Monday, December 3, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Thứ hai 03 Tháng Mười Hai 2012
Biển Đông vẫn sẽ là trọng tâm
của chính quyền "Obama 2"
Nghe (18:26)
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngày 19/11/2012 (Phnom Penh, Cam Bốt).
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngày 19/11/2012 (Phnom Penh, Cam Bốt).
REUTERS/Jason Reed
Trọng Nghĩa
Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên sau khi được người Mỹ tín nhiệm ở chức vụ Tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm thứ hai, ông Barack Obama đã lần lượt ghé ba nước Thái Lan, Miến Điện, rồi Cam Bốt từ ngày 17 đến 20/11/2012. Đối với các nhà quan sát, đây là thêm một dấu hiệu cho thấy là châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách ngoại giao của chính quyền đang được báo giới gọi là « Obama 2 ».
Trả lời phỏng vấn của RFI, nhà báo Ngô Nhân Dụng, bình luận gia tờ Người Việt tại California (Hoa Kỳ) đã phân tích lại một số nét tiêu biểu trong chính sách gọi là « xoay trục » qua châu Á Thái Bình Dương, từng được Tổng thống Mỹ loan báo trước đây, đặc biệt là thành tố quân sự.
Nhân tố quân sự được thể hiện rõ rệt nhất qua các kế hoạch cử thủy quân lục chiến đến Úc, luân chuyển qua căn cứ Darwin nhìn ra Biển Đông, hay việc chuẩn bị đưa tàu đổ bộ hiện đại đến Singapore. Philippines sẽ nổi lên thành một yếu tố quan trọng đối với Mỹ trong vùng Biển Đông và Đông Nam Á, với việc quân đội Mỹ sử dụng trở lại một cách thường xuyên hơn hai cơ sở cũ của mình : căn cứ hải quân Subic, và căn cứ không quân Clark.
Đối với ông Ngô Nhân Dụng, ngoài yếu tố quân sự, chủ trương quay trở lại châu Á của Mỹ còn bao hàm hai vế khác là dân chủ, với một thông điệp rõ rệt đã được Tổng thống Obama gởi đi nhân bài diễn văn trước sinh viên Miến Điện ở Rangoon nhân chuyến ghé thăm vừa qua, cũng như là vế kinh tế với việc thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans Pacific Partnership).
Ngô Nhân Dụng, nhà bình luận báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ)
03/12/2012
by Trọng Nghĩa
Nghe (16:39)
More
Nhận định chung về chính sách châu Á của Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, nhà bình luận Ngô Nhân Dụng nhìn thấy nhiều bối cảnh thuận lợi, trong đó có thái độ tiếp tục hung hăng của Bắc Kinh trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều vùng lãnh thổ đang tranh chấp với các láng giềng, nhất là tại Biển Đông.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121203-bien-dong-van-se-la-trong-tam-cua-chinh-quyen-obama-2
Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Tàu đổ bộ INS Airavat của hải quân Ấn Độ.
Tàu đổ bộ INS Airavat của hải quân Ấn Độ.
DR
Anh Vũ
Ngày 03/12/2012, chỉ huy hải quân Ấn Độ nhận định, việc gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc chính là một mối « lo ngại chủ yếu », đồng thời, ông cam kết bảo đảm cho tập đoàn năng lượng Nhà nước Ấn Độ ONGC có thể tham gia thăm dò đầu khí tại Biển Đông.
Phát biểu trước các nhà báo tại thủ đô New Delhi, Đô đốc hải quân Ấn Độ D.K Joshi đánh giá, hải quân Trung Quốc đang có quá trình « hiện đại hóa thực sự kinh ngạc ». Thông tấn xã Ấn Độ TPI dẫn lại nhận định của ông Joshi rằng việc phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc « là một căn nguyên lo ngại lớn cho chúng ta và chúng ta phải thường xuyên đánh giá để soạn ra những đối sách và chiến lược ».
Những đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh hầu như khắp vùng Biển Đông đã khiến Trung Quốc thường xuyên rơi vào những tranh chấp về lãnh thổ với các nước trong vùng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Việt Nam vào thăm dò khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tìm cách ngăn cản, yêu cầu New Delhi « tôn trọng sự ổn định hòa bình của khu vực » và không tham gia các dự án khai dầu với Việt Nam trên vùng Biển Đông. Đô đốc Joshi tuyên bố, hải quân Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ tập đoàn ONGC để có thể tham gia vào dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam như đã thỏa thuận.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước lớn kình địch nhau ở châu Á, vẫn tồn tại những bất đồng về lãnh thổ biên giới kéo dài và đã từng xảy ra xung đột trong quá khứ. Giờ đây, New Delhi lo ngại Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang săn đón, tìm cách nhảy vào nhiều dự án đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở trong khu vực này như xây dựng cảng ở Sri lanka, Bangladesh và Miến Điện.
Trong một báo cáo hàng năm tại Quốc hội về vấn đề quốc phòng của Trung Quốc, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định, Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì phát triển tiềm lực quân sự đều đặn, chủ yếu trong các lĩnh vực tìm kiếm công nghệ mới của phương Tây, gián điệp mạng và phát triển các loại tên lửa có khả năng ngăn chặn xâm nhập vùng bờ biển. Theo con số chính thức, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2012 là 106 tỷ đô la Mỹ.
tags: Ấn Độ - Biển Đông - Châu Á - Quân sự - Trung Quốc
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121203-hai-quan-an-do-san-sang-bao-ve-tap-doan-ongc-tham-gia-tham-do-dau-khi-o-bien-dong
Trung Quốc có kế hoạch nâng sản lượng khai thác khí lên 15 tỷ mét khối ở Biển Đông
Một giàn khoan dầu của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC.
Một giàn khoan dầu của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC.
REUTERS
Đức Tâm
Ngày hôm nay, 03/12/2012, Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc nêu ra mục tiêu nâng sản lượng khai thác khí đốt ở Biển Đông lên tới 15 tỷ mét khối vào năm 2015. Theo trang web của cơ quan này (www.nea.gov.cn), trong kế hoạch 5 năm, 2011 - 2015, Biển Đông sẽ là khu vực chính trong các vùng mà Trung Quốc dự tính đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác khí đốt ở ngoài khơi. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa công bố một cách chi tiết kế hoạch 5 năm nói trên.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Bắc Kinh đề ra mục tiêu đẩy mạnh thăm dò, khai thác khí đốt ở Biển Đông có nguy cơ làm gia tăng các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…
Theo Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, Trung Quốc hy vọng đạt mức khai thác khí đốt ở ngoài khơi lên tới 20 tỷ mét khối vào năm 2015, trong đó, vùng Biển Đông là 15 tỷ mét khối. Mục tiêu của Bắc Kinh là vào năm 2015, tổng sản lượng khai thác khí đốt sẽ lên đến 176 tỷ mét khối. Năm ngoái, sản lượng này là 102 tỷ mét khối.
Mức tiêu thụ khi đốt của Trung Quốc dự tính lên đến 230 tỷ mét khối vào năm 2015. Như vậy, các nguồn nhập khẩu khí đốt sẽ đáp ứng 35% tổng mức tiêu thụ của Trung Quốc. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ là 10%. Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh, giai đoạn 2011-2015 tạo cơ sở cho kế hoạch phát triển lĩnh vực khí đốt trên quy mô lớn trong giai đoạn 5 năm sau đó, tức là từ 2016 đến 2020.
Biển Đông được đánh giá là nơi có trữ luợng lớn về dầu khí. Tháng Tám vừa qua, tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp – CNOOC), tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc, đã mời gọi các công ty nước ngoài tới thăm dò và khai thác dầu khí tại 22 lô trên Biển Đông. Theo Reuters, trong số đó, không có lô nào nằm trong các khu vực tranh chấp chủ quyền.
Tháng trước, tập đoàn này thông báo đã tìm thấy một mỏ khí rất lớn, nằm trong vùng Oanh Ca hải (Yinggehai), ở Biển Đông và hiện đang tiến hành thẩm định trữ lượng.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121203-trung-quoc-co-ke-hoach-nang-san-luong-khai-thac-khi-len-15-ty-met-khoi-o-bien-dong
Posted by sontrung at 10:08 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 239
NGUYỄN VĂN SÂM * TIẾNG HÁT NGƯỜI TÍN NỮ NI SƯ
Tiếng Hát Người Tín Nữ Ni Sư.
