Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 14 December 2016

NẠN ĐÓI 1945=CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC

TRUYỆN NGẮN * B­ỨC TRANH CỔ



Thủy Lâm Synh




Chú tôi là người ưa sưu tầm tranh cổ, chưa lần nào ông lại sung sướng như lần nầy vì ông đã mua được một bức tranh mà ông tin rằng đó là bức tranh vô giá.
Câu chuyện đưa đẩy chú tôi đi đến việc mua bức tranh khá giản dị. Ông nghe đồn có một người lạ vừa dọn tới làng nầy ở. Người ấy đã không chịu nổi cảnh túng thiếu của gia đình trong những ngày năm hết - tết tới, nên phải bán bức tranh gia bảo đó đi. Cũng có người bắn tiếng rằng bức tranh cổ đó đã có nhiều người nài nỉ mua với giá cao, nhưng người hàng xóm mới dọn tới nầy vẫn không thể bán vì lẽ những lời trối trăn của nội và cha ông ta cứ văng vẳng bên tai: “dù cho khổ sở đến đâu cũng đừng nên bán bức tranh nầy bởi nó là vật gia bảo của giòng họ nhà ta. Trên thế gian nầy sẽ không bao giờ tìm được bức thứ hai”.



Nghe láng giềng đồn đãi như thế, tính hiếu kỳ của chú tôi bị kích thích nặng, nên ông thường lân la tới làm quen với người hàng xóm mới nầy. Điều đó hơi lạ bởi vì trong làng chú tôi thường chỉ giao du với nhóm thượng lưu, địa chủ. Nay chú tôi lại la cà đến một túp lều đơn sơ như thế nầy khiến thiên hạ xầm xì. Sau thời gian tới lui tâm sự, chú tôi được biết người hàng xóm mới nầy nguyên trước ở một huyện khác, nhà ông ta lại gần bờ con sông. Trận lụt lớn của mùa đông vừa qua đã trôi đi ngôi từ đường của giòng họ nhà ông ra biển. Đồ đac trong nhà đều bị nước cuốn phăng đi. Người hàng xóm cho biết ông phải tranh đấu vô cùng vất vã với cơn nước xoáy mới giành lại được chiếc rương gỗ đựng giấy tờ, khế ước ruộng nương và trong đó có cả bức tranh mà lâu lắm ông quên khuấy đi. Giọng người hàng xóm trở nên bùi ngùi như tiếc của cải đã mất mát, đôi mắt ông ta chớp lia, hai môi mím chặt để khỏi bật lên tiếng khóc, nếu ai để ý sẽ thấy chú tôi thoáng xúc động.



Và mỗi lần chú tôi đến chơi, người hàng xóm dù đang bận việc như chẻ lạt, đánh tranh cũng ngừng tay chạy vào nhà lôi ra bình trà nóng đang dựng trong vỏ trái dừa khô, hai cái ly vàng ố như lâu ngày không rửa. Đặt ly và bình trà trên chiếc bàn thô sơ ngoài hiên rồi rót nước mời chú tôi. Đối với chú tôi, loại trà nầy ông thường không thèm uống, nhưng người hàng xóm lịch sự quá thành ra ông cũng hết chén nầy đến chén khác. Chú tôi lung khởi nhập đề để xin xem bức tranh mà ông đã từng nghe kể lại. Như thông cảm được ý chú tôi, người hàng xóm mời ông vào trong, và mời chú tôi ngồi trên chiếc ghế đẩu đang đặt giữa nhà. Người hàng xóm vào trong mở rương dài lấy ra bức tranh treo lên cái đinh đóng sẵn trên vách đất phía bên phải bàn thờ gia tiên. Nhìn sơ qua bức tranh, một buổi hoàng hôn ảm đạm, lòng chú tôi đã nảy ra ý khinh miệt, ông cho đó là tác phẩm của một tay họa sĩ rất tồi - một cây tùng cổ thụ cành lá sum suê đứng nghiêng mình xuống ao như chờ trăng lên soi bóng. Nhưng ánh trăng non vẫn núp sau cây tùng chỉ phản chiếu loang loáng trên mặt nước gợn lăn tăn nhiều vòng tròn như tự dưới ao một con cá đang trồi lên đớp mồi. Nền trời tím thẫm như than, một vài vì sao lấp lánh. Một loại tranh dân gian không đặc biệt, nhái lại các bức tranh Tàu đã có tự ngàn xưa mà chú tôi đã thấy treo nhan nhản ngoài chợ. Cái ý khinh khi còn trong trí chú tôi, ông thầm nghĩ “Chắc khó ba đời, nên họ cho bức tranh nầy là quý chăng!”. Tuy nghĩ vậy, nhưng cái đặc biệt của bức tranh ở chỗ chẳng có gì đặc biệt lại khiến chú tôi phân vân muốn tìm hiểu thêm. Cũng giống như khi xưa có nhà toán học cứ cắm đầu chạy theo mảnh ván nhỏ của chiếc xe ngựa để cố chứng minh một định đề chưa khám phá ra.




Ấy vậy mà sau nhiều ngày lui tới nhà người hàng xóm, chú tôi như ngộ ra vì đã tìm được giá trị đích thực của bức tranh mà ông nghĩ rằng vì mãi cất trong rương nên người chủ của nó hiện tại không hề hay biết. Hơn nữa, “một gã nông dân thất học như hắn làm gì biết thưởng thức tranh cổ”. Chú tôi nghĩ bụng như thế nên đưa ra đề nghị cùng người hàng xóm xin nhượng lại bức tranh với giá 200 lượng bạc, tương đương với ba mẫu ruộng tốt thời đó. Sau khi trả giá như thế, người hàng xóm chưa trả lời dứt khoát, chú tôi không đến nhà người hàng xóm nữa vì ông muốn chứng tỏ cho đối phương biết rằng không bán thì thôi chứ ông không tha thiết cho lắm. Quả nhiên người hàng xóm trúng kế chú tôi, ông ta gọi chú tôi đến để bán bức tranh nhưng đưa ra một điều kiện là khi nào làm ăn nên nổi ông sẽ mang tiền tới chuộc lại bức tranh theo thời giá. Dù chú tôi đã mê bức tranh đến độ đêm quên cả ngủ, ngày quên cả ăn, ông vẫn đồng ý ngay vì ông quan niệm rằng “của vô nhà khó như gió vô nhà trống”. Chú tôi còn chủ quan tin tưởng rằng cái nghèo sẽ đi theo người hàng xóm nầy đến hết cuộc đời, làm sao mà ông ấy có tiền để chuộc lại bức tranh. Hơn nữa; chắc gì lúc ấy giá trị bức tranh là con số 200 lượng. Đó là những lý do khiến chú tôi đồng ý ngay để người hàng xóm giao bức tranh cho ông càng sớm càng tốt. Được thế, theo chú tôi đây là bức tranh quí giá nhất so với vô số tranh cổ ông đang có trong nhà.




Tiền trao cháo múc, người hàng xóm nhận tiền, chú tôi đem tranh về. Cả đêm đó ông trằn trọc mãi, ông nghĩ thầm nếu giá 400 lượng ông cũng mua chứ đừng nói chi 200. Danh lam gặp khách hữu tình, bức tranh quý như thế mà thưởng thức một mình thì quả vô vị. Nhân cơ hội nầy, chú tôi làm một bữa nhậu, ông mời những người cùng sở thích về nhà uống rượu, ngồi xem bức tranh thần diệu đó. Chú tôi đánh cá những người bạn thử xem ai biết được sự thần diệu của bức tranh. Mọi người đều hớn hở, cố mở to mắt tìm xem cái độc đáo của nó, ai cũng nghĩ là mình sẽ tìm thấy cái giá trị mà chú tôi chưa tiết lộ vì họ đều là tay sành về tranh cổ. Chiếc đồng hồ quả lắc treo cạnh bàn thờ đổ mấy lần, bình rượu rót thêm bao lần cũng đã vơi. Mọi người đều uể oải nhưng bức tranh vẫn kênh kiệu không chịu thố lộ nét gì kỳ bí. Nó chễm chệ chiếm một vị trí quan trọng nhất trong phòng khách nhà chú tôi mà vẫn im lìm phong kín bí mật. Ngọn đèn tọa để trên bàn như ráng sức tỏa ra ánh sáng nhiều hơn để giúp những cặp mắt trọng tuổi, nhưng xem chừng những đôi mắt ấy vẫn chưa tìm được điểm gì đặc biệt. Đâu đó tiếng gà đã gáy, nỗi thất vọng toát ra trên từng gương mặt vốn đã khắc khổ nay trông càng thêm chảy dài. Có người đưa tay cầm tách trà nguội đổ vào miệng nuốt ực rồi từ giã, mấy người khác cũng đứng dậy theo, chào tạm biệt chú tôi, cũng có người hẹn đêm mai thế nào cũng tìm ra manh mối. Nhưng đêm mai và nhiều đêm mai nữa, không ai tìm thấy chút gì khác biệt trên bức tranh cổ đó. Và không cần tinh mắt lắm ai cũng thấy gương mặt chú tôi bắt đầu toát ra nỗi bàng hoàng.




Những người bạn của chú tôi đều chịu thua, có người tự trọng xác nhận mình già nên không còn tinh nhuệ như xưa, cũng có người ra vẻ phong độ nhưng lại đổ thừa cho những ngày cuối năm tâm trí bận rộn việc tết nhứt. Tuy vậy ai cũng mong được chú tôi mách nước cho cái thần bí mà họ đoan chắc rằng ông đã khám phá. Miệng chú tôi đắng chát, ông hớp ngụm rượu đã bay hết hương vị rồi kể:
“Nghe người hàng xóm mới dọn tới có một bức tranh ảnh cổ, tôi đến xem chơi cho biết. Theo lời yêu cầu của tôi, người ấy lấy bức tranh treo lên vách đất và bảo rằng đó là bức tranh của ông nội để lại. Theo ông ta kể thì cả ông nội và cha ông ấy đều căn dặn rằng dù cho hoàn cảnh khó khăn thế nào cũng đừng bao giờ bán bức tranh ấy, riêng ông ta thì không biết nó quý ở chỗ nào. Thực tình lúc đầu tôi cũng không thấy cái gì đặc biệt, nhưng vì óc tò mò và sở thích tranh cổ đã khiến tôi ghé qua nhà người hàng xóm thường xuyên hơn. Tôi để ý bức tranh nhiều ngày mới hay là mặt trăng phía sau cây tùng lớn dần theo những ngày trước rằm và non dần theo những ngày sau rằm mỗi tháng. Đó là lý do khiến tôi nài nỉ ông ta để mua lại bức tranh dù ông ta không hề có ý bán nó. Nhưng từ khi đem về cho đến nay như mấy anh đã thấy, mặt trăng núp sau cây tùng trong bức tranh không có gì thay đổi cả. Chắc tôi phải ghé lại ông hàng xóm hỏi cho ra lẽ.




Vừa qua khỏi tết chú tôi trở lại nhà người hàng xóm. Ông định bụng sẽ hỏi thăm thêm về gốc gác bức tranh. Sau bao lần chú tôi gọi cửa không có tiếng trả lời, thấy cánh cửa chỉ khép hờ chú tôi đẩy nhẹ bước vào nhà. Trên chiếc chõng tre không trải chiếu, một đống tranh vẽ chừng ba mươi tấm giống y như bức tranh chú tôi đã mua, chỉ khác nhau hình dáng mặt trăng núp sau cây tùng. Không đầy một tuần sau, chú tôi ngã bệnh qua đời, khi tẩn liệm người ta còn thấy bên khóe miệng chú tôi còn rỉ ra một vệt máu. Biết đâu chú tôi đã để lại tất cả, nhưng sẽ mang theo hình ảnh người hàng xóm thất học và bức tranh cổ xuống đáy âm ti.

Thủy Lâm Synh
Jan. 1980





THỦY LÂM SYNH * CHIỀU XUỐNG



Chiều xuống
Truyện liêu trai
Thủy Lâm Synh




Trường Lane Tech năm ấy học sinh Việt Nam tốt nghiệp khá đông. Bọn con trai chúng tôi kiếm bạn gái để đi prom đang gặp khó khăn. Đã chín giờ đêm tôi lao ra xe chạy đi vũ trường Chiều Tím với hy vọng “mượn” được em nào cho đỡ quê với bạn bè. Tôi lấy Foster đi Est về khu Uptown, vừa đến đường St Louis gặp đèn đỏ tôi ngừng, nhìn vào trạm đợi xe buýt chợt thấy một em Á Đông đang đứng chờ xe một mình. Như thỏi nam châm cực mạnh hút vội mảnh kim khí, tôi cho xe tấp vào, quay kiếng xe xuống hỏi bằng Anh ngữ vì sợ lầm không phải người Việt:
“ Cô là người Việt?”
“ Dạ, em là người Việt.”
Cô gái trả lời bằng giọng Huế rất nhẹ và ngọt. Gặp người Việt đã mừng, còn là người cùng quê nữa thì nỗi mừng càng tăng hơn, tôi trở nên ấp úng:
“ Cô...Cô đi đâu giờ nầy? Tôi đưa cô đi hỉ, tôi cũng đi về hướng nớ.”


Vừa nói tôi đưa tay chỉ về hướng hồ Michigan. Cô gái dạ rất khẻ rồi tự nhiên mở cửa chui vào xe tôi không chút ái ngại. Lúng túng với người đẹp ngồi bên cạnh, tôi không biết phải mở đầu từ chuyện gì. Nhưng may mắn nàng hỏi tôi câu xác định:
“Anh đi dạ vũ à?”
“Dạ, tôi đi xuống Vũ Trường Chiều Tím nghe nhạc, hôm nay có ca sĩ Ngọc Anh về.”
Trong bóng tối, tôi chỉ có thể thấy mặt nàng khi nào có ánh đèn xe chạy ngược chiều mà thôi. Tuy vậy, tôi vẫn nhận ra nàng hơi lớn tuổi hơn tôi một tí, nhưng chẳng sao, tôi có đi hỏi vợ đâu mà so sánh. Chưa biết nói gì thêm, ngày ra trường sắp tới nơi mà chưa tìm được cô nào kẹt quá, tôi định lung khởi cho câu chuyện đi prom vào đầu tháng sáu nầy. Bỗng cô gái lên tiếng:
“Em cũng đi dạ vũ ở Chiều Tím, nhưng đợi mãi không thấy xe buýt tới, có duyên lại gặp anh.”


Hai chữ có duyên làm tất cả rụt rè trong tôi như tan biến, tôi mạnh dạn nói:
“Chính tôi mới là người có duyên mới được đón và đưa chị về.”
Cô gái liếc nhìn tôi gật đầu rất nhẹ như có vẻ đồng ý tiếng chị hơn là cô làm tôi thoáng ngượng. Rồi từ đó trên đường đi, chúng tôi trò chuyện thật vui, nói và trả lời rất Huế.




Khi ca sĩ Ngọc Anh mở đầu bằng một vũ điệu ba-sô, cô gái lôi tôi ra sàn nhảy, nàng không cần tôi đồng ý. Chúng tôi quyện lấy nhau như một cặp vũ công đang biểu diễn. Không hiểu sao hôm đó bước của tôi điêu luyện lạ lùng. Bình thường tôi chỉ nhảy những bản dễ, hôm nay điệu nào tôi cũng khá cả. Nỗi sung sướng đang tràn khắp cơ thể tôi vì những cọ xát thường xuyên nơi các vùng núi đồi trên cơ thể của nàng. Có điều lạ là tay và hơi thở nàng rất lạnh, dù chúng tôi nhảy với nhau thật lâu, thật nhiều bản mà bàn tay nàng cứ lạnh. Những bản nhạc chậm, nàng đã không ngại nép sát vào tôi. Trong ánh đèn mờ ảo của vũ trường, tôi vẫn nhận thấy ở khóe mắt nàng toát ra nét u buồn như người mang nhiều tâm sự.




Cái vui bao giờ cũng trôi qua rất nhanh, chỉ để lại không gian bao nhiêu luyến tiếc. Tôi thì muốn kéo dài thời gian gần gũi, nên tan dạ vũ tôi đề nghị với nàng xuống phố Tàu ăn mì. Thuở ấy khu thương mại người Việt tại Chicago chưa đông đảo, nên khi tan dạ vũ muốn ăn khuya người ta thường đưa nhau đi phố Tàu. Trong thâm tâm tôi cũng muốn lợi dụng cơ hội nầy để hỏi nàng về vụ đi prom, điều mà tôi đoán chắc là nàng sẽ đồng ý là bởi vì trong những tiếng đồng hồ bên nhau nàng rất ngoan ngoãn như một người may mắn lắm mới gặp được thằng con trai dễ thương như tôi. Đậu xe xong, tôi cố làm ra người lịch sự bằng cách vòng qua bên kia mở cửa cho nàng. Hai chúng tôi vào quán, quán về khuya nên rất thưa người.




Tôi chọn một chiếc bàn có hai ghế sâu bên trong cho thêm phần ấm cúng. Trong khi chờ đợi thức ăn mang ra, tôi đã ngỏ ý cùng nàng về việc đi prom nhưng nàng từ chối viện lẽ tuần lễ đó phải đi xa cùng gia đình làm tôi chới với. Chao ôi! Xưa nay tôi cứ tưởng tướng tá cao ráo, sạch sẽ như tôi thế nào cũng dễ dàng tìm bạn gái. Có ngờ đâu tôi đã bị các em thẳng thừng từ chối dù chỉ mượn một lần mà thôi. Ở đời đôi khi rất nghịch lý; thằng Phước bạn của tôi, nó không những xấu trai mà còn ăn nói thô kệch. Ấy thế mà con gái cứ bu quanh nó như đĩa là thế nào. Hai tô mì bốc khói mang ra, tên bồi bàn lịch sự hỏi thêm chúng tôi cần gì cứ gọi. Tôi mời nàng nhưng đường như nàng chỉ cầm đũa cho có lệ, lúc dạ vũ cũng vậy, tôi gọi nước cho nàng nhưng khi ra về ly nước vẫn còn nguyên. Ăn xong, nàng bảo tôi đưa về cho mau vì sợ trời sáng mất. Khi ra tới quày tính tiền, nàng đưa mũi ngửi đóa hoa hồng đang cắm trong lọ. Tôi biết nàng thích hoa nên đã đặt năm đồng ngay chiếc lọ và rút nhánh hoa tặng nàng trước sự lặng lẽ đồng ý của cô gái thu tiền. Về gần đến trạm xe buýt, ngã tư Foster - St Louis chỗ tôi đón nàng tối qua, tôi cho xe ngừng và hỏi nhà đâu để đưa tận nơi thì nàng chỉ tay bảo:
“Cho em xuống chỗ ni được rồi, nhà em đằng nớ thôi.”




Nàng tự mở cửa xe bước ra, bên ngoài sương khá dày. Tôi cũng bước ra khỏi xe, đi vòng qua phía nàng để cám ơn. Nàng chìa tay cho tôi nắm nhưng bàn tay nàng lạnh khiến tôi tưởng như mình đang nắm lấy thỏi kim loại. Thấy chiếc áo mỏng, cổ rộng nàng đang mặc tôi e sợ nàng bị cảm lạnh nên tôi phải cởi chiếc áo lạnh của tôi khoác lên vai nàng. Chúng tôi chia tay, nàng bước đi khoan thai, dáng sang trọng. Tôi đợi một giây rồi chui vào xe phóng đi. Đi được một đoạn, tôi tự vỗ trán phải quay lại vì quên xin số điện thoại, nhưng khi trở lại chỗ cũ thì chung quanh không có nhà nào còn đèn.





Chiều hôm sau khi tan học, tôi phóng xe đến gần chỗ nhà nàng. Tôi hỏi thăm người Mỹ da trắng đang đứng tỉa mấy cành khô của khóm hoa trước sân để biết nhà nào là nhà Việt Nam. Người ấy trả lời chung quanh đây không có nhà nào Á Đông. Tôi đi xa hơn chút nữa, gặp người đàn bà đang chạy jogging tôi hỏi thì được biết cách đó nửa dặm có một nhà người Việt. Tôi cũng đi nhưng không nghĩ là đúng vì từ chỗ bỏ nàng xuống hồi khuya rất xa làm sao nàng dám đi về. Tôi hỏi thăm hai ba lần nữa mới tìm được. Đến nơi, tôi thấy một bà lão đang ngồi ngoài hiên cầm cái quạt giấy phe phẩy, tôi tiến vào chào rồi hỏi thăm cô gái có những đặc điểm như đã gặp. Bà ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi nói giọng Huế:
“Theo cậu tả thì đó là con gái tôi.”
Tôi như không tin lổ tai của mình. Cô ta phải là cháu chứ sao lại là con, bà cụ đã già làm gì có con nhỏ như vậy!
“Mệ nói răng ? Con của mệ còn trẻ rứa à.”
“Trẻ gì, nếu còn sống nó cũng ba mươi mấy tuổi rồi.”
Tôi biết đã lầm nhà, nhưng vẫn níu kéo:
“Cháu có việc quan trọng, cần chị ấy giúp, nhưng cháu sợ đã lầm nhà, mệ có thể cho cháu xem tấm hình của chị ấy được không?”
Bà cụ khó chịu.
“Việc gì mà cậu khó khăn rứa! Nó làm gì mà giúp ai được.”




Nói thế nhưng bà cũng vào nhà lấy tấm hình trên vách đưa cho tôi xem. Một luồng điện chạy từ đầu xuống chân làm tôi lạnh xương sống. Quả hình cô ta đây, cũng mặc chiếc váy tím cổ rộng, cũng “đôi mắt nầy đêm qua lạc vào hồn tôi”, nhưng không hiểu sao bà cụ bảo chết. Tôi nghi bà cụ sợ tôi dụ dỗ cháu bà, hoặc bà đã đãng trí nên không biết mình nói gì.
Tôi nói để bà yên tâm:
“Chúng cháu là bạn học thường thôi mệ ạ, không có ý gì khác xin mệ chớ nói chơi.”
Bà cụ hơi giận vì câu nói ngây ngô của tôi, nhưng cũng trả lời:
“Bạn học cách mô được, tuổi con tôi có thể bằng mạ cậu, tôi có nói chơi mô, chị ấy bị xe đụng chết cách đây hơn mười năm rồi. Không tin cậu đi ra mộ với tôi.”


Đáng lẽ tới đây tôi có thể từ giã bà cụ được rồi, nhưng không hiểu sao tôi lại muốn cùng bà cụ đi ra nghĩa trang. Một phần tôi muốn tìm ra sự thật, một phần tôi chưa hoàn toàn tin lời bà cụ. Ngồi trên xe tôi nhìn sang, quả nhiên trên gương mặt bà cụ có vài nét giống người con gái đêm qua.
Đường trong nghĩa trang ngoằn ngoèo, bà cụ phải hướng dẫn tôi mới khỏi bị lạc. Xe chưa kịp đậu hẳn, bà cụ nhìn vào thốt:
“Ai đem chiếc áo bành tô phủ lên tấm bia con gái tôi rứa?”
Nhìn theo hướng mắt bà cụ, tôi rùng mình bước ra khỏi xe đến mộ bia cầm chiếc áo vác lên vai, nhánh bông hồng tôi tặng nàng đêm qua nằm lạc loài dưới chân tấm bia đá có hàng chữ Hoàng Thị Tường Vi 1957-1990. Tôi rùng mình lần nữa, buổi chiều xuống chậm bao trùm lấy nghĩa trang buồn.



Thủy Lâm Synh
May 14, 2003

Saturday, January 10, 2009


MA QUỶ NHẬP HỒN


MA QUỶ NHẬP HỒN


http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=5750



Tôi viết bài này với mục đích trình bày một sự thật đau lòng đã và đang xảy đến cho gia đình tôi và mong bạn đọc nếu có thể được thì phổ biến tin tức này cho người thân quen dùm để tránh những đau thương tuơng tự có thể xảy đến cho người khác.
Tôi không mong mỏi bạn tin tưởng một phần hay hoàn toàn vào những điều tôi viết sau đây vì những điều này quả thật khó tin. Tôi cũng không có đủ khả năng, thời gian, và công sức để dấn thân vào một cuộc tranh luận về những điều tôi viết là sự thật, hay mê tín, là một vấn đề về thuộc bệnh tâm thần chứ chẳng phải vấn đề tâm linh. Tôi chỉ là một nguời băn khoăn với sự an nguy của hai đứa em gái thân yêu trong gia đình hiện đang phải đối phó với những kẻ thù ma mãnh, có hồn mà chẳng có thân xác, đang chiếm ngự thân xác của 2 em. Tôi cũng rất quan tâm đến sự an nguy của những nguời có thể là nạn nhân tuơng lai của việc học nhân điện khoa tự động mà đánh liều viết bài này với tất cả tâm thành. Tôi cố gắng trình bày chuyện đã xảy ra trong gia đình, hy vọng bạn đọc qua kinh nghiệm đau thuơng của gia đình tôi mà không buớc vào vết xe đổ này nữa. Những chuyện tôi viết sau đây là chuyện thật sự xảy ra, không một lời thêm bớt, theo trí hiểu biết hạn hẹp của tôi.



Khỏang đầu tháng 4 năm 2007, qua lời giới thiệu của một nguời cháu ruột, hai em gái của tôi (tạm gọi là em A và em B) đã đến thọ giáo với thày Mai viết Nhự, địa chỉ 151/31 C, khu phố 2, Phuớng Tam Hòa, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, điên thọai 061-3811-956. Thày Nhự dạy học trò môn Nhân Điện Khoa Tự Đông, thày không có tính tiền học phí gì cả. Thày chỉ dạy học trò trong 6 ngày, chứ không như các môn phái nhân điện khác thuờng phải mất nhiều thời gian hơn, có thể đến 6 tháng. Khi đến học, thày sẽ để tay lên đầu,lên trán để mở luân xa số 7 và số 6 bằng nhân điện của chính thày. Thày cũng mở những luân xa 5,4, 3, 2 và 1 bằng cách để tay lên vị trí những luân xa này trên sống lưng. (Quý vị có thể tìm hiêu thêm về nhừng luân xa này qua quyển Journey to the East của giáo sư Spalding--Bản dịch rất hay của Nguyên Phong là Hành Trình Về Phuơng Đông, chapter 8 hay 9 nói về Cõi Giới Vô Hình. Thày CE Hằng Truờng cũng có giảng về những luân xa này trong số các băng giảng của Thày mà tôi không nhớ được tên) Luân xa số 6 và số 7 là cửa ngõ để thể xác của con nguời có thể tiếp xúc đuợc với thế giới tâm linh và cõi giới vô hình mà mình không thấy đuợc. Theo tôi hiểu, đó cũng là cánh cữa bảo vệ những người đang sống trong thế giới này khỏi phải tiếp xúc với những hồn ma bóng quế của thế giới những nguời đã chết.




Trong truờng hợp em B của tôi, chỉ 5 phút sau khi thày Nhự dùng nhân điện của thày để mở luân xa cho em, B rùng mình một cái rồi 2 tay B tự động chắp lại, không hề theo sự điều khiển của B, vái lạy tứ phuơng và B có thể quay nguời dẻo dai như nguời lên đồng, múa lên những đông tác mà B, môt nguời thường bị đau lưng kinh niên, không bao giờ có thể làm đuợc. Bệnh đau lưng, mệt mỏi trong B do đi làm vất vả lại thêm cuộc hành trình xuống nhà thày Nhự từ Saigon trên cái xe không êm ái, trên đọan đuờng kẹt xe như nêm như cối thốt nhiên biến sạch. Còn em A, thì sau 4 ngày tập luyện, sang đến ngày thứ 5 thì em cũng thấy tự nhiên 2 tay em chắp lại, vái lạy tứ phuơng rồi đi vào những điệu múa mà dù em đang tỉnh táo 100% vẫn không sao chủ động ngừng lại đuợc. Cần nhắc lại la em A của tôi đã bị mổ gai cột sống vài tháng truớc và 2 tay đang bị hiên tuợng như Carpel Tunnel Syndrome và Tennis Elbow, khong cử động đuợc 2 bàn tay, 2 cổ tay, đau nhức dần lan tới 2 vai, bác sì Tây Y đã đề nghị phải mổ cả 2 tay rồi. Với nhân điên học đuợc, cả 2 em gái tôi tuy mới đầu cùng cảm thấy lạnh tóc gáy, sởn gai ốc vì việc vái lạy tự động cùng các động tác siêu nhiên mà 2 em không làm chủ dược-- nhưng vẫn đủ sáng suốt để tự quan sát những động tác quái lạ này, vẫn cảm thấy rất hài lòng với những kết quả y học thần kỳ trên cơ thể của 2 em. Hai em rất vui vẻ, sung suớng nghe lời thày Nhự dạy bảo là khi muốn chữa bệnh cho mình hoặc nguời khác là chỉ cần kêu "6,7 hãy chữa bệnh này đi!" là 6,7 (luân xa 6 và 7) sẽ làm đúng y như vậy. Em A còn hân hoan khoe với tôi qua điện thọai là 6, 7 của em rất giỏi; có 1 hôm em sơ ý bị một hộp thịt đã mở cắt đứt tay rất sâu, máu chảy dầm dề. Em bèn kêu 6, 7 cầm máu lại, là máu ngưng chảy liền ; em kể cho tôi nghe rất hăng hái, khuyên tôi nên về Việt Nam để đi học nhân điện ở thày Nhự để chữa bệnh tiểu đuờng vốn đã làm bạn đồng hành với tôi từ lâu năm. Thú thật với các bạn, tôi nghe những thông tin này mà chỉ cuời thầm là sao 2 em tôi, có ăn học tử tế, là những nguời tốt nghiệp đại học hoặc tuơng đuơng, rất thành công trong công ăn việc làm với chủ nhân là những công ty nuớc ngoài, lại có thể nói những chuyện không tuởng như thế này. Nhưng tôi biết cả 2 em tôi là những nguời rất thẳng thắn, không nói trăng nói cuội, không mê tín dị đoan , do đó tôi không bài bác gì cả, chỉ im lặng lắng nghe, và nghĩ thầm, "Muốn chữa bệnh họan thi` phải thay đổi lối sống của mình, phải ăn đồ ăn tốt, nhiều rau cỏ, bớt thịt đỏ, mỡ màng, tập thể dục đều đặn, đi bác sĩ khám định kỳ chứ sao lại có cái vụ Nhân Điện Khoa Tự Đông cứ như chuyện Liêu Trai Chí Dị thế này!"



Bẵng đi đến khỏang cuối tháng 6, năm 2007, em trai tôi ở Saigon bỗng gởi E mail cho cả đại gia đình bên Mỹ rằng em A và em B nay đã phát hiện ra rằng 6,7 của 2 em thực chất ra là 2 hồn ma vất vuởng vốn đã chết từ mấy chục năm nay, qua sự mở luân xa 6,7 của thày Nhự, mà xâm nhập thân thể của 2 em, và đang mở chiến dịch chiếm hữu đầu óc rồi dần dần thân xác của 2 em. Em B hiện đang rất vất vả đối phó với con ma trong B; còn con ma trong A thì êm ả hơn nhưng dùng chiến dịch nói ngọt như mía lùi để chiếm hữu lòng tin của em A.



Đọc thơ em trai mà tôi ngỡ như trong mơ. Ông xã và tôi lập tức xin nghỉ phép ở sở, và mua vé về VN để xem tình hình thế nào. Trong lúc chờ đợi visa và vé máy bay, tôi vào internet và đọc tất cả các tài liệu hoặc nghe băng giảng của các thày Hằng Truờng về Thân Trung Hữu, thày Nhật Từ về Quyết Nghi về Ngọai Cảm và Cõi Âm; Cận Tử Nghiệp của thày Tâm Thiện, những bài nói chuyện của nhà ngọai cảm Phan Thị Bích Hằng, sách Hành Trình Về Phuơng Đông của Nguyên Phong dịch từ cuốn Journey To The East như đã nói ở phần trên. Sau này, về tới Saigon tôi đọc thêm sách Hiệu Ứng Sinh Học của Kỹ Sư Đỗ Thanh Hải (tôi xin lỗi không nhớ rõ tên lót của Kỹ Sư Hải, một kỹ sư tài ba và dồi dào kiến thức về vấn đề này), sách "con Người Thóat Thai Từ Đâu của 1 nhà khoa học Nga tôi không nhớ tên, vv... để tìm hiểu về thế giới của những nguời đã khuất, và hồn ma bóng quế là gì. Theo những gì tôi góp nhặt được từ những nguồn tài liệu vừa nêu, thì con người chúng ta đuợc câu tạo bởi phần xác (physical body--hay khung cộng huởng sinh học theo chữ dùng của Kỹ Sư Hải) và phần hồn (mind--sóng sinh học theo Kỹ Sư Hải). Khi chúng ta chết đi, thì chỉ có phần xác tan rã thôi, nhưng phần sóng sinh học vẫn còn hiện diện duới dạng các sóng năng lượng. Với những nguời khi chết đi với tấm lòng thanh thản, không có gì nuối tiếc lưu luyến với cõi trần vừa tạm sống, các sóng sinh học của nguời mới chết sẽ dễ dàng siêu thoát để đi đầu thai kiếp khác, hay lên cõi thiên Đàng, cõi Trời nào đó. Còn những nguời chết oan ức, chết bất đắc kỳ tử, chết trong đau đớn hay lo sợ, trong tiếc nuối về nhừng công chuyện còn dở dang trên trần thế thì sóng sinh học của họ sẽ không bay cao đuợc mà cứ là là trên mặt đất, thành những hồn ma vất vuởng lang thang, thân xác đã mất mà lòng ham muốn, tham sân si, ngã, mạn vẫn còn đó. Cho đến khi các sóng sinh học hay vong linh này hiêu ra rằng mình đã chết và tất cả các mong muốn trần tục của mình chỉ là không thì họ sẽ bay cao lên các tầng trên để trở lại đâu thai cho kiếp mới. Thế nhưng cũng có nhừng vong linh dù đã chết hàng trăm năm hay vài chục thế kỷ vần không giác ngộ đuợc lý vô thuờng của cuộc đời, lại muốn tìm đuờng tắt mà đi, bèn tìm cách nhập vào thân xác của nhừng người còn sống đã bị mở luân xa 6, 7 như 2 cô em của tôi, hoặc có vong linh có sóng sinh học cộng huởng với sóng sinh học của nguời còn sống thì sẽ nhập vào thân xác của nhừng nguời này, và tìm cách chiếm hữu trí não của nguời bị xâm nhập truớc rồi từ đó sẽ sai khiến các hành động của nguời này theo ý của vong linh. Các vong linh này là ma ác, rất khó giác ngộ và người bị xâm nhập sẽ rất vất vả để đánh đuổi quân xâm luợc này ra khỏi cơ thể của họ. Các vong linh có tính khí hệt như tính khí của họ lúc còn sống, dù đã chết cách đây bao nhiêu năm. Đa số các vong linh thì hiền lành hơn, không hề có ý định xâm nhập cơ thể của bất kỳ ai. Cũng có nhưng vong linh, nếu có xâm nhập một cơ thể nguời sống nào, thì cũng chỉ ở tạm trong 1 thơi gian rất ngắn để nhờ nguời này giúp mình hòan thành tâm nguyện mà vong linh đã không hòan thành đuợc khi còn sống rồi vui vẻ ra đi khi tâm nguyện đã thành.



Khi tôi về Saigon, tôi quan sát cả 2 cô em và hiểu rõ ràng rằng mỗi em đã bị một hồn ma xâm nhập. Trong môi truờng làm việc bên Mỹ của tôi, tôi cũng đã có dịp tiếp xúc với một số bệnh nhân có bênh tâm thần, do đó, đây là điều tôi để ý truớc khi làm việc với 2 em của tôi để xem coi hai em có bị chứng Disassociative Identity Disorder (formerly Multiple Personality Disorder) duờng như dịch sang tiếng Việt là bệnh tâm thần phân liệt dạng hoang tuởng hay sao đó? Một trong những criteria của bệnh này theo DSM-IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders--Fourth Edition) là bệnh nhân không nhớ đuợc những đuợc những gì mình đã làm khi nhân cách thứ hai chiếm hữu thần trí và cơ thể họ. Thí dụ chị Jane có 2 nhân cách trong người chi Jane mà thuờng xuất hiện nhiều lần: một là chị Jane hiền lành, nhút nhát, không thích đi shopping; và nhân cách thứ hai là anh John thì rất ư là kiêu ngạo, thích sắm đồ thể thao. Khi John xuất hiện trong thể xác của chi Jane, thì John đi Big 5 sắm nào là quần áo bơi, kiếng lặn, ống lặn, vân vân. Đến khi chị Jane trở lại làm chủ bản thân của chị thì chị cứ ngẩn ngơ ra, không thể hiểu tại sao tự nhiên trong nhà mình lại có mấy cái đồ mua từ Big 5 như vậy. Cá nhân chị Jane thuờng xuyên bị những lúc quên đi, không nhớ nổi những chuyên mình đã làm khi hành động với nhân cách thứ hai của mình (Inability to recall important personal information that is too extensive to be explained by ordinary forgetfulness) .



Truờng hợp của hai em tôi thì khác hẳn, cả hai đều biết rất rõ mình là ai, không hề bị lẫn lộn nhân cách ngay cả khi người âm trong 2 em nói chuyện với hai em bằng tư tuởng. Xin nói rõ hơn là nguời âm trong hai em tôi không hề lên tiếng nói đuợc trong đầu (no voice), mà họ chỉ gởi tư tuởng chạy trong đầu như kiểu E mail, tôi gọi la E thoughts (electrical thoughts) cho hai em hiểu; con ma trong em B thi rất lắm mồm, nói huyên thuyên suốt ngày tòan chuyện hắn ta và gia đình bị giết như thế nào ở Cambodia trong thời ky Khmer Đỏ 1975 và cũng dùng những ngôn ngữ thô tục để sách nhiễu tình dục em B. Em B rất cuơng quyết chống đối lại những sách nhiều này và cương quyết không tham dự vào bất cứ cuộc nói chuyện nào của con ma trong em. Do đó hắn ta rất giận dữ và thuờng phản ứng lại bằng cách gởi những luồng điện mạnh vào khỏang 1.5 volt để châm chích vào những huyệt đạo trong ngườI em B để tạo những cảm giác nhức nhối như bị kiến cắn trong vòng 1/2 tới 1 giây (second) đồng hồ; sau đó hắn ta cũng hết điện phải recharge lại khỏang vài giờ sau mới có thể tấn công tiếp. Qua thông tin của hăn, em B kể lại cho tôi biết rằng con ma này bị bè lũ PonPot bắn chết hoặc cắt cổ chết (hắn không nhớ rõ đuợc hắn chết như thế nào, vì có lẽ quá kinh hòang khi bị giết) năm 1975 khi mới 24 tuổi cùng với ngừoi vợ khi đó dang có thai 4 tháng. Trong 32 năm qua, hắn đã nhập vào 7 nguời trong đó em B tôi là nạn nhân thứ 7. Chúng tôi đã nhờ nhiều sư tăng, ni sư và cả một cha bên Công giáo nói chuyện với hắn bằng bút đàm để khuyên nhủ và hỏi xem chúng tôi có thể làm gì để giúp hăn siêu thóat. Thọat đầu hăn còn đóng vai trò tử tế nào xin lễ cầu siêu ở chùa, rồi lễ rửa tội ơ nhà thờ. Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu này cho hắn thì cuối cùng hắn tuyên bố là hắn chỉ đòi hỏi thế để câu giờ mà thôi chứ hắn hòan tòan không có 1 ý định nào để xuất ra khỏi nguơi em B cả. Hiện nay chúng tôi đang nhờ chị K. theo Công giáo ở Houston Texas hàng đêm gọi điên thọai trừ tà qua phone theo lời giới thiệu của 1 vị linh mục khả kính chuyên lo việc trừ tà. Linh mục này tên là T.. Cha T sống và làm việc ở 1 nhà thờ VN, nhưng cha hiện đang công tác dài ngày bên Mỹ. Khi chúng tôi liên lạc đuợc với cha để nhờ giúp đỡ thì cha giới thiệu chị K. sẽ giúp em B hàng đêm qua phone. Thực tình khi nghe cha T nói như thế, tôi rất thất vọng và lẩm bẩm làm sao mà có thể trừ tà qua phone đuợc, nghe cứ như chuyện hoang đuờng. Ấy thế mà lại là sự thực đấy các bạn ạ. Chị K. đã giúp em B qua phone bằng cầu nguyện, đọc kinh Tân Uớc, xức dầu thánh, uống nuớc tha'nh và con ma trong B ngày càng yếu dần đi đến độ không thể gởi E thoughts cùng như năng luợng của hắn cùng như số lần châm chích em B ngày càng giảm dần đi. Chị K. tin tuởng rằng em B sẽ đánh bật kẻ xâm luợc ra khỏi cơ thể em trong 1 thơi gian ngắn, hy vọng thơi gian chữa trị không quá 20 ngày. Chi K. cũng cho tôi biết răng thời gian vừa qua, có một số nữ tu công giáo từ Mỹ về VN, cũng đến học nhân điện với thày Nhự ở Biên Hòa. Khi về tới Mỹ, tất cả các nữ tu này đều có hiện tuợng ma nhập, từ chối vào giáo đuờng, la hét, ói mửa khi đọc kinh hoặc lên cơn động kinh, múa may những động tác supernatural trong nhà thờ. Cha T, Chị K và một nguời nữa có khả năng trừ tà đã và đang giúp số nữ tu này bình phục trở lại. Do đó chi K. có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với những hồn ma không hiểu vô tình hay cố ý mà thày Nhự đã tạo cơ hôi cho nhừng hôn ma này nhập vào các nạn nhân ngây thơ đến nộp mình cho quỷ mà lúc đâu các nạn nhân này tưởng rằng chỉ đi học nhân điện để mong tự trị bịnh cho mình. Xin Chúa ban phuớc lành cho những người như chị K. Chúng tôi rất cảm kích truớc sự giúp đỡ nhiệt thành của chi K. và cha T.



Về phần em A thì chúng tôi có khó khăn hơn nhiều so với em B. Lý do là con ma nhập vào em A tự xưng là 1 vong nữ có tên rất đẹp, tôi không tiện nêu lên ở đây. Con ma này nói rằng cô ta sinh năm 1901, la con một của 1 gia đình gốc Việt giàu có bên Cam Bốt. Cô ta là nữ sinh truờng Marie Curie, nói tiếng Pháp rất giỏi. Thuở sinh tiền, cô thuộc lọai con gái nhà giàu hư hỏng, dùng tiền cha mẹ ăn chơi nhảy đầm trác táng, cuối cùng chết vì bịnh hen suyễn (hay ho lao?) năm 1943 trong sự tiếc thuơng của cha mẹ cô. Cô ta nói chuyện hết sức ngọt ngào, rất nịnh hót em A của tôi, nào là em A tử tế, tốt bụng, nào là các con của em thông minh, học giỏi, ngoan ngõan, lại hết sức chăm sóc sức khoẻ cho em A mỗi khi trái nắng trở trời. Khi tôi về Saigon, cô ta cũng dùng bút đàm khen tôi nào là hay là tốt đủ kiểu. Cô ta ngọt ngào dến nỗi em rể của tôi, chồng của A, cũng thấy rằng sự hiên diện của cô trong em A chỉ là điều tốt cho gia đình vì sức khoẻ của A rõ ràng đuọc cải thiện. Rất khó cho tôi để thuyết phục em A la em đang bị con ma nữ này dùng chiến thuật mật ngọt chết ruồi để dần dần chiếm trọn đầu óc A rồi 1 ngày nào đó các con của A sẽ chỉ có cái xác là mẹ A mà hồn và hành động sẽ là của con ma ấy. Mỗi lần nói chuyện này với em A là em lại nổi nóng lên cho rằng em hòan tòan làm chủ thân xác và ý tuởng của em, còn con ma thì hiền lành giống như "1 bà tiên" vậy. Nhìn em và nghe em nói như thế, tôi chỉ âm thầm khóc và lo sợ mà chả biết làm gì khi cả gia đình riêng của em tôi không hề coi đó là chuyện quan trọng. Em A rất thuơng và lo lắng cho em B trong việc đánh đuối kẻ xâm luợc trong B, nhưng chưa hề có ý định nào để đánh đuổi cái vong nữ trong người của em A cả.



Phuớc nhà còn dày cho nên vào khỏang đêm thứ 4 sau khi chị K. từ Texas bắt đâu giúp em B đánh đuổi tà ma trong nguời em, chị K. than phiền vơi gia đình tôi là tại sao qua phone, chi đã đánh con ma trong B tơi tả và nó đang yếu đi rõ ràng thì tự nhiên lại có một sức mạnh ngọai nhập ở đâu giúp con ma trong B mạnh trở lại. Chúng tôi bèn dùng phuơng pháp lọai suy xem những nguời nào hiện diện với em B khi em đang nhận điên thọai từ chi K. Chúng tôi phát hiện ra rằng, khi con ma trong B kêu rên khóc lóc (tức là em B kêu khóc 1 chút xíu, rôi em B lại trở lại là em B 100%), tức thì em A lại lo đấm bóp cho B 1 cách không bình thuờng như kiểu ma nhập, tức là mặt A hơi dại đi, tay chân dẻo quẹo xoa bóp cho B. Lúc đó tôi có bảo sao A lại làm vậy thì em trả lời là 6,7 của em ghét con ma trong B lắm và muốn xoa bóp giúp B đỡ mệt. Chúng tôi có ngờ đâu là con ma nữ này đang truyên nhân diện giúp con ma trong B hồi phục lại. Khi nghe chi K. than phiền, tôi bèn nói A không đuợc phép ở trong phòng B và đụng chạm vào nguời B nữa. Em A bực mình bèn hạch hỏi con ma nữ trong em. Con ma này bèn viết 1 lá thư dài 2 trang giấy xin lỗi cả gia đình tôi là quả thật nó có giúp đỡ con ma trong B vì thấy con ma này bị chi K. đánh tả tơi, nó cầm lòng không đậu nên ra tay tiếp thêm nội lực cho nó. Con ma nữ xin lỗi cả nhà tôi, đặc biệt là với tôi, vì nó nói tôi vẫn đối xử với nó lich sự lắm, không ngờ nó lại làm tôi thất vọng như vậy. Nó cũng hứa là sẽ xuất khỏi A nêu chúng tôi đưa nó lên tịnh xá Linh Quang ở 40/60 Nguyễn Khoái, Quận 4 Saigon để nó xuất gia đầu Phật vào thứ bảy July 28, 2007, 2 ngày sau đó. Em trai tôi cho biết là truớc đó, con ma nữ này cũng đã hứa nhăng hứa cuội nhiều lần là đưa nó lên chùa này chùa nọ để nó xuất ra mà lần nào cùng chỉ tòan dối trá, nhưng vấn đề là em A của tôi vẫn 1 mực tin yêu và cho rằng con ma này có tâm hồn nhân hậu, chỉ 1 phút yếu lòng mà giúp đỡ con ma trong B thôi. Tôi bèn nhân cơ hội này bảo với em A rằng, thôi đuợc rồi, tôi tin lời hứa của con ma, tôi vẫn tiếp tục đối xử tử tế với nó, sẽ tha thứ lỗi lâm của nó nếu như nó giừ đúng lời hứa là sẽ ra đi vào thứ bảy July 28. Riêng bản thân tôi, tôi hứa sẽ trọn đời cầu nguyện cho linh hồn của cô ta hàng đêm sau khi cô ta thực hiện lời hứa của cô. Nhưng nếu đến thư 7 đó, sau khi mình đã làm đủ theo yên câu của cô ta mà cô ta cũng không đi thi em A phải quyết tâm đánh đuổi con ma ra và cắt đứt mọi liên lạc vơi nó. Em A bằng lòng như thế với tôi. Còn con ma cũng ra vẻ rất nhiệt tình và rất cảm đông truớc lời hứa này.




