GIA HỘI * TIN NGẮN THẾ GIỚI
*
TIN THẾ GIỚIGia Hội
I. TIN NGA MỸ
Sau khi bà Clinton làm bộ trưởng ngoại giao, Nga và Mỹ đã xích lại gần nhau. Trước đây vài tháng, quân đội Nato đã diễn hành tại Quảng trường Đỏ tại Nga. Trong thánh sáu này, Medvedev tới Hoa Kỳ.
Ông Geithner nói chuyện với BBC trước cuộc họp thượng đỉnh của khối G20 cuối tuần tại Canada. Ông nói thành viên G20 sẽ "tập trung giải quyết thách thức của tăng trưởng và hồi phục niềm tin", và cuộc họp tại Toronto sẽ tìm giải pháp.Geithner thừa nhận Mỹ không còn là động lực của kinh tế thế giới. Timothy Geithner nói thế giới "không thể phục thuộc vào kinh tế Mỹ" như từng xảy ra trong quá khứ. Gần đây ông Geithner đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì cách thức giải quyết vụ tiền thưởng của công ty bảo hiểm AIG.Nhiều câu hỏi đặt ra liệu Bộ trưởng Ngân khố biết gì về quy mô to lớn của tiền thưởng, khi giờ đây tin mới nhất nói rằng các giám đốc của AIG chia nhau 218 triệu USD, thay vì 165 triệu USD như trước đây. Tuy nhiên tổng thông Obama vẫn tín nhiệm ông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100625_geithner_us_econ.shtml
III. SƯ NHẤT HẠNH
TIN THẾ GIỚIGia Hội
I. TIN NGA MỸ
Sau khi bà Clinton làm bộ trưởng ngoại giao, Nga và Mỹ đã xích lại gần nhau. Trước đây vài tháng, quân đội Nato đã diễn hành tại Quảng trường Đỏ tại Nga. Trong thánh sáu này, Medvedev tới Hoa Kỳ.
Tổng
thống Nga Dmitry Medvedev và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mở
đường cho sự hồi phục quan hệ song phương. Lên tiếng sau cuộc hội đàm
tại Tòa Bạch ốc, ông Obama nói hai tổng thống đã "thành công trong
việc tái khởi động mối quan hệ". Ông nói Hoa Kỳ
nay ủng hộ Nga vào Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO.
II.MỸ & CHÂU ÂUÔng Geithner nói chuyện với BBC trước cuộc họp thượng đỉnh của khối G20 cuối tuần tại Canada. Ông nói thành viên G20 sẽ "tập trung giải quyết thách thức của tăng trưởng và hồi phục niềm tin", và cuộc họp tại Toronto sẽ tìm giải pháp.Geithner thừa nhận Mỹ không còn là động lực của kinh tế thế giới. Timothy Geithner nói thế giới "không thể phục thuộc vào kinh tế Mỹ" như từng xảy ra trong quá khứ. Gần đây ông Geithner đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì cách thức giải quyết vụ tiền thưởng của công ty bảo hiểm AIG.Nhiều câu hỏi đặt ra liệu Bộ trưởng Ngân khố biết gì về quy mô to lớn của tiền thưởng, khi giờ đây tin mới nhất nói rằng các giám đốc của AIG chia nhau 218 triệu USD, thay vì 165 triệu USD như trước đây. Tuy nhiên tổng thông Obama vẫn tín nhiệm ông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100625_geithner_us_econ.shtml
III. SƯ NHẤT HẠNH
Tin cho hay khoảng 50 tăng ni theo phái môn Làng Mai từng tu tập
tại Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, đang làm thủ tục để sang Hoa
Kỳ. Tờ nhật báo địa phương tại Naples, bang Florida, cho hay một
hãng luật cũng ở tiểu bang này đang lo chiếu khán cho các
tăng ni Bát Nhã, từng bị ép buộc phải rời tu viện trong vụ lộn
xộn thu hút chú ý của dư luận hồi tháng Chín năm ngoái.
Công
ty có tên Cohen & Grigsby, đặt tại Bonita Springs, đang làm
thủ tục cho 52 tăng ni vào Mỹ theo diện hoạt động tôn giáo
không định cư (non-immigrant religious worker). Đại diện của hãng
này nói 30 bộ hồ sơ đã được hoàn tất. 7
tăng sinh theo Làng Mai từ Việt Nam đã tới bang California hôm thứ
Hai 21/06. Những người này sẽ chỉ được phép
ở Mỹ trong thời hạn nhất định và không được nhập
cư.ttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_batnha_us.shtml
Rất
nhiều người từng là "tù nhân lương tâm" nhưng sau khi sang Mỹ thì
chuyển hướng, không còn tranh đấu mà đi về Việt Nam như mắc cửi! E họ
cũng là những kẻ điệp viên dùng khổ nhục kế, lợi dụng lòng nhân đạo của
Âu Mỹ để sang hoạt động tại Âu Mỹ, nhất là để đánh phá cộng động hải
ngoại.
*
HÀM ĐAN * PHỞ
*
Phở ....
TRĂM NĂM NHÌN LẠI!
1.
Phở là niềm vinh dự của người Việt và đất Việt, nhưng nhắc đến phở là
người ta đột nhiên gắn nó với Hà Nội. Người Hà Nội được tiếng thế lấy
làm tự hào lắm. Tự hào là một chuyện còn có hiểu biết về phở thì dám
chắc trừ mấy ông bên ngành xã hội “nhăn răng” (nhân văn) thì cũng chẳng
mấy ai biết rõ. Nguồn gốc của phở đang còn nhiều tồn nghi vì nhiều
người cho rằng quê hương của phở là ở Nam Định; nhưng có điều chắc chắn
những bước thăng trầm của phở đều diễn ra ở Hà Nội. Người ta có thể
viết lịch sử Hà Nội thế kỷ XX thông qua các cuộc chiến nhưng cũng có
thể viết song hành lịch sử Hà Nội cùng với phở. Phở không chỉ là món
ăn, phở là một kí ức. 2. Năm 1909, nhà tư sản dân tộc Bạch Thái
Bưởi bắt đầu kinh doanh vận tải đường sông. Với tinh thần dân tộc, ông
chỉ tuyển dụng nhân công người Việt. Bến sông Hồng trở nên đông đúc, hệ
quả là tạo ra nhu cầu ẩm thực cho người bình dân. Các hàng quán ăn
dựng ở bến sông, trong đó có món “xáo trâu”. Hình ảnh gánh “xáo trâu”
đầu thế kỷ có thể hình dung được qua gánh đánh đa riêu cua bây giờ.
Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.
Trên
kia là cái thuyết ra đời của phở được nhiều người chấp nhận nhất. Việc
tìm chính xác năm ra đời của phở gần như không thể. Chỉ có mấy tư liệu
vắn tắt đáng tin cậy: Nguyễn Công Hoan (sinh năm 1904) người được
xem là có trí nhớ tốt nhất trong số các nhà văn đã viết: “1913…trọ số 8
Hàng Hài…thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu
(có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong đã khá thịnh hành nên bị chính quyền đánh
thuế: “…người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Tính ra mỗi
năm là 73 đồng”.
Đặc
biệt, Henri Oger chỉ ở Việt Nam có hai năm 1908 - 1909 đã cho vẽ lại
hình ảnh phở gánh trong cuốn sách tranh: “Kỹ thuật của người An Nam”
(bản tiếng Việt xuất bản năm 2009). …. Vậy phở ra đời chỉ
trong khoảng 1900 đến 1910, tính ra vào dịp kỷ niệm Hà Nội nghìn năm
cũng có thể kỷ niệm một trăm năm phở.
3.
Nói kỷ niệm phở cho có không khí long trọng, thêm hoạt động cho đất
rồng bay nghìn tuổi chứ phở đã quá nổi tiếng, kỷ niệm chỉ tốn tiền
thuế. Và nhất là vui vẻ gì khi phở đang khiến người ta “ăn phở khó thấy
ngon”.
Hàm Đan
*
Phở ....
TRĂM NĂM NHÌN LẠI!
Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.
Thấy
món quà người Việt đắt hàng, các chú khách (cách gọi người Hoa) cũng
quảy gánh bán “xáo bò”. Từ Ô Quan Chưởng lan khắp Hà Nội. Các chú khách
gọi món này là “Ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) nhưng khi rao lên lai
Hán Việt thành ra: “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hoá,
rút gọn thành: “phắn a”! “phớ ơ”! cuối cùng định ra cái tên “Phở”. Điều
này có thể đúng, vì người Việt là chuyên nói tắt như Vũng Tàu được
người Pháp gọi Cap Saint Jacques nhưng người Việt gọi tắt là Cấp cho nó
tiện. Danh từ “Phở” được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn
Việt Nam tự điển (xuất bản năm 1931) do hội Khai trí Tiến Đức soạn có
ghi rõ tên phở bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng
bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.
Lúc
sắp qua đời, Nguyễn Tuân có đồng ý với ý kiến của một bạn văn rằng:
phở phản ánh trung thực cho bộ mặt xã hội. Nói thế e quá chăng? Hay lại
cái bệnh “cường điệu”, “ngoa dụ” từ các ông nhà văn? Thực tế ý nghĩ đó
lại hoàn toàn chính xác.
Phở
ra đời từ nhu cầu cuộc sống của nhân dân đầu thế kỷ. Thời điểm này, Hà
Nội là mảnh đất mà các nền văn minh va chạm với nhau. Sau phở nước, có
thêm phở xào. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng
khoảng (1929 - 1933). Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây
với nước sốt xệt thêm rau xà lách búp, cà rốt xu hào ngâm dấm ăn kèm.
Rõ ràng ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng mạnh như thế nào. Dấu ấn ẩm thực Tàu
cũng hiện diện trong phở. Đầu năm 1928, ở con phố Jean De Puis (nay là
phố Hàng Chiếu) có món phở có vị hung lìu, dầu vừng, đậu phụ. Thạch Lam
đại diện cho khẩu vị người Việt đầu thế kỷ chê thẳng thừng những “phát
minh” với cách “nói mát” là “phở cải lương”.
Những
năm sau, chiến tranh liên miên. Cuộc sống thời chiến là cuộc sống đặc
biệt, bất bình thường. Phở cũng thích ứng thời chiến trở nên có nhiều
điều kì quái. “Phở không người lái” 3 hào lõng bõng nước và bánh phở, 5
hào có thịt nhưng thời chiến đào đâu ra thịt ngon. Đến cả gia vị là
chanh ớt, hạt tiêu bói cũng không có. Tất cả đều phân phối, tem phiếu.
Không khí ăn càng tệ hại. Tô Hoài hay ăn phở đêm ở chỗ hàng ông Thìn
Hàng Dầu, đang ăn mà máy bay rú ầm lên, lại bưng cả bát phở xuống hầm
tránh bom. Phở vẫn sống nhưng dưới mác “phở mậu dịch”. Thực phẩm khan
hiếm, dân gian nghĩ ra phở cơm nguội, phở quẩy. Người ta ăn phở để no.
Từ cái thời ăn dễ dãi đó di họa không ít cho “gu” phở ngày nay.
Phở
mang đặc tính linh hoạt mềm dẻo của người Việt. Thời thực dân có lệnh
cấm thứ sáu không được bán thịt bò. Trong cái khó ló cái khôn, người ta
nghĩ ra phở gà. Bát phở gà với húng láng, gà ta, thêm ít lá chanh…
khiến từ sản phẩm “chính thống” phở bò lao đao. Phở gần giống một thứ
đạo, đi đâu nó cũng tự biến đổi thành các tùy thể để phù hợp cái “gu”
của dân bản xứ. Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư miền Nam,
phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài gòn đẩy các
xe, quán hủ tiếu, mì vằn thắn vào đường hẻm hoặc cứ địa người Hoa trong
Chợ lớn. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi,
dễ thích nghi thêm giá sống, rau thơm, thêm sắc ngọt của đường. Tô phở
trong Nam đầy nước và cái đến nỗi người Bắc vào chơi ít khi ăn hết một
tô.
4.
Hà Nội – thánh địa của phở, giờ đây luôn đầy rẫy cửa hàng chuyên về
phở. Loạn đến độ không biết thế nào là phở ngon. Hồi trước 1954, giới
sành ăn đánh giá một bát phở ngon là: Nước dùng ninh từ xương bò đúng 6
tiếng, thịt bò thứ thiệt không lẫn các thứ thịt “giời ơi” khác. Bánh
phở không nát. Thịt bò chín thái mỏng. Thường người ta chỉ dùng hạt
tiêu không dùng chanh, ớt, đường để được hưởng vị ngọt của nước dùng
xương.
Nay, có vẻ như sự ngon của phở gắn với sở thích của từng cái
nhân. Có vị chỉ chuyên ăn phở gà, độc hơn chỉ ăn phở… phao câu. Có vị
ăn phở cho mấy thìa nước tương cay như ăn bún bò Huế… Đến đây, thiết
nghĩ, có thể gắn cho phở hiện nay thêm một ý nghĩa nữa theo một câu
cách ngôn nổi tiếng: hãy nói cho tôi biết anh ăn phở gì tôi sẽ nói anh
là người thế nào! Cũng có những người ở thời hiện đại ăn phở như đặc
sản. Họ không ăn hàng ngày mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức. Họ quan
niệm: phở ngon là phở do mình nấu. Các hàng phở ngày nay chạy theo lợi
nhuận. Nước dùng có thể ninh 6 tiếng nhưng không hẳn chỉ mỗi xương bò.
Đã thế lại còn pha chế để bán được nhiều thành thử khiến nước dùng chẳng
còn vị ngọt nguyên chất nữa. Họ cứu chữa bằng cách cho mì chính. Chẳng
thế mà, lắm khi đến hàng phở cứ phải dặn nhà bếp: “Một bát phở không
mì chính”. Không trách các nhà hàng được vì họ kinh doanh thì phải lời,
với lại phở xuống cấp mà có ai kêu đâu người ta vẫn cứ ăn phở rào rào,
thành thử cần gì phải nghiêm túc học tập các “cụ âm lịch”. Những
kẻ ngoan cố cuối cùng có tôn chỉ riêng: Muốn ăn phở ngon hãy tự nấu
lấy. Nguyên liệu sẵn và thực ra nấu phở cũng không mất thời gian như
người ta hay nghĩ. Về cách nấu phở ngon đã có sách. Nhiệm vụ của bài
báo này không phải để dạy cách nấu phở! Mà là thứ “văn chơi” loanh
quanh về phở như cách “ăn chơi” phở từ trăm năm nay. Hàm Đan
*
RFA * TRUNG HOA & MỸ
*
Đằng sau sự lạnh nhạt quân sự là một Trung Quốc mạnh mẽ hơn
Những lời nói được tuôn ra như loạt súng bắn được thể hiện hôm thứ bảy tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng của 28 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương tham dự, ngoài những nước khác là ông Robert M. Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tướng Mã đã cho vào bài phát biểu của mình những nhát đâm ngụy trang công khai nhắm vào Hoa Kỳ. Ông nói: "Tâm lý chiến tranh lạnh vẫn còn tồn tại" vào các quốc gia vô danh, với "mối đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác" – ngôn ngữ ám chỉ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình.
Trong bài phát biểu, ông Gates thậm chí còn thẳng thừng hơn. Ông nói, quan hệ quân sự giữa quốc gia là “trì hoãn” trong vấn đề Đài Loan, mặc dù việc bán vũ khí cho Đài Loan “đã xảy ra trong thực tế nhiều thập kỷ qua”. Trung Quốc không thể thay đổi thực tế đó, ông nói – và trong mọi trường hợp, Washington không không hỗ trợ Đài Loan độc lập, tách khỏi đại lục.
Nếu tách riêng ra, các sự kiện có ý nghĩa rất ít. Các chuyên gia nói về quan hệ quân sự Trung – Mỹ thường xuyên sử dụng những từ như “chim hải âu lớn” và “cối đá xay” để mô tả tác động về sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh. Đôi khi, sự ngờ vực và thù địch xác định các cuộc họp giữa các lãnh đạo quân sự.
Nhưng có một điều: sự quyết đoán ngày càng gia tăng trong các vấn đề kinh tế và ngoại giao toàn cầu của lãnh đạo Trung Quốc. Những người ủng hộ một Trung Quốc cứng rắn và theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn đã đạt được ảnh hưởng trong 6-12 tháng qua, và ảnh hưởng của họ đang được cảm nhận nhiều hơn trong các chính sách cả ở trong lẫn ngoài nước.
Đối với một số nhà phân tích phương Tây, cho rằng phương pháp tiếp cận cơ bản của chính phủ Obama đối với Trung Quốc – làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu bằng cách cho Bắc Kinh có vị trí lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – cần phải xem lại.
Ông David Shambaugh, một chuyên gia hàng đầu về Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc tại Đại học George Washington, nói: “Hiện có thay đổi lớn thực sự và thái độ cứng rắn trong suy nghĩ của chính phủ Trung Quốc về mối quan hệ với Hoa Kỳ trong vòng sáu hoặc tám tháng qua. Trong bối cảnh này, Washington cần phải tiến hành đánh giá toàn bộ chính sách và chiến lược Trung Quốc của mình, từ trên xuống dưới”.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia phân tích Bắc Kinh, thuộc International Crisis Group cho biết, hy vọng của chính phủ Obama sẽ hợp tác với Bắc Kinh "đã lạc quan hơn so với kịch bản hiện tại" (*).
"Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có các giá trị, mục tiêu và khả năng cơ bản khác nhau". Bà nói, dẫn giải rằng Trung Quốc bị thúc giục, miễn cưỡng đi tìm sự thật trong vụ đánh chìm tàu Nam Hàn, một cuộc tấn công mà điều tra quốc tế xác định đó là việc làm của Bắc Hàn.
Đòi hỏi của Trung Quốc là quốc gia mặc cả với quốc gia, để Bắc Kinh có được thuận lợi hơn trong quyết định đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Hoa Kỳ không thành công nhiều trong việc thuyết phục Trung Quốc trở thành đối tác ở Liên Hiệp Quốc, không chỉ chống lại Bắc Triều Tiên mà còn chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đang ngày càng bối rối hơn về điều mà họ xem như sự hạn chế không công bằng về khả năng của họ, để cạnh tranh với các công ty nội địa trong thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển của Trung Quốc, mặc dù (có được) sự cam đoan của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng không rõ về sự thù địch của quân đội Trung Quốc phản ánh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, ngoại trừ ra lệnh cho nó. Thật vậy, một phần của vấn đề là không ai bên ngoài Bắc Kinh chắc chắn rằng làm thế nào để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thảo ra chính sách ngoại giao của họ đối với Hoa Kỳ – một quốc gia, bằng sự đo lường của Bắc Kinh, thì xa và ở trên đối tác quan trọng nhất của họ.
Không ai biết được đâu là sự thật. Chính sách đối với Hoa Kỳ – đặc biệt là chính sách quân sự – được bịa ra trong một hộp đen ở các cấp cao nhất của chính phủ, ông Swaine và những người khác nói.
Ông Gates có thể đã cho các quan chức quân sự Trung Quốc một cái tát cần thiết vào mặt với những nhận xét của ông ở Singapore. Hoặc có thể ông đã đi quá giới hạn của mình.
Ông Shi Yinhong, chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói: “Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là các tướng Trung Quốc, có thể thấy hơi khó để đón nhận”.
Jonathan Ansfield viết bài với nghiên cứu do Li Bibo đóng góp.
--------
(*) Ý của bà Stephanie: Chính phủ Obama hy vọng hợp tác với Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội hơn cho Trung Quốc trên trường quốc tế, để TQ giúp Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng có lẽ Hoa Kỳ đã quá lạc quan so với những gì đang diễn ra trên thực tế.
Đằng sau sự lạnh nhạt quân sự là một Trung Quốc mạnh mẽ hơn
Ngọc Thu lược dịch từ The New York Times
2010-06-24
Nếu bất cứ người nào đã từng nghi ngờ sự trao đổi gay gắt tại hội nghị Singapore cuối tuần qua thì đã rõ: quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc đang đóng băng rất sâu.
AFP PHOTO / Rod LAMKEY JR
Mỹ - Trung khẩu chiến
Điều thực sự nghi ngờ là, liệu có những vấn đề gai góc trong mối quan hệ rộng hơn giữa hai quốc gia, hay là điềm gở trong tương lai.Những lời nói được tuôn ra như loạt súng bắn được thể hiện hôm thứ bảy tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng của 28 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương tham dự, ngoài những nước khác là ông Robert M. Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tướng Mã đã cho vào bài phát biểu của mình những nhát đâm ngụy trang công khai nhắm vào Hoa Kỳ. Ông nói: "Tâm lý chiến tranh lạnh vẫn còn tồn tại" vào các quốc gia vô danh, với "mối đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác" – ngôn ngữ ám chỉ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình.
Trong bài phát biểu, ông Gates thậm chí còn thẳng thừng hơn. Ông nói, quan hệ quân sự giữa quốc gia là “trì hoãn” trong vấn đề Đài Loan, mặc dù việc bán vũ khí cho Đài Loan “đã xảy ra trong thực tế nhiều thập kỷ qua”. Trung Quốc không thể thay đổi thực tế đó, ông nói – và trong mọi trường hợp, Washington không không hỗ trợ Đài Loan độc lập, tách khỏi đại lục.
Nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tình hình hiện nay là một trong những điều quân đội có đồ chơi trong tay và tự đề cao về vấn đề này.Việc đấu khẩu đó diễn ra sau khi Trung Quốc chính thức từ chối đề nghị của ông Gates đến Bắc Kinh cuối tuần qua trong chuyến thăm hiện tại của ông ở châu Á. Và cũng theo sau bài thuyết trình của một đô đốc Trung Quốc, bất ngờ đay nghiến về quyền bá chủ của "Mỹ", trong một phiên họp riêng cuối tháng qua về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tại Bắc Kinh, đã làm cho các nhà ngoại giao Mỹ tức giận, là dấu hiệu cho thấy hai thái độ khác nhau giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc.
Ông Michael Swaine
Nếu tách riêng ra, các sự kiện có ý nghĩa rất ít. Các chuyên gia nói về quan hệ quân sự Trung – Mỹ thường xuyên sử dụng những từ như “chim hải âu lớn” và “cối đá xay” để mô tả tác động về sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh. Đôi khi, sự ngờ vực và thù địch xác định các cuộc họp giữa các lãnh đạo quân sự.
Nhưng có một điều: sự quyết đoán ngày càng gia tăng trong các vấn đề kinh tế và ngoại giao toàn cầu của lãnh đạo Trung Quốc. Những người ủng hộ một Trung Quốc cứng rắn và theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn đã đạt được ảnh hưởng trong 6-12 tháng qua, và ảnh hưởng của họ đang được cảm nhận nhiều hơn trong các chính sách cả ở trong lẫn ngoài nước.
Đối với một số nhà phân tích phương Tây, cho rằng phương pháp tiếp cận cơ bản của chính phủ Obama đối với Trung Quốc – làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu bằng cách cho Bắc Kinh có vị trí lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – cần phải xem lại.
Ông David Shambaugh, một chuyên gia hàng đầu về Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc tại Đại học George Washington, nói: “Hiện có thay đổi lớn thực sự và thái độ cứng rắn trong suy nghĩ của chính phủ Trung Quốc về mối quan hệ với Hoa Kỳ trong vòng sáu hoặc tám tháng qua. Trong bối cảnh này, Washington cần phải tiến hành đánh giá toàn bộ chính sách và chiến lược Trung Quốc của mình, từ trên xuống dưới”.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia phân tích Bắc Kinh, thuộc International Crisis Group cho biết, hy vọng của chính phủ Obama sẽ hợp tác với Bắc Kinh "đã lạc quan hơn so với kịch bản hiện tại" (*).
"Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có các giá trị, mục tiêu và khả năng cơ bản khác nhau". Bà nói, dẫn giải rằng Trung Quốc bị thúc giục, miễn cưỡng đi tìm sự thật trong vụ đánh chìm tàu Nam Hàn, một cuộc tấn công mà điều tra quốc tế xác định đó là việc làm của Bắc Hàn.
Chính sách của Trung Quốc
Dấu hiệu về chính sách cứng rắn của Trung Quốc có thể dễ dàng tìm thấy. Gần đây, Bắc Kinh đã thông qua một lập trường mới, cứng rắn hơn trong các tuyên bố về các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, nói với Philippines, Indonesia, Việt Nam và các nước tranh chấp khác rằng, các hòn đảo là "lợi ích cốt lõi", vượt ra khỏi giải quyết về các đàm phán trong khu vực.Đòi hỏi của Trung Quốc là quốc gia mặc cả với quốc gia, để Bắc Kinh có được thuận lợi hơn trong quyết định đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Hoa Kỳ không thành công nhiều trong việc thuyết phục Trung Quốc trở thành đối tác ở Liên Hiệp Quốc, không chỉ chống lại Bắc Triều Tiên mà còn chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đang ngày càng bối rối hơn về điều mà họ xem như sự hạn chế không công bằng về khả năng của họ, để cạnh tranh với các công ty nội địa trong thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển của Trung Quốc, mặc dù (có được) sự cam đoan của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng không rõ về sự thù địch của quân đội Trung Quốc phản ánh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, ngoại trừ ra lệnh cho nó. Thật vậy, một phần của vấn đề là không ai bên ngoài Bắc Kinh chắc chắn rằng làm thế nào để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thảo ra chính sách ngoại giao của họ đối với Hoa Kỳ – một quốc gia, bằng sự đo lường của Bắc Kinh, thì xa và ở trên đối tác quan trọng nhất của họ.
Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy hơi khó để đón nhận.Ông Michael Swaine, một học giả Trung Quốc thuộc Quỹ Carnegie cho Hòa bình Quốc tế, nói: “Nếu không muốn nói là tất cả, nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tình hình hiện nay là một trong những điều quân đội có đồ chơi trong tay và tự đề cao về vấn đề này. Đảng Cộng sản và bộ máy ngoại giao thật sự không hài lòng về nó, nhưng phải đi cùng với nó”.
Ông Shi Yinhong
Không ai biết được đâu là sự thật. Chính sách đối với Hoa Kỳ – đặc biệt là chính sách quân sự – được bịa ra trong một hộp đen ở các cấp cao nhất của chính phủ, ông Swaine và những người khác nói.
Ông Gates có thể đã cho các quan chức quân sự Trung Quốc một cái tát cần thiết vào mặt với những nhận xét của ông ở Singapore. Hoặc có thể ông đã đi quá giới hạn của mình.
Ông Shi Yinhong, chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói: “Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là các tướng Trung Quốc, có thể thấy hơi khó để đón nhận”.
Jonathan Ansfield viết bài với nghiên cứu do Li Bibo đóng góp.
--------
(*) Ý của bà Stephanie: Chính phủ Obama hy vọng hợp tác với Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội hơn cho Trung Quốc trên trường quốc tế, để TQ giúp Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng có lẽ Hoa Kỳ đã quá lạc quan so với những gì đang diễn ra trên thực tế.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
BBC * CỰU CHIẾN BINH CỘNG SẢN *
Cựu chiến binh kiến nghị với Đảng
Hồi cuối năm 2008, ông Vũ Minh Trí gửi đơn lên Bộ Chính trị và các cấp lãnh đạo về những bê bối mà theo ông đã xảy ra ở Tổng cục II, quy trách nhiệm cho người đứng đầu tổng cục này lúc đó là ông Nguyễn Chí Vịnh. Tháng Hai năm nay, ông Trí nhận quyết định tước quân hàm sỹ quan và khai trừ tư cách Đảng viên Đảng cộng sản.
Phản ứng trước việc này, mới đây 38 nhân vật là cựu tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp và đảng viên lão thành cách mạng đã gửi thư lên các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước để bày tỏ sự "hết sức bất bình".
Bức thư được tung lên mạng internet với chữ ký của các nhân vật có tên tuổi và đóng góp cho cách mạng Việt Nam như Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh..., nêu hai kiến nghị.
Kiến
nghị thứ nhất là yêu cầu các bậc lãnh đạo "nghiêm túc xem
xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt để các vụ
tiêu cực đã và đang xảy ra ở Tổng cục II".
Kiến nghị thứ hai đòi đình chỉ công tác và không cơ cấu dự đại hội XI cũng như không được vào danh sách bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đối với ông Nguyễn Chí Vịnh, nay là Trung tướng và đã chuyển sang nhậm chức Thứ trưởng Quốc phòng.
Bức thư kết thúc với lời "chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí".
Các cáo buộc liên quan hoạt động của cơ quan tình báo quân đội đã được đưa ra một vài năm nay. Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tháng 6/2009 cũng đã từng gửi thư lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản yêu cầu điều tra xem xét để xử lý vi phạm mà đơn tố cáo của ông Vũ Minh Trí đề cập tới.
Không thấy bất cứ thông tin nào nói về phản hồi của lãnh đạo trong nước trước các khuyến nghị của Tướng Giáp.
Thư đề ngày 22/04/2010 được gửi tới Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương cùng các ủy viên Trung ương khóa X.
Tuy vẫn gọi các vị đang cầm quyền là "đồng chí", lá thư trích nhiều ý kiến nói là của nhân dân và dư luận để phê phán ban lãnh đạo hiện thời.
Các cựu cán bộ cao cấp, phần lớn đã trên 80 tuổi đời, 60-70 tuổi Đảng, viết "công tác nhân sự đại hội cần được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trong sáng và với trách nhiệm cao của mỗi đại biểu".
"Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào Ban Chấp hành Trung ương".
Những người ký tên trong thư đề xuất thay đổi điều lệ để tiến hành bầu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản trực tiếp trong đại hội. "Ban Chấp hành TW khoá XI không nên vượt số lượng 150, không nên cơ cấu rải đều Bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có ủy viên TW mà quan trọng là chất lượng".
Họ cũng yêu cầu tiếng nói lớn hơn cho đảng viên là cán bộ hưu trí.
Họ còn mạnh dạn góp ý cho bốn nhân vật quan trọng của Bộ Chính trị là Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW Tô Huy Rứa.
Các bậc lão thành cách mạng nhận xét và phân tích những cái được và chưa được của bốn vị nói trên, để rồi kết luận: "Cả bốn đồng chí đều đã tham gia hai đến ba nhiệm kỳ Ban Chấp hành TW và những bất cập và khuyết nhược điểm của các đồng chí, tín nhiệm của các đồng chí trong đảng viên và nhân dân giảm sút".
"Mong rằng nhiệm kỳ tới đây (Đại hội XI) các đồng chí nên thôi ứng cử, nhường chỗ cho các đồng chí khác để cho lòng tin đối với Đảng được nâng lên, Tổ quốc, dân tộc phát triển nhanh và các đồng chí cũng không mang tiếng tham quyền, cố vị."
Lá thư này có gần 20 chữ ký của các cựu tướng lĩnh và cán bộ cấp cao.
Từ nay cho tới khi Đại hội Đảng XI được tiến hành vào tháng 1/2011, người ta trông đợi sẽ có thêm những lá thư đóng góp ý kiến tương tự được gửi tới lãnh đạo Đảng Cộng sản.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_veterans_petition.shtml
*
Hàng
chục cựu chiến binh và nhà cách mạng lão thành đã gửi các
lá thư kiến nghị với Đảng và Nhà nước Việt Nam về các vấn
đề bức xúc và đề nghị bốn vị lãnh đạo thôi ứng cử kỳ
đại hội tới.
Gần đây nhất là lá thư
phản đối việc Bộ Quốc phòng kỷ luật trung tá Vũ Minh Trí -
cán bộ Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục II), người đã công khai
tố cáo các "sai phạm" ở cơ quan ông.Hồi cuối năm 2008, ông Vũ Minh Trí gửi đơn lên Bộ Chính trị và các cấp lãnh đạo về những bê bối mà theo ông đã xảy ra ở Tổng cục II, quy trách nhiệm cho người đứng đầu tổng cục này lúc đó là ông Nguyễn Chí Vịnh. Tháng Hai năm nay, ông Trí nhận quyết định tước quân hàm sỹ quan và khai trừ tư cách Đảng viên Đảng cộng sản.
Phản ứng trước việc này, mới đây 38 nhân vật là cựu tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp và đảng viên lão thành cách mạng đã gửi thư lên các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước để bày tỏ sự "hết sức bất bình".
Bức thư được tung lên mạng internet với chữ ký của các nhân vật có tên tuổi và đóng góp cho cách mạng Việt Nam như Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh..., nêu hai kiến nghị.
Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào Ban Chấp hành Trung ương.
Thư của các vị lão thành cách mạng
Kiến nghị thứ hai đòi đình chỉ công tác và không cơ cấu dự đại hội XI cũng như không được vào danh sách bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đối với ông Nguyễn Chí Vịnh, nay là Trung tướng và đã chuyển sang nhậm chức Thứ trưởng Quốc phòng.
Bức thư kết thúc với lời "chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí".
Các cáo buộc liên quan hoạt động của cơ quan tình báo quân đội đã được đưa ra một vài năm nay. Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tháng 6/2009 cũng đã từng gửi thư lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản yêu cầu điều tra xem xét để xử lý vi phạm mà đơn tố cáo của ông Vũ Minh Trí đề cập tới.
Không thấy bất cứ thông tin nào nói về phản hồi của lãnh đạo trong nước trước các khuyến nghị của Tướng Giáp.
Nhân sự Đại hội
Trước bức thư về vụ ông Vũ Minh Trí, các vị lão thành cách mạng và cựu tướng lĩnh còn gửi một thư khác để đóng góp cho công tác nhân sự Đại hội XI.Tuy vẫn gọi các vị đang cầm quyền là "đồng chí", lá thư trích nhiều ý kiến nói là của nhân dân và dư luận để phê phán ban lãnh đạo hiện thời.
Các cựu cán bộ cao cấp, phần lớn đã trên 80 tuổi đời, 60-70 tuổi Đảng, viết "công tác nhân sự đại hội cần được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trong sáng và với trách nhiệm cao của mỗi đại biểu".
"Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào Ban Chấp hành Trung ương".
Những người ký tên trong thư đề xuất thay đổi điều lệ để tiến hành bầu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản trực tiếp trong đại hội. "Ban Chấp hành TW khoá XI không nên vượt số lượng 150, không nên cơ cấu rải đều Bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có ủy viên TW mà quan trọng là chất lượng".
Họ cũng yêu cầu tiếng nói lớn hơn cho đảng viên là cán bộ hưu trí.
Họ còn mạnh dạn góp ý cho bốn nhân vật quan trọng của Bộ Chính trị là Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW Tô Huy Rứa.
Các bậc lão thành cách mạng nhận xét và phân tích những cái được và chưa được của bốn vị nói trên, để rồi kết luận: "Cả bốn đồng chí đều đã tham gia hai đến ba nhiệm kỳ Ban Chấp hành TW và những bất cập và khuyết nhược điểm của các đồng chí, tín nhiệm của các đồng chí trong đảng viên và nhân dân giảm sút".
"Mong rằng nhiệm kỳ tới đây (Đại hội XI) các đồng chí nên thôi ứng cử, nhường chỗ cho các đồng chí khác để cho lòng tin đối với Đảng được nâng lên, Tổ quốc, dân tộc phát triển nhanh và các đồng chí cũng không mang tiếng tham quyền, cố vị."
Lá thư này có gần 20 chữ ký của các cựu tướng lĩnh và cán bộ cấp cao.
Từ nay cho tới khi Đại hội Đảng XI được tiến hành vào tháng 1/2011, người ta trông đợi sẽ có thêm những lá thư đóng góp ý kiến tương tự được gửi tới lãnh đạo Đảng Cộng sản.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_veterans_petition.shtml
*
LÝ MINH HÀO * TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG
*
Một bổ sung quan trọng cho nền văn học kỷ nguyên Việt Nam.” Được biết thêm, Đô Đốc Elmo Zumwalt trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam leo thang là chỉ huy trưởng Chiến Dịch SEALORDS (Southeast Asia Lake Ocean River and Delta Strategy) phát xuất từ Căn Cứ Năm Căn (Cà Mau). Và qua thời “Việt Nam hóa Chiến tranh,” ông đề xuất và thi hành kế hoạch ACTO (Accelerate Turnover to the Vietnam) nhằm chuyển giao và trang bị quân cụ hải quân nhanh chóng cho Việt Nam (Theo “Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam” của Nguyễn Kỳ Phong).
Trong
suốt thời gian về làm việc tại vùng châu thổ Cửu
Long (Vùng 4), chủ yếu tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận, tác giả
do vai trò “case officer” trong ngành CIA nên luôn có dịp
gặp Tướng Hưng. Ngày đầu tiên diện kiến ông Tướng Tư
Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tác giả “hơi lấy làm lạ” về
cách đánh giặc và điều quân của Tướng Hưng là “thủ
nhiều hơn công” khi đôi bên trao đổi và thảo luận, về
kế hoạch quân sự trong vùng. “Tại sao lại đánh một
trận chiến đang thua?” tác giả thắc mắc thì tướng Hưng cười và
hỏi lại: “Tôi còn có những lựa chọn gì nữa đâu?” rồi chậm
rãi nói tiếp – “Đây là đất nước của tôi.”
*
Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng
LÝ MINH HÀO
Qua Ghi Chép Của Một Tình Báo Mỹ
Không chê người đáng khen
Không khen người đáng chê
(Cổ ngôn Trung Hoa)
James E Parker Jr., tác giả cuốn sách “Last Man Out – A Personal Account of the Vietnam War”,”
là một giới chức tình báo của CIA rời khỏi Việt Nam
cuối cùng vào ngày 1 tháng 5 (1975) sau mười năm phục vụ,
giai đoạn đầu với vai trò một quân nhân, và giai đoạn sau trong
ngành tình báo Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
tác giả tự hào là “I was among the first men in and I
was the last man out” và cuốn sách trên được Đô Đốc
Elmo Zumwalt, vị Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ trẻ tuổi
nhứt trong lịch sử hiện đại, đánh giá là “sống động
và thuyết phục…Không khen người đáng chê
(Cổ ngôn Trung Hoa)
Một bổ sung quan trọng cho nền văn học kỷ nguyên Việt Nam.” Được biết thêm, Đô Đốc Elmo Zumwalt trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam leo thang là chỉ huy trưởng Chiến Dịch SEALORDS (Southeast Asia Lake Ocean River and Delta Strategy) phát xuất từ Căn Cứ Năm Căn (Cà Mau). Và qua thời “Việt Nam hóa Chiến tranh,” ông đề xuất và thi hành kế hoạch ACTO (Accelerate Turnover to the Vietnam) nhằm chuyển giao và trang bị quân cụ hải quân nhanh chóng cho Việt Nam (Theo “Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam” của Nguyễn Kỳ Phong).
Đặc
biệt trong “Last Man Out” rải rác trong nhiều
chương, tác giả đề cập, qua ghi chép và nhận xét, đến nhiều nhân
vật quân sự tên tuổi mà ông có nhiều cơ hội và thời gian
làm việc chung, như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần
Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn. Tác giả mô tả tướng Nguyễn
Khoa Nam điềm đạm, làm việc mẫn cán, chu toàn trọng
trách tướng chỉ huy… Tướng Trần Văn Hai thâm trầm,
khép kín, hút thuốc nhiều, và có vẻ ít nhiều định
kiến với các cố vấn, giới chức Mỹ. Nhưng vị tướng này có tài
quân sự, đã cho tác giả biết trước vào ngày 22 tháng 4 là
Sàigòn đã bị Cộng Sản bao vây rồi sẽ “mất trong 7
ngày” sau đó, căn cứ theo sự thẩm định và ước đoán
tình hình quân sự và những biến chuyển chính trị rất
xấu cho miền Nam vào lúc bấy giờ. Tướng Hai nghiêm
mặt, nâng cao ly cà phê được đặt trong chiếc bình giữ ấm,
mời tác giả cụng ly để cầu nguyện cho những chiến sĩ đã hy sinh
và chúc lành cho nhau … Tác giả dành cho Đại Tá Hồ Ngọc
Cẩn (trong sách in là Canh, có lẽ tác giả quên cách
viết chữ Cẩn) sự cảm mến nồng hậu. Trước khi làm tỉnh
trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn đã nổi tiếng với
những chiến công, nhứt là những trận đánh giải vây
cho An Lộc, và một phần bên mặt bị thương, dù đã giải
phẫu chỉnh hình vẫn còn để lại vết sẹo dài dọc theo hàm. Tác giả
nhận xét Đại Tá Cẩn là “lính của lính, can trường và
thanh liêm” (he was a soldier’s soldier, brave and
incorruptible).
Riêng Tướng Lê Văn Hưng, tác giả James E. Parker, Jr. ghi lại nhiều chi tiết hơn.
Sau
nhiều tháng liên tục làm việc để lập mạng lưới tình
báo tại vùng châu thổ, tác giả ghi nhận tướng Hưng dành rất
nhiều thời giờ cho việc trận mạc: Sáng sớm thường đáp trực
thăng đi thị sát và trao đổi với các đơn vị trưởng địa
phương. Trở về họp tổng kết tại Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn
và thỉnh thoảng họp khẩn về đêm. Càng về sau tác giả
mới hiểu ra thêm tổng quan (outlook) của một ông
tướng Việt Nam trong cuộc chiến giữa những người Việt
Nam ngay trên quê hương của mình. Tướng Hưng tin rằng sự
chiến đấu thực sự cho vùng châu thổ đang diễn tiến ở những nơi
khác, có thể trong các cuộc họp hành ở Sài Gòn. Vả lại,
là một người theo đạo Phật, ông tin vào định mệnh,
những gì xảy ra với những hậu quả gì đem đến đều là
sự an bài, xếp đặt trong vạn vật cả.
Tuy
nhiên, tháng 2 năm 1975, theo đòi hỏi của cấp trên
từ Cần Thơ và Sài Gòn, Tướng Hưng đã phát lệnh tấn công một lực
lượng quân sự trọng yếu của Cộng Sản tại mạn đông của tỉnh
Chương Thiện, nằm trong một mật khu lâu đời thuộc rừng
U Minh – Theo tác giả, đây là chiến dịch động binh
lớn nhứt và khổ cực nhứt của Tướng Hưng với những
điều kiện khó khăn và phương tiện hạn hẹp. Chỉ còn
cách tấn công địch theo lối “liệu cơm mà gắp mắm”
thiếu hụt đủ thứ: Phi vụ không quân hạn chế nên không vận
chuyển kịp thời các quân cụ, khí giới nặng, điều động nhanh các
đơn vị chiến đấu tấn kích thần tốc.
Quân đội Hoa Kỳ tuy để lại nhiều súng đại bác nhưng thiếu đạn, còn nhiều mìn claymore nhưng không có đủ bộ phận khởi động (activators), còn nhiều loại đạn dược, nhưng ngòi nổ đã tịt! Tuy vậy nhờ sự chỉ huy tài giỏi, sự can trường và thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lực lượng cộng sản Bắc Việt đã bị đẩy lùi sâu vào rừng U-Minh khi kết thúc chiến dịch. Trận đánh lớn như vậy hẳn nhiên chiến trường tàn cuộc phải tang tóc, sự chết chóc và thương tật cả đôi bên phải nhiều. Tác giả ngậm ngùi ghi chép tâm trạng Tướng Hưng trong hoàn cảnh tàn cuộc chiến đó: General Hưng was not sure if he had, in fact, secured the net advantage. He had used much of his limited resources. For what? ... He suffered extensive casualties.
Tướng Hưng không biết chắc là trong thực tế mình có thắng lợi thực sự hay không. Ông ta gần như đã xả láng những gì còn có trong tay. Để cho gì đây? Ông đã chịu đựng bao thứ tai ương.
Quân đội Hoa Kỳ tuy để lại nhiều súng đại bác nhưng thiếu đạn, còn nhiều mìn claymore nhưng không có đủ bộ phận khởi động (activators), còn nhiều loại đạn dược, nhưng ngòi nổ đã tịt! Tuy vậy nhờ sự chỉ huy tài giỏi, sự can trường và thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lực lượng cộng sản Bắc Việt đã bị đẩy lùi sâu vào rừng U-Minh khi kết thúc chiến dịch. Trận đánh lớn như vậy hẳn nhiên chiến trường tàn cuộc phải tang tóc, sự chết chóc và thương tật cả đôi bên phải nhiều. Tác giả ngậm ngùi ghi chép tâm trạng Tướng Hưng trong hoàn cảnh tàn cuộc chiến đó: General Hưng was not sure if he had, in fact, secured the net advantage. He had used much of his limited resources. For what? ... He suffered extensive casualties.
Tướng Hưng không biết chắc là trong thực tế mình có thắng lợi thực sự hay không. Ông ta gần như đã xả láng những gì còn có trong tay. Để cho gì đây? Ông đã chịu đựng bao thứ tai ương.
Trong
con người võ tướng còn có một văn nhân. Tác giả đã
sống với Tướng Hưng những buổi chiều đằm thắm: Hỏi thăm chuyện
gia đình, bàn chuyện nước Mỹ, chuyện thời sự, thảo luận văn
chương. Kiến thức ông tướng uyên bác, nhiều nhà văn và
tác phẩm văn chương Mỹ ông đề cập phần tác giả còn
chưa đọc tới dù rằng là “mọt sách” đọc không dưới hai
ba cuốn sách mỗi tuần. Còn Tướng Hưng ưa kể chuyện
lịch sử Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương. Ông ăn
nói cân nhắc, từ tốn, luôn tươi cười, ngay cả những
khi tranh luận các vấn đề quan trọng. Tướng Hưng có được
những nét tự tin đặc biệt và quanh người ông như toát ra vẻ
thanh thản, trầm tĩnh. Tánh tình khả ái, rất dễ gây được
cảm tình của mọi người từ ông tướng đã thu phục “con
tim” của một điệp viên Mỹ, tạo thành tình bạn thân
thiết giữa hai người.
Và
tác giả đã dành riêng phần lời bạt (Epilogue) để kể
lại cái chết bi tráng, thương cảm của tướng Lê Văn Hưng. Dưới
đây là phần dịch của Lời Bạt.
Ngày
30 tháng 4 năm 1975, đúng lúc 7 giờ tối, Tướng Hưng,
Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
và cũng là người bạn của tôi, đã nhắn gọi vợ ông đến văn phòng
làm việc tại Cần Thơ. Tướng Hưng cho vợ biết là có mười
người dân địa phương đến thỉnh cầu ông đừng chống
trả với lực lượng Việt Cộng đang tiến quân vô thành
phố.
Họ
nói bọn Cộng Sản sẽ pháo kích nát Cần Thơ thành đống
gạch vụn và gây thương vong cho nhiều dân lành. Tướng
Hưng nói với vợ rằng ông hiểu rõ chuyện đó và đồng ý
sẽ không để thành phố Cần Thơ biến thành một bãi chiến
trường tuyệt vọng. Ông cũng cho biết kế hoạch khẩn cấp rút lui
cùng một số thuộc hạ vào một mật khu xa xôi vùng châu thổ
đã hẹn trước, nơi sự sống khó tồn tại. Đầu hàng giặc
không phải là một giải pháp lựa chọn.
Tướng
Hưng cũng không hề nghĩ tới việc diện kiến và thảo
luận với một quan chức Việt Cộng trách nhiệm trong vùng, Thượng
Tá Hoàng Văn Thạch, để bàn giao vùng Châu thổ Nam Bộ cho
Cộng Sản. Ông không bỏ nước để thoát thân. Ông có một
trách nhiệm với những quân nhân đã dành mạng sống của
họ ở lại vị trí trấn thủ. Ông đã ở lại bằng một lựa
chọn vinh dự. Ông phải tự quyết định sinh mạng của
mình.
Vợ của Tướng Hưng bật khóc
và năn nỉ ông hãy suy tính lại. “Tại sao mình không
thể bỏ ra ngoại quốc giống như những người khác?,” bà
hỏi chồng.
Tướng
Hưng lập lại lần nữa với vợ về trách nhiệm riêng đối
với xứ sở và binh lính. Ông ôn tồn và chậm rãi nối tiếp:
“Mình đừng để anh bị mất lòng kiên định. Giờ đây cứ đánh tiếp
cũng chỉ đem lại rắc rối và mất mát không những cho gia
đình và bà con mình, mà còn cho binh lính và dân lành
nữa. Và anh không muốn thấy mặt thằng Cộng Sản nào
hết.”
Rồi
Tướng Hưng đứng dậy, ôm vợ vào lòng, và rớt nước
mắt. Sau cùng, ông nói cùng vợ: “Lẹ lên đi mình, tới
mời Má và dẫn các con vô đây gặp anh.”
Khi người Má vợ và các con bước vô văn phòng làm việc của ông rồi, Tướng Hưng nói lời chia tay và cúi xuống hôn từng đứa con.
Bên ngoài văn phòng, nhiều sĩ quan và binh lính thuộc cấp lần lượt kéo tới, đứng sắp hàng ngoài sân, chờ đợi lệnh.
Tướng Hưng tuyên bố việc chiến đấu đã chấm dứt. Ông nói, nước đã mất là do lãnh đạo kém tại Sài Gòn, và xin thuộc cấp tha thứ lỗi cho ông, nếu như cá nhân ông đã có những lỗi lầm nào đó. Bầu không khí xung quanh nặng nề. “Tôi xin chấp nhận cái chết. Vĩnh biệt các anh em,” Tướng Hưng dứt câu.
Khi người Má vợ và các con bước vô văn phòng làm việc của ông rồi, Tướng Hưng nói lời chia tay và cúi xuống hôn từng đứa con.
Bên ngoài văn phòng, nhiều sĩ quan và binh lính thuộc cấp lần lượt kéo tới, đứng sắp hàng ngoài sân, chờ đợi lệnh.
Tướng Hưng tuyên bố việc chiến đấu đã chấm dứt. Ông nói, nước đã mất là do lãnh đạo kém tại Sài Gòn, và xin thuộc cấp tha thứ lỗi cho ông, nếu như cá nhân ông đã có những lỗi lầm nào đó. Bầu không khí xung quanh nặng nề. “Tôi xin chấp nhận cái chết. Vĩnh biệt các anh em,” Tướng Hưng dứt câu.
Tướng
Hưng đưa tay lên chào và đưa tay bắt từng người một.
Ông yêu cầu mọi người ra về. Một vài quân nhân vẫn
đứng tại chỗ không chịu lui bước, nên tướng Hưng buộc
lòng phải bước tới đẩy và giục họ về. Rồi ông bảo vợ
đừng có nài nỉ thêm điều gì nữa và chỉ một mình bước
vô văn phòng làm việc.
Chỉ trong khoảnh khắc sau đó vang lên một tiếng súng nổ. Tướng Hưng đã tự sát bằng súng. (Hết trích)
Chỉ trong khoảnh khắc sau đó vang lên một tiếng súng nổ. Tướng Hưng đã tự sát bằng súng. (Hết trích)
Sau
phần Lời Bạt, và xếp cuối trang sách “Last Man Out”
James E. Parker Jr. đã chọn bài thơ của một chiến binh Mỹ ẩn
danh (Làm tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, khoảng năm
1969). Từ và ý bài thơ hoa mỹ, lãng mạn và phảng phất
siêu thoát, nhưng dứt bằng một câu thơ đầy hào khí
tang bồng hồ thỉ như khí tiết của những chiến sĩ,
hiệp khách Đông Phương:
Do not stand by my grave and weep:
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there. I did not die.
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there. I did not die.
Tạm dịch nghĩa:
Đừng đứng bên mộ anh và nhỏ lệ:
Anh không ở trong mộ này. Anh không ngủ đâu em.
Anh là ngàn ngọn gió thổi khắp phương trời
Anh là kim cương lấp lánh trên tuyết lạnh
Anh là ánh nắng nhuộm vàng hạt lúa chín
Anh là giọt mưa của trời thu êm ả
Khi em thức giấc lúc ban mai thinh lặng
Anh là lực xua đàn chim vụt bay cao
Những cánh chim lặng lẽ lượn những đường vòng
Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc:
Anh không ở trong mộ này. Anh không chết đâu em.
Đừng đứng bên mộ anh và nhỏ lệ:
Anh không ở trong mộ này. Anh không ngủ đâu em.
Anh là ngàn ngọn gió thổi khắp phương trời
Anh là kim cương lấp lánh trên tuyết lạnh
Anh là ánh nắng nhuộm vàng hạt lúa chín
Anh là giọt mưa của trời thu êm ả
Khi em thức giấc lúc ban mai thinh lặng
Anh là lực xua đàn chim vụt bay cao
Những cánh chim lặng lẽ lượn những đường vòng
Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc:
Anh không ở trong mộ này. Anh không chết đâu em.
Bài
thơ không tựa và tác giả ẩn danh trên, tác giả James
E. Parker Jr. xếp liền ngay sau phần mô tả cái chết của Tướng
Hưng để xem như vòng hoa tang cho một ông tướng cốt cách hào
hoa. Bởi vì trong đời thường và trong quân ngũ, tướng
Hưng vẫn không giấu được ngay cả dưới lớp quân phục
những nét nho nhã và dáng hào hoa của một người đàn
ông. Nhiều người nhận xét, Tướng Lê Văn Hưng “có
tướng quan văn hơn là võ tướng,” chẳng qua ông quan
văn này phải khoác chiến y, áo giáp đỡ đạn trong thời chiến
và trên chiến trường mà thôi! Tướng Hưng cũng có tiếng là
“người chịu chơi,” nhứt là thời còn trai trẻ, sĩ quan
còn mang lon cấp úy, cấp tá, nhiều phen “quậy tới
bến” sau chiến trận được về lại hậu cứ nghỉ ngơi. Ôi,
đó là những năm anh còn trẻ của một người trai thời
ly loạn sống nay chết mai. Thiết nghĩ không ai quá
khắt khe đối với ông tướng.
Nhưng
rồi ông tướng không mấy năm sau đó cũng có cơ hội,
gặp thời thế để trả nợ chí trai và làm đẹp non sông: Khí tiết Lê
Văn Hưng đã thăng hoa giữa chiến trường Bình Long và hoa
anh hùng Lê Văn Hưng đã nở đẹp tại phòng tuyến An Lộc.
Và rồi hấp hối theo vận nước, phút cuối Lê Tướng
Quân đã chọn cái chết bi hùng để trở thành bất tử
trong lịch sử và quân sử Việt Nam.
Với
dụng ý vinh danh và tưởng niệm tướng Lê Văn Hưng,
nơi trang cuối của tác phẩm “Last Man Out,” tác giả James E
Parker, Jr. chính vì vậy đã xếp bài thơ không tựa, không tên
tác giả với câu thơ chấm dứt:
I am not there. I did not die.
I am not there. I did not die.
Và sau chót, một câu lập ngôn được xem như quân huấn của danh tướng Douglas MacArthur:“Duty, Honor, Country.”
http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=4746*
Thursday, June 24, 2010
THANH THANH * TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG
TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG
GIỮA MỘT TÌNH-HÌNH KHÓ-KHĂN
Tư-Lệnh Quân-Ðoàn I & Quân-Khu I Ngô Quang Trưởng
được hầu hết mọi người khâm-phục. Ông đã dành nhiều tâm-trí,
công-sức, và thì-giờ vào các cuộc hành-quân hơn là vào công việc
văn-phòng. Ông thường-xuyên mặc chiến-phục, đội mũ sắt, mang áo giáp,
bay đến tận từng đồn+chốt khắp Quân-Khu, để quan-sát, nghiên-cứu
tình-hình tại chỗ, và kiểm-tra tác-phong kỷ-luật của các cấp quân-nhân. Bản-thân
ông ít thích truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở
các nhà hàng ca+vũ+nhạc, khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng cấm luôn
cả các phòng trà ca-nhạc tổ-chức khiêu-vũ cho bất-cứ giới khách hàng
nào.
Ðó là tóm-tắt những nét chính về tướng Trưởng được nhiều người nhận thấy hoặc đồn miệng với nhau.
Riêng đối với tôi, ông còn là Ðại-Biểu Chính-Phủ, tức Thủ-Hiến,
của Vùng I, nhất là sau khi Tòa Ðại-Biểu Chính-Phủ đã bị giải-tán,
chức-vụ Phụ-Tá Hành-Chánh cho Tư-Lệnh Quân-Khu cũng bị bãi-bỏ luôn.
Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu cử-nhiệm các Tiểu-Khu-Trưởng và
Ðặc-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng. Tư-Lệnh
Quân-Ðoàn/Quân-Khu trực-tiếp điều-khiển Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng sở-tại,
đồng-thời cũng là Chủ-Tịch Hội-Ðồng Bình-Ðịnh & Phát-Triển cầm đầu
công-tác chuyên-môn của đa-số các Bộ quan-trọng thuộc Chính-Quyền
Trung-Ương thực-hiện trong lãnh-thổ Quân-Khu mình. Tóm lại, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng là Chính-Quyền tại Miền Trung.
Tôi
trích sao riêng gửi cho ông biết điều-khoản trong Sắc-Lệnh của
Thủ-Tướng quy-định việc tôi, Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt cấp Vùng,
trực-tiếp báo-cáo tình-hình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, liên-quan đến
an-ninh và chính-trị nội-bộ, thuộc thẩm-quyền của Ðại-Biểu Chính-Phủ,
là chức-vụ mà ông kiêm-nhiệm hiển-nhiên. Sau đó, tôi chính-thức
tường-trình lên ông những vấn-đề nội-chính của Quốc-Gia.
Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng
Tôi có trách-nhiệm trực-tiếp báo-cáo tình-hình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, song tôi ít gặp Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân-Khu I, nếu so-sánh với các Trung-Tướng Vĩnh Lộc, Lữ Lan, Ngô Du, Nguyễn Văn Toàn, như hồi tôi còn coi Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt ở Quân-Khu II. Trung-Tướng Trưởng dùng phần lớn thì-giờ của ông để đi thị-sát bên ngoài, ít ở văn-phòng.
Tuy thế, trong tâm-tưởng tôi cảm thấy gặp-gỡ và gần-gũi Tướng Trưởng thường-xuyên. Viên trung-tướng ấy, như ở Sài-Gòn
cũng như ở Vùng II tôi nghe nhiều người ca-tụng, quả là một nhân-vật
lý-tưởng của xã-hội đương-thời. Địa-vị của người quân-nhân đã được
nâng lên hàng đầu trong bốn giới, Quân Công Cán Chính, mà người
quân-nhân ấy lại đã ở trên đỉnh cao của cả cấp-bậc lẫn chức-vụ (“Tướng
Vùng” là “Lãnh Chúa” rồi). Nào là được đề-bạt lên chức-vụ cao hơn ở
Trung-Ương nhưng ông thoái-thác, tình-nguyện ở lại trấn-giữ vùng
địa-đầu đầy gian-nguy này của Quê Hương; nào là ông tận-tụy dồn hết
tâm-trí, công-sức và thì-giờ vào công-cuộc chống Cộng ngay ở trận
tiền, hiếm khi hưởng-lạc ở thị-thành; nào là ông được Tổ-Chức
Liên-Phòng Đông-Nam-Á (SEATO= South East Asia Treaty Organization) mời
qua Thái-Lan hằng tháng
thuyết-trình về nỗ-lực và kinh-nghiệm chiến-trường Việt-Nam; nào là
ông không có tham-vọng chính-trị nên được Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu tin yêu, an-tâm rằng ông sẽ không bao giờ ly-khai Trung-Ương như cựu Trung-Tướng Nguyễn Chánh Thi ngày xưa...
Một hôm, trong lúc chờ-đợi tập-trung tài-liệu để đem đi họp tại văn-phòng Đại-Tá Hoàng Mạnh Đáng, Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đoàn I và Quân-Khu I, một số sĩ-quan cao-cấp đã ngẫu-nhiên đề-cập với tôi về Trung-Tướng Trưởng:
nào là ông đã nghiêm-phạt một viên tướng Tư-Lệnh Sư-Đoàn vì liên-đới
chịu trách-nhiệm trong vụ một đơn-vị thuộc quyền lùa bò của dân-nhân;
nào là ông đã trừng-trị một đại-tá trưởng cơ-quan vì tham-nhũng đối
với ngân-sách Phát-Triển Nông-Thôn; nào là ông dùng trực-thăng bay
khắp Quân-Khu đích-thân kiểm-soát tình-hình mọi mặt, mọi nơi, kể cả
giám-sát tác-phong kỷ-luật của quân-nhân dọc đường cũng như tại các đồn
trại xa xôi, vào những ngày giờ bất-ngờ nhất; nào là ông chỉ mặc
chiến-phục với áo giáp, mũ sắt, sẵn-sàng tác-chiến bất-cứ lúc nào...
Dư-luận cũng đồn là ông đã từng tát tai một Bộ-Trưởng hãnh-tiến tại
phi-trường...
Vô-số việc làm điển-hỉnh của Tướng Trưởng
đã được kể lại với tôi bằng lời-lẽ và thái-độ đầy thán-phục, gây
trong tôi một xúc-động mạnh và một ấn-tượng sâu, đến nỗi sau đó, lúc
tôi leo lên giữa chừng cầu thang dẫn đến văn-phòng của Tướng Trưởng và Đại-Tá Đáng, thình-lình gặp Tướng Trưởng bước xuống, tôi bỗng khựng người. Sừng-sững trước tôi quả thật là hình-ảnh
vĩ-đại của một người-hùng mặc-áo-giáp đội-mũ-sắt, thực-tế mà
hoang-đường như trong huyền-thoại thời xưa. Ông hỏi tôi đến làm gì, tôi
nghẹn-ngào không nói nên lời, khiến Đại-Tá Lê Quang Nhơn, Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội, cùng đi với tôi, phải trả lời thay.
Thế là tôi đã có một lãnh-tụ chống Cộng khả-tín cho toàn Vùng Chiến-Thuật sôi-sục này.
Vấn Ðề Quân-Nhân Vô-Kỷ-Luật
Khi
người lính ở trong quân-sở hoặc quân-cứ thì quân-phong quân-kỷ có thể
được xem là việc riêng trong gia-đình Quân-Lực; nhưng một khi người
lính đã đi ra ngoài thì mọi ngôn-ngữ cử-chỉ dù nhỏ-nhặt cũng ít nhiều
ảnh-hưởng đến mối quan-hệ giữa Quân và Dân.
So
với tổng-số quân-nhân tại-ngũ thì tỷ-lệ cá-nhân vô-kỷ-luật chỉ là một
con số nhỏ; nhưng những việc làm sai-quấy của số ít này đã gây
bất-bình và ác-cảm không ít trong dân-nhân đối với binh-giới nói
chung, tạo thành một vấn-đề trong lĩnh-vực chính-trị nội-bộ của chế-độ
Việt-Nam Cộng-Hòa.
Khi
nào có một người nào vi-phạm luật-pháp hoặc luật-lệ hiện-hành mà mặc
quân-phục rõ-ràng hoặc tự-xưng là quân-nhân, thì Cảnh-Sát chỉ cần báo
cho Quân-Cảnh đến chấp-lý mà thôi. Thế là Cảnh-Sát, ở đây, là Cảnh-Sát
Sắc-Phục, không theo dõi, thống-kê, phân-loại, so-sánh tăng/giảm, tìm
hiểu nguyên-nhân, v.v...; vả lại, dù có muốn cũng không làm được, vì
không biết rõ tính-danh, số quân-tịch, cấp-bậc, đơn-vị, nội-dung sự
phạm-pháp, cách giải-quyết, và kết-quả thế nào.
Nhưng đó lại là một vấn-đề nội-chính. Nó
thuộc phạm-vi nghiên-cứu của Ngành Ðặc-Cảnh (Cảnh-Sát Ðặc-Biệt); nó
xảy ra trong vùng sinh-hoạt của người dân, là vùng mà tôi đã đề-nghị
và Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu sở-quan đã đồng-ý giao cho Ngành Ðặc-Cảnh chịu
trách-nhiệm về an-ninh chung; và nó cũng là một mục-tiêu hoạt-động
hằng ngày của chính trung-tướng Ngô Quang Trưởng.
Phải bảo-toàn hình-ảnh tốt đẹp của người chiến-sĩ đang hy-sinh xương
máu trên chiến-trường; phải duy-trì mối tình khắng-khít cá+nước quân
dân; phải xóa sạch mọi tì-vết, không để cho kẻ thù khai-thác vơ đũa cả
nắm chê-bai hàng-ngũ Quốc-Gia chúng ta.
Lần
đầu tiên là vào cuối năm 1973, tôi nêu đề-tài này lên trong một buổi
họp đặc-biệt của nhóm người tạm gọi là Ủy-Ban Phối-Hợp Tình-Báo
Quân-Khu I, mà Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng giao cho Đại-Tá Hoàng Mạnh Ðáng, Tham Mưu Trưởng, đại-diện, chủ-tọa các buổi họp hằng tuần. Tôi lấy quốc-lộ số I là con đường bộ huyết-mạch nối liền từ thủ-đô Sài-Gòn ra các Tỉnh Miền Trung và miệt ngoài, đoạn từ Sa-Huỳnh cực-Nam của Tỉnh Quảng-Ngãi ra đến Ðèo Hải-Vân cực-Bắc của Tỉnh Quảng-Nam, trong đó có Thị-Xã Ðà-Nẵng,
để làm bối-cảnh điển-hình. Trên con đường này, không những chỉ có sự
đi lại của mọi tầng-lớp và thành-phần dân-nhân, các loại ngoại-kiều,
mà còn có sự hiện-diện thường-xuyên và tập-trung hoạt-động của mọi
cơ-quan và đơn-vị thi-hành luật-pháp và duy-trì an-ninh trật-tự chung.
