Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

NGUYỄN THẾ THỊNH * QUẢNG BÌNH =TRUNG CỘNG=

NGUYỄN THẾ THỊNH * QUẢNG BÌNH


Quảng Bình quê tui bỗng dưng… “nổi tiếng”.

Nguyễn Thế Thịnh

Chủ tịch UBND tỉnh tui tặng quà, bắt tay chúc mừng kiểm lâm có thành tích “bỏ người bắt gỗ”
Một vùng quê yên tĩnh quanh vường quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới bỗng nhiên sôi lên sùng sục khi hay tin một nhóm lâm tặc phát hiện, đốn hạ 3 cây huê bán với giá trăm tỉ tại gốc, giữa lõi rừng nguyên sinh. Người dân đổ xô vào rừng với mót huê cành ngọn, rễ và cả…mùn cưa với hy vọng đổi đời; giang hồ tứ chiếng tụ tập mang theo “hàng nóng”, có nhóm bảo kê cho đầu nậu, có nhóm lại đi…trấn lột; một số người khác hám lời gom tiền bạc, vay ngân hàng để hùn vốn mua huê với hy vọng sẽ giàu lên…Quảng Bình quê nghèo bỗng dưng…”nổi tiếng”.
 Khi thông tin xuất hiện trên báo chí, cả chủ rừng lẫn chính quyền vẫn “ngơ ngác nai vàng” mà rằng, “mới nghe thông tin, đang xác minh”. Khi người tứ xứ ùn ùn kéo về thì ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, cũng biểu thị: Vườn đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và cũng đã lên phương án ứng phó nếu tin đồn là có thật. Vườn cũng đã nhận được sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo tỉnh và Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Lãnh đạo các xã trong vùng cũng quyết tâm không kém khi cho hay, đang tìm cách ngăn chặn người dân vào rừng, tránh gây áp lực cho lực lượng bảo vệ rừng. Và “nếu tin đồn là có thật thì quyết tâm không để một que gỗ lọt ra ngoài”.
 Nhưng rồi, các cuộc hỗn chiến xẩy ra, xe cộ bị đập nát, giang hồ mắc võng canh chừng các cửa rừng, cơ quan chức năng đã thu được mã tấu, đạn dược…Rồi đến khi bắt được lô gỗ huê đầu tiên có giá 13 tỷ đồng, lô gỗ thứ hai cũng có giá chừng 10 tỷ đồng, giang hồ xông vào nhà dân cướp gỗ; 2 hạt phó kiểm lâm bị làm kiểm điểm vì nghi liên quan đến việc cho lâm tặc qua đường, tức là “có những que gỗ đã lọt ra ngoài” thì tỉnh mới họp để lại “quyết tâm”. Theo ông Phạm Hồng Thái-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh là “cần phải có kế hoạch truy quét ngay, đưa gỗ trong rừng ra; nếu còn gỗ thì không một ngày nào yên, sự việc sẽ dai dẳng”. Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng nói: “Phải tập trung cả hệ thống chính trị để ổn định tình hình trật tự trị an tại khu vực đó, việc này đặt lên hàng đầu. Lực lượng công an vào cuộc nắm tình hình người dân, đầu nậu, người địa phương khác đến, công an là nòng cốt. Tập trung lực lượng, kiểm tra, chốt chặn, thành lập các đoàn truy tìm, truy quét gỗ và các đối tượng trong rừng”. Đó cũng là khi các lực lượng phối hợp, như bộ đội biên phòng, kêu oải, không còn đủ sức để tiếp tục vì còn phải làm nhiệm vụ khác.
 Tức là, sự chỉ đạo luôn luôn đi sau sự việc xẩy ra, không phải một bước mà là một quãng!
 Điều đó còn thể hiện qua việc, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản giao trách nhiệm khởi tố vụ án cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh trong khi có 2 hạt phó kiểm lâm bị tường trình vì nghi liên quan và một trạm trưởng nghi vì trách nhiệm.
Thế nên, theo nhận định của lãnh đạo ngành công an thì: “Hiện kiểm lâm không đủ sức để làm vụ án này nữa, lực lượng mỏng lắm và không mạnh về nghiệp vụ chuyên môn điều tra; chắc công an phải vào cuộc để khởi tố thôi”- Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Phó GĐ-Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình phân tích.
 Vậy là lại đi sau thêm một quãng nữa. Cách chỉ đạo này có thể gọi nôm na là chỉ đạo “”vuốt đuôi”.
 Trong cuộc họp mới nhất, thay vì tập trung giải quyết vấn đề chính thì ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Quang lại phàn nàn “có những báo đưa thông tin không chính thống”. Thông tin từ đầu nậu, từ giang hồ ở hiện trường tất nhiên là “không chính thống”, nhưng mà đều có, đã và đang xẩy ra, đó là thông tin không chính thống nhưng….chính xác!
 Hình ảnh ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao quà cho kiểm lâm khi bắt được lô gỗ huê đầu tiên là hình ảnh được cư dân mạng bàn tán xôn xao trong tuần qua. Không phải vì ông ăn mặc trắng lốp mà vì người ta ngạc nhiên khi bắt được hai vụ gỗ huê nhưng không hề bắt được đối tượng mang gỗ, nghĩa là “người đi gỗ ở lại”, nên chi không thể khởi tố được vụ án.
 Đó là điều khó hiểu mà người ta muốn nói.
 Mai đây, rất có thể ông Hoài sẽ còn tặng thưởng cho kiểm lâm khi bắt được miếng…thịt gấu do bọn thú tặc xẻ thịt gùi từ rừng Phong Nha ra theo kiểu “người mang tay chân, xương cốt, mật đi, thịt ở lại”.
 Chủ tịch Hoài làm quê tui càng nổi tiếng hơn.

MAI PHƯƠNG * CHỐNG THAM NHŨNG*


Chống ai, ai chống bây giờ chống ai?

Mai Phương
 
Qua công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2011.Một kết quả nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ta thấy tham nhũng đều có địa điển ở chữ “công quyền” và xuất phát điểm với từ “chạy chức, chạy quyền”?
Với bản công bố này nhận thấy “có một thực trạng đáng buồn và báo động là mỗi người dân nhìn thấy nạn tham nhũng nó đi vào từng khe, kẽ nhỏ nhất của cuộc sống và người dân buộc chấp nhận như một thứ bệnh dịch và họ trở nên mẫn cảm với hiện tượng này?
 Qua tỷ lệ khảo sát và thu thập ý kiến người dân tại các tỉnh thành cho thấy, nạn tham nhũng đã và đang trở thành phổ biến ở tất cả các địa phương. Rõ ràng đây là vấn đề xã hội.
 Đảo mắt nhìn quanh ta có thể liệt kê vô số hành vi tham nhũng, từ việc bôi trơn trong mọi quan hệ công việc, khám bệnh, thủ tục hành chính, giấy tờ, học hành của con trẻ đều có phong bì lót tay để mua chỗ mua bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, phiếu bầu; chạy chức, chạy quyền và nhiều kiểu “chạy” khác để có dự án, có kinh phí, chỗ làm, hạ tuổi, được giữ ghế, chạy án …. chạy tội và cả chuyện chạy được mang danh hộ nghèo “chạy nghèo”!…Tất cả là cuộc thi “chạy” để nạn tham nhũng cứ hoành hành.
 Có lẽ nó phát triển rất thiên nhiên theo quy luật thị trường có cầu thì ắt có cung và ngược lại vì trong cuộc sống ai mà không có nhu cầu gì ? vì vậy để đạt được nhu cầu ấy người ta đều phải bôi trơn cả. Bôi trơn, phong bì lót tay đã trở thành thói quen, tập quán mọi việc cần có thứ “bôi trơn” vì nếu không bôi trơn sẽ trở thành “kém cỏi ” hoặc là sẽ ít nhiều gặp khó khăn vì thế họ cứ cam chịu mọi chi phí bôi trơn vô điều kiện! Do đâu? Vì sao để dẫn đến tình trạng này có thể nói là do cơ chế và chính sách hay không? Chúng ta không hoàn toàn khẳng định là không phải?
 Nhưng cũng không thể phủ nhận điều này vì hiện nay với cơ chế, chính sách quản lý nhà nước như thế này là ta không đạt được mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội văn minh hiện đại mà điều cần thiết nhất của một chế độ xã hội ổn định và phát triển là phải có một tổ chức, bộ máy công quyền vững mạnh, trong sạch, như Bác nói phải (chí công vô tư) do vậy để đẩy lùi nạn tham nhũng trước hết hãy làm tốt khâu “tổ chức cán bộ từ Trung Ương đến địa phương (từ cán bộ cấp cao đến cấp cơ sở) phải tuyển chọn theo đúng tiêu chuẩn tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và chuyên nghiệp do vây trước tiên cần nghiêm trị tệ “đút lót để mua chức”. Chạy chức, chạy quyền? vì nạn tham nhũng có từ hai chữ “quyền và tiền “ nếu có tiền để mua được quyền thì ắt có quyền sẽ kiếm được tiền …? Còn ngược lại thì sẽ không có gì ?
 Vì tính chất tinh vi của vấn nạn tham nhũng ,hiện nay nó đã nan tỏa sang cả khái niệm kinh doanh thuần túy như “kinh doanh bây giờ không phải là có tiền và có năng lực, kinh nghiệm mà có thành công mà phải có “quan hệ“ hay nói cách khác là phải có“quyền” gián tiếp hay trực tiếp đều có thành công thế là người làm kinh tế bây giờ họ không lo làm thực ,nghiêm túc và kinh doanh theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh mà họ cứ sử dụng biện pháp hiệu quả là trò “chạy“ ví như chạy dự án, chạy thầu, chạy nguồn vốn,…. Hơn thế nữa nếu khi làm hư hại ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế thì họ lại chạy án …. có lẽ là xuất phát điểm đều bắt đầu từ hai chữ: chạy quyền” … rồi đến “kiếm tiền“…chạy tiền, chạy án … thế là nạn tham nhũng bủa vây thành chu trình khép kín từ A- Z chỗ nào cũng chạy nơi nào cũng chạy và nơi nào. vị trí nào cũng tham rồi vị trí nào cũng sai lầm và khuyết điểm nhẹ thì khiển trách nặng thì tù tội …. như vậy xã hội làm gì còn kỷ cương.
 Có thể nghĩ rằng thực tại nếu có kẻ “chạy” được một vị trí cao, thì chắc chắn ở bên dưới sẽ hình thành ngay những đường dây “noi gương” và lây lan rất nhanh như một thứ bệnh dịch. Và kẻ mua chức nhỏ đút lót cho kẻ mua chức to, kẻ trước kia đi đút lót nay trở thành người ban phát khi có quyền .và một cơ chế kín được hình thành một cách rất tự nhiên. Đấy là một sự ràng buộc ngầm theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả, rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện cũng không dễ gì xử lý được. Tệ nạn “đút lót để mua chức” sẽ làm băng hoại bộ máy công quyền và làm phát sinh nhiều tệ nạn đút lót khác.
 Vì điều đầu tiên gây nên bệnh mua chức là do chính nền hành chính với nhiều cơ chế thiếu minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền,trách nhiệm tập thể và lợi ích cá nhân không rõ ràng, công chức thiếu phẩmchất… là một trong nhiều nguyên nhân, nếu không nói là chủ yếu, đưa đến nạn nhũng nhiễu, “làm khó để ló ra tiền”.
 Mặc dù ta cho ra đời luật Phòng chống tham nhũng nêu rõ điều 28 là “công khai minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân”. Khi tham nhũng đã lây lan thành tham nhũng ở mọi khâu, trên diện rộng, Khi ấy người lương thiện mới đều đồng lòng chống. Mà sẽ chống ai? Ai chống khi môi trường gây tham nhũng lại là điều hành chống tham nhũng (vì vậy ta chống ta ) thì làm sao chống được “vì vô hình chung cơ chế chính sách đã tạo dựng cho chính chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù lớn nhất của chúng ta như lời Phật dạy “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình“ nếu ta thắng được chính ta thì mới thắng tất cả như vậy luật “Phòng và chống tham nhũng của chúng ta “ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng củac ơ chế chính sách và tổ chức hành chính là giao cho ta chống lại ta khó quá làm sao làm được vì hệ thống tổ chức cán bộ có phải một cái ta đâu ? Nhưng nếu lựa chọn cái chống đầu tiên là chống chạy chức, chạy quyền thì có thể giảm nhiều gánh nặng cho các loại chống tiếp theo? Tuy nhiên làm thế nào để “không thể” tham nhũng lại là một bài toán khó.
 Xuất phát từ vấn đề “quyền và tiền“ do vậy địa chỉ của tham nhũng, không đâu khác là ở các cơ quan công quyền, ở các quan chức từ lớn đến nhỏ, bất kể ai nếu không ngay ngắn đều có thể trở thành kẻ tham nhũng. Một anh bảo vệ cơ quan, cấp bậc thấp nhất trong thang bậc hành chính, cũng có thể làm khó để vòi vĩnh những ai có nhu cầu vào cửa công quyền. Một nhân viên tiếp nhận hồ sơ bắt người đi làm giấy tờ phải đi lại nhiều lần, bổ sung hết giấy này đến giấy khác và không hẹn bao giờ xong việc, cố tình để dân chờ đợi dài cổ cho đến khi… chìa ra phong bì. Người trực tiếp giải quyết công việc có thể cò kè ngã giá xin-cho ngay tại bàn làm việc hay qua trung gian “cò”…
 Tiếp theo là phải có luật lệ thủ tục hành chính, minh bạch, rõ ràng; phải tạo cho được sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Và đặc biệt là cần xóa bỏ độc quyền ở một số ngành. Điều quan trọng nữa là phải triệt để xóa bỏ bao cấp. Còn quá nhiều ngành được bao cấp hoặc mang tiếng là xóa bao cấp nhưng chỉ xóa… nửa vời. Chính cái nửa vời mập mờ này đã tạo ra kẽ hở cho các “cò” lợi dụng. Do đó cần chuyển quan niệm về chính quyền từ cai trị sang phục vụ.
 Thứ tiếp theo là cần nâng cao đạo đức công chức. Đây không phải là giải pháp mà là lương tâm trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Khôngnên đổ lỗi cho cơ chế tiền lương mà quên đi trách nhiệm của mình.
 Điều cần thiết không thể thiếu đó là quản lý xã hội phải bằng luật pháp mà phải có một hệ thống pháp luật nghiêm minh, chế tài cương quyết, mạnh mẽ để công chức không thể, không muốn và không dám tham nhũng.Trên thực tế có luật nhưng là chưa nghiêm, thiếu nhưng thái độ cương quyết. Thậm chí còn nhiều kẻ hở để thanh trừng nhau, với thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt “cửa đút lót để mua chức” dù ở bất kỳ cấp nào, tổ chức nào giờ đây là thước đo phẩm chất cách mạng và lòng trung thành với chế độ. Có lẽ chỉ cần như vậy là đủ. Vì nếu khi người ta có quyền bằng chính năng lực, đạo đức và lương tâm cũng như tin nhiệm của dân thì chắc chắn sẽ làm việc hết lòng vì dân và cũng được hưởng cái quyền là người dân tin yêu và trông đợi! Khi xã hội còn có thể mua được “chức, quyền” bằng tiền thì sẽ còn nạn tham nhũng tràn nan! và còn phải để ngỏ câu “chống tham nhũng” là chống ai?, ai chống?… dài dài ….
………..
MAI PHƯƠNG
QUÊ CHOA

NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM

 

Nhìn về Châu Á

 Thứ Sáu, 18 tháng 5 2012

Mỹ nối kết nhân quyền với việc tăng cường 

quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Các giới chức Hoa Kỳ mới đây lại một lần nữa chỉ trích Việt Nam chà đạp nhân quyền và công khai bày tỏ quyết định nối kết việc cải thiện quyền con người với việc tăng cường quan hệ quân sự với Hà Nội. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner nói rằng quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị phương hại vì những hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Một nhà lập pháp có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ không bán cho Việt Nam các loại vũ khí tấn công nếu Hà Nội không chứng tỏ sự chín chắn trong lãnh vực nhân quyền. Mời quí thính giả nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner

Hình: VOA
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam trở nên u ám hơn trong những năm gần đây
Một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ mới đây cho biết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn ở Việt Nam đã gây phương hại cho những nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ với Hà Nội, trong lúc tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ đối đầu kéo dài hơn một tháng nay giữa các tàu vũ trang của Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough.

Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói rằng cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền.

Ông Posner nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA khi ra điều trần tại Hạ viện hôm thứ ba (15-05-2012) vừa qua.

"Chúng tôi đã nói rõ với chính phủ Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà chúng tôi thực hiện với phía Việt Nam."

Tại cuộc điều trần hôm thứ ba về tình hình nhân quyền Việt Nam, ông Posner đã cùng với đại diện của các tổ chức tranh đấu nhân quyền nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam đã trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.

Cuộc điều trần này diễn ra một ngày sau khi một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.

Tại một cuộc hội thảo hôm thứ hai (14-05-2012) ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã phát biểu như sau:

"Trong những năm gần đây tôi mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của chúng tôi. Và tôi đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Và các tổ chức nhân quyền nói với tôi rằng sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý. Tôi đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và tôi nói với các nhà lãnh đạo của nước này “làm vậy để làm gì, với mục đích gì?” Tôi không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nêu ra, và dĩ nhiên là với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì chúng ta có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ."

Hồi hạ tuần tháng giêng năm nay, vị thượng nghị sĩ từng bị giam nhiều năm ở nhà tù Hỏa Lò trong thời chiến tranh Việt Nam cũng đã tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau chuyến đi thăm Hà Nội rằng Washington sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đảo ngược sự tụt hậu về nhân quyền.

Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Vụ đối đầu kéo dài từ hơn một tháng nay giữa Bắc Kinh và Manila ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và Philippines gọi là Panatag) cũng đang làm cho nhiều người lo ngại là Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc với Philippines, một đồng minh có ký kết hiệp ước của Mỹ.

Về việc này, thượng nghị sĩ McCain cho biết tuy Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp nhưng Washington không thể để cho Trung Quốc “muốn làm gì thì làm”.

Ông tuyên bố như sau trong bài diễn thuyết hôm thứ hai tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế:

"Hoa Kỳ không hề có chủ trương chủ quyền trong vụ tranh chấp này. Tuy vậy, vụ tranh chấp này đụng chạm tới tâm điểm của những quyền lợi của nước Mỹ – không phải chỉ vì khối lượng thương mại 1.200 tỉ đô la đi qua Biển Đông mỗi năm, và cũng không phải chỉ vì Philippines, một nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, là một đồng minh của Mỹ, nhưng bởi vì có một điều vô cùng thiết yếu đối với một Á châu đang trỗi dậy là tránh né mặt tối của chính trị cường quyền, là nền chính trị mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.

Nhà lập pháp là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng hô hào cho việc hậu thuẫn các nước ASEAN.

Thượng nghị sĩ McCain nói: "Nói một cách rốt ráo thì vụ tranh chấp này không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là vấn đề về những mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải hậu thuẫn cho các nước đối tác của chúng ta trong khối ASEAN, như họ yêu cầu, ngõ hầu họ có thể đạt được mục tiêu là hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp một cách hòa bình.

Một ngày trước ngày ông McCain đọc bài diễn thuyết về đề tài “Xác định quyền lợi của Hoa Kỳ ở Á châu”, một chiếc tàu ngầm nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Mỹ đã cập cảng Subic ở Philippines.

Tin tức báo chí cho hay tàu USS North Carolina, thuộc lớp tàu ngầm mới nhất và là tàu đầu tiên được thiết kế sau chiến tranh lạnh, đã cập vào nơi từng là căn cứ hải quân Mỹ để nhận thêm tiếp liệu và tiến hành công tác bảo trì từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 5.

Hôm thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết sự hiện diện của chiếc tàu ngầm Mỹ này không phải là một sự bày tỏ hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho Philippines.

Ông Edwin Lacierda nói rằng chính phủ Mỹ đưa ra yêu cầu cập cảng vào ngày 3 tháng tư, một tuần trước khi bùng ra vụ đối đầu ở Scarbourough, và Manila đã chấp thuận yêu cầu này vào ngày 24 tháng 4.http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/foa-us-vietnam-relation-5-18-12-152019865.html

 

Điều trần về Việt Nam tại 

Uỷ hội nhân quyền Hạ viện Mỹ

2012-05-15
Sáng thứ ba 15 tháng 5 tại toà nhà Cannon của Quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ đã diễn ra buổi điều trần do Uỷ hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện tổ chức, với mục đích để Uỷ hội tham khảo ý kiến bộ ngoại giao Hoa Kỳ và một số nhân vật người gốc Việt hoạt động cho tự do nhân quyền ở Việt Nam.
RFA photo
Dân biểu Frank R.Wolf, đồng chủ tịch TLHRC

Sau đó Uỷ hội sẽ có những đề nghị đệ nạp Hạ viện và Thượng Viện Liên bang để có biện pháp bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo cho người Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hành pháp có hành động về vấn đề này.

Chủ  toạ buổi điều trần, cũng là đồng chủ tịch Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Liên bang Hoa Kỳ, dân biểu Frank Wolf, tuyên bố rằng những quyền lợi chung về an ninh và kinh tế đã khiến Hoa Kỳ và Việt Nam củng cố nền bang giao trên nhiều lãnh vực, nhưng cùng lúc, chính quyền Việt Nam càng gia tăng đàn áp tôn giáo và nhân quyền ở trong nước.

