Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

THƠ=VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG =HỌP MẶT QUỐC HỌCĐỒNG KHÁNH

THƠ LÊ XUÂN NHUẬN


   PHƠI-PHỚI
     Đạp nhẹ chân cho xe chạy chậm,
     Phổi phồng khoan-khoái khí ban mai.
     Trời không nóng, lạnh; trời âm-ấm;
     Tôi thấy lâng-lâng nhẹ cả người.
 
     Sớm nay, Xuân mới về theo gió,
     Dáng-dấp duyên-duyên những phút đầu
     (Thiên-hạ vô-tình từ vạn thuở
     Có cùng thông-cảm với tôi đâu!)
 
     Ngựa xe rộn-rịp qua muôn nẻo,
     Hình-ảnh cuồng quay, loạn dấu đường.
     Không hội mà tin ngầm mách-lẻo,
     Kéo về tụ-họp khách mười phương.
 
     Vớ-vẩn đôi môi nhoẻn nụ cười,
     Sớt chia cho họ nỗi lòng tôi.
     Chao! quen thân quá, chào không ngớt!
     – Bốn bể là nhà, bạn-hữu ơi!
 
    Hoa sống vườn ai nở ngập đường,
    Đóa thì lơi-lả, đóa đoan-trang.
    Có đàn em nhỏ – ngây-thơ quá –
    Trán đẹp xinh như những mái trường.
 
    Đất rộng, sông dài, trời cao xa,
    Lượng lòng tôi cũng rộng bao-la.
    Những người chỉ đáng cho khinh-ghét
    Cũng dễ thương như gái nõn-nà!
 
    Cuộc sống ai tô nét vẽ thuần,
    Tươi như hoa thắm buổi đầu xuân,
    Xinh như mộng-ảnh ngày xanh trẻ,
    Và thiết-tha như khúc nhạc hồng!
 
    Những ý tình xen những nỗi-niềm;
    Ước gì thâu-góp lại thành phim,
    Ghi trong ký-ức thời niên-thiếu
    Để những khi buồn chiếu lại xem!

                               THANH-THANH

               (trong tập “Ánh Trời Mai”, 1948)



Đính-chính:
Trong cuốn “Biến-Loạn Miền Trung”, ở trang 109, xin sửa lại như sau:
“Bằng kỹ-thuật tình-báo, tôi đã nhận được một số chừng mươi bức thư gửi qua Bưu-Điện cho các nhân-sĩ tại Đà-Nẵng, như Bác-Sĩ Thái Can (một thi-nhân thời tiền-chiến), Bác-Sĩ Trần Đình Nam (cựu Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ trong chính-phủ Trần Trọng Kim), v.v...”
(Thái Can thay vì Thái Phiên).
 
Rất cám ơn quý độc-giả.

TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG


 

Dân xã Liên Hiệp nấu cháo biểu tình

2012-07-25
Từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày hôm qua (24/7), khoảng 1000 người dân xã Liên Hiệp, huyện Phú Thọ, Hà Nội, đã kéo nhau ra trước sân UBND xã để nấu cháo biểu tình, yêu cầu chính quyền giải quyết trả lại đất tham nhũng cho bà con, đồng thời xử lý nghiêm các cán bộ đã vi phạm.

Photo courtesy of ttxva.org
Người dân xã Liên Hiệp, huyện Phú Thọ, Hà Nội, đã kéo nhau ra trước sân UBND xã để nấu cháo biểu tình đòi đất.

Nguyên nhân

Đây là lần thứ ba bà con xã Liên Hiệp tổ chức nấu cháo ngay tại sân UBND xã. Ngoài việc mang trống, chở nồi niêu, củi lửa ra sân UBND để nấu cháo, bà con còn treo rất nhiều biểu ngữ xung quanh khu vực này. Một người dân ở xã, ông Đỗ Sĩ Thục, cho biết:
"Biểu ngữ thì rất nhiều, kín toàn bộ sân Ủy Ban. Hiện nay còn giăng lên ghi tên tất cả các cán bộ sai phạm treo lên toàn bộ cổng quanh khu vực Ủy Ban."
Ông Đỗ Sĩ Thục cho biết nguyên nhân ban đầu của việc người dân nấu cháo biểu tình như sau:
"Theo đơn kiện cách đây hơn một năm rồi, nhân dân xã Liên Hiệp sau khi phát giác ra toàn bộ bộ máy chính quyền tham ô, cắt rút bớt đất của dân và cắt bán các dự án nòng, dự án khống bán cho các xã khác ngoài địa phương. Trong khi đó, các dự án đều không đề sản lượng, không đề thời hạn mà bán chui. Sau khi nhân dân phát hiện được thì toàn dân đã kiện hơn một năm nay."
Được biết, người dân thuộc 10 đội sản xuất của xã Liên Hiệp đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu chính quyền các cấp phải giải quyết trả lại đất tham nhũng cho bà con và cách chức 11 cán bộ xã, huyện đã vi phạm. Thế nhưng vụ việc đã không được chính quyền quan tâm khiến cho bà con vô cùng bức xúc. Toàn bộ người dân xã đã ra trước UBND xã tổ chức nấu cháo ngay tại sân để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình lần đầu tiên vào cuối tháng 4.
Chị Đinh Thị Thơm, một người dân ở xã, cho biết:
"Chúng tôi làm đầy đủ giấy tờ ra tỉnh, thành phố, trung ương đầy đủ rồi nhưng ở huyện người ta cứ khất lần đã hơn một năm rồi. Vừa rồi, người ta cũng khất một tháng nữa. Chúng tôi đã cho một tháng rưỡi rồi mà người ta chưa trả lời thì chúng tôi phải nấu cháo nữa để bao giờ người ta trả lời, giả (đất) chúng tôi thì thôi chứ chúng tôi không làm gì cả."
Theo người dân ở đây, sau hai lần nấu cháo biểu tình vào tháng 4 và tháng 6, chính quyền tỉnh, thành phố đã có công văn gửi về địa phương nhưng chính quyền xã và huyện vẫn không giải quyết vụ việc và còn bao che cho những cán bộ vi phạm. Ông Đỗ Sĩ Thục cho biết:
"11 cán bộ trong xã vi phạm Luật Đất Đai và vi phạm tham ô, lãng phí, bảo thủ công quỹ. Tất cả đều sai phạm. Trong khi (họ) chưa bị xử lý, chưa bị kỷ luật, thì trên huyện có tạm ngừng 15 ngày để xét xử. Về sau, chủ tịch vẫn làm chủ tịch, tất cả bộ máy vẫn nguyên xi."
Được biết, kể từ thập niên 90, chính quyền địa phương xã Liên Hiệp liên tục gây ra những vụ sai phạm trong việc quản lý đất đai gây hậu quả nghiêm trọng. Người dân cho biết, hiện ở xã Liên Hiệp có những lô đất ruộng được lén mời thầu từ năm 1998 tới giờ mà không nộp tiền cho xã, không ghi vào sổ sách. Đất canh tác được chia cho người dân trước đây đều bị cắt xén và sử dụng sai mục đích. Chị Đỗ Thị Thơm cho biết thêm:
"Ở miền Đông chúng tôi trước kia, vào năm 1993, chúng tôi có 10 khẩu, (mỗi khẩu) 11 thước. Đến năm 1998, người ta rút, chia lại, rút của chúng tôi mỗi người một thước. Bến bãi thì hiện nay chúng tôi mất rất nhiều đất. Trước kia chúng tôi có 3, 4 chỗ làm mà giờ gom lại chỉ còn một chỗ làm thôi. Giờ người ta cho đấu thầu hết. Chỗ thì bán, chỗ thì đấu thầu."