Vào thời-điểm đó, trung-bình hai tháng là có một vụ quân-nhân dùng
súng bắn bừa vào xe đò chở đầy hành-khách đang chạy trên quốc-lộ số I,
gây thương-tích cho một vài thường-dân.
Trong phòng làm việc của Đại-Tá Ðáng có một bộ-phận giống như chi-nhánh của hệ-thống nội-đàm mà tôi đoán là máy chính nằm trong phòng làm việc của Trung-Tướng Trưởng. Có lẽ ông đã mở máy mà nghe Ủy-Ban chúng tôi thảo-luận những gì. Lần họp kế sau, Đại-Tá Ðáng
khéo-léo nhắc chúng tôi đừng đề-cập nhiều những vấn-đề nội-bộ, ý nói
vì có Người Bạn Ðồng-Minh (viên-chức CIA cố-vấn của Ðặc-Cảnh) và
thông dịch-viên cùng nghe.
Tôi còn nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm giám-đốc chương-trình phát-thanh “Tiếng Nói Quân Ðội”
tại Ðệ-Nhị Quân-Khu, tôi phải đệ-trình bản thảo bài xã-luận của tôi
viết hằng ngày lên cho Thiếu-Tướng (sau này là Trung-Tướng) Lê Văn Nghiêm, Tư-Lệnh Quân-Khu, duyệt trước, để được đọc trên Ðài vào chiều cùng ngày và được đăng trên báo “Tin Tức”
phổ-biến khắp Quân-Khu vào sáng hôm sau. Có một lần, bài xã-luận của
tôi nhắc-nhở tài-xế quân-xa tuân giữ luật-lệ lưu-thông khi lái xe trên
đường thành-phố. Tôi quan-niệm rằng: khi một
người lính, dù là hạng chót (binh nhì), đứng gác ở một cổng đồn, anh
ta có quyền chận đường một ông Bộ-Trưởng; khi một nhân-viên Quan-Thuế
(dù là hạ-đẳng) soát hàng ở một phi-trường, anh ta có quyền lục xách
một viên đại-tướng; vậy thì, khi một đại-diện Cảnh-Sát (dù là sơ-cấp)
kiểm-soát xe cộ, tại sao anh ta lại không có quyền chỉ dẫn đúng luật
đi đường cho các quân-xa? Tướng Nghiêm phê vào bên lề bản thảo của tôi hai chữ “con cú”. Phòng Năm chúng tôi đoán ý ông cho rằng bài xã-luận ấy có phần cay-cú hoặc xoi-mói như “cú vọ” (?), nên đã xếp bỏ. Phần đông cấp trên không muốn nghe người khác nói đến khuyết-điểm của cấp dưới thuộc phần trách-nhiệm của mình.
Tuy
nhiên, việc của tôi thì tôi vẫn phải làm. Ngoài Tư-Lệnh Quân-Khu ra,
tôi còn báo-cáo lên Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương, là Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây. Nơi đây chuyển lên Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia kiêm Ðặc-Ủy-Trưởng Tình-Báo Trung-Ương, là Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình, để trình tiếp lên Tổng-Thống. Như thế thì Trung-Ương vẫn biết đến vấn-đề đó như thường.
Sau
đó, tôi không trình-bày sự-việc nói trên trong các buổi họp như thế
nữa. Tôi làm công-văn báo-cáo hằng tháng lên Tư-Lệnh Quân-Khu.
So-sánh
thì thấy, vào cuối năm 1973, trung-bình hai tháng mới có một vụ, gây
thương-tích cho một vài thường-dân; nhưng đến mấy tháng đầu năm 1975,
liền trước ngày thất-thủ Quân-Khu địa-đầu này, tổng-số thống-kê mỗi
tháng đã lên đến cả chục vụ, gây cả tử-thương cho nhiều hành-khách,
trong đó có một số là quân-nhân, và có lần cho cả một tu-sĩ của Ðạo
Ky-Tô.
Việc Kiểm-Soát các Cựu-Can & Cựu-Cán Việt-Cộng
Phong-trào phản-đối Chiến-Tranh Việt-Nam ở Hoa-Kỳ
và một số nước khác đã mở đường cho Hiệp Ðịnh Paris 1973. Hậu-quả
trầm-trọng và cụ-thể nhất là Mỹ giảm bớt dần dần để rồi chấm dứt hẳn
viện-trợ cho Việt-Nam Cộng-Hòa.
Sau
vụ Việt-Cộng tổng-tấn-công Tết Mậu-Thân năm 1968, hoạt động của
Quân-Lực cũng như của Ðặc-Cảnh gia-tăng tối đa; do đó, số cán-bộ,
bộ-đội, và cơ-sở địch bị bắt cũng gia-tăng rất nhiều. Chính-Quyền phải
xây-cất thêm trại tạm giam ở mỗi Tỉnh, một số trại giam thuộc
Trung-Ương, và một trại tập-trung tại mỗi Vùng Chiến-Thuật, để gom lại
các phần-tử nguy-hiểm được đưa từ các Tỉnh về. Thật ra, trách-nhiệm
của Ngành Ðặc-Cảnh chỉ giới-hạn trong việc bắt hung-thủ và nghi-can,
điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố trước Ủy-Ban An-Ninh, hoặc chuyển nội-vụ
qua Tòa Án Quân-Sự Mặt Trận; còn thì chỉ đích-thân tạm giữ một số ít
đối-tượng đặc-biệt trong một thời-gian ngắn cần-thiết cho việc hỏi
cung hoặc xây-dựng thành mật-viên, tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn là nơi hội
đủ các điều-kiện tiêu-chuẩn tối-thiểu được sự cố-vấn và yểm-trợ
trực-tiếp của các chuyên-gia Hoa-Kỳ. Ngoài ra, chế-độ giam-giữ và
đối-xử trước khi thành-án thì thuộc phần đảm-trách của các Trại Tạm
Giam ở phía Sắc-Phục của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trung-Tâm Cải-Huấn thuộc
Bộ Nội-Vụ, hoặc Trại Giam Tù-Binh Cộng-Sản Việt-Nam thuộc Bộ
Quốc-Phòng; và sau khi thành-án thì do Tổng-Nha Cải-Huấn hoặc Bộ Tổng
Tham Mưu quản-lý và kiểm-soát cho đến ngày các đương-nhân được trả
tự-do.
Tuy
thế, Ngành Ðặc-Cảnh vẫn là cái đích chính của mọi sự chỉ-trích
liên-quan đến tù và trại giam. Do đó, Ngành Ðặc-Cảnh bị đặt trong một
tình-trạng tiến/thoái lưỡng-nan. Một mặt thì hứng chịu phần lớn
dư-luận công-kích là chế-độ có quá nhiều tù và trại giam: trại giam
thì thiếu tiện-nghi, mà tù thì bị ngược-đãi, thậm-chí tiếng lóng “bị
nhốt chuồng cọp”, là một hình-thức kỷ-luật áp-dụng ở đâu ngoài Ngành
Ðặc-Cảnh, cũng bị dịch sai và hiểu lầm một cách có ác-ý là tù bị nhốt
chung chuồng với cọp. Một mặt thì phải rút ngắn thời-gian điều-tra,
lập hồ-sơ; riêng tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn thì phải đi trước các trại
giam khác về việc: tăng thêm thức ăn; trổ thêm cửa sổ; tăng thêm
hệ-thống ánh sáng và vệ-sinh, y-tế; giảm bớt số người giam chung trong
mỗi phòng – nghĩa là tăng thêm phòng giam, nhưng đồng-thời lại phải
giảm bớt tổng-số phòng giam!
Tình-hình
chung được đặt dưới sự kiểm-soát thường-xuyên và bất-thần của vô-số
tổ-chức và nhân-vật: trong Chính-Quyền thì ngoài các Thanh-Tra nội-bộ
từ cấp Vùng lên đến cấp Trung-Ương còn có Biện-Lý, các phái đoàn Viện
Giám-Sát, Dân-Biểu, các cơ-quan Y-Tế, Xã-Hội, v.v...; ngoài Chính-Quyền
thì có các tu-sĩ thuộc mọi giáo-hội, các hội-đoàn từ-thiện, các nhà
báo, v.v..., chưa kể áp-lực từ các nhóm tranh-đấu, như “Phong-Trào Ðòi
Cải-Thiện Chế-Ðộ Lao-Tù”, v.v...
Căng
nhất là vào cuối năm 1972, giai đoạn chuẩn-bị gấp rút cho Hiệp-Ðịnh
Paris 1973, Chính-Quyền Trung-Ương trù-liệu giảm bớt trại giam bằng
cách đóng cửa, hoặc bỏ bớt một số phòng, và giảm-thiểu tù bằng nhiều
cách: chỉ giữ lại một số can-phạm quan-trọng và nguy-hiểm nhất, còn
thì trả tự-do cho những cá-nhân được sự bảo-lãnh của thân-nhân là
công-chức hoặc sĩ-quan cao-cấp của Việt-Nam Cộng-Hòa; cho những
phần-tử có khai-báo thật-thà được hưởng quy-chế hồi-chánh-viên;
chuyển những cán+cơ hoạt động có vũ-trang qua diện tù-binh để trao trả
cho đối-phương; phóng-thích, nhưng chỉ định cư-trú, một số đông những
cựu-can, cựu-cán có tiền-án tiền-tích hoạt-động cho Việt-Cộng, tuy
không hội đủ yếu-tố để bị kết tội giam lâu nhưng bị xét thấy có hại
cho an-ninh chung, và những cán-binh tuy xin ra hồi-chính nhưng tránh
né khai-báo và có chỉ-dấu là trá-hàng, v.v...
Ngoại-trừ
các tù-nhân đang còn thụ-án và các tù-binh đang chờ được trao trả cho
bên kia, tất cả các thành-phần trên đều là đối-tượng cho Ngành
Ðặc-Cảnh giám-thị, theo dõi, và nếu cần thì đương-đầu. Nhưng Ngành
Ðặc-Cảnh lại không được hỏi ý-kiến về nơi chỉ định cư-trú cho các
đối-tượng này.
Thời-gian
đó, nhiệm-sở của tôi là Vùng II. Một hôm, trong một buổi họp của Bộ
Tư-Lệnh Quân-Khu II, tại Nha Trang, Phó Tư-Lệnh là Đại-Tá Nguyễn Cắt,
chủ-tọa, đã ra lệnh cho Bộ Tham-Mưu thuộc quyền hội-ý với các
Tỉnh-Trưởng để chọn một Tỉnh trong Quân-Khu làm địa-hạt chỉ-định cư-trú
chung cho tất cả các cựu-can, cựu-cán và hồi-chánh-viên đặc-biệt nói
trên tập-trung về từ các Tỉnh và Thị-Xã khác khắp Quân-Khu.
Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II không mời Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng II cùng dự buổi họp này.
Bản-thân
tôi vốn có những quan-hệ công-vụ chặt-chẽ với các sĩ-quan cao-cấp
đứng đầu các cơ-quan Quân-Báo và Quân-An ở cấp Quân-Ðoàn và Quân-Khu,
nên tuy không được mời đến nhưng tôi vẫn lợi-dụng điều đó để đến dự
các buổi họp nội-bộ của họ mỗi sáng sớm tại Bộ Tư-Lệnh
Quân-Ðoàn/Quân-Khu. Qua việc làm của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tôi thấy
rõ là Trung-Ương muốn thay thế các trại giam hữu-hình, mà diện-tích
chỉ xấp-xỉ một ô phố, bằng những trại giam vô-hình, mà sức chứa là
lĩnh-thổ của cả một Tỉnh, vô vàn rộng lớn hơn. Biện-pháp ấy chắc-chắn
sẽ bị đả-phá dữ-dội hơn, nhất là bởi giới truyền-thông nước ngoài,
tai-hại vô cùng cho chế-độ Miền Nam. Không thể im-lặng đồng-tình, tôi
đã đứng lên phát-biểu ý-kiến: “Tôi tin là sẽ
không có một Tỉnh-Trưởng nào, nếu thật-sự là Tỉnh-Trưởng, mà lại thuận
nhận cho Tỉnh mình trở thành một địa-phương quản-thúc tù.” Ðại-tá Cắt
bất-bình, nhìn thẳng mặt tôi: “Anh tưởng là tôi không trừng-phạt được
các Tỉnh-Trưởng nào không tuân lệnh của Quân-Khu sao?”
Cũng
như phần đông các nhà lãnh-đạo ở cấp quốc-gia, ông quan-niệm mỗi
Tỉnh-Trưởng chỉ là một Tiểu-Khu-Trưởng, nên lấy con mắt quân-sự mà
nhìn chính-sự, và áp-đặt mệnh-lệnh hành-pháp bằng kỷ-luật nhà binh.
Sau
khi nghe ý-kiến của tôi qua thông-dịch-viên, các viên-chức cao-cấp
trong Bộ Tư-Lệnh Cố-Vấn Quân-Sự và Viện-Trợ Kinh-Tế của Hoa-Kỳ đã đưa
ngón tay cái chĩa lên trời về phía tôi mà gật gật đầu. Thấy thế, tôi
không nói gì thêm.
Sau đó, không có Tỉnh nào được chọn làm lĩnh-thổ quản-thúc tù chính-trị cho toàn Vùng II.
*
Biện-pháp
áp-dụng từ đó cho đến sau ngày đã có Hiệp-Ðịnh Paris là cho trở về
quê cũ, người nào làng nấy, cư-trú cố-định và hạn-chế đi lại, các
cựu-can cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt mà tin-tức tình-báo cũng
như nhận xét của các giới-chức Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ và Phục-Hoạt
thuộc Bộ Chiêu-Hồi đã xếp vào loại “mìn ngụy-trang”, “khổ-nhục-kế”,
chưa cho phép tự-do hoàn-toàn. Tùy theo sự xếp loại, các phần-tử ấy
phải đến trình-diện mỗi tháng, mỗi hai tuần, hoặc mỗi tuần, tại Phòng
Ðặc-Cảnh Quận sở-tại; tại đây, nhân-viên chuyên-trách có lập một cuốn
sổ, để các đương-nhân khi đến thì ghi tên, tuổi, địa-chỉ, ngày giờ
đến trình-diện, và ký tên vào, làm bằng-chứng đã được kiểm-soát để lưu
hồ-sơ.
Tại
Vùng I, tin-tức nội-tuyến cho biết có một số phần-tử thuộc diện nói
trên đã tái-hoạt-động cho Việt-Cộng. Tôi liền đích-thân đến thử một số
Xã thuộc Tỉnh Quảng-Nam để tìm hiểu tại chỗ xem sao.
Về
việc trình-diện: có một số người liên-hệ đã ăn nên làm ra, hoặc đã
trở thành đảng-viên quan-trọng của Việt-Nam Quốc-Dân Ðảng, không còn
đến trình-diện tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận hoăc Cuộc Cảnh-Sát Xã nữa, mà
chính nhân-viên hữu-trách phải mang sổ đi tìm, bất-cứ ở đâu, lúc nào,
có khi gặp rồi mà còn phải chờ chực, để được đối-tượng ký-chỉ vào sổ
trình-diện, cho có hình-thức là đã kiểm-soát họ rồi.
Về
việc chỉ-định cư-trú và hạn-chế đi lại: dân-chúng được tự-do đi lại
và cư-trú; trừ một ít trường-hợp đặc-biệt, Cảnh-Sát không soát xét tờ
khai gia-đình; Cảnh-Sát cũng ít phối-hợp công-tác với Xã-Trưởng. Do
đó, có một số phần-tử nguy-hiểm đã rời khỏi địa-phương; họ được các
Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Chánh Xã nguyên-quán cấp giấy phép cho chính-thức
ra đi, nhất là vào các thị-xã, đặc-biệt là vào Ðà Nẵng, là những nơi
họ bị cấm đến, để thoát khỏi sự kiểm-soát của cơ-quan an-ninh và dễ
tái-hoạt-động sau khi đã đổi vùng. Lúc đầu thì ít, về sau thì càng
ngày càng nhiều.
Cả một vấn-đề hệ-trọng như thế, mà mấy năm trời không ai hay biết gì.
Việc Dân Quê Bỏ Làng Ði Theo Việt-Cộng
Vào
khoảng cuối năm 1973, trung-bình vài tháng mới có một vài thanh-nam
miền quê vắng nhà lâu ngày; điều-tra thì được biết họ đã lén-lút vào
rừng theo cộng-quân.
Tôi cũng cho lập bảng thống-kê hằng tháng về sự-kiện này thì thấy con số mỗi ngày một gia-tăng.
Cũng
như đối với các vấn-đề khác, tôi ra lệnh cho cấp dưới ghi-nhận,
báo-cáo, lập bảng thống-kê, rồi so-sánh mức-độ và cường-độ tăng/giảm
thế nào, không phải chỉ để biết suông mà thôi. Tôi đã chỉ-thị cho các
Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh trình lên Tỉnh-Trưởng sở-tại với đề-nghị có biện-pháp
ngăn+trừng. Tôi cũng đã trình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, đồng-thời trình
lên Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương, để các nơi này trình tiếp lên cho
Tổng-Thống được biết về vấn-đề này.
Về
phần Cảnh-Lực thì tại mỗi Xã cũng như mỗi Phường đều có một Cuộc
Cảnh-Sát, nhưng chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, kiểm-soát vệ-sinh,
điều-khiển lưu-thông, kiểm-tra dân-số, chấp-lý các vụ vi-phạm luật-lệ
hình-sự và thể-lệ hành-chánh hiện-hành. Ðúng ra thì họ cũng có
bổn-phận ngăn-chận không để người dân từ vùng Quốc-Gia di-chuyển qua
vùng cộng-sản, vì là vi-phạm quy-định hành-chánh; nhưng phần lớn họ chỉ
giới-hạn nhiệm-vụ trong việc thỉnh-thoảng xét hỏi giấy tờ những người
khả-nghi, còn những gì hằng ngày có liên-quan đến cộng-sản, tức là
chính-trị, thì họ phó mặc cho Ngành Ðặc-Cảnh đảm-đương. Vậy mà
Trung-Ương không thiết-lập cơ-cấu Ðặc-Cảnh xuống thấu cấp Xã, mặc dù
Việt-Cộng từ xưa đã biết xây-dựng cơ-sở từ cấp Tổ Tam-Tam leo lần lên
cấp Khóm Thôn, trong từng Xã một, rồi tiến lên cấp cao hơn.
Ðể
đối-phó với Việt-Cộng ở cấp Xã, Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia chỉ-định
Trưởng Cuộc Cảnh-Sát Xã kiêm-nhiệm đại-diện Ngành Ðặc-Cảnh tại
địa-phương mình; nhưng hầu hết các viên-chức này không am-thạo, mà
cũng không ham-thích, công-tác chính-trị và phản-gián, vả lại không có
nhân-viên đặc-trách tại Cuộc để giữ phần-hành chuyên-môn, nên tuy có
đại-diện mà cũng gần như không. Dù theo lý-thuyết thì mỗi Cuộc đều có
một vài nhân-viên phụ-trách Chương-Trình “Phụng Hoàng”, xem như để
đương-đầu với Việt-Cộng, nhưng trên thực-tế thì đa-số các nhân-viên
này chỉ là những ký-sự văn-phòng, lấy tài-liệu từ Ủy-Ban Phụng-Hoàng
Quận, hầu hết do Ngành Ðặc-Cảnh cung-cấp, để lập hồ-sơ, thống-kê,
biểu-đồ, về tình-hình hạ-tầng cơ-sở địch, chỉ để thuyết-trình mỗi khi
có phái-đoàn đến thanh-tra hoặc mang đi họp, chứ hiếm khi tự mình
thu-thập tin-tức hoặc tự mình tìm bắt tên Việt-Cộng nào.
Về
phần chính-quyền Xã thì tuy có một Ủy-Ban Hành-Chánh nhưng nhiều nơi
mọi việc đều do một mình Xã-Trưởng nắm trong tay. Thật ra, các vấn-đề
quan-trọng đều do chính-quyền Quận chủ-trì. Xã-Trưởng chỉ dự họp, dự
lễ, ký các loại hộ-sự chứng-thư; cũng có nơi thì lập danh-sách nhận
tiền trợ-cấp di-tản, bồi-thường thiệt-hại chiến-tranh, v.v... Hầu hết
Xã-Trưởng đều không quan-tâm đến việc dân làng bỏ trốn theo đối-phương;
nhưng, dù có bận lòng thì cũng không làm gì được, vì không có
lực-lượng, không chỉ-huy được Cảnh-Sát hay Nghĩa-Quân. Ða-số Xã-Trưởng
chỉ có mặt trong Xã vào ban ngày, còn ban đêm thì về ngủ ở quận-lỵ
hoặc tỉnh-lỵ cho được an-toàn.
Trong
tình-trạng chiến-tranh, nòng-cốt của chính-quyền Xã là một trung-đội
Nghĩa-Quân, do một hạ-sĩ-quan thuộc Chi-Khu biệt-phái đến chỉ-huy.
Lực-lượng quân-sự này canh gác một số yếu-điểm vào ban đêm. Từ năm
1973, Quân-Lực thành-lập thêm một tổ-chức lãnh-thổ cấp Xã, gọi là
Phân-Chi-Khu, do một sĩ-quan chỉ-huy đơn-vị Nghĩa-Quân nói trên.
Phân-Chi-Khu hầu như là một văn-phòng tham-mưu hơn là một bộ chỉ-huy
hành-quân. Và không phải Phân-Chi-Khu-Trưởng nào cũng ở lại tại Xã vào
ban đêm.
Phân-Chi-Khu-Trưởng,
có lính dưới quyền, trở thành một thế-lực mâu-thuẫn với Xã-Trưởng.
Trong một đại-hội Phân-Chi-Khu thuộc Quân-Khu I tại Trung-Tâm
Huấn-Luyện Nghĩa-Quân Hòa-Cầm, ở ngoại-ô Ðà-Nẵng, do Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu
chủ-tọa, nhiều Phân-Chi-Khu-Trưởng đã chỉ-trích các Xã-Trưởng là
già-yếu, học-lực thấp, thiếu năng-động, v.v... trong lúc không có mặt
các Xã-Trưởng. Tổng-Thống Thiệu đã
gợi ý cho các Phân-Chi-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Xã-Trưởng thay thế các
người này. Báo-chí đã tường-thuật cái nhíu mày của Đại-Sứ Hoa-Kỳ,
và đặt câu hỏi: tổng-thống nghĩ gì khi đòi xóa bỏ tư-cách dân-cử của
Xã-Trưởng, là nhân-vật được dân bầu vào Hội-Ðồng Xã và Hội-Ðồng này cử
ra, trong lúc Hội-Ðồng Xã là một đơn-vị dân-cử cơ-bản trên đường
dân-chủ-hóa để còn tiến tới bầu-cử Quận-Trưởng, Tỉnh-Trưởng,
Thị-Trưởng, là các cấp còn lại trong hệ-thống Chính-Quyền Quốc-Gia?
Dân
làng bỏ theo Việt-Cộng là một căn bệnh truyền-nhiễm. Chính-Quyền đã
không ngừa bệnh mà cũng không chữa bệnh đúng cách. Chế-độ không chịu
nhìn thấy những nguyên-nhân đánh mất niềm tin của người dân, và cũng
không chịu chọn những phương-sách thích-ứng để khôi-phục lại niềm tin
ấy, vì đã đặt quân-sự lên trên chính-trị và dân-sự, cả sau khi
tình-hình đất nước đã mở vận-hội cho thế đối đầu quân-sự được bổ-sung
thêm bằng thế đấu-tranh chính-trị trực diện với kẻ thù. Vấn-đề này đã
vượt lên trên khả-năng và trách-nhiệm của một Tư-Lệnh Quân-Khu, tức
Chính-Quyền Vùng, đặc-biệt là tướng Trưởng, viên tướng biên-thùy không có tham-vọng chính-trị nên giới-hạn cái nhìn trong con mắt nhà binh.
Riêng
tại Vùng I, vào những tháng cuối-cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa,
trung-bình mỗi tháng đã có hằng chục vụ dân làng bỏ vùng Quốc-Gia vào
rừng núi sống với Việt-Cộng: không còn lẻ-tẻ từng người lâu lâu
lén-lút một lần, mà là cả gia-đình, nhiều gia-đình đồng loạt,
công-khai chuyển-nhượng nhà đất và thanh-toán tài-sản, ồn-ào chuẩn-bị,
và ngang-nhiên kéo đi, cả giữa ban ngày, trước mắt các cơ-cấu
chính-quyền và đơn-vị quân-lực tại hương-thôn.
*
Trong các buổi họp tại Quân-Khu, các cấp lãnh-đạo không đề-cập gì đến các vấn-đề then-chốt mà tôi đã nêu ra như trên.
Dù phía Việt-Nam có cố giữ kín trong nội-bộ, nhưng chắc gì phía Hoa-Kỳ đã không nắm được những điểm khuyết/nhược đó trong sách-lược và thực-lực của Ðồng-Minh mình...
(trích từ cuốn sách hồi-ký “Về Vùng Chiến-Tuyến” của Lê Xuân Nhuận, do nhà Văn Nghệ ở nam Cali xuất-bản vào năm 1996 – ISBN: 1-886566-15-1 )
SƠN TRUNG * VẤN ĐÊ TIỀN TỆ TRUNG QUỐC
*
VẤN ĐỀ TỶ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ( NGUYÊN "YUAN" ) CỦA TRUNG QUỐC
Sơn Trung
Tháng 4. 2010, khi Hồ Cẩm Đào sang Mỹ họp LHQ, ông cũng đã hứa sẽ uyển chuyển về vấn đề tiền tệ. Loan báo này cũng làm cho Mỹ và châu Âu hoan nghênh. Đài RFA ngày 25.05.2010 loan tin với hàng chữ lớn "Mỹ - Trung hài lòng sau thương thuyết về giá trị nhân dân tệ" mà nội dung như sau: "Trung Quốc tuyên bố sẽ theo cách của mình trong vấn đề cải tổ tiền tệ, trong khi cả Bắc Kinh lẫn Washington đều tự cho là có thắng lợi trong cuộc thương thuyết về giá trị nhân dân tệ, tuy nhiều vấn đề vẫn chưa có câu trả lời.. .
Lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cũng hoan nghênh động thái của Trung Quốc sẽ để cho đồng Nhân dân tệ được định giá lại, sau gần hai năm giữ đồng tiền này ở mức khoảng 6,8 ăn một đôla Mỹ".
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/china-currency-6-19-10-96731214.html
Thật ra thiên hạ đã mắc mưu Trung Quốc. Tháng tư-2010, Hồ Cẩm Đào tuyên bố chính sách đẹp để lấy lòng thế giới và gạt thế giới. Nay tháng 6, trước hội nghị G2o sắp diễn ra ngày 26 và 27-10-2010 tại Toronto (Canada) , Trung Quốc cũng diễn lại màn cũ mà thiên hạ cũng có người tin theo.
Luận điệu của Trung Quốc vẫn là ngang ngược và dối trá.Trung Quốc tỏ ra độc lập, kiên cường, bất khuất khi tuyên bố: Trung Quốc sẽ theo cách của mình trong vấn đề cải tổ tiền tệ.. .Trung Quốc sẽ quyết định một cách độc lập về những bứơc nhất định trong cải tổ tỷ giá, dựa trên lợi ích của mình, cũng như điều kiện kinh tế thế giới và định hướng phát triển của Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-and-US-each-claim-gains-on-Yuan-in-talks-05252010175847.html
Trung Quốc tỏ ra ngang ngược. Một đàng họ tỏ ra mềm dẻo, một mặt rất là ngoan cố khi các nhà báo và các nhà kinh tế, chính trị thế giới muốn đưa ra bàn tại hội nghị G20 nhưng Trung Quốc khước từ:
"Có nhiều phần chắc tiền tệ của Trung Quốc sẽ được mang ra bàn tại hội nghị này, nhưng báo chí Trung Quốc hôm thứ Sáu dẫn lời các quan chức của họ nói rằng Trung Quốc sẽ không tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào liên quan đến Nhân dân tệ."
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/china-currency-6-19-10-96731214.html
Tin RFA ngày 18-6-2010 loan tin "Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gởi văn thư cho các lãnh tụ G20, lưu ý sự dị biệt gay gắt về lập trường tiền tệ Trung Quốc, và việc Âu Châu ra sức ứng phó tình trạng thâm hụt ngân sách đáng ngại.
Nghe Trung Quốc nói thì thiên hạ khoái chí vỗ tay đồm độp nhưng sau hai ba ngày suy nghĩ ý nghĩa sâu xa của lời nói và nhìn vào hành động của Trung Quốc, thiên hạ đã tỉnh ngộ!
Nay thì chính giới Mỹ tỏ ra bất mãn khi họ nhận ra Trung Quốc đã lươn lẹo trong lời nói và hành động.
Đài VOA, ngày 23-6-2010 với nhan đề "Bộ trưởng Thương Mại Mỹ: Đồng Nguyên vẫn thấp so với trị giá thực" loan tin:
Bộ
trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gary Locke nói rằng Trung Quốc vẫn giữ tỉ
giá đồng nguyên thấp mặc dù mới đây nước này đã quyết định cho tăng
hối suất giữa đồng nguyên với đồng đô la. Hôm
thứ Tư ông Locke nói trước các thượng nghị sỹ rằng bộ Thương Mại đang
duyệt xét lại những yêu cầu của 2 công ty Mỹ muốn áp dụng “ các sắc
thuế đối trọng” nhắm vào tiền Trung Quốc. Bộ
trưởng Locke và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Rom Kirk nói rằng họ dự
kiến các nhà lãnh đạo trong khối G-20 sẽ thảo luận về trị giá của đồng
nguyên khi họp thượng đỉnh tại Canada vào cuối tuần này. Thứ Bảy tuần trước, ngân hàng trung ương Trung Quốc loan báo những kế hoạch để hối suất đồng nguyên được linh động hơn. Hôm
thứ Tư, các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ tỏ ý ngờ vực về hành động này của
Trung Quốc và than phiền rằng hành động của Trung Quốc chưa đủ xa. Các
nhà làm luật Hoa Kỳ chỉ trích rằng Trung Quốc giữ giá đồng nguyên
thấp một cách giả tạo để tạo ưu thế giá rẻ cho hàng hóa Trung Quốc
xuất khẩu sang các thị trường thế giới. Càng
ngày Trung Quốc càng bị nhiều áp lực từ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và
Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế buộc họ phải tăng trị giá đồng nguyên.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/us-china-currency-6-23-10-97031629.html
Trên đây là những tin cho biết Trung Quốc đã đồng ý nâng giá đồng nhân dân tệ dù chỉ là tượng trưng để phỉnh phờ thiên hạ, nay thì Trung Quốc lật mặt ngay. Thay đổi một bữa lại trở về giá cũ! Sao họ không chờ sau hội nghị G20, chỉ còn mấy ngày nữa thôi thế mà chịu không nổi? Phải chăng phe diều hâu trong đảng tấn công, gây áp lực? Hoặc một ngày thôi mà đã thiệt hại vô số? Nhiều kẻ than phiền :"Ông Trung Quốc thiệt là không xài nổi! Và thiệt là khó chơi!" Ấy! Cổ nhân Việt Nam đã nói rồi: "Quân tử nhất ngôn là quân tử dại,
Quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn"!
Chỉ có người đần trong truyện cổ tích mới nghe theo lời đường mật của bọn chuyên bịp!
Bản tin đài VOA ngày 20-6-2010 loan tin :
"Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm nay thông báo sẽ không thực hiện một lần điều chỉnh lớn về tỷ giá hối đoái của đồng Nguyên.
Thông báo đăng trên trang web của ngân hàng hôm nay nói rằng giới hữu trách phải tiếp tục kiểm soát các dao động về tỷ giá hối đoái để duy trì sự ổn định căn bản của đồng Nguyên."
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-currency-6-20-10-96759074.html
Tờ VN Express ngày 21-6-2010 viết như sau: "Trung Quốc gây sốc thị trường tiền tệ".
Nói tóm lại, Trung Quốc nhất định " chống Mỹ cứu nước" và để làm bá chủ thiên hạ. Theo nhiều nhà kinh tế, Trung Quốc thủ đoạn khi hạ giá đồng nguyên của họ là để kiếm lời. Ông Clinton là vua playboy nên chẳng lo nghĩ gì vấn đề này, nhưng tổng thống Bush đã nhiều lần đặt vấn đề này mà Trung Quốc làm ngơ. Nay Obama quyết liệt thì Trung Quốc miệng lưỡi mềm dẻo nhưng thực tế thì vẫn khư khư giữ đường lối cũ. Trung Quốc không thể nâng giá đồng nguyên vì:
- không còn lời lãi bao nhiêu!
- số Mỹ kim cất trong kho sẽ bay hơi ít nhiều.
-hàng hóa tăng giá, it người mua đi.
-sẽ phải đóng cửa một số công ty, sa thải một số công nhân, Và như thế sẽ gây ra nạn thất nghiệp, có thể xảy ra bạo loạn nguy cơ cho nền cai trị của cộng sản.
Nếu Trung Quốc muốn hòa thì mỗi bên phải nhường một bước. Nhưng e Trung Quốc quyết chiến, mà kinh tế là một chiến thuật rất hữu dụng trong giai đoạn này để đánh phá tư bản Mỹ. Hơn nữa, phe quân phiệt đang lăm le tiến quân, nếu Hồ Cẩm Đào không nghe họ thì sẽ bị đảo chánh để cử một tay quân phiệt lên gây máu tanh trong thế giới này!
Nhưng ma quỷ mưu cao mà thầy pháp cũng cao tay thì vấn đề sẽ trở nên khác. Rõ ràng là cuộc thế chiến thứ ba đã xảy ra bắt đầu bằng nguyên nhân vật chất đó là kinh tế và dầu hỏa.
*
VẤN ĐỀ TỶ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ( NGUYÊN "YUAN" ) CỦA TRUNG QUỐC
Sơn Trung
Tháng 4. 2010, khi Hồ Cẩm Đào sang Mỹ họp LHQ, ông cũng đã hứa sẽ uyển chuyển về vấn đề tiền tệ. Loan báo này cũng làm cho Mỹ và châu Âu hoan nghênh. Đài RFA ngày 25.05.2010 loan tin với hàng chữ lớn "Mỹ - Trung hài lòng sau thương thuyết về giá trị nhân dân tệ" mà nội dung như sau: "Trung Quốc tuyên bố sẽ theo cách của mình trong vấn đề cải tổ tiền tệ, trong khi cả Bắc Kinh lẫn Washington đều tự cho là có thắng lợi trong cuộc thương thuyết về giá trị nhân dân tệ, tuy nhiều vấn đề vẫn chưa có câu trả lời.. .
“Trung
Quốc sẽ thấy vấn đề hồi phục giá trị đồng nhân dân tệ là có lợi cho
chính họ”, bộ trưởng Geither nói như vậy trên đài truyền hình
Bloomberg. Phía Trung Quốc tuyên bố, Hoa Kỳ thấu hiểu rằng, Trung
Quốc sẽ quyết định một cách độc lập về những bứơc nhất định trong cải
tổ tỷ giá, dựa trên lợi ích của mình, cũng như điều kiện kinh tế thế
giới và định hướng phát triển của Trung Quốc.
Trong
tháng này, đài VOA ngày 16 tháng 6 năm 2010, loan tin rất lạc quan là
Trung Quốc đã đồng ý tăng giá đồng Nhân dân tệ. Và tin này đã làm cho
Tổng thống Obama "hồ hởi, phấn khởi!". Nói chung, trong cuộc chiến tiền tệ này, cả hai bên Hoa Mỹ đều tuyên bố "đại thắng"!
"Bắc
Kinh vẫn chịu áp lực của quốc tế muốn họ định giá lại đồng tiền để
giúp giảm bớt sự mất thăng bằng của kinh tế toàn cầu, trong đó phải kể
đến cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc." Tổng
Thống Hoa Kỳ Barack Obama hoan nghênh loan báo hôm thứ Bảy của Trung
Quốc sẽ để cho đồng tiền của họ có tỷ giá trao đổi linh hoạt hơn. Tổng thống Obama gọi quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là một bước xây dựng, giúp cho kinh tế toàn cầu hồi phục.
Lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cũng hoan nghênh động thái của Trung Quốc sẽ để cho đồng Nhân dân tệ được định giá lại, sau gần hai năm giữ đồng tiền này ở mức khoảng 6,8 ăn một đôla Mỹ".
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/china-currency-6-19-10-96731214.html
Thật ra thiên hạ đã mắc mưu Trung Quốc. Tháng tư-2010, Hồ Cẩm Đào tuyên bố chính sách đẹp để lấy lòng thế giới và gạt thế giới. Nay tháng 6, trước hội nghị G2o sắp diễn ra ngày 26 và 27-10-2010 tại Toronto (Canada) , Trung Quốc cũng diễn lại màn cũ mà thiên hạ cũng có người tin theo.
Cả hai lần tuyên bố
trên, Trung Quốc chỉ hứa hão huyền vì không nói rõ bao giờ và tỷ giá là
bao nhiêu. Có thể vài tuần, vài tháng ba và tỷ giá có thể tăng 0,1%
hay 0,3% ai mà biết được!
Và nếu như vậy thì coi như là không thay đổi gì cả. Cũng có thể họ tăng giá vài bữa rồi trở lại như cũ! Đấy là một chính sách tiền tệ " linh hoạt", "linh động" và mềm dẻo của Trung Quốc xin ai chớ có than van! Cũng như dân ta dại dột mà cho rằng đem tiền một tháng không có nghĩa là chỉ "học tập một tháng". Chính sách kinh tế linh hoạt là một cách nói vô cùng ngọai giao, vô cùng bóng bảy. Linh hoạt có nghĩa là thay đổi, có thể tăng, có thể giảm, có thể đứng yên, nay thế này, mai thế khác. Trung quốc đâu có nói là họ sẽ tăng trị giá đồng nguyên của họ thế mà các ông lớn trong tòa Bạch Ốc đã mừng húm! Ôi! Các ông cố vấn, các ông tiến sĩ Mỹ lẽ nào lại "dởm" đến thế sao?
Và nếu như vậy thì coi như là không thay đổi gì cả. Cũng có thể họ tăng giá vài bữa rồi trở lại như cũ! Đấy là một chính sách tiền tệ " linh hoạt", "linh động" và mềm dẻo của Trung Quốc xin ai chớ có than van! Cũng như dân ta dại dột mà cho rằng đem tiền một tháng không có nghĩa là chỉ "học tập một tháng". Chính sách kinh tế linh hoạt là một cách nói vô cùng ngọai giao, vô cùng bóng bảy. Linh hoạt có nghĩa là thay đổi, có thể tăng, có thể giảm, có thể đứng yên, nay thế này, mai thế khác. Trung quốc đâu có nói là họ sẽ tăng trị giá đồng nguyên của họ thế mà các ông lớn trong tòa Bạch Ốc đã mừng húm! Ôi! Các ông cố vấn, các ông tiến sĩ Mỹ lẽ nào lại "dởm" đến thế sao?
Dẫu sao thì cũng có người biết đưọc mánh khóe gian xảo của Trung Quốc. Theo
tin Reuters hôm thứ ba, kết thúc hai ngày Đối thoại Kinh Tế Chiến
lược Mỹ-Hoa, Bộ trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ Timothy Geithner tuyên bố
rằng, thảo luận về đồng nhân dân tệ Trung Quốc có kết quả đáng khích
lệ, nhưng chưa thể cho rằng Bắc Kinh sẽ nâng giá nhân dân tệ như giới
lập pháp Hoa Kỳ đòi hỏi.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-and-US-each-claim-gains-on-Yuan-in-talks-05252010175847.html
Tin RFA ngày 19-6-2010, nhan đề "Hoa Kỳ nghi ngờ thiện chí của Trung Quốc"nội dung như sau: Giới
lập pháp Hoa Kỳ, lên tiếng đầu tiên là nghị sĩ Charles Schumer, tuyên
bố nỗ lực này của Bắc Kinh đầy mơ hồ và hạn chế.
Ông Shumer là người dẫn đầu trong hành động đòi Quốc hội ra luật cho
phép hành pháp sử dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu để chống lại
những nước có chính sách lạc lõng về hối suất tiền tệ quốc tế. Nghị
sĩ Schumer nói điều công bố này vẫn là điển hình cho sự đối phó của
Trung Quốc khi có áp lực. Thông cáo của văn phòng nghị sĩ Schumer cho
rằng khi Trung Quốc chưa nói cụ thể về thời gian thay đổi và thay đổi
bao nhiêu về hối suất, thì Hoa Kỳ chưa thể cảm nhận được rằng Bắc Kinh
bắt đầu hành động theo luật tắc quốc tế. Người đứng đầu về chiến lược
tiền tệ toàn cầu của công ty Brown Brothers ở New York, ông Marc
Chandler, tuyên bố ông nghi ngờ thiện chí của Trung Quốc trong việc
này, và chỉ lời nói suông không đủ.
Luận điệu của Trung Quốc vẫn là ngang ngược và dối trá.Trung Quốc tỏ ra độc lập, kiên cường, bất khuất khi tuyên bố: Trung Quốc sẽ theo cách của mình trong vấn đề cải tổ tiền tệ.. .Trung Quốc sẽ quyết định một cách độc lập về những bứơc nhất định trong cải tổ tỷ giá, dựa trên lợi ích của mình, cũng như điều kiện kinh tế thế giới và định hướng phát triển của Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-and-US-each-claim-gains-on-Yuan-in-talks-05252010175847.html
Trung Quốc tỏ ra ngang ngược. Một đàng họ tỏ ra mềm dẻo, một mặt rất là ngoan cố khi các nhà báo và các nhà kinh tế, chính trị thế giới muốn đưa ra bàn tại hội nghị G20 nhưng Trung Quốc khước từ:
"Có nhiều phần chắc tiền tệ của Trung Quốc sẽ được mang ra bàn tại hội nghị này, nhưng báo chí Trung Quốc hôm thứ Sáu dẫn lời các quan chức của họ nói rằng Trung Quốc sẽ không tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào liên quan đến Nhân dân tệ."
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/china-currency-6-19-10-96731214.html
Tin RFA ngày 18-6-2010 loan tin "Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gởi văn thư cho các lãnh tụ G20, lưu ý sự dị biệt gay gắt về lập trường tiền tệ Trung Quốc, và việc Âu Châu ra sức ứng phó tình trạng thâm hụt ngân sách đáng ngại.
Theo
một viên chức Canada thì chính sách tiền tệ gây nhiều tranh cãi của
Trung Quốc sẽ được thảo luận tại thượng đỉnh G20 dù Bắc Kinh cảnh báo
là đừng nêu lên vấn đề nầy tại hội nghị.
Hiện
Trung Quốc ngày càng gặp áp lực quốc tế là phải định lại tỷ giá đồng
nhân dân tệ, mà theo Washington, Bắc Kinh cố tình giữ ở mức thấp có
lợi cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc và góp phần gây nên tình trạng
thất nghiệp tại Hoa Kỳ."
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/US-China-face-off-over-currency-ahead-of-G20-06182010202355.htmlNghe Trung Quốc nói thì thiên hạ khoái chí vỗ tay đồm độp nhưng sau hai ba ngày suy nghĩ ý nghĩa sâu xa của lời nói và nhìn vào hành động của Trung Quốc, thiên hạ đã tỉnh ngộ!
Nay thì chính giới Mỹ tỏ ra bất mãn khi họ nhận ra Trung Quốc đã lươn lẹo trong lời nói và hành động.
RFA 23.06.2010 loan tin:
Các
nhà lập pháp Hoa Kỳ vẫn tỏ ra phẫn nộ đối với chính sách tiền tệ của
Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh mới công bố một chính sách gọi là uyển
chuyển về hối suất nhân dân tệ.
Chính
sách tiền tệ của Bắc Kinh bị Quốc hội Mỹ lên án là giữ giá thấp để có
lợi thế sắc bén bất công trên thị trường thế giới. Quốc hội Hoa Kỳ
hô hào trả đũa.
Cả
hai đảng Dân chủ và Cộng hoà đều muốn ra luật để trừng phạt điều họ
gọi là thao túng tiền tệ, coi đó như biện pháp trợ giá bất hợp pháp,
và luật lệ phải giúp hành pháp Mỹ áp thuế lên hàng Trung Quốc.
Hôm
thư tư dân biểu Tim Murphy của đảng Công hoà tuyên bố từ nhiều thập
niên Trung Quốc đã cho gián địêp dọ thám, chuyển vũ khí sang cho
những kẻ thù của Mỹ ở Trung Đông, ăn cắp bản quyền, làm giả hàng Mỹ.
Ông cho rằng những người quýêt định chính sách ở Bắc Kinh đã phá giá
bán rẻ hơn hàng Mỹ tới 40% bằng cách giữ giá đồng yuan thấp so với Mỹ
kim.
Dân
biểu Dân chủ Tim Ryan tuyên bố nếu Trung Quốc muốn tham dự nền thương
mại toàn cầu thì phải nhập cuộc theo cùng luật lệ với mọi người
khác, nhưng hiện nay Bắc Kinh không làm như vậy. Dân biểu Betty
Sutton của đảng Dân chủ mô tả cuộc đấu tranh về tiền tệ với Trung
Quốc là cuộc chiến phải đánh và phải thắng trong thời gian ngắn.
Giới
lập pháp Hoa Kỳ đã dự thảo một loạt dự luật nhắm vào Trung Quốc ở
nhiều vấn đề, từ trị giá tiền tệ, bản quyền trí tuệ, đến quy chế ưu
đãi cho hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc dành cho các hợp đồng công
chi của chính phủ Mỹ.
Đài VOA, ngày 23-6-2010 với nhan đề "Bộ trưởng Thương Mại Mỹ: Đồng Nguyên vẫn thấp so với trị giá thực" loan tin:
Hình: VOA
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/us-china-currency-6-23-10-97031629.html
Trên đây là những tin cho biết Trung Quốc đã đồng ý nâng giá đồng nhân dân tệ dù chỉ là tượng trưng để phỉnh phờ thiên hạ, nay thì Trung Quốc lật mặt ngay. Thay đổi một bữa lại trở về giá cũ! Sao họ không chờ sau hội nghị G20, chỉ còn mấy ngày nữa thôi thế mà chịu không nổi? Phải chăng phe diều hâu trong đảng tấn công, gây áp lực? Hoặc một ngày thôi mà đã thiệt hại vô số? Nhiều kẻ than phiền :"Ông Trung Quốc thiệt là không xài nổi! Và thiệt là khó chơi!" Ấy! Cổ nhân Việt Nam đã nói rồi: "Quân tử nhất ngôn là quân tử dại,
Quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn"!
Chỉ có người đần trong truyện cổ tích mới nghe theo lời đường mật của bọn chuyên bịp!
Đài RFA ngày 22.06.2010 nhan đề " Trung Quốc lại giữ và hạ giá đồng yuan" loan tin:
Trung Quốc lại giữ và hạ giá đồng yuan sau khi thi hành chính sách thả nổi hạn chế, trong một kế hoạch có tính toán để nhấn mạnh chính sách này không phải chỉ theo chiều nâng giá tiền tệ. Những ngân hàng lớn của Nhà nước Trung Quốc đã kìm giá đồng yuan, một ngày sau khi giá đồng tiền này tăng không nhiều nhưng cùng là mức kỷ lục tính từ năm 2005 đến nay, và là điều hiếm thấy Bắc Kinh thực hiện. Hôm thứ Hai, đồng tiền Trung Quốc đã tăng giá 0,4%, qua cuối ngày thứ ba lại hạ 0,2%.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-makes-good-on-flexibility-vow-yuan-falls-06222010211826.html Trung Quốc lại giữ và hạ giá đồng yuan sau khi thi hành chính sách thả nổi hạn chế, trong một kế hoạch có tính toán để nhấn mạnh chính sách này không phải chỉ theo chiều nâng giá tiền tệ. Những ngân hàng lớn của Nhà nước Trung Quốc đã kìm giá đồng yuan, một ngày sau khi giá đồng tiền này tăng không nhiều nhưng cùng là mức kỷ lục tính từ năm 2005 đến nay, và là điều hiếm thấy Bắc Kinh thực hiện. Hôm thứ Hai, đồng tiền Trung Quốc đã tăng giá 0,4%, qua cuối ngày thứ ba lại hạ 0,2%.
Bản tin đài VOA ngày 20-6-2010 loan tin :
"Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm nay thông báo sẽ không thực hiện một lần điều chỉnh lớn về tỷ giá hối đoái của đồng Nguyên.
Thông báo đăng trên trang web của ngân hàng hôm nay nói rằng giới hữu trách phải tiếp tục kiểm soát các dao động về tỷ giá hối đoái để duy trì sự ổn định căn bản của đồng Nguyên."
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-currency-6-20-10-96759074.html
Tờ VN Express ngày 21-6-2010 viết như sau: "Trung Quốc gây sốc thị trường tiền tệ".
Một
ngày sau cam kết điều hành đồng NDT linh hoạt hơn, Ngân hàng Trung
ương Trung Quốc (PBOC) lại bất ngờ quyết định giữ nguyên chính sách tỷ
giá và không tăng giá đồng NDT.
PBOC
cho rằng, hiện đại không có bất kỳ yếu tố căn bản có lợi nào ủng hộ
cho việc thả nổi đồng NDT, cũng như nới rộng biên độ dao động của đồng
tiền vốn thường được gọi là “Đồng tiền nhân dân” (People’s money).
Giữ nguyên tỷ giá ở mức “có lợi và cân bằng” sẽ góp phần giữ ổn định
tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, và giúp chính phủ rảnh tay trong việc
tái cấu trúc nền kinh tế chuyển dần sang dịch vụ và tiêu dùng. Trong
bản báo cáo, PBOC hé mớ định hướng điều hành chính sách tỷ giá mới sẽ
dựa nhiều hơn vào nền tảng kho dự trự ngoại hối khổng lồ thay vì các
yếu tố chủ quan được Bắc Kinh đưa ra.
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/06/3BA1D2B3/Nói tóm lại, Trung Quốc nhất định " chống Mỹ cứu nước" và để làm bá chủ thiên hạ. Theo nhiều nhà kinh tế, Trung Quốc thủ đoạn khi hạ giá đồng nguyên của họ là để kiếm lời. Ông Clinton là vua playboy nên chẳng lo nghĩ gì vấn đề này, nhưng tổng thống Bush đã nhiều lần đặt vấn đề này mà Trung Quốc làm ngơ. Nay Obama quyết liệt thì Trung Quốc miệng lưỡi mềm dẻo nhưng thực tế thì vẫn khư khư giữ đường lối cũ. Trung Quốc không thể nâng giá đồng nguyên vì:
- không còn lời lãi bao nhiêu!
- số Mỹ kim cất trong kho sẽ bay hơi ít nhiều.
-hàng hóa tăng giá, it người mua đi.
-sẽ phải đóng cửa một số công ty, sa thải một số công nhân, Và như thế sẽ gây ra nạn thất nghiệp, có thể xảy ra bạo loạn nguy cơ cho nền cai trị của cộng sản.
Nếu Trung Quốc muốn hòa thì mỗi bên phải nhường một bước. Nhưng e Trung Quốc quyết chiến, mà kinh tế là một chiến thuật rất hữu dụng trong giai đoạn này để đánh phá tư bản Mỹ. Hơn nữa, phe quân phiệt đang lăm le tiến quân, nếu Hồ Cẩm Đào không nghe họ thì sẽ bị đảo chánh để cử một tay quân phiệt lên gây máu tanh trong thế giới này!
Nhưng ma quỷ mưu cao mà thầy pháp cũng cao tay thì vấn đề sẽ trở nên khác. Rõ ràng là cuộc thế chiến thứ ba đã xảy ra bắt đầu bằng nguyên nhân vật chất đó là kinh tế và dầu hỏa.
Nếu
thảo luận hòa bình không xong, thì đường ai nấy đi. Trung cộng hạ giá
đồng nguyên thì Mỹ và Tây Âu sẽ hạ giá tiền tệ của họ. Nay đồng Euro
hạ giá ngang ngửa đồng Mỹ kim, và Mỹ kim cũng đã hạ giá rồi và Mỹ đã in
thêm tiền rồi.
Ngoài ra chính sách thuế khóa sẽ được áp dụng. Mỹ đánh thuế hàng Trung Cộng thì Trung Cộng cũng đánh thuế hàng Mỹ. Cuối cùng, Mỹ phải rút vốn và công ty về Mỹ và bế môn tỏa cảng với Trung Cộng. Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm gấp nhiều lần thị trường thế giới. Trung Cộng nhún nhường thì còn kiếm được cháo, nếu hùng hổ thì sẽ ra sao? Chúng ta tưởng tượng cảnh hai tiệm phở cạnh tranh. Ban đầu giá mỗi tô phở là 30 ngàn, xuống hai chục ngàn, xuống năm ngàn và đi đến chiến thuật " mua một tặng một" lúc đó phải có một bên chết! Bấy giờ thì phải dao mác, gây gộc để trả hận thôi! Người Trung Quốc đã sẵn sàng. Phe quân phiệt Trung cộng đã sẵn sàng!
Ngoài ra chính sách thuế khóa sẽ được áp dụng. Mỹ đánh thuế hàng Trung Cộng thì Trung Cộng cũng đánh thuế hàng Mỹ. Cuối cùng, Mỹ phải rút vốn và công ty về Mỹ và bế môn tỏa cảng với Trung Cộng. Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm gấp nhiều lần thị trường thế giới. Trung Cộng nhún nhường thì còn kiếm được cháo, nếu hùng hổ thì sẽ ra sao? Chúng ta tưởng tượng cảnh hai tiệm phở cạnh tranh. Ban đầu giá mỗi tô phở là 30 ngàn, xuống hai chục ngàn, xuống năm ngàn và đi đến chiến thuật " mua một tặng một" lúc đó phải có một bên chết! Bấy giờ thì phải dao mác, gây gộc để trả hận thôi! Người Trung Quốc đã sẵn sàng. Phe quân phiệt Trung cộng đã sẵn sàng!
- Đồng nguyên tăng giá sau khi TQ hứa áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt
- Thị trường tài chính quốc tế theo sát hành động của TQ về đồng Nguyên
*
RFI * NẠN BUÔN NGƯỜI VIỆT NAM
*
Cảnh sát châu Âu bắt giữ khoảng 60 người trong đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép
Chính quyền mọi nước Châu Âu đều tăng cường khám xét, tìm cách phá vỡ các đường dây đưa người nhập cư trái phép.
Chính quyền mọi nước Châu Âu đều tăng cường khám xét, tìm cách phá vỡ các đường dây đưa người nhập cư trái phép.
(AFP)
Đức Tâm
Hôm 22/06/2010, tại Paris, ông Eric Besson, bộ trưởng bộ Nhập cư của Pháp cho biết : cảnh sát Đức, Hungary và Pháp đã bắt giữ khoảng 60 người dính líu đến đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh Quốc. Dưới sự điều phối của cảnh sát quốc tế Interpol, cảnh sát ba nước đã đồng thời mở chiến dịch truy lùng và bắt giữ 34 người tại Pháp, 19 người ở Hungary và 5 người tại Đức.
Về số người bị bắt tại Pháp, thông báo của bộ Nhập cư cho biết là có 14 người bị bắt ở vùng Paris và phía tây bắc nước Pháp và số còn lại, khoảng hai chục, là những người đang chờ để được đưa đến một nơi tập trung.
Những người Việt Nam nhập cư trái phép vào Pháp qua ngả Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Đức. Họ được đưa sang Anh bằng đường bộ. Các xe tải loại nhỏ hoặc xe du lịch 7 chỗ ngồi, được sửa lại để che dấu những người nhập cư trái phép.
Theo bộ Nhập cư thì đây là một đường dây rất có tổ chức, có nhóm chỉ đạo với nhiều đầu mối tiếp xúc quốc tế, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ như tập hợp người nhập cư, sắp xếp chỗ ở hoặc lo về tài chính.
Vào ngày 25/06 tới đây, sẽ có một cuộc họp báo tại Budapest để nói vè đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép này.
Theo AFP, đường dây đưa người nói trên bị phá vỡ nhờ có nhóm công tác mang tên « Tổ chức Tội phạm Quốc tế Việt Nam – VOIC, chuyên theo dõi những đường dây đưa người gốc Việt Nam và có liên quan đến các nước như Anh Quốc, Pháp, Đức và Hungary.
Nhóm này được thành lập cách nay 18 tháng, nằm bên trong cơ quan cảnh sát châu Âu Europol, sau khi chính quyền Pháp nhận thấy có một số lượng lớn người Việt Nam nhập cư trái phép bị bắt và khai là mong muốn sang Anh Quốc. Từ năm 2008 đến 2009, con số này đã tăng 200%.
Nhóm công tác phụ trách hồ sơ Việt Nam sẽ họp trong hai ngày mùng 2 và 3 tháng chín tới đây tại Slovakia.
Trong khi đó, một nhóm công tác khác chuyên theo dõi đường dây đưa người Trung Quốc đang trong quá trình được thành lập.
Từ tháng giêng đến tháng 5 năm nay, cảnh sát biên phòng Pháp đã phá vỡ 92 đường dây đưa người nhập cư trái phép. Bộ trưởng Pháp phụ trách Nhập cư đề ra mục tiêu phá vỡ khoảng 200 mạng lưới kiểu này, từ nay đến cuối năm.
tags: Các vấn đề xã hội - Châu Á - Hungary - Pháp - Việt Nam - Đức
*
Cảnh sát châu Âu bắt giữ khoảng 60 người trong đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép
Chính quyền mọi nước Châu Âu đều tăng cường khám xét, tìm cách phá vỡ các đường dây đưa người nhập cư trái phép.
Chính quyền mọi nước Châu Âu đều tăng cường khám xét, tìm cách phá vỡ các đường dây đưa người nhập cư trái phép.
(AFP)
Đức Tâm
Hôm 22/06/2010, tại Paris, ông Eric Besson, bộ trưởng bộ Nhập cư của Pháp cho biết : cảnh sát Đức, Hungary và Pháp đã bắt giữ khoảng 60 người dính líu đến đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh Quốc. Dưới sự điều phối của cảnh sát quốc tế Interpol, cảnh sát ba nước đã đồng thời mở chiến dịch truy lùng và bắt giữ 34 người tại Pháp, 19 người ở Hungary và 5 người tại Đức.
Về số người bị bắt tại Pháp, thông báo của bộ Nhập cư cho biết là có 14 người bị bắt ở vùng Paris và phía tây bắc nước Pháp và số còn lại, khoảng hai chục, là những người đang chờ để được đưa đến một nơi tập trung.
Những người Việt Nam nhập cư trái phép vào Pháp qua ngả Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Đức. Họ được đưa sang Anh bằng đường bộ. Các xe tải loại nhỏ hoặc xe du lịch 7 chỗ ngồi, được sửa lại để che dấu những người nhập cư trái phép.
Theo bộ Nhập cư thì đây là một đường dây rất có tổ chức, có nhóm chỉ đạo với nhiều đầu mối tiếp xúc quốc tế, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ như tập hợp người nhập cư, sắp xếp chỗ ở hoặc lo về tài chính.
Vào ngày 25/06 tới đây, sẽ có một cuộc họp báo tại Budapest để nói vè đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép này.
Theo AFP, đường dây đưa người nói trên bị phá vỡ nhờ có nhóm công tác mang tên « Tổ chức Tội phạm Quốc tế Việt Nam – VOIC, chuyên theo dõi những đường dây đưa người gốc Việt Nam và có liên quan đến các nước như Anh Quốc, Pháp, Đức và Hungary.
Nhóm này được thành lập cách nay 18 tháng, nằm bên trong cơ quan cảnh sát châu Âu Europol, sau khi chính quyền Pháp nhận thấy có một số lượng lớn người Việt Nam nhập cư trái phép bị bắt và khai là mong muốn sang Anh Quốc. Từ năm 2008 đến 2009, con số này đã tăng 200%.
Nhóm công tác phụ trách hồ sơ Việt Nam sẽ họp trong hai ngày mùng 2 và 3 tháng chín tới đây tại Slovakia.
Trong khi đó, một nhóm công tác khác chuyên theo dõi đường dây đưa người Trung Quốc đang trong quá trình được thành lập.
Từ tháng giêng đến tháng 5 năm nay, cảnh sát biên phòng Pháp đã phá vỡ 92 đường dây đưa người nhập cư trái phép. Bộ trưởng Pháp phụ trách Nhập cư đề ra mục tiêu phá vỡ khoảng 200 mạng lưới kiểu này, từ nay đến cuối năm.
tags: Các vấn đề xã hội - Châu Á - Hungary - Pháp - Việt Nam - Đức
*
TIN TỔNG HỢP * CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC VÙNG LÊN
*
VOA
Một nhà máy của Toyota ở TQ ngưng sản xuất do đình công
Hãng
xe Toyota của Nhật buộc phải ngưng sản xuất tại một cơ xưởng ở thành
phố Quảng Châu, vì một cuộc đình công xảy ra tại một nhà cung cấp phụ
tùng trong tỉnh Quảng Đông.
Cuộc đình công tại công ty Denso ở Quảng Đông, nơi sản xuất bộ phận phun xăng cho Toyota, là vụ mới nhất trong nhiều vụ tranh chấp lao động xảy ra cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.
Cơ xưởng lắp ráp của Toyota tại Quảng Châu là một trong những cơ xưởng lớn nhất tại Trung Quốc, sản xuất tới 360.000 chiếc xe mỗi năm, tương đương với khoảng phân nửa tổng công suất của Toyota tại Trung Quốc.
Các công nhân xa nhà, được coi là động lực chính của sự phát triển kinh tế Trung Quốc, càng ngày càng mạnh miệng trong chuyện đòi tăng lương.
Hãng Honda, một công ty ôtô khác của Nhật, cũng bị thiệt hại do đình công tại các cơ xưởng của họ ở Trung Quốc.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/japan-china-striek-6-22-10-96942524.html
RFI
VOA
Một nhà máy của Toyota ở TQ ngưng sản xuất do đình công
Thứ Ba, 22 tháng 6 2010
Hình: AFP
Chia sẻ
Tin liên hệ
Cuộc đình công tại công ty Denso ở Quảng Đông, nơi sản xuất bộ phận phun xăng cho Toyota, là vụ mới nhất trong nhiều vụ tranh chấp lao động xảy ra cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.
Cơ xưởng lắp ráp của Toyota tại Quảng Châu là một trong những cơ xưởng lớn nhất tại Trung Quốc, sản xuất tới 360.000 chiếc xe mỗi năm, tương đương với khoảng phân nửa tổng công suất của Toyota tại Trung Quốc.
Các công nhân xa nhà, được coi là động lực chính của sự phát triển kinh tế Trung Quốc, càng ngày càng mạnh miệng trong chuyện đòi tăng lương.
Hãng Honda, một công ty ôtô khác của Nhật, cũng bị thiệt hại do đình công tại các cơ xưởng của họ ở Trung Quốc.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/japan-china-striek-6-22-10-96942524.html
RFI
Một nhà máy Toyota tại Trung Quốc lại phải ngưng hoạt động vì đình công
Công
nhân tập hợp bên ngoài nhà máy Denso của Toyota tại Quảng Châu ngày
22/06/ 2010. Đây là vụ đình công mới nhất tại các công ty ngoại quốc ở
Trung Quốc.
REUTERS/Stringer
Ngày
22/06/2010, hai dây chuyền lắp ráp xe hơi của tập đoàn Toyota (Nhật
Bản) tại miền namTrung Quốc đã phải tạm ngưng hoạt động do thiếu linh
kiện. Cuộc đấu tranh đòi tăng lương của công nhân lại nổ ra tại nhà
máy chế tạo phụ tùng xe hơi Denso Corporation ở Quảng Châu không chỉ
tác động trực tiếp đến Toyota mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến Honda
nếu kéo dài.
Theo
cơ quan truyền thông Dow Jones Newswires, một vụ đình công vừa xảy
ra trong một công ty chi nhánh của Toyota tại Quảng Đông. Đây là vụ
thứ hai trong tập đoàn Toyota tại Trung Quốc sau khi một chi nhánh ở
Thiên Tân bị tê liệt hồi tuần trước, do việc công nhân nhà máy tranh
đấu đòi tăng lương.
Do vụ đình công mới này mà hai dây chuyền nhà máy lắp ráp xe hơi tại Quảng Đông phải tạm ngưng hoạt động. Phát ngôn viên của Toyota tại Trung Quốc từ chối bình luận về sự kiện này.
