Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 14 December 2016

BIỂN ĐÔNG= CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC =

TRUNG QUỐC ĐE DỌA BIỂN ĐÔNG




Đằng sau lời đe dọa của Trung Quốc.Quân đội Trung Quốc thuộc hàng hùng mạnh nhất thế giới

Báo điện tử Asia Times vừa có bài của tác giả Peter Navarro nói về bất đồng mới nhất xung quanh chuyện thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị:Trong một bất đồng nữa liên quan tới quyền khai thác dầu ở khu vực Nam Hải (mà Việt Nam gọi là Biển Đông), Trung Quốc đã bắn súng cảnh báo tập đoàn ExxonMobil. Bắc Kinh tức giận vì Exxon muốn hợp tác với PetroVietnam để thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh các quần đảo Spratlys và Paracels (Trường Sa và Hoàng Sa) còn tranh chấp.TQ đã cảnh báo Exxon phải rút khỏi dự án, mà Bắc Kinh mô tả là vi phạm chủ quyền của TQ.Cuộc tranh cãi mới nhất này mang lại nhiều nguy cơ, nhưng cũng có nhiều điều cần tìm hiểu thêm về chính sách biển của TQ.


Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ, khu vực Nam Hải (biển Đông) có trữ lượng dầu chắc chắn khoảng bảy tỷ thùng; và khảo sát địa chất của Mỹ cho hay có thể có khoảng 20 tỷ thùng nữa.Về phần mình, TQ đánh giá một cách lạc quan rằng trữ lượng phải lên tới 200 tỷ thùng. Có nghĩa là TQ có thể khai thác hai triệu thùng mỗi ngày, tương đương 25% mức tiêu thụ, ước tính khoảng 8 triệu/ngày.Phần lớn trữ lượng chưa được khai thác đó được tin là nằm ở khu vực các quần đảo đang tranh chấp.Đối đầu?Các đảo Hoàng Sa nằm xa TQ, VN và Philippines một khoảng cách tương đương nhau; và ba nước TQ, VN và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.Tuy nhiên , TQ là nước gần như thống lĩnh tại khu vực Hoàng Sa.Năm 1974, TQ đã lợi dụng tình hình chiến sự giữa hai miền Nam Bắc VN để đánh chiếm Hoàng Sa, lúc đó đang do quân đội miền Nam VN nắm giữ.


Bắc Kinh tăng cường chiến lược biểnCác đảo Trường Sa thì hiện đang được TQ, VN, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Tại đây các đảo lớn nhỏ cũng có trữ lượng dầu tuy chưa xác định nhưng được tin là rất lớn.Với giá trị cao như vậy, không ngạc nhiên rằng TQ và VN đã nhiều lần đụng độ vũ trang xung quanh quần đảo này. Năm 1988, đã có một trận hải chiến mà sau đó TQ chiếm thêm sáu đảo và rặng san hô nữa.Năm 1994, tàu chiến của VN đã hộ tống thuyền thăm dò của TQ khỏi khu vực tranh chấp.Vụ Exxon xảy ra sau một nỗ lực thành công khác của TQ trong việc đẩy một công ty dầu khí nước ngoài khác khỏi quần đảo Trường Sa. Năm ngoái, đe dọa tương tự của TQ đã khiến tập đoàn BP phải ngừng dự án hợp ytác khai thác khí trị giá hai tỷ đôla với VN.Hành động mới của TQ sẽ chỉ làm tăng căng thẳng giữa hai nước vốn có hai quân đội thuộc loại lớn.
Quân đội TQ lớn nhất thế giới, còn quân đội VN lớn nhất Đông Nam Á.Trong khi quan hệ kinh tế giữa TQ và VN gần đây đã phát triển tốt đẹp, các tiền đề lịch sử và chính trị giữa hai bên vẫn là thù hằn và thiếu tin tưởng.Chưa có bên nào quên đi một 'cuộc chiến VN' khác xảy ra năm 1979.TQ đã xâm lược VN với xe tăng và khoảng 90.000 quân lính để trả thù hành động thân Nga của VN tại Campuchia. Chỉ trong mười ngày, từ 40.000 tới hơn 100.000 lính TQ và VN tử trận, theo các thống kê khác nhau.Con số này có thể còn nhiều hơn số lính Mỹ chết trong cuộc chiến hơn mười năm ở VN (52.000).Vị thế địa chính trịVà chúng ta không chỉ nói về quy mô quân đội. TQ đã xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại Nam Hải và TQ cũng là quốc gia duy nhất tìm cách phát triển cơ sở hải quân nước sâu để đối trọng Hoa Kỳ.Mục tiêu chính là để bảo vệ eo biển Malacca trong trường hợp xung đột và Hoa Kỳ cấm vận dầu lửa/Eo biển nhỏ hẹp này nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và thường xuyên bị coi là điểm xung đột hàng hải.Trung Quốc thiết lập nhiều căn cứ hải quân tại Nam HảiNó mang giá trị chiến lược cao vì đa phần dầu thô mà TQ nhập khẩu cho cỗ máy kinh tế của mình phải qua con đường này.
Bắc Kinh lâu nay đã sợ rằng Mỹ sẽ chặn đường lưu thông qua Malacca nếu quan hệ hai bên xấu đi thí dụ về vấn đề Đài Loan hay một vấn đề nào khác.Các căn cứ ở Nam Hải và tiềm lực hải quân ngày càng mạnh của TQ cũng mang một nghị trình chiến lược khác chứ không chỉ để bảo vệ con đường hàng hải quan trọng nói trên.Chúng tạo ra một sự 'khoanh vùng' của TQ bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu năng lượng. Chi tiết này đã không qua được mắt VN cũng như Hoa Kỳ, khi dân biểu Dana Rohrabacher từ năm 1998 đã nhắc tới nó.Tất nhiên bi kịch hiện nay là việc TQ hà sách, đe dọa, đang làm chậm trễ thêm quá trình khai thác nguồn tài nguyên dầu khí mà cả khu vực cần trong bối cảnh thị trường năng lượng ngày càng thu hẹp.Một sự hợp tác để khai thác các trữ lượng này sẽ tăng lợi ích cho tất cả các quốc gia đang tranh chấp, đồng thời giảm áp lực lên thị trường dầu lửa quốc tế.Peter Navarro là giáo sư về kinh doanh tại Đại học California-Irvine, bình luận cho kênh CNBC và là tác giả cuốn The Coming China Wars (FT Press).

January 23, 2009
Global Insights:
Chinese Navy Becomes Global Security PlayerGlobal Insights: Chinese Navy Becomes Global Security Player Richard WeitzBio 30 Dec 2008World Politics ReviewFor the first time in modern history, the Chinese navy is deploying a task force on an active maritime mission beyond the Pacific Ocean that could involve combat operations. Beijing's unprecedented decision to join the anti-piracy fleet off Somalia's coast resulted from a pragmatic assessment of the likely net security benefits to China from the deployment. The international community, including the United States, should likewise approach the issue from a hardheaded perspective.
On Dec. 26, 2008, two destroyers and a supply ship of the South China Sea Fleet departed from the Yalong Bay naval base at Sanya, on Hainan Island, scheduled to arrive in the Gulf of Aden and the waters off Somalia on Jan. 6. The task force's declared mission is to inspect suspected pirate ships, assist vessels that come under pirate assault, and defend themselves if threatened. The anticipated duration of the initial deployment is three months, but any Chinese ship that withdraws could be replaced by another.The task force, led by Rear Adm. Du Jingchen, chief of staff of the Navy's South China Sea Fleet, totals approximately 800 crew members.
The destroyers carry the standard armaments of cannons and missiles. The flotilla also includes two helicopters that will provide aerial surveillance of potential threats, assist with delivering supplies among the ships, and engage in maritime search and rescue operations. The helicopters will also support the mission of the 70 Special Forces personnel aboard the destroyers, who have trained to board and inspect vessels and, if necessary, engage any pirates they encounter. The Special Forces unit is equipped only with light infantry weapons, and does not plan to engage in sustained ground operations.The decision to deploy off Somalia represents a new phase for the People's Liberation Army Navy (PLAN), which has traditionally concentrated on defending Chinese coastal waters and impeding U.S. military intervention in the event of a conflict scenario involving Taiwan.
Although the PLAN has engaged in port visits and unsophisticated exercises with foreign navies, the current mission represents the first potential combat operation for the fleet outside of the Pacific. Even so, the decision to join the anti-pirate campaign is consistent with China's emergence, during the past two decades, as one of the leading troop contributors to international peacekeeping operations. Although Chinese peacekeeping forces are not operating in Somalia, they are currently deployed in other African countries, as well as in other conflict-prone regions.
Moreover, the Chinese government has become increasingly supportive of humanitarian operations, even those requiring the use of force.In this regard, the naval deployment reflects a pragmatic assessment of this specific operation, rather than a revolutionary transformation in how Beijing defines its appropriate international security role. From Beijing's vantage point, the conditions of the deployment, although not without risks, appear to be unusually favorable, entailing low probable costs and many likely benefits for China. Among the justifications for the deployment, Beijing can cite a clear need to provide security for Chinese nationals in the Gulf of Aden.
According to Chinese Foreign Ministry spokesman Liu Jianchao, of the 1,265 Chinese commercial vessels that traversed the gulf this year, seven have been attacked. One, the Tian Yu 8 with 18 crew members, remains under pirate control. The contested waters lay athwart the Suez Canal route as well as a major shipping zone for crude oil from the Persian Gulf, of particular interest to Beijing because more than half of its imported oil originates from the Middle East. The commander of the PLAN task force, Rear Adm. Du Jingcheng, highlighted as much when he stated that his ships will "protect and escort Chinese ships carrying strategic cargos, such as crude oil."Further facilitating Chinese intervention, since June 2008, the U.N. Security Council (UNSC) has adopted four resolutions supporting measures to curb piracy in the region around Somalia.
Earlier this month, the council gave members a one-year mandate to extend these operations within Somali territory, if necessary. In addition, the internationally recognized government of Somalia has supported the U.N.'s action, and its explicit invitation for foreign intervention to curtail piracy and other lawlessness means that Chinese leaders can participate in the military operations off Somalia's coast without compromising their longstanding adherence to the doctrine of non-interference in other countries' affairs.
The Chinese can also point to the presence of many other foreign navies in the region, all engaged in the same counterpiracy escort missions endorsed by the U.N. and the Somali government. The European Union has launched its first active maritime operation in the region, and warships from Russia, India and even Iran are now escorting merchant ships in the Gulf.In addition to the main stated objective of protecting shipping, the Chinese government stands to realize other benefits from the deployment. For example, the mission showcases China's growing military capabilities to domestic and foreign audiences. At the ceremony marking the flotilla's departure from Sanya, Wu Shengli, commander of the Chinese Navy, emphasized both these points:"The expedition will show China's active attitude in maintaining the world's peace and safety. It could also embody the Navy's resolution and capacity to accomplish diversified military missions to deal with multiple threats to national security."The deployment might also provide the PLAN with opportunities to improve its tactics, techniques and procedures in a relatively safe environment, as part of a coalition that includes several more experienced navies. Furthermore, the deployment helps justify China's continuing defense buildup, which other governments -- citing the lack of a military threat to China -- have criticized.Beijing can claim that its growing military power, including its acquisition of a blue-water navy, is intended to address common security challenges as China assumes the role of a responsible global stakeholder. China's Somali operation does entail some modest risks.The mission will prove logistically challenging since the PLAN does not possess bases in the region, meaning that its lines of communication and supply will probably extend all the way back to China. Another concern is that Chinese or civilian casualties during the operation might discourage further Chinese military forays into distant seas, at least for a while.
Perhaps the greatest danger is that the deployment might alarm some of China's neighbors. Japan, South Korea, and Vietnam have long-standing maritime disputes with China. The Taiwanese must also worry about the PLAN's growing power projection capacity, since the Taiwan Strait is the island's main natural barrier against Chinese invasion.From the perspective of the United States, China's newfound naval activism offers its own challenges and opportunities. One challenge will be operational. The American and Chinese navies have yet to demonstrate that they can cooperate effectively on a common mission that, as in this case, could potentially involve the use of force.
Their past exercises have been fairly unsophisticated.If the mission succeeds, moreover, it could reinforce domestic pressure within China for even greater increases in maritime projection capabilities (e.g., acquiring an aircraft carrier), to defend Chinese nationals and interests in even more distant waters.Yet, working in partnership for months with foreign navies will inevitably deepen mutual understanding. Perhaps for this reason, Lt. Nathan Christensen, a spokesman for the U.S. Fifth Fleet based in Bahrain, stated that the maritime coalition operating in the Gulf of Aden would welcome a Chinese operational contribution.Richard Weitz is a senior fellow at the Hudson Institute and a World Politics Review senior editor. His weekly WPR column, Global Insights, appears every Tuesday.Top Photo: People's Liberation Army sailor, November 1986 (Defense Dept. photo by Charles L. Mussi).http://www.worldpoliticsreview.com/article.aspx?id=3092


VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG


VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG




BIỂN VIỆT NAM SẮP...MẤTBIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG:ĐI TÌM SỰ THẬT SAU NHỮNG CHE GIẤU,Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông.