Hà Nội dùng những luật lệ mơ hồ đề đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ và tôn giáo, đàn áp những luật gia bênh vực nhân quyền và những nhà báo công dân.
Uỷ hội mở cuộc điều trần hôm nay nhằm thu thập ý kiến từ nhữngviên chức, tổ chức có liên quan đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, tự do phát biểu ở Việt Nam, để trình bày với Quốc hội và tìm biện pháp sau này.

Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael H. Posner

Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael H. Posner Nhân chứng thuyết trình viên thứ nhất là Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Michael Posner.

Đàn áp tôn giáo, kiểm soát báo chí

Phụ tá Ngoại trưởng Posner tuyên bố nhân quyền tại Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng, gây quan ngại không ít cho chính phủ Hoa Kỳ. Ông đề cập đến những vấn đề gây khổ nhọc cho người dân Việt, gồm những hành động của Hà Nội như:
- Tiếp tục bắt giữ và giam nhốt nhiều người chỉ vì họ thực thi quyền tự do tôn giáo, tự do phát  biểu, như linh mục Nguyễn Văn Lý ,blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải, luật sư Lê Công Định. Bộ ngoại giao yêu cầu Việt Nam lập tức trả tự do cho những tu sĩ và nhà báo công dân đang gặp cảnh tương tự.
 Tiếp tục hạn chế quyền tự do thông tin, tăng cường kiểm duyệt, ban hành những luật lệ quy định bó buộc nội dung các trang web và blog, khép chặt và kiểm soát các hoạt động internet,
- Sách nhiễu GHPGVNTN cũng như nhiều tín đồ Phật giáo Hoà hảo, Cao Đài không quy phục Giáo hội Nhà nước. Việc đăng ký của các giáo hội Tin Lành đã suy kém nhiều từ mấy năm nay. Nhà nước Việt Nam hứa đẩy mạnh việc đó, nhưng không làm; Nhà nước hứa cho dịch Kinh Thánh sang tiếng H’Mong, cũng không làm.
Phụ tá Ngoại trưởng Michael Posner cho biết bộ ngoại giao và toà đại sứ Mỹ tại Hà Nội thường xuyên nói chuyện và làm việc với chính quyền Hà Nội về những vấn đề này, có mở đối thoại về nhân quyền với Hà Nội .

Dân biểu chủ toạ hỏi kết quả cụ thể những việc làm đó, ông Posner cho biết bộ ngoại giao vẫn tiếp tục nêu những vấn đề ấy với Hà Nội, đã nói rõ với Hà Nội là Hoa Kỳ không thể hài lòng với tình trạng tự do nhân quyền như vậy. 
Dân biểu Frank Wolf hỏi phụ tá ngoại trưởng Posner đánh giá tình trang nhân quyền ở Việt Nam ra sao, hạng A,B,C, hay D, ông Michael  Posner nói tình trạng đó phải đánh giá là KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.
Dân biểu đồng Chủ tịch Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Liên bang Hoa Kỳ, chủ toạ buổi điều trần, hỏi nếu ông đề nghị toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam mời một số người bất đồng chính kiến và thân nhân của những nhà dân chủ đang bị giam cầm đến một buổi tiếp tân tại toà Đại sứ nhân ngày lễ quốc khánh Hoa Kỳ  mùng 4 tháng 7 này, thì toà
Bà Ngô Mai Hương, vợ của TS Nguyễn Quốc Quân
đại sứ có làm được không. 
Ông Posner trả lời sẽ nói chuyện với đại sứ David Shear và toà đại sứ sẽ làm được việc đó.

Việt kiều bị gán tội khủng bố

Phần điều trần tiếp theo là của bà Nguyễn Mai Hương,vợ tiến sĩ Nguyễn quốc Quân, người vừa bị bắt giam hôm 17 tháng tư khi trở về Việt Nam.
Bà cho biết ông Quân nói với bà là phải về Việt Nam để tìm hiểu và chia sẻ hoàn cảnh của những người bị giam nhốt vì thực hiện quyền tự do bày tỏ  ý kiến, nhưng đã bị bắt ngay khi xuống phi trường.
Ông gọi cho bà lần cuối là từ phi trường ngày hôm ấy, sau đó ông bị giam nhốt, bị gán tội khủng bố. Laptop của ông bị nói là chứa tài liệu phản động, nhưng thực ra trong đó chỉ là những bài vở giảng dạy của ông về vấn đề lãnh đạo. 
Bà cho biết toà lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn đã giúp đỡ rất tích cực trong việc tiếp xúc với ông Quân, nhưng khi bà gởi nhờ đưa quần áo cho ông thay đổi thì nhân viên toà lãnh sự được trả lời là phải chờ kỳ thăm hàng tháng sắp tới vào cuối tháng 5 này.
Dân biểu Frank Wolf hỏi bà Mai Hương có ai ở bộ ngoại giao tiếp xúc với bà ở Mỹ không, bà trả lời không.  Dân biểu Wolf quay sang hỏi Phụ tá Ngoại trưởng Posner, ông Posner nói bộ ngoại giao sẽ tiếp xúc với bà Mai Hương ngay chiều nay.
Bà Mai Hương thình cầu hành pháp và lập pháp Mỹ cũng can thiệp cho những trường hợp như của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, luât gia Cù Huy Hà Vũ, cùng những trường hợp tương tự.

Đàn áp bằng bạo lực

Nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo Võ Văn Ái, người sáng lập và là Giám đốc cơ sở Quê Mẹ, tổ chức hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam, trình bày trước Uỷ hội về tình trạng đàn áp nhân quyền, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Ông nói GHPGVNTN bị cấm đoán tuyệt đối, Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị quản chế ngặt nghèo vô thời hạn dù Ngài chỉ hoạt động ôn hoà cho quyền tự do tôn giáo. 
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa vào trại giam trở lại. 177 tù nhân chính trị đang bị tù tội, Việt Nam luôn luôn nói với quốc tế là không có tù chính trị, nhưng tại trại tù Xuân Lộc tù nhân chính trị mặc áo tù có hai chữ C.T., tức là chính trị, để phân biệt với thường phạm.

Nhiều người hoạt động chính trị ôn hoà bị án nặng nề, trong đó phải kể tới doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức , luật sư Cù Huy Hà Vũ, các blogger của Công giáo bị ghép tội lật đổ, 16 tín đồ Hoà Hảo, các ông Đỗ Văn Thái, Nguyễn Hữu Cầu, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết 500 lá thư nói là ông vô  tội, nhưng không hề có trả lời, hiện đang rất suy yếu, mắt đã gần mù. Tù nhân ở Việt Nam phải bỏ tiền túi mua thực phẩm cho đủ sống.

Ông Võ Văn Ái cũng đề cập tới những vụ cưỡng chế đất đai, đuổi nhà đuổi đất  ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản.
Chính quyền đã sử dụng bạo lực tối đa. Việt Nam dùng những cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ để che đạy hay tìm thêm thời gian cho việc đàn áp nhân quyền. Ông đề nghị Quốc hội Mỹ đồng tình đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

LS Đỗ Phủ và ông Võ Văn Ái 

LS Đỗ Phủ và ông Võ Văn Ái Luật sư Đỗ Phủ của cơ sở truyền thông SBTN ở Hoa Kỳ điều trần về vấn đề chính quyền Hà Nội đàn áp giới truyền thông độc lập trong nước, cả những  hoạt  động trên những mạng giao tế xã hội như facebook, tweeter cũng bị cấm đoán. 
Chính quyền kiểm soát chặt chẽ trên 550 tờ báo ngày và tạp chí, được coi la báo chí lề phải, trong khi đàn áp các blogger và các nhà báo công dân.

Ông nhắc đến chiến dịch 150 ngàn chữ ký nạp lên toà Bạch Ốc để đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.
Ông kể trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang đã bị bắt giam chỉ vì sáng tác nhạc kêu gọi lực lượng công an thể hiện lòng nhân ái với đồng bào Việt Nam của họ. Hà Nội còn kiểm soát mọi liên lạc internet, kể cả liên lạc điện thoại, buộc người sử dụng phải tiết lộ căn cước khi mua thẻ sim và chỉ được dùng một số thẻ nhất định. 
Luật sư Đỗ Phủ cũng yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ nói chuyện với Việt Nam để huỷ bỏ luật lệ Việt Nam buộc những công dân Hoa Kỳ   phải làm nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi về nước,  hay cả ở ngoại quốc, ví dụ như làm nghĩa vụ quân sự, vì Hà Nội vẫn đương nhiên coi người Việt hải ngoại như vẫn là công dân Việt Nam. 
Ông Đỗ Phủ cho rằng công khai hoá vấn đề nhân quyền tại Việt Nam như Tổng thống Obama nhắc đến ông Điếu Cày trong ngày báo chí thế giới vừa qua là điều rất tốt.
Tuy nhiên LS Đỗ Phủ cũng cho rằng hành pháp Hoa Kỳ cả hai nhiệm kỳ vừa qua đều không đủ mạnh mẽ khi bảo vệ cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Ông ca ngợi việc toà đại sứ sẽ mời những thân nhân và những người tranh đấu ở Việt Nam đến vào dịp 4 tháng 7 này.

2 triệu chữ ký, điện thoại

Dân biểu Frank Wolf hỏi bà Mai Hương có muốn đi thăm chồng, và SBTN/TV có sẵn sàng làm phóng sự về buổi tiếp tân tại toà đại sứ Mỹ ở Hà Nội với gia đình những người tranh đấu đang bị giam nhốt hay không, Bà Mai Hương và ông Đỗ Phủ đều trả lời đó là điều mong muốn của họ.
Dân biểu Frank Wolf nói ông sẽ tìm cách để nhân viên toà đại sứ đón bà Mai Hương ở phi trường và lo cho việc bà được thăm chồng, là Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân. 
Vị dân biểu cũng nói với luật sư Đỗ Phủ, ông sẽ can thiệp để SBTN tường trình truyền hình cuộc tiếp tân tại toà đại sứ Mỹ ở Hà Nội vào ngày quốc khánh Hoa Kỳ mùng 4 tháng 7 sắp tới.
Dân biểu Wolf cũng nói với LS Đỗ Phủ là ông sẽ nói chuyện với công ty Google để công ty này trao đổi với ông Đỗ Phủ về công việc của  Google tại Việt Nam.

 TS Robert George, Uỷ viên USCIRS 
TS Robert George, Uỷ viên USCIRS

Tiến sĩ Robert George, Uỷ viên của Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo toàn thế giới, điều trần sau cùng. Ông mạnh mẽ lên án tình trạng xâm phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, mạnh mẽ đề nghị Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, là điều có lợi cho cả chính quyền lẫn người dân Việt Nam.

Ông nói khi Việt Nam ở danh sách này từ năm 2004 đến 2006, Việt Nam đã tỏ ra tiến bộ nhiều về tự do tôn giáo, nhưng vừa ra khỏi danh sách là lại vi phạm tiếp tục. 
Dân biểu Frank Wolf hỏi LS Đỗ Phủ hiện có bao nhiêu người Việt ở Hoa Kỳ. Được trả lời là 2 triệu người, dân biểu Wolf hỏi liệu có quy tụ đủ 2 triệu chữ ký, 2 triệu cú điện thoại cho nghị sĩ, dân biểu Quốc hội để yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC hay không,  LS Đỗ Phủ nói có thể được, và sẽ cố gắng thực hiện. 

Quan điểm của USCIRF

Sau buổi điều trần, chúng tôi phỏng vấn tiến sĩ Scott Flipse,Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới.
Mời quý vị nghe trong phần âm thanh, và đón xem toàn bộ phóng sự truyền hình rút gọn buổi điều trần về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Uỷ ban nhân quyền hạ viện Hoa Kỳ.

TS Scott Flipse, Uỷ viên USCIRS- Ảnh RFA 
TS Scott Flipse, Uỷ viên USCIRS- Ảnh RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/house-hearing-05152012182255.html 


Báo cáo viên LHQ: Cấp đất, nhượng tô xâm phạm nhân quyền

Báo cáo viên đặc biệt về nhần quyền của LHQ bày tỏ sự lo ngại về tình trạng thiếu tiến bộ trong quyền sở hữu đất đai và tự do phát biểu ý kiến.

Ảnh RFA
Báo cáo viên LHQ Surya Subedi
Ông Surya Subedi phát biểu điều này trong buổi họp báo ở Phnom Penh, sau một tuần làm việc với người dân ở một số tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa và cộng đồng người dân sống ở thủ đô Phnom Penh đang chịu ảnh hưởng bởi việc cấp đất tô

 Biểu tình chống phá rừng- Ảnh RFA  

Biểu tình chống phá rừng- Ảnh RFA 
Việc cấp đất tô nhượng của chính phủ, bị chính quyền dùng bạo lực cưỡng chế,
Ông nói rằng mục đích chính của chuyến thăm này là để giám sát và giải quyết các vấn đề vi phạm nhân quyền tại xứ chùa Tháp, như quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, các hoạt động bảo vệ nhân quyền, đồng thời đánh giá việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử phường– xã sắp tới. Báo cáo này sẽ được ông gửi lên Hội đồng Nhân quyền của LHQ để xem xét, tại cuộc họp diễn ra trong tháng 9 năm 2012.
Ông nhấn mạnh trong buổi họp báo việc cấp đất và quản lý đất vẫn là vấn đề phức tạp khiến người dân phẫn nộ. Chính phủ và công ty tư nhân phải tôn trọng nhân quyền và chịu trách nhiệm về sự thiệt thòi do kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chính quyền đã khắt khe, đe dọa, thậm chí còn dùng bạo lực cưỡng chế đất dân.
Ông Surya Subedi phát biểu:
“Về nguyên tắc, sang nhượng đất đai không nên ảnh hưởng tới đất cá nhân, đất cộng đồng hoặc tài sản của cộng đồng. Chính phủ cho biết chính phủ được áp dụng một chính sách da beo (leopard skin) nhằm mục đích để cho phép các cộng đồng sống phụ bên cạnh các ưu đãi, nhưng cộng đồng thông báo cho tôi rằng chính sách này không hiệu quả, hoặc không áp dụng trong một số trường hợp. Tôi kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo một giải pháp khả thi, minh bạch và cùng tồn tại. Nếu người hưởng được đất tìm kiếm để có đất và tài sản cá nhân, chính phủ phải khắc phục và bồi thường thích hợp cho cộng đồng.”

Ông Subedi còn cho biết ông đã gặp các nhà hoạt động nhân quyền làm việc liên quan vấn đề cấp đất cho tư nhân. Phần lớn họ cho biết gặp nhiều rắc rối trong quá trình làm việc của mình. Cái chết của nhà hoạt động bảo vệ môi trường Chut Wuthy và người lính In Ratana là một điển hình.
Ông kêu gọi chính phủ cùng Ủy ban chuẩn bị bầu cử và các bên liên quan tôn trọng nhân quyền, cam kết tổ chức bầu cử dân chủ và tự do vào ngày 3/6 tới.

Báo cáo viên LHQ họp báo -Ảnh RFA  
 Báo cáo viên LHQ họp báo -Ảnh RFA
Trong thời gian ở Campuchia, ông Surya Subedi đã gặp các giới chức cấp cao trong chính phủ, gồm chính quyền tỉnh đang có vấn đề đất đai, tổ chức ngoài chính phủ, bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều đại sứ và các nhà tài trợ…v.v. nhưng ông ngỏ ý tiếc không được gặp Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản vì đây là cơ quan chính phủ có trách nhiệm cao nhất liên quan vấn đề cấp đất tô nhượng.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/impact-of-cambodian-land-policy-on-human-rights%20-05112012163326.html

Dân biểu Mỹ chất vấn ngành ngoại giao

Cập nhật: 21:37 GMT - thứ ba, 15 tháng 5, 2012
Nguyễn Quốc Quân

Vụ tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân được các dân biểu Mỹ quan tâm
Cuộc điều trần về nhân quyền vào hôm 15 tháng 5 tại Quốc hội Hoa Kỳ đã đòi Bộ Ngoại giao tăng sức ép với trường hợp tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân bị bắt ở Việt Nam gần đây.
Dân biểu Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, đã khiến ông Michael Posner, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, trải qua những giây phút căng thẳng.
Nhân cuộc điều trần chất vấn, dân biểu Frank Wolf đã trực tiếp yêu cầu đại sứ Mỹ tại Việt Nam phải đích thân hành động - ít nhất bằng một cử chỉ thăm viếng nhà tù, nơi tiến si Nguyễn Quốc Quân bị giam giữ.
Ông Posner trả lời chất vấn trong tinh thần hợp tác và đầy đủ nhưng cũng tìm cách bảo vệ quan điểm của Bộ Ngoại giao về những thương lượng đang còn diễn ra trong bí mật.
Cuộc điều trần diễn ra trong vòng hai tiếng với đại diện của nhiều tổ chức nhân quyền. Nhưng nó tựu chung vẫn chú trọng mạnh mẽ vào truờng hợp của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam điều tra về tội danh khủng bố.

Sự hiện diện của bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, làm nhân chứng dường như để lại một cảm thông khiến ông phụ tá bộ truởng Posner hứa sẽ có sự quan tâm sâu sắc về chuyện này.
Cuộc điều trần cũng đề cập chủ đề rộng hơn là việc nhà cầm quyền Việt Nam gần đây thẳng tay trấn áp những tiếng nói đối lập bằng những biện pháp tinh vi.

Các nhân viên Bộ Ngoại giao phải đứng lên thừa nhận là họ bị sốc.
Ông Posner khẳng định với thuật ngữ ngoại giao rằng những việc mà Việt Nam đang làm là “không thể chấp nhận”.
Các truờng hợp nổi bật như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần đều đuợc Bộ Ngoại giao cho hay họ lưu tâm đặc biệt và đã gửi thông điệp nghiêm khắc tới nhà cầm quyền Việt Nam.

Michael Posner  
Ông Michael Posner nói Hoa Kỳ chưa có quan hệ 'đối tác chiến lược' với Việt Nam
Không làm 'đối tác chiến luợc'
Tôi đã hỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có biện pháp nào để hạn chế những vi phạm nhân quyền.
Ông Posner cho biết phía Việt Nam lâu nay tỏ ý muốn trở thành “đối tác chiến luợc” (Strategic Partnership – nguyên văn từ ông Posner) với Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ nói Không vì tình trạng nhân quyền hiện nay.
Tiến sĩ Robert George, một điều trần viên của Ủy ban tự do tôn giáo khẳng định: “Việt Nam càng lúc càng đi trên con đuờng của một chế độc độc tài thô bạo.”
Trong một giải pháp đối đầu khác, dân biểu Frank Wolf còn kiến nghị với tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam hãy tổ chức kỳ lễ Độc Lập (vào ngày mồng 4 tháng 7, 2012) ở Hà Nội và mời tất cả những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tham dự.
Buổi điều trần với chủ đề Việt Nam: Sách nhiễu nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp diễn, do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức.
Đây là ủy ban lưỡng đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ thành lập từ năm 1983.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120515_us_lawmakers_hearing.shtml

Cựu TT Bush: Hoa Kỳ phải ủng hộ các cuộc cách mạng dân chủ

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush
Hình: AP
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói chuyện tại Washington hôm 15/5/12 
Cụu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã ca ngợi những người thách thức sự cai trị độc tài tại Trung Đông và các nơi khác và ông thận trọng lưu ý là Hoa Kỳ không thể e ngại những sự bất trắc tiếp theo sự sụp đổ của một chế độ độc tài như vậy.

Tổng thống Bush phát biểu hôm thứ Ba tại Washington, nơi ông phát động một dự án thu thập những video các cuộc phỏng vấn với các nhà bất đồng chính kiến trên toàn thế giới.

Cựu Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa nói cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập mới đây tại Trung Đông là “thách thức lớn nhất cho việc cai trị độc tài kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ” vào những năm 1990.

Và ông nói tiếp Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ những cải cách dân chủ xảy ra bất cứ ở đâu.