Do nhà máy linh kiện Denso Corporation cũng cung cấp phụ tùng cho Honda tại Quảng Đông, cơ sở của hãng này cũng có nguy cơ bị tác động. Tuy nhiên theo AFP, một viên chức của Honda nói rằng dây chuyền sản xuất chưa bị xáo trộn.
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc cũng đang nỗ lực di tản 68 ngàn dân ở một làng thuộc tỉnh Giang Tây bị đe dọa vì nguy cơ vỡ đê. Trong khi đó các cơn mưa vẫn tiếp tục kéo dài và làm mực nước ở 47 con sông dâng cao thêm làm cho gần 2 triệu 400 ngàn người phải đi lánh nạn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100622-mot-nha-may-xe-hoi-toyota-tai-trung-quoc-lai-phai-ngung-hoat-dong-vi-dinh-cong
Do vụ đình công mới này mà hai dây chuyền nhà máy lắp ráp xe hơi tại Quảng Đông phải tạm ngưng hoạt động. Phát ngôn viên của Toyota tại Trung Quốc từ chối bình luận về sự kiện này.
Do nhà máy linh kiện Denso Corporation cũng cung cấp phụ tùng cho Honda tại Quảng Đông, cơ sở của hãng này cũng có nguy cơ bị tác động. Tuy nhiên theo AFP, một viên chức của Honda nói rằng dây chuyền sản xuất chưa bị xáo trộn.
Lũ lụt tại các tỉnh miền nam : nguy cơ vỡ đê
Thiệt
hại nhân mạng do lũ lụt tại các tỉnh miền nam Trung Quốc mỗi ngày mỗi
trầm trọng. Tân Hoa Xã hôm nay thông báo số người chết tăng từ 175
lên 199 trong 24 giờ qua.Lực lượng cứu hộ Trung Quốc cũng đang nỗ lực di tản 68 ngàn dân ở một làng thuộc tỉnh Giang Tây bị đe dọa vì nguy cơ vỡ đê. Trong khi đó các cơn mưa vẫn tiếp tục kéo dài và làm mực nước ở 47 con sông dâng cao thêm làm cho gần 2 triệu 400 ngàn người phải đi lánh nạn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100622-mot-nha-may-xe-hoi-toyota-tai-trung-quoc-lai-phai-ngung-hoat-dong-vi-dinh-cong
RFI * TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG
*
TRUNG QUỐC - PHƯƠNG TÂY -
Bài đăng : Thứ sáu 18 Tháng Sáu 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 18 Tháng Sáu 2010
Dư luận phương Tây lo ngại sức mạnh quân sự, kinh tế của Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 17/11/2009
Ảnh: Reuters
Sự
lớn mạnh về quân sự và kinh tế của Trung Quốc làm cho dư luận các
nước phương Tây rất lo lắng, đặc biệt là tại Pháp. Một cuộc điều tra
dư luận tại 22 quốc gia do Viện Pew Research Center công bố hôm qua,
17/06/2010, tại Hoa Kỳ đã cho biết như trên.
Theo
cuộc thăm dò nói trên thì 88% người Nhật và 86% người Hàn Quốc coi
sức mạnh quân sự ngày càng tăng cao của Trung Quốc là « một điều xấu
». Có đến 87% người Pháp cũng có cùng quan điểm với người dân các nước
láng giềng của Trung Quốc như trên, và tỉ lệ này ở người Mỹ là 79%,
người Đức là 72%.
Còn về mặt kinh tế, có đến 67% người dân Pháp rất lo ngại về sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với người Đức là 58%, người Mỹ 47%, người Anh 42%. Ngược lại, do Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc nên 61% người dân Nhật coi điều này là tích cực, chỉ có 21% người Nhật tỏ ra lo lắng.
Tại Phi châu, người dân có vẻ bị huyễn hoặc trước phép lạ kinh tế Trung Quốc do Bắc Kinh trong những năm gần đây đầu tư ồ ạt vào châu lục này : 90% người Kenya và Nigeria đánh giá là tích cực.
Trên phương diện chiến lược, người Ấn Độ tỏ ra hoài nghi hơn hẳn : 44% người dân Ấn coi Trung Quốc là một nước thù địch. Ngược lại, 84% dân Pakistan lại xem Trung Quốc là đối tác. Dư luận Mỹ thì gần như chia đôi : 25% coi Trung Quốc là bạn, 17% xem là kẻ thù.
Cuộc điều tra dư luận trên được tiến hành từ ngày 7/4 đến 8/5, với trên 24.000 người được thăm dò ý kiến.
Dân biểu đảng Xanh Russel Norman đã giơ cao lá cờ Tây Tạng trước nghị viện Wellington để kêu gọi dân chủ tại Trung Quốc, và đã xảy ra xô xát với những người có lẽ là cận vệ của ông Tập Cận Bình. Một người trong số họ đã cố mở dù ra để che khuất vị dân biểu, và ông này đã phản kháng khi lá cờ Tây Tạng bị giựt khỏi tay ông và quăng xuống đất.
Dân biểu Russel Norman sau đó đã tuyên bố với báo chí là: « Tôi thấy thật đáng sợ khi các nhân viên an ninh Trung Quốc đến đất nước chúng ta và xô xát với một người đại diện của nhân dân New Zealand tại Quốc hội, chỉ với lý do là người đó kêu gọi tự do và dân chủ ». Ông Norman cho biết đã đưa đơn kiện về vụ này.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du New Zealand ba ngày với một đoàn đại biểu đông đảo gồm nhiều giám đốc doanh nghiệp, nhằm phát triển quan hệ kinh tế đôi bên. Được biết New Zealand là nước phát triển đầu tiên ký kết hiệp định tự do thương mại với Bắc Kinh vào năm 2008.
Còn về mặt kinh tế, có đến 67% người dân Pháp rất lo ngại về sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với người Đức là 58%, người Mỹ 47%, người Anh 42%. Ngược lại, do Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc nên 61% người dân Nhật coi điều này là tích cực, chỉ có 21% người Nhật tỏ ra lo lắng.
Tại Phi châu, người dân có vẻ bị huyễn hoặc trước phép lạ kinh tế Trung Quốc do Bắc Kinh trong những năm gần đây đầu tư ồ ạt vào châu lục này : 90% người Kenya và Nigeria đánh giá là tích cực.
Trên phương diện chiến lược, người Ấn Độ tỏ ra hoài nghi hơn hẳn : 44% người dân Ấn coi Trung Quốc là một nước thù địch. Ngược lại, 84% dân Pakistan lại xem Trung Quốc là đối tác. Dư luận Mỹ thì gần như chia đôi : 25% coi Trung Quốc là bạn, 17% xem là kẻ thù.
Cuộc điều tra dư luận trên được tiến hành từ ngày 7/4 đến 8/5, với trên 24.000 người được thăm dò ý kiến.
Bảo vệ của Tập Cận Bình hành hung một dân biểu New Zealand
Một
dân biểu New Zealand đã lên án việc bị nhân viên an ninh Trung Quốc
đối xử thô bạo vì ông đã vẫy cờ Tây Tạng trước Quốc hội nước mình,
nhân chuyến viếng thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Dân biểu đảng Xanh Russel Norman đã giơ cao lá cờ Tây Tạng trước nghị viện Wellington để kêu gọi dân chủ tại Trung Quốc, và đã xảy ra xô xát với những người có lẽ là cận vệ của ông Tập Cận Bình. Một người trong số họ đã cố mở dù ra để che khuất vị dân biểu, và ông này đã phản kháng khi lá cờ Tây Tạng bị giựt khỏi tay ông và quăng xuống đất.
Dân biểu Russel Norman sau đó đã tuyên bố với báo chí là: « Tôi thấy thật đáng sợ khi các nhân viên an ninh Trung Quốc đến đất nước chúng ta và xô xát với một người đại diện của nhân dân New Zealand tại Quốc hội, chỉ với lý do là người đó kêu gọi tự do và dân chủ ». Ông Norman cho biết đã đưa đơn kiện về vụ này.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du New Zealand ba ngày với một đoàn đại biểu đông đảo gồm nhiều giám đốc doanh nghiệp, nhằm phát triển quan hệ kinh tế đôi bên. Được biết New Zealand là nước phát triển đầu tiên ký kết hiệp định tự do thương mại với Bắc Kinh vào năm 2008.
Tuesday, June 22, 2010
NGUYỄN THIÊN THỤ * DU LỊCH XỨ HỒ
. DU LỊCH XỨ HỒ
Công tử Bạch Vân con quan Tổng trấn và công tử Thanh Hà
con quan Tổng binh là bạn đồng song, nhân một hôm học ở trường quan Đốc học
xong, bèn rủ nhau lên thăm núi Châu Thới. Sau khi vào chùa lễ Phật, hai cậu ra
dạo sau chùa. Thấy trong sân chùa có một cây mộc lan cao to, cành lá sum suê,
đầy những bông hoa trắng đưa hương thơm ngát, hai công tử bèn ngồi xuống trên
thảm cỏ, gió mát hiu hiu thổi, giây lâu nằm ngủ quên.
Một
lúc sau, một lão trượng đội mũ đỏ, mang bào vàng, thắt đai hồng, cưỡi ngựa từ
trong núi bước ra cúi đầu chào hai công tử, và nói:
-Quan Tổng trấn chúng tôi kính mời hai công tử ghé bản trấn phủ .
Hai chàng ngạc nhiên, không hiểu nơi xa xôi hoang vắng này lại có ai quen biết hai chàng. Nhưng rồi hai chàng cũng gật đầu ưng thuận và thúc ngựa vào trong núi theo lão trượng đội mũ đỏ. Nhìn y phục của lão trượng, hai chàng biết lão là một vị đại quan.
-Quan Tổng trấn chúng tôi kính mời hai công tử ghé bản trấn phủ .
Hai chàng ngạc nhiên, không hiểu nơi xa xôi hoang vắng này lại có ai quen biết hai chàng. Nhưng rồi hai chàng cũng gật đầu ưng thuận và thúc ngựa vào trong núi theo lão trượng đội mũ đỏ. Nhìn y phục của lão trượng, hai chàng biết lão là một vị đại quan.
Từ
xa nhìn vào thì thấy một thành trì thành cao, hào rộng. Trên cao có tấm biển
ghi "Đại Văn Minh thành".
Bạch Vân công tử hỏi:
Bạch Vân công tử hỏi:
-Thưa đại quan, xin cho biết đây là lãnh thổ nước nào mà
thành trì "hoành tráng" như thế?
Đại quan cười mà nói:
-Thưa quý đại diện, đây là "Đại Hồ quốc", là một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"!
Trên đường đi, hai cậu thấy một đám tiểu yêu hồ đang đùa giỡn với nhau. Thấy đại quan và hai công tử đến, bọn chúng vẫn thản nhiên nô đùa, không hề sợ hãi. Lão quan già lấy roi ngựa xua đuổi, chúng vẫn không đi mà còn ném đá vào ba người mà nói:
-Chúng ông đéo sợ chúng mày!
Khi ông quan mũ đỏ và hai công tử đến cửa thành thì cửa thành rộng mở, hai công tử theo lão quan mà bước vào bên trong. Trong thành cây cối xanh tươi, hoa nở khắp nơi, chim kêu ríu rít. Lão quan đắt hai chàng vào một cung điện uy nghi, ngoài đề "Tổng trấn phủ".
Từ ngoài cửa vào trong là những hàng quân lính, rồi đến những hàng thanh niên, thiếu nữ cầm cờ hoan hô hai công tử.
Bước lên thềm thì thấy những giai nhân chân trắng dài, eo thon, ngực nở tiến ra vừa ca vừa múa xung quanh hai chàng. Hai chàng rất "phấn khởi, hồ hởi".
Bước vào bên trong thì thấy trên cao là một bậc vương công, mão cao áo dài, cái đuôi màu đỏ rất to, cong lên ở phía sau, xung quanh có lính cầm quạt đứng hầu. Hai công tử bước vào quỳ lạy. Bậc vương công nói:
-Ta là Tổng trấn Đại Văn Minh thành, xin gửi lời chào mừng hai "đại biểu "đã tới tham quan tệ trấn.
Hai chàng thưa rằng:
-Bọn chúng tôi là học trò vô danh tiểu tốt, không đại diện cho ai, xin đừng gọi là "đại biểu", làm cho chúng tôi xấu hổ. Xin hỏi quan Tổng trấn, Ngài gọi chúng tôi đến là vì nguyên do nào, mục đích nào?
Quan Tổng trấn cười mà bảo:
-Khi hai "đại biểu" khởi tâm đi núi Châu Thới thì ban An Ninh bản trấn đã biết, bọn họ báo cáo lên Trấn, ban lãnh đạo bèn ra lệnh họ điều tra lý lịch hai đại biểu thì thấy lý lịch hai đại biểu rất tốt cho nên ta hạ lệnh cho người rước hai đại biểu về đây.
-Thưa quan Tổng trấn, xin cho biết Ngài cần gì ở chúng tôi?
Quan cười:
-Đêm xuân ta hãy còn dài. Hai cậu sẽ biết sau. Giờ đây xin mời hai đại biểu dự đại yến do bản trấn mời.
Hai công tử bèn theo quan tổng trấn bước vào đại sảnh thì thấy cỗ bàn linh đình đã dọn sẵn. Xung quanh chật ních những thiếu nữ xinh đẹp, tươi mát. Khi quan Tổng trấn và hai công tử an tọa thì các quan khách khác lần lượt tiến vào. Ông nào cũng mũ cao, áo rộng kéo cái đuôi dài. Xem vẻ như ông nào đuôi dài nhất, màu đỏ nhất là quan cao nhất.
Sau khi khách an tọa, quan Tổng trấn giới thiệu hai chàng với khách, và cũng giới thiệu các nhân vật quan trọng trong bữa tiệc. Sau khi giới thiệu, các thiếu nữ phục vụ bước vào rót rượu mời khách. Các cô đứng sát vào hai chàng khiến cho toàn thân hai chàng như bốc cháy. Lợi dụng khi các nàng đứng gần, hai chàng quan sát mông và thì không thấy các nàng có đuôi, có lẽ họ đã giấu kín đuôi chồn. Thanh Hà công tử tinh nghịch sờ thử thì cũng không phát giác điều gì mới lạ. Cô nàng phục vụ cười mà nói nhỏ bên tai chàng:
-Xin bảo đảm còn nguyên xi, chánh gốc hiệu Nai vàng, không có đuôi đâu! Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, đại biểu muốn gì cứ nói ra, chúng tôi sẽ phục vụ từ A đến Z!
Xong tiệc, lính hầu đưa hai công tử vào phòng nghỉ. Mỗi cậu mỗi phòng, được hai thiếu nữ hầu hạ. Hai thiếu nữ bảo khách nằm xuống và đấm bóp toàn thân. Hai công tử sảng khoái toàn diện. Trong khi hầu hạ, hai cô chuyện trò với hai công tử. Một cô hỏi:
-Đại biểu có dự định đầu tư vào đất nước chúng tôi không? Đất nước chúng tôi tự do, dân chủ, đang phát triển, rất cần vốn đầu tư ngọai quốc. Nếu đại biểu đầu tư, chúng tôi sẽ giành cho đại biểu nhiều ưu tiên. Hơn nữa, xứ chúng tôi nhiều thiếu nữ đẹp, nhiều cuộc vui chơi giải trí. Đầu tư vào nước chúng tôi, các đại biểu sẽ có nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần.
Hai công tử tạ từ mà nói rằng:
-Rất tiếc, chúng tôi là học sinh ăn bám vào cha mẹ, không có tiền đầu tư. Tuy nhiên khi về, chúng tôi sẽ vận động các nhà kinh doanh nước tôi bỏ vốn đầu tư vào quý quốc.
Ngày hôm sau, quan Tổng trấn nói:
-Ở đây có nhiều gái đẹp. Hai đại biểu nên sang đây đầu tư thì sẽ có lắm vui vẻ và nhiều lợi ích.
Hai chàng chối từ, vì sợ chơi với loài hồ e nguy hiểm, chỉ xin đi chu du thành nội . Quan xin đồng ý, sai hai hướng dẫn viên du lịch đưa hai công tử đi.
Đi theo hai chàng là hai hướng dẫn viên đầu đội mũ đỏ, mang áo đỏ, chân mang giày đỏ và tay cầm giáo đỏ. Nơi đây nhà cửa san sát, phần lớn là đền đài dinh thự và công viên rộng lớn. Trên công viên, từng tốp nam nữ nhảy múa, ca hát.
Hai chàng nghe như một điệu dân ca:
Yêu cha già
Yêu mẫu quốc
Yêu hòa bình tổ quốc chúng ta!
Đến một công viên khác, chàng thấy rất đông người tụ họp. Chàng hỏi hai hướng dẫn viên du lịch:
-Những người này là ai? Là dân chúng, quan viên, hay lính tráng?
Hai hướng dẫn viên du lịch đáp:
-Đó là nhân dân yêu nước.
-Khi hai chàng dừng lại ngắm cảnh, thì một nhân dân vai mang băng đỏ, ngực có bảng hiệu, tiến đến nói to với hai chàng:
-Nước chúng tôi đang thực hiện ba dòng thác cách mạng là Cách mạng Quan hệ sản xuất , Cách mạng Văn hóa tư tưởng và Cách mạng Khoa học Kỷ thuật mà cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt". Đến đây, người nhân dân thấy hai hướng dẫn viên mắt nhìn mĩ nữ ở đàng xa đang đi tới nên nói nhỏ: Nếu hai đại biểu yêu ai, thì xin đăng ký kết hôn để cho họ sớm xuất ngoại mà "theo chàng về dinh". Cơ quan chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi thủ tục và lệ phí rẻ như bèo!
Nhân dân này nói xong bỏ đi thì một nhân dân khác tới, cũng băng đỏ, huy hiệu trước ngực, tiến đến trước mặt hai chàng nói to:
-Đoàn kết! Đoàn kết!
Hỡi các Việt kiều
Yêu nước trên hết!
Đầu tư thật nhiều
Là yêu nước Việt!
Khi thấy hai hướng dẫn viên du lịch mệt mỏi, ngáp dài, không còn chú ý nghe, người "nhân dân" nói nhỏ:
-Xin đại biểu ký giấy hợp tác đầu tư với công ty chúng tôi trong việc đưa công nhân ra ngoại quốc lao động. Hai đại biểu sẽ được hưởng hoa hồng rất cao! Hoặc hai đại biểu muốn thưởng thức "của ngon vật lạ", nước tôi gì cũng có, chúng tôi sẽ phục vụ tận tình!
Hai hướng dẫn viên hỏi chàng muốn đi đâu nữa không. Hai chàng muốn đi thăm nhân dân. Hai hướng dẫn viên tỏ vẻ ngần ngại, Văn công tử bèn rút một nén bạc tặng thì hai chàng tuân lời. Đi một đoạn xa, thấy nhà cửa lụp xụp, dân chúng nghèo đói xác xơ. Thấy hai hướng dẫn viên cầm giáo đỏ, họ tỏ vẻ sợ hãi mà lánh xa. Chàng nghe có tiếng lầu bầu:
-Tiên sư chúng mày đến đây làm gì?
Đột nhiên có tiếng bom nổ, đạn bay và tiếng chó sủa vang. Hai hướng dẫn viên hoảng hốt bỏ chạy, miệng la to:"Phản động!" Phản động!" Hai công tử sợ hãi chạy theo, giật mình tỉnh dậy, hóa ra chỉ là một giấc mộng.
Đại quan cười mà nói:
-Thưa quý đại diện, đây là "Đại Hồ quốc", là một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"!
Trên đường đi, hai cậu thấy một đám tiểu yêu hồ đang đùa giỡn với nhau. Thấy đại quan và hai công tử đến, bọn chúng vẫn thản nhiên nô đùa, không hề sợ hãi. Lão quan già lấy roi ngựa xua đuổi, chúng vẫn không đi mà còn ném đá vào ba người mà nói:
-Chúng ông đéo sợ chúng mày!
Khi ông quan mũ đỏ và hai công tử đến cửa thành thì cửa thành rộng mở, hai công tử theo lão quan mà bước vào bên trong. Trong thành cây cối xanh tươi, hoa nở khắp nơi, chim kêu ríu rít. Lão quan đắt hai chàng vào một cung điện uy nghi, ngoài đề "Tổng trấn phủ".
Từ ngoài cửa vào trong là những hàng quân lính, rồi đến những hàng thanh niên, thiếu nữ cầm cờ hoan hô hai công tử.
Bước lên thềm thì thấy những giai nhân chân trắng dài, eo thon, ngực nở tiến ra vừa ca vừa múa xung quanh hai chàng. Hai chàng rất "phấn khởi, hồ hởi".
Bước vào bên trong thì thấy trên cao là một bậc vương công, mão cao áo dài, cái đuôi màu đỏ rất to, cong lên ở phía sau, xung quanh có lính cầm quạt đứng hầu. Hai công tử bước vào quỳ lạy. Bậc vương công nói:
-Ta là Tổng trấn Đại Văn Minh thành, xin gửi lời chào mừng hai "đại biểu "đã tới tham quan tệ trấn.
Hai chàng thưa rằng:
-Bọn chúng tôi là học trò vô danh tiểu tốt, không đại diện cho ai, xin đừng gọi là "đại biểu", làm cho chúng tôi xấu hổ. Xin hỏi quan Tổng trấn, Ngài gọi chúng tôi đến là vì nguyên do nào, mục đích nào?
Quan Tổng trấn cười mà bảo:
-Khi hai "đại biểu" khởi tâm đi núi Châu Thới thì ban An Ninh bản trấn đã biết, bọn họ báo cáo lên Trấn, ban lãnh đạo bèn ra lệnh họ điều tra lý lịch hai đại biểu thì thấy lý lịch hai đại biểu rất tốt cho nên ta hạ lệnh cho người rước hai đại biểu về đây.
-Thưa quan Tổng trấn, xin cho biết Ngài cần gì ở chúng tôi?
Quan cười:
-Đêm xuân ta hãy còn dài. Hai cậu sẽ biết sau. Giờ đây xin mời hai đại biểu dự đại yến do bản trấn mời.
Hai công tử bèn theo quan tổng trấn bước vào đại sảnh thì thấy cỗ bàn linh đình đã dọn sẵn. Xung quanh chật ních những thiếu nữ xinh đẹp, tươi mát. Khi quan Tổng trấn và hai công tử an tọa thì các quan khách khác lần lượt tiến vào. Ông nào cũng mũ cao, áo rộng kéo cái đuôi dài. Xem vẻ như ông nào đuôi dài nhất, màu đỏ nhất là quan cao nhất.
Sau khi khách an tọa, quan Tổng trấn giới thiệu hai chàng với khách, và cũng giới thiệu các nhân vật quan trọng trong bữa tiệc. Sau khi giới thiệu, các thiếu nữ phục vụ bước vào rót rượu mời khách. Các cô đứng sát vào hai chàng khiến cho toàn thân hai chàng như bốc cháy. Lợi dụng khi các nàng đứng gần, hai chàng quan sát mông và thì không thấy các nàng có đuôi, có lẽ họ đã giấu kín đuôi chồn. Thanh Hà công tử tinh nghịch sờ thử thì cũng không phát giác điều gì mới lạ. Cô nàng phục vụ cười mà nói nhỏ bên tai chàng:
-Xin bảo đảm còn nguyên xi, chánh gốc hiệu Nai vàng, không có đuôi đâu! Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, đại biểu muốn gì cứ nói ra, chúng tôi sẽ phục vụ từ A đến Z!
Xong tiệc, lính hầu đưa hai công tử vào phòng nghỉ. Mỗi cậu mỗi phòng, được hai thiếu nữ hầu hạ. Hai thiếu nữ bảo khách nằm xuống và đấm bóp toàn thân. Hai công tử sảng khoái toàn diện. Trong khi hầu hạ, hai cô chuyện trò với hai công tử. Một cô hỏi:
-Đại biểu có dự định đầu tư vào đất nước chúng tôi không? Đất nước chúng tôi tự do, dân chủ, đang phát triển, rất cần vốn đầu tư ngọai quốc. Nếu đại biểu đầu tư, chúng tôi sẽ giành cho đại biểu nhiều ưu tiên. Hơn nữa, xứ chúng tôi nhiều thiếu nữ đẹp, nhiều cuộc vui chơi giải trí. Đầu tư vào nước chúng tôi, các đại biểu sẽ có nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần.
Hai công tử tạ từ mà nói rằng:
-Rất tiếc, chúng tôi là học sinh ăn bám vào cha mẹ, không có tiền đầu tư. Tuy nhiên khi về, chúng tôi sẽ vận động các nhà kinh doanh nước tôi bỏ vốn đầu tư vào quý quốc.
Ngày hôm sau, quan Tổng trấn nói:
-Ở đây có nhiều gái đẹp. Hai đại biểu nên sang đây đầu tư thì sẽ có lắm vui vẻ và nhiều lợi ích.
Hai chàng chối từ, vì sợ chơi với loài hồ e nguy hiểm, chỉ xin đi chu du thành nội . Quan xin đồng ý, sai hai hướng dẫn viên du lịch đưa hai công tử đi.
Đi theo hai chàng là hai hướng dẫn viên đầu đội mũ đỏ, mang áo đỏ, chân mang giày đỏ và tay cầm giáo đỏ. Nơi đây nhà cửa san sát, phần lớn là đền đài dinh thự và công viên rộng lớn. Trên công viên, từng tốp nam nữ nhảy múa, ca hát.
Hai chàng nghe như một điệu dân ca:
Yêu cha già
Yêu mẫu quốc
Yêu hòa bình tổ quốc chúng ta!
Đến một công viên khác, chàng thấy rất đông người tụ họp. Chàng hỏi hai hướng dẫn viên du lịch:
-Những người này là ai? Là dân chúng, quan viên, hay lính tráng?
Hai hướng dẫn viên du lịch đáp:
-Đó là nhân dân yêu nước.
-Khi hai chàng dừng lại ngắm cảnh, thì một nhân dân vai mang băng đỏ, ngực có bảng hiệu, tiến đến nói to với hai chàng:
-Nước chúng tôi đang thực hiện ba dòng thác cách mạng là Cách mạng Quan hệ sản xuất , Cách mạng Văn hóa tư tưởng và Cách mạng Khoa học Kỷ thuật mà cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt". Đến đây, người nhân dân thấy hai hướng dẫn viên mắt nhìn mĩ nữ ở đàng xa đang đi tới nên nói nhỏ: Nếu hai đại biểu yêu ai, thì xin đăng ký kết hôn để cho họ sớm xuất ngoại mà "theo chàng về dinh". Cơ quan chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi thủ tục và lệ phí rẻ như bèo!
Nhân dân này nói xong bỏ đi thì một nhân dân khác tới, cũng băng đỏ, huy hiệu trước ngực, tiến đến trước mặt hai chàng nói to:
-Đoàn kết! Đoàn kết!
Hỡi các Việt kiều
Yêu nước trên hết!
Đầu tư thật nhiều
Là yêu nước Việt!
Khi thấy hai hướng dẫn viên du lịch mệt mỏi, ngáp dài, không còn chú ý nghe, người "nhân dân" nói nhỏ:
-Xin đại biểu ký giấy hợp tác đầu tư với công ty chúng tôi trong việc đưa công nhân ra ngoại quốc lao động. Hai đại biểu sẽ được hưởng hoa hồng rất cao! Hoặc hai đại biểu muốn thưởng thức "của ngon vật lạ", nước tôi gì cũng có, chúng tôi sẽ phục vụ tận tình!
Hai hướng dẫn viên hỏi chàng muốn đi đâu nữa không. Hai chàng muốn đi thăm nhân dân. Hai hướng dẫn viên tỏ vẻ ngần ngại, Văn công tử bèn rút một nén bạc tặng thì hai chàng tuân lời. Đi một đoạn xa, thấy nhà cửa lụp xụp, dân chúng nghèo đói xác xơ. Thấy hai hướng dẫn viên cầm giáo đỏ, họ tỏ vẻ sợ hãi mà lánh xa. Chàng nghe có tiếng lầu bầu:
-Tiên sư chúng mày đến đây làm gì?
Đột nhiên có tiếng bom nổ, đạn bay và tiếng chó sủa vang. Hai hướng dẫn viên hoảng hốt bỏ chạy, miệng la to:"Phản động!" Phản động!" Hai công tử sợ hãi chạy theo, giật mình tỉnh dậy, hóa ra chỉ là một giấc mộng.
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ TRUNG CỘNG *
*
Tuesday, June 22, 2010
KINH TẾ TRUNG QUỐC:
CÔNG NHÂN NỔI DẬY,
CSTQ NHƯỢNG BỘ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE : http://VietTUDAN.net
Geneva, 08.06.2010
Một
trong những Lý thuyết gia về Kinh tế Cổ điển Anh quốc, Nhà Đại Kinh
tế gia David RICARDO đã phát minh ra đơn vị đo lường giá trị của những
sản phẩm công nghệ. Đơn vị đo lường đó là sức LAO ĐÔNG hội nhập vào
sản phẩm (Force de Travail intégrée dans un Produit). Thiên nhiên tăng
giá trị là nhờ nhân lực góp công khai thác. Những sản phẩm cuối cùng
để thỏa mãn những nhu cầu của con người tiêu thụ là một chuỗi những
biến chế do nhân lực can thiệp vào. Làm tăng giá trị Thiên nhiên hay
biến chế sản phẩm, gọi là sinh hoạt kinh tế, làm tăng sự giầu có của
quốc gia (création et augmentation des richesses nationales). Thặng dư
tích lũy từ sinh hoạt kinh tế tạo thành cái vốn tư bản. Như vậy cái
vốn tư bản cũng là do lao động tạo ra.
Karl
Mars lấy lại lý thuyết này của David Ricardo để ca tụng sức lao động
trước trào lưu phát triển kinh tế của thời của ông. Karl Mars nhận
thấy rằng giới tư bản cầm vốn đã khai thác sức lao động triệt để để
làm tăng vốn tư bản của mình trước đây đã nhờ sức lao động mà có. Ông
biện luận về Vong thân Lao động, nghĩa là người Lao động làm ra vốn Tư
bản, rồi giao nó trong tay giới Tư bản để rồi chính người Lao động
phải bị bóc lột do vốn tư bản này. Lao động là chủ vốn tư bản, giao
vốn ấy trong tay giới tư bản để rồi chính Lao động trở thành nô lệ cho
vốn tư bản.
Lénine,
Chính trị gia, xử dụng biện chứng Vong thân Lao động để hô hào Lao
động đứng lên tranh đấu đòi lại quyền làm chủ vốn tư bản do chính mình
làm ra. Cuộc đấu tranh của Lao động được đẩy đến đấu tranh giai cấp
đẫm máu: phải giết giới Tư bản để lấy lại Vốn Tư bản do chính giới Lao
động vô sản làm ra. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc đấu tranh và thiết
lập một Thể chế độc tài đảng trị.
Người
Lao động thời Lénine đối diện đấu tranh với một mình lực lượng Tư
bản, nhưng Công nhân Trung quốc và Việt Nam hiện nay đứng lên đấu
tranh với những lực lượng nào? Tư bản ? Cộng sản ? Hay cả hai cùng một
lúc ?
Chúng
tôi viết bài này nhân việc đứng lên của Công nhân Trung quốc đang
diễn ra tại FOXCONN và HONDA trong hai tuần vừa qua. Bài viết này nhằm
trả lới cho những câu hỏi vừa đặt ra trên đây. Viết bài này, chúng
tôi dựa trên những thông tin mới nhất sau đây:
* Le Figaro 07.06.2010, trang 8:
CHINE: LI PENG JUSTIFIE LA REPRESSION DE TIANANMEN
* Le Monde 07.06.2010, trang 17 :
J’ACCUSE LE REGIME CHINOIS
* Financial Times 07.06.2010, trang 26 :
FOXCONN TO FACE INVESTOR QUESTIONS
* AFP Beijing 04.06.2010:
LES AUTORITES CHINOISES ONT AUTORISE UNE VAGUE AUGMENTATION DU SALAIRE MINIMUM
* Financial Times 03.06.2010, trang 9:
CHINESE LABOUR IS LICENSED TO STAKE ITS CLAIM
* Financial Times 03.06.2010, trang 14:
FOXCONN RAISES PAY BY 30% IN CHINA
* The Wall Street Journal 03.06.2010, trang 22:
HON HAI BENDS AMID SCRUTINY AND RAISES WAGES 30%
* REUTERS Beijing 02.06.2010 by Aileen WANG & Simon RABINOVITCH:
L’EVOLUTION DEMOGRAPHIQUE PROPICE AUX REVENDICATIONS SOCIALES
* Beijing Asia news/Agencies 02.06.2010:
THE NEW CHINESE WORKING CLASS, WILLING TO COMMIT SUICIDE RATHER THAN BEND TO OPPRESSION
* Le Monde 01.06.2010, trang 16:
EN CHINE , LA GREVE DES OUVRIERS DE HONDA ILLUSTRE LE MALAISE SOCIAL
* The Wall Street Journal 31.05.2010, trang 21:
CHINESE OFFICIAL WEIGHS IN ON HON HAI
* Le Monde 31.05.2010, trang 17:
C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER
* Le Figaro 31.05.2010, trang 21:
LA GROGNE SOCIALE MONTE EN CHINE
Cộng sản cấu kết với Tư bản
để bóc lột sức Lao động
Mars
và Lénine chỉ kêu gọi giới vô sản mà chính yếu là Công nhân đứng lên
chống lại sự bóc lột của Tư bàn. Đảng Cộng sản tự nhận giữ vai trò
lãnh đạo độc nhất cho giới vô sản và quyền lãnh đạo này là độc tài.
Chế
độ độc tài đảng trị của Thế giới Cộng sản sụp đổ. Nhưng Trung quốc,
Việt Nam, Cu ba và Bắc Hàn vẫn giữ nguyên chế động Cộng sản độc tài
đảng trị.
Đứng trước những thất bại Kinh tế, những chế độ này phải hướng về Thế giới Tự do được gọi là kẻ thù Tư bản.
Cuộc
mở cửa Trung Cộng chơi với Tư bản để kiếm cơm bắt đầu từ ĐẶNG TIỂU
BÌNH. Bắt tay với Thế giới Tư bản tôn trọng Tự do và Nhân quyền, nhưng
Đặng Tiểu Bình vẫn giữ Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Theo
LI PENG, Đăng Tiểu Bình, người cha của những cải cách Trung quốc,
nhưng cũng chính ông đã yêu cầu quân đội quét sạch cuộc nổi dậy Thiên
An Môn ngày 04.06.1989 (theo Le Figaro 07.06.2010, trang 8). Những cải
cách của Đặng Tiểu Bình chỉ là về Kinh tế trong thế bí chết đói,
nhưng về mặt độc tài Chính trị, thì không có cải cách gì.
Con
đường cải cách của Trung quốc vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nghĩa là
bắt tay với Thế giới Tư bản để thủ lợi Kinh tế nhưng quyền độc tài
Chính trị để đàn áp Dân chúng vẫn không thay đổi.
Kinh
tế Trung quốc ngày nay là sự CẤU KẾT giữa TƯ BẢN NGOẠI LAI và QUYỀN
HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC để cùng hiệp lực KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ VÀ VÔ NHÂN
ĐẠO khối Nhân lực khổng lồ Trung quốc:
1) TƯ BẢN NGOẠI LAI
Các
nước Tư bản Á châu như Nhật bản, Nam Hàn, Đài Loan đã chuyển vốn vào
để tổ chức những Cơ xưởng sản xuất. Những Công ty Liên quốc gia Âu
châu cũng tổ chức sản xuất linh kiện tại Trung quốc. Thậm chí Hoa kỳ,
tượng trưng cho Thế giới Tự do, Tư bản, trọng Nhân quyền, cũng chỉ
nhắc sơ sài “mấy thắc mắc nhân quyền “, rồi để những đại Công ty liên
quốc gia của mình sản xuất linh kiện tại Trung quốc.
Mục
đích của những Công ty Tư bản (Entreprises Capitalistes) là nhằm LỢI
NHUẬN TỐI ĐA. Muốn có Lợi nhuận tối đa, thì một mặt tìm cách sản xuất
hàng hóa với giá thành tối thiểu và mặt khác tìm cách bán hàng hóa ở
những Thị trường có gia bán cao nhất. Như vậy, Lợi nhuận sẽ được tăng
từ hai phía: phía Giá thành tối thiểu và phía Giá bán tối đa. Để có Giá
thành tối thiểu, nhất là cho những hàng hóa thông thường xử dụng nhân
lực, những Công ty Tư bản liên quốc gia tất nhiên chuyển sản xuất
sang Trung quốc, nơi mà họ có thể trả lương cho nhân lực với đồng
lương bóc lột, rẻ mạt. Khi hàng sản xuất xong, họ chuyển sang bán tại
Thị trường Tây phương với giá sinh hoạt cao tại các xứ này. Người làm
kinh tế chỉ nghĩ đến Lợi nhuận, mà không nghĩ đến nhân quyền của Công
nhân. Người ta nói Henry FORD khi tuyên bố: “Tôi trả lương cao cho
Công nhân để họ mua xe hơi mà tôi sản xuất “ là câu nói nhân đạo. Thực
ra đây cũng là câu nói kinh tế. Thực vậy, công nhân là người Mỹ, xe
hơi sản xuất tại Mỹ và bán cho người Mỹ. Đó là tính toán Kinh tế.
Trong khi ấy, hãng DELL, chẳng hạn, sản xuất máy tại Trung quốc, không
cần phải trả lương cao cho người Trung quốc, vì hàng đem bán ở Mỹ và ở
Âu châu với giá cao, không cần người thợ Trung quốc mua máy của mình.
Việc tính toán ích kỷ này của những Công ty liên quốc gia đang tạo thất nghiệp cho Mỹ và Liên Âu.
Thị
trường Hoa kỳ và Liên Aâu tràn ngập hàng Trung quốc do nước này bóc
lột sức lao động của khối người Trung quốc để bán rẻ cho những Công ty
Liên quốc gia thiết lập sản xuất làm lao động Hoa kỳ và Liên Aâu thất
nghiệp. Ký giả Pierre-Antoine DELHOMMAIS, trước những cuộc đình công ở
Tây phương, đã viết trên Le Monde 31.05.2010, trang 17, với đầu
đề:”C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER” (Phải đi Bắc kinh để
biểu tình).
2) QUYỀN HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC
Trung
quốc cần TƯ BẢN NGOẠI LAI mang vốn vào tổ chức sản xuất. Trung quốc
cần những Công ty liên quốc gia ngoại lai tổ chức sản xuất vì hai lý
do: (i) mang vốn tư bản ngoại lai vào nước mình, (ii) đồng thời những
Công ty liên quốc gia lại có những liên hệ sẵn tại những Thị trường
tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu. Thực vậy, Trung quốc có thể có vốn để tổ
chức sản xuất, nhưng chưa đặt gốc rễ truyền thống tại các Thị trường
tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu, nên tự mình đi kiếm Thị trường thì gặp
những khó khăn và cạnh tranh. Như vậy, Trung quốc không phải chỉ nhờ
vốn tư bản nước ngoài, mà chính yếu còn nhờ cơ sở truyền thống sẵn có
của những Công ty liên quốc gia này tại những Thị trường tiêu thụ Hoa
kỳ và Liên Âu.
Trung
quốc cần giới tư bản ngoại lai, và ngược lại giới tư bản ngoại lai
cũng cần Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Thực vậy, giới tư bản
ngoại lai muốn có nhân công với số lương thấp bóc lột, dù biết rõ rằng
đó là phi nhân bản. Để có thể chỉ trả lương thấp bóc lột cho lao
động, họ cần có một Chính quyền địa phương độc tài, tàn ác, có thể đàn
áp, bịt miệng giới lao động. Những Công ty liên quốc gia ngoại lai
nếu nói đến dân chủ, nhân quyền, đó chỉ là giả hình bởi vì thực tế họ
muốn một chính quyền địa phương cấm nghiệp đoàn độc lập, cấm quyền ăn
nói than vãn, để họ yên tâm trả lương rẻ bóc lột cho nhân công. Họ
muốn một chính quyền độc tài có thể bắt dân bán sức lao động với giá
rẻ, không được than vãn như một đoàn người nô lệ.
Tóm
lại, QUYỀN LỰC ĐỘC TÀI TRUNG QUỐC cần tư bản ngoại lai về vốn và về
có sẵn thị trường tiêu thụ, trong khi đó TƯ BẢN NGOẠI LAI cần Quyền
lực Độc tài Trung quốc để bắt ép Dân trung quốc tuân lệnh bán rẻ sức
lao động như đàn nô lệ cho tư bản ngoại lai. Độc tài Cộng sản CẤU KẾT
với Tư bản ngoại lai để bóc lột Lao động.
Người
CÔNG NGHÂN thời Cộng sản Lénine chỉ đấu tranh chống lại Tư bản, thì
ngày nay, người CÔNG NHÂN tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam phải đấu
tranh chống lại cùng một lúc hai lực ượng CẤU KẾT của Độc tài Cộng
sản và Tư bản ngoại lai. Đó là cuộc nổi dậy của Công nhân Trung quốc
hiện giờ với thí diểm là FOXCONN và HONDA.
CÔNG NHÂN tự tử và đình công
tại Foxconn và Honda như một thí điểm đấu tranh
Xin
nhắc lại rằng Nhà Nước Trung quốc cũng như Việt Nam luôn luôn sợ sệt
những cuộc quần chúng nổi dậy. Quần chúng có thể là lực lượng Tôn
giáo, lực lượng Nông dân, lực lượng Công nhân. Lực lượng Tôn giáo tại
Trung quốc không đáng kể vì Cộng sản đã dùng mọi biện pháp đè bẹp.
Cộng sản cũng đã thẳng tay đàn áp lực lượng Pháp Luân Công. Đối với
lực lượng Nông dân, thì bản chất là phân tán theo đất đai. Riêng đối
với Công nhân, vì phải tụ họp lại trong các Cơ xưởng sản xuất, nên đây
là một lực lượng có khả năng đồng đứng lên đấu tranh.
Chính
Thủ tướng ÔN NHƯ BẢO là người hiểu sự CẤU KẾT giữa Độc tài Chính trị
và Tư bản ngoại lai mà chúng tôi trình bay trên đây. Bản chất của sự
cấu kết này là bán rẻ sức lao động cho tư bản ngoại lai, tạo sự chênh
lệch lợi nhuận cho tư bản ngoại lai và đảng Cộng sản cầm quyền độc đoán
bán rẻ sứ lao động của Dân. Đại đa số dân chúng không được hưởng hiệu
quả của phát triển Kinh tế. Ôn Như Bảo gọi đó là sự phân phối không
đồng đều về thu nhập Kinh tế và chính ông nói trước Quốc Hội ngày
14.03.2010 về viễn tượng nổi dậy của lực lượng Công nhân:
“L’inflation,
plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption
pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du
gouvernement” (Lạm
phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập
và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự
ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Nhìn
những con số thống kê của Nhà Nước, chúng ta nhận ra ngay sự chênh
lệc phân phối thu nhập từ phát triển Kinh tế (Bản tin Reuters Beijing
02.06.2010):
“Selon
les statistiques officielles, la part de la main-d'oeuvre dans le
revenu national est passée de 53,4% en 1996 à 39,7% en 2007, tandis que
celle des entreprises grimpait de 21,2% à 31,3% »
(Theo thống kê nhà nước phần dành cho nhân công trong thu nhập quốc
gia đi từ 53.4% năm 1996 xuống 39.7% năm 2007, trong khi đó phần dành
cho những Công ty tăng từ 21.2% năm 1996 lên 31.3% năm 2007)
Hãng
AFP 04.06.2010 từ Bắc Kinh cũng cùng nhận định về sự phân phối không
đồng đều mà chính Ông Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội:
“Malgré
une croissance économique spectaculaire, la rémunération du travail a
chuté par rapport à la richesse produite depuis le lancement des
réformes économiques en Chine: elle représentait 56,5% du produit
intérieur brut en 1983, mais 36,7% en 2005, affirmait récemment un responsable syndical ». (Mặc
dầu tăng trưởng kinh tế lạ lùng, việc thù lao cho công nhân đã tụt
dốc so với sự giầu có làm ra từ ngày khởi công những thay đổi kinh tế
tại Trung quốc : phần dành cho công nhân chiếm 56.5% Tổng sản lượng
quốc gia năm 1983, nhưng chỉ còn 36.7% năm 2005, đó là lời khẳng định
của một người trách nhiệm nghiệp đoàn)
Thí điểm Công nhân nỏi dậy tại Foxconn và Honda là sự hiện thực đấu tranh vì bất công mà Ôn Gia Bảo tiên đoán.
Trong
thời gian gần đây nhất cho đến ngày hôm nay, báo chí quốc tế nói
nhiều đến những vụ công nhân tự tử của FOXCONN, những vụ đình công của
công nhân các nhà máy HONDA.
Thực
ra, tình trạng này không làm ngạc nhiên vì nó đã được tiên đóan bởi
chính ÔN GIA BẢO mà chúng tôi đã trình bầy dài ở trên như một hậu quả
của tình trạng bóc lột lao động tại Trung quốc. Đã có cuộc Khủng hỏang
Tài chánh/Kinh tế Thế giới làm chính Thất nghiệp tại Hoa kỳ tăng lên
gần 10%. Đã xẩy ra Khủng hỏang Nợ nần Liên Aâu để các Nhà Nước thắt
chặt chi tiêu và tăng thuế làm giới lao động càng thất nghiệp và xuống
đường, đình công. Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu tràn ngập hàng Trung
quốc do nước này bóc lột sức lao động của khối người Trung quốc để bán
rẻ cho những Công ty Liên quốc gia thiết lập sản xuất làm lao động Hoa
kỳ và Liên Aâu thất nghiệp. Ký giả Pierre-Antoine DELHOMMAIS, trước
những cuộc đình công ở Tây phương, đã viết trên Le Monde 31.05.2010,
trang 17, với đầu đề:”C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER” (Phải
đi Bắc kinh để biểu tình).
Chính
lao động Trung quốc cũng đang nổi dậy biểu tình và tự tử ! Phải chăng
sẽ xẩy ra một cuộc Khủng hỏang Lao động Thế giới tiếp theo Khủng
hỏang Tài chánh/Kinh tế 2008/09 từ Hoa kỳ và Khủng hỏang Nợ nần của
Liên Aâu ?
Giải
quyết những vụ tự tử của FOXCONN và những vụ đình công tại các Nhà
máy HONDA, các Công ty Liên quốc gia quyết định tăng lương.
Theo tài liệu thống kê của OCDE, thì số lương tháng trung bình ở Trung quốc:
Tại FOXCONN : là Euro.107.-
Tại HONDA: là Euro.179.-
Những
công nhân hầu hết đến từ miền xa xôi trong nội địa để làm việc tại
những nhà máy sản xuất thiết lập ở những thành phố kỹ nghệ ven biển,
nhưng bị hạn hẹp tối đa quyền hội nhập với cuộc sống tại những thành
thị mình đang làm việc. Tại các nhà máy, công nhân sống và làm việc
nhiều giờ như trong một nhà tù.
Sống trong sự lẻ loi và làm việc vất vả với đồng lương thấp, những
công nhân này còn cảm thấy như không có một hy vọng vào một quyền lực
nào đó có khả năng giải thóat họ vì họ không có quyền lập Nghiệp đòan
độc lập. Những nghiệp đòan đều do Nhà nước. Những công nhân thấy mình
như bị đàn áp không ai bênh đỡ.
Giải
quyết vấn đề công nhân FOXCONN hay HONDA, không phải việc tăng đồng
lương 20% hay 30% là đủ, mà còn phải giải quyết những điều kiện làm
việc, giải tỏa tình trạng lẻ loi và cho họ một sự hy vọng nào đó vào
tương lai.
Bản tin của BEIJING NEWS/Agencies ngày 02.06.2010 viết:
“The "new" Chinese working class, willing to commit suicide rather than bend to oppression.
Foxconn
announces wage increases of 30%. But experts believe that the many
suicides are a demand for more humane working conditions. 145 million
migrants, ready to fight for their right to live.
Yesterday,
the company Foxconn, a leader in technology, which has seen 11
suicides this year in its Longhua factory (Shenzhen), announced 30%
wage increase for assembly line workers. But experts point out the
need to review the whole organization of work that has made China "the
world's factory" for the price of inhumane working conditions, for
the exclusive benefit of Western capitalist multinationals and the
Chinese Communist Party (CCP).”
(Lớp người lao động “mới” của Trung quốc, muốn tự tử hơn là cúi gù đầu chấp nhận đàn áp.
Foxconn
tuyên bố tăng lương 30%. Nhưng những chuyên viên tin rằng những vụ tự
tử là việc đòi hỏi cho những điều kiện làm việc nhân đạo hơn. 145
triệu dân thợ thuyền “du mục”, sẵn sàng đấu tranh cho quyền sống của
họ.
Hôm
qua, Công ty Faxconn, đầu đàn về sản xuất kỹ thuật, có 11 vụ tự tử
năm nay ở nhà máy Longhua (Quảng Tây), đã tuyên bố tăng lương 30% cho
những công nhân ráp nối. Nhưng những chuyên viên cho thấy sự cần thiết
xem xét lại tòan bộ tổ chức làm việc đã làm cho Trung quốc trở thành
“nhà máy của thế giới” với cái giá của những điều kiện làm việc vô
nhân đạo, để phục vụ lợi nhuận đặc biệt cho những Công ty Liên quốc
doanh tư bản Tây phương và cho đảng Cộng sản Trung quốc.)
Việc
đình công của nhà máy HONDA mang tính cách có tổ chức và chiến lược
hơn từ phía công nhân. HONDA có 4 nhà máy dây chuyền liên hệ với nhau.
Nhà máy sản xuất ổ số cho những xe hơi nằm tại Foshan. Công nhân đã
đình công tại nhà máy này khiến tòan bộ những nhà máy ráp xe hơi ở
những nhà máy khác bị ngưng trệ từ ngày 26.05.2010.
Đòi hỏi của công nhân HONDA là tăng lương và tổ chức những điều kiện làm việc tốt hơn và có nhân đạo hơn.
Hai
trường hợp của Foxconn và Honda đã có một tiếng vang quốc tế về sự
cấu kết giữa những Công ty Liên quốc gia nước ngòai cùng với nhà nước
độc tài Cộng sản Trung quốc để khai thắc, bóc lột vô nhân đạo sức lao
động của người nghèo Trung quốc. Chính ông Hòang Giang, bí thư đảng
CSTQ Quảng Đông, đã phải tuyên bố:
“Le développement économique doit d’abord bénéficier au peuple” (Việc phát triển Kinh tế trước tiên phải đem lợi đến cho nhân dân) (Le Monde 01.06.2010, trang 16)
Nhà Nước độc tài nhượng bộ
và hậu quả Domino cho nổi dậy toàn diện
Cuộc
đấu tranh của Công nhân Foxconn và Honda trong gần hai tuần qua đã
đạt thắng lợi đầu tiên là phía Tư bản ngoại lai cùng với Nhà nước độc
tài nhượng bộ cho tăng lương căn bản:
=> Nhóm tư bản Nhật Honda sản xuất xe hơi quyết định tăng lương cơ bản 24%
=> Nhóm tư bản Đài Loan Foxconn sản xuất Iphone quyết định tăng lương cơ bản 30%
Hậu
quả Domino đầu tiên là nhóm tư bản Hyundai Nam Hàn đã phải thoả mãn
đòi hỏi của nhân công mới đây. Aileen WANG và Simon RABINOVITCH
(Reuters Peijing 02.06.2010) viết : «Suivant
l'exemple des ouvriers de Honda, les salariés d'une usine du sud-coréen
Hyundai Motor, près de Pékin, ont à leur tour cessé le travail ce
week-end. Et ils ont rapidement obtenu gain de cause. » (Theo gương của những công nhân Honda, những công nhân của một nhà máy của
nhóm Hyundai Motor Nam Hàn, gần Bắc Kinh, đã ngưng làm việc cuối tuần
này. Và họ đã mau chóng nhận được thỏa mãn điều đấu tranh)
Chúng tôi nhấn mạnh đến vụ Hyundai Motor vì đó là dấu hiệu khởi đầu hậu quả Domino đấu tranh của giới thợ thuyền Trung quốc.
Thực
vậy, nếu Foxconn và Honda chỉ giải quyết cảnh bóc lột lao động bằng
tăng lương cơ bản lên 24% hay 30%, thì đó còn quá nhỏ. Những đòi hỏi
của công nhân, ngoài vấn đề lương lậu, còn là :
=> Điều kiện tổ chức làm việc
=> Hội nhập đời sống với thành thị ven biển khi họ phải xa gia đình ở những vùng quê nội địa
=> Quyền tổ chức nghiệp đoàn độc lập làm nguồn hy vọng đấu tranh cải thiện đời sống.
Chính
Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) nhận
định hướng đi thắng lợi của cuộc đấu tranh công nhân : »Une
vague inhabituelle de protestations salariales illustre la facon dont
le rapport des forces dans les immenses usines chinoises penche
lentement mais surement vers les ouvriers. (Một
làn sóng bất thường đấu tranh về lương bổng cho thấy rằng đối trọng
lực lượng trong những nhà máy khổng lồ Trung quốc nghiêng từ từ, nhưng
chắc chắn về phía những công nhân)
Cuộc
đấu tranh này nếu lan rộng, hậu quả của nó không phải chỉ đối với
Quyền lực độc tài đảng trị tại trong nước, mà còn ảnh hưởng tới những
nhóm tư bản ngoại quốc. Cặp bài trùng CẤU KẾT giữa Quyền lực độc tài
trong nước và Tư bản ngoại lai sẽ phải dần dần nhượng bộ lực lượng 145
triệu thợ thuyền đang làm việc trong các nhà máy và phải chịu những
bất công.
Đối với Chính quyền trong nước, công nhân thoát dần cảnh nô nệ mà Nhà nước đem bán rẻ cho tư bản ngoại bang.
Đối
với tư bản ngoại bang, họ không còn nghĩ là cứ đút tiền hối lộ cho
Chính quyền là có thể mua được công nhân Trung quốc dễ vâng lời và dễ
dậy : "Les investisseurs étrangers ont fait
l'erreur de croire que la Chine dispose d'une force de travail
docile", explique Arthur Kroeber, économiste chez Dragonmics. "Or la
force de travail chinoise n'a rien d'intrinsèquement docile."
(Những nhà đầu tư nước ngoài đã lầm lẫn khi tin rằng Trung quốc có
một nguồn nhân lực dễ dậy – Oâng Arthur KROEBER, Kinh tế gia thuộc
Dragonmics cắt nghĩa như vậy—Ngược lại nhân lực Trung quốc từ nội tại
không có gì là dễ dậy) (Reuters Peijing 02.06.2010)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 08.06.2010
RFA * TIẾN SĨ VIỆT NAM
*
*
20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện (phần 1)
20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện (phần 1)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-06-21
Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ, hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là tiến sĩ.
Photo courtesy of tdt.edu.vn
Người
ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho
là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu
tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm?
Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…
style>
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.
Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.
Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.
Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.
Trân Văn: Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là bằng đểu không?
GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ bằng đểu nhưng ở Mỹ có những trường gọi là trường trong ngoặc kép vì nó không phải là trường.
Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp rồi họ bán, rồi đổ bể. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…
Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?
Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì họ biết ngay nó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó nữa. Thành ra không có ai lừa bịp được ai, nhất là những người có hiểu biết.
Có một số người thích có bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì không ai cấm cản họ được. Thành ra bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!
Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…
GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được hết! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì hết. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần vô là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.
Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…
GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà có như vậy thì trường đó không thể nào được chứng nhận.
Nếu người nào mướn tôi dạy trường đó mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không chịu đi làm. Bởi vì nếu dính líu vào những chuyện đó thì mất hết tất cả uy tín.
Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!
Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?
GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật.
Ví dụ như là ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California thì họ đặt tên ví dụ như là University of South California. Trường đó không có ai biết hết nhưng mà người ở ngoài nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm. Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để họ lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.
Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…
Dễ hơn học tiểu học!
Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là tiến sĩ và văn bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.style>
Ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó.Sở dĩ người ta ngạc nhiên vì ông Nguyễn Ngọc Ân vẫn được biết tới như một người không biết gì về Anh ngữ và chưa bao giờ đi du học. Thế thì tại sao ông ta lại có học vị tiến sĩ của Mỹ?
GS Trần Hữu Dũng
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.
Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.
Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.
Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.
Bằng thật?
Thông tin về việc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ xác định, văn bằng tiến sĩ do Đại học Nam Thái Bình Dương cấp và ông Nguyễn Ngọc Ân xuất trình là bằng thật, đã khiến chúng tôi thấy rằng, cần phỏng vấn những người am tường về hệ thống đại học ở Mỹ. Chúng tôi đã gọi Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy về kinh tế tại Đại học Wright State, ở Dayton, bang Ohio, Mỹ…Trân Văn: Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là bằng đểu không?
GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ bằng đểu nhưng ở Mỹ có những trường gọi là trường trong ngoặc kép vì nó không phải là trường.
Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp rồi họ bán, rồi đổ bể. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…
Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?
Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật.GS Trần Hữu Dũng: Đây là xã hội tự do nhưng người ở Mỹ thì họ biết trường nào danh tiếng, trường nào không, thành ra chuyện đó không khó lắm.
GS Trần Hữu Dũng
Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì họ biết ngay nó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó nữa. Thành ra không có ai lừa bịp được ai, nhất là những người có hiểu biết.
Có một số người thích có bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì không ai cấm cản họ được. Thành ra bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!
Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…
GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được hết! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì hết. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần vô là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.
Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…
GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà có như vậy thì trường đó không thể nào được chứng nhận.
Nếu người nào mướn tôi dạy trường đó mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không chịu đi làm. Bởi vì nếu dính líu vào những chuyện đó thì mất hết tất cả uy tín.
Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!
Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?
GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật.
Ví dụ như là ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California thì họ đặt tên ví dụ như là University of South California. Trường đó không có ai biết hết nhưng mà người ở ngoài nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm. Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để họ lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.
Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…
Theo dòng thời sự:
- Quan trí Việt Nam – Không thể hiểu nổi !
- Đào tạo Tiến sĩ ở Việt Nam
- Luận án tiến sĩ sẽ được đưa lên mạng trước khi phê chuẩn
- Việt Nam Cần Nhiều Giảng Viên Cấp Tiến Sĩ
- Tại sao giảng viên không mặn mà với học vị Tiến sĩ?
- Trăn trở của Nhà giáo về giáo dục Việt Nam
- Quốc hội Việt Nam chỉ trích Bộ giáo dục và đào tạo
- Vì sao thầy giáo Đỗ Việt Khoa rời khỏi ngành giáo dục?
- Giáo dục Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân?
- Quy mô phải đi đôi với chất lượng
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
RFA * TRUNG HOA & MỸ
*
Hoa kỳ đánh giá thấp Trung Quốc – phần 1
Qua những bài viết đăng trên các tờ báo là cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, cùng những lời phát biểu của các viên chức quân sự cao cấp của nước này, đã công khai tấn công Hoa Kỳ, cho thấy thái độ từ phía lãnh đạo Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn.
Để tìm hiểu thêm các cuộc tấn công bằng lời nói của các viên chức Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ, cũng như sự việc này có phải là ý kiến riêng của một số lãnh đạo Trung Quốc hay không, hay là nước này đã thay đổi chính sách ngoại giao đối với Mỹ, và cũng để biết thêm phản ứng từ phía Hoa Kỳ ra sao?
Liệu Hoa Kỳ có xem những thay đổi từ phía Trung Quốc là quan trọng hay không, mời quý vị cùng Ngọc Trân điểm qua các tin tức có liên quan.
Hồi tháng 2 vừa qua, Đại tá Meng Xianging, chiến lược gia trong Quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ nâng cấp chất lượng quân đội trong thập kỷ tới, để có đủ sức mạnh “đánh một trận giáp lá cà với Hoa Kỳ”.
Thêm vào thái độ hiếu chiến vừa kể trên, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ của họ bán vũ khí cho các nước là kẻ thù lâu đời nhất của Mỹ, chẳng hạn như đầu năm nay, ông Lưu Môn Hùng, thành viên Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), đã phát biểu: “Chúng ta nên trả đũa Hoa Kỳ như ăn miếng trả miếng và bán vũ khí cho Iran, Bắc Hàn, Syria, Cuba và Venezuela”.
Đầu tháng 3, Bắc Kinh đã cho xuất bản cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc”, của ông Lưu Minh Phúc, Đại tá Quân đội (PLA) và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến thiết Quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Nội dung cuốn sách này kêu gọi Trung Quốc xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới để giành lấy vị trí siêu cường số một trên toàn cầu từ tay Hoa Kỳ. Ông Lưu Minh Phúc kêu gọi Trung Quốc hãy “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”. Có lẽ đây là quyển sách đầu tiên công khai tuyên bố mục tiêu của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia hùng mạnh nhất, để thay Mỹ lãnh đạo thế giới trong thế kỷ này.
Ông Quan Du Phi nói rằng, trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả mọi chuyện đi đúng đường là nhờ Trung Quốc, còn tất cả những chuyện đi sai đường là do lỗi ở Hoa Kỳ. Ông còn cáo buộc Mỹ là “bá chủ” và âm mưu bao vây Trung Quốc bằng các đồng minh chiến lược. Ngoài ra, ông Quan còn dành những lời lẽ gay gắt nhất cho việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, ông nói rằng tất cả những điều này cho thấy Hoa Kỳ xem Trung Quốc như kẻ thù.
Ngay sau khi Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung - Mỹ kết thúc, ngày 27 tháng 5, báo Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Chính phủ Trung Quốc, xuất hiện một bài viết công khai nhắm vào Hoa Kỳ. Bài viết có tựa đề “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” của ông Đới Từ, Đại tá Không quân và là chiến lược gia có ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Trong bài viết này, ông Đới Từ đã công khai tấn công Hoa Kỳ, cáo buộc Mỹ bao vây Trung Quốc bằng những đồng minh khu vực. Ông Đại tá Không quân còn cho rằng, Hoa Kỳ đã sử dụng chiến lược “kềm kẹp ngoại giao” nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, làm cho Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về mặt chính trị, lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ và cố tình chia rẽ “ba người bạn thật sự” của Trung Quốc là Bắc Hàn, Miến Điện và Pakistan.
Cũng xin nhắc thêm rằng, kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng hồi cuối năm 2006, ông Gates đã đến thăm Trung Quốc một lần vào tháng 11 năm 2007, và kể từ đó ông đã nhiều lần từ chối lời mời của Bắc Kinh, đến thăm nước này. Cho đến khi tướng Từ Tài Hậu có chuyến thăm đáp trả Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm ngoái và trong chuyến đi này, ông Từ đã ngỏ lời mời ông Gates đến thăm Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đồng ý đến thăm Bắc Kinh vào năm 2010 và hai nước cũng đã chuẩn bị cho chuyến đi này của ông Gates. Thế nhưng, Trung Quốc đã làm mất mặt Hoa Kỳ khi tuyên bố hủy bỏ chuyến thăm của ông Gates vào giờ phút chót mà không cho biết lý do, nên nhiều người đã đoán rằng, lý do Trung Quốc không muốn tiếp ông Gates là do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.
Liệu đây có phải là lý do thật sự hay không? Phía Hoa Kỳ không nghĩ như thế. Hôm 5 tháng 6 vừa qua, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Gates cho rằng việc Trung Quốc cắt đứt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ vì lý do Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vô lý. Ông nói: “Các quan chức Trung Quốc đã cắt đứt quan hệ quân đội giữa hai nước, viện lý do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Với nhiều lý do khác, lý do này không hợp lý chút nào. Trước hết, việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan không có gì mới. Chuyện này đã xảy ra hàng thập kỷ và đã kéo dài qua nhiều đời Tổng thống Mỹ”.
Đáp lại, Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc đã lên tiếng trả đũa, ông Chu nói, “Tôi tin rằng việc bán vũ khí đã gửi tín hiệu sai lầm tới Trung Quốc, đó là Trung Quốc xem Mỹ là đối tác cũng như bạn bè, trong khi phía Mỹ xem Trung Quốc như là kẻ thù”.
Cũng xin nhắc thêm, năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ là người nổi tiếng ở Trung Quốc, với quan điểm cứng rắn khi ông lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ rằng, nếu Mỹ giúp Đài Loan trong chiến tranh với Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ bỏ học thuyết “không sử dụng trước” về vũ khí hạt nhân và sẽ tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân.
Tại Đối thoại Shangri-La, tiếp lời Thiếu tướng Chu Thành Hổ, ông Mã Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã gián tiếp tấn công Hoa Kỳ. Mặc dù ông Mã không hề nhắc đến Hoa Kỳ trong suốt bài phát biểu, thế nhưng qua những lời lẽ bóng gió, sử dụng những cụm từ như “tăng cường liên minh quân sự” và “can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”, cho thấy những lời nói trên đã được ông Mã sử dụng với mục đích nhắm vào Hoa Kỳ.