Nguyễn Văn Sâm
1.
Chợ Tết đông đảo và vui nhộn với những loa phóng thanh quảng cáo những món hàng đặc biệt của các gian hàng chưng dọn xinh xắn: mứt bí, mứt hột sen, … mới ra lò, chà là Nam Dương, thèo lèo lấy từ xưởng ở Bình Tây, bánh in Bổn Lập gốc Chợ Thiết
… Những gian hàng chỉ dựng lên buôn bán chừng độ mười ngày giáp Tết nhưng đem đến cho dân Sàigòn một không khí đặc biệt mà hình như họ chờ đợi suốt cả năm trường. Các cô gái bán hàng tươi đẹp, nói năng ngọt lịm phóng ra muôn vàn sợi tơ ràng buộc lòng khách đa tình đi tìm lại người năm ngoái năm xưa, nhắc lại những câu nói ưỡm ờ của mình một hai năm trước. Lắm khi trao tiền, nhận hàng xong, khách còn hẹn giáp Tết năm tới hi vọng thấy lại người hôm nay chớ không phải bẽ bàng như khách yêu câu đối không thấy nữa ông Đồ già đã biến mất giữa lòng phố thị những năm gần đây.
Vòng bùng binh xe cộ chạy chầm chậm và thân thiện, những người đàn bà nghèo khó dưới quê lên tỉnh kiếm chút đỉnh công việc mấy ngày Tết, tụ tập dưới chưn bức tượng Quách Thị Trang, tạm quên nỗi khổ của mình mà vui lây cái vui của thiên hạ dư ăn dư để…
Song rủ rê tôi tiến về phía một gian hàng bánh mứt, nơi đây khách cũng hơi đông. Anh bước tới gần một thiếu nữ đương nói chuyện với khách, để lộ ra hai cái răng vàng bên mép rất có duyên, nói nhỏ với tôi:
“Nguyện đó, người đẹp mỗi năm ai có cơ duyên mới gặp được chừng mươi ngày. Ba bốn năm rồi, tao được gặp, được trò chuyện, được nàng cười tình khi từ giã, tưởng là năm nay nàng đã theo chồng bỏ bán buôn ai dè vẫn còn độc thân chờ… Không biết chờ ai nhưng hoa chưa có chủ thì mình đến ngắm nhìn cũng đủ lãng quên đời.”
Ý chừng còn nhớ mặt người mỗi năm đến nói chuyện với mình, Nguyện gật đầu chào Song và tôi. Nụ cười nhè nhẹ, giọng nói thanh và dịu. Tôi chỉ đứng nhìn lời trao đổi nhiều tình ý của hai người. Người mà bạn mình tình si thì mình tránh khỏi si tình cho được việc.
Tiếng loa phóng thanh rao hàng ồn ào. Tiếng xe Honda nổ đinh tai, tôi tự nói với mình rằng trong trường hợp nầy nên thưởng thức cảnh bằng mắt hơn là bằng tai. Nhiều khi mình đứng trong một khung cảnh nào đó không nên cho mở nút hoạt động hết cả các cơ quan tri giác của mình vậy mà tốt. Tôi làm mờ khung cảnh chung quanh để chỉ thấy nụ cười hé lộ răng vàng và cặp mắt lúng liếng thân thiện nhưng nghiêm trang của Nguyện. Và mái tóc nữa, buông xõa tới bờ vai tròn, những sợi đàng trước lạc loài lòa xòa cố ý tạo nên vẻ ngây thơ trẻ trung của Nguyện. Tôi nói thầm. Song mà bắt dính được nàng thì đời nó hạnh phúc biết bao. Và tôi mong cho bạn được sở vọng.
Chúng tôi tà tà trở về khu trường. Nhập với nhóm ngồi sẵn trên hàng rào kết hợp bằng những thanh sắt tròn cứng rắn nằm ngang, ngó qua bên kia đường nhìn cô đi ra em đi vào tòa nhà trước mặt hay lơ đãng ngó xéo xéo nơi đường Lê Thánh Tôn, khu rộn rịp mua sắm giày dép, bóp xách, áo quần thời thượng của khách hàng những ngày cuối tuần. Con đường Nguyễn Trung Trực có cái hay là kế nơi thị tứ nhưng không náo nhiệt như những con đường lân cận chỉ cách đó một vài khu phố. Hầu hết người đi bộ là bọn sinh viên chúng tôi, những đứa học hành mà tâm trí cứ dao động mong tìm một công việc gì đó cho đủ sống trong những ngày chờ xách ba lô đáp lời sông núi…
2.
Sau hơn ba tháng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tôi ra Sàigòn trong bộ quân phục thùng thình và đôi giày trận nặng nề. Gặp lại Song ở trước cửa trường.
“Mình không gặp nhau bốn năm rồi!’ Song nói trong tiếng thở dài. Bốn năm giam mình ở quận nhỏ xa xôi về lại Sàigòn rất ít. Tuy dạy học, không nguy hiểm nhiều như quân nhân nhưng cũng gánh chịu bất trắc của những lần tụi nó tấn công vô quận, vô xã. Mà ở đó chuyện nầy thì liền xì như cơm bữa. Cũng lên ruột những chiều tối đi về từ xã xa, không biết đống rơm nào hiền, đống nào làm cho ông địa cười mà dân đen thì tang tóc.”
Tôi ngây thơ:
“Mà ông đi thăm bao nhiêu thôn nữ trong xã xa để đến nỗi phải về khi trời tối?”
Song không giận, chỉ trả lời thiệt hiền:
“Quá nhiều trường ở xã thiếu Giáo Sư Pháp Văn nên mình xung phong đi xuống. Không thôi bỏ tụi học trò lông bông cho ai? Tội nghiệp, mấy em thấy có thầy ở Quận về thì mừng hết lớn. Mà dạy thì chiều phải lo lên xe liền, bữa nào hết xe thì phải tìm mọi cách thăng cho bằng được, ở lại chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra mà chắc chắn là đêm đó sẽ mất ngủ.”
“Có khi nào ông bị trễ xe về không được?”
“Thì chui vô đồn Địa Phương Quân ngủ đỡ. Một hai đứa trong đó là bạn với mình thời Trung Học. Tập cho quen lần sinh hoạt của quân đội. Trước sau rồi thì mình cũng nhập ngũ thôi. Tốt nghiệp trường nầy chúng mình là con ghẻ của Bộ Giáo Dục mà, ông biết rồi đó!”
Tôi kéo bạn đi về phía rạp hát Lê Lợi. Mấy năm đi học, chúng tôi thường đóng chốt ở đây. Không có những ánh mắt chết người, không có những tà áo dài xanh đỏ tím vàng nhưng có những ly sinh tố sạch sẽ cho tôi, tách cà-phê đen pha đúng điệu cho Song và đặc biệt là mấy miếng bánh mì chiên tôm chế nước Maggi thơm phức không đâu bằng cho hai đứa. Chúng tôi cũng thích mấy cái ghế cao cẳng, trẻ trung, ngồi đong đưa thoải mái dễ quay ra sau ngắm nghía những tờ quảng cáo các phim kế tới.
“Hôm xé Hiến Chương Vũng Tàu không thấy bạn mình?”
“Hôm đó mình đương thi Chứng Chỉ Triết Đông. Thằng Lam vô phòng thi kêu gọi bãi khóa. Mình hối hả làm bài cho có rồi ra theo anh em, đông nghẹt con đường Norodom nhưng mình cũng leo rào vô được, đứng kế ông Đại Tướng Quốc Trưởng, chứng kiến cảnh ông ta hứa sẽ hủy bỏ và lấy tay xé bản Hiến Chương giơ lên cho anh em sinh viên coi.”
“Ông ta coi hề như vậy mà cũng biết chuyện và hợp lý trong cách giải quyết. Gặp thứ cứng đầu, cố ăn hay lật lọng thì dầu sinh viên tụi mình có xuống đường bao nhiêu cũng chẳng nhằm nhò gì. Đóng cửa trường, bắt bỏ tù hay cho đi binh nhì hết là xong, cùng lắm thì cho xe tăng đến cán dẹp.”