Hai ngày sau, tôi đua em A lên chùa Linh Quang. Chúng tôi đến từ lúc 10:30 sáng, dự lễ cầu an cho người sống tới 11 giờ, rồi ăn cơm chay tại chùa. Rất nhiều người ta đến chùa để đuợc chữa bênh, có nguời thì bệnh vật lý như ung thư, nhức mỏi; có người bị bệnh tâm thần nhưng cũng có rất nhiều người bị ma ám như em A (thái độ của nguơi bị ma ám rất khác với nguời bệnh tâm thân, tôi cảm nhận đuợc nhưng không diễn tả đuợc). Đến 12:30 trưa, người có bệnh đã xếp hàng ngồi thành 2 hàng trong đại điện dài đằng dặc, dễ có đến hơn 150 nguời chứ không ít.Tôi quỳ ngay sau lưng em A, đợi khỏang hơn nử tiếng đồng hồ thì tới phiên em A đuợc vị sư già mặc áo tăng bào vàng hơi đỏ, vai áo bên phải để trần(chắc là vị sư này thuộc phái Nam Tông), chữa bệnh. Tôi quỳ ngay sau lưng em A, nghe lóang thóang em vắn tắt thưa với Thày là có 1 vong nữ trong em, có nhờ em đưa lên chùa này hôm nay vì vong nữ này muốn xuất khỏi nguời em hôm nay, mong thày giúp đỡ. Vị sư này bèn để 3 ngón tay lên đầu em, miệng lâm râm niệm chú, rồi để 1 cái mõ nhỏ lên đầu em, gõ lóc cóc vài cái. Xong Người quay sang bên cạnh, lấy 1 ly nuớc nhỏ do người đệ tử bên cạnh trao cho, co mấy ngón tay lại trên miêng cốc, lẩm nhẩm chú niệm gì đó trong miệng rồi đưa cốc nuớc cho em tôi uống. Thế là xong, em tôi ra khỏi hàng đến quỳ ngay truớc bàn thờ Phật Bà Quan Âm ngay cạnh đó. Tôi bèn nhảy ra khỏi hàng, hỏi em A là chuyện gì xảy ra vậy, con ma đã xuất ra chưa? Thốt nhiên tôi thấy em tôi xoè bàn tay phải ra, giơ thẳng bàn tay ra truớc mặt rồi dùng hết sức lực đấm thình thịch vào ngực, đỉnh đầu và trán của em liên tiếp mấy chục cái. Sức đấm mạnh đến nỗi nguời em tôi lảo đảo sau từng cú đấm. Tôi kinh hòang, hỏi em, "Em ơi, chuyện gì vây, sao em lại tự đánh em như thế?" Em trả lời tôi, "Bà ấy muốn ra, em đang làm thế để giúp bà ấy ra." Tôi nhìn nét mặt của em tôi, tôi thật tình không biết lúc đó em tôi là em tôi hay là con ma nữa. Tôi chỉ cảm thấy tòan thân tôi đau đớn như đang bị đánh, những cú đánh của em tôi mạnh mẽ vang lên trong tim trong óc tôi. Cả bao nhiêu nguời trong đại điện, cả vị sư già ngôi cách em tôi chừng nửa thuớc, chả ai thèm để ý đến em cả, duờng như những sự việc ma nhập,tự hành hạ thân xác như thế đã diễn ra quá thuờng xuyên ở đây. Không biết làm gì, tôi nhảy trở vào hàng người đang xếp hàng, bây giờ đã ngắn đi rất nhiều để hỏi vị sư già trị bịnh đâu đuôi câu chuyện. Chỉ khỏang 5 phút sau, đã đến phiên tôi, tôi bèn quỳ chắp tay hỏi rằng, "thưa Thày, em gái của con vừa rồi có thưa với thày là cái vong nữ trong người nó có nói rằng nhờ đưa lên chùa hôm nay để vong nữ này xuất ra; con em của con đã đuợc gặp thầy và đang ngồi kia--tôi chỉ tay về phía em A; xin Thầy giảng cho con biết chuyện gì đang xảy ra vậy?" Vị thầy nhìn tôi cuời, tôi không thể xác định đó là nụ cuời thuơng hại hay mai mỉa, bảo tôi rằng, "cô không biết là người ta đã nói là nói dối như ma à. Nguời ta đã nói dối với cô va đang lừa dối em cô đó. Muốn chữa khỏi bệnh này, em cô phải đi chùa rất nhiều lần, chứ 1 lần làm sao hết."" Nói xong, Thây quay qua chữa bệnh cho người kế tôi. Tôi quay sang em tôi và hỏi, "Em có nghe thày nói chưa, mình lại bị lừa dối nữa đó". Nhìn vẻ mặt đau đớn của em, tôi không cầm đuợc nuớc mắt, tôi biết em tôi vừa cảm nhận đuợc sự thật phũ phàng là "bà tiên" trong nó thực chất chỉ là một ma nữ thâm trâm, nham hiểm, nói dối như cuội, và vừa rồi, con ma nữ đã lợi dụng lòng tin của em tôi để đánh em tôi 1 trận nhừ tử bằng chính bàn tay của em. Cầm tay tôi, em A bảo, "Chị đừng lo, em sẽ quyết đánh cho con ma nữ giảo họat, dối trá ra khỏi nguơi em. Em sẽ nhất quyết không cho nó nói chuyện hay viết lách gì cho em nữa. " Nhìn vẻ mặt của em, tôi biết em đã cuơng quyết lập chí dành lại độc lâp cho thân xác mình. Tôi vừa đau đớn vừa mừng rỡ rằng ít nhất em tôi đã vuợt qua đuợc 1 giai đọan khó khăn trong cuộc chiến tranh với ma quỷ này là lập quyết tâm đánh đuổi quân thù. Hiên nay em tôi hàng ngày lên chùa Linh Quang để con ma có cơ hội nghe kinh kệ và nhờ thần lực, tín tâm của sư tăng trong chùa và trong chính em để kêu gọi con ma xuất khỏi em tôi. Em A cùng hứa rằng nếu sau 3 tuần đi chùa mà con ma vẫn không nhúc nhích di chuyển gì cả thì em sẽ đổi qua biện pháp mạnh hơn để trục ma .



Tôi xin tóm luợc những ý chính tôi muốn nêu lên trong bài này mà trong lúc xúc động tôi đã không viết đuợc rõ ràng và mạch lạc như sau :
1. Xin hết sức cẩn thận khi đi học nhân điện khoa tự đông ở những người thầy như thầy Mai Viết Nhự. Tôi không đủ dữ kiện để kết luận là thày Nhự có liên quan trực tiếp đến vấn đề tạo cầu nối giúp các hồn ma nhập vào cơ thể các học viên của Thày hay không; tôi chỉ biết là 2 cô em gái của tôi đều bị ma nhập ngay trong lúc đang học nhân điện vơi thày, sau khi thày mở luân xa số 6 và 7 cho 2 em. Chị K. cũng cho tôi biết là 1 số nữ tu công giáo cùng bị hiện tuợng ma nhập sau chuyến du hành từ Mỹ về VN sau khi cũng học khóa nhân điện với thày Nhự. Sao lại có sự trùng lập đặc biệt như thế?

2. Tôi sẽ không bao giờ để ai sờ lên đầu lên cổ của mình, ai biết đuợc là họ có khả năng mở luân xa 6,7 hay không?

3. Đến thời điểm mình phải lìa cõi trần ra đi, xin hãy ra đi với lòng thanh thản, dù có còn bổn phận trách nhiệm với nguời còn sống cũng hãy xin hiểu rằng phận sự của mình đến thời điểm đó là hết, đừng nuối tiếc gì cả, để phần tâm linh của mình có thể nhẹ nhàng siêu thóat, không trở thành vong linh vất vuởng lang thang . Phần nguời sống, xin đừng khóc than níu kéo người đã ra đi, xin hãy nói cho người hấp hối biết là họ đã làm xong nhiệm vụ của họ trên trần thế, mình là người ở lại cũng sẽ OK, để nguời chết yên tâm mà đi.

4. Xin hãy đối xử với những nguơi bị ma nhập tử tế, đừng xa lánh họ. Con ma chẳng có nhiều quyền lực gì cả trừ truờng hợp người bị ma nhập không hiểu đuợc bản chất của ma thì sẽ rất sợ hãi truớc nhừng lơi hăm dọa của ma chẳng hạn như "Tao sẽ giết mày nếu mày không nghe lời tao" Những lời hăm dọa đó chỉ là lời hăm dọa xuông, con ma vốn chỉ là nhừng sóng sinh học âm, sức lực chỉ bằng cục pin rechargeable 1.5 volt. Con ma sẽ rất mạnh mẽ khi tâm hồn và thể xác của nguơi bị nhập yếu đuối, sợ hãi và không có đuợc sự giúp đỡ thuơng yêu của gia đình và bạn bè. Con ma sẽ dùng chiến thuật tâm lý, ngọt bùi cay đăng có cả để thọat đầu mua chuộc lòng tin của người bị nhập, để dần dần chiếm tòan bộ lý trí của họ và tiến đến khống chế thể xác vì bản thân con ma chỉ là phần tinh thần của nguời đã chết, nay mong muốn chiếm đọat thân xác và tâm trí của người còn sống để hành xử theo ý riêng của mình. Con ma cũng sẽ nhăn răng, múa vuốt (qua cử chỉ của nguơi bị nhập) như kiểu trong phim Exorcist nhưng cuờng độ yếu hơn nhiêu chứ không như kỹ xảo Hollywood để hăm dọa người chung quanh, làm cho họ cảm thấy sợ hãi mà xa lánh người bị ma nhập. Những kỹ xảo này của con ma chỉ làm tôi bật cuời, thuơng hại cho kẻ lực bất tòng tâm, và yêu thuơng em tôi hơn.

5. Phải có lòng tin nơi Thuợng Đế, Chúa hay Phật để đối phó với các thế lực đen tối của thế giới bên kia. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng tà ma; tôi đã mục kich con ma trong em B rất sợ những câu trong Kinh thánh cũng như các câu niệm Phật Bà Quan Âm hay mật chú Tây tạng.
Hy vọng các bạn đọc bài viết này của tôi và rút tỉa đuợc vài điều nào đó mà có thể giúp ích cho bạn bè hay nguơi thân thêm ít thông tin về thế giới bên kia, một thế giới mà ta không hiêu rõ. Tôi mong bài viết này có thể đóng góp chút nào trong việc ngăn ngừa những trường hợp không may có thể xảy ra sau khi học nhân điện khoa tự động.Xin các bạn, nếu có thể, post bài viết này của tôi ở bất cứ website hay báo chí nào trong hoặc ngoài nuớc để hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho nguời đọc chút nào chăng. Xin cảm ơn các bạn.





GIAO CHỈ, SAN JOSÉ *PHỤ NỮ VIỆT NAM TẠI ÚC





Con sáo sang sông...



“Ai đưa con sáo sang sông, để sáo xổ lồng, con sáo bay đi...”


Giao Chỉ, San Jose .


Cô giáo miệt vườn Mỹ Tho trở thành nghị viên miền dưới của Úc Châu. Người thuyền nhân Việt Nam 1978 hai lần trở về biển Ðông tảo mộ đồng hương trên hoang đảo. Phụ nữ tỵ nạn, 22 năm định cư chưa biết lái xe, đã trở thành nghị viên thành phố duyên hải miền Tây Úc.


Quí vị vui lòng mở máy điện toán đi tìm City of Wanneroo Australia sẽ thấy ngay một thị xã duyên hải miền tây nam của Châu Úc. Ðây là thành phố phát triển rất nhanh với 134 ngàn dân, đa số là người Úc gốc Âu châu chung sống hiền hòa với trên 40 sắc dân thiểu số, mỗi nhóm có từ vài trăm đến vài ngàn người. Cũng trong số vài ngàn đó có nhiều người Việt đã vượt biển đến Úc trong 20 năm, suốt từ 1975 đến 1995. Tin tức cộng đồng thường nói đến người Việt tại Sydney , Melbourne hay Canberra tập trung miền duyên hải phía Ðông Úc. Từ Sydney mà đi sang miền Tây Úc phải vượt qua 3 ngàn 500 cây số đường chim bay. Nếu đi đường bộ sẽ là cuộc hành trình hết sức gian nan hàng tuần lễ theo quốc lộ số 1 chạy ven biển miền cực Nam của Úc Châu. Vì thị xã Wanneroo xa xôi hẻo lánh như vậy nên khi có người bạn từ Úc qua, ít có khi nào gặp người từ miền Tây Úc.



Ðầu năm nay, Viện bảo tàng Việt Nam San Jose, có người khách lạ đến thăm. Anh bạn trẻ Trần Ðông, giám đốc Archive of Vietnamese Boat People gửi thư trước giới thiệu cô Trương Nguyệt Ánh là đại diện của Văn khố Thuyền Nhân Việt Nam tại miền Tây Úc. Chúng tôi mở máy điện toán tìm hiểu về thành phố hẻo lánh của lục địa nhỏ bé ở miền dưới địa cầu xem hình ảnh ra sao.. Xứ sở thanh bình, trời xanh biển rộng, thành phố rất hiền lành. Vào xem tòa thị xã tìm danh sách chính quyền thấy tên một nữ lưu Việt Nam, rõ ràng là bà nghị viên của khu vực phía Nam thành phố có tên Nguyet-Anh Trương, mới được bầu vào chức vụ tháng 10 năm 2007. Bao năm qua, đã biết rằng cuộc đời của mỗi người Việt lưu vong đều là một câu chuyện. Nhưng chuyện của cô Nguyệt- Ánh miền Tây Úc này đúng là chuyện con sáo sang sông...



Trương Nguyệt Ánh là cô gái Mỹ Tho, ngồi trên lầu hai của viện Bảo tàng Thuyền Nhân ở San Jose vào một buổi sáng mùa đông, kể chuyện đời mình.



"... Anh chị biết không, nhà em gần nhà bà tổng thống Thiệu đấy. Em sinh năm 1949. Thời chinh chiến, trai 20 tuổi đi quân đội, gái đi dạy học hay theo nghề điều dưỡng. Em tốt nghiệp sư phạm Mỹ Tho. Rồi lấy chồng trung úy Biệt động quân. Ðầu tiên em dạy tiểu học nơi xa, sau về dậy tại trường Thân Cửu Nghĩa quận Bến Tranh. Chỗ này không có an ninh. Em còn nhớ khoảng tháng 4-1974, Việt Cộng vào trường giữa ban ngày, chẳng kêu ai, chỉ kêu mình em lên họp với hiệu trưởng. Trong lớp em có sơn hình cờ vàng trên tường và dán hình dinh Ðộc Lập cắt ra từ phụ bản lịch của tờ báo. Mấy tên Việt Cộng dữ lắm, chính trị có, quân sự có, súng ống đầy đủ cả. Lên án mình em vì các lớp khác không vi phạm. Bắt phải tháo gỡ và chùi đi hết. Lúc đó em là cô giáo mới hơn 20 tuổi lại vừa có bầu. Chúng tôi ngắt lời hỏi rằng thế cô giáo có thi hành ngay không. Không, Nguyệt Ánh nói. Em về lớp chẳng làm gì cả. Sao cô gan vậy. Gan gì đâu. Em sợ muốn chết. Bỏ ngay lớp về Mỹ Tho trình diện ty tiểu học. Dứt khoát không xuống dậy Bến Tranh. Mấy ông đưa ai xuống thì đưa. Tôi có bầu, vợ sĩ quan biệt động quân, trở lại chỉ có chết."







Từ đó Nguyệt Ánh tiếp tục làm cô giáo cho đến 1975 thì chồng đi cải tạo, vợ vừa đứng lớp vừa bị theo dõi. Năm 1978, vì chồng chỉ có trung úy nên được về sớm và gia đình tìm cách vượt biển. Nguyệt Ánh kể rằng gia đình cô rất may mắn, hai vợ chồng, hai đứa con và 2 người cháu chỉ bị thất bại có một lần tháng 3-78. Lần thứ hai, tháng 5-78 đến được Mã Lai. Lần thứ nhất giông bão, thùng dầu rớt xuống biển. Cánh đàn ông say sóng nằm la liệt, chỉ còn mình cô giáo không biết tại sao lại không bị biển hành. Cô giáo đứng lên làm thuyền trưởng lái tàu quay về và thoát chết. Chuyến sau rủ nhau đi ba tàu nhỏ thành đoàn, đến Mã Lai bị kéo ra biển rồi phải đánh đắm tàu mới được nhận vào trại tỵ nạn. Gặp thời gian hết sức may mắn cuối tháng 6 năm 1978 là phái đoàn Úc nhận hết đưa về Tây Úc định cư cho đến ngày nay.

Qua miền đất mới chồng đi cắt cỏ, vợ tình nguyện đi giúp việc không lương cho trường tiểu học.Vừa làm vừa học, cô giáo siêng năng của miền Tiền giang dần dần được tuyển làm phụ giáo rồi trở thành cô giáo trông nom vườn trẻ. Năm 1992, Nguyệt Ánh chính thức đứng ra mở trường Mẫu giáo và trông trẻ. Cơ sở tiến bộ dần dần lên đến 3 lớp và 50 em nhỏ với 8 nhân viên làm việc.

"... Anh chị phải biết rằng ở chỗ của em là thành phố nhỏ, làm ăn như vậy là khá lắm rồi..."



Cô Nguyệt Ánh hăng hái kể lại. Làm việc với các em và phụ huynh là niềm vui và lý tưởng của ngành sư phạm. Nhưng không bao giờ có thể nghĩ rằng cô giáo bị Việt Cộng lên án năm 74 tại quận Bến Tranh mà bây giờ lại trở thành bà hiệu trưởng trường mẫu giáo tại Tây Úc, thành phố ven biển Wanneroo. Hỏi đến chuyện gia đình, Nguyệt Ánh buồn rầu cho biết, từ khi định cư tại Úc thì vợ chồng thêm được một cháu.


Cho đến năm 2004 thì ông xã chia tay. Anh đi đường anh, em đường em. Em thì vẫn ở một mình nuôi con, nhưng anh thì bay bướm đi theo tiếng gọi của cô tài tử ánh đèn sân khấu xa xưa rất vang bóng một thời. Cô Nguyệt Ánh lại tâm sự. Xin anh chị nghe em bày tỏ. Hơn hai mươi năm cố gắng làm ăn, nuôi con, tuy có giao thiệp nhưng toàn trong công việc học đường và nghề trông trẻ. Gặp gỡ các phụ huynh, nhưng em không biết những chuyện xã hội bên ngoài. Cho đến khi vợ chồng chia tay các con mới giúp mẹ mở chương mục ngân hàng rồi tập lái xe để liên lạc ra ngoài. Không ai tin được là làm chủ trường mà đến năm 2004 chưa biết lái xe. Ðường xá bên Úc thì đi lại thong thả, đâu có khó khăn như bên Cali . Nhờ mấy năm sau này, ông chồng bỏ đi, em có cuộc đời tự do khác với ngày xưa như chim nhốt trong lồng, không được phép đi đâu. Ðược tự do nên em có cơ hội đi với phái đoàn Văn khố Thuyền nhân theo chương trình Về bến Tự do tại biển Ðông. Ði tảo mộ thăm viếng 2 lần tại nghĩa trang trên các hoang đảo tỵ nạn ngày xưa. Phải trở về mới cảm thấy thật sự mình đã may mắn biết bao nhiêu.

Rồi cũng nhờ tiếp tục phát triển cơ sở trông trẻ, Nguyệt Ánh đã học được biết bao nhiêu nghề phụ, từ khóa dinh dưỡng thiếu nhi đến phương pháp nấu ăn cho vườn trẻ. Học về vệ sinh mẫu giáo, việc cấp cứu trẻ nhỏ và quan trọng hơn hết là giao tiếp với biết bao nhiêu là gia đình phụ huynh học sinh đủ các sắc dân. Nhân dịp được thành phố trao giải thưởng với bằng khen về Dinh dưỡng an toàn, cô giáo mới được chính quyền biết đến.Thực sự với khả năng của cô giáo miền quê Việt Nam, sinh ngữ Anh đâu có bao nhiêu, nhưng với tinh thần hết sức hăng hái và chịu đóng góp ý kiến, từ những năm trở thành bà mẹ độc thân, Nguyệt Ánh đã mở rộng việc giao thiệp trong xã hội và gặp gỡ giới công quyền địa phương.



Năm 2007 cơ hội rất đặc biệt mở ra như chuyện không ai ngờ được. Ông thị trưởng Wanneroo đi tìm một người sắc tộc thiểu số tiêu biểu để chuẩn bị đưa vào hội đồng nghị viên thành phố thay thế cho các vị hết nhiệm kỳ. Ông tìm gặp lại người phụ nữ Việt Nam đứng tuổi, nhưng hết sức hăng hái và lại được nhiều người biết đến. Chắc chắn Anh ngữ của Nguyệt Ánh không thế nào so sánh được với những người Úc địa phương. Lại cũng không thể so sánh được với những sinh viên trẻ trưởng thành tại Úc vừa tốt nghiệp. Luật lệ tại đây là muốn ứng cử không những phải nộp đơn mà còn phải trải qua một bài thi sơ khảo. Cô giáo Nguyệt Ánh nếu phải thi nói tiếng Úc đúng giọng London thì có thể gặp khó khăn, nhưng cô đã qua được kỳ thi viết. Sau cùng số phiếu tình cảm đã dồn cho bà mẹ trường mẫu giáo hết sức quen thuộc của khu vực miền Nam thành phố. Trong đó có cả phiếu cử tri 18 tuổi ngày xưa đã tốt nghiệp trường vườn trẻ của cô giáo Mỹ Tho.



Tháng 10 năm 2007, cô giáo đóng cửa trường để vào tòa thị chính làm lễ tuyên thệ nhận chức nghị viên. Cô giáo Tiền Giang mặc áo dài hai tà ghép, tay thêu kim tuyến chỉ vàng. Trên vai có khăn quàng màu xanh với hình quốc kỳ của Châu Úc. Rồi cứ như thế, cô xông ra làm việc nước. Hỏi rằng trong năm qua đã làm được những gì. Nguyệt Ánh nói rằng trước hết là dân trong khu vực của mình thì luôn luôn đáp ứng mau lẹ. Còn dân Việt thì bất cứ khu nào cũng gọi ngày đêm. Hiện nay cô là người Á Châu duy nhất được bầu vào chức vụ dân cử miền duyên hải Tây Úc. Không những riêng người Việt mà các sắc dân thiểu số đều gọi đến khi có việc yêu cầu. Dường như di dân có cảm tưởng gặp bà nghị Việt Nam mọi chuyện có vẻ dễ dàng và thông cảm. Nguyệt Ánh rất tin tưởng rằng cô sẽ tiếp tục gặp may mắn trong nhiệm kỳ tới. Biết đâu cô lại có thể trở thành thị trưởng trước khi về hưu.




Tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, con em Việt Nam chúng ta với tuổi trẻ và tinh thần hiếu học có thể sớm trở thành những mẫu người thành công trên nhiều lãnh vực. Tuy nhiên là phụ nữ đã trưởng thành đến định cư trên quê hương mới với gia đình con cái, ngoài 50 tuổi thì gia đình đổ vỡ. Chưa hề mở chương mục ngân hàng riêng. Chưa biết lái xe. Tất cả như làm lại từ đầu và chỉ có một mình. Năm 2004 mới học lái xe. Anh ngữ mãi mãi vẫn còn âm hưởng Tiền Giang. Ca dao tục ngữ miền Nam vẫn còn thuộc nằm lòng. Vậy mà chỉ có vài năm kể từ khi con sáo xổ lồng, con sáo đã bay cao. Tranh cử có một kỳ vào ngay chức nghị viên. Dù chẳng danh vọng bằng ai, nhưng đi đâu cũng được giới thiệu lên tuyên bố vài lời nhân danh là người dân cử. Trong chỗ riêng tư, cô nghị viên Wanneroo thành thực khai rằng, trước sau cũng chỉ là cô giáo trường làng ở nhà quê lục tỉnh, nay qua Úc về chỗ khỉ ho cò gáy nên may mắn làm bà hội đồng, cũng không hơn hội đồng xã bên Việt Nam. Ðối với cộng đồng Việt Nam tại địa phương tuy không đông đảo như những nơi khác, nhưng cũng vừa đủ để xây dựng tình đồng hương với tinh thần quốc gia vững chắc. Ai cũng tin tưởng vào tấm lòng son sắt của cô giáo Mỹ Tho. Vốn là cô em thứ Chín trong gia đình có đến 6 người chiến sĩ cộng hòa, trong đó có 3 người hy sinh vì tổ quốc. Anh Sáu chết trận Bình Giả, anh Tư chết tại Long Ðịnh và sau cùng anh Tám chết tại Bà Rịa. Dù bất cứ ở phương trời nào thì em Chín cũng không bao giờ quên được sự hy sinh của các anh.

Trong câu chuyện cuối cùng, bèn hỏi rằng Nguyệt Ánh có làm gì đáng kể cho cộng đồng Việt tại Tây Úc. Cô nói ngay là em chuyên trị dẹp cờ đỏ sao vàng và treo cờ vàng sọc đỏ. Các thư viện, trường học, chỗ nào treo cờ theo sách vở là em dẹp hết.


Chuyện Việt Cộng vào ngôi trường tiểu học quận Bến Tranh tháng 4 năm 74 đã làm cô giáo Mỹ Tho rụng rời chân tay. 45 năm sau cô vẫn còn nhớ như ngày hôm qua. Bây giờ, con sáo đã sang sông, con sáo đã bay cao, nhưng mãi mãi con chim sáo của miền Cửu Long vẫn không quên lá cờ vàng, không quên anh Tư, anh Sáu, anh Tám thân yêu của cô đã chết trên quê hương Việt Nam và những thuyền nhân còn nằm lại ở biển Ðông.

Giao Chỉ, San Jose .




NGUYỄN VĂN TUẤN * DU LỊCH VIỆT NAM




( H1, 2. Tài sản của tư bản đỏ ở Hà Nội và Saigon)

Date: Saturday, January 10, 2009, 9:37 AM

Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc)




Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa. Tôi gọi đó là hiện tượng “một đi không trở lại”. Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.



Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con. Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng “một đi không trở lại”.



SẢN PHẨM DU LỊCH



Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này. Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới. Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km). Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn. Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển. So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều. Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang! Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.



(H3. Đường Saigon)
Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một “downfall” của Việt Nam. Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông.. Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ.


Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì. Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỉ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp! Nhìn vào cách trùng tu tháp này tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu. Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng. Trông nó thô kệch làm sao. Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.



Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng. Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lôcốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người bộ độ từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để “cải thiện đời sống” vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc. Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ! Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.


Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía. Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời. Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân thiện. Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ “miền ngoài” (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam. Nhìn thấy những cảnh này, tôi - một người Việt - thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó. Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói “Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ
sở này”.



DỊCH VỤ NGHÈO NÀN KÉM CỎI


Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du lịch trung và nhỏ thì chưa có những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết phục khách du lịch. Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du lịch có khả năng hướng dẫn du khách. Nhiều khi tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương, các em ấy chỉ nói “không biết” và kèm theo một… nụ cười!



Hôm ở Qui Nhơn, tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc. Tôi nghĩ em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.



(H4.nông dân Việt Nam dưới ngọn cờ máu)
Một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam là vệ sinh. Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng “danh lam thắng cảnh”, cái nỗi kinh hoàng nhất với du khách là nhà vệ sinh. Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh khủng và tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó. Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân. Ở những nơi (hãy tạm cho) là “văn minh” này, tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào? Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một! Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toilet! Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet!



Nói đến vệ sinh cá nhân làm tôi nhớ đến chuyện… giấy. Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu.. Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao, tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp. Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco, New York, Florence, v...v...



Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế. Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối. Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá. Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được. Chỉ trong vòng vài phút mà tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được. Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.

Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette. Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua tôi tưởng mình nghe lầm. Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ??? Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết. À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách. Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn: đó là thu hút khách.









(H.5 6. Vô sản Việt Nam dưới chế độ cộng sản)

Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette. Buồn cười nhất và có lẽ tục tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay. Còn những nhà hàng hạng “bình dân”, người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy.. Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó. Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được “tái sinh” bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng. Do đó, tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn! Thật là kinh khủng! Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh.


CÁI GÌ CŨNG GIẢ


Nạn làm giả ở Việt Nam đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn. Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm. Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn, v..v… đều có thể giả, và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này. Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng hóa “Made in Vietnam”. Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một quốc nạn.



Kinh nghiệm cá nhân của tôi có lẽ là một bài học. Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao vừa nhâm nhi, tôi kêu hai chai bia “Ken”, thì thằng em dơ tay ngăn lại ngay. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả. Trời, bia mà giả à? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon. Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.



Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả. Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất “xịn”, nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì … hết bin. Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế. Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói “Battery Empty” (hết bin) để ghi lại. Có khi tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây? Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư? Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi.


GIÁ CẢ ĐẮT ĐỎ- DU KHÁCH BI CHÉM NGỌT

Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam, nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ. Khách sạn Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng. Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á. Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần.

Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay “chém” du khách và Việt kiều. Một hôm, tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, TP Qui Nhơn.. Quán ăn thuộc loại bình dân, chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt. Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luột, và 4 lon bia “Ken”. Đến khi gọi tính tiền, tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng. Nhìn qua thì tôi biết mình bị “chém”, nhưng tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của tôi. Nhưng tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và “kiếm chuyện” vì anh ấy là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.



Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp. Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì đêm đó (28/12, khoảng 10pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn. Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy. Tôi đành bảo anh tài xế cho tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó. Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng! Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng. Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao. Nghĩ thế tôi vui vẻ trả tiền. Nhưng vì ban đêm, và tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối tôi không để ý là anh
ta lấy bao nhiêu. Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng! Thế là bị chém đến 3 lần. Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.


Có khi họ “chém” trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì. Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm Hô (Bình Định). Ông anh tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng. Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng. Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm! Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng. Tôi nói với ông anh “Thôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui”. Ông anh tôi còn ấm ức nói: làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây? Đúng, tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng họ sẽ không quay lại một lần nữa.



Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái. Thật vậy, nhiều khách sạn tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có người thuê. Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại. Nói gì thì nói, tình trạng “một đi không trở lại” là một xu hướng hết sức đáng ngại. Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam. Theo tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ, xóa bỏ nạn chèo kéo du khách, điều chỉnh giá cả hợp lí, và một điều không thể thiếu được: vệ sinh.

Nguồn: Tuan’s Blog








HOÀNG NGỌC LIÊN * HÙNG CƯỜNG



 http://www.talawas.org/talaDB/pics/Vi-du-3.jpg
 
Tưởng Niệm Hùng Cường
Tạp Văn Của Hoàng Ngc Liên
Kính tặng Quý Vị Lương Y Như Từ Mẫu.
Sân Khấu Cải Lương VNCH ngày trước có cặp Bạch Tuyết – Hùng Cường, một thời được khán giả ái mộ. Tôi không rành về bộ môn Sân Khấu, lẽ ra phải...dựa cột mà nghe. Tuy nhiên với Hùng Cường, tôi có ít nhiều kỷ niệm nên xin ghi đôi dòng về Anh, để tưởng niệm một nghệ sĩ tài hoa sớm khuất.
Chỉ tiếc rằng tôi không còn duyên với Anh sau này, cho đến khi anh vĩnh biệt bà con mấy năm trước đây, tôi cũng không có hoàn cảnh gặp lại Anh.
       http://www.vmdb.com/album-images/LinhMaEm_front.jpg                            
Tôi gặp Hùng Cường (HC) lần chót tại nhà riêng của anh trên đường Nguyễn Thiện Thuật, trước năm 1975. Chúng tôi cùng vui vẻ ôn lại câu chuyện vui khi anh còn phục vụ trong trại Đào Bá Phước (ĐBP):
Hạ sĩ Trần Kim Cường, số quân (không nhớ) đêm đó bị sao quả tạ chiếu, nên.... rắc rối. Thông thường, binh sĩ phải đảm nhiệm phiên gác tại nơi đơn vị đồn trú, tiền tuyến cũng vậy mà hậu phương cũng vậy. Cũng theo thói quen, HC thường ... mướn gác để đi... hát, tức là nhờ một anh em đồng đội gác thay phiên cho mình, với sự biết điều được hai bên cùng thỏa thuận. Cả làng vui vẻ, chưa hề có chuyện trục trặc nào xảy ra.
Nhưng đêm đó, người gác thay HC đột nhiên vắng mặt. Tức là một trong các chòi canh chung quanh trại ĐBP bị bỏ trống. Lại không may cho HC là đêm đó Đại Tá Nguyễn Quang Kiệt, Chỉ Huy Phó Biệt Động Quân (BĐQ) / QLVNCH vô trại kiểm soát các vọng gác. Tháp tùng ông, có Sĩ quan trực Bộ Chỉ Huy và viên Hạ sỉ quan Trưởng toán gác. Theo lời Sĩ quan trực kể lại thì khi đứng trước vọng gác trống trơn, ông Kiệt hỏi:
- Đứa nào (nguyên văn) gác ở đây?
Toán trưởng gác đêm đó lên tiếng:
- Hạ sĩ Trần Kim Cường, thưa Đại Tá!
Ông Kiệt ra lệnh cho sĩ quan trực:
- Kiếm người gác thế ngay. Sáng mai, nhốt Hạ Sĩ Cường 20 ngày tù quân!
Thế là “chàng” vô ... cải hối thất. Việc này ảnh hưởng tai hại cho đoàn Dạ Ly Hương (DLH). Bởi chỉ mấy ngày sau đó, đoàn phải có mặt trình diễn tại một tỉnh Miền Tây, như đã quảng cáo ì xèo trên các báo và trên vô tuyến truyền hình!
Có Bạch Tuyết mà thiếu Hùng Cường, vở hát kể như bỏ! Không ai có thể thay thế được một trong hai diễn viên này! Nếu HC không được tha, đoàn DLH có thể phải huỷ bỏ chuyến đi lưu diễn như đã định!
Quả nhiên, sau 1 đêm HC bị nhốt, sáng sớm hôm sau, một nữ nghệ sĩ khá nổi tiếng của Đoàn DLH vô trại ĐBP gặp tôi xin tha cho HC đặng đi hát. Tôi chỉ là sĩ quan tham mưu, không có quyền tha dễ dàng như vậy. Tôi khuyên cô nên gặp các vị chỉ huy có thẩm quyền.
Không kết quả, “chàng” vẫn còn trong đó.
Chẳng biết do những đường giây mối nhợ nào mà một vị tai to mặt lớn can thiệp với bộ chỉ huy BĐQ/QLVNCH xin ... đặc ân tha cho nghệ sĩ HC... gấp!
Nhưng nhà bình có kỷ luật của nhà binh, người nhà nước không xen vô được. Nếu tha HC khơi khơi, mai mốt có trự nào bỏ gác, rồi sẽ tính sao? Chưa nói đến chuyện thiên hạ có thể xầm xì là BĐQ ăn tiền của đoàn Dạ Lý Hương, thì ... bỏ mạng!
Đó là nói theo lý, còn theo tình, nếu có cách tha HC mà không tổn thương đến đơn vị thì cũng nên làm! Vì HC là một nghệ sĩ có tài, không phải vì áp lực nào đó, mà chính là vì hiểu hoàn cảnh các anh chị em sống nhờ vào đoàn hát. Ai cũng biết rằng hầu hết các anh chị em trong các gánh hát đều nghèo, làm bữa nào xào bữa đó. Nay hủy bỏ chuyến lưu diễn, bao nhiêu gia đình sẽ lâm vào cảnh thiếu trước, hụt sau.
Do vậy mà có cuộc “họp tham mưu” tại văn phòng TMT, tìm cách thả HC ra.
Thành phần tham dự chỉ có ba người:
- Đại Tá Nguyễn Khắc Trường, Tham Mưu Trưởng (TMT).
- Tôi, HNL, trưởng khối CTCT. (Vì HC thuộc quân số Khối CTCT mà tôi là khổ chủ)
- Y sĩ Thiếu Tá Lý Hồng Sen (LHS), Y sĩ trưởng Bộ Chỉ Huy.
                                    **********
Hội nghị bàn tròn khá gay go. Bên tình, bên lý, bao nhiêu phiền toái và hệ luỵ!
Ngài TMT lên tiếng trước:
- HC bỏ gác, bị phạt 20 ngày tù quân, mới nhốt 1 đêm, làm sao thả? Mà không thả thì cũng ái ngại, anh ta là nghệ sĩ tài năng. Nếu anh ta không tham dự cuộc lưu diễn, rất nhiều anh chị em nghệ sĩ trong đoàn DLH sẽ bị thiệt thòi! Ta phải tìm cách nào thả HC ra và Khối CTCT cho phép HC đi.
Tôi nói:
- Quyền hạn của tôi chỉ được cấp giấy phép 24 giờ trong quân trấn. Nếu HC đi xa và lâu hơn 24 giờ, giấy phép phải do Đại Tá ký thừa lệnh Chỉ Huy Trưởng!
TMT gật đầu:
- Dĩ nhiên, có thể cho HC đi phép năm. Nhưng đó là chuyện khác. Vấn đề là bây giờ tìm cách nào danh chánh, ngôn thuận... Mời quý vị góp ý.
Bác sĩ LHS lên tiếng:
- Đó là phần vụ bên Tham mưu của quý ngài. Chuyên môn chúng tôi không dám có ý kiến!
Tôi thêm:
- HC thuộc quân số Khối CTCT, tôi phải thi hành lệnh của đại tá Chỉ Huy Phó. Trên nguyên tắc, phải thọ phạt đủ số ngày ghi trên sổ trực của Bộ Chỉ Huy. Trừ phi...
TMT hỏi ngay:
- Trừ phi làm sao?
- Trừ phi HC không còn thuộc quân số BĐQ nữa...
TMT cười lớn:
- Ý kiến của ông khá lắm. Tôi nghĩ ra rồi! Phải phiền đến ngài “toubip” thôi!
Bác sĩ LHS:
- Tôi không sợ phiền, cứ cho hay ... “quan niệm hành quân” của đại tá!
TMT vẫn tươi cười:
- Nếu đang đêm mà trong cải hối thất, HC bị ..đau nặng xin cấp cứu. Bác sĩ cho xe cứu thương chở anh ta nhập quân y viện. Như vậy HC không thuộc quân số BĐQ nữa!
- Rất hân hạnh mần việc này, nhưng cần “bê em” truyệt đối. Hở ra là hết uy tín ngay!
Tôi vui vẻ:
- Chúng ta sẽ thi hành theo kế hoạch của TMT. Vấn đề là tránh tiếng tăm không hay do xuyên tạc từ đâu đó. Thiển nghĩ, mình đàng hoàng không sợ dư luận xấu!
Sau nhiều màn thảo luận, chúng tôi làm đạo diễn vở tuồng “Hùng Cường Ho Gà” (không phải Đát Kỷ Ho Gà) kêu cấp cứu.
Đêm đó, Bác sĩ Lý Hồng Sen ở tư dinh trong Chợ lớn, lập tức được sĩ quan trực bộ chỉ huy kính mời vô trại ĐBP khẩn cấp!
Sau khi hành nghề, vị y sĩ khả kính của chúng tôi phán:
- Kêu xe cứu thương chở Hạ Sĩ Trần Kim Cường qua Quân Y Viện Trần Ngọc Minh (chỉ vài phút lái xe) ...ngay lập tức!
Sau khi làm thủ tục cho HC nhập viện, quân số thuộc về Quân Y Viện, cho đến khi nào đương sự được xuất viện trả lại cho BĐQ lãnh!
Tôi đóng vai... sứ giả qua gặp Bác Sĩ Trần Tấn Phát, một Mũ Đỏ rất thân, trần tình sự việc để xin ông cảm thông. Không thể chính thức cho phép, nhưng xin ông làm... ngơ cho HC dễ dàng... “move” theo đoàn Dạ Lý Hương kịp mấy xuất... hát. Rồi hạ hồi phân giải.
Quả nhiên, mọi sự xảy ra như vở tuồng được đạo diễn ngon lành. HC thoát nạn.
Chúng tôi cũng không bị mang tiếng gì về vụ này vì sự việc hoàn toàn minh bạch. Đoàn DLH cũng không biết tại sao HC được thả kịp thời, như thế.
Sau đó, tôi đề nghị thuyên chuyển HC qua Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương phục vụ hợp với khả năng của Anh.
Câu chuyện này, từ thế kỷ trước, nay mới được bật mí để kính tặng quý độc giả thân mến của “bổn báo”.
Hoàng Ngọc Liên
Ghi Chú: Các cựu đại tá Nguyễn Quang Kiệt, Nguyễn Khắc Trường đã thất lộc tại VN.
Bác sĩ Trấn Tấn Phát đã qua định cư tại Hoa Kỳ. Bác sĩ Lý Hồng Sen hiện ở Canada.

Wednesday, January 7, 2009


NGUYỄN VĂN TRẦN * SAIGÒN HÔM NAY




(H1. Khách sạn và nhà hàng ở Saigon)


Tôi thấy và nghe được gì ở Sài Gòn


Ðây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại một cách trung thực..


Tôi thấy bộ mặt Sàigòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Ðổi mới với những nhà hàng "vĩ đại" trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm "thư giãn" sang trọng, quý phái cỡ câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ - 600US$ đến 1000US$ /tháng.. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con?)



(H2. Khách sạn 4 sao ở Sàigòn)Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử "đỏ", các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để "thư giãn", uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ MPU.18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui..là một thí dụ cụ thể.Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi.... " lắc" suốt đêm. Vài hôm sau - đâu cũng vào đó... Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt.. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại.Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi xỉ vô duyên , lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường....



(H3. Đường phố Saigon)
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiễm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi..Và hệ thống cống rãnh lạc hậu... mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu.. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhung nhúc như kiến.. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ..hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể.. Máu kinh tế Việt Nam bị loãng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoảng chừng 1000 đô la Mỹ..chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt.. Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ.. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Ðảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu.. Già nhậu, trẻ nhậu... con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói.. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá.. Các hãng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng.. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc.. cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên Tỉnh.


Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng "tiếm công vi tư" lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ.... bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê.. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng.. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy..Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gỡ của 2 đường Nguyễn Trãi và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.


Còn nhiều.. rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhản ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể : Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao Đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỹ kim - ngon ơ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hòa cũ... trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Ðạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng..Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao.. buôn bán ầm ĩ, náo nhiệt suốt ngày.


Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn.Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai?Tất nhiên là phải thưa với công an.Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Ðộ phản ảnh còn rõ rệt hơn: "... Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Ðảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Ðảng chống tham nhũng thì Ðảng chống lại Ðảng sao?"("Nhật ký Rồng rắn" của Trần Ðộ).


Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu *** ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng "khẩu trang", găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay.. trên đường phố.


Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi nylon, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống...những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường.. những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gỗ... đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)... những em bé mặt mũi lem luốc đang bươi những đống rác để lượm các bao nylon, lon coca, chai bia đem về bán... hay những em bé rách rưới lang thang trước những tiệm ăn.. chờ khách ăn xong nhào vô bưng tô súp cặn húp vội đỡ lòng..còn những trẻ khác - mắt láo liên trông chừng công an, tay chìa chiếc hộp, làm dấu mời khách đánh giày -..những em bé gái đang hì hục đẩy khách lên đồi cát bằng miếng ván có gắn bánh xe ở "Ðồi cát bay" Phan Thiết. Hỏi "sao em không đi học"? - trả lời: "Nhà không đủ cơm ăn, con làm cái nầy để kiếm thêm cơm ăn..".. Nhiều bà mẹ nhăn nhó ôm thằng bé mặt mày xanh lét, không còn chút máu, chờ suốt buổi sáng... trước tiếng quát tháo ầm ĩ.. vẫn chưa tới phiên mình vào bệnh viện chữa trị cho con.. Nghe nói mấy năm trước đây có nhiều bà mẹ đứng trước bệnh viện Chợ Rẩy chờ bán máu mình để qua cơn đói khổ ngặt nghèo như nhà văn Trần trung Ðạo đã mô tả..Lại nghe một bệnh nhân dứng cạnh đó, cũng chờ đến lượt mình, than thở : " Ở đây là vậy đó ông ơi! Chửa bệnh phải có tiền - trước nhứt phải qua cửa - lọt qua cửa thì còn nhiều khâu - khâu nào cũng phải chìa tiền. Muốn sống - phải có tiền. Chết cũng phải có tiền.



Bộ mặt Sàigòn "đổi mới" bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền.. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa.. những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt.. choáng váng, cho là "Việt Nam bây giờ tiến bộ quá". Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng.. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng : 555 US $ năm 2007 (Hà Nội bốc lên 730 US $) chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan : 2550 US $ - Phi luật Tân : 1040US$ - Nam Dương : 1160US$.Tân gia Ba 24840US$.(The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi : Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngũ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai? giai cấp địa chủ là ai? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ?



Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng "đánh Tây, đuổi Mỹ" - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàgòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn.. và các khu phố sầm uất nhứt.. vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Ðắc, Phạm thị Trước.. hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cất lại..nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ...



Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn.. thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN. (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc..Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc. Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ Trung ương đến địa phương - từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xã gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ.Những công Ty dịch vụ có tầm cỡ, những công Ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại..chủ nhân cũng là người Bắc XHCN.Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ.



Ðó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà cửa của tù cải tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại những lượng vàng thu được từ những người vượt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.




Thông thường - những của cải nầy phải được sung vào công quỹ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẽ.. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Ðọc Ðất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết... đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Ðiều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem " bán non" những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cải tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.




Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá..đều bị "û giải phóng" ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách : Ðuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung( chủ nhà chịu không nổi.... phải bỏ đi ), đổi tiền để vô sản hóa người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ..để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào "mua" nhà Saigòn với giá gần như cho không...và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.





(H.4, 5. Dân lao động Sàigon thời Cộng sản)

Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên "xẻ dọc Trường Sơn" bằng máu, nước mắt và xác chết... vào xâm chiếm miền Nam . Chiêu bài là "giải phóng" nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Ðô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực.. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc.(Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì?Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.



Ðến thời "mở cửa" - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn..gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đường sá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt.. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn.. no bóc ké.. Nhiều công trình vừa xây cất xong..đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diễn hình : Một bệnh viện gần chợ "û cua" Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo.. đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được.


Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên.. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt..Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.


Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời "Bắc thuộc" - "Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.. - Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán. - Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười.."

Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.

BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM


Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cọng sản.. Ðể được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Ðường sá có tu sửa phần nào..Ðường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái nứa, Cái chuối xã Long Mỹ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. "Cầu tre lắt lẻo", cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái Bè, Cái Răng ) nay không còn thấy nữa. Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất..xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Ðường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..

Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc.. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất..hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai oằn, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Ðào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương...


Dưới sông - từ kinh Vĩnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá.. Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài... Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tiền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa.. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời : "Ði lấy Ðại Hàn, Ðài Loan hết rồi ông ơi!" Tôi hỏi thêm : "Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập.. các cô gái nầy không sợ sao ông? - "Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Ðại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may." Câu chuyện gái Việt lấy chồng Ðại Hàn, Ðài Loan hiện không ai là không biết.


Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Ðinh Hợi - trong bài: "Nỗi đau từ những con số"- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Ðài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng tờ báo nầy: "Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang "bày hàng" để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình " Và cũng tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết : "Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển.Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dịch vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng.Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện.Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm".


Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần lượt vào trong.. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: "Ðó là những người con gái đi lấy chồng Ðài Loan và Ðại Hàn. Hàng bên trong là những người đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa". Tôi nhìn kỹ các cô gái nầy tuổi rất trẻ.. khoảng chừng 18 đến 20.... đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Ðây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.



Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức "môi giới hôn nhân lậu"- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma cau.. để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục.. các cô gái làm điếm.. hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ.. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhản xảy ra hằng tuần-thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11... Sàigòn.

Cho dù chánh thức hay lậu... hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Ðài Loan, Ðại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch.. ban đêm phục vụ tình dục.. rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại...(Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Ðài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì.. bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh.. biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu..lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời! Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập.. nầy khi lấy chồng Ðài Loan, Ðại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt..?



Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để được giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Ðài Loan, Ðại Hàn?

Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa...bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng... đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng.... Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào.. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.. Các cô gái miền Tây.. quẫn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến... khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Ðại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS ( sinh sau 75 ) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ.. thang giá trị bị đảo lộn.. nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước.. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng.. họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn.. Nhưng động lực chánh là nghèo...



NGHÈO...


Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Ðại Hàn và Ðài Loan... để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ÐBSH)? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ÐBSCL năm 1998: ÐBSC: 37%. ÐBSH: 29%. Năm 2002: ÐBSCL: 13 %. ÐBSH: 9%.(Nhà x.b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích
dẫn ).



Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bằng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) - ÐBSCL vẫn nghèo hơn ÐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hóa.


Ðó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát.. khi trời mưa lúc ban đêm..không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc.... Cái nghèo của một người đi mượn tiền, mượn gạo... tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp... cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân.

Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời.- Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chài lưới.. ở sông Long Hồ. Ðời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy : nghề đi nhủi tép.. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2007) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch.. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te. Ðời ông nội - nghèo! Ðời cha nghèo! Ðời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu.Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo.




Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền..trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết : "Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? "


MIỀN NAM - 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐÔ CỘNG SẢN


Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Ðối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt.. cầm lồng đèn đỏ... Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể.. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Ðảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân phẫn uất, kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh! ( 19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ). Như vậy có gọi là phát triển không?




KẾT LUẬN



- 32 năm nhìn lại: Người ta thấy miền Bắc đã "giải phóng" dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. "Giải phóng" miền ÐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ."Giải phóng"quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển..."Giải phóng" phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm "vợ nô lệ", đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan....

- 32 năm nhìn lại: Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)



- 32 năm nhìn lại: Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L''expresse ngày 29-8-2002: "Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó "



- 32 năm nhìn lại: Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.

Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một đảng viên kỳ cựu của chế độ Cộng sản lên tiếng cảnh cáo: "Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu".

Bài viết của: Nguyễn Văn Trấn

















HỒ ĐINH * NẠN ĐÓI 1945






Từ Nạn Ðói Năm Ất Dậu 1945
Tới Những Ngày Trơ Xương Mắt Trắng Tại Miền Nam VN Sau Tháng 4-1975

HỒ ÐINH

( www.huongvebinhthuan.org và thuvientoancau.com)



Thế chiến 2 tuy chính thức mở màn từ tháng 9-1939 giữa phe trục Ðức-Ý và Ðồng Minh (Anh, Pháp, Hà Lan) nhưng tới ngày 10-5-1940, Hitler mới khai hoả cuộc chiến tại Âu Châu. Ngày 14-6-1940 chính phủ Pháp do nội các Reynaud cầm đầu, di tản chiến thuật xuống tận Bordeaux rồi sụp đổ. Ðồng lúc kinh đô Paris bị bỏ ngõ để quân Ðức vào chiếm đóng.



Ngày 17-6-1940 tướng Pétain lãnh đạo lâm thời nước Pháp, ký hiệp ước đầu hàng Ðức. Biến cố trên được coi như là một bước ngoặt quan trong nhất trong dòng lịch sử cận đại của VN, vì chính nó đã mở đường để quân phiệt Nhật vào Ðông Dương (1940-1945), gây nên thảm kịch 2 triệu người VN bị chết đói năm Ất Dậu 1945.