Những lời nói và thái độ hung hăng của các viên chức Trung Quốc, có phải là sự cố hoặc chỉ thể hiện quan điểm của một số viên chức quân sự Trung Quốc hay không? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Hoa Kỳ đánh giá thấp Trung Quốc - phần 2
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-06-21
Sau những lời phát biểu cũng như hành động của các giới chức Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ. Phải chăng đây là sự cố mà các viên chức này vô tình mắc phải hay đây là các hành động có chủ đích?
AFP PHOTO / Mandel Ngan
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến dự một bữa ăn tối tại Đại lễ đường nhân dân ngày 17 tháng 11 năm 2009 ở Bắc Kinh.
Nếu là những hành động có chủ đích, thế thì nó đến từ chủ trương của bộ phận nào, từ Quân đội Trung Quốc hay là từ các cấp lãnh đạo cao nhất trong chính phủ nước này? Liệu Hoa Kỳ có nhận ra điều gì khác thường qua những hành động của Trung Quốc hay không, và phản ứng của Hoa Kỳ ra sao? Mời quý vị nghe Ngọc Trân trình bày tiếp…
Chỉ là sự cố?
Những hành động và tuyên bố hung hăng từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng đã làm cho Hoa Kỳ quan ngại. Các chuyên gia phân tích chính sách Hoa Kỳ tự hỏi rằng, phải chăng các hành động này không chỉ là sự cố?
Gần như tất cả mọi khía cạnh trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang tiến về phía trước theo hướng tích cực, ngoại trừ một điều duy nhất là mối quan hệ quân sự giữa hai nước.
Ô. Robert Gates
Sau khi nghe những lời phát biểu gay gắt của ông Quan Du Phi tại Bắc Kinh, trên chuyến bay trở về Hoa Kỳ hôm 26 tháng 5, một viên chức ngoại giao đi cùng máy bay với Ngoại trưởng Hillary Clinton cho báo chí biết rằng, ý kiến của ông Quan Du Phi đã vượt ra khỏi quan điểm của các lãnh đạo dân sự Trung Quốc. Thế nhưng viên chức này vẫn chưa rõ, liệu đây có phải là chủ trương của lãnh đạo Trung Quốc hay không.
Trong khi đó, một viên chức cao cấp khác có quan hệ thường xuyên với Hoa Kỳ, đã trả lời báo Washington Post với điều kiện giấu tên, như sau: “Thiếu tướng Quan Du Phi đại diện cho những gì mà tất cả chúng tôi nghĩ về Hoa Kỳ trong thâm tâm chúng tôi. Có thể về mặt chính trị không được chính xác, nhưng đó không phải là ngẫu nhiên”.
Thêm một điểm nữa mà các phân tích gia tin rằng đây không phải là sự cố, bởi vì các viên chức cao cấp Trung Quốc không bao giờ tấn công các viên chức Hoa Kỳ bằng những bài phát biểu có tính khiêu khích ở các sự kiện đã được chuẩn bị kỹ như Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung - Mỹ. Và nếu cho rằng, đó chỉ là quan điểm riêng của Thiếu tướng Quan Du Phi, có lẽ cũng không chính xác, bởi vì ông Quan không dám một mình liều lĩnh đi ngược lại chính sách chung của Trung Quốc.
Liên quan đến vấn đề này, khi được hỏi, một viên tướng giấu tên, thuộc Quân đội Trung Quốc đã trả lời báo chí như sau: “Thật là ngớ ngẩn để nói về phe phái khi nói đến quan hệ với Hoa Kỳ. Quân đội đứng sau đảng. Bạn có thực sự nghĩ rằng ông Quan đã đơn phương làm điều này hay không”?
Đánh giá thấp Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 20 tháng 02 năm 2009, Bà Clinton đến đây để hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về biến đổi khí hậu và an ninh. AFP PHOTO / Greg BAKER / POOL.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 20 tháng 02 năm 2009, Bà Clinton đến đây để hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về biến đổi khí hậu và an ninh. AFP PHOTO / Greg BAKER / POOL.
Khác với Việt Nam, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không đặt trên nền tảng 16 chữ vàng và 4 tốt, thế nhưng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bush, cũng như chính sách mà Tổng thống Obama hiện đang áp dụng, Hoa Kỳ không xem Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm phải đề phòng, mà chỉ xem Bắc Kinh như một đối thủ cạnh tranh chiến lược, cùng nhau giúp đỡ để hai nước đi lên.
Do vậy, hồi tháng 5 năm 2007, khi còn là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Timothy Keating đã từng đề nghị giúp đỡ Trung Quốc xây một tàu sân bay, mặc dù phía Trung Quốc đã từ chối.
Cũng do chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ chỉ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và hợp tác, giúp đỡ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thường cho các tàu quân sự thực hiện các chuyến viếng thăm Trung Quốc, cùng các cuộc thăm viếng qua lại giữa các sĩ quan hai nước. Bên cạnh đó, hai nước cũng đã lập một đường dây nóng để trao đổi với nhau, cũng như hai bên đã đồng ý một thỏa thuận về các sự cố trên biển, nhằm tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Có lẽ vì vậy, nên khi bị ông Quan Du Phi tấn công ở Trung Quốc, các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ vẫn nghĩ rằng đó chỉ là quan điểm riêng của ông ta chứ không phải do chủ trương của Bắc Kinh.
Vào thời điểm đó, giới ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tin rằng Bắc Kinh sẽ chào đón ông Robert Gates trong chuyến viếng thăm đã lên kế hoạch. Thế nhưng, hình như Hoa Kỳ đã đánh giá thấp Trung Quốc. Một tuần sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo với phía Hoa Kỳ rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ không được Bắc Kinh đón tiếp với lý do “thời điểm không thuận tiện”.
Trung Quốc và Hoa Kỳ có nên làm việc với nhau để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực hay không? Câu trả lời của Washington chắn chắn là có. Câu trả lời từ phía Bắc Kinh thì đôi khi có, đôi khi không.
Ô. Mike Mullen
Không chỉ giới ngoại giao, mà dường như Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã hiểu sai về Trung Quốc sau khi nhận được tin Bắc Kinh không đón tiếp ông. Ông Gates cho rằng mình bị khước là do phía quân đội Trung Quốc gây cản trở, chứ không phải do chính sách của Trung Quốc.
Trên đường đến Singapore hôm 2 tháng 6, ông đã phát biểu với báo chí, rằng: “Gần như tất cả mọi khía cạnh trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang tiến về phía trước theo hướng tích cực, ngoại trừ một điều duy nhất là mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Quân đội Trung Quốc ít quan tâm trong việc phát triển mối quan hệ này so với các lãnh đạo chính trị Trung Quốc”.
Hoa Kỳ lo ngại
Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 2 tháng 6 vừa qua cho thấy, vào thời điểm này, ông Gates vẫn còn tin rằng việc Trung Quốc cắt đứt quan hệ quân sự với Mỹ là do Quân đội Trung Quốc lơ là trong việc phát triển quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Thế nhưng, có lẽ sau đó ông Gates đã hiểu rõ hơn, do không những bị Bắc Kinh từ chối, mà ông còn phải hứng chịu một loạt chỉ trích hằn học của các viên chức Trung Quốc nhắm vào ông hôm 5 tháng 6 tại hội nghị Shangri-la.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trước cuộc hội đàm tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 11 năm 2009. AFP PHOTO / POOL / DAVID GRAY.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trước cuộc hội đàm tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 11 năm 2009. AFP PHOTO / POOL / DAVID GRAY.
Lo ngại trước thái độ khiêu khích gần đây của Trung Quốc, trong buổi ăn tối hàng năm tại Asia Society Washington hôm 9 tháng 6 vừa qua, ông Mike Mullen, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, đã nói:
“Trung Quốc là nước đứng đầu và đang trỗi dậy trong khu vực. Chúng tôi hoan nghênh sức mạnh đáng kể và tiềm năng của họ. Câu hỏi được được đặt ra là, Trung Quốc và Hoa Kỳ có nên làm việc với nhau để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực hay không? Câu trả lời của Washington chắn chắn là có. Câu trả lời từ phía Bắc Kinh thì đôi khi có, đôi khi không.
Từ chối gần đây về tiếp xúc quân sự giữa hai nước, đặc biệt gây thất vọng, bởi vì nó hủy bỏ cơ hội lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Và việc họ đầu tư rất nhiều vào hàng hải hiện đại, viễn chinh và khả năng không quân có vẻ kỳ lạ, vượt ra khỏi mục tiêu mà họ đã tuyên bố về mục đích phòng thủ trên lãnh thổ của họ. Mỗi quốc gia đều có quyền tự vệ và chi tiêu phù hợp với mục đích tự vệ đó. Nhưng có một khoảng cách lớn giữa ý định mà Trung Quốc đã tuyên bố với các chương trình quân sự của họ, làm cho tôi hơn tò mò về kết quả cuối cùng. Thật vậy, tôi đã chuyển từ tò mò sang thực sự quan ngại”.
Mặc dù Đô đốc Mullen đã từng lên tiếng về việc Trung Quốc gia tăng quân sự, thế nhưng có lẽ đây là đầu tiên Tổng Tham mưu trưởng Liên quân bày tỏ trước công chúng mối lo ngại về việc này.
Liệu các viên chức Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao với Trung Quốc hay chỉ dừng lại ở mức “quan ngại”? Mời quý vị theo dõi tin tức trong những ngày tới.
Theo dòng thời sự:
* Hoa kỳ đánh giá thấp Trung Quốc – phần 1
* Trung Quốc tạm ngưng không tiếp Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ
* Hội nghị song phương thường niên Mỹ - Trung
* Kết thúc hội nghị đối thoại Mỹ - Trung tại Bắc Kinh
* Mỹ cân nhắc việc bán chiến đấu cơ cho Đài Loan
* Đài Loan sẽ tiếp tục mua chiến đấu cơ của Mỹ
* Hoa Kỳ: Bán vũ khí cho Đài Loan để duy trì cán cân quân sự
* Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
* Quan hệ Mỹ - Trung bước sang trang mới
* Đối thoại Mỹ - Trung kết thúc có gì mới?
* Bắc Kinh kêu gọi Mỹ tôn trọng các vấn đề nhạy cảm của TQ
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
In bản tin này Email bản tin này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-US-Underestimates-China-NgTran-06212010215403.html
*
Hoa kỳ đánh giá thấp Trung Quốc – phần 1
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-06-21
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thời gian gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại.
AFP PHOTO / POOL / Jason Lee
Qua những bài viết đăng trên các tờ báo là cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, cùng những lời phát biểu của các viên chức quân sự cao cấp của nước này, đã công khai tấn công Hoa Kỳ, cho thấy thái độ từ phía lãnh đạo Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn.
Để tìm hiểu thêm các cuộc tấn công bằng lời nói của các viên chức Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ, cũng như sự việc này có phải là ý kiến riêng của một số lãnh đạo Trung Quốc hay không, hay là nước này đã thay đổi chính sách ngoại giao đối với Mỹ, và cũng để biết thêm phản ứng từ phía Hoa Kỳ ra sao?
Liệu Hoa Kỳ có xem những thay đổi từ phía Trung Quốc là quan trọng hay không, mời quý vị cùng Ngọc Trân điểm qua các tin tức có liên quan.
Muốn so găng với Hoa Kỳ?
Chúng ta đã từng ngạc nhiên khi nghe qua các bài báo từ phía Trung Quốc với lời lẽ hiếu chiến, kêu gọi chính phủ của họ phát động chiến tranh chống Việt Nam và các nước trong khu vực. Thế nhưng, có lẽ thái độ hung hãn của các viên chức Trung Quốc không chỉ dành riêng cho Việt Nam hay các nước trong vùng, mà với Hoa Kỳ, một cường quốc thế giới, Trung Quốc vẫn có thái độ gây hấn, mặc dù lời lẽ của họ dành cho Hoa Kỳ có vẻ khác hơn so với Việt Nam.Chúng ta nên trả đũa Hoa Kỳ như ăn miếng trả miếng và bán vũ khí cho Iran, Bắc Hàn, Syria, Cuba và Venezuel.
Ô. Lưu Môn Hùng
Hồi tháng 2 vừa qua, Đại tá Meng Xianging, chiến lược gia trong Quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ nâng cấp chất lượng quân đội trong thập kỷ tới, để có đủ sức mạnh “đánh một trận giáp lá cà với Hoa Kỳ”.
Thêm vào thái độ hiếu chiến vừa kể trên, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ của họ bán vũ khí cho các nước là kẻ thù lâu đời nhất của Mỹ, chẳng hạn như đầu năm nay, ông Lưu Môn Hùng, thành viên Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), đã phát biểu: “Chúng ta nên trả đũa Hoa Kỳ như ăn miếng trả miếng và bán vũ khí cho Iran, Bắc Hàn, Syria, Cuba và Venezuela”.
Đầu tháng 3, Bắc Kinh đã cho xuất bản cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc”, của ông Lưu Minh Phúc, Đại tá Quân đội (PLA) và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến thiết Quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Nội dung cuốn sách này kêu gọi Trung Quốc xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới để giành lấy vị trí siêu cường số một trên toàn cầu từ tay Hoa Kỳ. Ông Lưu Minh Phúc kêu gọi Trung Quốc hãy “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”. Có lẽ đây là quyển sách đầu tiên công khai tuyên bố mục tiêu của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia hùng mạnh nhất, để thay Mỹ lãnh đạo thế giới trong thế kỷ này.
Tấn công có chủ đích
Mới đây, trong một phiên họp về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung – Mỹ, hôm 24 tháng 5, tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Quan Du Phi đã công khai tấn công Hoa Kỳ bằng một bài phát biểu dài ba phút, trước khoảng 65 viên chức Mỹ có mặt trong phòng họp.Ông Quan Du Phi nói rằng, trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả mọi chuyện đi đúng đường là nhờ Trung Quốc, còn tất cả những chuyện đi sai đường là do lỗi ở Hoa Kỳ. Ông còn cáo buộc Mỹ là “bá chủ” và âm mưu bao vây Trung Quốc bằng các đồng minh chiến lược. Ngoài ra, ông Quan còn dành những lời lẽ gay gắt nhất cho việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, ông nói rằng tất cả những điều này cho thấy Hoa Kỳ xem Trung Quốc như kẻ thù.
Ngay sau khi Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung - Mỹ kết thúc, ngày 27 tháng 5, báo Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Chính phủ Trung Quốc, xuất hiện một bài viết công khai nhắm vào Hoa Kỳ. Bài viết có tựa đề “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” của ông Đới Từ, Đại tá Không quân và là chiến lược gia có ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Trong bài viết này, ông Đới Từ đã công khai tấn công Hoa Kỳ, cáo buộc Mỹ bao vây Trung Quốc bằng những đồng minh khu vực. Ông Đại tá Không quân còn cho rằng, Hoa Kỳ đã sử dụng chiến lược “kềm kẹp ngoại giao” nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, làm cho Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về mặt chính trị, lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ và cố tình chia rẽ “ba người bạn thật sự” của Trung Quốc là Bắc Hàn, Miến Điện và Pakistan.
Làm mất mặt Hoa Kỳ
Quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi khi đầu tháng 6 này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo với phía Hoa Kỳ rằng chuyến đi đã lên kế hoạch từ lâu của ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, theo lời mời của tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã bị hủy bỏ.Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đồng ý đến thăm Bắc Kinh vào năm 2010. Thế nhưng, Trung Quốc đã làm mất mặt Hoa Kỳ khi tuyên bố hủy bỏ chuyến thăm của ông Gates vào giờ phút chót mà không cho biết lý do.
Cũng xin nhắc thêm rằng, kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng hồi cuối năm 2006, ông Gates đã đến thăm Trung Quốc một lần vào tháng 11 năm 2007, và kể từ đó ông đã nhiều lần từ chối lời mời của Bắc Kinh, đến thăm nước này. Cho đến khi tướng Từ Tài Hậu có chuyến thăm đáp trả Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm ngoái và trong chuyến đi này, ông Từ đã ngỏ lời mời ông Gates đến thăm Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đồng ý đến thăm Bắc Kinh vào năm 2010 và hai nước cũng đã chuẩn bị cho chuyến đi này của ông Gates. Thế nhưng, Trung Quốc đã làm mất mặt Hoa Kỳ khi tuyên bố hủy bỏ chuyến thăm của ông Gates vào giờ phút chót mà không cho biết lý do, nên nhiều người đã đoán rằng, lý do Trung Quốc không muốn tiếp ông Gates là do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.
Liệu đây có phải là lý do thật sự hay không? Phía Hoa Kỳ không nghĩ như thế. Hôm 5 tháng 6 vừa qua, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Gates cho rằng việc Trung Quốc cắt đứt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ vì lý do Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vô lý. Ông nói: “Các quan chức Trung Quốc đã cắt đứt quan hệ quân đội giữa hai nước, viện lý do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Với nhiều lý do khác, lý do này không hợp lý chút nào. Trước hết, việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan không có gì mới. Chuyện này đã xảy ra hàng thập kỷ và đã kéo dài qua nhiều đời Tổng thống Mỹ”.
Tôi tin rằng việc bán vũ khí đã gửi tín hiệu sai lầm tới Trung Quốc, đó là Trung Quốc xem Mỹ là đối tác cũng như bạn bè, trong khi phía Mỹ xem Trung Quốc như là kẻ thù.
Thiếu tướng Chu Thành Hổ
Đáp lại, Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc đã lên tiếng trả đũa, ông Chu nói, “Tôi tin rằng việc bán vũ khí đã gửi tín hiệu sai lầm tới Trung Quốc, đó là Trung Quốc xem Mỹ là đối tác cũng như bạn bè, trong khi phía Mỹ xem Trung Quốc như là kẻ thù”.
Cũng xin nhắc thêm, năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ là người nổi tiếng ở Trung Quốc, với quan điểm cứng rắn khi ông lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ rằng, nếu Mỹ giúp Đài Loan trong chiến tranh với Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ bỏ học thuyết “không sử dụng trước” về vũ khí hạt nhân và sẽ tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân.
Tại Đối thoại Shangri-La, tiếp lời Thiếu tướng Chu Thành Hổ, ông Mã Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã gián tiếp tấn công Hoa Kỳ. Mặc dù ông Mã không hề nhắc đến Hoa Kỳ trong suốt bài phát biểu, thế nhưng qua những lời lẽ bóng gió, sử dụng những cụm từ như “tăng cường liên minh quân sự” và “can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”, cho thấy những lời nói trên đã được ông Mã sử dụng với mục đích nhắm vào Hoa Kỳ.
Những lời nói và thái độ hung hăng của các viên chức Trung Quốc, có phải là sự cố hoặc chỉ thể hiện quan điểm của một số viên chức quân sự Trung Quốc hay không? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Theo dòng thời sự:
- Khi người dân ở thế buộc phải “sáng tạo”
- Việt Nam không thể không làm đường sắt cao tốc
- Khi lãnh đạo quốc gia chỉ biết đến hiện tại?
- Tin tặc ở Việt nam: Không khảo mà xưng
- Quốc hội VN sẽ quyết định về đường sắt cao tốc ngày 19/06
Hoa Kỳ đánh giá thấp Trung Quốc - phần 2
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-06-21
Sau những lời phát biểu cũng như hành động của các giới chức Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ. Phải chăng đây là sự cố mà các viên chức này vô tình mắc phải hay đây là các hành động có chủ đích?
AFP PHOTO / Mandel Ngan
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến dự một bữa ăn tối tại Đại lễ đường nhân dân ngày 17 tháng 11 năm 2009 ở Bắc Kinh.
Nếu là những hành động có chủ đích, thế thì nó đến từ chủ trương của bộ phận nào, từ Quân đội Trung Quốc hay là từ các cấp lãnh đạo cao nhất trong chính phủ nước này? Liệu Hoa Kỳ có nhận ra điều gì khác thường qua những hành động của Trung Quốc hay không, và phản ứng của Hoa Kỳ ra sao? Mời quý vị nghe Ngọc Trân trình bày tiếp…
Chỉ là sự cố?
Những hành động và tuyên bố hung hăng từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng đã làm cho Hoa Kỳ quan ngại. Các chuyên gia phân tích chính sách Hoa Kỳ tự hỏi rằng, phải chăng các hành động này không chỉ là sự cố?
Gần như tất cả mọi khía cạnh trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang tiến về phía trước theo hướng tích cực, ngoại trừ một điều duy nhất là mối quan hệ quân sự giữa hai nước.
Ô. Robert Gates
Sau khi nghe những lời phát biểu gay gắt của ông Quan Du Phi tại Bắc Kinh, trên chuyến bay trở về Hoa Kỳ hôm 26 tháng 5, một viên chức ngoại giao đi cùng máy bay với Ngoại trưởng Hillary Clinton cho báo chí biết rằng, ý kiến của ông Quan Du Phi đã vượt ra khỏi quan điểm của các lãnh đạo dân sự Trung Quốc. Thế nhưng viên chức này vẫn chưa rõ, liệu đây có phải là chủ trương của lãnh đạo Trung Quốc hay không.
Trong khi đó, một viên chức cao cấp khác có quan hệ thường xuyên với Hoa Kỳ, đã trả lời báo Washington Post với điều kiện giấu tên, như sau: “Thiếu tướng Quan Du Phi đại diện cho những gì mà tất cả chúng tôi nghĩ về Hoa Kỳ trong thâm tâm chúng tôi. Có thể về mặt chính trị không được chính xác, nhưng đó không phải là ngẫu nhiên”.
Thêm một điểm nữa mà các phân tích gia tin rằng đây không phải là sự cố, bởi vì các viên chức cao cấp Trung Quốc không bao giờ tấn công các viên chức Hoa Kỳ bằng những bài phát biểu có tính khiêu khích ở các sự kiện đã được chuẩn bị kỹ như Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung - Mỹ. Và nếu cho rằng, đó chỉ là quan điểm riêng của Thiếu tướng Quan Du Phi, có lẽ cũng không chính xác, bởi vì ông Quan không dám một mình liều lĩnh đi ngược lại chính sách chung của Trung Quốc.
Liên quan đến vấn đề này, khi được hỏi, một viên tướng giấu tên, thuộc Quân đội Trung Quốc đã trả lời báo chí như sau: “Thật là ngớ ngẩn để nói về phe phái khi nói đến quan hệ với Hoa Kỳ. Quân đội đứng sau đảng. Bạn có thực sự nghĩ rằng ông Quan đã đơn phương làm điều này hay không”?
Đánh giá thấp Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 20 tháng 02 năm 2009, Bà Clinton đến đây để hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về biến đổi khí hậu và an ninh. AFP PHOTO / Greg BAKER / POOL.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 20 tháng 02 năm 2009, Bà Clinton đến đây để hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về biến đổi khí hậu và an ninh. AFP PHOTO / Greg BAKER / POOL.
Khác với Việt Nam, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không đặt trên nền tảng 16 chữ vàng và 4 tốt, thế nhưng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bush, cũng như chính sách mà Tổng thống Obama hiện đang áp dụng, Hoa Kỳ không xem Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm phải đề phòng, mà chỉ xem Bắc Kinh như một đối thủ cạnh tranh chiến lược, cùng nhau giúp đỡ để hai nước đi lên.
Do vậy, hồi tháng 5 năm 2007, khi còn là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Timothy Keating đã từng đề nghị giúp đỡ Trung Quốc xây một tàu sân bay, mặc dù phía Trung Quốc đã từ chối.
Cũng do chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ chỉ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và hợp tác, giúp đỡ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thường cho các tàu quân sự thực hiện các chuyến viếng thăm Trung Quốc, cùng các cuộc thăm viếng qua lại giữa các sĩ quan hai nước. Bên cạnh đó, hai nước cũng đã lập một đường dây nóng để trao đổi với nhau, cũng như hai bên đã đồng ý một thỏa thuận về các sự cố trên biển, nhằm tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Có lẽ vì vậy, nên khi bị ông Quan Du Phi tấn công ở Trung Quốc, các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ vẫn nghĩ rằng đó chỉ là quan điểm riêng của ông ta chứ không phải do chủ trương của Bắc Kinh.
Vào thời điểm đó, giới ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tin rằng Bắc Kinh sẽ chào đón ông Robert Gates trong chuyến viếng thăm đã lên kế hoạch. Thế nhưng, hình như Hoa Kỳ đã đánh giá thấp Trung Quốc. Một tuần sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo với phía Hoa Kỳ rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ không được Bắc Kinh đón tiếp với lý do “thời điểm không thuận tiện”.
Trung Quốc và Hoa Kỳ có nên làm việc với nhau để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực hay không? Câu trả lời của Washington chắn chắn là có. Câu trả lời từ phía Bắc Kinh thì đôi khi có, đôi khi không.
Ô. Mike Mullen
Không chỉ giới ngoại giao, mà dường như Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã hiểu sai về Trung Quốc sau khi nhận được tin Bắc Kinh không đón tiếp ông. Ông Gates cho rằng mình bị khước là do phía quân đội Trung Quốc gây cản trở, chứ không phải do chính sách của Trung Quốc.
Trên đường đến Singapore hôm 2 tháng 6, ông đã phát biểu với báo chí, rằng: “Gần như tất cả mọi khía cạnh trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang tiến về phía trước theo hướng tích cực, ngoại trừ một điều duy nhất là mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Quân đội Trung Quốc ít quan tâm trong việc phát triển mối quan hệ này so với các lãnh đạo chính trị Trung Quốc”.
Hoa Kỳ lo ngại
Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 2 tháng 6 vừa qua cho thấy, vào thời điểm này, ông Gates vẫn còn tin rằng việc Trung Quốc cắt đứt quan hệ quân sự với Mỹ là do Quân đội Trung Quốc lơ là trong việc phát triển quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Thế nhưng, có lẽ sau đó ông Gates đã hiểu rõ hơn, do không những bị Bắc Kinh từ chối, mà ông còn phải hứng chịu một loạt chỉ trích hằn học của các viên chức Trung Quốc nhắm vào ông hôm 5 tháng 6 tại hội nghị Shangri-la.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trước cuộc hội đàm tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 11 năm 2009. AFP PHOTO / POOL / DAVID GRAY.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trước cuộc hội đàm tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 11 năm 2009. AFP PHOTO / POOL / DAVID GRAY.
Lo ngại trước thái độ khiêu khích gần đây của Trung Quốc, trong buổi ăn tối hàng năm tại Asia Society Washington hôm 9 tháng 6 vừa qua, ông Mike Mullen, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, đã nói:
“Trung Quốc là nước đứng đầu và đang trỗi dậy trong khu vực. Chúng tôi hoan nghênh sức mạnh đáng kể và tiềm năng của họ. Câu hỏi được được đặt ra là, Trung Quốc và Hoa Kỳ có nên làm việc với nhau để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực hay không? Câu trả lời của Washington chắn chắn là có. Câu trả lời từ phía Bắc Kinh thì đôi khi có, đôi khi không.
Từ chối gần đây về tiếp xúc quân sự giữa hai nước, đặc biệt gây thất vọng, bởi vì nó hủy bỏ cơ hội lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Và việc họ đầu tư rất nhiều vào hàng hải hiện đại, viễn chinh và khả năng không quân có vẻ kỳ lạ, vượt ra khỏi mục tiêu mà họ đã tuyên bố về mục đích phòng thủ trên lãnh thổ của họ. Mỗi quốc gia đều có quyền tự vệ và chi tiêu phù hợp với mục đích tự vệ đó. Nhưng có một khoảng cách lớn giữa ý định mà Trung Quốc đã tuyên bố với các chương trình quân sự của họ, làm cho tôi hơn tò mò về kết quả cuối cùng. Thật vậy, tôi đã chuyển từ tò mò sang thực sự quan ngại”.
Mặc dù Đô đốc Mullen đã từng lên tiếng về việc Trung Quốc gia tăng quân sự, thế nhưng có lẽ đây là đầu tiên Tổng Tham mưu trưởng Liên quân bày tỏ trước công chúng mối lo ngại về việc này.
Liệu các viên chức Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao với Trung Quốc hay chỉ dừng lại ở mức “quan ngại”? Mời quý vị theo dõi tin tức trong những ngày tới.
Theo dòng thời sự:
* Hoa kỳ đánh giá thấp Trung Quốc – phần 1
* Trung Quốc tạm ngưng không tiếp Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ
* Hội nghị song phương thường niên Mỹ - Trung
* Kết thúc hội nghị đối thoại Mỹ - Trung tại Bắc Kinh
* Mỹ cân nhắc việc bán chiến đấu cơ cho Đài Loan
* Đài Loan sẽ tiếp tục mua chiến đấu cơ của Mỹ
* Hoa Kỳ: Bán vũ khí cho Đài Loan để duy trì cán cân quân sự
* Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
* Quan hệ Mỹ - Trung bước sang trang mới
* Đối thoại Mỹ - Trung kết thúc có gì mới?
* Bắc Kinh kêu gọi Mỹ tôn trọng các vấn đề nhạy cảm của TQ
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
In bản tin này Email bản tin này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-US-Underestimates-China-NgTran-06212010215403.html
*
Monday, June 21, 2010
TRANH LUẬN VỀ “TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU”
Thứ ba, ngày 15 tháng sáu năm 2010
TRANH LUẬN VỀ “TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU”
1. Giỏi, đáo để ....... Nguyễn Đạt ThinhFr: Tran Trang
2. Tâm tư TT Thiệu ,mây mù lich sử ...Sơn Tùng
Fr: amsfv
1.Giỏi, đáo để
Nguyễn Ðạt Thịnh
Tôi phải khen ông Nguyễn Tiến Hưng quả là tay vừa giỏi, vừa đáo để, sau khi đọc xong lá thư dài 2343 chữ của ông trả lời lá thư ông Châu Kim Nhân chỉ trích ông, “làm tổn thương danh dự cá nhân tôi, coi thường một vị tướng đồng minh và miệt thị Tướng lãnh Quân lực VNCH;” ông Nhân còn viết, “Tôi cực lực phản đối sự thiếu ngay thẳng và sự bịa đặt của ông Nguyễn Tiến Hưng khi viết về tất cả sự việc sau đây trong trang 48 của quyển ‘Tâm Thư Tổng Thống Thiệu’.”
Xin trích lại nguyên văn đoạn ông Hưng viết trên trang 48, quyển TTTTT, “Khi Huế và Ðà Nẵng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân tới thăm ông Sarong (Francis Phillip Serong, chi tiết viết thêm vào của người viết bài báo này) và cho biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc Phòng. Ông Nhân hỏi rằng: Nếu như vậy, ông Sarong có thể giúp ông ta được không. ‘Ðược,’ Sarong trả lời, ‘nhưng với một điều kiện, đó là lệnh đầu tiên của ông là cấm chỉ không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân (command posts), các tướng lãnh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ. (Yes, but there is one condition. That is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops).
Tất cả tranh cãi là trong câu văn 149 chữ này. Ông Nhân viết trong thư gửi ông Hưng, “Tôi muốn nhấn mạnh rằng ông Nguyễn Tiến Hưng đã hoàn toàn bịa đặt sự việc kể trên, là vì những điểm trên đều sai sự thật, tôi xin nêu ra đây:
1. Ông đã bịa đặt và mạ lỵ cá nhân của tôi. Tôi khẳng định là tôi không hề gặp gỡ Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong trong thời gian từ tháng 10/1974 đến 30/04/1975;
Tôi khẳng định là tôi không hề xin Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong giúp tôi nếu giữ chức Tổng Trưởng Quốc phòng. Năm 1975, tôi đang giữ chức Phụ Tá Thủ Tướng (cho TT Trần Thiện Khiêm) tôi không cần phải hạ mình đi xin xỏ một ông Tướng ngoại quốc, nhất là trong một giai đoạn khẩn cấp mà nước nhà đang lâm nguy, thì một người Tổng Trưởng hoặc là một vị Tướng lãnh nào có thể làm được việc vô liêm sỉ đó?”
Ông Hưng trả lời đoạn này, “ Bịa đặt?
Sự cáo buộc của ông Châu Kim Nhân là hoàn toàn vô căn cứ và hết sức bất công đối với tác giả, là vì:
1) Tôi không viết sự việc trong trang 48 mà đó là trích dịch nguyên ý (phần tiếng Việt) và
trích nguyên văn (phần tiếng Anh) từ quyển sách "There To The bitter End -…." của tác giả Anne Blair viết theo nhật ký của Tướng Ted Serong cùng với những phỏng vấn với Tướng Serong kéo dài 18 tháng. Tôi cho rằng ông Châu Kim Nhân chưa đọc cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu," vì nếu đã đọc kỹ thì ông sẽ phải thấy rằng phần trích dịch của tôi
từ cuốn "There To The bitter End " bắt đầu từ trang 43 đến trang 48 của cuốn sách, với
ghi chú rõ ràng về những trích dẫn. Tôi hoàn toàn ngay thẳng và trung thực, không bịa
đặt bất cứ điều gì. Là một giáo sư giảng dạy ở các đại học Mỹ trong 43 năm trời, tôi bắt
buộc phải tuân thủ quy luật dẫn chứng bằng footnotes cặn kẽ, nói phải có sách và mách
phải có chứng.
Đọc kỹ lại những điều tôi viết về cuốn sách này, tôi chỉ thấy có một chữ viết sai chính tả:
'Serong' chứ không phải 'Sarong'. Tôi sẽ chỉnh sửa chữ này khi tái bản.”
Ông Hưng có đánh số (2) và ghi chú là trích từ quyển “There to The Bitter End” của Anne Blair, nhưng số 2 của ông đánh ở trang 47, trong lúc đoạn văn trích ở trên đăng trên trang 48.
Cách chú thích “xa xôi” này khiến độc giả hiểu lầm là chính ông Hưng viết lên những việc mà ông Nhân không làm. Hơn nữa với tư cách một người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam, ông Hưng vẫn có thể viết thêm những chữ như “bà Blair kể lại lời tướng Serong …” hoặc “sự việc do ông tướng ngoại quốc nhớ lại có thể không chính xác.” Dù sao ông Hưng cũng là bạn đồng liêu của ông Nhân, người bị sách ngoại quốc viết sai, việc rất thông thường.
Một thí dụ khác về việc “đáng lẽ” ông Hưng phải làm, là nếu ông trích sách của Trần Văn Trà, đoạn, “quân cách mạng còn đang quần thảo với lính ngụy thuộc F 18 trên mặt trận Long Khánh, thì tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu đã đưa vợ con lên máy bay chạy ra ngoại quốc”, ông Hưng phải viết thêm, “Trà lộng ngôn nói, ‘quân cách mạng …’.
Nhưng ông Hưng không minh bạch khi người bị chỉ trích không phải là tổng thống Thiệu.
Bước qua trách cứ thứ nhì của ông Nhân vì câu ông Hưng “trích”,
“2. Coi thường một vị Tướng đồng minh và miệt thị Tướng lãnh Quân lực VNCH
Qua sự liên lạc giữa tôi và Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong, ông không bao giờ dùng chữ “Damn Generals” để miệt thị những Tướng lãnh của VNCH. và nếu có, tác giả cần chứng minh tài liệu để độc giả không nghĩ rằng chính tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã dùng chữ “Damn Generals” để miệt thị những Tướng lãnh của quân lực VNCH. Trong lúc các chiến sĩ Quân lực VNCH đã đổ bao nhiêu xương máu để bảo vệ nhân dân ta trong mấy mươi năm chiến tranh ròng rã, thì ông Nguyễn Tiến Hưng đang sống ở Hoa kỳ.
Ông có biết rằng hai tuần lễ sau khi ông đã rời Việt nam và đang ở Hoa kỳ, thì có năm Tướng lãnh VNCH đã tử tiết thay vì đầu hàng địch và một số Tướng lãnh khác như Tướng Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, đã chiến đấu với binh sĩ cho đến giờ phút cuối cùng cho đến khi được lệnh buông súng.
Sao ông nỡ lòng nào miệt thị Quân lực VNCH khi viết ra những câu bịa đặt, sai sự thật như trong trang 48 của quyển sách của ông?”
Ông Hưng trả lời, “Coi thường một Vị Tướng Đồng Minh?
Câu trích dẫn về mấy chữ "put the damn generals on the ground to die with the troops" là 100% từ lời của Tướng Serong theo như Anne Blair viết trong cuốn sách như đã viện dẫn trên đây;
Về vị Tướng Đồng Minh Ted Serong, tôi đã viết với tất cả sự kính trọng, mặc dù tôi đã không đồng ý với hai chữ khiếm nhã 'damn generals' vậy tại sao ông Nhân có thể cáo buộc tôi là “coi thường một vị tướng đồng minh và miệt thị tướng lãnh Quân Lực VNCH"?
• Miệt thị Tướng Lãnh Quân Lực VNCH?
Xin lưu ý ông Nhân là tôi đã rất trân trọng các tướng lãnh nên đã không dịch chữ "damn" mà chỉ viết "các tướng lãnh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ."
Quý vị tướng lãnh đã tuẫn tiết chết theo cái chết của đất nước không còn cảm ơn ông Hưng được nữa, nhưng thiết nghĩ quý vị còn sống, nên gửi thư về cảm ơn ông đã tránh cho quý vị chữ “damn”.
Cuối cùng, ông Hưng trách ông Nhân là vô ơn trách móc ông trong lúc ông đang “tận tụy thi hành sứ mạng được tổng thống trao phó cho mình vào phút chót.”
Ông Hưng viết, “Ngoài những điểm trên, ông Nhân còn nêu thêm một câu hỏi: "Ông (Hưng) có biết rằng hai tuần lễ sau khi ông đã rời việt Nam và đang ở Hoa Kỳ, thì có 5 tướng lãnh VNCH đã tử tiết thay vì đầu hàng địch; và một số tướng lãnh khác như Tướng Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, đã chiến đấu cùng binh sĩ cho đến giớ phút cuối cùng; cho đến khi được lệnh buông súng."
Việc nêu câu hỏi mỉa mai là liệu tôi có biết rằng trong khi tôi đang ở Hoa Kỳ thì có 5 vị tướng lãnh tử tiết hay không, theo tôi nhận xét, chỉ có ngụ ý là trong khi tôi đang yên ổn nhởn nhơ ở Mỹ thì đã có bao nhiêu người khác phải hy sinh. Câu hỏi mỉa mai đầy ác ý như vậy mới là một điều mạ lị đối với một người đang tận tụy thi hành sứ mạng được tổng thống trao phó cho mình vào giờ phút chót.
Thật tội nghiệp cho ông Hưng!
Nguyễn Ðạt Thịnh
----
2. “TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU”,MÂY MÙ LỊCH SỬ
Sơn Tùng
Sau khi ra mắt, nghe nói, rất thành công tại California, cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã nhận được nhiều chỉ trích, phần lớn nhắm vào những sự kiện được cho là không chính xác trong cuốn sách.
Trong những người lên tiếng sớm nhất, trường hợp của Ông Châu Kim Nhân đã tạo nhiều tiếng vang vì sự kiện bị chỉ trích liên hệ trực tiếp đến ông, và vì ông là một cựu nhân viên chính phủ thời Đệ Nhị Cộng Hoà tại miền Nam Việt Nam. Sự lên tiếng của Ông Châu Kim Nhân được nhiều người chú ý và bàn cãi trên các diễn đàn điện tử, và vài ngày sau, Ông Nguyễn Tiến Hưng đã viết bài trả lời.
Sự kiện được tranh cãi là một đoạn nơi trang 48 cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”, nguyên văn như sau:
“Khi Huế và Đà Nẵng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân tới thăm ông Sarong và cho biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc Phòng. Ông Nhân hỏi rằng: nếu như vậy, ông Sarong có thể giúp ông ta được không. “Được”, Sarong trả lời, “nhưng với một điều kiện, đó là lệnh đầu tiên của ông là cấm chỉ không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân (command posts), các tướng lãnh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ (Yes, but there is one condition. That is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops.)
Trong “Lời Yêu cầu Đính Chính” đề ngày 8.6.2010, Ông Châu Kim Nhân viết:
“… Tôi muốn nhấn mạnh rằng ông Nguyễn Tiến Hưng đã hoàn toàn bịa đặt sự việc kể trên, là vì những điểm trên đều sai sự thật, tôi xin nêu ra dưới đây:
1. Ông đã bịa đặt và mạ lỵ cá nhân của tôi.
- Tôi khẳng định là tôi không hề gặp gỡ Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong trong thời gian từ 10/1974 – 30/04/1975;
- Tôi khẳng định là tôi không hề xin Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong giúp tôi nếu tôi giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng. Năm 1975, tôi đang giữ chức Phụ Tá Thủ Tướng (cho TT Trần Thiện Khiêm) tôi không cần phải hạ mình đi xin xỏ một ông Tướng ngoại quốc, nhất là trong một giai đoạn khẩn cấp mà nước nhà đang lâm nguy, thì một người Tổng Trưởng hoặc là một vị Tướng lãnh nào có thể làm được việc vô liêm sỉ đó?
2. Coi thường một vị Tướng đồng minh và miệt thị Tướng lãnh Quân lực VNCH. Qua sự liên lạc giữa tôi và Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong, ông không bao giờ dùng chữ ‘damn generals’ để miệt thị những tướng lãnh của VNCH. Trong lúc các chiến sĩ Quân lực VNCH đã đổ bao nhiêu xương máu để bảo vệ nhân dân ta trong mấy mươi năm chiến tranh ròng rã thì ông Nguyễn Tiến Hưng đang sống ở Hoa Kỳ. Ông có biết rằng hai tuần lễ sau khi ông đã rời Việt Nam và đang ở Hoa Kỳ thì có năm Tướng lãnh VNCH đã tử tiết thay vì đầu hàng địch và một số Tướng lãnh khác như Tướng Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, đã chiến đấu với binh sĩ cho đến giờ phút cuối cùng khi được lệnh buông súng.
Sao ông nỡ lòng nào miệt thị Quân lực VNCH khi viết ra những câu bịa đặt, sai sự thật như trong trang 48 của quyển sách của ông.”
Ông Nguyễn Tiến Hưng đã lên tiếng trả lời Ông Châu Kim Nhân trong một bài dài chứng minh rằng ông không bịa đặt, những điều ông viết nơi trang 48 cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” đã được trích từ cuốn “There to the Bitter End” của Anne Blair viết về Tướng Ted Serong, một chuyên viên chống dấy loạn người Úc. Ông Hưng xác định: “Đây chỉ là hoàn toàn trích thuật theo cuốn sách nêu trên, chứ không phải tôi bịa đặt.”
Vì vậy, Ông Hưng không nghĩ rằng đã “mạ lị cá nhân” Ông Châu Kim Nhân. Ông Nguyễn Tiến Hưng viết:
“Nếu như ông Nhân (lúc ấy là Phụ Tá Thủ Tướng) được cứu xét để giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng thì tôi thấy đó là một vinh dự cho cá nhân ông chứ tại sao lại cáo buộc tôi mạ lị? Lại nữa, nếu ông Nhân có hỏi Tướng Serong, một nhà quân sự nổi tiếng, lão thành, đã làm cố vấn cho cả CIA, Bộ Quốc Phòng Mỹ, TT Kennedy) để xem ông ấy có cố vấn cho mình về địa hạt quân sự được không thì cũng là chuyện bình thường, đâu có phải là ‘hạ mình xin xỏ một tướng ngoại quốc’ hay là một chuyện ‘vô liêm sỉ’.”
Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng bác bỏ lời buộc tội của Ông Châu Kim Nhân cho rằng ông “miệt thị tướng lãnh Quân lực VNCH”. Ông nghĩ rằng Ông Nhân chưa đọc những gì Ông Hưng đã viết trong 24 năm qua về Quân lực VNCH. Qua những cuốn “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập”, “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, và nay “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”, ông đã cố gắng đưa ra những dữ kiện biết được và những tài liệu mới được giải mật để cho thấy sự cương quyết, ý chí và lòng can đảm của người lính VNCH đã chiến đấu mặc dù cán cân lực lượng đã thiên hẳn về phiá địch, do sự phản bội của đồng minh.
Ông Nguyễn Tiến Hưng kết luận bài trả lời Ông Châu Kim Nhân:
“Tóm lại, trong một cuốn sách tập trung vào chủ đề tâm tư của người lãnh đạo Miền Nam với 711 trang, chỉ có một câu vắn gọn (ở trang 48) trích từ một cuốn sách của một nghiên cứu gia người Úc là bà Anne Blair tại ‘National Center For Australian Studies’ của Đại học Monash, nước Úc, nói đến một chi tiết nhỏ, mà tôi không ngờ lại có thể đưa tới những lời cáo buộc hấp tấp, nặng nề như vậy của ông Nhân! Đây có thể là vì ông chưa có thì giờ đọc sách và đọc cho kỹ lưỡng những ghi chú của tôi, và cũng chưa có dịp tham khảo cuốn sách của bà Anne Blair viết theo cuốn nhật ký của Tướng Serong cùng với rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài 18 tháng giữa bà và vị tướng này.”
Ngày 10.6 vừa qua, trong dịp gặp Ông Châu Kim Nhân tại Maryland, cùng với một bạn thân của ông, cựu Trung tá Không quân Lại Đắc Ngọc, ông đã khẳng định với tôi những điều Ông Nguyễn Tiến Hưng viết trong trang 48 cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” là không đúng sự thật.
Ông Châu Kim Nhân được biết như một người rất trọng danh tiết và cương trực. Trong những năm ông tham chính thời Đệ Nhị Cộng Hoà với chức vụ Tổng trưởng Tài Chánh rồi Phụ tá Thủ tướng, Ông Châu Kim Nhân được tiếng là một viên chức chính phủ thanh liêm, yêu nước nhiệt thành và tận tụy với nhiệm vụ. Thời ấy ông có danh hiệu là “thầy tu” trong nội các vì ông đã sống độc thân mà người ta nói rằng ông sợ có vợ sẽ khó giữ được liêm chính. Ông đã chỉ lập gia đình sau khi sang Mỹ tị nạn. Hơn 30 năm qua, Ông Châu Kim Nhân sống lặng lẽ, ít nghe nói đến, trừ một lần khi ông cầm bản thảo tập thơ “Hoa Địa Ngục” từ London về Mỹ đưa cho Ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, theo lời yêu cầu của Ông Đỗ Văn ở Đài BBC.
Sau khi đọc bài trả lời của Ông Nguyễn Tiến Hưng, Ông Châu Kim Nhân vẫn nghĩ rằng ông là nạn nhân của một sự bịa đặt và mạ lị. Qua điện đàm với tôi ngày 13.6, Ông Châu Kim Nhân một lần nữa xác định ông không hề gặp Tướng Serong trong khoảng thời gian từ tháng 10.1974 tới cuối tháng 4/1975. Tuy Tướng Serong và ông có mối giao tình khá thân, nhưng chỉ tới nhà Tướng Serong tại Sài-Gòn khi được mời dự tiếp tân hay chơi ping-pong với ông Tướng Úc. Sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ kế hoạch của Tướng Serong vào tháng 10.1974, Ông Châu Kim Nhân không có dịp gặp Tướng Serong. Về việc Ông Nguyễn Tiến Hưng nói rằng đoạn văn nơi trang 48 cuốn “Tâm Tư TT Thiệu” chỉ là trích dịch từ cuốn sách của Anne Blair và có ghi “footnotes”, Ông Châu Kim Nhân nói rằng ông không thấy “footnotes” nào cả ở cuối trang 48 nên người đọc có quyền nghĩ rằng đó là lời của tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Vả lại, khi viết về sự kiện này liên quan đến Ông Châu Kim Nhân, hiện đang ở vùng ngoại ô Washington cùng với Ông Hưng, một tác giả cẩn trọng và có lương tâm nên cầm điện thoại phối kiểm với người liên hệ.
Vậy thì đâu là sự thật?
Tôi không có cuốn “There to the Bitter End” nên không thể kiểm chứng xem Bà Anne Blair viết gì về chuyện liên quan đến Ông Châu Kim Nhân, nhưng cho dù cuốn sách ấy có viết đúng như lời Ông Nguyễn Tiến Hưng trích dịch thì cũng chưa chắc chuyện đó có thật. Sau 30.4.1975, có rất nhiều sách ngoại quốc viết về Việt Nam mà nếu được kiểm chứng cẩn thận sẽ phát hiện nhiều điều không đúng sự thật do tác giả đã viết ra vì thành kiến, hay chỉ vì vô tình và muốn làm cho cuốn sách của mình có nhiều tình tiết ly kỳ. Riêng tôi đã có vài kinh nghiệm về việc này.
Vào dịp 30.4.1995, tôi có viết một bài về những cuộc chiến đấu cuối cùng của người lính VNCH, trong đó có trích dịch một đoạn về Tướng Nguyễn Khoa Nam từ cuốn “55 DAYS, The Falls of South Vietnam” của Alan Dawson trong đó nói rằng Tướng Nam đã bắn một viên tỉnh trưởng tại Sa Đéc vì người này trái lệnh của ông đòi bỏ theo cuộc di tản của người Mỹ (He shot a province chief at Sa Dec, just west of Can Tho, because the man insisted he was going to leave in the American evacuation) . Dawson cũng viết rằng khi viên đại tá tỉnh trưởng Kiên Giang bất tuân lệnh cố thủ của cấp trên và dùng tàu rời Rạch Giá đi về phiá nam, Tướng Nam đã cho ba chiếc phi cơ trực thăng đuổi theo chiếc tàu và bắn chìm với hoả tiễn và đạn súng máy (And when the colonel who was chief of Kien Giang province on the Gulf of Siam disobeyed the stand-and-hold orders from his commander and left Rach Gia city by boat to the south, Nam had three helicopters pursue the boat and sink it with rocket and machine gun fire).
Sau khi bài được đăng trên báo, tôi nhận được một bức thư của Chuẩn tướng Mạch Văn Trường cho biết những việc kể trên là sai sự thật vì Tướng Nam không bắn tỉnh truởng nào ở Sa Đéc và tỉnh trưởng Kiên Giang lúc ấy là Đại tá Vương Văn Trổ, hiện đã sang Mỹ theo chương trình HO sau 13 năm “cải tạo”.
Trong khi viết bài này, tôi đã tìm cách liên lạc với Đại tá Trổ và được ông xác nhận qua điện thoại ông đã ở lại Kiên Giang chứ không đi đâu cả, dù lúc ấy ông có đủ phương tiện để ra đi, kể cả phi cơ trực thăng. Ông cũng bày tỏ lòng tôn kính Tướng Nguyễn Khoa Nam và quả quyết ông Nam là một vị tướng đức độ, không bao giờ có hành động hung bạo như câu chuyện bịa đặt trong cuốn sách của Dawson mà không biết xuất xứ từ đâu và với mục đích gì.
Một trường hợp sai lầm khác, tuy không quan trọng, nhưng khá ngộ nghĩnh khi một tác giả Mỹ muốn chứng tỏ mình “thông thạo tiếng Việt”. Cách đây vài năm, tôi nhận được cuốn “Beyond Nam Dong” do tác giả Roger H. C. Donlon gửi tặng. Cuốn sách, với lời tựa của Tướng Westmoreland, được viết về những kinh nghiệm của tác giả, một đại tá hồi hưu, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến Việt Nam. Nam Đông là một chiến khu của Việt Minh trước Hiệp định Genève 1954 nằm về phiá bắc tỉnh Thừa Thiên, giáp biên giới Lào. Khi Hà-nội phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam, Nam Đông lại được sử dụng như một đầu cầu xâm nhập từ “đường mòn HCM”, và quân đội Mỹ đã thiết lập tại đây một căn cứ (Camp Nam Dong), đơn vị của Ông Donlon năm 1964. Trong cuốn “Beyond Nam Dong”, tác giả đã dịch Nam Đông ra Anh ngữ là “five cents”!
Và chắc nhiều người còn nhớ câu chuyện của Peter Arnett viết rằng trong vụ Tết Mậu Thân máy bay (Mỹ) đã dội bom phá huỷ thành phố Bến Tre với 300,000 dân cư chỉ vì 7 du kích VC ở dưới đất bắn vu vơ vài phát lên một chiếc máy bay.
Trở lại với câu chuyện về Ông Châu Kim Nhân trong cuốn “Tâm Tư TT Thiệu”, nếu như “footnotes” của Ông Nguyễn Tiến Hưng là chính xác, không có gì bảo đảm những điều Anne Blair viết trong cuốn “There to the Bitter End” là đúng sự thật. Nhiều người có thói quen coi những gì viết trong sách báo ngoại quốc là “chân lý” mà không một chút dè dặt. Đây là một thái độ cần xét lại.
Người ta có thể hiểu phản ứng mau lẹ và mang nhiều cảm xúc của Ông Châu Kim Nhân đã phát xuất từ một tâm tư trĩu nặng những nỗi đau buồn của một người từng mang trọng trách trong tấn bi kịch lớn của đất nước mà ông lại là người giàu tinh thần dân tộc và tự trọng.
Dĩ nhiên tâm tư của Ông Châu Kim Nhân không giống tâm tư Ông Nguyễn Văn Thiệu, người gánh trách nhiệm số 1 trong bi kịch 30.4.1975, vì vai trò khác nhau, cá tính khác nhau. Nhưng, có thể hai người cùng mang chung một nỗi cay đắng của thuỷ thủ đoàn trên một con tàu đã hết dầu giữa cơn dông bão ngoài khơi mà khó thể đổ lỗi cho ai.
Nỗi cay đắng này của Ông Nguyễn Văn Thiệu được Ông Nguyễn Tiến Hưng diễn tả như sau trong cuốn “Tâm Tư TổngThống Thiệu”: “Cái oái oăm là đang khi phải ôm lâý người đồng minh cho thật chặt thì ông lại trăn trở trong lòng về những hành động của người ấy, nay thế này mai thế khác, chẳng biết đâu mà lần. Rồi cuối cùng thì cũng phải chuốc lấy một niềm cay đắng, một sự tủi nhục khôn nguôi.”
Tôi đã đọc cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” và tự hỏi tác giả có phải cần tới 711 trang sách để viết về “tâm tư” ông Nguyễn Văn Thiệu có thể thu gọn trong vài dòng như trên? Hay nói cách khác: sao Ts. Nguyễn Tiến Hưng không chọn một nhan đề khác chính xác hơn và phù hợp hơn với nội dung cuốn sách, cũng từa tựa như hai cuốn trước – “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” và “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, những đám mây mù trong lịch sử?
Sơn Tùng
15.6.2010
*
NGUYỄN ĐẠT THỊNH * ĐIỂM SÁCH
*
Bài viết cuả Nhà báo Quân đội Nguyễn Đạt Thịnh (BMH chuyển)
“Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” là quyển sách mới nhất của ông Nguyễn Tiến Hưng; tác phẩm trước ông viết, “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” đã tạo tín nhiệm với độc giả, do đó lần này tác phẩm mới của ông rất thành công, ngay trong buổi ra mắt tại Nam Calif. Ký giả Vi Anh viết, “Mười bốn năm ở Little Saigon chưa bao giờ người viết bài này thấy một cuộc ra mắt sách nào số người tham dư đông đảo, nghiêm trang như cuộc ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”
Ông Vi Anh kể, “Ngày Chủ Nhựt 16-5-2010, tại Rose Theater, Thành phố Wesminster, tác giả tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là bộ trưởng kế hoạch, cố vấn ngoại giao cho cố TT Nguyển văn Thiệu ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”.
Ông Hưng là người làm việc gần gũi TT Thiệu khi ở trong nước, và khi ra hải ngoại tới lui rất thường với TT sau 75. Có thể nói ông là một nhân chứng sống, hiểu biết tường tận tâm tư TT Thiệu đối với đồng minh Mỹ.”
Vi Anh mô tả chi tiết cuộc ra mắt sách,“ khoảng 650 ghế trong hội trường ngồi đầy cả, mà nhiểu người còn đứng lắng nghe phía sau. Trong bài nói chuyện có vẻ hàn huyên tâm sư, tâm tình với nhau hơn là diễn thuyết, hay diễn giảng, tác giả tâm tình tâm sự cứu cánh của Ông khi viết quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, Ông muốn cho lớp trẻ người Mỹ gốc Việt ở quê hương thứ hai là nước Mỹ này rút kinh nghiệm. Tại sao một chánh quyền qui mô như Mỹ lại có một lổ hỏng trong thòi kỳ chiến tranh như Chiến tranh VN. Cái lổ hỏng đó Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gọi là hiện tượng Kissinger (phenomenon Kissinger – chữ phenomenon (Anh), phénomène (Pháp) hiểu theo nghĩa một thứ kỳ quặc. Kỳ quặc nhưng đóng một vai trò quan trọng cho sư sụp dổ VNCH. Phần dẫn nhập của Ts Hưng làm cho người nghe liên tưởng đến những câu hết sức quen thuộc trong tập thề người Mỹ gốc Việt lâu nay, làm kẻ thù Mỹ thì dễ làm bạn với Mỹ thì khó.”
Chưa được đọc quyển “tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”, nhưng tôi biết nhiều khó khăn, nhục nhã của ông Thiệu qua quyển “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập”.
Mặc dù thương cảm cho cái yếu thế của vị tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, trong cảnh lãnh tụ một quốc gia nhược tiểu đi xin, rồi nhận, và cố giữ viện trợ Mỹ cho đất nước mình vừa nghèo đói, vừa lâm nguy trước cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng, nhưng tôi vẫn không đồng ý với tác giả về việc vẽ chân dung ông Thiệu qua một góc duy nhất: góc đối ngoại, cắn răng chịu nhục với những chính phủ Hoa Kỳ, người đồng minh thiếu tín nghĩa, không tôn trọng danh dự, hèn nhát bỏ chiến trường tháo chạy.
Ông Hưng biết rất rõ là ngoài bức chân dung “người đồng minh bị phản bội”, ông Thiệu còn một vai trò nữa: ông là tổng thống của một quốc gia 30 triệu dân, và là tổng tư lệnh của một quân đội 1 triệu quân nhân, đã chiến đấu trong suốt vài chục năm dưới quyền ông, từ lúc ông là một thiếu úy cho đến lúc ông trở thành một tướng lãnh tư lệnh sư đoàn, quân đoàn, rồi tổng tư lệnh quân đội.
Ông đã làm những gì để 30 triệu người dân Nam Việt được tiếp tục sống trong tự do, và để 1 triệu người lính dưới quyền ông có thể chiến đấu bất khuất dù không có viện trợ Mỹ.
Ðó chỉ là một trong nhiều nhận định của tôi về tổng thống Thiệu; trong những năm ông còn sống tôi đã viết rất nhiều bài báo chỉ trích việc ông, một tổng tư lệnh, bỏ chạy, an toàn đem toàn bộ gia đình ra ngoại quốc, trong lúc quân đội còn đang giao tranh với địch và đang thất thế vì lỗi lầm chiến lược và chính trị của ông. Tôi không muốn dùng những chữ nặng hơn chữ “lỗi lầm”.
Có lần nhân khi ông tuyên bố tại hải ngoại là ông sẵn sàng đóng vai quyển từ điển sống về chiến tranh Việt Nam cho bất cứ người Việt nào muốn hỏi về cuộc chiến này, tôi đã viết bài xin ông mở quyển từ điển đến chữ “T” để cùng thảo luận với tôi về “tỉnh lộ 7b” và cuộc rút lui thê thảm ngày 15 tháng Ba, giúp Văn Tiến Dũng tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Quân Ðoàn 2, sau khi ông Thiệu đã lột hết vũ khí nặng của họ.
Giờ này ông Thiệu không còn nữa, tôi xin thảo luận với ông về cuộc rút quân mà ông ghi nhận không chính xác, phê phán bất công.
Ðiều không chính xác thứ nhất, trên trang 444 của quyển “HỒ SƠ MẬT DINH ÐỘC LẬP”, ông viết như sau, “Toàn bộ sư đoàn 23 bộ binh đã được điều động về Pleiku: việc phòng thủ Banmethuột giao lại cho một liên đoàn Biệt Ðộng Quân và Ðịa Phương Quân, phần lớn gồm dân Thượng. Tướng Phú ở lại Pleiku, cách Ban Mê Thuột 94 dậm về phía Bắc. Khi địch tấn công Ban Mê Thuột ông ta bị cô lập hoàn toần và không thể điều động SÐ 23BB để chiếm lại thế thượng thủ được nữa.”
Chi tiết này hoàn toàn sai, tướng Phú không hề có toàn bộ SÐ 23BB tại Pleiku; và một trung đoàn của SÐ này, trung đoàn 53, do trung tá Ân chỉ huy vẫn phòng thủ BMT, cả vị tư lệnh phó SÐ, đại tá Nguyễn Thế Quang, cũng có mặt tại thành phố này, thành phố từ 1975 đã trở thành Buồn Muôn Thủa đối với người Việt lưu vong.
Tối mùng 9 tháng Ba, tư lệnh QÐ 2, thiếu tướng Phạm Văn Phú, còn đáp trực thăng xuống BMT, đi thanh tra hệ thống phòng thủ của phi trường Phụng Dực, căn cứ tử thủ sau này của trung đoàn 53. Ông và đại tá Quang, trung tá Ân đã thảo luận rất lâu về phương thức phòng thủ của một trung đoàn, chống lại 3 sư đoàn bộ binh địch, có một lực lượng pháo binh và thiết giáp hùng hậu yểm trợ.
Nói cách khác là cuộc tấn công BMT không hề là một bất ngờ chiến thuật đối với những giới chức quân sự tại QK II, mặc dù nó là một bất ngờ chiến lược cho vị tổng tư lệnh quân đội tại Sài Gòn, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.
Tại Pleiku, thiếu tướng Phú chỉ có một trung đoàn 45 (trú đóng tại căn cứ Hàm Rồng); sáng ngày 14 tháng Ba 1975, đại tá Phùng Văn Quang, trung đoàn trưởng, được lệnh đưa trung đoàn về giải cứu BMT. Ðêm hôm trước, ông Phú chỉ thị cho ông Quang võ trang tối đa súng chống chiến xa cho chiến sĩ trong nhiệm vụ tái chiếm BMT, vì trung tá Ân đang đối phó với vài chục chiến xa quanh phi trường Phụng Dực.
Quân nhân trong trung đoàn háo hức chờ trực thăng đến căn cứ Hàm Rồng đón họ, họ háo hức trong nhiệm vụ vô cùng thiết thân là giải cứu BMT, nơi có hậu cứ của trung đoàn với toàn bộ vợ con họ ở đó. Bà đại tá Quang, mặc quân phục của chồng, cũng xách theo một khẩu M 72. Ông bà còn 2 đứa con sống trong thành phố đang lọt vào tay giặc.
Tôi dài lời mô tả cuộc hành quân “tái chiếm” BMT là để ông thấy tướng Phú không hề có nguyên cả SÐ 23 BB tại Pleiku, nếu có ông đã không đưa chỉ 1 trung đoàn xuống đánh 3 sư đoàn Việt Cộng. Hy vọng ông thấy đây là biện pháp tuyệt vọng của vị tư lệnh Quân Ðoàn 2.
Sáng 14 tháng Ba chính tướng Phú đã có mặt tại Hàm Rồng, kiểm điểm vũ khí chống chiến xa của binh sĩ trước lúc đoàn trực thăng đầu tiên cất cánh; sau đó ông đi Cam Ranh phó hội.
Tại đây ông xin hai vị tướng cấp trên của ông, một vị là tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu, vị kia là tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên tăng viện cho QK II (trang 447). Ông Nguyễn Tiến Hưng, viết, “Ông ta xin thêm quân tăng cường và trực thăng, nhưng được Viên cho biết quân trừ bị đã xử dụng hết rồi,” câu trả lời này khiến tôi viết ở đoạn trên là dù trên cấp chiến thuật, tướng Phú không bị bất ngờ vì cuộc tấn công BMT, nhưng BMT đã là một bất ngờ chiến lược cho tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu.
Bất ngờ này được nhìn thấy rõ qua câu trả lời của đại tướng Viên khi ông nói lực lượng tổng trừ bị của Việt Nam “đã bị xử dụng hết rồi.”
Lực lượng TTB là quân xe, quân pháo trên bàn cờ chiến tranh Việt Nam; năm 1972 chính lực lượng này đã tự xé thành 3 cánh để giữ vững cả 3 mặt trận Quảng Trị, Kontum và An Lộc.
Nhưng tháng Ba 1975 “quân trừ bị đã xử dụng hết rồi” là xử dụng ở đâu?
Tháng Giêng 1975 khi Việt Cộng tấn công tỉnh Phước Long để thử nghiệm phản ứng của Hoa Kỳ và của VNCH, thì tướng Viên cũng không có lực lượng tổng trừ bị để đưa vào cứu viện Phước Long; ông phải dùng đến Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Nhẩy Dù, một đơn vị chuyên tác chiến sau phòng tuyến địch, và tác chiến bằng những đơn vị cấp nhỏ.