BIỂN VIỆT NAM SẮP...MẤT



Ngày 13 Tháng 5 Năm 2009 là thời hạn cuối cùng mà các Nước phải nộp bản đồ về lãnh hải của quốc gia mình cho Uûy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc. Một nguồn tin cho biết, đa số các Nước trên thế giới có liên quan đến biển đều đã nộp và hoàn tất các thủ tục, kể các các quốc gia vùng Đông Nam Á cũng đều nộp bản đồ về lãnh hải của quốc gia họ, nhưng riêng nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa thấy đệ nạp. Thông báo của Liên Hiệp Quốc đã có hơn 10 năm nay và thời hạn cuối cùng là ngày 13 tháng 5 năm 2009 là thời hạn chót.Nếu đến thời hạn chót mà Việt Cộng vẫn không đệ nạp thì Biển Việt Nam xem như bị mất hàng triệu m2 một cách cố ý và có hệ thống. Nên nhớ rằng biển bao gồm các hải đảo, tài nguyên thiên nhiên kể cả việc sinh sống đánh cá của hàng triệu ngư dân Nước Việt. Trong khi đó Trung Cộng đã không che dấu được ý đồ dùng sức mạnh xâm chiếm biển đông, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải, đồng hóa các Nước nhược tiểu và làm bá chủ Đông nam á. Bất chấp các hòa ước, định ước quốc tế mà chính Trung Cộng đã ký kết kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã ký với 118 quốc gia hội viên Liên hiệp quốc vào năm 1982.Việt Nam là một Nước đang bị Trung Cộng khống chế, xâm lấn một cách ngang ngược và thô bạo với sự đồng lõa cũa Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ bức công hàm của Phạm Văn Đồng ký ngày 4/8/1958, Trung Cộng đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, đánh chiếm Trường Sa năm 1988, đến hiệp định biên giới Việt Trung ký ngày 30/12/1999 đến hiệp định lãnh hải Việt Trung ký ngày 25/12/2000..v.v.. tất cả đều ký kết một cách bí mật mà ngay cả Quốc hội bù nhìn Việt Cộng cũng không được nghe , biết và quyết định. Từ đó Việt Nam đã mất đi ải nam quan, thác bản giốc, các địa danh và hàng ngàn cây số dọc theo biên giới. Riêng về lãnh hải Trung Cộng lại đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay lưỡi rồng từ thời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thành Tổ để nuốt trọn biển Việt Nam một cách trắng trợn.Thời hạn đệ nạp Bản đồ về biển đã gần kề. Cộng Sản Việt Nam kẻ đang quàng ách thống trị bạo tàn trên đất nước và dân tộc Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lịch sử. Nếu khiếp nhược yếu hèn không dám dùng xương máu để chống lại bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh thì cũng phải thực hiện những nguyên tắc mà Công ước quốc tế đã quy định cho mổi quốc gia có chủ thể quyền lợi và tố quyền nhằm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải một cách toàn vẹn.VNCH Foundationhttp://baotoquoc.com/index.php?view=story&subjectid=1850&chapter=1
http://blog.360.yahoo.com/blog-aCsJXiclbrLIqjvqik8yAHHG;_ylt=AgGQ7Cw8ERozQMv7gQyb5TmkAOJ3



Vũ Hải Đăng - ĐDCND
http://www.ddcnd.org/
(Trung Quốc tiến gần tới chiếm đoạt Biển Đông, Đảng Cộng Sản Việt Nam cắt Đất, nhượng Biển để giữ Chế độ).
Diều hâu Ẩn sau sự hữu hảo bề ngoài giữa bang giao hai nước, luôn có những âm mưu đen tối. Lịch sử Việt Nam có nhắc đến một sự việc như vậy, đó là mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ. Tương truyền, Trọng Thuỷ là "gián điệp" của Bắc Triều sang nước ta, được Vua An Dương Vương tin dùng, gả nàng Mị Châu làm vợ. Trọng Thuỷ ăn cắp kỹ nghệ chế tác vũ khí của nước Âu Lạc. Do đó mà quân của An Dương Vương đã để thua quân Triệu Đà, khiến cả Hoàng tộc bị giặc truy sát. Khi nàng Mị Châu và Vua cha chạy đến cùng đường (biển Nghệ An), Thần Kim Quy hiện lên nói: "Giặc ở ngay sau lưng nhà Vua đó".
An Dương Vương quay lại thấy nàng Mị Châu, hiểu ra sự việc, ông liền rút gươm chém đầu nàng, rồi ông tự vẫn. Đó là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, có thể thấy câu truyện đó là hư cấu của sự kiện có thật trong lịch sử. Qua đó chúng ta thấy bọn Bắc Triều luôn mang dã tâm xâm lược, thôn tính nước ta, chúng luôn theo đuổi chiến lược diều hâu. Lịch sử Đảng CSVN tô hồng chiến công "giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước", bên cạnh đó họ ca ngợi Liên Xô, Trung Quốc là những đồng minh, những người bạn tốt nhất của cách mạng Việt Nam..! Những cuộc "đi đêm" giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, những ký kết cắt đất, nhượng biển giữa hai nhà cầm quyền Cộng sản, và những phi vụ "gián điệp", "mua chuộc" giới lãnh đạo mà Trung Quốc tiến hành ở Việt Nam v.v… tất cả đều bị sử Đảng xóa dấu vết, chúng được đánh bóng thành những lời đường mật về "16 chữ vàng" và "4 tốt"…
Mang đất đai, biển cả của Tổ tiên dâng cho ngoại bang, hoặc vì nhu nhược ươn hèn mà để mất đất đai, biển cả vào tay giặc, thì sử sách sẽ ghi tên những kẻ đó vào tội bán nước, phản quốc. Và con cháu đời đời sẽ bêu rếu tên bọn chúng, như đã bêu rếu: Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, và nay là Đỗ Mười, Lê Đức Anh… Biển Đông Nhóm lãnh đạo chóp bu: Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng tiếp tục mắc mưu Trung Quốc, họ ham mồi nên đã mắc câu: Sự kiện Công an Cộng sản Việt Nam đàn áp phong trào yêu nước của giới Trí thức, Học sinh, Sinh viên và Văn nghệ sĩ: đe dọa, bắt bớ những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hồi cuối năm 2007, đầu năm 2008. Gần đây, bức xúc trước việc Trung Quốc gây sức ép buộc Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và BP của Anh phải rút khỏi dự án hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí ở vùng biển Trường Sa. Tiếp đó, Trung Quốc công bố "dự án vĩ đại" thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng nước sâu ở Biển Đông của Việt Nam trị giá gần 30 tỷ USD, nhiều người dân Việt Nam đã bày tỏ sự bức xúc, căm phẫn, kêu gọi sự đồng thuận toàn dân trước nguy cơ mất nước, nhưng họ không nhận được sự đồng tình, ủng hộ nào từ phía Nhà nước Cộng sản Việt Nam, ngược lại, họ đã bị sách nhiễu, đe dọa, thậm chí bắt bớ giam giữ. Nhiều người dự đoán sau Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ "rảnh tay" để tiến xuống phía Nam . Sự thật là Cộng sản Việt Nam biết được âm mưu đó của Bắc Triều, họ thực hiện một loạt chuyến ngoại giao con thoi sang Mỹ, EU, Nga, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á, nhằm tăng cường hợp tác quân sự, tìm kiếm sự ủng hộ của các nước này đối với vấn đề Biển Đông. Trong lần đến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Negroponte, khi trả lời Báo chí liên quan đến vấn đề Biển Đông và sự tham gia hợp tác khai thác dầu khí của các công ty Mỹ, Thứ trưởng Negroponte cho rằng: "Chúng tôi tin những tranh chấp như thế này phải được xử lý hòa bình, theo những cách thức không đưa đến việc chiếm đoạt", ông Negroponte nhấn mạnh. Sự ủng hộ đó của Mỹ không đủ cứu Việt Nam, vì nhóm lãnh đạo chóp bu trong Đảng CSVN đã mắc mưu Trung Quốc, một âm mưu thâm độc đã được các thế hệ lãnh đạo của Đảng CSTQ liên tục thực hiện, đó là mưu kế "Rút củi đáy nồi": gián điệp, mua chuộc, phân hóa tiến tới làm tan rã Đảng CSVN, làm suy yếu nước ta, tạo thời cơ cho việc chiếm đoạt mọi nguồn lợi trên Biển Đông và tài nguyên quốc gia của Việt Nam. Mọi sự kiện đã nói lên tất cả. Khách biến thành Chủ Bằng chứng lịch sử và Cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền quốc gia, điều này có nghĩa lý gì khi chúng ta yếu: lý lẽ thuộc về kẻ mạnh, nó chỉ dùng trong trường hợp cần sự phân xử từ một nước, hay một thế lực trung gian. Còn trong cuộc đối đầu giữa dân tộc ta và ngoại xâm phương Bắc từ hàng ngàn năm nay, chỉ có một nguyên tắc duy nhất được cha ông ta áp dụng, đó là: "Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông của Tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc, thì tội phải tru di - Lê Thánh Tông".
Do cách tuyên truyền mị dân của Nhà nước Cộng sản Việt Nam , nên nhiều người nghĩ rằng "Các chiến sĩ hải quân Việt Nam vẫn vững tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đất liền luôn hướng tới Trường Sa, gửi gắm các anh những tình cảm yêu thương, chia sẻ, động viên…". Họ quên mất rằng, chủ quyền quốc gia phải là quá trình xác lập, khẳng định liên tục qua hoạt động Kinh tế, Ngoại giao và Quân sự. Một nhà nghiên cứu đã viết: Trung Quốc đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam , đơn phương công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ USD. Trên thực tế, họ đã từng bước thiết lập chủ quyền tại đây, dù không có cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử. Đó là chính sách "Tằm ăn lá dâu" (lấn chiếm dần đến hết) mà Trung Quốc đã thực hiện rất tốt.




Chúng ta thử hình dung: Trung Quốc từng bước cho xây dựng các Giàn khoan trên Biển Đông, với sự bảo vệ của nhiều Tàu chiến, trước sự phản ứng yếu ớt của Việt Nam, các Giàn khoan đó mọc lên sừng sững, tung bay phất phới cờ đỏ sao vàng Trung Quốc. Lúc này, Khách biến thành Chủ, họ kẻ xâm lược, ngang nhiên dẫm đạp trên linh hồn Tổ tiên ta, còn chúng ta, đứng trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ tiên mà như đứng trong phòng Khách của người láng giềng Trung Quốc. Các Ngư dân Việt Nam nếu vô tình "xâm phạm" lãnh hải do Trung Quốc chiếm đoạt, nơi mà cha ông ta vẫn thường xuyên qua lại và đánh bắt hải vật, nơi biết bao người con Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, nơi linh hồn Tổ tiên ta còn nằm lại cùng biển cả mênh mông, thì họ bị đối xử bằng bạo lực, bằng súng đạn của kẻ thù. Cái chết đến với họ rất đau đớn. Nhưng cái chết đó khiến người sống còn đau đớn hơn gấp nhiều lần. Tất cả đều bị Lịch sử Đảng CSVN, bộ máy tuyên truyền của Đảng CSVN bưng bít, giấu giếm. Họ đã giấu đi một sự thật lịch sử, rằng Đảng CSVN chưa bao giờ Thống nhất trọn vẹn giang sơn bờ cõi.





Hoàng Sa, Trường Sa và một phần biên giới phía Bắc đang bị lấn chiếm dần, và trên thực tế đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Trên mặt trận tuyên truyền, tâm lý chiến, Trung Quốc đã thắng Việt Nam , họ ghi điểm rất ngoạn mục. Chiến lược ngoại giao diều hâu của Trung Quốc Ngoại giao Chính trị, Trung Quốc mua chuộc, phân hóa được giới lãnh đạo Việt Nam . Ngoại giao Kinh tế, Trung Quốc khống chế, chi phối, lũng đoạn nền Kinh tế Việt Nam . Ngoại giao Văn hóa, Trung Quốc thực hiện chiến lược "Hán Hóa" và "Nô dịch tư tưởng" thông qua phim ảnh, văn học - nghệ thuật… Đảng, chính quyền Cộng sản Việt Nam cùng với quân đội của nó sẽ gục ngã, tan rã nhanh chóng trước sức mạnh của Đế chế Cộng sản Trung Hoa, nếu nó không biết dựa vào sự đoàn kết, đồng thuận toàn dân. Sự thật, con diều hâu Trung Quốc đang quắp móng vuốt vào đất mẹ Việt Nam, dòng máu căm hờn đang chảy sôi sục trong trái tim Việt Nam . Hành động bán rẻ chủ quyền quốc gia, danh dự Tổ Quốc, tự trọng Dân tộc của Cộng sản Việt Nam là không thể biện minh được, nó chỉ có thể được giải thích rằng: Bọn quan chức đội lốt Cộng sản, phản bội Chủ nghĩa Mác, làm tay sai cho Bắc Triều, bọn chúng cần giữ Chế độ này, giữ Đảng CS hơn giữ Nước. Ngược lại, Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã phản bội lý tưởng Cộng sản. CNXH đặc sắc Trung Quốc thực chất là Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, Chủ nghĩa Bá quyền nước lớn, theo đuổi chính sách diều hâu: ăn cướp, bòn rút, bắt nạt các nước yếu. Bi kịch của Dân tộc Việt Nam bắt đầu từ đây, một Học thuyết với tên gọi "Quốc tế Vô sản" (Tinh thần Vô sản quốc tế). Khi truyền vào Trung Quốc nó bị "Hán Hóa", được Mao Trạch Đông giải thích thành "Thuyết Ba Thế giới". Đặng Tiểu Bình kế thừa và phát triển thành "Thuyết Đông-Tây Nam -Bắc" trong bối cảnh mở cửa hội nhập. Nếu như Thuyết Ba Thế Giới phân thế giới làm ba: Những nước giàu, nước nghèo và những nước đang thoát nghèo để đi lên khá giả, trong đó có Việt Nam . Còn Thuyết Đông-Tây Nam -Bắc thì phân thế giới theo địa lý: Phương Bắc giàu có, Phương Nam nghèo đói. Phương Tây là các cường quốc phát triển, còn Phương Đông là các nước đang phát triển.

