và ‘không phải của tôi’, ‘của anh ta’ và ‘không phải của anh ta’…
Chả lẽ việc xây dựng một nhà nước, nơi đa số người cùng sử dụng những từ
như ‘của tôi’ và ‘không phải của’ đối với cùng một loại đồ vật không
phải là cách làm tốt nhất hay sao?”
Trong các phẩm Các qui luật, Platon còn dự báo một xã hội, nơi người ta không những sở hữu chung tất cả, kể cả vợ con mà còn:
“riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất
là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào
đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người
cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như
nhau”
Aristotle, học trò của Platon, lại ngờ rằng cái Utopia cộng sản đó sẽ
không đem lại hoà bình vì một lí do đơn giản là khi cùng sở hữu thì
người ta dễ sinh ra cãi cọ hơn là tư hữu. Hơn nữa, ông khẳng định rằng
nguồn gốc của các tranh chấp không nằm ở sự tư hữu mà ở ước muốn được sở
hữu: “không cần cào bằng sở hữu mà phải san bằng ước muốn của con
người”.
(Richard Pipes - Chủ nghĩa cộng sản)- Phạm Minh Ngọc dịch
(hết trích)
Marx cũng tiếp thu (lấy) ý tưởng về một xã hội tuyệt mỹ “ thiên đường
cộng sản Thiên Chúa giáo” trong khái niệm Utopia của Thomas More (Sir Thomas More (/ m ɔr / 07 Tháng 2 1478 - 06 Tháng 7 năm 1535), được biết đến với Công giáo La Mã như Thánh Thomas More từ năm 1935)
Thomas More đã sáng tác cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tên Utopia, mô tả
một xã hội thiên đường cộng sản hữu thần, ai không tin vào Chúa sẽ bị
chém đầu.Trong “Utopia xã” với quyền sở hữu đất, sở hữu tư nhân không
tồn tại, nam giới và phụ nữ được giáo dục như nhau, một xã hội làm theo
năng lực hưởng theo nhu cầu, con người gần như đã biến thành các vị
thánh. Marx đã lật ngược xã hội thiên đường cộng sản hữu thần của Thomas
More để trở thành xã hội thiên đường cộng sản vô thần của mình, nơi tôn
giáo bị triệt tiêu, cá nhân bị triệt tiêu, cái riêng bị triệt tiêu, gia
đình bị triệt tiêu, nhà nước bị triệt tiêu, giai cấp bị triệt tiêu, kỷ
luật và hiến pháp bị triệt tiêu, tòa án, quân đội, công an, nhà tù, hình
phạt bị triệt tiêu, cái ác, cái giả, cái xấu bị triệt tiêu, biện chứng
bị triệt tiêu, trần gian bị triệt tiêu …
Cứ đà này, học thuyết Marx có thể sẽ tiến lên một bước là triệt tiêu con
người vì Marx (lấy ý của Hegel) nói rằng lúc xã hội loài người phát
triển đến mức tuyệt hảo là thiên đường cộng sản thì lịch sử nhân loại
dừng lại, không còn sự tiến hóa nào hiện hữu nữa. Lịch sử theo ý Marx
đến đây là điểm kết thúc, điểm chết. Mà lịch sử loài người biến mất thì
con người sẽ cư trú trong hư vô hay trong cõi chết ư? Thật là hoang
đường và phi lý (!)
Marx tiếp thu (lấy) khái niệm đấu tranh giai cấp từ nhiều triết gia
trước Marx làm của mình, trong đó có ba vị tiền bối được gọi là ba nhà
của chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn nhất: Saint Simon, Fourier, Owen
rồi đuổi cổ chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi khái niệm đấu tranh giai cấp ôn
hòa (phi bạo lực) của ba ông thầy này.
Marx đã lấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một xã hội có nền nền kinh tế
thống nhất có kế hoạch trên quy mô một quốc gia và quy mô thế giới, lần
đầu tiên do Saint Simon (1760 - 1825) sáng tạo ra để làm của mình, sau
khi đã xóa bỏ tính nhân đạo của học thuyết Saint Simon.
Marx đã lấy học thuyết Charles Fourier (1772 - 1837) làm của mình, trong
đó có một phát minh quan trọng nhất của bậc tiền bối này, rằng
tiến trình lịch sử xã hội loài người trải qua bốn giai đoạn: mông muội,
dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai đoạn tư bản chủ nghĩa,
gia trưởng là xã hội phong kiến, dã man là xã hội chiếm hữu nô lệ và
mông muội là xã hội cộng sản nguyên thủy. Ngay cả ý tưởng công
xã (Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống công nghiệp mới
hay chủ nghĩa công nghiệp mới theo cách gọi của ông. Đơn vị cơ sở của
xã hội mới ấy bắt đầu từ các phalanges (phalănggiơ - một kiểu công xã)
của Fourier) Marx cũng lấy làm của mình. Ý tưởng phải thay thế chế độ tư
bản một cách triệt để bằng phương pháp hòa bình của Fourier cũng được
Marx trưng thu sau khi đã đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi học thuyết
Fourier.
Học thuyết cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố chính của sự suy đồi về đạo đức cần phải được tiêu diệt bằng phương pháp hòa bình đã được Marx lấy làm của mình sau khi đã xóa bỏ tình thương con người phi giai cấp của Owen (Robert Owen (1771 - 1858) mà Marx gọi là cải lương, thỏa hiệp, là không triệt để.
Tư tưởng “Xã hội mới đó vận hành hợp lý đó theo nguyên tắc sở hữu
chung và lao động chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay, sự phát
triển toàn diện của cá nhân, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Xã hội
không có giai cấp ấy là một liên minh tự do của các công xã tự quản”
của Owen cũng được Marx lấy làm của mình sau khi đã từ bỏ phương pháp
thiện căn của Owen để dùng bạo lực xây dựng xã hội mới do Marx chủ
trương.
