THI CA DÂN GIAN
Than ôi Việt Nam ngày nay
Đảng độc tài chúng nó chỉ tay
Quốc hội bù nhìn phấn khởi giơ tay.
Chính phủ gian ác ra tay
Mặt trận bù nhìn vỗ tay
Doanh nghiệp nhà nước ngửa tay
Công ty hữu hạn ngoặc tay
Công an ra sức còng tay
Tội phạm lặng lẽ bắt tay
Báo chí câm miệng chùn tay
Trí thức nhắm mắt phủi tay
Đồng đội, đồng chí cụt tay
Quan chức chúng nó đầy tay
Than ôi, thằng dân trắng tay!
NEW FOLKSONG
VIETNAM TO DAY
Alas, Vietnam, my fatherland,
When the dictatorial party commands
The puppet parliament raises their hands
When the brutal government demands
The puppet front claps their hands
The companies both national and private
Hands in hands
Rob the banks
If people protest
The police will lock their hands
The criminals silently shake their hands
The journalists have no pen
The intellects wash their hands
The communists will have full hands
When people empty hands
Alas my father land!
Translated by Sơn Trung
November, 2012
NGÀY LỄ TẠ ƠN
Những chiếc bóng lẻ loi trong ngày Lễ Tạ Ơn
Phong Thu, thông tín viên RFA
2012-11-21
Khi những ánh đèn trong các cửa hiệu nhấp nháy muôn màu, người người lũ lượt mua sắm chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ Ơn thì khắp nơi trên quả địa cầu này vẫn có những chiếc bóng lẻ loi, cô đơn và đói lạnh.
AFP photo
Tình trạng vô gia cư
Không phải chỉ có những nước kém phát triển, nghèo khổ mới có người vô gia cư mà ngay cả những nước tân tiến, giàu có nhất cũng có người vô gia cư sống lây lất rày đây mai đó trong các mái hiên của phố chợ, trường học, hay lang thang trên đường phố, công viên…
Có những phụ nữ và trẻ em bơ vơ, côi cút không có một mái ấm gia
đình, không có người thân để quây quần bên bàn ăn trong những đêm đông
giá lạnh.
Theo thống kê của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc năm 2005, trên
toàn thế giới có khoảng 100 triệu người vô gia cư, và Tổ Chức Rais (Red
de Apoyo a la Integración Sociolaboral) thống kê vào năm 2010, tại Âu
Châu khoảng 3 triệu người.
Năm 2003, tại Úc mỗi ngày có 100.000 người ngủ trên các đường phố, phụ nữ chiếm 44% và 12% là trẻ em dưới 12.
Canada, có khoảng 150,000 người vô gia cư. Nhóm phát triển nhanh nhất
của những người vô gia cư đa số là phụ nữ và trẻ em. Mỗi năm chính phủ
phải hỗ trợ khoảng 6 tỉ đô la.
Bộ Nội Vụ nước Nga thông báo năm 2008, có khoảng 5 triệu người vô gia cư chiếm 3,4% dân số. Trong số đó có 1 triệu trẻ em.
Nhật Bản có 20,000 đến 100,000 vô gia cư, con số này gia tăng vào
giữa thập niên 1990, có khoảng 5,000 sống lang thang tại thành phố
Tokyo.
Theo báo cáo của NAEH (National Alliance To End Homlessness), Hoa Kỳ
có khoảng 636.017 người vô gia cư trong năm 2011, giảm 1% (700,000).
Trước thập niên 1980, người vô gia cư phần lớn là nam giới, thì nay,
nhóm người vô gia cư tại Hoa Kỳ bao gồm phụ nữ và trẻ em phát triển
nhanh nhất. Trong hai thập kỷ qua, xã hội Mỹ đã bắt đầu thừa nhận những
con số ngày càng tăng của phụ nữ và trẻ em vô gia cư. Nếu trong năm
2007, phụ nữ vô gia cư chiếm 24%, thì năm 2008 là 26%.
Họ không xuất hiện trên đường phố vì họ thường tìm nơi trú ẩn với
người thân, bạn bè, hoặc người phụ nữ vô gia cư khác. Đa số các phụ nữ
vô gia cư trên đường phố vì bị bỏ rơi, ly hôn, trốn chạy khỏi bạo lực
gia đình, hoặc bị bệnh tâm thần. Sau khi kinh tế đại suy thoái, các phúc
lợi chính phủ bị cắt giảm thiếu nhà ở giá rẻ, thất nghiệp hoặc không có
đủ chi phí trả tiền…cũng đã dẫn đến sự gia tăng của tình trạng vô gia
cư ở phụ nữ. Bộ Y Tế Hoa Kỳ và Dịch Vụ Nhân Sinh nghiên cứu cho thấy rằng 46% thanh thiếu niên vô gia cư bỏ nhà ra đi vì bị bạc đãi, 17% vì bị lạm dụng tình dục. Thanh thiếu niên vô gia cư bị các vấn đề sức khoẻ, tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn, lo âu, căng thẳng sau chấn thương, sử dụng chất gây nghiện và có ý định tự tử. Hàng năm, khoảng 5.000 người vô gia cư trẻ chết vì bệnh tật, bị tấn công hoặc tự sát.
Trong thập kỷ vừa qua, đời sống của người vô gia cư được cải thiện. Một phần là do sự phối hợp giữa Bộ Gia Cư (HUD), Bộ Y Tế, Bộ Cựu Chiến Binh và các Tổ Chức Phi Chính phủ giúp đỡ. Từ năm 2007, Bộ Gia Cư báo cáo thường xuyên lên Quốc Hội tình trạng của người vô gia cư để kịp thời giải quyết tình trạng khó khăn của họ. Từ năm 2006, chính phủ Hoa Kỳ cung cấp $28,5 tỷ đô la được phân bổ cho các chương trình vô gia cư qua HUD, $ 1 tỷ dành cho nhà ở, và 1,4 tỷ đã được sử dụng cho các khoản hỗ trợ người vô gia cư để ngăn ngừa tình trạng gia đình vô gia cư. Thông qua đó, chuyển đổi nhà ở và tạm trú khẩn cấp có sẵn cho những người đang rất cần để bảo đảm rằng các nhu cầu của những người dễ bị tổn thương.
Những việc làm ý nghĩa
Cộng đồng Việt Nam cũng có những người vô gia cư nhưng chiếm tỉ lệ
rất thấp. Tại Nam California, số người vô gia cư tập trung nhiều nhất
tại Bolsa, trung tâm Little Sài Gòn. Đã có nhiều tổ chức Việt Nam đến
ngày Lễ Tạ Ơn thường tổ chức một bữa ăn miễn phí cho người vô gia cư.
Trong số này, có nhóm Ngày Mai đã hoạt động trên 18 năm liên tục do
ông Tạ Bội Quang Khôi, cựu Chủ Nhiệm báo Ngày Mai khởi xướng cùng với
những thiện nguyện viên có tấm lòng nhân ái hỗ trợ. Năm nay, nhóm Ngày
Mai sẽ tổ chức một buổi ăn miễn phí và tặng túi ngủ cho người vô gia cư
trong dịp Lễ Tạ Ơn vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật, 25 tháng 11, tại số 11
khu Santa Civic Center trên đường Ross. Khi được hỏi về mục đích hoạt
động của nhóm Ngày Mai, ông Tạ Bội Quang Khôi cho biết:
Mục đích cuả việc chúng tôi làm thứ nhất là muốn cảm tạ nước Mỹ,
xứ sở mà đã giúp đỡ người Việt Nam khi họ mới đến đây lập nghiệp. Nhờ
thế mà đa số người Việt Nam tị nạn qua đây với hai bàn ty trắng, bây giờ
con cái họ đã thành đạt. Họ có một đời sống thoải mái thì tôi muốn nhân
dịp tỏ lòng biết ơn của cộng đồng Việt Nam đối với nước Mỹ.
Lý do thứ hai mà chúng tôi làm là muốn tạo ra sự cảm thông giữa
các sắc dân ở đây vì đây là Hợp Chủng Quốc mà. Để cho người dân địa
phương họ biết rằng người Việt Nam mình qua đây không phải chỉ biết nhận
mà còn biết cho nữa.
Thứ ba nữa là chúng tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều là anh em
một nhà cả, từ một mà ra, từ một đấng sang tạo mà ra, từ một đấng Thượng
Đế mà ra vì thế mọi người có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau thôi. Coi đó
như là một bổn phận của những người dư giả có bổn phận giúp đỡ những
người thiếu thốn. Nếu chúng ta giữ được cái tinh thần đó thì cái xã hội
này sẽ tốt đẹp hơn. Cái nhân loại này sẽ tốt đẹp hơn.
Nói về những phụ nữ vô gia cư ông nói có khoảng 1 phần ba trong đó có
vài phụ nữ Việt Nam. Ông cho biết tình trạng của họ như sau:
Người Việt Nam mình ít thôi. Họ độ 5, 10 người họ sống rải rác. Có
một số sống ở đường Bolsa, khu Little Sài Gòn. Họ ngủ trong những thùng
rác hay trong những trụ cột của những toà nhà đàng sau những garage sửa
xe. Họ chờ đến tối họ chui vô những chiếc xe trống sửa đó. Nhiều khi
tôi đi lang thang gặp họ. Tôi mang đến cho họ túi ngủ hay có đồ ăn và
đưa cho họ. Ở Bolsa này có mấy người phụ nữ Việt Nam, đa số họ bị bệnh
tâm thần thành ra họ mất hết tất cả giấy tờ. Họ không còn được hưởng
quyền lợi của một người công dân nữa. Tôi cũng có kêu gọi cộng đồng nên
có cái sự giúp đỡ như các văn phòng luật sư để họ tìm lại, lấy lại thẻ
căn cước, giấy tờ tùy thân để từ đó các bác sĩ giúp cho họ chữa trị.Giấc mơ của ông thật thánh thiện. Ông chỉ hy vọng những người hảo tâm tặng tiền để xây những căn nhà tình thương cho những người vô gia cư có chỗ tắm giặt và nghĩ ngơi.
Bà Huỳnh Kim Liên, một phụ nữ trong nhóm Ngày Mai, 18 năm trôi qua vẫn âm thầm làm việc, chia sẻ tình thương và chén cơm cho những người bất hạnh. Bà cảm thấy xót xa cho thân phận của họ:
Cả gia đình tôi và các cháu nữa đều ra ủng hộ. Nhìn thấy rất là thương, cùng đàn bà cùng cảnh đồng cảnh ngộ mà phải đi như vậy. Dù đàn ông đàn bà gì Kim Liên cũng thấy rớt nước mắt rất là cảm động. Tôi có lại hỏi tại sao phải đi xin như thế này thì cô kia nói rằng cô có ba đứa con, chồng thất nghiệp, không có công ăn, việc làm thành ra phải làm như vậy. Tôi thấy rất đau lòng, rất là thương. Nhưng tôi thấy phụ nữ rất ít đa số là đàn ông, Mỹ, Mễ là đông nhất. Sau Thanksgiving thì ghé cho họ mấy cái túi ngủ để họ ngủ ngoài đường cho đỡ lạnh, bị vì mấy tháng này trở đi bắt đầu lạnh lắm.
Hiện trạng tại châu Á
Chương trình Định Cư Con Người của Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat) đã viết vào năm 1995 rằng “Vô gia cư là một vấn đề tại các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Hiện nay, có 600 triệu người sống trong điều kiện bị đe doạ về cuộc sống và nhà ở tại Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin do mật độ dân số tăng nhanh nhất. Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới, theo GB Times đưa tin, trong năm 2011 đã có 2,41 triệu người lớn và 179.000 trẻ em vô gia cư. Các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Philippines dù kinh tế đang tăng trưởng nhưng họ vẫn đối mặt với tình trạng dân vô gia cư tăng mạnh. Theo báo cáo của Tổ Chức Homeless International vào năm 2008, Philippines có 32.8 triệu dân sống trong các nhà ổ chuột, chiếm 40% dân số, ước tính có khoảng 1,200.000 trẻ em không nơi nương tựa. Theo Natgeotv.com, tại thủ đô Manila có hàng nghìn người vô gia cư đã biến khu nghĩa địa thành nhà ở.Hiện nay, khu nghĩa địa đã trở thành ngôi làng với dân số hơn 10.000 người đang sinh sống và kiếm việc làm. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên ngôi mộ. Khi xác chết chôn đã lâu, họ quật mồ lên và chôn những người mới chết. Xương người chết vung vãi khắp nơi. Chính phủ có giúp đỡ nhưng chỉ một thời gian họ lại trở về đây để sinh sống.
Lào, Campuchia, Việt Nam vẫn không có con số chính thức về tỉ lệ
người vô gia cư nhưng ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn nơi nào
cũng thấy ăn mày và người vô gia cư sống trên vỉa hè, gầm cầu, nghĩa
địa. Đội quân ăn xin thường xuất hiện trên các đường phố, tại các chùa
chiền lớn vào những dịp lễ hay Tết Nguyên Đáng. Đáng thương nhất là
những trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, như trường hợp hai chị em: Hồ Thái
Cát Tuyết, 17 tuổi hiện đang học lớp 12A7 trường Trần Phú và em gái là
Hồ Thái Ánh Mai, 15 tuổi, hiện đang học lớp 9A1 trường Phan Chu Trinh,
Đà Lạt. Do bị lạm dụng tình dục nên phải sống lang thang. Cả hai hiện
nay sống nương nhờ vào tình thương của ông bà Phan Ngọc Hoà ở số 3 Cô
Bắc, P.9, Đà lạt. Trao đổi với em Hồ Thái Cát Tuyết em cho biết về gia
cảnh của mình như sau:
Không biết lý do tại sao từ lúc con 4 tuổi mẹ con bỏ đi từ đó tới
giờ không có tin tức. Còn ba con thì cuối năm 2010 thì ba bệnh mất vì
bệnh ung thư cổ trướng. Thời gian ba mất thì đợt đầu con ở với cô Út, do
cô đi bán suốt ngày đó nên tối cô mới về. Chồng của cô ở nhà, mà chồng
cô việc làm lúc có lúc không với lại nhiều khi chồng cô giở trò dâm ô
với hai chị em con nên hai chị em con sợ quá bỏ nhà đi. Hai chị em ra
chợ Đà Lạt đó cô. Buổi tối gần mấy cái công viên, cái chợ đêm nên một
đứa ngủ thì một đứa canh. Con mơ ước con với em được đi học mai sau sự
nghiệp đàng hoàng thì trở thành công dân tốt giúp ích cho đất nước.
Giờ đây 2 em đang cần sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm trong và ngoài nước để có thể ăn học nên người (*)
Đi đâu cho xa, ngay tại đất nước Hoa Kỳ quanh chúng ta còn có biết
bao người đau khổ, bất hạnh. Ngày thứ Năm 22 tháng 10 là ngày Lễ Tạ Ơn,
khi chúng ta đang tham dự những bửa tiệc sum họp gia đình vui vẻ, hạnh
phúc thì ngoài kia, những chiếc bóng đói đói lạnh, lẻ loi trên đường
phố, đang lang thang vất vưởng trong cơn gió lạnh của mùa đông buốt giá.
Họ cần tình thương và những bàn tay đưa ra nâng đỡ.
Chú thích: ông bà Phan Ngọc Hoà ở số 3 Cô Bắc, P.9, Đà Lạt. ĐT: 0912 082 404http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/homeless-women-pt-11212012100534.html
Monday, November 19, 2012
LẠY TRỜI PHẬT VÀ CẢM TẠ TRỜI PHẬT
Đêm đêm khấn vái Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau đài,
Bao giờ tóc chấm ngang vai,
Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng.
Lạy Trời, lạy Phật, lạy Vua
Để tôi sức khỏe tranh đua giữa đời.
Cầu trời cho nổi gió nồm,
Cho thuyền chúa Nguyễn thẳng buồm trẩy ra.
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu
Lấy bậu về ôm
Lấy nơm đơm cá
Lấy rá vo gạo
Lấy dao thái thịt
Lấy liếp làm nhà
Lấy hoa về cúng
Lấy thúng đựng tiền
Lấy tiên làm vợ
Lấy chợ bán đồ
Lấy ngô nuôi lợn
Lấy bợm làm bè
Lấy ghe đánh cá
Lấy vá múc canh
Lấy hành xào thịt
Lấy vịt tiết canh
Lấy manh áo mới
Lấy trời chở che
Lấy mè rang muối
Lấy chuỗi trân châu
Lấy trâu đi cày
Lấy bầy trẻ con
Lấy hòn đá cuội
Lấy bụi chuối cau
Lấy màu nhuộm áo
Lấy đạo để theo
Lấy cheo đóng làng
Lấy hàng rau muống
Lạy trời mưa xuống...
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau đài,
Bao giờ tóc chấm ngang vai,
Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng.
Lạy Trời, lạy Phật, lạy Vua
Để tôi sức khỏe tranh đua giữa đời.
Cầu trời cho nổi gió nồm,
Cho thuyền chúa Nguyễn thẳng buồm trẩy ra.
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu
Lấy bậu về ôm
Lấy nơm đơm cá
Lấy rá vo gạo
Lấy dao thái thịt
Lấy liếp làm nhà
Lấy hoa về cúng
Lấy thúng đựng tiền
Lấy tiên làm vợ
Lấy chợ bán đồ
Lấy ngô nuôi lợn
Lấy bợm làm bè
Lấy ghe đánh cá
Lấy vá múc canh
Lấy hành xào thịt
Lấy vịt tiết canh
Lấy manh áo mới
Lấy trời chở che
Lấy mè rang muối
Lấy chuỗi trân châu
Lấy trâu đi cày
Lấy bầy trẻ con
Lấy hòn đá cuội
Lấy bụi chuối cau
Lấy màu nhuộm áo
Lấy đạo để theo
Lấy cheo đóng làng
Lấy hàng rau muống
Lạy trời mưa xuống...
"Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng"
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng"
Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
THƠ TRẦN HỒNG CHÂU * CHỈ CÒN NỤ CƯỜI EM
CHỈ CÒN NỤ CƯỜI EM
TRẦN HỒNG CHÂU
một bóng ta một mình
đèn khuya mờ giấy trắng
tấc lòng người xưa
trăn trở hôm nay
quá khứ ngàn cân
trùng điệp vẫn vòng vây
tương lai mịt mờ
đường hầm không lối sáng
đời khép kín
trắng đôi tay
hồn ngắt lạnh
chỉ còn nụ cười em
bình minh rực rỡ
ngoài chân trời cuộc sống
không sắc, không vị
không một thanh âm
chỉ còn nụ cười em
mỗi buổi sớm em mời anh
chén trà xanh đầu ngày!
(Hạnh Phúc đến Từng Phút Giây
NHỮNG KHÚC CA ÂN TÌNH
CÔNG ĐỨC SINH THÀNH.
Nhạc Dương Thiệu Tước. Ca sĩ Hương Lan
MẸ LÀ PHẬT -Thich Trí Cao- Ca sĩ Bảo Yến
CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ. Nhạc Phạm Duy, -Ca sĩ Sĩ Phú
ĐA TẠ -Nhạc Duy Khánh, Duy Khánh ca.
GIỮ ĐỜI CHO NHAU. Từ Công Phụng viết và hát
TẠ ƠN . Khánh Ly casrc="https://www.youtube.com/embed/k4wGkD2jtek?feature=player_detailpage" frameborder="0" allowfullscreen>
TẠ TÌNH- NHẠC HOÀNG THI THƠ, CA SĨ THANH THÚY
HOÀNG THANH * XIN CẢM ƠN CUỘC ĐỜI
Hoàng Thanh
Xin Cảm Ơn Cuộc Đời
hứ Năm ngày mai sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc
bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô
tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân
Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa dề "Xin
Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng,
bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: "Chỉ với một nụ cuời..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.
^
***
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần
đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao
mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có
dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách
làm business đó mà..."
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý
nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một
buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.
Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ.
Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay,
điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng,
mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên
môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn
nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị
tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các
ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai doạn cuối.
Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ
loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên
tôi thuờng ráng cuời vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy
chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong
một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhung lại bị tật nguyền, rồi
từ dó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5
năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho
biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm
1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi
một tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo
tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all.
Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this
pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the
death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep
on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile...
(Thanh thân mến,
Tên tôi là Josephine Smiley,nhưng cuộc sống Không có "nụ cười" với tôi
cả. Nhiều lần tôi muốn tự tử, cho đến ngày tôi vàotiệm thuốc tây này.
Cô là người luôn luôn mỉm cười với tôi, sau cái chết của chồng tôi và con trai tôi.
Cô làm tôi cảm thấy hạnh phúc và giúp tôi tiếp tục sống. Nhân dịp ngày Lễ Tạ Ơn để nói lời "Cảm ơn", Thanh.
Cảm ơn cô, rất nhiều, vì nụ cười của cô ...)
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng
mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn
không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một
con nguời có thêm nghị lực để sống còn.
Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc
khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ dến tìm gặp tôi. Cô đưa
cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời
3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và
nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có
hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt
ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo
trên trang giấy:
My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter".. .
( Thanh thân yêu,
Tôi đang nghĩ đến cô Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời tôi.
Tôi nhớ đến cô, và tôi nhớ nụ cười của cô ...
Tôi yêu cô , "con gái" của tôi.. .)
Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao
tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời
"Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...
Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy
khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi
niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu
tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.
Mãi cho dến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh
nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ
Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ
đặc biệt này.
*
Thông thuờng thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp
mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng
cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục
bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn
chính luôn là món gà tây (tuckey).
Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những
con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ
Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi nguời ăn
nhậu.
Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món
gà ta, "gà đi bộ." Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia
đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần
truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi
huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những
con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng
thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp
và an lành hơn.
Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công
việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội
Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những
bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo
đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt
Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió
lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò
cạp...để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một
cái túi ngủ qua đêm.
Ở nơi đâu trên trái dất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta...
Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có
lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên
cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta
được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có
đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ,
ơn Thầy...
Cám ơn quê hương tôi -Việt Nam, với hai mùa mưa nắng, với những nguời
dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh
ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu.
Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ
lạ quê nguời...
Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi duỡng con cho đến ngày truởng thành.
Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai
Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần
nửa thế kỷ qua...
Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm
tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng
miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để
kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....
Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao
kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội...
Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực
nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động
viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp
ngã hay thất bại...
Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn
vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không
có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì dể
mà lưu luyến cả...
Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Ðại học,
bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho
nhỏ, hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.
Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong
công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là
cái khổ, cái đau của bệnh tật...
Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng
tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao
giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...
Cám ơn những nguời tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết
đuợc cảm nhận đuợc thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là
đau khổ, chia ly.
Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút
giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này
vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...
Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị
ngọt bùi, cay đắng của cuộc dời, để nhận ra cuộc sống này là vô
thuờng... để từ đó bớt dần "cái tôi"- cái ngã mạn của ngày nào...
Xin cám ơn tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:
" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."
Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm
thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân
thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi.
Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu
của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con
thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải đuợc
cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của
chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?
Xin cho tôi đuợc một lần, nói lời Tạ ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này...
Hoàng Thanh
THANH THANH * CẢM TẠ HOA KỲ
CẢM-TẠ HOA-KỲ
Xin cảm-tạ
Hoa-Kỳ đã cứu chúng tôi
Thoát quỷ dữ cướp Quyền Người, Quyền Sống.
Trên quê cũ, chúng trù nòi, dập giống,
Dù trí-thức, bình-dân, cách-mạng, tu-hành.
Thoát quỷ dữ cướp Quyền Người, Quyền Sống.
Trên quê cũ, chúng trù nòi, dập giống,
Dù trí-thức, bình-dân, cách-mạng, tu-hành.
Xin cảm-tạ
Hoa-Kỳ về bài học phân-ranh
Giữa quân-lực với quyền-hành chính-trị.
Nước cũ chúng tôi, nằm trong tay vũ-bị,
Dị-ứng độc-tài nên cơ-cấu khuynh-vong.
Giữa quân-lực với quyền-hành chính-trị.
Nước cũ chúng tôi, nằm trong tay vũ-bị,
Dị-ứng độc-tài nên cơ-cấu khuynh-vong.
Xin cảm-tạ
Hoa-Kỳ về gương sáng nêu chung,
Phân-lập rõ giữa giáo-quyền, chính-sự.
Dân cũ chúng tôi bị khuôn rào trí-lự,
Giáo-sĩ độc-tôn nên sự-nghiệp suy-đồi.
Phân-lập rõ giữa giáo-quyền, chính-sự.
Dân cũ chúng tôi bị khuôn rào trí-lự,
Giáo-sĩ độc-tôn nên sự-nghiệp suy-đồi.
Xin cảm-tạ
Hoa-Kỳ đã hiến sẵn sinh-môi
Cho thể-xác lẫn tinh-thần phát-triển.
Dân nước chúng tôi mất tự-do thể-hiện
Quyền làm ăn, suy nghĩ, phát-biểu, an-sinh.
Cho thể-xác lẫn tinh-thần phát-triển.
Dân nước chúng tôi mất tự-do thể-hiện
Quyền làm ăn, suy nghĩ, phát-biểu, an-sinh.
Xin cảm-tạ
Hoa-Kỳ đã nuôi dưỡng Niềm Tin
Về một Tương-Lai phục-hồi chân-giá-trị
Cho Quê Mẹ chúng tôi rỡ-ràng địa-vị
Trên mặt địa-cầu ai nấy góp công xây...
Về một Tương-Lai phục-hồi chân-giá-trị
Cho Quê Mẹ chúng tôi rỡ-ràng địa-vị
Trên mặt địa-cầu ai nấy góp công xây...
THANK YOU, AMERICA!
Thank you,
America! for rescuing us from hell,
Humble humans deprived of all rights to life.
In our old country our enemies cruelly quell
Laborers, intellects, revolutionaries, monks alike.
Humble humans deprived of all rights to life.
In our old country our enemies cruelly quell
Laborers, intellects, revolutionaries, monks alike.
Thank you,
America! for teaching us systematism
By which military is only a part of attribution.
In our late republic existed militarism
Causing dictatorship to erode the constitution.
By which military is only a part of attribution.
In our late republic existed militarism
Causing dictatorship to erode the constitution.
Thank you,
America! for the example to settle
The difference between politics and religion.
In our poor nation the priests did meddle
In worldly powers, and it was mutual demolition.
The difference between politics and religion.
In our poor nation the priests did meddle
In worldly powers, and it was mutual demolition.
Thank you,
America! for granting us medium
To develop our bodies and expand our minds.
In our left-behind state there is no freedom
To work and enjoy, think and express any kinds.
To develop our bodies and expand our minds.
In our left-behind state there is no freedom
To work and enjoy, think and express any kinds.
Thank you,
America! for nursing us deep hope
For a near future we can True Virtue attain
So that our Motherland emerge on the globe,
Our People, with your help, Man’s Value regain.
For a near future we can True Virtue attain
So that our Motherland emerge on the globe,
Our People, with your help, Man’s Value regain.
THANKSGIVING
Cám ơn cuộc đời – Thanksgiving
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-11-18
Hàng năm cứ vào những ngày cuối tháng 11, người dân Hoa Kỳ lại cùng nhau tổ chức ngày lễ Tạ Ơn, để tưởng nhớ những người da đỏ đã giúp đỡ tổ tiên người Mỹ những ngày đầu đặt chân trên mảnh đất tự do. Nhưng giờ đây, vào ngày lễ Thanksgiving người Mỹ không chỉ tưởng nhớ những tiền nhân, mà đây còn là cơ hội để các gia đình xum họp, và đoàn tụ.
Courtesy holidayspot
Chương trình âm nhạc tuần này, nhân ngày lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, gửi tới quý vị những bài hát nói về ơn nghĩa cuộc đời.
Bậc sinh thành
Người Việt mình thường có câu “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, để thể hiện sự biết ơn với những ai mang đến cho chúng ta có được hôm nay. Nếu được cám ơn thì điều đầu tiên và trước hết đó là ơn nghĩa sinh thành của bậc thân mẫu, người luôn chở che cưu mang và là điểm tựa chốn nương thân trong những khi ta gặp khó khăn hoạn nạn. Nói sao cho đủ ơn nghĩa biển trời của cha mẹ, đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn hướng về chúng con.Thầy Cô
Trong mỗi nấc thang cuộc đời, nếu được lời tri ân đến những người cha, người mẹ thứ hai thì hẳn đó sẽ là những thầy cô giáo, những người lái đò vẫn tận tâm hàng năm, hàng tháng chở chữ, vun đắp trí thức cho bao thế hệ học trò. Mười hai năm học đầu đời, mười hai năm tuổi học trò gắn với sự yêu thương, bảo ban của thầy cô, trường lớp. Thầy cô không chỉ dậy ta kiến thức sách vở, mà thầy cô còn mở ra cả một thế giới với cách đối nhân xử thế cuộc đời. Với người Việt Nam mình, truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ ngàn đời vẫn luôn là những nghĩa cử được bao thế hệ học trò tiếp nối. Và chỉ ít hôm nữa là ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, qua làn sóng của chương trình âm nhạc này, chúng tôi cũng gửi lời cám ơn đến tất cả những người thầy cô đã và đang đứng trên bục giảng một ngày 20/11 tràn đầy tình thầy trò ấm áp.Vợ chồng
Nói tiếng cám ơn, hay nói cho đúng hơn là lời tạ ơn với cha mẹ, thầy cô thì không biết bao cho đủ, nhưng trong cuộc sống thường nhật, mỗi người chúng ta còn có vợ có chồng, đó là những thành viên, những người gần gũi nhất trong cuộc đời của chúng ta. Có những phút giây giận hờn, yêu ghét, có những đổ vỡ, chia xa. Nhưng tất cả những trạng thái cảm xúc đó mang lại cho người ta một thứ tình cảm, một thứ hạnh phúc không diễn đạt bằng lời.Có thể vì thế mà lời cám ơn với một nửa thế giới của ta, những người chia sẻ từng bữa ăn, giấc ngủ là điều không thể thiếu. Phải chăng tình yêu thương, sự nghĩa tình là những điều thiêng liêng, phải chăng đó là những “niềm vui khi bên nhau với bao nhiêu buồn lo tan đi mau, những giây phút buồn đau sẽ qua nhanh nghẹn ngào không nói nên lời.”
Cuộc đời
Lời cám ơn, có lẽ chẳng bao giờ là đủ, vì mỗi con người chúng ta là những mắt xích nhỏ trong cả một chuỗi bánh xe cuộc đời, lời cảm ơn hay lòng biết ơn tạo nên sợi dây liên kết bền vững, kéo mọi người lại gần nhau. Mỗi một cá nhân là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, để có được sự thành công trên mỗi bước đường công danh, người ta cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp, của bè bạn, những người tiếp thêm sức mạnh để chúng ta vững chân đi tiếp. Lời cám ơn, có thể chỉ là với những điều vô cùng giản dị, những điều tưởng chừng như vẫn ở đó mỗi khi ta cần. Đôi khi người ta cũng cần biết ơn một bờ vai chia sẻ, một lời an ủi động viên. Và đó có thể cũng chỉ là ánh sáng ban mai, một cơn mưa mát lành hay một làn gió nhẹ, là những gì đã hiện hữu quanh ta tự khi nào:Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy
Ta Có Thêm Ngày Mới Để Yêu Thương
Đấng Thiêng Liêng
Và trong mùa Tạ Ơn này, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, đối với tình nghĩa vợ chồng và trên hết là Thượng Đế. Con người từ khi sinh ra đã biết cám ơn Thượng Đế ban cho họ sự sống, hơi thở, đã đưa con người đến bến bờ bình yên hạnh phúc.Và tại Hoa Kỳ, một đất nước đa chủng tộc, đa tôn giáo, ai cũng có một đấng Thiêng Liêng để tạ ơn, ai cũng có một người riêng để cảm tạ. Và chương trình âm nhạc cuối tuần cũng xin gửi lời chúc đến tất cả các quý vị một mùa Lễ Tạ Ơn an lành, mong rằng chúng ta hãy luôn nghĩ đến những ơn phúc người khác mang lại cho mình, “có nhận và có trả”, hãy san sẻ tình yêu, tiếng cười để biến cuộc đời luôn tràn ngập hạnh phúc yêu thương.
Theo dòng thời sự:
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/thanksgiving-music-vhoang-11182012113000.html
THƠ SƠN TRUNG * XIN TẠ ƠN ĐỜI
XIN TẠ ƠN ĐỜI
Sơn Trung
Tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi,
Đã tạo cho tôi một cuộc đời
Đã cho tôi trái tim và trí tuệ,
Để tôi cỡi sóng vượt trùng khơi.
Xin cảm ơn vũ trụ mãi không thôi ,
Đã cho tôi ánh sáng suốt đời tôi.
Cảm ơn mặt trăng và những vì sao lấp lánh,
Xin cảm ơn gió mát và tia nắng ấm mặt trời.
Xin cảm ơn lòng rộng rãi của Đất Trời
Đã cho tôi thóc đậu với ngô khoai.
Tôi cảm ơn những trái cây ngon ngọt,
Và những đóa hoa thơm ngát của trần ai.
Tôi xin cảm tạ các thầy tôi,
Đã dìu dắt tôi đi trong cuộc đời.
Xin cảm ơn các triết gia và thi văn sĩ,
Đã giúp tôi tìm thấy những chân trời.
Tôi xin cảm tạ các bạn tôi,
Thuở ấu thơ đã cùng nhau reo cười.
Xin cám ơn anh em và những người cùng chí hướng,
Đã cùng tôi chia xẻ nỗi buồn vui.
Xin cảm ơn những bản tình ca
Xin cảm ơn điệu Hát ru, Quan họ,
Xin cảm ơn những tiếng hát ngọc ngà
Xin cảm ơn những tiếng kèn đồng réo rắt
Dìu tôi qua những ngày tháng phong ba.. .
Xin cảm ơn những người đã yêu mến tôi,
Xin cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi.
Xin cảm ơn những ai đã khích lệ
Xin cảm ơn người!
Xin cảm ơn chư vị Bồ Tát
Xin cảm tạ Đất Trời
Canada tháng 12-2010.
LỄ TẠ ƠN
Lễ Tạ ơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lễ Tạ ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hằng năm tại Hoa Kỳ và Canada. Có ý nghĩa lúc đầu là tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành.Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida[1][2], nhưng "lễ Tạ ơn đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.
Mục lục |
Tổ chức truyền thống
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của Macy được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan. Diễu hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên TV và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễu hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.
Lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa. Lễ hội này đầu tiên tại Bắc Mỹ được tổ chức tại Newfoundland bởi Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578, để mừng tạ Chúa đã cho sống sót, qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh [3] Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4 tháng 12, 1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và tạ ơn Thượng đế [4] [5]]. Trước đó, cũng có một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado (cùng với nhóm người da đỏ Teya) ngày 23 tháng 5 năm 1541 tại Texas, để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một số người cho rằng đây là cuộc tổ chức Tạ ơn thật sự đầu tiên tại Bắc Mỹ. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền; ông và những người trên thuyền đã tổ chức một buổi tiệc với người bản xứ.
Sự tích về ngày lễ tạ ơn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một tộc người thường được gọi là Pilgrim ở Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.Những người Pilgrims rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế Giới (Châu Mỹ) sinh sống. Những người Pilgrims đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Massachusetts khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cám ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống [6].
Các lễ tạ ơn tại Hoa Kỳ và Canada
USA | Canada | |
---|---|---|
26 tháng 11 năm 2009 | 12 tháng 10 năm 2009 | |
25 tháng 11 năm 2010 | 11 tháng 10 năm 2010 | |
24 tháng 11 năm 2011 | 10 tháng 10 năm 2011 | |
22 tháng 11 năm 2012 | 8 tháng 10 năm 2012 | |
28 tháng 11 năm 2013 | 14 tháng 10 năm 2013 | |
27 tháng 11 năm 2014 | 13 tháng 10 năm 2014 | |
26 tháng 11 năm 2015 | 12 tháng 10 năm 2015 | |
24 tháng 11 năm 2016 | 10 tháng 10 năm 2016 | |
23 tháng 11 năm 2017 | 9 tháng 10 năm 2017 | |
22 tháng 11 năm 2018 | 8 tháng 10 năm 2018 | |
28 tháng 11 năm 2019 | 14 tháng 10 năm 2019 | |
26 tháng 11 năm 2020 | 12 tháng 10 năm 2020 |
Ghi chú
- ^ USA Today article reporting research into the purportedly first Thanksgiving in St. Augustine, FL
- ^ Xem thêm bài trên NYTimes ngày 25-11-2008
- ^ “The three voyages of Martin Frobisher: in search of a passage to Cathai and India by the northwest AD 1576-1578”.
- ^ C.Michael Hogan. 2011. Thanksgiving. Eds. Cutler Cleveland & Peter Saundry. Encyclopedia of Earth. National Council for Science and the Environment. Washington DC
- ^ “The First Thanksgiving Proclamation — June 20, 1676”. The Covenant News. Truy cập 27 tháng 11 năm 2008.
- ^ Jeremy Bangs. “Influences”. The Pilgrims' Leiden. Truy cập 11 tháng 9 năm 2011.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Lễ Tạ ơn. |
Wikibooks tiếng Anh có chủ đề về
|
- Nguồn gốc lễ tạ ơn
- The First Thanksgiving - Christian Science Monitor
- List of all Canadian thanksgiving days and their reasons
- Macy's Thanksgiving Day Parade - official site
- Thanksgiving Around The World
- America's Thanksgiving Parade in Detroit, MI
- Pro football games on Thanksgiving Day since 1920
TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 238
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0238
THẾ GIỚI * BIỂN ĐÔNG * SƠN TRUNG
TIN THẾ GIỚI
Hong Kong điều tra bánh ngọt Đài Loan nghi chứa ‘dầu cống rãnh’
TIN THẾ GIỚI
Hong Kong điều tra bánh ngọt Đài Loan nghi chứa ‘dầu cống rãnh’
Hong Kong đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phốHong Kong đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phố
08.09.2014
Nhà chức trách Hong Kong hôm thứ Hai cho biết họ đang điều tra liệu bánh dứa và bánh bao của một công ty Đài Loan có chứa dầu cống rãnh hay không.
Giới chức Đài Loan cho biết một nhà máy ở phía nam của hòn đảo này sử dụng trái phép 243 tấn sản phẩm nhiễm độc sử dụng "dầu cống rãnh" để trộn vào dầu mỡ lợn.
Dầu mỡ lợn đã được cung cấp cho ít nhất 900 nhà hàng và tiệm bánh tại Đài Loan. Chủ sở hữu của nhà máy đã bị bắt hôm Chủ nhật.
Nỗi sợ hãi hiện đã lan tới Hong Kong, với những cửa hàng địa phương buộc phải rút sản phẩm khỏi kệ và các chuyên gia an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra đột xuất.
Được biết Hong Kong cũng đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phố.
Vụ việc lại khơi lên mối lo ngại trong khu vực về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Nguồn: AFP
http://www.voatiengviet.com/content/hong-kong-dieu-tra-banh-ngot-dai-loan-nghi-chua-dau-cong-ranh/2442693.html
Lãnh đạo EU chấp thuận vòng trừng phạt mới đối với Nga
Nhà chức trách Hong Kong hôm thứ Hai cho biết họ đang điều tra liệu bánh dứa và bánh bao của một công ty Đài Loan có chứa dầu cống rãnh hay không.
Giới chức Đài Loan cho biết một nhà máy ở phía nam của hòn đảo này sử dụng trái phép 243 tấn sản phẩm nhiễm độc sử dụng "dầu cống rãnh" để trộn vào dầu mỡ lợn.
Dầu mỡ lợn đã được cung cấp cho ít nhất 900 nhà hàng và tiệm bánh tại Đài Loan. Chủ sở hữu của nhà máy đã bị bắt hôm Chủ nhật.
Nỗi sợ hãi hiện đã lan tới Hong Kong, với những cửa hàng địa phương buộc phải rút sản phẩm khỏi kệ và các chuyên gia an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra đột xuất.
Được biết Hong Kong cũng đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phố.
Vụ việc lại khơi lên mối lo ngại trong khu vực về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Nguồn: AFP
http://www.voatiengviet.com/content/hong-kong-dieu-tra-banh-ngot-dai-loan-nghi-chua-dau-cong-ranh/2442693.html
Lãnh đạo EU chấp thuận vòng trừng phạt mới đối với Nga
In
Chia sẻ:
Chia sẻ:
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine
[Pin It]
Tin liên hệ
Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
Thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine vẫn có hiệu lực
Ông Hagel lên án hành động 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine
Giao tranh đe dọa cuộc ngưng bắn ở Ukraine
Thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine vẫn có hiệu lực
Ông Hagel lên án hành động 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine
Giao tranh đe dọa cuộc ngưng bắn ở Ukraine
Ðường dẫn
Tường trình đặc biệt: Khủng hoảng Ukraine
08.09.2014
Lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thông qua thêm những biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng sẽ trì hoãn áp đặt cho đến khi họ đánh giá thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ ở Ukraine và phe ly khai thân Nga.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thông qua thêm những biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng sẽ trì hoãn áp đặt cho đến khi họ đánh giá thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ ở Ukraine và phe ly khai thân Nga.
Những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các công ty dầu khí nhà nước Rosneft và Transnet của Nga, một số đơn vị của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, và một số quan chức chính phủ Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình trên thực địa ở Ukraine.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đe dọa hạn chế không phận của Nga nếu những biện pháp trừng phạt mới được áp đặt. Báo Vedomosti dẫn lời ông Medvedev nói rằng một số hãng hàng không phương Tây có thể bị phá sản nếu không được phép bay qua Nga.
Ukraine và NATO cáo buộc Moscow cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho quân ly khai. Nga phủ nhận vũ trang quân ly khai Ukraine hay gửi quân của riêng mình tới, dù có bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Ở Ukraine hôm thứ Hai, Tổng thống Petro Poroshenko đến thăm thành phố Mariupol ở miền đông. Ông tuyên bố đây là đất của Ukraine và sẽ không nhượng cho bất kỳ ai.
Tin tức cho biết giao tranh xảy ra trong thành phố và một số nơi khác ở đông Ukraine kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn hôm thứ Sáu. Cả hai bên đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Ở Ukraine hôm thứ Hai, Tổng thống Petro Poroshenko đến thăm thành phố Mariupol ở miền đông. Ông tuyên bố đây là đất của Ukraine và sẽ không nhượng cho bất kỳ ai.
Tin tức cho biết giao tranh xảy ra trong thành phố và một số nơi khác ở đông Ukraine kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn hôm thứ Sáu. Cả hai bên đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Điện Kremlin hôm thứ Hai cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với ông Poroshenko để thảo luận về tình hình ở đông nam Ukraine, và nói thêm rằng "đối thoại sẽ tiếp tục."
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-eu-chap-thuan-vong-trung-phat-moi-doi-voi-nga/2442994.html
Ông Hagel lên án hành động 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-eu-chap-thuan-vong-trung-phat-moi-doi-voi-nga/2442994.html
Ông Hagel lên án hành động 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine
In
Chia sẻ:
Chia sẻ:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong cuộc họp báo tại Tbilisi, ngày 7/9/2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong cuộc họp báo tại Tbilisi, ngày 7/9/2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong cuộc họp báo tại Tbilisi, ngày 7/9/2014.
[Pin It]
Tin liên hệ
Giao tranh đe dọa cuộc ngưng bắn ở Ukraine
NATO tập trận tại vùng Baltic
Tổng thống Obama: NATO hậu thuẫn đầy đủ cho Ukraine
Miền đông Ukraine yên tĩnh sau lệnh ngừng bắn
Người tỵ nạn Ukraine ở Kyiv không sẵn sàng trở về quê quán
NATO tập trận tại vùng Baltic
Tổng thống Obama: NATO hậu thuẫn đầy đủ cho Ukraine
Miền đông Ukraine yên tĩnh sau lệnh ngừng bắn
Người tỵ nạn Ukraine ở Kyiv không sẵn sàng trở về quê quán
Ðường dẫn
Tường trình đặc biệt: Khủng hoảng Ukraine
Victor Beattie
08.09.2014
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã lên án điều ông gọi là thái độ 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine. Ông Hagel đưa ra nhận định tại Gruzia vào lúc Hội Ân xá Quốc tế nói Nga không còn thể chối cãi việc lực lượng của họ tham gia chiến đấu ở miền đông Urkraine. Thông tín viên VOA Victor Beattie ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Phát biểu cùng đối tác Gruzia, ông Irakli Alasania ở Tbilisi hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố các hành động của Nga ở Ukraine, cũng như ở Gruzia đề ra một thách thức dài hạn mà Hoa Kỳ và các đồng minh coi là rất nghiêm trọng. Nhưng ông Hagel nói các hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa Hoa Kỳ và các nước bạn ở Châu Âu lại gần nhau hơn.
08.09.2014
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã lên án điều ông gọi là thái độ 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine. Ông Hagel đưa ra nhận định tại Gruzia vào lúc Hội Ân xá Quốc tế nói Nga không còn thể chối cãi việc lực lượng của họ tham gia chiến đấu ở miền đông Urkraine. Thông tín viên VOA Victor Beattie ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Phát biểu cùng đối tác Gruzia, ông Irakli Alasania ở Tbilisi hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố các hành động của Nga ở Ukraine, cũng như ở Gruzia đề ra một thách thức dài hạn mà Hoa Kỳ và các đồng minh coi là rất nghiêm trọng. Nhưng ông Hagel nói các hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa Hoa Kỳ và các nước bạn ở Châu Âu lại gần nhau hơn.
“Quan hệ chặt chẽ hơn giữa NATO và Gruzua đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các hành động nguy hiểm và vô trách nhiệm của Tổng thống Putin. Việc ông ta sáp nhập Crimea vào Nga một cách bất hợp pháp, mà Liên Hiệp Quốc không thừa nhận, và chiến dịch quân sự liên tục mà Nga đang tiến hành ở đông bộ Ukraine đề ra một mối đe doạ nghiêm trọng cho sự ổn định khu vực, như các hành động của Nga bên trong đường biên giới được quốc tế thừa nhận của Gruzia.”
Lực lượng Nga đã xâm lấn lãnh thổ Gruzia vào tháng 8 năm 2008, và sau một cuộc xung đột kéo dài 5 ngày, Moscow đã đơn phương công nhận sự độc lập của Abkazia và Nam Ossetia.
Ông Hagel kêu gọi Nga hãy rút toàn bộ lực lượng ra khỏi biên giới Gruzia. Ông cũng ca ngợi vị thế mới của Gruzia như một đối tác tăng cường của NATO và nói ông trông đợi tình trạng này sẽ dẫn tới tư cách thành viên đầy đủ của NATO.
Nhóm nhân quyền Ân Xá Quốc tế hôm qua lên án cả dân quân Ukraine lẫn các phần tử đòi ly khai thân Nga về các tội ác chiến tranh, trong đó có việc pháo kích bừa bãi, bắt cóc, tra tấn và giết hại. Và Tổng thư ký của tổ chức, ông Salil Shetty, công bố các hình ảnh chụp bằng vệ tinh cáo buộc sự hiện diện của xe thiết giáp và trọng pháo Nga ở miền đông Ukraine.
“Cái chúng tôi có là các hình ảnh chụp bằng vệ tinh mà chúng tôi thu thập được và điều rõ ráng là có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực của Nga. Nga không thể chối cãi mình không phải là một bên trong vụ xung đột nữa. Trọng pháo di động và các đơn vị thiết giáp rất có hệ thống và tổ chức rất kỹ đang ở vị trí sẵn sàng; không có cách nào lực lượng đòi ly khai có thể tự tổ chức lấy được. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những lời khai của nhân chứng về sự di chuyển của xe tăng Nga băng qua biên giới. Vì thế, tôi cho rằng thực sự điều đó không còn có thể chối cãi được nữa. Theo chúng tôi, đó là một vụ xung đột quốc tế.”
Nga nhất mực chối bỏ sự hiện diện của quân đội Nga ở Ukraine, trong khi các thủ lãnh nổi dậy nói họ đã được sự hỗ trợ của binh sĩ Nga dùng thời gian nghỉ của mình để chiến đấu với quân đội Ukraine.
Tại cuộc họp thượng đỉnh NATO tuần trước ở Wales, Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông vừa “hy vọng” vừa “hoài nghi” rằng cuộc ngưng bắn đạt được hôm thứ sáu giữa hai bên sẽ có hiệu lực. Nhưng, bạo lực tiếp tục hồi hôm qua đã gây nguy hại cho cuộc ngưng bắn.
Ông Obama cũng nói NATO sẽ cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ phi sát thương, trong đó có áo giáp, nhiên liệu và sự chăm sóc y tế cho thương binh Ukraine và viện trợ về hậu cần và chỉ huy và kiểm soát.
Tại cuộc họp thượng đỉnh NATO tuần trước ở Wales, Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông vừa “hy vọng” vừa “hoài nghi” rằng cuộc ngưng bắn đạt được hôm thứ sáu giữa hai bên sẽ có hiệu lực. Nhưng, bạo lực tiếp tục hồi hôm qua đã gây nguy hại cho cuộc ngưng bắn.
Ông Obama cũng nói NATO sẽ cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ phi sát thương, trong đó có áo giáp, nhiên liệu và sự chăm sóc y tế cho thương binh Ukraine và viện trợ về hậu cần và chỉ huy và kiểm soát.
Nhưng trong chương trình Tin tức Chủ Nhật của đài truyền hình Fox của Mỹ, ông Robert Menendez, chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, nói rằng đã đến lúc phải dành cho Kyiv những gì họ cần để tự vệ.
“Cho đến khi nào Nga đưa hàng ngàn binh sĩ, xe tăng và thiết bị quân sự trở về Nga ngang qua biên giới, và có một đường biên giới an toàn, hy vọng rằng với các quan sát viên quốc tế, và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được duy trì, thì không có một giải pháp; đây chỉ là một sự lắng dịu tạm thời. Và chúng ta phải xét tới tính toán của Tổng thống Putin và chứng tỏ là ông ta sai, có nghĩa là ngoài những gì mà cả EU lẫn Hoa Kỳ đã làm, những biện pháp chế tài đang được cứu xét phải được xúc tiến, và thứ hai nữa, chúng ta phải dành cho phía Ukraine khả năng chiến đấu cho chính mình. Điều đó sẽ làm thay đổi những tính toán của ông Putin.”
Ông Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Kyiv hồi tháng trước, ông Menendez tỏ ý cho thấy ông sẽ mưu tìm một cuộc họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ để cho phép nhà lãnh đạo Ukraine có một diễn đàn để trình bày lý lẽ xin viện trợ quân sự.
“Cho đến khi nào Nga đưa hàng ngàn binh sĩ, xe tăng và thiết bị quân sự trở về Nga ngang qua biên giới, và có một đường biên giới an toàn, hy vọng rằng với các quan sát viên quốc tế, và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được duy trì, thì không có một giải pháp; đây chỉ là một sự lắng dịu tạm thời. Và chúng ta phải xét tới tính toán của Tổng thống Putin và chứng tỏ là ông ta sai, có nghĩa là ngoài những gì mà cả EU lẫn Hoa Kỳ đã làm, những biện pháp chế tài đang được cứu xét phải được xúc tiến, và thứ hai nữa, chúng ta phải dành cho phía Ukraine khả năng chiến đấu cho chính mình. Điều đó sẽ làm thay đổi những tính toán của ông Putin.”
Ông Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Kyiv hồi tháng trước, ông Menendez tỏ ý cho thấy ông sẽ mưu tìm một cuộc họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ để cho phép nhà lãnh đạo Ukraine có một diễn đàn để trình bày lý lẽ xin viện trợ quân sự.
Ông Jonathan Adelman, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Denver, nói phương Tây không muốn can dự vào vụ xung đột.
“Nếu nhìn vào các số liệu thăm dò, 17% người Mỹ muốn chúng ta có thêm hành động. Đơn giản là họ không quan tâm đến việc này. ISIS dường như quan trọng hơn, những vụ khủng hoảng ở Trung Đông như Syria hay Iraq quan trọng hơn. Thứ hai, theo tôi, có cảm giác là chúng ta không thể xúc tiến một cuộc chiến với Nga, và vì thế, cảm tưởng là “Hãy để phía Châu Âu có nhiều hành động hơn.” Và, đúng thế, phía Châu Âu phải có nhiều hành động hơn. Vấn đề là phía Châu Âu tự hộ đã chi chưa đầy 2% GDP vào quân đội, không phải là chúng ta muốn tuyên chiến, nhưng phía kia, tức là Nga, đơn giản là không sợ hãi chúng ta.”
Ông Adelman cảnh báo rằng sự bất động của phương Tây ở Ukraine sẽ khiến có nhiều phần chắc hơn là Nga sẽ tỏ ra hung hăng hơn ở nơi khác. Và ông nói những quốc gia khác, như Trung Quốc, đang theo dõi sát phản ứng của phương Tây trong lúc có hành động hung hãn hơn nhằm bành trướng sự kiểm soát ở Biển Đông.
Cuộc nổi dậy ở Ukraine bắt đầu hồi tháng 4 bởi các phần tử đòi ly khai thân Nga đã làm hơn 2.600 người thiệt mạng va khiến hàng chục ngàn người tỵ nạn bỏ chạy khỏi các khu vực gần biên giới Nga.
http://www.voatiengviet.com/content/bt-quoc-phong-my-len-an-nga-xam-luoc-trang-tron-ukraine/2442192.html
“Nếu nhìn vào các số liệu thăm dò, 17% người Mỹ muốn chúng ta có thêm hành động. Đơn giản là họ không quan tâm đến việc này. ISIS dường như quan trọng hơn, những vụ khủng hoảng ở Trung Đông như Syria hay Iraq quan trọng hơn. Thứ hai, theo tôi, có cảm giác là chúng ta không thể xúc tiến một cuộc chiến với Nga, và vì thế, cảm tưởng là “Hãy để phía Châu Âu có nhiều hành động hơn.” Và, đúng thế, phía Châu Âu phải có nhiều hành động hơn. Vấn đề là phía Châu Âu tự hộ đã chi chưa đầy 2% GDP vào quân đội, không phải là chúng ta muốn tuyên chiến, nhưng phía kia, tức là Nga, đơn giản là không sợ hãi chúng ta.”
Ông Adelman cảnh báo rằng sự bất động của phương Tây ở Ukraine sẽ khiến có nhiều phần chắc hơn là Nga sẽ tỏ ra hung hăng hơn ở nơi khác. Và ông nói những quốc gia khác, như Trung Quốc, đang theo dõi sát phản ứng của phương Tây trong lúc có hành động hung hãn hơn nhằm bành trướng sự kiểm soát ở Biển Đông.
Cuộc nổi dậy ở Ukraine bắt đầu hồi tháng 4 bởi các phần tử đòi ly khai thân Nga đã làm hơn 2.600 người thiệt mạng va khiến hàng chục ngàn người tỵ nạn bỏ chạy khỏi các khu vực gần biên giới Nga.
http://www.voatiengviet.com/content/bt-quoc-phong-my-len-an-nga-xam-luoc-trang-tron-ukraine/2442192.html
S. Rice : Tầm quan trọng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ đối Ngoại TQ, Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014.
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ đối Ngoại TQ, Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014.
Reuters
Đức Tâm
Đang công du Bắc Kinh, ngày 08/09/2014, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, tuyên bố, chuyến công du Trung Quốc của nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama sẽ là một « cột mốc quan trọng » trong quan hệ song phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch gặp nhau, bên lề Thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương, được tổ chức trong tháng 11, tại Bắc Kinh.
Trước cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại và ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ tuyên bố, nguyên thủ Hoa Kỳ « cho rằng chuyến đi thăm này là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ quan trọng giữa hai nước » và « ngay cả khi chúng tôi đang quan tâm đến nhiều hồ sơ khác – Tổng thống Obama vẫn yêu cầu tôi tới đây bởi vì ông dành ưu tiên cho mối quan hệ Trung –Mỹ ».
Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho biết rất nóng lòng thảo luận với phía Mỹ về « những lợi ích chủ chốt và những cội nguồn chính của các mối quan tâm của Trung Quốc ». Ông kêu gọi hai bên có được một sự quản lý mang tính xây dựng các bất đồng song phương.
Trong lịch trình, bà Susan Rice sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Theo giới quan sát, chuyến đi Trung Quốc của bà Rice cho thấy, Hoa Kỳ không buông lơi chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, cho dù thời sự thế giới hiện đang nóng bỏng với các vấn đề ở Trung Đông, như Irak, Syria và Gaza hay tại Châu Âu, với cuộc khủng hoảng Ukraina.
Chính quyền Obama muốn coi Châu Á như một điểm tựa trục xoay trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhìn nhận sự chuyển hướng này như một mối đe dọa.
Các tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng, đã gây ra căng thẳng giữa Bắc Kinh với các đồng minh Châu Á của Washington, trong đó có Nhật Bản.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện cũng có nhiều căng thẳng. Cuối tháng 8/2014, Washington tố cáo máy bay tiêm kích Trung Quốc ba lần bay sát một cách nguy hiểm một máy bay quân sự Hoa Kỳ, trên không phận quốc tế vùng biển Hoa Đông.
Đáp lại, Bắc Kinh yêu cầu Washington chấm dứt các hoạt động do thám trên không và trên biển những vùng sát biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo là những hành động này có thể gây ra những « tai nạn đáng tiếc ».
Tháng Tư 2001, cũng trong khu vực này, một máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ đã va chạm một máy bay Trung Quốc, làm cho viên phi công Trung Quốc thiệt mạng, còn máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn Mỹ đã bị Trung Quốc bắt giữ và hỏi cung. Sự cố này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140908-s-rice-tam-quan-trong-chuyen-tham-trung-quoc-cua-tong-thong-my
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ đối Ngoại TQ, Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014.
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ đối Ngoại TQ, Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014.
Reuters
Đức Tâm
Đang công du Bắc Kinh, ngày 08/09/2014, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, tuyên bố, chuyến công du Trung Quốc của nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama sẽ là một « cột mốc quan trọng » trong quan hệ song phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch gặp nhau, bên lề Thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương, được tổ chức trong tháng 11, tại Bắc Kinh.
Trước cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại và ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ tuyên bố, nguyên thủ Hoa Kỳ « cho rằng chuyến đi thăm này là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ quan trọng giữa hai nước » và « ngay cả khi chúng tôi đang quan tâm đến nhiều hồ sơ khác – Tổng thống Obama vẫn yêu cầu tôi tới đây bởi vì ông dành ưu tiên cho mối quan hệ Trung –Mỹ ».
Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho biết rất nóng lòng thảo luận với phía Mỹ về « những lợi ích chủ chốt và những cội nguồn chính của các mối quan tâm của Trung Quốc ». Ông kêu gọi hai bên có được một sự quản lý mang tính xây dựng các bất đồng song phương.
Trong lịch trình, bà Susan Rice sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Theo giới quan sát, chuyến đi Trung Quốc của bà Rice cho thấy, Hoa Kỳ không buông lơi chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, cho dù thời sự thế giới hiện đang nóng bỏng với các vấn đề ở Trung Đông, như Irak, Syria và Gaza hay tại Châu Âu, với cuộc khủng hoảng Ukraina.
Chính quyền Obama muốn coi Châu Á như một điểm tựa trục xoay trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhìn nhận sự chuyển hướng này như một mối đe dọa.
Các tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng, đã gây ra căng thẳng giữa Bắc Kinh với các đồng minh Châu Á của Washington, trong đó có Nhật Bản.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện cũng có nhiều căng thẳng. Cuối tháng 8/2014, Washington tố cáo máy bay tiêm kích Trung Quốc ba lần bay sát một cách nguy hiểm một máy bay quân sự Hoa Kỳ, trên không phận quốc tế vùng biển Hoa Đông.
Đáp lại, Bắc Kinh yêu cầu Washington chấm dứt các hoạt động do thám trên không và trên biển những vùng sát biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo là những hành động này có thể gây ra những « tai nạn đáng tiếc ».
Tháng Tư 2001, cũng trong khu vực này, một máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ đã va chạm một máy bay Trung Quốc, làm cho viên phi công Trung Quốc thiệt mạng, còn máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn Mỹ đã bị Trung Quốc bắt giữ và hỏi cung. Sự cố này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140908-s-rice-tam-quan-trong-chuyen-tham-trung-quoc-cua-tong-thong-my
Nhật tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở Nam Á
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công du Nam Á - từ 06/09/2014 - hầu đối trọng với Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công du Nam Á - từ 06/09/2014 - hầu đối trọng với Trung Quốc.
Reuters
Thanh Phương
Hôm nay, 06/09/2014, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt chân đến Dhaka mở đầu chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày tại Bangladesh và Sri Lanka nhằm tranh giành ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Nam Á.
Theo lịch trình dự kiến, ông Shinzo Abe gặp thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina hôm nay tại thủ đô Dhaka và ngày mai sẽ gặp tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse tại thủ đô Colombo để thúc đẩy quan hệ kinh tế và an ninh giữa Nhật với hai quốc gia này.
Chuyến công du hai nước Nam Á của thủ tướng Nhật diễn ra tiếp theo sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Tokyo trong tuần qua. Trong chuyến viếng thăm đó, hai nước, mà hiện đều gặp căng thẳng với Trung Quốc, đã đồng ý sẽ nâng quan hệ song phương lên một « cấp độ mới ».
Nói chuyện với các phóng viên trước khi lên máy bay, ông Abe nhấn mạnh ông là thủ tướng đầu tiên đến thăm Bangladesh từ 14 năm nay và thăm Sri Lanka từ 24 năm qua. Đối với thủ tướng Abe, Banglades và Sri Lanka là hai quốc gia « có ảnh hưởng ngày càng lớn về mặt kinh tế và chính trị ».
Tháp tùng ông Shinzo Abe trong chuyến công du Nam Á lần này là lãnh đạo của 50 công ty hàng đầu của Nhật Bản, bởi vì theo lời thủ tướng Abe, ông hy vọng sẽ đưa sự năng động của hai quốc gia nói trên vào nền kinh tế Nhật Bản.
Về phần Bangladesh thì hy vọng sẽ nhận được đầu tư của Nhật Bản vào các dự án cơ sở hạ tầng, như dự án xây một cầu trên tuyến xe lửa và dự án đường hầm dưới dòng sông Brahmaputra.
Nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Bangladesh đến Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua, Tokyo đã loan báo khoản viện trợ 6 tỷ đôla cho Dhaka. Khoản viện trợ này đã giúp củng cố uy thế của nữ thủ tướng Hasina, vốn đã đắc cử trong một cuộc bầu cử bị tố cáo là có nhiều gian lận phiếu và bị phe đối lập tẩy chay.
Vào tháng trước chính phủ Bangladesh cũng đã loan báo là Nhật Bản sẽ cho vay 4 tỷ đôla cho dự án nhà máy nhiệt điệt chạy bằng than, bao gồm cả việc xây dựng một cảng nước sâu. Cơ quan viện trợ của Nhật đã tỏ ra rất quan tâm đến dự án xây cảng nước sâu ở miền Nam Bangladesh, dự án mà ban đầu chính quyền Dhaka đã muốn nhờ Trung Quốc xây dựng.
Chính quyền Dhaka còn dự trù xây một khu công nghiệp dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay đầu tư của Nhật vào Banglades còn thấp hơn nhiều so với đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Vấn đề là Nhật Bản và Bangladesh hiện đang tranh chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ 2015-2016, cho nên, hai thủ tướng Abe và Hasina phải bàn cách tránh mọi tranh chấp giữa hai quốc gia trên vấn đề này.
Bangladesh cũng như Sri Lanka đều nằm trên tuyến hàng hải giữa vùng Trung Đông giầu nguồn dầu hỏa với vùng Đông Á. Trung Quốc đã giúp xây nhiều hải cảng tại các quốc gia nằm trên tuyến đường có tính chất huyết mạch này. Nay đến lúc Nhật Bản mở cuộc « phản công » để đối lại với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các nước này.
Khi sang thăm Sri Lanka, thủ tướng Abe sẽ bàn với tổng thống Rajapaksa về việc hợp tác về lãnh hải vào lúc mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc xác quyết chủ quyền trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo tin báo chí Sri Lanka, Nhật Bản sẳn sàng cung cấp tàu tuần tra cho Sri Lanka để giúp nước này tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140906-nhat-tranh-gianh-anh-huong-voi-trung-quoc-o-nam-a
Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ chọn Washington
Chủ tịch Trung Quốc (T) và Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj (P). Ảnh chụp ngày 21/08/2014, tại Ulan Bator.
Chủ tịch Trung Quốc (T) và Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj (P). Ảnh chụp ngày 21/08/2014, tại Ulan Bator.
Reuters
Tú Anh
Trước sau không đầy hai tuần lễ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần lượt đến thủ đô Oulan-Bator. Sự kiện này biểu lộ vị thế tế nhị khó khăn của Mông Cổ. gần một phần tư thế kỷ sau ngày Liên Xô sụp đổ, quốc gia Trung Á giàu tài nguyên này chưa hoàn toàn “thoát Nga” nhưng lại có nguy cơ bị Trung Quốc kềm chế bằng kinh tế.
Trong chuyến công du Mông Cổ ngày 22/08 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình long trọng tuyên bố “ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mông Cổ”.
Lãnh đạo Bắc Kinh tự cảm thấy cần phải trấn an Quốc hội Mông Cổ vì nhiều lý do mà đặc biệt hơn hết là công luận Mông Cổ lo ngại Bắc Kinh chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên qua những hợp đồng bất lợi cho đất nước.
Tại quốc gia “vệ tinh” của của Liên Xô trước đây, kỹ nghệ quặng mỏ chiếm đến 20% tổng sản lượng quốc nội. Do vậy, nhượng quyền khai thác cho các tập đoàn nước ngoài luôn là một vấn đề nóng bỏng. Tài nguyên dồi dào của Mông Cổ đang làm cho Trung Quốc thèm muốn và đã trở thành nguồn đầu tư số một, gần như độc quyền nhập khẩu đồng và than đá.
Trung Quốc còn là bạn hàng xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ sang Mông Cổ. Chỉ trong vòng có 10 năm, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng từ 341 triệu đôla lên 6 tỷ (năm 2013) theo tin của Tân Hoa Xã.
Tình trạng này làm Mông Cổ rất lo ngại nhất là dân số ít ỏi, chỉ độ 3 triệu người, mà phải bảo vệ một diện tích gần gấp 5 lần Việt Nam. Thêm vào đó, do giá than đá sụt giảm trên thị trường quốc tế, giới đầu tư cũng rút dần ra khỏi Mông Cổ.
Chuyên gia Shurkuu Dorj, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Oulan-Bator nhận định là Mông Cổ rất cần đầu tư nước ngoài và Trung Quốc cho nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, ông cảnh báo là phải “dè chừng Trung Quốc” và đây là một “thách thức lớn” của đất nước khi làm ăn với Bắc Kinh.
Chỉ không đầy hai tuần lễ sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình với một loạt thỏa thuận cho Mông Cổ xuất khẩu than đá và kim loại sang Trung Quốc, đến lược Vladimir Putin đến Oulan-Bator để ký nhiều hợp đồng thương mại và để kỷ niệm “quan hệ lịch sử” giữa hai nước hôm 03/09.
Theo ghi nhận của giới phân tích thì có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm qua sự kiện lãnh đạo Trung Quốc và Nga, kẻ trước người sau, đến Mông Cổ gặp Tổng thống Tsakhiagiyn Elbeegdorj.
Julian Dierkes, chuyên gia về Mông Cổ thuộc đại học British Columbia lưu ý chính sách đối ngoại của Mông Cổ đặt trên nền tảng “quân bình” giữa Nga và Trung Quốc.
Chính vì để tự vệ trước tham vọng xâm lược của Trung Hoa mà vào đầu thế kỷ 20, Mông Cổ bắt tay với Nga và sau đó là theo Liên Xô.
Chuyên gia Shurkuu Dorj, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Oulan-Bator nhận định là Mông Cổ rất cần đầu tư nước ngoài và Trung Quốc cho nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, ông cảnh báo là phải “dè chừng Trung Quốc” và đây là một “thách thức lớn” của đất nước khi làm ăn với Bắc Kinh.
Chỉ không đầy hai tuần lễ sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình với một loạt thỏa thuận cho Mông Cổ xuất khẩu than đá và kim loại sang Trung Quốc, đến lược Vladimir Putin đến Oulan-Bator để ký nhiều hợp đồng thương mại và để kỷ niệm “quan hệ lịch sử” giữa hai nước hôm 03/09.
Theo ghi nhận của giới phân tích thì có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm qua sự kiện lãnh đạo Trung Quốc và Nga, kẻ trước người sau, đến Mông Cổ gặp Tổng thống Tsakhiagiyn Elbeegdorj.
Julian Dierkes, chuyên gia về Mông Cổ thuộc đại học British Columbia lưu ý chính sách đối ngoại của Mông Cổ đặt trên nền tảng “quân bình” giữa Nga và Trung Quốc.
Chính vì để tự vệ trước tham vọng xâm lược của Trung Hoa mà vào đầu thế kỷ 20, Mông Cổ bắt tay với Nga và sau đó là theo Liên Xô.
Đến năm 1990, Mông Cổ thành công thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản nhưng không hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của Matxcơva, phần lớn vì nhu cầu năng lượng: khí đốt, dầu hỏa.
Thật ra, theo chuyên gia chính trị quốc tế Sergey Radchenko,đại học Aberystwyth, Anh Quốc, thì Nga đã mất ảnh hưởng tại Mông Cổ từ lâu. Để phục hồi uy thế, Matxcơva đã xóa nợ cũ của Mông Cổ từ thời Liên Xô và tham gia vào một số dự án xây dựng hạ tầng và mỏ quặng nhưng không tạo lại được trọng lượng như Vladimir Putin từng hy vọng.
Trong tinh thần giữ gìn độc lập, Oulan-Bator theo đuổi chính sách “ con đường thứ ba”: vừa duy trì hòa khí với Nga và Trung Quốc, vừa mở rộng quan hệ mật thiết với các nước Á châu khác đặt biệt là Nhật Bản mặc dù nhiều quan sát viên cho rằng Hoa Kỳ thực sự đã trở thành “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ.
Thật ra, theo chuyên gia chính trị quốc tế Sergey Radchenko,đại học Aberystwyth, Anh Quốc, thì Nga đã mất ảnh hưởng tại Mông Cổ từ lâu. Để phục hồi uy thế, Matxcơva đã xóa nợ cũ của Mông Cổ từ thời Liên Xô và tham gia vào một số dự án xây dựng hạ tầng và mỏ quặng nhưng không tạo lại được trọng lượng như Vladimir Putin từng hy vọng.
Trong tinh thần giữ gìn độc lập, Oulan-Bator theo đuổi chính sách “ con đường thứ ba”: vừa duy trì hòa khí với Nga và Trung Quốc, vừa mở rộng quan hệ mật thiết với các nước Á châu khác đặt biệt là Nhật Bản mặc dù nhiều quan sát viên cho rằng Hoa Kỳ thực sự đã trở thành “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ.
Washington đã tiến hành các biện pháp tăng cường hợp tác quân sự với Oulan-Bator và kỳ vọng vào nền dân chủ non trẻ ở Trung Á này đóng vai trò đối trọng với hai chế độ độc tài Nga –Trung.
