Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

BIỂN ĐÔNG =TRUNG CỘNG & PHILIPPINES =THƠ=

Sunday, May 13, 2012


BIỂN ĐÔNG


Chuyên gia Nhật nhìn an ninh Biển Đông

Cập nhật: 02:37 GMT - thứ năm, 29 tháng 3, 2012
Shinji Yamaguchi và Jean-Pierre Cabestan
Ông Shinji Yamaguchi (trái) và Jean-Pierre Cabestan ở hội thảo
Nhật Bản xem các tranh chấp lãnh hải gồm vùng Biển Đông là phép thử cho hướng đi tương lai của Trung Quốc trong khi hải quân Quân Giải phóng đang thực hiện chiến lược ba giai đoạn.
Một chuyên gia quốc phòng Nhật Bản cho biết như vậy trong buổi thuyết trình hôm 27/3 ở Hong Kong bàn về tham vọng trên biển của Trung Quốc.
Ông Shinji Yamaguchi phát biểu trong bối cảnh tiếp tục có căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh sau khi Nhật Bản đầu tuần này tuyên bố một đảo thuộc khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là "tài sản quốc gia".
Tại cuộc thảo luận có mặt các nhà ngoại giao và học giả các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Ấn Độ, ông Shinji Yamaguchi tóm tắt những ý chính trong báo cáo gần đây về hải quân Trung Quốc, đuợc công bố bởi cơ quan của ông, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản (NIDS) - đơn vị có quan hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng.
Sứ mạng của ông Shinji Yamaguchi ở Hong Kong dường như nhằm quảng bá quan điểm của giới chuyên gia quốc phòng Nhật và cũng để thử phản ứng dư luận trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc.
Báo cáo của NIDS nói tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông bắt đầu căng thẳng hơn từ cuối thập niên 1960 và tiếp tục là một trong những yếu tố gây bất ổn ở Đông Nam Á cho đến nay.
Thái độ của Trung Quốc cũng thay đổi tùy thời điểm. Thập niên 1970 và 1980 chứng kiến Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974, bãi đá Gạc Ma năm 1988 và đảo đá ngầm Vành Khăn năm 1995.
Sang cuối thập niên 1990, Bắc Kinh thay đổi giọng điệu và bắt đầu bàn bạc với Asean, dẫn đến Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 hứa hẹn kiềm chế và không dùng vũ lực.
Tuy vậy, ông Yamaguchi ghi nhận, Trung Quốc lại trở nên cứng rắn hơn từ vài năm qua, cùng với sự tăng tiến hoạt động của các cơ quan Hải giám và Ngư chính. Ví dụ, tàu Ngư chính lớn nhất mang số hiệu 311 được điều ra Biển Đông từ tháng Ba 2009 và ngày càng có những hành động khiêu khích, mà điển hình là dính líu vụ cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam hồi tháng Sáu 2011.
Tài liệu của NIDS cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng chủ động diễn tập trên Biển Đông cùng các cơ quan giám sát hàng hải.
Mỗi năm đều có ít nhất một sự kiện như vậy kể từ 2009, trong đó có cuộc tập trận nhằm "giành lại đảo do quân thù chiếm đóng" hồi mùa hè năm ngoái.
Mục tiêu chiến lược
Dẫn lại báo cáo của NIDS mà ông là một trong bảy người hiệu đính, ông Yamaguchi cho rằng Trung Quốc có ít nhất ba mục tiêu chiến lược từ trung đến dài hạn ở Biển Đông.
Mục tiêu thứ nhất - giúp giải thích sự cứng rắn hơn của Bắc Kinh – là bảo đảm các lợi ích, đặc biệt là kinh tế, trên Biển Đông. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng lớn, khi mà phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã lên đến 55.2% năm ngoái, cao hơn cả Mỹ (53.5%). Bắc Kinh ngày càng tin rằng sẽ tuyệt vời nếu khai thác được tài nguyên dưới lòng Biển Đông.
Điều đáng nói, các dự báo của Trung Quốc về trữ lượng ở vùng biển này thường cao hơn của nước ngoài. Một nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng có 36.78 tỉ tấn dầu và 7.55 nghìn tỉ mét khối khí đốt ở nơi được gọi là "Vịnh Ba Tư thứ hai", trong khi phía Nhật Bản lại dẫn nguồn của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đoán chỉ có khoảng 3.78 tỉ tấn dầu, còn Husky Energy của Canada thì nói khí đốt tự nhiên gần quần đảo Trường Sa ở khoảng 170 tỉ mét khối.
Viện Quốc phòng Nhật giải thích Trung Quốc "ngày càng bất mãn với các nước có tranh chấp mà lại đang đi đầu trong khai thác tài nguyên ở Biển Đông". Bằng việc gia tăng tuyên bố chủ quyền và phô trương sức mạnh quân sự, Trung Quốc "cố gắng ngừng việc khai thác một chiều của các nước và kiếm tìm lợi thế trong vấn đề này".
Nhiều chuyên gia Trung Quốc, cả dân sự và quân sự, ủng hộ cách tiếp cận này, cho rằng cần đưa hải quân kiểm soát Biển Đông để từ đó chiếm phần hơn khi bước vào đối thoại và đàm phán. Học giả nổi tiếng Diêm Học Thông, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Thanh Hoa, tuyên bố Trung Quốc lâu nay nhường nhịn láng giềng nhưng lại bị lợi dụng và vì thế cần có những biện pháp trừng phạt.
Nằm ở Đông Bắc Á gần Bắc Hàn, Lực lượng Tự vệ Nhật luôn đề cao cảnh giác
Mục tiêu thứ hai là bảo đảm tuyến đường vận tải trên Biển Đông, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng gắn chặt với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đặc biệt phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển đi qua eo biển Malacca - khoảng 60% tàu bè đi qua nút thắt cổ chai này treo cờ Trung Quốc hoặc là đang vận chuyển hàng cho Trung Quốc.
Phía Nhật nói Trung Quốc lo ngại việc các láng giềng tranh chấp như Malaysia và Việt Nam đặt mua tàu ngầm. Theo báo cáo, tàu ngầm là vũ khí thích hợp để phá vỡ các tuyến đường biển huyết mạch, và đây cũng là lý do để Trung Quốc đẩy nhanh sự hiện diện của hải quân trong vùng.
Mục tiêu thứ ba xa hơn là đối chọi với quân lực Mỹ mà một dẫn chứng là căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam.
Nhật Bản cho rằng nếu năng lực phòng thủ và tấn công ở Hải Nam được hoàn thiện, nó có thể "làm tăng khả năng đối phó với sự hiện diện của hải quân Mỹ ở vùng biển xung quanh Trung Quốc". Tàu ngầm từ Hải Nam sẽ không chỉ ra đến Biển Đông mà thậm chí đi xa tới tây Thái Bình Dương để hạn chế hoạt động của quân Mỹ.
Một tham vọng lớn của Trung Quốc là cố gắng chế tạo tên lửa đạn đạo đối hải có thể bay xa hơn 1500 cây số để bắn chìm tàu sân bay Mỹ trước khi quân Mỹ kịp vào Vòng phòng thủ thứ nhất (first island chain) trong trường hợp xung đột ở Đài Loan hay Biển Đông. Phía Nhật nhận định mặc dù Trung Quốc "có thể thành công" trong tương lai gần, nhưng hiện tại dự án này vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật.
Nhật tìm đối tác
Ông Yamaguchi cho hay là quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản buộc phải quan tâm đến tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Trước mắt, khác với ở Biển Đông, Trung Quốc không khiêu khích Nhật Bản bằng những sự kiện như quấy rối tàu khảo sát nước ngoài hay tập trận đạn thật rầm rộ. Lý do chính có lẽ đơn giản là vị thế của Nhật cũng như rủi ro làm xấu đi quan hệ với Mỹ, vốn đang đặt căn cứ quân sự tại Nhật.
Tuy vậy, Nhật Bản cáo buộc ngày càng xuất hiện nhiều tàu Ngư chính và Hải giám của Trung Quốc ở khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Năm ngoái, hai máy bay do thám của Trung Quốc cũng lần đầu tiên bay đến sát bãi đáp của Nhật trên đảo. Tokyo lo ngại nếu sức mạnh quân sự của Trung Quốc cải thiện trên cả Biển Hoa Đông, thì có thể Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn tương tự như đã xảy ra ở Biển Đông.
Bản báo cáo của NIDS khuyên Trung Quốc rằng "gây áp lực với các nước tranh chấp ở Đông Nam Á có thể chỉ khiến các nước lo bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hung hăng hơn, mà kết quả là làm tăng căng thẳng khu vực". Theo họ, Trung Quốc cần hòa hoãn hơn và có những bước cụ thể để hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử trên biển với các nước Asean.
Một chuyên gia về Nhật Bản, GS. Jean-Pierre Cabestan (Đại học Hong Kong Baptist), nói với BBC tại hội thảo rằng mức độ cạnh tranh hay hợp tác giữa Nhật và Trung Quốc sẽ phụ thuộc liệu Bắc Kinh có tôn trọng trật tự hiện nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Nhật đã quản lý hành chính, hay không.
Chiến hạm Nhật Bản trong một chuyến thăm Hải Phòng
"Nó cũng phụ thuộc hai nước có tìm được cách cùng khai thác ở khu vực Shirakaba/Chunxiao. Đó sẽ là nguồn cảm hứng cho Trung Quốc và Đông Nam Á tìm kiếm thỏa thuận tương tự ở Biển Đông," ông nói.
Đó là hy vọng, còn thực tế gần đây giới học giả và dư luận Nhật ngày càng lo ngại về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc. Khảo sát của BBC World Service năm 2011 cho hay 88% người Nhật có phản ứng tiêu cực trước viễn cảnh quân đội Trung Quốc trở nên mạnh hơn.
Chính phủ Nhật cũng đã chuyển trọng tâm từ Lực lượng Tự vệ trên Bộ sang trên Biển, đồng thời tái khẳng định liên minh Mỹ - Nhật, củng cố quan hệ với các nước "cùng chia sẻ giá trị" như Úc và Hàn Quốc. Tại Đông Nam Á, Tokyo cũng nhấn mạnh hợp tác đa phương, trong đó có với Việt Nam. Năm ngoái, Thứ trưởng quốc phòng Nhật tuyên bố nước này sẽ đóng vai trò "hợp tác cụ thể hơn" trong cuộc gặp với giới chức Asean bàn về Biển Đông.
Và nói như một phóng viên thường trú ở Tokyo, tin tức tại Nhật Bản hiện nay hình như chỉ xoay quanh hai vấn đề: sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc (mà Nhật và cả châu Á phụ thuộc), cùng các bài viết về đe dọa an ninh của Trung Quốc.
Mới nhất trong tuần này, Nhật Bản và Trung Quốc lại cãi vã sau khi Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho hay một trong bốn đảo ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư được xếp vào tài sản quốc gia.
Bốn hòn đảo được Nhật chính thức đặt tên vào đầu tháng Ba. Đáng chú ý, theo báo Nhật, năm ngoái Tokyo tuyên bố kiểm soát 23 đảo trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, nhưng đã chừa ra bốn đảo trên để tránh kích động Bắc Kinh. Như thế, động thái liên quan bốn đảo này giờ đây phải được xem là sự cố ý đối đầu ngoại giao.
Sự cạnh tranh chiến lược Nhật - Trung có thể được một số nước tranh chấp Biển Đông ngầm hoan nghênh. Hôm 23/3 lần đầu tiên diễn ra Đối thoại Chiến lược cấp thứ trưởng giữa Nhật và Philippines. Theo truyền thông Nhật, Tokyo có gợi ý cho Philippines tàu tuần tra theo hình thức vốn vay ODA.
Nhưng Trung Quốc sẽ xem những động thái như vậy là sự bao vây. Không khó để hình dung tranh
Hình của Hải quân Nhật chụp tàu TQ gần Senkaku 16/3/2012
Nhật - Trung trong thời gian tới.chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ là hai quân cờ lớn liên quan với nhau trên bàn cờ chiến lược 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120328_japan_security_scs.shtml