Học thuyết kinh tế của Marx là bắt nguồn từ hai nhà kinh tế học lớn nhất của chủ nghĩa tư bản là Adam Smith và David Ricardo.
Adam Smith, FRSE (rửa tội
ngày 16 tháng 6 năm 1723, hay 5 tháng 6 năm 1723 trong lịch Julian; mất
ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo
đức học lớn người Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận
kinh tế. Bộ sách Bàn về tài sản quốc gia (Inquiry into the Nature and
Causes of the Wealth of Nations) đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và
cung cấp một trong những cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất của thương mại tự
do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do.
Adam Smith là lý thuyết gia số một đặt nền móng cho kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Ông sinh trước Marx 95 năm và 28 năm sau khi ông mất, Marx mới ra
đời. Trước Adam Smith, kinh tế phương Tây còn mang đặc thù của nền kinh
tế phong kiến tuy đã manh nha nền kinh tế thương mại tư bản tư nhân còn
nhỏ lẻ.
Trước Adam Smith, chủ nghĩa tư bản sơ khai đã có một số nhà kinh tế bàn
đến vấn đề tự do kinh tế và tự do thương mại, bàn về các khế ước xã hội
trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Nhưng chính từ Adam Smith lần
đầu tiên các lý thuyết về tự do kinh tế, tự do thương mại được hệ thống
hóa, điều kiện hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đó là những vấn đề sống
còn của chủ nghĩa tư bản nhân đạo trong mối quan hệ giữa đạo đức và kinh
tế, giữa lý thuyết về giá trị lao động và thị trường tự do tự điều tiết
mọi mâu thuẫn lao động và tư bản, về vấn đề chuyên môn hóa sản xuất
quốc tế và sự phân công lao động, về nhân tố sản xuất quan trọng hơn
nhân tố mậu dịch, về thuyết trọng thương đã vượt qua thuyết trọng nông
trong tích lũy tư bản, về “lý thuyết lợi ích tuyệt đối” trong vai trò
điều tiết của nhà nước trong kinh doanh quốc tế, về sức lao động là giá
trị đầu tiên của nền tảng sản xuất tư bản.
Vấn đề quan trọng nhất mang tính đạo đức trong kinh tế luận Adam Smith
là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải phóng con người khỏi nô
lệ thân xác. Thương nghiệp và công nghiệp thành thị chỉ có thể phát
triển khi nó gắn liền với tự do cá nhân, quyền tư hữu tối thượng và pháp
lý dân chủ đại nghị. Adam Smith còn khuyến cáo nền kinh tế tư bản rằng
kinh tế chỉ có thể phát triển nếu việc trả lương lao động hợp lý trở
thành tiêu chuẩn mang tính lịch sử để tiến lên hữu sản hóa giai cấp vô
sản. Adam Smith trong kinh tế luận của mình đã coi hợp tác trong cạnh
tranh là vấn đề sống còn của xã hội tư bản.
Marx, từ người học trò trở thành người phản biện học thuyết kinh tế
AdamSmith. Marx luôn luôn nói đến duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
nhưng trong cách hành xử và lập luận của mình, Marx lại là người chủ
quan phi biện chứng và phi lịch sử hơn ai hết. Marx áp dụng biện chứng
pháp Hegel vào mọi vấn đề để đi đến công thức cứng ngắc và thiếu khoa
học là tư bản thì tuyệt đối xấu còn vô sản thì tuyệt đối tốt, rằng tư
bản bóc lột dã man vô sản bằng “giá trị thặng dư”, rằng nhất định vô sản
sẽ chôn tư bản để xây dựng một nền kinh tế chỉ huy, một nền kinh tế kế
họach hóa toàn cầu phi cạnh tranh, một nền kinh tế xóa bỏ hoàn toàn tư
hữu…Marx, bằng định kiến cố hữu đã đóng đinh tư bản vào một chỗ “bóc lột
dã man” mà không cho nó sự vận động để tự sửa chữa tốt hơn.
Thực tế đã chứng minh Marx hoàn toàn sai lầm về học thuyết kinh tế duy
tâm chủ quan thiếu luận chứng khoa học của mình. Học thuyết kinh tế tự
do và nhân đạo của Adam Smith đã chiến thắng học thuyết chôn tư bản của
Marx. Chính Marx từng nói: “ Thực tế là thước đo chân lý”. Ngày nay bốn
nước cộng sản cuối cùng của thế giới là Trung Quốc, Việt Nam và bước đầu
với Cuba và Bắc Triều Tiên đã từ bỏ (và dần dần từ bỏ) kinh tế tập
trung, kinh tế phi cạnh tranh, kinh tế bị chính trị hóa, phi tư hữu hóa
của Marx để thực thi học thuyết kinh tế tự do và nhân đạo tư bản chủ
nghĩa của Adam Smith.
Nói tóm lại, hầu hết tư tưởng của Marx là lấy từ các học phái trước
Marx, sau khi ông đã chối bỏ mọi điều thiện của các bản chính để duy ác
hóa chủ nghĩa xã hội rất thiếu lý tính, thiếu lẽ phải của mình, rồi gọi
chúng là chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Trong các trước tác của Marx - Engels, khái niệm “đấu tranh giai cấp”
luôn luôn được đồng nghĩa với khái niệm “ bạo lực cách mạng” với các từ
“duy ác” như “ tiêu diệt”, “giết sạch”, “chôn”, “tước đoạt”, “ cướp”...
tức là tuyệt đối hóa hành vi giết người, hành vi tước đoạt, cướp bóc của
giai cấp này với các giai cấp khác trong công cuộc tiến lên thiên đường
cộng sản. Marx chỉ ra rằng lối lên thiên đường duy nhất của giai cấp vô
sản chính là địa ngục của giai cấp tư sản.