Mặc dù một bộ phận dân chúng vẫn gắn bó với Nga về văn hóa và chính trị và nhiều người Mông Cổ nói tiếng Nga nhưng theo nhà nghiên cứu Franck Billé, đại học Cambridge, Mông Cổ tự cho có cùng nền văn hóa với Tây phương và muốn chứng tỏ khác biệt với các nước châu Á khác.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140905-giua-nga-va-trung-quoc-mong-co-chon-washington-0
Biển Đông : Tổng thống Indonesia muốn đứng ra làm trung gian hòa giải
Mặc dù một bộ phận dân chúng vẫn gắn bó với Nga về văn hóa và chính trị và nhiều người Mông Cổ nói tiếng Nga nhưng theo nhà nghiên cứu Franck Billé, đại học Cambridge, Mông Cổ tự cho có cùng nền văn hóa với Tây phương và muốn chứng tỏ khác biệt với các nước châu Á khác.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140905-giua-nga-va-trung-quoc-mong-co-chon-washington-0
Biển Đông : Tổng thống Indonesia muốn đứng ra làm trung gian hòa giải
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Nguồn : Bộ Ngoại giao Mỹ
Thụy My
Tân Tổng thống mới được bầu của Indonesia, ông Joko Widodo, tuyên bố sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải để làm giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. AFP hôm nay, 12/09/2014, cho biết ông Widodo đã nói như trên khi trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun của Nhật hôm thứ Ba 09/09.
Tổng thống Joko Widodo nói với Asahi Shimbun : « Tôi từ chối giải pháp quân sự. Cần phải luôn luôn tìm kiếm các giải pháp ngoại giao, và nếu điều này tỏ ra cần thiết, Indonesia sẵn sàng đóng vai trò trung gian ».
Tình hình Biển Đông vẫn rất căng thẳng, và Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ chủ quyền vùng biển quan trọng này. Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, là bốn trong mười thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cả với Đài Loan.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt căng thẳng, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến đặt tại vùng biển Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự kiện này đã gây nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động, và Washington đã phải tỏ thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh. Sau đó Trung Quốc đã rút giàn khoan đi.
Tân Tổng thống Indonesia cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ cho việc hoàn thành một « Bộ quy tắc ứng xử » giữa Trung Quốc và ASEAN, một văn bản đã được thảo luận từ hơn mười năm qua.
Trong một hội nghị ASEAN cuối tuần trước tại Naypyidaw, Miến Điện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tái khẳng định « sự quan trọng của việc thương lượng một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc » để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên biển.
Ông Joko Widodo, có biệt danh là Jokowi, vốn là Thống đốc Jakarta có chủ trương cải cách, đã chiến thắng trước cựu tướng lãnh Prabowo Subianto với 53,15% phiếu hôm 9/7.
tags: Biển Đông - Indonesia - Châu Á - Tranh chấp - Trung Quốc - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140912-bien-dong-tong-thong-indonesia-muon-dung-ra-lam-trung-gian-hoa-giai
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Nguồn : Bộ Ngoại giao Mỹ
Thụy My
Tân Tổng thống mới được bầu của Indonesia, ông Joko Widodo, tuyên bố sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải để làm giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. AFP hôm nay, 12/09/2014, cho biết ông Widodo đã nói như trên khi trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun của Nhật hôm thứ Ba 09/09.
Tổng thống Joko Widodo nói với Asahi Shimbun : « Tôi từ chối giải pháp quân sự. Cần phải luôn luôn tìm kiếm các giải pháp ngoại giao, và nếu điều này tỏ ra cần thiết, Indonesia sẵn sàng đóng vai trò trung gian ».
Tình hình Biển Đông vẫn rất căng thẳng, và Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ chủ quyền vùng biển quan trọng này. Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, là bốn trong mười thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cả với Đài Loan.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt căng thẳng, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến đặt tại vùng biển Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự kiện này đã gây nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động, và Washington đã phải tỏ thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh. Sau đó Trung Quốc đã rút giàn khoan đi.
Tân Tổng thống Indonesia cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ cho việc hoàn thành một « Bộ quy tắc ứng xử » giữa Trung Quốc và ASEAN, một văn bản đã được thảo luận từ hơn mười năm qua.
Trong một hội nghị ASEAN cuối tuần trước tại Naypyidaw, Miến Điện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tái khẳng định « sự quan trọng của việc thương lượng một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc » để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên biển.
Ông Joko Widodo, có biệt danh là Jokowi, vốn là Thống đốc Jakarta có chủ trương cải cách, đã chiến thắng trước cựu tướng lãnh Prabowo Subianto với 53,15% phiếu hôm 9/7.
tags: Biển Đông - Indonesia - Châu Á - Tranh chấp - Trung Quốc - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140912-bien-dong-tong-thong-indonesia-muon-dung-ra-lam-trung-gian-hoa-giai
Ấn Độ hòa hoãn nhưng cứng rắn với Trung Quốc
Phó Tổng thống Ấn Độ Shri Mohammad Hamid Ansari (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 30/06/2014.
Phó Tổng thống Ấn Độ Shri Mohammad Hamid Ansari (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 30/06/2014.
REUTERS/Wang Zhao/Pool
Trọng Thành
Trên đường công du Ấn Độ, ngày 14/09/2014, tới đây Chủ tịch Trung Quốc sẽ ghé thăm Nam Á, vùng ảnh hưởng truyền thống của New Delhi. Lãnh đạo Bắc Kinh tìm cách chinh phục quốc gia láng giềng vừa là đối tác vừa là đối thủ địa lý chính trị, xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc phòng.
Viện lý do bất ổn chính trị tại Islamabad,Chủ tịch Trung Quốc đã hủy bỏ chặn Pakistan, đồng minh thân thiết tại Nam Á của Bắc Kinh, kẻ thù của New Delhi. Tuy vậy, trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình sẽ đến quốc đảo Sri Lanka nơi Bắc Kinh tài trợ một dự án xây hải cảng 1,4 tỷ đôla mà một khi hoàn tất sẽ cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng để củng cố sự hiện diện quân sự trong Ấn Độ Dương và chỉ cách Ấn Độ có 250 cây số.
Thấy rõ ý đồ của Trung Quốc từ lâu, nhưng tân Thủ tướng Ấn Narenda Modi, được xem là nhân vật có tinh thần quốc gia dân tộc, đã nhanh chóng lên tiếng mời lãnh đạo Trung Quốc sang thăm New Delhi. Song song với cử chỉ ngoại giao này, Thủ tướng Ấn cũng gấp rút giới hạn tầm ảnh hưởng của chiến dịch tấn công ngoại giao của Trung Quốc trong vùng ảnh hưởng. Ngay sau khi lên nhậm chức, ông tức khắc sang thăm Butan và Nepal và chìa bàn tay hòa giải với Pakistan.
Theo giới phân tích, để đối phó với tham vọng trên bộ và trên biển của Trung Quốc, New Delhi còn có thể dựa vào mối quan hệ thân hữu lâu dài với Tokyo. Nhật Bản và Ấn Độ đều xem sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của Trung Quốc là mối đe dọa chung. Tăng cường hợp tác song phương Ấn - Nhật để đối trọng với tham vọng của Trung Quốc là chính sách được Hoa Kỳ chia sẻ và khuyến khích.
Về phần Bắc Kinh, sự kiện New Delhi thắt chặt quan hệ với Tokyo cũng là một mối đe dọa. Chuyên gia Ấn Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược Trung Quốc tại New Delhi cho rằng Bắc Kinh rất lo ngại khi thấy Ấn Độ tiến gần Hoa Kỳ và Nhật Bản và họ không muốn sự kiện này xảy ra.
Do vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình thủ sẵn một số đề nghị mà Ấn Độ thèm muốn : đầu tư cải thiện hệ thống hỏa xa lạc hậu, xây dựng đường xe lửa cao tốc, và hợp tác trong lãnh vực hạt nhân.
Theo AFP, Thủ tướng Ấn Narendra Modi không thiếu lập luận để mặc cả với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình : Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết tăng gấp đôi tiền đầu tư vào Ấn Độ trong năm năm tới.
Bên cạnh hồ sơ kinh tế, vấn đề tranh chấp biên giới cũng sẽ được thảo luận.
Nhà phân tích chính trị quốc tế Shyam Saran (Center for Policy Research) tại New Delhi, nguyên là Thứ trưởng ngoại giao Ấn nhận định : Trung Quốc xem Ấn Độ của Thủ tướng Modi vừa là một đối tác nghiêm túc, vừa là một đối thủ tiềm tàng.
Ý thức một phần công luận Ấn xem Trung Quốc là kẻ thù xâm lược, Bắc Kinh cam kết trước ngày ông Tập Cận Bình lên đường, không có ý đồ « bao vây » Ấn Độ. Thứ trưởng ngoại giao Lưu Kiến Siêu (Liu Jian Chao) tuyên bố « Trung Quốc xem Ấn Độ là đối tác để phát triển, không bao vây và sẽ không bao vây Ấn Độ » .
Mặc dù quan hệ với Trung Quốc chứa đầy hoài nghi và xung khắc đẫm máu, chính phủ Ấn sẽ trải thảm đỏ đón tiếp ông Tập Cận Bình ngày 17 tới đây.
Nhưng giới phân tích được AFP tiếp xúc khẳng định Thủ tướng Modi sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc khác với chính quyền trung tả tiền nhiệm.
Lãnh đạo Trung Quốc sẽ được thông báo những đường « ranh đỏ » trong quan hệ với Ấn Độ.
tags: Châu Á - Phân tích - Quốc tế - Ấn Độ - Trung Quốc - Ngoại giao
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140912-an-do-hoa-hoan-nhung-cung-ran-voi-trung-quoc
Phó Tổng thống Ấn Độ Shri Mohammad Hamid Ansari (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 30/06/2014.
Phó Tổng thống Ấn Độ Shri Mohammad Hamid Ansari (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 30/06/2014.
REUTERS/Wang Zhao/Pool
Trọng Thành
Trên đường công du Ấn Độ, ngày 14/09/2014, tới đây Chủ tịch Trung Quốc sẽ ghé thăm Nam Á, vùng ảnh hưởng truyền thống của New Delhi. Lãnh đạo Bắc Kinh tìm cách chinh phục quốc gia láng giềng vừa là đối tác vừa là đối thủ địa lý chính trị, xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc phòng.
Viện lý do bất ổn chính trị tại Islamabad,Chủ tịch Trung Quốc đã hủy bỏ chặn Pakistan, đồng minh thân thiết tại Nam Á của Bắc Kinh, kẻ thù của New Delhi. Tuy vậy, trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình sẽ đến quốc đảo Sri Lanka nơi Bắc Kinh tài trợ một dự án xây hải cảng 1,4 tỷ đôla mà một khi hoàn tất sẽ cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng để củng cố sự hiện diện quân sự trong Ấn Độ Dương và chỉ cách Ấn Độ có 250 cây số.
Thấy rõ ý đồ của Trung Quốc từ lâu, nhưng tân Thủ tướng Ấn Narenda Modi, được xem là nhân vật có tinh thần quốc gia dân tộc, đã nhanh chóng lên tiếng mời lãnh đạo Trung Quốc sang thăm New Delhi. Song song với cử chỉ ngoại giao này, Thủ tướng Ấn cũng gấp rút giới hạn tầm ảnh hưởng của chiến dịch tấn công ngoại giao của Trung Quốc trong vùng ảnh hưởng. Ngay sau khi lên nhậm chức, ông tức khắc sang thăm Butan và Nepal và chìa bàn tay hòa giải với Pakistan.
Theo giới phân tích, để đối phó với tham vọng trên bộ và trên biển của Trung Quốc, New Delhi còn có thể dựa vào mối quan hệ thân hữu lâu dài với Tokyo. Nhật Bản và Ấn Độ đều xem sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của Trung Quốc là mối đe dọa chung. Tăng cường hợp tác song phương Ấn - Nhật để đối trọng với tham vọng của Trung Quốc là chính sách được Hoa Kỳ chia sẻ và khuyến khích.
Về phần Bắc Kinh, sự kiện New Delhi thắt chặt quan hệ với Tokyo cũng là một mối đe dọa. Chuyên gia Ấn Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược Trung Quốc tại New Delhi cho rằng Bắc Kinh rất lo ngại khi thấy Ấn Độ tiến gần Hoa Kỳ và Nhật Bản và họ không muốn sự kiện này xảy ra.
Do vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình thủ sẵn một số đề nghị mà Ấn Độ thèm muốn : đầu tư cải thiện hệ thống hỏa xa lạc hậu, xây dựng đường xe lửa cao tốc, và hợp tác trong lãnh vực hạt nhân.
Theo AFP, Thủ tướng Ấn Narendra Modi không thiếu lập luận để mặc cả với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình : Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết tăng gấp đôi tiền đầu tư vào Ấn Độ trong năm năm tới.
Bên cạnh hồ sơ kinh tế, vấn đề tranh chấp biên giới cũng sẽ được thảo luận.
Nhà phân tích chính trị quốc tế Shyam Saran (Center for Policy Research) tại New Delhi, nguyên là Thứ trưởng ngoại giao Ấn nhận định : Trung Quốc xem Ấn Độ của Thủ tướng Modi vừa là một đối tác nghiêm túc, vừa là một đối thủ tiềm tàng.
Ý thức một phần công luận Ấn xem Trung Quốc là kẻ thù xâm lược, Bắc Kinh cam kết trước ngày ông Tập Cận Bình lên đường, không có ý đồ « bao vây » Ấn Độ. Thứ trưởng ngoại giao Lưu Kiến Siêu (Liu Jian Chao) tuyên bố « Trung Quốc xem Ấn Độ là đối tác để phát triển, không bao vây và sẽ không bao vây Ấn Độ » .
Mặc dù quan hệ với Trung Quốc chứa đầy hoài nghi và xung khắc đẫm máu, chính phủ Ấn sẽ trải thảm đỏ đón tiếp ông Tập Cận Bình ngày 17 tới đây.
Nhưng giới phân tích được AFP tiếp xúc khẳng định Thủ tướng Modi sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc khác với chính quyền trung tả tiền nhiệm.
Lãnh đạo Trung Quốc sẽ được thông báo những đường « ranh đỏ » trong quan hệ với Ấn Độ.
tags: Châu Á - Phân tích - Quốc tế - Ấn Độ - Trung Quốc - Ngoại giao
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140912-an-do-hoa-hoan-nhung-cung-ran-voi-trung-quoc
Ukraina muốn được « quy chế đặc biệt » của Nato
Hội nghị bàn tròn giữa các lãnh đạo Châu Âu tại Thượng đỉnh Nato ở Newport (Anh Quốc), ngày 04/09/2014. Tổng thống Ukraina (thứ hai trái qua) cùng với các nguyên thủ Pháp, Mỹ, Anh, Đức và Ý.
Hội nghị bàn tròn giữa các lãnh đạo Châu Âu tại Thượng đỉnh Nato ở Newport (Anh Quốc), ngày 04/09/2014. Tổng thống Ukraina (thứ hai trái qua) cùng với các nguyên thủ Pháp, Mỹ, Anh, Đức và Ý.
REUTERS/Alain Jocard/Pool
Tú Anh
Kiev kiên quyết quay lưng lại Matxcơva. Tổng thống Petro Porochenko hôm nay tuyên bố sẽ phê chuẩn hiệp ước hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu và xin được quy chế đặc biệt của Liên minh Bắc Đại Tây dương.
Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko cho biết Quốc hội Ukraina sẽ bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu vào ngày thứ ba 16/09.
Vị tổng thống Ulraina đắc cử hồi tháng 5 vừa qua thẩm định đay là một « sự kiện lịch sử » của Ukraina.
Với thỏa thuận này, Ukraina đã dứt khoát tách khỏi ảnh hưởng của nước Nga, quay lưng lại với dự án vùng quan thuế chung của tổng thống Putin trong tham vọng thiết lập lại thế lực tại các nước thuộc Liên Xô trước đây.
Cuộc xung đột võ trang tại miền Đông Ukraina làm gần 2.700 người chết được tổng thống Ukraina xem là « một cuộc thử thách đớn đau » để làm thành viên của gia đình châu Âu.
Cũng trong chiều hướng này, tổng thống Ukraina cho biết ông hy vọng được « quy chế đặc biệt », là đồng minh nhưng không phải là thành viên của Liên minh Nato mà ông sẽ trình bày nguyện vọng với quốc hội và tổng thống Mỹ trong chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần tới.
Quy chế làm đồng minh đặc biệt này cho phép Nato trợ giúp Ukraina vũ khí và thông tin tình báo.
Hiện nay Nato có bốn đồng minh không phải thành viên là Úc, Đại Hàn, Israel và Ai Cập.
Riêng về tương lai bán đảo Crimée, ông khẳng định là sẽ « lấy lại » lãnh thổ của quốc gia, nhưng sẽ không bằng vũ lực.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140912-ukraina-muon-duoc-%C2%AB-quy-che-dat-biet-%C2%BB-cua-nato
Nhật Bản có thể xây dựng bộ máy quân sự tấn công
Quân đội Nhật hôm 30/03/2012 đã cho triển khai hệ thống phòng không Patriot Advanced Capability-3 săn sàng bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên.
Quân đội Nhật hôm 30/03/2012 đã cho triển khai hệ thống phòng không Patriot Advanced Capability-3 săn sàng bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên.
REUTERS/Kyodo
Đức Tâm
Tokyo và Washington đang nghiên cứu khả năng Nhật Bản trang bị các loại vũ khí tấn công, để quân đội có khả năng bảo vệ đất nước ở cả bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Theo các quan chức Nhật Bản, được Reuters trích dẫn, các cuộc thảo luận không chính thức đề cập đến tất cả các kịch bản : Từ trường hợp Nhật Bản tiếp tục trông cậy hoàn toàn vào Hoa Kỳ cho đến khả năng xứ hoa anh đào sẽ có một hệ thống vũ khí hoàn chỉnh, như mọi quốc gia khác.
Báo chí Nhật Bản thường nêu ra sự hung hăng của quân đội Trung Quốc để nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường quốc phòng, nhưng mối lo ngại chủ yếu của Tokyo là các căn cứ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, cách Nhật Bản chưa đầy 600 km.
Tháng Tư vừa qua, Bình Nhưỡng đe dọa là nếu xẩy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, thì Nhật Bản sẽ bị thiêu rụi bởi vũ khí nguyên tử.
Các quan chức Nhật Bản cho biết, các cuộc thảo luận về « khả năng tấn công », mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Chưa có một loại vũ khí nào được nêu ra. Nhật Bản muốn hoàn tất các cuộc thảo luận trong vòng 5 năm và sau đó, nhanh chóng trang bị các vũ khí tấn công, như tên lửa hành trình, bắn đi từ tàu ngầm, kiểu Tomahawk của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự nhấn mạnh, việc xây dựng một bộ máy quân sự với khả năng tấn công đòi hỏi phải có thay đổi trong học thuyết quân sự của Nhật Bản, hiện vẫn manh tính phòng thủ.
Bị ràng buộc bởi Hiến pháp chủ hòa do bại trận trong đệ nhị thế chiến, cho đến nay, nước Nhật chưa bao giờ bắn một phát súng tấn công trước.
Mối quan tâm hàng đầu Thủ tướng Shinzo Abe là biến đổi quân đội Nhật thành lực lượng tấn công. Ông đã cho bãi bỏ lệnh cấm quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài, nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, một trong những lo ngại của Tokyo là Hoa Kỳ, với 28.000 quân hiện diện ở Hàn Quốc và 38.000 tại Nhật Bản, có thể tấn công Bắc Triều Tiên, nếu xẩy ra khủng hoảng và hậu quả là Nhật Bản sẽ phải hứng chịu sự trả thù của Bắc Triều Tiên.
Ông Narushige Michishita, nguyên cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản trong giai đoạn 2004-2006 bình luận : « Chúng ta có thể duy trì một khả năng tấn công có hạn chế, để nói với người Mỹ : Chúng tôi phải tự làm việc này, trừ phi các vị làm thay ».
Theo các thỏa thuận hiện hữu, trong khuôn khổ một cuộc tấn công đạn đạo, « quân đội Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật Bản các thông tin cần thiết và nếu cần, sẽ tính tới việc sử dụng sức mạnh, tạo thêm khả năng tấn công bổ sung ».
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết là không có các thảo luận chính thức về việc nâng cao khả năng tấn công cho quân đội Nhật Bản, nhưng không loại trừ hai bên có các cuộc gặp không chính thức để bàn về chủ đề này.
tags: Châu Á - Nhật Bản - Quân đội - Vũ trang - Tấn công - Phân tích
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140910-quan-doi-nhat-ban-co-the-trang-bi-kha-nang-tan-cong
Tập Cận Bình 'noi gương Đặng Tiểu Bình'
Trần Trang
Biên tập viên BBC Tiếng Trung
Cập nhật: 10:22 GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Biên tập viên BBC Tiếng Trung
Cập nhật: 10:22 GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Ông Tập Cận Bình hồi tháng 9/2013
Các diễn văn của ông Tập đã bán được hàng triệu bản
Trung Quốc đang ở trong "thời kì Đặng Tiểu Bình" nếu xét về số lượng sách vở, bài báo, triển lãm, một sêri phim truyền hình, và lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố lãnh tụ.
Các bài liên quan
Các diễn văn của ông Tập đã bán được hàng triệu bản
Trung Quốc đang ở trong "thời kì Đặng Tiểu Bình" nếu xét về số lượng sách vở, bài báo, triển lãm, một sêri phim truyền hình, và lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố lãnh tụ.
Các bài liên quan
TQ 'giương móng vuốt bắt con hổ họ Chu'
Đồng minh của Chu Vĩnh Khang bị điều tra
'Thảm họa nếu Mỹ - Trung đối đầu'
Đồng minh của Chu Vĩnh Khang bị điều tra
'Thảm họa nếu Mỹ - Trung đối đầu'
Chủ đề liên quan
Trung Quốc
Dịp kỷ niệm Đặng Tiểu Bình cũng là dịp đánh giá lãnh đạo hiện nay, Tập Cận Bình.
Thứ Ba tuần trước, tờ báo Đảng, Nhân dân Nhật báo, nêu bật thành tích của Tập Cận Bình sau 18 tháng theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa.
Họ liệt kê chiến dịch bàn tay sắt chống tham nhũng; thúc đẩy cải cách; chính sách ngoại giao "nước lớn".
Ba chi tiết này không chỉ nói về phong cách nước lớn của Trung Quốc mà còn về phong cách lãnh đạo của ông Tập.
Một nghiên cứu trên truyền thông Hong Kong hồi tháng Bảy nói trong vòng 18 tháng qua, tên ông Tập được nhắc tới 4186 lần trên tám trang đầu của Nhân dân Nhật báo.
Nó nhiều hơn cả số lượng gộp lại của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân trong cùng thời gian.
Thực tế tần số này chỉ kém Chủ tịch Mao.
Đại Công Báo, tờ báo thân Bắc Kinh đóng ở Hong Kong, bình luận rằng ông Tập là “nhà thiết kế chính” của cải tổ. Nó nhắc nhở đến danh hiệu dành cho Đặng Tiểu Bình là “nhà thiết kế chính của cải tổ và khai phóng ở Trung Quốc”.
Quyền lực
Cựu tổng biên tập của tạp chí Trường Đảng Trung Ương, Đặng Duật Văn, nói với BBC tiếng Hoa: “Rõ ràng ông Tập là lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.”
Thứ Ba tuần trước, tờ báo Đảng, Nhân dân Nhật báo, nêu bật thành tích của Tập Cận Bình sau 18 tháng theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa.
Họ liệt kê chiến dịch bàn tay sắt chống tham nhũng; thúc đẩy cải cách; chính sách ngoại giao "nước lớn".
Ba chi tiết này không chỉ nói về phong cách nước lớn của Trung Quốc mà còn về phong cách lãnh đạo của ông Tập.
Một nghiên cứu trên truyền thông Hong Kong hồi tháng Bảy nói trong vòng 18 tháng qua, tên ông Tập được nhắc tới 4186 lần trên tám trang đầu của Nhân dân Nhật báo.
Nó nhiều hơn cả số lượng gộp lại của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân trong cùng thời gian.
Thực tế tần số này chỉ kém Chủ tịch Mao.
Đại Công Báo, tờ báo thân Bắc Kinh đóng ở Hong Kong, bình luận rằng ông Tập là “nhà thiết kế chính” của cải tổ. Nó nhắc nhở đến danh hiệu dành cho Đặng Tiểu Bình là “nhà thiết kế chính của cải tổ và khai phóng ở Trung Quốc”.
Quyền lực
Cựu tổng biên tập của tạp chí Trường Đảng Trung Ương, Đặng Duật Văn, nói với BBC tiếng Hoa: “Rõ ràng ông Tập là lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.”
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
Ông Đặng nói quyền lực của ông Tập thể hiện qua hai yếu tố: trước hết, ông Tập kiểm soát cả đảng, quân đội và kinh tế. Hồ sơ các văn phòng và lĩnh vực kinh tế từng thuộc về Thủ tướng, nhưng nay Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ đóng vai phụ.
Tập Cận Bình hiện đứng đầu bảy nhóm công tác về quân sự, kinh tế và nhiều lĩnh vực.
Ông Đặng Duật Văn nói: "Ông ta còn mạnh hơn cả Đặng Tiểu Bình."
Thứ hai là việc tuyên truyền cho ông Tập. "Người ta bảo hơn 10 triệu bản in các phát biểu của ông Tập đã được bán trong hai tháng qua," ông Deng nói.
Còn Bào Đồng, cựu thư ký của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, nói với New York Times rằng Tập Cận Bình có quan điểm tự do hơn về kinh tế và tập quyền hơn về chính trị so với Đặng Tiểu Bình.
Nhưng quyền lực không nhất thiết đồng nghĩa với uy lực với cấp dưới và không bảo đảm cho thành tựu lớn. Đây là điều cần hiểu khi so sánh hai ông.
Tiến sĩ Kerry Brown, Đại học Sydney, nói với BBC tiếng Hoa rằng không nên so sánh làm gì.
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
“Những gì ông Đặng làm thật độc đáo, thay đổi hoàn toàn Trung Quốc. Tập Cận Bình đi theo cái gốc ấy và chưa tạo ra cái gì mới.”
Hướng đi
Ông Tập còn hơn tám năm tại vị. Nếu ông muốn có vị thế như ông Đặng, ông phải làm gì?
Một giáo sư giấu tên từ Trường Đảng Trung ương nói với BBC tiếng Trung: “Ông ấy sẽ tiếp tục chống tham nhũng.”
“Nhưng quan trọng hơn, đây là một phần kế hoạch giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.”
Ông Đặng Duật Văn nói Đặng Tiểu Bình đã thay đổi lịch sử, còn không rõ Tập Cận Bình có làm được không.
Triển lãm về Đặng Tiểu Bình vừa diễn ra ở Hong Kong
“Nếu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng, đó cũng là thành tích lớn.”
“Nếu Tập Cận Bình có thể tạo ra tự do và dân chủ ở Trung Quốc, ông sẽ có thể đạt tầm cao lịch sử mới.”
Tiến sĩ Kerry Brown cũng cho rằng cải tổ kinh tế không phải là thách thức lớn nhất cho ông Tập.
“Thách thức thực sự là về chính trị và xã hội, như xây dựng xã hội cân bằng hơn, cho người dân tham gia nhiều hơn…”
“Nếu ông thành công, Tập Cận Bình có thể được xem là lãnh tụ vĩ đại và quan trọng.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140821_deng_xi_comparison.shtml
TQ dùng lễ sinh nhật ông Đặng làm gì?
Ezra Vogel
Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 02:25 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
Tập Cận Bình hiện đứng đầu bảy nhóm công tác về quân sự, kinh tế và nhiều lĩnh vực.
Ông Đặng Duật Văn nói: "Ông ta còn mạnh hơn cả Đặng Tiểu Bình."
Thứ hai là việc tuyên truyền cho ông Tập. "Người ta bảo hơn 10 triệu bản in các phát biểu của ông Tập đã được bán trong hai tháng qua," ông Deng nói.
Còn Bào Đồng, cựu thư ký của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, nói với New York Times rằng Tập Cận Bình có quan điểm tự do hơn về kinh tế và tập quyền hơn về chính trị so với Đặng Tiểu Bình.
Nhưng quyền lực không nhất thiết đồng nghĩa với uy lực với cấp dưới và không bảo đảm cho thành tựu lớn. Đây là điều cần hiểu khi so sánh hai ông.
Tiến sĩ Kerry Brown, Đại học Sydney, nói với BBC tiếng Hoa rằng không nên so sánh làm gì.
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
“Những gì ông Đặng làm thật độc đáo, thay đổi hoàn toàn Trung Quốc. Tập Cận Bình đi theo cái gốc ấy và chưa tạo ra cái gì mới.”
Hướng đi
Ông Tập còn hơn tám năm tại vị. Nếu ông muốn có vị thế như ông Đặng, ông phải làm gì?
Một giáo sư giấu tên từ Trường Đảng Trung ương nói với BBC tiếng Trung: “Ông ấy sẽ tiếp tục chống tham nhũng.”
“Nhưng quan trọng hơn, đây là một phần kế hoạch giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.”
Ông Đặng Duật Văn nói Đặng Tiểu Bình đã thay đổi lịch sử, còn không rõ Tập Cận Bình có làm được không.
Triển lãm về Đặng Tiểu Bình vừa diễn ra ở Hong Kong
“Nếu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng, đó cũng là thành tích lớn.”
“Nếu Tập Cận Bình có thể tạo ra tự do và dân chủ ở Trung Quốc, ông sẽ có thể đạt tầm cao lịch sử mới.”
Tiến sĩ Kerry Brown cũng cho rằng cải tổ kinh tế không phải là thách thức lớn nhất cho ông Tập.
“Thách thức thực sự là về chính trị và xã hội, như xây dựng xã hội cân bằng hơn, cho người dân tham gia nhiều hơn…”
“Nếu ông thành công, Tập Cận Bình có thể được xem là lãnh tụ vĩ đại và quan trọng.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140821_deng_xi_comparison.shtml
TQ dùng lễ sinh nhật ông Đặng làm gì?
Ezra Vogel
Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 02:25 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
Người Trung Quốc rất giỏi tổ chức các lễ lạt, dịp kỷ niệm là luôn dùng chúng để diễn giải lại lịch sử nhằm hỗ trợ cho các chính sách được chọn lọc cụ thể.
Năm nay, Trung Quốc có hai đại lễ, 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/11/1949-2014), và 110 năm sinh nhật ông Đặng Tiểu Bình.
Các bài liên quan
Năm nay, Trung Quốc có hai đại lễ, 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/11/1949-2014), và 110 năm sinh nhật ông Đặng Tiểu Bình.
Các bài liên quan
Đặng Tiểu Bình, nhà cải cách Xem02:06
Phong van ong Phung Thai Binh (I)Xem07:20
Bàn về chiến tranh biên giới Việt TrungNghe05:37
Phong van ong Phung Thai Binh (I)Xem07:20
Bàn về chiến tranh biên giới Việt TrungNghe05:37
Chủ đề liên quan
Trung Quốc
Ngày sinh nhật ông Đặng đang được dùng để ca ngợi những nét chính của công cuộc cải tổ, khai phóng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời để gắn hình ảnh của ông Tập Cận Bình với cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.
Hôm 20/8, tại một buổi lễ tụ tập đông đủ các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc để kỷ niệm ngày sinh ông Đặng, Chủ tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn và nói:
“Kính chào Tiểu Bình. Tôi nhớ ông quá.” (Xiaoping, ni hao? Wo huainiannian).
Thực ra, ông hỉ nhắc lại lời của sinh viên Trung Quốc năm 1984, vào thời điểm uy tín của ông Đặng lên đỉnh cao.
Sau khi ông Tập kết thúc bài diễn văn, cử tọa đã vỗ tay không ngừng.
Sự nghiệp cải cách
Để mừng sinh nhật cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, truyền hình Trung Quốc còn tung ra phim 48 tập về sự nghiệp cải tổ Trung Quốc của ông.
Phim nhanh chóng trở thành tâm điểm của các cuộc trò chuyện tại Bắc Kinh trong giới quan tâm thời sự.
Hôm 20/8, tại một buổi lễ tụ tập đông đủ các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc để kỷ niệm ngày sinh ông Đặng, Chủ tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn và nói:
“Kính chào Tiểu Bình. Tôi nhớ ông quá.” (Xiaoping, ni hao? Wo huainiannian).
Thực ra, ông hỉ nhắc lại lời của sinh viên Trung Quốc năm 1984, vào thời điểm uy tín của ông Đặng lên đỉnh cao.
Sau khi ông Tập kết thúc bài diễn văn, cử tọa đã vỗ tay không ngừng.
Sự nghiệp cải cách
Để mừng sinh nhật cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, truyền hình Trung Quốc còn tung ra phim 48 tập về sự nghiệp cải tổ Trung Quốc của ông.
Phim nhanh chóng trở thành tâm điểm của các cuộc trò chuyện tại Bắc Kinh trong giới quan tâm thời sự.
Các ông Hoa Quốc Phòng, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình tháng 7/1977
Diễn viên đóng vai ông Đặng nói giọng Tứ Xuyên nhưng theo một số sử gia của Đảng Cộng sản thì người này lại không đủ độ tự tin để diễn tả tầm vóc lãnh đạo của ông Đặng.
Thế nhưng bộ phim truyền hình đã nhắc giới trẻ Trung Quốc lớn lên sau 1978 về công cuộc cải tổ táo bạo do ông Đặng khởi xướng mà chỉ trong 14 năm đã thay đổi diện mạo đất nước.
Vì tập trung vào giai đoạn 1978-1984, phim đã né tránh các chủ đề nhạy cảm như vụ trấn áp năm 1989, đưa đến thảm kịch Thiên An Môn.
Tuy thế phim cũng là bước ngoặt cho công chúng nhìn thấy vai trò tích cực của ông Hoa Quốc Phong, nhà lãnh đạo giao thời từ 1976 đến 1978, và là người trên thực tế đã ủng hộ một số thay đổi sau khi Mao Trạch Đông chết.
Phim cũng nói tốt về ông Hồ Diệu Bang, vị tổng bí thư được dân mến mộ và là gương mặt nhân tính của tuyến đầu cải cách từ 1977 đến 1987.
Nhưng cách ca ngợi ông Đặng còn phản ánh quan niệm rộng rãi trong giới sử gia Trung Quốc và quan chức cao cấp trong những ngày đầu Khai phóng rằng nếu không có sự lãnh đạo vững vàng của ông Đặng thì Trung Quốc khó mà thành công như ngày nay.
Quả là không ai khác có được cả hai yếu tố kinh nghiệm và tính cách cho phép Đặng nắm quyền chắc chắn từ 1978 đến 1992.
Không chỉ tham gia cách mạng từ đầu thập niên 1920, ông còn sống năm năm bên Pháp, một năm ở Liên Xô và là làm tư lệnh quân sự trong suốt 12 năm Kháng Nhật và Nội chiến Quốc – Cộng.
Ông cũng từng làm tổng bí thư Đảng 10 năm, và hai năm trên thực tế là phụ trách ngoại giao.
Không chỉ là cánh tay phải của Mao và Chu Ân Lai và biết rất rõ chính sách của họ, ông cũng có khả năng kết nối, trao đổi dễ dàng với các lãnh đạo quốc tế và được họ công nhận là người luôn có cách giải quyết thực tiễn.
Đặng Tiểu Bình cũng có bản năng chính trị, sự tự tin và quan hệ riêng để giải quyết nhiều vấn đề tế nhị.
'Tìm đá qua sông'
Diễn viên đóng vai ông Đặng nói giọng Tứ Xuyên nhưng theo một số sử gia của Đảng Cộng sản thì người này lại không đủ độ tự tin để diễn tả tầm vóc lãnh đạo của ông Đặng.
Thế nhưng bộ phim truyền hình đã nhắc giới trẻ Trung Quốc lớn lên sau 1978 về công cuộc cải tổ táo bạo do ông Đặng khởi xướng mà chỉ trong 14 năm đã thay đổi diện mạo đất nước.
Vì tập trung vào giai đoạn 1978-1984, phim đã né tránh các chủ đề nhạy cảm như vụ trấn áp năm 1989, đưa đến thảm kịch Thiên An Môn.
Tuy thế phim cũng là bước ngoặt cho công chúng nhìn thấy vai trò tích cực của ông Hoa Quốc Phong, nhà lãnh đạo giao thời từ 1976 đến 1978, và là người trên thực tế đã ủng hộ một số thay đổi sau khi Mao Trạch Đông chết.
Phim cũng nói tốt về ông Hồ Diệu Bang, vị tổng bí thư được dân mến mộ và là gương mặt nhân tính của tuyến đầu cải cách từ 1977 đến 1987.
Nhưng cách ca ngợi ông Đặng còn phản ánh quan niệm rộng rãi trong giới sử gia Trung Quốc và quan chức cao cấp trong những ngày đầu Khai phóng rằng nếu không có sự lãnh đạo vững vàng của ông Đặng thì Trung Quốc khó mà thành công như ngày nay.
Quả là không ai khác có được cả hai yếu tố kinh nghiệm và tính cách cho phép Đặng nắm quyền chắc chắn từ 1978 đến 1992.
Không chỉ tham gia cách mạng từ đầu thập niên 1920, ông còn sống năm năm bên Pháp, một năm ở Liên Xô và là làm tư lệnh quân sự trong suốt 12 năm Kháng Nhật và Nội chiến Quốc – Cộng.
Ông cũng từng làm tổng bí thư Đảng 10 năm, và hai năm trên thực tế là phụ trách ngoại giao.
Không chỉ là cánh tay phải của Mao và Chu Ân Lai và biết rất rõ chính sách của họ, ông cũng có khả năng kết nối, trao đổi dễ dàng với các lãnh đạo quốc tế và được họ công nhận là người luôn có cách giải quyết thực tiễn.
Đặng Tiểu Bình cũng có bản năng chính trị, sự tự tin và quan hệ riêng để giải quyết nhiều vấn đề tế nhị.
'Tìm đá qua sông'
"Vì tập trung vào giai đoạn 1978-1984, phim đã né tránh các chủ đề nhạy cảm như vụ trấn áp năm 1989, đưa đến thảm kịch Thiên An Môn"
Nhưng sự nghiệp của ông cũng ‘hết lên voi lại xuống chó’, và cuộc thanh trừng thời Cách mạng Văn hóa khiến ông suy tư nhiều về các vấn đề của chính hệ thống ông tham gia dựng lên, và suy nghĩ về các hướng đi tương lai, dù phải lần mò tìm lối.
Cách nhìn của Đặng về nhu cầu thay đổi Trung Quốc không có gì là độc đáo. Nhiều quan chức cao cấp từng bị hành hạ thời Cách mạng Văn hóa cũng ủng hộ nhu cầu phải làm sao thay đổi và đổi như thế nào.
Nhưng nhiều trí thức Trung Quốc và cả giới quan sát nước ngoài nay tin rằng Trung Quốc có thể đã mạnh hơn nếu Đặng cho phép tăng thêm dân chủ, thêm cơ chế quyền lực minh bạch, thêm yếu tố pháp quyền và thêm tự do cho các nhóm thiểu số.
Cùng lúc, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc lại tin rằng nếu không nhờ bàn tay rắn của ông Đặng, Trung Quốc có thể đã không giữ được sự thống nhất.
Nhưng dù người ta mong muốn gì thì không ai có thể quay lại chỉnh sửa lịch sử.
Đặng được coi là kiến trúc sư của cải cách, mở cửa nhưng thực ra ông chưa hề có một kế hoạch rõ rệt.
Ông phát triển dần một phương thức cầm quyền hiệu quả khi ông cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương phụ trách tuyến đầu và tham gia không ít cuộc họp cao cấp.
Nhưng bản thân ông mỗi ngày vẫn bỏ ra vài tiếng đọc các báo cáo và đề ra ý kiến chỉ đạo.
Đặng đã tạo ra một cơ chế mới, chuyển Đảng Cộng sản từ một đảng Cách mạng sang thành Đảng cầm quyền.
Ông cũng phá vỡ sự kìm kẹp của cấu trúc xã hội chủ nghĩa cứng nhắc, mở cửa thị trường, biến đổi Trung Quốc từ một quốc gia khép kín thành nước tham gia mạnh vào thương mại và chính trị quốc tế.
Cách nhìn của Đặng về nhu cầu thay đổi Trung Quốc không có gì là độc đáo. Nhiều quan chức cao cấp từng bị hành hạ thời Cách mạng Văn hóa cũng ủng hộ nhu cầu phải làm sao thay đổi và đổi như thế nào.
Nhưng nhiều trí thức Trung Quốc và cả giới quan sát nước ngoài nay tin rằng Trung Quốc có thể đã mạnh hơn nếu Đặng cho phép tăng thêm dân chủ, thêm cơ chế quyền lực minh bạch, thêm yếu tố pháp quyền và thêm tự do cho các nhóm thiểu số.
Cùng lúc, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc lại tin rằng nếu không nhờ bàn tay rắn của ông Đặng, Trung Quốc có thể đã không giữ được sự thống nhất.
Nhưng dù người ta mong muốn gì thì không ai có thể quay lại chỉnh sửa lịch sử.
Đặng được coi là kiến trúc sư của cải cách, mở cửa nhưng thực ra ông chưa hề có một kế hoạch rõ rệt.
Ông phát triển dần một phương thức cầm quyền hiệu quả khi ông cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương phụ trách tuyến đầu và tham gia không ít cuộc họp cao cấp.
Nhưng bản thân ông mỗi ngày vẫn bỏ ra vài tiếng đọc các báo cáo và đề ra ý kiến chỉ đạo.
Đặng đã tạo ra một cơ chế mới, chuyển Đảng Cộng sản từ một đảng Cách mạng sang thành Đảng cầm quyền.
Ông cũng phá vỡ sự kìm kẹp của cấu trúc xã hội chủ nghĩa cứng nhắc, mở cửa thị trường, biến đổi Trung Quốc từ một quốc gia khép kín thành nước tham gia mạnh vào thương mại và chính trị quốc tế.
Ông Đặng và lãnh đạo Pháp Francois Mitterand ở Bắc Kinh
Tập Cận Bình ngày nay đang vận hành trong chính các chiều kích do Đặng định ra.
Ông Tập sẽ không thể nào thay đổi cơ bản và điều khiển được các thay đổi cơ bản như Đặng đã làm.
Nhưng nhập vào vai như người theo khuôn mẫu của Đặng, ông muốn tỏ ra là nhà lãnh đạo mạnh nhất sau Đặng.
Ông ra tay mạnh mẽ bằng chiến dịch chống tham nhũng và nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng ông có tiềm năng để quản trị Trung Quốc qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn vì tăng trưởng tụt, và nỗ lực kiểm soát thông tin hạn chế giao lưu công nghệ, và những đòi hỏi có chế độ pháp quyền, và nhiều tự do hơn không hề giảm đi.
Trong và ngoài Trung Quốc, nhiều người hy vọng ông Tập sẽ giữ được quan hệ quốc tế hòa bình và tốt cùng với nhịp phát triển khiến Trung Quốc ngày một mạnh hơn, theo lời khuyên ‘Thao quang dưỡng hối’ của ông Đặng.
Nhưng cũng nhiều người Trung Quốc lại than phiền về tình trạng đất nước ngày nay và đổ mọi lỗi cho Đặng dù đa số họ sẽ không đổi cuộc sống hôm nay mà họ đang thụ hưởng để lấy cuộc sống cha mẹ họ chịu đựng trước tháng 12/1978.
Ông Ezra Vogel từ Đại học Harvard là tác giả cuốn ‘Deng Xiaoping and the Transformation of China’ (2011).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140821_deng_birthday_purpose.shtml
Posted by sontrung at 6:39 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * ĐẤU TRANH DIỆT CỘNG
Tập Cận Bình ngày nay đang vận hành trong chính các chiều kích do Đặng định ra.
Ông Tập sẽ không thể nào thay đổi cơ bản và điều khiển được các thay đổi cơ bản như Đặng đã làm.
Nhưng nhập vào vai như người theo khuôn mẫu của Đặng, ông muốn tỏ ra là nhà lãnh đạo mạnh nhất sau Đặng.
Ông ra tay mạnh mẽ bằng chiến dịch chống tham nhũng và nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng ông có tiềm năng để quản trị Trung Quốc qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn vì tăng trưởng tụt, và nỗ lực kiểm soát thông tin hạn chế giao lưu công nghệ, và những đòi hỏi có chế độ pháp quyền, và nhiều tự do hơn không hề giảm đi.
Trong và ngoài Trung Quốc, nhiều người hy vọng ông Tập sẽ giữ được quan hệ quốc tế hòa bình và tốt cùng với nhịp phát triển khiến Trung Quốc ngày một mạnh hơn, theo lời khuyên ‘Thao quang dưỡng hối’ của ông Đặng.
Nhưng cũng nhiều người Trung Quốc lại than phiền về tình trạng đất nước ngày nay và đổ mọi lỗi cho Đặng dù đa số họ sẽ không đổi cuộc sống hôm nay mà họ đang thụ hưởng để lấy cuộc sống cha mẹ họ chịu đựng trước tháng 12/1978.
Ông Ezra Vogel từ Đại học Harvard là tác giả cuốn ‘Deng Xiaoping and the Transformation of China’ (2011).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140821_deng_birthday_purpose.shtml
Posted by sontrung at 6:39 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * ĐẤU TRANH DIỆT CỘNG
4 ĐIỂM CỦA Ý CHÍ ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 31.08.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 31.08.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Chính vì sự hiểu biết về CSVN như vậy, mà cái Ý CHÍ ĐẤUI TRANH CỦA DÂN TỘC, trước sau, quá khứ hiện tại hay tương lai, tuần tự thực hiện 4 ĐIỂM ĐẤU TRANH SAU ĐÂY:
1) CHÔN VÙI HẲN CƠ CHẾ CSVN
2) LOẠI TRỪ HÒA GIẢI HÒA HỢP GIẢ TẠO VỚI ĐẢNG CSVN
3) ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN
4) PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ
Chúng tôi xin cắt nghĩa tóm lược, nhưng căn bản về từng điểm thực hiện. Những điểm thực hiện này không phải là vì qúa khứ tội ác của đảng CSVN, nhưng chính là vì TƯƠNG LAI thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế Đất nước.
Điểm 1)
CHÔN VÙI HẲN CƠ CHẾ CSVN
Việc phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ là thuộc về Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế để mà thả cửa cướp bóc của chung thành của riêng, bóp cổ họng cả dân nghèo để chiếm từng mảnh đất bán cho tài phiệt nước ngoài. Khi THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, do chính Cơ chế là nguồn phát sinh và làm cho lan tràn, thì đó là việc phá sản Kinh tế quốc dân như chúng ta thấy tình trạng hiện nay. CSVN nói đến những cải cách mô hình Kinh tế, nhưng đó chỉ là thoa dầu cù là ngoài da để lừa đảo dân và quốc tế bởi lẽ chúng vẫn cố thủ giữ lại nguyên Cơ chế. Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 vẫn giữ lại Điều 4 chứng tỏ chúng vẫn cố thủ giữ lại nguyên vẹn căn bệnh cũ là nguồn gốc phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNH PHÍ.
Vì vậy, chỉ còn một cách để cứu nước và phát triển là phải CHÔN VÙI HẲN CƠ CHẾ CSVN, đó là vì TƯƠNG LAI DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC.
Điểm 2).
LOẠI TRỪ HÒA GIẢI HÒA HỢP
GIẢ TẠO VỚI ĐẢNG CSVN
Đám Lãnh đạo hiện nay đã THAM NHŨNG, LÃNH PHÍ ngập họng. Chúng muốn tẩu táng tài sản đã cướp giựt được để sống sung sướng xa hoa cho chúng và cả dòng họ của chúng. Vì vậy, chúng muốn một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp giả tạo để cho chúng hạ cánh an toàn, thậm chí còn được sang Mỹ sống an thân và hưởng thụ. Chúng mong mỏi đám chính khứa cơ hội trước đây tỵ nạn tại Mỹ hay đám gọi là phản tỉnh, nhưng vẫn còn mang nọc độc Hồ Chí Minh trong tim của mình tỉ dụ như Ts Luật Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn…, sang Mỹ để vận động một số Dân biểu, Nghị sĩ… để làm công việc Hòa Giải Hòa Hợp này. Nếu kiểu Hòa Hợp Hòa Giải «Made in USA« thì rất thuận lợi cho đám Lãnh đạo CSVN hiện hành để chúng có may mắn hạ cánh an toàn trên đất Mỹ mà hưởng thụ những tài sản đã cướp bóc được.
Đây là việc Hòa Giải Hòa Hợp GIẢ TẠO vì việc Hòa Giải Hòa Hợp THỰC THỤ là phải trực tiếp giữa DÂN TỘC và đảng CSVN. Năm 2013, Dân Tộc đã cho đảng CSVN một dịp may mắn để làm công việc Hòa Giải Hòa Hợp THỰC THỤ này qua việc sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng ngày 28.11.2013, Quốc Hội gật, theo lệnh của Bộ Chính Trị, đã phản bội lại tinh thần Hòa Giải Hòa Hợp qua những góp ý của Dân đưa lên.
Tất cả những Hòa Giải Hòa Hợp «Made in USA« , «Made in France« nhất là «Made in China« đầy chất độc… giữa đám chính khứa cơ hội từ nước ngoài trở về và với đám Lãnh đạo hiện hành đảng CSVN đều là GỈA TẠO vì đã loại Dân Tộc ra ngoài. Chúng ta phải LOẠI TRỪ HÒA GIẢI HÒA HỢP GIẢ TẠO VỚI ĐẢNG CSVN.
Điểm 3)
ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN
CSVN đã bán Đất và Biển cho Tầu Hán :
* Biên giới Việt Nam ở phía Bắc đã bị thu hẹp lại mà CSVN không bao giờ dám tuyên bố minh bạch những Văn Kiện ký kết giữa CSVN và Tầu Cộng.
* Khắp Lãnh thổ Việt Nam lúc này, đó là việc chiếm cứ những khoảng đồi núi hay đồng bằng cho Tầu khai thác. Công nhân và Thương gia Tầu sang Việt Nam tự do mở những Làng mạc, những Khu Thương mại lớn. Việc chiếm cứ Lãnh thổ này đã trở thành hình da báo.
* CSVN đã để cho Tầu Hán thực hiện cuộc xâm lăng Kinh tế diệt hẳn Kinh tế Việt Nam trên sân nhà. Hàng hóa Tầu tràn ngập Thị tường Việt Nam. Hàng độc hại của Tầu đang tàn hại sức khỏe tương lai của Dân tộc Việt.
* Ở ngoài biển, Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bán đứng cho
CSVN đã để cho Tầu Hán thực hiện cuộc xâm lăng Kinh tế diệt hẳn Kinh tế Việt Nam trên sân nhà. Hàng hóa Tầu tràn ngập Thị tường Việt Nam. Hàng độc hại của Tầu đang tàn hại sức khỏe tương lai của Dân tộc Việt.
* Ở ngoài biển, Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bán đứng cho Tầu từ thời Hồ Chí Minh / Phạm Văn Đồng. 3/5 vùng biển trước đây thuộc Việt Nam, nay đã bị Tầu chiếm cứ, cấm đoán, giết hại ngư dân Việt Nam ra đánh cá.
Đảng CSVN đã bán Lãnh thổ, Lãnh hải cho Tầu Hán, nay còn bất lực không thể giữ được những phần còn lại.
Việc chống Xâm Lăng từ Tầu Hán, từ bao ngàn năm Lịch sử, là việc đồng lòng giữa Lãnh đạo nước và Toàn Dân. Hình ảnh những bô lão trong Hội Nghị DIÊN HỒNG đồng thanh thét lên «ĐÁNH« đang cho con cháu ngàn năm sau không quên sự nhất trí Dân và Vua Tướng lãnh đạo. Nay Lãnh đạo nước, với tướng Phùng Quanh Thanh liệt dương, lại là đám phản quốc, rước Tầu Hán vào xâm lăng, thì cái «logic« muốn đuổi được Tầu Hán là phải diệt trừ trước đã cái đám Lãnh đạo nước đang làm nội gián bán nước trong lòng Dân tội. Chúng đã sử dụng bạo lực Công an để ngăn cản, đánh đập và bỏ tù những người bầy tỏ lòng yêu nước muốn đuổi giặc Tầu.
Lịch sử đã cho thấy rằng, sau bao thời kỳ bị Hán tộc xâm lăng, Dân tộc Việt cùng Vua Chúa Lãnh đạo đã đuổi được Tầu Hán, bảo vệ vẹn toàn Lãnh thổ và Lãnh hải. Truyền thống và khả năng ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN, vẫn còn đó, nhưng phải diệt trừ đám nội gián bán nước CSVN như điều kiện tiên quyết.
Điểm 4)
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG
CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ
90% dân chúng Việt Nam khi được hỏi ý kiến đã chọn một Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường. Đây là tài liệu từ Quốc nội :
* Ở ngoài biển, Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bán đứng cho Tầu từ thời Hồ Chí Minh / Phạm Văn Đồng. 3/5 vùng biển trước đây thuộc Việt Nam, nay đã bị Tầu chiếm cứ, cấm đoán, giết hại ngư dân Việt Nam ra đánh cá.
Đảng CSVN đã bán Lãnh thổ, Lãnh hải cho Tầu Hán, nay còn bất lực không thể giữ được những phần còn lại.
Việc chống Xâm Lăng từ Tầu Hán, từ bao ngàn năm Lịch sử, là việc đồng lòng giữa Lãnh đạo nước và Toàn Dân. Hình ảnh những bô lão trong Hội Nghị DIÊN HỒNG đồng thanh thét lên «ĐÁNH« đang cho con cháu ngàn năm sau không quên sự nhất trí Dân và Vua Tướng lãnh đạo. Nay Lãnh đạo nước, với tướng Phùng Quanh Thanh liệt dương, lại là đám phản quốc, rước Tầu Hán vào xâm lăng, thì cái «logic« muốn đuổi được Tầu Hán là phải diệt trừ trước đã cái đám Lãnh đạo nước đang làm nội gián bán nước trong lòng Dân tội. Chúng đã sử dụng bạo lực Công an để ngăn cản, đánh đập và bỏ tù những người bầy tỏ lòng yêu nước muốn đuổi giặc Tầu.
Lịch sử đã cho thấy rằng, sau bao thời kỳ bị Hán tộc xâm lăng, Dân tộc Việt cùng Vua Chúa Lãnh đạo đã đuổi được Tầu Hán, bảo vệ vẹn toàn Lãnh thổ và Lãnh hải. Truyền thống và khả năng ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN, vẫn còn đó, nhưng phải diệt trừ đám nội gián bán nước CSVN như điều kiện tiên quyết.
Điểm 4)
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG
CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ
90% dân chúng Việt Nam khi được hỏi ý kiến đã chọn một Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường. Đây là tài liệu từ Quốc nội :
Dân Tộc Việt Nam, khi chôn vùi hẳn đảng CSVN rồi, cũng phải chọn lựa Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC THỤ. Một Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường, như CSVN từng tuyên bố, mà chọn Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài, đó là giả tạo và tréo cẳng ngỗng.
Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC THỤ trong tương lai của Việt Nam phải đi kèm với Môi trường CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN phù hợp (Environnement POLITICO—JURIDIQUE DEMOGRATIQUE adéquat).
Kết Luận
4 ĐIỂM tuần tự thực hiện của Ý CHÍ ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC trên đây không phải hẳn là vì hận thù quá khứ chiến tranh mà CSVN gây ra cho Dân tộc như CSVN luôn nhồi sọ cho lớp tuổi trẻ, mà chính yếu là vì TƯƠNG LAI của các Thế hệ đến sau mà Dân Tộc, vì vậy, phải quét sạch đi cái Cơ chế CSVN hiện hành để thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế quốc dân Việt Nam !
Chúng tôi muốn lấy lời khẳng định của Ông HUỲNH KIM BÁU để nhắn đến những ai còn đang "bưng bô" Cơ chế CSVN. Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.Trao đổi với BBC nhân bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng mới qua đời ở Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu, cựu đồng chí của bà Thắng trong thời gian trước 1975 tại Sài Gòn, nói:"Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm. Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ. Chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay"
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC THỤ trong tương lai của Việt Nam phải đi kèm với Môi trường CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN phù hợp (Environnement POLITICO—JURIDIQUE DEMOGRATIQUE adéquat).
Kết Luận
4 ĐIỂM tuần tự thực hiện của Ý CHÍ ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC trên đây không phải hẳn là vì hận thù quá khứ chiến tranh mà CSVN gây ra cho Dân tộc như CSVN luôn nhồi sọ cho lớp tuổi trẻ, mà chính yếu là vì TƯƠNG LAI của các Thế hệ đến sau mà Dân Tộc, vì vậy, phải quét sạch đi cái Cơ chế CSVN hiện hành để thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế quốc dân Việt Nam !
Chúng tôi muốn lấy lời khẳng định của Ông HUỲNH KIM BÁU để nhắn đến những ai còn đang "bưng bô" Cơ chế CSVN. Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.Trao đổi với BBC nhân bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng mới qua đời ở Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu, cựu đồng chí của bà Thắng trong thời gian trước 1975 tại Sài Gòn, nói:"Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm. Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ. Chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay"
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Posted by sontrung at 1:10 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
ĐINH HOÀNG THẮNG * VIỆT NAM PHẢI DỨT KHOÁT
Thời điểm Việt Nam phải dứt khoát lựa chọn con đường dân chủ pháp quyền & kinh tế thị trường ,độc lập tự chủ và xa lánh mẫu mực xã hội độc tài lệ thuộc Trung quốc.TS
Xin mạn phép giới thiệu bài nhận định và phân tích nghiêm túc, có chiều dày chiến lược và tầm nhìn cao xa của nguyên Đai sứ TS Đinh Hoàng Thắng tại Vuương quốc Hà Lan,người có lòng và dũng khí.
TS
Lối rẽ và đại lộ ánh sáng
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140908_dai_lo_anh_sang.shtml
Gửi cho BBC từ Việt Nam
Cập nhật: 10:39 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Thời điểm Việt Nam phải dứt khoát lựa chọn con đường dân chủ pháp quyền & kinh tế thị trường ,độc lập tự chủ và xa lánh mẫu mực xã hội độc tài lệ thuộc Trung quốc.TS
Xin mạn phép giới thiệu bài nhận định và phân tích nghiêm túc, có chiều dày chiến lược và tầm nhìn cao xa của nguyên Đai sứ TS Đinh Hoàng Thắng tại Vuương quốc Hà Lan,người có lòng và dũng khí.
TS
Lối rẽ và đại lộ ánh sáng
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140908_dai_lo_anh_sang.shtml
Gửi cho BBC từ Việt Nam
Cập nhật: 10:39 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Facebook
Twitter
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Việt Nam muốn hội nhập với quốc tế
Trên mỗi chặng đường phát triển có nhiều lối rẽ nhưng đại lộ đi về phía ánh sáng chỉ có một.
Định đề này có thể giúp đánh giá khách quan các động thái ngoại giao trong nước từ ngày giàn khoan HD981 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Các bài liên quan
Quốc hội đã bị tiếm quyền?
'Thà đừng rút sớm giàn khoan'
Manila muốn tòa sớm xử vụ kiện TQ
'Thà đừng rút sớm giàn khoan'
Manila muốn tòa sớm xử vụ kiện TQ
Chủ đề liên quan
Diễn đàn,
Ngoại giao Việt Nam
Ngoại giao Việt Nam
Đa phần giới quan sát hiện đang tập trung giải mã các hoạt động ngoại giao quan trọng gần đây của Việt Nam. Đó là chuyến công du có phần được coi là “pha đóng thế bí hiểm” của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang Mỹ (21-27/7). Sau nữa là chuyến thăm không kém phần bất ngờ của Đặc sứ Tổng Bí thư Lê Hồng Anh hai ngày tới Bắc Kinh (26-27/8).
Những đón đợi trước mắt
Hẳn nhiên là Washington cảm nhận ngay tức khắc sức nặng của lời cám ơn lẫn các thông điệp từ ông Phạm Quang Nghị so với những điều (được giả sử cho là) từ Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Còn thỏa thuận Trung-Việt 3 điểm tuy không mới nhưng các nhà phân tích vẫn cố “truy lùng” giữa các con chữ trong mỗi bản thông cáo để tìm ra sự khác biệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong cách công bố kết quả.
Không lạ là người Mỹ đã đáp lại mau lẹ chuyến thăm của ông Nghị bằng chuyến công cán mang nhiều hứa hẹn của TNS McCain đến Hà Nội (8/8). Còn người Tàu, chẳng có ai ngạc nhiên là họ vẫn tiếp tục xây dựng các đảo đã từng chiếm đóng, tổ chức các tour du lịch ra Hoàng Sa, Trường Sa, xây thêm các trạm hải đăng, xua hàng vạn tàu cá xuống Biển Đông. Trí nhớ của họ về thỏa thuận 3 điểm tỏ ra rất ngắn (Ngày 4/9 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải họp báo phản đối).
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã được biến thành các đảo nhỏ nhờ việc Trung Quốc “giương Đông kích Tây”, tranh thủ thời gian dư luận mải chú ý vào giàn khoan để cải tạo hạ tầng suốt mấy tháng qua. Trung Quốc cũng đang ngày đêm biến đảo Gạc Ma của Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Trong khi đó, dư luận đón đợi nhiều từ chuyến thăm Mỹ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị. Thước đo kết quả trước mắt vẫn là hàng loạt nghị trình đang được khai triển trong quan hệ Mỹ-Việt.
Những đón đợi trước mắt
Hẳn nhiên là Washington cảm nhận ngay tức khắc sức nặng của lời cám ơn lẫn các thông điệp từ ông Phạm Quang Nghị so với những điều (được giả sử cho là) từ Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Còn thỏa thuận Trung-Việt 3 điểm tuy không mới nhưng các nhà phân tích vẫn cố “truy lùng” giữa các con chữ trong mỗi bản thông cáo để tìm ra sự khác biệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong cách công bố kết quả.
Không lạ là người Mỹ đã đáp lại mau lẹ chuyến thăm của ông Nghị bằng chuyến công cán mang nhiều hứa hẹn của TNS McCain đến Hà Nội (8/8). Còn người Tàu, chẳng có ai ngạc nhiên là họ vẫn tiếp tục xây dựng các đảo đã từng chiếm đóng, tổ chức các tour du lịch ra Hoàng Sa, Trường Sa, xây thêm các trạm hải đăng, xua hàng vạn tàu cá xuống Biển Đông. Trí nhớ của họ về thỏa thuận 3 điểm tỏ ra rất ngắn (Ngày 4/9 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải họp báo phản đối).
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã được biến thành các đảo nhỏ nhờ việc Trung Quốc “giương Đông kích Tây”, tranh thủ thời gian dư luận mải chú ý vào giàn khoan để cải tạo hạ tầng suốt mấy tháng qua. Trung Quốc cũng đang ngày đêm biến đảo Gạc Ma của Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Trong khi đó, dư luận đón đợi nhiều từ chuyến thăm Mỹ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị. Thước đo kết quả trước mắt vẫn là hàng loạt nghị trình đang được khai triển trong quan hệ Mỹ-Việt.
Phái viên Lê Hồng Anh vừa thăm Trung Quốc
Vòng đàm phán 10 ngày về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra tại Hà Nội nếu xuôi chèo mát mái, liệu con đường của Việt Nam đến với TPP sẽ được rút ngắn? Lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được bãi bỏ (từng phần) cuối năm nay hay đầu sang năm? Và những nội dung nào sẽ được ưu tiên trong 16 khuyến nghị của CSIS, một think-tank nổi tiếng đối với chính quyền Obama để sang năm Việt Nam và Hoa Kỳ có thể đón mừng nhiều sự kiện trọng đại khác?
Còn những nỗi lo “hậu giàn khoan” vẫn hiển hiện. Nhân Quốc khánh Việt Nam, Trung Quốc đã gửi sang những thông điệp không thể rõ ràng hơn. Ba ngày liên tục ba thông điệp. Thứ nhất, ngày 2/9 báo Đảng của Trung Quốc đe nẹt: “Việt Nam không được bắt cá hai tay!”. Thông điệp thứ hai, ngày 3/9 vẫn tờ báo Đảng ấy:“Đừng để bang giao Trung-Việt trở thành nạn nhân cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ!” (Ý bài này khuyên nên dâng đất, hiến đảo để giữ đại cục?). Đến ngày 4/9, tờ báo này chạy tít lớn: “Việt Nam nên từ bỏ thái độ cơ hội!”
Thiết tưởng khỏi phải bình luận gì thêm về thỏa thuận 3 điểm.
Các giá trị phổ quát
Tết Độc Lập năm nay vẫn chưa thấy truyền thông nhắc lại diễn văn nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2/9/1945 đánh giá Hoa Kỳ từng đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Nhưng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ngày 8/8/2014 tại Hà Nội rằng “Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” thì xu thế nâng cấp “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ lên tầm “đối tác chiến lược” thêm nhiều triển vọng.
Bởi vì, Tổng thống Barack Obama và Tổng trưởng Quốc phòng Chuck Hagel có nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương Liên quân Mỹ Martin Dempsey trước khi ông tướng bốn sao sang Hà Nội ngày 13/8/2014: “Nơi ông cần đến bây giờ là Việt Nam”.Tuyên bố “đúp” này đã chuyển tải một thông điệp có thể kiểm chứng đối với Hà Nội trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Washington.
Còn khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Đặc sứ Lê Hồng Anh tại Bắc Kinh ngày 27/8 “đã là láng giềng thì không thể dọn đi nơi khác…”, chúng ta nghe như tiếng vọng ngàn xưa của một “lời nguyền địa-chính trị”. Tuy nhiên, thế “cực chẳng đã” ấy giờ đây không còn là thế “trứng chọi đá” như ngày nào…
Nhưng nếu rồi vẫn cứ “lối cũ ta về” thì rõ ràng là nguy hiểm. Không một thế lực nào có thể bắt một dân tộc vốn đã mang trong mình “gene” trội “không có gì quý hơn độc lập tự do” lại phải đi vào lối rẽ của vong thân và phụ thuộc.
Điều mà Trung Quốc bận tâm hiện nay là việc liệu mối quan hệ “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh bành trướng sức mạnh quân sự đến mức nào. Nếu Mỹ tăng cường vị thế ở Việt Nam, kết hợp với lực lượng sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Philippines thì có thể tạo ra các tam-tứ giác an ninh để “cân bằng và đối trọng” với những lấn lướt của Trung Quốc trên cả đất liền lẫn Biển Đông Nam Á (tức Biển Đông) và các biển khác ở châu Á.
"Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại."
Bắc Kinh có thể đẩy lùi mọi khả năng như vậy bằng cách hứa hẹn/hay đe dọa song phương đồng thời sẽ đưa ra con mồi đàm phán đa phương về COC bị chính họ trì hoãn hơn chục năm trời. Việt Nam và ASEAN đối mặt như thế nào với "cái gậy" lẫn những “củ cà rốt” song/đa phương ấy sẽ phản ánh quyết tâm chuyển dịch ra phía ánh sáng trên cuộc hành trình của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tiến về phía ánh sáng hay lạc lối vào tăm tối là thế lưỡng nan không chỉ của riêng Việt Nam. Những vạc dầu đang sôi ở cả Âu lẫn Á thách thức sự lựa chọn thông minh của mọi quốc gia, lớn và nhỏ.
Tại Hội nghị lần đầu tiên về ngoại giao đa phương ở Hà Nội, ngày 12/8, người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định rõ cục diện đa cực cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Việt Nam sẽ phấn đấu hết sức mình để tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Nhưng muốn đạt được điều đó, phải dứt khoát từ bỏ các lối rẽ có thể dẫn đến bị nô dịch về tư tưởng, trở thành độc tài và mang tính tự hủy diệt. Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại.
Thời đại và thế giới đã đổi thay. Việt Nam không thể không thay đổi, nếu muốn từ các lối rẽ dễ gây hiểu nhầm cho chính cả đối tác lẫn đối tượng chuyển dịch dần ra đại lộ đi về phía ánh sáng, hướng tới các giá trị phổ quát mà nhân loại đã tích lũy được bao đời nay.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan.
Posted by sontrung at 12:02 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Sunday, September 7, 2014
QUYỀN ĐƯỢC BIẾT CỦA NHÂN DÂN
Kêu gọi của Dân Làm Báo gửi các bạn trong thôn
Bà con thôn Dân Làm Báo quý mến,
Trong thông điệp gửi đi từ phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết”, Mạng lưới Blogger Việt Nam chia sẻ:
“Chúng Ta có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra. Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này. Chúng Ta hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990 bạn nhé!”
Được Biết là Quyền Của Công Dân - thông điệp gửi đi ngắn gọn này mời gọi những công dân Việt Nam sẵn sàng công khai đòi hỏi được biết thực trạng thông tin về đất nước mình.
Dân Làm Báo ủng hộ phong trào này và mời gọi bà con trong thôn cùng thể hiện quan điểm của mình bằng hình ảnh (hoặc video) với những thông điệp ngắn ngọn nhất vì mục tiêu là Quyền Được Biết Của Công Dân.
Tôi Muốn Biết, Bạn Muốn Biết, Chúng Ta Muốn Biết
I Want to Know, You Want To Know, We Want To Know
Được Biết là quyền của Chúng Ta.
It’s Our Right To Know.
Xin hãy chia sẻ thái độ và thông điệp của bạn cùng chúng tôi để chúng ta cùng nhau làm nên sự đổi thay.
Hình ảnh, clip, xin gửi về email DLB: lienlacdanlambao@gmail.com
Cám ơn bà con trong thôn đã, đang và sẽ đồng hành cùng DLB.
Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
Vòng đàm phán 10 ngày về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra tại Hà Nội nếu xuôi chèo mát mái, liệu con đường của Việt Nam đến với TPP sẽ được rút ngắn? Lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được bãi bỏ (từng phần) cuối năm nay hay đầu sang năm? Và những nội dung nào sẽ được ưu tiên trong 16 khuyến nghị của CSIS, một think-tank nổi tiếng đối với chính quyền Obama để sang năm Việt Nam và Hoa Kỳ có thể đón mừng nhiều sự kiện trọng đại khác?
Còn những nỗi lo “hậu giàn khoan” vẫn hiển hiện. Nhân Quốc khánh Việt Nam, Trung Quốc đã gửi sang những thông điệp không thể rõ ràng hơn. Ba ngày liên tục ba thông điệp. Thứ nhất, ngày 2/9 báo Đảng của Trung Quốc đe nẹt: “Việt Nam không được bắt cá hai tay!”. Thông điệp thứ hai, ngày 3/9 vẫn tờ báo Đảng ấy:“Đừng để bang giao Trung-Việt trở thành nạn nhân cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ!” (Ý bài này khuyên nên dâng đất, hiến đảo để giữ đại cục?). Đến ngày 4/9, tờ báo này chạy tít lớn: “Việt Nam nên từ bỏ thái độ cơ hội!”
Thiết tưởng khỏi phải bình luận gì thêm về thỏa thuận 3 điểm.
