TIN VIỆT CỘNG - NGUYỄN CHÍ THIỆN
Monday, October 8, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Vì sao Hội nghị Trung ương 6 diễn ra sớm hơn dự định?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-10-08
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá XI bất ngờ diễn ra tại Hà Nội từ đầu tháng - thay vì khai mạc vào 15/10 - khiến dẫn tới nhiều bàn tán, đặc biệt là về số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Courtesy chinhphu.vn
Hạ bệ thủ tướng?
Qua bài tựa đề tạm dịch “Tương lai của Thủ tướng VN bấp bênh khi các
Uỷ viên Trung ương Đảng CS hội họp”, Trưởng Văn phòng AFP tại Bangkok,
ký giả Didier Lauras, trích dẫn lời các chuyên gia rằng tương lai chính
trị của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đang trong tình trạng “chỉ mành
treo chuông” vào lúc giới lãnh đạo Đảng tham dự hội nghị trong tình hình
đen tối do những vụ tai tiếng tài chính và sa sút kinh tế.
Vẫn theo tác giả thì sự bất mãn của dân chúng gia tăng về mức tăng
trưởng kinh tế trì chậm, lạm phát tái diễn, tham nhũng tràn lan và ngân
hàng xáo trộn tạo áp lực ngày càng tăng đối với ông Dũng”.
Tác giả trích dẫn lời một viên chức đảng CS lưu ý rằng trước đây,
chưa bao giờ xảy ra tình trạng một vị thủ tướng bị công khai công kích
mạnh mẽ như thế vì khó khăn kinh tế và nạn tham nhũng; và diễn biến hiện
giờ là một cuộc đấu đá giữa một thế lực có tiền và một thế lực có
quyền.
Kinh tế gia Rajiv Biswas thuộc công ty tư vấn Global Insight nhận
định rằng giữa lúc kinh tế VN gặp phải nhiều khó khăn trầm trọng như
vậy, thì ngày càng có nguy cơ là cuộc tranh giành quyền lực gia tăng
giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể dẫn
tới sự hạ bệ ông Dũng cùng những phe phái của ông ta.
Nhìn vào những gì đang xảy ra thì ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui lại một chút, ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung trước toàn thể chứ không bị cách chức. GS Carl Thayer
Từ Mascơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét:
“Thực ra bây giờ có 2 phe rõ, một phe của ông Chủ Tịch nước, cùng
đứng phe đó có cả ông Tổng Bí Thư. Một phe là của ông Thủ tướng… cuộc
đấu tranh là rất gay go vì ông Thủ tướng nắm nhiều quyền lực, đặc biệt
là ông nắm về quyền lực kinh tế, nắm bộ máy công an, và phần nữa rất
quan trọng là quân đội. Nên lực của ông mạnh hơn nhiều. Cho nên tôi nghĩ
là mình không nên đặt vấn đề sẽ có một phe thắng, một phe bại hoàn
toàn, vì tương quan lực lượng như vậy nên cuộc đấu tranh còn nhùng
nhằng, chưa dứt khoát trong đại hội này.”
Theo GS Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, thì hội nghị lần
này khó tránh một cuộc đối đầu giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những
đối thủ chính trị chỉ trích ông ta, và sự việc có thễ diễn ra là Đảng
CSVN ra sức làm giảm quyền lực đáng kể của Thủ tướng Dũng. GS Carl
Thayer đề cập tới câu hỏi rằng liệu phe chống ông Dũng có xúc tiến nỗ
lực loại ông ta hay không, và rồi nhận định rằng điều này khó có thể xảy
ra trong Hội nghị Trung ương 6:
“Theo tôi đánh giá khi nhìn vào những gì đang xảy ra thì
ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui lại một chút, một phần trong mạng lưới của
ông ta bị phá vỡ và ông ta sẽ không còn đầy quyền lực như trước. Và do
đó ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung trước toàn thể chứ không bị
cách chức.”
Vẫn theo Giáo sư Carl Thayer, điều rất có thể xảy ra là Ban chấp hành
Trung ương Đảng sẽ kỷ luật một vài ủy viên trong tổ chức này mà thôi.
Vì sao triệu tập bất thường?
Qua bài “Tình hình chính trường VN xung quanh Hội nghị TW6”, tác giả
Nguyễn Nghĩa lưu ý tới kịch bản phổ biến ở VN là chuyện kỷ luật cán bộ,
nếu có, thường là những “con dê tế thần” “loàng xoàng cấp dưới”. Các đợt
phê, tự phê trong đảng được ví như cuộc “tắm rửa, kỳ cọ” ở mức cao lắm
là “từ vai trở xuống mà thôi”. Tác giả nhận xét:
Phải đưa ra những xấu xa tham nhũng của 1 lãnh tụ cao cấp của đảng ra trước 1 số lượng đảng viên đông 175 ủy viên, là 1 việc làm không có tiền lệ. Nguyễn Nghĩa
“Hôm nay, phải đưa vấn đề kết quả kiểm điểm của Thủ tướng, Bộ
Chính Trị xuống Hội nghị Trung Ương, phải đưa ra những xấu xa tham nhũng
của 1 lãnh tụ cao cấp của đảng ra trước 1 số lượng đảng viên đông 175
ủy viên, đã là 1 việc làm không có tiền lệ. Điều này cho thấy, đấu tranh
trong Bộ Chính Trị là chưa ngã ngũ. Phe Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú
Trọng chưa có đa số trong Bộ Chính Trị. Nếu có đa số, vấn đề kiểm điểm
Thủ tướng đã được giải quyết trong nội bộ Bộ Chính Trị mà không cần
triệu tập gấp bất thường hội nghị Trung Ương 6 đến như vậy.”
Đề cập tới Hội nghị Trung ương 6 này, blogger Lê Diễn Đức “quan sát” trong thời gian qua nhận thấy:
“Giới quyền lực chóp bu: Đấu đá nhau tranh giành quyền lực,
nhưng tay nào cũng có con tin để áp lực lên đối thủ chính trị, vì tay
nào cũng có bàn tay ít nhiều nhúng chàm, không bản thân thì người thân
trong gia đình, họ hàng. Phương án cuối cùng sẽ là thoả hiệp cứu đảng…
Tầng lớp đại gia, doanh nhân giàu có: Nếu chế độ là thùng
phân thì chúng là bầy giòi, sống cộng sinh trên chế độ… Chế độ hiện nay
là lý tưởng với giới giàu có này, chúng kiếm tiền bất chính quá dễ dãi,
vì có thể mua được tất cả bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền, bao gồm
cả lương tâm và công lý.
Giới trung lưu, động lực của xã hội: Trong giới này hầu hết là dân có học thức, nhưng đa phần cơ hội, giỏi luồn lách, chấp nhận "sống chung với lũ"…
Giới lao động nghèo: Tính chịu đựng gian khổ và cam phận nô
lệ trở thành bản chất… Ví dụ, vỡ đập thuỷ điện, màn trời chiếu đất đấy,
nhưng có vị lãnh đạo nào tặng một thùng mì ăn liền rẻ tiền thì rưng
rưng nước mắt cám ơn đảng và nhà nước. Kêu trời, phản đối bất công,
nhưng chống chế độ thì không.
Người Việt ở nước ngoài: Lực lượng này chỉ mang tính hỗ trợ, không bao giờ có tính quyết định đối với những thay đổi chính trị trong nước.”
Mặc dù “Các quan chức chóp bu đang đấu đá dữ dội sau hội trường,
các đối thủ đang nỗ lực và hoảng loạn săn lùng các con tin để nắn gân,
dí súng vào mạng sườn nhau”, nhưng blogger Lê Diễn Đức cho rằng “ĐCSVN
vẫn còn tiếp tục cai trị dài dài. Một sự thay đổi nào đó cho lộ trình
dân chủ là hết sức mịt mù, nếu không nói là ảo tưởng, vì rút ra từ tổng
hợp các phân tích trên đây, dù phũ phàng, cay đắng, đáng buồn, nhưng là
thực tế”.
Tác giả Nguyễn Nghĩa khi nhận xét về “Tình hình chính trường VN xung
quanh Hội nghị TW6” lưu ý tới “ cái bóng của TQ hằn lên hoạt động của
đảng CSVN trong đợt chỉnh đảng này là rất rõ nét”, qua sự kiện Chủ tịch
TQ Hồ Cẩm Đào gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại hội nghị APEC 2012 và Phó
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, dù từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton, nhưng đã “ló mặt” gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi, cho
thấy TQ ủng hộ cả 2 phe “Ba Dũng”-“Tư Sang” và “không muốn phe nào bị
biến mất hoàn toàn trên chính trường VN cả”. Tác giả phân tích rằng một
nước VN “lục đục, phe phái, hỗn loạn là có lợi cho TQ”, và thực trạng ở
VN là 2 phe này “đấu đá nhau không ngừng làm suy yếu quyết tâm của dân
tộc VN đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa”. Nhưng, tác giả chua chát, “các
người cứ đấu đá nhau đi, miễn là thần phục TQ”:
“Trung Quốc muốn cả 2 phe lùi bước trước những bành trướng của TQ
tại Biển Đông. Cả ông Sang và ông Dũng đã cùng đồng thuận giải quyết bất
đồng tại Biển Đông với TQ 1 cách hòa bình. Nghĩa là sẽ chỉ phản đối 1
cách hình thức, không có nội dung. Nghĩa là sẽ để cho TQ xâm lược, chiếm
đóng Hoàng Sa, Tường Sa của VN trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa.”
Tác giả Nguyễn Nghĩa nêu lên câu hỏi rằng có phải chăng TQ đã dàn xếp
hoà hoãn cho cả 2 phe kình chống nhau ở VN? Có phải chăng việc triệu
tập khẩn cấp uỷ viên T.Ư đảng vào một cuộc họp là đề phòng một cuộc đảo
chánh do quân đội chủ trương?
Dù chưa rõ tình hình thực sự sẽ ra sao, nhưng tác giả không quên lưu ý
rằng tính bất ngờ, vội vã của Hội nghị Trung ương 6 này cũng có thể
hiểu là “điều gì cũng có thể xảy ra đối với ông Nguyễn Tấn Dũng”.
Nhưng có một điều chắc chắn là, theo tác giả, “Ngày nay, các uỷ viên
Trung ương đảng CSVN tin vào đồng tiền hơn là tin vào lý tưởng của
đảng”.
Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị.
Chuyển giao quyền lực Trung Quốc và cơ hội, thách thức cho Hoa Kỳ
Việt Hà, phóng viên RFA
2012-10-08
Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 11
tới với sự chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ 5 tại nước
này.
AFP photo
Đây là một thay đổi lớn không những đối với Trung Quốc mà còn đối
với cả thế giới và nhất là với Hoa Kỳ khi Trung Quốc đang nổi lên là
một cường quốc trên thế giới, thách thức vai trò bá chủ của Mỹ.
Sự chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc mang đến những cơ hội và
thách thức nào với Mỹ,Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo
sư môn quan hệ quốc tế trường đại học George Mason về vấn đề này.
Thách thức cho Hoa Kỳ
Trước hết, nói về tầm quan trọng của sự chuyển giao quyền lực lần này
tại Trung Quốc với Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét:
Ngay trong thế hệ mới nhất của Trung Quốc bây giờ là họ có hai điều
tương đối mâu thuẫn nhau. Thứ nhất là họ không cảm thấy an toàn, bởi vì
họ sợ Mỹ kiềm chế họ, mặt khác họ rất arrogant (ngạo mạn), họ muốn đòi
hỏi một thế đứng của họ quan trọng trên mặt trời này. Nên thế hệ thứ 5
này còn có thể ngạo mạn hơn. Hôm nọ có ông kể chuyện là khi ông Giang
Trạch Dân bị ông Michael Wallace chỉ mặt nói ông là độc tài, chính thể
ông độc tài, còn ông Tập Cận Bình này thì sẽ không chấp nhận chuyện đó.
Việt Hà: Sự chuyển giao quyền lực tại Trung quốc thế hệ thứ
5 này. Nhìn lại quá trình lịch sử quan hệ Trung Mỹ trong suốt 40 năm
qua, từ thời ông Nixon đến Trung Quốc lần đầu tiên cho đến nay thì Trung
Quốc đặt ra những thách thức và cơ hội nào với nước Mỹ?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất nó là một thách thức lớn với
Mỹ, bởi Trung Quốc là một nước đang lên và họ đòi được đối xử như vậy,
vấn đề họ đòi mức đối xử thế nào thì chưa ai có thể nói rõ. Nhưng nhìn
hành động của họ thì thấy là họ đang đòi thế trội yếu, nếu không phải là
bá chủ của vùng biển Đông. Sau đó là sự cạnh tranh của Trung Quốc về
tài nguyên trên khắp thế giới thì Trung Quốc sẽ không thể, không bao giờ
chấp nhận là một cường quốc địa phương đâu, mà là cường quốc trên thế
giới nữa.
Đó là thách thức cho nước Mỹ. Vậy Mỹ phải đối phó ra sao? Một số bên
Mỹ, một số nhỏ nói là tình hình nguy hiểm, nếu Mỹ không cẩn thận thì sẽ
bị hất cẳng những chỗ quan trọng nhất, nhất là ở Á châu, các vùng mà Mỹ
cho là phát triển mà tương lai là còn hơn cả Âu châu. Đại đa số học giả
khác nói là chuyện Trung Quốc lớn mạnh là không thể tránh được, và do đó
Mỹ phải thích ứng với chuyện đó. Ngay cả ông Kissinger cũng nói là
không phải chia đôi nhau ra mà thích ứng với điều đó, phải nhân nhượng
và tôn trọng họ. Cho nên hiện tại đang có hai luồng đó tại Mỹ và người
Mỹ phải quyết định.
Sự cạnh tranh của Trung Quốc về tài nguyên trên khắp thế giới thì Trung Quốc sẽ không thể, không bao giờ chấp nhận là một cường quốc địa phương đâu, mà là cường quốc trên thế giới nữa.
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Chuyện này đẩy lại cái chuyện ngày xưa khi chưa có chiến tranh lạnh
cũng vậy. Cũng có người chỉ khuyên nói là chỉ mạnh mồm là đủ rồi, có
người nói phải kiềm chế, cứng rắn hơn thì như ông Churchill. Nhưng cuối
cùng chúng ta thấy là tất cả cảnh cáo xảy ra vào năm 1946 thôi, mãi đến
năm 47 thì Mỹ mới có chính sách kiềm chế. Và chính sách này cũng không
phải là do Mỹ chọn mà do đẩy Mỹ vào thế phải thế. Nga lúc đó đã ủng hộ
các cuộc chiến huynh đảo ở Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó Anh có vai trò
quan trọng nhưng sau Anh nói là tôi bị chiến tranh nặng rồi, tôi phải
bỏ, anh muốn làm gì thì làm, thì lúc đó Mỹ mới can thiệp. Trường hợp này
cũng tương tự, ai cũng thích có giải pháp tốt nhất nhưng cuối cùng phải
có sự chọn lựa. Lần trước sự chọn lựa là không phải là do Mỹ mà Mỹ bị
đẩy vào. Còn hiện nay thì Mỹ vẫn chưa có sự chọn lựa rõ rệt.
Đây là một sự thích ứng với một nước đương lên với những đòi hỏi của
họ. Vấn đề thích ứng là thế nào, nếu họ lấn lướt như của Nga thì không
thể để họ lấn lướt và cuối cùng đưa đến chiến tranh lạnh và kiềm chế.
Nếu Mỹ chấp nhận thì phải chấp nhận cho Trung Quốc vai trò địa phương.
Vai trò nào, và nếu vai trò trội yếu thì Mỹ sẽ phải ra khỏi vùng đó. Mỹ
ra khỏi vùng đó thì thế của Mỹ sẽ yếu rất nhiều vì nếu đây là vùng quan
trọng hơn Âu châu thì chẳng còn gì cả, và cuối cùng Mỹ cũng chẳng còn là
cường quốc hạng nhất nữa, cũng chẳng còn tương đồng nữa.
Cơ hội cho Hoa Kỳ?
Việt Hà:Có một vấn đề ở đây khi người ta nói đến
một thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc là ông Tập Cận Bình thì người ta
nói rằng ông cũng đã trải qua thời kỳ cách mạng văn hóa, ông cũng biết
sự khổ cực thế nào, và ông cũng có kinh nghiệm ngoại giao với nước
ngoài, con gái ông học ở trường Havard, và ông có kinh nghiệm với người
nước ngoài và có cởi mở hơn. Vậy chúng ta có thể hy vọng lãnh đạo mới
của Trung Quốc với cái đầu cởi mở hơn, với kinh nghiệm trong quá khứ thì
có thể tạo ra cơ hội phát triển kinh tế hay là hợp tác tốt hơn với Mỹ
không?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không thấy có bằng chứng để nói… hy
vọng là họ cởi mở hơn thì có, bằng chứng thì không có bằng chứng rõ rệt.
Bằng chứng con ông học ở Havard thì con gái của các nhà lãnh đạo Việt
Nam học ở Havard nhiều lắm, và con cái của các ông kia cũng họ ở Havard
nhiều lắm mà không cởi mở gì cả. Thành ra điều đó còn tùy thuộc vào sự
tính toán của người đó, thứ nhất là về quyền lợi cá nhân của họ, và cái
họ nghĩ là quyền lợi quốc gia của họ phóng qua quyền lợi cá nhân của họ.
Thành ra hiện nay chúng ta chưa có bằng chứng rõ rệt, là ông Tập Cận
Bình đã đi ngoại quốc, học ngoại quốc, thì chúng ta chưa nhìn thấy cái
đó.
Nền kinh tế Trung Quốc không phát triển mạnh mẽ như xưa nữa ... Đó là những vấn đề lớn, và khi mình nghĩ một cách hợp lý thì sẽ phải để ý vào vấn đề trong nước
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Hà: Người ta cũng nói đến rằng khi lãnh đạo mới của
Trung Quốc lên thì sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong nước, trong
nội bộ xã hội Trung Quốc, vấn đề về chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về
sự phát triển giữa các vùng duyên hải và vùng trong nội địa, cũng như
là sự phát triển của mạng xã hội. Những cái đó sẽ làm cho lãnh đạo Trung
Quốc phải tập trung nhiều hơn vào các vấn đề nội địa, thay vì vấn đề
bên ngoài, theo giáo sư thì đó có phải là một cơ hội với Mỹ với các nước
khác hay không, hay đó là một thách thức?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Khi một lãnh tụ đối phó với các vấn đề
trong nước thì nó có hai cách chứ không phải một phương cách. Phương
cách thứ nhất là hướng những khó khăn ra bên ngoài để cho người dân hài
lòng, chẳng hạn kích thích chủ nghĩa dân tộc để nó quên đi những khó
khăn trong nội bộ. Còn hành động thứ hai là chú trọng đến quyền lợi nội
bộ như cô vừa nói, chứ không phải là một. Nó tùy thuộc sự lãnh đạo của
anh lãnh đạo đó.
Ai cũng thấy là trong những năm tới Trung Quốc sẽ có nhiều vấn đề.
Vấn đề về chênh lệch giàu nghèo đã có từ thời ông Ông Gia Bảo và Hồ Cẩm
Đào mới lên nên họ mới có chính sách phát triển hài hòa vì họ thấy cái
khó khăn đó rồi. Cái khó khăn bây giờ còn trầm trọng hơn, có nhiều chỉ
dấu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không phát triển mạnh mẽ như xưa
nữa, rồi vấn đề về hệ thống ngân hàng, xí nghiệp nhà nước, tham nhũng
đang lên cao. Đó là những vấn đề lớn, và khi mình nghĩ một cách hợp lý
thì sẽ phải để ý vào vấn đề trong nước.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư.
TRỊNH NGỌC BẰNG * TIỄN NGUYỄN CHÍ THIỆN
Tiễn đưa Nguyễn Chí Thiện.
TRỊNH NGỌC BẰNG
Tiễn đưa anh một ngày thu buồn
tiễn đưa anh mây trời lang thang
những bạn già đâu còn nước mắt
cũng đâu cần một mảnh khăn tang
Cuộc đời anh một thời oan nghiệt
chế độ này bạo quỷ lên ngôi
tuổi xuân anh tháng ngày tù tội
được tha ra thân xác rã rời !
Cả một đời thương dân mến nước
anh không chịu mắt mù tai điếc
anh hiên ngang bằng những bài thơ
bằng tính mạng đấu tranh không tiếc
Thơ anh những bông "Hoa Địa Ngục"
từ tận cùng đáy ngục đêm đen
những lời thơ hùng tráng cất lên
quốc dân tỉnh, kẻ thù run sợ !
Những tháng ngày cuối đời luân lạc
anh miệt mài cảnh tỉnh quốc dân
họa mất nước trước mắt quá gần
sao vắng vẻ anh hùng hào kiệt !
Tin anh mất bao người thương tiếc
anh ra đi để lại ngậm ngùi
sống khôn đã vẹn một đời
thác thiêng hồn vẫn nhớ lời nước non
Anh ra đi chúng tôi ở lại
sẽ một lòng tiếp nối bước chân
đường lịch sử tiếp nối lần
cảm ơn anh đã góp phần lớn lao
Tiễn anh về cõi trời cao
hồn anh linh hiển quyện vào núi sông
giúp dân đoàn kết chung lòng
ngày mai đất nước thoát vòng ma vương !
Vĩnh biệt anh vạn tiếc thương !
Trịnh Ngọc Bằng, 6/10/2012.
Sunday, October 7, 2012
TIN VIỆT NAM
Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng’
Cập nhật: 14:55 GMT - chủ nhật, 7 tháng 10, 2012
Trang mạng Boxitvietnam đã
đăng một bài viết được cho là ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh cảnh báo giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
đừng để Trung Quốc thao túng chính trị nội bộ.
Bài viết có tiêu đề ‘Phát huy tinh thần
độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài can thiệp vào công
việc nội bộ của nước ta’ sau đó cũng được một số trang mạng
khác đăng tải lại.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Gặp để làm gì?
Khi được liên hệ, ông xác nhận với BBC rằng chính ông là tác giả bài viết nói trên để nêu quan điểm cá nhân của ông nhân dịp Trung ương Đảng đang nhóm họp hội nghị lần thứ sáu.Ông cũng cho biết là ông không hề gửi bài viết này đến các vị lãnh đạo trong Bộ chính trị hay Ban bí thư mà chỉ gửi đăng trên trang mạng.
Khi được hỏi lý do tại sao ông có ý kiến như thế, Tướng Vĩnh trả lời với kinh nghiệm của ông từ trước đến giờ thì ‘có nhiều việc Trung Quốc đã can thiệp rồi’.
Với lại, ông cũng cho biết ông đang nghi ngại về một diễn biến mới đây là khi đến tham dự hội chợ đầu tư thương mại giữa Trung Quốc và các nước Asean tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã có cuộc gặp với lãnh đạo tương lai của Trung Quốc là phó Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?"
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo lời Tướng Vĩnh thì ông nghi ngại liệu cuộc gặp này có ảnh hưởng đến ‘cuộc đấu tranh nội bộ hiện nay’ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không.
“Việc đó không xác định được, nhưng tôi chỉ muốn nhắc mình phải có tinh thần độc lập tự chủ,” ông nói, “Việc mình mình cứ làm. Họ có ý kiến gì thì mặc kệ.”
Trước đó, hôm mùng 2/10, tức là chỉ một ngày sau khi Hội nghị trung ương 6 khai mạc, Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu có đến gặp phó Thủ tướng thường trực kiêm Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Xuân Phúc.
Báo chí Việt Nam không hề đưa bất cứ chi tiết gì dù là nhỏ nhất về cuộc gặp này như gặp để làm gì.
Theo thông lệ, các vị đại sứ khi đến nhận nhiệm sở hoặc khi chấm dứt nhiệm kỳ đều có đến chào xã giao lãnh đạo nước sở tại.
Tuy nhiên, cuộc gặp của Đại sứ Khổng và phó Thủ tướng Phúc lại không nhằm các mục đích này.
Khi được hỏi về vấn đề này, Tướng Vĩnh phán đoán rằng ‘có khi ông ấy (Đại sứ Khổng) có ý kiến của lãnh đạo (Trung Quốc) muốn truyền đạt (đến lãnh đạo Việt Nam)’.
“Khi tôi làm đại sứ ở Trung Quốc cũng có khi tôi đề nghị gặp lãnh đạo của họ (Trung Quốc) để truyền đạt ý kiến của ta,” ông cho biết.
‘Muốn gì được nấy’
"Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?,” ông đặt vấn đề.
Ông cũng đưa ra một số dẫn chứng cho lập luận trên.
Thứ nhất, trong cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ hai nước ở Thành Đô vào năm 1991, phái đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó đã chấp nhận yêu sách của phía Trung Quốc là ‘gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch’ và ‘không được nhắc đến trận chiến năm 1979’.
Ông Vĩnh mô tả Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người bị Đại hội 6 của Đảng cho ra rìa ngay sau đó, là ‘một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc’.
Còn về cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, ông đưa ra dẫn chứng là mỗi khi đến kỳ kỷ niệm thì ‘không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc’.
Ông cũng bày tỏ bất bình khi có lần phía Việt Nam đã mở tiệc chiêu đãi đại sứ Trung Quốc chỉ vào trước ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới chỉ có một ngày.
Tuy nhiên, theo ông Vĩnh thì Trung Quốc ngày càng dễ thao túng chính trường Việt Nam ‘kể từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh’.
Ông trưng ra một loạt ví dụ như Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh cao nguyên Trung phần chiến lược thì ‘tổng bí thư (Nông Đức Mạnh) chấp nhận ngay dù chưa có ý kiến Bộ chính trị’.
"Mỗi lần Bộ chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý ‘khéo’,” ông viết và dẫn chứng tại Đại hội 10 của Đảng ông Mạnh đã gạt ông Phạm Bình Minh ra khỏi vị trí bộ trưởng Ngoại giao chỉ vì ‘Trung Quốc không đồng ý’.
Khi Trung Quốc có hành động gây hấn trên Biển Đông như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối thì ‘phía ta lại cử đặc phái viên thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa’.
“Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp,” ông phân tích.
‘Không sợ TQ đánh’
Từ đó, ông đặt ra nghi vấn Hội nghị trung ương 6 lần này có lùi bước trước sức ép của Trung Quốc hay không, nhất là trên vấn đề ‘xử lý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’."Nhưng nếu ta (Việt Nam) nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được ‘bất chiến tự nhiên thành'."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
"Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân?,” ông đặt vấn đề và quả quyết rằng ‘Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai’.
“Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại,” ông cảnh báo.
Ông trấn an rằng ‘không nên quá sợ Trung Quốc đánh’ vì ‘thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện’ và dẫn chứng là ‘Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam’.
Bên cạnh đó, theo Tướng Vĩnh thì Trung Quốc ‘có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu’ trong đó có việc bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho hành vi gây hấn.
“Nhưng nếu ta (Việt Nam) nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được ‘bất chiến tự nhiên thành’”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121007_general_vinh_warning.shtml
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Cách đây không bao lâu, vì đấu đá nhau
một số người trong đảng Việt Cộng đã tố cáo Nguyễn Tấn Dũng là tay sai
của đế quốc Mỹ.Có lẽ đây là lần đầu tiên có người chỉ trích Nguyễn Tấn
Dũng theo Tàu. Vậy thì Nguyễn Tấn Dũng theo ai? Tưóng Vĩnh cũng như
tướng Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyễn đã tỏ thái độ trước việc Trung quốc
tiến dần vào lãnh thổ Việt Nam và việc chính quyền Việt Cộng nhu nhựợc
trước Trung Quốc. Lời của các lão tướng tuy muộn màng nhưng còn giữ
được chút liêm sỉ của những người cũng đã hoan hộ Trung Cộng và theo Hồ
Chí Minh bán nước. Lời của tướng Vĩnh cho chúng ta biết hầu hết cấp
cao trong chính quyền cộng sản đã cam tâm bán nước, hèn hạ cúi đầu vâng
lệnh Trung Quốc, chẳng có thực sự yêu nuớc, thương dân. Cộng sản là
thế! Vì vậy, toàn dân ta muốn độc lập tự do thì phải tiêu diệt Việt
cộng và Trung Cộng.
Saturday, October 6, 2012
BÙI VĂN PHÚ * NGUYỄN CHÍ THIỆN
Nguyễn Chí Thiện mà tôi đã gặp
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
Cập nhật: 16:50 GMT - thứ bảy, 6 tháng 10, 2012
Hay tin anh Nguyễn Chí
Thiện phải vào bệnh viện, tôi nghĩ chắc cũng không có gì nghiêm trọng vì
thỉnh thoảng liên lạc với anh qua điện thoại, hỏi thăm tôi chỉ nghe anh
than hay mệt và luôn nói: “Phú biết anh cũng già rồi.”
Khi nói chuyện với anh, sau những thăm hỏi sức
khỏe, tôi thường hỏi lúc này anh có viết gì không? Anh trả lời cũng
muốn viết nhưng chỉ được một lát thì cái đầu nó bừng bừng lên, nên lại
thôi, chả viết được gì nhiều.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Được tin anh vào nhà thương, tôi gọi
điện thoại nhưng không thấy anh trả lời nên để lại lời nhắn: “Em là
Phú. Nghe tin anh bệnh phải vào bệnh viện em điện thoại hỏi thăm. Chúc
anh chóng bình phục.”
Muốn biết bệnh tình của anh ra sao, tôi tìm cách
liên lạc và sau cùng có số điện thoại của cô Hạnh, người đang chăm sóc
cho anh. Tôi điện thoại nói chuyện với cô vào sáng thứ Hai 1-10, hỏi cô
xem có thể chuyển điện thoại cho tôi nói chuyện với anh, nhưng cô bảo
anh còn mệt lắm không nói chuyện được.
Hỏi cô về bệnh tình và được biết là sau khi rọi
quang tuyến và lấy mẫu tế bào phổi qua đường họng để thử nghiệm thì biết
bệnh của anh là nặng với khối u trong phổi rất to.
Cô Hạnh nói chắc bác sỹ sẽ cho về nhà hay vào
một hospice, nơi dành cho những người bệnh không thể chữa được. Cô nói
bây giờ anh mệt, nhưng chắc sẽ khoẻ hơn chiều nay. Tôi nhắn là khi nào
anh tỉnh, cô nói dùm là: “Có Phú ở Berkeley gửi lời thăm và chúc anh
chóng bình phục.”.
Cô Hạnh kể đi đâu cô cũng mang tập thơ “Hoa địa
ngục” để mọi người trong bệnh viện biết nên ai cũng làm hết sức giúp
anh. Sáng nay có một linh mục vào làm phép bí tích cho anh nhưng cô
không nhớ tên. Lúc sau cô điện thoại, để lại trong máy lời nhắn cho tôi
biết đó là cha Cao Phương Kỷ.
Ước nguyện cuối đời của anh là được trở thành người Công giáo và anh đã chọn tên Thánh là Thomas More.
Sáng hôm sau 2-10 được tin anh trút hơi thở cuối
cùng. Lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi cầu nguyện cho linh hồn
anh được vào cõi thiên đường.
Tiếng vọng từ đáy vực
Cuối năm 2007, nhân chuyến đi của anh lên miền
Bắc California để giới thiệu tập truyện “Hoả Lò / Hanoi Hilton Stories”,
tôi có mời anh về nhà chơi và được anh dành cho cuộc phỏng vấn dài kể
về cuộc đời, về thơ của anh.
Sau đó, trong một sinh hoạt với anh là diễn giả
chính tổ chức tại trụ sở trung tâm VIVO ở San Jose, ban tổ chức mời tôi
cùng với anh Nguyễn-Khoa Thái Anh là hai cựu sinh viên Đại học Berkeley,
cũng là thành viên của ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam thời đó,
lên kể lại về đêm đọc thơ và hát ngục ca “Tiếng vọng từ đáy vực” ở
Berkeley vào tháng 5-1981.
Tôi nhớ đến anh Nguyễn Chí Thiện từ ngày còn là một tù nhân lương tâm mà tôi được biết.
Khi còn học ở Đại học Berkeley, cuối thập niên
1970 tôi tham gia sinh hoạt với tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), nhóm AI
Campus Network do bà Laola Hironaka làm trưởng nhóm.
Nhóm quan tâm đến việc nhiều văn nghệ sĩ miền
Nam bị Hà Nội bắt giam trong chiến dịch “càn quét văn hoá Mỹ-Ngụy” sau
tháng 4-1975. Nhiều tên tuổi của văn đàn miền Nam đã phải vào tù như
Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Nhã Ca, Trần
Dạ Từ…
Tôi và bà Laola có xuống nam California gặp nhà
văn Võ Phiến, đạo diễn Đỗ Tiến Đức để tìm hiểu về hiện tình của văn nghệ
sỹ bị cầm tù ở Việt Nam.
Khi AI biết có một thi sỹ từ miền Bắc bị giam tù
nhiều năm vì làm thơ chống đối chế độ cộng sản thì tổ chức rất chú ý,
vì từ bao năm AI không biết gì nhiều về tù nhân lương tâm ở miền Bắc
Việt Nam mà chỉ có tù nhân lương tâm ở miền Nam, từ trong thời chiến
tranh cho đến sau khi Việt Nam thống nhất.
Tù nhân lương tâm
Lúc đó câu chuyện về anh rất huyền bí. Tập thơ
được chuyển ra nước ngoài bằng cách nào không ai rõ. Nhân thân tác giả
cũng mơ hồ.
Những vần thơ được phổ biến, anh Đoàn Văn Toại
gửi cho tôi tập thơ “Tiếng vọng từ đáy vực” đầu tiên. Sau đó là “Ngục
ca” do Phạm Duy phổ thơ của người tù khuyết danh mà nhạc sĩ gọi là “Ngục
sĩ”. Rồi có bài của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích viết về tập thơ trên tuần
báo AsiaWeek xuất bản ở Hong Kong.
Khi sinh viên Berkeley tổ chức đêm thơ nhạc, qua
AI tôi tìm hiểu về tác giả và được biết tên nhà thơ là Nguyễn Chí
Thiện, đã bị tù đày ở miền Bắc 25 năm và tập thơ được một nhà ngoại giao
Pháp đem ra nước ngoài.
Những chi tiết đó được ghi lại trong các tờ bướm
quảng bá cho buổi đọc thơ và hát ngục ca chủ đề “Tiếng vọng từ đáy vực”
vào tối ngày 1-5-1981 tại Đại học Berkeley do Hội Sinh viên Việt Nam tổ
chức với sự bảo trợ của Center for South and Southeast Asia Studies.
Xem lại những điều mà sau này thế giới biết, so
với năm 1981, thì danh tính Nguyễn Chí Thiện là đúng. Thời gian đã ở tù
25 năm không chính xác. Còn ai đã đem tập thơ ra khỏi Việt Nam thì đến
nay vẫn là điều bí mật có lẽ vì sứ quán liên quan không muốn rắc rối
ngoại giao.
Như thế tờ bướm của Hội Sinh viên ở Đại học
Berkeley là chứng tích đầu tiên tiết lộ Nguyễn Chí Thiện chính là tác
giả tập thơ, trước khi danh tính này được Giáo sư Huỳnh Sanh Thông dùng
khi dịch thơ ra tiếng Anh và in trong tập “Flowers from Hell” xuất bản
đầu tiên vào năm 1984.
Năm 1986 tôi qua Úc và thấy bưu điện ở đây có
dán bích chương của AI kêu gọi thế giới quan tâm đến tù nhân lương tâm
Nguyễn Chí Thiện, trên đó có ảnh chân dung, là tấm hình sau này in trên
bìa tập truyện “Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories” do Đại học Yale xuất
bản năm 2007.
Tôi luôn nhớ đến anh qua hình ảnh đó. Hình ảnh của người tù lương lâm đầu tiên từ miền Bắc Việt Nam mà tôi biết được.
Về thơ của anh tôi nhớ nhất hai câu: “Tự do tôi
quí thiết tha/Mà sao tù ngục hết ra lại vào” vì đến nay ở Việt Nam vẫn
còn những tù nhân lương tâm. Như anh.
Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng. Năm 1981 ông là Trưởng ban Văn hoá của Hội Sinh viên Việt Nam tại ĐH Berkeley.
NGUYỄN THÀNH BỬU * TỪ NGÀY BÁC VÔ ĐÂY
Từ Ngày Bác Vô Đây - Ever Since You Came
Ever Since You Came
Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen
After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost
Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp
After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!
And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!
Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?
Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!
Translated by Anne
Bài thơ đầy nước mắt của một cô gái đang sống dật dờ
tại thị xã Cần Thơ
Nguyễn Thành Bửu
|
"You " means Ho Chi Minh.
|
Ever Since You Came
Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen
After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost
Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp
After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!
And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!
Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?
Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!
Translated by Anne
__._,_.___
19 NHÀ SÁCH ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI
.19 “không gian sách” đẹp.
Những hiệu sách này được đánh giá dựa trên nhiều
tiêu chuẩn, trong đó nổi bật là thiết kế, bài trí và không gian sách
dành cho người đọc.
Bài viết này không tìm
cách đánh giá lại tầm quan trọng của các hiệu sách mà chỉ nhằm tập hợp
lại những hiệu sách đẹp trên toàn thế giới. Dưới đây là 19 hiệu sách
được đánh giá là đẹp nhất thế giới:
1. Nhà sách Selexyz, Maastricht, Hà Lan: Một
thành phố sẽ làm gì với nhà thờ 800 năm tuổi không có giáo đoàn? Thành
phố Maastricht, Hà Lan đã chuyển đổi nó thành một “ngôi đền” tôn thờ
sách. Nhà sách Selexyz được xây dựng trên nền nhà thờ Dominican tuyệt
đẹp. Nhà thờ này vốn dĩ được sử dụng cho việc lưu trữ xe đạp cách đây
không lâu. Nhưng nhờ được nâng cấp bởi các kiến trúc sư tài năng người
Hà Lan là Merkx và Girod, nó đã biến thành nhà sách đẹp nhất mọi thời
đại.
Nhà sách Selexyz vừa giữ
lại được những nét cầu kỳ, duyên dáng của nhà thờ cũ đồng thời lại vừa
được trang bị nội thất tối giản, hiện đại, đầy phong cách. Từ những hình
ảnh dưới đây, bạn có thể thấy rằng nó giống như một hiệu sách trên
thiên đường.
2. Nhà sách Bookàbar, Rome, Italy:
Với những thiết kế hiện đại gần tới mức hoàn hảo, đây là một hiệu sách cung cấp đầy đủ các thể loại sách về nghệ thuật.
3. Nhà sách Plural, Bratislava, Slovakia: Các
giá sách được treo sát tường, đơn giản nhưng gọn gàng. Khu vực đọc của
hiệu sách được thiết kế dạng cầu thang dài kết nối giữa các giá sách,
giúp khách có thể tìm sách và thưởng thức dễ dàng.
4. Hiệu sách Livraria Lello, Porto, Bồ Đào Nha: Hiệu
sách này đã hơn 100 năm tuổi, được thiết kế theo lối Gothic và mở cửa
từ năm 1906. Thiết kế của chiếc cầu thang xoắn tuyệt đẹp trong hiệu sách
được nhiều người ví như cánh cổng tới thiên đường. Hiệu sách còn sở hữu
trần nhà bằng kính màu đầy nghệ thuật và hệ thống dầm gỗ được trạm trổ
cầu kỳ, đẹp mắt.
5. Hiệu sách Cook & Book, Brussels, Bỉ: Cook
& Book không phải là một hiệu sách chuyên cung cấp các loại sách về
ẩm thực. Thực tế, Cook & Book là sự kết hợp đầy lôi cuốn của hiệu
sách và nhà hàng. Nó được chia thành hai tòa nhà riêng biệt, có chín
phòng, mỗi chủ đề sách và cách trang trí khác nhau. Thiết kế nội thất
của cửa hàng sách xứng đáng được đề cập đến. Các kiến trúc sư nội thất
có một không gian rộng lớn để làm việc và họ tạo ra chín không gian độc
lập với cách décor phù hợp với từng chủ đề. Ở đây còn có một sân thượng,
nơi bạn có thể vừa đọc vừa thưởng thức bữa trưa, cũng như là nơi chơi
đùa cho trẻ
em.
6. Hiệu sách El Ateneo Grand Splendid, Buenos Aires, Argentina: Được
chuyển đổi từ một nhà hát cũ ở trung tâm thành phố Buenos Aires từ
những năm 1920, El Ateneo Grand Splendid thu hút hàng nghìn du khách mỗi
năm. Hiệu sách này vẫn giữ được vẻ huy hoàng trước đây của nó với trần
nhà cao, ban công được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, ngay cả những tấm màn
đỏ sau sân khấu vẫn được giữ như một phần của hiệu sách. Những sân khấu
và phòng xem hòa nhạc được đóng thêm các kệ sách và sử dụng làm phòng
đọc, đồ nội thất cũ vẫn được giữ nguyên vẹn để sử dụng cho mục đích đọc
sách và uống cà phê.
7. Hiệu sách Poplar Kid’s Republic, Bắc Kinh, Trung Quốc: Đây
thực sự là một thiên đường cho trẻ em. Hiệu sách khuyến khích trẻ em và
cha mẹ dừng chân cùng đọc và tận hưởng các không gian tuyệt vời nơi
đây. Một cửa hàng sách với khu vui chơi được thiết kế rộng rãi, thoải
mái và đẹp mắt.
8. Hiệu sách Livraria da Vila, Sao Paulo, Brazil:Những
bức tường và cánh cửa tại đây được thiết kế làm giá sách độc đáo. Màu
vàng tươi sáng của cầu thang và sàn nhà khiến không gian thêm thú vị.
9. Hiệu sách El Pendulo, Mexico: Đối
với những người thích không gian xanh, hiệu sách này chính là nơi thích
hợp nhất. Hiệu sách El Pendulo từ lâu đã được biết đến như một trong
những nơi tốt nhất để trốn cái nóng của những thành phố lớn. Kiến trúc
mở của hiệu sách với rất nhiều cây xanh mang đến một không gian tuyệt
vời cho người thưởng thức sách.
10. Hiệu sách Shakespeare & Company, Paris, Pháp:
Nơi
đây không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc cổ điển, mộc mạc mà còn bởi vẻ
đẹp của những cuốn sách xếp trên các hành lang hẹp và giá sách gỗ.
11. Hiệu sách Last Bookstore, Los Angeles, Mỹ: Không
gian nội thất của hiệu sách duy trì nhiều chi tiết kiến trúc từ thời
Tháp Spring Arts (được xây dựng vào năm 1914) còn là Ngân hàng Citizens.
Trần nhà cao được trang trí công phu và các cột trụ được sơn trắng tạo
cho hiệu sách một không gian rộng lớn, khiến người đọc có trải nghiệm
thật khác lạ khi đọc sách ở đây.
12. Hiệu sách Atlantis Books, Santorini, Hy Lạp: Đây
là hiệu sách chuyên dành cho các thủy thủ và những người yêu bãi biển.
Được tận dụng tầng hầm của một căn biệt thự vôi vách đá. Sân thượng của
hiệu sách được thiết kế để thưởng thức trà và nhìn ra Aegean - nơi tổ
chức các sự kiện văn hóa. Hiệu sách luôn tràn ánh nắng mặt trời này
dường như ít phô trương hơn những hiệu sách khác trong danh sách nhưng
cũng không kém phần đáng yêu.
13. Hiệu sách Bart’s Books, Ojai, California: Là một trong những hiệu sách ngoài trời lớn nhất thế giới.
14. Hiệu sách Corso Como Bookshop, Milan, Italia: Là
một khu phức hợp vô cùng lớn dành riêng cho nghệ thuật, thiết kế của
nhà sách chắc hẳn khiến không ít người phải gật đầu hài lòng.
15. Hiệu sách Barter Books, Alnwick, Vương quốc Anh:Thiết kế trần nhà dạng vòm với ánh sáng trang trí bắt mắt.
16. Trung tâm sách Mỹ, Amsterdam, Hà Lan: Với
không gian được thiết kế đẹp mắt và có hình dạng khá lạ mắt, các ngóc
ngách của trung tâm được xây dựng một cách khéo léo và đầy tính nghệ
thuật. Một cái cây lớn được đặt trên 3 tầng cho người đọc cảm giác như
đang được ở trong một ngôi nhà trên cây.
17. Hiệu sách VVG Something, Đài Bắc, Đài Loan: Được
bài trí với rất nhiều vật dụng từ thời đại cũ, không gian đọc ở đây
khiến khách liên tưởng tới một cabin trên con tàu thời xưa.
18. Hiệu sách Ler Devagar, Lisbon, Bồ Đào Nha: Hiệu
sách được trang trí lạ mắt với một chiếc xe đạp bay trên trần nhà. Dù
không phải tả nhiều, khách tham quan đều có thể hình dung được sự thú vị
của nhà sách này.
19. Hiệu sách Daikanyama T-Site, Tokyo, Nhật Bản: Được bài trí khéo léo với những thiết kế thanh thoát cùng sự kết hợp quyến rũ của gương và ánh sáng.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 233
NGUYỄN CHÍ THIỆN - HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
Wednesday, October 10, 2012
LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN * NGUYỄN CHÍ THIỆN
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
PEN INTERNATIONAL
In Memoriam
1939 – 2012
Nguyễn Chí Thiện
Poet
Văn Bút Quốc Tế Tưởng Nhớ và Thương Tiếc Cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại thành phố Santa Ana, tiểu
bang Californie, Hoa Kỳ, ngày 2 tháng 10 năm 2012 là một Tin Buồn lớn
đối với Văn Bút Quốc Tế (VBQT) và hai mươi ngàn hội viên. Một Tin Buồn
lớn cho cộng đồng những người cầm bút dấn thân bảo vệ quyền tự do phát
biểu và thể hiện quan điểm, điều kiện thiết yếu để sáng tác và phát huy
văn chương, để xây dựng dân chủ, bảo vệ nhân quyền, kiến tạo công lý và
hòa bình chân chính.
Sáng ngày 3 tháng 10 năm 2012, sau khi nhận được Tin Buồn đó,
nhiều văn thi hữu Văn Bút Quốc Tế đã gởi điện thư bày tỏ lòng thương
tiếc và nhờ thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển lời chia buồn đến tang
quyến. Trong số những người gởi điện thư phân ưu đầu tiên có nữ văn hữu
Joanne Leedom-Arkerman, Phó Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, nguyên Tổng Thư Ký
VBQT kiêm Chủ tịch Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (PEN WIPC) và
nguyên Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ PEN USA, văn hữu Hori Takeaki,
Tổng Thư Ký VBQT, văn hữu Eugene Shoulgin, nguyên Tổng Thư Ký VBQT kiêm
Chủ tịch Ủy Ban PEN WIPC, nữ văn hữu Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy
Ban PEN WIPC và nguyên Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Gia Nã Đại, nữ văn
hữu Sara Whyatt, Giám đốc Chương trình Ủy Ban PEN WIPC và nữ văn hữu
Chiara Macconi, đại diện Trung tâm Văn Bút Espéranto, nguyên Chủ tịch Ủy
ban WIPC Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Trung Tâm Văn Bút Ý,
người đã dịch ra tiếng Ý truyện Một Lựa Chọn trong tập Hỏa Lò (Tổ Hợp
Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 2001). Sau khi hội ý với Ủy Ban PEN WIPC, nữ
văn hữu Cat Lucas, đồng Chủ tịch Ủy ban WIPC Trung tâm Văn Bút Anh, đã
cho đăng tin buồn và bày tỏ lòng thương tiếc - In Memoriam - trên trang
web của Trung tâm ngày 4 tháng 10, kèm theo hình, tiểu sử và bài thơ
Trong Bộ Máy của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua bản dịch tiếng Anh Inside
The Trap Prison of Steel của học giả Huỳnh Sanh Thông
(http://www.englishpen.org/in-memoriam-nguyen-chi-thien/).
Chiều ngày 9 tháng 10 năm 2012, trong một Thông Cáo - In
Memoriam - do Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (PEN
WIPC) phổ biến toàn cầu
(http://www.pen-international.org/newsitems/pen-community-mourns-the-death-of-nguyen-chi-thien-poet-1935-2012/),
Văn Bút Quốc Tế bày tỏ lòng thương tiếc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vừa qua
đời. Thay mặt tất cả văn thi hữu hội viên, Văn Bút Quốc Tế gởi lời chia
buồn đến gia đình và bạn hữu của cố thi sĩ Việt Nam, tác giả tập thơ
nổi tiếng Hoa Địa Ngục. Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới long trọng xác định
rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là một trong số 50 trường hợp điển hình
tiêu biểu cho 50 năm hoạt động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà
Văn bị Cầm Tù. Văn Bút Quốc Tế nhắc lại tiểu sử của nhà thơ, mấy thập
niên lao tù và thời kỳ lưu vong cùng những tác phẩm Hoa Điạ Ngục và Hỏa
Lò. Cuối Thông Cáo, để tưởng nhớ và vinh danh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện,
Văn Bút Quốc Tế mời tất cả hội viên cùng nhau đọc bài thơ Trong Bộ Máy
kể ở trên. Văn Bút Quốc Tế cũng giới thiệu trang web Viet Nam Literature
Project cho những người muốn đọc thêm thơ Nguyễn Chí Thiện
(http://www.vietnamlit.org/nguyenchithien/poems.html).
Chúng tôi cho đăng lại với Bản Tin này toàn văn Thông Cáo In
Memoriam Tưởng Nhớ và Thương Tiếc cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện của Văn Bút
Quốc Tế và điện thư báo Tin Buồn của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó
chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (đặc trách Ủy ban WIPC
PEN Suisse Romand), thành viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và
Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève (United Nations Society of Writers -
Geneva).
Chúng tôi, ban biên tập Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam, góp lời
với Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại,
nhờ nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển giùm lời Thành Kính Phân Ưu của
chúng tôi đến ông Nguyễn Công Giân, bào huynh cố thi sĩ Nguyễn Chí
Thiện và tang quyến. Chúng tôi còn xúc động và cầu nguyện cho hương linh
của nhà thơ vừa khuất bóng. Chúng tôi không bao giờ quên tác giả Hoa
Địa Ngục và Hỏa Lò, một nhà thơ chân chính, một nhà trí thức lương
thiện, một con người Việt Nam có khí tiết và nhân bản. Không bao giờ
quên, trong những năm những tháng cuối đời của một nhà thơ cựu tù nhân
cộng sản, một chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội,
mặc dù có vấn đề sức khỏe, thi hữu Nguyễn Chí Thiện vẫn dành thì giờ
viết thư phúc nhận từng bản Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và
khuyến khích chúng tôi tiếp tục tận tâm với nhiệm vụ và làm tròn bổn
phận lúc mà quê hương và đồng bào, gia đình và bạn hữu thương yêu còn bị
đoạ đày trong Địa Ngục Cộng sản.
Genève ngày 9 tháng 10 năm 2012
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Viêtnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
-------------------------------------------------------------------
In Memoriam
1939 - 2012
Nguyen Chi Thien
Poet
PEN International mourns the death of Vietnamese poet Nguyen Chi Thien
who passed away on 2 October 2012. PEN members’ thoughts are with his
family and friends.
Nguyen Chi Thien was one of the Writers in Prison Committee’s emblematic
cases featured in the 50th anniversary of the Committee’s existence.
Here is a brief background of his life.
Born in February 1935 in Hanoi , Vietnam , Nguyen Chi Thien was asked in
by friend to teach one of his classes as he was ill. The year was 1960.
In the lesson Chi Thien told the students that America had defeated
Japan in World War Two, not the Soviet Union which the official
curriculum claimed.
Nguyen Chi Thien was soon arrested and sentenced to two years
imprisonment on the charge spreading “anti-government propaganda”.
During what turned out to be a three and a half year incarceration he
composed “almost a hundred poems” (committing them to memory). He was
briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February
1966 on the charge of producing “politically irreverent poems”. For
this offence, and without trial, he was to serve 11 years in prison
camps before being temporarily released in July 1977 because there was
no room in the crowded camp to cope with the increasing flow of new
prisoners coming from South Vietnam . Denied employment, Nguyen Chi
Thien composed a further four hundred poems.
After the end of the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being
unable to survive if re-arrested, Nguyen Chi Thien decided to send his
‘’incriminated’’ poems abroad. In July 1979, braving security police, he
handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy
after extracting a promise that the poems would be published. Upon
leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and
imprisoned for a further twelve years.
Nguyen Chi Thien was freed in October 1991 after international
interventions, including by PEN members and granted asylum in the U.S.A.
, where he was invited to address Congress. Between 1998 and 2001 he
lived in France where he had been awarded a fellowship by the
International Parliament of Writers. His Hoa Lo Prison Stories, a prose
narrative of his imprisonment’s experiences, was translated and
published in English as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories by Yale
Southeast Asia Studies in 2007. He returned to America and he settled in
California where he continued writing. Nguyen Chi Thien’s collection of
poems was published abroad in eight different languages and in 1985 he
won the International Poetry Award in Rotterdam .
PEN International celebrates Nguyen Chi Thien’s life by sharing a sample
of his poetry.
Inside The Prison Trap of Steel
Inside the prison trap of steel,
I want to see no streams of tears,
And laughter I want even less to hear.
I want that each of us
clamp tight his jaws,
withdraw his hands from everything,
refuse to be a buffalo, a dog.
Soak up this truth: this jail will last
As long as it holds buffalos and dogs.
Unless were are mere clay
we shall stay men.
Flowers from Hell translated by Huynh Sanh Thong. Yale Southeast Asia
Studies 1984. ISBN: 0-938692-21-6
Click here for more of his poetry.
International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51
High Holborn, London WC1V 6ER, Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0)
20 7405 0339 (...)
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
De : Nguyen Hoang Bao Viet
Envoyé : mercredi, 3. octobre 2012 09:40
Objet : LE POETE NGUYEN CHI THIEN N'EST PLUS .
Nguyễn Chí Thiện
Courtesy of Jean Libby,
ed. VietAm Review 2004
Dear Friends and Colleagues,
It is with profound sadness that I have to inform all of you that poet
in exile Nguyen Chi Thiên has died this morning (2 October) in
California , USA , at the age of 73. For memory, Nguyên Chi Thiên was a
former imprisoned writer (for a total of 27 years in the camp), a PEN
WIPC main case in 1971. He was one of the 50 Cases of persecuted Writers
selected for marking the 50 years of activities of PEN Writers in
Prison Committee (1960 – 2010) to defend freedom of expression.
* Herewith his last letter to Sara, some of his poems and a brief
summary of his life.
I am certain that we will all miss him, we will miss him...
Sincerely yours,
Bao Viêt
Nguyên Hoàng Bao Viêt
Vice president PEN Suisse Romand (WIPC)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A letter from Nguyen Chi Thien to Sara Whyatt
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Santa Ana, California, on 8 February 2010,
Dear Ms Sara Whyatt,
Director of Programme
Writers in Prison Committee
PEN International
London UK
c/o Nguyen Hoang Bao Viet
WIPC PEN Suisse Romand
Geneva Switzerland
On the occasion of the fiftieth anniversary of The Writers in Prison
Committee of International PEN, I would like to express my profound
gratitude to this noble Committee which has always taken sides with us,
poets and writers imprisoned by all kinds of dictatorial and
totalitarian regimes. As for me, I spent my aduld life (27 years) in
concentration camps because of my poems that depicted the cruel
realities of life in North Vietnam under communist rule. My poetry was
no luxury. It was the sound of sobbing of my oppressed and mercilessly
tortured compatriots. It was not hate, but faith in the victory of the
Good over the Evil, passion for poetry, and especially, Hope that kept
me alive. Together with Amnesty International, Human Rights Watch,
Reporters Without Borders, PEN Writers in Prison Committee gave me this
precious Hope that was indispensable for me to survive. Although in
prison, I knew that many writers in the world read my poems, supported
me. This idea gave me consolation and encouragement. I did not feel
lonely even when I was alone in a dark cell, I had more courage, more
perseverance in order not to knuckle under to brutal tyranny.
Dear members of the Writers in Prison Committee, please accept my
heartfelt thanks, my deepest gratefulness for what you have done for me
and for many writers, poets who were or are still being persecuted for
their works.
My warmest regards
Nguyen Chi Thiên
----------------------------------------------------------------------------------
NGUYÊN CHI THIÊN
Nguyen Chi Thien was born in February 1939 in Hanoi , Viet Nam . The young dissident poet was arrested in 1961 and sentenced to two years imprisonment on charge of spreading propaganda against the communist government. During what turned out to be a three and a half year incarceration, he composed “almost a hundred poems” (committing them to memory). He was briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February 1966 on charge of producing “politically irreverent poems”. For this offence, without receiving a trial, he was sent in February 1966 to the concentration camps in Phu-Tho, Yen-Bai, and Lao-Cai Provinces . He was temporarily released in July 1977 because there was no room in the crowded camp for increasing flow of new prisoners coming from South Viet Nam . Denied any form of employment, he often went to bed with an empty stomach in his sister’s home.
After his release, Nguyen Chi Thien composed a further four hundred poems. After the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being unable to survive if re-arrested, he decided to send his ‘’incriminated’’ poems abroad. On 16 July 1979, braving security police, he handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy after extracting a promise that the poems would be published. Upon leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and imprisoned for a further twelve years (3 years in a solitary cell and 3 years in detention with common criminals).
NGUYÊN CHI THIÊN
Nguyen Chi Thien was born in February 1939 in Hanoi , Viet Nam . The young dissident poet was arrested in 1961 and sentenced to two years imprisonment on charge of spreading propaganda against the communist government. During what turned out to be a three and a half year incarceration, he composed “almost a hundred poems” (committing them to memory). He was briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February 1966 on charge of producing “politically irreverent poems”. For this offence, without receiving a trial, he was sent in February 1966 to the concentration camps in Phu-Tho, Yen-Bai, and Lao-Cai Provinces . He was temporarily released in July 1977 because there was no room in the crowded camp for increasing flow of new prisoners coming from South Viet Nam . Denied any form of employment, he often went to bed with an empty stomach in his sister’s home.
After his release, Nguyen Chi Thien composed a further four hundred poems. After the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being unable to survive if re-arrested, he decided to send his ‘’incriminated’’ poems abroad. On 16 July 1979, braving security police, he handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy after extracting a promise that the poems would be published. Upon leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and imprisoned for a further twelve years (3 years in a solitary cell and 3 years in detention with common criminals).
In October 1991, he was released thanks to strong international
pressure (PEN International, Amnesty International, Human Rights
Watch...) and the intervention of Noburo Masuoka, retired Air Force
colonel, a career military officer who was drafted into the U.S. Army
from an internment camp for Japanese Americans in 1945. But he continued
to be placed under house arrest. In October 1995, under the
Humanitarian Operation program, he was allowed asylum in the U.S.A.
Between 1998 and 2001, he lived in France where he had been awarded a
fellowship by the International Parliament of Writers. His Hoa Lo Prison
Stories, a prose narrative of his imprisonment’s experiences, was
translated and published in English as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories
by Yale Southeast Asia Studies in 2007. He returned to the U.S.A. and
he settled in California where he continued to write. Nguyen Chi Thien’s
collection of poems was published abroad in eight different languages.
In 1985, he won the International Poetry Award in Rotterdam .
--------------------------------------------
Nguyên Chi Thiên’s poems
Inside The Prison Trap of
Steel *1
Inside the prison trap of steel,
I want to see no streams of tears,
And laughter I want even less to hear.
I want that each of us
clamp tight his jaws,
withdraw his hands from everything,
refuse to be a buffalo, a dog.
Soak up this truth: this jail will last
As long as it holds buffalos and dogs.
Unless were are mere clay,
we shall stay men.
1970
Nguyên Chi Thiên
Flowers
from Hell translated by Huynh Sanh
Thông. Yale Southeast Asia Studies 1984. ISBN: 0-938692-21-6
In The Jungle Night A Bird
Calls *2
In the jungle night a strange bird calls
Followed by a guard’s tripping shoe sounds
A patrol flashlight beams here and there
Form the cells come the shoutings of a madman
I lie immobile listening to the slipping away
Of my entire youth as it floats by
Jailings and diseases have killed in the bud
O how many burgeons that seek their way out.
1968
Nguyên Chi Thiên
The Flowers of Hell translated by Nguyên Ngoc Bich.
Tô Hop Xuât Ban Miên Dông Hoa Ky - Cành Nam
Publishers 1996 USA .
--------------------------------------------------------------------------------
Le Jour du Têt (Nouvel An viêtnamien)
Le jour sacré du Têt est arrivé.
Ma cellule glacée me colore en violet.
Je vis reclus dans l'humide obscurité,
Baigné dans des odeurs pestilentielles,
Assommé par des fouilles perpétuelles,
Deux fois par jour, de sel nourri,
De l'eau à la place du riz,
Mes pieds sont enflés par le béribéri.
Des jours à contour imprécis, étourdi
Dans ma tombe gluante je suis enfoui,
Yeux embués, bouche en saillie, rêves
moisis.
Dehors, le crachin transit...
L'âme des lointaines années
Réveille des printemps ensoleillés,
Ramène des foules de pensées;
Mon cœur étranglé voudrait éclater.
Elle revient, cette âme, à la réalité,
Au triste sort de lamentable prisonnier.
Comment revivre les moments
Des printemps enivrants,
Que jamais plus je ne reverrai,
Où je vivais en cercle familier,
Dans l'atmosphère de chaleur,
De bonheur,
Remplie d'amour,
De l'amour pour toujours ?
Le lit en ciment est d'un froid pénétrant,
Son haleine s'enfonce comme un mal perforant
Tout au long de mon dos.
La marmite de banh chung que ma mère
mijotait (1)
Sur le feu qui dansait
Dans la triste nuit, sur le pays en
sanglots,
Et illumine encore les horizons d'antan. Ô
regrets :
Les bols de soupes de pousse de bambou,
De vessies de poisson frites au saindoux,
La mortadelle sur une assiette étalée.
L'atmosphère de recueillement
Pénétrait dans mon corps jusqu'aux derniers
replis,
Comme l'affection entre gens de même sang,
Que jamais on ne peut délaisser dans
l'oubli.
Voici mes parents,
Mes frères, mes sœurs, mes amis,
La tasse de thé, le verre d'alcool, la fumée
d'encens ;
Quand je réalisais la valeur de ces moments,
Il y avait longtemps qu'ils s'étaient évanouis.
Restait mon chagrin condensé
Qui, jusqu'au bout de mes jours ne serait
dilué,
Et qui meurtrit le cœur de l'homme aux
cheveux blancs.
Les pétards accueillent, détonnant, le
printemps
Dans la société misérable chamboulée :
Les ordures fleurissant,
Les hommes humiliés.
Que de printemps avaient défilé,
engouffrés...
Et puis,
Vents et pluies des grands cimes m'appellent
et me crient,
Un tombeau tend les bras pour cueillir mes
souhaits,
Fermant l'horizon de mes rêves de bonheur,
Eteignant ainsi les flammes de mon cœur,
Les amertumes et les soucis.
Sont-ils donc ces moments bien finis,
Où, riant au soleil,
8 Attached files| 329KB
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
Sự biến thiên của lịch sử tạo
nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo
dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ
Việt.
Không ai biết thời điểm ra đời cụ
thể của chiếc áo dài nhưng cách đây hàng ngàn năm, trên trống đồng đã
có hình ảnh này. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của người
Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc... Cho đến
thời Hùng Vương, vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc
khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam,
lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Lịch sử
đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng,
che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận.
Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ
nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử
dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để
làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản,
tế nhị và kín đáo.
Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tảo tần của bà, của mẹ ngày xa xưa.
Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20,
xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai cấp, tầng lớp khá
rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành
áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt
mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn.
Những tiểu thư, con nhà quan hay nhà giàu, mặc áo ngũ thân.
Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bức ảnh này, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân.
Giai đoạn 1910 - 1950 và trước
đó, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của xã hội phong kiến
nên trang phục không tôn dáng mà được may rộng, phía trong họ còn mặc
thêm một áo ngắn nữa. Chất liệu gấm và tơ dành cho những người giàu có.
Người nghèo thì may áo dài bằng vải.
Một gia đình nhà quan.
Nền nếp, sự bảo thủ khiến họ phải cân
nhắc khi lựa chọn màu sắc. Chỉ những dịp đặc biệt hoặc thân phận là đào
hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. Còn lại thường là màu nhẹ nhàng,
nhạt như hồng nhạt, lòng tôm, mỡ gà hoặc nâu, trắng, xám, để tránh bị
cho là không đứng đắn.
Một người phụ nữ giàu có trong trang phục áo dài
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20.
Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một
cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để
lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng.
Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc với quần trắng hoặc đen.
Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Cũng trong giai đoạn này, xã hội
Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương
Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời
trang.Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát
Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi
tiết mới mẻ và lạ lẫm như cổ áo khoét hình trái tim, có khi áo được gắn
thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay nối ở vai,
khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải...
Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur (Phong Hóa)
Áo dài Lemur đã bị những người bảo thủ
cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc
dù đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều.
Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách)
Nhưng loại áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943.
Xã hội ngày càng phát triển với
con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên 60 - 70, áo dài bắt
đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt
lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ
hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá
chân, làm cho người mặc có dáng “thắt đáy lưng ong”.
Người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón lá duyên dáng năm 1961
Áo dài cũng trở thành một trang
phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt. Đặc biệt trong Sài
Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ
nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc, hoa
văn, chất liệu. Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi
chơi, đi chợ, tiếp khách ở nhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc...
Áo dài với kiếng mát
Hoa văn đa dạng, nhiều màu sắc
Áo dài và những phụ kiện túi xách "sành điệu".
Áo dài kết hợp với những kiểu tóc model nhất thời bấy giờ
Trong dịp quan trọng nhất đời người, áo dài cũng là một trang phục không thể thiếu.
Cùng trong thập niên 60, áo dài
thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do
vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo
dài bà Nhu)
Mốt này ban đầu bị nhiều người chống
đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì nó
tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ, lại rất
đơn giản, tinh tế.
Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp.
Bà Trần Lệ Xuân đã quảng bá áo dài Việt trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, tiệc tùng, đi chơi...
Đến gần cuối thập kỷ 60,
áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến
đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn
theo thân thể.
Một phụ nữ mặc áo dài mini
Khánh Linh (ngoài cùng bên trái) đang mặc áo dài mini.
Phong trào hippy phương Tây du nhập
vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải mái hơn, nhất là giới
trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới đầu
gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ.
Áo
dài gắn với hình ảnh người phụ nữ Việt không chỉ đam đang, nữ tính mà
còn anh dũng trong những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc.
Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972
Và con gái Hà Nội năm 1974
Sau năm 1975 đến thập niên 80, là
thời gian khó khăn của đất nước. Nơi nơi đều thực hành tiết kiệm. Thậm
chí những chiếc áo dài còn bị cắt lấy hai vạt áo để may áo ngắn. Chính
vì thế, giai đoạn này, áo dài cũng được chị em biến đổi khá nhiều: tà áo
dài ngắn lại, chỉ dài hơn đầu gối một chút, vạt cũng nhỏ gọn hơn.
Mẫu áo dài những năm 1980 được trưng bày ở bảo tàng phụ nữ Nam Bộ.
Từ giữa những năm 80 đến thập
niên 90, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế bắt đầu khá
lên, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn đối với phụ nữ Việt
Nam.Vào năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được
tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài
với hàng loạt các thiết kế mới. Tà áo đuợc may dài hơn, cổ áo cao hơn,
màu sắc vải đẹp, phong phú hơn, áo thêu, áo vẽ trở nên thịnh hành... và
lần đầu tiên, quần cùng màu với áo chủ đạo thay vì chỉ có đen và trắng
như trước.
Áo dài phát triển cùng với sự xuất hiện và nở rộ của một loạt ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ như Diễm Hương, Việt Trinh...Áo dài lại một lần nữa trở thành đồng phục cho nữ sinh trung học.
Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn
hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều
kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu
muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam. Chính vì
thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là
hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn
bè thế giới.
Là trang phục có trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp và dịp lễ hội lớn nhỏ của Việt Nam.
Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt.
Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp
tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài dòng chảy ấy. Nhưng thực tế đã
chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp
trong tà áo dài Việt sẽ mãi vẫn được lưu giữ và phát huy, như nhà thơ
Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời. Thân sau vạt trước nên lời nước non."*
Bài viết có sử dụng hình ảnh tư liệu của các nguồn: L' indochine FR, Le
laquage des dents en Indochine, une campagne au Tonkin, vietscience, W.
Robert Moore/National Geographic Society, Life...
Nguồn: Afamily
-- You received this message because you are subscribed to the Google
Groups "LLcvk" group.
To post to this group, send email to http://us.mc845.mail.yahoo.com/mc/compose?to=llcvk@googlegroups.com
To disagree the articles in this Groups, you might unsubscribe from this group.
To unsubscribe from this group, send email to
http://us.mc845.mail.yahoo.com/mc/compose?to=llcvk%2Bunsubscribe@googlegroups.com
For more options, visit this group at
TIN TỨC VIỆT NAM
Hậu quả sau hội nghị Thành Đô?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-10-09
Trong khi Hội nghị Trung ương 6 đang diễn ra, ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại TQ là lại lo lắng cho sự lũng đoạn của Bắc Kinh vào hậu trường chính trị của Hà Nội, sẽ tiếp tục diễn ra như từ sau hội nghị Thành Đô đến nay.
File photo
Bài viết của ông Nguyễn Trọng Vĩnh mang tên “Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta” đang khiến dư luận đặc biệt chú ý. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đại sứ để sáng tỏ thêm vấn đề.
Lũng đoạn nghiêm trọng
Mặc Lâm: Thưa ông Đại sứ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
có câu nói rất nổi tiếng đó là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
nhưng trong bài viết mới nhất của ông hiện đang lưu hành trên mạng có
tên là “Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài
can thiệp vào nội bộ nước ta” cho thấy sự độc lập của Việt Nam đang bị
Trung Quốc lũng đoạn rất nghiêm trọng. Trước nhất xin ông Đại sứ cho
biết thêm một số chi tiết về bài viết quan trọng này.
Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cũng chỉ biết được đến thế
thôi còn tỉ mỉ hơn thì tôi không biết. Trung Quốc rất ghét Nguyễn Cơ
Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó.
Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ. Phái
đoàn của ta lúc bấy giờ chả hiểu các ông ấy như thế nào mà lại chấp nhận
cái điều kiện ấy của nó.
Mặc Lâm: Theo như ông Đại sứ khẳng định thì từ
Hội nghị Thành Đô đến nay Việt Nam đã tỏ ra rất bị lệ thuộc vào Trung
Quốc. Việc mất tự chủ đầu tiên là loại bỏ ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi vị
trí Ngoại trưởng và kế đến là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã công khai
phục tùng Trung Quốc khi chấp nhận cho họ khai thác bauxite mà không
thông qua Bộ chính trị. Ông Đại sứ có thể cho biết căn cứ vào đâu mà ông
khẳng định như vậy?
TQ rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi chỉ biết rõ có việc như
thế nhưng bảo đưa ra văn bản hay điều gì để mà chứng minh thì không thể
đưa ra được. Tuy nhiên việc này rất nhiều người biết chứ không phải một
mình tôi.
Mặc Lâm: Cũng trong bài viết ông Đại sứ cho
biết là trong đại hội X của đảng, cũng chính ông Nông Đức Mạnh đã gạt
ông Phạm Bình Minh ra khỏi vị trí Bộ trưởng Ngoại giao vì cho rằng Trung
Quốc không đồng ý, tuy nhiên hiện nay ông Phạm Bình Minh vẫn được đề cử
chức vụ này. Phải chăng có sự thay đổi nhận thức trong Bộ chính trị hay
còn một nguyên nhân nào khác sau khi ông Nông Đức Mạnh về hưu thưa ông?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Đúng là sau khi ông Nông Đức
Mạnh về hưu rồi thì người ta thấy rằng để đưa vào vị trí bộ Ngoại giao
một người có kinh nghiệm, có nghiệp vụ thì việc người ta chọn ông Phạm
Bình Minh là Bộ trưởng Ngaọi giao thì không có gì lạ. Bởi vì có một thời
từng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân nhưng ông ấy không có nghiệp vụ ngoại
giao nên không theo dõi tất cả tình hình từ trước tới nay cho nên người
ta thấy không có ai hơn ông Phạm Bình Minh.
Mặc Lâm: Thưa phải chăng sự ngần ngại này phát
sinh từ sự lo sợ mích lòng Trung Quốc vẫn còn đè nặng lên tư duy của
nhiều người trong Bộ Chính Trị?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Đúng thế! Người ta sợ mích
lòng Trung Quốc vì trong lúc tình hình đang căng thẳng mà lại đưa cái
ông mà Trung Quốc nó không thích thì tình hình căng thẳng thêm, người ta
sợ thế.
Điều không bình thường?
Mặc Lâm: Thưa ông Đại sứ hôm 1 tháng 10 Hội
nghị Trung ương 6 khai mạc và ngay ngày hôm sau người ta thấy Đại sứ
Trung Quốc tại Việt Nam là Khổng Huyễn Hựu đã gặp Phó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc. Việc này có bình thường hay không thưa ông?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Việc này nói là bình thường cũng được mà nói không bình thường cũng được.
Mặc Lâm: Hiện nay có rất nhiều tin tức hậu
trường cho rằng Hội nghị Trung ương 6 chủ yếu nhằm xem xét bản thân Thủ
tướng. Theo ông thì nếu Hội nghị không đạt được kết quả sau cùng thì
phải chăng do yếu tố Trung Quốc hay do các bên thỏa hiệp với nhau nhằm
giữ vị thế lãnh đạo như nhiều người tiên đoán thưa ông?
Còn việc không bình thường ở chỗ ông Đại sứ Trung Quốc lại gặp ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay trước cuộc họp Trung ương đảng.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Trọng Vĩnh: Việc này thì tôi không có ý
kiến chính xác, không có gì là chứng thực cả, tôi chỉ gọi là dự phòng
thế thôi còn trong nội bộ của ta thì tôi không nói đuợc gì đâu.
Mặc Lâm: Ông đã thẳng thắn cho rằng nếu Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng còn tiếp tục giữ chức thì sẽ rất nguy hiểm cho
Việt Nam, xin ông cho biết tại sao như vậy?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Toàn dân người ta đã biết ông
này không có năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao
giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút như bây giờ. Sự không có năng lực của
ông ấy là đã rõ. Mặt khác các tập đoàn kinh tế nào là Vinashin,
Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh tế khác mà ông Thủ tướng trực
tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ của nhân dân, thiệt hại quá lớn.
Vì vậy nếu ông ấy cứ tiếp tục thì thiệt hại lớn lắm. Kinh tế sẽ còn sa
sút và các tập đoàn kinh tế nó sẽ còn thất thoát đến đâu nữa, như vậy
thì còn gì nguy hại hơn nữa?
Mặt khác ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm
quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước như
vậy thì không lo sao được?
Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cám ơn ông Đại sứ đã giúp chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn này.Theo dòng thời sự:
- Đảng cần tự diễn biến
- Bỏ phiếu tín nhiệm cấp lãnh đạo chính phủ
- Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?
- Lời nói của Thủ tướng có đi đôi với việc làm?
- "Chủ nghĩa cộng sản: một thế giới viễn mơ"
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/consequence-after-thanh-do-conference-ml-10092012104638.html
Giá cả thị trường những tháng cuối năm
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-10-09
Thị trường tiêu thụ Việt Nam đã bước sang Quí Tư 2012 với giá cả nhiều mặt hàng tăng lên và có chiếu hướng cao hơn từ giờ đến cuối năm.
RFA
Đâu là những cái khó trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường,
tránh biến động thái quá như những năm trước. Thanh Trúc mời quí vị cùng
tìm hiểu.
Giá cả hàng hoá thường có xu hướng tăng dần lên trong những tháng cuối năm, đương nhiên kéo theo chỉ số giá Quí Bốn 2012 này tăng lên so với thời kỳ trước đó.
Nếu cố giữ mức tăng trên dưới 1% đó, ông khẳng định, mục tiêu kềm chế lạm phát ở mức độ một con số của năm 2012 chắc chắn có thể thực hiện được:
Đối với các nhóm giá cả liên quan tới diễn biến giá cả thị trường năm 2012 thì rõ ràng như trường hợp của tháng Chín vừa qua thì có phần tăng rất là cao trong dịch vụ y tế cũng như giáo dục. Những nhóm đó đã tăng trong khoảng 2,2% trong tháng Chín.
Tuy nhiên, nếu loại trừ các nhóm đó ra, các nhóm còn lại tăng trong khoảng 1% thì vẫn còn khá là căng. Do đó, tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăng. Yếu tố thứ nhất, tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích, là vấn đề liên quan đến thời vụ của việc tiêu dùng cuối năm, tức là tiêu dùng trong dịp lễ Tết, và thứ hai là diễn biến bất thường của thời tiết cũng như một số những khó khăn khác :
Xét về mặt thực phẩm, ông nói, chủ yếu ở Việt Nam những nhóm phổ biến sẽ tăng giá trong thời điểm cuối năm là thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm. Ngoài ra, tại khu vực đô thị, sẽ có một phần là nhu cầu thực phẩm liên quan đến các mặt hàng sản hải sản như tôm cua cá vân vân… cũng sẽ tăng cao:
Còn chủ yếu về giá gạo thì tôi cho rằng năm nay Việt Nam được mùa, lượng gạo xuất khẩu rất lớn, do đó biến động về giá lương thực sẽ không nhiều trong năm 2012 thậm chí cho đến tháng đầu năm 2013.
Sau lương thực và thực phẩm, nhóm thứ hai đáng quan tâm và cần được nhắc đến là giao thông, phản ảnh biến động của giá xăng dầu, mà thông thường đến cuối năm thì nhu cầu giao thông vận tải cũng tăng lên:
Tôi cho rằng về mặt này thì Việt Nam cũng đã rút được kinh nghiệm liên quan tới vấn đề điều hành giá xăng hay liên quan đến giá giao thông.
Cái thứ hai, về mặt cầu, mặc dù tính từ đầu năm đến nay sức mua trong nền kinh tế đã được cải thiện tuy nhiên là mức cải thiện rất là nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì tôi cho rằng cầu, kể cả mức cầu về những mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm chẳng hạn, cũng sẽ không căng thẳng và sẽ không tạo cái gọi là tăng cầu quá mức như các dịp lễ Tết một số năm gần đây. Do đó cái áp lực của phía cầu sẽ không kéo giá cả đi lên.
Như vậy, dưới mắt chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh, điều đáng lo ngại không phải là cung thiếu cầu tăng kéo giá cả thị trường tăng theo, mà cái đáng lo lại nằm về phía tăng giá hay lạm phát dưới các chính sách kinh tế vĩ mô nhiều hơn là yếu tố về phía thị trường trong đó có cung và cầu.
Đơn cử một thí dụ trong tháng Chín vừa rồi, sự đồng loạt tăng một loạt giá cả về dịch vụ y tế, ở mới chỉ khoảng tầm một nửa trong số sáu mươi ba tỉnh thành thôi, mà đã tác động rất là mạnh tới cái vấn đề về lạm phát rồi. Rõ ràng là tới đây cái khó nhất là làm tận dụng lộ trình đó một cách linh hoạt. Đấy là điểm đầu tiên.
Điểm thứ hai, cái khó của Việt Nam là cái yêu cầu về công khai minh bạch, nói cách khác là cái căn cứ hay cái cơ sở để điều chỉnh giá cả của những cái ví dụ điện hay xăng dầu, để đảm bảo được cái tính Việt Nam gọi là tính đúng, tính đủ và đồng thời thuyết phục được toàn xã hội về tính hợp lý của những việc điều chỉnh giá đó.
Cái đó sẽ tác động tới yếu tố mà Việt Nam rất quan tâm, đó là yếu tố về lạm phát tâm lý. Đấy cũng là điểm khó thứ hai trong vấn đề điều hành giá cả.
Điểm khó thứ ba trong việc điều hành giá ở Việt Nam, tiến sĩ Vũ Đình Ánh lý giải tiếp thường là để duy trì tăng trưởng kinh tế thì phải đẩy mạnh chi tiêu công là hiện cũng chưa ước lượng được sự tăng trưởng về chi tiêu công đó sẽ tác động tới lạm phát cũng như thực tế giá cả trong chừng mực nào.
Cần phải ước lượng được tác động đó thì mới điều chỉnh được chính sách về chi tiêu công, ông kết luận, và đồng thời với nó là kết hợp những biện pháp điều hành quản lý thị trường cũng như giá cả.
Giá cả hàng hoá thường có xu hướng tăng dần lên trong những tháng cuối năm, đương nhiên kéo theo chỉ số giá Quí Bốn 2012 này tăng lên so với thời kỳ trước đó.
Biến động theo xu hướng tăng
Theo nhận định của chuyên gia về giá cả thị trường thuộc Bộ Tài Chính, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012.Nếu cố giữ mức tăng trên dưới 1% đó, ông khẳng định, mục tiêu kềm chế lạm phát ở mức độ một con số của năm 2012 chắc chắn có thể thực hiện được:
Đối với các nhóm giá cả liên quan tới diễn biến giá cả thị trường năm 2012 thì rõ ràng như trường hợp của tháng Chín vừa qua thì có phần tăng rất là cao trong dịch vụ y tế cũng như giáo dục. Những nhóm đó đã tăng trong khoảng 2,2% trong tháng Chín.
Tuy nhiên, nếu loại trừ các nhóm đó ra, các nhóm còn lại tăng trong khoảng 1% thì vẫn còn khá là căng. Do đó, tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăng. Yếu tố thứ nhất, tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích, là vấn đề liên quan đến thời vụ của việc tiêu dùng cuối năm, tức là tiêu dùng trong dịp lễ Tết, và thứ hai là diễn biến bất thường của thời tiết cũng như một số những khó khăn khác :
Nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012Đơn cử ví dụ như ngành chăn nuôi hiện nay chẳng hạn, đang có hiện tượng “treo chuồng” khá lớn do chi phí đầu vào tăng cao và không cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Đây cũng là điều có thể nói là được dự báo trước về giá thực phẩm tăng tuy mức độ tăng không lớn.
Xét về mặt thực phẩm, ông nói, chủ yếu ở Việt Nam những nhóm phổ biến sẽ tăng giá trong thời điểm cuối năm là thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm. Ngoài ra, tại khu vực đô thị, sẽ có một phần là nhu cầu thực phẩm liên quan đến các mặt hàng sản hải sản như tôm cua cá vân vân… cũng sẽ tăng cao:
Còn chủ yếu về giá gạo thì tôi cho rằng năm nay Việt Nam được mùa, lượng gạo xuất khẩu rất lớn, do đó biến động về giá lương thực sẽ không nhiều trong năm 2012 thậm chí cho đến tháng đầu năm 2013.
Sau lương thực và thực phẩm, nhóm thứ hai đáng quan tâm và cần được nhắc đến là giao thông, phản ảnh biến động của giá xăng dầu, mà thông thường đến cuối năm thì nhu cầu giao thông vận tải cũng tăng lên:
Tôi cho rằng về mặt này thì Việt Nam cũng đã rút được kinh nghiệm liên quan tới vấn đề điều hành giá xăng hay liên quan đến giá giao thông.
Tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăngTất nhiên là có biến động nhưng tôi cho rằng cái biến động này cũng đã lường được trước rồi. Cái này liên quan tới cả hai phía, về phía cung do được lường trước nên do đó cũng có những biện pháp chuẩn bị nếu như có sự thiếu hụt nguồn cung thì có thể có biện pháp để cân đối thí dụ biện pháp nhập khẩu. Hiện đã có một số chính sách đảm bảo nguồn cung cho những tháng tới.
tiến sĩ Vũ Đình Ánh
Cái thứ hai, về mặt cầu, mặc dù tính từ đầu năm đến nay sức mua trong nền kinh tế đã được cải thiện tuy nhiên là mức cải thiện rất là nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì tôi cho rằng cầu, kể cả mức cầu về những mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm chẳng hạn, cũng sẽ không căng thẳng và sẽ không tạo cái gọi là tăng cầu quá mức như các dịp lễ Tết một số năm gần đây. Do đó cái áp lực của phía cầu sẽ không kéo giá cả đi lên.