Tôi gật:
“Vận nước của mình lúc đó rủi mà còn may. Có những người như ông ta. Chẳng làm gì hay cho nước, nhưng ít ra cũng không làm hại nước hại dân.”
Cô bé bán hàng theo thói quen một tay bưng tách cà-phê, một tay cầm hộp đường đưa ra từ phía sau quày.
Song nói mau:
“Cám ơn cô, dẹp giùm hộp đường nầy đi cho trống chỗ. Tôi chỉ cà-phê đen. Cà-phê mà bỏ đường vô thì còn đâu là cà-phê nữa!”
Người con gái ngước mắt ngó mau về phía Song nhưng không nói gì, chỉ cầm hộp đường để vô chỗ cũ.
Tôi quậy ly sinh tố, hỏi:
“Có tin tức gì của Nguyện?”
“Sau chục lần đi chơi dzung dzăng, cũng thâm tình, cũng nghe nàng say sưa hát nho nhỏ bài tình ca cho riêng mình. Nhưng năm ngoái hình như Nguyện thấy đường đời của đối tượng coi bộ không mấy sáng sủa nên đã nói một câu nghe rớt nước mắt. Chắc cưng phải đi lấy chồng. Cưng còn ba má già và 6, 7 đứa em nhỏ phải lo. Lông bông hoài ba má rầy rà quá. Mình đi dạy chắc thế nào rồi cũng gặp được cô nào đó dễ thương hơn cưng. Sau đó Nguyện không cho mình gặp nữa. Hình như lấy một ông sắp tốt nghiệp Quân Y!”
Người bạn tôi bưng ly cà-phê lên, chu mỏ húp từng ngụm nhỏ, để xuống, giọng vui vui. Tôi ngó trái cổ của bạn chạy lên chạy xuống theo từng cái nuốt hơi của anh. Thương bạn thất vọng nên tôi giận ngang người con gái kia, phán:
“Nói chuyện đưa đò không. Trớt quớt!”
Song không nói gì, anh biết tôi nặng lời người vắng mặt chỉ là vì bạn nên từ tốn giải bày:
“Mình mê Nguyện nhiều thứ, trong đó có cách xưng hô trật đời của em. Nói chuyện với người thân thiết thì gọi mình bằng cưng, gọi người đối thoại bằng mình. Mới nghe lần đầu lạ chịu không được, nhưng nghe thét rồi ghiền, không được nghe nữa thì nhớ còn hơn Lưu Nguyễn nhớ tiên nữ ở Thiên Thai.”
Tôi bỗng thành người triết lý vụn:
“Đời có thành công có thất bại. Quan trọng là không tự mãn hay không sụm quỵ xuống luôn. Ông nên mong cho Nguyện có được cuộc đời tốt đẹp. Người đẹp nào cũng đáng hưởng cuộc sống hạnh phúc.”
Bàn tay tôi vỗ vỗ vai bạn, miệng nói câu nham nhở cốt giúp bạn thoát ra khỏi không khí buồn bã:
“Mà có sơ múi cưng được lần nào không? Khai thiệt đi!”
Song vớt tay trái vô sau ót tôi, phản đối hơi cao giọng:
“Hỏi sản! Chuyện sống để bụng chết mang đi, đừng hỏi!” Rồi anh nói nhỏ hơn. “Nói cho bạn mình biết là chúng tôi yêu nhau thiệt nhiều. Nhiều lắm. Và tôi thần thánh mối tình đó.”
Tôi biện giải như để xin lỗi bạn trong khi chỉ vô tên mình trên ngực áo:
“Ông coi kỹ đi, tôi không còn là bạch diện thư sinh như ngày xưa nên đã thực tế hơn.”
Hình như ông bạn tôi đang buồn. Anh cúi đầu nhìn ly cà-phê đã vơi nhiều, làm thinh thiệt là lâu.
Tôi hát nho nhỏ bài Lệ Đá của Trần Trịnh. Hắn vẫn lầm lỳ, cử chỉ thiệt là đáng thương mà cũng đáng ghét biết bao…
3.
Đời đưa đẩy tôi hơn mười năm sau mới gặp lại Song. Hai đứa đều te tua. Anh đương cầm tiền chạy lo dịch vụ để làm hồ sơ ra đi theo chương trình H. O. Song nói mình chán việc chạy hồ sơ theo đường dịch vụ nhưng không có cách nào khác. Anh giơ tay lên trời tỏ dấu sự bất lực của mình trước thời thế: “Không chạy bằng dịch vụ thì lâu chẳng biết đến bao giờ! Chúng ta trả nợ chiến tranh đứa thì bảy năm, đứa thì tám năm. May mà còn sống để lại gặp nhau. Chờ thêm nữa ở đây…”
Người nói không cần hết câu, bỏ tay xuống, ra dấu chỉ vô căn nhà kế bên rồi ngoặc ngón tay cái về phía chiếc xe Honda 50 của anh.
Chúng tôi chở nhau trên chiếc xe cà tàng đó. Khi chạy tới chợ Sàigòn, trên đường Tạ Thu Thâu cũ thì Song nắm tay tôi mắt láo liêng, như là nghe ngóng chuyện gì. Tôi còn đương ngạc nhiên thì anh nói nhỏ:
“Tiếng ai hát như là tiếng Nguyện. Tôi chắc chắn đó là tiếng của Nguyện. Bài hát đó, những âm luyến láy, những chỗ nuốt hơi quá quen thuộc, không thể sai được. Nhưng đó là tiếng hát của một người ăn xin giữa chợ. Sao kỳ lạ vậy kìa?”
Tôi chưa biết trả lời sao, chỉ biết cùng anh đi về hướng có tiếng hát sau khi đã gởi xe.
Một đám đông nho nhỏ đương bao quanh một người đàn bà ăn xin mù, mặt thẹo bằng hai ba đường ngang dọc như bị dao chém, đường ngang ngạnh nhứt là đường chặt ngang sóng mũi làm một con mắt chỉ còn là lỗ trống và mắt kia bị hư, láo liêng nhưng tôi chắc chắn chủ nhơn không thấy rõ.… Tôi nhìn cái đầu trọc của bà với một cái thẹo lồi thịt lớn bằng hai ngón tay mà rùng mình. Trời ạ! Sao lại có người phụ nữ chịu cảnh đau thương, xé ruột người bàng quan như vậy kìa?
Bà ta đương hát một bản nhạc vàng quen thuộc. Tấm bảng bà mang trước mặt có in hình của Nguyện với nụ cười hớp hồn và hai cái răng vàng duyên bên khóe mép. Tôi lờ mờ hiểu chuyện, nhưng không biết tại sao Nguyện lại ra nông nỗi.
Giọng hát của bà-Nguyện đương say sưa thì chợt ngừng ngang, ngước mặt lên, ngó dáo dác chung quanh bằng con mắt độc nhứt trắng đục như tìm kiếm ai:
“Anh Song phải không? Cưng biết mình đứng quanh quất đâu đây mà. Cưng nghe hơi thở của mình, mùi nước hoa mình xài. Mình đưa tay cho cưng nắm đi. Chỉ nắm tay thôi, cưng không theo mình luôn đâu. Song ơi! Song ơi!”
Người đàn bà van lơn tha thiết. Những cặp mắt người chung quanh dáo dác tìm kiếm để đoán coi ai là Song. Cuối cùng có nhiều người chăm bẳm ngó vô chúng tôi chờ đợi phản ứng. Song lùi ra sau đoàn người, móc bóp lấy ra hết xấp tiền trong đó, nhờ một thanh niên đưa cho người đàn bà tội nghiệp kia.
Cầm xấp tiền, bà ta khóc lớn:
“Tiền nhiều như thế nầy là của mình rồi Song ơi. Cám ơn mình, nhưng cho cưng cầm tay mình lần chót đi…..”
Song đưa một ngón tay lên môi, tay kia lôi tôi ra xa đám đông, đi về phía chỗ gởi xe. Ánh mắt bạn tôi ươn ướt, bối rối. Từ đó cho tới lúc chia tay, chúng tôi chẳng nói thêm với nhau lời nào nữa.
4.