Có thể thấy, Trung Quốc đã loại bỏ đối đầu Ý thức hệ giữa "hai phe", họ sẵn sàng quan hệ với tất cả các nước, tất cả vì mục tiêu phát triển, vì lợi ích quốc gia. Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã vượt qua Chế độ Xã hội và Hình thái ý thức Xã hội: "Xét về quan hệ ngoại giao, chủ yếu cần xuất phát từ bản thân lợi ích chiến lược của nước mình… Không nên so đo, e ngại về sự khác biệt trong Chế độ Xã hội và Hình thái ý thức Xã hội". Vậy là xét về bản chất, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam là: "Vừa kết bạn, vừa không quá thân, không liên minh, cũng không thù địch". Trung Quốc không đứng đầu một Khối đồng minh nào, tự họ trở thành một cực trong Thế giới đa cực. Trên bàn cờ Ngoại giao Trung Quốc, Việt Nam có ý nghĩa khá quan trọng, nước ta là "Tấm lá chắn đỏ" ngăn chặn Trào lưu Dân chủ hóa từ phương Nam , là bàn đạp để Trung Quốc tiến xuống Đông Nam Á. Trung Quốc đã vờn cho Việt Nam mệt nhoài, lúc thì vuốt ve, lúc thì dùng vũ lực, vừa không cho Việt Nam có cơ hội thân phương Tây để phát triển, vừa khiến Việt Nam phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài ở nước ta, làm cho đất nước ngày càng tụt hậu so với Trung Quốc và Thế giới.




Sau 30 năm Trung Quốc cải cách mở cửa và theo đuổi chiến lược ngoại giao diều hâu, họ đã đạt được những thành công lớn. Giờ đây, Việt Nam không còn là đối thủ xứng tầm, đã tụt hậu quá xa, sự chênh lệch về trình độ phát triển, về Kinh tế và Quốc phòng của Việt Nam so với Trung Quốc đủ lớn để họ tiếp tục thực hiện giai đoạn hai của chiến lược diều hâu, đó là "Tiến vào Biển Đông, kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á, tạo thế ảnh hưởng đối trọng với Mỹ và Nga". Con bồ câu Cộng sản Việt Nam vẫn còn bàng hoàng sửng sốt, họ không hiểu vì sao Trung Quốc, một quốc gia cùng theo lý tưởng XHCN, từng đứng về phe Cộng sản, lại trở mặt xưng bá Thiên Hạ, quay lại ăn hiếp, bắt nạt người anh em nhỏ bé cũ. Trói buộc Ý thức hệ làm giảm sức mạnh Dân tộc "Vì Tổ quốc Việt Nam XHCN", đây là một câu khẩu hiệu hết sức phản động. Tổ quốc Việt Nam ta, nơi quê cha đất mẹ, một đất nước có bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn năm. Còn cái gọi là XHCN, hay CNXH khoa học Mác - Lênin, đó chỉ là một Học thuyết ra đời cách đây chưa đầy 200 năm tại Châu Âu, nó chỉ tồn tại trên giấy tờ, chứ chưa bao giờ xuất hiện trên cõi đời. Từ khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ, nước ta tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, nhưng chưa bao giờ bị lệ thuộc vào Ý thức hệ Trung Hoa. Cha ông ta luôn tạo cho mình một ý thức dân tộc mang bản sắc riêng. Thời Nhà Lý, Vua Lý Thánh Tông đặt Quốc hiệu Đại Việt, có ý muốn nước Nam ta sánh ngang hàng với Đại Tống ở phương Bắc.

Thời Nhà Trần, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại Yên Tử, sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm mang bản sắc Đại Việt… Sống bên cạnh một nước đầy tham vọng như Trung Quốc, cha ông ta đã khéo léo vận dụng sách lược mềm dẻo, nhưng kiên quyết trong những vấn đề mang tính nguyên tắc: tiếp thu có chọn lọc Văn minh và Ý thức hệ Trung Hoa, tạo dựng bản sắc Văn hóa Đại Việt, nhờ đó đã giữ vững biên cương phía Bắc, mở rộng bờ cõi xuống phương Nam, và tiến ra Biển Đông. Ý thức hệ Trung Hoa, coi Vua (Hoàng Đế) là Thiên Tử, quyền lực Hoàng Đế lớn như Trời (Thiên Triều). CNXH đặc sắc Trung Quốc, thực chất là một biến tướng của Chủ nghĩa Mác, nó đã bị Hán Hóa, được biểu hiện ra với đầy đủ bản chất tư tưởng Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Ý thức hệ Trung Hoa. Trung Quốc đã biến hình thành Chủ nghĩa Bá quyền, Đế quốc Thực dân kiểu mới, con quái vật ghê sợ đó đang hút máu, bóc lột tận xương tủy các dân tộc bé nhỏ ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Bọn Bá quyền Trung Quốc trói buộc các dân tộc mà nó xâm chiếm vào một "quỹ đạo" chết người, quỹ đạo của sự Độc tài, Lệ thuộc, Trì trệ và yếu nghèo mà Việt Nam là một ví dụ điển hình. Trong mỗi chuyến đi Ngoại giao sang Trung Quốc, các nhà Lãnh đạo của Việt Nam luôn nhận được lời căn dặn, đúng hơn là lời đe dọa: "Trung Hoa - Việt Nam , Sơn Thủy Tương Liên, Văn Hóa Tương Thông, Lý Tưởng Tương Đồng, Vận Mệnh Tương Quan". Lý Tưởng Tương Đồng, Vận Mệnh Tương Quan, ở đây là Lý tưởng XHCN và Vận mệnh của hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam . Một lời đe dọa trắng trợn, ý nói sự tồn vong của Đảng CSVN phụ thuộc vào Đảng CSTQ, Trung Quốc mà đổi màu, thì Việt Nam cũng đổi màu theo.

Thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc Trung Quốc tiến gần tới chiếm đoạt Biển Đông, Cộng Sản Việt Nam cắt Đất, nhượng Biển để giữ Chế độ. Bất cứ ai chống Trung Quốc xâm lược là chống Đảng CSVN. Sự thật là những người biểu tình chống Trung Quốc đều bị kết tội gây rối, bị chụp mũ là có thế lực bên ngoài kích động, lợi dụng. Người dân có quyền được nói lên chính kiến của mình, có quyền được biết, được đòi hỏi sự công khai, minh bạch về đường lối, chủ trương của Nhà nước đối với vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Nhưng họ chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ. Không ai biết những cuộc "đi đêm" giữa hai Chính quyền Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc sẽ dẫn đến tấn thảm kịch ghê sợ như thế nào, tương lai của Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam sẽ ra sao, và việc mất nước có phải chỉ còn là vấn đề thời gian? "Giặc ở ngay sau lưng nhà Vua đó", câu truyện lịch sử này nhắc chúng ta ghi nhớ, cảnh giác trước âm mưu thâm độc của ngoại xâm phương Bắc, tỉnh táo trước chiến lược diều hâu của Bắc Triều. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất nước từ chính giặc nội xâm: Phe thân Tàu trong Trung ương Đảng CSVN và các Gián điệp Trung Quốc cài cắm tại Việt Nam. "Quân đội ta Trung với Đảng", lời thề này không có ý nghĩa gì trong thời điểm hiện nay, khi mà Đảng CSVN đã đưa đất nước đi vào quỹ đạo lệ thuộc bởi Trung Quốc, bị trói chặt vào đó. Muốn thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc, Việt Nam không còn con đường nào khác, ngoài con đường Dân chủ hóa. Việt Nam, ngày 18-12-2008VŨ HẢI ĐĂNG - ĐDCNDWalmart

‘Cần đoàn kết’ trong chuyện Biển Đông
Các lãnh đạo cười tươi, nhưng một số nước trong ASEAN đang tranh chấp ở Biển ĐôngMột nhà nghiên cứu châu Âu nói với BBC rằng các nước Đông Nam Á cần biết hợp tác để đưa ra quan điểm chung trước Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại Biển Đông.Tuần qua, Trung Quốc công khai tỏ ý không hài lòng khi công ty Mỹ Exxon Mobil muốn hợp tác với PetroVietnam để thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn tranh chấp.Tiến sĩ Albrecht Rothacher, hiện làm ở Phái bộ Ủy hội châu Âu tại Vienna, từng viết bài “Territorial sovereignty in the South China Sea” (Chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa) trên tạp chí Asia Europe Journal năm 2007.Trả lời BBC ngày 23/07, ông nói cảnh báo công khai của Trung Quốc với Exxon đã làm ông ngạc nhiên.Albrecht Rothacher: Thật ngạc nhiên vì người ta nghĩ rằng trước Thế vận hội, Trung Quốc sẽ rất “hiền lành” và không khơi ra các tranh chấp lãnh thổ. Họ cũng có vẻ đã đồng ý nguyên tắc khảo sát biển Nam Trung Hoa trong hòa bình. Nhưng bây giờ họ đã hâm nóng nhiệt độ.Trung Quốc chưa bao giờ có nhượng bộ trong các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, dù là với Nga, Ấn Độ hay Việt Nam. Lần này chỉ là nhắc lại những tuyên bố chủ quyền trước đây. Tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện thời gian, tại sao lại là bây giờ mà không phải sau Olympic.BBC:Khi đánh giá toàn bộ tranh chấp ở Biển Đông, ông thấy có giải pháp trọn vẹn không?Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng vững chắc về chủ quyền. Họ bảo từ thời xa xưa đã có người Trung Quốc ở đó, họ trưng ra một số vật dụng mà ngư dân bỏ lại trên một số đảo. Nhưng dĩ nhiên các ngư dân có thể bỏ lại bất kỳ thứ gì, trong các chuyến đi biển, trên những hòn đảo không người ở và điều đó không chứng tỏ được chủ quyền. Nên rất khó chứng thực đòi hỏi của Trung Quốc, kéo dài 2000 cây số từ đảo Hải Nam về phía nam, tiến tới cả vùng biển của Indonesia. Theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi như thế là quá đáng.Về giải pháp, dĩ nhiên có thể thương lượng, nhưng Trung Quốc không bao giờ chịu thương thượng. Thành ra giải pháp đành là cứ để yên các tuyên bố chủ quyền như hiện tại, lên án mọi phương thức bạo lực và đồng ý cùng khảo sát và chia sẻ tài nguyên với nhau, đồng ý cùng bảo vệ môi trường tại đây.BBC:Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ có sự quan tâm thế nào đến vấn đề Biển Đông?Cho tới nay, họ chủ yếu quan tâm tới tự do đi lại cho các tàu trên biển. Nhưng nay dính đến quyền lợi của Mỹ, vì vụ ExxonMobil. Vì thế, Mỹ cũng có quyền lợi để muốn xung đột được giải quyết yên bình, có thể có một hình thức phân xử nào đó của quốc tế.BBC:Liệu có thể xảy ra việc Hoa Kỳ gây sức ép nào đó với Trung Quốc?




Trung Quốc thì muốn chia nhỏ từng bên ra, đe dọa từng nước riêng rẽAlbrecht RothacherVẫn còn quá sớm để nói. Đây chưa phải là một cuộc xung đột rõ rệt. Phản ứng của Trung Quốc, so với những gì mà ta đã biết về họ, vẫn còn là khá nhẹ nhàng.BBC:Ở góc độ cá nhân, ông có cho rằng Trung Quốc đang kéo dài thời gian. Một khi họ trở nên thực sự mạnh hơn, những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ cũng sẽ mạnh mẽ hơn?Chắc chắn rồi. Chiến lược của họ lâu nay là thế, dù là với Đài Loan hay các tranh chấp khác.BBC:Vậy theo ông, các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines làm gì để đối phó?Họ có thể hợp tác, trước tiên giải quyết các tranh chấp song phương với nhau. Cho tới nay, tất cả các bên, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, cùng tranh với nhau. Nên nếu các bên có một quan điểm chung, có thể chia phần công bằng cho nhau, trong đó có cả phần cho Trung Quốc, thì rất có ích. Điều đó mở đường cho một sự trung gian của quốc tế, có thể là của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc thì muốn chia nhỏ từng bên ra, đe dọa từng nước riêng rẽ.




CÁC BÀI LIÊN QUAN


Trung Quốc xác nhận đã ép Exxon22 Tháng 7, 2008 Việt Nam

Việt Nam lên tiếng về Hoàng Sa10 Tháng 12, 2007 Chuyên đề


Chuyên đềTrung Quốc ép công ty dầu lửa Mỹ20 Tháng 7, 2008

Việt NamViệt Nam trước sức ép từ Trung Quốc22 Tháng 7, 2008 Việt Nam


Mỹ tăng cường hợp tác quân sự15 Tháng 7, 2008 Việt Nam





Trao đổi với báo giới sáng 12/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Negroponte cho rằng: Mọi tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết hòa bình, theo Luật Biển Liên Hợp Quốc (LHQ) theo những cách thức không đưa đến việc chiếm đoạt.Đây là lần đầu tiên sau 35 năm ông John Negroponte trở lại Việt Nam. Bằng vốn tiếng Việt lưu loát, giọng miền Nam chuẩn, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bày tỏ thái độ lạc quan về triển vọng quan hệ Mỹ - Việt.



"Lý do làm cho tôi lạc quan, đó là hai nước đã trải qua một cuộc chiến tranh cay đắng và khó khăn. Nhưng cả hai bên đều quyết tâm thúc đẩy mối quan hệ tích cực trong tương lai, có thiện chí xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện".Ảnh: Phạm Hải"Không đưa đến việc chiếm đoạt"Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân liên quan đến vấn đề Biển Đông và sự tham gia hợp tác khai thác dầu khí của các công ty Mỹ,



Thứ trưởng Negroponte cho rằng các nước có tranh chấp giải quyết với nhau theo Luật Biển của Liên Hợp Quốc."Chúng tôi tin những tranh chấp như thế này phải được xử lý hòa bình, theo những cách thức không đưa đến việc chiếm đoạt", ông Negroponte nhấn mạnh.Những tranh chấp như thế này phải được xử lý hoà bình, theo những cách thức không đưa đến việc chiếm đoạt. Các công ty Mỹ có đủ quyền tham gia hợp tác dầu khí với VN



Thứ trưởng Ngoại giao NegroponteÔng Negroponte cũng cho rằng: "Những công ty Mỹ có đủ quyền tham gia hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam".Về đối thoại nhân quyền, Thứ trưởng Mỹ cho rằng hai nước sẽ tiếp tục thảo luận trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng phát triển, được cải thiện thân thiện hơn.Theo Thứ trưởng Negroponte, Việt Nam đã có nhiều thay đổi với nền kinh tế tăng trưởng tốt từ 7-8%/năm trong suốt một thập kỷ qua. Việt Nam đã làm nên sự kỳ diệu về phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo và người dân có không gian, cơ hội rộng rãi để phát triển cá nhân.