Như vậy, dưới mắt chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh, điều đáng lo ngại không phải là cung thiếu cầu tăng kéo giá cả thị trường tăng theo, mà cái đáng lo lại nằm về phía tăng giá hay lạm phát dưới các chính sách kinh tế vĩ mô nhiều hơn là yếu tố về phía thị trường trong đó có cung và cầu.
Ba cái khó trong việc điều hành giá
Vẫn theo lời ông, có ba cái khó cho Việt Nam trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường nói chung cũng như thời điểm từ giờ đến cuối năm hầu có thể giữ vững mục tiêu đề ra là kềm chế lạm phát ở mức một con số. Điểm khó thứ nhất, ông phân tích, tất cả những việc như điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện nước sinh hoạt hay vận tải công cộng … thì hầu hết đã có sẵn một lộ trình, thế nhưng việc thực hiện lộ trình đó lại không ăn khớp với cả những diễn biến của kinh tế vĩ mô .Đơn cử một thí dụ trong tháng Chín vừa rồi, sự đồng loạt tăng một loạt giá cả về dịch vụ y tế, ở mới chỉ khoảng tầm một nửa trong số sáu mươi ba tỉnh thành thôi, mà đã tác động rất là mạnh tới cái vấn đề về lạm phát rồi. Rõ ràng là tới đây cái khó nhất là làm tận dụng lộ trình đó một cách linh hoạt. Đấy là điểm đầu tiên.
Điểm thứ hai, cái khó của Việt Nam là cái yêu cầu về công khai minh bạch, nói cách khác là cái căn cứ hay cái cơ sở để điều chỉnh giá cả của những cái ví dụ điện hay xăng dầu, để đảm bảo được cái tính Việt Nam gọi là tính đúng, tính đủ và đồng thời thuyết phục được toàn xã hội về tính hợp lý của những việc điều chỉnh giá đó.
Cái đó sẽ tác động tới yếu tố mà Việt Nam rất quan tâm, đó là yếu tố về lạm phát tâm lý. Đấy cũng là điểm khó thứ hai trong vấn đề điều hành giá cả.
Điểm khó thứ ba trong việc điều hành giá ở Việt Nam, tiến sĩ Vũ Đình Ánh lý giải tiếp thường là để duy trì tăng trưởng kinh tế thì phải đẩy mạnh chi tiêu công là hiện cũng chưa ước lượng được sự tăng trưởng về chi tiêu công đó sẽ tác động tới lạm phát cũng như thực tế giá cả trong chừng mực nào.
Cần phải ước lượng được tác động đó thì mới điều chỉnh được chính sách về chi tiêu công, ông kết luận, và đồng thời với nó là kết hợp những biện pháp điều hành quản lý thị trường cũng như giá cả.
Theo dòng thời sự:
- Mức lạm phát tại VN tăng chậm lại
- Mức thâm thủng mậu dịch 2012 thấp
- Kinh tế Việt Nam nửa năm: Những gì đáng chú ý?
- Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam xuống dốc
- Lạm phát giảm mạnh trong tháng 6
- Ngành chăn nuôi điêu đứng vì sức mua giảm
- Đà tăng trưởng thấp nhất trong ba năm
- Nợ xấu của ngân hàng Việt Nam khó giảm
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 233
Posted by
vanhoa
at
11:55 AM
No comments:
Khi đến tuổi về già, người ta gác hết
mọi chuyện thế sự để về sống bình yên với con cháu, với thiên nhiên, tận
hưởng sự thanh thản trong những giây phút cuối cùng còn lại trên cõi đời.
Nhưng đó là chuyện xảy ra ở xứ sở nào chứ không phải ở Việt Nam.
Tôi thương lắm cụ nhạc sĩ Tô Hải, đã 85 tuổi, không lúc nào được yên ổn trong lòng cho đến sức cùng lực kiệt trên giường bệnh, không còn cử động được những ngón tay, chỉ mấp máy được đôi môi vẫn cố gắng thì thào ra những lời lẽ nói lên nỗi lo đau đáu về hiện tình đất nước cho con cháu ghi lại.
Ngày 11.4, cụ thì thào:
THÂN GỬI CÁC BẠN ĐỌC THÂN YÊU CỦA ..."Tớ"
Apr 11, 2010
Vậy là, sau nhiều ngày cố gắng vượt qua những cơn đau kéo dài và âm ỷ, để mỗi tuần có một bài viết lên mạng những điều dằn vặt trong tâm hồn và nhận thức của một người suốt đời đau khổ vì không dám nghĩ, dám nói những gì là THẬT nhất của cái đầu và trái tim minh…
Tới hôm nay, tớ đã bị cái tuổi già và bệnh tật (xẹp thêm một đốt xương sống nữa là 4) nó hành hạ tới mức "bác sỹ gia đình" (rất giỏi nhưng không có bằng tiến sỹ-giáo sư gì) cấm tớ không được ngồi quá 5 phút, cấm di chuyển dù chống gậy quá 10 phút ngay trong căn hộ, và đặc biệt xử dụng computer (trừ nằm mà đọc cũng không quá 30 phút/lượt... nếu không muốn liệt hẳn…
Quả là đau khổ vô cùng vì đang lúc muốn dùng hơi tàn lực kiệt của mình để góp sức với đời đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho một xã hội Việt Nam thật công bằng, thật dân chủ, thật văn minh...
Ngày tàn của tớ vậy là đang sắp đến nếu tớ cố gắng thêm cho "tờ báo công dân" của tớ được tồn tại thêm, bất chấp mọi áp lực của mọi phía..., nhất là một cái "chết không ra chết sống không ra sống" nghĩa là: bại liệt cả toàn thân lẫn cái bộ não đã lẫm cẫm này!
TRONG CUỘC ĐỜI CÓ NGÀN VẠN ĐIỀU CAY ĐẮNG, CAY ĐẮNG NÀO BẰNG LỰC BẤT TÒNG TÂM?
Ngày 28 tháng 4/2012
- Tưởng rằng xin được về nhà sau khi thoát khỏi cơn mê để được tự do góp phần tiếng nói của mình trong những giờ phút “nước sôi lửa bỏng”, bạn-thù đã ngày càng rõ ràng, hết đường nhập nhèm đánh lận con đen...
- Tưởng rằng hai mặt trận giữa một hệ thống chánh tổng, lý trưởng, quan huyện, quan phủ, tổng đốc, công sứ, toàn quyền cùng các đội quân lê dương, khố xanh, khố đỏ, hiến binh, cảnh sát... đang ra sức bảo vệ quyền lợi cho vài trăm tên tài phiệt và gia đình họ hàng chúng, và một bên là những người nông dân, nông dân Việt đang ngày đêm bị chúng chiếm đoạt hết tài sản, sức lao động mà “càng được mùa thì lúa càng mất giá”...mà “lương tăng một thì tăng giá đòi lại hai”,...mà bắt buộc vẫn phải khen là “Chưa có bao giờ đời sống dân ta tuyệt vời như hôm nay!”...là “Đây là khát vọng đi lên XHCN của toàn dân”! Còn...”nói ngược lại ông ra lệnh bắt bỏ tù, cho công an đánh bỏ mẹ!”
Khủng bố! Khủng bố tinh thần, khủng bố bằng võ lực! Khủng bố các kiểu, cà-rốt –cây gậy chán rồi chăng? nên lần này sau khi dán băng keo các cái miệng lắm điều về vụ Tiên Lãng thì nay đến vụ Xuân Quan -Văn Giang “lực lượng thù địch” đã công khai trải cả ngàn quân đủ loại để tấn công nhân dân ủi đất, cướp ruộng đồng của dân để biến một vùng trồng cây cảnh nổi tiếng trở thành cái tên Ê-Cô-Pắc đậm đà bản sắc... ngoại lai, sửa soạn chỗ ăn chơi cho mấy người dân không phải là người Việt!?
Và cụ thì thào nói tiếp:
Không phải là đáng tiếc mà là đáng phỉ nhổ là cái bọn, cho đến phút này, vẫn soen soét ngợi ca, vu cáo những người đứng về phía nông dân, công nhân... là nhưng "phần tử kích động nhằm lật đổ chính phủ", thậm chí quy chụp cho họ là lưc lượng thù địch, mặc xác họ là ai dù cách mạng lão thành đáng bậc cha ông, mặc cho họ là những giáo sư tiến sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ thứ thiệt, mặc dù họ đầy mình huân chương, thân thể còn đầy dấu vết của những chiến trận, những dấu vết của khủng bố của tù đầy...
Trái lại những kẻ có tội với nhân dân chiếm đoạt đất đai, tài sản, phá của cải, bán tài nguyên, biến ngân hàng thành nơi buôn vàng buôn đô la, lộ bí mật thị trường chứng khoán để bắt tay nhau tích tụ tư bản...thì lại là những kẻ tự cử nhau điều khiển nền kinh tế nước nhà, bằng những học vị tự phong, những chức danh vô dụng, không một chút hiểu biết tối thiểu về chuyên môn!
Bọn chuyên bưng bô, bồi bút mạt hạng này chúng biết, biết cả đấy, nhưng vì ăn phải bả đồng tiền nên thi nhau hua ra, tụng kinh tán thưởng trên đài, trên báo, trên ti vi, như những “vầng dương sáng ngời” sắp được đưa lên ngang tầm ba cha- ông- cháu thằng Thành, thăng Ỉn, thằng Ủn bên Bắc Triều Tiên (mà vừa qua trong điện chúc mừng thằng Ủn, "vua" nước ta đã hân hoan vui mừng gọi là "ĐỒNG CHÍ"!)
Rồi sau đó vào ngày 16.5 nghe người thân của nhạc sỹ thông báo:
THÔNG BÁO SỐ 2
Cái gì đã làm cho một cụ già đã từng đi theo chế độ nầy từ buổi sơ khai, nay đến lúc không còn thở được trên giường bệnh vẫn không để mình yên ổn?
Cái gì đã làm cho một cụ bà 80 tuổi cũng
đã đi theo chế độ nầy từ lúc còn trong núi rừng tăm tối, nay phải lặn
lội vào Nam ra Bắc, đi đến tận nơi phát ra những tiếng kêu oan khuất từ
dân đen, phải thao thức đêm ngày đọc hàng vạn lá đơn kêu oan... Và mới
đây nhất, vì đi theo làm chứng cho một blogger trẻ, cụ còn bị người của
chính quyền giữ lại đến rạng sáng hôm sau, sau khi đã gây ra thương tích?
Tôi muốn nói đến cụ bà Lê Hiền Đức, ngọn đèn hy vọng của hàng vạn dân
oan. Dù hiểu rằng, cụ cũng không thể nào giúp được gì cho họ nhưng họ
biết bám víu vào đâu trong tận cùng của sự nhiễu nhương nầy nếu không
bám vào một bà cụ đã sức tàn lực kiệt? Tôi không thể không bậc khóc khi
nghĩ đến tình cảnh của cụ ngay vào lúc nầy, khi tôi đang viết những
giòng chữ nầy...
Tôi thương lắm vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh, cụ đã hy sinh gần hết cuộc đời mình chiến đấu bảo vệ cho chế độ nầy, nay đến lúc tuổi già sức yếu vẫn không được thanh thản trong lòng để an hưởng những ân sủng của chế độ giành cho cụ. Cái gì đã bắt cụ phải xuống đường cùng thế hệ trẻ? Cái gì phải bắt cụ phải luôn luôn lên tiếng bênh vực cho những người thức tỉnh đang bị vùi dập?
Tôi cũng rất thương cụ tướng già Lê Đức Anh, cụ đã và đang thụ hưởng tất cả những ân sủng lớn nhất của chế độ nầy giành cho cụ, nay ở tuổi già bệnh tật, nói không ra lời vẫn không cho phép mình nằm yên, cố gắng gióng lên tiếng nói để bênh vực cho người dân bị oan khuất Đoàn Văn Vươn.
Tôi thương các cụ già đã chết như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ...đến khi trút hơi thở cuối cùng lòng dạ vẫn không yên về hiện tình đất nước.
Tôi cũng thương cho những cụ già khác của chế độ như cụ Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm, Đặng Quốc Bảo, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt...cũng được hưởng những ân sủng cao nhất nhưng vẫn không chút nào được thanh thản ở tuổi về già. Chỗ nầy, chỗ khác, cách nầy, cách khác các cụ cũng cố gióng lên hồi chuông phản tỉnh. Vì sao vậy?
Và tôi cũng thương những cụ già khác mà tôi biết được, tuy sống âm thầm lặng lẽ, không hé ra một lời nào nhưng trong lòng lại nặng như chì, cái khối nặng ẩn ức của lòng sám hối không được giải bày ra..
Các cụ, từ lúc thiếu thời đã can đảm đi theo tiếng gọi của lương tri đấu tranh chống lại chế độ thối nát để mong ra đời chế độ mới, ra đời một đất nước mới, một xã hội tự do, công bằng, không còn bất công áp bức. Thế nhưng cái các cụ và những kẻ tiếp bước các cụ tạo ra lại đối nghịch hẳn những gì các cụ mong ước.
Hồi xưa chỉ cần ăn cắp một lon gạo có thể bị đem ra xử bắn. Ngày nay dưới chế độ do các cụ tạo ra, người ta ăn cắp hàng chục ngàn tỉ đồng vẫn cứ cho lên chức cao hơn. Và chuyện nầy lại không cá biệt.
Hồi xưa, bọn ác ôn thực dân phong kiến có cướp đất của dân lành thì cũng chỉ dám, mỗi lần, cướp riêng rẽ của một vài hộ dân. Ngày nay người ta, mỗi lần cướp đất, lại cướp của cả một xã với vài ngàn hộ nông dân. Người dân mất đất phản ứng lại bị hành hung, bị bắt bỏ tù.
Ngày xưa, thực dân đế quốc tuy áp bức vẫn cho các cụ làm báo, cho các cụ biểu tình, cho các cụ nói lên tiếng nói của mình, các cụ không bị du côn xã hội đen đến hành hung. Ngày nay, ngay những tiếng nói tâm tình trên các trang nhật ký riêng cũng bị cấm đoán, cũng bị gây khó dễ, bị côn đồ hành hung, và thậm chí có những người bị bắt ra tòa...Đi biểu tình chống xâm lược cũng bị bắt bớ, cũng bị du côn trá hình đánh đập. Ngày nay ở đâu mà ra bọn côn đồ nhiều thế?
Ngày xưa, phong kiến theo cơ chế cha truyền con nối nhưng chúng cũng chỉ cho một đứa con duy nhất kế ngôi. Những đứa con khác của vua cũng như con cháu của quan lại muốn ra làm quan cũng phải học hành thi cử đỗ đạt đến tiến sĩ mới được đề bạt dần lên. Ngày nay, có quá nhiều hoàng tử, công chúa, công tử, quận chúa....Họ lại chả cần phấn đấu gì cũng đưa ngay ra làm quan lớn.
Ngày xưa các cụ hy sinh để chiến đấu đuổi quân ngoại xâm. Ngày nay quân ngoại xâm được rước vào nằm phục sẵn khắp mọi nơi: Rừng đầu nguồn, khu kinh tế đồng bằng, Cao nguyên chiến lược, quân hải cảng chiến lược...
Còn nhiều điều ngược ngạo nữa, nhan nhản ra đấy, không cần kể thêm ra các cụ cũng đã biết rồi.
Vì biết hết những điều đó mà lòng dạ các cụ luôn nặng như chì, phải không các cụ?
Và vì những điều đó, bảo sao cụ bà Lê Hiền Đức có thể yên ổn nằm nhà.
Và vì những điều đó, bảo sao cụ Tô Hải đến gần tắt hơi trên giường bệnh vẫn cố thét lên những tiếng nói lương tri.
Thương quá các cụ và cũng thương cho dân tộc nầy.
Được đăng bởi
HUYNH NGOC CHENH
vào lúc
19:23
Sau
khi lá thư này gởi đi, công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tập hợp đầy đủ các
bằng chứng, tài liệu bà bị ngược đãi, hành hạ và bôi nhọ vừa qua, đặc
biệt các tài liệu của hàng ngàn dân oan cả nước khiếu kiện, cũng như các
bằng chứng cụ thể về tham nhũng (mà có thể bà có được) của giới cầm
quyền từ địa phương đến trung ương, để chuẩn bị tiếp đón đoàn luật sư do
Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế cử đến để hợp tác cùng bà khởi kiện giới cầm
quyền Việt Nam. (Nguyễn Ngọc Già)
Mời xem lại video clip của Anh Chí ghi cảnh bà cụ Lê Hiền Đức đập cửa kêu cứu lúc đêm khuya
Cụ Lê Hiền Đức đập cửa kêu cứu
RỒI MỘT NGÀY
SƠN TRUNG *
Từ hành tinh nào
Ta nhập thai trong bụng mẹ
Một không gian nhỏ bé
Và tối tăm
Nhưng có ánh trăng rằm
Tình yêu bao la của mẹ
Rồi một ngày
Ta thấy ánh mặt trời
Ta khóc, ta cười
Ta ngắt đóa hoa tươi
Ta hái trái cây chín ngọt
Ta băng qua suối
Ta đi lên đồi
Ta đi vào cuộc đời.
Ta đi trên đường thiên lý
Ta băng qua biển khơi
Rồi một ngày
Ta ngã xuống
Trên giường bệnh
Trong căn phòng tối tăm
Ta sống âm thầm
Ta không thấy những vì sao đổi ngôi
Ta không cùng bạn bè nói cười
Để rồi một ngày
Ta sẽ qua hành tinh xa xôi
Chợ Bến Thành
Bùng binh chợ Bến Thành
Áo dài trắng xuất hiện khắp mọi nẻo đường SG
Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966
Món ăn "chơi" thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía
Các em bé SG thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ,
vất vả giữa cuộc chiến
Xe lam chạy lên Chợ Lớn
Đường Tự Do
Góc đường Lê Lợi - Phan Bội Châu (bên hông Chợ Bến Thành) - 1964
Góc đường Tự Do - Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi - Đông Du) - 1974
Hội trường diên hồng, trụ sở thượng nghị viện
Kiến trúc bên hông chợ Bình Tây
Góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ
Mưa Sài Gòn - đường Tự Do
Ngã Bảy Lý Thái Tổ
Ngân hàng quốc gia VN
SG ngập nước, năm 1960 (góc Lê Lợi - Pasteur, nhìn về phía Chợ BT)
Saigon đã lên đèn
SG về đêm
Rạp chiếu phim Rex
Xe lam SG xưa
Saigon 1968 - Đường Nguyễn Thiệp
Đường Tự Do 1972
Góc Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão
Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long.
Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH.
Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình
Chùa Phước Viên, ngã tư Hàng Xanh - Saigon 67-68
Cảng SG 1965
Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 67-68
Góc Hai Bà Trưng - Hiền Vương (Võ Thị Sáu) - 1968
Bùng binh Cây Gõ 1969
Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương
Rạp Lê Ngọc
Đường Hai Bà Trưng 68-69
Góc đường Hai Bà Trưng -Trần Quốc Toản 1968
Đường Trương Minh Giảng, phía trước chợ TMG 67-68
Quán bar khá nổi thời SG xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng
Cây xăng ở góc Phan Thanh Giản - Lê Văn Duyệt - 1968
Xe xích lô máy
Đường lên phi trường Tân Sơn Nhất
Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi
Kênh Nhiêu Lộc - trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng,
tòa nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Rạch Bến Nghé
Rạch Thị Nghè, hình chụp từ cầu Phan Thanh Giản
Xóm nhà sàn kênh nước đen
Đường Trương Công Định đi qua giữa Công viên Tao Đàn 1967
Nhà thờ Tân Định 67-68
ĐH Y Khoa Sài Gòn 1967
Cổng chùa Xá Lợi 1969
Nữ sinh SG
Cảnh sát giao thông
Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý - Trần Quý Cáp
Bảng quảng cáo xuất hiện khắp nơi 1971
Wafa Sultan
Sự tiến bộ từ cá nhân đến xã hội khó có nếu thiếu những bước căn bản thuộc phạm vi tri thức như ngạc nhiên, tìm hiểu, so sánh. Và óc con người, nói kiểu Mỹ, rất có thể không hơn một củ khoai tây nếu không hề biết so sánh. Nhưng trong so sánh, kết quả thường nói lên tính chất của chính người đưa ra những so sánh ấy.
Một anh la lớn giữa vườn: “Trời, hoa hồng sáng nay sao đẹp hơn hoa cúc quá vậy ta!” Người so sánh nhất định có sở hữu một cục… ngớ ngẩn.
Một chị hét vào cái chum: “Mèng đéc ơi, da mặt con nhỏ đó sao lóng rày đẹp như trứng bóc vậy cà!” Chịu khó tìm hiểu và xài đúng loại kem chị đã có thể làm cho “con nhỏ” đó nó cũng phát khùng lên vì chị như chơi. Sự so sánh của chị, vì thế, đã chẳng những vội vã mà còn hàm chứa cả sự tự ti mặc cảm.
Một người Mỹ khẳng định: “Một luật sư giỏi là một thằng cha hàng xóm xấu.” So sánh chứa nhiều kinh nghiệm (lẫn thiên kiến) về giới luật sư. Nhưng khi bố già Don Corleone dạy con bằng một so sánh khác cũng liên quan tới cánh luật sư thì nghe lại có vẻ… có lý hơn nữa: “Con ơi, luật sư họ chỉ với cái cặp táp dưới nách nhưng có thể ‘nẫng’ một món hàng mà cha con mình trang bị súng tới răng cũng không làm nổi!”
Mao Trạch Ðông là người không bao giờ đánh răng. Sáng ra, với phong cách rất… vô sản, ông chỉ ngậm miếng nước, đút ngón tay to như quả chuối mắn vào mồm để chà răng rồi nhổ cái toẹt là xong. Em thiếu nhi quàng khăn đỏ cũng biết sâu răng là hậu quả tất yếu cho những người giữ vệ sinh răng kiểu ấy. Mấy lần bị răng sâu hành, sau khi khám ông bị bác sĩ Lý Phục Huy khuyến cáo: “Chủ tịch phải đánh răng mỗi ngày thôi, không thể tiếp tục như thế này được!” Mao đã nổi doá, quát: “Ðừng nói thêm một lần nữa. Nhớ là con hổ không bao giờ đánh răng!” So sánh như thế thì… hết thuốc chữa.
Thế đấy, mỗi ngày, từ cổ kim, nhân loại đưa ra biết bao so sánh khiến ta buồn cười, ngạc nhiên, thú vị, và cũng có thể kinh hãi. Nhưng báo Mỹ không lâu trước đây đã giới thiệu một so sánh khiến dư luận phục lăn. Lý do: kết quả sự so sánh này đã biến tác giả của nó thành một thứ gương… chiếu yêu, và qua đó, hàng tỉ đấng mày râu phải (lén) ngượng khi tự biết mình chỉ sở hữu trong người một buồng gan chuột. Vâng, người ấy là một phụ nữ.
Tên bà ta: Wafa Sultan.
Tuổi: 47.
Tôn giáo: Hồi giáo.
Quốc tịch: Mỹ.
Nguyên quán: Syria.
Trú quán: Cerritos, California.
Nghề nghiệp: Bác sĩ tâm thần.
Hoàn cảnh gia đình: Chồng 3 con.
Câu kích nổ: (hồi sau sẽ rõ).
Sinh trưởng trong một gia đình Hồi giáo với thân phụ là một nhà buôn mễ cốc hết sức ngoan đạo, bà Sultan nói rằng đời bà hoàn toàn thay đổi vào năm 1979. Năm ấy bà đang là một nữ sinh viên Y khoa tại đại học Aleppo, miền bắc Syria. Vào lúc đó có một nhóm cực đoan tên gọi là nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Nhóm này chủ trương dùng bạo động để phá bỏ chế độ độc tài của tổng thống Hafer Assad – cha đẻ đương kim tổng thống Bashar Assad đang khốn nạn khốn khổ đối phó với làn sóng cách mạng của nhân dân vùng lên lật đổ. Một lần, các xạ thủ của nhóm Huynh đệ Hồi giáo xông vào tấn công lớp học trong trường bà đang học. Họ xả súng bắn chết vị giáo sư trước sự chứng kiến của bà và các bạn đồng lớp.
Sau này bà kể lại: “Họ bắn nhiều trăm viên đạn vào thầy tôi trong khi miệng hô lớn: Vì Ðấng Allah Cao Cả! Tôi mất tiêu đức tin vào đấng Allah của họ và bắt đầu đặt câu hỏi vào mọi lời giáo lý của chúng tôi, và việc này đã dẫn tôi tới quan điểm hiện nay. Tôi đã bỏ đạo Hồi. Tôi đã đi tìm một Chúa khác.”
Nhưng nếu bà Sultan lặng lẽ đi tìm một Chúa khác thì không thành chuyện và bà sẽ chỉ là một bà bác sĩ tâm thần bình thường, khiêm tốn hành nghề kiếm sống giữa tập thể người Syria tị nạn hoặc di dân trong hạt Los Angeles, California từ năm 1989. Khổ nỗi sự thật về những trá ngụy của bọn chuyên nhân danh chính nghĩa để làm điều phi nghĩa đã hành bà chịu không thấu, vì thế bà đâm nổi tiếng. Và sự nổi tiếng đã khiến bà hiện nay qua mặt cả cụ cựu Tổng Bush về việc bị thù ghét. Dù gì có thể ông Bush chỉ bị giới Hồi giáo quá khích thù ghét thôi, chứ bà Sultan nay thì cầm chắc đã bị gần như toàn thể thế giới Hồi giáo muốn ném đá bà. Salman Rushdie, Taslima Nascreen đâm ra xoàng. Họ chỉ phê phán Hồi giáo hay tiên tri Muhammed trên khía cạnh thuần tuý tôn giáo, khởi đi bằng một sự bất bình trí thức có giới hạn và không có tính phủ nhận về cơ cấu. Bà bác sĩ này thì khác. Bà thực hiện cuộc ly khai… hoàn toàn và triệt để vì một quá trình kinh nghiệm thiết thân. Bà bỏ cái cũ đi theo cái mới dựa trên căn bản lý luận cụ thể vững chắc, không phải kiểu đứng núi này trông núi nọ giống những trí thức thời ý thức hệ nay đã là cổ tích, mơ mơ màng màng về một thiên đường mặt đất của ông mác ông dao nào đó rồi chạy theo để biến mặt đất thành chốn tanh tưởi mà không lâu trước đây, nhân sinh nhật 75 tuổi, Gorbachev đã phải thú nhận lý do ông chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh là như món quà tặng cho Hoa Kỳ để xây dựng một thế giới ổn định hơn và an toàn hơn.
Chuyện khởi đi từ khi bà Sultan ổn định được cuộc sống trung lưu mới tại Mỹ. Sự thật đã bức bách bà đến nỗi bà phải cầm lấy bút. Bà viết. Bà tham gia vào một website tên là Annaqed (phê phán) do các đồng hương điều khiển ở thủ phủ Phoenix, tiểu bang Arizona. Do một bài viết sửa lưng thậm tệ nhóm Huynh đệ Hồi giáo, đài truyền hình Al-Jazeera mời bà tranh luận với một giáo sĩ Hồi giáo Algeria. Cả thế giới Hồi giáo đã nhảy tưng lên vì bà chém dao nào ra dao đó.
Bà nêu lên những vấn đề nhức đầu, chẳng hạn tại sao một thanh niên Hồi giáo đang sống một đời phơi phới đầy hứa hẹn, tự dưng đi làm cái trò phải tự nổ tung mình lên? Bà xác quyết: “Trong những đất nước Hồi giáo chúng tôi, tôn giáo là nguồn giáo dục duy nhất và là suối nước duy nhất để khủng bố đến uống cho tới lúc thoả thuê.”
Dữ dội và khiêu khích hơn, bà khẳng định rằng suốt 14 thế kỷ qua, người theo đạo Hồi đã là con tin của giới chính trị, những kẻ thánh chiến và giới tu sĩ. Họ đã cấu kết nhau để xuyên tạc giáo lý của tiên tri Muhammed. Bà bảo thế giới hiện nay không phải đang chứng kiến sự đụng chạm tôn giáo hay văn hóa gì ráo trọi, mà đó là một trận chiến đang diễn ra giữa văn minh và man rợ — một trận chiến mà các lực lượng Hồi giáo bạo động, phản động, có số phận cầm bằng sẽ thua.
Nhưng phát súng ân huệ bà Sultan dùng kết liễu các đối thủ trong tranh luận của bà là tung ra một sự so sánh chưa người Hồi giáo nào dám nghĩ tới: so sánh giữa Hồi giáo và kẻ thù truyền kiếp của họ là Do Thái. Và bà ca ngợi Do Thái.
Tổng thống Iran từng làm cả thế giới Tây phương bất bình vì cho rằng Holocaust chỉ là một huyền thoại, và rằng việc dân Do Thái bị Ðức tàn sát chỉ là chuyện phóng đại của các thế lực tư bản thân Do Thái và chống người Hồi giáo. Nay bà Sultan chẳng những chơi cho ông tổng thống Iran một phát, mà nhân tiện tát xiếc một loạt tất cả những người Hồi giáo của mọi quốc tịch vốn có lòng thù hận kẻ thù chung Do Thái.
Thế bà nhận định thế nào về người Do Thái?
Bà bảo: “Người Do Thái từ thảm kịch đi ra và đã buộc được thế giới phải kính trọng họ bằng kiến thức của họ chứ không bằng khủng bố, bằng công việc của họ chứ không bằng gào la hò hét. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào tự nổ tung mình lên trong một tiệm ăn Ðức. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào phá hủy một nhà thờ. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào giết người.”
Và bà so sánh điều đó với những hành động trái ngược của thế giới Hồi giáo. Bà tiếp: “Chỉ người Hồi giáo mới bảo vệ đức tin của họ bằng đốt phá các thánh đường (Thiên Chúa giáo), giết người, và phá hủy các toà đại sứ. . . . Người Hồi giáo phải tự hỏi xem họ có thể làm gì cho nhân loại trước khi đòi hỏi nhân loại kính trọng họ.”
Nhớ hồi vụ tranh đấu cho dân chủ nổ ra ở Trung cộng, một thanh niên đã ra giữa đường đứng truy cản nguyên một thiết đoàn đang tiến vào Thiên An Môn, và đoàn thiết giáp cuối cùng phải ngừng lại trước cái nhìn lom lom của cả nhân loại. Người can đảm vô danh ấy sau được dư luận toàn cầu ca ngợi là người mạnh nhất thế giới. Dầu sao người mạnh nhất thế giới này không còn bị quấy rầy nữa vì không ai tìm ra được tung tích anh ta, và có rất nhiều phần chắc là nhà nước Trung cộng đã cho anh đi mò tôm sau đó.
Riêng bà bác sĩ Sultan lại được dư luận tưởng thưởng danh hiệu “người đàn bà can đảm nhất thế giới”; tuy nhiên, người can đảm này chẳng biết còn tại thế được bao lâu với chồng con, khi mà, theo tin của báo The New York Times, “Từ đó, bà Sultan nhận được qua điện thoại và điện thư không biết bao nhiêu là án tử hình. Một trong những lời nhắn với giọng điệu rất ân cần trong máy điện thoại hồi báo là: “Ồ, còn sống hả? Chờ xem nhé!”
Những tháng ngày qua ở Việt Nam đã liên tiếp nổ ra hàng chục cuộc biểu tình tự phát của đồng bào nhằm tố giác trước dư luận hành động ngang ngược xâm lấn hải phận Việt Nam của Trung cộng. Trong những cuộc biểu tình này, người theo dõi trên thế giới không khỏi ngạc nhiên và thán phục khi nhìn ra những nhân vật gan lì nhất, quyết liệt nhất, kể cả khi đã bị công an dùng sức trượng phu tống đẩy lên xe cây, hùng khí ấy không hề suy giảm, giọng hô chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc không hề yếu đi, thì đó lại chính là những phụ nữ, những cô gái yêu kiều Việt Nam.
Nếu bà Sultan dám chọc giận cả khối Hồi Giáo khi đem so sánh họ với dân tộc thù địch Do Thái và được dư luận tôn vinh lòng can đảm, thì các người đẹp Việt Nam này xem ra nào có kém cạnh gì. Họ đã dám công khai so sánh cả đế quốc Trung cộng xâm lược – bọn mà ngay Mỹ hiện cũng có vẻ gờm – với một đám cướp biển rác rưởi; họ đã dám thách thức đối đầu bằng khẩu hiệu hô ở cung bậc cao nhất của sự quả quyết “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” trong một hoàn cảnh hết sức oái oăm và nguy hiểm; họ đã, đang và sẽ như thế thì nếu dư luận có xếp chung họ vào danh sách với những phụ nữ như bà Sultan hỏi còn sự công bằng nào hơn? ./.
Hà Thúc Sinh
THƠ TRẦN MỘNG TÚ: SÀI GÒN CỦA TÔI
Trần Mộng Tú
Sài Gòn
Sài Gòn của tôi
những con chim buổi sáng đâu rồi
ai đã đuổi chúng ra khỏi những lùm cây thành phố
chao ôi! khi con người bị lấy mất nhà
những con chim cũng phải bay ra khỏi tổ
nên sáng Sài Gòn không còn một tiếng chim
Sài Gòn đang thức dậy bằng tiếng còi inh ỏi
tiếng máy xe nổ rung nóc nhà thờ
chao cả gác chuông về một phía
từng đợt khói xe đến trước cả bình minh
Tôi đứng trên sân thượng bảy tầng cúi nhìn con hẻm nhỏ
những cánh cửa Sài Gòn bắt đầu mở ngỏ
hạt bụi đầu tiên đi tìm hạt mồ hôi
Sài Gòn những chiếc xe gắn máy
chở nón sắt khẩu trang
chở những cô chân dài váy ngắn
chở những kiện hàng cao đến sững sờ
người tài xế như không hề có mặt
đang lồng lên như đàn thú kiếm mồi
Sài Gòn
vẫn những bà mẹ lưng còng bán vé số trước cửa chợ
những em bé ăn mày trong giờ học, giơ tay ra ở trước cửa nhà thờ
những thanh niên tàn tật cố lết trên những vỉa hè dành cho du khách
miếng cơm của họ trong ngày có đắng bằng nhau
Sài Gòn
có những câu chuyện nghe như chuyện kịch
bà mẹ từ Hà Nam Ninh cõng người con trai tàn tật
vào Nam đứng giữa đường Đồng Khởi ăn xin
Sài Gòn con hẻm Cống Quỳnh về đêm
quán thịt chó có ông Tây ba lô ngồi ngất ngưởng
Sài Gòn từ sáng đến trưa từ trưa đến tối
hình như ai cũng sống ở ngoài đường
những người trẻ chiếm hết ngã bảy ngã ba
người già chỉ còn lác đác
gió ơi, gió cuốn họ đi đâu
Sài Gòn
quán ăn, quán nhẩy, phòng trà
những gian hàng bán toàn hàng cao cấp
có những người đang sống ở đây
không biết từ đâu tới
họ sống như chưa từng lận đận
như chưa từng biết đến chữ nghèo
Sài Gòn ban đêm có tiếng rao hàng
tiếng rao của những người rất Bắc
rao như từ Phủ Lý rao vào
anh tài xế taxi nói quê từ Nam Định
một năm Tết về thăm mẹ một lần
chị người làm vừa lau nhà vừa nói cháu ở Hà Đông
có đứa con mười hai tuổi
cần tiền đi học
ai cũng sống như suốt đời hẩm hiu cúi mặt
như chưa từng được một quãng ngày ấm áo no cơm
Sài Gòn trong những con hẻm nhỏ
giữa những người bán gánh, chạy xe ôm
giữa những người đốt than nướng bánh kiếm cơm
có những cô gái còn trẻ lắm
từ những tỉnh miền Tây vào ở trọ
hỏi sẽ làm gì
lắc đầu chưa biết
chưa biết làm gì nhưng vẫn cứ bỏ đi
tất cả điều dựa vào may rủi
Sài Gòn rất khuya về sáng
tôi đứng trên sân thượng bảy tầng
cúi nhìn con hẻm nhỏ
chị lao công đã hốt đống rác cuối cùng
những tiếng còi xe đã ngủ im
hàng quán đã tắt hết đèn
tôi nghe tiếng tim Sài Gòn khe khẽ đập
Ôi, Sài Gòn
Sài Gòn của tôi !
tôi ước ao được nghe em nói
sáng ngày mai con chim cũ sẽ bay về
nó sẽ véo von hát gọi một bình minh
và hạnh phúc như chưa bao giờ mất tổ.
tmt
Khi ở Sài Gòn, ngày 24 tháng 1/2010
Tác giả: Trần Mộng Tú
Gã
nông dân đứng đối diện viên thầy thuốc, trước giường người hấp hối. Bà
lão, lặng lẽ, nhẫn nhục, minh mẫn, nhìn hai người đàn ông và nghe họ trò
chuyện. Bà sắp chết; bà không cưỡng lại, đời bà hết rồi, bà đã chín
mươi hai tuổi.
Qua cửa sổ và cửa ra vào để ngỏ, mặt trời tháng bảy tràn vào, rọi ánh nắng nóng nực lên nền đất nâu, mấp mô, đã nện lèn dưới gót guộc của bốn thế hệ dân quê. Cả mùi vị đồng ruộng cũng thoảng vào, do cơn gió oi bức thổi tới, mùi cỏ, mùi lúa mì, mùi lá khô nỏ dưới sức nóng ban trưa. Châu chấu kêu ran ran, khiến đồng quê vang lên tiếng lách tách lao xao, giống tiếng những con cào cào gỗ bán cho trẻ em chơi trong hội chợ.
Thầy thuốc cất cao giọng, nói:
- Bác Honore, bác không thể để bà cụ bác trơ trọi một mình trong tình trạng này được. Bà cụ sẽ tắt thở bất kỳ lúc nào!
Và gã nông dân, phiền muộn, nhắc lại:
- Tôi phải gặt lúa cho xong chứ. Lúa chín rũ xuống lâu quá rồi. Vừa may tốt trời. Này, mẹ bảo sao, hử?
Và bà lão hấp hối, hãy còn bị day dứt vì thói keo kiệt của gã Norman, “ừ” bằng mắt và trán, ý bảo con đi gặt lúa và cứ để bà chết một thân một mình.
Nhưng viên thầy thuốc nổi giận và giậm chân:
- Bác chỉ là đồ súc vật thôi bác biết chưa và tôi không cho phép bác làm như thế bác biết chưa. Và nếu bác buộc phải gặt lúa về ngay ngày hôm nay, thì đi mà tìm mụ Rapet, chứ sao! Và bảo mụ ấy trông nom bà lão. Tôi muốn thế, bác biết chưa? Và nếu bác không nghe lời tôi thì khi nào đến lượt bác ốm, tôi sẽ để mặc bác chết như con chó ấy, bác biết chưa?
Gã nông dân người cao gầy, cử chỉ chậm chạp, bị dằn vặt vì do dự, vì sợ thầy thuốc và vì lòng ham chắt bóp dữ dội, ngần ngại, toan tính, ấp úng:
- Thế nhà mụ Rapet, mụ ấy lấy ngần nào, để coi sóc?
Viên thầy thuốc hét lên:
- Tôi biết đâu đấy? Đó là tùy theo thời gian bác nhờ mụ ấy. Bác đi mà thu xếp với mụ ấy chứ. Rõ thật! Nhưng tôi muốn một giờ đồng hồ sau, mụ ấy phải có ở đây, bác biết chưa?
Gã đàn ông quyết định:
- Tôi đi đây, tôi đi đây, ông thầy thuốc, ông đừng có bực.
Và bác sĩ ra đi, còn dặn:
- Bác phải biết, phải biết, liệu đấy, vì tôi ấy, tôi mà bực lên thì tôi không đùa đâu!
Còn lại một mình, gã nông dân quay nhìn mẹ, và bằng một giọng nhẫn nhục:
- Tôi đi tìm mụ Rapet vậy, vì cái nhà ông ấy muốn thế. Tôi chưa về, mẹ đừng có lo.
Và gã cũng ra đi.
Mụ Rapet, một mụ thợ giặt già, thường trông nom người chết, người ốm ở làng và ở các vùng lân cận. Rồi bỏ xong khách hàng vào tấm vải mà họ không bao giờ ra khỏi nữa, mụ lại quay ra cầm bàn là, là quần áo cho người sống. Răn reo như quả táo khô từ năm ngoái còn lại, tàn nhẫn, ganh ghét, keo kiệt, một sự keo kiệt đến mức kỳ quái, người cúi gập xuống như thể bị gãy xương hông vì động tác triền miên đưa bàn là trên vải, dường như mụ có một mối tình quái đản và trắng trợn với sự hấp hối. Mụ chỉ nói đến những kẻ mụ đã nhìn thấy họ chết, đến đủ loại chết khác nhau mà mụ đã tham dự; và mụ kể lại hết sức tỉ mỉ những chi tiết bao giờ cũng giống nhau, hệt như một tay săn bắn thuật lại các phát súng của y.
Khi Honore Bontemps đến nhà mụ, gã thấy mụ đang pha nước lơ để hồ cổ áo cho các bà người làng.
Gã nói:
- Chào mụ, mụ Rapet, công việc có khá không?
Mụ quay đầu về phía gã:
- Vậy thôi, vậy thôi. Còn nhà bác thế nào?
- Ồ, phần tôi thì được. Nhưng bà cụ nhà tôi không ổn.
- Bà cụ bác hử?
- Ừ bà cụ!
- Bà cụ sao hử?
- Bà cụ sắp chết!
Mụ già rút tay khỏi nước, những giọt nước xanh xanh trong suốt chảy đến tận đầu ngón tay mụ rồi lại rơi xuống chậu.
Mụ hỏi, đột nhiên có thiện cảm:
- Bà lão nặng thế kia hử?
- Thầy thuốc bảo chả qua khỏi chiều nay.
- Thế thì nặng lắm rồi!
Honore ngần ngại. Cần rào đón ít nhiều trước khi bàn với mụ điều gã đã chuẩn bị. Nhưng chẳng biết nói năng thế nào, gã bỗng quyết định phắt:
- Này, trông nom bà lão cho đến xong thì mụ lấy bao nhiêu? Mụ biết là tôi chả giàu có gì đâu. Mượn một người ở cũng chả đủ. Rõ khổ bà cụ nhà tôi, chính vì thế mà bà cụ đến nước này đấy, lo lắng nhiều quá, vất vả nhiều quá. Một mình làm bằng mười người ấy, mà chín mươi hai tuổi đầu rồi.
Mụ Rapet nghiêm trang đáp:
- Có hai giá: người giàu thì bốn mươi xu ban ngày, ba quan ban đêm. Người khác thì hai mươi xu ban ngày, bốn mươi xu ban đêm. Bác trả tôi hai mươi, bốn mươi.
Nhưng gã nông dân còn nghĩ ngợi. Gã biết rõ bà mẹ gã lắm. Gã biết bà lão bền bỉ, tráng kiện và dai sức đến như thế nào. Mặc dù thầy thuốc nói thế chứ dễ phải kéo đến tám ngày mới xong.
Gã cả quyết nói:
- Không, tôi muốn mụ định cho tôi một giá, thế, một giá để trông cho đến xong. Tôi cũng liều may rủi xem sao. Thầy thuốc bảo là bà sắp đi ngay. Nếu thế thì hay cho mụ, thiệt cho tôi. Nhưng nếu bà lão còn đến mai hay lâu nữa thì hay cho tôi, thiệt cho mụ!
Mụ coi người ốm ngạc nhiên, nhìn gã đàn ông. Mụ chưa từng nhận khoán một cái chết nào. Mụ ngần ngừ, cũng muốn thử cầu may xem sao. Rồi mụ nghi người định bịp mình.
- Chưa nhìn thấy bà lão nhà bác thì tôi chưa nói năng gì được. – Mụ trả lời.
- Thế thì đi, đi xem.
Mụ chùi tay rồi theo gã đi luôn.
Dọc đường họ chẳng nói năng gì. Mụ đi tất tưởi, trong khi gã sải đôi cẳng chân dài như thể mỗi bước đều phải bước qua một con suối.
Những con bò nằm trong đồng, mệt mỏi vì nóng bức, nặng nề ngửng đầu lên và rống khe khẽ, hướng về phía hai người đi qua, để xin họ ít cỏ tươi.
Gần về đến nhà, Honore Bontemps lẩm bẩm:
- Ngộ xong rồi thì sao?
Và niềm ao ước bất tự giác của gã bộc lộ ra trong giọng nói.
Nhưng bà lão không hề chết. Bà nằm ngửa, trên chiếc giường nát, hai bàn tay đặt lên cái chăn vải tím, những bàn tay gầy một cách kinh khủng: gân guốc xù xì, giống như những con vật lạ lung, như những con cua, và quắp lại vì bệnh tê thấp, vì những nỗi nhọc nhằn, vì những công việc chúng đã làm gần suốt một thế kỷ.
Mụ Rapet lại bên giường, ngắm người hấp hối. Mụ xem mạch sờ ngực, nghe bà lão thở, hỏi han để nghe bà nói, rồi sau khi đã ngắm nghía bà lão thêm một hồi lâu, mụ đi ra. Honore theo đằng sau. Ý mụ đã định. Bà lão không còn được đến tối. Honore hỏi:
- Thế nào?
Mụ trả lời:
- Thế này, phải kéo đến hai ngày, có khi ba. Bác cho tôi sáu quan tất cả.
Gã kêu lên:
- Sáu quan! Sáu quan! Mụ lẫn rồi à? Tôi bảo cho mụ biết là bà lão còn năm, sáu giờ đồng hồ nữa thôi, không hơn đâu!
Và họ mặc cả rất lâu, cả hai đều ráo riết hăm hở. Thấy mụ gác định ra về, thấy thời gian trôi qua, thấy lúa mì của mình không tự gặt về được, cuối cùng gã đồng ý:
- Thôi được, thế là ngã ngũ, sáu quan, tất cả, đến lúc đem đi chôn.
- Thế là ngã ngũ, sáu quan.
Và gã ra đi, bước ngắn bước dài, đến với lúa mì của gã đang rạp xuống đất, dưới mặt trời nặng nề hun chín mùa màng.
Mụ Rapet quay vào trong nhà.
Mụ đã đem đồ khâu vá đến, vì bên người hấp hối và người chết, mụ vẫn làm việc không ngừng, khi thì làm cho mụ, khi thì cho gia đình thuê mụ làm cả hai việc một lúc, trả thêm tiền công.
Thốt nhiên, mụ hỏi:
- Mụ Bontemps này thế đã làm lễ xức dầu cho mụ chưa?
Bà lão nông dân lắc đầu ra ý “không”, và mụ Rapet vốn người sùng đạo, hấp tấp đứng dậy:
- Lạy Chúa, ai lại thế bao giờ? Để tôi đi tìm cha xứ.
Và mụ tất tả đến nhà xứ, vội vã đến mức bọn trẻ con trông thấy mụ chạy long tong như thế, cứ tưởng có chuyện rủi ro gì xảy ra.
Linh mục đến ngay, mặc áo lễ trắng, đứa bé hầu lễ đi trước lúc lắc cái chuông con để báo hiệu có Chúa Trời đi qua đồng quê oi bức và yên tĩnh. Những người đàn ông làm lụng ở đằng xa, ngả mũ và đứng đợi cho tà áo trắng khuất sau một trang trại; những người đàn bà đang lượm lúa đứng thẳng lên để làm dấu thánh giá; những con gà mái đen, hoảng sợ, chạy trốn dọc theo đường hào, đung đưa hai chân, cho đến tận cái hố rất quen thuộc với chúng, và lỏn ngay vào đó; một con ngựa non buộc ở cánh đồng cỏ, nhìn thấy tà áo lễ đâm hoảng chạy vòng quanh đầu sợi dây, vừa chạy vừa lồng lên. Chú bé hầu lễ mặc áo đỏ, rảo bước; và linh mục, đầu ngả về một bên vai, đội mũ vuông. Vừa theo sau vừa cầu kinh còn mụ Rapet đi sau cùng cúi rạp người xuống, gập mình làm đôi như thể vừa đi vừa lạy, hai tay chắp lại như ở nhà thờ.
Từ xa, Honore nhìn thấy họ. Gã hỏi:
- Cha xứ đi đâu ấy nhỉ?
Người làm của gã tinh tế hơn, trả lời:
- Cha mang mình Chúa đến cho bà cụ nhà bác chứ còn gì nữa!
Gã nông dân không ngạc nhiên:
- Ừ, cũng có khi như vậy?
Và gã lại tiếp tục làm.
Mụ Bontemps xưng tội, được rửa tội, chịu lễ; và linh mục ra về, để lại hai người đàn bà với nhau trong túp nhà tranh ngột ngạt.
Thế là mụ Rapet ngắm nhìn người hấp hối, và tự hỏi xem liệu có lâu không.
Trời ngả về chiều. Gió đã mát lùa vào mạnh hơn, làm một bức tranh Epinal cài bằng hai chiếc đinh ghim phất phới đập vào tường. Những tấm rèm che cửa sổ, xưa kia trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bậu, có vẻ như bay lên, như giãy giụa, như muốn ra đi, cũng như linh hồn bà lão.
Bà lão, yên lặng, hai mắt mở, dường như thản nhiên chờ đợi cái chết cực gần mà chậm đến. Hơi thở ngắn của bà hơi rít trong cổ họng bị se lại. Lát nữa đây, hơi thở ấy sẽ ngưng, và trên đời sẽ bớt đi một người đàn bà chẳng ai thương tiếc.
Sẩm tối, Honore về. Gã lại gần giường, thấy mẹ còn sống, và gã hỏi:
- Thế nào mẹ?
Giống như trước kia vẫn hỏi khi bà lão khó ở.
Rồi gã cho mụ Rapet về, và dặn:
- Sáng mai, năm giờ, không sai nhé.
Mụ trả lời:
- Sáng mai, năm giờ.
Quả thật, trời vừa sáng là mụ đến.
Honore, trước khi ra đồng, ăn món xúp gã tự nấu lấy
Mụ Rapet hỏi:
- Thế nào, bà cụ nhà bác đi chưa?
Gã trả lời, đuôi mắt nheo lại láu lỉnh:
- Bà lão lại khá hơn thì phải.
Và gã ra đi.
Mụ Rapet, lo lắng, lại gần người hấp hối. Bà lão vẫn ở trong tình trạng cũ, khò khè tức thở và thờ ơ bình thản mắt mở, tay co quắp trên chăn.
Và mụ gác hiểu rằng có thể kéo dài hai ngày, bốn ngày, tám ngày như thế này; và một nỗi kinh hoàng co thắt trái tim keo kiệt của mụ, trong khi một cơn tức tối giận dữ bừng bừng nổi lên với cái tay láu cá đã bịp mụ và với cái mụ đàn bà không chết đi này.
Tuy vậy mụ vẫn làm việc, mắt đăm đăm nhìn vào bộ mặt răn reo của mụ Bontemps.
Honore trở về ăn bữa trưa. Gã có vẻ hài long, hầu như giễu cợt rồi gã lại đi. Chắc hẳn gã gặt lúa trong những điều kiện thật mỹ mãn.
Mụ Rapet nổi xung; mỗi phút trôi qua giờ đây mụ tưởng như thời gian bị ăn cắp, như tiền bạc bị ăn cắp. Mụ muốn, muốn một cách điên cuồng muốn tóm cổ cái con lừa cái già kia, cái mụ già ương ngạnh kia. Cái mụ già ngoan cố kia, và bóp lại một tị, làm ngưng cái hơi thở gấp gáp nho nhỏ kia, nó ăn cắp thời gian và tiền bạc của mụ.
Rồi mụ nghĩ tới sự nguy hiểm, và trong đầu nảy ra những ý khác, mụ lại gần giường.
Mụ hỏi:
- Mụ đã trông thấy quỷ bao giờ chưa?
Mụ Bontemps thì thào:
- Không.
Thế là mụ gác bèn nói chuyện, bèn kể cho bà lão nghe các câu chuyện để khủng bố cái linh hồn suy nhược của kẻ sắp chết.
Mụ bảo là vài phút trước khi tắt thở, quỷ thường hiện ra với tất cả những người hấp hối. Tay nó cầm cái chổi, đầu nó đội cái nồi, và nó hét rất to. Khi đã nhìn thấy nó, là xong đời đấy, chỉ còn chốc lát nữa thôi. Và mụ liệt kê tất cả những ai đã thấy quỷ hiện hình: trước mặt mụ, trong năm nay: Josephine Loisel này, Eulalie Ratier này, Sophie Padaknau này, Seraphine Grospied này.
Mụ Bontemps rốt cuộc bị xúc động, bồn chồn cựa quậy, động đậy tay, thử ngoái đầu để nhìn vào góc buồng trong cùng.
Đột nhiên mụ Rapet biến mất ở chân giường. Mụ lấy trong tủ một tấm vải trải giường, quấn vào người; mụ đội cái nồi, ba chân nồi ngắn và cong dựng lên như ba cái sừng, tay phải mụ với cái chổi, tay trái với cái xô sắt tay mà mụ bỗng tung mạnh lên để nó rơi xuống loảng xoảng.
Đụng phải mặt đất, nó khua ầm ầm dữ dội, thế là mụ trèo lên ghế vén tấm màn treo ở đầu giường và xuất hiện, tay chân vung vẩy, hét lên những tiếng the thé từ đấy chậu sắt che kín mặt và giơ chổi ra dọa dẫm bà già nông dân sắp tắt thở.
Hốt hoảng, mắt nhìn đờ dại, bà lão hấp hối gắng gỏi một cách phi thường để nhỏm dậy chạy trốn, bà đưa được cả vai và ngực ra khỏi chăn; rồi ngã xuống, thở hắt rất dài. Thế là xong.
Và mụ Rapet bình thản, xếp tất cả đồ đạc vào chỗ cũ, cái chổi vào góc tủ, vài trải giường vào trong tủ nồi đặt lên bếp lò, xô để trên tấm ván, ghế dựa vào tường. Rồi với những cử chỉ chuyên nghiệp, mụ vuốt đôi mắt to trừng trừng của người chết, đặt lên giường một cái đĩa rót nước thánh, lấy nhành dương treo trên tủ nhúng vào và quỳ xuống, nhiệt thành đọc những bài nguyện cho người qua đời mà mụ thuộc long, do nghề nghiệp.
Và đến tối khi Honore trở về gã thấy mụ đang cầu kinh, và gã tính ngay ra rằng mụ còn được lợi của gã ba mươi xu, vì mụ chỉ mất có ba ngày một đêm, tất cả là đi năm quan, chứ không phải sáu quan như gã đã phải trả mụ.
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.
Tạ Phong Tần là một trong những người này. Tôi “kết” em ngay sau khi đọc bài viết khai bút (“Mỗi Blogger Hãy Là Một Nhà Báo Công Dân”) vào ngày đầu năm 2008:
Tạ Phong Tần bị họ bắt giam vào ngày 5 tháng 9 năm 2011, đưa ra toà vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 (cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do) và đã bị kết án hàng chục năm tù, với tội danh rất mơ hồ (và hàm hồ) là “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Và điều này đã được Tạ Phong Tần dự đoán trước đó, khá lâu:
Thể theo ý nguyện này, tôi đã liên lạc và được ban biên tập tuần báo Trẻ đồng ý phụ trách xuất bản Tuyển Tập Tạ Phong Tần (*). Đây là một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm một số những bài viết về thời sự của tác giả trong hai năm 2010 và 2011 nhưng thể hiện được đầy đủ những nỗ lực – cũng như quan niệm – của em tôi về vai trò của một blogger: “Dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
Nhân đây, tôi xin được thay mặt nghĩa muội của mình để cảm ơn tất cả qúi vị đã chào đón tác phẩm đầu tay của em. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban biên tập của tuần báo Trẻ trong việc xuất bản và phát hành Tuyển Tập Tạ Phong Tần.
Cho ra đời một cuốn sách ở một nơi mà tiếng Việt bị coi như là ngoại ngữ, và giữa lúc mà mọi ấn phẩm đang mất dần người đọc, là một việc làm đòi hỏi ít nhiều hy sinh của những người phụ trách. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện cần phải được ghi lại rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Tuyển Tập Tạ Phong Tần là một trong những ghi nhận cần thiết như thế cho thời điểm hiện tại, cũng như cho lịch sử của dân tộc mai sau.
Tưởng Năng Tiến
Vào những năm đầu của thập niên tám chục, lúc vừa bắt đầu cuộc đời tị nạn, khi sắp bước vào tuổi 30, tôi được nhiều vị trưởng thượng ở hải ngoại coi như là một mầm non – có rất nhiều triển vọng sẽ tiến (rất) xa trong tương lai – trong cả hai giới người: cầm chai và cầm bút.
Ba mươi năm đã trôi qua, cả đống nước sông (cũng như nước suối, và nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Tôi đã không “tiến xa” và trở thành một… nhà văn, như kỳ vọng. Lều văn, chòi văn hay túp văn cũng khỏi luôn.
Tôi quả có làm cho một số người (trong giới cầm bút) thất vọng. Tuy nhiên – nói nào ngay, và nói cho nó công bằng – tôi cũng đã khiến cho không ít vị thuộc giới cầm chai lấy làm (vô cùng) hãnh diện.
Tôi cầm viết bữa đực bữa cái nhưng cầm ly thì đều như bắp, chưa sót bữa nào. Đã vậy, nhiều bữa còn mải cầm ly mà quên cầm đũa nên… quá chén đều đều. Bởi vậy, cuối đời, tôi chỉ mong được là một thường dân mà cũng không xong. Thay vào đó, tôi trở thành một thằng nát rượu.
Lỗi, tất nhiên, không phải tại tôi!
Tôi không có cái may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học. Từ đời nọ đến đời kia, cả dòng họ của tôi chưa từng có ai cầm bút. Họ chỉ cầm ly. Riêng bên ngoại không mấy khi có người tỉnh táo. Ngoại tôi và mẹ tôi đều uống, và đều xỉn dài dài.
Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà. Tôi hư là phải (giá). Ngay từ lúc ấu thơ, tôi đã suốt ngày loanh quanh bên bàn tiệc. Do đó, những giai thoại về văn chương thơ phú thì tui mù tịt chớ chuyện quanh bàn nhậu thì (ôi thôi) tui biết nhiều vô số. Sẵn đang rảnh nên xin kể (một) nghe chơi.
Cuối thập niên năm mươi, khi mà chế độ Đệ I Cộng hoà ở miền Nam bắt đầu có tai tiếng về tính chất độc tài thì dân làng nhậu hay truyền tai chuyện (tiếu lâm) này:
Người Việt quả là thích cười đùa. Điều đáng tiếc là không phải lúc nào (và ở đâu) họ cũng có cơ hội cười cợt thoải mái, hả hê như vậy.
Cùng thời điểm này, ở bên kia vĩ tuyến cũng có một chuyện giễu cợt hơn nhiều nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng ai cười, cười thầm hay cười lén (chắc) cũng không luôn. Và câu chuyện này – thay vì chỉ để kể quanh bàn nhậu, cho vui – đã được báo chí miền Bắc đồng loạt loan tin (“vụ xử án gián điệp ở Toà án Nhân dân Hà Nội”) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép, nghe cứ y như thiệt vậy. Xin chầm chậm, lật lại vài trang (*) báo cũ – đã úa vàng và phủ bụi thời gian:
Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như ) chỉ là … một giấc ngủ trưa – với rất nhiều ác mộng!
Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”
Thiệt là mừng muốn chết!
Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” đến Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) tới cỡ đó? Một trong những nguyên do, có thể nhìn thấy được, là vì ông đã không chịu chấp nhận điều mà ông gọi là sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN.
Trên Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, Nguyễn Hữu Đang còn (trót dại) lật cái mặt nạ đang đeo của Đảng CSVN:
Năm mươi năm sau, khi “Bàn Về Chính Danh Trong Thể Chế Pháp Trị” một công dân Việt Nam khác – ông Lê Công Định – cũng đã phải một lỗi lầm (chí tử) tương tự khi đã chỉ ra cho mọi người thấy “mặt thật” của những kẻ đang nắm quyền bính tại xứ sở này:
Trí nhớ của những người làm báo ở Việt Nam, xem chừng, không được tốt; hoặc giả, tâm địa của họ hơi bị xấu. Còn giới lãnh đạo của xứ sở này thì rõ ràng là kém cỏi cả hai: về tâm địa cũng như ký ức.
Với tất cả quyền lực trong tay thì có khó khăn gì trong chuyện bắt một người đem giam, ép họ phải nhận tội để xin khoan hồng, rồi mang rêu rao (một cách hể hả) trên mọi phương tiện truyền thông.
Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Nội nhưng cứ theo lời kể của ông Phùng Quán thì đây là nơi:
Thời thế đã đổi. Gió đã chuyển rồi. Hãy để dành “những lời thú tội” và “xin khoan hồng” cho những phiên toà sắp tới, khi mà những kẻ tội phạm đích thực (của cả dân tộc Việt) sẽ bị mang ra xét xử – trong tương lai (rất) gần thôi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân Văn – Giai Phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.
Nghe đài, đọc báo của ta
Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn
Ca dao thời XHCN
Và riêng chuyện này thì đường lối chính sách cách mạng ở ta, cũng như ở Tầu, đều giống nhau như đúc – theo như lời của nhà văn Trương Hiền Lượng:
Gió cũng đã chuyển. Bây giờ, những kẻ hay thương vay khóc muớn (như kẻ đang viết những dòng chữ này) cũng phải chuyển sự thương cảm qua … phía khác – phía của những người thuộc giới cầm quyền và đang dần thất thế!
Năm ngoái, vào ngày 2 tháng 5 năm 2011, AFP (rầu rĩ) đưa tin: “Bắc Hàn tịch thu điện thoại di động để ngăn chận tin tức.” (N. Korea seizes mobile phones to curb news). Những dụng cụ truyền tin (hiện đại) này được nhập lậu từ Trung Cộng, và đang bị khuyến cáo là phải mang nộp ngay cho cảnh sát; nếu không, sở hữu chủ sẽ bị trừng phạt về tội “truyền bá ý tưởng tư bản và làm xói mòn chủ nghĩa xã hội.” Chỉ riêng ở Hyesan, một thành phố độ chừng một trăm ngàn dân, đã có hơn năm ngàn người sở hữu điện thoại cầm tay – vẫn theo như bản tin thượng dẫn.
Quan năm nay, cũng AFP, vào ngày 13 tháng 9, lại hốt hoảng đưa một tin buồn bã và thương tâm khác khác: “Vietnam PM lashes out at political blogs.” Thủ Tướng Việt Nam tấn công bờ lốc có nội dung chính chị.” Xin coi nguyên bản, cho nó chắc ăn:
Anh Ba Thợ Chích khiến thiên hạ nhớ đến những khẩu hiệu (cũ rích) của Đảng vào hồi giữa thế kỷ vừa rồi:
Tưởng Năng Tiến
“… sử dụng xác chết Hồ Chí Minh cho ‘trò chơi biểu tượng’ phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị ích kỷ, ĐCSVN đã cố tình tấn công vào các giá trị thẩm mỹ, đạo đức của người Việt, vi phạm pháp luật, làm khổ thân xác của Hồ Chí Minh, xúc phạm nghiêm trọng phẩm giá, danh dự của người chết và người thân trong gia đình. Hãy chấm dứt trò chơi biểu tượng ngoại lai, phi pháp này!”
Lê Diễn Đức
Trong phần hậu từ của tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy, nhà văn Võ Văn Trực đã cẩn thận ghi thêm đôi dòng …trấn an:
Qúi vị phụ trách Ban Tư Tưởng & Văn Hoá, tất nhiên, có lý do để biện minh cho sự kiện rất vô văn hóa này. Đâu có ai ngây thơ tới cỡ tin rằng “Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. Nhưng tình làng nghĩa xóm đã dần dần được hàn gắn, mọi người lại sống trong một cộng đồng đầm ấm, cùng bắt tay khôi phục những gì còn có thể khôi phục được.”
Người ta có thể vực dậy một làng quê, một đất nước xác sơ tiêu điều trong trong mươi, mười lăm năm nhưng để khôi phục “mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc”đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, chứ vài ba cái “nghị quyết về văn hóa – xã hội của ban chấp hành trung ương Ðảng” thì kể như là đồ bỏ!
Việc Đảng “phá trụi đền thờ, miếu mạo” đến độ “không còn gì để phục hồi” nữa đã để lại những tác hại về phương diện đạo đức – cũng như về tâm linh – ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Và ông Hồ Chí Minh hiện đang là một trong những nạn nhân khốn khổ, khốn nạn nhất, chứ chả phải là ai khác.
Sau khi lìa đời, thay vì được chôn cất tử tế, Hồ Chí Minh đã bị bỏ vào một cái lăng thâm u và lạnh lẽo – cùng với rất nhiều điều tiếng:
Tuổi Trẻ Online mô tả “Đại Nam quốc tự và khách sạn 5.000 phòng, gồm 1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm.” Thiệt là quá đã. Đúng là Lạc Cảnh Đại Nam Quốc Tự. Chùa mà xây chung với chợ như vậy thì trước sau gì chị em ta ở bến Ninh Kiều, ở Đồ Sơn, ở Quế Lâm … rồi cũng sẽ nườm nượp tề tựu về Bình Dương sống chung với Bác cho coi.
Dù có tượng Phật (làm vì) bên trong chính điện, với cái thứ chùa chiền tào lao và uế tạp (với sở thú, khu ăn chơi, phòng ngủ và đĩ điếm kề bên) như thế, người Việt có tên gọi dành riêng cho nó là dâm từ.
Dâm từ, theo Việt Nam Tự Điển – Khai Trí Tiến Đức là «đền thờ thần bất chính». Còn theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình – Tịnh Paulus Của (Imprimerie Rey, Curol & Cie : Sài Gòn 1895, trang 219) là miếu thờ yêu quái. Ở dâm từ, dân gian hay thờ cúng những… dâm thần!
Nghe mà thấy ớn. Thảo nào, ngày 19 tháng 5 năm 2012 – nhân kỷ niệm lần thứ 122 ngày sinh của ông Hồ Chí Minh – sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã vội vã đưa Bác sang trời Âu lánh nạn. Sự kiện này được phóng viên của Đàn Chim Việt, thường trú tại Varsovie, tường thuật như sau:
“Trong phần nghi lễ chính, đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân đã cùng làm lễ hô thần nhập tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong nghi lễ, việc ‘mời’ linh hồn Hồ Chí Minh để nhập vào tượng trực tiếp từ Lăng trên quảng trường Ba Đình hay từ hang Pác bó, và Bác sang Ba Lan bằng phương tiện giao thông nào là một điều bí hiểm thuộc ‘bí mật ngoại giao’ mà ông Hoằng đại sứ giữ kín không tiết lộ.”
Ở một đất nước mà cái cột đèn (nếu) có chân cũng chạy luôn thì chuyện Bác phải đi tị nạn cũng không có gì là lạ. Chỉ có điều đáng phàn nàn là Bác ngồi chưa ấm chỗ thì đã có sự cố xẩy ra.
Ở quê nhà, thiên hạ đang xôn xao về việc “Hồ Chí Minh sẽ làm thành hoàng tại các đình làng. Theo chỉ đạo của Quận ủy & UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý đình làng Phú Xá (làng Sù – phường Phú Thượng, Tây Hồ, HN) đưa tượng Hồ Chí Minh vào đình làng này để thờ cùng thành hoàng làng (vốn ngự ở đình đã gần 300 năm). Cũng theo chỉ đạo, 3 nhà sư trong trang phục Phật giáo đã sử dụng 1 đầu trâu và 3 bát máu tươi để cúng cho hồn tượng thêm “linh”.
“Dự buổi lễ khánh thành tượng Hồ Chí Minh ở đình làng vào sáng hôm sau có các quan chức: Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đại diện các ban ngành đoàn thể của quận, phường. Tổng giám đốc Khu đô thị Nam Thăng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bao bì xuất khẩu (hai đơn vị tài trợ chính) đã tham dự. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng.Tới đây, quận sẽ chỉ đạo các Ban quản lý đình làng trên địa bàn quận học tập và làm theo để phấn đấu mọi đình làng đều phải có tượng Hồ Chí Minh được thờ cùng thành hoàng làng.”
(http://youtu.be/j7VXAIRbBSE)
Trên dương thế mâm nào mà không có Bác. Qua cõi khác, Bác lại tiếp tục bao thầu trọn gói và tuốt luốt khắp mọi nơi thì cũng tốt thôi. Tuy nhiên, tưởng cũng nên tìm hiểu thêm về ý nghĩa của hai thành hoàng (một cách đàng hoàng) chút xíu.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có ghi như sau:
Tưởng Năng Tiến
(*) Chuyện Làng Ngày Ấy do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993. Nhà văn Xuân Cang chịu trách nhiệm xuất bản. Nhà văn Ma Văn Kháng chịu trách nhiệm bản thảo. Tác phẩm này được in lại (năm 2006) bởi Tạp Chí Văn Học, ở California.
“Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp cho cuộc chuyển hóa về Dân Chủ cho nước Việt thân yêu với điều kiện tiên quyết loại trừ các yếu tố bạo lực, bạo động trong tất thảy các sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội để hạn chế tối đa những đổ vỡ đáng tiếc cho đất nước.”
- Đinh Đăng Định
Trên chí Dân Nam – số 281, ra ngày 1 tháng 5 năm 2012 – nhà báo Quế Đố có ghi lại “chuyện Tuân Nguyễn đi xin capote,” (theo lời kể của nhà thơ Phùng Quán:
Đúng là một thằng cha chống cộng cực đoan. Với loại người này thì hình ảnh của nước CHXHCNVN dường như đã bị đóng băng ở thời kỳ bao cấp – khi “đồng tiền vàng là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch.”
Thôi bỏ đi Tám. Đó là chuyện đã xưa rồi. Đảng và nhà nước đã dũng cảm và quyết tâm bước vào thời kỳ đổi mới. Trẻ con Việt Nam Bây giờ không đứa nào còn lấy bao cao su “thổi to lên, làm bong bóng bay…” như trước nữa. Cũng như người lớn, chúng cất đồng tiền vàng trong cặp để phòng khi hữu sự – như khi thầy giáo muốn “đổi tình lấy điểm” chả hạn.
Một cách tổng quan, có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu là Việt Nam vừa trải qua một cuộc cách mạng tình dục. Đã qua rồi cái thời “phấn trắng giấy trắng, hai bàn tay trắng. Bảng đen, mực đen cả cuộc đời đen.” Theo báo Dân Trí, số ra ngày 14 tháng 8 năm 2006, hiện tượng “thầy giáo nghiện ma túy, nhận phong bì, chạy trường, chạy điểm, thậm chí quấy rầy tình dục học sinh … đã không còn là chuyện lạ” nữa.
Cũng qua luôn cái thời “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ,” hoặc “một người làm việc bằng hai,” hay “nghiêng đồng cho nước chảy ra ngoài” rồi. Có những địa phương ở Việt Nam, ngày nay, đã được mệnh danh là “thiên đường sung sướng” nơi mà “doanh thu từ dịch vụ của một bãi biển lên tới 50 tỷ hàng năm” nhờ hoạt động mại dâm. Riêng chi phí cho bao cao su (chắc) cũng phải cỡ một tỷ là giá chót.
Ngoài sinh hoạt tình dục, bao cao su còn được tận dụng trong nghiệp vụ tình báo nữa cơ. Nó bị Đảng và Nhà Nước CSVN lạm dụng đến mức mà nhà văn Nguyễn Quang Lập phải lên tiếng than phiền: ”Nhiều người thắc mắc tại sao người ta cứ đánh đu với phương pháp bao cao su, không chịu động não nghĩ ra một phương pháp khác khả dĩ sạch sẽ hơn?Hi hi khi lý đã cùn muốn thắng chỉ có chơi bẩn, chả có cách nào hơn.”
Nói tóm lại là Việt Nam đang ở vào thời đại hoàng kim của những đồng tiền vàng, mua bao cao su (chắc) cũng dễ như mua kẹo cao su thôi. Chả cần phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, hay chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận (lằng nhằng) như trước nữa.
Thế còn chuyện đi tù?
Chuyện này, nói nào ngay, cũng vẫn dễ như xưa. Không chừng còn dễ hơn (xưa) nữa là khác. Quan niệm về tình dục ở Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác nhưng về chuyện tù tội thì chưa.
Mọi công dân đất Việt vẫn luôn luôn là một tù nhân dự khuyết, và nhà nước vẫn theo đuổi xuyên suốt chủ trương “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót” nên (theo cách nói của nhà báo Bùi Tín) xứ sở này vẫn là một nơi rất “hiểm nghèo.”
Hồi đầu tháng 8, tờ The Australian, số ra ngày 11 tháng 8 năm 2012, có một bài viết liên quan đến sự kiện này. Xin ghi lại đây vài đoạn chính theo theo bản lược dịch của Bảo Anh (“Việt Nam Bỏ Tù Hai Blogger Trong Một Tuần”) trên Tạp Chí Phía Trước:
Muốn biết chủ trương này nhất quán cỡ nào xin mời ông Thiên Triều (cùng toàn ban biên tập của báo Công An Đà Nẵng) đọc qua bài báo sau đây (“Đường vận chuyển bauxite ‘đắp chiếu’ chờ vốn của TKV”) của ký giả Khắc Dũng trên trên tờ Lao Động, vào ngày 21 tháng 8 vừa qua:
Hai tuần lễ sau, vào ngày 5 tháng năm 2012, trang Bauxite Việt Nam, lại có thêm một bài báo nữa (“Bàn Về Sự Vô Cảm Của Bộ Máy Nhân Một Phóng Sự Bằng Hình”) với lời lẽ bớt nhã nhặn hơn chút xíu:
Tưởng Năng Tiến
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn.”
- Phạm Thị Hoài
Tương tự, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (vào thời điểm đó) cũng được dư luận nhận định là nhân vật sẽ năng nổ hơn người tiền nhiệm, đặc biệt trong việc cải tổ kinh tế và pháp luật, lót đường cho VN tiến vào tổ chức WTO (“And there is a widespread perception he will be more active than his predecessor, particularly in implementing economic and legal reforms that pave the way for Vietnam’s accession to the World Trade Organization”) – theo nguyên văn như lời của nhà báo Karl D John (“Vietnam’s South Takes Leadership Wheel”) đọc được trên Asia Times, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006.
Mà thiệt: chỉ cần năm năm sau, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, hình ảnh của những “chỗ nước đọng” đã (hoàn toàn) đổi khác: linh động, tấp nập hơn thấy rõ, và cũng nổi bật những nét hạch toán của nền kinh tế thị trường – theo như “Ký Sự Quất Lâm” và “Nhật Ký Đồ Sơn”, được giới thiệu bởi ngòi bút của nhà văn Đào Tuấn:
So với Quất Lâm hay Đồ Sơn thì cung cách hành nghề của chị em ta ở Sài Gòn, xem ra, có vẻ hơi thiếu rộn ràng và cũng kém phần … chuyên nghiệp hơn – chút xíu – theo như ghi nhận của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang , qua hai luận văn nghiên cứu điền dã (*) về khu kinh tế mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh Quang Vinh:
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn” thôi. Tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không dám nghi ngờ gì về ước vọng (nóng bỏng) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tuy nhiên khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì viễn tượng về một cuộc nổi loạn của họ e rằng sẽ rất muộn, chứ khó mà sớm được, với chế độ hiện hành.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].
Nhà nước ta quả là nhiều sáng kiến và tận tâm với bạn vàng xâm lược.
- Hà Sĩ Phu
Từ lâu, tôi vẫn ước ao (có lúc) sẽ trở thành nhà báo. Mộng ước này (bỗng) trở thành ác mộng, ngay sau khi tôi xem cảnh hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị một trận đòn tơi tả.
Họ bị công an và côn đồ đánh bầm dập, ở Văn giang. Rồi lại bị đồng nghiệp đập cho một trận te tua nữa, trên internet. Sau đó, chính họ cũng “tự cầm gậy phang vào mặt mình” – theo như cách nhìn của bác Trương Duy Nhất:
Hay là nhẩy vô làm cán bộ nhà nước đi, chịu không?
Tui cũng không chịu luôn vì e là không phải lúc. Tình cảnh nhà nước bây giờ, xem ra, cũng (thê thảm) không kém gì nhà báo. Bị nước lạ nó bắt nạt đều đều – vẫn theo như ghi nhận của bác Trương Duy Nhất:
Sao nhà nước hành sử (ngó bộ) giống y chang như nhà báo, vậy Trời? Cả hai, dù bị quần cho tơi tả, đều không dám “ẳng” lên một tiếng nào hết trơn hết trọi.
Mà ngó thì có vẻ (giống) vậy thôi, chớ không hẳn vậy đâu. Hai ông nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, ít ra, cũng còn giữ được chút lòng tự trọng. Họ đã không lên tiếng “ca ngợi” những kẻ đã bạt tai và đá đít mình. Đám nhà nước, tiếc thay, không có được cái liêm sỉ (tối thiểu) như thế.
Họ khiếp nhược đến độ mà blogger Đinh Tấn Lực, nhân dịp Olympic 2012, đã đề nghị nên trao huy chương (“môn chạy Việt Dã bằng đầu gối”) cho rất nhiều nhân vật lãnh đạo nhà nước hiện nay:
Nguyễn Thiện Nhân, người đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng mọi người khi vẫn tha thiết nhắc đến “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” – dù nước bạn láng giềng đã trở thành … nước lạ từ lâu!
Ngoài ra, nếu huy chương không thiếu, xin đề nghị một mớ huy chương đồng cho “Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội và Chính Phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại HộiHội Hữu Nghị Việt Nam – Trung Quốc.”
Nói tóm lại là tuy đầu bị làm nhục nhưng nhà báo (rõ ràng) đã tỏ ra đỡ khiếp nhược hơn nhà nước rất nhiều.
Tại sao?
Lý do, có lẽ, vì mấy ông nhà báo đã được đề nghị sự đền bù vật chất tương xứng với sự nhục nhã mà họ phải chịu đựng, cùng với ít nhiều đe doạ (hoặc hứa hẹn) về tương lai chính trị nên họ đã lựa chọn thái độ chịu đấm ăn xôi. Đám nhà nước cũng thế nhưng ngoài xôi hẳn còn có thịt (rất nhiều thịt) nên phải chịu đấm nhiều hơn, nghĩa là phải tỏ ra hèn nhát và khiếp sợ hơn. Thái độ của họ khiến cho một người vốn ôn hoà và nho nhã như bác Nguyễn Quang Lập cũng phải (suýt) buột miệng chửi thề:”Chúng ông chỉ muốn bảo vệ chế độ thôi, Tổ quốc mất còn kệ cha nó.”
Tưởng Năng Tiến
Lời Thưa Đầu: Khi già, tôi thấy mình gần với thiên nhiên hơn và lấy làm tiếc là đã có lúc sống quá hối hả nên quên để ý sự thay đổi hàng năm của đất trời. Cả bốn mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông – đều coi như “nơ pa” tuốt luốt.
Đêm qua, tình cờ đọc lại mấy bài thơ (Thu Ẩm, Thu Vịnh, Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến mà bâng khuâng cảm xúc rạt rào mãi cho đến sáng. Sáng, nhủ lòng (Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu) mình cũng nên có đôi lời về Mùa Thu – cho nó có vẻ văn nghệ sĩ chơi, chút xíu – dù chỉ là … Thu đểu!
Trân Trọng
Ngày 26 tháng 6, VNEXPRESS đi tin: “Hàng trăm công nhân Bình Dương nhập viện sau bữa cơm chiều.” Qua mấy bữa sau, 30 tháng 7, cũng VNEXPRESS lại đưa tin nữa: “Công nhân Bình Tân ngộ độc tập thể sau bữa cơm trưa.”
Ôi, tưởng gì chớ mấy chuyện lẻ tẻ này thì ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục Trưởng Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – đã báo trước cả tháng rồi mà. Trong buổi gặp mặt báo chí sáng 14-6, tại Hà Nội, giới chức có thẩm quyền này cho biết: “Tình trạng ngộ độc thực phẩm quý II tăng hơn quý I” và nguyên nhân là “do thời tiết nóng bức ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.”
Thủ phạm, rõ ràng, đã bị chỉ tên.Tuy nhiên (và tất nhiên) không ai hẹp hòi và cố chấp tới cỡ chỉ trích, phê bình, bắt lỗi … thiên nhiên hay thời tiết!
Nắng mưa là bệnh của Trời.
Ngộ độc là bệnh của người không may!
Đợi qua qúi III, khi mùa Thu tới, khí trời trở nên mát mẻ “sẽ không ảnh hưởng lớn tới đường tiêu hóa” nữa thì tình trạng ngộ độc thực phẩm (automatic) sẽ giảm thôi. Còn chuyện những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (như rau đểu, gạo đểu, bún đểu, bánh phở đểu, trứng đểu, thịt đểu, dầu ăn đểu, gia vị đểu …) đều là do bọn đểu làm ra.
Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (nói riêng) và Nhà Nước (nói chung) hoàn toàn (và tuyệt đối) không dính dáng gì ráo đến những việc tiêu cực, xấu xa này. Nói tóm lại, và nói theo người đời thường là “Trời kêu ai nấy dạ.” Ăn uống (bậy bạ) nhằm lúc “thời tiết xấu” thì bị ngộ độc ráng chịu, vậy thôi.
Mà chỉ bị ngộ độc cấp tính vì thực phẩm thì kể như là chuyện nhỏ – và là chuyện xẩy ra hàng ngày – bất kể mùa màng hay thời tiết ra sao, ở xứ mình. Nơi đây, đồ ăn thức uống nhiều thứ gây ảnh hưởng độc địa hơn nhiều – có thể khiến “hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận”– theo như tường thuật của hai ký giả Đoàn Huy và Thanh Tùng, qua loạt bài phóng sự (“Hãi Hùng Cà Phê Đểu”) đọc được trên Thanh Niên On Line bắt đầu từ ngày 17 tháng 7 năm 2012:
Đậu nành + hoá chất = cà phê đểu!
Công thức giản dị này dễ khiến cho người ta liên tưởng đến một sự kết hợp nhuần nhuyễn khác, cũng tại Việt Nam:
Dối trá + bạo lực = cách mạng đểu!
Riêng về mặt “dối trá,” nhân dịp cả nước đang nô nức chuẩn bị đón chào và kỷ niệm cuộc Cách Mạng Mùa Thu, xin mời mọi người xem qua (một phần) cuộc phỏng vấn của một nhà báo trẻ với một nhà cách mạng lão thành:
Bằng vào những thủ thuật gian trá tương tự (cùng với bạo lực) hơn nửa thế kỷ qua, những người cộng sản Việt Nam đã tạo dựng ra một Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa – với rất nhiều nét đặc thù:
Dù phải sống với chừng đó thảm họa, hàng năm – cứ vào đầu Thu – nhà nhà vẫn phải chưng ảnh và treo cờ. Người người vẫn phải hân hoan, nhiệt liệt chào mừng và kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu. Chỉ cần tỏ ra không hân hoan hoặc kém nhiệt liệt (chút xíu) là lôi thôi lắm, và lôi thôi ngay, chứ không phải bỡn.
Thiệt là một mùa Thu đểu!
Tưởng Năng Tiến
(*) Trong một bài viết trước (“Bọn Mafia Và Những Người Làm Cách Mạng”) trên diễn đàn talawas, chúng tôi đa ghi nhầm rằng “ký giả Đoan Trang gọi đây là Cuộc khởi nghĩa của những người tay không.” Thực ra, đây là cách nói của bà Lê Thi, và đã được Đoan Trang dùng làm tựa cho bài phỏng vấn dẫn thượng. Xin chân thành xin lỗi độc giả, và nhà báo Đoan Trang, về sự sơ xuất và cẩu thả của chúng tôi.