Tôi đương ngồi đọc kinh trước Phật đài thì thấy một ông lão tóc bạc phơ, dài chấm ót, mặc áo dài trắng, bước ra từ sau lưng tượng Phật, không, hình như là xuất ra từ tượng Phật, gương mặt thiệt quen thuộc nhưng tôi không thể nhớ là ai.
Tôi đứng dậy chào ông. Ông tới trước mặt tôi, ra dấu biểu ngồi xuống lại rồi ông chậm rãi ngồi xuống một cái ghế tràng kỷ sau cái bàn trà trước mặt tôi. Tôi hơi ngờ ngợ, bộ tràng kỷ chạm lộng mỗi ngày tôi lau chùi cẩn thận bằng cả tấm lòng mình, được đặt ở khách phòng chớ đâu phải ở trước Phật đài đâu, nhưng sự ngạc nhiên không ở lâu trong trí tôi vì ông lão đã cất giọng ôn tồn hỏi:
“Con đọc kinh mà có hiểu không?”
“Dạ, con không hiểu nhiều, đọc chỉ mong cho lòng con không dao động mà thôi.”
“Con dao động vì xót xa đời con nhiều chướng nghiệp. Ta biết! Nhưng chướng nghiệp người đời ai mà không có đâu con. Chướng nghiệp tới không do con tạo kiếp này thì nên quên nó và tha thứ cho người gây hại; chướng nghiệp tới do con huân tập kiếp nầy thì nên thành tâm sám hối. Không nên dùng kinh kệ để mong quên bất cứ điều gì.”
Tôi ngờ ngợ về lời khuyên đó. Vậy thì tôi phải quên bất hạnh xé nát đời tôi do những nhát mã tấu ghen tuông mà người đàn bà đanh ác kia dàn dựng hay sao? Và tôi phải tha luôn tội ác của bà khi quả quyết rằng sự chà lê quết xảm của chồng bà ta ở nhà tôi là do tôi quyến rũ, chớ không phải do lòng ham hố và sự ỷ quyền cậy thế của ông ta?
“Thưa lão trượng, quên và tha thứ quả là điều khó khi oan khiên quá to lớn, ảnh hưởng tới suốt cuộc đời mình.”
“Bởi nghĩ như vậy nên con mãi mãi là người tín nữ, chưa đạt được thời điểm thọ phái qui y, càng chưa đủ duyên để thọ ni giới.”
Ông lão nói trúng điều tôi băn khoăn. Bao nhiêu năm nay sư cụ trụ trì cứ khuyên tôi chờ tâm hồn mình lắng nhẹ xuống hơn nữa mới cho làm lễ thế phát.
“Thưa lão trượng làm sao cho tâm hồn con lắng nhẹ xuống, không thù hận và biết tha thứ?”
“Khi con ca hát bằng tất cả hồn con, không cầu mong cho người nghe thương hại, không mong họ đứng về phía con. Con hát cho lòng con vui, cho lòng người nghe phơi phới hân hoan chớ không hát để kéo bè kéo cánh với sự căm hờn buồn tức của con. Nghĩa là con che mặt lại để hát, không cần mang tấm bảng hình hài xưa trước ngực để bắt thiên hạ so sánh với hình dạng con bây giờ. Con hát sao cho người nghe cảm nhận cái cười của con lướt trên những đau khổ sau khăn che mặt là được. Ta biết con để nguyên mặt trần là muốn tạo xúc cảm cho người nhìn.”
Tôi trầm ngâm suy nghĩ thiệt lâu. Ông lão nói đúng: Lâu nay tôi đi xin xỏ lòng thương hại, tôi cố kéo bè kéo cánh về phía tôi. Từ nay tôi sẽ đi theo con đường khác. Tôi hỏi:
“Vậy thưa lão trượng, con người phải làm thế nào để hiểu kinh thấu đáo?”
Con nhìn cuộc đời của người chung quanh, con ôn lại đời con từ lúc bé thơ cho tới ngày nay, con quan sát bất cứ một thứ gì theo dòng thời gian thì sẽ hiểu rõ kinh kệ.”
Ông lão nói vậy thì tôi thấm. Tất cả vạn vật trên đời nầy chỉ là do hai thứ hoại và sanh điều khiển. Nhan sắc và cuộc đời tôi đã bị hoại nhưng một thứ khác sẽ nẩy sanh là tâm hồn thơ thới của tôi với phong thái mới trong khi ca hát nếu tôi biết hướng dẫn cái tâm của mình.
Tôi ngước mắt lên, muốn nhìn ông cho rõ ràng hơn và cám ơn thì ông đã đi mất rồi, trước mặt tôi chỉ còn lại bộ bàn trà, cái trường kỷ với bình tách nước ở vị trí cũ. Tất cả chỉ biến mất đi khi tôi nháy mắt kiểm chứng coi mình tỉnh hay mê.
Ông lão lại hiện ra một lần nữa, lúc nhá nhem tối ba mươi tháng Mười, ngày tôi tình cờ thu dọn tủ kinh, thấy lại hình vị sư thiết lập chùa cách đây hơn trăm năm. Tôi có tánh hay lau chùi, dọn dẹp. Lau chùi một chút bụi bặm bám trên vật dụng trong chùa như lau sạch lòng mình khỏi những bợn nhơ sân hận, lau chùi cái ngã mạn mình cho nó mòn đi, biến mất đi.
Sắp xếp lại những vật bừa bộn đây đó tôi cảm thấy vui vui, như xếp đặt những ý tứ suy nghĩ về ý nghĩa đời sống, về tư tưởng đạo pháp. Dưới bức hình ông lão, ai đó ghi chú bằng chữ Hán tôi đọc được lỏm bỏm do mới học được gần đây: Sư…, thập bát tổ Thiền phái Lâm Tế. Ngộ đạo Kỷ Hợi niên… Hình của lão trượng mà tôi được cơ may tiếp chuyện, chỉ khác ở bộ áo và mái đầu không có tóc. Trời! Tôi gặp Tổ mà không biết, Tổ hiện ra để chỉ điểm cho mình mà mình nữa tin nữa ngờ.
Tôi hỏi ông:
“Thưa Tổ, Tổ xuất gia cho đến khi tỵ trần, sao tóc Tổ dài và y phục lại không phải là màu của đệ tử Phật gia?”
“Tóc tai, y phục cốt để phân biệt người ở nhà và kẻ ở chùa, không thay thế cho việc tu hành cũng không nhứt thiết tăng ni phải trọc đầu, phải mặc áo thâm, áo dà, áo vàng bá nạp ê a tụng kinh gõ mõ. Cũng vậy, con sống trong chùa nầy như một tín hữu, nhưng nếu hiểu rõ lẽ đạo, biết tường tận về Phật, Pháp, Tăng thì con đã là một ni sư, ngay cả Tổ cũng không thể coi con như một tín hữu bình thường chỉ đến chùa mươi lần trong đời…”
Nói xong ông biến mất, tôi không bao giờ thấy ông lại nữa.
Và kể từ đó tôi hát rất hồn nhiên, hát chào mặt trời mọc, hát tiễn đưa mặt trời lặn, hát mừng mưa, hát đón nắng, hát ca ngợi sương sớm mây chiều, hát bắt tay cơn gió trận giông. Hát thanh thản, không thù hận, không mong ai tội nghiệp bi thương cho mình, chẳng mong kéo bè cánh với ai để chửi bới mạ lỵ người đã tạo chướng nghiệp vào đời tôi.
Tôi hát trong thanh thản như ông đã thấy.
5.
Người nghệ sĩ ni sư ngừng kể, châm tách nước cho tôi, nước đã nguội từ lâu. Tôi nói:
“Tôi quả quyết rằng lão trượng mà bà thấy chỉ là cái tâm lý trí của mỗi người chúng ta mà thôi. Cái tâm đó đối thoại với cái tâm bình thường hằng ngày của ta để chỉnh sửa sự suy nghĩ và hành động của mọi người. Cái bậy của con người là thường xuyên coi thường sự đối thoại cần thiết đó.”
Người đối thoại, mở mắt lớn nhìn tôi, trầm ngâm rồi từ tốn gật gật nhẹ đầu.
