Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 1 December 2016

DÂN LÀM BÁO - LÊ HỒNG HÀ -NĂM MỚI 2013

Wednesday, January 2, 2013


DÂN LÀM BÁO * LÊ HỒNG HÀ

Lê Hồng Hà vừa dứt khoát lại vừa bao dung

V. Quốc Uy (Danlambao)Bài phỏng vấn ngày 6/3/2012 cho tôi một ấn tượng mới về bác Lê Hồng Hà. Ấn tượng của độc giả trước đây về LHH là một vị lão thành nghiêm túc, chân thực, phê phán mạnh những sai lầm của ĐCSVN và của chủ nghĩa Mác-Lê, tin vào nhân dân… song còn một số hạn chế như: quan niệm “tự vỡ” của hệ thống CS là thế nào, có phải LHH trông chờ nhiều ở những người CS thức tỉnh ở quanh ông mà ít quan tâm đến những nhân vật và phong trào đấu tranh dân chủ cụ thể tự phát ở trong nước nhất là ở ngoài nước, có phải LHH đánh giá chưa đúng nguy cơ Bắc thuộc…? Với bài trả lời phỏng vấn nói trên, theo tôi, bác LHH, một cách ngắn gọn và dứt khoát đã rũ sạch được những ấn tượng “lấn cấn” nói trên.

