Sunday, January 13, 2013
PHẠM TRẦN * ĐẢNG NÓI DỐI
Đảng nói dối mình và lừa cả dân
Phạm Trần
- Được đăng ngày Thứ sáu, 11 Tháng 1 2013 10:50
- Lượt xem: 153
“…Làm
sao mà đội ngũ “chỉ biết nói cho sang miệng” này có thể chống được “con
bệnh kinh niên bất trị” ngay trong lòng mỗi đảng viên khi những người
này đã hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và lãnh đạo…”
Bộ Chính trị nhìn nhận Nghị quyết 4 thất bại
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có bao giờ tự nói dối mình và không thật với nhân dân chưa?
Nhiều lắm và thường xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của đất nước, nhưng hãy kể ra đây ít chuyện gần cho dễ nhớ.
Trước nhất là việc đảng tổ chức lấy ý kiến dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tại
Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân ngày 08-01-2013 ở Hà
Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội,Chủ tịch
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói rằng : “Việc lấy ý
kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ
của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự. Ông yêu cầu việc lấy ý
kiến phải “tạo điều kiện (để) người dân thể hiện các quan điểm, chính
kiến về toàn bộ bản Hiến pháp cũng như với từng điều khoản cụ thể”. Bởi
chỉ có như vậy mới “tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm
đối với việc xây dựng cũng như tôn trọng, thi hành Hiến pháp”. (Báo Lao Động, 09-01-2013)
Nghe
chí lý lắm, bởi vì “ý dân là ý trời” cơ mà, “ý đảng” chưa hẳn đã là
“lòng dân”, nhưng sao hai ông Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh,
Trưởng ban Tuyên giáo và Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí thư Trung ương
lại dè dặt rào trước đón sau gay gắt quá?
Ông Huynh phán, theo tường thuật của tờ Lao Động: “Ông
yêu cầu công tác tư tưởng, tuyên truyền “phải thể hiện sâu sắc quan
điểm của Đảng”. “Phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến góp ý được
trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu”, đồng
thời giáo dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng
lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm
mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Ý ông muốn nói là phải “nắn” dân theo ý đảng chứ gì? Quan điểm của đảng CSVN đối với việc lấy ý kiến dân có phải là “phải chấp nhận quyền cai trị độc tôn, độc quyền bất di bất dịch” của đảng như ghi trong “Điều 4 bổ sung” , lập lại của Hiến pháp 1992 và đã được tái khẳng định tại Hội nghị Trung ương 2/XI (họp từ ngày 4-10/07/2011) như lời Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trước ông Huynh?
Hội nghị 2 đã quyết định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …”
Như vậy dù biết đảng đã “đặt chiếc cầy trước con trâu” như một việc “đã rồi” nhưng ông Huynh vẫn muốn các cấp dự Hội nghị hiểu rằng có lấy ý dân cũng không được ra ngoài “ý ấy của đảng” !
Ý ông muốn nói là phải “nắn” dân theo ý đảng chứ gì? Quan điểm của đảng CSVN đối với việc lấy ý kiến dân có phải là “phải chấp nhận quyền cai trị độc tôn, độc quyền bất di bất dịch” của đảng như ghi trong “Điều 4 bổ sung” , lập lại của Hiến pháp 1992 và đã được tái khẳng định tại Hội nghị Trung ương 2/XI (họp từ ngày 4-10/07/2011) như lời Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trước ông Huynh?
Hội nghị 2 đã quyết định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …”
Như vậy dù biết đảng đã “đặt chiếc cầy trước con trâu” như một việc “đã rồi” nhưng ông Huynh vẫn muốn các cấp dự Hội nghị hiểu rằng có lấy ý dân cũng không được ra ngoài “ý ấy của đảng” !
Còn cái khoản ông Huynh bảo cán bộ Tuyên giáo phải biết “giáo
dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản
bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ
đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch” khi lấy ý kiến dân là ông muốn nói không chấp nhận ý kiến “trái chiều” chứ gì?
Nhưng không riêng chỉ có ông Đinh Thế Huynh mới “giáo điều” như thế mà cả Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh cũng “tát nước theo mưa” như thế này: “ Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng... Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội , phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.
Ghê chưa? Đảng không cần người dân phải có “hành động” mới ra tay dẹp mà chỉ cần biểu lộ bằng “lời nói” hay “cử chỉ” thôi cũng tù mọt gông rồi.
Lấy ý kiến dân mà gò ép dân như thế là độc tài chứ đâu phải là “cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự” như ông Nguyễn Sinh Hùng nói?
Nhưng không riêng chỉ có ông Đinh Thế Huynh mới “giáo điều” như thế mà cả Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh cũng “tát nước theo mưa” như thế này: “ Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng... Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội , phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.
Ghê chưa? Đảng không cần người dân phải có “hành động” mới ra tay dẹp mà chỉ cần biểu lộ bằng “lời nói” hay “cử chỉ” thôi cũng tù mọt gông rồi.
Lấy ý kiến dân mà gò ép dân như thế là độc tài chứ đâu phải là “cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự” như ông Nguyễn Sinh Hùng nói?
Nhưng ông Hùng có nói thật lòng mình không, hay ông cũng “cá mè một lứa”? Bởi vì một trong “9 nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiếnpháp”
được đề ra tại “Hội nghị tòan quốctriển khai lấy ý kiến nhân dân” ngày
8-01-2013 thì Ủy ban Dự thảo đã minh địnhtrong Điểm thứ 3: “Khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội” .
Như vậy thì còn lấy ý kiến dân làm gì cho mất toi tiền bạc và thời giờ của dân đang cần tiết kiệm để kiếm cơm ăn, áo mặc?
Quyền con người
Thứ nhì là chuyện đảng và báo-đài của nhà nước làm um xùm lên việc Hiến pháp sửa đổi đã dành trọn Chương II gồm 38 Điều nói về “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”.
Thứ nhì là chuyện đảng và báo-đài của nhà nước làm um xùm lên việc Hiến pháp sửa đổi đã dành trọn Chương II gồm 38 Điều nói về “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”.
Nhưng
các quyền căn bản hiến định này lại bị các Luật của nhà nước vô hiệu
hóa bằng các điều mơ hồ hoặc để hở cho nhà nước tự do hành dân tùy tiện
theo cách lý giải không cần phải chứng minh “đúng sai”.
Chẳng hạn như đảng viết trong Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50):
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Nhưng đố ai biết sự giới hạn quyền của nhà nước đối với công dân trong các “lý do tự biên, tự chế” ở khoản 2 là thế nào không, hay chính phủ muốn sao dân cũng phải chịu?
Đến Điều 16 (mới) còn bao trùm mơ hồ hơn khi họ viết:
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nội dung hai điều trên đây là hiện thân của ba điều trong Luật Hình Sự đã cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, đó là: Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); (và) Điều 89 (Tội phá rối an ninh).
Như vậy là Hiến pháp sửa đổi đã công khai cho phép nhà nước “đeo thêm tròng vào cổ người dân”mà dân không dám cãi thì có phản dân chủ không, hay đã “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng nói không biết ngượng? (Báo Nhân Dân, 05/11/2011)
Ngoài ra trong Chương này, nhiều quyền của dân cũng được công nhận và bảo vệ như đảng “đã vẽ ra cho đẹp mắt” trong Hiến pháp 1992 như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v…
Riêng trong Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) thì đảng và nhà nước đã vi phạm nghiêm trọng không biết bao nhiều ngàn, triệu lần nhưng vẫn cứ lập lại cho ra vẻ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, theo đó:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Khi viết lại như thế thì không biết Ủy ban sọan thảo và Quốc hội có biết rằng vào ngày 28 tháng 12 năm 2012, cô Nguyễn Hoàng Vi, một nhà báo Truyền thông xã hội (Blogger) đã bị công an hành hạ, tra tấn và xâm phạm cơ thể, kể cả “chỗ kín”, theo chính lời tố cáo của cô, sau khi cô bị bắt về đồn Công an chỉ vì đã có mặt gần Tòa án xử tái thẩm vụ 3 Nhà báo tự do Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn (Phan Thanh Hải)?
Trước đó vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, một phụ nữ khác, cô Huyền Trang, Thông tín viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cũng đã bị hành hạ tượng tự, tuy không “bỉ ổi” như trường hợp cô Nguyễn Hoàng Vi.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Nhưng đố ai biết sự giới hạn quyền của nhà nước đối với công dân trong các “lý do tự biên, tự chế” ở khoản 2 là thế nào không, hay chính phủ muốn sao dân cũng phải chịu?
Đến Điều 16 (mới) còn bao trùm mơ hồ hơn khi họ viết:
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nội dung hai điều trên đây là hiện thân của ba điều trong Luật Hình Sự đã cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, đó là: Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); (và) Điều 89 (Tội phá rối an ninh).
Như vậy là Hiến pháp sửa đổi đã công khai cho phép nhà nước “đeo thêm tròng vào cổ người dân”mà dân không dám cãi thì có phản dân chủ không, hay đã “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng nói không biết ngượng? (Báo Nhân Dân, 05/11/2011)
Ngoài ra trong Chương này, nhiều quyền của dân cũng được công nhận và bảo vệ như đảng “đã vẽ ra cho đẹp mắt” trong Hiến pháp 1992 như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v…
Riêng trong Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) thì đảng và nhà nước đã vi phạm nghiêm trọng không biết bao nhiều ngàn, triệu lần nhưng vẫn cứ lập lại cho ra vẻ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, theo đó:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Khi viết lại như thế thì không biết Ủy ban sọan thảo và Quốc hội có biết rằng vào ngày 28 tháng 12 năm 2012, cô Nguyễn Hoàng Vi, một nhà báo Truyền thông xã hội (Blogger) đã bị công an hành hạ, tra tấn và xâm phạm cơ thể, kể cả “chỗ kín”, theo chính lời tố cáo của cô, sau khi cô bị bắt về đồn Công an chỉ vì đã có mặt gần Tòa án xử tái thẩm vụ 3 Nhà báo tự do Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn (Phan Thanh Hải)?
Trước đó vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, một phụ nữ khác, cô Huyền Trang, Thông tín viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cũng đã bị hành hạ tượng tự, tuy không “bỉ ổi” như trường hợp cô Nguyễn Hoàng Vi.
Cô
Huyền Trang cũng đã tố cáo trên các mạng báo điện tử hành động “lục
soát cơ thể cô”, sau khi cô bị công an vây bắt khi đi quan sát ngoài Tòa
án nhân ngày xử hai Nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.
Đảng thua chính mình
Cuối cùng là chuyện đảng nói mà chẳng bao giờ làm được trong vấn đề kiểm điểm, xây dựng đảng như đã đề ra trong Nghị quyết 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, và 14 năm trước, với việc làm tương tự trong Nghị quyết 6 (lần 2) Khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Chuyện
làm bôi bác cho có lệ để mị dân được chứng minh tại Hội nghị Trung ương
6, sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng biểu quyết tự ý không kỷ luật
Bộ Chính trị và một Ủy viên Bộ Chính trị (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) để
bảo vệ nội bộ.
Hành
động “tự trát tro” vào mặt mình để “nhận khuyết điểm” và “nhận lỗi
trước đảng, trước tòan dân” từ trên xuống dưới đã thành một tiền lệ mà
đảng không hề biết xấu hổ.
Nhưng
điều quan trọng khiến dân “sổ toẹt” vào đảng là những lời cam kết sửa
chữa khuyết điểm để làm tròn nhiệm vụ trước nhân dân của lãnh đạo đảng
và nhà nước đã tan ra mây khói sau Hội nghị Trung ương 6.
Bằng chứng như Bộ Chính trị đã thừa nhận trong một Văn kiện đóng dấu “MẬT” đề ngày 17/8/2012 về “NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA VIỆC KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU”.
Tài
liệu này được gửi cho tất cả Ban Chấp hành đảng từ Trung ương xuống cơ
sở “kèm theo Công văn của Bộ Chính trị số 118-CV/TW, ngày 17-8-2012”.
Nguyên văn 12 điểm nhìn nhận đảng đã thất bại trong việc thi hành Nghị quyết 4, bị tiết lộ ra ngoài như sau:
1.-Tổ chức lấy ý kiến góp ý chuẩn bị kiểm điểm của các tập thể và cá nhân không bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.
2.-Tổng hợp, tập hợp ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân không trung thực, không khách quan, thiếu chính xác.
1.-Tổ chức lấy ý kiến góp ý chuẩn bị kiểm điểm của các tập thể và cá nhân không bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.
2.-Tổng hợp, tập hợp ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân không trung thực, không khách quan, thiếu chính xác.
3.-
Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân không nghiêm túc,
không bám sát 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ
thị và Kế họach của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban đảng Trung
ương; không tập trung đi sâu làm rõ các khuyết điểm, yếu kém của tập thể
và cá nhân liên quan đến các vấn đề cấp bách, bức xúc, nổi cộm của địa
phương, cơ quan, đơn vị và nguyên nhân.
4.-Trong
kiểm điểm, không bám sát 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung
ương 4, Chỉ thị, Kế họach của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của các ban đảng
Trung ương.
Đồng
chí đứng đầu không gương mẫu kiểm điểm tự phê bình và phê bình; điều
hành cuộc kiểm điểm không đúng nguyên tắc, không quán triệt đầy đủ tinh
thần, mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp tiến hành kiểm điểm
của Trung ương. Các ý kiến phát biểu góp ý sơ sài, có biểu hiện né tránh
là phổ biến.
5.-
Không nghiêm túc, tự giác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, nhất là
không làm rõ khuyết điểm và trách nhiệm của tập thể, của cá nhân, nhất
là người đứng đầu, không xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong các
khuyết điểm, yếu kém tập thể.
6.- Có biểu hiện lợi dụng kiểm điểm tự phê bình và phê bình để nói xấu, gây mất đoàn kết nội bộ, hạ bệ nhau.
7.-Qua
kiểm điểm đã xác định tập thể và cá nhân có sai phạm, khuyết điểm đến
mức phải kỷ luật, song không tự giác, không thành khẩn nhận hoặc nhận
hình thức kỷ luật không đúng mức, không tương xứng.
8.- Không thành khẩn, nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân.
9.-Không
giải trình hoặc giải trình không trung thực, không đi thẳng vào nội
dung, bản chất của vụ việc theo gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị (đối
với những nơi được gợi ý) và ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân.
10.-
Qua kiểm điểm, có những vấn đề nảy sinh cần kiểm tra, xác minh, song
không giao cho Ủy ban Kiểm tra cùng cấp (hoặc cơ quan chức năng) chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh làm rõ để có kết luận.
11.-Không
đề ra được những giải pháp khắc phục, sửa chữa có hiểu qủa các khuyết
điểm, hạn chế chủ yếu đã được xác định qua kiểm điểm.
12.-Trong
qúa trình chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm, để xảy ra tình trạng sao
nhãng, bê trễ công việc, để xảy ra các vụ việc quan trọng.
(BỘ CHÍNH TRỊ)
Như thế thì còn “chỉnh” với “sửa” gì nữa ?
Như thế thì còn “chỉnh” với “sửa” gì nữa ?
Thế mà tại “Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013” tại
Hà Nội ngày 09/01/2013, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ
Chính trị Đinh Thế Huynh vẫn huyênh hoang hô hào cán bộ ngành tư tưởng
hãy:” Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá
XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mà trọng tâm là
xây dựng và triển khai chương trình hành động khắc phục những hạn chế,
khuyết điểm.” (Website Đảng CSVN)
Khuyết điểm và hạn chế là một “truyện dài muôn thuở” lúc nào cũng treo trên đầu mỗi đảng viên CSVN, nhất là những kẻ có chức có quyền như Bộ Chính trị đã nhìn nhận trong 12 Điểm nêu trên.
Nhưng xem ra Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thấy đó là “điều nhục” cho đảng cầm quyền do ông lãnh đạo. Ông vẫn hô hào trước mặt đội nghị làm công tác tuyên truyền rằng: “Trước những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với công tác tuyên giáo, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, kiên định nguyên tắc, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nắm chắc và vận dụng sáng tạo để thực hiện đường lối của Đảng, phải vững vàng không dao động, giữ vững niềm tin, trong khó khăn càng phải vững niềm tin, củng cố, tăng cường niềm tin vào Đảng, vào chế độ, vào nhân dân, vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng, trong Nhà nước, trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Ông còn nói: “Mọi lời nói, việc làm, hành động phải nhằm vào mục tiêu đó, tạo cho được chuyển biến trên thực tế. Công tác tuyên giáo cần quan tâm hơn nữa các vấn đề: Giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, vừa tuyên truyền mặt tích cực, vừa phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn những nhận thức lệch lạc.
Khuyết điểm và hạn chế là một “truyện dài muôn thuở” lúc nào cũng treo trên đầu mỗi đảng viên CSVN, nhất là những kẻ có chức có quyền như Bộ Chính trị đã nhìn nhận trong 12 Điểm nêu trên.
Nhưng xem ra Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thấy đó là “điều nhục” cho đảng cầm quyền do ông lãnh đạo. Ông vẫn hô hào trước mặt đội nghị làm công tác tuyên truyền rằng: “Trước những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với công tác tuyên giáo, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, kiên định nguyên tắc, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nắm chắc và vận dụng sáng tạo để thực hiện đường lối của Đảng, phải vững vàng không dao động, giữ vững niềm tin, trong khó khăn càng phải vững niềm tin, củng cố, tăng cường niềm tin vào Đảng, vào chế độ, vào nhân dân, vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng, trong Nhà nước, trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Ông còn nói: “Mọi lời nói, việc làm, hành động phải nhằm vào mục tiêu đó, tạo cho được chuyển biến trên thực tế. Công tác tuyên giáo cần quan tâm hơn nữa các vấn đề: Giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, vừa tuyên truyền mặt tích cực, vừa phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn những nhận thức lệch lạc.
Để
hoàn thành trọng trách được giao, ngành tuyên giáo cần tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ chính
trị, luôn giữ gìn, nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng,
trung thành tuyệt đối, có trình độ chuyên môn giỏi, nói được, viết được,
thuyết phục được, không bị cám dỗ, thực sự là lực lượng xung kích đi
đầu về tư tưởng chính trị.”
Làm sao mà đội ngũ “chỉ biết nói cho sang miệng” này có thể chống được “con bệnh kinh niên bất trị” ngay trong lòng mỗi đảng viên khi những người này đã hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và lãnh đạo trong khi phải phải chống trả rất khó khăn với cơn hồng thủy “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng, nhất là sau khi Bộ Chính trị nhìn nhận đảng viên các cấp không còn coi Nghị quyết 4 ra gì nữa.
Làm sao mà đội ngũ “chỉ biết nói cho sang miệng” này có thể chống được “con bệnh kinh niên bất trị” ngay trong lòng mỗi đảng viên khi những người này đã hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và lãnh đạo trong khi phải phải chống trả rất khó khăn với cơn hồng thủy “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng, nhất là sau khi Bộ Chính trị nhìn nhận đảng viên các cấp không còn coi Nghị quyết 4 ra gì nữa.
Phạm Trần
Bình luận
HÀ NHÂN VĂN * LIÊN MINH VỚI HOA KỲ
Hà Nhân Văn
Mục tiêu xa của Bắc Kinh: Dầu khí Côn Sơn, Tây Nguyên, Trường Sơn VIỆT NAM TRƯỚC THÁCH ĐỐ ĐẠI HÁN ĐỎ XÂM LĂNG!
VẤN ĐỀ LIÊN MINH VỚI HOA KỲ
Được đăng bởi
Tham nhũng
vào lúc
04:23
VẤN ĐỀ LIÊN MINH VỚI HOA KỲ
Ts
Cù Huy Hà Vũ từng thống thiết kêu gọi Việt Nam phải liên minh với Hoa
Kỳ, "Đó là mệnh lệnh". Mệnh lệnh của ai? Mệnh lệnh của tổ quốc và của Mẹ
Việt Nam. Lời kêu trầm thống ấy chính là nguyên nhân Bắc Kinh áp lực
CSVN phải bắt giam và bỏ tù Cù Huy Hà Vũ đồng thời tiêu diệt khí thế VN.
Nhưng liên minh với Mỹ vào lúc này có dễ không? Dễ mà khó, rất khó!
Dễ
là vì Mỹ đang muốn giúp VN và bảo vệ Biển Đông. Các tổ chức cựu chiến
binh Mỹ "Viet Veterans" đã và đang đổ xô qua tiếp tay tái thiết VN, hàn
gắn vết thương "20 năm cuộc chiến" và xóa nhòa "hội chứng VN". Khuynh
hướng thân Mỹ trong giới trí thức, sinh viên, cựu tướng lãnh và cựu
chiến binh VNCS càng ngày càng lan rộng, lấy "Trung tâm Hoa Kỳ" ở Sàigòn
làm thí dụ, giới trẻ tấp nập đến trung tâm, nhất là ngày thứ bảy chủ
nhật. Nhưng rất khó lúc này, chỉ có thể liên minh với Mỹ về chính trị và
quân sự trong điều kiện tiên quyết, "ắt có và đủ", VN phải có tự do dân
chủ và tôn trọng nhân quyền. Thời cơ vàng son đang tới. Ngày 2-6 vừa
qua, sau khi dự thượng đỉnh G-8 trở về, TT Obama tái xác định với lời lẽ
hết sức cứng rắn: Bất cứ nơi nào an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa, Hoa Kỳ
sẽ phản ứng tức khắc, kể cả dùng biện pháp quân sự. Biển Đông là vùng an
ninh của Mỹ.
HAI ĐIỀU KIỆN CHỐNG ĐẠI HÁN
Nếu
bất hạnh Trung quốc Đỏ xâm lăng VN như phe diều hâu Bắc Kinh đã và đang
hô hào cổ võ "đánh! đánh" , Tàu Đỏ chắc chắn sẽ thua Việt Nam trong 2
điều kiện sinh tử: 1. Diệt được lũ Việt gian trong lãnh đạo và trong
lòng ĐCSVN. 2. Trung hòa đạo quân thứ năm của Bắc Kinh đang lúc nhúc
trên đất nước, đó là tập thể trên 300,000 Hoa kiều mới nhập lậu vào VN
từ đầu thập niên 2000, hầu hết là Hán dân đến từ các tỉnh nghèo như
Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Nam... Cần phân biệt lớp Hoa kiều mới này với đồng
bào Việt gốc Hoa trước năm 1975 ở cả 2 miền Nam Bắc, nay gọi đơn giản
là đồng bào Hoa, hầu hết đến VN từ thế kỷ 17 và trước nữa, gốc Phúc
Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam và một số ở Chiết Giang và Quảng Tây, vốn
là huyết hệ Việt tộc trong dòng Bách Việt, ta phải bảo vệ, là đồng bào
ta.
TẬP ĐOÀN VIỆT GIAN TRONG ĐẢNG CSVN
Bộ
"sậu" của Bắc Kinh đang là một quyền lực sinh sát trong lãnh đạo ĐCSVN.
Do cao trào chống Đại Hán bá quyền trong quân đội và quần chúng VN,
chúng mai phục nằm im, chờ giờ hành động. Trùm Nguyễn Phú Trọng chắc
không đến nỗi nào so với Lê Khả Phiêu - Trần Đức Lương và Tô Huy Rứa,
sản phẩm của Bắc Kinh, vẫn chưa đủ lông cánh vượt qua mặt Trương Tấn
Sang, dù tháng 7 này, Sang sẽ hết thực quyền điều hành đảng. Một Nguyễn
Chí Vịnh, như biết thân phận nằm êm ru, chưa qua mặt nổi Phùng Quang
Thanh. ĐH kỳ 11 vừa qua, tướng Thanh về nhì, 95% phiếu sau Trương Tấn
Sang. Trọng đứng thứ 6, do là người của Bắc Kinh nên được đẩy lên làm
TBT, nếu không có cục Tình báo Hoa Nam mua chuộc thúc đẩy, không đến
lượt Trọng làm TBT mà phải do họ Trương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động, Trọng là tay em của phe chống TQ, suốt nhiều năm phục vụ tại tòa
soạn báo Nhân Dân, Trọng chống Đại Hán bá quyền rất mãnh liệt, Trọng nằm
trong quĩ đạo Lê Duẫn - Lê Đức Thọ. Trọng du học và đậu Phó tiến sĩ ở
Liên Xô. Theo tin Hà Nội, Trọng chỉ ngả vào vòng tay Bắc Kinh từ khi
Trọng làm bí thư thành ủy Hà Nội, Trọng lạc vào phe làm ăn móc ngoặc với
các đại gia Tầu Đỏ trong dịch vụ vĩ đại "mở rộng thủ đô", mua bán đất ở
các huyện ngoại thành. Xét về ý thức hệ, suốt nhiều năm, từ thập niên
1960, Trọng thuộc phe giáo điều Mác Lê Liên Xô, cực lực chống lại chủ
nghĩa xét lại của Mao Trạch Đông.
Do
quyền lợi sinh tử của địa phương, các ủy viên TƯĐ hầu hết thuộc phe âm
thầm chống Đại Hán, từ Nghệ Tĩnh đến Nam Ngãi, Bình Phú. Nhờ vậy, bọn
Việt gian tay sai Đại Hán càng ngày càng co cụm lại nhưng chúng dư thừa
phương tiện. Tiền đẻ ra quyền lực! Sự thức tỉnh, chống Đại Hán càng ngày
càng lan rộng trong nội đảng, nhất là hàng tướng lãnh và sĩ quan cao
cấp QĐND nay đã về hưu nhưng ảnh hưởng vẫn còn lớn trong tập thể cựu
chiến binh và cán bộ cơ sở. Tiêu biểu nhất như cựu Thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh
(1974-1989), Gs. Trần Phượng, cựu Phó Thủ tướng, sử gia Dương Trung Quốc
v.v... họ là những tiếng nói đầy trọng lực và rất thuyết phục, do họ là
người yêu nước và thanh liêm... Nhưng bộ sậu của TC và sâu bọ Việt gian
vẫn còn lúc nhúc trong nhiều ngành.
TRƯỚC THÁCH ĐỐ VÀ SỢ HÃI
Sợ
Trung Cộng thì dân ta không sợ. Nếu sợ, làm sao VNCS chiến thắng cuộc
chiến biên giới năm 1979, với trên 20,000 quân TC phơi xác và vài vạn tù
binh, thương binh! Đại tướng Tổng tư lệnh quân viễn chinh Dương Đắc Chí
trở thành Dương Thất Chí sau khi bị thiêu rụi trăm cỗ xe, pháo, nướng
trọn 2 vạn quân. Bây giờ anh tướng Tàu Đỏ rụng răng, tuần này qua tuần
khác viết lên website hô hào "đánh Ô Nam, lấy lại đất cũ của Trung
quốc"! Những ngàn năm, người Việt dù sợ và rất sợ Đại Hán xâm lăng nhưng
ở thế chân tường lại vùng lên không hề biết sợ. Sợ là sợ nội xâm, nội
thù. Qua các tấm gương dũng liệt của Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đan Quế, Lê
Quốc Quân và hàng trăm trí thức đã can trường đứng lên, đồng bào trong
và ngoài nước chê trách phàn nàn: Hào kiệt VN còn ở đâu? Sao trí thức
trong nước vẫn im lìm! Xin khoan phê bình và lên án. Ở hải ngoại này nói
gì viết gì mà không được. Nỗi sợ bạo quyền vẫn còn bao trùm xã hội VN
hôm nay.
SỢ CHỬI! SỢ CÔNG AN BÔI NHỌ!
Hàng
ngàn trí thức và nhân vật thượng thặng của CSVN đã lên tiếng phản đối
vụ Bô xít Đắc Nông trong đó có cả bà già Nguyễn Thị Bình và Gs. Ngô Bảo
Châu, học giả Nguyễn Huệ Chi. Thế rồi im bặt, tiếng nói tắt ngay như
viên sỏi ném xuống lòng giếng sâu. Tại sao? Vẫn là sợ. Sợ tù đầy chưa
bằng sợ bị bôi nhọ trên báo của công an Cộng Đảng. Hãy xem: lúc còn sinh
thời, cố HT Thích Huyền Quang liên tục bị báo công an bôi nhọ, réo tên
tục của ngài, gọi bằng ông. Rồi HT Thích Quảng Độ, liên tục bị xuyên tạc
bôi nhọ. Gần đây, tháng 5, báo CA của Đảng lại lải nhải bôi nhọ Cù Huy
Hà Vũ, kéo theo Ngô Bảo Châu, gọi là "Gs. Châu hiểu lầm về Cù Huy Hà
Vũ". Tâm hồn trí thức, nhất là trong giáo giới đại học vốn rất nhạy cảm,
rất sợ bị bôi nhọ, xuyên tạc bôi tác trên mặt báo. Tại sao lại sợ và
rất sợ như thế? Đây là tâm lý chung, nó chửi mình mình ráng chịu nhưng
còn vợ con, anh em, bà con bên nội bên ngoại và học trò. Bằng hữu và
chiến hữu không sao. Đảng CSVN có ba đội "hùng binh" bảo vệ Đảng: một là
QĐND, sau là công an rồi đến đội quân báo Đảng trong đó chửi, xuyên tạc
và bôi đen đối thủ của Đảng được trao cho báo Công An, nghĩa là công an
làm 2 chức năng: bắt bớ tra tấn nhân dân, bôi đen và chửi các nhân vật
CS cần triệt hạ. Thí dụ liên tục bôi đen bôi bẩn cựu Đại tá Bùi Tín, vu
cáo Đại tá Tín theo VT. Hãy hiên ngang và dõng dạc như Đạ tá Tín, ông
sẵn sàng đối phó với quân "khốn kiếp" ấy. Đại tá Tín đã lên tiếng như
người cha dạy lũ con hoang của tổ quốc, ông Tín đã cho chúng một vài bài
học đích đáng qua bài viết của ông. Bản thân người cầm bút Cao Thế Dung
là khách hàng thường trực nhiều năm của báo Công An. Thí dụ tuần báo
"An Ninh Thế Giới" của Công An số ra ngày 16-2-2004, số 426, bài đầu,
trang 3 "An ninh trong nước", viết rằng: "Các nhân vật trong "chính phủ"
bịp đã kể rõ: Cao Thế Dung "tham mưu đường lối" hiện là bồi bút. Ở khu
Bolsa, quận Cam, California, nơi có đông người Việt sinh sống và cũng là
nơi đẻ ra nhiều tổ chức phản động nhất, hễ ai đưa cho Cao Thế Dung - dù
chỉ vài chục "đô", thuê Dung viết bài "đánh" người này người nọ trên
mấy tờ báo lá cải là Dung "đánh" liền mà chẳng cần biết sai hay đúng.
Trình độ học vấn mập mờ nhưng sang Mỹ, Dung khoe đã có bằng tiến sĩ
do... Đại học Harvard cấp". Họ Cao vui vẻ, lịch sự viết thư về Hà Nội
trả lời: Chửi nữa đi các em, để anh gửi cho chút ít đô la xài chơi!
Trí thức trong nước hãy noi gương Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngài đâu có thèm quan tâm! Chấp! Như đánh cờ chấp chúng cả xe pháo mã. Đừng sợ! ĐGH Gioan Phao lô II, vị tân Á Thánh từng lên tiếng khuyên dân Ba Lan của ngài dưới thời bạo quyền CS: Đừng sợ! Hãy đừng sợ như Điếu Cầy, như Lê Thị Công Nhân, như Cù Huy Hà Vũ, như Nguyễn Đan Quế... Chấp chúng! Nhưng không bất chấp, ta đã và đang thắng bọn bạo quyền Việt gian, ngay cả ở hải ngoại.
Trí thức trong nước hãy noi gương Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngài đâu có thèm quan tâm! Chấp! Như đánh cờ chấp chúng cả xe pháo mã. Đừng sợ! ĐGH Gioan Phao lô II, vị tân Á Thánh từng lên tiếng khuyên dân Ba Lan của ngài dưới thời bạo quyền CS: Đừng sợ! Hãy đừng sợ như Điếu Cầy, như Lê Thị Công Nhân, như Cù Huy Hà Vũ, như Nguyễn Đan Quế... Chấp chúng! Nhưng không bất chấp, ta đã và đang thắng bọn bạo quyền Việt gian, ngay cả ở hải ngoại.
Bất
chấp luật pháp quốc tế, trước sau TC cũng sẽ chiếm hết Trường Sa, áp
đảo VN, thực hiện "nghị quyết" 2 nước, 2 đảng là một, bỏ ngỏ biên giới
Việt - Trung. Vấn đề sinh tử của dân tộc VN bây giờ là phải diệt lũ Việt
gian, tay sai Đại Hán ở trong lòng lãnh đạo TƯĐ - CSVN. Phải theo gương
xưa, ngoại thù có thể khoan hồng, Việt gian phản quốc phải diệt ngay.
Nhưng với tập đoàn lãnh đạo CSVN ta phải tính sao đây? Vận nước đang như
treo trên sợi chỉ mành. Với lãnh đạo CS thì Đảng trên nước, cá nhân
lãnh tụ trên Đảng. Bế tắc! Tạm thời vào lúc này vẫn không thể khoanh
tay. Chờ quốc tế can thiệp ư? Chưa thể được! Ngay Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ
lập trường không can thiệp vào cuộc tranh chấp các phía ở Biển Đông. Nam
Dương hiện là chủ tịch ASEAN, Nam Dương vẫn lập lờ. Bắc Kinh đang chia
để trị. TC đầu tư dẫn dầu ở Nam Dương. Bắc Kinh đang thuyết phục hải
quân Nam Dương và TC sẽ "liên kiểm", 2 bên tuần tiểu chung ở Biển Đông
trong khi Nam Dương không liên hệ đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Còn
lại Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân và Tân Gia Ba, cả 3 nước vẫn không tin
VN, nghi ngại VN vẫn là chư hầu Đỏ của Bắc Kinh. Vả lại, TC sẽ phá và đả
phá mọi toan tính liên minh của ba nước ASEAN. Vậy ta phải làm thế nào?
Bài toán rất nan giải! Trước hết, cứu nước như chữa lửa, hải ngoại cần
vận động một cao trào không sợ, thúc đẩy đồng bào trong nước không sợ,
nhất là không sợ báo đảng Công An bôi nhọ. Và từ đó, vận động cao trào
không sợ Đại Hán xâm lược. Bằng tài liệu qua video hay tivi (như Global
Tivi) chứng minh để đồng bào các giới trong nước biết rõ 2 điều: 1. Nếu
kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc
VN, TC đã xâm lăng cướp đoạt, ngay cả thềm lục địa VN, chắc chắn VN sẽ
thắng. Pháp quốc là một nhân chứng. 2. Làm một phim tài liệu lịch sử qua
video: qua 8 lần Đại Hán xâm lăng VN kể từ đời Ngô Vương Quyền, Lê Đại
Hành đến Quang Trung, Đại Hán đã bị đánh bại. VN không thua một trận
nào. Trước hết, trong sự bế tắc hiện nay hãy tạo một niềm tin tất thắng
đã! Điều căn bản khác là tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân
quyền, vẫn là một vũ khí nhiệm mầu để lật đổ bạo quyền cho đến chừng nào
lũ Việt gian, bộ sậu của TC bị đánh bật khỏi tập thể lãnh đạo VN, chừng
nào những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Phương từ lòng đảng
CSVN hàng loạt thức tỉnh đứng lên: không sợ bạo quyền, không sợ Đại Hàn
Đỏ, bấy giờ khả dĩ VN sẽ tìm được thế quốc tế. Chắc chắn, quốc tế không
bỏ Biển Đông, không bỏ rơi ASEAN, không bỏ VN nếu một VN có tự do dân
chủ không còn bọn đầy tớ tai sai Bắc Kinh.
BẮC KINH PHƠI BÀY CHÂN TƯỚNG DÃ THÚ
Như
quí đồng hương đã rõ qua đài và báo, ngày 26-5 vừa qua, ba tàu hải giám
của TC tiến sâu vào hải phận VN, cách Nha Trang hơn 100 hải lý, áp vào
tàu Bình Minh 2 của công ty Petro VN, quấy phá, đe dọa và cắt dây cáp
thăm dò địa chất. Hà Nội lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên bộ ngoại
giao TC phản bác lại, ngang ngược nói rằng VN hoạt động phi pháp trong
vùng biển của TQ. Và tự hậu VN không được quyền hoạt động phi pháp như
vậy! Đây là hành động xâm lăng trắng trợn của TC, chứ không phải 2 bên
tranh chấp! Đây là thềm lục địa VN cách Mũi Né và Nha Trang hơn 100 hải
lý thì tranh chấp cái gì? Hành động của TC bất chấp luật biển 1982 và
công pháp quốc tế. Thực ra thì họ đã bất chấp khi đơn phương in bản đồ
mới TQ và Biển Đông, tự khoanh vạch làn ranh chiếm trên 80% Biển Đông!
Cả thế giới từ lâu đã biết rõ tham vọng bá quyền của TQ. Nay hơn một lần
nữa, TC lại bất chấp quốc tế và ASEAN. Hành động ngang ngược này, TC
làm cho cả ĐNA và Á châu hoảng sợ. Tự TC đã tự tố cáo mình là bành
trướng bá quyền.
Bắc
Kinh có tính toán, tại sao lại hành động vào lúc này? Sau khi hòa hoãn
với Mỹ, bái phục Mỹ, nịnh hót Mỹ để Mỹ cho rảnh tay ngang dọc Biển Đông.
Lịch sử lại tái diễn, năm 1978, Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ hòa hoãn và
kết thân, trở về nước họ Đặng "dạy cho VN một bài học", tung 11 quân
đoàn hay là 44 sư đoàn tấn công thượng du cũng là để giải cứu chế độ
khát máu Pol Pot đang bị VNCS vây khốn ở vùng Tây Nam Việt - Miên, phá
vỡ tham vọng của TC xây một tiền đồn chiến lược ở Cao Miên qua chế độ
diệt chủng Pol Pot. Như ta đã biết Bắc Kinh thua to ở cả Cao Miên (1978)
và Thượng du Bắc Việt (tháng 2-1979). Nếu không kịp thời tháo chạy, ít
nhất 3 quân đoàn TC đã không thoát được vòng vây tử thần ở Thái Nguyên,
Bắc Cạn, Cao Bằng và Lạng Sơn (sau hơn 3 tuần lễ bại liệt kể từ ngày
17-2-1979). Đánh Thượng du VN, chủ yếu là để cứu Miên. Mất
Cao Miên Pol Pot, TC mất thế đứng ở ĐNA (tham khảo: Chang Pao-im "The
Sino-Vietnamese conflict over Kampuchia, Suervey, no 27, Autumn &
Winter 1983, pp. 171-206). Bài học cũ tái diễn chăng? Bộ trưởng QP Lương
Quang Liệt qua Manila
hòa hoãn với Phi, hứa hẹn đủ điều, ngầm chia rẽ, xé lẻ Việt - Phi.
Tướng Trần Bỉnh Quốc qua Mỹ nịnh Mỹ, thổi Mỹ lên đến mây xanh, cả hai
ông trở về Bắc Kinh cho đoàn tàu chiến hải giám tiến sâu vào thềm lục
địa VN. Để làm gì? Mới chỉ là "dương oai diễu võ", màn đầu nhưng lại gây
tai hại cho TC không phải là nhỏ ở TBD, ĐNA và cả Á châu. TC quá kiêu
căng, đi thêm bước nữa sẽ đổ bể to!
LÃNH ĐẠO ĐCSVN BẼ BÀNG - LÚNG TÚNG
Vụ
tàu Bình Minh 2 và Bắc Kinh tiếp tục ngang ngược xâm lấn hải phận VN đã
làm cho phe thân Bắc Kinh trong lãnh đạo CSVN lúng túng to! Thật sự bẽ
bàng, "16 chữ vàng, 4 tốt" trong quan hệ Việt - Trung để đâu? Phe thân
Mỹ và Tây phương có lý do vùng lên: Nhìn coi! Đồng chí TQ như thế đấy!
Trong họa vốn có phúc, cả nước VN nhốn nháo "mất nước đến nơi rồi!". Đây
là cơ hội ngàn vàng "Dân tộc thức tỉnh". Uncle Sam vỗ đùi hỉ hả: "Muốn
cứu nguy không? Dân chủ tự do đi, sẽ OK cái rụp!". Có thể nói qua vụ
Bình Minh 2, trước sự hung hãn ngang ngược công khai của TC, cả nước VN
đều hướng về chân trời Tây, SOS!
MỤC TIÊU CHÍNH CỦA BẮC KINH
Hầu
hết cho rằng TC công khai xâm lăng Biển Đông do tham vọng tài nguyên
dầu khí, mà một website của Bắc Kinh ví Biển Đông là một vịnh Ba Tư, Ả
Rập Trung Đông! Phóng đại! Khí đốt tuy nhiều, tập trung ở thềm lục địa
từ Đà Nẵng đến Phú Yên, Nha Trang, nhưng thuộc loại chất lượng kém. Vùng
dầu lửa quanh giếng Bạch Hổ không nhiều. Các bản nghiên cứu phúc trình
của Đại học Harvard đã cho ta biết rõ về số lượng phỏng định làm sao mà
so được với dầu khí ở vịnh Ba Tư (tham khảo "Theo hướng Rồng Bay" - Viện
phát triển quốc tế, ĐH Harard 1994 - Bản dịch của Ts. Cao Đức Phát,
hiện là bộ trưởng bộ nông nghiệp). Dầu khí và hơi đốt VN tập trung ở
vùng đảo Côn Sơn, nhất là từ Nam Côn Sơn đến biển Rạch Giá với khối
lượng vĩ đại, vượt Brunei, đứng đầu ĐNA - TBD. Rất may do các hãng dầu
Mỹ đã khám phá, có giếng với trữ lượng trên 90 tỷ thùng! Đại Hán Bắc
Kinh nhắm tới vùng này. Sau là tài nguyên tôm cá và than đá. Bản nghiên
cứu của ĐH Harvard cho biết: "Tại VN có những vỉa than đơn lẻ có độ dầy
cực lớn tới 90 m, và hiện nay, VN là nước có trữ lượng than antracit lớn
nhất thế giới, nằm ngay sát bờ biển" (tlđd, chương X, tr. 25). Tóm lại
mục tiêu chính của Đại Hán Đỏ là nguồn hải sản trong hải phận VN, dầu
khí hơi đốt ở vùng biển Côn Sơn và Rạch Giá trong vịnh Thái Lan thuộc
VN. Chiến lược của Bắc Kinh là làm chủ Biển Đông, khống chế VN, buộc VN
phải qui phục để khai thác tài nguyên như vô tận ở Trường Sơn và Tây
Nguyên VN.