 

Biển Đông : Đấu trường của một cuộc chiến mới về khí đốt

Phó đô đốc Alexander Pama giới thiệu với báo chí tấm ảnh chụp ngày 10/04/2012, cho thấy một tàu hải giám Trung Quốc ngăn trở tàu chiến Philippines không cho bắt các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập khu vực bãi Scarborough.
Phó đô đốc Alexander Pama giới thiệu với báo chí tấm ảnh chụp ngày 10/04/2012, cho thấy một tàu hải giám Trung Quốc ngăn trở tàu chiến Philippines không cho bắt các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập khu vực bãi Scarborough.
REUTERS/Romeo Ranoco

Mai Vân
Dù chủ đề chính vẫn là những gì chờ đợi Tổng thống tân cử ở Pháp, vùng Biển Đông đang có dấu hiệu dậy sóng cũng không thoát khỏi sự chú ý của báo giới Pháp. Trên trang trang quốc tế, nhật báo Le Figaro có bài « Biển Trung Quốc (Biển Đông), đấu trường của một cuộc chiến mới về khí đốt » của thông tín viên Arnaud De La Grange, tại Bắc Kinh, nói về việc Trung Quốc và Philippines tranh chấp quyền kiểm soát một vùng có nhiều trữ lượng về nhiên liệu.

Tối thứ Hai vừa qua, nữ phát thanh viên đài truyền hình chính thức Trung Quốc đã nói nhầm khi khẳng định : « Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một thực tế không thể tranh luận ».
Thực ra, phát thanh viên này muốn nói khu vực Bãi đá Scarborough, nơi đang có căng thẳng giữa hai nước từ nhiều ngày qua. Đoạn băng hình nói trên đã được đưa lên internet, kích động thêm các phần tử mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc và làm buồn rầu những người sử dụng internet tại Philippines.
Bài viết điểm lại vụ việc : Từ ba tuần nay, hải quân, tàu chiến Trung Quốc và Philippines đang trong tình thế mặt đối mặt một cách nguy hiểm ở Bãi đá Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, nơi được coi là có trữ lượng lớn về khí đốt tự nhiên.
Tất cả bắt đầu vào ngày 10/4 khi hải quân Philippines tiến hành ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc xâm nhập nơi đây. Ngay lập tức, Bắc Kinh đưa hai tàu hải giám tới bảo vệ các tàu cá Trung Quốc. Từ đó đến nay, cả hai bên đều duy trì sự hiện của tàu chiến, tàu hải giám, ngư chính trong khu vực. Thậm chí, Manila đã huy động tàu hải quân lớn nhất của mình tới nơi này.

Bầu không khí mỗi ngày thêm căng thẳng. Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh tuyên bố rằng Bắc Kinh chuẩn bị « đáp trả mọi leo thang », đồng thời, bà cũng nói là « ít lạc quan » về diễn tiến của tình hình Bãi đá Scarborough. Bắc Kinh còn cảnh báo các công dân của mình về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, dự trù được tổ chức vào thứ Sáu này ở Manila.
Các cuộc biểu tình này dường như được tổ chức bởi các nhóm thân cận với chính quyền, bởi vì ông Benigno Aquino đã đắc cử Tổng thống với cam kết phục hồi niềm tự hào dân tộc. Hôm qua, các công ty du lịch Trung Quốc ngừng đưa du khách sang Philippines.

Le Figaro nhắc lại những đòi hỏi về chủ quyền của các bên liên quan, ở Bãi đá Scarborough và trong vùng Biển Đông.
Bãi đá Scarborough cách đảo chính của Philippines 140 hải lý (230 km) về phía tây, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, được quốc tế công nhận theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Chính vì vậy, Manila luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với Bãi đá này.

Trong khi đó, Trung Quốc viện dẫn cái gọi là « thực tế lịch sử » để đòi có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, do đó, Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Năm ngoái, Philippines đã tố cáo các tàu Trung Quốc ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí của nước này, thế nhưng, Bắc Kinh lại không chấp nhận đề nghị của Manila đưa hồ sơ tranh chấp này ra tòa án trọng tài quốc tế.
Trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước trong khu vực tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ vào lúc chính quyền Obama điều chỉnh chiến luợc, tăng cường sự hiện diện tại châu Á.

Trong tình hình nóng bỏng này, Hoa Kỳ, một mặt tránh những động thái gây thêm căng thẳng, mặt khác, tái khẳng định cam kết hỗ trợ Philippines trong trường hợp nước này bị tấn công, theo tinh thần hiệp ước quân sự được ký từ năm 1951. Trong năm 2012, viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Philippines tăng gấp ba lần, đồng thời, Philippines còn đề nghị Mỹ giúp đỡ trang bị hệ thống phòng thủ của nuớc này.

Theo nhận định của Le Figaro, các tranh chấp ở Biển Đông không chỉ mang tính địa chính trị mà còn bao hàm cả nội dung kinh tế. Nhiều nước trong khu vực đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
Một báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2008 đánh giá rằng vùng Biển Đông có trữ lượng lên tới 213 tỷ thùng. Theo tập đoàn dầu khí Anh BP, đây là trữ lượng cao nhất so với tất cả các nước trên thế giới, chỉ sau Ả Rập Xê Út và Venezuela.

Pháp : Các khó khăn rình rập vị tổng thống tân cử
Báo chí Pháp chạy tít trang nhất trên những chủ đề thời sự khá tản mạn, như Libération nói đến sự kiện Tổng thống Mỹ Obama tán đồng đám cưới người đồng tính, ông Hollande ở Pháp cũng vậy, cho nên tờ báo hóm hỉnh ghép ảnh hai Tổng thống tươi cười nhìn nhau trên phông nền màu cầu vồng với hàng tựa bên dưới : « Hôn nhân đồng tính : Họ trả lời thuận (Ils disent oui) ».
Nhưng chủ đề thời sự chính đối với các báo Paris vẫn là những gì chờ đợi Tổng thống tân cử ở Pháp. Le Figaro nhìn thấy quan hệ khó khăn với Đức : « Thủ tướng Merkel sẽ không nhượng bộ ông Hollande trên mặt siết chặt ngân sách », tít lớn trang nhất.

Về phần mình, Les Echos chú trọng đến thuế đánh trên lợi tức cao, thông báo là ông Hollande sẽ nâng mức thuế ngay từ mùa hè này. Tờ báo còn ghi nhận bối cảnh kinh tế ảm đạm của Pháp, không thấy tươi sáng một chút nào : tăng trưởng quý hai, theo Ngân hàng Trung ương Pháp sẽ ở mức 0 như vào quý một.

La Croix thì nhìn thấy mối đe doạ trên việc làm do kế hoạch sa thải người của các công ty, tập đoàn. Theo tờ báo, các kế hoạch đã được dời lại do cuộc bầu cử. Giới công đoàn đã lên tiếng tố cáo chính quyền mãn nhiệm đã can thiệp để các kế hoạch sa thải không được đưa ra trong thời gian vận động tranh cử. Giờ đây thì những kế hoạch như việc tập đoàn đại siêu thị Carrefour, sa thải từ 3.000 đến 5.000 việc làm, có nguy cơ được thực hiện.

Cam Bốt cảnh báo nạn thuốc giả
Trong bài báo tựa đề « thuốc giả tràn lan », nhà báo Arnaud Dubus của tờ Libération, cảnh báo về tệ nạn thuốc giả gia tăng với tốc độ chóng mặt trong 15 năm qua ở Cam Bốt, trong bối cảnh chính quyền Phnom Penh cố gắng ngăn chặn nhưng một cách trầy trật do việc thuốc giả mang lại lợi nhuận quá cao, vào lúc mà không thể kiểm soát hàng buôn bán trên mạng Internet.
Bài phóng sự mở đầu với cảnh tướng Sau Pan, đặc trách chiến dịch chống thuốc giả, đang ung dung chờ "phán xét" của chiếc máy tối tân Truscan, hoạt động bằng quang phổ, có thể phát hiện ra thuốc giả, thuốc thật trong không đầy một phút.

Ông đã đưa vào chiếc máy một viên Lipitor, giúp giảm mỡ trong máu, kết quả in trên màn ảnh của máy làm viên tướng sửng sốt : giả. Ông không thể ngờ những người làm thuốc giả tinh vi như vậy, và đến ông còn bị lừa.
Câu chuyện trên theo tác giả bài báo cho thấy tầm mức tệ nạn này ở Cam Bốt nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung. Bài báo trích số liệu của viện Iracm, ở Paris, nghiên cứu về thuốc giả, theo đó 30% thuốc bán ra trong khu vực là thuốc giả hiệu.
Nhưng theo một số chuyên gia, tỉ lệ này trên thực tế cao hơn nhiều, vì khi một nhà thuốc bị kiểm tra để tịch thu thuốc lậu, thì những nhà thuốc khác rút giấu ngay những mặt hàng này.

Trên thị trường buôn lậu, thuốc giả được xem là mặt hàng mang lại lợi nhuận kếch xù nhất, cao gấp 10 lần so với bạc giả hay ma túy. Sản xuất thuốc giả không cần thiết bị gì tốn kém : chỉ cần vỏ bọc, bên trong thì nào là cát, hạt bụi…, về màu các viên thuốc thì họ sử dụng những loại màu nước.
Cho nên việc chống tệ nạn này không đơn giản chút nào vì nhiều lý do, trước tiên là đứng sau các đường dây là những nhân vật quyền thế.