- Việc đánh giá tình hình đất nước của LHH đã xổ toẹt sự đánh giá của đảng CS: Ông nói “tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị... Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi (LHH), đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai”
- Đánh giá công và tội của đảng CS: Câu duy nhất tạm coi là ghi công “về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca”, nhưng thành tích ấy là do tinh thần yêu nước của dân tộc chứ không phải do tính chất Cộng sản của Đảng, trái lại Đảng đã nhập vào một chủ nghĩa “phản phát triển” nên “việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại”, khiến cho “uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa!” “Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực”. Theo ông, ĐCS hiện nay chẳng còn tiền phong tiền phiếc gì hết mà “Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi. (suy ra: Vậy thì Đảng còn ngồi ở đấy làm gì?) 
- Tội lớn nhất của Đảng là tạo điều kiện cho Trung quốc xâm lược: “Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm”. 
- Nguồn gốc mọi sai lầm là do chủ nghĩa Mác-Lênin: “Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển” nên.”Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn”. “Sai lầm từ gốc nằm ở cương lĩnh, ở đường lối, ở hệ tư tưởng”. Thế nhưng ĐCSVN không biết sai từ gốc hoặc biết sai từ gốc nhưng nếu nhận sai như thế thì “phải chấp nhận rằng công tác tuyên huấn là bịp bợm còn công tác lý luận là bế tắc, họ sẽ phải tự cách chức hết, tự nghỉ hết, tức là sự tự “lật đổ”, sự thay đổi hoàn toàn” dẫn đến mất chức mất quyền lợi của họ. Vì không dám đụng đến cái gốc của sai lầm nên theo ông mong muốn đổi mới cái Đảng này cho nó mạnh lên, nó sạch lên thì không có. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được”, “làm sao có thể chỉnh đốn được”? Tóm lại lối thoát duy nhất là: “thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi!” (thế thì ông LHH triệt để hơn hẳn ông Lữ Phương, ông LP vẫn cứ bịn rịn với Mác, chạy tội cho Mác). 
- Đánh giá lực lượng đổi mới: Đối với chủ nghĩa Mác-Lê và đảng CS, LHH càng dứt khoát bao nhiêu thì đối với các lực lượng đổi mới ông càng ưu ái, tinh tế và bao dung bấy nhiêu. 
Trước hết ông chỉ tin vào Dân, đặt Dân đối diện, đối tác, đối lập với Đảng: “Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào SỨC ÉP của dân. Nhân dân sẽ là người BẮT Đảng phải thay đổi”.
Trong dân, ông lưu ý những người tiền phong của dân. Tuy không còn là đảng viên nhưng vợ là đảng viên, môi trường giao lưu hầu hết là đảng viên, nhưng LHH không e ngại đặt hy vọng vào những nhân vật và tổ chức mà Đảng thù ghét như khối 8406, Cù Huy Hà Vũ, cha con Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, biểu tình viên Bùi thị Minh Hằng…, và cả phong trào hải ngoại mà LHH đánh giá là “ở ngoài nước, tôi thấy có nhiều phát biểu cũng rất giỏi, nhiều hoạt động rất tích cực”.
Đặc biệt, đối với “những người đang nằm trong hệ thống như Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Tương Lai, Nguyễn Trung…, họ phát biểu còn dè dặt thì đánh giá thế nào? Những người này vẫn đang bị phê phán là “đối lập trung thành, là cải lương”, LHH biết rõ tác dụng tích cực của họ, nhưng tôn trọng lời cảnh giác của dư luận, LHH chỉ để dấu hỏi và không kết luận gì (dè dặt là sách lược hay dè dặt do nhận thức, hay dè dặt do quyền lợi?) . Ở đây vấn đề đòi hỏi sự tinh tế, mắc sai lầm về phía nào cũng đều có hại...
Cuối cùng, đối với ĐCS là đối tượng mà LHH nhận định là không còn chút uy tín gì, chỉ còn mỗi tác dụng là kìm hãm xã hội, nhưng LHH không đòi “giải thể” như nhiều người khác, mà chỉ khuyên các đảng viên hãyhọp lại với nhau (mà bàn nhau) để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi! Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại”.
Lời khuyên ấy không hề là sự yếu mềm chờ đợi, vì LHH đã khẳng định ĐCS không thể tự đổi, khẳng định Dân phải gây SỨC ÉP, phải BẮT thì Đảng mới có thể thay đổi. Vậy sự “tự vỡ” mà ông nói trước đây không phải Đảng tự thân chủ động vỡ ra mà sự “ổn định phi lý” của xã hội phải vỡ ra dưới áp lực của Thực tiễn, của Xã hội công dân ngày càng lớn mạnh.
Lạ thay, những ý kiến dân chủ quyết liệt trong bài phỏng vấn ấy lại từ một “lão thành cách mạng” Cộng sản, học ở Trung Quốc, lại học về Mác-Lê, lại nguyên là đại tá Công an, nghĩa là từ một người có đủ các điều kiện để trở thành một kẻ Mao-ít, phản Dân tộc và Phản động, chỉ biết còn Đảng còn mình!
Tư duy thì dứt khoát như vậy, và LHH quan niệm toàn dân phải tiến lên gây Sức ép đủ mạnh để “bắt” Đảng từ bỏ chủ nghĩa, từ bỏ nạn cai trị độc đảng (đấy là cách mạng ôn hoà chứ còn gì khác), nhưng ông giữ lại điều “ngoại giao” cuối cùng: lờ đi cái nhân vật đang ngồi trên bàn thờ!. Bạn có thể bảo thế là chưa triệt để, nhưng thử nghĩ mà xem, đã lên án cái chủ nghĩa Mác-Lê phản tiến hoá đến tận cùng tội lỗi, mà từ đầu đến cuối không thèm trích một lời nào của nhân vật đã rước chủ nghĩa ấy về (như số đông các người dù phê phán Đảng rất mạnh vẫn thường trích dẫn ), thì ngần ấy chưa đủ phủ định thần tượng ấy hay sao? Điều không cần nói mà cứ nói chẳng là thừa sao?
Phải chăng đó là phép xử lý triệt để mà bao dung rất Á Đông, có thể tham khảo? 
8/3/2012

LÊ HỒNG HÀ PHÁT BIỂU VỀ ĐẢNG VÀ ĐẠI HỘI


 


Vụ án Xét lại Chống Đảng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Vụ án Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"[1] là vụ bắt giam lâu năm không xét xử nhiều nhân vật quan trọng trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967 và lần lượt thả từ năm 1973[2], với cáo buộc là đi theo Chủ nghĩa Xét lại.