“The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people but the silence over that by the good people.”
Martin Luther King, Jr.
Cũng trên diễn đàn này, thỉnh thoảng, tôi vẫn hay phát biểu lung tung về những chuyện (linh tinh) trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ riêng chuyện dạy con, dạy vợ (hoặc chồng) là tôi né, và ráng né tới cùng.
Lý do: tôi (trộm) nghĩ đây là chuyện riêng của mỗi gia đình. Đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Chúng ta rất không nên lái xe Molotova xồng xộc vào đời tư của bất cứ ai.
Quan niệm này tôi giữ được mãi, mãi cho đến tận … hôm nay! Sáng nay, sau khi nghe Người Buôn Gió dạy con, tôi đã không nén được một tiếng thở dài – não nuột:
Cứt thì có chứ vàng với bạc gì, Giời ạ!
Thường dân chúng tôi khi giận (thường) ăn nói thô tục, bỗ bã như thế đó. Giới hàn lâm thì khác. Sĩ phu Bắc Hà có vị cũng không bằng lòng với quan niệm sống “im lặng là vàng” nhưng tỏ thái độ nhỏ nhẹ và lịch hơn – chút xíu:
Phải Đứng Ra Giữa Nơi Sáng Sủa Nghiêm Túc Nói Rõ Ý Kiến Của Mình. Ảnh: Người Buôn Gió.
Cứ theo tiêu chuẩn này thì ông Lái Gió (rành rành) là một thằng cha không có “giáo dục” và “văn hoá” xíu nào gì hết trơn hết trọi. Thảo nào, trong một bài viết khác (Tứ Thập Nhi Bất Hoặc) chính đương sự đã thừa nhận rằng mình “là thằng lưu manh ở ngõ Phất Lộc, cũng tù vì tội buôn heroin, chứa bạc, chém người.” Và cái ngõ Phất Lộc này, vẫn theo lời tác giả: “cách một nhà lại có một nhà con đi tù, đủ các loại tội, tù về rồi lại đi mà có ai thấy là ghê gớm đâu.”
Thế thì đúng là chỗ xuất thân của cái đồ … phải gió. Ngữ này thì mong chi thằng chả (có) đủ tư cách và liêm sỉ để “đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của trí tuệ” trước bàn dân thiên hạ – như kỳ vọng của giới sĩ phu, của xứ Bắc Hà.
Tuy thế, phương pháp “nín thở qua sông” mà Người Buôn Gió dạy con – nghĩ cho cùng – cũng … đúng thôi. Phần lớn những vị trí thức ở (trong cũng như ngoài) đất nước Việt Nam đều áp dụng chung cái “chiến thuật” này. Họ đều “tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình” hết trơn mà!
Hiện tượng “im thin thít” này được nhà văn Đào Hiếu mô tả là một cách “đầu hàng tập thể.” Và nếu muốn biết (rõ) xem thế nào là chuyện “tập thể đầu hàng” xin chịu khó đọc hết bức thư ngỏ sau đây:
Cái cô Trịnh Kim Tiến này chắc là còn trẻ, và trẻ lắm. Chứ người có tuổi ở Việt Nam đâu có ai đặt kỳ vọng quá nhiều vào những hội viên của Hội Luật Gia đến thế. Loại người này vừa được blogger Cánh Cò phác hoạ như sau:
Nói nào ngay, họ chưa bao giờ (dám) lên tiếng bảo vệ ngay cả đồng nghiệp hay chính thành viên của hội – chứ nói chi tới … cái đám nhân dân bá vơ nào đó. Lê Chí Quang, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Văn Đông, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần … đều là những người biết rõ hơn ai hết về vai trò trơ tráo của cái Hội Luật Gia (thổ tả) này.
Nói theo kiểu của Người Buôn Gió thì Hội Luật Gia sinh hoạt cứ “như một bầy gà, người ta vồ con nào con đấy chịu.” Mà cái kiểu sinh hoạt y như một đàn gà (hoặc đàn cừu) thì hội đoàn nào ở Việt Nam cũng đều như vậy tuốt. Không tin cứ hỏi qúi ông Chủ Tịch Quốc Hội, Chủ Tịch Công Đoàn, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc, Chủ Tịch Hội Nhà Văn, Chủ Tịch Hội Nhà Báo, hay Nhà Thơ … gì đó (thử) xem có đúng không. Không đúng chết liền.
Tưởng Năng Tiến
“Nói chung bọn quỷ này mà còn thì đất nước muôn đời không khá lên được !”
-H. K. Phuc (Độc giả Dân Luận)
Mãi đến năm 2006, tôi mới nghe đến địa danh Con Cuông – sau khi có tai nạn chìm đò xẩy ra ở nơi đây, khiến cho 19 em học sinh thiệt mạng. Phóng viên của báo Tiền Phong Online tường thuật:
- Báo Nông Nghiệp: Con Cuông – Nghệ An: Lật đò, 13 người thoát chết.
- Báo Dân Trí: Con Cuông hiện là một trong những huyện có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất tỉnh Nghệ An với hơn 200 người. Nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ “con lốc” ma túy trên mảnh đất này.
- Báo Dân Việt: Lúc 4h sáng nay ngày 7.12 , chiếc xe ben chở gỗ đang đi từ trên núi cao Pù Uột (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, Nghệ An) xuống lưng chừng núi thì bị lật ngửa, 10/14 người trên xe đã tử vong.
- Báo Tiền Phong: Bé gái 7 tuổi bị giết thả trôi sông… Cùng ngày, tên Kha Văn Lính (22 tuổi), nhà ở cạnh bé Hường đã tới công an huyện Con Cuông đầu thú. Hắn khai nhận rằng đã dùng tay bóp cổ cháu Hường cho đến chết, sau đó quẳng xuống sông Lam.
- Báo Hà Nội Mới: Toà án nhân dân huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết vừa mở phiên toà sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Lô Thị Xuân, Lê Thị Minh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Đảm về tội “mua bán phụ nữ”.
- Báo Đại Đoàn Kết: xã Đôn Phục (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) – địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, và từ nhiều năm nay được biết đến với nhiều vụ mất tích bí ẩn của nhiều phụ nữ, trẻ em gái, mà nhiều người nơi đây cho biết là bị “đưa đi” Trung Quốc.
- Dân Trí: Phó công an huyện Con Cuông bị côn đồ đánh trọng thương.
- Công An Nhân Dân: Truy bắt nhanh 9 tên cướp tài sản trên sông Lam, huyện Con Cuông.
- Dân Trí: Chiều ngày 16/7, Công an TX Hương Trà (TT Huế) cho biết, Cơ quan CSĐT-CATX Hương Trà đã ra quyết định bắt khẩn cấp và tạm giữ đối với Nguyễn Thị Sáu (SN 1977, quê Con Cuông, Nghệ An) về hành vi môi giới mãi dâm.
- Người Đưa Tin: Công an huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa phát hiện một số lượng súng tự chế tại nhà ông Lương Văn Trường ở bản Huồi Mác, xã Lạng Khê.
- Báo Nghệ An 24 Hour:
Trước sự việc trên, ông Lưu Văn Cứu – Trưởng phòng Công thương huyện Con Cuông khẳng định, việc dân tự ý lập cầu thu phí phương tiện và người qua lại là việc làm không đúng. Biết là vậy, nhưng chính quyền không thể đứng ra làm cầu, do không có kinh phí…”
Điều “khẳng định” trên, xem ra, hơi khác với những gì Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia ghi nhận về địa danh này:
Chưa hết, chỉ qua một hôm – hôm Chủ Nhật ngày 1 tháng 7 năm 2012 – địa danh Con Cuông bỗng nổi như cồn, được tất cả những cơ quan truyền thông quen thuộc (ở nước ngoài) nhắc đến:
- RFA: Con Cuông Giọt Nước Tràn Ly.
- BBC: Những người đứng đầu giáo phận Vinh đã kêu gọi hợp thông sau khi họ cáo buộc linh mục và giáo dân ở huyện Con Cuông, thuộc tỉnh Nghệ An, đã bị đánh, tượng thánh bị đập vỡ hồi đầu tháng Bảy.
- RFI: Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông… Trong bức thư gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 10/7, Tòa Giám mục Vinh còn tố cáo là tình hình ở Con Cuông vẫn tiếp diễn, chính quyền Nghệ An vẫn dùng quyền lực và phương tiện truyền thông để “bóp méo sự thật, vu khống các tín hữu, đồng thời tiến tới việc triệu tập, bắt bớ những người dân vô tội.”
Con Cuông, rõ ràng, là một vùng đất dữ – nếu nhìn qua những sự kiện vừa nêu. Tuy nhiên, vẫn theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì lại có một Con Cuông hoàn toàn khác:
Nhìn từ Con Cuông, người ta không thấy có chút hy vọng nào ở tương lai. Cuộc sống không chỉ bất an mà còn tối tăm, ảm đạm.Và Con Cuông (nghĩ cho cùng) chính là hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ.
Tưởng Năng Tiến.
Cho đến hôm nay, nhiều người vẫn oán trách, lên án cộng sản chuyên lật lọng, nói một đường làm một nẻo. Câu chuyện mà chúng ta nhắc nhở nhiều nhất là chuyện sau ngày 30 tháng 4, cộng sản thông báo sĩ quan cấp úy “đi học tập” một tuần, và sĩ quan cấp tá 15 ngày, nhưng sau đó đày đọa Quân, Cán, Chính VNCH trong các trại tập trung ở các vùng thâm sơn cùng cốc đến mười năm, hai mươi năm và đã biết bao nhiêu người kiệt lực phải chết ở trong tù!
Tranh Bích Chương Nguyễn Hữu Nhật: CSVN Trả Thù Hèn Hạ
Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể
tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của
một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ cá độ
hàng triệu US $
đã bị phanh phui. là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến
giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi… “ lắc”
suốt đêm.
Để vài hôm sau - đâu lại cũng vào đó…
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày
đêm đinh tai nhức óc và 5.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến
xe hơi ???
Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.
Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi mô tô chạy như bay trên đường phố.
Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xã tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.
Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mại ở những khu thương mại quan trọng nhất - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhất lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhất là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.
Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”:
- “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.
- Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.
BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM
Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 37 năm dưới chế độ cộng sản. Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái Nứa, Cái Chuối xã Long Mỹ, VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. “Cầu tre lắt lẻo”, cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng) nay không còn thấy nữa.
Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẽ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà Cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi.
Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương.
Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài: “ Nỗi đau từ những con số”- có nói đến số phận của 65.000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy: “Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang “bày hàng” để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình “ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: “Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển. Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỹ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm”.
Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn Tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời:
Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục rồi bán vào động mại dâm lấy tiền gỡ vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.
Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết:
Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt, cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục (hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con) - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàigòn). Như vậy có gọi là phát triển không?
KẾT LUẬN
- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2010) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2011). Chỉ trong năm 2011 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )
- 37 năm nhìn lại:
Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2011: “Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở"
- 37 năm nhìn lại:
Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo: “Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu." (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)
PHÓ THƯỜNG DÂN
Friday, October 14, 2016
SÔNG MÉKÔNG - TIN VIỆT CỘNG
unday, October 14, 2012
Hội nghị 2 ngày tại hội trường khách sạn Hyatt, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng là thành viên của MRC và đại diện của Trung công và đại diện của Miến Điện là 2 quan sát viên vì 2 nước nầy không chịu gia nhập Ủy Hội Mekong.
Tại hội nghị, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong lên tiếng đòi TC phải chịu trách nhiệm về tình trạng hạn hán mà các nước hạ nguồn phải gánh chịu do hệ thống đập thủy điện của TC ở thượng nguồn tạo ra.
Những tác hại bao gồm việc an ninh lương thực, cụ thể là nghề nông, nghề cá, làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu cư dân thuộc khu vực sông Mekong.
Ông Ian Campbell, viên chức cao cấp tại văn phòng của MRC ở Vientiane (Lào) xác định rằng "Các đập của Trung công là thủ phạm gây ra hầu hết mọi thứ".
Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho rằng những con đập ngăn sông sẽ làm cho sông mẹ (Mekong) đang bị đe dọa trầm trọng và có thể sẽ không còn tồn tại nữa.
Thủ tướng Việt Nam đề nghị TC hãy gia nhập vào Ủy Hội Mekong và cần phải thành lập một cơ chế pháp lý để quản lý việc xử dụng tài nguyên của nước sông Mekong.
Đại diện TC, thứ trưởng ngoại giao, ông Tống Đào, phủ nhận tất cả các cáo buộc, cho rằng hạn hán là do thời tiết chớ không phải do các con đập của TC tạo ra.
Ông nói gà, bà nói vịt, ai nói nấy nghe, rốt cuộc, Hội nghị thượng đỉnh chả đi đến đâu cả và mọi việc Vũ như Cẫn, nghĩa là TC vẫn tiếp tục xây 8 cái hồ chứa nước cho các đập thủy điện trên tỉnh Vân Nam.
3* Ủy Hội sông Mekong
Ủy Hội sông Mekong (MRC) là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong.
4 thành viên của Ủy Hội là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong.
MRC thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane.
Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) nằm giữa biên giới 5 nước là TC, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, có trên 100 ngọn núi cao trên 7,000 mét, trong đó có ngọn Everest cao nhất thế giới là 8,848 mét. Một tảng băng khổng lồ bao phủ quanh năm trên hàng trăm ngọn núi đó. Khi nhiệt độ tăng, băng tan chảy thành nước, theo hàng ngàn khe núi từ trên đỉnh chảy xuống chân núi.
Nước tử các đỉnh núi chảy xuống, tích tụ vào một cái hồ to lớn trên cao nguyên. Đặc tính của nước là chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Do đó, nguồn nước nầy chảy qua cao nguyên Tây Tạng, xuống tỉnh Vân Nam, qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, qua đồng bằng Nam Bộ rồi chảy ra Biển Đông . Đó là sông Mekong.
Chiều dài sông Mekong từ 4,200 Km đến 4,850 Km do tài liệu khác nhau.
4.2. Các động vật quý của sông Mekong
Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên (World Wildlife Fund-WWF) cho biết rằng sông Mekong có nhiều loài cá quý như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm, cá hồi ăn thịt.
Việc đắp đập ngăn sông nầy bị các quốc gia hạ nguồn phản đối vì nó gây ra tác hại đến đời sống của hàng triệu người thuộc lưu vực hạ nguồn.
4.4. Trung công đắp đập ngăn sông
Phân nửa chiều dài của sông Mekong nằm trên lục địa TC. Mekong chảy dài từ bắc đến nam tỉnh Vân Nam. Trên dòng chảy chính đó, một dự án xây 14 đập thủy điện. Ba đập đã hoàn thành.
Hồ chứa nước dài 169 Km. Bắt đầu chứa nước năm 2010. Đập đang xây Nuozhadu trên dòng chảy Mekong ở Vân Nam, cao 254 mét, hồ chứa nước 226 Km3, dự trù sẽ hoàn thành năm 2017.
Mỗi hồ của 2 con đập nầy cần 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248 mét và 205 mét.
Cơ quan LHQ cảnh cáo, TC xây một loạt đập trên dòng Mekong là mối đe dọa tương lai cho Đông Nam Á.
Tiến sĩ Tyson R. Roberts đăng bài trên tờ International River "Các nước hạ nguồn kiệt sức mà không tự bảo vệ một cách có hiệu quả, để tránh thiệt hại về nông nghiệp và nghề cá"4.5. Tác hại tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chăn nuôi cũng phát triển như nuôi vịt, bò, trâu. Vịt được nuôi từng đàn lớn nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Kiên Giang là tỉnh săn bắt thủy sản nhiều nhất, 80,000 tấn/ năm. Nghề nuôi tôm xuầt cảng cũng phát triển mạnh.
4.5.3. Thiệt hại của tác động kép
Tác động kép là tác động của khô hạn và nhiễm mặn.
Những con đập ở thượng nguồn làm giảm sụt mực nước sông ở hạ nguồn, khiến cho việc dẫn thủy nhập điền không đạt được kết quả mong muốn. Kết quả cây lúa chết vì thiếu nước do khô hạn mà ra.
Đồng thời, khi mực nước sông cạn kiệt, thì nước biển tràn sâu vào nội địa, làm cho nhiễm mặn. Nước mặn cũng giết cây cối thực vật của vùng nước ngọt.
Đàng nào thì cây lúa cũng èo uột và chết. Thất mùa. Thiệt hại nặng về kinh tế.
Người dân ở vùng ven biển Nam bộ mỗi năm chịu 2 mùa nước. Mùa nước ngọt và mùa nước lợ hoặc nước mặn. Đồng bào tỉnh Bến Tre ở các quận Thạnh Phú, Hàm Luông, Ba Tri, Bình Đại phải hứng lấy nước mưa để dành uống trong mùa nước mặn.
III. KẾT LUẬN
Trung cộng có cơ hội nắm lây sự điều khiển nguồn nước của con sông Mekong, xem nó như một thứ vũ khí lợi hại để đe doạ và khống chế đảng CSVN, vì VN chịu sự tác hại nhiều nhất khi dòng sông cạn kiệt hay lũ lụt.
Cũng như hồi tháng 10 năm 2000, đó là vào mùa mưa, nước sông dâng cao, nước ở đập Mạn Loan lên gần đầy, vì sợ hồ chứa nước có thể vở, TC đã xả tháo nước ra và kết quả là một trận lũ lụt bất ngờ phủ xuống vùng ĐBSCL, làm tan nát hết cả hoa màu.
Các đập nước của TC còn là những trái bom treo lơ lửng trên đầu người dân ở hạ nguồn Mekong, bởi vì, một trận động đất như trận ở Đường Sơn trước kia, sẽ làm vở tan những cái hồ khổng lồ ở các đập thủy điện, dư sức nhận chìm Đồng Bằng Sông Cửu Long dưới bể nước.
Sự thật hiển nhiên như thế mà Trung Cộng vẫn một mực chối cãi và không nhận trách nhiệm.
Thái độ ngoan cố của kẻ mạnh xem thường sự sống chết của người khác đã đe dọa hàng triệu người VN ở ĐBSCL thế mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ca ngợi và đề cao tình hữu nghị môi hở răng lạnh đó.
Với vũ khí "nước" trong tay, Trung Cộng cũng có thể chơi trò ma giáo như đã giở ra trong những vụ dầu loang trước kia, đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế ở các vùng ven biển VN.
Ma giáo là có thể bỏ chất hoá học vào nguồn nước, không gây chết người, mà chỉ làm cho thực vật, cây lúa và các loài thủy sản còi cọc, èo uột hết lớn nổi.
Một mặt thi hành thủ đoạn nham hiểm, mặt kia, bề ngoài thì miệng phơn phớt nói cười, mà trong thì nham hiểm giết người không dao. Sông liền sông, núi liền núi, tình hữu nghị trên 16 chữ vàng bất diệt:
Đó là những tập đoàn chuyên sống giả dối, lừa lọc nhau.
Thật là chán ngán cho cái tình đồng chí Xã Hội Chủ Nghĩa đó quá!
Trúc Giang
Sau 15 ngày họp kín tại Hà Nội, ngày 15/10/2012, Hội nghị
toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 đảng Cộng sản Việt Nam đã bế
mạc với bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một vị trưởng lão trong giang hồ, một
giáo sư đáng kính và là người xưa nay vẫn có thái độ thân thiện với
chính quyền Việt Nam, nói với tôi, giọng khinh miệt, “Chừng nào hắn
[Nguyễn Tấn Dũng] còn ngồi đó thì tôi sẽ không về Việt Nam”.
Có vẻ như nhiều người cũng không
muốn ông thủ tướng ngồi ở đó nữa. Nhiều tiếng nói trên không gian mạng
không ngần ngại bày tỏ công khai điều này.
Vì nhiều lý do, cũng dễ hiểu, người ta tin rằng nếu ông Dũng ra đi thì Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết được các vấn đề khủng hoảng hiện nay, trong đó khủng hoảng lớn nhất vẫn là khủng hoảng tính chính đáng của lãnh đạo.
Việc ông Dũng rời khỏi ghế thủ tướng lúc này có thể đem đến một cảm giác thở phào cho nhiều người nhưng niềm tin cho rằng có ai đó đến thế chỗ ông có khả năng giải quyết khủng hoảng là một niềm tin không có cơ sở.
Khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam là khủng hoảng định chế chứ không phải khủng hoảng nhân sự.
Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản hiểu điều này và nếu họ khôn ngoan thì họ sẽ để ông Dũng ngồi yên đó.
Đó là chưa nói đến những rủi ro khác, mà rủi ro lớn nhất là Đảng sẽ mất luôn khả năng kiểm soát các lực lượng âm binh của ông Dũng trong an ninh và kinh tế mà từ trước đến nay Đảng vẫn không kiểm soát được. Đám âm binh này do ông Dũng tạo nên, ông sống với chúng và hiện nay nếu trong Bộ Chính trị có ai có khả năng điều khiển chúng thì người đó chính là ông Dũng.
Ngay cả khi chính phủ là do đảng cầm quyền dựng nên trong một nhà nước độc đảng thì nó luôn vận hành theo một logic chức năng và quyền hạn mà đảng cầm quyền không thể kiểm soát được. Chỉ có một hệ thống pháp lý hoàn thiện mới có khả năng kiểm soát quyền lực của chính phủ.
Đưa chức năng kiểm soát này về lại với Đảng là một bước đi thụt lùi, phản động.
Nên nhớ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn hoạt động ngoài vòng pháp luật. Cho đến giờ phút này vẫn không tồn tại một đạo luật nào quy định vai trò và trách nhiệm của Đảng đối với chính phủ.
Đáng lẽ ra, thay vì hoảng hốt đưa các ban bệ với chức năng kiểm soát chính phủ đó về lại trong các cơ cấu của Đảng, Đảng nên mạnh dạn chuyển chúng sang cho Quốc hội.
Tại sao phải nặn ra những thứ ban bệ trong khung quyền lực của Đảng khi mà đã tồn tại những ủy ban tương tự như thế ở Quốc hội? Tại sao không để Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của chính phủ? Tại sao phải không giao cho Ủy ban Pháp lý của Quốc hội trách nhiệm chống tham nhũng?
Đảng phải bước ra khỏi sự sợ hãi mất quyền lực truyền thống để tiếp tục cố gắng xây dựng một hệ thống pháp quyền ở Việt Nam. Việt Nam đang đi trên con đường chuyển từ đảng quyền sang pháp quyền. Quay trở lại lúc này, dù trong giai đoạn khủng hoảng, chứng tỏ những người lãnh đạo Đảng thiếu bản lĩnh.
Trở lại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế.
Có thể nói những ý kiện phản biện mạnh mẽ nhất, đã được báo chí ghi nhận trong hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tổ chức ngày 9/10 tại Hà Nội.
VnEconomy bản tin trên mạng ngày 9/10 ghi nhận, cuộc hội thảo thể hiện ý kiến chung là dự án Luật Đất đai sửa đổi còn thiếu khách quan, thiếu minh bạch, dành quá nhiều quyền cho cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều diễn giả góp ý là nên đổi mới dự án luật này ngay từ khâu soạn thảo của các công chức Bộ Tài nguyên Môi trường.
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhân vật có ý kiến gay gắt nhất tại Hội nghị ngày 9/10 nhận định: “dự thảo Luật không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 là phải sửa đổi Luật Đất Đai 2003 một cách toàn diện”.
TS Liêm cũng đề nghị Quốc Hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự tháo mới kịp thời đưa ra góp ý rộng rãi. Trả lời Nam Nguyên vào tối 11/10 từ Hà Nội TS Phạm Sĩ Liêm phát biểu:
“Tôi tin là Quốc hội sẽ lắng nghe vì hiện nay Quốc hội đã có nhiều ý kiến nổi lên. Hôm phát biểu chúng tôi có xin lỗi vì tôi nói hơi gay gắt, bởi vì tôi nhịn vấn đề này 10 năm nay rồi. Vừa rồi tôi phát biểu mạnh mẽ và các báo đăng, thật ra trong những hội thảo hay viết báo viết sách tôi đã nói những chuyện này nhưng chả ai quan tâm. Có lần hội thảo trực tiếp với những ngưới tham gia soạn thảo dự luật này, tôi có nói một vài kiến nhưng chẳng ai hỏi lại là chúng tôi muốn cái gì. Thế cho nên kỳ này không còn thể nể nang được phải nói tận cùng như vậy, tôi nghĩ được mọi người đón nhận.”
“Tại cuộc họp có mặt đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nói thẳng rằng rất là thiếu niềm tin vào Bộ Tài nguyên Môi trường. Trong khi soạn thảo một dự luật đất đai mới mà bản thân họ không có hiểu biết nhiều về Luật Đất đai hoặc là họ không dám nhận trách nhiệm về những vấn đề liên quan.”
Điểm thứ hai TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh với chúng tôi là Dự Luật sửa đổi không phù hợp với giai đoạn đô thị hóa công nghiệp hóa ở Việt Nam mà cứ lấy nông nghiệp làm trung tâm. Cho nên không quan tâm gì đến các loại đất xây dựng hay đô thị mà chỉ nói chung chung. Dù vậy theo TS Liêm, ban soạn thảo trong khi nói chung chung như vậy thì đối với đất nông nghiệp lại không có qui định một cách cụ thể để bảo vệ đất canh tác và đất rừng.
Điểm thứ ba đặc biệt quan trọng liên quan tới việc thu hồi đất, TS Phạm Sĩ Liêm phản biện:
Vì vậy chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng, còn công bằng thế nào thì sẽ giải thích trong dịp khác.”
Về vấn đề thủ tục, TS Phạm Sĩ Liêm đề nghị, hoặc áp dụng thủ tục hai giai đoạn như luật của Pháp, đó là từ giai đoạn thủ tục hành chính sau đó sang giai đoạn thủ tục tư pháp. Hay như Canada nếu cuối cùng bất đồng về vấn đề giá thì hai bên có quyền đưa đến tòa án đất đai.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/review-of-domestic-press-online-nn-10122012124743.html
Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, một đảng viên bất đồng chính kiến nổi tiếng đã chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của ông trước hiện tượng này (1):
Với quân-sự siêu-đẳng của Mỹ, tại sao Hoa-kỳkhông tiêu-diệt Iran ngay
từ trong trứng nứoc mà lại ... dây dưa phát nóng???
Tất cả sự biến-động trên thế-giới luôn luôn là phức-tạp, đôi khi đi ra
ngoài dự-liệu của các chính-trị-gia ! Thông tin đa-chiều chỉ cho ta
nhìn dược ‘’mặt nổi’’, ‘’mặt chìm’’ thì khó ai thấy được!!!
Chiến-tranh từ cục-bộ, ủy-nhiệm cho đến toàn vùng, hoặc Đệ tam Thế
Chiến cũng không loại-trừ ! Nguyên-nhân : khát ...nguyên-nhiên-liệu,
nhất là dầu mỏ. Địa-chính chiến luợc là bảo-vệ tuyến-đường
thông-thuờng, thị-trường và nhất là an-ninh lãnh thổ quốc-gia! Thế-kỷ
trước, nước nào kiểm-soát được dầu mỏ, kiểm soát được đại-duơng là làm
chủ thế giới! Thế-kỷ này, dầu mỏ vẫn là quan-trọng, nước nào làm chủ
được không-gian (Cyber, Satelie, tia sáng Laser) là làm chủ thế-giới!
Câu hỏi trên, nhìn qua ba mặt trận, thật khó đoán, đâu là DIỆN đâu là
ĐIỂM?.
Chúng ta cùng phân-tích tình hình mỗi vùng!
Để mở đầu. Trong Đệ II TC, quốc-gia nào kiểm-soát đựợc dầu mỏ là
không-chế toàn thế-giới. Ngày nay, thế-giới bước vào toàn cầu hóa, thì
dầu mỏ đã đóng một vai-trò quan-trọng hơn nhiều, không những
khuynh-loát cả thế-giới mà còn làm cho chính-trị, kinh-tế,quân-sự,
xã-hội của một ''khối'' ... phải suy-sụp như Liên-sô chẳng hạn!
Điển-hình như TC vừa rút ra khỏi ...''mu rùa'' hung hăng đòi ''leo
lưng cọp'' ...’’bắt cọp’’ thì chỉ ‘’thí mạng’’ cho ''cọp vồ'', nếu
không ....tự-chế’’!!!!
Các nước công-nghiệp mà ...’’khát dầu’’, thì quân-sự,kinh-tế, kỹ-nghệ
sẽ trở thành ‘’đống sắt vụn’’, xã-hội sẽ trở thành ‘’đống cát rời’’
trở về thời-kỳ ...’’đồ đá’’!!!
1-/ ‘’XÒNG BÀI’’ TRUNG-ĐÔNG
Với quân-sự siêu-đẳng của Mỹ,tại sao Hoa-kỳ không tiêu-diệt Iran ngay
từ trong trứng nước mà lại ... dây dưa phát nóng???
‘’Xòng bài’’ Trung-đông, Iraq, Afghanistan, Bắc-phi. Tương quan
lực-lượng, Hoa-kỳ - Do-Thái – Liên-âu đối-trọng với Iran và các nước
Hồi giáo, Nga – Trung-cộng cũng đang ‘’ăn có’’ vào ‘’tụ bài’’ của Iran
và các nước Hồi giáo chống Mỹ và sẵn sàng ‘’chống lưng’’ bao sau... !
Chúng ta đều biết, Trung-đông là ... lò lửa chiến-tranh, vì là một
trong những nơi sản-xuất dầu mỏ lớn nhất thế-giới và từ đó xuất-cảng
đi khắp nơi. Vì lý do đó, các siêu-cường: Nga - Mỹ - Liên-âu và cả TC
đã đem ''hầu bao'' sẵn sàng ''sát-phạt'' nhau trên ''xòng bạc'' lớn
nhất tại đây!
Sau cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, nhiều người cho rằng Hoa-kỳ
không thành-công!!! Trên phương-diện chiến-thuật, điều này có thể
đúng. Nhưng về mặt chiến-lược, ai đám bảo là Hoa-kỳ đã ...thất
bại’’!!!??? (a)
Afghanistan không có dầu mỏ, nhưng lại là địa-lý chiến-lựoc....quan
trọng giữa Âu-châu - Á-châu, là giữa Nga và Nam-á (chưa bàn đền các
nước Trung-á) ! Hoa-kỳ kiểm-soát đựoc vùng này, là cắt đứt con đường
‘’tơ-lụa’’, là ngăn được nguồn kinh-tế và tiếp-vận dầu mỏ cho TC,
Pakistans muốn giúp cho Tàu cộng thì cũng đành bó tay!!! Bangladesh –
Miến-điện là hai ‘’hạt ngọc’’trong ‘’xâu chuỗi ngọc’’ của TC cũng đã
bị ....’’đứt đoạn’’! Chưa chắc ăn, Hoa-kỳ còn .. giăng ‘’thiên-la
địa-võng’’, từ Nam-hàn – Nhật-bản – Đài-loan –Philippines – Đảo Giam -
Úc – Tân-tây-lan – Singapore – Thailand (VN cũng đang nằm trong ...
‘’vòng xoáy’’ này) ! Chưa nói đến quần đảo Mariane, đảo Cooks và phía
tây nước Úc có đảo Kokos nằm trong Ấn-độ-dương.
Sau khi Hoa-kỳ triệt-hạ xong Iraq - Afghanistan vào đâu thế-kỷ truớc
và Washington cũng đã có kế-hoạch rút quân ra khỏi hai nước này, trể
nhất là vào năm 2013, ! Và NATO được ....''phân-nhiệm bình-định'', Kể
cả Bắc phi, sau khi HƯONG HOA LÀI đã ...’’thổi qua’’! Có vậy, thì
‘’con diều hâu’’ mới dễ dàng ''tung canh'' ''tìm mồi'' .... nơi khác,
đó là ÁC/TBD!!
So sánh với Iran, Do-thái cũng có vũ-khí hạt-nhân, không-quân,
hải-quân, hỏa-tiễn và nhất là tinh-thần chiến-đấu thì không thua bất
cứ nước nào trong vùng, cơ-quan tình-báo Mossad của Tel David, cũng là
....''hung-thần'' của các nước Hồi giáo! Không nhắc đến Nguời Mỹ gốc
Do-thái đang nắm những trọng trách trong các cơ-quan : hành-pháp
-lập-pháp - tư-pháp - kinh-tế tài-chánh - truyền-thông ...v..v.. tại
Hoa-kỳ và sẵn sàng .....loby cho Do-thái trong mọi tình-huống....,
!!!! Iran – Do-thái ''thượng đài'' tay đôi là Do-thái cầm chắc phần
...thắng.
Vùng Trung-đông, đa số là các nước theo Hồi-giáo, nhưng lại có nhiều
hệ-phái chống đối lẫn nhau, đôi khi quyết-liệt đi đến ...đổ máu
(chiến-tranh Iran- Irag vào thập-niên 80s)! Và Iran lại là hệ-phái lớn
nhất trong khối Hồi-giáo. Tìm cớ triệt-hạ Iran đối với Hoa-kỳ như là
trở bàn tay, cũng như đã triệt-hạ Iraq vào cuối thế-kỷ trước!!! Nhưng
tại sao nội-bộ Iran đang trong thời-kỳ....phân-hóa và nhất là kinh-tế
trên đà suy sụp vì bị Mỹ ...''cấm vận'' ...bán dầu, mà vấn để cho IRAN
''bình chân như vại ''thủ-đắc'' vũ-khí hạt-nhân! Hoa-kỳ không
tấn-công, mặc cho Do-thái đã yêu-cầu nhiều lần!!!
Hoa-kỳ không tấn-công Iran không phải là không quan-tâm và nhất là
bảo-vệ đồng-minh chiến-lược Do-thái tại vùng này. Hạm-đội 5 không phải
là ‘’du-thuyền’’ tại Âu-châu, ngoài ra còn có Liên-âu, nhất là Anh và
Đức. Và HKMH của Mỹ luôn luôn ''túc-trực'' ứng-chiến khi có biến-động
xẩy ra, như eo biển Hormuz tại Iran xẩy ra cách đây vài tháng!!! Có
cho‘’kẹo’’, Téheran cũng không dám ... ra tay!
Nguyên-nhân Hoa-kỳ chưa chống Iran :
1-/ TT Obama đang trong thời kỳ tranh-cử quyết-liệt với ƯCV/TT Mit
Romney! Sơ xẩy là TT Obama ''thân bại danh liệt''!!!
2-/ ''Mặt trận'' Tây-á/TBD : Biển Hoa-đông - Biển Đông bao gồm các
nước trong khối ASEAN, đặc biệt là eo biển Malacca. (xem tiếp phần
(b).
3-/ Sau Video ''bôi lọ'' Tiên-tri Mahomed của nguoi Do-Thái gốc Mỹ!
Thành công đâu chưa thấy!! Hiện tại truớc mắt, là làm cho Vị Đai-sứ và
ba nhân-viên cho Sứ-quán Mỹ phải ... thiệt mạng một cách oan uổng !!!
Không những vậy, Hoa kỳ còn bị mất thế tại Lybia và có thể lôi kéo cả
Trung-đông!!! Hoa-kỳ và Do-thái đã đuợc gì!!!??? Điều này ai cũng biết
có ''thế-lực tài-phiệt'' đang chống lưng trong đó có lời tuyên-bố của
ông Kissinger : ‘’cũng nói là không phải chia đôi (TBD) nhau ra mà
thích ứng với điều đó, phải nhân nhượng và tôn trọng họ, họ ở đây là
TC .......!?’’
Lòng nhiệt-tình cộng với ''tiểu-khí cực-đoan'' là phá-hoại!! Bênh-vực
Do-thái, tấn công Iran thì rât dễ dàng, cũng như tấn công Iraq và
Afghanistan trứoc đây. Thắng được Iran, Mỹ - Do-thái có được ‘’ăn ngon
ngủ yên không....? Điều này, vô tình đã giúp khối Hồi giáo...’’anh
em’’ đoàn-kết ... chặt chẽ hơn thay vì đã bị phân-hóa sau HƯƠNG HOA
LÀI tại Bắc phi! Sau cái chết của vị Đại-sứ Mỹ tại Lybie, Hoa-kỳ hầu
như ‘’mất chân dứng’’ tại đây! Và còn mất nữa ...nếu tấn công Iran
không đúng lúc! Sơ xẩy là ngay nội-địa Mỹ cũng khó ngăn chận được
...khủng-bố ....gia-tăng phá-hoại ! Thì dù có FBI- CIA tài giỏi cũng
đành ...bó tay !!!! Và Tel David chắc chăn sẽ hứng trọn ...hỏa-tiễn tứ
phía của khối Hồi-giáo ...cực-đoan, không chừng Do-thái lại bị ''xóa
tên'' trên bản đồ thế-giới lần thứ hai, lần này thì sẽ khốc-liệt
hơn!!!! Đừng ...''đùa với lửa'' !!!! Đây cũng là ''bài toán'' nhức óc
cho các nhà hoạch-định chiến-lựoc! Đừng vì ''cảm-tính' 'để trở
nên...''nhiệt-tình'' không đúng chỗ!!!!!!
Chinh-trị thì không có bạn hay thù, mà chỉ có quyền-lợi tối-thựong của
Tổ-quốc. Điều này lãnh-đạo phải cẩn-trọng và cân nhắc để hành-động
không ....cảm-tính!!!
Trên cương-vị lãnh-đạo Quốc-gia,: TT OBAMA đã hoàn-thanh TRÁCH-NHIỆM
cho Hoa-kỳ. May mắn thay :
Bài liên-quan>Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Israel đồng ý về vấn
đềIran http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-hoa-ky-thu-tuong-israel-hoan-toan-dong-y-ve-van-de-iran/1517120.html
>Hoa Kỳ có nên theo đối sách của TS. Kissinger?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obm-romney-sh-listen-kissinger-ml-10112012133834.html?textonly=1The
Washington Post tường thuật lại cuộc hội thảo đã được tổ chức tại
trung tâm Woodrow Wilson mà diễn giả là TS. Kissinger, nói về đối sách
với Trung Quốc mà hai ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ nên theo qua kinh
nghiệm của ông ta.
>Chuyển giao quyền lực Trung Quốc và cơ hội, thách thức cho Hoa Kỳ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/leader-transi-cn-br-new-chal-opp-us-10082012160802.html?textonly=1
GHI-CHÚ .- (a) Washington đã ‘’ngụy tạo’’ chiến-tranh tại Iraq là muốn
‘’đuổi’’ hai ‘’cái vòi’’ của Nga – Tàu đang hút dầu tại đây! Chưa thỏa
lòng, HƯƠNG HOA LÀI đã ‘’thổi’’ cho TC lại phải ...’’trốc gốc’’ tại
Bắc-phi! Syria – Iran đang lần theo‘’đường mòn’’ của Bắc-phi chỉ là
thời gian ! Còn TC – Bắc-hàn – Cuba và CSHN là‘’bàn cờ’’ DOMINO còn
sót lại mà Hoa-kỳ đã ...sắp sẵn!!! TC đang trong cơn‘’say men’’ hung
hăng ‘’múa may quay cuồng’’ đòi ‘’lên ngôi’’ ‘’đại-bá’’, nên đã ‘’lộ’’
ra nhiều ‘’yếu-huyệt’’!! Nhưng nếu tấn-công một nước đối-trọng nào mà
nước đó có ... .hỏa-tiễn, thì chỉ cần ....’’khều’’ nhẹ ‘’con chuột’’
vào đập Tam-điểm là cũng đủ sức làm cho cho con ‘’ngáo ộp’’ ‘’đột
qụy’’ !!!
(b) QUỐC-NGOẠI : Trên chính-trường quốc-tế, TC càng ngày càng bị
...cô-lập, nhất là tại ÁC/TBD, trong đó có khối ASEAN!
QUỐC-NỘI chính-trị chao đảo....., kinh-tế suy-trầm....., xã-hội
xáo-trộn....., quân-sự hải-quân: HKMH Liêu-ninh – không-quân Sukoi(
chiến đấu cơ ) chỉ là ‘’bị thịt’’ .... cho đối-phưong thử-nghiệm
tác-xạ!! Đập Tam-hiệp cũng là ‘’ tử-huyệt’’ !!! TC ...’’triệt’’ – VC
‘’tiêu’’!!!
********************
2-/‘’SÒNG BÀI’’ BIỂN HOA-ĐÔNG
Trong thời-điểm, Hoa-kỳ đang bận rộn trong mùa bầu-cử! TC có dám ‘’làm
hỗn’’ tấn công Nhật-bản không ?
Mặt trận'' Tây-á/TBD : Biển Hoa-đông - Biển Đông bao gồm các nước
trong khối ASEAN, đặc biệt là eo biển Malacca. Vùng này đóng vai trò
quan-trọng kinh-tế thế-giới và nhất là cho Hoa-kỳ. Vì thế mà Mỹ đã dồn
60% lực lựong quân-sự vào ''canh bạc'' tại AC/TBD. Ngoài ra, còn có
UY-TÍN của Mỹ với các nước đồng-minh chiến-lược, đồng-thời phát-triển
vũ-khí và bán vũ-khí.....! Không kiểm-soát đựoc vùng này, là Hoa-kỳ
mất thị-trường rộng lớn gần hai tỷ dân, ngoại-trừ TC!!! Đây cũng là
''bài toán'' nhức óc cho các nhà hoạch-định chiến-lựoc!
Sau vụ Scarborough xẩy ra giữa TC và Philippines vào hồi tháng 7 vừa
qua. Ai cũng nghĩ là ‘’bão tố’’Tây-á/TBD sẽ tạm-thời ... ''sóng lặng''
hoặc chuyển hướng vào Trường-sa của VN ! Nhưng ''gió'' lại ... ''thổi
ngược'' lên miền bắc tận đảo Senkaku! Senkaku có gì, mà đến nỗi Trung
- Nhật phải ''săn tay áo'' ''mở xòng bài'', quyết-định ''sát phạt ăn
thua đủ''!!!???
• Biển Hoa-Đông : TC ....Mỹ -Nhật – Nam-hàn ....!!
Đảo Senkaku: Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được
khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là khí đốt và những
ngư trường phong phú.
• Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên
là Senkaku
• 1945 – 1971 – Mỹ quản lý quần đảo, và Mỹ chỉ trao trả cho Nhật Đảo
Okinawa, Senkaku thì không ghi vào Hiệp-định!!! Tròng tréo là
...’’nghề’’ của Mỹ!!!!
• 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn và xác
nhận Senkaku là của Nhật.
• 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu
Ngư. Điều mà TC cay cú nhất, là Chính-phủ Nhật đã ''mua'' lại đảo
Senkaku của ...tư nhân, tài sản Đảo Senkaku của công-dân là quyền
tư-hữu, chánh phủ Nhật phải ra sức bảo-vệ như tài-sản và uy-tín của
quốc-gia. Trong trường-hợp này, sự ‘’mua đảo’’ chỉ là lý do
...biểu-tuợng, nhưng cũng là cách ... chọc tức cho TC ... nổi điên!)
So sánh với eo biển Malacca thì Senkaku không bằng. Nhưng lại là ''con
chốt'' ải địa-đâu'' của đồng-minh Hoa-kỳ ''trấn ải'', không cho ''con
trâu nước'' trườn ra Thái-bình-duơng ...quậy phá.
LỰC-LƯỢNG QUÂN-SỰ NHẬT - TRUNG
Hải-quân, không-quân, bộ binh, hỏa tiễn và vũ-khi hạt-nhân của TC, thì
có phần .... trội hơn về ... lượng!!! Nhưng về ...phẩm thì còn phải
xét lại! Nhật đã thừa hưởng truyền-thống Võ-sĩ-đạo, tinh-thần
chiến-đâu của quân-đội ...Phù-tang đã có kinh-nghiệm chiến-tranh với
Mỹ trong ĐỆ II TC.
Dựa vào kinh-tế thặng-dư và quận-sự vừa phát-triển đứng hàng ''thứ
hai'' trên thế-giới, là TC muốn ''chia hai'' TBD với Hoa-kỳ, đầu tiên
thì Bắc-kinh phải ''bứng'' ngay ''con chốt'' Senkaku trước đã!
Nhưng..............
Nhật đã liên-minh quân-sự: Nhật-Mỹ-Hàn ; Mỹ-Nhật-Úc ; Mỹ-Ấn-Nhật. Nhất
là Mỹ xem Nhật là đồng-minh chiến-lược số 1 trong vùng. Hoa-kỳ thì
luôn miệng nói, không đứng theo phe nào trong sự tranh-chấp tại Biển
Hoa Đông, nhưng mặt khác thì nói rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm
vi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và Washington có nghĩa vụ hỗ trợ Tokyo
trong trường hợp đảo này bị tấn công....!!! ''Mồm nhà sang có gang có
thép''!! Không những vậy, Mỹ còn bán F.35, Radar và hỏa-tiễn lá chắn
và nhiều trang-thiết-bị quân-sự khác.
Để tránh TC ....''thừa nuớc đục thả câu'' ''làm hỗn'' tấn-công các
nước trong vùng, xem như chuyện đã rồi! Hoa-kỳ đã ... tiên-liệu là
tăng-phái ba HKMH. HKMH USS George Washington không xa Đảo Senkaku.
Còn HKMH USS John C.Stennis cũng cách Biển Đông không xa. Mỗi cụm tàu
trên được vũ trang hơn 80 máy bay chiến đấu, tàu tuần dương có trang
bị tên lửa dẫn đường và tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế. Ngày
08-11, Mỹ cử lực lượng hùng hậu đến Philippines tham gia tập trận
chung mang tên PHIBLEX 2012 - dự trù kéo dài trong 10 ngày - đã bắt
đầu tại khu vực Vịnh Subic, cách 122.6 km về phía tây Manila, cuộc
thao diễn quân sự này được cho là cơ hội để Washington biểu thị bằng
hành động cụ thể chiến lược tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu
Á. Thành-phần tham-dự : Philippines 1200 binh sĩ;Hoa-kỳ 2600 TQLC,
HKMH Bonhomme Richard có trang bị các chiến đấu cơ phản lực Harrier,
xếp hàng bên cạnh loại trực thăng CH-46 Sea Knight. Ngoài ra còn được
hai tàu Khu-trục-hạm nhỏ hộ tống,
Thứ trưởng Carter còn nói thêm rằng Mỹ đã điều động chiến đấu cơ tàng
hình F-22 đến Nhật.Tại Nam-hàn, Mỹ cũng đã bán hỏa-tiễn bắn xa tới
600km, là thừa khả-năng đối chọi với Bắc-hàn và vùng đông bắc của TC
không phải là không bị....uy-hiếp!!!! Ngay Manila cũng tăng-cuờng TQLC
để giữ ...lãnh-hải, chỉ có CSHN đã lỡ nuốt ...''sinh-tử-phù, mà đầu
còn đội ''16 ...''chữ vàng....'', nên mồm ngậm kín như ....hến!!!!
Nghe hết ‘’báo cáo’’này là Hồ-Cẩm-Đào – Tập-Cận-Bình ‘’toát mồ hôi
lạnh’’, thì còn gi ....thú-vị ngồi ...rung đùi ''thụ-hưởng'' ''đào
ngon'' rượu ngọt!!!
Mộng ''tranh bá đồ vương'' của Bắc-kinh tại Biển Hoa-đông xem ra
không.... vượt qua được ''con chốt'' Senkaku!!!! Có cho ''kẹo'', TC
cũng không dám nhổ ''chốt'' Senkaku để ''bơi'' ra Biển Đông tranh dành
TBD với Mỹ....!!!! Ngoại-trừ....., thì chỉ có .... lặn xuống ''đáy
biển'' nhìn cho đuợc ...''mặt chìm''!!! Nếu không, là ....xuôi xuống
phía Nam là có thể bắt nạt được các nước ĐNÁ!!!
Thời gian tới, Lầu Năm Góc sẽ triển khai 2.500 quân đến Úc, bốn tàu
tuần duyên chiến đấu đến đồn trú tại Singapore và đồng thời cũng sẽ
hoàn tất việc chuyển quân từ Okinawa sang đảo Guam.
Chỉ khi nào quân-đội Mỹ rời khỏi Okinawa, là ....''hở suờn'' mời TC
vào ăn ''barbecue'' ! Dám không, Tập-Cận-Bình!!!???
Bài liên-quan (không đọc)> Tàu Nhật Bản và Trung Quốc 'dàn trận' xung
quanh Điếu Ngư/Senkaku
http://infonet.vn/the-gioi/tau-nhat-ban-va-trung-quoc-dan-tran-xung-quanh-dieu-ngu-senkaku/a28872.html
>Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ hiện diện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800279
> >Step Aboard The Navy's $2.4 Billion Virginia-Class Nuclear Submarine
http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800338/index
> New Zealand : Vị trí cực nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình-Duong http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800337
>Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển có tranh chấp với Nhật Bản
http://www.voatiengviet.com/content/tau-trung-quoc-lai-tien-vao-vung-bien-co-tranh-chap-voi-nhat-ban/1518914.html
>Thế giới đánh hội đồng đập đầu Tàu Cộng theo thế liên hoàn: http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800658/index
3-/ ‘’XÒNG BÀI’’ BIỂNĐÔNG TRONG KHỐI ASEAN
VN đã bị TC khống chế, tại sao chưa ....’’nuôt’’ !!??
Tình-hình chính-trị ASEAN
ASEAN gồm 10 nước : Indonesia, Brunei, Miến-điện, Thailand, Singapore,
Mã-lai, Philippines, Lào, Campuchia và VN. Dân-số vào khoảng 560
triệu, không như Liên-âu, vì các nước trong khối ASEAN mang nhiều
thể-chế chính-trị khác nhau, nhất là CSHN thì đặc-biệt hơn, vì vẫn còn
bám đuôi theo Chủ-nghĩa CS !!! Thường tranh-chấp về lãnh-thổ, như giữa
Thailand - Campuchea và VN - Campuchia ! Tranh-chấp tròng chéo tại
Trường-sa giữa các nước trong khối : Malaysia - Brunei - Philippines -
Đài-loan và VN, gay go nhất vẫn là ''con trâu nước'' TC đưa ra đường
''luỡi bò''!!!! Điều này gây ra sự quan-ngại mất ổn-định phức-tạp
trong vùng mà còn ngăn-chặn đà phát-triển kinh-tế của thế-giới !
So sánh GDP đầu người giữa các nước trong khối ASEAN, kinh-tế còn
chênh-lệch giàu - nghèo khó có cơ-hội san bằng, vài nước còn chưa
thoát khỏi nạn....đói.... VN là điển-hình!!! VN so với Singapore thì
không có con số để ...nói chuyện, nếu CS còn cai-trị đất nước!!!
Phải nói là ASEAN là nơi tập-trung nhiều tôn-giáo lớn trên thế-giới,
đa số là theo đạo Phật, Hồi giáo, riêng Philippines có số giáo dân
theo đạo Thiên-chúa-giáo là mạnh hơn cả.
Khác biệt về chính-trị – kinh-tế – tôn-giáo, thì văn-hóa - xã-hội cũng
khó đồng nhất!!!
Mang tiếng là 10 nước trong khối, nhưng đem quân-sự so sanh với TC, là
''lấy trứng chọi đá''! Không những vậy mà còn vì quyền-lợi sẵn sàng
chia rẽ, xé lẽ tranh-chấp quyết-liệt, như trong Hội-nghi Thượng-đỉnh
ASEAN vừa qua tại Phnompenh !!! Đòi hỏi ASEAN .... ''đồng-thuận'' là
....''mò kim đáy biển''! Bắt được ''cái thóp'' này của ASEAN, TC đã
tung ra sách-lược MỀM lẫn CỨNG, mua chuộc lũng-đoạn không được thì
hăm-dọa áp-lực quận-sự! ''Mềm nắn rắn buông''!!! Trường-hợp này VN
đang bị!!!!
Vietnam là ‘’con cờ’’ yếu nhât !!!
Trên thế-giới có những vùng địa-chính quan-trọng : kinh Panama - kinh
Suez - Eo biển Hormuz - Eo biển Malacca.
Eo biển Malacca là một hải-lộ huyết-mạch giữa TBD và Ấn-độ-dương, các
thương thuyền qua lại đã chuyển-vận gần 50% tổng-sản-lượng kinh-tế của
thế-giới, nhất là dầu mỏ!!! Nếu TC đối đầu với Mỹ bằng quân-sự, mà
không kiểm-soát được eo biển Malacca, thì tất cả mọi thành-quả của TC
từ trước đến nay đều là công.... dã-tràng!!! TC muốn
....khống-chê...vị-trí này, trước tiên, phải ...''nuốt'' VN truớc
đã!!! Vì VN trong đó có Cam ranh, là con ‘’mã’’ ‘’trấn ải địa-đầu’’
bảo-vệ cho các nước ĐNÁ.
Nhưng nhìn vào bối-cảnh VN, thì VN là ''con tốt'' yếu nhất trên ''bàn cờ'' ĐNÁ!
VN thì quá suy yếu trên mọi mặt : Chính-trị quốc nội.....mất cả nội
lực lòng dân.....(tham-nhũng thâm-lạm cả của công, đưa đến ghèo đói,
cướp giựt tạo ra dân oan.. ), tranh ăn, để rồi chia năm xẻ
bẩy......!!! Nhìn ra Hải-ngoại, thì CĐVN phân-hóa như ''đống cát''
rời!!! Muốn tạo ra ''keo sơn'' thì phải làm cho CSHN .... gục
ngã!!!??? Nhìn từ trên xuống duới, Chính-trị -Kinh-tế - Văn-hóa -
Xã-hội của VN như con bệnh ung-thư đang đến thời-kỳ mà toàn dân phải
....đứng lên cùng chung lo ...''hậu sự'' cho CSHN!!!
Qua bang-giao Việt -Trung, từ chức-vụ Tổng-bí-thư , Thủ-tuớng,
Chủ-tịch nuớc cho đến 14 con ''cá tra'' trong Bộ chính-trị và còn
nhiều nữa....., đều bị Trung-nam-hải ''nắm thóp''!!! Ngay tại
biên-giới Việt - Trung, 18 tỉnh đầu nguồn, Bauxite Tây-nguyên và còn
nhiều địa-danh khác trên quê-hưong đã bị TC khống chế!!! Chưa nói đến
Lào - Campuchia thì TC đã mua chuộc!! Trong truờng-hợp này, nếu TC
manh tâm ''đánh up'' VN, thì VN sẽ đứt ra ...từng đoạn!!!! Dễ quá !
Vậy tại sao TC vẫn chưa ra tay !!!??? TC ra ... tay, không lẽ Mỹ
.....khoanh tay!!!
Nhìn qua vị-thế địa-lý– chíến-lược VN nhìn ra Biển-đông, mà còn là
hải-lộ huyết-mạch giữa TBD và Ấn-độ-dương thông qua eo biển Malacca.
Nếu VN là đồng-minh chiến-lược của một siêu-cuờng nào, là siêu-cường
đó thừa sức không chế cả Á-châu...... và Âu-châu, Mỹ-châu - Phi-châu
cũng sẽ bị ảnh-hưởng theo !!
CSHN tuy suy-yếu trên nhiều phương-diện, nhất là mất lòng dân! Do đó
có thể ''tức nuớc vỡ bờ'', là quân dân đứng dây làm cuộc cánh-mạng
HƯƠNG HOA LÀI, thì Bắc-kinh sẽ mất ''cả chì lẫn chài'' như ở Bắc-phi.
Không những vậy mà còn lôi kéo theo ''bàn cờ' Domino của các nước CS
còn sót lại cũng sẽ sụp đổ như nước vỡ bờ! Và đây cũng là cái ''gân
gà'' mà TC ...nuốt sợ bị móc họng!!! Tât cả sự ‘’nhúc nhích’’ của
Bác-kinh đều không qua con mắt con ‘’diều hâu’’ Washington!! Chính vì
điểm này mà TC sợ''bứt dây động rừng'', nên còn ...lưỡng lự !!!
Trong tuần qua, TC đã dời ngày chuyển giao quyền-lực cho Tập Cân-Binh
vào ngày 08-11, sau hai ngày bầu cử TT Mỹ, thay vì tháng 10 như đã
dự-liệu.Đây cũng là hình thức báo tín-hiệu cho Mỹ, từ đây đến ngày đó,
TC giữ ‘’ổn-dịnh’’Tây-á/TBD ....! Nhưng biết đâu, TC ''lùi một tiến
ba'', chờ chính giới Mỹ ''bận rộn'' là xâm-chiếm Biển-đông! Mà VN là
''con cờ'' yếu nhât! Trong chính-trị và quân-sự thi bất cứ tình huống
nào cũng có thể xẩy ra!!! Biển Đông dù có .....yên-tĩnh thì cũng tạm
thời che dấu ..... ‘’cơn sóng ngầm’’ đi đến ...’’sóng thần’’ là điều
phải ...tiên-liệu!!!
Nhìn qua ba ''xòng bài'', đâu là DIỆN, đâu là ĐIÊM , xin quí-vị tự
nhận-định! Muốn gì thì muốn, cũng sau ngày bầu cử TT Mỹ và Hồ-Cẩm-Đào
bàn giao quyền-lực cho Tập-Cận-Bình sẽ rơi vào ....thượng tuần tháng
11 tới đây. Nhưng biến-động cũng có thể xẩy ra, nếu một trong những
''con bạc'' ''khát nước'' sẵn sàng .... ''tappi'' ''làm hỗn''!!!
Còn gần một tháng nữa mới đến ngày bầu-cử TT Mỹ. Chúng ta có quyền
.... tạm xả hơi ./-
Ngày 10 – 10 – 2012
Vân-Phong
SÔNG MÉKONG VŨ KHÍ CỦA TRUNG CỘNG
Sông Mekong: Vũ khí nước của Trung Cộng
Dòng sông Mê kông
I. TỔNG QUÁT
Ngày 15-10-2010, Ủy
Hội Sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) đưa ra lời kêu gọi các
quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam
hãy đình hoãn các dự án xây đập thủy điện lại trong thời gian 10 năm, lý
do là các nghiên cứu cho thấy việc đắp đập ngăn sông sẽ tạo ra nhiều
nguy cơ đối với hệ sinh thái, gây bất ổn về an toàn lương thực trong một
khu vực có hàng triệu người sống về nghề nông và nghề cá.
Lào, Thái Lan và Campuchia có dự án xây 12 con đập trên dòng chảy của sông Mekong, chưa kể dự án xây 14 con đập đã và đang được thực hiện ở tỉnh Vân Nam bên Trung cộng.
Nếu xây các đập nầy, thì Lào được hưởng 70% mối lợi về điện, Thái Lan và Campuchia được 12% và Việt Nam chỉ có 5%.
Trái lại, VN sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất về nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ)
Lào, Thái Lan và Campuchia có dự án xây 12 con đập trên dòng chảy của sông Mekong, chưa kể dự án xây 14 con đập đã và đang được thực hiện ở tỉnh Vân Nam bên Trung cộng.
Nếu xây các đập nầy, thì Lào được hưởng 70% mối lợi về điện, Thái Lan và Campuchia được 12% và Việt Nam chỉ có 5%.
Trái lại, VN sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất về nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ)
II. CHI TIẾT
1* Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong
1* Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong
Hội nghị cấp Thủ
tướng lần đầu tiên của Ủy Hội sông Mekong (MRC) khai mạc ngày 5-4-2010
tại thành phố ven biển Hua Hin, Thái Lan.
Hội nghị 2 ngày tại hội trường khách sạn Hyatt, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng là thành viên của MRC và đại diện của Trung công và đại diện của Miến Điện là 2 quan sát viên vì 2 nước nầy không chịu gia nhập Ủy Hội Mekong.
Tại hội nghị, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong lên tiếng đòi TC phải chịu trách nhiệm về tình trạng hạn hán mà các nước hạ nguồn phải gánh chịu do hệ thống đập thủy điện của TC ở thượng nguồn tạo ra.
Những tác hại bao gồm việc an ninh lương thực, cụ thể là nghề nông, nghề cá, làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu cư dân thuộc khu vực sông Mekong.
Ông Ian Campbell, viên chức cao cấp tại văn phòng của MRC ở Vientiane (Lào) xác định rằng "Các đập của Trung công là thủ phạm gây ra hầu hết mọi thứ".
Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho rằng những con đập ngăn sông sẽ làm cho sông mẹ (Mekong) đang bị đe dọa trầm trọng và có thể sẽ không còn tồn tại nữa.
Thủ tướng Việt Nam đề nghị TC hãy gia nhập vào Ủy Hội Mekong và cần phải thành lập một cơ chế pháp lý để quản lý việc xử dụng tài nguyên của nước sông Mekong.
Đại diện TC, thứ trưởng ngoại giao, ông Tống Đào, phủ nhận tất cả các cáo buộc, cho rằng hạn hán là do thời tiết chớ không phải do các con đập của TC tạo ra.
Ông nói gà, bà nói vịt, ai nói nấy nghe, rốt cuộc, Hội nghị thượng đỉnh chả đi đến đâu cả và mọi việc Vũ như Cẫn, nghĩa là TC vẫn tiếp tục xây 8 cái hồ chứa nước cho các đập thủy điện trên tỉnh Vân Nam.
Ủy Hội sông Mekong (MRC) là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong.
4 thành viên của Ủy Hội là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong.
MRC thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane.
4.1. Nguồn gốc.
Trong dịp nầy, HK sẽ chi 7 triệu mỹ kim cho năm nay trong chương trình môi trường khu vực hạ nguồn Mekong.
Bộ Ngoại giao HK cũng chờ Quốc Hội HK chấp thuận số tiền 15 triệu USD cho năm 2010 về an ninh lương thực cho 4 nước hạ nguồn Mekong.
Bộ Ngoại giao HK cũng chờ Quốc Hội HK chấp thuận số tiền 15 triệu USD cho năm 2010 về an ninh lương thực cho 4 nước hạ nguồn Mekong.
2* Hoa Kỳ nhảy vào
Bộ trưởng ngoại giao của 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam vừa tham dự buổi họp ngày 23-7-2010 tại Phuket, Thái Lan với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Bà Clinton nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước nầy đối với HK, và Mỹ cam kết sẽ thúc đẩy hoà bình và thịnh vượng trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao 4 nước hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của HK và hoan nghênh việc kết nghĩa của Ủy Hội sông Mississippi (HK) với Ủy Hội Mekong.
Bộ trưởng ngoại giao của 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam vừa tham dự buổi họp ngày 23-7-2010 tại Phuket, Thái Lan với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Bà Clinton nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước nầy đối với HK, và Mỹ cam kết sẽ thúc đẩy hoà bình và thịnh vượng trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao 4 nước hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của HK và hoan nghênh việc kết nghĩa của Ủy Hội sông Mississippi (HK) với Ủy Hội Mekong.
Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) nằm giữa biên giới 5 nước là TC, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, có trên 100 ngọn núi cao trên 7,000 mét, trong đó có ngọn Everest cao nhất thế giới là 8,848 mét. Một tảng băng khổng lồ bao phủ quanh năm trên hàng trăm ngọn núi đó. Khi nhiệt độ tăng, băng tan chảy thành nước, theo hàng ngàn khe núi từ trên đỉnh chảy xuống chân núi.
Chân núi phía TC là một cao nguyên cao trên 4,000 mét thuộc tỉnh Thanh Hải.
Nước tử các đỉnh núi chảy xuống, tích tụ vào một cái hồ to lớn trên cao nguyên. Đặc tính của nước là chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Do đó, nguồn nước nầy chảy qua cao nguyên Tây Tạng, xuống tỉnh Vân Nam, qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, qua đồng bằng Nam Bộ rồi chảy ra Biển Đông . Đó là sông Mekong.
Chiều dài sông Mekong từ 4,200 Km đến 4,850 Km do tài liệu khác nhau.
Phần Mekong trong
lãnh thổ TC được gọi là sông Lan Thương, phần ở Lào và Thái Lan được gọi
là Mènam Khong, người Campuchia gọi là Mékong hay Tông-lê Thơm và VN
thì gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra Biển Đông bằng 9 cửa sông, 9 con
rồng.
Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên (World Wildlife Fund-WWF) cho biết rằng sông Mekong có nhiều loài cá quý như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm, cá hồi ăn thịt.
Ông Zed Hogan, phụ
trách WWF cho rằng các loại cá trên là rất quý hiếm nhưng đã biến mất
với tốc độ nhanh chóng , do sự đánh bắt quá mức và do xáo trộn về nguồn
nước do các đập thủy điện gây ra.
4.3. Các vấn đề của sông Mekong
Tiến sĩ C. Hart Schaaf, một cựu Ủy viên của MRC cho rằng "Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện và dẫn thủy nhập điền cho nông nghiệp, cũng như khả năng phòng lũ lụt, một nguồn năng lượng to lớn bị bỏ quên".
Thật ra, nó không bị bỏ quên. Đó là TC đã và đang tiến hành một chương trình to lớn là đã hoàn thành 3 con đập trên sông Mekong là đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, đồng thời đang xây dựng 8 con đập khác.
Tiến sĩ C. Hart Schaaf, một cựu Ủy viên của MRC cho rằng "Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện và dẫn thủy nhập điền cho nông nghiệp, cũng như khả năng phòng lũ lụt, một nguồn năng lượng to lớn bị bỏ quên".
Thật ra, nó không bị bỏ quên. Đó là TC đã và đang tiến hành một chương trình to lớn là đã hoàn thành 3 con đập trên sông Mekong là đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, đồng thời đang xây dựng 8 con đập khác.
Việc đắp đập ngăn sông nầy bị các quốc gia hạ nguồn phản đối vì nó gây ra tác hại đến đời sống của hàng triệu người thuộc lưu vực hạ nguồn.
4.4. Trung công đắp đập ngăn sông
Phân nửa chiều dài của sông Mekong nằm trên lục địa TC. Mekong chảy dài từ bắc đến nam tỉnh Vân Nam. Trên dòng chảy chính đó, một dự án xây 14 đập thủy điện. Ba đập đã hoàn thành.
Theo dự án, Tiểu
Loan là con đập cao nhất thế giới. Con đập cao thứ hai là đập Tam Điệp
trên sông Dương Tử, cũng của TC. Đập Tam Điệp cao 181 mét, hồ chứa nước
dài 600 Km. Chứa khối nước là 22 Km3 (22 Km khối= 22,000 mét khối)
Đập Tiểu Loan cao 292 mét.
Hồ chứa nước dài 169 Km. Bắt đầu chứa nước năm 2010. Đập đang xây Nuozhadu trên dòng chảy Mekong ở Vân Nam, cao 254 mét, hồ chứa nước 226 Km3, dự trù sẽ hoàn thành năm 2017.
Cơ quan LHQ cảnh cáo, TC xây một loạt đập trên dòng Mekong là mối đe dọa tương lai cho Đông Nam Á.
Tiến sĩ Tyson R. Roberts đăng bài trên tờ International River "Các nước hạ nguồn kiệt sức mà không tự bảo vệ một cách có hiệu quả, để tránh thiệt hại về nông nghiệp và nghề cá"4.5. Tác hại tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bắt đầu từ thủ
đô Phnom Penh của Campuchia, sông Mekong chia làm 2 nhánh chảy vào đồng
bằng miền Nam , (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) Đó là Sông Tiền và
Sông Hậu, dài chừng 250 Km.
VN gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra biển bằng 9 cửa, xem như 9 con rồng. Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Ba Thắc bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.
VN gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra biển bằng 9 cửa, xem như 9 con rồng. Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Ba Thắc bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.
Đập Tiểu Loan (Xiaowan)
4.5.1. Tài nguyên của sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.
4.5.2. Nông nghiệp
ĐBSCL là vựa lúa của nước VN. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, sản lượng lúa gạo chiếm 50% so với cả nước.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.
4.5.2. Nông nghiệp
ĐBSCL là vựa lúa của nước VN. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, sản lượng lúa gạo chiếm 50% so với cả nước.
VN là nước xuất khẩu
gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
những nước sản xuất gạo nhiều nhất trong năm 2008 như là Trung công 193
triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, VN 39 triệu
tấn, Thái Lan và Miến Điện là 30.5 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác.
Ngoài ra, còn có những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác.
Chăn nuôi cũng phát triển như nuôi vịt, bò, trâu. Vịt được nuôi từng đàn lớn nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Kiên Giang là tỉnh săn bắt thủy sản nhiều nhất, 80,000 tấn/ năm. Nghề nuôi tôm xuầt cảng cũng phát triển mạnh.
4.5.3. Thiệt hại của tác động kép
Tác động kép là tác động của khô hạn và nhiễm mặn.
Những con đập ở thượng nguồn làm giảm sụt mực nước sông ở hạ nguồn, khiến cho việc dẫn thủy nhập điền không đạt được kết quả mong muốn. Kết quả cây lúa chết vì thiếu nước do khô hạn mà ra.
Đồng thời, khi mực nước sông cạn kiệt, thì nước biển tràn sâu vào nội địa, làm cho nhiễm mặn. Nước mặn cũng giết cây cối thực vật của vùng nước ngọt.
Đàng nào thì cây lúa cũng èo uột và chết. Thất mùa. Thiệt hại nặng về kinh tế.
Người dân ở vùng ven biển Nam bộ mỗi năm chịu 2 mùa nước. Mùa nước ngọt và mùa nước lợ hoặc nước mặn. Đồng bào tỉnh Bến Tre ở các quận Thạnh Phú, Hàm Luông, Ba Tri, Bình Đại phải hứng lấy nước mưa để dành uống trong mùa nước mặn.
III. KẾT LUẬN
Trung cộng có cơ hội nắm lây sự điều khiển nguồn nước của con sông Mekong, xem nó như một thứ vũ khí lợi hại để đe doạ và khống chế đảng CSVN, vì VN chịu sự tác hại nhiều nhất khi dòng sông cạn kiệt hay lũ lụt.
Cũng như hồi tháng 10 năm 2000, đó là vào mùa mưa, nước sông dâng cao, nước ở đập Mạn Loan lên gần đầy, vì sợ hồ chứa nước có thể vở, TC đã xả tháo nước ra và kết quả là một trận lũ lụt bất ngờ phủ xuống vùng ĐBSCL, làm tan nát hết cả hoa màu.
Các đập nước của TC còn là những trái bom treo lơ lửng trên đầu người dân ở hạ nguồn Mekong, bởi vì, một trận động đất như trận ở Đường Sơn trước kia, sẽ làm vở tan những cái hồ khổng lồ ở các đập thủy điện, dư sức nhận chìm Đồng Bằng Sông Cửu Long dưới bể nước.
Sự thật hiển nhiên như thế mà Trung Cộng vẫn một mực chối cãi và không nhận trách nhiệm.
Thái độ ngoan cố của kẻ mạnh xem thường sự sống chết của người khác đã đe dọa hàng triệu người VN ở ĐBSCL thế mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ca ngợi và đề cao tình hữu nghị môi hở răng lạnh đó.
Với vũ khí "nước" trong tay, Trung Cộng cũng có thể chơi trò ma giáo như đã giở ra trong những vụ dầu loang trước kia, đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế ở các vùng ven biển VN.
Ma giáo là có thể bỏ chất hoá học vào nguồn nước, không gây chết người, mà chỉ làm cho thực vật, cây lúa và các loài thủy sản còi cọc, èo uột hết lớn nổi.
Một mặt thi hành thủ đoạn nham hiểm, mặt kia, bề ngoài thì miệng phơn phớt nói cười, mà trong thì nham hiểm giết người không dao. Sông liền sông, núi liền núi, tình hữu nghị trên 16 chữ vàng bất diệt:
Láng giềng khốn nạn
Cướp đất toàn diện
Lấn biển lâu dài
Thôn tính tương lai
Đó là những tập đoàn chuyên sống giả dối, lừa lọc nhau.
Thật là chán ngán cho cái tình đồng chí Xã Hội Chủ Nghĩa đó quá!
Trúc Giang
Saturday, October 13, 2012
TIN TỨC XA GẦN
Việt Nam : Bế mạc Hội nghị Trung ương 6, không kỷ luật ai
Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn chủ tịch Đại hội đảng 11 ngày 12/01/2011
Ảnh: REUTERS/Kham
Sau 15 ngày họp kín tại Hà Nội, ngày 15/10/2012, Hội nghị
toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 đảng Cộng sản Việt Nam đã bế
mạc với bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Toàn văn bài phát biểu được báo chí Việt Nam đăng tải.
Điều được giới quan sát trong và ngoài nước quan tâm theo dõi là liệu
tại Hội nghị Trung ương này, có ai bị kỷ luật về tội tham nhũng, lợi
dụng chức quyền để cho người thân lũng đoạn kinh tế, tài chính… hay
không ? Theo các nguồn tin khác nhau, chưa được kiểm chứng, thì nhân vật
trung tâm bị kiểm điểm lần này là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng,
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị cũng
như « một đồng chí trong Bộ Chính trị ».
Từ ngữ « một đồng chí trong Bộ Chính trị » ở đây dường như là chỉ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi trình bày quá trình kiểm điểm, phê và tự phê trong Bộ Chính
Trị, đối với từng ủy viên Bộ Chính trị, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt
Nam cho biết là bộ Chính trị đã quyết định đưa vấn đề này ra xin ý kiến
Ban Chấp hành Trung ương về hình thức kỷ luật.
Thế nhưng, vẫn theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, xin trích : « Về việc
đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ,
cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định
không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí
trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc
phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc,
chống phá ».
Đối với giới quan sát, câu hỏi lớn nhất hiện nay là sau Hội nghị
Trung ương 6, liệu quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị giảm
bớt đi hay không ? Hay tình hình vẫn như cũ, vẫn chỉ là những kiểm
điểm, nhận khuyết điểm và hứa khắc phục.
Canh bạc của Đảng Cộng sản
Trần Minh Khôi
viết từ Pennsylvania, Hoa Kỳ
Cập nhật: 15:06 GMT - chủ nhật, 14 tháng 10, 2012
Chủ đề liên quan
Vì nhiều lý do, cũng dễ hiểu, người ta tin rằng nếu ông Dũng ra đi thì Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết được các vấn đề khủng hoảng hiện nay, trong đó khủng hoảng lớn nhất vẫn là khủng hoảng tính chính đáng của lãnh đạo.
Việc ông Dũng rời khỏi ghế thủ tướng lúc này có thể đem đến một cảm giác thở phào cho nhiều người nhưng niềm tin cho rằng có ai đó đến thế chỗ ông có khả năng giải quyết khủng hoảng là một niềm tin không có cơ sở.
Khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam là khủng hoảng định chế chứ không phải khủng hoảng nhân sự.
Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản hiểu điều này và nếu họ khôn ngoan thì họ sẽ để ông Dũng ngồi yên đó.
Khủng hoảng định chế
Ông Dũng ra đi giúp được gì cho Đảng, ngoài việc làm giảm đi áp lực của bức xúc xã hội trong một thời gian ngắn? Không giúp được điều gì chắc chắn cả.Đó là chưa nói đến những rủi ro khác, mà rủi ro lớn nhất là Đảng sẽ mất luôn khả năng kiểm soát các lực lượng âm binh của ông Dũng trong an ninh và kinh tế mà từ trước đến nay Đảng vẫn không kiểm soát được. Đám âm binh này do ông Dũng tạo nên, ông sống với chúng và hiện nay nếu trong Bộ Chính trị có ai có khả năng điều khiển chúng thì người đó chính là ông Dũng.
"Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể xung đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi ro cho quyền lãnh đạo của Đảng."
Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể xung
đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi
ro cho quyền lãnh đạo của Đảng.
Một khi quyền lãnh đạo đó bị đe dọa, bởi bất cứ
thế lực nào, thì một sợi dây vô hình sẽ buộc chặt họ lại với nhau. Lúc
này không có lý do gì để tin rằng cái gọi là “trận chiến Ba-Tư”, nếu
thật sự có thật một trận chiến như thế, sẽ đưa đến kết quả làm phân hóa
Đảng.
Tóm lại: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đi đâu cả. Và đó là điều tốt.
Sự xuất hiện trở lại của Ban Kinh tế Trung ương
và việc Ban Chỉ đạo Chống Tham nhũng nay thuộc về Đảng là những tín hiệu
xấu cho tiến trình pháp quyền hóa ở Việt Nam.
Phải mất gần hai thập niên, và phải cần đến
những vị tổng bí thư yếu bóng vía như Nông Đức Mạnh, để Việt Nam có thể
chuyển trung tâm quyền lực từ Đảng sang phía hành pháp của chính phủ.
Đây là một bước tiến lớn trong tiến trình pháp quyền hóa, dù chưa phải
là dân chủ hóa, đời sống chính trị quốc gia.
Vấn đề khủng hoảng hiện nay không phải là vì do
một cá nhân nào mà là sự khủng hoảng có tính hệ thống. Khủng hoảng là do
quyền lực tập trung quá lớn vào chính phủ trong sự thiếu vắng một cơ
chế kiểm soát hữu hiệu.
Ở các nước dân chủ, quyền kiểm soát này nằm
trong tay Quốc hội. Ở Việt Nam, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản nghĩ
rằng qua cơ chế “cung vua – phủ chúa”, và từ các cơ chế của Đảng, họ có
thể kiểm soát được hoạt động của chính phủ.
Họ đã sai lầm.Ngay cả khi chính phủ là do đảng cầm quyền dựng nên trong một nhà nước độc đảng thì nó luôn vận hành theo một logic chức năng và quyền hạn mà đảng cầm quyền không thể kiểm soát được. Chỉ có một hệ thống pháp lý hoàn thiện mới có khả năng kiểm soát quyền lực của chính phủ.
Đưa chức năng kiểm soát này về lại với Đảng là một bước đi thụt lùi, phản động.
'Quyền lực không bị kiểm soát'
Có thể trong một thời gian ngắn, bằng một số biện pháp hành chánh nào đó, như “phê và tự phê” chẳng hạn, Đảng có thể kìm hãm sự vô độ của chính phủ nhưng về lâu về dài Đảng sẽ không giải quyết được những khủng hoảng tiếp theo: khủng hoảng pháp lý.Nên nhớ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn hoạt động ngoài vòng pháp luật. Cho đến giờ phút này vẫn không tồn tại một đạo luật nào quy định vai trò và trách nhiệm của Đảng đối với chính phủ.
Đáng lẽ ra, thay vì hoảng hốt đưa các ban bệ với chức năng kiểm soát chính phủ đó về lại trong các cơ cấu của Đảng, Đảng nên mạnh dạn chuyển chúng sang cho Quốc hội.
Tại sao phải nặn ra những thứ ban bệ trong khung quyền lực của Đảng khi mà đã tồn tại những ủy ban tương tự như thế ở Quốc hội? Tại sao không để Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của chính phủ? Tại sao phải không giao cho Ủy ban Pháp lý của Quốc hội trách nhiệm chống tham nhũng?
Đảng phải bước ra khỏi sự sợ hãi mất quyền lực truyền thống để tiếp tục cố gắng xây dựng một hệ thống pháp quyền ở Việt Nam. Việt Nam đang đi trên con đường chuyển từ đảng quyền sang pháp quyền. Quay trở lại lúc này, dù trong giai đoạn khủng hoảng, chứng tỏ những người lãnh đạo Đảng thiếu bản lĩnh.
Trở lại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế.
Cần chuyển hóa định chế chứ không phải chuyển
đổi nhân sự. Định chế phải được chuyển hóa theo hướng pháp quyền hóa chứ
không phải quay trở lại với đảng quyền hóa đời sống chính trị quốc gia.
Những người lãnh đạo Đảng lúc này phải có đủ bản lĩnh và quyết đoán để:
"Ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế. "
Chặt hết những vây cánh do sự lạm dụng quyền lực
tạo nên xung quanh ông Dũng. Trả lại cho Quốc hội quyền kiểm soát quyền
lực chính phủ, nhanh chóng thông qua những đạo luật có tính hồi tố để
chống tham nhũng. Luật hóa sự tồn tại và quyền lực của Đảng để tránh
khủng hoảng pháp lý trong tương lai.
Như đã nói, đảng cầm quyền, ngay cả trong cơ chế
độc đảng, không bao giờ có khả năng kiểm soát quyền lực chính phủ của
chính nó đẻ ra. Những khủng hoảng hiện nay là sự tiếp tục của chuỗi
khủng hoảng mang tính hệ thống đối với những nhà nước độc tài.
Nếu không xây dựng được một hệ thống pháp quyền,
với sự chia sẻ và giám sát quyền lực hữu hiệu, Đảng và nhà nước sẽ đi
từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác cho đến khi sụp đổ.
Canh bạc của Đảng hiện nay không phải là chuyện
ai thắng ai trong “trận chiến Ba-Tư”, hay trong bất cứ xung đột quyền
lực và quyền lợi của cá nhân lãnh đạo nào. Canh bạc của Đảng chính là là
sự lựa chọn bản lĩnh và thông minh để tiếp tục tồn tại và cầm quyền.
Thời gian của sự lựa chọn này không nhiều.
Bài viết được đăng với sự đồng
ý của tác giả, một kỹ sư hiện sống tại Pennsylvania, Hoa Kỳ;
và thể hiện quan điểm và văn phong của riêng ông. Quý vị có ý
kiến trao đổi, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk
Dự thảo Luật Đất Đai gây thất vọng lớn
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-10-12
Dự thảo luật đất đai sau 1 tháng công khai lấy ý kiến đã gây thất vọng lớn cho giới chuyên gia, luật gia, nhân sĩ trí thức. Sự bất đồng ý kiến đã lên đến đỉnh điểm khi chuyên gia đề nghị lập ban soạn thảo khác.
AFP photo
Kiến nghị lập ban soạn thảo mới
Báo chí Việt Nam đã có “bữa tiệc” thông tin phản biện với các tựa bài đầy hấp dẫn. Thời báo Kinh tế Việt Nam đưa tin “Sửa Luật Đất đai: Cần đổi mới từ…ban soạn thảo?”, trong khi VnExpress đặt tựa ‘Dự thảo Luật Đất đai chưa đi trúng yêu cầu thực tế’Có thể nói những ý kiện phản biện mạnh mẽ nhất, đã được báo chí ghi nhận trong hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tổ chức ngày 9/10 tại Hà Nội.
VnEconomy bản tin trên mạng ngày 9/10 ghi nhận, cuộc hội thảo thể hiện ý kiến chung là dự án Luật Đất đai sửa đổi còn thiếu khách quan, thiếu minh bạch, dành quá nhiều quyền cho cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều diễn giả góp ý là nên đổi mới dự án luật này ngay từ khâu soạn thảo của các công chức Bộ Tài nguyên Môi trường.
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhân vật có ý kiến gay gắt nhất tại Hội nghị ngày 9/10 nhận định: “dự thảo Luật không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 là phải sửa đổi Luật Đất Đai 2003 một cách toàn diện”.
TS Liêm cũng đề nghị Quốc Hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự tháo mới kịp thời đưa ra góp ý rộng rãi. Trả lời Nam Nguyên vào tối 11/10 từ Hà Nội TS Phạm Sĩ Liêm phát biểu:
“Tôi tin là Quốc hội sẽ lắng nghe vì hiện nay Quốc hội đã có nhiều ý kiến nổi lên. Hôm phát biểu chúng tôi có xin lỗi vì tôi nói hơi gay gắt, bởi vì tôi nhịn vấn đề này 10 năm nay rồi. Vừa rồi tôi phát biểu mạnh mẽ và các báo đăng, thật ra trong những hội thảo hay viết báo viết sách tôi đã nói những chuyện này nhưng chả ai quan tâm. Có lần hội thảo trực tiếp với những ngưới tham gia soạn thảo dự luật này, tôi có nói một vài kiến nhưng chẳng ai hỏi lại là chúng tôi muốn cái gì. Thế cho nên kỳ này không còn thể nể nang được phải nói tận cùng như vậy, tôi nghĩ được mọi người đón nhận.”
