ĐOÀN DỰ * CHUYỆN ĐÀN BÀ
Câu chuyện của một người đàn bà
- Đoàn Dự ghi chép
Thưa
quý bạn, đây không phải là truyện ngắn mà là chuyện có thật của một phụ
nữ, do chính chị kể lại. Chị không phải là nhà văn nên cách viết cũng
không được nhuần nhuyễn cho lắm, đôi chỗ còn lúng túng. Xin mời quý bạn
thưởng thức để thông cảm với chị. Ở đời, chỉ có sự thông cảm mới là quan
trọng...
* * *
Đã 3 năm nay rồi tôi sống trong đau khổ.
Có lẽ do chuyện của tôi không thể chia sẻ cùng ai được, và một phần tôi
cũng không muốn mở lòng với bất cứ ai, ngay cả những người thân trong
gia đình, bố mẹ hay anh chị em. Càng ngày tôi càng chìm sâu vào bóng
tối, vào sự luẩn quẩn và bị stress nghiêm trọng.
Cuộc hôn nhân của tôi là kết quả của một tình yêu lãng mạn và say
đắm từ thời chúng tôi còn là sinh viên. Yêu nhau trong 4 năm đại học; ra
trường, khi đã ổn định công việc, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân.
Nhưng
cuộc sống của tôi có lẽ không may mắn như bao người con gái khác. Một
tai họa ập xuống mà nạn nhân lại là người sắp làm chồng tôi. Trước khi
quyết định kết hôn, tôi rủ anh tới bệnh viện tổng kiểm tra sức khỏe ngõ
hầu chuẩn bị cho công việc quan trọng nhất trong đời.
Ngày đi lấy kết
quả, anh chở tôi tới nhưng anh không vào. Cả hai chúng tôi đều quá tin
tưởng vào cơ thể trẻ trung và tuổi thanh xuân của mình mà không hề biết
rằng bất hạnh đã đến với chúng tôi do căn bệnh quái ác của anh.
Bác
sĩ đã gọi tôi vào và trao đổi rất lâu về bệnh tình của anh. Anh bị yếu
thận và chớm có nguy cơ suy thận mãn tính. Căn bệnh này nếu không chữa
trị sớm, khả năng tình dục sẽ bị giảm mạnh, thậm chí có thể bị liệt
dương, rất khó có con; thận suy yếu nhanh và diễn biến bệnh rất xấu.
Tôi
sững sờ khi cầm kết quả khám nghiệm trên tay. Không hiểu sao thật tệ
hại là lúc đó tôi lại không nói gì với anh. Có lẽ tâm trạng khá sốc của
tôi cùng với những xáo trộn đã làm tôi không nói nên lời. Tôi giấu kết
quả ấy đi, và trong lòng vô cùng hoang mang, bất ổn.
Tôi đã ngồi hàng
giờ, hàng ngày rất lâu một mình để cố hiểu, rằng thực sự điều gì đang
xảy ra trong tình yêu của chúng tôi, rằng đời tôi có lẽ sẽ gắn kết với
người đàn ông đau ốm, bệnh tật, rằng rất có thể, nếu anh bệnh nặng và
không qua khỏi, tôi sẽ bị góa bụa khi còn trẻ tuổi. Hình dung tới những
chuyện đó, tôi rất suy sụp tinh thần.
Tuy vậy nhưng tôi vẫn yêu anh.
Hình như tình yêu sôi nổi và tha thiết lúc trước bây giờ đã trở thành
tình thương và sự xót xa. Tôi cảm thấy thương anh nhưng cũng sợ cái gánh
nặng sắp tới mà tôi sẽ phải gánh chịu. Tôi sợ cả tôi lẫn anh đều không
đủ sức để đem lại hạnh phúc cho nhau.
Có nhiều lúc tôi đã nghĩ đến
chuyện nên rời bỏ anh, phụ bạc anh để cứu lấy cuộc sống của chính mình,
không nên dấn thân vào sự bất hạnh.
Chao ôi, những tính toán thiệt
hơn của một người con gái như tôi liệu có đáng chê trách, có đáng khinh
bỉ hay có thể được tha thứ?
Ngày quyết định đám cưới càng tới gần thì
tôi càng kiếm cớ để trì hoãn. Tôi không dám nói ra sự thật. Tôi cảm
thấy vô cùng hoang mang, bối rối và hoảng sợ. Tôi nghĩ tôi sẽ im lặng bỏ
anh, xin đổi đi thật xa, chấp nhận bị mang tiếng phụ bạc, để mặc anh
xoay xở lấy cuộc sống của mình.
Nhưng tôi không đủ can đảm làm điều
ác đó. Tình thương, phẩm giá và lòng tự trọng đã giữ tôi ở lại bên anh.
Cuối cùng tôi cũng nói chuyện bệnh tật của anh cho anh hiểu, đồng thời
xin tạm hoãn chuyện kết hôn để anh đi chữa bệnh.
Anh không coi bệnh
tình của mình là cái gì đó quan trọng. Nghe lời tôi, anh đồng ý đi khám
lại và đăng ký điều trị ngoại trú định kỳ. Anh hoàn toàn tin tưởng vào
tuổi trẻ của mình sẽ vượt qua được bệnh tật.
Thế rồi sau những sóng
gió ngầm, chúng tôi cũng dìu nhau vượt qua và đi đến hôn nhân. Đời sống
của vợ chồng tôi rất ấm áp bởi vì chúng tôi yêu nhau. Thế nhưng từ trong
sâu thẳm tâm hồn, tôi - một người vợ trẻ và mạnh khỏe - đã linh cảm
rằng những lời cảnh báo của ông bác sĩ về đời sống tình dục của chồng
tôi có lẽ là đúng. Song khi đã là vợ chồng, tình thương còn sâu sắc hơn
tình yêu, và tình yêu lúc ấy còn đầy ắp nhựa sống đủ để lấp kín những
khoảng trống thiếu hụt. Hai năm sau, tôi sinh cho anh một cô con gái
khỏe mạnh.
Kể từ khi con gái chúng tôi ra đời cũng chính là lúc bệnh
tình của anh trở nên trầm trọng. Cơ thể anh yếu đuối rất nhanh, sút cân
và đau đớn nhiều. Chúng tôi đưa nhau vào bệnh viện tìm gặp ông bác sĩ
năm trước. Ông khám cho anh rất kỹ và khẽ lắc đầu. Ông nói bệnh của
chồng tôi đáng lẽ không nên kết hôn sớm mà phải chữa trị cho dứt trước
đã. Kết hôn sớm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chồng tôi còn có biểu hiện
bệnh tình về tuyến tiền liệt.
Ông bác sĩ dứt khoát yêu cầu chồng tôi
nhập viện để điều trị. Cũng còn chút may mắn là gia đình anh và gia
đình tôi đều khá giả, đủ khả năng kinh tế để điều trị bệnh tật cho anh.
Vợ chồng tôi không phải lo lắng về áp lực tiền bạc.
Một tháng anh
phải nhập viện một lần để chạy thận. Bác sĩ khuyên anh nên hoàn toàn
cách ly với sinh hoạt vợ chồng và khuyên tôi nên giúp anh để chữa trị.
Oái
oăm thay, hai quả thận của anh khá hơn thì tuyến tiền liệt lại bị hư
nặng, gần như tê liệt. Bản thân anh cũng không có nhu cầu về tình dục
mỗi lần ở bên tôi. Anh buồn lắm, thở than sao ông trời lại oái oăm bắt
anh chịu cảnh đau yếu. Cuộc sống của anh rất đáng chán nản.
Chỉ đến
khi tôi ôm con vào lòng, khóc và nói rằng: “Em đã có con gái rồi, em
không còn cần gì nữa. Anh phải cố chữa cho khỏi bệnh kẻo sau này lỡ có
chuyện gì con gái lại khổ”. Từ đó anh mới hết bi quan, chán nản.
Thật
ra con người anh hiền lành, tốt bụng, lại rất trong sáng, vô tư nên anh
tin tôi, người vợ anh một mực yêu thương. Anh vui vẻ đi chữa bệnh,
không còn than thở nữa. Thú thật, tôi và anh đã sống cuộc sống vợ chồng
mà không có chuyện ân ái trong suốt 3 năm ròng.
Trong ba năm ấy,
người vợ trẻ vừa chớm 30 tuổi là tôi không ít lần cuộn sóng mỗi lần nằm
bên cạnh anh. Nhưng rồi tình thương, đứa con và những lo lắng khác đã
giúp tôi yên ổn.
Than ôi, cuối cùng rồi lớp vỏ bọc của người đàn bà
đoan chính là tôi đã bị phá vỡ bởi một người đàn ông khác có liên quan
đến cả anh và tôi. Đó chính là ông bác sĩ, người đã khám phá ra căn bệnh
và điều trị cho anh trong suốt 3 năm qua. Tôi không hiểu vì sao tôi lại
ngã vào vòng tay của người đàn ông lớn hơn tôi gần chục tuổi đó.
Đấy
là một buổi chiều mưa định mệnh, tôi tất tưởi đến nhà riêng tìm ông để
nhờ ông vào bệnh viện khám cho chồng tôi sau đợt chạy thận mới, bởi vì
cả tuần nay chồng tôi đã nhập viện mà không thấy ông đến làm việc.
Vị
bác sĩ mới gần 40 tuổi trông còn rất trẻ mà chúng tôi luôn phải cậy nhờ
đang bị sốt, nằm một mình trên chiếc giường nhỏ trong phòng mạch có lẽ
dùng để khám cho bệnh nhân. Căn phòng thiếu vắng bàn tay của phụ nữ nên
nhếch nhác. Một mối thương cảm nhói lên trong lòng tôi đủ làm tan vỡ tất
cả. Ông cũng run lên vì sự xuất hiện của tôi - một phụ nữ tràn đầy sinh
lực mà ông đã biết rất rõ trong suốt 5 năm qua kể từ ngày chúng tôi đến
khám bệnh trước khi khi tiến tới hôn nhân. Và câu chuyện đã xảy ra...
Tôi
không hiểu kể từ chiều mưa hôm đó tôi đã tự mình tìm tới ngôi nhà ấy,
căn phòng ấy bao nhiêu lần trong niềm hoan lạc nhưng cũng chan chứa nỗi
đớn đau và nỗi ân hận. Không hiểu từ bao giờ tôi gọi ông bằng anh, xưng
em hết sức ngọt ngào. Anh sống độc thân, vợ anh ngoại tình, đem con về
nhà mẹ rồi bỏ đi theo người khác, anh sống mệt mỏi, mất niềm tin nên
không thiết đến việc lập gia đình. Còn tôi, một thiếu phụ có cuộc hôn
nhân bắt nguồn từ tình yêu nhưng phải chịu những thử thách của số phận.
Người thiếu phụ xinh đẹp và đầy sức sống ấy đã gục đổ trước chính mình.
Tôi
không lý giải được tại sao tôi có thể phản bội chồng nhanh đến như thế,
dễ dàng đến như thế, hơn nữa lại đi yêu chính ông bác sĩ đã và đang
trực tiếp chữa bệnh cho chồng. Cuộc sống thật oái oăm! Ngày trước tôi đã
không dám phụ bạc, không dám dứt khoát ra đi khi biết rằng anh bị bệnh
về thận và tiền liệt tuyến để giữ trọn niềm chung thủy, thì ngày nay,
tôi đã và đang nhổ toẹt vào sự đoan chính của mình khi giấu giếm chồng
đang trên giường bệnh để đi ngoại tình với người khác. Khốn nạn thay,
người đó lại chính là ông bác sĩ mà chồng tôi không thể nào ngờ tới!
Những
đau khổ, những dằn vặt đến với tôi như thác lũ trước và sau mỗi lần tự
mình tìm tới ngôi nhà ấy. Cả tôi lẫn ông bác sĩ đều hiểu nhau, đều
thương nhau trước khi thuộc về nhau trong niềm đam mê, hoan lạc. Đã bao
nhiêu lần chúng tôi quyết định xa nhau vì tôi cảm thấy ray rứt và có lỗi
với chồng, còn anh thì thương tôi, không muốn tôi bị ân hận. Có lẽ anh
có thể đủ can đảm chấm dứt mọi chuyện, còn tôi thì không làm sao cưỡng
được sức hút từ một người đàn ông khác, sức hút của ngọn lửa tình yêu
nóng bỏng mà đau đớn.
Đã ba năm trôi qua kể từ chiều mưa ấy, chồng
tôi tháng nào cũng phải nhập viện và điều trị chạy thận một lần. Sức
khỏe anh ngày càng yếu mệt, xanh xao. Anh không hề hay biết người vợ yêu
quý của anh đang phản bội chồng - ăn nằm ngay với chính ông bác sĩ đang
chữa bệnh cho anh, giúp anh giành giật sự sống.
Thú thật tôi đã sống
trong mối tình tội lỗi này 3 năm nay. Tôi đã điên loạn, hoảng sợ, dằn
vặt và đau khổ vô cùng. Nhưng tôi không thể bước ra được vì tôi là kẻ
hèn yếu.
Và tôi cũng không thể nói thật mọi chuyện với chồng mình lúc
này để xin phép anh được ra đi, để được sống đúng với bản năng của
mình, lấy người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh mà tôi yêu. Nếu làm như vậy
tôi thấy tôi thật độc ác và tàn nhẫn, còn làm thế này thì tôi lại thấy
ray rứt, ân hận, tự mình khinh mình và thấy câu chuyện chẳng đi đến đâu.
Xin
quý vị đừng phán xét tôi thêm nữa. Tôi đã khóc rất nhiều, đã dằn vặt
quá nhiều rồi, và không sao trả lời được câu hỏi tại sao tôi không thể
như những người đàn bà khác, nuôi con, chấp nhận sự hẩm hiu của số phận
để giữ mình trọn vẹn bên chồng, chăm sóc chồng chu đáo như những người
vợ thủy chung và đoan chính.
Tôi đã từng rất yêu chồng tôi cơ mà? Tại
sao tôi lại phản bội anh? Tại sao tôi không đủ sức dứt bỏ mối tình vụng
trộm và vô đạo đức ấy? Tôi có phải là một kẻ xấu xa tội lỗi không? Tôi
có phải là người đàn bà đáng bị ném đá hay không? Xin hãy chỉ cho tôi
phải giải quyết mọi chuyện như thế nào. - H.Y. <
NGÔ XUÂN HỘI * BA LẦN LẤY VỢ
LTS.
Sau khi thay đổi tư duy, Bắc Kinh mở cửa buôn bán với Âu Mỹ mà
phất lên. Tục ngữ ta có câu " Ăn no rững mỡ", "Phú quý sinh lễ nghĩa"mà
các đấng tư sản đỏ 70-80 bên Trung Quốc bèn cưới vợ bé, chọn gái đồng
trinh.
Việc mua bán công khai trên báo chí chẳng còn sợ ai phê bình, kiểm
thảo. Ấy thế mà trong Cách Mạng, Mao kết tội phong kiến, và trong kháng
chiến, Lê Duẩn , Trần Văn Trà đã có vợ lớn, còn lập tam tứ phòng con
nhà điền chủ ( chứ không lấy nông dân cho đúng tính giai cấp)!
Trong khi đó, binh sĩ, sinh viên hay cán bộ, ai yêu đương vớ vẫn là bị
kiểm thảo và bị trừng phạt, và bị chửi, bị kết tội là lãng mạn, là tiểu
tư sản, làm như nông dân không mơ mộng yêu đương bao giờ!( Xin xem trong
ca dao, hát quan họ thì rõ).
Nay thì đại gia nào cũng tam thê, tứ thiếp. Cụ Nông Đức Mạnh mới
đây có vợ bé nhỏ hơn tuổi con trai ông! Phải chăng vì lấy cảm hứng từ vị
lãnh đạo đảng hào hoa này mà tác giả viết bài Ba lần cưới vợ. Bài viết
rất hay.Dẫu sao, chúng ta cũng nên nghiêng nón kính chào và chúc phúc
cho ngài Tổng Bí thư, sống thật theo lòng mình, đừng bưng bít giấu
quanh, đừng muốn làm thánh mà giết người vợ đã cùng mình ấp yêu!
Sơn Trung
BA LẦN LẤY VỢ
NGÔ XUÂN HỘI
Hai nhà thơ họ Trần- Trần Chấn Uy và Trần Mạnh Hảo- ông sợ vợ, ông vợ sợ
Thằng Lập (Nguyễn Quang Lập)
biết sơ sài về thằng Uy (Trần Chấn Uy) mà viết về thằng Uy quá hay,
trong khi đó mình rành thằng Uy sáu câu, viết chẳng ra làm sao. Bắt
chước khẩu văn của thằng Lập, lần này mình lại viết về nó chơi.
Mấy bợm nhậu bọn mình
ngồi nhậu trong cái sân rộng mênh mông của quán 86 cạnh đường Trần Phú,
Nha Trang, nhậu được một lúc thằng Sáu Khanh tác giả của hai câu thơ con
cóc rất được ưa chuộng: Mây bay lên núi mây bay tuốt/ Nước chảy qua cầu nước chảy luôn cầm ly bia đứng dậy tuyên bố:
- Con bò có một cái u/ Những thằng một vợ còn ngu hơn bò.
Đọc xong Sáu Khanh nhìn cả bọn
cười hỉ hả rồi cầm ly bia uống cạn, mấy thằng bọn mình tức lắm cũng
đành chịu, vì thằng này hai vợ. Thằng Uy ở bàn nhậu cuối sân không hiểu
sao nghe được, cầm ly bia đi sang vỗ vai Sáu Khanh:
- Ngồi xuống, em không được hỗn! – Liền đó nó đọc luôn –
Lạc đà có hai cái u/ Những thằng hai vợ ngu hơn lạc đà.
Sáu Khanh trợn mắt:
- Mày!…
Mình vẫy Sáu Khanh:
- Mày bái nó làm sư phụ đi, thằng này ( trỏ thằng Uy) ba vợ đấy!
Sáu Khanh nhìn thằng Uy như nhìn người ngoài hành tinh, sau đó vái thằng Uy ba vái:
- Em lạy anh Hai!
Chuyện thằng Uy ba vợ nhiều người
biết, nhưng vì sao ba vợ chắc chỉ có mình biết. Con vợ đầu của nó rất
xinh, học Cao đẳng sư phạm Nha Trang, ra trường được bố xin cho vào
Thương nghiệp, làm ở Công ty Nông sản thực phẩm tỉnh, ngày bán thịt cho
thiên hạ, đêm bán thịt cho chồng.
Hồi ấy kiếm được vợ mậu dịch viên là
số một, thằng Uy biết vậy nên cam phận làm thầy giáo và thay vợ chợ búa
cơm nước đảm đương việc nhà. Khổ nỗi tính thằng này ham chơi nên đã rất
cố gắng mà vẫn bị vợ la, lương thầy giáo ba cọc ba đồng, để có tiền uống
cà phê hàng ngày nó mới nghĩ ra chiêu trộm tiền vợ.
Gì chứ khoản này
thì thằng Uy số một, heo nhựa hay heo đất gì nó cũng chỉ cần một cái díp
nhổ lông nách là gắp ra hết. Gặp tờ mười ngàn, hai mươi ngàn Uy bỏ lại,
chỉ lấy những tờ năm mươi ngàn (là những tờ tiền có mệnh giá cao nhất
hồi ấy).
Con bé đầu của hai vợ chồng nó
(tức cái con làm Ngân hàng bây giờ) bốn tuổi thấy vậy bắt chước làm theo
lúc mẹ ở nhà khiến mẹ nó sinh nghi kiểm tra, thì hỡi ôi con heo gần như
rỗng ruột. Điên tiết nó mới tế cho thằng chồng một trận, nhưng nói với
thằng này cứ như nước đổ đầu vịt, không lập công chuộc tội thì chớ lại
bày thêm những điều bực mình khác.
Mỗi lần làm bếp tay đầy mắm muối nó
cứ nhè khăn mặt của vợ mà lau, con vợ ngạc nhiên thấy khăn mình vừa giặt
xà bông sạch sẽ sao đã lại bẩn rồi, hỏi chồng, ngu gì thằng Uy nhận. Nó
mới kiên trì “thập diện mai phục” bắt quả tang.
Một đêm thằng Uy đi nhậu về
khuya, con vợ tức mình cài chặt cửa quyết không cho chồng vào nhà. Thằng
Uy gọi một lần không được, hai lần không được, nó mới lùi lại ba bước
rồi vung chân phóng một cước, cánh cửa vỡ tan, tan luôn cả cái tổ ấm mà
bấy lâu hai đứa vừa xây vừa phá. Vợ chồng dẫn nhau ra tòa, tòa xử cho
con vợ được quyền nuôi con, thằng Uy trở lại thanh niên độc thân như
ngày nào. Một bữa nó lên thăm con. Hai đứa con gái thấy bố đến thì hớn
hở chui ở chuồng gà nhà ông ngoại ra đón, đứa nào đầu cũng đầy cứt gà.
Con chị:
- Mẹ kiếp, ba!
Con em hai tuổi ngọng líu ngọng lô, cũng:
- Chù má, ba!
Thằng Uy nghe hoảng hồn, vội bế
thẳng hai đứa về nhà mình. Hôm sau con vợ dẫn hai thằng Thi hành án đến,
thằng Uy vác dao ra nói với hai thằng thi hành án:
- Chẳng có luật đéo nào cấm bố nuôi con cả, thằng nào vào bắt con tao, tao chém!
Hai thằng thi hành án bỏ đi,
thằng Uy giành quyền nuôi con từ đó. Ý thức được việc mình đã làm sứt mẻ
cuộc đời những đứa con, thằng Uy cố gắng bù trì, nhưng bù trì sao nổi.
Dù hai đứa được nó dạy dỗ cưng chiều như con cái nhà đại gia thì trong
tình cảm chúng vẫn luôn thấy thiếu một cái gì đó.
Thiếu cái gì chỉ thằng
Uy hiểu, và đấy chính là chỗ ra đời những câu thơ gan ruột của nó: “Đêm
ngủ con sờ vú cha/ Giấc khuyết vầng trăng mẹ/ Tổ ấm cho con cha tay
vụng/ Gió đời thổi nát thành mây…” (Giấc ngủ khuyết vầng trăng). Ba
câu đầu tình thực, đọc cảm động.
Nhưng câu thứ tư nghe sến thế nào ấy,
mình không thích. Một buổi chiều thằng Uy bận việc nhờ mình đi đón con
hộ. Mình đi đón con bé. Trời chuyển mưa, dưới đất gió cuồn cuộn cuốn lá,
trên cao vần vũ mây bay, lác đác những hạt nước vỡ từ trời rơi xuống.
Hai bác cháu phóng xe chạy như điên trên đường. Mình vừa chạy xe vừa lẩm
nhẩm: Gió đời thổi nát thành mây… mới thấy cái thằng này tài.
Năm con bé lớn của nó mười ba
tuổi có kinh lần đầu, bố lơ ngơ như bò đội nón không biết để dặn con
kiêng cữ. Con bé cứ thế tắm rửa dầm nước, bị rong kinh, da tím tái,
người lạnh ngắt, thằng Uy hoảng hồn gọi bác sĩ Phan Cao Toại tới cấp cứu
mới thoát được. Sau bận ấy thằng Uy nghĩ cực thân nên quyết định lấy
vợ, nhưng lấy ai ?
Tình cũ không rủ cũng đến, con vợ hai của nó vốn là
bạn thời sinh viên, ly dị chồng, có một con trai, làm Kế toán trưởng của
một công ty thủy lợi. Về quyết định lấy vợ lần hai, thằng Uy giải thích
với mình:
- Tôi nghĩ rồi, lấy đứa có con về làm vợ nó thông cảm, thương con mình. Mình cười:
- Mấy đời bánh đúc có xương…
Cưới xong, hai đứa kéo nhau lên
Đà Lạt chơi “tuần trăng mửa mật”, tiền con vợ bao. Được một hôm, hôm sau
con vợ hỏi thằng chồng, anh có tiền cho em mượn ba trăm. Thằng Uy có
đúng ba trăm dấu dưới đáy va ly tính để đi nhậu với đám Phạm Quốc Ca,
Bảo Cự… nghe vợ hỏi, lắc đầu. Con vợ không nói gì. Buổi chiều thằng Uy
đi dạo phố về thấy ba trăm bạc của mình bày trên nóc va ly.
Lúc ấy nếu
trong phòng có cái rổ thì nó đã lấy rổ úp lên mặt cho đỡ xấu hổ, nhưng
khách sạn không có rổ nên thay vì úp mặt nó bèn úp tiền vào túi rồi vội
vã quay ra phố đến với đám Phạm Quốc Ca, mãn cuộc trở về thì con vợ đã
ngủ (hay giả vờ ngủ) thì không biết. Thằng Uy nằm suy nghĩ, thấy nhục
nên quyết chí làm ra tiền. Và quả là nó làm ra tiền thật, đi làm phim
cho Công ty yến sào (nó lúc này đã chuyển sang đài Truyền hình Khánh
Hòa) được 10 triệu đồng, hí hửng đem về nộp vợ.
Con vợ rút phắt 5 triệu
ra đưa cho thằng em trai của mình, nói một câu gọn lỏn:
- Cho mày!
Thằng em thản nhiên đút tiền vào
túi, vì đây không phải lần đầu nó được chị cho tiền. Chị nó kỳ lắm,
giống như Quan Vân Trường, thân tại Tào doanh tâm tại Thục Hán, mấy lần
lấy chồng rồi mà lúc nào cũng chằm bẵm nhà mình. Mỗi bận đi gội đầu, nó
gọi đàn bà con gái cả phố đi cùng để bao. Thằng Uy lắc đầu ngao ngán.
Một lần thằng Uy giặt quần áo vừa
phơi xong, quay vào thấy máy giặt đang quay vù vù, nó ngạc nhiên mở nắp
máy ra xem. Trong chiếc máy giặt Panasonic 7 kg là chiếc một quần con
của vợ đang như cái mề gà lộn lên lộn xuống trong nồi nước luộc. Quá
ngạc nhiên nó mới kêu vợ lại nói làm như thế là lãng phí, là không tiết
kiệm vv…
Con vợ nghe xong hỏi gọn lỏn:
- Thế ai trả tiền điện, anh à ?
Thằng Uy ngậm tăm. Lúc này nó mới
thấy thấm cái câu của bà Yến, mẹ Nhạc sĩ Đỗ Trí Dũng bạn làm cùng đài
với nó nói hôm nó đến đưa thiệp cưới, ăn được của nó (tức của vợ) một
đồng, mày phải róc xương ra mà trả! Và quả đúng vậy, khi con vợ tháo
chạy vào Sài Gòn để lại cho nó một khoản nợ lên tới 120 triệu đồng (cỡ
tỷ hai bây giờ) nó phải è cổ ra trả mấy năm mới hết.
Từ bỏ ý định lấy những em đã qua lửa làm vợ, lần thứ ba nó quyết tâm tìm một gái tân. Việc này đối với thằng Uy không khó, vì “thằng này rất tài, tán em nào em ấy chỉ có chết hoặc bị thương”.
Nghe người ta đồn con gái Huế làm vợ tốt, nó đánh đường ra Huế tìm được
một cô, đủ cả công dung ngôn hạnh. Một lần ngồi nhậu với hai chị em
người yêu ở trên bến Bạch Đằng, Đà Nẵng.
Khi trên đĩa chỉ còn lại hai
con tôm, con to như cẳng tay, con bé như chiếc đũa, cô vợ tương lai của
nó liền gắp ngay con to cho vào bát thằng em. Đợi thằng em chào anh chị
ra về rồi Thằng Uy mới thăm dò con bồ:
- Em có vẻ quý em nhỉ ?
- Em nói thật, bây giờ nếu em em nó bảo cần một miếng thịt của em, em cũng sẵn sàng cắt cho nó.
Đã gặp một Quan Vân Trường rồi,
bây giờ lại gặp một Quan Vân Trường nữa, thằng Uy nghe mà ngao ngán. Và
thế là người yêu lập tức trở thành người yêu cũ, đến hết đời cô gái
Huế công dung ngôn hạnh nọ cũng không hiểu vì sao.
Người ta bảo tu ba đời mới lấy
được vợ Huế, thằng Uy tu gần đủ ba đời nhưng toàn tu hú nên đành nổ neo
quay về Nha Trang.
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”, hướng nhà thì
thằng Uy chịu vì mảnh đất nó mua tọa đông hướng tây rồi, nhưng còn việc
lấy vợ thì nó chủ động được. Con vợ ba của nó đúng gái tân, nhà nghèo,
chịu thương chịu khó và hiền, đặc biệt hiền. Câu châm ngôn ưa thích của
nàng là:
“Mọi thứ hương rồi sẽ tàn phai, chỉ có hương thơm đức hạnh là luôn tỏa ngát”.
Nó dụ khị thế nào mà mẹ thằng Uy vốn rất khó tính, chẳng con nào ở được
với bà cả thế mà bây giờ hễ ai nói xấu con dâu bà là bà chửi. Còn hai
đứa con thằng Uy thì khỏi phải nói, một cô Dung, hai cô Dung. Mỗi lần
chứng kiến nó cho thằng con ăn là một lần mình phát bực, thằng con nặng
như cối đá chẳng chịu ăn khiến mẹ phải xoay quanh như đèn cù. Mình bảo,
người roi voi búa, cứ cho roi vào đít là phải ăn ngay thôi mà.
Nó bảo:
- Bác cứ đùa.
Ấy thế mà cái con vợ lạt mềm buộc
chặt này lại là người thằng Uy sợ nhất, Một lần thằng Uy sang trường
Cao đẳng sư phạm Nha Trang đón con bồ. Ma xui quỷ khiến thế nào hôm ấy
con vợ cũng sang trường, thoáng thấy bóng vợ từ xa, thằng Uy vội vã rời
con bồ. Vợ nó hỏi:
- Anh đi đâu vậy ?
Thằng Uy luống cuống:
- Tôi đi cầu một cái.
Rồi dù không buồn ị nó cũng vào
nhà cầu ngồi, mà nhà cầu tập thể của sinh viên sư phạm thì có sạch sẽ gì
đâu. Đúng một tiếng đồng hồ sau thằng Uy trở ra, nhìn trước nhìn sau
không thấy bóng vợ đâu mới lại lò dò tới tìm con bồ tâm sự. Biết chuyện
mình bảo:
- Nhục.
Nó nhăn răng cười.
TP Hồ Chí Minh, 01-5-2012
N.X.H
Tác giả gửi cho QUÊ CHOA
Sau khi thay đổi tư duy, Bắc Kinh mở cửa buôn bán với Âu Mỹ mà
phất lên. Tục ngữ ta có câu " Ăn no rững mỡ", "Phú quý sinh lễ nghĩa"mà
các đấng tư sản đỏ 70-80 bên Trung Quốc bèn cưới vợ bé, chọn gái đồng
trinh.
Việc mua bán công khai trên báo chí chẳng còn sợ ai phê bình, kiểm
thảo. Ấy thế mà trong Cách Mạng, Mao kết tội phong kiến, và trong kháng
chiến, Lê Duẩn , Trần Văn Trà đã có vợ lớn, còn lập tam tứ phòng con
nhà điền chủ ( chứ không lấy nông dân cho đúng tính giai cấp)!
Trong khi đó, binh sĩ, sinh viên hay cán bộ, ai yêu đương vớ vẫn là bị
kiểm thảo và bị trừng phạt, và bị chửi, bị kết tội là lãng mạn, là tiểu
tư sản, làm như nông dân không mơ mộng yêu đương bao giờ!( Xin xem trong
ca dao, hát quan họ thì rõ).
Nay thì đại gia nào cũng tam thê, tứ thiếp. Cụ Nông Đức Mạnh mới
đây có vợ bé nhỏ hơn tuổi con trai ông! Phải chăng vì lấy cảm hứng từ vị
lãnh đạo đảng hào hoa này mà tác giả viết bài Ba lần cưới vợ. Bài viết
rất hay.Dẫu sao, chúng ta cũng nên nghiêng nón kính chào và chúc phúc
cho ngài Tổng Bí thư, sống thật theo lòng mình, đừng bưng bít giấu
quanh, đừng muốn làm thánh mà giết người vợ đã cùng mình ấp yêu!
Lạc đà có hai cái u/ Những thằng hai vợ ngu hơn lạc đà.
Hồi ấy kiếm được vợ mậu dịch viên là số một, thằng Uy biết vậy nên cam phận làm thầy giáo và thay vợ chợ búa cơm nước đảm đương việc nhà. Khổ nỗi tính thằng này ham chơi nên đã rất cố gắng mà vẫn bị vợ la, lương thầy giáo ba cọc ba đồng, để có tiền uống cà phê hàng ngày nó mới nghĩ ra chiêu trộm tiền vợ.
Gì chứ khoản này thì thằng Uy số một, heo nhựa hay heo đất gì nó cũng chỉ cần một cái díp nhổ lông nách là gắp ra hết. Gặp tờ mười ngàn, hai mươi ngàn Uy bỏ lại, chỉ lấy những tờ năm mươi ngàn (là những tờ tiền có mệnh giá cao nhất hồi ấy).
Mỗi lần làm bếp tay đầy mắm muối nó cứ nhè khăn mặt của vợ mà lau, con vợ ngạc nhiên thấy khăn mình vừa giặt xà bông sạch sẽ sao đã lại bẩn rồi, hỏi chồng, ngu gì thằng Uy nhận. Nó mới kiên trì “thập diện mai phục” bắt quả tang.
Con chị:
Thiếu cái gì chỉ thằng Uy hiểu, và đấy chính là chỗ ra đời những câu thơ gan ruột của nó: “Đêm ngủ con sờ vú cha/ Giấc khuyết vầng trăng mẹ/ Tổ ấm cho con cha tay vụng/ Gió đời thổi nát thành mây…” (Giấc ngủ khuyết vầng trăng). Ba câu đầu tình thực, đọc cảm động.
Nhưng câu thứ tư nghe sến thế nào ấy, mình không thích. Một buổi chiều thằng Uy bận việc nhờ mình đi đón con hộ. Mình đi đón con bé. Trời chuyển mưa, dưới đất gió cuồn cuộn cuốn lá, trên cao vần vũ mây bay, lác đác những hạt nước vỡ từ trời rơi xuống. Hai bác cháu phóng xe chạy như điên trên đường. Mình vừa chạy xe vừa lẩm nhẩm: Gió đời thổi nát thành mây… mới thấy cái thằng này tài.
Tình cũ không rủ cũng đến, con vợ hai của nó vốn là bạn thời sinh viên, ly dị chồng, có một con trai, làm Kế toán trưởng của một công ty thủy lợi. Về quyết định lấy vợ lần hai, thằng Uy giải thích với mình:
Lúc ấy nếu trong phòng có cái rổ thì nó đã lấy rổ úp lên mặt cho đỡ xấu hổ, nhưng khách sạn không có rổ nên thay vì úp mặt nó bèn úp tiền vào túi rồi vội vã quay ra phố đến với đám Phạm Quốc Ca, mãn cuộc trở về thì con vợ đã ngủ (hay giả vờ ngủ) thì không biết. Thằng Uy nằm suy nghĩ, thấy nhục nên quyết chí làm ra tiền. Và quả là nó làm ra tiền thật, đi làm phim cho Công ty yến sào (nó lúc này đã chuyển sang đài Truyền hình Khánh Hòa) được 10 triệu đồng, hí hửng đem về nộp vợ.
Con vợ rút phắt 5 triệu ra đưa cho thằng em trai của mình, nói một câu gọn lỏn:
Khi trên đĩa chỉ còn lại hai con tôm, con to như cẳng tay, con bé như chiếc đũa, cô vợ tương lai của nó liền gắp ngay con to cho vào bát thằng em. Đợi thằng em chào anh chị ra về rồi Thằng Uy mới thăm dò con bồ:
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”, hướng nhà thì thằng Uy chịu vì mảnh đất nó mua tọa đông hướng tây rồi, nhưng còn việc lấy vợ thì nó chủ động được. Con vợ ba của nó đúng gái tân, nhà nghèo, chịu thương chịu khó và hiền, đặc biệt hiền. Câu châm ngôn ưa thích của nàng là:
“Mọi thứ hương rồi sẽ tàn phai, chỉ có hương thơm đức hạnh là luôn tỏa ngát”. Nó dụ khị thế nào mà mẹ thằng Uy vốn rất khó tính, chẳng con nào ở được với bà cả thế mà bây giờ hễ ai nói xấu con dâu bà là bà chửi. Còn hai đứa con thằng Uy thì khỏi phải nói, một cô Dung, hai cô Dung. Mỗi lần chứng kiến nó cho thằng con ăn là một lần mình phát bực, thằng con nặng như cối đá chẳng chịu ăn khiến mẹ phải xoay quanh như đèn cù. Mình bảo, người roi voi búa, cứ cho roi vào đít là phải ăn ngay thôi mà.
Nó bảo:
HUỲNH THỤC VY * THÁNG TƯ ĐEN
Huỳnh Thục Vy: Viết cho Tháng Tư Đen
Huỳnh
Thục Vy -
Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên
quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối
tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh
chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là
không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là
kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập
trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách
thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ,
nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với
những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Gần
đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs
Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt
Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course,
he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I
think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this.
Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but
it does not make a military genius...". Xin được tạm dịch là: "Dĩ
nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của
chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính?
Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như
thế có lẽ
sẽ
tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên
tài quân sự...."
Dù
chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý
với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm
máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy
hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu
rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự
"nguy hiểm" của những người Cộng sản Việt Nam.
Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm"mục
đích biện minh cho phương tiện", nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt
được mục đích.
Đối với tôi, nó không chỉ là
lời
nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những
người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ
đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.
Một
kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một
kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có
chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan...
Nhưng khi nhìn xoáy vào
chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến
nghĩa "arousing fear" (gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống
với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa
là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ
ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ
hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục
trình bày mà
tạm
quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý
vị.
Khi
căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những
điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh
qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần
mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm
thấy những hình ảnh có khả năng "làm cho sợ hãi" của quân đội Bắc Việt
qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các "trận đánh" của đội Biệt động
Sài Gòn như: "trận đánh" tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, "trận đánh" cư xá
Brinks...; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe
những người già kể lại về vô số những "trận đánh" như thế vào trường
học, khu
dân
cư, cầu cống....
Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp
vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà
Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ
sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái
quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ
đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng".
Những
ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình,
đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người "nằm vùng"
gọi là "trận đánh" gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục
tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào
những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm
làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận
Mỹ....
Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy "Bia chiến
công trận đánh cư xá Brinks". Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra
là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam
do hai thành viên
Biệt
Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là "trận đánh" sao tôi thấy nó
hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác
một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh
bom như thế thật sự là những kẻ "nguy hiểm", "ghê gớm".