Mục lục

Bối cảnh

Vào tháng 9 năm 1953, Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản ("Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung")[3]. Đường lối của Khrushchyov bị Trung Quốc, dưới thời Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là "Chủ nghĩa Xét lại".
Tại Việt Nam, những người cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm thân Nga chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương sống hòa bình với Việt Nam Cộng hòa), không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam ngay, mà cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Họ cho rằng nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô. Nhóm kia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của ông Mao (tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm "chủ hòa" rằng: “Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc”.

Hội nghị TƯ lần thứ 9 tháng 12/1963 cuối cùng đã dẫn đến thỏa hiệp, chính thức thừa nhận đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, kêu gọi các lực lượng cách mạng miền Nam tìm cách giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất, nhưng không đưa quân chủ lực từ miền Bắc vào chi viện để không tạo cớ cho Mỹ nhảy vào.

Diễn biến

Tháng 9/1963, ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đăng một bài báo trên Báo Nhân Dân nói rằng một số đảng viên bị ảnh hưởng của "chủ nghĩa xét lại" vì thế nghi ngờ chiến lược thống nhất đất nước của đảng.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ IX, các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết xác định lập trường đứng về phía Trung Quốc lên án "chủ nghĩa xét lại Khroutchtchev", đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ IX, nhóm do ông Lê Duẩn đứng đầu tăng cường phê phán "chủ nghĩa xét lại hiện đại". Lê Đức Thọ cho đăng loạt bài "Tăng cường mặt trận tư tưởng để củng cố Đảng" nói rằng một thiểu số trong đảng không đi theo đường lối đã vạch ra và thông báo các đảng viên sẽ phải dự các lớp học tập và chỉnh huấn để thấm nhuần nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ IX.
Những bất đồng của hai nhóm trong nội bộ đảng không dừng lại ở năm 1963-64 mà kết thúc bằng đợt bắt giữ nhóm thân Liên Xô vào năm 1967.

Những nhân vật trong vụ án

Nghiên cứu gần đây nhất về sự kiện này, được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War History tháng 11-2005, ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.

  • Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm; thứ trưởng bộ văn hóa Lê Liêm [12]; thiếu tướng Đặng Kim Giang; thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng
  • Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại tá Lê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân thượng tá Ðỗ Văn Doãn...

Hoàng Minh Chính và Vụ án Xét lại Chống Đảng

Ở cương vị Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, một trong những lý thuyết gia của đảng, ông Hoàng Minh Chính[13] được Trường Chinh giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9. Hoàng Minh Chính đã chọn lập trường Khrushchev và viết một bản báo cáo chính trị chủ trương sống chung hòa bình (với Miền Nam Việt Nam).
Bản báo cáo ông Hoàng Minh Chính bị bác bỏ, nhưng ông đã tự ý [14] phân phát bài viết mang tựa đề “Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam” cho một số đại biểu tham dự hội nghị. Một số các đại biểu đã hưởng ứng lập trường này. Chính vì thế ông Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng

Nguyên nhân của vụ án

Nguyên nhân của vụ án đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhiều nhân vật bị bắt trong thời kỳ này cho rằng nguyên nhân của Vụ án Xét lại Chống Đảng là vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng quan điểm này trong bài “Revisionism in Vietnam” (1995), Judith Stowe cũng nói ông Võ Nguyên Giáp "là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại." Pierre Asselin[15], trong tiểu luận “Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State” nói rõ thêm rằng "do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ."
Tuy nhiên Sophie Quinn Judge lại cho rằng Vụ án Xét lại Chống Đảng thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không chỉ đơn thuần mang tính đấu đá cá nhân.[16] Nhóm xét lại phần lớn là những nhà lý luận được đào tạo ở Liên Xô, họ tin vào Liên Xô hơn là tin vào khả năng chiến thắng khi đối đầu với Mỹ nên muốn một giải pháp hòa hoãn. Ngược lại, những nhân vật ủng hộ quan điểm Trung Quốc như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hay Nguyễn Chí Thanh phần lớn là những nhà cách mạng người miền Nam, họ nắm rõ thực thế cách mạng miền Nam, đã chứng kiến những đồng đội còn ở lại miền Nam của mình bị đàn áp nên tất nhiên không chấp nhận tư tưởng chủ hòa, bởi như vậy chẳng khác nào bỏ mặc đồng đội gặp nguy hiểm(dẫn chứng?!).
Hơn nữa sự bất đồng giữa 2 nhóm không sâu sắc như các nhà sử học phương Tây mô tả. Nhóm người bị bắt chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong bộ máy chính quyền và quân đội. Bản thân tướng Võ Nguyên Giáp (người bị xem là "mục tiêu hạ bệ") thực tế vẫn được Lê Duẩn bầu giữ chức vụ chủ tịch Quân ủy Trung ương và tham gia và mọi quyết định lớn. Trong hồi ký ông cũng phủ nhận việc có bất đồng với Lê Duẩn, bản thân ông cũng ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang của Trung Quốc, còn những vấn đề khác họ vẫn ủng hộ Liên Xô. Bởi thực tế họ cũng đã từ chối đề nghị của phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình sẽ giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa nếu Việt Nam chấm dứt quan hệ với Liên Xô. Báo chí Việt Nam cũng bóng gió nói về "sự đe dọa từ phía Bắc" từ thời phong kiến. Trong một bài phát biểu tháng 5-1966, Lê Duẩn đã phản bác quan điểm của Trung Quốc, bảo vệ quyền được quan hệ với Liên Xô và đề nghị thái độ hòa giải với “các nước xét lại”.

Nhận định

Trong bức thư gửi Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, ngày 18/7/1995, ông Lê Hồng Hà[17], nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ viết về Vụ án Xét lại Chống Đảng:
"Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX".[1]


Trả lời BBC về việc được cho là sai lầm của đảng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết:
"Năm 1993 và 1994, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kết luận sai phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử lý như vậy thôi,"


Ông Nguyễn Kiến Giang nguyên Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình, người bị bắt giam 6 năm và quản chế 3 năm nói: “Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa cơ. Nghe người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở xà lim mấy năm, thêm mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm. Khi tôi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì. Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa ”.


Năm 1981, Hoàng Minh Chính làm đơn kiện vụ bắt giam này và đòi giải oan cho những người bị bắt trong Vụ án Xét lại Chống Đảng. Kết quả là ông bị bắt giam sáu năm và ba năm quản chế.
"Đêm giữa ban ngày"[18] là cuốn hồi ký được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án Xét lại Chống Đảng.