Các giá trị phổ quát
Tết Độc Lập năm nay vẫn chưa thấy truyền thông nhắc lại diễn văn nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2/9/1945 đánh giá Hoa Kỳ từng đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Nhưng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ngày 8/8/2014 tại Hà Nội rằng “Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” thì xu thế nâng cấp “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ lên tầm “đối tác chiến lược” thêm nhiều triển vọng.
Bởi vì, Tổng thống Barack Obama và Tổng trưởng Quốc phòng Chuck Hagel có nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương Liên quân Mỹ Martin Dempsey trước khi ông tướng bốn sao sang Hà Nội ngày 13/8/2014: “Nơi ông cần đến bây giờ là Việt Nam”.Tuyên bố “đúp” này đã chuyển tải một thông điệp có thể kiểm chứng đối với Hà Nội trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Washington.
Còn khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Đặc sứ Lê Hồng Anh tại Bắc Kinh ngày 27/8 “đã là láng giềng thì không thể dọn đi nơi khác…”, chúng ta nghe như tiếng vọng ngàn xưa của một “lời nguyền địa-chính trị”. Tuy nhiên, thế “cực chẳng đã” ấy giờ đây không còn là thế “trứng chọi đá” như ngày nào…
Nhưng nếu rồi vẫn cứ “lối cũ ta về” thì rõ ràng là nguy hiểm. Không một thế lực nào có thể bắt một dân tộc vốn đã mang trong mình “gene” trội “không có gì quý hơn độc lập tự do” lại phải đi vào lối rẽ của vong thân và phụ thuộc.
Điều mà Trung Quốc bận tâm hiện nay là việc liệu mối quan hệ “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh bành trướng sức mạnh quân sự đến mức nào. Nếu Mỹ tăng cường vị thế ở Việt Nam, kết hợp với lực lượng sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Philippines thì có thể tạo ra các tam-tứ giác an ninh để “cân bằng và đối trọng” với những lấn lướt của Trung Quốc trên cả đất liền lẫn Biển Đông Nam Á (tức Biển Đông) và các biển khác ở châu Á.
"Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại."
Bắc Kinh có thể đẩy lùi mọi khả năng như vậy bằng cách hứa hẹn/hay đe dọa song phương đồng thời sẽ đưa ra con mồi đàm phán đa phương về COC bị chính họ trì hoãn hơn chục năm trời. Việt Nam và ASEAN đối mặt như thế nào với "cái gậy" lẫn những “củ cà rốt” song/đa phương ấy sẽ phản ánh quyết tâm chuyển dịch ra phía ánh sáng trên cuộc hành trình của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tiến về phía ánh sáng hay lạc lối vào tăm tối là thế lưỡng nan không chỉ của riêng Việt Nam. Những vạc dầu đang sôi ở cả Âu lẫn Á thách thức sự lựa chọn thông minh của mọi quốc gia, lớn và nhỏ.
Tại Hội nghị lần đầu tiên về ngoại giao đa phương ở Hà Nội, ngày 12/8, người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định rõ cục diện đa cực cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Việt Nam sẽ phấn đấu hết sức mình để tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Nhưng muốn đạt được điều đó, phải dứt khoát từ bỏ các lối rẽ có thể dẫn đến bị nô dịch về tư tưởng, trở thành độc tài và mang tính tự hủy diệt. Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại.
Thời đại và thế giới đã đổi thay. Việt Nam không thể không thay đổi, nếu muốn từ các lối rẽ dễ gây hiểu nhầm cho chính cả đối tác lẫn đối tượng chuyển dịch dần ra đại lộ đi về phía ánh sáng, hướng tới các giá trị phổ quát mà nhân loại đã tích lũy được bao đời nay.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan.
Posted by sontrung at 12:02 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Sunday, September 7, 2014
QUYỀN ĐƯỢC BIẾT CỦA NHÂN DÂN
Kêu gọi của Dân Làm Báo gửi các bạn trong thôn
Bà con thôn Dân Làm Báo quý mến,
Trong thông điệp gửi đi từ phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết”, Mạng lưới Blogger Việt Nam chia sẻ:
“Chúng Ta có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra. Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này. Chúng Ta hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990 bạn nhé!”
Được Biết là Quyền Của Công Dân - thông điệp gửi đi ngắn gọn này mời gọi những công dân Việt Nam sẵn sàng công khai đòi hỏi được biết thực trạng thông tin về đất nước mình.
Dân Làm Báo ủng hộ phong trào này và mời gọi bà con trong thôn cùng thể hiện quan điểm của mình bằng hình ảnh (hoặc video) với những thông điệp ngắn ngọn nhất vì mục tiêu là Quyền Được Biết Của Công Dân.
Tôi Muốn Biết, Bạn Muốn Biết, Chúng Ta Muốn Biết
I Want to Know, You Want To Know, We Want To Know
Được Biết là quyền của Chúng Ta.
It’s Our Right To Know.
Xin hãy chia sẻ thái độ và thông điệp của bạn cùng chúng tôi để chúng ta cùng nhau làm nên sự đổi thay.
Hình ảnh, clip, xin gửi về email DLB: lienlacdanlambao@gmail.com
Cám ơn bà con trong thôn đã, đang và sẽ đồng hành cùng DLB.
Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
***
MLBVN: Hãy lan tỏa chiến dịch "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT"
"Không thể có một xã hội dân chủ và tiến bộ nếu người dân không được biết về những quyết sách can dự trực tiếp đến đời sống của mình và nhất là đến sự tồn vong của dân tộc."
Chúng Ta có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra.
MLBVN: Hãy lan tỏa chiến dịch "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT"
"Không thể có một xã hội dân chủ và tiến bộ nếu người dân không được biết về những quyết sách can dự trực tiếp đến đời sống của mình và nhất là đến sự tồn vong của dân tộc."
Chúng Ta có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra.
Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này.
Chúng Ta hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990 bạn nhé!
Nếu bạn đã sẵn sàng để cùng chúng tôi đòi Quyền Được Biết xin mời bạn cùng thể hiện quan điểm của mình bằng hình ảnh và chia sẻ cùng chúng tôi thông điệp của bạn:
- Tôi muốn biết
- I want to know
- I want to know
- Chúng tôi muốn biết
- We want to know
- We want to know
- Được biết là quyền của công dân
- It's our right to know
- It's our right to know
Email của chúng tôi là: mangluoiblogger@gmail.com
Rất vui nếu được đồng hành cùng các bạn trên con đường tìm kiếm tự do bắt đầu bằng việc thể hiện thái độ và hành động nhỏ này.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
*
MLBVN: Hãy lan tỏa chiến dịch "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT"...
MLBVN: Hãy lan tỏa chiến dịch "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT"...
Trần Thị Nga (Facebook Thuy Nga)
Blogger Nguyễn Tiến Nam (Tác giả gửi về mail MLBVN)
Đặng Hữu Nam (Facebook Trung Bac Nam)
Trần Hạnh (Tác giả gửi về mail MLBVN)
Facebooker Mai Nga
*
*
mangluoiblogger.blogspot.com/2014/09/hay-lan-toa-chien-dich-chung-toi-muon.html
Đỗ Thị Minh Hạnh và thông điệp Tôi Muốn Biết
mangluoiblogger.blogspot.com/2014/09/hay-lan-toa-chien-dich-chung-toi-muon.html
Đỗ Thị Minh Hạnh và thông điệp Tôi Muốn Biết
Minh Hạnh xin kính chào quý vị!
Kính thưa quý vị, là một người dân Việt Nam, có bao giờ quý vị quan tâm và muốn biết về hiện tình đất nước, về con người, về giá trị nhân văn lịch sử và tương lai của đất nước Việt Nam?
Hay những vấn đề liên quan tới vận mạng của đất nước, như toàn vẹn lãnh thổ, những chính sách của nhà nước Việt Nam đối với nước ngoài về những ký kết, những thỏa hiệp, hoặc những chính sách của nhà nước đối với dân tộc Việt Nam?
Hay những vẫn đề xã hội như: Y tế, giáo dục, môi trường và An ninh xã hội?
Quyền được biết là quyền lợi chính đáng cũng như là cần thiết đối với mỗi người dân, với quyền này, người dân Việt Nam hiểu hơn về xã hội, và có những đóng góp tích cực để xây dựng cho quê hương đất nước.
Thế nhưng ở Việt Nam, quyền được biết dường như bị che khuất ở một nơi góc nào đó, nếu quý vị quan tâm về vấn đề này, Minh Hạnh đồng hành cùng Mạng Lưới Blogger Việt Nam xin đưa ra thông điệp “Tôi Muốn Biết”.
Kính thưa quý vị, là một người dân Việt Nam, có bao giờ quý vị quan tâm và muốn biết về hiện tình đất nước, về con người, về giá trị nhân văn lịch sử và tương lai của đất nước Việt Nam?
Hay những vấn đề liên quan tới vận mạng của đất nước, như toàn vẹn lãnh thổ, những chính sách của nhà nước Việt Nam đối với nước ngoài về những ký kết, những thỏa hiệp, hoặc những chính sách của nhà nước đối với dân tộc Việt Nam?
Hay những vẫn đề xã hội như: Y tế, giáo dục, môi trường và An ninh xã hội?
Quyền được biết là quyền lợi chính đáng cũng như là cần thiết đối với mỗi người dân, với quyền này, người dân Việt Nam hiểu hơn về xã hội, và có những đóng góp tích cực để xây dựng cho quê hương đất nước.
Thế nhưng ở Việt Nam, quyền được biết dường như bị che khuất ở một nơi góc nào đó, nếu quý vị quan tâm về vấn đề này, Minh Hạnh đồng hành cùng Mạng Lưới Blogger Việt Nam xin đưa ra thông điệp “Tôi Muốn Biết”.
Đỗ Thị Minh Hạnh
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/09/o-thi-minh-hanh-va-thong-iep-toi-muon.html
Trịnh Kim Tiến: Hiệp ước Thành Đô năm 1990 là cái gì?
Tôi được sinh ra ở miền Bắc, cái nôi của XHCN, được giáo dục định hướng dưới mái trường XHCN. Tôi được học nhiều về những chiến công hiển hách, niềm tự hào dân tộc với những chiến thắng vang dội chống đế quốc, chống thực dân.
Nhưng tôi lại không hề được dạy cho biết đến những mất mát thương đau mà Trung Quốc - hàng xóm "tốt", anh em "tốt" đã và đang gây ra cho dân tộc, đất nước mình một cách đầy đủ. Chiến tranh biên giới Việt - Trung, nỗi đau Gạc Ma, tôi chưa bao giờ được nghe thầy cô kể về nó. Đó là nỗi đau thế hệ của tôi, một thế hệ bị bịt mắt, bịt tai bằng một thứ vinh quang ảo.
Cho đến khi mọi sự kiện, mọi ký kết buộc phải công khai, chúng tôi mới được quyền biết.
Đất nước này là của ai? Của nhân dân, của chúng tôi hay của một mình đảng Cộng sản, một nhóm lợi ích?
Nếu đất nước là của nhân dân thì chúng tôi có quyền yêu cầu được biết tất cả mọi thứ liên quan đến hiện tình đất nước. Chúng tôi cần được biết điều gì đã diễn ra trong tiến trình lịch sử ngay từ bây giờ.
Thông tin về chủ quyền quốc gia không thể do thời báo Hoàn Cầu hay Tân Hoa Xã công bố có chủ đích mà chúng tôi cần thông tin từ trong nước, từ chính phủ Việt Nam!
Hiệp ước Thành Đô năm 1990 là cái gì?
Tôi chưa biết, nhiều người như tôi cũng chưa biết rõ về nó và giờ chúng tôi muốn biết để con cái chúng tôi sau này được biết. Tôi không muốn con mình giống hình ảnh của tôi trước đây, lớn lên và bị giáo dục trong sự dối trá, giả tạo. Sống mà không được biết mình đang sống trong hoàn cảnh đất nước như thế nào.
Tôi Muốn Biết - Chúng Tôi Muốn Biết.
It’s Our Right To Know!
It’s Our Right To Know!
Trịnh Kim Tiến
danlambaovn.blogspot.com
Tôi muốn biết vì tôi là công dân chứ không phải thần dân của chế độ
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Bức màn bí mật về mật ước Thành Đô ngay từ đầu đã như tấm vải liệm rủ xuống số phận và tương lai của cả một dân tộc! Một quốc gia sẽ biến mất một cách đau đớn cực kỳ sau quá trình lăng trì chậm kéo dài hàng chục năm. Việt Nam đã chính thức bắt đầu chịu cảnh lăng trì kể từ ngày mật ước Thành Đô được ký kết.
danlambaovn.blogspot.com
Tôi muốn biết vì tôi là công dân chứ không phải thần dân của chế độ
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Bức màn bí mật về mật ước Thành Đô ngay từ đầu đã như tấm vải liệm rủ xuống số phận và tương lai của cả một dân tộc! Một quốc gia sẽ biến mất một cách đau đớn cực kỳ sau quá trình lăng trì chậm kéo dài hàng chục năm. Việt Nam đã chính thức bắt đầu chịu cảnh lăng trì kể từ ngày mật ước Thành Đô được ký kết.
Phong trào "Tôi muốn biết" đã chạm vào điểm nhạy cảm nhất trong lương tri của đa số người Việt trong và ngoài nước: Mật ước Thành Đô. Nó như là vết thương không bao giờ lành trong tâm tưởng chúng ta. Bao nhiêu ngờ vực trỗi dậy như muôn vàn hạt muối chà xát không ngừng vào vết thương lòng ấy. Họ đã bán đứng Việt Nam như thế nào? Tương lai của tổ quốc và của con cái chúng ta ra sao? Ngày nào mật ước Thành Đô chưa được tiết lộ là ngày ấy chúng ta phải sống dở chết dở phần hồn với biết bao nhiêu câu hỏi và ngờ vực trong đầu. Chúng ta chết không thể nào nhắm mắt được chừng nào mật ước Thành Đô không được bạch hóa cho nhân dân Việt Nam biết...
*
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Nơi tôi thường đến và luôn luôn muốn đến ở thành phố này là Cổ Viện Chàm nằm ở cuối đường Bạch Đằng chạy dọc theo sông Hàn. Tôi đến để ngắm những bức tượng trầm mặc u buồn - vết tích của một nền văn minh vàng son. Bước đi giữa các bức tượng, nhiều tượng không còn nguyên vẹn, tôi trầm tư mặc tưởng và thấy lòng mình lắng dịu lại, nghe như thoảng đâu đây tiếng vang vọng rì rào trong gió của nền văn minh tưởng chừng như đang muốn trở mình từ quá khứ xa xăm. Rồi trên đường về nhà, tôi vừa đi vừa suy nghĩ lan man về số phận của những người Chàm ngày xưa, về những nghệ sĩ điêu khắc tài hoa ấy, và về nền văn minh của họ. Khi tạc những bức tượng đẹp và thấp thoáng bao nét trầm tư ấy, họ có chợt nghĩ rằng đất nước, nền văn minh, dân tộc họ biết đâu sẽ diệt vong và thế giới mai sau chỉ còn nhìn thấy hình ảnh của nền văn minh đã biến mất qua những bức tượng đá xám gãy vỡ và những tháp Chàm rêu phong đổ nát theo thời gian. Tôi đã muốn biết rất nhiều về nền văn minh Chàm.
Mấy ngày qua hình ảnh những người Việt Nam cầm bảng ghi dòng chữ "Tôi muốn biết" cứ hiện ra trong lòng tôi và khiến tôi liên tưởng đến những tượng Chàm ở Đà Nẵng. "Tôi muốn biết" là tiếng kêu vang lên của những người Việt Nam không muốn số phận của quê hương và tương lai con cháu mình phải bị biến mất như số phận của dân tộc và văn minh Chàm. Bối cảnh lịch sử khác nhau nhưng số phận chung cuộc là như nhau giữa người Chàm và người Việt nếu chúng ta không hành động. Khởi đầu của hành động ấy là muôn vàn tiếng kêu "tôi muốn biết" và kết thúc phải là cuộc cách mạng sinh tồn nếu chế độ tiếp tục nhắm mắt bịt tai trước biển âm thanh và hình ảnh dâng trào "tôi muốn biết" ấy.
Phong trào "Tôi muốn biết" đã chạm vào điểm nhạy cảm nhất trong lương tri của đa số người Việt trong và ngoài nước. Đó là mật ước Thành Đô. Nó như là vết thương không bao giờ lành trong tâm tưởng chúng ta. Bao nhiêu ngờ vực trỗi dậy như muôn vàn hạt muối chà xát không ngừng vào vết thương lòng ấy. Họ đã bán đứng Việt Nam như thế nào? Tương lai của tổ quốc và của con cái chúng ta ra sao? Ngày nào mật ước Thành Đô chưa được tiết lộ là ngày ấy chúng ta phải sống dở chết dở phần hồn với biết bao nhiêu câu hỏi và ngờ vực trong đầu. Chúng ta chết không thể nào nhắm mắt được chừng nào mật ước Thành Đô không được bạch hóa cho nhân dân Việt Nam biết.
Nhà báo kỳ cựu Nayan Chanda phỏng vấn Thủ tướng cộng sản Đỗ Mười trong Dinh Độc Lập tại Sài Gòn vào ngày 11 tháng 2, 1991. Đỗ Mười cùng với Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng là những người dự hội nghị Thành Đô từ ngày 3-4 tháng 9, 1990. Nayan Chanda đã hỏi Đỗ Mười liên tiếp hai lần về các thỏa thuận và hiệp ước trong hội nghị thượng đỉnh Thành Đô nhưng Đỗ Mười chỉ trả lời rất chung chung về quan hệ hai nước Việt Trung ¹. Bức màn bí mật về mật ước Thành Đô ngay từ đầu đã như tấm vải liệm rủ xuống số phận và tương lai của cả một dân tộc!
Nhà báo Nayan Chanda mới đây đã viết bài bàn về chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Trong bài viết ấy ông đề cập đến hình thức xâm lăng mới tên "lăng trì" của Trung Quốc đối với các nước lân bang tức "giết chết qua tùng xẻo hàng ngàn lần." ² Một quốc gia sẽ biến mất một cách đau đớn cực kỳ sau quá trình lăng trì chậm kéo dài hàng chục năm. Việt Nam đã chính thức bắt đầu chịu cảnh lăng trì kể từ ngày mật ước Thành Đô được ký kết.
Nhà cầm quyền chắc chắn không cho nhân dân biết về mật ước Thành Đô. Nhưng chúng ta hãy thực thi quyền sinh tồn của người Việt Nam. Chúng ta phải biết tất cả về mật ước Thành Đô. Hàng triệu người Việt Nam hãy cất lên tiếng nói "tôi muốn biết" để nâng cao ý thức của tất cả mọi người về mối hiểm nguy như ngọn giáo treo lơ lửng trên đầu của dân tộc. Nếu cần thiết chúng ta sẵn sàng trả giá cho điều chúng ta muốn biết bằng một cách mạng khởi đi từ lòng yêu nước.
Tôi muốn biết vì tôi là công dân chứ không phải thần dân của chế độ. Tôi muốn biết vì tôi là người Việt Nam! Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con ở bên Mẹ để bảo vệ Mẹ không bị cảnh lăng trì.
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
Chú thích:
¹ Meet Chanda, The Asian Wall Street Journal Weekly, 2/11/1991, trang 29
virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?
c59jBIGQmZWHM@L6pmp9wA6SElq2OBf4Mz2fd9ipTRxsIl2D42hKSvbtKshCo3Jle0SWB7Mgyx6SWHCeGcaP6Gh.VJSF1POfgJCTmOX.T68/2360202027.pdf
² Nayan Chanda, China's Long Range Salami Tactics In East Asia, NPQ, Spring 2014
digitalnpq.org/archive/2014_spring/07_chanda.html
Chúng ta có quyền,và cần phải biết!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Bởi vì: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân” (điều 8 HP 2013).
Một thực tế hiển nhiên, gần như là toàn dân Việt trong và ngoài nước ai cũng biết, sau khi trắng trợn chà đạp HĐ Paris 1973 dùng súng đạn Nga Tàu đánh chiếm miền Nam, đảng CSVN vênh váo khoa trương gọi là chống “đế quốc Mỹ xâm lược” cứu nước, nhưng kết quả nhãn tiền chỉ ra là Mỹ không có tham vọng một cm2 đất nào của VN mà trên thực địa là hàng ngàn km2 đất đai biên giới Bắc Việt Nam lại lọt vào tay Trung Quốc.!?
Cụ thể mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, đó là “Ải Nam Quan” nơi phân định biên giới Việt-Trung, một trọng điểm chứng tích từng tồn tại 4000 năm lịch sử giữa hai quốc gia, bên này cửa “ải” là đất nước Nam, bên kia cửa “ải” là đất phương Bắc thì giờ đây Ải Nam Quan đã “bốc hơi” biến mất mà vết tích vị trí nền móng cũ lại nằm sâu trong nội địa Trung Quốc? Toàn bộ sự kiện hao hụt cương thổ ấy diễn ra sau hội nghị “bí mật” tại Thành Đô/TQ tháng 9/1990 giữa các chóp bu 2 đảng CSVN và CSTQ.
Điều 11/Hiến Pháp Việt Nam qui định:
1) “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2) Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”
Không còn Ải Nam Quan, nên Đất nước Việt Nam giờ đây chỉ từ mũi Cà Mau đến Lũng Cú, Hà Giang.
Vậy thì thất thoát cương thổ quốc gia rành rành như thế đó, “lãnh thổ không còn toàn vẹn” như xưa dưới sự lãnh đạo nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản Việt Nam, ai phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ cần phải bị “nghiêm trị”, theo Hiến Pháp khi chủ tâm tương nhượng (hay bán rẻ) chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia!?
Đó là điều rất quan trọng mà toàn dân tộc rất muốn và có quyền “phải được biết”, bởi khẳng định từ Hiến Pháp (2013):
“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (điều 8 HP)
Tương tự như vậy khi soi rọi lại quá khứ. Dù Điều thứ 32 Hiến Pháp nước VNDCCH (miền Bắc năm 1946) qui định:
“Những việc gì quan hệ đến vận mệnh, quyền lợi quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”.
Thì liệu lời này của ông Phạm Văn Đồng viết cho ông Chu Ân Lai trong công hàm 1958 như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý (Chu Ân Lai) rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
“Chi tiết bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” có được toàn dân miền Bắc biết đến và phúc quyết theo Hiến Định trước khi Phạm Văn Đồng ký!??.
Cả 2 trường hợp (công hàm 1958 và Hiệp Định Thành Đô 1990) kẻ trước người sau các chóp bu CSVN bất chấp ý kiến, không đoái hoài đến nhân dân, nối tiếp cùng một hành vi “vi Hiến” trắng trợn dẫn đến hao hụt nghiêm trọng cương thổ quốc gia mà toàn dân Việt Nam không hề được “có quyền biết” dù Hiến Pháp qui định bắt buộc nhà nước phải cho nhân dân biết, trước khi thừa hành.
Dẫn chứng như vậy để thấy rằng dưới mắt các “chóp bu CSVN” gần trăm triệu dân Việt chỉ như đàn lừa và giang sơn gấm vóc này là tài sản riêng của họ.
Không! Không thể im lặng mãi được, chúng ta phải biết những sự kiện “cần phải biết” mà bản chất của nó diễn ra khác với lẽ thông thường...
Trong mọi tranh chấp, khi “dĩ hòa” không thể là “vi quý” thì cơ quan tài phán là đích đến của mọi nẻo đường công lý.
Tranh chấp Biển Đông. Theo luật quốc tế, giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn thời gian 50 năm hoặc nhiều hơn mà các đối tượng im lặng thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm 40 năm rồi (1974). Từ đó đến nay CS/Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Trọng tài Luật Biển (ATLS) thì chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc. Việc Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong EEZ của Việt Nam và đang nỗ lực làm thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam không thể chần chừ, trì hoãn trong việc khởi kiện giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Vì sao vấn đề này, nước láng giềng, CP Philippines bác bỏ đàm phán song phương tiến hành khởi kiện Trung Quốc gần mười năm qua còn các chóp bu CSVN thì lại “chung thủy trung thành” với đàm phán song phương và không khởi kiện TQ!? khi mà 100% công luận, chuyên gia công pháp quốc tế đều khuyến cáo và khuyến khích VN khởi kiện Trung Quốc tức thì! và vô số học giả, sĩ phu, yêu nước cảnh báo: “Chúng ta sẽ mắc vào một tội rất lớn đối với dân tộc và nhân dân sẽ không thể nào tha thứ, nếu không khởi kiện”.
Quả là một điều rất “bất bình thường” mà chúng ta gần trăm triệu dân Việt “cần phải biết”.
Lại càng “cần phải biết” hơn nữa khi 90% các nước cộng sản trước kia trong đó có cường quốc hàng đầu CS/Xô Viết đã từ bỏ CNXH quay về với đa nguyên tự do dân chủ thì CSVN huy động ngân sách rất lớn của quốc gia cho một cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp (2013) không phải để thăm dò hay xin phúc quyết từ toàn dân về tương lai của thể chế XHCN mà ngược lại lợi dụng để củng cố thêm điều 4 HP tiếp tục duy trì CS/độc tài toàn trị, đặt quốc gia Việt Nam vào vị thế là một trong những nước XHCN lẻ loi cô lập trên 190 quốc gia đa nguyên hay tự do dân chủ trong LHQ!? Thật là ngược chiều với xu thế chính trị văn minh thế giới! Chúng ta “cần phải biết” tại sao các chóp bu CSVN duy trì sự nghịch lý này.
Cũng nghịch lý không kém mà toàn dân Việt Nam rất “cần phải biết”.
Một “lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh” mà CSVN tâng bốc đến tận may xanh thì báo chí quốc tế (polskatimes. Ba Lan) lại điểm danh chỉ mặt HCM là một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20 mà “nhà nước, đảng ta” thì không có cách gì phản bác được dù có đại sứ quán chính thức tại Ba Lan!?.
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây ngày 2/9 trên một danh sách 20 tướng tá đảng viên CSVN, công thần một thời của "nhà nước, đảng ta” cùng ký tên kiến nghị với tư cách là người chủ và người bảo vệ đất nước Nhân dân, lực lượng vũ trang “phải được biết” (nguyên văn) chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh chủ quyền của Quốc gia và về Hội nghị Thành Đô…
Không còn như “một đàn cừu” ngoan ngoãn “Quân đội ta trung với Đảng…” mà đã thức thời nhận diện vị trí chính xác khẳng định từ câu mở đầu trong thư kiến nghị: “Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân…” Rõ ràng đó là chân lý không thể phủ nhận, không có Dân, không có Nước, không có Tổ quốc thì không có một cái đảng thổ tả nào hiện diện được.
Tuồng như đã rõ, chúng ta 85 triệu đồng bào trong đó có các vị tướng tá thức thời ấy như chung một chiến hào không chấp nhận thân phận của lớp người bị trị để cho vài chục kẻ mạo danh khoác áo là “đầy tớ nhân dân” để cai trị.
Đất nước không của riêng ai, chúng ta “cần phải biết” và có quyền phải biết tất cả những gì liên quan đến sự thịnh vượng, tồn vong của quốc gia dân tộc của chính mình và con cháu chúng ta mai sau, chúng ta không cho phép bất cứ ai núp bóng sau lưng chúng ta “mãi quốc cầu vinh” cho đảng phái phe nhóm cá nhân con cháu bầy đàn họ.
Sẽ là một bọn lưu manh, bịp bợm nếu họ không bị câm hay điếc khi chúng ta lên tiếng “chúng tôi cần phải biết” mà họ im lặng thay cho trả lời.
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 10:49 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH
Tết Trung Thu em đọc Đèn Cù
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tết Trung Thu đọc Đèn Cù là thú vui đặc biệt hấp dẫn trong dịp lễ truyền thống năm nay.
Bao năm qua Tết Trung Thu đến là em nghĩ đến bánh Trung Thu, nhưng bây giờ hầu hết bánh kẹo bán ngoài chợ đều nhập từ Tàu đầy hóa chất độc hại, em không còn tha thiết gì đến thứ bánh chờ cả năm mới được ăn một lần này nữa, ngoại trừ bánh Trung Thu mà em biết chắc chắn là do người Việt mình làm. Tuy nhiên không phải vì miếng bánh mà em mất vui trong “ba ngày lễ lớn”. Em có món ăn tinh thần rất lành và làm sáng mắt: “Đèn Cù”.
*
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Nơi tôi thường đến và luôn luôn muốn đến ở thành phố này là Cổ Viện Chàm nằm ở cuối đường Bạch Đằng chạy dọc theo sông Hàn. Tôi đến để ngắm những bức tượng trầm mặc u buồn - vết tích của một nền văn minh vàng son. Bước đi giữa các bức tượng, nhiều tượng không còn nguyên vẹn, tôi trầm tư mặc tưởng và thấy lòng mình lắng dịu lại, nghe như thoảng đâu đây tiếng vang vọng rì rào trong gió của nền văn minh tưởng chừng như đang muốn trở mình từ quá khứ xa xăm. Rồi trên đường về nhà, tôi vừa đi vừa suy nghĩ lan man về số phận của những người Chàm ngày xưa, về những nghệ sĩ điêu khắc tài hoa ấy, và về nền văn minh của họ. Khi tạc những bức tượng đẹp và thấp thoáng bao nét trầm tư ấy, họ có chợt nghĩ rằng đất nước, nền văn minh, dân tộc họ biết đâu sẽ diệt vong và thế giới mai sau chỉ còn nhìn thấy hình ảnh của nền văn minh đã biến mất qua những bức tượng đá xám gãy vỡ và những tháp Chàm rêu phong đổ nát theo thời gian. Tôi đã muốn biết rất nhiều về nền văn minh Chàm.
Mấy ngày qua hình ảnh những người Việt Nam cầm bảng ghi dòng chữ "Tôi muốn biết" cứ hiện ra trong lòng tôi và khiến tôi liên tưởng đến những tượng Chàm ở Đà Nẵng. "Tôi muốn biết" là tiếng kêu vang lên của những người Việt Nam không muốn số phận của quê hương và tương lai con cháu mình phải bị biến mất như số phận của dân tộc và văn minh Chàm. Bối cảnh lịch sử khác nhau nhưng số phận chung cuộc là như nhau giữa người Chàm và người Việt nếu chúng ta không hành động. Khởi đầu của hành động ấy là muôn vàn tiếng kêu "tôi muốn biết" và kết thúc phải là cuộc cách mạng sinh tồn nếu chế độ tiếp tục nhắm mắt bịt tai trước biển âm thanh và hình ảnh dâng trào "tôi muốn biết" ấy.
Phong trào "Tôi muốn biết" đã chạm vào điểm nhạy cảm nhất trong lương tri của đa số người Việt trong và ngoài nước. Đó là mật ước Thành Đô. Nó như là vết thương không bao giờ lành trong tâm tưởng chúng ta. Bao nhiêu ngờ vực trỗi dậy như muôn vàn hạt muối chà xát không ngừng vào vết thương lòng ấy. Họ đã bán đứng Việt Nam như thế nào? Tương lai của tổ quốc và của con cái chúng ta ra sao? Ngày nào mật ước Thành Đô chưa được tiết lộ là ngày ấy chúng ta phải sống dở chết dở phần hồn với biết bao nhiêu câu hỏi và ngờ vực trong đầu. Chúng ta chết không thể nào nhắm mắt được chừng nào mật ước Thành Đô không được bạch hóa cho nhân dân Việt Nam biết.
Nhà báo kỳ cựu Nayan Chanda phỏng vấn Thủ tướng cộng sản Đỗ Mười trong Dinh Độc Lập tại Sài Gòn vào ngày 11 tháng 2, 1991. Đỗ Mười cùng với Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng là những người dự hội nghị Thành Đô từ ngày 3-4 tháng 9, 1990. Nayan Chanda đã hỏi Đỗ Mười liên tiếp hai lần về các thỏa thuận và hiệp ước trong hội nghị thượng đỉnh Thành Đô nhưng Đỗ Mười chỉ trả lời rất chung chung về quan hệ hai nước Việt Trung ¹. Bức màn bí mật về mật ước Thành Đô ngay từ đầu đã như tấm vải liệm rủ xuống số phận và tương lai của cả một dân tộc!
Nhà báo Nayan Chanda mới đây đã viết bài bàn về chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Trong bài viết ấy ông đề cập đến hình thức xâm lăng mới tên "lăng trì" của Trung Quốc đối với các nước lân bang tức "giết chết qua tùng xẻo hàng ngàn lần." ² Một quốc gia sẽ biến mất một cách đau đớn cực kỳ sau quá trình lăng trì chậm kéo dài hàng chục năm. Việt Nam đã chính thức bắt đầu chịu cảnh lăng trì kể từ ngày mật ước Thành Đô được ký kết.
Nhà cầm quyền chắc chắn không cho nhân dân biết về mật ước Thành Đô. Nhưng chúng ta hãy thực thi quyền sinh tồn của người Việt Nam. Chúng ta phải biết tất cả về mật ước Thành Đô. Hàng triệu người Việt Nam hãy cất lên tiếng nói "tôi muốn biết" để nâng cao ý thức của tất cả mọi người về mối hiểm nguy như ngọn giáo treo lơ lửng trên đầu của dân tộc. Nếu cần thiết chúng ta sẵn sàng trả giá cho điều chúng ta muốn biết bằng một cách mạng khởi đi từ lòng yêu nước.
Tôi muốn biết vì tôi là công dân chứ không phải thần dân của chế độ. Tôi muốn biết vì tôi là người Việt Nam! Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con ở bên Mẹ để bảo vệ Mẹ không bị cảnh lăng trì.
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
Chú thích:
¹ Meet Chanda, The Asian Wall Street Journal Weekly, 2/11/1991, trang 29
virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?
c59jBIGQmZWHM@L6pmp9wA6SElq2OBf4Mz2fd9ipTRxsIl2D42hKSvbtKshCo3Jle0SWB7Mgyx6SWHCeGcaP6Gh.VJSF1POfgJCTmOX.T68/2360202027.pdf
² Nayan Chanda, China's Long Range Salami Tactics In East Asia, NPQ, Spring 2014
digitalnpq.org/archive/2014_spring/07_chanda.html
Chúng ta có quyền,và cần phải biết!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Bởi vì: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân” (điều 8 HP 2013).
Một thực tế hiển nhiên, gần như là toàn dân Việt trong và ngoài nước ai cũng biết, sau khi trắng trợn chà đạp HĐ Paris 1973 dùng súng đạn Nga Tàu đánh chiếm miền Nam, đảng CSVN vênh váo khoa trương gọi là chống “đế quốc Mỹ xâm lược” cứu nước, nhưng kết quả nhãn tiền chỉ ra là Mỹ không có tham vọng một cm2 đất nào của VN mà trên thực địa là hàng ngàn km2 đất đai biên giới Bắc Việt Nam lại lọt vào tay Trung Quốc.!?
Cụ thể mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, đó là “Ải Nam Quan” nơi phân định biên giới Việt-Trung, một trọng điểm chứng tích từng tồn tại 4000 năm lịch sử giữa hai quốc gia, bên này cửa “ải” là đất nước Nam, bên kia cửa “ải” là đất phương Bắc thì giờ đây Ải Nam Quan đã “bốc hơi” biến mất mà vết tích vị trí nền móng cũ lại nằm sâu trong nội địa Trung Quốc? Toàn bộ sự kiện hao hụt cương thổ ấy diễn ra sau hội nghị “bí mật” tại Thành Đô/TQ tháng 9/1990 giữa các chóp bu 2 đảng CSVN và CSTQ.
Điều 11/Hiến Pháp Việt Nam qui định:
1) “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2) Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”
Không còn Ải Nam Quan, nên Đất nước Việt Nam giờ đây chỉ từ mũi Cà Mau đến Lũng Cú, Hà Giang.
Vậy thì thất thoát cương thổ quốc gia rành rành như thế đó, “lãnh thổ không còn toàn vẹn” như xưa dưới sự lãnh đạo nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản Việt Nam, ai phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ cần phải bị “nghiêm trị”, theo Hiến Pháp khi chủ tâm tương nhượng (hay bán rẻ) chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia!?
Đó là điều rất quan trọng mà toàn dân tộc rất muốn và có quyền “phải được biết”, bởi khẳng định từ Hiến Pháp (2013):
“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (điều 8 HP)
Tương tự như vậy khi soi rọi lại quá khứ. Dù Điều thứ 32 Hiến Pháp nước VNDCCH (miền Bắc năm 1946) qui định:
“Những việc gì quan hệ đến vận mệnh, quyền lợi quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”.
Thì liệu lời này của ông Phạm Văn Đồng viết cho ông Chu Ân Lai trong công hàm 1958 như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý (Chu Ân Lai) rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
“Chi tiết bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” có được toàn dân miền Bắc biết đến và phúc quyết theo Hiến Định trước khi Phạm Văn Đồng ký!??.
Cả 2 trường hợp (công hàm 1958 và Hiệp Định Thành Đô 1990) kẻ trước người sau các chóp bu CSVN bất chấp ý kiến, không đoái hoài đến nhân dân, nối tiếp cùng một hành vi “vi Hiến” trắng trợn dẫn đến hao hụt nghiêm trọng cương thổ quốc gia mà toàn dân Việt Nam không hề được “có quyền biết” dù Hiến Pháp qui định bắt buộc nhà nước phải cho nhân dân biết, trước khi thừa hành.
Dẫn chứng như vậy để thấy rằng dưới mắt các “chóp bu CSVN” gần trăm triệu dân Việt chỉ như đàn lừa và giang sơn gấm vóc này là tài sản riêng của họ.
Không! Không thể im lặng mãi được, chúng ta phải biết những sự kiện “cần phải biết” mà bản chất của nó diễn ra khác với lẽ thông thường...
Trong mọi tranh chấp, khi “dĩ hòa” không thể là “vi quý” thì cơ quan tài phán là đích đến của mọi nẻo đường công lý.
Tranh chấp Biển Đông. Theo luật quốc tế, giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn thời gian 50 năm hoặc nhiều hơn mà các đối tượng im lặng thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm 40 năm rồi (1974). Từ đó đến nay CS/Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Trọng tài Luật Biển (ATLS) thì chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc. Việc Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong EEZ của Việt Nam và đang nỗ lực làm thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam không thể chần chừ, trì hoãn trong việc khởi kiện giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Vì sao vấn đề này, nước láng giềng, CP Philippines bác bỏ đàm phán song phương tiến hành khởi kiện Trung Quốc gần mười năm qua còn các chóp bu CSVN thì lại “chung thủy trung thành” với đàm phán song phương và không khởi kiện TQ!? khi mà 100% công luận, chuyên gia công pháp quốc tế đều khuyến cáo và khuyến khích VN khởi kiện Trung Quốc tức thì! và vô số học giả, sĩ phu, yêu nước cảnh báo: “Chúng ta sẽ mắc vào một tội rất lớn đối với dân tộc và nhân dân sẽ không thể nào tha thứ, nếu không khởi kiện”.
Quả là một điều rất “bất bình thường” mà chúng ta gần trăm triệu dân Việt “cần phải biết”.
Lại càng “cần phải biết” hơn nữa khi 90% các nước cộng sản trước kia trong đó có cường quốc hàng đầu CS/Xô Viết đã từ bỏ CNXH quay về với đa nguyên tự do dân chủ thì CSVN huy động ngân sách rất lớn của quốc gia cho một cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp (2013) không phải để thăm dò hay xin phúc quyết từ toàn dân về tương lai của thể chế XHCN mà ngược lại lợi dụng để củng cố thêm điều 4 HP tiếp tục duy trì CS/độc tài toàn trị, đặt quốc gia Việt Nam vào vị thế là một trong những nước XHCN lẻ loi cô lập trên 190 quốc gia đa nguyên hay tự do dân chủ trong LHQ!? Thật là ngược chiều với xu thế chính trị văn minh thế giới! Chúng ta “cần phải biết” tại sao các chóp bu CSVN duy trì sự nghịch lý này.
Cũng nghịch lý không kém mà toàn dân Việt Nam rất “cần phải biết”.
Một “lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh” mà CSVN tâng bốc đến tận may xanh thì báo chí quốc tế (polskatimes. Ba Lan) lại điểm danh chỉ mặt HCM là một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20 mà “nhà nước, đảng ta” thì không có cách gì phản bác được dù có đại sứ quán chính thức tại Ba Lan!?.
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây ngày 2/9 trên một danh sách 20 tướng tá đảng viên CSVN, công thần một thời của "nhà nước, đảng ta” cùng ký tên kiến nghị với tư cách là người chủ và người bảo vệ đất nước Nhân dân, lực lượng vũ trang “phải được biết” (nguyên văn) chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh chủ quyền của Quốc gia và về Hội nghị Thành Đô…
Không còn như “một đàn cừu” ngoan ngoãn “Quân đội ta trung với Đảng…” mà đã thức thời nhận diện vị trí chính xác khẳng định từ câu mở đầu trong thư kiến nghị: “Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân…” Rõ ràng đó là chân lý không thể phủ nhận, không có Dân, không có Nước, không có Tổ quốc thì không có một cái đảng thổ tả nào hiện diện được.
Tuồng như đã rõ, chúng ta 85 triệu đồng bào trong đó có các vị tướng tá thức thời ấy như chung một chiến hào không chấp nhận thân phận của lớp người bị trị để cho vài chục kẻ mạo danh khoác áo là “đầy tớ nhân dân” để cai trị.
Đất nước không của riêng ai, chúng ta “cần phải biết” và có quyền phải biết tất cả những gì liên quan đến sự thịnh vượng, tồn vong của quốc gia dân tộc của chính mình và con cháu chúng ta mai sau, chúng ta không cho phép bất cứ ai núp bóng sau lưng chúng ta “mãi quốc cầu vinh” cho đảng phái phe nhóm cá nhân con cháu bầy đàn họ.
Sẽ là một bọn lưu manh, bịp bợm nếu họ không bị câm hay điếc khi chúng ta lên tiếng “chúng tôi cần phải biết” mà họ im lặng thay cho trả lời.
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 10:49 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH
Tết Trung Thu em đọc Đèn Cù
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tết Trung Thu đọc Đèn Cù là thú vui đặc biệt hấp dẫn trong dịp lễ truyền thống năm nay.
Bao năm qua Tết Trung Thu đến là em nghĩ đến bánh Trung Thu, nhưng bây giờ hầu hết bánh kẹo bán ngoài chợ đều nhập từ Tàu đầy hóa chất độc hại, em không còn tha thiết gì đến thứ bánh chờ cả năm mới được ăn một lần này nữa, ngoại trừ bánh Trung Thu mà em biết chắc chắn là do người Việt mình làm. Tuy nhiên không phải vì miếng bánh mà em mất vui trong “ba ngày lễ lớn”. Em có món ăn tinh thần rất lành và làm sáng mắt: “Đèn Cù”.
Xưa nay, trong đám đèn Trung Thu có đèn cá chép, đèn ông sao, đèn chú thỏ, đèn cù - còn gọi là đèn kéo quân - v.v... em thích đèn cù hơn cả, vì nó biết chạy.
“Khen ai khéo vẽ (ôi a) đèn cù. Voi giấy (ôi a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù”.
Đèn cù, không chỉ con nít thích, người lớn cũng thích. Thích vì những hình ảnh người ta vẽ chạy vòng vòng, “cứ chạy vòng quanh”. Nhưng Trung Thu năm 2014, càng thú vị hơn khi được nhìn thấy những bộ mặt thật bị bóc trần son phấn trong “Đèn Cù”, tự truyện của người đi theo Việt Minh /CS từ lúc 16 tuổi, một người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh, là ông Trần Đĩnh.
Em tin tưởng tuyệt đối những gì được viết trong Đèn Cù, vì tác giả không phải là bọn phản động chuyên đi chọc phá tổ Cuốc, bêu xấu bác và đảng, nhưng tác giả chính là người từng sống bên cạnh bác Hồ và được giao nhiệm vụ viết tiểu sử vị “cha già dân tộc”.
Em không “ưa chính trị”, em chỉ yêu bác Hồ và học tập đạo đức bác nên em chỉ thích những gì liên quan đến cá nhân bác. Chẳng hạn những “sự cố lịch sử” về bác trong cuốn Đèn Cù xoay mù mắt dân Việt suốt hơn nửa thế kỷ qua em đọc được vài trong phạm vi ngắn gọn của trang báo, em xin trích vài “sự cố “sau đây.
Một là, Bác Hồ bịt râu để giấu mặt đi xem đấu tố người từng là đại ân nhân của bác và đảng, cụ bà Nguyễn Thị Năm/ Cát Hanh Long. Bà Năm bị giết và đưa vào cái áo quan quá nhỏ nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miểng cỗ áo rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẩy vậy.” ( ĐC/ trg 86)
“Sự cố” bác bịt râu giấu mặt để tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố bà Năm chứng tỏ Hoàng Tùng đã ba sạo trong hồi ký của Hoàng Tùng khi viết về mười nỗi buồn của bác Hồ rằng, “bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm, nhưng phải nghe Trung Quốc”. “Sự cố” bác bịt râu giấu mặt này rất là phù hợp với vài báo “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B sau này bị lật tẩy chính là bác Hồ.
Hai là, “Một dạo Phan Kế An hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói:” À, cái P.M (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm.” Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M (Phương Mai) đến nữa. “Chắc máy cụ yếu!”, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ.” (ĐC/ trg 30)
Ba là, “Chuẩn bị cải cách ruộng đất, từ giữa tháng 7 đến tháng 9-1953, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như ngoài đảng và các đoàn thể trung ương... Cụ Hồ cách nhật, có khi liền ngày đến xem điện ảnh, liên hoan với học viên. Cụ có mấy câu nổi tiếng trong hội trường “Bác Hồ muốn nằm” khi mọi người hô “Hồ Chủ tịch muôn năm.” Rồi tay chỉ vào đầu:” Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”. Một hôm Bác nói: “Các cô các chú không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao trạch Đông.” (ĐC/trg 72)
Bác già đầu nhưng phần dưới bụng “thì Bác trẻ” là “đúng quá rồi chứ còn gì nữa” Không khỏe mà họa sĩ Phan Kế An “hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ” lại bị đuổi về sớm hàng ngày để Cụ cùng Cháu (P.M) hành quân trước khi trời tối suốt “vài tháng”. Cứ rúc vào hang Pắc Bó suốt như vậy, “bác” không lú sao được. Lú nên mọi sự giao cho Tàu cả, ngoài biển lẫn đất liền.
Em thích đọc Đèn Cù vì nó lù lù mọi sự thật, nhất là những sự thật về đạo đức bác mà em đang quyết tâm thi đua học tập để giành giải thưởng cuối mùa.
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
10/08/2014
“Khen ai khéo vẽ (ôi a) đèn cù. Voi giấy (ôi a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù”.
Đèn cù, không chỉ con nít thích, người lớn cũng thích. Thích vì những hình ảnh người ta vẽ chạy vòng vòng, “cứ chạy vòng quanh”. Nhưng Trung Thu năm 2014, càng thú vị hơn khi được nhìn thấy những bộ mặt thật bị bóc trần son phấn trong “Đèn Cù”, tự truyện của người đi theo Việt Minh /CS từ lúc 16 tuổi, một người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh, là ông Trần Đĩnh.
Em tin tưởng tuyệt đối những gì được viết trong Đèn Cù, vì tác giả không phải là bọn phản động chuyên đi chọc phá tổ Cuốc, bêu xấu bác và đảng, nhưng tác giả chính là người từng sống bên cạnh bác Hồ và được giao nhiệm vụ viết tiểu sử vị “cha già dân tộc”.
Em không “ưa chính trị”, em chỉ yêu bác Hồ và học tập đạo đức bác nên em chỉ thích những gì liên quan đến cá nhân bác. Chẳng hạn những “sự cố lịch sử” về bác trong cuốn Đèn Cù xoay mù mắt dân Việt suốt hơn nửa thế kỷ qua em đọc được vài trong phạm vi ngắn gọn của trang báo, em xin trích vài “sự cố “sau đây.
Một là, Bác Hồ bịt râu để giấu mặt đi xem đấu tố người từng là đại ân nhân của bác và đảng, cụ bà Nguyễn Thị Năm/ Cát Hanh Long. Bà Năm bị giết và đưa vào cái áo quan quá nhỏ nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miểng cỗ áo rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẩy vậy.” ( ĐC/ trg 86)
“Sự cố” bác bịt râu giấu mặt để tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố bà Năm chứng tỏ Hoàng Tùng đã ba sạo trong hồi ký của Hoàng Tùng khi viết về mười nỗi buồn của bác Hồ rằng, “bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm, nhưng phải nghe Trung Quốc”. “Sự cố” bác bịt râu giấu mặt này rất là phù hợp với vài báo “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B sau này bị lật tẩy chính là bác Hồ.
Hai là, “Một dạo Phan Kế An hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói:” À, cái P.M (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm.” Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M (Phương Mai) đến nữa. “Chắc máy cụ yếu!”, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ.” (ĐC/ trg 30)
Ba là, “Chuẩn bị cải cách ruộng đất, từ giữa tháng 7 đến tháng 9-1953, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như ngoài đảng và các đoàn thể trung ương... Cụ Hồ cách nhật, có khi liền ngày đến xem điện ảnh, liên hoan với học viên. Cụ có mấy câu nổi tiếng trong hội trường “Bác Hồ muốn nằm” khi mọi người hô “Hồ Chủ tịch muôn năm.” Rồi tay chỉ vào đầu:” Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”. Một hôm Bác nói: “Các cô các chú không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao trạch Đông.” (ĐC/trg 72)
Bác già đầu nhưng phần dưới bụng “thì Bác trẻ” là “đúng quá rồi chứ còn gì nữa” Không khỏe mà họa sĩ Phan Kế An “hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ” lại bị đuổi về sớm hàng ngày để Cụ cùng Cháu (P.M) hành quân trước khi trời tối suốt “vài tháng”. Cứ rúc vào hang Pắc Bó suốt như vậy, “bác” không lú sao được. Lú nên mọi sự giao cho Tàu cả, ngoài biển lẫn đất liền.
Em thích đọc Đèn Cù vì nó lù lù mọi sự thật, nhất là những sự thật về đạo đức bác mà em đang quyết tâm thi đua học tập để giành giải thưởng cuối mùa.
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
10/08/2014
Giới thiệu ÐÈN CÙ, Số phận Việt Nam dưới chế độ Cộng sản của TRẦN ÐĨNH (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Ngô Nhân Dụng
clip_image002
Ngô Nhân Dụng
clip_image002
Quý vị phải lắng yên nghe bài “Đèn cù”. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Dưới cái tựa Đèn cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi”. Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện”, những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn xuôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chắc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn cù là một cuốn sách độc đáo.
Dưới cái tựa Đèn cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi”. Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện”, những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn xuôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chắc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn cù là một cuốn sách độc đáo.
clip_image004
Trần Ðĩnh, 1998, Trần Ðộ chụp – hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp
Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bày đặt, đùa giỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài giũa, “như thiết như tha, như trác như ma”, rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả”, rồi chấm câu. “Lười là rõ”, lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn xuôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.
Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị.
Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ”.
Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụ trách báo Sự thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ”.
Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh muốn nằm!”, “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”.
Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi lao động “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm. Người đàn bà mang tội là “vợ Nhân văn”... bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ…”. [N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển”. Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tàu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉ thuật lại những gì mình nghe, mình thấy.
Thời sau chiến tranh, báo Nhân dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến người bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh”.
Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần lễ vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được Ban Tuyên huấn Trung ương đến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền”. Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [Phó thủ tướng đổi tiền], nguyên Trưởng ban Tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo...” Và ông nhắc lại bài Quốc tế ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!”. Phê: “Quá giỏi!”.
clip_image006
Ở văn phòng mới dọn đến của Tổng bí thư mùa thu 1949. Hàng đầu toàn ngồi xổm, từ trái qua, vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh. Ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, áo blu dông Mỹ trắng. Hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường, Thư ký tòa soạn báo - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Đèn cù đầy dẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều “clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này.
Tất cả là “truyện tôi”. Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi”. Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên Đèn cù là một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, Lê Đạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra. Độc giả nghĩ Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.
clip_image008
Tại tòa soạn báo Sự thật: (từ trái) Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ (sau này tự tử ở bệnh viện Nam Ninh, Trung Quốc) - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi”. Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá...”.
Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Trần Đĩnh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông Tổng biên tập báo Sự thật (Trường Chinh) dạy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An toàn khu), năm 1949. Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư”. Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau này nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa bài do Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa Bác, Bác để quên ạ!”. Và nhìn thấy “Mặt cụ sưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại... Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì...”.
Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém tri thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”.
Trần Đĩnh chắc là người đầu tiên tiết lộ Hồ Chí Minh đã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu tố cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà Năm đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh.
Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kể trong Đêm giữa ban ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác”. Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô làm bút hiệu viết trên báo.
Ông cũng kể chuyện đi theo Hồ Chí Minh dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học” ở Móng Cái, năm 1960. Hồ viết lên bảng một chữ Hán “nhân”, rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?”. Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi, đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?”.
Trần Đĩnh là người đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này.
Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dãy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. …
Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người ta đái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’”. Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới Chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …”.
Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơi đi.
Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang “phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau đó tập hồi ký không dùng đến vì biết mình đã thua hẳn phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký giúp cho người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam.
Viết Bất khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối”. Nhưng được những độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất khuất ấy, tao thích cái grammaire”. Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay”. Một lần năm 1960 gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi’. Viết xong tiểu sử, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ”. Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).
Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù… Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay”. Và Thọ hứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không viết, “Hú vía!”. Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh nhờ viết hồi ký, đều từ chối.
Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả hai đều trong Bộ Chính trị. Gần gũi họ, cho nên mới biết cảnh trong nhà Lê Đức Thọ một ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi tiến ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh.
clip_image010
Tô Hoài (phải) và Trần Ðĩnh - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ở Bắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959.
Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn Từ số không đến vô định của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong Đại hội thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi, được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoa đua nở” báo Nhân dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng, mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng”. Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng”. Cho nên, “Tôi bắt đầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham”. Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối thủ của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên Xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”.
Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, vì nhớ mãi câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm báo tiết lộ về cuộc họp chi bộ trong Văn nghệ báo để nghe chỉ thị tối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quả bom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này”. Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh, “đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng”. Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủ trương Mao; ghét những người muốn theo Cộng sản Nga muốn chung sống hòa bình với Mỹ và giảm bớt ách độc tài trong nước. Lê Duẩn từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh”.
Đối nội, Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng”; đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh dằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để được Mao ủng hộ. Trần Đĩnh cũng bị nghi ngờ, bị hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chống đảng”. Lê Đức Thọ gọi Trần Đĩnh tới, kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ... tiếc lắm... Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài...”.
Đối với bên ngoài, Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa gây lo lắng Trung Quốc sẽ loạn lớn, Lê Duẩn thấy phải đánh ngay, đánh trước khi Bắc Kinh tan vỡ không còn chỗ dựa. Cho nên mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau này, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.
Đèn cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Những đoạn phim thú vị nhất rút ra từ cuộc sống của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ, những người qua đường.
clip_image012
Ở nhà Trần Đĩnh, trong khu văn công Cầu Giấy.
Từ trái sang: vợ chồng Đoàn Viết Hoạt, Trần Đĩnh, Mây, con gái TĐ và Thiếu Khanh,
con út vợ chồng Hoạt - hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chắp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên”. Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễu trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy.
Có ai được nghe lời Trần Độ tâm sự, sau khi đã tỉnh ngộ, viết Nhật ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ... hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!”. Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!”.
Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ra là bí mật – trong bao nhiêu năm với cuốn sách này”.
Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng Cộng sản và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói”; chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, “Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm”; trong khi viết thì đổi ra hướng “phê phán toàn diện”;
“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống trong cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù.
N.N.D.
Tháng Tám, 2014
Nguồn: diendantheky.net
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:04
Trần Ðĩnh, 1998, Trần Ðộ chụp – hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp
Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bày đặt, đùa giỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài giũa, “như thiết như tha, như trác như ma”, rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả”, rồi chấm câu. “Lười là rõ”, lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn xuôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.
Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị.
Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ”.
Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụ trách báo Sự thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ”.
Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh muốn nằm!”, “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”.
Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi lao động “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm. Người đàn bà mang tội là “vợ Nhân văn”... bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ…”. [N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển”. Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tàu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉ thuật lại những gì mình nghe, mình thấy.
Thời sau chiến tranh, báo Nhân dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến người bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh”.
Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần lễ vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được Ban Tuyên huấn Trung ương đến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền”. Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [Phó thủ tướng đổi tiền], nguyên Trưởng ban Tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo...” Và ông nhắc lại bài Quốc tế ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!”. Phê: “Quá giỏi!”.
clip_image006
Ở văn phòng mới dọn đến của Tổng bí thư mùa thu 1949. Hàng đầu toàn ngồi xổm, từ trái qua, vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh. Ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, áo blu dông Mỹ trắng. Hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường, Thư ký tòa soạn báo - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Đèn cù đầy dẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều “clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này.
Tất cả là “truyện tôi”. Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi”. Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên Đèn cù là một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, Lê Đạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra. Độc giả nghĩ Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.
clip_image008
Tại tòa soạn báo Sự thật: (từ trái) Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ (sau này tự tử ở bệnh viện Nam Ninh, Trung Quốc) - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi”. Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá...”.
Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Trần Đĩnh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông Tổng biên tập báo Sự thật (Trường Chinh) dạy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An toàn khu), năm 1949. Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư”. Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau này nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa bài do Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa Bác, Bác để quên ạ!”. Và nhìn thấy “Mặt cụ sưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại... Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì...”.
Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém tri thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”.
Trần Đĩnh chắc là người đầu tiên tiết lộ Hồ Chí Minh đã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu tố cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà Năm đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh.
Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kể trong Đêm giữa ban ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác”. Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô làm bút hiệu viết trên báo.
Ông cũng kể chuyện đi theo Hồ Chí Minh dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học” ở Móng Cái, năm 1960. Hồ viết lên bảng một chữ Hán “nhân”, rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?”. Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi, đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?”.
Trần Đĩnh là người đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này.
Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dãy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. …
Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người ta đái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’”. Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới Chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …”.
Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơi đi.
Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang “phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau đó tập hồi ký không dùng đến vì biết mình đã thua hẳn phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký giúp cho người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam.
Viết Bất khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối”. Nhưng được những độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất khuất ấy, tao thích cái grammaire”. Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay”. Một lần năm 1960 gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi’. Viết xong tiểu sử, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ”. Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).
Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù… Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay”. Và Thọ hứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không viết, “Hú vía!”. Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh nhờ viết hồi ký, đều từ chối.
Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả hai đều trong Bộ Chính trị. Gần gũi họ, cho nên mới biết cảnh trong nhà Lê Đức Thọ một ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi tiến ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh.
clip_image010
Tô Hoài (phải) và Trần Ðĩnh - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ở Bắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959.
Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn Từ số không đến vô định của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong Đại hội thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi, được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoa đua nở” báo Nhân dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng, mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng”. Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng”. Cho nên, “Tôi bắt đầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham”. Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối thủ của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên Xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”.
Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, vì nhớ mãi câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm báo tiết lộ về cuộc họp chi bộ trong Văn nghệ báo để nghe chỉ thị tối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quả bom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này”. Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh, “đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng”. Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủ trương Mao; ghét những người muốn theo Cộng sản Nga muốn chung sống hòa bình với Mỹ và giảm bớt ách độc tài trong nước. Lê Duẩn từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh”.
Đối nội, Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng”; đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh dằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để được Mao ủng hộ. Trần Đĩnh cũng bị nghi ngờ, bị hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chống đảng”. Lê Đức Thọ gọi Trần Đĩnh tới, kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ... tiếc lắm... Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài...”.
Đối với bên ngoài, Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa gây lo lắng Trung Quốc sẽ loạn lớn, Lê Duẩn thấy phải đánh ngay, đánh trước khi Bắc Kinh tan vỡ không còn chỗ dựa. Cho nên mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau này, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.
Đèn cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Những đoạn phim thú vị nhất rút ra từ cuộc sống của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ, những người qua đường.
clip_image012
Ở nhà Trần Đĩnh, trong khu văn công Cầu Giấy.
Từ trái sang: vợ chồng Đoàn Viết Hoạt, Trần Đĩnh, Mây, con gái TĐ và Thiếu Khanh,
con út vợ chồng Hoạt - hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chắp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên”. Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễu trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy.
Có ai được nghe lời Trần Độ tâm sự, sau khi đã tỉnh ngộ, viết Nhật ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ... hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!”. Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!”.
Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ra là bí mật – trong bao nhiêu năm với cuốn sách này”.
Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng Cộng sản và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói”; chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, “Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm”; trong khi viết thì đổi ra hướng “phê phán toàn diện”;
“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống trong cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù.
N.N.D.
Tháng Tám, 2014
Nguồn: diendantheky.net
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:04
Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về cuốn Đèn Cù
Cập nhật: 11:03 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Facebook
Twitter
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Nhà văn Vũ Thư Hiên chia sẻ với BBC về Trần Đĩnh, nhân dịp tác giả này vừa công bố tại hải ngoại cuốn tự truyện của mình với đầu đề "Đèn Cù".
Đây là cuốn sách hiện được lưu truyền trên mạng Internet với nhiều tư liệu được cho là 'thâm cung bí sử' về Đảng Cộng sản Việt Nam và các lãnh tụ của Đảng.
Theo tác giả "Đêm Giữa Ban Ngày", cuốn sách của Trần Đĩnh là một tư liệu có thể cung cấp các thông tin khá xác thực và đáng tin cậy về Đảng Cộng sản Việt Nam trong một số giai đoạn quan trọng từ trước.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Nhà văn Vũ Thư Hiên chia sẻ với BBC về Trần Đĩnh, nhân dịp tác giả này vừa công bố tại hải ngoại cuốn tự truyện của mình với đầu đề "Đèn Cù".
Đây là cuốn sách hiện được lưu truyền trên mạng Internet với nhiều tư liệu được cho là 'thâm cung bí sử' về Đảng Cộng sản Việt Nam và các lãnh tụ của Đảng.
Theo tác giả "Đêm Giữa Ban Ngày", cuốn sách của Trần Đĩnh là một tư liệu có thể cung cấp các thông tin khá xác thực và đáng tin cậy về Đảng Cộng sản Việt Nam trong một số giai đoạn quan trọng từ trước.
"Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin."
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Về tính chân thực trong các tư liệu mà cuốn Đèn Cù đề cập, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
'Đáng tin cậy'
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.
"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Vũ Thư Hiên kể lại những gì ông biết về ông Trần Đĩnh trong thời kỳ nhà văn này còn làm việc cho các cơ quan báo chí, truyền thông quan trọng của Đảng, cho tới các giai đoạn khác về sau, trong đó có giai đoạn chính quyền ở miền Bắc trừng phạt nhóm "Xét lại chống Đảng".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140907_vuthuhien_trandinh_dencu.shtml
Về tính chân thực trong các tư liệu mà cuốn Đèn Cù đề cập, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
'Đáng tin cậy'
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.
"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Vũ Thư Hiên kể lại những gì ông biết về ông Trần Đĩnh trong thời kỳ nhà văn này còn làm việc cho các cơ quan báo chí, truyền thông quan trọng của Đảng, cho tới các giai đoạn khác về sau, trong đó có giai đoạn chính quyền ở miền Bắc trừng phạt nhóm "Xét lại chống Đảng".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140907_vuthuhien_trandinh_dencu.shtml
XIN ĐỌC
TRẦN ĐĨNH * ĐÈN CÙ
Posted by sontrung at 10:22 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
SƠN TRUNG * NGÀY QUANG VINH
SƠN TRUNG
NGÀY QUANG VINH
NGÀY QUANG VINH
Có một thời
Hành tinh của chúng ta chơi vơi
Non sông ta ngả nghiêng
Đất nước ta ly loạn
Một số người sầu khổ
Một số người phát cuồng, phát điên
Cùng lúc đó
Những đàn bò,
đàn khỉ
Đàn cáo
Ào ào về thành phố
Những đàn bò,
đàn khỉ
Đàn cáo
Ào ào về thành phố
Chúng chiếm nhà cửa của chúng ta
Chúng giam ta trong rừng sâu
Chúng bắt ta quỳ xuống
Và chỉ vào mặt chúng ta:
"Chúng mày là đồ phản động
Là lũ ngu si"
Và chúng vỗ ngực khoe khoang
" Chúng ta đây
Là bậc anh hùng
Là kẻ chiến thắng quang vinh
Là bậc trí tuệ đệ nhất hành tinh.
Chúng giam ta trong rừng sâu
Chúng bắt ta quỳ xuống
Và chỉ vào mặt chúng ta:
"Chúng mày là đồ phản động
Là lũ ngu si"
Và chúng vỗ ngực khoe khoang
" Chúng ta đây
Là bậc anh hùng
Là kẻ chiến thắng quang vinh
Là bậc trí tuệ đệ nhất hành tinh.
Chúng dạy ta lý thuyết giai cấp đấu tranh
Chúng bắt chúng ta chém giết dân lành,
Chém giết những dân nghèo vô tội
Chúng bảo: "bọn đó là địa chủ
Là tư bản
Là phản động
Là kẻ thù của nhân dân
Phải giết hết
Giết hết
Đừng để bàn tay ngưng nghỉ.."
Chúng cướp đất
Cướp nhà
Cướp ngân hàng
Cướp các công ty hãng xưởng của ta
Chúng bảo:
"Chúng ta hủy bỏ tư hữu
Vì tư hữu là ăn cắp
Là đại tội"
"Chúng ta hủy bỏ tư hữu
Vì tư hữu là ăn cắp
Là đại tội"
Chúng ta tiêu diệt giai cấp thống trị
Để lập công bằng xã hội.
Chúng ta thiết lập chế độ "cưỡng bách lao động cho mọi người"
Để mọi người lao động vinh quang,
Để đất nước giàu sang
Gấp năm, gấp mười thời quân chủ và đế quốc, thực dân.
Để lập công bằng xã hội.
Chúng ta thiết lập chế độ "cưỡng bách lao động cho mọi người"
Để mọi người lao động vinh quang,
Để đất nước giàu sang
Gấp năm, gấp mười thời quân chủ và đế quốc, thực dân.
Chúng ta lập các Hợp các xã
Các nông trường
Công trường
Ở đây chúng mày có rất nhiều tự do
Tự do gấp triệu lần tư bản.
Hãy đến đó lao động vinh quang
Và sống cuộc đời giàu sang
Của tại thế thiên đàng"
Các nông trường
Công trường
Ở đây chúng mày có rất nhiều tự do
Tự do gấp triệu lần tư bản.
Hãy đến đó lao động vinh quang
Và sống cuộc đời giàu sang
Của tại thế thiên đàng"
Chúng bắt ta lao động ngày đêm không nghỉ
Hàng chục triệu người chết
Vì khổ sở, đói rét
Nhưng một ngày kia
Dân nô lệ trong Đại thành trì chế độ
Lật đổ bạo quyền
Dành lại tự do, dân chủ...
Dân nô lệ trong Đại thành trì chế độ
Lật đổ bạo quyền
Dành lại tự do, dân chủ...
Chúng ta hy vọng
Nhân dân ta sẽ có ngày vùng lên
Đánh đuổi bầy ác thú
Dành lấy tự do, dân chủ
Để sống đời hạnh phúc
Đất nước ta sẽ rạng rỡ dưới ánh bình minh
Việt Nam Độc lập, Tự Do , Hạnh Phúc và Quang Vinh.
Posted by sontrung at 12:11 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
'VN không nên tin vào lời nói TQ'
Cập nhật: 12:51 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Facebook
Twitter
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
Ông cũng nói với BBC rằng giữa lãnh đạo và người dân ‘có ý kiến khác nhau’ về cách đối phó với Trung Quốc.
“Nếu giới cầm quyền nước ta không sớm tố cáo, đấu tranh, lại bưng bít thông tin, không để cho nhân dân đấu tranh... để đến khi căn cứ quân sự của Trung Quốc hoàn thành sẽ trở thành sự uy hiếp nặng nề đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta,” ông viết.
“Không hành động, không chuẩn bị là có tội với Tổ quốc.”
“Các lãnh đạo cứ hòa giải với Trung Quốc nên không quan tâm đến việc họ xây dựng căn cứ trên quần đảo Trường Sa,” ông nói với BBC.
Vị tướng cao tuổi này thừa nhận rằng làm căng với Trung Quốc là không có lợi với Việt Nam nhưng nói thêm rằng Hà Nội ‘phải làm bạn với nhiều nước lên chứ không phải chỉ mật thiết với một mình Bắc Kinh’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140908_nguyentrongvinh_warning_gacma.shtml
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
Ông cũng nói với BBC rằng giữa lãnh đạo và người dân ‘có ý kiến khác nhau’ về cách đối phó với Trung Quốc.
“Nếu giới cầm quyền nước ta không sớm tố cáo, đấu tranh, lại bưng bít thông tin, không để cho nhân dân đấu tranh... để đến khi căn cứ quân sự của Trung Quốc hoàn thành sẽ trở thành sự uy hiếp nặng nề đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta,” ông viết.
“Không hành động, không chuẩn bị là có tội với Tổ quốc.”
“Các lãnh đạo cứ hòa giải với Trung Quốc nên không quan tâm đến việc họ xây dựng căn cứ trên quần đảo Trường Sa,” ông nói với BBC.
Vị tướng cao tuổi này thừa nhận rằng làm căng với Trung Quốc là không có lợi với Việt Nam nhưng nói thêm rằng Hà Nội ‘phải làm bạn với nhiều nước lên chứ không phải chỉ mật thiết với một mình Bắc Kinh’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140908_nguyentrongvinh_warning_gacma.shtml
Trung Cộng Củng Cố Tham Vọng Ra Đại Dương.
Phan Văn Song
Bối cảnh hỗn loạn của thế giới:
Năm 2014 bắt đầu bởi những hỗn loạn do những tình hình chiến sự. Những năm qua, thế giới Âu Mỹ đã đốt được những ngọn lửa Dân chủ để “giải phóng” các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông. Thật đúng là chơi dại, là đã ra tay mở nắp cái hồ lô hộp-boite de-Pandore, tung ra những biến loạn không kiểm soát được. Hãy nhìn xem, những thí dụ đầy rẩy. Mười năm có lẻ, Irak được quân đội Mỹ bước vào can thiệp hạ tên độc tài Saddam Hussein “ giải phóng” nhơn dân Irak, lập lại nền Dân Chủ Hiến định cho nhơn dân Irak. Thế nhưng, dân chủ đâu không thấy, chỉ thấy hỗn loạn, quân đội Mỹ sa lầy, đất nước Irak tiêu tùng. Afghanistan cũng thế, thế giới văn minh lập thành đồng minh nhảy vào làm “cảnh sát, sen đầm” dẹp nhóm Taliban quá khích, đem Dân chủ và trật tự mới vào Afghanistan, kết cuộc chỉ gây rối thêm và ngày nay quân âu mỹ và liên hiệp quốc vẫn không kiểm soát nổi, phải rút về giao trật tự mới cho hỗn loạn Tham nhũng … và trong tương lai… quá khích Taliban và Luật Hồi Giáo.