Nêu lên lý do mở cuộc thu thập này, cựu Tổng thống Bush nói một phương cách để khuyến khích tự do là nhấn mạnh và vinh danh những người xem tự do là lý tưởng của cuộc đời.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/bush-dissident-5-15-12-151609015.html


NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRÊN GỖ II

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRÊN GỖ II 











 


NGHỆ THUẬT KHẮC TRÊN GỖ I


Tên:  48/12609350302.jpg Xem: 0 KT:  94,7 KBTên:  48/12609350303.jpg Xem: 0 KT:  81,1 KB

Tên:  48/12609350315.jpg Xem: 0 KT:  84,5 KB

Tên:  48/12609350517.jpg Xem: 0 KT:  78,9 KB

Tên:  48/12609350518.jpg Xem: 0 KT:  97,4 KBTên:  48/12609350519.JPG Xem: 0 KT:  92,6 KB

Tên:  48/126093507410.jpg Xem: 0 KT:  87,0 KB
Tên:  48/126093507414.jpg Xem: 0 KT:  85,6 KBTên:  48/126093507516.jpg Xem: 0 KT:  75,8 KB

Tên:  48/126093510018.JPG Xem: 0 KT:  81,3 KB

Tên:  48/126093510119.jpg Xem: 0 KT:  90,4 KB

Tên:  48/126093510220.jpg Xem: 0 KT:  69,1 KB

Tên:  48/126093512521.JPG Xem: 0 KT:  77,2 KBTên:  48/126093512622.jpg Xem: 0 KT:  70,5 KB

Tên:  48/126093512623.jpg Xem: 0 KT:  71,3 KB

Tên:  48/126093514524.JPG Xem: 0 KT:  93,2 KB

Tên:  48/126093514525.jpg Xem: 0 KT:  71,1 KB

Tên:  48/126093514626.jpg Xem: 0 KT:  79,5 KB

Tên:  48/126093516727.jpg Xem: 0 KT:  77,0 KB

Tên:  48/126093516728.jpg Xem: 0 KT:  86,1 KB
Tên:  48/126093516829.jpg Xem: 0 KT:  68,0 KB

Tên:  48/126093519130.jpg Xem: 0 KT:  73,3 KB

Tên:  48/126093519231.jpg Xem: 0 KT:  82,7 KB

Tên:  48/126093519232.jpg Xem: 0 KT:  96,9 KB

Tên:  48/126093521533.jpg Xem: 0 KT:  84,9 KB

Tên:  48/126093521534.JPG Xem: 0 KT:  87,9 KB

Tên:  48/126093521635.jpg Xem: 0 KT:  89,8 KB

Tên:  48/126093523036.JPG Xem: 0 KT:  92,8 KB

Tên:  48/126093523137.JPG Xem: 0 KT:  84,2 KB

Tên:  48/126093523138.jpg Xem: 0 KT:  71,4 KB
Tên:  48/126093525239.JPG Xem: 0 KT:  94,1 KB

Tên:  48/126093525240.JPG Xem: 0 KT:  95,3 KB

Tên:  48/126093525341.jpg Xem: 0 KT:  71,3 KB

Tên:  48/126093527242.JPG Xem: 0 KT:  96,7 KB

Tên:  48/126093527343.jpg Xem: 0 KT:  80,9 KB

Tên:  48/126093527344.JPG Xem: 0 KT:  88,1 KB

Tên:  48/126093528045.jpg Xem: 0 KT:  91,8 KB


HOA KỲ NHỮNG SỰ KIỆN KỲ BÍ


Hoa Kỳ Cập nhật Thứ Hai, 14 tháng 5 2012 RSS Feeds RSS

 Thứ Hai, 14 tháng 5 2012

Những sự kiện kỳ bí trong lịch sử Hoa Kỳ

Có những sự kiện kỳ bí trong lịch sử Hoa Kỳ chưa được lý giải. Các chuyên gia vẫn tiếp tục tìm hiểu về hai nhóm người bị mất tích toàn bộ không để lại dấu vết. Tiết mục Only in America kỳ này đề cập tới những sự kiện vừa kể trong lịch sử Hoa Kỳ.
Làm thế nào mà người Anasazi leo xuống vách toàn bằng đá như thế này. Thật không dễ chút nào
Hình: Carol M. Highsmith
Làm thế nào mà người Anasazi leo xuống vách toàn bằng đá như thế này. Thật không dễ chút nào
Hai lần trong lịch sử Hoa Kỳ, đã xảy ra trường hợp toàn bộ các nhóm người đột nhiên biến mất - tới mức độ mà các nhà khảo cổ học và nhân chủng học ngày nay không thể kết luận họ đã đi đâu hoặc chuyện gì đã xảy ra cho họ.

Một trường hợp là toàn bộ nhóm người đầu tiên trên một con tàu tới định cư ở Tân Thế Giới.

Năm 1587, nhóm dân định cư này thành lập một thuộc địa tại đảo Roanoke, ở ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương tại nơi mà bây giờ thuộc địa phận tiểu bang North Carolina. Nhóm dân định cư này đã gặp khó khăn lớn trong việc kiếm đủ thực phẩm và thái độ thù nghịch của những người dân da đỏ bản xứ, vì thế người đứng đầu cộng đồng của họ đã trở về Anh để mưu cầu thêm nguồn tiếp tế thực phẩm và võ khí.

Khi ông trở lại, toàn bộ nhóm dân thuộc địa khoảng 100 người đã biến mất không để lại dấu vết nào. Tất cả những người được để lại ở địa điểm được biết tới như là cộng đồng bị mất tích với từ “ROATAN” được khắc vào một thân cây. Roatans là sắc dân da đỏ tại khu vực này.

Điều kỳ bí thứ nhì diễn ra nhiều thế kỷ trước đó và cách đó nhiều ngàn kilommet về hướng tây, ở nơi mà bây giờ là tiểu bang Colorado, phía bên kia rặng Rocky Mountains tại một địa điểm được gọi là “Mesa Verde”  có nghĩa là chiếc bàn xanh, hay mặt bàn theo tiếng Tây Ban Nha.

Một mesa là một hòn núi cao có đỉnh bằng phẳng nhô lên bên trên một thung lũng. Khoảng 1.900 năm trước đây, nơi này là địa bàn sinh sống của nhóm dân bản địa mà bây giờ sắc tộc người da đỏ Navajo gọi họ là Anasazi - người thời cổ đại.

Họ là các nông dân trồng đậu, săn bắn, và đan giỏ thuộc Thời kỳ Đồ Đá. Lúc đầu họ sống trong những hang, hốc đào sâu vào đỉnh núi. Rồi vào năm 1250, họ trèo xuống vách núi thẳng đứng rất nguy hiểm và sống giữa vùng núi đá. Để tránh sức nóng nung nấu của mặt trời và các cơn gió hú ở vùng núi Colorado, bộ tộc này đã đào các phòng trong hốc núi để làm nơi trú ngụ và sử dụng cho các lễ hội.

Người ta có thể thấy quần thể lớn nhất các phòng, giờ đây được gọi là “Dinh thự Vách núi,” có thể chứa khoảng 200 người. Có nước ở đó, thấm qua vách đá chảy vào các hồ trong các phòng.

Như bạn có thể mường tượng, tại đó kẻ thù khó có thể truy lùng họ, và như vậy người Anasazi dường như được an toàn trước các cuộc tấn công.

Nhưng chỉ khoảng chừng 50 năm sau khi di chuyển tới đó, cộng đồng dân tộc này đã biến mất khỏi Mesa Verde, giờ đây là một lâm viên quốc gia Mỹ.

Tại sao họ dời đi và họ đã đi đâu?

Không ai biết rõ, nhưng không giống như trường hợp tại Đảo Roanoke, trường hợp này có một manh mối. Có bằng chứng là một vụ hạn hán dữ dội đã xảy ra. Các nhà khảo cổ tin lý do đơn giản chỉ là bộ tộc này đã dời đi nơi khác và đã sống trà trộn vào với những bộ tộc khác trong vùng kế cận.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/only-in-america-mesa-verde-5-14-12-151442965.html

LÃO PHU TỬ * CON CÁ MẮC CẠN & TÌNH YÊU



 

  CON CÁ MẮC CẠN & TÌNH YÊU
 LÃO PHU TỬ

Chỉ bao giờ mình mất một cái gì thì mới cảm nhận được sự mất mát đó.
 Tụy Tâm Ngư. 


Chưa khi nào anh yêu chị, nhưng vẫn sống cùng chị đến cuối đời. Từ lúc còn trẻ, anh đã sớm thành danh trong giới văn nghệ sĩ. Cha mẹ anh dường như biết được rằng người nghệ sĩ tâm hồn phóng khoáng nên họ đã cưới chị cho anh rất sớm. Chị không đẹp, chữ nghĩa cũng không nhiều, tính tình lặng lẽ, cam chịu. Sống với chị, nhiều lúc anh chán nản, nhưng ngại vì dư luận chê cười, anh không nỡ hắt hủi chị mà lén lút ngoại tình. Những nụ hồng hàm tiếu, lời nói dịu dàng, vòng tay ấm áp anh không dành cho chị mà nó trôi theo năm tháng lơi lỏng của anh.


người đàn bà đau khổ

Anh làm gì bên ngoài chị biết rõ cả, biết rồi để đấy, chỉ mỗi ngày qua chị thầm lặng, ít lời hơn, nhẫn nại thu vén việc nhà, chăm lo bố mẹ thay anh. Cuộc sống cứ trôi, chị vẫn lặng lẽ, người ngoài trông vào ai cũng khen vợ chồng chị hạnh phúc.

Thế rồi, không biết vì lý do gì mà anh không thể sáng tác được nữa. Những buổi nhậu nhẹt thưa dần. Anh thấy mình vô dụng giữa đất này. Thế là anh quyết định đưa cả nhà đến một nông trường xa xôi. Rồi anh đổ bệnh, những cơn đau lưng vật vã vắt kiệt của anh từng giọt mồ hôi và sức lực. Chị vẫn bên anh sớm tối chịu đựng để kéo dài sự sống cho anh. Mỗi bận trở về nhà, anh nằm vật ra giường tưởng như không thể nhấc nổi mình dậy nữa, chị còn ở trong bếp đang đỏ lửa bận rộn.

Chưa bao giờ chị hưởng trọn vẹn tình yêu chồng vợ với anh, nhưng anh lại mang đến cho chị bao lo buồn. Anh vẫn không hề yêu chị, đôi khi ít nhiều vẫn cố tình gây sự làm chị đau lòng thêm. Nông trường ở gần hồ, thỉnh thoảng các gia đình được phần cá tươi để cải thiện, hoạ hoằn lắm anh mới gắp vào bát của chị một đũa.

Chị gắp trở lại nói : " Em không ăn cá ". Lúc đầu anh ngỡ chị nhường chồng con nhưng sau này mới biết chị không hề biết ăn cá.



Thời gian trôi nhanh như người ta lật từng trang tiểu thuyết. Cuộc sống dễ chịu thêm một chút, anh dần bình phục và trở về trên chiếc bàn viết nhưng vẫn không thể như thời hoàng kim đã qua. Có điều kiện chăm lo bồi dưỡng, mỗi bữa cơm hôm nào cũng có một món cá, chị chỉ gắp vài cọng rau, tuyệt nhiên không bao giờ đụng đũa.
Chị vẫn không đẹp nhưng già một chút, trông có vẻ đằm thắm hơn. Anh thói nào vẫn tật ấy, trong giấc mơ lại có những bóng hồng.
Cha mẹ anh bảo, tính nó vậy con đừng có chấp, chị cũng giả mù, giả câm. Cuộc sống lặp lại như xưa - buồn tẻ, cam chịu. Con gái họ đã thành một thiếu nữ, bữa nó đi lấy chồng, họ hàng chúc mừng anh chị :" Từ nay đến già, cô chú yên tâm mà hưởng hạnh phúc nhàn hạ ". Nửa tháng sau ngày cưới con, chị đổ bệnh, bị ung thư gan. . .

Mười mấy năm có gia đình nhưng anh xa lạ với tất cả. Anh không biết chỗ nào là công tắc bóng đèn. Đồ dùng nhà bếp đấy, anh không dùng nổi thứ gì. Mất chị, anh ngơ ngác như trẻ lên ba. Từ trước đến nay, anh vẫn cho rằng mình là bầu trời của vợ. Bây giờ hoá ra lại chính là cô ấy. Đôi vai gầy mảnh mai cam chịu, khoan dung tất cả những trò hư đốn của một con ngựa bất kham. Chị cần được tẩm bổ, không ăn đồ béo, bác sĩ dặn chị ăn nhiều cá. Anh xuống bếp, vất vả lắm mới làm chín con cá, bưng lên, chị nhất định lắc đầu : " Em không ăn ".

Mọi người khuyên giải đến lúc anh phát cáu, chị mới miễn cưỡng nhắm mắt nhắm mũi uống một bát canh. Vừa nuốt khỏi cổ thì lên cơn đau bụng quằn quại, bò lê bò càng vật vã nôn thốc nôn tháo rồi lại lắc đầu liên tục kêu : " Đắng quá. . . đắng quá. . . "

Từ sau hôm ấy, chị như người mất trí, suốt ngày lảm nhảm hai từ : " Đắng quá... đắng quá... "

Một tháng sau, chị qua đời. Trong khi lượm lại di vật của chị, anh bất ngờ phát hiện ra rằng chị có thói quen ghi nhật ký, trong đó ghi rõ những lần anh lén lút trốn chị đi gặp tình nhân.
Chị đã từng theo anh đến tận chân nhà tình nhân nhưng chị lại không đủ dũng khí xô cửa xông vào như bao người vợ vẫn làm, chị chỉ đứng chôn chân dưới lầu
. Nép vào căn bếp công cộng tối om, ở đó chị nhìn rõ một con cá ai nuôi trong bình, đã bị cạn nước mà chết, miệng cá há ra tội nghiệp như đang cầu khẩn : " Cho tôi thở đi ! Cho tôi thở đi ! "
Chị viết : " Anh chính là không khí của em, nhưng anh đã không cho em được thở, em nghĩ, mình cũng sẽ có số phận như con cá kia ".


Anh đốt hết mọi thứ của chị, cả cuốn nhật ký, hình như anh mong manh nghĩ rằng ở nơi xa ấy chị sẽ nhận lại nỗi bi thương, đau khổ, oán giận chất chồng. Anh nhìn như chết vào làn khói bốc lên, rồi bất giác đưa hai tay bịt chặt lấy mặt, anh khóc không thành tiếng, lần đầu tiên anh khóc vì chị.

40 năm nay, anh là sinh mệnh tồn tại lúc mờ lúc tỏ bên chị. Trước mắt anh hiện lên hình ảnh cái bàn viết, chiếc mâm. . . Nhưng anh đã quên rằng, người đàn bà dù có xấu xí thế nào chăng nữa cũng lấp lánh một tâm hồn nhân hậu đáng quý, một linh hồn không dễ chịu tổn thương.
Chị sống trong sự thờ ơ lãnh đạm của anh, sống như con cá sống trên cạn, chết dần chết mòn. Anh là hơi thở của chị ư ? Tại sao anh không truyền cho chị để chị mãi mãi phải xa anh. Khi chỉ còn lại một mình, anh mới nhận rõ một điều, thì ra, chị mới là hơi thở cho anh, của anh.

Chỉ có điều, tình yêu của anh đã đến muộn, cuộc sống từ nay về sau của anh, liệu có như con cá trong bình ?
Lão Phu Tử


THƠ VỀ HUẾ


Mời nghe bài thơ Huế ơi http://tv.qhvn.org/hueoi.html

 
LTS
Bài này tớ nhớ đăng năm ngoái,
Bây giờ đăng lại cũng chẳng sao.
Ngày qua, tháng lại, cùng xem lại,
Vẫn thấy hương xưa vị ngọt ngào! 
Sơn Trung
THƠ GỬI VỀ HUẾ




Ngày Về Thăm Huế

Mai mốt mi về thăm lại Huế,

Tau gởi quà cho lũ bạn bè.

Có ghé vô trường Đồng Khánh cũ,

Nhớ lượm giùm tau cánh phượng nghe! 



Khi mô đi qua cầu Trường Tiền,
Dò coi mấy nhịp có còn nguyên,
Bên ni còn nối liền bên nớ,




Chi rứa! Mần răng vẹn ước nguyền?
Nếu ngược đường Bến Ngự , Nam Giao
Thăm chừng con dốc có còn cao,
Nghe hồi chuông tối còn vang vọng,
Ru điệu nam mô tự thuở nào.

Bến Ngự

Lúc xuôi thuyền qua thôn Vỹ Dạ ,
Hỏi mấy hàng cau còn đợi chờ!
Dâu biển thăng trầm đời nghiệt ngã,
E chừng chúng mãi đứng bơ vơ!


Thuận nẻo đường tới miền Nam Phổ ,
Ngang bến đò Chợ Cạn, Chợ Dinh
Coi cụ Ước (1) còn ngồi đúc bánh,
Thứ bánh bèo mê chết tụi mình.

Nam sinh Quốc Học 1953-63

Tìm Mụ Rớt (2) hỏi thăm gánh bún,
Cay ghê cơm hến thứ bên Cồn,
Cháo lòng Đồng Ý, cơm Âm Phủ
Ăn cả phần tau, nếu thấy ngon.
Khi dạo gót tới vùng An Cựu,
Nhìn dòng sông "nắng đục mưa trong ",
Ngoẹo-Giàn-Xay còn làm lối rẽ,
Lên Ngự Bình "sau méo trước tròn".

Tiện vui bước tuông vô Thành Nội,
Ngó thử còn mấy đấng Công Nương?
Hay vì chuyện sao dời vật đổi,
Cũng đổi dời luôn cảnh miếu đường.


Nhớ biển, dông về Cửa Thuận An,
 Bến phà còn đón khách sang ngang?
 Hàng cây dương liễu còn tha thướt,
 Buông suối tóc mây giỡn mấy nàng?




Mà cũng đừng quên vùng Kim Long,
 Hồi chuông Thiên Mụ có còn ngân?
Phú Cam, An Định... đi qua đó,
Đừng tiếc thương vay những bóng hồng.

Chùa Thiên Mụ - Huế

Long Thọ, Nguyệt Biều tuy hơi xa
Nhưng tươi thơm mít, ngọt thanh trà
Chừng khi lên đó thì luôn thể,
Coi thử Lò Vôi còn mặn mà.
Nói rứa mà chơi cho khuây nguôi,
Bọn mình chừ sống rất xa xôi,
Ngày về thăm Huế còn xa lắc,
Mơ sớm làm chi, chỉ ngậm ngùi!

Trần thị Lý
(1) Ông cụ chủ quán bánh bèo Chợ Cạn trước 1975 .
(2) Bà chủ gánh Bún bò một thời nổi tiếng nhất Huế. 



Đồng Khánh ngày xưa
Lưu Trần Nguyễn


Răng mờ cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni có dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm răng không biết

Hãy giữ gìn nét đẹp của nữ sinh - nữ sinh Đồng Khánh, Huế - Ảnh: T.T.D


Ôi đôi mắt sao mà tha thiết
Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui
Lá thơ tình ông gởi làm chi
Thầy mạ biết rầy la tui chết


Ông tán tỉnh làm chi không biết
Tui như ma qủy dưới âm ty
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được



Tội tui lắm cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bóng chung đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị 


Theo chi rứa răng mà không biết dị
Thôi được rồi đưa lá thơ đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết
Lưu Trần Nguyễn


Không Biết Tên

Mường Mán
Nì O tê răng mờ đứng đó
Lớp anh tan buổi học chưa về
Sáng vàng Thu trời mưa nho nhỏ
Chờ ai răng O nơ ù! mưa tề 
Hãy giữ gìn nét đẹp của nữ sinh - nữ sinh Đồng Khánh, Huế - Ảnh: T.T.D

Đôi mắt nhỏ ngác ngơ đến tội
Sợ chi mô lũ bạn anh hiền
Sao O để gió bay tóc rối
Bạn bè mô mà đứng một mình riêng 



Cặp của O màu xanh lá mạ
Vở của anh bọc giấy hồng điều
Răng nhìn anh đỏ hồng đôi má
Tên chi nì nói để anh kêu 

Trường Hai Bà Trưng


Tường trường anh có hàng rêu tím
Đẹp chi mô mờ cứ nhìn hoài
Tà áo O làm chi nên tội
Sao cứ vò nhăn giữa bàn tay



Bạn bè anh về rồi O nớ
Còn ai mô mà phải ngại ngùng
Trời mưa lớn ôm giùm sách vở
Anh giăng dù hai đứa che chung


O cảm ơn anh làm chi rứa 
Răng không về hai đứa có đôi
Mà đi giữa mùa thu tức tưởi
Trời làm mưa ướt aó O rồi.



Qua Mấy Ngõ Hoa
Mường Mán

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ ... chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội !

 
Nguyễn Văn Chung lãng mạn với mối tình học trò


Tay nhớ ai mà tay bối rối
Áo thương ai lồng lộng đôi tà
Đường về nhà qua mấy ngõ hoa
Chớ có liếc mắt nhìn ong bướm


Có chi mô mà chân luống cuống
Cứ tà tà ta bước song đôi
Đi một mình tim sẽ mồ côi
Tóc sẽ lệch đường ngôi không đẹp 



Để tóc rối cần chi phải kẹp
Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền
Buộc hồn O vào những cánh chim
Bay lên đỉnh hồn anh ngủ đậu
                                                               


Cứ mím môi rứa là rất xấu
O cười tươi duyên dáng vô cùng
Cho anh nhìn những hạt răng xinh
Anh sẽ đổi ngàn ngày thơ dại 



Mi khẽ chớp nghĩa là sắp háy
Háy nguýt đi giận dỗi càng vui
Gót chân đưa bước mộng bồi hồi
Anh chợt thấy trần gian quá chật
                                                     


Không ngó anh răng nhìn xuống đất
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê
Anh hỏi mãi răng O không nói ? 