Marx trong tuyên ngôn của đảng cộng sản do Engels chắp bút (trích từ “
Thư Viện Marx-engels” trên Internet) đã tuyệt đối hóa CÁI ÁC, coi CÁI ÁC
là động lực duy nhất của sự phát triển lịch sử nhân loại, khi ông
viết:
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.”
ĐẤU TRANH GIAI CẤP BẰNG TUYỆT ĐỐI HÓA BẠO LỰC – MỘT HỌC THUYẾT PHI NHÂN
Đây chính là sự sai lầm hệ trọng nhất trong nhận thức luận của Marx về
lịch sử, một sai lầm gốc trong các sai lầm gốc khác nơi Marx (xóa bỏ tư
hữu, giá trị thặng dư, chuyên chính vô sản, mô hình phi nhân về con
người phi biện chứng, phi lịch sử, phi logic trong xã hội bịa đặt có tên
là thiên đường cộng sản...)
Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh kép (vừa hòa bình
vừa bạo lực) giữa văn minh và dã man, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái
chân và cái giả, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái vị tha và cái vị
kỷ...
Việc tuyệt đối hóa cuộc đấu tranh giai cấp bằng bạo lực - tức sự giết
người hay CÁI ÁC là động lực duy nhất của lịch sử tiến hóa nơi con người
là một lý giải sai lầm lớn nhất của Marx để biến học thuyết cộng sản
của ông thành HỌC THUYẾT DUY ÁC.
Về phát kiến tai hại này của Marx, trước hết lại bắt đầu từ lời giải thích của thầy ông là triết gia duy tâm Hegel, xin trích:
“Trong "Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức",
Enghen đã nhắc lại quan điểm của Hêghen (F. Hegel) về sự đối lập giữa
thiện và ác và ông đã phân tích như sau: "Hêghen viết: "Người ta tưởng
nêu được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song
người ta quên rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với
lời nói này: "Con người bẩm sinh là ác". Theo Hêghen, ác là hình thức,
trong đó biểu hiện động lực của sự phát triển lịch sử. Thật ra câu nói
đó bao hàm hai ý nghĩa: một mặt, mỗi bước tiến mới tất nhiên là một tội
ác chống lại trật tự cũ đang suy đồi, nhưng được tập quán thần thánh
hoá. Mặt khác, từ khi sự đối lập giữa các giai cấp xuất hiện thì chính
những dục vọng xấu xa của con người – lòng tham và sự thèm muốn quyền
thế – đã trở thành đòn bẩy cho sự phát triển lịch sử".” (hết trích)
Qua Engels ta mới biết chính Hegel, một con người luôn vịn vào vào
Thượng đế để đi tìm tuyệt đối trong ý niệm, trong xã hội tuyệt hảo do ý
niệm tuyệt đối dẫn đường, người hình như vẫn còn tin vào thiện căn con
người, lại xúi giục Marx dùng cái ác để giải thích lịch sử của loài
người là một lịch sử duy ác, do cái ác làm tiến hóa xã hội con người.
Đây là một ngụy lý của thầy trò Hegel- Marx, gây ra sự tai hại vô song
về sau cho những hậu duệ dùng học thuyết phi khoa học này để cải tạo thế
giới bằng biện pháp duy ác, không còn chỗ cho cái thiện cư trú trong
học thuyết Marx.
Trong triết học Trung Hoa, Mạnh tử (372 trước TL - 298 trước TL) một học
phái Nho gia nổi tiếng nhất từng nói: “ Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Tuân tử (313 trước TL - 238 trước TL) cũng một học phái Nho gia khác
sinh sau Mạnh tử 59 năm lại nói ngược rằng: “ Nhân chi sơ tính bản ác”.
Từ đó, có nhiều người suy ra rằng Mạnh tử chủ trương thiện còn Tuân tử
chủ trương ác. Sở dĩ Tuân tử nói như trên là để cân bằng với quan niệm
duy thiện của Mạnh tử, rằng con người sinh ra đã sẵn cả tính thiện và
tính ác. Bởi, thiện ác là bản năng tự nhiên tạo hóa ban cho muôn loài.
Vấn đề DUY ÁC của học thuyết Marx đấu tranh giai cấp bằng bạo lực trong
việc giải thích lịch sử loài người là ông đã lấy học thuyết “đấu tranh
sinh tồn tàn bạo, đào thải của tự nhiên tàn nhẫn và tồn tại của giống
thích ứng với môi trường ác liệt” của Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 19 tháng 4, 1882) làm thành học thuyết đấu tranh giai cấp bạo lực của mình.
Darwin sinh trước Marx 9 năm và mất sau Marx một năm. Mặc dù tác phẩm trứ danh nhất của Darwin là “Nguồn gốc các loài” in lần đầu tiên năm 1859, trong khi “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” của Marx –Engels in trước đó 11 năm, tức năm 1848, thì sao lại có chuyện Marx lấy ý tưởng của Darwin?
“Nguồn gốc các loài” là cuốn sách tổng kết những thành quả của
những khám phá, nhìn nhận, ghi chép, suy đoán, kết luận của Darwin trong
chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên hải trình của tàu Beagle
vòng quanh thế giới; và ông đã liên tục công bố các bài báo nhỏ về các
kết quả nghiên cứu này trên báo để thăm dò phản ứng của các nhà khoa
học. Marx đã lấy các ý tưởng của Darwin từ các bài báo này về sự tiến
hóa của các loài qua phép thử của cái ác đặng tăng thêm tự tin để ông
công bố kết luận gây choáng: lịch sử loài người là lịch sử của cái ác.