Thế
nước đang chơi vơi, bên lề sụp đổ. Tiên quyết là phải có tự do dân chủ,
nhân quyền và phải có thế tựa Âu Mỹ mới chống trả được đại họa Đại Hán
Đỏ.
Hà Nhân Văn
HUỲNH NGỌC CHÊNH * HAI TỬ HUYỆT
Thứ hai, ngày 14 tháng một năm 2013
HAI TỬ HUYỆT CỦA CHẾ ĐỘ
Tác
giả Hoàng Xuân Phú đã xuất chiêu điểm đúng vào hai huyệt đạo chết người
của đảng. Những lý luận gia đầy bằng cấp của đảng, những "dư luận
viên", những "phản biện viên" hãy tung chiêu chống đỡ đi chứ. Các vị mà
lặng thinh thì mọi người sẽ cho là các vị đã đồng tình với lập luận
không thể nào chống đỡ được nầy.
Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng
- quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
- quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ.
Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ
càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của
lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tử huyệt độc quyền lãnh đạo
Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ.
Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết
phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.
Không thể lấy công lao trong một giai
đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi,
và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm
quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà
Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các
triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng
dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ
đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo
hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà
thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây
ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ,
đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng
vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản bội.
Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả
lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa
nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm
một cách không cần thiết. Nếu một điều không phải là đương nhiên và
không được tất cả mọi người thừa nhận, mà vẫn bất chấp, áp đặt bằng được
trong Hiến pháp, thì chỉ riêng việc làm đó đã khắc họa xong tính dân
chủ và tính hợp pháp của đảng và chế độ.
Nếu ĐCSVN được đa số Nhân dân tin cậy và
ủng hộ, thì bất cứ cuộc tổng tuyển cử dân chủ nào cũng đưa lại một kết
quả tất yếu, đó là trao cho đảng quyền lãnh đạo đất nước. Cho nên, khi
khẳng định rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”, thì có nghĩa đã mặc
nhiên thừa nhận thực trạng tệ hại của đảng, khiến đa số Nhân dân không
thể đồng tình ủng hộ và chắc chắn sẽ không bầu cho đảng. Nếu nghĩ là
mình không còn xứng đáng, không còn được đa số Nhân dân tín nhiệm, mà
vẫn dùng Hiến pháp để áp đặt bằng được vai trò lãnh đạo, thì có còn tử
tế và vì Dân nữa hay không?
Con người muốn tồn tại và phát triển thì
không thể khước từ thử thách, không thể lẩn tránh đối đầu. Ngược lại,
phải chấp nhận thử thách, vượt qua thử thách mà vươn lên. Nếu một đứa
trẻ luôn được o bế trong căn nhà vừa được vô trùng, vừa được điều hòa
nhiệt độ một cách tuyệt đối, thì sẽ dễ bị đổ bệnh khi ra khỏi cửa. Nếu
con cái được bố mẹ quá bao cấp, kèm cặp từng li từng tí, thì sẽ dễ ngã
gục khi bước vào cuộc sống tự lập trong xã hội. Để tránh bệnh tật, hàng
tỷ người trên thế giới chấp nhận tiêm vắc-xin, nhằm phát triển khả năng
miễn dịch, tức là chủ động đưa cơ thể mình vào trạng thái thử thách.
Muốn khỏe, con người không thể ỳ ra, mà phải thường xuyên khổ luyện dưới
hình thức thể dục. Không có cạnh tranh, không có thi đua (thực chất),
thì con người không thể khá lên được.
Không chỉ từng cá thể, mà cả quần thể, với
tư cách tổ chức, đảng phái, hay cả xã hội, cũng phải biết đương đầu với
thử thách. Vì biết tận dụng cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống chính trị
trên thế giới để tự hoàn thiện, để giành phần thắng trong cuộc chiến
tranh lạnh, nên các nước tư bản hàng đầu đã phát triển vượt bậc, không
chỉ về kinh tế, khoa học và công nghệ, mà cả về dân chủ và phúc lợi xã
hội, cũng như về quyền con người.
Ngược lại, các nước trong phe xã hội chủ
nghĩa đã xử lý sai tình huống và quan hệ địch ta. Nhìn đâu cũng thấy
địch, kể cả trong Dân, nên nhiều khi đối xử với Dân cũng giống như với
địch, khiến dần dần mất Dân. Ỷ thế vào cường quyền, Đảng Cộng sản Liên
Xô đã đầu têu trong việc cấm đảng phái khác hoạt động, để rồi sau này
ĐCSVN cũng nối gót sai lầm. Các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa
chấp nhận đa đảng, nhưng cũng chỉ là hình thức. Dân chủ xã hội và quyền
con người bị bóp nghẹt, khiến tinh thần và trí tuệ cũng bị lụi tàn.
Tưởng rằng như vậy thì các đảng cộng sản sẽ rảnh tay, có thể tập trung
lực lượng chiến đấu với kẻ thù chính ở hệ thống bên kia, nhưng kết quả
thì ngược lại. Kinh tế suy sụp, lòng Dân ly tán, khiến hệ thống chính
trị được dày công xây dựng suốt hơn nửa thế kỷ bị phá từ trong phá ra,
đổ rụp trong chốc lát, làm cho đối thủ cũng bị bất ngờ đến ngỡ ngàng.
Họa đôi khi cũng là phúc, nếu biết rút ra bài học hợp lý từ thảm họa. Nếu quay ra chấp nhận cạnh tranh một cách dân chủ trong xã hội đa đảng, đa nguyên, ĐCSVN sẽ buộc phải lựa chọn những người lãnh đạo thuộc loại ưu tú nhất, và chắc chắn sẽ chọn
được hàng ngũ lãnh đạo tốt hơn gấp bội lần so với đội hình đương nhiệm,
kể cả tài lẫn đức. Mọi phần tử thoái hóa, tham nhũng sẽ bị vạch trần và
bị đào thải. Trong ba triệu đảng viên không thiếu người tài,
người tốt. Vấn đề là phải dùng dân chủ để giải phóng tiềm năng bị độc
quyền giam hãm bấy lâu. Không chỉ dựa vào nội lực, dân chủ xã hội còn
cho đảng thêm cả sức mạnh từ ngoài đảng. Nếu đảng cầm quyền không tự
nhận ra tồn tại yếu kém của mình, thì các đảng đối lập cũng sẽ vạch ra
cho. Chẳng cần đến những nghị quyết vô dụng, những màn kịch phê bình –
tự phê bình giả dối và lố bịch, thì ĐCSVN vẫn có thể vươn lên, tốt hơn
hẳn hiện tại, để được Nhân dân tin tưởng mà trao quyền lãnh đạo.
Tiếc rằng, lãnh đạo của ĐCSVN lại phản ứng
như gã tài xế ù lì, chỉ biết nghiến răng tăng ga, khi cỗ xe đang lao
xuống đầm lầy. Một mặt, đảng càng suy sụp thì họ càng bóp nghẹt dân chủ
trong đảng, dân chủ trong xã hội, và càng hạn chế quyền con người, nhằm
duy trì quyền lực bằng bạo lực. Mặt khác, giới cầm quyền tranh thủ tham
nhũng, đua nhau vơ vét, tước đoạt cả tài sản của Dân. Chính họ, chứ
không phải thế lực thù địch nào khác, đã và đang phá nát ĐCSVN. Trạng
thái độc đảng đã triệt tiêu sức chiến đấu và bản năng sống lành mạnh
của đảng. Buông thả trong thế độc quyền, ĐCSVN đang tự tha hóa, tự hủy
diệt, như cỗ xe không phanh, lao xuống dốc, hướng thẳng tới vực thẳm.
Có ý kiến đề xuất tăng cường dân chủ trong
nội bộ đảng để bù lại, để tự gột rửa và điều trị căn bệnh ung thư đã
bước sang giai đoạn di căn. Nhưng không thể tồn tại dân chủ trong
một đảng độc quyền. Chỉ có dân chủ ngoài xã hội mới thúc đẩy dân chủ
trong đảng, chứ không phải ngược lại.
Khước từ dân chủ xã hội, trong đó có
thể chế đa đảng, ĐCSVN không chỉ gây thêm thù oán với Dân, mà còn tự
tước bỏ khả năng đề kháng và hy vọng chữa trị căn bệnh nan y của chính
mình. Sự bảo thủ kiêu ngạo đã bịt mắt giới lãnh đạo, khiến họ cố
tình làm ngơ trước thực tế là: Đảng Nhân dân Camphuchia, một đảng từng
được ĐCSVN nâng đỡ và phải đương đầu với hoàn cảnh khó khăn gấp bội, vẫn
có thể giữ được quyền lãnh đạo đất nước thông qua bầu cử, mà không cần
phải bức hại đa nguyên, không cần phải cưỡng bức Hiến pháp.
Cần phải nói thêm rằng: Quy định
ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không có nghĩa nó là lực
lượng lãnh đạo duy nhất, càng không phải là đảng duy nhất được phép tồn
tại. Do đó, kể cả khi duy trì Điều 4 củaHiến pháp 1992, thì việc ngăn cấm các đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động là vi phạm quyền tự do hội họp, lập hội, được quy định tại Điều 69, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tử huyệt sở hữu toàn dân về đất đai
Hiến pháp 1946 không đề cập đến đất đai. Hiến pháp 1960 chỉ quy định đất hoang thuộc sở hữu của toàn dân. NhưngHiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 thì quy định (toàn bộ) đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
“Sở hữu toàn dân” lại có nghĩa là chẳng người dân nào có quyền sở hữu. Trớ trêu thay, nhân danh “sở hữu toàn dân” để tước đi quyền sở hữu của toàn dân.
Những mảnh đất vốn dĩ có chủ, được khai hoang, được trao đổi, mua bán,
hay được thừa kế hợp pháp từ bao đời, nay bỗng nhiên trở thành vô chủ.
Bộ máy cầm quyền, vốn dĩ chẳng có gì, mà nay lại chiếm được tất cả,
trong đó có quyền quyết định về đất đai trong cả nước.
Để vận động hàng chục triệu nông dân giúp đỡ cướp chính quyền, ĐCSVN đã giương khẩu hiệu “dân cày có ruộng”. Chữ“có ruộng” ở đây đương nhiên là “sở hữu ruộng đất”, chứ không phải chỉ là “có quyền sử dụng đất”.
Sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, đảng đã lấy ruộng của người
giàu chia cho người nghèo, rồi tiếp đó lại vận động nông dân góp ruộng
để làm ăn tập thể, trong mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Khi đã giành
được chính quyền trong cả nước, lãnh đạo ĐCSVN quyết định quốc hữu hóa
đất đai, dưới hình thức “sở hữu toàn dân”. Nếu biết trước kết cục sẽ mất đất như vậy, liệu hàng triệu người có còn theo đảng, giúp đảng giành chính quyền nữa hay không?
Khi chính quyền tử tế, có khả năng sử dụng
đất đai một cách vô tư, hợp lý và công bằng, thì sở hữu toàn dân về đất
đai có thể tạo ra một sức mạnh cộng hưởng để xây dựng đất nước. Và
người dân có thể tự an ủi rằng mình hy sinh bớt lợi ích cá nhân để phục
vụ lợi ích cộng đồng, trong đó có cả bản thân và gia đình mình. Nhưng khi chính quyền tham nhũng thì sở hữu toàn dân về đất đai gây ra đại họa, không chỉ làm khổ muôn dân, mà phá nát cả chính quyền.Chỉ
mất mấy giây hạ bút, kẻ mang danh “công bộc” đã có thể vơ về cả đống
tiền của, mà một người lao động chân chính lăn lộn cả đời cũng không
kiếm nổi. Chỉ với mấy chữ ký loằng ngoằng của mấy kẻ có chức quyền, hàng
trăm, hàng ngàn người dân đã bị tước mất đất đai, nơi họ đang làm ăn,
sinh sống, trở thành dân oan, lang thang khiếu kiện khắp nơi. Càng
duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân,
càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá
trình tự hủy diệt của chế độ.
Bộ máy cầm quyền đầy ắp những kẻ tha hóa,
cấu kết với bao kẻ vốn đã lưu manh từ trước khi chen chân vào chốn quan
trường. Cái thứ “sở hữu toàn dân” ngon lành và dễ ăn như thế, làm
sao kìm nổi lòng tham? Có thể những người đã no nê cũng tán thành tư
nhân hóa đất đai, vừa giũ bỏ được cái nguồn kiếm chác béo bở đã trở
thành “của nợ”, vừa có được quyền sở hữu vĩnh viễn cho số đất đai đã thu
gom bấy lâu. Nhưng những vị còn chưa thấy đủ no và những kẻ kế cận đang
mong chờ đến lượt mình được vơ vét thì lại không dễ buông tha.
Muốn nuốt thì hóc, mà muốn nhả ra cũng
không hề dễ. Tư nhân hóa đất đai thế nào? Trao quyền sở hữu cho ai và
trao bao nhiêu? Khi còn là sở hữu toàn dân thì chủ đất cũ đành chịu lặng
thinh. Nhưng khi mảnh đất vốn của mình lại được giao cho một người lạ
hoắc sở hữu, thì chủ cũ đâu dễ chịu ngồi im. Đất đai vốn dĩ nằm trong
trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, mấy chục
năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. Nếu bây giờ muốn sửa chữa sai
lầm, lập lại trật tự, thì lại quá khó. Hoàn cảnh thực tại giống như gã
phàm ăn nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc
thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng.
Thách thức vượt quá năng lực tư duy và
hành động của những đầu óc u mê, trí tuệ giáo điều. Biết làm gì ngoài
việc câu giờ, dồn hậu họa lên đầu những người kế nhiệm?
Quả là rất khó để thoát ra khỏi tình trạng sa lầy về sở hữu đất đai. Sai lầm càng lớn thì khắc phục càng khó. Songlãnh đạo ĐCSVN cần xác định rằng họ có trách nhiệm giải thoát Dân tộc ra khỏi bãi lầy, mà chính đảng đã đẩy Dân tộc xuống.
Nếu biết huy động trí tuệ của Dân tộc và tạo được sự đồng thuận của
Nhân dân, thì khó mấy cũng làm được. Cách làm như thế nào không phải là
chủ đề trao đổi của bài này.
*
* *
Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo
đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường
tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và
khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và
do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng
đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân. Nó giống loại ma túy cực độc, có
thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền, nhưng cũng
tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.
Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp.
Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của
ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy
định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.
H.X.P.
Hà Nội, 11/01/2013
HUY PHƯƠNG * BIỂU TƯỢNG VIỆT NAM
Ði Tìm Một Biểu Tượng Cho Việt Nam Thời Cộng Sản
Huy Phương January 8, 2013
Hễ nói đến chiếc lá phong màu đỏ Mùa Thu là người ta nghĩ đến quốc kỳ Canada, hay
nói đến con Kangaroo thì không ai còn lạ đó là biểu tượng của nước Úc.
Rồi hoa anh đào phải chăng là hình ảnh của nước Nhật, Vạn Lý Trường
Thành là hình ảnh của Trung Hoa, nhìn tháp Eiffel người ta nghĩ đến nước
Pháp. Còn nói đến cái búa, cái liềm màu đỏ máu thì khó quên Liên Xô cũ
và các chư hầu của nó. Còn bao nhiêu biểu tượng trên thế giới này đã gắn
liền với tên tuổi của những đất nước ấy.
Người
chồng Kim Choong-Hwan, người Nam Hàn, một tài xế xe truck 40 tuổi, và
cô vợ Ngô Ngọc Quý Hồng, người Việt Nam, 21 tuổi, tại ngôi nhà của họ ở
Osan, cách Seoul 55 cây số về phía Nam. (Hình: JUNG YEON-JE/AFP/Getty Images)
Từ
lâu đã có nhiều người muốn đi tìm một hình ảnh nào đó có thể làm biểu
tượng cho đất nước Việt Nam thời Cộng Sản độc đảng. Làm sao để khi nhìn
thấy nó thì người ta nghĩ đến VNCS, mà nói đến VNCS thì phải liên tưởng
ngay đến “cái đó”.
Ði
tìm cái gì quý giá, độc đáo nhất của Việt Nam thường đem ra phơi bày ở
nước ngoài, thì ra đó là món “duyên dáng Việt Nam,” như lãnh tụ Cộng Sản
đã từng hãnh diện khoe “con gái Việt Nam đẹp lắm!” Vậy nói đến đất nước ấy bây giờ, người ta không thể không nghĩ đến món “đặc sản đàn bà”.
Các
viên chức ngành du lịch Việt nam đang cãi nhau về chuyện quảng cáo cho
du lịch, ai cũng than không có ngân quỹ để quảng cáo cho ngành du lịch.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, phó tổng cục trưởng du lịch Việt Nam, cho rằng
cần có tiền thêm để quảng cáo, cục này đã bỏ $50,000 chỉ để làm một đoạn
phim chiếu ở Pháp. Ông Vũ Thế Bình, một cựu nhân viên, cũng của cục
này, nhắc lại là đạo diễn Việt Nam quá kém, nên đã bỏ ra $50,000 thuê
Trung Quốc làm một đoạn phim 10 phút chiếu tận Bắc Kinh. Ông Nguyễn Ðức
Quỳnh ở Ðà Nẵng thì sang tận Singapore bỏ $60,000 thuê làm mấy đoạn phim
ngắn. Một hình ảnh trong các đoạn phim này là hai cô thiếu nữ Việt Nam
mặc “bikini” tên bãi biển, món “câu khách” cổ điển.
Trong
khi người ta than phiền thiếu tiền làm quảng cáo thì thực tế là theo
tài liệu của Tổng Cục Du Lịch, chỉ trong 9 tháng đầu của năm 2012 Việt
Nam đã có 4.85 triệu lượt khách ngoại quốc, nhiều nhất là khách Nam Hàn,
tăng 53%, khách Singapore, tăng 49%, Nhật 32%, Mỹ 26%, Úc 20%… Chỉ nói
đến khách quốc tế, mục tiêu của thành phố Hà Nội trong năm 2013 là sẽ
thu hút 2.25 triệu lượt khách, năm 2015 sẽ là từ 7 đến 8 triệu, năm 2020
là từ 11 đến 12 triệu. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt $18 đến $19 tỷ năm
2020.
Một
đất nước trộm cắp hoành hành, cướp giật như rươi, ăn mày và kẻ bán hàng
rong bám sát khách như đĩa đeo, giao thông thiếu an toàn, chỉ có 91
triệu dân (2012) mà mỗi năm có đến 4, 5 triệu lượt khách ngoại quốc vào,
kể cũng lạ. Thực sự là chưa nghe ai tố cáo Việt Nam có sex-tour, nhưng
đến Việt Nam tìm một cô gái “tàu nhanh” hay qua đêm còn dễ hơn đi tìm
một ổ bánh mì thịt ngoài hè phố.
Chuyện
bán dâm bây giờ không còn là chuyện gì bí mật, nhạy cảm phải tránh né
nữa. Nó “lền khênh” như những chiếc xe gắn máy trên đường trong giờ tan
sở. Ngày xưa chỉ có giới thất học, nghèo hèn mới sa cơ vào nhà thổ, giấu
biệt gia thế để khỏi nhục nhã đến tông môn, họ hàng. Ngày nay, người ta
đánh giá con người qua bề ngoài, đua nhau xe đẹp, nhà sang, điện thoại
xịn, áo quần, mỹ phẩm cao cấp, nên đồng loạt đàn bà vào trận. Báo chí
Việt Nam đã nhiều lần nêu đích danh những diễn viên điện ảnh, người mẫu,
ca sĩ, hoa hậu, sinh viên trường múa, không có “tước hiệu” gì thì cũng
là sinh viên, học sinh.
Một
xã hội chỉ nhắm vào việc khai thác thân xác đàn bà để kiếm tiền, càng
có nhiều cuộc thi hoa hậu bao nhiêu, xã hội càng có nhiều ứng viên, tước
hiệu để hành nghề chừng ấy.
Ðó là hình ảnh của những thành phố lớn ở Việt Nam.
Ra
ngoại ô, “trên những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Nam Quan cho tới Cà
Mau…” có tắm khoáng ở Ba Vì, cà phê đèn mờ ở Mạo khê, Quảng Ninh, hớt
tóc thanh nữ ở Saigon, mãi dâm trá hình hay mãi dâm công khai thì không
chừa một thành phố nào, từ đất Cảng (Hải Phòng) cho đến đất Mũi (Cà
Mau). Những vùng đất ruộng đồng, sông rạch thanh bình, chơn chất ngày
trước đã “thay da đổi thịt” bằng võng ôm, chõng ôm, tắm ôm và đàn bà trở
thành một thứ mua vui ở đâu cũng có. Ðất nước này đã từng rêu rao “ra
ngõ gặp anh hùng,” không biết có đúng không, chứ bây giờ ở Việt Nam, ra
đường, chắc chắn đi đâu cũng được gặp “gái mời!”
Ðã
bao nhiêu gia đình Việt kiều Mỹ, Úc, Canada… đổ vỡ vì đòn chiêu dụ của
gái Việt Nam, nhiều người dở khóc dở cười vì muốn trở về Việt Nam cưới
vợ.
Ðàn
bà Việt Nam giá rẻ, đó là nhận xét của đám đàn ông Trung Cộng sang Việt
Nam kiếm vợ. Theo bài báo “Tại sao trai Trung Cộng ngày càng thích con
gái Việt Nam?” đăng trên tờ Tân Hoa Xã, chỉ cần có vài trăm triệu, nam
giới nước này đã có thể lấy được cô vợ Việt xinh tương đối, mà với số
tiền này, chưa chắc đã qua được cửa nhà những cô nàng Trung Cộng trung
bình. Theo đó, bài báo “khen” con gái Việt với vô số mỹ từ: Có thân hình
chuẩn và xinh đẹp, mùi thơm, da trắng, chân thực, ít chưng diện, đi
nhẹ, nói khẽ, cười duyên…
Con
gái Việt Nam từ thời mở cửa, đã lên cơn sốt bỏ quê hương chân lấm tay
bùn đi lấy chồng ngoại quốc. Không chỉ các cô gái mới lớn, giấc mơ đổi
đời lấy chồng ngoại đã đành, nhiều bậc cha mẹ sốt ruột, tìm cách chạy
tiền xã, ấp để sửa lại khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, nâng
tuổi con gái cho đủ 18 để kịp ra đi lấy chồng Nam Hàn, Ðài Loan hay
Trung Cộng như ngày xưa thiếu niên khai gian tuổi để tòng quân giết
giặc! Hiện tượng này đã khiến xảy ra những buổi coi mắt, kén vợ mà số
ứng viên lên đến 161 người, vào ngày 3 tháng 11, 2008 tại Sài Gòn, một
con số không nhỏ, chủ yếu là từ Ðồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo
số liệu của Nam Hàn số cô dâu Việt là 7,636. Từ năm 2003, chúng ta đã
có 11,358 cô gái đi lấy chồng Ðài Loan. Theo thống kê của Bộ Công An con
số các cô gái Việt sang Trung Cộng lấy chồng không đăng ký kết hôn,
tỉnh Lạng Sơn có khoảng 4,800 người, Hải Dương 4,600, tỉnh Thái Bình
4,200… và họ đã đưa hàng trăm con lai về Việt Nam.
Nhưng
sự thật con số còn lớn hơn nhiều. Trong thời gian từ năm 1995 đến 2003,
tính chung cả nước đã có 60,000 thiếu nữ đã được cho phép xuất ngoại
lấy chồng. Mặt khác, theo con số được đưa ra cách đây vài năm ông Gow
Wei Chiou, đại diện Ðài Loan ở Hà Nội, đã xác nhận có 100,000 cô gái
Việt bị bán hay được gả hợp pháp sang nước ông. Con số do Hội Liên Hiệp
Phụ Nữ đưa ra, cũng có khoảng 28,000 cô gái đi lấy chồng Nam Hàn.
Việt
Nam từ thời lập quốc đến giờ chưa bao giờ phụ nữ bị hạ phẩm giá như một
món hàng rao bán rẻ tiền như ngày hôm nay và nhà hàng “Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam” đang quảng cáo món “đặc sản” đàn bà tận tình.
Nếu
muốn đi tìm một biểu tượng cho cái đất nước thời đốn mạt này, có lẽ
không gì hơn là hình ảnh người đàn bà khốn khổ Việt Nam. Một chiếc lá
tượng trưng cho thân thể đàn bà, chiếc lá nho có vẻ phương Tây, thì ta dùng hình ảnh chiếc lá đa cho đượm màu dân tộc vậy!
Huy Phương
TƯỞNG NĂNG TIẾN * NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Nhà Giáo Ưu Tú & Nhà Giáo Hại Dân
Fri, 11/30/2012 - 10:41 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Việt ngữ có hai chữ “nhà tôi” (nghe) vừa thân thương, vừa trang trọng. My wife và ma femme của Anh với Pháp, khi so với nhà tôi, đều trở thành xoàng xĩnh!
Sự khủng hoảng giáo dục trước hết là khủng hoảng về chất, điều
đó cũng có nghĩa là giáo dục không chỉ tụt hậu mà đã đi lạc hướng, trở
thành lạc lõng, trong trào lưu chung của thế giới hiện đại.
Mà chả riêng gì “nhà tôi” đâu nhá. Mọi chức danh, cũng như nghề
nghiệp – trong tiếng Việt – hễ cứ bắt đầu bằng chữ “nhà” là ... có
giá thấy rõ: nhà qúi tộc, nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, nhà ngoại
cảm, nhà bình luận, nhà thiên văn, nhà thám hiểm, nhà bác học, nhà
nghiên cứu, nhà khảo cổ, nhà yêu nước, nhà chí sĩ, nhà cách mạng, nhà
soạn kịch, nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo ...
Trong những “nhà” vừa kể (có lẽ) nhà giáo là giới gần gũi nhất,
và được nhiều người tin tưởng nhất – trừ hai ông giáo Sầm Đức Xương
và Nguyễn Thiện Nhân.
Nguyễn Thiện Nhân, Deputy Prime Minister of Vietnam and Minister of Education and Training of Vietnam. Source: en.wikipedia.org.
Ngày 20 tháng 11 năm 2012, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã trao danh
hiệu “ưu tú” cho nhà giáo Nguyễn Thiện Nhân. Sự kiện này khiến cho
“dư luận gầm gừ,” như cách tường thuật (rất giận dữ) của bác Cánh Cò:
“Theo báo chí loan tải năm nay có 40 Nhà giáo nhân dân và
570 Nhà giáo ưu tú trên khắp mọi miền đất nước được trao tặng danh hiệu
cao quý này, trong đó có một ‘suất’ cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!
Dư luận gầm gừ, báo chí tiếp tục bình luận và người dân vẫn cắm
cúi với lon gạo của mình. Người ta không khỏi chạnh nghĩ đến cái danh
hiệu Nhà giáo ưu tú có làm ông Phó Thủ tướng xấu hỗ hay không khi chung
quanh ông, những người thật sự ưu tú lại không được cái vinh dự này. Còn
ông, nếu có một giải thưởng thích hợp nhất thì chỉ nên cho ông nhận
giải ‘Nhà giáo ưu tiên’ là cùng.
Bởi làm tới chức Phó Thủ tướng mà lại xếp hàng đặt cục gạch trước cái danh hiệu ‘ưu tú’ với những nhà giáo khốn khổ, bệnh hoạn hy sinh cả đời trong sự nghiệp giáo dục và cuối đời cần một danh hiệu dù là ‘đỏm đáng là chính’
để kiếm thêm thu nhập thì sự giành giật ấy phải nói là bản năng của một
đứa con nít chưa biết phân biệt thế nào là điều cần nên tránh và nhất
là em chưa học được bài học nhường nhịn cho đứa trẻ khác không có cơ hội
bằng mình.”
Bác Trương Duy Nhất cũng “gầm gừ” dữ dội:
“Trên cương vị Phó Thủ tướng như bây giờ, ông Nguyễn Thiện Nhân có cần phải ôm nhận thêm cái danh hiệu ‘ưu tú’
nữa? Sau bao nhiêu những hậu họa, tì vết để lại cho ngành giáo dục,
liệu ông Nhân có còn xứng đáng làm thầy, chứ đừng nói đến chữ ‘ưu tú’ (xem lại bài Giáo dục thời bất Nhân).”
Tui “xem lại” thử, và thấy cái ông Nhân này kỳ thiệt:
“Trước sự chìm khuất của các đời Bộ trưởng tiền nhiệm, ông Nhân đột
nhiên nổi như một vị Bộ trưởng có trách nhiệm và có tâm, có khao khát,
ước vọng thật sự ở việc ‘làm mới’ sứ mạng giáo dục. Hàng
loạt ý tưởng và chính sách từ ông đã thật sự cuốn thổi mặt bằng giáo dục
sôi sóng. Đây là những chủ trương, phong trào đã trở thành ‘thương hiệu’ cho giáo dục thời Nguyễn Thiện Nhân: cuộc vận động hai không: ‘Nói không với tiêu cực trong thi cử và nói không với việc chạy theo thành tích’; rồi sau thêm mấykhôngnữa như: ‘nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo’ và việc ‘ngồi nhầm lớp’ (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp), và’ nói không với đào tạo không theo nhu cầu xã hội’…
“Thêm nữa, chính ông Nhân cũng là người đưa ra ý tưởng khá kỳ cục gây nhiều bàn cãi: Ghi số tiền vay nợ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên. Cũng chính ông làm được điều mà các đời Bộ trưởng trước không dám làm hoặc không làm được: tăng học phí!
Nhưng cũng chưa thấy thời nào, triều đại nào mà ngành giáo dục lại
phơi bày một khuôn diện nhem nhuốc, bầm vấy như thời ông Nhân. Học sinh
đâm chém nhau, đâm trọng thương cả thầy cô giáo, nữ sinh cũng bè hội
đồng đánh nhau để… quay clip chơi, bỏ học dắt nhau vào nhà trọ ‘thí nghiệm’
như người lớn, cô giáo thì dán băng keo bịt miệng đến chết con trẻ,
thầy giáo thì bán điểm gạ tình, mua trinh, hiếp dâm học trò… “
Nhà báo Cánh Cò và Trương Duy Nhất tuy đều hơi nặng lời nhưng
không ai có chút ác tâm nào với ông giáo Nguyễn Thiện Nhân. Cả hai chỉ
bầy tỏ sự thất vọng, bởi nhiều sự kiện khách quan, chứ không “ngậm
máu phun người” – như những ký giả (hay còn có tên gọi chính xác hơn là
kỹ giả) của nhà nước, khi họ viết về một nhà giáo khác:
- “Đinh Đăng Định – Kẻ Phản Quốc Hại Dân,” Thiên Triều, báo Công An Đà Nẵng.
- “Bắt Đối Tượng Chống Phá Nhà Nước Đinh Đăng Định,” C. Nguyên, báo Pháp Luật.
- “Thầy Đinh Đăng Định – Thiếu Đạo Đức Của Một Nhà Giáo,” Hoài Thu, Bạch Hoá Dân Chủ.
Nhà giáo "hại dân" Đinh Đăng Định. Ảnh: congan.com.vn
Họ kết tội sẵn cho nhà giáo Đinh Đăng Định (thiếu đạo đức, phản
quốc, hại dân, chống phá nhà nước...) dùm cho toà án. Thái độ hung
hăng của cả giới truyền thông quốc doanh khiến tôi tò mò muốn biết
(thêm) xem ông Đinh Đăng Định đã “phạm lỗi lầm gì” khiến cho cả một
đám người xúm vào ném đá (rào rào) như thế?
Và tôi tìm được một bức thư ngỏ mà nhà giáo Đinh Đăng Định viết trước khi bị bắt. Xin ghi lại nguyên văn, để rộng đường dư luận:
Daknong 18-10-2010.
Tôi là Đinh đăng Định, 47 tuổi.
Hiện làm giáo viên tại Trường THPT lê quý Đôn Daknong có chữ ký
thứ 629 (đến 18-10-210) bản kiến nghị dừng dự án Bô Xít Tây Nguyên đang
phát trên mạng BVN.
Sáng nay(18-10) ông HT trường THPT Lê Quý Đôn- Tuy Đức-Daknong
đưa cho tôi giấy mời do Thượng tá Đinh Tấn Lượng trưởng phòng ANCTNB sở
CA Daknong ký.
Mời tôi có mặt tại Trụ sở CA huyện Dakrlap hồi 8 giờ sáng mai để làm việc. Không nói lý do.
Suy xét, thấy mình không làm gì liên quan tới chính quyền. Nếu
có chỉ là ký vào kiến nghị dừng dự án Bô- Xit do nhóm các nhà trí thức
yêu nước : viện IDS cũ và BVN khởi thảo hôm 9-10-2010 đã loan tải trên
BVN.
Kỹ hơn một chút tôi còn thấy mình, đã phát biểu tại phiên họp
công đoàn ngành GD tỉnh Daknong hôm 14-10-2010 tại VPSGD Daknong, rằng:
1/ yêu cầu CĐNGD (công đoàn ngành GD) lên tiếng,cứu hai nữ sinh
(Thúy và Hằng) ở Hà Giang là nạn nhân bị giới quan chức HG(cầm đầu là
cựu CT tỉnh NT-Tô) cưỡng dâm thành phạm nhân đang ở trong nhà giam, ra
khỏi nhà giam. Làm thế là góp phần xây dựng môi trường GD thân thiện.
2/ yêu cầu CĐNGD lên tiếng về dự án Bô-Xít Daknong, tôi kêu gọi
giáo chức Daknong ký vào Kiến Nghị đang phát trên mạng truyền thông hợp
pháp.
Cả 2 ý kiến đều không nhận được phản hồi đích đáng, dù là phản đối.
Ông CB tuyên giáo LĐLĐ Tỉnh có mặt nói: có quặng thì phải khai thác thôi…Một CBCĐ ở một huyện thì nói: Việc ở HG cao xa quá!…
Mở ngoặc: tôi là chủ tịch CĐ trường THPT Lê Quý Đôn; UVBCHCĐ
ngành GD Daknong. Tuy nhiên, ngay sau giây phút đó, tôi tuyên bố từ
nhiệm cả 2 chức vụ, minh bạch trước hội nghị Tổng Kết Năm Học của CĐNGD
Daknong. Ra về.
Xét thấy những gì mình đã nói và làm chỉ minh chứng về lòng yêu
nước, tinh thần trách nhiệm của con dân Việt với đất nước; trách nhiệm
của một nhà giáo với HS, của bậc phụ huynh với con cái. nhất quyết không
thể coi là chống đối nhà nước được.
Hôm nay 18-10-2010 tôi nhận giấy mời do CACTNB gặp, để làm gì?
Tôi không thể không đạt nhiều dấu hỏi. Bởi thực tế ở xã hội VN hiện đại
tình trạng công quyền( cả CA) tùy tiện hành dân, giết dân là sự thật.
Để bảo vệ an toàn cá nhân, tôi sẽ không tới CA theo giấy mời này chừng nào lý do chính đáng chưa được minh bạch.
Suy xét rộng hơn, thì hôm 9-10-2010, trước giờ Đại Lễ chính 1000 năm Thăng Long.
Tôi có, trả cho VNPT( trạm viễn thông Kiến Đức) một Modem kết
nối internet, vì nó kết nối không thành và tôi có viết tờ giấy trả với
nội dung (trích nguyên văn): đề nghị VNPT ném modem Made In China này
vào mặt bọn…đảng cộng sản chung quốc và hãy chuyển thị trường kinh doanh
sang Bắc Hàn và Trung Cộng…Viết thế này chắc cũng không phải tội lỗi
gì, nếu tội có CA hãy tìm giùm coi.
Là độc giả thân thiện của trang mạng BVN tôi gửi nơi đây lời cám
ơn sâu sắc tiếp nhận thư này và,đề nghị loan tải như một thư ngỏ gửi
tới ông Bộ trưởng CA Lê Hồng Anh, ông Bộ trưởng GD Phạm Vũ Luận và Nhà
Cầm Quyền tỉnh Daknong và cả ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng nữa văn thư
này và lời nhắn:
Yêu nước không có độc quyền;
Tự do ngôn luận là giá trị căn bản của nhân loại.
Độc tài hết thời rồi.
Tự do ngôn luận là giá trị căn bản của nhân loại.
Độc tài hết thời rồi.
Thưa Quý Ngài.
Theo BBC,
nghe được vào ngày 21 tháng 11 vừa qua:”Ông Đinh Đăng Định, giáo viên
Hóa ở tỉnh Đắc Nông, đã bị tòa giữ nguyên mức án sơ thẩm là sáu năm tù
trong phiên phúc thẩm vừa kết thúc sáng nay. Ông Định bị kết tội
‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự.”
Bản tin (thượng dẫn) còn trích lời
của quan toà, tỉnh Dak Nong, phê phán nhà giáo Đinh Đăng Định là “hạn
chế về nhận thức” và “có những suy nghĩ không phù hợp.” Cùng lúc, Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo đã trao danh hiệu “ưu tú” cho nhà giáo nhà giáo
Nguyễn Thiện Nhân.
Những điểm tương phản trong sự nghiệp của “nhà giáo ưu tú”
Nguyễn Thiện Nhân và “nhà giáo hại dân” Đinh Đăng Định giúp cho người
ta hiểu tại sao “VN đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu
hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng ” – theo như
công bố của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Toàn Cầu (World Intellectual Property Organization), được đăng tải trên báo Dân Trí, số ra ngày 08 tháng 8 năm 2012.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 244
NGUYỄN CHÍ VỊNH
Monday, January 14, 2013
DÂN LÀM BÁO * NGUYỄN CHÍ VỊNH
Nguyễn Chí Vịnh - con bài trong tay Trung Quốc
Hoàng Việt (Danlambao)
- Mấy năm gần đây tại sao Nguyễn Chí Vịnh lại được đôn nhanh lên như
thế, một nhân vật chức không lớn sao lại có tầm ảnh hưởng đến đường lối,
đối nội, đối ngoại của đảng và cả đời sống riêng tư của các đồng chí
trong Đảng như vậy.
Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957,là con trai đại tướng Nguyễn chí Thanh, Phu nhân là con gái Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002).
Năm 1976-1981 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, trường Sĩ quan Thông tin.
Từ năm 1981 đến năm 2009 làm việc tại Tổng cục 2 Bộ quốc phòng, với chức
vụ cao nhất là Tổng cục trưởng (2002), Chức vụ hiện tại là Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng.
Trong tiểu sử của Nguyễn Chí Vịnh có 4 điều lưu ý:
1- Từ một học viên đang học tại Học viện kỹ thuật quân sự, nhiều lần
trộm cắp trong Học viện, rồi một lần bị bắt quả tang phá mái nhà kho
chui vào ăn cắp quân trang của Học viện, mặc dù biết là con của ông
Nguyễn Chí Thanh nhưng Học viện vẫn phải đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín
của gia đình, Vịnh xin được vào học trường sĩ quan Thông tin, học không
được, rồi xin vào Bộ tư lệnh Thông tin làm việc một vài tháng rồi về Cục
2 công tác.
2- Phu nhân là con gái Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002.
3- Trong 10 năm (1985-1995), từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng
tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội.
4- Từ năm 1999 đến năm 2011 được phong quân hàm từ đại tá lên thượng
tướng - thứ trưởng bộ quốc phòng, trong sự ngăn cản của nhiều tướng
lĩnh, lão thành CM đặc biệt là đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Có thể nhận thấy Tổng cục tình báo quân đội (TC 2) gắn liền với toàn bộ
thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Chí Vịnh. Người ta nói Đặng Vũ Chính -
Tổng cuc trưởng TC 2 (Bố vợ Nguyễn Chí Vịnh) và Nguyễn Chí Vĩnh đã biến
TC2 thành sân riêng, với hệ thống tổ chức gia đình trị, cộng với vai
trò và nhiệm vụ của TC2 mà bố, con Nguyễn Chí Vịnh đã thao túng các Lãnh
đạo cao cấp của Đảng và nhà nước.
Giai đoạn Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng cục trưởng TC2 (2002-2009) là giai
đoạn kinh tế VN đang tăng trưởng rất mạnh (7-8%/năm) gần như toàn bộ hệ
thống quyền lực đều vận hành hết cỡ, quay cuồng trong cơn say kiếm tiền,
làm giàu mà Nguyễn Tấn Dũng là ông trùm bảo kê ngày, ngày hối thúc đàn
em tận thu vơ vét điên cuồng trong mọi lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán,
bất động sản, khai thác tài nguyên khoáng sản... thông qua các Tập đoàn
kinh tế được bợ đỡ bằng quyền lực và chính sách mà chính Nguyễn Tấn Dũng
là tác giả.
Với bản chất lưu manh và con mắt nghiệp vụ cáo giá Nguyễn Chí Vịnh đã
không để lọt cơ hội ngàn vàng này, định mệnh đã đẩy ông ta đi đến thời
cơ và thiên thời đã đẩy ông ta lên đến đỉnh cao mới của quyền lực.Nguyễn
Chí Vịnh vị trí không cao nhưng quyền lực lớn, nắm Tổng cục 2 là Vịnh
đã như con rệp nằm trong chăn của các các uỷ viên TW và Bộ Chính Trị
rồi.
Cả hệ thống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng đều nằm trong tầm ngắm và sổ
đen của TC2 cho nên Nguyễn Tấn Dũng muốn bịt mắt được Nông Đức Mạnh và
các đồng chí trong ban bí thư… thì phải bịt được mồm Nguyễn Chí Vịnh mà
không có cách nào hay hơn là nhét đầy mồm và tha hóaVịnh.