Chú thích

  1. ^ a b Chương Tự bạch, hồi ký Đêm giữa ban ngày
  2. ^ Vũ Thư Hiên được thả cuối cùng vào năm 1976
  3. ^ Theo chính sách đó, các nước cộng sản không nên tìm kiếm đối đầu quân sự với phương Tây mà cần theo đuổi cạnh tranh kinh tế với khối tư bản.
  4. ^ Người được coi là đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng
  5. ^ Cựu bí thư của Hồ Chí Minh, cựu tù Sơn La, từng là thành viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, cha Vũ Thư Hiên, bị giam 6 năm trong Vụ án Xét lại Chống Đảng
  6. ^ Được mời đi họp, rồi đưa thẳng tới trại giam
  7. ^ Đại tá Đỗ Đức Kiên, tên thật là Phạm Khương, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1924, nguyên quán Thái Bình. Năm 1944, ông tham gia hoạt động Việt Minh từng giữ chức: Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Trường Sĩ quan Lục quân; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân
  8.  
  9. ^ Bị kết tội cho dịch bừa bãi nhiều sách của Liên Xô, được đưa đi cải tạo ở Nam Hà
  10. ^ Ông chết trong thời gian bị bắt giam năm 1971
  11. ^ Hoạt động cách mạng từ khi còn là học sinh, sau đó sang Tàu cho Hồ Chí Minh huấn luyện cách mệnh, 21 tuổi đã là xứ ủy viên Ðảng cộng sản Ðông Dương.
  12. ^ Trần Thư vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 1940, chiến đấu tại Hà Nội trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, phục vụ cho tờ Quân Đội Nhân Dân trở thành thư ký toà soạn của tờ báo này. Trong Vụ án Xét lại Chống Đảng bị bắt ngay tại tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân, giam 6 năm ở Yên Bái và Sơn Tây; quản chế 3 năm lao động cải tạo tại Hưng Yên
  13. ^ Từng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Dân quân kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị bằng sắc lệnh 116/SL ngày 18 tháng 10 năm 1949 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
  14. ^ Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Ðông Nam Á, sau đó làm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam
  15. ^ Trả lời Bader, ký giả Ba Lan thì sở dĩ ông đã dám cho phổ biến bài viết của mình vì nghĩ rằng ông được sự ủng hộ của nhiều người và gần nửa số ủy viên bộ chính trị. Mặc khác ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trên toàn thế giới đã ủng hộ lập trường “xét lại” (81 trong số 86 đảng đã tham dự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập)
  16. ^ Pierre Asselin là Phó Giáo sư Lịch sử tại Viện đại học Hawaii Thái bình dương, tác giả sách Một nền hòa bình cay đắng: Washington, Hà Nội và việc ký kết Hiệp định Paris (Chapel Hill: Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2002).
  17. ^ Cold War History, Vol. 5, No. 4, November 2005, © Taylor & Francis
  18. ^ Lê Hồng Hà sinh năm 1926, tên thật là Lê Văn Quỳ, tham gia hoạt động từ trước Cách mạng Tháng Tám. Trong cuộc khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, Tham gia đánh chiếm Trại Bảo An Binh. Tháng 7 năm 1946, chính phó Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam Lê Giản giới thiệu ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương . Năm 1958, được đề bạt Chánh Văn phòng Bộ Công an
  19. ^ "Đêm giữa ban ngày, hồi ký của Vũ Thư Hiên". NXB Tiếng Quê Hương.

Liên kết ngoài

Tuesday, January 1, 2013


LÊ HỒNG HÀ * VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN

 Cụ Lê Hồng Hà



Lê Hồng Hà: ĐCSVN cần phải họp lại với nhau để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi.
  Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại.

 

Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta 

Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại.

Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ.

 Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống… Mã Cộng.

Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật.

Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ.
 Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda. Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.


Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi.


Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.

Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.


Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới.

Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu.

Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng. 


Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng.

Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. 


Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ.

Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. 


Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. 

CCCCNăm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết.

Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? 


Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.

Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. 



Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử.

Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai.


 Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá. Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ.

Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. 


Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam.

Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước.


 Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.

Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. 


Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu.

Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi.


 Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. 

Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.

Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. 


Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. 

Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.
 

Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn.
Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.
Metamorph


VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Đọc bài viết của cụ cùng các bài khác như phỏng vấn của Phạm Hồng Sơn, tôi nhận thấy  dù gần 90, nhận thức của cụ rất sáng suốt và thành thực. Tôi nghĩ rằng Việt Nam ta có những con người như cụ, như Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang, thì đất nước ta nhất định có ngày quang vinh, giành được độc lập, tự do cho dân tộc.
 