Chúng ta hãy nghe Engels kể lại:
“Trên các ấn phẩm của Nguồn gốc, Marx đã tham gia vào các công việc
khác. Nhưng khi ông đã có một cơ hội để đọc nó một năm sau đó, đánh giá
của nó cũng tương tự như của Engels, người mà ông đã viết trên 19 tháng
12 năm 1860:
"Trong thời gian thử nghiệm của tôi [bệnh] trong bốn tuần tôi đã đọc
tất cả các loại vật. Trong số những người khác, cuốn sách về chọn lọc tự
nhiên của Darwin. Mặc dù nó được phát triển một cách thô tiếng Anh, đây
là cuốn sách có chứa các nền tảng tự nhiên lịch sử của quan điểm của
chúng tôi. "
Một tháng sau, vào ngày 16 Tháng 1 năm 1861, ông đã viết cho Lassalle trong điều kiện tương tự:
"Công việc của Darwin là quan trọng nhất và phù hợp với mục đích của
tôi ở chỗ nó cung cấp một cơ sở khoa học tự nhiên cho lịch sử đấu tranh
giai cấp. Một, tất nhiên, không phải đưa lên với phong cách tiếng Anh
vụng về của các đối số. Mặc dù tất cả các thiếu sót của nó, nó là ở đây,
lần đầu tiên, 'mục đích luận trong khoa học tự nhiên là không chỉ là
một đòn chết, nhưng cũng hợp lý, ý nghĩa của nó được giải thích theo
kinh nghiệm."
BLOG của Đảng xã hội chủ nghĩa thế giới (Mỹ): www.wspus.org:
Thứ Hai 16 Tháng Ba, 2009
(hết trích)
Chính Engels nói trong bài phát biểu trước mộ Marx trong đám tang của
ông này, khẳng định Marx đã tiếp thu học thuyết đấu tranh sinh tồn nơi
thực động vật làm học thuyết đấu tranh giai cấp trong xã hội loài
người: “Giống như Darwin phát hiện ra quy luật của sự tiến hóa
tự nhiên đấu tranh sinh tồn, do đó, Marx phát hiện ra quy luật của của
sự tiến hóa trong lịch sử nhân loại”
Darwin và Marx trong việc tuyệt đối hóa cái ác trong sự tiến hóa của tự
nhiên và sự tiến hóa của xã hội loài người đã có sai lầm đáng tiếc.
THIỆN & ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên là của cả xã hội loài người.
Văn minh Ấn Độ (gần như đồng thời với văn minh Lưỡng Hà, trước văn minh
Ai Cập và Hi Lạp) đã theo đạo Bà La Môn với quan niệm Thượng Đế tam vị
nhất thể gồm thần sáng tạo Brahma, thấn Ác Shiva và thần Thiện Vishnu.
Như vậy, Thiện và Ác chính là hai mặt của sinh diệt có sẵn trong thế
giới tự nhiên trước khi con người xuất hiện. Trong thần thoại và trong
các tôn giáo của nhân loại từ bình minh của lịch sử đều có thần ác, thần
thiện, ông Thiện và ông Ác…Chúa và Phật, Thánh Ala của tiên tri
Mohamed, Lão tử và Khổng tử... đều dạy con người hướng thiện và đấu
tranh loại trừ cái ác.
Chỉ có học thuyết sinh vật học của Darwin và học tuyết cộng sản của Marx
không có chỗ cho cái thiện cư trú, là hai học thuyết toàn ác, duy ác,
tuyệt đối ác...
Thiện Ác gần như là một bản năng tạo hóa ban cho muôn loài từ thực vật,
động vật đến con người đều dùng chung quy luật tự nhiên này. Ngay ở
trong các loài thực vật, động vật quy luật tiêu diệt nhau (cái ác) để
tồn tại và quy luật khoan hòa, bao dung (cái thiện) để cộng sinh hòa
trộn vào nhau để cùng sinh tồn là điều không còn phải bàn cãi. Trong
rừng cây nhiệt đới năm, sáu tầng mọi loài cây đều tranh nhau vươn lên để
độc chiếm ánh sáng mặt trời; tuy nhiên bằng cách nào đấy, chúng vẫn để
những kẽ hở cho ánh sáng mặt trời lọt xuống tận các loài cỏ, loài tảo,
nấm dưới mặt đất. Đấy phải chăng chính là biểu hiện của tính thiện trong
thế giới tự nhiên?
Có rất nhiều loài cây nhỏ ví như phong lan mọc ký sinh trên các thân cây
cổ thụ và chúng biết sống thân thiện, hòa bình với nhau suốt đời, tuy
nhiên cũng có loài cây mọc ký sinh như cây si, cây đa, cây đề đã tiêu
diệt cây chúng sống nhờ (nhưng loài ký sinh duy ác này rất ít so với các
loài ký sinh duy thiện).
Loài vật, ngay cả các loài ăn thịt sống bên nhau như sư tử, cọp, gấu,
chó sói… cũng ít muốn gây chiến tranh với đồng loại và các loài khác
giống, trừ trường hợp chúng tranh mồi hay tranh chấp con cái, tranh nhau
lãnh thổ…Hầu hết các loài ăn cỏ từ voi, hưu nai, trâu, bò, dê, ngựa…
chọn lối sống hòa bình trên đồng cỏ, ít khi dùng bạo lực để tranh nhau
nguồn sống. Các loài ăn thịt cũng biết cách ứng xử bao dung với loài ăn
cỏ. Chúng chỉ bắt loài ăn cỏ để ăn đủ no chứ không bao giờ tàn sát hàng
loạt loài thú ăn cỏ như con người tàn sát đồng loại để trả thù hay để
thỏa mãn tính ác. Nhờ có loài ăn thịt sống chung mà loài ăn cỏ thoát
chết hàng loạt vì nạn nhân mãn, sinh sản quá nhiều không đủ cỏ để ăn.
Loài ăn thịt và loài ăn cỏ ngoài cách giết nhau để làm mồi mà ta gọi là
ác, chúng còn biết sống cộng sinh, bao dung nhau, che chở nhau để cùng
tồn tại.