Cọng sản đệ tam quốc tế do Hồ Chí Minh đứng đầu, lúc đó đang núp trong Mặt Trận Việt Minh, đã tàn nhẩn lợi dụng nạn đói trên cùng những biến chuyển lịch sử trong thế chiến II , làm sụp đổ chính phủ Trần Trọng Kim và cướp được chính quyền lúc đó đang bị các phe phái bỏ ngỏ. Do những bí ẩn của lịch sử chưa được khai quật tron vẹn trong nấm mộ thời gian, nên chúng ta cũng đừng ngạc nhiên, khi thấy ngụy quyền cộng sản Hà Nội từ đó đến nay, vẫn tỉnh queo trước biến cố dân chết đói năm Ất Dậu 1945. Ðã thế các sử gia đỏ còn to mồm một mực đổ thừa cho Pháp-Nhật là nguyên nhân gây nên thảm kịch trên.




Nhưng giấy làm sao gói được lửa và thúng cũng chẳng úp giấu được voi bao lâu, nên ngày nay chẳng những người Việt mà cả thế giới, đều biết chính bọn cọng sản quốc tế trong Mặt Trận Việt Minh lúc đó, cũng là những tòng phạm giấu mặt, đã cùng với Pháp-Nhật gây nên thảm án thiên cổ kinh hoàng nhất trong dòng sông lịch sử Hồng Lạc.

Ngày 30-4-1975 Miền Nam VN sụp đổ hoàn toàn vì thù trong giặc ngoài, khiến cho cả nước từ trên xuống dưới, giàu nghèo khôn dại, già trẻ trai gái đều phải ngoai ngóp sống trong vũng bùn ô uế của xã nghĩa thiên đàng, kéo dài từ đó đến nay cảnh đói nghèo bất công tàn bạo vẫn không chấm dứt cho dù VN nói là đã đổi mới.




Cũng từ đó, thảm kich đói cơm ăn áo mặc và không khí tự do thở hít, đã thường trực hằng hằng làm cho người dân Miền Nam trơ xương mắt trắng, khi phải đối diện với cái ưu việt của nền kinh tế quốc doanh, lấy hộ khẩu và sổ tem phiếu làm cơ bản, được mang từ Hà Nội vào để thay thế nền kinh tế tư bản của VNCH, bị đảng kết tội là bóc lột xấu xa và phồn vinh giả tạo vì chỉ biết lệ thuộc vào đồng tiền viện trợ của Mỹ Nhật.

Do đó người Việt gần như cả nước, trong số này có rất nhiều thành phần từng đâm sau lưng người lính trận miền Nam đã cùng cây cột đèn, liều chết vượt biển vượt biên đi tìm tự do trong cái chết. Phong trào bỏ quê làng đất mẹ ra đi, trốn lánh sự kềm kẹp man rơ của giặc Hồ, có một không hai trong lịch sử của nhân loại và Hồng-Lạc. Nhờ đó đã đánh thức được lương tâm mù lòa của thế giới, cũng như một số khoa bản-trí thức, học cho nhiều mà tim óc thì ù ù cạc cạc, nghĩ suy nông cạn, tuyên bồ hồ đồ, trong suột chiến cuộc Ðông Dương lần thứ ba (1945-1975), do đệ tam quốc tế Nga-Tàu khởi xướng.




Năm 1945 Nhật Pháp và Việt Minh gây nên thảm nạn 2 triệu người chết đói từ Quảng Trị ra tới Miền Bắc VN. Tháng 4-1975, Cọng sản đệ tam quốc tế Hà Nội lại gây nên cơn hồng thủy biển đông, mà mở màn từ những ngày di tản tại Huế, Ðà Nẳng.. vào đầu tháng 4-1975. khi Quân Ðoàn 1 mất. Sự thèm khát tự do của người VN vẫn tiếp nối tới nay chưa bao giờ chấm dứt, kéo thêm nổi oan khiên trầm thống của cả một dân tộc đang sống dưới ách đô hộ của đế quốc thực dân đỏ do ngụy quyền việt gian Hà Nội cầm đầu.




Cái giá tự do mà người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới ngày nay đã có, đã phải trả cho Việt Cộng bằng vàng, tiền, nước mắt, máu xương bản thân gia đình, cùng với những sự hãi hùng trên biển đông, khi đối diện với sóng gió và nạn hải tặc tàn bạo dã man Thái Lan. Năm 1945 những người VN chết đói, chỉ mới có ăn cỏ cây xác động vật nhưng sau năm 1975, những người tị nạn VN trên biển Ðông, chết đói, đã phải ăn thịt người thân của mình.



Ba mươi bốn năm qua rồi nay cũng đã đến lúc phải lột trần lịch sử, để trả lại sự oan khiên cho triệu triệu hồn ma uổng tử, đang sống vất vưởng trên vạn nẻo đường đất nước và trong lòng biển xanh mông mênh . Tất cả đều do Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra từ năm 1930 tới bây giờ, những tội lỗi trong muôn ngàn tội lỗi không sao dung thứ được, trong đó có tội bán nước Việt cho Tàu đỏ.




Hưng thịnh và tồn vong của một triều đại, ngoài việc để cho nhân thế về sau viết nhớ, phê phán khen chê nhưng tội ác đối với dân tộc mà ngụy quyền Hà Nội đã làm hơn 75 năm qua, chẳng những bị lịch sử bôi đen mà còn mãi mãi nằm trong bia miệng đay nghiến muôn đời

“ thằng khùng thì đã vượt biên
còn thằng ở lại, nửa điên nửa khùng
bác hồ chết giữa ngày trùng




để toàn dân tộc nửa khùng nửa điên “

1 - Nạn Ðói Năm Ất Dậu 1945 :

Nhờ Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đất nước nên Nhật đã trở thành một cường quốc Châu Á, đánh bại Mãn Thanh lẫn Nga Hoàng và nuôi mộng làm bá chủ Ðế Quốc Ðại Á. Từ đó Nhật bành trướng thế lực quân sự không ngừng. Thập niên 20-30, Nhật chiếm Cao Ly, Mãn Châu và Bán Ðảo Liêu Ðông. Tháng 7-1937, Nhật gây chiến với Trung Hoa và gần như chiếm trọn nước Tàu, đuổi Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Trung Hoa kháng chiến chạy tới Trùng Khánh và bắt đầu dòm ngó Ðông Dương.

Tháng 2-1939 Nhật chiếm Ðảo Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa, khiến Pháp phải cử tướng Georges Catroux làm Toàn Quyền Ðông Dương, để lo phòng thủ và chống đỡ. Cùng lúc Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể cũng từ Ðông Kinh về Thượng Hải, thành lập VN. Phục Quốc Ðồng Minh Hội (VNPQÐMH), trong đó có Nguyễn Hải Thần, Hồ Học Lâm, Trần Trọng Khắc.. chuẩn bị trở về VN lật đổ thực dân Pháp.

Ngày 19-6-1940, Bộ Ngoại Giao Nhật gủi tối hậu thư đòi Toàn Quyền Ðông Dương phải chấm dứt tiếp tế cho Chính phủ Kháng Chiến Trung Hoa ở Hoa Nam, đồng thời cho quân Nhật vào đóng tại Bắc Việt. Ngày 17-7-1940, Decoux thay Catroux làm Toàn Quyền, qua thái độ phách lối trong lúc đã yếu thế, tạo thêm cớ để Nhật tiến vào VN, Miên, Lào, nhất là lúc phe quân phiệt cuồng sát của Tướng Tojo Hideki đang nắm quyền.




Ngày 1-8-1940 Nhật công khai thiết lập Khối Thịnh Vượng Chung Ðại Ðông Á, bao gồm Ðông Dương thuộc Pháp và Ðông Ấn (Indonesia) thuộc Hòa Lan. Tóm lại chỉ vì quyền lợi mà thực dân Pháp đã muối mặt ký với Nhật một hiệp ước ngày 30-8-1940. Theo đó, Nhật cho Pháp làm chủ Ðông Dương và ngược lại Pháp hợp tác với Nhật, để cùng chia xẽ những quyền lợi tại bản xứ, đồng thời cho quân Nhật vào Bắc Việt cũng như được di chuyển khắp lãnh thổ Ðông Dương.

Từ đó Nhật mới chính thức gia nhập Khối Trục với Ðức-Ý, đưa Quân Ðoàn Viễn Chinh Ðông Dương (Indoshina Hakengun ) do Thiếu Tướng Nishimurs Takuma làm tư lệnh, vào đóng khắp Việt-Miên-Lào. Nói chung, suốt thời gian 1940-9/1945, trên danh nghĩa Nhật vẫn để cho Pháp coi về Hành Chánh, An Ninh mà thội, còn tất cả tự thao túng một mình một chợ, gây nên nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, khiến hơn hai triệu đồng bào phải chết tức tủi trong oan khiên khổ nhục vì cổ phải mang tới bốn tròng (Pháp, Nhật, Quốc Gia và Việt Minh CS).




Ngày nay, qua các tài liệu lịch sử được giãi mật, cho thấy Nạn Ðói Năm Ất Dậu 1945 , do nhiều nguyên nhân gây ra từ Pháp-Nhật, Chiến Tranh, Thiên Tai và Bàn Tay đẫm máu của Việt Minh . Qua dòng lịch sử, ta biết Dân Tộc VN từ thời lập nước Văn Lang Vua Hùng đầu tiên, tới nay do lấy nông nghiệp làm căn bản, nên không bao giờ bị đói , nếu như đất nước không bị chiến tranh hay thiên tai bất thường. Ðói là nguyên nhân gây chiến tranh và làm sụp đổ nhiều triều đại trên thế giới nhất là nước Tàu.




Trong dòng Việt Sử thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, vùng đất Bắc và Nam Bố Chánh từ Thanh Nghệ vào tới Thuận Quảng luôn là bãi chiến trường, khiến cho dân chúng phải hứng chịu nhiều đau khổ. Hơn nửa vùng này lại là trung tâm bảo tố thiên tai của VN, nên luôn luôn bị mất mùa đói kém. Từ năm 1774-1778, ở Nghệ An mất mùa khiến nhiều người phải chết đói, trong lúc đó tại Thuận Hóa tình hình cũng không khá gì hơn, vì thiên tại nên không đủ gạo.

Vả lại dù có gạo nhưng giá bán quá mắc mõ, một chén tới một quan nên dân chúng chết đói nằm la liệt ngoài đường. Thời nhà Nguyễn (1802-1945) cũng nhiều lần dân bị đói, vì cảnh loạn lạc, chiến tranh và nhất là bị thiên tai, hạn hán, nạn châu chấu phá hại mùa màng.... nhưng hầu hết chỉ có tính cách địa phương và được Triều đình giải quyết nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhưng tất cả các lần đói trên, dù có căn cứ vào Việt Sử hay tài liệu của các nhà truyền giáo Pháp như La Bartette.thì chỉ là muối đem bỏ biển, trước mức độ thiệt hại trên 2 triệu người bị chết đói , từ Quảng Trị ra Miền Bắc vào năm Ất Dậu 1945.




Năm 1942 nhà văn tiền chiến nổi tiếng Tô Hoài, đã viết “ Quê Người “ . Qua tác phẩm này, ta đã thấy được sự báo trước tai họa đói kém của miền quê Bắc Việt, thường cùng sống chung một nghề, để rồi cả làng tổng cùng chịu những tai biến như nhau khi bị hoạn nạn. Do hàng ế ẩm, mọi người phải nghĩ và đổ xô đi làm thuê, còn đồng lúa thì mất mùa, khiến gạo càng thêm kém .

Rồi thì nạn đói ập đến thật khủng khiếp, trong cảnh ngàn ngàn vạn vạn người khắp các nẻo đường đất Bắc vào tận Quảng Trị, Ðồng bào bị Thực dân Pháp lẫn Quân Phiệt Nhật, bóc lột tận xương tủy khi quy vào đất ruộng mà thu thóc, không cần biết có làm ruộng hay không. Bởi vậy cả miền trung châu sông Hồng, vốn là cái vựa lúa toàn miền, cũng phải lâm vào cái cảnh không còn gạo để mà nấu. Túng quẩn, mọi người phải ăn gia súc, khoai sắn cây cỏ, chuột mèo và những gì có thể ăn được. Sau đó cả làng bỏ nhà cùng đi lần ra tỉnh thành và Hà Nội để xin ăn và cùng chết gục dần mòn trên đường hành khuất.




Ðó là một trong những trang vong quốc sử thời Pháp thuộc, từ lúc chúng sang cai trị cho tới khi bị đánh đuổi nhục nhã phải rời VN trở về cố quốc. Trong gần trăm năm cưỡng chiếm nước ta, thực dân ngoài việc bóc lột và đàn áp đồng bào mình, chúng còn dùng rượu, thuốc phiện, bài bạc và văn chương thi phú lãng mạn để ru ngũ, đầu độc mọi tầng lớp thanh niên nam nữ trụy lạc, vong bản để không còn chống đối giặc thù cướp nước..

Theo tài liệu của Toàn quyền Ðông Dương Decoux, ghi lai trong “ À la barre de L’indochine “, thì chỉ riêng thời gian từ tháng 10-1940 tới tháng 3-1945, thực dân Pháp đã cướp của VN số bạc lên tới 723 triệu đồng Ðông Dương để dâng nạp cho Nhật Bổn, đánh đổi chủ quyền về Hành Chánh-An Ninh tại Việt ốMiên-Lào. Từ năm 1943-1945, tuân theo lệnh Ðông Kinh, Pháp bắt nông dân phải nộp 3/4 hay nhiều hơn số thóc đã thu hoạch được hay nhiều hơn, số lượng đã gặt tại ruộng. Sự bóc lột tàn nhẫn quá đáng này, là nguyên nhân chính đã gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945.



Trên tờ Thanh Nghị số 110 ngày 26-5-1945, Vũ Ðình Hòe đã viết bài “ GiáÀ thóc phải nộp cho nhà nước “, cho thấy Pháp lẩn Nhật đã tận tuyệt vơ vét bóc lột nông dân VN lúc đó, để lập các kho dự trữ phòng bị chiến tranh khắp cả nước, từ Bắc vào Nam. Ðiều vô lý bất nhân của thảm kịch là Pháp Nhật đã “ quân phân “ số lương thu mua thóc, tới tất cả mọi người. Trong lúc đó theo nguyên tắc, chính quyền Bảo Hộ chỉ nên thu mua gạo lúa của các đại điền chủ có ruộng đất cò bay thẳng cánh, gạo thóc núi bồ, cho mọt ăn trong khi đợi các chủ chành gạo Ba Tàu-Chợ Lớn tới chở về Sài Gòn và các tỉnh thị, đầu cơ tích trữ, bán lại cho dân nghèo bằng cái giá cắt cổ, theo qui định của bọn thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, đang làm trùm tại Ðông Dương.

Theo các nguồn sử liệu còn lưu trữ, thì thực dân Pháp lúc đó, chỉ cần thu mua lúa gạo, từ các điền chủ có số ruộng trên 13 mẫu cũng dư sức lập kho dự trữ lúa gạo, theo ý chúng là 120.000 tấn, mà không cần phải vơ vét thu mua gạo thóc của các tiểu điền chủ, nông dân nghèo.



Cuối cùng Pháp và Nhật trong mưu đồ chính trị riêng, đã công khai đồng lõa với bọn nhà giàu bản xứ mà phần lớn là Hoa kiều, khi miễn trừ đem luật trừng phạt gian thương ( Requisitionner) của luật pháp hiện hành, để bắt đại điền chủ bán gạo cho nhà nước khi cần thiết. Một điều quan trọng khác, là Pháp-Nhật khi thu mua gạo lúc đó, đã không theo giá thị trường mà lại áp dụng một thứ giá đặc biệt rất thấp, khiến cho đại đa số đồng bào VN với 90 % sống bằng nghề làm ruộng, tức khắc bi thương tổn vì thu hoạch không đủ bù vào tiền vốn cầy cấy, nên phải vơ vét hết gạo thóc để dành trong mùa sau, đem bán lấy tiền trả nợ hoặc sống qua ngày. Về lý thuyết thì giá gạo trên thị trường, năm 1943 đối với năm 1940 có tăng từ 11$50-14$50/1tạ, nhưng trong lúc đó vật giá, cũng đã tăng lên tới 300%, nên giá thóc phải được ấn định là 35$/1ta, còn gạo 75$/1tạ mới hợp lý, theo sinh hoạt giá cả năm 1943 đã tăng gấp 3 lần năm 1940.




Cũng liên quan tới thảm kịch chết đói năm 1945, một Pháp kiều ở VN đã viết “ Témoignages et documents Francais relatifs à la colonization Francais au VN “ , tố cáo sự kiện thực dân Pháp gây nên trận đói năm Ất Dậu, làm chết 2 triệu người từ Quảng Trị ra đất Bắc, chỉ nhằm hai mục đích chính, như Thống Sứ Bắc Kỳ lúc đó là Chauvet đã tự nhận : Bắt dân VN chết đói để nhận chìm phong trào cả nước đang nổi lên khắp nơi chống sự đô hộ của giặc Pháp, lúc đó bản quốc tại Âu Châu, cũng đang sống ô nhục dưới gót giầy sắt của Phát Xít Ðức. Gây nạn đói, khi cho phép các công ty Pháp-Nhật ( Cenis Frères và Mitsubishi ) độc quyền thu mua bốc lột gạo thóc với giá rẻ mạt, khiến cho dân chúng lâm vào đường cùng. Từ đó mới có nhiều người đi làm phu đồn điền cao su và hầm mỏ cho thực dân tại thuộc địa ở đảo Nouvelle Calédonie gần Úc Châu.




Một tác giả Nhật tên Yoshizawa Minami trong tác phẩm “ Chiến tranh Châu Á , trong tiềm thức của chúng ta “ đã xác nhận là sự hiện diện của 80.000 quân Thiên Hoàng và hơn 200.000 Nhật Kiều từ năm 1940-1945, đã làm cho đất nước VN hỗn loạn cùng cực, khi Nhật lấy Ðông Dương làm vị trí then chốt, trong việc cung cấp lương thực, chẳng những cho quân Nhật đang chiến đấu tại đây, mà còn cả Châu Á và Thái Bình Dương. Ðây mới chính là nguyên nhân gây chết đói năm 1945.

Vì muốn duy trì quyền lợi tại Ðông Dương trong lúc yếu thế, thực dân Pháp qua toàn quyền Decoux bất chấp thủ đoạn và lương tâm con người, đã bán đứng Dân Tộc cũng như Ðất nước VN cho quân phiệt Nhật qua các hiệp ước bất bình đẳng , chỉ làm tổn hại cho VN mà lợi cho cả Pháp và Nhật lúc đó, quan trọng nhất là sự kiện Pháp càng lúc càng xuất cảng sang Nhật thêm nhiều lúa gạo, thực phẩm là tài nguyên mà VN dành nuôi sống người trong nước.




Ðể thực hiện cái kế hoạch lưu manh trên, từ tháng 12-1942 Decoux cho thành lâp Uỷ Ban Ngủ Cốc ( Comité des Céréales), độc quyền cấp giấy phép cũng như mua bán các loại nhu yếu phẩm này. Ngoài ra Pháp còn ra lệnh cho nông dân cả nước phải dành một số đồng ruộng để trồng bông vải, day, gai, thầu dầu.. theo đòi hỏi của Nhật. Sự kiên trên đã làm cho đất đai miền Bắc và Bắc Trung Phần, vốn đã ít ỏi lại càng bị thu hẹp hơn, đã khiến cho nông dân bình thường vốn chỉ đủ gạo để mà ăn nếu không bị thiên tai mất mùa, nay bị đói là điều không sao tránh được.

Rồi giữa lúc nạn đói đã bắt đầu dân chúng nông thôn phải ăn độn khoai sắn, thì Pháp lại ra lệnh phải bán hết số thóc gạo dự trữ của mình, để chúng lâp kho quân lương tại Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ.. từ tháng 3/1944-1945. Song song quân Nhật cũng lập kho dự trữ gạo dành cho Quân Ðoàn 38.




Trong lúc đó, tại Bắc Việt và vùng Thanh-Nghệ-Tỉnh-Quảng Bình, từ năm 1936-1945 không năm nào là không có bảo tố, lụt lội, khiến cho mùa màng bị hư hại vì ngập nước, làm cho nhiều gia đình quá nghèo, không đủ tiền mua gạo giá chợ đen, phải dắt díu nhau ra tỉnh thành xin ăn qua ngày.

Rồi chiến tranh càng lúc càng ác liệt sau khi Hoa Kỳ trực tiếp tham dự vào Thế Chiến II, đối đầu với Nhật ở Châu Á. Tại Ðông Dương từng giờ, tàu ngầm tàu chiến, máy bay Ðồng Minh không ngớt oanh tạc tấn công các đơn vị Nhật trấn đóng tại VN, khiến cho mọi phương tiện chuyên chở, giao thông, từ Nam ra Bắc đều bị bế tắc. Tình trạng trên khiến cho gạo trong Nam chất đống như núi tại bến cảng, nhà kho, trong khi ngoài Bắc không có một hột, làm cho nhiều người lâm cảnh đói. Ngoài ra, thay vì phải tận dụng số phương tiện còn lại thật ít ỏi lúc đó, để chở gạo ra Bắc cứu dân đói nhưng Pháp và Nhật đã cùng chiếm lĩnh các phương tiện này, trong đó có xe lửa, để chuyển quân đội và quân trang dụng mà thôi.




2- Chính Phủ Trần Trọng Kim cứu đói và Việt Minh lợi dụng nạn đói để cướp chính quyền

Ngày 9-3-1945 quân phiệt Nhật chính thức xóa bỏ sự cầm quyền của thực dân Pháp tại bán đảo Ðông Dương, kéo dài hơn 80 năm thống trị và đô hộ các quốc gia Việt Miên Lào. Biến cố lịch sử trọng đại này, lại ngẫu nhiên trùng hợp với nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại miền Bắc và bắc Trung Kỳ, càng tô thêm sự bi thảm của Dân Tộc VN, trong thời kỳ cận sử .

Nhưng đây cũng chính là thời cơ, để cho Mặt Trận Việt Minh MTVM) một tổ chức ngoại vi của đảng cọng sản Ðông Dương, do Hồ Chí Minh cầm đầu từ năm 1941, lợi dụng tình trạng đói kém của đồng bào để mà tuyên truyền lôi kéo mọi người vào đảng :

“Ðồng bào hãy vùng dậy !
quyết tâm theo bác hồ
nông dân sẽ có đất
người nghèo sẽ có ăn
gạo lúa sẽ đầy sân
đả đảo địa chủ
đả đảo cường hào ác bá “




Nương theo thời cơ và sự giúp đỡ của Mỹ do nhu cầu tình báo lúc đó, Việt Minh đã trương bảng hiệu “ Chống phát xít Nhật và thực dân Pháp “.Theo các tài liệu mật được giải mã, thì chính sự giúp đỡ của Ðại Uý Archimede L.Patti, một nhân viên OSS (tiền thân của CIA), qua vũ khí đạn dược, thuốc men cũng như sự công nhận của Mỹ, làm cho Việt Minh, chẳng những không bị Nhật tiêu diệt và còn có cơ hội cướp được chính quyền vào mùa thu tháng tám năm 1945, trong lúc cả Hoa Kỳ lẫn Patti đều biết Hồ Chí Minh là một điệp viên ngoại hạng của Ðệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, làm việc cho điện Câm Linh (Liên Xô và Trung Cộng ).




Sau ngày 9-3-1945 Nhật lật đổ thực dân Pháp, thì phong trào quốc gia ngày một sôi sục và dâng cao khắp nước, khiến cho Người Nhật lúc đó phải ủng hộ vai trò cầm quyền của vua Bảo Ðại để đối kháng với Mặt trận Việt Minh, được người Mỹ giúp đỡ trong vai trò chống Nhật. Ngày 17-3-1945 Hoàng Ðế tuyên cáo nước VN độc lập, dù chỉ liên quan tới Bắc và Trung Kỳ, đồng thời với sự ra đời của Chính Phủ Trần Trọng Kim (17/4/1945-25-8-1945).

Tuy Chính phủ này chỉ hiện diện trên chính trường VN một thời gian ngắn ngủi và trong quá khứ đã không ngớt bị cộng sản xuyên tạc bôi bác là “ Cải Cách Giấy “.Nhưng nay qua sự soi sáng của lịch sử, ta mới biết được Thủ tướng Kim và nội các chính phủ, đã làm được rất nhiều chuyện có lợi ích cho quốc dân VN, đồng thời đã phản ảnh được quan điểm chung của tầng lớp thương lưu trí thức đương thời.

Ngày 4-5-1945 chính phủ quyết định lấy lại quốc hiệu Việt Nam, để chỉ sự vẹn toàn lãnh thổ ba miền Bắc-Trung-Nam như năm 1801, khi vua Gia Long thống nhất được đất nước. Việc làm ý nghĩa này, tức khắc được quốc dân cũng nhu cả thế giới chấp nhân. Cũng từ đó nhân loại mới dùng danh từ “ Vietnamese “ để chỉ người VN và loại bỏ các danh xưng khiếm nhã trước đó của Tàu gọi chúng ta như An Nam, Giao Chỉ.. và của Pháp sau này, với ác ý làm nhục cũng như phân chia nước Việt thành ba miền riêng biệt để cai trị.




Ngày 2-6-1945 chính phủ đã chọn lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ theo hình Quẻ Ly , làm Quốc Kỳ Mới của Quốc Gia VN. Ðồng thời vào ngày 30-6-1945, lại chọn bài “ Ðăng Ðàn Cung “ làm Quốc Thiều.

Giữa lúc đất nước hỗn loạn vì chiến tranh, cộng thêm nạn đói hoành hành và trên hết là sự chống phá của phe nhóm thưc dân Pháp theo DeGaulle và Việt Minh được Mỹ yểm trợ, trong khi Chính Phủ Trần Trọng Kim không có quân đội và phương tiện, để thực thi những quốc sách. Tuy nhiên nhờ uy tín và tài năng từ vị Thủ Tướng, cũng như nhiều Bộ Trưởng trong nội các, nên vào tháng 7-1945 Nhật trên nguyên tắc, đồng ý trao trả Nam Việt lại cho VN.

Ðối với Nạn Ðói năm Ất Dậu 1945 tuy phương tiện và nhân lực rất hạn chế, Chính Phủ Kim cũng đã dồn hết nỗ lực để cứu giúp đồng bào trong cơn hoạn nạn. Một mặt Ông yêu cầu Nhật bỏ lệ thu mua gạo tại Miền Trung, đồng thời Miền Bắc chỉ thu mua gạo cho ai có trên 3 mẫu ruộng. Bộ trưởng Tiếp tế là Nguyễn Hữu Thí cũng được cử vào Sài Gòn , lo việc chuyên chở gạo Miền Nam ra Bắc cứu đói, bằng các chuyến thuyền buồm và ghe bầu.




Ngoài ra còn cho phép các tư nhân được tự do và toàn quyền mua bán gạo, nhưng nghiêm trị những gian thương, đầu cơ tích trữ lúa gạo bằng hình luật tử hình và tịch biên tài sản. Chính phủ cũng cho tập trung tất cả những nạn nhân vụ đói còn sống sót, cũng như thành phần vô gia cư, vào các Trung Tâm Cứu Trợ Ðặc Biệt , để chăm sóc họ. Báo chí trong nước đều tham gia kêu gọi cưu trợ.

Nhờ vậy đến cuối tháng 4-1945 , miền Bắc đã thành lập được Tổng Hội Cứu Tế , do Nguyễn Văn Tố cầm đầu và tới cuối tháng 5-1945 đã quyên góp được 783.403 đồng tiền Ðông Dương. Ở Nam Kỳ qua lời kêu gọi của Chính Phủ Kim, chỉ trong tháng 5-1945, đã quyên góp được 1.677.886 đồng, cùng 1.592 tạ gạo, mà tiền mua và chuyên chở ra Bắc tốn hết 481.403 đồng. Tuy hầu hết các ghe bầu chạy buồm bị Nhật trưng dụng và Hải cảng Hải Phòng bị Hoa Kỳ phong tỏa và oang tạc, nhưng cuối cùng việc chuyển gạo từ Nam ra Bắc cứu đói của Chính Phủ Trần Trọng Kim, cũng đạt được hiệu quả, giảm bớt phần nào thảm trạng đau khổ của nạn nhân, đồng thời tạo cơ hội cho đồng bào cả nước, nhất là giới trẻ và trí thức , đoàn kết nhau trong các sinh hoạt xã hội..



Nhưng hỡi ơi lòng tham của con người thật là tàn nhẫn, trong lúc Chính Phủ Quốc Gia banh ruột xẻ gan để cứu trợ hơn hai triệu người bị chết đói, bỏ xác phơi thây khắp cc nẻo đường, thì Việt Minh bằng mọi cách phá hoại các công tác nhân đạo dành cứu trợ đồng bào đang chết đói. Một mặt Hồ cho du kích chận đường cướp gạo cứu tế từ trong Nam ra, nơi đường biển lẫn đường bộ. Nhưng quan trọng nhất là Việt Minh không ngớt xúi dục đồng bào, đánh phá cướp giựt các kho vựa chứa gạo lúa của Chính Phủ dành tiếp tế cứu đói.

Ngoài ra Việt Minh còn cho người ám sát hay tuyên truyền bôi nhọ, những nhân vật cầm đầu các Hội Từ Thiện. Nhưng tàn ác vô nhân đạo nhất, vẫn là cung cấp tin tình báo cho Hoa Kỳ về ngày giờ các chuyến xe lửa hay ghe bầu chở gạo, trong Nam ra Bắc cứu đói. Nhỡ vậy Người Mỹ đã đạt được chiến thắng vinh quang, khi oanh tạc trúng phóc những chuyến tàu thuyền chở gạo cứu đói, làm cho Miền Bắc phải lâm vào thảm kịch Chết đói năm Ất Dậu , có một không hai trong Việt Sử.




Nhờ sự tận tâm vô bờ của Chính Phủ Quốc Gia, đồng thời do Trời Phật thương xót nên trong vụ lúa tháng 5-1945 Miền bắc được mùa, nên đã giải quyết phần nào nạn đói và chấm dứt hẳn, khi các tàu chở gạo trong Nam cấp được các bến trên đất Bắc. Ngày 25-8-1945 chính quyền Nhật tại Ðông Dương bị sụp đổ khi Mỹ dội hai trái bom nguyên tử trên Ðất Nhật, kéo theo sự tan vỡ của người Quốc Gia. Trong lúc đó, Việt Minh từ bưng tiến về Thành, qua sự yểm trợ hùng hậu của người Mỹ, nên đã thừa lúc dâu đổ bìm leo, cướp được chính quyền lúc đó, đang lăn lóc bên vệ đường trong cơn hỗn loạn chính trị.

Tóm lại trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết đói hơn 2 triệu người, do Pháp và Nhật gây nên. Ngoài ra còn có Mặt Trận Việt Minh đã thừa nước đục thả câu, lợi dụng nạn đói, cướp giựt thực phẩm tiếp tế dành cho đồng bào, để tuyên truyền chống Pháp-Nhật, theo nhu cầu của người Mỹ lúc đó, khiến cho người dân chết đói càng thêm bi thảm tận tuyệt.




Thế chiến II chấm dứt, bao nhiêu thảm kịch của nhân loại lần lượt được phơi bày ra ánh sáng công lý nhưng thảm kịch hai triệu người VN bị chết đói năm Ất Dậu 1945, vẫn chưa thấy Pháp, Nhật hay Việt Cộng nhắc tới. Thời VNCH, người Nhật bồi thường chiến tranh 39 triệu US, đồng thời cho Chính phủ vay tiền xây dựng hệ thống thủy diện Ða Nhim, nên vụ chết đói 1945 coi như được xóa sổ.

Sau tháng 4- 1975 VC cưỡng đoạt và làm trùm cả nước, sống nhờ tiền Nhật đầu tư cũng như viện trợ và cho vay tiền để thực hiện các cơ sở hạ tầng, nên ng5y quyền cũng câm họng, ngậm miệng ăn tiền. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, nếu Người Trung Hoa và Triều Tiên , chỉ vì một thiểu số đàn bà con gái bị Nhật bắt làm phương tiện giải quyết tình dục, đã không ngớt đòi bồi thường hay hạ nhục nước Nhật trên công luận quốc tế, thì người VN sớm muộn, cũng sẽ bắt Pháp ốNhật và kẻ tòng phạm mang mặt nạ là Việt Minh, phải công khai nhận trách nhiệm giết người, trước lương tâm nhân loại.





3- Những ngày trơ xương mắt trắng tại Miền Nam VN sau tháng 5-1975 :

Ngay khi VNCH bị sụp đổ, ngoài thành phần Quân,Công, Cán, Cảnh của Miền Nam bị trả thù, cọng sản Hà Nội còn tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh bóc lột, phồn vinh giả tạo.. Tại Ðại Hội đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đã vênh váo tuyên bố ‘ từ nay người VN sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong vòng 15 năm tới’. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công trình vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Ðình Hà Nội và Khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây, do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng.

Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào, đã tận tình vơ vét máy móc đem về Bắc, khiến nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực.

Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC còn bày thêm quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975, để đuổi hết số gia đình có liên hệ tới chế độ VNCH, đang sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc. Kế hoạch thâm độc này, vừa tống khứ được những thành phần còn lại mà VC đã xếp loại nguy hiểm, sau khi chồng con thân nhân của họ đã bi đảng gạt vào tù. Có như vậy, VC mới chiếm được nhà cửa ruộng vườn và các tiện nghi của Miền Nam, để phân phối cho cán bộ miền Bắc, lúc đó chỉ có súng đạn, tăng pháo, răng vẫu mõ quắp vì hít quá nhiều thuốc lào và mớ lý thuyết trên trời dưới biển của Mác-Lê-Mao-Hồ mà thôi.




Ai đã từng là tù nhân của VC dù có ở trong Nam hay bị đưa ra miền Bắc, dù bị nhốt lâu hay mau, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên nổi những đau đớn về vật chất và nhất là sự tủi nhục tinh thần, khi bị bọn VC gọi chúng ta là ngụy quân, ngụy quyền,đĩ điếm lưu manh, là những đống rác bẩn thỉu, cặn bã của xã hội, đánh giặc thuê cho Mỹ, Pháp, Nhật..




Ai đã từng bị VC cướp của, cướp nhà,giực vợ hiếp con, đày đoạ lên tận miền rừng núi để phát triển kinh tế mới. Ða số đã ngã quỵ vì không chịu nổi mưa nắng, cùng cảnh ma thiêng nước độc, bệnh sốt rét rừng, ghẻ lở, kiết lỵ.. mà không có thuốc uống. Cuối cùng những người còn sống, kiệt sức vì đói bệnh, nên đã bỏ rừng chạy ngược về thành. Họ đã trở nên vô gia cư và ở bất cừ nơi nào, kể cả nghĩa địa, gầm cầu, chùa miễu.. ăn sống, phó mặc cho định mệnh và bọn công an, tới hốt bắt, đưa lên lại vùng kinh tế mới, rồi họ lại về.Rốt cục huề cả làng, và càng ngày càng có nhiều người vô gia cư sống khắp mọi nẻo đường đất nước, trong xã nghĩa thiên đường.Trong số này chắc chắn có không ít người nay được may mắn tới được bến bờ tự do nhưng không biết họ còn nhớ hay đã quên những ngày tủi nhục đớn đáu trước kia ?

Ðầu tháng 4-1975, Người Mỷ đã bắt đầu chạy khỏi Nam VN bằng chuyến bay định mệnh, đưa 250 trẻ mồ côi và 37 nhân viên của Dao đi theo săn sóc. Nhưng chiếc C5 đó đã bị rớt ngay đầu phi đạo ngay khi vừa cất cánh, chỉ còn 175 em sống sót với một số người lớn may mắn. Tai nạn này đã báo trước những thảm kịch sắp tới cho làn sóng người bỏ nước ra đi vì không muốn sống chung với rợ Hồ, giết người cướp của, càng ngày càng trở nên công khai ghê rợn cho dù chiến tranh đã chấm dứt hơn 33 năm.




Ngày 15-4-1975, thượng viên Hoa Kỳ thông qua đạo luật cho phép 200.000 dân tị nạn Ðông Dương, được vào sống trên đất Mỹ. Song song, chính phủ Mỹ cũng mở chién dịch Frequent Wind tại Sài Gòn, để di tản các công dân Mỹ và 17.000 người Việt có liên hệ. Máu lệ và thảm kịch VN đã khơi nguồn từ đó vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ngàn ngàn vạn vạn người với đủ mọi phương tiện tiến ra biển Ðông, để mong được Ðệ Thất Hạm Ðội cứu vớt những chỉ tới ngày 2-5-1975 thì chấm dứt.

Tóm lại từ tháng 5-1975 tới bây giờ, người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi bằng đủ mọi lý do trong đó có cả chuyện đem đời con gái ra đổi chác số phận, để tìm tự do và đất sống, hoàn toàn chấp nhận may rủi “ một sống chín chết “, trong hoàn cảnh bơ vơ tự cứu. Do trên hầu hết những người đến được bờ đất hứa, đã phải trả một giá thật đắt, trong đó một dạo có hằng trăm ngàn câu chuyện, bi thảm não nùng của thuyền nhân VN, bị HẢI TẶC THÁI LAN cướp giết, trôi giạt vào hoang đảo và đã ĂN THỊT NGƯỜI lẫn nhau để mà sống.




Sau khi cưỡng chiếm xong VN đảng Hồ và đảng Mao trở mặt, nên VC đã quy tội cho Hoa kiều Sài Gòn-Chợ Lớn là mối đe dọa, rồi đòi Trung Cộng phải qua hốt hết 1,2 triệu người Việt gốc Hoa về nước. Sự kiện được Tàu Cộng chấp nhận, phái hai chiến hạm tới các hải cảng VN để nhận người.

Nhưng đến cho có mặt chứ Tàu Cộng đâu có ngu, lãnh đám dân nghèo này về nước đê nuôi ăn, vì vậy nửa đêm nhổ neo rút cầu âm thầm về nước. Sáng ngày 24-3-1978 trên khắp các nẻo đường Sai Gòn-Chợ Lớn bổng xuất hiện rất nhiều xe vận tải, chở công an, bộ đội và hằng ngàn thanh niên nam nữ đeo băng đỏ trên tay áo. Theo đài phát thanh của VC thông báo, thì đây là chiến dịch “ Ðánh Tư Bản ố Diệt Thương Gia “.Trước đây vào sáng ngày 20-3-1978, bắt lính, bắt đi kinh tế mới và đòi được trở về Tàu, sống với Trung Cộng.




Lần này, cuộc bố ráp qui mô không phải để bắt người Hoa chống đối hôm trước, mà là xộc vào từng nhà cùng các cửa tiệm, để kiếm tiền đôla và vàng cất dấu, cũng như kiểm kê tất cả hàng hóa kể cả cây chổi, ngoại trừ hình “ bác “ và lá cờ “ đảng “, máu đỏ sao vàng. Nghe nói lần đó, đảng đã hốt của Người Hoa gần 7 tấn vàng và cả mấy chục bao tiền đô Mỹ, khiến cho mấy chục người uất hận phải tự tử chết. Vậy là đảng đã ba bước nhảy vọt, chiến thắng tư bản chủ nghĩa, bước lên thiên đàng xã nghĩa ưu việt. Cũng từ đó đã có trên 250.000 Hoa phải bỏ nước ra đi và theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn năm 1983, trong số này có trên 50.000 người đã chết trên biển vì sóng gío và hải tặc Thái Lan.
Sau ngày 30-4-1975 khi Miền Nam bị VC Hà Nội cưởng chiếm, thì Biển Ðông đã trở thành cửa ngỏ để đồng bào vượt thoát tìm tự do. Nhưng đồng thời biển cũng đã biến thành hỏa ngục và trên hết, đảng VC đã thưc hiện được công trình vĩ đại nhất trong Việt Sử. Ðó là KỸ NGHỆ XUẤT CẢNG NGƯỜI, từ cho thuyền nhân vượt biển chính thức, tới các chương trình ra đi có trật tự (ODP), hồi hương con Mỹ Lai và Mua Vợ Bán Chồng giả.




Tất cả các nghiệp vụ trên, đều giúp cho tập thể lãnh đạo đảng giàu to nhờ thu vào được nhiều vàng, tính tới cuối năm 1989, đảng thu vào chừng 3.000 triệu mỹ kim, con số nhìn vào thấy rởn tóc gáy nhưng lại là sự thật. Bởi vậy đâu có ngạc nhiên, khi biết xã nghĩa VN, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lại có nhiều tỷ phú đứng hàng đầu nhân loại.

Theo sử liệu thì năm 1978 là năm VC chính thức trục xuất người Hoa ra biển. Ðây cũng là thời gian đảng xuất cảng người nhiều nhất, mà theo thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn, số người tạm trú tại các Trại khắp Ðông Nam Á, lên tới 292.315 người. Cũng theo tài liệu của Hồng Thập Tự Quốc Tế, thì từ năm 1977-1983 đã có khoảng 290.000 người đã chết hay mất tích trên biển Ðông.

Ngày 15-1-1990 khi mà Mỹ chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm vận và lập bang giao với VC, thì tại vùng biển Nakhon Si Thammarat, có 11 thi thể PHỤ NỮ VIỆT NAM, tất cả đều trần tuồng thê thảm, trôi tắp vào bờ. Theo Thiếu tá cảnh sát Thái Chumphol, người có trách nhiệm lập biên bản khám nghiệm cho báo chí biết, thì tất cả các nạn nhân, có tuổi từ 18-20. Họ bị giết sau khi bị hải tặc Thái Lan hãm bức nhiều làn.

Ðây cũng chỉ là một trong ngàn muôn thảm kịch máu lệ của thân phận VN, từ khi VC cưỡng chiếm được đất nước. Ðã có hằng triệu người chết lòng biển, khi tìm tới những địa danh Songkla, Pulau Tanga, Pulau Bidong, Galang.. Có nhiều cái chết của thuyền nhân thật tức tưởi và oan khiên mà không bút mực nào viết cho nổi, chẳng hạn như tàu của Chủ Khách Sạn “ Lộc Hotel “ ở An Ðông chở trên 500 người, đi bán chính thức nhưng khi tới Gò Công thì bị gài bom nổ, chết sạch chỉ có tài công và 3 người may mắn sống sót. Tàu Lập Xương di bán chính thức ngày 22-1-1979, chở 200 người, cũng bị gài bom nổ ngoài biển, chỉ còn một vài người may mắn sống sót được tàu Panama cứu đem vào trại Tị Nạn. Ðây cũng chỉ là một vài chuyện nhỏ trong ngàn muôn thảm kịch mà thuyền nhân, đã chịu từ khi phong trào vượt biển bùng nổ vào đầu năm 1977-1989.



Người vượt biển tìm tự do, ngoài sóng gió bão tố bất thường không biết trước, còn chịu thêm cảnh săn đuổi của công an, bộ đội biên phòng và ghe tàu đánh cá quốc doanh có trang bị súng máy và súng cá nhân. Nhưng hãi hùng nhất vẫn là Nạn Hải Tặc Thái Lan. Bọn này rất hung ác, tàn bạo, sau khi chận bắt thuyền vượt biển, chúng cướp giựt hết tất cả tài sản, đánh đập mọi người, hãm hiếp phụ nữ và bắn bỏ những ai muốn trốn hay chống lại. Sau đó để phi tang, chúng đốt thuyền cho chìm, giết hết đàn ông và bắt đem theo phụ nữ, hành lạc cho tàn tạ và đem về đất liền bán cho các động đĩ.

Câu chuyện của một chiếc tàu vượt biển lênh đênh sau 32 ngày bị hải tặc Thái Lan đánh cướp chỉ còn có 52 người sống sót, thì gặp được Chiến Hạm USN.Dubuque, do Ðại Tá Alexander chỉ huy, nhưng bị từ chối không cứu vớt khiến cho số người trên chết gần hết. Những người sống sót phải ăn thịt bạn bè để cầu sinh. Viên Ðại Tá Mỹ vô nhân đạo trên, bị Bộ Hải Quân Mỹ lột chức và truy tố ra Tòa Quân Sự .

Cũng do hằng ngàn câu chuyện đứt ruột của người vượt biển tìm tự do, mà nhân loại ngày nay có thêm một danh từ độc đáo “ Boat People “, giống như trước kia người Do Thái, qua cuộc hành trình tìm đường về đất hứa, cũng đã làm nảy sinh danh từ “ Holocaust “.Tuy nhiên, nếu đem so sánh, kể cả chuyện người Do Thái bị Ðức Quốc Xã tàn sát trong thế chiến 2, thì thảm kịch vượt biển của người VN trên biển Ðông, vẫn bi đát hơn nhiều.

Năm 1945, VC núp trong Mặt Trận Việt Minh, lợi dụng nạn đói năm Ất Dậu, để tuyên truyền và cướp chính quyền từ trong tay người Quốc Gia, nhờ vào súng đạn của người Mỹ. Từ năm 1955-1975 VC gây nên cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai, và đã cưỡng chiếm được VNCH, nhờ Nixon-Kissinger dàn dựng lên Hiệp định ngưng bắn 1973, hợp thức hóa sự chiếm đóng của cọng sản Hà Nội trên lãnh thổ Miền Nam.



Ngày nay, VC lại đem tình thương nhớ quê hương VN ra khuyến dụ người tị nạn, mong mọi người hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận nước thù nhà. Nhưng VC đã lầm, cho dù đã có nhiều người tị nạn trở về VN nhưng thực tế hầu hết chỉ vì gia đình. Sau đó ai cũng quay lại miền đất tự do, để chờ một ngày chính thức được theo sau gót voi của Quang Trung Ðại Ðế về giải phóng Thủ Ðo Sài Gòn-Huế-Hà Nội. Ngày đó chắc không xa, vì hiện nay cả nước đều biết chế độ cọng sản đã sụp đổ toàn diện, từ ý thức hệ, lãnh đạo, kể cả huyền thoại Hồ Chí Minh, cho tới đời sống tinh thần, kinh tế, xã hôi. Chính sự xét lại của đảng, đã minh chứng sự sụp đổ trên.

Bổng thấy thấm thía vô cùng, khi nhớ lại câu nói của nhà cách mạng vĩ đại trong thế kỷ XX là Phan Bội Châu “ Tòng Lai Quốc Dân Sở Dĩ Suy Ðồi, Chỉ vì Hai Nguyên Nhân : BỤNG ÐÓI VÀ ÓC ÐÓI “ . Từ năm 1930-2009, cọng sản VN đã đấu tranh đẫm máu, giết hại triệu triệu người, cũng chỉ muốn đạt cho được mục đích là đưa Dân Tộc vào con đường cách mạng vô sản, bằng thống trị ngục tù, bằng gầy mòn đói khát., bằng áp chế dối gian. Nhưng tất cả ngày nay đã trở thành những chiếc đinh rỉ, đóng cứng chiếc quan tài đỏ, trong đó có chứa bao triệu oan hồn VN,kể cả những người đã chết đói năm Ất Dậu 1945,những người sinh bắc tử nam, những thuyền nhân chết trên biển. Tất cả là những nhân chứng, bia miệng ngàn đời bôi đen VC trong dòng sử dân tộc.

Từ giữa năm 2008 tới nay, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã kéo tuyệt đại tầng lớp đồng bào nghèo VN xuống sát đáy địa ngục trầm luân. Thêm vào đó VC trước ám ảnh sắp bị đền tội vào giờ thứ 25 nên ác sinh thú tính, công khai bắn giết đồng bào vô tội khắp nơi để cướp giựt nhà cửa ruộng đất và tiền bạc.

Quả báo nhản tiền, lưới trời lồng lộng luôn chực chờ VC trong món nợ ‘ thế kỷ ‘ mà Hồ và đồng bọn đã vay của quốc dân và non nước VN. Ðừng tưởng rằng nay đã chuyển ngân, rữa tiền, đem con cái ra ngoạiquốc chờ giờ ‘ chẩu ‘ là xong chuyện. Hãy nhìn cái gương của vợ chồng Marcos (Phi Luật Tân) hay các bạo chúa khắp thế giới mà bớt đi tội ác, kẻo hối hận không kịp.



Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy
Ðầu Giêng 2009
HỒ ÐINH

Monday, January 5, 2009


CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC



Tài Liệu Tình Báo Về Vụ CSVN Bán Nước Cho TC


Gần đây chúng tôi nhận nhận được tài liệu liên quan đến một số dữ kiện đảng CSVN đi TC để dâng đầt biên giới và vùng Vịnh Bắc Việt cho Tàu Cộng ...

Ải Nam Quan trước khi ký hiệp định biên giới

Đây là Ải Nam Quan mới gọi là cột mốc "0"


Sau vụ CSVN bán nước cho TC, Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về việc BÁN NƯỚC:



1) Lê Khả Phiêu bị TC gài mỹ nhân kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm TC năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần TC gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 01/1999 ... Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30/12/1999.




2) Ngày 31/12/1999 phái đoàn TC cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất ...



3) Ngày 25/02/2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang TC, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.




TC nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều cung tầng mỹ nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan ...




4) Bộ Trưởng TC Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng CSVN tại Thái Lan khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26/07/2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 06 giờ 47 sáng sang Thái Lan gặp Bộ Trưởng Ngoại giao TC tại khách sạn Shangri-La Hotel Bangkok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Viet Nam cắt 24 ngàn Km2 vùng biển cho TQ. Ngày 28/07 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.




5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc, Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26/09/2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen đảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội đảng CSVN) đã đi đêm sang TC vào tháng 04/2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 08/2000 ở New York Hoa Kỳ.


Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư đảng CSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị TC "đòi nợ cũ". Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: TC đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh ... nếu không nghe lời TC, Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về.

Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đãi như một vị quốc khách vì tính tình bướn bỉnh vì không nghe lời đàn anh ...




6) Vào ngày 24/12/2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến TC gặp ông tình báo của TC là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao TC. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6 % của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam. Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56 % Vịnh Bắc Việt và mất đi 16 ngàn Km2 vùng vịnh cho TC.



7) Ngày 25/12/2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo TC. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho TC được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ USD được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. Đảng CSTQ chỉ thị cho đảng CSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 03/2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoảng đải ở Thành Bắc Quảng Trường Nhân Dân.




8) Ngày 26/12/2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16 ngàn km2 vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn đảng CSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện TC đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên TC dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng ... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh ! Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.



9) Ngày 26/02/2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang TC để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn TC đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ USD.


http://www3.fmprc.gov.cn/eng/3808.html


General Secretary Le Kha Phieu Met with Foreign Minister Tang Jiaxuan (31/12/1999) On December 31, 1999, General Secretary of the Communist Party of Vietnam Le Kha Phieu met with Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan in Hanoi, during which Foreign Minster Tang conveyed the cordial greetings from President Jiang Zemin. He indicated that we had just experienced an important moment in the history of the Sino-Vietnamese relations. The Treaty of Land Border between China and Vietnam had been officially signed at long last after 20-plus years of negotiations.

This was a major event that merited celebration in the bilateral relations. He attributed the settlement of land border disputes, first and foremost, to the foresight and able guidance of the leaders of the two countries, the General Secretaries of the Communist Parties of the two countries in particular who pointed out the direction for and gave impetus to the negotiations. Your contributions were irreplaceable.


The official signing of the Treaty of Land Border symbolized that we would bring peace, amity and stability along the land border between the two countries into the 21st century. This would not only benefit the two peoples and the coming generations, but also contribute to the advancement of the relations between the two countries and two parties, the bilateral cooperation in all dimensions and peace and stability of the region at large. The achievements of the land border negotiations had been hard-won. This would provide an example for the settlement of the questions left over from history between the two countries. At the same time, it also demonstrated to the world that China and Vietnam were capable of resolving all the outstanding questions left over from history through friendly consultations.General Secretary Le Kha Phieu said that the signing of the Treaty of Land Border was of great significance to the friendly relations and cooperation of the two countries built on the basis of mutual-trust and was the result of the painstaking efforts of both sides. It marked a step forward in the good-neighborly, friendly relations of solidarity of the two countries and would exert positive impact to peace and stability of the region.Foreign Minister Tang Jiaxuan said that the relations between the two countries and the two parties were enjoying sound momentum of development. Mutual trust was enhanced and solidarity stepped up through the frequent contacts of state and party leaders, which played a guiding role in the furtherance of the relations between the two countries and two parties. He went on to say that mankind would embark on a new millennium in some 10 hours' time. We should value all the more the peaceful environment, which did not come easily and treasure the traditional friendship between the two countries, the two parties and the two peoples.


We had every confidence that the 21st century would see even better Sino-Vietnamese relations.General Secretary Le Kha Phieu indicated that one of the highlights of Vietnam-China relations was that the leaders of the two countries reached an agreement on putting a complete end to the past and building a future featuring friendship and mutual trust. It was the consistent policy of Vietnam to develop good-neighborly and friendly cooperation with China. The friendship between Vietnam and China would enjoy further development and would be carried on generation after generation. The spirit of cooperation manifested during the land border negotiations was bound to give impetus to the development of bilateral relations in all the fields. Meanwhile, we would move up the settlement of other outstanding questions left over from history between the two countries by drawing on the experience of this round of negotiations. The two sides also exchanged views on the current regional and international situations. General Secretary Le Kha Phieu thought highly of the independent foreign policy of peace pursued by China and expressed appreciation to China that attached importance to the development of good-neighborly and friendly relations with its surrounding countries. He maintained that Vietnam was not in favor of a uni-polar world, and the world should be characterized by variety.General Secretary Le Kha Phieu asked Foreign Minister Tang Jiaxuan to convey his best wishes to General Secretary Jiang Zemin and other Chinese state and party leaders.Prior to this, Foreign Minister Tang Jiaxuan met with President Tran Duc Luong of Vietnam. Tang conveyed the warm regards from President Jiang Zemin, to which President Tran Duc Luong expressed his gratitude. He also expressed his belief that the Chinese people would achieve greater success in the new century under the leadership of President Jiang Zemin.
\
GIA HỘI CHÚ THÍCH

http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm
http://www3.fmprc.gov.cn/eng/4470.html
http://www.chinaembassy-cnada.org/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htmhttp://community.vietfun.com/showthread.php?p=2749175#post2749175
http://www3.fmprc.gov.cn/eng/3808.html
http://www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-15595.html
http://www.congdongnguoiviet.fr/TaiLieu/0812TaiLieuBanNuocTuBaoTauH.htm
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3075
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=24376http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=1087&Itemid=297http://www.globalsecurity.org/military/world/war/prc-vietnam.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Vietnamese_Warhttp://www.imdiversity.com/villages/Asian/history_heritage/pns_vietnam_china_0405.asphttp://www.theaustralian.news.com.au/story/0,25197,243264232703,00.htmlhttp://www.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/01/01/china.vietnam/http://www.iht.com/articles/2009/01/01/asia/border.php

VÕ KỲ ĐIỀN * CÂU CÁ XỨ LẠNH




Câu cá xứ lạnh
Võ Kỳ Điền


Bạn hiền,

.....

Tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện câu cá nơi xứ lạnh và tôi tin là bạn chưa biết. Tại sao tôi dám đoán ẩu như vậy, khoan trách nghen, bởi vì tôi đã ở xứ nầy lâu lắm, mãi cho đến mấy ngày gần đây tôi mới biết được trò chơi nầy lần đầu... Bạn ở một nơi xa, đâu dễ gì biết được. Trừ khi bạn du lịch qua đây, có người hướng dẫn đi câu cá trên nước đá thì mới biết được một trong những thú vui mùa đông là thế nào. Mà nè, bạn có thiền hay tu hành không, nếu có thì dĩ nhiên là không được rồi, chơi trò câu cá là dành riêng cho người phàm tục, chớ đối với kẻ tu hành là phạm tội sát sanh đó, mình vui khi cá buồn, thiệt là tội lỗi, tội lỗi, không nên. Nhưng tôi nhớ mang máng là bạn cũng thích câu cá lắm mà...





Khi thằng con trai tôi điện thoại rủ về Montréal câu cá trên nước đá thì tôi đồng ý ngay, không do dự chút xíu nào. Thằng nhỏ bị ảnh hưởng tôi từ lúc còn bé xíu, từ ngày định cư ở đây, vào mùa hè hai cha con suốt ngày thường kiếm bờ nước câu cá, bất kể trời nắng hay mưa, từ lúc mờ sáng cho đến đêm khuya..., câu cho vui chớ không phải để ăn vì cá sông St -Laurent bị ô nhiễm, các cơ quan truyền thông đều nói vậy và cảnh báo nhiều lần, thiệt ra mức độ ô nhiễm bằng cá bày bán ở siêu thị Việt Nam và Trung Hoa hay không, tôi không biết. Đi câu đối với đa số người lớn tuổi là một thú giải trí, thể thao nhẹ nhàng vào những ngày cuối tuần, giữa thiên nhiên khoáng đãng, hấp dẫn, thư thái, nhàn hạ, nhứt là ít tốn kém...





Sau khi nhận lời con thì tôi giựt mình nhớ lại, câu cá mùa đông đâu có giống như câu cá mùa hè. Dĩ nhiên là khác nhau rất xa. Tôi vẫn thường nghe bạn bè nói chuyện đi câu mùa đông và cũng từng coi truyền hình thấy cảnh câu cá của thổ dân Inuits, Esquimaux,... họ mặc quần áo dày cộm bằng da thú, trùm kín cả người, mũ nón bao tay kín mít, khoét một lỗ tròn trên nước đá, ngồi co ro cầm cần câu chờ cá ăn mồi, giữa trời đất mênh mông tuyết phủ trắng xóa ở vùng Bắc Cực lạnh lẽo. Tỉnh Québec của tôi ở đâu có cách xa Bắc Cực bao nhiêu, tôi tưởng tượng cách câu của cha con tôi sắp thực hiện, chắc cũng y vậy thôi.





Nhận lời con xong rồi mới thấy mình dại, ham vui một chút lại đi làm chuyện mạo hiểm, điên rồ. Câu cá suốt đêm đông trên một dòng sông lạnh lẽo, trong một làng nhỏ tên là Sainte-Anne-de-la-Perade, trên đường đi về hướng Québec. Tại sao không đi ban ngày cho đỡ, đi chi ban đêm cho khổ sở, vất vả. Thằng con nói ban đêm câu đươc nhiều cá hơn... Trời đất ! kể từ hôm đó, trong đầu tôi miên man tưởng tượng cảnh trên dòng sông mênh mông hiu quạnh, mặt nước đóng băng cứng ngắt, trời tối mò mò, gió lạnh thổi phần phật từng cơn, tuyết bay phơi phới, hai cha con trang bị quần áo mùa đông dầy mo, kín mít, đầu đội mũ (tuque), cổ quấn khăn choàng (foulard), tay mang bao tay (gants), cả hai ngồi lom khom trên mặt nước đá, tay cầm cần câu quờ quạng chờ mong rình rập bắt từng con cá ngu dại đêm khuya đói bụng đi kiếm mồi. Thiệt tình, không biết vui sướng ở cái chỗ nào ! Ngàn năm trước, danh sĩ Đào Tiềm, người đời Tấn đã từng nói trong Qui Khứ Lai Từ một câu bất hủ, làm sao mà quên cho được -ký tự dĩ tâm di hình dịch hề, trù trướng nhi độc bi (bắt thân xác làm nô lệ cho lòng ham muốn, đó chẳng phải là điều đáng buồn của kiếp người sao !) Cha con tôi bây giờ có khác gì câu nói người xưa, do lòng ham vui một chút mà đem thân xác phơi bày giữa tuyết gió bão bùng, giữa đồng không hiu quạnh mênh mông, tối tăm lạnh lẽo... suy đi nghĩ lại đâu có cái ngu nào hơn !




Nhưng rồi lời hứa đã thốt ra, làm sao rút lại được, dù là hứa hẹn với con. Người ta làm được thì mình làm được, tại sao lại sợ sệt, rụt rè... Thế là tôi bắt đầu lo lắng chuẩn bị. Ngoài trời lạnh giá, không có bao tay làm sao chịu nổi, cần phải móc mồi câu và rửa tay bằng nước lạnh buốt, tôi soạn lại các bao tay mùa đông, lựa lấy một bộ thật ấm và ít thấm nước. Phải có một cái mũ trùm đầu cho thiệt kín và dầy. Trời lạnh mà không có mũ trùm đầu, tôi thường thấy một cảm giác như xương sọ bị nứt ra. Dĩ nhiên là cần một bộ quần áo mùa đông thật ấm, bên trong lót bằng lông ngỗng trời (duvet), rồi bộ quần áo lót bằng len ấm, khăn quàng cổ... và nhứt là đôi giày tuyết cao cổ, ít nhứt cũng phải chịu đựng nổi suốt đêm ngồi đứng trên nước đá... Tất cả đã chuẩn bị đầy đủ, mà trong bụng phân vân không biết có còn thiếu gì nữa hay không, trang bị như vậy có đủ không và tự dặn trong bụng là phải nhớ đi đứng nhè nhẹ, êm ái, nếu quên mà bước mạnh chưn, dậm thình thịch, rủi mặt nước đá nứt bể ra thì sao... Lọt xuống nước là toàn thân lạnh quéo rồi, còn hơi sức đâu mà lội, rồi bám vào đâu mà leo lên, bờ nước đá trơn như thoa mỡ, rồi giữa mặt sông lạnh khuya khoắc còn có ai huỡn mà tới cứu mình ?





Tôi đã sống ở xứ lạnh nầy gần ba mươi năm, đã từng đi bộ ngoài trời trên cả giờ đồng hồ vào những lúc trời đổ lạnh trừ ba, bốn chục độ âm. Lúc gió nổi lên từng cơn thì độ lạnh càng xuống thấp khủng khiếp, khi đi ngoài trời, lạnh quá chịu hết nổi, tay chưn đầu cổ, vành tai, lỗ mũi...tê cóng, tất cả biến đâu mất hết chỉ còn duy nhứt trái tim đập thoi thóp, thì lẹ lẹ kiếm một nơi tá túc hoặc chạy lánh vô nhà cửa bắt gặp dọc đường hầu sưởi ấm lại toàn thân, còn bây giờ thì già rồi sức yếu, bày đặt ngồi câu suốt đêm trên sông lạnh. Nếu nửa đêm lạnh quá, chịu hết nổi thì núp ở chỗ nào ? Trên mặt sông, giữa đồng không mênh mông hiu quạnh, trời tối mù mù, biết đi đâu, về đâu. Thiệt tình tôi không tưởng tượng được cảnh thê thảm khi đó tới mức nào... Không những tôi nghĩ như vậy mà những bạn bè quen ở Toronto khi nghe tôi về Québec câu cá mùa đông, đều hỏi một câu giống nhau -anh không sợ nước đá nứt bể sao ? rồi trời lạnh suốt đêm, anh lớn tuổi rồi chịu lạnh nổi không, khi buồn ngủ quá thì làm sao ? Tôi bèn nhớ tới thằng con, nó nói câu cá trên nước đá vui lắm, ba khỏi lo gì hết rồi không nói gì thêm nữa, cúp phone. Hổng lẽ nó hại cho mình khổ sở. Mình là cha nó, mình khổ thì nó đâu có vui. Rồi tự dặn lòng, thôi đi đại, đừng sợ...





Nhưng mà bạn hiền nè, chuyện tưởng vậy chớ không phải vậy. Viết tới đây tôi đâm nhớ câu thành ngữ mới nầy, thiệt tình khâm phục cách nói chuyện dân Sài Gòn mình. Câu nầy áp dụng trong trường hợp câu cá mùa đông của riêng tôi cũng đúng nữa. Những gì tôi tưởng tượng ra kể cho bạn nghe nãy giờ, đều khác xa thực tế. Quả vậy, chuyện tưởng vậy mà không phải vậy !.





Từ Montréal, sau khi mua sắm thức ăn và đồ dùng cho chuyến đi, cha con tôi khởi hành lúc sáu giờ chiều, mùa đông vào giờ nầy trời đã tối đen. May là xe chạy trên xa lộ nên đường xá quang đãng dễ đi, đoạn đường dài chừng hai trăm cây số, còn một đoạn ngắn nữa là tới thành phố Québec. Khi xe ghé lại một làng nhỏ có tên là Sainte-Anne-de-la-Pérade lúc tám giờ rưỡi, thì tôi ngạc nhiên sững sờ lẫn thích thú, nhìn chỗ nầy chỗ kia, rồi đâm bật cười và thấy tất cả những gì mình ngồi ở nhà tưởng tượng ra đều trật lật hết trơn ! Đúng là quê một cục!.





Bạn hiền nè, bạn biết tại sao tôi cười không ? bởi vì nơi đây, chỗ xe cha con tôi dừng lại, cũng là chỗ câu cá đêm nay, không phải là đồng không hiu quạnh, cũng không tối tăm mù mù, cũng không vắng vẻ, quạnh hiu, cũng không thấy sông nước đâu hết... Vậy thì nó ra sao ? Tôi sẽ kể rõ từng chi tiết cho bạn nghe. Từ trên một con đường dọc bờ sông của cái làng nhỏ nầy, xe chạy thẳng xuống mặt sông hồi nào tôi không hay, chỗ nào cũng có đường xe chạy, liên tiếp nhau, không ngừng. Mặt sông đã đóng băng biến thành một cánh đồng trắng xóa rộng rãi, mênh mông. Trước mắt tôi là một thành phố nhỏ, chấp chóa, rực rỡ ánh đèn vàng, người đi đông đúc tươi vui, tiếng xe chạy, tiếng nói chuyện cười đùa rộn rịp. Trên các con đường dọc ngang là các túp lều sơn trắng xinh xắn đẹp đẽ có lớn có nhỏ, lớn thì như cái nhà, nhỏ như cái lều, được sắp xếp chạy dài san sát theo lối đi. Ngay hàng thẳng lối trật tự, nhìn rất là đẹp mắt. Cạnh mỗi lều là hai ba cái xe hơi của khách câu đậu sát cạnh bên.




Đèn điện được thắp sáng ngoài đường, dọc theo lối đi, trên nóc lều, bên trong lều... chỗ nào cũng đèn đuốc sáng trưng, thiệt là vui mắt và ấm áp. Những người câu cá kéo nhau đi từng đoàn trò chuyện tưng bừng, đông vui. Đa số khách câu tham dự là người dân Québec, thường họ đi chơi cả gia đình cha mẹ, bạn bè cùng con cái, đùa giỡn, cười nói giọng địa phương đặc sệt khó nghe. Tôi rời xa tỉnh nầy hơi lâu, bây giờ mới nghe lại được giọng nói quen thuộc, cảm thấy gần gũi dễ thương (giọng dân quê Pháp thế kỷ 16, 17, một nghịch lý kỳ lạ là khi nghe giọng sang trọng Parisienne tôi lại khó chịu và không thích, hay là tại mình nhà quê rồi đâm ra hạp với tây nhà quê!)



Từng đoàn xe truợt tuyết chạy bằng xích sắt chỡ đôi (motoneige -Skidoo) đua nhau vun vút, tiếng máy kêu ầm ầm vang động cả trời khuya. Xa xa có vài chiếc máy cày màu vàng đậu im lìm lẻ loi, những chiếc nầy nặng hàng năm, mười tấn dùng để kéo các lều sắp xếp ngay hàng thẳng lối đặt trên mặt sông khi mùa câu bắt đầu... Có vài đứa trẻ đang tập đi patin té lên té xuống... Nhìn toàn cảnh tôi cứ tưởng như là mình đang tham dự hội chợ (kermesse) của một địa phương nào đó. Cái làng câu cá nhỏ trên mặt sông đóng băng nầy chứa năm, bảy trăm cái lều cho mướn. Mỗi gia đình mướn một lều tùy theo số người đông hay ít. Giá vé mỗi người là hai mươi đồng Canada. Nếu ít hơn bốn người thì giá tối thiểu một lều phải trả là tám mươi đồng. Lều nhỏ ngang hai thườc rưởi, dọc ba thước chứa được từ sáu đến tám người. Lều lớn hơn ngang hai thước rưởi, dọc năm thước chứa được từ mười đến mười hai người. Lều lớn hơn nữa chứa tới hai mươi lăm người câu. Con nít dưới mười hai tuổi được giảm nửa giá và dưới sáu tuổi thì miễn phí. Trọn buổi câu nếu muốn dùng cà phê, củi đốt lò sưởi và mồi câu thì miễn phí, muốn lấy bao nhiêu cũng được.




Câu cá trên nước đá thì xứ lạnh nào cũng có (ice fishing) tiếng Pháp gọi là pêche sur glace, cũng có thể gọi là pêche sous la glace hay pêche blanche, cá thì nhiều loại lớn nhỏ khác nhau, tùy từng vùng. Những xứ lạnh xung quanh Bắc Cực, mùa đông nước đóng cứng chắc thì có thể đi câu, nếu bạn chịu đựng được cái lạnh teo ruột teo gan. Nhưng theo tài liệu được phổ biến mà tôi đọc được thì vùng Mauricie của tỉnh Québec là nơi duy nhứt trên thế giới có loại cá tên gọi là Poulamon Atlantique (tiếng Anh là Migragadus Tomcod), tiếng bình dân thường dùng là poissons des chenaux (cá sông rạch). Vào năm 1938 một dân làng tình cờ thấy được trên dòng sông Sainte-Anne nầy, từng đàn cá poulamon lúc nhúc chen nhau trong một khúc sông nhỏ để đẻ trứng, mỗi năm vào giữa tháng chạp đến giữa tháng hai tây, tất cả chừng chín trăm triệu con cá nhỏ cở bằng cườm tay, mỗi con dài từ 15 đến 38cm, nặng chừng 45 đến 570 gr, da cá nâu đen, trơn láng hình dáng giống con morue hay là cod tiếng Anh (thời tụi mình hiểu sai cod là cá thu, do dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều, (viện bào chế Cophavina) quảng cáo dầu gan cá thu là Liver cod, đúng ra cá thu là thon -tuna).




Chúng từ cửa sông Sainte-Laurent lội ngược dòng vô sông nhỏ Sainte-Anne, con mái bụng phình ra với cặp trứng to cở bằng trứng gà chứa hàng trăm ngàn trứng nhỏ, cá trống thì ốm nhỏ tong teo, bụng chứa đầy tinh trùng màu trắng sữa, khi cá mái đẻ thì cá trống xịt làn sữa trắng trên các trứng để thụ tinh, làm xong nhiệm vụ truyền giống chúng quay về biển. Khác hẳn với tất cả loài cá khác như cá hồi (saumon...) chẳng hạn, khi đẻ thì chúng ngưng ăn uống, còn loại cá poulamon nầy khi đẻ thì chúng ăn uống liên hồi, nhứt là vào đêm. Phải nói con người thiệt là khôn, người ta lợi dụng khi chúng đói mà thả cần, làm sao không bắt thiệt nhiều cho được !




Tôi bước vào chiếc lều đẹp đẽ, vững chãi khá rộng, đã đặt mướn trước, chỉ có một cửa ra vô, rất kín đáo và riêng tư chỉ dành riêng cho cha con tôi. Hai ngọn đèn trăm watts chiếu sáng cả phòng. Trong phòng một chiếc ghế nệm dài dặt sát tường để khi ai mệt mõi thì có chỗ mà nằm, một cái bàn nhỏ, hai cái ghế, một tủ cây, một lò sưởi đốt bằng củi khô đang cháy nóng hừng hực. Trên mặt lò sưởi nóng hực đó mình có thể để chiếc ấm nấu nước sôi, để một vĩ sắt nướng bánh mì hoặc các món ăn khuya. Phía duới mặt sàn được làm bằng dán ép dầy trên cái nền bằng cây chắc chắn. Nhưng cái chánh tôi muốn thấy là chỗ câu trong phòng ra làm sao. Nhìn kỹ đó là một đường rãnh sâu hình chữ nhựt, được cưa theo bề dọc của sàn trên mặt nước đá, dài ba thước, bề ngang chừng bốn mươi phân tây, nhìn kỹ phía dưới nữa, thấy nước đông đá cứng dầy chừng hai, ba mươi phân, dưới nữa là nước đóng váng mỏng lỏng bỏng, nhấp nhô theo từng cơn sóng. Có một thanh sắt to dài, đặt dọc ở giữa đường câu, để ngăn ngừa khi người câu mê man vô ý, tránh bị lọt xuống nước, nguy hiểm...





Bên trên chiếc rãnh đó, có băng ghế dài để ngồi câu. Phía trên, trước mắt tôi có một thanh gỗ được đóng theo bề dài của lều, cao hơn đầu người một chút. Hai mươi dây câu được quấn vào những hàng đinh trên thanh gỗ ngang đó, mỗi cây đinh được đóng đều đặn cách nhau khoảng hai mươi phân. Dây câu to bằng cọng bún nhỏ gắn cục chì nặng và dưới mỗi cục chì có móc hai lưỡi câu cở tương đối lớn, loại câu cá trê. Mỗi vách lều đều có cửa sổ gắng kiếng, bên ngoài đèn đuốc sáng sủa, khi bên trong muốn kín đáo thì có màn cửa bằng vải che lại dễ dàng. Thiệt là tiện lợi đôi bề, chỗ ngồi, dây câu, chỗ câu, chỗ để mồi... tất cả đều trong tầm tay với.




Bên ngoài ở các túp lều kế cận, tụi tây đầm mỗi lần câu được cá, họ đua nhau la hét reo hò, tiếng vang lồng lộng giữa trời khuya, thiệt là hồi hộp và vui hết sức. Tôi có một thói quen xấu, hễ mỗi lần đi câu, thấy sông nước là mê man quính quáng, bèn để nguyên quần áo mũ nón không kịp cởi thay, lụp chụp tháo từng sợi dây câu, vội vàng móc mồi để bắt đầu. Mồi là gan heo đông lạnh được xắt nhỏ ra, có loại mồi bằng tôm tép nhỏ.. Xung quanh người ta đã câu từ lâu, mình tới hơi trễ... phải lè lẹ, nếu không thì còn con nào mà câu với kéo!




Khi cha con tháo xong hai mươi sợi dây câu và gắn mồi đủ thả hết xuống rãnh nước bên dưới thì tôi toát mồ hôi chịu hết nổi, coi ra thì củi trong lò sưởi cháy đỏ rực, nhiệt độ trong phòng lên cao quá. Lạnh đâu không thấy mà mồ hôi toát ra đầy người, tôi phải cởi áo, tháo nón, tháo khăn quàng, và mở thoáng cửa cho hơi lạnh ùa vào. Cửa vừa mở thì bên ngoài có vài người tay cầm chai bia, vừa uống vừa thò đầu vô chào hỏi, chắc là say rồi nên giọng nhừa nhựa, ồm ồm -tụi bây câu được nhiều không, tôi chưa kịp trả lời thì có thằng nhỏ nhìn vô thùng đựng cá, thấy có một con nhỏ xíu, bèn la lớn -ê ê, ông nội coi nè, cá thiệt là lớn, cá thiệt là lớn. Cả đám xúm nhau cười, chọc quê. Trước khi đi ông tây già nói nhắn -nếu tụi bây muốn nhiều cá thì qua bên tao, nhiều lắm, tao cho. Rồi có một cô đầm, cao lêu khêu, mặc đồ hề xanh đỏ (clown) quảng cáo chụp hình kỷ niệm, mỗi ảnh chụp với cô giá bốn đồng.




Đám tây đầm nầy vừa đi thì đám khác tới, chào hỏi, làm quen nhau, vui vẻ thân tình, ngoài đường thì mấy đứa con nít đi patin, năm ba cặp lớn tuổi đua xe trượt tuyết, tiếng máy nổ ầm ầm, vang động cả đêm khuya. Xe chạy rất nhanh trên mặt sông, biến mất trong đêm đen và đi tới đâu, tôi không biết ! Trong đầu tôi phân vân tự hỏi, nửa đêm xe nặng chạy đua trên mặt sông như vầy, rủi nước đá nứt bể, thì chuyện gì xảy ra. Ở đời, chuyện gì cũng có thể xảy ra được mà...




Lại có tiếng gõ cửa, một người làm của công ty cho mướn lều, ôm tiếp tế một đống củi mới dành đốt suốt đêm. Lò sưởi đơn giản làm bằng sắt vuông vức, đặt cao hơn mặt sàn chừng một gang tay, mỗi lần đốt độ ba khúc củi to. Lữa cháy phừng phừng, thiệt là ấm áp. Tôi bèn hỏi thăm vụ nước đá cứng mềm và có bao giờ bị nguy hiểm chưa. Anh nầy trả lời -dễ lắm, quen rồi, thấy là biết liền, nhìn nước đá trong xanh thì biết là cứng chắc, còn khi nào trắng hay đục mờ thì yếu bở. Mặt nước đá phải dầy đủ hai mươi phân trở lên, mới được phép câu. Khi nhiệt độ tăng trên không độ và bị liên tiếp bốn trận mưa lớn thì không được câu nữa, mặt băng trên sông sẽ tan rã, như mùa đông năm vừa qua. Nói xong anh ta tiếp -ông yên tâm, nếu có gì nguy hiểm thì người ta đóng cửa khu vực nầy rồi, đâu có cho ai vô, thanh tra kỹ lắm... Củi trong lò phơi chưa khô lắm cháy nổ lép bép như tiếng pháo chuột ngày tết, thỉnh thoảng có tiếng nổ thật lớn khiến giựt mình.





Trời càng về khuya thì cá ăn câu càng nhiều, đôi khi gỡ và móc mồi lại không kịp. Cũng có nhiều lúc ngồi ngáp dài vì không có một con. Những lúc đó phải chịu khó đổi mồi câu vì gan heo đã hết mùi thơm hấp dẫn cá rồi. Mồi để lâu trên năm phút là phải đổi mồi mới cho thơm ngon. Mồi bằng tôm tép thì cá mê lắm. Cục chì phải thả cho sát đáy sông, sau đó kéo lên cao chừng một lóng tay (inch) hầu cho hai lưỡi câu nằm nghiêng theo mặt đất, phải đúng như vậy thì cá mới ăn. Tôi biết được điều nầy nhờ đọc được bảng hướng dẫn có vẽ hình rõ ràng gắn trên vách. Chừng độ hai giờ khuya thì tôi chịu hết nổi, cơn buồn ngủ kéo đến và cái lưng sao mà mỏi quá chừng chừng. Thằng con tôi còn trẻ nên dáng còn tỉnh rụi, hết gỡ cá dây câu nầy tới móc mồi dây câu kia.. Tôi qua nằm trên chiếc ghế dài mong tìm giấc ngủ ngắn ngủi cho đỡ mệt. Nằm thì cho có nằm vậy, chớ có nhắm mắt được đâu, cặp mắt vẫn ngó lom lom hàng dây câu có gắn diêm quẹt, làm sao mà ngủ cho được khi cá tranh nhau rỉa mồi.



Vừa nằm xuống chưa yên chỗ thì mấy cọng diêm quẹt tiếp tục đong đưa. Ở giữa mỗi sợi dây câu người ta gắn sẵn cho mình một cây diêm quẹt nhỏ, khi cá rỉa mồi dù nhẹ cách mấy đi nữa thì cây diêm quẹt cũng rung rinh, nhìn là biết liền. Như vậy là cá đương rỉa mồi, phải giựt lên ngay, nếu không thì uổng lắm... Mấy chục cây diêm quẹt cứ rung rinh hoài làm sao mà ngủ nghê cho đươc. Cứ như vậy mà cha con tôi thức suốt đêm cho tới sáng, gần một trăm con cá câu được thì quăng ra ngoài trời, ướp lạnh trong đống tuyết trước sân, coi chúng nằm lạnh tanh vậy chớ không chết đâu. Khi trở về để trong thau, đổ nước hơi ấm vô một hồi là chúng ngáp ngáp, cựa quậy, sống lại...

.....

Bạn hiền, như vậy là tôi suốt đêm không hề chợp mắt vì mê câu cá, vậy mà khi thấy tia sáng đầu tiên le lói chưn trời xa, tôi đâm nhớ lại câu -tương dữ chẩm tạ hồ chu trung, bất tri đông phương chi ký bạch của đại thi hào họ Tô đời Tống (ôm gối mơ màng trên thuyền, nào ngờ vừng đông đã sáng trắng hồi nào không hay) . Bận về cha con phải thay nhau mà lái xe, nếu không cơn buồn ngủ kéo đến thì xe lọt xuống ruộng chỉ trong một chớp mắt. Thằng con cười và hỏi -ba có còn sợ nước đá nứt bể hay lạnh lẽo gì không ? Tôi cười trả lời -cái thằng, biết câu kiểu nầy thì tao đâu có sợ, tao cứ tưởng mầy tổ chức kiểu câu thể thao khoan lỗ trên nước đá ngoài trời như ở Alaska (ice fishing outside) , như của người da đỏ....



Buổi đi câu đêm đó tuy vất vả, mệt mỏi nhưng rất vui. Cũng nhờ sự hiểu lầm đó mà tôi hiểu rõ tại sao, do đâu mà người Sài Gòn đặt được câu thành ngữ thần tình. Một trong những thất bại đời người là do sự hiểu biết giới hạn nên thường tưởng tượng, mơ mộng, vẽ vời đủ kiểu, cuối cùng khi thực tế xảy ra thì lại khác hẳn cái biết mình nghĩ trong đầu -chuyện tưởng vậy chớ không phải vậy ! Câu nói mới nghe thì hơi cải lương nhưng đối với riêng tôi, người nào đặt câu nầy đầu tiên, sao mà khéo và hay quá sức, tại hạ thành tâm... bái phục, bái phục !

Xin xem hình ảnh :
http://ca.youtube.com/watch?v=0ocjaie6V_I

Võ Kỳ Điền
(kỷ niệm buổi đi câu 6 janvier 2008)

HUYÊN CHƯƠNG QUÝ * TÌNH NGƯỜI



TÌNH NGƯỜI
Huyên Chương Quý



Tác giả tên thật Quy Ly, tuổi trên 50. Nguyên là sinh viên tại Saigon , một mình vượt biên dường bộ tháng 11/1980 - qua Mỹ cuối tháng 4/ 1982. Công việc: Vài năm vẽ bìa sách cho nhà xuất bản Xuân Thu, vài năm làm bầu show ca nhạc. Hiện là cư dân quận Cam , làm nghề bảng hiệu. Bài viết về nươ1ớc Mỹ thứ ba của ông nhiều chi tiết sống thực. Mong ông tiếp tục viết.


***



"Em vì hiếu thuận với cha mẹ nên không trọn được tình với anh. Anh thứ lỗi cho em. .." Câu nói này của Huyền tôi nghe hình như quen tai lắm, đâu đó trong các phim bộ Tàu, hay trong các vở tuồng cải lương của người Việt mình. Nhưng cũng rất đúng trong trường hợp của tôi với Huyền. Cha mẹ Huyền không bằng lòng cho Huyền lấy tôi, cho rằng tôi nghèo, không thân, không thế, không thể nào đem lại đời sống hạnh phúc cho Huyền. Chúng tôi chia tay trong nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi khóc vì một cuộc tình buồn. Tôi phải rời khỏi Quận Cam này ngay. Tôi phải đi đâu thật xa. Thật xa. Để không còn nhìn thấy lại những con đường quen thuộc có tôi với Huyền cùng tay trong tay chung bước. Để không còn nhìn thấy lại căn tiệm cà phê của cha mẹ Huyền, có bóng dáng xinh đẹp của Huyền với đôi mắt bồ câu đen lay láy và nụ cười duyên dáng nở trên môi mỗi khi thấy tôi đến. Tôi hy vọng ở một nơi xa khuất, lạ chỗ, lạ người, tôi có thể dần quên đi Huyền. Vậy là tôi lên đường, với hành lý chỉ có một va li nhỏ quần áo và vỏn vẹn 300 đồng trong túi.



. . .Trên đường phiêu lãng, tôi ghé San Jose để thăm một anh bạn sơ giao tên Phan, quen năm ngoái ở quán cà phê Dễ Thương, Quận Cam. Sẵn nhà còn trống một phòng nên ảnh bảo tôi hãy ở lại và kiếm việc làm, có tiền lương cuối tháng thì trả tiền nhà cho ảnh. Nghe theo lời ảnh, tôi vào làm bồi bàn cho một nhà hàng, lương 6 đồng một giờ. Ngày đầu làm việc, tôi bị mấy bạn làm chung đố kỵ vì nghe chị chủ khen tôi nhanh nhẹn. Họ đâm thọc với mấy chị trong bếp, khiến mấy chị thấy ghét tôi. Trong lúc đứng trong bếp chờ bưng thức ăn, có chị đứng quay lưng về phía tôi và nói móc:
- Đứng chật chổ thêm.
Một chị khác nói hùa theo:
- Có làm được gì đâu mà cũng khen.




Ngày hôm sau, trong lúc đang dọn bàn, tôi nghe vài bạn chụm lại nói với nhau:
- Nó chỉ lãnh tiền giờ, không có chia típ đâu. Coi chừng nó ăn cắp tiền típ của tụi mình đó.



Tôi biết cái nạn "ma cũ ăn hiếp ma mới" ở đâu cũng có, nên tôi cố gắng nhẫn nhịn, không đôi co với ai. Nhưng, một bạn khác còn chơi xấc hơn, trong lúc tôi bưng thau chén dĩa dơ đi ngang, đã thình lình đưa chân ra chặn bước chân tôi. Tôi ngã chúi về phía trước, nhưng may kịp lấy được thăng bằng, không bị té. Tôi không trách móc gì, chỉ lẳng lặng bưng thau chén dĩa vào trong bếp, nghe sau lưng có tiếng chị chủ la anh bạn đó:



- Mày còn chơi vậy lần nữa là tao đuổi mày ngay.
Cố gắng làm đến giờ đóng cửa, tôi xin nghỉ việc. Hai ngày sau, tôi vào làm cho môt nhà hàng khác, cũng bị nhiều chuyện phiền phức bởi sự sân si, ganh ghét. Tôi lại xin nghỉ. Tôi nghĩ, San Jose là thành phố đông người Việt nhất trên xứ Mỹ này, cả trăm ngàn người Việt đang được an cư lạc nghiệp, sao tôi có thể không được? Nghĩ vậy, tôi lại tìm việc làm. Bà bạn thân của anh Phan kêu tôi đi phụ bán chợ trời 2 ngày cuối tuần cho bả. Một người làm khác được bả trả 60 đồng một ngày. Riêng tôi, hai ngày qua cũng khuân vác, phụ bán hàng, rồi dọn dẹp, rất mệt, nhưng lại không được trả tiền công. Tôi hỏi, bả trả lời:
- Có ăn, có uống cả ngày là may rồi. Đang thất nghiệp mà đòi hỏi.




Tôi nói lại cho anh Phan biết, ảnh lại binh vực bà bạn của ảnh:
- Bả nói vậy không đúng sao? Nếu không, thì Quý chết đói. Tôi đâu có nuôi cơm Quý được. Nếu Quý không thích vậy thì đi đâu thì đi.
Chán cho tình đời. Tôi quyết định rời khỏi nhà anh Phong, đi San Francisco . Bấy giờ là đầu tháng 10, 1996.


Từ bến xe Grey house, tôi kéo va li đi dọc theo đường 4 TH, hướng về những tòa nhà cao ngất ngưỡng. Tôi biết chỉ có Downtown mới có nhiều tòa nhà cao như vậy. Tôi nhìn đồng hồ, đã 9 giờ tối rồi. Khí trời mát mẻ. Bầu trời thăm thẳm, ngàn sao lấp lánh, có Chị Hằng sáng tỏ đang bay theo bước chân phiêu lưu của tôi. Phiêu lưu thật, vì tôi chỉ còn 100 đồng và chẳng quen biết ai ở San Francisco mà cũng cứ đâm sầm đến, để tìm một lãng quên tình cảm !



Trước mặt tôi là đại lộ Market, có nhiều cây cao dọc hai bên đường. Xe cộ chạy qua lại dập dìu. Ở giữa đại lộ có tuyến đường sắt dành cho xe điện. Một chiếc xe điện từ xa đang chạy đến. Tôi hỏi một người Mỹ đen đang đứng ở góc đường xe điện đó chạy đi đâu, anh cho biết chạy về Castro, khu dân Gay. Không phải chỗ của tôi. Tôi nhờ anh chỉ đường đi đến Chinatown rồi tiếp tục kéo chiếc va li đi. Từ lâu, tôi vẫn nghe bạn bè cho biết nước Mỹ có hai khu Chinatown lớn nhất, lâu đời nhất của người Hoa. Một ở New York và một ở San Francisco . Tôi nghĩ thầm, đến ở khu người Hoa chẳng ai biết mình, sống và làm việc với họ chắc dễ chịu hơn.




Đi theo đường Kearny qua khỏi đường California , tôi biết mình đã đi vào Chinatown , vì trước mắt là những cửa tiệm sáng trưng có bảng hiệu chữ Tàu. Tôi mừng rỡ bước nhanh hơn về phía trước. Cả khu phố Broadway sáng rực ánh đèn. Người Mỹ, người Hoa qua lại tấp nập ở hai bên đường. Tôi dừng lại, châm một điếu thuốc hút, nhìn ngó cảnh trời Chinatown về đêm thật đẹp, thật rộn ràng sức sống. Trước mặt tôi, nhiều tiệm Showgirl chạy đèn chớp chớp, có nhiều cô Mỹ trắng trẻ đẹp mặc quần áo hở hang đứng trước cửa, uốn éo thân mình mời khách qua đường. Một chị Mỹ đen thấy tôi hút thuốc thì đi đến xin. Tôi móc ra ngay 3 điếu đưa cho chị. Hai anh Mỹ đen khác đứng gần đó thấy vậy cũng chạy lại xin. Tôi cũng đưa mỗi anh 3 điếu. Một anh nói:
- You good men. Can you give me one dollar ?



Tôi lại móc túi lấy cho mỗi anh một đồng , rồi hỏi chỗ nào có hotel rẻ tiền. Nhờ sự chỉ dẫn của họ, tôi có được một giấc ngủ thật ngon lành trong một hotel của người Hoa với giá 35 đồng một đêm. Hôm sau tôi đi tìm việc làm ngay. Khu chợ Tàu mới 9 giờ sáng đã đông nghẹt người Hoa qua lại hai bên đường. Đi không khéo có thể dẫm chân nhau hoặc đụng vào nhau. Tôi vào từng cửa tiệm để hỏi việc, nhưng đều bị từ chối. Chỗ thì chê tôi ốm yếu không làm được việc nặng. Chỗ đòi phải biết nói tiếng Hoa mới nhận. Nhiều chỗ khác cho biết đã đủ người rồi, kêu tôi cho số phone nhà, khi cần sẽ gọi. Tôi làm gì có phone nhà. Lại đi lòng vòng hỏi việc cho đến chiều, tối về lại hotel ở thêm một đêm nữa. Tôi bắt đầu lo lắng. Chỉ còn có 20 đồng, ngày mai mà không tìm ra việc làm thì biết ăn đâu, ở đâu ?.. ..



Thêm một ngày tìm không ra việc làm, tôi trở thành người Homeless. Buổi tối đầu tiên của đời không nhà, tôi ngủ trên lề đường 4 TH gần bến xe Grey house. Nửa đêm, trời trở lạnh, khí lạnh từ nền xi măng bốc lên thấm vào da thịt lạnh buốt khiến tôi phát run. Tôi ngồi dậy mặc thêm 5 cái áo vào người rồi nằm co ro cố ngủ tiếp. Giấc ngủ chập chờn nửa tỉnh, nửa mê. Đến sáng, ăn cái bánh ngọt xong tôi lại kéo chiếc va li đi vào Chinatown tìm việc làm. Các chủ tiệm thấy tôi kéo theo vali thì biết tôi là dân Homeless nên đều lắc đầu. Còn có 5 đồng, tôi vào một tiệm "food to go" ăn trưa, mua thêm vài cái bánh để tối ăn. Thế là cạn túi. Ăn xong, tôi hỏi chị chủ tiệm có cần thêm người làm không. Chị cũng lắc đầu và chỉ đường cho tôi đến hỏi việc ở khu thương mại của người Việt. Người Việt ở San Francisco không nhiều, khoảng mười mấy ngàn người, nên khu thương mại chỉ tập trung trên đường Larkin. Tôi kéo va li đi qua các cửa tiệm người Việt, chỉ nhìn nhìn mà không dám vào hỏi việc, vì mặc cảm đang bị homeless. Hoàng hôn đến, tôi lại về bến xe. Tôi bắt chước mấy người Mỹ homeless khác, tìm vài thùng carton ở thùng rác lót làm chổ nằm. Dù đã mặc thật nhiều áo, tôi cũng bị thức dậy lúc nửa đêm vì khí trời lạnh rét. Một chiếc xe dân chơi về đêm chạy ngang, không hiểu sao chạy chậm lại, ném lon bia đang uống vào người tôi rồi cười ha ha và vọt xe chạy nhanh. Trời đất ơi. Tên nào ác ôn thế?! Sao mà khốn kiếp vậy?! Tôi lầm bầm rủa thầm rồi cởi cái áo ướt nước bia ra, mặc thêm vài áo khác vào. Tôi không ngủ được nữa, ngồi co ro chịu đựng cơn lạnh đến sáng.
Tôi vẫn cứ ngồi co ro vậy cho đến mặt trời lên trên đỉnh đầu. Đói bụng quá. Làm sao đây? Một thời làm Bầu show ca nhạc, vui sướng tận cùng, bây giờ phải đi ăn xin sao? Tôi nghĩ thầm rồi bất chợt nước mắt tuôn trào. Khóc một hồi, tôi nằm dài ra trên tấm carton ngủ một giấc đến tối thì thức dậy. Tôi nhớ lại Quang, người bạn tốt thâm niên của tôi ở Houston , có dặn nếu bị gì thì phone cho Quang để Quang gửi tiền cấp cứu. Tôi đến một trạm phone công cộng, mấy lần nhấc phone lên rồi đặt xuống. Tôi thấy xấu hổ với bạn, nên thôi. Cái đói lại cồn cào bao tử tôi suốt đêm. Trưa hôm sau, thật may mắn, một anh Mỹ đen, cũng dân Homeless, đến ngồi bên tôi, hỏi:
- Are you hungry?
Tôi mau mắn trả lời:
- Yes. I am very hungry!
Anh Mỹ đen kéo tay tôi đứng dậy:
- Ok, go with me.
- Where are we go ?
- Go to the church for eat.




Tôi mừng quá đi theo anh. Đến nơi, tôi đã thấy một hàng dài mấy trăm người Mỹ homeless đang chờ vào nhà thờ để ăn bữa cơm từ thiện. Đứng vào hàng rồi, nước mắt tôi tự nhiên lại ứa ra. Tôi đã thật sự là dân Homeless ở thành phố xa lạ này.
Nhờ có nhà thờ ở đường Jones giúp cho ăn bữa trưa, tôi tạm thời giải quyết được cái bao tử lây lất qua ngày. Cứ ngày thì đến nhà thờ ăn trưa, tối về bến xe, nhịn đói, và ngủ trong trời giá lạnh. Tính ra đã bị homeless nửa tháng rồi. Một hôm, sau khi ăn trưa ở nhà thờ, tôi đến công viên ở khu Civic Center trên đường Larkin, ngồi trên ghế đá nhìn trời mây bao la mà buồn cho thân phận.



Anh Mỹ trắng ngồi gần bên thấy tôi có chiếc va li mới hỏi:
- Are you Chinese? Where are you come from?
Tôi nhìn anh một lúc rồi trả lời:
- Yes, I am Chinese. I came from Orange County , South California . I have been here for 3 weeks. Now, I am homeless. No home, no money!
Anh cũng nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Why you don' t go to Social Office? They' ll help you Food Stamps emergency and Voucher hotel for seven days.



Trong hoạn nạn, vì quá buồn, tôi đã quên mất chương trình An sinh Xã hội giúp người khốn khổ. Tôi cũng không ngờ ở thành phố San Francisco này lại có thêm chương trình giúp Voucher hotel cho người lỡ đường không có chỗ ở. Mừng quá, tôi nói:
- I don't know where Social Office. May you help me?
- Ok. I help you. Go!



Thần may mắn đã mỉm cuời với tôi. Anh Mỹ trắng tốt lòng dẫn tôi đến trước cửa Sở Xã hội, dúi vào tay tôi tờ giấy 10 đồng rồi bỏ đi ngay. Tôi cảm ơn anh nhiều lần. Anh đi đã hơi xa nhưng còn ngoái đầu lại nói: Good luck. Tôi thấy xúc động, nước mắt lại ứa ra. Từ khi thất tình Huyền đến những ngày homeless vừa qua, tôi trở thành "mít ướt"! Trời sinh ra con người cũng ngộ: Buồn khổ, đau thương thì khóc đã đành, cảm động, vui mừng cũng khóc.
Điền các thứ giấy tờ xong, tôi ngồi chờ khoảng một tiếng thì được gọi vào gặp cán sự phỏng vấn. Người tiếp tôi là một chị người Việt, tên Tường, khoảng 45 tuổi. Chị nói chuyện nhỏ nhẹ, dịu dàng. Nghe tôi kể hoàn cảnh cha mẹ, anh chị em ruột thịt đã chết hết trong chiến tranh Việt Nam, qua Mỹ một mình, bị thất tình rồi trải qua những ngày homeless, chị tỏ ra cảm thông:
- Tội nghiệp em quá. Chị ở San Fran này 20 năm rồi, lần đầu tiên mới thấy một người Việt bị homeless như em. Trông em ốm quá. Có bị bệnh không?
- Dạ, trong hơn nửa tháng qua, mỗi ngày em chỉ ăn có một bửa trưa ở nhà thờ. Tối lại lạnh quá nên ngủ không được. Nhiều hôm bị cảm sốt, cũng phải rán chịu đựng. Em bị khủng hoảng tinh thần, cảm thấy chán đời lắm.
Chị Tường thở dài rồi tiếp tục ghi chép hồ sơ. Sau đó, chị bảo tôi ký tên vài chổ trên hồ sơ và nói:
- Em được trợ cấp Food Stamps mỗi tháng 145 đồng để ăn uống. Còn đây là phiếu ở tạm Shelter 3 ngày. Nơi đó có tắm rửa, ăn uống, giường ngủ đàng hoàng, lại có bác sĩ MD mỗi chiều đến khám bệnh cho thuốc uống. Em hãy xin bác sĩ làm giấy chứng nhận em có bệnh. Sau 3 ngày, em trở lại đây để nhận Voucher ở Hotel 7 ngày, và cán sự phụ trách y tế sẽ phỏng vấn em lần nữa. Nếu được họ thông qua, em sẽ được trợ cấp tiền mỗi tháng 345 đồng để tiêu xài và mướn chỗ ở lâu dài, không còn lo homeless nữa.
Nóí xong, chị móc ví lấy ra tờ giấy 20 đồng đặt vào tay tôi. Chị nói:
- Đây là chút tấm lòng riêng của chị. Trong khi chưa có tiền trợ cấp, em giữ để tiêu xài lặt vặt. Chị chúc em từ nay về sau sẽ luôn gặp nhiều may mắn.
Tôi cảm động quá, chẳng biết nói gì, chỉ biết cảm ơn chị rồi đứng dậy. Chị tiễn tôi ra tới ngoài cửa văn phòng.