Nắm được thóp Vịnh tha hồ tác oai, tác quái; một mặt đàn áp khống chế
các nhân vật chống đối (cả bên trong, bên ngoài Tổng cục 2), mặt khác
thì củng cố quyền lực, tranh thủ vơ vét làm giàu mà không phái nào, bên
nào kêu la gì hết, mặc cho dư luận và nhiều vị cựu lãnh đạo trung kiên
dâng sớ xử trảm không biết bao nhiêu lần Vịnh vẫn an toàn từng bước leo
cao. Phái nào đấu tố lẫn nhau cũng sợ bị Vịnh vạch áo. Thủ tướng Dũng
thì dùng chiêu bài tha hoá Vịnh cho các Công ty của Vịnh làm kinh tế bừa
bãi, chộp dựt toàn những miếng béo bở đẻ khoá miệng Vịnh lại.
Tổng bí thư Mạnh muốn “chơi” Thủ tướng Dũng, muốn nắm được thông tin để
củng cố quyền lực, để bắt TT Dũng phân phối lại cũng cần bàn tay bẩn của
Vịnh, nên lần nào cũng đề nghị thăng quan tiến chức cho Vịnh tại các
hội nghi TW, mặc sự can gián của nhiều Cán bộ cao cấp khác.
Như con rắn lượn lờ ôm bọc “thâm cung bí sử” lượn giữa hai dòng nước một
bên Đảng, một bên chính phủ, bên này là dung túng của TT Dũng, bên kia
là nâng đỡ của Tổng bí thư Mạnh, Vịnh tung tăng uốn lượn ăn cả hai mang,
danh và lợi đều mỹ mãn cả.
Nhưng câu chuyện về Nguyễn Chí Vịnh không chỉ dừng đến thế, nếu chỉ có
vậy thì Vịnh cũng chỉ nằm mãi ở cái chức thiếu tướng -Tổng cục trưởng
TC2 cũng là mỹ mãn rồi.
Trong những thập kỷ gần đây khi Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2
về kinh tế, đồng thời với sự bành trưóng ra Biển Đông thì quan hệ VN và
Trung Quốc cũng đã thêm nhiều rắc rối, mặc dù là hai nước CS có cùng chí
hướng nhưng trước quyền lợi dân tộc và chủ quyền đất nước thì dù có
thỏa hiệp bên ngoài, ngấm ngầm chịu nhục và hạ mình với Trung Quốc bên
trong thì công khai bán đứng Tổ quốc cho Trung quốc là một điều lãnh đạo
đảng CS Việt Nam không thể, Trung Quốc cũng biết vậy, nhưng để Việt Nam
lớn mạnh, Việt Nam xa rời Trung Quốc đi đến bến bờ phương Tây là việc
Trung Quốc tuyệt nhiên không bao giờ để xảy ra.
Đã từ lâu tình báo Hoa Nam của Trung Quốc đã cài sâu người vào mọi mặt
của đời sống kinh tế, chính trị, quốc phòng… của Việt Nam như một đội
quân thứ 3 để ngăn cản Việt Nam phát triển, một Việt Nam yếu, và lệ
thuộc Trung Quốc là một VN thuộc về Trung Quốc, Tổng cục 2 càng không
phải là một ngoại lệ. Nguyễn Chí Vịnh là ai, làm những gì, tác ai tác
quái đến đâu thì tình báo Hoa Nam Trung quốc đều biết và Vịnh không sợ
ai mà chắc chắn phải sợ vòng kim cô của tình báo Hoa Nam và lầu Trung
Nam Hải vì những việc mà Vịnh đã làm.Vịnh có thể lũng đoạn nội bộ giới
cầm quyền VN, nhưng không thể bịt miệng các đại ca Trung Quốc được.
Trung Quốc phải bằng mọi giá đẩy Nguyễn Chí Vịnh lên vị trí cao nhất của
lãnh đạo VN mà trước hết là thứ trưỏng rồi Bộ trưởng bộ quốc phòng, để
thông qua Vịnh truyền khẩu dụ đến ban lãnh đạo VN rất hiệu quả mà không
lộ quá sự trắng trợn gây bất bình trong công luận thế giới cũng như phản
kháng của nhân dân VN. Những cạm bẫy mà Trung Quốc và Nguyễn Chí Vịnh
giăng ra với ban lãnh đạo VN mà Thủ tướng Dũng và Tổng bí thư Mạnh mắc
phải, đã không ngăn cản đuợc sự mong muốn của Trung Quốc và thế rồi
Nguyễn chí Vịnh đã trở thành TW ủy viên và thượng tướng thứ trưởng BQP.
Đồng thời với việc đôn Vịnh lên tại đại hội Đảng khóa 11 cũng là sự ra
đi của Phạm Gia Khiêm UVBCT phó thủ tướng BT Bộ ngoại giao, một nhân vật
cứng rắn trong quan hệ với TQ và không bị Vịnh cương tỏa nhiều nhất và
là người phản ứng đẩy Vịnh lên cho thấy sự can thiệp rất sâu và rất thủ
đoạn của TQ vào nội bộ lãnh đạo đảng CSVN.
Với cương vị mới Vịnh như một con thoi truyền đạt các mệnh lệnh từ Trung
Nam Hải đến các lãnh đạo VN không còn là lén lút hoặc cấp thấp nữa mà
đã trở thành chính thống, công khai và từ đây quan điểm của Lãnh đạo VN
về quan hệ đa phương trong tranh chấp biển Đông đã bị gián tiếp hay trực
tiếp thông qua Vịnh trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao với nhiều nước
càng ngày càng lu mờ, các diễn biến gần đây của VN, nhất là TT Nguyến
Tấn Dũng đã không dám hé một lời khi Căm-phu-Chia tuyên bố trong hội
nghị cấp cao ASEAN là trong chấp biển Đông không phải là tranh chấp quốc
tế, mà là song phương bên nào bên ấy tự giải quyết, đã thấy sự lệ thuộc
hoàn toàn Trung quốc của Lãnh đạo CSVN.
Thòng lọng của Trung Quốc càng thít chặt, sức ép của Nhân dân về chủ
quyền rất lớn Lãnh đạo VN lại lượn lờ mời BTBQP Mĩ sang thăm, cho mấy
tàu Pháp, Mĩ, Nhật, Ấn Độ ra vào nhằm đánh lừa dư luận nhưng những gì họ
làm đã quá muộn không dấu đựợc sự thật nhu nhược và bản chất chỉ còn lo
đến quyền lợi cá nhân và quyền lời Đảng của họ mà bán rẻ dân tộc, nhân
dân cho thiên triều Trung Cộng.
Lật lại lịch sử của các hệ thống quyền lực chuyên quyền và tàn bạo đã
cáo chung như nhà nước Đức quốc xã, Liên bang Xô viết thời Stalin, Irắc
thời Saddam, Khơ me đỏ ở Căm phu Chia,… đằng sau các tên độc tài (và hệ
thống quyền lực của chúng) được tôn lên hàng Thánh sống như Hitler,
Stalin, Saddam, Polpot bao giờ cũng có bóng ma tử thần của những tên đao
phủ như Gơben, Bêria, Ali hoá học, Tà mốc… mà đặc điểm chung của chúng
là cực kỳ tàn bạo với bất kỳ ai - kể cả đồng chí của mình trên danh
nghĩa bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ tổ chức - nhưng thực chất là thanh trừng
những ai cản trợ đến quyền lợi, quyền lực của chúng. Những kẻ này không
làm "Thiên tử" nhưng có biệt tài quyết định được số mệnh của người khác,
thao túng quyền lực; vì chỉ dưới một người mà trên cả muôn người. Chúng
thường giữ các vị trí then chốt trong bộ máy quyền lực (Nội vụ, tổ chức
Đảng), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ tối cao, có quyền sinh
quyền sát trong tay, nhào nặn cả đất nước trở thành nhà tù và địa ngục,
sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ dữ, cam tâm dâng đất nuớc cho ngoại bang
chỉ vì xuất phát từ lợi ích vật chất cá nhân mà liên hệ đến câu chuyện
Nguyễn chí Vịnh đương nhiên không chỉ là câu chuyện thời sự mà còn mang
tính lịch sử và quy luật.
Chia sẻ bài viết:
Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"
Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"
Y GIÁO * NGUYỄN CHÍ VỊNH
ÔNG NGUYỄN CHÍ VỊNH KHÔNG MUỐN ĐÒI LẠI NHỮNG PHẦN LÃNH THỔ ĐÃ BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM ĐOẠT?
Đọc xong bài "Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ Quốc"
của ông Nguyễn Chí Vịnh, mình cảm thấy hoa mắt nhức đầu bởi quá nhiều
câu từ lòng vòng, rông dài lê thê. Một cảm giác mệt mỏi, bức bối rất khó
tả. Thực sự, ông Vịnh muốn nói điều gì đây khi tung ra một bài báo với
những lập luận lan man, vòng vo, mịt mù, được cài cắm đan xen với những
câu, những mệnh đề mà Bắc Kinh thường hay tuyên truyền?
Những lập luận mù mịt, phi logic
- Đáng
lẽ: “Dù biển không phải của riêng ai, nhưng mỗi nước đều có chủ quyền
thiêng liêng bất khả xâm phạm” thì ông Vịnh lại cố tình viết ngược nhằm
làm giảm nhẹ yếu tố chủ quyền thiêng liêng: “ Dù mỗi nước đều có chủ
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai”.
- Đáng
lẽ: “Nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình, nhưng cũng rất yêu nước, sẵn
sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc” thì ông Vịnh lại nói ngược cốt làm nhẹ
tinh thần hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc: “Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng
hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình”.
- Ông
Vịnh viết: “Mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là kiến
tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp”. Cần phải nói rõ
rằng mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là : Bảo vệ lãnh
thổ, bảo toàn độc lập cho đất nước và tự do cho nhân dân. Vì sao ông
Vịnh lại tung hỏa mù “kiến tạo hòa bình” vào đây?
- Theo
ông Vịnh: “Nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích
của mõi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo
những cọ xát với hệ lụy khôn lường”. Ông sợ ai, né ai mà nói nước đôi
như vậy, lại còn “cọ xát”, coi chừng như cặp tình nhân “cọ xát” vào nhau
sẽ dẫn đến đến “cực khoái” !
- Ông
Vịnh khẳng định: “Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có
thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác”, cứ như là hiện
nay không có Trung Quốc với bản chất bành trướng nham hiểm, hung bạo,
đang thực thi chủ nghĩa thực dân mới trên toàn cầu?
Đặt câu hỏi dài dòng, và tự trả lời vô duyên
Ông Vịnh tự đặt câu hỏi: “Liệu Việt Nam
có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ,
không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời
giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay
không”, và tự trả lời: “Hoàn toàn có thể được!... Vì chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời
đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước
trên thế giới”.
Câu hỏi trên dài dòng, luộm thuộm và rắc rối, làm mờ đi nội dung cốt yếu: Việt Nam
có bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ hay không? Còn câu trả lời thì nhẹ
bâng, chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Cái xu thế thời đại, xu thế hòa
bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước chắc là đã được ông Vịnh
trừ ra con ngoái ộp Trung Quốc, đang từng ngày từng giờ toan tính bằng
mọi giá chiếm trọn Biển Đông ?
Bắc Kinh hài lòng
Những câu sau đây của ông Vịnh chắc chắn
sẽ làm cho Bắc Kinh vô cùng hài lòng, bởi đây là những điều Bắc Kinh
mong muốn hoặc là những luận điệu của bọn bành trướng thường hay tuyên
truyền đối với Việt Nam:
- Việt Nam
khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham
gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác.
- Chúng
ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước
trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung
Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh
thần thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc
cuối năm 2011.
- Với
tư cách láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng
ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị đối với Trung Quốc.
- Chúng
ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục
vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương
châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”, tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa
hai quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề
trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày
1-1-2013, thời điểm Trung Quốc bắt đầu khám xét mọi tàu thuyền trên Biển
Đông. Trung Quốc cũng đã tuyên bố chi một khoản tiền lớn 1,6 tỉ USD để
xây dựng “thành phố Tam Sa”, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, một phần
quần đảo Trường Sa mà bọn chúng đã xâm chiếm của Việt Nam.
Điều kỳ quặc là bài viết của ông Vịnh
không có lấy một câu một từ nói về việc bọn bành trướng Trung Quốc ngang
nhiên chiếm đoạt những phần lãnh thổ nói trên, trắng trợn xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam, mà tiêu đề bài viết đã nhấn mạnh tới "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".
Trong khi đó, ông Vịnh lại đề xuất phương pháp bảo vệ chủ quyền là
“khẳng định bảo vệ chủ quyền” và “bằng biện pháp hòa bình”, một cách nói
rất yếu ớt và yếm thế trước sự ngông cuồng và tham tàn của bọn bành
trướng Bắc Kinh đối với Biển Đông.
Vậy thì cần phải đặt câu hỏi: ông Nguyễn Chí Vịnh có muốn đòi lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa cho Việt Nam không?
Ít nhất, cứ theo những gì trong bài viết của ông Vịnh thì câu trả lời là: Không !http://ygiao.blogspot.ca/2012/12/ong-nguyen-chi-vinh-khong-muon-oi-lai.html
GREG TORODE * NGUYỄN CHÍ VỊNH
Greg Torode/South China Morning Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lối 'Ngoại giao kiều du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.
Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.
Với Hà Nội, điều đó có nghĩa là cố gắng để cùng lúc cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc , Mỹ, và các cường quốc lớn khác, tất cả để củng cố những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông.
Hai năm trước, ông đã di chuyển ngang dọc, xuôi ngược trong khu vực để mang lại thành quả là cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Đông Nam Á với các đồng nghiệp từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nga - một cuộc họp chính thức sẽ được tổ chức mỗi ba năm. Đấy cũng là một bước đầu tiên có thể có trong một thỏa thuận an ninh có ý nghĩa nhằm giữ được hòa bình trong một khu vực nguy hiểm.
Gần đây hơn, Vĩnh đã năng nổ, gẵp gỡ hội họp với hàng chục quan chức quân sự khu vực và các phái viên nước ngoài. Đầu tháng này, ông giúp tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng cấp của mình. Tuần trước, ông đã gặp Xuanyou Kông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong một cuộc họp kín tại Việt Nam.
Ngay cả khi hai bên cùng làm việc để thúc đẩy sự hợp tác, một cuộc khẩu chiến từ các khẳng định chủ quyền ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Những ngày gần đây cũng đang chứng kiến việc các quan chức Trung Quốc và Việt Nam chống đối nhau về vấn đề này. Những sắc thái đằng sau sự xử lý của tướng Vĩnh về tình hình quốc tế ngày càng phức tạp của Việt Nam hiển hiện rất rõ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Sunday Morning Post trước chuyến thăm của Panetta, khởi sự qua cuộc trở lại lịch sử đến cảng chiến lược của Vịnh Cam Ranh. Vĩnh đặt nhiệm vụ của Panetta trong bối cảnh của một sự thận trọng cùng mối quan hệ dần cải thiện với kẻ cựu thù, và dù cho những căng thẳng trong những năm gần đây, lại có vẻ như vẫn ca ngợi các liên kết quân sự với Bắc Kinh hơn.
"Cả hai nước đều nhận thức được rằng việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng có thể ngăn chặn được sự đối đầu và xung đột," ông đã tuyên bố, sau khi nói rằng các quan hệ quân sự đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Trung-Việt.
Sau đó ông nói về một mong muốn "rất kiên quyết " để bảo vệ chủ quyền và củng cố một "mối quan hệ bình đẳng ".Vào những lúc khác, ông đã quyết liệt gai góc hơn. Hai năm trước, trong hội nghị ở Singapore ông tuyên bố rằng Việt Nam có tất cả khả năng để tự bảo vệ mình. Năm ngoài, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt công bố "cam kết long trọng" về ý định hòa bình của Trung Quốc, ông cảnh báo rằng nếu "bất cứ bên nào leo thang tranh chấp chúng tôi sẽ không chỉ đứng nhìn". Không ngạc nhiên, khi hiện nay việc quan sát Vĩnh là một mối chú tâm đang gia tăng giữa các phái viên và các nhà phân tích quân sự trong khu vực khi họ cố gắng tìm hiểu lập trường của ông. Ông nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn hay Mỹ ? Với một cái nhìn vững vàng và biểu hiện hơi buồn, các tính cách của ông không cho biết gì nhiều hơn. Ông nói trong một phong cách chính xác, cẩn thận từng câu và sẽ trả lời loại câu hỏi vặn vẹo bằng một sự im lặng, gật gù nhẹ nhàng một cách ranh mãnh. Những điếu thuốc châm đốt liên tục cho thấy sự căng thẳng đàng sau vẻ bình tĩnh bên ngoài của mình. Vinh còn được biết đến với cánh thư giãn những cuộc đàm đạo dài bằng rượu whisky.
Một phái viên nước ngoài nói rằng Vinh, rất khác với những công chức nghiêm khắc, là một nhà tư tưởng sâu sắc, khá chuẩn bị sẵn sàng để thách thức sự khôn ngoan bằng tính hợp lý hơn là tín điều. Sắc sảo, ông có thể vui tính, thông minh và hấp dẫn trong khi không tiết lộ gì nhiều. Một cáp ngoại giao bí mật của Mỹ do WikiLeaks công bố có nói đến các nghi vấn về quan điểm và sự vươn lên của Vinh. Bản báo cáo được viết bởi Michael Michalak, Đại sứ Mỹ lúc ấy tại Hà Nội vào đầu năm 2010, lưu ý Vinh từng có một quan điểm lành tính về Trung Quốc trong các cuộc thảo luận với người Mỹ, lưu ý rằng Bắc Kinh có thể là một động lực cho sự ổn định của khu vực. Nhưng báo cáo này cho biết thêm: "Vinh đã rõ ràng bác bỏ các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trong Biển Đông, khi nhấn mạnh, đã khẳng định rằng Việt Nam "biết làm thế nào để chiến đấu và giành chiến thắng" và sẽ "làm những gì cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của mình".
"Nếu Vinh là con cò mồi của Trung Quốc, ông là người ẩn nấp giỏi," bản báo cáo kết luận.
Tuy nhiên, vấn đề của việc ông có thể nghiêng về phía nào che khuất một điểm quan trọng. Như một trong những phái viên nước ngoài mô tả: "Ông toát ra quyền lực, tính chuyên nghiệp và luôn luôn tìm kiếm để thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam".
Một phần sự bi ẩn được xây dựng xung quanh Vinh, có nguồn từ lịch sử. Nhân vật 55 tuổi này được liên kết với những ngày đầu cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam qua người cha quá cố của mình, Tướng Nguyễn Chí Thanh.
Thanh là vị tướng cao cấp thứ hai của Việt Nam, sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cha sáng lập quân đội của đất nước. Trong việc chỉ huy các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam chống lại Miền Nam Viêt Nam được Mỹ hậu thuẫn, Thanh liên tục thuc đẩy sự tham dự toàn diện chống lại Hoa Kỳ khi họ xây dựng lực lượng của mình vào giữa những năm 1960 - một chiều hướng đã đem đến cuộc đọ sức chống lại Giáp thận trọng hơn và các cán bộ chính trị lãnh đạo khác tại Hà Nội.
Sau một cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ, Thanh, xuất thân từ thành phần nông dân gian khổ, đã giành được phê duyệt để khởi động tấn công trên toàn miền Nam, một sự việc sau đó đã trở thành cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 - sự kiện mà các sử gia hiện đại đã mô tả như là một thất bại quân sự lớn, nhưng là một chiến thắng về chính trị cho Hà Nội khiến đã thay đổi quá trình của cuộc chiến tranh, hủy hoại ý chí của Mỹ. Tuy nhiên, Thanh, đã không còn sống để nhìn thấy thành công ấy, ông chết vì một cơn truỵ tim vào năm 1967.
Dù quá khứ lịch sử ấy phủ bóng nặng nề, nhiều suy đoán xung quanh Vĩnh bắt nguồn từ những năm ông làm việc trong tình báo quân đội, đặc biệt là Tổng cục 2 đáng sợ - một bộ phần từng là chủ đề của những âm mưu nội bộ đáng kể trong giới chính trị chặt chẽ của Việt Nam.
Tướng Giáp, hiện 102 tuổi và là nhân vật cao tuổi lâu đời nhất, đã là những người từng đặt câu hỏi về quyền hạn ở phía sau, sự thiếu vắng về giải thích và động lực của những sự việc trên, khiến đã nâng cao triển vọng của một mối hận thù gia đình có tính lịch sử. Dù Vinh không còn đứng đầu bộ phận tình báo này - đưa các nghi vấn đến việc ông đã thực sự còn mạnh mẽ ra sao - năm ngoái ông được chính thức thăng chứcvào Ủy ban Trung ương đảng. Di chuyển đó dường như để chính thức hóa ảnh hưởng đáng kể của ông và có thể đưa ông vào cuộc chay đua cho các chức vụ cao hơn.
Các nhà Ngoại giao và phân tích khác tin rằng do căn bản quá khứ của ông trong ngành tình báo, chứ không phải trong chiến đấu, nên ông khó có thể là một bộ trưởng quốc phòng trong tương lai. Nhưng các vai trò chính trị - quân sự khác có thể cho thấy và dù ông tương đối còn trẻ, Vinh có thể là một ứng viên tương lai cho Bộ Chính Trị cầm quyền - một vị trí mà có thể không thể có được nếu không có kinh nghiệm trong Ủy ban Trung ương trước. "Ông ta đến từ bóng tối và là một phần của vòng lặp chính trị", một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết. "Nghĩa là nếu ông ta được phục vụ ở các vị trí cao hơn trong tương lai là quan trọng, và trong dài hạn có thể làm nhẹ bớt những lo ngại của những người phê bình ông".
Nguồn: South China Morning Post
'Guerilla diplomat' is no longer part of Vietnam's intelligence apparatus, and he is being closely watched as he tries to balance relations with China and the US
Greg Torode, chief Asia correspondent
To some who know him, Nguyen Chi Vinh is Vietnam's shrewdest strategic thinker. Others are blunter. The deputy defence minister, they say, is the wiliest of old foxes.
Either way it is no mean feat in a nation that, while it may lack the technocratic classes of its neighbours, is full of strategic obsessives. Even schoolchildren are steeped in the history and tactics of victories against much larger foes; of ancient battles against Chinese occupiers and Vietnam's wars of the 20th century - against French colonialists, the Americans, the Khmer Rouge and then the Chinese (again).
Senior Lieutenant General Vinh's battlefield, however, is international relations - and the shifting sands of a region adapting to China's rise. In recent years he has emerged from the shadows of years within Vietnam's military-intelligence apparatus to work its military diplomacy, something new for one of the region's most secretive institutions.
For Hanoi, that means simultaneously attempting to improve relations with both China and the US, and other large powers, all the while shoring up Vietnam's sovereign claims in the intensifying South China Sea dispute.
Two years ago he shuttled back and forth across the region to bring to fruition the first meeting of Southeast Asian defence ministers with their peers from major regional powers, including China, the US and Russia - a formal gathering that will take place every three years. It is a possible first step in a meaningful security arrangement to help keep peace in a dangerous region.
More recently, Vinh has kept up the pace, meeting dozens of regional military officials and foreign envoys. Earlier this month he helped host the visit of US Defence Secretary Leon Panetta to meet his boss, Vietnam's Defence Minister Lieutenant General Phung Quang Thanh. Last week he met China's ambassador to Vietnam, Kong Xuanyou, in a closed door meeting in Vietnam.
Even as the two sides work to boost co-operation, a war of words continues over rival South China Sea claims. Recent days saw both Chinese and Vietnamese officials trade protests over the issue.
The nuances behind Vinh's handling of Vietnam's increasingly complex internationalism were evident in a rare interview with the Sunday Morning Post just ahead of Panetta's visit, which started with a historic return to the highly strategic port of Cam Ranh Bay. Vinh put Panetta's mission in the context of a cautious and gradual improvement in ties between the former enemies and appeared far more eager to talk up military links with Beijing, despite the tensions of recent years.
"Both countries are aware that the increase in defence relations can prevent confrontation and conflict," he said, after saying that military ties had boosted broader Sino-Vietnamese ties.
He later spoke of a "very determined" desire to defend sovereignty to buttress an "equal relationship".
At other times he has been decidedly more barbed. Two years ago he warned that Vietnam had all "capabilities" to defend itself, while at a conference in Singapore last year, soon after Defence Minister General Liang Guanglie issued a "solemn pledge" on China's peaceful intentions, Vinh warned that if any party escalated the dispute "we would not just stand back and watch".
Not surprisingly, Vinh-watching is now a growth industry among regional envoys and military analysts as they try to figure out exactly where he stands. Does he tilt more towards China or more towards the US?
With a steady gaze and a slightly sad expression, his features give little away. He speaks in precise, carefully phrased sentences and will cunningly answer a particularly curly question with a silence and a slight nod. A constant flow of cigarettes point to tensions behind his outward calm. Vinh is also known to relax with long conversations over whisky.
One foreign envoy said that Vinh, far from being the dour apparatchik of old, was a deep thinker, quite prepared to challenge conventional wisdom with logic rather than dogma. Shrewd, he was able to be genial, clever and engaging while giving little away.
A secret US diplomatic cable released by WikiLeaks addresses questions about Vinh's rise and views.
Penned by then-US ambassador to Hanoi Michael Michalak in early 2010, it notes Vinh taking a benign view of China's rise during discussions with visiting Americans, noting that Beijing could be a force for regional stability. But it adds: "Vinh expressly rejected China's expansive claims in the South China Sea and, when pressed, insisted that Vietnam "knows how to fight and win" and would "do what is necessary to safeguard its territory".
"If Vinh is China's shill, he hides it well," it says in closing.
The issue of which way he might tilt obscures one vital point, however. As one foreign envoy put it: "He exudes authority and professionalism and is always looking to promote and defend Vietnam's national interests."
The mystique that has built up around Vinh stems, in part, from history. The 55-year-old is linked to the earliest days of Vietnam's communist revolution through his late father, General Nguyen Chi Thanh.
Thanh was Vietnam's second-ever general, after the founding father of the country's military, General Vo Nguyen Giap. In command of communist forces in American-backed South Vietnam, Thanh constantly pushed for all-out engagement against the US as it built up its forces in the mid-1960s - a drive that pitted him against a more cautious Giap and other leading political cadres in Hanoi.
After an intense internal debate, Thanh, from tough peasant stock, won approval to launch across the south what would become the Tet Offensive of 1968 - an event which modern historians have come to describe as a major military defeat for Hanoi but a political victory that changed the course of the war, sapping US will. Thanh, however, never lived to see it, dying of a heart attack in 1967.
While that history hangs heavily, much of the speculation surrounding Vinh stems from his years of work in military intelligence, specifically the feared General Department Two - a section that has been the subject of considerable internal intrigue within Vietnam's tight political circles.
General Giap, now 102 and the oldest party elder, has been among those who have questioned its back-room power, lack of accountability and motivations, raising the prospect of a historic family feud.
While Vinh no longer heads the section - leading some to question quite how powerful he remains - he was formally promoted to the party's Central Committee last year. That move seemed to formalise his considerable clout, and may put him in the running for higher office.
Diplomats and other analysts believe that due to his background in intelligence, rather than combat, he is unlikely to be a future defence minister. But other political-military roles may beckon and given his relative youth, Vinh could be a future contender for the ruling Politburo - a position that would have been impossible without Central Committee experience first. "He's come in from the shadows and is part of the open political loop," said one foreign diplomat. "That is important if he is to serve in even higher positions in future, and may ease the fears of his critics over the long term."
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lối 'Ngoại giao kiều du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.
Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.
Dù bằng cách nhìn nào thì đấy cũng là chiến công hiển hách với một đất
nước, so với các láng giềng có thể thiếu những tầng lớp kỹ trị, nhưng
vẫn đầy những thu hút có tính chiến lược. Ngay cả các học sinh cũng chìm
ngập trong lịch sử và chiến thuật của những chiến thắng chống lại kẻ
thù lớn hơn mình nhiều, với các trận chiến chống lại chiếm đóng của
Trung Quốc trong thời cổ đại và những cuộc chiến của Việt Nam trong thế
kỷ 20 chống lại thực dân Pháp, Mỹ, Khmer Đỏ và sau đó là Trung Quốc (một
lần nữa).Tuy nhiên, chiến trường của Thượng tướng Vĩnh là trên các mối
quan hệ quốc tế và những biến động của khu vực đang thích ứng với sự gia
tăng của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, ông đã nổi lên từ bóng tối của những năm tháng
trong khuôn khổ bộ máy tình báo quân sự của Việt Nam để vận động ngành
ngoại giao quân sự của mình, một cái gì đó mới lạ đối với một trong
những tổ chức bí mật nhất của khu vực.
Với Hà Nội, điều đó có nghĩa là cố gắng để cùng lúc cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc , Mỹ, và các cường quốc lớn khác, tất cả để củng cố những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông.
Hai năm trước, ông đã di chuyển ngang dọc, xuôi ngược trong khu vực để mang lại thành quả là cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Đông Nam Á với các đồng nghiệp từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nga - một cuộc họp chính thức sẽ được tổ chức mỗi ba năm. Đấy cũng là một bước đầu tiên có thể có trong một thỏa thuận an ninh có ý nghĩa nhằm giữ được hòa bình trong một khu vực nguy hiểm.
Gần đây hơn, Vĩnh đã năng nổ, gẵp gỡ hội họp với hàng chục quan chức quân sự khu vực và các phái viên nước ngoài. Đầu tháng này, ông giúp tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng cấp của mình. Tuần trước, ông đã gặp Xuanyou Kông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong một cuộc họp kín tại Việt Nam.
Ngay cả khi hai bên cùng làm việc để thúc đẩy sự hợp tác, một cuộc khẩu chiến từ các khẳng định chủ quyền ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Những ngày gần đây cũng đang chứng kiến việc các quan chức Trung Quốc và Việt Nam chống đối nhau về vấn đề này. Những sắc thái đằng sau sự xử lý của tướng Vĩnh về tình hình quốc tế ngày càng phức tạp của Việt Nam hiển hiện rất rõ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Sunday Morning Post trước chuyến thăm của Panetta, khởi sự qua cuộc trở lại lịch sử đến cảng chiến lược của Vịnh Cam Ranh. Vĩnh đặt nhiệm vụ của Panetta trong bối cảnh của một sự thận trọng cùng mối quan hệ dần cải thiện với kẻ cựu thù, và dù cho những căng thẳng trong những năm gần đây, lại có vẻ như vẫn ca ngợi các liên kết quân sự với Bắc Kinh hơn.
"Cả hai nước đều nhận thức được rằng việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng có thể ngăn chặn được sự đối đầu và xung đột," ông đã tuyên bố, sau khi nói rằng các quan hệ quân sự đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Trung-Việt.
Sau đó ông nói về một mong muốn "rất kiên quyết " để bảo vệ chủ quyền và củng cố một "mối quan hệ bình đẳng ".Vào những lúc khác, ông đã quyết liệt gai góc hơn. Hai năm trước, trong hội nghị ở Singapore ông tuyên bố rằng Việt Nam có tất cả khả năng để tự bảo vệ mình. Năm ngoài, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt công bố "cam kết long trọng" về ý định hòa bình của Trung Quốc, ông cảnh báo rằng nếu "bất cứ bên nào leo thang tranh chấp chúng tôi sẽ không chỉ đứng nhìn". Không ngạc nhiên, khi hiện nay việc quan sát Vĩnh là một mối chú tâm đang gia tăng giữa các phái viên và các nhà phân tích quân sự trong khu vực khi họ cố gắng tìm hiểu lập trường của ông. Ông nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn hay Mỹ ? Với một cái nhìn vững vàng và biểu hiện hơi buồn, các tính cách của ông không cho biết gì nhiều hơn. Ông nói trong một phong cách chính xác, cẩn thận từng câu và sẽ trả lời loại câu hỏi vặn vẹo bằng một sự im lặng, gật gù nhẹ nhàng một cách ranh mãnh. Những điếu thuốc châm đốt liên tục cho thấy sự căng thẳng đàng sau vẻ bình tĩnh bên ngoài của mình. Vinh còn được biết đến với cánh thư giãn những cuộc đàm đạo dài bằng rượu whisky.
Một phái viên nước ngoài nói rằng Vinh, rất khác với những công chức nghiêm khắc, là một nhà tư tưởng sâu sắc, khá chuẩn bị sẵn sàng để thách thức sự khôn ngoan bằng tính hợp lý hơn là tín điều. Sắc sảo, ông có thể vui tính, thông minh và hấp dẫn trong khi không tiết lộ gì nhiều. Một cáp ngoại giao bí mật của Mỹ do WikiLeaks công bố có nói đến các nghi vấn về quan điểm và sự vươn lên của Vinh. Bản báo cáo được viết bởi Michael Michalak, Đại sứ Mỹ lúc ấy tại Hà Nội vào đầu năm 2010, lưu ý Vinh từng có một quan điểm lành tính về Trung Quốc trong các cuộc thảo luận với người Mỹ, lưu ý rằng Bắc Kinh có thể là một động lực cho sự ổn định của khu vực. Nhưng báo cáo này cho biết thêm: "Vinh đã rõ ràng bác bỏ các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trong Biển Đông, khi nhấn mạnh, đã khẳng định rằng Việt Nam "biết làm thế nào để chiến đấu và giành chiến thắng" và sẽ "làm những gì cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của mình".
"Nếu Vinh là con cò mồi của Trung Quốc, ông là người ẩn nấp giỏi," bản báo cáo kết luận.
Tuy nhiên, vấn đề của việc ông có thể nghiêng về phía nào che khuất một điểm quan trọng. Như một trong những phái viên nước ngoài mô tả: "Ông toát ra quyền lực, tính chuyên nghiệp và luôn luôn tìm kiếm để thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam".
Một phần sự bi ẩn được xây dựng xung quanh Vinh, có nguồn từ lịch sử. Nhân vật 55 tuổi này được liên kết với những ngày đầu cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam qua người cha quá cố của mình, Tướng Nguyễn Chí Thanh.
Thanh là vị tướng cao cấp thứ hai của Việt Nam, sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cha sáng lập quân đội của đất nước. Trong việc chỉ huy các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam chống lại Miền Nam Viêt Nam được Mỹ hậu thuẫn, Thanh liên tục thuc đẩy sự tham dự toàn diện chống lại Hoa Kỳ khi họ xây dựng lực lượng của mình vào giữa những năm 1960 - một chiều hướng đã đem đến cuộc đọ sức chống lại Giáp thận trọng hơn và các cán bộ chính trị lãnh đạo khác tại Hà Nội.
Sau một cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ, Thanh, xuất thân từ thành phần nông dân gian khổ, đã giành được phê duyệt để khởi động tấn công trên toàn miền Nam, một sự việc sau đó đã trở thành cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 - sự kiện mà các sử gia hiện đại đã mô tả như là một thất bại quân sự lớn, nhưng là một chiến thắng về chính trị cho Hà Nội khiến đã thay đổi quá trình của cuộc chiến tranh, hủy hoại ý chí của Mỹ. Tuy nhiên, Thanh, đã không còn sống để nhìn thấy thành công ấy, ông chết vì một cơn truỵ tim vào năm 1967.
Dù quá khứ lịch sử ấy phủ bóng nặng nề, nhiều suy đoán xung quanh Vĩnh bắt nguồn từ những năm ông làm việc trong tình báo quân đội, đặc biệt là Tổng cục 2 đáng sợ - một bộ phần từng là chủ đề của những âm mưu nội bộ đáng kể trong giới chính trị chặt chẽ của Việt Nam.
Tướng Giáp, hiện 102 tuổi và là nhân vật cao tuổi lâu đời nhất, đã là những người từng đặt câu hỏi về quyền hạn ở phía sau, sự thiếu vắng về giải thích và động lực của những sự việc trên, khiến đã nâng cao triển vọng của một mối hận thù gia đình có tính lịch sử. Dù Vinh không còn đứng đầu bộ phận tình báo này - đưa các nghi vấn đến việc ông đã thực sự còn mạnh mẽ ra sao - năm ngoái ông được chính thức thăng chứcvào Ủy ban Trung ương đảng. Di chuyển đó dường như để chính thức hóa ảnh hưởng đáng kể của ông và có thể đưa ông vào cuộc chay đua cho các chức vụ cao hơn.
Các nhà Ngoại giao và phân tích khác tin rằng do căn bản quá khứ của ông trong ngành tình báo, chứ không phải trong chiến đấu, nên ông khó có thể là một bộ trưởng quốc phòng trong tương lai. Nhưng các vai trò chính trị - quân sự khác có thể cho thấy và dù ông tương đối còn trẻ, Vinh có thể là một ứng viên tương lai cho Bộ Chính Trị cầm quyền - một vị trí mà có thể không thể có được nếu không có kinh nghiệm trong Ủy ban Trung ương trước. "Ông ta đến từ bóng tối và là một phần của vòng lặp chính trị", một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết. "Nghĩa là nếu ông ta được phục vụ ở các vị trí cao hơn trong tương lai là quan trọng, và trong dài hạn có thể làm nhẹ bớt những lo ngại của những người phê bình ông".
Nguồn: South China Morning Post
'Guerilla diplomat' is no longer part of Vietnam's intelligence apparatus, and he is being closely watched as he tries to balance relations with China and the US
Greg Torode, chief Asia correspondent
To some who know him, Nguyen Chi Vinh is Vietnam's shrewdest strategic thinker. Others are blunter. The deputy defence minister, they say, is the wiliest of old foxes.
Either way it is no mean feat in a nation that, while it may lack the technocratic classes of its neighbours, is full of strategic obsessives. Even schoolchildren are steeped in the history and tactics of victories against much larger foes; of ancient battles against Chinese occupiers and Vietnam's wars of the 20th century - against French colonialists, the Americans, the Khmer Rouge and then the Chinese (again).
Senior Lieutenant General Vinh's battlefield, however, is international relations - and the shifting sands of a region adapting to China's rise. In recent years he has emerged from the shadows of years within Vietnam's military-intelligence apparatus to work its military diplomacy, something new for one of the region's most secretive institutions.
For Hanoi, that means simultaneously attempting to improve relations with both China and the US, and other large powers, all the while shoring up Vietnam's sovereign claims in the intensifying South China Sea dispute.
Two years ago he shuttled back and forth across the region to bring to fruition the first meeting of Southeast Asian defence ministers with their peers from major regional powers, including China, the US and Russia - a formal gathering that will take place every three years. It is a possible first step in a meaningful security arrangement to help keep peace in a dangerous region.
More recently, Vinh has kept up the pace, meeting dozens of regional military officials and foreign envoys. Earlier this month he helped host the visit of US Defence Secretary Leon Panetta to meet his boss, Vietnam's Defence Minister Lieutenant General Phung Quang Thanh. Last week he met China's ambassador to Vietnam, Kong Xuanyou, in a closed door meeting in Vietnam.
Even as the two sides work to boost co-operation, a war of words continues over rival South China Sea claims. Recent days saw both Chinese and Vietnamese officials trade protests over the issue.
The nuances behind Vinh's handling of Vietnam's increasingly complex internationalism were evident in a rare interview with the Sunday Morning Post just ahead of Panetta's visit, which started with a historic return to the highly strategic port of Cam Ranh Bay. Vinh put Panetta's mission in the context of a cautious and gradual improvement in ties between the former enemies and appeared far more eager to talk up military links with Beijing, despite the tensions of recent years.
"Both countries are aware that the increase in defence relations can prevent confrontation and conflict," he said, after saying that military ties had boosted broader Sino-Vietnamese ties.
He later spoke of a "very determined" desire to defend sovereignty to buttress an "equal relationship".
At other times he has been decidedly more barbed. Two years ago he warned that Vietnam had all "capabilities" to defend itself, while at a conference in Singapore last year, soon after Defence Minister General Liang Guanglie issued a "solemn pledge" on China's peaceful intentions, Vinh warned that if any party escalated the dispute "we would not just stand back and watch".
Not surprisingly, Vinh-watching is now a growth industry among regional envoys and military analysts as they try to figure out exactly where he stands. Does he tilt more towards China or more towards the US?
With a steady gaze and a slightly sad expression, his features give little away. He speaks in precise, carefully phrased sentences and will cunningly answer a particularly curly question with a silence and a slight nod. A constant flow of cigarettes point to tensions behind his outward calm. Vinh is also known to relax with long conversations over whisky.
One foreign envoy said that Vinh, far from being the dour apparatchik of old, was a deep thinker, quite prepared to challenge conventional wisdom with logic rather than dogma. Shrewd, he was able to be genial, clever and engaging while giving little away.
A secret US diplomatic cable released by WikiLeaks addresses questions about Vinh's rise and views.
Penned by then-US ambassador to Hanoi Michael Michalak in early 2010, it notes Vinh taking a benign view of China's rise during discussions with visiting Americans, noting that Beijing could be a force for regional stability. But it adds: "Vinh expressly rejected China's expansive claims in the South China Sea and, when pressed, insisted that Vietnam "knows how to fight and win" and would "do what is necessary to safeguard its territory".
"If Vinh is China's shill, he hides it well," it says in closing.
The issue of which way he might tilt obscures one vital point, however. As one foreign envoy put it: "He exudes authority and professionalism and is always looking to promote and defend Vietnam's national interests."
The mystique that has built up around Vinh stems, in part, from history. The 55-year-old is linked to the earliest days of Vietnam's communist revolution through his late father, General Nguyen Chi Thanh.
Thanh was Vietnam's second-ever general, after the founding father of the country's military, General Vo Nguyen Giap. In command of communist forces in American-backed South Vietnam, Thanh constantly pushed for all-out engagement against the US as it built up its forces in the mid-1960s - a drive that pitted him against a more cautious Giap and other leading political cadres in Hanoi.
After an intense internal debate, Thanh, from tough peasant stock, won approval to launch across the south what would become the Tet Offensive of 1968 - an event which modern historians have come to describe as a major military defeat for Hanoi but a political victory that changed the course of the war, sapping US will. Thanh, however, never lived to see it, dying of a heart attack in 1967.