Ảnh: Phạm HảiLiên quan đến việc triển khai giải khoản hỗ trợ 3 triệu USD tẩy độc dioxin và trợ giúp con người, ông Negroponte cho biết trong các cuộc làm việc với quan chức Chính phủ Việt Nam, hai bên thống nhất trước mắt sẽ tập trung vào những khu vực ưu tiên như Đà Nẵng và tiến hành trao đổi chuyên gia.



"Tôi hài lòng về sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam liên quan đến vấn đề da cam/dioxin, MIA, rà phá bom mìn đang diễn ra tốt đẹp. Hai nước đối thoại và hoạt động tích cực, theo tinh thần xây dựng".Kết nối công ty Mỹ và trường ĐH ViệtThứ trưởng khẳng định: "Mỹ đặt mục tiêu làm sâu sắc mối quan hệ kinh tế, thương mại và mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao với Việt Nam nhằm tăng cường hòa bình, ổn định trong khu vực".Giáo dục là một trong những lĩnh vực hợp tác được ưu tiên cao. Theo ông Negroponte, trong tuần tới, nhóm đặc trách về giáo dục giữa hai nước sẽ nhóm họp để thảo luận phương cách hợp tác, thực hiện mục tiêu gia tăng số lượng sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ và sinh viên Mỹ học ở Việt Nam, tăng cường trao đổi giữa các trường đại học của hai nước."Mỹ cũng sẵn sàng kết nối các công ty của Mỹ và các trường đại học của Việt Nam để giúp cho sinh viên tốt nghiệp tìm được công việc thích hợp, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, mở trường đại học của Mỹ tại Việt Nam".




Tranh chấp biển Đông: Thử tìm một giải pháp có lợi cho Việt NamNhân vụ ExxonMobil, thử tìm một giải pháp có lợi cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp hải phận Biển Đông và chủ quyền các đảo Trường Sa với Trung Quốc và các nước.Tháng 7 năm 2008, tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc qua vụ ExxonMobil đã bước vào một giai đoạn vừa tế nhị lại vừa có tính quyết định. Tế nhị vì cho dầu biểu lộ những lập trường hết sức cứng rắn, hai bên đều không muốn (hay không thể ?) để việc tranh chấp trở thành một cuộc xung đột quân sự. Và có tính quyết định vì qua vụ tranh chấp, lập trường pháp lý cơ bản của hai bên cho thấy hiện hữu một giải pháp tạm thời, có thể có lợi cho phía Việt Nam trong trung hạn để khai thác dầu khí.Trở lại vụ ExxonMobil : Đại công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ đã ký thỏa ước khung về khai thác dầu khí với PetroVietnam nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm cuối tháng 6 năm 2008. Theo một thông cáo mới đây của tập đoàn này, hai phía đã có những hợp tác từ nhiều năm trước nhằm mục đích xác định các dự án có tiềm năng và hiện nay hai bên đang cùng đánh giá sơ bộ về kỹ thuật và kinh doanh một số vị trí ở ngoài khơi [1]. Thông cáo của ExxonMobil cho thấy các lô được nhượng quyền khai thác cho tập đoàn này đã được xác định là « có tiềm năng » (nhưng tiềm năng ước lượng là bao nhiêu thì không thấy nói !) và bắt đầu bước vào giai đoạn khai thác. Vị trí các lô này chưa được công bố cụ thể. Theo tuyên bố phía Việt Nam thì các lô này nằm trong « vùng kinh tế độc quyền » của Việt Nam, tức nằm trong vòng 200 hải lý (khoảng 370km) tính từ đường cơ bản