Theo bài báo thì từ năm 2010, Pháp trợ giúp Cam Bốt trong vấn đề chống thuốc giả, và đã có 1.000 tiệm thuốc bị đóng cửa tại Phnom Penh. Nhưng tại các vùng sát biên giới phía Tây, như Paillin, hay Anlong Veng, vùng Tây Bắc, nơi được chính quyền Phnom Penh kiểm soát một cách lỏng lẻo, nạn này lan tràn. Dù có biết nhưng không ai dám nêu tên các thủ lãnh đường dây, nhưng mọi người đều biết đứng phía sau là chính trị gia hoặc quân nhân cao cấp.

Tướng Sau Pan cho biết là mỗi khi thực hiện một chiến dịch thì họ chỉ báo trước cho các bộ, ngành 2 tiếng đồng hồ mà thôi. Cho dù thế, trong số lượng hàng mà cơ quan ông khám phá, thì một nửa đã biến mất khi họ đến tịch thu.
Công việc của ông rất nguy hiểm đối gia đình ông. Con trai của tướng Sau Pan từng bị bắt cóc, được thả sau 20 ngày với tiền chuộc. Một số kẻ bắt cóc đã chạy sang Pháp, Thụy Điển, Thái Lan.

Theo bài báo những nơi sản xuất thuốc giả phần lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng có khi chính những xưởng chế tạo thuốc nhãn hiệu đàng hoàng lại làm thuốc giả vào ban đêm.
Bài báo nhắc lại : Trong một vụ gần đây, thuốc giả mua tại Cam Bốt được gởi qua bưu điện đến Nhật Bản, và Tokyo đã báo động về những kiện hàng họ thấy không bình thường.

Theo bài báo, việc kiểm tra hàng ở hải quan, hay tại các hiệu thuốc hầu như không thể phát hiện thuốc giả, ngoại trừ gởi mẫu đến phòng thử nghiệm hay sử dụng chiếc Truscan, một chiếc máy trị giá 30.000 euro, mà cảnh sát Cam Bốt chỉ có một chiếc duy nhất và lại do viện bào chế Thụy Sĩ Pfitzer cho mượn.

Mối đau đầu lớn khác nữa cho giới chống nạn thuốc giả là mạng internet. Giới trẻ quen mua sắm trên internet, mua thuốc trên mạng với giá rẻ hơn nhiều so với giá ở nhà thuốc tây. Ngã béo bở này đã khiến ít nhất 50% thuốc bán trên mạng là giả. Việc kiểm tra các kiện hàng mua trên mạng hầu như là không thể thực hiện được.




Bài báo lấy ví dụ trong nhà kho bưu điện tại sân bay Roissy, những kiện hàng thuốc giả đến từ Lào, Cam Bốt, Việt Nam hay Ấn Độ hiện đang chất cao đến tận trần nhà.
Bài còn nhắc lại đối với Việt Nam, vào cuối năm 2011, sau những thương lượng gay go, Pháp đã có một thỏa thuận hợp tác với Việt Nam chống nạn thuốc giả, tương tự như với Cam Bốt năm 2010.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20120511-bien-dong-dau-truong-cua-mot-cuoc-chien-moi-ve-khi-dot
 

PHẠM ĐỨC ĐỒNG HÙNG * MỐI THÙ ĐỒNG CHÍ


Mối thù Ôn-Bạc, phe Đoàn và phe thái tử ? 
Phạm Đức Đồng Hùng(Fwd: Apr 8, '12 9:46 PM)

Chiếc Ferrari màu đỏ đổ xịch trước cửa tư gia Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh trong một buổi tối đầu năm nay và con trai của một trong những lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc bước ra trong bộ cánh dạ tiệc lịch lãm. Bạc Qua Qua (Bo Guagua), 23 tuổi, hẹn ăn tối với con gái của John Huntsman, đại sứ Mỹ lúc đó.


Nhưng chiếc xe mới là điều đáng chú ý. Cha của người lái là Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nhân vật trọng tâm của một chiến dịch đầy tranh cãi với mục tiêu khôi phục tinh thần Mao Trạch Đông qua việc quảng bá những bài hát cách mạng cũ, hay còn gọi làÕ  “nhạc đỏ”.

 Ông ta còn ra lệnh học sinh và cán bộ phải đi lao động tại các nông trường để bắt mối liên lạc với nông thôn. 

Trong khi đó thì con trai ông ta chạy chiếc xe trị giá hàng trăm ngàn đô la có màu đỏ như màu cờ của một nước mà lợi tức trung bình của mỗi gia đình vào năm ngoái làÕ khoảng 3,300 Mỹ kim.

  Đó là đoạn nhập đề của bài viết “Children of the Revolution” (Những đứa con cách mạng) của Jeremy Page trên tờ The Wall Street Journal ngày 26.11.2011; sau được tờ The Weekend Australian đăng lại trong số ra ngày 3.12.2011 với nhan đề, “The mass look astance as China’s partying princelings put on a show”. (Công chúng đang ngờ vực khi những thái tử đảng được đưa ra trình diễn).
Điều đáng nói làÕcả hai nhân vật nêu trên đều là  “thái tử đảng”.

 
Bạc Hy Lai làÕ  con trai của Bạc Nhất Ba (Bo Yibo - 1908-2007), bộ trưởng tài chính đầu tiên của Trung Cộng, một nhân vật bảo thủ từng chủ xướng hai cuộc thanh trừng nhắm vào Hồ Diệu Bang vàÕ Triệu Tử Dương.
Với xuất thân này, “thái tử Bạc Hy Lai” lên như diều gặp gió, trở thành ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh vàÕmột tương lai sáng lạn hơn khi có tin ông ta sẽ lên cao nữa trong đại hội tới.
Còn “Thái tử Bạc Qua Qua” thì đã tốt nghiệp Oxford tại Anh vàÕ đang theo học hậu đại học tại Kennedy School of Government thuộc Đại Học Harvard. Với lý lịch và học lực như thế, một tương lai sáng lạn đang chờ đợi cậu ta.
 
Tuy nhiên tháng Ba vừa qua Bạc Hy Lai đã bị cách chức khiến thế giới tốn khá nhiều giấy mực để bàn về những âm mưu đấu đá khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị khai mạc đại hội đảng thứ 18 vào ngày 18.10.2012.
Trong đại hội này thì Hồ Cẩm Đào sẽ chính thức nghỉ hưu và truyền chức bí thư, chủ tịch nước kiêm chủ tịch quân ủy trung ương cho Tập Cận Bình. Nhưng đây chỉ làbề nổi của tảng băng chìm. Bởi quyền lực của đảng không tóm thu hết vào tổng bí thư màÕ làÕ Bộ Chính trị (BCT) với 25 ủy viên. Nhưng thành phần quan trọng nhất lại làÕ Thường trực BCT (TTBCT) với 9 ủy viên: đây sẽ làÕ những tiếng nói tối hậu cho đường hướng của Trung Quốc trong 5 năm tới.
Trong đại hội 18 sẽ có 7 số trong 9 ủy viên TT BCT hiện tại về hưu nên hiện tại những trận đấu đá căng thẳng đang diễn ra giữa các phe phái để đưa người của mình vào. Chính việc cách chức nhân vật bảo thủ Bạc Hy Lai, người mà  trước đây ai cũng tin chắc làÕ sẽ nắm 1 trong 7 cái ghế trống nói trên, đã khiến thế giới bàn tán ồn ào với nhiều giả thuyết và bằng chứng. Thứ nhất, đây vừa là một đòn thù cá nhân của Ôn Gia Bảo với dòng họ Bạc. Khi ra tay trả thù, họ Ôn có sự hậu thuẫn của cả Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Chính Bạc Nhất Ba đã cổ xuý các cuộc thanh trừng Hồ Diệu Bang vàÕ Triệu Tử Dương, làÕhai ông thầy đỡ đầu cho Ôn Gia Bảo. Và họ Bạc cũng đã đòi phải kỷ luật Ôn Gia Bảo trong vụ thanh trừng Triệu Tử Dương nhưng họ Ôn thoát nạn. Bạc Nhất Ba đã chết năm 2007 và nay đứa con Bạc Hy Lai phải lãnh “quả báo” từ họ Ôn!
Thứ hai, đây là ngón đòn của phe cải tổ đối với phe bảo thủ mệnh danh “Tân Tả” (New Left), trong đó Bạc Hy Lai được xem là một thủ lĩnh đầy cá tính.
Thứ ba, đây còn làtrận đấu giữa phe “Đoàn thanh niên” với phe “thái tử đảng”. Phe Đoàn lànhững lãnh tụ tiến thân bằng sức mình, từ sinh hoạt ở đoàn thanh niên rồi vào đảng, “phấn đấu” để đi lên như Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, khác với giới lãnh đạo nhờ ” thụ thai” như Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai sinh năm 1949 đúng ngày khai sinh của Trung Cộng và hưởng mọi ưu đãi của một “thái tử đảng”. Nhưng khi Cách Mạng Văn Hóa (CMVH) nổ ra vào năm 1966 thì Bạc Nhất Ba bị thanh trừng và  “thái tử” bị tống vào trại lao động, còn bà mẹ thì bị Hồng vệ binh đánh chết.
Sau khi Mao chết vào năm 1976 thì Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền. Lúc này Bạc Nhất Ba được phục chức, trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch NhàÕ nước vàÕ được liệt vào nhóm “bát tiên”, “bát bất tử” hay “bát đại nguyên lão” (Eight Immortals) cùng với Đặng Tiểu Bình,Trần Vân, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn và Tống Nhiệm.

 
Theo cha, Bạc Hy Lai về học sử tại Đại học Bắc Kinh và sau khi tốt nghiệp lại theo đuổi bậc cao học báo chí tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. 


Tuy nhiên nhờ thế cha, năm 1993 thì Bạc Hy Lai không làm báo mà trở thành thị trưởng Đại Liên ở miền đông bắc Trung Quốc, một lãnh tụ “đầu gàÕ“. 

Mặt khác, nhờ vào kỹ năng báo chí đã học, Bạc Hy Lai trở thành một lãnh tụ con có nét riêng, biết cách tự quảng cáo mình.


Quý tử của Bạc Hy Lai và bí mật động trời được hé lộ
 Gia đình hạnh phúc của vợ chồng Bạc Hy Lai và cậu ấm Qua Qua
  Sau nhiều chức vụ khác nhau ở cấp tỉnh, thành phố, năm 2004 Bạc Hy Lai được “cơ cấu”vào Trung ương đảng chuyển về Bắc Kinh làm bộ trưởng thương mại.