Và các thí dụ gần đây cứ thế mà tiếp tục tiếp diễn: Nào là Lybie, quân Tây phương, trong ấy có Pháp, đưa súng đạn giúp dân nổi loạn lật đổ độc tài Khadafi, tên độc tài, đồ tể nhơn dân mình, ngày nay Lybie là một quốc gia hỗn loạn không ai kiểm soát nổi, súng ống vũ khí Tây phương Âu Mỹ nay là vũ khí của nổi loạn. Giết một độc tài Khadafi, để đổi lại những tên độc tài thất học tàn ác hơn.. Và Syrie ? Tây phương nhơn danh lòng bác ái, giúp dân Syrie đòi dân chủ hạ bệ độc tài gia đình trị Bachar El Assad, cuối cùng số súng đạn tiếp liệu của Tây phương được dân nỗi loạn trao cho nhóm Nhà Nước Islam xâm chiếm một lãnh thổ to lớn đi từ Syrie đến Irak và giết dân chúng mình, cắt cổ phóng viên Mỹ, còn ghê gớm hơn độc tài Bachar El Assad. Và nếu ngày hôm nay cả quốc tế, Âu Mỹ và cả những quốc gia Hồi Giáo đàng hoàng, các Vương quốc A rập, Quatar hay Pakistan, hay cả Indonésia họp nhau liên mình chống Nhà Nước Hồi Giáo thì vô hình chung sẽ ủng hộ Gia đinh trị Độc tài Bachar El Assad của Syrie và cuối cùng chấp nhận và ủng cố tất cả các độc tài trên thế giới ! Dilemna, tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Tránh Charybde gặp Scylla, tránh bệnh Dịch tả-Peste gặp Tiêu chảy-Choléra!
Và các thí dụ gần đây cứ thế mà tiếp tục tiếp diễn: Nào là Lybie, quân Tây phương, trong ấy có Pháp, đưa súng đạn giúp dân nổi loạn lật đổ độc tài Khadafi, tên độc tài, đồ tể nhơn dân mình, ngày nay Lybie là một quốc gia hỗn loạn không ai kiểm soát nổi, súng ống vũ khí Tây phương Âu Mỹ nay là vũ khí của nổi loạn. Giết một độc tài Khadafi, để đổi lại những tên độc tài thất học tàn ác hơn.. Và Syrie ? Tây phương nhơn danh lòng bác ái, giúp dân Syrie đòi dân chủ hạ bệ độc tài gia đình trị Bachar El Assad, cuối cùng số súng đạn tiếp liệu của Tây phương được dân nỗi loạn trao cho nhóm Nhà Nước Islam xâm chiếm một lãnh thổ to lớn đi từ Syrie đến Irak và giết dân chúng mình, cắt cổ phóng viên Mỹ, còn ghê gớm hơn độc tài Bachar El Assad. Và nếu ngày hôm nay cả quốc tế, Âu Mỹ và cả những quốc gia Hồi Giáo đàng hoàng, các Vương quốc A rập, Quatar hay Pakistan, hay cả Indonésia họp nhau liên mình chống Nhà Nước Hồi Giáo thì vô hình chung sẽ ủng hộ Gia đinh trị Độc tài Bachar El Assad của Syrie và cuối cùng chấp nhận và ủng cố tất cả các độc tài trên thế giới ! Dilemna, tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Tránh Charybde gặp Scylla, tránh bệnh Dịch tả-Peste gặp Tiêu chảy-Choléra!
Hôm nay cuối tháng Tám rồi, tình hình vùng Bắc Phi và vùng Trung Đông vẫn còn hoàn toàn rối loạn. Ấy là chưa nói đến tình hình Palestine/ Do thái, Quân Hamas của dân Palestine, quá khích cầm quyền ở dãi đất Gaza,, bị bao vây bởi Do Thái bổng một buổi đẹp trời, vì bị Do Thái kềm chế, kiểm soát quá gắt gao, nên bắn hỏa tiễn vào đất Do Thái. Do Thái trả đủa bằn dùng bom, dùng đại bác bắn vào Gaza. Israël, nhờ vũ khí tối tân, nên nếu nói về thiệt hại, nhơn mạng và của cài, chỉ thiệt hại cấp mườì, còn phía Palestine, vì quân Hamas núp sau lưng dân ( kiểu Việt Cộng hồi xưa đánh nhau với quân ta) nên dân chúng Gaza thiệt hại cấp hằng ngàn người, nhà cửa
vùng Gaza của Palestine tan tành đỗ vụn. Hôm nay, ngày viết bài nầy, một cuộc thương thuyết đang diễn ra và hai bên đã ngừng bắn, và mỗi bên tự tuyên bố với dân chúng mình là Ta đã chiến thắng ! Chiến thắng cay đắng với hằng ngàn nưới chết, đau thương và đổ nát ! Và dĩ nhiên, một cách tự nhiên tình hình vẫn không thay đổi, và sẽ vẫn không thay đổi. Do Thái một quốc gia nhỏ bé nằm trong lòng các quốc gia Hồi giáo là cái gai. Các quốc gia Hồi giáo phải nhổ. Và Do Thái phải tự vệ sống còn. Dân Tộc Sanh Tồn, cả nước Israël đánh giặc, cả nước Israël một lòng giữ nước. Toàn thể dân Do thái trên thế giới một lòng ủng hộ Israël. Giữ Israël, giữ đạo Do Thái, giữ Gốc Do Thái, Dân Tộc Do Thái, Không Gian Sanh Tồn Do Thái.
Đây là một bài học cho Việt Nam ta. Do Thái trong lòng Ả Rập, cũng nhưng người Việt ta trong lòng Hán tộc. Dân Do Thái và dân Palestine đều gốc sémite, “Shalom” Do thái hay “Salam” Ả rập, đồng âm, đồng gốc, để nói là “Chào” cả ! Nhưng Shalom giữ bản sắc của Shalom không thể để Salam lấn áp., “Anh khỏe ?” việt nam hay “Nị Hảo?” trung hoa đều tiếng chào nhưng chúng ta không để người Hán “ nị hảo” đàn áp chúng ta. “Không Gian Sanh Tồn” Do Thái không thể bị người À Rập xâm chiếm. Cũng như Không gian Sanh Tồn Việt tộc không thể bị Hán hóa được !
Người viết thường gặp các bạn, nhơn sĩ âu châu đạo đức giả, cứ lo cho các thường dân nạn nhơn. Nhưng làm sao biết được ai là thường dân ai là khủng bố. quân chiến đấu ả rập không mặc quần áo trận: đất Palestine là nơi phát xuất của ba giòng Tôn giáo Do Thái, Cơ Đốc và Islam. Tất cả đều gốc gác từ Abraham. Vì cùng họ hàng cùng văn hóa nên dễ ghét nhau và sát hại nhau ?
Đấy là Trung Đông, đấy là Bắc Phi. Còn phía Đông Âu Châu, tham vọng của Tổng thống Poutine là muốn Nga phải tìm lại thời vàng son của Liên Bang Sô Viết. Quốc Ca Liên Bang Nga nay đã lấy lại quốc ca Liên Bang Sô Viết. Thay đổi bản đồ kinh tế, chánh trị chiến lược ở Đông Âu đang tạo một tiền lệ ( cho Tàu ? đối với Biển Đông và Việt Nam ?) Nga đã đặt lại vấn đề biên giới lãnh thổ, tách Nam Ossétia và Abskhasia ra khỏi lãnh thổ Georgia năm xưa rồi, nay thêm trò trưng cầu dân ý dân chúng bán đảo Crimée sát nhập vào Liên Bang Nga, và nay lại thêm Đông Ukraine nữa, thử hỏi biên giới, Balan /Kalinine, cực Đông của Âu châu có thể sẽ là nơi có một bức màn sắt mới ?.
Thừa nước đục, Trung Hoa Cộng sản bành trướng ? :Ở Đông Nam Á, Trung Hoa Công sản với một gia tài do làm ‘chủ nợ ‘ các quốc gia Âu Mỹ, tuy vẫn bị khủng hoảng tài chánh nội bộ, vẫn đang, một mặt củng cố quân sự, một mặt bành trướng kinh tế.
Củng cố Quân sự, củng cố Hải quân :
Mỹ, mặc dù đang bị sa lầy tại Irak và A -phú-Hản vẫn còn là một quốc gia có một sức mạnh quân sự số một thế giới. Và đặc biệt trong địa hạt Hải quân. Nhưng ở đây, ta phải nói trong tương đối, và quan trọng hơn, chúng ta phải nghĩ ngay đến cái nguy hiểm của Trung Hoa Công sản, nay đã được nhập cuộc vào 8 quốc gia Hải quân mạnh nhứt thế giới, từ năm 2008 (1) .
Sở dỉ, Trung Cộng củng cố Hải quân, cũng do cái địa lý của mình. Tuy là một quốc gia rộng lớn. nhưng tứ bề bế tắc, không có ngõ ra, Bắc đụng đồng cỏ Mông cổ, và Sibérie của Nga ; Tây giáp Hy mã lạp Sơn, và các quốc gia Đông Thổ (nhỉ Kỳ) Hồi giáo ; Nam phải vượt Việt Nam và toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á ; chỉ có phía Đông là có Biển để làm cửa ngõ. Muốn buôn bán, cửa hàng phải có mặt tiền nằm ngoài đại lộ. Lúc xưa ngõ tiếp vận thương mại, bằng đường lạc đà, theo con đường tơ lụa. Ngày nay ? dùng ống dẫn dầu vượt Hy mã lạp Sơn ? vượt sa mạc Gô bi ? hay phải « mua đường » vượt qua Miến Điện ? qua Thái Lan, Cao Miên Lào Việt Nam ?. Chỉ còn có đường biển. Nhưng biển nào ? Địa lý Trung Hoa, thoạt nhìn đầy lợi thế, nhưng sự thật rất phủ phàng, Trung Hoa nằm trong ngõ hẻm, không có mặt tiền ở đường lớn, cũng dễ hiểu tại sao dân Tàu chuyên nghề bán chạp phô.
Địa lý :
Về mặt địa lý tuy Trung Hoa giáp biển thật, một bờ biển trải dài 18.000 cây số, từ con sông Yalujiang ranh giới Bắc Hàn phía Bắc đến giòng sông Beilun ranh giới với Việt Nam. nhưng các Biển ấy thuộc Hải phận Trung Hoa đều là những Biển bị hạn chế bởi những Đảo hoặc Quần Đảo chia cách những vùng Biển với Đại Dương Thái Bình Dương.
Nhưng muốn ra Đại Dương, ra khơi, ra Thái Bình Dương, Hải quân Trung Hoa Công sản,
phía Bắc, phải vượt khỏi Đào Đài Loan, quần Đảo Senkaku và Đảo Okinawa, Hải phận Nhựt Bổn ;
phía Nam, phải vượt khỏi Quần Đảo Hoàng Sa và Quần Đảo Phi Luật Tân.
Không phải là một ngẩu nhiên mà Hạm đội 7 Huê kỳ tuần tra và trấn ở phía Đông Okinawa và Phi luật Tân .
Hải lộ chiến lược và sanh lộ của Tàu phải đi qua nhiều nút thắc. Đường tiếp vận sanh tử của Tàu, nếu đi từ Phi châu A rập, nơi sản xuất dầu hỏa, phài qua Ấn Độ Đương, và sau đó phải dùng ba đường để đi về phía Bắc đến các cảng Trung Hoa lục địa :
Hải lộ chiến lược và sanh lộ của Tàu phải đi qua nhiều nút thắc. Đường tiếp vận sanh tử của Tàu, nếu đi từ Phi châu A rập, nơi sản xuất dầu hỏa, phài qua Ấn Độ Đương, và sau đó phải dùng ba đường để đi về phía Bắc đến các cảng Trung Hoa lục địa :
1/ phía Bắc doc theo duyên hải Đông - Bắc đảo Sumatra và Tây – Nam bán đảo Mả lai qua eo Malacca và Singapore, biển nông và hải tặc.
2/ Phía Nam hai đường hoặc dọc theo duyên hải Nam đảo Sumatra, phải vượt qua hai eo Sonde và Gaspar (2) nhập với hải lộ Bắc trực thẳng Tàu;
3/ hoặc đi xa hơn tiếp tục đi dọc theo duyên hải đảo Java, vượt eo Lombock, đi dọc theo duyên hải Đông Nam Bornéo, vượt eo Macassar, Bắc tiến về phía quần đảo Phi luật Tân, nhập với hải lộ từ Nam Mỹ qua để đi về Trung Hoa.
Hôm nay, ta thử đoán tình hình quân sự và đăc biệt tham vọng hải quân của Trung Hoa Công sản. Vì những lý do nói trên, vì tham vọng chiến lược cũng do sự sanh tồn của Tàu có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế chánh trị nói tóm lại Sanh tồn và Độc lập của đất nước và Dân tộc Việt Nam.
Nhắc lại tý lịch sử cận đại, năm xưa, năm 2006, Chủ tịch Hu Jintao của Tàu tuyên bố Phải Mở cửa Chung sống Hòa bình và Hài hòa với Thế giới. Để được như vậy Trung Cộng phải chuẩn bị tư tưởng để kiểm soát những hải lộ, và những điểm tựa ngoài khơi, cố gắng nghiên cứu và điều nghiên qua lịch sử những chiến lược phát triển lực lượng các Hải quân các quốc gia đã từng làm bá chủ trên những vùng biển quốc tế: từ Bồ Đào Nha qua đến Tây Ba Nha, Hòa Lan, Pháp, Anh, Đức ,Nhựt bổn, Nga hay Mỹ.
Năm 2007, với một cố gắng ngoại giao chưa từng có, những chiến hạm Trung Hoa Cộng sản được gởi đi long trọng thăm viếng các hải cảng Pháp, Úc châu, Nhựt bổn, Nga, Singapore, Tây Ba Nha và Mỹ, và cũng đồng thời tham gia những cuộc tập trận quốc tế chống hải tặc. Vì vậy chúng ta cũng nên xét lại tham vọng nhu quyền (soft power) ấy khi chúng ta nhìn rõ vị trí địa lý chiến lược của Trung Hoa và hai quyền lợi chánh trị hàng đầu của anh Tàu:
-Thứ nhứt là những đòi hỏi chủ quyền về mặt địa lý đối với Đảo Đài loan và với vùng Hải phận nới rộng mà Trung Hoa đơn phương gọi là Vùng Kinh tế độc quyền (Exclusive Economic Zone) của mình. Vùng ấy được định nghĩa theo nhu cầu thỏa mản đi lại ra vào xâm nhập Thái bình Dương và sử dụng những hải lộ của vùng biển Đông Nam Á vào phía Nam bán đảo Đông Dương.
-Thứ hai là là phải bảo đảm những hải lộ cần thiết để tiếp vận nguyên nhiên liệu cho một quốc gia đứng hàng số 2 thế giới vế nhập cảng dầu hỏa.
Năm 2007, quyền lợi chánh trị thứ nhứt được đặt làm trọng điểm: cùng với mười ba nước láng giềng (A phú Hản, Bhoutan, Bắc Hàn, Kharzakstan, Kirghizstan, Lào, Miến Điện, Mông Cổ, Népal, Nga, Pakistan, Tadjikistan, ViệtNam). Beijing đã thỏa thuận ký kết giải đáp xong tất cả những hố sơ về những đường biên giới trên bộ. Chỉ còn một hồ sơ đang còn gay cấn, là với Ấn độ thôi.
Trái lại những khó khăn và những vùng đầy gay cấn sẽ là những vùng biển:
“14 500 cây số biền giới trên biển sẽ là những vùng tranh chấp sâu đậm và khó giải quyết”
( Loïc Frouart, thuộc Phòng Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Quốc phòng Pháp – La Revue de défense nationale et de sécurité collective – Paris, mai 2007, trang 31)
“14 500 cây số biền giới trên biển sẽ là những vùng tranh chấp sâu đậm và khó giải quyết”
( Loïc Frouart, thuộc Phòng Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Quốc phòng Pháp – La Revue de défense nationale et de sécurité collective – Paris, mai 2007, trang 31)
Tóm lại, Trung Hoa Cộng sản đã tuyên bố chủ quyền toàn thể cho tất cả trên 4 triệu cây số vuông lãnh hải (đường chín đoạn, lưỡi bò)
Dỉ nhiên, nhà cầm quyền tại Beijing cũng tuyên bố bằng mọi giá kể cả “quân sự nếu cần”, phải :
. Giành lại chủ quyền Đảo Đài loan về cho Trung Quốc. Mặc dù ngày nay, chánh quyền Đài Bắc đã về tay của Ma Ying-jeou và Quốc Dân Đảng đã ít nhiều gì hâm nóng lại tình hữu nghị giữa hai bờ bể, Beijing vẫn giữ những lời tuyên bố ấy. Trung quốc ngày nay, với hy vọng cũng cố Hải quân của mình (850, 000 tấn) song song với cái thế đang đi xuống của Hải quân Huê kỳ (ít nhứt về mạch trọng tải -tuy nhiên vẫn số 1 thế giới với 2, 900, 000 tấn) nghĩ rằng có thể, dùng đó làm một đòn tâm lý chiến, buộc Đảo Đài loan trở về phần đất của quê hương mình.
Cuộc tình Đài loan/ Trung Quốc là một cuộc tình vừa hù doạ vừa tán tỉnh. Một mặt dùng giàn hỏa tiển trực chỉ Đài loan để hù dọa – nhưng vẫn vì ngán thái độ của Huê kỳ, vừa là tấm bình phong, cũng vừa cản không cho phép Đài loan “tuyên bố” Độc lập. Một mặt, vẫn tiếp tục cuộc giao du kinh tế và kỹ nghệ chặt chẻ với hy vọng ngày trở về của Đài loan dưới hình ảnh một cuộc tình duyên kiểu Beijing/Hong Kong.
Dù sao Đài loan cũng chỉ là chuyện giữa Tàu và Chệt.
Tranh chấp với Nhựt bổn về Đảo Diaoyu, tên Nhựt bổn là Đảo Senkaku, nằm cạnh Đảo Okinawa, một căn cứ Mỹ. Tokyo đã từng tuyên bố là vùng Kinh tế Độc quyền của mình chạy trên 450 cây số về phía Tây quần đảo nói trên, Bắc kinh phản biện bảo rằng đó hải phận của mình vì là nằm trên thềm lục địa của Trung quốc. Tranh chấp thật sự là một mỏ khí đốt chứa khoảng 200 tỷ m3.
. Tranh chấp với Đài loan, với Việt Nam, với Phi luật Tân, với Mã lai Á, với Brunei, với Indonésia các đảo thuộc Quấn đảo Trường Sa (Spratleys) tên Tàu là Nam Sa (Nansha) và Quần đảo Pratas (Đông Sa). Tàu cũng tranh chấp với Việt Nam và Đài loan về Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) tên Tàu là Tây Sa (Xisha).
Ngoài những tranh chấp trên những quần đảo, Trung quốc cũng kiếm chuyện với Nhựt bổn và Việt Nam về những ranh giới lãnh hải. Những chia chác quyển lợi đánh cá cũng là những vấn đề kiện tụng tranh cải giữa các quốc gia trong vùng Nam Hàn, Nhựt bổn, Việt Nam, Phi luật Tân.
Thiên hạ vẫn không quên những tham vọng hiếu chiến cuả Trung quốc: ngay những ngày đầu những năm 1950, Trung Hoa Cộng sản đã cưởng chiếm lại tất cả những đảo con giữa eo biển Lục địa và Đài loan của quân đội quốc gia Tuởng giới Thạch. Năm 1974, thừa lúc Việt nam Cộng hòa, Nam Việt nam đang bị khó khăn, cưởng chiếm quần đảo Hoàng sa, năm 1988, cưởng chiếm nhóm đảo Fiery Cross của Việt Nam ( cùng đồng chí Cộng sản với Tàu) thuộc Quần đảo Trường Sa.
Vì những dữ kiện kể trên, các quốc gia vùng Đông Nam Á theo dõi rất kỹ những hành động biểu dương lực lượng của Hải quân Tàu, để nắm rõ tham vọng bành trướng và bá quyền của Bắc kinh !
Nhưng thật sự mà nói, ngoài những tham vọng về xâm chiếm những vùng có các mỏ dầu, khí đốt, hay những khu vực đánh cá, tham vọng thật sự của Tàu là phải làm sao :
Ra Khơi, nghĩa là ra đến Thái Bình Dương.
Hết kỳ 1/ Tuần sau tiếp.
Hồi Nhơn Sơn, Vào Thu 2014
Hồi Nhơn Sơn, Vào Thu 2014
Phan Văn Song
Ghi chú:
1/ Tám quốc gia có Hải quân hùng hậu:
- Huê kỳ : 2, 900, 000 tấn.
- Nga : 1, 100, 000 tấn
- Trung Hoa : 850, 000 tấn
- HG Anh : 470, 000 tấn
- Nhựt bổn : 432, 000 tấn
- Pháp : 307, 000 tấn
- Ấn độ : 240, 000 tấn
- Ý đại lợi : 143, 000 tấn
(Bernard Ptrézelin: Flottes de Combat 2008 Éditions maritimes et d'outre mer, Rennes 2008)
- Huê kỳ : 2, 900, 000 tấn.
- Nga : 1, 100, 000 tấn
- Trung Hoa : 850, 000 tấn
- HG Anh : 470, 000 tấn
- Nhựt bổn : 432, 000 tấn
- Pháp : 307, 000 tấn
- Ấn độ : 240, 000 tấn
- Ý đại lợi : 143, 000 tấn
(Bernard Ptrézelin: Flottes de Combat 2008 Éditions maritimes et d'outre mer, Rennes 2008)
2/ Eo Sonde ranh giới chia Đảo Java và Sumatra (Nam Dương Quần Đảo). Eo Gaspar ranh giới chia Đảo Bangka và Đảo Belitung. Tất cả 4 đảo nầy đều thuộc Indonésia.
3/ Sittwe nằm ở bờ Tây Miến Điện bên bờ Ấn độ Dương.
Kunming (Côn Minh) là một cảng trên sông tỉnh Sechuan (Tứ Xuyên ) Nam Trung quốc.
Kunming (Côn Minh) là một cảng trên sông tỉnh Sechuan (Tứ Xuyên ) Nam Trung quốc.
Posted by sontrung at 12:08 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
SƠN TRUNG * CỘNG SẢN PHẢN DÂN HẠI NƯỚC
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
SƠN TRUNG * CỘNG SẢN PHẢN DÂN HẠI NƯỚC
CỘNG SẢN PHẢN DÂN HẠI NƯỚC
SƠN TRUNG
Từ khởi đầu, cộng sản là một tổ chức phản dân hại nuớc, chỉ vì họ khéo lừa dối, che đậy nên it ai biết rõ bản chất chủ nghĩa cộng sản. Ngay cả những con người giỏi giang, thông minh, tài ba tầm cỡ quốc tế như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Jean Paul Sartre, Albert Camus, Bertrand Russell. .. cũng sai lầm mà đi theo cộng sản.. .
I. CỘNG SẢN KHÔNG PHỤC VỤ VÔ SẢN
Trước khi Lenin xuất hiện, người Nga đã theo chủ nghĩa Marx. Lúc bấy giờ, các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, nông dân, công nhân đều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Voltaire, Montesquieu và Marx mà tập hợp thành tổ chức cách mạng chống Nga hoàng. Đại hội đầu tiên bí mật họp tại Minks năm 1898, thành lập đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga (The Russian Social Democratic Labor party), gồm đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Russian Social-Democratic Workers' Party ), và đảng Dân chủ Xã hội Nga ( the Russian Social-Democratic Party) , lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở.Thực ra trước đó, Tổ hợp Giải phóng Lao Động (Group for the Emancipation of Labour ) ra đời năm 1883 cũng theo chủ nghĩa Marx.Đại hội Lao động Xã hội Dân chủ Nga họp lần đầu năm 1901 tại Minks, đại hội hai tại họp tại Bỉ nhưng bị nhà cầm quyền Bỉ đuổi nên chuyển qua Luân Đôn năm 1903.
Trong phong trào cộng sản Nga, Georgi Valentinovich Plekhanov (1857- 1918), Julius Martov hay L. Martov (1873 – 1923), và Alexander Fyodorovich Kerensky ( 1881 – 1970) là những người đi tiên phong. Lúc bấy giờ trong đại hội 1903, Vladimir Lenin và Julius Martov tranh cãi, đưa đến việc chia ra hai nhóm ,một nhóm do Lenin cầm đầu, còn nhóm kia do Plekhanov và Martov lãnh đạo . Theo phe Lenin chiếm thiểu số trong đại hội 2 , và thường là chiếm thiểu số trong các hội nghị đảng và nghị trường thế mà Lenin vỗ ngực xưng là phe đa số (Bolshevish) và gọi đối thủ là phe thiểu số (Menshevish) và ra tay tàn sát phe Martov. Như vậy là cộng sản giết cộng sản, cộng sản giết giai cấp vô sản chứ không phục vụ vô sản.
Hơn nữa, khi Lenin, Stalin lên nắm quyền đã nuôi tham vọng bá chủ hoàn cầu, quyết vượt qua Mỹ và đánh bại Mỹ, nên đã bắt dân lao động khổ sai trong các công trường, nông trường. Kết quả tại Nga và Trung quốc mỗi nước có hàng chục triệu người đã chết vì đói rét và bệnh tật. Như vậy, cộng sản coi nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nông là nô lệ cho tham vọng của đế quốc cộng sản chứ không phục vụ quyền lợi vô sản.
Sau khi cộng sản nắm quyền, nhất là tại Trung Quốc , Việt Nam, cộng sản trở thành giai cấp thống trị, thành giai cấp mới, thành tư sản đỏ. Nay tại Trung Quốc, trong Quốc hội đa số là tư sản đỏ, gốc con ông cháu cha cộng sản chứ không có công nhân, nông dân.Tại Việt Nam cũng vậy, hiện này có hàng ngàn tư sản đỏ, với tài sản vài trăm triệu đô cho đến hàng tỷ đô la Mỹ. Từ trước cho đến nay, cộng sản thường kết tội quân chủ và tư bản bóc lột, nhưng quân chủ và tư sản vẫn tỏ ra ưu ái với vô sản , vẫn thực thi giáo dục phổ thông, dân nghèo không phải đóng học phí và viện phí ngoại trừ cấp đại học, trong khi đó cộng sản bắt dân đóng hàng trăm, hàng ngàn thuế má và lệ phí khác.
II. CỘNG SẢN PHẢN QUỐC
Sau khi Hồ Chí Minh làm đơn xin học trường Thuộc Địa mà không được chấp nhận, ông bèn chạy sang hàng ngũ cộng sản Pháp rồi len lỏi vào hàng ngũ đệ tam quốc tế cộng sản. Thế là từ đó, Hồ Chí Minh trở thành tay sai của Stalin và Mao Trạch Đông, và đảng cộng sản Việt nam và nước Việt nam trở thành phiên thuộc của cộng sản quốc tế. Mọi việc, Hồ chí Minh đều phải thỉnh thị ý kiến và báo cáo cho Trung cộng và Nga. Trung cộng đã đưa một người Hoa tên là Hồ Tập Chương vào thay chân Nguyễn Tất Thành với danh hiệu Hồ Chí Minh để dễ dàng xâm chiếm Việt Nam, và biến Việt nam thành đạo quân lê dương trong công cuộc xâm chiếm châu Á và thế giới. . Ngoài Hồ Chí Minh còn có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười .. . toàn là một lũ bán nước, đem Việt Nam độc lập, tự do thành một châu quận của Trung Quốc. Như vậy, những ai ca tụng Hồ Chí Minh yêu nước hãy sám hối ngàn vạn lần !
III. CỘNG SẢN PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC
Marx vỗ ngực cho rằng chủ nghĩa cộng sản phục vụ đa số, còn các chính thể khác chỉ phục vụ thiểu số. Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết: "Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước tới nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số.
The proletariat, the lowest stratum of our present society, cannot stir, cannot raise itself up, without the whole superincumbent strata of official society being sprung into the air."
The proletariat, the lowest stratum of our present society, cannot stir, cannot raise itself up, without the whole superincumbent strata of official society being sprung into the air."
Đó là những lời huyênh hoang, vô nghĩa. Đầu thế kỳ XIX đến thế kỷ XX ngoại trừ Anh quốc có một nền khoa học tiến bộ, một nền công thương nghiệp phát triển, còn các nước đa số còn lạc hậu, một số nước thì mới bắt đầu xây dựng công thương nghiệp hiện đại. Nga, Trung Quốc, Việt Nam còn là những nước nông nghiệp lạc hậu. Theo tài liệu của Đào Duy Anh và Nguyễn Thế Anh, công nhân Việt Nam trước 1945 chỉ có khoảng 200,000 kể cả trẻ con, nghĩa là chỉ chiếm khoảng 1% dân số 20 triệu. Nếu theo định nghĩa chặt chẽ và rõ ràng của Engels, công nhân hay vô sản là những người thợ giỏi tay nghề, làm việc tại các hãng xưởng hiện đại của tư bản thì con số đó phải dưới 1%.
Những người như phụ bếp Nguyễn Tất Thành, thợ sơn Võ Chí Công, thơ hoạn heo Đỗ Mười, lưu manh Trần Quốc Hoàn ... thì không phải là công nhân, là vô sản. Hạ đẳng xã hội là giai cấp công nhân chưa đến 1% thì thượng đẳng xã hội là tư bản cũng chưa đến 1%. Còn lại 98% là giai cấp trung lưu, là lớp người mà Marx cho là thành thành phần lưng chừng. Trong quan điểm cộng sản, cộng sản còn bị giết thì giai cấp lưng chừng chính là bọn phản động, là kẻ thù của nhân dân sẽ bị giết hoặc giam cầm...Khi 98% nhân dân là kẻ thù thì cộng sản phục vụ ai và ai là đa số được cộng sản phục vụ? Ngày nay, cộng sản cướp nhà cửa, ruộng đất nhân dân thì rõ ràng là cộng sản hại dân, hại nước.
Từ trước, cộng sản đã là một tổ chức phản dân hại nước mang tầm vóc quốc tế. Ban đầu, cộng sản mị dân, họ ra sức đề cao dân chủ, tự do. Nào là Nhật báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân... nhưng ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước!
Lenin khoác lác tuyên bố " Cộng sản có tự do hàng triệu lần tư bản" . Câu này đã trở thành trò cười nhưng Nguyễn thị Doan vẫn chứng tỏ là tài năng một con vẹt, một tay ninh hót không ngượng miệng và gian dối thành thần! Có như vậy thì thị mới được nhập bọn với NguyễnPhú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài cộng sản đại bịp! Dù tư bản, thực dân có xảo quyệt, vẫn cho tư nhân ra báo, vẫn có bầu cử, ứng cử, và quốc hội có tiếng nói của nhân dân. Trái lại, cộng sản cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Chủ trương " đảng cử dân bầu" của cộng sản là một trò lưu manh. Các nước chủ trương " tam quyền phân lập ", còn cộng sản với đường lối " đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tập thể " cũng chỉ là một chính sách dối trá, vì cộng sản nắm tất cả. Cộng sản là đảng, cộng sản cũng nắm chính quyền và các viên chức đảng và chính phủ cộng sản đều nằm trong quốc hội. Có những tư nhân, tôn giáo và ngay cả đảng viên cộng sản cũng chỉ là bù nhìn, phải phục tòng tuyệt đối tổng bí thư dù y bán nước, tham nhũng, tàn ác.
Tổ chức đảng song song với chính phủ là một tổ chức thừa thải và vô ich, là những con ký sinh trùng của một thân thể bệnh hoạn. Các nước đều có đảng phái hoạt động dân chủ nhưng không nắm toàn bộ sinh hoạt và quyền lợi kinh tế, chính trị, quân sự... của quốc gia, và không tàn bạo, tham ô như cộng sản. Đó là một lũ " ăn hại đái nát "một đảng cướp, trong gần một thế kỷ đã hút máu tủy nhân dân ta. Phải loại bỏ nó càng sớm càng tốt..
Cộng sản cướp đoạt quyền tự do dân chủ của nhân dân trong chủ trương vô sản chuyên chính của Marx. Dân chúng không có có quyền tham gia ứng cử, bầu cử và phát biểu về việc nước. Ai nói trái ý cộng sản thì bị giết , bị tù đày. Các nưóc có đại biểu trong quốc hội, có quyền chất vấn chính phủ, phê bình đường lối, chính sách của chính phủ, còn trong chế độ độc tài, cộng sản hoàn toàn hành động phi dân chủ và phi pháp. Chúng che giấu mọi việc, chúng dối trá mọi điều. Người quốc gia đã biết rõ cộng sản, người dân trong chế độ cộng sản cũng biết cộng sản nhưng chưa đến lúc nói ra. Nay thì toàn dân, toàn đảng đã nghe tin Hồ Tập Chương, công ước Phạm Văn Đồng và mật ước Thành Đô. Và toàn thể nhân dân đều đòi hỏi chính miệng bọn cộng sản Hà nội phải nói lên sự thật.
Trên Dân Làm Báo, nhiều chiến sĩ như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Quốc Việt, Linh mục Phan Văn Lợi, Huế,Annie Thanh, Kevin Nguyễn , Huỳnh Anh Tú FB , Vodanhkhach, Trịnh Bá Phương,Nguyễn Quốc Giang,Nguyễn Hữu Tình - Đà Nẵng,An Nguyen FB,Lê Anh Hùng,,Xuan Mai Huỳnh Thi FB, Nguyễn Đình Hà, Trịnh Kim Tiến ,Song Chi FB, v.v. . đã nói lên quyền được biết của nhân dân . Và các mạng đã thông tin cho đại chúng biết những kiến nghị của các đảng viên già đòi hỏi đảng phải trà lời trước nhân dân về công hàm Phạm Văn Đồng, về mật ước Thành Đô và âm mưu Trung Cộng trong quỷ kế thay long tráo phượng Hồ Tập Chương.
Đó là những đòi hỏi chính đáng. Đó là bước khởi đầu thực thi dân chủ , để tiến tới việc xóa bỏ cộng sản độc tài, thành lập một quốc gia Việt nam độc lập, tự do, dân chủ.
Posted by sontrung at 12:07 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Posted by vanhoa at 11:04 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0328
Cuối tháng 5 năm 1953, để thực hiện công cuộc CCRĐ, chính phủ đã “thí nghiệm” ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên [1].
Chủ hiệu buôn là một người phụ nữ góa chồng Nguyễn Thị Năm. Bà Năm sinh năm 1906 trở nên giàu có nổi tiếng ở đất Hải Phòng, Hà nội. Sớm giác ngộ cách mạng, bà tham gia mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng. Nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện…
Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng.
Người dự cuộc đấu tố đó, nhà sử học Trần Huy Liệu[9] , toàn bộ phần này được trích từ nhật ký của ông.
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa!
Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật.
Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra.
Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”.
Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”.
Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?”
Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được.
Mùa Đông 1986, ông Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức TW cử thư kí riêng của mình là ông Lưu Văn Lợi tìm đến số nhà 117 Hàng Bạc. Tại đó, trong căn nhà 20 mét vuông, con cái bà Cát Hanh Long, 6 nhân khẩu chen chúc. Sau những bàn bạc với ông Trường Chinh để đi đến một quyết định quan trọng.
Ngày 22 tháng 7 năm 2012, nhà sử học Dương Trung Quốc vào cuộc bằng bài báo “Viết nhân ngày thương binh liệt sĩ”. Cuối bài báo, nhà sử học đề nghị vinh danh bà Năm là “liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử”.
Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Văn Bính, tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ ngày 18-5-1953
- Nhưng con thấy bà con ta ở quê cực hiền lành, tối lửa tắt đèn có nhau, giàu nghèo cũng chẳng so đo gì nhiều lắm. Mà mối liên hệ họ hàng thân thích đều đan xen hết cả. Sao có thể đấu tố giết hại nhau ghê thế?
- Vậy con nghĩ thế nào về bọn lính áo đen Pôn Pốt khi chúng nó cầm cuốc đập đầu hàng triệu đồng bào của chúng? Chúng có phải sinh ra đã là ác thú đâu.
- Thú thực là con không thể hiểu được. Có lẽ nó liên quan đến cái mớ kiến thức “Chủ nghĩa xã hội khoa học” ở trường con, toàn những “quy luật” vớ vẩn!
- Cũng một nguồn mà ra, nhưng hồi đó người ta chưa cần phải thuyết giáo dài dòng. Đầu tiên trung ương mở lớp huấn luyện cấp tốc cho các đội cải cách, rồi đưa họ về “ba cùng” với bần cố nông, huấn luyện rồi phong làm “cốt cán” cho những người được chọn. Trong đó có cả những kẻ lưu manh. Những con người tội nghiệp này từ hạng “Chí Phèo” bỗng chốc một bước lên “cán bộ”. Được nhồi sọ về “Cách mạng Vô sản” và “Chiến tranh giai cấp” bằng ngôn ngữ và cách suy diễn bình dân. Được “mở mắt để thấy những điều “bất công” trong các mối quan hệ mà xưa nay họ vẫn cho là bình thường. Lúc này, những mối thâm tình làng xóm cũ chẳng còn là gì so với “mối thù giai cấp” to như trái núi. Sự giàu có tự nhiên trở thành tội ác. Bất cứ ai, kể cả cha mẹ họ hàng thân thích cũng đều có thể là “kẻ thù giai cấp” cần phải tiêu diệt để bước vào xã hội mới. Họ sẵn sàng làm tất cả những gì được chỉ bảo. Càng hung ác, họ càng “hoàn thành nhiệm vụ” trên giao, càng được khen thưởng và càng hăng máu lên. Đấu tố, tuyên án và giết chóc ngày càng khủng khiếp. Một xã chỉ hơn 300 nóc nhà như xã ta mà có đến 17 người bị xử bắn. Tang tóc đau thương bị đè nén trong cơn điên “đào tận gốc, trốc tận rễ địa chủ cường hào”. Nghĩ lại, không ai ở làng ta đáng chết cả. Đến “đại địa chủ” như ông Đinh Cẩn, cũng do nếp nhà chăm chỉ, tích cóp hàng mấy đời mà có. Ông lại nổi tiếng thương người, đối xử tốt đặc biệt với kẻ ăn người làm. Thế mà khi đấu tố, một bầy mấy chục bần cố nông nhao nhao hò hét chửi bới, kể tội đủ điều, ném đủ thứ vào ông ấy. Thậm chí có kẻ từng ban đêm trộm gà nhà ông ấy bị chó đuổi, nay vừa khóc vừa hét: “mày xuỵt chó rượt tao, cắn tao rách tơi tả, sao mày ác thế!!!”. Kiểu tuyên truyền kích động nó biến những kẻ ngu muội trở nên điên khùng, cộng thêm tâm lý bầy đàn hùa nhau, họ sẵn sàng giết cả ân nhân của mình, nhân danh những khái niệm to lớn mà đến chết chưa chắc họ hiểu được.
- Giàu có như nhà Đặng Oánh, Đinh Cẩn đã đành. Ông nội con chỉ có vài con lợn, một con trâu sao bị quy địa chủ, bị giam đánh cả tháng trời, đến nỗi bà nội lo phát bệnh mà chết?
- Họ có tiêu chuẩn cả rồi con ơi. Cố vấn Trung Quốc đi tới tận từng đội, hướng dẫn từng đường đi nước bước. Họ phán thôn này có bao nhiêu phần trăm địa chủ là phải moi ra đủ chừng ấy, chưa đủ thì đôn lên cho đủ, gọi là “kích thành phần” đấy. Xã ta có ông Đinh Cẩn giàu nhất, thì cũng chỉ sáu mẫu ruộng với dăm con trâu. Những nhà khác như ông nội con thì nhiều, cũng coi là xã giàu. Lập tức họ đòi quy cho bằng được 7% địa chủ. Ông nội con thoát chết có lẽ vì đã từng vào Liên Việt, hoặc do ông trẻ của con lúc đó làm “Cốt cán” thôi.
- Một đời ba theo Đảng, lại là giáo sư Triết học, bây giờ ba dự đoán cái chế độ này sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu?
Ba tôi im lặng nhắm mắt, khe khẽ lắc mái đầu đốm bạc.
Đó mới là những năm 90, khi hệ thống Liên Xô bắt đầu sụp đổ cùng với giấc mơ Xã hội chủ nghĩa. Và “Trí tuệ vĩ đại” nhà ta đã vội vàng sang Thành Đô để tìm một vòng tay mới.
Cho đến lúc qua đời, những gì ba tôi nói về thời cuộc chỉ xoay quanh lập luận “vận số dân tộc nó phải vậy thôi…”. Cái lập luận chua xót và miễn cưỡng như danh phận cuộc đời ông. Tất cả nỗ lực, gian khổ, máu xương, vinh quang, lợi lộc…của ông đều đã an bài theo chế độ, gắn chặt với nó. Dẫu nó có là Thiên đường Mù như tác phẩm của nữ văn sỹ Dương Thu Hương, cũng xong một kiếp người.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Theo VNTB
http://bolapquechoa.blogspot.ca/
- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
Trần Đình Trường (1932 [1] - 6 tháng 5 năm 2012 [2]) là một doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ. Ông là chủ nhân một số khách sạn tại New York và được báo chí Việt Nam coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim[3][4]. Theo tờ The New York Times, ông có tài sản khoảng 100 triệu USD khi qua đời.[5]
Sự nghiệp tại Việt Nam Trần Đinh Trường sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh [1], sau di cư vào Nam.
Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân hãng Vishipco Line với đoàn tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.[6]
PHẦN CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ TRIỆU PHÚ GỐC VIỆT
Cát bụi rồi
cũng
trở về với cát bụi mà thôi.
Ông Trần Đình Trường, công dân Mỹ gốc Việt, chủ nhân khách sạn Carter, ngay Quảng trường thời Đại (Times Square) nổi tiếng của Nữu Ước. Ông Trường từng nhiều lần được nêu danh là mạnh thường quân trong sinh hoạt cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua những lần có các cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc quy tụ đông đảo người Việt trên toàn nước Mỹ kéo về; cũng như nhân các cuộc diễn hành văn hóa hàng năm tại thành phố này.
Ông Trường qua đời năm 2012 vì bệnh tim, để lại một gia tài hàng trăm triệu Mỹ kim nhưng không có di chúc, dẫn đến vụ kiện tụng tranh chấp tài sải giữa nhiều người đàn bà cùng khai là vợ ông cùng với một đàn con cháu. Hồ sơ vụ kiện này hứa hẹn còn dài, và câu chuyện vừa
được nhật báo New York Times tóm lược qua bài phóng sự điều tra của ký giả John Leland, nguyên văn “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy” đăng hôm 24/7/2014 vừa qua.
Cuộc đời của Trần Đình Trường có thể nói là bình lặng, nếu loại bỏ không kể đến những chuyện: ông đã từng ở tù Cộng sản 2 năm, bơi vượt sông vào Nam tìm tự do, tự tay gây dựng cơ nghiệp kếch sùtrong thời kỳ chiến tranh, di tản sang Mỹ với một va li đầy giấy bạc Mỹ kim và một va li đầy vàng, dựng lại cơ nghiệp với 4 người vợ không hôn thú và đàn con bằng 1 khách sạn toàn là phòng-1-giường ngủ ở khu phía Tây Nữu Ước, là đối tượng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ là chủ nhân 1 khách sạn lớn nhất từng bị tịch thu vì tệ nạn ma túy, là cá nhân hiến tặng luôn một lúc 2 triệu Mỹ kim cho Hội Hồng Thập Tự Mỹ trong cuộc lạc quyên Quỹ cứu trợ Thiên tai sau vụ khủng bố tấn công Cao ốc đôi Trung tâm Mậu dịch Thế giới ngày 11 tháng 9.
Khi qua đời năm 2012, ông Trường để lại một tài sản trị giá khoảng 100 triệu USD, cùng ít nhất 16 người con đã có với năm phụ nữ, trong đó một người tự nhận là vợ chính của ông, mà hoàn toàn không để lại lời trối trăng hay di chúc nào. Nay đã ở bên kia thế giới, ông Trường lại là đối tượng mổ xẻ, nghiên cứu vì là trung tâm của một lô những lời khai mập mờ, nhất là trong cuộc tranh đấu quyết liệt của những người đang giành giật để được kế thừa khoản tiền của ông - như một thành viên trong gia đình ông mô tả "ai cũng là bậc thầy trong chuyện dối lừa và vô cùng xảo quyệt khi cố bán cái gọi là sự thật của họ."
Hồi tháng Năm vừa qua, một thẩm phán của Tòa Gia Đình phán quyết rằng, chuyện một trong những phụ nữ có liên hệ với ông Trường từng khai trong hồ sơ thuế của bà ta là độc thân không ảnh hưởng gì đến chuyện bà ta khai đã kết hôn với ông, và vì vậy có quyền hưởng một nửa tài sản ông ta để lại. Phán quyết này đã mở đường dẫn đến một cuộc chiến trước Tòa liên quan đến 30 hoặc nhiều hơn nữa, những người nhận là thừa kế và chắc chắn phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Tất cả những người liên quan đến vụ tranh chấp tài sản này, hoặc qua luật sư hoặc trực tiếp, đều từ chối lời yêu cầu phỏng vấn cho bài phóng sự này, nhưng họ đều đã kể chuyện của mình trong một núi tài liệu nộp trước tòa. Duy nhất một điều không khác biệt trong quan điểm của tất cả mọi người dự phần trong cuộc tranh chấp này là “kẻ khác đang nói dối.”
Chi tiết mà mọi người đồng thuận là ông Trần Đình Trường sinh ngày 05/1/1932 trong một gia đình Công giáo ở Hà Tĩnh, Bắc phần Việt Nam. Chỉ thế thôi, còn các sự kiện sau đó đầy dẫy những chuyện mù mờ khó chứng minh rành rọt. Năm 1950, ông Trường gặp một phụ nữ tên là Thị
Ngũ. Hai người lấy nhau qua một hôn lễ ở nhà thờ và cuối cùng đã có bốn người con với bà này. Thế nhưng hai người không có hôn thú, mà theo các thành viên trong gia đình là “chuyện bình thường trong thời kỳ loạn lạc chiến tranh Việt Nam, giấy tờ nào cũng có thể bị mất”.
Sau khi có hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, ông Trường và cha bị nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc bắt giam. Sau hai năm tù ông được thả nhưng người cha chết trong tù. Sau khi được thả, ông Trường đã liều mình bơi vượt sông Bến Hải vào Nam, với hai bàn tay trắng chỉ có “vài chiếc quần đùi”. Từ đó ông không gặp lại bà Ngữ cho đến hơn 40 năm sau.
Ở miền Nam ông Trường sống không phải với một phụ nữ khác mà “cùng lúc nhiều người đàn bà” như lời khai của 1 người trong cuộc là bà Nguyễn Thị Hưng, nộp trước Tòa sau khi ông qua đời. Bà Hưng khai “thời đó, chuyện 1 người đàn ông có quan hệ với nhiều phụ nữ không phải là vợ, là chuyện hết sức bình thường”. Suốt thời gian này ông Trường luân phiên sống với tất cả những người phụ nữ có quan hệ với mình cùng với con cái những bà này. Marc Bogatin, từng là luật sư đại diện cho ông Trường, bây giờ đại diện cho một trong những con gái của ông nhận xét rằng “Ông ấy cố gắng làm người cha cho tất cả các con của mình, và đối với một người có rất nhiều con thì người như ông Trường thật là người cha tận tâm.”
Năm 1959, ông Trường gặp cô thiếu nữ mới 16 tuổi tên là Nguyễn Sang khi cô này chiếm vương miện Hoa hậu trong cuộc thi do tờ báo Phụ Nữ Ngày Mai tổ chức. Theo các lời khai của bà Sang thì hai người lấy nhau ngày 1/1/1960 qua một hôn lễ dân sự và hai người sống chung từ đó cho tới khi ông ta qua đời. Bà Sang khai hôn lễ chỉ có các viên chức lục sự chứ không có khách khứa nào và có 3 con với ông Trường khi ở Việt Nam, sau đó có thêm con thứ tư sinh ở New York.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0328
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT * SƠN TRUNG * XE BÌNH BỊCH* SAIGON-HÀNỘI*CCRĐ
NGUYỄN HOA LƯ * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
11-09-2014
Biên niên sử của một bi kịch
Nguyễn Hoa Lư/ Blog Nguyễn Hoa Lư
N.H.L. Mùa Hè năm 2009,
tôi về quê thăm cụ giáo Trần Bổng. Tôi là cháu gọi cụ bằng dượng lại
vừa là học trò thời cụ đang làm hiệu trưởng trường cấp hai của xã. Dù
còn minh mẫn, nhưng gần 90 tuổi ông cụ đã bắt đầu quên vài chuyện và
thỉnh thoảng nhắc lại những câu chuyện vừa kể trước đó.
Trong những câu chuyện không đầu không
cuối về những kỹ niệm xưa cũ, ấn tượng còn lại từ thời cải cách ruộng
đất (CCRĐ) ám ảnh đến mức nhiều lần ông cụ bật khóc, cứ lặp đi lặp lại:
“Cháu ạ, nhiều cảnh tượng trong CCRĐ là vô cùng tàn ác, mất hết cả luân
thường đạo lý. Dượng không sao quên được!”. Đã qua hơn nửa thế kỷ mà dư
âm của nó cứ dai dẳng bám vào tiềm thức của một cụ giáo làng như những
vết thương sâu trong tim, không bao giờ lành miệng, tận đến lúc cuối
đời.
Cuộc CCRĐ long trời lở đất ấy đã bắt đầu như thế nào? Đây là một số ghi chép tìm hiểu sơ sài của tôi.
1.Chuẩn bị cho CCRĐ
Cuối tháng 5 năm 1953, để thực hiện công cuộc CCRĐ, chính phủ đã “thí nghiệm” ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên [1].
Ngày 22 tháng 5 gia đình bà Nguyễn Thị Năm bị đưa ra xét xử, bà Năm bị án tử hình với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”. Cuộc hành hình đầu tiên của CCRĐ. Lúc đó bà năm vừa 47 tuổi.
Hai tháng sau vụ xử bắn bà Năm, báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác
ghê”, tác giả là C.B. Bài báo mở đầu bằng lời của “thánh hiền” dạy rằng
“Vi phú bất nhân”, rằng địa chủ ngoài việc “bóc lột nhân dân, tô cao lãi
nặng, chây lười thuế khóa” còn có “bọn địa chủ giết người không nháy mắt”.
Đại diện cho loại địa chủ này là mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa
con và mấy tên lâu la. Bài viết kết thúc trong cơn giận dữ tột cùng: “Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng/ Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”.
Vụ Cát Hanh Long còn được đưa vào sách giáo khoa với đầu đề: “Ấn cổ bọn nó xuống”.
Trong quá trình học tập ra quân cho đợt CCRĐ, trong dư luận đã có ý
tổng kết rằng cuộc hành quyết bà Năm “có ba điều sai chính sách và một
điều không hợp đạo lý truyền thống của người Việt Nam”. Ba điều sai với
chính sách là: Địa chủ kháng chiến, địa chủ kiêm công thương và địa chủ
hiến ruộng đất. Điều không hợp đạo lý, bà Năm là một phụ nữ, “bắn một
địa chủ là nữ, không cường hào gian ác sẽ trái với đạo lí thông thường
của người Việt Nam” [2].
Sau ngày sửa sai CCRĐ, trong những cán bộ cao cấp lan truyền câu
chuyện sau. Khi chuẩn bị bị bà Năm, Bác Hồ can thiệp, nói đại ý: không
nên đánh phụ nữ dù là bằng một cành hoa, huống hồ đây lại là một án tử
hình bắt đầu cho cuộc CCRĐ [3] .
Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội thông qua Dự luật Cải cách ruộng
đất. Ngày 19 tháng 12 năm 1953, chính phủ ra sắc lệnh ban bố Luật CCRD [4] . Trong bài nói trước Quốc hội, Hồ chủ tịch khẳng định: “Luật CCRĐ của chúng ta chí nhân, chí nghĩa, hợp tình, hợp lý” [5] .
Cuối tháng 5 năm 1954, đợt 1 CCRĐ được bắt đầu ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình [6] của Thái Nguyên và huyện Nông Cống, Thanh Hóa [7] .
2. Hiệu buôn Cát Hanh Long[8]
Chủ hiệu buôn là một người phụ nữ góa chồng Nguyễn Thị Năm. Bà Năm sinh năm 1906 trở nên giàu có nổi tiếng ở đất Hải Phòng, Hà nội. Sớm giác ngộ cách mạng, bà tham gia mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng. Nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện…
Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng.
Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi
của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng
lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm
đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí
của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà (với hai cái tên ghép thành hiệu của bà là Cát và
Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị
thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy – cửa ngõ Thủ
đô; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông
Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu… vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi
sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351.
Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp
lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc… Nhiều
cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của
bà.
3. Cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm qua lời kể của người trong cuộc
Người dự cuộc đấu tố đó, nhà sử học Trần Huy Liệu[9] , toàn bộ phần này được trích từ nhật ký của ông.
Số người tới dự độ một vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu
đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi
vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy
trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau,
không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá
thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa!
Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm,
Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao
quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn
giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác [10]
. Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo.
Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt
đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống(…).
Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất
là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì
Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự
thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm
lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một
giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho
ai cảm động…
Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm
bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là
chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói
nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu
tội Thị Năm ở đâu?
Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp,
Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày
xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo
này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm.
Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn
và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một
văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm
nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười
tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự
bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều
người không cảm động, mà lại phát ghét.
Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật.
Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi
đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị
Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa
nói vừa khóc.
Nhưng không ai rõ chị nói gì….
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ.
Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra.
Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày
có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế
à?”.
Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”.
Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”.
Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?”
Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được.
Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng,
lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”.
Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh
đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ
tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa
chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng
nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc
chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để
lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải
thay người khác...
4. Nỗi đau riêng và nỗi đau chung đã chấm dứt?
Mùa Đông 1986, ông Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức TW cử thư kí riêng của mình là ông Lưu Văn Lợi tìm đến số nhà 117 Hàng Bạc. Tại đó, trong căn nhà 20 mét vuông, con cái bà Cát Hanh Long, 6 nhân khẩu chen chúc. Sau những bàn bạc với ông Trường Chinh để đi đến một quyết định quan trọng.
Ngày 28 tháng 1 năm 1987, ông Lê Đức Thọ đến tận nhà bà Cát Hanh Long
tặng quà Tết. Một trong những món quà cho gia đình là tập thơ ông vừa
xuất bản, với dòng đề tặng: “Thân mến tặng Công và Hanh để đánh dấu chấm
dứt sự đau buồn kéo dài lâu năm của gia đình và cũng là của chung”.
Hơn hai tháng sau, ngày 4 tháng 4 năm 1987, ban tổ chức TW có công
văn gửi Tỉnh ủy Bắc Thái. Công văn “đề nghị sửa lại thành phần giai cấp
và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình bà
Nguyễn Thị Năm”.
Ngày 11 tháng 6 năm 1987, Chủ tịch tỉnh Bắc Thái quyết định sửa thành
phần giai cấp cho bà Năm là “Tư sản, địa chủ kháng chiến”. Công văn của
Ban tổ chức TW, theo chỉ đạo của ông Trương Chinh và Lê Đức Thọ, tỉnh
Bắc Thái chỉ thực hiện được một vế.
Ngày 10 tháng 11 năm 2001, đại tướng Võ nguyên Giáp chứng nhận: “Bà
Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước,
trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai,
chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho
rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Ngày 22 tháng 7 năm 2012, nhà sử học Dương Trung Quốc vào cuộc bằng bài báo “Viết nhân ngày thương binh liệt sĩ”. Cuối bài báo, nhà sử học đề nghị vinh danh bà Năm là “liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử”.
Ngày 7 tháng 4 năm 2014, báo An Ninh thế giới đăng bài “Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan”, tác giả Xuân Ba[11]
. Báo An ninh thế giới đăng kì một. Mặc dù cuối bài, An ninh Thế giới
hứa “còn tiếp” nhưng cái sự còn tiếp đó người đọc đành phải vào xem ở
các trang của Nguyễn Quang Lập hoặc Nguyễn Trọng Tạo[12] .
Nhà báo Xuân Ba kết thúc thiên phóng sự bằng câu “Người con trai còn
lại duy nhất của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ
vẫn tiếp tục đợi?”.
[1] Việt Nam những sự kiện, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1975.
[2] Hồi kí Đoàn Duy Thành
[3] Hồi kí Đoàn Duy Thành
[4] Việt nam những sự kiện (trang 114).
[5] Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
[6] Ba tên gọi của ba huyện quá đẹp!
[7] Việt Nam những sự kiện (trang 124).
[8] Mục này viết theo Dương Trung Quốc, viết nhân ngày Thương binh liệt sĩ, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/viet-nhan-ngay-thuong-binh-liet-si-75128.bld
[9] Trần Huy Liệu cõi người, NXB Kim Đồng, 2009 (Trang 235 – 239)
[10] Không hiểu những tội ác mà C.B. nêu ra lấy từ đâu?
Thursday, September 11, 2014
TRẦN HUY LIỆU * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
11-09-2014
Nhật ký cải cách ruộng đất
Trần Huy Liệu/ Talawas
18-5-1953
Nhưng mình không dự hội nghị, mà đi dự
cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ… Theo lối
rẽ vào xã Trung Thần, đã thấy từng tốp người từ các ngả đường kéo đến…,
trong đó có cả những bà bồng bế con thơ… đôi người đàn bà mặc quần mới.
Lũ trẻ con giành nhau chạy trước. Một thanh niên leo lên cây me vệ đường
rung cây cho quả rơi xuống để mọi người nhặt… Mình có ấn tượng như đi
xem hội ở vùng quê. Họ không nói chuyện gì về đối tượng sắp đem tranh
đấu cả.
Vào một nhà tập hợp. Những ủy viên chấp hành nông hội xã và cán
bộ đội công tác đương tíu tít về những công việc tổ chức. Ban tiếp tế
nấu từng chảo cơm, bày từng dãy mâm cơm cho những “tân khách”, ai muốn
ăn thì ghi tên vào với giá tiền 3.000 đồng một bữa. Mình mặc dầu đã mang
cơm nếp đi theo cũng ngồi vào ăn. Dọc đường đi đến trường sở ở trong
rừng, có dân quân du kích và công an xã vác súng đi lại canh gác. Từng
chòm người ngồi xúm xít dưới gốc cây hay trong một chiếc nhà trống. Một
chị phụ nữ bán xôi và bánh khúc tha hồ đắt hàng. Nhưng cho mãi đến gần
11 giờ, cuộc đấu mới bắt đầu. Vì thôn nọ phải chờ thôn kia, xóm nọ phải
chờ xóm kia. Có người đi từ sáng sớm, chưa kịp ăn cơm. Có người gần trưa
mới tới. Ban tổ chức đã không giao trách nhiệm chặt chẽ những người phụ
trách các khu vực hướng dẫn quần chúng đến cho được đúng giờ hay ít
nhất là không chậm trễ quá. Mình cố ý ngồi lẫn vào từng đám quần chúng
để nghe ngóng dư luận, nhưng không thấy gì. Một anh bạn hỏi người ngồi
bên thì y nói: “Tôi đối với ông ấy (chỉ địa chủ Tổng Bính) cũng không có
chuyện gì”. Ban tổ chức đi gọi người nào có “vấn đề” với địa chủ thì
vào trước. Một số lững thững đi vào. Có người không chịu vào trước, nói:
“Tôi có ít thôi, để nói vào cuối cùng”. Nhưng có ai biết được người tố
cuối cùng sẽ là ai? Trường sở tranh đấu tại một khu rừng thưa, gần cánh
đồng, bên một cái đình. Không có hầm hố tránh máy bay gì cả. Cũng may
trời nắng ráo. Mưa thì sẽ ra sao? Ngoài lá quốc kỳ và ảnh Hồ Chủ tịch,
những khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Đảng Lao động Việt Nam muôn
năm”, “Triệt để giảm tô, kể cả thoái tô. Thực hiện giảm tức, phát triển
sản xuất. Thực hành tiết kiệm” và một chiếc băng dài đề “Đả đảo và trừng
trị xứng đáng tên địa chủ cường hào gian ác Nguyễn Văn Bính”. Mình nhận
thấy không có một khẩu hiệu phản đế nào. Một thói quen trong lúc này là
người ta mải nhìn vào địa chủ phong kiến mà quên kẻ thù đương phải
tranh đấu bằng vũ trang là đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Trước mấy chiếc
bàn để dành cho chủ tịch đoàn và ban thư ký, một chiếc bục kê lên cho
địa chủ quỳ và đằng sau có những biển quy định chỗ ngồi: “địa chủ ngoan
cố”, “địa chủ đã thanh toán”, “phú nông nói láo”, “phú nông chưa thành
khẩn” và “những người phú nông”. Số quần chúng đến dự độ 700 trở lại. Có
cả một số bộ đội và nhân viên cơ quan ở gần. Ban điện ảnh Nha Thông tin
có đến quay phim. Theo lời căn dặn của chủ tịch đoàn, thì, khi máy quay
phim kêu sè sè, mọi người không nên nhìn vào, mà phải “căm thù địa
chủ”. Lễ khai mạc bắt đầu. Trên ghế chủ tịch đoàn là ban chấp hành nông
hội, nghĩa là bần, cố, trung nông. Có cả một phụ nữ và một thương binh.
Phát ngôn nhân của chủ tịch đoàn cũng dõng dạc mạnh bạo, không kể vô số
những sai lầm về danh từ cũng như về văn phạm. Nhưng những lời tuyên bố
đầu tiên đã lộn xộn giữa phú nông và địa chủ. Người ta không nói ngay
đến địa chủ thủ phạm, mà đã kể đến từng “tên” phú nông thuộc các loại,
do du kích áp giải “mời” đến hội trường. Chủ tịch truyền lệnh cho cử tọa
hễ thấy địa chủ vào thì hô đả đảo. Một việc làm không cần đến mệnh
lệnh. Đến lượt địa chủ vào. Hai tay bị trói quặt ra sau, nhưng vẫn phải
bò từ ngoài vào, đeo bên mình những gói quần áo. Ngoài tiếng hô đả đảo,
những người ngồi gần lối y vào cũng với tay ra đánh tát tơi bời. Không
đợi để quỳ lên bục, một người đã túm lấy tóc mà “tố”. Trận vũ bão bắt
đầu.
Mình đã đọc hồ sơ của B., biết rõ tội ác
của B. B. trước làm lý trưởng rồi phó tổng hồi Pháp thuộc. Sau Cách
mạng tháng Tám, B. làm chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến xã rồi
UBHCKC huyện. B. cũng là đảng viên cộng sản đầu tiên ở đây. Một số người
vào tố đầu tiên buộc tội B. đã làm tay sai cho Cung Đình Vận, tuần phủ
Thái Nguyên ngày trước, để lùng bắt Việt Minh và đồng chí Chu Văn Tấn.
Tuy vậy, ngoài một người ra, hầu hết
những người khác đều không đem được ra những bằng chứng cụ thể. Có người
không nói được rõ cả việc xảy ra ở đâu ngày tháng nào. Kết quả là B.
chỉ nhận sau cuộc Nhật đảo chính Pháp, có nhiều trộm cướp xảy ra, mình
làm tổng lý phải đem lính dõng và tuần phiên đi canh gác, thế thôi. Đến
lượt tố các vấn đề kinh tế. Một điểm đáng chú ý là trong khi đấu tố địa
chủ mà không nổi bật lên cái gì là chiếm đoạt ruộng đất hay tô tức.
Người ta chỉ len vào những việc phụ khác như ăn hối lộ, quỵt tiền công,
tham ô, đánh người… Có một số người mà phần nhiều là phụ nữ tố tên B.
bằng một giọng kể lể tự nhiên thì được công chúng nghe rõ ràng và thấm
thía. Một bà đau xót vì chồng bị B. đánh 3 cái ba toong và khi B. vào
nhà bà sục bắt cán bộ thời bí mật, cán bộ chạy làm vỡ một rổ bát để nhà
bà không có cái bát mà ăn. Một chị ở giơ cái chân khấp khểnh vì bị sâu
quảng để truy nguyên vì B. mà què chân. Một anh ở khác tố cáo vì B.
không cấp thẻ thuế thân trong thời Pháp thuộc nên không đi đâu được. Tuy
vậy, có bà kể lể vì bị quỵt 3 nồi thóc, đi tới kết quả là con ốm bị
chết để kết luận bằng câu: “Vậy mày có trả tao 3 nồi thóc không?”. Cũng
một bà khác có anh ở cho B. ốm chết, rồi cũng suy luận theo kiểu trên để
đi tới đòi mấy nồi thóc tiền công. Một chị chấp hành nông hội, ngồi ghế
chủ tịch đoàn là chị Bân đã tố B. cướp một con trâu với tinh thần căm
tức dào dạt, nhưng chị vừa nói vừa vỗ tay xỉa xói vào mặt B. khiến mình
có cảm tưởng như nghe cuộc cãi nhau của một mụ bán hàng chua ngoa ở chợ
Đồng Xuân.
Sưu tầm từ FB Đinh Kim Phúc |
Ngoài ra, không thiếu những điều vô lý
đến phì cười Có người tố B. đã quyên tiền của mình để đóng cho Việt Minh
trước cuộc Cách mạng tháng Tám mà không nói rõ B. đe dọa nếu không
quyên thì sẽ bị giết. Có người tố B. đã làm chết hai du kích chỉ vì B.
đã phái đi bố trí trong khi quân Pháp tiến lên Thái Nguyên năm 1947. Có
người còn tố B. đã làm thịt lợn đãi du kích mà con lợn đó là lợn nhà của
B. Một anh tự xưng là bộ đội Anh Bắc trước cuộc cách mạng trong khi tố
B. đã không quên “quảng cáo” cho B. là B. đã đốt bằng sắc của thời Pháp
thuộc. Một anh phu phà nhắc lại chuyện năm xưa đã bị B. đánh một cái tát
vì té nước vào quần B. rồi cứ sừng sộ mãi: “Mày có phải là cán bộ
không?”. Nhiều người tố giác B. đã thừa cơ ăn cắp vải, đồng hồ, súng
lục… khi quân ta đánh chiếm Thái Nguyên tháng 8-1945. Rồi sau khi nghe
B. phân trần, người ta vẫn cứ truy mãi: “Thế còn đạn mày lấy ở đâu?”.
Cuộc tranh đấu càng kéo dài, những vấn đề đem ra tố càng trở nên lung
tung, tản mạn. Một chị phụ nữ là y tá của một cơ quan cũng lăng xăng
chạy vào hỏi chiếc bút Pắc-ke bị mất năm trước khi cơ quan còn đóng ở
nhà B. Một người khác kể tội B. khi dạy học đã dùng thước đánh mình. Nói
tóm lại, người ta không còn thấy gì là tính chất giai cấp đấu tranh của
nông dân chống địa chủ nữa.
Nếu mình hôm ấy chỉ là một người xa lạ
đến dự thì sẽ không biết B. có phải là địa chủ cường hào gian ác không
và vì sao phải đem ra đấu tố? Khuyết điểm là chủ tịch đoàn, trước khi
đem tố, không giới thiệu tóm tắt những tội trạng của y rồi mọi người đem
bằng cớ ra để chứng thực. Những phần tử cốt cán đem ra tố, đã bị bồi
dưỡng theo một kiểu cách sai lệch đến lố bịch. Đại đế anh nào chạy ra
cũng đầu tiên vỗ ngực bằng một câu hỏi: “Mày có biết tao là ai không?”
và “Mày đã dựa vào thế lực nào?”, “Đéo mẹ tiên sư mày, không nhận tao
đánh bỏ mẹ bây giờ”… bằng những cử chỉ hùng hổ và quát tháo om sòm, lại
không có lý lẽ gì cũng như không đem được ra chứng cứ. Ngu ngốc đến nỗi
khi nhắc đến những việc làm thời Pháp thuộc của B, rồi hỏi: “Mày đã dựa
vào thế lực nào?”, là có ý chỉ vào thế lực đế quốc cái đó đã đành. Tới
khi hỏi những việc làm của B. bằng danh nghĩa chính quyền của ta, cũng
cứ gạn hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”. Và nếu quên hỏi câu này thì
lại có người nhắc hỏi. Đã thế, không cho “phạm nhân” được trả lời, vì
trả lời tức là “ngoan cố”. Những tiếng quát tháo: “Mày còn chối tao đánh
bỏ mẹ bây giờ” và những tiếng hò hét của công chúng ở ngoài: “Không cho
nó nói”, “Không cho nó phân trần” chỉ tỏ ra những hèn kém, yếu ớt không
tin được vào lý lẽ của mình. Sau khi chủ tịch đoàn đọc bản cáo trạng,
mình phải lấy làm ngạc nhiên là cuộc tố đã không nêu ra được tội trạng
của B. Chẳng những thế, người ta bắt tội nhân phải quỳ trên sàn gỗ tính
ra từ 11 giờ đến 4 giở rưỡi chiều. Mỗi khi tội nhân run rẩy gục xuống
thì những tiếng thét từ xung quanh lại vang lên: “Quỳ cao lên!”. Anh du
kích đứng sau lưng thỉnh thoảng lại dọi một báng súng mỗi khi thấy phạm
nhân quỳ thấp xuống, nghĩa là đặt đít vào hai gót chân. Có lúc chủ tịch
đoàn ra lệnh cho B. được ngồi xuống một tí thì người tố và quần chúng
lại bắt quỳ cao lên. Ngoài hình phạt bắt quỳ thường xuyên, người ta đã
đánh đập tội nhân rất tàn nhẫn. Mỗi người ra tố, theo thói quen và bắt
chước lẫn nhau, đều nắm tóc tội nhân để giật hỏi. Sau mấy câu hỏi không
đi đến đâu, người tố thấy mình trơ trẽn nên phải kết thúc bằng một cái
tát để xuống đài. Có người đã thoi vào mang tai tội nhân. Có người đã đá
phốc lên bụng. Trong khi ấy, chủ tịch đoàn hay một vài người ở ngoài
chỉ khuyên bằng một câu nhè nhẹ “Không cần đánh nó!” hay “Đánh nó thêm
bẩn tay!”. Trước mắt mình đã có một ấn tượng rất xấu: một anh, cứ cách
năm, mười phút lại lên nắm tóc tội nhân hay xen vào cuộc đấu tố của
người khác để hỏi một vài câu trống rỗng, rồi theo đó một cái tát. Mình
không thể thấy được ở y một căm thù giai cấp mà chỉ thấy ở y một hèn
nhát của một kẻ đánh hôi trong trận đòn hội chợ. Mình còn thấy ở y, cũng
như một số khác trong khi đánh đập tội nhân còn có ý biểu dương tinh
thần trước mặt cán bộ. Cũng hôm nay, mình còn thấy hai đứa trẻ con trong
đám quần chúng cốt cán cũng luôn chạy ra bắt địa chủ phải quỳ cao và
túm tóc đánh tát theo kiểu này. Họ hiểu lầm hai chữ “đấu lực” bằng cách
dùng nhục hình vô nhân đạo. Họ không biết sức mạnh của giai cấp không
phải đánh hôi một cách hèn nhát, có tính chất báo thù cá nhân. Hiện
tượng xấu xa này còn do ở những cán bộ của chúng ta, trong khi huấn
luyện trong lớp cũng như nói ngoài quần chúng, là: “Kỷ luật thì cấm đánh
ẩu, giết ẩu, nhưng nếu nông dân người ta căm thù quá độ mà đánh tát một
vài cái thì cũng không sao”. Câu nói này đã trở nên như một châm ngôn.