Trả lời một câu hỏi của truyền thông về việc không xử dụng lực lượng Nhẩy Dù như thường khi, trung tướng Dư Quốc Ðống nói toàn bộ sư đoàn NDù bị “kẹt” ngoài giới tuyến vì điều khoản cấm chuyển quân của thỏa ước Ba Lê 1973. Ông kể lại việc ông đưa một tiểu đoàn ND về Long Bình dưỡng quân, thì bị Việt Cộng phản đối với người Mỹ, và Mỹ yêu cầu ông đưa tiểu đoàn vừa về miền Nam trở ra miền Trung.
Tôi còn biết một giai thoại khác chứng minh việc các cấp chỉ huy chiến lược của VNCH bị bất ngờ vì cuộc tổng tấn công 1975 của địch.
Giai thoại đó là một sĩ quan Việt Nam, sau trận Phước Long và sau tiết lộ của trung tướng Ðống, đã viết phiếu trình lên đại tướng tổng tham mưu trưởng đề nghị thiết lập một lực lượng tổng trừ bị thứ nhì, tăng cường cho 2 sư đoàn tổng trừ bị -Nhẩy Dù và TQLC- bị bất động vì lý do chính trị.
Phiếu trình nói rõ là với gần 50 tiểu đoàn BÐQ tinh nhuệ, VNCH có thể thành lập 4 sư đoàn tổng trừ bị, sau khi võ trang cho họ thêm thiết giáp và pháo binh. Nếu có 4 sư đoàn này, tướng Viên đã không phải trả lời tướng Phú bằng 2 chữ “hết quân” khiếp đảm; khiếp đảm vì không có tăng viện trung tá Ân với trung đoàn 53 của ông, đại tá Quang với trung đoàn 45 của ông, dù có tài giỏi đến đâu cũng không chống cự nổi với 3 sư đoàn địch.
Xin nhắc lại thời điểm của trận Phước Long là tháng Giêng 1975, lúc chúng ta còn nguyên 3 tháng trời để tái tổ chức lực lượng tổng trừ bị. Cuối tháng Ba đại tướng Frederic Weyand được tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford cử sang Việt Nam để khuyến cáo một giải pháp.
Weyand, vị tư lệnh cuối cùng của lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, là vị tướng tương đối trẻ (vào những năm ông phục vụ chiến trường Việt Nam), có nhãn quan chiến lược, và cũng là người đã bất đồng ý kiến với tướng Westmoreland về mục tiêu tấn công của Việt Cộng trong trận Mậu Thân. Westmoreland đưa quân ra biên giới và Khe Sanh để chờ một Ðiện Biên Phủ tái diễn năm 1968, trong lúc Weyand giữ một lực lượng của Chiến Ðoàn 2 do ông chỉ huy lại Long Bình; do đó ông là lực lượng Hoa Kỳ đầu tiên giúp quân lực VNCH đánh bật Việt Cộng ra khỏi Sài Gòn.
Ðến Việt Nam lần chót, Weyand khuyến cáo VNCH nên sử dụng những tiểu đoàn, liên đoàn BÐQ để thành lập tổng trừ bị. Nhưng thời gian quá cấp bách và thế giặc đuổi sát sau lưng, chúng ta không còn thì giờ nữa.
Một điều nữa tôi muốn viết về việc trận BMT bị trình bầy sai lệch trong quyển HÔ SƠ MẬT DINH ÐỘC LẬP là câu ông Hưng viết trên trang 447, “Thiệu ra lệnh cho Phú rút lui khỏi Pleiku để tái chiếm BMT, và trên trang 448, “Quân Ðoàn II sẽ triệt thoái khỏi Pleiku và Kontum, tập trung lại tại Tuy Hòa, rồi tiến đánh BMT.”
Không phải là một quân nhân, ông Hưng có thể lầm về điểm này, vì muốn tái chiếm BMT, thì Tuy Hòa không thuận lợi bằng Pleiku. Tôi nghĩ ông Hưng viết câu này chỉ để bênh vực quyết định sai lầm của ông Thiệu là triệt thoái Cao Nguyên, quyết định đưa đến việc mất nước.
Tướng Phú cũng đã nỗ lực tái chiếm BMT ngay ngày ông xuống Cam Ranh phó hội với ông Thiệu; nếu lực lượng ông đến Hàm Rồng sáng hôm 3/14 để thị sát trước khi đưa vào chiến trường là sư đoàn Nhẩy Dù hay sư đoàn TQLC thì tình hình đã khác hẳn. Nhưng Sài Gòn thản nhiên trả lời ông là toàn bộ lực lượng tổng trừ bị bận việc khác, quan trọng hơn công tác cứu viện BMT.
Chỉ riêng việc Phước Long thất thủ, rồi BMT bị tấn công mà chính phủ VNCH vẫn không dám vi phạm hiệp định Ba Lê, rút hai sư đoàn Nhẩy Dù và TQLC từ giới tuyến trở về Sài Gòn để đảm nhiệm vai trò tổng trừ bị tối cần thiết cho giai đoạn quyết định của chiến trường, thì quả khó tìm được chữ để mô tả tâm trạng của tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn này.
Ấy là chưa bàn đến lệnh của ông Thiệu bắt Quân Ðoàn 2 rút quân bằng tỉnh lộ 7b, con đường bỏ phế từ sau năm 1954, không còn cây cầu nào nguyên vẹn, khiến lực lượng rút lui bị tước hết vũ khí nặng, bỏ lại bên bờ sông, bờ rạch, ngay tại cây cầu gẫy đầu tiên.
Ông Nguyễn Tiến Hưng đã thành công trong buổi ra mắt quyển “Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”, vì số tài liệu phong phú và đặc biệt ông trích dẫn trong quyển HỒ SƠ MẬT DINH ÐỘC LẬP. Là một tác giả khoa bảng biết cách viết một quyển sách tài liệu, ông còn là một người thân tín của ông Thiệu, được ông này trao lại toàn bộ hồ sơ cất giữ nhiều năm tại lầu 3 dinh Ðộc Lập.
Hai yếu tố này giúp ông thành công, nhưng ngoài giá trị đơn thuần của những tài liệu lịch sử, nhiều dữ kiện khác liên quan đến chiến tranh đã bị ông diễn dịch không đúng, dù ông cố ý hay không.
Trận đánh BMT là một thí dụ.
Nguyễn Ðạt Thịnh
*
Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Bài viết cuả Nhà báo Quân đội Nguyễn Đạt Thịnh (BMH chuyển)
“Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” là quyển sách mới nhất của ông Nguyễn Tiến Hưng; tác phẩm trước ông viết, “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” đã tạo tín nhiệm với độc giả, do đó lần này tác phẩm mới của ông rất thành công, ngay trong buổi ra mắt tại Nam Calif. Ký giả Vi Anh viết, “Mười bốn năm ở Little Saigon chưa bao giờ người viết bài này thấy một cuộc ra mắt sách nào số người tham dư đông đảo, nghiêm trang như cuộc ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”
Ông Vi Anh kể, “Ngày Chủ Nhựt 16-5-2010, tại Rose Theater, Thành phố Wesminster, tác giả tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là bộ trưởng kế hoạch, cố vấn ngoại giao cho cố TT Nguyển văn Thiệu ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”.
Ông Hưng là người làm việc gần gũi TT Thiệu khi ở trong nước, và khi ra hải ngoại tới lui rất thường với TT sau 75. Có thể nói ông là một nhân chứng sống, hiểu biết tường tận tâm tư TT Thiệu đối với đồng minh Mỹ.”
Vi Anh mô tả chi tiết cuộc ra mắt sách,“ khoảng 650 ghế trong hội trường ngồi đầy cả, mà nhiểu người còn đứng lắng nghe phía sau. Trong bài nói chuyện có vẻ hàn huyên tâm sư, tâm tình với nhau hơn là diễn thuyết, hay diễn giảng, tác giả tâm tình tâm sự cứu cánh của Ông khi viết quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, Ông muốn cho lớp trẻ người Mỹ gốc Việt ở quê hương thứ hai là nước Mỹ này rút kinh nghiệm. Tại sao một chánh quyền qui mô như Mỹ lại có một lổ hỏng trong thòi kỳ chiến tranh như Chiến tranh VN. Cái lổ hỏng đó Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gọi là hiện tượng Kissinger (phenomenon Kissinger – chữ phenomenon (Anh), phénomène (Pháp) hiểu theo nghĩa một thứ kỳ quặc. Kỳ quặc nhưng đóng một vai trò quan trọng cho sư sụp dổ VNCH. Phần dẫn nhập của Ts Hưng làm cho người nghe liên tưởng đến những câu hết sức quen thuộc trong tập thề người Mỹ gốc Việt lâu nay, làm kẻ thù Mỹ thì dễ làm bạn với Mỹ thì khó.”
Chưa được đọc quyển “tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”, nhưng tôi biết nhiều khó khăn, nhục nhã của ông Thiệu qua quyển “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập”.
Mặc dù thương cảm cho cái yếu thế của vị tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, trong cảnh lãnh tụ một quốc gia nhược tiểu đi xin, rồi nhận, và cố giữ viện trợ Mỹ cho đất nước mình vừa nghèo đói, vừa lâm nguy trước cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng, nhưng tôi vẫn không đồng ý với tác giả về việc vẽ chân dung ông Thiệu qua một góc duy nhất: góc đối ngoại, cắn răng chịu nhục với những chính phủ Hoa Kỳ, người đồng minh thiếu tín nghĩa, không tôn trọng danh dự, hèn nhát bỏ chiến trường tháo chạy.
Ông Hưng biết rất rõ là ngoài bức chân dung “người đồng minh bị phản bội”, ông Thiệu còn một vai trò nữa: ông là tổng thống của một quốc gia 30 triệu dân, và là tổng tư lệnh của một quân đội 1 triệu quân nhân, đã chiến đấu trong suốt vài chục năm dưới quyền ông, từ lúc ông là một thiếu úy cho đến lúc ông trở thành một tướng lãnh tư lệnh sư đoàn, quân đoàn, rồi tổng tư lệnh quân đội.
Ông đã làm những gì để 30 triệu người dân Nam Việt được tiếp tục sống trong tự do, và để 1 triệu người lính dưới quyền ông có thể chiến đấu bất khuất dù không có viện trợ Mỹ.
Ðó chỉ là một trong nhiều nhận định của tôi về tổng thống Thiệu; trong những năm ông còn sống tôi đã viết rất nhiều bài báo chỉ trích việc ông, một tổng tư lệnh, bỏ chạy, an toàn đem toàn bộ gia đình ra ngoại quốc, trong lúc quân đội còn đang giao tranh với địch và đang thất thế vì lỗi lầm chiến lược và chính trị của ông. Tôi không muốn dùng những chữ nặng hơn chữ “lỗi lầm”.
Có lần nhân khi ông tuyên bố tại hải ngoại là ông sẵn sàng đóng vai quyển từ điển sống về chiến tranh Việt Nam cho bất cứ người Việt nào muốn hỏi về cuộc chiến này, tôi đã viết bài xin ông mở quyển từ điển đến chữ “T” để cùng thảo luận với tôi về “tỉnh lộ 7b” và cuộc rút lui thê thảm ngày 15 tháng Ba, giúp Văn Tiến Dũng tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Quân Ðoàn 2, sau khi ông Thiệu đã lột hết vũ khí nặng của họ.
Giờ này ông Thiệu không còn nữa, tôi xin thảo luận với ông về cuộc rút quân mà ông ghi nhận không chính xác, phê phán bất công.
Ðiều không chính xác thứ nhất, trên trang 444 của quyển “HỒ SƠ MẬT DINH ÐỘC LẬP”, ông viết như sau, “Toàn bộ sư đoàn 23 bộ binh đã được điều động về Pleiku: việc phòng thủ Banmethuột giao lại cho một liên đoàn Biệt Ðộng Quân và Ðịa Phương Quân, phần lớn gồm dân Thượng. Tướng Phú ở lại Pleiku, cách Ban Mê Thuột 94 dậm về phía Bắc. Khi địch tấn công Ban Mê Thuột ông ta bị cô lập hoàn toần và không thể điều động SÐ 23BB để chiếm lại thế thượng thủ được nữa.”
Chi tiết này hoàn toàn sai, tướng Phú không hề có toàn bộ SÐ 23BB tại Pleiku; và một trung đoàn của SÐ này, trung đoàn 53, do trung tá Ân chỉ huy vẫn phòng thủ BMT, cả vị tư lệnh phó SÐ, đại tá Nguyễn Thế Quang, cũng có mặt tại thành phố này, thành phố từ 1975 đã trở thành Buồn Muôn Thủa đối với người Việt lưu vong.
Tối mùng 9 tháng Ba, tư lệnh QÐ 2, thiếu tướng Phạm Văn Phú, còn đáp trực thăng xuống BMT, đi thanh tra hệ thống phòng thủ của phi trường Phụng Dực, căn cứ tử thủ sau này của trung đoàn 53. Ông và đại tá Quang, trung tá Ân đã thảo luận rất lâu về phương thức phòng thủ của một trung đoàn, chống lại 3 sư đoàn bộ binh địch, có một lực lượng pháo binh và thiết giáp hùng hậu yểm trợ.
Nói cách khác là cuộc tấn công BMT không hề là một bất ngờ chiến thuật đối với những giới chức quân sự tại QK II, mặc dù nó là một bất ngờ chiến lược cho vị tổng tư lệnh quân đội tại Sài Gòn, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.
Tại Pleiku, thiếu tướng Phú chỉ có một trung đoàn 45 (trú đóng tại căn cứ Hàm Rồng); sáng ngày 14 tháng Ba 1975, đại tá Phùng Văn Quang, trung đoàn trưởng, được lệnh đưa trung đoàn về giải cứu BMT. Ðêm hôm trước, ông Phú chỉ thị cho ông Quang võ trang tối đa súng chống chiến xa cho chiến sĩ trong nhiệm vụ tái chiếm BMT, vì trung tá Ân đang đối phó với vài chục chiến xa quanh phi trường Phụng Dực.
Quân nhân trong trung đoàn háo hức chờ trực thăng đến căn cứ Hàm Rồng đón họ, họ háo hức trong nhiệm vụ vô cùng thiết thân là giải cứu BMT, nơi có hậu cứ của trung đoàn với toàn bộ vợ con họ ở đó. Bà đại tá Quang, mặc quân phục của chồng, cũng xách theo một khẩu M 72. Ông bà còn 2 đứa con sống trong thành phố đang lọt vào tay giặc.
Tôi dài lời mô tả cuộc hành quân “tái chiếm” BMT là để ông thấy tướng Phú không hề có nguyên cả SÐ 23 BB tại Pleiku, nếu có ông đã không đưa chỉ 1 trung đoàn xuống đánh 3 sư đoàn Việt Cộng. Hy vọng ông thấy đây là biện pháp tuyệt vọng của vị tư lệnh Quân Ðoàn 2.
Sáng 14 tháng Ba chính tướng Phú đã có mặt tại Hàm Rồng, kiểm điểm vũ khí chống chiến xa của binh sĩ trước lúc đoàn trực thăng đầu tiên cất cánh; sau đó ông đi Cam Ranh phó hội.
Tại đây ông xin hai vị tướng cấp trên của ông, một vị là tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu, vị kia là tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên tăng viện cho QK II (trang 447). Ông Nguyễn Tiến Hưng, viết, “Ông ta xin thêm quân tăng cường và trực thăng, nhưng được Viên cho biết quân trừ bị đã xử dụng hết rồi,” câu trả lời này khiến tôi viết ở đoạn trên là dù trên cấp chiến thuật, tướng Phú không bị bất ngờ vì cuộc tấn công BMT, nhưng BMT đã là một bất ngờ chiến lược cho tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu.
Bất ngờ này được nhìn thấy rõ qua câu trả lời của đại tướng Viên khi ông nói lực lượng tổng trừ bị của Việt Nam “đã bị xử dụng hết rồi.”
Lực lượng TTB là quân xe, quân pháo trên bàn cờ chiến tranh Việt Nam; năm 1972 chính lực lượng này đã tự xé thành 3 cánh để giữ vững cả 3 mặt trận Quảng Trị, Kontum và An Lộc.
Nhưng tháng Ba 1975 “quân trừ bị đã xử dụng hết rồi” là xử dụng ở đâu?
Tháng Giêng 1975 khi Việt Cộng tấn công tỉnh Phước Long để thử nghiệm phản ứng của Hoa Kỳ và của VNCH, thì tướng Viên cũng không có lực lượng tổng trừ bị để đưa vào cứu viện Phước Long; ông phải dùng đến Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Nhẩy Dù, một đơn vị chuyên tác chiến sau phòng tuyến địch, và tác chiến bằng những đơn vị cấp nhỏ.
Trả lời một câu hỏi của truyền thông về việc không xử dụng lực lượng Nhẩy Dù như thường khi, trung tướng Dư Quốc Ðống nói toàn bộ sư đoàn NDù bị “kẹt” ngoài giới tuyến vì điều khoản cấm chuyển quân của thỏa ước Ba Lê 1973. Ông kể lại việc ông đưa một tiểu đoàn ND về Long Bình dưỡng quân, thì bị Việt Cộng phản đối với người Mỹ, và Mỹ yêu cầu ông đưa tiểu đoàn vừa về miền Nam trở ra miền Trung.
Tôi còn biết một giai thoại khác chứng minh việc các cấp chỉ huy chiến lược của VNCH bị bất ngờ vì cuộc tổng tấn công 1975 của địch.
Giai thoại đó là một sĩ quan Việt Nam, sau trận Phước Long và sau tiết lộ của trung tướng Ðống, đã viết phiếu trình lên đại tướng tổng tham mưu trưởng đề nghị thiết lập một lực lượng tổng trừ bị thứ nhì, tăng cường cho 2 sư đoàn tổng trừ bị -Nhẩy Dù và TQLC- bị bất động vì lý do chính trị.
Phiếu trình nói rõ là với gần 50 tiểu đoàn BÐQ tinh nhuệ, VNCH có thể thành lập 4 sư đoàn tổng trừ bị, sau khi võ trang cho họ thêm thiết giáp và pháo binh. Nếu có 4 sư đoàn này, tướng Viên đã không phải trả lời tướng Phú bằng 2 chữ “hết quân” khiếp đảm; khiếp đảm vì không có tăng viện trung tá Ân với trung đoàn 53 của ông, đại tá Quang với trung đoàn 45 của ông, dù có tài giỏi đến đâu cũng không chống cự nổi với 3 sư đoàn địch.
Xin nhắc lại thời điểm của trận Phước Long là tháng Giêng 1975, lúc chúng ta còn nguyên 3 tháng trời để tái tổ chức lực lượng tổng trừ bị. Cuối tháng Ba đại tướng Frederic Weyand được tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford cử sang Việt Nam để khuyến cáo một giải pháp.
Weyand, vị tư lệnh cuối cùng của lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, là vị tướng tương đối trẻ (vào những năm ông phục vụ chiến trường Việt Nam), có nhãn quan chiến lược, và cũng là người đã bất đồng ý kiến với tướng Westmoreland về mục tiêu tấn công của Việt Cộng trong trận Mậu Thân. Westmoreland đưa quân ra biên giới và Khe Sanh để chờ một Ðiện Biên Phủ tái diễn năm 1968, trong lúc Weyand giữ một lực lượng của Chiến Ðoàn 2 do ông chỉ huy lại Long Bình; do đó ông là lực lượng Hoa Kỳ đầu tiên giúp quân lực VNCH đánh bật Việt Cộng ra khỏi Sài Gòn.
Ðến Việt Nam lần chót, Weyand khuyến cáo VNCH nên sử dụng những tiểu đoàn, liên đoàn BÐQ để thành lập tổng trừ bị. Nhưng thời gian quá cấp bách và thế giặc đuổi sát sau lưng, chúng ta không còn thì giờ nữa.
Một điều nữa tôi muốn viết về việc trận BMT bị trình bầy sai lệch trong quyển HÔ SƠ MẬT DINH ÐỘC LẬP là câu ông Hưng viết trên trang 447, “Thiệu ra lệnh cho Phú rút lui khỏi Pleiku để tái chiếm BMT, và trên trang 448, “Quân Ðoàn II sẽ triệt thoái khỏi Pleiku và Kontum, tập trung lại tại Tuy Hòa, rồi tiến đánh BMT.”
Không phải là một quân nhân, ông Hưng có thể lầm về điểm này, vì muốn tái chiếm BMT, thì Tuy Hòa không thuận lợi bằng Pleiku. Tôi nghĩ ông Hưng viết câu này chỉ để bênh vực quyết định sai lầm của ông Thiệu là triệt thoái Cao Nguyên, quyết định đưa đến việc mất nước.
Tướng Phú cũng đã nỗ lực tái chiếm BMT ngay ngày ông xuống Cam Ranh phó hội với ông Thiệu; nếu lực lượng ông đến Hàm Rồng sáng hôm 3/14 để thị sát trước khi đưa vào chiến trường là sư đoàn Nhẩy Dù hay sư đoàn TQLC thì tình hình đã khác hẳn. Nhưng Sài Gòn thản nhiên trả lời ông là toàn bộ lực lượng tổng trừ bị bận việc khác, quan trọng hơn công tác cứu viện BMT.
Chỉ riêng việc Phước Long thất thủ, rồi BMT bị tấn công mà chính phủ VNCH vẫn không dám vi phạm hiệp định Ba Lê, rút hai sư đoàn Nhẩy Dù và TQLC từ giới tuyến trở về Sài Gòn để đảm nhiệm vai trò tổng trừ bị tối cần thiết cho giai đoạn quyết định của chiến trường, thì quả khó tìm được chữ để mô tả tâm trạng của tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn này.
Ấy là chưa bàn đến lệnh của ông Thiệu bắt Quân Ðoàn 2 rút quân bằng tỉnh lộ 7b, con đường bỏ phế từ sau năm 1954, không còn cây cầu nào nguyên vẹn, khiến lực lượng rút lui bị tước hết vũ khí nặng, bỏ lại bên bờ sông, bờ rạch, ngay tại cây cầu gẫy đầu tiên.
Ông Nguyễn Tiến Hưng đã thành công trong buổi ra mắt quyển “Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”, vì số tài liệu phong phú và đặc biệt ông trích dẫn trong quyển HỒ SƠ MẬT DINH ÐỘC LẬP. Là một tác giả khoa bảng biết cách viết một quyển sách tài liệu, ông còn là một người thân tín của ông Thiệu, được ông này trao lại toàn bộ hồ sơ cất giữ nhiều năm tại lầu 3 dinh Ðộc Lập.
Hai yếu tố này giúp ông thành công, nhưng ngoài giá trị đơn thuần của những tài liệu lịch sử, nhiều dữ kiện khác liên quan đến chiến tranh đã bị ông diễn dịch không đúng, dù ông cố ý hay không.
Trận đánh BMT là một thí dụ.
Nguyễn Ðạt Thịnh
*
TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO
*
Hà Nội từng có tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa?
*
Có lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn.
Tượng Thần Tự Do ở Hà Nội
Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca:
"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe..."
Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa.
Số là sau khi trưng bày ở Triển lãm Đấu Xảo Đông Dương, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, Chính phủ Bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert (Người Việt gọi là Pôn Be) là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do.
Tất cả các tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là "Tự do soi sáng thế giới" (La Liberté éclairant le monde).
Sự ra đời của pho Tượng Thần Tự Do để tặng cho nước Mỹ có nguồn gốc như sau: nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm 22 tuổi, ông đã được tặng huân chương cao quý nhờ dựng một trong những vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon.
Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de Laboulaye, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cách mạng Mỹ, Laboulaye đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao cho Bartholdi thực hiện.
Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875, một năm trước lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ. Nhưng ông không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông đã phải sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m.
Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ xong, vấn đề nảy sinh là làm sao nó có thể đứng vững trước gió bão của biển cả ở cảng New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng. Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống chọi với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.
Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu. Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự Do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự Do.
*
*
Có lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn.
Tượng Thần Tự Do ở Hà Nội
Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa do R. Duboil chụp.
Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945.
Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945.
Khi
làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn
đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội
lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng
"Bà đầm xòe".
Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca:
"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe..."
Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa.
Số là sau khi trưng bày ở Triển lãm Đấu Xảo Đông Dương, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, Chính phủ Bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert (Người Việt gọi là Pôn Be) là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do.
Có
ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài
phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng một kỹ sư Pháp
là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là
Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l ' ile de la Tortue).
Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn "Bắc Kỳ xưa" (Le vieux
tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ
1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).
Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.
Có 2 tấm hình trong cuốn sách "Bắc kỳ xưa" minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891. Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên "Bà Đầm xòe".
Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.
Có 2 tấm hình trong cuốn sách "Bắc kỳ xưa" minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891. Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên "Bà Đầm xòe".
Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng "Bà đầm xoè" bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945.
Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt "Bà Đầm xòe" vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Xem ảnh).
Tượng Tự Do là một công trình nghệ thuật và kiến trúc tuyệt đẹp của nước Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Chúng ta khó mà ngờ rằng Hà Nội đã thực sự có một phiên bản thu nhỏ của pho tượng, và nó đã từng đứng trên nóc Tháp Rùa.
Tượng Thần Tự Do
là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho tượng rỗng, bằng
đồng, cốt thép lớn vào loại nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204 tấn
được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m tại một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New
York.Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt "Bà Đầm xòe" vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Xem ảnh).
Tượng Tự Do là một công trình nghệ thuật và kiến trúc tuyệt đẹp của nước Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Chúng ta khó mà ngờ rằng Hà Nội đã thực sự có một phiên bản thu nhỏ của pho tượng, và nó đã từng đứng trên nóc Tháp Rùa.
Tất cả các tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là "Tự do soi sáng thế giới" (La Liberté éclairant le monde).
Sự ra đời của pho Tượng Thần Tự Do để tặng cho nước Mỹ có nguồn gốc như sau: nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm 22 tuổi, ông đã được tặng huân chương cao quý nhờ dựng một trong những vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon.
Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de Laboulaye, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cách mạng Mỹ, Laboulaye đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao cho Bartholdi thực hiện.
Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875, một năm trước lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ. Nhưng ông không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông đã phải sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m.
Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ xong, vấn đề nảy sinh là làm sao nó có thể đứng vững trước gió bão của biển cả ở cảng New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng. Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống chọi với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.
Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu. Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự Do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự Do.
*
DƯƠNG THỊNH * TRUYỆN NGẮN
*
NHỮNG CON CÀO CÀO XANH
Tác giả, 63 tuổi, là cư dân Westminster, thành phố Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO-8 đi tìm gặp vợ con sau nhiều cuộc đổi đời.
Đứng
trong hàng rào kẽm gai của khu thăm nuôi. Bé Mai cố nhướng mắt để tìm
người cha thân yêu của mình trong số những đoàn người gầy guộc, xanh
xao, vàng vọt đang lếch thếch cất bước trên đường về trại tù. Với ánh
nắng trưa hè gay gắt,mọi nguời đi thăm nuôi đều đứng trong mái hiên
ngẩng cổ nhìn ra. Riêng bé Mai bất chấp những tia sáng nóng đang rọi
trên đôi má ửng đỏ, những giọt mồ hồ đang rịn trên trán. Cô bé cố giơ
cao những con cào cào xanh hướng về phía đoàn người đang lần lượt đi
qua, hầu mong cha của mình sẽ mau chóng nhận ra. Ông Sinh đã nhận ra
con gái , ông giơ cao lon gô vẫy vẫy. Bé Mai sung sướng reo lên : “Má
ơi. Con thấy ba rồi! Con thấy ba rồi !
“Nín
đi con, tí nữa mẹ con mình gặp cha rồi.” Thời gian thăm nuôi thật
ngắn ngủi, chỉ mười năm phút. Ông Sinh chỉ kịp ôm con vào lòng, hôn lên
má con. Hỏi han vợ năm ba câu, chẳng nói được gì nhiều, đã gần hết
giờ. Mọi người trong phòng thăm nuôi chỉ biết nhìn nhau khóc và khóc.
Đến gìơ. Tên cán-bộ oắt con quơ quơ khẩu súng AK. về phía mọi ngừời: “
Đã hết giờ, yêu cầu mọi người đứng lên ra về.” Ông Sinh vội vàng nắm
chặt hai bàn tay vợ và ôm hôn con lần cuối, sách bị gói lương khô cùng
mấy con cào cào theo chân mọi người ra cửa.
*
Tin bác sỹ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng. Hôm nay nhà bác sỹ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua , bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sỹ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sỹ Hải.
*
NHỮNG CON CÀO CÀO XANH
Tác giả, 63 tuổi, là cư dân Westminster, thành phố Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO-8 đi tìm gặp vợ con sau nhiều cuộc đổi đời.
Đoàn
tù vẫn bình thản bước lên đồi. Ông Sinh vừa đi vừa ngoảnh cổ lại đằng
sau nhìn con.Khi không còn thấy hình bóng cha nữa, bé Mai mới chịu chạy
lại bên mẹ thút thít khóc.
Thiếu phụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán con, vuốt mái tóc bé an ủi :
Ngồi
trên chuyến xe lô trở về thành phố, hầu hết là những bà vợ đi thăm
nuôi chồng, họ đều mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Phần vì đường xa,
phần vì phải thức khuya dậy sớm để nấu thức ăn, giờ đây tất cả đều cố
nhắm mắt thiu thiu ngủ dưỡng sức.
Riêng bé Mai không tài nào ngủ được, dù rất muốn ngủ và mệt mỏi. Hình
dáng của người cha luôn luôn lởn vởn trong trí óc bé, than hình gầy gò,
đen đủi cùa ông khác xa với hình dáng trắng trẻo, hồng hào, mập mạp
trước kia rất nhiều. Bé là người được cha thương yêu nhất. Đêm nào ông
cũng ru bé ngủ, kể truyện cho bé nghe, trước khi rời khỏi phòng ông
không quên hôn lên nút ruồi son trên cổ bé, mà ông thgường gọi đùa là :
Nốt ruồi mang đến nhiều sự may mắn.”
Ông
có đôi bàn tay rất khéo léo và nghệ thuật. Chính ông đã dậy cho bé xếp
hình những con thú, đồ vật bằng giấy nhất là thắt hình những con cào
cào bằng lá dừa non thật là tuyệt, trông chúng đẹp, hung dũng, oai
phong biết bao! Bé rất thích và thường thắt để tặng bạn bè, vì thế
chúng thường chọc và gọi bé lá con cào cào xanh.Biệt hiệu này bé rất
thích và thường hay kể lại với cha. Ông nói con cào cào xanh với đôi
chân cứng cáp, nhẩy xa, biểu hiện cho sự tương lai vững chắc. Cha muốn
con gái của cha sau này cũng giống như những con cào cào này.
Riêng
ông Sinh, ông không thể không cầm được nước mắt khi nhìn giỏ quà của
vợ con. Sau gần hai năm tù cải tạo, đây là lần đầu tiên ông được thăm
nuôi. Giỏ qùa dù ít nhưng nó đã gói ghém biết bao nhiêu mồ hôi, nước
mắt, tình thương của gia đình, dù ít nhưng ông rất ấm lòng. Nhất là mấy
con cào cào xanh, nhìn chúng ông cảm thấy vui vui và xao xuyến trong
lòng. Cô bé không biết đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tình thương yêu
gói trọn vào đó để dành cho cha. Nghĩ tới đó tim ông như thắt lại.
Đây
là lần đầu và cũng là lần cuối ông gặp mặt vợ con. Kể từ ngày thăm
nuôi cho tới mấy năm sau này, ông không hề nhận được bất cứ tin tức gì
về gia đình. Lòng ông như rối bời, tâm tính như mất trí, thân xác kiệt
quệ. Mấy lần ông đã ngã qụy, tưởng không thể sống nổi, may nhờ bạn bè
an ủi, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần , ông đã qua khỏi.
Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về. Ra khỏi tù , ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết : Vợ con ông đã vượt biên năm 1976. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết ! không biết đâu mà mò.
Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về. Ra khỏi tù , ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết : Vợ con ông đã vượt biên năm 1976. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết ! không biết đâu mà mò.
Điều
làm ông lo âu nhất, là vợ con ông có thật sự đi vượt biên không, hay
là tin đồn nhảm? Nếu đúng như vậy, liệu có thoát không? Hay là đã
bị…..ông không dám nghĩ tiếp. Nếu thoát, tại sao không gửi thư về để
cho ông biết tin Những câu hỏi tại sao ?....tại sao?...làm cho ông điên
đầu. Hiện giờ ông mù tịt, và cũng không hiểu vì sao.?
Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.
Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.
Dạo
này trời Sài-Gòn hay đổ những cơn mưa bất tử, làm ông Sinh dọn hàng
ra, vô muốn bở hơi tai. Hai năm sau này công việc làm ăn của ông đâm
khá ra. Giầy dép cũ mới, chôm chỉa gì ông cũng mua tuốt luốt, đem sửa
chút ít, dánh bóng lại bán được gíá cao. Một người khách đi đến gian
hàng ông. Ngắm nghía lựa một đôi, sỏ vừa chân,, cầm lên hỏi : “Bác ,
Đôi này bao nhêu?”
Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trợn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi : “Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải…..phải tên Sinh không?”. Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng. Ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa.
Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự
Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trợn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi : “Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải…..phải tên Sinh không?”. Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng. Ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa.
Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự
.
Thì ra vợ con ông đi vượt biên thực sự, hiện định cư ở Mỹ. Vợ ông đã
có chồng khác và đã có hai con, một trai, một gái. Cha mẹ vợ đã bán nhà
ở thành phố, dọn về quê ở. Mấy năm nay ông bà vẫn đều đặn nhận được
tiền bạc do con gái chu cấp hàng tháng, và hiện cậu em trai vẫn còn ở
với cha mẹ. Không hiểu vì lý do gì, cố ý hay có uẩn khúc gì khác, ông
bà lại báo với con gái là ông đã chết trong trại tù.
Ngay
ngày hôm sau. Ông Sinh cùng cậu em vợ vội đáp xe đò về thăm gia đình
vợ. Chuyến thăm này đã khiến ông Sinh nhận nhiều sự đắng cay tủi nhục.
Sự ơ hờ, tiếp đón tẻ nhạt đã làm ông thất vọng. Ông không có địa chỉ
cũng như không có tin tức gì về vợ con. Ông chỉ biết đạì khái là : Vợ
ông không muốn cho ông biết nơi ở của nàng. Chuyện ông bị chết là do
công an tới nhà báo tin.
Nhưng
nhờ vào lòng tốt của cậu em vợ, cuối cùng ông cũng có được địa chỉ của
vợ con trong tay. Nhưng làm được gì với địa chỉ này ? Đối với vợ, ông
có lỗi với nàng chứ không phải nàng có lỗi với ông. Ở vậy chờ chồng
nuôi con là việc tốt, nếu không thì đành phải chấp nhận, không thể oán
trách. Nhưng với con, ông phải có bổn phận và trách nhiệm. Ông nhớ cô
bé vô cùng không kể xiết.
Ông
đã viết thơ nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm. Lại mù tin, mù
tịt. Đầu óc ông rối rắm tơ vò. Con ông ra sao rồi ?! Sau đó chương
trình HO được cứu xét, đưa các sĩ quan tù nhân cải-tạo qua Mỹ. Ông sung
sướng bán tín, bán nghi. Nhưng sự thật đã đến. Giờ đây ông đã ngồi
trên máy bay đến Mỹ theo diện HO.8. Việc đầu tiên của ông dự định là
sau khi lo thủ tục giấy tờ xong, ông sẽ đi tìm vợ con.
Đứng
trước cánh cổng sắt của căn nhà sang trọng, trong một thành phố thuộc
tiểu bang Illonois. Ông Sinh lưỡng lự không dám bấm chuông, lòng ông
hồi hộp, tim đập loạn xạ.. Ông đang tưởng tượng hình dáng vợ mình bây
giờ thế nào? Con mình đã lớn khôn ra sao? Cô bé giờ đã hai mươi mốt
tuổi rồi còn gì, không biết ông có còn nhận ra không?
Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại. Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.
Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại. Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.
Về
quán trọ, ông viết vội vài chữ gửi cho vợ, hẹn nàng cho ông gặp mặt dù
chỉ một vài phút. Ngồi trước mặt vợ, ông nhận thấy nàng rất đẹp, đẹp
hơn trước nhiều, nhưng cũng không đấu được nhiều nếp nhăn trên trán
khóe mắt, vành môi.
Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ: “Em. Trông em đẹp lắm !”. “Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.” Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản. “Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”. Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông: “Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.
Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ: “Em. Trông em đẹp lắm !”. “Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.” Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản. “Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”. Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông: “Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.
Ông
Sinh nhỏm dậy: “Em đã làm gì nó? Bây giờ nó ở đâu? Cho anh xin số
phôn và địa chỉ của nó! “Nào em biết. Nó không muốn cho em biết bất cứ
điều gì.” Ông Sinh như chết điếng : “Em nói thật đó chứ?!”. “Em
không dối gạt anh. Dù chúng ta không còn là vợ chồng. Nhưng đối với con
em rất mực thương yêu. Có anh đây em rất mừng, anh sẽ lo cho nó. Nó là
đứa con rất có hiếu. Sự việc không hay xẩy ra, hoàn toàn do lỗi tại
em. Anh đi tìm con dùm em.Cho anh biết thêm là hiện nay nó đang học
ngành y-khoa, sắp ra trường. Anh cứ đi hỏi mấy trường đại học xem sao!
Em đã dò hỏi khắp mọi nơi rồi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Anh mới qua
chắc cần tiền bạc, em giúp.” Vừa nói, nàng vừa mở bóp lấy cuốn chi
phiếu. Ông Sinh nghe vợ nói một hồi như lùng bùng lỗ tai. Không cần
nghe thêm, ông xô ghế đứng dậy.
Nhờ
những người quen biết chỉ dẫn. Ông Sinh đăng tin tìm người trên báo
chí cả Mỹ lẫn Việt, cùng phôn tới tất cả các trường đại học xa gần, vẫn
không có kết qủa. Ở nước Mỹ to lớn này gồm năm mươi tiểu bang, có biết
bao nhiêu trường đại học mà kể, tìm người như tìm kim đáy biển, biết
đâu mà mò. Rồi ông lại suy nghĩ vớ vẩn, nhỡ con bé tự tử. Nghĩ tới,
nghĩ lui làm ông rối trí thêm. Cuối cùng ông đành buông xuôi cho số
phận thời gian. Để mưu sinh và cũng để tạo cơ hội tìm kiếm, ông ghi
danh đi học khóa đào tạo y công, phụ giúp trong các bệnh viện, hầu hy
vọng có một ngày nào đó gặp được con mình.
Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rối, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng. Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.
Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rối, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng. Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.
*
Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đỡ, dù đó là ngày nghỉ của mình. Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười.. Tuy là người vui tính thích bong đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn” Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.
Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đỡ, dù đó là ngày nghỉ của mình. Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười.. Tuy là người vui tính thích bong đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn” Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.
Hôm
nay ông Sinh nghỉ không đi làm. Ông rảnh rỗi cùng người bạn gìa đi
thăm cháu gái của ông ta bị bệnh nằm trong bệnh viện. Tiện thể ông mang
mấy con cào mà ông mới thắt đêm qua, cho cháu gái làm qùa. Ngày chủ
nhật, bệnh viện sao có qúa nhiều ca mổ! Bác sĩ Trần đã thấm mệt, mồ hôi
rịn đầy trán. Nàng lấy khăn mui xoa chấm chấm mồ hôi, bây giờ nàng mới
thực sự được rảnh tay.
Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử. Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong.. Bất gíác nàng run người lên , mắt mở trợn trừng. Cô bé dang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh , trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi : “Ở đâu bé có hai con cào cào này?”. Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua : “Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”. Bác sĩ Trần không kềm được xúc động , hỏi dồn: “Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”. Cô bé hốt hoảng : “Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”
Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử. Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong.. Bất gíác nàng run người lên , mắt mở trợn trừng. Cô bé dang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh , trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi : “Ở đâu bé có hai con cào cào này?”. Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua : “Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”. Bác sĩ Trần không kềm được xúc động , hỏi dồn: “Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”. Cô bé hốt hoảng : “Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”
Bác
sĩ Trần hốt hoảng bước ra khỏi phòng, dáo dác nhìn quanh. Mặc kệ cho
bụng đói, nàng chạy từ phòng nọ qua phòng kia, từ dẫy nọ qua dẫy kia để
tìm kiếm. Trước sự lạ lùng đó, mọi nhân viên trong bệnh viện đều vây
lại hỏi thăm, Nàng hỏi bâng quơ : “Có ai thấy ông gìa nào đó trong
bệnh viện không?” Trước câu hỏi ngây ngô đó, mọi người đều không nín
được cười, nhưng không ai dám cười trước vẻ nghiêm trọng của bác sĩ
Trần.
Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng : “Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.” Tuy nói vậy nhưng trong lòn
Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng : “Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.” Tuy nói vậy nhưng trong lòn
g
nàng vẫn không yên, tự nghĩ: ”Chỉ có cha mình mới thắt kiểu đó, nhưng
ông đã chết rồi mà! Chẳng lẽ vì quá nhớ cha mà đâm ra mê sảng ?.!”
Thôi đi ăn cơm!. Bác sĩ Trần, chính là bé Mai. Từ khi theo mẹ đi thăm
nuôi cha, trở về nhà, không ngày nào bé không nghĩ đến cha của mình.
Ngày vượt biển ra đi, bé nhất định không chịu , đợi ngày cha trở về đi
cùng. Vì sự hăm dọa của ông bà ngoại cùng những lời khuyên giải của mẹ,
bé đành chịu phép. Sang đến Mỹ bé nhất định phải học giỏi để có tiền
gửi cho bà ngọại đi thăm nuôi cha đều đều. Bé sẽ nhẩy cao, sẽ cứng cáp
như những con cào cào xanh mà cha đã từng nói.
Cuộc
vượt biên êm xuôi. Sau hơn một năm ở trên đảo, bé cùng mẹ được định cư
tại Hoa-Kỳ. Dòng đời đưa đẩy, mẹ lấy chồng khác, một anh chàng Mỹ giầu
có. Cô bé có thêm hai đứa em gái.
Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết : “Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.” Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.
Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết : “Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.” Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.
Sống
chung đụng trong cùng một mái nhà. Điều làm cho nàng ghê tởm, xấu xa,
bỉ ổi nhất là anh chàng Mỹ kia cứ nhởn nhơ mặc quần lót đi trong phòng
khách.. Có lần hắn đã dám xàm xở ôm nàng xờ xoạng khi không có mẹ ở
nhà. Từ đó nàng đã bỏ nhà đi sang tiểu bang khác, chỉ biết học và làm
việc tự lo cho bản thân, lâu lâu hỏi thăm mẹ qua điện thoại công cộng.
Vào một ngày, khi điện thoại về thăm mẹ, được bà báo cho biết : Cha đã
chết trong tù! Mọi vật như xụp đổ. Nguồn hy vọng bám víu cuối cùng
cũng không còn. Thế là hết!
Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa! Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.
Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO.Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường. Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.
Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này.
Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa! Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.
Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO.Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường. Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.
Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này.
Nàng
rủ bác sĩ Hải (vị hôn phu) cùng đi chơi biển. Chàng rất thích thú lẫn
ngạc nhiên về lời yêu cầu này, khác với bản tính trầm lặng không thích
nơi ồn ào của nàng từ trưóc đén giờ, bèn okay chấp nhận liền. Trong
khi chờ đợi vị hôn phu đi mua thức ăn. Nàng đã kiếm đựợc khá nhiều lá
dừa xanh, cẩn thận chau chuốt tước từng lá và bắt đầu thắt những con
cào cào.Nàng để hết tâm trí vào công việc, chìm đắm trong niềm thương
nhớ cha. Ngoài kia. Sau khi đã mua thức ăn, trên đường trở về chỗ cũ
nơi bãi biển, chàng thấy một đám con nít đang vây chung quanh một cụ
già Việt-Nam, trên tay đứa nào cũng cầm một con cào cào, thấy hay hay
chàng cũng xin một con. Vừa đi vừa ngắm con cào cào, chàng cảm thấy nó
rất đẹp và còn có vẻ oai phong nữa. Chàng sẽ cho vị hôn thê, chắc nàng
sẽ thích thú lắm! Về đến nơi. Thật, chàng không thể tin vào mắt mình,
nàng cũng đang thắt…..con cào cào.
“Em
đang làm gì vậy.” “Thắt con cào cào.” Chàng cầm con cào cào mới xin
được, vẫy vẫy trước mặt nàng. “Anh cũng có một con.” Nhìn con cào
cào, mặt nàng tái mét, hỏi dồn: “Ở đâu anh có nó?” Chàng chỉ về hướng
đám trẻ: “Một cụ già Việt-nam cho anh.” Chẳng nói chẳng rằng, nàng
nắm tay chàng chạy như bay về hướng chỉ. Một ông già, tóc bạc qúa nửa.
đeo cặp kiếng lão, hai tay đang thoăn thoắt thắt những con cào cào. Dù
thời gian, tuổi tác có thay đổi, nhưng với hình dáng kia, nét mặt kia
đã in sâu vào tâm khảm, nàng không thể nhầm được, chính là cha nàng.
Qúa xúc động, nàng ngất xỉu.
Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:
Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:
“Trời ơi! Mai….Mai, con tôi.”
Cũng
vừa lúc xe cứu thương tới nơi, đưa bệnh nhân lên xe. Ông Sinh, bác sĩ
Hải cũng vội vàng leo lên theo. Cầm tay con gái, lòng ông Sinh bồi hồi
xúc động, ông không nghờ gặp con trong hoàn cảnh này. Hai hàng nước mắt
ngắn, dài chẩy trên hai gò má nhăn nheo. Nhưng ông cảm thấy sung sướng
và ấm áp vô cùng.
Tin bác sỹ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng. Hôm nay nhà bác sỹ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua , bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sỹ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sỹ Hải.
*
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0142
PHAN BỘI CHÂU * NAM QUỐC DÂN TU TRI
*
I. NGƯỜI VỚI VẠN VẬT
Lồng lộng trời cao,
Thênh thang bể rộng.
Ở trong cao rộng,
Muôn giống nghìn hình.
Có giống thai sinh,
Có loài trứng nở.
Giống hay biến hoá,
Giống hay nổi chìm.
Hai cánh loài chim,
Bốn chân loài thú.
Giống rùa có vỏ,
Giống cá có vây.
Giống cỏ giống cây,
Đuôi trên đầu dưới.
Giống rắn quá tội,
Không chân không tay.
Giống giun thảm thay,
Không tai không mắt.
Xét trong vạn vật,
Quý nhất là người.
Khác hết mọi loài,
Mới là người đó.
Ơn trời phúc tổ,
Ta được làm người.
Ta đã làm người,
Nghĩ sao cho đáng.
02. HÌNH NGƯỜI
Lò trời đúc nặn,
Ta được làm người.
Đầu cao đội trời,
Chân dày đạp đất.
Sáng đôi con mắt,
Tỏ đôi lỗ tai.
Đôi vế đôi vai,
Chân tay cứng cỏi.
Vẫy ba tấc lưỡi,
Núi bể rung rinh.
Vươn bảy thước mình,
Dọc ngang trời đất.
Xét suy vạn vật,
Lại có óc khôn.
Óc trữ linh hồn,
Linh thiêng rất mực.
Đứng đầu muôn vật,
Ta chắc mình ta.
Ơn ông ơn bà,
Ta không dám phụ.
Đã sinh ta đó,
Phải tính thế nào?
Trâu ngựa hay sao,
Uổng người ta lắm.
03. TÍNH NGƯỜI
Bề ngoài hình thức,
Ai khác gì ai.
Vì có tính người,
Khác hơn mọi giống.
Dạ hùm lòng phụng,
Nó cũng vẻ vang.
Bởi không thiêng liêng,
Mới ra cầm thú.
Tính ta trời phú,
Có trí có nhân.
Nhân biết yêu người,
Trí hay học thánh.
Lại thêm dũng mãnh,
Chẳng rụt chẳng kinh.
Đủ mọi tính lành,
Là người cao thượng.
04. TÍNH TỰ ĐỘNG
Trời cha đất mẹ,
Mới giáng sinh ta.
Một tiếng khóc oà,
Ta ra đời đó.
Nhơn nhơn con đỏ,
Tự nhiên nhi nhiên.
Chẳng cậy ai khuyên,
Chẳng phiền ai giục.
Chưa rờ đùm bọc,
Đã sẵn cơ quan.
Hay lật hay trườn,
Hay bò hay chựng.
Chốc đà hay đứng,
Chốc lại hay đi.
Hay tự mình hay,
Ấy là tự động.
Sức mình mình đựng,
Trí mình mình suy.
Không đẩy mà đi,
Không dìu mà đứng.
Gió ù mây dựng,
Ấy vẫn tính người.
5. TÍNH TỰ GIÁC
Lòng là thợ giỏi,
Óc là thợ hay.
Tai mắt chân tay,
Lại như máy điện.
Soi vào thời hiện,
Như bức gương treo.
Gõ đến thời kêu,
Như chuông nhà phật.
Cơ trời nhiệm nhặt,
Chẳng quý mà linh.
Là bởi tính mình,
Tự nhiên cảm giác.
Vui mừng thương giận,
Chạm thời biết ngay.
Phải trái dở hay,
Đứng đâu biết đó.
Tính ta trời phú,
Nào phải đá cây.
Hai chữ lương tri,
Thực là thầy thợ.
6. TÍNH TỰ VỆ
Hễ là một vật,
Có một cách khôn.
Muốn cho sinh tồn,
Phải cần tự vệ.
Dù loài nhỏ bé,
Cũng biết mọi đường.
Đàn kiến xoi hang,
Bầy ong gây tổ.
Én ngừa mưa gió,
Ngậm bùn qua sông.
Nhạn sợ lạnh lùng,
Dời nam tránh bắc.
Người hơn muôn vật,
Tài trí thông minh.
Phòng vệ cho mình,
Nên càng trọn vẹn.
Gặp cơn thiên diễn,
Gió Á mưa Âu.
Hơn được kém thua,
Khôn còn dại chết.
Người ta phải biết,
Mình giữ lấy mình.
Nào vuốt nào nanh,
Nào lông nào cánh.
Sức đua mình mạnh,
Trí cạnh mình hơn.
So sánh khôn ngoan,
Giữ gìn chủng tộc.
Vệ gia vệ quốc,
Tức là vệ thân.
Vệ cả toàn quần,
Ấy là tự vệ.
07. LÒNG NGƯỜI
Tính vẫn không hình,
Vì tâm mới có.
Có tâm làm chủ
Gọi, là lòng người.
Thông suốt mọi loài,
Như quân có tướng.
Tướng mà hùng tráng,
Quân mới phục tòng.
Tướng phải ra công,
Cầm quân cản giặc.
Nào là loài giặc,
Phải biết đích danh ?
Những món tư tình,
Những loài tham dục.
Nào ăn nào mặc,
Đua đuổi bề ngoài.
Tham sắc tham tài,
Tự tư tự lợi.
Xác thịt làm hại,
Mất hết tính người.
Giặc đó thực rồi,
Tướng tâm phải biết.
Muốn làm thánh triết,
Phải ở chính tâm.
Đánh được giặc tâm
Mới là danh tướng.
08. LÒNG NHÂN ÁI
Loài người sinh dục,
Gốc vì ái tình.
Ái là mầm tình,
Tình là hạt ái.
Bởi hay biết ái,
Mới gọi rằng nhân.
Ta với song thân,
Với huynh với đệ.
Với già với trẻ,
Đều phải thương yêu.
Nòi giống thương nhau,
Lại là mật thiết.
Cũng khí cũng huyết,
Cũng thịt cũng da.
Xưa lời phật, nói
Lợi kỷ lợi tha.
Ta biết thương ta,
Phải thương người với.
Ái tự một nhà,
Suy ra một nước.
Kìa loài tàn ngược,
Là giống beo hùm.
Người quý tấm lòng,
Nhất là nhân ái.
09. LÒNG TỰ Ố
Cũng tai cũng mắt,
Cũng chân cũng tay.
Ta so với người,
Vẫn không gì khác.
Cớ sao người được,
Mà ta lại thua?
Chỉ vì ta ngu,
Mà người thì trí.
Người sao mạnh mẽ,
Mà ta hư hèn?
Người sao thánh hiền,
Mà ta dung tục?
Ơn trời nung đúc,
Ta vẫn con trai.
Mang cặp râu mày,
Lẽ nào trơ trẽn.
Ta nên biết thẹn,
Mới gọi rằng khôn.
Xem đứa trẻ con,
Khi hai, ba tuổi.
Ai kêu ai chửi,
Nó đã khóc ngay.
Ấy là lương tri,
Là lòng tự ố.
10. LÒNG TỰ NHƯỢNG
Gà chung một lồng,
Cá chung một vũng.
Dành ăn đua uống,
Lúc nhúc lao nhao.
Há có lẽ nào,
Ta cũng như nó.
Đạo trời rành rõ,
Có trẻ có già.
Già là ông cha,
Trẻ là con cháu.
Ông cha ta mộ,
Con cháu ta yêu.
Nhịn ít nhường nhiều,
Ấy là phải lẽ.
Tham tài bỏ nghĩa,
Là giống hùm beo.
Tị ít tranh nhiều,
Là tuồng chợ búa.
Người đời phải có,
Trật tự thiên nhiên.
Yêu dưới kính trên,
Ấy là tự nhượng.
11.LÒNG THỊ PHI
Trắng đen mờ mịt,
Là mắt nguời mù.
Chèo bội mơ hồ,
Là tai người điếc.
Người đời muôn việc,
Có phải có chăng.
Lấy phải làm chăng,
Lấy chăng làm phải.
Lẽ trời đã trải,
Lòng người còn đâu?
Nào vàng nào thau,
Nào ngọc nào đá.
Nào chân nào giả,
Đạo lý rành rành.
Phải xét cho tinh,
Mới không lầm lỗi.
Thánh phàm rẽ lối,
Cốt ở phải chăng.
Một tấm gương trăng,
Soi cho thấy lẽ.
Xin người ghi để,
Hai chữ thị phi.
12. NGHĨA VỤ LÀM NGƯỜI
Tằm siêng kéo tơ,
Ong chăm gây mật.
Mèo lo bắt chuột,
Gà cần gáy đêm.
Chức phận phải làm,
Vật gì cũng có.
Huống người ta đó,
Nghĩa vụ rất to.
Trời đã phó cho,
Mình nên gánh vác.
Nếu mình lười nhác,
Chớ nể ăn suông.
Vá áo túi cơm,
Biết bao xấu hổ.
Đầu đen máu đỏ,
Ta há thua ai.
Phải biết chức trời,
Ấy là nghĩa vụ.
13.NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI MÌNH
Trong vùng trời đất,
Rất quý là người.
Đã đứng ra đời,
Lấy thân làm gốc.
Tay chân tai mắt,
Là thân một mình.
Xã hội gia đình,
Là thân đoàn thể.
Muốn cho vẹn vẻ,
Trước sửa lấy mình.
Tâm chính ý thành,
Vun trồng cỗi gốc.
Lại thêm tài học,
Đua đuổi đông tây.
Nghe nhiều sướng tai,
Thấy nhiều sướng mắt.
Biết nhiều sướng óc,
Đầy óc chất khôn.
Lấp bể dời non,
Chí bền lòng mạnh.
Bởi thân suy ra,
Đến nhà đến nước.
Nẻ cho hết mực,
Đo khắp vùng trời.
Nghĩa vụ làm người,
Lớn lao như thế.
14. NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
Nhóm muôn ức nhà,
Mới nên một nước.
Gia đình hòa lạc,
Là nước tiểu khang.
Ta phải lo lường,
Gia đình cho tốt.
Dưới thời em út,
Trên thời ông bà.
Giữa thời mẹ cha,
Với anh với chị.
Giữa theo đạo lý,
Ta hết lòng ta.
Hiếu với người già,
Ơn cùng người trẻ.
Hiếu cho phải lẽ,
Cốt ở tinh thần.
Ơn cho có nhân,
Cốt đường dạy dỗ.
Trong nhà khuôn khổ,
Nên kiệm nên cần.
Rộng lối làm ăn,
Gây nên tự lập.
Trong nhà mọi việc,
Thằng ở, con hầu.
Ta phải thương yêu,
Dắt dìu dạy bảo.
Chia cơm sẻ áo,
Ân ý chu toàn.
Chớ lạm quyền trên,
Chớ kiêu quyền dưới.
Đàn bà con gái,
Là gốc tề gia.
Nhà có phép nhà,
Nên càng chỉnh đốn.
Gia đình mỹ mãn,
Tiếng đồn gần xa.
Chòm xóm lân la,
Gần đèn thời sáng.
Một nhà nhân nhượng,
Một nước cũng vầy.
Nghĩa vụ ta đây,
Mới là trọn vẹn.
15.NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Tứ bề xã hội,
Bao bọc mình ta.
Từ gần đến xa,
Một giây vấn vít.
Vải nhờ gái dệt,
Ruộng nhờ trai cày.
No ấm hàng ngày,
Là ơn người đó.
Buôn nhờ chợ búa,
Nghề có thợ thuyền.
Ăn tiêu quanh niên,
Nợ người sao khỏi.
Nếu không xã hội,
Còn có mình đâu?
Ta phải tính sao,
Cho tròn nghĩa vụ.
Lợi chung với họ,
Ta phải đắp bồi.
Hại chung với người,
Ta nên cứu chữa.
Nhà chung e phá,
Ta phải giữ gìn.
Thuyền chung sợ chìm,
Ta nên chèo chống.
Lợi gì công cộng,
Ta phải mở man.
Nghiệp gì chung nhau,
Ta nên gắng gỏi.
Ngọn đèn soi tối,
Máy nước uống chung.
Bao nhiêu việc công,
Ta nên hết sức.
Hội thương hội học,
Hội nông hội công.
Việc xã hội chung,
Ta nên giùm giúp.
Vun trồng cõi phúc,
Quạt thổi gió xuân.
Bênh vực quốc dân,
16. NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI QUỐC GIA
Góp nghìn ức nhà,
Mới gây nên nước.
Nước có quyền nước,
Mới giữ được nhà.
Nước tức là nhà,
Nhà tức là nước.
Vậy nên nhà nước,
Hai chữ liền nhau.
Nước là nhà to,
Nhà là nước nhỏ.
Cơ đồ tiên tổ,
Thành quách non sông.
Xương trắng máu hồng,
Gây nên gấm vóc.
Con Hồng cháu Lạc,
Nối nghiệp đời đời.
Ruộng ta ta cày,
Rẫy ta ta phở.
Nhà ta ta ở,
Của ta ta ăn.
Ta là quốc dân,
Nghĩa chung thờ nước.
Mất còn sống thác,
Cùng nước thủy chung.
Đất lở trời long,
Gặp cơn biến cố.
Nước không quyền nước,
Nhà còn được đâu?
Kiếp ngựa thân trâu,
Nghĩ càng đau đớn.
Đồng ưu cộng hoãn,
Ta phải tính sao?
Dìu dắt đồng bào,
Giữ gìn nòi giống.
Nào người trí dũng,
Nào kẻ anh tài.
Ráng sức chống trời,
Bền gan lấp bể.
So cho vẹn vẻ,
Nghĩa vụ quốc dân.
Ai nấy một phần,
Chung nhau gánh vác.
Nước còn quyền nước,
Nghĩa vụ mới xong.
Muôn người một lòng,
Ta nên ghi tạc.
17. QUYỀN LỢI
Đạo trời rất phải,
Luật người rất công.
Nghĩa vụ đã xong,
Há không quyền lợi.
Miệng có quyền nói,
Óc có quyền suy.
Chân có quyền đi,
Tay có quyền đẩy.
Mắt có quyền thấy,
Tai có quyền nghe.
Đất nọ xứ kia,
Có quyền dời ở.
Viết sách làm vở,
Quyền bút mặc lòng.
Hội hè việc chung,
Có quyền nhóm họp.
Thợ thuyền giúp đáp,
Quyền được chung nhau.
Bán bộ buôn tàu,
Thông thương tuỳ tiện.
Trải xem pháp hiến,
Các nước văn minh.
Quyền lợi rành rành,
Của dân dân được.
Quyền dân giữ trước,
Thời lợi càng nhiều.
Nghĩa vụ bao nhiêu,
Bấy nhiêu quyền lợi.
Vốn tất có lãi,
Ấy đạo công bình.
Quyền lợi rành rành,
Đồng bào phải biết.
18. NGHĨA HAI CHỮ ĐỘC LẬP
Nhà kia bốn cột,
Hai trước hai sau.
Thuyền kia hai chèo,
Một tả một hữu.
Che mưa cản gió,
Chống sóng đuổi triều.
Sức phải cân nhau,
Đôi bên đứng vững.
Thân ta ta dựng,
Chẳng nương cậy người.
Không phiền luỵ ai,
Không ai đè nén.
Xoay non lấp biển,
Quấy nước chọc trời.
Đáng bậc làm trai,
Là người Độc lập.
Độc lập nhiều nhà,
Mới dựng nên nước.
Nhớ lời thánh trước,
Kỷ lập lập nhân.
Chớ có nhận lầm,
Hai chữ Độc lập.
19. NGHĨA HAI CHỮ TỰ DO
Cá trong bể rộng,
Mặc sức vẫy vùng.
Chim trên trời cao,
Tha hồ bay liệng.
Đạo trời đặt định,
Mình được tự do.
Song le tự do,
Có hai đường lối.
Có thực có dối,
Có thị có phi.
Nếu sai một ly,
Thời đi một dặm.
Thánh hiền mô phạm,
Cốt chính thân mình.
Vứt cả lợi danh,
Ngoài vòng cương toả.
Quyền thấy ai cả,
Ngôi kẻ ai cao.
Ngất ngưỡng mặc dầu,
Trong vòng đạo đức.
Xét suy tiếp vật,
Mực thẳng đường ngay.
Nhắm lối ta đi,
Đố ai ngăn cản.
Trăm đường hoạn nạn,
Một mực khoan thai.
Tự do đường này,
Ấy là chân chính.
Xưa nay thần thánh,
Quý trọng tự do.
Há như ai đâu,
Ăn càn nói loạn.
Chân hươu tay vượn,
Miệng khướu mắt đồi.
Lêu lổng rông dài,
Toàn không đạo đức.
Đó là đạo tặc,
Há phải tự do.
Hai đường khác nhau,
Ai ơi xin xét.
20. THẾ NÀO LÀ ÁI QUỐC?
Nòi giống tiên rồng,
Máu da hoàng hán.
Chôn nhau cắt rốn,
Ở đất nước nhà.
Nước là mẹ ta,
Ta là con nước.
Thân con có phúc,
Thờ mẹ lâu dài.
Mẹ mất con côi,
Còn gì thân thể.
Cuộc đời dâu bể,
Trời cướp mẹ mình.
Hồn mẹ lênh đênh,
Nỗi con chua xót.
Nào người tâm huyết,
Máu chảy ruột mềm.
Quên mẹ sao nên,
Phải thương đến nước.
Song lo ái quốc,
Há phải nói không.
Ái cốt ở lòng,
Ái không ở miệng.
Người ái quốc miệng,
Bán tiếng mua danh.
Dối người dối mình,
Trộm nhân trộm nghĩa.
Ái mà ái thế,
Không ái còn hơn.
Hại cả toàn quần,
Yêu gì đến nước.
Tuỳ tài tuỳ lực,
Lớn bé mặc lòng.
Góp giọt làm sông,
Chất hòn nên núi.
Nhiều tay xúm lại,
Cơ nghiệp nước mình.
Mừng mẹ tái sinh,
Thoả lòng con cái.
Thề cùng sông núi,
Giữ tấm lòng ngay.
Ái quốc ai đây?
Thiên vàn ghi tạc!
21. ĐỘC LẬP VỚI HỢP QUẦN
Hai chữ độc lập,
Với chữ hợp quần.
Hình thức tuy phân,
Tinh thần vẫn hợp.
Nhiều người tự lập,
Hợp lại nên quần.
Nhóm họp tinh thần,
Quần ta độc lập.
Cây nhiều núi rậm,
Nước nhiều bể sâu.
Quần hợp với nhau,
Bầy càng to tát.
Muôn nghìn sức góp,
Sức mạnh ai hơn?
Góp muôn nghìn khôn,
Khôn không xiết kể.
Tạo thời tạo thế,
Muôn nghìn anh hùng.
Quần đã hợp xong,
Khó gì độc lập.
Vậy lên độc lập,
Với chữ hợp quần.
Theo bề tinh thần,
Vẫn hai mà một.
Kìa nước Ai Cập,
Có học sinh đoàn.
Nước Phi Luật Tân
Có thanh niên hội.
Mỗi người mỗi giới,
Độc lập một quần,
Giới cả mỗi quần,
Độc lập một nước.
Tính đường sau trước
Khấn nguyện quốc dân.
Nhóm người nên quần,
Nhóm quần nên nước.
22. CẦN KIỆM LÀ NGUỒN BỂ NHÂN ÁI
Nhân nghĩa là ái,
Ái nghĩa là yêu.
Người biết yêu nhau,
Mình yêu người trước.
Thấy người đói rách,
Mình phải âu lo.
Một mình ấm no,
Dám đâu vui vẻ.