Tôi rời chùa với lòng hân hoan. Nguyện đã tìm được sự thanh thản tuyệt đối ngay trong đời sống nầy, đã trút bỏ được sự sầu khổ đeo mang nặng nề từ khi bị nạn đến giờ.
Tôi chợt nhớ rằng mình đến chùa khi về nước lần nầy là muốn hỏi Nguyện nhờ đâu ngày trước chị nhận ra được sự có mặt của Song trong đám đông, nhờ đâu chị được sáng con mắt đã gần như bị hư để có thể đọc kinh kệ và làm việc công quả cho chùa.
Còn anh gì đó, quân y sĩ chồng của chị đâu sao không bao giờ nghe nhắc tới. Nhưng thôi, những chuyện nho nhỏ của đời đó có gì quan trọng đâu. Có thể là do tình yêu sâu đậm đầu đời hướng dẫn. Có thể do một sự chữa trị nào đó hay do sức mạnh của sinh tồn chẳng hạn. Còn anh ấy, có thể đã bị mất trong trại, có thể như tôi, đang sống lưu vong ở xứ người. Có thể và có thể… Nhưng sự chắc chắn nhứt là người tín nữ tên Nguyện đã sống đời sống thuần khiết của một người tu hành bằng cả tâm hồn mình.
Trong sự lâng lâng vui đó tôi đi qua khu vườn trước sân chùa mà cảm thấy tiếng hát của người tín nữ ni sư nầy quyện trong từng lá cây, từng ngọn gió; tôi hình dung được nụ cười mãn nguyện của bà sau tấm khăn che mặt, che những vết thẹo như xóa bỏ vết tích tội lỗi của người gây nghiệp chướng cho bà, nói theo cách nói ở đây bây giờ: nãn toàn tập đã kết thúc, bà đang mở ra những chương mới của đời thanh thoát….
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA cuối tháng 11-2012)
Nguyen Van Sam
Posted by sontrung at 9:06 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 239
DÂN LÀM BÁO CHỬI QUAN GIAN ÁC
Báo Đảng sửa tin TQ 'cắt cáp' tàu Bình Minh 02
CTV Danlambao - Sau vài tiếng đồng hồ, bản tin của PetroTimes và báo chí nhà nước về việc TQ 'cắt cáp' tàu Bình Minh 02 đã bị chỉnh sửa một cách đáng ngờ. Việc sửa tin cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam dường như đang cố gắng làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự kiện trên, giữa lúc một tướng Tàu là Sài Thiệu Lương đang thăm và làm việc tại VN.
Đọc thêm →
| 3.12.12 10 Comments
Labels: tintuc
Trung Quốc lại táo tợn xâm phạm, cắt cáp tàu Bình Minh 02
CTV Danlambao - Ngày 30/11/2012, blog AnhBaSam và các trang mạng xã hội loan tin về việc tàu Trung Quốc táo tợn xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục thủ đoạn uy hiếp, cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02.
Đọc thêm →
| 3.12.12 53 Comments
Labels: tintuc
Sự chuyển dịch của quyền lực chính trị tại Việt Nam
Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Trong thế giới này không có điều gì là bất biến, tất cả đều phải vận động và chuyển hóa. Quyền lực chính trị cũng như vậy.
Đọc thêm →
| 3.12.12 10 Comments
Hòa Giải Dân Tộc, bắt đầu từ đâu?
Nguyễn Việt Triều - Thư gửi thế hệ đi trước và cả thế hệ đang đi cùng tôi, hay là thư gửi một người đã từng là bạn và hy vọng có thể là bạn.
Tôi sinh năm 1985, đến giờ tôi đã mở một công ty thiết kế riêng, một nhà xưởng sản xuất và tôi có một con gái xinh xắn hai tuổi, điều đó có nghĩa là tôi sinh trong thời hòa bình của đất nước, và kể từ năm 1975 đến nay đã có ít nhất hai thế hệ ra đời sau các chú, các bác.
Đọc thêm →
| 3.12.12 17 Comments
Công hàm 1958
Biếm họa Babui (Danlambao)
Đọc thêm →
| 3.12.12 16 Comments
Chính quyền nhân dân hay chính quyền lưu manh?
Nhà nước này không phải của nhân dân
Nên chúng ta không cần phải giữ nó
Đuổi nó về sống trong hang Pắc Pó
Nơi đầu tiên quỷ đỏ hiện nguyên hình
Lê Dủ Chân (Danlambao) - Sau khi cứop được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim (1945) đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã lập ra một chính phủ tự xưng là CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN. Vậy thì chính quyền nhân dân là gì?
Đọc thêm →
| 3.12.12 29 Comments
Viễn tưởng từ chức
Hoàng Xuân Phú
1. Tình hình kinh tế và xã hội quá bi đát. Những thông tin kinh khủng đã lộ ra mới chỉ là dấu hiệu, báo động những tháng ngày tồi tệ sắp tới. Không thể đổ lỗi cho thiên tai, địch họa. Không thể dùng khủng hoảng kinh tế trên Thế giới để biện hộ.Lãnh đạo ở tầng cao nhất phải chịu trách nhiệm chính về thực trạng này, cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân.Không thể dùng trách nhiệm tập thể để che chắn cho trách nhiệm cá nhân. Và ngược lại, không thể chỉ thí một vài cá nhân để bao biện cho cả tổ chức.
Đọc thêm →
| 3.12.12 10 Comments
Việt Nam lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ khí thương mại tranh giành biển đảo
Tú Anh (RFI) - Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh phê phán Trung Quốc sử dụng thị trường nội địa như là vũ khí để giải quyết bất đồng biển đảo với các láng giềng mà lẽ ra phải dựa vào luật quốc tế. Ông cũng bác bỏ bản đồ « 9 đoạn » của Trung Quốc.
Đọc thêm →
| 3.12.12 2 Comments
Labels: tintuc
Nguyễn Phú Trọng: CT Hồ Chí Minh 'dày công vun đắp' quan hệ Việt-Trung
Bảng Đỏ (Danlambao) - Báo Điện tử Đảng Cộng Sản đưa tin hôm 2/12, ông TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã tổ chức tiếp đón Lý Kiến Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc sang Việt Nam.
Đọc thêm →
| 3.12.12 74 Comments
Labels: tintuc
Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối
Nguyễn Chí Đức - “...Nếu ai có nhu cầu cần giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm làm sao ra khỏi ĐCSVN không bị hụt hẫng, bị gia đình - thân hữu ở cơ quan (ví dụ: quân đội, công an, tuyên giáo) xa lánh thì hãy nhanh chóng liên lạc với tôi. Nói một cách khác chúng ta “bắt sóng” để tìm đến nhau, cùng sinh hoạt trong một mái ấm CLB “Bạn giúp Bạn” nhằm vượt qua những trắc trở trong cuộc sống phải đối mặt sau khi ra khỏi ĐCSVN và sự dằn vặt về tư tưởng bấy lâu nay hay những biểu hiện khó khăn khác...”
Kính gửi Ban Biên Tập các trang blog, website giúp đỡ nhân dân lầm than!
Xin quí độc giả xa gần thứ lỗi về câu chuyện cá nhân của tôi dưới đây:
Đọc thêm →
| 3.12.12 198 Comments
Ngư dân Việt Nam là đối tượng chính của quyết định chận bắt tàu thuyền tại Biển Đông
Trọng Nghĩa (RFI) - Bị các nước láng giềng và Hoa Kỳ chất vấn trên quyết định của tỉnh Hải Nam sẽ trao cho lực lượng biên phòng quyền chặn giữ tàu thuyền xâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận là thuộc chủ quyền của mình, Bắc Kinh đã lên tiếng thanh minh, cho rằng quyết định đó không cản trở quyền tự do hàng hải trong vùng. Thế nhưng, một quan chức tỉnh Hải Nam đã công khai thừa nhận ý đồ của quyết định đó là tăng cường năng lực khống chế các quần đảo nằm bên trong đường lưỡi bò, với ngư dân Việt Nam là đối tượng bị nhắm trước tiên.
Đọc thêm →
| 3.12.12 13 Comments
Labels: tintuc
Linh mục Chân Tín
Huỳnh Ngọc Chênh - Tôi chưa hề được gặp ông một lần thế mà ông đã đi bên cạnh tôi suốt quảng đời niên thiếu cho đến khi trưởng thành.