Ngoài
cái cách thể hiện "formidable" như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến
người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ.
Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn
ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành
động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được
mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc
ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền
Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân.
Chúng ta được nghe nói rất
nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của
những người trẻ tuổi
mới
chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình
cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa
gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà
nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời
đại!
Để
rồi sau cái ngày "thống nhất" ấy là những chuyến vượt biên vượt
biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác
ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến
nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận
làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân
phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn
ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về "công lao chống Mỹ cứu nước của
Đảng" vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người "có học" ở Việt Nam.
Thiết
nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó
là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho
rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù...phải được đặt
trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực
sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, chính trị...chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị
nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính
trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON
NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia
chỉ
là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào
"mục đích biện minh cho phương tiện".
Chúng ta biết rằng, việc đánh giá
tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất
của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương
tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.
Kết
quả là, "sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước" đã không
khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn;
mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước "giải phóng" hơn hẳn Hàn
Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy
theo sau cả Thái Lan.
Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia,
là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm
chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?
Đó
là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự
đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu
nước" ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc "đánh Mỹ đến người Việt Nam
cuối cùng". Hay như Lê Duẩn từng nói :XHC "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên
Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước , cho cả nhân loại".
Nói cho rõ
ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông
Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là
giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến
tương
tàn
khốc liệt.
Chỉ e Việt Nam
vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc
còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có
khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người
Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà
giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng
thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người
Cộng sản Việt Nam
quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà
hợp,
Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người
Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện
đã làm. Chỉ e.... Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan
hệ với Trung cộng là "chủ trương nhất quán", là "ưu tiên hàng đầu" như
lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây
tại Bắc Kinh.
Mỗi
năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối
hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp
mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có
tâm huyết với đất nước.
Những con người có lương tâm và tự trọng không
bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử
hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ
để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự
Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba
mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân
tộc và nền công
lý.
Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Huỳnh Thục Vy: Viết cho Tháng Tư Đen
Huỳnh Thục Vy -
Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên
quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối
tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh
chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là
không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là
kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập
trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách
thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ,
nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với
những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Gần
đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs
Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt
Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course,
he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I
think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this.
Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but
it does not make a military genius...". Xin được tạm dịch là: "Dĩ
nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của
chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính?
Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như
thế có lẽ
sẽ
tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên
tài quân sự...."
Dù
chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý
với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm
máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy
hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu
rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự
"nguy hiểm" của những người Cộng sản Việt Nam.
Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm"mục
đích biện minh cho phương tiện", nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt
được mục đích.
Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.
Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.
Một
kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một
kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có
chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan...
Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa "arousing fear" (gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.
Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa "arousing fear" (gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.
Khi
căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những
điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh
qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần
mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm
thấy những hình ảnh có khả năng "làm cho sợ hãi" của quân đội Bắc Việt
qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các "trận đánh" của đội Biệt động
Sài Gòn như: "trận đánh" tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, "trận đánh" cư xá
Brinks...; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe
những người già kể lại về vô số những "trận đánh" như thế vào trường
học, khu
dân
cư, cầu cống....
Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng".
Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng".
Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người "nằm vùng" gọi là "trận đánh" gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ....
Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy "Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks". Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là "trận đánh" sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ "nguy hiểm", "ghê gớm".
Ngoài
cái cách thể hiện "formidable" như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến
người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ.
Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn
ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành
động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được
mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc
ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền
Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân.
Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại!
Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại!
Để rồi sau cái ngày "thống nhất" ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về "công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng" vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người "có học" ở Việt Nam.
Thiết
nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó
là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho
rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù...phải được đặt
trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực
sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, chính trị...chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị
nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính
trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON
NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia
chỉ
là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào
"mục đích biện minh cho phương tiện".
Chúng ta biết rằng, việc đánh giá tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.
Chúng ta biết rằng, việc đánh giá tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.
Kết
quả là, "sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước" đã không
khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn;
mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước "giải phóng" hơn hẳn Hàn
Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy
theo sau cả Thái Lan.
Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?
Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?
Đó
là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự
đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu
nước" ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc "đánh Mỹ đến người Việt Nam
cuối cùng". Hay như Lê Duẩn từng nói :XHC "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên
Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước , cho cả nhân loại".
Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.
Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.
Chỉ e Việt Nam
vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc
còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có
khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người
Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà
giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng
thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người
Cộng sản Việt Nam
quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà
hợp,
Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người
Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện
đã làm. Chỉ e.... Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan
hệ với Trung cộng là "chủ trương nhất quán", là "ưu tiên hàng đầu" như
lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây
tại Bắc Kinh.
Mỗi
năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối
hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp
mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có
tâm huyết với đất nước.
Những con người có lương tâm và tự trọng không
bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử
hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ
để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự
Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba
mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân
tộc và nền công
lý.
Huỳnh Thục Vy
BẦU CỬ TẠI PHÁP
Diễn Tiến Bầu Cử Tổng Thống Pháp 1912 và Ông François
Hollande đắc cử Tổng Thống 52%
TIỂU ĐỆ
Căn cứ theo đìều
kiện ra ứng cử Tổng Thống Pháp xin đơn cử như sau : Quốc Tịch Pháp, tối
thiểu 23 tuổi, không bị mang tiền án và phải có sự giới thiệu từ 500 chữ ký của
những vị đại diện dân cử trong tổng số 36.664 thị trưởng, 577 dân biểu, 321
thượng nghị sĩ, 1.880 nghị viên hội
đồng vùng và 3.978 nghị viên
hội đồng
tỉnh. Sau khi được Hội Đồng Lập Hiến (Conseil Constitutionnel) chấp nhận đơn đủ diều kiện, thì
được chánh phủ tài trợ tiền để vận đồng bầu cử...Vì vậy, nước Pháp bầu cử Tổng Thống
lần này có 10 ứng cử viên.
Kết quả
bầu cử Tổng Thống vòng 1 vào ngày chủ nhựt 22-4-212 trong khi chờ đợi
sự phán quyết của Hội Đồng Lập Hiến ngày 25.04.2012 như sau :
TIỂU ĐỆ
François
Hollande
|
Nicolas
Sarkozy
|
Marine
Le Pen
|
Jean-Luc Mélenchon
|
François
Bayrou
|
28,63
%
|
27,08
%
|
18,01
%
|
11,13 %
|
9,11
%
|
Eva
Joly
|
Nicolas Dupont-aignan
|
Philippe Poutou
|
Nathalie Arthaud
|
Jacques
Cheminade
|
2,28 %
|
1,8 %
|
1,15 %
|
0,57 %
|
0,25 %
|
Như vậy, chúng ta thấy Ông
François Hollande ứng cử viên đảng
Xã Hội (PS: parti socialiste) dẫn đầu với 28,63% và Ông Nicolas Sarkozy ứng cử viên Tổng Thống
đương nhiệm đảng cầm quyền UMP (Union pour Un Mouvement Populaire)
với 27,08%.
Do vậy, cuộc bầu cử vòng 2 vào chủ nhựt ngày 6-5-2012 với 2 đối thủ là : Ông François Hollande và Ông Nicolas Sarkozy, người đắc cử Tổng Thống có nhiệm kỳ 5
năm (2012 – 2017).
REUTERS/Jean-Paul Pelissier
Để tìm hiểu các ứng cử TT có phiếu
bầu đáng lưu ý như sau :
1- Ông François Hollande, sanh 12 tháng 08 năm 1954 tại Rouen (Pháp) 28,63%
2- Ông Nicolas Sarkozy, sanh 28 tháng 01 năm 1955 tại Paris (Pháp) 27,08%.
3- Bà Marine Le Pen, sanh 05 tháng 08 năm 1968 tại
Neuilly sur Seine (Pháp), đảng cực hữu (Mặt Trận Quốc Gia) Front national (FN) 18,01 %
4- Ông Jean-Luc Mélenchon, sanh
19 tháng 08 năm 1951 tại Tanger (Maroc), đảng thiên tả Parti de gauche (PG) 11,13 %
5- Ông François
Bayrou, sanh 25 tháng 05 năm
1951 tại Bordès, đảng trung hữu Mouvement
Démocrate (Modem) 9,11 %
Francois Hollande (trái) và Nicolas Sarkozy trong cuộc tranh luận nảy lửa trên truyền hình tối ngày 02/05/2012.
Reuters
Francois Hollande (trái) và Nicolas Sarkozy trong cuộc tranh luận nảy lửa trên truyền hình tối ngày 02/05/2012.
Reuters
Sau khi, hai
ứng cử viên Nicolas Sarkozy và François Hollande đã tranh luận
suốt ba tiếng đồng hồ trong đêm thứ ba
2-5-2012. Hơn 20 triệu khán giả đã theo dõi nhất cử nhất
động của hai đấu thủ trong trận đấu được xem là «cao điểm» của cuộc đua vào
điện Elysée.
Rất khó mà kết luận ai hơn ai. Nhưng rõ ràng là tổng thống mãn nhiệm đã «không
khuynh đảo» được đối phương như ông hy vọng. Quyền quyết định giờ đây nằm
trong tay cử tri Pháp qua lá phiếu vào ngày chủ nhật 06/05/2012 tới đây.
Riêng Bà Marine Le Pen không
bỏ phiếu cho bên nào, nghĩa là có
ý định làm trung gian, bởi vì, Bà còn nhớ thân phụ của Bà là Ông Jean Marie Le Pen 73 tuổi, năm 2002
(16,86%), được về hạng thứ hai vào vòng nhì, đánh bại ứng cử viên Lionel Jospin 64 tuổi (đảng xã hội =
PS) về hạng thứ ba 16.18%. Cuối cùng tất cả các đảng cánh tả cũng như cánh hữu
hiệp lực dồn phiếu vỏng 2 cho Ông Jacques CHIRAC 69 tuổi
đắc cử vẽ vang với 25.537.956
phiếu bầu được 81,96% và Ông Jean-Marie
LE-PEN, thảm bại chỉ có 5.525.032 phiếu bầu được 18,04%.
Ông Jean-Luc Mélenchon, đảng thiên tả Parti de gauche (PG) được 11,13% đương nhiên sẽ dồn phiếu cho
Ông François
Hollande.
Trong
khi đó, Ông François Bayrou thuộc
đảng trung hữu lại quay ngược
lại dồn phiếu cho Ông François Hollande, làm tôi nhớ lại
cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp năm 1981 ở vòng 2, Ông Jacques CHIRAC không dồn phiếu cho Ông Valéry
Giscard d’Estaing đảng l’Union pour
la Démocratie Française (UDF)
thuộc cánh hữu như Ông Jacques CHIRAC, để
rồi Ông Valéry Giscard d'Estaing, làm Tổng Thống từ 27-05-1974
đến 21-5-1981, phải thất cử và khiến Ông François Mitterrand đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp 14 năm (1981-1995).
Xuyên qua phân tích trên, thấy được bầu cử vòng 2
này, ứng
cử viên Ông François Hollande có phần
lợi thế hơn, bởi
Ông có chương trình thay đổi chánh
sách rất ngoạn mục nhiều phương diện để
cho đời sống người dân được khá hơn, nhưng không biết các lời hứa đó của Ông có
được thi hành kham nổi và hoàn hão không? hảy chờ xem ?
Ngoài
ra, bản tánh người Pháp rất thích thay đổi và muốn hưởng thụ, bằng chứng tất cả
Tổng Thống Pháp dù cánh hữu hay cánh tà đều bị chống đối biểu tình xuống đời
đòi hỏi.
Riêng
Ông Nicolas Sarkozy Tổng Thống đương
nhiệm, ứng cử viên bầu cử vòng 2 là người có nhiều kinh nghiệm đã từng tham gia
các bộ trưởng trong lãnh vực khác nhau cho đến làm Tổng Thống, nhưng xem «Ông Nicolas Sarkozy bất phùng thời làm Tổng
Thống 5 năm qua», bởi thời gian này bị khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, làm cho nước Pháp không tránh khỏi đời sống khó khăn. Nếu trường hợp Bà Ségolène Royal làm Tổng Thống, thì đời sống người dân càng
tồi tệ hơn nhiều.
Do vậy, trong vòng 2 bầu cử này, số cử tri
bầu cử trầm lặng đã phân tách 2 ứng cử viên để chọn người lãnh đạo nước Pháp đều
có ý dồn phiếu cho Ông Nicolas Sarkozy, chớ không phải chọn
cho phe cánh nào? hảy chờ xem kết quả bầu cử để thẩm định tương lai nước Pháp
tốt đẹp hay không ?
Và
kết quả bầu cử như sau :
1 - Ông
François
Hollande đảng PS
đắc cử Tổng Thống 52%
2 - Ông
Nicolas Sarkozy đảng UMP thất cử 48%.
Được biết Ông François Hollande tân Tổng
Thống Pháp, sanh
ngày 12 tháng 08 năm 1954 tại Rouen (Pháp) nhầm ngày thứ năm 14 tháng 7 âm lịch năm Giáp Ngọ thuộc mạng Sa Trung Kim (Vàng trong Cát), có can là Giáp thuộc Mộc, có Chi là Hỏa. Theo luật sinh
khắc của ngũ hành, thì "mạng Mộc sanh mạng Hỏa
", cho nên người có tuổi Giáp Ngọ có đời sống và tương lai sự nghiệp tốt đẹp. Người có tuổi Giáp Ngọ mạng
Kim gặp năm Nhâm Thìn 2012 thuộc mạng Thủy, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của
ngũ hành, thì "mạng Kim sanh
mạng Thủy ". Và năm này là năm
có Can là Nhâm, thuộc mạng Thủy và
những người có tuổi Can là Giáp Ất thuộc mạng Mộc, theo luật thuận
hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì
"mạng Thủy sanh mạng Mộc ". Bởi vì, mạng Thủy bị sanh xuất và mạng Mộc được sanh nhập, cho nên năm này
những người có mạng Mộc xem như tổng
quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến thành công như ý, bằng
chứng Ông François Hollande vừa đắc
cử Tổng Thống Pháp nhiệm kỳ 5 năm.
KINH TẾ TRUNG QUỐC
Tư bản Nhà nước Trung Quốc đang rạn nứt từ bên trong
Tuyên bố của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về các ngân hàng, được coi là
một lời tuyên chiến chống lại trụ cột của tư bản Nhà nước Trung Quốc.
Ông Ôn Gia Bảo trả lời báo giới, Bắc Kinh, 14/03/2012
Reuters
Anh Vũ
Ba thập kỷ cải cách và mở cửa, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn
tự hào đã tạo dựng được một mô hình phát triển thành công. Bắc Kinh vẫn
cho rằng việc đảng kiểm soát hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp lớn
phần nào đã giúp cho nước này có những tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục
trong hai thập kỷ qua. Nhưng giờ đây hệ thống này đã bộc lộ những giới
hạn tạo ra những rạn nứt bên trong.
Tại Trung Quốc, nhiều tiếng nói đã lên tiếng về sự cần thiết
phải thay đổi mô hình kinh tế, giảm bớt vai trò của nhà nước và đẩy mạnh
tư nhân hóa. Phụ trang kinh tế báo Le Monde hôm nay có bài phân tích
mặt trái của mô hình phát triển ở đất nước đông dân nhất thế giới với
tựa đề :« Mô hình kinh tế Trung Quốc bị xói mòn từ bên trong ».
Nhìn từ bên ngoài người ta rất dễ có cảm nhận là mô hình kinh tế tư
bản theo kiểu con lai của Trung Quốc vẫn đang vận hành tốt. Thế nhưng
từ bên trong, hệ thống này đang bị chỉ trích dữ dội. Đặc biệt trên vấn
đề vai trò chủ đạo của Nhà nước dựa trên việc nắm giữ ngân hàng ưu ái
các tập đoàn Nhà nước. Cách làm này đang bóp nghẹt các doanh nghiệp tư
nhân nhỏ.
Le Monde trích dẫn phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc trực tiếp tấn
công vào trụ cột của tư bản Nhà nước Trung Quốc như sau « Nói thẳng là
các ngân hàng của chúng ta kiếm lời quá dễ. Tại sao ? Đó là bởi vì, một
số nhỏ các ngân hàng chính đang chiếm vị trí độc quyền, điều này có
nghĩa là người ta chỉ có thể đến với họ để vay vốn » và ông kết luận, «
chúng ta phải phá vỡ thế độc quyền đó ».
Vấn đề này càng trở nên thời sự, nhất là từ sau khi xảy ra vụ đổ vỡ
của các tổ chức tín dụng không chính thức ở thành phố Ôn Châu hồi cuối
năm ngoái. Các ông chủ của thành phố kinh tế đầy năng động nằm ở phía
đông đất nước này đã không thể nào vay vốn từ ngân hàng lớn, vì những
ngân hàng này thích dành ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước.
Muốn có
vốn, họ buộc phải đi vay của các tổ chức tín dụng tư nhân với lãi suất «
cắt cổ ». Kết quả là không trả được nợ, hàng chục doanh nghiệp tư nhân
bị phá sản, các con nợ bỏ trốn và có người phải nhảy lầu. Sự việc đã gây
xáo động khắp Trung Quốc. Chính phủ, mới đây, đã thông báo sẽ để cho
các ngân hàng tư nhân ở Ôn Châu lập các quỹ tín dụng phục vụ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng theo các chuyên gia thì ít có khả năng quyết
định này được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, nơi mà ngân hàng nhà nước
vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Các ngân hàng nhà nước thì lại chỉ muốn cho các doanh nghiệp nhà
nước vay vốn vì họ được bảo đảm của nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước ở
Trung Quốc họ là ai ? Theo Le Monde, trong các tập đoàn lớn như viễn
thông, luyện kim…người đứng đầu bao giờ cũng do Ban tổ chức của đảng
cộng sản sắp xếp và họ tất nhiên là những đảng viên và hơn nữa còn có
mối liên hệ đặc biệt với các cấp lãnh đạo trung ương của đảng.
Le Monde nhận thấy, trong ba thập kỷ cải cách, đảng Cộng sản Trung
Quốc đã để cho các công dân tự do làm giàu, lập các công ty, nhưng với
điều kiện không nhường lại cho họ phần trung tâm của cỗ máy kinh tế. Ở
Trung Quốc, nhà nước luôn kiểm soát phần lớn các lĩnh lĩnh vực được đánh
giá là « chiến lược » như ngân hàng, viễn thông, giao thông hàng
không. Du khách có dù có được lựa chọn đi máy bay của Aire China, China
Eastern hay China Southern thì cũng đều là trả tiền cho doanh nghiệp
nhà nước. Tương tự như vậy đối với dịch vụ điện thọai di động. Có điều
là hệ thống các doanh nghiệp nhà nước này không thúc đẩy cạnh tranh có
lợi cho người tiêu dùng.
Theo Le Monde, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước được ngân hàng sẵn
sàng cho vay không tính toán vì họ luôn được Nhà nước đứng đằng sau bảo
lãnh.
Giáo sư Hoàng Á Sanh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: «
điểm yếu kém của tư bản Nhà nước là ở chỗ nó dẫn đến sự tập trung của
cải vào tay một tầng lớp chính trị ưu tú hoặc có liên hệ về mặt chính
trị chứ không vì lợi ích tăng trưởng. »
Theo giáo ông Michael Pettis, giáo sư đại học Bắc Kinh thì thực ra
tư bản Nhà nước Trung Quốc cũng chẳng sáng tạo ra được cái gì ghê gớm.
Đây là mô hình chủ yếu dựa trên sự đầu tư, trong đó ngùon tín dụng do
Nhà nước chỉ đạo . Nhà nước chỉ đạo lãi suất, rủi ro tính dụng thì được
xã hội hóa. Ban đầu thì mô hình này có tác dụng thúc đẩy tăng trworng
nhanh. Nhưng sự việc sẽ trở nên phức tạp khi mà khủng hỏang nợ xuất
hiện. Mô hình này chỉ có thể duy trì đến một thời điểm nhất định sau đó
phải bị từ bỏ. Theo giáo sư Pettis thì « ở Trung Quốc, nhiều người hiểu
được điều đó, nhưng về mặt chính trị thì rất khó có thể từ bỏ mô hình
này ».
Theo Le Monde, phe cải cách thì đã nhận ra được thời điểm cần phải
xóa bỏ mô hình kinh tế hiện nay. Trong khi đó cánh bảo thủ thì lại cho
rằng chấp nhận xem xét lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và xã
hội tức là đảng Cộng sản làm biến chất sâu sắc hệ thống và mất quyền
lãnh đạo.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120501-tu-ban-nha-nuoc-trung-quoc-dang-ran-nut-tu-ben-trong
Nền Kinh tế Trung cộng trong vòng bi đát
Monday, 05 March 2012 19:52
Tài chánh
Sydney, Úc Đại Lợi (Theo CBS Marketwatch):
Chúng ta không nên trông chờ vào khả năng mà Trung quốc có thể giúp đỡ
nền kinh tế và tài chánh thế giới, vì chính xứ này đang trong vòng lao
đao.
Trong cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới, Trung quốc cũng bị
ảnh hưởng nặng nề. Riêng trong tỉnh Quảng Đông là nơi có nền kinh tế
chuyên về hàng xuất cảng,có khoảng từ 20 triệu cho đến 25 triệu những
di dân đến đây làm việc. Hàng triệu nhân viên đã bị cho nghỉ việc.Chính
quyền Trung quốc đã tung ra những chương trình trợ cấp tài chánh để cứu
nguy cho nền kinh tế.
Trong vòng hai năm, kể từ năm 2008, chính quyền
Bắc Kinh đã bỏ ra 600 tỷ Mỹ kim làm chất xúc tác cho việc phát triển
lại nền kinh tế của xứ này.
Trong những năm 2009 và 2010, số tiền mà các ngân hàng Trung quốc
cho khách hàng mượn gia ta9ng lên đến 1,100 tỷ Mỹ kim, so với con số 740
tỷ Mỹ kim vào năm 2008.Trong vòng hai năm, số tiền nợ đã gia tăng gần
50 phần trăm.
Theo ngân hàng Thế giới thì phần lớn những sự gia tăng
kinh tế của Trung quốc từ năm 2008 trở về sau là do ảnh hưởng số tiền
chi ra từ chính quyền: cho mượn tiền hàng loạt, để tìm cách thúc đẩy lại
guồng máy kinh tế.
Số tiền nợ xấu không trả nổi gia tăng cao. Trong
tháng hai vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã đồng ý cho các ngân hàng
chuyển số nợ 1,700 tỷ Mỹ kim cho qua trương mục của chính quyền địa
phương, để tránh cho hệ thống ngân hàng của xứ này phải phá sản.
http://thoibao-online.com/kinh-te/tai-chanh/5536-nn-kinh-t-trung-cng-trong-vong-bi-at
Monday, 05 March 2012 19:52
Tài chánh
“Trái đắng kinh tế” mang tên
Trung Quốc ngày một chín?
CAO HIỀN
21/03/2012 09:32 (GMT+7)
Hàng loạt thông tin bất lợi về kinh tế Trung
Quốc như giá nhà đất liên tục sụt giảm, giá xăng dầu được điều chỉnh lần
hai trong vòng chưa tới 6 tuần, thâm hụt thương mại phình to kỷ lục...
đã dồn dập xuất hiện.
Hàng loạt
thông tin về kinh tế Trung Quốc như giá nhà đất liên tục sụt giảm, giá
xăng dầu được điều chỉnh lần hai trong vòng chưa tới 6 tuần, thâm hụt
thương mại phình to kỷ lục... đã khiến cho bức tranh triển vọng của nền
kinh tế Trung Quốc trở nên u ám hơn bao giờ hết.
Hôm
19/3, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã phát
đi thông báo về việc tăng giá xăng, dầu diezel lần thứ hai trong năm
2012. Theo đó, từ 0h ngày 20/3, giá mỗi tấn xăng, dầu sẽ tăng thêm 600
Nhân dân tệ và sau khi điều chỉnh, giá xăng, dầu tiêu chuẩn sử dụng cho
giao thông, hàng không… lần lượt là 9.580 Nhân dân tệ/tấn và 8.730 Nhân
dân tệ/tấn.
Đối
với thị trường bán lẻ, việc tăng thêm 600 Nhân dân tệ/tấn xăng, dầu
đồng nghĩa với việc mỗi lít xăng, dầu diezel sẽ lần lượt tăng thêm 0,44
Nhân dân tệ và 0,51 Nhân dân tệ. Đối với xăng 93, loại xăng được phương
tiện giao thông Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, sau khi điều chỉnh giá,
mỗi lít sẽ tăng từ mức 7,85 Nhân dân tệ lên 8,29 Nhân dân tệ.
Còn
đối với dầu diesel 0, loại dầu diezel được phương tiện giao thông Trung
Quốc sử dụng nhiều nhất, giá mỗi lít sẽ là 8,3 Nhân dân tệ, hình thành
hiện tượng hiếm có trên toàn cầu là “dầu đắt hơn xăng”. Theo NDRC, quyết
định tăng giá nhiên liệu được đưa ra sau khi giá dầu thô thế giới tăng
hơn 10% từ ngày 8/2, khi giá bán lẻ cả khí đốt và dầu diezel tăng 300
Nhân dân tệ/tấn.
Để
bảo đảm ổn định vật giá, ngăn chặn việc tăng giá dây chuyền, sau khi
điều chỉnh giá xăng, dầu lần này, Trung Quốc sẽ tạm thời không điều
chỉnh cước vận tải hành khách bằng đường sắt, cước giao thông công cộng
thành phố, vận tải hành khách trên các tuyến đường nông thôn…
Đồng
thời, để giảm nhẹ ảnh hưởng của việc tăng giá xăng, dầu đối với nhóm
quần chúng khó khăn và các ngành mang tính công ích, Trung Quốc sẽ căn
cứ vào cơ chế trợ cấp giá xăng dầu đã xây dựng, tiếp tục tiến hành trợ
cấp cho nông dân trồng trọt, nghề cá, lâm nghiệp, giao thông công cộng ở
thành phố, vận tải hành khách trên các tuyến đường nông thôn…
Đánh
giá về tác động của việc tăng giá xăng, dầu đối với chỉ số giá tiêu
dùng (CPI), báo giới dẫn lời một nhà phân tích thị trường cho biết do
giá dầu thành phẩm chỉ chiếm khoảng 0,5% trong rổ tính toán CPI. Lần này
giá xăng, dầu tăng bình quân là 7,4%, cho nên dự kiến mức độ ảnh hưởng
trực tiếp tới CPI là khoảng 0,37%.
CPI
của Trung Quốc tăng 3,2% trong tháng 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái
và so với mức tăng 4,5% trong tháng 1, đánh dấu tốc độ tăng chậm nhất
trong vòng 20 tháng qua.
Tuy
nhiên, theo giới phân tích quốc tế, việc Trung Quốc tăng giá xăng sẽ bổ
sung thêm một bằng chứng mới cho thấy khả năng đi xuống của nền kinh tế
này là có thực và không hẳn là do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công
châu Âu như những đánh giá trước đó của các tổ chức, định chế tài chính
quốc tế uy tín.
Đài
RFI của Pháp dẫn báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho
biết, trong tháng 2, nhà đất tại gần 2/3 các thành phố lớn của nước này
bị sụt giá. Thị trường bất động sản mất giá tại 45 trên 70 thành phố cỡ
vừa và lớn. Tại 21 thành phố, giá nhà được coi là ổn định và tại 5 thành
phố còn lại thì chỉ số này đã gia tăng. Đặc biệt là giá nhà mới xây
giảm tại 27 thành phố.
Số
liệu của các cơ quan môi giới nhà đất cho thấy, số lượng nhà bán ra
giảm 14% trong hai tháng đầu năm 2012, khiến doanh thu trong ngành giảm
tới 20,9% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Giá nhà đất tại hai thành phố
lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải đã giảm 10% và giới trong ngành chờ đợi là
sẽ còn giảm thêm từ 10 đến 20% nữa trong năm nay.
Bên
cạnh những chỉ số thuần túy liên quan đến ngành bất động sản của Trung
Quốc, ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ còn chú ý đến những dấu hiệu khác
như là khối lượng xi măng và thép bán ra trên thị trường Trung Quốc
giảm đi trông thấy. Đồng thời, cổ phần của các tập đoàn xây dựng Trung
Quốc trên các sàn chứng khoán nội địa mất giá.
Các
chuyên gia nước ngoài băn khoăn lo ngại thị trường bất động sản Trung
Quốc vỡ bong bóng, tác động dây chuyền tới đà tăng trưởng của nền kinh
tế thứ nhì trên thế giới. Tại Trung Quốc ngành bất động sản chiếm tới
13% tổng sản phẩm quốc nội.
Ngoài
năng lượng và bất động sản, tập đoàn BHP Billiton còn đóng góp thêm một
yếu tố khác cũng cho thấy nguy cơ suy giảm của kinh tế Trung Quốc. Đó
là triển vọng tiêu thụ sắt, thép của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
này. Ian Ashby, một quan chức BHP Billiton Ltd, cho biết nhu cầu quặng
sắt của Trung Quốc đang giảm sút và tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm
lại còn một con số.
BHP
Billiton dẫn thông tin thống kê từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA)
cho biết, sản lượng thép sản xuất của nước này đã giảm 4% trong năm nay.
Giá thép trung bình hiện là 141 USD/tấn, giảm 16% so với năm trước. Mục
tiêu phát triển nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay 7,5%, cũng gây ảnh
hưởng tới ngành công nghiệp thép nước này.
Trên
thực tế, trong báo cáo về thâm hụt thương mại phình to kỷ lục trong
tháng 2, các nhà thống kê Trung Quốc cũng đã cho biết về mức độ suy giảm
nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nước này, bởi đơn đặt hàng của các nhà
máy xuất khẩu giảm đáng kể và Bắc Kinh đang nỗ lực điều chỉnh thị trường
đang quá nóng nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững.
Trung
Quốc là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất và cũng là thị trường
xuất khẩu hàng đầu của nhiều nước láng giềng châu Á, cũng như các nhà
cung cấp hàng hóa xa xôi như Australia và châu Phi, điều đó có nghĩa là
nhu cầu hạ nhiệt thị trường của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến toàn
cầu.
Theo tờ
Guardian, mới đây, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine
Lagarde, đã khen ngợi Trung Quốc về việc nước này trở thành nền kinh tế
thứ hai thế giới và là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù
vậy, bà Lagarde kêu gọi Trung Quốc nên chú trọng hơn nữa vào thị trường
nội địa và không nên phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu.
Sau
cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, người đứng đầu IMF cho rằng
Trung Quốc cần nhanh chóng rời xa chính sách lấy xuất khẩu và đầu tư làm
động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, mà hãy chuyển hướng sang tiêu dùng
nội địa.
HÀ NỘI THỜI BAO CẤP
Đến Việt Nam lần đầu vào năm 1975 và có nhiều năm sinh sống ở Hà Nội, nhà xã hội học đồng thời cũng là nữ nhiếp ảnh gia
người Thụy Điển Eva Lindskog đã ghi lại những hình ảnh đặc sắc về cuộc sống ở Thủ đô thời bao cấp.
Bằng chiếc máy ảnh chụp phim đen trắng Kodak, bà đã ghi lại một
thời kỳ đầy kỷ niệm của Hà Nội với những đường phố tràn ngập xe đạp, những chuyến xe điện “quá tải” hay những gánh hàng cơm, hàng sửa xe đạp trên hè phố... Các bức ảnh chọn lọc của bà đang được trưng bày tại triển lãm ảnh “Còn & mất” tại số 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội) từ ngày 18 đến 28/3.
Dưới đây là một số bức ảnh của Eva Lindskog tại triển lãm được PV chụp lại:
Nhịp sống sôi động trên truyến Phố Hàng Gai vào khoảng năm 1987-88.
Bách hóa Tổng hợp tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền là khu bách hóa lớn nhất của Hà Nội thời bao cấp.
Học sinh tập trung chào cờ buổi sáng tại một ngôi trường ở Dịch Vọng, năm 1982.
Cơm bụi trên hè đường là một "bản sắc" của Hà Nội. Bức ảnh chụp đầu thập kỷ 1980.
Phố Tràng Tiền với dáng vẻ cổ kính, sang trọng và tràn đầy sức sống.
Mặt tiền của nhà triển lãm ở ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền.
Hàng chục người tập trung ở ngoài một tòa nhà ở Hà Nội để nhận giấy tờ xuất cảnh.
Phố Huế nhộp nhịp xe đạp trong cái thời mà xe máy là vật dụng cực kỳ xa xỉ.
Cảnh đeo bám quen thuộc trên những chiếc tàu điện, phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập kỷ 1970 - 1980.
Cảnh tấp nập và huyên náo trước chợ Đồng Xuân.
Sửa chữa xe đạp là nghề rất được trọng dụng ở Hà Nội thời bao cấp.
Nhìn lại Miền Bắc thời bao cấp
Đến Việt Nam lần đầu vào năm 1975 và có nhiều năm sinh sống ở Hà Nội, nhà xã hội học đồng thời cũng là nữ nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Eva Lindskog đã ghi lại những hình ảnh đặc sắc về cuộc sống ở Thủ đô thời bao cấp.
Bằng chiếc máy ảnh chụp phim đen trắng Kodak, bà đã ghi lại một
thời kỳ đầy kỷ niệm của Hà Nội với những đường phố tràn ngập xe đạp, những chuyến xe điện “quá tải” hay những gánh hàng cơm, hàng sửa xe đạp trên hè phố... Các bức ảnh chọn lọc của bà đang được trưng bày tại triển lãm ảnh “Còn & mất” tại số 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội) từ ngày 18 đến 28/3.
Dưới đây là một số bức ảnh của Eva Lindskog tại triển lãm được PV chụp lại:
Nhịp sống sôi động trên truyến Phố Hàng Gai vào khoảng năm 1987-88. |
Bách hóa Tổng hợp tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền là khu bách hóa lớn nhất của Hà Nội thời bao cấp.
|
Học sinh tập trung chào cờ buổi sáng tại một ngôi trường ở Dịch Vọng, năm 1982.
|
Cơm bụi trên hè đường là một "bản sắc" của Hà Nội. Bức ảnh chụp đầu thập kỷ 1980.
|
Phố Tràng Tiền với dáng vẻ cổ kính, sang trọng và tràn đầy sức sống.
|
Mặt tiền của nhà triển lãm ở ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền.
|
Hàng chục người tập trung ở ngoài một tòa nhà ở Hà Nội để nhận giấy tờ xuất cảnh.
|
Phố Huế nhộp nhịp xe đạp trong cái thời mà xe máy là vật dụng cực kỳ xa xỉ.
Cảnh đeo bám quen thuộc trên những chiếc tàu điện, phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập kỷ 1970 - 1980.
|
Cảnh tấp nập và huyên náo trước chợ Đồng Xuân.
|
Sửa chữa xe đạp là nghề rất được trọng dụng ở Hà Nội thời bao cấp.
|
Nhìn lại Miền Bắc thời bao cấp
(Zing) - Thời bao cấp đi qua khá lâu nhưng những hình ảnh về con người từ quyển sổ lương thực, tờ tem phiếu đến hình ảnh xếp hàng mua thực phẩm... đều làm sống lại cả một thời không dễ quên.
Những năm 1975 - 1987, đó là khoảng thời gian cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Đất nước đã đổi mới được hai mươi năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong kí ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm vui - buồn.
Đối với thế hệ sinh sau 1975 và đặc biệt là các thế hệ 8X, 9X thì khó có thể hình dung và chia sẻ đầy đủ những gì một thời cha anh đã trải qua. Những ấn tượng về cuộc sống ngày
ấy khiến nhiều người vẫn ước gì có thể quay ngược thời gian để được chứng kiến những câu chuyện chỉ có một thời.
Bìa mua phụ tùng xe đạp
Phiếu mua vải
Tem mua thịt
Tem lương thực 100g
Tem lương thực 25g
Tem lương thực 50g
Phiếu mua xăng
Phiếu mua chất đốt + tem mua đường
Tem thuốc
Tem vải
Một bức thư kể chuyện dùng bơ và pho mát để giặt quần áo vì cứ ngỡ là xà phòng
Sổ lương thực
Sổ đăng ký máy thu thanh. Giống như đăng ký xe máy bây giờ vậy
Xe khách
Bia hơi 3 hào
Xe honda dame nay o Mien Nam dem ra
Những năm 1975 - 1987, đó là khoảng thời gian cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Đất nước đã đổi mới được hai mươi năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong kí ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm vui - buồn.
Đối với thế hệ sinh sau 1975 và đặc biệt là các thế hệ 8X, 9X thì khó có thể hình dung và chia sẻ đầy đủ những gì một thời cha anh đã trải qua. Những ấn tượng về cuộc sống ngày
ấy khiến nhiều người vẫn ước gì có thể quay ngược thời gian để được chứng kiến những câu chuyện chỉ có một thời.
Bìa mua phụ tùng xe đạp
|
Phiếu mua vải
|
Tem mua thịt
|
Tem lương thực 100g
|
Tem lương thực 25g
|
Tem lương thực 50g
|
Phiếu mua xăng
|
Phiếu mua chất đốt + tem mua đường
|
Tem thuốc
|
Tem vải
|
Một bức thư kể chuyện dùng bơ và pho mát để giặt quần áo vì cứ ngỡ là xà phòng
|
Sổ lương thực
|
Sổ đăng ký máy thu thanh. Giống như đăng ký xe máy bây giờ vậy
|
Xe khách
|
Bia hơi 3 hào
|
VẠN MỘC CƯ SĨ * VẤN ĐỀ TÂM LINH
VẠN MỘC CƯ SĨ * VẤN ĐỀ TÂM LINH
Gần đây, nhiều chùa chiền và nhà ngoại cảm trong và ngoài nước đều đề
cập đến vấn đề tâm linh.Điểm quan trọng nhất là các vi tu sĩ và cư sĩ
Phật giáo đều xác nhận có linh hồn tồn tại sau khi chết. Đó là một điều
hoàn toàn trái ngược với chủ thuyết cộng sản phủ nhận linh hồn, ma quỷ
và gọi đó là duy tâm thần bí.
Tuy là thống nhất về linh hồn tồn tại, họ vẫn có một điểm thống nhất
khác. Họ chỉ trích việc thờ cúng, nhất là việc đốt vàng mã. Sao có sự
thống nhất khắp nơi như thế phải chăng do đảng ra chỉ thị cho nên bọn
tôi tớ khắp nơi phải thực hiện chiến dịch bài bác thờ cúng và đốt vàng
mã?