Chưa có hồi kết

worldpress-250.jpg
Người dân xã Liên Hiệp giăng biểu ngữ ngay trong sân UBND xã. Photo courtesy of worldpress
Ngoài việc dồn điền, tự ý cắt xén đất đai của người dân, chính quyền địa phương còn sử dụng đất thu được để đem cho một số hộ sản xuất mạ kẽm thuê. Các cơ sở sản xuất này còn xả hóa chất độc hại chưa được xử lý ra môi trường bên ngoài khiến cho những khu vực xung quanh bị ô nhiễm. Không dừng lại ở đó, vào năm 2008, chính quyền địa phương lại tiếp tục cắt mỗi khẩu thêm 15m2 đất để cho thuê nhưng phía người dân lại không được hưởng bất cứ quyền lợi gì.
Chính vì quá bức xúc, người dân chủ yếu làm nghề nông ở đây đã phải đứng lên đòi quyền lợi bằng việc nấu cháo tập thể ở UBND xã. Ông Đỗ Sĩ Thục cho biết:
"Toàn bộ nhân dân xã Liên Hiệp tổ chức nấu cháo vì bây giờ quyền lợi đất là của toàn dân. Cho nên nếu Chủ tịch huyện, Chủ tịch xã chúng tôi mà là Chủ tịch nước thì bán mất quần đảo Hoàng Sa rồi. Chúng tôi chỉ biết là xã cố tình cắt đất.
Nhân dân nhất trí kiện thì bà con trên thành phố và các cơ quan đoàn thể đã chấp nhận cho chúng tôi dám đứng lên chống lại chính quyền tham nhũng và có được sự ủng hộ theo sự chỉ đạo của thanh tra thành phố có chỉ đạo về. Chúng tôi cũng chỉ biết bảo dân không được quá bức xúc và đấu tranh nấu cháo tại UBND xã, không được gây mất trật tự, tại vì xã ăn cắp và tham ô đất của dân thì xã phải chịu trách nhiệm trả lại cho dân. Nếu không, thành phố phải về giải trừ và chất vấn trực tiếp cho chúng tôi."
Người dân ở xã Liên Hiệp cho biết ngày mai và những ngày tiếp theo họ vẫn tiếp tục tổ chức nấu cháo cho đến khi nào chính quyền địa phương giải quyết vụ việc mới thôi. Hiện bà con đã sẵn sàng để nấu cháo một tuần lễ, thậm chí nếu cần, có thể kéo dài việc nấu cháo để đòi đất đến hàng tháng sau.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lhiep-resident-cook-porridge-protest-07252012123615.html

  


Mỹ chỉ trích hành động 'đơn phương' của Trung Quốc trên Biển Đông

Thượng nghị sĩ  Mỹ John McCain
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
Reuters

Trọng Nghĩa
Sau một loạt động thái của Trung Quốc nhằm thiết lập hệ thống chính quyền của họ tại Tam Sa - ‘thành phố’ mới được thành lập với nhiệm vụ cai quản các khu vực trên Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền – Hoa Kỳ vào hôm qua 24/07/2012 đã lên tiếng chỉ trích. Nếu phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ chỉ bày tỏ thái độ « quan ngại », thì trái lại Thượng nghị sĩ John McCain đã xem đấy là một hành động « khiêu khích ».

Trong buổi họp báo thường kỳ tại Washington, khi trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trực thuộc đảo Hải Nam, làm tình hình tranh chấp Biển Đông căng thẳng thêm lên, bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là Hoa Kỳ luôn luôn « quan ngại về các động thái đơn phương như vậy có khả năng áp đặt trước quyết định trên một vấn đề (…) chỉ có thể được giải quyết bằng thương lượng, đối thoại, và một tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các bên tranh chấp ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại rằng chính Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhân chuyến công du Châu Á gần đây, vẫn thường « bày tỏ quan ngại trước mọi trường hợp cưỡng chế về kinh tế, quân sự, v.v ».
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra vào lúc chính quyền Trung Quốc nâng đơn vị quản lý vùng Biển Đông mà họ đòi hỏi chủ quyền lên cấp thành phố - đặt tên là Tam Sa - đặt trụ sở hành chánh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1974, rồi cho tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân, và nhất là cho đồn trú một đơn vị quân đội tại vùng này.
Thượng nghị sĩ McCain : Trung Quốc "khiêu khích"
Không hẹn mà gặp, cũng hôm qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain thuộc đảng Cộng hòa Mỹ đã lên tiếng đả kích các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là quyết định cho đồn trú quân lính tại các đảo trên Biển Đông.
Trong một bản thông cáo, nhân vật rất có thế lực tại Hoa Kỳ này cho rằng : « Quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho triển khai quân đội đến các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, là một sự khiêu khích không cần thiết ».
Theo ông, các hành động của Trung Quốc, trong đó có cả việc bổ nhiệm các « nhà lập pháp » để điều hành các vụ tranh chấp « chỉ củng cố thêm lý do tại sao nhiều nước châu Á ngày càng quan ngại về các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc, vốn không có cơ sở  trong luật quốc tế, và quan ngại trước khả năng Trung Quốc cố gắng áp đặt đòi hỏi chủ quyền bằng cách đe dọa và cưỡng chế ».
Đối với Thượng nghị sĩ McCain, các hành động của Bắc Kinh « rất đáng thất vọng và không phù hợp với một cường quốc có tinh thần trách nhiệm ». Ông đồng thời kêu gọi tất cả các bên tranh chấp quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm một giải pháp « hòa bình, đa phương dựa trên luật pháp quốc tế ».
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ công du Trung Quốc và Nhật Bản
Theo các nhà quan sát, tình hình đang căng thẳng tại Biển Đông chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề được đề cập tới giữa cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - ông Tom Donilon – hiện đang có mặt ở Bắc Kinh, với các lãnh đạo Trung Quốc.
Vào hôm qua, ông Donilon đã có buổi tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại Đới Bỉnh Quốc. Theo kế hoạch, ông Donilon còn tiếp xúc với nhiều quan chức quan trọng khác như tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, và ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc và là người được cho là sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến ​​vào mùa thu tới đây.
Sau Trung Quốc, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ sẽ bay qua Nhật Bản để tham khảo ý kiến với Tokyo về hợp tác an ninh Mỹ-Nhật và các vấn đề song phương khác.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120725-my-chi-trich-hanh-dong-don-phuong-cua-trung-quoc-tren-bien-dong 

 

Trung Quốc: Mưa lũ kéo theo bất ổn chính trị

Các công nhân dùng những bao cát để chặn nước lũ tràn vào một trạm thu phí ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23/07/2012
CỠ CHỮ
Người sử dụng Internet Trung Quốc đang công kích sự thiếu chuẩn bị và thiếu thông tin đáng tin cậy sau khi những cơn mưa tầm tã mới đây gây lụt lội nghiêm trọng ở Bắc Kinh và những khu vực xung quanh.

Cơn mưa lớn nhất từng được ghi nhận trong nhiều thập kỷ này đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng.

Người sử dụng Internet cho đăng video và hình ảnh những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và công dân thành phố đang tổ chức những hoạt động cứu trợ tình nguyện.

Truyền thông nhà nước loan tin Bí thư Đảng ủy Bắc Kinh, ông Quách Kim Long, và Phó thị trưởng Bắc Kinh, ông Cát Lâm, đã xin từ chức. Tin tức chính thức không nói rõ lý do tại sao hai ông này ra đi, nhưng một số "cư dân mạng" Trung Quốc phỏng đoán rằng việc ứng phó kém trước cơn bão là nguyên nhân đằng sau sự thay đổi lãnh đạo này.