Tại cuộc họp có mặt đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nói thẳng rằng rất là thiếu niềm tin vào Bộ Tài nguyên Môi trường.Có mặt tại cuộc Hội thảo ngày 9/10 ở Hà Nội, Luật sư Trần Vũ Hải bày tỏ với Đài ACTD về sự thất vọng đối với bản dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Theo ông, hàng chục ngàn vụ tranh tụng khiếu kiện thời gian qua bắt nguồn từ những bất cập của Luật Đất Đai 2003 hiện hành, nhưng dự luật sửa đổi chưa thấy sự đột phá nào. LS Trần Vũ Hải nói:
LS Trần Vũ Hải
“Tại cuộc họp có mặt đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nói thẳng rằng rất là thiếu niềm tin vào Bộ Tài nguyên Môi trường. Trong khi soạn thảo một dự luật đất đai mới mà bản thân họ không có hiểu biết nhiều về Luật Đất đai hoặc là họ không dám nhận trách nhiệm về những vấn đề liên quan.”
Trưng mua hay thu hồi
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Phạm Sĩ Liêm nhận định về những thiếu sót rất lớn trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trước hết về mấu chốt đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, TS Phạm Sĩ Liêm phát biểu:“Về quyền sở hữu, tôi vẫn tán thành là sở hữu công hay sở hữu chung, còn tên gọi thế nào tôi không quan tâm, gọi là sở hữu nhà nước sở hữu toàn dân chỉ là cách gọi thôi. Nhưng điều quan trọng hơn cả tên gọi của chế độ ấy là quyền sử dụng được luật pháp bảo vệ như thế nào, hiện nay vẫn là điều chưa được nói rõ. Do đó việc tùy tiện xâm phạm vào quyền sử hữu ấy đã diễn ra tương đối phổ biến, vì vậy chúng tôi đề xuất Quốc hội Việt Nam nên sớm ban hành Luật Tài sản. Trong đó tài sản bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất và khi đã có quyền tài sản rồi thì có cả quyền chiếm hữu hưởng lợi định đoạt đối với tài sản đó như là thông lệ quốc tế ở các nước. Như vậy quyền sở hữu tài sản được bảo vệ, cần đưa ra luật riêng về vấn đề này.”Điểm thứ hai TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh với chúng tôi là Dự Luật sửa đổi không phù hợp với giai đoạn đô thị hóa công nghiệp hóa ở Việt Nam mà cứ lấy nông nghiệp làm trung tâm. Cho nên không quan tâm gì đến các loại đất xây dựng hay đô thị mà chỉ nói chung chung. Dù vậy theo TS Liêm, ban soạn thảo trong khi nói chung chung như vậy thì đối với đất nông nghiệp lại không có qui định một cách cụ thể để bảo vệ đất canh tác và đất rừng.
Điểm thứ ba đặc biệt quan trọng liên quan tới việc thu hồi đất, TS Phạm Sĩ Liêm phản biện:
Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân.“Chế độ thu hồi đất theo ý chúng tôi là không đúng từ quan điểm cho đến cơ chế rồi các thủ tục triển khai. Không đúng về quan điểm chúng tôi cho rằng, những người có đất bị thu hồi đem vào sử dụng chung thì phải xem họ là những người có đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, cho nên ngoài phần thu hồi bị thiệt hại, thì họ cũng tương tự như những người có tiền bị thu hồi vốn, họ còn phải được hưởng lợi từ kết quả phát triển. Dù kết quả phát triển từ một con đường hay từ một dự án phát triển đô thị.
TS Phạm Sĩ Liêm
Vì vậy chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng, còn công bằng thế nào thì sẽ giải thích trong dịp khác.”
Về vấn đề thủ tục, TS Phạm Sĩ Liêm đề nghị, hoặc áp dụng thủ tục hai giai đoạn như luật của Pháp, đó là từ giai đoạn thủ tục hành chính sau đó sang giai đoạn thủ tục tư pháp. Hay như Canada nếu cuối cùng bất đồng về vấn đề giá thì hai bên có quyền đưa đến tòa án đất đai.
Mơ hồ quyền sở hữu
VnExpress ngày 10/10 trích ý kiến GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên Môi trường, nhận định rằng Dự thảo Luật Đất đai lần này chưa
giải quyết “trúng” những khó khăn thực tế. Ông Võ nhấn mạnh là nếu đi
theo hướng của dự thảo được công bố, thì chắc chắn nó sẽ vẫn làm tồn tại
tham nhũng, khiếu kiện. Đây chính là 2 yếu tố nóng nhất trong việc thực
hiện Luật Đất đai hiện nay. GS Võ nói rằng, hiện nay các địa phương khi
thu hồi đất đã tận dụng cơ chế thu hồi đất rồi giao trực tiếp cho nhà
đầu tư. Trong khi, theo ông cơ chế tốt nhất là tự thỏa thuận vì nó tạo
được đồng thuận xã hội, không làm cho người dân khiếu kiện và không có
sự can thiệp của Nhà nước để tạo ra nguy cơ tham nhũng.
Nhận định về ý kiến vừa nêu của GS Đặng Hùng Võ, TS Phạm Sỹ Liêm nói
rằng ông tán thành. Về vấn đề thu hồi đất, ông đề xuất kết hợp kết hợp
với chế độ dự trữ đất. Theo chế độ dự trữ đất thì Nhà nước làm việc với
nông dân chứ không phải là doanh nghiệp làm việc với các nông dân. Sau
khi có thu hồi dự trữ rộng lớn nhà nước sẽ cung ứng cho bất kỳ ai có nhu
cầu. TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh:
“Khi nhà nước làm việc trực tiếp với nông dân thì nhà nước không thể
không minh bạch. Chứ còn để doanh nghiệp làm việc trực tiếp với nông
dân, thì các chính quyền đứng ở đàng sau nếu có đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp thì họ mới có điều kiện để tham nhũng.”
Dù cho là 20 năm hoặc 50 thì người chủ vẫn không phải là mình. Tôi xuất tiền ra mua đất nhưng mình không thực sự làm chủ… cái này rất khó.
Một nông dân ĐBSCL
Có lẽ Dự luật đất đai sửa đổi được công bố lấy ý kiến đã chỉ có sự thay
đổi quan trọng được ghi nhận liên quan đến đất nông nghiệp, là nâng thời
hạn sử dụng đất từ 20 năm lên 50 năm. Hạn điền vùng đồng bằng đối với
cây trồng một năm vẫn là 3 héc ta mỗi hộ gia đình, cá nhân, tuy vậy hạn
mức chuyển nhượng được nâng lên tối đa 30 héc ta. Nhưng điều quan trọng
đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu cho nên người
dân có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào và dự luật mới chưa có đột phá gì
về cơ chế thu hồi và đền bù một cách minh bạch. Một nông dân trồng lúa
vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy phấn khởi về việc thời hạn sử dụng đất
được tăng từ 20 năm lên 50 năm, nhưng vẫn e dè về việc tích tụ ruộng đất
vì sự mơ hồ về quyền sở hữu. Ông nói:
“Dù cho là 20 năm hoặc 50 thì người chủ vẫn không phải là mình. Cũng
không dám mở rộng ruộng đất nhiều. 50 năm hết đời mình còn đời con đời
cháu, tôi xuất tiền ra mua đất nhưng mình không thực sự làm chủ… cái này
rất khó.”
Theo chương trình, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được chính phủ chuyển
qua Quốc hội trong kỳ họp thứ 4 năm 2012 và Quốc hội sẽ biểu quyết
thông qua vào cuối năm 2013. Các ý kiến phản biện đã được nhân sĩ,
chuyên gia, trí thức trình bày rất nhiều, điều còn lại là các nhà soạn
thảo dự luật lắng nghe như thế nào và trên hết những phản biện đó có phù
hợp với quan điểm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng hay không thì lại là
một chuyện khác.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/review-of-domestic-press-online-nn-10122012124743.html
Hiện trạng nhân quyền Việt Nam
- Phải làm gì?
Việt-Long - RFA
2012-10-13
Mặc cho bao nhiêu lời kêu gọi, bao nhiêu áp lực từ quốc tế, Việt Nam vẫn liên tục đàn áp mọi quyền tự do của người dân trong nước. Quốc tế phải giải quyết vấn đề này ra sao? Đài RFA đặt câu hỏi này với Phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch, ông Phil Robertson, trong cuộc phỏng vấn sau đây.
RFA photo
Việt-Long: Ông nhận thấy tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam nay ra sao sau khá nhiều những thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi của
cộng đồng quốc tế về việc cải tiến nhân quyền tại nơi đó?
Phil Robertson: Thật không may chúng tôi phải nói chính
quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy
thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy toà án Việt Nam
càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính
quyền chiếm đất đai nhà
cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp
quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi
giới. Chính quyền Việt Nam đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong việc sách nhiễu
những người hoạt động và bất đồng chính kiến, không phải chỉ riêng những
cá nhân đó mà còn cả gia đình họ cùng những người liên hệ, như gây sức ép với thân nhân, với chủ nhà chủ đất,
cả chủ công ty nơi họ làm việc, để tăng cường tối đa áp lực làm im
tiếng những người dám nói những lời chống đối chính phủ. Bản án mới nhất
bỏ tù ba nhà báo tự do Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải với
những bản án mà nặng nhất là 12 năm, chỉ vì phổ biến ý kiến cá nhân trên
internet. Đó là những hành vi đáng lẽ không thể bị đem truy tố, đừng
nói phải bị án nặng nề như vậy.
Việt-Long: Ông nghĩ vì sao nhà cầm quyền Việt Nam tai ngơ mắt lấp trước mọi lời kêu gọi và lên án của cộng đồng quốc tế?
Phil Robertson: Trước hết vì chính quyền Hà Nội lo cho an
ninh của chính họ, thứ nhì là không muốn chuyện tham nhũng của những
người cao cấp nhất bị đem ra ánh sáng và bị coi là làm nguy hại cho nền
kinh tế. Những chuyện xấu lại liên quan đến khả năng quản trị điều hành
kém của những người ở cấp cao, liên quan đến những người lạm dụng quyền
lực để lấy đất hay kinh doanh theo đường lối xâm phạm quyền sử dụng hay cư trú trên mảnh đất cố hữu của người dân, rồi những nạn nhân đó đã bị quyền lực cấp cao buộc họ im tiếng.
Việt-Long: Chính phủ Hoa Kỳ cũng như các tổ chức nhân
quyền luôn luôn kêu gọi Việt Nam cải tiến về nhân quyền, Tổng thống
Barrack Obama còn nêu đích danh blogger Điếu Cày để yêu cầu Việt Nam
phóng thích, nhưng mọi việc đều như nói với người điếc. Cộng đồng quốc
tế có thể làm gì cho nhân quyền ở Việt Nam?
Phil Robertson: Chính phủ Hoa Kỳ có nói công khai đến vấn
đề đó nhưng như vậy chưa đủ, mà còn phải tiến xa hơn. Vấn đề nhân quyền
phải được đề cập đến trong cuộc thương thảo về
hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP chẳng hạn. Đó là hiệp
ước thương mại quan trọng giữa Hoa Kỳ với 11 nước kể cả Việt Nam. Hà
Nội phải hiểu rằng họ cần được tham dự một
“câu lạc bộ” như vậy để làm kinh tế với Hoa Kỳ cũng như nhiều nước
khác trong cộng đồng quốc tế. Mới trước đây Việt Nam đã viện cớ Miến
Điện, nói là Việt Nam còn hơn Miến Điện về nhân quyền nhưng tại sao quốc
tế cứ để ý đến Việt Nam hơn. Nay thì Miến Điện đã thay đổi theo chiều
hướng tốt cho nhân quyền tuy rằng đường còn xa để tới đích, Việt Nam
không còn đem Miến Điện ra làm lý cớ để không bị chú ý về nhân quyền, và
nay Việt Nam trở thành nước xâm phạm nhân quyền nặng nề nhất trong toàn
khối ASEAN. Cho nên quốc tế phải làm sao cho Chính phủ Việt Nam phải
nhận ra rằng họ không thể có quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao tốt
đẹp với thế giới nếu họ không cải thiện được nhân quyền trong nước.
Việt-Long: Ông nghĩ sao về việc Việt Nam xin vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Phil Robertson: Chuyện đó cũng còn lâu, đến 2014 mới có
cuộc đầu phiếu cho chiếc ghế ở Hội đổng Nhân quyền này. Tuy nhiên căn cứ
vào những tì vết về nhân quyền của Việt Nam thì Việt Nam chưa xứng đáng
được ngồi vào chỗ đó. Việt Nam vẫn còn liên tục vi phạm các quyền căn
bản như quyền tự do ngôn luận, mà chỉ riêng một vi phạm đó cũng đã đi
ngược lại Công ước về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam phê
chuẩn và tham gia. Khi bộ trưởng ngoại giao Việt Nam nói bản án của Điếu
Cày và các blogger là phù hợp với luật pháp Việt Nam thì như vậy vấn đề là luật pháp Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế. Thế nên vấn đề đó phải được chính phủ Việt Nam giải quyết trước khi họ có thể tham dự Hội Dồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Việt-Long: Tuy nhiên chúng tôi được biết dường như bộ
ngoại giao Hoa Kỳ có thể ủng hộ cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền,
theo quan niệm rằng Việt Nam được “gần đèn thì sáng”?
Phil Robertson: Nếu bộ ngoại giao nói như vậy thì quả là khá ngây thơ!
Tôi thì tôi nhìn vào hành động của Việt Nam trong đôi ba năm qua và
thấy rõ họ có một vai trò tiêu cực về nhân quyền. Họ đưa những nhóm NGO
do Việt Nam tố chức tới hội nghị của Tổ chức xã hội dân sự ASEAN hầu
cản trở tiến trình hội nghị. Họ đòi chính phủ Thái Lan cấm cản những
cuộc họp báo tại Băng Kốc của những tồ chức nhân quyền quốc tế tố giác
những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Việt Nam đã theo dõi sát tổ chức
của người Khmer Krom và loại được họ ra khỏi vị trí quan sát trong Hội
đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc UNESOC nhóm họp tại New York. Vì thế
Việt Nam chỉ là một thành phần phá phách tiêu cực trong những hoạt động
nhân quyền quốc tế, cho nên vào được Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc
thì Việt Nam sẽ hành xử giống như Cuba, đã gây những
ảnh hưởng rất tiêu cực cho Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chỉ phá
ngang tiến trình hội nghị, ủng hộ những hành vi xâm phạm nhân quyền của
các nước xấu, và nỗ lực ngăn cản Liên Hiệp Quốc điều tra về nhân quyền.
Việt-Long: Xin cám ơn ông Phil Robertson đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có một kết quả thực sự
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-10-12
Khác với những Hội nghị Trung ương những lần trước, Hội nghị Trung ương 6 lần này được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người vì những dấu hiệu có tính chất đấu đá nội bộ hiện ra khá rõ.
AFP photo
Reuters vào cuộc
Một bài viết của tác giả Stuart Grudgings thuộc hãng tin Reuters xuất hiện vào ngày 9 tháng 10 làm cho những nguồn tin về chuyện đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt Nam rõ
hơn dưới cái nhìn của một ký giả ngoại quốc. Tác giả bắt đầu từ chuyện
nổi lên của trang mạng Quan Làm Báo sau khi bầu Kiên bị bắt và những tố
giác của nó đã thúc đẩy câu chuyện khó xảy ra trong nội tình đảng cộng
sản Việt Nam trở nên sáng tỏ.
Câu chuyện đấu đá giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang liên minh lại để phê phán các hành vi của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 không còn là chuyện rỉ tai,
đồn đoán khi báo chí ngoại quốc vào cuộc. Sự tình ngày một trầm trọng
hơn khi trang mạng nổi tiếng Quan Làm Báo bị hacker thay đổi đường dẫn
tới một trang khác đưa những hình ảnh riêng tư của gia đình bà cựu đại
biểu Quốc Hội Đặng Thị Hoàng Yến người được cho là thân cận với chủ tịch
nước Trương Tấn Sang với những lời nhắn rất vô học gây phẫn nộ dư luận.
Mặc dù tất cả 700 tờ báo trong nước hoàn toàn không có một mẩu tin dù
rất nhỏ về những gì đang xảy ra nhưng bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng được
hàng trăm trang blog cá nhân theo dõi rất kỹ. Những thông tin từ các trang blog tuy rời rạc nhưng lại là một chuỗi xuyên suốt về tất cả những nguyên nhân, dữ kiện khiến cuộc chiến âm ỉ này trở thành chiến trường ngay trong bàn Hội nghị Trung ương 6.
Càng gần ngày bế mạc tin đồn càng nhiều. Viễn ảnh về sự ra đi của Thủ
tướng không còn mờ nhạt như khi Hội nghị mới khai mac. Dù vậy vẫn có rất
nhiều người không tin rằng đảng cộng sản Việt Nam lại chấp nhận cắt bỏ một phần thân thể của mình mặc dù cuộc chiến tranh giành quyền lực đã đến hồi phải kết thúc.
Đấu đá nội bộ
Ông Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đà Lạt từ năm 1989 tới 1994 đưa ra nhận xét:
Theo tôi thì những chuyện trong nội bộ mâu thuẫn với nhau thì tôi
nghĩ là có. Căn cứ vào nhiều dấu hiệu bên ngoài thì thấy như vậy, nhưng
vì những vấn đề đó không được giải quyết công khai mà xảy ra trong Hội
nghị kín của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị cho nên rất khó
biết được độ chính xác của nó.
Nhiều anh em đảng viên có những người đặt tin tưởng rằng sẽ có một
kết quả nào đó tốt hơn nhưng riêng bản thân tôi và một số anh em khác
qua kinh nghiệm sống lâu dưới chế độ này thì tôi không tin lắm vào kết
quả cuối cùng. Bởi vì những vấn đề quốc gia đại sự đáng lẽ phải được
diễn ra công khai trong diễn đàn quốc hội, hoặc trên báo chí cho mọi
người được biết, chứ còn kết quả diễn ra trong nội bộ thường thì theo
kinh nghiệm chúng tôi thấy nó cũng có thỏa hiệp bên trong và kết quả
cuối cùng mà mình biết bên ngoài cũng sẽ không chính xác.
Đảng cộng sản thường hay che dấu mâu thuẫn nội bộ của mình vì vậy cho
nên rất nhiều sự thực mà nhiều năm sau, có khi hàng chục năm sau chúng
ta mới biết. Chẳng hạn như Hội nghị Thành Đô giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1990 chẳng hạn, sau khi nó diễn ra thì
hàng chục năm sau do những tài liệu, những tiết lộ nội bộ của những
người trong đảng thì mới biết được phần nào. Cho nên tôi nghĩ chuyện này
có thể kết quả bên trong là một phần nhưng mà công khai ra ngoài thì nó
lại khác đi vì vậy cũng khó biết lắm.
Thật ra chúng ta cũng đã biết là hội nghị uýnh nhau giữa hai phe
trong đảng. Mặc dù ngôn ngữ chính thống thì các vị ấy vẫn muốn duy trì
ngôn ngữ nội bộ nhưng thật ra bên trong ai cũng biết có sự đấu tranh rất
nặng nề giữa hai phe, tuy nhiên đối với tôi thì nó không có gì mới cả.
Khi viết bài “Chia tay ý thức hệ” tôi đã phân tích: kinh tế thị
trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa thì tự nó đã phải đánh nhau. Nó
sinh ra hai phía, một phía làm kinh tế thị trường thì đương nhiên được
lợi nhuận rất nhiều. Nhiều tiền, nhiều đô la. Còn phía giữ kiên định xã
hội chủ nghĩa, làm chính trị thì đương nhiên không có lợi lộc gì bao
nhiêu. Một anh phải gác cổng để anh kia vơ tiền thì tất nhiên hai cái
nửa này phải đánh nhau thôi.
Trước đây nếu có mâu thuẫn nội bộ thì họ giữ kín lắm, nhưng bây giờ không giữ đựơc nữa phải khui ra thì đấy là một bước đi xuống rất rõ.
Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu
Phe ông Trọng, ông Sang là phe giữ cái định hướng. Phe làm kinh tế
thị trường là phe ông Dũng. Quả thật sau gần hai mươi năm đúng như ý của
tôi đã viết thì không có gì ngạc nhiên cả.
Thực ra dân bây giờ người ta cũng không hy vọng gì nhiều vào cái hội
nghị này đâu bởi vì dù là có mâu thuẫn với nhau đến mức nào chăng nữa
thì cả hai phe cũng giống nhau rất căn bản. Thứ nhất là phải giữ được
đảng. Giữ được độc quyền rồi thì phía nào cũng có thể tồn tại và làm ăn được. Thứ hai, đã thế thì phải chống dân chủ, tức là không để cho nhân dân có quyền phê
phán. Thứ ba là anh nào muốn giữ thế thượng phong thì đều phải dựa vào
Tàu, tức là cũng phải thân Tàu. Mức độ có thể khác nhau nhưng bản chất
thì rất giống nhau.
Về căn bản đã giống nhau thì họ phải thỏa hiệp. Phải nói rằng so với trước thì đây là một hiện tượng
chưa từng có. Trước đây nếu có mâu thuẫn nội bộ thì họ giữ kín lắm,
nhưng bây giờ không giữ đựơc nữa phải khui ra thì đấy là một bước đi
xuống rất rõ. Thế nhưng người dân dù không biết gì cả nhưng vẫn đoán ra
đựơc là các ông ấy phải thỏa hiệp với nhau.
Sẽ không giải quyết được gì
Nguyên nhân mà TS Hà Sĩ Phu đưa ra có thể sáng tỏ hơn bởi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại
Trung Quốc. Ông là người cảnh báo hội nghị 6 phải rút kinh nghiệm bài
học Thành Đô và đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ông không ngại gì khi
tố cáo:
Toàn dân người ta đã biết ông Thủ tướng không có năng lực quản lý xã
hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút
như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác các tập
đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh
tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ
của nhân dân, thiệt hại quá lớn.
Vì vậy nếu ông ấy cứ tiếp tục thì thiệt hại lớn lắm. Kinh tế sẽ còn sa
sút và các tập đoàn kinh tế sẽ còn thất thoát đến đâu nữa, như vậy thì
còn gì nguy hại hơn nữa?
Mặt khác ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước.
Tôi nghĩ là họ không giải quyết được gì. Họ sẽ không dứt điểm được bởi vì cái mà họ đặt quan trọng nhất là sự tồn tại của đảng và họ sẽ thỏa hiệp với nhau để đảng tiếp tục tồn tại.
Đại tá Phạm Đình Trọng
Nhà báo quân đội, Đại tá Phạm Đình Trọng, tác giả bài viết nổi tiếng "Ăn
mày dĩ vãng: thực chất cuộc vận động tư tưởng Hồ Chí Minh" cho biết
nhận xét của ông vê Hội nghị 6 lần này:
Tôi nghĩ là họ không giải quyết được gì. Họ sẽ không dứt điểm được
bởi vì cái mà họ đặt quan trọng nhất là sự tồn tại của đảng và họ sẽ
thỏa hiệp với nhau để đảng tiếp tục tồn tại. Luật pháp lớn nhất của Việt Nam là điều 4 hiến pháp, tức là sự tồn tại của đảng, thành ra khi họ làm gì thì họ phải bảo đảm sự tồn tại của đảng. Việt Nam không
có luật pháp cho dân. Nếu theo luật thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải được
đưa ra quốc hội và quốc hội phải xử lý chứ không phải xử lý trong đảng.
Cuộc họp vẫn đang diễn ra tại Hà Nội và dự kiến sẽ có kết quả cụ thể
trong ngày bế mạc vào thứ Hai ngày 15 tháng 10 sắp tới. Thế nhưng khó kỳ
vọng vào cuộc họp tuy dưới danh nghĩa là phê bình kiểm điểm nhưng thực
chất là chia sẻ bớt quyền lực trong nội bộ đảng. Dư luận cho rằng nhân dân vẫn là người thiệt hại nhất vì dân chủ là thứ quyền lực ít ỏi mà họ đang có sẽ ngày càng càng teo tóp lại bởi thứ mà nhà nước rất cần là "Sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam" lại đối nghịch hoàn toàn với ước mơ dân chủ của người dân.
(1) Chúng tôi xin đính chính lại: Ông Hà Sĩ Phu không phải là đảng
viên cộng sản, mặc dù có lúc làm Phó giám đốc Phân viện Khoa học Việt Nam tại Đà Lạt. Xin cáo lỗi cùng ông Hà Sĩ Phu và độc giả.
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Đâu là DIỆN, đâu là ĐIỂM trên thế-giới ?
Trung-đông - Biên Hoa Đông –
Biển ĐÔNG ?
từ trong trứng nứoc mà lại ... dây dưa phát nóng???
Tất cả sự biến-động trên thế-giới luôn luôn là phức-tạp, đôi khi đi ra
ngoài dự-liệu của các chính-trị-gia ! Thông tin đa-chiều chỉ cho ta
nhìn dược ‘’mặt nổi’’, ‘’mặt chìm’’ thì khó ai thấy được!!!
Chiến-tranh từ cục-bộ, ủy-nhiệm cho đến toàn vùng, hoặc Đệ tam Thế
Chiến cũng không loại-trừ ! Nguyên-nhân : khát ...nguyên-nhiên-liệu,
nhất là dầu mỏ. Địa-chính chiến luợc là bảo-vệ tuyến-đường
thông-thuờng, thị-trường và nhất là an-ninh lãnh thổ quốc-gia! Thế-kỷ
trước, nước nào kiểm-soát được dầu mỏ, kiểm soát được đại-duơng là làm
chủ thế giới! Thế-kỷ này, dầu mỏ vẫn là quan-trọng, nước nào làm chủ
được không-gian (Cyber, Satelie, tia sáng Laser) là làm chủ thế-giới!
Câu hỏi trên, nhìn qua ba mặt trận, thật khó đoán, đâu là DIỆN đâu là
ĐIỂM?.
Chúng ta cùng phân-tích tình hình mỗi vùng!
Để mở đầu. Trong Đệ II TC, quốc-gia nào kiểm-soát đựợc dầu mỏ là
không-chế toàn thế-giới. Ngày nay, thế-giới bước vào toàn cầu hóa, thì
dầu mỏ đã đóng một vai-trò quan-trọng hơn nhiều, không những
khuynh-loát cả thế-giới mà còn làm cho chính-trị, kinh-tế,quân-sự,
xã-hội của một ''khối'' ... phải suy-sụp như Liên-sô chẳng hạn!
Điển-hình như TC vừa rút ra khỏi ...''mu rùa'' hung hăng đòi ''leo
lưng cọp'' ...’’bắt cọp’’ thì chỉ ‘’thí mạng’’ cho ''cọp vồ'', nếu
không ....tự-chế’’!!!!
Các nước công-nghiệp mà ...’’khát dầu’’, thì quân-sự,kinh-tế, kỹ-nghệ
sẽ trở thành ‘’đống sắt vụn’’, xã-hội sẽ trở thành ‘’đống cát rời’’
trở về thời-kỳ ...’’đồ đá’’!!!
1-/ ‘’XÒNG BÀI’’ TRUNG-ĐÔNG
Với quân-sự siêu-đẳng của Mỹ,tại sao Hoa-kỳ không tiêu-diệt Iran ngay
từ trong trứng nước mà lại ... dây dưa phát nóng???
‘’Xòng bài’’ Trung-đông, Iraq, Afghanistan, Bắc-phi. Tương quan
lực-lượng, Hoa-kỳ - Do-Thái – Liên-âu đối-trọng với Iran và các nước
Hồi giáo, Nga – Trung-cộng cũng đang ‘’ăn có’’ vào ‘’tụ bài’’ của Iran
và các nước Hồi giáo chống Mỹ và sẵn sàng ‘’chống lưng’’ bao sau... !
Chúng ta đều biết, Trung-đông là ... lò lửa chiến-tranh, vì là một
trong những nơi sản-xuất dầu mỏ lớn nhất thế-giới và từ đó xuất-cảng
đi khắp nơi. Vì lý do đó, các siêu-cường: Nga - Mỹ - Liên-âu và cả TC
đã đem ''hầu bao'' sẵn sàng ''sát-phạt'' nhau trên ''xòng bạc'' lớn
nhất tại đây!
Sau cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, nhiều người cho rằng Hoa-kỳ
không thành-công!!! Trên phương-diện chiến-thuật, điều này có thể
đúng. Nhưng về mặt chiến-lược, ai đám bảo là Hoa-kỳ đã ...thất
bại’’!!!??? (a)
Afghanistan không có dầu mỏ, nhưng lại là địa-lý chiến-lựoc....quan
trọng giữa Âu-châu - Á-châu, là giữa Nga và Nam-á (chưa bàn đền các
nước Trung-á) ! Hoa-kỳ kiểm-soát đựoc vùng này, là cắt đứt con đường
‘’tơ-lụa’’, là ngăn được nguồn kinh-tế và tiếp-vận dầu mỏ cho TC,
Pakistans muốn giúp cho Tàu cộng thì cũng đành bó tay!!! Bangladesh –
Miến-điện là hai ‘’hạt ngọc’’trong ‘’xâu chuỗi ngọc’’ của TC cũng đã
bị ....’’đứt đoạn’’! Chưa chắc ăn, Hoa-kỳ còn .. giăng ‘’thiên-la
địa-võng’’, từ Nam-hàn – Nhật-bản – Đài-loan –Philippines – Đảo Giam -
Úc – Tân-tây-lan – Singapore – Thailand (VN cũng đang nằm trong ...
‘’vòng xoáy’’ này) ! Chưa nói đến quần đảo Mariane, đảo Cooks và phía
tây nước Úc có đảo Kokos nằm trong Ấn-độ-dương.
Sau khi Hoa-kỳ triệt-hạ xong Iraq - Afghanistan vào đâu thế-kỷ truớc
và Washington cũng đã có kế-hoạch rút quân ra khỏi hai nước này, trể
nhất là vào năm 2013, ! Và NATO được ....''phân-nhiệm bình-định'', Kể
cả Bắc phi, sau khi HƯONG HOA LÀI đã ...’’thổi qua’’! Có vậy, thì
‘’con diều hâu’’ mới dễ dàng ''tung canh'' ''tìm mồi'' .... nơi khác,
đó là ÁC/TBD!!
So sánh với Iran, Do-thái cũng có vũ-khí hạt-nhân, không-quân,
hải-quân, hỏa-tiễn và nhất là tinh-thần chiến-đấu thì không thua bất
cứ nước nào trong vùng, cơ-quan tình-báo Mossad của Tel David, cũng là
....''hung-thần'' của các nước Hồi giáo! Không nhắc đến Nguời Mỹ gốc
Do-thái đang nắm những trọng trách trong các cơ-quan : hành-pháp
-lập-pháp - tư-pháp - kinh-tế tài-chánh - truyền-thông ...v..v.. tại
Hoa-kỳ và sẵn sàng .....loby cho Do-thái trong mọi tình-huống....,
!!!! Iran – Do-thái ''thượng đài'' tay đôi là Do-thái cầm chắc phần
...thắng.
Vùng Trung-đông, đa số là các nước theo Hồi-giáo, nhưng lại có nhiều
hệ-phái chống đối lẫn nhau, đôi khi quyết-liệt đi đến ...đổ máu
(chiến-tranh Iran- Irag vào thập-niên 80s)! Và Iran lại là hệ-phái lớn
nhất trong khối Hồi-giáo. Tìm cớ triệt-hạ Iran đối với Hoa-kỳ như là
trở bàn tay, cũng như đã triệt-hạ Iraq vào cuối thế-kỷ trước!!! Nhưng
tại sao nội-bộ Iran đang trong thời-kỳ....phân-hóa và nhất là kinh-tế
trên đà suy sụp vì bị Mỹ ...''cấm vận'' ...bán dầu, mà vấn để cho IRAN
''bình chân như vại ''thủ-đắc'' vũ-khí hạt-nhân! Hoa-kỳ không
tấn-công, mặc cho Do-thái đã yêu-cầu nhiều lần!!!
Hoa-kỳ không tấn-công Iran không phải là không quan-tâm và nhất là
bảo-vệ đồng-minh chiến-lược Do-thái tại vùng này. Hạm-đội 5 không phải
là ‘’du-thuyền’’ tại Âu-châu, ngoài ra còn có Liên-âu, nhất là Anh và
Đức. Và HKMH của Mỹ luôn luôn ''túc-trực'' ứng-chiến khi có biến-động
xẩy ra, như eo biển Hormuz tại Iran xẩy ra cách đây vài tháng!!! Có
cho‘’kẹo’’, Téheran cũng không dám ... ra tay!
Nguyên-nhân Hoa-kỳ chưa chống Iran :
1-/ TT Obama đang trong thời kỳ tranh-cử quyết-liệt với ƯCV/TT Mit
Romney! Sơ xẩy là TT Obama ''thân bại danh liệt''!!!
2-/ ''Mặt trận'' Tây-á/TBD : Biển Hoa-đông - Biển Đông bao gồm các
nước trong khối ASEAN, đặc biệt là eo biển Malacca. (xem tiếp phần
(b).
3-/ Sau Video ''bôi lọ'' Tiên-tri Mahomed của nguoi Do-Thái gốc Mỹ!
Thành công đâu chưa thấy!! Hiện tại truớc mắt, là làm cho Vị Đai-sứ và
ba nhân-viên cho Sứ-quán Mỹ phải ... thiệt mạng một cách oan uổng !!!
Không những vậy, Hoa kỳ còn bị mất thế tại Lybia và có thể lôi kéo cả
Trung-đông!!! Hoa-kỳ và Do-thái đã đuợc gì!!!??? Điều này ai cũng biết
có ''thế-lực tài-phiệt'' đang chống lưng trong đó có lời tuyên-bố của
ông Kissinger : ‘’cũng nói là không phải chia đôi (TBD) nhau ra mà
thích ứng với điều đó, phải nhân nhượng và tôn trọng họ, họ ở đây là
TC .......!?’’
Lòng nhiệt-tình cộng với ''tiểu-khí cực-đoan'' là phá-hoại!! Bênh-vực
Do-thái, tấn công Iran thì rât dễ dàng, cũng như tấn công Iraq và
Afghanistan trứoc đây. Thắng được Iran, Mỹ - Do-thái có được ‘’ăn ngon
ngủ yên không....? Điều này, vô tình đã giúp khối Hồi giáo...’’anh
em’’ đoàn-kết ... chặt chẽ hơn thay vì đã bị phân-hóa sau HƯƠNG HOA
LÀI tại Bắc phi! Sau cái chết của vị Đại-sứ Mỹ tại Lybie, Hoa-kỳ hầu
như ‘’mất chân dứng’’ tại đây! Và còn mất nữa ...nếu tấn công Iran
không đúng lúc! Sơ xẩy là ngay nội-địa Mỹ cũng khó ngăn chận được
...khủng-bố ....gia-tăng phá-hoại ! Thì dù có FBI- CIA tài giỏi cũng
đành ...bó tay !!!! Và Tel David chắc chăn sẽ hứng trọn ...hỏa-tiễn tứ
phía của khối Hồi-giáo ...cực-đoan, không chừng Do-thái lại bị ''xóa
tên'' trên bản đồ thế-giới lần thứ hai, lần này thì sẽ khốc-liệt
hơn!!!! Đừng ...''đùa với lửa'' !!!! Đây cũng là ''bài toán'' nhức óc
cho các nhà hoạch-định chiến-lựoc! Đừng vì ''cảm-tính' 'để trở
nên...''nhiệt-tình'' không đúng chỗ!!!!!!
Chinh-trị thì không có bạn hay thù, mà chỉ có quyền-lợi tối-thựong của
Tổ-quốc. Điều này lãnh-đạo phải cẩn-trọng và cân nhắc để hành-động
không ....cảm-tính!!!
Trên cương-vị lãnh-đạo Quốc-gia,: TT OBAMA đã hoàn-thanh TRÁCH-NHIỆM
cho Hoa-kỳ. May mắn thay :
Bài liên-quan>Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Israel đồng ý về vấn
đềIran http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-hoa-ky-thu-tuong-israel-hoan-toan-dong-y-ve-van-de-iran/1517120.html
>Hoa Kỳ có nên theo đối sách của TS. Kissinger?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obm-romney-sh-listen-kissinger-ml-10112012133834.html?textonly=1The
Washington Post tường thuật lại cuộc hội thảo đã được tổ chức tại
trung tâm Woodrow Wilson mà diễn giả là TS. Kissinger, nói về đối sách
với Trung Quốc mà hai ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ nên theo qua kinh
nghiệm của ông ta.
>Chuyển giao quyền lực Trung Quốc và cơ hội, thách thức cho Hoa Kỳ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/leader-transi-cn-br-new-chal-opp-us-10082012160802.html?textonly=1
GHI-CHÚ .- (a) Washington đã ‘’ngụy tạo’’ chiến-tranh tại Iraq là muốn
‘’đuổi’’ hai ‘’cái vòi’’ của Nga – Tàu đang hút dầu tại đây! Chưa thỏa
lòng, HƯƠNG HOA LÀI đã ‘’thổi’’ cho TC lại phải ...’’trốc gốc’’ tại
Bắc-phi! Syria – Iran đang lần theo‘’đường mòn’’ của Bắc-phi chỉ là
thời gian ! Còn TC – Bắc-hàn – Cuba và CSHN là‘’bàn cờ’’ DOMINO còn
sót lại mà Hoa-kỳ đã ...sắp sẵn!!! TC đang trong cơn‘’say men’’ hung
hăng ‘’múa may quay cuồng’’ đòi ‘’lên ngôi’’ ‘’đại-bá’’, nên đã ‘’lộ’’
ra nhiều ‘’yếu-huyệt’’!! Nhưng nếu tấn-công một nước đối-trọng nào mà
nước đó có ... .hỏa-tiễn, thì chỉ cần ....’’khều’’ nhẹ ‘’con chuột’’
vào đập Tam-điểm là cũng đủ sức làm cho cho con ‘’ngáo ộp’’ ‘’đột
qụy’’ !!!
(b) QUỐC-NGOẠI : Trên chính-trường quốc-tế, TC càng ngày càng bị
...cô-lập, nhất là tại ÁC/TBD, trong đó có khối ASEAN!
QUỐC-NỘI chính-trị chao đảo....., kinh-tế suy-trầm....., xã-hội
xáo-trộn....., quân-sự hải-quân: HKMH Liêu-ninh – không-quân Sukoi(
chiến đấu cơ ) chỉ là ‘’bị thịt’’ .... cho đối-phưong thử-nghiệm
tác-xạ!! Đập Tam-hiệp cũng là ‘’ tử-huyệt’’ !!! TC ...’’triệt’’ – VC
‘’tiêu’’!!!
********************
2-/‘’SÒNG BÀI’’ BIỂN HOA-ĐÔNG
Trong thời-điểm, Hoa-kỳ đang bận rộn trong mùa bầu-cử! TC có dám ‘’làm
hỗn’’ tấn công Nhật-bản không ?
Mặt trận'' Tây-á/TBD : Biển Hoa-đông - Biển Đông bao gồm các nước
trong khối ASEAN, đặc biệt là eo biển Malacca. Vùng này đóng vai trò
quan-trọng kinh-tế thế-giới và nhất là cho Hoa-kỳ. Vì thế mà Mỹ đã dồn
60% lực lựong quân-sự vào ''canh bạc'' tại AC/TBD. Ngoài ra, còn có
UY-TÍN của Mỹ với các nước đồng-minh chiến-lược, đồng-thời phát-triển
vũ-khí và bán vũ-khí.....! Không kiểm-soát đựoc vùng này, là Hoa-kỳ
mất thị-trường rộng lớn gần hai tỷ dân, ngoại-trừ TC!!! Đây cũng là
''bài toán'' nhức óc cho các nhà hoạch-định chiến-lựoc!
Sau vụ Scarborough xẩy ra giữa TC và Philippines vào hồi tháng 7 vừa
qua. Ai cũng nghĩ là ‘’bão tố’’Tây-á/TBD sẽ tạm-thời ... ''sóng lặng''
hoặc chuyển hướng vào Trường-sa của VN ! Nhưng ''gió'' lại ... ''thổi
ngược'' lên miền bắc tận đảo Senkaku! Senkaku có gì, mà đến nỗi Trung
- Nhật phải ''săn tay áo'' ''mở xòng bài'', quyết-định ''sát phạt ăn
thua đủ''!!!???
• Biển Hoa-Đông : TC ....Mỹ -Nhật – Nam-hàn ....!!
Đảo Senkaku: Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được
khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là khí đốt và những
ngư trường phong phú.
• Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên
là Senkaku
• 1945 – 1971 – Mỹ quản lý quần đảo, và Mỹ chỉ trao trả cho Nhật Đảo
Okinawa, Senkaku thì không ghi vào Hiệp-định!!! Tròng tréo là
...’’nghề’’ của Mỹ!!!!
• 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn và xác
nhận Senkaku là của Nhật.
• 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu
Ngư. Điều mà TC cay cú nhất, là Chính-phủ Nhật đã ''mua'' lại đảo
Senkaku của ...tư nhân, tài sản Đảo Senkaku của công-dân là quyền
tư-hữu, chánh phủ Nhật phải ra sức bảo-vệ như tài-sản và uy-tín của
quốc-gia. Trong trường-hợp này, sự ‘’mua đảo’’ chỉ là lý do
...biểu-tuợng, nhưng cũng là cách ... chọc tức cho TC ... nổi điên!)
So sánh với eo biển Malacca thì Senkaku không bằng. Nhưng lại là ''con
chốt'' ải địa-đâu'' của đồng-minh Hoa-kỳ ''trấn ải'', không cho ''con
trâu nước'' trườn ra Thái-bình-duơng ...quậy phá.
LỰC-LƯỢNG QUÂN-SỰ NHẬT - TRUNG
Hải-quân, không-quân, bộ binh, hỏa tiễn và vũ-khi hạt-nhân của TC, thì
có phần .... trội hơn về ... lượng!!! Nhưng về ...phẩm thì còn phải
xét lại! Nhật đã thừa hưởng truyền-thống Võ-sĩ-đạo, tinh-thần
chiến-đâu của quân-đội ...Phù-tang đã có kinh-nghiệm chiến-tranh với
Mỹ trong ĐỆ II TC.
Dựa vào kinh-tế thặng-dư và quận-sự vừa phát-triển đứng hàng ''thứ
hai'' trên thế-giới, là TC muốn ''chia hai'' TBD với Hoa-kỳ, đầu tiên
thì Bắc-kinh phải ''bứng'' ngay ''con chốt'' Senkaku trước đã!
Nhưng..............
Nhật đã liên-minh quân-sự: Nhật-Mỹ-Hàn ; Mỹ-Nhật-Úc ; Mỹ-Ấn-Nhật. Nhất
là Mỹ xem Nhật là đồng-minh chiến-lược số 1 trong vùng. Hoa-kỳ thì
luôn miệng nói, không đứng theo phe nào trong sự tranh-chấp tại Biển
Hoa Đông, nhưng mặt khác thì nói rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm
vi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và Washington có nghĩa vụ hỗ trợ Tokyo
trong trường hợp đảo này bị tấn công....!!! ''Mồm nhà sang có gang có
thép''!! Không những vậy, Mỹ còn bán F.35, Radar và hỏa-tiễn lá chắn
và nhiều trang-thiết-bị quân-sự khác.
Để tránh TC ....''thừa nuớc đục thả câu'' ''làm hỗn'' tấn-công các
nước trong vùng, xem như chuyện đã rồi! Hoa-kỳ đã ... tiên-liệu là
tăng-phái ba HKMH. HKMH USS George Washington không xa Đảo Senkaku.
Còn HKMH USS John C.Stennis cũng cách Biển Đông không xa. Mỗi cụm tàu
trên được vũ trang hơn 80 máy bay chiến đấu, tàu tuần dương có trang
bị tên lửa dẫn đường và tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế. Ngày
08-11, Mỹ cử lực lượng hùng hậu đến Philippines tham gia tập trận
chung mang tên PHIBLEX 2012 - dự trù kéo dài trong 10 ngày - đã bắt
đầu tại khu vực Vịnh Subic, cách 122.6 km về phía tây Manila, cuộc
thao diễn quân sự này được cho là cơ hội để Washington biểu thị bằng
hành động cụ thể chiến lược tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu
Á. Thành-phần tham-dự : Philippines 1200 binh sĩ;Hoa-kỳ 2600 TQLC,
HKMH Bonhomme Richard có trang bị các chiến đấu cơ phản lực Harrier,
xếp hàng bên cạnh loại trực thăng CH-46 Sea Knight. Ngoài ra còn được
hai tàu Khu-trục-hạm nhỏ hộ tống,
Thứ trưởng Carter còn nói thêm rằng Mỹ đã điều động chiến đấu cơ tàng
hình F-22 đến Nhật.Tại Nam-hàn, Mỹ cũng đã bán hỏa-tiễn bắn xa tới
600km, là thừa khả-năng đối chọi với Bắc-hàn và vùng đông bắc của TC
không phải là không bị....uy-hiếp!!!! Ngay Manila cũng tăng-cuờng TQLC
để giữ ...lãnh-hải, chỉ có CSHN đã lỡ nuốt ...''sinh-tử-phù, mà đầu
còn đội ''16 ...''chữ vàng....'', nên mồm ngậm kín như ....hến!!!!
Nghe hết ‘’báo cáo’’này là Hồ-Cẩm-Đào – Tập-Cận-Bình ‘’toát mồ hôi
lạnh’’, thì còn gi ....thú-vị ngồi ...rung đùi ''thụ-hưởng'' ''đào
ngon'' rượu ngọt!!!
Mộng ''tranh bá đồ vương'' của Bắc-kinh tại Biển Hoa-đông xem ra
không.... vượt qua được ''con chốt'' Senkaku!!!! Có cho ''kẹo'', TC
cũng không dám nhổ ''chốt'' Senkaku để ''bơi'' ra Biển Đông tranh dành
TBD với Mỹ....!!!! Ngoại-trừ....., thì chỉ có .... lặn xuống ''đáy
biển'' nhìn cho đuợc ...''mặt chìm''!!! Nếu không, là ....xuôi xuống
phía Nam là có thể bắt nạt được các nước ĐNÁ!!!
Thời gian tới, Lầu Năm Góc sẽ triển khai 2.500 quân đến Úc, bốn tàu
tuần duyên chiến đấu đến đồn trú tại Singapore và đồng thời cũng sẽ
hoàn tất việc chuyển quân từ Okinawa sang đảo Guam.
Chỉ khi nào quân-đội Mỹ rời khỏi Okinawa, là ....''hở suờn'' mời TC
vào ăn ''barbecue'' ! Dám không, Tập-Cận-Bình!!!???
Bài liên-quan (không đọc)> Tàu Nhật Bản và Trung Quốc 'dàn trận' xung
quanh Điếu Ngư/Senkaku
http://infonet.vn/the-gioi/tau-nhat-ban-va-trung-quoc-dan-tran-xung-quanh-dieu-ngu-senkaku/a28872.html
>Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ hiện diện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800279
> >Step Aboard The Navy's $2.4 Billion Virginia-Class Nuclear Submarine
http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800338/index
> New Zealand : Vị trí cực nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình-Duong http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800337
>Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển có tranh chấp với Nhật Bản
http://www.voatiengviet.com/content/tau-trung-quoc-lai-tien-vao-vung-bien-co-tranh-chap-voi-nhat-ban/1518914.html
>Thế giới đánh hội đồng đập đầu Tàu Cộng theo thế liên hoàn: http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800658/index
3-/ ‘’XÒNG BÀI’’ BIỂNĐÔNG TRONG KHỐI ASEAN
VN đã bị TC khống chế, tại sao chưa ....’’nuôt’’ !!??
Tình-hình chính-trị ASEAN
ASEAN gồm 10 nước : Indonesia, Brunei, Miến-điện, Thailand, Singapore,
Mã-lai, Philippines, Lào, Campuchia và VN. Dân-số vào khoảng 560
triệu, không như Liên-âu, vì các nước trong khối ASEAN mang nhiều
thể-chế chính-trị khác nhau, nhất là CSHN thì đặc-biệt hơn, vì vẫn còn
bám đuôi theo Chủ-nghĩa CS !!! Thường tranh-chấp về lãnh-thổ, như giữa
Thailand - Campuchea và VN - Campuchia ! Tranh-chấp tròng chéo tại
Trường-sa giữa các nước trong khối : Malaysia - Brunei - Philippines -
Đài-loan và VN, gay go nhất vẫn là ''con trâu nước'' TC đưa ra đường
''luỡi bò''!!!! Điều này gây ra sự quan-ngại mất ổn-định phức-tạp
trong vùng mà còn ngăn-chặn đà phát-triển kinh-tế của thế-giới !
So sánh GDP đầu người giữa các nước trong khối ASEAN, kinh-tế còn
chênh-lệch giàu - nghèo khó có cơ-hội san bằng, vài nước còn chưa
thoát khỏi nạn....đói.... VN là điển-hình!!! VN so với Singapore thì
không có con số để ...nói chuyện, nếu CS còn cai-trị đất nước!!!
Phải nói là ASEAN là nơi tập-trung nhiều tôn-giáo lớn trên thế-giới,
đa số là theo đạo Phật, Hồi giáo, riêng Philippines có số giáo dân
theo đạo Thiên-chúa-giáo là mạnh hơn cả.
Khác biệt về chính-trị – kinh-tế – tôn-giáo, thì văn-hóa - xã-hội cũng
khó đồng nhất!!!
Mang tiếng là 10 nước trong khối, nhưng đem quân-sự so sanh với TC, là
''lấy trứng chọi đá''! Không những vậy mà còn vì quyền-lợi sẵn sàng
chia rẽ, xé lẽ tranh-chấp quyết-liệt, như trong Hội-nghi Thượng-đỉnh
ASEAN vừa qua tại Phnompenh !!! Đòi hỏi ASEAN .... ''đồng-thuận'' là
....''mò kim đáy biển''! Bắt được ''cái thóp'' này của ASEAN, TC đã
tung ra sách-lược MỀM lẫn CỨNG, mua chuộc lũng-đoạn không được thì
hăm-dọa áp-lực quận-sự! ''Mềm nắn rắn buông''!!! Trường-hợp này VN
đang bị!!!!
Vietnam là ‘’con cờ’’ yếu nhât !!!
Trên thế-giới có những vùng địa-chính quan-trọng : kinh Panama - kinh
Suez - Eo biển Hormuz - Eo biển Malacca.
Eo biển Malacca là một hải-lộ huyết-mạch giữa TBD và Ấn-độ-dương, các
thương thuyền qua lại đã chuyển-vận gần 50% tổng-sản-lượng kinh-tế của
thế-giới, nhất là dầu mỏ!!! Nếu TC đối đầu với Mỹ bằng quân-sự, mà
không kiểm-soát được eo biển Malacca, thì tất cả mọi thành-quả của TC
từ trước đến nay đều là công.... dã-tràng!!! TC muốn
....khống-chê...vị-trí này, trước tiên, phải ...''nuốt'' VN truớc
đã!!! Vì VN trong đó có Cam ranh, là con ‘’mã’’ ‘’trấn ải địa-đầu’’
bảo-vệ cho các nước ĐNÁ.
Nhưng nhìn vào bối-cảnh VN, thì VN là ''con tốt'' yếu nhất trên ''bàn cờ'' ĐNÁ!
VN thì quá suy yếu trên mọi mặt : Chính-trị quốc nội.....mất cả nội
lực lòng dân.....(tham-nhũng thâm-lạm cả của công, đưa đến ghèo đói,
cướp giựt tạo ra dân oan.. ), tranh ăn, để rồi chia năm xẻ
bẩy......!!! Nhìn ra Hải-ngoại, thì CĐVN phân-hóa như ''đống cát''
rời!!! Muốn tạo ra ''keo sơn'' thì phải làm cho CSHN .... gục
ngã!!!??? Nhìn từ trên xuống duới, Chính-trị -Kinh-tế - Văn-hóa -
Xã-hội của VN như con bệnh ung-thư đang đến thời-kỳ mà toàn dân phải
....đứng lên cùng chung lo ...''hậu sự'' cho CSHN!!!
Qua bang-giao Việt -Trung, từ chức-vụ Tổng-bí-thư , Thủ-tuớng,
Chủ-tịch nuớc cho đến 14 con ''cá tra'' trong Bộ chính-trị và còn
nhiều nữa....., đều bị Trung-nam-hải ''nắm thóp''!!! Ngay tại
biên-giới Việt - Trung, 18 tỉnh đầu nguồn, Bauxite Tây-nguyên và còn
nhiều địa-danh khác trên quê-hưong đã bị TC khống chế!!! Chưa nói đến
Lào - Campuchia thì TC đã mua chuộc!! Trong truờng-hợp này, nếu TC
manh tâm ''đánh up'' VN, thì VN sẽ đứt ra ...từng đoạn!!!! Dễ quá !
Vậy tại sao TC vẫn chưa ra tay !!!??? TC ra ... tay, không lẽ Mỹ
.....khoanh tay!!!
Nhìn qua vị-thế địa-lý– chíến-lược VN nhìn ra Biển-đông, mà còn là
hải-lộ huyết-mạch giữa TBD và Ấn-độ-dương thông qua eo biển Malacca.
Nếu VN là đồng-minh chiến-lược của một siêu-cuờng nào, là siêu-cường
đó thừa sức không chế cả Á-châu...... và Âu-châu, Mỹ-châu - Phi-châu
cũng sẽ bị ảnh-hưởng theo !!
CSHN tuy suy-yếu trên nhiều phương-diện, nhất là mất lòng dân! Do đó
có thể ''tức nuớc vỡ bờ'', là quân dân đứng dây làm cuộc cánh-mạng
HƯƠNG HOA LÀI, thì Bắc-kinh sẽ mất ''cả chì lẫn chài'' như ở Bắc-phi.
Không những vậy mà còn lôi kéo theo ''bàn cờ' Domino của các nước CS
còn sót lại cũng sẽ sụp đổ như nước vỡ bờ! Và đây cũng là cái ''gân
gà'' mà TC ...nuốt sợ bị móc họng!!! Tât cả sự ‘’nhúc nhích’’ của
Bác-kinh đều không qua con mắt con ‘’diều hâu’’ Washington!! Chính vì
điểm này mà TC sợ''bứt dây động rừng'', nên còn ...lưỡng lự !!!
Trong tuần qua, TC đã dời ngày chuyển giao quyền-lực cho Tập Cân-Binh
vào ngày 08-11, sau hai ngày bầu cử TT Mỹ, thay vì tháng 10 như đã
dự-liệu.Đây cũng là hình thức báo tín-hiệu cho Mỹ, từ đây đến ngày đó,
TC giữ ‘’ổn-dịnh’’Tây-á/TBD ....! Nhưng biết đâu, TC ''lùi một tiến
ba'', chờ chính giới Mỹ ''bận rộn'' là xâm-chiếm Biển-đông! Mà VN là
''con cờ'' yếu nhât! Trong chính-trị và quân-sự thi bất cứ tình huống
nào cũng có thể xẩy ra!!! Biển Đông dù có .....yên-tĩnh thì cũng tạm
thời che dấu ..... ‘’cơn sóng ngầm’’ đi đến ...’’sóng thần’’ là điều
phải ...tiên-liệu!!!
Nhìn qua ba ''xòng bài'', đâu là DIỆN, đâu là ĐIÊM , xin quí-vị tự
nhận-định! Muốn gì thì muốn, cũng sau ngày bầu cử TT Mỹ và Hồ-Cẩm-Đào
bàn giao quyền-lực cho Tập-Cận-Bình sẽ rơi vào ....thượng tuần tháng
11 tới đây. Nhưng biến-động cũng có thể xẩy ra, nếu một trong những
''con bạc'' ''khát nước'' sẵn sàng .... ''tappi'' ''làm hỗn''!!!
Còn gần một tháng nữa mới đến ngày bầu-cử TT Mỹ. Chúng ta có quyền
.... tạm xả hơi ./-
Ngày 10 – 10 – 2012
Vân-Phong
HUỲNH NGỌC CHÊNH - LÊ HIỀN ĐỨC - SAIGON
Monday, October 15, 2012
HUỲNH NGỌC CHÊNH * THƯƠNG QUÁ NHỮNG CỤ GIÀ VIỆT NAM
THƯƠNG QUÁ NHỮNG CỤ GIÀ VIỆT NAM
Nhưng đó là chuyện xảy ra ở xứ sở nào chứ không phải ở Việt Nam.
Tôi thương lắm cụ nhạc sĩ Tô Hải, đã 85 tuổi, không lúc nào được yên ổn trong lòng cho đến sức cùng lực kiệt trên giường bệnh, không còn cử động được những ngón tay, chỉ mấp máy được đôi môi vẫn cố gắng thì thào ra những lời lẽ nói lên nỗi lo đau đáu về hiện tình đất nước cho con cháu ghi lại.
Ngày 11.4, cụ thì thào:
THÂN GỬI CÁC BẠN ĐỌC THÂN YÊU CỦA ..."Tớ"
Apr 11, 2010
Vậy là, sau nhiều ngày cố gắng vượt qua những cơn đau kéo dài và âm ỷ, để mỗi tuần có một bài viết lên mạng những điều dằn vặt trong tâm hồn và nhận thức của một người suốt đời đau khổ vì không dám nghĩ, dám nói những gì là THẬT nhất của cái đầu và trái tim minh…
Tới hôm nay, tớ đã bị cái tuổi già và bệnh tật (xẹp thêm một đốt xương sống nữa là 4) nó hành hạ tới mức "bác sỹ gia đình" (rất giỏi nhưng không có bằng tiến sỹ-giáo sư gì) cấm tớ không được ngồi quá 5 phút, cấm di chuyển dù chống gậy quá 10 phút ngay trong căn hộ, và đặc biệt xử dụng computer (trừ nằm mà đọc cũng không quá 30 phút/lượt... nếu không muốn liệt hẳn…
Quả là đau khổ vô cùng vì đang lúc muốn dùng hơi tàn lực kiệt của mình để góp sức với đời đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho một xã hội Việt Nam thật công bằng, thật dân chủ, thật văn minh...
Ngày tàn của tớ vậy là đang sắp đến nếu tớ cố gắng thêm cho "tờ báo công dân" của tớ được tồn tại thêm, bất chấp mọi áp lực của mọi phía..., nhất là một cái "chết không ra chết sống không ra sống" nghĩa là: bại liệt cả toàn thân lẫn cái bộ não đã lẫm cẫm này!
Ngày 28.4, cụ tiếp tục nói:
Nhật ký mở: Lực bất tòng tâm mất rồi các bạn của tôi ơi!TRONG CUỘC ĐỜI CÓ NGÀN VẠN ĐIỀU CAY ĐẮNG, CAY ĐẮNG NÀO BẰNG LỰC BẤT TÒNG TÂM?
Ngày 28 tháng 4/2012
- Tưởng rằng xin được về nhà sau khi thoát khỏi cơn mê để được tự do góp phần tiếng nói của mình trong những giờ phút “nước sôi lửa bỏng”, bạn-thù đã ngày càng rõ ràng, hết đường nhập nhèm đánh lận con đen...
- Tưởng rằng hai mặt trận giữa một hệ thống chánh tổng, lý trưởng, quan huyện, quan phủ, tổng đốc, công sứ, toàn quyền cùng các đội quân lê dương, khố xanh, khố đỏ, hiến binh, cảnh sát... đang ra sức bảo vệ quyền lợi cho vài trăm tên tài phiệt và gia đình họ hàng chúng, và một bên là những người nông dân, nông dân Việt đang ngày đêm bị chúng chiếm đoạt hết tài sản, sức lao động mà “càng được mùa thì lúa càng mất giá”...mà “lương tăng một thì tăng giá đòi lại hai”,...mà bắt buộc vẫn phải khen là “Chưa có bao giờ đời sống dân ta tuyệt vời như hôm nay!”...là “Đây là khát vọng đi lên XHCN của toàn dân”! Còn...”nói ngược lại ông ra lệnh bắt bỏ tù, cho công an đánh bỏ mẹ!”
Khủng bố! Khủng bố tinh thần, khủng bố bằng võ lực! Khủng bố các kiểu, cà-rốt –cây gậy chán rồi chăng? nên lần này sau khi dán băng keo các cái miệng lắm điều về vụ Tiên Lãng thì nay đến vụ Xuân Quan -Văn Giang “lực lượng thù địch” đã công khai trải cả ngàn quân đủ loại để tấn công nhân dân ủi đất, cướp ruộng đồng của dân để biến một vùng trồng cây cảnh nổi tiếng trở thành cái tên Ê-Cô-Pắc đậm đà bản sắc... ngoại lai, sửa soạn chỗ ăn chơi cho mấy người dân không phải là người Việt!?
Nhạc sĩ Tô Hải phải nằm viết lúc còn khỏe |
Không phải là đáng tiếc mà là đáng phỉ nhổ là cái bọn, cho đến phút này, vẫn soen soét ngợi ca, vu cáo những người đứng về phía nông dân, công nhân... là nhưng "phần tử kích động nhằm lật đổ chính phủ", thậm chí quy chụp cho họ là lưc lượng thù địch, mặc xác họ là ai dù cách mạng lão thành đáng bậc cha ông, mặc cho họ là những giáo sư tiến sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ thứ thiệt, mặc dù họ đầy mình huân chương, thân thể còn đầy dấu vết của những chiến trận, những dấu vết của khủng bố của tù đầy...
Trái lại những kẻ có tội với nhân dân chiếm đoạt đất đai, tài sản, phá của cải, bán tài nguyên, biến ngân hàng thành nơi buôn vàng buôn đô la, lộ bí mật thị trường chứng khoán để bắt tay nhau tích tụ tư bản...thì lại là những kẻ tự cử nhau điều khiển nền kinh tế nước nhà, bằng những học vị tự phong, những chức danh vô dụng, không một chút hiểu biết tối thiểu về chuyên môn!
Bọn chuyên bưng bô, bồi bút mạt hạng này chúng biết, biết cả đấy, nhưng vì ăn phải bả đồng tiền nên thi nhau hua ra, tụng kinh tán thưởng trên đài, trên báo, trên ti vi, như những “vầng dương sáng ngời” sắp được đưa lên ngang tầm ba cha- ông- cháu thằng Thành, thăng Ỉn, thằng Ủn bên Bắc Triều Tiên (mà vừa qua trong điện chúc mừng thằng Ủn, "vua" nước ta đã hân hoan vui mừng gọi là "ĐỒNG CHÍ"!)
Rồi sau đó vào ngày 16.5 nghe người thân của nhạc sỹ thông báo:
THÔNG BÁO SỐ 2
Trong tuần qua, sức khỏe nhạc sĩ Tô Hải
tuy có khá hơn lên nhưng bệnh danh được xác định là suy hô hấp, nghẽn
phổi mãn tính, nên hôm nay, ông đã phải nhập lại Bệnh Viện HOÀN MỸ (Phan
xích Long, BT, Saigon), phòng 910, để được theo dõi chăm sóc và điều
trị.
------------------
TIN CẬP NHẬT
Cuối chiều nay, Friday May 18, 2012 nhạc
sĩ Tô Hải đã được chuyển đến Phòng Hồi Sức Cấp Cứu để tiện tịnh dưỡng
và điều trị hơn nên ông không còn ở phòng 910 nữa.
Xin thông báo để các bạn đọc gần xa được rõ.
Nhiều anh bạn trẻ ở Sài Gòn nghe tin nầy đã bật khóc, vội chạy đến bệnh viện để thăm ông.Cái gì đã làm cho một cụ già đã từng đi theo chế độ nầy từ buổi sơ khai, nay đến lúc không còn thở được trên giường bệnh vẫn không để mình yên ổn?
Tôi thương lắm vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh, cụ đã hy sinh gần hết cuộc đời mình chiến đấu bảo vệ cho chế độ nầy, nay đến lúc tuổi già sức yếu vẫn không được thanh thản trong lòng để an hưởng những ân sủng của chế độ giành cho cụ. Cái gì đã bắt cụ phải xuống đường cùng thế hệ trẻ? Cái gì phải bắt cụ phải luôn luôn lên tiếng bênh vực cho những người thức tỉnh đang bị vùi dập?
Tôi cũng rất thương cụ tướng già Lê Đức Anh, cụ đã và đang thụ hưởng tất cả những ân sủng lớn nhất của chế độ nầy giành cho cụ, nay ở tuổi già bệnh tật, nói không ra lời vẫn không cho phép mình nằm yên, cố gắng gióng lên tiếng nói để bênh vực cho người dân bị oan khuất Đoàn Văn Vươn.
Tôi thương các cụ già đã chết như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ...đến khi trút hơi thở cuối cùng lòng dạ vẫn không yên về hiện tình đất nước.
Tôi cũng thương cho những cụ già khác của chế độ như cụ Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm, Đặng Quốc Bảo, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt...cũng được hưởng những ân sủng cao nhất nhưng vẫn không chút nào được thanh thản ở tuổi về già. Chỗ nầy, chỗ khác, cách nầy, cách khác các cụ cũng cố gióng lên hồi chuông phản tỉnh. Vì sao vậy?
Và tôi cũng thương những cụ già khác mà tôi biết được, tuy sống âm thầm lặng lẽ, không hé ra một lời nào nhưng trong lòng lại nặng như chì, cái khối nặng ẩn ức của lòng sám hối không được giải bày ra..
Các cụ, từ lúc thiếu thời đã can đảm đi theo tiếng gọi của lương tri đấu tranh chống lại chế độ thối nát để mong ra đời chế độ mới, ra đời một đất nước mới, một xã hội tự do, công bằng, không còn bất công áp bức. Thế nhưng cái các cụ và những kẻ tiếp bước các cụ tạo ra lại đối nghịch hẳn những gì các cụ mong ước.
Hồi xưa chỉ cần ăn cắp một lon gạo có thể bị đem ra xử bắn. Ngày nay dưới chế độ do các cụ tạo ra, người ta ăn cắp hàng chục ngàn tỉ đồng vẫn cứ cho lên chức cao hơn. Và chuyện nầy lại không cá biệt.
Hồi xưa, bọn ác ôn thực dân phong kiến có cướp đất của dân lành thì cũng chỉ dám, mỗi lần, cướp riêng rẽ của một vài hộ dân. Ngày nay người ta, mỗi lần cướp đất, lại cướp của cả một xã với vài ngàn hộ nông dân. Người dân mất đất phản ứng lại bị hành hung, bị bắt bỏ tù.
Ngày xưa, thực dân đế quốc tuy áp bức vẫn cho các cụ làm báo, cho các cụ biểu tình, cho các cụ nói lên tiếng nói của mình, các cụ không bị du côn xã hội đen đến hành hung. Ngày nay, ngay những tiếng nói tâm tình trên các trang nhật ký riêng cũng bị cấm đoán, cũng bị gây khó dễ, bị côn đồ hành hung, và thậm chí có những người bị bắt ra tòa...Đi biểu tình chống xâm lược cũng bị bắt bớ, cũng bị du côn trá hình đánh đập. Ngày nay ở đâu mà ra bọn côn đồ nhiều thế?
Ngày xưa, phong kiến theo cơ chế cha truyền con nối nhưng chúng cũng chỉ cho một đứa con duy nhất kế ngôi. Những đứa con khác của vua cũng như con cháu của quan lại muốn ra làm quan cũng phải học hành thi cử đỗ đạt đến tiến sĩ mới được đề bạt dần lên. Ngày nay, có quá nhiều hoàng tử, công chúa, công tử, quận chúa....Họ lại chả cần phấn đấu gì cũng đưa ngay ra làm quan lớn.
Ngày xưa các cụ hy sinh để chiến đấu đuổi quân ngoại xâm. Ngày nay quân ngoại xâm được rước vào nằm phục sẵn khắp mọi nơi: Rừng đầu nguồn, khu kinh tế đồng bằng, Cao nguyên chiến lược, quân hải cảng chiến lược...
Còn nhiều điều ngược ngạo nữa, nhan nhản ra đấy, không cần kể thêm ra các cụ cũng đã biết rồi.
Vì biết hết những điều đó mà lòng dạ các cụ luôn nặng như chì, phải không các cụ?
Và vì những điều đó, bảo sao cụ bà Lê Hiền Đức có thể yên ổn nằm nhà.
Và vì những điều đó, bảo sao cụ Tô Hải đến gần tắt hơi trên giường bệnh vẫn cố thét lên những tiếng nói lương tri.
Thương quá các cụ và cũng thương cho dân tộc nầy.
MINH BẠCH LÊ HIỀN ĐỨC
Mời xem 113 phường Cát Linh làm nhiệm vụ "Cứu Cụ Hiền Đức"
Đêm
mùng 1 tháng 6, lúc 11 giờ 35, khi bà con, người thân của Cụ Hiền Đức
phát hiện ra trên tầng 4, trong cửa kính có Cụ Già đang dùng dép đập vào
cửa kính kêu cứu thì mấy người bốc máy gọi điện cho 113 đến.
15
phút sau họ đến gồm 4 người : hai cảnh sát 113, hai cảnh sát giao
thông. Họ được một công an mặc thường phục đứng trong cổng ghé tai hội ý
trong 5 phút rồi họ đi ra , bà con giữ lại yêu cầu giải quyết nhưng họ
nói không có quyền hạn, đề nghị cử đại diện về phường giải quyết ! nghe
hay không thưa bạn đọc ?
Nếu các bạn xem xong thử nghĩ xem cảnh
sát 113 trả lời như vậy thì họ chỉ được làm gì khi có các hành vi vi
phạm pháp luật của tổ chức cá nhân bị nhân dân tố cáo : cơ quan truyền
thông giam giữ trái phép một cụ già 82 tuổi từ 3 giờ chiều đến 23 giờ
30, công an không biết làm gì ? hay họ cùng nhóm với đám xã hội trong cơ
quan truyền thông 4 T kia ?
Hai an ninh, một áo trắng là Thảo của quận Đống đa có mặt suốt từ khi cụ Đức đến 4T.
Và 113 leo lên xe bỏ về, mặc cho Cụ Đức đang cần cấp cứu trên tầng 4.
Thế
đấy, vậy mà ngay hôm sau họ cắt ghép clip do các nhân viên của họ rình
sẵn cụ Đức, chọc tức cụ để quay phim rồi đưa lên bôi xấu cụ. Có cả công
an đến đọc biên bản lúc 3 giờ sáng trên tầng 4, lúc cụ bị chảy máu bê
bết từ lúc 12 giờ đêm, khi ấy cụ đã gọi cho Luật sư Hà Huy Sơn thông báo
cho con cháu và người thân gọi công an, cấp cứu đến cứu cụ.
Những gì mà sở 4T và các lực lượng an ninh đã làm với Cụ Đức hôm mùng 1
tháng 6 là khó chấp nhận được, rất khốn nạn và bẩn thỉu. Mọi chứng cứ
sẽ được đưa dần lên để họ nhận ra những việc làm của họ đều bị Nhân dân
giám sát, ghi lại để làm rõ trước công luận.( Blog Nguyễn Xuân Diện)
Cụ Lê Hiền Đức đập cửa kêu cứu
Theo Facebook Anh Chí – 23h55:
Cụ Đức đập cửa kêu cứu nhưng không được ra. Cụ vừa gọi điện ra nói bị
chảy máu. Mọi người lại xông vào đòi thả đưa cụ ra đi cấp cứu.
Tin khẩn lúc 23h05: Cụ
Hiền Đức bị nhốt vào phòng kín, tắt hết điện. Cụ đập cửa kêu cứu. Bà
con dưới đường xông vào cổng đòi lên cứu nhưng lực lượng an ninh và bảo
vệ chặn cửa không cho vào. Xảy ra xô xát giữa bà con với lực lượng bảo
vệ. Mọi người đến hiệp thông gấp.
Công dân Lê Hiền Đức đừng chần chờ nữa!
Sự
việc TS. Nguyễn Xuân Diện và công dân Lê Hiền Đức đang bị “tổng tấn
công” từ hệ thống công quyền với sự góp sức của bộ phận truyền thông như
VTV, HTV, kể cả sự góp tay bỉ ổi của một vài kẻ nhân danh “nhà báo”,
đang làm dấy lên làm sóng phẫn nộ trên khắp diễn đàn trong và ngoài
nước. Điều bức xúc lớn lao của dư luận là việc hành xử nhẫn tâm với một
cụ già trên 80 tuổi là điều khó chấp nhận đối với xã hội văn minh.
Hơn
nữa, cụ già với tên thật – Phạm Thị Dung Mỹ đã từng được thế giới vinh
danh vào năm 2007 với giải thưởng “Liêm Chính” do tổ chức Transparency
International (Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế) (1) trao tặng. Giải thưởng
không phải hiện kim, thay vào đó là: Tặng vật bằng pha lê cùng với tấm
bằng ghi nhận công lao cống hiến của người được trao giải. Giá trị tinh
thần cao cả đó càng chứng minh sự trong sạch tuyệt đối cho bất kỳ ai
nhận giải thưởng danh giá này.
Chúng
ta cũng biết, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế là một trong những tổ chức phi
chính phủ quốc tế đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, như tuyên
truyền, hướng dẫn, cung cấp tài chính cho các quốc gia đẩy mạnh chống
tham nhũng đồng thời trừng phạt kinh tế với các quốc gia thờ ơ với tham
nhũng, các tổ chức, quốc gia trên đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào chống
tham nhũng trên toàn thế giới, hàng năm tổ chức thường liệt kê thành
danh sách và xếp hạng các quốc gia về tham nhũng, là niềm tin cho các
nhà đầu tư doanh nghiệp quốc tế. Nó có trụ sở chính tại thủ đô Berlin,
Đức (1).
Sau
công dân Việt Nam Phạm Thị Dung Mỹ, một trong 3 người đoạt giải Liêm
Chính 2009 – 2010 là ông Gregory Ngbwa Mintsa ở Gabon (châu Phi).
Theo trang baomoi.com, cho biết (2):
Năm
2008, ông Gregory Ngbwa Mintsa cùng với chi nhánh Tổ chức Minh bạch thế
giới ở Pháp kiện ba nhà lãnh đạo châu Phi dùng tiền tham nhũng mua hàng
loạt bất động sản ở Pháp và Mỹ, gồm Tổng thống Omar Bongo ở Gabon (đã
qua đời), Tổng thống Sassou Nguesso ở Cộng hòa Congo và Bộ trưởng Bộ
Nông-Lâm nghiệp Teodoro Nguema Obiang Mangue ở Guinea Xích đạo, con trai
của Tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo.
Mặc
dù bị đe dọa, bị phong tỏa tiền bạc, thậm chí bị tống giam nhưng ông
kiên quyết không bỏ vụ kiện. Công sức của ông đã được đền đáp. Ngày 9-11
vừa qua, Tòa án tối cao Pháp đã ra phán quyết yêu cầu mở cuộc điều tra
về bất động sản của các nhà lãnh đạo châu Phi nêu trên ở Pháp.
Hành
động dũng cảm, kiên trì đã tạo ra kết quả tuyệt vời của người đoạt giải
cùng với sự hỗ trợ tốt đẹp từ Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế.
Với kết quả thành công thượng dẫn, tôi kính đề nghị công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tiến hành mau chóng:
-
Viết một lá thư gởi cho Tổ chức Transparency International (tiếng Việt
cũng tốt, tiếng Anh càng hay). Trong đó nêu rõ qúa trình đấu tranh không
mệt mỏi suốt 5 năm qua (kể từ khi bà đoạt giải thưởng uy tín này) cho
công cuộc giải trừ nạn tham nhũng, mà bà kiên trì theo đuổi cho đến hơi
thở cuối cùng. Lá thư đó cũng cần được xâu chuỗi, kết nối với sự kiện bà
bị ứng xử kém văn hóa, rất thô bạo vừa qua. Sự việc bà bị vu khống,
chậm trễ chăm sóc y tế, bị bỏ đói và nhốt người phi pháp nhiều giờ đồng
hồ cần được nhấn mạnh trong lá thư như là sự trả thù từ giới cầm quyền
nhắm vào bà và những ai sát cánh cùng bà trong công cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, lạm dụng quyền lực, chà đạp pháp luật. Đồng thời yêu cầu Tổ
chức T.I chỉ định một đoàn luật sư mau chóng đến Việt Nam để hợp tác
cùng bà làm việc (cần nêu số lượng Luật sư cụ thể, theo thiển ý của tôi,
5 vị luật sư là tối thiểu).
-
Sau khi lá thư này gởi đi, công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tập hợp đầy đủ
các bằng chứng, tài liệu bà bị ngược đãi, hành hạ và bôi nhọ vừa qua,
đặc biệt các tài liệu của hàng ngàn dân oan cả nước khiếu kiện, cũng như
các bằng chứng cụ thể về tham nhũng (mà có thể bà có được) của giới cầm
quyền từ địa phương đến trung ương, để chuẩn bị tiếp đón đoàn luật sư
do Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế cử đến để hợp tác cùng bà khởi kiện giới
cầm quyền Việt Nam.
Bội nhọ danh dự công dân Phạm Thị Dung Mỹ là bôi nhọ danh dự Tổ chức Minh Bạch Quốc tế.
Hạ gục uy tín công dân Phạm Thị Dung Mỹ là hạ gục uy tín Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế.
Việt
Nam đã là thành viên WTO, do đó giới cầm quyền cần học lại phép văn
minh tối thiểu cần có với bạn bè thế giới. Những ai nhân danh Chính
quyền Việt Nam hành xử thô bạo và ngược đãi Giải thưởng Liêm Chính Quốc
tế – Phạm Thị Dung Mỹ cần phải được đối diện với vành móng ngựa thế giới
để học lại bài học “Tôn trọng Pháp Luật”.
Người
Việt Nam cùng nhau lên tiếng mạnh mẽ cho công dân Phạm Thị Dung Mỹ,
người đã được Đại sứ Thụy Điển – ông Rolf Bergman nhấn mạnh rằng:
Việt
Nam cần tự hào vì có những công dân như bà Lê Hiền Đức, là người không
những chỉ muốn Đảng và Nhà nước chấm dứt nạn tham nhũng, mà còn thể hiện
quyết tâm mạnh mẽ, đóng góp cụ thể vào cuộc chiến chống tham nhũng… hy
vọng là bà Lê Hiền Đức sẽ là tấm gương điển hình cho nhiều người Việt
Nam khác”
.
Người
Việt Nam tự hào về bà, tri ân bà và đồng lòng lên tiếng bảo vệ bà –
Người Công Dân Mẫu Mực – Giải Liêm Chính Quốc Tế 2007 – Lê Hiền Đức –
Phạm Thị Dung Mỹ.
VŨ KHẮC KHOAN * NHẬP THIÊN THAI
Nhập Thiên thai
Tác giả: Vũ Khắc Khoan
Tôi nhớ rồi. Anh không cần nhắc
lại nữa. Anh không tin à? Các anh hình như chẳng bao giờ tin ai. Anh nói
sao? Hà... không có gì lạ lắm. Anh tin tôi bây giờ chỉ vì anh biết là
tôi không thể phản được anh. Anh tưởng tôi không hiểu. Tôi hiểu ngay từ
cái phút nhận lời hát lên để anh cưa xong cái chấn song sắt. Tôi biết là
nếu muốn tố cáo anh thì tôi phải tố cáo ngay từ phút đó. Một phút sau
khi cất tiếng hát, tôi đã là đồng lõa với anh rồi. Nếu bây giờ chuyện vỡ
lở, anh vẫn có thể khai ngay tên tôi và tất cả anh em. Sao tôi không
làm? Sao tôi không tố cáo anh? Bởi vì... bởi vì tại sao tôi lại tố cáo
anh? Ở địa vị tôi chắc chắn là anh... Đừng chối! Tôi biết. Vì các anh là
những người hiểu phép biện chứng. Các anh biết là các anh đang đi xuống
và chính tôi, chính chúng tôi... Thôi, để lúc khác. Thế nào mà chúng ta
chẳng gặp lại nhau?
Thế nào? Anh nhất định bắt tôi nhắc lại một lần nữa? Cũng được đi! Chúng ta còn nhiều thì giờ. Bây giờ chưa đến 6 giờ. Ở đây gần núi, sát rừng, nên đêm xuống mau. Thế này nhá: bao giờ trăng mọc thì tôi bắt đầu kể một câu chuyện. Tất cả anh em sẽ xúm lại nghe, ở đầu phòng đằng kia. Anh thì nằm sát ngay cửa sổ đằng này. Nó đứng gác phía cửa sổ đằng kia và sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng tôi. Chúng tôi sẽ giả vờ say mê câu chuyện. Nó sẽ yên tâm mà không để ý tới anh... À, có đích cửa sổ này nhìn ra hướng Đông? Đúng chứ? Mặt trăng sẽ mọc phía này. Anh nằm sát chân tường, trong bóng tối. Ánh trăng chiếu rõ chúng tôi. Thế rồi, khi nào trăng lặn thì... Trăng lặn vào lúc mấy giờ nhỉ? Hôm nay mùng 5 ta. Trăng thượng tuần. Trăng lưỡi liềm. Chúng ta có đúng hai tiếng đồng hồ. Tôi phải kể một câu chuyện ít nhất là trong hai tiếng đồng hồ. Cũng may là lũ lính gác ở đây lại biết là tôi hay kể chuyện mua vui cho anh em. Anh cũng nhận thấy điều ấy? Chắc vì thế cho nên anh mới nghĩ ra cả cái kế hoạch này. Kể cũng may cho anh đấy, vì theo thường lệ ở mọi trại giam, khi đi ngủ, có bao giờ được phép tụm năm tụm ba đâu. Anh không biết à? Anh bị lần đầu? Tôi... thì... không phải lần đầu.
Lần này chính các anh đã giam tôi. Ở đây. Thế rồi Pháp nhảy dù. Và tôi vẫn tiếp tục bị giam. À... nó ngờ. Còn đợi lệnh Hà Nội, chắc thế.
Kể cũng may cho anh ta thật! Nhưng nghĩ kỹ, thì cũng buồn cho tôi. Anh muốn biết tại sao? Vì tôi vừa nhận thấy câu chuyện tôi sắp kể, đối với anh, sẽ chỉ có giá trị là một phương tiện trong một giai đoạn. Một cái dũa để dũa một chấn song. Không hơn không kém. Tính tôi lẩm cẩm, có phải không anh? Nhưng... tôi cho kể chuyện cũng là làm văn nghệ. Chủ quan? Thì người làm văn nghệ nào mà chẳng chủ quan? Thôi… chúng ta sắp lạc vào đất lý thuyết rồi. Điều quan trọng lúc này chính là phải tĩnh trí để mà thực hiện cho đúng kế hoạch. Phần việc của anh, tôi cũng nhớ. Anh phải leo qua cửa sổ. Chấn song cưa sẵn, chỉ cần đẩy mạnh một chút thôi. Cửa sổ trông ra đường. Bên kia đường là rừng, nghĩa là tự do... theo cái nghĩa các anh.
Kèn! Chúng nó đi ăn. Ta lại phía cửa đằng kia. Nhìn chúng nó một chút. Ở đây, đó là một trò giải trí lành mạnh. Lắm lúc tôi tự hỏi giữa chúng nó và chúng ta, giữa thằng gác tù và thằng ở tù, không biết thằng nào tù hơn thằng nào!
Anh sắp thoát nơi đây. Anh sắp trở lại cái nơi mà nhân danh công việc xây dựng một Thiên đường cho Nhân loại, các anh đang thủ tiêu nửa phần Nhân loại. Giải phóng? Anh định bỡn ai ở đây? Ở phòng giam này, có tám tên tù thì bảy kẻ đã là tù cũ của các anh...
Chúng nó ăn cơm xong rồi. Thế thì trăng cũng sắp lên đó. Kể cũng tức cười. Thế là cả cái ông trăng, đối với các anh, cũng đang trở thành một thứ công cụ giai đoạn. Để chỉ một thứ thời giờ.
Đáng thương mà cũng đáng giận cho cái gã thi sĩ "rất kỵ đàn bà" của các anh. Chính gã có phen đã viết nổi:
Trăng võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng.