[2]. Theo bản đồ công bố trên một số trang web thì ExxonMobil khai thác 2 vùng : một vùng ở phía nam cửa vịnh Bắc Việt, thuộc bãi trầm tích sông Hồng và một vùng giao tiếp ở phía nam của bãi Phú Khánh, phía Bắc của bãi Nam Côn Sơn. Theo tin tức ở một số báo chí thì vùng này thuộc vùng biển Trường Sa, là nơi hiện đang có tranh chấp giữa nhiều nước.Lập tức phía Trung Quốc lên tiếng phản đối Việt Nam đồng thời hăm dọa ExxonMobil nếu không rút đi thì sẽ dùng những « biện pháp mạnh ». Theo tin báo chí trong vùng đăng ngày 23 tháng 7 thì Trung Quốc đã bắn súng hăm dọa nhân viên của ExxonMobil trên dàn khoan ở vị trí khai thác. Phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã xâm phạm « chủ quyền lãnh thổ » của Trung Quốc. Chỉ vài tháng trước, cũng vì sự hăm dọa của Trung Quốc, tập đoàn BP của Anh Quốc đã phải ngừng một số dự án khai thác và thăm dò dầu khí tại các lô mang số 5.2, 5.3, đặc biệt dự án đặt ống dẫn khí trị giá khoảng 2 tỉ đôla từ đây vào đất liền. Phát ngôn nhân của BP, ông David Nicholas, nói rằng hãng này thấy rằng "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề". Được biết vùng khai thác của BP (lô 5.2 và 5.3) vẫn còn trong vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam, cách đường cơ bản 350km.Trước mắt mọi người (thế giới), thái độ của Trung Quốc cực kỳ ngang ngược. Nhưng không phải việc này chỉ thể hiện mới đây. Nước này, công bố năm 1949, bộ bản đồ xác định biển nội địa của Trung Quốc – tức tấm bản đồ 9 gạch - cho thấy rõ rệt tham vọng bành trướng của họ. Qua đó họ ngang nhiên dành toàn bộ biển Đông, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà không theo một tiêu chuẩn lịch sử hay pháp lý nào. Ở nhiều nơi, đường xác định nội hải của Trung Quốc chỉ cách bờ biển VN, Phi, Mã Lai khoảng 100km. Đường xác định này cũng bao gồm luôn đảo Natuna, phía nam Trường Sa, thuộc chủ quyền của Nam Dương. Không một quốc gia văn minh nào có thể công nhận thái độ ngang ngược này của Trung Quốc vì nó không theo một tập quán hay luật lệ quốc tế nào. Riêng các nước bị Trung Quốc lấn lướt nhận thấy có nhu cầu đoàn kết lại, nay đều thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cũng thuơng thuyết gia nhập từ năm 1992.Tháng 6 năm 1996, Trung Quốc ký thông qua bộ luật Quốc Tế về Biển 1982 đồng thời công bố các vùng biển « lãnh địa hải phận », mer territoriale, VN gọi là « lãnh hải[3] », vùng tiếp cận zone contigue và vùng kinh tế độc quyền zone économique exclusive. Dịp này Trung Quốc công bố hệ thống đường cơ bản, trong đó có tập hợp 29 điểm xác định đường cơ bản cho vùng biển Hoàng Sa (13 điểm) và Trường Sa (16 điểm). Tọa độ các điểm được xác định theo phụ lục đính kèm. Ta thấy Trung Quốc áp dụng luật biển 1982 cho các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dành cho hai quần đảo này một vùng biển rộng lớn, gồm các vùng biển « lãnh địa hải phận », thềm lục địa và « vùng kinh tế độc quyền », bao gồm phần lớn biển Đông.Chương V của Công Ước Quốc Tế Montégo Bay 1982 xác định vùng « kinh tế độc quyền ». Theo đó một nước cận biển có thể xác định vùng biển kinh tế độc quyền của mình, có chiều rộng 200 hải lý, tính từ đường rìa ngoài của vùng tiếp cận (nếu có) hay lãnh hải (12 hải lý). Nước này có thể khai thác kinh tế như đánh cá, khai thác tài nguyên dưới đáy biển thuộc vùng kinh tế độc quyền, đương nhiên phải tôn trọng một số luật lệ và tiêu chuẩn để bảo vệ quyền lợi các nước khác cũng như gìn giữ môi trường sống. Điều luật này cũng áp dụng cho các đảo ngoài khơi.Trên phương diện pháp lý và lịch sử Trung Quốc không có thẩm quyền đòi chủ quyền vùng biển Đông, chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như thềm lục địa tại đây. Nhưng thực tế Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối mỗi khi Việt Nam thăm dò hay dự định khai thác ở những vùng có thể có chồng lấn với vùng kinh tế độc quyền của các đảo thuộc Trường Sa. Nguyên nhân việc này là do các lãnh tụ vĩ đại (may mắn đã chết !) của CSVN đã có những tuyên bố ngu xuẩn, sai với lịch sử, trong các thập niên 50-60 về chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa[4]. Họ cho rằng hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Đương nhiên Trung Quốc lấy đó làm bằng chứng, biện minh trước quốc tế về các hành vi bành trướng của mình.Nhưng vấn đề khác được đặt ra : các đảo thuộc Trường Sa có được nhìn nhận là đảo[5] theo luật biển 1982 hay không để mà có thềm lục địa hay vùng kinh tế độc quyền ? Hầu hết các đảo ở Trường Sa đều rất nhỏ, không có nước ngọt, không cây cối, phần lớn bị ngập khi thủy triều lên. Ngay cả một số đảo khác có cây cối và nước ngọt, như đảo Ba Bình, Loai Ta, Thị Tứ… cũng không thể có một nền kinh tế tự túc theo định nghĩa về đảo của luật biển 1982. Các đảo mà Trung Quốc hiện kiểm soát không có « đảo » nào có cây cối và nước ngọt. Như thế các « đảo » này chưa đủ tiêu chuẩn để có lãnh địa hải phận (lãnh hải), vùng kinh tế độc quyền như các đảo bình thường khác được[6].Nếu các đảo này không được quyền có vùng biển, không có thềm lục địa kéo ra tới 200 hải lý thì làm gì có vấn đề chồng lấn ?Các lô khai thác của BP vừa qua và ExxonMobil nằm trong vùng « kinh tế độc quyền » của Việt Nam, khoảng giữa đất liền và trung tâm quần đảo Trường Sa, cách xa Trung Quốc hàng ngàn km. Nhưng Trung Quốc vẫn ngang ngược cho rằng vùng đó thuộc về họ.Tình hình như thế vô cùng bất lợi cho phía Việt Nam. Việt Nam được ví như được ngồi trên đống của nhưng bị anh hàng xóm khốn nạn chỉa súng đòi chia nên không thể móc ra tiêu xài. Việc khó khăn này, nếu không tìm giải pháp thoát ra, sẽ kéo dài ít nhất cho đến khi nào chủ quyền của các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được giải quyết. Không nước nào có thể khai thác tài nguyên ở thềm lục địa Trường Sa nếu chủ quyền các đảo tại đây chưa được xác định và được nhìn nhận bởi các bên. Vấn đề « cộng đồng khai thác » đã được nêu ra, nhưng sẽ khó thực hiện. Vả lại, nếu thực hiện thì phía thiệt thòi vẫn là Việt Nam. Việc tranh chấp có thể kéo dài thêm nhiều thập niên, vẫn giữ « nguyên trạng », nếu các bên tranh chấp vẫn tôn trọng Qui Tắc Hành Sử Biển Đông đã được các nước ASEAN ký với Trung Quốc năm 2002. Nhưng việc kéo dài thời gian lại có lợi cho Trung Quốc. Với thời gian, chỉ cần một, hai thập niên nữa, sự lớn mạnh của Trung Quốc không những chỉ dễ dàng thâu tóm biển Đông mà còn đặt được ảnh hưởng của mình đến các nước trong khu vực.« Càng để lâu càng khó », câu nói của ông Lê Công Phụng ám chỉ việc phân định vịnh Bắc Bộ, xem ra cũng đúng cho biển Đông !Vì thế phải có một giải pháp. Việt Nam phải làm thế nào, trước tình trạng hiện nay, để có thể khai thác, ít ra một phần, ở những vùng biển thuộc vùng kinh tế độc quyền của nước mình ? Giải pháp nào có lợi cho Việt Nam trong việc giải quyết chủ quyền các đảo và hải phận biển Đông ?Những vấn đề này đáng lẽ ít phức tạp cho Việt Nam nếu như các lãnh tụ vĩ đại ở miền Bắc đó không hiện hữu, hay không tuyên bố những lời bất lợi. Ít phức tạp chứ không phải không phức tạp là vì phía VNCH đã không giữ được Hoàng Sa tháng giêng năm 1974, trước sự xâm lăng của Trung Quốc, cũng như đã không giữ được các đảo Thị Tứ, Song Tử Đông, Vĩnh Viễn, Loai Ta… thuộc Trường Sa vào các năm 1968, 1972… do sự xâm chiếm của quân đội Phi Luật Tân. Đây là các đảo hiếm hoi có nước ngọt thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, theo luật quốc tế thì một vùng đất (hay biển) của một quốc gia có được do một cuộc xâm lăng thì chủ quyền vùng đất không được công nhận cho nước đó. Quân đội VNCH đã đổ máu để giữ nước nhưng không thành, như thế dầu sao cũng ít trách nhiệm hơn việc tuyên bố chủ quyền của ngoại bang trên vùng đất của tổ quốc mình.Vấn đề của đất nước đặt ra như thế thì ta phải tìm phương hướng giải quyết có lợi trên nhưng điều kiện như thế. Thất phu hữu trách, người viết xin đưa ra đây một số ý kiến :Các yếu tố xét ra có lợi cho Việt Nam, đó là : 1/ VN tôn trọng các công ước quốc tế mà VN có ký kết. 2/ Vận động quốc tế ủng hộ lập trường về biển của VN tại biển Đông. 3/ Trong trung hạn là khai thác vùng biển và thềm lục địa của VN đã được quốc tế công nhận (hay không phản đối). 4/ Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược với bạn bè quốc tế có cùng chung quyền lợi để đối trọng với Trung Quốc. 5/ Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế.1/ Việt Nam nên chinh phục cảm tình các nước bằng một thái độ gương mẫu của một quốc gia biết tôn trọng và có trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Việc này biểu hiện qua việc tôn trọng các bộ luật, các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam có ký kết. Trước tiên là Luật Quốc Tế về Biển 1982 và Qui Tắc Hành Sử Biển Đông 2002, hai công ước quốc tế mà Việt Nam long trọng ký kết. Nội dung của Qui Tắc Hành Sử Biển Đông 2002 yêu cầu các bên không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, các bên tránh làm các việc có thể thay đổi « nguyên trạng » tình hình các đảo, ngưng khảo sát và khai thác v.v… Tôn trọng nội dung của nó là Việt Nam khôn khéo sử dụng công pháp quốc tế để bảo vệ mình trước sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc. Nhưng VN cũng nên đứng đắn tôn trọng các tiêu chuẩn về nhân quyền mà bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền định nghĩa. VN nên chứng minh rằng mình có nhận thức khác với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Việc này rất có lợi vì nó phù hợp với nguyện vọng của người dân và bạn bè Tây Phương.2/ Ngoại giao sẽ là việc quan trọng nhất.Hệ thống đường cơ bản của Việt Nam công bố vào tháng 6 năm 1977, được xác định bằng các đường thẳng nối 12 điểm cơ bản từ A0 đến A11, trước khi công ước Montégo Bay 1982 được ký kết. Điểm bắt đầu A0 là điểm xác định chung với Kampuchia sau này, trong vịnh Thái Lan và điểm chấm dứt A11 là đảo Cồn Cỏ, ở cửa vịnh Bắc Việt. Dầu vậy hệ thống đường cơ bản của Việt Nam phù hợp với bộ luật biển 1982. Vào thời điểm đó đã có trên 100 nước công bố luật biển của mình, trong đó có đến 45 nước lấy đường thẳng làm đường cơ bản. Hệ thống đường cơ bản của VN, ở một số điểm thì cách bờ quá xa. Thí dụ các điểm A1 cách bờ 56 hải lý, A3 cách 52 hải lý, A4 cách 53 hải lý, A6 cách 74 hải lý… Những điểm này rõ ràng « không bình thường », nhưng chiếu theo tinh thần điều 7 của bộ luật biển 1982 thì các điểm trên không hề mâu thuẩn. Mặt khác, tập quán quốc tế cho thấy có nhiều trường hợp đường cơ bản còn cách xa bờ hơn cả Việt Nam. Chỉ nói các nước trong vùng, trường hợp Mã Lai, đường cơ bản nưóc này có nơi cách bờ đến 85 hải lý. Trường hợp Miến Điện, nước này vạch một đường cơ bản dài 220 hải lý, có nơi cách bờ đến 120 hải lý. Riêng Thái Lan thì đường cơ bản cách bờ có nơi đến 60 hải lý. Như thế thì đường cơ bản của Việt Nam không phải là một trường hợp đặt biệt, phải đặt lại vấn đề.Hệ thống đường cơ bản của Việt Nam vì thế phù hợp với luật biển 1982 và tập quán quốc tế. Tuy nhiên vào thời điểm 1977, do thái độ thù nghịch của Việt Nam đối với thế giới, đã có 10 nước gởi công hàm phản đối Việt Nam về đường cơ bản của Việt Nam. Trong đó có các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Mã Lai, Tân Gia Ba… Nhưng tình hình hôm nay thuận lợi hơn. Việt Nam mở cửa giao thiệp với bạn bè năm châu, không còn là « mũi nhọn xung kích » hung hăng của quốc tế cộng sản do Liên Xô lãnh đạo. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ khá tốt với Hoa Kỳ. Các lãnh tụ CSVN hôm nay xem ra sáng suốt hơn các vị lãnh đạo gọi là vĩ đại ngày xưa vì ít ra họ đã làm những việc có lợi về lâu dài cho VN. Thật vậy, phải nhìn nhận ông Nguyễn Tấn Dũng, dầu rất bết bát trong các chính sách vĩ mô, đem lại hậu quả tai hại cho kinh tế và phát triển Việt Nam hiện nay, nhưng ông Dũng đã có những đột phá rất mới về ngoại giao, đem lợi lâu dài cho Việt Nam, nhất là mở đường cho Việt Nam có thể khai thác những vùng biển mà từ trưóc đến nay đã bị Trung Quốc cản trở.Ở đây tác giả muốn trở lại một chi tiết quan trọng trong bản tuyên bố chung giữa VN và Hoa Kỳ nhân chuyến đi của ông Dũng vào cuối tháng 6 năm 2008. Đó là chi tiết « Hoa Kỳ tôn trọng và ủng hộ việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ». Đã có nhiều tác giả đã viết báo bình luận và phân tích chi tiết này nhưng chưa thấy ai đặt vấn đề là Hoa Kỳ « ủng hộ » thế nào và lãnh thổ Việt Nam được Hoa Kỳ quan niệm ra sao ?Việc « tôn trọng và ủng hộ » của Hoa Kỳ về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nên hiểu là Hoa Kỳ không can thiệp nhằm chia cắt VN, không ủng hộ các lực lượng ly khai tại Việt Nam. Vấn đề sẽ tế nhị hơn, nếu một nước nào đó chiếm đóng một phần lãnh thổ của VN, thái độ « ủng hộ » của Hoa Kỳ sẽ như thế nào ? Mặt khác, cũng quan trọng không kém, Hoa Kỳ công nhận lãnh thổ của Việt Nam trên căn bản nào ?Các vấn đề này sẽ thay đổi, có lợi hay có hại cho VN tùy thuộc vào mối tương giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong tương lai. Nhưng trước mắt, qua các thỏa thuận đã ký kết giữa ExxonMobil và PetroVietNam, cũng như các tuyên bố của các nhân vật ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam, ta có thể đoán rằng Hoa Kỳ đã công nhận « lãnh thổ » của Việt Nam với hệ thống đường cơ bản 1977.Địa điểm khai thác của ExxonMobil nằm trên thềm lục địa, trong vùng kinh tế độc quyền của VN. Do đường cơ bản của VN cách bờ vùng này đến 74 hải lý, vùng biển VN mở ra đến 274 hải lý. Hoa Kỳ có thể đã công nhận lãnh thổ Việt Nam trên tinh thần này, nếu không thì vấn đề khai thác của ExxonMobil đã không được xúc tiến.Việt Nam vì thế mới mạnh dạn phản đối Trung Quốc và dám tuyên bố sẵn sàng dùng mọi biện pháp để bảo vệ các tập đoàn khai thác hợp pháp trên lãnh thổ của mình. Trung Quốc tức giận lắm nhưng không làm gì được vì tập đoàn khai thác ExxonMobil là của Hoa Kỳ chứ không phải là BP của Anh, dễ bắt nạt. Anh Quốc vì còn nhiều quyền lợi ở Hồng Kông, không dám đương đầu vì sợ thiệt hại kinh tế.Ngoài ra ý nghĩa lơ lững của sự « ủng hộ » của Hoa Kỳ cũng khiến cho Trung Quốc không dám làm bậy.Theo tình hình hiện nay người viết lạc quan cho rằng không còn mấy nước còn lý do để phản đối hệ thống đường cơ bản của Việt Nam.Đối với Thái Lan thì cả hai nước đều có hệ thống đường cơ bản tương đồng, vì thế khó mà phản bác lẫn nhau. Vùng biển giữa hai nước có một vùng chồng lấn khoảng 6.500km². Theo tin trong nước thì VN nhượng cho Thái Lan 70%, VN 30%. Nhưng việc tương nhượng này phải được đền bù xứng đáng. Thái Lan có rút lại công hàm phản đối của mình hay chưa?Đối với Mã Lai thì hệ thống đường cơ bản của nước này có nơi cách bờ biển đến 85 hải lý, vì thế cũng không có lý do phản đối hệ thống đường cơ bản của VN. Vùng chồng lấn giữa hai nước hiện nay đã được giải quyết theo cách “cộng đồng khai thác”. Mã Lai không còn lý do để làm khó VN.Các nước như Anh, Nhật Bản, Pháp, Đức, Úc… không có thiệt hại gì do hiệu quả của đường cơ bản VN. Việc chống đối từ năm 1977 là do nguyên nhân ý thức hệ hơn là kinh tế. Hiện nay thời thế thay đổi, Việt Nam đã thay đổi và đang trở thành đối tác tốt với các nước này. Việc rút lại các công hàm phản đối chỉ còn là một vấn đề của ngoại giao.3/ Khi đã có được ủng hộ của các nước về quan điểm hệ thống đường cơ bản, việc này đương nhiên dẫn tới việc công nhận các vùng biển cũng như thềm lục địa của VN. Bây giờ VN mới có thể cho đấu thầu khai thác dầu khí trong vùng hải phận kinh tế độc quyền của mình và ưu tiên cho Hoa Kỳ hay các nước đã nhìn nhận hệ thống đường cơ bản của VN. Đây có lẽ là việc mà VN đang thực hiện.Việt Nam cũng nên thiết lập một hồ sơ kéo dài thềm lục địa, đến 350 hải lý, phù hợp với tinh thần của công ước Biển 1982, sau đó nộp cho Commission on the Limits of the Continental Shelf thuộc Liên Hiệp Quốc, trước tháng 5 năm 2009. Ở điểm này VN có lợi hơn các nước khác trong vùng vì thềm lục địa của VN lài, là phần kéo dài của lục địa.Việc làm trên cũng nhằm “vô hiệu hóa” ảnh hưởng các đảo Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng. Việt Nam có lý do để đòi hỏi các đảo này không được hưởng các qui chế đã ấn định cho luật biển 1982. Trường hợp các đảo Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ… không được gì cả là thí dụ.Đối với Phi và Mã Lai, VN có đầy đủ hồ sơ chứng minh các đảo mà các nước này chiếm đóng tại Trường Sa là của VN. Giải pháp cũng sẽ là một trọng tài quốc tế hoặc là một trao đổi mà các bên đều có lợi.Phần biển VN do đó sẽ lớn hơn tất cả các nước trong vùng, vì thuận lợi địa lý như chiều dài, do hệ thống đường cơ bản, do thềm lục địa mở ra thuận lợi không có hố sâu chặn lại như các nước khác… Đương nhiên là sẽ không quan trọng bằng nếu như Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về VN. Nhưng trước mắt Việt Nam có thể khai thác vùng biển của mình đồng thời ngăn chận được tham vọng vô lý của Trung Quốc.Việc phản đối hay đe dọa của Trung Quốc chắc chắn sẽ có nhưng không còn quan trọng. Lý lẻ của Trung Quốc sẽ là Việt Nam khai thác trên một vùng có chồng lấn với thềm lục địa của các đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền. Nhân việc này VN nên đề nghị Trung Quốc đưa ra một tòa án phân xử. Việc này hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc vì họ không có bằng chứng nào chứng minh chủ quyền của họ ngoài các tuyên bố không có giá trị của các lãnh tụ CSVN trong quá khứ.Nếu Trung Quốc khai thác ở Trường Sa thì nước này không tôn trọng luật biển 1982 và Qui Tắc Hành Sử 2002. Trung Quốc không có lý do gì để kéo dài thềm lục địa của họ ra đến đây. Các đảo họ chiếm của Việt Nam thì đang trong vòng tranh chấp, vả lại, các đảo này không thể có vùng kinh tế độc quyền hay thềm lục địa. Việt Nam cần phải liên minh chặt chẽ với Phi và các nước khác để phản đối, làm áp lực đưa vấn đề ra một tòa án quốc tế.Một ghi nhận, đặc điểm các nước sản xuất dầu trên thế giới ngoài APEC, ngoại trừ nước Anh và Na Uy, mỗi khi nước đó khám phá được một mỏ dầu có tầm quan trọng về kinh tế, trở thành một nước sản xuất dầu, các nước đó đều xảy ra hổn hoạn. Việt Nam là một nước kém phát triển, tâm lý bầy đàn vẫn còn phổ cập, vì thế dễ xảy ra các việc tranh dành quyền lợi. Quốc hội VN nên thông qua một bộ luật về tài nguyên quốc gia. Nên lập ra một ủy ban quản lý tài nguyên quốc gia, nhân sự ủy ban này do quốc hội bổ nhiệm và có tránh nhiệm trước quốc hội, làm việc định kỳ.4/ Về vấn đề quốc phòng, trước hết là các đảo Trường Sa vẫn còn do VN kiểm soát thì phải củng cố thêm quân sự. Bộ Quốc Phòng thường xuyên ủy lạo, thăm viếng các chiến sĩ trú đóng tại các đảo. Phải cho các binh sĩ này hưởng một ngạch lương đặc biệt, xứng đáng với sự hy sinh và gian khổ của họ.Riêng về sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc, nhất là về phương diện hải quân, Việt Nam là nước nên lo ngại hơn ai hết.Về phía bắc, Trung Quốc tiếp giáp với Nga, không dễ dàng bành trướng. Phía tây là núi non hiểm trở, sa mạc cằn khô, khí hậu khắc nghiệt. Ở đó có các xứ Trung Á vốn thuộc vùng ảnh hưởng của Nga, ngoài ra còn có Ấn Độ, xứ có thể đối trọng với TQ, phía tây nam. Phía đông là Đại Hàn và Nhật Bản, hai đồng minh của Hoa Kỳ. Vấn đề bành trướng của Trung Quốc không đặt ra. Chỉ có phía nam, toàn vùng biển Đông và khu vực Đông Nam Á là không gian bành trướng của Trung Quốc. Vị trí của VN đối với Trung Quốc cực kỳ quan trọng. Không đặt được Việt Nam vào vòng ảnh hưởng của mình thì Trung Quốc sẽ không trở thành một cường quốc đúng nghĩa. Việt Nam vì thế là mục tiêu chính để cho Trung Quốc vũ trang. Vấn đề Đài Loan chỉ là một cái cớ.Giải pháp cho Việt Nam phải là liên minh chiến lược với các nước có cùng mối lo ngại về sự trổi dậy của Trung Quốc. Việt Nam thực sự mạnh, có liên minh chiến lược với các cường quốc, chắc chắn sẽ « đóng khung » Trung Quốc.Trung Quốc nên hiểu rằng, nếu chuốc thù gây oán với VN thì TQ sẽ vô cùng bất lợi. Việt Nam sẽ luôn luôn là ác mộng, sẽ vĩnh viễn là trở ngại cho mọi phát triển của TQ trong tương lai. Việc này sẽ đưa Trung Quốc về thời trước 1979.