While that history hangs heavily, much of the speculation surrounding Vinh stems from his years of work in military intelligence, specifically the feared General Department Two - a section that has been the subject of considerable internal intrigue within Vietnam's tight political circles.
General Giap, now 102 and the oldest party elder, has been among those who have questioned its back-room power, lack of accountability and motivations, raising the prospect of a historic family feud.
While Vinh no longer heads the section - leading some to question quite how powerful he remains - he was formally promoted to the party's Central Committee last year. That move seemed to formalise his considerable clout, and may put him in the running for higher office.
Diplomats and other analysts believe that due to his background in intelligence, rather than combat, he is unlikely to be a future defence minister. But other political-military roles may beckon and given his relative youth, Vinh could be a future contender for the ruling Politburo - a position that would have been impossible without Central Committee experience first. "He's come in from the shadows and is part of the open political loop," said one foreign diplomat. "That is important if he is to serve in even higher positions in future, and may ease the fears of his critics over the long term."
Nhãn:
ĐCSVN
TIN TỨC XA GẦN
Chống tham nhũng ở Việt Nam là tự sát?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-01-14
Tháng 5 năm 2012, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được sắp xếp lại, trực thuộc Bộ Chính trị dưới quyền Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thay vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
AFP photo
Ông Nguyễn Bá Thanh là ai?
Hôm 28 tháng 12 vừa rồi, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương về phòng chống tham nhũng – diễn biến mà công luận mô tả là nhằm giảm bớt thêm nữa quyền lực của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.Giữa lúc có ý kiến lạc quan dựa trên “thành quả” của ông Nguyễn Bá Thanh trong việc phát triển TP Đà Nẵng, cùng cá tính được cho là “anh hùng hảo hớn” của ông có thể giúp cải thiện xã hội, thì hai tác giả Thu Hương và Duy Tân, qua bài “Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’: Gian hùng trị tham nhũng ?”, đã cảm nhận ngay một “sự ngỡ ngàng” để rồi sau đó thấy “xót thương cho cái nước Việt mình rõ ràng là đã hết nhân tài nên nhà cầm quyền vẫn quanh đi quẩn lại chỉ dùng mấy gương mặt mốc đã cũ xì” – mà nói theo lời nhà thơ Huy Cận: “Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu. Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người”.
Nhắc lại chuyện người quen cũ của Nguyễn Bá Thanh chúng ta mới thấy cái tàn bạo của người cộng sản Nguyễn Bá Thanh, ăn tiền cũng là ông mà bỏ tù người ta cũng là ông luôn.Vẫn theo nhị vị tác giả vừa nói, “đất nước mình gần 90 triệu dân nhưng đi theo chủ nghĩa cộng sản xơ cứng bao năm nay nên có nhân tài cũng không thể nào ngoi lên nổi. Để rồi những lãnh đạo của gần 90 triệu dân Việt mình vẫn là những tên quan tham, gian hùng có cỡ”, “càng khiến ảo vọng về một xã hội dân chủ văn minh ngày càng xa vời”.
Bloggers Thu Hương và Duy Tân
Qua bài “Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’ ”, blogger Cánh Cò lưu ý tới vai trò vừa là Chủ tịch vừa là Bí thư của ông Nguyễn Bá Thanh chẳng khác nào một “lãnh chúa miền Trung”.
Blogger Quốc Uy “thử bàn chút chơi” về kẻ “gian hùng trị tham nhũng”, nhận thấy sự hiện diện của ông Nguyễn Bá Thanh tại Ba Đình tạo nên thế “chân vạc” như trong thời Tam Quốc tranh hùng bên “xứ lạ”, tức, theo phân tích của tác giả Quốc Uy, đó là “tương tác giữa 3 phía, ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng” trong khi “ông Trương Tấn Sang có thể phụ vào cho ông Trọng mà thôi”.
Trước khi trở lại với thế “chân vạc” này, chúng ta hãy theo dõi – nói theo lời 2 bloggers Thu Hương và Duy Tân – “những chiêu thức đang được chính quyền VN đạo diễn” để “bố trí một gian hùng như Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị”. Khi phân tích về chuyện “dùng kẻ gian hùng để lật tên tham nhũng”, 2 tác giả Thu Hương và Duy Tân không khỏi liên tưởng đến “một người quen cũ” từng “cùng hội cùng thuyền” của ông Nguyễn Bá Thanh là ông Phạm Minh Thông, nguyên giám đốc Công ty Hợp doanh Xây dựng và Kinh doanh Nhà Quảng Nam, Đà Nẵng. Sau khi mô tả ông Phạm Minh Thông là người hiền lành, có trí thức, với vợ hiền, con ngoan, đã “bung ra làm ăn” thành công lớn, nhất là khi Đà Nẵng tách tỉnh, trở thành đô thị trực thuộc trung ương hồi năm 1997 với một “đại công trường và chủ tịch TP Nguyễn Bá Thanh vừa là đồng chí vừa là cánh hẩu” của ông Thông.
Nhưng rồi trong vụ án cầu Sông Hàn có tổng kinh phí 105 tỷ thời giá 1999, ông Phạm Minh Thông là người duy nhất bị án tù giam 40 tháng trong khi các đồng phạm khác chỉ bị án treo vì ông Thông “ không giữ im lặng mà khai ‘lung tung’ rằng đã hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh, nên Toà án muốn sửa tính ba hoa của ông bằng món quà 3 cuốn lịch rưỡi”, trong khi số tiền thất thoát không biết “nó chạy đàng nào”. Vẫn theo hai tác giả vừa nói thì “dân xây dựng cơ bản khu vực miền Trung ai cũng biết Nguyễn Bá Thanh ăn dầy, giá thông thường là 10% trên tổng vốn đầu tư” – “những món lại quả của các chủ thầu mới thấy cái sướng của các ông quan dân”. Tác giả phân tích tiếp:
Nhắc lại chuyện người quen cũ của Nguyễn Bá Thanh chúng ta mới thấy cái tàn bạo của người cộng sản Nguyễn Bá Thanh, ăn tiền cũng là ông mà bỏ tù người ta cũng là ông luôn. Mà những người bị bỏ tù cũng là những đồng chí cùng hội cùng thuyền của ông chứ chẳng phải ai xa lạ. Cách đây mười mấy năm, Nguyễn Bá Thanh đã tàn bạo như vậy rồi cho nên gần đây ông xuống tay hạ độc thủ thiếu tướng công an Trần Văn Thanh ... Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã bí đường binh với Nguyên Tấn Dũng nên cực chẳng đã mới phải chơi con bài Nguyễn Bá Thanh… Một kẻ tham nhũng và gian ác như vậy mà vẫn được nhiều người dân Việt Nam mến mộ coi là một làn gió mới thì thật là nực cười trong tai họa.
Đà Nẵng thay đổi ra sao
Nhắc đến chuyện ông Nguyễn Bá Thanh “xuống tay hạ độc thủ thiếu tướng công an Trần Văn Thanh” khiến blogger Cánh Cò chưa quên “ Ông tướng này chẳng những không làm gì được lãnh chúa Đà Nẵng mà trái lại còn bị chơi ra trò khi đang hôn mê bất tỉnh trên giường bệnh viện vẫn bị đẩy ra trước vành móng ngựa”. Vẫn theo blogger Cánh Cò, chiêu này cho thấy “tính chất gian hùng” của một thủ lĩnh chính trị thừa sức quật ngã những ai dám chống lại ông ta. Trong bài “Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’ ”, tác giả Cánh Có lưu ý tiếp: Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ông Thanh sẵn sàng áp dụng. Người dân Cẩm Lệ ở cửa ngõ tây nam thành phố Đà Nẵng còn nhớ như in cái chết tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu chống lại chính quyền phường Hòa Xuân giải tỏa trắng 430 hecta để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân. Nằm trong địa bàn phường, thôn Cồn Dầu với diện tích 100 hecta cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục vụ dự án. Anh Năm bị công an trả về gia đình sau khi lấy khẩu cung và hai ngày sau thì qua đời trong tình trạng không thể nào thương tâm hơn.Hai tác giả Thu Hương và Duy Tân chua chát rằng “ông Nguyễn Bá Thanh có tài mị dân, từ kẻ tham nhũng gian hùng thượng thặng mà sử dụng đồng tiền ăn cướp tuyên truyền bài bản để cả nước bây giờ hân hoan bái phục như người cha khai sinh ra ‘thành phố đáng sống nhất VN’ ” thì “quả là VN mình với Con Rồng Cháu Tiên đã đến hồi mạt vận rồi”. Tác giả lưu ý rằng những gì thiên hạ đánh giá ông Nguyễn Bá Thanh đã làm được cho Đà Nẵng “thực ra chỉ là bề nổi và hoàn toàn chưa xứng tầm với thành phố này”, khi “thành quả của Nguyễn Bá Thanh tựu trung lại chỉ là giải tỏa, quy hoạch xây dựng Đà Nẵng với nhà cao đường thoáng mà thôi, còn các tiêu chí như ‘đào tạo tài năng trẻ, biến Đà Nẵng thành trung tâm của cả miền Trung...’ mà báo chí tung hô chẳng cái nào ra hồn cả”. Tác giả mô tả:
Cả một thành phố rùng rùng chuyển động, nháo nhào xây cất, nháo nhào đầu cơ. Dân tứ xứ nghe đồn thổi cũng đổ đến kiếm ăn mới ra diện mạo Đà Nẵng bây giờ, và đấy là những gì bàn dân thiên hạ dễ thấy khi đến Đà Nẵng. Nếu bạn leo lên đỉnh Sơn Trà mà cầm ống nhòm nhìn xuống và chiêm nghiệm một bức tranh tổng thể, bạn sẽ thấy Đà Nẵng có vẻ là một thành phố đẹp trong số những tỉnh thành của Việt Nam nhưng bị bê tông hóa quá nhiều mà thiếu màu xanh. Không gian công cộng cũng rất ít nếu không nói là không có. Các khu dân cư chẳng có mấy vườn hoa, công viên hoặc khu vui chơi. Sân vận động cũng biến đâu mất hết. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng bạn sẽ thấy rất nhiều khu quy hoạch bị bỏ hoang. Xen lẫn trong đám hoang tàn đó là những khu dân cư được hình thành như những đám da beo loang lổ.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng bạn sẽ thấy rất nhiều khu quy hoạch bị bỏ hoang. Xen lẫn trong đám hoang tàn đó là những khu dân cư được hình thành như những đám da beo loang lổ.Đó là chưa kể, vẫn theo tác giả, ngư nghiệp thì gần như phá sản, du lịch thì chẳng đầu tư gì mấy ngoài vài ngôi chùa với tượng Phật to “tổ bố”, Công viên nước trên đường 2 tháng 9 lỗ “chỏng gọng”, dẹp tiệm hồi nào không hay, mấy công trình khách sạn ven biển cứ để “trùm mền chiếm đất”, khu du lịch sinh thái Cồn Dầu bị thẳng tay đàn áp khiến nhiều giáo dân phải tỵ nạn tận Thái Lan, Đà Nẵng bây giờ quán nhậu và nhà nghỉ mọc lên như nấm…Như vậy, tác giả lưu ý, “Thành phố nhỏ như Đà Nẵng mà ông Thanh chỉ làm được có thế thì mong gì xoay chuyển được cả một quốc gia”. Và tác giả khẳng định:
Bloggers Thu Hương và Duy Tân
Bàn cờ chính trị Việt Nam còn đầy sự ly kỳ và sinh mệnh của dân tộc Việt Nam vẫn như chuông nặng treo mành chỉ. Với bản chất của một kẻ gian hùng, chúng ta đừng mong một sớm một chiều họ sẽ phút chốc hóa thành thiên nga thánh thiện để đem tự do dân chủ cho nhân dân. Tất cả chỉ là sự đấu đá trong nội bộ của họ nhằm duy trì vị thế quyền lực cũng như tình trạng độc Đảng chuyên chế.
Mèo nào cắn mỉu nào
Trở lại “thế chân vạc” khi “lãnh chúa miền Trung” Nguyễn Bá Thanh hiện diện tại Ba Đình, tác giả Quốc Uy nêu trên nhận định về sự tương tác 3 phía giữa các ông Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, với Trương Tấn Sang hợp lực ông Trọng: Ông Thanh đúng là đối thủ xứng đáng của ông Dũng, cân sức cân tài. Hai ông đều tham nhũng và đều mưu mẹo nhưng tham nhũng thì ông Dũng hơn, mưu mẹo thì ông Thanh hơn. Về phe cánh thì ông Dũng hơn, bù lại ông Thanh có thể dựa thế vào nhóm Trọng - Sang. Hai con hổ tương đương, vẫn gờm nhau, có đánh nhau không hay lại lựa nhau để thỏa hiệp chia quyền? Nếu thỏa hiệp thì phe Trọng-Sang nguy to. Vì thế xem việc Đảng dùng ông Bá Thanh để đối phó với ông Dũng quả là phương án 5 ăn 5 thua, kể cũng mạo hiểm.Liên kết Trọng - Thanh có một điểm vướng: Ông Trọng bám lý thuyết cổ hủ và thân Tàu rõ ràng, đó là 2 nhược điểm trước dư luận, ông Thanh thực dụng và chưa có tiếng xấu đầu hàng Tàu, liệu có dại gì kết với cánh hàng Tàu để bị mang tiếng? Nếu ông Thanh có dựa vào ông Trọng thì cũng chỉ thời gian đầu. Ông Trọng thì không thể đảo ngược quan điểm thân Tàu, nhưng hai ông Thanh và Dũng sẽ có thái độ ứng xử thế nào với Tàu, với Mỹ, đó chính là ẩn số có thể gây đột biến, chưa chắc đã là đột biến với Tàu nhưng là đột biến trong sắp xếp quyền lực nội bộ VN.
Theo blogger Cánh Cò thì khi ra Hà Nội, nếu ông Nguyễn Bá Thanh vẫn duy trì bản tính quyết đoán và không sợ hãi, ông sẽ gặp phản ứng mạnh từ thế lực thân TQ và các nhóm lợi ích dựa vào Bắc Kinh, mà tướng Nguyễn Chí Vịnh là một điển hình khi ông tướng này công khai đề cao TQ, “hạ bệ” Mỹ cùng những người biểu tình chống phương Bắc.
Ông Thanh đúng là đối thủ xứng đáng của ông Dũng, cân sức cân tài. Hai ông đều tham nhũng và đều mưu mẹo nhưng tham nhũng thì ông Dũng hơn, mưu mẹo thì ông Thanh hơn.Giữa lúc có nhiều ý kiến bày tỏ lạc quan sẽ có luồng gió mới thổi tới xã hội VN khi lãnh chúa miền Trung Nguyễn Bá Thanh ngồi vào ghế trưởng ban chống tham nhũng, blogger Quốc Uy lưu ý rằng “Thời nay, các quan chức trong đảng và trong chính phủ ngoài mặt chống tham nhũng nhưng bên trong luôn liên kết với tham nhũng và bảo vệ tham nhũng chóp bu, vì như thế chính là bảo vệ mình”.
Tác giả Quốc Uy
Tác giả Quốc Uy nêu lên câu hỏi rằng như vậy ông Bá Thanh sẽ chống tham nhũng hay không? Rồi Tác giả tự giải đáp “Thoạt đầu tất nhiên là có, nhưng chỉ chống tham nhũng cấp dưới hoặc lợi dụng chống tham nhũng để chống phe khác mình. Còn về lâu dài thì “ông thánh” cũng không chống được tham nhũng của chính thể này, vì tham nhũng chính là nguồn gốc sức mạnh của họ và mục tiêu của họ. Trong chính thể này, kẻ cầm quyền nào chống tham nhũng là tự sát”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-fight-corrupt-is-kill-himself-01142013124432.html
Nguyễn Chí Vịnh :
"Viên tướng khoác áo ngoại giao" của Việt Nam
Thứ
trưởng Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (trái) bắt tay đại sứ Hoa Kỳ
David Shear tại lễ khởi công dự án làm sạch chất độc Da cam tại Đà
Nẵng, 09/08/2012.
REUTERS/Richard Nyberg
Chiến lược gia khôn khéo nhất của Việt Nam, hay là một con
cáo già mưu mô nhất là những gì nhiều người đánh giá về ông Nguyễn Chí
Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo tờ South China Morning
Post, tên tuổi của ông được giới ngoại giao quốc tế bắt đầu biết đến kể
từ khi ông chỉ huy việc đối phó với lực lượng quân sự trong khu vực,
vốn phải thường xuyên đi theo sự lớn mạnh của Trung Quốc. Đề tài này đã
được tờ Courrier International, số ra tuần này trích dịch lại qua bài
viết đề tựa « Nguyễn Chí Vịnh : một nhà ngoại giao khôn khéo ».
Xuất thân từ bộ phận tình báo của quân đội, giờ đây ông Vịnh đã
bước ra khỏi bóng tối để phát triển một chính sách ngoại giao quân sự.
Các vụ tranh chấp xung quanh vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã làm cho
tình hình tại Biển Đông thêm căng thẳng. Việt Nam, một mặt vẫn phải duy
trì các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Mặt khác, Hà Nội vẫn
phải cải thiện các mối bang giao không những với Trung Quốc và Hoa Kỳ,
mà còn với cường quốc khác trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, ông Vịnh làm việc không mệt mỏi, liên tục tiến
hành các cuộc gặp gỡ các nhà quân sự và nhà ngoại giao trong khu vực.
Chủ trương đa phương hóa của Việt Nam được cho là quá phức tạp, nhưng
thứ trưởng Quốc phòng vẫn biết đối phó một cách rất mềm mỏng.
Chuyến công du Việt Nam của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, hồi
đầu tháng 6 năm nay, được bắt đầu bằng chuyến trở lại vịnh Cam Ranh
lịch sử, một địa điểm chiến lược rất quan trọng. Vịnh Cam Ranh thuộc
tỉnh Khánh Hòa, trong thời kỳ chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã từng đặt
một khu căn cứ quân sự tại đây.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách cải thiện một cách cẩn thận và từ
các mối bang giao giữa hai quốc gia cựu thù (ký kết thỏa thuận hợp tác
quân sự vào năm 2011), ông Vịnh cũng chủ trương thắt chặt lại quan hệ
quân sự với Trung Quốc, bất chấp các mối căng thẳng giữa hai nước trong
những năm gần đây. Theo ông, tăng cường các mối quan hệ trên phương diện
quốc phòng sẽ giúp tránh được các vụ đối đầu và xung đột.
Tuy nhiên, sau đó, ông cũng khẳng khái xác nhận bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của Việt Nam. Thậm chí, khi có dịp ông cũng lộ rõ nét thái độ thù
nghịch. Tại một hội nghị ở Singapore hồi năm rồi, ông đã lên tiếng cảnh
báo rằng, trong trường hợp một trong những bên có hành động leo thang,
Việt Nam « sẽ không khoanh tay đứng nhìn ».
Theo tờ South China Morning Post, dĩ nhiên, mọi nhất cử nhất động của
ông đều bị giới quan sát theo dõi chặt chẽ. Cho đến giờ, họ vẫn chưa
thể nào xác định được ông Vịnh thuộc phe nào. Gương mặt điềm tĩnh, ánh
mắt đăm đăm và vẻ mặt buồn buồn đã không lộ ra một chút thông tin gì.
Ông khôn khéo trả lời bất kỳ câu hỏi gai góc nào. Người ta chỉ đoán được
rằng việc ông hút thuốc liên tục nhằm che đậy các cảm xúc căng thẳng
đằng sau vẻ điềm tĩnh đó.
Người ta cũng biết rằng, để thư giãn, ông Vịnh cũng rất thích đàm đạo
với một ly whisky. Ông sẵn sàng đặt lại các vấn đề theo lối tư duy của
chủ nghĩa giáo điều. Mưu mẹo, nhưng ông cũng tỏ ra rất thông minh, khéo
léo và điềm đạm.
Theo như một ghi nhận của một nhà ngoại giao, « con người ông toát
lên một vẻ độc đoán, rất chuyên nghiệp và ông cũng luôn tìm cách phát
triển và bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ».
Giờ đây, dù rằng ông Vịnh không còn lãnh đạo bộ phận tình báo quân sự
tại Tổng cục 2 nữa, nhưng nhiều người không khỏi thắc mắc về tiếng nói
của ông hiện nay. Việc ông chính thức trở thành ủy viên của Ban chấp
hành Trung ương Đảng năm rồi đã mở rộng cánh cửa cho ông vào những vị
trí quan trọng hơn. Như vậy, giống như lời nhận xét của một nhà ngoại
giao, « ông Vịnh đã ra khỏi bóng tối là để tham gia vào chính trường ».
Tại Vatican, liệu vẫn có Đức Giáo Hoàng ?
Tại Vatican, liệu vẫn có Đức Giáo Hoàng ?
Nếu như Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, can đảm đối mặt với những vấn
đề nan giải như hàng loạt các vụ lạm dụng tình dục trẻ em, trong sạch
hóa bộ máy quản lý tài chính, thì Ngài đã thất bại trong việc điều hành
Tòa Thánh, dẫn đến tình trạng người Ý quay lại lũng đoạn triều chính Tòa
Thánh. Liên quan đến chủ đề này, tuần san Le Nouvel Observateur có bài
phân tích đề tựa « Liệu có còn một Đức giáo hoàng tại Tòa thánh hay
không ? »
« Tôi là người cô độc » là những gì Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI nhận
ra được, sau vụ tai tiếng rò rỉ thông tin tại Vatican. Người quản gia
bị quản thúc tại gia do bị nghi ngờ đã tuồn các thông tin mật của Tòa
Thánh ra ngoài. Cộng tác viên người Đức ưu ái nhất, cô Ingrid Stampa,
cũng là cựu quản gia của Ngài, thì cũng bị nghi ngờ tham gia vào âm mưu
do các kẻ thù của ông mưu định.
Giờ đây Ngài chỉ biết chìm đắm trong công tác nghiên cứu, cố gắng
hoàn tất tập cuối cùng của bộ ba tác phẩm liên quan đến Chúa Jesus. Một
phương cách giúp Ngài quên đi những chuỗi sự kiện kinh hoàng trong năm
2012 này. Đối với nhiều người, Đức Giáo hoàng Benedicto XVI là hiện thân
của một nhà trí trức và thần học lớn. Nhưng Ngài cũng là một con người
yếu đuối, bị bao vây bởi một bầy « sói » trong triều chính Tòa Thánh,
theo như một thuật ngữ ấn tượng của tờ « Osservatore Romano », tờ nhật
báo của Tòa Thánh.
Le Nouvel Observateur cho rằng, trên thực tế, Đức Giáo Hoàng cũng đã
gặt hái nhiều thành tựu đáng kể trên một số lãnh vực. Đầu tiên hết, Ngài
đã không lùi bước trong phiên xử chống lại Đức Cha Marcial Maciel,
người đã thành lập ra « Đạo binh chúa Kitô », vì tội có lối sống đồi
trụy, lạm dụng tình dục và xâm hại tình dục trẻ em.
Tiếp đến là vụ tai tiếng xâm phạm tình dục trẻ em của các giáo sĩ
công giáo Ireland, Ngài đã viết một lá thư nổi tiếng gửi đến các nhà thờ
của xứ sở này, nhìn nhận « tính nghiêm trọng của các sai phạm », kêu
gọi sự tha thứ của Chúa Trời và của các nạn nhân, cho đến việc kêu gọi
hợp tác giữa công lý và Giáo hội.
Trong nội bộ, để giữ bầu không khí ôn hòa, Đức Giáo Hoàng Benedicton
XVI đã tiến hành dỡ bỏ vạ tuyệt thông các giám mục toàn thống do Đức
Tổng giám mục Lefèbvre tấn phong vào năm 1988.
Trên lãnh vực tài chính, Ngài thực hiện chiến dịch « minh bạch » ngay
giữa lòng IOR, ngân hàng của Vatican, bị tai tiếng là có dính líu đến
các băng đảng, thường xuyên lui tới các thiên đường trốn thuế và có dính
dáng đến vụ phá sản của Ngân hàng Banco Ambrosiano. Ngài đã bổ nhiệm
viên chức ngân hàng liêm khiết và có năng lực lên điều hành IOR, nhằm
mục đích hợp tác với ngành tư pháp Ý và châu Âu trong cuộc chiến chống
tham nhũng.
Thế nhưng, cuộc chiến của Joseph Ratzinger, tên thật của Ngài đã bị
dừng lại ở đây. Ông Gotti Tedeschi, một con người được cho là quá đức
hạnh, và cũng là người thân tín của Đức Chí Tôn đã bị cách chức một cách
thô bạo.
Người đưa ra quyết định trên không ai khác chính là Quốc Vụ khanh của
Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone. Cũng chính từ đây đã làm dấy
lên nhiều lời chỉ trích, cho rằng Đức Giáo Hoàng « đã không biết làm
công tác quản lý », giáo triều liên tục có những lời phát biểu « không
nên có », phạm các sai lầm và đôi khi mắc lỗi.
Chính vì vậy, Quốc Vụ Khanh giáo triều, Tarcisio Bertone, vốn chỉ là
một nhà ngoại giao, đã làm mất uy tín của Ngài trên chính trường quốc
tế. Tòa Thánh hầu như vắng mặt trên nhiều hồ sơ nóng hổi như : về vùng
Cận Đông, Iran, mùa xuân Ả Rập, Syria (ít nhất là mối nguy hiểm có thể
có cho cộng đồng Thiên chúa giáo). Vatican không còn được xem như là một
đối trọng có tầm ảnh hưởng thật sự trên thế giới nữa. Đến mức mà, ngay
cả người học trò cưng của ông cũng phải thốt lên rằng : « Nếu như chúng
ta cứ tiếp theo cái đà này, kiểu quản lý mà Giáo triều đang thực thi có
nguy cơ quét sạch đời sống Giáo Hội ra khỏi thế giới ».
Và một điều chỉ trích khác, không kém phần quan trọng : « Giáo triều
đang bị Ý hóa ». Trong suốt thời gian ngự trị tại Vatican, Joseph
Ratzinger đã không biết tạo một « phe thân tín người Đức », tiếp nối
theo « phe Ba Lan », như người tiền nhiệm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II
đã từng làm. Bởi vì, xung quanh Đức Hồng Y Bertone chỉ mang một màu sắc
Ý. Đến nỗi, theo nhận định của một vị Hồng y, « chưa bao giờ Giáo Hội
lại bị khu vực hóa đến như vậy ».
Sao Hỏa : Giấc mơ và Ác mộng
Từ thời cổ chí kim, sao Hỏa không ngừng tạo sự hiếu kỳ cho con người.
Biết bao huyền thoại đã được thêu dệt làm cho con người lo sợ đến mức
đôi khi bị mất ăn mất ngủ. Giờ đây, với sự phát triển của khoa học –
công nghệ, việc người máy Curiosity đổ bộ lên được Hành tinh đỏ sẽ làm
cho các huyền thoại đó chết mòn dần, giải tỏa phần nào tính hiếu kỳ của
con người.
« Sao Hỏa : Giấc mơ và Ác mộng » là tựa đề bài viết trên tờ
l’Express, số ra tuần này. Hành tinh đỏ đã làm cho các bậc tiền nhân của
chúng ta khiếp sợ. Cứ mỗi hai năm, nó lại tiến đến gần Trái Đất, tạo
thành một hình chiếc khiên trên bầu trời.
Từ thời cổ đại, sao Hỏa vốn gắn liền với hình tượng « Thần chiến
tranh ». Càng làm cho con người sợ hãi bao nhiêu, nó lại càng mê hoặc
lòng người bấy nhiêu. Sao Hỏa luôn là đối tượng cho những chuỗi huyền
thoại ly kỳ, được sinh ra và chết dần đi theo sự thăng trầm của nền khoa
học.
Có thể nói, thế kỷ 19 là giai đoạn nảy nở phong phú cho trí tưởng
tượng của nhân loài. Vào năm 1877, tấm bản đồ chi tiết Sao Hỏa cho thấy
các đường thẳng, được mô tả như là một mạng lưới con kênh khổng lồ. Từ
đó đã nảy sinh ra ý tưởng có một nền văn minh trên sao Hỏa. Bao nhiêu
giả thuyết về người sao Hỏa đã được tung ra . Bởi vì, theo quan sát của
con người vào lúc bấy giờ, « những con kênh đó, giống như là kênh đào
Suez từng là biểu tượng của một nền văn minh vĩ đại ». Rằng « họ đã trải
qua một biến cố lớn, buộc người sao Hỏa phải đào các con kênh để tìm
nước tại các chỏm cực ».
Đến đầu thế kỷ 20, một nhà thiên văn học Hy Lạp đã gạt bỏ giả thuyết
này cho rằng « đó chẳng qua là do một sự nhìn nhầm do chất lượng của
dụng cụ quan sát xấu ».
Thế nhưng, điều đó cũng không ngăn cản được con người tiếp tục tưởng
tượng. Năm 1921, ông Guglielmo Marconi, người phát minh ra điện tín
không dây, khẳng định đã bắt được các tín hiệu đến từ sao Hỏa. Để rồi 17
năm sau đó, vào năm 1938, phát hành bộ phim « Chiến tranh giữa các vì
sao » trên các kênh truyền hình Mỹ, thuật lại vụ tấn công của người sao
Hỏa lên Trái Đất. Bộ phim gây ấn tượng mạnh đến mức, tổng đài của cảnh
sát và truyền thông đã bị bão hòa do các cuộc gọi tới tấp của khán giả,
hỏi cách làm sao tự bảo vệ mình trước người Hỏa tinh.
Cơn ác mộng của con người không chỉ dừng ở đấy. Đến năm 1947, người
ta còn cho là đã nhìn thấy một vụ nổ vật thể bay lạ, được cho là đến từ
Hành tinh đỏ. Trước đó, vào năm 1926, một tờ tạp chí khoa học viễn tưởng
còn mô tả người Sao hỏa có nước da xanh lá cây và mang dáng dấp của
loài bò sát.
Các huyền thoại đó cũng dần nhường chỗ cho những khám phá mới nhờ vào
sự tiến bộ của khoa học – công nghệ. Năm 1971, những bức ảnh đầu tiên
do tà vũ trụ Mariner-9 gởi về cho thấy có dấu tích của lòng sông cũ. Từ
đó, đã làm trỗi dậy vấn đề về sự sống trên sao Hỏa và nảy sinh ra nhiều
sự phỏng đoán nhưng đẹp hơn và chi tiết hơn.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là : cách đây 3 tỷ năm, nước từng
chảy trên Hành tinh đỏ, nhiều bằng với số lượng đất sét được hình thành.
Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, nếu
muốn tìm thấy dáng dấp của sự sống nguyên thủy, có lẽ Curiosity sẽ phải
đào sâu xuống lòng đất đến ít nhất từ hàng chục cho đến hàng trăm mét.
Tóm lại, giả như những người hỏa tinh xanh có tồn tại, thì có lẽ họ sẽ mang dáng vẻ của chuột chũi nhiều hơn là loài bò sát…
Nhật Bản không để Trung Quốc uy hiếp
Tàu tuần duyên Nhật Bản (trên) chặn tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 24/09/2012
REUTERS
Nhật Bản của tân thủ tướng Shinzo Abe lấy lại thế chủ động :
Gia tăng ngân sách quân sự lần đầu sau 11 năm và triệu đại sứ Trung
Quốc để phản đối « hành vi xâm phạm lãnh hải ». Sau nhiều năm dài phô
trương thanh thế, đặc biệt là trong 4 tháng gần đây, Bắc Kinh bị Tokyo
điểm mặt.
Không đầy hai tuần sau khi nhậm chức, chính phủ cánh hữu Nhật
Bản đã có ba động thái xác định uy thế đại cường của Tokyo : Gia tăng
ngân sách quốc phòng, trực tiếp cảnh báo Trung Quốc chấm dứt hành động
xâm phạm chủ quyền biển đảo. Chính phủ mới cũng không quên kế hoạch phát
huy sức mạnh kinh tế sau nhiều năm trì trệ với một chương trình đầu
tư gần 150 tỷ đô la canh tân hạ tầng cơ sở, phòng ngừa thiên tai và
tái cầu trục công kỹ nghệ.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc liên tục tăng cường võ trang với ngân sách quốc phòng tăng gấp đôi, tuyên bố tham vọng « cường quốc hải dương »
và gần đây, đưa lực lượng tàu hải giám, vừa được bổ sung hơn một chục
chiến hạm cải trang, uy hiếp và xâm phạm và tranh giành chủ quyền với
bốn quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông và Nhật Bản ở Hoa Đông.
Nhất cử nhất động của chính quyền và dân chúng Nhật Bản đều bị đảng
Cộng sản Trung Quốc khai thác phục vụ nhu cầu chính trị nội bộ. Khi tàu
đánh cá Trung Quốc khiêu khích xung đột với tuần duyên Nhật Bản vào năm
2010 thì « doanh nghiệp » Trung Quốc giảm sản xuất đất hiếm và
hải quan Trung Quốc đột nhiên làm việc « chậm lại » khiến nền công
nghiệp điện tử của Nhật Bản gặp khó khăn vì thiếu kim loại thiết yếu .
Khi một toán người Nhật đổ bộ lên Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu
ngư hồi giữa năm ngoái thì tại Trung Quốc xảy ra hàng loạt cuộc biểu
tình gọi là « tự phát » tấn công sứ quán Nhật, nhân viên ngoại
giao, kiều dân và cơ sở thương mại Nhật Bản. Trong bốn tháng gần đây,
hơn 20 lần Trung Quốc cho tàu hải giám xâm nhập lãnh hải Senkaku. Cuối
tháng , lần đầu tiên máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận.
Trong thời gian này, thái độ của Tokyo mang sắc thái khiêm tốn
dường như do mặc cảm quá khứ quân phiệt và bị trói buộc qua bản Hiến
pháp hiếu hòa. Tuy nhiên, giai đoạn nhẫn nhục này có lẽ đã không còn
nữa. Theo AFP, Nhật Bản với đảng Tự Do Dân Chủ trở lại chính quyền hôm
26/12/2012, bắt đầu có thái độ cứng rắn, cảnh báo Bắc Kinh phải thận
trọng.
Ngay trong ngày hôm nay 08/01/2013, Tokyo có ba động thái theo cùng
một hướng khẳng định nội lực của xứ hoa anh đào : Tăng ngân sách quân
sự để canh tân trang thiết bị , tăng cường lục quân, triệu đại sứ Trung
Quốc lên bộ ngoại giao với lời cảnh báo nghiêm khắc « chấm dứt hành động xâm lấn chủ quyền bằng máy bay và tàu thủy ». Cùng lúc, Tokyo thông báo một kế hoạch chấn hưng kinh tế gần 150 tỷ đôla nhưng theo báo Nikkei, thực tế có thể lên đến 200 tỷ.
Một quyết định khác cũng mang ý nghĩa quan trọng. Hai nhật báo lớn
của Nhật Bản Ashahi và Yomiuri đồng thời đưa tin, Thủ tướng Shinzo Abe
sẽ dành chuyến công du đầu tiên đi thăm ba nước Đông Nam Á là
Indonesia, Thái Lan và Việt Nam trong tháng này thay vì đi sang Hoa Kỳ
như đã dự kiến.
Dù Tokyo lý giải như thế nào, do Tổng thống Obama bận cải tổ nội
các hay « khó khăn sắp xếp chương trình thăm viếng » thì quyết định chọn
Đông Nam Á để đi thăm đầu tiên, là một chiến thuật ngoại giao khéo léo :
vừa xác định Nhật Bản là một cường quốc đáng tin cậy cho các quốc gia
nhỏ đang lo sợ thế lực bành trướng của Trung Quốc vừa chứng tỏ tinh
thần tự cường của Tokyo mà Bắc Kinh phải dè chừng.
Thái độ của chính quyền Nhật Bản và Trung Quốc được hãng tin Asia
News so sánh như sau : Shinzo Abe không khoan nhượng trên quần đảo
Senkaku nhưng chủ trương thiết lập quan hệ xây dựng với Trung Quốc.
Trong khi đó thì Trung Quốc của Tập Cận Bình dường như không muốn giải
quyết xung khắc bằng giải pháp ôn hòa. Bắc Kinh còn viện dẫn « khoa học » trong
một tập hồ sơ dày 11 trang đưa lên Liên Hiệp Quốc khẳng định khu vực
tranh chấp, nơi đáy biển có nhiều tài nguyên, là thuộc thềm lục địa của
Trung Quốc.
Học viện chính trị xã hội ở Bắc Kinh, cơ quan « tư vấn » của chính phủ Trung Quốc, trong một bản phúc trình hồi cuối năm 2012, « tiên đoán » không tránh khỏi một cuộc xung đột võ trang tại Hoa Đông.
Bài báo trên Quân đội Nhân dân gây tranh cãi
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2013-01-14
Một bài báo về điều 88 BLHS VN, về nhân quyền và quyền công dân thu hút sự quan tâm của những ý kiến bình luận, tranh cãi.
Photo: RFA
Tải xuống - download
Quyền con người và quyền công dân
Bài báo nhan đề “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân” đăng trên tờ Quân đội Nhân dân online chiều ngày 13 tháng 1 vừa qua trong đó phản bác lại những ý kiến kêu gọi tôn trọng nhân quyền Việt Nam cũng như những ý kiến kêu gọi bỏ điều 88 trong BLHS Việt Nam và bỏ Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Theo tác giả Đức Giang của bài báo, những hoạt động trên được truyền thông phương Tây đăng tải và “tăng âm”, “khiến một số người nghi ngờ về hệ thống pháp luật và bản chất của chế độ ta”.
Theo bài báo, nhiều quyền và tự do của con người cũng bị hạn chế trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị - công ước mà nhiều ý kiến đang kêu gọi Việt Nam thực hiện. LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Thường trực VPQH Việt Nam, nhận xét về điều này:
Dĩ nhiên trong Công ước về Quyền dân sự và Chính trị cũng có nói là quyền đó sẽ bị hạn chế nếu nó xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH của một nước khác. Nhưng nó phải được cụ thể, tách bạch ra“Dĩ nhiên trong Công ước về Quyền dân sự và Chính trị cũng có nói là quyền đó sẽ bị hạn chế nếu nó xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH của một nước khác. Nhưng nó phải được cụ thể, tách bạch ra”.
LS Trần Quốc Thuận
Bài báo cũng nói rằng “So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn”; rằng quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ công dân.
“Nghe qua thì cứ tưởng đó là một nhưng thực ra nó hoàn toàn khác nhau. Một quyền được chi phối bởi chính quyền và một quyền là quyền tự nhiên, phổ quát”, ông Thuận nói thêm.
Quyền con người được định nghĩa như những quyền cơ bản mà bất cứ ai là con người cũng được thừa hưởng. Quyền con người mang tính phổ quát và không khác nhau giữa các quốc gia. Nó bao gồm các quyền cơ bản như quyền được sống, được tự do, được giáo giục, được hưởng một phiên tòa công bằng, quyền tự do ngôn luận… Trong khi đó quyền công dân là khế ước giữa dân và chính quyền. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của một đất nước và phải có cơ chế qui định luật pháp đề đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của công dân thường được thiết kế sao cho không đi ngược lại quyền con người. Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị vào năm 1982 nhưng thường bị các cơ quan cổ võ nhân quyền chỉ trích là không thực hiện Công ước. Bài báo trên Quân đội Nhân dân không phủ nhận Việt Nam là thành viên của công ước này nhưng nói rằng “không có nghĩa Việt Nam không có quyền đưa ra những hạn chế luật định về quyền tự do ngôn luận”. Bài báo khẳng định “Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999 là hoàn toàn đúng đắn”.
Luật về Điều ước Quốc tế của Việt Nam được QH thông qua nói đối với những điều ước QT mà Việt Nam là thành viên thì Việt Nam tuân theo điều ước QT đó. Và nếu như có sự mâu thuẩn giữa luật Việt Nam với các công ước, luật quốc tế ấy thì Việt Nam tuân theo các qui định quốc tế mà mình là thành viên. Ông Trần Quốc Thuận khẳng định:
“Có nghĩa rằng Việt Nam tự thừa nhận rằng luật pháp Việt Nam tôn trọng điều ước quốc tế có giá trị cao hơn luật pháp trong nước. Nguyên tắc là tuân theo điều ước QT. Luật về Điều ước QT đã qui định như thế”.
Bài báo cũng nói rằng “So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn”; rằng quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ công dânTrao đổi với đài RFA, GS Tương Lai, nguyên viện trưởng viện XH học Việt Nam nói rằng ông không phủ nhận việc mọi quốc gia cần có những điều lệ để bảo vệ an ninh xã hội và sự xuất hiện của điều 88 BLHS Việt Nam là điều “dễ hiểu”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng điều này được
qui định không rõ ràng: “Tại sao chúng tôi phản đối điều này? Trong lời tuyên bố chúng tôi đã nói rõ là qui định điều 88 mù mờ mà vì vậy nên người ta muốn vận dụng thế nào cũng được. Khi ban hành luật mà tạo nên khe hở để hiểu thế này cũng được, thế kia cũng được thì rất nguy hiểm. Chính vì sự mù mờ đó mà chúng tôi đề nghị hủy bỏ. Như thế thì không phải hủy bỏ một điều luật nhằm bảo vệ an ninh của chế độ và nhằm chống lại thế lực muốn lật đổ chế độ”.
Sự “mù mờ” của điều 88
Hồi tháng trước, các trí thức Việt Nam kêu gọi thực hiện quyền con người bao gồm việc kêu gọi bỏ điều 88 trong BLHS. Quan điểm của GS Tương Lai là điều quan trọng của một nhà nước pháp quyền là phải có những luật lệ rõ ràng để tránh bị vận dụng tùy tiện.
“Cách thức điều 88 được vận dụng trong thời gian vừa qua thì ai cũng có thể bị qui vào tuyên truyền chống nhà nước nếu nhà cầm quyền không thích sự phản biện của họ về các chính sách, điều luật sai trái. Vậy thì còn ai dám nói nữa. Dân chủ là được nói những điều mình nghĩ”, ông nói thêm.