Vậy mà... hỡi ơi!...
Không hiểu trong cái Thiên đường lý tưởng của các anh, con người có còn biết ngắm trăng không nhỉ? Anh nói sao? No và ấm? Nhưng còn thiếu, anh ạ. Vì các anh không để ý đến cái mà những người như tôi muốn nuôi dưỡng. Cái mà các anh đã liệt vào loại kẻ thù số một, trên cả địa chủ, cường hào, thực dân, phong kiến. Cái mà vì nó làm chúng ta xứng danh là những con người. Con người với đúng nghĩa của nó. Nghĩa là con người toàn diện.
Một Thiên đường. Danh từ đẹp đẽ thay, mà cũng quyến rũ thay! Anh đã đọc Anatole France chưa? Thế ra anh cũng đã đọc những loạt sách đó. Anh bạn trẻ ơi, anh có biết là tôi bắt đầu mến anh rồi không? Anh cho Anatole France hoài nghi và tiêu cực. Ý kiến của anh không làm tôi ngạc nhiên. Thật ra nhắc đến Anatole France chỉ vì nói đến Thiên đường. Chỉ vì Anatole France đã chán Thiên đường. Cũng như Từ Thức, cũng như Lưu Thần, Nguyễn Triệu đầu đời nhà Hán. Người thì chán, kẻ thì sợ, đến nỗi đã đến, đã ở, không chịu được mà phải trở về. Tại sao vậy? Một biểu tượng? Đồng ý với anh. Những biểu tượng đó ngụ cái ý gì? Anh thử nghĩ xem... Trăng vẫn chưa lên. Chúng ta còn có thì giờ...
Chúng có đổi phiên gác. Thằng này tôi biết. Một thứ lê dương kiểu mẫu. Người Đức? Không chắc đâu. Có lẽ chính hắn cũng đã quen. Từ vực thẳm ký ức của cuộc sống lê hải hồi đó, một đôi lần, giữa hai ly rượu, hương vị của một chiếc bánh madeleine nào đó chắc cũng có gợi lên một thoáng xứ sở, kết tinh quanh một vết thương nội tâm lâu ngày đã lên sẹo, đầu mối của những cuộc phiêu lưu... Bonsoir, pote! On parlait justement de toi, et du Paradis aussi... Veux-tu y aller, au Paradis? Non? Pourquoi? Le coin est trop pépère pour teszgiues? Ah...
Anh thử tưởng tượng một thứ người như thế kia mà sống ở một Thiên đường! Có mà loạn! Mà nhân loại này đâu có hiếm những mẫu người tương tự? Ấy là chưa kể biết bao nhiêu là mẫu người khác. Anh. Tôi. Và sáu người bạn kia. Mỗi người là một tâm sự. Mỗi người theo đuổi một kiếp, trong hằng hà sa số là kiếp con người.
Các anh đang khởi công xây dựng một Thiên đường trên cõi đất. Công tác vĩ đại nhưng thiên lệch vì kết quả chỉ có thể giải quyết những phiền trọc gây ra bởi cuộc sống xã hội bên ngoài. Mà tất nhiên là phải như thế. Giữa cuộc sống xã hội và cuộc sống nội tâm, những ai có hoài bão xây dựng Thiên đường đều phải chọn lựa. Thích Ca Mâu Ni, Christ... và bây giờ thì trái ngược lại, là Marx. Nhưng Thiên đường là gì?... Đối với tôi là một con người bình thường phải ăn, phải uống mà cũng yêu yêu, ghét ghét, thì Thiên đường chỉ là kết quả của một cố gắng phân cực trong cõi tư duy. Và như vậy thì Thiên đường cũng có nghĩa ngang với Địa ngục. Và hai thái cực của một thực tại đầy dẫy mâu thuẫn. Hai đầu tuyệt đối của một thứ dây mà con người là một tên hề múa may, làm xiếc ở trên. Mỗi bước tiến là một cố gắng bổ sung nặng nhẹ, ghi mọi thế quân bình tạm bợ, nhưng lại đòi hỏi những bước tiến sau. Tên hề dầu rợn chân đến mấy cũng vẫn phải tiến. Anh có thể tưởng tượng một thứ hề ung dung xuống tấn, giữ thế thủ ở một đầu dây?
Nói để làm gì? Để chờ trăng lên. Trăng sắp lên rồi. Anh nói sao? Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi! Ta bắt đầu thì vừa. Anh ra đàng kia. Thôi bày vẽ. Thế nào mà chả gặp lại nhau. Tôi chắc chắn như vậy. Sao? Anh bảo sao? Ờ, ý kiến hay đấy. Kể lại câu chuyện Nhập Thiên thai. Kể to à? Để làm gì? Anh cũng muốn nghe? Mà... anh nghe làm gì? Câu chuyện của tôi, đối với anh chỉ là một phương tiện. Anh nên tĩnh trí, nhìn trăng thì hơn. Trăng lặn thì... Thế cũng được. Anh muốn nghe thì nghe... Im.
Trăng lên...
Trăng buổi đó cũng không khác trăng đêm nay, bởi câu chuyện Nhập Thiên Thai bắt đầu vào một đêm thượng tuần, thuở nhà Hán vừa thu xong thiên hạ vào một mối, Lưu Bang xuống ngựa nghĩ kế an dân, trăm họ dần dần trở lại cuộc sống thanh bình thời vua Nghiêu, vua Thuấn.
Lúc bây giờ – trăng lưỡi liềm vừa nhô lên khỏi ngọn cây tùng – tại một thôn nhỏ miền Tây Bắc Trung Hoa, nhà cỏ lác đác ven một dòng sông vắng, có người đánh cá họ Nguyễn tên Triệu cũng vừa neo thuyền vào bến, tay cắp rổ cá, lững thững men theo con đường dốc thoải về nhà.
Đến đầu ngõ, nhìn xuống rổ, Nguyễn chợt thấy ánh trăng loang loáng trên mình cá. Bèn ngẩng đầu nhìn trăng thì thấy trăng nhếch mép như đùa, như cợt, ánh trăng xao xuyến trong lòng. Cảm giác đó, Nguyễn đã từng thấy thoáng lên gờn gợn, một đôi khi dừng tay tung lưới, cô đơn giữa khoảng nước trời bát ngát. Không hẳn là khó chịu. Cũng không hẳn là vui. Như thừa một cái gì mấp mé trong tâm. Như thiếu một cái gì nhẹ nhàng dìu dịu. Nguyễn cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu rồi không về nhà mà xăm xăm tiến thẳng tới nơi quán rượu đầu thôn, dựng ở một mom đất nhô hẳn ra sông.
Người chủ quán tên gọi Lưu Thần cùng một lứa tuổi với Nguyễn, vốn là người trọng nghĩa khinh tài, dựng quán bán rượu để mà uống rượu. Vì vậy cũng nổi tiếng là người khó tính. Khi gặp khách tục, dẫu vàng xếp đầy bày, Lưu cũng chỉ dọn những hạng rượu thường. Còn những thứ rượu hoặc cất bằng trái mơ phủ sương buổi sớm, hoặc pha men gạo nếp tơ đúc tới bảy lần, hoặc phơn phớt màu hồng thơm như môi con gái dậy thì, tất phải gặp người tri kỷ Lưu mới chịu đem ra. Những lúc đó, thường thâu đêm đối ẩm cùng khách, lộ bày tâm sự, bàn chuyện cổ kim, khách có trả tiền cũng không chịu lấy. Nguyễn là một trong đám người đó. Hai người còn lại giống nhau ở chỗ chưa lập gia đình. Vì thế đã thân, lại càng gắn chặt tình bằng, chuyện lớn, chuyện nhỏ, thường cũng nói với nhau.
Tới nơi quán đã đóng cửa, le lói ánh đèn lọt qua kẽ liếp. Nguyễn không lên tiếng, đẩy liếp mà vào. Lưu đặt bát xuống bàn, vỗ tay và reo lên:
"Đang ngắm trăng mà nghĩ tới bác. Đệ chắc bác có động tâm mà lại".
Nguyễn đặt rổ cá xuống đất mà rằng:
"Không hiểu tại trăng hay vì bác. Nhưng nhất định đêm nay không về nhà".
Rồi chỉ rổ cá mà nói tiếp:
"Đồ nhắm có đây, bác còn đợi gì mà không hóa kiếp cho lũ chúng sinh này?"
Lưu hô người nhà sửa soạn. Rồi lại tự mình đi tìm bát lớn đặt trước mặt Nguyễn, tự tay nâng vò mà rót đầy hai bát. Lúc bấy giờ, mặt trăng chênh chếch, ánh trăng lọt song loang loáng trên men rượu. Lòng bát ngậm trăng. Rượu chưa nhấp mà cả bát lẫn người, cùng gió nhẹ gợn sóng trên sông, tất cả đều đã chếnh choáng. Hai người im lặng nâng bát rượu mà uống cạn. Rồi lại im lặng ngắm trăng cạn luôn bát nữa.
Đến bát thứ ba, Lưu nâng lên rồi đặt xuống. Chàng nhìn thẳng vào Nguyễn mà nói rằng:
"Đệ nghe nói tâm sự thường theo men mà bốc ra lời. Nỗi u sầu cũng vì thế mà vơi đi theo lời tâm sự. Đệ chắc bác có điều nghĩ ngợi. Nếu vẫn coi đệ là chỗ tâm giao, sao yên lặng mà không lên tiếng?"
Nguyễn thở dài mà rằng:
"Muốn nói nhưng lại thấy là thừa. Bởi vẫn câu chuyện cũ. Sợ nhàm tai bác chăng?"
Lưu nghiêm nét mặt có vẻ không bằng lòng.
Nguyễn vội tiếp:
"Ít lâu nay, không hiểu sao, đệ lại thấy băn khoăn như những năm xưa. Đã tưởng ẩn mình trong chốn thô lậu, bỏ qua việc đời mà tiêu dao năm tháng cùng khói sông, sương núi, nhưng lòng riêng, riêng những hoang mang. Chiều nay, ngắm trăng mà tự thấy thẹn. Không cầm được lòng mà vẫn còn phân ngôi chủ khách. Mỏng manh là thân thế. Bền chặt là cái tự nhiên..."
Nguyễn dừng lời, nhận thấy bớt nỗi cô đơn trong niềm thắc mắc. Vì Lưu cũng đang cúi đầu suy nghĩ. Quán rượu mênh mang lặng lẽ. Lá rơi vài chiếc ngoài song. Sóng nhỏ vỗ bờ nhè nhẹ. Lưu nâng bát rượu uống cạn. Giọng chàng thủ thỉ cất lên:
"Bác đã nói, đệ đâu dám giấu? Thật tình cũng đang cảm thấy mất dần yên ổn trong lòng. Trước kia, có thể ngắm trăng mà quên thế sự, bình tĩnh ngâm thơ giữa buổi nhiễu nhương... Nhưng gần đây, cái ồn ào phức tạp bên ngoài đã thấy chen lấn vào cuộc sống lặng lẽ bên trong. Cho nên, tuy không muốn mà bên cạnh tiếng lá, lời chim, vẫn còn nghe thấy người mua kẻ bán, cố giữ mà trong làn gió của sông, trong hương thơm của hoa ngoại nội, vẫn thấy thoảng mùi tục lụy nồng nồng. Nung nấu thâu đêm suốt sáng, nỗi tâm sự thật cũng không ngờ lại có bác chia sẻ".
Nói đoạn, Lưu lại cạn thêm bát nữa.
Một lúc sau, Nguyễn mới nói:
"Bác nghĩ nhiều, chắc có cách!"
Lưu thủng thẳng mà rằng:
"Thế còn bác?"
"Thú thực thì cũng chưa biết làm gì. Xin cho nghe".
Lưu rằng:
"Tất là có cách. Chỉ sợ bác chưa quyết tâm thôi".
Nguyễn có vẻ giận:
"Bác ngờ đệ sao?"
Lưu cười:
"Không ngờ, nhưng cạn vò đã. Trăng sắp lặn rồi".
Vừa nói vừa bưng vò rót đầy bát. Hai người lại cùng nhau thù tạc, mặt trăng vừa lặn thì vò rượu cũng vừa kịp cạn. Trong thôn, trống điểm canh hai. Sao trên trời từng ngôi lóng lánh. Mặt sông mênh mang vắng lặng. Lúc bấy giờ Lưu mới lên tiếng:
"Đệ đã thức thâu đêm để nghĩ, tự canh một cho tới canh năm, đêm không phải là dài. Đời những cũng vậy, mấy ai sống quá trăm năm? Vậy mà thiên ma, bách chiết, nhỏ mồ hôi lấy bát cơm ăn, có bao giờ được hoàn toàn thư thái? Tâm hồn thì như muốn mọc cánh hồng, cánh hộc để vươn về Đạo lớn mà những trò múa rối chung quanh lại ra mặt trớ trêu cản trở, như đeo nặng thêm chì vào phần thể xác. Cuộc sống nơi đây, đệ đã thấy gây nhiều phiền trược. Vậy thì... trong ba mươi sáu cách, chỉ còn có một. Bác nghĩ sao?"
Nguyễn ngần ngừ chưa đáp, Lưu đã đứng lên, giọng hùng hồn thúc giục:
"Đêm nay không hẹn mà bác lại tới đây. Đó là cái duyên giữa chúng ta. Không lên đường ngay đêm nay, còn đợi đến bao giờ?"
Nguyễn đã hơi xiêu lòng:
"Nhưng còn việc nhà?"
Lưu cả cười mà rằng:
"Bác chưa lập gia đình mà đệ cũng chưa vợ chưa con. Cái quán rượu này đệ sẽ để cho tên bộc trông nom. Việc nhà như thế đã gọn chưa?"
"Đi hướng nào?"
"Đệ nghe nói càng tiến sâu vào phía Tây, càng lắm chỗ hoang vu, càng lắm nơi cốt cách. Ta ngược dòng sông mà đi".
"Vậy thì xin hiến con thuyền làm phương tiện".
Lưu cười ngất:
"Lần này, quyết tìm ra nơi đắc ý. Chúng ta sẽ thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người và việc. Chúng ta sẽ lập được thế quân bình cho..."
Những lời nói cuối cùng tan trong gió đêm. Sao Bắc Đẩu chênh chếch, con thuyền bập bềnh ngược về phía Tây, giữa canh ba thì nhà cỏ trong thôn mờ dần trong sương bắt đầu phủ kín mặt nước, mờ dần trong tâm trí hai người bạn trai cưỡi sóng đi tìm đất sống.
Đất sống có nghĩa là Thiên đường. Ở trong câu chuyện, là Thiên thai. Lưu Nguyễn nhập Thiên thai. Thiên thai ở vào vùng nào nhỉ? Tôi cũng không biết. Mà cũng chả cần. Vì đây chỉ là một biểu tượng có một giá trị khá vững chắc, đối với thời gian và không gian, cho tới khi loài người ở mọi địa điểm trên thế giới thôi nuôi ảo mộng xây dựng Thiên đường trên cõi đất... Tôi không cố ý nói cạnh ai đâu, kể cả anh nữa. Tôi chỉ kể lại một câu chuyện cũ.
Bịa à? Thì tất nhiên phải bịa. Bịa hiểu theo nghĩa văn nghệ. Mà tất nhiên là văn nghệ lại phải hiểu theo cái nghĩa của tôi, của chúng tôi. Văn nghệ là gì? Sao anh rắc rối thế? Tôi tưởng trong lúc này, anh nên để ý đến ánh trăng thì hơn, vì trăng lặn thì... Anh nhất định bắt tôi giảng giải hay sao? Giảng thì giảng.
Vậy thì văn nghệ bắt nguồn ở một mâu thuẫn và hướng tới một thế quân bình. Nghĩa là văn nghệ dựa vào một chuyện có thật để "bịa" ra một chuyện sắp xảy ra. Chuyện có thật, ở đây, là Lưu, Nguyễn nhập Thiên thai. Còn chuyện sẽ xảy ra thì thú thực là chính tác giả của nó là tôi, trong giờ phút này, cũng chưa biết "bịa" ra làm sao cho ổn...
Tôi tưởng không gì hơn là theo dõi hai anh chàng Lưu, Nguyễn lúc bấy giờ đang bập bềnh trên dòng sông mỗi lúc nhỏ dần...
Dòng sông hẹp dần. Cho đến khi mạn thuyền sát bờ, thuyền không thể lách được nữa thì hai người buông mái chèo mà nhìn lên bờ. Lúc bấy giờ đang độ tiết hè mà cả hai người đều không thấy nóng. Mồ hôi tan ra thành hơi. Cả hai đứng dậy, người lâng lâng như chưa từng dùng sức chèo thuyền đã...
"Mấy hôm rồi, bác Nguyễn?"
"Hình như mới có một đêm".
"Bảy chứ?"
"Vô lý, vì ta có dừng lại nơi nào đâu? Mà có ăn uống gì đâu?"
"Ờ, mà bây giờ cũng không thấy đói..."
Lưu nhẹ nhàng nhảy lên bờ. Nguyễn cũng nhảy theo. Cả hai đứng sững. Đào thắm, liễu xanh, hồng, lan, huệ, cúc, tường vi, thược dược, mẫu đơn, rồi tiếng con oanh, con yến, con sáo, tiếng con sơn ca, màu sắc, thanh âm, hình dáng, cả một khoảng giang sơn cẩm tú đẹp đến rợn người, mở rộng từng ngách đi, từng mạch nhỏ, từng khe thẳm, từng dòng suối li ti, đón chào Lưu, Nguyễn. Mỗi bước đi là một bản nhạc thành hình. Mỗi bước tiến sâu vào nội địa là một khám phá tân kỳ, huyền ảo. Cứ như thế, theo bước chân bỡ ngỡ của Lưu và Nguyễn, cảm giác giữ nguyên vẹn ở bậc lâng lâng.
Cứ như thế – thời gian ngưng đọng và ánh sáng đổi màu tùy theo cảnh trí – không biết đã được bao lâu, Lưu khẽ hỏi Nguyễn:
"Thế nào, bác?"
"Sao?"
"Ta làm gì bây giờ?"
"Biết làm gì? Bác có đói không?"
"Không... Còn bác?"
"Đệ không thấy cả khát".
"Có lẽ ta dừng lại, nghỉ ngơi..."
"Bác mệt sao mà cần nghỉ?"
"Ấy, quen miệng thì nói, chứ có thấy gì đâu?"
Nhưng hai người cũng dừng lại bên một cỗi đào, quả chín phơn phớt lông tơ đỏ ửng như má người con gái đến tuổi cập kê. Nguyễn giơ tay với một quả, đưa lên miệng. Đào vừa chín tới, hương thơm phưng phức, ăn một miếng mà như nuốt cả trăm hoa vào bụng, gia dĩ lại vừa giòn, vừa ngọt, vừa dơn dớt chua, ăn một miếng lại thèm một miếng. Lưu cũng bắt chước Nguyễn. Và vội reo lên:
"Chà... ngon!"
Dứt lời, bỗng ở tận đâu đâu, nổi lên một khúc nhạc thiều, tiếng sênh lanh lảnh, tiếng phách mưa rơi, tiếng tì, tiếng nguyệt nhặt khoan, tiếng hồ u huyền, tiếng sáo, tiếng tiêu vắt vẻo. Thanh âm dìu dặt, ý nhạc là ý thanh bình, gọi đến cái cảnh thái hòa vua Nghiêu, vua Thuấn, có người Sào Phủ có người Hứa Do, có gã mục đồng chống gậy, đứng sững trên khoảng đồi cao, tâm hồn phơi phới trong một cơn mộng siêu hình.
Lưu, Nguyễn nhìn nhau chưa biết nói sao thì ở mỗi gốc cây, lùm lá, uyển chuyển nhón bước hiện ra một bầy thiếu nữ. Thế rồi những nét, những hình, mềm như tơ nõn, nhẹ tựa gió xuân, thanh âm, xiêm áo, trăm tía, nghìn hồng, tất cả nhịp nhàng hòa điệu trong một vũ khúc mà Lưu và Nguyễn đều nhận thấy chỉ có thể mệnh danh là một vũ khúc Nghê Thường. Hai chàng đang còn ngẩn ngơ, ngơ ngẩn, bỗng nghe có tiếng người nói bên cạnh. Giật mình ngoảnh lại, lại bàng hoàng vì sắc đẹp của hai thiếu nữ khép nép cạnh một khóm mẫu đơn màu tía. Để ý đến lời nói thì mới nghe rõ giọng chiếc oanh thỏ thẻ:
"Phu nhân đang đợi hai chàng".
Nguyễn đánh bạo mà hỏi:
"Phu nhân là ai?"
Thì chỉ thấy, lộ hàm răng ngọc, má lúm đồng tiền mà không thấy trả lời.
Nguyễn gặng hỏi:
"Các cô tên gì?"
Cô áo hồng giục cô áo trắng. Cô áo trắng dịu dàng:
"Mai Nhi".
Cô áo hồng bấy giờ mới tiếp theo:
"Còn em, thì em là Đào Nhi".
Nói đoạn hai cô gái nhón bước đi trước, Lưu, Nguyễn thong thả theo chân, lần quanh những khóm mẫu đơn cành Diêu chen đóa Ngụy, những dải phong lan thơm ngát, hoa Hạc đính sát với cánh Nhất điểm hồng, tới một tòa nhà kiến trúc tráng lệ, góc mái cong veo, thếp vàng, dát bạc.
Có con chim khách vụt bay lên. Đào Nhi và Mai Nhi tránh ra hai bên. Lưu, Nguyễn bước lên thềm cẩm thạch. Cánh cửa sơn son thếp vàng từ từ mở rộng.
Gian phòng trần thiết cực kỳ lộng lẫy. Những đồ bài trí trang hoàng nhất nhất đều là vật lạ mà cả Lưu lẫn Nguyễn đều chưa từng nhìn thấy. Cuối phòng là một cái giường thất bảo rủ rèm châu, hai bên có hai cái ghế bành bằng gỗ đàn hương.
Từ trong rèm, có tiếng đàn bà nói ra, giọng nghiêm mà ấm:
"Tính hiếu kỳ của hai chàng thế là đã mãn nguyện. Sự vui sướng trong một chuyến đi này cũng đã thỏa chí bình sinh. Âu cũng là cái duyên kỳ thiếu thú mà nơi đây lại được tiếp hai chàng. Xin mời ngồi".
Lưu và Nguyễn cúi đầu thi lễ rồi mỗi người ngồi xuống một cái ghế bành.
Lưu Thần dọn giọng rồi thưa:
"Chúng tôi là những người phàm. Nhưng một mái chèo quế, một lá thuyền nan, lòng thành muốn vượt cõi bụi để tìm một chỗ thoáng hơn thế sự. Thật không ngờ mà được tới đây. Song le lòng dục chưa gạn được trong, cảnh sắc được ngắm mà vẫn chấp mê, dám xin chỉ bảo rõ ràng cho được biết.
Người trong rèm như cười mà đáp:
"Có gì mà không rõ ràng?"
Nguyễn Triệu vội hỏi:
"Xin hỏi, phu nhân là ai, mà nơi đây là đâu?"
Ở trong rèm, như ngần ngừ. Nhưng rồi cũng đáp:
"Nơi đây tạm gọi là Thiên thai. Còn tôi thì chỉ là người đến trước. Cũng như hai chàng. Vì sẽ có người đến sau hai chàng. Và lúc đó, nếu còn ở lại, thì hai chàng sẽ lại là những người đến trước..."
"Lúc nãy... có hai cô gái..."
"À... Mai Nhi!"
"Và Đào Nhi..."
Giọng trong rèm thoáng một chút e dè:
"Đã biết tên rồi kia ư?"
Rất nhiều câu hỏi dồn dập làm nghẹn lời Lưu và Nguyễn.
Nhưng chủ nhân như biết ý:
"Hai chàng ở xa mới đến, chắc cần nghỉ ngơi. Xin để Đào và Mai đưa về thư phòng yên nghỉ. Sẽ xin tái ngộ".
Hai người đứng dậy thi lễ trước rèm rồi trở lui theo hai cô gái. Đi quanh mấy dãy hành lang mây xanh bám ở lan can, hoa lạ nở đầy mặt đất, hai người được dẫn vào một gian phòng trang hoàng u nhã, đủ đồ văn phòng tứ bảo, trên giá kê sát tường xếp đầy sách lạ.
Hai cô gái cúi đầu chào đi ra.
Lúc bấy giờ, đêm xuống đã từ lâu. Trăng nở chênh vênh trên một góc mái cong veo.
Lần tái ngộ với chủ nhân là một đêm đại yến. Chủ nhân vẫn ngồi trong rèm tại gian phòng cũ. Lưu và Nguyễn lại được mời ngồi ở hai chiếc ghế bành. Nhưng, đèn lấp lánh đốt bằng mỡ phượng, đệm vằn rồng xanh đỏ trải khắp gian phòng, nhạc tấu lên ở dãy hành lang, tiệc bày bằng mâm ngọc lưu ly, đĩa bằng chất san hô, các món sơn hào hải vị la liệt, rượu đủ màu đủ vị, hương thơm phưng phức, rót vào bát vàng đại đầu, dâng lên bởi những búp tay ngà, mỗi bát rượu là một khúc ca kèm theo một điệu múa, Lưu, Nguyễn tâm thần như thấy bâng khuâng, khi say khi tỉnh, uống uống, ăn ăn, lắm lúc giơ tay véo đùi sợ đang mê ngủ, có khi ẩn mặt nhìn nhau rồi tủm tỉm cười.
Tiệc kéo dài từ canh một đến quá canh ba. Kịp đến lúc ngoài xa vẳng lại tiếng con chim lạ rúc đủ ba hồi thì ở trong rèm, chủ nhân mới lên tiếng:
"Bây giờ thì xin nói chuyện với hai chàng".
Câu nói có mãnh lực như một mệnh lệnh. Trong giây lát, cả bàn tiệc, khúc ca, điệu múa, thảy đều bị hãi. Gian phòng yên lặng khác thường. Đèn bớt sáng. Ánh trăng lành lạnh hắt vào sáng ngời một chiếc bình pha-lê với rượu bồ đào bỏ quên lại trên một chiếc đôn sứ xanh lam. Lưu và Nguyễn thấy thấm dần vào người mối buồn tỉnh rượu lúc canh tàn.
Cả hai đồng thanh:
"Xin nghe".
Ở trong rèm như nghĩ ngợi rồi mới nói:
"Trước hết xin hỏi một điều. Hai chàng định giữ nguyên ngôi khách quý hay có ý vĩnh viễn ở lại an cư?"
Lưu nhìn Nguyễn, Nguyễn cũng nhìn Lưu. Cuối cùng Lưu nói:
"Chúng tôi lìa bỏ nơi thô lậu, một đêm vượt sóng ra đi, thật không ngoài cái ý tìm một nơi thoát tục để di dưỡng tâm thần".
Nguyễn tiếp theo:
"Nếu chủ nhân rộng lượng mà không chê chúng tôi là những kẻ căn phàm thì xin cho nương nhờ cái khí tự nhiên nơi đây để dễ hướng về Đạo lớn..."
Chủ nhân ngắt lời:
"Hai chàng tới đây là đã dày căn tu luyện. Tôi không hẹp bụng mà ngăn cản ý trở về nguồn. Nhưng nhập gia tất phải tùy tục. Chỉ e phong tục nơi đây đạm bạc không dung nổi hai chàng thôi!"
Lưu Thần sốt sắng:
"Xin cứ nói cho nghe".
Nguyễn cũng vội vã mà rằng:
"Chúng tôi một đi là muốn tới. Nay tới, chẳng có lẽ lại về?"
Giọng chủ nhân vẫn bình tĩnh:
"Vậy thì xin hết lời" – chủ nhân ngừng lại trong giây lát rồi lại nói tiếp – "Số là Trời Đất mở ra tất phải phân phân hóa hóa. Cái lẽ âm dương tương sinh tương khắc ở đấy mà ra. Con người cũng như vạn vật cũng đều phải theo cái lẽ đó mà sinh sôi nảy nở. Nhưng thỉnh thoảng đến chỗ cùng cực của tang thương biến đổi thì tĩnh tâm, thành ý, con người lại nuôi cái ý muốn trở về nguồn. Lớn rồi đi, đi rồi xa, xa rồi trở về. Nói như thế không biết có đạt được ý không?"
Lưu, Nguyễn vâng vâng dạ dạ, chủ nhân lại tiếp:
"Cái ý muốn trở về nguồn đó, hàng ngàn thế kỷ qua đi, lại kết tinh thành cái khí thiêng liêng chung đúc ở một vài khoảng giang sơn trong vũ trụ. Non nước nơi đây là một".
"Thế ra kẻ hèn này đã đạt tới nguồn. Thảo nào, hoa hoa, lá lá..."
Chủ nhân chậm rãi cắt lời:
"Nguồn tất phải đẹp. Vì nguồn là Tuyệt Đối. Cho nên con người từ phân hóa sinh thành, mấy ai mà quên hẳn được nguồn?"
Đến đây chủ nhân ngừng nói, để yên lặng kéo dài trong giây lát, vừa đủ cho lời nói của mình kịp thấm vào trí não hai người nghe chuyện. Lúc bấy giờ Lưu và Nguyễn đã tỉnh hẳn cơn men. Cả hai đang sửa soạn thần trí để bước những bước đầu tiên trong cõi Tuyệt Đối. Khi cảm thấy đã đến lúc nói tiếp, giọng chủ nhân trong rèm mới lại cất lên:
"Nguồn là Tuyệt Đối, cho nên phân cực cũng rất rõ ràng. Có nơi toàn thể thuộc dương. Và cũng có nơi, như nơi đây, lại hoàn toàn là một nguồn âm cực. Từ cây cỏ, muôn hoa, từ vạn vật đến loài người thảy đều thuộc về âm tính. Không biết hai chàng có nhận thấy điều đó?"
Bước đầu tiến vào nội địa cõi Tuyệt Đối đã là một bước ngượng ngùng. Lưu và Nguyễn vừa ý thức được cái thế khó xử của mình: cái thế của một người đàn ông sống giữa một thế giới đàn bà.
Chủ nhân nói tiếp:
"Tôi hiểu hai chàng hiện đang lúng túng. Đặt cái mâu thuẫn trong cái đơn thuần, lồng cái Tương Đối vào khuôn Tuyệt Đối. Kể cũng khó thay! Nhưng..."
"Nhưng... đây là nguồn" – Nguyễn nghĩ thầm như vậy – "Từ đặt chân vào nguồn, mình đã thấy hết bận rộn cuộc đời ngoại giới. Cuộc sống nội tâm đã bắt đầu cởi mở. Lẽ nào lại bỏ mà về?"
Lưu cũng cúi đầu suy nghĩ. Chàng nghĩ rằng:
"Ta đã sống từ lâu như người xử sĩ. Chả lẽ không cầm nổi lòng trước đám phụ nhân hay sao?"
Chủ nhân như đọc được ý nghĩ của hai người:
"Hai chàng nghĩ lung là phải. Vì thật tình chỉ sợ cho hai chàng. Còn đám người nhà thì đã có gia pháp. Tôi tin họ không thể sai đường".
Lúc bấy giờ cả Lưu lẫn Nguyễn đều đã quyết định. Hai người đồng thanh:
"Chúng tôi đã quyết một lòng. Xin chủ nhân dạy cho gia pháp".
Chủ nhân rằng:
"Trời đất sinh ra, âm dương đối diện tất sinh tình. Vậy chỉ xin diệt hẳn chữ tình".
Hai người đồng thanh:
"Tưởng gì... nếu chỉ có một điều đó..."
Nhưng bị ngắt lời:
"Chúng tôi là căn tuyệt đối, giữ trọn âm tính là một điều dễ. Nhưng hai chàng dầu sao cũng còn mang nặng cái nghiệp tương đối. Vì thế mà khó chấn ngự nổi tình. Việc nếu xảy ra, tôi sẽ phải làm tròn nhiệm vụ bảo tồn sông núi nơi đây. Đến lúc đó dù muốn, cũng không dung nổi hai chàng. Vậy xin nói trước để hai chàng tiện bề quyết định".
Chủ nhân ngưng lời. Ánh trăng mờ dần trong yên lặng. Gian phòng mênh mang lạnh lẽo. Ở đàng xa, tít đàng xa, tiếng một con vượn cái hú dài...
"Thế nào, xin cho biết ý định?"
"Chúng tôi đã quyết. Xin tùy chủ nhân định đoạt".
Thế là Lưu, Nguyễn đã nhập Thiên thai. Cũng giống như anh, cách đây chắc không lâu, khi đứng trước một lá cờ và hai người giới thiệu, anh long trọng hứa giữ trọn "gia pháp" của cái thứ Thiên thai của anh. Không thể so sánh được à? Tại sao không? Cái tâm trạng của Lưu và Nguyễn khi lên đường tìm về Tuyệt Đối với cái tâm trạng của một thanh niên hào hiệp khát khao hành động theo một lý tưởng...
Anh đã lựa chọn. Giữa hai thái cực, sự lựa chọn của anh tất thiên về một phía. Cũng như Lưu và Nguyễn đã quên mất căn tương đối của kiếp người mà tìm nguồn Tuyệt Đối, thì giữa cái thế gọng kìm tư bản - vô sản, anh cũng đã quên hẳn cái thế của chính anh, của tất cả những người như anh, như tôi, cái thế của chúng ta. Nghĩa là cái thế của những con người tuy không tư bản nhưng nhất định không là vô sản.
Anh đã nhập Thiên thai. Thật cũng may mà anh bị bắt. Nếu không, thì chính anh, một ngày kia, anh cũng phải bắt buộc dời bỏ cái Thiên thai của anh. Ê đừng cáu! Người ta nói chuyện tử tế. Sử sách còn ghi lại đó. Từ Thức đã bỏ Thiên thai. Và Lưu, Nguyễn tất nhiên cũng thế. Tại sao? Nhớ nhà? Anh ngây thơ quá. Một người như Lưu và Nguyễn không bao giờ vì cái cớ nhỏ nhen nhớ nhà mà dời bỏ cái nơi mà cả hai đã hy sinh tất cả cái hiện hữu để mà đạt tới. Tại sao? Theo tôi thì không ở lại, chỉ vì không thể ở lại. Chỉ vì thấy Thiên thai không phải là chỗ của mình.
Anh còn nhớ lời chủ nhân cõi Thiên thai? "Âm dương đối diện tất sinh tình. Vậy chỉ xin diệt hẳn chữ tình".
Vậy mà Lưu Thần, Nguyễn Triệu lại chỉ là những con người...
Chủ nhân? Chủ nhân chỉ là giọng nói. Anh đoán đúng. Mai Nhi và Đào Nhi.
Nhưng trăng sắp lặn. Nếu anh muốn nghe hết câu chuyện thì phải để cho tôi tiếp tục. Anh nói sao? Anh phải nghe hết câu chuyện. Vậy tôi xin nói tiếp.
Những ngày đầu sống ở Thiên thai là những ngày đầy hạnh phúc. Nội tâm của Lưu và Nguyễn thôi bị ràng buộc, dần dần trở nên thanh thoát. Lắm lúc tưởng như an tọa trên đầu ngọn lốc mà vút lên tới thượng tầng tĩnh khí. Trong những giây phút đó, hai chàng cảm thấy như được sống, đồng thời, hàng vạn kiếp sống khác nhau. Hoặc chìm sâu xuống đáy trùng dương mà đùa với cá kình, cá ngạc; vươn hẳn lên cao mà bay lượn với chiếc đại bàng; lao mình trên con xích thố; hay lâng lâng cùng chỏm cây thông vi vút đầu mỏm đá Côn Lôn...
Nhưng một buổi bình minh, ánh mặt trời hoe vàng trên nội cỏ màu ngọc thạch, cạnh một gốc thùy dương lả ngọn, Lưu và Nguyễn bỗng bắt gặp Mai Nhi đang nô giỡn với Đào Nhi.
Lần đầu gặp gỡ, tuy khen thầm sắc đẹp của hai cô gái, nhưng cả hai chàng đều không thấy mảy may rung động. Lần này gặp lại lần thứ nhì mà không hiểu tại sao cả Lưu lẫn Nguyễn đều cảm thấy lúng túng. Cứ đứng sững mà nhìn, quên cả cúi đầu thi lễ. Một phút định được thần thì Mai đã kéo tay Đào đi nhanh về phía rừng tùng.
Cả ngày hôm ấy, họ Lưu không nói một lời. Còn Nguyễn Triệu thì ngồi yên một chỗ. Cứ như thế, trong suốt ba hôm. Đến hôm thứ tư, thì không ai rủ ai, con sơn ca vừa bay lên khỏi ngọn cây phong, hai chàng đã sắm nắm đi ra chỗ cũ. Và cũng bắt gặp Mai, Đào. Lần này đã có định ý, hai chàng tiến lên cúi đầu thi lễ. Mai, Đào ung dung đáp lại, thần sắc không thấy đổi thay. Thế rồi Nguyễn nhìn Mai, Lưu ngắm Đào, hai người đàn ông thấy nghẹn thở mà không thốt ra lời. Hai cô gái lại càng đĩnh đạc, dịu dàng, phong thái rất mực hồn nhiên. Đánh bạo, Nguyễn bèn rủ Mai đi ngắm phong lan. Mai tỏ vẻ nhận lời, hai người sóng bước mà đi, khuất sau cụm tường vi. Lúc bấy giờ, Lưu Thần bàng hoàng nhìn quanh bốn phía.
Trước mặt chàng chỉ còn có Đào Nhi...
Một đôi bạch yến từ đâu bay lại đậu trĩu cành thùy dương. Trong yên lặng, tiếng một con oanh vàng cất lên lanh lảnh.
Trên nền trời xanh thẳm, một đám mây trắng nõn như bông, trôi qua như một giấc mơ.
Và cũng như trong một giấc mơ, Lưu và Nguyễn không màng tới thời gian vần chuyển. Bóng cây thùy dương từ từ chuốt dài trên nệm cỏ. Ánh chiều rớt lại đó đây, trên những lùm cây, trên những chòm lá đang mờ dần trong sương chiều dâng lên từ đồng nội xa xa. Từng cơn gió nổi lên nhè nhẹ. Nền trời nhè nhẹ sẫm màu. Sông Ngân Hà bắt đầu lìa nguồn, gợn lên từng đợt sóng sao lấp loáng.
Ngưu Lang và Chức Nữ.
"Làm sao xây nổi được một nhịp cầu Ô thước?"
Cả Lưu lẫn Nguyễn đều nghĩ như vậy. Hai người như đọc thầm được nỗi cô quạnh của mình qua ánh mắt của người đối diện. Người đối diện là Mai và Đào.
Lưu, Nguyễn nheo mắt nhớ lại buổi sáng, khi thừa dịp con sơn ca vừa im tiếng hót, hai chàng thổn thức nhẹ kêu:
"Yêu..."
Thì không một lời đáp lại. Không cả một thoáng chớp hàng mi. Tuy búp tay ngà của hai cô gái vẫn nằm gọn trong lòng bàn tay gân guốc của hai chàng. Tuy vẫn dịu dàng uyển chuyển. Tuy vẫn nói nói cười cười.
Mai Nhi, Đào Nhi không phải là người, không phải là người.
Vì Mai và Đào không biết yêu. Không ai ở Thiên thai biết yêu cả. Ở Thiên thai thì phải diệt tình. Vì lẽ tồn tại của cõi Thiên thai.
Mai Nhi, Đào Nhi chỉ là hai pho tượng sống.
Anh nói gì? Thế nào là người à? Anh hỏi, khó trả lời đấy. Tuy nhiên đặt nổi vấn đề cũng đã là giải quyết một phần vấn đề. Anh đã thắc mắc về con người. Thế là đủ. Vì niềm thắc mắc đó tố cáo, ngay trong anh, có hiện hữu một cuộc sống khác hời hợt bên ngoài.
Nhưng cuộc sống nội tâm đó, các anh đã dùng đủ mọi phương tiện để thủ tiêu, cũng như người con gái Thiên thai đã diệt hẳn tình.
Các anh... Anh nói sao? Anh không muốn tôi dùng chữ "các anh"? Vậy thì dùng chữ gì? Hay ta dùng chữ "họ"?" Sao?
Kết luận? Rất ngắn, anh ạ. Vả chăng cũng sắp đến giờ...
Tảng sáng hôm sau, khi gió sớm vừa nổi, sao mờ dần trên trời bàng bạc, thì Lưu và Nguyễn đã vội giẫm lên cỏ còn đẫm hơi sương mà tiến nhanh về phía bờ sông. Chiếc thuyền câu vẫn neo nguyên vị, đôi mái chèo song song đợi chờ.
Nguyễn nhìn Lưu:
"Nửa năm!"
Đoạn, cả hai yên lặng xuống thuyền.
Mái chèo vừa đụng mặt nước thì đôi bờ hoa lá bỗng mờ trong sương buổi sớm. Dòng sông mở rộng thênh thênh, con thuyền xuôi nước về phía đại dương xa tắp.
Đến khi mồ hôi nhỏ giọt đầu tiên trên trán, Lưu và Nguyễn mới nhớ ra chưa kịp từ biệt chủ nhân.
Ngoảnh lại, chỉ thấy một màu trắng xóa. Sương trần gian đã lấp lối về nguồn.
Thế là hết câu chuyện Nhập Thiên thai. Mặt trăng cũng vừa kịp lặn. Như một tấn kịch hạ màn. Và bây giờ thì...
Sao thế này? Anh không... Anh... Sao?
Tôi không hiểu. Anh muốn... không? Anh không vượt... Anh muốn nói gì? Tôi quên mất đoạn cuối à? Nhưng... Nhất định? Còn các anh, đồng ý chứ? Vâng, thôi thế tùy anh. Tôi xin đóng vai thính giả. Tôi thật không ngờ. Thú quá. Anh bắt đầu đi.
Khi thuyền của Lưu và Nguyễn cập bến, thì mặt trời lại mọc. Hai người vội bước lên bờ. Rồi ngạc nhiên đứng sững. Vì cảnh nơi ven sông thảy đã đều thay đổi. Nhà cửa san sát như bát úp, chợ họp trên bến dưới sông, người đi kẻ lại đông như nước chảy. Hai người lần theo đường cũ tìm về quán rượu. Nhưng quán rượu không còn. Trên nền cũ không hiểu ai đã dựng lên một ngôi trường học, tiếng trẻ học bài vang khỏi cánh song.
Bèn đem tên họ hỏi thăm những người già cả thì có ông cụ già râu tóc bạc phơ nghĩ ngợi hồi lâu rồi mới nói:
"Thuở bé, tôi nghe ông cụ bảy đời nhà tôi có quen một người họ Nguyễn một đêm bỏ nghề đánh cá cùng người họ Lưu, ngược dòng sông mà đi vào núi tu tiên. Đến nay đã được hơn 600 năm".
Nói đoạn ông cụ già hấp tấp chống gậy bỏ đi. Vì cả Lưu và Nguyễn đang ôm mặt khóc. Khóc chán lại thét lên cười. Cười cười khóc khóc suốt một ngày, rồi bỏ xuống thuyền đi mất.
Cũng không ai rõ đi về phía nào.
Nhưng nhất định không quay lại chốn cũ Thiên thai. Và đến đây mới thật chấm dứt câu chuyện Nhập Thiên thai của anh.
Nhưng lại bắt đầu một câu chuyện khác: Chuyện của tôi. Vì tôi không "Nhập Thiên thai" nữa. Tôi ở lại. Tại sao? Bây giờ thì đến lượt anh chất vấn. Tại sao? Vì tôi không muốn thành điên như Lưu và Nguyễn. Tôi không muốn vắng mặt những 600 năm. Tôi muốn kịp thời có mặt ở mọi khúc quanh của dòng tiến hóa. Và nhất là vì... tôi cũng muốn yêu... Vì tôi là một con người. Con người toàn diện, như anh thường nói.
Tôi nhất định rồi. Anh gọi hộ tôi tên Lê dương. Để làm gì à? Để sửa lại cái chấn song.
Cho nó chắc chắn.
Trong khi chờ đợi.
1956
Thế nào? Anh nhất định bắt tôi nhắc lại một lần nữa? Cũng được đi! Chúng ta còn nhiều thì giờ. Bây giờ chưa đến 6 giờ. Ở đây gần núi, sát rừng, nên đêm xuống mau. Thế này nhá: bao giờ trăng mọc thì tôi bắt đầu kể một câu chuyện. Tất cả anh em sẽ xúm lại nghe, ở đầu phòng đằng kia. Anh thì nằm sát ngay cửa sổ đằng này. Nó đứng gác phía cửa sổ đằng kia và sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng tôi. Chúng tôi sẽ giả vờ say mê câu chuyện. Nó sẽ yên tâm mà không để ý tới anh... À, có đích cửa sổ này nhìn ra hướng Đông? Đúng chứ? Mặt trăng sẽ mọc phía này. Anh nằm sát chân tường, trong bóng tối. Ánh trăng chiếu rõ chúng tôi. Thế rồi, khi nào trăng lặn thì... Trăng lặn vào lúc mấy giờ nhỉ? Hôm nay mùng 5 ta. Trăng thượng tuần. Trăng lưỡi liềm. Chúng ta có đúng hai tiếng đồng hồ. Tôi phải kể một câu chuyện ít nhất là trong hai tiếng đồng hồ. Cũng may là lũ lính gác ở đây lại biết là tôi hay kể chuyện mua vui cho anh em. Anh cũng nhận thấy điều ấy? Chắc vì thế cho nên anh mới nghĩ ra cả cái kế hoạch này. Kể cũng may cho anh đấy, vì theo thường lệ ở mọi trại giam, khi đi ngủ, có bao giờ được phép tụm năm tụm ba đâu. Anh không biết à? Anh bị lần đầu? Tôi... thì... không phải lần đầu.
Lần này chính các anh đã giam tôi. Ở đây. Thế rồi Pháp nhảy dù. Và tôi vẫn tiếp tục bị giam. À... nó ngờ. Còn đợi lệnh Hà Nội, chắc thế.
Kể cũng may cho anh ta thật! Nhưng nghĩ kỹ, thì cũng buồn cho tôi. Anh muốn biết tại sao? Vì tôi vừa nhận thấy câu chuyện tôi sắp kể, đối với anh, sẽ chỉ có giá trị là một phương tiện trong một giai đoạn. Một cái dũa để dũa một chấn song. Không hơn không kém. Tính tôi lẩm cẩm, có phải không anh? Nhưng... tôi cho kể chuyện cũng là làm văn nghệ. Chủ quan? Thì người làm văn nghệ nào mà chẳng chủ quan? Thôi… chúng ta sắp lạc vào đất lý thuyết rồi. Điều quan trọng lúc này chính là phải tĩnh trí để mà thực hiện cho đúng kế hoạch. Phần việc của anh, tôi cũng nhớ. Anh phải leo qua cửa sổ. Chấn song cưa sẵn, chỉ cần đẩy mạnh một chút thôi. Cửa sổ trông ra đường. Bên kia đường là rừng, nghĩa là tự do... theo cái nghĩa các anh.
Kèn! Chúng nó đi ăn. Ta lại phía cửa đằng kia. Nhìn chúng nó một chút. Ở đây, đó là một trò giải trí lành mạnh. Lắm lúc tôi tự hỏi giữa chúng nó và chúng ta, giữa thằng gác tù và thằng ở tù, không biết thằng nào tù hơn thằng nào!
Anh sắp thoát nơi đây. Anh sắp trở lại cái nơi mà nhân danh công việc xây dựng một Thiên đường cho Nhân loại, các anh đang thủ tiêu nửa phần Nhân loại. Giải phóng? Anh định bỡn ai ở đây? Ở phòng giam này, có tám tên tù thì bảy kẻ đã là tù cũ của các anh...
Chúng nó ăn cơm xong rồi. Thế thì trăng cũng sắp lên đó. Kể cũng tức cười. Thế là cả cái ông trăng, đối với các anh, cũng đang trở thành một thứ công cụ giai đoạn. Để chỉ một thứ thời giờ.
Đáng thương mà cũng đáng giận cho cái gã thi sĩ "rất kỵ đàn bà" của các anh. Chính gã có phen đã viết nổi:
Trăng võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng.
Vậy mà... hỡi ơi!...
Không hiểu trong cái Thiên đường lý tưởng của các anh, con người có còn biết ngắm trăng không nhỉ? Anh nói sao? No và ấm? Nhưng còn thiếu, anh ạ. Vì các anh không để ý đến cái mà những người như tôi muốn nuôi dưỡng. Cái mà các anh đã liệt vào loại kẻ thù số một, trên cả địa chủ, cường hào, thực dân, phong kiến. Cái mà vì nó làm chúng ta xứng danh là những con người. Con người với đúng nghĩa của nó. Nghĩa là con người toàn diện.
Một Thiên đường. Danh từ đẹp đẽ thay, mà cũng quyến rũ thay! Anh đã đọc Anatole France chưa? Thế ra anh cũng đã đọc những loạt sách đó. Anh bạn trẻ ơi, anh có biết là tôi bắt đầu mến anh rồi không? Anh cho Anatole France hoài nghi và tiêu cực. Ý kiến của anh không làm tôi ngạc nhiên. Thật ra nhắc đến Anatole France chỉ vì nói đến Thiên đường. Chỉ vì Anatole France đã chán Thiên đường. Cũng như Từ Thức, cũng như Lưu Thần, Nguyễn Triệu đầu đời nhà Hán. Người thì chán, kẻ thì sợ, đến nỗi đã đến, đã ở, không chịu được mà phải trở về. Tại sao vậy? Một biểu tượng? Đồng ý với anh. Những biểu tượng đó ngụ cái ý gì? Anh thử nghĩ xem... Trăng vẫn chưa lên. Chúng ta còn có thì giờ...
Chúng có đổi phiên gác. Thằng này tôi biết. Một thứ lê dương kiểu mẫu. Người Đức? Không chắc đâu. Có lẽ chính hắn cũng đã quen. Từ vực thẳm ký ức của cuộc sống lê hải hồi đó, một đôi lần, giữa hai ly rượu, hương vị của một chiếc bánh madeleine nào đó chắc cũng có gợi lên một thoáng xứ sở, kết tinh quanh một vết thương nội tâm lâu ngày đã lên sẹo, đầu mối của những cuộc phiêu lưu... Bonsoir, pote! On parlait justement de toi, et du Paradis aussi... Veux-tu y aller, au Paradis? Non? Pourquoi? Le coin est trop pépère pour teszgiues? Ah...
Anh thử tưởng tượng một thứ người như thế kia mà sống ở một Thiên đường! Có mà loạn! Mà nhân loại này đâu có hiếm những mẫu người tương tự? Ấy là chưa kể biết bao nhiêu là mẫu người khác. Anh. Tôi. Và sáu người bạn kia. Mỗi người là một tâm sự. Mỗi người theo đuổi một kiếp, trong hằng hà sa số là kiếp con người.
Các anh đang khởi công xây dựng một Thiên đường trên cõi đất. Công tác vĩ đại nhưng thiên lệch vì kết quả chỉ có thể giải quyết những phiền trọc gây ra bởi cuộc sống xã hội bên ngoài. Mà tất nhiên là phải như thế. Giữa cuộc sống xã hội và cuộc sống nội tâm, những ai có hoài bão xây dựng Thiên đường đều phải chọn lựa. Thích Ca Mâu Ni, Christ... và bây giờ thì trái ngược lại, là Marx. Nhưng Thiên đường là gì?... Đối với tôi là một con người bình thường phải ăn, phải uống mà cũng yêu yêu, ghét ghét, thì Thiên đường chỉ là kết quả của một cố gắng phân cực trong cõi tư duy. Và như vậy thì Thiên đường cũng có nghĩa ngang với Địa ngục. Và hai thái cực của một thực tại đầy dẫy mâu thuẫn. Hai đầu tuyệt đối của một thứ dây mà con người là một tên hề múa may, làm xiếc ở trên. Mỗi bước tiến là một cố gắng bổ sung nặng nhẹ, ghi mọi thế quân bình tạm bợ, nhưng lại đòi hỏi những bước tiến sau. Tên hề dầu rợn chân đến mấy cũng vẫn phải tiến. Anh có thể tưởng tượng một thứ hề ung dung xuống tấn, giữ thế thủ ở một đầu dây?
Nói để làm gì? Để chờ trăng lên. Trăng sắp lên rồi. Anh nói sao? Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi! Ta bắt đầu thì vừa. Anh ra đàng kia. Thôi bày vẽ. Thế nào mà chả gặp lại nhau. Tôi chắc chắn như vậy. Sao? Anh bảo sao? Ờ, ý kiến hay đấy. Kể lại câu chuyện Nhập Thiên thai. Kể to à? Để làm gì? Anh cũng muốn nghe? Mà... anh nghe làm gì? Câu chuyện của tôi, đối với anh chỉ là một phương tiện. Anh nên tĩnh trí, nhìn trăng thì hơn. Trăng lặn thì... Thế cũng được. Anh muốn nghe thì nghe... Im.
Trăng lên...
Trăng buổi đó cũng không khác trăng đêm nay, bởi câu chuyện Nhập Thiên Thai bắt đầu vào một đêm thượng tuần, thuở nhà Hán vừa thu xong thiên hạ vào một mối, Lưu Bang xuống ngựa nghĩ kế an dân, trăm họ dần dần trở lại cuộc sống thanh bình thời vua Nghiêu, vua Thuấn.
Lúc bây giờ – trăng lưỡi liềm vừa nhô lên khỏi ngọn cây tùng – tại một thôn nhỏ miền Tây Bắc Trung Hoa, nhà cỏ lác đác ven một dòng sông vắng, có người đánh cá họ Nguyễn tên Triệu cũng vừa neo thuyền vào bến, tay cắp rổ cá, lững thững men theo con đường dốc thoải về nhà.
Đến đầu ngõ, nhìn xuống rổ, Nguyễn chợt thấy ánh trăng loang loáng trên mình cá. Bèn ngẩng đầu nhìn trăng thì thấy trăng nhếch mép như đùa, như cợt, ánh trăng xao xuyến trong lòng. Cảm giác đó, Nguyễn đã từng thấy thoáng lên gờn gợn, một đôi khi dừng tay tung lưới, cô đơn giữa khoảng nước trời bát ngát. Không hẳn là khó chịu. Cũng không hẳn là vui. Như thừa một cái gì mấp mé trong tâm. Như thiếu một cái gì nhẹ nhàng dìu dịu. Nguyễn cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu rồi không về nhà mà xăm xăm tiến thẳng tới nơi quán rượu đầu thôn, dựng ở một mom đất nhô hẳn ra sông.
Người chủ quán tên gọi Lưu Thần cùng một lứa tuổi với Nguyễn, vốn là người trọng nghĩa khinh tài, dựng quán bán rượu để mà uống rượu. Vì vậy cũng nổi tiếng là người khó tính. Khi gặp khách tục, dẫu vàng xếp đầy bày, Lưu cũng chỉ dọn những hạng rượu thường. Còn những thứ rượu hoặc cất bằng trái mơ phủ sương buổi sớm, hoặc pha men gạo nếp tơ đúc tới bảy lần, hoặc phơn phớt màu hồng thơm như môi con gái dậy thì, tất phải gặp người tri kỷ Lưu mới chịu đem ra. Những lúc đó, thường thâu đêm đối ẩm cùng khách, lộ bày tâm sự, bàn chuyện cổ kim, khách có trả tiền cũng không chịu lấy. Nguyễn là một trong đám người đó. Hai người còn lại giống nhau ở chỗ chưa lập gia đình. Vì thế đã thân, lại càng gắn chặt tình bằng, chuyện lớn, chuyện nhỏ, thường cũng nói với nhau.
Tới nơi quán đã đóng cửa, le lói ánh đèn lọt qua kẽ liếp. Nguyễn không lên tiếng, đẩy liếp mà vào. Lưu đặt bát xuống bàn, vỗ tay và reo lên:
"Đang ngắm trăng mà nghĩ tới bác. Đệ chắc bác có động tâm mà lại".
Nguyễn đặt rổ cá xuống đất mà rằng:
"Không hiểu tại trăng hay vì bác. Nhưng nhất định đêm nay không về nhà".
Rồi chỉ rổ cá mà nói tiếp:
"Đồ nhắm có đây, bác còn đợi gì mà không hóa kiếp cho lũ chúng sinh này?"
Lưu hô người nhà sửa soạn. Rồi lại tự mình đi tìm bát lớn đặt trước mặt Nguyễn, tự tay nâng vò mà rót đầy hai bát. Lúc bấy giờ, mặt trăng chênh chếch, ánh trăng lọt song loang loáng trên men rượu. Lòng bát ngậm trăng. Rượu chưa nhấp mà cả bát lẫn người, cùng gió nhẹ gợn sóng trên sông, tất cả đều đã chếnh choáng. Hai người im lặng nâng bát rượu mà uống cạn. Rồi lại im lặng ngắm trăng cạn luôn bát nữa.
Đến bát thứ ba, Lưu nâng lên rồi đặt xuống. Chàng nhìn thẳng vào Nguyễn mà nói rằng:
"Đệ nghe nói tâm sự thường theo men mà bốc ra lời. Nỗi u sầu cũng vì thế mà vơi đi theo lời tâm sự. Đệ chắc bác có điều nghĩ ngợi. Nếu vẫn coi đệ là chỗ tâm giao, sao yên lặng mà không lên tiếng?"
Nguyễn thở dài mà rằng:
"Muốn nói nhưng lại thấy là thừa. Bởi vẫn câu chuyện cũ. Sợ nhàm tai bác chăng?"
Lưu nghiêm nét mặt có vẻ không bằng lòng.
Nguyễn vội tiếp:
"Ít lâu nay, không hiểu sao, đệ lại thấy băn khoăn như những năm xưa. Đã tưởng ẩn mình trong chốn thô lậu, bỏ qua việc đời mà tiêu dao năm tháng cùng khói sông, sương núi, nhưng lòng riêng, riêng những hoang mang. Chiều nay, ngắm trăng mà tự thấy thẹn. Không cầm được lòng mà vẫn còn phân ngôi chủ khách. Mỏng manh là thân thế. Bền chặt là cái tự nhiên..."
Nguyễn dừng lời, nhận thấy bớt nỗi cô đơn trong niềm thắc mắc. Vì Lưu cũng đang cúi đầu suy nghĩ. Quán rượu mênh mang lặng lẽ. Lá rơi vài chiếc ngoài song. Sóng nhỏ vỗ bờ nhè nhẹ. Lưu nâng bát rượu uống cạn. Giọng chàng thủ thỉ cất lên:
"Bác đã nói, đệ đâu dám giấu? Thật tình cũng đang cảm thấy mất dần yên ổn trong lòng. Trước kia, có thể ngắm trăng mà quên thế sự, bình tĩnh ngâm thơ giữa buổi nhiễu nhương... Nhưng gần đây, cái ồn ào phức tạp bên ngoài đã thấy chen lấn vào cuộc sống lặng lẽ bên trong. Cho nên, tuy không muốn mà bên cạnh tiếng lá, lời chim, vẫn còn nghe thấy người mua kẻ bán, cố giữ mà trong làn gió của sông, trong hương thơm của hoa ngoại nội, vẫn thấy thoảng mùi tục lụy nồng nồng. Nung nấu thâu đêm suốt sáng, nỗi tâm sự thật cũng không ngờ lại có bác chia sẻ".
Nói đoạn, Lưu lại cạn thêm bát nữa.
Một lúc sau, Nguyễn mới nói:
"Bác nghĩ nhiều, chắc có cách!"
Lưu thủng thẳng mà rằng:
"Thế còn bác?"
"Thú thực thì cũng chưa biết làm gì. Xin cho nghe".
Lưu rằng:
"Tất là có cách. Chỉ sợ bác chưa quyết tâm thôi".
Nguyễn có vẻ giận:
"Bác ngờ đệ sao?"
Lưu cười:
"Không ngờ, nhưng cạn vò đã. Trăng sắp lặn rồi".
Vừa nói vừa bưng vò rót đầy bát. Hai người lại cùng nhau thù tạc, mặt trăng vừa lặn thì vò rượu cũng vừa kịp cạn. Trong thôn, trống điểm canh hai. Sao trên trời từng ngôi lóng lánh. Mặt sông mênh mang vắng lặng. Lúc bấy giờ Lưu mới lên tiếng:
"Đệ đã thức thâu đêm để nghĩ, tự canh một cho tới canh năm, đêm không phải là dài. Đời những cũng vậy, mấy ai sống quá trăm năm? Vậy mà thiên ma, bách chiết, nhỏ mồ hôi lấy bát cơm ăn, có bao giờ được hoàn toàn thư thái? Tâm hồn thì như muốn mọc cánh hồng, cánh hộc để vươn về Đạo lớn mà những trò múa rối chung quanh lại ra mặt trớ trêu cản trở, như đeo nặng thêm chì vào phần thể xác. Cuộc sống nơi đây, đệ đã thấy gây nhiều phiền trược. Vậy thì... trong ba mươi sáu cách, chỉ còn có một. Bác nghĩ sao?"
Nguyễn ngần ngừ chưa đáp, Lưu đã đứng lên, giọng hùng hồn thúc giục:
"Đêm nay không hẹn mà bác lại tới đây. Đó là cái duyên giữa chúng ta. Không lên đường ngay đêm nay, còn đợi đến bao giờ?"
Nguyễn đã hơi xiêu lòng:
"Nhưng còn việc nhà?"
Lưu cả cười mà rằng:
"Bác chưa lập gia đình mà đệ cũng chưa vợ chưa con. Cái quán rượu này đệ sẽ để cho tên bộc trông nom. Việc nhà như thế đã gọn chưa?"
"Đi hướng nào?"
"Đệ nghe nói càng tiến sâu vào phía Tây, càng lắm chỗ hoang vu, càng lắm nơi cốt cách. Ta ngược dòng sông mà đi".
"Vậy thì xin hiến con thuyền làm phương tiện".
Lưu cười ngất:
"Lần này, quyết tìm ra nơi đắc ý. Chúng ta sẽ thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người và việc. Chúng ta sẽ lập được thế quân bình cho..."
Những lời nói cuối cùng tan trong gió đêm. Sao Bắc Đẩu chênh chếch, con thuyền bập bềnh ngược về phía Tây, giữa canh ba thì nhà cỏ trong thôn mờ dần trong sương bắt đầu phủ kín mặt nước, mờ dần trong tâm trí hai người bạn trai cưỡi sóng đi tìm đất sống.
Đất sống có nghĩa là Thiên đường. Ở trong câu chuyện, là Thiên thai. Lưu Nguyễn nhập Thiên thai. Thiên thai ở vào vùng nào nhỉ? Tôi cũng không biết. Mà cũng chả cần. Vì đây chỉ là một biểu tượng có một giá trị khá vững chắc, đối với thời gian và không gian, cho tới khi loài người ở mọi địa điểm trên thế giới thôi nuôi ảo mộng xây dựng Thiên đường trên cõi đất... Tôi không cố ý nói cạnh ai đâu, kể cả anh nữa. Tôi chỉ kể lại một câu chuyện cũ.
Bịa à? Thì tất nhiên phải bịa. Bịa hiểu theo nghĩa văn nghệ. Mà tất nhiên là văn nghệ lại phải hiểu theo cái nghĩa của tôi, của chúng tôi. Văn nghệ là gì? Sao anh rắc rối thế? Tôi tưởng trong lúc này, anh nên để ý đến ánh trăng thì hơn, vì trăng lặn thì... Anh nhất định bắt tôi giảng giải hay sao? Giảng thì giảng.
Vậy thì văn nghệ bắt nguồn ở một mâu thuẫn và hướng tới một thế quân bình. Nghĩa là văn nghệ dựa vào một chuyện có thật để "bịa" ra một chuyện sắp xảy ra. Chuyện có thật, ở đây, là Lưu, Nguyễn nhập Thiên thai. Còn chuyện sẽ xảy ra thì thú thực là chính tác giả của nó là tôi, trong giờ phút này, cũng chưa biết "bịa" ra làm sao cho ổn...
Tôi tưởng không gì hơn là theo dõi hai anh chàng Lưu, Nguyễn lúc bấy giờ đang bập bềnh trên dòng sông mỗi lúc nhỏ dần...
Dòng sông hẹp dần. Cho đến khi mạn thuyền sát bờ, thuyền không thể lách được nữa thì hai người buông mái chèo mà nhìn lên bờ. Lúc bấy giờ đang độ tiết hè mà cả hai người đều không thấy nóng. Mồ hôi tan ra thành hơi. Cả hai đứng dậy, người lâng lâng như chưa từng dùng sức chèo thuyền đã...
"Mấy hôm rồi, bác Nguyễn?"
"Hình như mới có một đêm".
"Bảy chứ?"
"Vô lý, vì ta có dừng lại nơi nào đâu? Mà có ăn uống gì đâu?"
"Ờ, mà bây giờ cũng không thấy đói..."
Lưu nhẹ nhàng nhảy lên bờ. Nguyễn cũng nhảy theo. Cả hai đứng sững. Đào thắm, liễu xanh, hồng, lan, huệ, cúc, tường vi, thược dược, mẫu đơn, rồi tiếng con oanh, con yến, con sáo, tiếng con sơn ca, màu sắc, thanh âm, hình dáng, cả một khoảng giang sơn cẩm tú đẹp đến rợn người, mở rộng từng ngách đi, từng mạch nhỏ, từng khe thẳm, từng dòng suối li ti, đón chào Lưu, Nguyễn. Mỗi bước đi là một bản nhạc thành hình. Mỗi bước tiến sâu vào nội địa là một khám phá tân kỳ, huyền ảo. Cứ như thế, theo bước chân bỡ ngỡ của Lưu và Nguyễn, cảm giác giữ nguyên vẹn ở bậc lâng lâng.
Cứ như thế – thời gian ngưng đọng và ánh sáng đổi màu tùy theo cảnh trí – không biết đã được bao lâu, Lưu khẽ hỏi Nguyễn:
"Thế nào, bác?"
"Sao?"
"Ta làm gì bây giờ?"
"Biết làm gì? Bác có đói không?"
"Không... Còn bác?"
"Đệ không thấy cả khát".
"Có lẽ ta dừng lại, nghỉ ngơi..."
"Bác mệt sao mà cần nghỉ?"
"Ấy, quen miệng thì nói, chứ có thấy gì đâu?"
Nhưng hai người cũng dừng lại bên một cỗi đào, quả chín phơn phớt lông tơ đỏ ửng như má người con gái đến tuổi cập kê. Nguyễn giơ tay với một quả, đưa lên miệng. Đào vừa chín tới, hương thơm phưng phức, ăn một miếng mà như nuốt cả trăm hoa vào bụng, gia dĩ lại vừa giòn, vừa ngọt, vừa dơn dớt chua, ăn một miếng lại thèm một miếng. Lưu cũng bắt chước Nguyễn. Và vội reo lên:
"Chà... ngon!"
Dứt lời, bỗng ở tận đâu đâu, nổi lên một khúc nhạc thiều, tiếng sênh lanh lảnh, tiếng phách mưa rơi, tiếng tì, tiếng nguyệt nhặt khoan, tiếng hồ u huyền, tiếng sáo, tiếng tiêu vắt vẻo. Thanh âm dìu dặt, ý nhạc là ý thanh bình, gọi đến cái cảnh thái hòa vua Nghiêu, vua Thuấn, có người Sào Phủ có người Hứa Do, có gã mục đồng chống gậy, đứng sững trên khoảng đồi cao, tâm hồn phơi phới trong một cơn mộng siêu hình.
Lưu, Nguyễn nhìn nhau chưa biết nói sao thì ở mỗi gốc cây, lùm lá, uyển chuyển nhón bước hiện ra một bầy thiếu nữ. Thế rồi những nét, những hình, mềm như tơ nõn, nhẹ tựa gió xuân, thanh âm, xiêm áo, trăm tía, nghìn hồng, tất cả nhịp nhàng hòa điệu trong một vũ khúc mà Lưu và Nguyễn đều nhận thấy chỉ có thể mệnh danh là một vũ khúc Nghê Thường. Hai chàng đang còn ngẩn ngơ, ngơ ngẩn, bỗng nghe có tiếng người nói bên cạnh. Giật mình ngoảnh lại, lại bàng hoàng vì sắc đẹp của hai thiếu nữ khép nép cạnh một khóm mẫu đơn màu tía. Để ý đến lời nói thì mới nghe rõ giọng chiếc oanh thỏ thẻ:
"Phu nhân đang đợi hai chàng".
Nguyễn đánh bạo mà hỏi:
"Phu nhân là ai?"
Thì chỉ thấy, lộ hàm răng ngọc, má lúm đồng tiền mà không thấy trả lời.
Nguyễn gặng hỏi:
"Các cô tên gì?"
Cô áo hồng giục cô áo trắng. Cô áo trắng dịu dàng:
"Mai Nhi".
Cô áo hồng bấy giờ mới tiếp theo:
"Còn em, thì em là Đào Nhi".
Nói đoạn hai cô gái nhón bước đi trước, Lưu, Nguyễn thong thả theo chân, lần quanh những khóm mẫu đơn cành Diêu chen đóa Ngụy, những dải phong lan thơm ngát, hoa Hạc đính sát với cánh Nhất điểm hồng, tới một tòa nhà kiến trúc tráng lệ, góc mái cong veo, thếp vàng, dát bạc.
Có con chim khách vụt bay lên. Đào Nhi và Mai Nhi tránh ra hai bên. Lưu, Nguyễn bước lên thềm cẩm thạch. Cánh cửa sơn son thếp vàng từ từ mở rộng.
Gian phòng trần thiết cực kỳ lộng lẫy. Những đồ bài trí trang hoàng nhất nhất đều là vật lạ mà cả Lưu lẫn Nguyễn đều chưa từng nhìn thấy. Cuối phòng là một cái giường thất bảo rủ rèm châu, hai bên có hai cái ghế bành bằng gỗ đàn hương.
Từ trong rèm, có tiếng đàn bà nói ra, giọng nghiêm mà ấm:
"Tính hiếu kỳ của hai chàng thế là đã mãn nguyện. Sự vui sướng trong một chuyến đi này cũng đã thỏa chí bình sinh. Âu cũng là cái duyên kỳ thiếu thú mà nơi đây lại được tiếp hai chàng. Xin mời ngồi".
Lưu và Nguyễn cúi đầu thi lễ rồi mỗi người ngồi xuống một cái ghế bành.
Lưu Thần dọn giọng rồi thưa:
"Chúng tôi là những người phàm. Nhưng một mái chèo quế, một lá thuyền nan, lòng thành muốn vượt cõi bụi để tìm một chỗ thoáng hơn thế sự. Thật không ngờ mà được tới đây. Song le lòng dục chưa gạn được trong, cảnh sắc được ngắm mà vẫn chấp mê, dám xin chỉ bảo rõ ràng cho được biết.
Người trong rèm như cười mà đáp:
"Có gì mà không rõ ràng?"
Nguyễn Triệu vội hỏi:
"Xin hỏi, phu nhân là ai, mà nơi đây là đâu?"
Ở trong rèm, như ngần ngừ. Nhưng rồi cũng đáp:
"Nơi đây tạm gọi là Thiên thai. Còn tôi thì chỉ là người đến trước. Cũng như hai chàng. Vì sẽ có người đến sau hai chàng. Và lúc đó, nếu còn ở lại, thì hai chàng sẽ lại là những người đến trước..."
"Lúc nãy... có hai cô gái..."
"À... Mai Nhi!"
"Và Đào Nhi..."
Giọng trong rèm thoáng một chút e dè:
"Đã biết tên rồi kia ư?"
Rất nhiều câu hỏi dồn dập làm nghẹn lời Lưu và Nguyễn.
Nhưng chủ nhân như biết ý:
"Hai chàng ở xa mới đến, chắc cần nghỉ ngơi. Xin để Đào và Mai đưa về thư phòng yên nghỉ. Sẽ xin tái ngộ".
Hai người đứng dậy thi lễ trước rèm rồi trở lui theo hai cô gái. Đi quanh mấy dãy hành lang mây xanh bám ở lan can, hoa lạ nở đầy mặt đất, hai người được dẫn vào một gian phòng trang hoàng u nhã, đủ đồ văn phòng tứ bảo, trên giá kê sát tường xếp đầy sách lạ.
Hai cô gái cúi đầu chào đi ra.
Lúc bấy giờ, đêm xuống đã từ lâu. Trăng nở chênh vênh trên một góc mái cong veo.
Lần tái ngộ với chủ nhân là một đêm đại yến. Chủ nhân vẫn ngồi trong rèm tại gian phòng cũ. Lưu và Nguyễn lại được mời ngồi ở hai chiếc ghế bành. Nhưng, đèn lấp lánh đốt bằng mỡ phượng, đệm vằn rồng xanh đỏ trải khắp gian phòng, nhạc tấu lên ở dãy hành lang, tiệc bày bằng mâm ngọc lưu ly, đĩa bằng chất san hô, các món sơn hào hải vị la liệt, rượu đủ màu đủ vị, hương thơm phưng phức, rót vào bát vàng đại đầu, dâng lên bởi những búp tay ngà, mỗi bát rượu là một khúc ca kèm theo một điệu múa, Lưu, Nguyễn tâm thần như thấy bâng khuâng, khi say khi tỉnh, uống uống, ăn ăn, lắm lúc giơ tay véo đùi sợ đang mê ngủ, có khi ẩn mặt nhìn nhau rồi tủm tỉm cười.
Tiệc kéo dài từ canh một đến quá canh ba. Kịp đến lúc ngoài xa vẳng lại tiếng con chim lạ rúc đủ ba hồi thì ở trong rèm, chủ nhân mới lên tiếng:
"Bây giờ thì xin nói chuyện với hai chàng".
Câu nói có mãnh lực như một mệnh lệnh. Trong giây lát, cả bàn tiệc, khúc ca, điệu múa, thảy đều bị hãi. Gian phòng yên lặng khác thường. Đèn bớt sáng. Ánh trăng lành lạnh hắt vào sáng ngời một chiếc bình pha-lê với rượu bồ đào bỏ quên lại trên một chiếc đôn sứ xanh lam. Lưu và Nguyễn thấy thấm dần vào người mối buồn tỉnh rượu lúc canh tàn.
Cả hai đồng thanh:
"Xin nghe".
Ở trong rèm như nghĩ ngợi rồi mới nói:
"Trước hết xin hỏi một điều. Hai chàng định giữ nguyên ngôi khách quý hay có ý vĩnh viễn ở lại an cư?"
Lưu nhìn Nguyễn, Nguyễn cũng nhìn Lưu. Cuối cùng Lưu nói:
"Chúng tôi lìa bỏ nơi thô lậu, một đêm vượt sóng ra đi, thật không ngoài cái ý tìm một nơi thoát tục để di dưỡng tâm thần".
Nguyễn tiếp theo:
"Nếu chủ nhân rộng lượng mà không chê chúng tôi là những kẻ căn phàm thì xin cho nương nhờ cái khí tự nhiên nơi đây để dễ hướng về Đạo lớn..."
Chủ nhân ngắt lời:
"Hai chàng tới đây là đã dày căn tu luyện. Tôi không hẹp bụng mà ngăn cản ý trở về nguồn. Nhưng nhập gia tất phải tùy tục. Chỉ e phong tục nơi đây đạm bạc không dung nổi hai chàng thôi!"
Lưu Thần sốt sắng:
"Xin cứ nói cho nghe".
Nguyễn cũng vội vã mà rằng:
"Chúng tôi một đi là muốn tới. Nay tới, chẳng có lẽ lại về?"
Giọng chủ nhân vẫn bình tĩnh:
"Vậy thì xin hết lời" – chủ nhân ngừng lại trong giây lát rồi lại nói tiếp – "Số là Trời Đất mở ra tất phải phân phân hóa hóa. Cái lẽ âm dương tương sinh tương khắc ở đấy mà ra. Con người cũng như vạn vật cũng đều phải theo cái lẽ đó mà sinh sôi nảy nở. Nhưng thỉnh thoảng đến chỗ cùng cực của tang thương biến đổi thì tĩnh tâm, thành ý, con người lại nuôi cái ý muốn trở về nguồn. Lớn rồi đi, đi rồi xa, xa rồi trở về. Nói như thế không biết có đạt được ý không?"
Lưu, Nguyễn vâng vâng dạ dạ, chủ nhân lại tiếp:
"Cái ý muốn trở về nguồn đó, hàng ngàn thế kỷ qua đi, lại kết tinh thành cái khí thiêng liêng chung đúc ở một vài khoảng giang sơn trong vũ trụ. Non nước nơi đây là một".
"Thế ra kẻ hèn này đã đạt tới nguồn. Thảo nào, hoa hoa, lá lá..."
Chủ nhân chậm rãi cắt lời:
"Nguồn tất phải đẹp. Vì nguồn là Tuyệt Đối. Cho nên con người từ phân hóa sinh thành, mấy ai mà quên hẳn được nguồn?"
Đến đây chủ nhân ngừng nói, để yên lặng kéo dài trong giây lát, vừa đủ cho lời nói của mình kịp thấm vào trí não hai người nghe chuyện. Lúc bấy giờ Lưu và Nguyễn đã tỉnh hẳn cơn men. Cả hai đang sửa soạn thần trí để bước những bước đầu tiên trong cõi Tuyệt Đối. Khi cảm thấy đã đến lúc nói tiếp, giọng chủ nhân trong rèm mới lại cất lên:
"Nguồn là Tuyệt Đối, cho nên phân cực cũng rất rõ ràng. Có nơi toàn thể thuộc dương. Và cũng có nơi, như nơi đây, lại hoàn toàn là một nguồn âm cực. Từ cây cỏ, muôn hoa, từ vạn vật đến loài người thảy đều thuộc về âm tính. Không biết hai chàng có nhận thấy điều đó?"
Bước đầu tiến vào nội địa cõi Tuyệt Đối đã là một bước ngượng ngùng. Lưu và Nguyễn vừa ý thức được cái thế khó xử của mình: cái thế của một người đàn ông sống giữa một thế giới đàn bà.
Chủ nhân nói tiếp:
"Tôi hiểu hai chàng hiện đang lúng túng. Đặt cái mâu thuẫn trong cái đơn thuần, lồng cái Tương Đối vào khuôn Tuyệt Đối. Kể cũng khó thay! Nhưng..."
"Nhưng... đây là nguồn" – Nguyễn nghĩ thầm như vậy – "Từ đặt chân vào nguồn, mình đã thấy hết bận rộn cuộc đời ngoại giới. Cuộc sống nội tâm đã bắt đầu cởi mở. Lẽ nào lại bỏ mà về?"
Lưu cũng cúi đầu suy nghĩ. Chàng nghĩ rằng:
"Ta đã sống từ lâu như người xử sĩ. Chả lẽ không cầm nổi lòng trước đám phụ nhân hay sao?"
Chủ nhân như đọc được ý nghĩ của hai người:
"Hai chàng nghĩ lung là phải. Vì thật tình chỉ sợ cho hai chàng. Còn đám người nhà thì đã có gia pháp. Tôi tin họ không thể sai đường".
Lúc bấy giờ cả Lưu lẫn Nguyễn đều đã quyết định. Hai người đồng thanh:
"Chúng tôi đã quyết một lòng. Xin chủ nhân dạy cho gia pháp".
Chủ nhân rằng:
"Trời đất sinh ra, âm dương đối diện tất sinh tình. Vậy chỉ xin diệt hẳn chữ tình".
Hai người đồng thanh:
"Tưởng gì... nếu chỉ có một điều đó..."
Nhưng bị ngắt lời:
"Chúng tôi là căn tuyệt đối, giữ trọn âm tính là một điều dễ. Nhưng hai chàng dầu sao cũng còn mang nặng cái nghiệp tương đối. Vì thế mà khó chấn ngự nổi tình. Việc nếu xảy ra, tôi sẽ phải làm tròn nhiệm vụ bảo tồn sông núi nơi đây. Đến lúc đó dù muốn, cũng không dung nổi hai chàng. Vậy xin nói trước để hai chàng tiện bề quyết định".
Chủ nhân ngưng lời. Ánh trăng mờ dần trong yên lặng. Gian phòng mênh mang lạnh lẽo. Ở đàng xa, tít đàng xa, tiếng một con vượn cái hú dài...
"Thế nào, xin cho biết ý định?"
"Chúng tôi đã quyết. Xin tùy chủ nhân định đoạt".
Thế là Lưu, Nguyễn đã nhập Thiên thai. Cũng giống như anh, cách đây chắc không lâu, khi đứng trước một lá cờ và hai người giới thiệu, anh long trọng hứa giữ trọn "gia pháp" của cái thứ Thiên thai của anh. Không thể so sánh được à? Tại sao không? Cái tâm trạng của Lưu và Nguyễn khi lên đường tìm về Tuyệt Đối với cái tâm trạng của một thanh niên hào hiệp khát khao hành động theo một lý tưởng...
Anh đã lựa chọn. Giữa hai thái cực, sự lựa chọn của anh tất thiên về một phía. Cũng như Lưu và Nguyễn đã quên mất căn tương đối của kiếp người mà tìm nguồn Tuyệt Đối, thì giữa cái thế gọng kìm tư bản - vô sản, anh cũng đã quên hẳn cái thế của chính anh, của tất cả những người như anh, như tôi, cái thế của chúng ta. Nghĩa là cái thế của những con người tuy không tư bản nhưng nhất định không là vô sản.
Anh đã nhập Thiên thai. Thật cũng may mà anh bị bắt. Nếu không, thì chính anh, một ngày kia, anh cũng phải bắt buộc dời bỏ cái Thiên thai của anh. Ê đừng cáu! Người ta nói chuyện tử tế. Sử sách còn ghi lại đó. Từ Thức đã bỏ Thiên thai. Và Lưu, Nguyễn tất nhiên cũng thế. Tại sao? Nhớ nhà? Anh ngây thơ quá. Một người như Lưu và Nguyễn không bao giờ vì cái cớ nhỏ nhen nhớ nhà mà dời bỏ cái nơi mà cả hai đã hy sinh tất cả cái hiện hữu để mà đạt tới. Tại sao? Theo tôi thì không ở lại, chỉ vì không thể ở lại. Chỉ vì thấy Thiên thai không phải là chỗ của mình.
Anh còn nhớ lời chủ nhân cõi Thiên thai? "Âm dương đối diện tất sinh tình. Vậy chỉ xin diệt hẳn chữ tình".
Vậy mà Lưu Thần, Nguyễn Triệu lại chỉ là những con người...
Chủ nhân? Chủ nhân chỉ là giọng nói. Anh đoán đúng. Mai Nhi và Đào Nhi.
Nhưng trăng sắp lặn. Nếu anh muốn nghe hết câu chuyện thì phải để cho tôi tiếp tục. Anh nói sao? Anh phải nghe hết câu chuyện. Vậy tôi xin nói tiếp.
Những ngày đầu sống ở Thiên thai là những ngày đầy hạnh phúc. Nội tâm của Lưu và Nguyễn thôi bị ràng buộc, dần dần trở nên thanh thoát. Lắm lúc tưởng như an tọa trên đầu ngọn lốc mà vút lên tới thượng tầng tĩnh khí. Trong những giây phút đó, hai chàng cảm thấy như được sống, đồng thời, hàng vạn kiếp sống khác nhau. Hoặc chìm sâu xuống đáy trùng dương mà đùa với cá kình, cá ngạc; vươn hẳn lên cao mà bay lượn với chiếc đại bàng; lao mình trên con xích thố; hay lâng lâng cùng chỏm cây thông vi vút đầu mỏm đá Côn Lôn...
Nhưng một buổi bình minh, ánh mặt trời hoe vàng trên nội cỏ màu ngọc thạch, cạnh một gốc thùy dương lả ngọn, Lưu và Nguyễn bỗng bắt gặp Mai Nhi đang nô giỡn với Đào Nhi.