Nó gợi bảo quần chúng là có thể đánh một vài cái được, miễn là đừng đánh
chết. Rồi đó, những kẻ lưu manh đã thừa cơ đánh để trả thù hay đánh để
chơi, đánh cho thích. Mình thật không muốn thấy nhục hình khôn nạn còn
diễn ra dưới chính quyền dân chủ nhân dân này!
Hôm ấy, còn diễn ra một cảnh tượng nữa
là người trong gia đình tên B. cũng được áp giải ra hội trường. Trong đó
có một bà cụ già khọm, mẹ của B, và một đứa trẻ độ 3, 4 tháng nằm trên
bàn tay vợ của B. Chủ tịch đoàn gọi vợ B. lên khuyên chồng thú nhận tội
lỗi. Cảnh này chỉ gây cho công chúng rủ lòng thương những kẻ mặc dầu đã
sống vào bóc lột và áp bức đương bị trả thù!
Sau trận đấu, chủ tịch đọc bản cáo trạng
và cho phép B. được ngồi nghe. Đến lượt cho nói, B. phân trần là trước
kia làm tổng lý thì sự áp bức bóc lột nông dân là điều không tránh khỏi.
Nhưng sau khi giác ngộ thì B. đã thấy rõ cuộc cách mạng của ta là đánh
đổ phong kiến và đế quốc, làm cách mạng ruộng đất. Trên con đường tiến
của Liên Xô vĩ đại, B. không dại gì đi vào con đường chết. Từ sau Cách
mạng tháng Tám, B. đã tích cực phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nếu
có những việc lặt vặt xảy ra, thì nó chỉ là bột phát, không chủ ý. Nếu
nhân dân giết y thì y chịu, chớ y không chịu nhận là phản cách mạng, mưu
bắt cán bộ. B. nói có thực không, đó là một chuyện. Điều đáng ghi ở đây
là cuộc đấu hôm nay đã không đạt được mục đích yêu cầu và không làm cho
B. khuất phục. Tuy vậy B. vẫn phải ký vào bản cáo trạng kể trên.
*
Đến lượt Phùng Thái Ký, một Hoa kiều địa
chủ kiêm công thương nghiệp. Từ sáng, Phùng vẫn ngồi dưới tấm biển đề
“địa chủ ngoan cố”. Thực ra Phùng không phải mục tiêu định đem đấu hôm
nay. Nhưng chủ tịch đoàn vừa gọi ra chất vấn, Phùng nói líu tíu khó
hiểu, thì mấy nông dân Hoa kiều đã ồ lại thoi đánh túi bụi con của
Phùng. Đến đây thì trật tự bị mất hẳn. Chủ tịch đoàn bị động.
Cuộc chất vấn trở thành cuộc đấu. Những
việc đem ra tố đều thuộc về hiềm thù cá nhân, xích mích xóm giềng giữa
một số Hoa kiều, không có gì là tính chất của nông dân đấu địa chủ. Hầu
hết mọi người lại chỉ nhằm vào thằng con của Phùng, một thanh niên ngỗ
ngược. Khác với Nguyễn Văn Bính, thằng con của Phùng không thể quỳ cho
người ta đánh, mà lăn ra khóc hu hu. Cuối cùng, hai bố con Phùng cũng
phải ký vào bản cáo trạng, nhận bồi thường cho nông dân.
*
Ngoài hai địa chủ, đến lượt một số phú nông. Từ sáng, một số phú nông đã phải ngồi theo từng loại.
Khi mà cuộc đấu tố B. đến lúc quyết liệt
nhất thì chủ tịch đoàn truyền lệnh cho đem những “phú nông” chưa chịu
thanh toán ra một chỗ bắt phải nhận bồi thường cho nông dân. Mà ai cũng
thấy rõ là một hình thức uy hiếp phú nông rõ rệt, vượt quá phạm vi
“trung lập phú nông” theo sách lược của Đảng.
*
Sau cùng là những lời tuyên bố không
phải của chủ tịch đoàn, mà của anh NQC, trưởng đội công tác xã Dân Chủ.
Anh hoan hô cuộc thắng lợi của nông dân và nhắc nhở về việc củng cố nông
hội.
Nhưng cái điệu lệch của cán bộ là chỉ
nhắc đến Hồ Chủ tịch, đến Đảng, mà không nói đến chính quyền dân chủ
nhân dân. Những khẩu hiệu hô trước khi mít tinh giải tán cũng thiếu hẳn
khẩu hiệu chống đế quốc.
*
4 giờ rưỡi, mít tinh giải tán, mình ra
về trong đám quần chúng, nhưng không nhặt được một dư luận nào thêm.
Nhọc mệt. Bực bội. Một vài ấn tượng xấu trong cuộc mít tinh vẫn ám ảnh
trong đầu mình.
Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long ở hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ ngày 22-5-1953
Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi
chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng
nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che
cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng
trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ
cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch
đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ
vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con
Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả
đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều
trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một
tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần chúng cũng chấm
dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm,
vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt
nó phải cúi mặt xuống.
Rút kinh nghiệm lần trước, chủ tịch đoàn
tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập
tội nhân hay bắt quỳ, bò. Bọn mẹ con và tay sai địa chủ được ngồi trên
một cái bục dưới gốc cây. Quần chúng lần lượt vào tố, từ loại vấn đề
kinh tế đến chính trị và sau hết là chống chính sách chính phủ và nói
xấu cán bộ. Những người đấu tố hôm nay cũng có một phong độ và một nghệ
thuật khác hôm đấu Tổng Bính. Những tiếng hò hét “Mày có biết tao là ai
không?”, “Mày dựa vào thế lực nào?” kèm theo cái tát để xuống đài không
còn nữa. Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều
nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể
vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng
sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị
Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với
một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm
cho ai cảm động.
Còn anh Cò, một người thiểu số đã bị
Hoàng Công, con Thị Năm, bắt vì có tài liệu Việt Minh, trước cuộc Cách
mạng tháng Tám, bị tra tấn rất dã man, rồi trốn thoát trước giờ Công
định lấy đầu nộp cho Cung Đình Vận. Bằng một giọng chân thành đến ngây
ngô, anh đã làm cho Công không chối cãi được nửa lời.
…
Cũng có không ít những người nói không
đạt ý, không rõ việc. Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm
năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu:
“Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức
thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người
nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu? Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều
quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các
chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị
Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói
đáng được hưởng để chết đói thêm. Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh
cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu
chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên
rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con
gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của
nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một
giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét. Chị Lý,
con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ
quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có
tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả
lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc.
Nhưng không ai rõ chị nói gì.
…
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót
lại một ít những phong thái cũ. Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?”
đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả
lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra. Trong khi tố tên Công, nhiều
người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”,
“Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”. Một người ở Phúc Trừu tố cáo
Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng
thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ
không?”. Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an
đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới
kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của
mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu:
“Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”. Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến
bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?” Đi xa hơn nữa, có người nói Thị
Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi
ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái
Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người
tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố
cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được.
Một người trong chủ tịch đoàn cũng phạm một lỗi quá nặng. Trong khi
quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem
ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của
cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ
tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia
đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội
trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng
một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có
lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục
là nửa chừng phải thay người khác. Về việc này, mình hỏi một cán bộ phụ
trách thì được biết là trước khi đọc, bản chữ viết đã chú ý viết rõ
ràng và vị chủ tịch nọ đã đọc đi đọc lại, đảm bảo là đọc được.
… Tính ra suốt ngày hôm nay không được uống nước dưới trời nắng. Trời tối, nhiều lúc lạc đường, về đến cơ quan một cách mệt mỏi.
Nhật ký ngày 31-5-1953
31-5-1953
Sáng sớm, mình xuống xã Dân Chủ cùng hai
người trong tổ kiểm tra để kiểm tra việc thoái tô, thoái tiền công và
chia quả thực. Nằm ở nhà một bần nông, sáng và chiều vùi đầu vào trong
đám giấy tờ của đội công tác để tìm ra vấn đề. Một điều nhận thấy là
giấy tờ lộn xộn quá, vì kém văn hóa và thiếu khoa học. Thiếu đến cả
những hình thức thông thường. Nhiều tài liệu phải vừa đọc vừa hỏi mới
biết rõ sự việc. Trong khoản nông dân bắt địa chủ và phú nông bồi thường
có cả khoản trâu bò phá hoại hoa màu từ mấy năm trước. Đến cả bần, cô
nông với trung nông cũng thanh toán cả món nợ từ năm nảo năm nào. Có anh
cố nông năm nay 39 tuổi khai bị một địa chủ quỵt công ở 25 năm, sau đem
bình nghị phải giảm xuống 15 năm. Sau cùng là 9 năm. Có người đòi công ở
2 năm tới 86 nồi thóc (mỗi nồi 22 cân) trong khi công ở mỗi người nhiều
nhất trong một năm chỉ có 20 nồi. Hơn nữa có anh bần nông bắt đến địa
chủ bắn chết một con lợn 15 cân từ năm 1935 là 8 nồi thóc. Nếu tính theo
giá hiện thời: 300 đồng bạc ngân hàng một cân thóc thì con lợn 15 cân
ấy (kể cả lòng lẫn cứt), giá bồi thường mỗi cân tới 3.520 đồng, trong
khi thời giá chỉ có 2.700 đồng. Ấy là chưa kể con lợn hồi ấy, địa chủ,
người bắn chết, có ăn thịt không hay con lợn vẫn về nhà có lợn. Đại để
những việc như thế đã nói rõ sự lạm quyền thế mới lên và sự tham lam
trắng trợn của một số bần, cố nông chưa được giáo dục.
Buổi tối, mình dự một tổ nông hội bàn về
mấy nguyên tắc chia ruộng công. Trong gian nhà bức, nóng, người đến dự
vừa đau mắt, vừa buồn ngủ, mỏi mệt, uể oải sau một ngày làm việc dưới
nắng hè để sáng mai lại phải dậy sớm đi làm. Trong khi ấy, chủ tọa buổi
họp là một cố nông không biết điều khiển gọn ghẽ, cứ hỏi đi hỏi lại, bắt
mọi người đều phải phát biểu ý kiến. Có nhiều vấn đề trở đi trở lại
mãi. Thêm vào đấy, mấy phần tử cốt cán cứ nói theo giọng cán bộ, tuôn
một tràng dài những lý luận và danh từ không cần thiết. Rồi, sau đó,
cũng làm đủ mọi phương thức: phê bình hội nghị, duyệt y biên bản, kéo
tới 11 giờ khuya.
Nguồn: Trần Huy Liệu – Cõi người. Tác giả: Trần Chiến. Nhà xuất bản Kim Đồng, 2009
NGUYỄN QUANG THẠCH *THẢM SỬ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Thảm sử Cải Cách Ruộng Đất, của chiến tranh Nam Bắc và hành động của chúng ta
Nguyễn Quang Thạch /Theo FB Nguyễn Quang Thạch
Cũng như nhiều đứa trẻ sinh ra ở Miền Bắc và Trung từ vĩ tuyến 17 trở
ra, tôi được kể rất nhiều về cải cách ruộng đất từ lúc 4 tuổi, mà tôi
là một nạn nhân gián tiếp.
Gia đình ông nội, bà nội, ông ngoại và bà ngoại tôi đều bị rất nặng
trong cải cách ruộng đất, với hàng chục người chết và bị tù đày, hàng
chục người bị cái án LÝ LỊCH mà cuộc đời rơi vào cảnh cùng cực.
Ông nội tôi, người đã có hai người con trai tham gia chống Pháp, nuôi
cả cán bộ 30-31 và góp lúa gạo cho bộ đội, đã bị chết năm 1956 vì đói
khát. Em ông nội tôi, người đã bán ruộng đất làm trường cho 3 xã học, bị
tù mất xác ở trại Đâng, Hương Khê. Khoảng 80 mẫu ruộng, 6 căn nhà, hơn
100 con trâu bò đã bị tước đoạt.
Ông nội tôi là người đã đưa ra mô hình giúp tá điền phát triển bền
vững bằng cách chia ruộng cho họ, cho họ nuôi trâu bò làm công cụ lao
động. Nông dân cả 3 xã được mượn trâu bò của ông nội làm ruộng miễn phí.
Bà nội của nhà văn Nguyễn Quang Thân thắt cổ tự tử. Mẹ của nhà văn
Nguyễn Quang Thân là người lấy vàng bạc của mình và đi quyên góp trong
dòng họ tôi và dòng họ của bà để góp tiền cho cách mạng trong những năm
1940 đã bị vào tù CCRĐ.
Lý Chính Thắng (Nguyễn Văn Huỳnh) là cán bộ cách mạng, được đặt tên
đường ở Sài Gòn, là anh em với ông nội tôi, có mẹ là chị của Hà Huy Giáp
(cán bộ cao cấp) bị chết thảm trong CCRĐ.
Em dâu bà nội tôi bị bắn chết trong khi chồng chỉ là ông đốc học,
không có mấy tài sản. Thậm chí, một người họ hàng của bà nội tôi, là
nông dân chỉ vì cày ruộng của ông nội tôi mà đã bị tù mất xác.
Ông ngoại tôi là cán bộ 30-31, vừa dạy học vừa hoạt động vừa nuôi bộ
đội, nhưng bà ngoại tôi đã bị lấy hết tài sản (ông ngoại mất năm 1951),
một em ông ngoại là cán bộ trung ương nhưng một ông khác bị bắn. Mẹ ông
ngoại tôi sầu khổ mà chết.
Danh sách người bị hại có huyết thống với nhà tôi còn rất nhiều, tệ
hại hơn là rất nhiều người bị án LÝ LỊCH sau đó, thật kinh khủng.
Di họa của cải cách ruộng đất ở làng tôi là những người có tinh thần
khát vọng dân tộc đã bị tiêu diệt hết. Những người đã truyền tinh thần
“học và hành để nhón chân bên ni hình chữ S thấy bên tê là nước Mỹ” bằng
đưa những thầy Tây học về dạy cho bọn trẻ trong dòng họ và xóm làng,
bằng xây trường học… bị diệt không còn ai. Kinh khủng hơn là làm cho
dòng tộc, cho xóm làng tận diệt lẫn nhau, xa hơn nữa Cải cách ruộng đất
đã tạo ra một vết đứt gãy đạo đức và tạo ra mầm bạo lực trong xã hội
Việt Nam cho đến ngày hôm nay.
Bởi vậy, việc tổ chức triển lãm CCRĐ mà nhằm mục đích ngụy biện cho
sai trái trong quá khứ là khoét vào NỖI ĐAU CỦA DÂN TỘC. Ngược lại,
triển lãm CCRĐ là nhằm tái thừa nhận sai lầm và điều chỉnh chính sách
đất đai để giảm dần bất công và xung đột giữa chính quyền và người dân
là việc ĐÁNG HOAN NGHÊNH.
Tôi cũng mong rằng triển lãm CCRĐ không được dùng để đào bới quá khứ
và kích động thù hận giữa con cháu địa chủ bị hại và những người tham
gia cuộc cách mạng long trời lở đất vì tất cả đều là nạn nhân của những
bàn tay chính trị đã khuất núi.
Hơn bao giờ hết, người Việt Nam cần khép lại những quá khứ đau buồn
để nắm tay nhau xây dựng đất nước này bằng chia sẻ tri thức và phát xạ
lòng nhân ái vì một Việt Nam giàu mạnh và văn minh. Bởi, chỉ có hành
động hiện tại mới có thể thay đổi tương lai của đất nước!!!
"Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công
thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với
cách mạng đã bị đối xử không còn như bạn bè, gây những tổn thất lớn về
chính trị và kinh tế.
Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: Làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng."
HOÀNG VĂN HÙNG* CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Ba tôi và cải cách ruộng đất
Hoàng Văn Hùng/VNTB
Năm 1955, khi quê tôi quay cuồng trong Cải cách ruộng đất, ba tôi
mới 25 tuổi. Năm tôi 25 tuổi thì ông đã nghỉ hưu. Nhiều lúc cùng ngồi
với ông nghe ông ôn lại chuyện xưa. Ông nói, khi nghĩ về quê hương, điều
làm ông đau đớn nhất, đau cho đến ngày nay là Cải cách ruộng đất.
Tôi xin thuật lại sơ lược cho các bạn nghe những gì ba tôi - người chứng
kiến tận mắt cái công cuộc “long trời lở đất” hồi đó - nói về nó ra
sao. Những điều này hoàn toàn là sự thật , rất điển hình, ở một cái làng
nghèo - lúa nước toàn phần, nhưng giàu “truyền thống cách mạng”. Trong
cuộc “phỏng vấn” giữa hai cha con, tôi là người hỏi, ba tôi là người trả
lời.
….
- Có cuộc cách mạng nào không có chết chóc, hy sinh đâu ba?
- Đúng. Nhưng đây không phải là cuộc cách mạng, mà nói trắng là một cuộc thanh trừng giai cấp tàn độc, mù quáng. Một cuộc xâu xé cướp bóc, giết người dựa vào kích động hận thù, kiểu Mao-ít.
- Thời đó, ba có nghĩ thế không?
- Không. Con không thể hiểu được cảm giác của một anh nông dân nghèo khi được tuyên truyền bằng khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” đâu. Với dân mới khỏi vòng nô lệ, cái đó nó to lớn lắm, như trời nổ sấm rền vậy. Năm 1945 ba chỉ là một cậu nhóc, cũng hăng hái theo anh em vác dao quắm đi “lấy huyện”. Không khí lúc đó như có điện, nông dân từ bùn đen bật dậy làm người, không ai nghi ngờ mảy may vào Việt Minh. Bảo đi là đi, bảo phá là phá, bảo giết là giết. Cái không khí đó được bê nguyên xi vào Cải cách ruộng đất, lại được làm đậm thêm nhờ cái lợi ích “có ruộng” ngay trước mắt.
- Có cuộc cách mạng nào không có chết chóc, hy sinh đâu ba?
- Đúng. Nhưng đây không phải là cuộc cách mạng, mà nói trắng là một cuộc thanh trừng giai cấp tàn độc, mù quáng. Một cuộc xâu xé cướp bóc, giết người dựa vào kích động hận thù, kiểu Mao-ít.
- Thời đó, ba có nghĩ thế không?
- Không. Con không thể hiểu được cảm giác của một anh nông dân nghèo khi được tuyên truyền bằng khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” đâu. Với dân mới khỏi vòng nô lệ, cái đó nó to lớn lắm, như trời nổ sấm rền vậy. Năm 1945 ba chỉ là một cậu nhóc, cũng hăng hái theo anh em vác dao quắm đi “lấy huyện”. Không khí lúc đó như có điện, nông dân từ bùn đen bật dậy làm người, không ai nghi ngờ mảy may vào Việt Minh. Bảo đi là đi, bảo phá là phá, bảo giết là giết. Cái không khí đó được bê nguyên xi vào Cải cách ruộng đất, lại được làm đậm thêm nhờ cái lợi ích “có ruộng” ngay trước mắt.
- Nhưng con thấy bà con ta ở quê cực hiền lành, tối lửa tắt đèn có nhau, giàu nghèo cũng chẳng so đo gì nhiều lắm. Mà mối liên hệ họ hàng thân thích đều đan xen hết cả. Sao có thể đấu tố giết hại nhau ghê thế?
- Vậy con nghĩ thế nào về bọn lính áo đen Pôn Pốt khi chúng nó cầm cuốc đập đầu hàng triệu đồng bào của chúng? Chúng có phải sinh ra đã là ác thú đâu.
- Thú thực là con không thể hiểu được. Có lẽ nó liên quan đến cái mớ kiến thức “Chủ nghĩa xã hội khoa học” ở trường con, toàn những “quy luật” vớ vẩn!
- Cũng một nguồn mà ra, nhưng hồi đó người ta chưa cần phải thuyết giáo dài dòng. Đầu tiên trung ương mở lớp huấn luyện cấp tốc cho các đội cải cách, rồi đưa họ về “ba cùng” với bần cố nông, huấn luyện rồi phong làm “cốt cán” cho những người được chọn. Trong đó có cả những kẻ lưu manh. Những con người tội nghiệp này từ hạng “Chí Phèo” bỗng chốc một bước lên “cán bộ”. Được nhồi sọ về “Cách mạng Vô sản” và “Chiến tranh giai cấp” bằng ngôn ngữ và cách suy diễn bình dân. Được “mở mắt để thấy những điều “bất công” trong các mối quan hệ mà xưa nay họ vẫn cho là bình thường. Lúc này, những mối thâm tình làng xóm cũ chẳng còn là gì so với “mối thù giai cấp” to như trái núi. Sự giàu có tự nhiên trở thành tội ác. Bất cứ ai, kể cả cha mẹ họ hàng thân thích cũng đều có thể là “kẻ thù giai cấp” cần phải tiêu diệt để bước vào xã hội mới. Họ sẵn sàng làm tất cả những gì được chỉ bảo. Càng hung ác, họ càng “hoàn thành nhiệm vụ” trên giao, càng được khen thưởng và càng hăng máu lên. Đấu tố, tuyên án và giết chóc ngày càng khủng khiếp. Một xã chỉ hơn 300 nóc nhà như xã ta mà có đến 17 người bị xử bắn. Tang tóc đau thương bị đè nén trong cơn điên “đào tận gốc, trốc tận rễ địa chủ cường hào”. Nghĩ lại, không ai ở làng ta đáng chết cả. Đến “đại địa chủ” như ông Đinh Cẩn, cũng do nếp nhà chăm chỉ, tích cóp hàng mấy đời mà có. Ông lại nổi tiếng thương người, đối xử tốt đặc biệt với kẻ ăn người làm. Thế mà khi đấu tố, một bầy mấy chục bần cố nông nhao nhao hò hét chửi bới, kể tội đủ điều, ném đủ thứ vào ông ấy. Thậm chí có kẻ từng ban đêm trộm gà nhà ông ấy bị chó đuổi, nay vừa khóc vừa hét: “mày xuỵt chó rượt tao, cắn tao rách tơi tả, sao mày ác thế!!!”. Kiểu tuyên truyền kích động nó biến những kẻ ngu muội trở nên điên khùng, cộng thêm tâm lý bầy đàn hùa nhau, họ sẵn sàng giết cả ân nhân của mình, nhân danh những khái niệm to lớn mà đến chết chưa chắc họ hiểu được.
- Giàu có như nhà Đặng Oánh, Đinh Cẩn đã đành. Ông nội con chỉ có vài con lợn, một con trâu sao bị quy địa chủ, bị giam đánh cả tháng trời, đến nỗi bà nội lo phát bệnh mà chết?
- Họ có tiêu chuẩn cả rồi con ơi. Cố vấn Trung Quốc đi tới tận từng đội, hướng dẫn từng đường đi nước bước. Họ phán thôn này có bao nhiêu phần trăm địa chủ là phải moi ra đủ chừng ấy, chưa đủ thì đôn lên cho đủ, gọi là “kích thành phần” đấy. Xã ta có ông Đinh Cẩn giàu nhất, thì cũng chỉ sáu mẫu ruộng với dăm con trâu. Những nhà khác như ông nội con thì nhiều, cũng coi là xã giàu. Lập tức họ đòi quy cho bằng được 7% địa chủ. Ông nội con thoát chết có lẽ vì đã từng vào Liên Việt, hoặc do ông trẻ của con lúc đó làm “Cốt cán” thôi.
- Một đời ba theo Đảng, lại là giáo sư Triết học, bây giờ ba dự đoán cái chế độ này sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu?
Ba tôi im lặng nhắm mắt, khe khẽ lắc mái đầu đốm bạc.
Đó mới là những năm 90, khi hệ thống Liên Xô bắt đầu sụp đổ cùng với giấc mơ Xã hội chủ nghĩa. Và “Trí tuệ vĩ đại” nhà ta đã vội vàng sang Thành Đô để tìm một vòng tay mới.
Cho đến lúc qua đời, những gì ba tôi nói về thời cuộc chỉ xoay quanh lập luận “vận số dân tộc nó phải vậy thôi…”. Cái lập luận chua xót và miễn cưỡng như danh phận cuộc đời ông. Tất cả nỗ lực, gian khổ, máu xương, vinh quang, lợi lộc…của ông đều đã an bài theo chế độ, gắn chặt với nó. Dẫu nó có là Thiên đường Mù như tác phẩm của nữ văn sỹ Dương Thu Hương, cũng xong một kiếp người.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
http://bolapquechoa.blogspot.ca/
NGUYỄN LỘC YÊN * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT BẤT NHÂN
Cải cách ruộng đất, bất nhân và sai lầm
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Hiện
tình đất nước Việt Nam đang gặp khó khăn chồng chất, giặc Bắc luôn rình
rập lấn chiếm đất đai biển đảo, đồng bào trong nước thì băn khoăn bởi
đời sống cơ cực nhục nhằn do độc đảng độc tài gây ra. Do đó, tội ác CSVN
thảm sát đồng bào Huế vào tết Mậu Thân và giết hại đày đọa đồng bào khi
cải cách ruộng đất (CCRĐ) vào thập niên 1950, tạm thời không nhắc đến.
Cớ sao, vào ngày 8-9-2014, cộng sản lại lừa lọc rồi cho triển lãm hình
ảnh và tài liệu về CCRĐ?! Trong bài viết này, tôi không bình luận hành
động dã man về CCRĐ, mà xin được trình bày diễn tiến về CCRĐ, để bà con
thấy rõ ràng hơn về hành động bất nhân và sai lầm của Hồ Chí Minh và
đảng cộng sản.
I- Vì sao xảy ra hiện tượng CCRĐ?!
Vì cái “Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
(VNDCCH), muốn rập theo mô hình cải cách ruộng đất của Tàu cộng đã làm
tại nước Tàu vào các năm 1946-1949. Ngoài ra còn tuân thủ: Bản Tuyên
ngôn (Manifesto) của Đảng Cộng sản Quốc tế, mà Karl Marx đã tuyên bố: “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”.
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc còn mục đích là đấu tranh giai cấp triệt
để. Hồ Chí Minh (HCM) luôn chủ trương rập theo khuôn Tàu cộng về mọi
mặt, như: Giáo dục, sản xuất, kinh tế, kỹ nghệ. Đặc biệt CCRĐ có sự chỉ
đạo trực tiếp bởi các cán bộ Tàu.
Họ Hồ còn viết cuốn “Những kinh nghiệm quí báu Trung Quốc nên học”,
dưới bút hiệu Trần Lực, do nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, xuất bản năm
1950, để cán bộ dùng làm tài liệu học tập. Việc “Cải cách ruộng đất”
này, có khoảng 172.000 người, bị quy chụp là thành phần địa chủ và phú
nông, họ bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận
rễ” bị hạ sát tại chỗ hoặc bị án tù để chết dần trong ngục. Trong số
người bị đấu tố này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, thế mà
oái oăm thay trước khi đảng viên bị giết, phải hô to khẩu hiệu, “đảng
Cộng sản muôn năm”. Nếu người bị đấu tố là người của Quốc Dân Đảng hay
đảng phái Quốc gia thì có thể bị bắn tại chỗ.
Ngày 4-12-1953, cái gọi là quốc hội lại nhất trí thông qua luật CCRĐ ở
miền Bắc, chính Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước đã ký sắc lệnh ban hành
luật; từ đó bắt đầu thi hành các đợt cải cách ruộng đất.
II- Thành lập Ủy Ban Cải cách ruộng đất
Trường Chinh tức Đặng Xuân Khu là Tổng bí thư đảng Lao Động làm chủ
tịch, với 3 người phụ tá, 1 người uỷ viên Trung ương đảng là Hồ Viết
Thắng; 2 người kia uỷ viên Bộ chính Trị, là: Hoàng Quốc Việt, Lê Văn
Lương. Hồ Viết Thắng đã từng đi học bên Tàu, nên Trường Chinh giao nhiệm
vụ mở “Trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất” tại chiến khu Cao
Bằng, Lạng Sơn. Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành
cuộc cải cách ruộng đất, theo mệnh lệnh của Trường Chinh.
Cộng sản thiết lập “tòa án nhân dân” để xét xử những người bị gọi là tội
phạm trong cuộc CCRĐ. Chánh án là một đội viên trong đội CCRĐ, biện lý
tức công tố là nông dân hay bần nông mà trước kia họ là tá điền, đã từng
làm việc trong nhà của bị cáo, nên biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan
tòa nầy là những kẻ dốt nát, nay bỗng chốc được cho lên địa vị quan tòa,
nên có dịp hạch sách trả thù. Moi móc, bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư
tật xấu của khổ chủ. Cái gọi là “tòa án nhân dân”, không có người đóng
vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng có ai dám biện hộ cho bị cáo.
Công an bảo vệ tòa án và những người tham dự phiên tòa gian dối của cộng
sản là những người do họ sắp đặt trước, hò hét la ó đóng vai “công tố”,
bằng cách chửi rủa hoặc bịa đặt tố cáo bừa bãi thêm những “tội ác” của
các nạn nhân để buộc tội.
III- Thành phần nào bị đem ra đấu tố?!
Đường lối đấu tranh CCRĐ là khuyến khích bần cố nông, lôi kéo thành phần trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ. Theo sắc lệnh của VNDCCH vào năm 1953, đã ấn định các thành phần về nông nghiệp ở nông thôn được chia ra:
Đường lối đấu tranh CCRĐ là khuyến khích bần cố nông, lôi kéo thành phần trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ. Theo sắc lệnh của VNDCCH vào năm 1953, đã ấn định các thành phần về nông nghiệp ở nông thôn được chia ra:
a- Địa chủ: Thuộc thành phần có nhiều ruộng đất, mà họ
không trực tiếp canh tác. Cộng sản chia địa chủ ra làm 3 hạng: Địa chủ
thường, là người có dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, “không phạm tội ác ôn” dưới
thời Pháp thuộc. Địa chủ cường hào ác bá là những người bị quy tội hiếp
đáp ngược đãi bần nông và bần cố nông. Địa chủ phản động là loại quan
lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp.
b- Phú nông: Thuộc thành phần có 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự canh tác và thuê nông dân giúp trong việc canh tác.
c- Trung nông: Thuộc thành phần có dưới 3 mẫu ta, trực
tiếp canh tác, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: Trung nông cấp cao
là người có 3 mẫu ta ruộng và có một con trâu hay bò. Trung nông cấp
thấp là người có dưới 1 mẫu ta ruộng.
d- Bần nông: Có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm
thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô; địa tô còn gọi
là tô, tức là nông dân (tá điền) trả tiền hay hoa màu (lúa), cho điền
chủ (chủ đất).
e- Bần cố nông: Hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống.
IV- Việc thảm sát bà Nguyễn Thị Năm
Bà Nguyễn Thị Năm còn gọi là bà Cát Thanh Long; bà là người mà trước cái
gọi là “cách mạng” của Việt Minh còn trong trứng nước, đã từng che
giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các cán bộ cộng sản cao cấp như Trường Chinh,
Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt... Trong thời kỳ gọi là “Tuần
lễ vàng”, của cái chính phủ VNDCCH, gia đình bà đã dâng nộp 100 lượng
vàng. Bà có hai người con trai là Nguyễn Công làm chính uỷ trung đoàn và
Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin, theo Việt Minh từ trước
1945. Thế mà, cộng sản đã quy tội bà là địa chủ, cường hào gian ác và bị
đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình. Ủy ban cải cách ruộng đất trung
ương do Trường Chinh cầm đầu đã xét duyệt và bộ chính trị trong đó có Hồ
Chí Minh đã lạnh lùng chuẩn y án tử hình này. Phát súng đầu tiên về
“cải cách ruộng đất” đã nổ vào đầu một người phụ nữ, bà đã lầm giúp đỡ
những người cộng sản vong ơn, khát máu! Phát súng đó báo hiệu tâm địa
của những lãnh tụ Cộng sản, sẽ là một tai họa khủng khiếp cho toàn dân ở
miền Bắc lúc bấy giờ.
V- Cách tính “thuế nông nghiệp” của CSVN
Giả sử nông dân thu được 1.000 kg lúa. Thuế nông nghiệp sẽ lấy 45% là 450 kg. Lúa còn lại là 550 kg, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 82,5 kg nữa. Như vậy, khi nông dân thu hoạch được 1.000 kg lúa, phải nộp thuế là 532, 5 kg (450+82,5). Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác, còn phải nộp thêm 25% phụ thu nữa!. Thế mà Tố Hữu, kẻ làm thơ theo ý đảng, còn cổ vũ chiến dịch CCRĐ thật ác độc, hắn được thưởng huy chương Sao vàng Hồ Chí Minh:
Giả sử nông dân thu được 1.000 kg lúa. Thuế nông nghiệp sẽ lấy 45% là 450 kg. Lúa còn lại là 550 kg, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 82,5 kg nữa. Như vậy, khi nông dân thu hoạch được 1.000 kg lúa, phải nộp thuế là 532, 5 kg (450+82,5). Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác, còn phải nộp thêm 25% phụ thu nữa!. Thế mà Tố Hữu, kẻ làm thơ theo ý đảng, còn cổ vũ chiến dịch CCRĐ thật ác độc, hắn được thưởng huy chương Sao vàng Hồ Chí Minh:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”?!.
VI- Chiến dịch phản phong của CSVN
Song song việc thu thuế nông nghiệp, trong giai đoạn từ năm 1950-1956,
đảng CSVN còn có chiến dịch phản phong, nghĩa là triệt hạ và tịch thu
toàn bộ tài sản của địa chủ, đem chia cho bần cố nông. Sau phản phong là
bài trừ tư sản, mục tiêu quét sạch tư bản Tây phương. Đến năm 1959, Hồ
Chí Minh hô hào bài trừ tiểu tư sản, mọi hình thức sản xuất cá thể đều
dẹp bỏ, đưa vào hợp tác xã một cách triệt để. Bần cố nông vừa nhận ruộng
đất do CCRĐ cấp phát, nay lại phải đem nộp cho Hợp tác xã. Cộng sản còn
đặt ra “Đấu tranh chính trị” nhằm thủ tiêu tất cả phần tử bị họ xem là
“phản động”, nếu ai còn chống lại cộng sản thì bị giết, hoặc phải trốn
nơi khác mới mong sống sót. Thành phần lưng chừng, cũng bị ghép vào phản
động. Nhân dân bị đày đoạ và bị hãm hại. Thế đấy, mà Xuân Diệu còn tàn
nhẫn với những câu thơ độc địa:
“Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quì gục xuống, đọa đày chết thôi”
VII- Cải cách ruộng đất sai lầm trầm trọng
Sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, dân chúng bỏ chạy vào Nam, Hồ Chí
Minh bắt đầu hoảng hốt, đến năm 1956, ông ta và đảng Lao động mới nhận
thấy “Cải cách ruộng đất là sai lầm”. Khi xét lại để sửa sai, thì có tới
71,66% tức là 123.266 người bị chụp mũ là địa chủ và phú nông, mà thực
tế họ chỉ là trung nông hay bị vu khống, đã bị Hồ Chí Minh và đàn em sát
hại tại chỗ hay giam cầm chết lần chết mòn!. Việc CCRĐ gây nên thảm
cảnh hãi hùng, Hồ Chí Minh hoảng hốt lo ngại nhân dân bất mãn, nên dùng
nước mắt cá sấu để an ủi gia đình nạn nhân một cách muộn màng!
Để kết luận việc CCRĐ sai lầm gây nên trọng tội khó tha thứ, người viết
xin mượn lời phát biểu của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã đọc diễn văn vào
ngày 30 tháng 10 năm 1956, trước cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội
về việc CCRĐ, rất thành khẩn và ray rức, như sau:
“Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lừng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến, mà bị kết án là phản động, cường hào gian ác và sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình... Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hy sinh, có thể nói được chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc CCRĐ này, lúc tắt thở cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?!”.
“Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lừng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến, mà bị kết án là phản động, cường hào gian ác và sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình... Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hy sinh, có thể nói được chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc CCRĐ này, lúc tắt thở cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?!”.
Ngày 12 tháng 9 năm 2014
TRẦN MẠNH HẢO * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TÀN ÁC
Cải cách ruộng đất: tội ác vượt chỉ tiêu trên giao
- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
- Không được gọi bố, vì nó là giai cấp bóc lột, em phải gọi nó bằng thằng!
- Dạ em đấu tố thằng bố em ạ!
- Không, nó không còn là bố em nữa, em là con của đảng, nó là thằng đối kháng giai cấp, đả đảo tên địa chủ Hiền...
- Tội nó ác hơn nhiều, em không đấu tố nó thì nó sẽ bị xử bắn.
- Thằng địa chủ Hiền gian ác đã giết cả làng ta, đả đảo!
*
*
Hiện nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đang cho mở triển lãm về cải cách
ruộng đất (1947-1957) nhằm tuyên truyền sai sự thật về cuộc cải cách vô
cùng tàn bạo này, khoác lên mình toàn máu của nó những đóa hoa của nhân
bản và thắng lợi; rằng cải cách đã chia ruộng cho dân nghèo. Để hai năm
sau, năm 1958, phong trào hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp đã cướp hết
ruộng đất, trâu bò, cày cuốc... của nông dân nghèo vừa được chia ruộng,
gom vào trong tay một tên đại địa chủ khét tiếng khác có tên là nhà
nước.
Riêng việc ông Hồ Chí Minh đã ký quyết định đấu tố và xử bắn bà địa chủ
yêu nước, tham gia kháng chiến, có công lớn với dân tộc đất nước là bà
Cát Hanh Long (tức bà Nguyễn Thị Năm) đã nói lên bản chất phi nghĩa của
cuộc cải cách ruộng đất. Thử tưởng tượng nếu không có sự đóng góp vô
cùng to lớn của hàng chục vạn địa chủ trong kháng chiến chống Pháp thì
thử hỏi Việt Minh của ông Hồ Chí Minh lấy đâu ra thóc gạo để nuôi ngót
một triệu bộ đội cùng dân quân và bộ máy khổng lồ chỉ đạo cuộc kháng
chiến? Thế mà, thay vì trả công cho tầng lớp địa chủ kháng chiến yêu
nước này, các ông lại ký lệnh bắt nhốt hàng vạn địa chủ yêu nước lại,
rồi đấu tố họ tàn bạo và bắn giết họ không thương tiếc mà còn dám huênh
hoang khoe khoang rằng cải cách ruộng đất tốt đẹp lắm thì còn giời đất
gì nữa?
Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách
ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là
chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt
này.
Như có lần tôi đã kể, tôi có hai ông nội. Một ông nội nuôi bố tôi từ thơ
bé, theo đạo Thiên Chúa, đã dựng vợ gả chồng cho bố tôi, rồi năm 1954
di cư vào Nam nên ông nội họ Trần của tôi và các cô chú tôi thoát khỏi
tai nạn cải cách ruộng đất. Ông nội sinh ra bố tôi họ Phạm, theo đạo
Phật, gia đình nuôi cán bộ trong kháng chiến nên không bị quy lên địa
chủ, chỉ phải nhục nhã kiểm thảo trước nhân dân vì tội có học, biết chữ
Hán và chữ quốc ngữ, nhà có nhiều sách, để cho ông em ruột có chữ, được
vua ban cho chức quan thấp nhất là cửu phẩm. Chính ra ông nội họ Phạm
của tôi đã bị xử bắn vì bị quy lên hàng trí thức, nhưng vì có quý nhân
là quan lớn cải cách che đỡ nên cho thôi. Chỉ có một ông em ruột, em út
của ông nội họ Phạm của tôi là cụ sư Niên (Phạm Văn Niên) là sư cụ trụ
trì một ngôi chùa to trong huyện bị quy lên địa chủ và bị đội cải cách
lệnh cho phá chùa. Trước ngày bị đấu tố, biết chắc chắn sẽ bị chúng xử
bắn, cụ sư Niên đã treo cổ chết phản đối chính quyền đã vu oan giá họa
cho sư cụ nhằm phá chùa.
Bố tôi bị quy lên địa chủ, bị trói nhốt chuồng trâu chờ ngày đấu tố. Tôi
đã chứng kiến Tây đi càn quét nhưng không khí làng tôi những ngày cải
cách đấu tố bắn bỏ địa chủ còn kinh khủng hơn nhiều đầu năm 1954 quân
Pháp càn quét tìm Việt Minh. Cùng với các ông đội bà đội trên cử xuống,
hai ông Chi và Bính (hai anh em ruột) trước kia làm nghề ăn trộm giờ là
cốt cán trong cuộc đấu tố, đêm đêm đi vận động người tố điêu địa chủ:
rằng vợ phải đấu tố chồng, con phải đấu tố cha mẹ, anh em phải đấu tố
nhau, con dâu phải tố bố chồng hãm hiếp mình, phật tử nữ phải đấu tố nhà
sư, vu cho sư cưỡng hiếp mình thì mới dễ xử bắn sư...
Bọn thiếu nhi thiếu niên chúng tôi con địa chủ cũng được hai ông Chi,
Bính quán triệt trước, rằng các cháu chịu khó đấu tố bố mình đi thì bố
mới được thả về, bằng không đội bắn bỏ đừng khóc... Tin vào hai ông thần
đấu tố ở làng và các ông bà đội, mấy đứa con địa chủ chúng tôi chấp
nhận đấu tố bố mình trước đội thiêu nhi thiếu niên theo kịch bản tố điêu
của cấp trên để hòng cứu bố khỏi bị bắn. Để việc đấu tố bố tôi sáng mai
tốt đẹp theo ý ông đội, họ tổ chức cho các con địa chủ đấu tố bố mình
tối hôm trước. Đến lượt mình, tôi run bắn ấp úng thưa:
- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
Ông đội hét: Không được gọi bố, vì nó là giai cấp bóc lột, em phải gọi nó bằng thằng!
Tôi run run lí nhí:
- Dạ em đấu tố thằng bố em ạ!
- Không, nó không còn là bố em nữa, em là con của đảng, nó là thằng đối kháng giai cấp, đả đảo tên địa chủ Hiền...
Tất cả bọn thiếu nhi hô to đả đảo làm tôi mất hết tinh thần, run lên như
chính mình sắp bị xử bắn. Tôi bèn kể lể dông dài một cách điêu toa là
thằng địa chủ Hiền kia đã bóc lột con gà nhà bà Lộng, bóc lột con chó
nhà bà Y, bóc lột gạo thóc ngoài ruộng nhà bần cố nông... Ông đội chỉ
đạo cuộc đấu tố thí nghiệm hét lên:
- Tội nó ác hơn nhiều, em không đấu tố nó thì nó sẽ bị xử bắn.
Tôi hết hồn, điên lên hét thật to:
- Thằng địa chủ Hiền gian ác đã giết cả làng ta, đả đảo!
Trong tiếng hô đả đảo vang trời của bọn thiếu niên thiếu nhi con cái các
ông bà nông dân, thì ông đội tát cái bốp vào mặt tôi, khiến tôi ngã
dúi, vừa tát ông vừa hét:
- Thôi, câm ngay, đấu tố, chửi bố mình vượt chỉ tiêu trên giao!
Nghĩa là tôi đấu tố bố mình điêu hơn, ngoa hơn cả bài tố điêu tố gian của toàn đảng toàn dân ta đang long trời lở đất, kinh quá!
Lấy ý của ông đội cái cách tát bốp vào mặt tôi như vừa kể trên trong
ngày giáp tết năm 1956-1957 ấy, tôi xin kết luận rằng: TỘI ÁC MÀ CUỘC
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT từ năm 1947-1957 xảy ra ở Việt Nam do cấp trên
Stalin, Mao Trạch Đông giao cho những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã
vượt chỉ tiêu trên giao...
Sài Gòn ngày 12-9-2014
TRẦN ĐÌNH TRƯỜNG
Sự nghiệp tại Việt Nam Trần Đinh Trường sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh [1], sau di cư vào Nam.
Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân hãng Vishipco Line với đoàn tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.[6]
Hoạt động tại Mỹ
Ông rời Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ. Trong cuộc di tản khi Việt Nam Cộng hòa tan rã, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tỵ nạn và chở được hơn 8.500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4.000 người thuyền nhân vượt biển,[8][9][10] trong số đó có nhạc sĩ Lam Phương mà sau này đã sáng tác bài hát "Con tàu định mệnh"[11] để ghi nhớ sự kiện này.
Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter giá rẻ, với 25 tầng và 700 phòng (gần Quảng trường Thời đại (New York) ở Manhattan và khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York. Khách sạn Carter từng bị trang website du lịch TripAdvisor mệnh danh là "khách sạn dơ dáy nhất nước Mỹ" ba năm liền.[5] Năm 1985, ông mua Khách sạn Kenmore; năm 1994 khách sạn bị cảnh sát bao vây và tịch thu vì là một ổ ma túy.[5]
Ngoài ra, ông và vợ là Nguyễn Kim Sang còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Như theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang New York:
"Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền
bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong
những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời
đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích
thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham
dự...".[12]
Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim, và năm 2003, Liên hiệp người Mỹ gốc Á (Asian American Federation) vinh danh ông vì hành động này[13][14]. Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng (trị giá lúc mua khoảng 3,2 triệu Mỹ kim) [2][15][16]. Tháng 8 năm 2005, ông tự đến Houston để cứu trợ nạn nhân Bão Katrina 100.000 USD [17].
Trong tháng 5 năm 2004, ông đã được trao Giải Đuốc Vàng ở Washington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ (VANG) [18]. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Thanh Niên, sau biến cố 11/9/2001 tại New York, ông Trường có cho biết về bí quyết thành công của ông: "...theo
hiểu biết của tôi, tất cả chỉ tựu trung vào hai chữ "cố gắng". Cố gắng
làm việc thì tất yếu dẫn tới thành công. Tầng lớp nào, nghề nghiệp nào
cũng vậy thôi. Nếu cố gắng làm việc thì sẽ thành công trong tầng lớp đó,
nghề nghiệp đó. Vừa cố gắng làm việc vừa học hỏi để tiến bộ. Đó là vấn
đề rất quan trọng." [19]
Sau thời gian dài bị bạo bệnh vì đột quỵ, ông qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2012 tại New York [2][20]. Sau khi ông mất, ông không để lại di chúc cho nên
Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia
đình ông đang quản trị và cho thuê hệ thống các khách sạn của ông ở vùng
đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore),
Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia [21].
Ngoài ra, tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, và đang quản lý
Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) ở Baltimore "nhằm hỗ trợ, khuyến
khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện trên
nước Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của
Việt Nam vào Mỹ" [17][21].
Gia đình
Ông theo đạo Công giáo,
có tên thánh là Matthew. Năm 1950, ông kết hôn với bà Ngu Thi trong nhà
thờ và có bốn người con với bà. Sau 1954, ông vào Nam và không còn liên
lạc với vợ cũ.[5]
Ông kết hôn với bà Nguyễn Kim Sang năm 1960 và có nhiều người con, các
con với bà Sang gồm: Trần Thị Tâm Anh, Trần Thị Tâm Thảo, Trần Đình
Nghĩa, Trần Thị Hồng Ân, tất cả đang làm ăn tại Mỹ. Ngoài ra còn có Trần
Thanh Nam, Trần Thanh Bắc là con riêng của ông tại miền Bắc trước ngày
di cư cũng vừa sang Mỹ sau năm 1975. Em của ông là Trần Đình Chín và các
con ông Chín là Trần Đình Thành, Trần Đình Hùng, Trần Đình Sơn (cũng từ
miền Bắc mới sang Mỹ sau 1975) hiện là chủ nhân khách sạn Quality Inn
Downtown (ở Baltimore) cũng như đầu tư tại Việt Nam [4]
Ông có tổng cộng ít nhất 16 người con với 5 phụ nữ khác nhau.[5]
Chú thích
- ^ a ă Có thông tin khác cho biết ông Trường sinh năm 1928 tại Quảng Bình. Không được xác nhận
- ^ a ă â Nhà hảo tâm Trần Đình Trường từ trần, RFA, 8/5/2012
- ^ “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”. báo Tiền Phong. 27/1/2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă Gia đình giàu nhất Việt Nam có tài sản không "Ảo", Tầm Nhìn, 10/5/2012
- ^ a ă â b c John Leland (24 tháng 7 năm 2014). “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy”. The New York Times.
- ^ Hội Xuân Và Diễn Hành Đầu Năm Giáp Thân tại San Jose
- ^ National Register of Historic Places". WEEKLY LIST OF ACTIONS TAKEN ON PROPERTIES: 8/16/10 THROUGH 8/20/10. National Park Service. 2010-08-27.
- ^ Con tàu Trường Xuân và "Thuyền Viễn Xứ", Viettribune, 28/8/2008, Đăng lại tại [1]
- ^ Phạm Ngọc Lũy - Truong Xuan’s Last Voyage
- ^ Hồi ký về con tàu Trường Xuân
- ^ Trong bài hát có câu: "...Tôi yêu con tầu Trường Xuân. Con tầu nhiều sóng gió mà tình thương thật đầy..."
- ^ Tường Chinh (28/8/2004). “Thăm Ông Bà Trần Đình Trường Ở New York”. Việt Báo. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Asian American Federation Honors Outstanding”. Asian American Federation. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ Gặp doanh nhân Việt hiến 2 triệu USD cho nạn nhân ở New York, VnExpress, 26/9/2001
- ^ Theo cuộc nói chuyện với ông Trường và bà Sang trong Video "Vân Sơn 44: In Connecticut - Nhớ Nhà", 2010, Xem trích đoạn Video
- ^ Thủ Đô Tỵ Nạn VN Chào Đón Đại Nhạc Hội ‘Mùa Hè Rực Rỡ’, Việt báo, 2/8/2003
- ^ a ă Tỉ phú gốc Việt Trần Ðình Trường qua đời, Người Việt, 8/5/2012
- ^ Liên Hoan Đuốc Vàng: Vinh Danh Người Mỹ Gốc Việt, Hình [2]
- ^ Tỉ phú người Mỹ gốc Việt Trần Ðình Trường qua đời ở New York, báo Thanh Niên, 10/5/2012
- ^ Tỷ phú người Việt qua đời tại Mỹ, VOV, 10/5/2012
- ^ a ă Một số dự án của Tran Group
PHẦN CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ TRIỆU PHÚ GỐC VIỆT
Ông Trần Đình Trường, công dân Mỹ gốc Việt, chủ nhân khách sạn Carter, ngay Quảng trường thời Đại (Times Square) nổi tiếng của Nữu Ước. Ông Trường từng nhiều lần được nêu danh là mạnh thường quân trong sinh hoạt cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua những lần có các cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc quy tụ đông đảo người Việt trên toàn nước Mỹ kéo về; cũng như nhân các cuộc diễn hành văn hóa hàng năm tại thành phố này.
Ông Trường qua đời năm 2012 vì bệnh tim, để lại một gia tài hàng trăm triệu Mỹ kim nhưng không có di chúc, dẫn đến vụ kiện tụng tranh chấp tài sải giữa nhiều người đàn bà cùng khai là vợ ông cùng với một đàn con cháu. Hồ sơ vụ kiện này hứa hẹn còn dài, và câu chuyện vừa
được nhật báo New York Times tóm lược qua bài phóng sự điều tra của ký giả John Leland, nguyên văn “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy” đăng hôm 24/7/2014 vừa qua.
*
Cuộc đời của Trần Đình Trường có thể nói là bình lặng, nếu loại bỏ không kể đến những chuyện: ông đã từng ở tù Cộng sản 2 năm, bơi vượt sông vào Nam tìm tự do, tự tay gây dựng cơ nghiệp kếch sùtrong thời kỳ chiến tranh, di tản sang Mỹ với một va li đầy giấy bạc Mỹ kim và một va li đầy vàng, dựng lại cơ nghiệp với 4 người vợ không hôn thú và đàn con bằng 1 khách sạn toàn là phòng-1-giường ngủ ở khu phía Tây Nữu Ước, là đối tượng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ là chủ nhân 1 khách sạn lớn nhất từng bị tịch thu vì tệ nạn ma túy, là cá nhân hiến tặng luôn một lúc 2 triệu Mỹ kim cho Hội Hồng Thập Tự Mỹ trong cuộc lạc quyên Quỹ cứu trợ Thiên tai sau vụ khủng bố tấn công Cao ốc đôi Trung tâm Mậu dịch Thế giới ngày 11 tháng 9.
Khi qua đời năm 2012, ông Trường để lại một tài sản trị giá khoảng 100 triệu USD, cùng ít nhất 16 người con đã có với năm phụ nữ, trong đó một người tự nhận là vợ chính của ông, mà hoàn toàn không để lại lời trối trăng hay di chúc nào. Nay đã ở bên kia thế giới, ông Trường lại là đối tượng mổ xẻ, nghiên cứu vì là trung tâm của một lô những lời khai mập mờ, nhất là trong cuộc tranh đấu quyết liệt của những người đang giành giật để được kế thừa khoản tiền của ông - như một thành viên trong gia đình ông mô tả "ai cũng là bậc thầy trong chuyện dối lừa và vô cùng xảo quyệt khi cố bán cái gọi là sự thật của họ."
Hồi tháng Năm vừa qua, một thẩm phán của Tòa Gia Đình phán quyết rằng, chuyện một trong những phụ nữ có liên hệ với ông Trường từng khai trong hồ sơ thuế của bà ta là độc thân không ảnh hưởng gì đến chuyện bà ta khai đã kết hôn với ông, và vì vậy có quyền hưởng một nửa tài sản ông ta để lại. Phán quyết này đã mở đường dẫn đến một cuộc chiến trước Tòa liên quan đến 30 hoặc nhiều hơn nữa, những người nhận là thừa kế và chắc chắn phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Tất cả những người liên quan đến vụ tranh chấp tài sản này, hoặc qua luật sư hoặc trực tiếp, đều từ chối lời yêu cầu phỏng vấn cho bài phóng sự này, nhưng họ đều đã kể chuyện của mình trong một núi tài liệu nộp trước tòa. Duy nhất một điều không khác biệt trong quan điểm của tất cả mọi người dự phần trong cuộc tranh chấp này là “kẻ khác đang nói dối.”
*
Chi tiết mà mọi người đồng thuận là ông Trần Đình Trường sinh ngày 05/1/1932 trong một gia đình Công giáo ở Hà Tĩnh, Bắc phần Việt Nam. Chỉ thế thôi, còn các sự kiện sau đó đầy dẫy những chuyện mù mờ khó chứng minh rành rọt. Năm 1950, ông Trường gặp một phụ nữ tên là Thị
Ngũ. Hai người lấy nhau qua một hôn lễ ở nhà thờ và cuối cùng đã có bốn người con với bà này. Thế nhưng hai người không có hôn thú, mà theo các thành viên trong gia đình là “chuyện bình thường trong thời kỳ loạn lạc chiến tranh Việt Nam, giấy tờ nào cũng có thể bị mất”.
Sau khi có hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, ông Trường và cha bị nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc bắt giam. Sau hai năm tù ông được thả nhưng người cha chết trong tù. Sau khi được thả, ông Trường đã liều mình bơi vượt sông Bến Hải vào Nam, với hai bàn tay trắng chỉ có “vài chiếc quần đùi”. Từ đó ông không gặp lại bà Ngữ cho đến hơn 40 năm sau.
Ở miền Nam ông Trường sống không phải với một phụ nữ khác mà “cùng lúc nhiều người đàn bà” như lời khai của 1 người trong cuộc là bà Nguyễn Thị Hưng, nộp trước Tòa sau khi ông qua đời. Bà Hưng khai “thời đó, chuyện 1 người đàn ông có quan hệ với nhiều phụ nữ không phải là vợ, là chuyện hết sức bình thường”. Suốt thời gian này ông Trường luân phiên sống với tất cả những người phụ nữ có quan hệ với mình cùng với con cái những bà này. Marc Bogatin, từng là luật sư đại diện cho ông Trường, bây giờ đại diện cho một trong những con gái của ông nhận xét rằng “Ông ấy cố gắng làm người cha cho tất cả các con của mình, và đối với một người có rất nhiều con thì người như ông Trường thật là người cha tận tâm.”
Năm 1959, ông Trường gặp cô thiếu nữ mới 16 tuổi tên là Nguyễn Sang khi cô này chiếm vương miện Hoa hậu trong cuộc thi do tờ báo Phụ Nữ Ngày Mai tổ chức. Theo các lời khai của bà Sang thì hai người lấy nhau ngày 1/1/1960 qua một hôn lễ dân sự và hai người sống chung từ đó cho tới khi ông ta qua đời. Bà Sang khai hôn lễ chỉ có các viên chức lục sự chứ không có khách khứa nào và có 3 con với ông Trường khi ở Việt Nam, sau đó có thêm con thứ tư sinh ở New York.
Tương tự trường hợp bà Ngữ, giấy tờ chứng minh tình trạng vợ chồng của
bà Sang là điều tranh chấp trước Tòa. Lời khai của các bà vợ khác biệt ở
chỗ người thì khai thời trẻ ông là người nghèo mạt không một xu dính
túi, còn người thì khai ông đã giàu có, nhưng tất cả đều đồng ý ông ta
là người chăm chỉ làm ăn và giao thiệp rất rộng rãi. Ông Trường khởi
nghiệp ở miền Nam bằng nghề mua bán hàng hóa, quân trang quân dụng, sau
đó ông lập công ty vận tải lớn nhất của miền Nam lúc đó, mở rộng với 24
thương thuyền, hàng trăm xe tải và làm chủ cả một bếncảng. Bà Sang khai
mình là người đã giúp ông bắt đầu các công ty, đầu tư tiền bạc và từng
là phó chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp vận chuyển và sau đó
là phó chủ tịch kinh doanh khách sạn của ông ở New York.
Hình ảnh nộp kèm hồ sơ tòa án cho thấy một ông Trường bà Sang là cặp vợ chồng hạnh phúc và thịnh vượng, cùng với con cái. Chuyện kinh doanh làm giàu của ông Trường phát đạt nhờ chiến tranh ở Việt Nam những năm 1960 và 1970.
Nguy cơ sụp đổ của miền Nam năm 1975 khiến ông Trường lo sợ cho sinh mạng bản thân và tài sản kếch sù, khiến ông thấy cần phải hành động nhanh chóng.
Trong một bản tự sự của ông Trường, được bà Sang nộp kèm hồ sơ có đoạn viết “dù tôi hiểu những rủi ro nghiêm trọng nhưng tôi đã ngay lập tức gửi tàu đến các cảng Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, và ra lệnh nhân viên phải hết mình giúp những người Mỹ lúc ấy đang bị đe dọa.” Ông viết, cả thảy các tàu của ông đã cứu được 8,520 gồm dân thường Việt Nam và cả kiều dân lẫn quân nhân Mỹ.
Tuy nhiên lời tự thuật này của ông Trường bị nhiều người bác bỏ. Theo Richard L. Armitage, người giám sát cuộc di tản của hải quân Mỹ lúc ấy thì trên tàu của ông Trường không hề có có lính Mỹ được di tản, và rằng, lực lượng Hoa Kỳ không hề dùng tàu buôn để giải cứu và di tản kiều dân Mỹ.
Ông Trường thường kể rằng ông ta di tản với 2 va li đầy vàng vì không kịp rút tiền khỏi ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn của báo The New York Times năm 1994, ông nói số vàng đem theo trị giá "có thể là một triệu đô la", sau đó sửa lại rằng giá trị "dưới một triệu đô la."
Nhưng Nguyễn Văn Thanh, một thiếu niên khai là đã được ông Trường nhận làm con nuôi ở Việt Nam, thì khai đã rời Việt Nam cùng con tàu với ông Trường và được giao xách theo hai va li, “một chứa khoảng7 triệu Mỹ kim tiền mặt và va li kia chứa khoảng 25 kg vàng” tất cả đều của ông Trường. Bốn phụ nữ có con với ông đều di tản, hoặc cùng ông trên một con tàu, hoặc trên những chiếc tàu của ông.
Khi ra đi, ông cũng để lại Việt Nam cho bà Ngữ và các con bà này một khoản tiền mặt và vàng “nhiều ngoài sức tưởng tượng tính theogiá trị ngày nay” (theo lời khai của một trong những con trai của bà này sau đó). Sau khi đã yên ổn tại Hoa Kỳ, ông Trường vẫn thường xuyên định kỳ gửi tiền và quà cho gia đình bà Ngữ ở VN.
Tại Mỹ, ông Trường đưa đại gia đình tới New York, và năm 1975, ông mua khách sạn đầu tiên là Hotel Opera 23 tầng, toàn là phòng chiếc, trên đường 77 khu Broadway. Tại khách sạn này ông lấy hẳn 1 tầng để sống cùng bà Sang, các con bà này và hai người tình Nguyễn Thị Châm và Phan Hoa, theo lời khai của 1 người tình khác, bà Hưng. Bà Hưng nói bà từ chối không chịu ở chung với những người khác nên sống riêng với con mình ở tầng khác.
Sau đó ông Trường tiếp tục mua thêm nhiều khách sạn khác. Đầu tiên là khách sạn Carter trên đường West 43 Street, mà trang web TripAdviser chọn là “khách sạn bẩn thỉu nhất ở Mỹ" trong ba năm liên tiếp. Sau đó là một khách sạn ở Buffalo. Lúc này đời sống gia đình của ông Trường là ‘chuyện luân phiên đều hòa” như lời khai của bà Hưng là “ông ta luân phiên ở với bà Châm tại khách sạn Carter, với tôi (bà Hưng) trên tầng của tôi tại khách sạn Opera, với bà Hòa, bà Sang và các con bà Sang trong tầng của họ tại khách sạn Opera”.
Ngược lại bà Sang thì trong hồ sơ khai trước Tòa phủ nhận chuyện ông ta đã sống luân phiên với những phụ nữ khác. Với cuộc sống (bận rộn) gồm cả chuyện kinh doanh và xoay vòng với các gia đình, ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St, như lá thư nộp hồ sơ Tòa của Linh mục Peter Colapietro thuộc thánh đường này.
Cách quản trị khách sạn nổi tiếng đặc biệt của riêng ông Trường là cắt giảm tối đa nhân viên an ninh và bồi phòng; với hồ sơ kỷ lục trước Tòa về thành tích vi phạm quy định an toàn vệ sinh và mỗi khi bị truy tố ra Tòa lại dẫn chứng câu chuyện cứu người năm 1975 ở Việt Nam để chứng minh hạnh kiểm và tư cách tốt của mình.
Năm 1985, ông Trường mua khách sạn Kenmore 641 phòng ở đường East 23, lúc bấy giờ là khách sạn phòng đơn lớn nhất ở New York với giá 7 triệu 900 ngàn đô la. Ba năm sau, ông ta mua Times Square Hotel 735 phòng ở đừơng West 43, bất chấp sự phản đối của những người thuê phòng và của cả Hội đồng thành phố New York. Tại khách sạn này, Times Square Hotel, ông ta thu của quỹ phúc lợi thành phố mức tiền thuê cao tới 2649 đô la mỗi tháng một người cho các khách hàng vô gia cư trọ, ngay cả khi số lượng biên bản vi phạm luật antoàn và y tế tăng hơn 1500 vụ. Các thanh tra của thành phố cho biết họ chứng kiến cảnh buôn bán ma túy công khai và nhiều lần nghe thấy tiếng súng nổ trong khách sạn. Tháng Giêng 1990, thành phố New York thắng kiện, tịch thu và dành quyền kiểm soát khách sạn này.
Ở khách sạn Kenmore, chuyện buôn bán ma túy và gái mại dâm là điều công khai. Từ tháng Năm 1991 đến giữa 1994, có tới 189 vụ bắt giữ ma túy hoặc khiếu nại của cư dân về tệ trạng khách sạn này. Công tố viên cáo buộc trong khách sạn bọn buôn bán crack chiếm toàn bộ nhiều tầng, cướp của và thậm chí hạ sát nhiều người già chỉ để cướp các khoản tiền nhỏ.
Khách sạn Kenmore tuy tồi tệ như thế nhưng là nhà của bà Châm cũng là người quản lý sống ở tầng nhì với 5 người con có với với ông Trường. Ông ta thì sống trong ba phòng tại khách sạn Carter. Ông Trường không hề phủ nhận chuyện buôn bán ma túy lan tràn ở Kenmore, nhưng ông chẳng cần xin lỗi ai về chuyện đó, bởi từng nói với báo The Times hồi năm 1994 rằng “Các khách sạn lớn, Helmsley và Trump đã gửi cho những người xấu đến tôi. Đáng lẽ thành phố nên cảm ơn tôi mới phải vì có công chăm sóc rất nhiều người nghèo và vô gia cư.”
Thành phố New York không đồng ý với chuyện đó. Vào ngày 8/6/1994, Cảnh sát liên bang và thành phố xông vào Kenmore, bắt giữ 18 người và tịch thu khách sạn với lý do đó là một động ma túy lớn và công khai.
Thế nhưng ông Trường và cả gia đình ông không bị buộc bất kỳ một tội nào. Ông ta đã tranh đấu để cố giữ khách sạn này nhưng không thành công !.......
Vào một buổi chiều chan hòa nắng đẹp mùa Hè tháng này, khách sạn Carter, tài sản quan trọng nhất trong gia tài của ông Trường, hoàn toàn là một biểu tượng mới của quảng trường Times Square. Được tân trang cho sạch sẽ và được rao bán trong năm nay, khách sạn này thu hút 25 hồ sơ dự .
Hình ảnh nộp kèm hồ sơ tòa án cho thấy một ông Trường bà Sang là cặp vợ chồng hạnh phúc và thịnh vượng, cùng với con cái. Chuyện kinh doanh làm giàu của ông Trường phát đạt nhờ chiến tranh ở Việt Nam những năm 1960 và 1970.
Nguy cơ sụp đổ của miền Nam năm 1975 khiến ông Trường lo sợ cho sinh mạng bản thân và tài sản kếch sù, khiến ông thấy cần phải hành động nhanh chóng.
Trong một bản tự sự của ông Trường, được bà Sang nộp kèm hồ sơ có đoạn viết “dù tôi hiểu những rủi ro nghiêm trọng nhưng tôi đã ngay lập tức gửi tàu đến các cảng Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, và ra lệnh nhân viên phải hết mình giúp những người Mỹ lúc ấy đang bị đe dọa.” Ông viết, cả thảy các tàu của ông đã cứu được 8,520 gồm dân thường Việt Nam và cả kiều dân lẫn quân nhân Mỹ.
Tuy nhiên lời tự thuật này của ông Trường bị nhiều người bác bỏ. Theo Richard L. Armitage, người giám sát cuộc di tản của hải quân Mỹ lúc ấy thì trên tàu của ông Trường không hề có có lính Mỹ được di tản, và rằng, lực lượng Hoa Kỳ không hề dùng tàu buôn để giải cứu và di tản kiều dân Mỹ.
Ông Trường thường kể rằng ông ta di tản với 2 va li đầy vàng vì không kịp rút tiền khỏi ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn của báo The New York Times năm 1994, ông nói số vàng đem theo trị giá "có thể là một triệu đô la", sau đó sửa lại rằng giá trị "dưới một triệu đô la."
Nhưng Nguyễn Văn Thanh, một thiếu niên khai là đã được ông Trường nhận làm con nuôi ở Việt Nam, thì khai đã rời Việt Nam cùng con tàu với ông Trường và được giao xách theo hai va li, “một chứa khoảng7 triệu Mỹ kim tiền mặt và va li kia chứa khoảng 25 kg vàng” tất cả đều của ông Trường. Bốn phụ nữ có con với ông đều di tản, hoặc cùng ông trên một con tàu, hoặc trên những chiếc tàu của ông.
Khi ra đi, ông cũng để lại Việt Nam cho bà Ngữ và các con bà này một khoản tiền mặt và vàng “nhiều ngoài sức tưởng tượng tính theogiá trị ngày nay” (theo lời khai của một trong những con trai của bà này sau đó). Sau khi đã yên ổn tại Hoa Kỳ, ông Trường vẫn thường xuyên định kỳ gửi tiền và quà cho gia đình bà Ngữ ở VN.
Tại Mỹ, ông Trường đưa đại gia đình tới New York, và năm 1975, ông mua khách sạn đầu tiên là Hotel Opera 23 tầng, toàn là phòng chiếc, trên đường 77 khu Broadway. Tại khách sạn này ông lấy hẳn 1 tầng để sống cùng bà Sang, các con bà này và hai người tình Nguyễn Thị Châm và Phan Hoa, theo lời khai của 1 người tình khác, bà Hưng. Bà Hưng nói bà từ chối không chịu ở chung với những người khác nên sống riêng với con mình ở tầng khác.
Sau đó ông Trường tiếp tục mua thêm nhiều khách sạn khác. Đầu tiên là khách sạn Carter trên đường West 43 Street, mà trang web TripAdviser chọn là “khách sạn bẩn thỉu nhất ở Mỹ" trong ba năm liên tiếp. Sau đó là một khách sạn ở Buffalo. Lúc này đời sống gia đình của ông Trường là ‘chuyện luân phiên đều hòa” như lời khai của bà Hưng là “ông ta luân phiên ở với bà Châm tại khách sạn Carter, với tôi (bà Hưng) trên tầng của tôi tại khách sạn Opera, với bà Hòa, bà Sang và các con bà Sang trong tầng của họ tại khách sạn Opera”.
Ngược lại bà Sang thì trong hồ sơ khai trước Tòa phủ nhận chuyện ông ta đã sống luân phiên với những phụ nữ khác. Với cuộc sống (bận rộn) gồm cả chuyện kinh doanh và xoay vòng với các gia đình, ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St, như lá thư nộp hồ sơ Tòa của Linh mục Peter Colapietro thuộc thánh đường này.
Cách quản trị khách sạn nổi tiếng đặc biệt của riêng ông Trường là cắt giảm tối đa nhân viên an ninh và bồi phòng; với hồ sơ kỷ lục trước Tòa về thành tích vi phạm quy định an toàn vệ sinh và mỗi khi bị truy tố ra Tòa lại dẫn chứng câu chuyện cứu người năm 1975 ở Việt Nam để chứng minh hạnh kiểm và tư cách tốt của mình.
Năm 1985, ông Trường mua khách sạn Kenmore 641 phòng ở đường East 23, lúc bấy giờ là khách sạn phòng đơn lớn nhất ở New York với giá 7 triệu 900 ngàn đô la. Ba năm sau, ông ta mua Times Square Hotel 735 phòng ở đừơng West 43, bất chấp sự phản đối của những người thuê phòng và của cả Hội đồng thành phố New York. Tại khách sạn này, Times Square Hotel, ông ta thu của quỹ phúc lợi thành phố mức tiền thuê cao tới 2649 đô la mỗi tháng một người cho các khách hàng vô gia cư trọ, ngay cả khi số lượng biên bản vi phạm luật antoàn và y tế tăng hơn 1500 vụ. Các thanh tra của thành phố cho biết họ chứng kiến cảnh buôn bán ma túy công khai và nhiều lần nghe thấy tiếng súng nổ trong khách sạn. Tháng Giêng 1990, thành phố New York thắng kiện, tịch thu và dành quyền kiểm soát khách sạn này.