LS Trần Quốc Thuận cũng cho rằng sự “mù mờ” của điều 88 không những làm ảnh hưởng đến những nhà bất đồng chính kiến mà còn có thể ảnh hưởng đến cả những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người muốn tham gia phản biện xã hội:
“Các văn bản của Nhà nước và Đảng đều khuyến khích phản biện xã hội. Phản biện là thế nào? Là nói ngược lại, nói khác đi. Nhưng người ta lại quay ngược lại cho rằng đó là tuyên truyền chống Nhà nước”.
Bài báo đăng trên tờ Quân đội Nhân dân, ấn bản điện tử thu hút sự quan tâm của dư luận khi thẳng thắn cho rằng việc kêu gọi xóa bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự, 1999 “là một bước đi quan trọng trong âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch nhằm tước bỏ công cụ pháp lý cơ bản bảo vệ chế độ xã hội và Nhà nước của nhân dân ta”. GS Tương Lai bác bỏ quan điểm này và giải thích:
“Vì để phát huy dân chủ đúng như những gì các nhà lãnh đạo đang kêu gọi; để tạo niềm tin cho người dân là nói một đàng không làm một nẻo thì chúng tôi kêu gọi thực hiện quyền con người được ghi trong hiến pháp. Thế thôi”.
Cách thức điều 88 được vận dụng trong thời gian vừa qua thì ai cũng có thể bị qui vào tuyên truyền chống nhà nước nếu nhà cầm quyền không thích sự phản biện của họ về các chính sách, điều luật sai trái. Vậy thì còn ai dám nói nữaTự do ngôn luận là một trong các phạm trù của nhân quyền gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam. Trong lúc nhiều người yêu cầu được thực hiện quyền này thì bài báo về điều 88 trên khẳng định “Quan điểm cực đoan về tự do ngôn luận, báo chí của phương Tây đã phải trả giá đắt”.
GS Tương Lai
Tác giả Đức Giang viện dẫn những dẫn chứng như tin tức về mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa, vụ bộ phim được cho là báng bổ nhà tiên tri Mô-ha-mét … được đưa lên truyền thông đã “kích hoạt” những mâu thuẩn xã hội”. Ông Phil Robertson Phó Giám đốc khu vực Châu A´ của tổ chức Theo dõi Nhân quyền không đồng ý với quan điểm trên. Ông nói:
“Thực ra không phải như vậy, tự do ngôn luận là quyền phổ quát, được ghi trong Tuyên ngôn QT về Nhân quyền cũng như được ghi trong Công ước QT về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam phải tôn trọng. Những cái gây ra mâu thuẩn XH ở Việt Nam là vấn đề liên quan đến tham nhũng, cưỡng chế đất đai, thiếu minh bạch…. Tự do ngôn luận chỉ đảm bảo việc nói lên những vấn đề đó. Nó không đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được giải quyết”.
Nói về Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” mà nhiều người yêu cầu xóa bỏ, LS Trần Quốc Thuận cho rằng nếu nghị định này được dùng để chống biểu tình thì “hoàn toàn sai”. Ông cho rằng quyền cơ bản và nghĩa vụ cơ bản công dân phải được Hiến pháp và luật qui định, tức là phải được Quốc hội qui định. “Chính phủ không có quyền ra một nghị định xâm phạm đến quyền của công dân”, ông nói.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arg-ovr-army-npper-01142013073536.html
http://www.viet.rfi.fr/node/73215
Sunday, January 13, 2013
LÊ ĐẠI LÃNG * CHUYỆN VƯỢT BIÊN
Ngày hai mươi mốt tháng chạp năm Kỷ Tỵ, xác mười một cô
gái tuổi từ mười chín đến hai mươi ba, trôi giạt vào bờ Tha Sala, Thái
Lan, không mảnh vải che thân.
Những người con gái Việt Nam, cổ bị trói chùm vào nhau, sau khi bị hải tặc hãm hiếp, bị đẩy xuống biển, và sau khi hơi thở còn thoi thóp sự sống, sau tột cùng của đau thương ô nhục, các cô đã bị kéo theo tàu hải tặc, thân thể chập chùng theo sóng nước từ đuôi tàu, cho đến một lúc, cho đến một lúc linh hồn buốt lạnh rời khỏi xác đau thương, hải tặc chặt giây, để xác người nhận chìm trong đại dương loang màu máu.
Những ngày chuẩn bị vào xuân Canh Ngọ (1990), một mẩu tin rất ngắn trên báo Úc loan tin người ta tìm thấy xác mười một cô gái Việt Nam chết trần truồng trên bờ biển Tha Sala. Người ta đoán tuổi các cô gái từ mười chín đến hai mươi ba, cổ bị giây thừng trói chùm vào nhau.
Tôi đã viết một bài tưởng niệm để người bạn thân Trung Chính đọc trên đài phát thanh SBS với lời mở đầu như trên. Giọng đọc dù rất lão luyện, nhưng chợt nghẹn ngào của Chính, đã gửi đi toàn nước Úc một thông điệp buồn, đúng chương trình phát thanh đặc biệt vào giờ khắc giao thừa.
Hôm nay tôi đang ngồi trên bờ biển Tha Sala vào một ngày giữa tháng 7 năm 2012 để viết những dòng này.
Hơn hai mươi hai năm đã trôi qua.
Ngày cuối cùng của tháng 5 âm lịch năm Nhâm Thìn.
Tôi ngồi nghe lại giọng của Chính trên bờ Tha Sala.
Trên bờ biển, dưới một táng cây dương liễu lớn, có dáng một chiếc thuyền dài gần mười thước đã rả mục, chỉ còn trơ ba lớp ván đáy thuyền. Người ta kê miếng ván thuyền này trên các cột thấp, phía trên lợp mái tranh, hai đầu mũi thuyền có hai cái am nhỏ, một cái hướng vào bờ, một cái hướng ra biển.
Lúc tôi đến thì đúng lúc một bà lão Thái đang cùng hai cậu nhỏ bưng đồ cúng gồm trái cây và xôi trắng phía trong bờ đi ra. Bà cụ sắp đồ cúng lên hai cái am, kê một cái bàn vuông nhỏ ngay phía mũi thuyền hướng biển, đặt mâm ngũ quả lên, thắp hương vái rồi đi vào. Tôi không biết bà cúng ai vì bà không nói được, có lẽ miếng ván thuyền để trong chòi tranh là di tích một thuyền cá nào đó trôi vào bờ. Có lẽ có người chết trên thuyền nên người địa phương mới chưng thờ miếng ván một cách trang trọng dù mái che và cột chống tơi tả nhuộm một màu buồn bã và nghèo nàn.
Đột nhiên thấy rùng mình.
Bờ Tha Sala không phải là chốn nghỉ. Người Thái chê bờ biển này vì có nhiều thuyền đánh cá, bờ cát sạch nhưng đáy biển là lớp bùn dầy. Người nước ngoài qua đảo Ko Samui không xa lắm. Hai chục cái nhà sàn không một người khách nào khác đến thuê ở qua đêm. Con đường từ đường quốc lộ vào đây phải đi bộ trên hai cây số. Có lẽ những căn nhà sàn gỗ đỏ mái tôn dành cho người địa phương gần đâu đấy vì bên trong không có gì, ngoài một cái giường có treo mùng trắng và cái quạt bàn.
Một bờ biển rất buồn. Một làng chài lạc lõng trên bản đồ vùng duyên hải phía nam của Thái Lan, thuộc tỉnh Nakhon Si Thammarat.
Tôi ra dấu xin bà cụ một ít nhang. Cụ sai một đứa nhỏ chạy vào trong cầm ra ba nén nhang.
Có ai đó đang đốt nén hương dâng lên bàn thờ Tổ, xin thắp thêm nén hương lòng, cắm vào hư không cho thơm linh hồn của những người nằm xuống trên cuộc hải trình tuyệt vọng.
Có ai đó đang đi lễ chùa đêm nay, hãy dừng lại thả vào không gian tiếng thở dài, để sưởi ấm những hương hồn cô đơn lạnh lẽo.
Có ai đó đang ngập ngừng trước cổng thánh đường, hãy xin Chúa ban phát tình yêu cũng như niềm đau khổ đồng đều cho hết thảy nhân loại.
Chính đã đọc những lời trên ở đất Úc yên bình hai mươi hai năm trước, hướng về những linh hồn thảm tử Việt Nam trôi vào bờ Tha Sala.
Hôm nay tôi đưa giọng trầm buồn của Chính vang trên bờ Tha Sala vắng lặng.
Hôm nay tôi cắm một nén hương trên bờ biển Tha Sala vắng lạnh giữa trời mai nắng cháy.
Chợt nghẹn ngào.
Mặt biển xa phẳng như mặt nước hồ.
Sóng nhẹ không thành tiếng.
Một vị sư ở Việt Nam khi biết ý định, đã chỉ cho tôi cách tịnh thủy và cầu nguyện.
Tôi ngồi sau nén hương, hướng ra biển.
Những tàng dừa biển mọc sát đất xào xạc trong gió.
Lá bàng vàng vỏ rơi rụng trên những vỏ sò đá cuội trắng.
Tôi cám ơn bà cụ đã cho tôi nén hương làm từ vùng đất của những tên cướp biển.
Nhưng những người Thái mà tôi gặp hết sức hiền lành và tốt bụng. Mấy ngày qua tôi ở nhờ gia đình một bà bác sĩ trong khu vực dành cho bác sĩ và sinh viên y khoa bên trong khuôn viên nhà thương Maharat ở trung tâm tỉnh Nakhon Si Thammarat. Bà chỉ cho tôi đến bờ Tha Sala chỉ cách trung tâm thành phố vài chục cây số. Nhưng khi tôi hỏi cách qua đảo Ko Kra thì bà chịu. Bà cả không biết có một hòn đảo có tên như thế nằm trong ranh giới tỉnh nhà.
Kro Kra, người Thái đọc là ‘Cỏ Cả’ (Kro là đảo). Năm 1981, các nhà văn Nhật Tiến, Dương Phục, và Vũ Thanh Thủy đã viết một bản tường trình từ trại tỵ nạn Songkhla miền cực nam nước Thái về thảm trạng kinh hoàng của thuyền nhân trên đảo này. Bản tường trình ‘Hải tặc trong Vịnh Thái Lan’ của họ đã gióng lên tiếng kêu đau đớn, tiếng chuông hy vọng và tuyệt vọng nhất của thời đại chúng tôi.
Mười một cô gái chết thảm nơi đây thuộc thế hệ chúng tôi.
Họ sinh ra trong thời chiến, chết trong thời hậu chiến trên biển người và đất lạ.
Buổi trưa, tôi nửa nhắm nửa mở ngồi trên ghế dựa nhìn ra biển vắng.
Căn nhà sàn tôi ở nằm sát mép nước, tận trong cùng của khuôn viên, chỉ cách cái chòi thờ miếng ván thuyền độ 20 thước.
Chợt thấy hai cô gái phục sức theo Hồi giáo, khăn trùm kín đầu, đi dạo trên bờ biển. Một cô trùm khăn trắng, một cô khăn đỏ rực. Họ nắm tay nhau đứng nói chuyện trước chòi thờ ván thuyền.
Những người con gái Việt Nam đã chết trần truồng trên bờ biển này. Những người con gái đạo Hồi kín đáo từ đầu đến chân đứng nhởn nhơ trên bờ biển này.
Chờ gần chiều khi biển chỉ còn một màu vàng đỏ, tôi đi lần xuống nước tính lấy toàn cảnh từ biển trông vào bờ. Nhưng khi ngẩng đầu lên thì giật nẩy mình. Ngay nóc chòi thờ chiếc ván thuyền, có di ảnh mờ mờ của một cô gái. Có lẽ do nắng gió từ biển khơi lâu ngày nên hình hài trên ảnh đã mờ, nhưng trông kỹ vẫn thấy đúng là ảnh một cô gái. Cả thân hình cô được bao phủ bởi một thân cây già, các táng cây mọc sau cô xòe những lá cây như hoa trắng trùm lên mái tóc dài thả xuống hai vai, cô quỳ hai gối trên một chiếc thuyền buồm đang vượt đại dương, miệng mỉm cười, đôi mắt đen to nhìn thẳng ra biển.
Tôi rùng mình trong thoáng giây.
Tôi đã quan sát hai cái am nhỏ hồi sáng. Không có tượng Phật. Thì ra họ thờ cô gái này.
Tôi chụp nhanh một tấm thì đúng lúc, trời đổ mưa lắt rắt, mây từ đâu kéo đến đen cả bầu trời. Rồi những hạt mưa to trút xuống cả biển khơi, rơi đồm độp trên mái lá mái tôn và bãi cát. Một tia chớp sáng lóe bầu trời. Gió nổi mạnh trong khi ngoài biển xa bầu trời vẫn vàng ươm ánh chiều tím mịn.
Tôi chạy vội vào căn nhà bán thức ăn. Lúc này không có gì hơn là một lon bia Thái. Một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi mang bia ra, tiện thể ngồi xuống bên cạnh để hỏi chuyện.
Tôi hỏi tại sao có cái chòi thờ chiếc chuyền đã rả mục, lại có hai cái am. Có phải thờ cô gái có di ảnh hướng ra biển không.
Ông ta là con trai độc nhất của bà cụ hồi sáng. Ông trầm ngâm, nói tới đâu tôi lạnh mình tới đấy.
Ông kể rằng cách đây mười bảy năm, gia đình từ đảo Samui qua đây lập nghiệp. Khi đào cát để lập chòi thì thấy xác một chiếc thuyền vùi sâu trong cát. Ông nói trước đây có một số thuyền Việt Nam qua đây, nhưng không chắc có phải là thuyền của người Việt hay không.
Cả nhà khi đào thấy chiếc thuyền cũng không chú ý, chỉ để trơ ra đấy. Thế rồi một hôm, có một vị sư kêu mẹ ông đến bảo rằng hãy thờ chiếc thuyền ấy. Vị sư nói ông nằm mộng thấy một cô gái hình vóc như thế này thế kia, đến nhờ ông nói lại với gia đình là những người đi trên thuyền, trong đó có cô, đã chết thảm, nên xin được thờ phụng. Vị sư kêu người vẽ lại chân dung cô gái như ông thấy, rồi bảo bà cụ hãy thờ cô gái này nơi chỗ xác thuyền tìm thấy.
Bà cụ là người mộ đạo nên làm theo. Cả mười bảy năm nay, mỗi ngày bà cụ đều cúng hai mâm như thế cả.
Tôi xúc động bảo với người đàn ông, dù gia đình ông không chắc người chết trên thuyền kia là ai, nhưng tôi chắc là những thuyền nhân Việt Nam, vì mười bảy năm trước thuyền đã mục, nghĩa là chiếc thuyền đã vùi trong cát lâu lắm, có lẽ từ khoảng thời kỳ mà thuyền nhân Việt ồ ạt ra đi.
Người đàn ông lặng thinh, ngẫm nghĩ. Rồi ông vào trong nhà mời bà cụ ra. Bà bảo khi bà lập chỗ thờ thuyền cùng di ảnh cô gái, người trong làng cá này đều bảo bà điên. Nhưng bà không màng, bà bảo bà tin có Phật, nhất là vị sư không bao giờ đặt chuyện như thế.
Trời đã sụp tối, tiếng sóng biển rì rào. Tôi về lại căn nhà sàn của mình, phải đi ngang lại chiếc chòi thờ thuyền. Bất chợt, dù cả đời không sợ ma vì biết ma chê mình, người tôi lạnh xương sống.
Nhìn quanh không một bóng người. Tiếng sóng, tiếng chó tru trong đêm rờn rợn.
Nhưng rồi tôi cũng đứng lại hồi lâu trước di ảnh cô gái trong bóng tối nhá nhem. Có lẽ từ một tiếng gọi kêu nào đấy đã đưa chân tôi lưu lạc chốn này để thấy lại một thảm cảnh hiển bày.
Tha Sala, em ơi, đêm nay sóng cuồng điên ngoài biển, miếng ván thuyền rả mục trên bờ vắng.
Mưa đã ngưng nhưng cát vẫn ướt.
Tôi vào nhà lấy cái máy đem ra để cạnh cái chòi thờ, mở lại giọng đọc của Chính.
Trong đêm vắng, giọng của người bạn tôi như tiếng kinh cầu chiêu niệm những oan hồn lẩn khuất đâu đây. Tiếng của anh chậm buồn như sóng biển ngoài kia đang thổn thức.
Đêm nay, đêm oai linh, đêm hồn thiêng sông núi, đêm của tổ tiên nghìn năm sống lại, đêm của những bước chân phiêu lãng trở về bên đốm lửa quê nhà.
Đêm đào huyệt chôn vùi tội ác và ích kỷ.
Đêm của những tấm lòng nở hoa nhân ái.
Xin hãy bàn giao hiện tại tối tăm và phù phiếm, cho ngày mai rạng rỡ bài đồng ca thơm ngát tình người.
Để mùa xuân được trải đều khắp chốn.
Để thiện tâm nở đầy trên lòng bàn tay, thúc giục những bước chân trần tiến về những cuộc hải trình tuyệt vọng, cho mùa xuân chia đều trên mỗi một sinh mệnh của đồng bào.
Tha Sala, em ơi biển yên bình.
Sóng dậy.
Những người con gái Việt Nam.
Những thế hệ chúng tôi đi vào biển dữ.
Cuồng điên, khát vọng, xâu xé.
Biển đen những kiếp người trôi giạt.
Biển đêm miếng ván thuyền di ảnh
Của em.
Sáng lung linh tinh khiết
Trên bãi vắng.
Thân xác em hoang lạnh nhưng linh hồn thơm ngát những đóa hoa nở tung trời.
Hình hài em từ lòng cây hiện ra sang cả tinh trong.
Em biết không
Các thành tựu của Mâu Ni đều hiển bày từ cây đó.
Sinh trong vườn cây Lâm Tỳ Ni.
Thành đạo dưới cội cây Bồ Đề.
Giảng pháp đầu tiên trong vườn cây Lộc Uyển.
Và trở lại hư không dưới táng cây Sala bất diệt.
Người đất lạ đã hiển bày em trang nghiêm từ lòng cội cây già nở hoa
Nơi biển Tha Sala này.
Em là biểu tượng của vô cùng
Của hư không bất diệt.
Tha Sala, hai mươi hai năm sau, tôi thắp nén hương này, nói vào hư không bài văn tế không thành tiếng.
Tha Sala đêm 17.7.2012
Lê Đại Lãng
Những người con gái Việt Nam, cổ bị trói chùm vào nhau, sau khi bị hải tặc hãm hiếp, bị đẩy xuống biển, và sau khi hơi thở còn thoi thóp sự sống, sau tột cùng của đau thương ô nhục, các cô đã bị kéo theo tàu hải tặc, thân thể chập chùng theo sóng nước từ đuôi tàu, cho đến một lúc, cho đến một lúc linh hồn buốt lạnh rời khỏi xác đau thương, hải tặc chặt giây, để xác người nhận chìm trong đại dương loang màu máu.
Những ngày chuẩn bị vào xuân Canh Ngọ (1990), một mẩu tin rất ngắn trên báo Úc loan tin người ta tìm thấy xác mười một cô gái Việt Nam chết trần truồng trên bờ biển Tha Sala. Người ta đoán tuổi các cô gái từ mười chín đến hai mươi ba, cổ bị giây thừng trói chùm vào nhau.
Tôi đã viết một bài tưởng niệm để người bạn thân Trung Chính đọc trên đài phát thanh SBS với lời mở đầu như trên. Giọng đọc dù rất lão luyện, nhưng chợt nghẹn ngào của Chính, đã gửi đi toàn nước Úc một thông điệp buồn, đúng chương trình phát thanh đặc biệt vào giờ khắc giao thừa.
Hôm nay tôi đang ngồi trên bờ biển Tha Sala vào một ngày giữa tháng 7 năm 2012 để viết những dòng này.
Hơn hai mươi hai năm đã trôi qua.
Ngày cuối cùng của tháng 5 âm lịch năm Nhâm Thìn.
Tôi ngồi nghe lại giọng của Chính trên bờ Tha Sala.
Trên bờ biển, dưới một táng cây dương liễu lớn, có dáng một chiếc thuyền dài gần mười thước đã rả mục, chỉ còn trơ ba lớp ván đáy thuyền. Người ta kê miếng ván thuyền này trên các cột thấp, phía trên lợp mái tranh, hai đầu mũi thuyền có hai cái am nhỏ, một cái hướng vào bờ, một cái hướng ra biển.
Lúc tôi đến thì đúng lúc một bà lão Thái đang cùng hai cậu nhỏ bưng đồ cúng gồm trái cây và xôi trắng phía trong bờ đi ra. Bà cụ sắp đồ cúng lên hai cái am, kê một cái bàn vuông nhỏ ngay phía mũi thuyền hướng biển, đặt mâm ngũ quả lên, thắp hương vái rồi đi vào. Tôi không biết bà cúng ai vì bà không nói được, có lẽ miếng ván thuyền để trong chòi tranh là di tích một thuyền cá nào đó trôi vào bờ. Có lẽ có người chết trên thuyền nên người địa phương mới chưng thờ miếng ván một cách trang trọng dù mái che và cột chống tơi tả nhuộm một màu buồn bã và nghèo nàn.
Đột nhiên thấy rùng mình.
Bờ Tha Sala không phải là chốn nghỉ. Người Thái chê bờ biển này vì có nhiều thuyền đánh cá, bờ cát sạch nhưng đáy biển là lớp bùn dầy. Người nước ngoài qua đảo Ko Samui không xa lắm. Hai chục cái nhà sàn không một người khách nào khác đến thuê ở qua đêm. Con đường từ đường quốc lộ vào đây phải đi bộ trên hai cây số. Có lẽ những căn nhà sàn gỗ đỏ mái tôn dành cho người địa phương gần đâu đấy vì bên trong không có gì, ngoài một cái giường có treo mùng trắng và cái quạt bàn.
Một bờ biển rất buồn. Một làng chài lạc lõng trên bản đồ vùng duyên hải phía nam của Thái Lan, thuộc tỉnh Nakhon Si Thammarat.
Tôi ra dấu xin bà cụ một ít nhang. Cụ sai một đứa nhỏ chạy vào trong cầm ra ba nén nhang.
Có ai đó đang đốt nén hương dâng lên bàn thờ Tổ, xin thắp thêm nén hương lòng, cắm vào hư không cho thơm linh hồn của những người nằm xuống trên cuộc hải trình tuyệt vọng.
Có ai đó đang đi lễ chùa đêm nay, hãy dừng lại thả vào không gian tiếng thở dài, để sưởi ấm những hương hồn cô đơn lạnh lẽo.
Có ai đó đang ngập ngừng trước cổng thánh đường, hãy xin Chúa ban phát tình yêu cũng như niềm đau khổ đồng đều cho hết thảy nhân loại.
Chính đã đọc những lời trên ở đất Úc yên bình hai mươi hai năm trước, hướng về những linh hồn thảm tử Việt Nam trôi vào bờ Tha Sala.
Hôm nay tôi đưa giọng trầm buồn của Chính vang trên bờ Tha Sala vắng lặng.
Hôm nay tôi cắm một nén hương trên bờ biển Tha Sala vắng lạnh giữa trời mai nắng cháy.
Chợt nghẹn ngào.
Mặt biển xa phẳng như mặt nước hồ.
Sóng nhẹ không thành tiếng.
Một vị sư ở Việt Nam khi biết ý định, đã chỉ cho tôi cách tịnh thủy và cầu nguyện.
Tôi ngồi sau nén hương, hướng ra biển.
Những tàng dừa biển mọc sát đất xào xạc trong gió.
Lá bàng vàng vỏ rơi rụng trên những vỏ sò đá cuội trắng.
Tôi cám ơn bà cụ đã cho tôi nén hương làm từ vùng đất của những tên cướp biển.
Nhưng những người Thái mà tôi gặp hết sức hiền lành và tốt bụng. Mấy ngày qua tôi ở nhờ gia đình một bà bác sĩ trong khu vực dành cho bác sĩ và sinh viên y khoa bên trong khuôn viên nhà thương Maharat ở trung tâm tỉnh Nakhon Si Thammarat. Bà chỉ cho tôi đến bờ Tha Sala chỉ cách trung tâm thành phố vài chục cây số. Nhưng khi tôi hỏi cách qua đảo Ko Kra thì bà chịu. Bà cả không biết có một hòn đảo có tên như thế nằm trong ranh giới tỉnh nhà.
Kro Kra, người Thái đọc là ‘Cỏ Cả’ (Kro là đảo). Năm 1981, các nhà văn Nhật Tiến, Dương Phục, và Vũ Thanh Thủy đã viết một bản tường trình từ trại tỵ nạn Songkhla miền cực nam nước Thái về thảm trạng kinh hoàng của thuyền nhân trên đảo này. Bản tường trình ‘Hải tặc trong Vịnh Thái Lan’ của họ đã gióng lên tiếng kêu đau đớn, tiếng chuông hy vọng và tuyệt vọng nhất của thời đại chúng tôi.
Mười một cô gái chết thảm nơi đây thuộc thế hệ chúng tôi.
Họ sinh ra trong thời chiến, chết trong thời hậu chiến trên biển người và đất lạ.
Buổi trưa, tôi nửa nhắm nửa mở ngồi trên ghế dựa nhìn ra biển vắng.
Căn nhà sàn tôi ở nằm sát mép nước, tận trong cùng của khuôn viên, chỉ cách cái chòi thờ miếng ván thuyền độ 20 thước.
Chợt thấy hai cô gái phục sức theo Hồi giáo, khăn trùm kín đầu, đi dạo trên bờ biển. Một cô trùm khăn trắng, một cô khăn đỏ rực. Họ nắm tay nhau đứng nói chuyện trước chòi thờ ván thuyền.
Những người con gái Việt Nam đã chết trần truồng trên bờ biển này. Những người con gái đạo Hồi kín đáo từ đầu đến chân đứng nhởn nhơ trên bờ biển này.
Chờ gần chiều khi biển chỉ còn một màu vàng đỏ, tôi đi lần xuống nước tính lấy toàn cảnh từ biển trông vào bờ. Nhưng khi ngẩng đầu lên thì giật nẩy mình. Ngay nóc chòi thờ chiếc ván thuyền, có di ảnh mờ mờ của một cô gái. Có lẽ do nắng gió từ biển khơi lâu ngày nên hình hài trên ảnh đã mờ, nhưng trông kỹ vẫn thấy đúng là ảnh một cô gái. Cả thân hình cô được bao phủ bởi một thân cây già, các táng cây mọc sau cô xòe những lá cây như hoa trắng trùm lên mái tóc dài thả xuống hai vai, cô quỳ hai gối trên một chiếc thuyền buồm đang vượt đại dương, miệng mỉm cười, đôi mắt đen to nhìn thẳng ra biển.
Tôi rùng mình trong thoáng giây.
Tôi đã quan sát hai cái am nhỏ hồi sáng. Không có tượng Phật. Thì ra họ thờ cô gái này.
Tôi chụp nhanh một tấm thì đúng lúc, trời đổ mưa lắt rắt, mây từ đâu kéo đến đen cả bầu trời. Rồi những hạt mưa to trút xuống cả biển khơi, rơi đồm độp trên mái lá mái tôn và bãi cát. Một tia chớp sáng lóe bầu trời. Gió nổi mạnh trong khi ngoài biển xa bầu trời vẫn vàng ươm ánh chiều tím mịn.
Tôi chạy vội vào căn nhà bán thức ăn. Lúc này không có gì hơn là một lon bia Thái. Một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi mang bia ra, tiện thể ngồi xuống bên cạnh để hỏi chuyện.
Tôi hỏi tại sao có cái chòi thờ chiếc chuyền đã rả mục, lại có hai cái am. Có phải thờ cô gái có di ảnh hướng ra biển không.
Ông ta là con trai độc nhất của bà cụ hồi sáng. Ông trầm ngâm, nói tới đâu tôi lạnh mình tới đấy.
Ông kể rằng cách đây mười bảy năm, gia đình từ đảo Samui qua đây lập nghiệp. Khi đào cát để lập chòi thì thấy xác một chiếc thuyền vùi sâu trong cát. Ông nói trước đây có một số thuyền Việt Nam qua đây, nhưng không chắc có phải là thuyền của người Việt hay không.
Cả nhà khi đào thấy chiếc thuyền cũng không chú ý, chỉ để trơ ra đấy. Thế rồi một hôm, có một vị sư kêu mẹ ông đến bảo rằng hãy thờ chiếc thuyền ấy. Vị sư nói ông nằm mộng thấy một cô gái hình vóc như thế này thế kia, đến nhờ ông nói lại với gia đình là những người đi trên thuyền, trong đó có cô, đã chết thảm, nên xin được thờ phụng. Vị sư kêu người vẽ lại chân dung cô gái như ông thấy, rồi bảo bà cụ hãy thờ cô gái này nơi chỗ xác thuyền tìm thấy.
Bà cụ là người mộ đạo nên làm theo. Cả mười bảy năm nay, mỗi ngày bà cụ đều cúng hai mâm như thế cả.
Tôi xúc động bảo với người đàn ông, dù gia đình ông không chắc người chết trên thuyền kia là ai, nhưng tôi chắc là những thuyền nhân Việt Nam, vì mười bảy năm trước thuyền đã mục, nghĩa là chiếc thuyền đã vùi trong cát lâu lắm, có lẽ từ khoảng thời kỳ mà thuyền nhân Việt ồ ạt ra đi.
Người đàn ông lặng thinh, ngẫm nghĩ. Rồi ông vào trong nhà mời bà cụ ra. Bà bảo khi bà lập chỗ thờ thuyền cùng di ảnh cô gái, người trong làng cá này đều bảo bà điên. Nhưng bà không màng, bà bảo bà tin có Phật, nhất là vị sư không bao giờ đặt chuyện như thế.
Trời đã sụp tối, tiếng sóng biển rì rào. Tôi về lại căn nhà sàn của mình, phải đi ngang lại chiếc chòi thờ thuyền. Bất chợt, dù cả đời không sợ ma vì biết ma chê mình, người tôi lạnh xương sống.
Nhìn quanh không một bóng người. Tiếng sóng, tiếng chó tru trong đêm rờn rợn.
Nhưng rồi tôi cũng đứng lại hồi lâu trước di ảnh cô gái trong bóng tối nhá nhem. Có lẽ từ một tiếng gọi kêu nào đấy đã đưa chân tôi lưu lạc chốn này để thấy lại một thảm cảnh hiển bày.
Tha Sala, em ơi, đêm nay sóng cuồng điên ngoài biển, miếng ván thuyền rả mục trên bờ vắng.
Mưa đã ngưng nhưng cát vẫn ướt.
Tôi vào nhà lấy cái máy đem ra để cạnh cái chòi thờ, mở lại giọng đọc của Chính.
Trong đêm vắng, giọng của người bạn tôi như tiếng kinh cầu chiêu niệm những oan hồn lẩn khuất đâu đây. Tiếng của anh chậm buồn như sóng biển ngoài kia đang thổn thức.
Đêm nay, đêm oai linh, đêm hồn thiêng sông núi, đêm của tổ tiên nghìn năm sống lại, đêm của những bước chân phiêu lãng trở về bên đốm lửa quê nhà.
Đêm đào huyệt chôn vùi tội ác và ích kỷ.
Đêm của những tấm lòng nở hoa nhân ái.
Xin hãy bàn giao hiện tại tối tăm và phù phiếm, cho ngày mai rạng rỡ bài đồng ca thơm ngát tình người.
Để mùa xuân được trải đều khắp chốn.
Để thiện tâm nở đầy trên lòng bàn tay, thúc giục những bước chân trần tiến về những cuộc hải trình tuyệt vọng, cho mùa xuân chia đều trên mỗi một sinh mệnh của đồng bào.
Tha Sala, em ơi biển yên bình.
Sóng dậy.
Những người con gái Việt Nam.
Những thế hệ chúng tôi đi vào biển dữ.
Cuồng điên, khát vọng, xâu xé.
Biển đen những kiếp người trôi giạt.
Biển đêm miếng ván thuyền di ảnh
Của em.
Sáng lung linh tinh khiết
Trên bãi vắng.
Thân xác em hoang lạnh nhưng linh hồn thơm ngát những đóa hoa nở tung trời.
Hình hài em từ lòng cây hiện ra sang cả tinh trong.
Em biết không
Các thành tựu của Mâu Ni đều hiển bày từ cây đó.
Sinh trong vườn cây Lâm Tỳ Ni.
Thành đạo dưới cội cây Bồ Đề.
Giảng pháp đầu tiên trong vườn cây Lộc Uyển.
Và trở lại hư không dưới táng cây Sala bất diệt.
Người đất lạ đã hiển bày em trang nghiêm từ lòng cội cây già nở hoa
Nơi biển Tha Sala này.
Em là biểu tượng của vô cùng
Của hư không bất diệt.
Tha Sala, hai mươi hai năm sau, tôi thắp nén hương này, nói vào hư không bài văn tế không thành tiếng.
Tha Sala đêm 17.7.2012
Lê Đại Lãng
THÁI TÚ HẠP * THANH THANH
quảng đà
ngàn dặm dấu yêu
chiều tha phương bồi hồi tưởng nhớ
quê hương tôi Đà Nẵng - Hội An
nắng Duy Xuyên lụa vàng ngõ trúc
lối em về hoa cúc bâng khuâng
suối Quế Tiên mơ màng cánh hạc
trăng Đại Bình ngơ ngác bóng nai
ta một thuở về thăm Trung Phước
ngắm mây trời hiu hắt thu phai
nắng gọi về Túy Loan hò hẹn
đường hoa bay Ái Nghĩa xuân thì
em có nhớ chim ngàn phiêu lãng
đỉnh Sơn Chà thương quá Trà Mi
Ngũ Hành Sơn - thiên thu trầm mặc
tiếng Sông Hàn thao thức chờ mong
chuông Phước Kiến khua chiều tĩnh lặng
Mẹ tôi sầu trong mái phố rêu phong
những trang sử kiêu hùng oanh liệt
lửa tiền nhân hào khí cưu mang
giữa càn khôn rạng ngời đất khổ
chuyện thăng trầm dâu biển thế gian
mang kiếp đời lưu vong viễn mộng
chợt nhớ về xứ Quảng dấu yêu
bến sông Thu mỏi mòn Giao Thủy
nghĩa Đá Dừng - Hòn Kẽm chắt chiu!
Đà Nẵng ơi! bên trời lưu luyến
ta sẽ về. Phong kín ngựa hoang
thắp nến soi những dòng cổ ngữ
tìm vầng trăng mười sáu Hội An
trời mênh mông. Lòng ta hữu hạn
sắt son này chung thủy Quê Hương!
ta có em. Núi Sông từ ái
như mặt trời cây trái yêu thương
THÁI TÚ HẠP
BELOVED FAR-AWAY
DA-NANG QUANG-NAM
How I fret with memories this evening in exile
of my native soil, Da Nang - Hoi An polychrome:
Duy Xuyen sunlight like golden silk on bamboo gates,
yellow mums dazed with longing on your way home,
dreamy cranes hovering over the Que Tien Spring,
bewildered fawns under the Dai Binh moonlit shroud,
where I once came back to revisit Trung Phuoc
contemplating autumn fade like each sad cloud,
the sun appealing friends to Tuy Loan to have dates,
flowers flying on Ai Nghia Road in the green days,
and do you still remember this adventurous bird
on the Son Cha top, how lovable the Tra Mi fays?
the Ngu Hanh Mountains seeming forever meditative,
the Han River sound always worriedly awaiting alone,
the Phuoc Kien Pagoda bell beating in calm evenings,
and my mother grieving under that roof mossgrown,
the illustrious victories recorded in historical books,
our ancestors’ flame of struggle handed down to all,
between heaven-and-earth sparkling our poor land,
the vicissitudes of life, taking it in turns rise and fall.
nursing abstract dreams resignedly as an expatriate
I suddenly miss Quang Nam kin so much adore,
alongside the Thu River waits impatiently Giao Thuy,
gratitude to Da Dung - Hon Kem I always store.
Oh Da Nang! I will return from this faraway abode,
wild horse confined, from long trips to be immune,
lighting candles to illuminate the old historic feats,
finding sense in Hoi An birth place in the full moon.
The universe is infinite but my heart is limited,
Here is my constant loyalty to my Country just right.
I have got you, Mountains and Rivers affectionate
As the sun trees and fruits would cherish in delight.
ngàn dặm dấu yêu
chiều tha phương bồi hồi tưởng nhớ
quê hương tôi Đà Nẵng - Hội An
nắng Duy Xuyên lụa vàng ngõ trúc
lối em về hoa cúc bâng khuâng
suối Quế Tiên mơ màng cánh hạc
trăng Đại Bình ngơ ngác bóng nai
ta một thuở về thăm Trung Phước
ngắm mây trời hiu hắt thu phai
nắng gọi về Túy Loan hò hẹn
đường hoa bay Ái Nghĩa xuân thì
em có nhớ chim ngàn phiêu lãng
đỉnh Sơn Chà thương quá Trà Mi
Ngũ Hành Sơn - thiên thu trầm mặc
tiếng Sông Hàn thao thức chờ mong
chuông Phước Kiến khua chiều tĩnh lặng
Mẹ tôi sầu trong mái phố rêu phong
những trang sử kiêu hùng oanh liệt
lửa tiền nhân hào khí cưu mang
giữa càn khôn rạng ngời đất khổ
chuyện thăng trầm dâu biển thế gian
mang kiếp đời lưu vong viễn mộng
chợt nhớ về xứ Quảng dấu yêu
bến sông Thu mỏi mòn Giao Thủy
nghĩa Đá Dừng - Hòn Kẽm chắt chiu!
Đà Nẵng ơi! bên trời lưu luyến
ta sẽ về. Phong kín ngựa hoang
thắp nến soi những dòng cổ ngữ
tìm vầng trăng mười sáu Hội An
trời mênh mông. Lòng ta hữu hạn
sắt son này chung thủy Quê Hương!
ta có em. Núi Sông từ ái
như mặt trời cây trái yêu thương
THÁI TÚ HẠP
BELOVED FAR-AWAY
DA-NANG QUANG-NAM
How I fret with memories this evening in exile
of my native soil, Da Nang - Hoi An polychrome:
Duy Xuyen sunlight like golden silk on bamboo gates,
yellow mums dazed with longing on your way home,
dreamy cranes hovering over the Que Tien Spring,
bewildered fawns under the Dai Binh moonlit shroud,
where I once came back to revisit Trung Phuoc
contemplating autumn fade like each sad cloud,
the sun appealing friends to Tuy Loan to have dates,
flowers flying on Ai Nghia Road in the green days,
and do you still remember this adventurous bird
on the Son Cha top, how lovable the Tra Mi fays?
the Ngu Hanh Mountains seeming forever meditative,
the Han River sound always worriedly awaiting alone,
the Phuoc Kien Pagoda bell beating in calm evenings,
and my mother grieving under that roof mossgrown,
the illustrious victories recorded in historical books,
our ancestors’ flame of struggle handed down to all,
between heaven-and-earth sparkling our poor land,
the vicissitudes of life, taking it in turns rise and fall.
nursing abstract dreams resignedly as an expatriate
I suddenly miss Quang Nam kin so much adore,
alongside the Thu River waits impatiently Giao Thuy,
gratitude to Da Dung - Hon Kem I always store.
Oh Da Nang! I will return from this faraway abode,
wild horse confined, from long trips to be immune,
lighting candles to illuminate the old historic feats,
finding sense in Hoi An birth place in the full moon.
The universe is infinite but my heart is limited,
Here is my constant loyalty to my Country just right.
I have got you, Mountains and Rivers affectionate
As the sun trees and fruits would cherish in delight.
Translation by THANH-THANH
THƠ NGHIÊU MINH
ĐÊM THINH LẶNG
Bầu trời đêm nay thinh lặng
Ba đào không thể xảy ra
Nhưng người vẫn còn chen lấn
Cuồng vọng chạy khắp luân xa
Ngồi gói những tờ sắc không
Xin tặng nhau mùa tuyết đổ
Dù xác thân chưa cứu độ
Chờ mãi luân hồi lên rong!
Có phải đêm nay hiển linh
Để còn yêu nhau thần thoại
Đứa con đi hoang trở lại
Tin mừng rao khắp hành tin
Ai hỏi trăm năm tình cũ
Có còn thác đổ như xưa
Rằng em vẫn là hoa nụ
Trong đêm thinh lặng xin thưa
NGHIÊU
MINH
THANH THANH * GIỚI THIỆU SÁCH
Xin
giới-thiệu
ấn-phẩm hợp-tuyển thơ văn
của
Ngọc Bích
một khuôn mặt quen thuộc trong các sinh-hoạt
văn-nghệ và cộng-đồng tại miền Bắc California
Nhà thơ Diên Nghị:
Quê
hương, hồi niệm ẩn hiện, tung bật âm sắc một thời, sinh động rõ nét nuối tiếc,
nhớ thương. Quê hương đời kiếp tưởng chừng chẳng bao giờ xa lìa cách trở ấy,
định mệnh trớ trêu nào nỡ xô đuổi con người phải thoát vượt, ra đi chưa hẹn
ngày quay bước. Tình cảm tràn đầy, dàn trải chân chất mà sâu lắng, tình người
trăm năm, nghĩa sinh thành, hoa niên mộng mị, hối thúc hồn thơ. Ngọc Bích liên
tưởng, quay tìm không gian, cố quên tỏ bày ý nguyện riêng tư:
Quê
ở lòng em đẹp lạ lùng
Hàng
cau thẳng tắp, mái chùa cong
Nương
dâu bãi sắn xanh màu nhớ
Ai
biết lòng em cũng núi sông
Nhà báo Cao Ánh Nguyệt:
"Thế
Rồi Một Mùa Thu" là những hoài niệm rất gần, rất xa, rất mong manh nhưng
gắn bó như một phép mầu huyền nhiệm để thương yêu và tồn tại. Đây là quãng thời
gian của những tháng ngày xa xưa nào đó đã qua đi như một giấc mơ dài. Ngọc
Bích đã viết bằng những hồi ức chan chứa yêu thương của mình, độc giả có thể
xem đây như là một cuốn tiểu thuyết bởi tính chất nửa hư nửa thât, bằng nhiều
tình tiết khi ngọt ngào, khi cay đắng nhưng không thiếu sự lãng mạn, êm đềm.