Họ lý luận rằng sau khi chết, ông bà, cha mẹ ta có lẽ đã chuyển kiếp,
đâu có ngồi ở âm phủ cho mình cúng dường và đốt vàng mã. Đốt vàng mã tức
là níu kéo ông bà, tổ tiên, làm cho ông bà bị ràng buộc bởi vật chất là
không chuyển kiếp được.
Không phải như vậy. Có sinh có diệt. Dù ở thế giới này tiền triệu, tiền
tỷ ai chẳng ham nhưng đến lúc buông xuôi tay là buông, đâu có thể vì nhà
lầu xe hơi mà trốn được Diêm vương lệnh! Ở thế giới bên kia cũng thế,
đâu có phải vì mấy cái xe, cái nhà hàng mã mà trốn vòng sinh tử được ư?
Có nhà ngoại cảm cho rằng mình đã hiểu Phật pháp nên ông ra mộ phần tổ
tiên xin lỗi về việc xưa nay cúng kiếng. Việc này chứng tỏ ông mâu
thuẫn với ông. Ông cho rằng tổ tiên ông đã chuyển kiếp sao ông còn ra mộ
xin lỗi? Ông xin lỗi ai?
Tất cả chúng ta chỉ là lý luận, không ai từ âm phủ hay từ thiên đàng trở
về thông báo đấy đủ tin tức cho chúng ta. Việc hàng vạn vong linh tử sĩ
báo mộng, chỉ đường tìm hài cốt cho thấy người chết vẫn tồn tại, và vẫn
có nhiều nhu cầu như đoàn tụ gia đình, mong muốn về với quê hương.
Việc này cũng cho thấy không phải sau khi chết là tất cả đều lên thiên
đường, đều đi cõi khác. Trong đạo thờ cúng ông bà, thực tế người ta chỉ
thờ năm đời mà thôi (ngũ đại mai thần chủ), cao hơn nữa thì thờ chung ở
nhà tổ. Ngoài ra, việc thờ cúng cũng có ý nghĩa khác.
Dù tổ tiên ta có lên thiên đàng, lên Niết Bàn, hay ở địa ngục, chúng ta
không cần biết và không thể biết, chúng ta thờ cúng là để nhớ ơn tổ
tiên, và để anh em bà con có dịp sum họp chứ không phải chỉ để cho ông
bà hưởng !Không phải theo Phật mà bỏ việc thờ cúng là vì chính trong
đạo Phật hằng ngày vẫn cầu siêu, làm phép thí thực, và ngày rằm tháng
bảy vẫn cúng các vong nhân. Ngày nay nhà cửa thành phố chật hẹp, người
ta đặt cốt tại chùa và cúng giỗ tại chùa. Đạo Phật và đạo thờ ông bà đã
hòa hợp nhau. Nhất là tại miền Nam, Phật giáo Bửu Sơn kỳ Hương chú trọng
tứ ân cho nên đạo Hiếu và đạo Phật là một.. Và ngày rằm, mồng một vẫn
cúng kiếng Phật, Bồ tát và chư vong. Xin ai mới chập chững vài trang lý
thuyết Phật giáo đừng vội cho mình là đã thông hiểu thiên kinh vạn
quyển, mà có thể tự ý giảng giải nọ kia !
Đa số tôn giáo đều có sự thờ cúng. Cúng trái cây, hoa, đèn, nhang, rượu
cũng chỉ là thực phẩm, là vật tượng trưng. Nhưng người theo đạo Ông bà
thực tế hơn, cúng xôi chè gà vịt thì con cháu hưởng chứ mất đi đâu!Việc
cúng tế là hoàn toàn tự do, có it cúng nhỏ, có nhiều cúng lớn, không bắt
buộc!Ai giàu sang khoe khoang thì kệ người ta!
Có người chỉ trích việc cúng tế làm hại sinh vật. Ấy thế mà khi Cộng sản
giết hại trăm triệu người, cộng sản Việt Nam giết các đảng viên quốc
gia, các lãnh tụ tôn giáo, giết hại và bỏ tù các sĩ quan và viên chức
VNCH thì không thấy ông sư, ông cha quốc doanh lên tiếng từ bi, bác ái?
Trong cuộc đời có hạng ăn chay, có hạng ăn mặn. Đức Phật chủ trương
trung đạo và cho phép đệ tử dùng tất cả những gì các tín chủ cúng dường.
Cho nên không nên chỉ trích việc giết gà vịt. Cái quan trọng là thương
yêu loài người, theo bát chánh đạo, các sư ni không nên làm tay sai cho
kẻ ác, hoặc đội lốt tăng ni để phá đạo! Được thế là đã thánh thiện lắm
rồi. Tổ tiên ta nói"Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối!" Thương
dân, thương nước tức là tu Phật đấy . Còn theo cộng sản tức phản quốc,
hại dân, trái với đức từ bi của Phật, lòng bác ái của đức Jésus. Còn nói
rộng ra, thực vật cũng có đời sống của nó. Ta đi trên đường cái quan,
ta uống ngụm nước cũng đã sát sinh hàng triệu sinh linh rồi đó! Nếu ăn
chay mà thành Phật thì trâu bò đã thành Phật chứ không đến chúng ta! Vả
lại, ăn thực vật, trâu bò vẫn dâm dục và đấu chọi nhau đâu phải là hiền
lành!
Ôi cộng sản tàn ác, thế mà các ni sư, các linh mục, mục sư làm tay sai
cho cộng sản, họ không sợ phải đọa ư? Đấy là con đường thiện ac rõ rệt,
sao các hòa thượng, các giám mục, các hồng y lại làm ngơ? Việc cúng tổ
tiên, việc đốt hàng mã đã có hàng ngàn năm nhưng ở mức độ hơp lý, không
có cái không khí sôi nổi, ồ ạt, khiêu khich, khoa khoang và cướp dựt như
xã hội cộng sản ngày nay! Có phê phán thì nên kêu bọn tư sản đỏ lại mà
"dạy cho chúng một bài học" chứ quần chúng nhân dân có gì sai trái đâu?
Ngày xưa, lúc cúng giỗ người ta làm lễ hóa vàng, trường hợp đặc biệt mới
đốt vải vóc, áo quần (hàng mã). Trường hợp đặc biệt lắm mới đốt nhà
giấy. Đơn giản như vậy, không có gì đáng chỉ trích.
Nhiều người đốt vàng mã và thờ cúng là vì quan niệm "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", nghĩa là ta cúng tổ tiên nên thành tâm như là tổ tiên đang hiện diện. Tôn
giáo nào cũng thế. Thiên chúa giáo, Hồi hiáo cũng cho rằng Thượng đế
hiên diện khắp nơi. Thượng đế đang nhìn, đang nghe mình cầu nguyện.Nhiều
người nằm mơ thấy người thân đói khát, rách rưới cho nên mới đốt quần
áo, tiền bạc. Chưa có tài liệu nào nói rõ ích lợi của việc đốt vàng mã
cho người âm. Tất cả chỉ là suy đoán hoặc ở trong trí tưởng tượng của
con người. Nhưng con người trước đây sống đơn giản và tiết kiệm, bây giờ
tư sản đỏ có thể đốt hàng mã rất nhiều , hàng xe tải , chứ không phải
hạng bình thường mà làm thế.
Lẽ tất nhiên, việc gì cũng có mức độ. Hoang phí là việc không cần
thiết. Ngày xưa ở trong rừng, người cộng sản còn nghèo, còn trẻ nên hăng
hái theo duy vật. Hơn nữa, họ tỏ ra Marxist , ra khoa học, tiến bộ để
có địa vị trong đảng, trong xã hội. Ai thờ cúng thì bị phê bình, chỉ
trích Ai theo Phật, theo Chuá thì không được vào Đoàn, vào đảng, vào Đại
Học Sư Phạm.
Nay thì cộng sản thành tư bản đỏ, họ cần công an, bộ đội bảo vệ mà cũng
cần hối lộ thần thánh, cần thần thánh phù hộ cho họ " sống lâu, giầu
bền", và thấy cần cúng tế vàng bạc, nhà cửa xe cộ cho thân nhân họ để
toàn bộ gia đình họ kẻ âm, người dương đều được vinh hoa phú quý!
Có ông sư bảo rằng người sống muốn gì thì người chết cũng muốn như vậy.
Tại sao không đốt nhà thật, xe thật! Ông sư mỉa mai nhưng nói đúng
quá. Tại miền núi có bộ lạc sau khi thân nhân chết, họ đem xác vào núi,
hàng ngày cơm nước như khi sống, làm nhà, chia trâu bò, giường chiếu..
Sau một thời gian, họ làm lễ bỏ mả, không lui tới nữa.
Các bộ lạc khác khôn ngoan hơn. Họ cho việc chia nhà cửa, trâu bò,
giường chiếu, bàn ghế như thế là ngu! Nếu cứ chia trâu bò nhà cửa như
thế thì uổng phí và không ích lợi gì cho nên người ta làm đồ giả mà
thôi! Và người ta cũng biết cõi âm khác cõi dương.Nếu người âm cần xe
cộ, nhà cửa nhưng là một thứ nhà khác, xe khác!Chia cho người âm bàn
ghế thì vài năm bàn ghế, nhà cửa hư hao, chia trâu bò thì trâu bò chết
đói trong chuồng, hoặc đi lang thang trong rừng làm mồi ngon cho cọp. Có
gia đình nghèo, không thể làm nhà, làm bàn ghế cho người âm. Rất bất
tiện cho nên người ta dùng hàng mã! Thiên hạ không ngu đâu, xin các sư
cậu đừng ỷ vào cộng sản mà cười cợt và chỉ trích nhân dân!
Tất cả hành động con người trong tôn giáo chỉ là bày tỏ một ước muốn.
Chúng ta cầu siêu, đọc kinh cho người chết chỉ là nghi thức mà thôi,
là ước muốn cho thân nhân khỏi sa địa ngục, còn thực tế, lên thiên đàng
hay xuống địa ngục là do nhân quả. Không phải nhờ cha cầu nguyện một
buổi, nhờ sư tụng kinh vài câu, mà được siêu thoát. Đời đâu có đơn giản
như vậy.
Có kẻ còn nói: Chỉ đọc "A Di Đà Phật" là đầy đủ tất cả. Phật
giáo quan niệm có nhiều cõi trời nên có nhiều thượng đế, nhiều Phật.
Phật giáo Nam phương không tụng A Di Đà. Phật giáo phái Tịnh Độ Tông
niệm A Di Đà, còn Mật tông Tây Tạng thì nghi lễ khác. Ngay Liên Hoa Tông
cũng kinh điển khác và tôn xưng danh hiệu đức Phật cũng khác. Lại nữa,
các ông sư làm ác, các ông linh mục làm ác cứ tụng A Di Đà và Amen mà
lên thiên đàng hay sao? Vậy thì trên thiên đàng toàn sư và cha cả, đâu
có chỗ cho chúng ta?
Ôi, cứ khoác áo nhà tu, cứ tụng A Di đà, Amen, Lạy chúa tôi mà thành
Phật, thành bồ tát, mà lên thiên đàng ngồi cạnh chúa ư? Truyệt Quan Âm
Thị Kính có câu:
"Nhân sinh thành Phật dễ đâu,
Tu hành cứu khổ rồi sau mới thành"
Con đường lên thiên giới còn xa lắm các Ngài ơi!
Cộng sản ngày nay không còn chỉ trích ma quỷ, linh hồn tồn tại nhưng bọn
họ vẫn làm ra vẻ khoa học, lớn tiếng bài trừ mê tín dị đoan, và họ dù
thoái hóa , bỏ rơi chủ nghĩa Marx từ lâu vẫn ca tụng Marx, vẫn treo cờ
búa liềm ,chứng tỏ họ có uy quyền, họ có lý tưởng.
Ngày nay, trường Phật học Việt Nam, Trung Quốc là nơi đào tạo nhà tu
cộng sản, và các kinh điển Phật giáo đã bị cắt xét cho bớt phần duy
tâm. Dù sao, vấn đề tâm linh, thờ phụng vẫn là một huyền bí. Chưa ai có
độc quyền về chân lý của thế giới bên kia!Cộng sản nay không thể phủ
nhận linh hồn tồn tại, nhưng vẫn tỏ ra có khoa học, có quyền uy bắt bọn
quốc doanh bài bác kia, bài bác nọ. Nhưng tất cả chỉ là vô ích. Nay mai
cơn bão thế kỷ sẽ xảy đến cuốn phăng rác rến cộng sản ra khỏi thế giới
chúng ta!Trong khi thuyết giảng, các ông sư, ông cha, nhà ngoại cảm tỏ
ra kiêu mạn, huyênh hoang múa gậy vườn hoang, còn trước mặt cộng sản
công an thì như dun dế! Sao vậy?
Họ lý luận rằng sau khi chết, ông bà, cha mẹ ta có lẽ đã chuyển kiếp, đâu có ngồi ở âm phủ cho mình cúng dường và đốt vàng mã. Đốt vàng mã tức là níu kéo ông bà, tổ tiên, làm cho ông bà bị ràng buộc bởi vật chất là không chuyển kiếp được.
Không phải như vậy. Có sinh có diệt. Dù ở thế giới này tiền triệu, tiền tỷ ai chẳng ham nhưng đến lúc buông xuôi tay là buông, đâu có thể vì nhà lầu xe hơi mà trốn được Diêm vương lệnh! Ở thế giới bên kia cũng thế, đâu có phải vì mấy cái xe, cái nhà hàng mã mà trốn vòng sinh tử được ư?
Có nhà ngoại cảm cho rằng mình đã hiểu Phật pháp nên ông ra mộ phần tổ tiên xin lỗi về việc xưa nay cúng kiếng. Việc này chứng tỏ ông mâu thuẫn với ông. Ông cho rằng tổ tiên ông đã chuyển kiếp sao ông còn ra mộ xin lỗi? Ông xin lỗi ai?
Dù tổ tiên ta có lên thiên đàng, lên Niết Bàn, hay ở địa ngục, chúng ta không cần biết và không thể biết, chúng ta thờ cúng là để nhớ ơn tổ tiên, và để anh em bà con có dịp sum họp chứ không phải chỉ để cho ông bà hưởng !Không phải theo Phật mà bỏ việc thờ cúng là vì chính trong đạo Phật hằng ngày vẫn cầu siêu, làm phép thí thực, và ngày rằm tháng bảy vẫn cúng các vong nhân. Ngày nay nhà cửa thành phố chật hẹp, người ta đặt cốt tại chùa và cúng giỗ tại chùa. Đạo Phật và đạo thờ ông bà đã hòa hợp nhau. Nhất là tại miền Nam, Phật giáo Bửu Sơn kỳ Hương chú trọng tứ ân cho nên đạo Hiếu và đạo Phật là một.. Và ngày rằm, mồng một vẫn cúng kiếng Phật, Bồ tát và chư vong. Xin ai mới chập chững vài trang lý thuyết Phật giáo đừng vội cho mình là đã thông hiểu thiên kinh vạn quyển, mà có thể tự ý giảng giải nọ kia !
Đa số tôn giáo đều có sự thờ cúng. Cúng trái cây, hoa, đèn, nhang, rượu cũng chỉ là thực phẩm, là vật tượng trưng. Nhưng người theo đạo Ông bà thực tế hơn, cúng xôi chè gà vịt thì con cháu hưởng chứ mất đi đâu!Việc cúng tế là hoàn toàn tự do, có it cúng nhỏ, có nhiều cúng lớn, không bắt buộc!Ai giàu sang khoe khoang thì kệ người ta!
Có người chỉ trích việc cúng tế làm hại sinh vật. Ấy thế mà khi Cộng sản giết hại trăm triệu người, cộng sản Việt Nam giết các đảng viên quốc gia, các lãnh tụ tôn giáo, giết hại và bỏ tù các sĩ quan và viên chức VNCH thì không thấy ông sư, ông cha quốc doanh lên tiếng từ bi, bác ái?
Trong cuộc đời có hạng ăn chay, có hạng ăn mặn. Đức Phật chủ trương trung đạo và cho phép đệ tử dùng tất cả những gì các tín chủ cúng dường. Cho nên không nên chỉ trích việc giết gà vịt. Cái quan trọng là thương yêu loài người, theo bát chánh đạo, các sư ni không nên làm tay sai cho kẻ ác, hoặc đội lốt tăng ni để phá đạo! Được thế là đã thánh thiện lắm rồi. Tổ tiên ta nói"Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối!" Thương dân, thương nước tức là tu Phật đấy . Còn theo cộng sản tức phản quốc, hại dân, trái với đức từ bi của Phật, lòng bác ái của đức Jésus. Còn nói rộng ra, thực vật cũng có đời sống của nó. Ta đi trên đường cái quan, ta uống ngụm nước cũng đã sát sinh hàng triệu sinh linh rồi đó! Nếu ăn chay mà thành Phật thì trâu bò đã thành Phật chứ không đến chúng ta! Vả lại, ăn thực vật, trâu bò vẫn dâm dục và đấu chọi nhau đâu phải là hiền lành!
Nhiều người đốt vàng mã và thờ cúng là vì quan niệm "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", nghĩa là ta cúng tổ tiên nên thành tâm như là tổ tiên đang hiện diện. Tôn giáo nào cũng thế. Thiên chúa giáo, Hồi hiáo cũng cho rằng Thượng đế hiên diện khắp nơi. Thượng đế đang nhìn, đang nghe mình cầu nguyện.Nhiều người nằm mơ thấy người thân đói khát, rách rưới cho nên mới đốt quần áo, tiền bạc. Chưa có tài liệu nào nói rõ ích lợi của việc đốt vàng mã cho người âm. Tất cả chỉ là suy đoán hoặc ở trong trí tưởng tượng của con người. Nhưng con người trước đây sống đơn giản và tiết kiệm, bây giờ tư sản đỏ có thể đốt hàng mã rất nhiều , hàng xe tải , chứ không phải hạng bình thường mà làm thế.
Lẽ tất nhiên, việc gì cũng có mức độ. Hoang phí là việc không cần thiết. Ngày xưa ở trong rừng, người cộng sản còn nghèo, còn trẻ nên hăng hái theo duy vật. Hơn nữa, họ tỏ ra Marxist , ra khoa học, tiến bộ để có địa vị trong đảng, trong xã hội. Ai thờ cúng thì bị phê bình, chỉ trích Ai theo Phật, theo Chuá thì không được vào Đoàn, vào đảng, vào Đại Học Sư Phạm.
Nay thì cộng sản thành tư bản đỏ, họ cần công an, bộ đội bảo vệ mà cũng cần hối lộ thần thánh, cần thần thánh phù hộ cho họ " sống lâu, giầu bền", và thấy cần cúng tế vàng bạc, nhà cửa xe cộ cho thân nhân họ để toàn bộ gia đình họ kẻ âm, người dương đều được vinh hoa phú quý!
Có ông sư bảo rằng người sống muốn gì thì người chết cũng muốn như vậy. Tại sao không đốt nhà thật, xe thật! Ông sư mỉa mai nhưng nói đúng quá. Tại miền núi có bộ lạc sau khi thân nhân chết, họ đem xác vào núi, hàng ngày cơm nước như khi sống, làm nhà, chia trâu bò, giường chiếu.. Sau một thời gian, họ làm lễ bỏ mả, không lui tới nữa.
Các bộ lạc khác khôn ngoan hơn. Họ cho việc chia nhà cửa, trâu bò, giường chiếu, bàn ghế như thế là ngu! Nếu cứ chia trâu bò nhà cửa như thế thì uổng phí và không ích lợi gì cho nên người ta làm đồ giả mà thôi! Và người ta cũng biết cõi âm khác cõi dương.Nếu người âm cần xe cộ, nhà cửa nhưng là một thứ nhà khác, xe khác!Chia cho người âm bàn ghế thì vài năm bàn ghế, nhà cửa hư hao, chia trâu bò thì trâu bò chết đói trong chuồng, hoặc đi lang thang trong rừng làm mồi ngon cho cọp. Có gia đình nghèo, không thể làm nhà, làm bàn ghế cho người âm. Rất bất tiện cho nên người ta dùng hàng mã! Thiên hạ không ngu đâu, xin các sư cậu đừng ỷ vào cộng sản mà cười cợt và chỉ trích nhân dân!
Tất cả hành động con người trong tôn giáo chỉ là bày tỏ một ước muốn. Chúng ta cầu siêu, đọc kinh cho người chết chỉ là nghi thức mà thôi, là ước muốn cho thân nhân khỏi sa địa ngục, còn thực tế, lên thiên đàng hay xuống địa ngục là do nhân quả. Không phải nhờ cha cầu nguyện một buổi, nhờ sư tụng kinh vài câu, mà được siêu thoát. Đời đâu có đơn giản như vậy.
Ôi, cứ khoác áo nhà tu, cứ tụng A Di đà, Amen, Lạy chúa tôi mà thành Phật, thành bồ tát, mà lên thiên đàng ngồi cạnh chúa ư? Truyệt Quan Âm Thị Kính có câu:
"Nhân sinh thành Phật dễ đâu,
Tu hành cứu khổ rồi sau mới thành"
Con đường lên thiên giới còn xa lắm các Ngài ơi! Ngày nay, trường Phật học Việt Nam, Trung Quốc là nơi đào tạo nhà tu cộng sản, và các kinh điển Phật giáo đã bị cắt xét cho bớt phần duy tâm. Dù sao, vấn đề tâm linh, thờ phụng vẫn là một huyền bí. Chưa ai có độc quyền về chân lý của thế giới bên kia!Cộng sản nay không thể phủ nhận linh hồn tồn tại, nhưng vẫn tỏ ra có khoa học, có quyền uy bắt bọn quốc doanh bài bác kia, bài bác nọ. Nhưng tất cả chỉ là vô ích. Nay mai cơn bão thế kỷ sẽ xảy đến cuốn phăng rác rến cộng sản ra khỏi thế giới chúng ta!Trong khi thuyết giảng, các ông sư, ông cha, nhà ngoại cảm tỏ ra kiêu mạn, huyênh hoang múa gậy vườn hoang, còn trước mặt cộng sản công an thì như dun dế! Sao vậy?
LÊ DINH * VIỆT CỘNG
Việt cộng, việt cộng
Lê Dinh
(01/01/2012)
http://www.ledinh.ca/2012%20Bai%20Le%20Dinh%20Viet%20Cong%20Viet%20Cong.html
Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai
tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng
người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng
Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép
thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian
biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta
không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói " Mầy là thằng Việt Cộng" thì có nghĩa
người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi
cha người ta, người ta không giận bằng chủi "Mầy là thằng Việt Cộng".
Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi.
Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh
Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu
tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho
đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng
như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa
tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền
mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới
làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ
đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại,
quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa
sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem
trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay
phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ
tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban
tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là
tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng
lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên
trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc
đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ
Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành
một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi
11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
" Còn đâu trên chiên khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…"
Hay hùng dũng, như:
" Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…"
Hoặc:
"Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…"
Và còn nữa:
"Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kià nguồn tươi sáng…"
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
"Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương"
Thật là lãng mạn, thât là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ
bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ
phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn
thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết
thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh
Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi
là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè,
tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành "rập
rập thùng, rập rập thùng"… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát
"Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng", cho nên thằng con nít 11
tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau
lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc
mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng
khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai
tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để
chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng
vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều
chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi
nghe mấy tiếng "Việt Cộng về" hay "Mấy ổng về" là bà con gồng gánh, già
trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng.
Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân
lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt
mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tôi bán
nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày
nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày
nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu
như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu
nước chống lại lũ Hán xâm lăng.
Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng,
Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao - nhưng không biết những tên
này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu,
thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng
lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả
triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền
Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bò chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa
lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính
chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình
là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu
há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo
để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt
biên lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng
phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy
đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ
dữ hay ác thú gì đâu?
Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ
cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để
có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua,
tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả
xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật
của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với
người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ
chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có
hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu
diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về
mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là
Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong
trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối
ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi,
để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ,
núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để
quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của
chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm
được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua
làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho
đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy "biết tàng hình" là gì, chưa được
nhìn chiếc đồng hồ "12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái" là gì, không hiểu
cái bồn cầu "để rửa rau" hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là
một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô
đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn
miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp
dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất
dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng…
thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là
thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt
Cộng. Mầy là thằng "Việt Cộng", hai tiếng này nặng lắm, anh biết không?
Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi
ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời. Vì hai
tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di,
mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma,
nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
Ngày đầu năm 2012
LÊ DINH
(Fwd: Dan Van Tap Chi , 4/1/2012, 10.55AM)
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
(The Vietnamese version
of this article was posted before this email)
A struggle strategy aiming
to change the mechanism of the socialist/communist system in VN will lead to a
genuine democracy
Prof. Dr. NGUYEN PHUC
LIEN
In this article, Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN advocates for a
struggle approach which aims at economic rights to guarantee living standards
for each individual; then, each individual contributes his/her part to build a
rule-of-law democracy for the society. In VN today, a minority of groups
manipulated their dictatorial political power to control economic activities,
opportunities and businesses, leading to exploitation and sweating of the
majority of the people. The writer raised and explained the following points in
his article:
* Principles for the mass movement
to succeed:
- There is a need to set the
ultimate objective for a struggle movement. Once the objective is unclear, the
masses are still in doubt and are not confident in the struggle. The ultimate
objective of the mass movement(s) these days in VN is to eliminate the communist
mechanism to terribly affect the economy in order to develop the country. This
is not a matter of extreme anti-communist attitude, but this is a need for the
development of the nation, currently and for the future.
- The struggle movement attacks on
the bottle-necks and the down fall of the economy as well as corruption as a
result of the communist mechanism (market economy under the socialist
directions).
- The struggle movement does not
mention anything in politics, to avoid having the communists bring false
accusations of "plotting to overthrow the regime" and arrest or suppress the
movement’s activists.
- Does the struggle movement apply
violent or non-violent method? At first, the masses usually applied non-violent
courses of action. But then the dictatorial regime violently suppressed them. A
non-violent turning to violent course of action was what happened in Libya, and
can happen in Vietnam; as Vietnam’s security forces and police suppressed the
demonstrations of Victims of Injustice who came to Saigon and Hanoi to claim for
their losses of houses and lands, only received the disperse violently by police
with the help of gangs or mobs. So, violent risings can happen in VN in the
future to respond to the violent suppressions of the authorities.
* China and Vietnam’s socialist
market economy allows the dictatorial political power to exclusively control the
mechanism of the economy and the society. This is why corruption did occur. The
economy has to go down because of corruption, and it is incurable, as corruption
is what should have happened due to mono-politics.
Please refer to the original in
Vietnamese for more information.
Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN,
Economist
Geveva,
4/5/2012
ĐẤU TRANH KINH TẾ
ĐỂ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ THỰC SỰ KHẢ THI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế (Prof. Dr. NGUYEN PHUC
LIEN, Economist)
Geneva,
05.04.2012
Bài này không phải là một
bài giáo khoa từ chương, cũng không phải là bài khảo luận đào sâu những lý
thuyết, mà là bài cỗ võ cho một Phong trào đấu tranh trước hết dành lại quyền
sống Kinh tế cho mỗi Cá nhân và trên con đường phát triển Kinh tế, mỗi Cá nhân
trong Cộng đồng cùng góp công xây dựng một nền Dân chủ Pháp trị cho Xã hội. Một
nền Dân chủ phải có sự đóng góp xây dựng của từng Cá nhân dựa trên mức phát
triển của đời sống Kinh tế, thì nền Dân chủ ấy mới có điều kiện khả thi thực sự.
Với quan điểm viết như vậy, nên bài này đặt nặng về phần thời sự Kinh tế trong
đó một thiểu số nhóm đảng dùng quyền Chính trị độc tài để nắm trọn quyền làm ăn
và khai thác, thậm chí đến bóc lột đại đa số quần chúng. Mô hình Kinh tế bóc lột
của Trung quốc và của Việt Nam đang tụt giốc làm cho đời sống của đại đa số quần
chúng phải mang cuộc sống cực khổ về vật chất. Chính những lãnh đạo Chính trị
của mô hình Kinh tế bóc lột này tự ý thức thấy mình đứng trước sự sụp đổ nếu
không có những cải tổ kịp thời. Quần chúng bị bóc lột và đói nghèo thấy mình quá
cùng khổ cũng không còn có thể ngồi yên nữa, mà phải NỔI DẬY, dù bằng BẠO ĐỘNG,
để dành lại quyền làm ăn nuôi sống thân xác mình. Đó là tình trạng căng thẳng
Kinh tế và Chính trị trong đó một cuộc ĐẤU TRANH đối chọi giữa một thiểu số Nhóm
đảng cầm quyền cướp bóc Kinh tế và đại đa số quần chúng đói nghèo bị tước đoạt
quyền làm ăn. Trong khung cảnh ấy, chúng tôi xin trình bầy những khía cạnh thời
sự sau đây:
=> Phong trào quần chúng đấu tranh và một số nguyên
tắc
=> Cơ chế CSTQ và CSVN đang đưa Kinh tế đến tụt
giốc
=> Những lời kêu gọi cấp bách cải tổ mô hình Kinh
tế
=> Những lưỡng nan cải tổ tận gốc vì cố níu lấy quyền độc tài
Chính trị
=> Quyết tâm đấu tranh của quần chúng dành lại quyền Kinh
tế và xây dựng nền Dân chủ cho Xã hội
Phong trào quần chúng đấu
tranh và một số nguyên tắc
Đây là PHONG TRÀO QUẦN
CHÚNG ĐẤU TRANH cần một số nguyên tắc để tạo sự đoàn kết của Phong trào, để nhằm
yếu điểm của đối phương mà tấn công, để chọn phương pháp bất bạo động hay BẠO
ĐỘNG và để vừa tấn công vừa thủ thân trước một đối phương gian manh, ác độc, tàn
bạo.
* Nguyên tắc tạo sự đoàn kết
Không phải hô hào khản cổ mà tạo
được đoàn kết cho một Phong trào. Yếu tố chính yếu tạo đoàn kết, mà không cần
phải khản cổ kêu gọi, đó là đặt rõ rệt ra cái MỤC ĐÍCH TỐI HẬU của Phong trào
đấu tranh. Khi cái mục đích còn hoang mang, thì quần chúng còn nghi ngờ và từ đó
nẩy sinh mặc nhiên hay minh nhiên sự chia rẽ. MỤC ĐÍCH TỐI HẬU của Phong trào
quần chúng đấu tranh lúc này là DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC. Khi
đặt mục đích như vậy, thì không ai có thể nghi ngờ về Hòa Giải Hòa Hợp hay về
một số người Chính trị muốn mượn đầu heo nấu cháo để ăn riêng, thậm chí còn chia
cho CSVN cùng húp. Việc DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN cũng không bị công kích là thái độ
chống Cộng quá khích hay vì hận thù quá khứ, mà đây là việc PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
trong tương lai.
* Nguyên tắc chọn yếu điểm của đối phương mà tấn
công
Hai Cơ chế CSTQ và CSVN đang ở trong tình trạng tụt giốc Kinh tế mà
nguyên chính yếu là THAM NHŨNG phát sinh từ Cơ chế làm cho Kinh tế quốc gia phá
sản. Phong trào đấu tranh đánh vào yếu điểm tụt giốc Kinh tế và nhược điểm THAM
NHŨNG phát xuất từ Cơ chế. Đánh vào những điểm này, CSVN khó lòng gian trá trốn
tránh được.
* Nguyên tắc chọn phương pháp bất bạo động hay BẠO
ĐỘNG
Quần chúng thực sự đã kiên nhẫn lựa chọn phương pháp bất bạo động. Nhưng
chính CSVN đã trở thành côn đồ đàn áp và đẩy dân đến chỗ phải BẠO ĐỘNG để tự vệ.
Không thể kêu gọi dân bất bạo động để CSVN tách lẻ những người đấu tranh ra và
đến tận gia đình để khủng bố, thủ tiêu.
* Nguyên tắc vừa tấn công vừa
thủ thân
Phong trào đấu tranh không nhắc gì đến những vấn đề liên quan đến
Chính trị để CSVN vu khống cho tội “ý đồ lật đổ chế độ“ mà bắt tù tội. Không cần
phải nhắc ra hai chữ Dân Chủ, mà chỉ đấu tranh dành lại quyền sống, nghĩa là đấu
tranh cho quyền Kinh tế. Thực ra khi người dân nắm vũng đời sống Kinh tế rồi thì
một Môi trường Chính trị-Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement
Politico-Juridique Démocratique adéquat) chỉ là hệ luận tất yếu của một nền Kinh
tế đã được tư nhân hóa. Tấn công CSVN về mặt Kinh tế như chúng tôi nói ở phần
trên, mà không cần phải động chạm đến Chính trị, đó là Phong trào vừa tấn công
vừa thủ vậy.
Cơ chế CSTQ và CSVN đang
đưa Kinh tế đến tụt giốc
CSTQ và CSVN đã chủ
trương một mô hình Kinh tế cho Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế.
Chính cái mô hình này làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG ăn ruỗng nền Kinh tế.
Kinh tế tụt giốc là vì đại nạn THAM NHŨNG này. Những lãnh đạo mô hình Kinh tế đã
tuyên bố ra điều này dựa trên những kết quả cụ thể của Kinh tế. Chúng tôi xin
nhắc về phần Lý thuyết cho thấy rằng mô hình Kinh tế độc tài phải thất
bại.
1) Từ phương diện Lý
thuyết và Thực tế Lịch sử, việc đổ vỡ mô hình Kinh tế độc tài là tất
yếu
Chúng tôi gọi đây là Mô
hình Kinh tế độc tài. Chúng tôi đã xuất bản 3 cuốn sách liên tiếp trong ba năm
để chứng minh rằng trên Lý thuyết và trong Thực tế Lịch sử, những Mô hình Kinh
tế độc tài tự dẫn đến đổ vỡ là điều tất yếu.
Năm 2009, cuốn DỨT BỎ CƠ
CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2009,
với 216 trang). Cuốn sách trình bầy chính yếu về Lý thuyết của chủ trương
Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và kết quả thực tế Lịch sử của mô hình này là sự sụp
đổ TẤT YẾU của Cộng sản Nga và Đông Âu.
Năm 2010, cuốn DÂN CHỦ
HÓA KINH TẾ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2010, với 305
trang). Cuốn sách nói về mô hình Kinh tế Trung quốc, nhất là Việt Nam. Hai mô
hình này được gọi bằng tên “Kinh tế Thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa),
nhưng thực ra bản chất của nó vẫn là mô hình Kinh tế độc tài được ngụy tạo để có
thể bắt tay với Kinh tế Tự do Thị trường thực sự nhằm thủ lợi. Vì bản chất vẫn
là mô hình Kinh tế độc tài, nên sự bấp bênh và sụp đổ của nó vẫn là tất yếu.
Phải Dân chủ hóa đích thực Kinh tế mới có phát triển bền vững.
Năm 2011, cuốn DÂN TRÊN
ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura,
California 2011, với 465 trang). Cuốn sách không bàn về Lý thuyết nữa mà cho
thấy thực tế xuống giốc của hai nền Kinh tế độc tài CSTQ và CSVN. Tình trạng
xuống giốc này tạo hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi trầm trọng đẩy quần chúng
nghèo NỔI DẬY để dứt bỏ cái mô hình Kinh tế độc tài ấy. Sự sụp đổ vẫn là tất
yếu. Dân NỔI DẬY để tiếp tay đẩy Cơ chế độc tài Kinh tế này xuống hố cho
mau.
2) Báo hiệu của Thủ
tướng ÔN GIA BẢO về đổ vỡ mô hình Kinh tế Trung quốc từ năm 2010:
Từ năm 2010, Thủ tướng ÔN
GIA BẢO không thể không nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh/Kinh
tế Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, làm Kinh tế Trung quốc vẫn bấp bênh,
phải chao đao. Vì vậy, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày 14.03.2010, Ôn Gia Bảo
tuyên bố:
“L’inflation, plus une
redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la
stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”
(Lạm phát, thêm vào
đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác
hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde
16.03.2010, trang 16).
Với câu nói tóm gọn này, Oân Gia Bảo nói lên
cái mô hình Kinh tế Trung quốc mang lại những kết quả điển hình sau
đây:
* Phân phối không đồng đều thu nhập: Đó là những nhóm lợi ích thuộc
đảng cầm quyền độc tài thu vào nhiều cho mình, còn dân chúng được chia cho phần
rất nhỏ. Đó là việc đào sâu hố Giầu—Nghèo.
* Tham nhũng: Khi mà Cơ chế
chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, thì Tham nhũng tất nhiên nẩy
sinh và lan tràn. Đây là Tham nhũng phát sinh từ Cơ chế, chứ không phải từ lòng
cá nhân.
* Việc phân phối thu nhập không đồng đều và Tham nhũng sẽ đưa
đến bất ổn xã hội và nhà nước. Về điểm này, Ôn Gia Bảo như báo trước việc cải tổ
mô hình kinh tế và thanh trừng chính trị để tránh dân NỔI DẬY.
3) Liên tục tụt giốc
Xuất cảng Trung quốc, nhất là tiếng sét tụt giốc 23.6% chỉ trong tháng
2/2012
Đài Truyền Hình EuroNews
trong ngày 01.02.2012 lập đi lập lại rằng Bộ trưởng Tài chánh Trung quốc tuyên
bố XUẤT CẢNG của Trung quốc đã tụt dốc liên tục trong bốn tháng nay. Điều
này gây khó khăn cho những vấn đề Tài chánh của một số Công ty không có trường
vốn. Lý do của tụt dốc này, theo ông, đó là việc giảm đặt hàng không phải chỉ từ
Hoa kỳ, Liên Âu, mà tổng quát từ những Thị trường khác.
Như chúng
tôi viết nhiều lần rằng Kinh tế Trung quốc không độc lập, mà tùy thuộc vào các
Thị trường nước ngoài, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu. Có hai lý do ngoại tại khách
quan dẫn đến tụt giốc xuất cảng của Trung quốc:
* Trung quốc đã khai
thác Mãi lực dân chúng Hoa kỳ và Liên Âu để làm khả năng tiêu thụ của hai Thị
trường này giảm hẳn xuống. Việc giảm Mãi lực này trực tiếp làm giảm mua hàng
Trung quốc, nhất là khi chính Trung quốc làm cho Thương hiệu Made In China của
mình kém giá trị.
* Các Chính phủ Hoa kỳ và Liên Aâu, để bảo vệ cho Thị
trường mình, bắt đầu những Biện pháp Che chở Mậu dịch (Mesures de
Protectionnisme commercial). Tỉ dụ như:
=> Liên Âu và Hoa kỳ mới
thắng kiện Trung quốc tại WTO (OMC) về gian giảo mậu dịch trong một số hàng
hóa.