 Những hăm dọa qua hình thức các bài báo trên sina.com hiện nay đều không có ý nghĩa. Hàng ngàn năm nay, Việt Nam chưa bao giờ « sợ » Trung Quốc cả. Vì thế, Trung Quốc cần thay đổi thái độ, phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải lấy lòng VN. Đây là một thái độ khôn ngoan mà Trung Quốc cần có. Bởi vì TQ cần VN mà VN không hề cần TQ. Có ý thức như vậy thì TQ mới hy vọng xưng hùng xưng bá với các nước được.5/ VN phải vận động các nước lớn ủng hộ chủ quyền của mình ở HS và TS. Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa chỉ nên giải quyết bằng con đường pháp lý, qua một tòa án quốc tế. Nhưng đó sẽ là việc về lâu dài. Thời gian sẽ không còn là kẻ thù của VN nữa nếu các điều kiện trên được thực hiện.Kết luận : Tóm lại, việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua vụ ExxonMobil vừa qua cho thấy Việt Nam đã một phần lấy lại được tư thế trong việc hành sử quyền chủ quyền của mình ở vùng kinh tế độc quyền. Công lao ở đây là do chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng đã thành công trong việc « vớt vát » được chút nào hay chút nấy quyền lợi của Việt Nam ở biển Đông mà các lãnh tụ gọi là vĩ đại của CSVN đã đem dâng cho Trung Quốc.
 
 Của đổ hốt lên được như thế cũng là khá lắm. Nhưng ông Dũng sẽ còn khá hơn, lập công to cho đất nước, nếu ông có một quyết định mạnh và thông minh để thay đổi hẵn bộ mặt của Việt Nam.Thiết lập được quan hệ với Hoa Kỳ là điều tốt, cũng như quan hệ với các nước khác. Thuyết phục được Hoa Kỳ cũng như các nước công nhận và ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam là điều giỏi, ít ai trong chế độ hiện nay làm được. Nhưng điều cần ý thức rằng Việt Nam phải mạnh. Mạnh thật sự từ ý chí cho đến thể chất mới có thể vừa phát triển vừa giữ được nước, chống được Trung Quốc trong dài hạn. Việc này không thể nào thực hiện nếu các thành phần dân tộc Việt Nam vẫn còn thù nghịch với nhau, mỗi người dân đều có thể là một « dân oan », người dân vẫn xem đảng cầm quyền là « giặc nội xâm ». Chỉ có một chính sách đứng đắn về hòa giải và hòa hợp dân tộc mới có thể hóa giải những mâu thuẫn này và chỉ có một chính phủ do dân thật sự bầu ra mới có thể bảo đảm tính chính thống cũng như sự đứng đắn cho chính sách đó. Các chính sách mị dân, các nghị quyết, như nghị quyết 36, sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ che dấu vấn đề. Trong khi đó càng để lâu thì những mâu thuẫn tích lũy, càng làm cho dân tộc này thêm phân hóa. Ông Dũng thừa khả năng, đã mở những bước đầu, ông có dám buớc thêm những bước nữa hay không ?Trương Nhân Tuấn[1] Các hàng chữ in nghiêng là tin lấy từ BBC.[2] Đường cơ bản (baseline) là đường cận bờ biển, từ đó xác định lãnh hải (lãnh địa hải phận) 12 hải lý. Đường cơ bản có thể là đường thẳng, đường cong v.v… sao phù hợp với tình trạng sinh hoạt kinh tế của người dân trong vùng (và tập quán quốc tế) hay với tình trạng địa lý của bờ biển.[3]
 
 
 Công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng thì không gọi là « lãnh hải » mà gọi là « hải phận ». Thực ra gọi là « lãnh hải » hay « hải phận » đều không sát ý nghĩa pháp lý của « mer territoriale – territorial sea ». Ta thấy hai từ Pháp và Anh đều có cả « biển » và « đất ». Người Việt ta thường dùng « lãnh hải » hay « hải phận » để chỉ cho một vùng biển bất kỳ thuộc về một nước bất kỳ nào đó.[4] Xem bài Vài Ý Kiến về Trách Nhiệm Trong Vấn Đề Mất Đất Mất Biển, cùng tác giả, Tổ Quốc số 44.[5] Ðiều thứ 121 của Công-Ước Montego Bay 10 tháng 12 năm 1982 định nghĩa về đảo :1. Une île est une étendue naturelle de terre entourée d'eau qui reste découverte à marée haute. (Ðảo là một dải đất tự nhiên, có nước bao bọc chung quanh và không bị nước phủ lúc thủy triều lên)2. Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguë, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres. (Một đảo có lãnh địa hải phận, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền và thêm lục địa riêng, ngoại trừ điều kiện ghi dưới phần 3)3. Les rochers qui ne se prêtent pas à l'habitation humaine ou à une vie économique propre, n'ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental. (Những bãi đá (cồn đá) mà người ta không thể sinh sống, hoặc tạo một nền kinh tế tự tại thì không có vùng kinh tế độc quyền cũng như không có thềm lục địa).[6]
 
 
 
 Các đảo Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ của Việt Nam là các đảo lớn, có dân cư sinh sống đông đảo, có cả một nền kinh tế tự túc… nhưng chúng vẫn không được nhìn nhận là đảo theo định nghĩa của luật biển 1982. Theo Hiệp Ước Phận Định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 thì các đảo này không những không có vùng kinh tế độc quyền mà vùng biển lãnh hải của nó cũng không được tôn trọng.mardi, 9 septembre 2008 - 20:52 (CEST)Article suivant : Góp ý với TS Dương Danh Huy Article précédent : Vấn đề trách nhiệm việc làm mất đất, mất biển
http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-EGs0TdElabNXphrx56VTXO2Qa8378w--?cq=1&p=124




CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC



*

Cộng Sản Việt Nam bán nước cầu vinh!







(H1. Bản đồ có mũi tên là vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc muốn chiếm cứ.

*

(H2. ) Công hàm của Phạm văn Đồng công nhân chủ quyền Trung Cộng ngoài hải phận.


Từ ngày cướp chính quyền, cái gọi là "Cách mạng mùa Thu năm 1945", Hồ Chí Minh và đảng CSVN là một tập đoàn bán nước cho Đại Hán xâm lược Bắc Phương để cầu vinh, những chứng từ hình ảnh dưới đây minh chứng việc làm của đảng CSVN khiếp nhược, hèn nhát. Đối với người dân thì hà hiếp chiếm từng khu nhà, từng thướt đất, nhưng đối với ngoại bang thì cúi đầu dâng hiến hàng ngàn cây số vuông biên giới, hàng vạn vùng đất biển và cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho tập đoàn Cộng Sản Trung Hoa.


Lịch sử dân tộc Việt Nam hơn 4000 năm, cha ông ta đã bao lần đánh bại xâm lăng Tàu Hán Bắc Phương giữ gìn từng tất đất của bờ cõi. Lịch sữ dân tộc Việt có lúc thịnh lúc suy, nhưng anh hùng dân tộc thời nào cũng có do đó

từ ngàn xưa hai vị nữ lưu Trưng Trắc, Trưng Nhị đã từng đánh bại quân của Mã Viện, đến đời cha ông những tấm gương hy sinh lẫm liệt, những câu nói của anh hùng dân tộc còn vang vọng đâu đây nhắc nhỡ con cháu luôn đề phòng giặc Bắc Phương. Hùng khí ngút trời Nam của các tiên liệt làm cho quân Nguyên, quân Thanh, quân Mông Cổ hồn phiêu phách tán. Lịch sử dân tộc còn vang vọng lời răng của tiền nhân:
- Năm 938 Ngô Quyền đánh bại Bắc Phương trên sông Bạch Đằng trận đánh toàn thắng của dân tộc Việt chống đồng hóa của giặc Phương Bắc, chiến đấu giành độc lập dân tộc, chấm dứt Bắc Thuộc kéo dài 1117 năm (179 TCN - 938).
- Năm 1282, Trần Nhân Tông anh dũng chỉ đạo cuộc chiến của giặc Bắc Phương Nguyên Mông, vua dặn rằng “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta .Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.“
Vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội Nghị Diên Hồng cùng toàn dân chống giặc năm 1284, phong Trần Quốc Tuấn làm Hưng Đạo Đại Vương chống giặc Nguyên Mông. Hưng Đạo Đại Vương lưu truyền đời sau với cầu nói bất hủ “đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” ....Giặc bắc phương một lần nữa bị Hưng Đạo Vương đánh cho một trận tan tành trên sông Bạch Đằng dẹp ý đồ bành trướng của Nguyên Mông.
"Dẫu mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có"(Trái: Tượng Vua Lê Lợi 1385-1433. Phải Nguyễn Trãi 1380 - 1442)Ngày 20-09 năm Đinh Mùi (1427) Lê Lợi chém chết kiêu tướng Liễu Thăng, kết thúc cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Tàu xâm lược của quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc. Trận chiến lịch sữ tại Chi Lăng còn vang vọng đời sau. Trong giai đoạn này Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi có câu “Dẫu mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có”
"Đánh cho dài tóc, đánh cho để răng đen"
(Quang Trung 1753-1792)Ngày 05 tháng Giêng Kỷ Dậu (1789) trận đánh lịch sữ thần tốc của vua Quang Trung quyét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta với lời thề son sắc “Đánh cho dài tóc, đánh cho để đen răng”, “Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Bao nhiêu gương anh hùng bất khuất trời Nam, bao nhiêu xương máu của tiền nhân hy sinh để gìn giữ giang sơn gấm vóc. THẾ NHƯNG, đảng CSVN chỉ làm chủ đất nước có 62 năm họ đã CĂT XÉN, NHƯỜNG BIỂN, BÁN NƯỚC cho giặc Tàu.
Ông cha ta oanh liệt chống kẻ thù Phương Bắc như thế còn đảng CSVN thì bán nước cầu vinh:
Từ khi đảng CSVN nắm quyền năm 1945, họ đặt quyền lợi của đảng Cộng Sản lên trên quyền lợi tổ quốc, nhận giặc làm “anh” cho nên đảng CSVN đã lần lượt dâng biển hiến đất cho Trung Cộng như sau:
Âm thầm để Trung Cộng xâm lấn biên giới:
Khi ông Hồ Chí Minh về đặt bản doanh tại hang Pak-Bó, lúc đó vì muốn được sự an toàn và được bao che của Trung Cộng nên ông Hồ Chí Minh đã cho rằng phần lãnh thổ có hang Pak-Bó thuộc về Trung Quốc. Có như thế, phi cơ Pháp không thể vượt biên giới để ném bom những căn cứ địa của đảng CSVN. Cũng vào thời đó, Đảng CSVN có nhiều chiến khu gần vùng biên giới khi phi cơ Pháp đến oanh tạc thì Trung Quốc hô lên là lãnh thổ của họ, phía ông Hồ im lặng, về sau này Trung Cộng chiếm luôn mà Hà Nội không có một phản ứng nào cả. Đây có phải chăng là hành động âm thầm bán nước.
Công khai ký Công Hàm công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc:
- Ngày 4/9/1958 Trung Quốc tuyên bố phần lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý.- Ngày 14/09/1958 ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Cộng Sản Hà Nội ra lệnh cho ông Phạm Văn Đồng với danh nghĩa Thủ Tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký Công Hàm tán thành tuyên bố của Trung Cộng.
Theo Công Hàm này thì đảng CSVN chấp nhận “bản đồ” mà Trung Cộng đòi hỏi phần chủ quyền của họ (xin xem bản đồ và công hàm đính kèm) trong đó lãnh thổ Trung Quốc bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lãnh hải của Trung Quốc phía Tây sát với bờ biển miền Trung và Bắc Việt Nam. Phía Đông trải dài tới Phi Luật Tân và phía Nam sát với Mã Lai và Nam Dương. Như vậy thì lãnh hải Việt Nam bị ép sát vào thềm lục địa và mất vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Vùng biển bị mất này chứa nhiều mỏ dầu khí và tài nguyên hải sản vô tận đã nuôi sống dân tộc ta tự bao đời.