Có loài cá nhỏ chuyên môn sống trong miệng loài cá mập (sát thủ của
biển) để sống bằng nghề xỉa răng cho loài cá dữ. Lại có những loài cá
nhỏ sống quanh, sống trên lưng loài cá lớn để làm nghề dọn vệ sinh cho
bọn ác ngư mà vẫn chung sống hòa bình với nhau từ đời này đến đời khác…
Hãy nhìn đàn cá voi săn mồi bằng cách dồn các đàn cá nhỏ lại thành một
vòng tròn đen đặc; nhưng chúng chỉ ăn đủ no và bao giờ cũng để lại một
phần đàn cá nhỏ kia để loài này tồn tại và phát triển.
Thiên nhiên đã tự cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự tồn tại của muôn
loài bằng quy luật thiện ác, quy luật vừa hủy diệt vừa bao dung, vừa tàn
phá vừa che chở để muôn loài cộng sinh và phát triển, tránh được sự tự
hủy diệt của nạn nhân mãn.
Rất tiếc, học thuyết tuyệt đối hóa cái ác trong các quy luật tàn bạo của
hội chứng móng và vuốt (chữ của Darwin) trong đấu tranh sinh tồn mạnh
được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, trong sự tàn nhẫn vô lương tâm của tự
nhiên khi chọn lọc giống loài…của Darwin là một cái nhìn phiến diện,
thiếu tính khoa học.
Marx đã lấy học thuyết duy ác trong các quy luật tồn tại của thực vật và
động vật trong tự nhiên của Darwin áp dụng vào thế giới con người để
thành thuyết đấu tranh giai cấp là một sai lầm lớn nhất trong thế giới
quan duy ác của ông, tạo ra các xã hội thống trị bằng cái toàn ác, không
bao giờ quan tâm đến cái thiện là chủ nghĩa nhân văn đã làm nên nhân
loại.
Stephen William Hawking (là một nhà bác học lỗi lạc, nhà Vật lý
người Anh sinh năm 1942. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng
vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức
danh dành cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị
trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac)
trong bài: “Lược sử thời gian” viết rằng về già, Darwin đã sám
hối vì nhận ra sai lầm của học thuyết vô thần tuyệt đối hóa cái ác trong
chọn lọc tự nhiên, trong đấu tranh sinh tồn của sinh vật, như sau:
“Về già Darwin lại viết:
“Có một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng đế, đó là lý lẽ lý
trí chứ không phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như
không thể, quan niệm được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này,
trong đó con người với khả năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương
lai, lại có thể là kết quả của một sự ngẫu nhiên mù quáng hay một tất
yếu. Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi tự cảm thấy phải tin rằng có
một cội nguồn khởi thủy có trí thông minh tương tự như người, nghĩa là
tôi tin có thượng đế. Trong thời gian viết bộ Nguồn gốc các chủng loại,
tôi nhớ là tâm trạng của tôi là như vậy. Tuy nhiên qua nhiều diễn biến
thăng trầm về sau, niềm tin của tôi không còn được như trước. Đến đây
lại nảy sinh một mối hoài nghi: Tôi tự hỏi làm sao có thể tin được rằng
linh hồn con người, thoạt đầu không khác gì linh hồn các loài vật hạ
đẳng nhất, lại có thể suy luận tới những kết luận bao la như vậy?”
Darwin không trả lời câu hỏi và kết luận như sau:
“Tôi không có tham vọng rọi sáng những vấn đề trừu tượng đó. Chúng ta
không thể biết nổi nguồn gốc của vạn vật và tôi đành cam nhân mình là
người theo chủ trương lý trí hữu hạn”.
Từ học thuyết đấu tranh giai cấp bằng tuyệt đối hóa sự giết chóc, Marx
đã đưa giai cấp vô sản lên thành giai cấp lãnh đạo tuyệt đối bằng chuyên
chế độc tài. Đây chính là vấn nạn khổ đau vô tận cho người dân phải
sống trong địa ngục chuyên chế vô sản duy ác trong các chế độ cộng sản
đã và đang bị cả loài người văn minh lên án..
(hết trích)
XÓA BỎ TƯ HỮU – MARX XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI
Kết luận của Marx: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”,
mà khái niệm “đấu tranh” của Marx đồng nghĩa với bạo lực, với cái ác,
với sự giết người hàng loạt không hề biết thương xót; đây là một lý giải
quá tầm bậy của ông. Lấy cái ác để giải thích sự phát triển của lịch sử
nhân loại, Marx chính là một kẻ phi nhân.
Marx thể hiện sự phi nhân khác của mình khi ông giải thích chính tư hữu
(sở hữu) là nguyên nhân gây ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, tức
là nguyên nhân mọi đau khổ của con người. Trong tuyên ngôn của đảng cộng
sản, Marx viết:
“Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của
mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.
Nói tóm lại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.”
Khi nghiên cứu tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (như vừa dẫn), Marx thấy
Platon nói rằng vì con người có ý thức về tư hữu, sở hữu nên mới sinh ra
tranh giành cướp đoạt của nhau; rằng muốn xây dựng một chế độ cộng sản
lý tưởng thì phải xóa bỏ tư hữu. Ý tưởng này của Platon đã được các tiền
bối của phái chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx nhắc lại và đưa
vào học thuyết giả tưởng của mình, nên Marx nhất quyết xóa bỏ tư hữu nơi
con người nếu con người đó bị buộc phải vào sống trong thế giới cộng
sản của ông.
Vả, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx là Charles Fourier từng
cho rằng trong xã hội mông muội của loài người (tức xã hội cộng sản
nguyên thủy theo cách gọi của Marx) con người chưa từng biết tư hữu về
tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, nên Marx coi đây là một bằng chứng
của chân lý.