Lần đầu gặp gỡ, tuy khen thầm sắc đẹp của hai cô gái, nhưng cả hai chàng đều không thấy mảy may rung động. Lần này gặp lại lần thứ nhì mà không hiểu tại sao cả Lưu lẫn Nguyễn đều cảm thấy lúng túng. Cứ đứng sững mà nhìn, quên cả cúi đầu thi lễ. Một phút định được thần thì Mai đã kéo tay Đào đi nhanh về phía rừng tùng.
Cả ngày hôm ấy, họ Lưu không nói một lời. Còn Nguyễn Triệu thì ngồi yên một chỗ. Cứ như thế, trong suốt ba hôm. Đến hôm thứ tư, thì không ai rủ ai, con sơn ca vừa bay lên khỏi ngọn cây phong, hai chàng đã sắm nắm đi ra chỗ cũ. Và cũng bắt gặp Mai, Đào. Lần này đã có định ý, hai chàng tiến lên cúi đầu thi lễ. Mai, Đào ung dung đáp lại, thần sắc không thấy đổi thay. Thế rồi Nguyễn nhìn Mai, Lưu ngắm Đào, hai người đàn ông thấy nghẹn thở mà không thốt ra lời. Hai cô gái lại càng đĩnh đạc, dịu dàng, phong thái rất mực hồn nhiên. Đánh bạo, Nguyễn bèn rủ Mai đi ngắm phong lan. Mai tỏ vẻ nhận lời, hai người sóng bước mà đi, khuất sau cụm tường vi. Lúc bấy giờ, Lưu Thần bàng hoàng nhìn quanh bốn phía.
Trước mặt chàng chỉ còn có Đào Nhi...
Một đôi bạch yến từ đâu bay lại đậu trĩu cành thùy dương. Trong yên lặng, tiếng một con oanh vàng cất lên lanh lảnh.
Trên nền trời xanh thẳm, một đám mây trắng nõn như bông, trôi qua như một giấc mơ.
Và cũng như trong một giấc mơ, Lưu và Nguyễn không màng tới thời gian vần chuyển. Bóng cây thùy dương từ từ chuốt dài trên nệm cỏ. Ánh chiều rớt lại đó đây, trên những lùm cây, trên những chòm lá đang mờ dần trong sương chiều dâng lên từ đồng nội xa xa. Từng cơn gió nổi lên nhè nhẹ. Nền trời nhè nhẹ sẫm màu. Sông Ngân Hà bắt đầu lìa nguồn, gợn lên từng đợt sóng sao lấp loáng.
Ngưu Lang và Chức Nữ.
"Làm sao xây nổi được một nhịp cầu Ô thước?"
Cả Lưu lẫn Nguyễn đều nghĩ như vậy. Hai người như đọc thầm được nỗi cô quạnh của mình qua ánh mắt của người đối diện. Người đối diện là Mai và Đào.
Lưu, Nguyễn nheo mắt nhớ lại buổi sáng, khi thừa dịp con sơn ca vừa im tiếng hót, hai chàng thổn thức nhẹ kêu:
"Yêu..."
Thì không một lời đáp lại. Không cả một thoáng chớp hàng mi. Tuy búp tay ngà của hai cô gái vẫn nằm gọn trong lòng bàn tay gân guốc của hai chàng. Tuy vẫn dịu dàng uyển chuyển. Tuy vẫn nói nói cười cười.
Mai Nhi, Đào Nhi không phải là người, không phải là người.
Vì Mai và Đào không biết yêu. Không ai ở Thiên thai biết yêu cả. Ở Thiên thai thì phải diệt tình. Vì lẽ tồn tại của cõi Thiên thai.
Mai Nhi, Đào Nhi chỉ là hai pho tượng sống.
Anh nói gì? Thế nào là người à? Anh hỏi, khó trả lời đấy. Tuy nhiên đặt nổi vấn đề cũng đã là giải quyết một phần vấn đề. Anh đã thắc mắc về con người. Thế là đủ. Vì niềm thắc mắc đó tố cáo, ngay trong anh, có hiện hữu một cuộc sống khác hời hợt bên ngoài.
Nhưng cuộc sống nội tâm đó, các anh đã dùng đủ mọi phương tiện để thủ tiêu, cũng như người con gái Thiên thai đã diệt hẳn tình.
Các anh... Anh nói sao? Anh không muốn tôi dùng chữ "các anh"? Vậy thì dùng chữ gì? Hay ta dùng chữ "họ"?" Sao?
Kết luận? Rất ngắn, anh ạ. Vả chăng cũng sắp đến giờ...
Tảng sáng hôm sau, khi gió sớm vừa nổi, sao mờ dần trên trời bàng bạc, thì Lưu và Nguyễn đã vội giẫm lên cỏ còn đẫm hơi sương mà tiến nhanh về phía bờ sông. Chiếc thuyền câu vẫn neo nguyên vị, đôi mái chèo song song đợi chờ.
Nguyễn nhìn Lưu:
"Nửa năm!"
Đoạn, cả hai yên lặng xuống thuyền.
Mái chèo vừa đụng mặt nước thì đôi bờ hoa lá bỗng mờ trong sương buổi sớm. Dòng sông mở rộng thênh thênh, con thuyền xuôi nước về phía đại dương xa tắp.
Đến khi mồ hôi nhỏ giọt đầu tiên trên trán, Lưu và Nguyễn mới nhớ ra chưa kịp từ biệt chủ nhân.
Ngoảnh lại, chỉ thấy một màu trắng xóa. Sương trần gian đã lấp lối về nguồn.
Thế là hết câu chuyện Nhập Thiên thai. Mặt trăng cũng vừa kịp lặn. Như một tấn kịch hạ màn. Và bây giờ thì...
Sao thế này? Anh không... Anh... Sao?
Tôi không hiểu. Anh muốn... không? Anh không vượt... Anh muốn nói gì? Tôi quên mất đoạn cuối à? Nhưng... Nhất định? Còn các anh, đồng ý chứ? Vâng, thôi thế tùy anh. Tôi xin đóng vai thính giả. Tôi thật không ngờ. Thú quá. Anh bắt đầu đi.
Khi thuyền của Lưu và Nguyễn cập bến, thì mặt trời lại mọc. Hai người vội bước lên bờ. Rồi ngạc nhiên đứng sững. Vì cảnh nơi ven sông thảy đã đều thay đổi. Nhà cửa san sát như bát úp, chợ họp trên bến dưới sông, người đi kẻ lại đông như nước chảy. Hai người lần theo đường cũ tìm về quán rượu. Nhưng quán rượu không còn. Trên nền cũ không hiểu ai đã dựng lên một ngôi trường học, tiếng trẻ học bài vang khỏi cánh song.
Bèn đem tên họ hỏi thăm những người già cả thì có ông cụ già râu tóc bạc phơ nghĩ ngợi hồi lâu rồi mới nói:
"Thuở bé, tôi nghe ông cụ bảy đời nhà tôi có quen một người họ Nguyễn một đêm bỏ nghề đánh cá cùng người họ Lưu, ngược dòng sông mà đi vào núi tu tiên. Đến nay đã được hơn 600 năm".
Nói đoạn ông cụ già hấp tấp chống gậy bỏ đi. Vì cả Lưu và Nguyễn đang ôm mặt khóc. Khóc chán lại thét lên cười. Cười cười khóc khóc suốt một ngày, rồi bỏ xuống thuyền đi mất.
Cũng không ai rõ đi về phía nào.
Nhưng nhất định không quay lại chốn cũ Thiên thai. Và đến đây mới thật chấm dứt câu chuyện Nhập Thiên thai của anh.
Nhưng lại bắt đầu một câu chuyện khác: Chuyện của tôi. Vì tôi không "Nhập Thiên thai" nữa. Tôi ở lại. Tại sao? Bây giờ thì đến lượt anh chất vấn. Tại sao? Vì tôi không muốn thành điên như Lưu và Nguyễn. Tôi không muốn vắng mặt những 600 năm. Tôi muốn kịp thời có mặt ở mọi khúc quanh của dòng tiến hóa. Và nhất là vì... tôi cũng muốn yêu... Vì tôi là một con người. Con người toàn diện, như anh thường nói.
Tôi nhất định rồi. Anh gọi hộ tôi tên Lê dương. Để làm gì à? Để sửa lại cái chấn song.
Cho nó chắc chắn.
Trong khi chờ đợi.
1956
Sunday, October 14, 2012
SƠN TRUNG * RỒI MỘT NGÀY
RỒI MỘT NGÀY
SƠN TRUNG *
Từ hành tinh nào
Ta nhập thai trong bụng mẹ
Một không gian nhỏ bé
Và tối tăm
Nhưng có ánh trăng rằm
Tình yêu bao la của mẹ
Rồi một ngày
Ta thấy ánh mặt trời
Ta khóc, ta cười
Ta ngắt đóa hoa tươi
Ta hái trái cây chín ngọt
Ta băng qua suối
Ta đi lên đồi
Ta đi vào cuộc đời.
Ta đi trên đường thiên lý
Ta băng qua biển khơi
Rồi một ngày
Ta ngã xuống
Trên giường bệnh
Trong căn phòng tối tăm
Ta sống âm thầm
Ta không thấy những vì sao đổi ngôi
Ta không cùng bạn bè nói cười
Để rồi một ngày
Ta sẽ qua hành tinh xa xôi
HÌNH ẢNH SÀI GÒN NGÀY XƯA
Saigon những hình ảnh đầy
kỷ niệm...
Chợ Bến Thành
Bùng binh chợ Bến Thành
Áo dài trắng xuất hiện khắp mọi nẻo đường SG
Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966
Món ăn "chơi" thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía
Các em bé SG thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ,
vất vả giữa cuộc chiến
Xe lam chạy lên Chợ Lớn
Đường Tự Do
Góc đường Lê Lợi - Phan Bội Châu (bên hông Chợ Bến Thành) - 1964
Góc đường Tự Do - Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi - Đông Du) - 1974
Hội trường diên hồng, trụ sở thượng nghị viện
Kiến trúc bên hông chợ Bình Tây
Góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ
Mưa Sài Gòn - đường Tự Do
Ngã Bảy Lý Thái Tổ
Ngân hàng quốc gia VN
SG ngập nước, năm 1960 (góc Lê Lợi - Pasteur, nhìn về phía Chợ BT)
Saigon đã lên đèn
SG về đêm
Rạp chiếu phim Rex
Nhà hàng nổi tiếng Maxim, đường Tự Do
Xe lam SG xưa
Saigon 1968 - Đường Nguyễn Thiệp
Đường Tự Do 1972
Góc Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão
Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long.
Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH.
Đường Phan Châu Trinh, phía bên trái chợ Bến Thành
Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình
Chùa Phước Viên, ngã tư Hàng Xanh - Saigon 67-68
Cảng SG 1965
Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 67-68
Quang cảnh SG nhìn từ khách sạn Metropole
Chợ trời
Xe xích lô có mặt khắp nơi
Saigon 1966
Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa
SG 1970
Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống
SG Quân cảnh điều khiển giao thông
C
Các bác tài xế xích lô máy
Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi
Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa
Tượng Trương Vĩnh Ký gần nhà thờ Đức Bà 1969
Xe ba gác đẩy nước đá từ hãng nước đá ở cuối đường Nguyễn Văn Thinh
giáp Hai Bà Trưng
giáp Hai Bà Trưng
Khu trung tâm Sài Gòn luôn luôn nhộn nhịp
Công trường Lam Sơn
Đường Tự Do
Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969
Đường Nguyễn Văn Thinh, nay là Mạc Thị Bưởi 1967
Khu vực bùng binh gần Thương xá Tax
Xe xích lô đậu chờ khách tại các tuyến đường chính trung tâm thành phố
Bãi đậu xe phía sau Quốc Hội 1969
Phòng trà ca nhạc Quốc tế góc Lê Lợi - Công Lý ;
sau 1975 là cửa hàng vàng bạc đá quý
sau 1975 là cửa hàng vàng bạc đá quý
Khách sạn Continental Hotel 1973
City Hall -
Tòa Đô Chánh 1968
Góc Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực 1975
Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố
Cạnh vòng xoay Lăng Cha Cả 1969, xưa là đường Võ Tánh, nay là Hoàng Văn Thụ
Ngã tư Hồng Thập Tự - Pasteur - 1966 -72
Ngã tư Trần Hưng Đạo - Phát Diệm, nay là Trần Đình Xu
Góc Hai Bà Trưng - Hiền Vương (Võ Thị Sáu) - 1968
Bùng binh Cây Gõ 1969
Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương
Rạp Lê Ngọc
Đường Hai Bà Trưng 68-69
Góc đường Hai Bà Trưng -Trần Quốc Toản 1968
Đường Trương Minh Giảng, phía trước chợ TMG 67-68
Quán bar khá nổi thời SG xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng
Tổng
nha Ngân Khố - đường Nguyễn Huệ 67-68
Cây xăng ở góc Phan Thanh Giản - Lê Văn Duyệt - 1968
Caravelle Hotel 1973
Xe xích lô máy
Đường lên phi trường Tân Sơn Nhất
Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi
Chợ Lớn 1965 - góc Đồng Khánh - Phù Đổng Thiên Vương
Kênh Nhiêu Lộc - trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng,
tòa nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Rạch Bến Nghé
Rạch Thị Nghè, hình chụp từ cầu Phan Thanh Giản
Xóm nhà sàn kênh nước đen
Đường Trương Công Định đi qua giữa Công viên Tao Đàn 1967
Nhà thờ Tân Định 67-68
ĐH Y Khoa Sài Gòn 1967
Cổng chùa Xá Lợi 1969
Nữ sinh SG
Cảnh sát giao thông
Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý - Trần Quý Cáp
Bảng quảng cáo xuất hiện khắp nơi 1971
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 233
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0233
HÀ THÚC SINH - TRẦN MỘNG TÚ - TƯỞNG NĂNG TIẾN
Monday, October 15, 2012
HÀ THUC SINH * GAN ĐÀN BÀ
Wafa Sultan
Sự tiến bộ từ cá nhân đến xã hội khó có nếu thiếu những bước căn bản thuộc phạm vi tri thức như ngạc nhiên, tìm hiểu, so sánh. Và óc con người, nói kiểu Mỹ, rất có thể không hơn một củ khoai tây nếu không hề biết so sánh. Nhưng trong so sánh, kết quả thường nói lên tính chất của chính người đưa ra những so sánh ấy.
Một anh la lớn giữa vườn: “Trời, hoa hồng sáng nay sao đẹp hơn hoa cúc quá vậy ta!” Người so sánh nhất định có sở hữu một cục… ngớ ngẩn.
Một chị hét vào cái chum: “Mèng đéc ơi, da mặt con nhỏ đó sao lóng rày đẹp như trứng bóc vậy cà!” Chịu khó tìm hiểu và xài đúng loại kem chị đã có thể làm cho “con nhỏ” đó nó cũng phát khùng lên vì chị như chơi. Sự so sánh của chị, vì thế, đã chẳng những vội vã mà còn hàm chứa cả sự tự ti mặc cảm.
Một người Mỹ khẳng định: “Một luật sư giỏi là một thằng cha hàng xóm xấu.” So sánh chứa nhiều kinh nghiệm (lẫn thiên kiến) về giới luật sư. Nhưng khi bố già Don Corleone dạy con bằng một so sánh khác cũng liên quan tới cánh luật sư thì nghe lại có vẻ… có lý hơn nữa: “Con ơi, luật sư họ chỉ với cái cặp táp dưới nách nhưng có thể ‘nẫng’ một món hàng mà cha con mình trang bị súng tới răng cũng không làm nổi!”
Mao Trạch Ðông là người không bao giờ đánh răng. Sáng ra, với phong cách rất… vô sản, ông chỉ ngậm miếng nước, đút ngón tay to như quả chuối mắn vào mồm để chà răng rồi nhổ cái toẹt là xong. Em thiếu nhi quàng khăn đỏ cũng biết sâu răng là hậu quả tất yếu cho những người giữ vệ sinh răng kiểu ấy. Mấy lần bị răng sâu hành, sau khi khám ông bị bác sĩ Lý Phục Huy khuyến cáo: “Chủ tịch phải đánh răng mỗi ngày thôi, không thể tiếp tục như thế này được!” Mao đã nổi doá, quát: “Ðừng nói thêm một lần nữa. Nhớ là con hổ không bao giờ đánh răng!” So sánh như thế thì… hết thuốc chữa.
Thế đấy, mỗi ngày, từ cổ kim, nhân loại đưa ra biết bao so sánh khiến ta buồn cười, ngạc nhiên, thú vị, và cũng có thể kinh hãi. Nhưng báo Mỹ không lâu trước đây đã giới thiệu một so sánh khiến dư luận phục lăn. Lý do: kết quả sự so sánh này đã biến tác giả của nó thành một thứ gương… chiếu yêu, và qua đó, hàng tỉ đấng mày râu phải (lén) ngượng khi tự biết mình chỉ sở hữu trong người một buồng gan chuột. Vâng, người ấy là một phụ nữ.
Tên bà ta: Wafa Sultan.
Tuổi: 47.
Tôn giáo: Hồi giáo.
Quốc tịch: Mỹ.
Nguyên quán: Syria.
Trú quán: Cerritos, California.
Nghề nghiệp: Bác sĩ tâm thần.
Hoàn cảnh gia đình: Chồng 3 con.
Câu kích nổ: (hồi sau sẽ rõ).
Sinh trưởng trong một gia đình Hồi giáo với thân phụ là một nhà buôn mễ cốc hết sức ngoan đạo, bà Sultan nói rằng đời bà hoàn toàn thay đổi vào năm 1979. Năm ấy bà đang là một nữ sinh viên Y khoa tại đại học Aleppo, miền bắc Syria. Vào lúc đó có một nhóm cực đoan tên gọi là nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Nhóm này chủ trương dùng bạo động để phá bỏ chế độ độc tài của tổng thống Hafer Assad – cha đẻ đương kim tổng thống Bashar Assad đang khốn nạn khốn khổ đối phó với làn sóng cách mạng của nhân dân vùng lên lật đổ. Một lần, các xạ thủ của nhóm Huynh đệ Hồi giáo xông vào tấn công lớp học trong trường bà đang học. Họ xả súng bắn chết vị giáo sư trước sự chứng kiến của bà và các bạn đồng lớp.
Sau này bà kể lại: “Họ bắn nhiều trăm viên đạn vào thầy tôi trong khi miệng hô lớn: Vì Ðấng Allah Cao Cả! Tôi mất tiêu đức tin vào đấng Allah của họ và bắt đầu đặt câu hỏi vào mọi lời giáo lý của chúng tôi, và việc này đã dẫn tôi tới quan điểm hiện nay. Tôi đã bỏ đạo Hồi. Tôi đã đi tìm một Chúa khác.”
Nhưng nếu bà Sultan lặng lẽ đi tìm một Chúa khác thì không thành chuyện và bà sẽ chỉ là một bà bác sĩ tâm thần bình thường, khiêm tốn hành nghề kiếm sống giữa tập thể người Syria tị nạn hoặc di dân trong hạt Los Angeles, California từ năm 1989. Khổ nỗi sự thật về những trá ngụy của bọn chuyên nhân danh chính nghĩa để làm điều phi nghĩa đã hành bà chịu không thấu, vì thế bà đâm nổi tiếng. Và sự nổi tiếng đã khiến bà hiện nay qua mặt cả cụ cựu Tổng Bush về việc bị thù ghét. Dù gì có thể ông Bush chỉ bị giới Hồi giáo quá khích thù ghét thôi, chứ bà Sultan nay thì cầm chắc đã bị gần như toàn thể thế giới Hồi giáo muốn ném đá bà. Salman Rushdie, Taslima Nascreen đâm ra xoàng. Họ chỉ phê phán Hồi giáo hay tiên tri Muhammed trên khía cạnh thuần tuý tôn giáo, khởi đi bằng một sự bất bình trí thức có giới hạn và không có tính phủ nhận về cơ cấu. Bà bác sĩ này thì khác. Bà thực hiện cuộc ly khai… hoàn toàn và triệt để vì một quá trình kinh nghiệm thiết thân. Bà bỏ cái cũ đi theo cái mới dựa trên căn bản lý luận cụ thể vững chắc, không phải kiểu đứng núi này trông núi nọ giống những trí thức thời ý thức hệ nay đã là cổ tích, mơ mơ màng màng về một thiên đường mặt đất của ông mác ông dao nào đó rồi chạy theo để biến mặt đất thành chốn tanh tưởi mà không lâu trước đây, nhân sinh nhật 75 tuổi, Gorbachev đã phải thú nhận lý do ông chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh là như món quà tặng cho Hoa Kỳ để xây dựng một thế giới ổn định hơn và an toàn hơn.
Chuyện khởi đi từ khi bà Sultan ổn định được cuộc sống trung lưu mới tại Mỹ. Sự thật đã bức bách bà đến nỗi bà phải cầm lấy bút. Bà viết. Bà tham gia vào một website tên là Annaqed (phê phán) do các đồng hương điều khiển ở thủ phủ Phoenix, tiểu bang Arizona. Do một bài viết sửa lưng thậm tệ nhóm Huynh đệ Hồi giáo, đài truyền hình Al-Jazeera mời bà tranh luận với một giáo sĩ Hồi giáo Algeria. Cả thế giới Hồi giáo đã nhảy tưng lên vì bà chém dao nào ra dao đó.
Bà nêu lên những vấn đề nhức đầu, chẳng hạn tại sao một thanh niên Hồi giáo đang sống một đời phơi phới đầy hứa hẹn, tự dưng đi làm cái trò phải tự nổ tung mình lên? Bà xác quyết: “Trong những đất nước Hồi giáo chúng tôi, tôn giáo là nguồn giáo dục duy nhất và là suối nước duy nhất để khủng bố đến uống cho tới lúc thoả thuê.”
Dữ dội và khiêu khích hơn, bà khẳng định rằng suốt 14 thế kỷ qua, người theo đạo Hồi đã là con tin của giới chính trị, những kẻ thánh chiến và giới tu sĩ. Họ đã cấu kết nhau để xuyên tạc giáo lý của tiên tri Muhammed. Bà bảo thế giới hiện nay không phải đang chứng kiến sự đụng chạm tôn giáo hay văn hóa gì ráo trọi, mà đó là một trận chiến đang diễn ra giữa văn minh và man rợ — một trận chiến mà các lực lượng Hồi giáo bạo động, phản động, có số phận cầm bằng sẽ thua.
Nhưng phát súng ân huệ bà Sultan dùng kết liễu các đối thủ trong tranh luận của bà là tung ra một sự so sánh chưa người Hồi giáo nào dám nghĩ tới: so sánh giữa Hồi giáo và kẻ thù truyền kiếp của họ là Do Thái. Và bà ca ngợi Do Thái.
Tổng thống Iran từng làm cả thế giới Tây phương bất bình vì cho rằng Holocaust chỉ là một huyền thoại, và rằng việc dân Do Thái bị Ðức tàn sát chỉ là chuyện phóng đại của các thế lực tư bản thân Do Thái và chống người Hồi giáo. Nay bà Sultan chẳng những chơi cho ông tổng thống Iran một phát, mà nhân tiện tát xiếc một loạt tất cả những người Hồi giáo của mọi quốc tịch vốn có lòng thù hận kẻ thù chung Do Thái.
Thế bà nhận định thế nào về người Do Thái?
Bà bảo: “Người Do Thái từ thảm kịch đi ra và đã buộc được thế giới phải kính trọng họ bằng kiến thức của họ chứ không bằng khủng bố, bằng công việc của họ chứ không bằng gào la hò hét. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào tự nổ tung mình lên trong một tiệm ăn Ðức. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào phá hủy một nhà thờ. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào giết người.”
Và bà so sánh điều đó với những hành động trái ngược của thế giới Hồi giáo. Bà tiếp: “Chỉ người Hồi giáo mới bảo vệ đức tin của họ bằng đốt phá các thánh đường (Thiên Chúa giáo), giết người, và phá hủy các toà đại sứ. . . . Người Hồi giáo phải tự hỏi xem họ có thể làm gì cho nhân loại trước khi đòi hỏi nhân loại kính trọng họ.”
Nhớ hồi vụ tranh đấu cho dân chủ nổ ra ở Trung cộng, một thanh niên đã ra giữa đường đứng truy cản nguyên một thiết đoàn đang tiến vào Thiên An Môn, và đoàn thiết giáp cuối cùng phải ngừng lại trước cái nhìn lom lom của cả nhân loại. Người can đảm vô danh ấy sau được dư luận toàn cầu ca ngợi là người mạnh nhất thế giới. Dầu sao người mạnh nhất thế giới này không còn bị quấy rầy nữa vì không ai tìm ra được tung tích anh ta, và có rất nhiều phần chắc là nhà nước Trung cộng đã cho anh đi mò tôm sau đó.
Riêng bà bác sĩ Sultan lại được dư luận tưởng thưởng danh hiệu “người đàn bà can đảm nhất thế giới”; tuy nhiên, người can đảm này chẳng biết còn tại thế được bao lâu với chồng con, khi mà, theo tin của báo The New York Times, “Từ đó, bà Sultan nhận được qua điện thoại và điện thư không biết bao nhiêu là án tử hình. Một trong những lời nhắn với giọng điệu rất ân cần trong máy điện thoại hồi báo là: “Ồ, còn sống hả? Chờ xem nhé!”
Những tháng ngày qua ở Việt Nam đã liên tiếp nổ ra hàng chục cuộc biểu tình tự phát của đồng bào nhằm tố giác trước dư luận hành động ngang ngược xâm lấn hải phận Việt Nam của Trung cộng. Trong những cuộc biểu tình này, người theo dõi trên thế giới không khỏi ngạc nhiên và thán phục khi nhìn ra những nhân vật gan lì nhất, quyết liệt nhất, kể cả khi đã bị công an dùng sức trượng phu tống đẩy lên xe cây, hùng khí ấy không hề suy giảm, giọng hô chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc không hề yếu đi, thì đó lại chính là những phụ nữ, những cô gái yêu kiều Việt Nam.
Nếu bà Sultan dám chọc giận cả khối Hồi Giáo khi đem so sánh họ với dân tộc thù địch Do Thái và được dư luận tôn vinh lòng can đảm, thì các người đẹp Việt Nam này xem ra nào có kém cạnh gì. Họ đã dám công khai so sánh cả đế quốc Trung cộng xâm lược – bọn mà ngay Mỹ hiện cũng có vẻ gờm – với một đám cướp biển rác rưởi; họ đã dám thách thức đối đầu bằng khẩu hiệu hô ở cung bậc cao nhất của sự quả quyết “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” trong một hoàn cảnh hết sức oái oăm và nguy hiểm; họ đã, đang và sẽ như thế thì nếu dư luận có xếp chung họ vào danh sách với những phụ nữ như bà Sultan hỏi còn sự công bằng nào hơn? ./.
Hà Thúc Sinh
THƠ TRẦN MỘNG TÚ: * SÀI GÒN CỦA TÔI
Trần Mộng Tú
Sài Gòn
Sài Gòn của tôi
những con chim buổi sáng đâu rồi
ai đã đuổi chúng ra khỏi những lùm cây thành phố
chao ôi! khi con người bị lấy mất nhà
những con chim cũng phải bay ra khỏi tổ
nên sáng Sài Gòn không còn một tiếng chim
Sài Gòn đang thức dậy bằng tiếng còi inh ỏi
tiếng máy xe nổ rung nóc nhà thờ
chao cả gác chuông về một phía
từng đợt khói xe đến trước cả bình minh
Tôi đứng trên sân thượng bảy tầng cúi nhìn con hẻm nhỏ
những cánh cửa Sài Gòn bắt đầu mở ngỏ
hạt bụi đầu tiên đi tìm hạt mồ hôi
Sài Gòn những chiếc xe gắn máy
chở nón sắt khẩu trang
chở những cô chân dài váy ngắn
chở những kiện hàng cao đến sững sờ
người tài xế như không hề có mặt
đang lồng lên như đàn thú kiếm mồi
Sài Gòn
vẫn những bà mẹ lưng còng bán vé số trước cửa chợ
những em bé ăn mày trong giờ học, giơ tay ra ở trước cửa nhà thờ
những thanh niên tàn tật cố lết trên những vỉa hè dành cho du khách
miếng cơm của họ trong ngày có đắng bằng nhau
Sài Gòn
có những câu chuyện nghe như chuyện kịch
bà mẹ từ Hà Nam Ninh cõng người con trai tàn tật
vào Nam đứng giữa đường Đồng Khởi ăn xin
Sài Gòn con hẻm Cống Quỳnh về đêm
quán thịt chó có ông Tây ba lô ngồi ngất ngưởng
Sài Gòn từ sáng đến trưa từ trưa đến tối
hình như ai cũng sống ở ngoài đường
những người trẻ chiếm hết ngã bảy ngã ba
người già chỉ còn lác đác
gió ơi, gió cuốn họ đi đâu
Sài Gòn
quán ăn, quán nhẩy, phòng trà
những gian hàng bán toàn hàng cao cấp
có những người đang sống ở đây
không biết từ đâu tới
họ sống như chưa từng lận đận
như chưa từng biết đến chữ nghèo
Sài Gòn ban đêm có tiếng rao hàng
tiếng rao của những người rất Bắc
rao như từ Phủ Lý rao vào
anh tài xế taxi nói quê từ Nam Định
một năm Tết về thăm mẹ một lần
chị người làm vừa lau nhà vừa nói cháu ở Hà Đông
có đứa con mười hai tuổi
cần tiền đi học
ai cũng sống như suốt đời hẩm hiu cúi mặt
như chưa từng được một quãng ngày ấm áo no cơm
Sài Gòn trong những con hẻm nhỏ
giữa những người bán gánh, chạy xe ôm
giữa những người đốt than nướng bánh kiếm cơm
có những cô gái còn trẻ lắm
từ những tỉnh miền Tây vào ở trọ
hỏi sẽ làm gì
lắc đầu chưa biết
chưa biết làm gì nhưng vẫn cứ bỏ đi
tất cả điều dựa vào may rủi
Sài Gòn rất khuya về sáng
tôi đứng trên sân thượng bảy tầng
cúi nhìn con hẻm nhỏ
chị lao công đã hốt đống rác cuối cùng
những tiếng còi xe đã ngủ im
hàng quán đã tắt hết đèn
tôi nghe tiếng tim Sài Gòn khe khẽ đập
Ôi, Sài Gòn
Sài Gòn của tôi !
tôi ước ao được nghe em nói
sáng ngày mai con chim cũ sẽ bay về
nó sẽ véo von hát gọi một bình minh
và hạnh phúc như chưa bao giờ mất tổ.
tmt
Khi ở Sài Gòn, ngày 24 tháng 1/2010
Tác giả: Trần Mộng Tú
dunglac@gmail.com |
HOÀNG NGỌC LIÊN * VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG
hoangngoclien@juno.com |
|
GUY DE MAUPASSANT * CON QUỶ
|
Qua cửa sổ và cửa ra vào để ngỏ, mặt trời tháng bảy tràn vào, rọi ánh nắng nóng nực lên nền đất nâu, mấp mô, đã nện lèn dưới gót guộc của bốn thế hệ dân quê. Cả mùi vị đồng ruộng cũng thoảng vào, do cơn gió oi bức thổi tới, mùi cỏ, mùi lúa mì, mùi lá khô nỏ dưới sức nóng ban trưa. Châu chấu kêu ran ran, khiến đồng quê vang lên tiếng lách tách lao xao, giống tiếng những con cào cào gỗ bán cho trẻ em chơi trong hội chợ.
Thầy thuốc cất cao giọng, nói:
- Bác Honore, bác không thể để bà cụ bác trơ trọi một mình trong tình trạng này được. Bà cụ sẽ tắt thở bất kỳ lúc nào!
Và gã nông dân, phiền muộn, nhắc lại:
- Tôi phải gặt lúa cho xong chứ. Lúa chín rũ xuống lâu quá rồi. Vừa may tốt trời. Này, mẹ bảo sao, hử?
Và bà lão hấp hối, hãy còn bị day dứt vì thói keo kiệt của gã Norman, “ừ” bằng mắt và trán, ý bảo con đi gặt lúa và cứ để bà chết một thân một mình.
Nhưng viên thầy thuốc nổi giận và giậm chân:
- Bác chỉ là đồ súc vật thôi bác biết chưa và tôi không cho phép bác làm như thế bác biết chưa. Và nếu bác buộc phải gặt lúa về ngay ngày hôm nay, thì đi mà tìm mụ Rapet, chứ sao! Và bảo mụ ấy trông nom bà lão. Tôi muốn thế, bác biết chưa? Và nếu bác không nghe lời tôi thì khi nào đến lượt bác ốm, tôi sẽ để mặc bác chết như con chó ấy, bác biết chưa?
Gã nông dân người cao gầy, cử chỉ chậm chạp, bị dằn vặt vì do dự, vì sợ thầy thuốc và vì lòng ham chắt bóp dữ dội, ngần ngại, toan tính, ấp úng:
- Thế nhà mụ Rapet, mụ ấy lấy ngần nào, để coi sóc?
Viên thầy thuốc hét lên:
- Tôi biết đâu đấy? Đó là tùy theo thời gian bác nhờ mụ ấy. Bác đi mà thu xếp với mụ ấy chứ. Rõ thật! Nhưng tôi muốn một giờ đồng hồ sau, mụ ấy phải có ở đây, bác biết chưa?
Gã đàn ông quyết định:
- Tôi đi đây, tôi đi đây, ông thầy thuốc, ông đừng có bực.
Và bác sĩ ra đi, còn dặn:
- Bác phải biết, phải biết, liệu đấy, vì tôi ấy, tôi mà bực lên thì tôi không đùa đâu!
Còn lại một mình, gã nông dân quay nhìn mẹ, và bằng một giọng nhẫn nhục:
- Tôi đi tìm mụ Rapet vậy, vì cái nhà ông ấy muốn thế. Tôi chưa về, mẹ đừng có lo.
Và gã cũng ra đi.
Mụ Rapet, một mụ thợ giặt già, thường trông nom người chết, người ốm ở làng và ở các vùng lân cận. Rồi bỏ xong khách hàng vào tấm vải mà họ không bao giờ ra khỏi nữa, mụ lại quay ra cầm bàn là, là quần áo cho người sống. Răn reo như quả táo khô từ năm ngoái còn lại, tàn nhẫn, ganh ghét, keo kiệt, một sự keo kiệt đến mức kỳ quái, người cúi gập xuống như thể bị gãy xương hông vì động tác triền miên đưa bàn là trên vải, dường như mụ có một mối tình quái đản và trắng trợn với sự hấp hối. Mụ chỉ nói đến những kẻ mụ đã nhìn thấy họ chết, đến đủ loại chết khác nhau mà mụ đã tham dự; và mụ kể lại hết sức tỉ mỉ những chi tiết bao giờ cũng giống nhau, hệt như một tay săn bắn thuật lại các phát súng của y.
Khi Honore Bontemps đến nhà mụ, gã thấy mụ đang pha nước lơ để hồ cổ áo cho các bà người làng.
Gã nói:
- Chào mụ, mụ Rapet, công việc có khá không?
Mụ quay đầu về phía gã:
- Vậy thôi, vậy thôi. Còn nhà bác thế nào?
- Ồ, phần tôi thì được. Nhưng bà cụ nhà tôi không ổn.
- Bà cụ bác hử?
- Ừ bà cụ!
- Bà cụ sao hử?
- Bà cụ sắp chết!
Mụ già rút tay khỏi nước, những giọt nước xanh xanh trong suốt chảy đến tận đầu ngón tay mụ rồi lại rơi xuống chậu.
Mụ hỏi, đột nhiên có thiện cảm:
- Bà lão nặng thế kia hử?
- Thầy thuốc bảo chả qua khỏi chiều nay.
- Thế thì nặng lắm rồi!
Honore ngần ngại. Cần rào đón ít nhiều trước khi bàn với mụ điều gã đã chuẩn bị. Nhưng chẳng biết nói năng thế nào, gã bỗng quyết định phắt:
- Này, trông nom bà lão cho đến xong thì mụ lấy bao nhiêu? Mụ biết là tôi chả giàu có gì đâu. Mượn một người ở cũng chả đủ. Rõ khổ bà cụ nhà tôi, chính vì thế mà bà cụ đến nước này đấy, lo lắng nhiều quá, vất vả nhiều quá. Một mình làm bằng mười người ấy, mà chín mươi hai tuổi đầu rồi.
Mụ Rapet nghiêm trang đáp:
- Có hai giá: người giàu thì bốn mươi xu ban ngày, ba quan ban đêm. Người khác thì hai mươi xu ban ngày, bốn mươi xu ban đêm. Bác trả tôi hai mươi, bốn mươi.
Nhưng gã nông dân còn nghĩ ngợi. Gã biết rõ bà mẹ gã lắm. Gã biết bà lão bền bỉ, tráng kiện và dai sức đến như thế nào. Mặc dù thầy thuốc nói thế chứ dễ phải kéo đến tám ngày mới xong.
Gã cả quyết nói:
- Không, tôi muốn mụ định cho tôi một giá, thế, một giá để trông cho đến xong. Tôi cũng liều may rủi xem sao. Thầy thuốc bảo là bà sắp đi ngay. Nếu thế thì hay cho mụ, thiệt cho tôi. Nhưng nếu bà lão còn đến mai hay lâu nữa thì hay cho tôi, thiệt cho mụ!
Mụ coi người ốm ngạc nhiên, nhìn gã đàn ông. Mụ chưa từng nhận khoán một cái chết nào. Mụ ngần ngừ, cũng muốn thử cầu may xem sao. Rồi mụ nghi người định bịp mình.
- Chưa nhìn thấy bà lão nhà bác thì tôi chưa nói năng gì được. – Mụ trả lời.
- Thế thì đi, đi xem.
Mụ chùi tay rồi theo gã đi luôn.
Dọc đường họ chẳng nói năng gì. Mụ đi tất tưởi, trong khi gã sải đôi cẳng chân dài như thể mỗi bước đều phải bước qua một con suối.
Những con bò nằm trong đồng, mệt mỏi vì nóng bức, nặng nề ngửng đầu lên và rống khe khẽ, hướng về phía hai người đi qua, để xin họ ít cỏ tươi.
Gần về đến nhà, Honore Bontemps lẩm bẩm:
- Ngộ xong rồi thì sao?
Và niềm ao ước bất tự giác của gã bộc lộ ra trong giọng nói.
Nhưng bà lão không hề chết. Bà nằm ngửa, trên chiếc giường nát, hai bàn tay đặt lên cái chăn vải tím, những bàn tay gầy một cách kinh khủng: gân guốc xù xì, giống như những con vật lạ lung, như những con cua, và quắp lại vì bệnh tê thấp, vì những nỗi nhọc nhằn, vì những công việc chúng đã làm gần suốt một thế kỷ.
Mụ Rapet lại bên giường, ngắm người hấp hối. Mụ xem mạch sờ ngực, nghe bà lão thở, hỏi han để nghe bà nói, rồi sau khi đã ngắm nghía bà lão thêm một hồi lâu, mụ đi ra. Honore theo đằng sau. Ý mụ đã định. Bà lão không còn được đến tối. Honore hỏi:
- Thế nào?
Mụ trả lời:
- Thế này, phải kéo đến hai ngày, có khi ba. Bác cho tôi sáu quan tất cả.
Gã kêu lên:
- Sáu quan! Sáu quan! Mụ lẫn rồi à? Tôi bảo cho mụ biết là bà lão còn năm, sáu giờ đồng hồ nữa thôi, không hơn đâu!
Và họ mặc cả rất lâu, cả hai đều ráo riết hăm hở. Thấy mụ gác định ra về, thấy thời gian trôi qua, thấy lúa mì của mình không tự gặt về được, cuối cùng gã đồng ý:
- Thôi được, thế là ngã ngũ, sáu quan, tất cả, đến lúc đem đi chôn.
- Thế là ngã ngũ, sáu quan.
Và gã ra đi, bước ngắn bước dài, đến với lúa mì của gã đang rạp xuống đất, dưới mặt trời nặng nề hun chín mùa màng.
Mụ Rapet quay vào trong nhà.
Mụ đã đem đồ khâu vá đến, vì bên người hấp hối và người chết, mụ vẫn làm việc không ngừng, khi thì làm cho mụ, khi thì cho gia đình thuê mụ làm cả hai việc một lúc, trả thêm tiền công.
Thốt nhiên, mụ hỏi:
- Mụ Bontemps này thế đã làm lễ xức dầu cho mụ chưa?
Bà lão nông dân lắc đầu ra ý “không”, và mụ Rapet vốn người sùng đạo, hấp tấp đứng dậy:
- Lạy Chúa, ai lại thế bao giờ? Để tôi đi tìm cha xứ.
Và mụ tất tả đến nhà xứ, vội vã đến mức bọn trẻ con trông thấy mụ chạy long tong như thế, cứ tưởng có chuyện rủi ro gì xảy ra.
Linh mục đến ngay, mặc áo lễ trắng, đứa bé hầu lễ đi trước lúc lắc cái chuông con để báo hiệu có Chúa Trời đi qua đồng quê oi bức và yên tĩnh. Những người đàn ông làm lụng ở đằng xa, ngả mũ và đứng đợi cho tà áo trắng khuất sau một trang trại; những người đàn bà đang lượm lúa đứng thẳng lên để làm dấu thánh giá; những con gà mái đen, hoảng sợ, chạy trốn dọc theo đường hào, đung đưa hai chân, cho đến tận cái hố rất quen thuộc với chúng, và lỏn ngay vào đó; một con ngựa non buộc ở cánh đồng cỏ, nhìn thấy tà áo lễ đâm hoảng chạy vòng quanh đầu sợi dây, vừa chạy vừa lồng lên. Chú bé hầu lễ mặc áo đỏ, rảo bước; và linh mục, đầu ngả về một bên vai, đội mũ vuông. Vừa theo sau vừa cầu kinh còn mụ Rapet đi sau cùng cúi rạp người xuống, gập mình làm đôi như thể vừa đi vừa lạy, hai tay chắp lại như ở nhà thờ.
Từ xa, Honore nhìn thấy họ. Gã hỏi:
- Cha xứ đi đâu ấy nhỉ?
Người làm của gã tinh tế hơn, trả lời:
- Cha mang mình Chúa đến cho bà cụ nhà bác chứ còn gì nữa!
Gã nông dân không ngạc nhiên:
- Ừ, cũng có khi như vậy?
Và gã lại tiếp tục làm.
Mụ Bontemps xưng tội, được rửa tội, chịu lễ; và linh mục ra về, để lại hai người đàn bà với nhau trong túp nhà tranh ngột ngạt.
Thế là mụ Rapet ngắm nhìn người hấp hối, và tự hỏi xem liệu có lâu không.
Trời ngả về chiều. Gió đã mát lùa vào mạnh hơn, làm một bức tranh Epinal cài bằng hai chiếc đinh ghim phất phới đập vào tường. Những tấm rèm che cửa sổ, xưa kia trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bậu, có vẻ như bay lên, như giãy giụa, như muốn ra đi, cũng như linh hồn bà lão.
Bà lão, yên lặng, hai mắt mở, dường như thản nhiên chờ đợi cái chết cực gần mà chậm đến. Hơi thở ngắn của bà hơi rít trong cổ họng bị se lại. Lát nữa đây, hơi thở ấy sẽ ngưng, và trên đời sẽ bớt đi một người đàn bà chẳng ai thương tiếc.
Sẩm tối, Honore về. Gã lại gần giường, thấy mẹ còn sống, và gã hỏi:
- Thế nào mẹ?
Giống như trước kia vẫn hỏi khi bà lão khó ở.
Rồi gã cho mụ Rapet về, và dặn:
- Sáng mai, năm giờ, không sai nhé.
Mụ trả lời:
- Sáng mai, năm giờ.
Quả thật, trời vừa sáng là mụ đến.
Honore, trước khi ra đồng, ăn món xúp gã tự nấu lấy
Mụ Rapet hỏi:
- Thế nào, bà cụ nhà bác đi chưa?
Gã trả lời, đuôi mắt nheo lại láu lỉnh:
- Bà lão lại khá hơn thì phải.
Và gã ra đi.
Mụ Rapet, lo lắng, lại gần người hấp hối. Bà lão vẫn ở trong tình trạng cũ, khò khè tức thở và thờ ơ bình thản mắt mở, tay co quắp trên chăn.
Và mụ gác hiểu rằng có thể kéo dài hai ngày, bốn ngày, tám ngày như thế này; và một nỗi kinh hoàng co thắt trái tim keo kiệt của mụ, trong khi một cơn tức tối giận dữ bừng bừng nổi lên với cái tay láu cá đã bịp mụ và với cái mụ đàn bà không chết đi này.
Tuy vậy mụ vẫn làm việc, mắt đăm đăm nhìn vào bộ mặt răn reo của mụ Bontemps.
Honore trở về ăn bữa trưa. Gã có vẻ hài long, hầu như giễu cợt rồi gã lại đi. Chắc hẳn gã gặt lúa trong những điều kiện thật mỹ mãn.
Mụ Rapet nổi xung; mỗi phút trôi qua giờ đây mụ tưởng như thời gian bị ăn cắp, như tiền bạc bị ăn cắp. Mụ muốn, muốn một cách điên cuồng muốn tóm cổ cái con lừa cái già kia, cái mụ già ương ngạnh kia. Cái mụ già ngoan cố kia, và bóp lại một tị, làm ngưng cái hơi thở gấp gáp nho nhỏ kia, nó ăn cắp thời gian và tiền bạc của mụ.
Rồi mụ nghĩ tới sự nguy hiểm, và trong đầu nảy ra những ý khác, mụ lại gần giường.
Mụ hỏi:
- Mụ đã trông thấy quỷ bao giờ chưa?
Mụ Bontemps thì thào:
- Không.
Thế là mụ gác bèn nói chuyện, bèn kể cho bà lão nghe các câu chuyện để khủng bố cái linh hồn suy nhược của kẻ sắp chết.
Mụ bảo là vài phút trước khi tắt thở, quỷ thường hiện ra với tất cả những người hấp hối. Tay nó cầm cái chổi, đầu nó đội cái nồi, và nó hét rất to. Khi đã nhìn thấy nó, là xong đời đấy, chỉ còn chốc lát nữa thôi. Và mụ liệt kê tất cả những ai đã thấy quỷ hiện hình: trước mặt mụ, trong năm nay: Josephine Loisel này, Eulalie Ratier này, Sophie Padaknau này, Seraphine Grospied này.
Mụ Bontemps rốt cuộc bị xúc động, bồn chồn cựa quậy, động đậy tay, thử ngoái đầu để nhìn vào góc buồng trong cùng.
Đột nhiên mụ Rapet biến mất ở chân giường. Mụ lấy trong tủ một tấm vải trải giường, quấn vào người; mụ đội cái nồi, ba chân nồi ngắn và cong dựng lên như ba cái sừng, tay phải mụ với cái chổi, tay trái với cái xô sắt tay mà mụ bỗng tung mạnh lên để nó rơi xuống loảng xoảng.
Đụng phải mặt đất, nó khua ầm ầm dữ dội, thế là mụ trèo lên ghế vén tấm màn treo ở đầu giường và xuất hiện, tay chân vung vẩy, hét lên những tiếng the thé từ đấy chậu sắt che kín mặt và giơ chổi ra dọa dẫm bà già nông dân sắp tắt thở.
Hốt hoảng, mắt nhìn đờ dại, bà lão hấp hối gắng gỏi một cách phi thường để nhỏm dậy chạy trốn, bà đưa được cả vai và ngực ra khỏi chăn; rồi ngã xuống, thở hắt rất dài. Thế là xong.
Và mụ Rapet bình thản, xếp tất cả đồ đạc vào chỗ cũ, cái chổi vào góc tủ, vài trải giường vào trong tủ nồi đặt lên bếp lò, xô để trên tấm ván, ghế dựa vào tường. Rồi với những cử chỉ chuyên nghiệp, mụ vuốt đôi mắt to trừng trừng của người chết, đặt lên giường một cái đĩa rót nước thánh, lấy nhành dương treo trên tủ nhúng vào và quỳ xuống, nhiệt thành đọc những bài nguyện cho người qua đời mà mụ thuộc long, do nghề nghiệp.
Và đến tối khi Honore trở về gã thấy mụ đang cầu kinh, và gã tính ngay ra rằng mụ còn được lợi của gã ba mươi xu, vì mụ chỉ mất có ba ngày một đêm, tất cả là đi năm quan, chứ không phải sáu quan như gã đã phải trả mụ.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * TẠ PHONG TẦN
Nghĩa Muội Tạ Phong Tần
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.
Tạ Phong Tần là một trong những người này. Tôi “kết” em ngay sau khi đọc bài viết khai bút (“Mỗi Blogger Hãy Là Một Nhà Báo Công Dân”) vào ngày đầu năm 2008:
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Với bản chất phá hoại và đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang toan tính …“diễn biến hoà bình” – cần phải bị giam giữ và trừng phạt nặng nề.
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta...”
Tạ Phong Tần bị họ bắt giam vào ngày 5 tháng 9 năm 2011, đưa ra toà vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 (cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do) và đã bị kết án hàng chục năm tù, với tội danh rất mơ hồ (và hàm hồ) là “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Và điều này đã được Tạ Phong Tần dự đoán trước đó, khá lâu:
“Anh à, trong trường hợp em gặp nạn, em ủy thác cho anh công bố công khai tất cả những bài viết em đã đăng báo dưới bút danh khác là bài của em. Để cho thế giới thấy rằng chúng đang đàn áp một nhà báo bình thường với với những bài viết rất bình thường, nhưng vì là ‘nhà báo tự do’ nên phải như thế.”
Thể theo ý nguyện này, tôi đã liên lạc và được ban biên tập tuần báo Trẻ đồng ý phụ trách xuất bản Tuyển Tập Tạ Phong Tần (*). Đây là một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm một số những bài viết về thời sự của tác giả trong hai năm 2010 và 2011 nhưng thể hiện được đầy đủ những nỗ lực – cũng như quan niệm – của em tôi về vai trò của một blogger: “Dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
Cái đám “công chức” của “Nhà Nước Pháp Quyền CHXHCNVN” đã phản ứng điên dại bằng cách tuyên án mấy chục năm tù và hàng chục năm quản chế cho ba bloggers:Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, và Phan Thanh Hải. Đây là bản án khắc nghiệt dành cho chính chế độ hiện hành, chứ không phải cho nghĩa muội của tôi, và hai người bạn đồng hành.Với sự “lựa chọn” ngu xuẩn này, tôi không nghĩ rằng những người cầm quyền hiện tại vẫn có thể tiếp tục tại vị ngang với thời gian bản án mà họ đã cho Tạ Phong Tần. Và tôi tin chắc rằng cái ngày mà mình có thể cầm Tuyển Tập Tạ Phong Tần để đứng đón người em kết nghĩa, trước cổng trại giam, sẽ không còn bao lâu nữa.
Tự nó đã tố cáo sự bất lực và lo sợ của nhà đương cuộc Hà Nội trước ảnh hưởngt sâu rộng của những bloggers ở Việt Nam. Họ đang xử dụng những phương tiện truyền thông tân kỳ, của thời đại thông tin, để để cổ vũ tự do và dân chủ cho xứ sở. Nó cũng khiến cho bất cứ ai còn mơ hồ về bản chất (bất lương và đê tiện) của chế độ hiện hành nhận ra điều giản dị này: thể chế hiện nay không thể nào thay đổi mà phải được thay thế. Ngoài ra nó còn phơi bầy một sự thực rõ ràng và phũ phàng là “ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ CHỌN LỰA DỨT KHOÁT THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG, ĐỨNG VỀ PHÍA TRUNG QUỐC TRÊN BÀN CỜ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI” – theo như nhận định của blogger Song Chi.
Nhân đây, tôi xin được thay mặt nghĩa muội của mình để cảm ơn tất cả qúi vị đã chào đón tác phẩm đầu tay của em. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban biên tập của tuần báo Trẻ trong việc xuất bản và phát hành Tuyển Tập Tạ Phong Tần.
Cho ra đời một cuốn sách ở một nơi mà tiếng Việt bị coi như là ngoại ngữ, và giữa lúc mà mọi ấn phẩm đang mất dần người đọc, là một việc làm đòi hỏi ít nhiều hy sinh của những người phụ trách. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện cần phải được ghi lại rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Tuyển Tập Tạ Phong Tần là một trong những ghi nhận cần thiết như thế cho thời điểm hiện tại, cũng như cho lịch sử của dân tộc mai sau.
Tưởng Năng Tiến
Tháng Mười 13, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Hôm Nay Sinh Nhật Lê Công Định
Vào những năm đầu của thập niên tám chục, lúc vừa bắt đầu cuộc đời tị nạn, khi sắp bước vào tuổi 30, tôi được nhiều vị trưởng thượng ở hải ngoại coi như là một mầm non – có rất nhiều triển vọng sẽ tiến (rất) xa trong tương lai – trong cả hai giới người: cầm chai và cầm bút.
Ba mươi năm đã trôi qua, cả đống nước sông (cũng như nước suối, và nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Tôi đã không “tiến xa” và trở thành một… nhà văn, như kỳ vọng. Lều văn, chòi văn hay túp văn cũng khỏi luôn.
Tôi quả có làm cho một số người (trong giới cầm bút) thất vọng. Tuy nhiên – nói nào ngay, và nói cho nó công bằng – tôi cũng đã khiến cho không ít vị thuộc giới cầm chai lấy làm (vô cùng) hãnh diện.
Tôi cầm viết bữa đực bữa cái nhưng cầm ly thì đều như bắp, chưa sót bữa nào. Đã vậy, nhiều bữa còn mải cầm ly mà quên cầm đũa nên… quá chén đều đều. Bởi vậy, cuối đời, tôi chỉ mong được là một thường dân mà cũng không xong. Thay vào đó, tôi trở thành một thằng nát rượu.
Lỗi, tất nhiên, không phải tại tôi!
Tôi không có cái may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học. Từ đời nọ đến đời kia, cả dòng họ của tôi chưa từng có ai cầm bút. Họ chỉ cầm ly. Riêng bên ngoại không mấy khi có người tỉnh táo. Ngoại tôi và mẹ tôi đều uống, và đều xỉn dài dài.
Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà. Tôi hư là phải (giá). Ngay từ lúc ấu thơ, tôi đã suốt ngày loanh quanh bên bàn tiệc. Do đó, những giai thoại về văn chương thơ phú thì tui mù tịt chớ chuyện quanh bàn nhậu thì (ôi thôi) tui biết nhiều vô số. Sẵn đang rảnh nên xin kể (một) nghe chơi.
Cuối thập niên năm mươi, khi mà chế độ Đệ I Cộng hoà ở miền Nam bắt đầu có tai tiếng về tính chất độc tài thì dân làng nhậu hay truyền tai chuyện (tiếu lâm) này:
Có một ông lớn hầm hầm chạy vô ty cảnh sát, lôi một phụ nữ ra khỏi xe, nói như hét:Chuyện giễu này được kể ở tất cả các quán nhậu của miền Nam, và nghe xong thì dân chúng “ở vùng địch tạm chiếm” đều bò lăn bò càng ra cười mệt nghỉ. Không ít người cười tới té ghế luôn.
“Mấy anh điều tra vụ này liền cho tui.”
Vài tiếng sau, ông nhận được điện thoại. Đầu dây bên kia, giọng một nhân viên cảnh sát (nghe) có vẻ rụt rè:
“Dạ thưa ông con mẹ nhận tội rồi.”
“Tội gì?”
“Cộng sản nằm vùng.”
“Ý trời, tui biểu mấy anh điều tra về vụ khác. Nó ở nhà tui, và vợ tui mới mất cái hột xoàn, tìm hoài không ra, hiểu chưa?”
Người Việt quả là thích cười đùa. Điều đáng tiếc là không phải lúc nào (và ở đâu) họ cũng có cơ hội cười cợt thoải mái, hả hê như vậy.
Cùng thời điểm này, ở bên kia vĩ tuyến cũng có một chuyện giễu cợt hơn nhiều nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng ai cười, cười thầm hay cười lén (chắc) cũng không luôn. Và câu chuyện này – thay vì chỉ để kể quanh bàn nhậu, cho vui – đã được báo chí miền Bắc đồng loạt loan tin (“vụ xử án gián điệp ở Toà án Nhân dân Hà Nội”) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép, nghe cứ y như thiệt vậy. Xin chầm chậm, lật lại vài trang (*) báo cũ – đã úa vàng và phủ bụi thời gian:
Báo Thủ đô Hà Nội (21/01/1960):Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:
“Tên Nguyễn Hữu Đang thú nhận: ‘Báo Nhân văn có tính chất chính trị ngay từ số 1′. ‘Mục đích của tờ báo là khích động quần chúng cùng với chúng tôi chống lại lãnh đạo’. Để đạt mục đích ấy, – đây vẫn là lời của tên Đang – chúng tôi đã dùng lối bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, các bài báo của chúng tôi không đúng sự thật, cứ viết bừa nói bừa, chuyện không nói có và nói toàn những vấn đề quan trọng để gây những tác hại lớn.”
Báo Quân đội nhân dân (21/01/1960):
“Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi đã gây hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.
Báo Nhân dân (21/01/1960):
“Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …”
Báo Văn học (05/02/1960):
“Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Tư tưởng của chúng tôi là phản động nên chúng tôi ra tờ báo Nhân văn để chống đối lãnh đạo, kích động quần chúng làm áp lực đấu tranh”. Ngoài báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang còn dùng nhà xuất bản Minh Đức làm một công cụ để chống cách mạng. Y cung khai: ‘Tôi đã biến nhà xuất bản Minh Đức thành một công cụ chống lãnh đạo.’”
Báo Thời Mới (21/01/1960):
“NĂM TÊN GIÁN ĐIỆP PHẢN CÁCH MẠNG, PHÁ HOẠI HIỆN HÀNH CÚI ĐẦU NHẬN TỘI
Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam”.
… Gót nhọc men về thung cũNguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(”Ăn năn” – Phùng Cung)
Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như ) chỉ là … một giấc ngủ trưa – với rất nhiều ác mộng!
Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”
Thiệt là mừng muốn chết!
Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” đến Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) tới cỡ đó? Một trong những nguyên do, có thể nhìn thấy được, là vì ông đã không chịu chấp nhận điều mà ông gọi là sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN.
Trên Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, Nguyễn Hữu Đang còn (trót dại) lật cái mặt nạ đang đeo của Đảng CSVN:
“Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”Ông đã bị mang đi chôn (sống) bằng bản án mười lăm năm tù, và vùi dập cho đến chết chỉ vì lên tiếng đòi hỏi một thể chế pháp trị “chính qui” như vậy.
“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…”
Năm mươi năm sau, khi “Bàn Về Chính Danh Trong Thể Chế Pháp Trị” một công dân Việt Nam khác – ông Lê Công Định – cũng đã phải một lỗi lầm (chí tử) tương tự khi đã chỉ ra cho mọi người thấy “mặt thật” của những kẻ đang nắm quyền bính tại xứ sở này:
“Không cần phải chờ đến kết quả ‘bầu cử’ vào ngày 26 và 27 tháng 6/2006 vừa qua tại Quốc hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị nào sẽ đảm nhận những chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.”Lê Công Định đã bị bắt giữ. Tất cả các cơ quan truyền thông của nước CHXHCNVN đều đồng loạt đưa tin là ông đã… nhận tội (rồi) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép – như họ đã từng dùng để nhục mạ Nguyễn Hữu Đang, năm mươi năm trước.
“Dư luận không hề ngạc nhiên khi biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng lần lượt được ‘tấn phong’ vào những vị trí then chốt đó.”
…
“Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là ‘đảng trị’, chứ không phải ‘pháp trị’.
Trí nhớ của những người làm báo ở Việt Nam, xem chừng, không được tốt; hoặc giả, tâm địa của họ hơi bị xấu. Còn giới lãnh đạo của xứ sở này thì rõ ràng là kém cỏi cả hai: về tâm địa cũng như ký ức.
Với tất cả quyền lực trong tay thì có khó khăn gì trong chuyện bắt một người đem giam, ép họ phải nhận tội để xin khoan hồng, rồi mang rêu rao (một cách hể hả) trên mọi phương tiện truyền thông.
Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Nội nhưng cứ theo lời kể của ông Phùng Quán thì đây là nơi:
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡNguyễn Hữu Đang chỉ là một trong vô số những nạn nhân mà “cuộc đời rạn vỡ,” trong thời gian hơn năm mươi mà những người cộng sản nắm được quyền bính ở Việt Nam. Xin đừng ai ảo tưởng rằng nhà đương cuộc Hà Nội lại sẽ có thể tiếp tục gây những tội ác tương tự lên cuộc đời của Lê Công Định.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Thời thế đã đổi. Gió đã chuyển rồi. Hãy để dành “những lời thú tội” và “xin khoan hồng” cho những phiên toà sắp tới, khi mà những kẻ tội phạm đích thực (của cả dân tộc Việt) sẽ bị mang ra xét xử – trong tương lai (rất) gần thôi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân Văn – Giai Phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.
Tháng Mười 1, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Từ Radio Đến iPod Bao Năm Rồi Vẫn Thế
Nghe đài, đọc báo của ta
Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn
Ca dao thời XHCN
Tôi biết Nguyễn Lương Bằng từ năm tôi lên mười. Một hôm cha tôi trở về khuya, mặt đăm chiêu. Ông nói nhỏ với mẹ tôi :”Anh Sao Đỏ vượt ngục rồi !”Để qúi ông Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng… có cơ hội trở thành chủ tịch nước (thay cho những ông quan Tây thời thuộc địa) không hiểu cần phải bao nhiêu triệu thanh niên Việt Nam mất mạng, và bao nhiêu triệu bà mẹ mất con – như “bà lão tội nghiệp” kể trên. Sự mất mát này quá lớn lao, và vô cùng phí phạm. Bởi thế, cuối đời, thân phụ nhà văn Vũ Thư Hiên – một nhân vật bỏ (phí) hết đời cho cách mạng – đã buồn rầu tâm sự:
- Anh ấy hiện ở đâu ? – mẹ tôi lo lắng.
- Đang đợi xem sao. Tụi nó lùng dữ lắm. Treo giải thưởng một vạn đồng Đông Dương cho cái đầu Sao Đỏ.
- Đã có chỗ trốn cho anh ấy chưa ?
- Mình phải lo cho anh ấy thôi !
Mẹ tôi nói rằng không thể để Sao Đỏ ở nơi nào khác, mọi chỗ đều không an toàn, đều nguy hiểm. Phải đưa ông về nhà mình. Đó chính là chỗ mật thám ít ngờ nhất – chúng không nghĩ Nguyễn Lương Bằng lại về nhà người bạn tù vừa được tha.
Hôm sau cha tôi mang về tờ Tin Mới với dòng nhắn tin trong mục Rao Vặt :”Ông Cả Hà Đông hiện ở đâu, về nhà ngay, cả nhà đang đợi ông”.
Một người đàn ông gày gò, đen đủi tới nhà tôi vào ban đêm rồi ở lại hẳn. .. Chúng tôi được bố mẹ dặn đi dặn lại rằng người ở trong nhà chúng tôi tên là Bác Cả Hà Đông và cấm chỉ không được nói với ai bác đang ở đây. … Tên gọi Bác Cả Hà Đông còn lại rất lâu trong trí nhớ của chúng tôi. Bí danh Ông Cả, Anh Cả của ông Nguyễn Lương Bằng có từ ngày đó. Nếu nó có trước chắc cha tôi đã không dám dùng nó trong mục Rao Vặt để tìm ông.
Cha tôi đem về nhà một cái máy thu thanh Phillips, để nó trong phòng bác Cả. Đêm đêm cái mắt thần của nó ánh lên màu xanh lục trong vắt rất đẹp. Chính quyền thuộc địa bắt dân phải mang máy thu thanh đến Nha Bưu chính để kẹp chì không cho nghe đài ngoại quốc, chỉ được nghe đài Hà Nội và Sài Gòn. Cái máy Phillips không đăng ký, không bị kẹp chì, vẫn bắt được mọi đài trên thế giới. Đêm đêm bố mẹ tôi và bác Cả Hà đông ngồi rất khuya, áp tai vào bên loa nghe tiếng thì thào của nó. Bác Cả ở nhà tôi mấy tháng liền, cho tới khi vụ vượt ngục nhạt dần mới bỏ đi. Mẹ tôi sắm cho ông đủ lệ bộ để thành một ông chánh tổng hoặc lý trưởng ra tỉnh : ô Lục Soạn, áo the thâm, giày Gia Định…
Khi Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La ông được một thanh niên người Thái trắng dẫn đường. Đưa ông đi khỏi địa phận Sơn La xong, trở về nhà anh bị Pháp bắt đem chặt đầu. Tôi đã tới bản Giảng, cách nhà tù Sơn La vài cây số, vào mùa thu năm 1965, để thăm gia đình anh thanh niên nọ. Trong ngôi nhà sàn xiêu vẹo chỉ còn lại bà mẹ anh, một bà lão lẩm cẩm, điếc lác, hỏi năm câu mới trả lời được một, câu trả lời lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Bác Cả Hà Đông của tôi chưa một lần trở lại bản Giảng để thăm hỏi bà lão tội nghiệp.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
- Con biết vì sao lâu rồi bố không về quê hương không?
- …
- Bố nhớ làng xóm lắm. Nhưng bố xấu hổ. Sau này con về, nhớ nói bố xin lỗi bà con. Bố đi làm cách mạng không phải để mọi người phải sống cuộc sống như thế này. Là con người, ai cũng vậy, không khổ vì thiếu thốn bằng khổ vì nhục. Một chế độ hạ nhục con người không phải là chế độ nhân dân ta lựa chọn. (sđd, trang 306).
Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ Cuối Tuần
Một trong những cách “hạ nhục con người” bên trong bức màn
sắt là người dân khó khăn lắm mới được “duyệt” mua một cái đài, và luật đăng ký sở hữu máy thu thanh
(với rất nhiều điều khoản) khắt khe hơn nhiều – so với thời
thuộc địa: “Mất giấy đăng ký 15 ngày phải báo bưu điện. Di chuyển đi
tỉnh khác hoặc di chuyển về phải làm thủ tục tại bưu điện cấp giấy gốc
…”Và riêng chuyện này thì đường lối chính sách cách mạng ở ta, cũng như ở Tầu, đều giống nhau như đúc – theo như lời của nhà văn Trương Hiền Lượng:
“Chẳng biết bắt đầu từ bao giờ, máy thu thanh được gắn liền với ‘đặc vụ’ và ‘phản cách mạng.’ Ý thức đó thấm vào tận tế bào dây thần kinh của mỗi người, bất cứ nhà nào có máy thu thanh đều có thể gây ra cảnh giác đặc biệt của những người xung quanh.Thiệt: nghe mà muốn ứa nước mắt. Sao mà khổ dữ vậy, Trời? Nghĩ mà thương cho một phần nhân loại, một thời. Cái thời (thổ tả) đó, may quá, đã qua. Những phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại đã làm cho quả đất thu nhỏ lại, và khiến cho những bức màn sắt trở nên vô dụng.
Một cái hộp đen bé tí xíu, vậy mà sâu thẳm không lường, chứa đựng trong đó cả một thế giới tội ác. Còn thế giới cách mạng quang minh chính đại thì chỉ tồn tại trong cái loa to đùng, mỗi ngày phát thanh ba buổi. Ngoài cái loa ấy ra, tất cả đều nói dối, đều là lời rủa nguyền của ma quỷ tuốt.
Nhưng khoa học kỹ thuật vẫn ngày đêm chọc thủng mọi biên giới quốc gia nghiêm mật nhất, chọc thủng mọi giới hạn về hình thái ý thức tưởng chừng như không thể vượt qua. Bằng làn sóng vô tuyến điện mà mắt người không nhìn thấy được, nó bủa lên cả thế giới này một tấm lưới cực kỳ bền chặt, thít lại, nghiền nhét tất cả những nắm đất manh mún rời rạc khắp nơi thành một khối thống nhất.
Tôi xúc động lắp pin vào, kéo ăng ten cần câu lên, đeo tai nghe vào. Trong giây phút đó, chính bản thân tôi cũng có cảm giác phạm tội, mặc dù tôi vẫn nghĩ rằng nghe đài chẳng có gì là tội lỗi cả – đã tin mình nắm chân lý trong tay, thì việc gì còn sợ nhân dân nghe những lời nói dối – nhưng mấy đầu ngón tay tôi vẫn run như cầy sấy, không sao ngăn nổi, đầu ngón tay tôi đang dò tìm từng quãng sóng. Làn sóng điện xuyên qua bầu trời Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vượt qua đỉnh cao nhất trên dãy Hi-ma-lai-ya, mang theo tiếng rú gào của bão bùng giông tố truyền đến màng nhĩ tai tôi. Đêm hôm đó, tôi nghe mãi cho đến khi tất cả các buổi phát thanh tiếng Hoa đều kết thúc.” (Trương Hiền Lượng, Một Nửa Đàn Ông Là Đàn Bà. Bản dịch Phan Thịnh. California: Văn Nghệ, 1995).
Gió cũng đã chuyển. Bây giờ, những kẻ hay thương vay khóc muớn (như kẻ đang viết những dòng chữ này) cũng phải chuyển sự thương cảm qua … phía khác – phía của những người thuộc giới cầm quyền và đang dần thất thế!
Năm ngoái, vào ngày 2 tháng 5 năm 2011, AFP (rầu rĩ) đưa tin: “Bắc Hàn tịch thu điện thoại di động để ngăn chận tin tức.” (N. Korea seizes mobile phones to curb news). Những dụng cụ truyền tin (hiện đại) này được nhập lậu từ Trung Cộng, và đang bị khuyến cáo là phải mang nộp ngay cho cảnh sát; nếu không, sở hữu chủ sẽ bị trừng phạt về tội “truyền bá ý tưởng tư bản và làm xói mòn chủ nghĩa xã hội.” Chỉ riêng ở Hyesan, một thành phố độ chừng một trăm ngàn dân, đã có hơn năm ngàn người sở hữu điện thoại cầm tay – vẫn theo như bản tin thượng dẫn.
Nguồn: AFP.
Không cần phải là thầy bói người ta cũng có thể đoán được
rằng (từ đây) công an và cảnh sát Bắc Hàn sẽ ‘busy” hết biết
luôn, và bận rộn cho tới … chết – hay cho tới khi chế độ này
chấm hết, whichever come first! Nghĩ sao thấy ái ngại quá cho cái nghề an ninh ở cái thời buổi bùng nổ thông tin hiện nay!Quan năm nay, cũng AFP, vào ngày 13 tháng 9, lại hốt hoảng đưa một tin buồn bã và thương tâm khác khác: “Vietnam PM lashes out at political blogs.” Thủ Tướng Việt Nam tấn công bờ lốc có nội dung chính chị.” Xin coi nguyên bản, cho nó chắc ăn:
“Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước...Ông Thủ tướng nói chuyện giỡn không!
Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”
Anh Ba Thợ Chích khiến thiên hạ nhớ đến những khẩu hiệu (cũ rích) của Đảng vào hồi giữa thế kỷ vừa rồi:
Nghe đài, đọc báo của taThiệt nghe cứ y như “chuyện giỡn,” theo như nhận xét của blogger Đinh Mạnh Vĩnh: “Ông Thủ tướng thích bông đùa, hèn chi lệnh của ông càng ngày càng trở thành trò hề cho bàn dân thiên hạ cười vào mũi!” Blogger Cầu Nhật Tân thì có lời bàn (ra) nghe rất phũ phàng:
Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn.
“Công văn hỏa tốc 7169 vừa được Thời sự VTV loan tối qua làm những ai đã trải qua giai đoạn đen tối nhất không khỏi sững sờ. Mấy chục năm trước, muốn nghe tin tức trung thực về những gì diễn ra ngay tại thành phố mình đang sống, người ta phải đưa máy thu thanh vào trong buồng, vặn nhỏ và kín đáo rò sóng đài BBC, Tiếng nói Hoa Kỳ. Rất có thể bên ngoài là một đôi tai thính của bác công an xóm đang mẫn cán rình rập. Nghe đài địch, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm phản động (nhạc vàng, nhạc tiền chiến) là những tội tày trời hồi đó. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được người dân ‘vượt giới tuyến’ đi tìm kiếm sự thật. …Radio xuất hiện vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, iPod có mặt ngay năm đầu tiên của thế kỷ này. Một trăm năm qua nhân loại đã bước những bước tiến vĩ đại, trong khi toàn Đảng vẫn cứ ngủ say trong hang Pác Bó, cứ y như là “không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra” hết trơn hết trọi. Chưa bị đào thải thì mới là chuyện lạ, chứ “vẫn thế” thế (đéo) nào được nữa – mấy cha?
Và tối qua, nghe Thời sự VTV (http://youtu.be/QMSl4luSLZA ) cô phát thanh viên loan Công văn hỏa tốc 7169 mà giật mình nghĩ: Bao năm rồi vẫn thế.”
Tưởng Năng Tiến
Tháng Chín 24, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Một Nơi An Lành Cho Bác
“… sử dụng xác chết Hồ Chí Minh cho ‘trò chơi biểu tượng’ phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị ích kỷ, ĐCSVN đã cố tình tấn công vào các giá trị thẩm mỹ, đạo đức của người Việt, vi phạm pháp luật, làm khổ thân xác của Hồ Chí Minh, xúc phạm nghiêm trọng phẩm giá, danh dự của người chết và người thân trong gia đình. Hãy chấm dứt trò chơi biểu tượng ngoại lai, phi pháp này!”
Lê Diễn Đức
Trong phần hậu từ của tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy, nhà văn Võ Văn Trực đã cẩn thận ghi thêm đôi dòng …trấn an:
“Viết lại chuyện cũ, tôi hoàn toàn không có ý đồ xấu xa moi móc những sai lầm chúng ta đã vấp phải, để rồi đổ lỗi cho người này hoặc người kia, mà cốt để chúng ta đừng lập lại những sai lầm ấy – ‘Chúng ta’ không có nghĩa chỉ là thế hệ được chứng kiến sai lầm, mà tất cả mọi thế hệ mai sau.Những lời “trấn an” thượng dẫn, tiếc thay, đã không mang lại kết quả như tác giả mong muốn. Bởi vậy, dù Chuyện Làng Ngày Ấy đã được giấy phép xuất bản nhưng sách chưa ra khỏi nhà in thì đã bị thu hồi, và bị “chôn sống” trong kho, với lệnh “niêm phong” vô thời hạn (*).
Từ sau đại hội Ðảng lần thứ VI, nhất là từ sau nghị quyết IV về văn hóa – xã hội của ban chấp hành trung ương Ðảng khóa VII, chúng ta thẳng thắn nhìn vào những sai lầm cũ và đề xuất phương hướng đi tới. Mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phục hồi. Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. Nhưng tình làng nghĩa xóm đã dần dần được hàn gắn, mọi người lại sống trong một cộng đồng đầm ấm, cùng bắt tay khôi phục những gì còn có thể khôi phục được. Các chi họ, các dòng họ đã sửa sang lại khu mộ của tiền nhân. Ðảng ủy xã, ủy ban nhân dân xã đã xây đài tưởng niệm liệt sĩ.”
Qúi vị phụ trách Ban Tư Tưởng & Văn Hoá, tất nhiên, có lý do để biện minh cho sự kiện rất vô văn hóa này. Đâu có ai ngây thơ tới cỡ tin rằng “Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. Nhưng tình làng nghĩa xóm đã dần dần được hàn gắn, mọi người lại sống trong một cộng đồng đầm ấm, cùng bắt tay khôi phục những gì còn có thể khôi phục được.”
Người ta có thể vực dậy một làng quê, một đất nước xác sơ tiêu điều trong trong mươi, mười lăm năm nhưng để khôi phục “mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc”đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, chứ vài ba cái “nghị quyết về văn hóa – xã hội của ban chấp hành trung ương Ðảng” thì kể như là đồ bỏ!
Việc Đảng “phá trụi đền thờ, miếu mạo” đến độ “không còn gì để phục hồi” nữa đã để lại những tác hại về phương diện đạo đức – cũng như về tâm linh – ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Và ông Hồ Chí Minh hiện đang là một trong những nạn nhân khốn khổ, khốn nạn nhất, chứ chả phải là ai khác.
Sau khi lìa đời, thay vì được chôn cất tử tế, Hồ Chí Minh đã bị bỏ vào một cái lăng thâm u và lạnh lẽo – cùng với rất nhiều điều tiếng:
- Thi sĩ Bút Tre:”Vào trong lăng Bác âm u. Chị em phụ nữ dở mũ ra chào.”Nghe thấy ghê chết mẹ luôn. Hèn chi mà thằng chả vừa mới dứt lời thì đại gia Dũng Lò Vôi đã lật đật ôm bác Hồ bỏ liền vô chùa (Đại Nam Quốc Tự) cho nó chắc ăn.
- Giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân:
“… đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”
- Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh : “Tôi nghĩ một ngày nào đó, khi chúng ta vượt qua nỗi khiếp sợ của cái ngu và ác, tôi đề nghị một phương pháp xử lý lăng Hồ Chí Minh như vầy: chôn ông ta thật sâu dưới lòng đất, ngay nơi xác ông ta đang quàn, rồi dán lên bên trong, bên ngoài của tất cả những bức tường, trần và các lối đi trong lăng những đầu lâu của những nạn nhân, ưu tiên là những nạn nhân trong cải cách ruộng đất, và đổi tên thành: LĂNG NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM.”
Tuổi Trẻ Online mô tả “Đại Nam quốc tự và khách sạn 5.000 phòng, gồm 1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm.” Thiệt là quá đã. Đúng là Lạc Cảnh Đại Nam Quốc Tự. Chùa mà xây chung với chợ như vậy thì trước sau gì chị em ta ở bến Ninh Kiều, ở Đồ Sơn, ở Quế Lâm … rồi cũng sẽ nườm nượp tề tựu về Bình Dương sống chung với Bác cho coi.
Dù có tượng Phật (làm vì) bên trong chính điện, với cái thứ chùa chiền tào lao và uế tạp (với sở thú, khu ăn chơi, phòng ngủ và đĩ điếm kề bên) như thế, người Việt có tên gọi dành riêng cho nó là dâm từ.
Dâm từ, theo Việt Nam Tự Điển – Khai Trí Tiến Đức là «đền thờ thần bất chính». Còn theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình – Tịnh Paulus Của (Imprimerie Rey, Curol & Cie : Sài Gòn 1895, trang 219) là miếu thờ yêu quái. Ở dâm từ, dân gian hay thờ cúng những… dâm thần!
Nghe mà thấy ớn. Thảo nào, ngày 19 tháng 5 năm 2012 – nhân kỷ niệm lần thứ 122 ngày sinh của ông Hồ Chí Minh – sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã vội vã đưa Bác sang trời Âu lánh nạn. Sự kiện này được phóng viên của Đàn Chim Việt, thường trú tại Varsovie, tường thuật như sau:
“Trong phần nghi lễ chính, đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân đã cùng làm lễ hô thần nhập tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong nghi lễ, việc ‘mời’ linh hồn Hồ Chí Minh để nhập vào tượng trực tiếp từ Lăng trên quảng trường Ba Đình hay từ hang Pác bó, và Bác sang Ba Lan bằng phương tiện giao thông nào là một điều bí hiểm thuộc ‘bí mật ngoại giao’ mà ông Hoằng đại sứ giữ kín không tiết lộ.”
Ở một đất nước mà cái cột đèn (nếu) có chân cũng chạy luôn thì chuyện Bác phải đi tị nạn cũng không có gì là lạ. Chỉ có điều đáng phàn nàn là Bác ngồi chưa ấm chỗ thì đã có sự cố xẩy ra.
Ở quê nhà, thiên hạ đang xôn xao về việc “Hồ Chí Minh sẽ làm thành hoàng tại các đình làng. Theo chỉ đạo của Quận ủy & UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý đình làng Phú Xá (làng Sù – phường Phú Thượng, Tây Hồ, HN) đưa tượng Hồ Chí Minh vào đình làng này để thờ cùng thành hoàng làng (vốn ngự ở đình đã gần 300 năm). Cũng theo chỉ đạo, 3 nhà sư trong trang phục Phật giáo đã sử dụng 1 đầu trâu và 3 bát máu tươi để cúng cho hồn tượng thêm “linh”.
“Dự buổi lễ khánh thành tượng Hồ Chí Minh ở đình làng vào sáng hôm sau có các quan chức: Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đại diện các ban ngành đoàn thể của quận, phường. Tổng giám đốc Khu đô thị Nam Thăng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bao bì xuất khẩu (hai đơn vị tài trợ chính) đã tham dự. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng.Tới đây, quận sẽ chỉ đạo các Ban quản lý đình làng trên địa bàn quận học tập và làm theo để phấn đấu mọi đình làng đều phải có tượng Hồ Chí Minh được thờ cùng thành hoàng làng.”
(http://youtu.be/j7VXAIRbBSE)
Trên dương thế mâm nào mà không có Bác. Qua cõi khác, Bác lại tiếp tục bao thầu trọn gói và tuốt luốt khắp mọi nơi thì cũng tốt thôi. Tuy nhiên, tưởng cũng nên tìm hiểu thêm về ý nghĩa của hai thành hoàng (một cách đàng hoàng) chút xíu.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có ghi như sau:
“Thành hoàng (chữ Hán: 城隍) là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó…Bác, rõ ràng, thuộc loại “thần bậy bạ” nhưng chưa có danh xưng tên nên tôi mạo muội xin đề xuất gọi tên ngài là … thần chết. Cũng theo Wikipedia:” Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 3 đến 5 triệu người Việt.” Nếu không có Bác, chắc chắn, đã không có hai cuộc chiến rất thần thánh và hoàn toàn không cần thiết vào thế kỷ vừa qua. Và ngoài Bác ra ai mà có đủ khả năng đẩy “từ 3 đến 5 triệu người Việt” vào … chỗ chết?
Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành…
Các thứ hạng
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.
Phúc Thần có ba hạng:
- Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa…Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.
- Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết…Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì…
- Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Tưởng Năng Tiến
(*) Chuyện Làng Ngày Ấy do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993. Nhà văn Xuân Cang chịu trách nhiệm xuất bản. Nhà văn Ma Văn Kháng chịu trách nhiệm bản thảo. Tác phẩm này được in lại (năm 2006) bởi Tạp Chí Văn Học, ở California.
Tháng Chín 15, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Chuyện Tình & Chuyện Tù
“Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp cho cuộc chuyển hóa về Dân Chủ cho nước Việt thân yêu với điều kiện tiên quyết loại trừ các yếu tố bạo lực, bạo động trong tất thảy các sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội để hạn chế tối đa những đổ vỡ đáng tiếc cho đất nước.”