=> Hoa kỳ, Liên Aâu và Nhật đang đe dọa kiện Trung quốc về đầu
cơ Đất hiếm
=> Quốc Hội và TT. OBAMA mới tuyên bố tăng thuế trên một
số mặt hàng đến từ Trung quốc và Việt Nam.
Việc tụt giốc xuất cảng
này đưa đến tiếng SÉT ngày 10.03.2012 về thâm thủng cán cân mậu dịch trong tháng
2/2012 mà chính yếu là do việc tụt giốc Xuất cảng tới 23.6% sánh với tháng
trước. Ký giả Dave SHELLOCK viết trong tờ Financial Times, ngày 13.03.2012,
trang 26, như sau:
“Figures released over the weekend showed China’s
trade deficit reached $31.5bn in February—the biggest since 1998—as exports from
the country tumbled 23.6 percent from the previous month.” (Những con số thống
kê cuối tuần rồi cho thấy thâm thủng thương mại Trung quốc đạt tới 31.5 tỉ Đô la
trong tháng Hai—thâm thủng lớn nhất từ năm 1998—vì xuất cảng của Trung quốc tụt
xuống 23.6% sánh với tháng trước)
Đây đúng là tiếng SÉT
đánh trên mô hình Kinh tế Trung quốc vậy.
4) Quan điểm của TẬP
CẨM BÌNH, Lãnh tụ tương lai nắm giữ Kinh tế và Chính trị tại Trung
quốc
TẬP CẨM BÌNH, Phó Chủ
tịch Trung quốc, cũng đã phát biểu những nhận định của mình trước Quốc Hội Trung
quốc về ý hướng Cải cách mô hình Kinh tế và thanh lọc Chính trị. Cuộc
viếng thăm Hoa kỳ của Oâng mới đây như chứng tỏ khuynh hướng cải cách thân với
Tây phương. Cuộc viếng thăm này đã bị một số cánh bảo thủ công
kích.
Chúng tôi xin trích lại đây bài viết của Ký giả TÚ ANH (RFI)
dựa trên những bản tin từ Bắc Kinh (REUTERS/Jason Lee) về những tuyên bố của TẬP
CẨM BÌNH trước Quốc Hội:
“Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là
nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố
này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở
cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ
xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Theo tuyên bố của Phó Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào
cuối năm nay chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được «
trong sạch hóa ».
Những tệ nạn trong đảng
cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên
tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau
và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh
đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới
được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh
trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ
».
Theo AFP, vào lúc tất cả
những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ
trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên,
ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh
chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng
hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.
Lãnh đạo tương lai của
Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác
hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là
để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng
vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".
Những lời kêu gọi cấp
bách cải tổ mô hình Kinh tế
Từ Ngân Hàng Thế Giới đến
chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lời kêu gọi cấp bách cải tổ mô hình Kinh tế TQ (cũng
như VN) đã được nhấn mạnh
1) Ngân Hàng Thế
Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp báo tại Bắc Kinh yêu cầu Trung quốc phải cải tổ
mô hình Kinh tế
Hai Tổ chức Tài chánh và
Tiền tệ mang tầm ảnh hưởng Thế giới đã phải họp báo tại Bắc Kinh để nhấn
mạnh rằng Trung quốc đã đến lúc phải cải tổ mô hình Kinh tế vì đã đi đến khúc
ngoặc có thể làm sụp đổ toàn diện nền Kinh tế. Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch
Ngân Hàng Thế giới, họp báo vào cuối tháng 2/2012, thì ngày 18.03.2012, Bà
Christine LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng họp báo tại Bắc Kinh.
Hai người cùng đưa ra những đòi hỏi phải cải tổ mô hình Kinh tế. Oâng Robert
ZOELLICK đòi hỏi gay gắt hơn Bà Chrtistine LAGARDE.
Bản Tin của Allison
JACKSON (AFP) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 27.02.2012 về cuộc Họp báo của Oâng
Robert ZOELLICK. Theo Bản Tin này, đích thân Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới cảnh
cáo Trung quốc về tình trạng tụt giốc Kinh tế nếu không kịp thời và can đảm cải
cách trong lựa chọn giữa độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Oâng nhấn mạnh
về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc ngoặc trên đường phát triển Kinh tế
khiến việc cải cách tận gốc là một dòi buộc không thể tránh né. Bản tin viết:
“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va
devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui
va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque
mondiale et du gouvernement“.
“La nécessité de réformes est indiscutable
parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"
(Trung quốc tiến đến một khúc ngoặc trong việc phát triển Kinh tế và
sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ
tụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính
phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây).
(Sự cần thiết của những cải
cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặc
trong việc phát triển của mình).
Điều đặc biệt là Chủ tịch World
Bank báo trước những trở ngại của Cải cách Kinh tế và việc thanh trừng Chính
trị
"Les réformes ne sont pas faciles, souvent elles provoquent des rejets",
a dit le président de l'institution internationale.
La résistance pourrait
notamment venir des entreprises d'Etat, dont le rapport veut réduire les
privilèges et le poids économique.”
(Những cải cách không dễ dàng,
thường nó tạo những đối kháng, Oâng Chủ tịch của World Bank nói như
vậy.
(Việc chống đối đến chính yếu từ những Công ty Nhà nước mà bản báo cáo
này muốn họ phải giảm đi những đặc quyền và trọng lượng kinh tế của
ho).
2) Thủ tướng ÔN GIA
BẢO thôi thúc cấp bách cải tổ mô hình Kinh tế Trung quốc bắt đầu năm
2012
Sau những tụt giốc liên
tiếp xuất cảng, Oân Gia Bảo đã thôi thúc cải cách Kinh tế ngay từ đầu năm 2012.
Và sau tiếng SÉT thâm thủng cán cân Mậu dịch, Oân Gia Bảo còn hối thúc cải cách
mạnh hơn trước Quốc Hội.
Bản Tin này của Thông Tấn Pháp AFP đánh đi
từ Bắc Kinh ngày 21.01.2012. Bản Tin có nội dung thuật lại lời tuyên bố của ÔN
GIA BẢO, Thủ tướng, trong cuộc Họp những Lãnh đạo cao cấp của đảng và Nhà Nước.
Ôn Gia Bảo nói rõ rệt trong năm Con Rồng này, nền Kinh tế Trung quốc sẽ gặp
những bấp bênh lớn nhất. Ông nói nền Kinh tế Trung quốc buộc phải thay đổi để
tránh những bấp bênh tụt giốc có thể đưa đến xáo trộn Xã hội và Chính trị. Những
bấp bênh ấy là do sự phân chia không đồng đều những kết quả Kinh tế. Ông nhấn
mạnh về điểm này bởi vì đó là nguồn gốc xáo trộn xã hội, rồi chính trị. Trong
tình hình Khủng hoảng Kinh tế hiện nay, những bấp bênh Kinh tế Trung quốc càng
bị đẩy dồn dập và chất chồng. Việc cải tổ nền Kinh tế do đó là vấn đề cấp thiết
nhất trong năm Con Rồng. Ông dẫn chứng ra sự tụt giốc của Kinh tế như sau: độ
tăng trưởng 10.4% năm 2010 giảm xuống 9.7% trong Tam cá nguyệt đầu của năm 2011,
rồi 9.5% Tam cá nguyệt thứ hai, 9.1% Tam cá nguyệt thứ ba và 8.9% Tam cá nguyệt
thứ tư. Tóm lại nền Kinh tế đang tụt giốc và việc tụt dốc sẽ mạnh hơn và nhanh
hơn trong năm Con Rồng 2012. Việc tụt giốc chắc chắn tác động lên dân chúng đang
phải chịu cảnh phân phối thu nhập không đồng đều.
Đợi đến cuộc Họp
tuần đầu tháng 3 này, ÔN GIA BẢO nhắc lại trước Quốc Hội sự cần thiết cải tổ mô
hình Kinh tế như Oâng đã từng báo trước từ năm 2010 và đầu năm 2012. Lần này Ông
nhấn mạnh thêm những điểm:
* Có thể có một cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tiếng
Văn Hóa theo ý nghĩa của CSTQ là Chính trị. Có thể đây là báo trước cuộc thanh
trừng BẠC HY LAI.
* Hạ mức Tăng trưởng Kinh tế xuống 7.5%.
Mức
Tăng trưởng Kinh tế của Trung quốc thường được ca tụng là hai con số. Nay mức đó
rút xuống còn 7.5% cho năm 2012. Việc rút mức Tăng trưởng này không phải là việc
tùy thích của Chính trị Kinh tế do Nhà Nước quyết định mà là việc buộc phải hạ
xuống vì hai lý do khách quan:
=> Đối với Thị trường tiêu thụ nước
ngoài: Việc tụt giốc xuất cảng có nghĩa là bán hàng ở Thị trường nước ngoài
không được nữa. Nếu việc tụt giốc xuất cảng cứ theo đà đi xuống hiện nay, thì đà
Tăng trưởng Kinh tế còn phải hạ xuống dưới 7.5%.
=> Đối với Thị
trường tiêu thụ nội địa: Mãi lực còn rất kém. Việc tăng Mãi lực dân nội địa
không thể làm một sớm một chiều. Vì vậy nếu Sản xuất vẫn giữ ở mức độ cao mà
xuất cảng giảm, thì hàng hóa sản xuất ra bán cho ai. Trung quốc, nếu giữ mức
Tăng trưởng cao, sẽ gặp Khủng hỏang Surproduction tạo Giá cả hạ xuống thành lốc
xoáy (Spirale déflationniste) và tàn phá hệ thống sản xuất của Trung
quốc.
Trung quốc trong những năm trường đã làm Surprodution (sản
xuất quá đà) về Địa ốc. Nay đang gặp cảnh tụt giốc Địa ốc. Ký giả Patti
WALDMEIR, từ Thượng Hải, viết trong tờ Financial Times ngày 19.03.2012,
trang 2, như sau: “Home prices in nearly two thirds of China’s big
cities fell in February from the previous month.” (Giá nhà của những thị trấn
lớn Trung quốc đã hạ xuống gần 2/3 trong tháng Hai sánh với tháng
trước.)
Chính bậc Thầy Cơ chế
CSTQ đã phải than lên về THAM NHŨNG làm tụt giốc Kinh tế như trên, thì kẻ đầy tớ
CSVN rập nguyên vẹn mô hình Kinh tế Trung quốc không thể nói được gì trước thảm
trạng Kinh tế Việt Nam tụt giốc. Nhưng gì nói về mô hình Kinh tế CSTQ thì cũng
là nói về Kinh tế Việt Nam.
Những lưỡng nan cải tổ
tận gốc vì cố níu lấy quyền độc tài Chính trị
Liệu Trung quốc có làm
trọn được cải tổ mô hình Kinh tế và thanh trừng được Chính trị, hay viễn tượng
Tự nổ (Implosion) sẽ diễn ra ?
Việc cải tổ tận gốc mô hình Kinh
tế Trung quốc sẽ gặp hai cái LƯỠNG NAN chính yếu được tóm gọn trong câu nói của
Thủ tướng ÔN GIA BẢO trước Quốc Hội năm 2010 về chính cái mô hình
này:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la
corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du
gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những
thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn
định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Cái LƯỠNG NAN thứ
nhất hàm ngụ trong những tiếng: redistribution inéquitable des revenus. Đó là
cái Lưỡng nan nằm chính trong Cơ chế CSTQ hiện hành. Cái LƯỠNG NAN thứ hai hàm
ngụ trong một chữ: corruption
LƯỠNG NAN THỨ NHẤT:
redistribution inéquitable des revenus (phân phối không đồng đều thu
hoạch).
Đảng vẫn giữ Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế,
nghĩa là vẫn giữ mô hình Kinh tế độc tài để thu lợi Kinh tế cho nhóm đảng, mà
không phân phối đồng đều giữa Dân và Đảng. Nếu không DÂN CHỦ HÓA Kinh tế thì cái
cách biệt Giầu—Nghèo do việc không phân phối đồng đều vẫn tồn tại và vẫn lớn dần
để có ngày DÂN NỔI DẬY dành lấy quyền lợi Kinh tế.
=> Nếu tăng mãi
lực dân chúng nội địa, dân chúng giầu lên, sẽ chiếm hữu một số những phương tiện
sản xuất và đòi quyền Tự do sử dụng những phương tiện ấy trong sinh hoạt Kinh
tế. Phạm vi chủ đạo Kinh tế của Nhà Nước bị hạn hẹp lại. Có thể nói là tăng Mãi
lực cho dân chúng có nghĩa là dân chủ hóa dần dần Kinh tế. Khi Kinh tế được dân
chủ hóa, thì sự phát triển của nó đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật
pháp DÂN CHỦ cho phù hợp. Một nền Chính trị chủ trương độc tài độc đảng tất
nhiên không cho dân Mãi lực, phương tiện làm cho Dân đứng lên lật đổ quyền lực
độc tài độc đảng của mình.
=> Như đã nói về việc nới rộng tư hữu
trong nền Kinh tế Trung quốc, nhưng cái tư hữu này lại chỉ dành cho nhóm đảng và
những kẻ liên hệ với nhóm đảng bởi vì chính nhóm đảng này vẫn nắm quyền
lực Chính trị và chủ đạo Kinh tế. Phải nói rằng quyền tư hữu này là dành riêng
cho nhóm đảng có quyền Chính trị độc tài. Chính vì vậy, khi Kinh tế được dân chủ
hóa do tăng Mãi lực và quyền Tự do nới rộng, thì việc quyền lực Chính trị nắm
độc quyền Kinh tế để thủ lợi cho nhóm đảng không cón nữa, nghĩa là Cơ chế bị tan
rã.
LƯỠNG NAN THỨ HAI:
corruption (tham nhũng)
Khi cái Cơ chế độc đảng độc tài Chính trị còn nắm độc
quyền Kinh tế, thì tự nó làm phát sinh và lan tràn Tham nhũng. Chính cái Tham
nhũng này tạo những nhóm Lợi ích trong lòng của đảng. Đây là sự bất ổn trong
chính nội bộ của đảng để một là Thanh trừng chính trị thành công hai là phân tán
Tự nổ (Implosion), những Lãnh đạo đảng ra thành những Lãnh chúa.
Tình trạng Nợ Công của
các Tỉnh tại Trung quốc sẽ là nguồn tranh chấp giữa các vùng Kinh tế. Chính
quyền địa phương các Tỉnh lại độc tài và tham nhũng, thì việc lạm chi để mang nợ
công từng Tỉnh tất nhiên xẩy ra. Từ Khủng hoảng 2008, những chương trình Kích
cầu Kinh tế được chia về các Tỉnh, nhưng việc Kích cầu không được thực hiện.
Những Chi nhánh Ngân hàng địa phương đã dùng những món tiền ấy để cho vay kiếm
lời. Chính quyền địa phương vay tiền để xây dựng những dự án nhà cửa và thế chấp
bằng chính đất đai thuộc nhà nước. Với thế chấp như vậy, thì không thể nào tiền
cho vay được hoàn trả.
Theo thẩm định của ngân
hàng Anh, Standard Chartered nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân
dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Đáng
lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm trong tay đến 9 000 tỷ
nhân dân tệ nợ khó đòi. Khoản tiền tương đương với 22 % GDP của Trung Quốc
.
Tại Trung Quốc 3/4 các
khoản chi tiêu công cộng là do các chính quyền địa phương tài trợ và chủ yếu
giới lãnh đạo dồn tiền vào khu vực địa ốc.
Theo thống kê
chính thức, hiện tại nợ công tại các cấp vùng lên tới 1 250 tỷ euro, tương đương
với 20 % của cải làm ra và 80% khoản nợ khổng lồ này do các ngân hàng Trung Quốc
nắm giữ. Vấn đề càng thêm nghiêm trọng khi biết rằng, khối nợ công hơn 1200 tỷ
euro vừa nêu, trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính
thức.
Theo nhận xét của giáo sư
đại học Northwestern, Chicago, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Victor
Shil, do các công ty nhà nước được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó
đòi của giới ngân hàng lại càng cao.
Một tiếng nói uy tín khác
từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng : Trung
Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp". Tình trạng nợ nần tại quốc gia châu Á này
còn nguy ngập hơn cả so với ở Hoa Kỳ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung
Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng
để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các
đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.
Cuối năm ngoái, chính
quyền trung ương vì lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát đã
cho tiến hành một cuộc kiểm toán và theo đó thì nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa
mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du
lịch của các nhà tỷ phú đỏ Trung Quốc.
Cả hai LƯỠNG NAN thứ nhất và
LƯỠNG NAN thứ hai đều do việc dùng quyền chiếm đoạt tài sản không đồng đều.
Người ta có thể giải quyết dễ dàng việc phân chia quyền hành Chính trị độc tài
hơn kém. Nhưng giải quyết việc phân chia Tài sản cho đồng đều mới là việc cam
go. Thử quan sát trong các Gia đình, phân chia quyền hành Chồng—Vợ không phải to
tiếng. Nhưng đụng đến Tiền bạc, thì giữa Vợ—Chông khó tránh những gay go cãi vã
!
Quyết tâm đấu tranh của
quần chúng dành lại quyền Kinh tế và xây dựng nền Dân chủ cho Xã hội
Theo những nguyên tắc mà
chúng tôi nhắc ra ở phần đầu cho Phong trào đấu tranh ở Việt Nam, chúng ta bắt
đầu đấu tranh dành lại quyền Kinh tế. Khi nắm được quyền Kinh tế, thì việc xây
dựng Dân chủ là hệ quả.
Hai Xã hội có nền Dân chủ
được thực hiện đứng đắn ở cao độ, đó là Thụy sĩ và Hoa kỳ. Chúng tôi muốn trình
bầy tóm gọn con đường xây dựng Dân chủ của hai Xã hội này để làm tỉ dụ trước khi
nói đến TIẾN TRÌNH ĐẤU TRANH VÀ XÂY DỰNG DÂN CHỦ THỰC SỰ TẠI VIỆT
NAM.
1) Mẫu Dân chủ tại
Hoa kỳ và Thụy sĩ từ những cá nhân tìm sống mà tạo nên
Hai Xã hội này có những
điểm tương đồng trong tiến trình xây dựng Dân chủ. Hoa kỳ và Thụy sĩ không phải
là những Xã hội quy tụ sẵn quần chúng đông đảo để những Trí thức Chính trị đến
lấy một mẫu mực Dân chủ bắt quần chúng ấy phải theo. Từ nguồn gốc, hai Xã hội
được quy tụ dần dần những cá nhân mạo hiểm đi tìm phương tiện sống. Những cá
nhân đến từ mọi xứ sở khác nhau. Xã hội Thụy sĩ bắt đầu những cá nhân mạo hiểm
từ những nước lân cận như Đức, Áøo, Pháp, Ý... đến những vùng núi đồi vắng vẻ
tìm sống cho cá nhân mình. Điều quan trọng hơn cả của những cá nhân này là tuyệt
đối tôn trọng quyền tư hữu những vùng đất khai phá và những phương tiện làm ăn
mà họ tạo ra. Khi sống lân cận, có những va chạm quyền lợi, thì chính những cá
nhân ấy định với nhau những luật lệ sống chung phân định quyền lợi minh bạch. Họ
tạo nên những Cộng đồng nhỏ (Communes), rồi thành những Tổng (Cantons), để dần
dần những Cantons hợp lại với nhau thành Liên Bang Thụy sĩ. Vì vậy Luật lệ Dân
chủ của Liên Bang Thụy sĩ phải tôn trọng những gì đã được chấp thuận từ những
Cộng đồng nhỏ, từ những Tổng đã được quy định trước khi lên tới Liên Bang. Xem
như vậy, những Luật lệ quy định những tương giao Xã hội phát xuất từ những Cá
nhân làm ăn, những Cộng đồng nhỏ và những Tổng,
Xã hội Hoa kỳ cũng
không phải là một tổ hợp quần chúng đã có sẵn đông đảo, mà nó được cấu tạo dần
dần từ những người mạo hiểm từ gốc Tây phương sang “Tân Thế giới“ tìm sống. Mỗi
Cá nhân chiếm hữu đất đai để tự khai thác. Tinh thần tôn trọng tư hữu phương
tiện làm ăn là tuyệt đối. Những nhóm đồng hương từ gốc Aâu châu tìm lại với nhau
lập những Cộng đồng nhỏ để rồi tiến lên thành những Bang. Họ có những Luật lệ
của Tiểu Bang trước khi có những quy định phổ quát Liên Bang Hợp Chủng quốc.
Những Luật lệ được kiện toàn lên từ đời sống làm ăn cụ thể của Cá nhân, của Cộng
đồng nhỏ, của Tiểu Bang.
Tóm lại con đường đấu tranh xây dựng mẫu
Dân chủ tại Thụy sĩ và tại Hoa kỳ đến từ cuộc làm ăn kiếm sống của từng Cá nhân
mà tiến lên một Chính quyền phải tôn trọng những gì mà những Cá nhân kiếm sống
đã quy định với nhau. Mẫu Dân chủ này không phải là một mẫu Nhân quyền,
Dân chủ trong ý niệm đã có sẵn để chụp lên một khối quần
chúng.
2) Tiến trình đấu
tranh và xây dựng Dân chủ thực sự tại VN
Người Việt tỵ nạn tại
những nước tân tiến và Dân chủ trên thế giới. Lớp Trí thức Hải ngoại, nhất là
giới trẻ dễ mang những mẫu Nhân quyền, Dân chủ từ những nước tân tiến này học từ
Đại học để chụp lên quần chúng nghèo khổ tại Việt Nam. Vì quần chúng nghèo khổ
này đang bị tước đoạt những phương tiện sinh sống, nên quần chúng dễ thấy mình
bị hổng chân khi đem những ý niệm Nhân quyền, Dân chủ ra thực hiện cụ thể, nhất
là lại có bàn tay của một đảng Chính trị độc tài luôn tìm cách ngụy tạo Nhân
quyền và Dân chủ.
Cuộc đấu tranh của quần
chúng Quốc nội hiện nay có những điểm cụ thể và thực tế hơn những hô hào mang
mẫu mực Nhân quyền, Dân chủ từ những Xã hội tân tiến Tây phương nhập nội vào
Việt Nam. Cuộc đấu tranh của Quốc nội đi từ những chặng cụ thể liên hệ trực tiếp
đến cuộc sống làm ăn để từ đó xây dựng Luật lệ Dân chủ khả thi và áp dụng thiết
thực. Có thể nói đây là Tiến trình bắt đầu từ Dân chủ hóa Kinh tế để đi đến Dân
chủ hóa Chính trị.
Những chặng đấu tranh của
Quốc nội có thể tóm như sau:
Chặng 1: Đòi TƯ HỮU
phương tiện làm ăn, nhất là Đất Đai
Đây là chặng bắt đầu mà Dân Oan đang khởi
động với quyết tâm có thể bạo động để bảo vệ Tư hữu Đất đai. Khối nông dân chỉ
muốn “Người Cầy có Ruộng“. Họ sẵn sàng bạo động chống lại những quyền lực đến
cướp đất đai của họ. Đó là những người, giống như những thành phần đầu tiên của
Xã hội Hoa kỳ và Thụy sĩ, đòi hỏi việc tôn trọng TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất
là Đất đai.
Chặng 2: Đòi LUẬT LỆ rõ
rệt về tư hữu Đất đai
Hiện nay, Luật lệ của CSVN về Đất đai là “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà Nước (tức đảng CSVN) quản trị !” Đây là Luật
lệ trá hình để CSVN chiếm giữ mọi tài nguyên từ Đất đai cho riêng đảng. Quyền TƯ
HỮU luôn luôn hàm ngụ quyền tự do sử dụng TƯ HỮU. Nói rằng cái Cầy là tư hữu của
nông dân tên A, thì nông tên A phải có quyền tự do sử dụng cái Cầy ấy, nếu
không, hai chữ TƯ HỮU không có ý nghĩa chính yếu của nó. Nói rằng Đất đai thuộc
sỡ hữu toàn dân, mà quyền sử dụng lại do đảng CSVN chỉ định, thì cái quyền
SỠ HỮU ấy chỉ là việc chơi chữ để đảng CSVN đánh lừa nhân dân mà chiếm lấy
Đất đai cho mình.
Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh
tế
Khi nhân dân có TƯ HỮU, có quyền sử dụng TƯ HỮU để làm ăn mà Nhà
nước phải tôn trọng, những cá nhân sinh hoạt Kinh tế tiến tới những Luật Lệ
bảo đảm phân định quyền lợi Kinh tế giữa họ và đặt để cho Nhà nước những
lãnh vực can thiệp vào đời sống Kinh tế tư nhân cho hợp lý. Kinh tế tư nhân lớn
mạnh, thì tư nhân có lực để đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng. Gọi “Sĩ“ là Chính
giới, gọi “Nông“ là lớp người làm ăn Kinh tế tư nhân. Câu nói “Nhất Sĩ nhì Nông
!”, nhưng hết gạo chạy rông, thì “Nhất Nông nhì Sĩ “. Đây là chặng DÂN CHỦ HÓA
KINH TẾ (Démocratisation Economique) để có lực thực hiện DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ
(Démocratisation Politique). Xã hội Hoa kỳ và Xã hội Thụy sĩ, từ những Cá nhân
đi tìm sống, đã thực hiện Dân Chủ hóa Kinh tế trước khi tiến tới Dân chủ hóa
Chính trị, thì nền Dân chủ của họ mới vững chắc và khả thi.
Những
chặng đấu tranh của đồng bào quốc nội là thực tiễn và cụ thể. Nó đang trên đường
tiến tới một mẫu mực NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ “Made in Vietnam“, chứ không phải là
“Made in USA “ hay “Made in France “...
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN
PHÚC LIÊN, Kinh tế
- There is a need to set the ultimate objective for a struggle movement. Once the objective is unclear, the masses are still in doubt and are not confident in the struggle. The ultimate objective of the mass movement(s) these days in VN is to eliminate the communist mechanism to terribly affect the economy in order to develop the country. This is not a matter of extreme anti-communist attitude, but this is a need for the development of the nation, currently and for the future.
- The struggle movement attacks on the bottle-necks and the down fall of the economy as well as corruption as a result of the communist mechanism (market economy under the socialist directions).
- The struggle movement does not mention anything in politics, to avoid having the communists bring false accusations of "plotting to overthrow the regime" and arrest or suppress the movement’s activists.
Please refer to the original in Vietnamese for more information.
Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN, Economist
Geveva, 4/5/2012
Hiện nay, Luật lệ của CSVN về Đất đai là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà Nước (tức đảng CSVN) quản trị !” Đây là Luật lệ trá hình để CSVN chiếm giữ mọi tài nguyên từ Đất đai cho riêng đảng. Quyền TƯ HỮU luôn luôn hàm ngụ quyền tự do sử dụng TƯ HỮU. Nói rằng cái Cầy là tư hữu của nông dân tên A, thì nông tên A phải có quyền tự do sử dụng cái Cầy ấy, nếu không, hai chữ TƯ HỮU không có ý nghĩa chính yếu của nó. Nói rằng Đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân, mà quyền sử dụng lại do đảng CSVN chỉ định, thì cái quyền SỠ HỮU ấy chỉ là việc chơi chữ để đảng CSVN đánh lừa nhân dân mà chiếm lấy Đất đai cho mình.
Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh tế
Khi nhân dân có TƯ HỮU, có quyền sử dụng TƯ HỮU để làm ăn mà Nhà nước phải tôn trọng, những cá nhân sinh hoạt Kinh tế tiến tới những Luật Lệ bảo đảm phân định quyền lợi Kinh tế giữa họ và đặt để cho Nhà nước những lãnh vực can thiệp vào đời sống Kinh tế tư nhân cho hợp lý. Kinh tế tư nhân lớn mạnh, thì tư nhân có lực để đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng. Gọi “Sĩ“ là Chính giới, gọi “Nông“ là lớp người làm ăn Kinh tế tư nhân. Câu nói “Nhất Sĩ nhì Nông !”, nhưng hết gạo chạy rông, thì “Nhất Nông nhì Sĩ “. Đây là chặng DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Démocratisation Economique) để có lực thực hiện DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ (Démocratisation Politique). Xã hội Hoa kỳ và Xã hội Thụy sĩ, từ những Cá nhân đi tìm sống, đã thực hiện Dân Chủ hóa Kinh tế trước khi tiến tới Dân chủ hóa Chính trị, thì nền Dân chủ của họ mới vững chắc và khả thi.
Những chặng đấu tranh của đồng bào quốc nội là thực tiễn và cụ thể. Nó đang trên đường tiến tới một mẫu mực NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ “Made in Vietnam“, chứ không phải là “Made in USA “ hay “Made in France “...
SƠN TRUNG * CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀ CON NGƯỜI
SƠN TRUNG
I. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀ ĐẤT
Một trong những điểm quan trọng của
chủ nghĩa cộng sản là diệt tư hữu. Trước tiên là cộng sản nhân danh chủ
trương diệt tư hữu và công bằng xã hội, chống bóc lột nên đã cướp tài
sản của nhân dân, những người nông dân nghèo , những người buôn bán lặt
vặt đều bị quy là địa chủ, phú nông, tư sản, tư bản.
Sau khi
tịch thu tài sản nhân dân, chúng bắn giết, bỏ tù nhân dân, mục đích là
khủng bố nhân dân. Sau đó chúng bắt mọi người làm nô lệ trong các nông
trường, công trường và HTX.
Tài sản nhân dân được tâp
trung vào tay một nhóm hay một người. Stalin, Mao Trạch Đông nắm toàn bộ
tài sản quốc gia, chúng mặc tình thao túng.
Trong khoảng 1950, cộng sản đã hình
thành một giai cấp thống trị mà Milovan Djilas gọi là giai cấp mới, sống
trên nhung lụa còn dân chúng đói khổ. Sự thật này còn được phơi bày khi
Đông Âu sụp đổ, dân chúng được xem những lâu đài và những kho tàng kếch
xù của vua chúa cộng sản. Như vậy, cộng sản từ Marx trở xuống là một lũ
dối trá và tàn ác. Cộng sản chỉ làm tăng thêm hố sâu giai cấp, cộng
sản dùng chiêu bài vô sản để bắt vô sản làm nô lệ, cộng sản diệt tư hữu
của nhân dân để làm tư hữu của chúng.
Tại Trung Quốc, Việt Nam cộng sản đem việc phân chia
ruộng đất cho dân nghèo làm mồi nhử, nhưng cuối cùng giai cấp vô sản vẫn
là giai cấp bị bóc lột.Thời Mao Hồ, dân chúng phải cật lực làm việc cho giai cấp mới thụ hưởng:
Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài sắm xe.
Môt người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà, sửa sân.
Thời kỳ mở cửa, cộng sản nắm toàn bộ ruộng đất của nhân dân mà bán cho ngoại quốc, trong đó có có việc bán đất cho Trung Cộng.
Chúng
trở thành địa chủ, bắt nhân dân phải thuê lại ruộng của chính mình.
Chúng cho thuê nhưng chưa đáo hạn, chúng đã cướp đất và hoa lợi của nông
dân. Hậu Giang, Thái Bình, Tiên Lãng, Văn Giang là những tội ác của
cộng sản cướp bóc.Đó chính là bệnh chung của Trung Cộng Việt Cộng. Đó là
cái phủ định nó sẽ phủ định chủ nghĩa cộng sản. Ngày tàn của cộng sản
chỉ còn it thôi.
Làm sao thoát khỏi hiểm họa này?Chỉ có một cách duy nhất là tiêu diệt cộng sản, xây dựng một quốc gia tự do, dân chủ.
Quốc
hội tương lai sẽ công nhận quyền tư hữu của nhân dân, phân phối ruộng
đất một cách hợp lý, phải trả lại ruộng đất và nhà cửa cho nhân dân bao
gồm cả nhà cửa, ruộng đất từ 1945 cho đến nay mà cộng sản đã chiếm cứ.
Nay
thời gian đã gần thế kỷ , nhưng nhà cửa, đất đai và con cháu nạn nhân
còn đó, và lịch sử còn ghi dấu vết tội ác của cộng sản thì ta phải trả
lại tài sản, danh dự và công lý cho nạn nhân.Công lý chính là luật lệ cho muôn đời.
Ngoài ra, chính phủ tương lai phải lo
việc doanh điền, khôi phục đất đai bị chua phèn và đất bỏ hoang. Chính
phủ tương lai cũng phải nghĩ đến việc phát triển khoa học để đem lại đầy
đủ thực phẩm cho nhân dân vì thực phẩm chỉ tăng cấp số cộng còn dân số
tăng theo cấp số nhân.
Phải làm như vậy thì dân mới có ruộng cày, nông dân mới có phương tiện sinh sống.Nay thì rõ rệt cộng sản là một lũ phản quốc hại dân, đồng bào hãy chờ đợi ngày giải phóng dân tộc thoát ách độc tài cộng sản.
II. CON NGƯỜI XHCN: NGUYỄN QUANG SÁNG
Lão Hủ trong bài CHUYỆN QUÊ NHÀ đăng ngày Thursday, April 5, 2012 trong Bên Kia Bờ Đại Dương số 213, có đoạn nhắc đến nhà văn Nguyễn Quang Sáng như sau:
Tệ quá
Nhà
thơ Trần Mạnh Hảo vừa tiêt lộ sau ngày 30 tháng tư năm 1975 ông thường
thây nhà văn ''""quan phương""""Nguyễn Quang Sáng cập kè bên cạnh nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn nên một buổi ông bầy tỏ thắc mắc vớiNguyễn Quang
Sáng là làm sao người quan điểm cứng như Nguyễn Quang Sáng lại chơi với
Trịnh Công thì được nhà văn Nguyễn Quang Sáng trả lời là ông có sứ
mạng được thành ủy Đảng Cộng Sản VN TPHCM cử theo dõi tên phản động tay
sai tình báo Mỹ Cia Trịnh Công Sơn chứ bạn bè gì đâu đóng kịch cả đấy
thôi.Tiết lộ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo làm thiên hạ té ngửa không ngờ
nhà văn Nguyễn Quang Sáng tệ đến vậy.
Tội
nghiệp Trịnh Công Sơn ở giữa hai lằn đạn. Ông bị phe quốc gia cho là
làm tay sai cho Việt Cộng, còn Cộng sản thì cho rằng Trịnh Công Sơn là
CIA! Và như vậy, những kẻ ca tụng Võ Văn Kiệt liên tài Trịnh Công Sơn mà
cho Nguyễn Quang Sáng ra Huế đưa Trịnh Công Sơn vào Saigon để thoát bàn
tay của Trần Hoàn, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ NGọc Tường là không hoàn
tòan đúng?
Không
biết nhà văn Nguyễn Quang Sáng mới gia nhập công an hay gia nhập từ
lâu? Trước kia ông có theo dõi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và nhóm Hậu Xét
lại hiện đại hay không? Trong chế độ cộng sản, nhà giáo, nhà văn phải
đóng vai công an là chuyện thường. Sau 1975, tôi có một vài ông bạn giáo
sư đại học , nhà văn, nhà báo cũng là cớm, chân tay của Huỳnh Bá Thành
theo dõi tôi. Tội nghiệp họ phải làm theo lệnh đảng để kiếm cơm! Và có
thể đó là lý tưởng của họ, trong xã hội con tố cha, vợ đấu chống, học
trò theo dõi thầy cô thì không có gì phải ngạc nhiên đâu ông bạn già Lão
Hủ! Những bác sĩ, kỹ sư, những sĩ quan HO đã từng bị tù ở Thái Nguyên,
Lào Cai cũng có thể là Việt Cộng nằm vùng!
Khi
đọc bài của Lão Hủ tôi cũng nghi ngờ không biết ông bạn đã đọc bài của
Trần Mạnh Hảo hay chỉ nghe thiên hạ sự trong khi tửu nhập ngôn sơn sơn,
nhất là tuổi gần trăm, lẫn lộn và lẩm cẩm là chuyện thường nên phải kiểm
chứng xem sao. May quá, tôi đã tìm thấy bài của Trần Mạnh Hảo có đoạn:
... ..Không,
Trịnh Công Sơn trước hết là một con người phi chính trị, một văn nghệ
sĩ thuần túy. Âm nhạc của anh vượt lên mọi đối kháng chính trị trong
suốt cuộc chiến ViệtNam. Nếu Trịnh từng là Việt Cộng nằm vùng, không đời
nào năm Mậu Thân 1968, anh lại viết bài hát “ Tôi đã thấy” : “ Chiều đi
lên Bãi Dâu hát trên những xác người…” than khóc cho hàng nghìn người
bị quân đỏ tàn sát? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, không bao giờ anh
viết về cuộc chiến ViệtNamlà: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”? Nếu
Trịnh là Việt Cộng, không bao giờ anh dám viết bài hát (Requiem – Kinh
cầu hồn) “Cho một người nằm xuống” là đại tá Lưu Kim Cương bị quân đỏ
bắn chết năm Mậu Thân 1968 tại sân bay Tân Sơn Nhất ? Nếu Trịnh là Việt
Cộng nằm vùng, sau năm 1975, sinh viên Huế sao lại dám mang nhạc anh ra
đấu tố, anh phải đi lao động cải tạo trồng sắn trên núi; và quan trọng
hơn là nhạc của anh mấy năm liền vẫn bị cấm hát? Anh phải bỏ Huế vào Sài
Gòn sống với mẹ và các em.
Sau
năm 1975, tôi có dịp sinh hoạt chi bộ với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lúc
anh Sáng bắt đầu cặp kè với Trịnh Cộng Sơn như bóng với hình. Chi bộ
hỏi anh Sáng về chuyện đó, anh Sáng khai: “Thành ủy và anh Sáu Dân (Võ
Văn Kiệt) chỉ thị cho tôi bám sát Trịnh Công Sơn để lôi kéo anh ta về
phía cách mạng. Trên bảo : nhạc sĩ này là thành phần đáng ngờ, có thể
anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi
lúc”. Có thể vì chưa hiểu được nhiệm vụ cách mạng này của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng mà nhà văn Đặng Tiến (bên Pháp) mới viết rất không
đúng rằng: “Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Duy điếu đóm cho Trịnh Công Sơn”
chăng? Có thể vài bài hát của Trịnh Công Sơn như: “Huyền thoại mẹ”,” Em
ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”… anh làm trong lúc
bị “phê” rượu Tây với sự tranh thủ hết sức thân tình của Nguyễn Quang
Sáng chăng? Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám
tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những
cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến.
Anh
Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D
Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh
đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật?
Trịnh
Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh. Anh là con của mẹ
Việt Nam, đến đất mưa bom bão đạn này để hát lên niềm hi vọng về nỗi
tuyệt vọng con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi
buồn mang mang thiên cổ nhân sinh của một gã du tử đến từ khu vườn các
thiên sứ....