Marx lại nghiên cứu những bài báo của Lewis H. Morgan, nhà nhân chủng
học người Mỹ sinh cùng năm với Marx (1818) và chết trước ông hai năm,
từng viết rằng, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người chưa biết tư
hữu. Từ đây, Marx tưởng mình đã đầy đủ dẫn chứng nhân chủng học khi ông
lấy ý này của Morgan làm căn cứ khoa học của mình. Chúng ta hãy theo
dấu Engels để biết Marx bị ảnh hưởng từ Morgan:
“Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan (Lewis Henry
Morgan (21 tháng 11 1818 - ngày 17 tháng 12 năm 1881) là một nhà nhân
chủng học người Mỹ tiên phong và lý thuyết xã hội đã làm việc như một
luật sư đường sắt), Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại
trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của
chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai
cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội
đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà
nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp
nói chung.
Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết
tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx,
Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan,
nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881,
có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.
Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác
minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy
của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng
các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx.”
(hết trích)
Thưa rằng, kết luận của Morgan và Marx khi hai ông cho rằng con người
mông muội ăn chung ở chung ngủ chung làm chung (cộng sản nguyên thủy)
không biết tư hữu là một kết luận sai lầm đến mức ấu trĩ.
Tư hữu, sở hữu là bản năng tạo hóa dành cho muôn loài từ cây cỏ, muông
thú đến con người. Từ con kiến, con ong, đến con chim, con chuột, con
cọp, con sư tử …đều biết sở hữu tổ của mình. Chúng có thể chiến đấu đến
chết để bảo vệ tổ, bảo vệ con cái của mình, bảo vệ các con của mình.
Ngay cả loài cây, tức là các loài thực vật… đều biết sở hữu vùng ánh
sáng, tranh nhau vùng ánh sáng và dùng rễ để tranh nhau các chất màu
trong đất.
Bản năng tư hữu, sở hữu đã có trong cả thế giới khoáng vật, động thực
vật, sao đến loài động vật cao cấp là con người dù con người trong thời
mông muội (cộng sản nguyên thủy) lại quên đi một bản năng tồn tại là bản
năng sở hữu, tư hữu như hai ông mạo danh khoa học kết luận là ông
Morgan và Marx là sao?
Hai đứa bé sinh đôi trong bụng mẹ chưa chào đời còn có bản năng sở hữu,
tư hữu khi chúng đá nhau tranh giành không gian chật chội, xin trích:
“Nếu như bạn không tin thì hãy đến với đoạn video thú vị dưới đây
được các nhà nghiên cứu Anh quay lại được. Đáng chú ý của cặp song sinh
này chiến đấu với nhau để có chỗ duỗi chân thoải mái trong bụng mẹ vốn
đang chật chội.
"Cuộc chiến" của cặp sinh đôi này xem ra bất phân thắng bại.
Cảnh quay trong video cho thấy đôi chân của bào thai nhỏ hơn đang
duỗi chân ra về phía bào thai to, như thể nó đang rất cố gắng để đẩy
chân hoặc đá chân vào người anh chị em mình, mặc dù sự thật, diễn giải
này không phải là chắc chắn đang xảy ra giữa các bào thai.
"Nếu bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị
trí nhất định", tiến sĩ Marjorie Greenfield, giám đốc bộ phận sản khoa
nói chung và phụ khoa nói riêng tại Đại học Trung tâm y tế ở Cleveland
(Luân Đôn, Anh) cho biết.
Greenfield, mẹ của cặp song sinh ban đầu còn tỏ ra do dự, không tin
vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến video cảnh hai đứa con của mình đá
nhau. Greenfield nói rằng: "Hai đứa trẻ đã đá vào bụng tôi, chúng đang
đấu đá nhau. Trải nghiệm thú vị này, chỉ bây giờ tôi mới có được".
Hình ảnh được chụp lại từ video. (Theo ABC news)
Nếu con ong, con chim, con thú... không có bản năng tư hữu, sở hữu, khi
đi kiếm ăn ở những vùng xa tổ của nó, xa hang của nó có khi cả trăm cây
số, chắc là nó không thèm quay về, hoặc không còn thiết tha với cái tổ,
với lũ con không thuộc sở hữu của nó, thì muôn loài chắc đã bị hủy diệt
từ lâu?
Con người (cũng như cây cỏ muông thú), được tạo hóa ban cho bản năng gốc
là bản năng tư hữu (sở hữu). Cái sở hữu đầu tiên của con người là tôi
chính là của tôi, thân xác tôi, tay tôi, mắt tôi, tư tưởng của tôi là sở
hữu của chính tôi; rồi vợ của tôi, con của tôi, nhà của tôi, đất nước
của tôi...Đến ngôn ngữ cũng có động từ, danh từ sở hữu huống nữa là con
người. Nếu theo Marx, thử bỏ các từ “của” đi thì cuốn “ Tư bản luận” sẽ
thành vô nghĩa. Con người bị Marx xóa đi cái sở hữu, tức là xóa cái tôi,
tức xóa chính nó, xóa cá nhân, tức xóa chính con người.
Đưa con người trở về thời đại hão huyền bịa đặt là cộng sản nguyên thủy
để xóa tư hữu, tức là Marx xóa chính con người. Do đó học thuyết Marx là
một học thuyết phi nhân.
CHỦ NGHĨA MARX XÓA BỎ TÔN GIÁO, XÓA BỎ ĐẠO ĐỨC, XÓA BỎ LỊCH SỬ THÀNH VĂN
NHÂN LOẠI, XÓA BỎ GIA ĐÌNH, XÓA BỎ TỔ QUỐC, XÓA BỎ NHÀ NƯỚC, XÓA BỎ
ĐIỀU THIỆN, XÓA BỎ NHÂN TÍNH, XÓA BỎ PHÉP BIỆN CHỨNG…TỨC MARX MUỐN XÓA
BỎ LOÀI NGƯỜI
Từ học thuyết “tha hóa” và học thuyết “phủ định của phủ định” của Hegel,
Marx tiến tới xã hội cộng sản tước bỏ tư pháp, tước bỏ đạo đức, tước bỏ
gia đình, tước bỏ xã hội công dân, tước bỏ nhà nước, tước bỏ lịch sử
thế giới:
“C.Mác cũng đã vạch ra quan niệm của Hêghen về tha hoá trong xã hội:
“Chẳng hạn như trong triết học pháp quyền của Hêghen, - C.Mác viết -, tư
pháp đã bị tước bỏ là đạo đức, đạo đức đã bị tước bỏ là gia đình, gia
đình đã bị tước bỏ là xã hội công dân, xã hội công dân đã bị tước bỏ là
nhà nước, nhà nước đã bị tước bỏ là lịch sử thế giới. Trong hiện thực
thực tế, tư pháp, đạo đức, gia đình, xã hội công dân, nhà nước, v.v.