(Hình trái, bản đồ có 9 gạch vàng là chu vi vùng biển Trung Cộng đòi hỏi bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hình phải là công hàm của Hồ Chí Minh chỉ đạo Phạm Văn Đồng ký nhận bản đồ trên)
Im lặng,quay đi khi Trung Cộng tấn công Hoàng Sa tháng 1/1974:
Ngày 17 tháng 1, 1974 khi Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng trên đảo Hoàng Sa, thì CSVN giữ thái độ im lặng đồng tình với sự xâm lăng của Trung Cộng.
Trong trận chiến này, hải quân VNCH đã bị Trung Cộng bắn chìm chiến hạm HQ-10 sau khi đã hạ hai chiến hạm của Trung Cộng, nhưng cuối cùng vì thế yếu, nên phải rút lui. Sự can đảm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH bảo vệ tổ quốc một cách ngoan cường dù biết rằng không thể đương đầu với lực lượng hùng hậu của Hải Quân Trung Cộng, nhưng đã anh dũng chiến đấu bất khuất theo gương cha anh chống Tàu xâm lược.
(Soái hạm HQ-10 của quân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa tháng 1 năm 1974)
Giữ im lặng, cúi đầu, bưng bít tin tức khi Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa năm 1988 và bắn chết ngư phủ Việt nam trên vùng biển tổ quốc
Năm 1988, Trung Cộng lại một lần nữa đánh chiếm quần đảo Trường Sa, Trung Cộng đã giết chết 80 bộ đội Hải Quân Việt Nam. Lúc đó, đảng CSVN lại dấu nhẹm việc này, không công khai cho quân chúng biết.
Trong khoảng thời gian 2004 và 2005 Hải Quân Trung Cộng đã bắn chết ngư phủ Việt Nam, nhưng đảng CSVN vẫn làm ngơ và không có một hành động ngoại giao cụ thể nào để bênh vực cho quyền lợi của ngư dân Việt Nam, quay đi trước quân thù giết chết lương dân đây là hành động của một chính quyền khiếp nhược.
Lén lút ký Hiệp Ước biên giới Việt-Trung, cắt xén đất cho Trung Cộng:
- Ngày 30/12/1999 Hiệp Ước ký giữa CSVN và Trung Quốc.- Ngày 29/4/2000 Quốc Hội Trung Quốc thông qua.- Ngày 9/6/2000 quốc hội CSVN thông qua.- Ngày 27/12/2001 Việt Nam làm lễ cắm mốc biên giới mới.
Theo sự tìm hiểu các tài liệu thì phía CSVN nhượng cho Trung Quốc 789 cây số vuông (Km2) dọc theo biên giới hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, và theo những tài liệu trong nước đưa ra thì Việt Nam mất 720 cây số vuông (cả hai tài liệu đều cho thấy phần hiến đất lớn hơn cả lãnh thổ Singapore). Ở tỉnh Cao Bằng có nơi nhường đất sâu gần 50 cây số (Km) sát tới hang Pak-Bó (nơi mà Hồ Chí Minh dùng làm cứ địa đầu tiên của đảng CSVN) . Còn tại Lạng Sơn thì nhượng vùng đất phía bắc sông Kỳ Cùng trong đó có Ải Nam Quan. Nếu chúng ta mở Internet trên trang Web Việt Nam, tài liệu mới nhất của đảng CSVN cho rằng “Lãnh thổ Việt Nam khởi từ cây số Zero (0) từ phía Bắc”. Cây số Zero (0) này chính là số năm (5) ngày trước - có nghĩa là từ Ải Nam Quan vào sâu 5 km đã thuộc về Trung Quốc. Ngày 28/01/2002 Ông Lê Cung Phụng Thứ Trưởng Ngoại Giao của CSVN trả lời phóng viên VASC Orient đã xác nhận “Mục Nam Quan nay thuộc về Trung Quốc”.


Lén lút ký hiệp định phân định lãnh hải Vịnh Bắc Việt, nhường biển cho Trung Cộng:
Ngày 25/12/2000 ông Trần Đức Lương chủ tịch nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký Hiệp Định phân chia lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ. Cũng theo ông Lê Cung Phụng Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng trả lời phỏng viên VASC Orient ngày 28/01/2002 thì “chúng ta (Việt Nam) 53.2% và Trung Quốc 46.8%”. Căn cứ vào Hiệp Ước Brévié đã ký giữa Pháp và Nhà Thanh vào năm 1887 về vịnh Bắc Việt thì Trung Quốc 38% và Việt Nam 62%. Như vậy năm 2000, CSVN đã ký nhường thêm gần 8.8% lãnh hải vịnh Bắc Việt tương đương gần 11,000 km2, và lãnh hải của Trung Cộng nay chạy sâu tận đảo Bạch Long Vỹ.
Trong khoảng thời gian 2004 và 2005 Hải Quân Trung Cộng đã bắn chết ngư phủ Việt Nam, nhưng đảng CSVN vẫn làm ngơ và không có một hành động ngoại giao cụ thể nào để bênh vực cho quyền lợi của ngư dân Việt Nam, quay đi trước quân thù giết chết lương dân đây là hành động của một chính quyền khiếp nhược.


Phản ứng chiếu lệ khi Trung Cộng thành lập huyện Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đã đến lúc Trung Cộng muốn kết thúc chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa bao vây mắt trước của Việt Nam, họ ngang nhiên công bố thành lập huyện Tam Sa tại Hải Nam để sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào lạnh thổ của họ. Nhà cầm quyền CSVN chỉ phản ứng chiếu lệ, run sợ không dám ra mặt chống đở sợ mất chiến ghế quyền lực không có chỗ dựa để củng cố.
62 năm CSVNcầm quyền so với chiều dài lịch sử dân tộc 4000 năm qúa ngắn ngũi, CSVN đã để mất bao nhiều phần giang sơn gấm vóc của tổ quốc không còn nghi ngờ gì nữa, không thể bào chữa được nữa: Cộng Sản Việt Nam là tập đoàn bán nước cầu vinh.


VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢN

www.vietquoc.org/modules.php?name=News&file=article&sid=211




TÀI LIỆU 2


Kháng thư phản đối Cộng Sản Việt Nam bán nước và Trung Quốc xâm lăng
Liên Minh DCNQVN

Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2007

Kính thưa

– toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

– cùng các Thân hữu quốc tế,

Những văn bản bán nước của Cộng Sản Việt Nam

Gần đây, lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm dựa trên những văn bản lịch sử sau:

• Ngày 4/9/1958 , TQ đưa ra bản tuyên bố 4 điểm xác định lãnh hải của TQ vòng theo bờ biển lục địa và các hải đảo chung quanh là 12 hải lý (thay vì 3 hải lý như trước). Đi kèm với bản tuyên bố này là một bản đồ có đường ranh giới lãnh hải bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
• Ngày 14/9/1958 , theo lệnh Hồ Chí Minh, thủ tướng CS là Phạm Văn Đồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai, là tổng lý quốc vụ viện của TQ, công nhận bản tuyên bố trên. Như vậy, công hàm này mặc nhiên công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ.
• Tháng 02/1972 , cục bản đồ trực thuộc phủ thủ tướng CSVN đã phổ biến một họa đồ thế giới, trên đó tên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bị bôi bỏ và chỉ còn tên Tây Sa và Nam Sa của TQ. Điều này cho thấy CSVN đã chính thức công nhận hai quần đảo này thuộc chủ quyền của TQ.
• Ngày 30/12/1999 , CSVN ký kết nhượng cho TQ 720 km2 đất liền ở biên giới hai nước, trong đó có Ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Hoa trước đây dài 1350 cây số, nay chỉ còn khoảng 1200 cây số.
• Ngày 25/12/2000 , CSVN tiếp tục nhượng thêm cho TQ khoảng 10.000 km2 lãnh hải của Việt Nam tại vịnh Bắc bộ. Như vậy, Việt Nam đã mất đi 9% diện tích biển Đông (ngày xưa, theo Công ước Thiên Tân do Pháp bảo hộ ký với nhà Mãn Thanh ngày 26/6/1887 và Công ước bổ túc ngày 20/6/1895 thì Việt Nam có 62% diện tích biển Đông; ngày nay Việt Nam chỉ còn 53%).
Như vậy, xét về bản chất, đảng CSVN chính là những kẻ bán nước cùng giuộc với Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… xưa. Ngày xưa, những kẻ phản quốc này bán công khai và trọn gói hay bán sỉ cả đất nước; còn ngày nay CSVN “san nền, phân lô” đất nước ra để bán lẻ và bán dần dần cách lén lút, giấu diếm cả dân tộc!

Những hành động xâm lăng của Trung Quốc

Dựa vào những văn bản trên, TQ đã nhiều lần tấn công vào những phần đất và biển mà CSVN đã âm thầm ký kết cho họ:
– Ngày 19/1/1974 , TQ đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa lúc đó thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ phần đất của tổ quốc nhưng đã thất bại với 58 binh sĩ đã hy sinh.
– Ngày 14/3/1988 , hải quân TQ dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa, bắn chìm ba tàu vận tải và giết chết 74 chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
– Những năm gần đây, nhiều lần hải quân TQ đã bắn vào tàu của ngư dân Việt Nam khi họ đánh cá gần Hoàng Sa và Trường Sa, khiến nhiều ngư dân bị thương hoặc thiệt mạng.
– Mới đây, ngày 02/12/2007, TQ đã công khai và chính thức hóa hành động lén lút bán Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ của CSVN bằng việc công bố quyết định sáp nhập hai quần đảo này của Việt Nam vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của TQ.

Phản ứng của người dân Việt Nam và của nhà cầm quyền CSVN
Vì thế, ngày 09 và 16/12/2007, đồng bào Việt Nam, đặc biệt giới sinh viên, học sinh và văn nghệ sỹ, trí thức tại Sài Gòn và Hà Nội đồng loạt biểu tình phản đối hành động xâm lược trên của TQ. Nhưng cuộc biểu tình này đã bị công an CSVN tìm cách ngăn cản, giải tán, thậm chí bắt bớ một số người mà họ nghi là chủ mưu trong cuộc biểu tình. CSVN khiếp sợ TQ đến nỗi ngay sau đó bộ ngoại giao CSVN đã phải vội vàng xác định: “Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”.
Đúng ra, để tỏ ra một nước có chủ quyền trên lãnh thổ của mình, ngoài việc ra mặt ủng hộ cuộc biểu tình bảo vệ lãnh thổ của người dân, nhà cầm quyền Việt Nam nên triệu đại sứ TQ tại Hà Nội đến để trao công hàm phản đối, đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc, ra tòa án quốc tế. Nếu TQ phản ứng ngang ngược thì nhà cầm quyền Việt Nam phải sẵn sàng đóng cửa tòa đại sứ của họ, trả đại sứ của họ về nước. Nhưng CSVN khiếp sợ TQ đến nỗi không dám nói lên một lời phản đối nào khi bộ ngoại giao TQ răn đe nhà cầm quyền CSVN rằng các cuộc biểu tình trên sẽ “làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”.

So sánh cách xử sự của CSVN đối với TQ và đối với người dân trong nước ta thấy:
– Một đằng CSVN tỏ ra khiếp nhược, run sợ và lụy thuộc TQ không khác một nước chư hầu.
– Đằng khác lại tỏ ra khinh thị, ác độc và hà hiếp người dân trong nước còn hơn cả các chế độ thực dân: dung túng cho cán bộ của mình cướp đất đai của người dân, đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan bị cướp đất đai cách bất công, bỏ tù phi pháp các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ cách ôn hòa, đàn áp có hệ thống các tôn giáo trong nước, v.v…

Sở dĩ CSVN có thái độ hèn mạt , “đội trên đạp dưới” như vậy là vì họ:

+ Muốn lấy lòng Bắc Kinh để được bảo trợ cho độc quyền thống trị của mình,
+ Lo sợ nhân dân ngày càng biết rõ các thỏa thuận lén lút bán nước của họ,
+ Lo sợ sự đoàn kết của đồng bào đang ngày càng phát triển mạnh mẽ,
+ Lo sợ cuộc xuống đường đòi đất biển cho tổ quốc đầy chính nghĩa hôm nay ngày càng lớn mạnh sẽ buộc chế độ CSVN phải giải quyết theo chiều hướng bất lợi cho họ.

Nhận định

Trước tình hình hiện nay, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam khẳng định:
– Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận những công hàm hay hiệp định cướp nước và bán nước trên. Một trong những việc làm đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam mới với nền dân chủ đa nguyên đa đảng trong tương lai sẽ tuyên bố hủy bỏ những văn bản bán nước trên.
– Ngày nay dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể tự mình gìn giữ trọn vẹn giang sơn gấm vóc do cha ông đã đổ bao xương máu từ ngàn đời để lại. Chiến thắng tại Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… là những bằng chứng hùng hồn chứng minh cho nhận định này. Ngoài ra, hiện nay dân tộc ta còn có những điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nhiều so với thời cha ông ta xưa trong việc giữ gìn vùng đất, vùng trời và vùng biển của Tổ quốc bằng những giải pháp hòa bình mà chưa nhất thiết phải dùng đến giải pháp quân sự.
– Việt Nam bị mất đất, mất biển về tay TQ là vì cả nước đã và đang bị cai trị bởi một đảng độc tài, phản dân tộc và phản dân chủ, luôn đặt quyền lợi của tập đoàn cầm quyền lên trên quyền lợi của dân tộc. Một đảng chính trị như thế không bao giờ xứng đáng lãnh đạo đất nước.
– Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nếu mạnh mẽ hội nhập vào cộng đồng quốc tế , Việt Nam dễ dàng trở nên phồn vinh về kinh tế, hùng mạnh về quốc phòng. Nhưng vì CSVN quá lệ thuộc và khiếp sợ TQ , nên mọi động thái ngoại giao của CSVN đều phải được sự cho phép của TQ mới dám làm. Do đó, CSVN không thiết lập được một thế ngoại giao đủ mạnh giúp Việt Nam đương đầu với TQ khi bị nước này xâm lăng như trường hợp Trường Sa, Hoàng Sa hiện nay. TQ chỉ dám xâm lăng khi biết chắc Việt Nam đang bị lãnh đạo bởi tập đoàn CSVN bạc nhược, hèn nhát, và không có những đồng minh mạnh mẽ hậu thuẫn.

Lên án

Do đó, LMDCNQVN:

– Cực lực lên án CSVN đã nhiều lần lén lút bán đất bán biển thuộc lãnh thổ Việt Nam cho TQ. Đây là những hành động phản quốc của CSVN kiểu “cõng rắn cắn gà nhà” nhằm bảo vệ và duy trì độc quyền cai trị của họ trên nhân dân Việt Nam. Với dã tâm này, nếu không ngăn chặn, đảng CSVN sẽ còn tiếp tục thực hiện những hành động phản quốc tương tự khiến lãnh thổ Việt Nam bị mất dần vào tay TQ.
– Cực lực lên án TQ về việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên một số lãnh thổ và lãnh hải, nhất là về việc sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ TQ. Hành động này cho thấy dã tâm của TQ là lợi dụng sự lệ thuộc và khiếp nhược của đảng CSVN vào TQ để bành trướng lãnh thổ.