Tình im lặng tình cao vời vợi
Hay nói ra sợ dế giun cười
Sợ phố ghen đổ lá me rơi
Sợ chân bước sai hồi tim nhịp



Cứ khoan thai rồi ra cũng kịp
Vạn mùa Xuân chờ đón chung quanh
Vạn buổi chiều anh vẫn lang thang
Vẫn theo O giờ về tan học 

Tóc thề xứ Huế

Từ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc
Đến bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Theo nhau về như sáo sang sông
Như chuồn chuồn có đôi có cặp 


Chim chìa vôi chuyền cành múa hát
Trên hư không ve cưới mùa Hè
O có nghe suốt dọc đường về
Sỏi đá gọi tên người yêu dấu 


Hoa tầm xuân tím hoang bờ dậu
Lòng anh buồn chi lạ rứa thê
Nón nghiêng vành nắng chết đê mê
Anh mê sảng theo chiều tắt chậm 


Chiều đang say vì tình vừa ngấm
Hai hàng cây thương nhớ mặt trời
Chiều ni về O nhớ thương ai ?
Chiều ni về chắc anh nhuốm bệnh 


Thuyền xuôi giòng, ngẩn ngơ những bến
Anh như là phố đứng trông mưa
Anh như là quế nhớ trầm xưa
Sợ một mai O qua mất bóng.


Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
O nguôi quên những sáng trời hồng
O sẽ quên có một người mong
Một kẻ đứng dọc đường trông đợi.


Còn nhớ chi ngôi trường con gái
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi
Vì O bận tay bồng, tay bế
Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể
Những lúc chiều đem nắng sang sông
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ !

 

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội!
Mường Mán





HOA KỲ NHỮNG SỰ KIỆN KỲ BÍ


Hoa Kỳ Cập nhật Thứ Hai, 14 tháng 5 2012 RSS Feeds RSS

 Thứ Hai, 14 tháng 5 2012

Những sự kiện kỳ bí trong lịch sử Hoa Kỳ

Có những sự kiện kỳ bí trong lịch sử Hoa Kỳ chưa được lý giải. Các chuyên gia vẫn tiếp tục tìm hiểu về hai nhóm người bị mất tích toàn bộ không để lại dấu vết. Tiết mục Only in America kỳ này đề cập tới những sự kiện vừa kể trong lịch sử Hoa Kỳ.
Làm thế nào mà người Anasazi leo xuống vách toàn bằng đá như thế này. Thật không dễ chút nào
Hình: Carol M. Highsmith
Làm thế nào mà người Anasazi leo xuống vách toàn bằng đá như thế này. Thật không dễ chút nào
Hai lần trong lịch sử Hoa Kỳ, đã xảy ra trường hợp toàn bộ các nhóm người đột nhiên biến mất - tới mức độ mà các nhà khảo cổ học và nhân chủng học ngày nay không thể kết luận họ đã đi đâu hoặc chuyện gì đã xảy ra cho họ.

Một trường hợp là toàn bộ nhóm người đầu tiên trên một con tàu tới định cư ở Tân Thế Giới.

Năm 1587, nhóm dân định cư này thành lập một thuộc địa tại đảo Roanoke, ở ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương tại nơi mà bây giờ thuộc địa phận tiểu bang North Carolina. Nhóm dân định cư này đã gặp khó khăn lớn trong việc kiếm đủ thực phẩm và thái độ thù nghịch của những người dân da đỏ bản xứ, vì thế người đứng đầu cộng đồng của họ đã trở về Anh để mưu cầu thêm nguồn tiếp tế thực phẩm và võ khí.

Khi ông trở lại, toàn bộ nhóm dân thuộc địa khoảng 100 người đã biến mất không để lại dấu vết nào. Tất cả những người được để lại ở địa điểm được biết tới như là cộng đồng bị mất tích với từ “ROATAN” được khắc vào một thân cây. Roatans là sắc dân da đỏ tại khu vực này.

Điều kỳ bí thứ nhì diễn ra nhiều thế kỷ trước đó và cách đó nhiều ngàn kilommet về hướng tây, ở nơi mà bây giờ là tiểu bang Colorado, phía bên kia rặng Rocky Mountains tại một địa điểm được gọi là “Mesa Verde”  có nghĩa là chiếc bàn xanh, hay mặt bàn theo tiếng Tây Ban Nha.

Một mesa là một hòn núi cao có đỉnh bằng phẳng nhô lên bên trên một thung lũng. Khoảng 1.900 năm trước đây, nơi này là địa bàn sinh sống của nhóm dân bản địa mà bây giờ sắc tộc người da đỏ Navajo gọi họ là Anasazi - người thời cổ đại.

Họ là các nông dân trồng đậu, săn bắn, và đan giỏ thuộc Thời kỳ Đồ Đá. Lúc đầu họ sống trong những hang, hốc đào sâu vào đỉnh núi. Rồi vào năm 1250, họ trèo xuống vách núi thẳng đứng rất nguy hiểm và sống giữa vùng núi đá. Để tránh sức nóng nung nấu của mặt trời và các cơn gió hú ở vùng núi Colorado, bộ tộc này đã đào các phòng trong hốc núi để làm nơi trú ngụ và sử dụng cho các lễ hội.

Người ta có thể thấy quần thể lớn nhất các phòng, giờ đây được gọi là “Dinh thự Vách núi,” có thể chứa khoảng 200 người. Có nước ở đó, thấm qua vách đá chảy vào các hồ trong các phòng.

Như bạn có thể mường tượng, tại đó kẻ thù khó có thể truy lùng họ, và như vậy người Anasazi dường như được an toàn trước các cuộc tấn công.

Nhưng chỉ khoảng chừng 50 năm sau khi di chuyển tới đó, cộng đồng dân tộc này đã biến mất khỏi Mesa Verde, giờ đây là một lâm viên quốc gia Mỹ.

Tại sao họ dời đi và họ đã đi đâu?

Không ai biết rõ, nhưng không giống như trường hợp tại Đảo Roanoke, trường hợp này có một manh mối. Có bằng chứng là một vụ hạn hán dữ dội đã xảy ra. Các nhà khảo cổ tin lý do đơn giản chỉ là bộ tộc này đã dời đi nơi khác và đã sống trà trộn vào với những bộ tộc khác trong vùng kế cận.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/only-in-america-mesa-verde-5-14-12-151442965.html

LÃO PHU TỬ * CON CÁ MẮC CẠN & TÌNH YÊU



 

  CON CÁ MẮC CẠN & TÌNH YÊU
 LÃO PHU TỬ

Chỉ bao giờ mình mất một cái gì thì mới cảm nhận được sự mất mát đó.
 Tụy Tâm Ngư. 


Chưa khi nào anh yêu chị, nhưng vẫn sống cùng chị đến cuối đời. Từ lúc còn trẻ, anh đã sớm thành danh trong giới văn nghệ sĩ. Cha mẹ anh dường như biết được rằng người nghệ sĩ tâm hồn phóng khoáng nên họ đã cưới chị cho anh rất sớm. Chị không đẹp, chữ nghĩa cũng không nhiều, tính tình lặng lẽ, cam chịu. Sống với chị, nhiều lúc anh chán nản, nhưng ngại vì dư luận chê cười, anh không nỡ hắt hủi chị mà lén lút ngoại tình. Những nụ hồng hàm tiếu, lời nói dịu dàng, vòng tay ấm áp anh không dành cho chị mà nó trôi theo năm tháng lơi lỏng của anh.


người đàn bà đau khổ

Anh làm gì bên ngoài chị biết rõ cả, biết rồi để đấy, chỉ mỗi ngày qua chị thầm lặng, ít lời hơn, nhẫn nại thu vén việc nhà, chăm lo bố mẹ thay anh. Cuộc sống cứ trôi, chị vẫn lặng lẽ, người ngoài trông vào ai cũng khen vợ chồng chị hạnh phúc.

Thế rồi, không biết vì lý do gì mà anh không thể sáng tác được nữa. Những buổi nhậu nhẹt thưa dần. Anh thấy mình vô dụng giữa đất này. Thế là anh quyết định đưa cả nhà đến một nông trường xa xôi. Rồi anh đổ bệnh, những cơn đau lưng vật vã vắt kiệt của anh từng giọt mồ hôi và sức lực. Chị vẫn bên anh sớm tối chịu đựng để kéo dài sự sống cho anh. Mỗi bận trở về nhà, anh nằm vật ra giường tưởng như không thể nhấc nổi mình dậy nữa, chị còn ở trong bếp đang đỏ lửa bận rộn.

Chưa bao giờ chị hưởng trọn vẹn tình yêu chồng vợ với anh, nhưng anh lại mang đến cho chị bao lo buồn. Anh vẫn không hề yêu chị, đôi khi ít nhiều vẫn cố tình gây sự làm chị đau lòng thêm. Nông trường ở gần hồ, thỉnh thoảng các gia đình được phần cá tươi để cải thiện, hoạ hoằn lắm anh mới gắp vào bát của chị một đũa.

Chị gắp trở lại nói : " Em không ăn cá ". Lúc đầu anh ngỡ chị nhường chồng con nhưng sau này mới biết chị không hề biết ăn cá.



Thời gian trôi nhanh như người ta lật từng trang tiểu thuyết. Cuộc sống dễ chịu thêm một chút, anh dần bình phục và trở về trên chiếc bàn viết nhưng vẫn không thể như thời hoàng kim đã qua. Có điều kiện chăm lo bồi dưỡng, mỗi bữa cơm hôm nào cũng có một món cá, chị chỉ gắp vài cọng rau, tuyệt nhiên không bao giờ đụng đũa.
Chị vẫn không đẹp nhưng già một chút, trông có vẻ đằm thắm hơn. Anh thói nào vẫn tật ấy, trong giấc mơ lại có những bóng hồng.
Cha mẹ anh bảo, tính nó vậy con đừng có chấp, chị cũng giả mù, giả câm. Cuộc sống lặp lại như xưa - buồn tẻ, cam chịu. Con gái họ đã thành một thiếu nữ, bữa nó đi lấy chồng, họ hàng chúc mừng anh chị :" Từ nay đến già, cô chú yên tâm mà hưởng hạnh phúc nhàn hạ ". Nửa tháng sau ngày cưới con, chị đổ bệnh, bị ung thư gan. . .

Mười mấy năm có gia đình nhưng anh xa lạ với tất cả. Anh không biết chỗ nào là công tắc bóng đèn. Đồ dùng nhà bếp đấy, anh không dùng nổi thứ gì. Mất chị, anh ngơ ngác như trẻ lên ba. Từ trước đến nay, anh vẫn cho rằng mình là bầu trời của vợ. Bây giờ hoá ra lại chính là cô ấy. Đôi vai gầy mảnh mai cam chịu, khoan dung tất cả những trò hư đốn của một con ngựa bất kham. Chị cần được tẩm bổ, không ăn đồ béo, bác sĩ dặn chị ăn nhiều cá. Anh xuống bếp, vất vả lắm mới làm chín con cá, bưng lên, chị nhất định lắc đầu : " Em không ăn ".

Mọi người khuyên giải đến lúc anh phát cáu, chị mới miễn cưỡng nhắm mắt nhắm mũi uống một bát canh. Vừa nuốt khỏi cổ thì lên cơn đau bụng quằn quại, bò lê bò càng vật vã nôn thốc nôn tháo rồi lại lắc đầu liên tục kêu : " Đắng quá. . . đắng quá. . . "

Từ sau hôm ấy, chị như người mất trí, suốt ngày lảm nhảm hai từ : " Đắng quá... đắng quá... "

Một tháng sau, chị qua đời. Trong khi lượm lại di vật của chị, anh bất ngờ phát hiện ra rằng chị có thói quen ghi nhật ký, trong đó ghi rõ những lần anh lén lút trốn chị đi gặp tình nhân.
Chị đã từng theo anh đến tận chân nhà tình nhân nhưng chị lại không đủ dũng khí xô cửa xông vào như bao người vợ vẫn làm, chị chỉ đứng chôn chân dưới lầu
. Nép vào căn bếp công cộng tối om, ở đó chị nhìn rõ một con cá ai nuôi trong bình, đã bị cạn nước mà chết, miệng cá há ra tội nghiệp như đang cầu khẩn : " Cho tôi thở đi ! Cho tôi thở đi ! "
Chị viết : " Anh chính là không khí của em, nhưng anh đã không cho em được thở, em nghĩ, mình cũng sẽ có số phận như con cá kia ".


Anh đốt hết mọi thứ của chị, cả cuốn nhật ký, hình như anh mong manh nghĩ rằng ở nơi xa ấy chị sẽ nhận lại nỗi bi thương, đau khổ, oán giận chất chồng. Anh nhìn như chết vào làn khói bốc lên, rồi bất giác đưa hai tay bịt chặt lấy mặt, anh khóc không thành tiếng, lần đầu tiên anh khóc vì chị.

40 năm nay, anh là sinh mệnh tồn tại lúc mờ lúc tỏ bên chị. Trước mắt anh hiện lên hình ảnh cái bàn viết, chiếc mâm. . . Nhưng anh đã quên rằng, người đàn bà dù có xấu xí thế nào chăng nữa cũng lấp lánh một tâm hồn nhân hậu đáng quý, một linh hồn không dễ chịu tổn thương.
Chị sống trong sự thờ ơ lãnh đạm của anh, sống như con cá sống trên cạn, chết dần chết mòn. Anh là hơi thở của chị ư ? Tại sao anh không truyền cho chị để chị mãi mãi phải xa anh. Khi chỉ còn lại một mình, anh mới nhận rõ một điều, thì ra, chị mới là hơi thở cho anh, của anh.

Chỉ có điều, tình yêu của anh đã đến muộn, cuộc sống từ nay về sau của anh, liệu có như con cá trong bình ?
Lão Phu Tử


THƠ VỀ HUẾ


Mời nghe bài thơ Huế ơi http://tv.qhvn.org/hueoi.html

 
LTS
Bài này tớ nhớ đăng năm ngoái,
Bây giờ đăng lại cũng chẳng sao.
Ngày qua, tháng lại, cùng xem lại,
Vẫn thấy hương xưa vị ngọt ngào! 
Sơn Trung
THƠ GỬI VỀ HUẾ




Ngày Về Thăm Huế

Mai mốt mi về thăm lại Huế,

Tau gởi quà cho lũ bạn bè.

Có ghé vô trường Đồng Khánh cũ,

Nhớ lượm giùm tau cánh phượng nghe! 


Khi mô đi qua cầu Trường Tiền,
Dò coi mấy nhịp có còn nguyên,
Bên ni còn nối liền bên nớ,




Chi rứa! Mần răng vẹn ước nguyền?
Nếu ngược đường Bến Ngự , Nam Giao
Thăm chừng con dốc có còn cao,
Nghe hồi chuông tối còn vang vọng,
Ru điệu nam mô tự thuở nào.

Bến Ngự

Lúc xuôi thuyền qua thôn Vỹ Dạ ,
Hỏi mấy hàng cau còn đợi chờ!
Dâu biển thăng trầm đời nghiệt ngã,
E chừng chúng mãi đứng bơ vơ!


Thuận nẻo đường tới miền Nam Phổ ,
Ngang bến đò Chợ Cạn, Chợ Dinh
Coi cụ Ước (1) còn ngồi đúc bánh,
Thứ bánh bèo mê chết tụi mình.

Nam sinh Quốc Học 1953-63

Tìm Mụ Rớt (2) hỏi thăm gánh bún,
Cay ghê cơm hến thứ bên Cồn,
Cháo lòng Đồng Ý, cơm Âm Phủ
Ăn cả phần tau, nếu thấy ngon.
Khi dạo gót tới vùng An Cựu,
Nhìn dòng sông "nắng đục mưa trong ",
Ngoẹo-Giàn-Xay còn làm lối rẽ,
Lên Ngự Bình "sau méo trước tròn".

Tiện vui bước tuông vô Thành Nội,
Ngó thử còn mấy đấng Công Nương?
Hay vì chuyện sao dời vật đổi,
Cũng đổi dời luôn cảnh miếu đường.


Nhớ biển, dông về Cửa Thuận An,
 Bến phà còn đón khách sang ngang?
 Hàng cây dương liễu còn tha thướt,
 Buông suối tóc mây giỡn mấy nàng?




Mà cũng đừng quên vùng Kim Long,
 Hồi chuông Thiên Mụ có còn ngân?
Phú Cam, An Định... đi qua đó,
Đừng tiếc thương vay những bóng hồng.

Chùa Thiên Mụ - Huế

Long Thọ, Nguyệt Biều tuy hơi xa
Nhưng tươi thơm mít, ngọt thanh trà
Chừng khi lên đó thì luôn thể,
Coi thử Lò Vôi còn mặn mà.
Nói rứa mà chơi cho khuây nguôi,
Bọn mình chừ sống rất xa xôi,
Ngày về thăm Huế còn xa lắc,
Mơ sớm làm chi, chỉ ngậm ngùi!

Trần thị Lý
(1) Ông cụ chủ quán bánh bèo Chợ Cạn trước 1975 .
(2) Bà chủ gánh Bún bò một thời nổi tiếng nhất Huế. 



Đồng Khánh ngày xưa
Lưu Trần Nguyễn


Răng mờ cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni có dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm răng không biết

Hãy giữ gìn nét đẹp của nữ sinh - nữ sinh Đồng Khánh, Huế - Ảnh: T.T.D


Ôi đôi mắt sao mà tha thiết
Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui
Lá thơ tình ông gởi làm chi
Thầy mạ biết rầy la tui chết


Ông tán tỉnh làm chi không biết
Tui như ma qủy dưới âm ty
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được



Tội tui lắm cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bóng chung đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vào lớp cả trường dị nghị 


Theo chi rứa răng mà không biết dị
Thôi được rồi đưa lá thơ đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết
Lưu Trần Nguyễn


Không Biết Tên

Mường Mán
Nì O tê răng mờ đứng đó
Lớp anh tan buổi học chưa về
Sáng vàng Thu trời mưa nho nhỏ
Chờ ai răng O nơ ù! mưa tề 
Hãy giữ gìn nét đẹp của nữ sinh - nữ sinh Đồng Khánh, Huế - Ảnh: T.T.D

Đôi mắt nhỏ ngác ngơ đến tội
Sợ chi mô lũ bạn anh hiền
Sao O để gió bay tóc rối
Bạn bè mô mà đứng một mình riêng 



Cặp của O màu xanh lá mạ
Vở của anh bọc giấy hồng điều
Răng nhìn anh đỏ hồng đôi má
Tên chi nì nói để anh kêu 

Trường Hai Bà Trưng


Tường trường anh có hàng rêu tím
Đẹp chi mô mờ cứ nhìn hoài
Tà áo O làm chi nên tội
Sao cứ vò nhăn giữa bàn tay



Bạn bè anh về rồi O nớ
Còn ai mô mà phải ngại ngùng
Trời mưa lớn ôm giùm sách vở
Anh giăng dù hai đứa che chung


O cảm ơn anh làm chi rứa 
Răng không về hai đứa có đôi
Mà đi giữa mùa thu tức tưởi
Trời làm mưa ướt aó O rồi.



Qua Mấy Ngõ Hoa
Mường Mán

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ ... chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội !

 
Nguyễn Văn Chung lãng mạn với mối tình học trò


Tay nhớ ai mà tay bối rối
Áo thương ai lồng lộng đôi tà
Đường về nhà qua mấy ngõ hoa
Chớ có liếc mắt nhìn ong bướm


Có chi mô mà chân luống cuống
Cứ tà tà ta bước song đôi
Đi một mình tim sẽ mồ côi
Tóc sẽ lệch đường ngôi không đẹp 



Để tóc rối cần chi phải kẹp
Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền
Buộc hồn O vào những cánh chim
Bay lên đỉnh hồn anh ngủ đậu
                                                               


Cứ mím môi rứa là rất xấu
O cười tươi duyên dáng vô cùng
Cho anh nhìn những hạt răng xinh
Anh sẽ đổi ngàn ngày thơ dại 



Mi khẽ chớp nghĩa là sắp háy
Háy nguýt đi giận dỗi càng vui
Gót chân đưa bước mộng bồi hồi
Anh chợt thấy trần gian quá chật
                                                     


Không ngó anh răng nhìn xuống đất
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê
Anh hỏi mãi răng O không nói ? 



Tình im lặng tình cao vời vợi
Hay nói ra sợ dế giun cười
Sợ phố ghen đổ lá me rơi
Sợ chân bước sai hồi tim nhịp



Cứ khoan thai rồi ra cũng kịp
Vạn mùa Xuân chờ đón chung quanh
Vạn buổi chiều anh vẫn lang thang
Vẫn theo O giờ về tan học 

Tóc thề xứ Huế

Từ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc
Đến bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Theo nhau về như sáo sang sông
Như chuồn chuồn có đôi có cặp 


Chim chìa vôi chuyền cành múa hát
Trên hư không ve cưới mùa Hè
O có nghe suốt dọc đường về
Sỏi đá gọi tên người yêu dấu 


Hoa tầm xuân tím hoang bờ dậu
Lòng anh buồn chi lạ rứa thê
Nón nghiêng vành nắng chết đê mê
Anh mê sảng theo chiều tắt chậm 


Chiều đang say vì tình vừa ngấm
Hai hàng cây thương nhớ mặt trời
Chiều ni về O nhớ thương ai ?
Chiều ni về chắc anh nhuốm bệnh 


Thuyền xuôi giòng, ngẩn ngơ những bến
Anh như là phố đứng trông mưa
Anh như là quế nhớ trầm xưa
Sợ một mai O qua mất bóng.


Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
O nguôi quên những sáng trời hồng
O sẽ quên có một người mong
Một kẻ đứng dọc đường trông đợi.


Còn nhớ chi ngôi trường con gái
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi
Vì O bận tay bồng, tay bế
Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể
Những lúc chiều đem nắng sang sông
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ !

 

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội!
Mường Mán


uesday, May 22, 2012


CHÂU HIỀN LÝ * DÂN TA BỊ CỘNG SẢN LỪA


Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 35 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến. Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc. 
Nhìn lại sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra _ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ? Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ? _ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CSVN đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì? _ Tại sao đàn ông ?của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng? 
Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường , phải đi làm công cho các nước tư bản?Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?>Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xả hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghỉa.Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.

 Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .

Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.>Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.

Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối , những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất.

Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.

Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang , vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian .>Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rủ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xả hội cạn dần.

 Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vủ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muổi mòng giửa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo;

Chẳng hạn đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói " một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là... còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !

Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lổi tầy trời của mình . Đảng sẻ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chấp vá một cách trơ trẻn.Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!”>Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ ... đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.

Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy ?Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chổ cho cái xấu?Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai !Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

THƠ XƯỚNG HỌA



VÀO HẠ NHÂM-THÌN

Xướng
Nhâm-Thìn thời tiết lạ lùng thay!
Lập hạ tiễn xuân đã cận ngày.
Gió buốt run người duyên vẫn kết,
Nắng hồng ấm dạ mộng còn say.
Năm châu phiền não nhân tình cạn,
Bốn biển ưu tư vũ khí đầy.
Trời đất quay cuồng theo nóng lạnh,
Giữ lòng thanh tịnh chớ lung lay.
Tư Nguyên
San Jose, 28-04-2012
 
 
THỜI THẾ, LÀ THẾ
(Kính họa nguyên vận)
 
Họa
Từ dạo mùa xuân- thế- đổi thay!
Bấm tay nhẩm đốt tính từng ngày
Hơn thua chưa chắc là hồi kết
Phải trái đang còn dọn cuộc say
Dòng máu oai hùng đâu đã cạn
Tinh thần bất diệt vẫn đang đầy
Chớ nên sờ gáy mà than lạnh
Quay ngược khi nào thuận gió lay.
Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
San Jose, Ca.
Dù đời giả tạm.
Nguyễn Cửu Nhồng

Thời tiết Nhâm Thìn quả lạ thay,
Gió mưa nóng lạnh đổi từng ngày,
Năm châu chìm mãi trong mê muội
Bốn biển đắm hoài giữa tỉnh say.
Thuở ấy quê nhà tình chất nặng
Hôm nay đất chích nghĩa đong đầy
Dù đời giả tạm hay hư hóa,
Duyên cũ thầy trò chẵng chuyễn lay.
                                         NCN, Houston Texas
 Họa

Nhâm Thìn lập hạ lạnh run thay!
Mới đó xuân qua thoáng hết ngày.
Trưa đến trời mây buồn ủ dột,
Đêm về giấc ngủ đắm nồng say.
Tình người sút giảm, ngày thêm cạn,
Tôn giáo tương tranh, hận chất đầy.
Thời tiết đổi thay cùng vạn pháp,
Tâm bình sóng lặng gió không lay.
CHÁNH MINH
Đồi Anaheim, 08-05-2012
  
Tháng năm chờ đợi (Bài Họa)
Tôn Thất Thiệu 

Họa
Đợi mãi năm tàn cảnh đổi thay,
Xuân qua hè đến tháng cùng ngày,
Mình già tóc bạc lòng chưa tỉnh,
Họ trẻ đầu xanh trí vẫn say.
Sáng mắt mà xem vùng địa ngục,
Ù tai để dấu cảnh tù đày.
Buồn thay ta nhớ ngày quốc hận,
Nợ nước thù nhà chẳng chút lay.
TTT(2012)

HỌA
Bỉ thái, cùng thông cứ đổi thay
Cơ trời nhiệm nhặt chuyển từng ngày.
Khuất Nguyên than thở một đời tỉnh
Lý Bạch vui cười nửa cuộc say.
Trụ Kiệt bạo  tàn cơ sụp đổ,
Văn Vương nhân nghĩa thế tràn đầy.
Trắng đen thay đổi tuồng  vân cẩu,
Núi đá lòng ta há chuyển lay!
Sơn Trung
 

HÀ VĂN THỊNH * NHÀ CỦA NGUYỄN VĂN THIỆU


Tản mạn mùa Hè 
  
Hà Văn Thịnh
LTS
Bài này do bạn đọc gửi đến, và giới thiệu rằng ông Hà Văn Thịnh này là Sử gia hiện dạy tại Đại-Hoc Huế. Những điều ông ấy nói về ông Thiệu và mẹ ông Thiệu là sự thật, nhưng trước năm 75 không được ai nhắc tới !

Trong tất cả những mùa Hạ, dù có đỏ lửa hay không mà tôi đã biết, chưa có mùa Hạ nào lại nhiều buồn đau và day dứt như năm nay... Có lẽ, không cần nói thì ai cũng biết rằng nguyên nhân chính làm nên những nỗi buồn là những gì tôi và nhiều người khác chứng kiến, ngày một đáng... buồn hơn, giống như giá cả mỗi ngày, càng ngày càng có nhiều nỗi xót xa, uất ức hơn và, càng ngày thì sự chất chứa của những bức bối, càng trở nên ngột ngạt hơn...


Dịp Lễ năm này, tôi về thăm mẹ già và các em, cháu chắt ở Vinh. Đi đâu cũng nghe thấy tiếng ta thán (có khi thầm thì, ngó trước nhìn sau rồi mới lào phào) của người dân. Thậm chí, một người bạn là lãnh đạo cấp Sở nói với tôi rằng, “Nói thật, tôi không biết đang đi về đâu” (!). Anh ấy không nói rõ “cái gì” hay “ai” – kinh tế, văn hóa..., đang “đi”, thành thử tôi cũng chẳng dám đoán mò, bởi thời buổi này viết sai là chết, có khi chưa sai cũng chết. Anh bạn kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị: Anh ấy viết bài về học tập chính trị, trong đó có câu đại ý – học tập một đàng, làm một nẻo thế này thì ngọn lửa Diên Hồng đã tắt trước khi... học. Tòa soạn báo sửa lại là “ngọn lửa Diên Hồng đang bùng cháy mạnh mẽ”. 
Kể xong, bạn tôi văng ra một câu: “Thế có chán đời không, biên tập như thế thì viết làm đếch gì nữa” . Một người bạn khác, cũng ở cấp lãnh đạo thì nói với tôi và vài người khác là nhìn thấy cảnh đập dùi cui vào đầu, vào mặt những nông dân ở Văn Giang, đập cả vào đầu hai phóng viên của VOV, anh không thể cầm lòng được. Khi nói câu ấy, tất cả chúng tôi thấy mắt anh đỏ hoe, còn mắt chúng tôi thì có lẽ cũng hơi cay cay một tẹo gọi là... Anh ấy mơ ước rằng các quan chức địa phương hành xử như thế phải bị kỷ luật, những người dùng dùi cui đập vào mặt dân, vào mặt phóng viên VOV phải bị đuổi khỏi ngành...! Hình như anh bạn tôi là cháu đích tôn của Chử Đồng Tử? Tại sao chính quyền thực hiện cưỡng chế quyết liệt và tàn bạo thế là câu hỏi của tất cả mọi người khi đề cập đến vấn đề này. Tại sao hai phóng viên, 
Người Nhà Nước chính hiệu, bị đánh đập dã man mà tất cả đều im gần giống với bồ thóc? Đọc bài của nhà báo Võ Văn Tạo mà đau, mà xót: Nhà báo Việt Nam khổ HƠN... chó! Nhất là, thời điểm của việc cưỡng chế, xét theo ý nghĩa xã hội là phi chính trị và thiển cận vô cùng bởi nó xảy ra chỉ vài ngày trước khi người ta hát khắp nơi “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...”. 
Tôi không thể trả lời ngoài cái ý nghĩ giả định (chẳng biết đúng hay sai, nếu sai, nhờ quan chức nào đó dạy bảo dùm): Đó có thể là thông điệp rất rõ ràng rằng những người có trách nhiệm ở Văn Giang không từ bất kỳ thủ đoạn nào, bất kể người dân bị bức bách và đau đớn ra sao, miễn là thực thi được ý chí quyền lực của họ và “thông báo rõ ràng” cho dư luận biết để mà sợ, biết để mà thôi những ngo ngoe...


Lòng dân như thế, cán bộ như kia thì thử hỏi, làm sao mà vui cho nổi? Có một điều đáng mừng là không phải tất cả quan chức đều bịt mắt bưng tai đâu. Họ hiểu và cũng dám nghĩ, dám nói lắm như hai dẫn chứng tôi vừa kể trên, chỉ có điều là cũng chỉ nói ở mức độ... thì thào.

Chẳng bao giờ tôi cắt nghĩa nổi tại sao chính quyền lại tàn nhẫn, trắng trợn và ghê gớm đến thế trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Không còn gì để nói về cái thảm thê của mấy chữ khôi hài của dân, vì dân. Coi dân như cỏ rác về địa vị, coi dân như kẻ thù về mặt ý thức quyền lực, coi dân như đối thủ bất cân xứng về quyền lợi, coi dân như một lũ ngu dốt đầy khinh miệt, xét về mặt xã hội và, coi dân như một đám ô hợp không thể nào động đến cái lông chân của vương quyền, xét về mặt tư cách cai trị - là những hình ảnh thật rõ ràng mà các nhà sử học đời sau sẽ nhớ. Ít nhất là nhớ! Nghe đâu người ta đang đổ lỗi cho clip giả (?). Giả mà không bắt được, không tống giam mới tài (!)...

Ngày 30.4, có tin nói rằng máy bay khu trục của Trung Quốc xâm phạm – khiêu khích ngay trên không phận chủ quyền của Việt Nam, rằng TQ chuẩn bị triển khai dàn khoan dầu 30.000 tấn ở Biển Đông... Đến nước này mà còn u mê, nghếch ngốc tin vào sự hữu hảo của bành trướng Trung Hoa thì có họa là bị điên hoặc là mắc chứng bệnh ngu xuẩn bền vững.

Những câu chuyện trong mấy ngày nghỉ lễ bàn rất nhiều về đất đai, về những biệt thự “sống nhờ lương” hoặc là sướng nhờ... của quan chức cao cấp, về những tài sản không thể đo đếm được... Chợt nhớ trong chuyến đi công tác mới đây ở Phan Rang, tôi nghe mấy vị già cả kể, nào là ngày giải phóng Phan Rang (17.4) – chốt chặn ác liệt nhất trong toàn bộ phòng tuyến Xuân Lộc, hàng vạn con sâu dài từ 5 đến 10 cm bò lổm ngổm đầy đường. Không biết loài sâu ấy có giống với rất nhiều sâu bây giờ (như Chủ tịch nước đã nói) hay không? 

Người dân kể chuyện mẹ của ông Thiệu không thèm vào Sài Gòn ở với con trai mà vẫn cứ bán bánh canh ở chợ Phan Rang, rằng ngôi nhà của thân mẫu TT VNCH nhỏ và đơn sơ lắm. Nghe đâu, khi xây cất nhà cho mẹ, ông Thiệu không đồng ý trưng thu -  lấn đất của nhà hàng xóm, bằng chứng là mấy cây dừa trên 50 năm tuổi làm hàng rào giữa hai hộ gia đình vẫn còn nguyên. Người dân còn kể cho tôi nghe rằng các quan chức địa phương muốn làm đường trải nhựa vào con hẻm có nhà thân mẫu của TT nhưng ông Thiệu không đồng ý, với câu nói đại ý, nếu rải nhựa thì mọi con hẻm tương tự ở Phan Rang đều phải được rải như nhau...

Mấy chục năm là quãng thời gian không hề ngắn đối với một quốc gia dù đứng dưới bất kỳ góc độ muốn tư biện nào. Mọi ý đồ đổ lỗi cho chiến tranh hay thiên tai, “khủng hoảng chung của thế giới”, thực chất chỉ là muốn khỏa lấp cái trì trệ, kém cỏi của tư duy kinh tế - xã hội hiện đại. Để chứng minh cho điều này, lịch sử nhân loại không hề ky bo: Chỉ cần nhìn vào sự tương phản tàn nhẫn giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên là đủ để biết sai lầm của quyền lực đã gây ra những hậu quả khủng khiếp và tồi tệ như thế nào! Những người tự xưng là cộng sản ở Triều Tiên có thể bất chấp tất cả - kể cả số mệnh của đất nước, của hàng triệu người dân miễn là bảo vệ được quyền lợi khổng lồ được sinh ra từ “nguyên tắc” cha truyền con nối.

Tôi ngắm mấy tấm ảnh tôi chụp căn nhà nhỏ (xin nhường sự phân tích, nhận xét cho bạn đọc) của thân mẫu ông Nguyễn Văn Thiệu, ngắm ảnh cái “biệt thự” ven biển của ông, dành cho riêng ông mỗi khi về thăm quê (nghe đâu nguyên trạng đến 90%) trong những ngày hè bức bối để chiêm ngẫm về một cái gì đó thật khó lý giải từ vô thức. Chợt giật mình vì “mới ngộ” (như lời Đức Phật – prajnã) được một trong những điều tối giản của hiểu biết: Lịch sử bị bóp méo cũng nguy hiểm chẳng khác chi tội giết người bởi nó giết chết sự thật, giết chết cả niềm tin của cả một thế hệ. Tôi chẳng phát hiện được gì nhiều nhưng chắc chắn đã thu được một điều: Căn nhà nhỏ đó không thể mang tính thuyết phục của bằng chứng về sự tham nhũng ghê gớm của ông Thiệu, như tôi đã từng được dạy, không chỉ một lần!


 Nhà của thân mẫu ông Nguyễn Văn Thiệu

 Con đường đầy đất đá trước cổng


“Biệt thự” – Nhà Mát ở bờ biển Phan Rang

TRUNG QUỐC TOÀN CẢNH


Trung Quốc : Cuộc chuyển tiếp quyền lực không đơn giản

China's Chongqing Municipality Communist Party Secretary Bo Xilai (front L) and Party Secretary of the Guangdong Province Wang Yang (front R) clap as they attend the opening ceremony of the National People's Congress (NPC) at the Great Hall of the People i
China's Chongqing Municipality Communist Party Secretary Bo Xilai (front L) and Party Secretary of the Guangdong Province Wang Yang (front R) clap as they attend the opening ceremony of the National People's Congress (NPC) at the Great Hall of the People i REUTERS/Jason Lee

Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào cuối năm nay sẽ quyết định thay đổi bộ máy lãnh đạo đất nước.Nhưng từ nhiều tháng qua, các cuộc đấu đá nội bộ ở trung tâm đầu não của đảng đã diễn ra với chiều hướng ngày càng gay cấn, điển hình như vụ Bạc Hy Lai đã gây xáo động chính trường Trung Quốc.


Trang quốc tế Le Figaro hôm nay dành nguyên một trang báo cho chủ đề này với hàng tựa « Cuộc chuyển tiếp mong manh ở đầu não đảng Cộng sản Trung Quốc ».

Theo Le Figaro, vụ Bạc Hy Lai là một cơn bão tố chính trị lớn nhất ở Trung Quốc trong vòng khoảng hai thập kỷ trở lại đây. Giới lãnh đạo chóp bu của đảng đang cố gắng dẹp yên vụ việc.Thời gian này, các cơ quan quyền lực và các lãnh đạo cao cấp đều lớn tiếng nhắc nhở cần phải tiếp tục tuân thủ đường lối của trung ương đảng hiện nay. Quân đội, công an liên tục được kêu gọi phải tuân thủ kỷ luật và không nghe những chuyện «đồn đại» trong xã hội. Tuy nhiên, những cố gắng để tìm lại sự đoàn kết trong đảng vẫn không che giấu được các cuộc thương lượng, thậm chí cả đối đầu nhau đang diễn ra trong hậu trường lãnh đạo nước này.
Màn chạy đua tìm kiếm vị trí lãnh đạo cấp cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc lúc này được Le Figaro ví như một cuốn phim hồi hộp và gay cấn về buôn chính trị.Le Figaro cho biết, tình hình của cuộc đấu đá chính trị này cực kỳ phức tạp, đến mức mà các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đang phải tính đến khả năng lùi lại thời điểm họp đại hội đảng 18. Dự kiến vào mùa thu năm nay, nhiều nguồn tin từ trong nội bộ cho Reuters biết có thể đại hội sẽ bị đẩy lùi vào khoảng từ tháng11/2012 đến tháng 01/2013. Vấn đề không nhằm vào hai vị trí lãnh đạo chủ chốt là chủ tịch nước ( kiêm nhiệm Tổng bí thư) và thủ tướng chính phủ. Hai vị trí này đã có người kế nhiệm là ông Tập Cận Bình và Lý Kiện Cường. Cuộc đấu hiện nay tập trung chủ yếu vào 9 chiếc ghế trong thường trực Bộ chính trị, đây mới thực sự là trung tâm quyền lực của Trung Quốc. 
Chín thành viên này vẫn được coi là « 9 ông hoàng ». Trong đảng đã nảy ra cuộc tranh luận về con số các ủy viên này. Phe cánh của Hồ Cẩm Đào muốn giảm xuống còn 7 thành viên để giúp họ có thể chiếm được đa số một cách dễ dàng. Trong khi đó, phe khác thì lại muốn nâng số lượng các thành viên tinh tú này của đảng lên 11 người cho đầy đủ các bậu xậu phe cánh. 
Theo Le Figaro, vụ loại bỏ cựu lãnh đạo đảng thành phố Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã khiến cho cuộc đấu đá phe phái, nhân sự trở nên căng thẳng. Trong cuộc họp quyết định số phận của ông Bạc Hy Lai hôm mùng 7/3, ông Hồ Cẩm Đào cùng những người trong phe đã nhất trí nhượng bộ đối thủ cách chức ông Bạc Hy Lai. Thay vào vị trí bí thư thành ủy Trung Khánh là ông Trương Đức Giang, Phó thủ tướng, một nhân vật nổi tiếng là bảo thủ và là người thân cận với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. 
Theo tờ báo thì các lãnh đạo hiện nay ở Trung Quốc phải nhượng bộ và các cuộc mặc cả có khả năng sẽ diễn ra rất gay gắt. Ngoài việc tranh giành giữa phe theo đường lối « tự do » với phe « bảo thủ », cuộc đấu đá hiện nay chắc chắn còn là việc của những cá nhân, những « nhóm lợi ích » nhằm giành quyền kiểm soát bộ máy chính quyền trong tương lai. Theo Willy Lam, một người am hiểu chuyện tranh giành quyền lực ở Trung Quốc, hiện nay việc phân chia quyền lực trong thường trực Bộ chính trị đã thỏa thuận được thế cân bằng gồm : 3 ghế cho phái của ông Hồ cẩm Đào, 3 ghế cho những người thuộc thế hệ « thái tử đỏ » và còn lại cho các cánh khác.
Tờ báo kết luận, vấn đề lớn là phải xem liệu sau những mưu đồ toan tính trong đảng, những vị lãnh dạo tương lai có đủ mạnh để tạo được dấu ấn của mình, thúc đẩy cải cách , hay là quyền lực của họ bị xé lẻ và tê liệt vì các cuộc đấu đá nội bộ khiến họ lại trở nên độc đoán chuyên quyền hơn.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines
Theo báo Libération người ta có thể tin Trung Quốc sắp sửa tấn công Philippines nếu cứ dựa trên hàng nghìn lời bình luận đầy hiếu chiến trên mạng internet ở Trung Quốc. Thí dụ như « Nếu tất cả người Trung Quốc chỉ cần nhổ một bãi nước bọt thì cũng đủ làm cả quần đảo Philippines chìm », « tấn công Philippines như giết kiến » hay « chúng ta hãy giết những con chó Philippines cho chúng hết sủa ! »
Căn nguyên của không khi căng thẳng đó là tranh chấp giữa hai nước bãi đá ngầm Scarborough nằm cách Philippine 160 km và cách bờ biển Trung Quốc 800 km. Manila gọi là đảo Panatag còn Bắc Kinh thì đặt tên là Hoàng Nham.
Tuần qua, Trung Quốc liên tục có các động thái lên gân với Philippines. Bắc Kinh ra lệnh cho các hãng du lịch Trung Quốc hủy tất cả các chuyến đưa khách tới Manila, trong khi hàng đoàn tàu thủy trở chuối đến từ quần đảo Philippines bị Trung Quốc không cho cập cảng. Trên truyền hình thì các bản tin phát đi những thông tin sặc mùi dân tộc chủ nghĩa. Một nhà báo ở Thượng Hải còn tới tận đảo để cắm lá cờ Trung Quốc. Sau khi tổng thống Philippine tuyên bố trông cậy vào Mỹ trong trường hợp bị tấn công, báo chí Trung Quốc lại nổi đóa lên. Tờ Global Time viết « Cần phải dạy cho Philippines một bài học…. » , hay như “ chính phủ Philippines đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng”. Tờ báo của quân đội Trung Quốc còn đe dọa mạnh mẽ khiến cho người ta tin là Trung Quốc sắp đánh Philippines.
Libération nhận xét, cảm thấy có vẻ như đi quá xa nên tuần này Bắc Kinh bắt đầu lùi bước. Cơn sốt dân tộc chủ nghĩa cũng hạ nhiệt một cách bất ngờ như khi nó xuất hiện và ngày mai người Trung Quốc lại có chuối Philippines để ăn.