- Đinh Đăng Định
Trên chí Dân Nam – số 281, ra ngày 1 tháng 5 năm 2012 – nhà báo Quế Đố có ghi lại “chuyện Tuân Nguyễn đi xin capote,” (theo lời kể của nhà thơ Phùng Quán:
“Lúc sắp ra về, Tuân chợt hỏi tôi, giọng hơi ngập ngừng: – Cậu có đồng tiền vàng không, cho mình một đồng… Tôi ngạc nhiên: – Đồng tiền vàng? Cậu làm như mình là tay sưu tập tiền cổ không bằng? Tuân đỏ mặt: – Không phải. Nó là… cái ấy ấy mà… Tôi chợt hiểu ra, bật cười. Cái ấy, là cái bao cao su của Tiệp Khắc sản xuất. Mỗi cái được đựng trong cái hộp nhỏ, tròn và dẹt, in hình đồng tiền vàng cổ trên giấy kim. Ngày đó, ‘đồng tiền vàng’ là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch. Nơi bán là các cửa hàng dược phẩm quốc doanh. Số lượng mua cũng rất hạn chế, để tránh nạn đầu cơ tích trữ. Trẻ con thỉnh thoảng nhặt được một hai chiếc của người lớn dùng rồi vứt đi, thì lấy làm thích thú lắm. Chúng thổi to lên, làm bong bóng bay… Tôi nói: Rất tiếc, mình lại không có… Mình có thuộc biên chế cơ quan nào đâu mà được công đoàn giới thiệu cho mua? Nhưng mình biết ở cơ quan cậu có thằng H. lúc nào trong túi cũng có ‘đồng tiền vàng’. Cậu cứ hỏi xin hắn, thế nào cũng có… H. rút cái ví ở túi quần sau, mở ra lấy một ‘đồng tiền vàng’ mới toe đưa cho Tuân: – Trước khi dùng, cậu nhớ K.T (kiểm tra) cẩn thận, H. dặn, không lỡ nó thủng thì bỏ mẹ… Ngày 21 tháng 10 năm 1964, Tuân Nguyễn bị bắt… Sau lệnh bắt, người ta yêu cầu Tuân bỏ hết đồ đạc mang theo trong người, kể cả kính cận để lập biên bản. Về sau này, Tuân kể lại cho tôi nghe giây phút nhớ đời đó: – Như cái máy, mình móc hết túi áo túi quần, bỏ đồ đạc lên mặt bàn. Nhưng khi bỏ cái ‘đồng tiền vàng’ lên mặt bàn, mình bỗng tỉnh trí lại. Chính nỗi hổ thẹn đã làm cho mình tỉnh trí… Và sau đó là thời gian đi tù chín năm bảy tháng“.Tuân Nguyễn bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964. Hơn nửa thế kỷ đã qua. Tuy thế, ông Quế Đố vẫn cứ nói tỉnh queo: “Dưới chế độ XHCN mua ‘đồng tiền vàng’ thì khó, vào tù thì dễ, lại tù lâu nữa.”
Đúng là một thằng cha chống cộng cực đoan. Với loại người này thì hình ảnh của nước CHXHCNVN dường như đã bị đóng băng ở thời kỳ bao cấp – khi “đồng tiền vàng là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch.”
Thôi bỏ đi Tám. Đó là chuyện đã xưa rồi. Đảng và nhà nước đã dũng cảm và quyết tâm bước vào thời kỳ đổi mới. Trẻ con Việt Nam Bây giờ không đứa nào còn lấy bao cao su “thổi to lên, làm bong bóng bay…” như trước nữa. Cũng như người lớn, chúng cất đồng tiền vàng trong cặp để phòng khi hữu sự – như khi thầy giáo muốn “đổi tình lấy điểm” chả hạn.
Một cách tổng quan, có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu là Việt Nam vừa trải qua một cuộc cách mạng tình dục. Đã qua rồi cái thời “phấn trắng giấy trắng, hai bàn tay trắng. Bảng đen, mực đen cả cuộc đời đen.” Theo báo Dân Trí, số ra ngày 14 tháng 8 năm 2006, hiện tượng “thầy giáo nghiện ma túy, nhận phong bì, chạy trường, chạy điểm, thậm chí quấy rầy tình dục học sinh … đã không còn là chuyện lạ” nữa.
Cũng qua luôn cái thời “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ,” hoặc “một người làm việc bằng hai,” hay “nghiêng đồng cho nước chảy ra ngoài” rồi. Có những địa phương ở Việt Nam, ngày nay, đã được mệnh danh là “thiên đường sung sướng” nơi mà “doanh thu từ dịch vụ của một bãi biển lên tới 50 tỷ hàng năm” nhờ hoạt động mại dâm. Riêng chi phí cho bao cao su (chắc) cũng phải cỡ một tỷ là giá chót.
Ngoài sinh hoạt tình dục, bao cao su còn được tận dụng trong nghiệp vụ tình báo nữa cơ. Nó bị Đảng và Nhà Nước CSVN lạm dụng đến mức mà nhà văn Nguyễn Quang Lập phải lên tiếng than phiền: ”Nhiều người thắc mắc tại sao người ta cứ đánh đu với phương pháp bao cao su, không chịu động não nghĩ ra một phương pháp khác khả dĩ sạch sẽ hơn?Hi hi khi lý đã cùn muốn thắng chỉ có chơi bẩn, chả có cách nào hơn.”
Nói tóm lại là Việt Nam đang ở vào thời đại hoàng kim của những đồng tiền vàng, mua bao cao su (chắc) cũng dễ như mua kẹo cao su thôi. Chả cần phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, hay chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận (lằng nhằng) như trước nữa.
Thế còn chuyện đi tù?
Chuyện này, nói nào ngay, cũng vẫn dễ như xưa. Không chừng còn dễ hơn (xưa) nữa là khác. Quan niệm về tình dục ở Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác nhưng về chuyện tù tội thì chưa.
Mọi công dân đất Việt vẫn luôn luôn là một tù nhân dự khuyết, và nhà nước vẫn theo đuổi xuyên suốt chủ trương “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót” nên (theo cách nói của nhà báo Bùi Tín) xứ sở này vẫn là một nơi rất “hiểm nghèo.”
Hồi đầu tháng 8, tờ The Australian, số ra ngày 11 tháng 8 năm 2012, có một bài viết liên quan đến sự kiện này. Xin ghi lại đây vài đoạn chính theo theo bản lược dịch của Bảo Anh (“Việt Nam Bỏ Tù Hai Blogger Trong Một Tuần”) trên Tạp Chí Phía Trước:
“Một blogger Việt Nam vừa bị chính quyền tuyên án tù năm năm vì đã đăng các bài viết kêu gọi dân chủ trên mạng internet – đây là nhà bất đồng chính kiến thứ hai bị cầm tù trong tuần này.
Tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết hôm thứ Bảy rằng ông Lê Thanh Tùng đã bị một toà án ở Hà Nội kết tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì đăng các bài viết trên diễn đàn Phong trào Tự do Dân chủ Việt Nam.”
“Hôm thứ thứ Năm (ngày 9 tháng Tám), blogger bất đồng chính kiến và cựu giáo viên Đinh Đăng Định, năm nay 49 tuổi, cũng đã bị kết án sáu năm tù giam với tội danh tương tự tại tỉnh Đắk Nông.”
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại New York, trong một tuyên bố sau khi phiên toà kết tội ông Định, đã cáo buộc Việt Nam ‘không khoan nhượng đối với quyền tự do ngôn luận’.Riêng trường ông Đinh Đăng Định thì sáu tháng trước, trước khi ông bị đưa ra xét sử, nhà báo Thiên Triều (nào đó) đã thay mặt toà án tỉnh Đắc Nông sắp sẵn tội danh “phản quốc, hại dân” cho vị thầy giáo này rồi. Một trong những bằng chứng “phản quốc hại dân” được trưng dẫn là ông Đinh Đăng Định nhận rằng mình là một trong những nhân sĩ ký đã tên đòi ngăn trở việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên dù đây là một “chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay.”
Tổ chức này nói rằng đã có ít nhất 11 nhà hoạt động đã bị kết án tù dài hạn trong năm nay, và còn ít nhất bảy blogger và các nhà hoạt động khác đang chờ xét xử…”
Muốn biết chủ trương này nhất quán cỡ nào xin mời ông Thiên Triều (cùng toàn ban biên tập của báo Công An Đà Nẵng) đọc qua bài báo sau đây (“Đường vận chuyển bauxite ‘đắp chiếu’ chờ vốn của TKV”) của ký giả Khắc Dũng trên trên tờ Lao Động, vào ngày 21 tháng 8 vừa qua:
“Dự kiến, đến tháng 6 này, nhà máy alumin thuộc dự án tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động. Theo đó, công trình nâng cấp tỉnh lộ 725 phục vụ nhà máy cũng sẽ cơ bản hoàn thành vào tháng 6. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình chỉ mới được ‘bươi ra’ rồi… để đấy!
“Và, mãi cho đến lúc này – đã nửa cuối tháng 8 – công trình giao thông phục vụ dự án bauxite nhôm Lâm Đồng vẫn đang “giẫm chân tại chỗ”.Bài báo thượng dẫn đươc đăng lại trên trang Bauxite Việt Nam với lời giới thiệu (mở đầu) như sau:
Ngày 20.8, GĐ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Lâm Đồng – ông Trương Hữu Hiệp – cho biết: “Dự kiến trong tuần này, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng sẽ có buổi làm việc chính thức với Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) về vấn đề vốn của công trình đường vận chuyển bauxite Tân Rai ở Lâm Đồng”. Cách nay hơn nửa tháng, Sở GTVT đã liên tiếp gửi đến hai công văn cho TKV đề nghị bố trí nguồn vốn khoảng 55 tỉ đồng để tái khởi động dự án đường vận chuyển bauxite Tân Rai, nhưng mãi đến nửa tháng 8, Sở GTVT Lâm Đồng vẫn không nhận được hồi âm của chủ đầu tư TKV...”
“Bài viết sau đây bổ sung thêm một thực tế cho thấy chủ trương khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay là một sai lầm nghiêm trọng. Những từ ‘dẫm chân tại chỗ, rách bươm, đắp chiếu’ đã mô tả đúng thực trạng của con bệnh bauxite, trước hết là ở Lâm Đồng.
Hãy nhớ lại khi bắt đầu đưa ra Quốc hội thông qua đề án khai thác phiêu lưu này, trang mạng Bauxite Việt Nam đã cùng với nhiều chuyên gia, nhiều trí thức hết lời can ngăn, với bao nhiêu bài viết có cơ sở khoa học, với hàng ngàn chữ ký… nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai, chỉ vì ‘đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước mà Bộ Chính trị đã thông qua’!
Hai tuần lễ sau, vào ngày 5 tháng năm 2012, trang Bauxite Việt Nam, lại có thêm một bài báo nữa (“Bàn Về Sự Vô Cảm Của Bộ Máy Nhân Một Phóng Sự Bằng Hình”) với lời lẽ bớt nhã nhặn hơn chút xíu:
“Bây giờ, quý vị đã trót gặm lấy miếng bánh vẽ ấy rồi, có phải là ‘bỏ thì thương vương thì tội’ hay không? Mà còn tệ hơn nữa kia, quý vị đã gặm lấy không phải là một miếng bánh vẽ đâu mà là cả một cái mồi nhử vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ làm lụn bại nền kinh tế nước nhà, tiếp theo các vụ Vinashin, Vinalines, vụ thâu tóm ngân hàng…, bên cạnh một thực tế cũng khó chối cãi là cái hậu quả đang dần dần làm hỏng cả một môi trường sinh thái và văn hóa đặc biệt quý hiếm của Việt Nam –Tây Nguyên. Đó là chưa kể đến nguy cơ tiềm tàng về an ninh quân sự mà từ khi người Tàu kéo nhau lên lập ‘làng người Hoa ở trên đó từ 2009 thì đương nhiên là ‘cái nhọt bọc’ tiềm tàng đã hình thành và cứ thế ăn sâu bén rễ.”Vậy thì ai mới đích thực là kẻ “phản dân hại nước” cần phải được mang ra xét xử?
Tưởng Năng Tiến
Tháng Chín 7, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Bao Giờ Bướm Ta Nổi Loạn
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn.”
- Phạm Thị Hoài
“Ga Vinh một buổi tối trời mưa. Một túp nhà lá nằm nép bên vệ đường, phía sau là khoảng nước dở ao dở rãnh, muỗi và cỏ nhiều. Một ngọn đèn dầu run rẩy vì gió, cháy leo lét được treo trước cửa sổ. Một con chó già còm cõi bê bết bùn đất và lạnh, nằm in bóng đèn dầu dưới cửa sổ, tru ư ử trong họng mà không dám vào nhà vì sợ đòn. Gió hú rít xoáy quanh cửa tranh nhau luồn vào nhà. Có tiếng mái tranh cọ nhau xào xạc như van xin. Tiếng chẫu chuộc gọi cái làm nhịp cho mưa rơi.Khi tác phẩm (thượng dẫn) được xuất bản ở Hoa Kỳ thì cũng là lúc Việt Nam đang “dũng cảm và quyết tâm” bước vào thời kỳ đổi mới. Mười năm sau, đất nước này lại lập thêm một kỳ tích nữa: cả dân tộc (nô nức) bước ra biển lớn – theo như lời kêu gọi (vô cùng) thiết tha của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng là vị lãnh đạo được nhiều người, trong cũng như ngoài nước, đặt nhiều kỳ vọng và đánh giá rất cao như là kẻ có khuynh hướng cấp tiến và “muốn tăng tốc tiến trình đổi mới kinh tế” (“who wants to accelerate the process of economic change”).
Bên này cửa sổ:
“Khêu to đèn thêm tí nữa, không tốn dầu lắm đâu.”
Bên kia cửa sổ:
“Thế này đủ rồi, khách xa thừa sức nhìn thấy.”
Im lặng một lúc lâu.
Bên này:
“Mấy giờ rồi nhỉ…?”
Bên kia:
“Ðồng hồ bán mất rồi… Có lẽ khoảng chín, mười giờ…”
Có tiếng chân rẽ nước đi tới, rồi một cái đầu đàn ông thò vào cửa sổ, nhễu nước lã chã xuống con chó.
“Bao nhiêu?”
Bên này:
“Năm chục.”
“Ðắt thế, gái Sài Gòn còn chả tới nữa là…”
“Thế muốn bao nhiêu?”
“Hai chục…?”
“Thôi về ngủ với bò cho sướng, để hai chục đấy mai mà ăn cháo.”
“Ðồ đĩ rạc!”
Tiếng chân dậm dựt bỏ đi.
“Ba chục được không?” Có tiếng hỏi với lại.
“Ừ thôi, trời mưa mở hàng để lần sau lấy chỗ đi lại.”
“…”
“Thanh toán trước đi!”
“Gì mà vội thế, chả ‘tình’ tí nào cả.”
“Sao? Có tiền không?”
“Lấy gạo nhé?”
“Gạo gì? Mậu dịch hay gạo mới?”
“Mới chia tiêu chuẩn tháng ở cơ quan về, chưa xem.”
“Gạo mậu dịch rồi, tính bao nhiêu?”
“Hai chục.”
“Ðắt quá, mà cũng không có cân nữa.”
“Mười tám đồng vậy, đong đại bằng ống sữa bò đi…”
“Ừ, thế cho tiện, cân mất công, gạo đi mua nặng ký… mà này, có trộn đá dăm vào không đấy?”
“Mang đèn ra mà soi.”
“Gạo này chỉ mười lăm đồng.”
”Ðong vun tay thế kia thành hai cân của người ta chứ còn gì…”
Một thằng nhóc chừng chín tuổi thình lình hiện ra như chui từ dưới đất lên, đứng mút tay nhìn cảnh đong gạo. Người đàn ông còn đang loay hoay cột lại cái bao của mình thì nó giật túi gạo nơi tay người đàn bà, chạy vụt ra cửa.
“Nấu cơm nhé, đừng nấu cháo… Nhớ để phần cho chị đấy.”
Người đàn bà dặn với theo…
Bên này:
“Thu nhập hằng tháng bao nhiêu?”
“Thất thường lắm, không tính được.”
“Có chồng con gì chưa?”
“…”
“Quê quán ở đâu?”
“Ðô Lương.”
“Sao trôi giạt ra tận đây thế?”
“Ở quê khổ quá…”
“Khổ một chút nhưng cuộc sống lương thiện, có chồng con đàng hoàng có thoải mái hơn không?”
“Ðảng viên phải không?”
“Sao biết?”
“Chơi bao nhiêu lần rồi?”
“Ừ… mới tham quan một lần cho biết…”
“Có thích không?”
“…”
“Không sợ chi bộ biết bao?”
“Chỉ sợ quần chúng, cảm tình đảng thôi.”
“Bí thư phải không?”
“Chưa, mới phó thôi.”
“Sao biết mà mò đến?”
“Bí thư giới thiệu… ấy không phải, bà con quen biết…”
“…”
“Hành nghề bao lâu rồi?”
“Sáu năm.”
“Ðúng dân chuyên nghiệp, có bệnh không? Có không?”
“Cải tạo mới ra, chưa kịp có.”
“Vẫn ngựa quen đường cũ, phải cố gắng đè nén những đam mê thấp hèn mà nghĩ đến tương lai chứ! Chết, chết, ai đấy?”
“Ðừng sợ, con chó nằm ngoài lạnh, cào cửa đòi vào nhà đấy.”
“Ba chục… đắt quá, mất đứt một phần tư tháng lương rồi còn gì?”
“…”
“Cái gì đấy?”
“Ngô nướng…”
“…”
“Bẻ một nửa thôi, chưa được ăn tối đâu.”
Tiếng khóa thắt lưng kêu lách cách, người đàn ông kiểm soát lại cái ví của mình rồi đi ra cửa, nách cắp bao gạo.
Từ buồng trong, một bà già tay chống đầu gối, tay đấm lưng lò dò bò ra. Cầm miếng giấy đang cháy, bà múa mấy vòng tròn như đuổi vía, rồi rán sức bê chậu nước hắt toẹt ra đường.
Căn nhà lại chìm trong bóng tối.”
(Thế Giang. “Chỗ Nước Đọng”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 99-104)
Tương tự, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (vào thời điểm đó) cũng được dư luận nhận định là nhân vật sẽ năng nổ hơn người tiền nhiệm, đặc biệt trong việc cải tổ kinh tế và pháp luật, lót đường cho VN tiến vào tổ chức WTO (“And there is a widespread perception he will be more active than his predecessor, particularly in implementing economic and legal reforms that pave the way for Vietnam’s accession to the World Trade Organization”) – theo nguyên văn như lời của nhà báo Karl D John (“Vietnam’s South Takes Leadership Wheel”) đọc được trên Asia Times, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006.
Mà thiệt: chỉ cần năm năm sau, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, hình ảnh của những “chỗ nước đọng” đã (hoàn toàn) đổi khác: linh động, tấp nập hơn thấy rõ, và cũng nổi bật những nét hạch toán của nền kinh tế thị trường – theo như “Ký Sự Quất Lâm” và “Nhật Ký Đồ Sơn”, được giới thiệu bởi ngòi bút của nhà văn Đào Tuấn:
“Đó là nhật ký ‘làm việc’ của một cô gái mại dâm gần như kín các dấu ‘X’. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày ‘đọ sổ’ với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng ‘chấm công’. Đây là một đoạn trong bài viết: ‘Những ký hiệu dấu sao ‘*’ trong vòng tròn, đó là ‘đi qua đêm’ và được tính bằng 3 ‘cuốc’ đi nhanh. ..Dấu ‘X’ có gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2, được bo khá. Còn cái dấu ‘X’ nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng ‘văn vật’ có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 ‘nhát’, nói chung số ngày có trên 10 ‘nhát’ hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu X’, lại có 3 gạch chân’. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã ‘đi khách’ tính với chủ là 50 lần.”Thiệt là cởi mở và phóng khoáng. Ngay cả dân tộc Thái Lan, vốn có truyền thống và nổi tiếng vì kỹ nghệ tình dục, chưa chắc đã có quan niệm về chuyện bán dâm cấp tiến đến cỡ đó. Thế mới hiểu thế nào là tính cách “đột phá” của chiến lược đi tắt đón đầu, vẫn thường được nghe ra rả suốt ngày từ hệ thống loa đài – ở Việt Nam.
“Ký sự Quất Lâm’, hay ‘Nhật ký Đồ Sơn’ đang cho thấy thêm một hiện thực khác: Các cô gái bán dâm đang phải lao động cực nhọc để kiếm tiền, trong khi số tiền kiếm được rơi tới 70-80% vào túi chủ chứa, còn được gọi là tú ông, tú bà. Có lẽ, điều để lại ấn tượng mạnh là nhận xét của nữ blogger: ‘…Các Tú ông, Tú bà. Họ khác hẳn với tưởng tượng của tôi, và có lẽ là khác tất cả chủ chứa ở những nơi khác. Đa số hiền và lành. Giống như những người tiểu thương ở chợ, hoặc người bán nước chè trên phố. Họ quan niệm cái ‘nghề’ của mình giống như cung cấp dịch vụ thông thường cho du khách y như cho thuê ghế, hay bán quán ăn vậy!”
So với Quất Lâm hay Đồ Sơn thì cung cách hành nghề của chị em ta ở Sài Gòn, xem ra, có vẻ hơi thiếu rộn ràng và cũng kém phần … chuyên nghiệp hơn – chút xíu – theo như ghi nhận của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang , qua hai luận văn nghiên cứu điền dã (*) về khu kinh tế mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh Quang Vinh:
“Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm…Ở Việt Nam cũng có những phụ nữ mại dâm “bậc rất cao” mà giá cả mỗi lần đi khách (có thể) mua được một viên kim cương nho nhỏ, hay nhơ nhỡ. Số này ít lắm và họ chỉ phục vụ cho một giới người (hiếm hoi) được gọi là những đại gia, hay còn gọi là những nhà tư bản đỏ – những kẻ đang thu tóm mọi nguồn lợi của xứ sở này nhờ vào nền Kinh Tế Thị Trường, theo định hướng XHCN.
Nôn mửa, theo tác giả, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy tởm lợm vì thể xác đàn ông nói chung, và đặc biệt với thân hình của những người đàn ông lớn tuổi không sạch sẽ. Tất cả những phụ này đều nói là họ đã từng ôm nhau khóc vì họ phải làm những việc, như Trâm nói, ‘mà chỉ có những người đàn bà ở dưới đáy của xã hội mới làm.’
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu…”
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn” thôi. Tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không dám nghi ngờ gì về ước vọng (nóng bỏng) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tuy nhiên khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì viễn tượng về một cuộc nổi loạn của họ e rằng sẽ rất muộn, chứ khó mà sớm được, với chế độ hiện hành.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].
Tháng Tám 24, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Nhà Báo & Nhà Nước
Nhà nước ta quả là nhiều sáng kiến và tận tâm với bạn vàng xâm lược.
- Hà Sĩ Phu
Từ lâu, tôi vẫn ước ao (có lúc) sẽ trở thành nhà báo. Mộng ước này (bỗng) trở thành ác mộng, ngay sau khi tôi xem cảnh hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị một trận đòn tơi tả.
Họ bị công an và côn đồ đánh bầm dập, ở Văn giang. Rồi lại bị đồng nghiệp đập cho một trận te tua nữa, trên internet. Sau đó, chính họ cũng “tự cầm gậy phang vào mặt mình” – theo như cách nhìn của bác Trương Duy Nhất:
“Không có gì nhục hơn khi cầm tấm thẻ nhà báo hành nghề lại bị ví von mỉa mai rằng: bị đánh mà không dám ‘ẳng’ lên một tiếng. Còn khi đã ‘ẳng’ lên, khi ‘tấm lòng vị tha’ của hai nhà báo đã biết ‘ẳng’ lên để quyết định không yêu cầu khởi tố hình sự những kẻ côn đồ, thì lần này họ lại tự cầm gậy phang vào mặt mình.“Ê chề” thiệt! Thôi, tui chả thiết làm nhà báo nữa đâu. Chớ không làm nhà báo thì làm nhà gì? Chớ không lẽ cứ làm làm thường dân hoài vậy sao, cha nội?
Có thể, không ai nhớ nổi một tác phẩm báo chí nào của hai anh. Nhưng cái tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long thì nhiều người nhớ. Nhớ về một sự hèn nhục mang tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long. Chưa bao giờ, thân phận nhà báo nhục đến thế. Chưa bao giờ câu ‘Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi’ lại ăng ẳng’ ê chề đến thế.”
Hay là nhẩy vô làm cán bộ nhà nước đi, chịu không?
Tui cũng không chịu luôn vì e là không phải lúc. Tình cảnh nhà nước bây giờ, xem ra, cũng (thê thảm) không kém gì nhà báo. Bị nước lạ nó bắt nạt đều đều – vẫn theo như ghi nhận của bác Trương Duy Nhất:
“Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, bầu cử lập chính quyền, thành lập lực lượng đồn trú và Bộ tư lệnh vũ trang Tam Sa, Trung Quốc tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu trên 2 vạn (23.268) tàu cá ùn ùn tràn xuống biển Đông, mở màn chiến dịch ‘biển người trên biển’. Thậm chí không thèm giấu diếm khi công khai ý định cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 10 vạn ngư dân.”Ủa, sao kỳ vậy cà?
“Dư luận quốc tế sôi sùng sục. Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh hải, mua tàu chiến Mỹ và công khai đề nghị Washington hỗ trợ ‘kiềm chế tham vọng của Trung Quốc’. Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng huy động lực lượng phòng vệ đáp trả. Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố về vấn đề biển Đông, cùng lúc Thượng viện Mỹ cũng ngay tức thời thông qua ‘nghị quyết biển Đông’ bày tỏ rõ thái độ trước những động thái mới của Trung Quốc. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật ‘biển người trên biển’.
Chưa bao giờ biển Đông nóng đến thế.
Dân tình sục sôi. Nhân sĩ trí thức đệ đơn đòi nhà nước cho phép tổ chức biểu tình. Trong khi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng đến Bộ Ngoại giao, Quốc phòng đều im lặng.”
Sao nhà nước hành sử (ngó bộ) giống y chang như nhà báo, vậy Trời? Cả hai, dù bị quần cho tơi tả, đều không dám “ẳng” lên một tiếng nào hết trơn hết trọi.
Mà ngó thì có vẻ (giống) vậy thôi, chớ không hẳn vậy đâu. Hai ông nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, ít ra, cũng còn giữ được chút lòng tự trọng. Họ đã không lên tiếng “ca ngợi” những kẻ đã bạt tai và đá đít mình. Đám nhà nước, tiếc thay, không có được cái liêm sỉ (tối thiểu) như thế.
Họ khiếp nhược đến độ mà blogger Đinh Tấn Lực, nhân dịp Olympic 2012, đã đề nghị nên trao huy chương (“môn chạy Việt Dã bằng đầu gối”) cho rất nhiều nhân vật lãnh đạo nhà nước hiện nay:
“Trong lúc nhà nước TQ dồn sức nâng cấp hành chánh và Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho phép thành lập bộ tư lệnh của đơn vị quân sự đồn trú tại thành phố Tam Sa; TQ điều động chiến hạm đổ bộ đến Trường Sa; TQ đòi khai thác đảo Ba Bình; TQ tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa; TQ tung y sĩ dỏm và hối phiếu giả vào Việt Nam v.v… thì báo QĐND đã liên tục khai thác chủ đề ‘Làm thất bại diễn biến hòa bình’, không ngớt răn đe những người VN yêu nước báo động hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5.Tưởng cũng nên thêm một huy chương vàng nữa cho Phó Thủ Tướng
Phản ứng kế tiếp là …diễn tập chống khủng bố, bạo động.
Vẫn thấy chưa đủ hiển thị tấm lòng hiếu hạnh, Bộ Quốc phòng VN đã hoành tráng tổ chức buổi gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ QĐNDVN được đào tạo tại Trung Quốc qua các thời kỳ, long trọng chào mừng đồng chí Khương Tái Đông và đoàn đại biểu TQ, nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã kính cẩn phát biểu: ‘Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam’.
Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có những nỗ lực phấn đấu xứng đáng nhận lãnh huy chương vàng bộ môn chạy Việt Dã bằng đầu gối. Huy chương bạc hẳn phải về tay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Còn huy chương đồng nên trao cho Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN. Dự khuyết của huy chương đồng bộ môn này chính là Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, với đôi lời tâm tình khai mạc từng làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, như sau: ‘Đây là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, ghi nhớ những tình cảm quý báu, cao đẹp, sự giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình có hiệu quả, mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐNDVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.”
Nguyễn Thiện Nhân, người đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng mọi người khi vẫn tha thiết nhắc đến “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” – dù nước bạn láng giềng đã trở thành … nước lạ từ lâu!
Ngoài ra, nếu huy chương không thiếu, xin đề nghị một mớ huy chương đồng cho “Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội và Chính Phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại HộiHội Hữu Nghị Việt Nam – Trung Quốc.”
Nói tóm lại là tuy đầu bị làm nhục nhưng nhà báo (rõ ràng) đã tỏ ra đỡ khiếp nhược hơn nhà nước rất nhiều.
Tại sao?
Lý do, có lẽ, vì mấy ông nhà báo đã được đề nghị sự đền bù vật chất tương xứng với sự nhục nhã mà họ phải chịu đựng, cùng với ít nhiều đe doạ (hoặc hứa hẹn) về tương lai chính trị nên họ đã lựa chọn thái độ chịu đấm ăn xôi. Đám nhà nước cũng thế nhưng ngoài xôi hẳn còn có thịt (rất nhiều thịt) nên phải chịu đấm nhiều hơn, nghĩa là phải tỏ ra hèn nhát và khiếp sợ hơn. Thái độ của họ khiến cho một người vốn ôn hoà và nho nhã như bác Nguyễn Quang Lập cũng phải (suýt) buột miệng chửi thề:”Chúng ông chỉ muốn bảo vệ chế độ thôi, Tổ quốc mất còn kệ cha nó.”
Tưởng Năng Tiến
Tháng Tám 17, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Một MùaThu Đểu
Lời Thưa Đầu: Khi già, tôi thấy mình gần với thiên nhiên hơn và lấy làm tiếc là đã có lúc sống quá hối hả nên quên để ý sự thay đổi hàng năm của đất trời. Cả bốn mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông – đều coi như “nơ pa” tuốt luốt.
Đêm qua, tình cờ đọc lại mấy bài thơ (Thu Ẩm, Thu Vịnh, Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến mà bâng khuâng cảm xúc rạt rào mãi cho đến sáng. Sáng, nhủ lòng (Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu) mình cũng nên có đôi lời về Mùa Thu – cho nó có vẻ văn nghệ sĩ chơi, chút xíu – dù chỉ là … Thu đểu!
Trân Trọng
Ngày 26 tháng 6, VNEXPRESS đi tin: “Hàng trăm công nhân Bình Dương nhập viện sau bữa cơm chiều.” Qua mấy bữa sau, 30 tháng 7, cũng VNEXPRESS lại đưa tin nữa: “Công nhân Bình Tân ngộ độc tập thể sau bữa cơm trưa.”
Ôi, tưởng gì chớ mấy chuyện lẻ tẻ này thì ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục Trưởng Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – đã báo trước cả tháng rồi mà. Trong buổi gặp mặt báo chí sáng 14-6, tại Hà Nội, giới chức có thẩm quyền này cho biết: “Tình trạng ngộ độc thực phẩm quý II tăng hơn quý I” và nguyên nhân là “do thời tiết nóng bức ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.”
Thủ phạm, rõ ràng, đã bị chỉ tên.Tuy nhiên (và tất nhiên) không ai hẹp hòi và cố chấp tới cỡ chỉ trích, phê bình, bắt lỗi … thiên nhiên hay thời tiết!
Nắng mưa là bệnh của Trời.
Ngộ độc là bệnh của người không may!
Đợi qua qúi III, khi mùa Thu tới, khí trời trở nên mát mẻ “sẽ không ảnh hưởng lớn tới đường tiêu hóa” nữa thì tình trạng ngộ độc thực phẩm (automatic) sẽ giảm thôi. Còn chuyện những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (như rau đểu, gạo đểu, bún đểu, bánh phở đểu, trứng đểu, thịt đểu, dầu ăn đểu, gia vị đểu …) đều là do bọn đểu làm ra.
Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (nói riêng) và Nhà Nước (nói chung) hoàn toàn (và tuyệt đối) không dính dáng gì ráo đến những việc tiêu cực, xấu xa này. Nói tóm lại, và nói theo người đời thường là “Trời kêu ai nấy dạ.” Ăn uống (bậy bạ) nhằm lúc “thời tiết xấu” thì bị ngộ độc ráng chịu, vậy thôi.
Mà chỉ bị ngộ độc cấp tính vì thực phẩm thì kể như là chuyện nhỏ – và là chuyện xẩy ra hàng ngày – bất kể mùa màng hay thời tiết ra sao, ở xứ mình. Nơi đây, đồ ăn thức uống nhiều thứ gây ảnh hưởng độc địa hơn nhiều – có thể khiến “hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận”– theo như tường thuật của hai ký giả Đoàn Huy và Thanh Tùng, qua loạt bài phóng sự (“Hãi Hùng Cà Phê Đểu”) đọc được trên Thanh Niên On Line bắt đầu từ ngày 17 tháng 7 năm 2012:
“Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 – lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất…Dân Việt có thể sống với những toà án đểu, bệnh viện đểu, bằng cấp đểu, quan chức đểu, lý lịch đểu, dự án đểu, công ty đểu, qui hoạch đểu, truyền thông đểu, quốc hội đểu, chính phủ đểu … thì (lỡ) uống lai rai thêm vài ly cà phê đểu – nghĩ cho cùng – cũng không phải chuyện “hãi hùng” gì cho lắm. Điểm duy nhất đáng chú ý trong loạt bài phóng sự của Đoàn Huy và Thanh Tùng là họ khám phá ra được cách chế biến thế thôi:
“Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” – một công nhân ở đây vừa cười vừa nói…”
Đậu nành + hoá chất = cà phê đểu!
Công thức giản dị này dễ khiến cho người ta liên tưởng đến một sự kết hợp nhuần nhuyễn khác, cũng tại Việt Nam:
Dối trá + bạo lực = cách mạng đểu!
Riêng về mặt “dối trá,” nhân dịp cả nước đang nô nức chuẩn bị đón chào và kỷ niệm cuộc Cách Mạng Mùa Thu, xin mời mọi người xem qua (một phần) cuộc phỏng vấn của một nhà báo trẻ với một nhà cách mạng lão thành:
“Nói về Tổng khởi nghĩa 1945, một điều có lẽ là thắc mắc của một số người (tôi không nói là “nhiều người”, vì không biết nhiều ít thế nào), là thực sự thì cuộc Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hay không, khi mà Nhật đã bại trận trong Thế chiến và sẽ phải rút khỏi Đông Dương, Việt Nam đã có một chính phủ (của Bảo Đại và Trần Trọng Kim), v.v.
Tôi hy vọng những điều mà bà Lê Thi – một trong những nhân chứng của thời đó – nói trong bài dưới đây, có thể trả lời phần nào câu hỏi này – từ góc nhìn của bà… bà Lê Thi sinh năm 1926, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, con gái cố Giáo sư Dương Quảng Hàm; bà cũng là một trong hai thiếu nữ kéo cờ trong lễ Độc lập 2/9/1945.(Người kia là bà Đàm Thị Loan, phu nhân Đại tướng Hoàng Văn Thái).”
- Và ngày 17 tháng 8 đã diễn ra như thế nào? Với tư cách một người tham gia cả quá trình, từ lúc chuẩn bị tới khi thực hiện, xin bà kể lại những gì bà còn nhớ về sự kiện 17 tháng 8.Tuy bà Lê Thi mô tả đây là một cuộc khởi nghĩa của “những người tay không” (*) nhưng – rõ ràng – họ đã “giấu sẵn trong người” và trong tâm nhiều điều khuất tất. Họ đã “giành micro,” “chớp thời cơ,” và “cướp chính quyền” từ một chính phủ hợp hiến mà vẫn trơ tráo nhắc lại với rất nhiều hãnh diện.
- Ngày hôm đó, chúng tôi dán cờ đỏ sao vàng bằng giấy, giấu sẵn trong người, kéo tới quảng trường Nhà hát lớn để dự mít tinh từ sáng sớm. Khi người của chính quyền Trần Trọng Kim vừa chuẩn bị khai mạc, thì một người – sau này tôi biết đó là ông Trần Lâm, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Việt Nam – đã lên được gác hai tung cờ đỏ sao vàng của ta lên. Lá cờ rất lớn, phấp phới bay trong gió, đẹp và oai hùng lắm. Cùng lúc đó, Việt Minh cũng giành micro từ tay người của phía chính quyền, chuyển nó cho hai phụ nữ đại diện của Mặt trận Việt Minh lên nói chuyện…”
(“Đoan Trang. “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Tuần Việt Nam 18 Aug. 2009).
Bằng vào những thủ thuật gian trá tương tự (cùng với bạo lực) hơn nửa thế kỷ qua, những người cộng sản Việt Nam đã tạo dựng ra một Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa – với rất nhiều nét đặc thù:
“Tổ quốc đã trở thành đao phủ. Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ.Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.”Ông Nguyễn Gia Kiểng nói (nghe) có vẻ hơi quá lời nhưng thực ra vẫn chưa đủ ý. Xin nghe thêm vài nhận xét nữa của nhà văn Phạm Đình Trọng – người hiện đang sống ở trong nước – về những “thảm hoạ” mà Cách Mạng Tháng Tám đã “mang lại” cho người dân Việt:
“Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.” (Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Không có tên NXB. Paris 2001, 570 – 571).
“Thảm họa chia cắt đất nước. Chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai phe, hai trận tuyến chém giết nhau cả chục năm đằng đẵng, hàng triệu người lính Việt Nam, hàng triệu dân thường Việt Nam bị chính người Việt giết chết, hàng triệu người vợ góa bụa, hàng triệu người mẹ cô đơn, hàng triệu gia đình tan nát. Đất nước thành núi xương, sông máu. Cả dân tộc điêu linh, nghèo đói vì đất nước bị chia đôi, hai miền Nam, Bắc thành hai trận tuyến bắn giết nhau.”
“Thảm họa Cải cách ruộng đất. Chia một dân tộc vốn yêu thương đùm bọc nhau, thương người như thể thương thân, thành những giai cấp đối kháng luôn hằm hè đấu tranh giai cấp, luôn nung nấu hận thù giai cấp, đấu tố, thanh trừng, sát phạt, hãm hại nhau dẫn đến hàng trăm ngàn cái chết oan ức, tức tưởi cho người lương thiện. Cải cách ruộng đất hủy diệt những giá trị vật chất, hủy diệt cả những giá trị văn hóa, tâm linh. Khối đoàn kết dân tộc vốn là sức mạnh, là tài sản của dân tộc Việt Nam bị phá nát. Đạo lí, văn hóa dân tộc bị hủy hoại. Niềm tin tôn giáo thánh thiện bị loại bỏ để bây giờ chỉ còn niềm tin thô tục, thấp hèn, sì sụp lễ bái cầu tài, cầu lộc, cầu thi đỗ, cầu được cơ cấu, cầu được trúng cử trong đại hội đảng kì, cầu tiêu diệt, trừ khử được đối thủ cạnh tranh trong chính trị, trong làm ăn.“
“Thảm họa Nhân văn Giai phẩm. Đầy đọa cả một đội ngũ trí thức, nghệ sĩ, xóa sổ đội ngũ trí thức, nghệ sĩ đích thực, chân chính để chỉ còn những trí thức, những nghệ sĩ bị công chức hóa, nô lệ hóa, giết chết sự sáng tạo cả một nền văn học nghệ thuật.
Thảm họa tập trung cải tạo. Tù đày không án hàng trăm ngàn người Việt Nam khác biệt ý thức hệ. Đất nước thống nhất mà vẫn phân chia ta, địch trong lòng dân tộc, vẫn khoét sâu trận tuyến ý thức hệ trong lòng dân tộc, dân tộc mãi mãi li tán.
Thảm họa tha hương. Hơn ba triệu người phải xa người thân yêu ruột thịt, rời bỏ quê hương đất nước ra đi để chối bỏ sự phân biệt đối xử, trốn tránh cuộc đấu tranh giai cấp độc ác, vô lương. Nửa triệu người bỏ xác dưới đáy biển. Xa nước đã hơn ba chục năm, đến nay nhiều người vẫn chưa được một lần về thăm nước chỉ vì khác biệt ý thức hệ, bị chính quyền trong nước vẫn coi là thế lực thù địch, bị cấm cửa không cho về. Những ai đã xa nước mới thấm thía việc ngăn cấm con người trở về với quê cha đất tổ, trở về với cội nguồn dân tộc là độc ác, vô lương không còn tính người như thế nào!
Thảm họa Bắc thuộc. Chính quyền nhà nước ở Việt Nam hiện nay như không còn là chính quyền của nhân dân Việt Nam, như không còn là chính quyền của đất nước Việt Nam nữa mà là chính quyền của Đại Hán phương Bắc.”
Dù phải sống với chừng đó thảm họa, hàng năm – cứ vào đầu Thu – nhà nhà vẫn phải chưng ảnh và treo cờ. Người người vẫn phải hân hoan, nhiệt liệt chào mừng và kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu. Chỉ cần tỏ ra không hân hoan hoặc kém nhiệt liệt (chút xíu) là lôi thôi lắm, và lôi thôi ngay, chứ không phải bỡn.
Thiệt là một mùa Thu đểu!
Tưởng Năng Tiến
(*) Trong một bài viết trước (“Bọn Mafia Và Những Người Làm Cách Mạng”) trên diễn đàn talawas, chúng tôi đa ghi nhầm rằng “ký giả Đoan Trang gọi đây là Cuộc khởi nghĩa của những người tay không.” Thực ra, đây là cách nói của bà Lê Thi, và đã được Đoan Trang dùng làm tựa cho bài phỏng vấn dẫn thượng. Xin chân thành xin lỗi độc giả, và nhà báo Đoan Trang, về sự sơ xuất và cẩu thả của chúng tôi.
Tháng Tám 10, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Lái Gió Dạy Con
“The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people but the silence over that by the good people.”
Martin Luther King, Jr.
Cũng trên diễn đàn này, thỉnh thoảng, tôi vẫn hay phát biểu lung tung về những chuyện (linh tinh) trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ riêng chuyện dạy con, dạy vợ (hoặc chồng) là tôi né, và ráng né tới cùng.
Lý do: tôi (trộm) nghĩ đây là chuyện riêng của mỗi gia đình. Đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Chúng ta rất không nên lái xe Molotova xồng xộc vào đời tư của bất cứ ai.
Quan niệm này tôi giữ được mãi, mãi cho đến tận … hôm nay! Sáng nay, sau khi nghe Người Buôn Gió dạy con, tôi đã không nén được một tiếng thở dài – não nuột:
- Bố ơi! Thế nào là xâm lược?
- Là đầu tiên nó đưa quân sang nước mình, bắn giết quân đội mình, đuổi dân mình đi, ai chống lại không đi là nó giết, bắt bỏ tù. Cướp tài sản của dân mình trên đất nó chiếm.
- Rồi thế nào nữa bố, nó đuổi đánh giết xong thì nó lấy đất mình làm gì?
- Nó cho dân nó khai thác tài nguyên, trồng trọt, đánh bắt hải sản nếu trên biển, muông thú ở trên rừng nơi nó chiếm được của mình.
- Thế nó lấy hết của mình à bố?
- Ừ lấy xong nó còn kinh doanh, ví dụ ai đi qua vùng nó chiếm phải xin phép nó, và nộp tiền cho nó.
- À thì ra xâm lược là vậy, thế đối phó với xâm lược thì phải làm gì?
- Chỉ có đánh lại thôi con à, dẫu yếu hơn, dẫu chết cũng phải đánh lại. Lịch sử nước mình bất kể đời nào cũng đánh lại quân xâm lược.
- Con thấy Trung Quốc nó bắn giết bộ đội mình ngoài đảo, nó xây đồn, xây nhà tù. Nó đánh đuổi giết ngư dân mình nếu đánh cá ở đó. Rồi nó cho dân nó hàng đoàn sang biển của mình đánh cá. Thế có phải là xâm lược hay không?
- Không, đó là vi phạm con ạ ?
- Sao lạ thế, như bố kể thì là xâm lược còn gì. Thế vi phạm là gì?
- Là ở mức độ nhẹ nhàng, kiểu như bà Cúc bán hàng nước vỉa hè, bị công an thu hết đồ, phạt tiền, rồi tổ dân phố họp nhắc nhở, kiểm điểm.
- Nhưng bà Cúc không giết người, không đánh đuổi ai để ngồi đó, bà ý bị phạt lần sau bà ý còn sợ, thấy công an, dân phòng còn thu đồ chạy. Bà Cúc cũng không đào đất chỗ đó lên bán, bà chỉ bán mấy cốc nước thôi. Không như bọn Trung Quốc. Như chúng là xâm lược.
- Mày bé mồm thôi, mấy hôm nay tao chở mày đi đâu, công an ngầm theo dõi. Tao cứ băn khoăn là không biết tao làm gì chúng nó theo. Giờ tao biết hoá ra là chúng nó theo mày. Cái việc gọi là vi phạm hay xâm lược không phải là quyền của lịch sử, không phải của nhân dân, không phải tao và mày. Cái này là của Đảng và Nhà Nước quy định nghe chưa. Chuyện biển Đông là chuyện phức tạp, nói đển biển Đông là không chỉ biển Đông mà thôi, nói đến biển Đông là nói đến cả những cái nằm ngoài biển Đông.Giải quyết vấn đề biển Đông không chỉ là giải quyết biển Đông mà bao trùm những thứ liên quan đến biển Đông. Muốn giữ biển Đông không phải chỉ nhăm nhe giữ biển Đông mà phải giữ cả những cái không liên quan trực tiếp đến biển Đông nhưng có mối tương quan, gắn bó thiết thực với biển Đông. Biển Đông là vấn đề phải nhìn cho rộng ra những vấn đề khác nữa ngoài biển Đông…
- Thôi thôi, bố đừng Đông, đông nữa, con lú rồi. Nghe nhức cả đầu, từ giờ biển Đông của ai mặc kệ, bố cho con mượn máy chơi game nhé.
- Đấy con ngoan, bố cho con mượn máy, con chơi trò gì?
- Con chơi trò, Hải Chiến Trường Sa bố ạ.
- Không được, chơi trò khác đi con, chơi trò đó bà tổ trưởng dân phố biết. Lại dẫn đoàn hỗn hợp đến nhà mình nhắc nhở, rồi lại đưa giấy triệu tập bố đi đấy con ạ.
- Bố yên tâm, con không bật tiếng đâu. Con để im lặng bố ạ.
- Ừ thế được, im lặng là vàng. Nếu mình không đủ trình độ để dùng ngôn ngữ như Bộ Ngoại Giao, mình không phân biệt đâu là xâm lược, đâu là vi phạm thì cứ im lặng là vàng con ạ.
Cứt thì có chứ vàng với bạc gì, Giời ạ!
Thường dân chúng tôi khi giận (thường) ăn nói thô tục, bỗ bã như thế đó. Giới hàn lâm thì khác. Sĩ phu Bắc Hà có vị cũng không bằng lòng với quan niệm sống “im lặng là vàng” nhưng tỏ thái độ nhỏ nhẹ và lịch hơn – chút xíu:
“Là một người Việt Nam có giáo dục, có văn hoá, không ai có thể cho phép mình tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình, mà phải đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của trí tuệ!” – (“Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân.” Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản năm 96, trang 46).
Phải Đứng Ra Giữa Nơi Sáng Sủa Nghiêm Túc Nói Rõ Ý Kiến Của Mình. Ảnh: Người Buôn Gió.
Cứ theo tiêu chuẩn này thì ông Lái Gió (rành rành) là một thằng cha không có “giáo dục” và “văn hoá” xíu nào gì hết trơn hết trọi. Thảo nào, trong một bài viết khác (Tứ Thập Nhi Bất Hoặc) chính đương sự đã thừa nhận rằng mình “là thằng lưu manh ở ngõ Phất Lộc, cũng tù vì tội buôn heroin, chứa bạc, chém người.” Và cái ngõ Phất Lộc này, vẫn theo lời tác giả: “cách một nhà lại có một nhà con đi tù, đủ các loại tội, tù về rồi lại đi mà có ai thấy là ghê gớm đâu.”
Thế thì đúng là chỗ xuất thân của cái đồ … phải gió. Ngữ này thì mong chi thằng chả (có) đủ tư cách và liêm sỉ để “đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của trí tuệ” trước bàn dân thiên hạ – như kỳ vọng của giới sĩ phu, của xứ Bắc Hà.
Tuy thế, phương pháp “nín thở qua sông” mà Người Buôn Gió dạy con – nghĩ cho cùng – cũng … đúng thôi. Phần lớn những vị trí thức ở (trong cũng như ngoài) đất nước Việt Nam đều áp dụng chung cái “chiến thuật” này. Họ đều “tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình” hết trơn mà!
Hiện tượng “im thin thít” này được nhà văn Đào Hiếu mô tả là một cách “đầu hàng tập thể.” Và nếu muốn biết (rõ) xem thế nào là chuyện “tập thể đầu hàng” xin chịu khó đọc hết bức thư ngỏ sau đây:
“Kính gửi: Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng toàn thể các luật gia là thành viên của Hội.
Tôi là Trịnh Kim Tiến, sinh năm 1990, trú tại 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Là con gái ông Trịnh Xuân Tùng – nạn nhân trong vụ án trung tá công an đánh chết người vào hồi tháng 2/2012.
Nay tôi viết thư này gửi đến Hội Luật gia Việt Nam, với mong muốn nhận được sự đồng hành của các luật gia trong vụ án trên, theo đúng tôn chỉ và mục tiêu của Hội Luật gia là: “… bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý…”
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam – Khoá XI, Nhiệm Kỳ 2009 – 2014.
Thưa quý vị,
Sau 11 tháng khởi tố hình sự vụ án, tạm giam bị can nguyên là trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, công an thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử lần đầu tiên tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố – số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội vào ngày 13 tháng 01 năm 2012.
Tuy nhiên, ở phiên tòa sơ thẩm, các nhân chứng khách quan – là những người có nghĩa vụ và trách nhiệm trực tiếp liên quan đến vụ án đã không được triệu tập theo yêu cầu của luật sư. Phiên tòa đã tạm kết thúc với mức án 4 năm tù dành cho trung tá Nguyễn Văn Ninh với tội danh: “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, không truy cứu trách nhiệm của những công an trực ban, dân phòng có mặt tối hôm xảy ra sự việc.
Sau 6 tháng và 2 lần tạm hoãn phiên xử phúc thẩm, nay gia đình tôi đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, thông báo về phiên phúc thẩm sẽ diễn ra sắp tới đây vào lúc 8h ngày 17 tháng 07 năm 2012 tại trụ sở Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân Hà Nội – 262 Đội Cấn.
Tôi có vài câu hỏi thắc mắc mong được Hội tư vấn:
1. Phiên xử phúc thẩm bị hoãn lần đầu tiên diễn ra cùng trong một buổi sáng với 3 vụ án hình sự khác nhau, như vậy có đúng với thủ tục và quy trình tố tụng của pháp luật không?
2. Nếu phiên tòa vẫn tiếp tục không triệu tập đầy đủ nhân chứng và những người có trách nhiệm liên quan gây ra cái chết của bố tôi thì chúng tôi có quyền khiếu nại phía Tòa án hay không?
3. Sau phiên tòa, nếu những đồng phạm liên quan vẫn không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp luật thì tôi cần làm gì tiếp theo để yêu cầu truy cứu và xem xét trách nhiệm của họ?
4. Trong khi những phiên tòa xét xử những vụ việc liên hệ giữa công an và người dân thì được công khai, báo chí tham dự và đưa tin thì phiên tòa xét xử trung tá công an giết người lại xử kín, xin các luật sư tư vấn hiện tượng này dưới góc nhìn pháp lý.
Tôi mong rằng, Hội Luật gia Việt Nam sẽ đồng hành cùng gia đình tôi trên con đường đi tìm công lý và công bằng bằng cách “tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật”, phân tích tiến trình xét xử cũng như kết quả vụ án để đảm bảo luật pháp sẽ được thực thi một cách nghiêm minh, góp phần chấm dứt vấn nạn công an đánh dân đã là đang là vấn nạn nhức nhối hiện nay.
Chân thành cám ơn quý vị,
Trân trọng,
Trịnh Kim Tiến
Cái cô Trịnh Kim Tiến này chắc là còn trẻ, và trẻ lắm. Chứ người có tuổi ở Việt Nam đâu có ai đặt kỳ vọng quá nhiều vào những hội viên của Hội Luật Gia đến thế. Loại người này vừa được blogger Cánh Cò phác hoạ như sau:
“Thay vì đóng góp tiếng nói cho chính quyền mở mắt ra, họ lại a dua bằng cách im lặng. Họ cương quyết không chịu mất ghế trong hệ thống mặc dù họ không làm gì cả nhưng vẫn được lãnh lương và được người dân gọi là tiến sĩ này giáo sư nọ. Họ là những mảnh bằng biết đi, biết hưởng thụ nhưng hoàn toàn không biết gì đến vận mệnh đất nước.”Mà thiệt, trước cũng như sau phiên toà phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Văn Ninh, cả bốn câu hỏi (thượng dẫn) đều không được bất cứ một hội viên nào của Hội Luật Gia Việt Nam trả lời hay trả vốn gì ráo trọi. Im lặng là vàng.
Nói nào ngay, họ chưa bao giờ (dám) lên tiếng bảo vệ ngay cả đồng nghiệp hay chính thành viên của hội – chứ nói chi tới … cái đám nhân dân bá vơ nào đó. Lê Chí Quang, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Văn Đông, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần … đều là những người biết rõ hơn ai hết về vai trò trơ tráo của cái Hội Luật Gia (thổ tả) này.
Nói theo kiểu của Người Buôn Gió thì Hội Luật Gia sinh hoạt cứ “như một bầy gà, người ta vồ con nào con đấy chịu.” Mà cái kiểu sinh hoạt y như một đàn gà (hoặc đàn cừu) thì hội đoàn nào ở Việt Nam cũng đều như vậy tuốt. Không tin cứ hỏi qúi ông Chủ Tịch Quốc Hội, Chủ Tịch Công Đoàn, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc, Chủ Tịch Hội Nhà Văn, Chủ Tịch Hội Nhà Báo, hay Nhà Thơ … gì đó (thử) xem có đúng không. Không đúng chết liền.
Tưởng Năng Tiến
Tháng Tám 3, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Ánh Mắt Con Cuông
“Nói chung bọn quỷ này mà còn thì đất nước muôn đời không khá lên được !”
-H. K. Phuc (Độc giả Dân Luận)
Mãi đến năm 2006, tôi mới nghe đến địa danh Con Cuông – sau khi có tai nạn chìm đò xẩy ra ở nơi đây, khiến cho 19 em học sinh thiệt mạng. Phóng viên của báo Tiền Phong Online tường thuật:
“Đêm 7/10, bản Chôm Lôm (Lạng Khê, Con Cuông) thức trắng. Tiếng khóc não nề cất lên từ những căn nhà sàn, bóng người bó gối ngồi bên bờ sông ngóng tìm con như hóa đá.”Sáng hôm sau, đọc Tuổi Trẻ Online, tôi lại được tin thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên Con Cuông bị nạn đắm đò:
“Một nguồn tin cho biết, sau ba lần bị chìm đò tại bến sông này làm thiệt mạng năm HS, năm 2004, dự án Luxembourg đã tài trợ cho xã Lãng Khê một thuyền lớn 12 sức ngựa, có thể chở từ 25 – 30 người để đưa các em HS qua sông đi học. Nhưng xã Lăng Khê lại không đưa vào sử dụng vì ‘tốn dầu’, thu sẽ không đủ chi. Thay thế chiếc thuyền này, xã đã thuê đóng chiếc thuyền có trọng tải dưới 1 tấn và ký hợp đồng với ông Lô Quốc Phong (sinh 1951) người bản Chôm Lôm làm người lái. Chính chiếc đò này đã gây vụ tai nạn thương tâm ngày 7-10.”Từ đó, cứ mỗi lần nghe báo chí trong nước nhắc đến huyện “Con Cuông” là y như rằng thế nào cũng có xẩy ra một chuyện gì đó “thương tâm,” hoặc chẳng lành:
- Báo Nông Nghiệp: Con Cuông – Nghệ An: Lật đò, 13 người thoát chết.
- Báo Dân Trí: Con Cuông hiện là một trong những huyện có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất tỉnh Nghệ An với hơn 200 người. Nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ “con lốc” ma túy trên mảnh đất này.
- Báo Dân Việt: Lúc 4h sáng nay ngày 7.12 , chiếc xe ben chở gỗ đang đi từ trên núi cao Pù Uột (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, Nghệ An) xuống lưng chừng núi thì bị lật ngửa, 10/14 người trên xe đã tử vong.
- Báo Tiền Phong: Bé gái 7 tuổi bị giết thả trôi sông… Cùng ngày, tên Kha Văn Lính (22 tuổi), nhà ở cạnh bé Hường đã tới công an huyện Con Cuông đầu thú. Hắn khai nhận rằng đã dùng tay bóp cổ cháu Hường cho đến chết, sau đó quẳng xuống sông Lam.
- Báo Hà Nội Mới: Toà án nhân dân huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết vừa mở phiên toà sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Lô Thị Xuân, Lê Thị Minh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Đảm về tội “mua bán phụ nữ”.
- Báo Đại Đoàn Kết: xã Đôn Phục (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) – địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, và từ nhiều năm nay được biết đến với nhiều vụ mất tích bí ẩn của nhiều phụ nữ, trẻ em gái, mà nhiều người nơi đây cho biết là bị “đưa đi” Trung Quốc.
- Dân Trí: Phó công an huyện Con Cuông bị côn đồ đánh trọng thương.
- Công An Nhân Dân: Truy bắt nhanh 9 tên cướp tài sản trên sông Lam, huyện Con Cuông.
- Dân Trí: Chiều ngày 16/7, Công an TX Hương Trà (TT Huế) cho biết, Cơ quan CSĐT-CATX Hương Trà đã ra quyết định bắt khẩn cấp và tạm giữ đối với Nguyễn Thị Sáu (SN 1977, quê Con Cuông, Nghệ An) về hành vi môi giới mãi dâm.
- Người Đưa Tin: Công an huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa phát hiện một số lượng súng tự chế tại nhà ông Lương Văn Trường ở bản Huồi Mác, xã Lạng Khê.
- Báo Nghệ An 24 Hour:
* Tại xã Lạng Khê, Tòa án nhân dân huyện Con Cuông vừa mở phiên tòa xét xử lưu động 4 vụ án tàng trữ, mua bán chất ma túy.- Báo Đại Đoàn Kết: “Gần đây báo chí đã có lần phản ánh tình trạng người dân tại xã Thạch Ngàn và xã Cam Lâm, huyện Con Cuông tự ý lập cầu, đường chặn thu tiền người qua lại khiến dư luận bất bình. Nay vẫn tại Con Cuông lại xuất hiện tình trạng này ở xã Môn Sơn và xã Lục Dạ, tiếp tục gây bức xúc cho người dân…
* Con Cuông: Khám phá nhanh vụ cướp tài sản.
* Con Cuông: Báo động nạn mất cắp trâu bò.
* Con Cuông: Yêu râu xanh hai lần hiếp dâm bé gái.
Trước sự việc trên, ông Lưu Văn Cứu – Trưởng phòng Công thương huyện Con Cuông khẳng định, việc dân tự ý lập cầu thu phí phương tiện và người qua lại là việc làm không đúng. Biết là vậy, nhưng chính quyền không thể đứng ra làm cầu, do không có kinh phí…”
Điều “khẳng định” trên, xem ra, hơi khác với những gì Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia ghi nhận về địa danh này:
“Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.”Những nhân vật lãnh đạo huyện Con Cuông, xem chừng, không lưu tâm lắm về “lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại” của vùng đất này. Qúi vị lãnh tụ ở tận trung ương, dường như, cũng thế. Bởi thế, Con Cuông không có đủ ngân sách để xây một cái cầu, và người dân nơi đây không có điều kiện để “phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại.” Thay vào đó, họ đã “phát triển” theo những hướng sinh hoạt khác:bán dâm, buôn người, buôn ma túy, chở gỗ lậu, trộm cắp, cướp bóc, và làm cầu thu phí!
Chưa hết, chỉ qua một hôm – hôm Chủ Nhật ngày 1 tháng 7 năm 2012 – địa danh Con Cuông bỗng nổi như cồn, được tất cả những cơ quan truyền thông quen thuộc (ở nước ngoài) nhắc đến:
- RFA: Con Cuông Giọt Nước Tràn Ly.
- BBC: Những người đứng đầu giáo phận Vinh đã kêu gọi hợp thông sau khi họ cáo buộc linh mục và giáo dân ở huyện Con Cuông, thuộc tỉnh Nghệ An, đã bị đánh, tượng thánh bị đập vỡ hồi đầu tháng Bảy.
- RFI: Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông… Trong bức thư gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 10/7, Tòa Giám mục Vinh còn tố cáo là tình hình ở Con Cuông vẫn tiếp diễn, chính quyền Nghệ An vẫn dùng quyền lực và phương tiện truyền thông để “bóp méo sự thật, vu khống các tín hữu, đồng thời tiến tới việc triệu tập, bắt bớ những người dân vô tội.”
Con Cuông, rõ ràng, là một vùng đất dữ – nếu nhìn qua những sự kiện vừa nêu. Tuy nhiên, vẫn theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì lại có một Con Cuông hoàn toàn khác:
“Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An có diện tích 1.303.285ha, thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn; trong đó Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo).Ở giữa một vùng đất thơ mộng, trù phú, và hiền hoà như thế, vài chục ngàn người dân Con Cuông – lẽ ra – phải có một sống an lành và phú túc. Tiếc thay, họ đã trở thành những nạn nhân của đói nghèo, dốt nát, bạo lực, cùng với tất cả những tệ đoan xã hội tệ hại nhất của thế kỷ này.
Trong số gần 2.500 loài thực vật bậc cao có mặt tại khu vực này, thì có gần 2.000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%, là yếu tố chủ đạo cấu thành nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật hiện có 130 loài thú lớn, nhỏ, 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 84 loài cá, 39 loài dơi, 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác.
Đặc biệt, khu DTSQ có đặc trưng văn hóa-nhân văn nổi bật của cộng đồng người Thái, với những giá trị bản địa sâu sắc và không thể bỏ qua giá trị cội nguồn của tộc người Ơ Đu có dân số ít nhất trong cộng đồng dân cư Việt Nam.
Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng 2.500 loài, trong đó có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có 130 loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn…; 295 loài chim; 54 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá và 39 loài dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc...”
Nhìn từ Con Cuông, người ta không thấy có chút hy vọng nào ở tương lai. Cuộc sống không chỉ bất an mà còn tối tăm, ảm đạm.Và Con Cuông (nghĩ cho cùng) chính là hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ.
Tưởng Năng Tiến.
Tháng Bảy 27, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
-
bài mới
- Nghĩa Muội Tạ Phong Tần
- Hôm Nay Sinh Nhật Lê Công Định
- Từ Radio Đến iPod Bao Năm Rồi Vẫn Thế
- Một Nơi An Lành Cho Bác
- Chuyện Tình & Chuyện Tù
- Bao Giờ Bướm Ta Nổi Loạn
- Nhà Báo & Nhà Nước
- Một MùaThu Đểu
- Lái Gió Dạy Con
- Ánh Mắt Con Cuông
- Sinh Nhật Lê Trí Tuệ
- Lời Khai Của Bị Can
- Chân Dung & Chân Tướng
- Phùng Cung Giữa Trăng Sao và Mộ Chí
- Những Người Bị Thiến
- Thời Đại Buông Rèm
- Bút & Viết
- Bạo Lực
- Đi Nhờ & Đi Ké
- Chuyện Ông Điếu Cầy & Ông Thái Bát
-
ý kiến
- hailuamientay trong Những Người Bị Thiến
- Khanh Le trong Những Người Bị Thiến
- river11576 trong Những Người Bị Thiến
- Khanh Le trong Những Người Bị Thiến
- Như Thương (Florida) trong Nhân Văn Giai Phẩm
- M@i trong Chuyện Tù & Chuyện Đùa
- N.V.Đông trong Chuyện Tù & Chuyện Đùa
- nguyen quang trung trong Chuyện Ông Tư Hảo & Ông Đoàn Văn Vươn
- Lê Tùng Châu trong Nhân Văn Giai Phẩm
- Lê Bá Hùng trong Nhân Văn Giai Phẩm
- Trương tấn Giàu trong Chuyện Ông Tư Hảo & Ông Đoàn Văn Vươn
- Lại ngọc Oánh trong Buồn Vào Hồn Không Tên
- Phạm Hoàng Tùng trong Nhà Sư & Nhà Nước
- xin dau ten trong Chuyện Nguyễn Tấn Hoành & Lê Trí Tuệ
- Ypen Bing trong Cánh thiệp cuối năm
chuyên mục
- Sổ tay thường dân (253)
- Tùy bút (13)
- Thơ (2)
- Truyện (3)
lưu trữ
bài đọc nhiều
khách đến thăm
liên kết
- Bauxite Việt Nam
- Blog Bắc Phong
- Blog Người Buôn Gió
- Blog Tạ Phong Tần
- Blog Từ Khanh
- Blog Võ Hoàng
- Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam
- Hưng Việt
- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
- Sáng Tạo
- talawas.org
- Tủ sách Tiếng Quê Hương
- Thư viện Hà Sĩ Phu
- Tiếng Dân Kêu
- Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường
- Văn Khố Tù Nhân Chính Trị Việt Nam
- Đài Á Châu Tự Do – RFA
- Đàn Chim Việt
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 233
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0233
Friday, October 14, 2016
NGUYỄN VĂN SÂM - TIN VIỆT NAM
Monday, October 15, 2012
NGUYỄN VĂN SÂM * MÙA XUÂN
Mùa Xuân Lọt Qua Kẽ Hở
Nguyễn Văn Sâm.
Mùa Xuân Lọt Qua Kẽ Hở
Nguyễn Văn Sâm
Nguyễn Văn Sâm
1.
Minh đứng xớ rớ trong trạng thái thừa thãi, hết sờ cằm, nhổ râu lại cho tay vào túi, không biết mình đang làm gì. Từ khi hồng thủy ngập tràn, mọi người bỗng trở thành nhỏ nhoi, ngơ ngác. Trước con bịnh, tình trạng càng bi thảm hơn, đôi tay ngắn lại, thừa mứa, vô ích theo sự vắng mặt của dụng cụ thuốc men, chỉ đứng đó, nhìn ngó, ước vọng. Những con mắt bi thiết, lo sợ, những tiếng thở dài sườn sượt như chấp nhận sự bất lực, nép mình lại nhũng nhặng van vái cầu xin sự mầu nhiệm, trạng thái chịu thua thực trạng, hành động bó tay đầu hàng của người thái cổ trước thần linh, quỷ dữ. Một chai dầu Nhị Thiên Đường ai đó trân trọng giữ gìn phòng khi hữu sự được đưa ra, tấm ván mục nát mong manh được thảy đến với leo lét hi vọng kéo sinh mạng một đồng nghiệp, đồng cảnh trở về. Ánh mắt thương tâm đồng thời ẩn chứa niềm lo lắng bâng khuâng cho chính phận mình. Giữa đồng khô cỏ cháy, muỗi mòng bệnh tật có chừa ai? Rồi ra may đây rủi đâu? Trời kêu ai? Chuyện gì xảy ra trong những ngày còn lại?
Minh đứng xớ rớ trong trạng thái thừa thãi, hết sờ cằm, nhổ râu lại cho tay vào túi, không biết mình đang làm gì. Từ khi hồng thủy ngập tràn, mọi người bỗng trở thành nhỏ nhoi, ngơ ngác. Trước con bịnh, tình trạng càng bi thảm hơn, đôi tay ngắn lại, thừa mứa, vô ích theo sự vắng mặt của dụng cụ thuốc men, chỉ đứng đó, nhìn ngó, ước vọng. Những con mắt bi thiết, lo sợ, những tiếng thở dài sườn sượt như chấp nhận sự bất lực, nép mình lại nhũng nhặng van vái cầu xin sự mầu nhiệm, trạng thái chịu thua thực trạng, hành động bó tay đầu hàng của người thái cổ trước thần linh, quỷ dữ. Một chai dầu Nhị Thiên Đường ai đó trân trọng giữ gìn phòng khi hữu sự được đưa ra, tấm ván mục nát mong manh được thảy đến với leo lét hi vọng kéo sinh mạng một đồng nghiệp, đồng cảnh trở về. Ánh mắt thương tâm đồng thời ẩn chứa niềm lo lắng bâng khuâng cho chính phận mình. Giữa đồng khô cỏ cháy, muỗi mòng bệnh tật có chừa ai? Rồi ra may đây rủi đâu? Trời kêu ai? Chuyện gì xảy ra trong những ngày còn lại?
Cả
trại hình như thức dậy hết. Giáo sư Diệm, người ít nói nhất, cái bóng
trong những sinh hoạt, nhìn bao quát cảnh tượng lắc đầu nói với người
ngồi bên: ‘Tội nghiệp, mới hồi chiều anh ấy còn cười cười nói nói, khen
mận ngon và mời tôi cùng ăn.’ Rồi ông chép miệng: ‘Trông nặng lắm… có
bề nào…’ Câu nói bỏ lững với cái nhìn buồn thảm về phía bệnh nhân. Một
cái chép miệng, vài cái gật đầu ừ hử, không buồn lên tiếng của người
nghe. Ngoài kia gió thổi lòn vào vách lá kêu vi vu ma gọi hồn. Khung
cảnh tang thương áo não.
Minh áy náy ngó hiện thân của sự sắp sửa thua bại trước Thần Chết. Mùi tử khí và hình ảnh Thần Vòng lảng vảng quanh quất. Nó nằm cong lên như con tôm sẳn sàng búng để nhảy tới, đầu gối gập vô ngực, tay chống xuống sạp tre, miệng gắng chỏ vô kẽ hở giữa hai thanh tre để ói xuống đất. Não nùng như đóa hoa rụng xuống đất lầy sau cơn mưa chịu trận những bước chân vô tình. Nó đang trên thổ dưới tả, toàn nước, một thứ nước thôi thối, tanh tanh với những lợn cợn nhỏ đen đen, giống như tô canh được rắc nhiều tiêu giờ đầy cặn đổ tràn trên sạp, nhớp nhúa, dơ dáy đến khó chịu. Mền của bệnh nhân được dùng đậy ơ hờ chỗ tháo mữa đó, mùi xú uế trùm phủ căn trại. Một vài người mê ngũ đằng đầu kia đã lục đục thức dậy sau vài cơn gió và tiếng xì xào của những người dễ động lòng. Thân thể T. đang báo hiệu từ chối sự sống. Mồ hôi vã ra như tắm. Trên trán từng chấm nhỏ đọng lại, lớn dần, gần nhau hơn, nối lại, rồi chảy xuống mũi, nhễu từng giọt một từ chóp mũi xuống sàn tre theo nhịp thở. Mắt T, đỏ rần vì dầu nóng, cái đỏ trong cái xanh, có vẻ gì đó rất ma quái, bệnh hoạn.
Minh áy náy ngó hiện thân của sự sắp sửa thua bại trước Thần Chết. Mùi tử khí và hình ảnh Thần Vòng lảng vảng quanh quất. Nó nằm cong lên như con tôm sẳn sàng búng để nhảy tới, đầu gối gập vô ngực, tay chống xuống sạp tre, miệng gắng chỏ vô kẽ hở giữa hai thanh tre để ói xuống đất. Não nùng như đóa hoa rụng xuống đất lầy sau cơn mưa chịu trận những bước chân vô tình. Nó đang trên thổ dưới tả, toàn nước, một thứ nước thôi thối, tanh tanh với những lợn cợn nhỏ đen đen, giống như tô canh được rắc nhiều tiêu giờ đầy cặn đổ tràn trên sạp, nhớp nhúa, dơ dáy đến khó chịu. Mền của bệnh nhân được dùng đậy ơ hờ chỗ tháo mữa đó, mùi xú uế trùm phủ căn trại. Một vài người mê ngũ đằng đầu kia đã lục đục thức dậy sau vài cơn gió và tiếng xì xào của những người dễ động lòng. Thân thể T. đang báo hiệu từ chối sự sống. Mồ hôi vã ra như tắm. Trên trán từng chấm nhỏ đọng lại, lớn dần, gần nhau hơn, nối lại, rồi chảy xuống mũi, nhễu từng giọt một từ chóp mũi xuống sàn tre theo nhịp thở. Mắt T, đỏ rần vì dầu nóng, cái đỏ trong cái xanh, có vẻ gì đó rất ma quái, bệnh hoạn.
Minh
chán nản, số phận nó như chỉ mành treo chuông. Đã ói đến mật xanh, nước
vàng. Đã kiệt lực vì đang nằm gối đầu bên bờ vực thẳm phân cách
sống-chết. Gần kề, đếm được từng giờ, từng phút, từ khi lửa hực rừng;
cách này hay cách khác, rõ ràng hay không, sự xuất huyết não trầm kha
của dân tộc.
Minh tìm chai dầu Song Thập trong túi đựng quần áo, anh đổ thật nhiều vào tay, nín thở thoa lên trán, lên màng tang, lên cổ T. hỏi giọng run run:
‘Bây giờ sao? Đỡ chưa?’
T. gật đầu, vẫn không ngửng lên, những sợi tóc hất ngược về phía trước phủ kín trán, hơi thở vẫn hào hễn, mệt nhọc. Nó có đang tự hỏi tại sao mình đối đầu với tử thần vô lý như thế nầy? Nếu không có cái gọi là tuần lễ lao động xã hội chủ nghĩa vớ vẩn, nếu không có họ đến đây? Nhưng tất cả đã có, đã xảy ra. Sự thật khó tưởng đến ngơ ngác mọi người. Câu hỏi của mình cũng mang vẻ lơ láo như vậy. Làm sao nó trả lời được? Cơn bệnh không thể dễ dàng rút lui vì vài giọt dầu nóng chỉ có tính chất an ủi, chận sự lo sợ hơn là chống chỏi lại bệnh trạng.
Minh tìm chai dầu Song Thập trong túi đựng quần áo, anh đổ thật nhiều vào tay, nín thở thoa lên trán, lên màng tang, lên cổ T. hỏi giọng run run:
‘Bây giờ sao? Đỡ chưa?’
T. gật đầu, vẫn không ngửng lên, những sợi tóc hất ngược về phía trước phủ kín trán, hơi thở vẫn hào hễn, mệt nhọc. Nó có đang tự hỏi tại sao mình đối đầu với tử thần vô lý như thế nầy? Nếu không có cái gọi là tuần lễ lao động xã hội chủ nghĩa vớ vẩn, nếu không có họ đến đây? Nhưng tất cả đã có, đã xảy ra. Sự thật khó tưởng đến ngơ ngác mọi người. Câu hỏi của mình cũng mang vẻ lơ láo như vậy. Làm sao nó trả lời được? Cơn bệnh không thể dễ dàng rút lui vì vài giọt dầu nóng chỉ có tính chất an ủi, chận sự lo sợ hơn là chống chỏi lại bệnh trạng.
Lúc
bốn giờ sáng, tên cán bộ hướng dẫn bước vào cùng với một người trung
niên, tay xách hộp y tế và vài dụng cụ y khoa. Hắn vui vẻ nói lớn như để
thông báo, hãnh diện vì đã làm được điều hay:
‘Có bác sĩ đây rồi, khỏi lo nữa.’
Bác sĩ hỏi qua về diễn biến căn bệnh, rồi lặng lẽ sửa soạn thuốc chích.
Vui mừng biểu lộ trên nát mặt, hy vọng long lanh trong khóe mắt mọi người. Ngại ngùng vì được đặt quá nhiều tin tưởng, viên bác sĩ nói, giọng buồn buồn, mở đường:
‘Mũi này chỉ là thuốc khỏe. Nông trường không còn thuốc dịch tả. Hết từ tháng trước. Báo cáo hai lần, y tế thành đều trả lời nhất trí, nhưng phải chờ, hiện giờ số lượng dành cho cán bộ cũng không còn, nếu còn tôi du di được.’
Rồi ông chép miệng:
‘Không biết chờ đến bao giờ. Mấy ngài ấy làm ăn tôi chẳng biết ra sao cả. Sáng mình dùng thuốc dân tộc xem sao! Nếu không xong nữa, phải chở về thành phố. Tháng trước tôi có một trường hợp tương tợ mà đành chịu! Cậu ấy rất khỏe mạnh. Dũng sĩ đào kênh, liên tiếp dẫn đầu con số vượt chỉ tiêu trong mấy tháng. Cái mã lạn ở gần bụi tre trên đường ra ao cá đấy.’
Ngừng một chút vì biết mình đã nói quá nhiều, ông trở về thực tế:
‘Trường hợp này hy vọng nhiều, vì mình phát hiện kịp thời. Nếu có chuyện gì ta có thể đưa về thành phố, mai có chuyến. Mỗi tuần ở đây chúng tôi có xe về thành phố hai ngày.’
‘Có bác sĩ đây rồi, khỏi lo nữa.’
Bác sĩ hỏi qua về diễn biến căn bệnh, rồi lặng lẽ sửa soạn thuốc chích.
Vui mừng biểu lộ trên nát mặt, hy vọng long lanh trong khóe mắt mọi người. Ngại ngùng vì được đặt quá nhiều tin tưởng, viên bác sĩ nói, giọng buồn buồn, mở đường:
‘Mũi này chỉ là thuốc khỏe. Nông trường không còn thuốc dịch tả. Hết từ tháng trước. Báo cáo hai lần, y tế thành đều trả lời nhất trí, nhưng phải chờ, hiện giờ số lượng dành cho cán bộ cũng không còn, nếu còn tôi du di được.’
Rồi ông chép miệng:
‘Không biết chờ đến bao giờ. Mấy ngài ấy làm ăn tôi chẳng biết ra sao cả. Sáng mình dùng thuốc dân tộc xem sao! Nếu không xong nữa, phải chở về thành phố. Tháng trước tôi có một trường hợp tương tợ mà đành chịu! Cậu ấy rất khỏe mạnh. Dũng sĩ đào kênh, liên tiếp dẫn đầu con số vượt chỉ tiêu trong mấy tháng. Cái mã lạn ở gần bụi tre trên đường ra ao cá đấy.’
Ngừng một chút vì biết mình đã nói quá nhiều, ông trở về thực tế:
‘Trường hợp này hy vọng nhiều, vì mình phát hiện kịp thời. Nếu có chuyện gì ta có thể đưa về thành phố, mai có chuyến. Mỗi tuần ở đây chúng tôi có xe về thành phố hai ngày.’
Không
muốn nghe thêm, Minh rời khung cảnh buồn bã của trại lững thững đi vào
bóng đêm. Vậy đó, danh từ, lý do này nọ để phủi tay giao nạn nhân cho Tử
Thần. Vậy đó, điều kiện làm việc của những người vắt đến tận cùng sức
khỏe để xây dựng chế độ. Vậy đó, số phận của Giáo Sư Đại Học. Nửa dân
tộc đã chịu đựng gần phần tư thế kỷ, nay cả nước đang trong cảnh trầm
luân, quốc nạn kéo dẫn dân tộc đi xuống con đường dốc thẵm mịt mùng.
Gió lạnh của ngày giáp Tết đánh bật dậy lớp da gà trên tay Minh. Anh rùng mình kéo sát hai vạt áo mưa lại, cái áo mưa nhà binh Minh ưa mặc như áo ấm mỗi tối. Một cách vô ý thức, anh bước về phía đám rẫy cao, nơi có một thửa đất khô, cỏ xanh mịn như thảm nhung những buổi tối, trước giờ ngủ, cùng vài người bạn thân ra quây quần nhìn sao, chia từng điếu thuốc, kể chuyện phiếm và chửi lén chế độ. Đêm, trăng nhạt không sao, gió nhhiều, trời đem sậm. Từ phía xa, mấy chùm cây trên nền không gian đen mấy mãng đậm âm u. Một con tắc kè đâu đó buông những tiếng kêu rã rời, đứt đoạn: Tắc… tắc… kè… tắc… kè. Anh lẩm bẩm: Còn mấy ngày nữa thì Tết rồi. Một năm nữa tủi nhục sắp qua.
Gió lạnh của ngày giáp Tết đánh bật dậy lớp da gà trên tay Minh. Anh rùng mình kéo sát hai vạt áo mưa lại, cái áo mưa nhà binh Minh ưa mặc như áo ấm mỗi tối. Một cách vô ý thức, anh bước về phía đám rẫy cao, nơi có một thửa đất khô, cỏ xanh mịn như thảm nhung những buổi tối, trước giờ ngủ, cùng vài người bạn thân ra quây quần nhìn sao, chia từng điếu thuốc, kể chuyện phiếm và chửi lén chế độ. Đêm, trăng nhạt không sao, gió nhhiều, trời đem sậm. Từ phía xa, mấy chùm cây trên nền không gian đen mấy mãng đậm âm u. Một con tắc kè đâu đó buông những tiếng kêu rã rời, đứt đoạn: Tắc… tắc… kè… tắc… kè. Anh lẩm bẩm: Còn mấy ngày nữa thì Tết rồi. Một năm nữa tủi nhục sắp qua.
Nghĩ
đến Tết, anh bỗng ngao ngán. Tết thứ mấy của cuộc đổi thay ngược ngạo.
Bạn bè mất mát hầu hết. Tản lạc. Đứa lang thang quê người, đứa ngậm hờn
trong vòng kẽm gai tù ngục, đứa đổi phần cuộc đời trong những sinh hoạt
vô bổ, chán mứa để sống còn. Và mình, trầm mình trong những suy tư câm
nín, càng lúc càng héo úa như trái non chín nắng, nhăn nheo, co quắm.
Thảm hại. Rồi đây nó sẽ ra sao? Thuốc trị không có, thuốc cầm cũng
không, số mạng thuộc mấy chai dầu nóng lạnh nhức đầu. Cầu tới bốn giờ
chiều nó mới được chở về Sàigòn, biết còn kịp? Bệnh viện và cách làm ăn
bây giờ đâu phải để dành nhau với Thần Chết tranh sự sống cho những
người mang nhãn Sàigòn như nó. Có gì bọn mình chỉ thiệt thòi, một người
bạn nữa ra đi, thêm vào sự mất mát cũ, một sự tiếc thương đau xót cho
thân phận mình. Kẻ thua trận, người bị trói trong bẫy sập, thương nhau
cùng cảnh, bọn chúng sẽ dửng dưng lãnh đạm. Mặt hồ đâu dễ xao động vì
hạt bụi nhỏ. Một gợn sóng li ti lăn tăn còn chưa có nữa là!
Tiếng ếch nhái kêu rầu rĩ bốn bề khiến Minh bực bội hơn. Do thói quen, anh cho tay vào túi quần móc thuốc và hộp quẹt. Tay anh chạm cái Zippo lạnh ngắt T. đưa mồi thuốc hồi tối hôm qua.
‘… Của đào tặng đó, bao nhiêu năm rồi không động tới. Em nói ngọt lắm, không chấp hành nghiêm chỉnh không được. Mỗi lần thèm thuốc, tìm quẹt, nhớ đến em, yêu em thì đừng nên dùng nó… để giữ gìn sức khỏe của em. Bây giờ thì sức khỏe của anh. Một điếu thuốc tiêu vạn cổ sầu mà! Em theo cha mẹ di tản từ dạo đó. Tin tức gì đâu. Mình ở lại chịu đựng đến nhàm chán mấy thằng ông trời con ‘thầy chạy’ nầy… chưa xách búa chém để bị bắn chết là may. Làm sao không hút được…?’
Có kẻ ra ngoài bỏ cuộc chơi. Minh mỉm cười với mình. Tiếc quá, lúc đó cả bọn ngồi trong bóng tối, không quan sát được diễn biến trên mặt nó. Chắc buồn thảm não, người tình khuất bóng, người tình không trọn luôn là nguyên nhân của chán chường, tìm quên. Huống hồ loạn cảnh chung quanh thường xuyên đập vào tâm tư những nhát bổ đau điếng.
Tiếng ếch nhái kêu rầu rĩ bốn bề khiến Minh bực bội hơn. Do thói quen, anh cho tay vào túi quần móc thuốc và hộp quẹt. Tay anh chạm cái Zippo lạnh ngắt T. đưa mồi thuốc hồi tối hôm qua.
‘… Của đào tặng đó, bao nhiêu năm rồi không động tới. Em nói ngọt lắm, không chấp hành nghiêm chỉnh không được. Mỗi lần thèm thuốc, tìm quẹt, nhớ đến em, yêu em thì đừng nên dùng nó… để giữ gìn sức khỏe của em. Bây giờ thì sức khỏe của anh. Một điếu thuốc tiêu vạn cổ sầu mà! Em theo cha mẹ di tản từ dạo đó. Tin tức gì đâu. Mình ở lại chịu đựng đến nhàm chán mấy thằng ông trời con ‘thầy chạy’ nầy… chưa xách búa chém để bị bắn chết là may. Làm sao không hút được…?’