Ở trong bốn bể,
Ai cũng anh em.
Chia áo sẻ cơm,
Lòng ta mới thoả.
Người no ấm cả,
Là hạnh phúc chung.
Lên tháp đại đồng,
Nhờ thang bác ái.
Ta nên gắng gỏi,
Nên kiệm nên cần.
Xưa Nã Phá Luân,
Ở trong quân ngũ.
Đêm không yên ngủ,
Sách chẳng rời tay.
Kể người Thái Tây,
Ông là bậc nhất.
Xưa Lưu Việt Thạch,
Gối đòng suốt đêm.
Giấc ngủ không êm,
Nghe gà dậy múa.
Xưa vua Hạ Vũ,
Trị thuỷ tám năm.
Một giấc quang âm,
Quý hơn thước ngọc.
Người ta phải học,
Các bậc thánh hiền.
Muôn sự làm nên,
Chữ "Cần" cốt nhất.
Lại thêm nên biết,
Chữ "Kiệm" là hay.
Xưa ông Găngđi thánh
Hùng Ấn Độ.
Ngày hai chén sữa,
Với hai bát cơm.
Ăn thời ăn chay,
Mặc thời mặc vải.
Tiêu dùng mọi lối,
Rặt của nước mình.
Như ông Lý Minh,
Tài cao hơn chúng.
Ăn theo lao động,
Mặc theo thợ thuyền.
Vải mốc bánh đen,
Vì ai cơ khổ.
Kìa hai người đó,
Há phải đói nghèo.
Vì dốc lòng yêu,
Phải quên mình khổ.
Việc không gì khó,
Cốt mình hay "Cần".
Của không sợ bần,
Cốt mình hay "Kiệm".
Cần thời không kém,
Kiệm lại có thừa.
Lại sẵn thời giờ,
Tạ giùm xã hội.
Gánh gì chẳng nổi,
Vác gì chẳng xong.
No chung ấm chung,
Vui cùng thiên hạ.
Kìa Âu đây Á,
Bình đẳng tự do.
Càng nở càng to,
Thênh thênh bể ái.
Ngọn nguồn gốc suối,
Cần kiệm làm đầu.
Ai nấy bảo nhau,
Khắc cần khắc kiệm.
23. NHẤT GIAN NAN KHỐN KHỔ TRƯỜNG HỌC ANH HÙNG
Có gan sắt nguội,
Mặc sức rèn trui.
Có chất vàng mười,
Tha hồ mài xát.
Khó khăn mọi việc,
Là đá thử vàng.
Nguy hiểm mọi đường,
Là lò nung sắt.
Đắng cay chua chát,
Ấy bởi ngọt ngon.
Khốn khó gian nan,
Ấy trường khoái lạc.
Xem trong sử sách,
Hào kiệt xưa nay.
Nuốt dắng ngậm cay,
Gây nên đại nghiệp.
Kẻ đền thù nước,
Kẻ thoả chí mình.
Kẻ lập công danh,
Kẻ xoay vận mệnh.
Treo gương thần thánh,
Chói rọi muôn đời.
Động đất rạn trời,
Tiếng vang bốn bể.
Anh hùng tạo thế,
Nhân định thắng thiên.
Sắt chẳng chối rèn,
Vàng không sợ xát.
Đắng nhiều mới ngọt,
Buồn rất lại vui.
Khấn nguyện mọi người,
Vào trường trời dạy.
24. THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
Tay ba lần gãy,
Mới biết thuốc tiên.
Đánh trăm trận quen,
Mới hay tướng giỏi.
Nếu không thất bại,
Sao có thành công.
Xưa nay anh hùng,
Từng thua mới được.
Cờ vì lỡ bước,
Bàn trước chịu thua.
Tính kỹ toan sâu,
Bàn sau chắc được.
Chông gai ngan ngác,
Sóng gió tơi bời.
Vượt núi qua vời,
Vẫn nhiều gian trở.
Vấp cây chạm đá,
Là thợ đem đường.
Lỗi hướng lầm phương,
Là thầy chỉ lối.
Càng nhiều thất bại,
Càng chắc thành công.
Xin chớ ngã lòng,
Xin càng bền chí.
Ngã rồi liền dậy,
Muôn dặm không xa.
Chèo mãi phải qua,
Bờ kia hẳn tới.
Trời đâu ta hỏi,
Xem thử gan già.
*
NAM QUỐC DÂN TU TRI
I. NGƯỜI VỚI VẠN VẬT
Lồng lộng trời cao,
Thênh thang bể rộng.
Ở trong cao rộng,
Muôn giống nghìn hình.
Có giống thai sinh,
Có loài trứng nở.
Giống hay biến hoá,
Giống hay nổi chìm.
Hai cánh loài chim,
Bốn chân loài thú.
Giống rùa có vỏ,
Giống cá có vây.
Giống cỏ giống cây,
Đuôi trên đầu dưới.
Giống rắn quá tội,
Không chân không tay.
Giống giun thảm thay,
Không tai không mắt.
Xét trong vạn vật,
Quý nhất là người.
Khác hết mọi loài,
Mới là người đó.
Ơn trời phúc tổ,
Ta được làm người.
Ta đã làm người,
Nghĩ sao cho đáng.
02. HÌNH NGƯỜI
Lò trời đúc nặn,
Ta được làm người.
Đầu cao đội trời,
Chân dày đạp đất.
Sáng đôi con mắt,
Tỏ đôi lỗ tai.
Đôi vế đôi vai,
Chân tay cứng cỏi.
Vẫy ba tấc lưỡi,
Núi bể rung rinh.
Vươn bảy thước mình,
Dọc ngang trời đất.
Xét suy vạn vật,
Lại có óc khôn.
Óc trữ linh hồn,
Linh thiêng rất mực.
Đứng đầu muôn vật,
Ta chắc mình ta.
Ơn ông ơn bà,
Ta không dám phụ.
Đã sinh ta đó,
Phải tính thế nào?
Trâu ngựa hay sao,
Uổng người ta lắm.
03. TÍNH NGƯỜI
Bề ngoài hình thức,
Ai khác gì ai.
Vì có tính người,
Khác hơn mọi giống.
Dạ hùm lòng phụng,
Nó cũng vẻ vang.
Bởi không thiêng liêng,
Mới ra cầm thú.
Tính ta trời phú,
Có trí có nhân.
Nhân biết yêu người,
Trí hay học thánh.
Lại thêm dũng mãnh,
Chẳng rụt chẳng kinh.
Đủ mọi tính lành,
Là người cao thượng.
04. TÍNH TỰ ĐỘNG
Trời cha đất mẹ,
Mới giáng sinh ta.
Một tiếng khóc oà,
Ta ra đời đó.
Nhơn nhơn con đỏ,
Tự nhiên nhi nhiên.
Chẳng cậy ai khuyên,
Chẳng phiền ai giục.
Chưa rờ đùm bọc,
Đã sẵn cơ quan.
Hay lật hay trườn,
Hay bò hay chựng.
Chốc đà hay đứng,
Chốc lại hay đi.
Hay tự mình hay,
Ấy là tự động.
Sức mình mình đựng,
Trí mình mình suy.
Không đẩy mà đi,
Không dìu mà đứng.
Gió ù mây dựng,
Ấy vẫn tính người.
5. TÍNH TỰ GIÁC
Lòng là thợ giỏi,
Óc là thợ hay.
Tai mắt chân tay,
Lại như máy điện.
Soi vào thời hiện,
Như bức gương treo.
Gõ đến thời kêu,
Như chuông nhà phật.
Cơ trời nhiệm nhặt,
Chẳng quý mà linh.
Là bởi tính mình,
Tự nhiên cảm giác.
Vui mừng thương giận,
Chạm thời biết ngay.
Phải trái dở hay,
Đứng đâu biết đó.
Tính ta trời phú,
Nào phải đá cây.
Hai chữ lương tri,
Thực là thầy thợ.
6. TÍNH TỰ VỆ
Hễ là một vật,
Có một cách khôn.
Muốn cho sinh tồn,
Phải cần tự vệ.
Dù loài nhỏ bé,
Cũng biết mọi đường.
Đàn kiến xoi hang,
Bầy ong gây tổ.
Én ngừa mưa gió,
Ngậm bùn qua sông.
Nhạn sợ lạnh lùng,
Dời nam tránh bắc.
Người hơn muôn vật,
Tài trí thông minh.
Phòng vệ cho mình,
Nên càng trọn vẹn.
Gặp cơn thiên diễn,
Gió Á mưa Âu.
Hơn được kém thua,
Khôn còn dại chết.
Người ta phải biết,
Mình giữ lấy mình.
Nào vuốt nào nanh,
Nào lông nào cánh.
Sức đua mình mạnh,
Trí cạnh mình hơn.
So sánh khôn ngoan,
Giữ gìn chủng tộc.
Vệ gia vệ quốc,
Tức là vệ thân.
Vệ cả toàn quần,
Ấy là tự vệ.
07. LÒNG NGƯỜI
Tính vẫn không hình,
Vì tâm mới có.
Có tâm làm chủ
Gọi, là lòng người.
Thông suốt mọi loài,
Như quân có tướng.
Tướng mà hùng tráng,
Quân mới phục tòng.
Tướng phải ra công,
Cầm quân cản giặc.
Nào là loài giặc,
Phải biết đích danh ?
Những món tư tình,
Những loài tham dục.
Nào ăn nào mặc,
Đua đuổi bề ngoài.
Tham sắc tham tài,
Tự tư tự lợi.
Xác thịt làm hại,
Mất hết tính người.
Giặc đó thực rồi,
Tướng tâm phải biết.
Muốn làm thánh triết,
Phải ở chính tâm.
Đánh được giặc tâm
Mới là danh tướng.
08. LÒNG NHÂN ÁI
Loài người sinh dục,
Gốc vì ái tình.
Ái là mầm tình,
Tình là hạt ái.
Bởi hay biết ái,
Mới gọi rằng nhân.
Ta với song thân,
Với huynh với đệ.
Với già với trẻ,
Đều phải thương yêu.
Nòi giống thương nhau,
Lại là mật thiết.
Cũng khí cũng huyết,
Cũng thịt cũng da.
Xưa lời phật, nói
Lợi kỷ lợi tha.
Ta biết thương ta,
Phải thương người với.
Ái tự một nhà,
Suy ra một nước.
Kìa loài tàn ngược,
Là giống beo hùm.
Người quý tấm lòng,
Nhất là nhân ái.
09. LÒNG TỰ Ố
Cũng tai cũng mắt,
Cũng chân cũng tay.
Ta so với người,
Vẫn không gì khác.
Cớ sao người được,
Mà ta lại thua?
Chỉ vì ta ngu,
Mà người thì trí.
Người sao mạnh mẽ,
Mà ta hư hèn?
Người sao thánh hiền,
Mà ta dung tục?
Ơn trời nung đúc,
Ta vẫn con trai.
Mang cặp râu mày,
Lẽ nào trơ trẽn.
Ta nên biết thẹn,
Mới gọi rằng khôn.
Xem đứa trẻ con,
Khi hai, ba tuổi.
Ai kêu ai chửi,
Nó đã khóc ngay.
Ấy là lương tri,
Là lòng tự ố.
10. LÒNG TỰ NHƯỢNG
Gà chung một lồng,
Cá chung một vũng.
Dành ăn đua uống,
Lúc nhúc lao nhao.
Há có lẽ nào,
Ta cũng như nó.
Đạo trời rành rõ,
Có trẻ có già.
Già là ông cha,
Trẻ là con cháu.
Ông cha ta mộ,
Con cháu ta yêu.
Nhịn ít nhường nhiều,
Ấy là phải lẽ.
Tham tài bỏ nghĩa,
Là giống hùm beo.
Tị ít tranh nhiều,
Là tuồng chợ búa.
Người đời phải có,
Trật tự thiên nhiên.
Yêu dưới kính trên,
Ấy là tự nhượng.
11.LÒNG THỊ PHI
Trắng đen mờ mịt,
Là mắt nguời mù.
Chèo bội mơ hồ,
Là tai người điếc.
Người đời muôn việc,
Có phải có chăng.
Lấy phải làm chăng,
Lấy chăng làm phải.
Lẽ trời đã trải,
Lòng người còn đâu?
Nào vàng nào thau,
Nào ngọc nào đá.
Nào chân nào giả,
Đạo lý rành rành.
Phải xét cho tinh,
Mới không lầm lỗi.
Thánh phàm rẽ lối,
Cốt ở phải chăng.
Một tấm gương trăng,
Soi cho thấy lẽ.
Xin người ghi để,
Hai chữ thị phi.
12. NGHĨA VỤ LÀM NGƯỜI
Tằm siêng kéo tơ,
Ong chăm gây mật.
Mèo lo bắt chuột,
Gà cần gáy đêm.
Chức phận phải làm,
Vật gì cũng có.
Huống người ta đó,
Nghĩa vụ rất to.
Trời đã phó cho,
Mình nên gánh vác.
Nếu mình lười nhác,
Chớ nể ăn suông.
Vá áo túi cơm,
Biết bao xấu hổ.
Đầu đen máu đỏ,
Ta há thua ai.
Phải biết chức trời,
Ấy là nghĩa vụ.
13.NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI MÌNH
Trong vùng trời đất,
Rất quý là người.
Đã đứng ra đời,
Lấy thân làm gốc.
Tay chân tai mắt,
Là thân một mình.
Xã hội gia đình,
Là thân đoàn thể.
Muốn cho vẹn vẻ,
Trước sửa lấy mình.
Tâm chính ý thành,
Vun trồng cỗi gốc.
Lại thêm tài học,
Đua đuổi đông tây.
Nghe nhiều sướng tai,
Thấy nhiều sướng mắt.
Biết nhiều sướng óc,
Đầy óc chất khôn.
Lấp bể dời non,
Chí bền lòng mạnh.
Bởi thân suy ra,
Đến nhà đến nước.
Nẻ cho hết mực,
Đo khắp vùng trời.
Nghĩa vụ làm người,
Lớn lao như thế.
14. NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
Nhóm muôn ức nhà,
Mới nên một nước.
Gia đình hòa lạc,
Là nước tiểu khang.
Ta phải lo lường,
Gia đình cho tốt.
Dưới thời em út,
Trên thời ông bà.
Giữa thời mẹ cha,
Với anh với chị.
Giữa theo đạo lý,
Ta hết lòng ta.
Hiếu với người già,
Ơn cùng người trẻ.
Hiếu cho phải lẽ,
Cốt ở tinh thần.
Ơn cho có nhân,
Cốt đường dạy dỗ.
Trong nhà khuôn khổ,
Nên kiệm nên cần.
Rộng lối làm ăn,
Gây nên tự lập.
Trong nhà mọi việc,
Thằng ở, con hầu.
Ta phải thương yêu,
Dắt dìu dạy bảo.
Chia cơm sẻ áo,
Ân ý chu toàn.
Chớ lạm quyền trên,
Chớ kiêu quyền dưới.
Đàn bà con gái,
Là gốc tề gia.
Nhà có phép nhà,
Nên càng chỉnh đốn.
Gia đình mỹ mãn,
Tiếng đồn gần xa.
Chòm xóm lân la,
Gần đèn thời sáng.
Một nhà nhân nhượng,
Một nước cũng vầy.
Nghĩa vụ ta đây,
Mới là trọn vẹn.
15.NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Tứ bề xã hội,
Bao bọc mình ta.
Từ gần đến xa,
Một giây vấn vít.
Vải nhờ gái dệt,
Ruộng nhờ trai cày.
No ấm hàng ngày,
Là ơn người đó.
Buôn nhờ chợ búa,
Nghề có thợ thuyền.
Ăn tiêu quanh niên,
Nợ người sao khỏi.
Nếu không xã hội,
Còn có mình đâu?
Ta phải tính sao,
Cho tròn nghĩa vụ.
Lợi chung với họ,
Ta phải đắp bồi.
Hại chung với người,
Ta nên cứu chữa.
Nhà chung e phá,
Ta phải giữ gìn.
Thuyền chung sợ chìm,
Ta nên chèo chống.
Lợi gì công cộng,
Ta phải mở man.
Nghiệp gì chung nhau,
Ta nên gắng gỏi.
Ngọn đèn soi tối,
Máy nước uống chung.
Bao nhiêu việc công,
Ta nên hết sức.
Hội thương hội học,
Hội nông hội công.
Việc xã hội chung,
Ta nên giùm giúp.
Vun trồng cõi phúc,
Quạt thổi gió xuân.
Bênh vực quốc dân,
16. NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI QUỐC GIA
Góp nghìn ức nhà,
Mới gây nên nước.
Nước có quyền nước,
Mới giữ được nhà.
Nước tức là nhà,
Nhà tức là nước.
Vậy nên nhà nước,
Hai chữ liền nhau.
Nước là nhà to,
Nhà là nước nhỏ.
Cơ đồ tiên tổ,
Thành quách non sông.
Xương trắng máu hồng,
Gây nên gấm vóc.
Con Hồng cháu Lạc,
Nối nghiệp đời đời.
Ruộng ta ta cày,
Rẫy ta ta phở.
Nhà ta ta ở,
Của ta ta ăn.
Ta là quốc dân,
Nghĩa chung thờ nước.
Mất còn sống thác,
Cùng nước thủy chung.
Đất lở trời long,
Gặp cơn biến cố.
Nước không quyền nước,
Nhà còn được đâu?
Kiếp ngựa thân trâu,
Nghĩ càng đau đớn.
Đồng ưu cộng hoãn,
Ta phải tính sao?
Dìu dắt đồng bào,
Giữ gìn nòi giống.
Nào người trí dũng,
Nào kẻ anh tài.
Ráng sức chống trời,
Bền gan lấp bể.
So cho vẹn vẻ,
Nghĩa vụ quốc dân.
Ai nấy một phần,
Chung nhau gánh vác.
Nước còn quyền nước,
Nghĩa vụ mới xong.
Muôn người một lòng,
Ta nên ghi tạc.
17. QUYỀN LỢI
Đạo trời rất phải,
Luật người rất công.
Nghĩa vụ đã xong,
Há không quyền lợi.
Miệng có quyền nói,
Óc có quyền suy.
Chân có quyền đi,
Tay có quyền đẩy.
Mắt có quyền thấy,
Tai có quyền nghe.
Đất nọ xứ kia,
Có quyền dời ở.
Viết sách làm vở,
Quyền bút mặc lòng.
Hội hè việc chung,
Có quyền nhóm họp.
Thợ thuyền giúp đáp,
Quyền được chung nhau.
Bán bộ buôn tàu,
Thông thương tuỳ tiện.
Trải xem pháp hiến,
Các nước văn minh.
Quyền lợi rành rành,
Của dân dân được.
Quyền dân giữ trước,
Thời lợi càng nhiều.
Nghĩa vụ bao nhiêu,
Bấy nhiêu quyền lợi.
Vốn tất có lãi,
Ấy đạo công bình.
Quyền lợi rành rành,
Đồng bào phải biết.
18. NGHĨA HAI CHỮ ĐỘC LẬP
Nhà kia bốn cột,
Hai trước hai sau.
Thuyền kia hai chèo,
Một tả một hữu.
Che mưa cản gió,
Chống sóng đuổi triều.
Sức phải cân nhau,
Đôi bên đứng vững.
Thân ta ta dựng,
Chẳng nương cậy người.
Không phiền luỵ ai,
Không ai đè nén.
Xoay non lấp biển,
Quấy nước chọc trời.
Đáng bậc làm trai,
Là người Độc lập.
Độc lập nhiều nhà,
Mới dựng nên nước.
Nhớ lời thánh trước,
Kỷ lập lập nhân.
Chớ có nhận lầm,
Hai chữ Độc lập.
19. NGHĨA HAI CHỮ TỰ DO
Cá trong bể rộng,
Mặc sức vẫy vùng.
Chim trên trời cao,
Tha hồ bay liệng.
Đạo trời đặt định,
Mình được tự do.
Song le tự do,
Có hai đường lối.
Có thực có dối,
Có thị có phi.
Nếu sai một ly,
Thời đi một dặm.
Thánh hiền mô phạm,
Cốt chính thân mình.
Vứt cả lợi danh,
Ngoài vòng cương toả.
Quyền thấy ai cả,
Ngôi kẻ ai cao.
Ngất ngưỡng mặc dầu,
Trong vòng đạo đức.
Xét suy tiếp vật,
Mực thẳng đường ngay.
Nhắm lối ta đi,
Đố ai ngăn cản.
Trăm đường hoạn nạn,
Một mực khoan thai.
Tự do đường này,
Ấy là chân chính.
Xưa nay thần thánh,
Quý trọng tự do.
Há như ai đâu,
Ăn càn nói loạn.
Chân hươu tay vượn,
Miệng khướu mắt đồi.
Lêu lổng rông dài,
Toàn không đạo đức.
Đó là đạo tặc,
Há phải tự do.
Hai đường khác nhau,
Ai ơi xin xét.
20. THẾ NÀO LÀ ÁI QUỐC?
Nòi giống tiên rồng,
Máu da hoàng hán.
Chôn nhau cắt rốn,
Ở đất nước nhà.
Nước là mẹ ta,
Ta là con nước.
Thân con có phúc,
Thờ mẹ lâu dài.
Mẹ mất con côi,
Còn gì thân thể.
Cuộc đời dâu bể,
Trời cướp mẹ mình.
Hồn mẹ lênh đênh,
Nỗi con chua xót.
Nào người tâm huyết,
Máu chảy ruột mềm.
Quên mẹ sao nên,
Phải thương đến nước.
Song lo ái quốc,
Há phải nói không.
Ái cốt ở lòng,
Ái không ở miệng.
Người ái quốc miệng,
Bán tiếng mua danh.
Dối người dối mình,
Trộm nhân trộm nghĩa.
Ái mà ái thế,
Không ái còn hơn.
Hại cả toàn quần,
Yêu gì đến nước.
Tuỳ tài tuỳ lực,
Lớn bé mặc lòng.
Góp giọt làm sông,
Chất hòn nên núi.
Nhiều tay xúm lại,
Cơ nghiệp nước mình.
Mừng mẹ tái sinh,
Thoả lòng con cái.
Thề cùng sông núi,
Giữ tấm lòng ngay.
Ái quốc ai đây?
Thiên vàn ghi tạc!
21. ĐỘC LẬP VỚI HỢP QUẦN
Hai chữ độc lập,
Với chữ hợp quần.
Hình thức tuy phân,
Tinh thần vẫn hợp.
Nhiều người tự lập,
Hợp lại nên quần.
Nhóm họp tinh thần,
Quần ta độc lập.
Cây nhiều núi rậm,
Nước nhiều bể sâu.
Quần hợp với nhau,
Bầy càng to tát.
Muôn nghìn sức góp,
Sức mạnh ai hơn?
Góp muôn nghìn khôn,
Khôn không xiết kể.
Tạo thời tạo thế,
Muôn nghìn anh hùng.
Quần đã hợp xong,
Khó gì độc lập.
Vậy lên độc lập,
Với chữ hợp quần.
Theo bề tinh thần,
Vẫn hai mà một.
Kìa nước Ai Cập,
Có học sinh đoàn.
Nước Phi Luật Tân
Có thanh niên hội.
Mỗi người mỗi giới,
Độc lập một quần,
Giới cả mỗi quần,
Độc lập một nước.
Tính đường sau trước
Khấn nguyện quốc dân.
Nhóm người nên quần,
Nhóm quần nên nước.
22. CẦN KIỆM LÀ NGUỒN BỂ NHÂN ÁI
Nhân nghĩa là ái,
Ái nghĩa là yêu.
Người biết yêu nhau,
Mình yêu người trước.
Thấy người đói rách,
Mình phải âu lo.
Một mình ấm no,
Dám đâu vui vẻ.
Ở trong bốn bể,
Ai cũng anh em.
Chia áo sẻ cơm,
Lòng ta mới thoả.
Người no ấm cả,
Là hạnh phúc chung.
Lên tháp đại đồng,
Nhờ thang bác ái.
Ta nên gắng gỏi,
Nên kiệm nên cần.
Xưa Nã Phá Luân,
Ở trong quân ngũ.
Đêm không yên ngủ,
Sách chẳng rời tay.
Kể người Thái Tây,
Ông là bậc nhất.
Xưa Lưu Việt Thạch,
Gối đòng suốt đêm.
Giấc ngủ không êm,
Nghe gà dậy múa.
Xưa vua Hạ Vũ,
Trị thuỷ tám năm.
Một giấc quang âm,
Quý hơn thước ngọc.
Người ta phải học,
Các bậc thánh hiền.
Muôn sự làm nên,
Chữ "Cần" cốt nhất.
Lại thêm nên biết,
Chữ "Kiệm" là hay.
Xưa ông Găngđi thánh
Hùng Ấn Độ.
Ngày hai chén sữa,
Với hai bát cơm.
Ăn thời ăn chay,
Mặc thời mặc vải.
Tiêu dùng mọi lối,
Rặt của nước mình.
Như ông Lý Minh,
Tài cao hơn chúng.
Ăn theo lao động,
Mặc theo thợ thuyền.
Vải mốc bánh đen,
Vì ai cơ khổ.
Kìa hai người đó,
Há phải đói nghèo.
Vì dốc lòng yêu,
Phải quên mình khổ.
Việc không gì khó,
Cốt mình hay "Cần".
Của không sợ bần,
Cốt mình hay "Kiệm".
Cần thời không kém,
Kiệm lại có thừa.
Lại sẵn thời giờ,
Tạ giùm xã hội.
Gánh gì chẳng nổi,
Vác gì chẳng xong.
No chung ấm chung,
Vui cùng thiên hạ.
Kìa Âu đây Á,
Bình đẳng tự do.
Càng nở càng to,
Thênh thênh bể ái.
Ngọn nguồn gốc suối,
Cần kiệm làm đầu.
Ai nấy bảo nhau,
Khắc cần khắc kiệm.
23. NHẤT GIAN NAN KHỐN KHỔ TRƯỜNG HỌC ANH HÙNG
Có gan sắt nguội,
Mặc sức rèn trui.
Có chất vàng mười,
Tha hồ mài xát.
Khó khăn mọi việc,
Là đá thử vàng.
Nguy hiểm mọi đường,
Là lò nung sắt.
Đắng cay chua chát,
Ấy bởi ngọt ngon.
Khốn khó gian nan,
Ấy trường khoái lạc.
Xem trong sử sách,
Hào kiệt xưa nay.
Nuốt dắng ngậm cay,
Gây nên đại nghiệp.
Kẻ đền thù nước,
Kẻ thoả chí mình.
Kẻ lập công danh,
Kẻ xoay vận mệnh.
Treo gương thần thánh,
Chói rọi muôn đời.
Động đất rạn trời,
Tiếng vang bốn bể.
Anh hùng tạo thế,
Nhân định thắng thiên.
Sắt chẳng chối rèn,
Vàng không sợ xát.
Đắng nhiều mới ngọt,
Buồn rất lại vui.
Khấn nguyện mọi người,
Vào trường trời dạy.
24. THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
Tay ba lần gãy,
Mới biết thuốc tiên.
Đánh trăm trận quen,
Mới hay tướng giỏi.
Nếu không thất bại,
Sao có thành công.
Xưa nay anh hùng,
Từng thua mới được.
Cờ vì lỡ bước,
Bàn trước chịu thua.
Tính kỹ toan sâu,
Bàn sau chắc được.
Chông gai ngan ngác,
Sóng gió tơi bời.
Vượt núi qua vời,
Vẫn nhiều gian trở.
Vấp cây chạm đá,
Là thợ đem đường.
Lỗi hướng lầm phương,
Là thầy chỉ lối.
Càng nhiều thất bại,
Càng chắc thành công.
Xin chớ ngã lòng,
Xin càng bền chí.
Ngã rồi liền dậy,
Muôn dặm không xa.
Chèo mãi phải qua,
Bờ kia hẳn tới.
Trời đâu ta hỏi,
Xem thử gan già.
*
NGUYỄN THIÊN THỤ * TRUYỆN & KÝ CỦA PHAN BỘI CHÂU
*
A. NGỤC TRUNG THƯ
B. TỰ PHÁN
TRUYỆN & KÝ CỦA PHAN BỘI CHÂU
NGUYỄN THIÊN THỤ
NGUYỄN THIÊN THỤ
A. NGỤC TRUNG THƯ
B. TỰ PHÁN
Năm
1914, bị giam tại Quảng Đông, Phan Bội Châu viết Ngục Trung Thư. Đây
là một thiên hồi ký của Phan Bội Châu kể cuộc đời ông từ niên thiếu cho
đến 1914. Hơn mười năm sau, bị an trí tại Huế, Phan Bội Châu viết lại
tiều sử đời mình và đặt tên là Phan Bội Châu Niên Biểu. Nhưng nhà xuất
bản Anh Minh tại Huế, năm 1956 khi ấn hành thiên hồi ký này đật tên là
Tự Phán. Sau này cũng có nhà xuất bản, như nhóm Sử Địa Sài gòn phục
hồi tên cũ là Phan Bội Châu Niên Biểu.
Đặt tên Tự Phán cũng có cơ sở vì mở đầu, Phan Bội Châu viết Lời tự phán. Nhưng Tự Phán thì không đúng và không hay. Không đúng vì không phải tên do Phan Bội Châu đặt ra. Không đúng vì tự phán chỉ là lời nói đầu chứ không phải nội dung của thiên hồi ký này. Không hay vì tự phán hay tự phê, tự kiểm điểm đồng nghĩa, có ý tiêu cực và bắt buộc. Nhà xuất bản Anh Minh Huế có công truyền bá các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng nhưng đã đi xa công việc của nhà xuất bản, thiếu sự tôn trọng nguyên văn tác giả. Dẫu sao Tự Phán hay Phan Bội Châu Niên Biểu là thiên hồi ký về cuộc đời của Phan Bội Châu từ thiếu thời cho đến 1925 là năm bị Pháp bắt về Việt Nam. Tại Việt Nam, có nhiều nơi xuất bản thiên hồi ký này:
- Phan Bội Châu . Tự Phán. Nhà xuất bản Anh Minh, Huế, 1956.
-Phan Bội Châu. Phan Bội Châu Niên Biểu. Nguyễn Khắc Ngữ chú thích. Sử Địa xb, Saigon, 1971.
Trong lời tựa, Phan Bội Châu viết:
Đội ơn các thân bằng quá yêu, đốc xúc đến ba bốn lần , bảo rằng: Mày phải gấp, trừ khi mày chết, viết cho xong bản sử của mày. Vậy nên kính vâng lời mà thảo bản vở này đề là Phan Bội Châu niên biểu ( Nguyễn Khắc Ngữ, 12)
Phan Bội Châu Niên Biểu khác với Ngục Trung Thư hai điểm chính:
-Ngục Trung Thư viết tiểu sử của ông từ thiếu thời đến 1914. Phan Bội Châu Niên Biểu : viết tiểu sử của ông từ thiếu thời đến 1925, dài hơn 11 năm và có nhiều sự kiện quan trọng.
- Phan Bội Châu Niên Biểu viết sau nên tác giả đã quên và lẫn lộn một số việc.
Thí dụ:
- Phan Bội Châu gặp Lý Tuệ
Ngục Trung Thư : chuyến thứ hai 1906.
Phan Bội Châu Niên Biểu: gặp chuyến thứ nhất 1905.
- Phan Bội Châu được tha:
Ngục Trung Thư : tháng ba năm bính thìn (1916);
Phan Bội Châu Niên Biểu: tháng hai năm đinh tị (1917).
Chúng ta đã biết Phan Bội Châu viết Phan Bội Châu Niên Biểu trong thời gian bị an trí tại Huế, nhưng cụ thể viết năm nào và đến khi nào thì hoàn tất. Nhiều bằng chứng cho thấy tác phẩm được viết xong trong khoảng 1928-1929. Theo Anh Minh, sách này được viết năm 1929 (5). Theo Chương Thâu, sách này phải xong trước 1937 vì năm này, Phan Bội Châu nhận được một bản Ngục Trung Thư từ Nhật Bản gửi về. Nếu tài liệu này có trước khi viết thì đã không có sự sai biệt .
Xét hồi ký này, chúng ta thấy những chi tiết sau:
-Thư Phan Bội Châu gửi Phan Chu Trinh năm 1929.
-Tựa của Huỳnh Thúc Kháng đề năm 1929.
-Trong sách, ông viết: Cách đây độ 6 năm, bọn Phan Bá Ngọc thường dụ dỗ ông về nước làm Cao Đẳng giáo viên (112). Phan Bá Ngọc bị ám sát ngày 11-2-1922,.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận là sách viết năm 1928, và xong trong năm 1928- 1929.
Sách có 75 mục nhưng không đánh số, chép theo lối biên niên, kể từ quá khứ đến hiện tại, chia ba thời kỳ:
-đệ nhất kỳ: thời thơ ấu.
-đệ nhị kỳ: thời tráng niên.
-đệ tam kỳ: từ khi xuất dương về sau.
Trong lời nói đầu, tức lời tự phán, ông tự nêu uu khuyết điểm:
Ông có ba khuyết điểm:
(1). Sức tự tin quá mạnh, cho rằng việc nào cũng thành. Đó là cái tội không tự lượng sức mình.
(2). Quá thật thà, tin người, không cơ cảnh, quyền thuật.
(3). Chỉ lo việc lớn, không để ý đến việc nhỏ. Đó là tội sơ lược bất tiểu tâm.
Ngược lại, ông cũng có ba ưu điểm:
(1). Luôn hăng hái, không sợ nguy hiểm.
(2). Không quên tình cảm anh em, đồng bào.
(3). Luôn hướng đến mục dích, linh động mà thay đổi kế hoạch.
Nội dung chính của tác phẩm cho chúng ta biết những hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu tại hải ngoại. Chúng tôi xin tóm lược một hai việc.
(1). Du học sinh tại Nhật:
Có khoảng 200 du học sinh Bắc Nam Trung tại Nhật. Trên hết là hội Duy Tân, dưới là Việt Nam Công Hiến hội trông coi du học sinh. Hội chia làm bốn đại bộ:
-Kinh tế bộ
-Kỷ luật bộ
-Giao tế bộ
-Văn thư bộ.
Hội trưởng là Kỳ ngoại hầu Cường Để, Hội Tổng Lý kiêm Giám Đốc là Phan Bội Châu.
Có 12 người phụ trách bốn đại bộ.
a. Kinh tế bộ ủy viên: Đặng Tử Mẫn, Đặng Bỉnh Thành, Phạm Chấn Yêm.
b. Kỷ luật bộ ủy viên: Đàm Ký Sinh, Phan Bá Ngọc, Hoàng Quang Thành.
c. Giao tế ủy viên: Phan Thế Mỹ, Nguyễn
Thái Bạt, L:âm Quảng Trung.
d. Văn thư bộ ủy viên: Hoàng trọng Mậu, Đặng Ngô Lân, Hoàng Hưng. . .
(2). Việt Nam Quang Phục hội:
Phan Bội Châu viết như sau về việc Việt Nam Quang Phục hội ra đời:
Năm nhâm tí (1912), mùa xuân tháng giêng, Tôn Trung Sơn đã bị cử làm Trung Hoa lâm thời đại tổng thống. Bạn quen tôi là Hồ Hán Dân làm Quảng Đông Đô đốc. Đô đốc Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ lại là người rất tương đắc với tôi. Đảng nhân ta ở các nơi về hiệp gồm có 100 người. Kỳ ngoại hầu ở Hương Cảng, cụ Lão Bạng ở Xiêm bây giờ cũng thảy lại hội.
Quyển này rất ích lợi, giúp kẻ hậu sinh hiểu được tác giả và phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, quyển này cũng cho ta thấy quân chủ và tư bản vẫn cho tù nhân một số tự do: ít nhất là tự do viết và đọc, trong khi cộng sản khắt khe tàn bạo, chúng cấm đoán mọi thứ, bắt tù nhân sống chật chội, thiếu cơm ăn, áo mặc mà phải lao động cật lực!
C . TRÙNG QUANG TÂM SỬ
Đây là một bộ lịch sử tiểu thuyết viết về giai đoạn vua Trần Trùng Quang chống quân Minh. Trong Phan Bội Châu Niên Biểu, Phan Bội Châu viết rằng tác phẩm này viết lúc ngồi tù ở Quảng Châu ( 1913-1916). Quyển này, Văn Học, Hà Nội xuất bản, 1971.
Năm 1957, nhà Văn Học Hà Nội xuất bản cuốn Hậu Trần Dật Sử. Cuốn này bằng Hán văn, tìm thấy ở Diễn Châu, Nghệ An., mất bìa và không đầy đủ. Sau này, Đặng Thai Mai đính chính tên sách.
Khoảng 1967, Chương Thâu tìm thấy một bản Trùng Quang Tâm Sử ở Trung Quốc, được in trong Binh Sự Tạp Chí số 132, tháng 4-1925, ở Hàng Châu, Triết Giang, ký tên B.G trước, Hiến Hán dịch, nhưng phần cuối ghi BC trước. Trong Phan Bội Châu Niên Biểu, ông đã nói đến việc làm báo quân sự:
Lúc bấy giờ ở Bắc Kinh, tôi tiếp được giấy của mấy người bạn tôi là Lâm Lượng Sinh hiện làm Hàng Châu quân sự biên tập xã Tổng lý lịch sử quân sự tạp chí. . . Tiếp được giấy của Lâm tiên sinh tôi mớI bỏ Bắc Kinh về Hàng Châu gánh chức biên tập viên cho quân sự tạp chí, mỗi tháng 70 đồng (201).
Trùng Quang Tâm Sử có 20 hồi. Mục đích kêu gọi dân Việt Nam đứng lên chống thực dân Pháp. Vai trò quan trọng là cậu bé Nguyễn Xí ở Nghệ An nuôi chí giết giặc cứu nước. Trước việc quân Minh bắt dân nộp sưu cao thuế nặng, Nguyễn Xí nói:
-Thảm quá! Thảm quá! Con thề nhất định phải giết bọn giặc đó để làm phúc cho nhân dân ta.
- Con thề giết hết bọn giặc đó! Thề giết hết bọn giặc đó!
Xí có một người bạn bị giam vì thiếu thuế, Xí cướp ngục cứu bạn rồi trốn lên núi, lập căn cứ chống Minh, lực lượng ngày càng mạnh. Sau cha con Đặng Tất gia nhập, tôn ông Khoáng làm vua, lấy hiệu là Trùng Quang (24)
Truyện viết về cuộc chiến đãu giữa phe phục Trần với quân Minh, như bắt quan huyện lấy ấn , cướp quân lương của quân Minh. . .Trùng Quang Tâm Sử có nhiều đoạn diễn tả rất sống động. Đoạn dưới đây tả việc Nghĩa quân bắt quan huyện lấy cái ấn.
Khoảng mười giờ đêm, hai người đều dắt dao sắc sau lưng đi vào huyện đường, tớI chỗ chiếu đánh bạc, xỉa tiền bạc ra đánh liền mấy ván đều bị thua. Bọn chúng thấy bạc xộp đều tranh nhau nhường chỗ. Lúc ấy hai người mới nhận rõ mặt tên quan huyện. Lại chừng hơn hai tiếng đồng hồ, khi tất cả các con bạc còn đương cay cú, say sưa thì hai người ngấm ngầm rời chiếu để rình đợi lúc quan huyện hở cơ. Một lúc lâu, thấy quan huyện đứng dậy đi đại tiện, hai người theo sát sau. Gần đến nhà xí, hai người bèn túm lấy tai tên quan huyện và nói: '' Có việc khẩn cấp phải phiền quan, xin quan huyện chớ lên tiếng, nếu lên tiếng thì chết. Họ liền thò dao nhọn ở trong bọc ra. Dưới bóng đèn lưỡi dao chiếu sáng lấp loáng như chớp. Tên quan huyện sợ quá, không dám lên tiếng, chỉ khẽ giơ tay lên, run lẩy bẩy, miệng lắp bắp như người trúng phong. Hai người kéo hắn vào nhà riêng, ghé tai nói nhỏ: Chúng tôi chẳng xin gì, chỉ có mảnh giấy này đây, xin quan lớn đóng cho một cái triện là đủ. Viên quan huyện nhìn thấy giấy đó là một tờ trát của huyện đường phái người mua sắt để sung vào việc công nhu, tức là một tờ công văn hóa mãi. Hắn còn trầm ngâm chưa kịp đáp, hai người lại thức gấp tên quan huyện liền phải bỏ ấn triện ra đóng ngay vào cuối giấy, rồi lấy con dấu nhỏ đóng kiềm vào các chỗ trọng yếu theo như mệnh lệnh của hai người. Đóng dấu xong, hai người nói: Đa tạ quan lớn, nhưng còn phải phiền quan lớn việc nữa, tức là nhờ quan lớn đưa chúng tôi ra cửa huyện.''
Tên quan huyện không biết làm cách nào hơn đành phải nghe theo. Hai người cùng tên quan huyện đi ra, vừa đi vừa làm ra vẻ cười đùa. Đến cổng huyện thì vẫy cho hắn trở vào, rồi hai người vụt đi mất (93-94).
Trong truyện, Phan Bội Châu dùng các từ hiện đại lúc bấy giờ như đảng, chi bộ, cách mạng thì không thích hợp cho giai đoạn cuối Trần. Đây là một tác phẩm tiểu thuyết mới đầu tiên có xu hướng chính trị chống Pháp.
Phan Bội Châu là một nhà cách mạng, một nhà văn lớn của Việt Nam giữa lúc Pháp xâm lược Việt Nam, chữ Hán đã bị bãi bỏ và quốc ngữ đang lên. Ông tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của sĩ phu và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Ông là nhà văn nối tiếp hai giòng văn tự. Thơ văn chữ Hán của ông khá nhiều mà thơ văn quốc ngữ cũng rất phong phú. Về tác phẩm quốc ngữ của ông, chúng tôi sẽ trình bày ở quyển Văn Học Quốc Ngữ.
Trích VĂN HỌC CỔ ĐIỂN của NGUYỄN THIÊN THỤ
(chưa xuất bản)
**
Đặt tên Tự Phán cũng có cơ sở vì mở đầu, Phan Bội Châu viết Lời tự phán. Nhưng Tự Phán thì không đúng và không hay. Không đúng vì không phải tên do Phan Bội Châu đặt ra. Không đúng vì tự phán chỉ là lời nói đầu chứ không phải nội dung của thiên hồi ký này. Không hay vì tự phán hay tự phê, tự kiểm điểm đồng nghĩa, có ý tiêu cực và bắt buộc. Nhà xuất bản Anh Minh Huế có công truyền bá các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng nhưng đã đi xa công việc của nhà xuất bản, thiếu sự tôn trọng nguyên văn tác giả. Dẫu sao Tự Phán hay Phan Bội Châu Niên Biểu là thiên hồi ký về cuộc đời của Phan Bội Châu từ thiếu thời cho đến 1925 là năm bị Pháp bắt về Việt Nam. Tại Việt Nam, có nhiều nơi xuất bản thiên hồi ký này:
- Phan Bội Châu . Tự Phán. Nhà xuất bản Anh Minh, Huế, 1956.
-Phan Bội Châu. Phan Bội Châu Niên Biểu. Nguyễn Khắc Ngữ chú thích. Sử Địa xb, Saigon, 1971.
Trong lời tựa, Phan Bội Châu viết:
Đội ơn các thân bằng quá yêu, đốc xúc đến ba bốn lần , bảo rằng: Mày phải gấp, trừ khi mày chết, viết cho xong bản sử của mày. Vậy nên kính vâng lời mà thảo bản vở này đề là Phan Bội Châu niên biểu ( Nguyễn Khắc Ngữ, 12)
Phan Bội Châu Niên Biểu khác với Ngục Trung Thư hai điểm chính:
-Ngục Trung Thư viết tiểu sử của ông từ thiếu thời đến 1914. Phan Bội Châu Niên Biểu : viết tiểu sử của ông từ thiếu thời đến 1925, dài hơn 11 năm và có nhiều sự kiện quan trọng.
- Phan Bội Châu Niên Biểu viết sau nên tác giả đã quên và lẫn lộn một số việc.
Thí dụ:
- Phan Bội Châu gặp Lý Tuệ
Ngục Trung Thư : chuyến thứ hai 1906.
Phan Bội Châu Niên Biểu: gặp chuyến thứ nhất 1905.
- Phan Bội Châu được tha:
Ngục Trung Thư : tháng ba năm bính thìn (1916);
Phan Bội Châu Niên Biểu: tháng hai năm đinh tị (1917).
Chúng ta đã biết Phan Bội Châu viết Phan Bội Châu Niên Biểu trong thời gian bị an trí tại Huế, nhưng cụ thể viết năm nào và đến khi nào thì hoàn tất. Nhiều bằng chứng cho thấy tác phẩm được viết xong trong khoảng 1928-1929. Theo Anh Minh, sách này được viết năm 1929 (5). Theo Chương Thâu, sách này phải xong trước 1937 vì năm này, Phan Bội Châu nhận được một bản Ngục Trung Thư từ Nhật Bản gửi về. Nếu tài liệu này có trước khi viết thì đã không có sự sai biệt .
Xét hồi ký này, chúng ta thấy những chi tiết sau:
-Thư Phan Bội Châu gửi Phan Chu Trinh năm 1929.
-Tựa của Huỳnh Thúc Kháng đề năm 1929.
-Trong sách, ông viết: Cách đây độ 6 năm, bọn Phan Bá Ngọc thường dụ dỗ ông về nước làm Cao Đẳng giáo viên (112). Phan Bá Ngọc bị ám sát ngày 11-2-1922,.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận là sách viết năm 1928, và xong trong năm 1928- 1929.
Sách có 75 mục nhưng không đánh số, chép theo lối biên niên, kể từ quá khứ đến hiện tại, chia ba thời kỳ:
-đệ nhất kỳ: thời thơ ấu.
-đệ nhị kỳ: thời tráng niên.
-đệ tam kỳ: từ khi xuất dương về sau.
Trong lời nói đầu, tức lời tự phán, ông tự nêu uu khuyết điểm:
Ông có ba khuyết điểm:
(1). Sức tự tin quá mạnh, cho rằng việc nào cũng thành. Đó là cái tội không tự lượng sức mình.
(2). Quá thật thà, tin người, không cơ cảnh, quyền thuật.
(3). Chỉ lo việc lớn, không để ý đến việc nhỏ. Đó là tội sơ lược bất tiểu tâm.
Ngược lại, ông cũng có ba ưu điểm:
(1). Luôn hăng hái, không sợ nguy hiểm.
(2). Không quên tình cảm anh em, đồng bào.
(3). Luôn hướng đến mục dích, linh động mà thay đổi kế hoạch.
Nội dung chính của tác phẩm cho chúng ta biết những hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu tại hải ngoại. Chúng tôi xin tóm lược một hai việc.
(1). Du học sinh tại Nhật:
Có khoảng 200 du học sinh Bắc Nam Trung tại Nhật. Trên hết là hội Duy Tân, dưới là Việt Nam Công Hiến hội trông coi du học sinh. Hội chia làm bốn đại bộ:
-Kinh tế bộ
-Kỷ luật bộ
-Giao tế bộ
-Văn thư bộ.
Hội trưởng là Kỳ ngoại hầu Cường Để, Hội Tổng Lý kiêm Giám Đốc là Phan Bội Châu.
Có 12 người phụ trách bốn đại bộ.
a. Kinh tế bộ ủy viên: Đặng Tử Mẫn, Đặng Bỉnh Thành, Phạm Chấn Yêm.
b. Kỷ luật bộ ủy viên: Đàm Ký Sinh, Phan Bá Ngọc, Hoàng Quang Thành.
c. Giao tế ủy viên: Phan Thế Mỹ, Nguyễn
Thái Bạt, L:âm Quảng Trung.
d. Văn thư bộ ủy viên: Hoàng trọng Mậu, Đặng Ngô Lân, Hoàng Hưng. . .
(2). Việt Nam Quang Phục hội:
Phan Bội Châu viết như sau về việc Việt Nam Quang Phục hội ra đời:
Năm nhâm tí (1912), mùa xuân tháng giêng, Tôn Trung Sơn đã bị cử làm Trung Hoa lâm thời đại tổng thống. Bạn quen tôi là Hồ Hán Dân làm Quảng Đông Đô đốc. Đô đốc Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ lại là người rất tương đắc với tôi. Đảng nhân ta ở các nơi về hiệp gồm có 100 người. Kỳ ngoại hầu ở Hương Cảng, cụ Lão Bạng ở Xiêm bây giờ cũng thảy lại hội.
Quyển này rất ích lợi, giúp kẻ hậu sinh hiểu được tác giả và phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, quyển này cũng cho ta thấy quân chủ và tư bản vẫn cho tù nhân một số tự do: ít nhất là tự do viết và đọc, trong khi cộng sản khắt khe tàn bạo, chúng cấm đoán mọi thứ, bắt tù nhân sống chật chội, thiếu cơm ăn, áo mặc mà phải lao động cật lực!
C . TRÙNG QUANG TÂM SỬ
Đây là một bộ lịch sử tiểu thuyết viết về giai đoạn vua Trần Trùng Quang chống quân Minh. Trong Phan Bội Châu Niên Biểu, Phan Bội Châu viết rằng tác phẩm này viết lúc ngồi tù ở Quảng Châu ( 1913-1916). Quyển này, Văn Học, Hà Nội xuất bản, 1971.
Năm 1957, nhà Văn Học Hà Nội xuất bản cuốn Hậu Trần Dật Sử. Cuốn này bằng Hán văn, tìm thấy ở Diễn Châu, Nghệ An., mất bìa và không đầy đủ. Sau này, Đặng Thai Mai đính chính tên sách.
Khoảng 1967, Chương Thâu tìm thấy một bản Trùng Quang Tâm Sử ở Trung Quốc, được in trong Binh Sự Tạp Chí số 132, tháng 4-1925, ở Hàng Châu, Triết Giang, ký tên B.G trước, Hiến Hán dịch, nhưng phần cuối ghi BC trước. Trong Phan Bội Châu Niên Biểu, ông đã nói đến việc làm báo quân sự:
Lúc bấy giờ ở Bắc Kinh, tôi tiếp được giấy của mấy người bạn tôi là Lâm Lượng Sinh hiện làm Hàng Châu quân sự biên tập xã Tổng lý lịch sử quân sự tạp chí. . . Tiếp được giấy của Lâm tiên sinh tôi mớI bỏ Bắc Kinh về Hàng Châu gánh chức biên tập viên cho quân sự tạp chí, mỗi tháng 70 đồng (201).
Trùng Quang Tâm Sử có 20 hồi. Mục đích kêu gọi dân Việt Nam đứng lên chống thực dân Pháp. Vai trò quan trọng là cậu bé Nguyễn Xí ở Nghệ An nuôi chí giết giặc cứu nước. Trước việc quân Minh bắt dân nộp sưu cao thuế nặng, Nguyễn Xí nói:
-Thảm quá! Thảm quá! Con thề nhất định phải giết bọn giặc đó để làm phúc cho nhân dân ta.
- Con thề giết hết bọn giặc đó! Thề giết hết bọn giặc đó!
Xí có một người bạn bị giam vì thiếu thuế, Xí cướp ngục cứu bạn rồi trốn lên núi, lập căn cứ chống Minh, lực lượng ngày càng mạnh. Sau cha con Đặng Tất gia nhập, tôn ông Khoáng làm vua, lấy hiệu là Trùng Quang (24)
Truyện viết về cuộc chiến đãu giữa phe phục Trần với quân Minh, như bắt quan huyện lấy ấn , cướp quân lương của quân Minh. . .Trùng Quang Tâm Sử có nhiều đoạn diễn tả rất sống động. Đoạn dưới đây tả việc Nghĩa quân bắt quan huyện lấy cái ấn.
Khoảng mười giờ đêm, hai người đều dắt dao sắc sau lưng đi vào huyện đường, tớI chỗ chiếu đánh bạc, xỉa tiền bạc ra đánh liền mấy ván đều bị thua. Bọn chúng thấy bạc xộp đều tranh nhau nhường chỗ. Lúc ấy hai người mới nhận rõ mặt tên quan huyện. Lại chừng hơn hai tiếng đồng hồ, khi tất cả các con bạc còn đương cay cú, say sưa thì hai người ngấm ngầm rời chiếu để rình đợi lúc quan huyện hở cơ. Một lúc lâu, thấy quan huyện đứng dậy đi đại tiện, hai người theo sát sau. Gần đến nhà xí, hai người bèn túm lấy tai tên quan huyện và nói: '' Có việc khẩn cấp phải phiền quan, xin quan huyện chớ lên tiếng, nếu lên tiếng thì chết. Họ liền thò dao nhọn ở trong bọc ra. Dưới bóng đèn lưỡi dao chiếu sáng lấp loáng như chớp. Tên quan huyện sợ quá, không dám lên tiếng, chỉ khẽ giơ tay lên, run lẩy bẩy, miệng lắp bắp như người trúng phong. Hai người kéo hắn vào nhà riêng, ghé tai nói nhỏ: Chúng tôi chẳng xin gì, chỉ có mảnh giấy này đây, xin quan lớn đóng cho một cái triện là đủ. Viên quan huyện nhìn thấy giấy đó là một tờ trát của huyện đường phái người mua sắt để sung vào việc công nhu, tức là một tờ công văn hóa mãi. Hắn còn trầm ngâm chưa kịp đáp, hai người lại thức gấp tên quan huyện liền phải bỏ ấn triện ra đóng ngay vào cuối giấy, rồi lấy con dấu nhỏ đóng kiềm vào các chỗ trọng yếu theo như mệnh lệnh của hai người. Đóng dấu xong, hai người nói: Đa tạ quan lớn, nhưng còn phải phiền quan lớn việc nữa, tức là nhờ quan lớn đưa chúng tôi ra cửa huyện.''
Tên quan huyện không biết làm cách nào hơn đành phải nghe theo. Hai người cùng tên quan huyện đi ra, vừa đi vừa làm ra vẻ cười đùa. Đến cổng huyện thì vẫy cho hắn trở vào, rồi hai người vụt đi mất (93-94).
Trong truyện, Phan Bội Châu dùng các từ hiện đại lúc bấy giờ như đảng, chi bộ, cách mạng thì không thích hợp cho giai đoạn cuối Trần. Đây là một tác phẩm tiểu thuyết mới đầu tiên có xu hướng chính trị chống Pháp.
Phan Bội Châu là một nhà cách mạng, một nhà văn lớn của Việt Nam giữa lúc Pháp xâm lược Việt Nam, chữ Hán đã bị bãi bỏ và quốc ngữ đang lên. Ông tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của sĩ phu và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Ông là nhà văn nối tiếp hai giòng văn tự. Thơ văn chữ Hán của ông khá nhiều mà thơ văn quốc ngữ cũng rất phong phú. Về tác phẩm quốc ngữ của ông, chúng tôi sẽ trình bày ở quyển Văn Học Quốc Ngữ.
Trích VĂN HỌC CỔ ĐIỂN của NGUYỄN THIÊN THỤ
(chưa xuất bản)
**
PHAN BỘI CHÂU * CAO ĐẲNG QUỐC DÂN
*
Phan Bội Châu trước tên là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, Hải Thu, Thị Hán, Độc Tĩnh Tử, Hãn Mạn Tử, quê làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1900 đỗ giải nguyên trường thi Nghệ An. Sau khi thi đỗ, ông vào nam ra bắc vận động chống Pháp. Năm 1904, ông thành lập hộI Duy Tân, năm sau, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung quốc rồi Nhật Bản gây dựng phong trào Đông DụNăm 1908, ông bi trục xuất khỏi Nhật Bản, ông sang Trung quốc và Thái Lan xây dựng cơ sở.
Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...
*
CAO ĐẲNG QUỐC DÂN
Phan Bội Châu trước tên là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, Hải Thu, Thị Hán, Độc Tĩnh Tử, Hãn Mạn Tử, quê làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1900 đỗ giải nguyên trường thi Nghệ An. Sau khi thi đỗ, ông vào nam ra bắc vận động chống Pháp. Năm 1904, ông thành lập hộI Duy Tân, năm sau, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung quốc rồi Nhật Bản gây dựng phong trào Đông DụNăm 1908, ông bi trục xuất khỏi Nhật Bản, ông sang Trung quốc và Thái Lan xây dựng cơ sở.
Năm
1911, sau cách mạng tân hợi, ông thành lập Việt Nam Quang Phục hội.
Năm 1922, đổI Viêt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam Quốc Dân đảng. Năm
1925, ông bị Hồ Chí Minh báo Pháp bắt ông ở Thượng Hải, giải về nước.
Dân chúng phản đối, Pháp không dám giết ông, chúng giam lỏng ông ở Bến
Ngự Huế. Tác phẩm Tự Phán, Lưu Càu Huyết Lệ Tân Thư, Hải Ngoại Huyết
Thư, Giác Quần Thư, Chu Dịch Qốc Âm Chú Giải, Phan Sào Nam Tiên Sinh
Quốc Văn Thi Tập, Việt Nam Quốc Sử Khảo, Nam Quốc Dân Tu Tri, Nữ Quốc
Dân Tu Tri, Khổng Học Đăng, Sào Nam Thi Tập....
CAO ĐẲNG QUỐC DÂN
Dẫn ngôn
Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...
Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với
Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở
người đọc sách. Khổng Tử nói:"Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã
giả, kỳ duy Xuân thu hồ" , nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân
thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây
cũng nói như vậy.
Sào Nam , 1927
1. Chương thứ nhất Nghĩa hai chữ "quốc dân"
Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua,
thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. nhưng đời bây giờ thì khác
thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói
đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai
nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân. Quốc
dân! Quốc dân! Hai chữ đó như hình cha cha mẹ mẹ, không bao giờ quên.
Gần mấy năm đây, làn sóng Âu Mỹ tràn vào nước ta, mà người bảo hộ
ta lại là người nước dân chủ, người ta trông có dân chủ mà hai chữ
quốc dân mới phãng phất trong óc mình, nhưng miệng đọc hai chữ Quốc dân
mà hỏi nghĩa chữ Quốc dân là sao chắc không ai trả lời đươ.c.
Chữ "Quốc" vì sao liền chữ "Dân", chữ "Dân" vì sao dính chữ
"Quốc". Muốn trả lời câu hỏi đó, tất phải theo lịch sử. Sử nước ta đến
đời Đường Nghêu mới có hai chữ "Việt thường", đời nhà Hán mới có hai
chữ "Giao chỉ", đời nhà Đường mới có hai chữ "Yên Nam". Vậy từ đời nhà
Đường Nghêu về trước, đã có gì nên nước đâu, núi rậm rừng hoang, đồng
không mông hoạnh, bốn mặt chim kêu vượn hót, một vùng nước bạc đất
vàng, xó này năm ba chú mọi, góc nọ sáu bảy anh Lào, kể bộ lạc cũng
chưa nên gì, huống gì là nước? Vì ai gây dựng, vì ai mở mang, ai dọn
đường, ai trổ lối ai xẻ núi, ai đốt rừng, bỗng chốc núi rậm hóa nên
thôn cử đồng hoang gây nên thành thị? Đó chẳng phải ngìn vạn ức những
người tổ tiên cao tằng ta làm nên ử Huống gì Quãng bình dĩ Nam Cao man
dĩ Bắc, xưa vẫn có đất, mà đất gì của ta đâu? Vẫn có người mà người gì
của nòi giống ta!
Nào Lâm Ấp, nào Chiêm Thành, nào Mên nào Lạp, nếu không dân ta
xưa dắt đoàn kéo đội, từ Bắc vào Nam, chải gió gội mưa, trèo non vượt
bể, khua nòi Chiêm, đuổi bầy Lạp, hốt mấy nghìn dặm non sông mà bỏ vào
túi mình, thì cơ đồ gấm vóc như sau này, chúng ta làm sao trông thấy
được?
Suy thấu lẽ ấy, mới biết rằng Quốc là Quốc của dân ta, dân là ông
chủ tiên chiếm của Quốc ta. Xưa tôi làm quyễn "Hải ngoại huyết thư" mà
ông Lê Đại dịch đã có câu rằng: "Nghìn muôn ức triệu người chung
hiê.p. "Gầy dựng nên cơ nghiêp nước nhà. "Người dân ta, của dân ta "Dân
là dân nước, nước là nước dân" Đọc mấy câu ấy thời nghĩa "Quốc dân"
cũng đã rõ lắm.
Anh em thử nghĩ, trên dưới bốn nghìn năm, trong ngoài ba mươi vạn
dặm, biết bao nhiêu giây máu hột mủ tuôn đổ ra cung cấp cho nước đó,
có một giọt nào là không phải của dân ta đâủ Biết bao lũ trước đàn sau,
dắt díu nhau kinh dinh cho nước đó, có người nào không phải dân ta
đâu! Vì vậy nếu không dân thì ai làm nên nước? Nếu không nước thời còn
quý gì dân? Linh hồn nước là đâu! hẳn là dân đó! Khu xác dân ở đâu, hẳn
là nước đó! Quốc tức dân, dân tức Quốc, hai chữ "Quốc dân" không thể
rời nhau đươ.c. Nghĩa hai chữ "Quốc dân" là thế.
2. Chương thứ hai Quốc dân với gia nô
Đau
đớn thay! Thãm hại thay! Địa vị mình quốc dân mà chưa từng một ngày
nào được chịu cái ơn giáo dục cho làm quốc dân; thân phận mình quốc dân
mà chưa từng một ngày nào được hưỡng cái quyền lợi quốc dân.
Tục ngữ có câu: "Dân như trùn như dế" lại có câu thường nói: "Dân
như gổ tròn", điều đó suốt xưa nay, khắp Đông Tây không một dân nước
nào như dân nước ta cã. Vì sao? Hay là trời cách chức quốc dân của nước
mình rồi chăng? Hay là người nước mình không đang nổi cái chức quốc
dân chăng? Hai lẽ tất có một . Đạo trời rất công, lòng trời rất nhân
ái, người nước nào cũng là con trời cả, trời vẫn xem làm bình đẵng,
trời có thương riêng gì dân nước Pháp, nước Anh, nước Mỹ, nước Nhật
Bản? Có ghét riêng gì nước ta? Cái chức Quốc dân này, có lẽ nào trời
cho ở họ mà cướp mất ở ta? Vậy thời cái chức làm Quốc dân vẫn là trời
thưỡng cho ta đó, nhưng tội tình thay! Trời vẫn ban cho ta mà ta không
biết vâng chịu! Xem lịch sử nước ta từ xưa đến nay hơn ba nghìn năm chỉ
có gia nô mà không quốc dân thật.
Quyền
vua quá nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ quyền quan lại hứng đở
quyền vua mà tầng tầng áp chế, từ cửu phẩm kể lên đến nhất phẩm, chồng
càng cao, ép càng nặng đến dân là vô phẩm, thân giá lại còn gì. Thằng
này là con ngựa, thằng nọ là con trâu, buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi,
gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi, gặp Đinh thời làm nô với Đinh, gặp
Trần thời làm nô với Trần, gặp Lê Lý thời làm nô với Lê Lý, phận con
hầu với thằng ở, được đôi miếng cơm thừa canh thải thời đã lấy làm hớn
hở vinh quang, tối năm đứng đầu ruộng mới được bát cơm, suốt đêm ngồi
trên bàn khung cửi, mới có tấm áo mặc, mà thoạt mở miệng ra thời chỉ
nói rằng "cơm vua áo chúa", đồn điền nầy sông núi nọ, mồ hôi lẫn nước
mắt mà cày cấy mở mang, nhưng mà "chân đạp đất vua", lại giử chặt một
câu hoạt kê vô lý.
Than
ôi! Cái tư tưởng gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao
giờ để lại cho chúng ta, bắt ta phãi gông đầu khóa miệng, xiềng tay
xích chưn, mà chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp! Đau đớn thật! Thãm
hại thật! Anh em ôi! "Dân vi quý" là câu nói của ông Mạnh Đại Hiền,
"Dân vi ban bản" là câu nói của ông thánh Hạ Vũ hai người đó có phải
nói lừa ta đây .Ta ngu, ta ngẫn, ta hèn hạ quá chừng!
Mình ta sang trọng nhứt là cái quốc dân mà ta bỏ xó đi không nhắc
tới, khăng khăng chỉ ôm lấy cái phẩm hàm gia nô làm vinh quý; Ôi! phẩm
hàm làm gì anh em ôi! Nhà giàu phỉnh thằng ở thời vất cho một hai đồng
tiền, nhà vua phỉnh đứa dân thời vất cho một hai trương giấỵ Nhưng
nghĩ cho ra kỹ, thời một đồng tiền của nhà giàu phỉnh ta đó mà thân giá
ta vẫn còn, đến như một trương giấy của nhà vua phỉnh ta đó, thời thân
giá ta đã ô hô, ai tai rồi hẳn. Lại còn khi rủi gặp cơn dâu bể đổi
đời, tờ giấy của nhà Đinh trải qua nhà Lý thời đã không đáng một xu, tờ
giấy của nhà Lý trải qua nhà Lê hoặc nhà Trần thời cũng không ai ngó
đến, huống gì vì một trương giấy đó mà quỳ mòn đầu gối, lạy lắm cả cằm
râu, lại phải vất vô số máu me, ép vô số dầu mở cung cấp cho nhà ai mới
hủ hỉ được một trương giấy đó, thời còn gì vinh quý nữa đâu! Gia nô!