Philippines không thừa nhận lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc

Ngư dân Philippines tại bãi Scarborough Shoal
Ngư dân Philippines tại bãi Scarborough Shoal
REUTERS/Erik De Castro
Tú Anh
Xem biển Đông là ao nhà, Bắc Kinh ban hành lệnh cấm đánh cá kể từ 16/05/2012 đến đầu tháng 8 kể cả tại vùng đảo Scarborough. Lập tức, Philippines cho biết sẽ thông báo lệnh cấm của riêng mình để bảo vệ nguồn hải sản đang bị Trung Quốc vơ vét.
Viện lý do bảo vệ hải sản trên biển « Nam Trung Hoa », chính quyền Bắc Kinh thông báo lệnh « cấm đánh cá » có hiệu lực kể từ ngày 16/05/2012 cho đến ngày  01/08/2012.
Từ 1999, hàng năm Trung Quốc vẫn tuyên bố như vậy và gây ra nhiều thảm họa cho ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Đặc biệt năm nay lệnh cấm của Trung Quốc bao trùm đến vùng đảo Scarborough của Philippines mà Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham.
Ngày 14/05/2012, Manila tuyên bố không công nhận lệnh cấm của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Tổng thống Philippines Aquino xem đây là cơ hội tốt để Philippines bảo vệ nguồn cá của mình và Manila dự kiến sẽ ban hành lệnh cấm riêng trong một thời gian nhưng chưa rõ lúc nào.
Giới phân tích chưa rõ là Trung Quốc có tuân thủ lệnh cấm của chính họ tức là rút hàng chục tàu cá đang hoạt động gần đảo đá ngầm Scarborough về hay không ?
Tình hình trở nên căng thẳng từ ngày 08/04/2012 đến nay, khi Trung Quốc đưa tàu hải giám, thực chất là tàu quân sự cải biến thành tàu dân sự, ngăn không cho Philippines truy đuổi một số tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản thuộc loại quý hiếm đang được luật sinh thái của Philippines bảo vệ.
Hai bên tiếp tục duy trì tàu tuần tra không trang bị võ khí trong vùng để bảo vệ chủ quyền.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Philippines Raul Hernadez nói là Manila chưa ấn định ngày và khu vực cấm đánh hải sản nhưng khẳng định là hải thuyền của Philippines tiếp tục trấn giữ vùng Scarborough.

TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông

Cập nhật: 10:58 GMT - thứ hai, 14 tháng 5, 2012
Ngư dân Philippines
Philippines năm nay cũng sẽ đưa ra lệnh cấm đánh bắt của mình
Trung Quốc lại đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt thủy hải sản ở Biển Đông, trong khi căng thẳng và đối đầu đang tiếp tục.
Tân Hoa Xã cho hay lệnh cấm năm nay sẽ được áp dụng từ 16/5 tới 1/8, tổng cộng hai tháng rưỡi, tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Các bài liên quan
Trong đó có cả vùng biển tranh chấp với Việt Nam và Philippines, như vùng Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham Đảo) - tâm điểm căng thẳng hiện thời giữa Bắc Kinh và Manila.
Thời hạn cấm đánh bắt năm nay giống hệt năm ngoái và năm 2010.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng nói nhà chức trách nước này sẽ tịch thu thiết bị đánh bắt, tàu thuyền và hải sản của ngư dân nước ngoài vi phạm.
Đặc biệt lệnh cấm năm nay lại khuyến khích ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Việt Nam, Trung Quốc và Philippines cùng có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Philippines 'cũng cấm'

Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản ứng trước lệnh cấm đánh bắt năm nay của Trung Quốc, nhưng các năm trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn luôn khẳng định hành động này là "vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm".
Trung Quốc biện hộ cho lệnh cấm đánh bắt, được áp dụng hàng năm từ 1999, là để bảo vệ trữ lượng cá tại khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc và việc này "đã áp dụng từ lâu theo thông lệ quốc tế".
Tuy nhiên Việt Nam nói lệnh cấm của Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn ngư dân vì đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Trong khi đó, Philippines cũng tuyên bố sẽ áp dụng lệnh cấm đánh bắt của riêng mình.
Ngoại trưởng nước này, Albert del Rosario, tuyên bố hôm thứ Hai 14/5 rằng Tổng thống Benigno Aquino đã quyết định rằng Manila sẽ sớm thông báo về lệnh cấm đánh bắt trong các vùng biển của Philippines vào những ngày tới.
 

Kinh tế TQ có dấu hiệu tăng trưởng chậm

Cập nhật: 08:19 GMT - thứ bảy, 12 tháng 5, 2012
Cửa hàng tại Trung Quốc
Xuất nhập khẩu tại Trung Quốc gia tăng chậm lại dẫn tới kêu gọi cần có biện pháp thúc đẩy nhu cầu trong nước
Những số liệu mới nhất từ Trung Quốc cho thấy kinh tế nước này tiếp tục chậm lại khiến phải tính tới khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trong tháng Tư, mức tăng trưởng sản xuất, doanh số bán lẻ và giá cả tiêu dùng, tất cả đều chậm lại, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và toàn cầu đang sụt giảm.
Các số liệu này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc nói rằng tăng trưởng xuất nhập khẩu của họ đã chậm lại trong tháng.
Các phân tích gia nói các biện pháp mới là cần thiết để duy trì tăng trưởng.
Sản lượng của các nhà máy tăng 9,3% trong tháng Tư so với cách đây 1 năm, giảm từ mức 11,9% tăng trưởng trong tháng Ba.
Doanh số bán lẻ cũng tăng ít hơn mong đợi, ở mức 14,1% so với năm ngoái, và thấp hơn với mức tăng trưởng thường niên 15,2% trong tháng trước đó.
Trong khi đó giá cả tiêu dùng gia tăng chậm lại ở mức 3,4% so với cách đây một năm, giảm từ 3,6% trong tháng Ba.
"Cuối cùng thì trọng tâm lúc này chủ yếu là về tăng trưởng," ông Tống Thành Hoán thuộc tổ chức Nghiên cứu CIMB nói với đài BBC.
"Tốc độ gia tăng giá cả tiêu dùng chậm lại cho phép ngân hàng trung ương có thể can thiệp và nới lỏng các chính sách thêm nữa nếu họ muốn."
Tiếp tục tăng trưởng chậm?
Giá tiêu dùng gia tăng vốn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây quan ngại cho các nhà lập chính sách tại Trung Quốc trong nhiều thời kỳ qua.
Tỉ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong ba năm qua tính tới tháng Bảy năm ngoái, với giá cả tăng với tỉ lệ của cả năm là 6,5%.
Tuy nhiên mức gia tăng giá tiêu dùng kể từ đó đã chững lại, dẫn tới giá thực phẩm giảm so với cùng kỳ tháng trước, đặc biệt giá thịt lợn, một mặt hàng chủ chốt trong bữa ăn của người Trung Quốc.
"Tốc độ gia tăng giá cả tiêu dùng chậm lại cho phép ngân hàng trung ương có thể can thiệp và nới lỏng các chính sách thêm nữa nếu họ muốn."
Chuyên gia Tống Thành Hoán, CIMB
Giá thịt lợn tăng 5,2% vào tháng Tư so cùng kỳ năm ngoái, và so với mức tăng thường niên là 11,3% được ghi nhận trong tháng Ba.
Cùng thời gian nay việc giá dầu lửa mới đây giảm xuống đã giúp giữ mức tăng giá tiêu dùng.
Alistair Thornton, thuộc tổ chức IHS Global Insight tại Bắc Kinh, cho rằng tỉ lệ lạm phát sẽ còn tăng chậm lại trong những tháng tới.
Tỉ lệ lạm phát hiện nay đang ở dưới mức 4% mục tiêu do chính phủ đề ra trong suốt ba tháng qua.
Quá sớm?
Trung Quốc đã cố tìm cách tăng nhu cầu nội địa trong một nỗ lực để bù lại cho nhu cầu hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm đi trên toàn cầu
Trước những quan ngại về tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có các hành động nhằm nới lỏng các chính sách của họ để tăng gia nhu cầu trong nước.
Họ đã hai lần cắt giảm yêu cầu về tỉ lệ tiền tệ dự trữ của các ngân hàng trong vài tháng qua. Những cắt giảm này chủ yếu có nghĩa là các ngân hàng có nhiều tiền hơn để cho người tiêu dùng vay vì họ chỉ phải giữ mức dự trữ ít hơn theo yêu cầu.
Nhưng tiêu dùng nội địa không tăng đủ. Các số liệu được công bố hôm thứ Năm cho thấy nhập khẩu tăng 0,3% trong tháng Tư so với cùng kỳ năm ngoái, và so với mức 5,3% trong tháng Ba.
Phần lớn các phân tích gia chờ đợi mức gia tăng tới gần 10% vào tháng Tư.
Điều đó khiến dẫn tới kêu gọi ngân hàng trung ương cần phải làm nhiều hơn nữa và cắt tỉ lệ lãi suất để thúc đẩy nhu cầu.
Tuy nhiên một số phân tích gia cho biết các nhà lập chính sách đang thận trọng vì họ lo ngại giá vay giảm có thể dẫn tới gia tăng đầu cơ trên thị trường nhà đất, một điều giới chức trách đang ra sức ngăn chặn trong những tháng qua.
"Điều cuối cùng mà họ muốn là có thay đổi ngược lại quá sớm để rồi lại chứng kiến tiền đổ vào các khu vực phi sản xuất như lĩnh vực bất động sản," ông Tống thuộc tổ chức Nghiên cứu CIMB nói.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120512_china_slow_down.shtml
 

TQ giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu

Cập nhật: 10:39 GMT - thứ năm, 10 tháng 5, 2012
Kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu có tác động lớn tới tăng trưởng ở Trung Quốc.
Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc chậm lại trong tháng tư, gây lo ngại về sự suy giảm mạnh kinh tế và là cơ sở để đề xuất việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Xuất khẩu tăng 4,9% trong tháng Tư so với một năm trước đó, giảm từ tăng trưởng hàng năm 8,9% trong tháng trước, kể như dấu hiệu rằng nhu cầu toàn cầu có thể đang chậm lại.
Trong khi đó, nhập khẩu chỉ tăng 0,3% trên cả năm, giảm từ mức 5,3% vào tháng Ba, cho thấy sự sụt giảm trong nhu cầu ở trong nước.
Trung Quốc đã và đang cố gắng thúc đẩy tiêu dùng trong nước để cân bằng lại tăng trưởng.
“Dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vào lúc này chịu sự tác động đáng kể của những biến động toàn cầu ", Alistair Thornton của IHS Global Insight ở Bắc Kinh nói với BBC.
"Rõ ràng là tình hình ở châu Âu làm chậm lại hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, và có tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung."

Nới lỏng chính sách?
Nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Trung Quốc trong những năm qua kéo theo gia tăng mạnh lạm phát và tăng giá bất động sản.
Kết quả là, Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp khác nhau, bao gồm kiềm chế cho vay, để cố gắng kiềm chế tiêu dùng và hãm giá bất động sản.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm lượng tiền dự trữ các ngân hàng phải nắm hai lần trong vài tháng qua trong nỗ lực để tăng cho vay.
"Nếu chính phủ không nới lỏng chính sách hơn nữa, tất cả các yếu tố gìm tăng trưởng trong ba tháng đầu sẽ vẫn duy trì trong quý hai"
Kiêm Quang Trầm, Mizuho Securities Asia
Họ hy vọng tín dụng sẵn có hơn tăng đầu tư và thúc đẩy nhu cầu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng chính phủ cần nới lỏng chính sách nhiều hơn nữa.
"Nếu chính phủ không nới lỏng chính sách hơn nữa, tất cả các yếu tố gìm tăng trưởng trong ba tháng đầu sẽ vẫn duy trì trong quý hai", ông Kiêm Quang Trầm của Mizuho Securities Asia nói.
"Trung Quốc chỉ cần nới lỏng chính sách tiền tệ mà cũng cần phải bớt kiềm chế kế hoạch cấp vốn của chính phủ cấp địa phương cũng như trong khu vực bất động sản."

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã dựa rất nhiều vào sự thành công của khu vực chế tạo và xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế ở các thị trường chủ chốt Hoa Kỳ và khu vực dùng euro đã làm ảnh hưởng tới nhu cầu và cả tăng trưởng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120510_china_im_export_growth_slows.shtml
 

LÊ HOÀI NGUYÊN * TRƯƠNG TỬU


TRƯƠNG TỬU 
TRONG NHỮNG NĂM 1955 - 1958 
LÊ HOÀI NGUYÊN 
Cuối 1954, hòa bình được lập lại sau chín năm chiến tranh. Trương Tửu cùng các đồng nghiệp trở về Hà Nội tiếp quản Đại học Hà Nội. Trước thời điểm này, năm 1953 ông đã được bổ nhiệm làm Giáo sư ở Trường Dự bị đại học tại Thanh Hóa. Năm 1956, Ông được phong hàm Giáo sư cấp II giảng dạy về Lý luận văn học và Lịch sử văn học Việt Nam hiện đại ở Đại học Văn Khoa và sau là Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nhà phê bình Trương Tửu và hình bìa Giai phẩm mùa thu tập II (30/09/1956) có bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".(Ảnh : DR) 
Nhà phê bình Trương Tửu và hình bìa Giai phẩm mùa thu tập II (30/09/1956) có bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".
Bối cảnh lịch sử Việt Nam 1954-1955 hết sức phức tạp. Hai chế độ cùng tồn tại trên hai miền lãnh thổ nhưng còn đan xen vào nhau. Về hình thức thì hòa hoãn, hợp tác việc thi hành Hiệp định Giơ ne vơ, chuyển giao quản lý lãnh thổ, tập kết người từ Nam ra Bắc, di cư người từ Bắc vào Nam theo điều khoản tự nguyện cư trú của hiệp định dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế. Tại miền Bắc, chế độ xã hội mới được thiết lập nhưng tại Hà Nội và các đô thị buổi đầu cuộc sống vẫn giữ hình thái sinh hoạt theo Hiến pháp nước VNDCCH 1946, tự do tư tưởng ít nhiều được bảo đảm đối với trí thức và các hoạt động truyền thông, xuất bản, văn nghệ... Tuy nhiên sự áp dụng mô hình quản lý của chế độ mới như đăng ký hộ khẩu, cải tạo tư sản, mậu dịch và sự thiếu thốn hàng hóa, lương thực, thực phẩm đã gây ra tâm lý căng thẳng trong dân chúng, cả cán bộ, bộ đội... Trong cán bộ, bộ đội mà sau này một bộ phận đáng kể bị tác động bởi luồng gió cải cách dân chủ từ Liên Xô, Trung Quốc đang tìm cách thoát khỏi bế tắc tư tưởng do áp lực của chủ nghĩa Mao đang tăng dần lên từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến. Hết chỉnh huấn thì cuộc Cải cách ruộng đất đợt 5 lại được triển khai làm cho tâm lý người dân và xã hội càng căng thẳng. Trong những chuyển biến xã hội đáng chú ý nhất là bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ nhạy cảm đang hy vọng có sự đổi mới cho việc xây dựng một hình thái xã hội (dân chủ cộng hòa trong thời bình) cởi mở thoải mái hơn về tư tưởng, về sáng tạo văn nghệ... 

Cái cửa mở sáng này không phải tự số trí thức văn nghệ sĩ nghĩ ra. Nó là ý muốn lành mạnh của của Đảng, của nhân dân muốn khắc phục các di hại do những sai lầm ấu trĩ về lãnh đạo của giai đoạn trước gây ra, đưa miền Bắc vào một thời kỳ xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, dân chủ cho nhân dân. Đó là nội dung các Báo cáo của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 9, thứ 10 họp trong tháng 4 và tháng 8 năm 1956 có nhiều ảnh hưởng tư tưởng dân chủ của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Liên xô lần thứ XX với các chủ đề chống chủ nghĩa sùng bái cá nhân, mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền tự do dân chủ và tăng cường chế độ pháp trị dân chủ(1)…
Nhưng niềm hy vọng đã nhanh chóng trở thành thất vọng do sự bảo thủ, trì trệ của bộ máy và trở thành phản ứng dây chuyền hình thành trào lưu tư tưởng dân chủ rộng khắp mà điểm tập trung là Nhân văn - Giai phẩm.
Vốn là một trí thức có cá tính mạnh luôn luôn chú ý đến các vấn đề phương pháp luận tư tưởng và phương pháp luận phê bình, nghiên cứu văn học và lại đang hoạt động trong tâm điểm của bộ phận nhạy cảm đó, dĩ nhiên Trương Tửu nổi lên như là một điểm sáng. Do thực sự là một tín đồ nhiệt thành của chủ nghĩa Mác xit, Trương Tửu nôn nóng muốn khắc phục các khuyết điểm trong phương pháp thực hiện của nó, những lệch lạc trong kháng chiến, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhằm mang lại một không gian rộng rãi hơn cho cuộc sống của trí thức, văn nghệ sĩ cũng như toàn bộ người dân...
Chúng ta hãy xem ông đã thể hiện tư tưởng và hành động như thế nào.
Ông đã cho xuất bản các cuốn sách và bài viết như sau:
- Chỉnh huấn là gì?. Nxb Minh Đức, H., 1955. 
- Văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ và phe lũ. Nxb Minh Đức, H., 1955.
- Thế nào là văn hóa nô dịch. Nxb Minh Đức, H., 1955.
- Thế nào là văn hóa tiến bộ. Nxb Minh Đức, H., 1955.
Cả 4 cuốn này là loại sách tìm hiểu chính trị phổ thông cho nhân dân tự học.
- Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du. Nxb Xây dựng, H., 1956.
- Giới thiệu tiểu thuyết Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng trong sách Vũ Trọng Phụng với chúng ta. Nxb Minh Đức, H., 1956.
- Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ. Giai phẩm mùa thu, Tập II, tháng 9-1956.
- Văn nghệ và chính trị. Giai phẩm mùa thu, Tập III, tháng 11-1956; Giai phẩm mùa Đông, Tập I, tháng 12-1956.
- Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam. Nxb Xây dựng, H., 1958.


Về mặt giảng dạy tại hai trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, Ông tiếp tục giảng dạy hai giáo trình cơ bản là Văn học Việt Nam từ 1858 đến 1955 và Khoa học phê bình văn học.
Trong sổ tay ghi chép còn lại thấy ông đang triển khai đề cương các bài viết về Văn nghệ và hiện thực (1957), Văn học phản ánh hiện thực (1957), Những đặc điểm của văn học giai đoạn 1930-1945(1957), Năm 1919 mở đầu thời hiện đại lịch sử văn học Việt Nam (1957), Nguyễn Trãi và vấn đề Gia huấn ca (1957)...


Vào tháng 5-1956, Ông cùng đoàn giáo sư Đại học Sư phạm, Văn khoa tham quan các trường đại học lớn của Trung Quốc như Đại học Tổng hợp, Đại học sư phạm Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu nhằm nghiên cứu cách tổ chức và giảng dạy đại học. Ngày 23-5-1956, Ông phát biểu trên Đài phát thanh Bắc Kinh nhận xét về công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Trung Quốc. Lúc đó văn nghệ sĩ và trí thức trung Quốc còn đang được hít thở bầu không khí Trăm hoa đua nở - Trăm nhà đua tiếng và chính sách đổi mới đối với trí thức qua bài phát biểu của Chu Ân Lai nên ông phát biểu trên Đài phát thanh Bắc Kinh: “Các nhà lãnh đạo văn hóa ở Trung quốc đã nắm được quy luật phát triển của khoa học: Đó là sự tự do tìm tòi. Tự do tư tưởng, tự do tranh luận trên cơ sở kết hợp lý thuyết với thực tế cách mạng. Về văn nghệ, Đảng Cộng sản đã nêu cao khẩu hiệu: Trăm hoa đua nở (“Bách hoa tề phóng”). Về khoa học Đảng lại đề ra khẩu hiệu: Bách gia tranh minh (Trăm nhà đua tiếng). Mọi tài năng, ý kiến ấy nhằm mục đích phục vụ nhân dân, kiến thiết xã hội chủ nghĩa. Mọi tài năng đều được phát biểu. Trên con đường đi tìm chân lý để phục vụ nhân dân, không có một uy quyền độc tôn nào có thể đàn áp sự tự do tư tưởng của nhà nước”(2)…


Trương Tửu còn để lại bản thảo Bản kiểm điểm do tổ chức yêu cầu viết về việc tham gia phong trào(3) Nhân văn - Giai phẩm trước khi nghỉ dạy học. Bản này không được công bố trên báo chí.
Qua các hoạt động trí thức, bài viết, tác phẩm có thể thấy khuynh hướng tư tưởng cơ bản của Trương Tửu là:
- Về mặt tư tưởng khoa học, trên cơ sở áp dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin về văn hóa văn nghệ và đường lối văn nghệ của Đảng LĐVN tiếp tục hoàn thiện nội dung và phương pháp luận các vấn đề quan trọng của Lý luận văn học và nghiên cứu văn học sử Việt Nam, văn học Việt Nam hiện đại, Truyện Kiều và Nguyễn Du. Có lẽ cho đến lúc đó ở nước ta chưa có ai làm được như Ông, tức là đã gần như phác họa được toàn bộ nền móng của những vấn đề cơ bản đó. Cho đến thời điểm đó phải thấy rằng trong nền giáo dục đại học miền Bắc mới có ông là người sớm nhất đặt nền móng cho việc nghiên cứu phương pháp phê bình văn học và nghiên cứu văn học sử Việt Nam.
- Về mặt tư tưởng chính trị, Trương Tửu đã nhậy bén nhận ra xu hướng biến đổi của thời đại, tức là xu hướng cải cách dân chủ lần thứ nhất của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũng là vấn đề hết sức cần thiết đối với miền Bắc và Đảng Lao động Việt Nam. Với thái độ của một trí thức cương trực, trung thực, Ông đã sớm nhập cuộc vào khuynh hướng đó. Chúng ta thấy có hai mặt trong hành xử của Ông. Một mặt Ông tích cực tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác Lê nin, cố gắng diễn giải các nguyên lý của nó để cho nhân dân hiểu biết, vận dụng nó trong việc thực hiện các chính sách của Đảng, trong đời sống văn hóa văn nghệ để đi đến một mục tiêu như là lý tưởng mà nhiều trí thức chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Tây phương như ông thường mong muốn. 