Một cuộc đời mà nụ cười cùng giọt lệ đôi khi trộn lẫn vào nhau, hạnh phúc và
đau khổ tự nó đã kết thành chất liệu sống thực.
Sách
khổ thông dụng, dày 470 trang
do
Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn xuất bản
Địa
chỉ tác giả:
Ngọc Bích
404
Giannotta Wy
San
Jose, CA 95133
Điện
thoại: (408) 926-2310 / 667-1714
Email:
quesontay@yahoo.com
Thanh-Thanh
Lê Xuân Nhuận
THƠ NGUYỄN KHÔI
THĂM HÀN SƠN TỰ
*
"Chưa đến Hàn Sơn Tự
biết đâu phố Phong Kiều ?"
--------
Đến
Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự.Đó là ngôi chùa do Thiền sư
Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời
Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl),tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương
môn,phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu).Thiền Sư lấy tên hiệu(pháp
danh) của mình đặt tên cho chùa"Hàn Sơn Tự" để làm kỷ niệm.Từ đây thiền
sư lại vân du đi chơi núi Lạnh(Hàn Sơn) đó là núi Thiên Thai(nơi sinh ra
dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can.Bức
hoành phi với bốn chữ đại tự"Hàn Sơn Thập Đắc" có nghĩa là chùa Hàn Sơn
lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh.
Trải qua nhiều biến động của các triều đại,chùa Hàn Sơn bị binh lửa đời Thanh đốt cháy(năm 1860),đến năm Quang Tự thứ 3(1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay,gồm có : Đại điện,Tàng kinh lâu(lầu chứa kinh),Chung lâu(lầu chuông),Phong giang lâu(lầu ngắm rừng phong bên sông),bi lang(hành lang đặt bia).Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế,mà theo tục lệ:các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực,được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá,trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường(khoảng trước năm 754).
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Trăng tà,tiếng qụa kêu sương
Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Nguyễn Hàm Ninh
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)
Dịch "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" là dịch thoát ý,dịch đúng phải là:
Trăng lặn,sương mờ,nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh,giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn Sơn Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.
Bùi Khánh Đản
Quạ kêu,trăng xế,sương tuôn
Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn Sơn mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.
Hoài Anh
Sự ra đời của bài thơ: theo giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ), theo dòng Vận Hà bắc nam,đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều(bến Cây Phong)bên chùa Hàn Sơn(Hàn Sơn đây là tên chùa,chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn qua văn bản thơ...vào thời bấy giờ(đời Đường)người ta có"phân dạ Chung"(chuông chia đêm)đánh vào lúc nửa đêm...Thi Sỹ buồn (vì thi trượt)nằm trong thuyền chập chờn bên ngọn lửa của ngư ông(lão đánh cá) giữa trời sương,trăng lặn lảnh tiếng quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn Sơn nửa đêm vọng tới...tức cảnh sinh tình,Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền hậu thế.Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn Sơn Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh.Xin dẫn một vài ví dụ với đôi câu thơ hay: . Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) Tần Thục - đời Tống . Lãnh tận Hàn Sơn cổ tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn Sơn) Khang Hữu Vi - đời Thanh Còn một điều cực kỳ thú vị nữa là:theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá - ngôn ngữ của người Việt.Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là"bát ô tô", Nam Việt gọi là "tô" thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon - 1895) của Paulus Của giải thích là"bát thành Cô Tô làm ra,bát lớn mà khéo".Tuy nhiên ý kiến của Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ "Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự". Người Bắc Việt nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là "bát ô tô", còn dân Nam Việt gọi tắt là "bát tô", rồi "tô". Xem thế,đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt tác văn học quả là sâu rộng lắm thay!
Tô Châu - Hà Nội 6-2006
Trải qua nhiều biến động của các triều đại,chùa Hàn Sơn bị binh lửa đời Thanh đốt cháy(năm 1860),đến năm Quang Tự thứ 3(1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay,gồm có : Đại điện,Tàng kinh lâu(lầu chứa kinh),Chung lâu(lầu chuông),Phong giang lâu(lầu ngắm rừng phong bên sông),bi lang(hành lang đặt bia).Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế,mà theo tục lệ:các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực,được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá,trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường(khoảng trước năm 754).
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Trăng tà,tiếng qụa kêu sương
Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Nguyễn Hàm Ninh
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)
Dịch "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" là dịch thoát ý,dịch đúng phải là:
Trăng lặn,sương mờ,nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh,giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn Sơn Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.
Bùi Khánh Đản
Quạ kêu,trăng xế,sương tuôn
Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn Sơn mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.
Hoài Anh
Sự ra đời của bài thơ: theo giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ), theo dòng Vận Hà bắc nam,đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều(bến Cây Phong)bên chùa Hàn Sơn(Hàn Sơn đây là tên chùa,chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn qua văn bản thơ...vào thời bấy giờ(đời Đường)người ta có"phân dạ Chung"(chuông chia đêm)đánh vào lúc nửa đêm...Thi Sỹ buồn (vì thi trượt)nằm trong thuyền chập chờn bên ngọn lửa của ngư ông(lão đánh cá) giữa trời sương,trăng lặn lảnh tiếng quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn Sơn nửa đêm vọng tới...tức cảnh sinh tình,Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền hậu thế.Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn Sơn Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh.Xin dẫn một vài ví dụ với đôi câu thơ hay: . Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) Tần Thục - đời Tống . Lãnh tận Hàn Sơn cổ tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn Sơn) Khang Hữu Vi - đời Thanh Còn một điều cực kỳ thú vị nữa là:theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá - ngôn ngữ của người Việt.Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là"bát ô tô", Nam Việt gọi là "tô" thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon - 1895) của Paulus Của giải thích là"bát thành Cô Tô làm ra,bát lớn mà khéo".Tuy nhiên ý kiến của Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ "Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự". Người Bắc Việt nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là "bát ô tô", còn dân Nam Việt gọi tắt là "bát tô", rồi "tô". Xem thế,đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt tác văn học quả là sâu rộng lắm thay!
Tô Châu - Hà Nội 6-2006
Thơ THĂM HÀN SƠN TỰ
-------
( Tặng : Nhà thơ Vũ Quang Tần)
*1- Chùa cổ, thơ đề, vẳng tiếng chuông
Ngàn năm ngưỡng vọng đến Hàn Sơn
"Cô Tô thành ngoại" in bóng Nguyệt
Để khách đa tình phải vấn vương.
*
*2- Nắng gắt, người chen, ánh chiều tà
Bờ Phong xòa bóng, Liễu thướt tha
Chuông động hồn xưa Hàn Sơn Tự
Lên tháp vời trông sóng Vận Hà.
*
*3- DẠO PHONG KIỀU LỘ
Chiều sương dạo phố Phong Kiều
Tựa " Đình Chiết Liễu" gió reo đôi bờ
Thuyền ai về bến Cô Tô
Lửng lơ nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Tô Châu - Trung Quốc 19- 6-2006
Nguyễn Khôi
HÀ NỘI RÉT 9-oc
(Tặng : Mai Thục)
-----
"Ôm lưng mẹ đĩ ngẫm cơ trời"
-Thơ Đồ Phồn (trước 1945)
*
Hà Nội rét 9-oc
Nhà nhà kín như bưng
Vỉa hè đành đốt lửa
Hồ Gươm sương mịt mùng...
Trẻ được "nghỉ" đến Trường
Cụ già "ho" nhập Viện
Nghèo "sưởi" than tổ ong ? (1)
Còn hơn là chết cóng !
Ngã tư xe thưa vắng
Xinh mấy Cô Công An,
Mua hàng vào Siêu thị
"Lãnh đạo" đi hỏi han...
Sông Hồng cạn chờ "bơm" (2)
Mặt đồng xanh
tím tái
Trâu bò nằm trong chuồng
Sợ "bão" ngoài Côn Đảo (3) !
Nhà Thơ ngồi "điểm báo" :
-Thương Chavez ung thư (4)
-Lo tranh chấp Điếu Ngư
Anh Ba, anh Tư "mệt"...(5)
Đài báo vẫn còn rét
Sa Pa tuyết đang rơi
Thơ ướt hong Nếp Xôi
Trông trời chờ đón tết .
------
(1) rất độc vì có khí than
(2)chờ xả nước Thủy điện Hòa Bình chống hạn vụ Đông xuân
(3)cơn bão số 1 dị thường ngay đầu năm
(4)Tổng thống Venezuela "Hugo Chavez"
(5) Ở Việt Nam ta thường gọi thân mật các Đồng chí Lãnh đạo là "anh Ba". "anh Tư..."
Hà Nội 9-01-2013
Nguyễn Khôi
|
NGUYỄN VĂN LIÊM * KINH THÀNH HUẾ
|
ROBERT F. TURNER * HOA KỲ BỎ RƠI ĐÔNG DƯƠNG
Hậu quả của việc Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương.
> Giáo sư Robert F. Turner
>
> Giáo sư Robert F. Turner
>
>
Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc
chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào,
Cambodia là đúng.
> Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam” .
>
> Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.
> Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:
>
> 1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).
>
> 2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật!.
>
>
> Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam” .
>
> Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.
> Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:
>
> 1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).
>
> 2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật!.
>
>
>
> Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.
> Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.
>
> Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe. Ngay sau khi sơ tán từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những người đáng yêu.”
>
>
>
> Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy.
>
> Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam.
> Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.
>
> Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn.
> Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1966. Tôi đã ghi lại vào tháng Năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.
>
>
>
> Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học Luật Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp. Không thể thảo luận nối vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v... hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn.
>
> Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.
> Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.
> Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.
> Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.
>
>
>
> Cho những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai.
> Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết định của Hoa Kỳ đối với con người.
> “Phong trào hòa bình” - của phe phản chiến - trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng.
>
> Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân.
> Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”.
>
> Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ CS cai trị bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi”
>
> QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ
>
> Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á...”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.
> Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tự do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phẩm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.
>
> TÙ CHÍNH TRỊ
>
> Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn “từ chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên.
> Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.
>
>
>
> Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người nh Sỉrhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ .
> Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau:
> ,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …”
> .”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”
> - “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người”
>
> Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.
> Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”.
> Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự mình xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn.
> Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.
>
>
>
> NGĂN CHẬN TÀN SÁT khi Cộng sản nắm quyền
>
> Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.
>
> - Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản VN nắm quyền. Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án.
>
> - Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ CSVN độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.
> Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản VN lập ra.
>
>
>
> - Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử.
>
> CĂM BỐT
>
> Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa.
> Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yểm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”. Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization). Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết.
>
>
>
> Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho lả có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc.
> Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản dọng chúng vào thân cây”.
>
>
>
> Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước lượng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.
>
> Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng – để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.
> Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism”
>
>
>
> - Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.
> Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.
> Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thân tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội Hoa Kỳ phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.
>
>
>
> Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chia sẻ với người khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
>
> Xin cảm tạ quý vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta./.
> Giáo sư Robert F. Turner
> Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia
> Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
Center |
> >
Robert
F. Turner holds both professional and academic doctorates from the
University of Virginia School of Law. He co-founded the Center for National Security Law
with Professor John Norton Moore in April 1981 and has served as its
Associate Director since then except for two periods of government
service in the 1980s and during 1994-95, when he occupied the Charles H.
Stockton Chair of International Law at the U.S. Naval War College
in Newport, Rhode Island. A veteran of two Army tours in Vietnam, he
served as a Research Associate and Public Affairs Fellow at Stanford's
Hoover Institution on War, Revolution and Peace before spending five
years in the mid-1970s as national security adviser to Senator Robert P.
Griffin, a member
of the Senate Foreign Relations Committee.
He has also served in the Pentagon as Special Assistant to the Under
Secretary of Defense for Policy, in the White House as Counsel to the
President's Intelligence Oversight Board, at the State Department as Principal Deputy Assistant Secretary for Legislative Affairs, and as the first President of the congressionally established United States Institute of Peace.
> > A former three-term chairman of the ABA Standing Committee on Law and National Security (and for many years editor of the ABA National Security Law Report), Turner has taught undergraduate courses at Virginia on international law, U.S. foreign policy, the Vietnam War, and foreign policy and the law in the Woodrow Wilson Department of Government and Foreign Affairs, in addition to co-teaching with Moore the law school seminars Advanced Topics in National Security Law I & II. The author or editor of more than a dozen books and monographs (including coeditor of the Center's National Security Law and National Security Law Documents) and numerous articles in law reviews and professional journals, Turner has also contributed articles to most of the major U.S. newspapers and has testified before more than a dozen different congressional committees on issues of international or constitutional law and related topics. Turner is a member of the Committee on the Present Danger, the Council on Foreign Relations, and other professional organizations.
> > Selected Presentations, papers, and documents:
> > Podcast (10/05/11) "Was it Constitutional to Kill bin Laden?"-Turner interviewed with John Bellinger (Turner interview begins 39 minutes, 30 seconds into the program)
> > Professor Turner took
part in a written debate with Erwin Chemerinsky, the Alston & Bird
Professor of Law and Professor of Political Science at Duke University.
Sponsored by the Federalist Society, the 12/11/07 debate is linked here.
> > "Was Operation Iraqi Freedom Legal?" in Bush vs. the Beltway by Laurie Mylroie, 2003
|
[image/gif:turner.gif]
TS. THÁI CÔNG TỤNG * GIA ĐÌNH
Gia đình như một tế bào của xã hội, nhìn theo quan điểm hệ thống
Thái Công Tụng
Montréal, Canada
1 Tổng quan
Từ
1975 đến nay, người Việt Nam phải bỏ xứ ra đi, hàng hàng lớp lớp.
Cuộc thoát hiểm bằng ghe thuyền đã tạo cho văn học thế giới một từ ngữ
mới: boat-people, thuyền nhân. Thuyền nhân Việt Nam ngày nay có mặt
khắp năm châu bốn bể: Âu Châu thì từ Ý đến Anh, từ Na Uy đến Thụy
Điển; Á Châu thì hiện diện ở Phi Luật Tân, Đại Hàn, Nhật Bản; Úc Châu,
Mỹ Châu thì đã đành mà ngay Phi Châu cũng có, Do Thái cũng có.
Nhiều lớp thành công nhưng cũng nhiều lớp ít thành công hơn; nhưng cái quan trọng đề cập ở đây là gia đình. Gia đình Việt Nam bị một cơn bão lốc thổi vào dữ dội: chồng đi cải tạo, con chết trên Kampuchia, vượt biên chết, được các nước nhân đạo giúp đỡ thì phải hội nhập với một nền văn hóa xa lạ, từ ngôn ngữ đến cư xử .
Sau vài chục năm định cư, người Việt cũng gặp phải các vấn nạn xã hội như trong xã hội Tây phương đủ mọi cám dỗ, khác nhau về phong tục, đủ mọi thử thách về ngôn ngữ, về học hành, về công việc.
Các vấn nạn liên hệ đến gia đình như li dị, li thân, sống chung hòa bình không hôn thú, gia đình tái cấu trúc, đó là chưa nói đến con cái lớn lên không nói được tiếng Việt, bạo hành, băng đảng, rồi đến chuyện bảo trợ cha mẹ qua nhưng cha mẹ không thích nghi đòi về lại Việt Nam.
Thật vậy, đó là truyện dài " ngàn lẽ một đêm ", kể không hết vì trong các báo xuất bản hàng tháng, hàng tuần luôn luôn có các mục " gỡ rối tơ lòng ", " nhỏ to, to nhỏ " khi nào cũng có thư hỏi và lời giải đáp đề cập đến các vấn nạn về tình yêu, về gia đình v.v..
Đại
học hè năm nay đề nghị chủ đề: Tình yêu, gia đình và hội nhập rất hợp
thời. Đây là một chủ đề nóng bỏng của thời đại, liên quan đến nhiều
nhân tố khác nhau: xã hội, kinh tế, tâm linh, giáo dục, định chế, các
nhân tố này có tương quan nhiều chiều vì chúng đan xen, lồng ghép và
ảnh hưởng quan hệ với nhau rất phức tạp.
Muốn phân tích vấn đề cho kỹ, ta cần sử dụng quan điểm hệ thống,
nhìn gia đình như một hệ thống chịu tác động cả bên trong lẫn bên
ngoài. Và ta phải phát hiện được các mối tác động bản chất quyết định
sự phát triển của hệ thống thì mới điều khiển được sự hoạt động của nó
.
2. Quan điểm hệ thống là gì ?
Ta
vẫn thường nghe và sử dụng hầu như quen thuộc các danh từ như hệ
thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh (thần kinh hệ),
hệ thống học đường, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, hệ thống thái
dương (thái dương hệ ).
Trong
khoa học nhân văn như tâm lý học, ngôn ngữ học, phân tâm học, càng
ngày các học giả càng sử dụng các quan niệm về hệ thống như tính toàn
bộ (globalité), sự tương tác (interaction), cấp độ (niveau) .
Vài ví dụ :
Vài ví dụ :
Hệ
thống xã hội bao gồm: dân số, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức,
thể chế và cơ cấu xã hội ; các yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau
Hệ
thống kinh tế bao gồm: công việc làm ăn, sự thất nghiệp, tiền tệ, lạm
phát, giàu nghèo và các yếu tố này cũng có ảnh hưởng lẫn nhau..
Các hệ trên tương tác với nhau, trao đổi năng lượng (energy), vật chất (matter) và thông tin (information).
Vậy
hệ thống là gì ? Hệ thống là một tập hợp những mối tương tác giữa các
bộ phận theo thời gian. Hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhưng nhiều yếu tố
không phải là hệ thống khi chúng chỉ là một tập hợp hỗn loạn, mất
trật tự. Hệ thống có 4 điểm cơ bản sau đây:
- sự tương tác. Có
nghĩa là sự tương quan giữa hai yếu tố không phải chỉ theo đường một
chiều, do A tác động trên B mà nó có thể do B tác động trên A nữa .
Các tương quan giữa các hiện tượng là những tương tác có ảnh hưởng qua
lại. Sự tương tác có thể đa dạng và tế nhị giữa hai cá nhân như :
thầy-trò, vợ chồng, ông-cháu. Trong các khoa học truyền thông, sự tương
tác ấy có thể là một ánh mắt, một nụ cười, một lời nói, một gợi ý v.v
. Một dạng đặc biệt của tương tác là thông tin phản hồi (feedback)
- tính toàn bộ.
Bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các bộ phận mà các bộ
phận cùng hoạt động, tương tác với nhau để sinh ra một cái toàn thể
(holisme) mà cái toàn thể là cái gì lớn hơn số cộng của các bộ phận. Người
Tây Phương nói là « The whole is more than the sum of its parts » .
Khái niệm toàn bộ dẫn ta đến nguyên tắc cấp bậc (hierarchy) giữa các
hệ thống. Các vấn đề gặp phải không phải là một sự cộng lại các sự cố
mà là một toàn thể có đặc tính riêng.
- sự tổ chức.
Tổ chức là một sự sắp xếp các tương quan, các quan hệ giữa các thành
phần để tạo ra một hình thức mới có những đặc tính riêng mà các thành
phần tự nó không có. Tổ chức còn là một tiến trình theo đó vật chất,
năng lượng và thông tin chúng kết hợp lại nhau để có một chức năng. Tổ
chức cũng hàm nghĩa có sự điều tiết (regulation).
-sự phức tạp
(complexity). Một hệ thống bao giờ cũng phức tạp, do nhiều nguyên
nhân nội tại (do nhiều quan hệ giữa các thành phần) cũng như ngoại tại
(vì có may rủi, ngẫu nhiên, duyên may ..)
Giữa hệ thống này với hệ thống kia và ngay giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống, có những dòng chảy : dòng chảy năng lượng, dòng chảy thông tin, dòng chảy tiền tệ, dòng chảy vật chất. Các dòng chảy này chạy qua các kho dự trữ của hệ thống và chịu các chuyển hóa để tạo ra các sản phẩm và các phế phẩm .
Các tương quan giữa hệ thống với môi trường xung quanh là các đầu vào (input) và đầu ra (output).
Sử
dụng tư duy hệ thống giúp ta hiểu là mọi việc có tương quan nhiều
chiều, phi tuyến tính, do tác động nhiều yếu tố xã hội, văn hóa, kinh
tế, nhân văn.. vậy cần có cái nhìn toàn bộ chứ không phải cục bộ; ta cần
phân tích toàn hệ thống thì mới tìm được giải pháp hữu hiệu.
3 Ứng dụng quan điểm hệ thống vào gia đình
3-1 Gia đình ngày xưa bị chi phối bởi những điều kiện khác xa ngày nay vì
-có một hệ thống giá trị khác
(hệ thống Nho giáo giáo điều một chiều, trọng nam khinh nữ, tam tòng
tứ đức, tam cương, ngũ thường v.v. ). Cũng không phải ngẫu nhiên mà
Hội nghị Phụ Nữ Thế Giới của Liên Hiệp Quốc đã họp ngay tại Bắc Kinh
cách đây vài năm, mục đích để thay đổi nhận thức và đánh dấu vai trò
ngang hàng của phụ nữ trong một xã hội vốn coi trọng nam giới của xã
hội Trung Hoa
- hệ thống kinh tế khác (hệ thống nông nghiệp, phần lớn ở nông thôn). Vì vậy, gia đình phải đông con để có người lo việc đồng áng.
- hệ thống y tế khác
(thấp kém, tin vào bùa phép, ma quỷ ..). Vì vậy, tỷ lệ chết sơ sinh
nhiều, tuổi thọ thấp. Cái này kéo theo cái kia, do đó muốn tái lập cân
bằng, phải lập gia đình sớm, sinh ra tục tảo hôn.
Xưa kia, tình cảm đôi lứa bị đặt xuống hàng thứ ba, sau hai chữ hiếu, trung:
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình
- Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy:
" con gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu " và gả con căn cứ
vào giai cấp, địa vị, quan hệ thâm tình, môn đăng hộ đối, toan tính
tiền bạc:
Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào
Bây giờ kẻ thấp người cao
Như dôi đủa lệch, so sao cho bằng.
Đũa lệch có nghĩa là chênh lệch quá nhiều về tuổi tác,
-có thể chồng già như:
Vô duyên lấy phải chồng già
Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng
Nói ra đau đớn trong lòng
Cái nợ truyền kiếp, phải chồng em đâu
-có thể chồng trẻ như:
Mang danh thân gái có chồng
Chín đêm trực tiết, nằm không cả mười
Nói ra sợ chị em cười
Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh
Hoặc chênh lệch về chân giá trị của mỗi bên như các câu ca dao sau:
-Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà
-Cổ tay em trắng như ngà
Răng đen rưng rức, chồng xa kém người
Khốn nạn thay, thân nhạn ở với ruồi
Tiên ở với cú, người cười với ma
Con công ở lẫn con gà
Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên ?
3.2 Gia đình ngày nay bị chi phối bởi nhiều hệ thống khác xưa
- hệ thống giá trị khác:
ngày nay, phụ nữ chiếm những địa vị trước kia dành cho nam giới, nam
nữ bình quyền nên người phụ nữ cũng có thể làm Tổng Thống, Thủ Tướng
như nam giới (Phi luật Tân, Anh, Tích Lan, Hồi quốc, Ấn độ là các
chứng cớ gần đây). Xã hội ở hải ngoại đã có các qui chế hưu bổng, dưỡng lão nên trai hay gái cũng không quan trọng như xưa.
Trai mà chi, gái mà chi
Con nào có nghĩa, có nghì là hơn
Trai
hay gái không quan trọng bằng chất lượng: chỉ cần đứa con nào biết
cách ăn ở đối xử với cha mẹ, làm tròn hiếu thảo với cha mẹ là hơn hết .
Thực
vậy, nếu chỉ thích đẻ con trai thì tình trạng nam thiếu, gái thừa sẽ
lại là một vấn nạn về nhân khẩu học. Nhiều xứ, đặc biệt là Trung Quốc,
tình trạng không cân đối này diễn ra ở mức độ đáng ngại và cán cân
nghiêng về phái nam: tỷ lệ bé trai/gái dưới 5 tuổi ở Trung Quốc là
118/100 và tình trạng này tương tự ở Đài Loan. Phụ nữ càng ít thì tỉ lệ
sinh sản càng thấp. Chính vì vậy, có tình trạng buôn gái sang Trung
Quốc, gả chồng Đài Loan. Đã có tiên đoán là vào năm 2020, số " thặng dư "
thanh niên Trung Quốc ở độ tuổi 20 sẽ vượt quá toàn bộ số phụ nữ Đài
Loan !
- hệ thống kinh tế khác:
thương mãi được xem trọng, sự đô thị hóa và toàn cầu hóa khiến lưu
thông hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn trước, không phải giới hạn chỉ trong
nông nghiệp với tầm nhìn giới hạn ở lũy tre xanh, cái cổng làng
- hệ thống y tế phát triển mạnh với khoa học và dụng cụ tân tiến, trẻ em sơ sinh chết rất ít. Tại
các xứ tiền tiến, tỷ lệ em bé sơ sinh chết chỉ là 9 trên 1000 em và
ngay cả tại những xứ kém mở mang như Mexique trước kia năm 1960, tỷ lệ
chết trẻ em sơ sinh là 87 em trên 1000 nhưng ngày nay chỉ 26 em (chỉ
có vài xứ chậm tiến mới có tỷ lệ trẻ sơ sinh chết còn cao như Haiti
(105 tức một bé trên 10), Bolivie (88), Perou (65), Nicaragua (58).Trai
cũng như gái chủ động được sự sinh đẻ vì có phương tiện.
- hệ thống xã hội cũng đổi thay: ở thành thị thì các giây liên kết xã hội không còn chặt chẽ như ở nông thôn; trinh tiết thì thông thoáng hơn, bớt khắt khe hơn. Giới
tính không còn đặt ra vì con gái đi học đông và còn giỏi hơn con
trai; vì trình độ giáo dục của phụ nữ ngày càng cao nên phụ nữ chủ động
được sự sinh đẻ và dễ tự túc về kinh tế, không bị lệ thuộc vào ông
chồng như xưa . Xã hội ngày nay có quan điểm tự do và cá nhân chủ nghĩa
hơn.
- hệ thống truyền thông chuyển tải cực
nhiều, loan truyền cực nhanh qua các phương tiện hiện đại như
Internet, thâm nhập cực sâu (đến mọi nơi ), tác động cực mạnh có ảnh
hưởng hoặc tích cực xây dựng hoặc tiêu cực đến tâm trạng, ý thức . Ngày
nay, nhờ công nghệ Internet, kết nhau qua mạng, nói chuyện trên
phone, không cần môi giới, không cần những bức thơ tình nồng cháy dài,
không cần bông hồng trao tay, chỉ click bông hồng trên máy là người
yêu có ngay trên màn máy tính!
Vì
toàn bộ các hệ xã hội, hệ kinh tế, hệ giáo dục đều khác xa ngày xưa
dưới chế độ phong kiến nên cũng có ảnh hưởng đến hệ phụ gia đình:
-
gia đình ngày nay nhỏ hơn, lập gia đình muộn hơn, ngại sinh con sẽ
phổ biến hơn do đó số con thường 1 đến 2 con mà thôi .. Gia đình càng
nhỏ đi, một phần vì đời sống kinh tế, một phần vì chủ động được sự
sinh đẻ nên số con của mỗi phụ nữ lấy chồng cũng quãng 1.8 con, có
nghĩa là 1000 phụ nữ sinh ra 1800 con. Đó là số liệu ở Viet Nam gần
đây. Riêng trung bình phụ nữ Đài Loan và Hàn Quốc hiện chỉ sinh 1.4
con; HongKong 1.25 .
Trung Quốc thì chỉ cho phép đẻ một con. Tỷ lệ sinh sản ở Âu Châu cũng thấp, thấp hơn mức cần có để tạo ra thế hệ thay thế. Ở Bresil, năm 1960, số con cho mỗi phụ nữ là 6, ngày nay chỉ còn 2 và Mexique cũng vậy, do đó số di dân lậu qua Mỹ cũng giảm đi..
Trung Quốc thì chỉ cho phép đẻ một con. Tỷ lệ sinh sản ở Âu Châu cũng thấp, thấp hơn mức cần có để tạo ra thế hệ thay thế. Ở Bresil, năm 1960, số con cho mỗi phụ nữ là 6, ngày nay chỉ còn 2 và Mexique cũng vậy, do đó số di dân lậu qua Mỹ cũng giảm đi..
- tuổi thọ cũng tăng lên, ngày nay, tuổi thọ trung bình các nước tiền tiến là 73 tuổi, thay vì 55 tuổi như xưa .
-
gia đình ngày nay thì tỷ lệ li dị rất lớn .Tỷ lệ li hôn ngay tại các
nước châu Á cũng càng ngày càng cao: từ vài % cho đến dưới 20% tuy còn
xa tỷ lệ 50% của Mỹ, 37% của Pháp nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo
về sự phân rã gia đình, tế bào của nền tảng xã hội .
Hiện
nay, tại nhiều xứ , có một cặp trên 3, có xứ một cặp trên 2 cuối
cùng đi đến ly dị (50%), trong khi đó, cách đây 30 năm, chỉ một cặp
trên 10 mới li dị (10%).
-
vì ly dị nên nhiều gia đình ngày nay chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ
(familles monoparentales); ly dị thì con cái phần lớn tòa án cho bà mẹ
giữ, cha chỉ có thể đến thăm con vào những ngày giờ nhất định, do đó
trẻ mất định hướng.
Con chung, anh để tôi nuôi
Tình chung anh nỡ để xuôi mặc đời
Ở
Mỹ, năm 1991, chỉ có 50.8% trẻ em Mỹ dược sống trong gia đình truyền
thống bên cạnh cha mẹ đẻ . Người Mỹ gốc Hispanic thì tỉ lệ đó giảm
xuống 38%, gốc châu Phi lại càng đáng ngại: 27%
Mà
các trẻ em sống trong các gia đình này thường không ai dạy dỗ, con
không cha như nhà không nóc và dễ hư hỏng, dễ trở thành đối tượng của
cần sa, ma túy, bỏ học, phạm pháp. Và hậu quả là xã hội gánh vác.
- từ 1986 đến 1996, số người Canada sống chung không cưới hỏi (union libre) tăng lên xấp đôi.
-
nhiều " bà mẹ trẻ độc thân " (teenager mothers) nghĩa là các thiếu nữ
ở tuổi vị thành niên có con không biết cha là ai, nói nôm na là đẻ
con hoang : các thống kê cho thấy năm 1960, chỉ có 5.3% trẻ em ở Hoa
Kỳ là con hoang. Năm 1990, tỉ lệ là 28%. Nhiều thiếu nữ này có con
cái với các bạn trai khác nhau .
Như vậy, cưới hỏi ít hơn, còn đã kết hôn thì lại ly dị nhiều hơn và sớm hơn thời trước. Hệ luận là dân số thấp xuống[1]
Vài thống kê ở Québec (dân số quãng 7 triệu), một tỉnh bang của Canada cho thấy:
.Số li dị (1998): 16 916
.Số cưới hỏi (1998): 23 756
.Cặp sống không cưới hỏi: (1991): 305 920
.Cặp sống không cưới hỏi (1996) :400 270
.Thu nhập trung bình một gia đình có con, ở Canada: 65 000$ (1 Can$= 0.65 US$)
.Thu nhập trung bình một gia đình chỉ có một mẹ/ một cha ở Canada: 22 000$
.Trung bình số con trong mỗi gia đình*: 3,85 (1951) và 1,4 (1981)
Số gia đình một cha hoặc một mẹ*: 85 000 (1951) và 208 435 (1981)
Số con từ các bà mẹ độc thân*: 638 (1951) và 27 530 (1981)
Tóm
lại gia đình vừa nhỏ lại, vừa nổ tung (rapetissement-éclatement). Các
nhà dân số học cũng không biết diện mạo tương lai của gia đình trong
50 năm nữa sẽ ra sao. Không có dấu hiệu là tỷ lệ sinh đẻ sẽ cao hơn
trong những thập niên sắp đến . Thực vậy, phụ nữ lập gia đình càng ngày
càng trễ, nên không thể sinh đẻ nữa; nhiều cặp vợ chồng đi làm cả hai
và không muốn có con, được gọi dưới danh từ DINK nghĩa là double
income, no kids.
Xã
hội hóa già nhanh chóng; chỉ vài chục năm nữa thôi, các thế hệ baby
boom (sinh trong khoảng 20 năm sau đệ nhị thế chiến) sẽ già hết; lúc đó
trên toàn thế giới sẽ có 20% dân số là trên 65 tuổi. Vì dân số đông
nhất ở Á Châu, nên người ta sẽ chứng kiến lão hóa rõ ràng nhất ở Châu
Á. Sẽ có danh từ papy-boom để chỉ hiện tượng xã hội này. Tháp dân số
trước kia thì lớn ở đáy, nhỏ ở trên; trong tương lai gần vì trẻ con ít,
người già nhiều nên tháp dân số sẽ là tháp đảo ngược .
4. Mười nguyên lý của học thuyết hệ thống
Hệ
gia đình, vốn là một hệ thống mở vì hệ gia đình có quan hệ với hệ xã
hội, hệ kinh tế, hệ văn hóa (truyền thống, niềm tin..) và các nguyên
lý sau của tư duy hệ thống giúp phân tích sâu hơn.
4-1 một hệ thống sống gồm nhiều cá thể để tạo thành khối của hệ thống
Một
hệ thống sống gồm những cá thể như tế bào, cơ quan, người, nhóm, tổ
chức. Nếu áp dụng vào gia đình thì gia đình cũng là một hệ thống sống :
gia đình hạt nhân gồm cha mẹ, con cái còn gia đình rộng hơn thì phải
kể thêm ông bà nội, ông bà ngoại, dâu, rể, cháu, chắt; xa hơn nữa phải
kể luôn anh chị em ruột. Các cá thể này có các quan hệ qua lại, tác
động hỗ tương lẫn nhau và tác động với nhiều yếu tố khác và cuối cùng
tạo thành nếp sinh hoạt gia đình: xung đột hay hòa nhập, cản trở hay
thăng tiến.
Gia
đình mang những đặc tính riêng, không thể có ở mỗi cá nhân. Những dặc
tính đó phản ánh cấu trúc của gia đình bao gồm những cá thể trai, gái ở
mọi lứa tuổi khác nhau: anh em, chị em hoặc sự biến động của những cá
thể theo năm tháng như lấy vợ, lấy chồng.
4-2 Một hệ thống luôn luôn có những hệ thống phụ và lại nằm trong một hệ thống lớn hơn
Trong
một hệ thống có những hệ thống phụ chúng gặp nhau, cắt nhau, xuyên
qua nhau, luồn vào nhau theo đủ mọi chiều hướng, nói khác đi có những
tác động hổ tương. Chúng có những quan hệ có tính cách biện chứng
tức là chúng có ảnh hưởng lẫn nhau; cái này ảnh hưởng đến cái kia (một
cách tích cực hoặc tiêu cực); cái này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm
cái kia và ngược lại.
Khi
nói đến hệ thống, ta phải hiểu rằng không những nó bao gồm nhiều hệ
thống phụ cấu tạo nên nó, mà các hệ thống phụ này lại nằm trong những
hệ thống lớn hơn và các hệ thống này lại nằm trong các hệ lớn hơn nữa.
Môi trường ngoại cảnh gồm nhều lớp tác động lên nhau:
-
vi hệ thống (microsystem): Có mối quan hệ giữa những cá thể trong gia
đình và với những nơi hoặc các hoàn cảnh cá nhân có tiếp xúc trực
tiếp với những người khác (ví dụ: câu lạc bộ thể thao, sở làm, hàng
xóm ..)
-
trung hệ thống (mesosystem): đó là toàn bộ các tương quan của các vi
hệ thống, là các nơi cá nhân có tham gia tích cực . Ví dụ: làm việc
vui vẻ ở sở có thể ảnh hưởng đến lối xử thế tại nhà hoặc yêu người
trong sở làm có thể gây gổ với vợ con khi về nhà
-
ngoại hệ thống (exosystem): đó là toàn bộ các nơi hay các hoàn cảnh
chi phối đến cuộc sống cá nhân, dù cá nhân không tham dự vào (ví dụ:
tình hình công việc làm ăn..)
-
vĩ hệ thống (macrosystem): có mối quan hệ giữa gia đình với ngoại
cảnh như hệ kinh tế (công việc), hệ xã hội (phong tục, tín ngưỡng, tập
quán), hệ tinh thần (các giá trị, các niềm tin, tâm linh), hệ tâm lý
(nâng đỡ tinh thần, tương trợ) và các hệ này có thể xem như nền một bức
tranh (ví dụ: cá nhân chủ nghĩa, tiêu thụ, tiết kiệm, chuẩn mực xã
hội..)
Vài ví dụ để thấy sự tương quan các hệ phụ trên:
Trên
truyền hình hàng ngày, ta thấy chiếu phim về bạo hành, cá nhân bỏ nhà
ra đi , bạo hành về gia đình khiến cho trẻ em bị ảnh
hưởng.(macrosystem)
Vài
hoàn cảnh cha mẹ không chủ động được cũng ảnh hưởng đến chất lượng
của quan hệ cha-con (exosystem). Ví dụ: thất nghiệp, con cái học không
được, thu nhập thấp làm cha mẹ bực mình, gây gổ, đánh con
Làm
việc bị chủ rầy la, bị căng thẳng do đau ốm, do tiếng động, do buồn
bực gia đình cũng ảnh hưởng đến các đối xử quá lố với trẻ em
(mesosystem)
Gia
đình, nhà ở là những nơi có tương quan mạnh giữa cha-con, mẹ-con
(microsystem). Môi trường gia đình ảnh hưởng đến con cái: nếu cha hoặc
mẹ hoặc cả hai không để ý gì đến học hành, bạn bè của con cái, giao
du thì chúng đâm ra hư hỏng. Từ sự tương quan các hệ phụ, ta thấy muốn
tác động trên một vấn đề, phải nhìn xa và muốn có hiệu quả, phải để ý
đến tương quan giữa nhiều vấn đề khác nhau và chú ý đến cả cộng đồng,
trên mọi mặt và trên nhiều cấp độ.
4-3 Mọi hệ thống sống được xem như là các vật thể trong chuyển động theo cặp đôi
Trong
hệ thống gia đình, có những quan hệ vợ-chồng, cha-con, mẹ-con, nàng
dâu-mẹ chồng, anh-em, chị-em; xa xa hơn thì có ông-cháu, bà-cháu v.v.
Các quan hệ này có thể là tương trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác ..)
hay quan hệ đối địch (cạnh tranh, ngoại tình, ghen tuông ..)
4-3.1 Các quan hệ tương trợ
-cộng sinh (symbiosis) là cả hai bên đều có lợi:
.cộng sinh giữa anh chị em: chị giúp em nhưng cũng đồng thời hiểu thêm bài
.cộng sinh giữa ông bà và cháu: ông bà giúp đỡ giữ cháu để bố mẹ đi làm vừa vui tuổi già, nhưng con cũng đưa cho cha mẹ tiền tiêu như một ủy lạo giữ trẻ ông bà còn có thể giúp các cháu như nói chuyện, đưa đón cháu đi học về, kềm bài vở, dạy Việt ngữ vào dịp hè
Già thì bế cháu ẳm con
Già đâu lại muốn cau non trái mùa ! ..
Không
những ông bà đem lợi ích cho các cháu mà chính ông bà cũng học được ở
các cháu . Vì cần có sự hiểu biết cập nhật hóa của giới trẻ nên qua
nói chuyện biết thêm được đời sống trẻ hiện đại, nhờ vậy ông bà sống
trẻ trung hơn, hiểu các thanh thiếu niên hơn và cảm thấy không bị bỏ
rơi tụt hậu. Tóm lại, sự ràng buộc ông bà và cháu là một quan hệ cọng
sinh vì cả hai thế hệ đều có lợi.
. cộng sinh giữa vợ chồng:
Cộng
sinh giữa vợ chồng như chồng đứng nấu ăn trong bếp, vợ làm bồi bàn
trong một quán cơm; như chồng cày, vợ cấy trong canh tác đồng áng
-hội sinh
(commensalism) là quan hệ giữa hai người nhưng chỉ một bên có lợi cần
thiết, còn bên kia không có lợi và cũng không có hại gì.
Thực vậy, người chồng đi làm kiếm tiền, nhưng nếu không có người vợ lo toan, tính toán thì cuộc sống cũng không chu toàn
-hợp tác: cũng giống như quan hệ cộng sinh, nhưng không nhất thiết phải thường xuyên chung sống với nhau . Ví dụ: anh em giúp vốn cho nhau để mua nhà, để kinh doanh, thay vì ra ngân hàng mượn tiền lãi xuất cao.
Anh em giúp nhau khi dời nhà, đau ốm cần anh em nương tựa, lúc hoạn nạn, vui buồn có nhau. Vô số câu tục ngữ để nói lên anh em, bà con ruột thịt trong gia đình luôn gắn bó với nhau " lá lành đùm lá rách ", " một giọt máu đào hơn ao nước lão, " mười đời chưa rời cánh tay " v.v Biết bao nhiêu người sau khi định cư ở nước ngoài, đã tìm cách bảo trợ cho anh chị em còn ở lại bên nhà hoặc gửi tiền về giúp
4-3.2 Các quan hệ đối địch
- ức chế cảm nhiễm
Ví dụ quan hệ nàng dâu, mẹ chồng thường gay cấn, nhưng phải che dấu mặt ngoài, để tỏ ra mình là con dâu hiếu thảo, như ca dao:
Thương chồng phải khóc mụ gia
Chứ tôi với mụ, chỉ là người dưng
Hoặc:
Thật thà như thể lái trâu
Yêu nhau như thể ..nàng dâu mẹ chồng!