Gia nô! Cái oai kiếp đó, từ đây nên sám hối là phải.
3. Chương thứ ba : Quốc dân nên tự lập
Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp
gia nô biết bao giờ là thôỉ Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời
bây giờ. Tôi xin trả lời rằng:"Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh
chức quốc dân mới là". Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông
chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất
mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần
cao quý mà bỏ phần ty tiện. Ham cao quý mà chê ty tiện là gốc tự tấm
lòng lương tri của chúng tạ Người xưa có câu rằng:"Vương giã dĩ dân vi
thiên", nghĩa là dầu ông vua cũng phải xem dân bằng trờị Vậy thời không
gì cao quý hơn dân hẳn. Nhưng với cái chúc Quốc dân đó, chúng ta đã
ngu hèn dại dột, bị ai cướp bóc những tự bao giờ, nay muốn khôi phục
lại cái chức quốc dân, chúng ta phải gấp lo thế nào mới được. Chức Quốc
dân đó ta muốn khôi phục lại, có lẽ xin xõ với ai mà được rủ Xin với
trời, thời trời vẫn cho ta tự bao giờ, không cần xin nữạ Sách Tây có
câu: mình hãy tự giúp lấy mình, thời trời giúp cho (aide-toi, le ciel
t’.aidra). Sách Đông Phương có câu:"Dân ta muốn điều gì, trời vẫn nghe
theo điều ấy". Nếu đạo lý ấy mà thật, không cần gì xin ở trời.
Hay là xin ở người mà được rủ Lòng beo dạ thú, mắt ó miệng hùm,
người thế giới đời bây giờ không ai thương ta hẳn. Nếu một mai mà ta
lấy chức quốc dân quốc dân ta lại, thời ách cổ trâu, cương đầu ngựa,
tức khắc phải giải phóng cho ta ngaỵ Lòng tham dục họ lấy gì đầỷ Tay
hung tàn họ lấy gì sướng. Nào xe, nào ngựa, nào lầu, nào đài, nào vợ
đẹp hầu non, nào của ngon vật lạ: những giống ép nặn máu mủ ta mà được
đó, lấy gì như ý sở cầủ Ta một ngày thoát ngục gia nô thời nó một ngày
đổ nền phú quý, nếu ta rày xin may xõ, lưỡi rát cổ khan, chúng nó có ân
thưỡng cho ta chỉ qua "ngọn roi" và "ngòi bút", có đời nào mà chúng nó
đem chức quốc dân cho ta đâụ Huống hố chức quốc dân là chúc sẵn trời
ban cho ta, ta lấy lại thời còn, ta bỏ đi thời mất, không cần ai cho,
mà ta cũng không cần gì xin ai cả.
Ôi quốc dân! Ôi! quốc dân! Cái chúc đó là chức rất cao quý của
chúng ta, vẫn không ai cách được, mà cũng không ai cho được, chỉ cốt ở
lòng ta cầu, vai ta gánh, tay ta đỡ, sức ta đua trí khôn ta tìm tòi,
quyết lấy được mà thôị Thiệt là : "Của ta, ta cậy gì ai Gánh ta ai có
nghiêng vai đỡ cùng".
Vậy nên tôi nói rằng: Quốc dân nên tự lập.
4. Chương thứ tư Bài thuốc tự lập có những vị gì?
Muốn cho quốc dân hay tự lập, trước hết phải biết tệ bệnh của quốc dân ta những điều gì. Có biết tệ
bệnh quốc dân ta vậy sau chứng nào thuốc ấy mới bày ra phương tự
lập được. Bây giờ tôi xin kể những tệ bệnh của quốc dân:
1. Tính ỷ lạị
2. Lòng giả dốị
3. Thói nhút nhát.
4. Tham lợi riêng.
5. Đua những việc hư danh vô vị
6. Không lòng thực yêu nước.
7. Không biết nghĩa hiệp quần.
8. Mê tín những tục hủ cổ.
9. Không biết đường kinh tế.
10. Không thương nòi giống.
Những bệnh đó muốn chữa cho lành, phải theo bệnh nguyênmà trị cho đến gốc. tôi xin kê bài thuốc như sau này:
1. Khí tự cường: nặng vô số ki-lô-gờ-ram (kg)
2. Lòng thành thực: mười phần già.
3. Gan quả quyết: hai lá thực lớn
4. Lòng công ích: một tấm rất dày
5. Vai thực nghiệp: một gánh càng nặng càng haỵ
6. Bụng nhiệt thành: mười phân luyện chín.
7. Giãi đồng tâm: một dây càng kiên thực càng tốt.
8. Trí thúc mới: 100 phân, trộn vào "hoa tự do" không kỳnhiều ít.
9. Nội hóa: một vạn thức: kiêng ngoại hóa
10. Giống thân ái: hằng hà sa số, hột nào càng chắc càng haỵ
Hiệp cả bài như trên kia, tổng cộng 10 vị, bài thuốc đó là hiệp
cả Đông Tây lại một lò, hòa cả tân, cựu làm một tể, dùng làm thuốc tự
lập, chắc là không bài nào hơn.Anh em ta muốn biết cái ý dụng được, tôi
xin kể vị thuốc nào chứng ấy như sau:
5. Chương thứ năm Chữa chứng bệnh "tính ỷ lại"
Bệnh người nước ta, kể có 10 chứng , tôi đã nói như bài trên
kia mà thăm xét cho ra chúng gì nặng thứ nhất thời có một chứng gọi
rằng "ỷ lại tính".
Ỷ lại tính như thế nàỏ Tục ngữ có câu rằng " Tháp đổ có Ngô xây,
việc gìvợ góa lo ngày lo đêm". Xem như câu ấy thực đáng nực cười! Tháp
đó là tháp của ta, ta không xây được hay saỏ Nghễnh đầu nghểnh cổ trông
ngóng vào Ngô, nếu Ngô không xây thời vạn tuế thiên thu chắc không bao
giờ có tháp. Kìa người vợ góa thấy tháp đổ mà lo ngày, lo đêm, vẫn là
một người có tâm huyết, mà lại bị những món bàng quan kia mỉa mai chê
trách, thế thời những người đứng xung quanh tháp đó, tháp đổ mặc tháp,
khoanh tay đứng dòm, chém cha món này, nghiễm nhiên là một đống bồ nhìn
rồi hẳn? Hỏi vì can cớ làm saỏ
Thời chỉ ỷ lại mà thôị Câu tục ngữ ấy thiệt vẽ đúng tâm tính của
người nước tạ Hai muơi triệu người, ai nấy cũng mắt cũng tai, cũng tay
chân mày mặt, nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình
thời có gánh gì không cất nổỉ
Nhưng tội tình thay! Anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một
khối ỹ lại: anh Cột trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào
thiếm Lục, lại chắc chắn có anh Cột cô Hường rồị Rày lần mai lửa, tháng
đợi năm chờ, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ
trách nhiệm. Thế thời 25 triệu người, kỳ thực thời không người nào cả.
Chao ôi! Ma bệnh tính ỷ lại không xua đuổi cho sạch, còn mong có
nòi giống ta nữa đâu! Bây giờ muốn chữa bệnh ỷ lại đó, tất cần phải
dùng một vị rất quý trọng đem dùng chửa bệnh tính ỷ lại chắc kiến hiệu
như thần. Tên vị thuốc này gọi rằng "khí tự cường". Khí tự cường đó
không phải vay mượn cùa ai đâu: khi trời đất inh ra ta thời phải phú dữ
cho ta một vừng chính khí. Xưa thầy Mạnh Tử có câu nói rằng:"chí đại,
chí cường", bốn chử đó tức là khí tự cường của tạ Xương sắt, gan đồng
ngang tàng 7 thước, đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với
núi sông. Ta chẳng phải là người hay saỏ Cớ gì người mạnh mà ta hèn?
Người vinh mà ta nhục? Người chủ nhân mà ta nô lệ? Ta chẳng oan uỗng
kiếp người lắm ru! Thôi cái tội tự bạo, tự khí, ta quyết rửa sạch cái
vết nhơ này mới thôi.
Ỷ lại mà chi! Ỷ lại mà chi! Ta quyết tự cường cho chúng mày biết.
Xin các anh em! Xin các chị em! Ai nấy cũng nhức nhối tinh thần, rán
vai nong cánh, đồng một lòng, đều một sức, mình sắp lấy núi sông mình,
tháp mình mình xâỵ Khí tự cường đã đầy đủ như thế, thời ma bệnh tính ỷ
lại còn dám dùng dằng nữa đâủ
Vậy nên bài thuốc tự lập, vị thứ nhất phải dùng khí tự cường nặng vô số ki-lô-gờ-ram.
6. Chương thứ sáu Chữa bệnh "giả dối"
Bởi vì có tính ỹ lại mới nảy ra các chứng bệnh nữa: một chứng
là hay giả dốị Xưa Đức Khổng Tử có câu: "Dân vô tín bất lập" nghĩa là
người không có thành tín thời không có thể nào đứng nổị Sách Tây có
câu: "Tin thực là một cục vàng vô giá", nghĩa là người ở đời không có
gì quí trọng hơn tin thực. Quái gở cho người nước ta thời lại đua nhau
giả dối!
Tục ngữ có câu "Trăm voi không được bát nước xáo" lại có câu
"Mười thóc không được một gạo" Xem đó mới biết tính chất người nước ta,
chứng bệnh giả dối là một chứng rất nặng: Sĩ hay giả dối thời tìm tòi
đạo lý, không cậy óc mình mà cậy tai; nông hay giả dối thời cày cấy
ruộng trưa, không cậy mình mà cậy đất; công hay giả dối thời phấn sức
lừa đời mà không cầu thực dụng; thương hay giả dối thời đua nhau bợm
vặt mà mất cả lợi to.
Thậm
chí mướn đạo đức làm lối cầu danh mà chá vàng ở ngoài mặt; mướn nhân
nghĩa làm mồi câu lợi mà xức mật ở đầu môị Chẵng những ngoài đối với xả
hội, trên đối với quốc gia, gốc cây trăm năm đã bị con mọt giả dối kia
đục đổ, bức thành muôn dặm đã bị con mọt giả dối kia xoi tan, mà lại
trong đối với một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả
dối đó đục thấu cao hoang, khoét vào cốt tủỵ Tay dối lòng, miệng dối
dạ, ăn bánh vẻ mà toan đầy bụng, mặc áo giấy mà đi với ma, kết quả
không việc gì là thật. Bệnh giả dối đó mà không chừa, còn mong gì nước
ta phú cường được? Xưa nay đất tốt mới vắt nên khuôn, đồng tốt mới vắt
nên tượng, người tốt mới làm nên sự nghiệp lớn, mà lòng tin thực đó là
chất rất tốt của con ngườị Lời tục ngữ có câu: " ngay thật mọi tật mọi
khỏi".
Sự ngay thật đó là bộ xương sống của thân thể người; nếu người
không có xương sống mà muốn tay chân đẹp đẽ mạnh mẽ, có lẽ nào được?
Vậy nên muốn làm người tốt cần thứ nhất là lòng thành thực. Nói một
tiếng tất thành thực, dầu ngoài muôn nghìn dặm, mà lời vàng ngọc không
bao giờ phai; làm một việc tất thành thực, dầu trải mười trăm năm mà dạ
sắc son không bao giờ dời đổị Mình đã dốc một lòng thành thực như thế
thời phẩm hạnh mình càng ngày càng chắc, thanh giá mình càng ngày càng
cao, ngưòi ta tin dụng mình ngày càng nhiều, mà thế lực mình lớn thời
có việc gì không làm nên. Vì vậy trong bài thuốc "tự lập" cốt ở chữa
chứng bệnh giả dối, tất phải dùng vị thuốc này: "Lòng thành thực" mười
phân già.
7. Chương thứ bảy Chữa chứng bệnh nhút nhát
Bệnh giả dối đã chữa lành rồi, nhưng còn có một chúng bệnh nữa
là thói nhút nhát. Chứng bệnh đó chữa không lành thời người mạnh hóa
người hèn, người khôn hóa người dại, trăm việc gì ưu thắng nhượng cho
người mà mình cam chịu về đường liệt bại; biết việc nên nói mà tiếng
không dám hở môi, biết đường nên đi mà một bước không dám ra khỏi cửa,
miệng hùm gan sứa, thiệt là những bọn anh hùng hào kiệt của nước ta, mà
huống chi những kẻ thôn quê hèn hạ đó còn maong gì với chúng nó bàn
việc to lớn được?
Xưa ông Hải quân đại tướng nước Anh là Nốt Nhỉ Tốn có nói: "Trong
pho tự điển của người giỏi không bao giờ viết chử khó." Người anh hùng
nước Pháp là ông Nã Phá Luân có nói: "Kìa chử khó đó chỉ thấy trong
pho tự điển của người ngu mà thôi". Tục ngử ta cũng có câu: "Có gan
thời chọi với trời", lại có câu hát: " Đố ai lượm đá quăng trời, đan
gàu tát bể, mới người khôn ngoan". Xem mấy câu nói đó thời thiên hạ có
việc gì khó đâủ Mà thế thật. Ta có gan xuống vực thời thuồng luồng phải
sợ ta; ta có gan vào rừng thời hùm beo phải kiêng tạ
Hùm beo với thuồng luồng chỉ bắt nạt được những người nhát gan mà
thôị Bây giờ người ta chưa thấy bóng thuồng luồng mà đã rỡn ốc, chưa
nghe tiếng hùm beo mà đã rùng mình!
Ôi! nước ta là một nước thỏ hay saỏ Rụt rụt rè rè, sợ đầu sợ đít,
còn có gì là tư cách con người nữa rủ Bệnh nhút nhát còn đeo lấy một
ngày, thời công việc tự lập tự cuờng không một ngày nào cất nổi, mà
muốn chữa chứng bệnh đó, thời phải dùng vị thuốc này mới hay: vị thuốc
gan quả quyết.
Xưa nay những người can đãm cũng phải luyện tập mới nên, mà khi
đầu luyện tập thời phải có một tấm gan quả quyết. Toan vượt núi thời
chớ thấy núi mà gớm cao; toan qua sông thời chớ thấy sông mà ghê sông
rô.ng.
Bao nhiêu nguy hiểm, ta kể cho là sự rất thường; bao nhiêu khó
khăn ta kể cho là sự rất dể. Bước con đường muôn dặm phải cậy tấm gan
quả quyết đó làm roi ngựa, máy xe, dầu chông gai mà quản gì. Đã có tay
chân ta đó, nhứt chết nhì sống, còn mình thời việc ấy chắc phải xong,
có sợ gì mà nhút nhát? Vậy nên trong bài thuốc "Tự lập", phải dùng một
vị như sau: "Gan quả quyết" hai lá rất lớn.
8. Chương thứ tám Chữa Chứng Bệnh "Tham Lợi Riêng"
Lại có chứng bệnh nữa là chứng bệnh "Tham lợi riêng".
Chứng bệnh ấy, người các nước tuy có ít nhiều, nhưng người nước
ta tất cả 25 triệu người, ai nấy cũng trúng bệnh ấy đó. Tục ngữ có câu
"cơm ai đầy nồi ấy", lại có câu "Thử thân bất độ, độ hà thân", lại có
câu rằng " con vua, con dấu, con chậu chậu yêu". Đọc bấy nhiêu lời thời
biết rằng: trong ruột người nước ta, viết dọc viết ngang, vạch xuôi
vạch ngược, chỉ một chử "tham" mà ở trong chử "tham" chỉ có vài nét
"Lợi riêng" là vừa hết bút mực. Xưa cụ Uy Viễn có câu rằng:
"Tiền tài hai chủ son khuyên ngược,"
"Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi"
Mười bốn chủ đó, thật là vẽ đúng tâm tính người nước tạ Than ôi!
cái lòng tham dục mà muốn cho như ý, mới nảy ra kế mưu, vì kế mưu mà
muốn cho thành công, mới nảy ra sự nghiệp. Tục ngữ có câu: "muốn ăn
hoét phải đào trùn", nhất thiết việc đời đều ở lòng tham dục, bảo cấm
tham tuyệt dục không có lẽ thiệt! Ôi! Các anh em! Các chị em! Tôi vẫn
không cho các ngài biết tham biết dục. Thà không tham, nếu tham thời
tham cho lớn; thà không dục, nếu dục thời dục cho hàọ Xưa ông Đế Nghêu
muốn thiên hạ làm của chung mà bỏ ngôi vua của mình, vì vậy nước Trung
Hoa bây giờ xưng ông Nghêu là đại thánh. Ông Hoa Thịnh Đốn muốn nước
Hoa Kỳ thành một nước dân chủ, mà bỏ ngôi phú quý của mình, vì vậy nước
Hoa Kỳ bây giờ còn gọi ông Hoa Thịnh Đốn là "Quốc Phụ". Kìa hai ông đó
há phải không tham đâu, nhưng tham dục về cái lợi chung của ức muôn
người, thời tham dục càng to, làm lợi ích cho loài người càng lớn, nhờ
tham dục của một người đó mà gió xuân mưa hạ tràn trề khắp bốn bể năm
châu, đội đức mang ơn dài đặc đến thiên thu vạn thế.
Tham
dục mà được như những bậc người ấy, ai bảo rằng tham dục là dở đâủ Đau
đớn thay cho những người nước ta, trước mắt không bao giờ thấy lợi
chung, trong óc không bao giờ có tư tưởng cao thượng, túi chất đầy
tham, mà tham tột mực, chẳng qua là nghiện hơi đồng, hối vẫn đầy dục,
mà dục kỳ cùng, chẳng qua là hầu xác thịt, kết quả đến nổi hy sinh hết
lương tâm thiên lý mà làm nô lệ cho những món tư tình; vì lo sung sướng
cho vợ, vì lo sung suớng cho con, vì lo sung sướng cho thân mình, suốt
đêm suốt ngày hết khôn hết khéo, nhưng chắc rằng núi đồng không bao
giờ lở, cây tiền không bao giờ lá rụng hoa rơi.
Nào hay "Nhứt đán vô thường vạn sự hưu", của cải tiền tài không thể
nào vào tay người chêt; vợ vì sẳn của mà vợ hóa nên vợ hèn, con vì sẳn
của mà con hóa nên con dại, tiền bạc hóa ra của phá nhà, ruộng vườn hóa
ra mồ chôn sống, chẳng những nhân quần xã hội không lợi ích một tí gì,
mà chính giữ thân với gia cũng lợi chưa xong mà hại đã tớị Ấy là tử
chứng của những người tham lợi riêng đã rành rành rồi đó. Người ta mắc
bệnh đó gần đây càng ngày càng nặng thêm, nếu không gấp chữa cho mau
thì nòi tuyệt giống mòn, không thể nào cứu được. Tôi xin vì đồng bào
dâng một vị thuốc này gọi rằng "Lòng công ích". "Lòng công ích" là cầu
sự lợi ích chung cho xã hội, mà cầu lợi chung xã hội tức là lợi ích cho
mình.
Đạo
lý đó chẳng phải nói không đâụ Những người có tai mắt, có ruột gan chắc
cũng hiểụ Bao bọc chung quanh mình là xã hội, nhờ ơn xã hội mới có
thân mình, mình ăn thóc thời nhờ có người cầy, mình mặc áo thời có
người dệt, mình cần có công dùng thời phải nhờ người người thợ thuyền,
mình cần có giao thông thời phải nhờ người buôn bán; nếu một ngày không
xã hội tức một ngày đó không thân mình. Vun trồng cho xã hội sung
sướng vẻ vang thời chẳng những một thân mình đã hưỡng hạnh phúc chung,
mà con cháu mình sau cũng sung sướng chung mãi mãị Vậy thời cái lòng
công ích đó, thật là một phương thuốc trường xuân bất lão cho người tạ
Vậy nên trong bài thuốc tự lập, phải có một vị nầy: "Lòng công ích" một
tấm rất dàỵ.
9. Chương thứ chín Chữa Chúng Bệnh Đua Đuổi Hư Danh
Còn một chúng bệnh nữa là chứng bệnh người ta hay đua đuổi theo cái hư danh vô vi..
Muốn chữa cái chứng bệnh đó thời trước phải giải quyết một số vấn
đề như sau này: Lòng tham người ta chỉ có hai hạng: một là lợi, hai là
danh.
Danh nên tham hay không? Bảo rằng không nên tham thời từ xưa đến
nay không người thánh hiền hào kiệt nào mà không thành danh cả. Sách
truyện có câu: "Đạo đức giả tất tất đắc kỳ danh", nghĩa là những người
đạo đức lớn, nhứt định được cái danh dư.. Thế thời danh có phải không
nên tham đâu! Bảo rằng nên tham ử Thời từ xưa đến nay, những người phấn
sức hư danh, kết quả hữu danh nhi vô thực, chẳng những không lợi ích
gì cho xã hội, mà cũng không thêm được giá trị cho mình tạ Thế thời
danh có gì đáng tham. Nói cho đúng lẽ, danh vẫn đáng tham, mà cũng
không đáng tham. Cớ sao thế? Bởi vì danh có nhỏ, có lón, danh có gần có
xa, danh nhỏ và gần, như lữa lốm đốm đầu hôm, tiếng ve ve khi mùa hạ,
vẫn cũng lập lòe chòe choẹt ở trong một lúc, nhưng chẳng bao lâu thời
tắt ngay; danh lớn và xa thời như sấm mùa xuân, nhu bóng thái dương mùa
hạ, vang một tiếng mà lừng lẫy cả năm châu, dọi môt tia mà chói chang
khắp bốn bể. Người ta thử cân nhắc hai đường danh đó thời danh gì đáng
tham, danh gì không đáng tham. Không cần phải nói nữa.
Bây giờ tôi chỉ bệnh người nước tạ Tục ngữ có câu: "Tiếng lành
đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường" lại có câu rằng: "Cọp chết để da,
người ta chết để tiếng". Xem những câu đó thời danh vẫn nên quý, người
ta cũng biết dư rồị Nhưng tội tình thay! Óc tí ti như óc dơi, mắt ti hí
như mắt muỗi, ngoài buồng the bếp núc, vẫn không biết gì là nước non,
trừ sọ bò đầu lợn không biết gì là rồng rắn, mà huống gì vết xấu trong
gia đình, thói hư ở xã hội gắn sâu buộc chặc, trải mấy ngàn năm ông
Nghè ông Cử đã tràn đất chó rơm, mà ông Đốc ông Tham lại đầy phên rồng
vẽ. Đoàn thanh niên cho đến phường tân tấn, đua danh cạnh giá, chẳng cu
li thượng đẵng, thời nô lệ tối ưu, ức chưa rời nôi mà đã ưu mề đay,
kim khánh, mệng chưa ráo sữa mà đã lóc lẽm những thẽ bạc ngà. Ôi! thế
là vinh danh, đáng quý hóa hay sao?
Anh chị em sao không nghĩ, đội mảo mo cho khỉ, mặc áo giấy cho
ma, những giống ấy là rặc giống của người phỉnh phờ ta, chẳng những
không vinh gì, mà thật là một cái gương sỉ nhục. Anh gì mà danh như
thế, còn gì đáng quý nữa đâu . Gông đầu khóa cổ, núi sông đã mãn kiếp
ngựa trâu, mỏi gối chân chồn, cây cỏ cũng chán vai tôi tớ, thế mà còn
bằng sắc, sắc bằng gì? Thế mà còn hàm, thế mà còn phẩm, phẩm hàm gì?
Người ta bỏ đi mà ta lượm lấy, người xem làm rẽ rúng mà ta xem làm vinh
hoa! Óc khôn ngoan ta đi đâủ Chí khí ta ở đâủ Xin các anh chị em,
chứng bệnh đua hư danh đó, ta phải gấp chữa lành mới được.
Muốn chữa chứng bệnh đó, thời phải có một vị thuốc rằng "vai thực nghiệp".
Thực nghiệp là những giống gì? Là nghiệp nông, nghiệp công,
nghiệp thương, nghiệp sâm lâm, nghiệp lục súc, nghiệp ngư diêm, nói tóm
lại là nghiệp lao đô.ng.
Lao động về nông, nông siêng thời gạo thóc đầy đủ; lao động về
việc công thời công siêng mà nghề nghiệp mở mang; lao động về việc
thương, thời thương siêng mà giao thông phát đạt, còn ra các việc hể
lao động hết bổn phận thời việc nào việc ấy chắc cũng được thành công.
Các nước Âu Mỹ bây giờ, những người quý trọng là rặt những người rất
cần khổ, đắp nền danh giá, tất lấy thực nghiệp làm gốc, mở bể phú
cường, tất lấy thực nghiệp làm nguồn. Thủ xem nước Hoa Kỳ mới đây,
những người rất hữu danh rặt là nhà thực nghiệp; ông Hỏa du đại vương,
ông Thiết lộ đại vương, ông Ngân hàng đại dương, những người đó là nhà
thực nghiệp lớn. Vì thực nghiệp lớn nên tư bản nhiều, vì tư bản nhiều
nên cất nổi những việc công ích lớn. Vì vậy mang ơn đội đức, khắp cả
muôn người, trổi tiếng vang tăm nghe khắp cà vạn quốc.
Lời cổ ngử có câu rằng "Hữu thực dã danh tất qui chi" nghĩa là
những người có việc thực thời danh tất đến chọ Người ta nếu biết thấu
đạo lý ấy, thời hư danh còn đua đuổi làm gì! Bắt cân công lý mà cân,
một li thực nghiệp quí trọng hơn một đồng hư danh, người ta xưa nay
quen thói dã man, đua tuồng huyền ảo, giấc chiêm bao lợi lộc, ngày
tháng say mê tuồng trò rối hư vinh, trẻ già hớn hở, những mua chuốc hư
danh đó, hao biết bao nhiêu tiền của, những trau chuốc cái hư danh đó,
tốn bao nhiêu thời giờ, mà hư danh càng ngày càng múa men, thời tướng
thực nghiệp không bao giờ xuất thế. Kết quả dân ngày càng nghèo, nước
càng ngày yếu, nòi giống mình càng ngày càng đê tiện, mà giá trị người
mình cân đi nhắc lại chỉ có "thân bồi phận bếp" mà thôi, việc đáng khóc
đáng than, không gì hơn thế! Anh chị em ta, nếu một mai tỉnh giấc mê,
thay lốt cổ, những tiền của mua hư danh đó, xây nền thực nghệp, những
thời giờ đuổi hư danh đó dùng vào trường thực nghiệp, thực nghiệp đã
phát đạt thời nền móng phú cường đã vững bền; giá trị người lao động
nước ta chắc cũng có một ngày lừng lẫy tiếng tăm cùng thế giớị
Tục ngữ có câu rằng: "Trăm năm bia đá vẫn mòn, ngàn năm bia miệng
vẫn còn trơ trơ". Người nước ta nếu biết tham danh thời không gì đáng
tham hơn thế nữạ vậy nên bài thuốc "Tự Lập" lại phải gia vào một vị như
sau này: "vai thực nghiệp" một gánh càng nặng càng hay.
10. Chương thứ mười Chữa chứng bệnh "ái quốc giả"
Chứng bệnh hay giả dối là chúng bệnh chung của người nước ta,
mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặc biệt là ái quốc giả.
Gần mấy năm nay, cuộc Âu chiến cũ vừa xong, mà cuộc "thế giới đại
chiến" mới đã toan gây núi, chủ nghĩa quốc gia bành trướng cực điểm,
người nước ta bây giờ, ngoài thời bị làn sóng thế giới xô đẩy, ngủ không
thể nào yên trong thòi bị dây sắt cường quyền trói đau, mà sống không
thể nào khõẹ Lúc bấy giờ những bạn thiếu niên với phường học mới, cho
đến những người ngủ say quá độ mớI đánh thót ở trong giấc chiêm bao;
thấy con em mà đau đớn cho kiếp ngựa thân trâu, trông non sông mà ngậm
ngùi những ngày mưa sầu gió thảm.
Tiếng hai chử "Ái quốc" mới văng vẳng ở bên tai người ta, hồn ái
quốc tuy còn dở tỉnh dở say, mà bóng ái quốc đã nửa mờ nửa tỏ, nào là
đám truy điệu, nào là tiệc hoan nghinh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là
sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống dục, nam bắc hát hò, xem ở trong một
đám rần rần rực rực, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước mất.
Biết quyền nước mất thời tính mạng không còn, hồn nước có về thời giang
sơn mới sống. Ngòi bút ái quốc cũng đã có một đôi kẻ múa men, trên tờ
giấy nhật trình cũng đã tô vẻ một vài câu thương nòi thương nước.
Nếu những tấm lòng ái quốc đó thật thà chắc chắn, thời giống Tiên
Rồng, giống Hồng Lạc chẳng hạnh phúc lắm saỏ Nhưng tội tình thay!
Người ưu thời mẫn thế chẳng bao lăm, mà người bán tiếng mua danh thời
đầy đường chật ngõ; giọt nước mắt khóc vẫn đêm ngày chan chúa, mà xem
cho kỷ thời rặt là nuớc mắt gừng, tiếng chuông trống kêu hồn, vẫn trong
ngoài dóng dã, mà nghe cho tới nơi thời rặt là tiếng chuông trống trò
bội; ngoài miệng thời ái quốc mà trong bụng vẫn là ái kim khánh mề đay,
khi trước mặt người vẫn ái quốc, mà đến đêm thời tính toan những việc
chó săn chim mồị
Chao ôi! Trời ôi! Ái quốc thế ru?
Treo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua
chuốc lấy tiếng chí sĩ nhân dân, một mặt thời ôm chặt lấy lốt ông Tham
bà Đốc. Ôi! Các anh em! Ôi các chị em! người Âu châu Nhật Bản, ai ái
quốc nhu thế, thà không ái quốc còn hơn, chá vàng ngoài mặt làm tai vạ
cho những kẻ chuộng vàng, xức mật đầu môi, làm khổ cực cho những người
say mật, vì đã vũ phu mà oan đến ngọc, vì tròng mắt cá mà họa đến châụ
Ôi! Chứng bệnh ái quốc giả kia, chết nước chết nòi vì chứng bệnh
đó, chứng bệnh đó nếu không trừ khỏi 25 triệu dân tộc chắc chôn sống ở
rày maị Tôi ngồi sâu nghỉ lặng, khấn nguyện chín phương trời, ước ao
thần hộ phật phù, cứu khổ cứu nạn cấp cho tôi vị thuốc để chữa chứng
bệnh đó cho người ta, mới được vị thuốc này: "Bụng nhiệt thành".
Bụng nhiệt thành đó là gốc ở một tấm lòng đỏ của loài ngườị Khi
mẹ mới hoài thai thời đã đúc sẵn một hòn máu nóng, đến khi sinh thành
trưỡng đại, thời hòn máu đó càng nuôi nấng càng lớn lao, càng nấu nung
càng tươi thắm, giọt máu đó xối vào sắt, sắt phải tan, giọt máu đó rưới
vào ma, ma phải tránh. Người Nhật Bản có câu rằng "Tinh thành sở chí
kim thạch năng khai" nghĩa là khi tinh thành đã tới nơi, dầu đá vàng
cũng nức nở. Ông Khổng Tử có câu: "Thất phu bất khả đạt chí", nghĩa là
chí vững bền của một người không ai cướp được. Những câu nói đó, đều là
vẽ cả nết nhiệt thành người ta, có đầy đủ một tấm nhiệt thành mới trọn
vẹn mười phần ái quốc, thành mà không nhiệt thời kém phần nóng sốt, mà
cái thành đó dễ nguội, nhiệt mà không thành kém sức vững bền, mà cái
nhiệt đó dễ lạnh, đã thành lại nhiệt, đã nhiệt lại thành thời thần quỷ
phải kinh, gió mưa chông gai cũng phải dẹp, chỉ có ai sợ ta, mà ta
không phải sợ ai, chỉ có ai ỷ lại vào ta, mà ta không ỷ lại vào aị
Đã biết nước là mẹ ta, thời dầu hy sinh ta với nước mà ta không
quản, trong óc chỉ có nước, ngoài việc nước ta không màng gì lợi, ta
không thiết gì danh; nhiệt thành thế này mới là ái quốc, ái quốc thế
này mới hay cứu quốc.
Ruột tằm máu quốc thề sống thác với non sông, dạ sắt lòng son
chẳng lụt sờn vì mưa nắng, nhiệt thành như vậy, người nước ta có khó gì
tự lập đâụ Vậy nên trong bài tự lập lại cần nhất là vị thuốc này:
"Bụng nhiệt thành" 10 phân luyện chín.
11. Chương thứ mười một Chữa chứng bệnh "không biết hợp quần"
Các chứng bệnh như trên kia là các chứng bệnh cá nhân. Bây giờ
lại kể một chúng bệnh như sau này là bệnh chung về đoàn thể. Người
ngoại quốc thường khinh bỉ người nước ta, có một câu rằng: "Không có
một đoàn thể nào từ ba người trở lên". Câu nói đó, thoạt mới nghe,
tưỡng chừng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình hình xả hội nưóc ta,
tinh thần người dân nước ta, tan tan, tác tác, rạc rạc, ghét nhau, ngờ
nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không đoàn thể từ ba người trở lên, vẫn
có thể thật.
Suy cho đến nguyên cớ bởi vì sau đây, thời chỉ vì không biết
nghĩa hợp quần mà thôị Hợp quần là saỏ Là hợp cả một bầy lại cho thành
một đoản thể. Ví như tay chơn tai mắt có hợp mới thành được một thân;
cột kèo rui mèn có hợp mới thành được một nhà; từ việc nhỏ đến việc to,
muốn nên một việc, tất phải có một bầy; muốn nên một bầy, tất phải có
cách hợp. Thuở xưa giao thông chật hẹp, núi bể chia lìa, mưa gió riêng
trời mình, bờ cỏi riêng đất mình, người mình đua đuổi với người mình,
dầu kém dầu hơn, dầu thua dầu được, cũng chẳng qua là nhà mình mình ở,
của mình mình ăn, nếu không biết hợp quần cũng chưa lấy gì làm tai hại
lắm. Thử xem đời bây giờ có thể được ử Bể Đông Tây chung nhau làm một
vũng câu; châu Âu Á chung nhau làm một rừng bắn, người đem cả trăm chân
nghìn tay, trăm khôn nghìn khéo dắt đoàn kéo lủ mà áp đến nhà mình, xô
cửa phá buồng, bửa rương móc túi, bầy người càng đông thời thế người
càng mạnh, bầy mình càng ít thời thế mình càng cô, lửa đốt nhà đã tận
nóc, nước nuốt thuyền đã tận mui, mà bà con trong nhà, trong thuyền đây
hãy còn anh với em cắp dao trỏ nhau, lái với bạn trừng mắt dòm nhau,
kể việc rất ngu ở trong loài người có ai hơn thế nữa!
Than
ôi! Thịt nát thì xương cũng tan, môi mất thì răng cũng la.nh. Nghĩa
hợp quần đó còn mờ mịt thêm một ngày thời họa diệt chủng càng câp bách
thêm một ngàỵ Ôi! Các anh chị em! Cái chứng bệnh không biết nghĩa hợp
quần đó không biết chữa mau, còn chờ gặp ma Chiêm Thành mà gục đầu thú
tội saỏ Thấy tình cảnh các anh chị em mà óc tôi nhức, máu tôi sôi, tay
chân tôi nổi gai gốc. Tổ tiên ta nếu còn thiêng, nòi giống ta nếu còn
phúc thời chứng bệnh ly quần đó chắc được một vị thuốc sẽ chũa lành
ngaỵ Tôi nghĩ đi nghĩ lại, suốt mấy đêm ngày mới được một vị thuốc là
giãi "Đồng tâm". Đồng tâm nghĩa là người nào người nấy đồng một lòng:
giãi đồng tâm nghĩa là ức muôn triệu người kết hợp nhau làm một dây,
thân thể tuy khác nhau, mà tinh thần in nhau như hệt. Xưa ông Trụ có ức
muôn người, hưng cũng ức muôn bụng: vua tôi Võ Vương có mười người,
kết quả thời vua Võ Vương được mà ông Trụ thuạ Đó mới biết rằng tâm
đồng nhau thời nhược hóa nên cường, tâm chẳng đồng thời cường hóa nên
nhược, Vì sao thế? Lòng khác nhau thời rẽ bầy, rẽ bầy thời mạnh hóa nên
hèn; lòng đồng nhau thời chung bầy, chung bầy thời hèn hóa nên ma.nh.
Vậy nên hai chử "Đồng tâm" là phương thuốc hiệp quần rất thiêng liêng,
rất ứng nghiệm.
Tuy nhiên có kẻ nói rằng: "đông ngưòi thời tất phải nhiều bụng,
nhiều bụng thời không thể nào đồng lòng. Cái sự đồng tâm đó thật là khó
khăn lắm". Ôi! Các anh chị em! Câu nói đó thật quá ngu! Xưa nay đồng
lòng, không đồng lòng chỉ vì có một cớ: chủng tộc không đồng, ngôn ngữ
không đồng, tập tục không đồng, thế mà muốn đồng lòng vẫn khó lắm. Đến
như người nước ta, nòi giống vẫn đồng với nhau, ngôn ngữ vẫn đồng với
nhau, tập tục vẫn đồng với nhau, mà huống gì lối tử sinh đường vinh
nhục lại đồng với nhau; chim ở chung một rừng, cá ở chung một bể, nếu
chẳng may bể khô rừng cháy thời một lồng, một tấm vãy còn mong sống sót
được saỏ May gặp lúc bây giờ rừng hãy còn cây, bể hãy còn nước, kết
hợp cả bầy, đồng một lòng, chung một dạ, tính đường đi đứng, lựa bước
lên lui, dắt nhau ra khỏi ngục trầm luân, kéo nhau thoát khỏi vùng đồ
thán, xoay họa xưa làm phúc, rửa vết dơ trong pho sử củ, thay lấy vẻ
vinh quang biết bao nhiêu công nghiệp lớn lao chỉ ở trong một gốc lòng
anh chị em mà nên tất cả. Vậy thời giãi đồng tâm đó thật là phương
thuốc khỡi tử hồi sinh của món ta không còn gì hơn nữạ Vậy nên trong
bài thuốc "Tự Lập" có một vị thuốc như sau này: "Giãi đồng tâm" một dây
càng kiên thực càng tốt.
12. Chương thứ mười hai Chữa chứng bệnh "mê tín hủ tục"
Nưóc ta kể người có 25 triệu, kể đất có 70 vạn ngàn thước vuông
tây, nếu làm một nước tự lập chắc không khó gì! Cớ sao mà hèn hạ suy
đồỉ Thuở xưa còn làm một nước phụ dung, tới bây giờ lại trụt xuống làm
một nước nô lê.. Ôi! Nước ta không phải một nước hay saỏ Người nước ta
không phải là người hay saỏ
Không phải, nước ta vẫn là một nước, người nước ta vẫn là người,
nhưng chỉ vì dân không có quyền, nên mỗi bước không tự lập. Dân vì sao
mà không có quyền? Thời vì dân không trí; dân không có trí; nên mới mê
tín quá nhiềụ Bệnh mê tín rất nặng là mê tín quyền vua; vì mê tín quyền
vua, nên mê tín quyền quan, mà quyền vua quyền quan lại lợi dụng quyền
thần làm xe pháọ Ba quyền đó một ngày một nặng, thời quyền dân không
còn một tí gì; quyền dân đã không còn, thời dân dại, dân yếu đuối hư
hèn, muôn việc chỉ trông mong vào vua với quan. Vua với quan không làm
xong, thời trông mong vào thần; đến thần cũng không làm xong, thời bó
tay chịu chết. Mấy ngàn năm trở lại triều đình là bồi bếp của một nhà,
nhân dân là ngựa trâu của một họ; mấy mươi triệu đầu đen máu đỏ, còn gì
là tư cách người; rặt là mù mà người mù có mắt; rặt là điếc, mà người
đếc có tai; rặt là câm; mà người câm có miệng, rặt là què mà người què
mà ngưới què có chân tay; cái việc lạ lùng quái gở ở thế gian, không ai
như người nước ta nữạ Thăm cho đến gốc bệnh, chỉ vì mê tín những tục
hủ cổ mà thôị Mê tín vua, mê tín quan, chưa lấ gì làm kỳ, kỳ thứ nhất
là mê tín thần; vì mê tín thần đó mà sinh ra vô số việc nực cười; ngày
giờ nào cũng là trời bày định, mà bảo rằng có ngày dử ngày lành; núi
sông nào cũng là đất tự nhiên, mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu
ăn mới có bếp mà bảo rằng ông thần táo; vì che mưa gió mới có nhà; mà
bảo rằng có ông thần nhà; cho đến thần cửa, thần đường, thần cầu tài,
thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thời thần
chẳng thấy đâu, chỉ thấy cửa nát nhà tan, của mòn người hết.
Tin thần bao nhiêu thời tai họa bấy nhiêụ Kìa xem như đạo Thiên
Chúa chỉ sùng phụng một vị Đức Chúa Trời ngoài ra không thần gì cả,
nhưng nuớc vẫn mạnh, nhà vẫn giàu, người họ vẫn sung suớng, họ chỉ thua
ta một việc: thần đã không tế thời xôi không, thịt không, heo bò cũng
không, mà phần kỉnh phần biếu đều không tất cả; nhưng họ vì đó mà của
hao thời ít, của nở thời nhiều, tốn phí vô ích bớt một phân. Ấy mới
biết rằng mê tín thần quyền là tục ngu hủ của người ta, thật rõ ràng
rồi đó. Tục ngu hủ đó không quét sạch thời nền phú cường kia không bao
giờ dựng nên. Nhân vì ngu mà sinh ra hủ, nhân vì hủ lại thêm ngu, mắt
người bị người bịt, mà lại bảo rằng trước mí mắt không nước non; tai bị
người bưng mà lại bảo rằng bên lổ tai không gió sấm; tay chân bị người
người xiềng khóa mà lại bảo rằng tay chân mình đáng số cu li! "Chúng
tôi dại dột", câu nói ấy giắt chặc ở bên lưng. Quỳ lạy trước tượng đất
hình bùn mà xem làm quốc túy; giữ gìn lấy áo hôi mũ thúi mà bảo rằng
gia truyền! Ngẫn ngơ, ngơ ngẫn đến thế thời thôi! Trông người lại gẫm
đến ta, thiệt cười dở mà khóc cũng dở.
Than ôi! Xưa nay chứng bệnh mê tín hủ tục kia phải gấp chữa mau
mới có lẽ sống. Tuy nhiên, muốn chữa chúng bệnh đó, phải thế nàỏ Xưa
nay, những tập tục hủ bại vì có hai lẽ; một thời vì cơ quan giáo dục
chẳng hoàn toàn, một thời vì trí khôn người ta chưa phát đạt.
Từ thế kỹ 19 trở lại đây, khoa học các nước cảng ngày càng phát
sinh, trí não các nước càng ngày càng nẫy nở. Thử xem điện học phát
minh mà ông "thần lôi" đã không dám hống hách; địa học phát minh mà nhà
phong thủy long hổ đã không dám múa men; sinh lý học phát minh mà thần
rắn quỷ trâu đã cùng đường trốn tránh; huống gì học thuyết Lư thoa đã
xuất hiện thời quyền dân với quyền lao động đã vùn vùn vụt vụt như gió
thổi, như thủy triều lên, dầu ai muốn ngăn mà ngăn sao đặng? muốn cấm
mà sao cấm đặng? Ngọn cờ thần quyền chắc rày mai cũng bị trận gió văn
minh kia đánh đổ, mà vách tường hủ tục cũ chắc cũng bị làn sóng văn
minh kia đánh tan.
Thế thời muốn chữa bệnh mê tín ngưới nước ta, không thuốc gì hơn
trí thức mới nữạ Trí thức đó, nếu tìm tòi suy xét thăm cho tận gốc, dò
cho tận nguồn biết tính người là thiêng hơn vạn vật thời không thần gì
hơn thần ở tâm; biết nhơn dân là quí trọng hơn vua với quan, thời không
quyền gì hơn quyền lao đô.ng. Có óc thời ta dùng sức nghĩ, có tai thời
ta dùng sức nghe, có mắt thời ta dùng sức thấy, có tay chân thời ta
dùng sức hoạt động, đua khôn đấu mạnh cùng dân các nước đời nay, 20
triệu con Lạc cháu Hổng bỗng chốc mà tỏ ra giòng thần giống thánh.
Người nước ta có khó gì tự lập đâủ Vậy nên dùng bài thuốc tự lập,
phải có một vị dầy "Trí thức mới" 10 phân, trộn vào "hoa tự do" không
kỳ nhiều ít.
13. Chương thứ mười ba Chữa chứng bệnh "không biết đường kinh tế"
Nếu có ai hỏi rằng: nước vì sao mà mạnh, dân vì sao mà giàủ
Thời tôi xin trả lời rằng: "Nguồn bể phú cường chỉ cốt ở đường kinh
tế." Người ta nghe hai chử "kinh tế", chưa hiểu nghĩa ra làm sao, huống
gì là đường kinh tế. Xưa truyện Đại học có câu rằng: "Sinh chi giả
chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư", nghĩa là
của sinh nở ra thời nhiều, của ăn tiêu đi thời ít, người làm của thời
cần kíp, người dùng của thời dè dặt. Sách Tây cũng có câu: "Những hạng
người sinh ra lợi thời nhiều, những hạng người chia mất lợi thời ít",
Góp hai câu nói đó thời cách đường kinh tế, dầu đông tây cũng chẳng
khác gì. Nói tóm lại, chỉ có một cách sinh nở thời thường vô cùng, mà
tiêu hao thời thường phải hạn, của trời đất sinh ra thời biết đường lợi
dụng, của nhân lực làm ra thời biết đường mở mang, có thế mới gọi là
"Kinh Tế". Người nuớc ta thời thế nàỏ Việc tiêu dùng thời không biết
đường hạn chế, cách làm ăn thời không biết đường cải lương, sự nghiệp
dân sinh trong một nước chỉ nhờ cậy về nông, chân lấm tay bồng, kẻ làm
khôn hết mực, cày sâu cuốc bẩm, xem làm khéo cùng kỳ. Ngoài mấy đám
đồng cạn ruộng sâu, nào khoáng sản, nào sơn lâm, nào công trình nào
thủy lợi chẳng biết một tí gì. Người ngoại quốc lấy máy móc đở tay chân
tay, mà mình thời không biết đua, của sinh sản ngày không một hào một
li, mà của tiêu xài ngày có hàng nghìn hàng vạn; thấy người ta sang
trọng, ta cũng sang trọng, nhưng cái đồ sang trọng đó rặt là cắt thịt
nhà để vá cánh giặc; thấy người ta sung sướng, ta cũng sung sướng nhưng
cái mồi sung sướng đó, rặt là nặn sữa mẹ để nuôi người dưng. Bao nhiêu
vật lạ của ngon, nào rượụ nào thuốc, nào trà, nào vải bông, gấm vóc,
không một thức gì là tay chân mình chế tạo, mà cũng không một đồng tiền
nào không phải máu mủ mình ép ra; tiền của người không một đồng nào
vào tay mình, mà máu mủ mình thời trót tháng quanh năm chỉ những trét
miệng hùm, no bụng sấụ Trí khôn người ta như thế, còn nói "Kinh Tế"
được đâu! Than ôi! Thiên thời ta vẫn tốt, địa lợi ta vẫn giàu, mà tay
mắt tay chân ta vẫn không kém gì ai cả! thuốc ta, rượu ta, trà ta, vải
vóc ta, không dùng được hay saỏ
Không chế tạo được hay saỏ Cớ sao thợ thuyền buôn bán thời không
thấy tới, mà chỉ thấy lui; xài phí ăn tiêu thời chỉ thấy thêm mà không
thấy bớt, đã một mặt thời quen nết tham thanh chuộng lạ, một mặt thời
giử nết ở nể ăn không; bể toan khô nước mà ngồi đợi trời mưa, đèn toan
hết dầu mà nằm chờ trăng mọc.
Người ngu ngẩn đến thế, không chết rày thời chết mai, chỉ e mấy
tấm ván hòm chưa dự bị bao giờ đă.ng. Tôi nghỉ đến nông nổi thế mà khóc
than cho vận mệnh người nước ta, chúng bệnh về đường kinh tế nếu không
lo chạy chữa cho mau thời nòi giống chúng ta chẳng tuyệt diệt về thủy
hỏa, binh đao, mà tuyệt diệt về đồ ăn thức mặc! Ai là người có tâm
huyết, chắc cũng lấy lời nói làm đúng rồị Bây giờ xin nghĩ một vị thuốc
để chữa chứng bệnh nàỵ Vị thuốc ấy là giải đấỷ Là vị "Nội Hóa" Trình
độ dân ta còn thấp trí thức dân ta còn non, bảo nhờ cậy việc công, việc
thương, sẽ đấu mạnh đua giàu với các nước, cái hy vọng đó, ở ngày nay
thiệt chưa có được ngay, song e tục ngữ có câu rằng "Khéo ăn thời no,
khéo co thời ấm", đồng bào ta bây giờ mà muốn cho được điều no, điều ấm
thời phải có một cách khéo mà thôi.
Đường sanh lợi chưa có thể phát đạt được đến mười phân thời đường
tiêu xài phải dè dặt từ một li, một mảy cần thứ nhứt là dùng nội hóạ
Đó thiệt là một vị cứu cho chứng bệnh người tạ Đồ ăn ta; ta ăn, đồ mặc
ta; ta mặc, đồ dùng ta; ta dùng, dầu mỡ máu mủ ta, ta bồi bổ cho ta,
bớt một li của ra tức là thêm một li của vào, bớt một đồng tiền chết,
tức là thêm một đồng tiền sống. Nội hóa tiêu dùng ngày càng chảy, thời
các món công thương nghề nghiệp cũng nhân đó mà cạnh khéo đua khôn, đắp
tư cơ sẽ tạo nên thời, đúc trí tuệ sẽ gây nên thế, họa may bụng đà
khỏi đói, mà óc cũng thêm no; dân sinh đã khỏi nỗi khốn cùng thời dân
trí cũng có cơ tấn bô.. Theo tạo nhân mà tìm đường kết quả, cái việc
chấn hưng nội hóa đó chẳng phải là gấp lắm saỏ Vậy nên trong bài thuốc
tự lập phải có một vị thuốc như sau này "Nội hóa" một vạn thức, kiêng
ngoại hóạ
14. Chương thứ mười bốn "Chữa chứng bệnh" "không biết thương nòi giống"
Người ta còn một chứng bệnh rất to, là chứng bệnh "không biết
thương nòi giống ". Người ta mắc lấy chứng bệnh đó, chẳng những trái
hẵn tính loài người, mà với các giống vật có một điễm trí khôn cũng còn
thua kém nữạ
Kể chứng bệnh ác độc thứ nhất, không gì hơn chứng bệnh này: Kìa
con ong vẫn có nọc, mà ong ở chung một ổ không bao giờ cắn nhau; cọp
vẫn hay ăn thịt, mà cọp ở chung một xứ không bao giờ ăn nhaụ Thường xem
bầy kiến, nó vẫn là một loài vật rất nhỏ nhen, mà cũng có một điễm tốt
rất lạ: nó ở chung nhau một bộng, có hàng trăm hàng ngàn con, một con
đi ra thoạt thấy được mồi ăn, thời tức khắc chạy về tin cho anh em mình
cả; tha mồi thời khó nhọc chia với nhau, ăn mồi thời ngon ngọt chung
với nhau, không bao giờ được mồi mà ăn riêng cả; lại có khi tránh mưa
trốn gió, dắt đoàn kéo lũ đi chung, con nhỏ, con lớn, đoàn trước, đoàn
sau, dắt nhau đi không khác gì một đội quân lính; chẳng may giữa đường
có con nào bị tử thương thời chúng kiến xúm nhau cõng nó về hang, không
bao giờ bỏ bạn chết mà đi cả! Thế mới biết thương nòi giống, dầu loài
vật cũng có tấm lòng thành, chung một máu mủ thời họa phúc chia nhau,
nghĩa đồng tO17; đồng sinh vẫn trước sau một mực.
Vật còn như thế, người có lẽ thua nó hay saỏ Quái ngán thay! Lạ
lùng thay! Đến người nưóc ta thời khác hẵn! Tục ngữ có câu rằng: "Gà
một chuồng bôi mặt đá nhau!" lại có câu: "Kẻ chết đã xanh, người nhăn
nanh mà cười!" lại có câu: "Đi ra tưỡng bắt trâu cò, trâu cò không bắt,
bắt bò, bò ôi!", mấy câu thí dụ đó, ngẫm nghĩ cho kỹ thiệt là về nết
xấu của người nước ta quá đúng rồi đó.
Ôi! Các anh chị em! Máu in nhau giọt đỏ, da in nhau sắc vàng, đầu in nhau tóc đen, mắt in nhau tròng mắt, giống
Tiên Rồng, nòi Hồng Lạc trãi qua mấy nghìn năm mới có bây giờ con
một họ, cháu một giòng, nếu cứ như lẽ thường chắc máu ai thấm thịt
nấy, đánh đá thời đau đến lòng gạch, chết thỏ thời sa nước mắt hồ; vẫn
đạo trời có thế mới đương nhiên, mà tính người cũng có thế mới chính
đáng. Cớ sao mấy mươi năm gần đây tình hình ở xã hội, cách hành động
các anh chị em ta, thương nhau, bênh nhau, chẳng bao lăm người, mà ghét
nhau, hại nhau thời không xiết kê?? Rước voi dầy mồ ông vải, cõng rắn
về cắn gà nhà, việc đó thiệt bất nhân vô đạo đã quá chừng, mà người
mình trở lại nhận làm khôn làm khéo!
Xin ai thử nghĩ, mồ ông vải trúc, mà voi có ơn gì đến mình không?
Một mai gió mây biến hóa, dâu bể đổi dời, voi đã tan xương, rắn cũng
đứt nọc, các ngài lúc bấy giờ đêm khuya mò bụng hỏi bóng thăm hình, mồ
tan hoang vì aỉ Gà nhao nhác vì aỉ Mình còn mặt mũi nào thấy ông bà ở
dưới đất, trông cô bác ở trên đờỉ Đau đớn thay! Tội tình thay! Cái chút
bệnh không biết thương nòi giống đó, hú ba hồn chín vía các ngài, nên
thang thuốc cho mau mới phải! Bây giờ tôi xin làm ơn cho các ngài vị
thuốc này: "Giống thân ái" đó, vào trong lòng ngườị Người v ` có hột
giống ấy mới khai nên hoa, mới kết nên quả, mà nòi giống người mới sinh
trưỡng vô cùng. Nếu lòng người mà không có hạt giống ấy thời gọi rằng
"Lòng chết" .
Ông Lão Tử có câu: "Ai mạc đại ư tâm tử", nghĩa là người ta lòng
chết không gì đau đớn hơn; nếu thiệt lòng người thời bao giờ chết đặng!
Lòng mà đến chết, vì không hột "giống thân ái" mà thôị
Đức Gia Tổ có câu: "Ái nhân như kỹ", nghĩa là thương yêu người
như thương yêu mình. Đức Phật Tổ có câu: "Nhất thiết từ bi", nghĩa là
không kể người không kể ta, nhứt nhứt luật thương yêu cả.
Đạo Nho cũng có hai chử "Khiêm ái". Nhà triết học Tây cũng chủ
trương hai chử "Bác ái". Xem chừng như những đạo lý các thánh hiền nói
đó, thời hể chung một loài người dầu ai cũng nên thân ái, huống gì
chung một nòi giống nữa ru! Nòi giống ta, ta thương yêu lấy nhau; có
cơm ta no chung, có áo ta ấm chung, có nhà cửa ta ở chung, gặp việc vui
ta vui chung, vì hột giống thân ái đó càng ngày càng nẩy nở, hoa tự do
nhân đó mà muôn tía ngàn hồng, Nam reo Bắc thổị Việc đồng tâm của 25
triệu nòi giống ta chắc cũng do ta rày mai mà trông được hẳn! Vậy nên ở
trong bài thuốc tự lập lại còn có một vị như sau này: giống "thân ái".
Hằng hà sa số hột, hột nào càng chắc càng hay!
15. Chương sau hết Bài tóm cách làm việc
Các chứng bịnh đã chữa lành rồi bây giờ mới tính cách làm việc.
Thứ nhất là phải có chủ nghĩa, thứ nhì là phải có chương trình,
thứ ba là phải có kế hoạch. Có đủ ba điều đó thời việc mới có thể làm
nên.
Bây giờ xin giãi thích điều thứ nhất:
Hể phàm làm một việc, tất trước phải có chủ nghĩạ Chủ nghĩa có
tốt có xấu, có phải có chẳng, Khi ta bắt đầu sắp sửa làm việc thời ta
phải hết sức kén chọn
Thấy chủ nghĩa gì đã tốt lại phải, thời ta phải giử chặc chủ
nghĩa ấy mà làm; ví như bắn bia phải nhìn các trung tâm bia cho chắc
chắn; ví như vượt bể tất phải dòm xét cái mũi châm phương hướng cho kỹ
càng. Trung tâm bia đó đã nhìn được chắc chắn bắn mới không sai, châm
phương hướng đó xét được rành thời thuyền đi mới không lỗị Người làm
việc mà có chủ nghĩa, đó là vào trường bắn mà xem thấu bia, vặn máy
thuyền mà định chắc hướng, Vậy nên người làm việc, trước hết phải kén
chọn chủ nghĩa cho vững vàng. Bây giờ lại giãi thích điều thứ nhì: Khi
sắp sửa làm việc thời kén chọn chủ nghĩa vẫn cần lắm; nếu đã có chủ
nghĩa mà khi bắt tay vào làm mà không có chương trình, thời như người
đánh cờ mà không tính suốt cả bàn, vội vàng lụp chụp, thấy nước thời
đi, nước sau đem lại nước trước, nước trước đem lại nước sau, thời bàn
cờ đó tất nhiên phải thuạ Vì vậy, làm một việc gì, tất phải định một
cái chương trình cho việc ấỵ Ví như muốn đi một lối đường từ Huế ra Hà
Nội, tất phải tính toan từ khi bước chân ra đi, cho đến khi tới Hà Nội,
tiền đi xe lửa tốn hết bao nhiêu, tiền đi ô tô hết bao nhiêu, tiền đi
xe tay và tổn phí ở trên xe hết bao nhiêu, lại phải nghĩ trước cả mọi
điều, như giấy thông hành, giấy căn cước, đồ hành trang, người đày tớ,
với giữa đường phải xuống ga nào; đến nơi thời trú những nhà nào; vả
lại, khi giữa đường hoặc khi đến nơi, có điều gì trở ngại hay không,
thời phải tính làm cách gì cho trơn chảỵ Lại như tiền tổn phí, tất phải
phòng dự, chớ "đo bò làm chuồng", lỡ khi thiếu thời dang dở; việc
phòng bị tất phải sắp đặt sẵn sàng, chớ "bắc nước đòi gà"; sợ khi gấp
thời không xong.
Người trỏ lối đưa đường phải lựa cho thập phần chắc chắn, chớ có
rước thầy mù coi đất mà đến khi lỡ làng. Tính toán các điều ấy đủ rồi
thời ta định sẵn một cái chương trình, việc gì trước ta làm trước, việc
gì sau ta làm sau, việc gì lành ta theo, việc dữ thời ta tránh. Chương
trình chắc chắn, noi đó mà đi, có sợ gì đi không tới nơi đâủ Bây giờ
lại giãi thích về điều ba: Hể phàm một chủ nghĩa vẫn chính đáng, chương
trình vẫn tinh tường, còn một điều đáng lo là còn sợ kế hoạch không
được hoàn thiện, vậy nên cần có kế hoa.ch. Ông Khổng tử có câu rằng:
"Hiếu mưu nhi thành", nghĩa là làm việc phải có tìm mưu mẹo, mà
mưu mẹo phải tìm cho đến chốn đến nơị Sách Binh thư có câu: "Đa toán
thắng, thiểu toán bất thắng", nghĩa là tính toán được nhiều nước thời
ăn hơn, tính toán được ít nước thời phải thuạ Ví như hai người vật nhau
một người sức mạnh mà không có mẹo, một người sức yếu mà có nhiều mẹo,
thời người sức yếu chắc ăn hơn. Cái mẹo đó, tức là kế hoạch; mà trong
khi tính toán kế hoạch, thời phải đủ ba điều: một là cân nhắc về phần
trí khôn; hai là cân nhắc về phần lực lượng; ba là cân nhắc về phần
thời thế. Lựa trong ba điều đó, mà tính toan bày đặt cho đủ cả mọi
đường, như làm một bài tính, không bỏ sót một con số nàọ Đó là kế
hoa.ch. Việc thiên hạ đầu nhỏ đầu to, nhưng mỗi một việc tất phải có
một kế hoạch; nếu kế hoạch được tinh tường chu đáo, thời có việc gì là
chẳng nên? Nói tóm lại, làm việc phải có chủ nghĩa, mà mình đối với chủ
nghĩa tất phải hết sức trung thành, thà là vì chủ nghĩa mà giết mình,
chẳng nên vì mình mà giết chủ nghĩa. Như ông Tôn Văn trót một đời người
hết sức trung thành với "Tam Dân chủ nghĩa", thật là gương cho ta đó.
Còn ngoài ra như chương trình tất phải châm chước cho kỹ càng, tổ chức
cho hoàn thiện, mà lại phải có kế hoạch cho kỹ càng thời chương trình
mới thực hành được; nếu có chủ nghĩa mà không có chương trình, thời chủ
nghĩa không bao giờ thực hiện; nếu có chưong trình mà không kế hoạch
thời chương trình không bao giờ thành công. Vậy nên ở trong cách làm
việc phải cần có cả ba điều đó.
Lại còn có một lẽ người ta cần phải biết, biết không thấu thời
làm không xong. Ông Tôn Văn có câu nói rằng "Tri nan hành dị", nghĩa là
biết được rành thời khó; đã biết rồi mà làm thời dễ. Nếu anh em làm
việc cần phải biết cho rành. Lại còn một tệ bệnh, người ta càng nên
biết lắm.
Thí dụ: Muốn lấy trộm một nhà ông giàu thời làm thế nàỏ những khi
bình thường phải giả ngẫn giả ngơ, giả khờ giả dại, chớ cho ông nhà
giàu đó biêt mình là kẻ trộm bợm. Vậy sau khi thực hành mới dễ được
thành công. Ông Lão Tử có câu nói rằng: "Đại trí nhược ngu", Nghĩa là
những người khôn rất to thời phải làm như hình người ngụ Lại có câu
rằng: "Đại xảo nhược chuyết", nghĩa là những người khéo rất to, thời
phải làm như hình người vu.ng. Vậy nên những người muốn làm việc, trước
phải bồi dưỡng hai cái tinh thần:
1 Tinh thần nín nhịn;
2 Tinh thần tránh tiếng.
Hay nín nhịn thời chớ có giận vặt với hung hăng những thói vũ
phu; hay tránh tiếng thời chớ có bán tiếng mua danh, để cho những người
tầm thường không kể mình là giỏi mới là haỵ
Sách Binh Thư có câu rằng: "Tịnh như xử nử, động như thoát thố".
Câu trên nghĩa là: Khi ta hãy còn lặng lẽ, thời êm đềm kín đáo như chị
con gái chưa lấy chồng ở trong một chốn buồng sâu, vẫn mình là rất muốn
lấy chồng, mà không để cho ai biết". Câu nói đó là bày vẻ cách kế
hoạch cho người ta làm việc. Câu nói dưới nghĩa là: "Khi ta hành động
tất phải nhìn theo thời thế mà theo cho gấp, như con thỏ ở trong lồng
mà được xổ ra, thời bổng chốc mà chạy rất mau, dầu ai lanh đến mấy cũng
không có thể bắt được nó". Câu nói đó là bày vẻ cho cách người ta hành
động. Cách làm việc nếu được như hai câu nói đó thời việc gì cũng
thành công; nếu không được như hai câu nói đó, thời việc gì cũng thất
bại.
Tuy nhiên, lại có một lẽ: Hể phàm tính việc thời tất muốn thành
công, mà đã có gan làm việc thời lại phảI không sợ thất bại; bởi vì, hể
làm việc tất phải trải qua một lối thất bại mới đến thành công.
Sách Tây có câu: "Thất bại là mẹ đẻ ra thành công". Tục ngữ ta có
câu rằng: "Đứt tay mới hay thuốc", Vây nên những việc thất bại, chính
là trường học thiên nhiên mà dạy bảo cho mình đến thành công. Người ta
chỉ sợ mình không có gan làm việc, còn thất bại thời không nên sợ gì;
càng thất bại càng làm, càng làm càng sinh ra khôn khéo; trải qua một
phen thất bại thời thêm ra được một mối thành công. Vậy mới biết: Thất
bại là mẹ đẻ ra thành công, có thế thật!