Chẳng hạn ông ca ngợi sự tốt đẹp của cái gọi là biện pháp chỉnh huấn:
1-    Chỉnh huấn là một phương pháp giáo dục khoa học nhằm mục đích cải tạo tư tưởng cho con người...
2-    Chỉnh huấn là một phương pháp giáo dục dựa trên một tinh thần nhân văn chân chính...
3-    Chỉnh huấn là một phương pháp giáo dục đề cao đạo đức...
4-    Chỉnh huấn là một phương pháp giáo dục đem lại sự tự do cho con người(4)…


Trong cuốn Văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ và phe lũ, Trương Tửu hết lời mạt sát tất cả những thành tựu khoa học, văn hóa, nghệ thuật của Mỹ và các nước phương Tây là phản văn minh, phản nhân đạo, chỉ nhằm mục đích nô dịch con người và phục vụ âm mưu gây chiến tranh tiêu diệt loài người. Ông khẳng định với niềm tin không kém phần mãnh liệt: “Văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ và phe lũ tất yếu sẽ bị xua đuổi ra khỏi đất nước chúng ta, cũng như dân tộc ta tất yếu sẽ hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ. Đó là quy luật lịch sử. Nhưng nó cũng là vấn đề đấu tranh sáng suốt bền bỉ và cương quyết”(5)…
Đây cũng là sự cả tin vào sự tuyên truyền của Liên xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Mặt khác, về khoa học Ông tự điều chỉnh những luận điểm cực đoan của giai đoạn trước và nhiệt thành chỉ ra các sai lầm trong vận dụng thực tiễn và tác hại của các sai lầm ấy, đặc biệt là trong văn hóa văn nghệ. 

Trong thời gian trước cách mạng Trương Tửu đã viết Triết lý Truyện Kiều (1931), Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Văn chương Truyện Kiều (1944). Năm 1956 Trương Tửu cho in Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du nhằm bàn lại về vấn đề Truyện Kiều. Ông viết :
“Trong hai tập tiểu luận văn học này (Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều – TKT thêm), tôi đã cố gắng phân tích và phê phán Truyện Kiều theo quan điểm đấu tranh giai cấp. Nhưng vì hồi ấy trình độ lý luận còn ấu trĩ, lập trường chính trị còn lệch lạc, tôi đã áp dụng phương pháp phê bình văn học mác xít một cách phiến diện, gò ép, máy móc, nên đã có những nhận định sai lầm căn bản khi tìm hiểu và phê phán tác phẩm của Nguyễn Du…
... Trong giáo trình văn học sử Việt Nam giảng ở Dự bị đại học và Đại học Sư phạm (những năm 1952-1955), tôi đã có dịp chỉnh lý lại những điều ấy”...
Ông cũng thành thực nói rằng cái hướng tìm hiểu Truyện Kiều đúng nhất, căn bản nhất mà ông nhận thức được là từ một câu nhận xét của ông Trường Chinh: “Điều đáng chú ý khi nghiên cứu Truyện Kiều là: từ bao đời nay nông dân Việt Nam vẫn rất thích Truyện Kiều. Vậy Truyện Kiều có cái gì mà khiến được nông dân thích như thế ?”…
Tháng 10-1956, Trương Tửu viết lời Giới thiệu tiểu thuyết Vỡ đê do Nhà xuất bản Minh Đức Thời Đại tái bản. Ông đã đánh giá đúng thái độ chính trị yêu nước và giá trị những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đối với thời đại trong khi nhà văn còn đang bị bài xích.

Tháng 10-1957, Trương Tửu hoàn thành bản thảo công trình Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam, xuất bản tháng 12-1957. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với Trương Tửu vì nó vừa mở ra thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ, hoàn thiện thế giới quan và tư duy khoa học của một tài năng hứa hẹn có thể sáng tạo những công trình có tầm vóc lớn hơn lại vừa ngay lập tức khép lại phần đời hoạt động văn hóa của Ông. Trong lời giới thiệu TRƯƠNG TỬU - Tuyển tập nghiên cứu phê bình (NXB Lao Động, H., 2007), TS. Trịnh Bá Đĩnh và PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn đánh giá: “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam (1958) lại là một nỗ lực quan trọng của Trương Tửu trong việc tự ý thức về tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tính cho đến tận hôm nay, đây vẫn là công trình chuyên sâu duy nhất bàn về quan niệm và phương pháp văn học sử, những thành phần cấu tạo và việc phân kỳ các giai đoạn văn học sử Vệt Nam”(6)…

Như vậy phải chăng quá trình tham gia vào công tác văn hóa văn nghệ 9 năm kháng chiến và đặc biệt là thắng lợi vang dội của nó đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy của Trương Tửu về các vấn đề phương pháp luận mác xít cho việc xây dựng một nền móng của khoa học nghiên cứu lịch sử văn học nước nhà và khoa phê bình văn học với tư cách là một khoa học.
Về thái độ đối với các vấn đề cấp bách của thực tiễn văn nghệ, Trương Tửu đặc biệt quan tâm đến sự vận dụng học thuyết Mác Lê nin vào công tác lãnh đạo văn nghệ của Đảng Lao động Việt Nam, các khuyết điểm của nó do chủ nghĩa cực đoan gây ra và ông suy nghĩ về các biện pháp làm cho nó mang tính dân chủ hơn.
Chúng ta phải trở lại và nhìn kỹ lại bối cảnh xã hội miền Bắc cũng như thế giới những năm đầu hòa bình mới lập lại để hiểu đúng động cơ, thái độ, chỗ đứng của Trương Tửu trước những vấn đề phức tạp đó.
Trước hết hãy đọc lại thái độ của tập thể lãnh đạo Đảng nói chung và thái độ của những người lãnh đạo văn nghệ đối với việc cải cách dân chủ lúc đó.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 19 đến 24-4-1956 về việc quán triệt nguyên tắc lãnh đạo tập thể, đề cao vai trò của Đảng đã đề cập rất nghiêm túc việc chống sùng bái cá nhân trong đảng, đã nói rõ sự tôn kính lãnh tụ đã đi vào sự lệch lạc của sùng bái cá nhân, trong đó có trách nhiệm của Bộ Chính trị và cá nhân Hồ Chủ tịch, thừa nhận sự lãnh đạo của Trung ương có nhiều sai lầm nghiêm trọng về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Hội nghị lần thứ 10 họp từ ngày 25-8 đến 5-10-1956 về mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền tự do dân chủ và tăng cường chế độ pháp trị dân chủ 
Cũng tại Hội nghị Trung ương 10, Báo cáo công tác tư tưởng đánh giá khuyết điểm về công tác tư tưởng như sau: “Song song với sự phát triển nhanh chóng của tình hình và yêu cầu của cuộc đấu tranh phức tạp về mọi mặt thì công tác tư tưởng của Đảng ta lại quá lạc hậu. Tình hình những nhận thức tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ta nói ở trên chứng tỏ công tác tư tưởng của ta còn rất non kém, bộc lộ nhiều khuyết điểm nghiêm trọng”(7)…
Tất nhiên trong đó có phần khuyết điểm về lãnh đạo văn hóa, văn nghệ.

Trong cuộc họp 18 ngày nghiên cứu lý luận trong tháng 8-1956, đông đảo văn nghệ sĩ đã phát biểu thẳng thắn, phê bình những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo văn nghệ của Đảng như đường lối hẹp hòi, gò bó, chưa có một chính sách cụ thể về văn nghệ, bộ phận lãnh đạo văn nghệ không hợp lý, không trong sạch, có tính bè phái, độc đoán...

Trong lời tổng kết, Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi đã thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng đã được hội nghị nêu ra và hứa hẹn sửa chữa. Riêng Nguyễn Đình Thi có nêu rõ tác hại của bệnh sùng bái cá nhân trong đời sống văn nghệ của ta(8).
 Ngay sau Hội nghị 18 ngày, Hoài Thanh đã cho in bài Tôi đã sai lầm như thế nào trong việc phê bình bài Nhất định thắng của anh Trần Dần trên báo Văn nghệ số 139 (20-9-1956) thừa nhận đã “lầm lẫn bạn thù trong việc phê bình và những sai lầm... trong cuộc phê bình bài Nhất định thắng... là một bài học lớn”...
Ngay sau đó, ngày 2-10-1956, tập thể Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam ra Thông báo Nhận rõ một số sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác, trong đó có việc tổ chức phê bình bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần và tổ chức xét giải thưởng văn học 1954-1955(9)…

Còn cá nhân Trương Tửu, Ông đã nhìn nhận các vấn đề ở trên như thế nào?
Về tình trạng sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ, Ông viết: “Bệnh sùng bái cá nhân là một bệnh phổ biến trong giới lãnh đạo văn nghệ... Tôi không nói đó là bệnh của văn nghệ sĩ, vì rằng hôm qua cũng như hôm nay, người văn nghệ sĩ tự trọng không bao giờ thừa nhận sự sùng bái cá nhân. Nghệ thuật là sáng tạo, là tự do. Sùng bái cá nhân là phục tùng mù quáng, là nô lệ. Hai thứ đó như nước với lửa, có cái này thì không có cái kia được”...

Trương Tửu nêu lên tấm gương không chịu sùng bái cá nhân của Tô Ngọc Vân, Sĩ Ngọc đối với Trường Chinh. Ông quy trách nhiệm cho số lãnh đạo văn nghệ: “Giống như bọn thầy bùa phong kiến, các nhà lãnh đạo văn nghệ của chúng ta muốn yểm tất cả tâm hồn cứng rắn và tự do cho đến trở thành những hòn đất thó tròn méo mặc dầu tay kẻ nặn. Những lá bùa của họ chế tạo ra kể cũng đã khá nhiều: mất lập trường, phạm chính sách,phá đoàn kết, phá tổ chức, vô kỷ luật, chống Đảng, địch lợi dụng, có vấn đề,  bất mãn cá nhân, óc địa vị, v.v... Còn gì nữa?”…

Theo ông, chính lãnh đạo đã tạo ra một tình trạng u ám trong văn nghệ: “Một số văn nghệ sĩ non gan... biến thành những tên thư lại văn nghệ xu nịnh trục lợi. Một số khác trốn vào thái độ tiêu cực, chán nản công tác, tâm tư trĩu nặng hờn oán và uất ức. Một số khác nữa cất kín cá tính và nghệ thuật xuống đáy ba lô, yên lặng làm bổn phận một người công dân kháng chiến bằng bút, bằng màu sắc, bằng dây đàn, bằng sân khấu - đánh giặc đã! Còn một số không khuất phục, kịch liệt phê phán tác phong và đường lối lãnh đạo của thường vụ Hội thì bị chụp mũ, bị chèn ép, bị trù, bị hành hạ, bị gạt sang một bên”...
Trương Tửu đề nghị:
Đã đến lúc phải sa thải những nhà lãnh đạo thiếu tư cách mà quần chúng tuyệt đối không tin tưởng nữa để quần chúng văn nghệ tự tay mình điều khiển công việc chuyên môn của mình một cách thực sự dân chủ.
Đã đến lúc phải thanh toán lối đàn  áp tự do tư tưởng, khinh miệt quần chúng, mệnh lệnh, độc đoán, bè phái chủ  nghĩa do bệnh sùng bái cá nhân đẻ ra, để mở đường cho trăm hoa đua nở, trăm nhà đua nói”.

 Trương Tửu yêu cầu phải tạo ra môi trường dân chủ cho văn nghệ sĩ:
“Muốn sáng tạo ra một thế giới độc đáo, văn nghệ sĩ phải có một cái nhìn độc đáo, một nhận thức độc đáo về thực tại, một trí tưởng tượng độc đáo, một lối nói độc đáo. Phải duy trì bảo vệ tính độc đáo ấy không để một sức mạnh bên ngoài nào xâm phậm đến hay làm cho mất đi. Phải tự do nhìn sự thực, tự do xúc cảm, tự do suy nghĩ, tự do tưởng tượng, tự do vận dụng ngôn ngữ nghệ thuậ - để có thể phản ánh hiện thực một cách trung thành. Tự do ở đây có nghĩa là: chống lại mọi áp bức tư tưởng, mọi mệnh lệnh, mọi công thức, mọi quyền uy bắt mình nói điều mình không muốn nói, nghĩ điều mình không muốn nghĩ, nhận là đúng điều mình cho là sai, không yêu những cái mà mình ghét, không ca tụng những cái mà mình phản đối. Không có tự do ấy, sự sáng tác của văn nghệ sĩ sẽ giả tạo”...


Trong hai tiểu luận Văn nghệ và chính trị, Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích, Trương Tửu  phân tích những nguyên lý về quan hệ giữa văn nghệ với chính trị của chủ nghĩa Mác Lê nin, muốn rằng những người Cộng sản phải hiểu và vận dụng cho đúng các nguyên lý ấy trong lãnh đạo văn nghệ. Trong Văn nghệ và chính trị, Ông khẳng định rằng:

Ở thời đại lịch sử này, văn nghệ sĩ muốn phục vụ sự tiến bộ của xã hội một cách có hiệu quả tối đa thể tất phải tiến đến triết học và chính trị đúng đắn của giai cấp công nhân”(10)…
Những văn nghệ sĩ của Đảng tất nhiên phải tuân theo kỷ luật nội bộ của Đảng, phải chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, phải thực hành những nhiệm vụ và công tác Đảng giao phó cho”(11)…


Nhưng mặt khác, Ông đòi hỏi phải thực hiện triệt để chủ trương của Lê nin “tuyệt đối bảo đảm tự do thật rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho sở hướng cá nhân, bảo đảm tự do thật rộng rãi cho tư tưởng và sức tưởng tượng phóng khoáng, cho nội dung và hình thức”(12)… 
Ông cũng khẳng định ý kiến của Lê nin về sự tự do tư tưởng đó vô cùng quan trọng do nó ảnh hưởng đến sự bền vững của cách mạng, bởi nó mang đến cho giai cấp công nhân sự thực khách quan: “Giai cấp vô sản xa rời sự thực ngày nào là bước vào con đường thất bại ngày ấy. Cho nên nó đặc biệt tôn trọng sự thực, tôn trọng chân lý khách quan, tôn trọng những người phát hiện sự thực, tôn trọng những người tìm tòi chân lý - tôn trọng những nhà khoa học và nghệ thật”(13)…
Đặc điểm của cách phát ngôn của Trương Tửu là ông luôn giữ tính nhiệt thành và cực đoan cho nên luôn để cho những người chống ông vu ông là trốt kít. 


Về giai đoạn trước 1945, mới đây GS.TSKH. Phương Lựu trong bài Góp bàn về tư tưởng học thuật của Trương Tửu đã cho rằng tư tưởng văn học của Trương Tửu trước cách mạng về cơ bản không theo chủ nghĩa Trốtsky, cũng không theo chủ nghĩa Lê nin mà là macxit phân tâm, một dạng của chủ nghĩa Mác phương Tây(14)… 

Còn giai đoạn sau hòa bình cho tới 1958, tư tưởng văn học của Trương Tửu về cơ bản vẫn không theo chủ nghĩa Trốtsky, vẫn là chủ nghĩa Mác phương Tây nhưng ông đã chú ý tiếp thu Tổ chức Đảng và văn học Đảng của Lê nin để xem xét công tác lãnh đạo văn nghệ của những người Cộng sản Việt Nam. Có điều là ông đã rất nhấn mạnh đến khía cạnh dân chủ cởi mở của Lê nin đối với hoạt động sáng tạo của văn nghệ sĩ và việc quản lý một cách uyển chuyển các thành phần, các nhóm văn nghệ sĩ khác nhau về chính kiến đi với cách mạng vô sản.

Như vậy trong thời gian này mặc dù tình hình phức tạp, căng thẳng,  Ông vẫn làm việc rất nỗ lực với nhiều dự định lớn cho một thời kỳ  mới, hy vọng cho nhiều sáng tạo mới. Tác phẩm của Trương Tửu ngoài ý nghĩa khoa học còn tác động trực tiếp đến đời sống chính trị xã hội, ở thái độ trung thực, ở hành xử dũng cảm của một trí thức có nhân cách, ở tính dự báo sâu sắc về thời cuộc...

Đánh giá một cách khách quan, nhiệt tình và niềm tin của Trương Tửu có phần ảo tưởng nhưng đó là hệ quả của cá tính trung thực cực đoan của Ông. Trong phong trào Nhân văn - Giai phẩm không phải chỉ có một mình Trương Tửu mắc phải khuyết điểm này. Nhiều trí thức Tây học chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Pháp cũng đã hành động như ông. 
Và kết cục tàn nhẫn đã đến. Ông đã bị những người kiên định với lập trường tả khuynh phê phán rất dữ dội. Thống kê chưa đầy đủ, số lượng những người viết bài như sau (Xếp theo trật tự thời gian):

- Nguyễn Đình Thi: Những sai lầm tư tưởng trong tập sách Giai phẩm (3 kỳ). Văn nghệ, số 117, 118 và 119 tháng 4 và 5- 1956.
- Lê Trung Thực: Trương Tửu viết về sùng bái cá nhân. Văn nghệ, số 144, ra ngày 25-10-1956.
- Trần Thanh Mại: Quan điểm và lập trường tư tưởng của một người tự xưng là Mac-xít Lê-nin-nít. Một bài báo nguy hại đăng trong “Giai phẩm mùa đông” (3 kỳ). Nhân dân, số ra ngày 12, 13 và 14-1-1957.
- Hiền Minh: Vài ý kiến phê bình quyển Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu. Nghiên cứu Văn – Sử - Địa, số 32, tháng 9-1957, tr.83-89.
- Hồng Chương: Phải tước vũ khí của tên phản động ấy. Tạp chí Học tập, số 3-1958.
- Trường Chinh: Báo cáo đọc tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp từ ngày 10 đến ngày 21-3-1958. Cuốn Về văn hóa Văn nghệ (NXB Văn hóa, H., 1976) trích lại với tựa đề Lên án bọn Nhân văn – Giai phẩm.
- Bàng Sỹ Nguyên: (…).  Tiền Phong, số 282, ra ngày 23-4-1958.
- Hoài Thanh: Thực chất tư tưởng Trương Tửu. Văn nghệ, số 11, tháng 4-1958.
- Hồng Vân: Lê-nin-nít hay Tơ-rốt-skit? Văn nghệ, số 11, tháng 4-1958.
- Bùi Huy Phồn: Trương Tửu một tên phản cách mạng đội lốt mác-xít. Văn nghệ, số 12, tháng 5-1958.
- Tố Hữu: Báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm tại Hội nghị Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 4-6-1958. Các ấn phẩm khi in lại đặt là Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ.
- Vũ Đức Phúc: Phê phán Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu: Lợi dụng văn học để chống lại cách mạng, chống lại chế độ. Văn học, số 13, ra ngày 25-9-1958.
- Nguyễn Kiến Giang: Phê phán Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu: Tuyên truyền thế giới quan duy tâm và phủ nhận thế giới quan tiến bộ, cách mạng trong lý luận và sáng tác văn học. Văn học (2 kỳ), số 14 và 15, tháng 10-1958.
- Hồng Quảng: Phê phán mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu: Quan điểm chính trị và học thuật của Trương Tửu về văn học cận đại và hiện đại Việt Nam. Văn học, số 16, tháng 10-1958.
- Hồng Quảng:  Nội dung tư tưởng của văn học cận đại Việt Nam có phải căn bản là tư tưởng tư sản không? Văn học, số 17, tháng 11-1958.
- Hồng Quảng: Từ 1930 đến 1945 có xu hướng văn học của giai cấp công nhân không? Văn học, số 18, tháng 11-1958.
- Văn Tân: Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, số 44-1958.
- Văn Tân: Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam. Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, số 45-1958.
- Phạm Mai: Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán Truyện Kiều. Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, số 45-1958.
- Lê Văn Hải: Đọc bài Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ (Giai phẩm mùa Thu, Tập II). Văn nghệ, số 142 (ra ngày …).
- Phan Cự Đệ: Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu. Độc lập, số 354, (ra ngày … 1958).
- Ngô Thế Thinh: Những luận điệu của chủ nghĩa xét lại trong con người Trương Tửu. Độc lập, số 354, (ra ngày … 1958).
Ngoài những bài trên còn nhiều chục bài khác cùng với sự đấu tố chung hoặc riêng với những người khác, trong đó ít nhiều có sự đấu tố Trương Tửu như của Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông, Lưu Trùng Dương, Như Phong, Lưu Quý Kỳ, Quang Đạm, Hồng Cương, Trương Chính, Nguyễn Lương Ngọc, Huỳnh Lý...
Tại sao lại có sự ưu ái đặc biệt như vậy đối với Trương Tửu? Có lẽ do vị trí công việc giảng dạy trên diễn đàn đại học của Ông và tầm quan trọng những tư tưởng, cách nhìn của Ông về những căn bệnh trầm kha của nền văn nghệ lúc đó đã khiến Ông bị đặt thành một mục tiêu nguy hiểm.
Đặc điểm những lời phê phán Trương Tửu đều mang tính võ đoán, quy chụp, phủ định sạch trơn. Những người phê phán Ông đều cho rằng Ông là phần tử trôt kit nguy hiểm, là phản động, phản cách mạng, đội lốt mac xit để chống phá cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa Mac - Lê nin. 