HÌNH ẢNH TẾT DƯƠNG LỊCH

Thế giới đón năm mới 2013

2012-12-31
Năm mới 2013 đã đến với người dân nhiều châu lục, và tất cả mọi người đều ước mong năm nay sẽ hanh phúc, an binh gấp vạn lần năm cũ 2012.
AFP
Đêm giao thừa đón năm mới 2013 tại Sydney - Úc.
Tại Australia và New Zealand, dân chúng 2 quốc gia này bắt tay với năm mới bằng những lễ hội mà ông Thị Trưởng Clover Moore của Sydney hãnh diện gọi là tuyệt vời nhất thế giới. Ngoài chương trình hòa nhạc chia tay với năm cũ đón chào năm mới, hơn 1 triệu 500 ngàn người dân Australia còn ngước mắt nhìn những ngọn pháo bông tỏa sáng bầu trời.
Pháo bông cũng cháy sáng ở nhiều thành phố nổi tiếng khác, từ London của Vương Quốc Anh, Quảng Trường Đỏ ở Maxcơva, cho đến Kuala Lumpur, Đài Bắc, Hồng Kông, Stockholm, Amsterdam và ở tất cả những thành phố lớn của Trung Quốc.
Không chỉ ở các thành phố hay những quốc gia có tên vừa nêu, những chương trình hòa nhạc đi kèm với phần trình diễn của những siêu sao và dốt pháo bông cũng được thực hiện ở nhiều quốc gia khác, như Rio de Janeiro của Brazil, hay tại Brandenburg của Berlin.
000_ARP3401716-250.jpg
Đêm giao thừa 31-12-2012 tại Hồng Kông. AFP photo.
 
Thành phố nổi tiếng này đón năm mới 2013 với sự xuất hiện của các ban nhạc và ca sĩ lẫy lừng thế giới, gồm Pet Shop Boys, Bonnie Tyler và Blue. Nếu muốn thưởng thực chương trình nhạc cổ điển thì có lẽ không đâu qua mặt được chương trình hòa nhạc của thành phố Praha với dàn đại hòa tấu được xem là xuất sắc nhất nhì thế giới.
Tại Paris, thành phố mang tên Kinh Thành Ánh Sáng có luật cấm đốt pháo bông, nhưng vẫn có cả triệu người đổ xô ra đường mưng năm mới 2013, làm chật cả Đại lộ Champs-Elysees. Hình ảnh những đôi uyên ương trao cho nhau nụ hôn nồng nàn vào đúng lúc giao thừa vẫn là hình ảnh nổi bật nhất của thủ đô nước Pháp.
Với người dân Nhật Bản, năm mới là ngày được dành cho gia đình, mọi người cùng nhau đi chùa dâng hương xin Thượng Đế ban cho mọi điều may mắn, và sau đó quay quần cùng thân nhân trong bữa cơm thịnh soạn đầu năm.
Tại Seoul, đúng vào điểm giao thừa 2013, mọi người lắng nghe 33 tiếng chuông vang vọng báo hiệu năm mới đã về, cùng nhau nói những lời chúc tụng đẹp nhất, hy vọng năm 2013 sẽ yên ổn hơn năm 2012 vừa qua.
000_Par7429577-200.jpg
Đêm giao thừa 31-12-2012 tại Taipei - Đài Loan. AFP photo.
 