tiếp tục tồn tại như trước, chúng chỉ trở thành những nhân tố, những
hình thức sinh tồn và hình thức tồn tại hiện có của con người, những
hình thức và nhân tố này nếu cô lập với nhau thì không có sức mạnh,
chúng xoá bỏ lẫn nhau, sản sinh lẫn nhau v.v. những nhân tố của vận
động””.
(hết trích)
Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx từng tuyên bố những người cộng sản (đảng của giai cấp công nhân) không có tổ quốc:
“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ
không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính
quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.”
Cho nên cờ của các đảng cộng sản trên thế giới đều là cờ búa liềm, cờ
của Liên Xô. Từ khi Liên Xô sụp đổ (1991), những người cộng sản trên
khắp thế giới đều mồ côi tổ quốc.
Cũng trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Marx tuyên bố thẳng thừng
những người cộng sản triệt để xóa bỏ các thành tựu nhân văn của quá
khứ:
“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với
những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên
khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách
triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.”
Khi người cộng sản tuyên bố đoạn tuyệt với các tư tưởng kế thừa của quá
khứ, tức họ đoạn tuyệt với các tư tưởng nhân văn quá khứ đã làm nên nhân
loại; họ xóa bỏ và đoạn tuyệt với các nền văn minh tiền Marx như văn
minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi-La, những giá trị nhân bản
vô cùng của thời Phục Hưng, thời Ánh Sáng…Và các tư tưởng nhân văn của
Cách mạng Pháp với khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái cũng bị Marx đoạn
tuyệt và xóa bỏ. Như thế này, chính Marx đã xóa sổ học thuyết của ông
toàn bắt nguồn từ các dòng tư tưởng xưa cũ. Chính Marx đã khai tử duy
vật lịch sử và duy vật biện chứng của ông vậy.
Marx và những người cộng sản tuyên bố thẳng thừng họ chỉ có một biện
pháp duy ác dùng bạo lực để lật đổ thế giới cũ. Con đường họ tiến lên
xây dựng thiên đường cộng sản là con đường đẫm máu các giai cấp hữu
sản:
“Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những
quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ
chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã
hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách
mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản
chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được
cả thế giới.
Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!
Marx từng viết về việc xóa bỏ tôn giáo với hai lời tuyên bố rùng rợn như sau:
“Điều kiện tất yếu đầu tiên cho hạnh phúc của nhân dân là sự bãi bỏ tôn giáo.
The first requisite for the happiness of the people is the abolition of religion.”
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Religion is the opium of the masses.”
Tôn giáo là bước phát triển văn hóa lớn nhất của con người từ mông muội
đến văn minh. Cứ giả sử như không có Thượng Đế đi chăng nữa, thì sự sáng
tạo ra Thượng Đế là sự sáng tạo lớn nhất của con người nhằm thiêng
liêng hóa hình ảnh của mình, giúp con người khác xa con vật. Nhờ có tôn
giáo, nhờ có Thượng Đế làm chỗ dựa tinh thần, làm cứu cánh giúp con
người thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi, thoát khỏi cô đơn, giải tỏa được nỗi sợ
chết có thể làm con người điên loạn mà tự hủy diệt mình. Tôn giáo chính
là con đường nhân loại cởi bỏ lốt thú vật để khoác lên mình bộ cánh
thiên giới bay đến chân trời văn minh hôm nay. Xóa bỏ tôn giáo, khác gì
Marx đã xóa bỏ chính con người.
Ta mới hiểu vì sao các xã hội cộng sản hậu bối của Marx thực thi mệnh
lệnh tiêu diệt tôn giáo khủng khiếp nhường vậy. Xin bạn đọc vào công cụ
tìm kiếm http://google.com rồi đánh tên
tác giả và tác phẩm: “ Tân tử Lăng Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” do
Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, sẽ thấy Mao Trạch Đông và
cộng sản Trung Hoa phá nát đình chùa miếu mạo nhà thờ trên đất Trung Hoa
khủng khiếp ra sao.
Ở Việt Nam, chính người viết bài này đã mục kích cảnh đảng ra lệnh cho
dân quân phá hủy nhà thờ, chùa chiền hồi cải cách ruộng đất tàn bạo vô
cùng. Hãy đọc một đoạn nhà văn Đỗ Chu kể lại chiến dịch đảng cộng sản
Việt Nam ra lệnh đốt phá các chùa chiền trên núi Yên Tử ra sao:
“Hỏi các vị bô lão trong vùng mới biết có chỗ là do Tây đốt, có chỗ
là do ta đốt, ta đốt phá mới nhiều mới dữ. Một cụ chống gậy lọm khọm
bước đến trước tôi kể, chính tôi hồi ấy đã được cấp trên gọi đi đốt phá
cả chục ngôi chùa, tượng lớn tượng nhỏ cho trôi sông tuốt. Rồi ông cụ
tặc lưỡi cười rất thành thực, thì cái thời nó thế, tôi lúc đó trẻ đang
hăng lắm, được phong làm trưởng ban phá hoại huyện.”