Hôm thứ Tư, một người dùng Internet bình luận trên tài khoản microblog của mình: "Một cơn mưa to, hai lãnh đạo thành phố mất chức." Tìm kiếm tên hai vị lãnh đạo bị mất chức này có vẻ như đã bị chặn lại trên mạng Weibo, một loại dịch vụ giống như Twitter phổ biến nhất ở Trung Quốc.

Bộ Dân chính nói từ ngày 20 tháng 7, đợt mưa này đã ảnh hưởng tới 22 tỉnh ở Trung Quốc và nghiêm trọng nhất là ở Bắc Kinh hôm thứ bảy tuần trước. Cơn mưa khiến nhiều tuyến đường chính bị ngập lụt, một số nơi còn ngập sâu đến bốn mét và giao thông tê liệt ở trung tâm thành phố suốt vài giờ.

Những vùng ngoại thành gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, nhiều người chết vì nhà sập và bị lũ cuốn. Các quan chức thành phố cho biết 37 người đã thiệt mạng sau cơn mưa và hơn 77.000 người khác buộc phải sơ tán.

Thư Thái Phong, một nhà báo và bình luận viên có tiếng, đang ở quận Phòng Sơn, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất do bão. Người này thường xuyên đăng tin tức cập nhật và hình ảnh những gì ông đã chứng kiến.

"Khu vực này vẫn không có điện nước và bùn thì đang đóng dày hơn. Chính quyền có gửi bắp cải tới vào ngày hôm qua, nhưng không có gas thì cũng không nấu được,” ông Thư viết trên tài khoản microblog của mình ngày hôm nay. Ông còn cho đăng lên hình ảnh một người phụ nữ đứng giữa các đống đổ nát.

Ông Thư cho biết tình nguyện viên đã mang nước khoáng tới. Người dân rất cảm kích nhưng vẫn kêu gọi chính phủ tỏ ra có trách nhiệm hơn, cung cấp thêm nước và điện.

Chính phủ thành phố đã phân bổ hơn 15 triệu đô la vào quỹ cứu trợ, còn các tình nguyện viên thì đã thành lập những trung tâm hiến tặng không chính thức.

Anh Antonio Lý, người dân quận Phòng Sơn, đi từ trường đại học của mình ở Bắc Kinh đến làng Bắc Xa Doanh cùng những tình nguyện viên khác trên năm chiếc xe chở đầy những nhu cầu yếu phẩm hàng ngày. Mặc dù ngôi làng mà anh tới không có thương vong, nhưng anh gọi những gì anh nhìn thấy là “hết sức hỗn độn.”

Anh nói rằng nhiều đồ đạc trong nhà đã bị nước cuốn trôi, thậm chí cả xe ô tô và cửa sắt cũng chịu chung số phận.

Anh Lý vẫn thường cập nhật tin tức và hình ảnh chuyến đi của mình đến Phòng Sơn. Anh nói anh nhìn thấy nhiều tình nguyện viên khác cũng ở làng, bao gồm một nhóm khoảng 30 người hâm mộ đội bóng đá Quốc An của Bắc Kinh.

Anh Lý nói rằng mặc dù chính phủ đã không hành động kịp thời cảnh báo nguy hiểm cho dân cư, nhưng hiện giờ thì họ đang giúp đỡ bằng cách gửi nước và sửa chữa các tuyến đường.

Cảnh báo nguy hiểm vẫn nằm ở mức cao và dự báo sẽ mưa thêm ở Bắc Kinh cuối ngày thứ Tư và thứ Năm. Cục khí tượng Bắc Kinh cảnh báo những khu vực như Phòng Sơn sẽ còn hứng chịu nhiều thiệt hại nữa
.http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-mua-lu-keo-theo-xao-xao-chinh-tri/1446830.html

 

 Phản ứng của Việt Nam, Philippines, Mỹ về việc TQ lập đồn quân sự ở Tam Sa
Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa
CỠ CHỮ
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 24 tháng 7 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm chính thức phản đối việc Bắc Kinh hôm 19/7 quyết định thành lập cơ quan chỉ huy quân sự tại thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa và bầu đại biểu cho hội đồng thành phố tại đây hôm 21/7.

Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 24/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói các hành động của phía Trung Quốc là 'vô giá trị'. Ông Nghị cũng đồng thời chỉ trích Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông.

Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ những việc làm ‘sai trái’ để duy trì hòa bình, ổn định trên vùng biển có tranh chấp.

Cùng ngày 24/7, Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc, phản đối việc Bắc Kinh loan báo lập đồn quân sự trên thành phố Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập ở Biển Đông. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nói Manila không công nhận thành phố Tam Sa cũng như phạm vi tài phán của thành phố này. Philippines khẳng định các hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận.

Trong khi đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tình hình tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có phản ứng thế nào trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên vùng biển có tranh chấp, phát ngôn nhân Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/7 nhấn mạnh:

“Chúng tôi đã thấy những báo cáo về các động thái gần đây ở Biển Đông. Chúng tôi rất quan ngại trong trường hợp xảy ra bất kỳ động thái đơn phương nào như thế dường như để gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đã nhiều lần khẳng định là chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng, và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.”

Cũng trong ngày 24/7, một thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng trong Thượng viện Hoa Kỳ cảnh cáo các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng Bắc Kinh đã có động thái ‘khiêu khích không cần thiết’ khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa
​​Hãng thông tấn AFP dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain rằng Bắc Kinh đã có động thái ‘khiêu khích không cần thiết’ khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Vẫn theo lời ông McCain, các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình bằng các hành động dọa dẫm, chèn ép. Ông McCain nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm.

Khuyến cáo của ông McCain được đưa ra trong lúc Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICG lên tiếng cảnh báo tranh chấp Biển Đông có thể leo thang thành xung đột với các nước tranh chấp chủ quyền tăng cường củng cố võ trang làm căng thẳng càng thêm sôi sục. ICG nói khả năng giải quyết tranh chấp Biển Đông dường như bị thu hẹp sau thất bại gần đây của 10 nước Đông Nam Á chưa đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử giúp kiểm soát các hành động trên lãnh hải có tranh chấp này.

Giám đốc chương trình phụ trách khu vực Châu Á của ICG, ông Paul Quinn- Judge, nói nếu không đạt được đồng thuận về một cơ chế giải quyết tranh chấp thì căng thẳng ở Biển Đông dễ biến thành một cuộc xung đột võ trang.

Vẫn theo ICG, chừng nào mà ASEAN chưa thống nhất được một chính sách liên kết về Biển Đông thì chừng đó chưa thực thi được một bộ quy tắc mang tính ràng buộc liên quan tới các tranh chấp chủ quyền.

Người Việt Nam tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 22/7/2012
​​Căng thẳng Biển Đông trong những tháng gần đây dâng cao với các động thái dồn dập của Trung Quốc trong khu vực bị Việt Nam và Philippines đồng loạt tố cáo là gây hấn.

Ngày 24/7, Trung Quốc tổ chức lễ ra mắt thành phố mới Tam Sa với các băng rôn đầy màu sắc, binh sĩ dàn chào, hát quốc ca, kéo quốc kỳ trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm theo cách gọi Việt Nam. Khu vực này có ít dân, đa phần là ngư dân. Thành phần còn lại trong số 1.000 cư dân tại đây là cảnh sát, binh sĩ, và công nhân viên nhà nước.

Bắc Kinh cho biết lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính 3 quần đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trong tháng 7 này, Hà Nội đã để cho 3 cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại thủ đô sau khi cương quyết dùng võ lực trấn dẹp các cuộc tuần hành tương tự mùa hè năm 2011.