(Nhớ Trịnh Công Sơn-Trần Mạnh Hảo)
http://vovanhoaqt.vnweblogs.com/post/10775/357087
SƠN TRUNG
Tội nghiệp Trịnh Công Sơn ở giữa hai lằn đạn. Ông bị phe quốc gia cho là làm tay sai cho Việt Cộng, còn Cộng sản thì cho rằng Trịnh Công Sơn là CIA! Và như vậy, những kẻ ca tụng Võ Văn Kiệt liên tài Trịnh Công Sơn mà cho Nguyễn Quang Sáng ra Huế đưa Trịnh Công Sơn vào Saigon để thoát bàn tay của Trần Hoàn, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ NGọc Tường là không hoàn tòan đúng?
Không biết nhà văn Nguyễn Quang Sáng mới gia nhập công an hay gia nhập từ lâu? Trước kia ông có theo dõi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và nhóm Hậu Xét lại hiện đại hay không? Trong chế độ cộng sản, nhà giáo, nhà văn phải đóng vai công an là chuyện thường. Sau 1975, tôi có một vài ông bạn giáo sư đại học , nhà văn, nhà báo cũng là cớm, chân tay của Huỳnh Bá Thành theo dõi tôi. Tội nghiệp họ phải làm theo lệnh đảng để kiếm cơm! Và có thể đó là lý tưởng của họ, trong xã hội con tố cha, vợ đấu chống, học trò theo dõi thầy cô thì không có gì phải ngạc nhiên đâu ông bạn già Lão Hủ! Những bác sĩ, kỹ sư, những sĩ quan HO đã từng bị tù ở Thái Nguyên, Lào Cai cũng có thể là Việt Cộng nằm vùng!
... ..Không, Trịnh Công Sơn trước hết là một con người phi chính trị, một văn nghệ sĩ thuần túy. Âm nhạc của anh vượt lên mọi đối kháng chính trị trong suốt cuộc chiến ViệtNam. Nếu Trịnh từng là Việt Cộng nằm vùng, không đời nào năm Mậu Thân 1968, anh lại viết bài hát “ Tôi đã thấy” : “ Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người…” than khóc cho hàng nghìn người bị quân đỏ tàn sát? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, không bao giờ anh viết về cuộc chiến ViệtNamlà: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”? Nếu Trịnh là Việt Cộng, không bao giờ anh dám viết bài hát (Requiem – Kinh cầu hồn) “Cho một người nằm xuống” là đại tá Lưu Kim Cương bị quân đỏ bắn chết năm Mậu Thân 1968 tại sân bay Tân Sơn Nhất ? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975, sinh viên Huế sao lại dám mang nhạc anh ra đấu tố, anh phải đi lao động cải tạo trồng sắn trên núi; và quan trọng hơn là nhạc của anh mấy năm liền vẫn bị cấm hát? Anh phải bỏ Huế vào Sài Gòn sống với mẹ và các em.
Sau
năm 1975, tôi có dịp sinh hoạt chi bộ với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lúc
anh Sáng bắt đầu cặp kè với Trịnh Cộng Sơn như bóng với hình. Chi bộ
hỏi anh Sáng về chuyện đó, anh Sáng khai: “Thành ủy và anh Sáu Dân (Võ
Văn Kiệt) chỉ thị cho tôi bám sát Trịnh Công Sơn để lôi kéo anh ta về
phía cách mạng. Trên bảo : nhạc sĩ này là thành phần đáng ngờ, có thể
anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi
lúc”. Có thể vì chưa hiểu được nhiệm vụ cách mạng này của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng mà nhà văn Đặng Tiến (bên Pháp) mới viết rất không
đúng rằng: “Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Duy điếu đóm cho Trịnh Công Sơn”
chăng? Có thể vài bài hát của Trịnh Công Sơn như: “Huyền thoại mẹ”,” Em
ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”… anh làm trong lúc
bị “phê” rượu Tây với sự tranh thủ hết sức thân tình của Nguyễn Quang
Sáng chăng? Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám
tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những
cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến.
Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật?
Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật?
Trịnh
Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh. Anh là con của mẹ
Việt Nam, đến đất mưa bom bão đạn này để hát lên niềm hi vọng về nỗi
tuyệt vọng con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi
buồn mang mang thiên cổ nhân sinh của một gã du tử đến từ khu vườn các
thiên sứ....
(Nhớ Trịnh Công Sơn-Trần Mạnh Hảo)
http://vovanhoaqt.vnweblogs.com/post/10775/357087CHUYẾN ĐI AFGHANISTAN
Chuyến bay đêm tuyệt mật của Obama
Từ
điểm cất cánh tối đen, chuyên cơ của Tổng thống Obama xuyên màn đêm chở
ông từ bờ đông nước Mỹ đến Kabul trong bí mật tuyệt đối.
Phóng viên
của hãng tin ABC News được tham gia chuyến công du nhanh như chớp của
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Afghanistan đêm qua. Ông kể lại chuyện
chưa từng có.
Tổng thống Mỹ Barack Obama rời chuyên cơ sau khi máy bay hạ cánh xuống căn cứ quân sự Mỹ ở Bagram , Afghanistan . Ảnh: AP
Quá
9h30 tối một chút, tôi đến cổng sau của căn cứ quân sự Andrews. Không
thấy lính gác , tôi lái xe vào cánh cổng mở. Nhân viên an ninh kiểm tra
căn cước, rồi sau đó tôi vù tới điểm hẹn. Theo lệ thường thì tôi sẽ gặp
nhóm phóng viên và trợ lý báo chí của Nhà Trắng tháp tùng, nhưng đêm nay
thì không. Rất ít người biết chúng tôi sắp làm gì. Vì thế chúng tôi hẹn
gặp ở một địa điểm là một bãi đỗ xe mờ tối.
Túi
của chúng tôi được kiểm tra. Tất cả các dụng cụ điện tử - máy tính,
điện thoại di động, máy ảnh, tất cả những gì có thể chứa phần mềm theo
dõi - đều được cho vào một cái hộp. Chúng tôi sẽ lấy lại đồ dùng của
mình sau khi máy bay cất cánh được một giờ.
Leo
lên một chiếc xe buýt, chúng tôi ra đường băng nơi chuyên cơ Air Force
One đang đứng im lìm. Không có bất cứ một ánh đèn nào dù ở trong hay
ngoài máy bay.
Chúng tôi lên máy bay. Ngay trước nửa đêm, Tổng thống Obama đến.
Chúng tôi không thấy ông, nhưng thấy nhiều Mật vụ lên khoang, cánh cửa
đóng lại, và chúng tôi cất cánh. Vẫn không hề có bất cứ ánh đèn nào khi
máy bay rời đường băng và lấy độ cao. Tất cả các cửa chớp của khoang
chuyên cơ đều đóng kín.
Trên thực tế chúng tôi không hề thấy ánh mặt trời trong hơn 24 giờ. Kế
hoạch là chuyên cơ sẽ đến Afghanistan sau khi trời tối và rời đi trước
khi trời sáng. Khi chúng tôi hạ cánh rất nhanh xuống đường băng của sân
bay tại căn cứ quân sự Bagram, tất cả đèn đóm trên máy bay một lần nữa
tắt ngấm.
Chúng
tôi hạ cánh lúc 10h20 tối giờ địa phương và chuyển sang các trực thăng
Chinook đang đợi với động cơ nổ sẵn. Chuyến bay ngắn tới Kabul được thực
hiện trong bóng đêm, việc dùng đèn flash hay điện thoại đều bị cấm, bởi
nó phát sáng. Các phi công và xạ thủ phải dùng kính xuyên đêm để định
vị.
Sau
khi hạ cánh xuống trụ sở Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF), chúng
tôi lên một đoàn xe hơi đến dinh tổng thống Afghanistan . Trong tòa
dinh thự lộng lẫy, Obama và đồng nhiệm Hamid Karzai đã ký bản Hiệp định
Đối tác Chiến lược - văn bản sẽ định hình mối quan hệ giữa Mỹ và
Afghanistan trong nhiều chục năm tới.
Chúng
tôi lên đoàn xe hơi và trở về ISAF, lên trực thăng để về lại Bagram.
Tất cả mọi hoạt động đều diễn ra trong bóng tối. Không một chút ánh sáng
tự nhiên hay ánh đèn.
Tại
một nhà chứa máy bay thuộc căn cứ quân sự Mỹ, tướng John Allen, tư lệnh
ISAF, có bài phát biểu trước 3.000 binh sĩ, hầu hết là lính lục quân
thuộc sư đoàn số 1.
Tiếp
đó Tổng thống nói chuyện với họ, cảm ơn họ vì đã phụng sự. Ông nói với
các binh sĩ rằng cả quốc gia đứng sau lưng họ, ủng hộ họ.
Obama
có 45 phút để bắt tay và chụp ảnh với càng nhiều binh sĩ . Trong lúc đi
thăm bệnh xá thuộc căn cứ, Tổng thống đã tặng các binh sĩ 10 huân
chương Trái tim Tím.
Vào
4 giờ sáng, tức là 7h30 tối giờ miền đông Mỹ, Tổng thống có bài phát
biểu với dân quốc Mỹ, từ Afghanistan . Đây có lẽ là lần đầu tiên một bài
diễn văn chính thức của Phòng Bầu dục được phát đi từ bên ngoài nước
Mỹ.
11 phút sau đó, chúng tôi chạy vào chuyên cơ và cất cánh trước khi bình minh lên.
Thanh Mai
Từ điểm cất cánh tối đen, chuyên cơ của Tổng thống Obama xuyên màn đêm chở ông từ bờ đông nước Mỹ đến Kabul trong bí mật tuyệt đối.
Phóng viên của hãng tin ABC News được tham gia chuyến công du nhanh như chớp của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Afghanistan đêm qua. Ông kể lại chuyện chưa từng có.
Tổng thống Mỹ Barack Obama rời chuyên cơ sau khi máy bay hạ cánh xuống căn cứ quân sự Mỹ ở Bagram , Afghanistan . Ảnh: APQuá 9h30 tối một chút, tôi đến cổng sau của căn cứ quân sự Andrews. Không thấy lính gác , tôi lái xe vào cánh cổng mở. Nhân viên an ninh kiểm tra căn cước, rồi sau đó tôi vù tới điểm hẹn. Theo lệ thường thì tôi sẽ gặp nhóm phóng viên và trợ lý báo chí của Nhà Trắng tháp tùng, nhưng đêm nay thì không. Rất ít người biết chúng tôi sắp làm gì. Vì thế chúng tôi hẹn gặp ở một địa điểm là một bãi đỗ xe mờ tối.Túi của chúng tôi được kiểm tra. Tất cả các dụng cụ điện tử - máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, tất cả những gì có thể chứa phần mềm theo dõi - đều được cho vào một cái hộp. Chúng tôi sẽ lấy lại đồ dùng của mình sau khi máy bay cất cánh được một giờ.Leo lên một chiếc xe buýt, chúng tôi ra đường băng nơi chuyên cơ Air Force One đang đứng im lìm. Không có bất cứ một ánh đèn nào dù ở trong hay ngoài máy bay.Chúng tôi lên máy bay. Ngay trước nửa đêm, Tổng thống Obama đến. Chúng tôi không thấy ông, nhưng thấy nhiều Mật vụ lên khoang, cánh cửa đóng lại, và chúng tôi cất cánh. Vẫn không hề có bất cứ ánh đèn nào khi máy bay rời đường băng và lấy độ cao. Tất cả các cửa chớp của khoang chuyên cơ đều đóng kín.
Trên thực tế chúng tôi không hề thấy ánh mặt trời trong hơn 24 giờ. Kế hoạch là chuyên cơ sẽ đến Afghanistan sau khi trời tối và rời đi trước khi trời sáng. Khi chúng tôi hạ cánh rất nhanh xuống đường băng của sân bay tại căn cứ quân sự Bagram, tất cả đèn đóm trên máy bay một lần nữa tắt ngấm.Chúng tôi hạ cánh lúc 10h20 tối giờ địa phương và chuyển sang các trực thăng Chinook đang đợi với động cơ nổ sẵn. Chuyến bay ngắn tới Kabul được thực hiện trong bóng đêm, việc dùng đèn flash hay điện thoại đều bị cấm, bởi nó phát sáng. Các phi công và xạ thủ phải dùng kính xuyên đêm để định vị.Sau khi hạ cánh xuống trụ sở Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF), chúng tôi lên một đoàn xe hơi đến dinh tổng thống Afghanistan . Trong tòa dinh thự lộng lẫy, Obama và đồng nhiệm Hamid Karzai đã ký bản Hiệp định Đối tác Chiến lược - văn bản sẽ định hình mối quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan trong nhiều chục năm tới.Chúng tôi lên đoàn xe hơi và trở về ISAF, lên trực thăng để về lại Bagram. Tất cả mọi hoạt động đều diễn ra trong bóng tối. Không một chút ánh sáng tự nhiên hay ánh đèn.Tại một nhà chứa máy bay thuộc căn cứ quân sự Mỹ, tướng John Allen, tư lệnh ISAF, có bài phát biểu trước 3.000 binh sĩ, hầu hết là lính lục quân thuộc sư đoàn số 1.Tiếp đó Tổng thống nói chuyện với họ, cảm ơn họ vì đã phụng sự. Ông nói với các binh sĩ rằng cả quốc gia đứng sau lưng họ, ủng hộ họ.Obama có 45 phút để bắt tay và chụp ảnh với càng nhiều binh sĩ . Trong lúc đi thăm bệnh xá thuộc căn cứ, Tổng thống đã tặng các binh sĩ 10 huân chương Trái tim Tím.Vào 4 giờ sáng, tức là 7h30 tối giờ miền đông Mỹ, Tổng thống có bài phát biểu với dân quốc Mỹ, từ Afghanistan . Đây có lẽ là lần đầu tiên một bài diễn văn chính thức của Phòng Bầu dục được phát đi từ bên ngoài nước Mỹ.11 phút sau đó, chúng tôi chạy vào chuyên cơ và cất cánh trước khi bình minh lên.Thanh Mai
VỀ VỤ CƯỚP ĐẤT VĂN GIANG
VỀ VỤ CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT VĂN GIANG
Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ
là chính quyền đang rất yếu và sợ dân
Cảnh sát cơ động triển khai trong vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên sáng 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Cảnh sát cơ động triển khai trong vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên sáng 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Theo ông Lê Hiếu Đằng, thì việc trấn áp chỉ chứng tỏ rằng
chính quyền đang rất yếu và rất sợ dân, ông đề nghị chính phủ cần đối
thoại công khai, minh bạch trước dân. Lòng dân không an sẽ gây mất ổn
định xã hội, hơn nữa Việt Nam đang cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
trước sự chèn ép của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sự kiện chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên huy động một
lực lượng công an hùng hậu để cưỡng chế đất đai của nông dân cho dự án
Ecopark hôm 24/04/2012 cho đến nay vẫn còn gây chấn động dư luận.
RFI đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Kính chào ông Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, theo dõi những sự kiện ở Văn Giang vừa qua, ông có nhận xét như thế nào ?
Ông Lê Hiếu Đằng :
Sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng rồi thì bản thân tôi cũng
như nhiều người khác nghĩ là chính phủ sẽ từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm để có cách xử sự khôn khéo hơn và hợp lòng dân hơn, đối với những
vụ giải tỏa đền bù đang diễn ra trên các miền đất nước Việt Nam.
Ngay ở một số tỉnh miền nam thì giải tỏa đền bù cũng là một vấn đề
rất bức xúc của nông dân. Mà tôi cho nguyên nhân chính là việc Hiến pháp
quy định quyền sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước là
không hợp lý. Vì vậy cần phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất của người
dân, nhất là trong sửa đổi Hiến pháp thời gian tới. Bởi vì đây là lỗ
hổng pháp lý hết sức lớn, để các cấp chính quyền có thể tùy tiện giải
tỏa lấy đất của dân.
Nhưng chúng tôi không ngờ sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng
lại xảy ra vụ Văn Giang ở Hưng Yên, trên quy mô hết sức lớn. Bởi vì
chính phủ đã huy động một lực lượng mà báo chí gọi là « lề phải » của
nhà nước cũng phải thừa nhận là cả một ngàn quân, kể cả công an của Bộ
Công an phối hợp với tỉnh, huyện để mà gần như là đi dẹp loạn. Và chúng
tôi cũng xem các video clip thì khói bay mù mịt, tiếng nổ rồi tiếng khóc
của người dân, rồi hình ảnh đạn khói để giải tán người dân…
Có thể nói cái hình ảnh này gây một chấn động rất lớn. Bởi vì các vị
lãnh đạo chúng ta thường nói đây là nhà nước của dân, do dân, vì dân,
nhưng mà lại đi dùng những biện pháp trấn áp, đàn áp mạnh tay những
người dân tay không.
Tôi đặt trường hợp nếu đó là vợ con, gia đình của các vị lãnh đạo đó
đã từng đổ máu, đổ mồ hôi để có miếng đất đó, ngày nay bị người ta đến
cướp, hoặc là dưới danh nghĩa giải tỏa đền bù bằng một cái giá rẻ mạt,
thì các vị đó sẽ hành xử như thế nào ?
Ví dụ ở chỗ Văn Giang thì dự án Ecopark là dự án kinh tế du lịch hết
sức lớn, nhưng đền bù theo báo chí nói giá chính thức là 135.000 đồng/m2
đất. Và nếu người dân nào đi sớm thì chủ đầu tư thưởng thêm 35.000 đồng
nữa. Có nghĩa là tất cả cộng hai khoản lại là 170.000 đồng/m2. Nhưng
khi làm xong khu này thì bán ra với giá rất là cao, chênh lệch giá rất
lớn.
Lẽ ra nhà nước với tư cách nhà nước của dân, do dân thì chỉ làm trung
gian thôi. Bởi đây là dự án kinh tế, do đó thuận mua vừa bán. Phải để
cho chủ đầu tư thương lượng trực tiếp với người dân, trên cơ sở tính
đúng tính đủ và có lãi, thì phải chấp nhận một cái giá theo giá thị
trường và hợp lý, người dân chấp nhận được. Bởi vì khi mà giải tỏa đền
bù, ngoài giá trị đất đai ra, thì cái thiệt hại vô hình là nơi sinh
hoạt, làm ăn, rồi vấn đề học hành của con cái… rất lớn, nhưng mà đền bù
với cái giá rẻ mạt như vậy thì làm sao người dân không phẫn nộ.
RFI : Thưa ông, như vậy ông
cho là chính quyền nên đứng ngoài, chứ không nên huy động lực lượng an
ninh để cưỡng chế người dân phải giao đất cho nhà đầu tư ?
Lẽ ra đứng trước phản ứng của người dân thì chính phủ phải cho người
xuống tìm hiểu xem nguyện vọng của dân như thế nào, và quyết định của
Thủ tướng như vậy đã hợp lý chưa, để có thể thay đổi. Chứ không phải lại
đi xua hàng ngàn quân như vậy để đàn áp người dân. Tôi cho rằng đây là
biện pháp hết sức tàn nhẫn và vô nhân đạo. Và nó nói lên rằng không phải
chính quyền của dân do dân, mà ngược lại đây là chính quyền đi đàn áp
dân. Để làm gì ? Vì sao lại làm những việc như vậy ?
Một trong những nguyên nhân mà ai cũng có thể nói được : phía sau
hành động này là áp lực của các tập đoàn lợi ích. Chứ nhà nước mà vô tư,
khách quan, thì không thể hành động như vậy được. Chỉ có là vì lợi ích
của cá nhân nào đó, hoặc của một nhóm nào đó, thấy đây là một dự án đem
lại món lời hết sức béo bở, nên bất chấp dư luận để cương quyết thu hồi
cho được. Đó là một vấn đề khuất tất, rất là mờ ám mà người dân có quyền
đặt câu hỏi. Đây là câu hỏi mà chính quyền trung ương phải trả lời cho
dân rõ.
Mấy ngày nay chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi gặp bạn bè, tiếp
xúc với người dân thì ai cũng phẫn nộ về việc đó… Ngoài ra ở một xã
ngoại ô Hà Nội, cả ngàn người dân đến bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xã,
đòi cán bộ xã phải trả lại đất vì đã thu hồi đất với giá rẻ mạt, và
tham nhũng. Cũng như ở Bình Định, dân người ta đã chặn quốc lộ 1, đề
nghị phải bảo vệ rừng phòng hộ, làm tắc nghẽn giao thông trong mấy tiếng
đồng hồ liền.
Có thể nói là hàng loạt phản ứng của người dân trước những việc làm
sai trái, hoàn toàn ngược lại với lợi ích của người dân, của chính quyền
như vậy, thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi vì sao. Tôi đề nghị chính
phủ cần phải có đối thoại công khai minh bạch trước dân về vấn đề này.
Thậm chí đối với một số nhân sĩ trí thức đã có ý kiến, hay là các nhà
báo đã đặt vấn đề, thì có dám đối thoại giải thích hay không ? Hay là
giữ một thái độ im lặng. Một sự im lặng mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn
Văn Linh nói rằng rất là đáng sợ. Cứ im lặng, làm càn bừa bất chấp dư
luận, trong khi dư luận sôi sục lên án những việc đó.
Thì tôi cho đó là cái nguy cơ bất ổn định chính trị, chứ không ở đâu
hết. Cũng không phải là diễn biến hòa bình hay kẻ thù, kẻ xấu nào. Mà
có hai nguy cơ lớn là kẻ thù phương Bắc, tức là bọn bành trướng Bắc
Kinh. Và nguy cơ nội xâm tức là bọn tham nhũng, cái bọn vì lợi ích của
tập đoàn, lợi ích nhóm mà làm những hành động hết sức có hại cho dân,
làm dân bất bình. Đó là những nguy cơ bùng nổ bất ổn định chính trị.
Mà tôi thấy là sau vụ Đoàn Văn Vươn thì hàng loạt nông dân kéo về Hà
Nội phản đối, tập trung tại 46 Tràng Thi là trụ sở của Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thì đảng và nhà nước Việt Nam phải suy nghĩ
chứ. Và phải chấm dứt ngay những hành động đàn áp dân như vậy.
RFI : Thưa ông, có lẽ tâm lý bất bình trong dân chúng không chỉ ở những vụ cưỡng chế đất mà còn ở những hình thức thiếu dân chủ khác ?
Ngoài ra tôi thấy là trên một mặt trận khác, ngoài việc đối với nông
dân như vậy, thì đối với nhân sĩ trí thức, nhà nước cũng có những việc
làm hết sức độc đoán. Ví dụ như đã chỉ thị cho tờ Sài Gòn Tiếp Thị -
dường như không có văn bản, chỉ nói miệng thôi – là bỏ mục nói về triết
học của anh Bùi Văn Nam Sơn vào số thứ Tư hàng tuần. Hay là trong chương
trình Hội sách thành phố có giao lưu giữa một số tác giả với người đọc
thì cũng phải bỏ. Hoặc cấm đoán chỗ cà phê của anh Dương Thụ, quán AMY
của anh Cao Lập, không cho những sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong đó.
Những việc làm đó chứng tỏ điều gì ? Không phải chứng tỏ là chính
quyền mạnh, mà là chính quyền hiện nay đang rất yếu và sợ dân. Sợ từ
nông dân, công nhân cho đến nhân sĩ trí thức và văn nghệ sĩ. Như vậy
chính quyền đó là chính quyền gì ?
Với xu thế tiến bộ hiện nay, ví dụ ở Miến Điện hiện nay thay đổi rất
đáng mừng, tại sao Việt Nam không thấy đó là một bài học ? Báo chí Việt
Nam tôi thấy buồn cười là nêu trường hợp Miến Điện rất là phấn khởi,
nhưng không thấy rằng đất nước Việt Nam thì một cái cảnh hoàn toàn ngược
lại với Miến Điện. Đó là đi ngược lại trào lưu tiến bộ của xã hội, đi
ngược lại những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO hay những định chế
quốc tế khác. Đứng về mặt đối nội hay đối ngoại đều là không có lợi, vừa
mất lòng dân ở trong nước, vừa mất sự ủng hộ của quốc tế.
Hiện nay chúng ta cần có sự ủng hộ của quốc tế trong việc đấu tranh
với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vì vậy cần phải hòa mình vào trong
dòng chảy hiện nay về tiến bộ xã hội, về môi trường, và nhất là về những
quyền tự do dân chủ của người dân, chứ không thể nào đi ngược lại xu
thế này.
Và nói theo kiểu một người lãnh đạo là bạn khuyên ta không được Âu
hóa. Bạn nào ? Nó ngược đãi ngư dân mình hàng ngày hàng giờ. Với lời nói
như vậy thì chúng ta thấy không còn tự trọng dân tộc nữa, với cách hành
xử như vậy thì chính quyền sẽ ngày càng mất lòng dân. Và đó là nguy cơ
mất ổn định chính trị chứ không phải ở đâu cả. Tự bản thân các vị gây
khó cho các vị, gây nên nguy cơ mất lòng dân ngày càng nghiêm trọng.
RFI: Có lẽ lòng dân cũng không yên trước những bất công xã hội ?
Gần đây dư luận cũng rất bất bình trước hiện tượng con cái một số vị
lãnh đạo, tài năng thì chưa thấy thi thố gì, nhưng do là con các vị lãnh
đạo cao cấp trong chính phủ, trong đảng nên được cất nhắc lên những vị
trí cao trong chính quyền. Ví dụ từ một phó giám đốc của một trường,
chưa kinh qua công tác chính quyền một ngày nào, nhưng bây giờ lên làm
Thứ trưởng. Hay có vị có cô con gái bây giờ thâu tóm mọi ngân hàng vào
tay mình. Có vị con gái mình mới có 24 tuổi thôi mà cho làm chủ tịch hội
đồng quản trị một đơn vị kinh tế lớn. Đó là những điều mà các vị lãnh
đạo cần phải thận trọng.
Ở Việt Nam định chế chính trị không tạo công bằng cho tất cả những
thanh niên, những người có tài, những nhân tài của đẩt nước có thể có
những cương vị trong bộ máy chính quyền, mà thường thường dựa vào lý
lịch, vào « con ông cháu cha ». Một đề nghị mà ngay từ thời Thủ tướng Võ
Văn Kiệt đã có đưa ra là vấn đề thi các chức danh, cho đến nay vẫn chưa
làm.
Con đường tiến thân của thanh niên ở Việt Nam hiện nay là gì ? Hoặc
là anh về phường. Có một số thanh niên thi rớt đại học, về phường công
tác rồi được kết nạp đảng, lên làm bí thư phường rồi lên quận, lên thành
phố. Hiện nay các lãnh đạo của thành phố đại khái là đi theo con đường
này. Hoặc là con đường – như bên Trung Quốc thường nói – là « thái tử
phái », tức là con ông cháu cha.
Như vậy là không công bằng. Những thanh niên có tài, nếu không vào
đảng, không phải là con ông cháu cha, thì tương lai của họ như thế nào ?
Chính vì vậy mà chính quyền chúng ta sẽ dần dần đưa những kẻ cơ hội
vào trong chính quyền. Và như vậy, đâu có phục vụ lý tưởng vì lợi ích
của người dân. Và nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, đâu phải là công bộc dân
? Mà khi họ vào chính quyền, là với ý đồ bằng cương vị đó sẽ làm giàu.
Do đó mà ngay Quốc hội, trong những phiên họp trước cũng cảnh báo vấn đề
mua quan bán tước rất dữ.
Hiện tượng đưa con cái mình vào những vị trí rất cao mà không trên cơ
sở năng lực gì cả, cũng là một cái nguy cơ rất lớn : Mất nước ! Như
chúng ta thấy ở Trung Quốc, vụ Bạc Hy Lai - con của Bạc Nhất Ba – cũng
đang làm chấn động xã hội Trung Quốc. Ở Việt Nam, nếu cứ không tạo điều
kiện công bằng cho tất cả mọi người có thể tiến thân, thì có thể xảy ra
những vụ Bạc Hy Lai ở Việt Nam.
Cộng với các bất bình trong dân qua những vụ biểu tình của nông dân,
đình công của công nhân, bất bình của nhân sĩ trí thức trước sự ngăn cấm
sinh hoạt, phát biểu một cách có trách nhiệm trên những diễn đàn công
khai, trên các phương tiện công khai…Tất cả những bất bình đó sẽ gây mất
ổn định chính trị lớn.
Ngay cả báo chí hiện nay, ví dụ đối với vụ Văn Giang một số tờ báo có
nêu, nhưng bây giờ duy nhất chỉ có báo Người Cao Tuổi nhận định rằng đó
là việc làm trái luật. Còn các báo khác ngay cả đưa tin một cách khách
quan cũng không dám. Ví dụ báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin là huy động một
ngàn công an thì cũng bị gỡ xuống rồi.
Tất cả những cái đó đi ngược lại quyền dân chủ tự do của người dân.
Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu một đất nước độc lập nhưng dân không
có cơm ăn áo mặc, không có dân chủ tự do, thì cái độc lập đó cũng chẳng
nghĩa lý gì.
RFI : Có vẻ tình hình này là
bế tắc, khi chính quyền dùng lực lượng mạnh như vậy để cưỡng chế mà báo
chí không lên tiếng nữa, Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội cũng không…
Tôi nghĩ không phải bế tắc đâu, mà việc làm đó sẽ tạo nguy cơ làm cho
người dân càng bất bình hơn nữa. Ví dụ trong vụ Văn Giang thì một số
địa phương khác cũng đổ về ủng hộ, hay ở Hà Nội, nông dân Hà Nội ngày
càng tập trung đông hơn nữa. Cái hình ảnh làm tôi rất cảm động là bà
Hiền Đức, một người già cả như vậy đến ủng hộ nông dân ở Văn Giang, và
bà phát biểu những câu rất cảm động.
Thì tôi nghĩ trong các tầng lớp khác của Việt Nam dần dần rồi cũng có
những việc làm ủng hộ. Riêng tôi, ở Thành phố Hồ Chí Minh thì anh em
cũng bàn bạc với nhau, làm sao mình cũng phải có động thái gì. Bởi vì
nói thật, bản thân tôi thấy rất là xấu hổ, rất là nhục nhã, nếu mình
không làm gì để ủng hộ người dân đang phải đấu tranh trong một tương
quan lực lượng như vậy, không có một tấc sắt, không một phương tiện gì
trong tay, trước lực lượng đàn áp rất đông đảo.
Trước đây số anh em sinh viên học sinh chúng tôi chống Mỹ rất là rõ
ràng. Nhưng nay cái đau của chúng tôi là sau khi đã đấu tranh vì độc lập
cho đất nước, thì chúng tôi nghĩ rằng sẽ xây dựng một chế độ xã hội tổt
đẹp hơn. Nhưng không ngờ ngày nay lại xảy ra những sự kiện rất là đau
lòng.
Trước đây chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc, nhưng chắc chắn rồi
cũng sẽ có một thái độ nào đối với những việc đàn áp người dân trong
nước. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của những người hiện nay đang có những
suy nghĩ, đang đặt lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước lên trên, phải bảo
vệ cho được quyền và lợi ích chính đáng của người dân mà luật pháp đã
công nhận.
Chúng tôi rất là đau xót và cũng rất ân hận là, cho đến giờ vẫn chưa làm được gì trước tình hình hiện nay.
RFI : Xin rất cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120504-tran-ap-nguoi-dan-chi-chung-to-la-chinh-quyen-dang-rat-yeu-va-so-dan
RFI đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Kính chào ông Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, theo dõi những sự kiện ở Văn Giang vừa qua, ông có nhận xét như thế nào ?
Ngay ở một số tỉnh miền nam thì giải tỏa đền bù cũng là một vấn đề rất bức xúc của nông dân. Mà tôi cho nguyên nhân chính là việc Hiến pháp quy định quyền sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước là không hợp lý. Vì vậy cần phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân, nhất là trong sửa đổi Hiến pháp thời gian tới. Bởi vì đây là lỗ hổng pháp lý hết sức lớn, để các cấp chính quyền có thể tùy tiện giải tỏa lấy đất của dân.
Nhưng chúng tôi không ngờ sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng
lại xảy ra vụ Văn Giang ở Hưng Yên, trên quy mô hết sức lớn. Bởi vì
chính phủ đã huy động một lực lượng mà báo chí gọi là « lề phải » của
nhà nước cũng phải thừa nhận là cả một ngàn quân, kể cả công an của Bộ
Công an phối hợp với tỉnh, huyện để mà gần như là đi dẹp loạn. Và chúng
tôi cũng xem các video clip thì khói bay mù mịt, tiếng nổ rồi tiếng khóc
của người dân, rồi hình ảnh đạn khói để giải tán người dân…
Có thể nói cái hình ảnh này gây một chấn động rất lớn. Bởi vì các vị
lãnh đạo chúng ta thường nói đây là nhà nước của dân, do dân, vì dân,
nhưng mà lại đi dùng những biện pháp trấn áp, đàn áp mạnh tay những
người dân tay không.
Tôi đặt trường hợp nếu đó là vợ con, gia đình của các vị lãnh đạo đó
đã từng đổ máu, đổ mồ hôi để có miếng đất đó, ngày nay bị người ta đến
cướp, hoặc là dưới danh nghĩa giải tỏa đền bù bằng một cái giá rẻ mạt,
thì các vị đó sẽ hành xử như thế nào ?
Ví dụ ở chỗ Văn Giang thì dự án Ecopark là dự án kinh tế du lịch hết
sức lớn, nhưng đền bù theo báo chí nói giá chính thức là 135.000 đồng/m2
đất. Và nếu người dân nào đi sớm thì chủ đầu tư thưởng thêm 35.000 đồng
nữa. Có nghĩa là tất cả cộng hai khoản lại là 170.000 đồng/m2. Nhưng
khi làm xong khu này thì bán ra với giá rất là cao, chênh lệch giá rất
lớn.
Lẽ ra nhà nước với tư cách nhà nước của dân, do dân thì chỉ làm trung
gian thôi. Bởi đây là dự án kinh tế, do đó thuận mua vừa bán. Phải để
cho chủ đầu tư thương lượng trực tiếp với người dân, trên cơ sở tính
đúng tính đủ và có lãi, thì phải chấp nhận một cái giá theo giá thị
trường và hợp lý, người dân chấp nhận được. Bởi vì khi mà giải tỏa đền
bù, ngoài giá trị đất đai ra, thì cái thiệt hại vô hình là nơi sinh
hoạt, làm ăn, rồi vấn đề học hành của con cái… rất lớn, nhưng mà đền bù
với cái giá rẻ mạt như vậy thì làm sao người dân không phẫn nộ.
RFI : Thưa ông, như vậy ông
cho là chính quyền nên đứng ngoài, chứ không nên huy động lực lượng an
ninh để cưỡng chế người dân phải giao đất cho nhà đầu tư ?
Lẽ ra đứng trước phản ứng của người dân thì chính phủ phải cho người
xuống tìm hiểu xem nguyện vọng của dân như thế nào, và quyết định của
Thủ tướng như vậy đã hợp lý chưa, để có thể thay đổi. Chứ không phải lại
đi xua hàng ngàn quân như vậy để đàn áp người dân. Tôi cho rằng đây là
biện pháp hết sức tàn nhẫn và vô nhân đạo. Và nó nói lên rằng không phải
chính quyền của dân do dân, mà ngược lại đây là chính quyền đi đàn áp
dân. Để làm gì ? Vì sao lại làm những việc như vậy ?
Một trong những nguyên nhân mà ai cũng có thể nói được : phía sau
hành động này là áp lực của các tập đoàn lợi ích. Chứ nhà nước mà vô tư,
khách quan, thì không thể hành động như vậy được. Chỉ có là vì lợi ích
của cá nhân nào đó, hoặc của một nhóm nào đó, thấy đây là một dự án đem
lại món lời hết sức béo bở, nên bất chấp dư luận để cương quyết thu hồi
cho được. Đó là một vấn đề khuất tất, rất là mờ ám mà người dân có quyền
đặt câu hỏi. Đây là câu hỏi mà chính quyền trung ương phải trả lời cho
dân rõ.
Mấy ngày nay chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi gặp bạn bè, tiếp
xúc với người dân thì ai cũng phẫn nộ về việc đó… Ngoài ra ở một xã
ngoại ô Hà Nội, cả ngàn người dân đến bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xã,
đòi cán bộ xã phải trả lại đất vì đã thu hồi đất với giá rẻ mạt, và
tham nhũng. Cũng như ở Bình Định, dân người ta đã chặn quốc lộ 1, đề
nghị phải bảo vệ rừng phòng hộ, làm tắc nghẽn giao thông trong mấy tiếng
đồng hồ liền.Có thể nói là hàng loạt phản ứng của người dân trước những việc làm sai trái, hoàn toàn ngược lại với lợi ích của người dân, của chính quyền như vậy, thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi vì sao. Tôi đề nghị chính phủ cần phải có đối thoại công khai minh bạch trước dân về vấn đề này.
Thậm chí đối với một số nhân sĩ trí thức đã có ý kiến, hay là các nhà
báo đã đặt vấn đề, thì có dám đối thoại giải thích hay không ? Hay là
giữ một thái độ im lặng. Một sự im lặng mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn
Văn Linh nói rằng rất là đáng sợ. Cứ im lặng, làm càn bừa bất chấp dư
luận, trong khi dư luận sôi sục lên án những việc đó.
Thì tôi cho đó là cái nguy cơ bất ổn định chính trị, chứ không ở đâu
hết. Cũng không phải là diễn biến hòa bình hay kẻ thù, kẻ xấu nào. Mà
có hai nguy cơ lớn là kẻ thù phương Bắc, tức là bọn bành trướng Bắc
Kinh. Và nguy cơ nội xâm tức là bọn tham nhũng, cái bọn vì lợi ích của
tập đoàn, lợi ích nhóm mà làm những hành động hết sức có hại cho dân,
làm dân bất bình. Đó là những nguy cơ bùng nổ bất ổn định chính trị.
Mà tôi thấy là sau vụ Đoàn Văn Vươn thì hàng loạt nông dân kéo về Hà
Nội phản đối, tập trung tại 46 Tràng Thi là trụ sở của Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thì đảng và nhà nước Việt Nam phải suy nghĩ
chứ. Và phải chấm dứt ngay những hành động đàn áp dân như vậy.
RFI : Thưa ông, có lẽ tâm lý bất bình trong dân chúng không chỉ ở những vụ cưỡng chế đất mà còn ở những hình thức thiếu dân chủ khác ?
Ngoài ra tôi thấy là trên một mặt trận khác, ngoài việc đối với nông
dân như vậy, thì đối với nhân sĩ trí thức, nhà nước cũng có những việc
làm hết sức độc đoán. Ví dụ như đã chỉ thị cho tờ Sài Gòn Tiếp Thị -
dường như không có văn bản, chỉ nói miệng thôi – là bỏ mục nói về triết
học của anh Bùi Văn Nam Sơn vào số thứ Tư hàng tuần. Hay là trong chương
trình Hội sách thành phố có giao lưu giữa một số tác giả với người đọc
thì cũng phải bỏ. Hoặc cấm đoán chỗ cà phê của anh Dương Thụ, quán AMY
của anh Cao Lập, không cho những sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong đó.