Với người dân Bắc Hàn, chương trình lễ hội mừng năm mới được tiếp nối với chương trình lễ hội mừng một năm ngày lãnh tụ Kim Jong-Un lên nắm quyền. Trong một vài ngày vừa qua, dân chúng và nghệ sĩ Bắc Hàn cùng nhau nhảy múa trên tuyết để ngợi ca nhà lãnh đạo trẻ tuổi của họ cũng như để đón cháo năm mới Juche 102.
Xin thưa thêm theo tiếng Hàn, Juche có nghĩa là tự chủ, chủ thuyết được người thành lập quốc gia cộng sản này là ông Kim Il Sung đề ra khi bắt đầu lên nắm quyền. Còn số 102 là vì đại lãnh tụ kinh mến Kim Il Sung của Bắc Hàn chào đời cách đây 102 năm.
Ngay tại Miến Điện, chương trình đón mừng năm mới 2013 cũng rất đặc biệt, hay phải nói là chưa bao giờ có.
Không chỉ có pháo bông, hòa nhạc ngoài trời, người dân Rangoon năm nay còn nhìn thấy chiếc đồng hồ điện tử khổng lồ được dựng lên, để mọi người có thể cùng nhau cất tiếng đếm ngược từng giây một, cho tới chiếc đồng hồ đổ chương báo tin năm 2013 đã về.
Nhưng ở một số quốc gia khác, chương trình đón mứng năm mới 2013 không được tổ chức long trọng như những năm trước, chẳng hạn như tất cả các chương trình tiệc tùng ở New Delhi bị bãi bỏ vì cả nước Ấn vẫn đang đau buồn trước cái chết của cô sinh viên 23 tuổi bị bọn say rượu hẫm hiếp.
don_nam_moi_2013_250.jpg
Đêm giao thừa 31-12-2012 tại TPHCM - Việt Nam. Courtesy TTO.
Ở Philippines, người dân cũng không vui sướng gì với chương trình đón giao thừa, vì những tang thương mà trận siêu bão Bopha để lại. Hiện vẫn còn cả trăm ngà người đang sống trong những trại tạm cư do chính phủ dựng lên và với những người không may, ước vọng của họ là sớm được trở về nhà để lập lại cuộc sống.
Tại Venezuela, mọi chương trình mừng năm mới cũng bị hủy bỏ, thay vào đó là yêu cầu của chính phủ, mong mọi người cầu nguyện cho Tổng thống Hugo Chavez, hiện đang ở Cuba để chữa bệnh ung thư.
Xin thưa thêm cùng quý vị là gần 6 tiếng đồng hồ nữa năm mới 2013 mới đặt chân đến nước Mỹ và đương nhiên khi nói đến tết Dương Lịch, mọi người cũng đang chờ đợi chương trình đón mừng năm mới được tổ chức tại Times Square ở thành phố New York, với quả cầu pha lê quen thuộc từ trên cao rơi xuống và tiếng reo hò của hàng triệu người đứng đón giao thừa trong cơn giá lạnh.
Dù năm mới chưa đến ở Hoa Kỳ, nhưng tất cả các anh chị em Ban Việt Ngữ chúng tôi cũng háo hức khi nghĩ đến chuyện năm mới 2013 đã về với  quý thính giả, khán giả và độc giả RFA ở Việt Nam. Trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn những chia sẻ, cảm nghĩ của một số anh chị em trong ban về ước mong dành cho năm mới 2013.

Tạm quên khủng hoảng, toàn thế giới đón chào năm mới 2013

Thành phố Sydney, Úc, bắn pháo hoa đón chào năm mới 2013
Thành phố Sydney, Úc, bắn pháo hoa đón chào năm mới 2013
REUTERS

Tú Anh
Bằng ánh sáng rực rỡ của pháo bông, tiếng nhạc rộn rã và mùi rượu nồng ấm, lần lượt các châu lục đi vào năm mới 2013 với thông tin phấn khởi : Cường quốc kinh tế số một, Hoa Kỳ, đạt được thỏa thuận giờ chót bên « bờ vực ngân sách ». Viễn ảnh một đợt suy thoái mới tạm thời lánh xa và nhân loại cũng an tâm vì ngày tận thế không xảy ra như nhiều người dự báo và lo lắng.