Chung
PHAN BỘI CHÂU * CHÂN TƯỚNG QUÂN
*
*
Bùi Thụy Đào Nguyên
Giới thiệu tác phẩm Chân tướng quân của Phan Bội Châu.
Truyện Chân tướng quân, tên đầy đủ là Chân tướng quân liệt truyện
(Liệt truyện vị tướng quân chân chính) là một trong số những tác phẩm
văn học tiêu biểu của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu (chữ Hán:
潘文珊, 1867-1940).
Giới thiệu
Truyện Chân tướng quân, được viết bằng chữ Hán, trong khoảng thời gian Phan Bội Châu hoạt động ở Trung Quốc, sau khi bị Nhật Bản trụt xuất vào tháng 3 năm 1909. Sáng tác này viết về vị anh hùng của dân tộc Việt là Hoàng Hoa Thám (1858-1913), và đã được tờ Binh sự tạp chí (Trung Quốc) đăng liên tiếp trên ba số báo: 41 – 43, từ tháng 9 – đến tháng 11 năm 1917.
Ở phần đầu truyện Chân tướng quân, Phan Bội Châu nêu lý do viết truyện:Than ôi! Tội ác của kẻ thù thì ngút trời, thế lực kẻ thù thì gắp trăm ngàn lần, thế mà ông Hoàng (Hoàng Hoa Thám) một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời.Ông đã tập hợp và rèn luyện những con người tầm thường trở thành một đội ngũ mạnh mẽ và ông đã đường đường là một vị tướng quân tiếng tăm lừng lẫy. Ông thực xứng đáng là chân quốc nhân. Xứng đáng là chân tướng quân! Vì vậy tôi mới viết truyện Chân tướng quân này.
Cuối truyện, tác giả nhắc lại lần nữa:
Nhắc đến chuyện tướng quân, không ai là không tiếc thương bậc anh hùng không gặp thời...Tuy vậy, nước tôi còn có được một người như tướng quân cũng là may lắm. Nhân đó mà tôi viết truyện này.
Lược truyện
Nhân vật chính trong truyện Chân tướng quân là Hoàng Hoa Thám, là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) chống Pháp (1885–1913).
Đầu truyện, Phan Bội Châu cho biết ông đã tìm đến chiến khu Yên Thế, nhưng vì ông Hoàng bệnh, nên không gặp được[1]. Dù vậy, xuyên qua lời kể của một cụ già địa phương, tác giả cũng đã làm cho nhân vật chính rõ nét dần. Đó là hình ảnh một đứa trẻ mục đồng sống trong cảnh nghèo khổ, côi cút, chăn trâu, ở đợ mà vẫn rất hồn nhiên, phóng khoáng và được nhiều bạn bè cảm phục…
Tiếp theo, là phần dài nhất truyện, Phan Bội Châu mô tả lại những bước thăng trầm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, như các sách sử đã ghi. Tuy nhiên, mặc dù có những phân hóa trong hàng ngũ của nghĩa quân sau những thất bại quân sự; và sự mua chuộc, dụ dỗ của đối phương,...song trước sau ông Hoàng vẫn kiên trì giương cao ngọn cờ kháng thực dân Pháp.
Cuối truyện, Phan Bội Châu mới để cho nhân vật chính hiện diện, thông qua cuộc tiếp xúc với chính ông [2]. Đến đây, một hình tượng ông Hoàng lý tưởng (sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian) đã dần hòa quyện trong một Hoàng Hoa Thám hiện thực. Kết thúc truyện, tác giả không để cho ông Hoàng thất bại mà về ẩn ở đâu đó, như một con mãnh hổ nghỉ ngơi, theo truyền thuyết của dân gian.
***
Chân tướng quân, một lãnh tụ xuất thân từ nông dân, được kể theo một trình tự khá độc đáo. Qua sự sắp xếp khéo léo của tác giả, nhân vật chính từ từ hiện ra "với tư thế của một vị lão tướng kiệt xuất, mưu trí, anh dũng và rất mực kiên quyết song lại cũng có tấm lòng khoan dung, nhân ái, biết phán đoán và làm chủ tình thế..."
Ngoài ra ở truyện, còn bộc lộ quan điểm của người viết trong cách đáng giá người anh hùng, và cũng đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Phan Bội Châu trong việc khắc họa tính cách nhân vật..."Với thủ pháp hồi ức, tưởng tượng xen lẫn với đặc tả, có thể xem đây là một tác phẩm thành công trong khối lượng đồ sộ hơn năm chục truyện viết về người thật - việc thật của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu."[3]
Trích tác phẩm
...Tôi hỏi thăm cụ về chuyện gia đình của tướng quân. Cụ đưa tay chỉ dãy núi trước mặt bảo tôi: Đấy là chỗ ở cũ của Quan Lớn.
Quan lớn người mới sinh ra đã mất cha, không biết cha là ai. Mẹ thì nghèo khổ, lưu lạc tới nơi đây, nương tựa vào nhà họ Hoàng. Vì Quan lớn làm con nuôi họ Hoàng, do đó lấy họ Hoàng. Sáu tuổi mẹ chết, cha nuôi cũng chết, bơ vơ côi cút, đi ở chăn trâu, nhà nghèo không có khả năng đi học. Than ôi! Một vị chân tướng quân mà không biết được một chữ quèn!
Tôi nghe cụ kể tới đây lòng bỗng xót xa. Than ôi! Dòng dõi cao quý phỏng có thiếu gì. Ông này là bậc danh nho đương thời, kẻ kia là bậc trâm anh thế phiệt. Song ngày nay, không biết bao nhiêu kẻ đã lúc nhúc quỳ lạy trước quân giặc, xưng hô quân giặc là Trời, là Hoàng đế. Mà một vị tướng quân oanh liệt hiên ngang chống lại quân giặc trong mấy mươi năm nổi tiếng anh hùng, lại là con nhà nghèo khổ côi cút! Họ tự khoác lác khoe khoang là dòng dõi quyền quý, là tầng lớp học thức, họ có biết trong thế gian này còn có chuyện đáng hổ thẹn không?...
...Khi tướng quân tuổi đã mười lăm thì vứt bỏ roi trâu, cởi áo tơi đến đầu quân ở một vị thống lĩnh nọ làm lính trơn. Rồi khi gặp địch, thì xông lên trước chém được nhiều giặc. Chưa đầy nửa năm đã thăng lên chức đầu mục. Một năm sau được thăng chức bang tá, có thể tự chỉ huy được một cánh quân...Chủ soái rất yêu tài năng của tướng quân phong làm chức đề đốc. Khi ấy danh tiếng của ông đã vang dậy.
(Rồi vì) chưa biết phép dùng binh của phương Tây. Khí giới súng đạn đều cũ kỹ tồi tệ... Hơn nữa, các kho quân dụng để dành đã bị quân địch cướp sạch. Nghĩa quân ở các đạo phải đánh giặc bằng tay không... Bấy giờ quân giặc muốn dụ tướng quân đầu hàng... Tướng quân vẫn cương quyết trả lời: Bậc đại trượng phu thà chịu chết chứ không chịu nhục. Đầu tôi chưa rụng thì sao tôi lại chịu cúi để theo giặc. Tôi thề chết không đầu hàng. Ai còn dám nói đầu hàng, sẽ bị chém!"...[4]
Thơ liên quan
Ngoài tác phẩm trên, Phan Bội Châu còn khóc cho lãnh tụ Hoàng Hoa Thám bằng một bài thơ:
Khốc Chân Tướng QuânDị chủng sài lang mãn địa tinh
Độc tương chích thủ dữ cừu tranh.
Trấp niên thương kiếm sơn hà khí,
Bách chiến phong vân phụ tử binh.
Quốc thế dĩ trầm, quân thượng phấn,
Tướng đầu vị đoạn tặc do kinh.
Anh hùng bản sắc chung năng hiện,
Vạn lí thời văn hổ khiếu thanh.
Khóc Chân Tướng QuânSói lang giống khác tanh lợm đất,
Đấu với quân thù: cánh tay đơn.
Gươm mấy chục năm, hồn sông núi,
Gió mấy trăm trận, lính cha con.
Nước dù chìm đắm, lòng chẳng nhụt,
Đầu vẫn chưa rơi, giặc kinh hồn.
Đến chót mới hay người hào kiệt,
Thẳm xa tiếng hổ vọng nước non.
(Kiều Văn dịch thơ)
Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu.
Chú thích
1. Phan Bội Châu tìm vào bản doanh Yên Thế vào tháng Tám năm Quý Mão (1903).
2. Tháng 12 năm 1906, Phan Bội Châu tìm vào chiến khu Yên Thế lần nữa, và lần này ông mới gặp được lãnh tụ họ Hoàng.
3. Lược theo Nguyễn Phương Chi trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb thế giới, 2004, tr. 242-243.
4. Chú thích của người soạn: Tôi: Phan Bội Châu. Cụ: một lão nông ở địa phương. Giặc: thực dân Pháp. Tướng quân, chân tướng quân hay Quan lớn đều dùng để chỉ Hoàng Hoa Thám. Phần trích chép theo Thơ văn Phan Bội Châu, do Chương Thâu biên soạn & giới thiệu. Nxb Văn học, 1985, tr. 124-132.
Giới thiệu
Truyện Chân tướng quân, được viết bằng chữ Hán, trong khoảng thời gian Phan Bội Châu hoạt động ở Trung Quốc, sau khi bị Nhật Bản trụt xuất vào tháng 3 năm 1909. Sáng tác này viết về vị anh hùng của dân tộc Việt là Hoàng Hoa Thám (1858-1913), và đã được tờ Binh sự tạp chí (Trung Quốc) đăng liên tiếp trên ba số báo: 41 – 43, từ tháng 9 – đến tháng 11 năm 1917.
Ở phần đầu truyện Chân tướng quân, Phan Bội Châu nêu lý do viết truyện:Than ôi! Tội ác của kẻ thù thì ngút trời, thế lực kẻ thù thì gắp trăm ngàn lần, thế mà ông Hoàng (Hoàng Hoa Thám) một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời.Ông đã tập hợp và rèn luyện những con người tầm thường trở thành một đội ngũ mạnh mẽ và ông đã đường đường là một vị tướng quân tiếng tăm lừng lẫy. Ông thực xứng đáng là chân quốc nhân. Xứng đáng là chân tướng quân! Vì vậy tôi mới viết truyện Chân tướng quân này.
Cuối truyện, tác giả nhắc lại lần nữa:
Nhắc đến chuyện tướng quân, không ai là không tiếc thương bậc anh hùng không gặp thời...Tuy vậy, nước tôi còn có được một người như tướng quân cũng là may lắm. Nhân đó mà tôi viết truyện này.
Lược truyện
Nhân vật chính trong truyện Chân tướng quân là Hoàng Hoa Thám, là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) chống Pháp (1885–1913).
Đầu truyện, Phan Bội Châu cho biết ông đã tìm đến chiến khu Yên Thế, nhưng vì ông Hoàng bệnh, nên không gặp được[1]. Dù vậy, xuyên qua lời kể của một cụ già địa phương, tác giả cũng đã làm cho nhân vật chính rõ nét dần. Đó là hình ảnh một đứa trẻ mục đồng sống trong cảnh nghèo khổ, côi cút, chăn trâu, ở đợ mà vẫn rất hồn nhiên, phóng khoáng và được nhiều bạn bè cảm phục…
Tiếp theo, là phần dài nhất truyện, Phan Bội Châu mô tả lại những bước thăng trầm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, như các sách sử đã ghi. Tuy nhiên, mặc dù có những phân hóa trong hàng ngũ của nghĩa quân sau những thất bại quân sự; và sự mua chuộc, dụ dỗ của đối phương,...song trước sau ông Hoàng vẫn kiên trì giương cao ngọn cờ kháng thực dân Pháp.
Cuối truyện, Phan Bội Châu mới để cho nhân vật chính hiện diện, thông qua cuộc tiếp xúc với chính ông [2]. Đến đây, một hình tượng ông Hoàng lý tưởng (sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian) đã dần hòa quyện trong một Hoàng Hoa Thám hiện thực. Kết thúc truyện, tác giả không để cho ông Hoàng thất bại mà về ẩn ở đâu đó, như một con mãnh hổ nghỉ ngơi, theo truyền thuyết của dân gian.
***
Chân tướng quân, một lãnh tụ xuất thân từ nông dân, được kể theo một trình tự khá độc đáo. Qua sự sắp xếp khéo léo của tác giả, nhân vật chính từ từ hiện ra "với tư thế của một vị lão tướng kiệt xuất, mưu trí, anh dũng và rất mực kiên quyết song lại cũng có tấm lòng khoan dung, nhân ái, biết phán đoán và làm chủ tình thế..."
Ngoài ra ở truyện, còn bộc lộ quan điểm của người viết trong cách đáng giá người anh hùng, và cũng đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Phan Bội Châu trong việc khắc họa tính cách nhân vật..."Với thủ pháp hồi ức, tưởng tượng xen lẫn với đặc tả, có thể xem đây là một tác phẩm thành công trong khối lượng đồ sộ hơn năm chục truyện viết về người thật - việc thật của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu."[3]
Trích tác phẩm
...Tôi hỏi thăm cụ về chuyện gia đình của tướng quân. Cụ đưa tay chỉ dãy núi trước mặt bảo tôi: Đấy là chỗ ở cũ của Quan Lớn.
Quan lớn người mới sinh ra đã mất cha, không biết cha là ai. Mẹ thì nghèo khổ, lưu lạc tới nơi đây, nương tựa vào nhà họ Hoàng. Vì Quan lớn làm con nuôi họ Hoàng, do đó lấy họ Hoàng. Sáu tuổi mẹ chết, cha nuôi cũng chết, bơ vơ côi cút, đi ở chăn trâu, nhà nghèo không có khả năng đi học. Than ôi! Một vị chân tướng quân mà không biết được một chữ quèn!
Tôi nghe cụ kể tới đây lòng bỗng xót xa. Than ôi! Dòng dõi cao quý phỏng có thiếu gì. Ông này là bậc danh nho đương thời, kẻ kia là bậc trâm anh thế phiệt. Song ngày nay, không biết bao nhiêu kẻ đã lúc nhúc quỳ lạy trước quân giặc, xưng hô quân giặc là Trời, là Hoàng đế. Mà một vị tướng quân oanh liệt hiên ngang chống lại quân giặc trong mấy mươi năm nổi tiếng anh hùng, lại là con nhà nghèo khổ côi cút! Họ tự khoác lác khoe khoang là dòng dõi quyền quý, là tầng lớp học thức, họ có biết trong thế gian này còn có chuyện đáng hổ thẹn không?...
...Khi tướng quân tuổi đã mười lăm thì vứt bỏ roi trâu, cởi áo tơi đến đầu quân ở một vị thống lĩnh nọ làm lính trơn. Rồi khi gặp địch, thì xông lên trước chém được nhiều giặc. Chưa đầy nửa năm đã thăng lên chức đầu mục. Một năm sau được thăng chức bang tá, có thể tự chỉ huy được một cánh quân...Chủ soái rất yêu tài năng của tướng quân phong làm chức đề đốc. Khi ấy danh tiếng của ông đã vang dậy.
(Rồi vì) chưa biết phép dùng binh của phương Tây. Khí giới súng đạn đều cũ kỹ tồi tệ... Hơn nữa, các kho quân dụng để dành đã bị quân địch cướp sạch. Nghĩa quân ở các đạo phải đánh giặc bằng tay không... Bấy giờ quân giặc muốn dụ tướng quân đầu hàng... Tướng quân vẫn cương quyết trả lời: Bậc đại trượng phu thà chịu chết chứ không chịu nhục. Đầu tôi chưa rụng thì sao tôi lại chịu cúi để theo giặc. Tôi thề chết không đầu hàng. Ai còn dám nói đầu hàng, sẽ bị chém!"...[4]
Thơ liên quan
Ngoài tác phẩm trên, Phan Bội Châu còn khóc cho lãnh tụ Hoàng Hoa Thám bằng một bài thơ:
Khốc Chân Tướng QuânDị chủng sài lang mãn địa tinh
Độc tương chích thủ dữ cừu tranh.
Trấp niên thương kiếm sơn hà khí,
Bách chiến phong vân phụ tử binh.
Quốc thế dĩ trầm, quân thượng phấn,
Tướng đầu vị đoạn tặc do kinh.
Anh hùng bản sắc chung năng hiện,
Vạn lí thời văn hổ khiếu thanh.
Khóc Chân Tướng QuânSói lang giống khác tanh lợm đất,
Đấu với quân thù: cánh tay đơn.
Gươm mấy chục năm, hồn sông núi,
Gió mấy trăm trận, lính cha con.
Nước dù chìm đắm, lòng chẳng nhụt,
Đầu vẫn chưa rơi, giặc kinh hồn.
Đến chót mới hay người hào kiệt,
Thẳm xa tiếng hổ vọng nước non.
(Kiều Văn dịch thơ)
Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu.
Chú thích
1. Phan Bội Châu tìm vào bản doanh Yên Thế vào tháng Tám năm Quý Mão (1903).
2. Tháng 12 năm 1906, Phan Bội Châu tìm vào chiến khu Yên Thế lần nữa, và lần này ông mới gặp được lãnh tụ họ Hoàng.
3. Lược theo Nguyễn Phương Chi trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb thế giới, 2004, tr. 242-243.
4. Chú thích của người soạn: Tôi: Phan Bội Châu. Cụ: một lão nông ở địa phương. Giặc: thực dân Pháp. Tướng quân, chân tướng quân hay Quan lớn đều dùng để chỉ Hoàng Hoa Thám. Phần trích chép theo Thơ văn Phan Bội Châu, do Chương Thâu biên soạn & giới thiệu. Nxb Văn học, 1985, tr. 124-132.
*
THANH TÙNG * AI BÁN ĐỨNG PHAN BỘI CHÂU?
*
Ai Bán Ðứng Phan Bội Châu ?
Thanh Tùng
Trong quyển "Victory at Any Cost - The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap" của Cecil B. Currey (xb. năm 1997), tác giả có tiết lộ :
"Tháng Sáu năm 1925, vì 100.000 đồng bạc Ðông Dương, Hồ giao nộp Châu cho các mật viên của Phòng Nhì Pháp, tên gọi chính thức đầy đủ là 'Phòng Công An Trung Ương của Toàn Quyền Ðông Dương' - vắn tắt là cảnh sát Pháp - , thế là Châu bị bắt trong khi ông đang đi ngang qua Tô Giới Anh ở Thượng Hải. Sau đó, Lý Thụy (bí danh của HCM) biện minh cho rằng hành động của mình là đúng. Hành động đó là để khơi dậy mối căm thù Pháp của nhân dân Việt Nam, điều cần thiết cho công cuộc cách mạng và số tiền đó đã giúp Hồ tài trợ những hoạt động của ông ở Quảng Ðông".
Cũng xin nhắc lại là vào năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn Thế Giới Bị Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc". Ấy thế mà, vì số tiền chẳng là bao và vì quyền lợi chính trị cá nhân, Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm bán rẻ đồng chí của mình cho công an Pháp.
Thế là, cảnh sát Tây bắt Phan Bội Châu tại Thượng Hải rồi giải về Hương Cảng và về Hải Phòng, sau cùng tống giam Phan Bội Châu vào nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Muốn cho dư luận khỏi xôn xao quá nhiều về tin nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp áp đặt cho ông cái tên tù quốc phạm Trần Văn Ðức.
Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 23 tháng Mười Một năm 1925, dưới quyền chủ tọa của Giám Ðốc Bride, Ðốc Lý Hà Nội là Dupuy và Ðại Úy Bellie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrich làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hà Nội và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.
Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, chẳng cần sự biện luận của các luật sư do nhà nước Tây chỉ định, Phan Bội Châu cứ bình tỉnh và mạnh dạn trả lời, ung dung và chậm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể binh vực cho hành động hợp lý và quang minh chính đại của mình, ông đã trình bày như sau :
"Nếu tôi có tội thì chỉ có bốn tội như sau :
1.- Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không có ai phản đối mà mình tôi phản đối, muốn cho nước nhà độc lập.
2.- Nước Nam xưa nay là chính thể chuyên chế mà tôi muốn nước Nam thành một dân quốc.
3.- Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.
4.- Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị làm hết cái thiên chức khai hóa của mình."
Thật là chẳng khác nào một gáo nước lạnh tạt vào mặt những quan Tây ngồi trên ghế xử tội và vào lương tri của bọn thực dân đang mê ngủ, miệng nói nào là công lý, nào là công trình khai hóa và truyền bá văn minh, nhưng cứ thẳng tay dùng bạo lực. Thế nhưng, lời lẽ và lý luận của kẻ có tội thì cũng chỉ là đàn gẩy tai trâu nên Hội Ðồng Ðề Hình cũng lên án xử tử bị can. Những lời "biện hộ và bênh vực" của các quan trạng "quốc doanh" cũng chỉ là hình thức.
Sau khi được tin Phan Bội Châu bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra hàng nghìn lá đơn gửi đến các cơ quan của chính phủ Pháp, các tòa đại sứ những nước lớn tại Paris, các tổ chức để yêu cầu can thiệp cho ông Phan Bội Châu. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín đến những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châu để kháng nghị hoặc yêu cầu ngăn chận bàn tay độc ác của thực dân Pháp.
*
Thanh Tùng
Trong quyển "Victory at Any Cost - The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap" của Cecil B. Currey (xb. năm 1997), tác giả có tiết lộ :
"Tháng Sáu năm 1925, vì 100.000 đồng bạc Ðông Dương, Hồ giao nộp Châu cho các mật viên của Phòng Nhì Pháp, tên gọi chính thức đầy đủ là 'Phòng Công An Trung Ương của Toàn Quyền Ðông Dương' - vắn tắt là cảnh sát Pháp - , thế là Châu bị bắt trong khi ông đang đi ngang qua Tô Giới Anh ở Thượng Hải. Sau đó, Lý Thụy (bí danh của HCM) biện minh cho rằng hành động của mình là đúng. Hành động đó là để khơi dậy mối căm thù Pháp của nhân dân Việt Nam, điều cần thiết cho công cuộc cách mạng và số tiền đó đã giúp Hồ tài trợ những hoạt động của ông ở Quảng Ðông".
Cũng xin nhắc lại là vào năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn Thế Giới Bị Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc". Ấy thế mà, vì số tiền chẳng là bao và vì quyền lợi chính trị cá nhân, Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm bán rẻ đồng chí của mình cho công an Pháp.
Thế là, cảnh sát Tây bắt Phan Bội Châu tại Thượng Hải rồi giải về Hương Cảng và về Hải Phòng, sau cùng tống giam Phan Bội Châu vào nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Muốn cho dư luận khỏi xôn xao quá nhiều về tin nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp áp đặt cho ông cái tên tù quốc phạm Trần Văn Ðức.
Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 23 tháng Mười Một năm 1925, dưới quyền chủ tọa của Giám Ðốc Bride, Ðốc Lý Hà Nội là Dupuy và Ðại Úy Bellie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrich làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hà Nội và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.
Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, chẳng cần sự biện luận của các luật sư do nhà nước Tây chỉ định, Phan Bội Châu cứ bình tỉnh và mạnh dạn trả lời, ung dung và chậm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể binh vực cho hành động hợp lý và quang minh chính đại của mình, ông đã trình bày như sau :
"Nếu tôi có tội thì chỉ có bốn tội như sau :
1.- Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không có ai phản đối mà mình tôi phản đối, muốn cho nước nhà độc lập.
2.- Nước Nam xưa nay là chính thể chuyên chế mà tôi muốn nước Nam thành một dân quốc.
3.- Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.
4.- Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị làm hết cái thiên chức khai hóa của mình."
Thật là chẳng khác nào một gáo nước lạnh tạt vào mặt những quan Tây ngồi trên ghế xử tội và vào lương tri của bọn thực dân đang mê ngủ, miệng nói nào là công lý, nào là công trình khai hóa và truyền bá văn minh, nhưng cứ thẳng tay dùng bạo lực. Thế nhưng, lời lẽ và lý luận của kẻ có tội thì cũng chỉ là đàn gẩy tai trâu nên Hội Ðồng Ðề Hình cũng lên án xử tử bị can. Những lời "biện hộ và bênh vực" của các quan trạng "quốc doanh" cũng chỉ là hình thức.
Sau khi được tin Phan Bội Châu bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra hàng nghìn lá đơn gửi đến các cơ quan của chính phủ Pháp, các tòa đại sứ những nước lớn tại Paris, các tổ chức để yêu cầu can thiệp cho ông Phan Bội Châu. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín đến những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châu để kháng nghị hoặc yêu cầu ngăn chận bàn tay độc ác của thực dân Pháp.
*
MƯỜNG GIANG * PHAN BỘI CHÂU
*
Hồ Chí Minh Bán Đứng Phan Bội Châu Cho Thực Dân Pháp, Trên Đất Trung Hoa Năm 1925
Hồ Chí Minh Bán Đứng Phan Bội Châu Cho Thực Dân Pháp, Trên Đất Trung Hoa Năm 1925
Sunday, 9. September 2007, 08:08:07
Kính
tặng Quý Ân Sư và Anh Chị Em TH. Phan Bội Châu - Phan Thiết Riêng Mai
Minh, Pham Thái, Khai Trinh, Anh Vũ, Trường, Dung...
*
Mường Giang
Về
huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc
tới bốn nhân vật: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và
Ngô Đình Diệm. Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực
chính ai mới là người thực sự ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người,
cả Phan Chu Trinh và Ngô Đình Diệm mất thình lình nên chưa biện bạch
hành động cùng chuyến đi của mình. Phan Bội Châu trong tự phán đã viết
lời thành thật xin lỗi quốc dân, sự thất bại trên con đường cứu nước.
Duy nhất chỉ có Hồ Chí Minh thì tự viết sách huyền thoại hoá với mình
để bóp méo sự thật: Ra đi đề tìm phương tiện hợp tác với giặc Pháp,
để mưu sinh và giải quyết kinh tế gia đình mà thôi.
* Huyền Thoại Phan Bội Châu, Xuất Dương Cứu Nước
Là
một nhà nho tiêu biểu cho giới sĩ phu yêu nước, Phan Bội Châu đã ném
danh lợi phù phiếm vào trời đất mông mênh để chọn cho mình một cuộc
sống phi thường, dấn thân đấu tranh cho dân, cho nước, theo đúng
truyền thống ngàn đời của thanh niên kẽ sĩ thời đại:
’Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh’.
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh’.
Những
sử gia chân chính xưa nay khi luận anh hùng, thường không chú trọng
đến sự thành công vật chất, mà chỉ quan tâm đến các giá trị tinh thần.
Bởi vậy trong dòng sông lịch sử Hồng Lạc, từ buổi bình minh dựng nước
thời tổ Hùng Vương cho tới hôm nay, ta thấy ngoài những minh quân,
hiền tướng như Lý thánh tông, Trần nhân Tông, Lê thánh Tông, Lý thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã tạo nên những chiến công
hiển hách, lưu danh thiên cổ. Bên cạnh đó còn có không biết bao nhiêu
anh hùng liệt nữ, cũng đã hy sinh cho Tổ quốc dân tộc. Họ là Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, là Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Trương Định, Thủ khoa
Huân, Phạm hồng Thái, Cô Giang, Nguyễn thái Học... là Phan Chu Trinh,
Phan Bội Châu và mới nhất có Trần văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh,
Trần Thiện Khải, Lý Tống... tất cả không thành công, nhưng thành nhân,
danh thơm muôn thuở, khí phách hiên ngang, đáng được đời ngưỡng mộ.
Trong hàng ngũ anh hùng liệt nữ trên, Phan Bội Châu qua tâm khảm của
nhiều người Việt Nam, là một chiến sĩ yêu nước tha thiết, nồng nàn; một
nhân vật lịch sử kiệt xuất, gạch nối giữa hai phong trào văn thân và
Duy tân, cùng có chung một mục đích trong công cuộc đấu tranh giành
độc lập cho dân tộc vào đầu thế kỷ 20.
* Nghệ An - Quê Hương Của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh
Cùng
sánh vai với Thăng Long, kinh đô cũng là chốn ngàn năm văn vật, hai
tỉnh Quảng Nam và Nghệ An, bao đời đã sản sinh ra nhiều danh nhân của
dân tộc. Nghệ An xưa nay vẫn là một tỉnh lớn và quan trọng nhất nhì
của VN, nằm về phía bắc Trung phần, giáp giới với Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Lào và Đông Hải; hiện tại có diện tích là 16.487 km2 với dân số
2.858.265 người, nhiều núi, ít bình nguyên nhưng lại có một hệ thống
sông rạch chằng chịt. Vì là miền đất cổ của Văn Lang, nên Nghệ An có
rất nhiều di tích lịch sử như đền An Dương Vương, Mai Hắc Đế, thành
Lục Niên, Phượng Hoàng Trung Đô. Ngoài ra, Nghệ An còn nổi tiếng khắp
nước vì đã sản sinh ra nhiều anh hùng, liệt nữ và những tài danh văn
học như Phan Bội Châu (Nam Đàn), Đặng nguyên Cẩn, Đặng thái Thân (Hải
Côn), Phạm hồng Thái (Hưng Nguyên), Hồ tông Thốc, Dương doản Am (Quỳnh
Lưu), Hồ sĩ Dương (Hoàn Hậu), Nguyễn trường Tộ (Hưng Nguyên), Nguyễn
xuân Ôn, Hồ xuân Hương... sông núi anh linh đã hun đúc nên nhiều anh
hùng liệt nữ, những tài hoa nghệ sĩ hiển hách muôn đời.
Theo
Nguyễn Thiện Chí, viết qua lời kể của Đại Tá Phan Thiện Cơ thuộc Quân
đội Bắc Việt, cũng là cháu đích tôn cụ Phan bội Châu, đăng trong
‘Kiến thức ngày nay’ số 50, xuất bản tại Sài Gòn ngày 15-12-1990, thì
trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1955, đội cải cách địa
phương đã qui tội Cụ Phan thuộc thành phần giai cấp địa chủ theo lối
tam đoạn luận, nghĩa là cụ Phan đỗ đạt cao, mà học cao thì phải giàu
và giàu là địa chủ. Cũng may Cụ đã chết từ lâu nên thay vì lôi ra đấu
tố, nhà nước chỉ đem bức ảnh của Cụ treo trên bàn thờ xuống để ở
chuồng trâu. Cuối năm 1955, Đảng sửa sai chính sách cải cách ruộng
đất, nhờ vậy Cụ Phan được xóa tội địa chủ, cường hào nên bức ảnh được
phép treo trở lại trên bàn thờ cũ. Ôi đau đớn cho những người yêu nước.
NGUYỄN THIÊN THỤ * PHAN BỘI CHÂU
*
Phan Bội Châu biệt hiệu Sào Nam, sinh ngày mồng một, tháng chạp năm đinh mão (26-12-1867), tại làng Sa Nam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Phan Văn Phổ, một nhà nho. Năm Phan Bội Châu lên ba, cả nhà trở về làng tổ làm nhà ở núi, thuộc làng Đan Nhiệm, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông đậu giải nguyên tại trường Nghệ An khoa canh tí (1900). Khi trẻ, ông đã hưởng ứng phong trào cần vương. Năm quý tị (1883), ông 17 tuổi viết bài Bình Tây thu bắc. Năm ất dậu (1885), 19 tuổi, ông lập Thí sinh quân chống Pháp. Năm 1900, ông cùng Đặng Thái Thân, Nguyễn Hàm lập kế hoạch liên lạc với các lực lượng cần vương. Phan Bội Châu đã liên lạc với Đào Tấn, tổng đốc Nghệ An, Hoàng Hoa Thám. Sau ông vào học trường Quốc tử giám ở Huế, liên lạc tìm đồng chí. Năm ất tị (19005), ông sang Quảng Đông, rồi gặp Lương Khải Siêu, sang Nhật Bản gặp chính giới Nhật. Tháng 6 năm này, ông trở về nước, mời hoàng thân Cường Để sang Nhật và đem du học sinh sang Nhật. Ông trở lại Trung quốc lập Duy Tân Hội. Cuối năm này, ông trở lại Việt Nam gặp Hoàng Hoa Thám. Năm nhâm tý (1912), ông lập Việt Nam Quang Phục hội, tôn Cường Để làm hội trưởng, ông làm phó hội trưởng.
Năm quý sửu (1913), Cường Để bị Anh bắt; Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng bị Pháp bắt, phong trào du học sinh bị khủng bố, it lâu sau các nhà cách mạng Việt Nam được tự do. Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh, tức Lý Thụy đã mời Phan Bội Châu đi Nga song Phan Bội Châu thấy rõ dã tâm của người Nga và đảng cộng sản nên từ chốì. Năm ất sửu (1925), Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền và tiêu diệt phe quốc gia. Đó là cái tội bán nước hại dân, lừa thầy phản bạn của Hồ Chí Minh, một tên đại gian ác trong lịch sử Việt Nam. Trước tinh thần tranh đấu của dân Việt, Pháp nhượng bộ, đem an trí Phan Bội Châu tại Huế. Ông mất ngày 29 tháng chín năm canh thìn (29-10-1940) tại Huế, thọ 74 tuổi.
Tác phẩm:
Tác phẩm của Phan Bội Châu rất nhiều, chúng ta có thể phân chia ra các loại chính như sau:
(1). Vận động cách mạng:
-Bình Tây Thu Bắc (1883)
-Song Tuất lục (1886)
-Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (1903).
-Khuyến Quốc Dân Du Học Văn (1905).
-Hải Ngoại Huyết Thư (1906).
-Ai Cáo Nam Kỳ (1907)
-Bình Tây Kiến Quốc Hịch
(2). Tranh đấu sử:
-Việt Nam Vong Quốc Sử (1905).
-Việt Nam Nghĩa Liệt Sử (1907)
-Ngư Hải Tiên Sinh Biệt Truyện
-Tiểu La Tiên Sinh Biệt Truyện.
-Hoàng Yên Thế Tướng Quân Truyện
-Hà Thành Liệt Sĩ Truyện
(3). Hồi ký -Ngục Trung Thư -Tự Phán
(4). Truyện:
-Trùng Quang Tâm Sử
( 5). Biên khảo:
-Chu Dịch
-Khổng Học Đăng.
Phan tiên sinh dùng văn chương để tranh đấu cho độc lập Việt Nam. Trong các tài liệu chính trị, hay tài liệu sử, thỉnh thoảng có những bài thơ kêu gọi tranh đấu và bày tỏ tâm chí của tác giả. Bài thơ sau đây sáng tác ngày mồng 2 tháng giêng Ất tị (1905) khi tiên sinh giã từ bạn hữu xuống tàu tại Hải Phòng sang Nhật Bản:
出洋留別
生爲男子要希奇
肯許乾坤自轉移
於百年中須有我
有千載下更無誰
江山死矣 生圖汭
賢聖寥然誦亦痴
願欲長風東海去
千重白浪一齊飛
Xuất dương lưu biệt
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Hữu thiên tải hạ cánh vô thùy.
Giang sơn tử hỷ sanh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện dục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Từ biệt bạn hữu để xuất dương
Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời.
Trong cuộc trăm năm đành có tớ,
Rồi sau muôn thuở há không ai!
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn học cũng hoài.
Đông hải xông pha nưong cánh gió,
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi!
( Ngục Trung Thư, Đào Trinh Nhất dịch)
Năm 1913, Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng bị Long Tế Quang bắt giam tại Quảng Đông. Trong tù, Phan tiên sinh làm bài thơ an ủi Mai lão:
漂蓬我輩各他鄕
辛苦偏君分外常
性命幾回瀕死 地
鬚眉三度入囹堂
經綸事業天陶鑄
撥世風云帝主張
假使前途盡輿坦
英雄豪傑者庸常
Phiêu bồng ngã bối các tha hương,
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường.
Tính mạng ký hồi tần tử địa,
Tu mi tam độ nhập linh đường[1]
Kinh luân sự nghiệp thiên đào chú
Bát thế phong vân đế chủ trương.
Giả sử tiền đồ tận dư thản,
Anh hùng hào kiệt giả dung thương.
Bơ vơ đất khách bác cùng tôi,
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt
Mày râu bao lượt bị giam rồi.
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa giúp thành công tất có hồi.
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng, hào kiệt tất hơn ai!
( Ngục Trung Thư, Đào Trinh Nhất dịch)
Trong Hải Ngoại Huyết Thư, Phan Bội Châu làm nhiều bài văn thơ kêu gọi canh tân và chống Pháp:腥風馥鼻唉劍挾之無忴
忿氣闐胸罔棍雄而交屬
皇天后土其監予心不乎
會黨昆徒其聽予言 不乎
Tinh phong phốc tị, ai kiếm hiệp chi vô linh,
Phẫn khí điền hung, võng côn hùng chi giao chúc.
Hoàng thiên hậu thổ kỳ giám dư tâm phủ hồ?
Hội đảng côn đồ, kỳ thính dư ngôn phủ hồ?
Gió tanh sống mũi khó ưa,
Gươm sao cắp nách mà ngơ cho đành.
Hòn máu uất, chất quanh đầy ruột,
Anh em ôi, xin tuốt gưom ra.
Có trời, có đất, có ta,
Đồng tâm thế ấy mới là đồng tâm.
( Lê Đại dịch)
心難並與國家亡
江 山乘我之殘局
魂夢隨君涉遠洋
Đầu hận bất tiên bằng bối đoạn,
Tâm nan tịnh dữ quốc gia vong.
Giang sơn thặng ngã chi tàn cuộc,
Hồn mộng tùy quân thiệp viễn dương
Lòng chả nỡ cùng nhà nườc mất,
Đầu hiềm không trước bạn bè rơi.
Non sông lựa tớ nâng cơ đổ,
Hồn phách theo người vượt biển khơi.
( Phan Bội Châu Niên Biểu, Huỳnh Thúc Kháng dịch)
奔 馳二十年結果近一死
唉哉亡國人性命.等螻蟻
嗟余遘陽九國亡正芻雉
生與奴隷群俛仰自慙愧
所恨羽毛泊一戟容易弒
Bôn trì nhị thập niên, kết quả cận nhất tử,
Ai tai! Vong quốc nhân, tính mệnh đẳng lâu nghị.
Ta dư cấu dương cửu, quốc vong chính sô trĩ.
Sinh dữ nô lệ quần, phủ ngưỡng tự tàm quý.
Sở hận vũ mao bạc, nhất kích dung dị thí.
Chạy vạy hai mươi năm,
Rút đùng đến cái chết,
Tính mạng có ra chi,
Than ôi, người mất nước!
Ta sinh hồi loạn lạc,
Thân thể có ra gì.
Đem thân làm nô lệ,
Cúi mặt kiếp nô tỳ.
Xem mình nhẹ tày lông,
Tiêm cừu thề quyết chí. . . .
( Phan Bội Châu Niên Biểu)
Phan Bội Châu viết nhiều thơ văn bằng Hán tự, đã được dịch ra quốc ngữ. Phan Bội Châu cũng đã viết nghị luận, truyện ký và biên khảo. Ông là một văn hào, một nhà cách mệnh , một nhà cách mệnh thực sự, một nhà ái quốc thật sự của Việt Nam ta trong thời cận đại.
(Trích Văn Học Cổ Điển của Nguyễn Thiên Thụ
Chưa xuất bản)
*
Nguyễn Thiên Thụ
Phan Bội Châu biệt hiệu Sào Nam, sinh ngày mồng một, tháng chạp năm đinh mão (26-12-1867), tại làng Sa Nam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Phan Văn Phổ, một nhà nho. Năm Phan Bội Châu lên ba, cả nhà trở về làng tổ làm nhà ở núi, thuộc làng Đan Nhiệm, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông đậu giải nguyên tại trường Nghệ An khoa canh tí (1900). Khi trẻ, ông đã hưởng ứng phong trào cần vương. Năm quý tị (1883), ông 17 tuổi viết bài Bình Tây thu bắc. Năm ất dậu (1885), 19 tuổi, ông lập Thí sinh quân chống Pháp. Năm 1900, ông cùng Đặng Thái Thân, Nguyễn Hàm lập kế hoạch liên lạc với các lực lượng cần vương. Phan Bội Châu đã liên lạc với Đào Tấn, tổng đốc Nghệ An, Hoàng Hoa Thám. Sau ông vào học trường Quốc tử giám ở Huế, liên lạc tìm đồng chí. Năm ất tị (19005), ông sang Quảng Đông, rồi gặp Lương Khải Siêu, sang Nhật Bản gặp chính giới Nhật. Tháng 6 năm này, ông trở về nước, mời hoàng thân Cường Để sang Nhật và đem du học sinh sang Nhật. Ông trở lại Trung quốc lập Duy Tân Hội. Cuối năm này, ông trở lại Việt Nam gặp Hoàng Hoa Thám. Năm nhâm tý (1912), ông lập Việt Nam Quang Phục hội, tôn Cường Để làm hội trưởng, ông làm phó hội trưởng.
Năm quý sửu (1913), Cường Để bị Anh bắt; Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng bị Pháp bắt, phong trào du học sinh bị khủng bố, it lâu sau các nhà cách mạng Việt Nam được tự do. Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh, tức Lý Thụy đã mời Phan Bội Châu đi Nga song Phan Bội Châu thấy rõ dã tâm của người Nga và đảng cộng sản nên từ chốì. Năm ất sửu (1925), Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền và tiêu diệt phe quốc gia. Đó là cái tội bán nước hại dân, lừa thầy phản bạn của Hồ Chí Minh, một tên đại gian ác trong lịch sử Việt Nam. Trước tinh thần tranh đấu của dân Việt, Pháp nhượng bộ, đem an trí Phan Bội Châu tại Huế. Ông mất ngày 29 tháng chín năm canh thìn (29-10-1940) tại Huế, thọ 74 tuổi.
Tác phẩm:
Tác phẩm của Phan Bội Châu rất nhiều, chúng ta có thể phân chia ra các loại chính như sau:
(1). Vận động cách mạng:
-Bình Tây Thu Bắc (1883)
-Song Tuất lục (1886)
-Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (1903).
-Khuyến Quốc Dân Du Học Văn (1905).
-Hải Ngoại Huyết Thư (1906).
-Ai Cáo Nam Kỳ (1907)
-Bình Tây Kiến Quốc Hịch
(2). Tranh đấu sử:
-Việt Nam Vong Quốc Sử (1905).
-Việt Nam Nghĩa Liệt Sử (1907)
-Ngư Hải Tiên Sinh Biệt Truyện
-Tiểu La Tiên Sinh Biệt Truyện.
-Hoàng Yên Thế Tướng Quân Truyện
-Hà Thành Liệt Sĩ Truyện
(3). Hồi ký -Ngục Trung Thư -Tự Phán
Phan Bội Châu
(Họa sĩ Hiếu Đệ )
(Họa sĩ Hiếu Đệ )
(4). Truyện:
-Trùng Quang Tâm Sử
( 5). Biên khảo:
-Chu Dịch
-Khổng Học Đăng.
Phan tiên sinh dùng văn chương để tranh đấu cho độc lập Việt Nam. Trong các tài liệu chính trị, hay tài liệu sử, thỉnh thoảng có những bài thơ kêu gọi tranh đấu và bày tỏ tâm chí của tác giả. Bài thơ sau đây sáng tác ngày mồng 2 tháng giêng Ất tị (1905) khi tiên sinh giã từ bạn hữu xuống tàu tại Hải Phòng sang Nhật Bản:
出洋留別
生爲男子要希奇
肯許乾坤自轉移
於百年中須有我
有千載下更無誰
江山死矣 生圖汭
賢聖寥然誦亦痴
願欲長風東海去
千重白浪一齊飛
Xuất dương lưu biệt
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Hữu thiên tải hạ cánh vô thùy.
Giang sơn tử hỷ sanh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện dục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Từ biệt bạn hữu để xuất dương
Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời.
Trong cuộc trăm năm đành có tớ,
Rồi sau muôn thuở há không ai!
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn học cũng hoài.
Đông hải xông pha nưong cánh gió,
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi!
( Ngục Trung Thư, Đào Trinh Nhất dịch)
Năm 1913, Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng bị Long Tế Quang bắt giam tại Quảng Đông. Trong tù, Phan tiên sinh làm bài thơ an ủi Mai lão:
漂蓬我輩各他鄕
辛苦偏君分外常
性命幾回瀕死 地
鬚眉三度入囹堂
經綸事業天陶鑄
撥世風云帝主張
假使前途盡輿坦
英雄豪傑者庸常
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường.
Tính mạng ký hồi tần tử địa,
Tu mi tam độ nhập linh đường[1]
Kinh luân sự nghiệp thiên đào chú
Bát thế phong vân đế chủ trương.
Giả sử tiền đồ tận dư thản,
Anh hùng hào kiệt giả dung thương.
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt
Mày râu bao lượt bị giam rồi.
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa giúp thành công tất có hồi.
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng, hào kiệt tất hơn ai!
( Ngục Trung Thư, Đào Trinh Nhất dịch)
Trong Hải Ngoại Huyết Thư, Phan Bội Châu làm nhiều bài văn thơ kêu gọi canh tân và chống Pháp:腥風馥鼻唉劍挾之無忴
忿氣闐胸罔棍雄而交屬
皇天后土其監予心不乎
會黨昆徒其聽予言 不乎
Phẫn khí điền hung, võng côn hùng chi giao chúc.
Hoàng thiên hậu thổ kỳ giám dư tâm phủ hồ?
Hội đảng côn đồ, kỳ thính dư ngôn phủ hồ?
Gươm sao cắp nách mà ngơ cho đành.
Hòn máu uất, chất quanh đầy ruột,
Anh em ôi, xin tuốt gưom ra.
Có trời, có đất, có ta,
Đồng tâm thế ấy mới là đồng tâm.
( Lê Đại dịch)
Sau
1908, nghe tin phong trào Duy Tân tan rã, các chí sĩ phải hy sinh hoặc
ngồi tù Côn Đảo, Phan Bội Châu đau đớn vô cùng. Ông khóc Thái Phiên:
頭恨不先朋背斷心難並與國家亡
江 山乘我之殘局
魂夢隨君涉遠洋
Tâm nan tịnh dữ quốc gia vong.
Giang sơn thặng ngã chi tàn cuộc,
Hồn mộng tùy quân thiệp viễn dương
Đầu hiềm không trước bạn bè rơi.
Non sông lựa tớ nâng cơ đổ,
Hồn phách theo người vượt biển khơi.
( Phan Bội Châu Niên Biểu, Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Khi bị Pháp bắt, ông làm thơ bày tỏ tâm trạng. Bài thơ này khá dài, mở đầu:
奔 馳二十年結果近一死
唉哉亡國人性命.等螻蟻
嗟余遘陽九國亡正芻雉
生與奴隷群俛仰自慙愧
所恨羽毛泊一戟容易弒
Ai tai! Vong quốc nhân, tính mệnh đẳng lâu nghị.
Ta dư cấu dương cửu, quốc vong chính sô trĩ.
Sinh dữ nô lệ quần, phủ ngưỡng tự tàm quý.
Sở hận vũ mao bạc, nhất kích dung dị thí.
Rút đùng đến cái chết,
Tính mạng có ra chi,
Than ôi, người mất nước!
Ta sinh hồi loạn lạc,
Thân thể có ra gì.
Đem thân làm nô lệ,
Cúi mặt kiếp nô tỳ.
Xem mình nhẹ tày lông,
Tiêm cừu thề quyết chí. . . .
( Phan Bội Châu Niên Biểu)
Phan Bội Châu viết nhiều thơ văn bằng Hán tự, đã được dịch ra quốc ngữ. Phan Bội Châu cũng đã viết nghị luận, truyện ký và biên khảo. Ông là một văn hào, một nhà cách mệnh , một nhà cách mệnh thực sự, một nhà ái quốc thật sự của Việt Nam ta trong thời cận đại.
(Trích Văn Học Cổ Điển của Nguyễn Thiên Thụ
Chưa xuất bản)
WIKIPEDIA * PHAN BỘI CHÂU
*
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu (chữ Hán: 潘佩珠; 26 tháng 12 năm 1867 – 29 tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động dưới thời kỳ Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du. Không những thế, ông cũng viết thơ và tiểu thuyết, với những bút danh Hải Thu, Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử,… [1]
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tí (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên[4]. Có tài liệu cho rằng bài làm của ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to "Giải nguyên Phan Bội Châu", bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Câu "Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn" từ đó mà ra.
Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh, một nhà cách mạng nổi tiếng khác, đến thăm ông tại thủ đô Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.
Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kì, Nam Kì hay Trung Kì mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.
Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong vòng gần một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế vào đầu năm 1908. Ngoài ra, họ còn cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (trong đó có Phan Chu Trinh).
Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội (VNQPH) là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc".
Trong thời điểm này, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt. Nhân cơ hội Viên Thế Khải lên cầm quyền tại Trung Quốc, chính quyền Pháp đã nhờ ông này bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Có sách chép Lương Tế Quang, không phải Viên Thế Khải, đã bắt Phan Bội Châu[5].
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đưa 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt sang châu Âu tham chiến. Pháp còn buộc người dân Việt Nam phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp. Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng. Năm 1916, vị vua trẻ Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Một trong những cuộc nổi dậy kháng Pháp hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hi vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.
Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin.[6] Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (khi đó là thư kí và thông dịch viên cho Borodine, người Nga, cố vấn cao cấp cho Quốc dân đảng Trung Quốc) đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu, cùng trao đổi về xu hướng Quốc - Cộng hợp tác cho cách mạng Việt Nam, vốn đang thịnh hành tại Trung Quốc bấy giờ.
Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
Trong thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỉ niệm ngày giỗ một năm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã viết:
Nguyễn Ái Quốc đã từng có bài báo viết về cuộc tiếp xúc và đối đầu giữa Alexandre Varenne (Toàn quyền Đông Dương thời đó) và Phan Bội Châu nhan đề "Những trò lố, hay là Varenne và Phan Bội Châu" ("Turlupinades, ou Varenne et Phan Boi Chau" - báo Le Paria (Người cùng khổ), số 36-37, tháng 9 - tháng 10 năm 1925). Bài viết có nội dung đả kích hành động của thực dân Pháp mà đại diện toàn quyền Đông Dương là Varenne, trong việc giả vờ đón tiếp cụ Phan từ nước ngoài về, nhưng thực chất thì "tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông để siết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm".
Theo cuốn Sổ tay tra cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (NXB Hải Phòng, 1998) dựa vào Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên thì Nguyễn Tất Thành đã từ chối ý định của Phan Bội Châu đưa anh sang Nhật Bản mà anh chọn con đường khác là sang Pháp.
Theo Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu kể rằng Nguyễn Tất Thành thường nghe ông ngâm hai câu thơ và sau này Nguyễn Tất Thành thường nhắc lại:
Trong bài thơ khóc thương tiếc ông của Phan Bội Châu có đoạn:
Theo một số sử gia[cần dẫn nguồn], khuyết điểm lớn nhất của ông là đã không lôi kéo được thành phần dân nghèo, số người chiếm 80% dân số Việt Nam thời điểm đó, vào công cuộc giành độc lập. Theo họ, thay vì cố tập trung đấu tranh tại tầng lớp làng xã, ông và những người đồng chí hướng chỉ chú trọng vào tầng lớp đứng đầu xã hội, tin tưởng rằng dân chúng bần nông sẽ tự động theo gương đấu tranh của các bậc học giả trí thức. Các lãnh tụ cách mạng bước sau ông và các nhà cách mạng tiên phong khác nhờ vậy học hỏi được từ sai lầm này, cũng như thấu hiểu được tầm quan trọng của việc vận động địa phương[cần dẫn nguồn].
Sinh thời, Phan Bội Châu được một luật sư người Pháp tên là Bona ca ngợi: [8]
*
Phan Bội Châu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Bội Châu | |
---|---|
Tên: | Phan Bội Châu |
Hán-Nôm: | 潘 佩珠 |
Tên thật: | Phan Văn San |
Tự: | Hải Thu |
Ngày sinh: | 26 tháng 12 năm 1867 |
Ngày mất: | 29 tháng 10, 1940 (72 tuổi) |
Tên khác: | Sào Nam Thị Hán Độc Kinh Tử Việt Điểu Hàn Mãn Tử |
Mục lục |
Thân thế
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San (潘文珊)[2], tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢南)[3], Thị Hán (是漢), Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v. Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tí (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên[4]. Có tài liệu cho rằng bài làm của ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to "Giải nguyên Phan Bội Châu", bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Câu "Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn" từ đó mà ra.
Hoạt động Cách mạng
Phong trào Đông du
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
- Xem thêm: Minh Trị Duy Tân
Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh, một nhà cách mạng nổi tiếng khác, đến thăm ông tại thủ đô Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.
Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kì, Nam Kì hay Trung Kì mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.
Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong vòng gần một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế vào đầu năm 1908. Ngoài ra, họ còn cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (trong đó có Phan Chu Trinh).
Hoạt động ở Trung Quốc
Sau Chiến tranh Nga-Nhật, đế quốc Nhật Bản dù thắng trận nhưng nền kinh tế cũng phải chịu nhiều gánh nặng. Nhật Bản cần rất nhiều vốn để tái thiết, đầu tư vào kinh tế. Chính phủ Pháp đồng ý cho Nhật Bản vay 300 triệu franc, nhưng đổi lại, về mặt chính trị Nhật Bản phải hợp tác với Pháp chống lại phong trào Đông Du. Vì lí do đó, tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị Nhật Bản trục xuất. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok và Quảng Châu. Trong những năm này, các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp ngay tại Việt Nam.Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội (VNQPH) là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc".
Trong thời điểm này, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt. Nhân cơ hội Viên Thế Khải lên cầm quyền tại Trung Quốc, chính quyền Pháp đã nhờ ông này bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Có sách chép Lương Tế Quang, không phải Viên Thế Khải, đã bắt Phan Bội Châu[5].
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đưa 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt sang châu Âu tham chiến. Pháp còn buộc người dân Việt Nam phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp. Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng. Năm 1916, vị vua trẻ Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Một trong những cuộc nổi dậy kháng Pháp hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hi vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.
Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin.[6] Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (khi đó là thư kí và thông dịch viên cho Borodine, người Nga, cố vấn cao cấp cho Quốc dân đảng Trung Quốc) đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu, cùng trao đổi về xu hướng Quốc - Cộng hợp tác cho cách mạng Việt Nam, vốn đang thịnh hành tại Trung Quốc bấy giờ.
Bị Pháp bắt và an trí
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Các nguồn sử liệu và nghiên cứu khác nhau đã đặt nghi vấn về người tiết lộ cho Pháp tung tích của ông[7]. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
Trong thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỉ niệm ngày giỗ một năm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã viết:
- "Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘Từ thế kỉ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hi Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt."
Quan hệ với Hồ Chí Minh
Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã từng quen biết với Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969).Nguyễn Ái Quốc đã từng có bài báo viết về cuộc tiếp xúc và đối đầu giữa Alexandre Varenne (Toàn quyền Đông Dương thời đó) và Phan Bội Châu nhan đề "Những trò lố, hay là Varenne và Phan Bội Châu" ("Turlupinades, ou Varenne et Phan Boi Chau" - báo Le Paria (Người cùng khổ), số 36-37, tháng 9 - tháng 10 năm 1925). Bài viết có nội dung đả kích hành động của thực dân Pháp mà đại diện toàn quyền Đông Dương là Varenne, trong việc giả vờ đón tiếp cụ Phan từ nước ngoài về, nhưng thực chất thì "tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông để siết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm".
Theo cuốn Sổ tay tra cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (NXB Hải Phòng, 1998) dựa vào Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên thì Nguyễn Tất Thành đã từ chối ý định của Phan Bội Châu đưa anh sang Nhật Bản mà anh chọn con đường khác là sang Pháp.
Theo Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu kể rằng Nguyễn Tất Thành thường nghe ông ngâm hai câu thơ và sau này Nguyễn Tất Thành thường nhắc lại:
- Mỗi bữa không quên ghi sử sách
- Lập thân hèn nhát ấy văn chương.
Trong bài thơ khóc thương tiếc ông của Phan Bội Châu có đoạn:
- Cờ xã hội những toan lên thẳng bước
- Gánh giang sơn chẳng chút chịu nhường ai!
- Đau đớn thay! Trời chẳng chìu người,
- Người bước tới mà trời giằng kéo lại.
- Công nghiệp sống chưa ra vòng thất bại,
- Tuổi chết nay đã trải chẵng mười năm
- Nhớ bạn xưa khôn nỡ khóc thầm,
- Một hàng chữ gởi thôn tâm cùng thiên cổ!
- Kẻ tiền đạo ấy ai là người hậu lộ?
Nhận định
Các sử gia Việt Nam[cần dẫn nguồn] cho rằng đóng góp của Phan Bội Châu vào nền độc lập của Việt Nam là một đóng góp cực kì lớn lao. Lúc đầu ông hết lòng bôn ba vận động chủ trương kháng Pháp bằng vũ lực với sự giúp đỡ của triều đình Nhật Bản. Tuy cá nhân ông không giải quyết được phương thức thực thi công việc đó, nhưng nghĩa khí và lòng tận tụy của ông biến thành sao Bắc Đẩu cho các cao trào cách mạng bạo động Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Ông hô hào nhân dân học hỏi từ các cuộc cách mạng và các lãnh tụ Đông Á, và cho rằng, với sự giúp đỡ của các nước Đông Á đồng văn, người Việt có thể giành lại độc lập cho chính mình.Theo một số sử gia[cần dẫn nguồn], khuyết điểm lớn nhất của ông là đã không lôi kéo được thành phần dân nghèo, số người chiếm 80% dân số Việt Nam thời điểm đó, vào công cuộc giành độc lập. Theo họ, thay vì cố tập trung đấu tranh tại tầng lớp làng xã, ông và những người đồng chí hướng chỉ chú trọng vào tầng lớp đứng đầu xã hội, tin tưởng rằng dân chúng bần nông sẽ tự động theo gương đấu tranh của các bậc học giả trí thức. Các lãnh tụ cách mạng bước sau ông và các nhà cách mạng tiên phong khác nhờ vậy học hỏi được từ sai lầm này, cũng như thấu hiểu được tầm quan trọng của việc vận động địa phương[cần dẫn nguồn].
Sinh thời, Phan Bội Châu được một luật sư người Pháp tên là Bona ca ngợi: [8]
“ | Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quân chân chính. Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ. | ” |
—Luật sư Bona
|
Tác phẩm
Tác phẩm cách mạng
- Việt Nam Quốc sử khảo (1909)
- Ngục Trung Thư (1913) (loc) – Sài Gòn: NXB Tân Việt, 1950
- Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??)
- Việt Nam vong quốc sử (1905)
- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927)
- Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo (19??) (loc) – Huế: NXB Anh-Minh, 1957
- Chủng diêt dự ngôn(19??) (loc) – Hà Nội: NXB Khoa hoc xã hội, 1991
- Tân Việt Nam (19??) (loc) – Hà Nội: NXB Cục lưu trữ nhà nước, 1989
- Thiên Hồ Đế Hồ (19??) (loc) – Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1978
- Khuyến quốc dân du học ca (19??)
- Hải ngoại huyết thư (1906)
- Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa (19??)
- Hà thành liệt sĩ ca (19??)
- Truyện Lê Thái Tổ (19??)
- Tuồng Trưng nữ vương (19??)
- Gia huấn ca (19??)
- Giác quần thư (19??)
- Nam quốc dân tu tri (19??)
- Nữ quốc dân tu tri (19??)
- Truyện Chân tướng quân (1917)
- Truyện tái sinh sinh (19??)
- Truyện Phạm Hồng Thái (19??)
Tác phẩm biên khảo, thi ca
- Kí niệm lục (19??)
- Vấn đề phụ nữ (19??)
- Luận lí vấn đáp (19??)
- Sào nam văn tập (19??)
- Hậu Trần dật sử (19??) (loc) – Hà Nội: NXB Văn hóa-thông tin, 1996
- Khổng Học Đăng (19??) (loc) – Houston, TX: NXB Xuân Thu, 1986
- Phan Bội Châu Niên Biểu (19??) (loc) – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971
- Phan Bội Châu Toàn Tập (19??) (loc) – Huế: NXB Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001
- Trùng Quang Tâm Sử (19??) (loc) Hà Nội: NXB Văn học, 1971
Xem thêm
Chú thích
- ^ NHÀ THƠ PHAN BỘI CHÂU
- ^ Vì San trùng với tên huý vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu. (Theo Họ và tên người Việt Nam- PGS.TS Lê Trung Hoa- NXB Khoa học xã hội-2005)
- ^ Tên hiệu Sào Nam lấy từ 2 câu thơ cổ Hồ mã tê sóc phong, Việt điểu sào nam chi nghĩa là Ngựa Hồ hí gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam, ý nói người không quên gốc gác của mình.
- ^ Xem Gia Phả Họ Phan, Phần Thứ Hai, Chương V-03, [1]
- ^ Trong Việt Nam Pháp Thuộc Sử (VNPTS), GS Phan Khoang (ban Việt Sử, ĐH Văn Khoa Sàigòn & ĐH Huế 1963-1970) có ghi rằng Phan Bội Châu bị bắt năm 1913 là do Lương Tế Quang, Tổng đốc Quảng Châu, chứ không phải Viên Thế Khải, Tổng thống Trung Quốc bắt. Cũng theo VNPTS, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để có thân hành đến Bắc Kinh gặp Viên để dàn xếp khi Công sứ Pháp yêu cầu Bắc Kinh bắt giam Phan Bội Châu, và mọi sự được giải quyết ổn thỏa để Phan Bội Châu không bị bắt (VNPTS, Chương 4, tr. 463)
- ^ Mục từ Phan Bội Châu trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam.
- ^ a b
Theo một số nhà nghiên cứu, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt được
là do có người mật báo. Danh tính của người mật báo được xác định khác
nhau.
- Theo Vĩnh Sính trong "Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện" thì: "Trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu quy cho Nguyễn Thượng Huyền, người được ông 'nuôi dưỡng' ở Hàng Châu, tội mật báo với Pháp 'thời khắc đi đường và hành động' của Phan để họ bắt cóc ông ở ga Thượng Hải. Trong khi đó, Kì Ngoại hầu Cường Để, trong hồi kí, lại quy cho Lâm Đức Thụ là người chủ mưu." (Vĩnh Sính: Sđd, tr. 242). Lâm Đức Thụ sau này bị tố cáo là làm mật thám cho Pháp.
- Theo Mạc Định Hoàng Văn Chí, trong Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (TTDĐCS), thì người đó là Nguyễn Ái Quốc. (Mạc Định Hoàng Văn Chí: Sđd, tr. 38).
- Theo Joseph Buttinger, "A Dragon Embattled" (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger. Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan.
- Sophie Quinn-Judge trong luận án "Nguyen Ai Quoc, The Comintern and The Vietnamese Communist mouvement 1919-1941" lại phủ nhận thông tin này. (Sophie Quinn-Judge: Sđd, tr. 80-81)
- William J. Duiker, giáo sư sử học Đại học Penn State, trong cuốn sách "Ho Chi Minh: A Life" (2001) cho rằng những bằng chứng được đưa ra để chống lại Nguyễn Ái Quốc không có gì thuyết phục. Theo nghiên cứu của ông, tài liệu văn khố của Pháp cho thấy có thể Nguyễn Thượng Huyền là người đã phản bội Phan Bội Châu
- ^ a b Phan Bội Châu - Trang Web thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo
- Một phần của bài này được trích dịch từ tài liệu A Country Study: Vietnam của Thư viện Quốc hội của Hoa Kì, thuộc phạm vi công cộng. [2]
- GS Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử (VNPTS), nxb Đại Nam, Sài Gòn, 1961
- Mạc Định Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, nxb Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964
- Vĩnh Sính, Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện, trong Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2001.
- Sophie Quinn-Judge, Nguyen Ai Quoc, The Comintern and the Vietnamese Communist Movement (1919-1941), trong HO CHI MINH The missing years, The University of California Press, California, 2002.
- Gia Phả Họ Phan, Phần Thứ Hai, Chương V-03, [3]
Liên kết ngoài
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
- Giáo sư sử học Vĩnh Sính viết về Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu
- Giáo sư sử học Vĩnh Sính viết về Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu nhân 100 năm Phong Trào Duy Tân
- Phan Bội Châu, từ báo Nhân Dân
- Học lại Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du, từ BBC Việt ngữ
- Bối cảnh xã hội Việt Nam và Phong trào Đông Du, từ BBC Việt ngữ
- Phan Bội Châu - Giáo trình văn học Đại học Cần Thơ
- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (tiếng Anh và Pháp)
- Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu: Tình nhà, nghĩa nước, báo Quân đội Nhân dân
- Việt Nam Quang phục hội
- Phan Bội Châu
- Nguyễn Thái Học Foundation
*
No comments:
Post a Comment