Cảnh báo về xung đột ở Biển Đông

Cập nhật: 15:35 GMT - thứ tư, 25 tháng 7, 2012
Biểu tình chống Trung Quốc ở Philippines
Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group - ICG), một tổ chức có uy tín trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ vừa ra phúc trình nói về tình hình căng thẳng hiện tại ở Biển Đông.
Phúc trình mang tựa đề: "Khuấy động Biển Đông: phản ứng của khu vực" nhìn vào cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện thời giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, với nhận định tranh chấp này đang vào chỗ bế tắc.
Các tác giả nhận xét: "Lập trường mạnh bạo của các quốc gia tuyên bố chủ quyền đang đẩy căng thẳng khu vực lên cấp độ mới".
Việt Nam và Philippines được nhận định là có thái độ đối đầu hơn cả đối với Trung Quốc.
"Tất cả các quốc gia tranh chấp chủ quyền đang tăng cường năng lực quân sự và hành pháp, trong khi tại các nước đó tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang khiến các nhân vật theo phái cứng rắn kêu gọi hành động dứt khoát hơn để khẳng định chủ quyền."
Paul Quinn-Judge, giám đốc chương trình Á châu của ICG, được hãng AFP dẫn lời nói: "Thiếu đồng thuận về cơ chế giải quyết bất đồng thì căng thẳng tại Biển Đông sẽ dễ dàng leo thang thành xung đột quân sự".
"Chừng nào Asean chưa đưa được ra một chính sách nhất quán về Biển Đông, thì chưa thể áp dụng một bộ quy tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền có tính ràng buộc."
ICG đã có một phúc trình về Biển Đông, trong đó phân tích tương quan giữa tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc và các chính sách của nước này tại Biển Đông.
Phúc trình mới, là phần tiếp theo, đề cập tới thái độ của các nước trong khu vực và các yếu tố có thể khiến căng thẳng leo thang.

Cơ chế giải quyết

Theo ICG, các quốc gia trong khu vực đang có cách nhìn khác nhau về cơ chế giải quyết bất đồng.
Bắc Kinh muốn giải quyết giữa hai nước liên quan với nhau, trong khi Việt Nam và Philippines muốn lôi kéo theo Hoa Kỳ và khối Asean.
"Thiếu đồng thuận về cơ chế giải quyết bất đồng thì căng thẳng tại Biển Đông sẽ dễ dàng leo thang thành xung đột quân sự."
Paul Quinn-Judge, giám đốc chương trình Á châu của ICG
ICG cho rằng nếu không muốn cơ hội tìm giải pháp chung lụi tàn thì các nước cần phải tăng nỗ lực thúc đẩy việc khai thác dầu khí và nguồn lợi thủy sản chung, đồng thời tìm cách thông qua được quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý rõ ràng cho tất cả các bên liên quan.
"Các nước cùng tuyên bố chủ quyền Biển Đông đều hăng hái theo đuổi việc thăm dò dầu khí, và quan tâm bảo vệ ngư trường ... những điều này làm cho sự cố dễ xảy ra."
ICG cho rằng khía cạnh dân tộc chủ nghĩa khiến cho các chính quyền gặp khó khăn hơn trong hạ nhiệt các vụ việc, đồng thời hạn chế khả năng hợp tác trong khu vực.
"Trong số các nước Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam phải chịu nhiều áp lực nội bộ nhất trong việc bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình trước Trung Quốc."
Mặc dù Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đã bắt tay vào công cuộc hiện đại hóa hải quân của mình, sự gia tăng số lượng tàu hải giám trong khu vực tranh chấp mới là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ xung đột.
Các tàu này đã có mặt trong các xung đột trong thời gian gần đây.
Mặc dù được trang bị đơn giản hơn và ít vẻ hăm dọa hơn so với các tàu chiến, tàu hải giám dễ triển khai hơn và hoạt động dưới hệ thống chỉ huy thoáng hơn cũng như tiếp cận những cuộc giao tranh dễ dàng hơn.
Mặc dù những va chạm trên biển đã chưa dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự thực sự kể từ 1988, chúng đã gây lo ngại về sự chuyển dời cán cân quyền lực trong khu vực.
Các nước Đông Nam Á dường như cho rằng sự lựa chọn của họ chỉ dừng lại ở giới hạn đàm phán song phương với Trung Quốc, những cố gắng nhằm lôi kéo những các bên khác như Mỹ và Asean cũng như sự phân xử dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Asean tê liệt

Các nước Đông Nam Á hiểu rằng họ thiếu sức mạnh để đối mặt với Trung Quốc một cách đơn lẻ.


Biển Đông
Nỗ lực tìm giải pháp đang bế tắc
 

Việt Nam và Philipines nói riêng đang tìm cách củng cố vị thế của mình trong đối mặt với Trung Quốc bằng cách quốc tế hóa vấn đề.
Bắc Kinh vẫn nhất định giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, nơi thế mạnh kinh tế và chính trị của họ có khả năng phát huy nhất.
Trung Quốc đồng thời cũng kịch liệt phản đối những nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á trong việc đấy mạnh sự cộng tác với các thế lực bên ngoài và hưởng ứng chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á với mục đích kiềm chế sự bành trướng của họ.
Sự thiếu đoàn kết giữa các nước yêu sách với Trung Quốc, kết hợp với sự yếu kém của kết cấu đa phương trong khu vực đã cản trở việc tìm kiếm giải pháp.
Luật Quốc tế đã được sử dụng một cách chọn lọc bởi các phía có yêu sách để bào chữa cho các hành động trên biển, thay cho việc giải quyết tranh chấp.
Asean, diễn đàn đa phương hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề này cũng đã tỏ ra thiếu hiệu quả trong việc giảm căng thẳng.
Sự chia rẽ giữa các thành viên trong khối này, bắt nguồn từ những góc nhìn khác nhau về Biển Đông và sự khác biệt trong việc đánh giá mối quan hệ của từng nước với Trung Quốc đã ngăn cản Asean đi đến một thỏa thuận về vấn đề.
Trung Quốc đã lợi dụng một cách tích cực sự chia rẽ này, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các thành viên Asean không cùng phía với các bên yêu sách với nước này.
Kết quả là không có sự thỏa thuận nào về Qui tắc ứng xử trên Biển Đông được đưa ra, và khối Asean trở nên ngày càng chia rẽ.
Trong khi khả năng xung đột lớn vẫn khá nhỏ, tất cả những xu hướng này đang đi sai chiều, và những triển vọng vào một giải pháp đang mờ nhạt dần.
Sự hợp tác để quản lí tài nguyên trong khu vực tranh chấp cũng có thể giúp giảm căng thẳng giữa các bên yêu sách, tuy nhiên cố gắng duy nhất giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philipines trong viêc tổ chức khảo sát địa chấn vào năm 2008 đã hoàn toàn thất bại.
Kể từ đó, các nước yêu sách đã kịch liệt từ chối việc nhường nhịn chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, vốn cần thiết để thực hiện những kế hoạch như vậy.
Việc thiếu vắng những thỏa thuận trong khu vực về sự lựa chọn các chính sách cũng như một cơ chế để giảm nhẹ và làm dịu bớt xung đột sẽ khiến khu vực biển có tính quan trọng chiến lược này sẽ tiếp tục nằm trong trạng thái bất ổn.