Với xu thế tiến bộ hiện nay, ví dụ ở Miến Điện hiện nay thay đổi rất đáng mừng, tại sao Việt Nam không thấy đó là một bài học ? Báo chí Việt Nam tôi thấy buồn cười là nêu trường hợp Miến Điện rất là phấn khởi, nhưng không thấy rằng đất nước Việt Nam thì một cái cảnh hoàn toàn ngược lại với Miến Điện. Đó là đi ngược lại trào lưu tiến bộ của xã hội, đi ngược lại những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO hay những định chế quốc tế khác. Đứng về mặt đối nội hay đối ngoại đều là không có lợi, vừa mất lòng dân ở trong nước, vừa mất sự ủng hộ của quốc tế.
Hiện nay chúng ta cần có sự ủng hộ của quốc tế trong việc đấu tranh
với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vì vậy cần phải hòa mình vào trong
dòng chảy hiện nay về tiến bộ xã hội, về môi trường, và nhất là về những
quyền tự do dân chủ của người dân, chứ không thể nào đi ngược lại xu
thế này.
Và nói theo kiểu một người lãnh đạo là bạn khuyên ta không được Âu
hóa. Bạn nào ? Nó ngược đãi ngư dân mình hàng ngày hàng giờ. Với lời nói
như vậy thì chúng ta thấy không còn tự trọng dân tộc nữa, với cách hành
xử như vậy thì chính quyền sẽ ngày càng mất lòng dân. Và đó là nguy cơ
mất ổn định chính trị chứ không phải ở đâu cả. Tự bản thân các vị gây
khó cho các vị, gây nên nguy cơ mất lòng dân ngày càng nghiêm trọng.
RFI: Có lẽ lòng dân cũng không yên trước những bất công xã hội ?
Gần đây dư luận cũng rất bất bình trước hiện tượng con cái một số vị
lãnh đạo, tài năng thì chưa thấy thi thố gì, nhưng do là con các vị lãnh
đạo cao cấp trong chính phủ, trong đảng nên được cất nhắc lên những vị
trí cao trong chính quyền. Ví dụ từ một phó giám đốc của một trường,
chưa kinh qua công tác chính quyền một ngày nào, nhưng bây giờ lên làm
Thứ trưởng. Hay có vị có cô con gái bây giờ thâu tóm mọi ngân hàng vào
tay mình. Có vị con gái mình mới có 24 tuổi thôi mà cho làm chủ tịch hội
đồng quản trị một đơn vị kinh tế lớn. Đó là những điều mà các vị lãnh
đạo cần phải thận trọng.
Ở Việt Nam định chế chính trị không tạo công bằng cho tất cả những
thanh niên, những người có tài, những nhân tài của đẩt nước có thể có
những cương vị trong bộ máy chính quyền, mà thường thường dựa vào lý
lịch, vào « con ông cháu cha ». Một đề nghị mà ngay từ thời Thủ tướng Võ
Văn Kiệt đã có đưa ra là vấn đề thi các chức danh, cho đến nay vẫn chưa
làm.
Con đường tiến thân của thanh niên ở Việt Nam hiện nay là gì ? Hoặc
là anh về phường. Có một số thanh niên thi rớt đại học, về phường công
tác rồi được kết nạp đảng, lên làm bí thư phường rồi lên quận, lên thành
phố. Hiện nay các lãnh đạo của thành phố đại khái là đi theo con đường
này. Hoặc là con đường – như bên Trung Quốc thường nói – là « thái tử
phái », tức là con ông cháu cha.
Như vậy là không công bằng. Những thanh niên có tài, nếu không vào
đảng, không phải là con ông cháu cha, thì tương lai của họ như thế nào ?
Chính vì vậy mà chính quyền chúng ta sẽ dần dần đưa những kẻ cơ hội
vào trong chính quyền. Và như vậy, đâu có phục vụ lý tưởng vì lợi ích
của người dân. Và nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, đâu phải là công bộc dân
? Mà khi họ vào chính quyền, là với ý đồ bằng cương vị đó sẽ làm giàu.
Do đó mà ngay Quốc hội, trong những phiên họp trước cũng cảnh báo vấn đề
mua quan bán tước rất dữ.
Hiện tượng đưa con cái mình vào những vị trí rất cao mà không trên cơ
sở năng lực gì cả, cũng là một cái nguy cơ rất lớn : Mất nước ! Như
chúng ta thấy ở Trung Quốc, vụ Bạc Hy Lai - con của Bạc Nhất Ba – cũng
đang làm chấn động xã hội Trung Quốc. Ở Việt Nam, nếu cứ không tạo điều
kiện công bằng cho tất cả mọi người có thể tiến thân, thì có thể xảy ra
những vụ Bạc Hy Lai ở Việt Nam.
Cộng với các bất bình trong dân qua những vụ biểu tình của nông dân,
đình công của công nhân, bất bình của nhân sĩ trí thức trước sự ngăn cấm
sinh hoạt, phát biểu một cách có trách nhiệm trên những diễn đàn công
khai, trên các phương tiện công khai…Tất cả những bất bình đó sẽ gây mất
ổn định chính trị lớn.
Ngay cả báo chí hiện nay, ví dụ đối với vụ Văn Giang một số tờ báo có
nêu, nhưng bây giờ duy nhất chỉ có báo Người Cao Tuổi nhận định rằng đó
là việc làm trái luật. Còn các báo khác ngay cả đưa tin một cách khách
quan cũng không dám. Ví dụ báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin là huy động một
ngàn công an thì cũng bị gỡ xuống rồi.
RFI : Có vẻ tình hình này là bế tắc, khi chính quyền dùng lực lượng mạnh như vậy để cưỡng chế mà báo chí không lên tiếng nữa, Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội cũng không…
Tôi nghĩ không phải bế tắc đâu, mà việc làm đó sẽ tạo nguy cơ làm cho người dân càng bất bình hơn nữa. Ví dụ trong vụ Văn Giang thì một số địa phương khác cũng đổ về ủng hộ, hay ở Hà Nội, nông dân Hà Nội ngày càng tập trung đông hơn nữa. Cái hình ảnh làm tôi rất cảm động là bà Hiền Đức, một người già cả như vậy đến ủng hộ nông dân ở Văn Giang, và bà phát biểu những câu rất cảm động.
Thì tôi nghĩ trong các tầng lớp khác của Việt Nam dần dần rồi cũng có
những việc làm ủng hộ. Riêng tôi, ở Thành phố Hồ Chí Minh thì anh em
cũng bàn bạc với nhau, làm sao mình cũng phải có động thái gì. Bởi vì
nói thật, bản thân tôi thấy rất là xấu hổ, rất là nhục nhã, nếu mình
không làm gì để ủng hộ người dân đang phải đấu tranh trong một tương
quan lực lượng như vậy, không có một tấc sắt, không một phương tiện gì
trong tay, trước lực lượng đàn áp rất đông đảo.
Trước đây số anh em sinh viên học sinh chúng tôi chống Mỹ rất là rõ
ràng. Nhưng nay cái đau của chúng tôi là sau khi đã đấu tranh vì độc lập
cho đất nước, thì chúng tôi nghĩ rằng sẽ xây dựng một chế độ xã hội tổt
đẹp hơn. Nhưng không ngờ ngày nay lại xảy ra những sự kiện rất là đau
lòng.
Trước đây chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc, nhưng chắc chắn rồi
cũng sẽ có một thái độ nào đối với những việc đàn áp người dân trong
nước. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của những người hiện nay đang có những
suy nghĩ, đang đặt lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước lên trên, phải bảo
vệ cho được quyền và lợi ích chính đáng của người dân mà luật pháp đã
công nhận.
Chúng tôi rất là đau xót và cũng rất ân hận là, cho đến giờ vẫn chưa làm được gì trước tình hình hiện nay.
RFI : Xin rất cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120504-tran-ap-nguoi-dan-chi-chung-to-la-chinh-quyen-dang-rat-yeu-va-so-dan
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120504-tran-ap-nguoi-dan-chi-chung-to-la-chinh-quyen-dang-rat-yeu-va-so-dan
Gần 2800 người ký tên vào tuyên bố về vụ cưỡng chế ở Văn Giang
Nông dân Văn Giang phản đối dự án Ecopark 20/04/2012 (REUTERS)
Nông dân Văn Giang phản đối dự án Ecopark 20/04/2012 (REUTERS)
Ngày 04/05/2012 vừa qua, ban điều hành trang mạng Bauxite
Việt Nam đã công bố bản Tuyên bố về vụ cưỡng chế giải toả đất đai bằng
vũ lực tại huyện Văn Giang, Hưng Yên, một vụ đã gây phẫn nộ dư luận
trong và ngoài nước. Bản tuyên bố này yêu cầu các cơ quan quyền lực của
Việt Nam bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn
Giang.
Sau những chữ ký đầu tiên của nhiều nhân sĩ trí thức tên tuổi ở
Việt Nam, cho đến hôm nay, tức là chỉ sau 4 ngày, theo danh sách mới
nhất được Bauxite Việt Nam đăng tải hôm nay đã có gần 2.800 người (
chính xác là 2788 ) ký tên vào bản tuyên bố này, trong đó có rất nhiều
nông dân ở Văn Giang, cũng như nhiều người Việt ở nước ngoài.
Bản tuyên bố nói trên nhắc lại là trong vụ Văn Giang, để hỗ trợ cho
một dự án kinh doanh tư nhân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an,
cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm
nông dân.
Bản tuyên bố yêu cầu các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam
chính thức bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở
Văn Giang ngày 24/4/2012, cũng như công bố rõ những người chịu trách
nhiệm về vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
Họ còn yêu cầu xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark và đòi các cấp chính
quyền và doanh nghiệp Ecopark xin lỗi, bồi thường cho những người dân
bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế, đền bù thiệt hại của những hộ
nông dân bị giải tỏa đất. Nếu Ecopark không thực hiện những yêu cầu
trên, bản tuyên bố kêu gọi mọi người tẩy chay dự án này.
Bản tuyên bố yêu cầu chính quyền không được sử dụng lực lượng an ninh
để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự
của quốc gia, an ninh, quốc phòng, cũng như nhanh chóng sửa Luật Đất
đai, theo hướng đặt quyền lợi của người dân và của quốc gia lên cao
nhất.
Trong một bức thư gởi cho Bauxite Việt Nam, được đăng tải ngày 6/5,
một kỹ sư xây dựng, đề tên tắt là T.V.H., từng tham gia thi công dự án
Ecopark, cho biết anh đã nghỉ việc từ tháng 3 vừa qua do "thấu hiểu
những nỗi khổ mà người dân Văn Giang, Hưng Yên phải gánh chịu" và nhất
là anh bất mãn trước việc người dân Văn Giang được đền bù đất giải tỏa
với mức giá quá thấp, chỉ 43 ngàn đồng/m², trong khi thực giá hiện nay
là 50-70 triệu/m², chưa kể những lợi nhuận gắn với những khu đất này.
Sau những chữ ký đầu tiên của nhiều nhân sĩ trí thức tên tuổi ở
Việt Nam, cho đến hôm nay, tức là chỉ sau 4 ngày, theo danh sách mới
nhất được Bauxite Việt Nam đăng tải hôm nay đã có gần 2.800 người (
chính xác là 2788 ) ký tên vào bản tuyên bố này, trong đó có rất nhiều
nông dân ở Văn Giang, cũng như nhiều người Việt ở nước ngoài.
Bản tuyên bố nói trên nhắc lại là trong vụ Văn Giang, để hỗ trợ cho
một dự án kinh doanh tư nhân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an,
cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm
nông dân.
Bản tuyên bố yêu cầu các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam
chính thức bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở
Văn Giang ngày 24/4/2012, cũng như công bố rõ những người chịu trách
nhiệm về vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
Họ còn yêu cầu xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark và đòi các cấp chính
quyền và doanh nghiệp Ecopark xin lỗi, bồi thường cho những người dân
bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế, đền bù thiệt hại của những hộ
nông dân bị giải tỏa đất. Nếu Ecopark không thực hiện những yêu cầu
trên, bản tuyên bố kêu gọi mọi người tẩy chay dự án này.
Bản tuyên bố yêu cầu chính quyền không được sử dụng lực lượng an ninh
để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự
của quốc gia, an ninh, quốc phòng, cũng như nhanh chóng sửa Luật Đất
đai, theo hướng đặt quyền lợi của người dân và của quốc gia lên cao
nhất.
Trong một bức thư gởi cho Bauxite Việt Nam, được đăng tải ngày 6/5,
một kỹ sư xây dựng, đề tên tắt là T.V.H., từng tham gia thi công dự án
Ecopark, cho biết anh đã nghỉ việc từ tháng 3 vừa qua do "thấu hiểu
những nỗi khổ mà người dân Văn Giang, Hưng Yên phải gánh chịu" và nhất
là anh bất mãn trước việc người dân Văn Giang được đền bù đất giải tỏa
với mức giá quá thấp, chỉ 43 ngàn đồng/m², trong khi thực giá hiện nay
là 50-70 triệu/m², chưa kể những lợi nhuận gắn với những khu đất này.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120508-gan-2800-nguoi-ky-ten-vao-tuyen-bo-ve-vu-cuong-che-o-van-giang-hung-yen
Nhân sĩ trí thức Việt Nam ra tuyên bố
về vụ cưỡng chế Văn Giang
Cảnh sát cơ động được huy động để cưỡng chế đất của dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên vào sáng sớm ngày 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Cảnh sát cơ động được huy động để cưỡng chế đất của dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên vào sáng sớm ngày 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Ban điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam hôm nay vừa công bố
bản Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang và kêu gọi
mọi người ký tên vào bản tuyên bố này. Hiện giờ, bản tuyên bố đề ngày
01/05/2012, đã có chữ ký của hơn 120 người, trong đó có nhiều nhân sĩ
trí thức tên tuổi ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Theo bản tuyên bố, vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực ngày 24/4/2012 ở huyện Văn Giang, Hưng Yên «
đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy
lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về
vận mệnh đất nước».
Bản tuyên bố nhắc lại là trong vụ Văn Giang, để hỗ trợ cho một dự án
kinh doanh tư nhân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát
vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân.
Các tác giả bản tuyên bố cho rằng đó là «những tội ác Trời không dung, Đất không tha».
Những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu các cơ quan quyền lực cao
nhất của nước Việt Nam chính thức bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo
lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4, cũng như công bố rõ những
người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách
nhiệm về vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
Họ còn yêu cầu xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark và đòi các cấp chính
quyền và doanh nghiệp Ecopark xin lỗi, bồi thường cho những người dân
bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế, đền bù thiệt hại của những hộ
nông dân bị giải tỏa đất. Nếu Ecopark không thực hiện những yêu cầu
trên, bản tuyên bố kêu gọi mọi người tẩy chay dự án này.
Cuối cùng, những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu chính quyền
không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai
“hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an
ninh, quốc phòng, cũng như nhanh chóng sửa Luật Đất đai, theo hướng đặt
quyền lợi của người dân và của quốc gia lên cao nhất.
Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng bản tuyên bố nói trên như
thế nào, nhưng trong hội nghị toàn quốc ngày 2/5 vừa qua về công tác
tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chủ trì, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã
tuyên bố là trong vụ Văn Giang, « có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài ». Thậm chí ông còn khẳng định là những video clip giả đã được « dàn dựng » để « vu khống, bôi nhọ chính quyền ».
Ông Nguyễn Khắc Hào còn yêu cầu phải « xử lý kiên quyết »,
những người mà ông xem là « lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử
tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại
lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển ».
Theo bản tuyên bố, vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực ngày 24/4/2012 ở huyện Văn Giang, Hưng Yên «
đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy
lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về
vận mệnh đất nước».
Bản tuyên bố nhắc lại là trong vụ Văn Giang, để hỗ trợ cho một dự án
kinh doanh tư nhân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát
vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân.
Các tác giả bản tuyên bố cho rằng đó là «những tội ác Trời không dung, Đất không tha».
Những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu các cơ quan quyền lực cao
nhất của nước Việt Nam chính thức bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo
lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4, cũng như công bố rõ những
người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách
nhiệm về vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
Họ còn yêu cầu xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark và đòi các cấp chính
quyền và doanh nghiệp Ecopark xin lỗi, bồi thường cho những người dân
bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế, đền bù thiệt hại của những hộ
nông dân bị giải tỏa đất. Nếu Ecopark không thực hiện những yêu cầu
trên, bản tuyên bố kêu gọi mọi người tẩy chay dự án này.
Cuối cùng, những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu chính quyền
không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai
“hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an
ninh, quốc phòng, cũng như nhanh chóng sửa Luật Đất đai, theo hướng đặt
quyền lợi của người dân và của quốc gia lên cao nhất.
Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng bản tuyên bố nói trên như
thế nào, nhưng trong hội nghị toàn quốc ngày 2/5 vừa qua về công tác
tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chủ trì, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã
tuyên bố là trong vụ Văn Giang, « có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài ». Thậm chí ông còn khẳng định là những video clip giả đã được « dàn dựng » để « vu khống, bôi nhọ chính quyền ».
Ông Nguyễn Khắc Hào còn yêu cầu phải « xử lý kiên quyết »,
những người mà ông xem là « lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử
tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại
lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển ».
Quyền lợi đất đai và bất ổn chính trị
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-05-04
Hơn 672.000 đơn thư khiếu nại tố cáo trong vòng 4 năm, trong đó
70% liên quan tới đất đai, những vụ nông dân mất đất đối đầu công an
tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định chính trị xã hội. Điều gì đang
thực sự diễn ra tại Việt Nam.
Photo Dong Bac/nld.com
Photo Dong Bac/nld.com
Khiếu kiện và cưỡng chế vẫn diễn biến phức tạp
Những con số nóng vừa nói được Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong
Tranh báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến nối mạng
toàn quốc diễn ra hôm 2/5. Thời điểm diễn ra hội nghị được mô tả là
nhạy cảm vì một tuần trước đó, ngày 24/4 đã xảy ra vụ cưỡng chế đất ở
Văn Giang Hưng Yên gây chấn động dư luận. Trong vụ này vài trăm người
dân mất đất đã quyết bám đất trong vô vọng bất chấp lựu đạn cay, trái
khói và một lực lượng cưỡng chế hàng ngàn công an, bộ đội và những thành
phần được cho là xã hội đen.
Chúng tôi không thấy Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trực tiếp về vụ Văn Giang Hưng Yên nhưng qua
tường thuật của Thời báo Kinh tế Việt Nam Thủ tướng đã phát biểu rằng:
“Cưỡng chế phải phù hợp quy định pháp luật với tinh thần không dùng vũ
khí, không được để xảy ra chết người, không được dùng quân đội vào cưỡng
chế.” Theo các báo điện tử Tuổi Trẻ, Đất Việt, Thanh Niên, Thủ tướng
chính phủ nhìn nhận, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến hết sức
phức tạp và 528 vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết
chính là mầm mống gây mất ổn định chính trị.
Tuổi Trẻ Online
trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến
nhấn mạnh: “Trong quá trình phát triển đất nước, không thể không thu hồi
đất để phát triển hạ tầng. Nhưng trong thu hồi thì các quyết định từ
công tác qui hoạch, đền bù, tái định cư, cho đến hỗ trợ đời sống nhân
dân…làm sao phải hài hòa lợi ích để không phát sinh khiếu kiện mới.”
Cưỡng chế phải phù hợp quy định pháp luật với tinh thần không dùng vũ
khí, không được để xảy ra chết người, không được dùng quân đội vào
cưỡng chế.
TT.Nguyễn Tấn Dũng
Những gì ông Nguyễn Tấn Dũng nói trong hội nghị trực tuyến 2/5, hoàn
toàn khác hẳn cách mà chính quyền Văn Giang sử dụng lực lượng ngàn
người, để quyết thu hồi 5,8 héc-ta đất của 166 hộ dân Văn Giang.
Từ
sự kiện có đến 70% khiếu kiện liên quan đến đất đai, theo Đất Việt
Online tại Việt Nam chỉ có 9% đất bị thu hồi là được đền bù xấp xỉ giá
thị trường. Đây là kết quả khảo sát trên phạm vi toàn quốc về Chỉ số
hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh được công bố sáng 3/5 tại Hà
Nội. Khảo sát này được Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) chủ
trì và phối hợp thực hiện cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng.
Nguyên
nhân nào khiến cho việc đền bù đất thu hồi gần như không theo giá thị
trường, phải chăng do chính quyền địa phương áp dụng sai luật đất đai,
cán bộ hành động vì tư lợi hay do sự khiếm khuyết của khung pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định:
“Theo
quan điểm của tôi, vấn đề ở đây sự khiếm khuyết về pháp lý là nhiều
hơn, thí dụ có nhiều địa phương áp dụng khung giá đất theo qui định
nhưng đất đó sau thu hồi thì đem bán với giá gấp 5 gấp 6 lần giá đền bù
cho nên người dân không đồng tình. Tôi cho rằng, giá trị quyền sử dụng
đất và giá thị trường không gặp nhau một điểm. Chính vì vậy mà người dân
khiếu nại.”
TT.Nguyễn Tấn Dũng
Cần sửa lại luật đất đai
Để sau này không còn những vụ Tiên Lãng Hải Phòng, Văn Giang Hưng
Yên, Việt Nam phải hoàn thiện pháp luật đặc biệt về vấn đề đất đai, dù
đã có luật đất đai và được sửa đổi nhiều lần. LS Nguyễn Văn Hậu tiếp
lời:
Theo quan điểm của tôi, vấn đề ở đây sự khiếm khuyết về pháp lý là
nhiều hơn, thí dụ có nhiều địa phương áp dụng khung giá đất theo qui
định nhưng đất đó sau thu hồi thì đem bán với giá gấp 5 gấp 6 lần giá
đền bù cho nên người dân không đồng tình.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
“Tôi cho rằng phải sửa luật đất đai lại, sửa một cách cơ bản thì mới
tránh được tình trạng khiếu kiện tràn lan. Thí dụ bây giờ muốn thu hồi
đất thì phải cho đấu thầu giá đất đó, làm vậy khi thu hồi và đền bù sẽ
bớt các vụ khiếu kiện đi. Nhưng luật đất đai phải được sửa đổi toàn diện
cho phù hợp với tình hình thực tế. Người được giao đất phải được sử
dụng ổn định lâu dài và đồng thời phải coi đất đai là một loại hàng hóa
đặc biệt. Khi thu hồi đất thì giá đền bù phải bằng hoặc tốt hơn giá thị
trường thì như vậy người dân mới thoải mái giao đất cho nhà nước. Đất bị
thu hồi có thể có nhiều lý do, thí dụ phục vụ công cộng thì phải thu
hồi đất, nhưng làm sao tạo cho người bị thu hồi đất một nơi ăn chốn ở ổn
định. Nếu giải quyết được vấn đề này thì những vụ khiếu kiện đó sẽ
không còn nữa.”
Nhưng đất đai hiện nay được hiến pháp qui
định là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Không chỉ luật
đất đai mà nhiều bộ luật khác cũng đều bị chi phối từ hiến pháp, do vậy
làm thế nào để có thể sửa đổi luật đất đai toàn diện khi chưa sửa Hiến
pháp. LS Nguyễn Văn Hậu nhận định:
“Trong tình hình hiện nay
khi hiến pháp đang được chuẩn bị lấy ý kiến sửa đổi thì có thể sửa đổi
ngay luật đất đai mà không cần sửa đổi hiến pháp. Trước đây chúng ta qui
định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước làm chủ sở hữu, bây giờ qui
định việc giao đất một cách ổn định và lâu dài. Ngoại trừ thu hồi công
cộng ngoài ra người được giao đất được sử dụng đất vĩnh viễn. Tôi cho
rằng có thể sửa luật đất đai trong khi không cần sửa đổi hiến pháp, Quốc
hội có thẩm quyền làm việc này để cho nó phù hợp với tình hình thực tế
hiện nay.”
Ý kiến của LS Nguyễn Văn Hậu rất đáng chú ý vì
trước đây các chuyên gia thiên về ý kiến phải sửa hiến pháp trước thì
mới có thể sửa Luật Đất đai một cách toàn diện mà không lập lại tình
trạng chắp vá giải quyết thực tế trong một giai đoạn nào đó.
Tôi cho rằng phải sửa luật đất đai lại, sửa một cách cơ bản thì mới
tránh được tình trạng khiếu kiện tràn lan. Thí dụ bây giờ muốn thu hồi
đất thì phải cho đấu thầu giá đất đó, làm vậy khi thu hồi và đền bù sẽ
bớt các vụ khiếu kiện đi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Trở lại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 2/5 về khiếu nại tố cáo. Theo
Đất Việt Online và VnExpress, lãnh đạo Hưng Yên đã báo cáo vụ cưỡng chế
ở Văn Giang ngày 24/4 với một số luận cứ khó hiểu. Phó chủ tịch UBND
Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào nói nguyên văn: “Vụ việc ở Văn Giang có móc nối
các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, được tường
thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu
không bôi nhọ chính quyền”.
Trả lời Việt Hà đài ACTD, luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định:
“Luận
điểm của các vị quan chức trong chính quyền khi có một vụ đấu tranh của
nhân dân thì luôn cho rằng là có kẻ xấu và bọn phản động xen vào chứ
không thấy được nguyên nhân chính là những chủ trương chính sách và các
việc làm không đúng của các cấp ủy đảng, của các cấp chính quyền đã gây
nên sự bất bình trong người dân và người dân đứng lên đấu tranh. Thực ra
thì nếu mà có kẻ xấu đi chăng nữa mà dân người ta không đồng tình thì
làm sao người ta đi theo kẻ xấu được.”
Bản tin của VnExpress
ghi nhận là ông Nguyễn Khắc Hào phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã không
đề cập đến việc những phần tử chống đối trong và ngoài nước đã móc nối
như thế nào. Báo cáo của ông Hào cũng không nhắc đến thông tin do người
phát ngôn của tỉnh thông báo trước đó rằng, công an đã phải dùng “hai
quả đạn khói” để giải tán những người tụ tập, cản đường không cho xe,
máy vào công trường, 2 cảnh sát cơ động bị thương do sự phản kháng của
những người chống đối.
Luận điểm của các vị quan chức trong chính quyền khi có một vụ đấu
tranh của nhân dân thì luôn cho rằng là có kẻ xấu và bọn phản động xen
vào chứ không thấy được nguyên nhân chính là những chủ trương chính
sách và các việc làm không đúng của các cấp ủy đảng, của các cấp chính
quyền
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Báo chí đứng bên lề vụ Văn Giang
Vẫn theo VnExpress, bình luận về thông tin liên quan tới vụ cưỡng
chế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào nói nguyên văn:
“Các cơ quan thông tấn, báo chí chính thức đưa tin tuyên truyền ít, phản
ứng chậm, trong khi các mạng xã hội phản ứng nhanh đưa tin liên tục.”
Nhà báo VnExpress đã lập lại thông tin, một ngày trước khi cưỡng chế,
ông Bùi Huy Thanh Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã họp báo yêu cầu
các nhà báo không được có mặt tại khu vực cưỡng chế để “bảo đảm tuyệt
đối an toàn”.
Nhận định về việc báo chí Việt Nam đã quay 180
độ, nếu phản ứng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên trong vụ Tiên Lãng thì nay rất
dè dặt với vụ cưỡng chế Văn Giang, ông Nguyễn Quốc Thái một nhà báo đã
nghỉ hưu ở TP.HCM phát biểu:
Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi báo chí im lặng và vụ việc này chỉ được
thông tin rất nhiều và đầy đủ trên các trang mạng xã hội. Tôi nghĩ rằng
có thể có một chỉ thị nào đó làm báo chí im lặng hoặc chưa thuận tiện
nêu vấn đề trên báo trong hoàn cảnh hiện nay
ông Nguyễn Quốc Thái
“Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi báo chí im lặng và vụ việc này chỉ
được thông tin rất nhiều và đầy đủ trên các trang mạng xã hội. Tôi nghĩ
rằng có thể có một chỉ thị nào đó làm báo chí im lặng hoặc chưa thuận
tiện nêu vấn đề trên báo trong hoàn cảnh hiện nay.”
Việc báo
chí đứng bên lề vụ Văn Giang có thể là không khó hiểu lắm. Theo một số
nhà quan sát chính trị, quyền lực của chế độ đã bị thử thách trong vụ
Tiên Lãng Hải Phòng. Nay chính quyền Hưng Yên sử dụng lực lượng vũ trang
1.000 người để cưỡng chế đất với sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ
tịch UBND Hưng Yên thì hẳn phải có cơ sở vững chắc.
Nhân vật am
tường luật đất đai từng lên tiếng nhiều trong vụ Tiên Lãng là GS Đặng
Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường, đã xác định với Đài
BBC là Văn Giang cưỡng chế không sai luật, theo đó bất cập của dự án
Ecopark chủ yếu thuộc về khung pháp luật mà không thuộc về phần thực thi
pháp luật. Thế nhưng đối với nhà báo Nguyễn Quốc Thái, vụ cưỡng chế Văn
Giang đã vi phạm thứ pháp luật lớn lao hơn nhiều, đó là luật đạo đức
không được sử dụng vũ lực để trấn áp nhân dân và xâm phạm mồ mả của
những người quá cố trên cánh đồng cưỡng chế.
ông Nguyễn Quốc Thái
Cộng sản cướp đất ở Hưng Yện
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-and-political-risk-05042012094328.html
TRƯƠNG PHÚ THỨ * GỬI NGƯỜI EM GÁI HÀ NỘI
Ngày xưa nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, một tay chơi hào hoa của đất Hà Thành, cũng đã một lần lao đao đi vào thế giới của những kẻ thất tình. Ông nhạc sĩ có một người yêu nhưng em gái chối bỏ thiên đường cộng sản với lại cũng chẳng có cảm tình gì với râu ria Ông Hồ. Nàng chạy vào Sài Gòn với “Cụ Riệm.” Ngày Tết đến, người Hà Nội nằm gãi ghẻ trên một căn gác tối thui đầy ruồi nhặng, bụng đói meo vì tem phiếu khoai sắn cũng đã đi vào cõi mộng, nghĩ đến người tình đang cỗ bàn ê hề ở miền Nam mà tủi thân trách phận. Ông nhạc sĩ buồn năm phút rồi sáng tác ca khúc “Gửi người em gái miền Nam.” Bài hát tả oán người em gái mê dân chủ tự do, thích ăn ngon mặc đẹp, lại thấy “Cụ Riệm” đẹp giai hơn Ông Hồ nên đành cam tâm để lại người yêu ở chốn ngàn năm văn vật gặm khoai sắn thoi thóp qua ngày.Ấy là câu chuyện của Ông Đoàn Chuẩn, người đã đi vào cõi vĩnh hằng, và cô em gái nếu còn trên dương gian này thì cũng đã lững thững bước vào tuổi cổ lai hy, nói nôm na là khứa lão cũng đã trên bẩy chục cái xuân xanh. Chuyện hôm nay là của một “nhà văn” đang lên được các em gái trong và ngoài nước ái mộ cực kỳ.
“Nhà văn” Vũ Lục Bình, người đã có hai truyện ngắn tình cảm lâm ly bi đát đăng báo và đang trên đường đi vào văn học sử nước nhà. “Nhà văn” cũng muốn khoa trương tên tuổi bằng cách gửi bài đăng trên nhiều tờ báo, nhưng bài gửi đi rồi thì vài ba tuần lễ sau lại được nhắn tin một cách rất thân thiện trong mục “Bài không đăng.”
Tôi vốn người của ruộng đồng Cái Sắn, thuộc diện Bắc kỳ di cư. Địa danh Cái Sắn của tỉnh Kiên Giang thì chẳng nói ai cũng biết là nơi sinh sống của dân ruộng từ Bắc chạy vào Nam lánh nạn cộng sản. Tất nhiên dân cầy sâu cuốc bẫm thì phải quê kệch nhưng tôi trông chẳng đến nỗi quá cũ người. Thật tình thì cũng đã có người con gái tóc thề vừa chấm ngang vai còn khen tôi đẹp giai nữa kìa (!)
“Nhà văn” bí đề tài nên đành nhắm mắt thuổng tên một bài hát có những câu tình tứ lãng mạn nghe đến xót xa. “Em tôi đi mầu son trên đôi môi, khăn san bay lả lơi trên vai ai.” Bởi vậy câu chuyện “Gửi người em gái Hà Nội” dưới đây tất nhiên phải có một thoáng Hà Nội với những từ ngữ và kiểu cách ăn nói đặc mùi xã hội chủ nghĩa mà “nhà văn” mới tiếp thu được trong một chuyến đi chơi đất Bắc.
Ông bạn thiết đã nhiều lần làm giám khảo Hoa Hậu Áo Dài mô tả hình dạng tôi một cách rất chân thực “cái anh cao lớn đen đen ấy.” Mấy chữ ngắn gọn này đủ nói lên vóc dáng và sắc diện của một người mà khi còn ở trong nước chỉ chuyên trị con trâu cái cầy, rảnh rỗi việc đồng áng thì đi đánh dậm kiếm vài con tôm con cá cải thiện bữa ăn quanh năm chỉ có rau muống luộc.
Sang đến Mỹ, tôi lăn lộn đủ mặt ở các nông trại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Khi thì đi hái táo, lúc lại chăn gà lôi. Ngày đêm dầm mưa dãi nắng mà làm sao lại không “đen đen” cho được. Nhiều anh chị Mỹ trắng tốn bộn bạc đi kiếm tí “đen đen” của tôi mà cũng không đạt yêu cầu đấy.
Cái đen này là mầu nâu xậm của khối đồng hun, đen ngọt đen dòn. Một độc giả trung thành của “nhà văn” Vũ Lục Bình, cô Kim Khuê ở tiểu bang Hạ Uy Di thì lại bảo tướng tá tôi giống một võ sĩ. Chắc là người An Nam mình có nước da “đen đen” không là dân cầy ắt phải là võ sĩ (?) Tôi phải nói tí chút về cái dung nhan không xấu mà cũng không lấy gì làm đẹp của tôi vì một câu chuyện cũng có chút nước mắt nước mũi chẳng kém gì “Chuyện tình Lan và Điệp” mà “nhà văn” Vũ Lục Bình chính là nhân vật Điệp và người đẹp tên Lan lại là một cô gái Hà Nội.
Cách đây hai năm, vào dịp Tết Tân Tỵ, tôi phải về Việt Nam có “công chuyện.” Nhân tiện chuyến đi ngàn dặm, tôi đã “tranh thủ” bỏ ra vài ngày đi thăm vịnh Hạ Long mà nghe nói được liệt kê vào danh sách những kỳ quan của thế giới. Tôi ghi danh với một văn phòng du lịch ở Hà Nội dưới cái tên trên sổ thông hành Hoa Kỳ: William Fitzerald Vu. Đoàn khách du lịch gồm 11 người và cô hướng dẫn viên. Bốn cặp vợ chồng tất cả về từ Úc, hai cô Tây từ một nước Đông Âu và tôi là người duy nhất từ Mỹ, lẻ loi một mình.Người hướng dẫn chuyến đi với cái tên đẹp và mềm mại như mái tóc đen óng ả của cô, Mỹ Lệ ở vào tuổi trên dưới ba mươi có làn da trắng mịn màng, khuôn mặt xinh xắn và miệng cười tươi như hoa.
Chuyện trò một lúc thì tôi được biết Mỹ
Lệ gốc Tuyên Quang. Các cụ mình ngày xưa đã nói “Trà Thái Gái Tuyên”
thật chẳng sai tí nào. Mỹ Lệ đẹp lắm, đẹp hơn cả người mẫu đứng trong
tủ kính. Có thể vì ngoại hình bắt mắt nên Mỹ Lệ được tuyển dụng làm
công việc của một hướng dẫn viên du lịch nhưng bên trong cái nhan sắc đó
lại là chỗ cư ngụ của một hòn đá vô sản, một cục đất xã hội chủ nghĩa.
Tôi phải nói một cách thiếu lịch thiệp như vậy vì người đẹp đã bắt
chuyện với tôi bằng một câu hỏi rất “hữu nghị”:
- “Trước kia anh là lính ‘ngụy’ của chính quyền Sài Gòn hả?”Nếu không có cái sổ thông hành mầu tím than của Hoa Kỳ chắc là tôi phải nhẩy ra khỏi xe vì câu hỏi có vẻ tra tấn của những người làm “nghiệp vụ” công an cảnh sát hay của một tên quản giáo trong trại tù khổ sai đầy rẫy khắp nuớc. Tôi có máu thích đùa dai và nhất là lại được chọc ghẹo người đẹp Hà Thành nên phản ứng tự nhiên:- “Bác và Đảng nói ‘ngụy’ có đuôi. Chiều nay tới vịnh Hạ Long tôi cởi quần áo nhẩy xuống biển bơi một lúc, nếu tôi có đuôi thì đích thị là ‘ngụy’ rồi.”- “Giời ạ! Rét như thế này mà anh dám bơi à.”- “Nếu vậy thì tôi cho cô… khám, xem cái đuôi ở chỗ nào.”- “Thôi. Em không dám đâu, xấu hổ lắm.”
Chiếc xe chạy êm ả trên con đường do một công ty Nhật mới làm. Qua lãnh địa của bánh đậu xanh Hải Dương, hai bên đường cũng còn nhiều cảnh trí và sinh hoạt của những ngày Tết. Từng nhóm người vội vã trên đường, quần áo mới mầu sắc rộn ràng còn cứng bột hồ, trong tiếng cười nói vui vẻ. Những cành đào miền Bắc đẹp như tranh vẽ vẫn còn phô sắc trước mặt tiền của những căn phố sát ngay bên đường. Đâu đó xa xa có tiếng trống hội hè đình đám của ngày Tết nơi thôn dã thân thương.
Bốn cặp vợ chồng ngủ dật dờ, hai cô Tây nhìn phong cảnh hai bên đường có vẻ thích thú và tôi an nhiên lý sự với cháu Bác Hồ:- “Thế cô đã nhìn thấy cái đuôi của ‘ngụy’ chưa?”- “Eo ôi! Em sợ lắm. Mà sao tên anh khó đọc quá vậy.”- “À, thày u tôi sợ tôi bị ma bắt nên đặt cho tôi một cái tên tiếng Việt nghe không được êm tai. Sang Mỹ tôi đổi tên, may ra có khá hơn. Cô có chồng con gì chưa”- “Nhà em nghèo lắm. Mấy thằng đàn ông chỉ thích lấy vợ giầu thôi.”- “Cô xinh đẹp như thế này thì chắc cũng lấy được một ông cán bộ làm to, rất giầu có.”- “Anh biết xem bói à?”