Theo vòng quay trái đất, New Zealand và Úc là hai quốc gia đầu tiên bước vào năm 2013.
Tại Úc, trước gần một triệu người tụ tập trong vịnh Sydney, nữ ca sĩ Kylie Monogue được vinh dự bấm ngòi khai hỏa trận pháo bông truyền thống. Ba giờ sau, đến lược châu Á tiếp nối với lễ hội pháo bông tại Hồng Kông soi sáng đêm đen trong 8 phút. Thành phố Thượng Hải ở Trung Quốc cũng đón chào tân niên dương lịch với đoạn phim hình nổi mà màn ảnh là tòa nhà lịch sử Bund. Không rõ Bắc Triều Tiên mừng năm 2013 như thế nào, nhưng theo bản tin của hãng thông tấn chính thức KNCA, lãnh đạo Kim Jong Un cũng cho đất nước khép kín này tham gia vào trào lưu thế giới với pháo hoa rực rỡ để goi là « tạo niềm tin cho nhân dân vào một tương lai tươi sáng ». Đặc biệt tại Miến Điện, sau nhiều thập niên khép kín, hơn 50 000 dân đã tưng bừng đón năm mới tại Rangoon ghi dấu cuộc cải cách chính trị tự do.
Trong lúc đó tại Ấn Độ, tất cả lễ hội đều bị hủy bỏ để tượng niệm nữ sinh viên y khoa từ trần, sau vụ cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt, gây câm phẫn trong công luận.
Tại châu Âu, hơn một triệu người đã đón giao thừa tại cổng Brandebourg ở Berlin, biểu tượng của cuộc thống nhất nước Đức. Trước đó, thủ đô Luân Đôn của Anh cùng với hơn 250 000 người tiễn đưa năm cũ 2012 với nhiều sự kiện tốt đẹp từ Thế Vận Hội mùa hè cho đến kỷ niệm 60 năm nữ Hoàng Elisabeth đệ nhị.
Tại Pháp, mặc dù trời mưa, nhưng đại lộ Champs-Elysées cũng thu hút hơn 300 000 người Pháp và du khách quốc tế tiễn chân năm cũ, mừng năm mới, với rượu champagne tuôn như suối. Hầu như toàn thể chính phủ Pháp từ tổng thống, thủ tướng cho đến các bộ trưởng đều đón giao thừa với dân chúng. Tổng thống François Hollande thăm một bệnh viện, thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault dự lễ giao thừa với hiệp hội thiện nguyện công giáo trợ giúp người nghèo. Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls liên tiếp đi thăm các đơn vị cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho dân chúng đón Tết tại những khu vực « nóng » thường xảy ra nạn đốt xe trong tuần lễ cuối năm. Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian chọn Afghanistan để đón giao thừa với 1500 quân nhân Pháp mà nhiệm vụ trong lực lượng quốc tế sẽ kết thúc vào cuối năm 2014.
Giới truyền thông đặc biệt chấm điểm hai lễ bắn pháo bông được xem là huy hoàng nhất : Dubai với tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khilifa « bốc cháy » trong lửa hoa đăng và tại Rio de Janeiro, nơi mà lễ hội pháo hoa dài 16 phút đã thôi miên hơn 2 triệu người Brazil và du khách.
Cũng tại châu Mỹ La tinh, Venezuela đã hủy bỏ lễ hội chào đón năm mới, vì thông tin về tình trạng sức khỏe của tổng thống Hugo Chavez không được khả quan.
Tại Hoa Kỳ, khoảng một triệu người đón năm 2013 ở quảng trường Times Square với quả cầu truyền thống đa màu. Trước đó, tổng thống Obama, trong thông điệp mừng năm mới, thông báo Nhà Trắng và đối thủ Cộng Hòa đã đạt được thỏa hiệp vào giờ chót, tránh cho Hoa Kỳ rơi vào « bờ vực ngân sách » và nỗi ám ảnh xảy ra một cuộc khủng hoảng mới về kinh tế cho toàn cầu.
Tuy ngày tận thế không xảy ra, nhưng đối với người dân Syria, năm mới cũng tang thương như năm cũ : 102 người chết, trong số này có 42 thường dân thiệt mạng vì các trận giao tranh trong ngày cuối năm.
tags: Chính trị - Khủng bố - Kinh tế - Quốc tế


NĂM MỚI 2013 TẠI SIDNEY ÚC CHÂU

Dân Sydney đến dành chổ ngồi coi pháo bông 12g đêm 31/12/12.
Họ đến đay từ sáng sớm, chịu trận dang nắng suốt một ngày...

 

No comments:

Post a Comment