Đọc thêm →
| 3.12.12 1 Comment
Thư gửi Nguyễn Chí Đức
Nguyễn Ngọc Già (Dân Luận) - Khi biết Đức đưa ra "Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối" [1], tôi rất vui, bởi tôi biết, việc dứt khoát chia tay ĐCSVN đã là điều khó khăn tột cùng cho những ai là đảng viên, không những thế, Đức đã đi xa hơn nhiều người là đảng viên, chỉ dừng lại việc ra khỏi đảng. Tôi trân trọng điều đó.
Đọc thêm →
| 3.12.12 23 Comments
Gia đình các thanh niên Công giáo kêu gọi dư luận quan tâm
Quỳnh Chi (RFA) - Gia đình một số thanh niên Công giáo bị bắt vừa viết chung một bản lên tiếng về phiên tòa mà họ cho là sắp diễn ra.
Gia đình của 8 trong số 12 thanh niên Công giáo chưa được xét xử viết chung bản lên tiếng vào hôm 23 tháng 11 với mong muốn kêu gọi dư luận quan tâm đến phiên tòa mà họ cho là sẽ diễn ra trong vòng thời gian từ đây đến cuối năm. Bản lên tiếng được gởi cho các lãnh đạo tinh thần tôn giáo, các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và các cơ quan truyền thông.
Đọc thêm →
| 3.12.12 11 Comments
Labels: tintuc
Vẽ và xóa anh hùng
Daniel Southerland - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch
Sài Gòn - Ngày 8 tháng Sáu năm 1971
Cộng sản tuyên truyền giỏi đến nỗi huyền thoại Nguyễn Văn Bé, một trong những anh hùng Việt Cộng hàng đầu, vẫn còn sống dai dẵng cho đến ngày hôm nay bất chấp cách đây bốn năm người ta đã công bố rộng rãi huyền thoại ấy hoàn toàn là dối trá.
Vào ngày Chủ Nhật, 30 tháng Năm, Việt Cộng đã tổ chức lễ truy niệm năm năm ngày mất và hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Bé.
Đọc thêm →
| 2.12.12 63 Comments
Dưới chân tượng bác
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Phải công nhận nỗ lực “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình” của nước CHXHCNVN đạt kết quả: tốt, làm đúng hướng. Nhiệm vụ ngăn chận bọn “tàu lạ” xâm chiếm biển đảo, cướp của giết người, bắt ngư dân Việt đưa về nước chúng làm con tin đòi tiền chuộc, hay ngăn chận “người quen” mang hàng hóa rác rưởi, thực phẩm độc hại và đủ thứ hằm bà lằng tai ương vào tràn ngập trên đất liền Tổ quốc... không quan trọng bằng ngăn chặn người Việt vào báo mạng lề Dân. Sau ngày phòi ra đời cái văn thư hỏa tốc cấm đọc báo “viết sai sự thật...” của nhà cách mạng thần đồng đi bụi từ tuổi 12 Ếch Xà Mâu, dân mạng vào Danlambao từ chỗ “hơi bị” khó trước đây, nay chuyển sang “bị” khó vì tường lửa của đồng chí X dựng tứ tung bốn phương tám hướng không chừa một phương. Nhưng “cái khó ló cái khôn”! Không lên mạng đọc DLB được, thì lão xuống phố “thăm dân cho biết sự tình” vậy.
Đọc thêm →
| 2.12.12 44 Comments
Trưởng công an xàm xỡ, gạ tình nữ sinh lớp 9
Trương Hồng (Dân Việt) - Không những nhắn tin gạ tình, ông Nguyễn Thanh Long - Trưởng Công an xã Tiên An, huyện Tiên Phước, Quảng Nam, còn có hành vi sàm sỡ với nữ sinh lớp 9 gây bức xúc dư luận.
Đọc thêm →
| 2.12.12 70 Comments
Labels: tintuc
VietNam: Cửa sổ nhìn ra thế giới hải tặc
Biếm họa Babui (Danlambao)
| 2.12.12 0 Comments
Cử tri hỏi Tổng bí thư về “bộ phận không nhỏ”
“...Trả lời câu hỏi này không đơn giản. Nói bộ phận không nhỏ suy thoái về tư tưởng, đạo đức là không sai, các nghị quyết của Đảng từ mấy nhiệm kỳ trước cũng đã nhận định rõ thực trạng đó, chỉ có điều một bộ phận không nhỏ đó bao nhiêu thì khó quá vì nó trừu tượng quá. “Nói về con người khó thế đấy, động đến lợi ích là va chạm, có thể chuyển từ phía này sang phía kia. Cũng như trên chùa, đâu phải ông Thiện là hoàn toàn mặt đỏ, ông Ác hoàn toàn mặt trắng. Nếu cả tập thể đấu tranh thì có thể giúp mặt tốt cùng tốt lên, giảm thiểu mặt xấu. Còn phân tích rạch ròi ra rất khó mà cũng không đúng” - Nguyễn Phú Trọng
Đọc thêm →
| 2.12.12 53 Comments
Labels: tintuc
Một quả trứng, một con bò, một quốc gia
Vũ Thế Phan (Danlambao) - Đọc bản tin về kết quả cuộc điều tra xã hội học [‘Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức’ do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/01/2012 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất], và đặc biệt là phát biểu kỳ lạ của ông thiếu tướng công an Nguyễn Văn Tuyên - cục Phân trưởng CSGT đường bộ, đường sắt - rằng "nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục (ngàn VNĐ), một vài trăm (ngàn VNĐ) chỉ là những Tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng" làm tôi nhớ tới câu thành ngữ Pháp "qui vole un Œuf, vole un Bœuf / Kẻ nào ăn cắp một quả trứng (sẽ) ăn cắp một con bò".
Đọc thêm →
| 2.12.12 14 Comments
Ông Trọng: 'Kỷ luật sinh ra thù oán'
Ông Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri mà ông nói là 'nói hết tâm tình'. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
BBC - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm thứ Bảy ngày 1/12 đã có giải thích về việc tại sao xây dựng chỉnh đốn Đảng cho đến nay vẫn chưa kỷ luật được bất cứ cán bộ nào có vi phạm.
Đọc thêm →
| 2.12.12 76 Comments
Labels: tintuc
Phải chăng huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có tư tưởng ly khai?
Nguyễn Tường Thụy - Một người đàn ông trước đây đã nhiều lần gọi điện cho tôi xưng là Đinh Hùng Chung ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hẹn khi nào ra Hà Nội sẽ đến thăm tôi.
Lần này ông ra Hà Nội. Tôi nghe điện thoại, thấy giọng quen của những lần gọi điện trước. Tôi đồng ý tiếp ông ở nhà.
Đọc thêm →
| 2.12.12 11 Comments
Tiến lên trong đa dạng
Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Nhà bác học tu sĩ Công giáo Teilhard de Chardin Pháp từng có câu: Hỡi những gì đang hướng thượng (xứng đáng là trí tuệ) thì hãy hội tụ lại với nhau (Tout ce qui monte, Converge!). Xin đề cập chân lý ấy trong bối cảnh toàn dân Việt Nam đang cùng thế giới tiến bộ đấu tranh chống những bước leo thang nguy hiểm của bọn xâm lược Trung Quốc, chính thức dùng “hộ chiếu lưỡi bò” để ngang ngược thông báo như trêu tức cho cả thế giới biết Biển Đông chỉ là ao nhà của chúng, chúng sẽ kiểm soát, khám xét tất cả những ai đi qua. Riêng Việt Nam vốn “sừng sững bên bờ biển Đông” thì sẽ thành một nước không có biển, muốn có biển phải thành một quận huyện của Trung Hoa.
Đọc thêm →
| 2.12.12 44 Comments
Loài chim đã thuần hóa (1)
Ông Bút (Danlambao) - Người ta tìm được một vài loài chim, chim két chẳng hạng, dạy cho nó nói được đôi lời ngắn ngủi. Gọi đó là chim khôn, thả ra khỏi lồng, nó không trở về bầu trời xanh, không trở về tổ cùng loài trên rừng, nó lẩn quẩn, quấn quýt bên chân người, được con người phong tặng chim khôn, tất nhiên thức ăn không thể thiếu, nơi ở được sơn phết lộng lẫy, suốt tháng ngày nó làm vui lòng người nuôi, trong vai trò chim cá kiểng.