 Tại đây, Bạc Hy Lai đã tạo tiếng tăm cho mình bằng năng lực cá nhân, thí dụ có thể ứng khẩu nói chuyện, phát biểu chứ không phải cầm diễn văn đọc chán ngấy như các lãnh tụ khác.
 
Năm 2007 Bạc Hy Lai được cử làm bí thư Trung Khánh, đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Trung Quốc. 


Trùng Khánh là thành phố lớn, có dân số 31.4 triệu người, diện tích 82,300 cây số vuông và chính tại đây tiếng tăm của họ Bạc càng tăng cao theo sự lộ liễu của tham vọng cá nhân.
Bạc Hy Lai đã xây dựng một mô thức kinh tế chỉ huy song song với các sinh hoạt chính trị - xã hội kiểu “phát động phong trào” tại thành phố lớn này. 


Ông ta ra lệnh các đài phát thanh và truyền hình phải sử dụng càng nhiều nhạc đỏ càng tốt. Ông ta ra lệnh học sinh và cán bộ phải đi lao động ở các nông trường như là thời CMVH. 
 
Ông ta đầu tư rất nhiều vào những dự án phúc lợi như xây chung cư rẻ tiền cho dân nghèo và miễn hay giảm học phí cho người nghèo. 

Những chính sách này đã tạo nên cái gọi là "mô hình Trùng Khánh" và được phái “Tân Ta” xem là chọn lưạ tốt nhất cho Trung Quốc.

 Tuy nhiên điều naỳ làm nhiều lãnh tụ chủ trương cởi mở kinh tế e ngại. Thứ nhất là hào quang chính trị của Bạc Hy Lai. Thứ hai là chủ trương “phục hồi tinh thần Mao Trạch Đông” và  kiểu “phát động phong trào” như là CMVH: nếu Bạc Hy Lai thắng thế, các đế chế kinh doanh của gia đình và dòng họ sẽ bị bóp chết.
 
Bạc Hy Lai cũng khét tiếng qua việc dẫn dắt chiến dịch chống mafia quyết liệt ở Trùng Khánh với hàng loạt các vụ hành quyết, bắt giữ, ép cung, xử oan.

 
Nhưng người đích thân thực hiện chiến dịch này là Vương Lập Quân, giám đốc công an. Nhờ công bài trừ mafia, ngoài chức giám đốc công an, Vương Lập Quân được thăng hàm “phó thị trưởng”�. 

 
Gãy cánh
 Tuy nhiên ngày 2.2.2012 Vương Lập Quân bị Bạc Hy Lai giáng chức, từ giám đốc công an chuyển sang làm giám đốc sở văn hoá, khoa học, giáo dục; một lĩnh vực mà ông ta hoàn toàn mù tịt. Mặt khác, Bạc Hy Lai đã thực hiện việc này như một lãnh chúa tối cao, không hề thông báo cho ngành dọc của Vương Lập Quân là Bộ Công an.
Không khí chính trị ở Trùng Khánh trở nên căng thẳng và ngày 6.2.2012 Vương Lập Quân chạy đến Toà lãnh sự Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn. Ngay hôm sau đích thân thứ trưởng công an Tần Tấn (Qin Jin) đến tận nơi hộ tống ông ta về Bắc Kinh.
Ngày 8.2.2012 theo lệnh Bạc Hy Lai, chính quyền Trùng Khánh ra thông báo cho biết Vương Lập Quân “nghỉ phép để trị bệnh”. Chỉ một thời gian sau, ngày 15.03.2012, ĐCSTQ ra thông báo ngắn, cho biết là ông Bạc Hy Lai thôi nhiệm chức bí thư thành ủy Trùng Khánh. Thông báo cũng cho biết phó thủ tướng Trương Đức Giang sẽ đến thay thế và các thông tin bên ngoài cho hay đây là một nhân vật bảo thủ, cùng cánh với Bạc Hy Lai.
Các thông tin bên trong cho thấy Vương Lập Quân đã phanh phui các hành vi tham nhũng của gia đình họ Bạc. Ngay lập tức, Bạc Hy Lai giáng chức Vương bất kể nguyên tắc và việc này khiến Vương lo sợ cho sinh mạng của mình, do đó tức tốc lái xe bỏ trốn, chạy đến Thành Đô xin trú tại Tòa Lãnh sự Mỹ.
Tin cho biết khi chạy trốn Vương Lập Quân đã mang theo vũ khí hộ thân là hồ sơ đen về gia đình Bạc Hy Lai. Vấn đề là trong khi trú tại Toà lãnh sự Mỹ, ông ta đã cho người Mỹ sao lại hồ sơ nào hay không?
Chỉ vấn đề này thôi có thể làm tắc nghẽn đường tiến thân của Bạc Hy Lai: ĐCSTQ không thể để một nhân vật mà người Mỹ “nắm thóp” nhảy lên những vị trí quan trọng.
Mặt khác, như đã nói ở trên, “Mô hình Trùng Khánh” của Bạc Hy Lai đã trở thành biểu tượng của "tả phái", với khẩu hiệu xây dựng một xã hội quân bình hơn như dưới thời Mao Trạch Đông.
Mà điều này đã chạm tới Hồ Cẩm Đào và  Ôn Gia Bảo, là phe cải cách. Ngày 14.3.2012, chỉ một ngày trước khi có quyết định bãi chức Bạc Hy Lai, Ôn Gia Bảo đã đọc diễn văn bế mạc phiên họp quốc hội, cảnh cáo về việc cấp thiết phải cải cách đất nước bằng không thì “những thảm họa như CMVH có thể sẽ xảy ra”.
Những uẩn khúc trong đời
Bạc Hy Lai hô hào chống tham nhũng, hô hào phục hồi tinh thần Mao Trạch Đông và xây dựng xã hội công bằng. Thế nhưng những cư dân mạng Trung Quốc lấy làm bất mãn vì một lãnh tụ “thanh bạch”  như ông ta lại có thể cho con trai du học tại Oxford và sau đó tại Harvard. Không chỉ du học tại hai trường đại học tư đắt đỏ nhất thế giới, cậu còn lái chiếc Ferrari trị giá mấy trăm ngàn đô.
Nếu quả có chuyện Vương Lập Quân ôm hồ sơ tham nhũng khi chạy trốn, chắc hẵn hồ sơ này có thể phanh phui ra các nguồn thu nhập mà Bạc Hy Lai dùng để trả cho các chi phí ăn học và ăn chơi của con trai mình.
Nhưng vấn đề còn là chuyện ý thức hệ, chuyện lập truờng giai cấp. Trong khi con mình ăn chơi phè phỡn như thế đó thì ông bố ra lệnh cho những học sinh và các viên chức dưới quyền mình phải đi “lao động xã hội chủ nghĩa” hay “tự cải tạo mình” ở nông thôn. Đâu làÕ “công bằng”?
Và nếu “thái tử” Bạc Qua Qua hiện tại là vậy, “thái tử Bạc Hy Lai” thời trước như thế nào?
Trong tài liệu do WikiLeaks đã đưa lên mạng năm 2010 có bức điện liên quan đến Bạc Hy Lai, do Toà Đại sứ Mỹ chuyển về Bộ Ngoại giao. Nội dung cho biết Mỹ đã thu được tài liệu cho thấy trong thời CMVH, để thoát thân như là thành phần “tiến bộ” và “giác ngộ”, Bạc Hy Lai đã tố cáo cha mình. Bức điện ghi nhận xét: “Người Trung Quốc đặt mối quan hệ gia đình trên hết, vì thế mà nhiều người nhìn Bạc Hy Lai như một kẻ phản bội hèn hạ”.
Bạc Hy Lai chào đời khi bố mình làbộ trưởng nên đã hưởng mọi đặc ân, học trong trường học dành riêng cho “thái tử đảng” là Trường cấp hai số 4 tại Bắc Kinh. Chính tại đây, Bạc Hy Lai đã cùng bạn học “thái tử đảng” đề xướng những cuộc đấu tố đầu tiên của CMVH để rồi sau đó bị cảnh gậy ông đập lưng ông.
Tháng 6.1966, những tháng đầu tiên của CMVH, một bạn học của Bạc Hy Lai đặt ra bài vè như là một thứ “đảng ca” của giới “thái tử đảng”: “Cha anh hùng, con cũng anh hùng. Cha phản động, con là đồ khốn khiếp”. Trong bài ca này, những Hồng vệ binh như Bạc Hy Lai đã biến phòng ăn của nhà trường thành nhàtù để nhốt các thầy giáo có thành phần xuất thân gọi là “kẻ thù giai cấp”. Tại đây, họ đã trích máu của các nạn nhân để vẽ lên tường khẩu hiệu “Độc tài đỏ muôn năm”!
Tuy nhiên thâm ý của Mao là thanh trừng đồng chí thân thiết mà ông sợ là  “nuôi ong tay áo”. Bởi thế chỉ vài tháng sau thì cha mẹ của các “thái tử” hung hăng này bị biến thành “kẻ thù giai cấp” và để làm việc này, Mao đã sử dụng các Hồng vệ binh có thành phần xuất thân kém “cách mạng” hơn. Bạc Nhất Ba bị bắt, bị tra tấn rồi đưa về miền quê cải tạo. Còn Bạc Hy Lai bị lớp Hồng vệ binh bắt rồi giam tù trong suốt 6 năm.
Năm 1976 Bạc Nhất Ba được phục chức nhưng gia đình này chịu một vết thương không bao giờ chữa khỏi. Mẹ của Bạc Hy Lai cũng bị bắt và đã bị giết chết trong CMVH, không thể nào tìm ra thi hài!
Nếu ở trên Bạc Hy Lai bị phanh phui là tố giác cha mình thì ở đây ông ta mắc tội “phát động” một phong trào để rồi gây ra cái chết của chính mẹ mình. Đến bây giờ, sau khi gia đình tan nát vì Mao, vì CMVH, nhưng Bạc Hy Lai lại cổ xúy phục hưng tinh thần Mao, phục hưng CMVH.
Bạc Hy Lai hoàn toàn trái ngược với đối thủ của mình làÕ  Ôn Gia Bảo.
Ôn Gia Bảo
Ôn Gia Bảo lớn hơn Bạc Hy Lai 7 tuổi nhưng xuất thân kém “?qúy tộc” hơn vì cha chỉ là một giáo viên quèn. Tuy nhiên ông giáo viên này cũng bị thanh trừng trong CMVH, bị tước quyền dạy học và bị bắt đi chăn lợn.
Thời trẻ Ôn Gia Bảo theo học ngành địa chất. Sau nhiều chức vụ chuyên môn kiêm đảng ủy trong các cơ quan địa chất khác nhau, năm 1983 được cử làm Thứ trưởng Bộ Địa chất - Khoáng sản. Từ đây, năng lực của Ôn Gia Bảo được nguyên Tổng bí thư Hồ Diệu Bang chú ý nên năm 1985 được cất nhắc làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng trung ương Đảng. (VPTƯĐ).
Hồ Diệu Bang tỏ ra là người khá cởi mở, đã khôi phục danh dự cho những người từng bị vu cáo trong thời CMVH. Ông cởi mở và khoan dung hơn với giới trí thức. Ông cũng nới rộng quyền tự trị của người Tây Tạng và ra lệnh rút hàng nghìn cán bộ người Hán khỏi nơi này.
Tuy nhiên những cải tổ này làm phe bảo thủ khó chịu mà nhân vật hàng đầu là Bạc Nhất Ba. Họ Bạc đã lôi kéo nhiều người, lôi kéo phó thủ tướng Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), cha của Tập Cận Bình hiện tại. Tập Trọng Huân từ chối nên bị ghi tên vào sổ đen và, sau đó, khi lên tiếng chỉ trích vụ đàn áp Thiên An Môn, Tập Trọng Huân đã bị cho về hưu non và tên tuổi chìm vào bóng tối.
Hồ Diệu Bang bị buộc tội vi phạm những “nguyên tắc chính trị quan trọng", để xảy ra hàng loạt vụ biểu tình của sinh viên vào cuối năm 1986. Ông bị buộc tội "có những sai lầm trong các mối quan hệ Trung-Nhật".
Ngày 16.1.1987 Hồ Diệu Bang bị buộc phải từ chức và ghế tổng bí thư về tay Triệu Tử Dương. Bất kể sự xáo trộn này, Ôn Gia Bảo vẫn không hề hấn gì và trong đại hội đảng đầu năm 1987, ông ta trở thành Chủ nhiệm VPTƯĐ.
Tháng 4.1989 Hồ Diệu Bang qua đời và đám tang của ông đã khơi mào nên vụ biểu tình Thiên An Môn. Giữa cao trào của cuộc biểu tình, nguyên tổng bí thư Triệu Tử Dương đã cùng Ôn Gia Bảo đích thân đến đây gặp gỡ và xin lỗi sinh viên vì đã đến “quá trễ”�. Hành động này bị xem là mềm yếu và tháng 5.1989 họ Triệu bị thanh trừng, bị quản thúc tại gia cho đến khi qua đời vào năm 2005.
Lớn giọng nhất trong nhóm kết án Triệu Tử Dương lại là Bạc Nhất Ba. Lúc này họ Bạc đòi hỏi phải thanh trừng cả Ôn Gia Bảo tuy nhiên bất thành. Ôn Gia Bảo đã “thành khẩn kiểm điểm” và  quay ngoắt 180 độ để ủng hộ phe cứng rắn, do đó nhận được sự bao che của các lãnh tụ lão thành khác.
Bạc Nhất Ba là kẻ thù của hai ông thầy đỡ đầu của Ôn Gia Bảo. Không chỉ là đỡ đầu cho Ôn Gia Bảo, Hồ Diệu Bang còn là người đỡ đầu cho những lãnh tụ khác, trong đó có Hồ Cẩm Đào. Cha của Tập Cận Bình là người từng ủng hộ Hồ Diệu Bang và từ chối sự lôi kéo của Bạc Nhất Ba.
Bởi lẽ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết là Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (phó thủ tướng) đều đến nhà bà vợ goá của Hồ Diệu Bang để thăm hỏi chúc tết.
Bạc Nhất Ba còn là kẻ thù của chính Ôn Gia Bảo. Đã vậy, truyền nhân của Ba là Bạc Hy Lai lại chăm chăm phá vỡ những di sản của cuộc cải tổ mà  Hồ Diệu Bang đã đặt nền móng, Triệu Tử Dương đã phát triển và được chính họ Ôn tiếp nối trong các năm qua.
Mặt khác, Bạc Hy Lai còn tạo uy tín cá nhân, đánh bóng hào quang của mình quá mức, đến độ khiến cả báo chí nước ngoài chú ý. Do đó Bạc Hy Lai phải bị diệt.
Cải tổ và bảo thủ: hai thứ quyền lợi
Phe bảo thủ xem Bạc Hy Lai và mô hình Trùng Khánh sẽ giữ Trung Quốc trong quỹ đạo XHCN và điều này là m phe cởi mở kinh tế lo sợ. Họ sợ rằng Bạc Hy Lai sẽ là một Mao Trạch Đông mới, một nhà độc tài có thể đe dọa họ vàÕ các quyền lợi kinh doanh của thân nhân gia đình họ.
Chỉ một ngày trước khi cách chức Bạc Hy Lai, Ôn Gia Bảo đã phát biểu trước quốc hội: “Chúng ta phải đẩy mạnh các cải cách về kinh tế vàÕ cấu trúc, trước hết là cuộc cải cách của hệ thống lãnh đạo Đảng và nhà nước, bằng không thì Trung Quốc không thể giải quyết các vấn đề của nó một cách cơ bản vàmột thảm kịch như CMVH có thể xảy ra”.