Lái
trâu là hay tráo trở, không thể tin được, chừng nào mà họ thật thà
trong nghề buôn bán thì lúc đó mẹ chồng mới hòa hợp với nàng dâu
Cảnh người vợ than chồng về cảnh khổ khi làm dâu:
Anh qua làm rễ bên em ăn cơm với cá
Em qua làm dâu bên anh ăn rau má với rạm đồng
- ghen tương
Hồng nào hồng chẳng có gai
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng
hoặc:
Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nhưng
ghen không đâu vào đâu sẽ làm mất hòa khí, vì chồng/vợ có những quan
hệ giao tiếp với xã hội, vì có ngoại cảnh, môi trường chi phối. Chính
vì có tác động của môi trường chung quanh, nói khác đi đó là một hệ
thống mở, do đó, phải thích nghi với môi trường mới.
- ngoại tình
Ngoại tình trong tư tưởng của người vợ cũng đã khiến người chồng hững hỡ:
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng một người
(Hai sắc hoa ti-gôn, T.T.Kh.)
Người đàn ông cũng ngoại tình, cũng «bay bướm », dù đã có vợ, nhưng vẫn " còn ước cau non trái mùa ":
Đàn ông năm bảy lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người
Và ngoại tình là nguyên nhân đổ vỡ
Có oản anh phụ tình xôi,
Có cam phụ quít, có người phụ ta
Có mực anh phụ tình son
Có kẻ đẹp giòn, anh phụ nhân duyên
Có bạc anh phụ tình tiền
Có nhân ngãi mới, anh quên em rồi
Cũng
có trường hợp, một người con gái dù đã đi lấy chồng mà còn nhận quà
tặng của người tình đầu tiên mà không thông báo cho chồng mình biết,
dấu diếm, như vậy cũng có thể gây hiểu lầm, đi đến đổ vỡ . Chẳng thà
dứt khoát như người con gái trong ca dao:
Vẽ gì một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu!
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ ?
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?
- cờ bạc
Đây cũng là một yếu tố khiến gia đình tan vỡ. Hãy nghe lời một người vợ than vãn:
Chồng em nó chẳng ra gì
Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoang
Nói ra xấu thiếp hổ chàng
Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà
Gần
casino, có thể bị quyến rũ. Nói về casino, hiện nay cũng vì cái
casino mà nhiều gia đình tan nát, mất cửa mất nhà. Một tờ báo ở
Montréal, nơi tác giả ở, chạy tít lớn trên trang đầu: Le casino fait
des ravages dans la communauté asiatique ; tỷ lệ người Việt không
nhiều nhưng đỏ đen với casino thì rất đông:
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà
Chính
vì không thể chuyển dộng theo cặp đôi nghĩa là chỉ chú ý đến mình mà
không chú ý đến người khác do cá nhân chủ nghĩa chi phối, tính toán
nhiều quá, nên nhiều thanh niên thanh nữ sống độc thân càng ngày càng
nhiều.
Xưa
kia thì một (chồng) với một (vợ) là một; ngày nay, một với một là ba
(tôi, anh, chúng ta). Tại Mỹ, có đến 43 triệu phụ nữ sống độc thân. Ở
Québec, 40% phụ nữ độc thân, nhiều xấp đôi cách đây 40 năm.
4-4 . Các hệ thống sống nhận năng lượng vào từ ngoài khác với hệ thống kín.
Nếu ứng dụng vào gia đình, thì:
-năng lượng ở đây có nghĩa là sự tìm hiểu đối tượng trước hôn nhân, chứ không yêu cuồng sống vội như trong bài hát:
« tình cho không biếu không, tình là tình khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có như không .. »
Những câu lạc bộ, những giới thiệu, những gặp gỡ, những trao đổi
trong Internet giúp các bạn trẻ có dịp gặp gỡ nhau trên thực tế ngoài
đời hay trên thực tế ảo (virtual reality) để trao đổi quan điểm về
tình yêu, về gia đình, về ứng xử lứa đôi, thay vì khi cưới xong rồi,
người chồng và vợ khác biệt nhau, tị nạnh nhau về giữ con, rửa chén,
làm giường, săn sóc hoặc chồng lo T.V., vợ đánh casino.
Nếu qua tìm hiểu đối tượng mà thấy không có mẫu số chung để thành bạn đời thì cũng có thêm được một người. Quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể dẫn đến đổ vỡ. Quan hệ tình yêu Thúy Kiều đối với Kim Trọng rất nồng thắm, " xem trong âu yếm có chiều lả lơi ", nhưng Thúy Kiều làm chủ được và đã khuyên Kim Trọng:
Nếu qua tìm hiểu đối tượng mà thấy không có mẫu số chung để thành bạn đời thì cũng có thêm được một người. Quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể dẫn đến đổ vỡ. Quan hệ tình yêu Thúy Kiều đối với Kim Trọng rất nồng thắm, " xem trong âu yếm có chiều lả lơi ", nhưng Thúy Kiều làm chủ được và đã khuyên Kim Trọng:
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
-năng lượng ở đầu vào của hệ thống cũng có thể là niềm tin, tin vào chính mình, tin vào gia đình
vì mất đi niềm tin là mất tất cả. " Những con mắt buồn phiền xin cấy
lại niềm tin " vì mất đi niềm tin có thể dẫn đến sự tự hủy hoại đời
sống và đây cũng là một hiện tượng xã hội khá phổ biến, do đó cha mẹ
phải nói chuyện với con cái trong tình thương mặn nồng:
Có con thì phải dậy con
Dạy con nên khéo, nên khôn mọi đàng
Lãy lời hơn thiệt bảo ban
Tìm câu êm ái, dịu dàng nhủ khuyên
Dạy con nên thảo nên hiền
Dạy cho em dưới anh trên thuận hòa
- năng lượng ở đầu vào của hệ thống cũng có thể là những lời ru con của mẹ in sâu vào tiềm thức đứa bé:
Con ơi mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tầy người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan
Đời
sống tinh thần của đứa bé được nuôi nấng từ những lời ru con, ru mây
vào hồn, từ những âm thanh mộc mạc, đơn sơ, không màu mè, dạy con từ
thuở còn thơ nhưng thấm dần với tiếng thời gian
4-5 Mỗi hệ thống phụ được xác định bởi khả năng tiếp nhận đầu vào về vật chất, năng lượng, thông tin, dự trữ, chuyển hóa và đầu ra
Trong
sinh thái học, gồm các hệ thống phụ như thực vật, động vật, đất đai,
nước.., các hệ phụ này có tác động qua lại với nhau: chúng nhận năng
lượng, dự trữ năng lượng và chuyển hóa các năng lượng thành sản phẩm.
Gia đình cũng vậy: nhận năng lượng như lời khuyên, giáo dục, cha mẹ
nuôi con, tình yêu, công cha, nghĩa mẹ để nuôi con đến khi khôn lớn,
học hành, thành tài, dựng vợ gả chồng.
Các lời khuyên răn, dạy dỗ giúp các em bé nhiều dự trữ văn hóa . Dự trữ có nghĩa là khả năng chịu đựng sự thay đổi, khả năng thích nghi và linh động, uyển chuyển, mềm dẻo . Dự trữ cũng là có khả năng đối phó linh hoạt với những biến cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến .
Nếu căn bản văn hóa càng sâu, càng rộng như dạy con cháu biết nói, viết, đọc Việt ngữ thì ít mất gốc hơn. Với vốn tiếng Việt, dù lưu lạc bốn phương, họ vẫn giữ được bản sắc Việt tính, bản sắc giống nòi, dù họ có biến thái theo môi trường xứ họ đang sống.
Các lời khuyên răn, dạy dỗ giúp các em bé nhiều dự trữ văn hóa . Dự trữ có nghĩa là khả năng chịu đựng sự thay đổi, khả năng thích nghi và linh động, uyển chuyển, mềm dẻo . Dự trữ cũng là có khả năng đối phó linh hoạt với những biến cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến .
Nếu căn bản văn hóa càng sâu, càng rộng như dạy con cháu biết nói, viết, đọc Việt ngữ thì ít mất gốc hơn. Với vốn tiếng Việt, dù lưu lạc bốn phương, họ vẫn giữ được bản sắc Việt tính, bản sắc giống nòi, dù họ có biến thái theo môi trường xứ họ đang sống.
Sự
thích nghi và tính đàn hồi, mềm dẻo làm cho hệ vững vàng hơn: cây sậy
tuy yếu mà vẫn đứng vững trước gió. Cũng như trong thiên nhiên, nhiều
hệ sinh thái rất yếu ớt, mảnh khảnh, không thích nghi vì không có sức
đàn hồi nên khi điều kiện sinh thái thay đổi thì bị hỏng, mất đi, còn
các hệ sinh thái thích nghi có thể trì kéo lại được.
4-6.
Cấu trúc của một hệ thống tùy thuộc vào các hệ thống phụ và vào các
hệ thống lớn chi phối cũng như vào các mối liên hệ qua đó sự khởi động
được thực hiện. Các hệ thống phụ được khởi động để phản ứng lại với
các thay đổi của các hệ phụ khác.
Cấu
trúc một hệ thống là toàn bộ các quan hệ của những hệ thống phụ . Các
quan hệ này là xuyên qua các kênh giữa các hệ phụ trong đó đầu vào
(input) là vật chất, năng lượng, thông tin và đầu ra (output) là các sản
phẩm. Ví dụ khi cơ thể ( hệ thống) bị bệnh xâm vào thì miễn nhiễm
(hệ phụ) sẽ được kích năng để chống lại bệnh tật.
Thực vậy, gia đình chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống lớn hơn như:
- hệ thống chính trị
.Chính vì hệ thống chính trị cọng sản mà người Việt Nam mới hàng hàng
lớp lớp bỏ xứ ra đi tìm tự do. Các chiến tranh, các xung đột địa
phương hay thế giới đã khiến lớp trai tráng hi sinh nhiều, để lại quả
phụ:
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê,
để
lại bao em bé mồ côi hoặc các phụ nữ phải sống độc thân vì thiếu
đàn ông. Hệ thống chính trị qui định bắt buộc như Trung Quốc chỉ cho
gia đình một con mà thôi
- hệ thống kinh tế
dĩ nhiên ảnh hưởng đến gia đình nhiều nhất vì nếu không công ăn việc
làm, nếu bị thất nghiệp thì hạnh phúc gia đình cũng bị chi phối. Thực
tế là trong hệ gia đình, khi tài nguyên - tiền bạc- tăng hay giảm, sẽ
có nhiều hậu quả.
- hệ thống xã hội nhân văn:
Gia
đình ngày nay, vì cả cha lẫn mẹ đều đi làm, đi sớm, về trễ nên
không còn thì giờ để ý đến con, con đâm ra hư hỏng. Gặp thêm bạn xấu ở
học đường lôi cuốn đâm ra chích chóe, hút sách, rượu chè ; xem các
chương trình khiêu dâm hay bạo hành trên truyền hình lôi cuốn các em
trong các hành vi tiêu cực và đó là trái bom nổ chậm của thiếu niên.
Nhiều
bà mẹ lo cho con đã phải dời chổ ở nhiều lần, tránh các khu phố có
ngoại cảnh xã hội tiêu cực như gái bán hoa ngoài đường, thanh niên chích
chóe.
Mất
hứng thú trong học tập cũng là do xáo trộn môi trường gia đình như
cha mẹ bất hòa, hoàn cảnh thất nghiệp và đó là môi trường tạo điều
kiện (enabling environment) cho bạo hành gia đình.
-
hệ thống văn hóa bao gồm mọi yếu tố tinh thần, tâm lý, tâm linh, các
giá trị. Hệ thống văn hóa được truyền thông qua các báo chí, các đài
truyền thanh, truyền hình.
Cả
bốn hệ thống phụ này đều tương quan với nhau, lồng ghép lên nhau . Do
đó trong sự nghiên cứu mọi hiện tượng nhân văn và xã hội, ta phải chú
ý đồng bộ đến các hệ đó để phân tích vấn đề.
Hệ gia đình luôn luôn chịu sức ép bên ngoài cũng như bên trong hệ thống:
-
sức ép bên ngoài ở đây trong trường hợp gia đình Việt, bị nhiều yếu tố
như chồng cải tạo, vợ ở nhà nuôi con; khi chồng may mắn còn sống
không chết trong tù cải tạo trở về gia đình thì mối tình cũng khác năm
xưa.
-
sức ép bên trong như con cái qua xứ lạ, học hành phải gấp rút để đuổi
kịp chúng bạn, sống trong môi trường khác, nói tiếng khác.
Nếu
hệ thay đổi quá nhanh theo sự thay dổi của ngoại cảnh thì hệ không ổn
định được. Hệ phải tự điều chỉnh để giữ được thế ổn định, chỉ khi nào
tác động vượt quá giới hạn của tính đàn hồi thì hệ mới thay đổi.
Nhiều khi chỉ những việc đâu đâu mà hệ thống mất ổn định:
Nhiều khi chỉ những việc đâu đâu mà hệ thống mất ổn định:
Rõ ràng sự nhỏ cỏn con
Bằng lông mà nảy ra cồn Thái Sơn
Xin đừng ra dạ Bắc, Nam
Đừng chê lươn ngắn mà tham trạch dài
Hệ
thống mất ổn định và có thể đến diễn thế phân hủy với li hôn li dị;
sau đó sẽ ảnh hưởng đến các hệ phụ khác. Ví dụ.: con cái không ai
chăm sóc sẽ dễ trở nên bạo hành và chính phủ phải cho chúng vào các
trung tâm thiếu nhi phạm pháp, gây thêm gánh nặng cho toàn xã hội .
Riêng về các nguyên nhân li hôn li dị, các nhà nghiên cứu về gia đình
cho rằng không phải mức độ cũng như mật độ các vụ cải vã đã làm hủy
hoại hôn nhân mà do tiến trình bốn giai đoạn: chỉ trích, khinh thường,
chối bỏ và xa lánh. Đó là bốn giai đoạn then chốt mà nhà tâm lý học
Mĩ John Gottman sau 20 năm nghiên cứu trên 2000 cặp vợ chồng luôn
trong tình trạng xung đột.
Theo ông, không phải vì tiền bạc, thiếu thỏa mãn tình dục hoặc không hợp tính khí sẽ gây ra việc chia tay. .Nguyên nhân " anh đi đường anh, tôi đi đường tôi " là do một diễn thế tiềm tàng, từ lời chỉ trích nho nhỏ, nghĩa là không tôn trọng nhau ( oảnh ăn bận lôi thôi ", " anh chả để ý đến vợ con ", " chỉ lo ba cuốn sách ", " bạn bè anh sao sao ấy ", " anh cứ bừa bải ", " anh cứ hút thuốc lá hôi cả nhà "..) sẽ đưa đến cảm giác khó chịu và từ đó biến thành sự khinh thường.
Theo ông, không phải vì tiền bạc, thiếu thỏa mãn tình dục hoặc không hợp tính khí sẽ gây ra việc chia tay. .Nguyên nhân " anh đi đường anh, tôi đi đường tôi " là do một diễn thế tiềm tàng, từ lời chỉ trích nho nhỏ, nghĩa là không tôn trọng nhau ( oảnh ăn bận lôi thôi ", " anh chả để ý đến vợ con ", " chỉ lo ba cuốn sách ", " bạn bè anh sao sao ấy ", " anh cứ bừa bải ", " anh cứ hút thuốc lá hôi cả nhà "..) sẽ đưa đến cảm giác khó chịu và từ đó biến thành sự khinh thường.
Chị em ơi, người ta trông thấy mặt chồng thì mừng,
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng, như vôi!
Khi
người bị chỉ trích chối bỏ tất cả những lời kết tội, từ chối tranh
luận và đi đến chỗ rút lui vào yên lặng thì hai vợ chồng sẽ xa lánh
nhau một cách nguy hiểm. Do đó sự truyền thông (communication) trở
Sự trò chuyện có tác dụng hai chiều, trò chuyện để đả thông tư tưởng, và trò chuyện trong ái ngữ, vì « một lời là một vận vào khó nghe » (Kiều). Việc tôn trọng nhau giúp vợ chồng nhận biết sự khác biệt về quan điểm của nhau và việc mong muốn cả hai người có cùng một quan điểm trên mọi vấn đề là không thiết thực.
Sự trò chuyện có tác dụng hai chiều, trò chuyện để đả thông tư tưởng, và trò chuyện trong ái ngữ, vì « một lời là một vận vào khó nghe » (Kiều). Việc tôn trọng nhau giúp vợ chồng nhận biết sự khác biệt về quan điểm của nhau và việc mong muốn cả hai người có cùng một quan điểm trên mọi vấn đề là không thiết thực.
4-6 Một hệ thống có thể sử dụng năng lượng ở đầu vào để thay đổi các quan hệ giữa các hệ thống phụ hoặc để sản xuất một đầu ra
Năng
lượng có thể là tiền bạc, thông tin, lời khuyên, tình thương v.v. .
Năng lượng ỏ đầu vào có thể thay đổi các liên kết giữa các hệ thống
phụ, đó là giáo dục gia đình, khuyên răn sự chịu đựng, kiên nhẫn, sự
tha thứ, sự bao dung để gia đình có được phát triển bền vững hài hòa
không gây gổ, không bạo hành. Người vợ khuyên nhủ chồng và đàng sau
một người chồng thành công luôn luôn có hình bóng người vợ đứng ở phía
sau, tuy âm thầm lặng lẽ .
Năng
lượng ở đầu vào có thể là giáo dục, nâng cao nhận thức. Ngày nay,
muốn tạo được sự bình đẳng giữa nam nữ, giữa người này với người kia
thì phải tự tin, phải chịu khó học tập, phải có tinh thần tự lập. Phụ
nữ mỗi ngày một vươn lên cao nhờ học vấn, nhờ kinh doanh, nhờ tham gia
sinh hoạt cộng đồng và xã hội và do đó có nhiều năng lực chuyển hóa
được các quan hệ vợ chồng. Thực vậy, giáo dục là một phương cách để xây
dựng năng lực (capacity building). Giáo dục cải thiện được các quan
hệ giữa các hệ phụ và rất hiệu năng trong sự sử dụng năng lượng và
thông tin và góp phần vào sự nâng cao vai trò (empowerment) cho phụ
nữ.
Giáo dục về sinh lý và tình dục: theo International Planned Parenthood Federation IPPF có trụ sở chính ở Anh thì vì giới trẻ ngày nay thiếu các thông tin về sinh lý và tình dục mà trên toàn cầu, có đến 14 triệu các cô gái tuổi 18 và thấp hơn thụ thai và sinh con, trong số đó phần lớn là thụ thai ngoài ý muốn.
Giáo dục về sinh lý và tình dục: theo International Planned Parenthood Federation IPPF có trụ sở chính ở Anh thì vì giới trẻ ngày nay thiếu các thông tin về sinh lý và tình dục mà trên toàn cầu, có đến 14 triệu các cô gái tuổi 18 và thấp hơn thụ thai và sinh con, trong số đó phần lớn là thụ thai ngoài ý muốn.
Riêng
tại Việt Nam ngày nay, theo thống kê, hằng năm có khoảng 1,4 triệu ca
nạo hút thai . Khoảng 30% số ca nạo hút thai thuộc về các em gái ở
lứa tuổi vị thành niên và 50% số người nhiễm HIV/AIDS ở các độ tuổi từ
15-24. Khoảng 34% số gái mại dâm nằm trong tuổi vị thành niên.
Giáo dục nhiều cấp: giáo dưỡng thông qua môi trường gia đình từ thuở còn thơ (ví dụ: cha mẹ dạy con cái, nói chuyện trong giờ cơm trong không khí thoải mái,) thông qua học đường từ tuổi cắp sách đến trường, thông qua các định chế tôn giáo (lời giảng của chùa hay trong nhà thờ vào ngày chúa nhật), thông qua các mối quan hệ ứng xử lành mạnh ngoài xã hội (lớp dạy Việt ngữ, các hội thảo như Đại học hè, giúp về nguồn, các cháu tham gia vào lớp ca vũ dân tộc vừa giúp vui, vừa trở về văn hóa dân tộc).
Giáo dục nhiều cấp: giáo dưỡng thông qua môi trường gia đình từ thuở còn thơ (ví dụ: cha mẹ dạy con cái, nói chuyện trong giờ cơm trong không khí thoải mái,) thông qua học đường từ tuổi cắp sách đến trường, thông qua các định chế tôn giáo (lời giảng của chùa hay trong nhà thờ vào ngày chúa nhật), thông qua các mối quan hệ ứng xử lành mạnh ngoài xã hội (lớp dạy Việt ngữ, các hội thảo như Đại học hè, giúp về nguồn, các cháu tham gia vào lớp ca vũ dân tộc vừa giúp vui, vừa trở về văn hóa dân tộc).
4-8 Tăng trưởng tạo ra hình dạng
Khi hệ tăng trưởng, hình dạng thay đổi; hệ thống càng lớn rộng, càng
phải thêm năng lượng ở đầu vào. Gia đình lúc đầu nhỏ, nhưng sinh con
đẻ cái, càng lúc mỗi năm càng lớn. Khi lớn rộng, nhà cửa cũng phải
rộng hơn, nhưng chị lớn có thể dắt dìu các em nhỏ thay bố mẹ và cha mẹ
càng lúc phải trông cậy vào người anh cả, chị cả: anh Hai, chị Hai
chứ không thể cáng đáng mọi việc .
4-9 Nếu xài năng lượng mà không có năng lượng nhập vào thì hệ sẽ rối loạn
Như
trong hệ nông nghiệp nếu sản xuất mà không có năng lượng ở đầu vào
như phân bón thì hệ sẽ không cho thêm hoa màu, đất bị kiệt quệ.
Năng
lượng nhập vào để có một gia đình hạnh phúc là một tình yêu chân
chính (true love) và một cơ sở kinh tế ổn định. Chồng hay vợ thất
nghiệp sẽ đem đến sa sút tài chính, cổ phần bị lỗ, casino thua bạc,
làm ăn lổ lã do đó có nhiều yếu tố chi phối
.Các gia đình lợi tức cao có cuộc sống ổn định; các gia đình nghèo, chạy ăn ba bữa toát mồ hôi thì sống bấp bênh, trẻ em không có thời gian làm bài hay học bài, dẫn đến thất bại trong học hành, và lúc đó đi móc túi, cướp bóc, gây xáo trộn xã hội
.Các gia đình lợi tức cao có cuộc sống ổn định; các gia đình nghèo, chạy ăn ba bữa toát mồ hôi thì sống bấp bênh, trẻ em không có thời gian làm bài hay học bài, dẫn đến thất bại trong học hành, và lúc đó đi móc túi, cướp bóc, gây xáo trộn xã hội
Tình
yêu không có sự nghiệp, không có công việc thì chỉ sau một thời gian
ngắn, hạnh phúc sẽ nhanh chóng vụt bay khỏi tầm tay và hệ sẽ bị rối
loạn. Cũng như một tình yêu chỉ được gọi là chân chính khi cả hai bên
đều có tinh thần trách nhiệm cao để lo cho hạnh phúc gia đình.
Trong
hệ gia đình, tình thương là một năng lượng, lời khuyên răn cũng là
một năng lượng. Ông bà giúp cháu, đưa đón cháu đi học về, giúp bố mẹ
các cháu là đóng góp thêm năng lượng cho gia đình con cái; khi các
cháu lớn lên thì ông bà nhẹ gánh hơn.
Xã
hội cũng phải tạo ra những cơ cấu mục đích tạo thêm dòng chảy năng
lượng như tạo các cơ sở cho các em thiếu nhi phạm pháp, các trung tâm
cao niên, các nhóm yễm trợ an ủi những người bị ung thư, các điện thoại
giúp đỡ tránh tự vẫn. Trung tâm Nguyễn Trường Tộ tổ chức các Đại học
hè hàng năm, các cộng đồng tổ chức các buổi gặp gỡ để con em trở về
nguồn, gặp gỡ nhau
4-10 Cãu trúc giới hạn tăng trưởng
Hệ
gia đình bị chi phối bởi ngoại cảnh nghĩa là có các vĩ hệ thống chi
phối nên hệ này sẽ còn thay đổi với thời gian. Ngay từ bây giờ, nhiều
nhà dân số học đã thấy rõ xã hội hóa già rất nhanh chóng.
Trong các xứ Âu châu thì Ý và Tây Ban Nha có tỷ lệ người già cao nhất, do đó trẻ phải đi làm lâu hơn để nuôi già, đóng tiền hưu mỗi tháng phải nhiều hơn để có hưu bổng nếu không quỹ hưu sẽ cạn. Tuổi thọ ngày càng tăng hơn trước, do tiến bộ y tế. Muốn cho hệ thống bền vững, phải có những cấu trúc mới như tăng di dân, có nhà già, có chuyên ngành giúp người già cả.
Trong các xứ Âu châu thì Ý và Tây Ban Nha có tỷ lệ người già cao nhất, do đó trẻ phải đi làm lâu hơn để nuôi già, đóng tiền hưu mỗi tháng phải nhiều hơn để có hưu bổng nếu không quỹ hưu sẽ cạn. Tuổi thọ ngày càng tăng hơn trước, do tiến bộ y tế. Muốn cho hệ thống bền vững, phải có những cấu trúc mới như tăng di dân, có nhà già, có chuyên ngành giúp người già cả.
Riêng
về người Việt ở hải ngoại, để giúp cho thanh thiếu niên về nguồn, các
cấu trúc như truyền thông, giáo dục, truyền bá văn hóa, các trung tâm
sinh hoạt văn hóa, thư viện Việt học, các lớp dạy văn hóa, dạy Việt
ngữ cần củng cố và phát triển để cho các cháu có một môi trường thoang
thoáng văn hóa Việt :giữ các truyền thống như Tết, lễ Vu Lan, hội hè;
tôn giáo như chất keo ràng buộc mọi người: đi nhà thờ, đi chùa nghe
các vị lãnh đạo tinh thần giảng lời rao, lời kệ, giáo lí giúp bỏ giận
giữ, kềm chế lung lạc; ông bà chuyển giao các truyền thống như chúc
Tết, mừng tuổi vào dịp Tết; các lễ hội, cúng kị giúp tăng gia niềm tin
và đoàn kết; vai trò giáo dục của gia đình trong sự giữ bản sắc văn
hóa Việt; gìn giữ gốc nguồn (appartenance); dạy con cháu biết nói,
biết đọc và viết tiếng Việt để chuyện trò, nền tảng của cảm thông và
liên đới cũng như tương quan giữa các thế hệ .Văn hóa Đông phương tôn
trọng kỷ luật, kính trên nhường dưới, thờ cha kính mẹ; đặt nặng vào
gia đình , xem gia đình như một điểm tựa tinh thần và vật chất.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong gia đình
Gia
đình như vậy quả thật là một yếu tố to lớn trong việc hình thành nhân
cách của đứa trẻ. Gia đình, tế bào của xã hội, như vậy rất đúng. Tế
bào mà hư thì sinh ra ung thư khó chữa; gia đình mà hư hỏng thì xã hội
cũng hư luôn. Tương tự một vật xúc tác trong một phản ứng hóa học,
gia đình giúp các vật thể trong đó tạo các hỗ tương để phản ứng chóng
hơn, thuận lợi hơn để tạo ra đầu ra tốt hơn và với một hiệu quả trọn
vẹn hơn.
Gia
đình là một định chế có tầm quan trọng đặc biệt về tinh thần, tâm lí
và xã hội. Nhưng hiện nay, gia đình rạn nứt. Nhiệm vụ của các nhà tâm
lý học, xã hội học là xác định được bản chất của mối quan hệ, đâu là
nguyên nhân, đâu là kết quả. Biết được các yếu tố chi phối đến sự bền
vững sinh thái của gia đình (ngoại tình, cờ bạc, bạo hành lời nói hay
bạo hành về cử chỉ) và hiểu cái gì tạo ra cân bằng là chìa khóa hiểu
được bản chất của hệ thống.
Một khi hệ thống trục trặc, mất cân bằng thì lúc đó, hệ phải tự điều chỉnh lại, nhưng nếu khả năng tự điều chỉnh vượt quá ngưỡng, hệ sẽ bị phá vỡ. Muốn hệ cân bằng trong gia đình, đạt đến sự vững bền, các yếu tố sau đây cần chú trọng:
Một khi hệ thống trục trặc, mất cân bằng thì lúc đó, hệ phải tự điều chỉnh lại, nhưng nếu khả năng tự điều chỉnh vượt quá ngưỡng, hệ sẽ bị phá vỡ. Muốn hệ cân bằng trong gia đình, đạt đến sự vững bền, các yếu tố sau đây cần chú trọng:
- Chữ Hòa
. Hòa theo các nghĩa hòa hoãn, hòa thuận, dung hòa, hòa hợp, hòa thuận
v.v.. Đừng bao giờ giận nhau lâu cũng đừng bao giờ ghét nhau. Hãy
quên hết sự giận hờn để rồi thương yêu nhau nhiều hơn. Hãy tin vào cái
tốt hơn là cái xấu do đó nếu biết chồng hay vợ có một tật xấu nào đó
thì tìm cách sữa chữa, không nên chê bai, làm nhục vợ hay chồng. Phải
dung hòa cách biệt bằng cách san bằng các dị đồng về mọi phương diện:
sinh lý, sở thích, nhu cầu. Ở đời ai cũng có khuyết điểm; nên nhìn
vào ưu điểm của vợ hay chồng; nói khác đi, không nên lý tưởng hóa quá
người bạn đời bằng cách chê bai:
Béo chê béo trục béo tròn
Gầy chê xương sống xương sườn phơi ra
Và
cũng đừng quá lý tưởng hóa đối tượng, lý tưởng hóa cuộc sống vợ chồng
về mọi mặt tinh thần, cảm xúc, tình dục, tri thức v.v vì khi đặt mục
tiêu phấn đấu quá cao, nhảy không qua mức, bổ xuống sẽ thất vọng.
- Tính thích nghi: trong
sinh vật học, các cá thể phải thích nghi với các biến đổi môi trường,
nếu không sẽ bị chết. Và trong xã hội cũng vậy. Vì các điều kiện xã
hội, kinh tế thay đổi do đô thị hóa, do truyền thông đại chúng nên cá
nhân cũng phải thích nghi, phải biến đổi, phải tái phối trí trong các
các điều kiện mới; nếu không thích nghi được, không nhẫn nhục, không
muốn trách nhiệm chung sống trọn đời với người hôn phối thì hệ thống sẽ
bị phân hủy..Mềm mỏng và dễ chịu tức là dễ thích nghi với thay đổi:
cây sậy nhờ mềm mỏng nên không bị gió lốc cuốn đi.
Người
vợ ngày nay đi làm để tự túc về tài chính, để phụ thêm kinh tế gia
đình; nhiều người thích hoạt động xã hội do đó hay giao tế nhưng chồng
lại không thích nghi vói môi trường mới và hay ghen nên có thể gây ảnh
hưởng tiêu cực đến quan hệ vợ chồng.
Bảo lãnh gia đình qua sẽ thêm hạnh phúc, nhưng nếu các cụ không thích nghi mà vẫn giữ các giá trị cũ như đòi ăn trầu, hút thuốc Cẩm lệ thì dĩ nhiên khó thỏa mãn. Qua sống các nước Tây phương, không còn cảnh mẹ chồng nàng dâu nữa, không còn cảnh chồng chúa, vợ tôi như xưa ở Việt Nam.
Bảo lãnh gia đình qua sẽ thêm hạnh phúc, nhưng nếu các cụ không thích nghi mà vẫn giữ các giá trị cũ như đòi ăn trầu, hút thuốc Cẩm lệ thì dĩ nhiên khó thỏa mãn. Qua sống các nước Tây phương, không còn cảnh mẹ chồng nàng dâu nữa, không còn cảnh chồng chúa, vợ tôi như xưa ở Việt Nam.
- Chữ Nhẫn
Nhẫn như trong các từ nhẫn nại, nhẫn nhục, kiên nhẫn.
Trong
gia đình đông người bá nhân bá tính, sự thích nghi đòi hỏi sự nhân
nhượng. Chữ nhẫn rất cần. Tinh tấn và nhẫn nhục là hai từ trong Phật
giáo. Một sự nhịn là chín sự lành. Vợ chồng cần tin tưởng, nhường nhịn lẫn nhau.
Mặc dầu:
Thế gian được vợ mất chồng,
Nào phải như rồng mà được cả đôi
Nhưng khi có bất đồng, nhẫn nhục là điều cần:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê
Khi
bất hòa thường không kiểm soát được lời nói, cử chỉ, cảm xúc và gây
bạo động trong gia đình. Điều này được các nhà tâm lý học gọi là thiếu
thông minh cảm xúc (loss of emotional intelligence) hay là Emotional
Quotient (EQ) . Nói khác đi, phải học giá trị của sự tự chủ: thắng vạn
quân không bằng tự thắng lòng mình.
- Sự chân thành và quan tâm
Việt Nam có danh từ tình nghĩa vợ chồng. Ngoài tình lại còn có nghĩa:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu với mơ chua trên rừng
Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau
Ta
đừng quên nhau, có nghĩa là phải biết cùng nhau chia sẻ tương lai,
chia sẻ các dự tính để xây dựng tương lai, bàn luận, xây dựng như nhà
văn hào Pháp Antoine de St Exupéry viết: Tình yêu không phải là nhìn
nhau, mà cùng nhìn về một hướng
- Nên có một không gian riêng
Trong
gia đình ở chung với nhau, bố mẹ chồng, em dâu, anh rể v.v thế nào
cũng có chuyện lục đục; do đó, nếu có sự nghiệp thì nên ở riêng, không
nên ở chung. Nhà ai nấy ở, việc ai nấy lo. Biết bao nhiêu trục trặc
khi sống chung trong một mái nhà sẽ giảm bớt nếu ở riêng .
6- Kết luận
Tựa đề bài tham luận này so sánh gia đình là một tế bào của xã hội. Tế bào con người chỉ có 23 cặp nhiễm thể và hệ gen (genome) của con người, theo các khám phá gần đây, cũng chỉ có 30 000 gen nghĩa là không nhiều lắm. Thế mà từ khi con người xuất hiện trên hành tinh này chỉ vài trăm ngàn năm nay mà thôi mà đã có không biết bao nhiêu là vấn nạn.
Khi chưa có ta hề
Đường đi thênh thênh
Kíp đến khi có ta hề
Chông gai mông mênh..(Vũ Hoàng Chương)
Nhưng
cái vấn nạn quan yếu nhất là thiếu tình thương. Chính vì vậy mà chiến
tranh xảy ra, chính vì vậy mà đâm chém, bạo hành xảy ra hàng ngàỵ. Mà
muốn tình thương nẩy nở thì môi trường thuận lợi nhất để gieo hạt
giống tình thương chính là gia đình: hạt giống muốn ra hoa, ra trái
thì phải có hệ thống rễ tốt để bám chặt, hút chất bổ mới có lá hoa sum
sê.
Còn hạt giống bị ném vào các môi trường xa lạ thì dĩ nhiên con người bị vong thân, phóng thể . Như vậy phải củng cố gia đình với tình thương, với nụ cười ở trong tim, nhìn cuộc đời với niềm vui trong ánh mắt thì tình thương sẽ rạng rỡ vì không tình thương thì gia đình rời rạc, kéo theo hệ quả về xã hội. Tình thương là hơi thở tiếp tế sinh lực và thiếu tình thương cũng như thiếu dưỡng khí.
Còn hạt giống bị ném vào các môi trường xa lạ thì dĩ nhiên con người bị vong thân, phóng thể . Như vậy phải củng cố gia đình với tình thương, với nụ cười ở trong tim, nhìn cuộc đời với niềm vui trong ánh mắt thì tình thương sẽ rạng rỡ vì không tình thương thì gia đình rời rạc, kéo theo hệ quả về xã hội. Tình thương là hơi thở tiếp tế sinh lực và thiếu tình thương cũng như thiếu dưỡng khí.
Nhà nghèo nhưng con cái đầm ấm, trên thuận dưới hòa thì vẫn vui như trong thơ của Tản Đà:
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon, nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm dòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà ..
Nhưng
xã hội cũng là môi trường để gia đình phát triển; đó là một xúc tác
như trong một phản ứng hóa học. Xúc tác ấy giúp gia đình có cơ nẩy nở
trong điều kiện tối ưu; xã hội có điều kiện tâm linh, tinh thần giúp
con người phát triển được con tim, giúp con người củng cố tình
thương, sống không hận thù qua các phạm trù Từ, Bi của Phật giáo, qua
Bác Ái của Công giáo, qua lòng Nhân của Khổng giáo, qua tình yêu thiên
nhiên của Lão giáo .
Nói cách khác, một môi trường xã hội nhân văn lành mạnh kết hợp hài hòa với truyền thống đạo đức văn hóa với nhu cầu vật chất tinh thần hiện đại là những yếu tố thuận lợi để gây dựng một nền văn hóa của tình thương, hiệp nhất trong dị biệt, tha thứ, bao dung và chấp nhận lẫn nhau.
Nói cách khác, một môi trường xã hội nhân văn lành mạnh kết hợp hài hòa với truyền thống đạo đức văn hóa với nhu cầu vật chất tinh thần hiện đại là những yếu tố thuận lợi để gây dựng một nền văn hóa của tình thương, hiệp nhất trong dị biệt, tha thứ, bao dung và chấp nhận lẫn nhau.
Tài liệu tham khảo sơ lược
Catherine Clément. Ce siècle qui nous a changé la tête, Albin Michel 1999
Fernand Seywert. L'évaluation systémique de la famille, PUF 1990
Đỗ Minh Trí, SJ .Gia đình năm 2000 San Diego
Evan Imber-Black. Le poids des secrets de famill, Robert Laffont 1999
Robert J. Vallerand. Les fondements de la psychologie sociale, Gaetan Morin éditeur 1994
(0) | Gởi cho bạn bè | Đầu trang |
Other Articles: |
. I ngắn hay Y dài? - Giáo-sư Đỗ Quang-Vinh (21.12.2012) |
. Chứng tích hình thành và phát triển chữ quốc ngữ từ năm 1632 đến nay (18.12.2012) |
. Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON (24.11.2012) |
. Ludwig Feuerbach và quan-niệm vô-thần lối mới (19.11.2012) |
. Bài Phát Biểu của ĐTC Trong Buổi Tiếp Kiến Hàn Lâm Viện Khoa Học Tòa Thánh (10.11.2012) |
. Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt (01.11.2012) |
. Teilhard de Chardin: Một Thoáng Nhìn Cuộc Đời (23.10.2012) |
. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN VỀ TÂM THẦN VÀ CÁC BỆNH TÂM THẦN. (10.10.2012) |
. Những quan niện sai lầm về văn hóa và chính trị - Nguyễn Anh Tuấn (25.09.2012) |
. Giải nghĩa lịch sử & (15.09.2012) |
NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ CHÍ MINH'S THOUGHT AND TALEN
HỒ CHÍ MINH'S THOUGHT AND TALENT
NGUYỄN THIÊN THỤ
In the
previous chapters, we denounced that Nguyễn Tất Thành robbed Phan Chu Trinh,
Phan Văn Trường. Nguyễn Thế Truyền
of their alias Nguyễn Ái Quốc, and Hồ Học Lãm of alias Hồ Chí Minh. From
this chapter, we called him Hồ Chí Minh, the President (1945–1969) of the Democratic Republic of Vietnam
although he was Nguyễn Tất Thành or Hồ Tập Chương.
After
the collapse of Eastern Europe and the Soviet Union in the late XXth century, Vietnamese communists thought that the idol of
Marx and Lenin also collapsed. They wanted to build a new idol. The new idol they needed was Hồ Chí Minh.The Vietnamese Communist
Party launched the movement of “ Studying and Following the
Morality of Hồ Chí Minh" (Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) which began from February 3, 2007 to February 3,2011, in order to celebrate Hồ Chí Minh's Thoughts and Morality (1) .
Although following the Materialism , the Communists also focused on thoughts, and Mental activities,
consequently, the communist leaders had to try to be the thinkers, the
theorists of the communist party. Indeed, every body like the fame including
the communists. Nguyễn Tất Thành robbed Phan Chu Trinh, Phan Văn Trưòng of
their alias "Nguyễn Ái Quốc" because he liked the fame of the doctors
of literature, the fame of the intellectuals although he was only a worker.
When he came back Vietnam in 1945, he also tried to be a thinker, a writer and
a poet.
When
he died, Vietnamese communists appraised him: "
Ho Chi Minh was not only the founder of Vietnamese communism, he
was the very soul of the revolution and of Vietnam's struggle for independence.
His personal qualities of simplicity, integrity, and determination were widely
admired, not only within Vietnam but elsewhere as well". (2).Wikipedia
wrote of Hồ Chí Minh's Thought:" Ho Chi Minh Thought (Vietnamese:
Tư tưởng Hồ Chí
Minh “Thoughts of Ho Chi Minh”) is the
political philosophy of the Vietnamese Communist Party (VCP). Since 1991, it has
appeared coequally with Marxism-Leninism
as integral to the curriculum of fundamental instruction for civil servants in
Vietnam. Ho Chi Minh Thought is an ideology that adapts Marxism–Leninism
to the specific social, political, and economic conditions of the Vietnamese people, by Ho Chi Minh, the leader
of the Democratic Republic of Vietnam. The tenets of Ho Chi
Minh Thought are primarily constructed from the political statements and
attitudes of Ho Chi Minh.(3)
What was Hồ Chí Minh? There are many
ideas.
According to Time magazine, “Communist
propaganda elevates Ho to the status of sage, national hero, saint. He has
become the Strategist, the Theoretician, the Thinker, the Statesman, the Man of
Culture, the Diplomat, the Poet, and the Philosopher. All these names are
accompanied with adjectives like "legendary" and "unparalleled."
He has become Ho the Luminary, Ho the Visionary. Peasants in the South build
shrines to him. In the North old women bow before his altar, asking miracles
for their suffering children.”(4)
By the fall of the Communism, Vietnamese Communist Party
changed communism into a new religion and Hồ was its God despite in the last
century, Marx criticized that "Religion is the opium of the people."