Đọc thêm →
| 2.12.12 5 Comments
Nhà giáo ưu tú & nhà giáo hại dân
Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Mọi chức danh, cũng như nghề nghiệp - trong tiếng Việt - hễ cứ bắt đầu bằng chữ “nhà” là... có giá thấy rõ: nhà qúi tộc, nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, nhà ngoại cảm, nhà bình luận, nhà thiên văn, nhà thám hiểm, nhà bác học, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ, nhà yêu nước, nhà chí sĩ, nhà cách mạng, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo... Trong những “nhà” vừa kể (có lẽ) nhà giáo là giới gần gũi nhất, và được nhiều người tin tưởng nhất - trừ hai ông giáo Sầm Đức Xương và Nguyễn Thiện Nhân...
Đọc thêm →
| 2.12.12 17 Comments
Chủ tịch nước và Thủ tướng lại phớt lờ không thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư
Trương Duy Nhất - Chỉ thị cấm treo băng rôn khẩu hiệu chào mừng của Ban Bí thư trung ương đảng được thực hiện nghiêm túc một thời gian thì nay bắt đầu có xu hướng trở lại. Một số vị khi về thăm, làm việc với các địa phương, đơn vị, vẫn để họ ngang nhiên căng khẩu hiệu chào đón đỏ lòm trông rất chướng mắt, phản cảm.
Đọc thêm →
| 2.12.12 7 Comments
Nghịch lý cuộc đời trong Xã Hội Chủ Nghĩa
Trần Xuân Thế (Danlambao) - Tôi là một thanh niên sống và lớn lên tại Việt Nam, có ra nước ngoài du học 6 năm rồi trở về trong nước làm việc, sinh sống. Thời gian sống ở nước ngoài, tôi đã tận mắt nhìn thấy sự khác biệt giữa Xã hội Dân chủ Tự do và Xã hội Chủ nghĩa Cộng Sản, tôi muốn đưa lên một vấn đề mà tôi cho là “nghịch lý của cuộc đời trong XHCN”.
Đọc thêm →
| 2.12.12 28 Comments
Đường vào Thăng Long không cần hộ chiếu
Biếm họa Babui (Danlambao)
Đọc thêm →
| 2.12.12 17 Comments
Mục sư Nguyễn Công Chính và ông Phan Ngọc Tuấn bị chuyển trại giam
Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Theo tin từ gia đình, mục sư Nguyễn Công Chính đã bị chuyển vào trại giam An Phước thuộc tỉnh Bình Phước. Được biết, ban đầu an ninh tỉnh Gia Lai đề nghị chuyển mục sư Nguyễn Công Chính ra trại giam Hà Nam nhưng sau đó họ đổi ý và chuyển ông vào thụ án tại trại An Phước. Địa chỉ trại giam thuộc xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Phước.
Đọc thêm →
| 2.12.12 2 Comments
Labels: tintuc
Thất thoát cả trăm nghìn tỷ đồng, sao chỉ một lời xin lỗi là xong?
Mạnh Đồng (ĐVO) - Bức xúc trước vấn nạn tham nhũng, cử tri Hà Nội đặt nhiều thắc mắc và kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hôm 1/12.
Đọc thêm →
| 2.12.12 13 Comments
Labels: tintuc
Đập thủy điện Đăk Mek 3 vỡ vì xây bằng... cát trộn bê tông
(TNO) - Sáng 29.11, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo về vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3, nằm trên địa bàn xã Đăk Choong, H.Đăk Glei khiến một người chết và hơn 60 m đập bê tông phía thượng lưu của công trình bị sập vào ngày 22.11 (Báo Thanh Niên đã thông tin).
Đọc thêm →
| 2.12.12 6 Comments
Con tàu định mệnh!
Minh Sơn Lê (Danlambao)
Con tàu “nát”
im lìm
nằm nghe sóng...
Dìm quê hương vừa chết đuối... thêm lần!
Chốn biên thùy quân thù đang oai trấn
Chờ Thăng Long
nổ pháo mở “Hội Mừng”...
Đọc thêm →
| 2.12.12 0 Comments
Cảnh sát Miến Điện xin lỗi đã đàn áp biểu tình chống mỏ đồng Trung Quốc
Thụy My (RFI) - Hôm nay 01/12/2012 cảnh sát Miến Điện đã xin lỗi những người chống đối lại dự án một mỏ đồng của Trung Quốc, vì đã dùng vũ lực để giải tán biểu tình làm cho nhiều người bị thương. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được Tổng thống cử lãnh đạo một ủy ban điều tra về vụ này, đồng thời ủy ban cũng nghiên cứu xem có nên tiếp tục dự án hay không.
Đọc thêm →
| 2.12.12 5 Comments
Labels: tintuc
Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)
| 2.12.12 2 Comments
Linh mục Chân Tín qua đời
Danlambao - Theo tin từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế, Linh mục Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15 chiều nay, ngày 1/12/2012 tại Sài Gòn, thọ 92 tuổi.
Đọc thêm →
| 1.12.12 19 Comments
Labels: tintuc
Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền
Phil Robertson (Human Rights Watch) - Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Myanmar hồi tháng Tư năm 2010, ông khẳng định với các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng Việt Nam ủng hộ “lộ trình” dân chủ hóa của quốc gia này. Sau đó, ông phát biểu từ ghế chủ tịch đoàn trong lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar cần diễn ra một cách “tự do và dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái.” Lời phát biểu đó thật sự ấn tượng, nhất là từ miệng nhà lãnh đạo một chính phủ độc đảng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được Hiến pháp quy định rõ vai trò “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” và chính quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc bầu cử.
Đọc thêm →
| 1.12.12 19 Comments
Cảm ơn bạn tặng hoa sinh nhật TS Cù Huy Hà Vũ
Nguyễn Thị Dương Hà
Kính thưa Quý báo,
Ngày mai, 02/12/2012 là ngày sinh nhật lần thứ ba trong tù của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cũng như hai lần trước, mới đầu giờ sáng nay, đã có người gửi hoa đến mừng sinh nhật TS Vũ. Trong lúc tôi đi mua đồ thăm nuôi để ngày mai đưa cháu Cù Huy Xuân Hoàng vào thăm ông nội lần đầu tiên thì được người nhà cho hay là có người gửi bánh gâteau đến chúc mừng sinh nhật.
Đọc thêm →
| 1.12.12 37 Comments
Labels: tintuc
Bản lên tiếng của thân nhân, gia đình các Thanh niên Công Giáo sắp bị đưa ra tòa xét xử vụ án “bỏ túi”
Chúng con kính xin quý vị phổ biến rộng rãi thông tin về phiên toà “bỏ túi” bất công và phi pháp này đến nhiều người, nhiều nơi. Đối với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, chúng con đề nghị gởi phóng viên đến hiện trường, nhiều phần tại thành phố Vinh, Nghệ An, để lấy thông tin. Ngoài ra, kính mong đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài vận động các chính phủ để toà đại sứ gởi nhân viên sứ quán đến tham dự phiên toà. Chúng con cũng mong mỏi có được nhiều các cơ quan quốc tế đấu tranh cho nhân quyền, gởi người đến tham dự phiên toà, để thấy rõ bản chất vi phạm nhân quyền, các công ước quốc tế của nhà nước Việt Nam...
Đọc thêm →
| 1.12.12 12 Comments
Góp một phân tích xung quanh sự kiện Hộ chiếu lưỡi bò TQ
Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Đặng Tiểu Bình có nói một câu, ít nổi tiếng hơn câu bình luận về mầu sắc lông của các con mèo. Đấy là câu: Người TQ không làm gì mà không tính toán. Trường hợp, TQ tung tin, báo cho thế giới biết tấm hộ chiếu của người TQ hiện nay, có in, giữa các trang số 8, 24 và 46, hình lưỡi bò, hình các vùng đất biên giới có tranh chấp với Ấn Độ, vùng biển thuộc lãnh hải Philippines... là một tính toán trước của TQ.