(trích bài “ NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU báo Văn Nghệ số Tết 2013)
Xin hãy nghe nhà văn Võ Văn Trực kể như sau:
“Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa”
(Chuyện Làng Ngày Ấy của Võ Văn Trực do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993)
Marx viết: “Chế độ cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn thưở, nó bãi bỏ
tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách nó; và nó đi ngược lại tất cả
những phát triển lịch sử trước nó” (Marx et Engels – Manifeste du Parti communiste – trang 51. www.librio.net)
Có phải vì những lời giáo huấn duy ác này của Marx mà ta thấy trong các
chế độ cộng sản cái ác lên ngôi, cái đểu lên ngôi, cái xấu lên ngôi, cái
giả lên ngôi, cái dối trá lưu manh lên ngôi hay không?
Marx chính trị hóa triết học, cách mạng hóa lý thuyết ảo tưởng của mình
bằng hai câu nói mà nhiều người khen là tuyệt vời hơn các triết gia
khác: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách
khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới “…“Giống như triết học thấy giai
cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết
học là vũ khí tinh thần của mình”
Chính khái niệm “ cải tạo thế giới” bằng triết học này của Marx đã góp
phần làm hỏng cả triết học lẫn con người. Biến triết học còn nhiều điều
chưa hợp lý, chưa khoa học, thậm chí chỉ là những giả định,những ý niệm
chủ quan duy tâm của mình thành vũ khí giết người của Marx thì lý thuyết
này khác gì tòa án giáo hội thời trung cổ dùng giàn hỏa thiêu để thực
thi đức tin tôn giáo độc quyền của nhà thờ. Thực ra, bản chất triết học
nói cho cùng chính sự hoài nghi của con người về tồn tại. Không thể có
một học phái triết học nào trở thành chân lý tuyệt đối. Lấy thuyết cộng
sản của mình làm chân lý tuyệt đối để tiêu diệt các học phái triết học
khác, chính Marx mới là ngụy triết học, phản triết học.
Theo Engels định nghĩa triết học: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Lấy tư duy về tồn tại để cải tạo thế giới là một sự lầm lạc đáng tiếc
gây ra cái chết đau thương cho hàng trăm triệu con người là nạn nhân của
chủ nghĩa cộng sản do Marx vẽ vời ra để các nhà cách mạng đồ tể thực
thi.
Rất tiếc, 05 tháng trước khi qua đời, Engels đã nhận ra sai lầm của mình và Marx khi ông viết “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”,
rằng học thuyết dùng cái ác, dùng bạo động để giành chính quyền của
giai cấp vô sản đã bị thời đại bỏ qua, đã bị chủ nghĩa tư bản nhân đạo
bỏ qua:
“Ngày 6-3-1895, trong lời nói đầu của cuốn: “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp”, Engels viết: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan
điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều
hơn. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mắt...” (Engels qua đời 5-8-1895)
Engels còn kể lại có vẻ khôi hài rằng: “Marx nói với Lafargue: «Tôi, Karl Marx, không phải là người Marxiste » – Thư Engels gửi Berstein - 3/11/1882”
Sự sám hối của Engels hình như đã muộn, học thuyết duy ác của các ông đã
bị Lenine bắt cóc đưa về Nga để làm cuộc tàn sát vĩ đại con người có
tên là cộng sản.
Tại quê hương Marx sinh ra, vùng Trèves, người ta có dựng lên một bức
tượng của Marx, nhưng người ta có đề hàng chữ ở dưới chân tượng: "Đây là nơi sinh ra Marx, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của ông ta..."
Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo như Karl Kautsky, Wilhelm
Liebknecht, August Bebel, Ferdinand Lassalle... đồng thời với Marx hay
sau Marx đã chia tay học thuyết xã hội chủ nghĩa bạo lực của Marx để xây
dựng một xã hội chủ nghĩa dân chủ, bác bỏ thuyết đấu tranh giai cấp,
bác bỏ chuyên chính vô sản, bác bỏ xóa tư hữu, bác bỏ kinh tế tập trung
của Marx, chủ trương đa nguyên kinh tế và đa nguyên chính trị để giúp
giai cấp vô sản đấu tranh bằng nghị trường ôn hòa. Những nhà xã hội chủ
nghĩa dân chủ nhân đạo trên từng bị Marx, Engels, Lenine nguyền rủa nặng
nề nhưng hướng đi của họ là đúng, đã dẫn dắt châu Âu và chủ nghĩa tư
bản đến thành công mỹ mãn như hôm nay, chiến thắng hoàn toàn học thuyết
dùng cái ác để cải tạo thế giới của Marx.
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng Châu
Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng
Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l'Europe), một cơ quan dân
cử của 46 quốc gia châu Âu đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một
năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết
1481 (2006) [2] với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lời của hai nhà văn quân đội,
hai vị cựu đại tá là nhà văn Tân Tử Lăng bên Trung Quốc (hiện đang sống
tại Trung Quốc và không bị bắt bớ vì dám nói thật) và nhà văn cựu đại tá
Nguyễn Khải (đã mất) của Việt Nam, từng viết như sau:
Đây là lời của nhà văn đại tá Tân Tử Lăng Trung Quốc:
“Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.”
(Mao Trạch Đông ngàn năm công tội- Tân Tử Lăng – Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009)
“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công
khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả”
khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý
luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho
Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ
định công cuộc cải cách-mở cửa.” (Tân Tử Lăng- sách đã dẫn)
Và đây là lời trăn trối lại trước khi chết của nhà văn Việt Nam đại tá Nguyễn Khải:
“Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương
lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người….Quả thật dân tộc
Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại
thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách
nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học
thuyết đã mất hết sức sống.”
(trích bài: “ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT” của nhà văn Nguyễn Khải – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật).
Viết nhân dịp kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Karl Marx (5.5.1818 –
5.5.2013) và kỷ niệm 130 năm ngày mất của ông (14.3.1883- 14.3.2013)
Sài Gòn ngày 10-04-2013
Chia sẻ bài viết:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 257
No comments:
Post a Comment