 
Trung Quốc : Con hổ giấy ? 
Hải quân Trung Quốc tham dự một buổi lễ trước Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 19/07/2012.
Hải quân Trung Quốc tham dự một buổi lễ trước Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 19/07/2012.
REUTERS/Jason Lee

Minh Anh


Hải quân Trung Quốc tham dự một buổi lễ trước Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 19/07/2012. REUTERS/Jason Lee Minh Anh Hàm hạ sĩ quan giá từ 10 đến 20 ngàn đô-la, tùy theo vị trí. Hàm tướng thì phải cần đến hàng trăm ngàn đô-la. Chuyện « mua quan bán chức » đang hoành hành hầu như công khai ngay trong lòng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Theo nhận định của Le Nouvel Observateur, Là cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, quân đội Trung Quốc cũng là một trong những đội quân tham nhũng nhất, vô kỷ luật nhất và thiếu kinh nghiệm nhất. Theo bài viết, nếu như mức tăng trưởng kinh tế luôn ở mức hai con số, thì ngân sách cho quân đội cũng tăng nhanh với tốc độ đến chóng mặt. Kích cỡ của quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi trong vòng 20 năm nay, không những về quân số mà cả về trang thiết bị. Nắm trong tay toàn bộ hệ thống vũ khí tối tân thế hệ mới nhất – chủ yếu được mua từ Nga, giờ đây, Trung Quốc là cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Sự lớn mạnh của quân đội Trung quốc khiến cho Lầu Năm Góc phải lo âu. Hoa Kỳ buộc phải định hướng lại chính sách quốc phòng, chuyển từ Trung Đông sang châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy ngoạn mục !

Giữa những đội quân tơi tả đi chinh phục Bắc Kinh vào năm 1949 và quân đội giải phóng nhân dân trong thế kỷ mới này, theo Le Nouvel Observateur nhận xét, là cả một sự nhảy vọt phi thường. Các tướng lĩnh Trung quốc ngày nay ngày càng có những lời lẽ hiếu chiến. Thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài tỏ ra nghi ngờ về sự rùng mình thay da đổi thịt quá nhanh chóng này, về khả năng thật sự của quân đội Trung Quốc trong việc sử dụng các loại vũ khí tối tân, mua được nhờ vào thặng dư thương mại, và khả năng bảo dưỡng. Ngược lại, điều làm cho đảng Cộng sản Trung Quốc lo âu nhất chính là nạn tham nhũng.

Nhiều hồi chuông báo động đã được gióng lên. Theo tướng Lưu Nguyên, ủy viên chính trị của Tổng cục Hậu cần, quân đội Trung Hoa đang nằm kề miệng vực. Ông nói : « Không một quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc và không có gì có thể phá hoại Đảng của chúng ta. Không có gì hết, ngoài trừ nạn tham nhũng : nó có thể dẫn chúng ta đi đến thất bại trước khi viên đạn đầu tiên được bắn ra ». Lưu Nguyên là vị tướng đầu tiên dám tố cáo công khai những gì mà các đồng sự của ông chí nhìn nhận riêng với nhau. Những lời chỉ trích của tướng Lưu Viên , không phải là những lời nói suông, bởi vì ngay trong chính Tổng cục Hậu cần, ông đã từng « tai nghe mắt thấy » về tệ nạn này. Ông tố cáo mọi thủ đoạn được sủ dụng trong quân đội : biển thủ công quỹ, lạm dụng chức quyền và công vụ. Thậm chí, có cả đe dọa, âm mưu, đảo chính trong nội bộ. Một số các sĩ quan còn đi xa hơn khi sử dụng đến trò bắt cóc các sĩ quan trung thực của Đảng và cưỡng ép cấp trên phải che chở cho họ. Kể cả mọi cách thức theo kiểu mafia đều được sử dụng ngay trong lòng quân đội. Đối với tướng Lưu Nguyên, công cuộc chống tham nhũng là « vấn đề sống còn ». Bởi vì, ông e sợ sẽ xảy ra trường hợp « bất tuân thượng lệnh » trong trường hợp có chiến tranh. Le Nouvel Observateur cho biết, bất chấp chiến dịch quét sạch tham nhũng được thực hiện vào năm 2006, trước sau vẫn y như cũ.


 Các nguồn tài trợ cho quân sự vẫn tiếp tục bị các quan chức đục khoét. Một quan chức ngoại giao mỉa mai nhận xét : « Chưa có một đội quân nào trên thế giới lại có nhiều xe hơi hạng sang như Porsche, siêu xe V8 hay 4x4 đến như thế, và nhất là lại được sử dụng cho mục đích tư ». Đối với một nữ nhà báo, xuất thân từ một gia đình quân đội, « việc này chưa có nghiêm trọng. Mua bán chức tước mới là nghiêm trọng nhất. Hàm sĩ quan có giá từ 10 đến 20 ngàn đô-la. Phải cần đến hàng trăm nghìn đô-la cho hàm tướng. Chúng tôi tự hỏi trong trường hợp có chiến sự, không biết các vị tướng lĩnh con rối này sẽ hành sự như thế nào nữa ». Theo nhận xét của nhiều chuyên gia quốc tế, tham nhũng đang thao túng trong lòng quân đội Trung Quốc có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả to lớn. Thứ nhất, vi phạm sâu sắc đến chất lượng của các lực lượng quân đội. Thứ hai, cản đường tiến bước của nhiều đối tượng xuất chúng, xuất thân từ những gia đình trung lưu. Tệ hại là nó còn gây ra những mối oán hận và làm suy yếu tinh thần đồng đội. Cuối cùng, nghiêm trọng hơn nữa là tham nhũng khơi màu thói chạy theo lợi nhuận theo dây chuyền, bởi vì để « thu hồi lại vốn đầu tư », họ cần phải bán lại sự ủng hộ cho những cấp thấp hơn.

Và nạn mua quan bán chức này có thể leo đến tận cấp tướng sư đoàn, theo như quan sát của một chuyên gia Đài Loan. May mắn thay là ở những vị trí cao hơn, việc tuyển chọn sẽ gắt gao hơn. Ông Scott Harold, chính trị gia bình luận rằng, ở cấp độ này, cần phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nữa. Không chỉ có quen biết rộng mà còn phải có khả năng thật sự. Ở những vị trí cao hơn, việc đề cử sẽ còn nghiêm ngặt hơn là do các nhà lãnh đạo chính trị phải cùng đồng thuận. Giải thích cho việc vì sao Trung Quốc khó khăn trong việc chống tham nhũng, ông George Friedman, một chính trị gia cho rằng nguyên nhân chính là do cấu trúc thượng tầng. Quân đội Trung Quốc vốn được kiến trúc để bảo vệ quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc chứ không phải để dấn thân ra ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội chỉ là để bảo vệ an ninh trong nước, theo như nhận định của một nhà chính trị học Trung Quốc xin giấu tên. Ông nói : « Do vậy, quân đội không chịu trách nhiệm trước công lý về các thủ đoạn vặt vãnh của họ, nơi dẫn đến một loạt các vụ sa ngã khác nhau. Họ cũng không cần phải là con át chủ bài trong chiến lược hoặc trong cấu trúc chỉ huy, cũng như việc không cần phải thích hợp với nhiều vũ khí khác nhau…. Việc này không khuyến khích cho sự phát triển một quân đội chuyên nghiệp. Hiện tượng này vẫn duy trì mặt " ăn bám" và "suy tàn ".