Đọc thêm →
| 1.12.12 20 Comments
Nhà nước Việt Nam công nhận và tiếp tay cho “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ!
Phan Châu Thành (Danlambao) - “Hộ chiếu lưỡi bò” của TQ là cơ hội tốt để các nước liên quan Biển Đông và cả thế giới thể hiện quan điểm thực sự của mình. Bởi vì đối với Bắc Kinh và ĐCSTQ thì có lẽ đây là một trong nhiều phép thử quan trọng được tính toán kỹ càng và được tung ra cẩn trọng trước một kế hoạch lớn.
Đọc thêm →
| 1.12.12 23 Comments
Bảy sắc cầu vồng Trường Sa bay xuống thăm em đó, Uyên ơi!
Nguyễn Hàm Thuận Bắc (Danlambao)
(Viết tặng sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên)
Sau cơn mưa, Bảy Sắc Cầu Vồng bỗng bừng lên rực rỡ
Đỏ, Da Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím rạng biển khơi
Như chiếc cầu lên Trời từ Trường Sa của những thiên thần nhỏ
Bảy Sắc Cầu Vồng lung linh bay xuống thăm em đó, Uyên ơi!
Đọc thêm →
| 1.12.12 4 Comments
Lý tưởng cộng sản còn trong lãnh đạo Đảng?
Le Nguyen (Danlambao) - Thời đại tin học, không khó để cho chúng ta tiếp cận số lượng lớn thông tin trung thực nhanh nhạy, đa chiều và chuyện bưng bít thông tin, tuyên truyền dối trá như nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev nói “...cộng sản chỉ có tuyên truyền và dối trá...” là sự thật cộng sản không có gì lạ, không có gì để bàn cãi. Thế nhưng như chúng ta thấy, nói theo ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam “... một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên...” đã bị một số lớn lãnh đạo đảng lợi dụng sự ngu dốt lẫn cuồng tín cộng sản quăng ra một cục xương thừa cho đám thuộc hạ để mua chuộc sự trung thành mù quáng, bảo vệ lý tưởng “ảo”nhằm phục vụ cho tham vọng quyền lực lẫn quyền lợi cho đám tàn dư cộng sản, suy đồi đạo đức thâu tóm.
Đọc thêm →
| 1.12.12 24 Comments
Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông
RFI - Hãng tin Mỹ UPI ngày hôm nay, 30/11/2012, cho biết, chính quyền Washington sẽ chất vấn Bắc Kinh về thông tin báo chí nói rằng cảnh sát Trung Quốc, kể từ năm 2013, có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland, đã cho biết như trên.
Đọc thêm →
| 1.12.12 13 Comments
Labels: tintuc
Thái thú - Tượng đái Phành Quang Thung
Dân Làm Báo - Đọc sử nghìn năm nghe nhắc hoài đến từ thái thú mà không thể nào hình dung ra được. Cứ ráng tưởng tượng đó là một tên việt gian, răng nhuộm đen, mình xâm chàm, mang dòng máu tộc Việt nhưng có cái đuôi sam, lưng thì còng, đầu lúc nào cũng chúi nhủi về phương bắc. Ngày hôm nay, không cần lật lại sử xưa, chẳng phải tưởng tượng, thái thú đã và đang là một lũ bầy đàn đang... hiển thị khắp nơi. Một con trong bầy đang tiếp tục có những hành vi thái và thú là con (người) mà dân gian nói lái đặt tên: Tượng đái Phành Quang Thung.
Đọc thêm →
| 1.12.12 153 Comments
Những bài thơ của một thời (3): Người anh hùng họ Ngụy
Nguyễn Thông - Nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết Người anh hùng họ Ngụy năm 2009, phía dưới bài thơ tác giả còn đề rõ ngày 15.9. Đây là thời điểm bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh-Trung cộng tăng cường những hoạt động xâm lấn, vi phạm lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chúng ngày càng trắng trợn củng cố cơ sở vật chất ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị cho ra đời thành phố Tam Sa (năm 2010), khiêu khích tàu công vụ Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa, bắt bớ tàu đánh cá và giam cầm ngư dân Việt... gây nên làn sóng phẫn nộ trong người dân Việt Nam. Mặc dù nhà nước Việt Nam đã "hết sức kiềm chế" nhưng quân Tàu tặc càng lấn tới. Dù văn nghệ chính thống im tiếng nhưng không có nghĩa nền văn nghệ nước nhà đã chết lòng yêu nước. Đây đó vẫn vang lên những tiếng nói uất ức, căm hờn. Người anh hùng họ Ngụy là một tiếng nói đằm sâu, dữ dội trong dòng thơ yêu nước không chính thống mà cực kỳ chính nghĩa ấy.
Đọc thêm →
| 1.12.12 77 Comments
Những sự thật cần phải biết - Nổi dậy hay khủng bố?
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Chính sách khủng bố nằm trong chiến lược của đảng cộng sản Việt Nam và họ đã giấu nó dưới từ ngữ bóng bẩy là “Nhân dân nổi dậy và đồng khởi” để biện minh cho hành động dã man của mình. Ngay từ khi quân đội Mỹ chưa có mặt ở Việt Nam trước năm 65 và sau khi họ đã rút về nước thì hàng loạt các cuộc bắn giết, khủng bố bừa bãi, ám sát vẫn diễn ra. Vậy người đảng cộng sản đang “giết Mỹ” hay là giết chính đồng bào của mình? Trong bài viết này tôi xin nêu ra một sự thật: chính đảng cộng sản ấy là kẻ đã xâm phạm chủ quyền của nước khác một cách thô bỉ nhất. Sự kiện gây chiến và xâm lăng của VNDCCH đối với VNCH đã được biết đến như một góc độ lịch sử đau thương của dân tộc...
Đọc thêm →
| 1.12.12 1092 Comments
Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất
Đỗ Trung Quân
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết, tóc hippie
Được phong tặng "thanh niên chậm tiến"
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân, đứa đi làm rẫy. đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền - hậu - chiến
Đọc thêm →
| 1.12.12 34 Comments
Nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất - thì đất nước chúng ta chẳng còn gì
Ly Thuy Nguyen
...Chú Quân này, ai cũng có những nỗi buồn thế hệ
Thế hệ chúng tôi là cái thế hệ chẳng-còn-gì
Cái nhục của quốc gia này, nếu mà đổ lỗi
Cũng đừng đến lượt lũ trẻ con.
Mà cũng đừng chuyện bé xé ra to
Cái làm tôi xấu hổ chẳng phải mấy thằng bé khóc ở sân bay
Mà là cái nền văn hoá bị lụi tàn mà người lớn hay các nhà chức trách cũng đâu buồn giữ...
Đọc thêm →
| 1.12.12 9 Comments
Hậu 20 -11-2012: Nghĩ về Con Đường Việt Nam
“Tất cả mọi con đường…
đều dẫn đến Thành Rôm”.
Nhà Báo Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - Trong khi hai thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu CHẤN là ông Trần Huỳnh Duy Thức một doanh nhân trẻ, Lê Công Định một luật sư trẻ rất nổi tiếng... vẫn đang trong vòng lao lý với những án phạt nặng nề của chế độ... thì việc ông Lê Thăng Long được giảm án ra tù nhờ ăn năn hối cải... vậy mà chỉ 6 ngày sau đã công khai giới thiệu “Con Đường Việt Nam” trước bàn dân thiên hạ và kêu gọi mọi người hưởng ứng tham gia vào con đường này. Động thái đó đã dấy lên biết bao tranh luận rất đa chiều. Người lạc quan thì coi đó là con đường cứu rỗi cho dân tộc, người giầu trí tưởng tượng thì nghĩ đến việc yêu cầu Hoàng Gia Thụy Điển phải tặng cho Trần Huỳnh Duy Thức giải Nô Ben! Trong khi đó một cây viết cự phách lại huỵch thẳng luôn: “Con Đường Việt Nam” là “Con Đường Đi Tù!”
Đọc thêm →
| 1.12.12 144 Comments
Bài đăng Cũ hơn
Đăng ký: Các Bài đăng (Atom)
Posted by sontrung at 12:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 239
Posted by vanhoa at 4:28 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0239
No comments:
Post a Comment