  Tuy nhiên loại bỏ “người hùng Tân Tả” này không phải chuyện dễ vì Bạc Hy Lai có đồng minh hùng mạnh ở trung ương, trong đó có ủy viên thường trực Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, phụ trách Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị. 

Do đó việc Vương Lập Quân bỏ trốn đã biến thành một cơ hội vô giá cho họ ra tay.



Quý tử của Bạc Hy Lai và bí mật động trời được hé lộ
 Những hình ảnh được dư luận Trung Quốc đánh giá là phản cảm, biểu hiện cho lối sống "ăn chơi, sa đọa" của cậu hai Bạc gia
Thế nhưng Hồ và Ôn đã không dám khuấy động cả phe bảo thủ do đó phải đưa Trương Đức Giang, cùng nhóm Tân Tả và cùng nhóm “thái tử đảng” với Bạc Hy Lai về thay thế ông ta ở Trùng Khánh.
Phạm Đức Đồng Hùng





Ôn Gia Bảo (Phải) & Thủ Tướng Thái (Trái) 17/4/12 Reuters


TRẦN NHU * TRUNG CỘNG NHẤT ĐỊNH SỤP ĐỔ


Communist China will surely be collapsed!
Tran Nhu

In this article, the writer analysed the reasons why communist China has to be collapsed and after that event, what do the Vietnamese have to do to protect the country from future’s threats of China as well as develop the nation. Following is an outline of major points of the writer’s original in Vietnamese:
 
- The civilization of humankind in the 21st century is entirely different from the civilization of China in the 20th century; during which the Communist Party of China (CPC) could have hidden everything. The whole of China looked to be brainwashed by only one communication facility: the loudspeaker of the Beijing Radio Station. Now, China has Internet, Blogs, Social Web Pages (like Facebook, T\witter, You Tube), searching engines (like Google, Yahoo) etc. They can’t hide the people of China any more. Liu Xiaobo’s Nobel Peace Prize in 2010 was as a slap in the face of the leaders in Beijing about human rights, freedom of thought and speech.

- After the Jasmine Revolution, Hillary Rodham Clinton stated (via an interview by Jeffrey Goldberg of The Atlantic) that communist China will surely be collapsed. They tried to stop history from moving, but they couldn’t. The China’s people will one day rise up to demand what they deserve. The world revolution has swept Myanmar, i.e., a country very close to VN and China. The people of China and VN will demand change! That is inevitable!

- What will Vietnam have to do after the communist China collapse? When communist China collapses, the Communist regime of VN will surely be collapsed. The new democratic regime in VN has to adopt a new immigration policy and strategy which massively returns the Chinese to China. They are the 5th Military Army that will threaten Vietnam’s independence and sovereignty. The servants for Beijing in Hanoi now have to serve their masters in Beijing to keep their positions and political protection (by the CPC). 


They had to sell the country. But the new democratic regime in VN has no reason to maintain China’s domination. We should do like our ancestors did: return the Chinese to China!
For more information, please refer to the writer’s original in Vietnamese.



UNICODE


TRUNG CỘNG CHẮC CHẮN SẼ SỤP ĐỔ !




Trần Nhu


(Vài vấn đề cương yếu đặt ra với những người giữ vai trò lãnh đạo Việt Nam trong tương lai mong rằng sẽ được giới trẻ quan tâm.)
 
Cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ mở ra một kỷ nguyên mới, công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ, nhân loại đang sống trong một môi trường hoàn toàn khác. Không giống như thời cả nước Tầu chỉ có một cái loa. Đó là đài phát thanh Bắc Kinh, tất cả dân Trung Hoa nghe loa ấy. Vấn đề là không thể lùi lại, nền văn minh nhân loại vào đầu thế kỷ 21 đã đạt tới đỉnh cao chói lọi. 

Khoa học, kỹ thuật đã bước những bước nhảy vọt thần kỳ như những phép lạ. Những máy thu hình, truyền hình, truyền tin, computer, files, memory, nó giữ lại được tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, cho nên ta có thể ghi âm, thu hình lưu lại trong bộ nhớ computer, USB nhỏ xíu vật chất … cũng như phát hình, thu hình và nói chuyện điện thoại từ con tầu dưới lòng Đại Dương hay trên mặt trăng.
 Bạn khó tưởng tượng trên trời cao trong không gian chằng chịt những làn sóng điện từ và hoạt động của nhân loại trên khắp hành tinh diễn ra bằng nhiều phương tiện bỏ túi.


Ta có cảm tưởng trái đất ngày nay giống như một ngôi làng. Người trong xóm, ngoài làng có thể liên lạc với nhau, họ có thể sử dụng Twitter, Facebook, họ có thể chuyển tải những đoạn video lên Youtube như một bé gái Trung Hoa ở Quảng Đông bị xe kẹp kêu cứu 7 phút người đi đường thờ ơ, rồi hình ảnh dân làng Ô Khảm đã thu hút sự chú ý không chỉ đối với dân Tầu mà cho cả thế giới xem.


Cái mà trước đây không thể, thì bây giờ cái gì cũng có thể xẩy ra.


Những vấn đề không thể như cách mạng dân chủ ở các xứ Hồi Giáo, điều không thể tưởng nổi cách đây vài ba chục năm.