 Nhận định được một chuyên gia châu Âu về quốc phòng đồng chia sẻ. Ông này nhắc lại chính việc thiếu kinh nghiệm tác chiến đáng kể của quân đội, mà Trung Quốc đã gặp thất bại chua xót trong cuộc chiến biên giới cuối cùng với Việt Nam vào năm 1979. Nhiều thành phố tại Trung Quốc vẫn khát nước sạch Cũng tại Trung Quốc, tờ tuần san Tân Thế kỷ, Quảng Đông có bài báo động về việc các trạm xử lý nước cung cấp nước bẩn cho người tiêu thụ. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh vẫn cố tình che dấu sự thật. « Tại Trung Quốc, các thành phố vẫn khát nước sạch » là tít bài viết, do tuần san Courrier International trích dịch lại. Bắc Kinh công bố « 83,4% mẫu nước được lấy trong những năm gần đây trên toàn cả nước đều tuân thủ theo tiêu chuẩn » vệ sinh và an toàn nước sạch tại các khu đô thị. Thế nhưng, tờ Tân Thế Kỷ lại cho rằng, số liệu đưa ra được dựa trên hơn 2.000 mẫu nước được lấy và chỉ giới hạn tại các thành phố lớn, gạt ra ngoài các trạm cung cấp nước cho các khu đô thị vừa và nhỏ.


Theo giải thích của ông Tống Lan Hiệp, kỹ sư chính tại Trung tâm giám sát chất lượng nước sạch tại các khu đô thị, trực thuộc Bộ Nhà ở và Xây dựng, « tại Trung Quốc, các vấn đề tại các nhà máy xử lý nước cũng nhiều vô số kể như các thành phố nhỏ ». Ông cho biết, trong một điều tra thực hiện vào năm 2009, trong 4.000 trạm cung cấp nướcđược xét nghiệm, có đến 1.000 trạm cung cấp nước không đúng chuẩn ». Đáng ngại nhất là bên cạnh các nhà máy xử lý nước lớn, lại có quá nhiều trạm cung cấp nước nhỏ trong các vùng nông thôn, được trang bị rất nghèo nàn, lạc hậu. Các kênh truyền thông chính thức đều cho rằng hơn 70% nguồn nước cung cấp cho các thành phố đều tuân theo chuẩn mực về « chất lượng môi trường nước bề mặt ».

 Theo giải thích của tờ Tân Thiên Kỷ, các nguồn nước được xếp theo 5 hạng : hai hạng đầu được cho là nước có thể uống được ; từ hạng thứ ba trở đi được xếp là nước không sạch cho việc tiêu dùng. Như vậy, việc gộp chung cả mức thứ ba vào bảng thống kê đã cho phép Bộ Bảo vệ Môi trường đạt được con số 70%. Về phần mình, ông Tống Lan Hiệp ước tính chỉ có khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị là đạt chuẩn. Cũng theo viên kỹ sư này, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng có chiều hướng xấu đi, nhất là kể từ năm 2006. Trước đây, ô nhiễm bắt nguồn từ các vi trùng.

Ngày nay, nước bị ô nhiễm nước chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước và các ion kim loại nặng. Sự phát triển vũ bão của ngành công nghiệp đã làm cho nguồn nước bề mặt bị ô nhiễm nặng. Theo nhận định của một chuyên gia, « người ta có thể tìm thấy trong nước tất cả những gì được sản xuất tại các nhà máy : các dòng nước trở thành nơi chứa rác hóa học ». Ai Cập : Vị Tổng thống ma Từ một tháng nay, chính trường Ai Cập vẫn tiếp tục sôi động. « Ai Cập : Vị Tổng thống ma » là nhận xét của tờ Le Nouvel Observateur về vị tổng thống tân cử Mohamed Morsi. Bởi vì, một tháng sau khi giành chiến thắng trong đợt bầu cử tổng thống, ông Morsi, theo phe Hồi giáo, vẫn bị phe quân đội kìm chân.

Vừa đắc cử, ông Morsi đã bị dồn vào ngay chân tường. Hơn bao giờ hết, ông cũng bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng chính trị và thể chế đang diễn ra tại Ai Cập. Khó khăn lắm, ông mới thành lập được một liên minh chính phủ. Bởi vì, không dễ gì đạt được một sự đồng thuận tối thiểu từ phe chiếm đa số là những người Hồi giáo Salafi cho đến những người cách mạng là phe tả tự do. Nhất là, theo nhận xét của một nhà chính trị học, « trong bối cảnh kinh tế và chính trị thảm hại như hiện nay, xác suất thất bại là rất cao. Do đó, việc có rất ít người muốn nhúng mũi vào là lẽ hợp lý ».

 Phạm vi hoạt động của ông Morsi đã bị thu hẹp đến mức ông không tài nào hồi phục lại được Quốc hội, do đa số phe Hồi giáo chiếm đa số. Tòa án Hiến pháp tối cao đã hủy bỏ kết quả bầu cử của ngày 14/6 và cho giải tán Quốc hội. Đồng thời, tạm giao quyền điều hành cơ quan lập pháp này lại cho Hội đồng quân sự Tối cao. Nếu như một số người xem phán quyết này như là một quyết định mang tính chất pháp lý, số khác lại nhìn thấy có động cơ chính trị nhằm làm suy yếu vai trò tổng thống. Hội đồng quân sự Tối cao tạm nắm quyền điều hành Cơ quan lập pháp. Để phá vỡ hình ảnh « vị Tổng thống kiểng », ông Morsi đã cố thử sức khi cho ban hành một thông tư,quyết định hồi phục lại Quốc hội cho đến khi diễn ra đợt bầu cử mới.

Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington và chơi lá bài tính hợp pháp , ông Mohamed Morsi tin có thể tận dụng lỗ hổng tư pháp để lật ngược thế cờ. Thế nhưng, ông đã thua trong ván bài này. Hai ngày sau, Tòa án Hiến pháp Tối cao đã hủy sắc lệnh Tổng thống và một lần nữa, ông Morsi buộc phải chịu thua. Mặt khác, phản ứng này của ông Morsi cũng không nhận được sự ủng hộ tuyệt đối ngay trong chính phe của ông.

 Nhiều gương mặt cách mạng, dù chỉ trích Hội đồng quân sự Tối cao rất mạnh mẽ, đã xem việc này là một « tấn công chống lại tư pháp ». Theo nhận định của Le Nouvel Observateur, thiếu tinh thần cách mạng và nỗi lo sợ về một Nhà nước do phe Hồi giáo Huynh đệ thống lĩnh hoàn toàn là các yếu tố chính được dùng để chống lại ông Morsi. Một vị thẩm phán Ai Cập cho rằng « có nguy cơ phe Huynh đệ Hồi giáo tìm cách phá hủy cấu trúc thể chế để thực hiện một Nhà nước tương tự nhưng dựa vào các mạng lưới của hội. Nếu Mohamed Morsi tấn công vào tuyên bố Hiến pháp của Hội đồng quân sự Tối cao hay như đưa vấn đề kinh tế cấp bách lên hàng đầu, đòi hỏi phải có toàn quyền, thì chiều hướng có lẽ sẽ khác đi. Do tấn công Tòa án Tối cao, ông ta đã tạo cho người khác cảm giác là đang bảo vệ quyền lợi của phe Huynh đệ Hồi giáo ».http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120722-trung-quoc-con-ho-giay

 