- “Tôi không biết xem bói nhưng tôi biết xem chỉ tay. Nhìn diện mạo cô thì tôi thấy những ngày khó khăn cũng sắp qua. Sang năm thế nào cô cũng lấy được một ông cán bộ cấp trung ương đảng, tiền bạc ngập đầu ngập cổ đốt đi cũng không hết.”Tôi không phải là một thứ lão luyện trong tình trường nhưng cái bài bản giao thiệp để chiếm đoạt cảm tình của nữ giới thì tôi rành sáu câu. Đàn bà con gái ai mà lại chẳng muốn được khen xinh đẹp duyên dáng, ai mà lại không thích lấy chồng vừa chức tước bề bề vừa giầu nứt đố đổ vách. Tôi đã áp dụng bài học vỡ lòng này nhiều lần và lần nào cũng thành công mỹ mãn. Mỹ Lệ như gặp được thánh nhân nên vồn vã:
- “Tối nay đến nhà nghỉ, anh xem chỉ tay cho em nhé.”Tôi làm bộ lạnh nhạt:- “Tính tôi có sao nói vậy, nhiều khi phải nói sự thật sợ cô buồn; mà nếu không noí ngay nói thật thì tôi không xem chỉ tay cho cô được.”- “Anh làm ơn cứ nói thật cho em nghe; có gì còn cúng giải hạn chứ.”- “Được rồi, tối nay tôi sẽ xem chỉ tay rồi xem… tướng cho cô nữa”Tôi đã từng xem chỉ tay cho nhiều bà nhiều cô. Người nào cũng khen “thầy” nói cứ như thánh phán vậy. Sách xem chỉ tay của tôi tuy giản dị sơ sài nhưng phải là người có khoa ăn nói mới đủ chữ nghĩa diễn dịch vận mệnh của thân chủ một cách hợp lý và đáng tin tưởng.
Nhiều khi để tỏ ra “tiền tiến” tôi còn phải lấy cái thước đo độ dài và vị trí của những đường chỉ tay, sau đó lấy bút giấy làm vài con toán lượng giác để nói năng cho có “cơ sở.” Sau một lúc vuốt ve bàn tay ngọc, bao giờ tôi cũng được khen là xem chỉ tay một cách khoa học chứ không vớ vẩn như mấy ông thầy bói sờ mu rùa. Nhiều cô lại còn ngẩn ngơ đòi xem chỉ tay cho “thầy.” Bàn tay mát lạnh như thạch của người đẹp bám chặt vào tay “thầy” có lúc gỡ không ra. Tôi chưa bao giờ kiếm sống bằng nghề xem chỉ tay nhưng nhờ có chút tài mọn mà cuộc đời nhiều lần tưởng chừng như rất vất vả lại đã qua đi một cách êm xuôi.
Hồi năm 1964, lúc học năm thứ hai trường Luật, tôi đã xem chỉ tay cho bà vợ một ông sĩ quan nổi tiếng chửi thề luôn miệng. Vào thời điểm hỗn quân hỗn quan, đảo chánh, chỉnh lý, biểu dương lực lượng xẩy ra như cơm bữa, ông sĩ quan nào biết rào trước đón sau chụp giật thời cơ thì lon lá chức tước kể như diều gặp gió. Vấn đề khả năng và đạo đức cá nhân đã không còn là những tiêu chuẩn để thăng quan tiến chức mà là bè phái với súng đạn trong tay. Lúc xem chỉ tay cho phu nhân, tôi đã không do dự nói ngay ông nhà sắp sửa làm to vì cái đường danh vọng và tiền bạc của phu nhân rất rõ và hồng hào tươi tắn như trăng rằm. Quả tình chỉ ít lâu sau ông sĩ quan chỉ biết chửi thề luôn miệng này mang lon đại tá và được bổ nhiệm giữ một chức vụ hái ra tiền.
Một hôm đang đi lang thang trước cửa nhà sách Khai Trí, tôi tình cờ gặp phu nhân. Bà đẹp và trẻ hơn xưa, ăn mặc sang trọng với một rừng kim cương hột xoàn. Bà khoe ông nhà bây giờ làm to đúng như “thầy” đã phán. Sau một lúc hàn huyên chuyện mưa nắng, bà rút trong ví ra một xấp tiền dúi nhẹ vào túi quần tôi. Với số tiền này tôi đã mua được một cái xe mô-bi-lét cũ nhưng chạy rất tốt, tạm thời giã từ cái xe đạp cà tàng tuột xích liên miên. Từ đó, cuộc đời tôi đỡ vất vả mồ hôi mồ kê.Buổi tối nhóm du lịch chúng tôi tụ tập ăn cơm ngay trong phòng khách của nhà nghỉ trên một con dốc nhìn ra vịnh Hạ Long. Tôi vốn ít ăn vả lại mâm cơm của chuyến du lịch rẻ tiền quá èo uột nên cũng miễn cưỡng ngồi cạnh Mỹ Lệ cho vui bát vui đũa. Sau bữa ăn người nào trông cũng có vẻ mệt mỏi, lẳng lặng về phòng ngủ. Tôi và Mỹ Lệ ra phía trước phòng khách uống nước trà nói chuyện bên Ta bên Tây rồi tôi bắt đầu xem chỉ tay cho người đẹp Hà Thành.
Trước hết để chinh phục được niềm tin mãnh liệt của Mỹ Lệ tôi nói ngay thân chủ nên đổi tên đi. Mỹ Lệ có nghĩa là giọt nước mắt đẹp, tôi mù tịt chữ Nho nhưng cũng tán đại ra như vậy, khi khóc thì rất ít khi người ta rơi lệ vì vui sướng hạnh phúc mà toàn là những khổ đau bất hạnh. Cái tên tuy chẳng là gì nhưng mà cứ nghe âm thanh không lấy gì làm vui cũng đủ gặt hái toàn những điều không may mắn, không toại nguyện. Tôi chắc ăn ở cái “khâu” này vì tin rằng nhiều cô gái đã tự đặt cho mình một cái tên nghe ra cho đài các, cho cao sang diễm kiều.
Chẳng có luật lệ nào cấm cản hay phạt vạ cô Phạm Thị Tẹt lấy tên gọi là Mộng Huyền cho dễ nghe, cho mộng mơ, cho “hiện đại.” Thân chủ của tôi vội vàng nói tên thật là Nguyễn Thị Ngừng. Cái tên hơi hập khiễng cũng có nguyên nhân bởi vì ông thân của Mỹ Lệ là công nhân viên nhà nước nhưng lại vi phạm luật lệ công đoàn (hạn chế sinh đẻ) vì bà vợ có bầu đứa con thứ ba. Ông bố của Mỹ Lệ phải làm kiểm điểm, chịu hình phạt cảnh cáo và bà mẹ được bố trí vào “viện triệt sản” sau khi sinh nở rồi đặt tên con là Ngừng, có nghĩa là từ nay hạ quyết tâm ngừng luôn không bao giờ dám đẻ nữa.
Cô Nguyễn Thị Ngừng đang ngồi cạnh tôi là đứa con thứ ba của một cặp vợ chồng đẻ quá tiêu chuẩn. Vi phạm quy định công đoàn và luật lệ nhà nước nên ông bị buộc thôi việc. Giấc mộng được kết nạp vào đảng trở thành mây khói và tất nhiên cũng chỉ vì không có cái thẻ đảng nên cuộc đời của gia đình Mỹ Lệ đã thực sự khốn đốn chao đảo. Thật khó có thể tin được một người đã nhiều năm đói lên đói xuống, thỉnh thoảng có được một bữa no thì cũng khoai sắn độn cơm với tí rau luộc chấm nước muối mà lại có một thân hình và sắc đẹp mời gọi đến như vậy.
Sau một lúc diễn giảng, “thầy” khuyên nên đổi tên Mỹ Lệ thành Mỹ Kim và thân chủ đã nhiệt liệt đồng tình. Mỹ Kim tượng thanh tượng hình hơn và nhất là “cực hiện đại.” Kim có nghĩa là vàng, ở nước ta bây giờ già trẻ lớn bé ai cũng chỉ nói đến cây với gậy. Hình ảnh những cây vàng sắp lớp nhau trong tủ kính thì còn gì duyên dáng hữu tình hơn. Mỹ Kim lại còn là tên gọi đơn vị tiền tệ của nước Mỹ. Những tờ giấy vô tri vô giác mầu xanh ở chân trời góc biển nào cũng được nâng niu “trân trọng.” Như vậy chả còn có cái tên nào văn hoa mỹ tự và thực tế hơn Mỹ Kim và Mỹ Lệ đã chính thức trở thành Mỹ Kim kể từ giờ phút này.
Sang đến phần công danh sự nghiệp thì “thầy” phán ngay là có số nhờ chồng. Công việc hướng dẫn viên du lịch lương tháng 20 mỹ kim thì đường công danh của người đẹp đã vất vưởng đâu đó nơi a tỳ địa ngục, sự nghiệp kể như hoàn toàn bế tắc. Giời thương mà vớ được một anh cán bộ bên Công An hay nghành Hải Quan thì xe ô tô con, nhà dăm bẩy tấm kể như chuyện nhỏ. Hệ thống cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam tạo ra những nấc thang rõ rệt, càng làm to làm lớn thì càng giầu có. Anh đảng viên cấp trung ương thì phải giầu hơn anh cán bộ cấp tỉnh và đương nhiên là anh cán bộ cấp tỉnh phải nhiều tiền lắm bạc hơn anh cán bộ cấp huyện.
Sở dĩ “thầy” dám mạnh miệng như vậy là vì ở Hà Nội nhan nhản những anh cán bộ cấp trung ương đảng già khú đế nhờ cách mạng thành công bốc hốt được cơ man nào là tiền của nhà đất. Lúc có tiền rồi thì anh nào cũng nghĩ đến ăn chơi hưởng thụ.
Nhìn bà vợ già răng đen mã tấu mà ngán ngẩm. Do vậy anh nào cũng tìm đủ mọi cách ruồng rẫy người vợ quê mùa đã một đời long đong khoai sắn. Anh nào còn chút tính người thì lấy vợ hai vợ ba. Nhiều trường hợp người vợ già quê kệch đã được chồng thuê mướn bọn đầu gấu đưa về cõi vĩnh hằng bằng đủ mọi thứ tai nạn, ngộ độc thức ăn và nhiều độc chiêu khác. Bài bản này các đồng chí cũng chỉ học tập lại kiểu cách của Bác mà thôi. Sử sách chép rằng, hồi còn sinh thời Bác ra lệnh cho đàn em đi bắt một cháu gái về để “Người” giải toả sinh lý.
Bọn công an lên Cao Bằng lùng xục bắt được người đẹp Nông Thị Xuân mang về hầu Bác. Cô Xuân chắc phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn. Chẳng vậy mà đang khi làm công tác hộ lý phục vụ Bác mà Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn dám mò vào phòng cô Xuân bắt ủng hộ tí.
Sau khi sản xuất cho Bác được một đấng nhi đồng nam, cô Xuân đã bị bọn Công An thi hành phương án của Đảng lấy cái xe vận tải va vào cho đến chết. Đảng có nhiệm vụ phải bảo vệ cái yếu tính thần thánh của Bác nên chú con trai mà Bác đã gieo giống chắc cũng đã theo cô Xuân về thế giới bên kia ( ?) Bác là thần thánh, là cha già dân tộc mà lại có vợ con thì cả là một chuyện nghịch lý!
Sang đến mục tiền bạc thì khỏi nói. Lấy được ông chồng tuy đã có tuổi nhưng lại ở cấp trung ương đảng thì tiền bạc kể sao cho hết. Nhà nước ta kiên quyết áp dụng chủ nghĩa cộng sản, một quái thai của hai anh già sáng say tối xỉn “Các Mác” và “Lê Nin.” Cộng Sản có nghĩa là tài sản của dân phải đem cộng lại, mang gộp lại rồi chia đều cho các ủy viên trung ương đảng. Bọn cóc nhái địa phương cũng ê hề với đồng rơi đồng rụng. Chỉ có dân đen là đói rách triền miên. Sở dĩ tôi phải hai ba lần nói đến người chồng tương lai của Mỹ Kim là một anh ủy viên trung ương đảng vì lẽ cái sắc đẹp lồ lộ của Mỹ Kim trông dữ dội quá.
Bọn trẻ chỉ dám nhìn rồi mơ mộng viển vông nhưng mấy anh già giầu có nuốt nước bọt ừng ực thế nào cũng mang tiền bạc ra lập phương án giải quyết. Đường tình duyên của Mỹ Kim có vài chỗ lấn cấn, “thầy” dám chắc thân chủ chỉ có số làm vợ hai, vợ ba thiên hạ nhưng chẳng dám nói ra. Thôi thì “làm bé ông lớn còn hơn làm lớn ông bé” cũng sướng chán. May ra anh chồng già chê cơm chê cháo rồi êm đềm đi về bên kia thế giới thì năm rộng tháng dài cũng còn nhiều dịp làm lại cuộc đời. Sẵn tiền người đã khuất để lại, mua tiên còn được chứ xá gì một anh trẻ tuổi đẹp giai.
Sau một lúc im lặng nghe “thầy” phán, Mỹ Kim trông xúc động và vui vẻ ra mặt. Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu mà cứ như những đường chỉ tay thì cái bến đỗ của Mỹ Kim tuy không trong veo như dòng suối nơi tiên cảnh nhưng cũng chẳng đến nỗi đục ngầu toàn bùn với đất. Nhìn lên thì không bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng mình là mãn nguyện rồi. Cái gì chứ mộng ô tô con, nhà mấy tấm chẳng phải là giấc mơ. Sống dưới chế độ cộng sản thì của cải vật chất tạo ra hạnh phúc, đó là một định đề của xã hội chủ nghĩa. Bởi thế mà cả nước đi đến đâu cũng chỉ nghe nói đến tiền, đến nhà cửa xe cộ và già trẻ lớn bé ai cũng tìm đủ mọi cách để kiếm tiền, rất nhiều khi bằng những thủ thuật mánh mung lường gạt.
Thời tiết mùa Xuân miền Bắc không lạnh lẽo nhưng dễ chịu, cơn mưa xuân lất phất như giải sương mù theo chiều gió bay ra ngoài biển khơi che khuất những hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trong khói sóng.
Mới khoảng 10 giờ đêm mà thành phố như đã chìm vào giấc ngủ mê mệt, chẳng có một chút sinh thái tối thiểu của địa điểm du lịch. Tôi đi về phòng nghỉ. Hai chiếc giường đơn kê hai bên với một cái bàn nhỏ ngăn ở giữa tạo nên một khoảng trống cần thiết làm cho căn phòng không đến nỗi chật chội. Giấc ngủ mơ màng nơi giường lạ chập chờn theo tiếng gió rít xoáy mạnh vào khe cửa tạo nên những âm thanh nghe như tiếng sáo diều trong một buổi chiều nào nơi quê cũ.
Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Chẳng lẽ giờ này mà công an lại đi xét giấy tờ khách du lịch sao? Tôi bật ngồi dậy, bàng hoàng với ám ảnh khủng bố giữa khuya của những người chuyên làm công việc bắt bớ, thủ tiêu. Miền đất này đang bị đảng Cộng Sản Việt Nam hành hạ xiềng xích thì chuyện đêm hôm một người được mời đi làm việc và rồi đi luôn là chuyện đời thường như sáng nắng chiều mưa. Tôi vén màn nhìn qua khung cửa sổ ngỡ ngàng nhìn Mỹ Kim đứng rụt rè trong ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn ngoài hành lang.- “Anh… gì ơi.”- “Có chuyện gì vậy cô?”- “Anh cho em nghỉ tạm ở đây với, chẳng còn chỗ nào cả.”Sau một lúc phân giải lý do không thể có một chọn lựa nào khác hơn là phải “ngủ” chung phòng với một anh ‘ngụy’ xa lạ, Mỹ Kim có vẻ thẹn thùng không dám bước vào mặc dầu cửa phòng đã mở rộng. Tôi vội mời mọc:
- “Phòng có hai giường cơ mà. Cô một giường tôi một giường.”- “Anh cho phép em nhé.”Mỹ Kim bước vào phòng với một túi xách nhỏ gọn, nhìn tôi hơi chút ái ngại:- “Anh cho em nhờ cái phòng ‘toa lét’ một lúc.”Tôi vẫn ngồi trên giường chăn trùm lên tới cổ trong cái lạnh êm dịu của mùa Xuân đất Bắc và nghĩ đến những chuyện Liêu Trai đã đọc từ những ngày còn bé mà hơi chột dạ, mặc dầu chưa bao giờ tôi tin chuyện ma qủy. Người con gái trong phòng tắm có phải là cô hướng dẫn viên du lịch Mỹ Kim hay là một hồn ma vừa bước ra từ một bụi cây hoặc một nấm mồ hoang quanh quẩn đâu đây.
Tôi không sợ ma nhưng tự nhiên trong đầu óc lại đầy rẫy những hình ảnh lao xao của một thế giới nơi âm phủ. Tôi lơ mơ đi vào giấc ngủ, chập chờn với những mộng mị không tên. Trong phòng tắm tiếng nước chẩy yếu ớt vẫn nhịp nhàng tạo ra một âm thanh dật dờ trong khung cảnh thinh lặng của một thị trấn đang tìm đường cố thoát ra nanh vuốt của giáo điều cộng sản và xã hội chủ nghĩa.
Buổi sáng lúc tôi thức dậy, giường bên chăn gối đã được sắp xếp phẳng phiu. Mỹ Kim lên giường lúc nào và ra khỏi phòng hồi mấy giờ tôi cũng không biết. Tôi vốn được cái dễ ăn dễ ngủ. Ăn uống thì thế nào cũng xong, chủ yếu là miếng cá kho với mấy gắp rau luộc. Leo lên giường là ngủ như chết, thiên địa tù mù để ngoài cửa sau. Tôi tu chưa đắc đạo và tôi cũng không phải là ông thánh, nhưng tôi đã ngủ không mộng mị cho đến khi mở mắt tỉnh dậy thì… Mỹ Kim đã đi rồi.
Lúc tôi xuống phòng khách thì đã thấy Mỹ Kim đang dọn dẹp bàn ăn cho bữa sáng. Nhìn người đẹp không được vui và có vẻ tư lự về một vấn đề nào đó làm cho tôi cũng không được tự nhiên thoải mái như tối hôm qua lúc ngồi cạnh nhau, bàn tay nhỏ nhắn ấm áp của cháu ngoan Bác Hồ đã có lúc nằm yên một cách hững hờ trên cái bắp đùi chẳng lấy gì làm mềm mại của anh nông dân miệt Cái Sắn. Sau bữa ăn sáng chúng tôi lên tầu ra ngoài vịnh tham quan động Thiên Cung. Mỹ Kim ngồi cạnh tôi, nét mặt không được phấn khởi hồ hởi như có một ấm ức nào đó đè nén trong lòng.
Buổi tối về lại Hà Nội, tôi chỉ nói vài lời cám ơn và từ biệt Mỹ Kim, hy vọng quả đất vừa nhỏ vừa tròn sẽ có ngày gặp nhau. Xe chuyển bánh và tôi cũng không nhìn theo. Hình ảnh người đẹp Hà Nội tuy không cào xé trái tim của lãng tử đa tình nhưng cũng đã để lại cho tôi một kỷ niệm. Mấy tháng sau cuộc trùng phùng, từ miền cao nguyên của xứ có “bờ xôi giếng mật” tôi đã viết cho Mỹ Kim một lá thư qua địa chỉ của văn phòng du lịch:
Mỹ Kim thân mến,Chắc cô chưa quên anh “ngụy” đã xem chỉ tay cho cô vào tối ngày mùng Năm Tết Tân Tỵ, tại phòng khách của một nhà nghỉ trên một con dốc nhìn ra vịnh Hạ Long. Có thể bây giờ cô đã có chồng, một ông cán bộ chức tước bề bề và rất giầu có. Bàn tay cô có đường công danh và phú qúy rất đẹp, chẳng lẽ Ông Trời lại éo le với một người thiếu nữ xinh đẹp như cô sao!Buổi sáng đi tham quan động Thiên Cung, tôi thấy cô không được vui.
Tôi chỉ có thể nghĩ đến một vấn nạn chưa có câu trả lời đã làm cô phải ưu tư ấm ức và tôi lại là người mang trọng trách phải giải toả cái lấn cấn chẳng phải của riêng cô mà là của rất nhiều cháu yêu của Bác. Câu hỏi “Ngụy có đuôi” chắc còn vẩn vương trong tim óc của một số người dân miền Bắc. Tôi không muốn nói đến cái gian giảo của Đảng và Nhà Nước ta khi đặt tên cho những người đứng ngoài vòng rào của chủ nghĩa cộng sản là ngụy.
Cô đã có dịp vào Sài Gòn vài lần và đã thấy rõ những luận điệu tuyên truyền láo lếu của những người cộng sản. Miền Nam Việt Nam bị xã hội chủ nghĩa kềm kẹp đã hơn một phần thư thế kỷ mà vẫn “cứ như là thiên đàng ấy.” Cô đã có dịp chuyện trò, ăn uống và ngay cả “ngủ” chung phòng với “ngụy,” rồi cô đã tự diễn “các anh ngụy người nào cũng đẹp và thơm quá.” Cô Mỹ Kim à, ngụy không có đuôi như Bác và Đảng đã vẽ ra đâu.
Chuyện nói về những cái giảo hoạt đảo điên của người cộng sản thì chẳng bao giờ hết, vì đó là những phương tiện của đảng Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt quyền hành và ngang ngược cai trị dân mình. Nhân loại càng ngày càng có những nhu cầu và đòi hỏi về tinh thần cũng như vật chất theo chiều hướng nhân bản trong tinh thần tự do dân chủ.
Chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sẽ bị đồng bào mình đứng lên đạp đổ như những người anh em ở Liên Sô và Đông Âu đã vùng lên đem cơm no áo ấm và tự do dân chủ về trên quê hương của họ. Một ngày không xa, chế độ cộng sản độc tài sắt máu cũng sẽ bị chôn vùi dưới hào khí bất khuất của đồng bào mình. Tôi lại sẽ có dịp về thăm Hà Nội. Thế nào tôi cũng mời cô ra nhà Thuỷ Tạ trên hồ Hoàn Kiếm uống cốc cà phê mừng cho hạnh phúc của toàn dân, mừng tự do, mừng dân chủ.Hẹn gặp cô ở Hà Nội.Một tháng sau, tôi nhận được thư của Mỹ Kim từ Hà Nội. Bức thư ngắn gọn với nét chữ nguệch ngoạc:“Anh gì ơi. Em sắp lấy chồng rồi. Anh ấy là Việt kiều ở bang Cali đấy. Bây giờ thì em biết rồi, Bác và Đảng chỉ nói dối thôi, ngụy không có đuôi đâu.”
Trương Phú Thứ
BÙI TÍN * CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT Blogs
Bùi Tín Blog
Thứ Tư, 02 tháng 5 2012
Đào sâu chôn chặt 3 khái niệm: Thu hồi, đền bù, cưỡng chế
Bùi Tín viết riêng cho VOA
Hình: REUTERS
Các báo Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh…đều đưa tin và bình luận.
Chuyện gì vậy. Chuyện quan hệ giữa chế độ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam với nông dân. Xưa kia, đảng CS luôn tuyên bố nông dân là bạn đồng minh tin cậy của công nhân mà họ đại diện, luôn đề cao liên minh công–nông, coi đó là nền tảng của chế độ. Họ ca ngợi hết lời nông dân là giai cấp đóng góp nhiều công của nhất trong chiến tranh, hy sinh người và của nhất cho cách mạng.
Vậy mà đảng CS đã đối xử với nông dân ra sao? Đòn đầu tiên nặng nề đảng CS giáng lên đầu nông dân là trong cải cách ruộng đất. Nhân danh đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của học thuyết Mác-Lenin, hơn 27.000 “địa chủ ác bá” bị bắn chết và chôn sống bởi các tòa án nhân dân do đảng CS dựng lên, hầu hết là trung nông yêu nước có hiểu biết và khả năng kinh doanh nông nghiệp, đẩy hàng triệu nông dân “liên quan”, bà con, họ hàng, con cháu số nạn nhân trên đây vào thảm cảnh tuyệt vọng. Đây là tội ác thực sự kinh khủng của đảng CS đối với nông dân, khi cúi đầu vâng lời đảng CS Trung Quốc của Mao, qua đoàn cố vấn “thổ cải” - thổ địa cải cách (cải cách ruộng đất), mà một số bà con nông dân ta hồi ấy đã gọi là đoàn cố vấn thổ tả.
Đòn đảng CS giáng vào nông dân tiếp theo là khi khởi đầu cái gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa, họ đề xướng và ghi vào hiến pháp, “đất đai, ruộng đồng, rừng và sông hồ đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Đây có thể nói là bản án tử hình của đảng CS đối với nông dân. Từ đây nông dân ta trắng tay.
Với cái gọi là “sở hữu toàn dân” được ghi vào các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, người nông dân vốn là chủ sở hữu ruộng đồng của mình do bao thế hệ cha ông giao lại, bỗng trắng tay, chỉ là người được tạm xử dụng ruộng đồng của “toàn dân”, do nhà nước của đảng CS nắm giữ.
Đây là điều phi lý gốc, phi pháp gốc, phi nhân gốc của cái gọi là 'cách mạng xã hội chủ nghĩa'.
Vì toàn dân là những ai? Xưa nay khái niệm này không có trong các văn kiện luật quốc gia cũng như luật quốc tế.
Vì “toàn dân” là một khái niệm chung chung, mơ hồ, không tên họ riêng, không tuổi, không hình ảnh, không căn cước, không có địa chỉ, chỗ ở, không có chữ ký, không có điểm chỉ, không có tiếng nói. chữ viết. Toàn dân nghĩa là không là ai cả, chính quyền CS đứng ra tự vỗ ngực thay mặt cho toàn dân. Sự thâm độc gốc gác là ở đó, nhà nước CS tha hồ lộng hành trên ruộng đồng khắp nơi như của riêng của mình. Họ muốn thu hồi ở đâu lúc nào cũng được.
Em Đỗ Thúy Hằng sinh viên khoa Luật ở trong nước khi mới 19 tuổi đã viết bài tố cáo cuộc ăn cướp khổng lồ phi pháp này của đảng, để cho đảng CS không hề đổ một giọt mố hôi nào bỗng nhiên có quyền sở hữu trên toàn bộ ruộng đồng của đất nước. Như trò ảo thuật.
Do nhận vơ như thế nên họ bịa ra những việc làm phi pháp khác, đó là những quyết định “thu hồỉ”, rồi “đền bù”, rồi “cưỡng chể”, 3 danh từ đã gây nên cơ man nào là bất công, oan ức, uất hận, đau khổ, nghèo đói của nông dân nước ta, kêu trời không thấu.
Sau vụ Tiên Lãng, mấy ngày nay là vụ Văn Giang-Hưng Yên, một kiểu chiến tranh một bên với nông dân. Họ huy động hàng mấy nghìn công an vũ trang, công an cơ động, dân quân, cảnh sát nổi, cảnh sát chìm, bộ đội biên phòng, bộ đội tỉnh, bộ đội huyện, súng đạn lớn nhỏ đầy người, lựu đạn nổ, lựu đạn cay, dàn hàng ngang tiến lên như giữa trận chiến, tiếng nổ vang trời, một bên là nông dân tay không, bà già, con cháu kêu khóc, bị bắt, bị đánh, bị trói, bị giải như tội phạm về trại giam.
Thời phong kiến, thời thực dân, trong chiến tranh cũng không hề có cảnh thê thảm, bất công, oan ức vang trời dậy đất ở nông thôn đến như thế. Tuy các văn kiện đều nói là «chính quyền, các nhà kinh doanh và nhân dân tại chỗ bàn bạc thỏa thuận với nhau”, nhưng ở đây thực tế là đảng, chính quyền các cấp từ xã, huyện đến trung ương đã đứng hẳn về phía công ty Việt Hồng và tập đoàn tỷ phú Savilis của Anh quốc nhằm cướp đoạt thêm 72 héc-ta ruộng đất của 160 hộ nông dân, sau khi đã cướp xong 500 héc –ta của 5.000 hộ, để xây dựng khu nhà - vườn ECOPARK để kiếm lời riêng.
Đây là một tội ác tày trời của một chính quyền đã không còn chút chất nhân dân nào, của một đảng “hèn với giặc, ác với dân”, của một bộ chính trị thời suy thoái tận cùng của đảng CS, đã dùng một bộ phận của bộ máy chiến tranh chống ngoại xâm để tuyên chiến với nông dân nước mình.
Quá đủ rồi. Nông dân cả nước ta, nông dân từ vùng sông Hồng qua miền Trung đến vùng sông Cửu Long hãy cùng nhau đứng dậy, hòa bình không bạo động một cách quyết lệt, quật khởi, sát cánh cùng các luật sư và luật gia trọng công bằng và pháp lý, cùng tuổi trẻ mọi miền từ nông thôn đến thành thị, đấu tranh đòi hủy bỏ khái niệm «sở hữu toàn dân», khái niệm “đền bù” và khái niệm «cưỡng chế”, 3 khái niệm chưa từng có trong lịch sử nông thôn nước ta, cũng hoàn toàn xa lạ kỳ quặc với thế giới văn minh. Hãy đào sâu chôn chặt 3 khái niệm phi lý, độc ác ấy.
Cả nước đang đòi Bộ chính trị đảng CS phải gấp rút đưa ra ngay tại khóa họp Quốc hội sắp tới việc thảo luận bộ Luật Đất Đai mới như đã hẹn 2 năm nay, cùng với Luật Báo chí mới.
Qua đó khôi phục đầy đủ quyền sở hữu đất đai của nông dân, xoá bỏ, đào sâu chôn chặt vĩnh viễn 3 các khái niệm tội ác nhằm trấn lột cuộc sống của nông dân.
Các nhà làm luật, các nhà chính trị, các đại biểu quốc hội, các nhà báo nước ta hãy nhìn xem và suy nghĩ, ở Thái Lan, ở Miến Điện, ở Philippines, ở Malaixìa và Indônesia gần ta, làm gì có chuyện thu hồi ruộng đất, chuyện đền bù, chuyện cưỡng chế quái gở như ở nước ta.
Trong thế giới văn minh làm sao có thể có tên kẻ cắp móc túi người ta rồi lớn tiếng rằng hãy trả lại cho tôi, đây là của cải của tôi, theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng.
Đã đến lúc đảng phải sòng phẳng hoàn trả lại cho nông dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ ngàn xưa. Không thể loanh quanh, trốn tránh, sửa chữa, bổ sung Luật đất đai phi lý, sai lầm, vô đạo.
Hãy nghe tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu ở vùng đồng bằng Nam Bộ, tiếng nói của giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường, tiếng nói của tiến sỹ Đặng Kim Sơn viện trưởng viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, tiếng nói của nhà văn Nguyễn Quang Thiều gắn bó với nông thôn, tiếng nói của nhà văn nữ Võ Thị Hảo thương cảm bà con nông dân ta, của đa số các luật gia…đều công khai, rõ ràng, cấp bách đòi phải trả lại ruộng đất cho nông dân, người chủ sở hữu chân chính của đồng ruộng. Cả bộ chính trị hãy lắng nghe bà cụ Lê Hiền Đức đang về huyện Văn Giang để quan sát và bênh vực bà con nông dân ta, cụ đã phải cải trang để lọt được vào thôn xã bị bao vây và cưỡng chế. Cụ là Bao Công của thời đại mới, là lương tâm của xã hội.
Chìa khóa của phát triển nông thôn, của thúc đẩy nông nghiệp, của cấp cứu nông dân – 70 % số dân nước ta – là ở chỗ trả lại sòng phẳng quyền sở hữu cho nông dân.
Nông dân Đak No – Đak Nông, nông dân Tiên Lãng – Thái Bình, Văn Giang – Hưng Yên đang gào thét đòi công lý và ruộng đất. Nông dân cả nước đang đòi lại cuộc sống bình thường trên ruộng đồng vốn là sở hữu thiêng liêng của mình, do ông cha mình khai thác, được công nhận từ thời phong kiến và thực dân.
Đảng CS phải chấm dứt ngay việc đàn áp nông dân ở Đak No - Đak Nông, Tiên Lãng-Thái Bình, Văn Giang - Hưng Yên và mọi nơi khác. Phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh 1 phía với nông dân, giai cấp bị tổn thất mạng sống và của cải lớn nhất trong chiến tranh. Phải chấm dứt ngay cuộc tước đoạt tài sản rộng lớn nhất, phi pháp nhất, kéo dài nhất trên đất nước ta.
Đã đến lúc phải giải quyết tận gốc một vấn nạn quốc gia liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc, đến số phận và tương lai của Nông thôn, Nông nghiệp và Nông dân cả nước ta.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/chon-3-khai-niem-thu-hoi-den-bu-cuong-che-05-02-2012-149855245.htm
BIỂN ĐÔNG
Bắc Kinh và Washington chơi trò dọa dẫm nhau
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đảo (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, 04/05/2012
REUTERS
Sự phát triển như vũ bão của Trung Quốc đang thúc bách bộ máy
chính quyền và làm cho mối quan hệ với Mỹ trở nên phức tạp nghiêm
trọng. Washington phản ứng lại thông qua các biện pháp được cho trước
hết là thế dự phòng nhưng cũng có thể được hiểu là trong thế tấn công.
Các biện pháp này đang thúc đẩy Bắc Kinh lao vào cuộc đua.
Quan sát mối quan hệ phức tạp Mỹ - Trung, ông Trầm Đinh Lập,
viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu
về Hoa Kỳ, thuộc trường đại học Phục Đán tại thượng Hải có bài viết nhận
định đề tựa « Bắc Kinh và Washington chơi trò hù dọa lẫn nhau », đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 5/2012.
Điều đó cũng không cản trở việc mở rộng quan hệ hợp tác của hai quốc gia trên nhiều lãnh vực : Chống khủng bố, chống tăng cường vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhưng nó cũng không có nghĩa là không có tranh chấp.
Trên phương diện kinh tế, Washington chỉ trích Bắc Kinh là « đánh cắp » việc làm của người Mỹ và cạnh tranh gian lận qua việc hạ giá đồng nhân dân tệ và vi phạm quy luật thị trường.
Về mặt chiến lược, Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Trung Quốc đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và biểu thị sức mạnh của mình trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, tác giả lập luận rằng, nếu xã hội Mỹ bị xói mòn do mất việc làm và việc di dời các xưởng sản xuất gia công, đấy cũng là do những đòi hỏi về hiệu suất tối đa của chủ nghĩa tự do kinh tế và chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, cạnh tranh không chỉ xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, mà còn một phần là giữa toàn bộ các nước công nghiệp hoá và một phần khác là giữa các nước đang phát triển . Tác giả cho rằng, ai cũng biết rõ luận điểm này, nhưng mỗi bên sẽ chơi phần nhạc của mình ngay trong năm bầu cử tổng thống Mỹ này.
Quan hệ đối tác kỳ lạ
Trên phương diện kinh tế, tác giả nhắc lại Trung Quốc đi theo hướng kinh tế thị trường vào thời điểm mà toàn cầu hóa đã bắt đầu giúp cho con người, dòng vốn tư bản và thông tin được lưu thông tự do hơn. Các nhà đầu tư của Mỹ vào thời điểm đó đã tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt tại Trung Quốc để tìm kiếm lợi nhuận. Vào thời điểm này, Bắc Kinh đang cố gắng phát triển nền công nghiệp đất nước, còn Mỹ thì tiêu thụ với giá hời và để lại cho Trung Quốc vô số nhà máy gây ô nhiễm.
Đối với Mỹ, đã đến lúc phải đưa một phần sản xuất về lại trong nước nhằm tạo một cán cân mới giữa tài chính và công nghiệp. Các nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhìn nhận, đành rằng thành lập các xí nghiệp tại Trung Quốc sẽ thu lợi cao, nhưng nó cũng đào sâu thêm chênh lệch xã hội và cũng va chạm đến những giá trị đạo đức.
Hơn nữa, tác giả cũng nhận thấy rằng cả hai quốc gia đều không có cùng qui mô chiến lược. Hoa Kỳ có một ý chí bá chủ toàn cầu và sở hữu lực lượng quân sự duy nhất có khả năng triển khai nhanh chóng trên cả hành tinh. Một khả năng mà Trung Quốc phải còn rất lâu mới có thể có được.
Đài Loan, điểm chú tâm theo dõi của cả Trung Quốc và Mỹ
Kể từ bây giờ cả hai nước lại đặt mình trong một lô-gích xung đột. Việc bán vũ khí cho Đài Loan đẩy Trung Hoa đại lục phải hiện đại hoá quân đội. Ngược lại, việc Trung Quốc thúc đẩy tiến trình quân sự hoá cũng làm cho Washington nghi ngờ Bắc Kinh có mưu đồ chiến lược vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của mình.
Bởi vì Trung Quốc chế tạo các máy bay mà tầm bay không hề được giới hạn trong khu vực. Các chiến đấu cơ này đậu trên các chiến hạm trong vùng vịnh Aden và xác nhận mong muốn có được các khu căn cứ hỗ trợ ở nước ngoài.
Các tín hiệu này đã khiến cho Mỹ phải tăng cường các đợt trinh sát trong các vùng lãnh hải và không phận Trung Quốc. Do đó, để bảo vệ cho các chiến dịch trong trường hợp can thiệp quân sự lên Đài Loan, Trung Quốc đã phiêu lưu đến mức hộ tống các chiến hạm và máy bay chiến đấu của Mỹ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Liên minh Đại Tây Dương muốn châu Âu phải đóng góp nhiều hơn nữa
Cũng liên quan đến lãnh vực ngoại giao, Le Monde Diplomatique quan tâm đến Hội nghị Thượng đỉnh Chicago của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sắp diễn ra vào các ngày 20 và 21/5/2012. Theo quan sát của tác giả bài viết thì « Liên minh Đại Tây Dương muốn châu Âu phải đóng góp nhiều hơn nữa ».
Vì vậy, dưới áp lực của bầu cử sắp đến, các cố vấn của Nhà Trắng có ý định sẽ biến Thượng đỉnh Chicago lần này thành nơi trưng bày giới thiệu vũ khí của Hoa Kỳ.