Cách mạng Hoa Lài phát xuất từ Tunisia và Ai Cập thành công chính là nhờ vai trò của các mạng xã hội như Twitter, Facebook đã nối kết mọi người lại với nhau. Các nguồn thông tin, dự liệu được cung cấp trên các trang Blog, Facebook, Twitter và video trên Youtube đã hỗ trợ rất lớn trong cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập. 

Ảnh hưởng của cách mạng Hoa Lài không chỉ làm chấn động Bắc Phi và Trung Đông, còn làm rung chuyển cả Á Châu nhất là Trung Hoa đại lục.


Bắc Kinh đang tăng cường các hoạt động kiểm soát internet.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton đã không ngần ngại nói: “Trung Quốc sẽ sụp đổ. Họ đang lo lắng và họ đang định ngăn cản lịch sử, đó là việc làm vô ích, họ không thể làm được điều đó.

 Nhưng họ đang cố duy trì kìm hãm càng lâu chừng nào có thể” (…) “Họ làm trò cười. Họ không thể làm được điều đó. Nhưng họ đang cản trở lịch sử càng lâu càng tốt.”


Trong hiện thời, nhóm lãnh đạo Bắc Kinh cũng có người nhận biết xu thế của thời đại, TT Trung Cộng Ôn Gia Bảo tuyên bố “không thể cưỡng lại tự do ”.


Ngày 9-10-2010, trong một buổi phỏng vấn CNN, TT Trung Cộng Ôn Gia Bảo tiếp tục nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải tổ chính trị ông nói: “Mong mỏi của mọi người, sự cần thiết cho mọi người dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được”.

 (Buổi phỏng vấn ông Ôn Gia Bảo với CNN là buổi phỏng vấn đầu tiên của ông với nhà báo nước ngoài trong 2 năm nay được thu băng).


Trước ông Ôn Gia Bảo, đã có Thủ Tướng Triệu Tử Dương (1980-1984 Thủ Tướng nước CHNDTH), Hồ Diệu Bang chủ trương kinh tế thị trường và phóng khoáng về chính trị. Ông Hồ Diệu Bang là lãnh tụ đoàn Thanh Niên Cộng Sản từ 1952 đến 1967 và sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố được thế lực đã chọn Hồ Diệu Bang làm TBTĐCSTC.

  Ở chức vụ này với sự ủng hộ ngầm của Đặng Tiểu Bình, Ông Hồ Diệu Bang đã thực hiện nhiều cải tổ quan trọng như nới lỏng tự do ngôn luận và nhờ đó ông rất được lòng giới trẻ nhất là sinh viên.


Hồ Diệu Bang qua đời 15-4-1989, cái chết của ông là chất men xúc tác tạo nên biến cố Thiên An Môn. Dù không làm chế độ cộng sản tại Trung Cộng sụp đổ, nhưng đã biến dạng bộ mặt nước Tầu.

Các ông đều muốn làm một bậc “chính nhân quân tử Tầu” như truyền thống của Trung Hoa cổ, nhưng giới lãnh đạo cứng rắn bảo thủ giáo điều các ông đều “chết yểu”. 

Tuy nhiên, tình thế mỗi lúc một khác, cái thời cố tình dấu nhẹm hay bóp méo sự thật đã qua rồi. Bây giờ người ta gọi nhau ở trên trời, hội họp, thảo luận thông tin, tường thuật những biến cố xẩy ra ở khắp nơi trên lục địa Trung Hoa, cũng như các nước trên thế giới. 

Tất cả đều ở trên trời, đảng cộng sản ở dưới đất làm gì được nhau, nên có thể nói mà không ngại ai cho là vũ đoán.


Đã có công nghệ thông tin mới, tất sớm muộn phải có mô hình Trung Hoa mới. Sự bùng nổ của cách mạng Hoa Lài đã diễn ra vũ bão tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Vào thời điểm 2012, ngay sân sau của Trung Cộng, nước Miến Điện khai mào cho một cuộc cách mạng Hoa Lài tại Á Châu. 

Trong khi giới lãnh đạo Bắc Kinh vẫn sống quẩn quanh khu vực Trung Nam Hải, triều đình xa cách đời sống thường dân. Mỗi năm xáo trộn càng tăng, trong lúc nội bộ lãnh đạo đảng mâu thuẫn đối nghịch làm rạn nứt càng lớn. 


Nhưng vận mệnh chính trị của nước Tầu giờ đây không chỉ là canh bạc giữa các phe nhóm trong giới lãnh đạo Bắc Kinh, mà người dân Trung Hoa bắt đầu đóng vai trò chính trong cuộc chơi và cũng chính họ cuối cùng sẽ là những người chiến thắng trong ván bài này.
Cuộc đấu giữa quỷ với quỷ.

Phàm các việc kiết hung, họa phúc tới việc quốc sự…các thày tướng số, chiêm tinh gia từ Tây sang Đông đều có thể đoán được và những tâm hồn trầm tĩnh sáng suốt cũng có thể biết trước được những biến cố sẽ xẩy ra.


Thần tướng học, xét đoán con người qua thần thoát ra từ phong cách, tư thế, cử chỉ, động tác, khí phách, giọng điệu… bộc lộ vui buồn, giận giữ, sợ hãi rõ nhất là ở ánh mắt.


 Thần thoát, ánh mắt, sắc mặt phó chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình báo hiệu rõ ràng giông bão sắp xẩy ra và đổ vỡ không thể tránh khỏi…
 
Tập Cận Bình “Đảng Cộng Sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát.”


Ngày 16/ 3/ 2012 lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong không khí đầy căng thẳng lo âu của các đại biểu, đại diện cho nhiều nhóm quyền lực.

 



Hi`nh 1: Ta^.p Ca^.n Bi`nh 
 
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chờ đợi lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/03/2012. 

 
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 


16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.

Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».

Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.

Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».


Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân. (…)

Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».


Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?

( nguồn Reuters/ Jason Lee- Tú Anh )
Vàng, ngọc bị bụi phủ lau sáng được. Còn cục chì sao có thể lau sáng và trở thành vàng ngọc?


Trên thực tế lịch sử chưa hề có thứ Đảng cộng sản nào trong sáng cả. Nó chỉ là một tổ chức ăn cướp đại quy mô đứng đầu bởi những  tên thảo khấu đầu trâu, mặt ngựa được hóa trang hay “là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm” như ông Tập Cận Bình phát biểu.


Làm cách nào có thể “trong sạch hóa” được cái Đảng mà ông sắp cầm đầu gồm những thành phần bất hảo như thế?
 Cái thứ Đảng cộng sản, chỉ có cách duy nhất là bắt nhốt tất cả bọn chúng lại, đào hố thật sâu, “khử trùng” chôn chặt.

Ông Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn tác giả bài “ Trung Quốc đi về đâu”


Dịch giả: Trương đăng Ðệ (Trích trong China Wakes của Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn) Có đoạn viết:


“Những nước phát xít như Tây Ban Nha có thể tiến hóa thành dân chủ, trong khi chế độ CS hoàn toàn sụp đổ. Hơn nữa, sự tiến hóa ở Tây Ban Nha và ở Ðài Loan không phải là một sự tình cờ.
Một trong những bài học của chủ nghĩa Thị trường - Lênin là chủ nghĩa ấy là một sự phối hợp có tính chất năng động và bất ổn. 

Khi thị trường lớn mạnh, nó có khuynh hướng gặm nhấm dần Lênin tính đi (chúng tôi nhấn mạnh). Quá trình đó đang bắt đầu ở TQ. Nó đơn giản chỉ là một câu hỏi công khai rằng đảng CS có để yên cho quá trình đó diễn tiến không, nếu đó có nghĩa là đảng sẽ tự chôn vùi nó. 

Trong chiến tranh lạnh, một trong những tranh luận được kéo dài nhất trong các sinh viên Liên xô nằm giữa phe thấy trước sự sụp đổ của nhà nước và phe tiên đoán được sự đồng hành với thế giới không CS. Cuối cùng, phe có quan điểm đen tối nhất đã thắng. 

Bây giờ cuộc tranh luận đó đang sôi nổi ở TQ. Một trong những điều được nói tới nhiều nhất về sách vở trong những năm gần đây là sự tiên đoán về sự sụp đổ của thế giới CS,

 do Zbigniew Brzezinski viết trong những năm 1980, được in bằng tiếng Tàu và xuất bản lậu cho các viên chức cao cấp.”
Quan sát ở mọi góc độ:

Một cuộc thăm dò vô tiền khoáng hậu ở Tầu.
63% dân Trung Quốc muốn thể chế dân chủ kiểu Tây phương


Hi`nh 2: La`ng o^ kha?m dang bo phieu

Một người dân làng Ô Khảm đang bỏ phiếu bầu người đại diện địa phương, ngày 03/03/2012.
REUTERS/Bobby Yip
Thụy My
Bài phân tích của thông tín viên nhật báo cánh tả Libération tại Bắc Kinh, mang tựa đề « Trung Quốc : Dân chủ được đặt lên hàng đầu ». Theo cuộc thăm dò của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, thì có đến 63% người dân Trung Quốc bày tỏ mong muốn áp dụng một « thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây ».

Libération nhận định, khát vọng dân chủ của người dân Trung Quốc ngày càng lệch pha với chính quyền cộng sản, theo như kết quả một cuộc thăm dò dư luận chưa từng có từ trước đến nay, được công bố hôm qua trên bản tiếng Anh của tờ Hoàn cầu Thời báo, tức Global Times, một nhánh của Nhân dân Nhật báo. 


Có đến hơn 63% người được hỏi muốn có một « thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây », theo cuộc điều tra được thực hiện với 1.010 đại diện cho nhiều tầng lớp trên toàn quốc. 

Đại đa số nghi ngờ rằng một hệ thống bầu cử tự do và tách biệt tam quyền như thế có thể trở thành hiện thực trong điều kiện hiện nay, nhưng 15,7% cho rằng mục tiêu này có thể áp dụng được ngay từ bây giờ.


Kết quả độc đáo của cuộc thăm dò, cũng như việc nó được công bố, theo Libération, là rất đáng ngạc nhiên, vì số 15,7% trên đây mong muốn chế độ độc tài, độc đảng hiện nay cần phải nhanh chóng biến mất, hoặc biến ngay lập tức. Hơn 49% người được hỏi cho biết đang chờ đợi một « cuộc cách mạng » mới, 15% trong số này nghĩ rằng Trung Quốc « chắc chắn đang ở bên bờ một cuộc cách mạng mới », và 34% cho rằng điều này là « có thể ».

Libération cho biết, cuộc thăm dò mang tính « nổi loạn » này chỉ được công bố bằng tiếng Anh. Bản tiếng Hoa của Global Times không có, và không có tờ báo chính thức nào đề cập đến. 