TRẺ RANH LUẬN CHÍNH



CHUYỆN NƯỚC NON
Đấu đá trong hàng ngũ lãnh đao Đảng Cộng Sản VN
Truyện dài đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN đã bước vào giai đoạn khá gay cấn.Có tin thủ tương Nguyễn Tấn Dũng đang bị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dùng nghị quyết 4 của khóa 11 Đảng Cộng Sản VN  chơi trò bỏ phiếu tín nhiệm từ bộ chánh trị tới ban chấp hành trung ương Đảng để hạ bệ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Thủ tướng Dũng biết chắc cái mưu này có bàn tay của chủ tịch nước Trương Tấn Sang dính vô trước mắt là phải loại ngay chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra khỏi cuộc đời vàThủ TướngNguyễn Tấn Dũng trao cho thượng tướng Nguyễn văn Hưởng cố vấn về nhân quyền của ông một chuyên viên giết người  làm việc này[thượng tướng Nguyễn văn Hương là người có thành tích từng chủ mưu giết chết ủy viên bộ chánh trị thường trực ban bí thư khóa 8 ông Đào Duy Tùng người có nhiều triển vọng thay Tổng bí Thư Đỗ Mười trong khóa 9 rồi giết thứ trưởng công an Nguyễn văn Rốp,người có triển vọng làm bộ trưởng bộ công an khóa 9 giết hụt trung tướng Nguyễn Trung Kiên tư lệnh quân khu 7làm nổ tung chiếc chuyên cơ chở tướng Kiên đang đậu trên sân bay Nam Vang giết nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt vì nguyên thủ tướng Võ văn Kiệt chống sáp nhập tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình vào Hà nội và gần đây có tin tướng Hưởng dính líu tới sự đột tử của nữ đai tá công an Nguyễn thi Lý vợ trung tương công an Hữu Ứơc tổng biên tập báo Công An nhân dân và là ngươi phụ trách tiền bạc củanhân vật Giang Thanh VN Phan Gia Liên[ngươi có nhiều ảnh hưởng trong ban Tổ chưc trung ương Đảng Cộng Sản VN]Tướng Nguyễn văn Hưởng đã lên kế hoạch  với năm phương án trong đó bốn phương án dùng thuốc nổ và một phương án dùng độc dược để đưa chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi tầu xuốt.Cái kế hoạch đưa chủ tịch nước Trương Tấn Sang""đi tầu xuốt"" của tướng Hưởng đã bị  lộ trên mạng internet nên không biêt có thành tựu không
Kế hoạch đổi vàng
Theo tin trên mạng internet thì thống đốcNgân Hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa tung ra kế hoạch đổi  các loại vàng mang các nhãn mác không phải nhãn mác SJC[nhãn mác đươc ngân hàng nhà nước công nhận là nhãn mác chính thống  của nhà nước có thể mua bán được]ra vàng nhãn mác SIC của nhà nước   là một âm mưu chiếm đoạt vàng trong dân.Tin tức này nói rằng cái thứ vàng SJC của ngân hàng nhà nước  sản xuất thực chất chỉ có 50 phần trăm là vàng ròng còn 50 phần trăm là nhựng kim loại ba lăng nhăng  .Như vậy là dân phải đem vàng thật đổi vàng giả và ngân hàng nhà nước sơi ngon ơ 50 phần trăm vàng trong dân đút túi trong vụ đổi vàng.Ghê thật
Nợ xấu sẽ làm ngân hàng sẽ bể tùm lum
Tin trên mạng internet cho biết số nợ xấu của các ngân hàng thương  mại ở VN hiện là 230.000 tỷ[ trên 10 tỷ USD] do đó nhiều ngân hàng  thương mại ở VN sẽ bị tanh banh.Theo báo cáo mật của thống đốc Ngân HàngNhà Nước VN trình thủ tướng chánh phủ thì ở VN có 47 ngân hàng thương mại vàhiện có 11 ngân hàng thương mại trên bờ phá sản đó là các ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đông Á,Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ,Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long,ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á,Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hà nội Saigon, ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đai Dương,ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Mê kong
Ngân hàng Thương Mại cổ phần Phương Tây,ngân hàng phát triển nhà TPHCM
Ngân háng liên doanh Viêt Thái ,ngân hàng Thương Mại cổ phần Phương Nam
Ngồi phải cọc
Tổng b í thư Đảng Cộng Sản VN ông Nguyễn Phú Trọng bị ngoại trưởng Hoa ký Clinton yêu cầu cho gặp và đã tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ  Clinton một cách khá niềm nở nhưng cũng không vừa lòng lắm khị bà ngoại trương Mỹ nói về vấn đề nhân quyền ở VN.Ngay sau khi Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN Nguyễn Phú Trọng tiếp nữ ngoại trưởng Mỹ xong Thời báoHoàn Cầu[phụ bản tiếng Anh của báo Nhân Dân Trung Quốc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc]đã có bài xã luận nói rằng nếu Viêt Nam theo Mỹ  thì Trung Quốc sẽ dậy cho VN một bài học đấy
Phản thùng
VN vẫn coi Mên là phên dậu của  mình nào ngờ bỗng nhiên Nam Vang trở cờ cái rụp khi Mên làm chủ tịch Asean đã nghe theo lời Trung Quốc quyết không duyệt thông cáo chung của Hội Nghị ngoại trưởng Asean lần thứ 45vì thông cáo này đề cập tới chuyện Trung Quốc  xâm lấn bãi cạn Scarvorough ở Phi luật tân và chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.Sau vụ Mên phản thùng VN,phá bĩnh Asean ngoại trưởng Trung Quốc đã cảm ơn Mên rối rít nói rằng Mên ủng hộ ""những lợi ích cốt lõi"" của Trung Quốc.Lỳkỳ hơn năm nay  là năm kỷ niệm 40 năm  hữu nghị Việt Mên mà Mên dám đá giò lái VN cái rụp làm VN đỡ không kịp trúng đòn lăn quay.Thật ra thì VN biết Mên ""chơi'"" mình từ hồi tháng tư năm 2012 khi thủ tướng Dũng sang Nam Vang dự hội nghị Asean cấp cao lần thứ 20 ông thấy đón mình mà treo toàn cờ Trung Quốc và hình Hồ Cẩm Đào ôm vợ chồng Thái thượng Hoàng Mên Sihanouk thì biết VN bị "" chơi"" rồi vì Mên mới đón chủ tịch Trung Quốc  Hồ Cảm Đào hôm trước  đã để nguyên cờ xí hinh ảnh đón Trung Quốcđón tiếp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 
Ông Nguyễn bá Thanh làm trưởng ban Nội Chính?
Tin trên mạng internet nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN đang vận động đưa ông Nguyễn bá Thanh về trung ương vô Bộ Chánh Trị và làm trưởng ban Nội Chính[cái ban nắm quân đội công an tòa án Viện kiểm sát] để chơi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Ông Nguyễn bá Thanh thật ra cũng ăn không thua gì""hạm"" nhưng khéo chùi miệng và biệt chừng mức nên chưa mang tiếng như thủ tướng Dũng tuy nhiên ông rời Đà Năng về Hà nội coi chừng sụp hầm đấy
Áp phe núi Pháo
Vụ áp phe núi Pháolà vụ làm ăn lớn của tiểu thư Nguyễn Thanh Phượng con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Núi Pháo ở tỉnh Thái Nguyên là một mỏ Nicken lớn không những nhất Đông Dương mà còn lớn nhất thế giới nữa một tập đoàn nước ngoài đã đươc cấp phép đầu tư khai thác mỏ nickel Núi Pháo nhưng vì khủng hoảnh kinh tế toàn cầu chậm thưc hiện dự án này.Hai nhân vât Hồ Hùng Anh ,Nguyễn Đăng Quang chuyên viên chạy dự án biết có một tập đoàn nước ngoài khác muốn sang lại dự án núi Pháo với giá 650 triệu usd thế là tiểu thư Phượng nhẩy vào cuộc .Tiểu thư Phượng đề nghị thủ tướng Dũng ra lệnh Thái Nguyên thu hồi dự án núi Pháo rồi tiểu thư nói chuyện với chủ dự án bị thu hồi xin mua lại với giá 250 triệu usd,chủ dự án chêt đuối vờ đươc cọc mừng quá ok liền .Thế là tiểu thư Phương ẵm ngon ơ 150 triêu usd và các tay chạy dự án Anh và Quang chia nhau 200 usd còn lại
Chủ tịch Hội Đồng quản trị Sabeco mới  là ai?
Tổng công ty Rươu bia và nước giải khát Saigon có tên tắt là Sabeco một doanh nghiệp nhà  nướic thuộc loại hái ra tiền,có lúc thiên hạ bỏ ra cả chục tỷ đồng mua chưc Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco.Thế mà đột nhiên ông Phan Đăng Tuần một cán bộ""quèn""ở bộ Công Thương bỗng nhiên ""ẵm"" chưc chủ tịch Hội Đồng Quản Tri Sabeco một cách ngon lành .Hỏi ra mới biết ông Tuấn''sơingon"chức chủ tịch Hội Đồng Quản Tri Sabeco như vậy là vì anh ông là bố vợ Nguyễn Thanh Nghị con trai cưng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên đươc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiếucố đưa vào guồng máy kinh tài của thủ tướng
Hoan nghênh báo Xưa và Nay
Cách đây hai mươi năm tuần báo Văn Nghệ cơ quan ngôn luận của Hội Nhà Văn Việt Nam đăng truyện ngắn Linh Nghiệm của tác giả Trần Huy Quang[con trai nhà sử học Trần Huy Liệu] nói về Hồ Chí Minh trong đó đã dẫn sử sách triều  đình Huế cho biết phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cha Hồ Chí Minh chẳng hề từ quan vì yêu nước thương nòi mà bị triều đình Huế năm 1910 cách chức tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Đinh đồng thời phạt đánh 20 trương số báo Văn Nghệ đăng truyện Linh Nghiệm bị thu hồi Tổng biên tập mất chức,nhà văn Trần Huy Quang bị treo bút.Sau vụ này bàn dân thiên hạ ai cũng biết Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc không hề từ quan vì yêu nước thương nòi mà bị cách chức vì đánh chết dân do say rượu khi xử án.Từ đó đến nay báo chí lề phải ở VN không một tờ nào dám đề cập tới chuyện lý lịch phi chính  thống của phó bản Nguyễn Sinh Sắc mới đây luật sư Lê văn Tiễn và bác sĩ Lê Nam[Lê Minh Riện] xuất bản cuốn sách Danh Nhân và Thời Đai dám viết""Kỳ thi năm Tân Sừu 1901 cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đậu đầu bảng đai khoa với học vị Phó Bảng,vì ngoài học vị này của cụ Nguyễn Sinh Sắc năm ấy không có ai đậu cao hơn"" tiếp theo hai tác giả lại viết""Vua Thành Thái1906đã phê chuẩn cho cụ Nguyễn Sinh Sắc được từ quan vì lý do sức khỏe và gia cảnh khó khăn"".Trước cuốn sách viết bốc thơm nhăng cuội về nhân vật Nguyễn Sinh Sắc báo Xưa Nay cơ quan ngôn luận của Hội Sử Học VN số 406 ra tháng 6 năm 2012 đã đăng bài của tác giả Cao Văn Thức vạch trần sự dốt nát và bốc thơm láo của  tác giả cuốn Danh Nhân và Thời Đai vì Phó bảng là tiến sĩ lấy thêm ở khoa thi Hội để phân biệt với những người đỗ tiến sĩ chính thưc.Theo Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân Dục thì khoa thi hội năm Tân Sửu [1901] ở chính bảng không có ai đậu tiến sĩ hạng Đệ nhất giáp[Bảng nhãn ,Thám Hoa]Đệ nhị giáp[Hoàng giáp] chỉ có chín ngươi đậu Đệ tam giáp thủ khoa là Nguyễn Đình Tuân Á khoa là Ngô Đưc Kế cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu 11 trên 13 tiến sĩ loại thêm.Còn chuyện từ quan thì Cao văn Thức viết rằng ""cụ Nguyễn Sinh Săc rời quan trương không phải năm 1906 mà 1910 sau khi bị huyền chưc vì có sơ xuất trong trong một vụ xử án lúc cụ giữ chưc tri huyện Bình Khê
Xin hoan nghênh báo Xưa và Nay dám viêt một phần sự thật
Trần Minh Chí em vợ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng người giầu nhất nước
Ngươi ta biết vợ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Trần thị Kiệm nhưng ít ngươi biết bà Kiệm có cậu em út là Trần Minh Chí "" phú gia địch quốc"" vì ông Chí là chủ tập đoàn Trần Thái mà tập đoàn Trần Thái thì làm đâu trúng đó toàn nhữngphi vụ béo bở trị giá trăm triệu usd trở lên chứdưới giá này không chơi.Điểm đáng chú ý là Trần Minh Chí dám mở Casino chui ở Cà Mâu
Bố già Kiên thêm đệ tử là bầu Thắng Đồng Tâm Long An
Trên con đường Nam Tiến bố già Mafia VN Kiên mới đây đã  thu phục đươc ông bầu Thắng chủ đội banh Đồng Tâm Long An người đang có vai vế tại lãnh địa Long An nơi quê hương chủ tịch nước  Trương Tấn Sang.Điều đáng lưu ý bố già Kiên hiện có một bộ xậu xoay quanh gồm thủ tướng Nguyễn Tấn  Dũng nguyên thủ tướng Phan văn Khải nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triêt, chủ tịch quôc hội Nguyễn Sinh Hùng các phó thủ tướng Hoàng Trung Hải Vũ văn Ninh,thống đốc  Ngân Hàng nhà nước Nguyễn văn Bình và thương tướng công an Nguyễn Văn Hưởng.Hiện bố già Kiên nắm trong tay toàn ngân hàng""xịn''"" tiền như nước thế lưc nào ông cũng mua đươc hết
Tại sao báo điện tử Tầm Nhìn bị đóng cửa
Bộ Thông Tin và Truyền Thông nước CHXHCNVN vừa quyết định đóng của báo điện tử Tầm Nhìn .Net,cơ quan ngôn luận của Liện Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật VN.Theo tin trên mạng báo điện tử Tầm Nhìn .Net bị đóng cửa chỉ vì tổng biên tập là nhà báo nhà thơ Dương Kỳ Anh nguyên tổng biên tập báo Tiền Phong tờ báo đầu tiên khui vụ bê bối Vinaline vụ bê bối làm tổn thất ngân sách VN nhiều trăm ngàn tỷ VN đồng[khỏang 10 tỳ usd]