Có kẻ ra ngoài bỏ cuộc chơi. Minh mỉm cười với mình. Tiếc quá, lúc đó cả bọn ngồi trong bóng tối, không quan sát được diễn biến trên mặt nó. Chắc buồn thảm não, người tình khuất bóng, người tình không trọn luôn là nguyên nhân của chán chường, tìm quên. Huống hồ loạn cảnh chung quanh thường xuyên đập vào tâm tư những nhát bổ đau điếng.
Minh
châm thuốc. Đắng nghét và cháy bùng thành lửa táp gần hết nửa điếu,
diêm sinh hòa lẫn va-ni tạo một hỗn hợp mùi vị ngớ ngẩn, ‘Capstan lá
vàng’ gì mà như hạch, thứ nào cũng như thứ nấy, không dỡm thì xì-cút,
không thứ nào thiệt, chỉ là thay thế tạm bợ đánh lừa tri giác. Minh búng
hai ngón tay, đốm lửa vạch cái vòng lưỡi hái đỏ hoạch trong không gian.
Ánh lửa ma quái, màu lửa lưỡi hái tử thần. Màu máu chết chóc. Đêm tối
xuống thật nhanh. Sương lạnh ướt vai, côn trùng vẫn hòa âm điệu nhạc đêm
thôn dã sáng tác từ muốn thuở trước. Minh lắng tai nghe. Anh phân tách
từng tiếng nhái, tiếng ếch, tiếng ểnh ương. Anh tự đùa bằng cách để ý
nhóm nào lớn hơn, nhóm nào nhỏ hơn, chỗ nào ứng trước, chỗ nào hòa theo.
Lòng anh dịu lại dần, bộ mặt hốc hác của T. chạy biến khỏi tâm trí, anh
hít thở đầy phổi, mùi sương khuya thấm mát lồng ngực, không gian bao la
ôm chầm thân thiết, tình tứ…
Như có tiếng thì thầm đâu đó chen lẫn với tiếng côn trùng nỉ non. Minh vẫn ngồi im theo dõi mấy ngôi sao xa xa, nhấp nháy. Tiếng thở dồn dập quen thuộc trở mình xào xạc trên lá khô. Tiếng của tội lỗi, tiếng của xác thịt đam mê. Minh thở ra, đứng dậy, phủi mấy cọng cỏ phía sau quần, vuốt lại mái tóc đẫm sương khuya, bước xéo trở về phía khác. Tụi nhỏ! Bù gỡ nỗi thống khổ ban ngày! Anh tìm chỗ nằm dựa lưng vào gò mối, dưới chân vạt đất cao, nhìn đường viền của mô đất in một vòng cung đậm trên nền trời. Khung cảnh đẹp nên thơ, đánh bật những lo âu bực bội. Hình ảnh bạn bè dàu dàu trong trại một phút nào đó tan biến nhường thức-trường cho hiện-cảnh. Mùa xuân cảnh đẹp, sớm mơi nầy vừa gặp mấy nhánh mai rừng rực rỡ. Vạn mộc xuân vinh, Minh nhớ tiếp theo ý thơ của vị thiền tăng đời Lý… thu hựu khô.
Phải, không gì trường cửu, không gì bị hủy diệt mà không tái sinh, chúng ồn ào, mạnh mẻ, nhịp nhàng như vậy nhưng cơn lốc phản ứng của dân chúng một ngày kia sẽ bứng đi không để lại dấu vết. Xuân vinh, thu khô. vật cùng tắc phản, lý đổi thay của cuộc đời, sự tuần hoàn của vũ trụ. Minh mỉm cười lạc quan: Đêm-ngày. Mưa-nắng. Chỉ có đều là lúc nầy đêm hơi dài. Ngày hè mưa lê thê. Nhưng mà cũng phải có lúc mặt trời hiện ra.
Mắt anh chợt bắt gặp sự đổi thay đột ngột, vòng cung mô đất in trên nền trời không đứng yên mà hình như thay đổi.
Anh ngạc nhiên, trố mắt nhìn kỹ hơn. Không phải một mà hai, ba chỗ khác nhau, lay động nhịp nhàng ‘như nhịp thở giao động lớp da bụng con quái vật khổng lồ tiền sử’. Anh đã hiểu. Bực dọc tràn tới cổ. Cả bọn bị đẩy lên đây làm cảnh cho chế độ. Tụi trẻ bị thảy đến để vắt sức, bù lại được bước chân vào cũng lầy vật dục, chôn vùi tương lai và sức khỏe trong hoàn cảnh lửa rơm.
Minh nhỏm dậy, bỏ lại sau lưng khung cảnh và bóng đêm đồng lõa, đi lần về phía ánh đèn lù mù rọi qua vách lá của trại với nỗi buồn mất mát một thứ gì quý báu.
Như có tiếng thì thầm đâu đó chen lẫn với tiếng côn trùng nỉ non. Minh vẫn ngồi im theo dõi mấy ngôi sao xa xa, nhấp nháy. Tiếng thở dồn dập quen thuộc trở mình xào xạc trên lá khô. Tiếng của tội lỗi, tiếng của xác thịt đam mê. Minh thở ra, đứng dậy, phủi mấy cọng cỏ phía sau quần, vuốt lại mái tóc đẫm sương khuya, bước xéo trở về phía khác. Tụi nhỏ! Bù gỡ nỗi thống khổ ban ngày! Anh tìm chỗ nằm dựa lưng vào gò mối, dưới chân vạt đất cao, nhìn đường viền của mô đất in một vòng cung đậm trên nền trời. Khung cảnh đẹp nên thơ, đánh bật những lo âu bực bội. Hình ảnh bạn bè dàu dàu trong trại một phút nào đó tan biến nhường thức-trường cho hiện-cảnh. Mùa xuân cảnh đẹp, sớm mơi nầy vừa gặp mấy nhánh mai rừng rực rỡ. Vạn mộc xuân vinh, Minh nhớ tiếp theo ý thơ của vị thiền tăng đời Lý… thu hựu khô.
Phải, không gì trường cửu, không gì bị hủy diệt mà không tái sinh, chúng ồn ào, mạnh mẻ, nhịp nhàng như vậy nhưng cơn lốc phản ứng của dân chúng một ngày kia sẽ bứng đi không để lại dấu vết. Xuân vinh, thu khô. vật cùng tắc phản, lý đổi thay của cuộc đời, sự tuần hoàn của vũ trụ. Minh mỉm cười lạc quan: Đêm-ngày. Mưa-nắng. Chỉ có đều là lúc nầy đêm hơi dài. Ngày hè mưa lê thê. Nhưng mà cũng phải có lúc mặt trời hiện ra.
Mắt anh chợt bắt gặp sự đổi thay đột ngột, vòng cung mô đất in trên nền trời không đứng yên mà hình như thay đổi.
Anh ngạc nhiên, trố mắt nhìn kỹ hơn. Không phải một mà hai, ba chỗ khác nhau, lay động nhịp nhàng ‘như nhịp thở giao động lớp da bụng con quái vật khổng lồ tiền sử’. Anh đã hiểu. Bực dọc tràn tới cổ. Cả bọn bị đẩy lên đây làm cảnh cho chế độ. Tụi trẻ bị thảy đến để vắt sức, bù lại được bước chân vào cũng lầy vật dục, chôn vùi tương lai và sức khỏe trong hoàn cảnh lửa rơm.
Minh nhỏm dậy, bỏ lại sau lưng khung cảnh và bóng đêm đồng lõa, đi lần về phía ánh đèn lù mù rọi qua vách lá của trại với nỗi buồn mất mát một thứ gì quý báu.
Một người bạn đứng dựa lưng vào cột tre phập phập điều thuốc nói với anh sau cái chép miệng:
‘Coi mòi không xong, sợ trong mình nó sẽ hết nước. Tiêu ở đây thì ức quá. Đâu xa Sàisòn mấy…’
Tim Minh thắt lại với câu nói của bạn. Cảnh ngoài kia sôi lên sùng sục, hơi nước tràn đầy trong đầu Minh. Anh nóng mặt như mới bước ra từ lò lửa. Tên cán bộ hướng dẫn đang nói chuyện với viên bác sĩ, giọng thật bình thường. Đó đây từng toán anh em tụm năm, tụm ba, ai nấy thầm thì vừa đủ nghe. Minh đến trước mặt hai người đưa mắt dò hỏi. Hắn rút chân ra khỏi đôi dép râu, co lên, khoanh lại trên võng:
‘Tạm giải quyết, chuyện cũng thường thôi, cả trăm người đi thực tế thế nào cũng có người bịnh hoạn. Trước đây sau thời gian sơ tán, tôi theo đoàn văn công, có mấy ông nhà văn bị ngã nước nặng lắm, nhưng rồi đâu cũng vào đó thôi. Vấn đề là bảo toàn chất lượng của công tác, còn cá nhân thì…
Minh ngó về phía bác sĩ hỏi ý không muốn nghe hắn nữa:
‘Anh thấy có khả quan chút nào không?
Nụ cười gượng gạo cố dán lên mặt:
‘May ra. Nhưng tôi ngại không tìm được phương tiện chuyên chở. Tôi hơi lo về chuyện nầy. Xe của công trường chở đủ thứ đồ linh tinh. Chật chội, mỗi lần nhờ vả gay lắm.
Như vậy đó, bao nhiêu vấn đề đặt ra vì nầy, vì kia. Gương mặt T. xám ngoẹt dưới ánh đèn lù mù mờ ảo, ma quái. Ngoài kia bóng tối bao phủ, bụi tre trước ngõ lay động mảng đen chùm lá trên ngọn phát ra những tiếng kẽo kẹt tủi hờn.
Giọng hắn lạc lõng, không ai thèm nghe:
‘Tôi định sáng nay anh em vẫn công tác như thường lệ. Để một anh ở lại trông chừng anh T. là được rồi. Đơn vị ta chỉ phụ trách có cái ao cá nầy thôi mà không làm tốt thì gay lắm.
‘Coi mòi không xong, sợ trong mình nó sẽ hết nước. Tiêu ở đây thì ức quá. Đâu xa Sàisòn mấy…’
Tim Minh thắt lại với câu nói của bạn. Cảnh ngoài kia sôi lên sùng sục, hơi nước tràn đầy trong đầu Minh. Anh nóng mặt như mới bước ra từ lò lửa. Tên cán bộ hướng dẫn đang nói chuyện với viên bác sĩ, giọng thật bình thường. Đó đây từng toán anh em tụm năm, tụm ba, ai nấy thầm thì vừa đủ nghe. Minh đến trước mặt hai người đưa mắt dò hỏi. Hắn rút chân ra khỏi đôi dép râu, co lên, khoanh lại trên võng:
‘Tạm giải quyết, chuyện cũng thường thôi, cả trăm người đi thực tế thế nào cũng có người bịnh hoạn. Trước đây sau thời gian sơ tán, tôi theo đoàn văn công, có mấy ông nhà văn bị ngã nước nặng lắm, nhưng rồi đâu cũng vào đó thôi. Vấn đề là bảo toàn chất lượng của công tác, còn cá nhân thì…
Minh ngó về phía bác sĩ hỏi ý không muốn nghe hắn nữa:
‘Anh thấy có khả quan chút nào không?
Nụ cười gượng gạo cố dán lên mặt:
‘May ra. Nhưng tôi ngại không tìm được phương tiện chuyên chở. Tôi hơi lo về chuyện nầy. Xe của công trường chở đủ thứ đồ linh tinh. Chật chội, mỗi lần nhờ vả gay lắm.
Như vậy đó, bao nhiêu vấn đề đặt ra vì nầy, vì kia. Gương mặt T. xám ngoẹt dưới ánh đèn lù mù mờ ảo, ma quái. Ngoài kia bóng tối bao phủ, bụi tre trước ngõ lay động mảng đen chùm lá trên ngọn phát ra những tiếng kẽo kẹt tủi hờn.
Giọng hắn lạc lõng, không ai thèm nghe:
‘Tôi định sáng nay anh em vẫn công tác như thường lệ. Để một anh ở lại trông chừng anh T. là được rồi. Đơn vị ta chỉ phụ trách có cái ao cá nầy thôi mà không làm tốt thì gay lắm.
Chán
nản chạy lên tận cổ Minh, anh thất vọng hoàn toàn. Công tác! Công tác!
Chỉ có ao cá bằng bụm tay, không biết bao giờ mới có cá giống mà làm như
vá trời lấp bể không bằng. Nhưng anh không trả lời. Vô ích thôi. Bọn
thất trận không có quyền cãi. Anh nhìn lại T., nằm đó co quắp, hổn hển,
tên cán bộ vẫn thản nhên phì phèo điếu thuốc ‘Sông Hương’, bộ mặt không
biểu lộ một tình cảm tương lân nào. Mắt anh bỗng cay xè, ươn ướt…
Tiếng anh chàng phó chủ tịch hội kêu gọi anh em sẵn sàng cho buổi công tác trong ngày, giọng tâng công đến trơ trẻn, oang oang làm ô uế buổi sáng tinh sương. Minh vừa bực bội vừa buồn cười. Hắn tiết kiệm từng phút cho nhà nước, chẳng bù trước đây, được nuôi ăn học ở ngoại quốc, trở về, một giờ dạy học, mười giờ hội thảo phá chế độ. Minh lẩm bẩm: ‘Nếu không may gặp cảnh như T. mầy cũng thế thôi, chết như một con chó. Số phận lót đường, làm cảnh đâu lâu bền gì.’
T. vẫn nằm yên ở vị trí cũ, người tóp lại, uể oải, khô héo. Ngoài trước trại của anh em Thanh Niên Xung Phong tiếng cười vui vẻ của một vài người vô tâm nghe rõ mồn một:
‘Sướng quá còn hai ngày nữa là được về ăn Tết rồi!
Mấy con ruồi xanh rủ nhau quây quần trên vạt giường, một con đậu trên mép T., tung tăng, cái vòi mạnh khỏe, thẳng tròn di động trên lớp da đã ngã màu…
2.
Tiếng anh chàng phó chủ tịch hội kêu gọi anh em sẵn sàng cho buổi công tác trong ngày, giọng tâng công đến trơ trẻn, oang oang làm ô uế buổi sáng tinh sương. Minh vừa bực bội vừa buồn cười. Hắn tiết kiệm từng phút cho nhà nước, chẳng bù trước đây, được nuôi ăn học ở ngoại quốc, trở về, một giờ dạy học, mười giờ hội thảo phá chế độ. Minh lẩm bẩm: ‘Nếu không may gặp cảnh như T. mầy cũng thế thôi, chết như một con chó. Số phận lót đường, làm cảnh đâu lâu bền gì.’
T. vẫn nằm yên ở vị trí cũ, người tóp lại, uể oải, khô héo. Ngoài trước trại của anh em Thanh Niên Xung Phong tiếng cười vui vẻ của một vài người vô tâm nghe rõ mồn một:
‘Sướng quá còn hai ngày nữa là được về ăn Tết rồi!
Mấy con ruồi xanh rủ nhau quây quần trên vạt giường, một con đậu trên mép T., tung tăng, cái vòi mạnh khỏe, thẳng tròn di động trên lớp da đã ngã màu…
2.
Còn
nhớ rõ buổi sáng hôm đó, chúa nhật đầu tháng cuối năm, trái với lệ
thường tôi không theo bạn bè la cà ở quán nước, bàn bi-da. Tôi chán ngấy
mấy người bạn vô tâm, dễ dãi với cuộc sống, chỉ biết nhậu nhẹt, hay bày
trò này nọ, những trò chơi vô bổ. Là bạn học, họ phần nào dính dáng tới
thời trai trẻ của mình, tôi ít khi từ chối, thường chắc lưỡi đi theo,
có mặt, nhưng sự tham dự thật lỏng lẻo. Thời gian lúc đó dài ngoằn, vô
vị, nhạt nhẽo. Tôi đã sống không hết mình, để ngày trôi qua trong khi
bọn họ đã sống thật đúng từng giờ từng phút, thật rắn chắc, chặc chịa
cái hiện tại đó. Nhiều khi về khuya mệt nhoài, cảm thấy mình thắp nến
hai đầu, tôi lật đật lật tới, lật lui cuốn sách ‘Làm thế nào để nói
không’, nhưng rồi cũng không áp dụng được cho lần tới.
Hôm qua tôi ở nhà, và may quá gặp được nàng. Buổi sáng bừng nở trong phòng khách, nắng mai xuyên qua cửa kính lọt qua lớp màn mỏng, chạy nhảy lung linh, reo rắc điệu nhạc Diêu Trì trên từng thớ gỗ của bộ bàn ghế chạm lộng chúng tôi đang ngồi. Nàng cúi đầu chào, tự tin chen lẫn một chút ngượng ngập. Người con gái biết mình đẹp như có khả năng đo lường, tính toán chi li từng cử chỉ, không dư thừa, không thiếu. Nụ cười nửa miệng nửa thân thiện nửa khép kín diệu vợi xa cách. Nụ cười người đối diện vừa có cảm tình vừa nhận thấy ngay khoảng cách phòng thủ cần thiết nữ phái.
Nàng đến để hổ trợ tinh thần cho đứa em gái nhờ thầy giảng lại chuyện gì đó tôi quên rồi. Xứ nầy khác nước Mỹ, không tổ chức giờ trực văn phòng thường xuyên của Giáo sư để giúp đỡ sinh viên. Tội nghiệp nàng phải theo em đến đây, không thích thú lắm khi ngồi nghe tôi giảng bài, mắt lơ đãng ngó sự giao động trong tách nước trà người làm mang ra, hay tò mò quan sát mấy bức tranh treo trên tường, những bức tranh kỷ niệm, không chút xíu nghệ thuật nào cha tôi cho treo trên đó từ lâu lắm.
Hôm qua tôi ở nhà, và may quá gặp được nàng. Buổi sáng bừng nở trong phòng khách, nắng mai xuyên qua cửa kính lọt qua lớp màn mỏng, chạy nhảy lung linh, reo rắc điệu nhạc Diêu Trì trên từng thớ gỗ của bộ bàn ghế chạm lộng chúng tôi đang ngồi. Nàng cúi đầu chào, tự tin chen lẫn một chút ngượng ngập. Người con gái biết mình đẹp như có khả năng đo lường, tính toán chi li từng cử chỉ, không dư thừa, không thiếu. Nụ cười nửa miệng nửa thân thiện nửa khép kín diệu vợi xa cách. Nụ cười người đối diện vừa có cảm tình vừa nhận thấy ngay khoảng cách phòng thủ cần thiết nữ phái.
Nàng đến để hổ trợ tinh thần cho đứa em gái nhờ thầy giảng lại chuyện gì đó tôi quên rồi. Xứ nầy khác nước Mỹ, không tổ chức giờ trực văn phòng thường xuyên của Giáo sư để giúp đỡ sinh viên. Tội nghiệp nàng phải theo em đến đây, không thích thú lắm khi ngồi nghe tôi giảng bài, mắt lơ đãng ngó sự giao động trong tách nước trà người làm mang ra, hay tò mò quan sát mấy bức tranh treo trên tường, những bức tranh kỷ niệm, không chút xíu nghệ thuật nào cha tôi cho treo trên đó từ lâu lắm.
Tôi
không có dịp nói chuyện nhiều với nàng ngoài những câu chào hỏi thông
thường. Tôi không thể để học trò mình thấy ông thầy bị hớp hồn ngay từ
phút đầu, nên chỉ tìm hiểu nàng qua những câu hỏi vô tội vạ từ cô em.
Nàng mân mê mấy ngón tay giũa khéo léo, sơn màu nhạt, phù hợp với nước
da mát mẻ của đôi bàn tay thon với những ngón dài, bàn tay, thuở nào ông
bà mình nói, búp măng, quý phái của người tướng sang. Nam tánh tôi trở
lại sau thời gian giữ tròn vai ông thầy già, tạo một khoảng cách thật xa
với học trò nữ, trốn chạy trước các thiếu nữ trẻ đẹp gặp bất kỳ ở đâu
vì sợ nhỡ họ là học trò mình, tôi ước ao được nắm bàn tay đó, bàn tay
thiên đường, tiên nữ…
Nàng ngồi, mặt bàn che lấp phần dưới thân thể, nhưng cử chỉ vén vạt áo dài trước khi ngồi xuống ghế, áo màu xanh đọt chuối, tàu áo lả lướt như tàu lá chuối non vừa mới xòe ra phất phơ trong gió, gợi trí tưởng tượng đến cặp đùi rắn chắc, đầy sinh lực ở phía sau lớp quần trắng mịn. Sau nầy, cả hai năm trời sau lần gặp gỡ đó, lúc đã là người yêu, đủ thân mật, để thố lộ một điều hơi không đứng đắn về mình, tôi kể lại cảm tưởng lúc nầy cho nàng nghe, nàng đã thẹn thùng phác lên vai tôi với câu nói thật nghiêm:
‘Vĩnh viễn anh không biết điều dự đoán đó trúng hay trật đâu.’
Nàng ngồi, mặt bàn che lấp phần dưới thân thể, nhưng cử chỉ vén vạt áo dài trước khi ngồi xuống ghế, áo màu xanh đọt chuối, tàu áo lả lướt như tàu lá chuối non vừa mới xòe ra phất phơ trong gió, gợi trí tưởng tượng đến cặp đùi rắn chắc, đầy sinh lực ở phía sau lớp quần trắng mịn. Sau nầy, cả hai năm trời sau lần gặp gỡ đó, lúc đã là người yêu, đủ thân mật, để thố lộ một điều hơi không đứng đắn về mình, tôi kể lại cảm tưởng lúc nầy cho nàng nghe, nàng đã thẹn thùng phác lên vai tôi với câu nói thật nghiêm:
‘Vĩnh viễn anh không biết điều dự đoán đó trúng hay trật đâu.’
Tôi
biết câu dọa trên đưa ra để chữa thẹn, để chận đứng sự sàm sỡ mà tôi có
thể nói thêm, nhưng không ngờ lời nàng lại quá thiêng. Gió tanh mưa máu
trút xuống từ tháng Tư năm đó, thổi bật nàng ra khỏi quê hương. Chỗ quê
hương là đẹp hơn cả, có thể nàng không vui, lạc lõng khung trời xa lạ,
có thể nàng cần nhìn thấy mái chùa cong cong, lá dừa lả ngọn, tiếng cười
tiếng nói buổi chợ sớm, tiếng xe nhỏ ồn ào trên đường. Tất cả những thứ
đó ở nơi khác có thể có, nhưng chắc chắn sẽ chứa thật nhiều yếu tố xa
lạ. Chợt nghĩ tới một cành hoa hồng nhung mọc giữa rừng cỏ dại, không đủ
phân, nước, èo uột, khẳng khiu, tôi eo xèo tiếc thương những giọt mưa
sa xuống vũng lầy nhớp nhúa. Cho nàng, cho chính thân tôi.
Như giờ đây tôi nằm trong vị thế khó coi này, bụng như cào như cấu, như ngàn dao bằm nhỏ tì, vị, rụôt gan, mửa thốc mửa tháo. Những hình ảnh lộn xộn hiện ra trước mắt với tất cả mùi vị. Lúc gần chết ai cũng thấy lại được thật rõ ràng, như một khúc phim tài liệu tốt, tất cả những chuyện xảy ra trong đời mình. Tôi không thấy rõ ràng, nhưng tôi có cảm tưởng mình sắp giã từ thế giới nầy. Tôi thấy người khách trú mặc cái áo thun màu cháo lòng, mồ hôi nhuể nhải đang hai tay hai con dao phay lớn đại bầm bầm thật mạnh, liên tục nhịp nhàng đống thịt bầm giờ đã nát ngứu. Tôi đứng đó mãi mê ngó theo nhịp lên xuống của cặp dao, mắt không chớp, nghĩ đến sự đau đớn của mấy miếng thịt tội tình.
Tôi thấy mình lăn lóc trong xóm nghèo lúc nhỏ, cạnh một cầu tiêu công cộng, sáng sáng đi cầu, người lao công đang quét dọn lớp phân vun vẩy, nhớp nhúa, lợm giọng, trét trây hầu hết trên đường đi, và đoàn người kiên nhẫn sắp hàng chờ đợi đến phiên mình. Xong việc cho buổi sáng vẫn còn cảm tưởng mùi thối tha quyện trong quần áo da thịt, tóc tai. Hình ảnh hiện ra với những chi tiết thật bất ngờ, một vài nét vẽ tục tĩu trên tường. Câu thơ ‘Rớt tú tài anh đi Trung Sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con!!!!’ với bốn chấm than to tướng. Và hàng hàng lớp lớp giòi mập tròn nhớp nhúa, nhun nhúc bò lên đôi guốc, tiến lên chưn, lên mắt cá… Tôi thoát ra khỏi khu nghèo khổ và quên lững nó, quên như những chuyện đó xảy ra từ kiếp trước.
Như giờ đây tôi nằm trong vị thế khó coi này, bụng như cào như cấu, như ngàn dao bằm nhỏ tì, vị, rụôt gan, mửa thốc mửa tháo. Những hình ảnh lộn xộn hiện ra trước mắt với tất cả mùi vị. Lúc gần chết ai cũng thấy lại được thật rõ ràng, như một khúc phim tài liệu tốt, tất cả những chuyện xảy ra trong đời mình. Tôi không thấy rõ ràng, nhưng tôi có cảm tưởng mình sắp giã từ thế giới nầy. Tôi thấy người khách trú mặc cái áo thun màu cháo lòng, mồ hôi nhuể nhải đang hai tay hai con dao phay lớn đại bầm bầm thật mạnh, liên tục nhịp nhàng đống thịt bầm giờ đã nát ngứu. Tôi đứng đó mãi mê ngó theo nhịp lên xuống của cặp dao, mắt không chớp, nghĩ đến sự đau đớn của mấy miếng thịt tội tình.
Tôi thấy mình lăn lóc trong xóm nghèo lúc nhỏ, cạnh một cầu tiêu công cộng, sáng sáng đi cầu, người lao công đang quét dọn lớp phân vun vẩy, nhớp nhúa, lợm giọng, trét trây hầu hết trên đường đi, và đoàn người kiên nhẫn sắp hàng chờ đợi đến phiên mình. Xong việc cho buổi sáng vẫn còn cảm tưởng mùi thối tha quyện trong quần áo da thịt, tóc tai. Hình ảnh hiện ra với những chi tiết thật bất ngờ, một vài nét vẽ tục tĩu trên tường. Câu thơ ‘Rớt tú tài anh đi Trung Sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con!!!!’ với bốn chấm than to tướng. Và hàng hàng lớp lớp giòi mập tròn nhớp nhúa, nhun nhúc bò lên đôi guốc, tiến lên chưn, lên mắt cá… Tôi thoát ra khỏi khu nghèo khổ và quên lững nó, quên như những chuyện đó xảy ra từ kiếp trước.
Tôi
cũng quên nàng sau thời gian bị dạy dỗ về những điều vớ vẩn, những phạm
trù triết học xa lạ vô bổ, thượng từng kiến trúc, hạ từng cơ sở, vật
chất - tinh thần, cái chung - cái riêng. Vậy mà trong khi nằm đây tôi
lại nhớ nàng. Nhớ ghê gớm, tưởng chừng tôi có thể chết được để hồn bay
qua Thái Bình Dương gần nàng… Tôi không chịu nỗi mùi thuốc khét lẹt ai
đó hút quanh đây. Lúc bịnh hoạn thấy ai khỏe khoắn đã bực rồi, huống chi
thấy họ hứng thú. Mà mùi thuốc khó chịu thiệt. Mùi thuốc lào và cách
rút của thầy Trị, ro-ro-rột-rột, càng khiến khó chịu hơn. Hắn, người tự
nhận nói lên tiếng nói của
thành-phần-thứ-ba-yên-lặng-và-không-có-chánh-quyền, đang chấp nhận ân
sũng được làm đại diện dân trong một Quốc hội bày hàng của kẻ thắng
trận, đang mồi lửa vào ống điếu bằng cái Zippo trắng lóng lánh, ngó ngó
tôi rồi lắc đầu. Tôi không biết hắn đang nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ tới tôi
đêm hôm qua lúc móc túi đưa bật lửa cho Minh, tôi nhớ đến nàng một phút
thật ngăn ngủi, ngó một ngôi sao cô độc trên nền trời, lòng chợt buồn
cho tinh cầu đơn chiếc nầy và tôi ước ao mình có mặt bên cạnh nàng, nối
tiếp lại cuộc tình.
Giờ là mùa Xuân, sắp Tết, Tết ở đây buồn hiu, buồn hắt với từng trận mưa danh từ trong các diễn văn, thư gởi, với những ngón đòn bỉ ổi chí tử lên tôn giáo bằng các trò chơi, hát hò ở trong khuôn viên Lăng Ông và chùa chiền. Tết của tôi đã mất ý nghĩa. Hi vọng nàng hưởng được những cái Tết thuần túy dân tộc cùng cộng đồng Việt ở quê người. Tôi cho rằng Tết ở trong phong tục một phần lớn hơn là ở thời tiết và không gian. Tôi nhớ mấy cái Tết cùng nàng đi xem chiếu bóng, vòng tay tôi che chở làn sóng lấn ép người là người. Nàng nhỏ bé trong tay tôi, nàng hưởng sự bảo vệ và tôi biết rõ hơn ý nghĩa tình yêu từ đó, thân thể quyện trong nhau, e ấp, nương tựa, tin tưởng.
Tiếng anh chàng triết gia đón gió một thời muốn giết chết sự nổi tiếng của người nhạc sĩ nhất Việt Nam triết lý kiểu thời đại:
‘Có đi thực tế, có bịnh hoạn, thiếu thốn mới thấy giá trị của lao động, mới quý giai cấp công nhân.’
Giờ là mùa Xuân, sắp Tết, Tết ở đây buồn hiu, buồn hắt với từng trận mưa danh từ trong các diễn văn, thư gởi, với những ngón đòn bỉ ổi chí tử lên tôn giáo bằng các trò chơi, hát hò ở trong khuôn viên Lăng Ông và chùa chiền. Tết của tôi đã mất ý nghĩa. Hi vọng nàng hưởng được những cái Tết thuần túy dân tộc cùng cộng đồng Việt ở quê người. Tôi cho rằng Tết ở trong phong tục một phần lớn hơn là ở thời tiết và không gian. Tôi nhớ mấy cái Tết cùng nàng đi xem chiếu bóng, vòng tay tôi che chở làn sóng lấn ép người là người. Nàng nhỏ bé trong tay tôi, nàng hưởng sự bảo vệ và tôi biết rõ hơn ý nghĩa tình yêu từ đó, thân thể quyện trong nhau, e ấp, nương tựa, tin tưởng.
Tiếng anh chàng triết gia đón gió một thời muốn giết chết sự nổi tiếng của người nhạc sĩ nhất Việt Nam triết lý kiểu thời đại:
‘Có đi thực tế, có bịnh hoạn, thiếu thốn mới thấy giá trị của lao động, mới quý giai cấp công nhân.’
Tôi
lại muốn tháo mửa ra, mặc dầu mọi thứ còn trong dạ dày đã được tháo ra
hết và mỗi lần buồn nôn tôi rất khổ sở vì sự oặn thắt từ bên trong, cố
vắt ra một chút gì đó để tuôn ra ngoài. Ở đâu thời nào cũng có loại
người đó. Tại sao phải đem sinh mạng của một người ‘tôi hay ai cũng thế
mà thôi, một người’ để cho hắn thấy giá trị của lao động? Hắn muốn nói
lên sự ích lợi của việc trí thức đi thực tế? Chuyện nầy xưa rồi! Chỉ là
một sự đày ải, phân tán, đàn áp được mạ bằng lớp chữ nghĩa. Dầu sao cũng
không nên quá bực bội. Vô ích. Cuộc sống không thay đổi gì hơn bằng
những bực bội. Như tôi, sẽ không được bực bội vì mình bị thảy vào đây để
nằm ói mửa. Thằng Minh hỏi câu ngớ ngẩn. Đỡ chưa? Sau khi xoa nóng mặt
tôi bằng nửa chai dầu Song Thập. Làm sao đỡ được, dầu chứ bộ thuốc trị
thổ tả sao? Chắc nó bối rối vì tội nghiệp cho bạn, nhưng tôi không trả
lời. Tôi tỉnh trí thiệt nhưng miệng đắng nghét, cổ rát rạt thì trả lời
làm chi cho mệt. Nằm im thả trí bay bỗng theo những suy tư này nọ sướng
hơn. Giờ thì còn gì là quan trọng nữa đâu chớ? Điều tức là không ngờ
mình vướng bệnh, nếu không trước khi lên đây tôi đã chạy ra Nguyễn Huệ,
chợ trời thuốc tây, mua về một mớ. Tôi lại thấy đời sống có vợ chồng là
ích lợi. Mấy bà bỏ nầy bỏ nọ vô bao đồ đạc của chồng lẩm rẩm vậy mà đỡ.
Nếu không có chuyện lộn xộn bây giờ chắc nàng đã trở thành người lo lắng
cho tôi. Bạn bè chung quanh ai cũng có người lo, còn tôi, bù trớt,
cu-ki, đi đâu cũng mồ côi, tự sửa soạn, nên phần nhiều, để cho tiện, tôi
xách thật ít quần áo theo. Nói qua nói lại cũng là thiếu nàng. Đời tôi
lúc nhỏ nghèo khổ, lớn lên đầy mặc cảm, chỉ khoảng thời gian nàng hiện
hữu đời tôi mới có ý nghĩa thôi. Nàng, cây chống tinh thần cho tôi, điểm
long lanh lân tinh trong bóng tối đưa tôi ra khỏi sự lệch lạc trong đời
sống tình cảm. Nàng thứ nước, thứ phân để tôi, hạt mầm khô héo, có thể
đâm chồi.
Cây
xanh mơn mởn thì nàng mất tiêu từ ngày quốc nạn đầu tiên. Cơn lốc này
tới cơn lốc khác. Biền biệt mới được tin nàng qua biết bao trung gian
rằng đã theo chồng bỏ cuộc chơi hai năm sau ngày tới Mỹ. Người ta có thể
sống cho kỷ niệm, vì kỷ niệm nhưng không thể sống bằng kỷ niệm. Nàng
phải lo đời nàng trước. Chuyện đó không có gì đáng trách. Cái già xồng
xộc nó đi theo sau, người con gái nào cũng lo sợ điều đó. Tôi hiểu, tôi
thông cảm nàng hoàn toàn. Bị chặt cẳng chặt chân bó rọ ở đây, có cánh
họa may tôi mới thoát. Thôi cũng được. Xong một cuộc tình. Và bây giờ
thì tuần lễ lao động giúp tôi xong một cuộc đời. Từ tối, lúc bị thần
dịch tả làm tình làm tội, tôi đã thấy trước bước cuối của mình. Phải dọn
mình thật thư thả, phải thanh thản tuyệt đối. Thù hận kể ra nhưng để
thù hận lại cho người đời. Tam thập dư niên thế giới trung. Không không
sắc sắc diệc dung thông. Kim triêu mãn nguyện hoàn gia lý… Bài thơ của
Liễu Hoán hòa thượng không lúc nào hợp bằng lúc nầy. Hiểu rõ sự sắc
không thì mãn nguyện bỏ thế giới nầy về thế giới khác. Đâu cũng vậy mà
thôi, kể cả sống bảy mươi tuổi như Liễu Hoán hòa thượng hay mới ngoài ba
mươi như tôi.
Có điều ra đi lúc gần Tết là điều gì không ổn. Mùa xuân là mùa thạnh mậu mà, đâu phải mùa thu đâu mà khô héo rơi rụng. Thôi mệt. Thời nầy thì vậy không, chuyện ngược đời xảy ra luôn, ‘trên cây còn lá úa, lá xanh kia rụng rồi’. Con xin chịu bất hiếu với cha mẹ.
Ngoài ngõ tiếng mấy người thanh niên xung phong mừng sắp được về ăn Tết sao mà đáng thương đến muốn chảy nước mắt. Đáng lẽ tự do đó là của họ, bị giữ lại hết, lâu lâu mới được thí lại cho một chút, mừng quính, mừng quáng thấy thảm hại.
Suốt năm là mùa Xuân của họ mà, đâu phải chỉ có mấy ngày thôi đâu? Người lớn làm lọt mất chớ đâu phải họ. Tội nghiệp…
3.
Có điều ra đi lúc gần Tết là điều gì không ổn. Mùa xuân là mùa thạnh mậu mà, đâu phải mùa thu đâu mà khô héo rơi rụng. Thôi mệt. Thời nầy thì vậy không, chuyện ngược đời xảy ra luôn, ‘trên cây còn lá úa, lá xanh kia rụng rồi’. Con xin chịu bất hiếu với cha mẹ.
Ngoài ngõ tiếng mấy người thanh niên xung phong mừng sắp được về ăn Tết sao mà đáng thương đến muốn chảy nước mắt. Đáng lẽ tự do đó là của họ, bị giữ lại hết, lâu lâu mới được thí lại cho một chút, mừng quính, mừng quáng thấy thảm hại.
Suốt năm là mùa Xuân của họ mà, đâu phải chỉ có mấy ngày thôi đâu? Người lớn làm lọt mất chớ đâu phải họ. Tội nghiệp…
3.
Nàng uống vội ly sữa, bốc chìa khóa từ giã chồng trước khi đi làm:
‘Thôi em đi. Năm nào Tết cũng nhằm ngày thường. Tết nhứt mà đi làm thì tức tức. Ở nhà thì tiếc. Hình như còn hai ngày nữa Tết phải không anh?
‘Ừ! Chúa nhựt nầy hội Tết ở nhà thờ Baptist, chắc em đi một mình, hôm qua manager mới kêu vô bảo tuần nầy làm over-time, từ chối không được.’
Nàng đứng lại chỗ phân cách giữa nhà bếp và garage ngó chồng. Vậy là nằm nhà. Đàn bà con gái ai đi tới chỗ hội hè đình đám một mình. Tết nào đó, một lần, hai lần, ba lần, trong rạp hát chật ních, hơi ấm chàng chuyền từ phía sau tới, những cái xiết tay thật mạnh, âu yếm đến xáo trộn nhịp đập tim. Những lúc nắm tay nhau đi lại chỗ nầy chỗ kia trong Lăng Ông, niềm vui tràn tận lên khóe mắt, trong cử chỉ của chàng. Những nụ hôn len lén, run rẩy của cả hai đàng trên ghế đá công viên. Vậy mà bây giờ ngàn trùng thời gian, không gian. Vậy mà giờ đã nhạt nhòa trong trí nhớ. Ở đây một cái Tết thật bình thường tìm cũng không ra. Mùa Xuân lọt qua kẽ hở mất tiêu. Chỉ còn lại một cái tên gọi, một tiếng kêu, một ngày để chép miệng nhớ tiếc.
Mở cửa xe, ngồi vào vị trí người lái, nàng bỗng rung động toàn thân, một luồng lạnh chạy dài trên xương sống, chẻ nhánh ra hai tay. Mồ hôi ở lòng bàn tay tuôn ra lạnh ngắt. Nàng nói với mình:
‘Kỳ vậy! Hay là có người thân nào bị nạn? Mà đâu phải. Bà con ai cũng ở Mỹ nầy, có gì thì đã biết rồi. Còn có ai thân thuộc ở Việt Nam nữa đâu?’
Nàng de mạnh xe ra khỏi garage, quẹo trái ra đường lớn. Bóng đèn đỏ phía sau xe để hai chấm máu là đà trên mặt đất.
‘Thôi em đi. Năm nào Tết cũng nhằm ngày thường. Tết nhứt mà đi làm thì tức tức. Ở nhà thì tiếc. Hình như còn hai ngày nữa Tết phải không anh?
‘Ừ! Chúa nhựt nầy hội Tết ở nhà thờ Baptist, chắc em đi một mình, hôm qua manager mới kêu vô bảo tuần nầy làm over-time, từ chối không được.’
Nàng đứng lại chỗ phân cách giữa nhà bếp và garage ngó chồng. Vậy là nằm nhà. Đàn bà con gái ai đi tới chỗ hội hè đình đám một mình. Tết nào đó, một lần, hai lần, ba lần, trong rạp hát chật ních, hơi ấm chàng chuyền từ phía sau tới, những cái xiết tay thật mạnh, âu yếm đến xáo trộn nhịp đập tim. Những lúc nắm tay nhau đi lại chỗ nầy chỗ kia trong Lăng Ông, niềm vui tràn tận lên khóe mắt, trong cử chỉ của chàng. Những nụ hôn len lén, run rẩy của cả hai đàng trên ghế đá công viên. Vậy mà bây giờ ngàn trùng thời gian, không gian. Vậy mà giờ đã nhạt nhòa trong trí nhớ. Ở đây một cái Tết thật bình thường tìm cũng không ra. Mùa Xuân lọt qua kẽ hở mất tiêu. Chỉ còn lại một cái tên gọi, một tiếng kêu, một ngày để chép miệng nhớ tiếc.
Mở cửa xe, ngồi vào vị trí người lái, nàng bỗng rung động toàn thân, một luồng lạnh chạy dài trên xương sống, chẻ nhánh ra hai tay. Mồ hôi ở lòng bàn tay tuôn ra lạnh ngắt. Nàng nói với mình:
‘Kỳ vậy! Hay là có người thân nào bị nạn? Mà đâu phải. Bà con ai cũng ở Mỹ nầy, có gì thì đã biết rồi. Còn có ai thân thuộc ở Việt Nam nữa đâu?’
Nàng de mạnh xe ra khỏi garage, quẹo trái ra đường lớn. Bóng đèn đỏ phía sau xe để hai chấm máu là đà trên mặt đất.
Nguyễn Văn Sâm
HUY PHƯƠNG * TỘI NGU
Tội Ngu
“Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo!”(Nguyễn Trãi)
Lấy chí nhân mà thay cường bạo!”(Nguyễn Trãi)
Cho đến hôm nay, nhiều người vẫn oán trách, lên án cộng sản chuyên lật lọng, nói một đường làm một nẻo. Câu chuyện mà chúng ta nhắc nhở nhiều nhất là chuyện sau ngày 30 tháng 4, cộng sản thông báo sĩ quan cấp úy “đi học tập” một tuần, và sĩ quan cấp tá 15 ngày, nhưng sau đó đày đọa Quân, Cán, Chính VNCH trong các trại tập trung ở các vùng thâm sơn cùng cốc đến mười năm, hai mươi năm và đã biết bao nhiêu người kiệt lực phải chết ở trong tù!
Tuy
nhiên, nếu chúng ta chịu khó nhớ lại và đi tìm, thì không có văn bản
nào của Ủy Ban Quân Quản VC thời đó thông báo hay ấn định thời gian học
tập là một tuần hay mười lăm ngày. Họ chỉ nói lập lờ là sĩ quan cấp úy
đem theo tiền ăn cho “một tuần,” và sĩ quan cấp tá “15 ngày.”
Hiền
lành, hiểu biết nông cạn, hay phỏng đoán và suy luận hời hợt, tôi, là
người viết bài này, một sĩ quan cấp úy vội hiểu rằng cộng sản tập trung
chúng tôi lại để học tập chính sách mới trong vòng một tuần. Là một sĩ
quan Chiến Tranh Chính Trị trung cấp (cứ xem như vậy đi), đã biên tập
nhiều bài vở, phỏng vấn nhiều tù binh CS, viết nhiều slogan chống Cộng
trên sách báo và đài phát thanh mà ngây thơ, hoàn toàn không hiểu gì về
cộng sản. Buổi trưa ngày 24 tháng 6, theo thói quen, tôi vẫn có một giấc
ngủ trưa, thức dậy vào khoảng ba giờ chiều, hẹn một người bà con cùng
cấp bậc ở chung trong cư xá khăn gói cùng đi trình diện. Trong ba lô cá
nhân có một cái mền dù, một cuốn sách không nhớ tên, hai bộ áo quần, một
đôi dép, một số tiền để đóng tiền ăn cho một tuần và đúng bảy gói mì ăn
liền “Hai Con Cua” cho bảy buổi sáng. Như mỗi lần đi công tác, ra đi,
tôi nói với vợ: “Anh đi một tuần về!” Cũng không hôn vợ hay xoa đầu con
trước khi ra đi.
Theo
thông cáo của chính phủ Lâm Thời Miền Nam (tức là MTGPMN) thì sau cuộc
chiến, sĩ quan và binh sĩ (Ngụy) được cho trở về nơi quê quán làm ăn, đó
là trên văn bản, nhưng trong thực tế, một cuộc trả thù quy mô đã thực
sự bắt đầu.
Ðến
nơi trình diện, chưa đóng tiền ăn thì ngay buổi chiều đã có những chiếc
xe của những nhà hàng Tàu nổi tiếng Chợ Lớn như Soái Kình Lâm, Ðồng
Khánh… mang thức ăn đến với những món như cơm chiên Dương Châu, Cá Chua
Ngọt, Mì Xào… chia cho anh em theo từng toán, phòng dùng bữa. Nếu như có
bà vợ nào lo lắng cho số phận của chồng, đứng lấp ló bên kia đường,
thấy vậy cũng yên tâm, tối nay về ngủ yên. Người nào đang còn nghe
ngóng, hồ nghi chưa chịu đi trình diện thì cũng “hồ hởi” hăng hái vào
rọ. Ai cũng cho rằng “Cách Mạng” chu đáo, bảy ngày “tẩm bổ” như thế này,
đi “học”về chắc lên cân.
Tranh Bích Chương Nguyễn Hữu Nhật: CSVN Trả Thù Hèn Hạ
Sau
một tuần lễ trôi qua, rồi sau một tháng, khi đã bị sập bẫy, trong một
lần chuyện trò với những người bạn tù cùng hoàn cảnh, tôi bày tỏ ý kiến
về chuyện chúng ta có thể bị tập trung, giam giữ lâu dài chứ không phải
một hai tuần như nhiều người đã tin tưởng. Trong số bạn tù, có người đã
không đồng ý với nhận định của tôi, tin tưởng vào lời hứa hẹn ỡm ờ của
bọn cai tù, y cho là tôi đã làm mất tinh thần anh em, hung hãn bước tới
và toan đánh tôi, vì tôi là người đã nói ngược lại những điều mà họ tin
tưởng: “học tập” vài tháng rồi về!
Nhà
tù cộng sản nêu khẩu hiệu và đoan chắc: “Học tập tốt, lao động tốt” sẽ
được sớm về sum họp với gia đình. Do đó đám tù khi lên lớp “học tập,”
kiểm thảo thì đấm ngực mình nhận tội, sẵn sàng đấu tố bạn bè, đồng ngũ
chưa thành khẩn khai báo, lúc “lao động” thì làm việc trối chết, tranh
thủ để được bầu làm “tiên tiến,” nhưng cuối cùng về hay ở là do chuyện ở
đâu đâu! Nếu có năm bảy chục lượng vàng đút lót ở cấp trung ương thì
may ra.
Ở
ngoài nhà tù lớn thì gia đình, vợ con những người tù “cải tạo” được
phường khóm hứa hẹn, khuyến khích bồng bế nhau đi vùng kinh tế mới cho
chồng mau về sum họp gia đình, nhưng cuối cùng mất nhà, mất tiền, thân
tàn, ma dại, lâm vào cảnh khốn cùng.
Ði
làm thủy lợi thì chia toán, phân lô, cán bộ hô hào “làm sớm nghỉ sớm,”
toán nào làm xong, đạt chỉ tiêu thì được về nhà trước. Ai cũng làm việc
trối chết vì mẹ già con dại ở nhà, nhưng làm xong phần mình thì được
“điều” sang làm cho toán khác, “đoàn kết để cùng nhau tiến bộ!”
Ở
trong trại tù, có tin đồn là tù sắp chuyển trại, thì trước hàng tù tập
họp, cán bộ trại thề sống thề chết là không bao giờ chuyện đó có thể xẩy
ra, nhưng ngay tối hôm đó thì trại tù được lệnh chuẩn bị khăn gói… lên
đường.
Ở
trong nhà tù “cải tạo” cũng với trò này, anh nào làm sớm được nghỉ sớm,
nhưng xong chỉ tiêu thì sẽ có việc khác làm tiếp, “nước sông công tù,”
biết bao giờ cho hết việc làm.
Tết
Mậu Thân ở Huế, Việt Cộng kêu gọi viên chức VNCH ra trình diện, lần thứ
nhất tuyên truyền qua loa xong cho về nhà, lần thứ hai học tập sơ sài
lại cho về. Do vậy, những người còn ẩn náu trốn tránh gọi nhau ra trình
diện, nhưng lần thứ ba cũng là lần cuối cùng, và là lần về… mồ chôn tập
thể!
Ông
Nguyễn Văn Thiệu đã có một câu danh ngôn để đời: “Ðừng nghe những gì
cộng sản nói…” tuy ai cũng khen ngợi câu nói này, nhưng lại thật thà,
mau quên, nhớ được một lần, nhưng những lần sau lại không nhớ! Cuối cùng
chúng ta đều là những “cô bé choàng khăn đỏ” ngây thơ, cả tin, thiếu
kinh nghiệm trước con cáo già cộng sản!
Những
gì mà cộng sản nói thì phải hiểu ngược lại hay hiểu một cách khác. Hiệp
định ký chưa ráo mực trên bàn thương thuyết thì ngoài mặt trận chúng đã
vi phạm. Lệnh hưu chiến mới có hiệu lực thì lực lượng cộng sản đã nổ
súng tấn công. Mậu Thân là một bài học lịch sử trả bằng máu quá đắt.
Phát
ngôn viên chính phủ trong các cuộc họp báo thì nói ngược để che giấu sự
thật một cách trơ trẽn. Năm 2008, phóng viên AP ở Hà Nội, Ben Stocking,
49 tuổi khi đến chụp hình chuyện tranh chấp đất đai giữa giáo dân và
chính phủ cộng sản, đã bị “đánh đấm, bóp cổ và đập vào đầu, tịch thu máy
ảnh,” có chứng cớ bằng hình ảnh và những đoạn phim thu hình, nhưng phát
ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn chối phăng là không hề có vụ hành
hung này.
Trong
vụ Văn Giang, hai ký giả bị đánh tàn nhẫn thì chính quyền cho đó là
những đoạn phim giả tạo được ghép vào! Mô tả một vụ máy bay cháy, thì
chúng nói có khói bốc lên nhưng không phải cháy! Ngay người đại diện
chính phủ còn ăn gian nói dối mà không hề biết ngượng nên xã hội ngày
nay đã mất hết đạo lý. Chân thật, ngay thẳng luôn luôn phải chịu thiệt
thòi, nên con người phải chạy theo gian trá, lươn lẹo để sống còn.
Chúng ta thua vì chúng ta sống có đạo lý, ngay thẳng.
Chúng
ta cứ hô hào “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay
cường bạo,” nhưng rút cuộc hung tàn, cường bạo đè bẹp chuyện đại nghĩa,
chí nhân. Dương Thu Hương đã từng cho rằng: “Chế độ chiến thắng cuộc
chiến chẳng qua chỉ là một thể chế man rợ!”
Ðến
hôm nay tôi vẫn chưa quên được chuyện khăn gói mang theo bảy gói mì
“Hai Con Cua”dành cho bảy ngày “học tập,” trở thành bảy năm tù của tôi.
Sau bảy năm tù, tôi đắng cay nhận ra cái tội của mình: tội ngu!
@Bài tác giả Huy Phương gửi đến BBT
@DD Người Dân Việt Nam
PHÓ THƯỜNG DÂN * MIỀN NAM
Miền Nam VN sau 37 năm dưới chế độ CS
Tôi thấy gì và nghe được gì ở Sài
Gòn và miền Nam VN sau 37 năm dưới chế độ CS
Lời người
viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội
với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy
tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại một cách trung thực.
Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi
mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng “ vĩ
đại “ trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm “thư giản” sang trọng,
quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ
trường New Century Hà Nội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo
sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ- học sinh phải trả học
phí bằng tiền Mỹ - 1,000 US$ đến 1,500 US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )
Tôi cũng hiểu
rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử “đỏ”, các nhà giàu mới -
thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ
đến đây để “thư giản”, uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái.
Để vài hôm sau - đâu lại cũng vào đó…
Tôi cũng thấy
Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật
tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt. nhà cửa mặt tiền hầu hết
đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà
trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa
bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sỉ vô duyên. , lấn chiếm ngang
ngược đất công hoặc lề đường…
Và hệ thống
cống rãnh lạc hậu. mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập
nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của
10.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty
ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu
kinh tế Việt Nam
bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời
phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1,200 đô la
Mỹ, chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt. Thuốc lá và bia - bia nội, bia
ngoại - có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhất ở Sàigòn.
Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị -"Nhậu". Già nhậu, trẻ nhậu…
con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu
bây giờ là giai cấp nắm quyền thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê,
bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A,
trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10
tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hãng bia và
thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng
âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch,
và nước da mông mốc, cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê mới
lên Tỉnh.
Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng “tiếm công vi tư” lộng hành, ngang
ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên
như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa.
Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn
- ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp
đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không
phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có
dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gỡ của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ,
ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.
Còn nhiều, rất
nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn.
Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp
cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra
phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) - bên có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm
phía sau thành 2 căn phố thương mại mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá
mỗi căn, nhiều trăm ngàn Mỹ kim - ngon ơ ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành
Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm
trước 75 - phố thương mại, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang
ngược và lộng hành nhất là 2 căn phố thương mại bên hông trường Trương minh Ký,
đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố
dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu
lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mại bán quần áo, giày vớ thể thao,
buôn bán ầm ĩ, náo nhiệt suốt ngày.
Công an chiếm
đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công
An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó
hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải
thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ
rệt hơn :
“Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp
luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng . Không thể nào chống tham nhũng được vì
nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? “ (Nhật ký “Rồng Rắn” của Trần Độ).
Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.
Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi mô tô chạy như bay trên đường phố.
Tôi còn thấy
những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi
Nylông, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… Những bà cụ già, những
cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn,
lê lết trên một miếng ván gỗ … đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình).
Bộ mặt Sàigòn
“đổi mới” bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những
phố xá thương mại sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những
nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy
nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền. trang trí cây cảnh như một mảng vườn
Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường
phố - Nhiều người chóa mắt. choáng váng, cho là “Việt Nam
bây giờ tiến bộ quá”.
Riêng Phó
thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một
nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất
và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist -
bằng: 800 US $ năm 2011 (Hà
Nội bốc lên 1,000 US $, Chỉ
hơn Lào và Cambodia
chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 3.500 US $ - Phi luật Tân: 2.000 US $ - Nam
Dương: 1.160.US$. Tân gia Ba 30.000 US$. (The Economist World, năm 2011 -
p. 158, 176, 238)
Việt Nam còn lẹt đẹt
đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai
là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn,
những biệt thự lộng lẫy kia? - Thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng
viên (tại chức hoặc giải ngũ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê -
Giai cấp giàu có bây giờ là ai ? Giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải
của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có
???
HIỆN TƯỢNG
NGƯỜI BẮC XA HỘI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MẠI QUAN TRỌNG Ở SÀIGÒN
- KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.
Cho dù núp
dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm,
giải thích thế nào chăng nữa - Thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ
Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu
toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi
một vòng quanh Sàigòn. Và các khu phố sầm uất nhất, vào những hiệu buôn lớn để
mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - Từ cô bán
hàng đến bà chủ ngồi phía trong - Cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền
Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế
Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai,
Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu
hoặc xây cất lại. nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như
nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn
bán đồ nhập cảng v. v. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con
số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh
các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất
nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu
của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi
cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh
lùng, hách dịch với người Việt Nam
và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu -
Cũng đều là người Bắc - Trừ một số cán bộ gốc miền Nam
ra Bắc tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam -
Thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc cả.
Hệ thống quyền
lực từ trên đến dưới - Từ Trung ương đến địa phương - Từ Tỉnh thành đến quận
lỵ, thị trấn, làng xã gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ.
Những công Ty dịch vụ có tầm cỡ, những công Ty thương mại sản xuất lớn - điển
hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 10,000 xe hơi đủ loại, chủ nhân
cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông,
từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mại, sản xuất - Cũng là do
người miền Bắc XHCN nắm giữ.
Đó là sự thật
trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu,
chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà
cửa của tù cải tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để
lại, những lượng vàng thu được từ những người vượt biên bán chánh thức - tài
sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh
miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai
biết.
Thông thường -
những của cải nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc công ích như các
ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng - sự thật trước nhất
- là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo
Luật pháp XHCN (Đọc Đất
đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ -
nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết…
đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhất là các ông cán bộ nầy - vì
lo sợ cái gì đó - bèn đem “ bán non” những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước.
Một căn nhà của một viên chức tù cải tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa
thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường
hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá
víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.
Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xã tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.
Đến thời “mở
cửa” - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai
thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch
ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các
công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây
cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ
quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt.
Những đại công
tác nầy mặc sức mà ăn, no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp
xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ điển hình: Một bệnh viện gần chợ “cua”
Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện
đóng cửa không sử dụng được.
Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mại ở những khu thương mại quan trọng nhất - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhất lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhất là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.
Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”:
- “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.
- Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.
BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM
Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 37 năm dưới chế độ cộng sản. Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái Nứa, Cái Chuối xã Long Mỹ, VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. “Cầu tre lắt lẻo”, cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng) nay không còn thấy nữa.
Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẽ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà Cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi.
Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương.
Dưới sông - từ
kinh Vĩnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau
chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu
tiểu bắc phía sau.
Tắm rửa giặt
giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì
thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như
trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá. Basa, cá điêu
hồng v. v. ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc
trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn
thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần
lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa. Hỏi một ông già
tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời: “ Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi! “
Tôi hỏi thêm:
“ Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mại dâm, nhiều cô gái bị
chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập. các cô gái nầy không sợ
sao ông?
“ Biết hết -
mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng
Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần
không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may. “Câu chuyện gái
Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết.
Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài: “ Nỗi đau từ những con số”- có nói đến số phận của 65.000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy: “Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang “bày hàng” để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình “ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: “Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển. Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỹ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm”.
Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn Tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời:
‘ “Đó là
những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn. Hàng bên trong là những
người đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người
đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển
lựa”.
Tôi nhìn kỹ
các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoản chừng 18 đến 20, đứng cặp với những anh Tàu
già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn
mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ
chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.
Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức “ môi giới hôn nhân lậu”- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mại dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhản xẩy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn.
Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức “ môi giới hôn nhân lậu”- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mại dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhản xẩy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn.
Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục rồi bán vào động mại dâm lấy tiền gỡ vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.
Cựu Quốc
Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên
làm vợ mấy thằng Tàu, lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa
lời!
Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn?
Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn?
Có thể có
nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển
cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp
hóa, đô thị hoá bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị
thu hẹp, Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn
vào. Nông dân miền Nam
thiếu đất canh tác. Các cô gái miền Tây quẩn bách vì không có việc làm kinh
niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ
mắng nhiếc, đay nghiến khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có
chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền
giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về
luân lý đạo đức cũ. Thang danh giá trị bị đảo lộn nên họ không đặt nặng danh
dự, sĩ diện như thời trước. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng họ đành đánh
liều nhắm mắt đưa chân. Nhưng động lực chánh là nghèo.
NGHÈO
Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan… để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 37 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSC: 37%. ĐBSH: 29% . Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x. b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn) Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ở, mức sống văn hóa) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá.
NGHÈO
Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan… để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 37 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSC: 37%. ĐBSH: 29% . Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x. b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn) Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ở, mức sống văn hóa) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá.
Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết:
Cái nghèo ở
Việt Nam
bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng
lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát. khi trời mưa lúc ban
đêm, không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi
run cằm cặp, trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc… Cái nghèo
của một người đi mượn tiền, mượn gạo. tới ngày hẹn không tiền trả. Cái nghèo
của một thanh niên thất nghiệp, cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù
sụ, mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi
lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân.
Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời. - Có. Tôi quen biết ông
Sáu S. làm nghề chày lưới. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề
nầy: nghề đi nhủi tép. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2011) tôi thấy vợ chồng
một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy
rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch. Hỏi thăm thì té
ra là con của Tư Te. Đời ông nội - nghèo! Đời cha nghèo! Đời cháu cũng nghèo!
Khó 3 đời đó. Cộng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho
người nghèo thành giàu. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân
Việt Nam
chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả
năng biến nông dân thành thợ thuyền. trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho
nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh
trong một bài phổ biến trên mạng, viết : “Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu
miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà
giàu có được? “
MIỀN NAM - 37 NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
MIỀN NAM - 37 NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt, cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục (hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con) - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàigòn). Như vậy có gọi là phát triển không?
KẾT LUẬN
- 37 năm
nhìn lại:
Người ta thấy miền Bắc đã “giải phóng” dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. “Giải phóng” miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. “Giải phóng” quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển… “ Giải phóng” phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm “vợ nô lệ”, đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan.
Người ta thấy miền Bắc đã “giải phóng” dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. “Giải phóng” miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. “Giải phóng” quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển… “ Giải phóng” phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm “vợ nô lệ”, đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan.
- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2010) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2011). Chỉ trong năm 2011 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )
- 37 năm nhìn lại:
Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2011: “Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở"
- 37 năm nhìn lại:
Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo: “Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu." (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)
PHÓ THƯỜNG DÂN
HÀ NHÂN VĂN * VIỆT NAM TRUNG QUỐC
Hà Nhân Văn
Thời Sự Quốc tế Việt Nam.
Posted on 29.09.2012
Việt-Nam Trước Thách-Đố Đại-Hán Đỏ Xâm-Lăng
Mục tiêu xa của Bắc Kinh: Dầu khí Côn Sơn, Tây Nguyên, Trường Sơn Việt-Nam Trước Thach-Đố Đại-Hán Đỏ Xâm-Lăng
VẤN ĐỀ LIÊN MINH VỚI HOA KỲ
Ts Cù Huy Hà Vũ từng thống thiết kêu gọi Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ, “Đó là mệnh lệnh”. Mệnh lệnh của ai? Mệnh lệnh của tổ quốc và của Mẹ Việt Nam. Lời kêu trầm thống ấy chính là nguyên nhân Bắc Kinh áp lực CSVN phải bắt giam và bỏ tù Cù Huy Hà Vũ đồng thời tiêu diệt khí thế VN. Nhưng liên minh với Mỹ vào lúc này có dễ không? Dễ mà khó, rất khó!
Dễ là vì Mỹ đang muốn giúp VN và bảo vệ Biển Đông. Các tổ chức cựu chiến binh Mỹ “Viet Veterans” đã và đang đổ xô qua tiếp tay tái thiết VN, hàn gắn vết thương “20 năm cuộc chiến” và xóa nhòa “hội chứng VN”. Khuynh hướng thân Mỹ trong giới trí thức, sinh viên, cựu tướng lãnh và cựu chiến binh VNCS càng ngày càng lan rộng, lấy “Trung tâm Hoa Kỳ” ở Sàigòn làm thí dụ, giới trẻ tấp nập đến trung tâm, nhất là ngày thứ bảy chủ nhật. Nhưng rất khó lúc này, chỉ có thể liên minh với Mỹ về chính trị và quân sự trong điều kiện tiên quyết, “ắt có và đủ”, VN phải có tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Thời cơ vàng son đang tới. Ngày 2-6 vừa qua, sau khi dự thượng đỉnh G-8 trở về, TT Obama tái xác định với lời lẽ hết sức cứng rắn: Bất cứ nơi nào an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa, Hoa Kỳ sẽ phản ứng tức khắc, kể cả dùng biện pháp quân sự. Biển Đông là vùng an ninh của Mỹ.
HAI ĐIỀU KIỆN CHỐNG ĐẠI HÁN
Nếu bất hạnh Trung quốc Đỏ xâm lăng VN như phe diều hâu Bắc Kinh đã và đang hô hào cổ võ “đánh! đánh” , Tàu Đỏ chắc chắn sẽ thua Việt Nam trong 2 điều kiện sinh tử: 1. Diệt được lũ Việt gian trong lãnh đạo và trong lòng ĐCSVN. 2. Trung hòa đạo quân thứ năm của Bắc Kinh đang lúc nhúc trên đất nước, đó là tập thể trên 300,000 Hoa kiều mới nhập lậu vào VN từ đầu thập niên 2000, hầu hết là Hán dân đến từ các tỉnh nghèo như Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Nam… Cần phân biệt lớp Hoa kiều mới này với đồng bào Việt gốc Hoa trước năm 1975 ở cả 2 miền Nam Bắc, nay gọi đơn giản là đồng bào Hoa, hầu hết đến VN từ thế kỷ 17 và trước nữa, gốc Phúc Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam và một số ở Chiết Giang và Quảng Tây, vốn là huyết hệ Việt tộc trong dòng Bách Việt, ta phải bảo vệ, là đồng bào ta.
TẬP ĐOÀN VIỆT GIAN TRONG ĐẢNG CSVN
Bộ “sậu” của Bắc Kinh đang là một quyền lực sinh sát trong lãnh đạo ĐCSVN. Do cao trào chống Đại Hán bá quyền trong quân đội và quần chúng VN, chúng mai phục nằm im, chờ giờ hành động. Trùm Nguyễn Phú Trọng chắc không đến nỗi nào so với Lê Khả Phiêu – Trần Đức Lương và Tô Huy Rứa, sản phẩm của Bắc Kinh, vẫn chưa đủ lông cánh vượt qua mặt Trương Tấn Sang, dù tháng 7 này, Sang sẽ hết thực quyền điều hành đảng. Một
Nguyễn Chí Vịnh, như biết thân phận nằm êm ru, chưa qua mặt nổi Phùng Quang Thanh. ĐH kỳ 11 vừa qua, tướng Thanh về nhì, 95% phiếu sau Trương Tấn Sang. Trọng đứng thứ 6, do là người của Bắc Kinh nên được đẩy lên làm TBT, nếu không có cục Tình báo Hoa Nam mua chuộc thúc đẩy, không đến lượt Trọng làm TBT mà phải do họ Trương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Trọng là tay em của phe chống TQ, suốt nhiều năm phục vụ tại tòa soạn báo Nhân Dân, Trọng chống Đại Hán bá quyền rất mãnh liệt, Trọng nằm trong quĩ đạo Lê Duẫn – Lê Đức Thọ. Trọng du học và đậu Phó tiến sĩ ở Liên Xô. Theo tin Hà Nội, Trọng chỉ ngả vào vòng tay Bắc Kinh từ khi Trọng làm bí thư thành ủy Hà Nội, Trọng lạc vào phe làm ăn móc ngoặc với các đại gia Tầu Đỏ trong dịch vụ vĩ đại “mở rộng thủ đô”, mua bán đất ở các huyện ngoại thành. Xét về ý thức hệ, suốt nhiều năm, từ thập niên 1960, Trọng thuộc phe giáo điều Mác Lê Liên Xô, cực lực chống lại chủ nghĩa xét lại của Mao Trạch Đông.
Do quyền lợi sinh tử của địa phương, các ủy viên TƯĐ hầu hết thuộc phe âm thầm chống Đại Hán, từ Nghệ Tĩnh đến Nam Ngãi, Bình Phú. Nhờ vậy, bọn Việt gian tay sai Đại Hán càng ngày càng co cụm lại nhưng chúng dư thừa phương tiện. Tiền đẻ ra quyền lực! Sự thức tỉnh, chống Đại Hán càng ngày càng lan rộng trong nội đảng, nhất là hàng tướng lãnh và sĩ quan cao cấp QĐND nay đã về hưu nhưng ảnh hưởng vẫn còn lớn trong tập thể cựu chiến binh và cán bộ cơ sở. Tiêu biểu nhất như cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh (1974-1989), Gs. Trần Phượng, cựu Phó Thủ tướng, sử gia Dương Trung Quốc v.v… họ là những tiếng nói đầy trọng lực và rất thuyết phục, do họ là người yêu nước và thanh liêm… Nhưng bộ sậu của TC và sâu bọ Việt gian vẫn còn lúc nhúc trong nhiều ngành.
TRƯỚC THÁCH ĐỐ VÀ SỢ HÃI
Sợ Trung Cộng thì dân ta không sợ. Nếu sợ, làm sao VNCS chiến thắng cuộc chiến biên giới năm 1979, với trên 20,000 quân TC phơi xác và vài vạn tù binh, thương binh! Đại tướng Tổng tư lệnh quân viễn chinh Dương Đắc Chí trở thành Dương Thất Chí sau khi bị thiêu rụi trăm cỗ xe, pháo, nướng trọn 2 vạn quân. Bây giờ anh tướng Tàu Đỏ rụng răng, tuần này qua tuần khác viết lên website hô hào “đánh Ô Nam, lấy lại đất cũ của Trung quốc”! Những ngàn năm, người Việt dù sợ và rất sợ Đại Hán xâm lăng nhưng ở thế chân tường lại vùng lên không hề biết sợ. Sợ là sợ nội xâm, nội thù. Qua các tấm gương dũng liệt của Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đan Quế, Lê Quốc Quân và hàng trăm trí thức đã can trường đứng lên, đồng bào trong và ngoài nước chê trách phàn nàn: Hào kiệt VN còn ở đâu? Sao trí thức trong nước vẫn im lìm! Xin khoan phê bình và lên án. Ở hải ngoại này nói gì viết gì mà không được. Nỗi sợ bạo quyền vẫn còn bao trùm xã hội VN hôm nay.
SỢ CHỬI! SỢ CÔNG AN BÔI NHỌ!
Hàng ngàn trí thức và nhân vật thượng thặng của CSVN đã lên tiếng phản đối vụ Bô xít Đắc Nông trong đó có cả bà già Nguyễn Thị Bình và Gs. Ngô Bảo Châu, học giả Nguyễn Huệ Chi. Thế rồi im bặt, tiếng nói tắt ngay như viên sỏi ném xuống lòng giếng sâu. Tại sao? Vẫn là sợ. Sợ tù đầy chưa bằng sợ bị bôi nhọ trên báo của công an Cộng Đảng. Hãy xem: lúc còn sinh thời, cố HT Thích Huyền Quang liên tục bị báo công an bôi nhọ, réo tên tục của ngài, gọi bằng ông. Rồi HT Thích Quảng Độ, liên tục bị xuyên tạc bôi nhọ.
Gần đây, tháng 5, báo CA của Đảng lại lải nhải bôi nhọ Cù Huy Hà Vũ, kéo theo Ngô Bảo Châu, gọi là “Gs. Châu hiểu lầm về Cù Huy Hà Vũ”. Tâm hồn trí thức, nhất là trong giáo giới đại học vốn rất nhạy cảm, rất sợ bị bôi nhọ, xuyên tạc bôi tác trên mặt báo. Tại sao lại sợ và rất sợ như thế? Đây là tâm lý chung, nó chửi mình mình ráng chịu nhưng còn vợ con, anh em, bà con bên nội bên ngoại và học trò. Bằng hữu và chiến hữu không sao. Đảng CSVN có ba đội “hùng binh” bảo vệ Đảng: một là QĐND, sau là công an rồi đến đội quân báo Đảng trong đó chửi, xuyên tạc và bôi đen đối thủ của Đảng được trao cho báo Công An, nghĩa là công an làm 2 chức năng: bắt bớ tra tấn nhân dân, bôi đen và chửi các nhân vật CS cần triệt hạ. Thí dụ liên tục bôi đen bôi bẩn cựu Đại tá Bùi Tín, vu cáo Đại tá Tín theo VT. Hãy hiên ngang và dõng dạc như Đạ tá Tín, ông sẵn sàng đối phó với quân “khốn kiếp” ấy. Đại tá Tín đã lên tiếng như người cha dạy lũ con hoang của tổ quốc, ông Tín đã cho chúng một vài bài học đích đáng qua bài viết của ông. Bản thân người cầm bút Cao Thế Dung là khách hàng thường trực nhiều năm của báo Công An. Thí dụ tuần báo “An Ninh Thế Giới” của Công An số ra ngày 16-2-2004, số 426, bài đầu, trang 3 “An ninh trong nước”, viết rằng: “Các nhân vật trong “chính phủ” bịp đã kể rõ: Cao Thế Dung “tham mưu đường lối” hiện là bồi bút. Ở khu Bolsa, quận Cam, California, nơi có đông người Việt sinh sống và cũng là nơi đẻ ra nhiều tổ chức phản động nhất, hễ ai đưa cho Cao Thế Dung – dù chỉ vài chục “đô”, thuê Dung viết bài “đánh” người này người nọ trên mấy tờ báo lá cải là Dung “đánh” liền mà chẳng cần biết sai hay đúng. Trình độ học vấn mập mờ nhưng sang Mỹ, Dung khoe đã có bằng tiến sĩ do… Đại học Harvard cấp”. Họ Cao vui vẻ, lịch sự viết thư về Hà Nội trả lời: Chửi nữa đi các em, để anh gửi cho chút ít đô la xài chơi!
Trí thức trong nước hãy noi gương Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngài đâu có thèm quan tâm! Chấp! Như đánh cờ chấp chúng cả xe pháo mã. Đừng sợ! ĐGH Gioan Phao lô II, vị tân Á Thánh từng lên tiếng khuyên dân Ba Lan của ngài dưới thời bạo quyền CS: Đừng sợ! Hãy đừng sợ như Điếu Cầy, như Lê Thị Công Nhân, như Cù Huy Hà Vũ, như Nguyễn Đan Quế… Chấp chúng! Nhưng không bất chấp, ta đã và đang thắng bọn bạo quyền Việt gian, ngay cả ở hải ngoại.
Bất chấp luật pháp quốc tế, trước sau TC cũng sẽ chiếm hết Trường Sa, áp đảo VN, thực hiện “nghị quyết” 2 nước, 2 đảng là một, bỏ ngỏ biên giới Việt – Trung. Vấn đề sinh tử của dân tộc VN bây giờ là phải diệt lũ Việt gian, tay sai Đại Hán ở trong lòng lãnh đạo TƯĐ – CSVN. Phải theo gương xưa, ngoại thù có thể khoan hồng, Việt gian phản quốc phải diệt ngay. Nhưng với tập đoàn lãnh đạo CSVN ta phải tính sao đây? Vận nước đang như treo trên sợi chỉ mành. Với lãnh đạo CS thì Đảng trên nước, cá nhân lãnh tụ trên Đảng. Bế tắc! Tạm thời vào lúc này vẫn không thể khoanh tay. Chờ quốc tế can thiệp ư? Chưa thể được! Ngay Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lập trường không can thiệp vào cuộc tranh chấp các phía ở Biển Đông. Nam Dương hiện là chủ tịch ASEAN, Nam Dương vẫn lập lờ. Bắc Kinh đang chia để trị. TC đầu tư dẫn dầu ở Nam Dương. Bắc Kinh đang thuyết phục hải quân Nam Dương và TC sẽ “liên kiểm”, 2 bên tuần tiểu chung ở Biển Đông trong khi Nam Dương không liên hệ đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Còn lại Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân và Tân Gia Ba, cả 3 nước vẫn không tin VN, nghi ngại VN vẫn là chư hầu Đỏ của Bắc Kinh. Vả lại, TC sẽ phá và đả phá mọi toan tính liên minh của ba nước ASEAN. Vậy ta phải làm thế nào?
Bài toán rất nan giải! Trước hết, cứu nước như chữa lửa, hải ngoại cần vận động một cao trào không sợ, thúc đẩy đồng bào trong nước không sợ, nhất là không sợ báo đảng Công An bôi nhọ. Và từ đó, vận động cao trào không sợ Đại Hán xâm lược. Bằng tài liệu qua video hay tivi (như Global Tivi) chứng minh để đồng bào các giới trong nước biết rõ 2 điều: 1. Nếu kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN, TC đã xâm lăng cướp đoạt, ngay cả thềm lục địa VN, chắc chắn VN sẽ thắng. Pháp quốc là một nhân chứng. 2. Làm một phim tài liệu lịch sử qua video: qua 8 lần Đại Hán xâm lăng VN kể từ đời Ngô Vương Quyền, Lê Đại Hành đến Quang Trung, Đại Hán đã bị đánh bại. VN không thua một trận nào. Trước hết, trong sự bế tắc hiện nay hãy tạo một niềm tin tất thắng đã! Điều căn bản khác là tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, vẫn là một vũ khí nhiệm mầu để lật đổ bạo quyền cho đến chừng nào lũ Việt gian, bộ sậu của TC bị đánh bật khỏi tập thể lãnh đạo VN, chừng nào những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Phương từ lòng đảng CSVN hàng loạt thức tỉnh đứng lên: không sợ bạo quyền, không sợ Đại Hàn Đỏ, bấy giờ khả dĩ VN sẽ tìm được thế quốc tế. Chắc chắn, quốc tế không bỏ Biển Đông, không bỏ rơi ASEAN, không bỏ VN nếu một VN có tự do dân chủ không còn bọn đầy tớ tai sai Bắc Kinh.
BẮC KINH PHƠI BÀY CHÂN TƯỚNG DÃ THÚ
Như quí đồng hương đã rõ qua đài và báo, ngày 26-5 vừa qua, ba tàu hải giám của TC tiến sâu vào hải phận VN, cách Nha Trang hơn 100 hải lý, áp vào tàu Bình Minh 2 của công ty Petro VN, quấy phá, đe dọa và cắt dây cáp thăm dò địa chất. Hà Nội lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên bộ ngoại giao TC phản bác lại, ngang ngược nói rằng VN hoạt động phi pháp trong vùng biển của TQ. Và tự hậu VN không được quyền hoạt động phi pháp như vậy! Đây là hành động xâm lăng trắng trợn của TC, chứ không phải 2 bên tranh chấp! Đây là thềm lục địa VN cách Mũi Né và Nha Trang hơn 100 hải lý thì tranh chấp cái gì? Hành động của TC bất chấp luật biển 1982 và công pháp quốc tế. Thực ra thì họ đã bất chấp khi đơn phương in bản đồ mới TQ và Biển Đông, tự khoanh vạch làn ranh chiếm trên 80% Biển Đông! Cả thế giới từ lâu đã biết rõ tham vọng bá quyền của TQ. Nay hơn một lần nữa, TC lại bất chấp quốc tế và ASEAN. Hành động ngang ngược này, TC làm cho cả ĐNA và Á châu hoảng sợ. Tự TC đã tự tố cáo mình là bành trướng bá quyền.
Bắc Kinh có tính toán, tại sao lại hành động vào lúc này? Sau khi hòa hoãn với Mỹ, bái phục Mỹ, nịnh hót Mỹ để Mỹ cho rảnh tay ngang dọc Biển Đông. Lịch sử lại tái diễn, năm 1978, Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ hòa hoãn và kết thân, trở về nước họ Đặng “dạy cho VN một bài học”, tung 11 quân đoàn hay là 44 sư đoàn tấn công thượng du cũng là để giải cứu chế độ khát máu Pol Pot đang bị VNCS vây khốn ở vùng Tây Nam Việt – Miên, phá vỡ tham vọng của TC xây một tiền đồn chiến lược ở Cao Miên qua chế độ diệt chủng Pol Pot. Như ta đã biết Bắc Kinh thua to ở cả Cao Miên (1978) và Thượng du Bắc Việt (tháng 2-1979). Nếu không kịp thời tháo chạy, ít nhất 3 quân đoàn TC đã không thoát được vòng vây tử thần ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng và Lạng Sơn (sau hơn 3 tuần lễ bại liệt kể từ ngày 17-2-1979).
Đánh Thượng du VN, chủ yếu là để cứu Miên. Mất Cao Miên Pol Pot, TC mất thế đứng ở ĐNA (tham khảo: Chang Pao-im “The Sino-Vietnamese conflict over Kampuchia, Suervey, no 27, Autumn & Winter 1983, pp. 171-206). Bài học cũ tái diễn chăng? Bộ trưởng QP Lương Quang Liệt qua Manila hòa hoãn với Phi, hứa hẹn đủ điều, ngầm chia rẽ, xé lẻ Việt – Phi. Tướng Trần Bỉnh Quốc qua Mỹ nịnh Mỹ, thổi Mỹ lên đến mây xanh, cả hai ông trở về Bắc Kinh cho đoàn tàu chiến hải giám tiến sâu vào thềm lục địa VN. Để làm gì? Mới chỉ là “dương oai diễu võ”, màn đầu nhưng lại gây tai hại cho TC không phải là nhỏ ở TBD, ĐNA và cả Á châu. TC quá kiêu căng, đi thêm bước nữa sẽ đổ bể to!
LÃNH ĐẠO ĐCSVN BẼ BÀNG – LÚNG TÚNG
Vụ tàu Bình Minh 2 và Bắc Kinh tiếp tục ngang ngược xâm lấn hải phận VN đã làm cho phe thân Bắc Kinh trong lãnh đạo CSVN lúng túng to! Thật sự bẽ bàng, “16 chữ vàng, 4 tốt” trong quan hệ Việt – Trung để đâu? Phe thân Mỹ và Tây phương có lý do vùng lên: Nhìn coi! Đồng chí TQ như thế đấy! Trong họa vốn có phúc, cả nước VN nhốn nháo “mất nước đến nơi rồi!”. Đây là cơ hội ngàn vàng “Dân tộc thức tỉnh”. Uncle Sam vỗ đùi hỉ hả: “Muốn cứu nguy không? Dân chủ tự do đi, sẽ OK cái rụp!”. Có thể nói qua vụ Bình Minh 2, trước sự hung hãn ngang ngược công khai của TC, cả nước VN đều hướng về chân trời Tây, SOS!
MỤC TIÊU CHÍNH CỦA BẮC KINH
Hầu hết cho rằng TC công khai xâm lăng Biển Đông do tham vọng tài nguyên dầu khí, mà một website của Bắc Kinh ví Biển Đông là một vịnh Ba Tư, Ả Rập Trung Đông! Phóng đại! Khí đốt tuy nhiều, tập trung ở thềm lục địa từ Đà Nẵng đến Phú Yên, Nha Trang, nhưng thuộc loại chất lượng kém. Vùng dầu lửa quanh giếng Bạch Hổ không nhiều. Các bản nghiên cứu phúc trình của Đại học Harvard đã cho ta biết rõ về số lượng phỏng định làm sao mà so được với dầu khí ở vịnh Ba Tư (tham khảo “Theo hướng Rồng Bay” – Viện phát triển quốc tế, ĐH Harard 1994 – Bản dịch của Ts. Cao Đức Phát, hiện là bộ trưởng bộ nông nghiệp). Dầu khí và hơi đốt VN tập trung ở vùng đảo Côn Sơn, nhất là từ Nam Côn Sơn đến biển Rạch Giá với khối lượng vĩ đại, vượt Brunei, đứng đầu ĐNA – TBD.
Rất may do các hãng dầu Mỹ đã khám phá, có giếng với trữ lượng trên 90 tỷ thùng! Đại Hán Bắc Kinh nhắm tới vùng này. Sau là tài nguyên tôm cá và than đá. Bản nghiên cứu của ĐH Harvard cho biết: “Tại VN có những vỉa than đơn lẻ có độ dầy cực lớn tới 90 m, và hiện nay, VN là nước có trữ lượng than antracit lớn nhất thế giới, nằm ngay sát bờ biển” (tlđd, chương X, tr. 25). Tóm lại mục tiêu chính của Đại Hán. Đỏ là nguồn hải sản trong hải phận VN, dầu khí hơi đốt ở vùng biển Côn Sơn và Rạch Giá trong vịnh Thái Lan thuộc VN. Chiến lược của Bắc Kinh là làm chủ Biển Đông, khống chế VN, buộc VN phải qui phục để khai thác tài nguyên như vô tận ở Trường Sơn và Tây Nguyên VN.
Thế nước đang chơi vơi, bên lề sụp đổ. Tiên quyết là phải có tự do dân chủ, nhân quyền và phải có thế tựa Âu Mỹ mới chống trả được đại họa Đại Hán Đỏ.
Hà Nhân Văn
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 233
No comments:
Post a Comment