Shelter là nơi tạm trú ngắn hạn dành cho người Homeless. Mỗi Shelter có quy định riêng. Shelter dành cho phụ nữ thì cho ở từ một tháng trở lên, đến khi nào phụ nữ đó có đời sống ổn định. Shelter dành cho nam giới, tùy theo trường hợp, cho ở 3 ngày, một tuần, tối đa là một tháng. Có Shelter còn trống một số giuờng thì cho xổ số hàng đêm để người Homeless nào trúng số thì được vào ngủ, chỉ một đêm, hôm sau là phải đi. Shelter tôi ở có hai tầng, tọa lạc trên đường 10 TH gần đại lộ Market. Buổi chiều, người Homeless đã tụ về đông đảo, tụm năm tụm ba nói chuyện ồn ào trong phòng sinh hoạt. Đa số là Mỹ đen. Tôi làm thủ tục nhận giuờng ở tầng 2 xong là vội vàng đi tắm. Sau hơn nửa tháng dơ bẩn ngoài đường, giờ được tắm, cảm giác vui sướng không thể tả hết được. Tắm xong cũng vừa tới giờ ăn chiều. Đến 7 giờ tối, có bác sĩ và y tá đến khám bệnh. Vị bác sĩ và cô y tá trẻ đều có nụ cười luôn nở trên đôi môi, ân cần hỏi han từng bệnh nhân. Tôi cũng được khám và được cho thuốc uống. Tôi xin bác sĩ viết giấy chứng nhận bệnh cho tôi, ông vui vẻ làm ngay.



Tôi đã có 3 ngày sống thật an vui trong Shelter. Hết hạn, tôi lại kéo va li đến Sở Xã Hội. Lần này, người phụ trách hồ sơ của tôi là chị Liên, trông trẻ hơn chị Tường. Sau khi đưa cho tôi Voucher hotel 7 ngày, chị dẫn tôi qua phòng cán sự phụ trách về y tế cho họ phỏng vấn bệnh trạng của tôi. Thật may mắn, tôi được thông qua. Tôi trở lại bàn làm việc của chị Liên. Chị cười thật tươi và nói:
- Như vậy là anh Quý được hưởng tiền trợ cấp mỗi tháng 345 đồng rồi đó. Tiền này anh không phải trả lại. Tiền trợ cấp chỉ ngưng khi anh khoẻ mạnh và đi làm, có lợị tức sinh sống. Tôi có nghe chị Tường nói lại, về hoàn cảnh của anh. Tôi cũng thấy xót xa cho anh lắm. Anh ngồi chờ tôi hoàn tất hồ sơ cho anh nhé.
- Vâng, cảm ơn chị nhiều.
Khoảng nửa tiếng sau, chị Liên bảo tôi ký vài chỗ trong hồ sơ rồi cười thật vui vẻ:
- Chúc mừng anh qua cơn hoạn nạn. Anh đạo gì vậy?
- Tôi đạo Phật.
- Tôi thì đạo Công giáo. Đạo nào cũng tốt thôi. Tôi có cái này tặng anh.
Chị mở túi xách lấy ra một bao thư, rồi mở bao thư lấy ra một thánh giá nhỏ bằng vàng đưa cho tôi, chị nói:
- Đây là thánh giá vàng thật. Anh cất vào bóp để có được sự may mắn. Chúa sẽ luôn phù hộ anh. Còn 20 đồng trong bao thư là tấm lòng tôi, cũng giống như chị Tường vậy. Để anh tiêu lặt vặt. Vì một tuần sau anh mới nhận được tiền trợ cấp của chính phủ. Anh nhận cho tôi vui.



Tôi lại thêm một lần xúc động, nhưng cố gắng kềm nén không cho nước mắt trào ra. Một lúc sau, tôi mới nói được nên lời:
- Tôi thật không biết nói như thế nào để tỏ lòng biết ơn chị Liên và chị Tường. Tôi thật may mắn gặp được hai chị tốt quá. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tôi sẽ luôn nhớ đến tình cảm tốt lành của hai chị dành cho tôi. Tôi kính chúc chị và gia đình luôn mạnh khoẻ, an vui. Tôi cảm ơn chị nhiều.
Chị Liên cũng tiễn tôi ra tới cửa. Chị dặn:
- Tôi phụ trách hồ sơ của anh, nếu có gì thắc mắc thì anh cứ gọi phone đến Sở Xã Hội, bấm thêm mã số của tôi thì sẽ nói chuyện được với tôi. Chúc anh nhiều may mắn.
Tôi cảm ơn chị và cúi đầu chào chị rồi kéo va li đi. Vừa ra khỏi Sở Xã Hội, tôi giơ thẳng cánh tay trái lên và hét lớn:
- Vui quá Trời ơi. Ông Bà, Ba Mẹ, Anh Chị Em của Quý ơi. Con vui sướng quá. Con hết homeless rồi... Hết homeless rồi. ..



Sau một tuần ở hotel, cũng vừa lúc tôi nhận được tiền trợ cấp 345 đồng và Food Stamps 145 đồng. Tôi lại may mắn xin được trợ cấp Housing của City San Francisco dành cho người lợi tức thấp, và tìm được một building cho mướn phòng theo chương trình Housing, chỉ 98 đồng một tháng. Cuộc sống ổn định, tôi có lại những ngày tháng an vui, lo học hành thêm để có được sự thăng tiến đời sống cho những năm tháng về sau này.
....Trong những ngày tháng êm đềm về sau này, tôi nhớ lại... Có lần trong giấc ngủ dưới gầm cầu xa lộ gần bến xe, tôi chợt cảm thấy một luồng hơi ấm từ dưới đôi chân chạy dần lên tới ngực, rồi tới đầu, giúp cho tôi chống lại được tiết trời San Francisco giá lạnh. Và Mẹ tôi hiện ra bên cạnh tôi, đẹp rạng rỡ như nàng tiên trong chuyện cổ tích tôi thường đọc thời thơ ấu. Mẹ âu yếm vuốt tóc tôi và dịu dàng nói: "Con đừng bao giờ chán nản cuộc sống dù có gặp muôn ngàn cay đắng, khổ đau. Con phải dũng cảm vươn lên, vượt qua những phong ba, bão tố để sẽ tìm thấy được bờ bến yên lành, hạnh phúc. Cuộc đời có lấy ở con cái này thì sẽ cho con có được cái khác. Con hãy luôn ghi nhớ ở hiền thì sẽ gặp lành. Số con có Ơn Trên Thiêng Liêng phù hộ. Sẽ có rất nhiều người tốt thương mến, giúp đỡ con trên những bước gian nan của cuộc đời. Sau này, khi có được sự thành công, con hãy trả ơn đời bằng cách luôn yêu thương tất cả mọi người, làm thật nhiều việc thiện cứu giúp những người bất hạnh, khổ đau khác. Và còn phải lo giúp Dân giàu Nước mạnh. .. Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả, Anh hùng hồ dễ có mấy ai?..."



Mẹ tôi ngâm khe khẽ hai câu thơ rồi biến mất. Tôi chìm vào giấc ngủ, một giấc mơ khác lại đến. Tôi thấy tôi bay bay trong không gian trong lành tràn ngập ánh sáng dìu dịu. Hồn tôi lâng lâng vui sướng. Tôi thấy thế giới này trở thành một Thiên Đàng. Tôi bay đi khắp cùng trái đất. Đâu đâu cũng có cảnh sắc đẹp tuyệt vời, cỏ cây tươi xanh, ngàn hoa khoe sắc thắm, tỏa hương thơm ngát, và chim muông nhảy nhót, líu lo bên cạnh con người. Con người ở khắp năm châu đều có cuộc sống an bình, thịnh vượng. Không còn có sự đe dọa của bom nguyên tử và những vũ khí độc hại tàn sát loài người. Không còn có những kỳ thị màu da, sắc tộc. Không còn có những tranh chấp lợi quyền, hận thù, ganh ghét giết hại nhau. Nhân loại sống với nhau thật hiền lành, hòa ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng có được đời sống an lạc, vui sướng, hạnh phúc vĩnh cửu. ..
Giấc mơ đó bao giờ sẽ thành sự thật?




....Như trăng có khuyết, có tròn ; như ngày có mưa, có nắng ; như khí hậu có thời lạnh, thời nóng; ý nghĩa " tình người " cũng có hai mặt tương phản: xấu và tốt. Nhưng thường, người ta hiểu hai chữ "tình người" theo ý tốt: Lòng Bác Ái. Trường hợp tôi ở San Francisco , cũng vậy. Tôi đã gặp được những con người xa lạ không có tình thân thuộc, nhưng đã hết lòng giúp đỡ tôi vượt qua nghịch cảnh. Và, nhớ lại thời hoạn nạn vượt biển, vượt rừng của mấy triệu người Việt tỵ nạn, có tôi trong đó, cũng nhờ có Tình Người của hàng tỉ người dân nhiều nước trên thế giới, thể hiện Lòng Bác Ái thông qua Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tư Quốc Tế, đã cứu giúp tất cả chúng ta có được cơm no, áo ấm ở trại tỵ nạn, và nhận hưởng ánh sáng tự do, dân chủ ở các nước thứ ba, để từ đó được thăng hoa đời sống, hình thành Cộng đồng người Việt hải ngoại phát triển lớn mạnh như ngày nay. Riêng tại Mỹ, đã có hơn một triệu rưởi người Việt đang có được cuộc sống thành công, vui sướng. Xin trân trọng biết ơn nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế, cùng hàng tỉ con người có Lòng Bác Ái trên trái đất này. Và, xin được vinh danh hai chữ: Tình Người.



HUYÊN CHƯƠNG QUÝ

Sunday, January 4, 2009


NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

==

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái Bình


Đoàn Dự -




Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình (Thái Bình nay là thành phố, không còn thị xã nữa).



MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người khâng phải anh em ruột với ba người kia ?” .

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…
tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia ?
- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho ai ?
- Cho anh Nam , một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.
- A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ ?
- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.
- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:
- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh:
- Chắc trăm phần trăm.
- Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.
- Chị quyết định như thế?
- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
- Sai. Giải đáp của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham dự chương trình.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Thưa quý bạn, ở ngoài Bắc, một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bình thường, đối với chúng tôi không có gì đáng ngạc nhiên. Thậm chí, trong trò chơi “ Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? , họ không biết, chúng tôi cũng không ngạc nhiên luôn. Tuy nhiên, trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là một gánh cải lương được và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được, phải suy nghĩ chứ.



Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì rất nguy hiểm. Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đã 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công thì trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.

– Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.



==

ROGER MITTON * KINH TẾ VIỆT NAM


KINH TẾ VIỆT NAM: NGHÈO TÚNG CƠ CỰC

Roger Mitton – Nguyên Hân chuyển ngữ

HÀ NỘI - Chuyện đã từng xảy ra trước đây.
Những năm đầu của thập niên 1990, có một sự háo hức, sôi nổi khi sự đổi mới kinh tế của Việt Nam được kích hoạt. Sau hằng chục thập kỷ đi theo con đuờng cộng sản chính thống đã làm cạn kiệt cả một quốc gia, sự thay đổi này nhằm tiến về những chính sách hướng đến thị trường tự do đã có một tác động đáng ngạc nhiên. Mức sống căn bản được biến đổi và một đoàn những nhà đầu tư ngoại quốc, nhìn vào thị trường mới gồm gần 80 triệu người dân, đã ồ ạt nối đuôi nhau bước vào.

Nhưng những ầm ĩ lúc đầu này bỗng trở nên eo xèo ngay sau đó. Nạn quan liêu, tham nhũng, cảm tính chống người ngoại quốc có tính cục bộ cũng như sự nặng nề, cứng ngắt của bộ máy quan liêu đã làm cho nhiều người đầu tư ngoại quốc ra đi.



Bỏ băng cái đoạn giữa để nhìn vào hiện trạng hôm nay khi những yếu tố tương tự vẫn còn đó, lại chồng chất lên trên hết là sự quản tr 883? kinh tế nghèo nàn, đã làm lu mờ hình bóng của một thằng nhóc mới ra lò được quảng cáo rầm rộ của vùng Á châu. Đời sống đang khốn khổ ở Việt Nam và ngày càng khốn khó hơn. Và hầu hết mọi người cảm nhận rằng những biện pháp của nhà nước đưa ra là hơi ít ỏi, hơi trễ tràng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển của Hà Nội nói: “Lý do chính làm cho nền kinh tế đi xuống dốc là vì chính sách kinh tế của nhà nước kém cỏi và không thống nhất cùng nhau.

Việt Nam hiện đang có tỉ lệ lạm phát tệ lậu nhất trong vùng Đông Á. Mới tháng rồi, lên tới 21.4 phần trăm. Sự thâm thủng mậu dịch, ước tính sẽ lên tới 25 tỉ đô-la trong năm nay, đã đặt Việt Nam nằm cuối dưới đít danh sách so với những nước khác trong vùng.

Ts. A nói: “Nhà nước luôn luôn nói rằng sự thặng dư của hàng nhập cảng so với hàng xuất cảng là chuyện thường. Nhà nước tập chú qúa nhiều để đạt mức tăng trưởng cao mà không để ý đúng mức phẩm chất của sự tăng trưởng.”

Sự thiển cận đó đã đưa đến sự mất cân bằng lợi tức triền miên, công nhân nhà máy và ngay ở vùng thôn quê cho rằng cho dù họ có thể có đồng lương cao hơn chút đỉnh, nhưng mức sống của họ lại xuống cấp. Như là một hệ qủa, điều đó đã làm cho Việt Nam điêu đứng vì một loạt đình công ngày càng leo thang.

Mới hôm thứ Năm tuần rồi, gần 7.000 công nhân ở một nhà máy sản xuất giày do Đài Loan làm chủ Hải Phòng đã đình công đòi hỏi tăng lương và bớt giờ làm việc. Một tuần trước đó, 3.000 công nhân đình công ở một hãng chuyên về chất dẻo (bao bì) do Trung Quốc làm chủ nằm ở phía bắc Hà Nội. Và vùng trung tâm kỹ nghệ quanh thành phố Hồ Chí Minh đã đình công hầu như hằng tuần.

Lương công nhân nhà máy thường là 55 đô-la một tháng. Họ nói rằng họ không thể sống nỗi với đồng lương chết tiệt như thế khi mà gía thực phẩm và nhiên liệu tăng ở mức 30 phần trăm và còn tiếp tục tăng nữa.

Về phần thị trư01?ng chứng khoán của Việt Nam, nó hiện là thị trường làm ăn tệ hại nhất thế giới hiện nay và đã giảm 63 phần trăm gía trị cổ phần kể từ năm rồi.

Ông Phan Hồng Quân, sếp của Europe Capital Securities ở Hà Nội nói: “Lý do làm cho thị trường chứng khoán xuống dốc là vì chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đưa ra đã qúa liều lĩnh và bất nhất.”

Ông Jonathan Pincus, kinh tế gia thâm niên của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc đặc trách Việt Nam nói rằng: “Vấn đề của Việt Nam tồi tệ hơn những nước láng giềng của họ, bởi vì nguyên tắc tài chính bị sai sót trong năm 2007 và nó đòi hỏi nhiều thời gian để sửa chữa hơn là người ta tuởng.”

Và trong một nước cờ đáng ngại, công ty chuyên đánh gía Standard and Poor’s của Hoa Kỳ mới đây đã hạ thấp triển vọng nền kinh tế Việt Nam xuống con số âm từ ổn định vì những quan tâm về sự quản trị nền kinh tế vĩ mô.

Có lẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu những quan tâm đó tuồng như làm cho ông nhà nước ngạc nhiên. Vì nói gì thì nói, đất nước này đã và đang hưởng và khoái trá với gần như một thập niên tăng trưởng hằng năm ở mức 8 phần trăm cơ mà.

Người tiêu thụ trẻ của đất nước này đã hăm hở đi theo cái triết lý “tiêu trước, trả sau”, ầm ầm chạy theo xe gắn máy đời mới Piaggio, phôn cầm tay Nokia và áo quần hiệu. V_e0 khó mà đổ lỗi cho họ, vì chính ông nhà nước cũng tiêu xài như nước, tưởng chừng như không có ngày mai.

Một cách đương nhiên, là sự gia tăng tỉ lệ lạm phát và tháng Mười Một năm rồi nó tăng lên thành hai số. Ngay lúc đó, nhà nước cứ khăng khăng cho rằng mọi cái đều nằm trong sự kiểm soát và chẳng mấy chốc nhà nước sẽ níu sự lạm phát lại cùng lúc duy trì sự phát triển ở mức 8 đến 9 phần trăm.

Cái niềm hy vọng đó tan thành mây khói chẳng lâu ngay sau đó và nhà nước gi01? đây đã giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống còn 7 phần trăm. Ít ai tin rằng mục tiêu đó sẽ đạt được trong năm nay.

Tháng tới, khi nhà nước không còn bù lỗ nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, tỉ lệ lạm phát được dự đoán sẽ tăng trên 30 phần trăm. Cũng chẳng trông mong gì nhiều cái thị trường chứng khoán kia sẽ hồi sinh hoặc là thâm thủng mậu dịch sẽ bớt đi trong tương lai gần. Ông Pincus nói: “Sự thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong ba tháng đầu trong năm nay là 11 tỉ đô-la. Trên căn bản tính toán dựa vào hằng năm, đó sẽ là 40 phần trăm của tổng sản lượng nội địa (GDP).

Thị trường quốc tế lo ngại là Việt Nam không có khả năng tài trợ sự thâm thủng này với con số lớn như thế, và như là hệ qủa, đồng bạc trong nước, là tiền tệ với đơn vị “đồng” hiện đang mất giá.”

Nhà nước cộng sản đang cầm quyền cũng cùng chung số phận, cũng đang mất gía. Ngày càng có nhiều người nhận thức rằng chính sự quản trị kinh t71? tồi tệ và những chính sách “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” đã đưa đến cuộc khủng hoảng ngày hôm nay.

Những nhà báo trong nước bạo gan, tuồng như đi gần với đại chúng hơn là đảng cộng sản, đã đi những bài báo bày tỏ sự bất bình bằng một ngôn ngữ ngày càng đanh thép. Mới tuần rồi, tờ báo bán chạy nhất nước là nhật báo Thanh Niên đã chỉ trích cái mà họ cho là những người lãnh đạo đảng đã không có một ý niệm gì ngay trong lúc hỗn loạn kinh tế ngày càng tăng.

Bài báo nói toạt móng heo: “Bơm sự tăng trưởng lên 8 hay 9 phần trăm để ăn được cái giải gì khi đời sống người dân ngày càng tồi tệ và người nghèo lại càng nghèo hơn?”

Hôm đầu tháng rồi, Thông Tấn Xã Việt Nam xưa nay vốn đi luồng bên phải đã cho đi tít in đậm trong trang đầu làm xôn xao dư luận khi bài báo đổ dầu vào lửa chuyện đồn đại được bàn ra tán vào là chuyện khả năng tồn tại của chính phủ do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu. Bài báo, cũng được đăng lại trên các báo khác ở Việt Nam, nói rằng bộ chính trị, là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền, đã cho những lời cố vấn về mặt kinh tế. Điều đó đã gây nên chuyện đồn đại là chuyện này cưu mang cái ý nghĩa gì đây cho ông Dũng và cái ê-kíp của ông khi bị bộ chính trị chỉ tay năm ngón bảo phải làm gì.

Nói chung người ta cho rằng bộ chính trị được tách ra làm hai nhóm giữa những người ủng hộ phương cách tiến gần với cộng đồng quốc tế của ông Dũng và những người có khuynh hướng hướng nội hơn, như ông tổng Nông Đức Mạnh.

Trước khi sự rối loạn kinh tế này xảy ra, Thủ tướng Dũng trông vững như bàn thạch. Nhưng giờ đây tuồng như cái uy thế của ông có thể bị xói mòn nếu nền kinh tế bệnh hoạn của Việt Nam không khá hơn trong một tương lai gần đây.




CỘNG SẢN ĂN CẮP TRONG & NGOÀI NƯỚC




Phi Hành đoàn Vietnam Airlines Phạm Pháp-


Hôm thứ tư, 17 tháng 12 vừa qua, truyền thông Nhật lại đồng loạt loan tải một tin tức liên quan đến Việt Nam. Lần này không phải là vụ PCI, mà là chuyện một phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines bị cảnh sát Nhật bắt, vì tình nghi chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam.



Bản tin cho biết cảnh sát có lệnh khám xét khẩn cấp cùng một lúc 6 cơ sở của hãng hàng không Việt Nam tại Tokyo cũng như tại các phi trường quốc tế Narita, Nagoya, Osaka, Fukuoka, và phát hiện thêm nhiều thùng hàng ăn cắp khác. Các đài truyền hình đã chiếu đi chiếu lại cảnh phi công Đặng Xuân Hợp bị bắt tại một khách sạn gần phi trường quốc tế Narita, đưa lên xe chở về sở cảnh sát điều tra.


JPEG - 21.7 kb
Phi công Đặng Xuân Hợp (Nguồn: báo Asahi)



Phi công Đặng Xuân Hợp nhận là đã không khai báo một số hàng hóa khi qua cửa khẩu, và cho biết thêm, đó là hàng hoá do người khác gửi nhờ ông đem về, chứ ông không biết đó là hàng ăn cắp. Về phía cảnh sát điều tra Nhật, thì họ đã căn cứ vào lời khai của những người Việt Nam đi ăn cắp bị bắt, rồi lập ra đường dây theo dõi, tìm ra manh mối và các liên hệ trong hệ thống ăn cắp và chuyển lậu hàng ăn cắp về Việt Nam, trong đó, những cơ sở và nhân sự của Vietnam Airlines tại Nhật đóng một vai trò quan trọng để dẫn đến những cuộc khám xét và bắt bớ như vừa nêu ở trên. Theo các cuộc điều tra thì từ năm 2006 đến nay, mạng lưới tội phạm này đã ăn cắp và chuyển về Việt Nam một khối lượng hàng hoá trị giá lên tới 140 triệu yen, tức tương đương với khoảng 1 triệu 6 trăm ngàn mỹ kim.



Cảnh sát Nhật còn cho biết là họ sẽ bắt thêm sáu người khác nữa có liên quan trong vụ này, nhưng chưa công bố tên tuổi, vì đang trong vòng điều tra. Trên thực tế, cũng như ở các sân bay quốc tế của các nước khác, cảnh sát hải quan ở các sân bay cửa khẩu ở Nhật rất ít khi xét hỏi hàng hoá của nhân viên phi hành đoàn, ngoài những câu hỏi mang tính cách thủ tục chiếu lệ. Phần vì uy tín và sự lương thiện của phi hành đoàn các chuyến bay quốc tế, phần khác vì khối lượng người và hàng hoá qua lại các sân bay cửa khẩu quá lớn, đặc biệt là ở các sân bay quốc tế nhộn nhịp như Narita hay Kansai.




JPEG - 15.6 kb
Cảnh sát khám xét văn phòng Vietnam Airlines
tại phi trường Kansai (Nguồn: báo Asahi)

Lợi dụng sự dễ dãi đó, nhân viên phi hành Vietnam Airlines đã nhiều lần mang hàng lậu ra vào nước Nhật. Hồi tháng 5 vừa qua, tiếp viên phi hành Trần Thanh Phong bị quan thuế phi trường Nhật bắt giữ vì đã đem lậu đồ hiệu trị giá cả 10 ngàn mỹ kim vào Nhật. Và người ta đã phát hiện ra là hầu hết phi hành đoàn của nhiều chuyến Vietnam Airlines đến Nhật đều đem theo đủ thứ hàng lậu. Từ đồ hiệu, đồ cổ đắt giá, cho đến thịt chó, thịt rắn... theo đơn đặt hàng của các tiệm ăn Việt Nam. Khi trở ra thì mang hàng hóa ăn cắp về. Chẳng phải chỉ có đường bay đi Nhật, mà đường bay sang các nước khác, phi hành đoàn Vietnam Airlines cũng làm những chuyện phạm pháp tương tự. Tháng 4 vừa qua, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lén ba, bốn triệu tiền Úc về Việt Nam. Năm 2007, hai tiếp viên phi hành của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Hàn Quốc, khi nhân viên quan thuế phát hiện họ đem trái phép 300 ngàn đô la Mỹ từ Việt Nam vào Hàn quốc. Có nhiều phần đây là một trong những lần rửa tiền cho các quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản Việt Nam.




Một số phi hành đoàn của những hãng hàng không nước khác, khi được ký giả Nhật hỏi cảm nghĩ về chuyện phạm pháp của phi công Đặng Xuân Hợp, thì họ đều cho rằng rằng đó là chuyện đáng trách, cần phải xử phạt nặng. Tuy nhiên, theo họ thì đừng vì chuyện phi công của Vietnam Airlines làm chuyện xấu, mà hải quan Nhật sẽ gắt gao, xoi mói đối với phi hành đoàn các quốc gia khác.




Được biết những món hàng mà phi công Hợp đem về Việt Nam toàn là đồ mỹ phẩm đắt giá, hiệu Shiseido, Kanebo của Nhật, do các nhóm tội phạm người Việt, khoảng 85 người, ăn cắp ở những siêu thị hay tiệm thuốc tây, sau đó được đóng thùng tẩu tán. Vì quy mô của hệ thống ăn cắp này, cảnh sát Nhật đã phải thành lập một Ủy ban điều tra hỗn hợp trải rộng trên 16 tỉnh, phủ để theo dõi, điều tra. Điều này không phải là không gây ảnh hưởng cho khối người Việt lương thiện sinh sống ở Nhật. Mấy tháng trước đây, người Việt đi làm việc là bị bạn đồng sở hỏi về vụ PCI; nay thì hỏi về chuyện Vietnam Airlines. Người ta biết là những cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo Vietnam Airlines, chắc chắn không vô can trong những vụ tai tiếng này.

Bây giờ những ai đến Nhật, trình cái hộ chiếu Việt Nam ở cửa khẩu, thì không sao tránh khỏi cái nhìn xoi mói, đầy nghi ngờ của hải quan Nhật. Và người ta mới thấm thía với câu nói của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cách đây vài tháng, về nỗi nhục nhã khi mang theo tấm hộ chiếu của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra nước ngoài.



==




CON ÔNG CHÁU CHA ĂN CẮP TẠI NHẬT

50 phi công, tiếp viên Vietnam Airlines dính vào dịch vụ chuyển hàng mất cắp

Phi công Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines bị cảnh sát phi cảng quốc tế Narita, Tokyo, bắt ngày 17/12/2008 với cáo buộc vận chuyển hàng bị đánh cắp.


TOKYO - Khoảng 50 phi công, tiếp viên phi hành của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines dính vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa đánh cắp ở nước Nhật về Việt Nam.

Báo chí Nhật nói như vậy chứ không phải chỉ có một mình phi công Ðặng Xuân Hợp, người đã bị bắt ở phi trường quốc tế Narita, Tokyo, ngày 17/12/08.

Báo chí Nhật cách đây ba ngày cho hay cảnh sát đã bắt giữ 85 người Việt Nam liên quan đến các vụ đánh cắp, vận chuyển các loại hàng hóa lấy từ các siêu thị, tiệm thuốc, tiệm buôn trên đất Nhật về Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn là mỹ phẩm, quần áo đắt tiền rất có giá tại Việt Nam.

Theo báo Asahi Shimbun ngày 20/12/08, các tài liệu mà cơ quan điều tra của cảnh sát đã tìm được nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy số phi công, tiếp viên, nhân viên của VNA chi nhánh trên đất Nhật rất đông đảo chứ không phải chỉ có mình Ðặng Xuân Hợp.

Ðặng Xuân Hợp chỉ là phi công phụ nhưng nguồn tin trên nói cả các phi công chính của VNA cũng tham dự vào các vụ vận chuyển hàng mất cắp đó. Phi công các đường bay quốc tế đến Nhật không phải qua thủ tục khám xét hành lý bình thường của hải quan nên họ là những mắt xích hợp lý cho các vụ chuyển vận hàng lậu.

Ðiện thoại di động, vàng, kim cương, tiền đô la và các loại ngoại tệ mạnh mà tiếp viên và phi công VNA vận chuyển ra vào Việt Nam bất hợp pháp từng bị bắt giữ tại một số quốc gia trong vùng cũng như khi về đến Việt Nam.

Cảnh sát tại 14 thành phố của Nhật đã mở các cuộc lục soát điều tra trong những ngày qua, theo báo Asahi Shimbun, để xác định xem các người của VNA có thật sự liên quan đến các đường dây ăn trộm hàng hóa hay không. Nhưng ít nhất, thì những gì họ đã tìm thấy khi bắt giữ Ðặng Xuân Hợp, có dấu hiệu như vậy.

Cảnh sát tìm thấy tại chỗ cư trú của một phụ nữ tên Trần Thị Mỹ Hạnh một tờ thư fax từ Việt Nam với nội dung về hàng hóa và người nhận hàng để chuyển về Việt Nam là Ðặng Xuân Hợp.

Theo nguồn tin này, từ các bản thư fax từ Việt Nam sang và các biên nhận gửi bưu phẩm trong đường dây đánh cắp và gửi hàng mở ra cho họ thấy sự kinh doanh bất hợp pháp này liên hệ đến rất nhiều người, từ nhân viên VNA đến các “tu nghiệp sinh” của Việt Nam.

Ðặng Xuân Hợp khai với cảnh sát điều tra là ông ta không biết các món hàng mà ông ấy mang về Việt Nam là hàng ăn cắp. Tuy nhiên, ông nhìn nhận đã được trả công mỗi chuyến như vậy $100 USD.

Ngày 18/12/08, tòa án ở Yamagucji đã kết án Nguyễn Hoàng Công 2 năm tù vì tội ăn cắp hàng hóa.

Ngày 25/5/08, hải quan phi trường Narita đã tạm giữ tiếp viên Trần Thanh Phong của VNA sau chuyến bay từ Sài Gòn đến. Trong hành lý của ông này bị hải quan xét thấy có nhiều tiền yen và một số hàng hóa trị giá hơn $10,000 USD. Khi được thả về nước, Phong đã xin nghỉ việc.

Ngày 13/7/08, tiếp viên VNA tên Nguyễn Hoàng Hải bị xét thấy vận chuyển bất hợp pháp hơn 330,000 Euro từ Ðức về Việt Nam.

Cuối Tháng Sáu 2007, hai phi công của VNA đã bị “đình bay” vì vận chuyển bất hợp pháp một số mỹ phẩm trị giá khoảng $3,600 USD từ Osaka về Sài Gòn.

Ngày 31/3/08, Lại Quốc Việt, phi công VNA đã bị bắt giữ ở phi trường Sydney, Úc, vì vận chuyển 4 triệu Úc kim ra khỏi nước này và liên quan đến một số đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy. Một phi công VNA khác đã bị Úc kết án 4 năm rưỡi tù hồi năm ngoái vì vận chuyển bất hợp pháp 6.5 triệu Úc kim về Việt Nam.

Nếu chính phủ Nhật tìm ra đủ chứng cớ và truy tố 50 phi công, tiếp viên VNA, trong một vụ làm ăn bất chính và qui mô, đây là chuyện tai tiếng không nhỏ cho hãng hàng không quốc doanh này nói riêng và thể diện của người Việt Nam nói chung ở nước ngoài.

Theo một nhà báo ở Sài Gòn nói với báo Người Việt, xin vào làm phi công và tiếp viên cho VNA không phải dễ. Hoặc phải là “con ông cháu cha” được gửi gấm hoặc phải tốn những số tiền rất lớn. Hai năm trước, báo chí phanh phui cho thấy con của Bộ Trưởng Tư Pháp Uông Chu Lưu, tướng vùng, và nhiều quan chức khác đã dùng thế lực và ảnh hưởng để cho con đi du học ngành hàng không dân dụng ở ngoại quốc với tiền đài thọ của VNA, tuy không thuộc “diện” được thu nhận


TAI LIỆU:http://radiochantroimoi.com/spip.php?article4875http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2003/06/3B9C9220/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081217_viet_pilot_japan.shtmlhttp://www.vnn-news.com/spip.php?breve12051

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG SẢN



Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái Bình
Đoàn Dự -



Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình (Thái Bình nay là thành phố, không còn thị xã nữa).



MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người khâng phải anh em ruột với ba người kia ?” .

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…
tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia ?
- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho ai ?
- Cho anh Nam , một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.
- A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ ?
- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.
- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:
- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh:
- Chắc trăm phần trăm.
- Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.
- Chị quyết định như thế?
- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
- Sai. Giải đáp của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham dự chương trình.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Thưa quý bạn, ở ngoài Bắc, một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bình thường, đối với chúng tôi không có gì đáng ngạc nhiên. Thậm chí, trong trò chơi “ Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? , họ không biết, chúng tôi cũng không ngạc nhiên luôn. Tuy nhiên, trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là một gánh cải lương được và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được, phải suy nghĩ chứ.



Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì rất nguy hiểm. Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đã 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công thì trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.

– Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.




Saturday, January 3, 2009


MỪNG GIÁNG SINH & NĂM MỚI 2009



TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
KINH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ

GIÁNG SINH VUI VẺ
TÂN NIÊN HẠNH PHÚC

SƠN TRUNG




==

SƠN TRUNG * CHÙM KHẾ NGỌT


==


CHÙM KHẾ NGỌT
SƠN TRUNG

Trương Thế Phát là một thương gia trẻ ở kinh đô Thăng Long. Ông có tàu bè chở hàng đi buôn bán ờ trong và ngoài nước. Khi quân Pháp tiến đánh thành Hà Nội, và chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, ông lên tàu đem gia đình ra ngoại quốc. Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, gia đình ông đến Xiêm La, rồi định cư tại đây. Nhờ có tàu bè, ông mang theo một mớ gia sản nên khi qua Xiêm ông đã có sẵn một gia tài. Với tài kinh doanh, ông đã gây dựng một sự nghiệp khá lớn, gồm các cửa tiệm kim hoàn, cửa tiệm vải vóc lụa là, và trà thất Mây Tần.



Là một nhà kinh doanh, công việc bận rộn, nhưng òng luôn thương nhớ quê hương . Ông nhớ Hà Nội ba mươi sáu phố phường, với năm cửa Ô xưa. Ôi! Những cô gái hàng Đào, hàng Bạc . .. má đỏ, môi hồng, quần điều, áo lụa trắng, đeo xà tích ba.c. Ông nhớ cốm Vòng, nhớ phở , nhớ xôi và bánh cuốn Hà Nô.i. Ông nhớ Hồ Gươm, hồ Tây, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cô.t. . . Xiêm La có nhiều chùa lớn và nhiều lễ hội nhưng không đâu bằng hội chùa Hương.. . Ông nhớ những bài hát ru, những điệu quan họ. Xiêm La có nhiều trái cây nhưng không bằng nhãn, vải, cam, quít. . . Hà Nô.i. Ở Xiêm La ông có nhiều bạn mới, nhưng lòng ông vẫn nhớ nhung các bạn Hà Nội và những kỷ niệm thời ấu thơ. Nhất là buổi đầu, ngôn ngữ bất đồng, phong tục khác biệt làm cho ông chao đảo như con thuyền không lái.



Lúc bấy giờ nhiều người trong nước cũng bỏ nước ra đi. Họ ra đi mang theo một bầu nhiệt huyết , một lý tưởng cao siêu là khôi phục đất nước, giải phóng dân tô.c. Có nhiều nhóm hoạt đô.ng. Họ từ trong nước ra. Họ cũng từ Trung Quốc, Nhật Bản sang Xiêm hoạt đô.ng. Họ ở lại Xiêm mà cũng có người đi qua , đi la.i. Tuy là nhiều tổ chức khác nhau, tựu trong có hai nhóm. Một nhóm thuộc phe quốc gia, một phái thuộc phe quốc tế .




Trà thất Mây Tần do con trai của ông là Trương Thế Đạt trông coi, còn các tiệm khác thì do phu nhân, con trai thứ và các con gái ông quản lý. It lâu sau, Trương Thế Phát mất, cơ nghiệp truyền lại cho phu nhân và các con. Trương Thế Đạt tiếp tục kinh doanh trà thất Mây Tần .

Trà thất Mây Tần ở thủ đô Bangkok là một nơi trai thanh gái lịch lui tới tấp nâ.p. Không những người Xiêm La mà người Cao Miên, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ đều thường xuyên tới uống trà, và thưởng thức ca vũ nha.c. Một hôm, có mấy người khách Á Đông tới trà thất Mây Tần uống trà, uống rưọu , Trương Thế Đạt nhận ra có một số khách là người Việt Nam. Ông bèn tới chào hỏi, mới biết họ quả là người Việt Nam. Nghe giọng nói của họ, ông nhận ra họ là người Bắc, người Trung, và người Nam. Ông hỏi thăm họ thì họ cho biết họ qua đây lập nghiê.p. Trương Thế Đạt rất vui mừng khi gặp lại đồng bào Việt Nam. Tâm trạng hai bên thật vui vẻ như câu thơ “ Thiên lý tha hương ngộ cố tri ”. Họ hỏi ông tại sao đặt tên trà thất là Mây Tần. Ông nói ông rất yêu quê hương, lòng luôn nhớ băm sáu phố phường Hà Nô.i. “Hồn quê theo ngọn Mây Tần xa xa” Dần dần, hai bên quen nhau, Trương Thế Đạt mời họ về nhà chơi. Kể từ đó hai bên liên lạc thân mâ.t.




Sau một thời gian, khách hiểu rõ gia đình Trương là một gia đình yêu nước, vì không cam tâm làm tôi tớ bọn ngoại xâm mà bỏ nước ra đi. Vì quen thân, họ cũng cho biết họ thuộc đảng cách mạng tiến bộ Việt Nam, được thế lực quốc tế như Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ, thế lực rất mạnh, bám rễ trong và ngoài nước, có mục đích bài phong đả thực, xây dựng một xã hội công bằng tự do, người không bóc lột người. Đảng có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hùynh Thúc Kháng tham gia, và có khoảng mười triệu đảng viên. Lực lượng đảng trong nước đã vùng lên như Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám đã chiếm được nhiều tỉnh trong nước, giết vô số thực dân Pháp. Trương Thế Đạt nghe họ nói vậy cũng tin tưởng, ủng hộ cho họ một số vàng để làm quỹ hoạt động cứu quốc. Trương Thế Đạt mất, con trai là Trương Thế Vinh nối nghiệp cha kinh doanh trong ngoài, và ông cũng giữ mối liên lạc với tổ chức quốc tế, và cũng đóng góp vàng bạc cho họ. Trà thất Mây Tần và nhà của Trương Thế Vinh trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của đảng cách mê.nh. Ông được chi bộ đảng khen ngợi là “ nhân sĩ yêu nước”, và những Việt kiều ở Thái Lan theo cộng sản được gọi là “ Việt kiều yêu nước”. Gia đình Trương Thế Vinh đã được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi giấy ban khen là gia đình yêu nước, đã có công với cách ma.ng.




Sau 1945, đệ nhị thế chiến chấm dứt, Việt Minh cướp chính quyền. Một số dân chúng vì nạn đói, vì sợ cộng sản và thực dân Pháp nên đã bỏ nước sang Lào, Miên, Xiêm La, hoặc Pháp. Những người Việt Nam sinh sống tại Xiêm La ngày càng đông, và những người theo phe cộng sản càng ma.nh. Năm 1954, hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa giao thương với Xiêm La tức Thái Lan, và đặt tòa đại sứ tại Bangkok. Những đảng viên cộng sản Việt Nam ra mặt công khai hoạt đô.ng. Họ ra sức vận động Việt kiều tại Thái Lan về xây dựng đất nước. Chính sách này cũng được phát triển nhiều nơi như Pháp, Lào, Miên. . .Ho. bảo đất nước ngày nay cần nhiều bàn tay đóng góp. Việt Nam nay đã tiến lên xã hội chủ nghĩa, nông dân có ruộng cày, thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho bọn phú nông địa chủ; xã hội bây giờ không còn nạn người bóc lột người. Sinh viên học sinh được tự do học hành, không phài đóng học phí mà còn được chính phủ nuôi ăn học, cấp sách vở cho đến khi thành tài. Trong nước ai cũng có công ăn việc làm, không ai thất nghiê.p. Họ gửi tặng ông nhiều sách báo, có nhiều thơ ca, âm nhạc và tiểu thuyết ca ngợi sự lãnh đạo tài ba của đảng và chính phủ. Trần Thế Vinh tuy sinh tại Thái Lan, nhưng được nghe cha ông ca tụng về con người và đất nước Việt Nam, nay lại được nghe thêm những lời tuyên truyền của cộng sản nên càng thêm yêu nước, và càng nhớ quê hương. Ông luôn luôn mở đài Hà Nội, và những bài thơ, bản nhạc đã gieo vào lòng ông tình yêu quê hương, tổ quốc.

Quê hương là chùm khế ngo.t. ..

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học,

Con về rợp bướm vàng bay

. . . . . . . .

Quê hương là cầu tre nhỏ,

Mẹ về nón lá nghiêng che.

Là hương hoa đồng cỏ nội,

Bay trong giấc ngủ đêm hè. . .

Lúc bấy giờ công việc buôn bán ngày càng khó khăn khiến Trương Thế Vinh chán nản. Nay được cán bộ cộng sản kêu gọi và khuyến khích, vì vậy ông quyết định trở về góp sức xây dựng quê hương. Ông nay được ban khen là gia đình có công với cách ma.ng. Nếu về Việt Nam chắc ông sẽ được đảng và nhà nước quý tro.ng. Con đường tương lai rộng mở trước mắt ông.

Ta về ta tắm ao ta!

Ông muốn trở về tắm ao ta, về làm người hùng cứu nước, còn hơn là sống ở quê người, dù là triệu phú cũng có mặc cảm là kẻ tha phương cầu thực, kẻ lưu đày, là công dân bậc hai !

Ôi! Nước ta nay đã độc lập, không còn bọn thực dân Pháp xâm chiếm quê hương. Vì thực dân Pháp mà nhân dân ta khốn khổ điêu tàn . Vì thực dân Pháp mà tổ phụ ông phải bỏ quê hương mà đi. Nay là một dịp để ông trở về quê hương, về 36 phố phường Hà Nội và năm cửa Ô xưa! Tình yêu quê hương không còn là một mớ tình cảm bâng khuâng mà đã biến thảnh sự thư.c. Ông lo bán nhà cửa, hàng hóa và các cơ sở kinh doanh thu được năm trăm lượng vàng và mười ngàn đô la Mỹ. Sau khi đã thanh toán mọi thứ, ông đã đăng ký mua máy bay trở về Hà Nội thân yêu. Nhưng toà đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đã lo mọi sự. Tất cả Việt kiều tại Thái Lan sẽ cùng nhau về Việt Nam bằng đường hàng không sang Cambodge rồi từ đó sẽ đi xe ô tô hay máy bay về Việt Nam.




Sau khi đoàn Việt kiều Thái Lan về đến Cambodge, họ được chuyển ngay lên xe ô tô Liên Xô là loại xe bốn bề kín mít chở ngay về Quảng Bình Việt Nam. Khi về đến biên giới Việt Nam, cả đám được cán bộ cộng sản đeo súng yêu cầu xuống xe để vào một trung tâm, bốn bề rào kín và có lính gác. Họ bảo các Việt kiều tạm ở lại đây một thời gian để học tập đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Họ ra lệnh các Việt kiều tập họp lại, gia đình nào theo gia đình đó.Ho. bảo mọi người không được ra khỏi trung tâm nếu không được trung tâm cho phép. Họ đưa mọi người vào hội trường. Viên thủ trưởng tỏ ra rất lịch sự. Ông nói:

Chào các đồng bào và các đ ồng chí,

Hôm nay tôi xin thay mặt mặt đảng và chính phủ chào mừng những người con yêu t rở về tổ quốc.

Ông vừa dứt lời, mọi người vui vẻ hoan hô, tiếng vỗ tay nghe vang như tiếng pháo.

Tiếp theo, ông nói:

Thưa các đồng chí và đồng bào,

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những người ngoại quốc đã ước mơ trong một đêm được trở thành người Việt Nam. Các đồng bào và đồng chí nay đã thành người nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.Trước tiên, yêu cầu mọi người giao nộp thẻ căn cước, thẻ quốc tịch và khai sinh ngoại quốc để Nhà nước làm thủ tục hành chánh.

Ông nói xong thì lui bước, để cho một đại biểu khác lên tiếng yêu cầu đồng bào làm bản tự khai hồ sơ, lý lịch, nhất là phải kê khai vàng bạc, kim cương, hạt xoàn và đô la. Trong khi mọi người tập trung ở hội trường, cán bộ cộng sản đã vào khám xét hành lý của Việt kiều. Những ai có chìa khóa va ly hay khóa các hộp kín, họ đến bảo nhỏ giao nộp chìa khóa cho họ làm thủ tục kiểm tra. Ngay hôm đó, họ bắt mọi người giao nộp vàng, kim cương, nữ trang và đô la.

Ông cán bộ nói:

Đảng sẽ giữ tài sản cho họ vì sợ bọn biệt kích Mỹ ngụy cướp của giết người.. Cứ yên tâm đưa chính phủ giữ dùm, rồi chính phủ sẽ trả lại cho các gia đình sau khi tình hình đã được ổn đi.nh.

Tiếp theo, mọi người làm thủ tục y tế. Mọi người phải vào phòng kín, cởi hết áo quần để y sĩ khám xét. Không thử máu, không nghe tim mạch, mà chỉ khám tổng quát. Thủ tục này thì cũng nhanh thôi, ngoại trừ những ai còn cất giấu tài sản trong người là bị tịch thu và bị phê bình, kiểm thảo. Các gia đình Việt kiều được cán bộ rút sổ tay, xé giấy viết biên nhận bằng những tờ giấy vàng úa xấu xí với những giòng chữ nghệch ngoạc, không rõ chữ viết và con số, và cũng không ghi ngày tháng, chữ ký và tên người nhận:

Đã nhận 300 miếng kim loại bề ngoài màu vàng. . . Đã nhận một ngàn tiền nước ngoài. . . Đã nhận hai mươi viên đá nhỏ óng ánh. . .

Đến đây thì các Việt kiều biết mình đã lầm, đã mắc gian kế. Họ cũng như Thúy Kiều trong ngày đầu gặp Mã giám sinh đã kêu lên:

Xem gương trong bấy nhiêu ngày,

Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già!.




Vài ngày sau, các Việt kiều được phân phối về các thôn xóm ở miền Bắc. Gia đình Trương Thế Vinh được phân phối về một làng ở Quảng Bình. Ông chất vấn cán bộ :

-Chúng tôi xin về Hà Nội là quê hương của tôi và đã được tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok chấp thuâ.n. Nay sao các ông lại bắt tôi về Quảng Bình?

Tên cán bộ trong ban Việt kiều yêu nước nói:

- Nay chúng ta đang xây dựng Hà Nội thành một thủ đô to lớn và văn minh hơn mười lần xưa. Hà Nội tương lai sẽ có những tòa cao 40-50 tầng, vĩ đại hơn Mỹ. Vi là xây cất chưa xong, nên chưa có nhà cho đồng bào ở. Vậy ông tạm ở lại Quảng Bình một thời gian, rồi sẽ đưa gia đình về Hà N ội sau.




Biết rằng phản đối cũng vô ích cho nên gia đình ông phải lên xe về Quảng Bình. Gia đình ông được đổ xuống quốc lộ I, rồi được công an dẫn bộ tới một làng nhỏ, cách quốc lộ vài cây số. Làng này cho ông một miếng đất ven sông để ở và canh tác. Nơi ông ở là bãi sông vắng, cách xa xóm làng vài cây số. Ông là một kẻ ngụ cư. Hơn nữa, ông là một kẻ nguy hiểm. Dân làng không ai dám giao thiệp cùng gia đình ông vì họ coi gia đình ông như một những kẻ gián điệp từ ngoại quốc về để phá hoại xã hội chủ nghĩa. Tiền của mất sạch, gia đình ông trở thành kẻ bần cùng nhất nước, cô đơn nhất nước. Thư ông gửi đi không có hồi âm. Ông không nhận được lá thư nào từ Thái Lan hay Hà Nô.i. Ở Thái Lan, ông có tài sản, bạn bè, nhưng về đây, quê hương Việt Nam,Trương Thế Vinh và gia đình bị lưu đày và cấm cố. Gia đình ông vì yêu nước mà trở về nay lại bị coi là kẻ thù của dân tô.c. Sống ở Thái Lan, ông tự coi là người xa lạ, nay về Việt Nam, ông lại trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình. Ông suy nghĩ xa gần mà lòng đau như cắt. Ông trách ông ngu da.i. Nước Thái Lan đã cho ông nương tựa, giúp ông làm giàu, con cái ông học hành thành tựu, thế mà ông bỏ Thái Lan mà về Việt Nam, về quê mẹ, nhưng quê mẹ đã giết gia đình ông, cướp đoạt tài sản và hy vọng của ông! Kẻ sát nhân cướp bóc chính là những kẻ mà ông đã nuôi nấng, kẻ đã rao giảng tự do, nhân đạo và bình đẳng! Ông đã bỏ mồi bắt bóng! Ông là người ngu xuẩn nghe theo những lời phỉnh nịnh để rồi làm hại mình và con cháu!