Ở khách sạn Kenmore, chuyện buôn bán ma túy và gái mại dâm là điều công khai. Từ tháng Năm 1991 đến giữa 1994, có tới 189 vụ bắt giữ ma túy hoặc khiếu nại của cư dân về tệ trạng khách sạn này. Công tố viên cáo buộc trong khách sạn bọn buôn bán crack chiếm toàn bộ nhiều tầng, cướp của và thậm chí hạ sát nhiều người già chỉ để cướp các khoản tiền nhỏ.
Khách sạn Kenmore tuy tồi tệ như thế nhưng là nhà của bà Châm cũng là người quản lý sống ở tầng nhì với 5 người con có với với ông Trường. Ông ta thì sống trong ba phòng tại khách sạn Carter. Ông Trường không hề phủ nhận chuyện buôn bán ma túy lan tràn ở Kenmore, nhưng ông chẳng cần xin lỗi ai về chuyện đó, bởi từng nói với báo The Times hồi năm 1994 rằng “Các khách sạn lớn, Helmsley và Trump đã gửi cho những người xấu đến tôi. Đáng lẽ thành phố nên cảm ơn tôi mới phải vì có công chăm sóc rất nhiều người nghèo và vô gia cư.”
Thành phố New York không đồng ý với chuyện đó. Vào ngày 8/6/1994, Cảnh sát liên bang và thành phố xông vào Kenmore, bắt giữ 18 người và tịch thu khách sạn với lý do đó là một động ma túy lớn và công khai.
Thế nhưng ông Trường và cả gia đình ông không bị buộc bất kỳ một tội nào. Ông ta đã tranh đấu để cố giữ khách sạn này nhưng không thành công !.......
*
Vào một buổi chiều chan hòa nắng đẹp mùa Hè tháng này, khách sạn Carter, tài sản quan trọng nhất trong gia tài của ông Trường, hoàn toàn là một biểu tượng mới của quảng trường Times Square. Được tân trang cho sạch sẽ và được rao bán trong năm nay, khách sạn này thu hút 25 hồ sơ dự .
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
EM KHÔNG VỀ
em nóng lạnh cảm sốt
đau nhức toàn thân,
Các con đưa em đi cấp cứu
em vào phòng săn sóc đặc biệt
vài hôm sau em vui vẻ báo tin
cuối tuần em sẽ trở về
nhưng nửa đêm bệnh trở nặng
em kêu khó thở
rồi em đi
anh vào bệnh viện
em thở oxy
bảng điện kế nhấp nháy màu đèn đỏ
anh cầm tay em
hai hàng lụy nhỏ
em đã bỏ anh rồi
em đã đi thật xa
em không trở về tổ ấm của chúng ta!
vài hôm sau
các con đưa em vào nhà tang lễ
bốn bề quạnh quẽ
em nằm trong quan tài lặng lẽ
xung quanh những vòng hoa tang
con cháu, anh chị em, bạn bè đến chào em lần cuối
đôi nến lung linh
hai hàng lệ ứa
em cười hay em khóc?
Anh cố nén tiếng nấc
để em thanh thản lên đường.
anh theo xe tang
đưa em vào nghĩa trang
đến giờ hạ huyệt
con cháu, anh em, bạn bè
gửi em những đóa hoa vĩnh biệt.
em ở lại đây
em không về ngôi nhà của chúng mình nữa
em ở lại với những hàng bia mộ trắng
với thảm cỏ xanh có hoa vàng,hoa trắng,
và trời mùa thu Canada bừng ánh nắng.
em ơi
hương còn nồng
tình còn thắm
sao trời xanh nỡ bắt tội chúng mình ?
anh là một thư sinh
yêu em
làm thơ và mê sách
hai chúng ta sống đời thanh bạch
cùng nhau xây dựng cuộc đời
cùng chung bao nỗi buồn vui
qua bao cơn sóng gió biển khơi
vẫn không bao giờ xa cách
thế mà nay
anh mới hiểu thế nào là bạn đời
thế nào là lẻ loi. . .
em ơi,
có những đêm khuya trằn trọc,
anh không khóc
mà sao đôi dòng lệ trào tuôn?
anh không buồn
mà sao tim đau nhói,
và gan ruột quặn thắt?
phải chăng đêm trường là vương quốc cô độc?
nhà chúng ta có hoa viên xanh mướt
do bàn tay em săn sóc.
có dàn bầu, dàn bí
có hàng đậu, hàng cà chua
Có khóm lan, cành trúc
Có hoavạn thọ, hoa mẫu đơn
có hoa hồng, hoa cúc
hoa thơm sực nức
những buổi sáng trời hững nắng
và những buổi chiều gió bắc cực về lạnh
có đôi bướm trắng, bướm vàng bay quanh
những con sóc nhảy nhót trên cành
Những đôi chim sâu nỉ non, tình tự
nhưng không thấy em qua lại giữa những hàng cây xanh
nâng niu những bông hoa hồng hoa trắng.
khu vườn vắng lặng
em đã đi xa thật rồi
em không trở về ngôi nhà cũ nữa
em ơí! em ơí!
20-8-2014
bình bịch ngày xưa
tôn thất tuệ
Một chiếc xe bình bịch chạy qua, chở trên mình một người mập mạp phương
phi mang đôi kính đen. Một thiếu phụ trung niên gập mình chào gần như
quỳ. Đứa con trai ngẩn ngơ cho đến khi mẹ nói: Hoàng Thượng đó con. Nơi
xẩy ra là An Hòa ngay bên ngoài thành nội trên đường thiên lý hướng ra
Văn Xá phía bắc. Đứa bé là Phạm Bá Hiền hiện ở San Diego, California.
PBH hơn tôi ba bốn tuổi, cho nên ước chừng thời gian trước hoặc sau khi
tôi nằm nôi 1939. Về sau, hậu duệ của Nhiếp Chánh Vương Tôn Thất Hân,
cậu Tôn Để, thấy chiếc xe gỉ sét nằm trong vườn ở Cung An Định, An Cựu.
Chiếc xe gỉ sét là chuyện thường, ấn tín cũng chẳng ra gì, mà thân hoàng
thượng thì "hoang phế bơ vơ" như câu thơ của Nguyễn Đình Toàn tả người
yêu.
Thế nào chiếc moto ni cũng bên Pháp đem qua; nó không thành một hiện tượng, vì người trên xe là vua mà, chừng ấy còn ít quá, có chi là xa xỉ; vả lại, ngài ngự chạy ở những vùng xa dân chúng, không phiền hà ai.
Mãi đến đầu thập niên 1950, khi bắt đầu vào trung học, tôi mới nhìn ra khỏi xó Bến Ngự một chút. Lại thấy có ông Từ Bộ Quýnh đi xe mô tô bình bịch; lại thấy ông cả Bính ở Vy Dạ đi xe cấy chi nhỏ hơn bình bịch mà to hơn mobilette AutoBécane. Lại thấy anh Hướng, làm cho Lý Lâm Tinh, huynh trưởng hướng đạo, chạy cái xe gì to hơn Lambretta. Lại thấy anh Ngọ, Mỹ Thắng (?) chạy xe Ết Bà (Vespa), chiều chiều qua Xẹt (Cercle Sportif) đánh tennis. Anh Hà Thúc Miễn, Bến Ngự cũng có Vespa. Bác Thanh, bố của Trịnh Công Sơn cũng có Vespa.
Con nít còn hay chú ý đến mấy chiếc xe moto cảnh sát hộ tống các quan lớn như thủ hiến, thấy vui vui thấy moto ba bánh, kéo bên hông một chỗ ngồi có người cầm súng. Con nít cũng thích xem các xe motto Harley của nhà binh chạy trên lòng chảo sân vận động. Họ biểu diễn đứng trên yên xe, cởi áo, mặc áo trở lại mà xe cứ vù vù như bay. Muốn xem thì phải chui lỗ chó hàng rào từ phía trường Nguyễn Tri Phương.
Anh Miễn của tui còn có xe bốn bánh; sáu chục năm sau tui xem catalogue mới biết hiệu Chrysler của Mỹ. Huế mình không đến nỗi quê mà nghĩ rằng cà rem ăn không hết phơi khô để dành. Nhưng xe hơi không phải là món gần gũi; các xe của ông giám đốc học chánh, của tỉnh trưởng, thủ hiến thì tránh xa khỏi bị nước bùn tạt vô người.
Qua đến 1954 thì Huế có nhiều xe hơn, không ai chú đến xe bình bịch như của Ngài Ngự. Ngài Ngự bây không đi xe hai bánh mà đi xe bốn bánh, đại xa, chạy khắp thành phố ngày đêm. Ngài đeo kính đen như thường, ôm một ca ve chỉ mặc xí líp. Ngài lịch sự nhường nửa cổ xe cho Ngô Chí Sĩ đứng trong chiếc tàu đang lèo lái con thuyền VN. Cuộc dạo chơi cố đô của ngài được ghi trong một đoạn về Thượng Tứ của Phan Mông Hòa (ái nữ của Maria Mộng Hoa); may quá ngài cũng có một cùng đinh đỡ đạn:
Tôi còn nhớ như in kỷ niệm về mụ Xoài. Đó là năm Huế phát động phong trào Bài Phong Đả Thực và ủng hộ “Triều” cụ Ngô. Học sinh công tư toàn thành phố ngồi đầy nhóc trên những chiếc xe buýt màu xanh dương hay xe GMC nhà binh. Bọn học trò chúng tôi được chở đi cổ động bỏ phiếu cho chí sĩ Ngô Đình Diệm. “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”. Xe lớp lớp chạy lòng vòng khắp mọi xó xỉnh của cố đô. Một đứa lớn họng hét to: “Đả đảo Bảo Đại” hoặc “Ủng hộ Ngô Đình Diệm” rồi cả bầy hăng bò xít hét theo mà đả đảo hay ủng hộ. Tuổi trẻ máu nóng bốc đồng thi nhau la hét đến khan hơi rát cổ. Khi xe chúng tôi chạy đến đường Thượng Tứ, một bạn la to khẩu hiệu: “Ai bán nước ?” để cả bầy còn lại đồng thanh đáp: “Bảo Đại!”. Tôi thấy mụ Xoài xóm tôi le te chạy tới. Cái cằm móm xọm dài ra hơn khi mụ cười toe toét, trả lời đon đả: “Có đây! Có đây! Có mụ Xoài bán nước đây!” (Hoàng Hôn Thôn Vỹ)
Thế rồi Huế trở lại yên lặng. Nhiều căn phố được sửa lại, xây thêm một hay hai tầng như nhà sách Gia Long của chị Dương, mẹ của cô Hồng. Phía Hàng Bè có Kem Anh Đào của mẹ Trâm (em của La …Thanh).
Huế không thêm xe bình bịch to lớn, nhưng thêm Vespa, không nhiều lắm. Lambretta đã xuất hiện; không ăn khách “dòm” vì không ngọt nước như người anh em Italie. Con nít cửng con mắt cũng to thêm đồng nhịp với thân thể cho nên cái nhìn cũng to theo, để chú ý đến xe hơi. Dạo ấy, chạy quanh nhiều trong thành phố là Peugeot 203. Chaffenron chưng cả nguyên chiếc trong tủ kính như con búp bê, nhưng các bậc phu huynh thì thích tờ rác xông, mà còn thích tờ rắc xông ken nhiều hơn (ken, 15, quinze). Xuất hiện sau 54 là hai chiếc Mercedes, chúng liên quan đến thời cuộc tình hình chính trị mới.
Bên cạnh hai cô con gái mặc jupe rất chi là quí phái trưởng giả, đốc Quyến còn có thêm chiếc Mercedes màu xám, từ ngày làm bác sĩ gia đình, trông nom sức khỏe Cụ Cố, thâm mẫu Ngô Chí Sĩ, và Ngô Cố Vấn Tối Cao Miền Trung. Đốc Quyến dư tiền mua Mercedes bằng vàng cũng được nhưng miệng người thì nói quà tặng của Lãnh Tụ Anh Minh. Mà quà tặng thì có chi mà nói. Trong khi đốc Quyến ung dung như rứa, các người khác trong phong trào Hòa Bình thì xấc bấc xang bang.
Chiếc Mercedes thứ hai là của ông Nguyễn Văn Hai. Thầy Hai đã là người ủng hộ quyết liệt lấy tên Ngô Đình Diệm thay cho tên Khải Định. Việc đã thành nhưng trong vài tháng, trường mang tên là Quốc Học. Thầy Nguyễn Đình Hàm nói ông đã có công lớn trong việc đặt tên mới nầy và thành hiệu trưởng QH đầu tiên; ông cũng nói xa nói gần việc nầy làm cho thầy Hai khó chịu. Thầy Hai sau đó làm giám đốc học chánh Trung Phần. Ít lâu sau thì ông Đinh Quy lên thế thầy Hàm. Lại chào xáo trong trường. Có người vẽ trên stencil và in ronéo một bức hý họa không có chữ: một con rùa đội trên lưng một tấm bia đá, có khắc một chữ duy nhất, vừa có thể đọc là chữ “Q” hoa không tròn đủ hay đọc là con số 2.
Thầy Hai đầy nhiệt tình cách mạng, sửa đổi cách thi lục cá nguyệt; các lớp ngồi chung làm bài như nhau; đề thi các giáo sư trình thầy Hai duyệt và quyết định. Thầy không thích các giáo sư mặc áo tay cụt; có sự đụng độ nho nhỏ với thầy Đương dạy vạn vật; dịp nầy thầy Đương trở lại ngành y khoa Saigon. Thầy Hai đã qui định đồng phục trắng, nam sinh có cà vạt xanh dương. Mỗi sáng thứ hai tôi phải thắng khô mực và đôi dép lốp đi chào cờ. Sân trường chia làm bốn, cột cờ ở giữa. Thay phiên nhau, các ô cử người lên đánh nhịp bắt giọng hát quốc ca và suy tôn Ngô Tổng Thống.
Khi thầy Hàm đứng đầu trường, thầy vẫn giữ những tập tục nầy, kể cả việc đóng cửa tức khắc khi có chuông vô lớp. Nhưng không khí dịu hơn một chút, ít tính cách đoàn ngũ hóa nhân dân. Thầy Quy chấp chánh, mở thêm chức vụ giám học; mấy trò sính tiếng tây thì hay gọi là senseur. Theo nghĩa thông thường, senseur là thầy phó hiệu trưởng chuyên lo về kỷ luật. Đúng vậy, thấy giám học hầu như là chủ tịch một hội đồng vô hình gồm các giáo sư cố vấn. Thầy cố vấn thật đáng sợ; tuy không phải là tổng quát như nhau, các thầy nầy vô lớp thường nêu chuyện kỷ luật kèm với những lời hăm dọa bị đuổi v.v… Cha mẹ thường trấn an con cái với câu dang cao đánh sẻ. Ngoài ra, thầy giám học còn trông coi Hiệu Đoàn, tổ chức sinh hoạt chung của các trường, nhiều dấu hiệu hướng về đoàn ngũ hóa.
Thầy Hai trúng cử làm dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến; QH nầy được lưu nhiệm làm QH lập pháp đầu tiên. Mọi dân biểu (52 vị ?) được mua xe “de luxe” không thuế; xe cộ thời ấy bị đánh thuế đến 300% giá trị. Thầy Hai mua Mercedes. Thỉnh thoảng Huế cũng thấy thầy Hà Như Chi, cũng là dân biểu, lái xe “de luxe” Peugeot 403 mỗi khi từ Saigon ra thăm thân phụ thân mẫu là ông bà Hà Thúc Lãng.
Nói rứa thôi, chứ Huế không đến nỗi tệ chỉ có bấy nhiêu xế hộp. Nhưng có hai trường hợp khác coi bộ nhiều người biết tới hơn vì nó thuộc “địa giới”, tôi muốn nói không ở mức thượng thừa trong xã hội như thầy Hai, thầy Chi, ông đốc Quyến.
Chiếc xe “deluxe” Peugeot 403 của thầy Chi – nếu đã đẩy lùi các xe Peugeot 203 xuống chân danh sách ngưỡng mộ - đã không làm mất uy của một chiếc Peugeot 203 khác.
Một người đi học Mỹ về, rồi tự xưng là đạo diễn điện ảnh. Anh ta có mái tóc phờ ri dê xỏa nửa trán, nhưng không có vẻ gì là lại cái (homo), vẫn còn nguyên dương tính. Anh mua một chiếc xe peugeot 203, hai chỗ ngồi và có mui trần. Xe cộ thời ấy thì chính là đen; Peugeot có thêm màu xám. Đàng nầy anh sơn lại, chơi nguyên màu đỏ tươi. Am mê ri ken mà!
Nhưng màu đỏ không phải là điều đáng nói. Điện ảnh gia (?) Lê Hoàng Hoa có tội đáng chết: ẳm được cô Ty bỏ lên xe chạy khắp thành phố. Tội đáng chết vì làm bao người nuốt nước miếng ừng ực. Cô Ty bán sách ở nhà sách Ưng Hạ. Bao nhiêu trai thanh, học giả tới đó mở sách ra xem mà mắt nhìn trộm cô hàng. Nhiều nhất là mấy ông sư phạm chơi nguyên đồng phục côm lê. Cô Ty phải biết có hai thứ sinh viên ở Huế, một bên là sư phạm có học bỗng. Khi tự giới thiệu với các bà mẹ có con gái mình là sinh viên thì được hỏi là sư phạm chi, anh văn hay lý hóa…
Còn như văn khoa hay luật khoa thì chỉ là đồ cà lơ phất phơ, còn lâu mới thành a vô ca có tiền, suốt đời “làm thi sĩ là tru với chó”. Rứa mà mấy ôn sư phạm ái mộ cô, cô có giá quá hè.
Cô Ty có đóng phim hay không, nào ai hay biết. Phim trường của LHH thường là Hội Việt Mỹ. Về sau cơm cháo giữa chàng và nàng có ra chi hay không, tui không biết; tuy vậy sau đó, dân Huế không còn cơ hội chứng minh câu thơ Tàu: thư trung hữu nữ nhan như ngọc, trong nhà sách Ưng Hạ có người đẹp như ngọc như ngà.
Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng. Hết lượt xe đỏ Peugeot thì qua xe xanh, xanh lá mạ thì rõ ràng hơn, để không nhầm với xanh biển. Chiếc xe khá to, cũng mui trần như xe của nhà làm phim. Khi đồng An Cựu xanh rì ngọn lúa thì khách qua đường khó nhận ra chiếc xe; vì xe hay đậu trước sân của một villa có mặt tiền phía đường nhưng quanh còn ruộng. Villa nầy là chỗ ở của ông sếp công chánh tỉnh; ông mới rời nguyên quán Quảng Trị vô đất thần kinh đem theo hai cô con gái (con trai thì kể làm chi cho mệt, có một trăm trự cũng thế thôi). Nhưng trội nhất là cô chị Hồng Thủy.
Ông bạn tôi mới trả lời email nói Hồng Thủy đi xe Lambretta vô trường đã thành một điều kinh khủng. Đúng vậy nhưng bạn tôi quên nói Hồng Thủy đã thường lái xe mui trần chạy quanh thành phố những lúc đông người. Tóc nàng bay bay trên cầu Trường Tiền. Thường Hồng Thủy chỉ đi một mình, (không như Lê Hoàng Hoa có cô Ty) hay cô em gái, cho nên với một số gà trống, mặt trận miền tây vẫn bình yên.
Mi đi xe máy (xe đạp) người ta đi xe điện (xe hơi), mắc chi mi noái, tức à, tức ăn ...mà trừ. Đồ vô duyên, vô duyên cảy, bảy ngày không hết vô duyên.
Vô duyên kệ tui. Hồng Thủy không bao giờ đi trên hè phố, chỉ đi xe hơi
nhưng Huế có lời đồn Hồng Thủy đi bộ đường Trần Hưng Đạo vác guốc gõ lên
đầu mấy cậu con trai trêu chọc đôi môi của nàng. Hồi đó guốc đã tân
thời lắm rồi. Hình như guốc Dakao. Lúc ấy “mốt” cả thế giới là gót giày
gót guốc nhỏ bằng móng tay. Các hãng máy bay phải thay nền máy bay bằng
nhôm cứng hơn vì gót giày mấy bà bự thiệt bự lún vô kim loại như bùn,
phải bồi thường tai nạn. Rứa thì Hồng Thủy mà chơi cái gót guốc lên đầu
thì chỉ có chết thôi nếu không đội nón sắt hay đã được mẹ nhúng vào suối
tiên như Archille để thành xương đồng da sắt.
Không thấy ai chết, hay mũi ăn trầu cái đầu xức thuốc. Tui có hỏi hai người bạn cũ, họ đều nói Hồng Thủy là một kiều nữ rất bình thường, hiền hòa; chơi bạo chiếc Lambretta có chết ai mô. Một người hiện ở bên Đức nhiều năm học chung và sau đó cũng biết cô nàng. Một người hiện ở vùng thủ đô Hoa Kỳ, cùng gốc Quảng Trị đã than phiền tin thất thiệt. Đêm văn nghệ cuối năm 1959, Hồng Thủy hát bài Hòn Vọng Phu 2 của Lê Thương, tôi còn nhớ mặt người đệm sáo tre nhưng không nhớ tên.
Dẫu răng đi nữa, những điều viết trên đây xẩy ra vào một thời tương đối an bình của Huế; lúc ấy chưa có biểu tình, bàn thờ xuống đường, chưa có thảm sát Mậu Thân.
Tôi viết theo lối mà Tràm Cà Mau nói là lang thang xứ Huế, cũng rất vô duyên cảy bảy ngày không hết vô duyên. À mà viết khi nhận mấy bức hình moto rất thời trang của những cô gái Huế ngày nay. Những lần chuyển chuyển forward, forward, không ai nói chi trừ một thân hữu nêu chuyện Hồng Thủy đi xe Lambretta đến trường; chẳng có nghĩa lý gì so với hiện nay mà đã là chuyện gần như kinh khủng. Nói chung, vẫn có một chút gì không đồng ý, không nói ra.
Nhưng nói cho cùng Huế mình cái chi không có, nhưng cái có xưa kia ít ồn ào, và che dấu được. Bây giờ có ai sợ chi; còn che dấu là còn biết cần có một giá trị nào đó. Che dấu không phải hoàn toàn tốt nhưng cũng không phải hoàn toàn xấu. Huế mình đôi lúc còn đi trước. Ngay sau 75, một đấng hương sắc của sông Hương núi Ngự đã tiên phong chụp hình khỏa thân và quay phim cảnh làm tình với một người ngoại quốc trên một du thuyền neo ở Vũng Tàu. Những gì qua ống kính đã đến các tòa báo Saigon.
Nhưng về ngôn ngữ thì những chuyện như rứa không có. Huế mình không thấy, Huế mình chỉ chộ.
Dùng hai chữ bình bịch cho những chiếc hai bánh hiện nay thì sẽ bị các cô lấy giày đánh trên đầu, như người ta gán ghép cho Hồng Thủy. Bởi lẽ bình bịch xưa cổ lỗ sĩ còn những chiếc moto nầy mới, chạy nghe êm trừ phi chủ nhân muốn tháo ống bô (ống khói) kêu thiệt to.
Người Huế, nam hay nữ, nếu không phải là triết gia, văn sĩ, thi sĩ, luận sĩ, thiền sư, thì ít nhất cũng là những nhà hoạt động, những nhà tuyên truyền, xin lỗi tôi muốn nói activiste. Hoạt động cho đảng phái, cho tôn giáo, cho các thế lực v.v… Một ký giả nửa Pháp nửa Mỹ nói như thế để chứng minh luận điểm của ông rằng người Huế rất sâu sắc, theo chiều hướng thiện hay chiều hướng nguy hiểm tùy người; người Huế không đơn giản chút nào. Cứ xem tạm như ông nhà báo ấy nói đúng, thì mấy cô chạy xe moto thứ xịn nhất thế giới, mấy cô nầy sẽ được xếp vào chỗ mô? Mấy cô nầy hết sức đơn giản và cái chi cũng để lộ ra ngoài. Mấy cô không cần một tay giữ nón lá, một tay giữ tà áo, phòng khi có ngọn gió bất thường tấn công những lớp vải mỏng thín. Mấy cô nầy khi mô cũng phây phây.
Nếu lúc trước kia Huế được mô tả như trái mãng cầu (quả na) ngoài ngói móc trong bột lọc nhụy đậu đen thì Huế ngày nay đem trong ra ngoài như trái điều lộn hột. Ở một mức độ khá lớn, sự thể này trông ra dễ , dễ bề tính toán; dễ bề tính toán kể cả trong tình yêu và nhất là lập kế hoạch đưa nàng về dinh.
Xứ Huế khó bề duy trì nét thầm lặng bên ngoài làm môi giới cho sự thầm lặng bên trong. Một trong những lý do là quá nhiều người mới lạ, lạ từ nguyên quán, lạ trong lối suy nghĩ. Nhưng trên hết, xứ Huế không thoát khỏi những đặc tính chung của toàn VN, không thể nói Huế cao thượng hơn, sạch sẽ hơn, spiritual hơn…
Nói đến cái trầm lặng của Huế làm tôi liên tưởng đến Lào và Miến Điện. [Mấy dòng kề cận tôi lấy ý của Tiziano Terzani trong cuốn A Fortune Teller Told Me.
1962 tướng Ne Win đảo chánh cầm quyền, đưa ra đường lối gọi là xã hội chủ nghĩa theo lối Phật Giáo, áp đặt độc tài quân phiệt, quốc hữu hóa nền kinh tế, tống giam thành phần chống đối. Ne Win không muốn sự hà khắc của Tàu Cọng, cũng không muốn đường lối sùng vật chất của Mỹ đang tung hoành ở Thái Lan và chung quanh. Đánh đổi nền độc tài khắc nghiệt, truyền thống được duy trì, tôn giáo phát triển, 45 triệu dân không bị đưa vào cơn lốc của sự đô thị hóa, của kỹ nghệ hóa và tây phương hóa. Chính quyền Rangoon không muốn quá nhiều người ngoại quốc làm ô nhiễm không khí quốc gia; chiếu khán chỉ cấp bảy ngày lưu trú. Chùa chiền được giữ trang nghiêm làm nơi hành đạo chứ không phải viện bảo tàng cho du khách chụp hình, rộn ràng như ngoài chợ.
Sau ¼ thế kỷ với quyền uy tuyệt đối, Ne Win trao tay lái cho đàn em. Lớp mới nầy còn độc tài hơn lão tổ, trân tráo hơn, tàn bạo hơn, giết người nhiều hơn nhưng tân thời hơn. Mấy ông vua con nầy bỏ chủ trương cô lập và theo hình thức phát triển xô bồ. Bốn mươi năm cưởng lại, Miến phải nhường bước cho cái định mệnh chung, không ai thoát khỏi từ Tàu của Mao, Ấn của Gandhi, Khmer của Pol Pot, VN.
Giữa thập niên 1990, Terzani đến thị trấn nhỏ Tachilek cạnh biên giới Thái đã choáng mắt bởi những chữ mạ vàng: “Tourists, welcome to Burma” thay những chữ ông còn nhớ: Foreigners, keep away. Any one passing this point risks being shot. Có 14 sòng bài, mấy chục chỗ hát kaoroke. Người Thái mở siêu thị, nhà hàng. Không ai xài tiền Miến, chỉ dùng ngoại tệ. Ma túy, mãi dâm hầu như buôn bán công khai. Các ông tướng ông tá đứng đầu các dịch vụ du lịch như di chuyển, thông ngôn, ăn ở…
Về phần Lào, bao năm phản đối, phải để cho Úc xây cây cầu qua Mekong nối liền với Thái. Bây giờ cây cầu mệnh danh là cầu Xi Da (The Aids Bridge). Trung Cọng đang mở con đường xuyên Miến nối liền Tàu và Thái.
Là một người mến văn hóa đông phương, biết nhiều về lịch sử từng vùng, Terzani cho rằng Tây Phương hóa trở thành thuốc phiện cho cả Á Châu. Người Tàu đã có số đông không dùng đủa mà dùng muỗng nĩa cho tiến bộ. Singapour là một hòn đảo điều hòa không khí, chỉ có hotel và nhà hàng. Lý Quang Diệu là người mẫu của tư bản Tàu lục địa. Ký giả Ý nầy (1938-2004) có cái nhìn ngộ nghĩnh.
Bốn, năm thế kỷ trước Tây Phương đến Á Châu bị đánh lại (tuy vẫn thắng) như chiến tranh ma túy bên Tàu, Cần Vương bên mình. Nhật Bản bên ngoài theo tân trào, bên trong tổ chức cẩn thận mọi bề chống lại ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng bây giờ Tây Phương đem liều thuốc phát triển thì Á Châu đón nhận với bất cứ giá nào, hằng triệu người là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp. Những xáo trộn ấy đẻ ra những chiếc xe motto mắc tiền, chạy ngang đánh bạc những chiếc nón lá rách của người đi bộ nghèo trên xứ Huế
Tôi đã lạm dụng thì giờ của các bạn để đi hơi xa, khởi hành từ chiếc xe bình bịch. Nhưng nhịp độ biến thiên của xứ Huế còn nhanh hơn những chiếc hai bánh do các nường phóng theo gió. Các chùa xưa như Tra Am nay đã xây lại theo đá rửa, lưỡng long chầu nguyệt bằng mẻ chén kiểu. Quanh các chùa có những ghế đá lọ lem khắc ghi tên người cúng và tên người được hồi hướng, những câu thiền viết bay bướm không ai đọc ra treo khắp nơi. Huế mình đang có phong trào ăn chay nghệ thuật, con gà chay, thịt heo nướng chay, con tôm chay.
Có nhiều biến thái khác. Nhưng đây chỉ nếu một biến thái nhỏ về ngôn ngữ: rồi ra, người Huế sẽ nói chữ “vào” thay cho chữ “vô” dù là gốc Nôm hay Hán Việt. Một tác giả viết về Huế thấy sách mình xuất bản với những chữ rất lạ: “vào luân, vào lý, vào đạo” mà bà đã viết “vô luân, vô lý, vô đạo”. Dĩ nhiên tác giả không đồng ý. Nhưng tôi, anh đổ gàn, khoái tỷ. Nếu bà mắng tôi là đồ vô đạo, vô học, vô luân; bĩnh bút sẽ biến tôi thành kẻ vào lý, vào đạo, vào học. Chẳng mấy chốc tướng cướp, kẻ giết người đều vào đạo, vào học, vào lý. Khổng Lão Thích đều thất nghiệp.
Dẫu sao, những chiếc moto hào nhoáng – phản ảnh những bất thường của thời đại – gợi lên thương tiếc một thời áo quần giản dị, đi lại chẫm rải chừng mực. Hoài niệm chỉ là hoài niệm mà thôi. Sự trầm lặng của Huế không bao giờ trở lại. Vì sao? vì lòng người đã thay đổi. Lòng người Huế đã thay đổi âm thầm từ lâu, nay mấy cô moto làm cho sống dậy mạnh bạo hơn; những thứ gọi là bạo động tinh tế đã có: Một tin đồn Hồng Thủy trở gót guốc đánh đầu người ta, một “chân lý” (trong ngoặc kép) vĩnh viễn: sông Hương dưới thuyền có đĩ trên bờ có vua.
Xin lỗi tôi hơi méo mó Phật giáo một chút: tâm bình thế giới bình. Tướng tại tâm sinh, hãy nhìn người Huế bây giờ, dù vẫn còn áo tím, đứng dưới mái hiên chùa. Trực giác sẽ giúp chúng ta. Bình bịch năm xưa, bình bịch năm nay chỉ là những thứ ngoài da.
Báo chí tiếng Việt trong và ngoài nước đã nói nhiều về cách trình bày hiện vật ở bảo tàng này.
Có những ý kiến từ giới sử gia trong nước cho rằng cuộc triển lãm chưa đầy đủ.
Hôm qua, 08/09/2014, lần đầu tiên một cuộc triển lãm về Cải
cách ruộng đất đã khai mạc tại Hà Nội và đã thu hút rất nhiều người đến
xem. Nhưng cuộc triển lãm đầu tiên này bị đánh giá là phiến diện, tức là
chỉ phản ánh một mặt của Cải cách ruộng đất, hay đúng hơn là nhằm biện
minh cho chính sách này, chứ không tái hiện những sai lầm, những bi kịch
của cái gọi là cuộc “Cách mạng long trời lở đất” cách đây hơn 60 năm.
EM KHÔNG VỀ
em nóng lạnh cảm sốt
đau nhức toàn thân,
Các con đưa em đi cấp cứu
em vào phòng săn sóc đặc biệt
vài hôm sau em vui vẻ báo tin
cuối tuần em sẽ trở về
nhưng nửa đêm bệnh trở nặng
em kêu khó thở
rồi em đi
anh vào bệnh viện
em thở oxy
bảng điện kế nhấp nháy màu đèn đỏ
anh cầm tay em
hai hàng lụy nhỏ
em đã bỏ anh rồi
em đã đi thật xa
em không trở về tổ ấm của chúng ta!
vài hôm sau
các con đưa em vào nhà tang lễ
bốn bề quạnh quẽ
em nằm trong quan tài lặng lẽ
xung quanh những vòng hoa tang
con cháu, anh chị em, bạn bè đến chào em lần cuối
đôi nến lung linh
hai hàng lệ ứa
em cười hay em khóc?
Anh cố nén tiếng nấc
để em thanh thản lên đường.
anh theo xe tang
đưa em vào nghĩa trang
đến giờ hạ huyệt
con cháu, anh em, bạn bè
gửi em những đóa hoa vĩnh biệt.
em ở lại đây
em không về ngôi nhà của chúng mình nữa
em ở lại với những hàng bia mộ trắng
với thảm cỏ xanh có hoa vàng,hoa trắng,
và trời mùa thu Canada bừng ánh nắng.
em ơi
hương còn nồng
tình còn thắm
sao trời xanh nỡ bắt tội chúng mình ?
anh là một thư sinh
yêu em
làm thơ và mê sách
hai chúng ta sống đời thanh bạch
cùng nhau xây dựng cuộc đời
cùng chung bao nỗi buồn vui
qua bao cơn sóng gió biển khơi
vẫn không bao giờ xa cách
thế mà nay
anh mới hiểu thế nào là bạn đời
thế nào là lẻ loi. . .
em ơi,
có những đêm khuya trằn trọc,
anh không khóc
mà sao đôi dòng lệ trào tuôn?
anh không buồn
mà sao tim đau nhói,
và gan ruột quặn thắt?
phải chăng đêm trường là vương quốc cô độc?
nhà chúng ta có hoa viên xanh mướt
do bàn tay em săn sóc.
có dàn bầu, dàn bí
có hàng đậu, hàng cà chua
Có khóm lan, cành trúc
Có hoavạn thọ, hoa mẫu đơn
có hoa hồng, hoa cúc
hoa thơm sực nức
những buổi sáng trời hững nắng
và những buổi chiều gió bắc cực về lạnh
có đôi bướm trắng, bướm vàng bay quanh
những con sóc nhảy nhót trên cành
Những đôi chim sâu nỉ non, tình tự
nhưng không thấy em qua lại giữa những hàng cây xanh
nâng niu những bông hoa hồng hoa trắng.
khu vườn vắng lặng
em đã đi xa thật rồi
em không trở về ngôi nhà cũ nữa
em ơí! em ơí!
20-8-2014
bình bịch ngày xưa
tôn thất tuệ
Một chiếc xe bình bịch chạy qua, chở trên mình một người mập mạp phương
phi mang đôi kính đen. Một thiếu phụ trung niên gập mình chào gần như
quỳ. Đứa con trai ngẩn ngơ cho đến khi mẹ nói: Hoàng Thượng đó con. Nơi
xẩy ra là An Hòa ngay bên ngoài thành nội trên đường thiên lý hướng ra
Văn Xá phía bắc. Đứa bé là Phạm Bá Hiền hiện ở San Diego, California.
PBH hơn tôi ba bốn tuổi, cho nên ước chừng thời gian trước hoặc sau khi
tôi nằm nôi 1939. Về sau, hậu duệ của Nhiếp Chánh Vương Tôn Thất Hân,
cậu Tôn Để, thấy chiếc xe gỉ sét nằm trong vườn ở Cung An Định, An Cựu.
Chiếc xe gỉ sét là chuyện thường, ấn tín cũng chẳng ra gì, mà thân hoàng
thượng thì "hoang phế bơ vơ" như câu thơ của Nguyễn Đình Toàn tả người
yêu.
Thế nào chiếc moto ni cũng bên Pháp đem qua; nó không thành một hiện tượng, vì người trên xe là vua mà, chừng ấy còn ít quá, có chi là xa xỉ; vả lại, ngài ngự chạy ở những vùng xa dân chúng, không phiền hà ai.
Mãi đến đầu thập niên 1950, khi bắt đầu vào trung học, tôi mới nhìn ra khỏi xó Bến Ngự một chút. Lại thấy có ông Từ Bộ Quýnh đi xe mô tô bình bịch; lại thấy ông cả Bính ở Vy Dạ đi xe cấy chi nhỏ hơn bình bịch mà to hơn mobilette AutoBécane. Lại thấy anh Hướng, làm cho Lý Lâm Tinh, huynh trưởng hướng đạo, chạy cái xe gì to hơn Lambretta. Lại thấy anh Ngọ, Mỹ Thắng (?) chạy xe Ết Bà (Vespa), chiều chiều qua Xẹt (Cercle Sportif) đánh tennis. Anh Hà Thúc Miễn, Bến Ngự cũng có Vespa. Bác Thanh, bố của Trịnh Công Sơn cũng có Vespa.
Con nít còn hay chú ý đến mấy chiếc xe moto cảnh sát hộ tống các quan lớn như thủ hiến, thấy vui vui thấy moto ba bánh, kéo bên hông một chỗ ngồi có người cầm súng. Con nít cũng thích xem các xe motto Harley của nhà binh chạy trên lòng chảo sân vận động. Họ biểu diễn đứng trên yên xe, cởi áo, mặc áo trở lại mà xe cứ vù vù như bay. Muốn xem thì phải chui lỗ chó hàng rào từ phía trường Nguyễn Tri Phương.
Anh Miễn của tui còn có xe bốn bánh; sáu chục năm sau tui xem catalogue mới biết hiệu Chrysler của Mỹ. Huế mình không đến nỗi quê mà nghĩ rằng cà rem ăn không hết phơi khô để dành. Nhưng xe hơi không phải là món gần gũi; các xe của ông giám đốc học chánh, của tỉnh trưởng, thủ hiến thì tránh xa khỏi bị nước bùn tạt vô người.
Qua đến 1954 thì Huế có nhiều xe hơn, không ai chú đến xe bình bịch như của Ngài Ngự. Ngài Ngự bây không đi xe hai bánh mà đi xe bốn bánh, đại xa, chạy khắp thành phố ngày đêm. Ngài đeo kính đen như thường, ôm một ca ve chỉ mặc xí líp. Ngài lịch sự nhường nửa cổ xe cho Ngô Chí Sĩ đứng trong chiếc tàu đang lèo lái con thuyền VN. Cuộc dạo chơi cố đô của ngài được ghi trong một đoạn về Thượng Tứ của Phan Mông Hòa (ái nữ của Maria Mộng Hoa); may quá ngài cũng có một cùng đinh đỡ đạn:
Tôi còn nhớ như in kỷ niệm về mụ Xoài. Đó là năm Huế phát động phong trào Bài Phong Đả Thực và ủng hộ “Triều” cụ Ngô. Học sinh công tư toàn thành phố ngồi đầy nhóc trên những chiếc xe buýt màu xanh dương hay xe GMC nhà binh. Bọn học trò chúng tôi được chở đi cổ động bỏ phiếu cho chí sĩ Ngô Đình Diệm. “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”. Xe lớp lớp chạy lòng vòng khắp mọi xó xỉnh của cố đô. Một đứa lớn họng hét to: “Đả đảo Bảo Đại” hoặc “Ủng hộ Ngô Đình Diệm” rồi cả bầy hăng bò xít hét theo mà đả đảo hay ủng hộ. Tuổi trẻ máu nóng bốc đồng thi nhau la hét đến khan hơi rát cổ. Khi xe chúng tôi chạy đến đường Thượng Tứ, một bạn la to khẩu hiệu: “Ai bán nước ?” để cả bầy còn lại đồng thanh đáp: “Bảo Đại!”. Tôi thấy mụ Xoài xóm tôi le te chạy tới. Cái cằm móm xọm dài ra hơn khi mụ cười toe toét, trả lời đon đả: “Có đây! Có đây! Có mụ Xoài bán nước đây!” (Hoàng Hôn Thôn Vỹ)
Thế rồi Huế trở lại yên lặng. Nhiều căn phố được sửa lại, xây thêm một hay hai tầng như nhà sách Gia Long của chị Dương, mẹ của cô Hồng. Phía Hàng Bè có Kem Anh Đào của mẹ Trâm (em của La …Thanh).
Huế không thêm xe bình bịch to lớn, nhưng thêm Vespa, không nhiều lắm. Lambretta đã xuất hiện; không ăn khách “dòm” vì không ngọt nước như người anh em Italie. Con nít cửng con mắt cũng to thêm đồng nhịp với thân thể cho nên cái nhìn cũng to theo, để chú ý đến xe hơi. Dạo ấy, chạy quanh nhiều trong thành phố là Peugeot 203. Chaffenron chưng cả nguyên chiếc trong tủ kính như con búp bê, nhưng các bậc phu huynh thì thích tờ rác xông, mà còn thích tờ rắc xông ken nhiều hơn (ken, 15, quinze). Xuất hiện sau 54 là hai chiếc Mercedes, chúng liên quan đến thời cuộc tình hình chính trị mới.
Bên cạnh hai cô con gái mặc jupe rất chi là quí phái trưởng giả, đốc Quyến còn có thêm chiếc Mercedes màu xám, từ ngày làm bác sĩ gia đình, trông nom sức khỏe Cụ Cố, thâm mẫu Ngô Chí Sĩ, và Ngô Cố Vấn Tối Cao Miền Trung. Đốc Quyến dư tiền mua Mercedes bằng vàng cũng được nhưng miệng người thì nói quà tặng của Lãnh Tụ Anh Minh. Mà quà tặng thì có chi mà nói. Trong khi đốc Quyến ung dung như rứa, các người khác trong phong trào Hòa Bình thì xấc bấc xang bang.
Chiếc Mercedes thứ hai là của ông Nguyễn Văn Hai. Thầy Hai đã là người ủng hộ quyết liệt lấy tên Ngô Đình Diệm thay cho tên Khải Định. Việc đã thành nhưng trong vài tháng, trường mang tên là Quốc Học. Thầy Nguyễn Đình Hàm nói ông đã có công lớn trong việc đặt tên mới nầy và thành hiệu trưởng QH đầu tiên; ông cũng nói xa nói gần việc nầy làm cho thầy Hai khó chịu. Thầy Hai sau đó làm giám đốc học chánh Trung Phần. Ít lâu sau thì ông Đinh Quy lên thế thầy Hàm. Lại chào xáo trong trường. Có người vẽ trên stencil và in ronéo một bức hý họa không có chữ: một con rùa đội trên lưng một tấm bia đá, có khắc một chữ duy nhất, vừa có thể đọc là chữ “Q” hoa không tròn đủ hay đọc là con số 2.
Thầy Hai đầy nhiệt tình cách mạng, sửa đổi cách thi lục cá nguyệt; các lớp ngồi chung làm bài như nhau; đề thi các giáo sư trình thầy Hai duyệt và quyết định. Thầy không thích các giáo sư mặc áo tay cụt; có sự đụng độ nho nhỏ với thầy Đương dạy vạn vật; dịp nầy thầy Đương trở lại ngành y khoa Saigon. Thầy Hai đã qui định đồng phục trắng, nam sinh có cà vạt xanh dương. Mỗi sáng thứ hai tôi phải thắng khô mực và đôi dép lốp đi chào cờ. Sân trường chia làm bốn, cột cờ ở giữa. Thay phiên nhau, các ô cử người lên đánh nhịp bắt giọng hát quốc ca và suy tôn Ngô Tổng Thống.
Khi thầy Hàm đứng đầu trường, thầy vẫn giữ những tập tục nầy, kể cả việc đóng cửa tức khắc khi có chuông vô lớp. Nhưng không khí dịu hơn một chút, ít tính cách đoàn ngũ hóa nhân dân. Thầy Quy chấp chánh, mở thêm chức vụ giám học; mấy trò sính tiếng tây thì hay gọi là senseur. Theo nghĩa thông thường, senseur là thầy phó hiệu trưởng chuyên lo về kỷ luật. Đúng vậy, thấy giám học hầu như là chủ tịch một hội đồng vô hình gồm các giáo sư cố vấn. Thầy cố vấn thật đáng sợ; tuy không phải là tổng quát như nhau, các thầy nầy vô lớp thường nêu chuyện kỷ luật kèm với những lời hăm dọa bị đuổi v.v… Cha mẹ thường trấn an con cái với câu dang cao đánh sẻ. Ngoài ra, thầy giám học còn trông coi Hiệu Đoàn, tổ chức sinh hoạt chung của các trường, nhiều dấu hiệu hướng về đoàn ngũ hóa.
Thầy Hai trúng cử làm dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến; QH nầy được lưu nhiệm làm QH lập pháp đầu tiên. Mọi dân biểu (52 vị ?) được mua xe “de luxe” không thuế; xe cộ thời ấy bị đánh thuế đến 300% giá trị. Thầy Hai mua Mercedes. Thỉnh thoảng Huế cũng thấy thầy Hà Như Chi, cũng là dân biểu, lái xe “de luxe” Peugeot 403 mỗi khi từ Saigon ra thăm thân phụ thân mẫu là ông bà Hà Thúc Lãng.
Nói rứa thôi, chứ Huế không đến nỗi tệ chỉ có bấy nhiêu xế hộp. Nhưng có hai trường hợp khác coi bộ nhiều người biết tới hơn vì nó thuộc “địa giới”, tôi muốn nói không ở mức thượng thừa trong xã hội như thầy Hai, thầy Chi, ông đốc Quyến.
Chiếc xe “deluxe” Peugeot 403 của thầy Chi – nếu đã đẩy lùi các xe Peugeot 203 xuống chân danh sách ngưỡng mộ - đã không làm mất uy của một chiếc Peugeot 203 khác.
Một người đi học Mỹ về, rồi tự xưng là đạo diễn điện ảnh. Anh ta có mái tóc phờ ri dê xỏa nửa trán, nhưng không có vẻ gì là lại cái (homo), vẫn còn nguyên dương tính. Anh mua một chiếc xe peugeot 203, hai chỗ ngồi và có mui trần. Xe cộ thời ấy thì chính là đen; Peugeot có thêm màu xám. Đàng nầy anh sơn lại, chơi nguyên màu đỏ tươi. Am mê ri ken mà!
Nhưng màu đỏ không phải là điều đáng nói. Điện ảnh gia (?) Lê Hoàng Hoa có tội đáng chết: ẳm được cô Ty bỏ lên xe chạy khắp thành phố. Tội đáng chết vì làm bao người nuốt nước miếng ừng ực. Cô Ty bán sách ở nhà sách Ưng Hạ. Bao nhiêu trai thanh, học giả tới đó mở sách ra xem mà mắt nhìn trộm cô hàng. Nhiều nhất là mấy ông sư phạm chơi nguyên đồng phục côm lê. Cô Ty phải biết có hai thứ sinh viên ở Huế, một bên là sư phạm có học bỗng. Khi tự giới thiệu với các bà mẹ có con gái mình là sinh viên thì được hỏi là sư phạm chi, anh văn hay lý hóa…
Còn như văn khoa hay luật khoa thì chỉ là đồ cà lơ phất phơ, còn lâu mới thành a vô ca có tiền, suốt đời “làm thi sĩ là tru với chó”. Rứa mà mấy ôn sư phạm ái mộ cô, cô có giá quá hè.
Cô Ty có đóng phim hay không, nào ai hay biết. Phim trường của LHH thường là Hội Việt Mỹ. Về sau cơm cháo giữa chàng và nàng có ra chi hay không, tui không biết; tuy vậy sau đó, dân Huế không còn cơ hội chứng minh câu thơ Tàu: thư trung hữu nữ nhan như ngọc, trong nhà sách Ưng Hạ có người đẹp như ngọc như ngà.
Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng. Hết lượt xe đỏ Peugeot thì qua xe xanh, xanh lá mạ thì rõ ràng hơn, để không nhầm với xanh biển. Chiếc xe khá to, cũng mui trần như xe của nhà làm phim. Khi đồng An Cựu xanh rì ngọn lúa thì khách qua đường khó nhận ra chiếc xe; vì xe hay đậu trước sân của một villa có mặt tiền phía đường nhưng quanh còn ruộng. Villa nầy là chỗ ở của ông sếp công chánh tỉnh; ông mới rời nguyên quán Quảng Trị vô đất thần kinh đem theo hai cô con gái (con trai thì kể làm chi cho mệt, có một trăm trự cũng thế thôi). Nhưng trội nhất là cô chị Hồng Thủy.
Ông bạn tôi mới trả lời email nói Hồng Thủy đi xe Lambretta vô trường đã thành một điều kinh khủng. Đúng vậy nhưng bạn tôi quên nói Hồng Thủy đã thường lái xe mui trần chạy quanh thành phố những lúc đông người. Tóc nàng bay bay trên cầu Trường Tiền. Thường Hồng Thủy chỉ đi một mình, (không như Lê Hoàng Hoa có cô Ty) hay cô em gái, cho nên với một số gà trống, mặt trận miền tây vẫn bình yên.
Mi đi xe máy (xe đạp) người ta đi xe điện (xe hơi), mắc chi mi noái, tức à, tức ăn ...mà trừ. Đồ vô duyên, vô duyên cảy, bảy ngày không hết vô duyên.
Vô duyên kệ tui. Hồng Thủy không bao giờ đi trên hè phố, chỉ đi xe hơi
nhưng Huế có lời đồn Hồng Thủy đi bộ đường Trần Hưng Đạo vác guốc gõ lên
đầu mấy cậu con trai trêu chọc đôi môi của nàng. Hồi đó guốc đã tân
thời lắm rồi. Hình như guốc Dakao. Lúc ấy “mốt” cả thế giới là gót giày
gót guốc nhỏ bằng móng tay. Các hãng máy bay phải thay nền máy bay bằng
nhôm cứng hơn vì gót giày mấy bà bự thiệt bự lún vô kim loại như bùn,
phải bồi thường tai nạn. Rứa thì Hồng Thủy mà chơi cái gót guốc lên đầu
thì chỉ có chết thôi nếu không đội nón sắt hay đã được mẹ nhúng vào suối
tiên như Archille để thành xương đồng da sắt.
Không thấy ai chết, hay mũi ăn trầu cái đầu xức thuốc. Tui có hỏi hai người bạn cũ, họ đều nói Hồng Thủy là một kiều nữ rất bình thường, hiền hòa; chơi bạo chiếc Lambretta có chết ai mô. Một người hiện ở bên Đức nhiều năm học chung và sau đó cũng biết cô nàng. Một người hiện ở vùng thủ đô Hoa Kỳ, cùng gốc Quảng Trị đã than phiền tin thất thiệt. Đêm văn nghệ cuối năm 1959, Hồng Thủy hát bài Hòn Vọng Phu 2 của Lê Thương, tôi còn nhớ mặt người đệm sáo tre nhưng không nhớ tên.
Dẫu răng đi nữa, những điều viết trên đây xẩy ra vào một thời tương đối an bình của Huế; lúc ấy chưa có biểu tình, bàn thờ xuống đường, chưa có thảm sát Mậu Thân.
Tôi viết theo lối mà Tràm Cà Mau nói là lang thang xứ Huế, cũng rất vô duyên cảy bảy ngày không hết vô duyên. À mà viết khi nhận mấy bức hình moto rất thời trang của những cô gái Huế ngày nay. Những lần chuyển chuyển forward, forward, không ai nói chi trừ một thân hữu nêu chuyện Hồng Thủy đi xe Lambretta đến trường; chẳng có nghĩa lý gì so với hiện nay mà đã là chuyện gần như kinh khủng. Nói chung, vẫn có một chút gì không đồng ý, không nói ra.
Nhưng nói cho cùng Huế mình cái chi không có, nhưng cái có xưa kia ít ồn ào, và che dấu được. Bây giờ có ai sợ chi; còn che dấu là còn biết cần có một giá trị nào đó. Che dấu không phải hoàn toàn tốt nhưng cũng không phải hoàn toàn xấu. Huế mình đôi lúc còn đi trước. Ngay sau 75, một đấng hương sắc của sông Hương núi Ngự đã tiên phong chụp hình khỏa thân và quay phim cảnh làm tình với một người ngoại quốc trên một du thuyền neo ở Vũng Tàu. Những gì qua ống kính đã đến các tòa báo Saigon.
Nhưng về ngôn ngữ thì những chuyện như rứa không có. Huế mình không thấy, Huế mình chỉ chộ.
Dùng hai chữ bình bịch cho những chiếc hai bánh hiện nay thì sẽ bị các cô lấy giày đánh trên đầu, như người ta gán ghép cho Hồng Thủy. Bởi lẽ bình bịch xưa cổ lỗ sĩ còn những chiếc moto nầy mới, chạy nghe êm trừ phi chủ nhân muốn tháo ống bô (ống khói) kêu thiệt to.
Người Huế, nam hay nữ, nếu không phải là triết gia, văn sĩ, thi sĩ, luận sĩ, thiền sư, thì ít nhất cũng là những nhà hoạt động, những nhà tuyên truyền, xin lỗi tôi muốn nói activiste. Hoạt động cho đảng phái, cho tôn giáo, cho các thế lực v.v… Một ký giả nửa Pháp nửa Mỹ nói như thế để chứng minh luận điểm của ông rằng người Huế rất sâu sắc, theo chiều hướng thiện hay chiều hướng nguy hiểm tùy người; người Huế không đơn giản chút nào. Cứ xem tạm như ông nhà báo ấy nói đúng, thì mấy cô chạy xe moto thứ xịn nhất thế giới, mấy cô nầy sẽ được xếp vào chỗ mô? Mấy cô nầy hết sức đơn giản và cái chi cũng để lộ ra ngoài. Mấy cô không cần một tay giữ nón lá, một tay giữ tà áo, phòng khi có ngọn gió bất thường tấn công những lớp vải mỏng thín. Mấy cô nầy khi mô cũng phây phây.
Nếu lúc trước kia Huế được mô tả như trái mãng cầu (quả na) ngoài ngói móc trong bột lọc nhụy đậu đen thì Huế ngày nay đem trong ra ngoài như trái điều lộn hột. Ở một mức độ khá lớn, sự thể này trông ra dễ , dễ bề tính toán; dễ bề tính toán kể cả trong tình yêu và nhất là lập kế hoạch đưa nàng về dinh.
Xứ Huế khó bề duy trì nét thầm lặng bên ngoài làm môi giới cho sự thầm lặng bên trong. Một trong những lý do là quá nhiều người mới lạ, lạ từ nguyên quán, lạ trong lối suy nghĩ. Nhưng trên hết, xứ Huế không thoát khỏi những đặc tính chung của toàn VN, không thể nói Huế cao thượng hơn, sạch sẽ hơn, spiritual hơn…
Nói đến cái trầm lặng của Huế làm tôi liên tưởng đến Lào và Miến Điện. [Mấy dòng kề cận tôi lấy ý của Tiziano Terzani trong cuốn A Fortune Teller Told Me.
1962 tướng Ne Win đảo chánh cầm quyền, đưa ra đường lối gọi là xã hội chủ nghĩa theo lối Phật Giáo, áp đặt độc tài quân phiệt, quốc hữu hóa nền kinh tế, tống giam thành phần chống đối. Ne Win không muốn sự hà khắc của Tàu Cọng, cũng không muốn đường lối sùng vật chất của Mỹ đang tung hoành ở Thái Lan và chung quanh. Đánh đổi nền độc tài khắc nghiệt, truyền thống được duy trì, tôn giáo phát triển, 45 triệu dân không bị đưa vào cơn lốc của sự đô thị hóa, của kỹ nghệ hóa và tây phương hóa. Chính quyền Rangoon không muốn quá nhiều người ngoại quốc làm ô nhiễm không khí quốc gia; chiếu khán chỉ cấp bảy ngày lưu trú. Chùa chiền được giữ trang nghiêm làm nơi hành đạo chứ không phải viện bảo tàng cho du khách chụp hình, rộn ràng như ngoài chợ.
Sau ¼ thế kỷ với quyền uy tuyệt đối, Ne Win trao tay lái cho đàn em. Lớp mới nầy còn độc tài hơn lão tổ, trân tráo hơn, tàn bạo hơn, giết người nhiều hơn nhưng tân thời hơn. Mấy ông vua con nầy bỏ chủ trương cô lập và theo hình thức phát triển xô bồ. Bốn mươi năm cưởng lại, Miến phải nhường bước cho cái định mệnh chung, không ai thoát khỏi từ Tàu của Mao, Ấn của Gandhi, Khmer của Pol Pot, VN.
Giữa thập niên 1990, Terzani đến thị trấn nhỏ Tachilek cạnh biên giới Thái đã choáng mắt bởi những chữ mạ vàng: “Tourists, welcome to Burma” thay những chữ ông còn nhớ: Foreigners, keep away. Any one passing this point risks being shot. Có 14 sòng bài, mấy chục chỗ hát kaoroke. Người Thái mở siêu thị, nhà hàng. Không ai xài tiền Miến, chỉ dùng ngoại tệ. Ma túy, mãi dâm hầu như buôn bán công khai. Các ông tướng ông tá đứng đầu các dịch vụ du lịch như di chuyển, thông ngôn, ăn ở…
Về phần Lào, bao năm phản đối, phải để cho Úc xây cây cầu qua Mekong nối liền với Thái. Bây giờ cây cầu mệnh danh là cầu Xi Da (The Aids Bridge). Trung Cọng đang mở con đường xuyên Miến nối liền Tàu và Thái.
Là một người mến văn hóa đông phương, biết nhiều về lịch sử từng vùng, Terzani cho rằng Tây Phương hóa trở thành thuốc phiện cho cả Á Châu. Người Tàu đã có số đông không dùng đủa mà dùng muỗng nĩa cho tiến bộ. Singapour là một hòn đảo điều hòa không khí, chỉ có hotel và nhà hàng. Lý Quang Diệu là người mẫu của tư bản Tàu lục địa. Ký giả Ý nầy (1938-2004) có cái nhìn ngộ nghĩnh.
Bốn, năm thế kỷ trước Tây Phương đến Á Châu bị đánh lại (tuy vẫn thắng) như chiến tranh ma túy bên Tàu, Cần Vương bên mình. Nhật Bản bên ngoài theo tân trào, bên trong tổ chức cẩn thận mọi bề chống lại ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng bây giờ Tây Phương đem liều thuốc phát triển thì Á Châu đón nhận với bất cứ giá nào, hằng triệu người là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp. Những xáo trộn ấy đẻ ra những chiếc xe motto mắc tiền, chạy ngang đánh bạc những chiếc nón lá rách của người đi bộ nghèo trên xứ Huế
Tôi đã lạm dụng thì giờ của các bạn để đi hơi xa, khởi hành từ chiếc xe bình bịch. Nhưng nhịp độ biến thiên của xứ Huế còn nhanh hơn những chiếc hai bánh do các nường phóng theo gió. Các chùa xưa như Tra Am nay đã xây lại theo đá rửa, lưỡng long chầu nguyệt bằng mẻ chén kiểu. Quanh các chùa có những ghế đá lọ lem khắc ghi tên người cúng và tên người được hồi hướng, những câu thiền viết bay bướm không ai đọc ra treo khắp nơi. Huế mình đang có phong trào ăn chay nghệ thuật, con gà chay, thịt heo nướng chay, con tôm chay.
Có nhiều biến thái khác. Nhưng đây chỉ nếu một biến thái nhỏ về ngôn ngữ: rồi ra, người Huế sẽ nói chữ “vào” thay cho chữ “vô” dù là gốc Nôm hay Hán Việt. Một tác giả viết về Huế thấy sách mình xuất bản với những chữ rất lạ: “vào luân, vào lý, vào đạo” mà bà đã viết “vô luân, vô lý, vô đạo”. Dĩ nhiên tác giả không đồng ý. Nhưng tôi, anh đổ gàn, khoái tỷ. Nếu bà mắng tôi là đồ vô đạo, vô học, vô luân; bĩnh bút sẽ biến tôi thành kẻ vào lý, vào đạo, vào học. Chẳng mấy chốc tướng cướp, kẻ giết người đều vào đạo, vào học, vào lý. Khổng Lão Thích đều thất nghiệp.
Dẫu sao, những chiếc moto hào nhoáng – phản ảnh những bất thường của thời đại – gợi lên thương tiếc một thời áo quần giản dị, đi lại chẫm rải chừng mực. Hoài niệm chỉ là hoài niệm mà thôi. Sự trầm lặng của Huế không bao giờ trở lại. Vì sao? vì lòng người đã thay đổi. Lòng người Huế đã thay đổi âm thầm từ lâu, nay mấy cô moto làm cho sống dậy mạnh bạo hơn; những thứ gọi là bạo động tinh tế đã có: Một tin đồn Hồng Thủy trở gót guốc đánh đầu người ta, một “chân lý” (trong ngoặc kép) vĩnh viễn: sông Hương dưới thuyền có đĩ trên bờ có vua.
Xin lỗi tôi hơi méo mó Phật giáo một chút: tâm bình thế giới bình. Tướng tại tâm sinh, hãy nhìn người Huế bây giờ, dù vẫn còn áo tím, đứng dưới mái hiên chùa. Trực giác sẽ giúp chúng ta. Bình bịch năm xưa, bình bịch năm nay chỉ là những thứ ngoài da.
Báo chí tiếng Việt trong và ngoài nước đã nói nhiều về cách trình bày hiện vật ở bảo tàng này.
Có những ý kiến từ giới sử gia trong nước cho rằng cuộc triển lãm chưa đầy đủ.
Hôm qua, 08/09/2014, lần đầu tiên một cuộc triển lãm về Cải
cách ruộng đất đã khai mạc tại Hà Nội và đã thu hút rất nhiều người đến
xem. Nhưng cuộc triển lãm đầu tiên này bị đánh giá là phiến diện, tức là
chỉ phản ánh một mặt của Cải cách ruộng đất, hay đúng hơn là nhằm biện
minh cho chính sách này, chứ không tái hiện những sai lầm, những bi kịch
của cái gọi là cuộc “Cách mạng long trời lở đất” cách đây hơn 60 năm.
Vụ đánh ghen vũ nữ Cẩm Nhung
Đây là một bài mồ côi vì không có hoặc ít có bài khác liên kết đến nó.
Xin hãy tạo liên kết đến bài này trong các bài của các chủ đề liên quan. (tháng 8 2014)
Vụ đánh ghen vũ nữ Cẩm Nhung bằng hình thức tạt axít diễn ra vào ngày 17 tháng 7 năm 1963 tại Sài Gòn. Đây được xem là vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất từng được ghi nhận tại thành phố này,[1] gây chấn động cả Sài Gòn và miền Nam trong một thời gian dài. Báo chí thời điểm đó đánh giá đây là vụ đánh ghen bằng axít lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn, là tâm điểm quan tâm của nhiều tầng lớp.[2]
Tại vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do - một trong những con đường phồn hoa và đắt giá nhất Sài Gòn, Cẩm Nhung gặp gỡ và phải lòng trung tá Trần Ngọc Thức, một tay chơi có tên tuổi làm trong ngành xây dựng công trình quân sự và đã có gia đình. Việc đến tai vợ ông là Lâm Thị Nguyệt, với biệt danh Năm Rađô. Bà đã nhiều lần đón đường, hăm dọa Cẩm Nhung nhưng không có hiệu quả.[1]
Khoảng 10h đêm ngày 17 tháng 7 năm 1963, trên đường rời nhà ra xe đưa rước đến vũ trường, Cẩm Nhung bị một người đàn ông tạt ca axit đậm đặc vào mặt. Cô được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó nhưng chỉ giữ được mạng sống, đôi mắt đã mù loà và nhan sắc bị huỷ hoại hoàn toàn:[1] khuôn mặt cháy xám, thẹo lồi lõm và cặp mắt mờ đục lồi ra ngoài như mắt ếch.[2]
Phiên toà mở ra 3 tháng sau đó kết tội bà Năm Rađô và tên tạt axít thuê mỗi người 20 năm tù và 15 năm tù cho tên đồng bọn khác. Vài tuần sau đó, cuộc đảo chính diễn ra, chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ và Trần Lệ Xuân phải sống lưu vong ở nước ngoài. Vụ xử đánh ghen đang kháng cáo bị dừng lại và đi vào quên lãng trong không khí rối ren chính trị của Sài Gòn vào thời điểm đó. Sau này vợ chồng Thức chia tay nhau. Người chồng sống ẩn dật và người vợ đi tu.[5]
Sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị hại, như một sự mở màn, ở Sài Gòn nổi lên phong trào đánh ghen bằng axít. Riêng năm 1964 đã có hàng chục vụ.[1]
Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời
Cách đây nửa thế kỷ, vào giữa năm 1963, tại Sài Gòn xảy ra một vụ đánh ghen được coi là rùng rợn nhất ở thành phố này. Đây cũng là lần đầu tiên 'Hoạn Thư" ở Sài Gòn biết sử dụng axít đậm đặc để "thanh toán" tình địch.
> Nạn nhân là cô vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc ấy tên là Cẩm Nhung, người được mệnh danh là “nữ hoàng vũ trường”. Người thủ ác là một mệnh phụ phu nhân, vợ của một trung tá Sài Gòn. Vụ tạt axit rùng rợn đã biến cô vũ nữ giàu có, đẹp lộng lẫy thành cô gái mù lòa xấu xí, phải đi ăn mày.
Khi còn là vũ nữ, Cẩm Nhung nổi tiếng nhất Sài Gòn, lúc đi ăn mày cô càng “nổi tiếng” hơn, khi luôn đeo trước ngực bức ảnh mình chụp với người tình trung tá thời trên đỉnh cao danh vọng.
Bà lão mù lòa từng là vũ nữ.
Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa thế kỷ trước.
Trước ngày miền Nam giải phóng, người ăn mày mù lòa Cẩm Nhung với cây gậy dò đường và tấm ảnh chụp chung với người tình treo trước ngực, lê bước khắp nẻo Sài Gòn để xin lòng thương hại của mọi người. Về sau do bị săn đuổi, bà xuống ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận trên đường về miền Tây.
Sau ngày miền Nam giải phóng, người ta còn thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một thời gian. Từ khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước ngực đâu nữa.
> Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đã bệnh chết hoặc đã quyên sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của mình. Mãi sau này người ta mới phát hiện bà vẫn còn sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh các ngôi chùa ở thị xã Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo. Người ta nhận ra bà bởi khuôn mặt gớm ghiếc và đôi mắt mù lòa, hậu quả của vụ tạt axít năm xưa. Và nay, người ăn mày đặc biệt đã vĩnh viễn từ giả cõi trần, chính thức khép lại một kiếp hồng nhan đa truân, sau đúng nửa thế kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn năm nào.
Nữ hoàng vũ trường
Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô phải rời xa Hà Nội để theo gia đình
di cư vào Nam. Vào Sài Gòn được ít năm, khi cuộc sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâmbệnh rồi mất, bỏ lại 3 người phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng, chuyên bưng bê món ăn cho khách. Nhờ đó cô đã lân la làm quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của nhà hàng. Để rồi khi chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên nghiệp trong giai đoạn phong trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn.
Cẩm Nhung có khuôn mặt đẹp và làn da trắng hồng đặc thù của con gái xứ Bắc. Tạo hóa ban thêm cho cô đôi mắt lẳng lơ, thân hình quyến rũ. Đặc biệt đôi chân điệu nghệ của cô trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường Kim Sơn đã làm bao khách làng chơi phải ngẩn ngơ. Lúc ấy Sài Gòn có hàng trăm vũ trường, gái nhảy không đủ đáp ứng, vì vậy mà Cẩm Nhung càng có giá, được các vũ trường săn đón như hàng độc, như của quý. Cô được dân chơi Sài Gòn phong là “Nữ hoàng vũ trường”.
Cô đi qua nhiều vũ trường, cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1). Tại đây, cô đã trở thành người tình của tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Cô vũ nữ 23 tuổi dù đã từng trải trong tình trường đã bị tay trung tá công binh lớn hơn cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu tiên. Sự già dặn, từng trải, tiêu tiền như nước của Thức cùng với cái lon trung tá rất oai thời ấy đã làm cô vũ nữ sành điệu chấp nhận sa vòng tay bảo bọc của ông.
Thời ấy, “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc Thức) nổi lên như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn. Miền Nam bắt đầu tiếp nhận viện trợ ồ ạt của Mỹ, chủ yếu là vũ khí và đô la để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân đội, phục vụ chiến tranh. Đó là cơ hội vàng để “Thức công binh” tham nhũng, trở nên giàu có, thừa tiền của để bao gái.
Vợ trung tá Trần Ngọc Thức tên thật là Lâm Thị Nguyệt, có biệt danh là Năm Rađô - một biệt danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, do bà chuyên buôn mặt hàng đồng hồ Rado của Thụy Sỹ mới nhập cảng vào Sài Gòn. Bà Năm Rađô không lạ gì thói trăng hoa của chồng, nhưng lần này biết chồng say mê cô vũ nữ trẻ đẹp quên cả gia đình, bà như phát điên vì ghen. Bà đã vài lần đón đường hăm dọa, thậm chí tát tai dằn mặt vũ nữ Cẩm Nhung, nhưng bấy nhiêu đó không đủ làm cho cô gái trẻ rời xa chồng bà.
Vụ đánh ghen ghê rợnTheo thú nhận của Cẩm Nhung với báo chí Sài Gòn sau khi xảy ra vụ đánh ghen ghê rợn, khi làm người tình của trung tá Thức, cô nghĩ rằng mình có thể trở thành vợ bé của ông ta, một việc khá bình thường trong xã hội Sài Gòn thời đó. Cô đâu biết rằng trong lúc cô ngây ngất trong vòng tay của ông trung tá dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ trường Kim Sơn, thì ở khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn.
Bà Năm Rađô đã vạch kế hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà Năm Rađô thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ. Bà Năm Rađô tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ không thể quyến rũ chồng bà, Thức công binh sẽ trở về với vợ con.
Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi, hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, nhảy nhót quay cuồng cho đến 3-4h sáng. Khi Cẩm Nhung còn cách chiếc taxi khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm
Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm Rađô.
Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do bệnh viện Đô Thành không có khả năng trị bỏng, nhất là
bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được chuyển đến bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay).
Vụ việc đến tai bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Bà cố vấn vốn tính bốc đồng đã làm lớn vụ việc, làm cho cả Sài Gòn như sôi lên vì vụ đánh ghen này.
Khi Bà Ngô Đình Nhu vào cuộc
Những vũ nữ là bạn của Cẩm Nhung đến thăm, thấy cảnh sát hại dã man, đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung, đưa vụ việc ra pháp luật. Thế nhưng, thời ấy, thế lực của “Thức công binh” và bà “Năm Ra-đô” rất mạnh ở Sài Gòn, nên tưởng như không ai làm được gì họ. Một tuần lễ sau khi xảy ra vụ tạt axít, bà Trần Lệ Xuân (vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu) đi công cán nước ngoài về tới Sài Gòn. Đọc báo thấy sự việc, bà Lệ Xuân tức giận, chỉ đạo Nha An ninh phải làm rõ vụ việc, xử thật nặng những kẻ gây tội ác.