Nhà văn Nguyễn Mộng Gíác không còn nữa
Nhà văn Nguyễn Mông Gíac đệ tử ruột của nhà văn Võ Phiến ,người năm 1982 đã vươt biên sang Mỹ để tiếp tục cầm bút nhưng  thập niên 90 thế` kỷ hai mươi lại chơi trò về nước đánh đu với công sản .Cuối cùng Nguyễn Mộng Gíac đươc in tiểu thuyết lịch sử ở VN và sách được đưa lên làm phim truyền hình và ông bị ung thư đươc đưa về Mỹ chữa nhưng không thoát đuợc lưỡi hái tử thần làm ông thầy Võ Phiến buồn năm phút
TRẺ RANH
 

HỌP MẶT QUỐC HỌC, ĐỒNG KHÁNH


 

HỌP MẶT QUỐC HỌC, ĐỒNG KHÁNH


July 11-18 o Tampa 
Nơi quê người , những tâm hồn Quốc Học Huế vẫn tụ họp cùng nhau. Đây là những tấm hình các bạn chụp ngày 11 - 18 tháng 7 năm 2012 tại Tampa,  tổ ấm của Quỳnh Hoa . Cựu học sinh Quốc Học, Đồng Khánh là thế, và Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Gia Long, Trưng Vương cũng thế. Đó là đặc tính văn hóa chung của người Việt Quốc gia hải ngoại.




 











Hy vọng sang năm đông đủ hơn
Sang năm chắc sẽ làm tháng 6, sẽ tin ngày sau

No comments:

Post a Comment