Vài năm sau, chiến tranh Việt Mỹ bùng nổ, miền Bắc bắt thanh niên nam nữ “sinh bắc tử nam”. Trương Thế Vinh có một trai, một gái. Con trai ông phải vào bộ đội rồi tử thương tại chiến trường miền Nam. Con gái ông phải đi thanh niên xung phong, lâm bệnh rồi chết trên Trường Sơn. Hai vợ chồng cắng đắng nhau. Bà trách ông nhẹ dạ tin lời kẻ cướp. Bà không chịu nổi đời sống kham khổ và nỗi uất hận vì bị lường gạt nên mắc bệnh, không thuốc men mà chết. Còn ông, trong cơn đau khổ, uống rượu say rồi chửi cộng sản. Kết cuộc ông bị công an bắt bỏ tù rồi chết trong trại tù Thái Nguyên.

SON TRUNG

http://www.sontrung.com

Thursday, January 1, 2009


PERRY LINK * PHONG TRÀO DÂN CHỦ TRUNG QUỐC






HIẾN CHƯƠNG 08
(Linh Bát Hiến Chương)





Khánh Đăng lược dịch từ bản Anh ngữ của Perry Link
http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6794




Ghi chú của Diễn Đàn Quốc tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN:


HIẾN CHƯƠNG 08 của các nhà trí thức và dân chủ Trung Hoa là một bản văn quan trọng nhằm thay đổi Trung Hoa từ chuyên chính sang dân chủ theo gương Hiến Chương 77 của Tiệp Khắc. Đi sau 8 năm so với Hiến Chương 2000 của các phong trào dân chủ VN, Hiến Chương 08 của Trung Hoa có một số nội dung tương tự như Hiến Chương 77 của Tiệp Khắc và Hiến Chương 2000 của VN vì đều căn bản trên sự thực thi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc, và các quyền tự do của con người quy định trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Dân Quyền của Pháp (sau cuộc Cách Mạng phá ngục Bastille năm 1789).



Những vấn nạn của nền chuyên chính CS Trung Hoa hiện nay cũng là những vấn nạn của nền chuyên chính CSVN, thí dụ tham nhũng/ ăn của đút, vi phạm quyền làm người, đảng CS ngồi trên luật pháp v.v. Độc giả đọc Hiến Chương 08 sẽ thấy tình hình chính trị và xã hội Trung Hoa hiện nay sao mà nó quá giống với VN, với hiện trạng ăn của đút và chà đạp quyền làm người là nổi bật!




Đây là một biến cố lớn của cuộc tranh đấu cho nền dân chủ Trung Hoa, một nỗ lực lớn của giới trí thức và dân chủ Trung Hoa; chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các giới tranh đấu và đồng bào VN.

Bản Anh Ngữ xin đọc tại:
http://crd-net.org/Article/Class9/Class10/200812/20081210142700_12297.html

Tài liệu tham khảo thêm và bài viết về Hiến Chương này có thể đọc tại:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=88105&z=7

Khi có dịp chúng tôi sẽ trở lại mổ xẻ về nội dung bản Hiến Chương này.

Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
(vietmarketing2@eol.ca)




* * *



Văn kiện dưới đây, gọi là Hiến chương 08 (Linh Bát Hiến Chương) do hơn 300 công dân có tiếng tăm ở Trung Quốc ký vào, được ấp ủ và viết ra trong sự khâm phục tận đáy lòng đối với những người sáng lập ra bản Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc, là nơi mà vào năm 1977, hơn hai trăm nhà trí thức khoa bảng Tiệp Khắc đã lập ra một tập hợp công khai, không chính thức gồm nhiều người có cùng một ý chí, đoàn kết lại với nhau để tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền ở đất nước họ và trên khắp thế giới.

Hiến chương 08 không những chỉ kêu gọi cải tổ lại hệ thống chính trị hiện thời ở Trung Quốc, nhưng còn kêu gọi chấm dứt một số nét đặc trưng của chế độ, trong đó có quyền cai trị độc đảng, và thay thế bằng một hệ thống đặt căn bản trên dân chủ nhân quyền.




Những công dân ký tên vào bản Hiến chương 08 bao gồm những người trong chính quyền lẫn dân sự, không phải chỉ có các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng và giới trí thức khoa bảng, mà có cả các cán bộ trung cấp và thành phần lãnh đạo ở nông thôn. Họ chọn ngày 10 tháng 12, dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, là ngày để họ bày tỏ các ý kiến chính trị và phác thảo ra viễn kiến của họ về một nước Trung Hoa dân chủ và hợp hiến. Họ dự kiến rằng Hiến chương 08 sẽ được dùng như một bản thiết kế cho những thay đổi chính trị cơ bản ở Trung Quốc trong những năm sắp tới đây. Những người ký tên vào văn kiện này sẽ thành lập ra một nhóm không theo quy định nào, và không giới hạn số người tham gia, cùng đòan kết trong một quyết tâm để cổ xuý việc dân chủ hóa và bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc và khắp nơi.



HI`NH 1


Police stay mum on arrest of leading China dissident: lawyer
AFP/File – Chinese dissident Liu Xiaobo (L)
and his wife Liu Xia pose for a photograph in Beijing in 2002.

Vào ngày 8 tháng 12, hai người nổi tiếng ký tên vào bản Hiến chương 08, nhà văn Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) và Học giả Trương Tổ Hoa (Zhang Zuhua) đã bị công an Trung Quốc bắt giữ. Ông Trương Tổ Hoa đã được thả vào ngày 9 tháng 12, còn ông Lưu Hiểu Ba vẫn còn bị giam giữ.

Dưới đây là Hiến chương 08 do Khánh Đăng lược dịch từ bản Anh ngữ của Perry Link

Hiến chương 08 (Linh Bát Hiến Chương)



I. Lời Nói Đầu

Một trăm năm đã trôi qua kể từ khi bản hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc được viết ra. Năm 2008 cũng đánh dấu dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, kỷ niệm lần thứ 13 ngày Bức tường Dân chủ ở Bắc Kinh bị biến mất, và kỷ niệm lần thứ 10 ngày Trung Quốc ký kết bản Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị. Chúng ta đang tiến đến dịp kỷ niệm lần thứ 20 cuộc Thảm sát Thiên An Môn của các học sinh xuống đường biểu tình ủng hộ cho dân chủ. Người dân Trung Quốc, là những người đã cam chịu các thảm họa về nhân quyền và vô số sự vất vả trong suốt những năm tháng này, bây giờ gồm cả nhiều người đang nhìn thấy rõ rằng tự do, bình đẳng, và nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại, và dân chủ với một chính phủ hợp hiến là khuôn khổ cơ bản để bảo vệ những giá trị này.




Bằng cách tách rời khỏi những gía trị này, việc tiến hành công cuộc “hiện đại hóa” của chính phủ Trung Quốc đã chứng minh là một thảm bại. Chính phủ Trung Quốc đã tước đoạt khỏi người dân quyền làm người của họ, phá huỷ nhân cách, và làm hư hỏng mối quan hệ bình thường giữa con người với nhau. Cho nên chúng tôi thắc mắc rằng: Đất nước Trung Quốc đang đi về đâu trong thế kỷ thứ 21? Có phải Trung Quốc sẽ tiếp tục công cuộc “hiện đại hóa” dưới chế độ độc tài, hay sẽ đón nhận những giá trị nhân bản phổ quát, tham gia vào cùng với dòng chính của các quốc gia văn minh, và xây dựng một chế độ dân chủ? Không thể nào tránh khỏi những câu hỏi này.




Những giao động của ảnh hưởng Tây phương trên Trung Quốc trong thế kỷ thứ 19 đã phơi bày trần trụi một hệ thống độc đoán suy tàn và đánh dấu sự khởi đầu của điều thường được gọi là “những thay đổi vĩ đại nhất trong hàng ngàn năm” cho Trung Quốc.



Một “phong trào tự lực cánh sinh” đã theo sau, nhưng đơn giản chỉ nhắm riêng vào việc dùng kỹ thuật để đóng tàu vũ trang và những mục tiêu vật chất khác cho Tây phương. Trận hải chiến thất bại nhục nhã vào tay Nhật Bản năm 1885 chỉ xác minh thêm bản chất lỗi thời của hệ thống nhà nước Trung Quốc. Dự tính đầu tiên nhằm thay đổi sang một nền chính trị hiện đại đã đến với những cải cách ở mùa hè bất hạnh năm 1898, nhưng những cải cách này đã bị nghiến nát một cách tàn bạo bởi những kẻ bảo thủ cực đoan của toà án phong kiến Trung Hoa. Với cuộc cách mạng năm 1911, khai mào một nước cộng hoà đầu tiên ở Á Châu, hệ thống phong kiến độc đoán kéo dài hàng thế kỷ cuối cùng coi như bị chôn vùi. Nhưng xung đột xã hội bên trong đất nước chúng ta và những áp lực từ bên ngoài đã ngăn ngừa nó; Trung Quốc rơi vào một tình trạng chấp vá với những lãnh địa của các sứ quân và nước cộng hoà tân lập trở thành một giấc phù du.





Sự thất bại của cả “tự lực cánh sinh” lẫn cải tiến chính trị đã làm cho cha ông chúng ta phải suy ngẫm một cách sâu sa không biết có phải một “căn bệnh văn hóa” đã làm đau đớn tổ quốc mình hay không. Trạng thái này làm phát sinh ra, trong Phong trào 4 Tháng 5 ở cuối thập niên 1910s, cuộc tranh đấu cho “khoa học và dân chủ”. Nhưng nỗ lực đó cũng bị đắm chìm vì loạn sứ quân dai dẳng và cuộc xâm lăng của Nhật Bản [bắt đầu ở Mãn Châu vào năm 1931] đã đưa đến cuộc khủng hoảng tòan quốc.






Chiến thắng chống Nhật Bản vào năm 1945 giúp cho Trung Quốc có thêm một cơ hội để tiến đến một nhà nước hiện đại, nhưng việc Cộng sản đánh bại Quốc gia trong cuộc nội chiến đã xô đẩy cả nước vào vực thẳm của chủ nghĩa độc tài. Nước “Trung Quốc mới” xuất hiện vào năm 1949 tuyên bố rằng “nhân dân làm chủ” nhưng thực ra đã xếp đặt ra một hệ thống trong đó “Đảng nắm tất cả mọi quyền lực”.



Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm đoạt quyền kiểm soát tất cả các tổ chức nhà nước và các tiềm lực chính trị, kinh tế, xã hội, và dùng các tiềm lực này để sản xuất ra một vệt dài các thảm họa nhân quyền, mà trong đó, cùng với nhiều thứ khác như chiến dịch Chống Cánh Hữu (1957), chiến dịch Đại Nhẩy Vọt (1958–1960), cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1969), cuộc Thảm sát Thiên An Môn ngày 4 Tháng 6 (1989), và sự trù dập hiện nay đối với tất cả các tôn giáo không có phép hoạt động của nhà nước, và đàn áp phong trào weiquan [một phong trào nhắm vào mục đích bảo vệ những quyền lợi của công dân đã được chính thức công bố trong Hiến pháp Trung Quốc, và tranh đấu cho nhân quyền đã được thừa nhận bởi các công ước quốc tế mà chính phủ Trung Quốc đã ký kết]. Qua những sự kiện này, người dân Trung Quốc đã phải trả một cái giá vô cùng to lớn. Hàng triệu người bị thiệt mạng, và hàng thế hệ phải chứng kiến tự do, hạnh phúc và nhân phẩm con người bị chà đạp tàn bạo.




Trong hai thập niên cuối của thế kỷ thứ 20, chính sách “cải cách và mở cửa” của chính phủ đã giúp cho người dân Trung Quốc bớt đi nỗi khổ sở vì nghèo đói và tình trạng chuyên chế độc đoán lan tràn khắp nơi trong thời kỳ Mao Trạch Đông, đồng thời đem lại sự gia tăng rất đáng kể về vật chất và tiêu chuẩn đời sống cho rất nhiều người Trung Quốc cũng như một phần nào đó khôi phục lại tự do và quyền lợi về kinh tế. Xã hội dân sự bắt đầu tiến triển, và nhiều tiếng nói rất phổ biến kêu gọi thêm cho quyền lợi và tự do chính trị gia tăng nhanh chóng. Trong khi giới quyền cao chức trọng chuyển về hướng tư hữu và kinh tế thị trường, họ đã bắt đầu từ hoàn toàn bác bỏ “các quyền con người” sang nhìn nhận một phần nào các quyền này.




Vào năm 1998 chính phủ Trung Quốc đã ký kết hai văn kiện nhân quyền quốc tế quan trọng; vào năm 2004 họ đã sửa đổi hiến pháp để thêm vào câu “tôn trọng và bảo vệ nhân quyền”; và trong năm nay, 2008, họ đã hứa hẹn sẽ đề xướng một “kế hoạch hành động cho nhân quyền trên toàn quốc”. Nhưng thật là bất hạnh, hầu hết các tiến bộ chính trị này không vượt ra khỏi tờ giấy mà nó được viết lên. Điều thực tế về chính trị, rất đơn giản cho mọi người cùng thấy, là Trung Quốc có rất nhiều luật, nhưng lại không được cai trị bằng luật pháp; họ có một hiến pháp, nhưng không có một chính phủ hợp hiến. Thành phần quyền cao chức trọng tiếp tục bám víu vào quyền lực độc đoán và chống lại bất cứ hành động nào nhắm vào việc thay đổi chính trị.




Những kết quả rất lố bịch là quốc nạn tham nhũng lan tràn, một nền pháp trị bị xói mòn, nhân quyền yếu kém, đạo đức suy đồi, tư bản bè phái, sự bất bình đẳng giữa kẻ giàu người nghèo ngày càng gia tăng, sự cướp phá các môi trường thiên nhiên cũng như các môi trường của con người và lịch sử, một danh sách dài về những bất đồng trong xã hội đang trầm trọng, nhất là trong thời gian gần đây, mối oán thù giữa cán bộ nhà nước và người dân càng thêm sâu sắc.



Những bất đồng và khủng hoảng này hơn lúc nào hết đang tăng thêm mức độ căng thẳng, và giới cầm quyền không bị mất mát gì vẫn tiếp tục đè nát và tước mất của người dân quyền được tự do, được sở hữu tài sản và được mưu cầu hạnh phúc, chúng ta nhìn thấy thành phần không có quyền thế trong xã hội –những kẻ yếu đuối, là những người đã bị đàn áp và theo dõi, những người đã phải chịu đựng các hành động tàn ác và thậm chí cả tra tấn, và những người không có một lối thoát thích đáng nào để phản kháng, không tòa án nào nghe lời kêu nài của họ– đang trở nên hung hãn hơn và có khả năng phát động ra một cuộc xung đột dữ dội với một thảm hoạ khôn lường. Sự tàn tạ của hệ thống hiện thời đã tiến đến lúc thay đổi không còn là một sự lựa chọn.





II. Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Chúng Tôi

Đây là lúc lịch sử cho Trung Quốc, và tương lai của chúng ta đang treo lơ lửng. Trong khi nhìn lại tiến trình hiện đại hóa chính trị qua hàng trăm năm qua hoặc hơn, chúng tôi xin nhắc lại và tán thành những giá trị phổ quát căn bản như sau:

Tự do. Tự do là cốt lõi của giá trị nhân bản phổ quát . Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do sống nơi mình muốn sống, và tự do bãi công, biểu tình, phản đối cùng với nhiều thứ tự do khác, là những hình thức mà quyền tự do cần có. Không có tự do, Trung Quốc sẽ luôn luôn đứng cách xa những lý tưởng văn minh



Nhân quyền.

Nhân quyền không phải do nhà nước ban cho. Mọi người đều sinh ra với quyền thừa hưởng về phẩm cách và tự do. Chính phủ chỉ tồn tại để bảo vệ quyền làm người cho công dân của họ. Việc thi hành quyền lực nhà nước phải do nhân dân định đoạt. Những thảm họa chính trị liên tục trong lịch sử gần đây của Trung Quốc là hậu quả trực tiếp của việc chế độ cầm quyền bất chấp không đếm xỉa gì đến nhân quyền.



Bình đẳng.

Sự chính trực, phẩm cách, và tự do cuả tất cả mọi người—bất kể địa vị xã hội, nghề nghiệp, phái tính, điều kiện kinh tế, sắc tộc, màu da, tôn giáo, hay lập trường chính trị—đều giống nhau. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trong xã hội, kinh tế, văn hoá, dân sự và quyền lợi chính trị phải được tôn trọng.




Cộng hoà.


Nền cộng hoà nắm giữ quyền lực phải được cân xứng trong các ban ngành khác nhau của chính phủ và việc tranh đua vì lợi ích phải được đáp ứng, giống như lý tưởng chính trị truyền thống của Trung Hoa “Thiên hạ bình đẳng”. Nền cộng hoà cho phép các nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội khác nhau, và những người từ các nền văn hóa tín ngưỡng khác biệt, được thực hiện quyền dân chủ tự trị và bàn thảo nhằm mục đích tiến đến một giải pháp ôn hoà cho những vấn đề chung trên căn bản tự do, đồng đều, tranh đua ngay thẳng trong việc tham gia vào chính phủ.




Dân chủ.



Nguyên tắc cơ bản nhất của dân chủ là người dân làm chủ, và người dân chọn lựa chính phủ cho mình. Dân chủ có những đặc điểm sau: (1) Quyền lực chính trị bắt đầu từ người dân và tính chính đáng của một chế độ bắt nguồn từ người dân. (2) Quyền lực chính trị được thực hiện qua những lựa chọn mà người dân đã xếp đặt. (3) Những người nắm giữ các chức vụ quan trọng chính thức trong chính phủ ở tất cả các cấp được xác định qua các cuộc tranh đua bầu cử theo định kỳ. (4) Trong khi tôn trọng ý muốn của đa số, thì phẩm cách, tự do và quyền làm người cơ bản của thiểu số phải được bảo vệ. Một cách ngắn gọn, thì dân chủ là phương tiện hiện đại để đạt đến một chính phủ thật sự là “của dân, do dân và vì dân”.




Hiến trị.


Hiến trị là sự cai trị bằng một hệ thống pháp luật và những quy tắc của pháp luật để thi hành những nguyên tắc được ghi rõ ràng trong hiến pháp. Hiến trị có nghĩa là bảo vệ tự do và quyền lợi của công dân, giới hạn và định rõ phạm vi quyền lực chính đáng của chính phủ, và cung cấp cho chính quyền các cơ quan cần thiết để phục vụ cho những mục đích này.




III. Những Điều Chúng Tôi Cổ Vũ



Chủ nghĩa độc tài nói chung đang suy tàn trên toàn thế giới; ở Trung Quốc cũng thế, thời kỳ của các hoàng đế và chúa tể đang biến mất. Thời cơ đang đến khắp nơi cho các công dân làm chủ lấy đất nước mình. Đối với Trung Quốc, con đường để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng khó khăn hiện thời là tự gạt bỏ khái niệm độc đoán của việc lệ thuộc vào một “chúa tể” hoặc một “quan chức”, và thay vào đó quay sang một hệ thống tự do, dân chủ, và pháp trị, đồng thời tiến đến việc khuyến khích cổ vũ cho ý thức của các công dân mới, là những người xem quyền con người là cơ bản và việc góp phần vào là một nhiệm vụ. Theo đó, và trong tinh thần của nghĩa vụ này như những công dân có trách nhiệm và tinh thần xây dựng, chúng tôi xin đưa ra những đề nghị sau về việc cai quản đất nước, về quyền công dân, và phát triển xã hội.



1. Một Hiến Pháp Mới.


Chúng ta nên đúc kết lại bản hiến pháp hiện thời, huỷ bỏ những điều khoản trái ngược với nguyên tắc quyền làm chủ phải thuộc về người dân và biến bản hiến pháp thành một văn kiện bảo đảm thật sự cho nhân quyền, uỷ quyền việc thực hiện quyền lực công cộng, và phục vụ như một nền tảng để giúp chống đỡ cho việc dân chủ hóa Trung Quốc. Hiến pháp phải là luật cao nhất trong nước, nằm ngoài tầm ảnh hưởng của bất cứ cá nhân, phe nhóm hoặc đảng phái chính trị nào.



2. Phân Chia Quyền Lực.


Chúng ta nên xây dựng một nhà nước hiện đại, trong đó việc phân chia các quyền lập pháp, tư pháp, và hành pháp được bảo đảm. Chúng ta cần có một Đạo luật Hành chánh để định rõ ra phạm vi trách nhiệm của chính phủ và ngăn ngừa việc lạm dụng quyền lực hành chánh. Chính phủ phải có trách nhiệm đối với người đóng thuế. Việc phân chia quyền lực giữa các chính quyền địa phương và trung ương phải tôn trọng triệt để nguyên tắc quyền lực trung ương là những quyền được hiến pháp đặc biệt trao cho, và tất cả các quyền lực khác thuộc về các chính quyền địa phương.



3. Dân Chủ Lập Pháp.



Thành viên của các cơ quan lập pháp ở tất cả các tầng lớp phải được lựa chọn bằng bầu cử trực tiếp, và dân chủ lập pháp phải tuân theo các nguyên tắc công bình và vô tư.



4. Tòa Án Độc Lập.



Tinh thần pháp trị phải nằm trên mọi quyền lợi của bất cứ một đảng phái chính trị nào, và các thẩm phán phải độc lập. Chúng ta cần thiết lập một toà án hiến pháp tối cao và lập ra những thủ tục để duyệt xét lại hiến pháp. Càng sớm càng tốt, chúng ta nên huỷ bỏ tất cả các Uỷ ban Chính trị và Pháp vụ hiện đang cho phép các đảng viên Ðảng cộng sản các cấp được quyết định các trường hợp chính trị nhạy cảm. Chúng ta nên nghiêm cấm chặt chẽ việc dùng các công sở vào mục đích tư nhân.




5. Kiểm Soát Công Khai Công Chức Nhà Nước. Quân đội phải chịu trách nhiệm trước chính phủ, chứ không phải trước một đảng phái chính trị nào, và phải có tính chuyên nghiệp hơn nữa. Các sĩ quan binh sĩ phải tuyên thệ trung thành với hiến pháp và duy trì một thái độ vô tư không đảng phái. Nghiêm cấm các tổ chức đảng phái chính trị không được dính dáng đến quân sự. Tất cả các quan chức nhà nước kể cả công an phải phục vụ trong tư cách vô tư không đảng phái, và cái thói quen hiện thời thiên vị về một đảng phái chính trị trong việc thuê mướn công chức làm việc cho nhà nước phải chấm dứt.




6. Bảo Đảm Nhân Quyền. Phải có sự bảo đảm nghiêm chỉnh cho nhân quyền và tôn trọng phẩm giá con người. Phải có một Uỷ ban Nhân quyền, chịu trách nhiệm trước cơ quan lâp pháp cao nhất, để ngăn ngừa chính phủ lạm dụng quyền lực công cộng vào việc vi phạm nhân quyền. Ðặc biệt là một Trung Quốc dân chủ và hợp hiến phải bảo đảm quyền tự do cá nhân cho các công dân. Không một ai bị bắt buộc phải chịu đựng những sự bắt bớ, giam cầm, hạch hỏi, buộc tội hoặc trừng phạt một cách trái phép. Chính sách “Giáo dục cải tạo lao động” phải được huỷ bỏ.




7. Bầu Cử Các Chức Vụ Nhà Nước. Phải có một hệ thống bầu cử dân chủ toàn diện đặt căn bản trên “mỗi người một lá phiếu”. Việc bầu cử trực tiếp các chức vụ đứng đầu các cơ quan hành chánh các cấp ở các quận huyện, tỉnh thành, và toàn quốc phải được thực hiện một cách có hệ thống. Quyền tổ chức và tham gia các cuộc bầu cử tự do theo định kỳ của công dân phải gắn liền với nhau.




8. Bình Đẳng Giữa Nông Thôn Và Thành Thị. Chế độ đăng ký hộ khẩu theo hai tầng lớp phải được huỷ bỏ. Chế độ này thiên vị cư dân thành thị và gây tác hại cho dân chúng ở nông thôn. Thay vào đó chúng ta nên thiết lập một hệ thống cho phép mọi công dân đều có quyền lợi giống nhau trước hiến pháp và quyền tự do như nhau trong việc lựa chọn nơi sinh sống.



9. Tự Do Thành Lập Hội Đoàn.


Quyền tự do của công dân được thành lập các hội đoàn phải được bảo đảm. Chính sách hiện thời về việc đăng ký các tổ chức phi chính phủ, đòi hỏi tổ chức đó “phải được nhà nước chấp thuận”, phải được thay thế bằng một hệ thống trong đó các tổ chức chỉ cần đơn giản tự đăng ký. Việc thành lập các đảng phái chính trị nên được quản lý bởi hiến pháp và theo luật định, có nghĩa là chúng ta phải huỷ bỏ các đặc ân dành cho một đảng phái được độc quyền nắm giữ quyền lực, và bảo đảm cho nguyên tắc tự do thẳng thắn tranh đua giữa các đảng phái chính trị.



10. Tự Do Hội Họp.


Hiến pháp quy định rằng việc tụ họp ôn hòa, biểu tình, phản đối và tự do bày tỏ tư tưởng là những quyền cơ bản của một công dân. Ðảng cầm quyền và chính phủ không được phép nhúng tay vào can thiệp trái phép hoặc gây trở ngại trái với hiến pháp.



11. Tự Do Bày Tỏ Tư Tưởng.


Chúng ta phải làm cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do học hỏi được phổ biến, do đó bảo đảm rằng mọi công dân đều được thông tin và có thể thực hiện quyền giám sát chính trị của mình. Các quyền tự do này nên được nâng đỡ bằng một Luật Báo Chí nhằm huỷ bỏ tất cả các hạn chế chính trị trên báo chí. Ðiều khoản hiện hành trong Bộ Luật Hình Sự nhắc đến “tội kích động lật đổ quyền lực nhà nước” phải được huỷ bỏ. Chúng ta nên chấm dứt cái thói quen coi chữ nghĩa là tội ác.




12. Tự Do Tôn Giáo.


Chúng ta phải bảo đảm cho quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tiến hành việc tách rời tôn giáo ra khỏi nhà nước. Chính phủ không được phép can thiệp vào các hoạt động tôn giáo ôn hòa. Chúng ta phải huỷ bỏ bất cứ mọi luật lệ, quy định hoặc phép tắc địa phương nào làm giới hạn hoặc cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công dân. Chúng ta phải huỷ bỏ cái chính sách hiện hành đòi hỏi các tổ chức tôn giáo (và nơi thờ phượng của họ) phải xin phép được chính quyền chấp thuận trước, và thay thế bằng một hệ thống, trong đó việc đăng ký và những ai muốn đăng ký, là do tự động lựa chọn.



13. Giáo Dục Công Dân.


Trong các nhà trường chúng ta phải huỷ bỏ các môn học và kiểm tra chính trị được đề ra để nhồi sọ tư tưởng của nhà nước vào đầu các học sinh, và làm thấm nhuần sự ủng hộ cho quyền cai trị độc đảng. Chúng ta phải thay thế các môn học chính trị này bằng môn giáo dục công dân để thăng tiến các giá trị phổ quát và các quyền của người dân, nuôi dưỡng ý thức công dân và khuyến khích các đức tính nhằm phục vụ cho xã hội.




14. Bảo Vệ Tài Sản Tư Nhân.


Chúng ta phải thiết lập và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, và đề xướng ra một hệ thống kinh tế thị trường tự do và công bằng. Chúng ta phải huỷ bỏ việc nhà nước độc quyền trong thương mãi, kỹ nghệ và bảo đảm quyền tự do khai trương ra một doanh nghiệp mới. Chúng ta nên thiết lập một Uỷ ban Tài sản Nhà nước, báo cáo cho quốc hội rằng sẽ giám sát và chuyển nhượng các doanh nghiệp quốc doanh sang cho tư nhân làm chủ, trong một phương cách cạnh tranh thẳng thắn, và trật tự. Chúng ta phải tiến hành một chính sách cải cách ruộng đất nhằm khuyến khích quyền tư hữu đất đai, bảo đảm quyền tự do được mua bán đất đai, và cho phép giá trị thật sự của tài sản tư nhân được phản ánh tương xứng trên thị trường.



15. Tài Chánh Và Cải Cách Thuế Vụ.



Chúng ta phải thiết lập một hệ thống tài chánh công cộng có trách nhiệm theo quy định dân chủ để bảo đảm cho quyền lợi của người đóng thuế được bảo vệ và hoạt động dưới các thủ tục pháp lý. Chúng ta cần một hệ thống mà trong đó, tất cả các nguồn thu nhập công cộng thuộc về một cấp chính quyền nào đó —trung ương, tỉnh thành, quận huyện hoặc địa phương— được kiểm soát ở cấp đó. Chúng ta cần một cuộc cải cách thuế vụ quan trọng để huỷ bỏ bất cứ các loại thuế bất công nào, đơn giản hóa hệ thống thuế vụ, và chia sẻ gánh nặng thuế má một cách đồng đều. Quan chức chính phủ không được phép gia tăng thuế má, hoặc đặt ra những loại thuế mới, nếu không có sự bàn thảo công khai và được một quốc hội dân chủ chấp thuận. Chúng ta nên cải cách chính sách về quyền sở hữu nhằm mục đích khuyến khích sự tranh đua khắp nơi của nhiều thành phần tham gia thị trường khác nhau.



16. An Sinh Xã Hội.


Chúng ta phải thiết lập một hệ thống an sinh xã hội công bằng và thích ứng để che chở cho tất cả các công dân, và bảo đảm cho các đường lối căn bản dẫn đến giáo dục, chăm sóc y tế, an sinh hưu trí và việc làm.



17. Bảo Vệ Môi Trường.


Chúng ta cần bảo vệ môi trường thiên nhiên và khuyến khích phát triển bằng một phương cách có thể chịu đựng được và có trách nhiệm đối với con cháu chúng ta cũng như toàn nhân loại. Ðiều này có nghĩa là đòi hỏi nhà nước và quan chức các cấp không chỉ làm những gì họ phải làm để đạt được những mục tiêu này, nhưng cũng phải chấp nhận sự giám sát và tham gia của các tổ chức phi chính phủ.



18. Một Cộng Hoà Liên Bang.


Một nước Trung Quốc dân chủ phải tìm cách hành động như một cường quốc quan trọng có trách nhiệm để góp phần vào nền hoà bình và phát triển ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương, bằng cách tiếp xúc với những quốc gia khác trong tinh thần bình đẳng và thẳng thắn. Tại Hong Kong và Macao, chúng ta phải ủng hộ những quyền tự do đã có sẵn ở đó. Về vấn đề Đài Loan, chúng ta phải tuyên bố cam kết những nguyên tắc tự do dân chủ, và sau đó, thương lượng trong tư cách bình đẳng, và sẵn sàng thoả hiệp để tìm một công thức cho sự thống nhất trong hoà bình. Chúng ta phải giải quyết các mối bất đồng trong các khu vực dân tộc thiểu số ở Trung Quốc với một đầu óc rộng mở, tìm kiếm những phương cách để tạo ra một cơ cấu có khả năng làm việc, mà trong đó tất cả các nhóm thiểu số và tổ chức tôn giáo có thể phát triển. Cuối cùng chúng ta nên nhắm vào mục tiêu một liên bang các cộng đồng dân chủ Trung Quốc.




19. Sự Thật Trong Hòa Giải.


Chúng ta phải hồi phục lại uy tín cho tất cả mọi người kể cả thân nhân của họ, những người đã phải chịu đựng nhiều vết nhơ trong các chiến dịch đàn áp chính trị trong qúa khứ, hoặc những người bị gán cho là thành phần tội phạm vì tư tưởng, lời nói hoặc tín ngưỡng của họ. Nhà nước nên bồi thường cho những người này. Tất cả các tù nhân chính trị và lương tâm phải được trả tự do. Nên có một Uỷ ban Điều tra Sự thật với nhiệm vụ tìm kiếm sự thật và xác định trách nhiệm về những nỗi bất công và hành động tàn bạo trong qúa khứ, duy trì công lý, và trên những căn bản này, tìm kiếm sự hoà giải xã hội.



Trung Quốc là một quốc gia quan trọng trên thế giới, là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và là một thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, phải đóng góp vào nền hòa bình nhân loại và tiến bộ về nhân quyền.




Nhưng bất hạnh thay, tư thế của chúng ta hôm nay lại là quốc gia duy nhất trong các quốc gia quan trọng vẫn còn sa lầy trong vũng bùn của độc tài chính trị. Hệ thống chính trị của chúng ta tiếp tục gây ra những thảm họa nhân quyền và khủng hoảng xã hội, do đó, không những chỉ bóp chặt sự phát triển của chính Trung Quốc, nhưng còn giới hạn sự tiến bộ của tất cả các nền văn minh nhân loại. Điều này phải được thay đổi, thật sự là phải được thay đổi. Việc dân chủ hóa nền chính trị Trung Quốc không thể để lâu hơn.



Vì thế, chúng tôi gắng sức đưa tinh thần vào hành động bằng cách công bố Hiến chương 08. Chúng tôi hy vọng rằng đồng bào của chúng tôi, những người cùng có những cảm nhận tương tự về sự khủng hoảng, tinh thần trách nhiệm, và sứ mệnh, cho dù là họ đang ở trong hay ngoài chính quyền, bất kể đến địa vị xã hội, sẽ gạt những mối bất hoà nhỏ nhoi sang một bên để nắm lấy những mục tiêu to lớn của phong trào công dân này. Cùng với nhau, chúng ta có thể làm việc cho những thay đổi quan trọng trong xã hội Trung Quốc, và nhanh chóng thiết lập một quốc gia tự do, dân chủ và hợp hiến. Chúng ta có thể đem lại cho thực tế những mục tiêu và lý tưởng này mà đồng bào chúng ta đã không ngừng tìm kiếm suốt hơn một trăm năm, và có thể mang lại một chương rực rỡ mới cho nền văn minh Trung Quốc.
(Forwarded by buitrungtruc87@yahoo.fr: 12/14/08, 8.01PM)

TRICH BÁO ĐỐI LỰC SỐ 109
Friday, January 2, 2009 12:04 AM

Wednesday, December 31, 2008


TIN TỨC : CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC

==

VỊNH BẮC BỘ ĐÃ THUỘC TOÀN QUYỀN KIỂM SOÁT CỦA Tàu cộng !!!!


*



Ngày 30.06.2004, Đảng CSVN đã thêm một lần nữa ra tay ký kết nhượng đất biển tổ tiên cho Trung Cộng bằng văn kiện "Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ" (HĐPĐ). Cũng như công hàm bán nước của tên Phạm Văn Đồng vào năm 1958, nội dung rõ ràng của văn kiện "HĐPĐ" thì trong lúc đương thời đã không có một người dân Việt Nam nào được biết tới. Tất cả chỉ là những ngụy từ "rất phấn khởi" trên báo chí, trang mạng của Đảng CSVN : bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp, cùng tồn tại, hai bên, của nhau, đàm phán, pháp lý v.v…



Sau "HĐPĐ". Vịnh Bắc Bộ với vũng ngư trường chung Trung-Việt (phần bao bọc theo dấu mũi tên màu xanh). Một kết qủa rõ ràng chứng minh cho hành vi bán nước dâng biển của Đảng CSVN! Theo ranh giới màu đỏ, A là phần Việt Nam. B là phần Trung Cộng. Nhập nhằng và Trung Cộng đã hoàn toàn chiếm hữu Vịnh Bắc Bộ! Một đường biên giới trên biển đầu tiên đã hình thành. Máu lệ của bọn Cộng Sản dành cho dân Việt!




Trải qua hơn bốn năm sau ngày ký kết "HĐPĐ", có những lợi ích gì không cho phía Vịêt Nam? Có gì không?

-Không! chỉ toàn là chuyện đau thương. Bắt đầu là sự kiện 9 ngư dân Thanh Hóa thiệt mạng đầu tiên cho hành vi bán nước dâng biển của Đảng CSVN! Ngày 08.01.2005 ngư dân Thanh Hóa đang đánh bắt cá trên vùng biển Bắc Bộ bị tàu tuần tra Trung Cộng nã súng giết hại dã man, 9 người thiệt mạng tại chỗ, 8 người bị bắt giữ với tội danh "cướp biển" phải chịu nhục hình bên Trung Cộng. Tất cả là ngư dân xã Hòa Lộc, Thanh Hóa. Chết mất xác!
Vong linh của 9 ngư dân Thanh Hóa có lẽ không biết mình phải tội tình gì. Họ cũng không ngờ rằng lãnh hải của tổ tiên mà vào lúc họ nhắm mắt là đã thuộc về Trung Cộng!


Vì "lợi ích chung" của ngư trường, Trung Cộng ra lệnh truy quét tất cả các ngư thuyền vào khu vực!



Tin tức bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam "xâm phạm" ngư trường Trung Cộng đăng tải thường xuyên. Bắt giữ và áp giải tàu bè ngư dân Việt Nam có sự tham gia của biên phòng Việt Nam!





"Vịnh Bắc Bộ"! tên gọi này giờ đây chỉ còn là kỷ niệm của 4000 năm văn hiến!
Vâng, "Vịnh Bắc Bộ" kể từ sau ngày Đảng CSVN hiến dâng cho Trung Cộng đã nghiễm nhiên thuộc về Trung Cộng bằng tên gọi "Vịnh Bắc Bộ-Trung Quốc" hoặc là "Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây" trên các phương tiện truyền thông thế giới. Và càng đau lòng hơn, phía Việt Nam khi gọi tên Vịnh Bắc Bộ cũng kèm theo hai chữ Trung Quốc hoặc Quảng Tây!
Hãy tham khảo sang vài link dẫn ngay đây về cách gọi tên Vịnh Bắc Bộ và bài tuyên truyền ca ngợi "Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây" của Đảng CSVN.

Viện Nghiên Cứu Trung Quốc ca ngợi "Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây":
http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=55

Thư mời tham dự Hội chợ Thủy sản Vịnh Bắc Bộ-Trung Quốc:
http://www.vasep.com.vn/xttm/2008/vbb.html




Bắc Bộ là một phương vị xác định trên mặt địa lý. Bắc Bộ ở đây là Bắc Bộ của Việt Nam! Sự khai thác tiềm năng của Vịnh Bắc Bộ qúa lớn, mà sau khi ký kết "HĐPĐ" với Việt Nam, tên khổng lồ Trung Cộng ngây ngất như chạm vào núi vàng ròng. Hắn để nguyên tên gọi phiên ngữ sang tiếng Hoa là "BeiBuWan" (Bắc Bộ Loan: Vịnh Bắc Bộ) hoặc "Beibu Gulf" và tung hoành giao dịch, khai thác. Việt Nam chỉ được tính là một trong mười nước đồng minh trong kế hoạch phát triển Vịnh Bắc Bộ của Trung Cộng. Ngày 23.07.2007 trong cuộc "Hội thảo Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Vịnh Bắc Bộ" tổ chức tại Bắc Kinh, Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương ĐCS Trung Cộng là Giả Khánh Lâm đã phát biểu:

"Sự phát triển của Vịnh Bắc Bộ là thiết yếu cho toàn bộ sự phát triển của khu Tự trị Quảng Tây, sự ổn định của biên giới phía Nam và cho đoàn kết quốc gia".




"Vịnh Bắc Bộ" từ sau ngày ký kết "HĐPĐ" với Việt Nam đã không ngừng mang lại lợi ích kinh tế dồi dào cho Trung Cộng: "Vịnh Bắc Bộ là một trong "Tứ đại ngư trường"; "Vịnh Bắc Bộ" trong đặc khu kinh tế Quảng Tây là chiến lược quốc gia; Năm 2007, cục Du lịch Quốc Gia Trung Cộng đặt ra "Kế hoạch Phát triển Du lịch Vịnh Bắc Bộ"; "Vịnh Bắc Bộ" là đặc khu tăng trưởng kinh tế trọng điểm; "Chiến lược Phát triển Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây 2006-2020" đã đặt Vịnh Bắc Bộ là khu tăng trưởng kinh tế hàng thứ 4 (sau các khu kinh tế đặt ra từ trước là Võ Hán ở Trung Bộ, Thẩm Dương ở Đông Bắc, Thành Đô-Trùng Khánh ở Tây Bộ); Năm 2008 thành lập Ngân hàng "Vịnh Bắc Bộ" nhằm thực hiện cho kế hoạch Siêu Cảng và Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015); Ngày 30.07.2008, Hội nghị Quốc tế Phát triển Vịnh Bắc Bộ diễn ra tại Quảng Tây, Việt Nam tham dự với tư cách là khách mời trong khối ASEAN; "Vịnh Bắc Bộ" là một thương hiệu hấp dẫn khách hàng trong và ngoài Trung Cộng, đến nỗi từ giữa năm 2007 đã xảy ra tình trạng tranh nhau đăng ký thương hiệu "Vịnh Bắc Bộ" như một hiện tượng kinh tế…

Hội nghị quốc tế cho đề tài hợp tác với Vịnh Bắc Bộ tại Quảng Tây ngày 30.07.2008







Để cảm nhận rõ hơn sự vĩ đại của nền kinh tế Vịnh Bắc Bộ, có thể tham khảo qua vài trang mạng Trung Cộng chuyên về hoạt động của Vịnh Bắc Bộ:

http://www.bbwnews.com.cn/
http://www.beibuwan.cn/
http://www.bgoec.com/
http://www.bbwdm.cn/ 
http://www.bbwxxw.com/  
http://www.gx.xinhuanet.com/topic/fecbg/
http://www.bbwce.cn/
http://www.jobbw.com/ 


Bên cạnh đó, thông tin từ nội địa Việt Nam chỉ toàn là ca ngợi cho Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây, ca ngợi cho "HĐPĐ" là một giải pháp công bằng, cho dù đã mất đi 12.000km vuông trên biển, cho dù ngư dân Việt Nam không ngừng bị bách hại khi vòng kim cô từ ngoài biển đang càng thắt chặt! Biển Đông ở vị trí chung với Việt Nam không còn là khu vực tranh chấp đối với Trung Quốc. Một đối thủ đáng sợ nhất đã bị loại trừ! Bản đồ kinh tế Trung Cộng ghi rõ, bao trùm toàn phần hải dương Việt Nam là "Khu vực Hợp tác Kinh tế Vịnh Bắc Bộ".


Khu vực Hợp tác Kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong chiến lược "Nam Tiến" phát triển kinh tế Trung Cộng.




Thằng đàn anh ăn nên làm ra như thế, nhưng thằng đàn em không thấy hé môi một tiếng gì về thành qủa có lợi ích thật sự cho quốc gia sau khi ký kết "HĐPĐ"! Có chăng là vài tin báo bão đang vào Vịnh Bắc Bộ! Buồn buồn như mọi năm, như ngàn năm nô lệ!

Thế mà chúng vẫn cười! Bọn bán nước! Từ thằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thằng Phó TT Hoàng Trung Hải trong chuyến thăm Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây năm 2008. Lịch sử Việt Nam sẽ lưu tên truyền thống mãi quốc cầu vinh hào hùng của Đảng CSVN!

Nguyễn Tấn Dũng tại Quảng Tây 2008




Hoàng Trung Hải tại Quảng Tây 2008. Chuyến khảo sát Vịnh Bắc Bộ "với hy vọng có thêm sự hợp tác của Trung Quốc cho các miền duyên hải"




Trở lại tên gọi "Vịnh Bắc Bộ", Trung Cộng lập luận rằng: "Vịnh Bắc Bộ" là tên gọi do người Trung Quốc đặt ra. Người Việt Nam gọi là "Vịnh Đông Kinh" (TonKinWan). Tên gọi "Vịnh Bắc Bộ" là nhằm chỉ vùng vịnh nằm ở phía Bắc biển Nam Trung Quốc" (!). Đây là một cách giải thích thô bỉ nhưng Đảng CSVN vẫn chỉ cười và nín lặng. Giải thích theo lối "khảo cổ" thì gần đây trên mạng sina của Trung Cộng có dẫn ra một bài phân tích về qúa trình biến động biên cảnh Trung-Việt. Theo đó, vùng biển Vịnh Bắc Bộ và miền duyên hải Việt Nam kéo dài xuống tận Nha Trang là thuộc về Trung Cộng từ đời Tây Hán nên Trung Cộng phải bằng mọi giá chiếm hữu trở lại như đã từng chiếm Lão Sơn và những vùng rừng núi ở Bắc Việt!

Vịnh Bắc Bộ và Duyên hải Việt Nam là của Trung Cộng!




Nói như thế nào thì cái họa mất nước đang diễn ra thành sự thật. Hãy nhìn những khuôn mặt xôi thịt của bọn CSVN. Chúng không có Quốc Gia! Chúng đang phục vụ cho Quốc tế Cộng Sản hàng chục năm nay. Một phường ăn cắp, lưu manh, đĩ điếm đang làm nhục đất Việt từng ngày!

Hãy nhìn thêm những hình ảnh dưới đây. Ngày 15.08.2008, nhân dịp đoàn văn công Việt Nam sang biểu diễn tại thành phố Đông Hưng-Quảng Tây, trên trang "Báo Vịnh Bắc Bộ" của tỉnh Quảng Tây đã lên hình ảnh với lời chú thích "tộc người Kinh từ Tam Đảo sang biểu diễn văn nghệ".

京族三岛风情美
(Nét thơ mộng của tộc người Kinh Tam Đảo)





tham khảo ngay tại đây:
http://www.bbwnews.com.cn/html/20081115/53808.shtml


Đấy, từ hai chữ Việt Nam dần dà được gọi như cách gọi tên của dân tộc thiểu số! Vào năm nào sẽ chính thức mang tên "Khu tự trị Giao Chỉ"? Sẽ lại có báo đài ca ngợi là "một giải pháp công bằng", "phù hợp với quan điểm lịch sử" chăng !!!!????



Chân Mây http://blog.ifrance.com/thanhuu


==

Thursday, December 25, 2008


TIN TỨC LÀNG MAI



Bi kịch Làng Mai Bát Nhã

Đỗ Thái Nhiên

Làng Mai bát nhã và kịch bản trắng tay




Trên địa bàn hành chánh công quyền, ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều chữ để xác định vị trí hành chánh của thành phần quan-chức-nhà-nước: Quan văn, quan võ, chánh án, thượng thư, tể tướng, v.v…Những năm gần đây, công luận trong và ngoài nước thường nhắc tới một loại chức chưởng nghe rất lạ tai. Đó là “quan cướp ngày”. Thế nào quan cướp ngày?


Câu hỏi vừa nêu đã được giới bình dân Việt Nam trả lời như đùa, nhưng rất nghiêm chỉnh:

“Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
(Ca dao Việt Nam)

Về mặt thời sự Việt Nam, các quan Cộng sản (CS) đang thực hiện một vụ cướp ngày nhằm vào Làng Mai Bát Nhã. Câu chuyện này chẳng khác nào một vỡ kịch gồm hai màn





Màn một – Hồi một

Sơ giao và dụ dỗ con mồi

Làng Mai là một trung tâm thiền tập do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập. Trung tâm này hình thành tại miền Tây Nam nước Pháp năm 1982.

Năm 1998 chương trình “Hiểu và Thương” cùa Làng Mai nhận lời cộng tác với Thượng Tọa Đức Nghi để mở các lớp nhà trẻ tại Bảo Lâm và Bảo Lộc. Được biết Thầy Đức Nghi là thành viên của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gọi tắt là Phật Giáo quốc doanh. Vẫn năm 1998 thầy Đức Nghi đi Pháp để thăm Làng Mai và đi Mỹ thăm tu viện Lộc Uyển và để quyên tiền xây chùa Bát Nhã. Năm 2001, 2003, 2005 cho đến nay thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy liên tục đến Pháp gọi là để tu học pháp môn Làng Mai.






Các năm 2003-2004 thầy Đức Nghi mời một số giáo thọ (giảng viên) của Làng Mai về Việt Nam giảng dạy các khóa tu 5 ngày tại chùa Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đồng thời thầy Đức Nghi còn ngõ ý sẳn lòng bảo lãnh cho các giáo thọ Làng Mai được về Việt Nam 6 tháng mỗi năm để giảng dạy pháp môn Làng Mai cho đồng bào Phật tử.


Mới ngày nào: Thiền sư Nhất Hạnh có lọng vàng tại Hà Nội (2005)
Nguồn: aandacht.net/Ảnh: TIME Asia
--------------------------------------------------------------------------------






Năm 2005, lần đầu tiên, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn 100 thiền sinh về thăm Việt Nam. Trước mặt đông đảo tăng ni, đồng bào Phật Tử, cán bộ các cấp tỉnh Lâm Đồng, thầy Đức Nghi long trọng tuyên xưng các lý lẽ sau đây

1. Thầy Đức Nghi rất tâm đắc với những tác phẩm của thiền sư Nhất Hạnh.

2. Thầy Đức Nghi muốn khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Hòa Thượng Nhất Hạnh sáng lập năm 1964tại Việt Nam.

3. Sau nhiều năm đi thăm viếng những trung tâm tu học trên thế giới, thầy Đức Nghi cho rằng: pháp môn Làng mai là pháp môn thích hợp với đồng bào Việt Nam nhất.

4. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh là người yêu nước, có lòng tôn vinh Đạo Pháp và Dân Tộc.