Tại bệnh viện Đồn Đất, ban đầu, nạn nhân Cẩm Nhung được cho nằm ở khu dành cho dân thường, ai vào thăm cũng được.
> Mỗi ngày, luôn có hàng trăm người thân, bạn bè, những người hiếu kỳ tới thăm Cẩm Nhung. Có một
người khách thăm đã kề tai Cẩm Nhung nói rất nhỏ, nói vừa đủ cho cô nghe: “Muốn yên thân thì hãy câm miệng, nếu cô làm lớn chuyện, “bả” sẽ giết chết cô. Trong những ngày ấy, bà vú Sọ là người suốt ngày đêm trực bên giường Cẩm Nhung. Tình cờ, bà vú Sọ phát hiện có kẻ lạ mặt rình rập cô Cẩm Nhung.
Để kiểm chứng bà giả vờ đi ra khỏi phòng bệnh để mua đồ, nhưng kỳ thực, bà nép mình ở góc hành lang để theo dõi. Kẻ lạ dã nhanh như sóc lách mình vào buồng bệnh nhân. Bà vú Sọ hốt hoảng chạy ngay trở lại phòng bệnh, vừa lúc bà thấy kẻ lạ giở tấm drap trắng đắp lên người Cẩm Nhung. Thấy bà
trở vào phòng, kẻ lạ lúng túng nói là người quen tới thăm nạn nhân, sau đó lặng lẽ biến mất. Bà vú Sọ đã báo lên bệnh viện và thông báo với nhà chức trách.
Bà Trần Lệ Xuân nghe chuyện, đã chỉ đạo bệnh viện đưa Cẩm Nhung vào khu chăm sóc đặc biệt,
không ai được vào thăm khi chưa có ý kiến của lãnh đạo bệnh viện. Mọi cuộc thăm viếng Cẩm Nhung sau đó đều có sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát.
Bà Lệ Xuân còn chỉ đạo cho ngừng hoạt động của tất cả các vũ trường, vì theo bà, đó là nguồn gốc của thói ăn chơi sa đọa, tan nát gia đình và tội ác. Bà còn cho kiểm tra tất cả các tướng tá Sài Gòn xem ai có vợ nhỏ phải xử lý kỷ luật.
Sài Gòn những ngày sau đó đìu hiu về đêm, khi mà hàng trăm vũ trường nhộn nhịp phải đóng cửa theo lệnh của bà cố vấn. Các tướng tá thì bị một phen sốt vó, chạy lo đủ kiểu để không “lòi mặt chuột” có vợ nhỏ. Không chỉ các vũ trường mà các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn sau đó cũng chịu chung
cảnh ế ẩm, khi mà phong trào ăn chơi của giới thượng lưu bất ngờ trở nên trầm lắng. Sau giờ làm
việc, các đấng phu quân ở Sài Gòn chạy thẳng về nhà với vợ con, để cô vợ không nổi hứng tố cáo với bà cố vấn là chồng mình đã có vợ nhỏ.
> Nếu như cú tạt axít làm Cẩm Nhung đau đớn thân xác, nhan sắc bị hủy hoại hoàn toàn, thì cú tạt axít này cũng làm người trong cuộc là “Thức công binh” đau đớn không kém. Không phải ông đau đớn vì cô vợ nhỏ bị nạn, mà là vì con đường công danh, sự nghiệp của ông ta bỗng chốc chấm hết, bao nhiêu bổng lộc trong ngành xây dựng công trình quân sự bỗng chốc mất trắng.
> Chẳng những thế, ông còn bị miệng đời chê cười, mỉa mai. buộc trung tá Trần Ngọc Thức phải giải ngũ, trở về làm dân thường. vụ án đã đưa ra xét xử. Một phiên tòa đã được mở sau khi vụ tạt axít xảy ra gần ba tháng. Bà “Năm Ra-đô” và tên du đăng trực tiếp tạt axít bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù, tên đồng bọn còn lại bị phạt 15 năm tù.
> Thế nhưng, chỉ vài tuần sau, khi vụ án còn đang bị ở quá trình kháng cáo thì chế độ Ngô Đình Diệm đã bất ngờ sụp đổ . bà Lệ Xuân phải sống lưu vong. Chính trường Sài Gòn sau đảo chánh đã bị khủng hoảng, vô chính phủ suốt mấy năm trời, không ai quan tâm đến vụ tạt axít cô vũ nữ Cẩm Nhung, vì vậy mà vụ án này tự nó bị “thối án”..
> Không bị xử tù, nhưng bà “Năm Ra-đô” đã mất hết quyền uy, giống như người chồng của mình. Theo báo chí Sài Gòn, sau đó, vợ chồng “Thức công binh” đã chia tay nhau mà nguyên nhân chính là vụ tạt axít của người vợ.
> Về sau, không ai còn biết “Thức công binh” ra sao, còn bà “Năm Ra-đô” thì gửi thân nơi cửa Phật, có lẽ bà muốn nhờ cửa Phật từ bi gột rửa tội lỗi khủng khiếp mà bà đã gây ra.
> Trở lại tình trạng của cô vũ nữ bị tạt axít. Axít sunphuric đậm đặc đa gây phỏng độ 3 toàn bộ khuôn mặt của cô vũ nữ, đôi mắt của nạn nhân cũng bị phỏng rất nặng. Các bệnh viện ở Sài Gòn đều lắc đầu, bó tay.
> Họ chỉ có thể cứu được mạng sống của cô gái, còn đôi mắt, khuôn mặt thì trình độ của y học Sài Gòn lúc đó chỉ biết đứng nhìn. Bà Trần Lệ Xuân đã đích thân đến bệnh viện Đồn Đất thăm nạn nhân, trực tiếp nghe các bác sĩ trình bày tình trạng thương tật.
> Đêm về, bà bàn với chồng là cố vấn Tổng thống Ngô Đình Nhu tìm cách giúp nạn nhân. Ngô Đình Nhu đã chỉ đạo cho đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa ở Nhật Bản đỡ đầu, giúp gửi cô Cẩm Nhung sang Nhật chữa vết thương. Một ngày cuối tháng 9 năm 1963, chiếc xe hồng thập tự của bệnh viện Đồn Đất đã trực chỉ hướng sân bay Tân Sơn Nhất và chạy thẳng ra tận chân cầu thang máy bay đang sắp cất cánh.
> Hai người bác sĩ dìu Cẩm Nhung lên khoang đặc biệt của chuyến bay và thá tùng cô sang tận Nhật Bản. Thế nhưng, nền y học của Nhật Bảncũng phải chịu thua, chấp nhận để dung nhan cô gái bị phá hủy hoàn toàn, vô phương cứu chữa.
> Hai tháng sau, Cẩm Nhung tự trở về nước, không có người đưa đón. Lúc đó, Sài Gòn đã đổi chủ, chế độ Ngô Đình Diệm vừa mới bị lật đổ. Bà Trần Lệ Xuân từng hứa “bao bọc trọn đời” cho nạn nhân Cẩm Nhung giờ đã sống lưu vong tận phương trời xa.
> Đau khổ chồng chất đau khổ, Cẩm Nhung đã nhen nhóm ý định “trả thù đời” ngay khi một mình ngồi chuyến bay Tokyo – Sài Gòn không người đưa đón.
Một kiếp phù hoa
> Đau khổ, buồn chán đến tuyệt vọng, vũ nữ Cẩm Nhung đã “trả thù đời” bằng cách đập phá, uống rượu, hút thuốc… Ngày trước, khi Cẩm Nhung còn ở trên đỉnh tham vọng, người đàn ông nào được dìu cô bước ra sàn nhảy nhã là diễm phúc lớn. Còn những kẻ được làm người tình của cô bao giờ cũng phải trải hàng núi tiền dưới chân cô. Bây giờ, để “trả thù đời”, Cẩm Nhung sẵn sàng ngã vào lòng bất cứ người đàn ông nào, không cần tiền bạc hay điều kiện gì.
Thế nhưng, với khuôn mặt cháy sém, những vết thẹo lồi lõm như ác quỷ, cặp mắt mờ đục lồi ra ngoài như mắt ếch, hiếm người đàn ông nào đủ can đảm làm tình nhân của cô. Chán chường, tức giận, Cẩm Nhung càng lặn ngụp trong rượu chè be bét. Người mẹ khốn khổ của Cẩm Nhung vì buồn phiền mà sinh bệnh, rồi qua đời cuối năm 1964, chỉ hơn một năm sau ngày đứa con gái bất hạnh của bà bị nạn. Càng thêm đau khổ, Cẩm Nhung càng lao sâu vào cuộc nghiện ngập cho quên đời.
> Cô ngày một thiêu đốt hết gia sản kếch sù bao nhiêu năm vắt kiệt mồ hôi trong các vũ trường và cặp bồ với hàng tá nhân tình là sĩ quan cao cấp của nền Đệ nhất Cộng hòa và các đại gia. Bao nhiêu món đồ quý giá của cô cứ lần lượt ra đi, ban đầu là chiếc xe máy loại mới nhập cảng của Nhật Bản, sau đến các loại nữ trang, hột xoàn, vòng vàng…
Bà vú Sọ là người gần gũi, an ủi, khuyên can cô nhiều nhất, nhưng mọi lời an ủi, động viên đối với cô đều không còn giá trị. Cuối cùng, căn nhà trị giá gần 200 lượng vàng, Cẩm Nhung phải bán đi để có tiền đập phá. Cô và bà vú Sọ đến thuê nhà ở khu Cô Bắc, cách không xa nhà của vợ chồng bà “Năm Ra-đô”. Số tiền bán nhà rồi cũng cạn dần. Ngày cô không còn đủ tiền để trả tiền thuê nhà cũng là ngày bà vú Sọ trung thành đổ bệnh nặng, không tiền chạy chữa, nên đã qua đời.
> Còn lại một mình trên đời, không nơi nương tựa, không người thân, không nhà cửa, không tài sản, cô vũ nữ lừng danh một thời chỉ còn con đường đi ăn xin.
> Lần đầu tiên, người dân Sài Gòn thấy vũ nữ Cẩm Nhung đi ăn xin trước chợ Bến Thành vào khoảng trước Tết năm 1969. Cô ngồi bên vệ đường Lê lợi, khăn che kín mặt mày, trên ngực đeo bức ảnh cô chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức, trước mặt là vỏ lon hộp sữa Ghi-gô cô chìa ra xin lòng thương hại của người đi đường.
> Người Sài Gòn nghe tin đã kéo tới xem Cẩm Nhung đi ăn xin, đông đúc như đi xem cải lương. Ngoài tấm hình đeo trên ngực, người ta còn nhận ra Cẩm Nhung ở đôi bàn tay mịn màng, không chút tì vết và đôi bàn chân gót son thon thả. Ban đầu, người Sài Gòn cho tiền cô thật nhiều. Có tiền, Cẩm Nhung tiếp tục nghiện ngập. > Càng về sau, người Sài Gòn càng bớt cảm động về chuyện ăn xin của cô vũ nữ nên càng ít cho tiền. Người dân Sài Gòn khu vực quận 1 lúc đó đã không khỏi bùi ngùi khi thấy Cẩm Nhung mù lòa cầm gậy dò đường trên đại lộ Lê Lợi, con đường Tự Do, trên những lối đi một thời in dấu chân cô vũ nữ Cẩm Nhung từ nhà tới vũ trường Kim Sơn. Sau đó, Cẩm Nhung phải rời khỏi khu vực chợ Bến Thành, lần mò đến chợ Bình Tây, chợ Bà Chiểu, và cuối cùng là ngã tư Trần Quốc Thảo – Lý Chính Thắng (quận3), trước khi cô âm thầm rời Sài Gòn hoa lệ để về miền Tây xa xôi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận.
Hình ảnh của Cẩm Nhung một thời được đem ví với chuyện “hồng nhan bạc phận”, cho một kiếp phù hoa sáng nở, tối tàn. Một kiếp người ngắn ngủi trôi qua nhưng có rất nhiều điều đáng để con người ta suy ngẫm, quá khứ vang bóng đã tạm gác lại cùng sự nuối tiếc một thời vừa kiêu hãnh mà cũng không kém truân chuyên. Trên ngực bà không còn bức chân dung với người tình sĩ quan năm xưa nữa. Sau nhiều năm bôn ba khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ, cuối cùng, bà đã ẩn mình sống quãng thời gian cuối đời nơi vùng đất tâm linh cuối trời Nam, dưới mái chùa Tam Bảo.
Những năm tháng Cẩm Nhung lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn sau khi bị nạn, cũng là lúc trên sân khấu ca nhạc của Sài Gòn thịnh hành bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ” của hai tác giả Nhật Ngân – Duy Trung. Không biết các tác giả viết bài hát này để tặng cho ai khác hay vì xót thương số phận của Cẩm Nhung mà lời bài hát như nói về cuộc đời của cô vữ nữ bất hạnh này. Người ta kể rằng, mỗi khi đang đi ăn xin trên đường, tình cờ nghe bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ” vang lên, Cẩm Nhung luôn ôm mặt khóc, đứng tựa vào đâu đó thật lâu rồi mới dò gậy đi ăn xin tiếp.
Bài hát có đoạn:
“…Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người
Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi
Loài người vô tình giẫm nát thân em
Loài người vô tình giày xéo thân em
Loài người vô tình giết chết đời em..."
Sân bay đích thực là cái chợ quê, máy bay thì trở thành nhà trẻ và xe buýt công cộng.
Tôi vừa đáp chuyến bay từ TP HCM đi đến một thành phố biển xinh đẹp với hy vọng được thư giãn sau một tuần làm việc bận rộn. Nhưng hy vọng đó đã bị vùi dập ngay từ lúc tôi bước vào sân bay, mặc dù những chuyện thế này tôi đã nhìn thấy cả trăm lần.
Tôi đã đi nhiều nước và cũng thấy nhiều loại hành khách, tất nhiên ở đâu cũng có người này người kia, nhưng dường như, một số đặc điểm chỉ người Việt Nam mình mới có.
Sân bay là phiên chợ quê
Đầu tiên phải nói đến người đưa hay người đón. Sân bay đâu phải là cái chợ muốn ngồi đâu thì ngồi, muốn đi đâu thì đi. Vậy mà, chao ôi, người Việt mình mà đi đón hay tiễn thì phải đi nguyên cả dòng họ, để rồi không đủ chỗ ngồi, nên chen chúc, đứng cản hết cả lối đi, thậm chí ngồi lê lết trên sàn nhà, rồi xả rác, nói chuyện inh ỏi, để rồi khỏi ai nghe được máy bay đã hạ cánh hay chưa.
Đến người đi cũng “văn minh” không kém... Trước tiên là thói quen không xếp hàng. Người ta đã để sẵn thanh chắn xếp hàng, nhưng không, bà con mình toàn xen ngang vô giữa, có người còn tự ý mở thanh chắn hay chui qua hàng rào cho nhanh, mặc kệ những ánh mắt kinh ngạc của những người khách nước ngoài.
Đến đoạn kiểm tra hải quan, chưa bao giờ tôi thấy họ đứng đúng vạch, và luôn mang những đồ không nên mang lên máy bay, đặc biệt là nước uống.
Còn trẻ em thì tha hồ tung tăng la hét trong sân bay, trong khi những hành khách khác luôn giữ con mình trong tay để không gây mất trật tự nơi công cộng, đồng thời đó là cách bảo vệ con tại những nơi nhạy cảm như sân bay.
Sân bay ở Việt Nam luôn ồn ào và nhốn nháo. Ảnh minh hoạ
Máy bay là xe buýt công cộng
Đến đoạn lên máy bay là biết ngay “made in Vietnam”.
Thứ nhất, không ngồi đúng ghế. Chuyện tự ý đổi ghế để được ngồi gần cửa sổ hay ngồi chung với gia đình là bình thường. Chưa nói đến chuyện phải lịch sự hỏi khách của số ghế đó đồng ý hay không, mà đó là an toàn cân bằng của máy bay.
Có lần tôi đi trên một chuyến bay không nhiều khách, nên hãng đã xếp 50% ngồi phía sau, 50% ngồi phía trước để giữ cân bằng cho máy bay. Thế là một đại gia đình thấy phần giữa có ghế trống, kéo hết lên ngồi cho sướng, may quá là cuối cùng tiếp viên đã kịp nhắc nhở quay lại chỗ ngồi trước máy bay bị chúi xuống đất.
Thứ hai, không bao giờ nghe hướng dẫn.Người ta nói “không biết thì chịu khó nghe và làm theo”, đằng này, tiếp viên vừa dứt lời “tắt điện thoại, máy thu phát sóng...”, họ vẫn tỉnh bơ lấy điện thoại ra gọi/ nhắn tin. Sao họ không hiểu rằng sóng điện thoại có thể làm nhiễu sóng khác, phi công không thể liên lạc được với nhân viên hàng không và họ có thể gặp tai nạn.
Tiếp viên vừa nói “thắt dây an toàn, ngồi yên tại chỗ”, họ lại đứng dậy, mở ngăn hành lý để lấy laptop? Sao họ không nghĩ là họ đang tự gây nguy hiểm cho mình, và có nguy cơ ảnh hưởng đến người khác nếu hành lý rớt xuống?
Máy bay là nhà trẻ
Tôi sợ nhất là máy bay có trẻ em Việt Nam. Khóc inh ỏi, la hét ỏm tỏi, chạy lon ton, mặc cho tiếp viên nhắc nhở, hay những ánh mắt đầy ngao ngán và chửi thầm trong bụng của những hành khách khác. Chưa hết, bà mẹ nào mà có con nhỏ là nguyên khu vực ghế ngồi trở thành bàn thay tã, đồ lót, khăn giấy, đồ chơi, mặc cho mùi khai đang làm phiền những người ngồi bên cạnh.
Nhường ghế cho người già và trẻ em trên xe buýt chỉ có trong phim
Xuống máy bay, lên xe buýt ra sân bay, ai lên trước là mặc nhiên chiếm ghế trước, mặc cho bà lão chống gậy đang đứng mỏi run cả chân, hay bà mẹ đang ắm con sắp nổi gân lên. Nói chuyện inh ỏi, phà hơi thở “thơm mát” vào mặt nhau sau chuyến bay dài không súc miệng, hay quên ăn kẹo bạc hà cũng là chuyện bình thường.
Và còn rất nhiều những câu chuyện “văn minh” khác...
Tôi luôn tự hỏi, tại sao giáo dục Việt Nam không đưa những vấn đề “văn minh nơi công cộng” như thế này vào trong trường học nhỉ? Tôi không muốn quơ đũa cả nắm, và tất nhiên không phải người Việt Nam nào cũng giống như vậy.
Tôi mong rằng bài viết này có thể đánh thức phần nào những ai đã trót làm những điều trên thì dừng lại, hay những ai có nguy cơ sẽ mắc phải có thể tránh, để đừng phải nhìn thấy những ánh mắt ái ngại và kinh ngạc của bạn bè quốc tế nhìn vào người Việt Nam.
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328. Show all posts
Wednesday, September 10, 2014
SƠN TRUNG * EM KHÔNG VỀ
EM KHÔNG VỀ
em nóng lạnh cảm sốt
đau nhức toàn thân,
Các con đưa em đi cấp cứu
em vào phòng săn sóc đặc biệt
vài hôm sau em vui vẻ báo tin
cuối tuần em sẽ trở về
nhưng nửa đêm bệnh trở nặng
em kêu khó thở
rồi em đi
anh vào bệnh viện
em thở oxy
bảng điện kế nhấp nháy màu đèn đỏ
anh cầm tay em
hai hàng lụy nhỏ
em đã bỏ anh rồi
em đã đi thật xa
em không trở về tổ ấm của chúng ta!
vài hôm sau
các con đưa em vào nhà tang lễ
bốn bề quạnh quẽ
em nằm trong quan tài lặng lẽ
xung quanh những vòng hoa tang
con cháu, anh chị em, bạn bè đến chào em lần cuối
đôi nến lung linh
hai hàng lệ ứa
em cười hay em khóc?
Anh cố nén tiếng nấc
để em thanh thản lên đường.
anh theo xe tang
đưa em vào nghĩa trang
đến giờ hạ huyệt
con cháu, anh em, bạn bè
gửi em những đóa hoa vĩnh biệt.
em ở lại đây
em không về ngôi nhà của chúng mình nữa
em ở lại với những hàng bia mộ trắng
với thảm cỏ xanh có hoa vàng,hoa trắng,
và trời mùa thu Canada bừng ánh nắng.
em ơi
hương còn nồng
tình còn thắm
sao trời xanh nỡ bắt tội chúng mình ?
anh là một thư sinh
yêu em
làm thơ và mê sách
hai chúng ta sống đời thanh bạch
cùng nhau xây dựng cuộc đời
cùng chung bao nỗi buồn vui
qua bao cơn sóng gió biển khơi
vẫn không bao giờ xa cách
thế mà nay
anh mới hiểu thế nào là bạn đời
thế nào là lẻ loi. . .
em ơi,
có những đêm khuya trằn trọc,
anh không khóc
mà sao đôi dòng lệ trào tuôn?
anh không buồn
mà sao tim đau nhói,
và gan ruột quặn thắt?
phải chăng đêm trường là vương quốc cô độc?
nhà chúng ta có hoa viên xanh mướt
do bàn tay em săn sóc.
có dàn bầu, dàn bí
có hàng đậu, hàng cà chua
Có khóm lan, cành trúc
Có hoavạn thọ, hoa mẫu đơn
có hoa hồng, hoa cúc
hoa thơm sực nức
những buổi sáng trời hững nắng
và những buổi chiều gió bắc cực về lạnh
có đôi bướm trắng, bướm vàng bay quanh
những con sóc nhảy nhót trên cành
Những đôi chim sâu nỉ non, tình tự
nhưng không thấy em qua lại giữa những hàng cây xanh
nâng niu những bông hoa hồng hoa trắng.
khu vườn vắng lặng
em đã đi xa thật rồi
em không trở về ngôi nhà cũ nữa
em ơí! em ơí!
20-8-2014
Tuesday, September 9, 2014
TÔN THẤT TUỆ * XE BÌNH BỊCH
bình bịch ngày xưa
bình bịch ngày nay
Thế nào chiếc moto ni cũng bên Pháp đem qua; nó không thành một hiện tượng, vì người trên xe là vua mà, chừng ấy còn ít quá, có chi là xa xỉ; vả lại, ngài ngự chạy ở những vùng xa dân chúng, không phiền hà ai.
Mãi đến đầu thập niên 1950, khi bắt đầu vào trung học, tôi mới nhìn ra khỏi xó Bến Ngự một chút. Lại thấy có ông Từ Bộ Quýnh đi xe mô tô bình bịch; lại thấy ông cả Bính ở Vy Dạ đi xe cấy chi nhỏ hơn bình bịch mà to hơn mobilette AutoBécane. Lại thấy anh Hướng, làm cho Lý Lâm Tinh, huynh trưởng hướng đạo, chạy cái xe gì to hơn Lambretta. Lại thấy anh Ngọ, Mỹ Thắng (?) chạy xe Ết Bà (Vespa), chiều chiều qua Xẹt (Cercle Sportif) đánh tennis. Anh Hà Thúc Miễn, Bến Ngự cũng có Vespa. Bác Thanh, bố của Trịnh Công Sơn cũng có Vespa.
Con nít còn hay chú ý đến mấy chiếc xe moto cảnh sát hộ tống các quan lớn như thủ hiến, thấy vui vui thấy moto ba bánh, kéo bên hông một chỗ ngồi có người cầm súng. Con nít cũng thích xem các xe motto Harley của nhà binh chạy trên lòng chảo sân vận động. Họ biểu diễn đứng trên yên xe, cởi áo, mặc áo trở lại mà xe cứ vù vù như bay. Muốn xem thì phải chui lỗ chó hàng rào từ phía trường Nguyễn Tri Phương.
Anh Miễn của tui còn có xe bốn bánh; sáu chục năm sau tui xem catalogue mới biết hiệu Chrysler của Mỹ. Huế mình không đến nỗi quê mà nghĩ rằng cà rem ăn không hết phơi khô để dành. Nhưng xe hơi không phải là món gần gũi; các xe của ông giám đốc học chánh, của tỉnh trưởng, thủ hiến thì tránh xa khỏi bị nước bùn tạt vô người.
Qua đến 1954 thì Huế có nhiều xe hơn, không ai chú đến xe bình bịch như của Ngài Ngự. Ngài Ngự bây không đi xe hai bánh mà đi xe bốn bánh, đại xa, chạy khắp thành phố ngày đêm. Ngài đeo kính đen như thường, ôm một ca ve chỉ mặc xí líp. Ngài lịch sự nhường nửa cổ xe cho Ngô Chí Sĩ đứng trong chiếc tàu đang lèo lái con thuyền VN. Cuộc dạo chơi cố đô của ngài được ghi trong một đoạn về Thượng Tứ của Phan Mông Hòa (ái nữ của Maria Mộng Hoa); may quá ngài cũng có một cùng đinh đỡ đạn:
Tôi còn nhớ như in kỷ niệm về mụ Xoài. Đó là năm Huế phát động phong trào Bài Phong Đả Thực và ủng hộ “Triều” cụ Ngô. Học sinh công tư toàn thành phố ngồi đầy nhóc trên những chiếc xe buýt màu xanh dương hay xe GMC nhà binh. Bọn học trò chúng tôi được chở đi cổ động bỏ phiếu cho chí sĩ Ngô Đình Diệm. “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”. Xe lớp lớp chạy lòng vòng khắp mọi xó xỉnh của cố đô. Một đứa lớn họng hét to: “Đả đảo Bảo Đại” hoặc “Ủng hộ Ngô Đình Diệm” rồi cả bầy hăng bò xít hét theo mà đả đảo hay ủng hộ. Tuổi trẻ máu nóng bốc đồng thi nhau la hét đến khan hơi rát cổ. Khi xe chúng tôi chạy đến đường Thượng Tứ, một bạn la to khẩu hiệu: “Ai bán nước ?” để cả bầy còn lại đồng thanh đáp: “Bảo Đại!”. Tôi thấy mụ Xoài xóm tôi le te chạy tới. Cái cằm móm xọm dài ra hơn khi mụ cười toe toét, trả lời đon đả: “Có đây! Có đây! Có mụ Xoài bán nước đây!” (Hoàng Hôn Thôn Vỹ)
Thế rồi Huế trở lại yên lặng. Nhiều căn phố được sửa lại, xây thêm một hay hai tầng như nhà sách Gia Long của chị Dương, mẹ của cô Hồng. Phía Hàng Bè có Kem Anh Đào của mẹ Trâm (em của La …Thanh).
Huế không thêm xe bình bịch to lớn, nhưng thêm Vespa, không nhiều lắm. Lambretta đã xuất hiện; không ăn khách “dòm” vì không ngọt nước như người anh em Italie. Con nít cửng con mắt cũng to thêm đồng nhịp với thân thể cho nên cái nhìn cũng to theo, để chú ý đến xe hơi. Dạo ấy, chạy quanh nhiều trong thành phố là Peugeot 203. Chaffenron chưng cả nguyên chiếc trong tủ kính như con búp bê, nhưng các bậc phu huynh thì thích tờ rác xông, mà còn thích tờ rắc xông ken nhiều hơn (ken, 15, quinze). Xuất hiện sau 54 là hai chiếc Mercedes, chúng liên quan đến thời cuộc tình hình chính trị mới.
Bên cạnh hai cô con gái mặc jupe rất chi là quí phái trưởng giả, đốc Quyến còn có thêm chiếc Mercedes màu xám, từ ngày làm bác sĩ gia đình, trông nom sức khỏe Cụ Cố, thâm mẫu Ngô Chí Sĩ, và Ngô Cố Vấn Tối Cao Miền Trung. Đốc Quyến dư tiền mua Mercedes bằng vàng cũng được nhưng miệng người thì nói quà tặng của Lãnh Tụ Anh Minh. Mà quà tặng thì có chi mà nói. Trong khi đốc Quyến ung dung như rứa, các người khác trong phong trào Hòa Bình thì xấc bấc xang bang.
Chiếc Mercedes thứ hai là của ông Nguyễn Văn Hai. Thầy Hai đã là người ủng hộ quyết liệt lấy tên Ngô Đình Diệm thay cho tên Khải Định. Việc đã thành nhưng trong vài tháng, trường mang tên là Quốc Học. Thầy Nguyễn Đình Hàm nói ông đã có công lớn trong việc đặt tên mới nầy và thành hiệu trưởng QH đầu tiên; ông cũng nói xa nói gần việc nầy làm cho thầy Hai khó chịu. Thầy Hai sau đó làm giám đốc học chánh Trung Phần. Ít lâu sau thì ông Đinh Quy lên thế thầy Hàm. Lại chào xáo trong trường. Có người vẽ trên stencil và in ronéo một bức hý họa không có chữ: một con rùa đội trên lưng một tấm bia đá, có khắc một chữ duy nhất, vừa có thể đọc là chữ “Q” hoa không tròn đủ hay đọc là con số 2.
Thầy Hai đầy nhiệt tình cách mạng, sửa đổi cách thi lục cá nguyệt; các lớp ngồi chung làm bài như nhau; đề thi các giáo sư trình thầy Hai duyệt và quyết định. Thầy không thích các giáo sư mặc áo tay cụt; có sự đụng độ nho nhỏ với thầy Đương dạy vạn vật; dịp nầy thầy Đương trở lại ngành y khoa Saigon. Thầy Hai đã qui định đồng phục trắng, nam sinh có cà vạt xanh dương. Mỗi sáng thứ hai tôi phải thắng khô mực và đôi dép lốp đi chào cờ. Sân trường chia làm bốn, cột cờ ở giữa. Thay phiên nhau, các ô cử người lên đánh nhịp bắt giọng hát quốc ca và suy tôn Ngô Tổng Thống.
Khi thầy Hàm đứng đầu trường, thầy vẫn giữ những tập tục nầy, kể cả việc đóng cửa tức khắc khi có chuông vô lớp. Nhưng không khí dịu hơn một chút, ít tính cách đoàn ngũ hóa nhân dân. Thầy Quy chấp chánh, mở thêm chức vụ giám học; mấy trò sính tiếng tây thì hay gọi là senseur. Theo nghĩa thông thường, senseur là thầy phó hiệu trưởng chuyên lo về kỷ luật. Đúng vậy, thấy giám học hầu như là chủ tịch một hội đồng vô hình gồm các giáo sư cố vấn. Thầy cố vấn thật đáng sợ; tuy không phải là tổng quát như nhau, các thầy nầy vô lớp thường nêu chuyện kỷ luật kèm với những lời hăm dọa bị đuổi v.v… Cha mẹ thường trấn an con cái với câu dang cao đánh sẻ. Ngoài ra, thầy giám học còn trông coi Hiệu Đoàn, tổ chức sinh hoạt chung của các trường, nhiều dấu hiệu hướng về đoàn ngũ hóa.
Thầy Hai trúng cử làm dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến; QH nầy được lưu nhiệm làm QH lập pháp đầu tiên. Mọi dân biểu (52 vị ?) được mua xe “de luxe” không thuế; xe cộ thời ấy bị đánh thuế đến 300% giá trị. Thầy Hai mua Mercedes. Thỉnh thoảng Huế cũng thấy thầy Hà Như Chi, cũng là dân biểu, lái xe “de luxe” Peugeot 403 mỗi khi từ Saigon ra thăm thân phụ thân mẫu là ông bà Hà Thúc Lãng.
Nói rứa thôi, chứ Huế không đến nỗi tệ chỉ có bấy nhiêu xế hộp. Nhưng có hai trường hợp khác coi bộ nhiều người biết tới hơn vì nó thuộc “địa giới”, tôi muốn nói không ở mức thượng thừa trong xã hội như thầy Hai, thầy Chi, ông đốc Quyến.
Chiếc xe “deluxe” Peugeot 403 của thầy Chi – nếu đã đẩy lùi các xe Peugeot 203 xuống chân danh sách ngưỡng mộ - đã không làm mất uy của một chiếc Peugeot 203 khác.
Một người đi học Mỹ về, rồi tự xưng là đạo diễn điện ảnh. Anh ta có mái tóc phờ ri dê xỏa nửa trán, nhưng không có vẻ gì là lại cái (homo), vẫn còn nguyên dương tính. Anh mua một chiếc xe peugeot 203, hai chỗ ngồi và có mui trần. Xe cộ thời ấy thì chính là đen; Peugeot có thêm màu xám. Đàng nầy anh sơn lại, chơi nguyên màu đỏ tươi. Am mê ri ken mà!
Nhưng màu đỏ không phải là điều đáng nói. Điện ảnh gia (?) Lê Hoàng Hoa có tội đáng chết: ẳm được cô Ty bỏ lên xe chạy khắp thành phố. Tội đáng chết vì làm bao người nuốt nước miếng ừng ực. Cô Ty bán sách ở nhà sách Ưng Hạ. Bao nhiêu trai thanh, học giả tới đó mở sách ra xem mà mắt nhìn trộm cô hàng. Nhiều nhất là mấy ông sư phạm chơi nguyên đồng phục côm lê. Cô Ty phải biết có hai thứ sinh viên ở Huế, một bên là sư phạm có học bỗng. Khi tự giới thiệu với các bà mẹ có con gái mình là sinh viên thì được hỏi là sư phạm chi, anh văn hay lý hóa…
Còn như văn khoa hay luật khoa thì chỉ là đồ cà lơ phất phơ, còn lâu mới thành a vô ca có tiền, suốt đời “làm thi sĩ là tru với chó”. Rứa mà mấy ôn sư phạm ái mộ cô, cô có giá quá hè.
Cô Ty có đóng phim hay không, nào ai hay biết. Phim trường của LHH thường là Hội Việt Mỹ. Về sau cơm cháo giữa chàng và nàng có ra chi hay không, tui không biết; tuy vậy sau đó, dân Huế không còn cơ hội chứng minh câu thơ Tàu: thư trung hữu nữ nhan như ngọc, trong nhà sách Ưng Hạ có người đẹp như ngọc như ngà.
Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng. Hết lượt xe đỏ Peugeot thì qua xe xanh, xanh lá mạ thì rõ ràng hơn, để không nhầm với xanh biển. Chiếc xe khá to, cũng mui trần như xe của nhà làm phim. Khi đồng An Cựu xanh rì ngọn lúa thì khách qua đường khó nhận ra chiếc xe; vì xe hay đậu trước sân của một villa có mặt tiền phía đường nhưng quanh còn ruộng. Villa nầy là chỗ ở của ông sếp công chánh tỉnh; ông mới rời nguyên quán Quảng Trị vô đất thần kinh đem theo hai cô con gái (con trai thì kể làm chi cho mệt, có một trăm trự cũng thế thôi). Nhưng trội nhất là cô chị Hồng Thủy.
Ông bạn tôi mới trả lời email nói Hồng Thủy đi xe Lambretta vô trường đã thành một điều kinh khủng. Đúng vậy nhưng bạn tôi quên nói Hồng Thủy đã thường lái xe mui trần chạy quanh thành phố những lúc đông người. Tóc nàng bay bay trên cầu Trường Tiền. Thường Hồng Thủy chỉ đi một mình, (không như Lê Hoàng Hoa có cô Ty) hay cô em gái, cho nên với một số gà trống, mặt trận miền tây vẫn bình yên.
Mi đi xe máy (xe đạp) người ta đi xe điện (xe hơi), mắc chi mi noái, tức à, tức ăn ...mà trừ. Đồ vô duyên, vô duyên cảy, bảy ngày không hết vô duyên.
Không thấy ai chết, hay mũi ăn trầu cái đầu xức thuốc. Tui có hỏi hai người bạn cũ, họ đều nói Hồng Thủy là một kiều nữ rất bình thường, hiền hòa; chơi bạo chiếc Lambretta có chết ai mô. Một người hiện ở bên Đức nhiều năm học chung và sau đó cũng biết cô nàng. Một người hiện ở vùng thủ đô Hoa Kỳ, cùng gốc Quảng Trị đã than phiền tin thất thiệt. Đêm văn nghệ cuối năm 1959, Hồng Thủy hát bài Hòn Vọng Phu 2 của Lê Thương, tôi còn nhớ mặt người đệm sáo tre nhưng không nhớ tên.
@
Dẫu răng đi nữa, những điều viết trên đây xẩy ra vào một thời tương đối an bình của Huế; lúc ấy chưa có biểu tình, bàn thờ xuống đường, chưa có thảm sát Mậu Thân.
Tôi viết theo lối mà Tràm Cà Mau nói là lang thang xứ Huế, cũng rất vô duyên cảy bảy ngày không hết vô duyên. À mà viết khi nhận mấy bức hình moto rất thời trang của những cô gái Huế ngày nay. Những lần chuyển chuyển forward, forward, không ai nói chi trừ một thân hữu nêu chuyện Hồng Thủy đi xe Lambretta đến trường; chẳng có nghĩa lý gì so với hiện nay mà đã là chuyện gần như kinh khủng. Nói chung, vẫn có một chút gì không đồng ý, không nói ra.
Nhưng nói cho cùng Huế mình cái chi không có, nhưng cái có xưa kia ít ồn ào, và che dấu được. Bây giờ có ai sợ chi; còn che dấu là còn biết cần có một giá trị nào đó. Che dấu không phải hoàn toàn tốt nhưng cũng không phải hoàn toàn xấu. Huế mình đôi lúc còn đi trước. Ngay sau 75, một đấng hương sắc của sông Hương núi Ngự đã tiên phong chụp hình khỏa thân và quay phim cảnh làm tình với một người ngoại quốc trên một du thuyền neo ở Vũng Tàu. Những gì qua ống kính đã đến các tòa báo Saigon.
Nhưng về ngôn ngữ thì những chuyện như rứa không có. Huế mình không thấy, Huế mình chỉ chộ.
Dùng hai chữ bình bịch cho những chiếc hai bánh hiện nay thì sẽ bị các cô lấy giày đánh trên đầu, như người ta gán ghép cho Hồng Thủy. Bởi lẽ bình bịch xưa cổ lỗ sĩ còn những chiếc moto nầy mới, chạy nghe êm trừ phi chủ nhân muốn tháo ống bô (ống khói) kêu thiệt to.
Người Huế, nam hay nữ, nếu không phải là triết gia, văn sĩ, thi sĩ, luận sĩ, thiền sư, thì ít nhất cũng là những nhà hoạt động, những nhà tuyên truyền, xin lỗi tôi muốn nói activiste. Hoạt động cho đảng phái, cho tôn giáo, cho các thế lực v.v… Một ký giả nửa Pháp nửa Mỹ nói như thế để chứng minh luận điểm của ông rằng người Huế rất sâu sắc, theo chiều hướng thiện hay chiều hướng nguy hiểm tùy người; người Huế không đơn giản chút nào. Cứ xem tạm như ông nhà báo ấy nói đúng, thì mấy cô chạy xe moto thứ xịn nhất thế giới, mấy cô nầy sẽ được xếp vào chỗ mô? Mấy cô nầy hết sức đơn giản và cái chi cũng để lộ ra ngoài. Mấy cô không cần một tay giữ nón lá, một tay giữ tà áo, phòng khi có ngọn gió bất thường tấn công những lớp vải mỏng thín. Mấy cô nầy khi mô cũng phây phây.
Nếu lúc trước kia Huế được mô tả như trái mãng cầu (quả na) ngoài ngói móc trong bột lọc nhụy đậu đen thì Huế ngày nay đem trong ra ngoài như trái điều lộn hột. Ở một mức độ khá lớn, sự thể này trông ra dễ , dễ bề tính toán; dễ bề tính toán kể cả trong tình yêu và nhất là lập kế hoạch đưa nàng về dinh.
Xứ Huế khó bề duy trì nét thầm lặng bên ngoài làm môi giới cho sự thầm lặng bên trong. Một trong những lý do là quá nhiều người mới lạ, lạ từ nguyên quán, lạ trong lối suy nghĩ. Nhưng trên hết, xứ Huế không thoát khỏi những đặc tính chung của toàn VN, không thể nói Huế cao thượng hơn, sạch sẽ hơn, spiritual hơn…
Nói đến cái trầm lặng của Huế làm tôi liên tưởng đến Lào và Miến Điện. [Mấy dòng kề cận tôi lấy ý của Tiziano Terzani trong cuốn A Fortune Teller Told Me.
1962 tướng Ne Win đảo chánh cầm quyền, đưa ra đường lối gọi là xã hội chủ nghĩa theo lối Phật Giáo, áp đặt độc tài quân phiệt, quốc hữu hóa nền kinh tế, tống giam thành phần chống đối. Ne Win không muốn sự hà khắc của Tàu Cọng, cũng không muốn đường lối sùng vật chất của Mỹ đang tung hoành ở Thái Lan và chung quanh. Đánh đổi nền độc tài khắc nghiệt, truyền thống được duy trì, tôn giáo phát triển, 45 triệu dân không bị đưa vào cơn lốc của sự đô thị hóa, của kỹ nghệ hóa và tây phương hóa. Chính quyền Rangoon không muốn quá nhiều người ngoại quốc làm ô nhiễm không khí quốc gia; chiếu khán chỉ cấp bảy ngày lưu trú. Chùa chiền được giữ trang nghiêm làm nơi hành đạo chứ không phải viện bảo tàng cho du khách chụp hình, rộn ràng như ngoài chợ.
Sau ¼ thế kỷ với quyền uy tuyệt đối, Ne Win trao tay lái cho đàn em. Lớp mới nầy còn độc tài hơn lão tổ, trân tráo hơn, tàn bạo hơn, giết người nhiều hơn nhưng tân thời hơn. Mấy ông vua con nầy bỏ chủ trương cô lập và theo hình thức phát triển xô bồ. Bốn mươi năm cưởng lại, Miến phải nhường bước cho cái định mệnh chung, không ai thoát khỏi từ Tàu của Mao, Ấn của Gandhi, Khmer của Pol Pot, VN.
Giữa thập niên 1990, Terzani đến thị trấn nhỏ Tachilek cạnh biên giới Thái đã choáng mắt bởi những chữ mạ vàng: “Tourists, welcome to Burma” thay những chữ ông còn nhớ: Foreigners, keep away. Any one passing this point risks being shot. Có 14 sòng bài, mấy chục chỗ hát kaoroke. Người Thái mở siêu thị, nhà hàng. Không ai xài tiền Miến, chỉ dùng ngoại tệ. Ma túy, mãi dâm hầu như buôn bán công khai. Các ông tướng ông tá đứng đầu các dịch vụ du lịch như di chuyển, thông ngôn, ăn ở…
Về phần Lào, bao năm phản đối, phải để cho Úc xây cây cầu qua Mekong nối liền với Thái. Bây giờ cây cầu mệnh danh là cầu Xi Da (The Aids Bridge). Trung Cọng đang mở con đường xuyên Miến nối liền Tàu và Thái.
Là một người mến văn hóa đông phương, biết nhiều về lịch sử từng vùng, Terzani cho rằng Tây Phương hóa trở thành thuốc phiện cho cả Á Châu. Người Tàu đã có số đông không dùng đủa mà dùng muỗng nĩa cho tiến bộ. Singapour là một hòn đảo điều hòa không khí, chỉ có hotel và nhà hàng. Lý Quang Diệu là người mẫu của tư bản Tàu lục địa. Ký giả Ý nầy (1938-2004) có cái nhìn ngộ nghĩnh.
Bốn, năm thế kỷ trước Tây Phương đến Á Châu bị đánh lại (tuy vẫn thắng) như chiến tranh ma túy bên Tàu, Cần Vương bên mình. Nhật Bản bên ngoài theo tân trào, bên trong tổ chức cẩn thận mọi bề chống lại ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng bây giờ Tây Phương đem liều thuốc phát triển thì Á Châu đón nhận với bất cứ giá nào, hằng triệu người là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp. Những xáo trộn ấy đẻ ra những chiếc xe motto mắc tiền, chạy ngang đánh bạc những chiếc nón lá rách của người đi bộ nghèo trên xứ Huế
Tôi đã lạm dụng thì giờ của các bạn để đi hơi xa, khởi hành từ chiếc xe bình bịch. Nhưng nhịp độ biến thiên của xứ Huế còn nhanh hơn những chiếc hai bánh do các nường phóng theo gió. Các chùa xưa như Tra Am nay đã xây lại theo đá rửa, lưỡng long chầu nguyệt bằng mẻ chén kiểu. Quanh các chùa có những ghế đá lọ lem khắc ghi tên người cúng và tên người được hồi hướng, những câu thiền viết bay bướm không ai đọc ra treo khắp nơi. Huế mình đang có phong trào ăn chay nghệ thuật, con gà chay, thịt heo nướng chay, con tôm chay.
Có nhiều biến thái khác. Nhưng đây chỉ nếu một biến thái nhỏ về ngôn ngữ: rồi ra, người Huế sẽ nói chữ “vào” thay cho chữ “vô” dù là gốc Nôm hay Hán Việt. Một tác giả viết về Huế thấy sách mình xuất bản với những chữ rất lạ: “vào luân, vào lý, vào đạo” mà bà đã viết “vô luân, vô lý, vô đạo”. Dĩ nhiên tác giả không đồng ý. Nhưng tôi, anh đổ gàn, khoái tỷ. Nếu bà mắng tôi là đồ vô đạo, vô học, vô luân; bĩnh bút sẽ biến tôi thành kẻ vào lý, vào đạo, vào học. Chẳng mấy chốc tướng cướp, kẻ giết người đều vào đạo, vào học, vào lý. Khổng Lão Thích đều thất nghiệp.
Dẫu sao, những chiếc moto hào nhoáng – phản ảnh những bất thường của thời đại – gợi lên thương tiếc một thời áo quần giản dị, đi lại chẫm rải chừng mực. Hoài niệm chỉ là hoài niệm mà thôi. Sự trầm lặng của Huế không bao giờ trở lại. Vì sao? vì lòng người đã thay đổi. Lòng người Huế đã thay đổi âm thầm từ lâu, nay mấy cô moto làm cho sống dậy mạnh bạo hơn; những thứ gọi là bạo động tinh tế đã có: Một tin đồn Hồng Thủy trở gót guốc đánh đầu người ta, một “chân lý” (trong ngoặc kép) vĩnh viễn: sông Hương dưới thuyền có đĩ trên bờ có vua.
Xin lỗi tôi hơi méo mó Phật giáo một chút: tâm bình thế giới bình. Tướng tại tâm sinh, hãy nhìn người Huế bây giờ, dù vẫn còn áo tím, đứng dưới mái hiên chùa. Trực giác sẽ giúp chúng ta. Bình bịch năm xưa, bình bịch năm nay chỉ là những thứ ngoài da.
HUY PHƯƠNG * SAIGON-HÀ NỘI
Sài Gòn và Hà Nội
Tạp ghi Huy Phương
Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và
tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn. Nhờ vậy, ở đây tôi
có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi
miền, nhất là dân miền Bắc, sau Tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn
rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng,
trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ
cộng sản.
Sài Gòn ngày nay. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng
khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn,
anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là
người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.
Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”
Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6
người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà
Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”
Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và
Hà Nội. Hà Nội đại diện cho miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc
tính của miền Nam.
Cộng Sản vào không phải làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành
thị, nhưng thật tình đã “nông thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn
thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm cách đào giếng để kiếm nước và
sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang cải thiện, hay như ông bạn
tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi hai con heo nái trên
sân thượng.
Sài Gòn sau thời gian đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết
tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau
khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một câu hát của Trịnh Công Sơn, với
những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất đốt thanh niên” mọc ra, cái
cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong “xe con,” nuôi heo,
trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe khác chiều dừng
xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của thiên
hạ.
Mới thoạt nhìn, Sài Gòn bỏ ngỏ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng
sự thật trong gan ruột, hai thành phố đối cực, đối đầu này đang có
những điều khác biệt, một bên là “nơi hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy
tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương tri, phẩm giá con người!”
Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người ta còn đi tìm và
thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội. Cách biệt vì cách
đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt về
văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù
dày!” Tuy vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo,
cục muối cho miền Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa
cặn!”
Nói về giáo dục, sau Tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam
hẳn đã biết loại văn hóa ăn nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới
vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo
trong các lớp tiểu học. Ngày ra Bắc, lên tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã
trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết bậy lên vách tường nhà
trường tiểu học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ của ngành công
an và giáo dục: “Công An (đ.) Cô Giáo!”
Trên đường làng Cẩm Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ
của hợp tác xã, nghe tiếng trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố
mẹ chúng mày đéo cho lắm vào, để chúng mày làm khổ thân bà!” “Bà” đây
là người giữ trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì
khỏi ra đồng như các hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới
sự chăm sóc của những người này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao?
Trên các blog và báo chí trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữ Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một đề tài hấp dẫn.
Tôi dẫn một vài ví dụ:
Giao tiếp:
- Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.
- Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Hàng quán:
- Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.
- Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê!
Ca ve:
- Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha!”
Nhà sách:
- Hà Nội: Nhân viên hách dịch.
- Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!
Trong quán ăn:
- Sài Gòn: “Vâng em làm ngay đây.”
- Hà Nội: “Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”
Bạn bè:
- Hà Nội: Hay để bụng, ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.
- Sài Gòn: Mau huề, ghét là biến, không chạm mặt!
Nhưng liệu những sự khác biệt này kéo dài được bao lâu nữa? Bây giờ, Sài
Gòn và Hà Nội đã bắt đầu đầu giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì
người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc vô Nam càng ngày càng đông, như một
người tên Jor Dan viết trên blog: “Mỗi người có một cách suy nghĩ
riêng. Nhưng đa phần chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại thích được sống ở Sài
Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn gì!”
Sau gần 40 năm bây giờ hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau. Ở
đâu cũng kẹt xe kinh khủng, và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố
“bác” mà ở Hà... cũng lội!
Vô kỷ luật:
Sinh viên:
- Hà Nội: Nhiều em cave trông như sinh viên.
- Sài Gòn: Nhiều em sinh viên trông như cave.
Giao thông:
- Sài Gòn: Bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái.
- Hà Nội: Bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi.
Chúng ta không hy vọng gì Hà Nội và Sài Gòn sẽ mãi mãi khác nhau. Sự
đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với
Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn
toàn khác nhau. Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự
thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà Lội” ngày nay cho những
người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác
biệt.
Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian.
Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa.
Chúng ta yêu Sài Gòn chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng.
Muốn Sài Gòn không đổi thay, chính lòng mình phải không thay đổi.
TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Đóng triển lãm 'Cải cách Ruộng đất'?
Cập nhật: 14:24 GMT - thứ năm, 11 tháng 9, 2014
Tin từ Hà Nội cho hay
cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất 1946 -1957 "bị đóng cửa vì
lý do ánh sáng" trong chiều thứ Năm.
Cuộc triển lãm đã gây ra nhiều tranh cãi ngay từ hôm khai mạc.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Có những ý kiến từ giới sử gia trong nước cho rằng cuộc triển lãm chưa đầy đủ.
Một nguồn tin trong giới nghiên cứu cho BBC
hay chiều tối 11/9 giờ Hà Nội rằng có tin nói Bảo tàng "đang
tạm không tiếp đón người xem chiều nay để điều chỉnh lại".
Cũng chưa rõ liệu cuộc triển lãm sẽ được
điều chỉnh về kỹ thuật, ánh sáng hay nội dung thế nào và có
mở trở lại không.
BBC chưa liên lạc được với ban giám đốc bảo tàng qua điện thoại chiều tối hôm thứ Năm để tìm hiểu thêm sự việc.
Khai mạc hôm 8/9, Bảo tàng đã trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.
Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về
Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin
về Cải cách ruộng đất, theo đánh giá của giới quan sát.
Nhưng cuộc triển lãm cũng bị phê phán đã
không nhắc đến cụ thể "những sai lầm tả khuynh” nghiêm trọng để lại
những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xã
hội ở nông thôn miền Bắc Việt Nam".
Trận lũ đau buồn
Ngoài ra, cuộc triển lãm tại Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội cũng trở thành nơi để khách đến
xem, gồm các thế hệ già và trẻ "nhắc lại chuyện đau buồn"
thời Cải cách Ruộng đất khi các vụ tố oan, bắn giết nông dân
bị quy là "thành phần trên" đã xảy ra.
Chẳng hạn, trang VnExpress mô tả chuyện một người xem có tuổi nghĩ gì về hiện vật:
"Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau của gia đình khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố"
Một người xem cao tuổi
"Chỉ lên bức ảnh nông dân được chia lại ruộng
đất, đằng sau là khẩu hiệu "Địa chủ hết đời, nông dân vạn đại", người
đàn ông 74 tuổi quê Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ, giá như nó được sửa lại
là "Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại" với ý nghĩa khẳng định sự chấm
dứt một thời kỳ áp bức của địa chủ nông thôn với nông dân thì sẽ hay
hơn,"
"Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau
của gia đình khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố, ông ví "thời kỳ
1953-1956 như trận lũ quét qua nông thôn Việt Nam".
Theo blog Xuân Diện, sáng nay 11.9.2014, bà con
dân oan Dương Nội mặc áo thun với các dòng chữ đòi nhân quyền
đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem
triển lãm Cải cách ruộng đất.
"Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng
để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về Cải cách ruộng đất.
Lúc đó đã 11h trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h
chiều. Bà con Dương Nội tản ra vườn hoa Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ
trưa đợi đến giờ vào xem."
"Đến hai giờ chiều, bà con vào thăm triển lãm
thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi
bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm Cải cách gặp
sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa", theo trang blog Xuân Diện.
Triển lãm Cải cách ruộng đất tại Việt Nam: Biện minh hơn là nhận sai
Cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Tràng Tiền, Hà Nội - DR
Hôm qua, 08/09/2014, lần đầu tiên một cuộc triển lãm về Cải
cách ruộng đất đã khai mạc tại Hà Nội và đã thu hút rất nhiều người đến
xem. Nhưng cuộc triển lãm đầu tiên này bị đánh giá là phiến diện, tức là
chỉ phản ánh một mặt của Cải cách ruộng đất, hay đúng hơn là nhằm biện
minh cho chính sách này, chứ không tái hiện những sai lầm, những bi kịch
của cái gọi là cuộc “Cách mạng long trời lở đất” cách đây hơn 60 năm.
Vừa đến xem triển lãm sáng nay, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội chia sẽ những suy nghĩ của ông với RFI Việt ngữ.
SƠN TRUNG * EM KHÔNG VỀ
EM KHÔNG VỀ
em nóng lạnh cảm sốt
đau nhức toàn thân,
Các con đưa em đi cấp cứu
em vào phòng săn sóc đặc biệt
vài hôm sau em vui vẻ báo tin
cuối tuần em sẽ trở về
nhưng nửa đêm bệnh trở nặng
em kêu khó thở
rồi em đi
anh vào bệnh viện
em thở oxy
bảng điện kế nhấp nháy màu đèn đỏ
anh cầm tay em
hai hàng lụy nhỏ
em đã bỏ anh rồi
em đã đi thật xa
em không trở về tổ ấm của chúng ta!
vài hôm sau
các con đưa em vào nhà tang lễ
bốn bề quạnh quẽ
em nằm trong quan tài lặng lẽ
xung quanh những vòng hoa tang
con cháu, anh chị em, bạn bè đến chào em lần cuối
đôi nến lung linh
hai hàng lệ ứa
em cười hay em khóc?
Anh cố nén tiếng nấc
để em thanh thản lên đường.
anh theo xe tang
đưa em vào nghĩa trang
đến giờ hạ huyệt
con cháu, anh em, bạn bè
gửi em những đóa hoa vĩnh biệt.
em ở lại đây
em không về ngôi nhà của chúng mình nữa
em ở lại với những hàng bia mộ trắng
với thảm cỏ xanh có hoa vàng,hoa trắng,
và trời mùa thu Canada bừng ánh nắng.
em ơi
hương còn nồng
tình còn thắm
sao trời xanh nỡ bắt tội chúng mình ?
anh là một thư sinh
yêu em
làm thơ và mê sách
hai chúng ta sống đời thanh bạch
cùng nhau xây dựng cuộc đời
cùng chung bao nỗi buồn vui
qua bao cơn sóng gió biển khơi
vẫn không bao giờ xa cách
thế mà nay
anh mới hiểu thế nào là bạn đời
thế nào là lẻ loi. . .
em ơi,
có những đêm khuya trằn trọc,
anh không khóc
mà sao đôi dòng lệ trào tuôn?
anh không buồn
mà sao tim đau nhói,
và gan ruột quặn thắt?
phải chăng đêm trường là vương quốc cô độc?
nhà chúng ta có hoa viên xanh mướt
do bàn tay em săn sóc.
có dàn bầu, dàn bí
có hàng đậu, hàng cà chua
Có khóm lan, cành trúc
Có hoavạn thọ, hoa mẫu đơn
có hoa hồng, hoa cúc
hoa thơm sực nức
những buổi sáng trời hững nắng
và những buổi chiều gió bắc cực về lạnh
có đôi bướm trắng, bướm vàng bay quanh
những con sóc nhảy nhót trên cành
Những đôi chim sâu nỉ non, tình tự
nhưng không thấy em qua lại giữa những hàng cây xanh
nâng niu những bông hoa hồng hoa trắng.
khu vườn vắng lặng
em đã đi xa thật rồi
em không trở về ngôi nhà cũ nữa
em ơí! em ơí!
20-8-2014
Tuesday, September 9, 2014
TÔN THẤT TUỆ * XE BÌNH BỊCH
bình bịch ngày xưa
bình bịch ngày nay
Thế nào chiếc moto ni cũng bên Pháp đem qua; nó không thành một hiện tượng, vì người trên xe là vua mà, chừng ấy còn ít quá, có chi là xa xỉ; vả lại, ngài ngự chạy ở những vùng xa dân chúng, không phiền hà ai.
Mãi đến đầu thập niên 1950, khi bắt đầu vào trung học, tôi mới nhìn ra khỏi xó Bến Ngự một chút. Lại thấy có ông Từ Bộ Quýnh đi xe mô tô bình bịch; lại thấy ông cả Bính ở Vy Dạ đi xe cấy chi nhỏ hơn bình bịch mà to hơn mobilette AutoBécane. Lại thấy anh Hướng, làm cho Lý Lâm Tinh, huynh trưởng hướng đạo, chạy cái xe gì to hơn Lambretta. Lại thấy anh Ngọ, Mỹ Thắng (?) chạy xe Ết Bà (Vespa), chiều chiều qua Xẹt (Cercle Sportif) đánh tennis. Anh Hà Thúc Miễn, Bến Ngự cũng có Vespa. Bác Thanh, bố của Trịnh Công Sơn cũng có Vespa.
Con nít còn hay chú ý đến mấy chiếc xe moto cảnh sát hộ tống các quan lớn như thủ hiến, thấy vui vui thấy moto ba bánh, kéo bên hông một chỗ ngồi có người cầm súng. Con nít cũng thích xem các xe motto Harley của nhà binh chạy trên lòng chảo sân vận động. Họ biểu diễn đứng trên yên xe, cởi áo, mặc áo trở lại mà xe cứ vù vù như bay. Muốn xem thì phải chui lỗ chó hàng rào từ phía trường Nguyễn Tri Phương.
Anh Miễn của tui còn có xe bốn bánh; sáu chục năm sau tui xem catalogue mới biết hiệu Chrysler của Mỹ. Huế mình không đến nỗi quê mà nghĩ rằng cà rem ăn không hết phơi khô để dành. Nhưng xe hơi không phải là món gần gũi; các xe của ông giám đốc học chánh, của tỉnh trưởng, thủ hiến thì tránh xa khỏi bị nước bùn tạt vô người.
Qua đến 1954 thì Huế có nhiều xe hơn, không ai chú đến xe bình bịch như của Ngài Ngự. Ngài Ngự bây không đi xe hai bánh mà đi xe bốn bánh, đại xa, chạy khắp thành phố ngày đêm. Ngài đeo kính đen như thường, ôm một ca ve chỉ mặc xí líp. Ngài lịch sự nhường nửa cổ xe cho Ngô Chí Sĩ đứng trong chiếc tàu đang lèo lái con thuyền VN. Cuộc dạo chơi cố đô của ngài được ghi trong một đoạn về Thượng Tứ của Phan Mông Hòa (ái nữ của Maria Mộng Hoa); may quá ngài cũng có một cùng đinh đỡ đạn:
Tôi còn nhớ như in kỷ niệm về mụ Xoài. Đó là năm Huế phát động phong trào Bài Phong Đả Thực và ủng hộ “Triều” cụ Ngô. Học sinh công tư toàn thành phố ngồi đầy nhóc trên những chiếc xe buýt màu xanh dương hay xe GMC nhà binh. Bọn học trò chúng tôi được chở đi cổ động bỏ phiếu cho chí sĩ Ngô Đình Diệm. “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”. Xe lớp lớp chạy lòng vòng khắp mọi xó xỉnh của cố đô. Một đứa lớn họng hét to: “Đả đảo Bảo Đại” hoặc “Ủng hộ Ngô Đình Diệm” rồi cả bầy hăng bò xít hét theo mà đả đảo hay ủng hộ. Tuổi trẻ máu nóng bốc đồng thi nhau la hét đến khan hơi rát cổ. Khi xe chúng tôi chạy đến đường Thượng Tứ, một bạn la to khẩu hiệu: “Ai bán nước ?” để cả bầy còn lại đồng thanh đáp: “Bảo Đại!”. Tôi thấy mụ Xoài xóm tôi le te chạy tới. Cái cằm móm xọm dài ra hơn khi mụ cười toe toét, trả lời đon đả: “Có đây! Có đây! Có mụ Xoài bán nước đây!” (Hoàng Hôn Thôn Vỹ)
Thế rồi Huế trở lại yên lặng. Nhiều căn phố được sửa lại, xây thêm một hay hai tầng như nhà sách Gia Long của chị Dương, mẹ của cô Hồng. Phía Hàng Bè có Kem Anh Đào của mẹ Trâm (em của La …Thanh).
Huế không thêm xe bình bịch to lớn, nhưng thêm Vespa, không nhiều lắm. Lambretta đã xuất hiện; không ăn khách “dòm” vì không ngọt nước như người anh em Italie. Con nít cửng con mắt cũng to thêm đồng nhịp với thân thể cho nên cái nhìn cũng to theo, để chú ý đến xe hơi. Dạo ấy, chạy quanh nhiều trong thành phố là Peugeot 203. Chaffenron chưng cả nguyên chiếc trong tủ kính như con búp bê, nhưng các bậc phu huynh thì thích tờ rác xông, mà còn thích tờ rắc xông ken nhiều hơn (ken, 15, quinze). Xuất hiện sau 54 là hai chiếc Mercedes, chúng liên quan đến thời cuộc tình hình chính trị mới.
Bên cạnh hai cô con gái mặc jupe rất chi là quí phái trưởng giả, đốc Quyến còn có thêm chiếc Mercedes màu xám, từ ngày làm bác sĩ gia đình, trông nom sức khỏe Cụ Cố, thâm mẫu Ngô Chí Sĩ, và Ngô Cố Vấn Tối Cao Miền Trung. Đốc Quyến dư tiền mua Mercedes bằng vàng cũng được nhưng miệng người thì nói quà tặng của Lãnh Tụ Anh Minh. Mà quà tặng thì có chi mà nói. Trong khi đốc Quyến ung dung như rứa, các người khác trong phong trào Hòa Bình thì xấc bấc xang bang.
Chiếc Mercedes thứ hai là của ông Nguyễn Văn Hai. Thầy Hai đã là người ủng hộ quyết liệt lấy tên Ngô Đình Diệm thay cho tên Khải Định. Việc đã thành nhưng trong vài tháng, trường mang tên là Quốc Học. Thầy Nguyễn Đình Hàm nói ông đã có công lớn trong việc đặt tên mới nầy và thành hiệu trưởng QH đầu tiên; ông cũng nói xa nói gần việc nầy làm cho thầy Hai khó chịu. Thầy Hai sau đó làm giám đốc học chánh Trung Phần. Ít lâu sau thì ông Đinh Quy lên thế thầy Hàm. Lại chào xáo trong trường. Có người vẽ trên stencil và in ronéo một bức hý họa không có chữ: một con rùa đội trên lưng một tấm bia đá, có khắc một chữ duy nhất, vừa có thể đọc là chữ “Q” hoa không tròn đủ hay đọc là con số 2.
Thầy Hai đầy nhiệt tình cách mạng, sửa đổi cách thi lục cá nguyệt; các lớp ngồi chung làm bài như nhau; đề thi các giáo sư trình thầy Hai duyệt và quyết định. Thầy không thích các giáo sư mặc áo tay cụt; có sự đụng độ nho nhỏ với thầy Đương dạy vạn vật; dịp nầy thầy Đương trở lại ngành y khoa Saigon. Thầy Hai đã qui định đồng phục trắng, nam sinh có cà vạt xanh dương. Mỗi sáng thứ hai tôi phải thắng khô mực và đôi dép lốp đi chào cờ. Sân trường chia làm bốn, cột cờ ở giữa. Thay phiên nhau, các ô cử người lên đánh nhịp bắt giọng hát quốc ca và suy tôn Ngô Tổng Thống.
Khi thầy Hàm đứng đầu trường, thầy vẫn giữ những tập tục nầy, kể cả việc đóng cửa tức khắc khi có chuông vô lớp. Nhưng không khí dịu hơn một chút, ít tính cách đoàn ngũ hóa nhân dân. Thầy Quy chấp chánh, mở thêm chức vụ giám học; mấy trò sính tiếng tây thì hay gọi là senseur. Theo nghĩa thông thường, senseur là thầy phó hiệu trưởng chuyên lo về kỷ luật. Đúng vậy, thấy giám học hầu như là chủ tịch một hội đồng vô hình gồm các giáo sư cố vấn. Thầy cố vấn thật đáng sợ; tuy không phải là tổng quát như nhau, các thầy nầy vô lớp thường nêu chuyện kỷ luật kèm với những lời hăm dọa bị đuổi v.v… Cha mẹ thường trấn an con cái với câu dang cao đánh sẻ. Ngoài ra, thầy giám học còn trông coi Hiệu Đoàn, tổ chức sinh hoạt chung của các trường, nhiều dấu hiệu hướng về đoàn ngũ hóa.
Thầy Hai trúng cử làm dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến; QH nầy được lưu nhiệm làm QH lập pháp đầu tiên. Mọi dân biểu (52 vị ?) được mua xe “de luxe” không thuế; xe cộ thời ấy bị đánh thuế đến 300% giá trị. Thầy Hai mua Mercedes. Thỉnh thoảng Huế cũng thấy thầy Hà Như Chi, cũng là dân biểu, lái xe “de luxe” Peugeot 403 mỗi khi từ Saigon ra thăm thân phụ thân mẫu là ông bà Hà Thúc Lãng.
Nói rứa thôi, chứ Huế không đến nỗi tệ chỉ có bấy nhiêu xế hộp. Nhưng có hai trường hợp khác coi bộ nhiều người biết tới hơn vì nó thuộc “địa giới”, tôi muốn nói không ở mức thượng thừa trong xã hội như thầy Hai, thầy Chi, ông đốc Quyến.
Chiếc xe “deluxe” Peugeot 403 của thầy Chi – nếu đã đẩy lùi các xe Peugeot 203 xuống chân danh sách ngưỡng mộ - đã không làm mất uy của một chiếc Peugeot 203 khác.
Một người đi học Mỹ về, rồi tự xưng là đạo diễn điện ảnh. Anh ta có mái tóc phờ ri dê xỏa nửa trán, nhưng không có vẻ gì là lại cái (homo), vẫn còn nguyên dương tính. Anh mua một chiếc xe peugeot 203, hai chỗ ngồi và có mui trần. Xe cộ thời ấy thì chính là đen; Peugeot có thêm màu xám. Đàng nầy anh sơn lại, chơi nguyên màu đỏ tươi. Am mê ri ken mà!
Nhưng màu đỏ không phải là điều đáng nói. Điện ảnh gia (?) Lê Hoàng Hoa có tội đáng chết: ẳm được cô Ty bỏ lên xe chạy khắp thành phố. Tội đáng chết vì làm bao người nuốt nước miếng ừng ực. Cô Ty bán sách ở nhà sách Ưng Hạ. Bao nhiêu trai thanh, học giả tới đó mở sách ra xem mà mắt nhìn trộm cô hàng. Nhiều nhất là mấy ông sư phạm chơi nguyên đồng phục côm lê. Cô Ty phải biết có hai thứ sinh viên ở Huế, một bên là sư phạm có học bỗng. Khi tự giới thiệu với các bà mẹ có con gái mình là sinh viên thì được hỏi là sư phạm chi, anh văn hay lý hóa…
Còn như văn khoa hay luật khoa thì chỉ là đồ cà lơ phất phơ, còn lâu mới thành a vô ca có tiền, suốt đời “làm thi sĩ là tru với chó”. Rứa mà mấy ôn sư phạm ái mộ cô, cô có giá quá hè.
Cô Ty có đóng phim hay không, nào ai hay biết. Phim trường của LHH thường là Hội Việt Mỹ. Về sau cơm cháo giữa chàng và nàng có ra chi hay không, tui không biết; tuy vậy sau đó, dân Huế không còn cơ hội chứng minh câu thơ Tàu: thư trung hữu nữ nhan như ngọc, trong nhà sách Ưng Hạ có người đẹp như ngọc như ngà.
Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng. Hết lượt xe đỏ Peugeot thì qua xe xanh, xanh lá mạ thì rõ ràng hơn, để không nhầm với xanh biển. Chiếc xe khá to, cũng mui trần như xe của nhà làm phim. Khi đồng An Cựu xanh rì ngọn lúa thì khách qua đường khó nhận ra chiếc xe; vì xe hay đậu trước sân của một villa có mặt tiền phía đường nhưng quanh còn ruộng. Villa nầy là chỗ ở của ông sếp công chánh tỉnh; ông mới rời nguyên quán Quảng Trị vô đất thần kinh đem theo hai cô con gái (con trai thì kể làm chi cho mệt, có một trăm trự cũng thế thôi). Nhưng trội nhất là cô chị Hồng Thủy.
Ông bạn tôi mới trả lời email nói Hồng Thủy đi xe Lambretta vô trường đã thành một điều kinh khủng. Đúng vậy nhưng bạn tôi quên nói Hồng Thủy đã thường lái xe mui trần chạy quanh thành phố những lúc đông người. Tóc nàng bay bay trên cầu Trường Tiền. Thường Hồng Thủy chỉ đi một mình, (không như Lê Hoàng Hoa có cô Ty) hay cô em gái, cho nên với một số gà trống, mặt trận miền tây vẫn bình yên.
Mi đi xe máy (xe đạp) người ta đi xe điện (xe hơi), mắc chi mi noái, tức à, tức ăn ...mà trừ. Đồ vô duyên, vô duyên cảy, bảy ngày không hết vô duyên.
Không thấy ai chết, hay mũi ăn trầu cái đầu xức thuốc. Tui có hỏi hai người bạn cũ, họ đều nói Hồng Thủy là một kiều nữ rất bình thường, hiền hòa; chơi bạo chiếc Lambretta có chết ai mô. Một người hiện ở bên Đức nhiều năm học chung và sau đó cũng biết cô nàng. Một người hiện ở vùng thủ đô Hoa Kỳ, cùng gốc Quảng Trị đã than phiền tin thất thiệt. Đêm văn nghệ cuối năm 1959, Hồng Thủy hát bài Hòn Vọng Phu 2 của Lê Thương, tôi còn nhớ mặt người đệm sáo tre nhưng không nhớ tên.