Kêu gọi

Vì vậy, LMDCNQVN:

• Kêu gọi đảng CSVN hãy lên tiếng mạnh mẽ chống lại hành động xâm lăng của TQ và có những hành động cụ thể, hữu hiệu để dành lại những phần giang sơn bị TQ xâm chiếm. Để thực hiện việc này, đảng CSVN cần phải:
+ công khai hóa trước toàn dân mọi mật ước đã ký với TQ, đặc biệt là hiệp ước về lãnh hải và lãnh thổ năm 1999 và 2000;
+ tiến hành mạnh mẽ việc dân chủ hóa đất nước. Chỉ khi có dân chủ thật sự Việt Nam mới có thể giàu mạnh và đủ khả năng chống lại mọi hình thức xâm lăng của ngoại bang.
Nếu không bảo vệ được lãnh thổ, không đòi lại được những phần lãnh thổ đã bán cho TQ, không có khả năng giữ được độc lập cho tổ quốc thì đảng CSVN hãy thoái vị để nhường quyền lãnh đạo tổ quốc cho cá nhân hay tập thể khác theo sự lựa chọn của toàn dân.
• Nhiệt liệt ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc của các sinh viên học sinh và các văn nghệ sĩ đã biểu tình trước Tòa Đại sứ và Tòa Lãnh sự TQ tại Hà Nội và Sài Gòn hôm chủ nhật 9/12 và 16/12/07 vừa qua để lên án hành vi xâm lăng của TQ và một cách nào đó gián tiếp phản đối hành động phản quốc, nhượng đất nhượng biển cho TQ của đảng CSVN.
• Kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước thuộc mọi giới, không phân biệt địa phương, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội, quá khứ chính trị… hãy hết lòng đoàn kết bên nhau, quyết tâm chống ngoại xâm và tranh đấu cho một nền tự do dân chủ đích thực.
• Kêu gọi các quốc gia tự do tẩy chay Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh năm 2008 , và tẩy chay hàng hóa TQ ở khắp nơi trên thế giới để phản đối hành động xâm lăng của họ.
Cuối cùng, LMDCNQVN kính chúc đồng bào một mùa Giáng Sinh vui tươi, một Năm Mới hạnh phúc, và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ thắng lợi mỹ mãn.


Ban Điều hành tạm thời:
1 – Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
2 − Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn (đang vận động tại hải ngoại)
3 − Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình
4 − Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Hoa Kỳ.



TAÌ LIỆU 3.


Đây là bản công-hàm bán nước của CSVN


Thủ Tướng Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà
ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4
tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà
Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của
Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà
tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các
cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn
trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong
mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung
hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý
lời chào rất trân trọng./.

Kính gửi: Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.

Đồng chí Chu An Lai (Ấn ký)
Tổng lý Quốc vụ viện PHẠM VĂN ĐỒNG
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa Thủ tướng Chính Phủ
tại BẮC KINH Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa



Đây là nguyên-ngữ bản Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Trung-Cộng quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Trang Luật-học http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Dịch ra Anh-ngữ
DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA

(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:

(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.

(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.

Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.

(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.

http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Xisha Islands (Tây Sa = Hoàng Sa = Paracel Islands)

Nansha Islands (Nam Sa = Trường Sa = Spratly Islands)

Dịch ra Việt-ngữ

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.


(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc

http://www.trungtamdukien.org/article.php?id_article=1028

Chú thích:
Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands


Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago
[Ed. Spratly Islands]

Todd C. Kelly

Todd C. Kelly graduated from the M.A. program in Asian
Studies at the University of Hawaii at Manoa in August 1999.

On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d'Affaires that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory."[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that "The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision."[66]
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.hawaii.edu/cseas/pubs/explore/v3/todd.html


DRV = Democratic Republic of Vietnam - Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam)

PRC = People's Republic of China - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

RVN = Republic of Vietnam - Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này

EYE ON ASIA - February 10, 1994

Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974 By Frank Ching

Far Eastern Economic Review Reference: Vol. 157, No. 6, 10 Feb 1994

Vietnamese communists sell the Paracel and Spratly islands, but now want to say no.

According to Chinese Ministry of Foreign Affairs's "China's Indisputable Sovereignty Over the Xisha and Nansha Islands" (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hanoi has "settled" this matter with the Chinese in the past. They basically claimed:

- In June 1956, two years after Ho Chi Minh's government was re-established in Hanoi, North Vietnamese Vice Foreign Minister Ung Van Khien said to Li Zhimin, Charge d'Affaires of the Chinese Embassy in North Vietnam, that "according to Vietnamese data, the Xisha (Tây Sa = Hoang Sa = Paracels) and Nansha (Nam Sa = Truong Sa = Spratlys) islands are historically part of Chinese territory."

- On September 4, 1958, the Chinese Government proclaimed the breadth of its territorial sea to be twelve nautical miles which applied to to all territories of the PRC, "including ... the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands..." Ten days later, Pham Van Dong stated in his note to Zhou Enlai that "the Government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea made on September 4, 1958."

One more thing to notice is that PRC threatened only the territories Vietnamese claimed and left open claims of other countries. It was very clear that Mr Ho Chi Minh, through Pham Van Dong, gave PRC "a big pie" because at that time Mr Ho Chi Minh was preparing for invading South Vietnam. Mr Ho needed colossal aids and closed eyes to accept all conditions of Beijing. It was easy for him to sell "only on paper" two archipelagoes which still belonged to South Vietnam by then.

For this, Vietnamese communists waited for a meeting of ASEAN countries in Manila, used this opportunity as a safe buoy and signed right away a paper requiring these countries to help Vietnam to solve this problem "fairly".

To its part, after taking islands of communist Vietnam, China showed amicability to Malaysia and Philippines and said that China was ready to negotiate resourceful areas with these two countries, brushing VC aside. China did say that it would not accept any foreign countries to get involved in this matter between it and communist Vietnam.

Later, Pham Van Dong denied his past wrongdoing in an issue of Far Eastern Economic Review, March 16, 1979. Basically, he said the reason he did was because it was "wartime". Here's excerpt from this article on p. 11 :

"According to Li (Chinese Vice-Premier Li Xiannian), China was ready to share the gulf's water "half and half" with the Vietnamese, but at the negotiating table, Hanoi drew the line of Vietnamese control close to Hainan island. Li also said that in 1956 (or 1958 ?), Vietnamese Premier Pham Van Dong supported a Chinese statement about sovereignty over the Spratly and Paracel islands, but since late 1975, Vietnam has been in control of part of the Spratly group - the Paracels being under Chinese control. In 1977, Dong reportedly said of his 1956 stance :"That was the war period and I had to say that".

Because of eagerness to create disastrous war for both areas North and South, and to contribute to international communism, Mr Ho Chi Minh did promise, without dignity, a "future" land for Chinese to grab, not knowing for sure that whether or not the South Vietnam would be swallowed.

As Dong said, "That was the war period and I had to say that". Who created the Vietnam War and ready to do all it could to get South Vietnam even to sell land ? Selling land during the war time and when it was over Pham Van Dong denied it by just laying falsely the blame on the war.

. . . . .

Also in Far East Economic Review March 16, 1979, p. 11.

In 9/1958, when China, in its declaration extending the breadth of Chinese territorial waters to 12 nautical miles, specified that the decision applied to all Chinese territories, including the Paracels and the Spratlies, Hanoi again went on record to recognize China'sovereignty over the 2 archipelagoes. PVD stated in a note to Chinese leader Zhou Enlai on 14/9/1958 :"The Government of the Democratic Republic of VN recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on its decision concerning China territorial sea made on 4/9/1958 (see Beijing Review 19/6/1958, p.21 -- Beijing Review-- 25/8/1979, p.25 -- The existence of such a statement and its contents were acknowledged in VN in BBC/FE, no. 6189, 9/8/1979, p. 1)

Why ?

Carlyle A. Thayer, author of "Vietnam's Strategic Readjustment," in Stuart Harris and Gary Klintworth, eds., China as a Great Power in the Asia Pacific (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994):

In pursuing its national interests, Vietnam has undertaken actions which appear highly provocative from China's point of view. For example, during Vietnam's long struggle for independence it made no public protests over Chinese claims to territory in the South China Sea and indeed supported them. Yet after unification Vietnam reversed its stance. In 1975 Vietnam occupied a number of islands in the Spratly archipelago and subsequently pressed territorial claims to the entire South China Sea.

As Foreign Minister Nguyen Manh Cam has admitted:

"Our leaders' previous declaration on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes was made in the following context: At that time, under the 1954 Geneva agreement on Indochina, the territories from the 17th parallel southward including the two archipelagoes were under the control of the South Vietnam administration. Moreover, Vietnam then had to concentrate all its force on the highest goal of resisting the US aggressive war to defend national independence. It had to gain support of friends all over the world. Meanwhile, Sino-Vietnamese relations were very close and the two countries trusted each other. China was according to Vietnam a very great support and valuable assistance. In that context and stemming from the above-said urgent requirement, our leaders' declaration [supporting China's claims to sovereignty over the Paracel and Spratly islands] was necessary because it directly served the fight for the defence of national independence and the freedom of the motherland.

More specifically, it aimed at meeting the then immediate need to prevent the US imperialists from using these islands to attack us. It has nothing to do with the historical and legal foundations of Vietnam's sovereignty over the,Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes (remarks to a press conference in Hanoi on 2 December 1992 carried by Vietnam News Agency, 3 December 1992)."

These statements show that all what Chinese have alledged above are true. What happen today related to these 2 islands are merely consequences of the wicked settlement of these 2 communist brothers in the past. No one in the world community want to step in to settle the dispute between Communist Vietnam and PRC. The reason is very clear : diplomatic note and recognition by Vietnamese Communists can't be erased by a small country like VN who has wanted to play a trick cheating China. Moreover, Vietnamese Communists can't stay away from China while they have to follow Chinese "doi moi" to go forward to socialism.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.feer.com/articles/archive/1994/9402_10/P034.html
http://members.tripod.com/paracels74/observersseat.htm



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo HS và TS, nhưng bây giờ muốn từ chối.


Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên Quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa " của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:

- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.

Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.

Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách đồng đều"

Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt VC qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:


Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã bị kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".

Do sự hồ hởi phấn khởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam.

Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh



...........



Cũng trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số tháng 3 năm 1979, trang 11.

Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)

Tại sao ?

Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994): Việt Nam, trong việc theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra đã tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong Quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:

"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc .

Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa (tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)"


Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày nay mà có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ. Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải theo "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyên bản tiếng Anh:
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974
Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)





Chi-tiết đọc thêm

A History of Three Warnings

By Dr. Jose Antonio Socrates

FIRST PART: DIVIDING THE PARACELS
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://palsun.fateback.com/819/analysis.htm



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, chính quyền Saigon chiếm giữ đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được sự ủng hộ của Bắc Việt
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




STATEMENT
BY THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
ON THE HOANG SA AND TRUONG SA
ARCHIPELAGOES

(AUGUST 7, 1979)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
On July 30, 1979, China made public in Peking some documents in an attempt to justify its claim of sovereignty over the Paracels and Spratly archipelagoes.
As regards this issue, the Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam declares:
. . . . .

2. The Chinese interpretation of the September 14, 1958 note by the Prime Minister of the Democratic Republic of Viet Nam as recognition of China's ownership over the archipelagoes is a gross distortion since the spirit and letter of the note only mean the recognition of a 12 -mile limit for Chinese territorial waters.
.. . . . .

Ha Noi, August 7, 1979.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://members.tripod.com/paracels74/srvnstatement.htm




Tuyên bố của
Bộ Ngoại giao
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

(Ngày 7 tháng 8 năm 1979)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:
..........

2. Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.
...........

Hà Nội ngày 7 tháng 8 năm 1979
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------







International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5. Viet Nam

a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."

b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."

c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Việt Nam



a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Ðường"



b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa. Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"



c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .

http://members.tripod.com/paracels74/conghambannuoc.htm





TÀI LIỆU 4


Thượng tọa Thích Thanh Quang lên tiếng ủng hộ Tuyên cáo về Hoàng Sa và Trường SaViện Hóa Đạo trong nước vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến hai văn kiện lên tiếng của hai Ban Đại diện Quảng Nam – Đà.Nẵng và Thừa thiên – Huế.


Thượng tọa Thích Thanh Quang, Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên, Viện Hóa Đạo, lên tiếng ủng hộ Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) GHPGVNTN về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.Bản lên tiếng viết : "Ban Đại diện cùng toàn thể Phật giáo đồ GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chúng con lên tiếng kiên quyết ủng hộ bản Tuyên Cáo của Hội đồng Lưỡng Viện, cực lực phản đối Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã giao lãnh hải, lãnh thổ cho Trung quốc.



Đồng thời cấm cản, hăm dọa nhân sĩ, trí thức và đồng bào các giới biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa"."Nhận định rằng đất nước và dân tộc Việt Nam đã có một chiều dài lịch sử qua bốn nghìn năm văn hiến, có một truyền thống anh hùng vẻ vang qua các thời đại và triều đại, đã hy sinh xương máu chống ngoại xâm giữ gìn non sông gấm vóc. Thế mà ngày nay với sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam đem giao đất và biển cho Trung quốc bằng hành động và văn bản ký kết, lại còn cấm cản, hăm dọa đồng bào cùng các giới sinh viên, học sinh yêu nước biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một việc làm hết sức tồi tệ đi ngược lại Quốc Hồn, Quốc Túy cũng như tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.(...) "Ban Đại diện cùng toàn thể Tăng Ni, Tín đồ GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chúng con nguyện đứng sau lưng Nhị vị Hoà thượng lãnh đạo cùng chư Tôn đức trong Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, sẵn sàng chờ đợi thực hiện những chỉ thị của GHPGVNTN để bảo vệ tổ quốc và ông cha đã khai sáng giữ gìn để lại".Bản lên tiếng này làm tại Đã Nẵng hôm 4.1.2008.

http://www.webwarper.net/ww/~av/
www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=930




 

No comments:

Post a Comment