Bởi các lý lẽ nêu trên thầy Đức Nghi quyết định cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai Pháp quốc. “Được lời như cởi tấm lòng”, thiền sư Nhất Hạnh hoan hỉ chấp nhận sự cúng dường kia. Với tâm trạng “như cởi tấm lòng”, thầy Nhất Hạnh tuyên bố:

Làng Mai chỉ chuyên phụ trách việc tu học pháp môn Làng Mai. Chủ bất động sản vẫn là thầy Đức Nghi. Đồng thời thầy Đức Nghi nắm giữ công việc điều hành toàn bộ các vấn đề hành chánh, tài chánh, thay mặt tu viện Bát Nhã tiếp xúc với chính quyền các cấp. Từ đó, tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng nghiểm nhiên được gọi là Làng Mai Bát Nhã






Tháng 01/2006, tại Làng Mai Pháp, thầy Đức Nghi cùng với đệ tử là thầy Thích Đồng Châu được thiền sư Nhất Hạnh truyền đăng đắc pháp, trở thành giáo thọ Làng Mai, đồng thời là đệ tử của Sư Ông (thiền sư Nha6’t Hạnh -DCVOnline).

Đầu tháng 05/2007, thầy Nhất Hạnh và phái đoàn được Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại phòng khách, phủ chủ tịch, Hà Nội.

Ngày 07/07/2006, bằng công văn số 525-TGCP-PG, Ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo pháp môn Làng Mai.




Nam mô A Di Đà... Bụt!
Nguồn: Phật giáo quốc doanh


--------------------------------------------------------------------------------

Như vậy, với sự chứng giám của chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết, một đàng là thầy Đức Nghi, đại diện Phật Giáo quốc doanh, đàng khác là thiền sư Nhất Hạnh, đại diện Làng Mai Pháp, hai đàng đã kết hợp cả về pháp lý lẩn cơ sở vật chất cùng nhân sự điều hành nhằm xây dựng và phát triển Làng Mai Bát Nhã. Thế là con mồi Làng Mai đã bước hẳn vào cạm bẩy của Phật Giáo Quốc Doanh.

Thế là công việc “Cùng nhau xây dựng quê hương” bắt đầu.






Hồi hai

Khai thác con mồi

Làng Mai Bát Nhã có khoảng 250 tăng ni và 100 tập sự xuất gia. Hàng tuần ban giáo thọ Làng Mai họp sinh hoạt đều đặn với sự tham dự của Thượng Tọa Thích Đức Nghi, viện chủ tu viện Bát Nhã, cùng với phụ tá thầy Đức Nghi là thầy Thích Đồng Hạnh. Làng Mai Bát Nhã có ba hoạt động căn bản:

1. Hoạt động tu học:
– Hướng dẫn Phật tử đến tu học thường xuyên tại tu viện.
– Hướng dẫn các ngày tu quán niệm hàng tháng.
– Mỗi năm tổ chức hai khóa tu học 5 ngày dành cho giới trẻ. Mỗi khóa học có tới nhiều ngàn người tham dự. Có những khóa tu dành riêng cho tăng sinh. Tổ chức và tham dự lễ Tết, Phật Đản, Vu Lan, lễ Vesak. Phục hồi hoạt động GĐPT…

2. Hoạt động thiện nguyện:
– Hệ thống nhà trẻ của chương trình “Hiểu và Thương” do tăng thân Làng Mai Bát Nhã điều hành. Hệ thống này gồm 25 lớp, 60 cô giáo và bảo mẫu và 1000 trẻ em Bảo Lâm, Bảo Lộc. Chi phí của nhà trẻ bao gồm: tiền lương cho các cô giáo, tiền ăn cho trẻ em, học bổng tặng cho những em nghèo, hiếu học. Chi phí nhà trẻ và nhân sự điều hành do Làng Mai chịu trách nhiệm. Thầy Đức Nghi là thủ quỹ.

– Mặt khác, Làng Mai Bát Nhã còn được người Việt Nam trong nước biết đến như là một trung tâm vận dụng các phương pháp tu học và tĩnh tâm nhằm giúp những người bị chứng trầm cảm bình thường hóa sinh hoạt tâm sinh lý.



3. Hoạt động xây dựng cơ sở tu viện Bát Nhã:

– Tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2 tỷ 800 triệu để nhờ Thầy Đức Nghi đứng tên mua giùm 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã.

– Xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, trị giá 90 ngàn Mỹ kim. Ngày 21/02/2008 hoàn trả lại thầy Đức Nghi 1 tỷ 440 triệu, tiền ứng trước cho công tác xây cất vừa kể.

– Xây dựng cơ sở trên đất Phật tử Làng Mai (Thầy Đức Nghi đứng tên) trị giá 3 tỷ 370 triệu.

– Xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường trị giá 12 tỷ 509 triệu.

Tháng 02/2007 công việc xây dựng cơ sở đã tạm xong. Lúc này Làng Mai Bát Nhã đã đủ sức chứa 500 người ăn ở và sinh hoạt. Tăng thân Làng Mai dự tính tập trung mọi năng lực vào việc xây dựng tăng thân và Phật Tử. Thế nhưng tăng thân định một đường, thấy Đức Nghi định một nẻo. Thầy Đức Nghi muốn tăng thân Làng Mai phải tích cực giúp thầy quyên góp một số tiền lớn để thầy xây dựng chùa Hoa Nghiêm. Chùa này sẽ là một trung tâm Phật Giáo đại qui mô có khả năng thu hút đông đảo du khách năm châu. Tăng thân Làng Mai giải thích để thầy Đức Nghi hiểu rằng mạnh thường quân của Làng Mai chỉ có khả năng giúp Làng Mai bảo quản và duy trì một trung tâm tu thiền cho khoảng trên dưới 400 người. Và rằng tăng thân Làng Mai tập trung xây dựng tăng thân và Phật tử chứ không có khả năng xây dựng và điều hành một trung tâm du lịch cấp quốc gia. Nói là nói vậy, trong thực tế tăng thân Làng Mai vẫn tìm cơ hội làm vui lòng thầy Đức Nghi. Tháng 11/2007 tăng thân Làng Mai Bát Nhã thu xếp cho thầy Đức Nghi đi thăm Làng Mai Hoa Kỳ (Tu viện Lộc Uyển). Đồng thời, tạo cơ hội để thầy Đức Nghi quyên góp tài chánh cho việc xây chùa Hoa Nghiêm. Điều không may là trong những ngày ở Mỹ kia, thầy Đức Nghi chỉ thâu được 45.000 Mỹ Kim. Từ đó, sau khi ở Mỹ về, thầy Đức Nghi tránh gặp mặt tăng thân Làng Mai Bát Nhã.




Màn hai – Hồi một





Luận tội và cưỡng hành trục xuất

18/06/2008 – Tại Làng Mai Bát Nhã, thầy Thích Nhất Hạnh nói chuyện với đệ tử bằng một bài pháp thoại mang tựa đề “Thầy dặn dò”. Sau đó, thầy Đức Nghi cằt đầu, cắt đuôi bài pháp toại kia chỉ còn 5 phút để xuyên tạc thiền sư Nhất Hạnh đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật giáo địa phương, vi phạm qui chế của giáo hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo Hội quốc doanh).

29/10/2008 – ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã ban hành văn thư số 1329/TGCP-PG. Văn thư này có đoạn viết nguyên văn như sau:

“Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (Nước Pháp) đã thực hiện một số việc như: tấn phong giáo phẩm không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (Website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam…Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam.”



Ngày 13/11/2008, công an xã Damb’ri, Lâm Đồng áp dụng biện pháp cưỡng hành nhằm trục xuất 400 đệ tử xuất gia cùng tập sự tu học theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Con số 400 tu sĩ kia bao gồm ngoại kiều lẫn người Việt Nam cùng 40 ni cô xuất thân từ Huế.




Hồi hai

Cưỡng đoạt tài sả và đánh lạc hướng dư luận

Lo sợ văn bản số 1329/TGCP-PG ngày 29/10/2008 cùng với hành động trục xuất thô bạo các vị tu hành của công an Damb’ri, Lâm Đồng sẽ bị quốc nội và quốc tế phản ứng gay gắt, ngày 19/11/2008, CSVN triệu tập tại v/p 2GHPGVN, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Saigon một phiên họp gọi là hội nghị Phật Giáo bất thường. Hội Nghi này gồm:

1. Đại diện nhà nước: ông Bùi Hũu Dược, vụ trưởng vụ Phật Giáo, từ Hà Nội vào.

2. Phật Giáo Trung Ương có HT Thích Hiển Pháp, phó pháp chủ, Hòa Thượng Thiện Nhơn Chánh thư ký, HT Từ Nhơn, Trí Quảng…

3. Phật Giáo Lâm Đồng: Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng, thầy Pháp Chiếu, Linh Toàn, Đức Nghi…

Đại diện Làng Mai không được mời tham dự phiên họp.

Sau vài giờ thảo luận, hội nghị bất thường về Phật Giáo đã đưa ra bốn kết luận dưới hình thức biên bản của phiên họp. Bốn điều kết luận như sau:

1. Mọi người, nếu muốn có thể tu theo pháp môn Làng Mai.
2. Tăng thân Làng Mai ai có đầy đủ giấy tờ, tu học tốt, có thể tiếp tục tu. Ai chưa đủ giấy tờ thì phải bổ xung.
3. Ai quậy phá thì sẽ bị xử lý.
4.Về tài sản, đôi bên tự giải quyết hoặc giải quyết theo luật pháp.




Biên bản này do thầy Thích Linh Toàn, trưởng ban từ thiện Phật Giáo Lâm Đồng ký tên.

Đọc bốn kết luận nêu trên người đọc hiểu ngay rằng: Hội nghị 19/11/2008 là một hội nghị lơ mơ, không có giải pháp rõ ràng, không có hiệu lực pháp lý. Nó chỉ có tác dụng đánh lạc hướng suy nghĩ của dư luận sau vụ CSVN ồn ào và thô bạo trục xuất 400 tu sĩ Làng Mai. Hội nghị tránh không nhắc tới công việc giảng dạy pháp môn Làng Mai. Riêng vấn đề tài sản, biên bản ghi rằng “giải quyết theo luật pháp”. Điều này có nghĩa là tất cả tài sản Làng Mai nhờ thầy Đức Nghi đứng tên, ắt hẳn sẽ thuộc về thầy Đức Nghi, hay nói rõ hơn, khối tài sản đồ sộ kia nay thuộc về GHPG/Lâm Đồng/Quốc doanh.



Làng Mai hoàn toàn trắng tay.



Đặc biệt, sự việc Làng Mai không đươc phép có tiếng nói trong hôi nghị 19/11/2008 đã mạnh mẽ xác nhận: ngày nay, đối với CSVN, Làng Mai hiển nhiên là một con số không. Đã là con số không, làm gì Làng Mai có tư cách thương thảo về tài sản.

Nói tóm lại, sau ba năm hòa hợp, hòa giải với CSVN, Làng Mai Bát Nhã đã bị hội nghị bất thường của Phật Giáo quốc doanh trung ương đẩy vào một hoàn cảnh đặc biệt bi thảm: từng người một đang bi trục xuất khỏi Việt Nam trong âm thầm với hai bàn tay trắng. Đó là nội dung cốt lõi của câu chuyện: Làng Mai Bát Nhã và Kịch Bản Trắng Tay.





HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * NAM NHÂM NỮ QUÝ



Trước thềm bước sang năm 2009 thử bàn có phải Nam Nhâm, Nữ Quý tuổi được Tốt hết không ?


Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ



Như chúng ta đã biết, tuổi của con người thì do CAN + CHI hợp lại và phải có Can Dương kết hợp với Chi Dương và Can Âm kết hợp với Chi Âm, cho nên chúng ta không bao giờ thấy tuổi như sau :Giáp Hợi, Ất Tý, Bính Sửu, Đinh Dần, Mậu Mão, Kỷ Thìn…




Nhân đây, xin trích dẫn Thập Thiên Can (Dương /Âm) như sau :1- Giáp (Dương) 2- Ất (Âm) 3- Bính (Dương) 4- Đinh (Âm) 5- Mậu (Dương) 6- Kỷ (Âm) 7- Canh (Dương) 8- Tân (Âm) 9- Nhâm (Dương) 10- Quý (Âm).
Và trích dẫn Thập Nhị Địa Chi (Dương /Âm) như sau : 1- Tý (Dương) 2- Sửu (Âm) 3- Dần (Dương) 4- Mão (Âm) 5- Thìn (Dương) 6- Tỵ (Âm) 7- Ngọ (Dương) 8- Mùi (Âm) 9- Thân (Dương) 10- Dậu (Âm) 11- Tuất (Dương) 12- Hợi (Âm).






Nếu chúng để ý sẽ thấy : Can chỉ có 10 Can, trong khi Chi có đến 12 Chi, cho nên Can và Chi không có tuơng đồng về số lượng, vì thế số tuổi có Can từ 1 đến 10 là hết, thì nó phải trở lại Can thứ 1 để kết hợp với Chi thứ 11, rồi từ đó nối tiếp để kết thành một Hoa Giáp hay Lục Hoa Giáp (60 năm). Do vậy, chúng ta mới thấy 60 năm thì tuổi nó rớt đúng Can + Chi, ví như Giáp Tý, xin trích dẫn bảng Lục Giáp Hoa dưới đây :




BẢNG VẬN NIÊN LỤC HOA GIÁP

01 GIÁP TÝ 21 GIÁP THÂN 41 GIÁP THÌN
02 Ất Sửu
03 Bính Dần
04 Đinh Mão
05 Mậu Thìn
06 Kỷ Tỵ
07 Canh Ngọ
08 Tân Mùi
09 Nhâm Thân
10 Quý Dậu 22 Ất Dậu
23 Bính Tuất
24 Đinh Hợi
25 Mậu Tý
26 Kỷ Sửu
27 Canh Dần
28 Tân Mão
29 Nhâm Thìn
30 Quý Tỵ 42 Ất Tỵ
43 Bính Ngọ
44 Đinh Mui
45 Mậu Thân
46 Kỷ Dậu
47 Canh Tuất
48 Tân Hợi
49 Nhâm Tý
50 Quý Sửu
11 GIÁP TUẤT 31 GIÁP NGỌ 51 GIÁP DẤN
12 Ất Hợi
13 Bính Tý
14 Đinh Sửu
15 Mậu Dần
16 Kỷ Mão
17 Canh Thìn
18 Tân Tỵ
19 Nhâm Ngọ
20 Quý Mùi 32 Ất Mùi
33 Bính Thân
34 Đinh Dậu
35 Mậu Tuất
36 Kỷ Hợi
37 Canh Tý
38 Tân Sửu
39 Nhâm Dần
40 Quý Mão 52 Ất Mão
53 Bính Thìn
54 Đinh Tỵ
55 Mậu Ngọ
56 Kỷ Mùi
57 Canh Thân
58 Tân Dậu
59 Nhâm Tuất
60 Quý Hợi




Để giải đáp thắc mắc Có phải Nam Nhâm, Nữ Quý tuổi được TỐT hết không ? Tôi xin thử phân tách và chứng minh theo phương thức luật Thuận Khắc Ngũ Hành và Âm Dương một cách khoa học chánh xác, vì tôi không phải nhà tướng số để lập lá số và phân tách nhị thập bát tú (28 vì sao) tốt hay xấu như thế nào ? ảnh hưởng ra sao ?

Như chúng ta đã thấy, trong Bảng Vận Niên Lục Hoa Giáp đã dẫn, chúng ta thấy có 6 Nhâm (Dương) là : Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất và có 6 Quý (Âm) là : Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi.




Nhưng chúng ta để ý sẽ thấy, các tuổi có Can Nhâm hay Can Quý đều kết hợp Can + Chi lại và mỗi Can hay Chi chúng nó có Ngũ Hành là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ chi phối bởi luật Thuận Khắc Ngũ Hành, cho nên chúng ta thấy có tuy tuổi được Tương Sanh hay Tương Hòa hoặc trái lại có tuổi bị Tương Khắc.
Nếu chúng ta để ý sẽ thấy tuổi được Tương Sanh, nhưng tuổi đó được Sanh Nhập hay bị Sanh Xuất? Bởi vì, người có tuổi được Sanh Nhập thì tốt hơn người bị Sanh Xuất (chỉ cho ra không đem lại lợi lộc, mặc dù được tương sanh). Đối với tuổi bị Tương Khắc cũng xét phương thức nêu trên.




Căn cứ phân tách và chứng minh trên, thì chúng ta sẽ thấy người có tuổi Nam Nhâm, Nữ Quý không thể kết luận là Tốt hết được, mà tuổi đó chỉ thuận chiều về Can mà thôi. Hơn nữa, trong Nhâm và Quý có 6 Can như đã thấy ở trên.

Nhân đây, xin phân tách 6 Can Nhâm như sau : Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân và Nhâm Tuất.

1.- Nhâm Tý mạng Tang Đố Mộc, có Can Nhâm = Thủy và Chi Tý = cùng Thủy. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì được Tương Hòa.

2.- Nhâm Dần mạng Kim Bạc Kim, có Can Nhâm = Thủy và Chi Dần = Mộc. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thủy sanh Mộc tức Can sanh Chi.

3.- Nhâm Thìn mạng Trường Lưu Thủy, có Can Nhâm = Thủy và Chi Thìn = Thổ. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thổ khắc mạng Thủy tức Chi khắc Can.

4.- Nhâm Ngọ mạng Dương Liễu Mộc, có Can Nhâm = Thủy và Chi Ngọ = Hỏa. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thủy khắc mạng Hỏa tức Can khắc Chi

5.- Nhâm Thân mạng Kiếm Phong Kim, có Can Nhâm = Thủy và Chi Thân = Kim. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Kim sanh Thủy tức Chi sanh Can.

6.- Nhâm Tuất mạng Đại Hải Thủy, có Can Nhâm = Thủy và Chi Tuất = Thổ. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thổ khắc mạng Thủy tức Chi khắc Can.

Do vậy, tuổi Nhâm Dần là tuổi tốt nhứt của hàng Can Nhâm, bởi vì được Can sanh Chi tức Trời sanh Đất.

Nhưng nếu xét thời gian sanh, được lọt trọn vào sanh năm Nhâm Dần đúng là phái nam mới kết luận người đó có tuổi tốt được trọn vẹn.

Trái lại, người được sanh là phái nam nhưng không được lọt trọn vào sanh năm Nhâm Dần, thì nó không có trọn con Cọp hoặc là người phái nữ, mặc dù được lọt trọn vào sanh năm Nhâm Dần cũng không có tuổi tốt được trọn vẹn. Bởi vì, tuổi Nhâm Dần có can Nhâm (dương) thuộc phái Nam không thuộc phái nữ, cho nên người phái nữ không thuận hạp về Can.



Ngoài ra, nên nhớ rằng người phái nam mặc dù được sanh lọt vào sanh năm Nhâm Dần là tuổi tốt nhứt của hàng Nhâm, nhưng tuổi này vẫn bị ảnh hưởng và chi phối thời gian biến chuyển xoay dần của tạo hóa từng năm tính theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành của Dương Âm.
Ví như tuổi Nhâm Ngọ mạng Dương Liễu Mộc, nhưng bước sang năm nay 2008 Mậu Tý thuộc Hỏa, thì năm này được tương sanh, bởi vì, mạng Mộc sanh mạng Hỏa.

Viết đến đây, tôi nhớ sự phân tách hai ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ của tôi, có liên quan đến người có tuổi Can là Nhâm xin trích dẫn như sau:

Ông Joseph Biden ứng cử viên Phó Tổng Thống: sinh năm 1942 Nhâm Ngọ, có mạng Dương Liểu Mộc có Can là Nhâm thuộc Thủy và có Chi là Ngọ thuộc Hỏa. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì tuổi Nhâm Ngọ bị tương khắc, bởi vì, mạng Thủy khắc mạng Hỏa tức Can là Trời (Thủy) khắc Chi là Đất (Hỏa).
Do vậy, tuổi Ông trong cuộc đời công danh sự nghiệp thăng trầm bất thường đưa đến.
Năm nay 2008 Mậu Tý thuộc Hỏa cho nên năm này tuổi Ông có mạng Mộc được tương sanh, bởi vì, căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Mộc sanh mạng Hỏa.

Ngoài ra, ngày thứ ba 4 tháng 11 dương lịch năm 2008 nhầm ngày mùng 7 tháng 10 âm lịch năm Mậu Tý thuộc tháng Quý Hợi, có mạng Thủy, cho nên căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì bổn mạng của Ông là Mộc được tương sanh với tháng bầu cử, bởi vì, mạng Mộc sanh mạng Thủy.
Do vậy, năm 2008 Mậu Tý và tháng Quý Hợi, tuổi Ông rất thuận lợi và may mắn trong cuộc tranh cử Tổng Thống sắp đến.

Bởi vì, tuổi của Ông được tương sanh cả năm tháng tranh cử và hy vọng Ông sẽ đạt thành sự nghiệp lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ trong tương lai.

Tuổi Ông Barack Hussen Obama và tuổi Ông
Joseph Biden thuận hạp hay khắc Kỵ như thế nào ?




Tuổi Ông Barack Hussen Obama là Tân Sửu (1961) thuộc mạng Bích Thượng Thổ và tuổi Ông Joseph Biden là Nhâm Ngọ (1942) có mạng Dương Liễu Mộc.
Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì tuổi Nhâm Ngọ có mạng Dương Liễu Mộc được khắc tuổi Tân Sửu (1961) thuộc mạng Bích Thượng Thổ. Bởi vì, mạng Mộc khắc mạng Thổ tức mạng Mộc được khắc xuất, mạng Thổ bị khắc nhập.

Đối với CAN hai tuổi Tân Sửu và Nhâm Ngọ có can Tân và can Nhâm được tương sanh về Can. Bởi vì, can Tân thuộc Kim và can Nhâm thuộc Thủy. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Kim sanh mạng Thủy.

Đối với Chi hai tuổi Tân Sửu và Nhâm Ngọ có chi Sửu và chi Ngọ được tương sanh về Chi. Bởi vì, chi Sửu thuộc Thổ và chi Ngọ thuộc Hỏa. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Hỏa sanh mạng Thổ.

Do vậy, hai tuổi Tân Sửu và Nhâm Ngọ được tương sanh với Địa Chi, rất có hy vọng thắng cử sắp tới.

Ông Barack Obama thắng cử vẻ vang để
trở thành Tổng Thống thứ 44 Hoa Kỳ

Như đã phân tách vào ngày 10 tháng 10 năm 2008 đã dẫn ở trên, hai ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống, được bầu vào ngày thứ ba 4 tháng 11 năm 2008, rất đúng, bởi vì, Ông Barack Obama có ân đức Ông Bà Cha Mẹ, cho nên thắng cử áp đảo trước Ông John McCain không thể ngựa về ngược được và còn được 2/3 cử tri đoàn bầu tức khoảng 349 phiếu, để trở thành Tổng Thống thứ 44 da màu së nhậm chức vào ngày thứ ba 20-01-2009.

Như đã dẫn ở trên, thời gian sanh rất quan trọng của đời người để phân tách và chứng minh cụ thể, xin trích dẫn ứng cử viên Tổng Thống Pháp Ông Nicolas Sarkozy vừa qua, được bầu vòng 1 vào ngày chủ nhựt 22-4-2007 và vòng 2 vào ngày chủ nhựt 06-5-2007. Kết quả Ông Nicolas Sarkozy đắc cử Tổng Thống như sau :




Ông Nicolas Sarkozy, Sanh 28-01-1955 tức 52 tuổi Tây = 53 tuổi ta, thuộc tuổi Ất Mùi chỉ có được 4 ngày mà thôi (bởi vì, năm Giáp Ngọ (từ 03-02-1954 đến 24-01-1955). Vì thế, Ông Nicolas Sarkozy thuộc tuổi Giáp Ngọ, mạng Sa Trung KIM, có Can là Giáp (Dương) thuộc mang Mộc và có Chi là Ngọ thuộc mạng Hỏa. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Mộc sanh mạng Hỏa (mạng Mộc bị sanh xuất, mạng Hỏa được sanh nhập) tức tuổi này Can sanh dưỡng Chi hay nói khác đi Trời sanh dưỡng Đất.
Do vậy, Ông Nicolas Sarkozy có tuổi Giáp Ngọ, thì sự nghiệp và đời sồng thăng tiến vững chắc cho hiện tại cũng như tương lai. Quả đúng vậy.
Nếu chúng ta cho rằng tuổi Ông Nicolas Sarkozy là tuổi Ất Mùi thì không đúng hẳn. Bởi vì, tuổi Ất Mùi, mạng Sa Trung KIM, có Can là Ất (Âm) thuộc mang Mộc và có Chi là Mùi thuộc mạng Thổ. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Mộc khắc mạng Thổ tức tuổi này Can khắc Chi. Do vậy, Ông Nicolas Sarkozy không có sự nghiệp và đời sống thăng tiến vững chắc cho hiện tại.




Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì người có mạng Kim gặp năm Đinh Hợi (2007) thuộc mạng Thổ, được tương sanh. Bởi vì, mạng Thổ sanh mạng Kim (mạng Thổ sanh suất, mạng Kim được sanh nhập), cho nên năm này là năm së được thắng lợi, thành công gia tăng về mọi mặt. Bởi vì, năm tốt nhứt của người có mạng Kim gặp năm có mạng Thổ.
Năm Đinh Hợi thuộc Sao Mộc Đức (Người có Sao Mộc Đức së được nhiều may mắn để đưa đến thành công, nhứt là tiền tài. Bởi vì : Mộc Đức được phước đến tháng Mười và tháng Chạp).
Ngoài ra, được biết hai lần bầu cử là ngày chủ nhựt 22 Avril 2007 và chủ nhựt 6 Mai 2007 nhầm thời gian tháng 3 âm lịch tức tháng Thìn (1) thuộc nhóm Tứ Mộ có mạng Thổ cùng mạng Thổ với năm Đinh Hợi tức được tương hòa với nhau.



(1) Bởi vì, tháng Giêng là tháng Dần tính tới, cho nên tháng 3 âm lịch tức tháng Thìn. Người xưa cũng có ghi vào sách đáng cho chúng ta suy ngẫm như sau :



Nhứt niên chi kế tại ư Xuân,
Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần.

Muốn thực hiện kế hoạch :

1 năm phải sắp đặt bắt đầu vào mùa Xuân
1 ngày phải sắp đặt vào giờ Dần

cho nên Tháng Dần = là tháng Giêng đầu năm âm lịch, người ta cũng thường dùng chữ Dần Nguyệt để chỉ tháng Giêng.

Riêng đối với các tuổi Nữ Quý như thế nào ?

Đối với các tuổi Nữ Quý cũng giống như các tuổi Nam Nhâm đã dẫn thượng, cho nên có 6 tuổi Nữ Quý như sau : Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi.
Nhưng nếu chúng ta phân tách thuận hạp khắc kỵ Ngũ Hành, giống như 6 tuổi Nam Nhâm, thì sẽ thấy tuổi Quý Mão là tốt nhứt.

Hy vọng sự phân tách một cách trung thực này, sẽ đem lại sự giải thích thỏa đáng đến quý bà con đồng hương.


Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ

LÝ ĐẠI NGUYÊN * VĂN HÓA & ĐẠO ĐỨC



LÝ ĐẠI NGUYÊN

VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC



Suốt cả năm, chúng ta bị cuốn hút vào những vấn đề thời sự, làm cho tâm tư, đầu óc luôn luôn quay cuồng với những chuyện khổ đau, âu lo, tức tối, buồn cười, đôi khi vui mừng, hy vọng, rồi hụt hẫn, mà không biết tại sao lại là thế? Hoặc tìm những lý giải nửa vời, vòng vo để tạm thời tự đánh lừa mình. Hay chống đỡ những gì đi ngược lại với suy nghĩ và ước vọng của mình. Quả là phiền toái! Nhân dịp xuân về, tết đến, xin đề nghị, chúng ta cùng nhau đi thẳng vào vấn đề nguồn gốc của sự vật, sự việc trong Trời Đất, Lịch Sử và Kiếp Người, để cho tâm trí mình có dịp thao tác, tự tìm thấy mình, tìm thấy hướng suy tư cho mình, cũng chính là thấy được những việc mà mình nên làm cho Mình, cho Dân Tộc Mình, cho Thế Giới Mình, và cho Vũ Trụ mà Mình đang có mặt.


TA TRONG VŨ TRỤ MÀ VŨ TRỤ CŨNG Ở TRONG TA


Đạo Lớn của Trời Đất là Hằng Hóa.
Đức Lớn của Muôn Loài là Hiếu Sinh.

Đạo Lớn của Lịch Sử là Văn Hóa.
Đức Lớn của Loài Người là Từ Tâm.

Đạo Lớn của Nhân Chủ là Dung Hóa.
Đức Lớn của Con Người là Thương Yêu.

Vậy Đạo Đức lớn nhất, vĩ đại nhất, chân thật nhất, hiện thực nhất của Vũ Trụ là Đạo Hằng Hóa và Đức Hiếu Sinh.

Đạo Đức chân chính nhất, phổ biến nhất, năng động nhất của Lịch Sử là Đạo Văn Hóa và Đức Từ Tâm.

Vũ Trụ này hình thành phát triển không ngừng đều nhờ vào Nguyên Lý Hằng Hóa Hiếu Sinh.

Lịch Sử Loài Người cũng dựa trên Nguyên Lý đó mà thành hình phát triển, rồi vượt lên trên các sinh loại hữu tình, tạo thành cuộc sống Văn Hóa Nhân Văn.

Vậy Văn Hóa chính là Đạo Thăng Hóa của Lịch Sử, để mở ra thời đại Nhận Thức Nhân Chủ Nhân Văn cho toàn thể Thế Giới.

Văn Hóa là Văn Hóa của Loài Người, mà Đức Lớn phổ quát của Loài Người là Từ Tâm nơi Con Người. Nhận Thức của Con Người đều dựa trên Nguyên Lý của Đạo Đức để rung cảm, suy tư, hành xử, mà tạo ra các nền Văn Hóa có những sắc thái riêng biệt. Các luồng văn hóa, các công trình văn hóa, các sản phẩm văn hóa, đều nhằm phụng sự Con Người, làm đẹp, sáng, tốt và luôn luôn mới cho cuộc sống Xã Hội của Con Người toàn diện. Bởi thế Lịch Sử Nhân Loại mới là lịch sử đa văn hóa. Nên nội dung của Lịch Sử phải là Văn Hóa, mà nội dung của Văn Hóa phải là Từ Tâm của Nhân Loại, do khả năng Dung Hóa của những Con Người tự do, tự chủ, sáng tạo và dựa trên tình cảm thương yêu của Con Người toàn diện, mà tạo thành các nền Văn Hóa Nhân Chủ Nhân Văn.


Chính vì vậy, Văn Hóa và Đạo Đức tuy Hai mà là Một. Do Đức Hiếu sinh của Trời Đất, mà Nguồn Động Lực Siêu Thể Vi Diệu vô sắc, vô biên, vô hạn trong Vũ Trụ hằng hóa, hiện hóa, thăng hóa từ những chuyển động vật lý, đã không ngừng nỗ lực tạo ra các hiện tượng hữu thể, rồi sinh lý để hoàn thành thế giới sinh vật. Các sinh vật tự thân thăng hóa, tạo thành các loại chủng tử có năng lực cá biệt -DNA- của mỗi chủng loại, mà tiếp hóa nòi giống của mình không cùng. Loài Người được xem như chủng loại cao nhất trong công trình Tạo Hóa, hằng hóa, sáng hóa, thăng hóa của Vũ Trụ, đủ khả năng, điều kiện tạo lập đựơc hiện tượng tâm lý, để vượt lên rung ứng với thế giới tâm linh vĩnh hằng của Vũ Trụ. Rồi có giác tính nhận biết được “Ta trong Vũ Trụ, mà Vũ Trụ cũng ở trong Ta”. Nên những nỗ lực Tự Thăng Hóa Tâm Linh mình, cũng chính là góp phần tích cực nhất trong công trình Thăng Hóa Vũ Trụ Vạn Hữu vậy.

Từ Đức Hiếu Sinh của Muôn Loài, thể hiện ra thế giới Loài Người là Đức Từ Bi, Nhân Từ, hay Đức Bác Ái, đấy là những danh từ để chỉ cho những ý niệm về sự thương yêu, bao dung, tha thứ và quý trọng sự sống, biết trân quý cuộc sống riêng của mình, tôn trọng cuộc sống chung của người, có trách nhiệm với cuộc sống xã hội và muôn loài. Chính vì vậy mà các nền Văn Hóa, các Tôn Giáo chân chính, các Học Thuyết giá trị đều lập căn trên Đức Hiếu Sinh, nhằm hướng dẫn Con Người biết sống và phát triển theo với Đức Hiếu Sinh.

Chỉ riêng có Học Thuyết Duy Vật Vô Thần Cộng Sản mới nghịch lại với Đạo Đức của Trời Đất, ngược lại với Lẽ Sống của Con Người, hủy diệt Văn Hóa của Nhân Loại, đề cao luật Mâu Thuẫn, Hận Thù, và Hủy Diệt, vốn chỉ là một mặt tối của Nguyên Lý Hằng Hóa, là phản diện của Văn Hóa. Vì Nguyên Lý Hằng Hóa của Vạn Hữu là Luật Bổ Sung – Phân Hóa – Điều Hợp, mà Duy Vật chỉ đề cao khả năng Phân Hóa. Phân Hóa mà không được Điều Hợp thì đi đến tiêu diệt. Điều Hợp mà không đựơc Bổ Sung thì không thể Thăng Hóa, đã không thăng hóa, mà bị phân hóa thì sẽ bị triệt tiêu. Nhờ có Luật Bổ Sung, Phân Hóa, Điều Hợp để Thăng Hóa, nên Vũ Trụ mới Hằng Hóa, muôn loài mới tiến triển, nhân loại mới có cuộc sống Văn Hóa hiện nay.

Điều nguy hại của chủ nghĩa Duy Vật không dừng lại ở mặt lý thuyết, mà nó đã làm cho nhiều thế hệ loài người tin theo, kể cả người đối kháng cũng bị rơi vào lối nhận thức chủ quan một chiều máy móc khép kín. Vì nó được dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cho cuộc đấu tranh xã hội, phân chia giai cấp, tổ chức lực lượng đấu tranh cách mạng giành quyền lực, để áp dụng chủ nghĩa một chiều độc tôn, nhằm tước đoạt sự tự do của Con Người, biến Con Người thành “con vật sản xuất”, đặt ách độc tài, độc đảng thống trị xã hội. Chính vì chủ trương giai cấp đấu tranh, nên cộng sản đã tận lực khai thác và phát huy Cảm Tính Hận Thù, quyết liệt Tiêu Diệt những giai cấp khác, cũng như tiêu diệt tinh thần tự do, tư hữu và niềm tin tôn giáo của Con Người. Mà hận thù là phản nghĩa với từ bi, nhân từ, bác ái, yêu thương. Tiêu diệt là phản nghĩa với xây dựng và phát triển. Như thế chủ nghĩa Duy Vật Cộng Sản đúng là hướng ngược chiều với Văn Hóa Nhân Loại. Nên học thuyết Duy Vật và chủ nghĩa Cộng Sản mới là Phi Văn Hóa.

Văn Hóa nơi Con Người, của các Dân Tộc, của các nền Văn Minh và của toàn Nhân Loại, tuy có những nét cá biệt, đặc thù, nhưng đều cùng có chung một bản chất, tính năng là: Đẹp, Tốt, Sáng, Mới, đó mới thật là thể hiện của Văn Hóa Tính phổ quát và đạt giá trị trường cửu. Đẹp, Tốt, Sáng từ nội dung lẫn hình thức ở Con Người, trong Xã Hội và các công trình, sản phẩm được tạo ra, sáng hóa bởi Con Người. Thế rồi người sau tiếp người trước bảo lưu, dung hóa, phát huy, làm mới thêm mãi cho phong thái sống, cách sống, lối sống, phương tiện sống và chế độ sống, với khuynh hướng sống vươn lên Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ.

Để giải thích chân lý, gần được chân lý, đạt được chân lý, vốn là một thách đố với suy tư của Con Người và toàn thể Loài Người, ở ngay từ buổi bình minh của Ý Thức Người vừa xuất hiện. Xem ra trong quá khứ Ý Thức Người đã bất lực trước thách đố đó. Vì rằng những công trình suy tư bằng ý thức người, đã chỉ tạo ra được những luồng tư tưởng, những triết phái cực đoan khép kín, các chủ nghĩa một chiều “Duy” thế này, thế nọ, thế kia, do đó đã xé nát nhân loại ra làm nhiều mảnh, dựng lên những hàng rào tinh thần hào nhoáng, rồi được ngụy trang dưới danh nghĩa Văn Hóa, Đạo Đức để lùa dân chúng vào guồng cuồng tín, thế hận thù nhau vì lý tưởng một cách cay độc, làm cho chân lý Hằng Hóa Hiếu Sinh mỗi lúc mỗi xa rời Con Người thêm. Thực ra Chân Lý tuy có thể Giác Chứng, mà chẳng thể Lý Luận bằng bất cứ thứ “duy” nào được. Bởi vì Chân Lý mang tính cách vừa toàn diện, vừa bao trùm, lại vừa nội tại nơi Vũ Trụ, Vạn Hữu và Con Người, gồm: Những hiện tượng Hợp Lý Tương Đối, nếu xét về mặt hiện tượng thực tiễn của sự vật, sự việc. Những hiện tượng Siêu Lý Tuyệt Đối, nếu xét về những hiện tượng siêu nhiên linh nghiệm trong vũ trụ trùng trùng bao la. Những hiện tượng Phi Lý Tự Đối, ngẫu nhiên xuất hiện bất quy tắc trong tự nhiên, và do tâm tư chủ quan của mỗi người, khám phá ra trong cuộc hành trình đi tìm sự hiện hữu của mình, rồi gặp cái chết của mình ở cuối đường hiện hữu, làm cho tất cả công sức trong cuộc sống trở thành phi lý và vô nghĩa đối với thân phận của chính mình.

Tuy nhiên, những tư tưởng, những chủ thuyết “duy” đó, dù có một chiều khép kín, nhưng nếu không đi ngược với hướng vươn lên Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ của Con Người, thì đều cùng hướng với Văn Hóa, đều đựơc thừa nhận có Văn Hóa Tính. Vì ít nhiều đã góp phần trong việc giúp Con Người khai mở một phía nào đó, trong nguồn tâm tư toàn diện sẵn có nơi mỗi người. Chính Nguồn Tâm Tư Toàn Diện sẵn có trong mỗi người là nền tảng của Văn Hóa, dung chứa tất cả các ý niệm, những tư tưởng trái nghịch nhau, để Con Người tự do, chủ động dung hóa, đãi lọc lấy tinh túy của những tư tưởng đó, làm thành các nền Đạo Học, đem ra ứng dụng vào cuộc sống, tạo ra các phương tiện sinh sống, mỗi ngày mỗi hoàn hảo hơn, nhằm phục vụ Con Người và Xã Hội.

Ngày nay, sau khi Nhân Loại đã tỉnh mộng về những lối Ý Thức Chủ Quan Duy Ý Chí, đã nếm trải và bị trả giá quá đắt do những tư tưởng đó gây ra, thì đều thấy rằng: Thế Giới cần phải được xây dựng và phát triển dưới nhãn quan toàn diện, cho hợp với Đức Lý của Trời Đất, đúng với Văn Hóa Tính của Nhân Loại cùng hướng tới cảnh Thái Hòa, Phát Triển, Thịnh Vượng lâu bền. Điều hiển nhiên là Nhân Loại đang tiến vào hướng chính đạo của nền Nhận Thức Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Triển, trong đó lấy Con Người Tự Do, Tự Chủ, Sáng Tạo làm Cứu Cánh. Lấy Văn Hóa làm Chủ Đạo cho khắp mặt tổ chức và sinh họat Xã Hội, Kinh Tế, Dịch Vụ, Chính Trị, Cai Trị, Luật Pháp, Văn Học, Nghệ Thuật, Khoa Học, Kỹ Thuật, cũng như việc giao tiếp giữa Người với Người; giữa Tập Thể với Tập Thể trong Xã Hội; giữa Quốc Gia với Quốc Gia trên trường Quốc Tế.


THĂNG HÓA TÂM LINH MÌNH LÀ LÀM MỚI CHO TẤT CẢ


Con Người thực sự có Tự Do, hoàn toàn Tự Chủ trong suy tư, hành động ứng xử, thì mới phát triển được khả năng Sáng Tạo. Chính khả năng Sáng Tạo đã làm cho Văn Hóa mỗi lúc mỗi Tốt Đẹp Sáng Mới thêm. Để Văn Hóa thể hiện đúng hướng Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ, thì không thể làm khác là phải vận dụng tới năng lực Trí Tuệ của Con Người. Mỗi người đều sẵn có Trí Tuệ, nhưng để khai mở được khả năng Trí Tuệ ở trình độ nào đó, thì còn tùy ở sự học tập, thâu thái, và quan trọng nhất là ở sự Tu Dưỡng của mỗi người.

Có thể có nhiều phương pháp tu dưỡng để phát huy Trí Tuệ, nhưng để có nghiệm chứng cụ thể, thì phương pháp Thiền của các bậc đã Giác Ngộ là dễ kiểm chứng nhất. Các vị đó đã hướng dẫn thế cách Quán Định, làm bình ổn Tâm Tư, xả bỏ tạp niệm, vui vẻ buông bỏ tất cả, giúp người tu tập đạt đựơc An Nhiên Tự Tại, Thanh Tịnh Rốt Ráo, tạo điều kiện cho Trí Tuệ khai mở. Trí Tuệ tuy được khai mở, nhưng không có nghĩa là đã có đủ công năng nhận biết ngay được chân tướng chân thật của Thực Tại, mà còn phải kiên trì Phá Chấp, tháo bỏ những xích xiềng tư tưởng một chiều cực đoan, rũ bỏ những mặc cảm tự ti, tự tôn; xả bỏ những ý niệm, những thành kiến cả xấu lẫn tốt. Có nghĩa là vui vẻ buông xả, buông xả và buông xả toàn diện rốt ráo, ngay cả chính niệm, đừng nói chi là tà niệm; buông xả ngay cả những cảnh giới an lạc chân thật đã đạt đựơc trong hành trình tu tập, nhằm đoạn trừ những cảm thụ của Ta, thuộc về Ta và chỉ có Ta.

Chính trong hành trình phá chấp và buông xả đó, năng lực Trí Tuệ sáng mãi lên, tựa như ánh nắng ban mai làm bung nở hạt giống Từ Bi nơi Con Người, khi Lực Trí Tuệ, Đức Từ Bi đã nở trọn vẹn viên mãn nơi Con Người, thì Con Người chẳng còn chấp giữ “Cái Ngã” nhỏ bé tủn mủn, sẽ không còn phải dùng phương tiện suy tư, lý luận để tìm kiếm, biện minh cho Chân Lý của Vũ Trụ, Đức Lý của Vạn Hữu nữa, mà thực tại là Lực Trí Tuệ, Đức Từ Bi nơi Con Người đã là biểu hiện của Chân Lý, Đức Lý của Trời Đất một cách chân thật trọn vẹn đầy đủ rồi. Cho nên không có gì lạ, không còn nghi ngờ gì nữa, những lời nói ra từ các bậc Toàn Giác, đều là những lời của Chân Lý.

Khi Trí Tuệ Từ Bi đã hiển hiện viên mãn trong Con Người, là Con Người đã hội nhập đựơc với Đạo Lớn Hằng Hóa, Đức Lớn Hiếu Sinh của Trời Đất, thì việc thể hiện Trí Tuệ Từ Bi của Con Người trong kiếp nhân sinh là lẽ tự nhiên, như ánh sáng phải chiếu sáng. Đó là những đóng góp đương nhiên vào với gia tài Văn Hóa Nhân Loại, có giá trị đưa Văn Hóa vươn mãi lên Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Mà Văn Hóa luôn luôn sắm vai trò chủ đạo, chỉ đạo cho toàn thể Nhân Loại cùng nhau nỗ lực khai triển cuộc sống Nhân Chủ Nhân Văn, để Con Người được Tự Do Tự Chủ Sáng Tạo, thực hiện nguyện ước chân chính của mình trong thực tại thế giới, đồng thời thăng hóa Tâm Linh mình, nhằm đạt tới tánh cảnh Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ.

Đến đây có thể hiểu được, tại sao trong Xã Hội do Cộng Sản thống trị lại sa đọa tăm tối như lịch sử đã chứng minh trong thế kỷ 20 vừa qua. Vì đích ra các danh từ Văn Hóa, Đạo Đức, mà Cộng Sản thường dùng, thì chính ngay những kẻ sử dụng nó, lại cũng chẳng hiểu nổi là họ đã lạm dụng. Cho nên Thế Giới Cộng Sản và Cộng Đảng Việt Nam đứng trước sự đổ dốc, tan vỡ, suy đồi của xã hội, đảng viên trụy lạc, dân chúng mất niềm tin, đều thấy rằng cần phải phục hồi giá trị Văn Hóa, Đạo Đức mới cứu vãn nổi chế độ ung thối ruỗng nát. Nhưng điều đáng buồn cho họ là những giá trị văn hóa, đạo đức chân chính đích thật của Trời Đất, của Loài Người, của Dân Tộc đã không hiện hữu trong đầu họ. Tất cả những giá trị đó đã bị chính thứ chủ thuyết Duy Vật, chủ nghĩa Mác Lê và Tư Tưởng Hồ, là thứ chủ thuyết ấu trĩ, chủ nghĩa chuyên chính và thứ tư tưởng hoàn toàn nô lệ ngoại nhân của họ Hồ, mà cộng đảng cho là siêu việt, là chân lý tuyệt đối đã tiêu diệt hết, tiêu diệt ngay trong suy tư của chính họ, và trong xã hội mà họ đã, đang thống trị.

Trong suy nghĩ của những người gọi là cộng sản chân chính và không chân chính hiện nay, thì đều cùng có sẳn một đường rầy biện chứng: “Tất cả đều là phương tiện”, Văn Hóa Đạo Đức, cả Con Người lẫn Dân Tộc chỉ là phương tiện cho họ sử dụng; trước kia là phương tiện để phục vụ cho lý tưởng Duy Vật, Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, nay lý tưởng đó đã tiêu ma, thì lại thành phương tiện để củng cố quyền hành, nhằm mục đích hết sức thực tế là “duy vật chất” “duy tiền”. Chính vì toàn cộng đảng từ trên xuống dưới chỉ có mục đích “duy tiền”, nên mạnh kẻ nào, kẻ đó kiếm tiền một cách bất cố liêm sỉ, bất kể luật pháp, bất chấp đạo đức, trong khi đó người dân là nạn nhân bị đè nén, bóc lột và bị cấm nghe, cấm nói, chỉ để đảng độc quyền nói, mà chỉ toàn nói ngang, nói ngược, nói bậy thôi.

Đời thuở nào mà đem nước trộn với lửa, rồi bắt mọi người phải tin là thành công, thì tin sao nổi. Thế mà cộng sản cứ nhơn nhơn hô hoán: “Kinh tế Thị Trường Tự Do theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Lấy Kinh Tế Thị Trường Tự Do vốn là “nước”, mà trộn chung với “lửa” Xã Hội Chủ Nghĩa, thì sớm muộn gì lửa xã hội chủ nghĩa cũng phải tắt. Lấy “nước” Văn Hóa Đạo Đức đem trộn với “lửa” Hận Thù Hủy Diệt của chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng nô lệ của Hồ, thì “lửa” phải tàn là cái chắc. Thực ra những kẻ đề xướng những chủ trương trên, họ đều là kẻ đáng thương, vì chế độ cộng sản đã đào tạo ra những bộ óc “bùn” đặc quánh của những chú vẹt lẻo mép, họ không bao giờ hiểu được rằng: Thứ chủ nghĩa Duy Vật mà họ tôn thờ chẳng những không có Văn Hóa Tính, mà ngay giá trị Đạo Đức cũng không có luôn. Thế nhưng họ lại đã được học và bắt buộc phải hiểu rằng: Học thuyết Duy Vật và những sách vở viết về học thuyết này là những tác phẩm Học Thuật của Văn Hóa.

Chính vì hiểu sai như thế, nên họ chỉ có khả năng phá hủy, mà không có năng lực xây dựng, vì tất cả các công trình xây dựng, muốn được thành tựu lâu dài với lịch sử, thì phải khởi đi từ Văn Hóa. Nhất là phải phân biệt được rằng: Những thứ tuy bề ngoài có bóng dáng của các công trình Văn Hóa, mà nội dung đi ngược với Văn Hóa Tính, đi ngược với hướng vươn tới của Văn Hóa toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ, chống lại với Đạo Hằng Hóa, Đức Hiếu Sinh của Trời Đất, bằng chủ trương Hủy Diệt, đề cao Hận Thù thì đó không thể được nhìn nhận là công trình Văn Hóa, mà chỉ còn là sản phẩm “Sai Ác”.

Những người cộng sản, nếu thực sự muốn quay trở về với truyền thống tốt đẹp của Văn Hóa và Đạo Đức của Dân Tộc và Loài Người, thì phải thực tâm chân thành loại trừ chủ thuyết Duy Vật, chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng nô lệ của Hồ ra khỏi tư tưởng của mình, dẹp ngay những cơ chế, cơ cấu, luật lệ độc đảng, độc tài, độc tôn, toàn trị, khủng bố, bóc lột của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, để cho chính mình và toàn dân đựơc tự do sống, tự do lựa chọn, tự do tin tưởng, tự do phát biểu, tự do xây dựng tòa nhà Dân Chủ Trọng Pháp trong sáng bền vững cho Đất Nước, thì những giá trị truyền thống Văn Hóa Đạo Đức cao đẹp của Dân Tộc, chắc chắn sẽ được toàn dân đem ra ứng dụng và phát huy ngay trong cuộc sống của mình và của xã hội.