Sự táo bạo của các nhà báo Global Times - có thể bị Ban Tuyên huấn trừng phạt - dường như biểu hiện cuộc tranh cãi nội bộ giữa hai phe ủng hộ và chống đối một công cuộc cải cách chính trị thực sự.


Hôm thứ Bảy, ông Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội hiện đang họp phiên thường niên, đã khẳng định là không có việc Trung Quốc dân chủ hóa theo kiểu phương Tây. Ông cam đoan là hệ thống «chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Hoa» sẽ còn tồn tại rất lâu, và kêu gọi các đại biểu Quốc hội «bài trừ các tư tưởng và chủ thuyết sai lạc». 


Ngô Bang Quốc nhấn mạnh là đảng Cộng sản duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với chính phủ, với bộ máy lập pháp và tư pháp. Năm ngoái, nhân vật số hai vô cùng bảo thủ của đảng đã buộc các đại biểu phải long trọng tuyên bố «bác bỏ quan niệm đa đảng». 

Ông ta nói:«Nếu chúng ta yếu đi, thì đất nước sẽ chìm vào vực thẳm của sự hỗn loạn ».
Trấn áp để tiếp tục chính sách độc đảng là con đường cùng, dẫn đến sụp đổ là tất yếu.
 “Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo nguy cơ một cuộc « Cách mạng văn hóa » 

 Thủ tướng Ôn Gia Bảo.


Hi`nh Thu Tuong On Gia Ba?o 
 
 
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi đến họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Bắc Kinh, 14/03/2012 
 
Trong một cuộc họp báo sau khi bế mạc kỳ họp toàn thể Quốc hội ngay tại Đại lễ: Lần đầu tiên, thủ tướng Trung Quốc đã nói rõ : « Một thảm họa lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể tái diễn » tại Trung Quốc, nếu các cải cách chính trị và kinh tế không được tiến hành. Sau khi nhắc đến tình trạng bất bình đẳng xã hội và vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc, thủ tưởng Ôn Gia Bảo đặt trọng tâm vào vấn đề cải cách chính trị, ông nói :

 « Nếu cải cách chính trị không có kết quả thì cải cách kinh tế cũng sẽ không thể tiến hành tốt được » và « các vấn đề nảy sinh trong xã hội sẽ không không được giải quyết một cách căn bản ». ..
( REUTERS/ JASON LEE- ANH VŨ DỊCH)
Báo động đại loạn liên tục.

Ngày 27 tháng 3 TT họ Ôn lại kêu thất thanh “ tham nhũng có thể làm sụp đổ chế độ”.
Bản tin mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết hôm qua, 26/ 3/ 2012, trong một phiên họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ. TT Ôn Gia Bảo cảnh báo “ tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn đề này không giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ Đảng cộng sản Trung Quốc”
RFI ( Tú Anh )
Trung Hoa sẽ thay đổi như thế nào? Sụp đổ như thế nào? Trung Hoa sẽ đi về đâu? Đó là những câu hỏi lớn.


Sự sụp đổ mang tính chất lịch sử của các triều đại nước Tầu hay sự sụp đổ giống như Liên Xô cùng các chế độ cộng sản ở Đông Âu hoặc là các nước Tunisia, Ai Cập, Libya, hay đại loạn như chính TT Ôn Gia Bảo cảnh cáo.
Bằng kiểu nào thì Trung Cộng cũng phải sụp đổ, khi sự chuyên chế toàn trị đã đến thời kỳ hoang dã.

Người khổng lồ không có hồn.
Tâm hồn Trung Hoa sau gần bẩy thập niên bị cộng sản thống trị đã hầu như bị bại liệt, vô cảm.
Kiệt, Trụ giết người không gớm tay, Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò, những bạo chúa khét tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Hoa chưa hẳn là tội ác lớn nhất mà làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội mới là tội ác đáng sợ nhất. 


Mới đây, cả thế giới bàng hoàng xúc động khi chứng kiến hình ảnh bé Vương Duyệt, hai tuổi, đang thơ thẩn chơi trong khu chợ ở Quảng Đông bị một chiếc xe tải cán qua người bỏ đi, chiếc thứ hai thản nhiên cán tiếp và rồi người thứ nhất, người thứ hai, người thứ ba… cho đến người thứ 18 vẫn lạnh lùng, thản nhiên bước qua không một ai dừng lại giúp em, mặc cho em kêu khóc…Văn hào Maxim Gorki đã viết:
“Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình người”
Trong danh ngôn cũng có một câu thật sâu sắc:
 “Không có đạo đức công dân, xã hội sẽ bị diệt vong, không có đạo đức cá nhân, sự sinh tồn của con người cũng mất đi giá trị. Vì vậy, đối với thế giới tốt đẹp thì đạo đức công dân và đạo đức cá nhân đều cần thiết như nhau”. ( khuyết danh)
 
MỞ CỬA

Từ năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình mở cửa, bức màn sắt được vén lên. Trở về trước tàn sát thời Mao, bức màn sắt đóng kín. Cách mạng văn hóa Hồng Vệ Binh của Mao thả sức tàn sát, giết chóc, bắt bớ tra tấn hàng trăm triệu người, thế giới không ai biết. Ngày nay, khó có thể làm thế được vì đã mở cửa làm ăn buôn bán.

 Nhưng huyết thống, truyền thống Trung Hoa là đầu óc phong kiến còn nguyên. Mặc dù sau 30 năm, Trung Cộng đã vượt Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế năm 2010, đứng sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, con người Trung Hoa đã bị phá sản về đạo đức, xã hội sẽ bị tan rã vì không có đạo đức.

  Ở một phương diện khác, nền kinh tế sa sút, guồng máy điều hành thiếu hữu hiệu, các quyền tư hữu không tin cậy vào một nền hành chính không lương thiện, sự giám sát hệ thống pháp lý không công minh.

Kèm theo nạn tham nhũng tự tung tự tác trong mọi lĩnh vực. Đàn áp bất công, nhà cầm quyền cảnh báo không cho phép bất cứ ai làm một điều gì có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Nhưng các cuộc biểu tình, bạo động không ngừng gia tăng. 

Chế độ Trung Cộng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng ở khắp nước. Trong cơn tuyệt vọng, họ đang phô trương sức mạnh quân sự, cổ vũ chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, sử dụng tình cảm dân tộc như một toa thần dược, chiêu bài mới đe dọa ngoại bang, vẫn được dùng để cổ vũ dân Tầu đoàn kết. 

Trong cuộc chiến mới và vấn đề tranh chấp trên khu vực biển Đông trực tiếp thách thức quyền lợi của Hoa Kỳ ở đây và chế độ này đang đe dọa các nước láng giềng một cách có tính toán, sự tính toán vô cùng nguy hiểm, kết quả này có thể tàn phá nước Tầu và thế giới bên ngoài.

Trong lúc các cuộc bạo loạn của nông dân nổi lên như nấm, nhà cầm quyền không kiểm soát được, chính quyền các tỉnh cũng không tuân lệnh Trung Ương.
Một cuộc biểu tình ở một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông đã tạo ra các dòng tin lớn trên toàn thế giới:

“ Những cuộc biểu tình mới làm rung động vùng bờ biển Trung Quốc (VOA).
Bất ổn xã hội khắp Trung Quốc trong năm 2011 (VOA).



Dân làng Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông, Trung Quốc biểu tình ngày 21/12/2011
Dân Ô Khảm quyết tâm biểu tình (VOA).


Dân Ô Khảm chấm dứt biểu tình (RFI )
Những thay đổi lớn trong tương lai gần ở Trung Quốc sẽ gây sốc cho mọi người”… (SGTT Reuters, WSJ)
Người nông dân chống đối vì bị bóc lột sức lao động, bị cướp đoạt nhà cửa đất đai, sưu thuế nặng nề, bị nộp tiền hối lộ, phải sống trong môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng phá hoại mùa màng, gia súc gây bệnh tật chết chóc cho con người.


 Dân Trung Hoa đã nổi lên chống đối tìm con đường để sống bất chấp bị đàn áp, giết chóc, tra tấn, bỏ tù hành hạ, chống đối ngày càng nhiều. Nếu như những năm trước chỉ mang tính chất dân oan kiến nghị, thỉnh nguyện xin cho, thì thời gian gần đây mang tính chất chống đối quyết liệt như tấn công vào lực lượng công an cảnh sát bằng bom xăng, đập phá trụ sở Đảng cộng sản, cơ quan chính quyền. 

Vụ Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông lật đổ chính quyền xã và biểu tình với những biểu ngữ nẩy lửa “Đả đảo chế độ độc tài”, “Trả lại quyền cho người dân”, “Giết chết lũ quan tham nhũng”, “Máu trả nợ máu.”

Trường hợp vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, tự võ trang chống lại bọn cướp nhà nước CHXHCNVN. Đích thực là một thông điệp gửi cho nông dân những người bị tước đoạt tài sản, đất đai phải tự mình võ trang vùng lên, chứ không thể xin xỏ bọn ăn cướp tài sản của mình. 

Nhà thơ Đào Uyên Minh đời Tấn, có bài thơ nói về một loài chim bất khuất, kiên cường. Con người tuy đã chết, nghìn năm vẫn còn nhớ thương.

Ông viết: “Tinh vệ hàn vi mộc, tương dĩ thương hải. Hình Thiên vũ can thích, mãnh cố thường tại. Đồng vật cứ vô lự, hóa khứ bất phục hồi. Đô thiết tại tich tâm, lương thần cự khả đãi;”
Dịch nghĩa: Tinh vệ (1) ngậm cây nhỏ, mang đi lấp biển Đông.
Hình Thiên (2) múa thuần búa, chí lớn vẫn một lòng.
Cả hai không hối hận, dù hình dạng đổi thay.
Nhưng chỉ uổng chí lớn, vì đâu có cơ may.”
Tinh vệ là một loài chim nhỏ, thế mà có chí lấp biển. Hình Thiên mạc dù đã bị chém đầu nhưng vẫn tiếp tục phản kháng. Cả hai đều thể hiện tinh thần bất khuất phục trước số phận. Tuy nhiên, trước kia có chí lớn vẫn không có thời cơ để thực hiện. Bối cảnh của bài thơ này, hoàn toàn không giống như xã hội mà Đoàn Văn Vươn và cảnh ngộ của những người nông dân Việt Nam cũng như Trung Hoa đang sống. Người nông dân sống dưới chế độ độc tài dù là ở nước Việt Nam hay Trung Hoa đều khốn khổ.
Đụng độ giữa người dân và giới chức tại làng Ô Khảm, vì quyền lợi ruộng đất một thứ quyền lợi “sinh tử”.