William J. Duiker wrote:
The cult has today been
institutionalized, and “Ho Chi Minh thought” has been taught officially in
schools since 1997. It was meant to replace the Marxist-Leninist doctrine that
fell out of favor after the disintegration of the socialist camp, since
communist ideology has now become “localized” or has simply given way to a
pragmatism in search of a new doctrinal reference point.(5)
According
to Sophie Quinn Judge, Ho Chi
Minh (Ho the Most Enlightened) (1890–1969) became a world figure after the
Second World War, during Vietnam’s long struggle for independence from France.
Th e first president of the Democratic Republic of Vietnam (DRV), which
declared its independence in September 1945, Ho attained his greatest renown in
the 1960s, during the DRV’s war against the United States for control of
southern Vietnam. (6)
Deception was one of the weapons of the communists. Vladimir Lenin said:" We would be deceiving both ourselves and the people if we
concealed from the masses the necessity of a desperate, bloody war of
extermination, as the immediate task of the coming revolutionary action"
(7).
Aleksandr
Solzhenitsyn said:"Any man who has once proclaimed violence as his method is
inevitably forced to take the lie as his principle.(8)
Because
the Communists always told lie and covered many masks on their faces, we had to
present the truth and unmasked them. If we believed totally in the communist documents or their
words, we would be men without head and heart.
I. HỒ CHÍ MINH, A
COMMUNIST
After
1920, Nguyễn Tất Thành engaged in the communist affairs, he became a communist,
working for the Comintern. The most important thing of the Communism is to deny
the Nationalism. Karl Mark wrote "Workers
have no fatherland." (9).
And
Lenin said: I don’t care what becomes of Russia. To hell with it. All this is
only the road to a World Revolution.(10)
Hồ Chí Minh evaluated Lenin:
"How
much Lenin's thesis makes me emotional, excited, and clear! I'm glad to
tears. Sitting alone in my room, I said out loud as talking before crowds:
"O my people, being enslaved is
very painful! These are necessary for us, this is the way to liberate us"
(11).
Hô
chí Minh was a loyal student to Marxism. Bernard
Fall is right when he wrote of Hồ Chí Minh: "Deeds"
are the keynote of the Hồ Chí Minh's life.. . Hồ Chí Minh was a doer, not a
profound thinker in the field of political philosophy. His genius is revealed
in his deeds, in his ability to organizer and administer the difficult Vietnam society with a combination
gentleness and ruthless brutality. He is a very consistent person with respect
to his political objectives, he has not wavered in his purposes as the decades
have passed. He subcribed to Marxist Leninist revolutionary concepts as a boy
and has never seen any reason for revising this basic for
political action . It has served him well.(12)
II. HỒ CHÍ MINH WAS NOT A NATIONALIST OR A DEMOCRAT
Ho
Chí Minh 's loyalty was based on three reasons:
-Nationalism
is a serious crime towards the communism. Therefore, wanting to kill Hồ Chí
Minh, Hà Huy Tập accused Hồ of nationalism.
-Hồ could not violate Marxism, because he was controlled by Communist International Group beside him.
-Hồ could not violate Marxism, because he was controlled by Communist International Group beside him.
-Hồ
wanted to be a naive student, having no idea against his teachers.
Hồ
Chí Minh was employed by the Comintern, consequently, he must followed trickly
the Comintern Charter, if not, he woul be expelled from the party.
The
most important articles of the comintern charters are the followings:
1. All propaganda and agitation must bear a really communist
character and correspond to the programme and decisions of the Communist
International. All the party’s press organs must be run by reliable communists
who have proved their devotion to the cause of the proletariat. The
dictatorship of the proletariat must not be treated simply as a current formula
learnt off by heart. Propaganda for it must be carried out in such a way that
its necessity is comprehensible to every simple worker, every woman worker,
every soldier and peasant from the facts of their daily lives, which must be
observed systematically by our press and used day by day.
15. Parties that have still retained their old social
democratic programmes have the obligation of changing those programmes as quickly as possible and working out a new communist
programme corresponding to the particular conditions in the country and in
accordance with the decisions of the Communist International.
As a rule the programme of every party belonging to the Communist International must be ratified by a regular Congress of the Communist International or by the Executive Committee. Should the Executive Committee of the Communist International reject a party’s programme, the party in question has the right of appeal to the Congress of the Communist International.
16. All decisions of the Congresses of the Communist International and decisions of its Executive Committee are binding on all parties belonging to the Communist International. The Communist International, acting under conditions of the most acute civil war, must be built in a far more centralist manner than was the case with the Second International. In the process the Communist International and its Executive Committee must, of course, in the whole of its activity, take into account the differing conditions under which the individual parties have to fight and work, and only take generally binding decisions in cases where such decisions are possible.
17. In this connection all those parties that wish to belong to the Communist International must change their names. Every party that wishes to belong to the Communist International must bear the name Communist Party of this or that country (Section of the Communist International). The question of the name is not formal, but a highly political question of great importance. The Communist International has declared war on the whole bourgeois world and on all yellow social-democratic parties. The difference between the communist parties and the old official ‘social-democratic’ or ‘socialist’ parties that have betrayed the banner of the working class must be clear to every simple toiler. (13)
As a rule the programme of every party belonging to the Communist International must be ratified by a regular Congress of the Communist International or by the Executive Committee. Should the Executive Committee of the Communist International reject a party’s programme, the party in question has the right of appeal to the Congress of the Communist International.
16. All decisions of the Congresses of the Communist International and decisions of its Executive Committee are binding on all parties belonging to the Communist International. The Communist International, acting under conditions of the most acute civil war, must be built in a far more centralist manner than was the case with the Second International. In the process the Communist International and its Executive Committee must, of course, in the whole of its activity, take into account the differing conditions under which the individual parties have to fight and work, and only take generally binding decisions in cases where such decisions are possible.
17. In this connection all those parties that wish to belong to the Communist International must change their names. Every party that wishes to belong to the Communist International must bear the name Communist Party of this or that country (Section of the Communist International). The question of the name is not formal, but a highly political question of great importance. The Communist International has declared war on the whole bourgeois world and on all yellow social-democratic parties. The difference between the communist parties and the old official ‘social-democratic’ or ‘socialist’ parties that have betrayed the banner of the working class must be clear to every simple toiler. (13)
The
Comintern Charpter fixed Hồ Chí Minh 's thoughts and activities. Following Comintern, Hồ
Chí Minh became a loyal servant to his master.
In the congress in February of 1951, Hồ Chí Minh expressed his
absolute loyalty to the Communism by his declaration:
On the field of theory, Vietnamese Communist Party
had to follow Marxism, Leninism and Maoism." And he said:" I have no thought, my thoughts were Marxism and
Leninism."(14)
Indeed,
Hồ Chí Minh was not a thinker, and a prominent writer. Before involving in the
Comintern, Nguyễn Ái Quốc was not a nationalist. He went to the French in
order
to save himself and his family, not to save his country. He wanted to be a
lackey of the French when he sent the letter to the French authorities asking
for his study at the Colonial School!He did not want his father struggled
against the French when he begged the French for restoring his father's
position. He and his family were not the revolutionists because his father, his
sister and his brother were the servants of the French colonialists.
William
Duiker and Brocheux called Hồ Chí Minh “half Lenin and half Gandhi" (15). How they could compare Hồ Chí Minh to Gandhi! Gandhi was a saint, who advocated nonviolence when Hồ and his comrades" openly
declare that their ends can be attained only by the forcible overthrow of all
existing social conditions
"(16). Following Marx, practicing " class struggle", and "proletarian dictatorship", Ho Chí Minh committed genocide in the
Vietnam war, as the Ôn Như Hầu Massacre (1946), the Land Reform (1954),
and Mậu Thân Offensive (1968).
Nobody could compare Hồ Chí Minh with Tito, and Washington. While Tito struggled against Stalin, Ho
absolutely obeyed his master. When Washington followed capitalism, and he turned the USA into a wealthy country, when Hô communism, and a slave of
USSR and China.
According
to Brocheux, “Ho was also steeped in the perennial
Sino-Vietnamese philosophy that blended Confucianism . . . with Buddhism and
Taoism. In sum, Ho retained his original education and then closely linked it
with Leninist theory, which essentially defines the strategy and tactics of
revolution and the taking of political power” (pp. 185–186). (17)
The
aim of the Communism is to break with the traditional relations; and traditional ideas.(18)
Following
the Communism, like Mao tse tung, Hồ Chí Minh also criticized Confucianism,
Buddhism and Taoism, and considered these religions as opium. He forbade or
obstructed the worship in Vietnam, and destroyed a number of the religious establishments. Sometimes,
he mentioned Confucius' sayings, but
not Buddha and Lao tsu, because he did not find any ideas
in Marxism. Moreover, in the land of Confucian
culture, the quotation of Confucianism is necessary. His sayings were
only the performance of an artist on the stage not love of
traditional philosophy. In sum, Ho wanted to destroy
Confucianism, Buddhism
and Taoism, and he never had the idea to link them with Leninist theory.
Hồ Chí Minh was not a nationalist and democrat because he was a communist. Like Lenin, Stalin,, Hồ also said of freedom, democracy, and like Mao Tsetung, Hồ declared love of country, and love of people but what they said or wrote were deceitful. Communists always practiced the malicious way:" hanging the goat head but selling the dog meat".
Hồ Chí Minh was a communist but Stalin, Trần Phú, Hà Huy Tập accussed him of nationalist. Why?
There are many reasons.
-Firstly, the Second International was broken by the Nationalism at that time. As a result, Stalin hated the nationalists.
-The French Communist Party followed Trotsky, Nguyễn Tất Thành was a member and sponsored by the French Communist Party, as a result he was disregarded by Stalin.
-Hồ Chí Minh became famous by the name Nguyễn Ái Quốc and by the revolutionary works by Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Unfortunately, those works contained the spirit of nationalism, therefore in the Commintern , it became an obstacle for him.
-In the Comintern, the ideas of "peasants" and "colonies" were very new, somehow they were contrary to Marx, (Although the workers were still seen in classic Marxist terms as the leading force of revolution, it was now acceptable to revise Marx's injunction and to call " Peasants and Workers of the World to unite. ... In spite of the Comintern's increasing attention to the peasantry when Hồ Chí MInh arrived in Moscow in July 1923, his report on anti-imperialist activities in France was highly critical at the organization. (Sophie Quinn Judge, The Missing Years, 51, 45)
In the dark forest, there are a lot of traps, we must realize what is wrong and what is right, what is real and what is false. If not, we will mislead. Hồ Chí Minh used the words" freedom", "democracy", "love country" to deceive people. He knew that Vietnamese people hated communism, but loved their country. In deed, Communist won victory onlyhe used the mark of nationalism and democrat to cover his real face, a face of communist:
Hồ Chí Minh was not a nationalist and democrat because he was a communist. Like Lenin, Stalin,, Hồ also said of freedom, democracy, and like Mao Tsetung, Hồ declared love of country, and love of people but what they said or wrote were deceitful. Communists always practiced the malicious way:" hanging the goat head but selling the dog meat".
Hồ Chí Minh was a communist but Stalin, Trần Phú, Hà Huy Tập accussed him of nationalist. Why?
There are many reasons.
-Firstly, the Second International was broken by the Nationalism at that time. As a result, Stalin hated the nationalists.
-The French Communist Party followed Trotsky, Nguyễn Tất Thành was a member and sponsored by the French Communist Party, as a result he was disregarded by Stalin.
-Hồ Chí Minh became famous by the name Nguyễn Ái Quốc and by the revolutionary works by Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Unfortunately, those works contained the spirit of nationalism, therefore in the Commintern , it became an obstacle for him.
-In the Comintern, the ideas of "peasants" and "colonies" were very new, somehow they were contrary to Marx, (Although the workers were still seen in classic Marxist terms as the leading force of revolution, it was now acceptable to revise Marx's injunction and to call " Peasants and Workers of the World to unite. ... In spite of the Comintern's increasing attention to the peasantry when Hồ Chí MInh arrived in Moscow in July 1923, his report on anti-imperialist activities in France was highly critical at the organization. (Sophie Quinn Judge, The Missing Years, 51, 45)
In the dark forest, there are a lot of traps, we must realize what is wrong and what is right, what is real and what is false. If not, we will mislead. Hồ Chí Minh used the words" freedom", "democracy", "love country" to deceive people. He knew that Vietnamese people hated communism, but loved their country. In deed, Communist won victory onlyhe used the mark of nationalism and democrat to cover his real face, a face of communist:
-
When he went to China, he did not use the name " Nguyễn Ái
Quốc", name of a communist.
-
In 1945, he labeled Vietnam as the
Democratic Republic of Vietnam, but after 1975, his men renamed "Socialist
Republic of Vietnam".
-In 1945, Ho Chi Minh utilized the banner of national
liberation, but after 1954, with the Điện Biên Phủ victory, he put off his mask
of a nationalist and a democrat. He went to Moscow to get
the order of Stalin and Mao, and when he came back Vietnam, he carried out
the " Land Reform program" in which more than 100,000
perceived "class enemies" were executed. Some estimates range from
200,000 to 900,000 deaths from executions, camps, and famine. Torture was used
on a wide scale. Land Reform and Collective farms and collective firms are the
products of communism. What was Ho Chi Minh? Was he a saint or a
ghost? Was he a nationalist?
III. HỒ CHÍ MINH WAS NOT A THINKER OR A THEORIST. HE WAS A PROFESSIONAL PLAGIARIST.
Nobody
could find his name in the Marxists Archive. William
Duiker said of Hồ Chí Minh: “Hồ Chí
Minh is just a tactician and no more”.(19)
Duiker also said: "Difficult to categorize, Ho Chi Minh has not been granted the
intellectual depth of a political thinker, the creative genius of a writer, or
the skill of a military strategist. (20)
Mao followed communism, he worshiped
Marx, Lenin, Stalin but he corrected Marx when he placed the peasantry within
the vanguard of the revolution, the proletariat led by the Communist Party.
Mao was a thinker, but Hồ was a loyal follower of Mao. When comparing Hồ and
Mao, Beresford wrote:
"Ho Chi Minh was a party tactician and strategist not a
theoretician and Mao Tse-tung is credited with developing the
revolutionary peasant theories into Maoism".(21)
Ho was a professional plagiarist .
-Hồ robbed Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền alias Nguyễn Ái Quốc and their works .
-
According to Prof. Lê Hữu Mục, Diary of Prison by a Chinese not
by Hồ
Chí Minh.
-According to Vũ Thư Hiên,
Sửa Đổi Lề Lối Làm Việc (The Working Amendment) by Hồ Chí Minh
was a copy of Chỉnh đốn văn phong ( Reorganization of Attitude) by
Mao tsetung and Sự tu dưỡng của người đảng viên Cộng
Sản
( The Cultivation of the
Communist) by Líu shào qí (22)
-On
August 19, 1945, at a spontaneous non-communist meeting in Hanoi, Ho and his
men stole the leading role to seize power and on September 2, he delivered his
Declaration of Independence.The irony of this declaration was its repeat of
what King Bao-Dai had declared earlier. In the declaration , Ho Chi Minh
plagiarized a famous statement from the Declaration of Independence of the USA:
"All men are created equal." Under his regime's title "Democratic
Republic of Vietnam" is the motto - still remaining today -
"Independence - Freedom - Happiness," which was again plagiarized
from the Sun Yatsen's "Three-People Doctrine."
-Ho copied the ideas of
Cufucianists without citing its origin..
Ho plagiarized the ideas of Kanji (725 - 645BC) when
he said " Ten years of planting trees".
He also plagiarized the ideas of Mèng Zǐ ( 372–289BC ) when he wrote:
"The benefit of the
people is first of all, second to national interests, and the interests of the
king is not significant."
IV. WAS HỒ CHÍ MINH A
TOWERING LEADER IN THE COMMUNIST WORLD?
Despite Hồ Chí Minh promoted himself, and his men valuated
him as a towering leader in the communist world, many documents proved the
opposite.
1. When and how Hồ Chí Minh came to Moscow and what he did there?
Hồ said that when he came to USSR, Lenin ( 22 April 1870 - 21
Junuary,1924) just died . (Trần Dân Tiên, p.32). If Hồ Chí Minh
said the truth, he came to USSR about 23 January 1924. But according to History
of the Vietnamese Communist Party, Hồ came to Moscow to attend the Fifth
Comintern Congress, but the Congress was postponed because Lenin was sick. I * ĐẢNG CỘNG SẢN * LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
Did Hồ come to Moscow before or after the Lenin's
death? Why did he forget such an important event? Hồ also told that he came to
USSR without paper (Trần Dân Tiên, 32).
According to Sophie Quinn Judge, Hồ reached Petrograde ( now
once again St. Petersburg) by ship on 30 June from the North Sea Port of
Hamburg. In Berlin, the Comintern network had provided him with a Russian
travel document in the name of Chen Vang. He was coming to Russia at a time
when the first revolutionary illusions of the Bolchevik leaders has
passed ( Hồ Chí Minh, The
Missing Years, 43)
History of the Vietnamese Communist Party also said that
after finishing a short class at the Far East University or Stalin School,
he was accepted as a cadre of the Far East of International Communist.
Wikipedia wrote: " In 1923, Nguyễn (Ho) left Paris for
Moscow, where he was employed by the Comintern, studied at
the Communist University of the Toilers of the East,
and participated in the Fifth Comintern Congress in June 1924". Wikipedia
also presented a lot of its Prominent alumni :
- Chiang Ching-kuo, President of the Republic of China, 1925 class
- Liu Shaoqi, President of the People's Republic of China, 1921 class
- Deng Xiaoping, paramount leader of the People's Republic of China, 1925 class.
- Hồ Chí Minh, President of Vietnam, 1923 class
- Trần Phú, first General Secretary of the Communist Party of Vietnam
- Lê Hồng Phong, second General Secretary of the CPV.
- Hà Huy Tập, third General Secretary of the CPV. (23)
In another article, Ho Chi Minh's activities in the
period 1911-1941, Wikipedia also certified that June 1923, [14] Nguyen Ai
Quoc to Moscow
to study at the University of the East of the Communist International [15] . At the 5th
Congress of the Communist International he was appointed commissioner of the
Board of the East, in charge of the Department of the South [16] .But note 16
told a truth:
In a letter sent from
Moscow to BBC, Mr. Nguyễn Hưng Đạt wrote that Mr. Nguyễn Ái Quốc
has never been the Southern Department of the Communist International III
as the People Newspaper dated September 5, 1969 stated, and that department was
not never created in the Soviet Union and nobody could find this name in the
Federal archives, including the Communist International document on the Second
and Third International"vi.wikipedia.org/wiki/Hoạt_động_của_Hồ_Chí_M...
According to Sophie Quinn Jude at the Fourth Congress in December
1922, a report revealed that the Eastern Sector 's followed no plan and
was 'completely unsystematic' Again a reorganization was decreed.A single , all
embracing structure was created, again called the Eastern Section (otdel) with
Karl Radek named as its head in May 1923. His deputy was Grigory Voitinsky.
Three divisions were created within the Eastern Section: the Near Eastern Section, composed of Turkey, Egypt, Seria, Plestine,
Morocco, Tunisia,Algeria and Persia;the Middle Eastern Section, including British India, Indochina and Indonesia; and the
Far Eastern Section of Japan, Korea, China and Mongolia (The Missing Years, 62)
Thus, the Southern Department of the Communist International
III did not exist in the world!
Although Hồ attended a short class at a school or an
university in Moscow, actually, he was not an university student, he was only
an unfinished elementary school boy for good. Moreover, the Communist
University of the Toilers of the East also known as the Far East University or Stalin School, was established in 1921 in Moscow by the
Communist International as a training college, or a center for communist cadres
in the colonial world. It was not a regular University as Harvard University, MIT,University of Cambridge which required every student
must have a baccalaureate. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai
did not finish their elementary or high school education. According to Sophie Quinn Judge, " the University of the Toilers of the East also known as the Stalin
School, in Moscow became a forum for exchanging information and ideas.
But with the exception of Hồ, the Vietnamese did not have this opportunity
before 1925 or 1926, when the first Indochinese student , sent from Paris, were
formally enrolled. Founded in 1921 to train communist cadres, the
University by 1924 was educating Asians from within the borders of the
Soviet state and growing numbers of foreigners. An enrolment list of East and
Southeast Asians for that year showed sixty -seven Koreans, 109 Chinese, six
Malays,or Indonesians, and sixteen Mongolians. There is no formal record of Hồ
Chí Minh having studied there before 1936, although the Rusian writer Yevgeny
Kobelev cites a 15 March 1924 interview with Hồ from the Italian communist
newspaper L' Unità, in which Hồ describes his studies at the University. Mr.
Roy also claims that Hồ studied at the school. As Hồ 's first formal
attachment in Moscow was to Krestintern, it is possible that he
received some sort of training in peasant organizing during his
first stay there (The Missing Years,
54-55).
Hô claimed in Vietnam,
he studied at Quốc Học; in Soviet state, Hồ also claimed that he studied at the
University of the Toilers of the East. What Hô claimed were not true.
2. In the Comintern, Hồ Chí Minh was only an employee, a simple
employee.
The " Complete Document of Vietnamese Commnist Party"
published by Sự Thật, vol. I, proved that Hồ Chí Minh was a simlpe employee of
Commitern, maybe he was a spy, so he must obeyd the order of the
Comintern.
In November, 1927, after he was involved in a secret work in Paris following the order of
Communist International, he came back to Berlin. Then the Communist International ordered him to go to
Bruxelles...
3. President Hồ under the eyes of Stalin and Mao Tse
Tung:
According to Đặng Chí Hùng, in a book
entiled
" Our Theory" published in East
Germany in 1981, p.93, A. Schenalder, a German communist, touched upon Hồ Chí Minh:
The true communist did not rated the ideal
nationalism of Hồ Chí Minh. Many leaders as Stalin realized that Hồ Chí Minh
focused on personal interests and
nationalism.
( Đặng Chí Hùng, Những sự thật không thể chối
bỏ. Phần 11. HCM, LXII)
Vietnamese communist party said that
in 1923, Nguyễn Ái Quốc went to USSR and was respected by the Russians
but the reality actually has
proved the contrary. Hoàng Tùng wrote in his Memoir:
After the attack of Chiang Kai-shek, Hồ went
to the Soviet Union. Before that time, Uncle Hồ was in charge of
the Department of the Southeast Asia. He participated in the Fifth
Comintern Congress in June 1924, but not elected to the Executive
Committee. At that time, by his behavior, the Soviet leaders judged that he was
not eligible for the communism. The Russians did not give him any official
position in international organizations. He want come back but they did not
give him money. He might ask his friends for travel expense.HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ
Wikipedia wrote about the relationship between Mao Tsetung
and Hồ in 1949-1950:The occasion of the Lunar
New Year of the Tiger in 1950, he made a secret trip to China, the Soviet
Union. On 2-1-1950, he and Tran Dang Ninh , from Tuyen Quang walk to Chongqing
- Cao Bang, then continue Long Chau, Guangxi. At this point, Ho Chi Minh
getting in touch with the Chinese Communist Party. Office of the Chinese
Communist Party Central Committee has arranged bus transportation union
Nanning, from there take the train to Beijing. He worked in Beijing for a week,
then the same Tran Dang Ninh train transport to the Soviet Union. Secret trip, he
was successful in both the political and diplomatic aspects, which is the
historic trip as a precondition for the establishment of diplomatic relations
between Vietnam and the Soviet Union, between Vietnam and China China and other
socialist countries.(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)
Hứa Hoành gave us more details of Hồ' s travel: In
1949, Mao Zedong was the Chairman of the People's Republic of China, and Mr. Ho
was also president of Vietnam. When Ho with a
delegation had to walk through the jungle to the border to
ask for aid, the Chinese government used a truck to transport them to
Guangxi, without focusing on the protocol.(24)
Hứa Hoành had this
document by hearing Mr. Lê Phát, a member of this delegation, and by
reading " Memoires Inedites" by Nikita Khroushchev, published by Pierre Belfontin Paris. Nikita Khroushchev
recited this event:
"I remembered that Ho Chi Minh has to go
to Moscow to ask for material aid and weapons to fight the French. Stalin did
not believe in victory in the Vietnam war. As a result, he disdained Hô Chí
Minh. I realized that Stalin had no sympathy with a
communist as Hồ Chí Minh. . . I remembered an event that
could offend Hồ.. Hồ wanted Stalin welcome him as a president of Vietnam
Democratic Republic, but Stalin refused, and answered him:
"the opportunity was gone. You go to Moscow silently, so we can not inform
your arrival to our people. "...Hồ
asked Stalin to give him an air plane for his landing, and prepare for him a
speech to welcome him. But Stalin also refused. Every time, Stalin told
us this story and he laughed merrily (25).
Nikita Khrushchev continued his story: "During
the conversation, Ho Chi Minh always sticked his eyes on Stalin with a strange
look, only Hồ had such a look. His look demonstrated a naivety and wildness. I saw that look when Hồ
found a Russian newspaper maybe "The Soviet Union in Building ", in
his document, he begged Stalin for his signature and some lines for
souvenir.
"Hồ seemed delighted with the thought of
returning to Vietnam with Stalin 's signature so he could brag with
his men. Stalin wrote his dedication, but then he ordered his cadets to steal
this newspaper because he was afraid that Hồ could abuse his reputation.
"
(25)
Hồ Chí Minh was very good in the art of propaganda, and the art of boast. In 1945, he also practiced the trick of" the fox borrows the tiger's dread" when he asked the Americans for gun and for taking a photograph. As a result, many Vietnamese believed that Vietnamese Communists were supported by the USA.
According to Nguyễn Đăng Mạnh, everybody in the Communist world
worshiped Stalin and Mao Tsetung but nobody listened to Ho Chi Minh, Stalin
never considered Hồ Chí Minh as a true communist. Phạm Văn Đồng said with Hoàng
Tuệ (when they stayed in USSR) that in 1950, Stalin called Hồ for a meeting. Stalin
did not call him comrade (tavarich).( Nguyển Đăng Mạnh, HCM,XLV);
In his Memoir, Hoàng Tùng wrote: When Hồ Chí Minh lived in USSR in 1934-1938, he
only worked for the Department of Colony, but he did not have a precise
job. He had not the permission to register in the University. He asked for
writing a Kandidat nauk
thesis, but he did not
receive any answer."...Because the relationship between the USSR and China
had problem, so when the government of Viet nam was found, the USSR and China
did not recognize it. HỒI KÝ,
Hoàng Tùng also said of the period of factional struggle in
the Vietnamese communists.
Hà Huy Tập accused Hồ of his nationalism. In the zone IV, everybody divided
although they were the major communists as Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Hoan, Hồ Tùng Mậu,
Trần Hữu Dực. .. Hoàng Văn Hoan was the worst man. ...The internal situation seemed to be good, excepted some cases
such as Trần Văn Giàu, Phi Vân. I asked Phi Vân about Hồ Chí Minh, he
replied:" He thinks he is a very important person, but he is nothing. He
is a nationalist, and his theoretical level is very bad."
All his life, despite he was Nguyễn Tất Thành or Hồ Tập Chương, Hồ
Chí Minh was a liar. According to Nguyễn Minh Cần, the Soviet Nghệ Tịnh
was trick of Nguyễn Tất Thành. Nobody had the order of the Communist
leaders, no place seized the power. It was only a small rebel in some
places in Nghê An but Nguyễn Tất Thành exaggerated this event in order to promote
himself.
(HCM,. LXIII * NGUYỄN MINH CẦN *ĐẢNG CỘNG SẢN(8).
(HCM,. LXIII * NGUYỄN MINH CẦN *ĐẢNG CỘNG SẢN(8).
In a word, Stalin and Mao Tse tung did not like Ho Chí Minh.
In the Comintern, Hồ Chí Minh was not valuable, and in Vietnam, Hồ was criticized by Trần Phú and Hà Huy Tập, and
Hồ also had no value in the eyes of his comrades.
Hồ Chí Minh, The Missing
Years by Sophie Quinn Judge
was an important book. She gave
us many details of Hồ 's journey in the USSR about 1923.
-Hồ was a member of the French communist party, he came to
Russia by the help of this party. (French communists seem to assume that the Vietnamese Communists
would look for direction to the French party's Colonial Commission, in spite of
the fact that it worked in a half- hearted way. ...In
the end, Hồ's Comintern-sponsored returned to Asia became possible as a
result of and within the framework of the Russian mission to
Republican China. To all appearances, when he arrived in Moscow,Hồ was
still speaking as representative of the Intercolonial Union in Paris
and may have composed his report jointly with with his coleagues there (The Missing Years, 51, 54)
-About 1923, the Russian party and state were at this very moment
implementing Lenin's These on National and Colonial Questions by helping
create a united front entirely from above between the Nationalists
in the Guomindang and the CCP. After the Fifth Comintern Congress in June
1924, a concrete recommendation would be made to send Hồ to Canton
working beside Guomingdang (The Missing Years, 46-61)
- The leaders of Comintern
did not pay attention to Vietnam while China 's republican were being courted by Russian
diplomats and special envoys, the more distant colonies of France had
clearly not attracted Russia's interest (The Missing Years, 51).
- unlike Roy and some of the other Asians involved
in Comintern work in 1924, Hồ did not yet represent an Asian communist
party. .. Moreover, at that time,
Vietnamese communists without their own communist party, remained in an
ambiguous position, with several directions in which they could look for
guidance (The Missing Years, 54, 67)
-In Russia, Hồ did not have any privilege. He requested a buget of 100 US dollars per month
to cover local travel, correspondance, subscripbtion, food and lodging; in
aditon he asked for the money for his voyage from Russia to China (The Missing Years,46)
-In a note to Mr. Petrov, head of the Eastern Section, Hô complained about the rent he was being asked to pay for what he
considered inferior accomodation in the overcrowed Hotel Lux."During the month of
December, January and Fubruary " he wrote, I was in room 176, where
there were always four or five lodgers. In the daytime, the noise was
continual, which prevented me from working. At night I was eaten by bedbugs,
which prevented me from getting any rest. Since March, he had been housed in a small singe room,he said,comparing the restricted space and very basic
furniture in my room with the other large rooms more confortable, with several
lamps, telephone, bathroom, wardrobe, sofa etc, and with a reasonable rent,the
price which they want me to pay is scandalous.
The tone here is one of insult- did he feel that he was getting
worse treatment than the Europeans or someone of Roy's standing? (The Missing Years,67)
-After the Fifth Comintern Congress, Hồ Chí Minh finally prodded
the Eastern Section into taking on his planned voyage to China. His
assignment appears to have been loosely defined, however that was
difficult to believe that the Comintern leader who dealt with his request had
paid as much attention. From his own recapitulation of events in his
letter of 9 September 1924, it is clear that he was leaving
Moscow with very tenuous baking:
After the Fifth Congress, the Eastern Section informed me:
1) that it was going to recommend me to the Guomindang, for which I
would be obliged to work, because except for the cost of the voyage,the
section could not give me any financial aid;
2)that I would be there as a private person and not aComintern
agent;
3) that I have no relationship with our party [ this seems to mean
the French party, of which Ho was still a member] while in China.
Even though all these conditions seem difficult, I accept them in
order to leave. To make up for conditions two and three, I ask my party
to give a mandate, and send a letter to Chinese party, asking them to help me
in my work. The problem has thus resolved. (The
Missing Years,65)
- But his depart from Moscow was delayed by the Civil war in China.
At last, Hồ got to Canton on approximately 11, November 1924. He reported
his arrival that he was staying in Comrade Borodin' s home with two or three
Chinese comrades.At that time, Hồ worked for the ROSTA Agency, the
Russian Telegraphic Agency in Canton, China, a precursor of
the Tass news service, as a translator, and he had enough money for his
daily needs. (The
Missing Years,66)
Sophie Quinn Judge also gave us more useful details on life and activities of Hồ Chí Minh:
Sophie Quinn Judge also gave us more useful details on life and activities of Hồ Chí Minh:
-According to Fischer, Hồ arrived in Moscow in 1922 to attend the Fourth Comitern
Congress, but Sophie Quinn Judge said that there is no document or
other evidence to support this, we can assume that she has got her fact
wrong (The Missing
Years,53).
-One of his main occupation in Moscow was preparing reports on Vietnam and writing short articles for the communist press. He may have revised the manuscrip which he had begun in France, which was at last published as Le Procès de la Colonization Francaise by the Library du Travail in Paris in 1925. The typewritten French manuscript of what appears to be another brochure by Ho on Indochina is in the Comintern archives, but there is no sign that it was published.(The Missing Years,.55)
-One of his main occupation in Moscow was preparing reports on Vietnam and writing short articles for the communist press. He may have revised the manuscrip which he had begun in France, which was at last published as Le Procès de la Colonization Francaise by the Library du Travail in Paris in 1925. The typewritten French manuscript of what appears to be another brochure by Ho on Indochina is in the Comintern archives, but there is no sign that it was published.(The Missing Years,.55)
Although Hồ Chí Minh was Nguyễn Tất Thành or Hồ Tập Chương, or
another man, and although he was a tricky man, in 1963, he was restrained by Lê Duẩn
and Lê Đức Thọ. According to Vũ Thư Hiên ( Đêm Giữa Ban Ngày ) and Nguyễn
Văn Trấn (Viết Cho Mẹ và Quốc Hội), Lê Duẩn and Lê Đức
Thọ wanted to replace Hồ Chí Minh by General Nguyễn Chí Thanh. Unfortunately,
Nguyễn Chí Thanh died suddently in 1967, and Hồ remained at his position
but died in 1969.
Sophie Quinn Judge was right when she wrote about the tragic end of Hồ Chí Minh, "a prisoner of the system he created.":
A
new first secretary, Le Duan, who was determined to aid the southern
revolution, had been confirmed. In 1963 the Vietnamese became
increasingly impatient with Khrushchev’s policies and began to support
Chinese attacks on his revisionism. At the end of 1963 at the Ninth
Party Plenum, a resolution was passed to make Vietnam’s foreign and
internal policies follow those of China. Several memoirs maintain that
Ho’s opinions were ignored at this meeting. At a Christmas meeting with
the Soviet ambassador that year, Ho announced that he would be retiring
from the day-to-day running of the country. The Ninth Plenum seems to
have been a personal defeat for him, although he did not disagree with
the policy of making reunification a priority. He probably did
disapprove the unequivocal condemnation of Soviet revisionism, however. ... .
Some writers describe him as a prisoner of the system he created. He was in many respects a prisoner, but it is difficult to say that he created the system. It may be more accurate to say that he was a captive of his need for Communist support to win independence. This seriously restricted Ho’s political options throughout his career.(Ho Chi Minh [PDF] - Princeton University
http://press.princeton.edu/chapters/pons/s4_9143.pdf )
Some writers describe him as a prisoner of the system he created. He was in many respects a prisoner, but it is difficult to say that he created the system. It may be more accurate to say that he was a captive of his need for Communist support to win independence. This seriously restricted Ho’s political options throughout his career.(Ho Chi Minh [PDF] - Princeton University
http://press.princeton.edu/chapters/pons/s4_9143.pdf )
Nguyễn Tất Thành and Hồ Tập Chương were the lackeys of the Chinese
Communists.Nguyễn Tất Thành was disdained by Stalin and Mao, why they choose
him for the Chairman of Vietnam? There are two answers for this question:
-Sophie Quinn Judge : Nguyễn Tất Thành was killed in the
Stalin's purge.
-Hồ Tuấn Hùng: The
Comintern replaced Nguyễn Tất Thành by Hồ Tập Chương, a Chinese in order to
occupy Vietnam.
V. WAS HỒ CHÍ MINH A SAINT
IN THE VIETNAMESE EYES?
Although
Hô Chi Minh is one of the towering figures of the twentieth century, considered
an icon and father of the nation by many foreign writers and Vietnamese
Communists, but for Vietnamese people, Ho Chi Minh has remained a figure of
mystery and controversy because Ho and his men created the fake men and the
fake things in the Communist and Vietnamese history. When he was praised by his
men, Vietnamese people especially the Vietnamese nationalists debated
interminably over his true character and intentions. Critics charged that he
was a doctrinaire communist who sought to impose a Stalinist gulag on his
compatriots. Consequently, he created a corrupt dictatorship and committed many
crimes , and the most serious one was genocide. Moreover, he sold Phan Bội Châu
to the French and Vietnam to the Chinese. He betrayed Vietnam, he was not a
nationalist. Do you believe that Vietnamese people so love Ho Chi Minh that Ho has become an
object of veneration, literally, in temples dedicated to village spirits,
national heroes, bodhisattvas, and even the Cao Dai (21). Do you believe that Vietnamese
Buddhists want to worship Hồ Chí Minh, a dictator who plundered their
freedom, killed their father, imprisoned their brothers, and make them hungry?
Do you believe that Korean people so love
Kim Jong-il, a tyrant, that they
cried so much? Those were the drama scenes that the communists forced
their people to play in order to deceive their people and the whole world.
What
do you see when the Communism fall in Eastern Europe and Soviet Union?
People overthrew Stalin statue, and destroyed the Berlin wall. That was the
tragic end of the tyrants and the dictatorial governments. Now in Vietnam,
communist party is still strong, but the force
of people continued struggle against the communism.
We will see a lot of Vietnamese contemporary folk songs
which criticized Hồ Chí Minh and his regime:
-Ông Hồ, ông Duẩn, ông Chinh,
Vì ba ông ấy dân mình khổ đau.
Due to Mr. Hồ, Mr. Duẩn, and Mr. Chinh,
Vietnamese people have to stand so much sufferings.
Vietnamese people have to stand so much sufferings.
-"Mỗi
năm ba thước vải thô,
Lấy gì che kín cụ Hồ hỡi em."
Each year we have the right to buy three meters of clothing,
Each year we have the right to buy three meters of clothing,
How can we
cover our Chairman Hồ Chí Minh?
-Ở với Thiệu Kỳ
Mua gì cũng có,
Ở với Hồ Chí Minh
Mua cái đinh cũng phải
đăng ký.
Living with Thiệu Kỳ,
We can buy everything,
Living with Hồ Chí
Minh,
We can buy
nothing.
Poet Nguyễn Chí Thiện portraited sincerely the images and
activities of Hồ Chí Minh:
Không có gì quý hơn độc lập tự do."
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao...
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao...
.
. . . .
. . . .
.
Và tình nguyện làm con
chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
(Không có gì quý hơn độc lập tự do)
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
(Không có gì quý hơn độc lập tự do)
Nothing is more
precious than independence and freedom. "
I know the guy
who said that sentence
I know him,
people in the North know him.
And know what he did,
and what were his crimes
........
. . .
. . .
. . .
He called Russian and
Chinese father and brother
He made up
his mind to be a dog guarding their house.
(Nothing
is more precious than independence and freedom)
From 1945 till now, Vietnamese people struggled continually against Hồ Chí Minh
and his men. Phan Khôi, Trần Dần, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phùng Quán,
Phùng Cung, Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến
Giang, Thích Quảng Độ, Thích Thiện Minh, Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Cù Huy
Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân,
Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần, Trần Quốc Hiền, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển,
Việt Khang.. .One day, Vietnamese people uprised and abolished Vietnamese
communist party completly. In the meantime, please, remember the words of Russia
President Vladimir Putin: "He who believes the communists has no brain.
He who follows the communists has no heart"(22)
____
(1).
Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn đân từ
ngày 3/2/2007 đến hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chi-thi-cua-Bo-Chinh-tri-ve-Hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-Ho-Chi-Minh/45223333/157/
(4). Time magazine. http://academic.mu.edu/meissnerd/hochiminh.htm
(5). Foreword by William
J. Duiker .Pierre Brocheux. Ho Chi Minh: A
Biography.Cambridge University Press www.cambridge.org
(6).Ho Chi Minh [PDF] -
Princeton University Press. p.1. http://press.princeton.edu/chapters/pons/s4_9143.pdf
(7). "Lessons of the Moscow Uprising" Collected Works,
Vol. 11, p. 174. http://en.wikiquote.org/wiki/Vladimir_Lenin
(9).Manifesto of the Communist Party.
.Part II . The proletarians and communists.http://www.marxists.org/archive/marx/works/download/pdf/Manifesto.pdf
(11). Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.127, 128.
(12).
B. Bernard Fall. Introduction to Hồ Chí Minh On Revolution. Selected
Writings 1020-1966. Frederick A. Preager, New York, 1976, p.435. The Journal of Asian Studies . Vol. 27, No. 2, Feb., 1968. Book Review. http://www.jstor.org/discover/10.2307/2051814?uid=3739448&uid=2&uid=3737720&uid=4&sid=21101605268867
(13). Defcon . Archive - Round 2 (1938). The Charter and
Conditions of the Comintern
(14). Ho Chi Minh: A Biography (review).Qiang Zhai.
Journal of Cold War Studies.Volume 11, Number 2, Spring 2009. pp.
139-141
From: Journal of Cold War Studies
. Volume 11, Number 2, Spring 2009
. pp. 139-141
(17). Ho Chi Minh: A Biography (review).Qiang Zhai.Journal of Cold War Studies.Volume 11, Number 2, Spring 2009. pp.
139-141. http://muse.jhu.edu/journals/cws/summary/v011/11.2.zhai.html
(19).Bùi
Tín. Hồ Chí Minh là người Cộng hòa hay người Cộng sản? http://www.voatiengviet.com/content/ho-chi-minh-la-nguoi-cong-hoa-hay-cong-san/1511119.html
(21) Beresford,
Vietnam: Politics, pp.91-92. see also Willmott, ‘Thoughts on Ho Chi Minh,’ pp.586-587.
The significance
of Vietnamese Communists during the Comintern period.http://www.labour-history.org.uk/support_files/Vietnam.pdf
(22). Vũ Thư Hiên. Đêm
Giữa Ban Ngày. Chương 38.
(24). Hứa
Hoành. Hồ
Chí Minh.http://www.tinparis.net/thamluan/0107_HochiMinhgaynoichien_HuaHoanh.html)
(25).-
Hứa Hoành. Hồ
Chí Minh.http://www.tinparis.net/thamluan/0107_HochiMinhgaynoichien_HuaHoanh.html)
-"
(Hồi ký Lê Phát, Quê Mẹ, số 140).
No comments:
Post a Comment