Theo Le Monde Diplomatique, kể từ những năm 1960, lãnh đạo Lầu Năm Góc cảm thấy bực bội vì các khoản đóng góp ngân sách quốc phòng yếu kém từ phía châu Âu. Tâm trạng này được thể hiện ngày càng rõ trong thời gian gần đây. Nhiều tín hiệu đã được gửi đến các đồng minh, đề nghị phải có một nỗ lực thật sự trên phương diện trang thiết bị. Một hình thức kêu gọi các « quốc gia tham gia liên minh miễn phí » trong hệ thống phòng thủ chung mua các thiết bị hiện đại của Hoa Kỳ. Bởi vì, phần đông các quốc gia trong khối không có ngành công nghiệp quốc phòng.
Le Monde Diplomatique nhắc lại vào năm 2002, tại Thượng đỉnh Praha, Mỹ đã từng có ý định ấn định « tham gia theo khả năng ». Nghĩa là, mỗi quốc gia, trong một lãnh vực cụ thể (máy bay tàng hình, vệ tinh, tàu tiếp tế, viễn thông…) cam kết điều hành một chức năng và mua sắm trang thiết bị chung cần thiết tùy theo khả năng tương tác và tính hiệu quả cho cả khối.
Thế nhưng, tham vọng này vẫn như là tờ giấy trắng, mà bằng chứng là cuộc chiến Libya. Trong chiến dịch này chỉ có ba nước là đóng vai trò chủ chốt : Pháp cung cấp các chiến đấu cơ Rafale, Anh đưa các chiến hạm và Mỹ ở đằng sau, hậu thuẫn về mặt cung cấp các tàu tiếp vận, tình báo, đài chỉ huy và kiểm soát.
Theo Le Monde Diplomatique, qua chiến dịch Libya, khi cố tình ở lại phía sau, Washington đã muốn nhân cơ hội này đưa ra một thông điệp : Có thể trong tương lai, Mỹ sẽ ít tham gia các hoạt động trong khối. Trong tài liệu Tổng quan Chiến lược Quốc phòng (Defense Strategic Review, DSR), do chính tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hồi tháng Giêng năm nay, cho thấy, Hoa Kỳ sẽ tái triển khai quân tại vùng châu Á-Thái Bình Dương và tuyên bố rằng kể từ giờ, sứ mạng lịch sử của khối NATO tại châu Âu đã hoàn thành.
Tại Trung Quốc, trẻ em ở các tỉnh nghèo bị suy dinh dưỡng trầm trọng
Vào mùa thu năm rồi, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho các học sinh đi học trong khuôn khổ giáo dục bắt buộc ở các vùng nông thôn, với một ngân sách hàng năm khoảng 16 tỷ tệ , tức khoảng 3 tệ/ ngày/ em cho hơn 680 huyện thử nghiệm.
Tuy nhiên, theo bài báo, số tiền hỗ trợ của chính phủ trước khi đến được tay của các em cũng đã bị gặm nhắm một phần. Các trường gọi các nhà thầu cung cấp thực phẩm với giá cao hơn với giá bán sỉ ngoài thị trường. Một hiệu trưởng cơ sở đào tạo tại Na Pha cho biết, nếu khéo thương lượng với các nhà thầu thì ông ta cũng có được một chút ít tiền hoa hồng.
Mặt khác, tác giả bài viết cũng ghi nhận rằng nhiều trường học tại các tỉnh An Huy, Quý Châu, Quảng Tây và Thanh Hải đã gọi các doanh nghiệp tư nhân để cung cấp thức ăn dự trữ cho học sinh.
Thậm chí, bữa ăn chiều của các em học sinh còn được làm từ các loại thực phẩm rẻ tiền bán trong các tiệm tạp hoá ở gần trường học như xúc-xích hay bánh quy. Một số trường học khác thì chọn cách đưa trực tiếp cho các em 2 tệ/ngày, nhưng nhà trường không nói rõ sẽ làm gì với số tiền còn lại.
Các nhà điều tra còn khám phá ra rằng trong nhà ăn của các trường học, khoai tây bị mọc mầm và nhà bếp thì nằm trong các nhà vách rách nát tối tăm được trang bị rất nghèo nàn.
Nhiều trường học còn trữ gạo và rau cũ chung với nhau do thiếu chỗ để bảo quản. Ngoài ra, tại nông thôn, các trường học còn không thể nào tránh được tình trạng chuột và sâu bọ. Do đó, có nhiều vị hiệu trưởng đã chọn giải pháp chỉ mua bánh mì và sữa cho học sinh. Tuy nhiên, có nhiều em đã cho các nhà điều tra biết là có nhiều hôm các em dùng phải trứng có mùi thối và sữa bị ôi.
Một cách tổng quát, Trung Quốc sở hữu đầy đủ các yếu tố để có thể trở
thành một siêu cường trong tương lai : tăng trưởng kinh tế cao (tăng
gấp 10 lần trong vòng một thập niên), ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ
hai trên thế giới (cao hơn của Nhật Bản đến 80% và của Ấn Độ là 200%).
Trong lãnh vực này, cách biệt với Mỹ đã được rút ngắn xuống từ tỷ lệ là
1:20 trong năm 2000 thì nay chỉ còn có 1/7.
Như vậy, trong bối cảnh này, quan hệ Mỹ - Trung đã có nhiều thay đổi
kể từ năm 2000. Điển hình là kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm
2008, Bắc Kinh không ngừng tự khẳng định mình trên trường quốc tế và
ngay cả trong quan hệ với Mỹ. Nhiều vụ va chạm đã xảy ra từ việc phản
đối nhau trên hồ sơ giảm khí thải carbon tại thượng đỉnh Copenhague, va
chạm nhỏ giữa hải quân hai nước trên vùng Biển Đông, cho đến hồ sơ hạt
nhân Bắc Triều Tiên và Iran.
Điều đó cũng không cản trở việc mở rộng quan hệ hợp tác của hai quốc gia trên nhiều lãnh vực : Chống khủng bố, chống tăng cường vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhưng nó cũng không có nghĩa là không có tranh chấp.
Trên phương diện kinh tế, Washington chỉ trích Bắc Kinh là « đánh cắp » việc làm của người Mỹ và cạnh tranh gian lận qua việc hạ giá đồng nhân dân tệ và vi phạm quy luật thị trường.
Về mặt chiến lược, Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Trung Quốc đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và biểu thị sức mạnh của mình trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, tác giả lập luận rằng, nếu xã hội Mỹ bị xói mòn do mất việc làm và việc di dời các xưởng sản xuất gia công, đấy cũng là do những đòi hỏi về hiệu suất tối đa của chủ nghĩa tự do kinh tế và chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, cạnh tranh không chỉ xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, mà còn một phần là giữa toàn bộ các nước công nghiệp hoá và một phần khác là giữa các nước đang phát triển . Tác giả cho rằng, ai cũng biết rõ luận điểm này, nhưng mỗi bên sẽ chơi phần nhạc của mình ngay trong năm bầu cử tổng thống Mỹ này.
Quan hệ đối tác kỳ lạ
Theo một quan điểm chiến lược, rõ ràng Mỹ tỏ ra không mấy thích thú
khi thấy Trung Quốc ngày càng đi lên thành cường quốc : từ việc quốc gia
này hiện đại hoá quân đội, tăng cường các chương trình không gian cho
quốc phòng cho đến việc trang bị cho hải quân các loại vũ khí hiện đại
và tên lửa hạt tầm xa.
Chính vì thế, càng triển khai thêm quân ở châu Á – Thái Bình Dương,
chính quyền Washington càng rút bớt quân ở Irak và Afghanistan. Đồng
thời, Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và các đối tác mới để
trắc nghiệm khả năng của hải quân Trung Quốc nhất là ngay trên vùng Biển
Đông.
Ngay từ khi mới đặt chân vào Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Barack Obama đã
từng mong muốn ưu tiên con đường ngoại giao hơn là đối đầu. Và phương
pháp này, ít nhiều cũng đã gặt hái được một số thành công, nhất là
trong trường hợp Miến Điện. Về phần các hợp tác quân sự hiện nay với
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam, tác giả cho rằng chiến lược
này của Mỹ không hẳn là không có dụng ý chiến lược và tư tưởng đằng
sau.
Trên phương diện kinh tế, tác giả nhắc lại Trung Quốc đi theo hướng kinh tế thị trường vào thời điểm mà toàn cầu hóa đã bắt đầu giúp cho con người, dòng vốn tư bản và thông tin được lưu thông tự do hơn. Các nhà đầu tư của Mỹ vào thời điểm đó đã tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt tại Trung Quốc để tìm kiếm lợi nhuận. Vào thời điểm này, Bắc Kinh đang cố gắng phát triển nền công nghiệp đất nước, còn Mỹ thì tiêu thụ với giá hời và để lại cho Trung Quốc vô số nhà máy gây ô nhiễm.
Trong bối cảnh này, theo nhận xét của tác giả, Bắc Kinh và Washington
đã thắt chặt một mối quan hệ đối tác vừa kỳ dị mà cũng vừa không thể
nào tách rời ra được. Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường của mình để cho
phép Mỹ kiếm lợi. Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng mua các công trái
phiếu của Hoa Kỳ để cho phép quốc gia này đi phung phí tài sản của mình
tại Iraq hay tại Afghanistan.
Theo nhận định của tác giả, nếu Trung Quốc
cũng gánh vác một phần trách nhiệm trong thảm họa tài chính lần này,
thì bản thân họ cũng là nạn nhân. Số công trái phiếu trị giá 1150 tỷ
đô-la do Bắc Kinh nắm giữ góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng khủng hoảng
tài chính và cho phép Washington có thể tiêu xài trên chiến trường
Afghanistan. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Trung ương Mỹ phát hành tiền cho
phép nước này có thêm vốn, nhưng lại làm giảm đi giá trị của số đô-la mà
Trung Quốc đang nắm giữ.
Khủng hoảng tài chính kéo dài buộc đôi bên phải nghĩ đến việc cần
thiết phải thực hiện tái cân bằng. Từ lợi ích quốc gia, Trung Quốc buộc
phải phát triển tiêu thụ nội địa, quan tâm đến vấn đề môi sinh và giảm
thặng dư mậu dịch.
Đối với Mỹ, đã đến lúc phải đưa một phần sản xuất về lại trong nước nhằm tạo một cán cân mới giữa tài chính và công nghiệp. Các nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhìn nhận, đành rằng thành lập các xí nghiệp tại Trung Quốc sẽ thu lợi cao, nhưng nó cũng đào sâu thêm chênh lệch xã hội và cũng va chạm đến những giá trị đạo đức.
Hơn nữa, tác giả cũng nhận thấy rằng cả hai quốc gia đều không có cùng qui mô chiến lược. Hoa Kỳ có một ý chí bá chủ toàn cầu và sở hữu lực lượng quân sự duy nhất có khả năng triển khai nhanh chóng trên cả hành tinh. Một khả năng mà Trung Quốc phải còn rất lâu mới có thể có được.
Đài Loan, điểm chú tâm theo dõi của cả Trung Quốc và Mỹ
Kể từ bây giờ cả hai nước lại đặt mình trong một lô-gích xung đột. Việc bán vũ khí cho Đài Loan đẩy Trung Hoa đại lục phải hiện đại hoá quân đội. Ngược lại, việc Trung Quốc thúc đẩy tiến trình quân sự hoá cũng làm cho Washington nghi ngờ Bắc Kinh có mưu đồ chiến lược vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của mình.
Bởi vì Trung Quốc chế tạo các máy bay mà tầm bay không hề được giới hạn trong khu vực. Các chiến đấu cơ này đậu trên các chiến hạm trong vùng vịnh Aden và xác nhận mong muốn có được các khu căn cứ hỗ trợ ở nước ngoài.
Các tín hiệu này đã khiến cho Mỹ phải tăng cường các đợt trinh sát trong các vùng lãnh hải và không phận Trung Quốc. Do đó, để bảo vệ cho các chiến dịch trong trường hợp can thiệp quân sự lên Đài Loan, Trung Quốc đã phiêu lưu đến mức hộ tống các chiến hạm và máy bay chiến đấu của Mỹ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Một số báo cáo còn nêu rõ dụng tâm của Bắc Kinh xem Biển Đông như là
một phần lợi ích quốc gia mình. Thái độ này cũng như là chính sách của
họ đối với Nhật Bản và vùng bán đảo Triều Tiên giải thích rõ phần nào sự
trở lại của Hoa Kỳ tại châu Á. Bởi lẽ Trung Quốc đã cung cấp cho họ một
cái cớ về tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông.
Chọn lựa này tuân theo hai mục tiêu : Tăng cường sự hiện diện của Mỹ
trong khu vực và dự báo mọi sự vi phạm luật quốc tế tại Thái Bình Dương.
Trên thực tế, liên quan đến việc lưu thông ngoài khơi, quyền lợi của cả
đôi bên là trùng nhau. Bên này và bên kia đều phải có được sự tự do lưu
thông hàng hải. Không có lý do gì để thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ, nếu
như không có bên nào có ý định chặn con đường lưu thông huyết mạch. Vấn
đề là tốt hơn hết nên thiết lập quyền và nghĩa vụ của từng bên. Hoa Kỳ
cũng cần phải cam kết không gây cản trở về các quyền cơ bản của Trung
Quốc. Như vậy, việc tái cân bằng lại quyền lực giữa đôi bên sẽ là một
ván cờ quan trọng trong thập niên tới.
Liên minh Đại Tây Dương muốn châu Âu phải đóng góp nhiều hơn nữa
Cũng liên quan đến lãnh vực ngoại giao, Le Monde Diplomatique quan tâm đến Hội nghị Thượng đỉnh Chicago của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sắp diễn ra vào các ngày 20 và 21/5/2012. Theo quan sát của tác giả bài viết thì « Liên minh Đại Tây Dương muốn châu Âu phải đóng góp nhiều hơn nữa ».
Trong khi khủng hoảng tinh thần trong nội bộ sẽ đè nặng lên các cuộc
tranh luận tại Chicago, thì thêm vào đó là áp lực của bầu cử tổng thống
Mỹ. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của khối kể
từ 13 năm nay. Về mặt lô-gích, chính quyền Obama mong muốn đưa ra các
thông cáo kiên quyết và mang tính chất cải tổ cơ cấu. Họ cũng muốn trình
bày các vấn đề dưới một góc nhìn tiến bộ, với mục tiêu là tránh sự chỉ
trích của đối thủ là phe Cộng hoà.
Điều đơn giản nhất cho ê-kíp của ứng
viên phe Dân chủ là chứng tỏ rằng khối NATO hậu Afghanistan vẫn là một
việc « quốc sự » đối với Washington về mặt chiến lược, nhất là
trên phương diện công nghiệp và công nghệ - một lập luận nặng ký vào lúc
ngân sách quốc phòng sẽ bị cắt giảm đến hơn 400 tỷ đô la trong vòng 10
năm tới.
So với mức 600 tỷ đô la chi cho quốc phòng hàng năm, thì viễn cảnh
của sự thiếu hụt này đang gây ra phản ứng mạnh mẽ trong hàng ngũ các
nghị sĩ thuộc các đơn vị bầu cử nơi có các nhà máy của Boeing, Lockheed
Martin, General Dynamics hay Raytheon.
Vì vậy, dưới áp lực của bầu cử sắp đến, các cố vấn của Nhà Trắng có ý định sẽ biến Thượng đỉnh Chicago lần này thành nơi trưng bày giới thiệu vũ khí của Hoa Kỳ.
Theo Le Monde Diplomatique, kể từ những năm 1960, lãnh đạo Lầu Năm Góc cảm thấy bực bội vì các khoản đóng góp ngân sách quốc phòng yếu kém từ phía châu Âu. Tâm trạng này được thể hiện ngày càng rõ trong thời gian gần đây. Nhiều tín hiệu đã được gửi đến các đồng minh, đề nghị phải có một nỗ lực thật sự trên phương diện trang thiết bị. Một hình thức kêu gọi các « quốc gia tham gia liên minh miễn phí » trong hệ thống phòng thủ chung mua các thiết bị hiện đại của Hoa Kỳ. Bởi vì, phần đông các quốc gia trong khối không có ngành công nghiệp quốc phòng.
Le Monde Diplomatique nhắc lại vào năm 2002, tại Thượng đỉnh Praha, Mỹ đã từng có ý định ấn định « tham gia theo khả năng ». Nghĩa là, mỗi quốc gia, trong một lãnh vực cụ thể (máy bay tàng hình, vệ tinh, tàu tiếp tế, viễn thông…) cam kết điều hành một chức năng và mua sắm trang thiết bị chung cần thiết tùy theo khả năng tương tác và tính hiệu quả cho cả khối.
Thế nhưng, tham vọng này vẫn như là tờ giấy trắng, mà bằng chứng là cuộc chiến Libya. Trong chiến dịch này chỉ có ba nước là đóng vai trò chủ chốt : Pháp cung cấp các chiến đấu cơ Rafale, Anh đưa các chiến hạm và Mỹ ở đằng sau, hậu thuẫn về mặt cung cấp các tàu tiếp vận, tình báo, đài chỉ huy và kiểm soát.
Theo Le Monde Diplomatique, qua chiến dịch Libya, khi cố tình ở lại phía sau, Washington đã muốn nhân cơ hội này đưa ra một thông điệp : Có thể trong tương lai, Mỹ sẽ ít tham gia các hoạt động trong khối. Trong tài liệu Tổng quan Chiến lược Quốc phòng (Defense Strategic Review, DSR), do chính tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hồi tháng Giêng năm nay, cho thấy, Hoa Kỳ sẽ tái triển khai quân tại vùng châu Á-Thái Bình Dương và tuyên bố rằng kể từ giờ, sứ mạng lịch sử của khối NATO tại châu Âu đã hoàn thành.
Trước các thông điệp của Mỹ đưa ra, để không bị rơi vào trạng thái «
mồ côi », quả thật các quốc gia châu Âu trong khối buộc phải đầu tư với
sự phối hợp về kỹ thuật và tác chiến của Hoa Kỳ. Đấy cũng chính là nền
tảng của khái niệm « phòng thủ thông minh » (smart defense) do ông
Rasmussen, tổng thư ký NATO người Đan Mạch đưa ra vào hồi tháng 2/2011.
Theo ông, đây là cách tốt nhất để đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế
đang làm suy kiệt các nguồn lực của các nước thành viên châu Âu. Theo
đó, chỉ cần tập trung vào các khả năng quân sự theo cơ cấu và cùng nhau
hỗ trợ về mặt tài chính. Đồng thời chiến lược này cũng kêu gọi các nước
thành viên nào đã có sẵn nền công nghiệp quốc phòng thì nên chuyên môn
hoá để tránh tình trạng dư thừa.
Thế nhưng, theo nhận định của bài báo, dự án « smart defense
» chứa đựng rất nhiều mối nguy hiểm. Bởi lẽ, những nước nào đã có sẵn
một nền công nghiệp quốc phòng như Pháp chẳng hạn sẽ dần dần mất đi tính
tự chủ về công nghiệp và chiến lược của mình.
Trở lại Trung Quốc với chủ đề xã hội, tuần san Courrier International
số ra tuần này có đăng trích dịch một bài viết trên tờ Tâm Kinh báo tại
Bắc Kinh đề tựa « Tôi, Tú Lệ (Xiuli), 12 tuổi, bị thiếu ăn và là nạn nhân của căng-tin
». Theo Tâm Kinh báo thì tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn
đang hoành hành tại các tỉnh nghèo. Tuy nhiên, chương trình quốc gia
nhằm đẩy lùi « cái đói » lại bị xói mòn vì tham nhũng.
Bé Lương Tú Lệ, 12 tuổi, nhưng chỉ cao có 1,30m, tức chỉ cao bằng một
bé gái 8 tuổi ở thành thị. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của
sự tăng trưởng chậm trễ là do suy dinh dưỡng. Bé Tú Lệ là học sinh lớp
4, học nội trú tại một trường tiểu học ở huyện Na Pha (Napo), thuộc tỉnh
Quảng Tây.
Trên thực tế, nhà trường chỉ cung cấp hai bữa ăn cho học sinh nội
trú. Các em phải tự xoay sở cho bữa ăn sáng và bé Tú Lệ hầu như không
có thói quen dùng bữa sáng. Bé Tú Lệ không chỉ là trường hợp duy nhất.
Trong lớp học của bé gồm 50 học sinh, thì chỉ có 3 hay 4 em là có dùng
bữa sáng.
Trong suốt học kỳ 2 năm 2010, Quỹ nghiên cứu về phát triển của Trung
Quốc đã tiến hành một điều tra tại các vùng nông thôn thuộc các tỉnh
Quảng Tây, Vân Nam, Ninh Hạ, và Thanh Hải. Qua việc đo chiều cao của các
học sinh tiểu học, các nhà điều tra nhận thấy tình trạng thiếu ăn trầm
trọng và tăng truởng chậm ở các trẻ nông thôn.
Hơn nữa, việc đo chiều cao của các học sinh tiểu học từ lớp 4 đến lớp
6 tại huyện Độ Ngạn (Du’an) tỉnh Quảng Tây, kết quả cho thấy ở 13 tuổi,
có rất nhiều em trai ở nông thôn có chiều cao và trọng lượng bằng trẻ
10 tuổi ở thành thị, so với mức trung bình trên toàn quốc. Thêm vào đó,
hầu hết các em đều không được bổ sung thêm chất vitamine C và 72% học
sinh bị đói trong các giờ học.Vào mùa thu năm rồi, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho các học sinh đi học trong khuôn khổ giáo dục bắt buộc ở các vùng nông thôn, với một ngân sách hàng năm khoảng 16 tỷ tệ , tức khoảng 3 tệ/ ngày/ em cho hơn 680 huyện thử nghiệm.
Tuy nhiên, theo bài báo, số tiền hỗ trợ của chính phủ trước khi đến được tay của các em cũng đã bị gặm nhắm một phần. Các trường gọi các nhà thầu cung cấp thực phẩm với giá cao hơn với giá bán sỉ ngoài thị trường. Một hiệu trưởng cơ sở đào tạo tại Na Pha cho biết, nếu khéo thương lượng với các nhà thầu thì ông ta cũng có được một chút ít tiền hoa hồng.
Mặt khác, tác giả bài viết cũng ghi nhận rằng nhiều trường học tại các tỉnh An Huy, Quý Châu, Quảng Tây và Thanh Hải đã gọi các doanh nghiệp tư nhân để cung cấp thức ăn dự trữ cho học sinh.
Thậm chí, bữa ăn chiều của các em học sinh còn được làm từ các loại thực phẩm rẻ tiền bán trong các tiệm tạp hoá ở gần trường học như xúc-xích hay bánh quy. Một số trường học khác thì chọn cách đưa trực tiếp cho các em 2 tệ/ngày, nhưng nhà trường không nói rõ sẽ làm gì với số tiền còn lại.
Các nhà điều tra còn khám phá ra rằng trong nhà ăn của các trường học, khoai tây bị mọc mầm và nhà bếp thì nằm trong các nhà vách rách nát tối tăm được trang bị rất nghèo nàn.
Nhiều trường học còn trữ gạo và rau cũ chung với nhau do thiếu chỗ để bảo quản. Ngoài ra, tại nông thôn, các trường học còn không thể nào tránh được tình trạng chuột và sâu bọ. Do đó, có nhiều vị hiệu trưởng đã chọn giải pháp chỉ mua bánh mì và sữa cho học sinh. Tuy nhiên, có nhiều em đã cho các nhà điều tra biết là có nhiều hôm các em dùng phải trứng có mùi thối và sữa bị ôi.
Giới nghiên cứu Trung Quốc: Bắc Kinh đuối lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông
Trọng Nghĩa
Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền “không thể chối cãi”
trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thế nhưng Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các
đề nghị đưa tranh chấp ra trước tòa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa
phương về vấn đề này. Trong một công trình nghiên cứu vừa được một trung
tâm nghiên cứu Mỹ công bố, sở dĩ chính quyền Trung Quốc có lập trường
như trên, đó là vì chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy rằng lập
luận của Bắc Kinh không thể đứng vững dưới lăng kính của luật pháp quốc
tế.
Ngày 03/05/2012 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu về một nền An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security CNAS), trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố đồng thời ba bài nghiên cứu của họ về các điểm nóng tại hai vùng biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông). Đáng chú ý nhất là bài của nữ chuyên gia Tôn Vân (Sun Yun) mang tựa đề : Nghiên cứu Nam Hải : Quan điểm Trung Quốc (Studying the South China Sea: The Chinese Perspective), nêu bật kết quả nghiên cứu của bốn định chế nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay về Biển Đông.
Trong bài viết dài 10 trang, bà Tôn Vân đã nêu bật kết luận của một chuyên gia phân tích của chính phủ Trung Quốc, sau khi điểm lại các kết quả nghiên cứu của các định chế được giao phó trách nhiệm đề xuất ý kiến với Nhà nước về chính sách thích hợp cho Biển Đông, nhằm đối phó với Hoa Kỳ và với các quốc gia khác trong khu vực.
Kết luận đó rất rõ ràng : Nếu tôn trọng đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tấm bản đồ chín đường gián đoạn cũng như “chủ quyền lịch sử" của họ tại vùng biển đang có tranh chấp. Mặt khác, nếu được tiến hành, các cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo, bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông “hầu như sẽ dẫn tới kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất đi ít ra là một phần” các vùng biển và lãnh thổ mà họ đòi hỏi chủ quyền.
Có điều, theo bà Tôn Vân, những lời thừa nhận kể trên của giới nghiên cứu đã được giữ kín hoàn toàn, không hề tiết lộ ra cho công chúng biết. Đối với bà Tôn Vân, trong cộng đồng nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc, có một sự công nhận khá rộng rãi là chính sách Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ "hình lưỡi bò" sẽ tạo ra nhiều vấn đề, tương tự như chủ trương thương thuyết song phương về những tranh chấp mà bản chất là đa phương, hay là việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân nhận định : “Bắc Kinh không thể cho phép xảy ra tình trạng tựa như là lãnh thổ của mình rơi vào tay ngoại bang. Do đó, giữa cử tọa ngoại quốc và dư luận trong nước, họ đã quyết định bám víu vào những đòi hỏi chủ quyền và những lời khẳng định hiện nay, kể cả khi phải trả giá cao về mặt ngoại giao”.
Vì thế, các chuyên gia Trung Quốc đã đồng loạt đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc khuấy động cho tình hình Biển Đông căng thẳng. Theo họ, Mỹ đã lợi dụng vấn đề này để khai thác phá hoại tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các láng giềng, tăng cường liên minh với Philippines và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và duy trì vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực.
Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân ghi rõ : "Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ".
Tác giả đã trích lời ông Viên Bằng (Yuan Peng), giám đốc của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc cho rằng, chính sự can dự và hậu thuẫn của Mỹ đã nhào nặn phán đoán về chiến lược cũng như quyết định của các nước trong khu vực, thúc đẩy họ ngày càng quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.
Xin nói thêm là bà Tôn Vân hiện là một chuyên gia thỉnh giảng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, thuộc Viện Brookings ở Mỹ. Bà nguyên là chuyên gia phân tích của Tổ chức phi chính phủ nổi tiếng International Crisis Group, làm việc tại Bắc Kinh trong đề án Đông Bắc Á của tổ chức này.
Ngày 03/05/2012 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu về một nền An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security CNAS), trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố đồng thời ba bài nghiên cứu của họ về các điểm nóng tại hai vùng biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông). Đáng chú ý nhất là bài của nữ chuyên gia Tôn Vân (Sun Yun) mang tựa đề : Nghiên cứu Nam Hải : Quan điểm Trung Quốc (Studying the South China Sea: The Chinese Perspective), nêu bật kết quả nghiên cứu của bốn định chế nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay về Biển Đông.
Trong bài viết dài 10 trang, bà Tôn Vân đã nêu bật kết luận của một chuyên gia phân tích của chính phủ Trung Quốc, sau khi điểm lại các kết quả nghiên cứu của các định chế được giao phó trách nhiệm đề xuất ý kiến với Nhà nước về chính sách thích hợp cho Biển Đông, nhằm đối phó với Hoa Kỳ và với các quốc gia khác trong khu vực.
Kết luận đó rất rõ ràng : Nếu tôn trọng đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tấm bản đồ chín đường gián đoạn cũng như “chủ quyền lịch sử" của họ tại vùng biển đang có tranh chấp. Mặt khác, nếu được tiến hành, các cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo, bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông “hầu như sẽ dẫn tới kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất đi ít ra là một phần” các vùng biển và lãnh thổ mà họ đòi hỏi chủ quyền.
Có điều, theo bà Tôn Vân, những lời thừa nhận kể trên của giới nghiên cứu đã được giữ kín hoàn toàn, không hề tiết lộ ra cho công chúng biết. Đối với bà Tôn Vân, trong cộng đồng nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc, có một sự công nhận khá rộng rãi là chính sách Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ "hình lưỡi bò" sẽ tạo ra nhiều vấn đề, tương tự như chủ trương thương thuyết song phương về những tranh chấp mà bản chất là đa phương, hay là việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân nhận định : “Bắc Kinh không thể cho phép xảy ra tình trạng tựa như là lãnh thổ của mình rơi vào tay ngoại bang. Do đó, giữa cử tọa ngoại quốc và dư luận trong nước, họ đã quyết định bám víu vào những đòi hỏi chủ quyền và những lời khẳng định hiện nay, kể cả khi phải trả giá cao về mặt ngoại giao”.
Vì thế, các chuyên gia Trung Quốc đã đồng loạt đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc khuấy động cho tình hình Biển Đông căng thẳng. Theo họ, Mỹ đã lợi dụng vấn đề này để khai thác phá hoại tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các láng giềng, tăng cường liên minh với Philippines và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và duy trì vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực.
Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân ghi rõ : "Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ".
Tác giả đã trích lời ông Viên Bằng (Yuan Peng), giám đốc của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc cho rằng, chính sự can dự và hậu thuẫn của Mỹ đã nhào nặn phán đoán về chiến lược cũng như quyết định của các nước trong khu vực, thúc đẩy họ ngày càng quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.
Xin nói thêm là bà Tôn Vân hiện là một chuyên gia thỉnh giảng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, thuộc Viện Brookings ở Mỹ. Bà nguyên là chuyên gia phân tích của Tổ chức phi chính phủ nổi tiếng International Crisis Group, làm việc tại Bắc Kinh trong đề án Đông Bắc Á của tổ chức này.
Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông
Tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 - Trung Quốc Thụy My Theo hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã điều một tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra trong lúc việc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang căng thẳng.
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ
32.000 tấn, và một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn
và ba tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường
cho đội tàu đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng
biển tranh chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa
ngữ có trụ sở tại Hồng Kông cho biết như trên.
Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung
Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có
bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân.
Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế
biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.
Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu
vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu
cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.
Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý « trên nguyên tắc
» cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ
giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015,
thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo
Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ
quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt
Nam Cộng Hòa.
Hoa Kỳ quan tâm về vai trò của Đài Loan ở Biển Đông
Chính phủ Đài Loan đã bác bỏ đề nghị bố trí
phi đạn phòng không tầm ngắn trên những hòn đảo ở quần đảo Trường Sa
đang có tranh chấp chủ quyền. Quyết định này được Thứ trưởng Quốc phòng
Triệu Thế Chương loan báo tại Viện Lập pháp ở Đài Bắc hôm thứ năm (ngày 3
tháng 5, 2012), một ngày sau khi Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm về vai trò của
Đài Loan ở Biển Đông. Mời quí thính giả nghe Duy Aí trình bày thêm chi
tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.
Duy Ái - VOA
| Washington DC
Theo báo chí Đài Loan, Thứ trưởng Quốc phòng Triệu Thế Chương hôm thứ năm nói với các nhà lập pháp ở Đài Bắc rằng không nên bố trí phi đạn trên đảo Pratas (Đài Loan gọi là đảo Đông Sa) và đảo Itu Aba (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình, Việt Nam gọi là đảo Ba Bình).
Ông Triệu nói rằng hành động như vậy có thể làm bùng ra những vụ tranh cãi chính trị và ảnh hưởng tới những hoạt động tuần tiểu thường lệ trong khu vực này. Ông Triệu nói thêm rằng vấn đề hậu cần của các lực lượng phòng vệ ở đảo Đông Sa và đảo Thái Bình cũng sẽ bị tác động tiêu cực bởi việc bố trí phi đạn, cho nên vấn đề bố trí vũ khí ở đó nên giữ nguyên tình trạng hiện nay.
Quyết định của Bộ Quốc phòng Đài Loan được loan báo một ngày sau khi các giới chức Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm về việc Đài Loan dự định gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng trong khu vực này đang mỗi ngày một tăng.
Phát ngôn viên Christopher Kavanagh của Văn phòng Đại diện Hoa Kỳ tại Đài Bắc nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ cho một tiến trình ngoại giao có tính chất hợp tác của tất cả các bên liên hệ để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông mà không sử dụng tới sự cưỡng ép.
Ông Lâm Úc Phương, đại biểu quốc hội thuộc Quốc Dân Đảng đương quyền, hôm 30 tháng tư vừa qua đã cầm đầu một phái đoàn cấp cao đến thăm đảo Itu Aba và đề nghị chính phủ tăng cường khả năng phòng thủ ở hòn đảo nằm cách cảng Cao Hùng của Đài Loan gần 1.400 kilo mét về hướng nam.
Ông Lâm cho đài VOA biết rằng Văn phòng Đại diện Hoa Kỳ tại Đài Bắc đã tiếp xúc với ông, và tuy không gây áp lực, nhưng phía Hoa Kỳ đã bày tỏ sự quan tâm mà ông mô tả là ôn hòa đối với việc bố trí phi đạn.
Ông nói rằng đó là một trong những lý do khiến Đài Loan tạm gác qua một bên kế hoạch bố trí phi đạn.
Ông Lâm Úc Phương cho biết ông cảm thấy hài lòng đối với công tác phòng thủ trên đảo Itu Aba khi đến thị sát đảo này:
"Trước đây tôi cứ nghĩ là khả năng phòng thủ trên đảo không được tốt, nhưng giờ đây tôi nhận thấy là hoạt động phòng thủ trên thực tế không tệ lắm. Súng ống và các công sự đều rất tốt, rất kiên cố. Tinh thần của binh sĩ ở đó cũng rất cao."
Ông Lâm Úc Phương cho rằng tăng cường khả năng phòng vệ của Đài Loan là một việc cần thiết trong bối cảnh Biển Đông đang có nhiều sóng gió.
Tuy nhiên, ông cho biết ông hoàn toàn tán thành chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Ông nói thêm như sau:
"Hoa lục đã tiến hành hai trận hải chiến với Việt Nam, và kết quả là Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Vả lại, bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cũng đều gieo mầm cho cuộc chiến tranh kế tiếp."
Ông Vương Cao Thành, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Đạm Giang ở Đài Bắc, tán đồng quan điểm vừa kể. Ông nói rằng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phương cách duy nhất, vì trong thế kỷ 21, khi các nước có những mối quan hệ kinh tế thương mại vô cùng mật thiết với nhau, việc sử dụng vũ lực là lợi bất cập hại vì chắc chắn cả hai bên đều bị tổn thương.
"Trước khi có được một nhận thức chung hay qui tắc chung, các bên đều đơn phương thực hiện những hành động phòng vệ. Nhưng tôi nghĩ rằng tất cả các bên đều phải cố gắng để tránh xung đột và nên ngồi lại với nhau để thương lượng, thỏa hiệp và tìm ra một phương cách để giải quyết."
Nhà làm luật Lâm Úc Phương cho biết ông đã được các viên chỉ huy trên đảo Thái Bình báo cáo về những nguồn tin liên quan tới những vụ đối đầu hồi gần đây giữa các tàu tuần của Đài Loan và Việt Nam trong vùng biển này.
Ông nói rằng báo chí đã thổi phồng sự việc ngày 22 tháng 3 khi nói rằng tàu Việt Nam đã nổ súng và làm cho binh lính trên tàu Đài Loan “hồn vía lên mây”.
Ông cho biết ngày đó tàu Việt Nam và tàu Đài Loan có chạy gần nhau, nhưng không hề xảy ra vấn đề đối đầu hay xung đột nào cả. Ông cũng cho biết Đài Loan với Việt Nam và Philippines lâu nay có những kênh tiếp xúc khá tốt đẹp và tình hình trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát hiện nay khá yên tĩnh.
Ngoài việc đề nghị tăng cường sự hiện diện quân sự, nhà lập pháp Lâm Úc Phương cũng yêu cầu chính phủ ra lệnh cho công ty dầu khí quốc doanh tiến hành ngay những hoạt động thăm dò dầu khí tại các vùng biển đang nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Loan. Ông giải thích như sau:
"Theo tôi, đối với việc khai thác dầu khí ở khu vực đó các bên nên giàn xếp với nhau thông qua đàm phán hòa bình. Và trước mắt thì các nước có thể tiến hành hoạt động thăm dò ở vùng biển đang nằm dưới sự kiểm soát của mình."
Đề nghị vừa kể gặp phải sự chống đối của một số người ở Đài Loan vì họ e rằng hành động như vậy có thể làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng thêm nữa trong lúc cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc sau khi bùng ra hồi đầu tháng tư.
Tuy nhiên, ông Trương Quốc Thành, cựu thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, cho đài VOA biết rằng đây là một việc nên làm và sẽ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào.
Ông nói rằng Đài Loan sẽ lâm vào thế bị động nếu không tiến hành những hoạt động kinh tế hay quân sự trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát, trong khi các nước khác đòi chủ quyền ở Biển Đông đều làm như vậy từ nhiều năm qua.
Mặt khác, các giới chức chính phủ Đài Loan cũng chính thức bác bỏ những ý kiến cho rằng Đài Bắc nên hợp tác với Bắc Kinh để bảo vệ điều mà một số người Trung Quốc gọi “di sản chung của dân tộc Trung Hoa ở Biển Đông” trước sự chiếm đoạt của các nước vùng Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines.
Trong cuộc điều trần tại Viện Lập Pháp Đài Loan hồi hạ tuần tháng tư, bà Lại Hạnh Viên, Chủ tịch Uûy ban Quan hệ với Hoa Lục, cho biết như sau:
"Các chính phủ ở hai bờ của eo biển Đài Loan lâu nay vẫn có tranh chấp chủ quyền với nhau. Đài Loan có thái độ kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền của mình. Đối với vấn đề chủ quyền của những hòn đảo ở Nam hải, chính phủ Đài Loan sẽ tự xử lý và không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề này."
Các giới chức khác của Ủy ban Quan hệ với Hoa Lục hôm thứ Năm vừa qua cũng tái khẳng định các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ bất khả phân của Đài Loan và sẽ không có sự hợp tác nào giữa Đài Loan với Trung Quốc trong khu vực này.
No comments:
Post a Comment