 Đây là một cuộc tranh chấp phổ biến trên toàn lục địa Trung Hoa từ nhiều năm qua mỗi lúc càng thêm quyết liệt, mỗi năm có hàng ngàn cuộc biểu tình bạo động liên quan đến đất đai tại Trung Cộng.

 Đảng cộng sản tin rằng duy trì ổn định xã hội bằng cách đàn áp bất kỳ ai có thể đe dọa. Đảng cộng sản cũng tin rằng, công an là công cụ then chốt để duy trì quyền lực.

“ Chính quyền Quảng Đông đã tăng viện hàng ngàn công an võ trang bao vây làng, cắt đứt Internet, nhưng không làm nao núng những người nông dân đã mất hết ruộng cày.” (3)
Họ không còn gì để mất nữa và họ đã thắng, “Chính quyền thừa nhận dân làng Ô Khảm bị cướp đất” chiến thắng này sẽ khích lệ hàng trăm triệu nông dân trên khắp lãnh thổ Trung Hoa vùng lên.

“Dân làng ở Trung Quốc giành được sự nhượng bộ hiếm thấy trong vụ đối đầu với chính quyền- VOA- các giới chức ở miền nam Trung Quốc đã nhượng bộ trước yêu sách của dân làng biểu tình trong một thỏa thuận hiếm hoi phải phóng thích thêm những người lãnh đạo ở các thôn làng bị bắt giữ.”

Người Trung Hoa sống dưới chế độ độc tài đảng trị đã trăm bề khốn khổ thì những dân tộc bị xâm lăng và bị đồng hóa như Mãn Châu, Duy Ngô Nhĩ (gốc Thổ Nhĩ Kỳ), Nội Mông, Tây Tạng còn cơ cực đến như thế nào dưới gọng kìm và trên đe dưới búa của bọn xâm lược. 

Dân bản xứ phải học tiếng Hán, sách vở, sử địa đều viết bằng chữ Hán, mặc dù các dân tộc trên đều có ngôn ngữ, văn tự chữ viết của mình, nhà trường cũng chỉ dậy một ngôn ngữ duy nhất. Mới trong vòng mấy thập niên, Bắc Kinh đưa người Hán đến định cư ở Nội Mông, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ v.v… dân bản xứ trở thành thiểu số. 

Các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ những năm gần đây đều bị đàn áp dã man.
Thế giới làm ngơ trước những tàn bạo này vì cái lợi kinh tế, vì làm ăn với Trung Cộng. (xin xem “ Thư gửi các vị nguyên thủ các quốc gia” cùng tác giả.)

Các nhà nghiên cứu và nhiều chính khách quốc tế đều thấy rõ Trung Cộng chắc chắn sẽ sụp đổ. Dù là những khía cạnh kinh tế hay xã hội chính trị và khả năng nổi loạn tại Trung Cộng là một bài toán khó giải được đáp số chính xác. Quân đội có thể đứng lên góp thâu thiên hạ về một mối hay nước Tầu sẽ chia năm xẻ bẩy, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình. 

Nhưng bằng cách nào thì Trung Cộng cũng sụp đổ. Đó là sự khẳng định của nhà nghiên cứu lịch sử và giới chính khách trong số này có ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton: 
“Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề” (3)
*     *     *

NƯỚC TẦU SỤP ĐỔ.
NGƯỜI VIỆT ĐỐI MẶT VỚI VẤN NẠN NGƯỜI HOA.
Chúng ta có thể làm gì? Khi chính quyền Trung Cộng sụp đổ sẽ kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Việt Nam.

Mọi vấn đề trên bất kỳ một phương diện nào, chúng ta đang phải nghĩ đến cách giải quyết. Trước tiên là vấn đề người Hoa “đội quân xâm lăng thứ 5”. Bản chất của nó không giống như các di dân nước khác nghĩa là di dân đã trở thành chính sách, hỗ trợ bằng ngoại giao, và chính sách ấy là một bộ phận, một mặt trận trong cuộc xâm lăng thay vì dùng quân sự. 

Do đó, di dân là vấn đề an ninh số một, chúng là những tên lính xâm lăng, phải được giải quyết theo quy chế tù binh. Nếu không giải quyết, nó “Kẹt” trong lòng dân tộc cả ngàn năm sau.

 Vì vậy, nó phải được giải quyết rốt ráo, trước khi giải quyết các vấn đề khác.
Bối cảnh quốc tế vài thập niên qua, trong thị trường tự do mậu dịch cùng với phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng năng lượng, sức mạnh mềm của Trung Cộng đang tỏa ra khắp thế giới trên mọi lĩnh vực, chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, bán khí giới… 

riêng lĩnh vực di dân mà chúng ta đang bàn ở đây là cộng đồng di dân Trung Hoa thực sự là một đe dọa, nhưng một số nhà cầm quyền, vì lý do gì đó họ làm ngơ Miến Điện, Vương Quốc Lào, Campuchia, Việt Nam.

Tôi hạn chế vấn đề vào các nước sát nách chúng ta thôi, không bàn chuyện ở Châu Phi xa xôi, nhưng tôi phải trình bày bởi vì như đã nói, Trung Cộng di dân trên đầu chúng ta ồ ạt đến chóng mặt, có bao giờ nước Tầu ngớt di dân trong lịch sử đâu, nhưng di dân lần này không phải như trước nó đi song hành với cuộc xâm lăng toàn diện. 

Người Hoa là vấn đề sinh tử, nên bất kỳ chính quyền nào của Việt Nam trong tương lai không thể chậm chạp chuyện này đừng bỏ lỡ cơ hội.

Tôi chỉ muốn nói rằng, đây không phải là vấn đề lựa chọn, hoặc này, hoặc kia. Theo tôi phải có chủ trương, một chính sách rõ ràng và phải được thực hiện nghiêm ngặt: Tất cả người Hoa phải rời khỏi Việt Nam trong thời hạn ngắn nhất. Theo truyền thống chúng ta sẵn sàng giúp đỡ họ mọi phương tiện cần thiết để họ hồi hương.

Song song với việc thu hồi các hải đảo, các khu rừng đầu nguồn, các vùng đất biên giới bị lấn chiếm, các trung tâm thương mại của người Tầu, trước khi giải quyết các vấn đề khác. (xin lưu ý tất cả các hiệp định của cộng sản Bắc Kinh ký kết với cs Hà Nội hoàn toàn không có giá trị pháp lý.)

Nên bất kể một chính quyền nào của Việt Nam trong tương lai không thể chậm chạp chuyện này. Chậm trễ, bỏ lỡ cơ hội là có tội với lịch sử.

Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng: đây không phải là vấn đề lựa chọn này, hoặc kia. Theo tôi phải có một chính sách thực dụng và phải có một sự chuẩn bị thật chu toàn đối với người Tầu. Đây hoàn toàn không mang nghĩa “trả thù” những kẻ ngã ngựa. Chúng ta sống trong một thời đại có hệ thống dân chủ tự do, chúng ta có truyền thống nhân bản và khoan dung của ông cha ta với bọn giặc phương Bắc mỗi khi chúng thua trận.

Người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ yêu nước đang đối mặt thời điểm sẽ đến và đang đến.
Phong trào đấu tranh cho dân chủ dù bị đàn áp dã man trong Lục địa Trung Hoa vẫn mỗi ngày mỗi phát triển mạnh. 

Hiện Trung Cộng có hàng ngàn cuộc bạo loạn của nông dân, các cuộc bạo loạn như những luồng gió đang thổi, không gì có thể ngăn được những luồng gió ấy.
Điều xẩy ra có thể thật khủng khiếp, không ai ngăn được khi nó xẩy ra. Ở Trung Cộng các dân tộc thiểu số thâm thù Hán tộc, còn nông dân thì ai oán ngập trời đảng cộng sản như những con thú đói “xổ lồng”, nước Tầu chia năm xẻ bẩy cũng mất thời gian dài mới bước ra khỏi bóng tối.

Sau chót, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người Việt Nam thông qua chương cuối cuốn sách: “Đại Họa Diệt Chủng”. Trước hết là các chiến sĩ dân chủ, thanh niên, trí thức, sinh viên những người của tương lai hãy chuẩn bị sẵn sàng, vận mệnh tổ quốc trong tay các bạn.
Trân trọng.
Trần Nhu
CHÚ THÍCH
(1)- Tên một loài chim nhỏ. Theo truyền thuyết Nữ Oa bơi ở biển Đông bị chết đuối và hóa thành con chim nên quyết lấp biển Đông để báo thù.

(2)- Tên một loài thú. Tương truyền nó tranh ngôi vị với Thượng đế bị chém đầu. Nó bèn dùng hai vú để làm mắt, dùng rốn để làm miệng, rồi tiếp tục cầm thuẫn và búa chống cự lại Thượng đế.
(3)-Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho tờ Atlantic, ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã nói rằng hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh đang “rất tồi tệ” và Bắc Kinh đang “ra sức ngăn chặn lịch sử” bằng cách chống lại sự tiến bộ của dân chủ.
(Jeffrey Goldberg là phóng viên của tờ The Atlantic. Ông là tác giả của cuốn sách viết về Trung Đông và châu Phi có đầu đề “Những người tù: một câu chuyện về tình bạn và sự khủng bố” (Prisoners: A Story of Friendship and Terror). Cuốn sách này đã được các báo Los Angeles Times, New York Times, Washington Post, Slate Magazine, Progressive, Washingtonian Magazine và Playboy ca ngợi là cuốn sách hay nhất của năm 2006.)
Trước khi là phóng viên của tờ The Atlantic vào năm 2007, Jeffrey Goldberg là phóng viên của tờ New Yorker chuyên viết về Trung Đông và Washington. Trước đó, ông là phóng viên của tạp chí New York Times Magazine, và New York Magazine. Ngoài ra, ông còn viết cho tờ Forward và phụ trách một chuyên mục của tờ The Jerusalem Post.
Năm 2003, Goldberg nhận giải thưởng National Magazine Award vì thành tích đưa tin về khủng bố Hồi giáo. Ông còn được giải của Tổ chức Quốc tế Phóng viên Điều tra (International Consortium of Investigative Journalists), giải thưởng của Overseas Press Club vì những bài báo xuất sắc viết về nhân quyền và giải thưởng Abraham Cahan Prize về nghề làm báo. Năm 2005, ông nhận giải thưởng Daniel Pearl của Liên minh chống phỉ báng người Do Thái (Anti-Defamation League Daniel Pearl Prize). Jeffrey Goldberg
The Atlantic
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

(Fwd: Nhu Tran <trannhuusa2007@yahoo.com>, 4/10/2012, 4.32PM)

 

No comments:

Post a Comment