@
Dẫu răng đi nữa, những điều viết trên đây xẩy ra vào một thời tương đối an bình của Huế; lúc ấy chưa có biểu tình, bàn thờ xuống đường, chưa có thảm sát Mậu Thân.
Tôi viết theo lối mà Tràm Cà Mau nói là lang thang xứ Huế, cũng rất vô duyên cảy bảy ngày không hết vô duyên. À mà viết khi nhận mấy bức hình moto rất thời trang của những cô gái Huế ngày nay. Những lần chuyển chuyển forward, forward, không ai nói chi trừ một thân hữu nêu chuyện Hồng Thủy đi xe Lambretta đến trường; chẳng có nghĩa lý gì so với hiện nay mà đã là chuyện gần như kinh khủng. Nói chung, vẫn có một chút gì không đồng ý, không nói ra.
Nhưng nói cho cùng Huế mình cái chi không có, nhưng cái có xưa kia ít ồn ào, và che dấu được. Bây giờ có ai sợ chi; còn che dấu là còn biết cần có một giá trị nào đó. Che dấu không phải hoàn toàn tốt nhưng cũng không phải hoàn toàn xấu. Huế mình đôi lúc còn đi trước. Ngay sau 75, một đấng hương sắc của sông Hương núi Ngự đã tiên phong chụp hình khỏa thân và quay phim cảnh làm tình với một người ngoại quốc trên một du thuyền neo ở Vũng Tàu. Những gì qua ống kính đã đến các tòa báo Saigon.
Nhưng về ngôn ngữ thì những chuyện như rứa không có. Huế mình không thấy, Huế mình chỉ chộ.
Dùng hai chữ bình bịch cho những chiếc hai bánh hiện nay thì sẽ bị các cô lấy giày đánh trên đầu, như người ta gán ghép cho Hồng Thủy. Bởi lẽ bình bịch xưa cổ lỗ sĩ còn những chiếc moto nầy mới, chạy nghe êm trừ phi chủ nhân muốn tháo ống bô (ống khói) kêu thiệt to.
Người Huế, nam hay nữ, nếu không phải là triết gia, văn sĩ, thi sĩ, luận sĩ, thiền sư, thì ít nhất cũng là những nhà hoạt động, những nhà tuyên truyền, xin lỗi tôi muốn nói activiste. Hoạt động cho đảng phái, cho tôn giáo, cho các thế lực v.v… Một ký giả nửa Pháp nửa Mỹ nói như thế để chứng minh luận điểm của ông rằng người Huế rất sâu sắc, theo chiều hướng thiện hay chiều hướng nguy hiểm tùy người; người Huế không đơn giản chút nào. Cứ xem tạm như ông nhà báo ấy nói đúng, thì mấy cô chạy xe moto thứ xịn nhất thế giới, mấy cô nầy sẽ được xếp vào chỗ mô? Mấy cô nầy hết sức đơn giản và cái chi cũng để lộ ra ngoài. Mấy cô không cần một tay giữ nón lá, một tay giữ tà áo, phòng khi có ngọn gió bất thường tấn công những lớp vải mỏng thín. Mấy cô nầy khi mô cũng phây phây.
Nếu lúc trước kia Huế được mô tả như trái mãng cầu (quả na) ngoài ngói móc trong bột lọc nhụy đậu đen thì Huế ngày nay đem trong ra ngoài như trái điều lộn hột. Ở một mức độ khá lớn, sự thể này trông ra dễ , dễ bề tính toán; dễ bề tính toán kể cả trong tình yêu và nhất là lập kế hoạch đưa nàng về dinh.
Xứ Huế khó bề duy trì nét thầm lặng bên ngoài làm môi giới cho sự thầm lặng bên trong. Một trong những lý do là quá nhiều người mới lạ, lạ từ nguyên quán, lạ trong lối suy nghĩ. Nhưng trên hết, xứ Huế không thoát khỏi những đặc tính chung của toàn VN, không thể nói Huế cao thượng hơn, sạch sẽ hơn, spiritual hơn…
Nói đến cái trầm lặng của Huế làm tôi liên tưởng đến Lào và Miến Điện. [Mấy dòng kề cận tôi lấy ý của Tiziano Terzani trong cuốn A Fortune Teller Told Me.
1962 tướng Ne Win đảo chánh cầm quyền, đưa ra đường lối gọi là xã hội chủ nghĩa theo lối Phật Giáo, áp đặt độc tài quân phiệt, quốc hữu hóa nền kinh tế, tống giam thành phần chống đối. Ne Win không muốn sự hà khắc của Tàu Cọng, cũng không muốn đường lối sùng vật chất của Mỹ đang tung hoành ở Thái Lan và chung quanh. Đánh đổi nền độc tài khắc nghiệt, truyền thống được duy trì, tôn giáo phát triển, 45 triệu dân không bị đưa vào cơn lốc của sự đô thị hóa, của kỹ nghệ hóa và tây phương hóa. Chính quyền Rangoon không muốn quá nhiều người ngoại quốc làm ô nhiễm không khí quốc gia; chiếu khán chỉ cấp bảy ngày lưu trú. Chùa chiền được giữ trang nghiêm làm nơi hành đạo chứ không phải viện bảo tàng cho du khách chụp hình, rộn ràng như ngoài chợ.
Sau ¼ thế kỷ với quyền uy tuyệt đối, Ne Win trao tay lái cho đàn em. Lớp mới nầy còn độc tài hơn lão tổ, trân tráo hơn, tàn bạo hơn, giết người nhiều hơn nhưng tân thời hơn. Mấy ông vua con nầy bỏ chủ trương cô lập và theo hình thức phát triển xô bồ. Bốn mươi năm cưởng lại, Miến phải nhường bước cho cái định mệnh chung, không ai thoát khỏi từ Tàu của Mao, Ấn của Gandhi, Khmer của Pol Pot, VN.
Giữa thập niên 1990, Terzani đến thị trấn nhỏ Tachilek cạnh biên giới Thái đã choáng mắt bởi những chữ mạ vàng: “Tourists, welcome to Burma” thay những chữ ông còn nhớ: Foreigners, keep away. Any one passing this point risks being shot. Có 14 sòng bài, mấy chục chỗ hát kaoroke. Người Thái mở siêu thị, nhà hàng. Không ai xài tiền Miến, chỉ dùng ngoại tệ. Ma túy, mãi dâm hầu như buôn bán công khai. Các ông tướng ông tá đứng đầu các dịch vụ du lịch như di chuyển, thông ngôn, ăn ở…
Về phần Lào, bao năm phản đối, phải để cho Úc xây cây cầu qua Mekong nối liền với Thái. Bây giờ cây cầu mệnh danh là cầu Xi Da (The Aids Bridge). Trung Cọng đang mở con đường xuyên Miến nối liền Tàu và Thái.
Là một người mến văn hóa đông phương, biết nhiều về lịch sử từng vùng, Terzani cho rằng Tây Phương hóa trở thành thuốc phiện cho cả Á Châu. Người Tàu đã có số đông không dùng đủa mà dùng muỗng nĩa cho tiến bộ. Singapour là một hòn đảo điều hòa không khí, chỉ có hotel và nhà hàng. Lý Quang Diệu là người mẫu của tư bản Tàu lục địa. Ký giả Ý nầy (1938-2004) có cái nhìn ngộ nghĩnh.
Bốn, năm thế kỷ trước Tây Phương đến Á Châu bị đánh lại (tuy vẫn thắng) như chiến tranh ma túy bên Tàu, Cần Vương bên mình. Nhật Bản bên ngoài theo tân trào, bên trong tổ chức cẩn thận mọi bề chống lại ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng bây giờ Tây Phương đem liều thuốc phát triển thì Á Châu đón nhận với bất cứ giá nào, hằng triệu người là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp. Những xáo trộn ấy đẻ ra những chiếc xe motto mắc tiền, chạy ngang đánh bạc những chiếc nón lá rách của người đi bộ nghèo trên xứ Huế
Tôi đã lạm dụng thì giờ của các bạn để đi hơi xa, khởi hành từ chiếc xe bình bịch. Nhưng nhịp độ biến thiên của xứ Huế còn nhanh hơn những chiếc hai bánh do các nường phóng theo gió. Các chùa xưa như Tra Am nay đã xây lại theo đá rửa, lưỡng long chầu nguyệt bằng mẻ chén kiểu. Quanh các chùa có những ghế đá lọ lem khắc ghi tên người cúng và tên người được hồi hướng, những câu thiền viết bay bướm không ai đọc ra treo khắp nơi. Huế mình đang có phong trào ăn chay nghệ thuật, con gà chay, thịt heo nướng chay, con tôm chay.
Có nhiều biến thái khác. Nhưng đây chỉ nếu một biến thái nhỏ về ngôn ngữ: rồi ra, người Huế sẽ nói chữ “vào” thay cho chữ “vô” dù là gốc Nôm hay Hán Việt. Một tác giả viết về Huế thấy sách mình xuất bản với những chữ rất lạ: “vào luân, vào lý, vào đạo” mà bà đã viết “vô luân, vô lý, vô đạo”. Dĩ nhiên tác giả không đồng ý. Nhưng tôi, anh đổ gàn, khoái tỷ. Nếu bà mắng tôi là đồ vô đạo, vô học, vô luân; bĩnh bút sẽ biến tôi thành kẻ vào lý, vào đạo, vào học. Chẳng mấy chốc tướng cướp, kẻ giết người đều vào đạo, vào học, vào lý. Khổng Lão Thích đều thất nghiệp.
Dẫu sao, những chiếc moto hào nhoáng – phản ảnh những bất thường của thời đại – gợi lên thương tiếc một thời áo quần giản dị, đi lại chẫm rải chừng mực. Hoài niệm chỉ là hoài niệm mà thôi. Sự trầm lặng của Huế không bao giờ trở lại. Vì sao? vì lòng người đã thay đổi. Lòng người Huế đã thay đổi âm thầm từ lâu, nay mấy cô moto làm cho sống dậy mạnh bạo hơn; những thứ gọi là bạo động tinh tế đã có: Một tin đồn Hồng Thủy trở gót guốc đánh đầu người ta, một “chân lý” (trong ngoặc kép) vĩnh viễn: sông Hương dưới thuyền có đĩ trên bờ có vua.
Xin lỗi tôi hơi méo mó Phật giáo một chút: tâm bình thế giới bình. Tướng tại tâm sinh, hãy nhìn người Huế bây giờ, dù vẫn còn áo tím, đứng dưới mái hiên chùa. Trực giác sẽ giúp chúng ta. Bình bịch năm xưa, bình bịch năm nay chỉ là những thứ ngoài da.
HUY PHƯƠNG * SAIGON-HÀ NỘI
Sài Gòn và Hà Nội
Tạp ghi Huy Phương
Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và
tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn. Nhờ vậy, ở đây tôi
có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi
miền, nhất là dân miền Bắc, sau Tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn
rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng,
trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ
cộng sản.
Sài Gòn ngày nay. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng
khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn,
anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là
người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.
Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”
Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6
người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà
Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”
Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và
Hà Nội. Hà Nội đại diện cho miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc
tính của miền Nam.
Cộng Sản vào không phải làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành
thị, nhưng thật tình đã “nông thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn
thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm cách đào giếng để kiếm nước và
sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang cải thiện, hay như ông bạn
tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi hai con heo nái trên
sân thượng.
Sài Gòn sau thời gian đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết
tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau
khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một câu hát của Trịnh Công Sơn, với
những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất đốt thanh niên” mọc ra, cái
cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong “xe con,” nuôi heo,
trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe khác chiều dừng
xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của thiên
hạ.
Mới thoạt nhìn, Sài Gòn bỏ ngỏ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng
sự thật trong gan ruột, hai thành phố đối cực, đối đầu này đang có
những điều khác biệt, một bên là “nơi hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy
tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương tri, phẩm giá con người!”
Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người ta còn đi tìm và
thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội. Cách biệt vì cách
đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt về
văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù
dày!” Tuy vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo,
cục muối cho miền Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa
cặn!”
Nói về giáo dục, sau Tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam
hẳn đã biết loại văn hóa ăn nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới
vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo
trong các lớp tiểu học. Ngày ra Bắc, lên tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã
trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết bậy lên vách tường nhà
trường tiểu học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ của ngành công
an và giáo dục: “Công An (đ.) Cô Giáo!”
Trên đường làng Cẩm Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ
của hợp tác xã, nghe tiếng trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố
mẹ chúng mày đéo cho lắm vào, để chúng mày làm khổ thân bà!” “Bà” đây
là người giữ trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì
khỏi ra đồng như các hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới
sự chăm sóc của những người này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao?
Trên các blog và báo chí trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữ Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một đề tài hấp dẫn.
Tôi dẫn một vài ví dụ:
Giao tiếp:
- Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.
- Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Hàng quán:
- Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.
- Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê!
Ca ve:
- Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha!”
Nhà sách:
- Hà Nội: Nhân viên hách dịch.
- Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!
Trong quán ăn:
- Sài Gòn: “Vâng em làm ngay đây.”
- Hà Nội: “Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”
Bạn bè:
- Hà Nội: Hay để bụng, ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.
- Sài Gòn: Mau huề, ghét là biến, không chạm mặt!
Nhưng liệu những sự khác biệt này kéo dài được bao lâu nữa? Bây giờ, Sài
Gòn và Hà Nội đã bắt đầu đầu giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì
người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc vô Nam càng ngày càng đông, như một
người tên Jor Dan viết trên blog: “Mỗi người có một cách suy nghĩ
riêng. Nhưng đa phần chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại thích được sống ở Sài
Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn gì!”
Sau gần 40 năm bây giờ hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau. Ở
đâu cũng kẹt xe kinh khủng, và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố
“bác” mà ở Hà... cũng lội!
Vô kỷ luật:
Sinh viên:
- Hà Nội: Nhiều em cave trông như sinh viên.
- Sài Gòn: Nhiều em sinh viên trông như cave.
Giao thông:
- Sài Gòn: Bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái.
- Hà Nội: Bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi.
Chúng ta không hy vọng gì Hà Nội và Sài Gòn sẽ mãi mãi khác nhau. Sự
đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với
Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn
toàn khác nhau. Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự
thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà Lội” ngày nay cho những
người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác
biệt.
Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian.
Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa.
Chúng ta yêu Sài Gòn chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng.
Muốn Sài Gòn không đổi thay, chính lòng mình phải không thay đổi.
TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Đóng triển lãm 'Cải cách Ruộng đất'?
Cập nhật: 14:24 GMT - thứ năm, 11 tháng 9, 2014
Tin từ Hà Nội cho hay
cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất 1946 -1957 "bị đóng cửa vì
lý do ánh sáng" trong chiều thứ Năm.
Cuộc triển lãm đã gây ra nhiều tranh cãi ngay từ hôm khai mạc.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Có những ý kiến từ giới sử gia trong nước cho rằng cuộc triển lãm chưa đầy đủ.
Một nguồn tin trong giới nghiên cứu cho BBC
hay chiều tối 11/9 giờ Hà Nội rằng có tin nói Bảo tàng "đang
tạm không tiếp đón người xem chiều nay để điều chỉnh lại".
Cũng chưa rõ liệu cuộc triển lãm sẽ được
điều chỉnh về kỹ thuật, ánh sáng hay nội dung thế nào và có
mở trở lại không.
BBC chưa liên lạc được với ban giám đốc bảo tàng qua điện thoại chiều tối hôm thứ Năm để tìm hiểu thêm sự việc.
Khai mạc hôm 8/9, Bảo tàng đã trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.
Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về
Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin
về Cải cách ruộng đất, theo đánh giá của giới quan sát.
Nhưng cuộc triển lãm cũng bị phê phán đã
không nhắc đến cụ thể "những sai lầm tả khuynh” nghiêm trọng để lại
những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xã
hội ở nông thôn miền Bắc Việt Nam".
Trận lũ đau buồn
Ngoài ra, cuộc triển lãm tại Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội cũng trở thành nơi để khách đến
xem, gồm các thế hệ già và trẻ "nhắc lại chuyện đau buồn"
thời Cải cách Ruộng đất khi các vụ tố oan, bắn giết nông dân
bị quy là "thành phần trên" đã xảy ra.
Chẳng hạn, trang VnExpress mô tả chuyện một người xem có tuổi nghĩ gì về hiện vật:
"Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau của gia đình khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố"
Một người xem cao tuổi
"Chỉ lên bức ảnh nông dân được chia lại ruộng
đất, đằng sau là khẩu hiệu "Địa chủ hết đời, nông dân vạn đại", người
đàn ông 74 tuổi quê Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ, giá như nó được sửa lại
là "Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại" với ý nghĩa khẳng định sự chấm
dứt một thời kỳ áp bức của địa chủ nông thôn với nông dân thì sẽ hay
hơn,"
"Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau
của gia đình khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố, ông ví "thời kỳ
1953-1956 như trận lũ quét qua nông thôn Việt Nam".
Theo blog Xuân Diện, sáng nay 11.9.2014, bà con
dân oan Dương Nội mặc áo thun với các dòng chữ đòi nhân quyền
đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem
triển lãm Cải cách ruộng đất.
"Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng
để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về Cải cách ruộng đất.
Lúc đó đã 11h trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h
chiều. Bà con Dương Nội tản ra vườn hoa Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ
trưa đợi đến giờ vào xem."
"Đến hai giờ chiều, bà con vào thăm triển lãm
thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi
bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm Cải cách gặp
sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa", theo trang blog Xuân Diện.
Triển lãm Cải cách ruộng đất tại Việt Nam: Biện minh hơn là nhận sai
Cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Tràng Tiền, Hà Nội - DR
Hôm qua, 08/09/2014, lần đầu tiên một cuộc triển lãm về Cải
cách ruộng đất đã khai mạc tại Hà Nội và đã thu hút rất nhiều người đến
xem. Nhưng cuộc triển lãm đầu tiên này bị đánh giá là phiến diện, tức là
chỉ phản ánh một mặt của Cải cách ruộng đất, hay đúng hơn là nhằm biện
minh cho chính sách này, chứ không tái hiện những sai lầm, những bi kịch
của cái gọi là cuộc “Cách mạng long trời lở đất” cách đây hơn 60 năm.
Vừa đến xem triển lãm sáng nay, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội chia sẽ những suy nghĩ của ông với RFI Việt ngữ.
Tuesday, September 9, 2014
BÙI MỸ DƯƠNG * DẠY TIẾNG VIỆT
Trình bầy về kinh nghiệm dạy con tiếng Việt tại nhà
BÙI MỸ DƯƠNG
Kính thưa
quý-vị trong khán-phòng, quý thầy cô giáo, quý phụ-huynh,
Chúng
tôi rất hân-hạnh được quý thầy Nguyễn-văn-Khoa, Vũ-Hoàng, Lưu-trung-Khảo và
Quyên-Di ưu-ái cho gặp quý-vị trong ngày họp của khoá Huấn-luyện và tu-nghiệp
sư-phạm.
Không dám múa rìu qua mắt
thợ, chúng tôi chỉ xin đưa vài kinh-nghiệm đã áp-dụng trong gia-đình nhỏ của tôi khi nói về việc
dạy trẻ Việt ở hải-ngoai.
Thưa
quý vị, tôi cũng có
thời làm nghề "gõ đầu trẻ", đã tốt-nghiệp trường Đại-học Sư-phạm Sài-gòn ban Việt-Hán
gần 50 năm trước. Công-việc của tôi là giảng dạy quốc-văn (văn-chương Việt-Nam) cho các lớp đệ-nhị cấp gồm
các lớp từ lớp 10 đến
lớp 11 với các em học-sinh tuổi từ 15, 16 đến 17 hoặc 18. Với số tuổi đó, các em đã có đủ sức phán-đoán, phê-bình, thảo-luận, còn thầy giáo phải thu-thập tài-liệu để dẫn-chứng
về bài văn, bài thơ, xét về mặt ảnh-hưởng bởi xã-hội, thời-cuộc và thân-thế của tác-giả.
Công việc giảng dạy tương-đối dễ-dàng hơn nếu so với các thầy cô ở trường tiểu-học và mẫu-giáo. Các học-sinh nhỏ tuổi từ 5, 6 đến 10 tuổi, trí óc còn non dại được ví như tờ giấy
trắng nếu vẽ không khéo sẽ làm hỏng bức tranh. Thầy
cô giáo dạy các em
nhỏ còn phải hiểu tâm-lý của các em (đặt mình vào tuổi các em) thì việc giảng dạ mới có kết-quả. Hiểu được sự quan-trọng đó, Bố tôi đã phải tìm một bà thầy với nhiều năm kinh-nghiệm dạy trẻ
nhỏ đến nhà lo cho các cháu ngoại. Tóm lại chính tôi thì không có
kinh-nghiệm dạy các em nhỏ bậc tiểu-học.
Bây giờ
nói đến trường-hợp các trẻ em Việt -Nam trên đất nước Hoa-Kỳ, tiếng và chữ Việt như một ngôn ngữ
thứ hai (English as
a Second Language, ESL). Ở
Việt-Nam Bố tôi làm trong ban Tu-thư
(ban soạn sách ) của Bộ Quốc-gia Giáo-dục; sách soạn ra được
dùng cho toàn-quốc từ tập đọc,
sử-địa, luận-văn, toán… cho cả 5 cấp của bậc tiểu-học (từ lớp 1 đến
lớp 5). Ra hải-ngoại Cụ vẫn chủ-trương giữ-gìn tiếng Việt góm-ghém ly-tưởng trong hai câu thơ:
Chỉ sợ đàn con quên Việt-ngữ,
Đừng lo lũ trẻ kém
Anh-văn.
Tại
Canada ông lại viết sách, trước hết cho đám con cháu trong nhà, sau là phổ-biến
để cho trẻ em Việt tại hải-ngoại không quên ngôn-ngữ nước mình và mang tiếng "mất
gốc".
Sách soạn
theo tiêu-chuẩn để hợp với
môi-trường và cuộc sống hiện-tại; những bài tập đọc, học thuộc
lòng, luận-văn đề-cập tới nơi chốn các em thường lui tới như nhà thờ, chùa,
bưu-điện, siêu-thị, tiệm ăn v.v. Về sử-địa là những bài ngắn nói về các
danh-nhân anh-hùng, giúp vua, giúp nước; địa-danh thì nói về ngọn núi, con sông
nổi tiếng, tượng-trưng của nước Việt mến yêu. Một bộ Việt-sử Bằng tranh với hình vẽ vui tươi và đẹp mắt để các em đọc
thêm lúc nhàn-rỗi; sách này vừa để tập đọc vừa ôn lại lịch-sử nước nhà.
Vượt bao
hiểm-nguy đem được các con đến bến bờ tự-do, các cháu còn rất nhỏ từ 11, 9, 7 1
tuổi. Ở trại tỵ-nạn mấy tháng, chỉ mong có ngày ổn-định đời sống và các cháu được
đi học nên chồng tôi chấp-nhận về làm việc tại một ngôi làng nhỏ Edgar tại tiểu-bang
lạnh giá Wisconsin! Nơi cư-ngụ chỉ có một gia-đình chúng tôi là người Việt-Nam.
Cảm-giác cô-đơn nhớ quê, nhớ nước, nhớ bà con, bạn bè… nhưng nỗi lo sợ lớn nhất
lần hiện ra là tụi trẻ sẽ bị hoà tan, mai này không còn còn dấu tích gì là Việt-Nam
nữa.
Chúng
tôi quyết-định đặt tiêu-chuẩn giúp các cháu bằng cách:
1) Chỉ nói
tiếng Việt
2) Giữ nếp
sống Việt-Nam trong nhà
2) Mua
sách, báo để duy-trì chữ Việt
3) Nêu
cao tinh-thần Việt-Nam, lưu-truyền những chuyện cổ tích có ý nghĩa răn đời, đạo-đức,
phong-tục, tập-quán, lịch-sử và quê-hương.
4) Giảng
giải những áng thơ văn giá-trị của các bậc tiền-nhân: chữ Hán, chữ Nôm và chữ
Quốc-ngữ.
1. Duy trì tiếng nói
Đó là bằng
cách bắt các con phải nói tiếng Việt tại nhà, nghĩa là các cháu đi học về nhà chỉ
dùng tiếng Việt mà thôi. Để áp-dụng vào bữa cơm tối, cả nhà quây-quần nói
chuyện với nhau: các cháu kể những điều đã học, bạn-bè, chuyện vui buồn ở trường;
Bố nói về công-việc, tiếp-xúc với nhiều người tại bệnh-viện; Mẹ gặp-gỡ người trong
sở, đi chợ nấu ăn, hàng xóm láng-giềng mới và ngôn-ngữ hiều lầm ra sao… Mỗi
ngày mỗi chuyện thay đổi khác, cả nhà mong đến bữa ăn sum-họp của gia-đình với
bao tiếng cười rộn-rã giảm bớt nỗi cô-đơn của kẻ mới xa rời quê-hương.
2. Duy-trì nếp sống, tạo hình ảnh
phong-tục, quê-hương
Trong
nhà bầy bàn thờ có bài vị ghi ngày giỗ kỵ các cụ trong gia-tộc gồm, có hương,
hoa, đèn nến, cách cúng và khấn lễ. Câu đối trên bàn thờ với ý-nghĩa nhớ về nguồn
gốc "Ẩm hà, tư nguyên: uống nước
nhớ nguồn"
Có
gốc, nên cây nở ngọn-ngành,
Nhờ
nguồn, nước mới mát, trong xanh…
(Bùi văn Bảo)
Tết đến
trên tường trang-hoàng thêm vài câu đối đỏ:
Tiếng
pháo đầu xuân thêm náo-nức
Canh
bài áp Tết vẫn đam-mê
Hay:
Ngào-ngạt
mùi hương, sống tại quê người không mất gốc,
Lung-linh ánh lửa, trông về đất mẹ,
chẳng quên nguồn
(Bùi văn Bảo)
Dù lắm
khi không có sẵn cũng phải có hoa Tết, không hoa thật thì làm hoa giả: mai,
đào, cúc, huệ, thủy-tiên, có hương, có sắc khơi lại hình ảnh đặc-biệt của quê
xưa. Ngày Tết thì không thể thiếu bánh chưng truyền-thống. Khi còn ở xa cộng-đồng,
tôi cũng cố gắng tự gói bánh bằng giấy bạc. Vừa làm, vừa kể lại chuyện vua Hùng
và hoàng-tử Tiết-Liêu nghìn năm xưa, xem như cặp bánh chưng là mắt xích nối liền
cả một dân-tộc. Bánh mứt tuy không khéo nhưng cũng có đĩa mứt dứa (trái khóm),
cà-chua, dừa và gửi mua thêm ít hạt dưa... tóm lại ý là muốn các cháu hiểu và
biết cảnh lễ Tết tại quê nhà...
3. Đọc và viết chữ Việt
Ba cháu
lớn đã có căn-bản tiếng Việt vì đã học tới các lớp 5, 3, 2 tại quê nhà nhưng dừng
lại ở đó thì ngôn-ngữ sẽ mai-một thật uổng phí. Vậy sách báo là ông thầy hữu-hiệu
nhất nên tôi đã tìm lùng mua sách, báo, truyện cho chúng đọc. Mấy năm đầu rất
khó, may-mắn tìm được tờ báo Cờ Lau cho
trẻ em tại Đức do Làng Việt-Nam chủ-trương. Đó là một món ăn tinh-thần. (Làng
Việt-Nam được thành-lập là do một số nhà giáo của VNCH gửi sang chăm sóc cho
các trẻ em khuyết-tật được nước Đức bảo-trợ chữa bệnh). Sau này có thêm báo Tuổi Hoa của thầy Quyên-Di. Tôi cũng tìm
mua được mấy băng nhạc thiếu-nhi Tuổi
Xanh của bà Kiều-Hạnh, Hãy hát lên tuổi
thơ của nhạc-sĩ Trầm-tử-Thiêng, Quê-hương
và lòng mẹ của nhóm Trường-sơn Duy-Khánh và sau này là CD gồm nhiều bài hát
lành mạnh, hùng-ca. Bài “Quốc-ca Việt-Nam” là căn-bản phải thuộc nằm lòng; cả
nhà thành một ban nhạc hát trong những lúc trên xe hay khi rảnh-rỗi.
Sách vở
thì phải chọn đúng môn:
Sử thì
có cuốn Việt-Nam sử-lược của sử-gia Trần-trọng-Kim
là cuốn phải có trong tủ sách để các cháu đọc và hiểu tổng-thể về lịch-sử nước
nhà. Có đọc từng trang mới thấy những thăng-trầm của đất nước, hãnh-diện và yêu
kính Tổ-tiên đã dựng nước, giữ nước đồng thời căm thù những kẻ bán nước hại
dân.
Văn thì
có cuốn Việt-Nam văn-học sử-yếu của
Dương-Quảng-Hàm ghi chép các thi-sĩ, văn-sĩ qua các thời-đại của dòng văn-học cả
ngàn năm, từ ca-dao, tục-ngữ, đến các bài thơ phú, ký-sự văn qua dòng thời
gian.
Sách
truyện thì cũng phải chọn-lọc lấy đức-dục làm chính; đó là những bài học về
công ơn cha mẹ, lòng yêu nước thương người, tình thầy trò, bạn-bè, lòng biết
ơn, can-đảm, hào-hiệp và bao-dung.
Cuốn Tâm-hồn cao-thượng (nguyên-tác Les grand coeurs của tác-giả Edmond De
Amicis người Ý), Về với gia-đình và Vô-gia-đình (En famille, Sans famille của tác giả Hector Malot
người Pháp), cả ba cuốn do dịch-giả Hà-Mai-Anh dịch ra Việt-văn chuyển-tải luân-lý
giáo-dục, rất hợp cho lớp trẻ. Cổ-học
tinh-hoa là những mẩu chuyện ngắn nhưng xúc-tích, dễ làm bài giảng.
Thêm nữa
chúng tôi chọn lựa một số tiểu-thuyết kiếm-hiệp như Tiêu-sơn tráng-sĩ của
Khái-Hưng, Kỳ-nữ gò Ôn-khâu của
Đinh-Hùng, Nghĩa-sĩ thành Tây-đô của
Linh-Sơn dựa vào lịch-sử làm sống lại cảnh dân yêu nước chống giặc Tàu xâm-lược.
Về xã-hội
một số truyện như sách Hồng cho lớp trẻ của nhóm Tự-lực Văn-đoàn như cuốn Anh phải
sống, Xóm cầu mới của Nhất-Linh đọc để thấy xã-hội, làng quê, thành-thị thời
tiền-chiến khoảng 1930 tới năm 1954.
Cuốn Bồn lừa, của Duyên Anh, Con sáo của em
tôi,Thềm hoang của Nhật-Tiến, Những giọt
mực của Lê-Tất-Điều đều là sách đọc chơi nhưng cùng là dạy học.
Cái khó
là ngôn-ngữ lâu không dùng sẽ quên dần. Đọc là hấp-thụ thụ-động nhưng muốn
thành-thạo phải chủ-động, phải viết. Vì thế tôi đã bắt 3 cháu lớn mỗi cuối tuần
phải nộp 2 lá thư: 1 lá thư thăm ông bà, 1 lá viết cho một cậu; tuần kế tiếp lại
thư gửi ông bà và 1 thư thăm cô hay cậu khác. Trong thư chúng kể hết mọi chuyện,
từ việc học ở trường đến việc nhà. Các em tôi cứ đùa là chúng có thám-tử: như bữa
cơm ăn món gì, bạn bè ai đến nhà chơi, trong vườn trồng cây gì… Đó là cách tả
việc, tả người, tả cảnh như làm một bài luận-văn.
4. Hun đúc tinh-thần Việt Nam
Tiếng
nói, chữ viết đều quan-trọng nhưng đó chỉ là phương-tiện để chuyển-đạt những
gia-trị cao-cả hơn; đó là tinh-thần Việt-Nam, biểu-hiện bàng-bạc như câu chuyện
*“Trầu
cau” với nghĩa vợ chồng, tình anh em, lồng trong tục ăn trầu, răng đen phân biệt
chủng tộc (Tầu và Việt).
*“Thiếu-phụ
Nam-xương” tỏ lòng trinh-tiết của phụ-nữ, tình gia-đình.
*Sự-tích
bánh dầy bánh chưng hàm-ý tạ-ơn Trời Đất
*Sự-tích
quả dưa đỏ An-tiêm, tuyên-dương tinh-thần tự-cường lạp-thân.
Tinh-thần
Việt-Nam cũng là Tình yêu nước,
quê-hương qua những câu chuyện về gương anh-thư Hai bà Trưng, Bà Triệu, nữ-tướng Bùi-thị-Xuân, Cô
Giang, cô Bắc, bất-luận nam hay nữ.
Tinh-thần
Việt-Nam là cọc nhọn trên sông Bạch-đằng nơi Ngô Quyền nhận chìm mộng bá-vương của giặc Nam-Hán, mở đầu cho nền
độc-lập nước nhà (có bài hát “Sông Bạch-đằng” của tác giả Hoàng-Quý).
Tinh-thần
Việt-Nam là bài thơ “Nam-quốc sơn-hà…” trên bến sông Như-nguyệt nơi Lý thường Kiệt phá giặc nhà Tống. Đó là
lời khẳng-định quyền tự-chủ của dân-tộc.
Tinh-thần
Việt-Nam là tấm lòng Trần Hưng-đạo,
vì nghĩa nước gác thù nhà, 3 lần đại-thắng giặc Mông-Nguyên, văn-võ kiên-toàn với
bản “Hịch tướng-sĩ” làm nức lòng quân-sĩ.
Tinh-thần
Việt-Nam là tiếng thét bất-tử của Trần-Bình-Trọng,
khi bị giặc bắt và dụ hàng mà ông quát mắng lại: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn
hơn làm vương đất bắc!”
<!--[if gte mso 9]>
Tinh-thần
Việt-Nam là trận thần-tốc mùa Xuân Kỷ-dậu 1789: Ngọc-hồi, Hà-hồi, Đống-đa của Vua Quang-trung đại thắng 20 vạn quân
Mãn-Thanh.
Gần đây
hơn nữa là câu nói bất-hủ trên đoạn-đầu-đài Yên-bái của liệt-sĩ Nguyễn-Thái-Học: “Không thành công thì
thành nhân!” Dù khi thất-bại mỗi sự-kiện là một bài học: tiếng gọi của đại-tá
Nguyễn-Đình-Bảo trên đồi Charlie trong Mùa hè Đỏ Lửa 1972, vết máu trên biển
Hoàng-sa khi chiến-hạm Nhựt-tảo của
thuyền-trưởng Ngụy-Văn-Thà đi vào lòng biển cả, tiếng súng tự-sát của Thiếu-tướng
Nguyễn-Khoa-Nam năm 1975…
Dạy trẻ
Việt là dạy cả tình người: Tình gia-đình,
họ-hàng, đồng-bào:
*Công cha như núi
Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy
ra.
*Còn cha gót đỏ như son..... Mất
mẹ liếm lá đầu đường.
*Anh em như thể tay chân, gà cùng
một mẹ chớ hoài đá nhau.
*Tay đứt ruột sót.
*Một giọt máu đào, hơn ao nước
lã.
*Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn.
*Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương
nhau cùng.
Dạy trẻ
Việt là dạy cả Thói đời:
*Của người Bồ tát, của mình lạt
buộc
*Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người
cười.
*Khôn nhà dại chợ....
*Tham thì thâm....
Dạy trẻ
Việt là dạy nết tốt, tật xấu: Khuyên chăm
học để có nghề nghiệp và tránh thói hư tật xấu
*Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
*Ruộng bề bề, không bằng một nghề
trong tay.
*Ngày nay học tập, ngày mai giúp
đời.
*Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm…
Dạy trẻ
Việt là dạy cả cái đẹp của ý…
răn đời của Tú-Xương:
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại
chốn văn-chương ấy dại khôn.
Hóm-hỉnh của Hồ-Xuân-Hương
Cố
đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công…
Cao-ngạo của Cao-Bá-Quát
Một
thầy, một cô, một chó cái
Nửa người nửa ngợm nửa đười-ươi…
Trau chuốt của Đoàn-thị-Điểm
Ngàn
dâu xanh ngắt một màu
Lòng
chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
Tài-tình của Nguyễn-Du
Vầng
trăng ai sẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc nửa soi dặm trường…
Người
lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng
phong thu đã nhuốm màu quan-san
Những
bài giảng hữu-hiệu nhất là trên các chuyến xe đi chơi xa; bố mẹ và các con bàn-luận
về nhiều vấn-đề, thắc-mắc, giải-thích. Điều quan-trọng là làm sao cho chúng
thích-thú để tự tìm hiểu bằng cách đọc thêm sách.
Cũng
không quên nói thêm là âm-nhạc cũng là cách dạy tiếng Việt, nghe tân-nhạc, ngâm
thơ, vọng-cổ… có thưởng-thức, mới biết cái hay!
Với tinh
thần và lối sống hàng ngày nên việc dậy đọc và viết chữ Việt không khó đối với cháu
bé nhưng cũng phải đợi tới tuổi mẫu-giáo nghĩa là 5 tuổi thì bắt đầu dạy chữ.
Vào dịp hè mỗi buổi sáng có nửa giờ cho cháu tập và học 24 chữ cái; những nguyên-âm,
các dấu thanh: huyền, hỏi, ngã, nặng rồi ráp vần với các phụ-âm. Tôi không bắt
phải đánh vần mà đọc ngay khi nhìn mặt chữ như học Anh-ngữ. Tự dạy nhưng cũng
phải mất 3 mùa hè cháu mới đọc và viết được.
Tóm lại
căn-bản lối dạy chữ Việt là làm sao phải nói
giọng Việt cho rõ-ràng, lối sống Việt
ở nhà, có sách Việt để áp-dụng và
trau-giồi, và tâm-hồn Việt sẽ ăn vào tiềm-thức. Kết-quả là học chữ
viết dễ-dàng.
Thực ra
duy trì tiếng và chữ Việt chỉ là ý kiên riêng của vợ chồng tôi nhưng cũng tạm
hài-lòng vì các con ở Mỹ gần 40 năm vẫn không quên nguồn gốc và luôn hãnh-diện
là người Việt.
Cám-ơn
quý-vị đã hiện-diện để nghe lời phát-biểu dông-dài của cá-nhân tôi.
Thân ái
Bùi Mỹ Dương.
8/16/2014
VŨ NỮ CẨM NHUNG
Vụ đánh ghen vũ nữ Cẩm Nhung
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một bài mồ côi vì không có hoặc ít có bài khác liên kết đến nó.
Xin hãy tạo liên kết đến bài này trong các bài của các chủ đề liên quan. (tháng 8 2014)
Vụ đánh ghen vũ nữ Cẩm Nhung bằng hình thức tạt axít diễn ra vào ngày 17 tháng 7 năm 1963 tại Sài Gòn. Đây được xem là vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất từng được ghi nhận tại thành phố này,[1] gây chấn động cả Sài Gòn và miền Nam trong một thời gian dài. Báo chí thời điểm đó đánh giá đây là vụ đánh ghen bằng axít lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn, là tâm điểm quan tâm của nhiều tầng lớp.[2]
Nguyên nhân
Đối tượng bị đánh ghen là cô vũ nữ xinh đẹp Cẩm Nhung được cho là nổi tiếng nhất Sài Gòn vào thời điểm đó, và mệnh danh là "nữ hoàng vũ trường". Cô sinh năm 1940 tại Hà Nội, Năm 15 tuổi theo gia đình di cư vào miền Nam và trở thành vũ nữ chuyên nghiệp vào năm 19 tuổi.[1] Báo chí Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ 20 đã hết lời ca ngợi nhan sắc và đôi chân dài điệu nghệ của cô vũ nữ gốc Hà thành.[3]Tại vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do - một trong những con đường phồn hoa và đắt giá nhất Sài Gòn, Cẩm Nhung gặp gỡ và phải lòng trung tá Trần Ngọc Thức, một tay chơi có tên tuổi làm trong ngành xây dựng công trình quân sự và đã có gia đình. Việc đến tai vợ ông là Lâm Thị Nguyệt, với biệt danh Năm Rađô. Bà đã nhiều lần đón đường, hăm dọa Cẩm Nhung nhưng không có hiệu quả.[1]
Diễn biến
Bà Năm Rađô đã mua một can axít sunfuric đậm đặc từ một cơ sở sản xuất bình ắc quy, thuê hai người đàn ông tiến hành vụ đánh ghen. Chiều ngày hôm đó, bà có đến nhà hăm doạ, chửi bới rồi bỏ về.[2]Khoảng 10h đêm ngày 17 tháng 7 năm 1963, trên đường rời nhà ra xe đưa rước đến vũ trường, Cẩm Nhung bị một người đàn ông tạt ca axit đậm đặc vào mặt. Cô được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó nhưng chỉ giữ được mạng sống, đôi mắt đã mù loà và nhan sắc bị huỷ hoại hoàn toàn:[1] khuôn mặt cháy xám, thẹo lồi lõm và cặp mắt mờ đục lồi ra ngoài như mắt ếch.[2]
Xét xử
Ngày 18 tháng 7 năm 1963, đồng loạt các tờ báo, tạp chí Sài Gòn đăng tin về việc "nữ hoàng vũ trường" bị tạt axít phá hủy toàn bộ gương mặt xinh đẹp.[4] Vụ việc được đưa ra pháp luật nhưng thế lực của gia đình ông trung tá quá mạnh nên chưa có kết quả rõ ràng.[1] Trần Lệ Xuân, lúc này được xem là đệ nhất phu nhân của chính quyền miền Nam Cộng Hoà, biết được vụ việc qua báo chí khi đang ở nước ngoài và rất tức giận. Bà chỉ đạo an ninh vào cuộc ngay khi về nước, bắt xử những kẻ tạt axít. Trung tá Trần Ngọc Thức bị tước bổng lộc và buộc phải giải ngũ, trở về làm dân. Bà cũng thu xếp đưa Cẩm Nhung đi Nhật chữa trị nhưng không hiệu quả.Phiên toà mở ra 3 tháng sau đó kết tội bà Năm Rađô và tên tạt axít thuê mỗi người 20 năm tù và 15 năm tù cho tên đồng bọn khác. Vài tuần sau đó, cuộc đảo chính diễn ra, chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ và Trần Lệ Xuân phải sống lưu vong ở nước ngoài. Vụ xử đánh ghen đang kháng cáo bị dừng lại và đi vào quên lãng trong không khí rối ren chính trị của Sài Gòn vào thời điểm đó. Sau này vợ chồng Thức chia tay nhau. Người chồng sống ẩn dật và người vợ đi tu.[5]
Ảnh hưởng
Khi về nước và tham gia giải quyết vụ đánh ghen, Trần Lệ Xuân đã cho ngừng hoạt động tất cả các vũ trường; kiểm tra tiến hành kỷ luật, hạ cấp hoặc loại khỏi quân đội các tướng tá có vợ nhỏ. Nhịp sống Sài Gòn về đêm đã giảm một phần đáng kể sau khi hàng trăm vũ trường bị buộc đóng cửa.[5] Các nhà hàng cũng lâm vào cảnh ế ẩm.[2]Sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị hại, như một sự mở màn, ở Sài Gòn nổi lên phong trào đánh ghen bằng axít. Riêng năm 1964 đã có hàng chục vụ.[1]
Về nạn nhân
Khi chữa trị thất bại từ Nhật trở về cũng là lúc chính quyền Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn đã sụp đổ. Không còn người bao bọc và đau khổ, Cẩm Nhung lao vào đập phá, nghiện ngập, hút thuốc, uống rượu...[2] Sau khi tiêu tán hết tài sản và hai người thân nhất qua đời, năm 1969, cô ra trước chợ Bến Thành, đeo trên ngực bức hình chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức để ăn xin. Khi có tiền cô lại tiếp tục nghiện ngập. Cô lê bước hành nghề khắp nhiều tuyến đường ở Sài Gòn sau đó về bến phà Mỹ Thuận ở miền Tây. Bị đưa vào trung tâm nuôi người tàn tật nhưng cô trốn ra tiếp tục ăn xin. Sau này cô chỉ còn hình chân dung để đeo trước ngực[5] và cuối cùng là tấm bảng "vũ nữ Cẩm Nhung".[4] Nhận được sự giúp đỡ tận tình của người bạn tên Quốc Hùng thời niên thiếu.[5] Người yêu thương Cẩm Nhung say đắm nhưng đã từng bị Cẩm Nhung quên lãng khi làm người tình của trung tá Trần Ngọc Thức, cuối cùng Cẩm Nhung cũng có được một công việc và chỗ ở cố định.[4] Đúng nửa thế kỷ sau vụ đánh ghen, vào đầu năm 2013, Cẩm Nhung qua đời tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang vì già yếu và bệnh tật.[1]Chú thích
- ^ a ă â b c d đ Hoàng Lam (28 tháng 5 năm 2013). “Nửa thế kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn nhất Sài Gòn”. Lao Động & Đời sống (7). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
- ^ a ă â b c Như Thủy (Hôn nhân & Pháp luật) (21 tháng 12 năm 2011). “Lật lại hồ sơ "nữ hoàng" Cẩm Nhung bị tạt axít”. Báo Giáo dục Việt Nam điện tử (đăng lại). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
- ^ Ngọc Hoàn (22 tháng 3 năm 2012). “Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc”. eva.vn. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
- ^ a ă â “'Sắc và tình' của kỹ nữ 'đệ nhất' Việt Nam”. Báo Đất Việt online. 7 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
- ^ a ă â b Hoàng Lam (8 tháng 6 năm 2013). “Khi "đệ nhất phu nhân" Trần Lệ Xuân vào cuộc vụ đánh ghen rùng rợn nhất Sài Gòn”. Lao Động & Đời sống (8). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
Cách đây nửa thế kỷ, vào giữa năm 1963, tại Sài Gòn xảy ra một vụ đánh ghen được coi là rùng rợn nhất ở thành phố này. Đây cũng là lần đầu tiên 'Hoạn Thư" ở Sài Gòn biết sử dụng axít đậm đặc để "thanh toán" tình địch.
> Nạn nhân là cô vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc ấy tên là Cẩm Nhung, người được mệnh danh là “nữ hoàng vũ trường”. Người thủ ác là một mệnh phụ phu nhân, vợ của một trung tá Sài Gòn. Vụ tạt axit rùng rợn đã biến cô vũ nữ giàu có, đẹp lộng lẫy thành cô gái mù lòa xấu xí, phải đi ăn mày.
Khi còn là vũ nữ, Cẩm Nhung nổi tiếng nhất Sài Gòn, lúc đi ăn mày cô càng “nổi tiếng” hơn, khi luôn đeo trước ngực bức ảnh mình chụp với người tình trung tá thời trên đỉnh cao danh vọng.
Bà lão mù lòa từng là vũ nữ.
Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa thế kỷ trước.
Trước ngày miền Nam giải phóng, người ăn mày mù lòa Cẩm Nhung với cây gậy dò đường và tấm ảnh chụp chung với người tình treo trước ngực, lê bước khắp nẻo Sài Gòn để xin lòng thương hại của mọi người. Về sau do bị săn đuổi, bà xuống ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận trên đường về miền Tây.
Sau ngày miền Nam giải phóng, người ta còn thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một thời gian. Từ khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước ngực đâu nữa.
> Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đã bệnh chết hoặc đã quyên sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của mình. Mãi sau này người ta mới phát hiện bà vẫn còn sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh các ngôi chùa ở thị xã Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo. Người ta nhận ra bà bởi khuôn mặt gớm ghiếc và đôi mắt mù lòa, hậu quả của vụ tạt axít năm xưa. Và nay, người ăn mày đặc biệt đã vĩnh viễn từ giả cõi trần, chính thức khép lại một kiếp hồng nhan đa truân, sau đúng nửa thế kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn năm nào.
Nữ hoàng vũ trường
Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô phải rời xa Hà Nội để theo gia đình
di cư vào Nam. Vào Sài Gòn được ít năm, khi cuộc sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâmbệnh rồi mất, bỏ lại 3 người phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng, chuyên bưng bê món ăn cho khách. Nhờ đó cô đã lân la làm quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của nhà hàng. Để rồi khi chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên nghiệp trong giai đoạn phong trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn.
Cẩm Nhung có khuôn mặt đẹp và làn da trắng hồng đặc thù của con gái xứ Bắc. Tạo hóa ban thêm cho cô đôi mắt lẳng lơ, thân hình quyến rũ. Đặc biệt đôi chân điệu nghệ của cô trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường Kim Sơn đã làm bao khách làng chơi phải ngẩn ngơ. Lúc ấy Sài Gòn có hàng trăm vũ trường, gái nhảy không đủ đáp ứng, vì vậy mà Cẩm Nhung càng có giá, được các vũ trường săn đón như hàng độc, như của quý. Cô được dân chơi Sài Gòn phong là “Nữ hoàng vũ trường”.
Cô đi qua nhiều vũ trường, cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1). Tại đây, cô đã trở thành người tình của tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Cô vũ nữ 23 tuổi dù đã từng trải trong tình trường đã bị tay trung tá công binh lớn hơn cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu tiên. Sự già dặn, từng trải, tiêu tiền như nước của Thức cùng với cái lon trung tá rất oai thời ấy đã làm cô vũ nữ sành điệu chấp nhận sa vòng tay bảo bọc của ông.
Thời ấy, “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc Thức) nổi lên như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn. Miền Nam bắt đầu tiếp nhận viện trợ ồ ạt của Mỹ, chủ yếu là vũ khí và đô la để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân đội, phục vụ chiến tranh. Đó là cơ hội vàng để “Thức công binh” tham nhũng, trở nên giàu có, thừa tiền của để bao gái.
Vợ trung tá Trần Ngọc Thức tên thật là Lâm Thị Nguyệt, có biệt danh là Năm Rađô - một biệt danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, do bà chuyên buôn mặt hàng đồng hồ Rado của Thụy Sỹ mới nhập cảng vào Sài Gòn. Bà Năm Rađô không lạ gì thói trăng hoa của chồng, nhưng lần này biết chồng say mê cô vũ nữ trẻ đẹp quên cả gia đình, bà như phát điên vì ghen. Bà đã vài lần đón đường hăm dọa, thậm chí tát tai dằn mặt vũ nữ Cẩm Nhung, nhưng bấy nhiêu đó không đủ làm cho cô gái trẻ rời xa chồng bà.
Vụ đánh ghen ghê rợnTheo thú nhận của Cẩm Nhung với báo chí Sài Gòn sau khi xảy ra vụ đánh ghen ghê rợn, khi làm người tình của trung tá Thức, cô nghĩ rằng mình có thể trở thành vợ bé của ông ta, một việc khá bình thường trong xã hội Sài Gòn thời đó. Cô đâu biết rằng trong lúc cô ngây ngất trong vòng tay của ông trung tá dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ trường Kim Sơn, thì ở khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn.
Bà Năm Rađô đã vạch kế hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà Năm Rađô thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ. Bà Năm Rađô tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ không thể quyến rũ chồng bà, Thức công binh sẽ trở về với vợ con.
Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi, hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, nhảy nhót quay cuồng cho đến 3-4h sáng. Khi Cẩm Nhung còn cách chiếc taxi khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm
Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm Rađô.
Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do bệnh viện Đô Thành không có khả năng trị bỏng, nhất là
bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được chuyển đến bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay).
Vụ việc đến tai bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Bà cố vấn vốn tính bốc đồng đã làm lớn vụ việc, làm cho cả Sài Gòn như sôi lên vì vụ đánh ghen này.
Khi Bà Ngô Đình Nhu vào cuộc
Những vũ nữ là bạn của Cẩm Nhung đến thăm, thấy cảnh sát hại dã man, đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung, đưa vụ việc ra pháp luật. Thế nhưng, thời ấy, thế lực của “Thức công binh” và bà “Năm Ra-đô” rất mạnh ở Sài Gòn, nên tưởng như không ai làm được gì họ. Một tuần lễ sau khi xảy ra vụ tạt axít, bà Trần Lệ Xuân (vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu) đi công cán nước ngoài về tới Sài Gòn. Đọc báo thấy sự việc, bà Lệ Xuân tức giận, chỉ đạo Nha An ninh phải làm rõ vụ việc, xử thật nặng những kẻ gây tội ác.
Tại bệnh viện Đồn Đất, ban đầu, nạn nhân Cẩm Nhung được cho nằm ở khu dành cho dân thường, ai vào thăm cũng được.
> Mỗi ngày, luôn có hàng trăm người thân, bạn bè, những người hiếu kỳ tới thăm Cẩm Nhung. Có một
người khách thăm đã kề tai Cẩm Nhung nói rất nhỏ, nói vừa đủ cho cô nghe: “Muốn yên thân thì hãy câm miệng, nếu cô làm lớn chuyện, “bả” sẽ giết chết cô. Trong những ngày ấy, bà vú Sọ là người suốt ngày đêm trực bên giường Cẩm Nhung. Tình cờ, bà vú Sọ phát hiện có kẻ lạ mặt rình rập cô Cẩm Nhung.
Để kiểm chứng bà giả vờ đi ra khỏi phòng bệnh để mua đồ, nhưng kỳ thực, bà nép mình ở góc hành lang để theo dõi. Kẻ lạ dã nhanh như sóc lách mình vào buồng bệnh nhân. Bà vú Sọ hốt hoảng chạy ngay trở lại phòng bệnh, vừa lúc bà thấy kẻ lạ giở tấm drap trắng đắp lên người Cẩm Nhung. Thấy bà
trở vào phòng, kẻ lạ lúng túng nói là người quen tới thăm nạn nhân, sau đó lặng lẽ biến mất. Bà vú Sọ đã báo lên bệnh viện và thông báo với nhà chức trách.
Bà Trần Lệ Xuân nghe chuyện, đã chỉ đạo bệnh viện đưa Cẩm Nhung vào khu chăm sóc đặc biệt,
không ai được vào thăm khi chưa có ý kiến của lãnh đạo bệnh viện. Mọi cuộc thăm viếng Cẩm Nhung sau đó đều có sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát.
Bà Lệ Xuân còn chỉ đạo cho ngừng hoạt động của tất cả các vũ trường, vì theo bà, đó là nguồn gốc của thói ăn chơi sa đọa, tan nát gia đình và tội ác. Bà còn cho kiểm tra tất cả các tướng tá Sài Gòn xem ai có vợ nhỏ phải xử lý kỷ luật.
Sài Gòn những ngày sau đó đìu hiu về đêm, khi mà hàng trăm vũ trường nhộn nhịp phải đóng cửa theo lệnh của bà cố vấn. Các tướng tá thì bị một phen sốt vó, chạy lo đủ kiểu để không “lòi mặt chuột” có vợ nhỏ. Không chỉ các vũ trường mà các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn sau đó cũng chịu chung
cảnh ế ẩm, khi mà phong trào ăn chơi của giới thượng lưu bất ngờ trở nên trầm lắng. Sau giờ làm
việc, các đấng phu quân ở Sài Gòn chạy thẳng về nhà với vợ con, để cô vợ không nổi hứng tố cáo với bà cố vấn là chồng mình đã có vợ nhỏ.
> Nếu như cú tạt axít làm Cẩm Nhung đau đớn thân xác, nhan sắc bị hủy hoại hoàn toàn, thì cú tạt axít này cũng làm người trong cuộc là “Thức công binh” đau đớn không kém. Không phải ông đau đớn vì cô vợ nhỏ bị nạn, mà là vì con đường công danh, sự nghiệp của ông ta bỗng chốc chấm hết, bao nhiêu bổng lộc trong ngành xây dựng công trình quân sự bỗng chốc mất trắng.
> Chẳng những thế, ông còn bị miệng đời chê cười, mỉa mai. buộc trung tá Trần Ngọc Thức phải giải ngũ, trở về làm dân thường. vụ án đã đưa ra xét xử. Một phiên tòa đã được mở sau khi vụ tạt axít xảy ra gần ba tháng. Bà “Năm Ra-đô” và tên du đăng trực tiếp tạt axít bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù, tên đồng bọn còn lại bị phạt 15 năm tù.
> Thế nhưng, chỉ vài tuần sau, khi vụ án còn đang bị ở quá trình kháng cáo thì chế độ Ngô Đình Diệm đã bất ngờ sụp đổ . bà Lệ Xuân phải sống lưu vong. Chính trường Sài Gòn sau đảo chánh đã bị khủng hoảng, vô chính phủ suốt mấy năm trời, không ai quan tâm đến vụ tạt axít cô vũ nữ Cẩm Nhung, vì vậy mà vụ án này tự nó bị “thối án”..
> Không bị xử tù, nhưng bà “Năm Ra-đô” đã mất hết quyền uy, giống như người chồng của mình. Theo báo chí Sài Gòn, sau đó, vợ chồng “Thức công binh” đã chia tay nhau mà nguyên nhân chính là vụ tạt axít của người vợ.
> Về sau, không ai còn biết “Thức công binh” ra sao, còn bà “Năm Ra-đô” thì gửi thân nơi cửa Phật, có lẽ bà muốn nhờ cửa Phật từ bi gột rửa tội lỗi khủng khiếp mà bà đã gây ra.
> Trở lại tình trạng của cô vũ nữ bị tạt axít. Axít sunphuric đậm đặc đa gây phỏng độ 3 toàn bộ khuôn mặt của cô vũ nữ, đôi mắt của nạn nhân cũng bị phỏng rất nặng. Các bệnh viện ở Sài Gòn đều lắc đầu, bó tay.
> Họ chỉ có thể cứu được mạng sống của cô gái, còn đôi mắt, khuôn mặt thì trình độ của y học Sài Gòn lúc đó chỉ biết đứng nhìn. Bà Trần Lệ Xuân đã đích thân đến bệnh viện Đồn Đất thăm nạn nhân, trực tiếp nghe các bác sĩ trình bày tình trạng thương tật.
> Đêm về, bà bàn với chồng là cố vấn Tổng thống Ngô Đình Nhu tìm cách giúp nạn nhân. Ngô Đình Nhu đã chỉ đạo cho đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa ở Nhật Bản đỡ đầu, giúp gửi cô Cẩm Nhung sang Nhật chữa vết thương. Một ngày cuối tháng 9 năm 1963, chiếc xe hồng thập tự của bệnh viện Đồn Đất đã trực chỉ hướng sân bay Tân Sơn Nhất và chạy thẳng ra tận chân cầu thang máy bay đang sắp cất cánh.
> Hai người bác sĩ dìu Cẩm Nhung lên khoang đặc biệt của chuyến bay và thá tùng cô sang tận Nhật Bản. Thế nhưng, nền y học của Nhật Bảncũng phải chịu thua, chấp nhận để dung nhan cô gái bị phá hủy hoàn toàn, vô phương cứu chữa.
> Hai tháng sau, Cẩm Nhung tự trở về nước, không có người đưa đón. Lúc đó, Sài Gòn đã đổi chủ, chế độ Ngô Đình Diệm vừa mới bị lật đổ. Bà Trần Lệ Xuân từng hứa “bao bọc trọn đời” cho nạn nhân Cẩm Nhung giờ đã sống lưu vong tận phương trời xa.
> Đau khổ chồng chất đau khổ, Cẩm Nhung đã nhen nhóm ý định “trả thù đời” ngay khi một mình ngồi chuyến bay Tokyo – Sài Gòn không người đưa đón.
Một kiếp phù hoa
> Đau khổ, buồn chán đến tuyệt vọng, vũ nữ Cẩm Nhung đã “trả thù đời” bằng cách đập phá, uống rượu, hút thuốc… Ngày trước, khi Cẩm Nhung còn ở trên đỉnh tham vọng, người đàn ông nào được dìu cô bước ra sàn nhảy nhã là diễm phúc lớn. Còn những kẻ được làm người tình của cô bao giờ cũng phải trải hàng núi tiền dưới chân cô. Bây giờ, để “trả thù đời”, Cẩm Nhung sẵn sàng ngã vào lòng bất cứ người đàn ông nào, không cần tiền bạc hay điều kiện gì.
Thế nhưng, với khuôn mặt cháy sém, những vết thẹo lồi lõm như ác quỷ, cặp mắt mờ đục lồi ra ngoài như mắt ếch, hiếm người đàn ông nào đủ can đảm làm tình nhân của cô. Chán chường, tức giận, Cẩm Nhung càng lặn ngụp trong rượu chè be bét. Người mẹ khốn khổ của Cẩm Nhung vì buồn phiền mà sinh bệnh, rồi qua đời cuối năm 1964, chỉ hơn một năm sau ngày đứa con gái bất hạnh của bà bị nạn. Càng thêm đau khổ, Cẩm Nhung càng lao sâu vào cuộc nghiện ngập cho quên đời.
> Cô ngày một thiêu đốt hết gia sản kếch sù bao nhiêu năm vắt kiệt mồ hôi trong các vũ trường và cặp bồ với hàng tá nhân tình là sĩ quan cao cấp của nền Đệ nhất Cộng hòa và các đại gia. Bao nhiêu món đồ quý giá của cô cứ lần lượt ra đi, ban đầu là chiếc xe máy loại mới nhập cảng của Nhật Bản, sau đến các loại nữ trang, hột xoàn, vòng vàng…
Bà vú Sọ là người gần gũi, an ủi, khuyên can cô nhiều nhất, nhưng mọi lời an ủi, động viên đối với cô đều không còn giá trị. Cuối cùng, căn nhà trị giá gần 200 lượng vàng, Cẩm Nhung phải bán đi để có tiền đập phá. Cô và bà vú Sọ đến thuê nhà ở khu Cô Bắc, cách không xa nhà của vợ chồng bà “Năm Ra-đô”. Số tiền bán nhà rồi cũng cạn dần. Ngày cô không còn đủ tiền để trả tiền thuê nhà cũng là ngày bà vú Sọ trung thành đổ bệnh nặng, không tiền chạy chữa, nên đã qua đời.
> Còn lại một mình trên đời, không nơi nương tựa, không người thân, không nhà cửa, không tài sản, cô vũ nữ lừng danh một thời chỉ còn con đường đi ăn xin.
> Lần đầu tiên, người dân Sài Gòn thấy vũ nữ Cẩm Nhung đi ăn xin trước chợ Bến Thành vào khoảng trước Tết năm 1969. Cô ngồi bên vệ đường Lê lợi, khăn che kín mặt mày, trên ngực đeo bức ảnh cô chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức, trước mặt là vỏ lon hộp sữa Ghi-gô cô chìa ra xin lòng thương hại của người đi đường.
> Người Sài Gòn nghe tin đã kéo tới xem Cẩm Nhung đi ăn xin, đông đúc như đi xem cải lương. Ngoài tấm hình đeo trên ngực, người ta còn nhận ra Cẩm Nhung ở đôi bàn tay mịn màng, không chút tì vết và đôi bàn chân gót son thon thả. Ban đầu, người Sài Gòn cho tiền cô thật nhiều. Có tiền, Cẩm Nhung tiếp tục nghiện ngập. > Càng về sau, người Sài Gòn càng bớt cảm động về chuyện ăn xin của cô vũ nữ nên càng ít cho tiền. Người dân Sài Gòn khu vực quận 1 lúc đó đã không khỏi bùi ngùi khi thấy Cẩm Nhung mù lòa cầm gậy dò đường trên đại lộ Lê Lợi, con đường Tự Do, trên những lối đi một thời in dấu chân cô vũ nữ Cẩm Nhung từ nhà tới vũ trường Kim Sơn. Sau đó, Cẩm Nhung phải rời khỏi khu vực chợ Bến Thành, lần mò đến chợ Bình Tây, chợ Bà Chiểu, và cuối cùng là ngã tư Trần Quốc Thảo – Lý Chính Thắng (quận3), trước khi cô âm thầm rời Sài Gòn hoa lệ để về miền Tây xa xôi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận.
Hình ảnh của Cẩm Nhung một thời được đem ví với chuyện “hồng nhan bạc phận”, cho một kiếp phù hoa sáng nở, tối tàn. Một kiếp người ngắn ngủi trôi qua nhưng có rất nhiều điều đáng để con người ta suy ngẫm, quá khứ vang bóng đã tạm gác lại cùng sự nuối tiếc một thời vừa kiêu hãnh mà cũng không kém truân chuyên. Trên ngực bà không còn bức chân dung với người tình sĩ quan năm xưa nữa. Sau nhiều năm bôn ba khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ, cuối cùng, bà đã ẩn mình sống quãng thời gian cuối đời nơi vùng đất tâm linh cuối trời Nam, dưới mái chùa Tam Bảo.
Những năm tháng Cẩm Nhung lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn sau khi bị nạn, cũng là lúc trên sân khấu ca nhạc của Sài Gòn thịnh hành bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ” của hai tác giả Nhật Ngân – Duy Trung. Không biết các tác giả viết bài hát này để tặng cho ai khác hay vì xót thương số phận của Cẩm Nhung mà lời bài hát như nói về cuộc đời của cô vữ nữ bất hạnh này. Người ta kể rằng, mỗi khi đang đi ăn xin trên đường, tình cờ nghe bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ” vang lên, Cẩm Nhung luôn ôm mặt khóc, đứng tựa vào đâu đó thật lâu rồi mới dò gậy đi ăn xin tiếp.
Bài hát có đoạn:
“…Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người
Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi
Loài người vô tình giẫm nát thân em
Loài người vô tình giày xéo thân em
Loài người vô tình giết chết đời em..."
Monday, September 8, 2014
NGƯỜI VIỆT ĐI MÁY BAY VIỆT
NGƯỜI VIỆT ĐI MÁY BAY VIỆT
Sân bay đích thực là cái chợ quê, máy bay thì trở thành nhà trẻ và xe buýt công cộng.
Tôi vừa đáp chuyến bay từ TP HCM đi đến một thành phố biển xinh đẹp với hy vọng được thư giãn sau một tuần làm việc bận rộn. Nhưng hy vọng đó đã bị vùi dập ngay từ lúc tôi bước vào sân bay, mặc dù những chuyện thế này tôi đã nhìn thấy cả trăm lần.
Tôi đã đi nhiều nước và cũng thấy nhiều loại hành khách, tất nhiên ở đâu cũng có người này người kia, nhưng dường như, một số đặc điểm chỉ người Việt Nam mình mới có.
Sân bay là phiên chợ quê
Đầu tiên phải nói đến người đưa hay người đón. Sân bay đâu phải là cái chợ muốn ngồi đâu thì ngồi, muốn đi đâu thì đi. Vậy mà, chao ôi, người Việt mình mà đi đón hay tiễn thì phải đi nguyên cả dòng họ, để rồi không đủ chỗ ngồi, nên chen chúc, đứng cản hết cả lối đi, thậm chí ngồi lê lết trên sàn nhà, rồi xả rác, nói chuyện inh ỏi, để rồi khỏi ai nghe được máy bay đã hạ cánh hay chưa.
Đến người đi cũng “văn minh” không kém... Trước tiên là thói quen không xếp hàng. Người ta đã để sẵn thanh chắn xếp hàng, nhưng không, bà con mình toàn xen ngang vô giữa, có người còn tự ý mở thanh chắn hay chui qua hàng rào cho nhanh, mặc kệ những ánh mắt kinh ngạc của những người khách nước ngoài.
Đến đoạn kiểm tra hải quan, chưa bao giờ tôi thấy họ đứng đúng vạch, và luôn mang những đồ không nên mang lên máy bay, đặc biệt là nước uống.
Còn trẻ em thì tha hồ tung tăng la hét trong sân bay, trong khi những hành khách khác luôn giữ con mình trong tay để không gây mất trật tự nơi công cộng, đồng thời đó là cách bảo vệ con tại những nơi nhạy cảm như sân bay.
Sân bay ở Việt Nam luôn ồn ào và nhốn nháo. Ảnh minh hoạ
Máy bay là xe buýt công cộng
Đến đoạn lên máy bay là biết ngay “made in Vietnam”.
Thứ nhất, không ngồi đúng ghế. Chuyện tự ý đổi ghế để được ngồi gần cửa sổ hay ngồi chung với gia đình là bình thường. Chưa nói đến chuyện phải lịch sự hỏi khách của số ghế đó đồng ý hay không, mà đó là an toàn cân bằng của máy bay.
Có lần tôi đi trên một chuyến bay không nhiều khách, nên hãng đã xếp 50% ngồi phía sau, 50% ngồi phía trước để giữ cân bằng cho máy bay. Thế là một đại gia đình thấy phần giữa có ghế trống, kéo hết lên ngồi cho sướng, may quá là cuối cùng tiếp viên đã kịp nhắc nhở quay lại chỗ ngồi trước máy bay bị chúi xuống đất.
Thứ hai, không bao giờ nghe hướng dẫn.Người ta nói “không biết thì chịu khó nghe và làm theo”, đằng này, tiếp viên vừa dứt lời “tắt điện thoại, máy thu phát sóng...”, họ vẫn tỉnh bơ lấy điện thoại ra gọi/ nhắn tin. Sao họ không hiểu rằng sóng điện thoại có thể làm nhiễu sóng khác, phi công không thể liên lạc được với nhân viên hàng không và họ có thể gặp tai nạn.
Tiếp viên vừa nói “thắt dây an toàn, ngồi yên tại chỗ”, họ lại đứng dậy, mở ngăn hành lý để lấy laptop? Sao họ không nghĩ là họ đang tự gây nguy hiểm cho mình, và có nguy cơ ảnh hưởng đến người khác nếu hành lý rớt xuống?
Máy bay là nhà trẻ
Tôi sợ nhất là máy bay có trẻ em Việt Nam. Khóc inh ỏi, la hét ỏm tỏi, chạy lon ton, mặc cho tiếp viên nhắc nhở, hay những ánh mắt đầy ngao ngán và chửi thầm trong bụng của những hành khách khác. Chưa hết, bà mẹ nào mà có con nhỏ là nguyên khu vực ghế ngồi trở thành bàn thay tã, đồ lót, khăn giấy, đồ chơi, mặc cho mùi khai đang làm phiền những người ngồi bên cạnh.
Nhường ghế cho người già và trẻ em trên xe buýt chỉ có trong phim
Xuống máy bay, lên xe buýt ra sân bay, ai lên trước là mặc nhiên chiếm ghế trước, mặc cho bà lão chống gậy đang đứng mỏi run cả chân, hay bà mẹ đang ắm con sắp nổi gân lên. Nói chuyện inh ỏi, phà hơi thở “thơm mát” vào mặt nhau sau chuyến bay dài không súc miệng, hay quên ăn kẹo bạc hà cũng là chuyện bình thường.
Và còn rất nhiều những câu chuyện “văn minh” khác...
Tôi luôn tự hỏi, tại sao giáo dục Việt Nam không đưa những vấn đề “văn minh nơi công cộng” như thế này vào trong trường học nhỉ? Tôi không muốn quơ đũa cả nắm, và tất nhiên không phải người Việt Nam nào cũng giống như vậy.
Tôi mong rằng bài viết này có thể đánh thức phần nào những ai đã trót làm những điều trên thì dừng lại, hay những ai có nguy cơ sẽ mắc phải có thể tránh, để đừng phải nhìn thấy những ánh mắt ái ngại và kinh ngạc của bạn bè quốc tế nhìn vào người Việt Nam.
No comments:
Post a Comment