Chủ nghĩa cộng sản tuy không có Văn Hóa Tính, nhưng đối với lịch sử Dân Tộc Việt và Nhân Loại thì nó đã tự khẳng định và xác lập được chỗ đứng riêng biệt. Chỗ đứng trong kinh nghiệm đau thương khủng khiếp của các nạn nhân, đó là thứ “Hỏa Ngục Trần Gian”. Chỗ đứng trong Văn Học là những lời răn đe sẽ nhắc nhở cho Nhân Loại chớ để cho nó xuất hiện thêm bất cứ lần nào nữa, dù dưới hình thái nào cũng vậy. Chỗ đứng trong Nghệ Thuật thì hấp dẫn hơn. Vì cộng sản đã sắm đúng vai trò phản diện độc ác gian trá, một cách trung thực, xuất sắc nhất trong các tác phẩm nghệ thuật, mà các nhân vật hung ác, các chế độ tàn bạo ở trong quá khứ chưa hề lột tả đựơc hết tính cách cay độc hung hãn như thế. Còn trên màn ảnh và sân khấu thì đây đúng là tên kép độc làm cho khán giả vừa sợ vừa ghét, chỉ mong cho hắn chóng chết, tuy biết rằng hắn mà chết thì màn phải hạ, vở tuồng phải kết thúc. Nếu các văn tài trong thiên hạ muốn cực tả chân thật, hiện thực về “cái ác toàn diện” trong lịch sử Loài Người, thì phải nghiên cứu về chế độ cộng sản, nhất là về cộng sản Việt Nam thì sẽ nắm vững đựơc những tính chất đặc thù của nó là vừa độc ác, vừa tàn nhẫn, vừa ngoan cố, vừa gian manh, vừa hài hước, vừa đần độn một cách đáng ghét của anh kép độc Việt Cộng.

Tóm lại Văn Hóa và Đạo Đức là nội dung của Tâm Linh Con Người, nội dung của Lịch Sử Dân Tộc và Nhân Loại. Mà Đạo Đức lại là nội dung của Văn Hóa, nên Văn Hóa luôn luôn phải sắm vai trò Chủ Đạo nhằm chỉ đạo cho mọi sinh hoạt của Con Người và Xã Hội, Kinh Tế, Dịch Vụ, Chính Trị, Cai Trị, Luật Pháp, Văn Học, Nghệ Thuật, Khoa Học Kỹ Thuật thì Thế Giới mới đi đúng hướng hòa bình xây dựng phát triển, tránh khỏi loạn lạc, bất công, tụt hậu.


MÙA XUÂN KỶ SỬU
2009
LÝ ĐẠI NGUYÊN




ĐẶNG PHÙNG QUÂN * ORHAN PAMUK



Đặng Phùng Quân
Orhan Pamuk, văn chương từ miền Trung Đông mù ám.




Giải Nobel văn chương 2006 trao tặng một nhà văn Thổ nhĩ kỳ: Orhan Pamuk, với những tiểu thuyết viết bằng ngôn ngữ Thổ. Như lời giới thiệu trên những tiểu thuyết dịch sang Anh ngữ, tác phẩm của ông đã được chuyển ngữ qua hơn ba mươi thứ tiếng. Một vài tiểu thuyết của Pamuk đoạt giải, như giải văn chương 2003 IMPAC Dublin Literary Award, Prix Méditerranée étranger, Prix Médicis v.v... Nobel văn chương cũng như những giải văn chương khác, song mang tầm vóc quốc tế, có thể vì số tiền thưởng khá lớn, tồn tại khá lâu đời và cùng với những giải Nobel (y học, vật lý v.v..), vinh danh những nhân vật đã đóng góp công trình trên nhiều lĩnh vực khác nhau.



Như vậy, có phải tự thân nó hay nhờ danh tiếng của người được trao giải đã làm tăng giá trị giải? Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là những nhà văn đoạt giải, tuy tác phẩm của họ đã được dịch sang Anh, hoặc Pháp ngữ là những thứ tiếng có tầm phổ biến rộng rãi nhưng không được chú ý, bỗng chốc đã rực rỡ lên như một phát hiện sáng chói, như trường hợp Jose Saramago (tiếng Bồ đào nha), Cao Hành Kiện (tiếng Hoa), Dario Fo (tiếng Ý) v.v..hay những nhà văn tiền phong như trường hợp Claude Simon, Samuel Beckett vẫn được coi như khó đọc?




Pamuk đã đem lại những thông điệp nào cho nhân loại? Trong một thế giới đang ngổn ngang có những xung đột, nghịch lý vô phương giải quyết về chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, Đông/Tây..? Hay, Pamuk chỉ là cái cớ để những nhà Hàn lâm của Nobel văn chương phát giải vì ý đồ chính trị? Nghi hoặc, hỏi như vậy có nghĩa là xét xem trên bình diện văn chương, Pamuk có xứng đáng là một nhà văn lỗi lạc? Lý ưng, điều đó phải dựa trên những tác phẩm đã được viết ra.




Tiều thuyết của Pamuk có thể xếp vào nhiều thể loại: Sách Đen (nguyên tác tiếng Thổ, Kara Kitap 1990), Căn nhà tĩnh lặng (Sessiz Ev 1983), Lâu đài trắng (Beyaz Kale 1991) trong dòng hiện thực ma thuật như Garcia Marquez, Jose Saramago, Carlos Fuentes.., bố cục phân chia thành hồi như Tuyết (Ka 2002), Tên tôi là Đỏ (Benim Adim Kirmizi 1998) kiểu H. Böll, G. Grass, phối hợp truyện và ảnh như Istanbul Hồi ức và Thành thị (Istanbul Hatiralar ve Şehir 2003) kiểu W. Benjamin, A.G.Sebag (tuy Pamuk xác nhận đọc và chịu ảnh hưởng những nhà văn như Tolstoy, Dostoevsky, Thomas Mann, Proust, Faulkner, Woolf, hiện đại như Borges, Calvino, Paul Auster, Don Delillo, V.S. Naipaul song văn chương Đức vẫn là ngọn nguồn Pamuk thấm nhuần - trong tiểu thuyết Tuyết, Pamuk lấy Đức là khung cảnh cho nhân vật nhà thơ lưu đày và học hỏi văn hóa tây phương ở Frankfurt..). Thuyết thoại của Pamuk kể lể dông dài như tiểu thuyết Nga của thế kỷ 19, nhưng phong cách mang dấu ấn hậu hiện thực.





Tuyết/Ka là tác phẩm gần nhất với những bộ diện: khí hậu chung của văn chương hiện đại/văn chương lưu đày và mạt thế luận của một thế giới tha hóa cáo chung của tôn giáo và ý thức hệ - thông điệp của Pamuk là tiếng chuông cảnh báo giữa những biến động toàn cầu, từ chiến tranh Bosnia, Chechnya, Iraq, Afghanistan, Do thái/Palestin, đến hiện tượng khủng bố như một dấu ấn thời đại (đã gây trăn trở cho những nhà tư tưởng như Habermas, Derrida..).





Tuyết, nhan đề cuốn tiểu thuyết là tên một bài thơ tưởng tượng của một nhân vật chủ báo tự đặt ra cho nhân vật nhà thơ tên Ka (tên thật là Kerim Alakusoglu, song người thuyết thoại Orhan gọi theo tên tắt Ka mà chính nhân vật ưa thích trên lý lịch ghi danh đại học cũng như trên những tuyển tập thơ, trong suốt truyện) , con người lưu vong chính trị từ Frankfurt nước Đức trở về quê hương sau mười hai năm, đến thành phố nhỏ Kars để thực hiện giấc mơ ngắm tuyết, với tư cách nhà báo quan sát cuộc bầu cử địa phương cũng như tìm hiểu việc những thiếu nữ tự tử. Tuyết trở thành nhan đề của mười chín bài thơ (như Bị Bắn Giết, Ngực, Yêu, Chό, Hộp kẹo Chocolat, Nhân loại và những vì Sao..) từ nguồn cảm hứng đột xuất xây dựng trên những kỷ niệm thời thơ ấu mà Ka làm trong thời gian nhập cuộc những biến động diễn ra suốt quãng thời gian ở chốn này.




Tập thơ đã thất lạc sau khi Ka chết. Ka đã ngẫu nhiên can dự vào những xung đột chính trị đẫm máu, khủng bố. ám sát, từ mục kích việc Giám đốc viện giáo dục bị một thanh niên bắn, gặp gỡ người thủ lĩnh trẻ Blue thuộc nhóm Hồi giáo quá khích chống chính quyền độc tài, chống văn minh dân chủ phương Tây, bị đe dọa tính mạng chỉ vì một bài báo coi Ka như một kẻ vô thần, tự nhận là thi sĩ, gieo hoang mang cho người dân ở Kars đến cuộc tình với Ipek mà Ka chỉ mong muốn theo mình về lại Frankfurt trong một giấc mơ hạnh phúc êm đềm.





Toàn cảnh tiểu thuyết Tuyết là hiện thực của thế giới Trung Đông hiện tại, dầu chỉ đóng khung trong một thành phố nhỏ: cuộc đối thoại bất tận không lối thoát giữa viên giám đốc viện Giáo dục (nạn nhân) chủ trương phụ nữ không được dùng khăn trùm đầu khi đến trường, tiêu biểu cho xu hướng dân chủ thân tây phương với một thanh niên lạ mặt (sát thủ) đến từ vùng quê xa xôi đại biểu cho người cuồng tín
Thưa Giáo sư Nuri Yilmaz, nếu ngài tin vào Thiên chúa, nếu ngài tin Kinh Thánh Koran là lời Chúa, hãy cho nghe quan điểm của ngài về câu thơ ba mươi mốt tuyệt mỹ của chương Ánh sáng Thiên đường.





Đúng vậy. Câu thơ này nói rất rõ ràng là phụ nữ phải trùm đầu và mặt.
Hoan nghênh, thưa ngài!..Vậy làm thế nào ngài có thể dung hòa lệnh Chúa với quyết định cấm con gái trùm đầu không được vào lớp học?
Chúng ta đang sống trong một Quốc gia thế tục..




Làm thế nào ngài có thể giải thích được tại sao quốc gia lại cấm con gái vào lớp chỉ vì cái chủ nghĩa thế tục, khi mà việc họ làm vâng theo luật lệ tôn giáo của họ?
Hãy thẳng thắn, con ơi. Tranh luận những điều như vậy chẳng đi tới đâu..
..Vì tôi sống trong dân chủ, vì bỗng dưng tôi thấy tôi là một người tự do có thể làm bất kỳ điều gì tôi thích, nên rốt cuộc tôi phải đáp xe bus đi đến tận cùng nước Thổ để tìm cho ra thủ phạm, dầu y ở chốn nào, để đối diện với y. Làm ơn trả lời câu hỏi của tôi. Điều gì quan trọng, pháp lệnh của Ankara hay thánh lệnh của Chúa?
Cuộc tranh cãi này chẳng dẫn tới đâu, con ơi.




..Cứ theo thống kê mà ngài Giáo sư người Mỹ Hồi giáo da đen Marvin King, tai nạn bị hãm hiếp trong những xứ Hồi giáo nơi mà phụ nữ trùm đầu thì rất thấp, thậm chí coi như không đáng kể và chẳng bao giờ người ta nghe nói đến sách nhiễu tình dục..
Nếu chúng ta cứ tiếp tục cổ võ phụ nữ bỏ khăn trùm đầu, chẳng phải là chúng ta hạ thấp phẩm giá họ như chúng ta thấy nhiều phụ nữ Tây Âu đã hạ phẩm giá vào lúc cách mạng tình dục trỗi dậy sao?




Tên tôi là Vahit Süzme. Salim Fesmekân. Có gì khác đâu, thưa ngài? Tôi là người vô danh bảo vệ những anh hùng vô danh đã chịu vô vàn những tai ương sai quấy chỉ vì bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình trong một xã hội bắt phải phục tùng chủ nghĩa duy vật thế tục.
Sau cùng thanh niên cuồng tín bắt vị giám đốc đọc lời tự thú là đã làm tay sai cho một âm mưu đen tối muốn tước bỏ tín ngưỡng và danh dự của người Hồi trong nền Cộng hòa Thổ thế tục và bắt họ làm nô lệ cho Tây phương, kê súng vào miệng ông và bắn chết.




Ở tuyên ngôn của Blue, thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan khác cũng những luận điệu như: Trái với người tây phương nghĩ, không phải nghèo khó đưa chúng ta đến gần Chúa, vì thực sự không ai như chúng ta là những người tìm ra lý do tại sao chúng ta ở trên mặt đất này và điều gì đến với ta ở thế giới bên kia.. Dân chủ, tự do và nhân quyền chẳng là quái gì, chẳng qua chỉ là những gì Tây phương muốn cả thế giới phải bắt chước họ giống như khỉ.




Blue có thể là một hình tượng gần gũi những trùm như Bin Laden, và nơi một hình tượng đối tác là người tình,Kadife (em gái của Ipek) tiêu biểu cho những phụ nữ Hồi giáo cực đoan, sẵn sàng tự tử để phản đối việc không cho đội khăn trùm đầu, những cái chết làm kinh ngạc vì lối tự sát bất ngờ, không nghi lễ hay báo trước, ngay giữa cuộc sống thầm thầm hàng ngày .




Ka có thể là một hình tượng lưu đày,ở đất khách quê người như Blue nhận xét giống hàng ngàn những trí thức người Thổ gốc Kurd sống ở Đức biến sự khốn khổ dưới mắt người tây phương, biến nỗi thống khổ này này kế sinh nhai, hay chỉ là một khách lạ trên quê hương mình, không ý thức được tội ác ngay trong mình. Ka chứng kiến nhiều nhà văn, nhà thơ đã là mục tiêu ám sát của những người Hồi giáo cực đoan, như trường hợp một tu sĩ trở thành người vô thần chỉ ra những điều mâu thuẫn trong kinh Koran, bị bắn lén sau lưng, hay một nhà báo có tinh thần thực dụng bị giết vì ngờ làm ám chỉ những phụ nữ trùm đầu như con dán, hay một nhà báo khác đã bị nổ tung xe vì ngờ đã tiết lộ những giây liên lạc giữa phong trào Thổ Hồi giáo với xứ Iran.



Trong khi đi bộ giữa những bông tuyết rơi chậm, Ka nghĩ đến số phận mình có thể như nhiều nhà văn bất hạnh khác bị bắn chết hoặc bị gói bom nổ, sau khi phải đối đầu với những tình huống lưỡng nan, có thể cao ngạo, can đảm, hoặc chẳng làm gì cả như trường hợp nhà thơ Nurettin thân phương tây song chẳng can dự gì đến chính trị, một ngày kia bị một tờ báo Hồi giáo cực đoan moi móc ra trong những bài viết của ông về nghệ thuật và tôn giáo, đã có những lời phỉ báng tín ngưỡng, đã bị cài bom nổ xe làm tan xác. Song mặt khác, Ka cũng là nạn nhân bị những kẻ cầm quyền độc tài áp bức, hành hạ vì đã không cộng tác điềm chỉ chỗ ở của kẻ khủng bố.




Sau cùng Ka phát hiện ra người yêu lý tưởng của mình là tình nhân cũ của Blue. Ipek đã không theo Ka bỏ xứ đi Frankfurt vào giây phút chót vì ngờ Ka đã cho an ninh chính quyền biết chỗ ẩn nấp và hạ sát Blue. Ka bị bắn chết bốn năm sau ở thành phố lưu lạc này. Và bài thơ cuối cùng của tập Tuyết cũng là bài Nơi tận cùng thế giới cùng một lô gích như những bài thơ khác có một vị trí tự nhiên và duy nhất trên những bông tuyết tưởng tượng, xoay quanh ba trục - Ký ức, Trí tưởng, và Lý trí.



Orhan, người thuyết thoại muốn đào sâu vào từng ngõ ngách đen tối cuộc đời trầm luân, khốn khó của người bạn thơ khi hỏi: thực sự anh ta có thể nhìn được bao nhiêu ? Trả lời: trong suốt cuộc đời tôi cảm thấy cô đơn và lạc lõng như một con thú bị thương - và câu trả lời của nhà văn lưu đày: Hạnh phúc là tìm ra một thế giới khác để sống, nơi anh có thể quên hết mọi lầm than và bạo ngược này.
Tuyết sau cùng ở trong ngữ cảnh của những Ngôi nhà tĩnh lặng, Sách Đen như Pamuk phác thảo trong hình bông tuyết sáu cánh là vận chuyển của Ký ức, Trí tưởng và Lý trí
mà ông cũng ghi lại trong tác phẩm mới, cuốn Tự truyện Istanbul.



Trong Triết học và Văn chương xuất bản năm 1974, tôi đã viết Tự truyện là hiện thể của trí nhớ, bởi vì ngôn từ nhằm chống lại quên lãng, mang theo một phiêu lưu rộng rãi biểu hiện sự hoàn tất chữ viết với ngoại tại trong kinh nghiệm hiện thân và ký ức phục hồi. Trong Tẩu khúc Văn chương/Triết lý xuất bản năm 2004, tôi nói đến khả hữu của văn ngữ với chuyển biến thành ánh sáng, thành hình ảnh, là khả hữu của một loại tiểu thuyết-hình ảnh/roman-photo.



Để viết về Istanbul, nơi sinh trưởng của ông, Orhan Pamuk - nhà văn Thổ sinh năm 1952, không phải chỉ những hoạt cảnh như Joyce với Dublin, Borges với Buenos Aires, Pamuk còn sử dụng ảnh đan lẫn giữa những tản văn, gợi nhắc đến nhà văn Đức Winfried Georg Sebald trong những tiểu thuyết như Những lưu dân/Die Ausgewanderten (1992) ghi lại lịch sử đời sống của những linh hồn Do thái luân lạc tại ở Đức từ cuối thế kỷ 19 qua suốt thế kỷ 20. Những hình ảnh của Sebald trong suốt những tân truyện như muốn níu kéo lại những tàn tích của ký ức bị triệt hủy, sương mù kỷ niệm không mắt thường nào có thể xua đuổi trong mộng và thực, những hình ảnh như Sebald ghi nhận dường như đối với tôi người chết trở về, hay chúng ta đang nối gót họ.



Ở Istanbul, Pamuk ghi nhận, khác với Conrad, Nabokov, Naipaul - những nhà văn lưu đày được biết đến từ việc trang trải cuộc lưu xứ trong những ngôn ngữ, văn hóa, quê hương, đại lục, cũng như ngay cả với những văn minh dị biệt, trí tưởng họ phiêu bồng trong cuộc lưu đày, nuôi dưỡng từ việc mất cội nguồn, trong khi trí tưởng của Pamuk bám trụ vào thành phố này, nơi ông lớn lên trên cùng con phố, mái nhà. Ông coi định mệnh của Istanbul là định mệnh của ông. Pamuk viết: tôi gắn liền với thành phố này bởi nó đã tạo tôi như con người tôi vậy.



Trong con người nhà văn Orhan, có một điều can đảm của một người nhân bản để nói lên “cơn sốt chinh phục” của người Thổ, để mặc cho những băng đảng cướp bóc, tàn sát người Hy lạp và Armenian đúng vào dịp kỷ niệm 500 năm (1953) ngày sụp đổ của thành phố Constantinople cũng là ngày đánh dấu việc chinh phục biến thành Istanbul: khủng bố tràn qua những vùng Ortakoy, Baliki, Samatya, Fener, đốt phá những cửa tiệm của người Hy lạp, hãm hiếp phụ nữ Armenian và Hy lạp kéo dài suốt hai ngày, với hỗ trợ của chính quyền, tàn phá thành phố hoang tàn như một địa ngục thê thảm nhất trong những đêm ác mộng đông phương, những chi tiết mà gia đình kể lại trong nhiều năm sau, sống động đến nỗi Pamuk tưởng như thấy trước mắt.



Trong tác phẩm De l'Indifférence, Essai sur la banalisation du Mal/Dửng dưng, luận về dung tục hóa điều Άc (1998), nhà triết học Christian Delacampagne nhắc đến cuộc tàn sát người Armenian có thể coi như tội ác diệt chủng đầu tiên của thế kỷ XX, diễn ra vào những năm 1915-1916 tại Thổ giết khoảng từ một triệu đến một triệu rưỡi người Armenian (tiêu diệt hai phần ba cộng đồng sắc dân này)- trong tình huống những chính phủ các nước khác có thái độ dửng dưng vì lúc đó Thổ là đồng minh của Đức. Delacampagne lên án chính phủ Pháp, chẳng có nợ nần gì với Thổ, trong nhiều thập niên cũng vẫn làm ngơ, “không dám gọi mèo là mèo”. Phải đợi tới 83 năm sau, Quốc hội Pháp mới bỏ phiếu vào năm 1998 một dự luật nhìn nhận thực tại chuyện này. Trong suốt nửa thế kỷ (1925-1975), Delacampagne (sinh năm 1949) ghi nhận rất ít sách vở đả động đến chuyện diệt chủng này.




Trong năm 2005, những luật gia thuộc hai hội đoàn chuyên nghiệp Thổ đã khởi tố Orhan Pamuk về hình sự vì Pumak đã đưa ra tuyên cáo trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo Thụy sĩ Das Magazin (phụ trang hàng tuần của những nhật báo Tages-Anzeiger, Basler Zeitung, Berner Zeitung và Solothurner Tagblatt) là: Ba mươi ngàn người Kurd [ở Anatolia] và một triệu người Armenian [cuộc diệt chủng 1915-1917] bị giết trên mảnh đất Thổ này mà không ai dám nói về điều đó. Pamuk bị đưa ra trước tòa vào ngày 16 tháng 12, gặp những phản ứng quốc tế dữ dội từ hội Ân Xá Quốc tế cũng như nơi những nhà văn như Jose Saramago, Gabriel Garcia Marquez, Günter Grass, Umberto Eco, Carlos Fuentes v.v..
Orhan Pamuk đã may mắn hơn số phận nhân vật Ka trong tiểu thuyết Tuyết của ông.




TOÀN PHONG * MƯỜI HAI BẾN NƯỚC




Mười Hai Bến Nước

Toàn Phong

Nguyễn Xuân Vinh





Tôi không phải là một thi nhân, để có nhiều thì giờ nhàn rỗi ngâm trăng vịnh gió vì cuộc đời của tôi là một chuỗi ngày phải tranh đấu liên miên. Mặt khác công nghiệp của tôi là ở trong quân đội và trong ngành giáo dục và khảo cứu về toán học nên lại càng ít có dịp làm bạn với thơ văn. Nhưng từ nhỏ tôi vẫn mơ làm thi sĩ, nghĩa là vẫn ôm mộng làm thơ. đọc ở trong sách tôi được thấy là muốn thành một toán gia siêu việt cần phải có một bộ óc giầu tưởng tượng, phải có chút ít thơ mộng, vượt qua những tầm thường gò bó của thế tục. Nhà toán học đức quốc lừng danh Karl Weierstrass (1815-1897) của thế kỷ 19 đã viết rằng:

“It is true that a mathematician who is not also something of a poet will never be a perfect mathematician”.




Câu này có thể tạm dịch là:

“Thật đúng vậy, là một toán gia nếu không cùng một lúc là một thi sĩ thì không thể nào là một toán gia vẹn toàn được”. Vì tin ở lời nói của Weierstrass, là một toán gia tôi rất hâm mộ, nên đôi khi trăn trở về một bài toán mà tôi chưa tìm ra được lời giải toàn vẹn, tôi cũng đã từng đổi bút, làm thơ. Cho đến nay thì những bài thơ tôi đã làm chưa phải là thơ tình vì còn nặng mầu sắc toán học. Dưới đây là một bài tiêu biểu:

Tình Hư Ảo
(Toàn Phong)

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ước, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.

Đầu nãm Qúy Mùi tôi viết một bài tâm tư đăng báo Xuân và ghép theo bài thơ trong đó. Sau khi số báo phát hành, tôi nhận được lác đác vài bức thư của độc giả gửi về khen ngợi ở chỗ tôi đã chuyển được ý toán thành lời thơ. Nhưng có một bức thư ở một nơi xa lạ gửi về làm tôi chú ý. Trong phong bì nhỏ có kèm theo một bức hình một phong cảnh núi đồi và dưới có bốn câu thơ:

Núi đồi

Nơi đây có núi cùng đồi,
Có con suối nhỏ, da trời mầu xanh.
Phương trình, em gửi tới anh,
Tìm xem đường kẻ song hành nơi nao?

Ở dưới có một dòng chữ nhỏ viết thât đều: “Nơi đây anh ra đời—Trang Hồng Quy”.

Tôi nghĩ là tên tác giả chỉ là bút hiệu, và bài thơ không nặng lắm về toán nên không có nghĩa là tác giả đã cảm hứng khi đọc bài thơ của tôi mà viết ra. Vì tôi thích phong cảnh núi đồi nên đã giữ tấm hình và ghim trên tấm bảng ở bên bàn học. Sang tháng sau, tôi nhận được thêm một bức thư cũng cùng một tuồng chữ, nhưng theo dấu bưu điện thì gửi tới từ một phương trời khác. Lần này có tấm hình một con sông lớn, có loáng thoáng mấy chiếc tầu bể neo bên bờ. Ở dưới có đề bốn câu thơ:

Sóng Nước

Đời tổng hợp bởi muôn làn sóng cuộn,
Mà tình anh là quỹ tích của không gian.
Kiếp nhân sinh là hàm số tuần hoàn,
Nên quanh quẩn trên vòng tròn lượng giác.

Dòng chữ nhỏ kèm theo lần này đề là: “Nơi đây anh lớn lên—Trang Thúy Minh”.

Lần này tôi nhận ngay ra được con sông, một con sông quá quen thuộc, thuở nhỏ tôi thường ra chơi vói một đứa bạn học nhà ở gần đó. đứa bạn tôi tên là Nguyễn Văn Tế, sau này tôi cũng không nghe được tin tức gì đặc biệt, nhưng hắn có người anh ruột thật nổi tiếng là nhạc sĩ Văn Cao. Còn con sông đó là sông Cửa Cấm ở Hải Phòng, là thành phố mà tôi đã theo học ở trường tiểu học Bonnal, sau đổi thành trường Ngô Quyền.
Và như vậy thì bức hình chụp cảnh núi đồi là ở địa phương Yên Bái, nơi tôi sinh ra đời, nhưng khi được đầy năm thì gia đình lại dọn về Hải Phòng. Hình ảnh của người gửi thư giờ cũng dần dần hiện ra trước mắt tôi.




Người đó chắc phải là một người học trò cũ, đã đọc những truyện tôi viết tả cuộc đời mình nên mới biết rõ nơi tôi sinh ra và nơi tôi theo học trường tiểu học.

Qua tên hay bút hiệu thì tôi không thể nào đoán được tác giả là một nam sinh hay là nữ sinh vì chỉ là tên giả, nhưng phải là một người đối với tôi có chút quan hoài nên mới theo dõi bước đường tôi đi và sưu tầm những bức hình, phong cảnh của những nõi tôi đã cư ngụ




Về toán học muốn vẽ một đường thẳng, ta phải cần hai điểm. Muốn biểu diễn cho một hàm số tăng hay giảm bất thường theo một đường cong ta phải cần ít nhất ba điểm.

Tác giả bí mật đã cho tôi hai thông tin, nên giờ tôi chỉ cần nhận được bức thư thứ ba là đoán rõ được nhiều chuyện.

Nếu có thêm dữ kiện, tôi có thể đoán biết được rằng người viết thư thân thiết để giới thiệu những ngọn núi hay đầu sông mà tôi đã đi qua, những bến nước mà tôi đã dừng chân, người ấy có liên hệ gì với tôi.




Cả một tháng Ba đã đi qua, mà tôi vẫn mong đợi, chờ hoài dằng dặc mà không nhận được chiếc phong bì bé nhỏ xinh xinh.

Lá thư thứ ba phải đợi đến cuối mùa xuân mới tới, và quả như tôi đã đoán trước, tấm hình gửi theo là hình hồ Gươm với Tháp Rùa ở Hà Nội, nõi tôi theo học ở bậc trung học và nãm đầu ở đại học.



Những bức thư gửi tới mà tôi nhận được đã theo diễn biến thời gian, và tác giả những bức thư đã đọc ở đâu đó tiểu sử cuộc đời tôi. Tôi nhớ đến hai câu thơ của cụ đồ Chiểu, viết trong cuốn “Lục Vân Tiên”:

“Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
“Mười hai bến nước đưa mình vào đâu.

Tôi mới dừng chân ở vài bến nước, và dạo đó con thuyền tình cảm của tôi vẫn còn lênh đênh trên gợn sóng chưa trôi dạt vào một bến bờ nào.
Bốn câu thơ viết dưới tấm hình hồ Gươm, lần này nặng hơn về toán học, và cường độ thiết tha cũng đã tăng lên gấp bội:





Song Song

Ai nghiên cứu vẽ ra đường quỹ tích,
Của tình yêu, hàm số tuổi ngây thơ?
Lúc kề bù, thẳng tắp quăng đường mơ,
Còn song song trên kiếp người vô tận.

Dòng chữ phụ đề trước đây đượm mầu thanh lịch, nhưng lần này nét chữ có vẻ đậm hơn. Tôi đọc được “Nơi đây anh gặp nàng—Trang Phi Phươ.ng.”

Tôi hơi thắc mắc về hai chữ “gặp nàng”, và chợt nhớ ra rằng tôi đã viết cuốn truyện “đời Phi Công” trong đó tôi đã nói là gặp một người bạn gái có tên là Phượng.




Kể tuổi đời năm ấy mười tám, đôi mươi là lúc tôi đang theo học ở thành phố bên trong con sông Hồng.

Cuốn truyện này được các bạn trẻ thời xưa rất ham chuộng mà hình như các học sinh cũ của tôi ai cũng mua một cuốn và mang tới lớp học để xin tôi chữ ký lưu niệm.

Tôi nghĩ rằng một học sinh cũ hay một người bạn nào đó, từ thuở xa xưa, đã dùng lối gửi thư này để nhắc nhở và nhắn tôi hai điều.

Thứ nhất là xưa kia tôi đã viết những bài về nghiệp bay, mở đầu cho một nền văn chương hướng về đề tài không gian và vũ trụ, và những người mà cuộc đời trải theo mây trời có thể khai thác như là một nguồn cảm xúc vô tận.




Thứ hai là người gửi thư muốn khuyến khích tôi viết tiếp nối bài thơ “Tình Hư Ảo” để lập ra trường phái thơ tình toán học, coi như là một cuộc kết hợp kỳ diệu giữa thơ văn và khoa học, và phổ biến rộng rãi những bài thơ theo thể loại này để cho giới trẻ, dù cho ở ngành chuyên môn nào cũng có thể sáng tác thơ văn bắt nguồn từ môi trường hoạt động của mình.

Và để tỏ tình đồng điệu, tác giả đã đóng góp thêm mấy bài thơ.
Mỗi bài thơ tôi nhận được tôi có thể họa lại hay viết tiếp nối. Nhưng tôi nghĩ việc này tôi có thể làm về sau, khi đã nhận được hết những bài thơ theo dõi những chặng đường tôi đã đi qua.

Tôi đã tặng bản quyền cuốn “đời Phi Công” cho Hội Khuyến Học ở thành phố St Louis và hiện nay Hội đang chuẩn bị cho in lại để gây qũy phát giải thưởng cho các em học sinh xuất sắc.

Trên cuốn sách này và trên nhiều bài viết khác đã được phổ biến rộng rãi, tôi đã nói sơ qua về cuộc đời của mình, khi đang là sinh viên ở đại Học Hà Nội, tôi được động viên theo học để trở thành một sĩ quan trong ngành công binh, và sau đó tôi đã đi Pháp để học thành một sĩ quan phi công.

Bến dừng chân của tôi, sau khi ra trường ở Thủ đức, là một quận nhỏ ở Thái Bình khi tôi được quân đội giao cho công việc xây cất một cây cầu trên một mạch lôï giao thông quan trọng.

Nếu tác giả ẩn danh của những bài thơ đã gửi đến mà định gợi cho tôi nhớ đến những tỉnh thành tôi đã đi qua trong binh nghiệp thì tôi đoan chắc rằng người đó sẽ kiếm dùm cho tôi những hình ảnh của quân trường Thủ đức, của những thành phố như Thái Bình, Paris, Marrakech ...., là những nơi tôi đã tuần tự đi qua theo dòng đời nổi trôi.

Đúng như tôi dự đoán, trong ba tháng liền tôi nhận được mỗi tháng một bài thơ kèm theo hình ảnh những đô thị tôi đã cư ngụ là Thái Bình, Paris và Marrakech.

Tấm hình ở Thái Bình chỉ là hình chụp phía đằng sau của một người lính chiến, nhìn ra một cánh đồng hoang vu, một buổi chiều tà.

Tôi nghĩ đây chỉ là một tấm hình cóp trên một tờ báo quân đội, vì người chiến sĩ có đeo một khẩu súng ngắn xệ bên hông phải trông dáng điệu thật hùng dũng, còn tôi ít khi tôi đeo súng.

Hồi ở Thái Bình thuộc Quân Khu Ba, hàng ngày ra công trường tôi chỉ sách theo một khẩu carbine mà thôi.

Tên tác giả ký lần này cũng khác, duy tôi có thể đoan chắc là chỉ có một người, hay một nhóm bạn trẻ vui nghịch với nhau, rủ nhau làm thơ tình toán học để tặng tôi.

Bài thơ nay dài hơn, và ở phía dưới có phụ đề là “Nơi đây anh vào đời—Huyền Thanh Nữ”.

Tâm điểm

Tình là vậy, từ chân không chợt đến,
Một vòng tròn quay hai nửa tim hồng.
Để mỗi ngày đôi chân bước song song
Mong đi tới tận cùng là giao điểm
Em yêu anh, nên anh là tâm điểm
Giữa vòng tròn hạnh phúc của đời em.
Dẫu thời gian, không gian hoài biến chuyển,
Qũy tích này vẫn mãi chỉ chờ anh.



Tấm hình tháp Eiffel, là biểu tượng của Paris, kinh thành ánh sáng, tôi nhận được với bài thơ tiếp nối, làm tôi nhớ lại những ngày ngồi ở trong những quán cà phê bên bờ sông Seine, như tôi đã tả trong cuốn “đời Phi Công”.

Đó là những ngày đầu tiên tôi sống trên nước người, và tôi còn nhớ rằng khi được thư của cô bạn gái bé nhỏ ở quê nhà hỏi có thấy nhớ nhà hay không thì trong một phút bồng bột của tuổi trẻ, lòng còn ôm mộng viễn phương, tôi đã viết thư trả lời:

“Trong lúc này anh không thấy nhớ vì lòng còn đang rộn ràng với những cảnh lạ đường xa. Anh chỉ mơ hồ thấy rằng quê hương đang ở xa lắm, gần trọn nửa vòng trái cầu, có nhớ, có thương chăng nưã thì cũng nhớ xa sầu vời vợi, thương mênh mông như đại dương rộng lớn, còn có nhớ thương riêng một chút nào thì chắc cũng chỉ gói trọn vào một mình em gái anh mà thôị”

Tấm hình tôi nhận được, tôi không in vào đây mà thay bằng hình bìa cuốn sách lần tái bản, trên đó cũng vẽ tháp Eiffel. Còn bài thơ thì tôi để nguyên là:

Bâng Khuâng

Trời về khuya, bóng hình ai thương nhớ,
Muốn quên đi, vì giấc mộng không thành.
Vẽ cho cùng, không trọn trái tim anh,
Em đành đem chuyện chúng mình cất lại.
Trang giấy nhầu ghi chút tình thơ dại,
Ngơ ngác buồn cây bút nhạt tình anh.
Em đã mang lượng số tính cho nhanh,
Tìm công thức đo trái tim mọng đỏ.

Tuy bây giờ tên tác giả đã hơi đổi khác, nhưng nét bút nhẹ nhàng vẫn nguyên như cũ và lần này được ghi chú là: “Nơi đây anh ngỡ ngàng—Huyền Nhi Nữ”.

Lần nào nhận được thư tôi cũng thấy thắc mắc nhiều về những câu phụ chú. Những bài thơ, thật ra chỉ là những bài thơ toán học, phảng phất chen vào vài câu tình cảm ý nhị, và không liên hệ một chút gì đến tấm hình kèm theo.




Nhưng câu phụ chú mới nói lên trạng thái, hay tình cảm đương thời của tôi. Người gửi tấm hình tháp Eiffel hình như đã đọc rất kỹ cuốn sách mà biết được tâm trạng lúc bấy giờ của tôi, đã được ghi lại như sau:
“Ánh sáng kinh thành huyền ảo cũng như mờ dần yếu ớt qua những lớp sương đêm. Tình quê hương lại nhóm bồng bột trong lòng người lãng tử. Ánh điện Nê-ông xanh rợn hay ánh lửa hoe vàng màu hỏa hoàng của ngọn đèn dầu, nhạc điệu sam-ba dậm dật hay tiếng sáo diều vi vu, Phượng ơi nào anh có biết? Chỉ biết đêm hôm nay có một anh chàng cà phê, ngồi giữa ánh sáng kinh thành mà nhớ đến quê hương.”




Quả thật người viết những bài thơ đã biết là lúc đó tôi có tâm sự ngỡ ngàng của người vừa tới một phương trời xa lạ.




Nếu những ngày lang thang trong lòng thành phố Paris, giữa khu Latin, và thỉnh thoảng lại vào một quán cà phê uống một mình, lặng nhìn thiên hạ mà nhớ đến quê hương, là những ngày tôi thấy ngỡ ngàng, thì những tháng sau, được gửi sang Bắc phi thực tập phi hành, hàng ngày tập đáp phi cơ trên những phi đạo trải rộng trên những cánh đồng cát, thì những ngày ấy mới là những ngày tôi thực sự bước chân vào đời và đã phải cố gắng hết sức mới vượt qua chặng đường huấn luyện bay đầy thử thách này.



Huyền Công Nữ đến với tôi trong một bức hình cảnh sa mạc với mấy cây gồi và đoàn lạc đà đi trông thật là cô quạnh. đây có lẽ là hình ảnh của Marrakech mà nàng thơ đã chọn cho tôi. Tôi tạm gọi tác giả những bài thơ toán là nàng thơ vì những tên ký diễm kiều với nét chữ nhẹ nhàng.




Tôi đã sống ở nơi này vào khoảng chừng tám tháng, trong suốt thời gian học bay căn bản. Những kỷ niệm đáng ghi nhớ là những buổi chiều chủ nhật đi giữa những căn phố nhỏ hẹp, để coi những thổ sản gồm có những tấm thảm dệt tay, hay những đồ đồng hay đồ da, những người bán hàng luôn luôn mời chào. Những buổi chiều ấy, tôi đã đi lạc vào thế giới của nghìn lẻ một đêm, nhưng những nàng kiều nữ tôi đã gặp chỉ lộ ra những đôi mắt đen huyền, sâu thẫm, còn khuôn mặt luôn luôn được che kín bởi những làn voan đen.




Sau khóa học,lại trở về Pháp, với tôi những kỷ niệm không quên còn có những buổi bay đêm dưới ánh trăng ngà dãi trên những cồn cát vàng hiện ra sáng lóng lánh dưới cánh người bay. Giờ đây những kỷ niệm ấy lại đến với tôi khi tôi cầm trong tay tấm hình đoàn lạc đà đi trên những cồn cát vàng với lời ghi chú:

“Nơi đây anh mơ màng—Huyền Công Nữ”. Nàng cũng gửi theo một bài thơ với ngụ ý chia ly:




Ly Biệt

Anh ngỡ ngàng, đọc phương trình em gửi,
Để nhận rằng đường anh bước song song.
Đôi ta đi, dù tới cõi vô cùng,
Nhịp sống đời chẳng bao giờ hội tụ.
Thôi đi nhé, không gian và vũ trụ,
Bóng thời gian tồn tại mãi không phai.
Bội số nhân, cộng lại dạ quan hoài,
Chỉ chờ anh, và chờ anh mãi mãi.




Sau thời gian học bay ở Bắc Phi tôi quay trở lại Trường Võ Bị Không Quân ở Salon de Provence để học tiếp phần lý thuyết.




Cũng trong dịp này tôi ghi tên ở đại Học Marseille để học thi bằng cử nhân toán học.

Nhưng nàng thơ mà tôi quen biết qua thư từ thì lại thật lạ lùng ở chỗ khi tôi được huấn luyện về quân sự hay về phi hành thì lại gửi cho tôi những bài thơ tình toán học viết thao thao bất tuyệt, mà khi tôi tới đoạn đời thiên nhiều về toán thì lại đi ẩn luôn.




Tôi đã nghĩ rằng tính trung bình mỗi tháng tôi nhận được một bài thơ, kèm theo một tấm hình theo thứ tự thời gian những nơi tôi đã đi qua thì sau tấm hình ở Marrakech nàng sẽ gửi cho tôi một tấm hình ở miền Provence, và lần này thì bài thơ tình toán học sẽ chỉ hoàn toàn về toán.


Nhưng suy nghĩ của tôi chỉ đúng một nửa. Suốt hai tháng hè năm vừa qua tôi không nhận được một bức thư nào. Rồi bỗng nhiên vào cuối hè, một hôm bắt đầu vào thu trời đổ lạnh, tôi nhận được một bài thơ dài, lần này làm theo thể thất ngôn như dưới đây:




Biết Mấy Cân Bằng

Đời tổng hợp biết bao hàm số,
Mà giải nên trọn kiếp nhân sinh.
Vì tình yêu chính là độc nghiệm,
Ta mơ tìm phương pháp chứng minh.
Vào không gian tình là hình học,
Tính đạo hàm se sắt con tim.
Ngừng nơi đó, không ra định lý,
Chờ phút giây, cho mộng đắm chìm.
Nguồn hạnh phúc gồm bao ẩn số?
Hệ phương trình, đủ lý giải chăng?
Đẳng thức nào đem ra liên kết?
Đợi chờ nhau, biết mấy cân bằng!




Nhìn tấm hình kèm theo tôi không khỏi bàng hoàng, nhớ lại những kỷ niệm xưa, vì là tấm hình cổng Phi Long, là cổng chính vào căn cứ Tân Sõn Nhất ở Sài Gòn, nơi tôi đã thường nhật ra vào hơn bốn năm trời khi tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam, cách đây cũng đã gần nửa thế kỷ.

Kèm theo tấm hình, lần này có lời phụ chú:
“Nơi đây anh vẫy vùng—Trang Thiên Thanh”.

Những tấm hình gửi tới đã không đi liên tục, vì không có những tấm hình miền Salon de Provence, nơi tôi thao dượt trong Trường Võ Bị, những ngày gắn lon alpha, và trao kiếm, những buổi đại lễ uy nghi, những toán sinh viên sĩ quan diễn hành, hàng hàng lớp lớp, trên trời phi cơ bay thành đội hình.

Hình ảnh mười hai bến nước của tôi như vậy sẽ không đầy đủ, và cuộc đời của tôi đã bị cắt một khoảng trống, khoảng thời gian những năm cuối cùng sống trên đất Pháp, khi tôi vùi đầu vào học, cố thu thập những lý thuyết quân sự, tổ chức hành chánh, kỹ thuật và hành quân trong Không Quân, và đồng thời cũng nhân dịp còn ở nước người học thêm về toán học, những môn chưa được giảng dậy ở quê nhà.

Chính vì nhờ có những ngày không sôi nổi, lắng đọng như vậy mà tôi đã thâu thập thêm được nhiều kiến thức, để sau này có dịp đưa tài năng phục vụ quê hương một cách đắc lực hõn.

Một năm dài đã dần qua kể từ ngay tôi phóng bút viết bài thơ Toán với đề là”Tình Hư Ảo”.

Những bài thơ đáp lại, gửi đến từ bốn phương trời, nay không còn thấy đến nữa. Phải chăng tôi đã viết ra một phương trình mà không có nghiệm số, hiểu theo nghĩa bóng, và nghĩa đen là viết lên một bài thơ mà không được mấy người đáp ứng.

Tôi đã phải buồn rầu mà nghĩ rằng có thể tất cả chỉ là hư ảo, bài thơ tôi viết ra và những bài tôi nhận được, rồi đây sẽ quyện lấy nhau như một cơn gió lốc, chợt đến rồi lại đi nhanh, rồi sẽ tan ra làm mây, làm khói, đi khắp bốn phương.

Rồi đây, bỗng có ai nhặt được, đăng thành bài bản, người đọc cũng không thể đoán ra ai là tác giả, và có thể cũng không hiểu được hết ý nghĩa của những bài thơ, giữa vần điệu lại có chen thêm những phương trình toán học.

Nhưng vào đầu thu, một tin mới lạ đã đến và giải thích được nhiều điều tôi chưa am tường, những nỗi thắc mắc vẫn còn vấn vương.
Trong một buổi hội ngộ các cựu chiến sĩ ở Nam Cali, tôi được một phóng viên của đài truyền hình Michigan TV phỏng vấn. Lúc về anh gửi cho tôi một cuốn băng thâu hình, kèm theo một bức thư trong đó anh đã nói là thường đọc tin tức về tôi qua một diễn đàn điện tử của các bạn trẻ.

Anh cho tôi tọa độ, và khi bật máy lên thì tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trên diễn đàn đặc Trung, có mục “Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh”, trên đó tôi được một số những bạn trẻ ở khắp năm châu trao đổi ý kiến và cho nhau tin tức về tôi, là người mà có lẽ phần lớn các bạn chưa hề gặp.



Có những tin đưa ra trung thực, nếu lấy từ những bài do tôi viết, hay những bài do các thân hữu viết về tôi. Có những tin hoàn toàn sai lạc, và người cho tin cũng đã nói là do một người khác kể lại.




Nhưng nội dung thì trong diễn đàn này, người khởi xướng chỉ nêu lên một nhân vật, thường thì là một khoa học gia, và những người muốn tìm hiểu thêm đã dùng diễn đàn đó dể trao đổi tin tức để biết thêm về cuộc đời của người này.

Những trao đổi này thường kéo dài chừng vài tháng, hay một năm là cùng. Vậy thì bài thơ “Tình Hư Ảo” tôi viết ra cũng chỉ như là một điểm tụ hợp để một số bạn trẻ gửi bài đến đóng góp và cùng chung một ý niệm là sáng tác những bài thơ tương tự gửi cho nhau coi.

Mỗi lần gửi bài cho nhau họ lại gửi một bản tới tôi là người khởi xướng. Những bài thơ gửi giờ đây cũng thưa thớt, báo hiệu cái diễn đàn “thơ tình toán học” tôi khởi xướng cũng đã đến hồi chung cuộc.



Đúng như lời tôi tiên đoán, vào ngày đầu năm, tôi nhận được bài thơ cuối cùng và nàng thơ toán của tôi với những tên khác nhau, nhưng nghe thật diễm kiều như Trang Hồng Quỳ, Trang Thiên Thanh, ... Huyền Nhi Nữ, Huyền Công Nữ, ... cách đây một năm bỗng chốc hiện ra, nay lại biến đi trong cõi nhạt nhoà.




Bài thơ cuối cùng, được gửi kèm theo hình một bức tranh, hình như là của Tú Duyên vẽ một thư sinh ngồi như lắng nghe tiếng đàn, tiếng trúc ti từ nơi đâu ngân lại.

Hình vẽ có kèm theo lời phụ chú: “Nơi đây anh tâm tình—Huyền Thiên Nữ”.

Còn bài thơ tôi in lại nguyên văn như dưới đây






Người Tình Không Gian

Anh với em đồng quy trên mặt phẳng,
Từ một chiều xa lạ của không gian,
Từ một buổi trao tần số ngỡ ngàng,
Vùng tiếp tuyến trên bờ môi, nhất định.
Đã chót yêu, từ tâm theo bán kính.
Mối tình đầu không hệ luận tương lai.
Biết anh đi trên quỹ tích đường dài,
Hồ mắt lệ, em vương chiều tọa độ.
Giải đạo hàm em mong tìm nghiệm số.
Kỷ niệm buồn, cực đại giữa tim ai?
đem nhớ thương, không còn biết ngày mai,
đã yêu rồi, tình đôi ta bất biến.
Anh từng nói yêu trong tình thánh thiện,
Rút căn rồi hội luận có bằng không.
Khi biết mai sau em phải theo chồng,
Buồn thẳng góc theo những đường tiệm cận.
Chiều nhớ thương chất chồng theo vô tận,
Anh đi rồi định lý sẽ sai đi.
Giải đoán nào lại không ướt bờ mi,
Thôi, chỉ đợi kiếp sau thành nhất thể.
Anh hiểu chưa, cõi lòng em như thế,
Em muôn đời không đổi trục, anh ơi.
Nhớ thương anh, tuy chẳng nói nên lời,
Em mơ ước theo cung đường tối lợi.
Tìm giao điểm cho lòng ai mở hội,
Xác định rồi vẽ đồ thị triển khai,
Rồi chứng minh tỷ lệ suốt đêm dài,
Lên đáp số đóng khung đời hình học.
Bài toán tình luôn làm người mê hoặc,
Bởi muôn đời nó vô định, người ơi!!



Chép xong bài thơ tình toán học để kết thúc một câu chuyện tâm tình viết một ngày xuân, tôi đọc lại hai câu thơ cuối và thấy rằng quả là tôi đã mê say toán học trong suốt cuộc đời.




Thuở xưa khi còn thích đọc những sách về văn học, tôi đã biết câu “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, nghĩa là trong sách có người con gái sắc diện ngọc ngà.

Bây giờ thì tôi hiểu được rằng không phải sách văn chương mới làm mình mê hoặc như được nhìn thấy người đẹp qua những áng văn, nhưng sách toán và khoa học cũng có thể làm cho ta có những phút mộng mơ qua những ký hiệu, đẳng thức và phương trình.




Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

 

 

No comments:

Post a Comment