Nhìn lại việc phê phán Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam, PGS. TS. Trịnh Bá Đĩnh viết:
... “Ở Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam, tác giả của nó rõ ràng là đã chịu sự chi phối của các nhà mĩ học và lí luận văn học phương Tây như G. Lukacz (Hunggari), J. Lefbvre (Đức), Plekhanov, Kammarin (Nga), F. Challaye, J. Fréville (Pháp)... qua các tài liệu bằng tiếng Pháp được đăng tải trên các tạp chí La pensée, La nouvelle critique, La litterature sovietique... Tài liệu được tác giả Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam lấy làm cơ sở là cuốn Về văn học và nghệ thuật của Marx và  Engels do Jean Fréville biên soạn.

 ... Tác giả của nó bị lên án là “lợi dụng văn học để chống lại cách mạng, chống lại chế độ”, “tuyên truyền cho thế giới quan duy tâm và phủ nhận thế giới quan tiến bộ”…, bị những người phê phán xếp vào hàng ngũ xét lại như Vizma ở Nam Tư, Hồ Phong ở Trung Quốc. Họ công kích Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam ở những nội dung nào? Có hai điểm chính: 1/ Tính độc lập tương đối và sự kế thừa của văn học; 2/ Tính loại biệt của văn học.

... Những vấn đề lí thuyết trong Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam không chỉ có như vậy, trong đó cũng không chỉ có những vấn đề lí thuyết mà cả những đề xuất về phương pháp viết lịch sử văn học Việt Nam. Có những đề xuất rất thời sự so với thời điểm đó của khoa văn học như: bộ phận văn học chữ Hán có phải là văn học dân tộc không, phân kì lịch sử văn học Việt Nam như thế nào, văn học hiện đại bắt đầu từ thời điểm nào? Có những điều mà hôm nay chúng ta vẫn phải suy nghĩ tiếp. Chẳng hạn Trương Tửu cho rằng văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là cùng kiểu loại với văn học Phục hưng phương Tây (ông gọi là “văn học cổ điển”). Điều này khá gần gũi với quan điểm của các nhà phương Đông học Nga về một giai đoạn văn học Phục hưng có tính toàn thế giới, trong đó có “thời Phục hưng phương Đông
” (15)…

Tại hai trường đại học, cuộc phê phán Ông cùng các bạn đồng nghiệp như Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo cũng diễn ra rất quyết liệt, kéo dài nhiều buổi. Có lẽ một trong những điều làm cho các Ông đau đớn là một số sinh viên cơ hội đã phản bội lại thầy giáo của mình. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã viết lại những cuộc đấu tố ở hai trường đại học Tổng hợp và Sư phạm trong cuốn tự truyện Kẻ bị mất phép thông công – Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyên văn tiếng Pháp: Un Excommunié – Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel. XNB Quê mẹ, Paris, 1992). 

Đến đây bạn đọc có thể muốn biết trong những năm tháng này Trương Tửu đã sống như thế nào? Đáng tiếc là Ông không để lại một chút tài liệu nào phản ánh thái độ, tâm tư của ông đối với sự kiện Nhân văn - Giai phẩm cũng như việc Ông bị đấu tố. Chỉ biết rằng trong Bản kiểm điểm, Ông tin rằng những việc làm như việc đấu tranh chống bệnh sùng bái cá nhân của những người lãnh đạo văn nghệ sẽ làm cho bộ máy lãnh đạo văn nghệ tốt hơn, dân chủ, bình đẳng với văn nghệ sĩ, việc tán thành báo Nhân Văn, Đất mới, viết bài cho Giai phẩm, với hy vọng đời sống xã hội được tự do tư tưởng, đường lối dân chủ hóa của Đảng được thực hiện nhanh hơn, việc góp ý đấu tranh với các cán bộ quản lý quan liêu, độc đoán ở trường đại học như bỏ Hội đồng giáo sư, sắp xếp cấp bậc, đề bạt giáo sư, bổ dụng sinh viên tốt nghiệp, chọn nghiên cứu sinh, kỷ luật số người viết bài, biên tập Đất mới... là để làm cho trường đại học xứng với vai trò của nó.

Giáo sư Phan Ngọc, một người trợ giảng của ông nhớ lại: “Tôi còn nhớ rõ hôm GS. Trương Tửu bị phê bình và cách chức. Tôi thấy anh đi ra thản nhiên. Lòng tự hỏi:  Anh làm cách nào để sống đây!”. Tôi có nghề phiên dịch sẽ sống bằng nghề này, một nghề có thể nói không động chạm tới chính trị. Còn anh thì làm thế nào để sống?” (16).
Tuy cá tính Trương Tửu cực đoan nhưng Ông luôn quan tâm và yêu quý, giúp đỡ học trò. Nhiều sinh viên của hai khóa học 1953-1956, 1954-1957 như Nguyễn Đình Chú, Văn Tâm, Ninh Viết Giao, Nguyễn Văn Hoàn, Đoàn Minh Tân... vẫn còn giữ trong ký ức những kỷ niệm tốt đẹp về thầy Trương Tửu(17)…

*****

 Sau các đợt đấu tố, Trương Tửu bị kỷ luật cách chức vào giữa năm 1958. Ông xin nghỉ hẳn công tác, không làm việc tiếp cũng không nhận lương hưu hoặc trợ cấp, tự kiếm sống bằng một thứ nghề mới không ai nghĩ đến, đó là nghề chữa bệnh Đông y. Lúc bấy giờ ông chưa đầy 45 tuổi, một cái tuổi còn tràn trề sinh lực và sức sáng tạo. Ông cũng đoạn tuyệt với hoạt động văn hóa, văn nghệ...

Cũng xin nói thêm từ 1958 cho tới lúc Tương Tửu mất là 41 năm, một quãng đời không phải là ngắn. Không thể không nói những chấn thương tâm lý dữ dội đã làm cho ông thờ ơ với những vấn đề văn hóa văn nghệ đã một thời lôi cuốn ông vào tâm cơn bão thời đại. Ông cũng không viết hồi ký và không cho phép ai viết tự truyện về mình. Giữa các ý tưởng viết sách Phép dưỡng sinh, Tử vi đẩu số, Một số vần đề về châm cứu học, Ông chỉ còn vương vấn với mỗi nàng Kiều với dự định viết Nợ Kiều phải trả cho xong. Tiếc rằng sức khỏe đã không cho phép ông hoàn thành đề cương này ngoài một vài đoạn ghi chép như Suy nghĩ về Tam tài luận, Cái nghiệp trong thuyết nhân quả, Các mẫu người, Nhà khoa học là hiện thân của đạo đức, đề cương Nợ Kiều phải trả cho xong...

Trong vài ba bài thơ hiếm hoi còn lại cho thấy ông vẫn giữ được  niềm tin tự tại: 
- Băng giá tan rồi xuân lại đến
(Nâng chén)(18)
- Cây còn thân gốc vẫn còn hoa
(Họa lại thơ tặng của Lê Văn Siêu)(19)
  
      Ngày 31-5-2010, trước thềm Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã ra Quyết định công  nhận nhà văn Trương Tửu là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam(20).
Sau hơn nửa thế kỷ, chắc rằng dù ở cõi nào Trương Tửu cũng thấy được những ngọn gió xuân đang thổi về, đang làm xanh lại những trang sách của đời Ông.


Chú thích
1- Văn kiện Đảng tập 17- 1956…
2- Tiến quân vào thành trì khoa học! Bài nói của Giáo sư Trương Tửu ở Đài phát thanh Bắc Kinh ngày 23-5-1956. Tập san ĐHSP 1956.
3- Gọi Nhân văn - Giai phẩm là một phong trào bởi tư tưởng đòi hỏi cải cách dân chủ không chỉ có ở nhóm báo chí Nhân văn và Giai phẩm mà bao gồm cả nhiều lĩnh vực rộng lớn của xã hội miền Bắc lúc đó.
4- Chỉnh huấn là gì ? NXB Minh Đức Thời Đại, H., 1955, tr.82-83.
5- Văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ và phe lũ. NXB Minh Đức Thời Đại, H., 1955, tr.91.
6- Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn: Phê bình văn học – Trường hợp Trương Tửu, trong sách Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu, phê bình. NXB Lao Động, H., 2007, tr.15-16.
7- Văn kiện Đảng tập 17- 1956.
8- Nguyễn Đình Thi: Một vài khuyết điểm trong sự lãnh đạo văn nghệ… Văn nghệ, số 140, ra ngày 27-9-1956.
9- Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam: Nhận rõ một số sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác. Văn nghệ, số 141, ra ngày 4-10-1956.
10- Trương Tửu: Văn nghệ và chính trị (2 kỳ). Giai phẩm mùa Thu, Tập III, ra ngày 30-10-1956 và Giai phẩm mùa Đông, Tập I, ra ngày 28-11-1956.
11- Trương Tửu : Văn nghệ và chính trị (2 kỳ).Giai phẩm mùa Thu, Tập III ra ngày 30-10-1956 và Giai phẩm mùa Đông, Tập I ra ngày 28-11-1956.
12- 13- Trương Tửu Trích lời Lê nin trong Tổ chức Đảng và văn học Đảng. Xem Trương Tửu: Văn nghệ và chính trị- Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích.
14- Phương Lựu: Góp bàn về tư tưởng học thuật của Trương Tửu. Nghiên cứu Văn học,số 10-2008, tr.63-75. Bài đăng lại trên website của Viện Văn học, tháng 3-2012.
15- Trịnh Bá Đĩnh: Phương diện lý thuyết của Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu. Hồ sơ Trương Tửu. Theo Web Viet-Studies Trần Hữu Dũng.
16- Phan Ngọc: Một vài điều ít được nhắc lại về nhà phê bình Trương Tửu. Hồ sơ Trương Tửu. Theo Web Viet-Studies Trần Hữu Dũng.
17- Xin xem Ninh Viết Giao: Xứ Nghệ và tôi (Hồi ký). NXB Nghệ An, 2006.
18- Trương Tửu: Nâng chén. Tết Đinh Sửu 1977. Tư liệu của gia đình Trương Tửu.
19- Trương Tửu: Họa lại thơ tặng của Lê Văn Siêu (ngày 28-6-1985). Tư liệu của gia đình Trương Tửu.
20- Nhà văn Việt Nam hiện đại.Hội Nhà văn Việt Nam. NXB HNV 2010. Trang 1287.



      
     Tác giả cám ơn gia đình GS Trương Tửu, các nhà văn Hồng Diệu, Lại Nguyên Ân, Hữu Nhuận... đã giúp cho một số tư liệu quý để hoàn chỉnh bài viết.                                               




                                                         Tháng 4-2012         
 

VIỆT KHANG * BÀ MẸ MIỀN TÂY



Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


Nhân Ngày Vinh Danh các Bà Mẹ, còn được gọi là Ngày Hiền Mẫu, kính chuyển đến quý bạn, quý vị và quý diễn đàn Ca khúc Bà Má Miền Tây của nhạc sĩ Minh Trí, tên thật Võ Minh Trí, tù nhân yêu nước.
Nhạc sĩ Võ Minh Trí (bút hiệu Minh Trí và Việt Khang) sinh ngày 19 tháng giêng năm 1978. Thân mẫu là bà Chung Thị Thu Vân. Vợ hiền là bà Cao Thị Lan Anh, cháu trai Võ Khang mới lên 4 tuổi, quê quán Mỹ Tho Định Tường.

Viết lời thơ và phổ nhạc, ông Võ Minh Trí là tác giả trẻ được biết tiếng và yêu mến với các ca khúc Anh Là Ai ?, Việt Nam Tôi Đâu ?, cũng như Bà Má Miền Tây, Bạn Thân, v.v.

Nhà nghệ sĩ chân chính bị ngụy quyền độc tài Cộng sản bắt giam từ tháng 12 năm 2011. Ông bị cáo buộc về tội ‘’Tuyên truyền chống (cái gọi là) CHXHCNVN’’. Ông có thể bị tòa ‘’Nhân dân Cộng sản’’ tp HCM kết án đến 20 năm tù.Chúng tôi có đính theo Ca khúc Bà Má Miền Tây bản tiếng Pháp và tiếng Anh (chuyển dịch từ bản tiếng Việt) do bà Hoàng Nguyên và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt gởi tặng.

Genève ngày 13 tháng 5 năm 2012



Nhạc sĩ Võ Minh Trí


(bút hiệu Minh Trí và Việt Khang)

Bà Má Miền Tây

Kìa xa xa phía hàng tre già, một mái nhà cột xiêu vách lá, nhà tôi đây cách biệt đã bao ngày, nay tôi về nhà tôi miền Tây. Bờ rau xa dáng người thật thà, tuổi đã già đời cơ cực quá, chờ mong con mỏi mòn tháng năm dài... nay con về thưa Má con đây.
Dòng sông bến chờ vắng con đò lặng trôi lững lờ, bờ rau luống cà má vẫn ngồi mong đứa con vắng nhà.
Nay con trở về không sao ngăn dòng lệ buồn thương Má, thương mảnh đời quê. Má ơi đếm thời gian trôi nhớ chuyện qua rồi ngày con còn thơ. Đôi tay chai gầy lo cho con no đầy nhọc thân Má, sớm nắng chiều mưa. Má mong suốt đời con vui, sống vẹn tình người quê nhà Má vui.
Nay con trở về không sao ngăn dòng lệ buồn thương Má, thương mảnh đời quê. Má ơi đếm thời gian trôi nhớ chuyện qua rồi ngày con còn thơ. Đôi tay chai gầy lo cho con no đầy nhọc thân Má, sớm nắng chiều mưa. Má mong suốt đời con vui, sống vẹn tình người quê nhà Má vui.
Một mai kia vật đổi sao dời, trời cao gọi mời Má rời xa con. Làm sao trả ơn tựa núi non dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn. Nhìn loanh quanh bên cuộc đời con, con chỉ có mỗi một mình Má thôi.
Nay con trở về không sao ngăn dòng lệ buồn thương Má, thương mảnh đời quê. Má ơi đếm thời gian trôi nhớ chuyện qua rồi ngày con còn thơ. Đôi tay chai gầy lo cho con no đầy nhọc thân Má, sớm nắng chiều mưa. Má mong suốt đời con vui, sống vẹn tình người quê nhà Má vui.
Kìa xa xa phía hàng tre già... Bờ rau xa dáng người thật thà...
Kìa xa xa phía hàng tre già... Bờ rau xa dáng người thật thà...
Kìa xa xa phía hàng tre già...
Nhạc và lời Minh Trí (Việt Khang)
Trình bày Lý Hải


Ma Mère dans le Delta du Mékong
Au loin, vers la bordure de vieux bambous d’un enclos
Voyez le toit d’une maisonnette en feuilles de latanier délabrée
C’était là, notre foyer dont je suis séparé depuis longtemps...
Aujourd’hui, je rentre au logis, dans le delta du Mékong
Contre la haie de clôture, la frêle silhouette de ma pauvre bonne Mère attendait désespérément son fils mois après mois, année après année...
Oh Maman, adorable Maman, à tes pieds, me voici enfin de retour.
Le fleuve mélancolique s’écoule en silence
L’embarcadère solitaire se languit dans l’attente de sa barque familière
Maman, en plus de t’échiner au milieu des plates-bandes de fines herbes,
des parterres d’aubergines, Tu te morfonds en l’absence de ton enfant chéri.
À ma rentrée, je n’arrive pas à retenir mes larmes de tristesse et d’affection envers Toi, envers la condition de vie des misérables du pays.
Maman, au bon vieux temps, dans ma tendre jeunesse, tes mains maigres et calleuses me procuraient le bien-être, malgré les intempéries des saisons.
Ton seul souhait: que toute ma vie soit remplie de joie et d’humanité.
Une fois ton voeu le plus cher était comblé; là-bas, sur la terre de nos aïeux, Tu t’en réjouirais.
Un jour, les choses changent, les étoiles se succèdent...
Quand le Père céleste t’appellera, Tu me quitteras. Maman,
comment pourrais-je te rendre grâces pour tes bienfaits accomplis, plus élevés que les montagnes, plus profonds que la mer.
En regardant autour de moi, je n’ai plus que Toi, Maman, Toi seule et unique.
Paroles et musique de Minh Trí (Viêt Khang)
Chanteur Lý Hải

Texte traduit et adapté par Mme Hoàng Nguyên*


* pour le Centre Associé des Ecrivains Vietnamiens en Exil
My Mother in the Mekong Delta

In the distance, towards the row of old bamboo-trees at the edge of an enclosure
You can see the roof of a dilapidated palm leaf house
This was our home from which I have been separated for a long time...
Today, I return home, in the Mekong Delta
Against the fenced hedge, the frail silhouette of my poor Mother
is desperately waiting for her son, month after month, year after year ...
Oh Mum, lovely Mother, at your feet, here I am, finally back.
The melancholy river flows on quietly
The lonely pier languishes, waiting for his familiar boat
Mom, besides wading and working through bed after bed of herbs and eggplants,
You fret about the absence of your beloved child.
On my return, I can not refrain from tears of sadness and affection towards you, towards the miserable living conditions of our country.
Mum, in the good old days of my tender youth, your thin and callous hands gave me well-being, despite the harshness of the seasons.
Your only hope is that my life will be filled with joy and humanity.
Once your fondest wish was granted; there, in the land of our ancestors, You rejoiced over it.
One day, things change, the stars follow one another...
When the Celestial Father calls You, You will leave me. Mum, how will I be able to give you my heartfelt thanks; my debt of gratitude to you is deeper than the sea and higher than the mountains.
Looking around me, I have only you, Mum, You are alone and unique.
Words and music by Minh Trí (Việt Khang)
Singer Lý Hải



Sunday, May 13, 2012


NGÀY CỦA MẸ


 Những ca khúc mừng “Ngày Của Mẹ”

2012-05-13
Cứ vào ngày chủ nhật thứ hai của mỗi tháng 5, người dân khắp Hoa Kỳ lại hân hoan chào đón ngày của Mẹ, là ngày để những đứa con tỏ bày lòng kính yêu và hiếu thảo lên người mẹ hiền.

RFA photo
Hoa bán ở Hà Nội cho dịp lễ "Mother's Day" năm 2012.

Ngày lễ này cũng đã được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Dù trong 364 ngày còn lại vẫn biết không thể đủ để trả nợ ơn nghĩa sinh thành, nhưng người ta vẫn muốn có một ngày thật đặc biệt để ca tụng mẹ bằng những món quà, những đóa hoa và dĩ nhiên là cả những bản nhạc.
Chương trình âm nhạc cuối tuần hôm nay, hy vọng, được góp một phần tiếng nói bé nhỏ để gửi đến tất cả những người mẹ Việt Nam khắp năm châu bốn bể những lời chúc ngọt ngào nhất.
Đã lâu lắm rồi, có lần tôi đọc đâu đó câu nói, cha mẹ xem con cái như cả cuộc đời mình, còn con cái chỉ xem cha mẹ như một mắt xích trong cuộc sống của họ. Dường như với bậc sinh thành thì ngày nào cũng là “ngày của con” bởi có người mẹ nào mà không đêm ngày lo lắng cho con cái. Kể từ khi con còn trong bụng cho đến lúc con có mặt trên cõi đời, là ngày mẹ biết thêm những lo toan vất vả. Không biết bao lần mẹ âm thầm hy sinh, nước mắt tuôn rơi vì những bước đi dại khờ, lầm lỗi của con trên đường đời. Mẹ luôn luôn là bóng mát, là nơi trở về để con nương náu mỗi khi vấp ngã. Bởi lẽ thế, tình mẹ như nước trong nguồn chẳng bao giờ vơi cạn. Nước mắt chảy xuôi mà!
Huyền Diệu Tình Mẹ 

betty-tisdale--250.jpg
Bà Betty Tisdale và những đứa trẻ mồ côi gốc Việt Nam, ảnh chụp trước đây. 
Quý vị đang cùng nghe một nhạc phẩm đặc biệt có tên Huyền Diệu Tình Mẹ qua tiếng hát ca sĩ Thanh Sử, tác giả của bài hát này là một thính giả của đài RFA, đó là cô Đoàn Vĩnh Nguyên, hiện đang sinh sống tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Năm ngoái, cũng vào Ngày của Mẹ, cô đã gửi cho chúng tôi bài thơ này và đúng một năm sau, bài thơ của cô được phổ nhạc. Chia sẻ những cảm xúc về nguồn cội sáng tác bài thơ đầy ý nghĩa này, cô Vĩnh Nguyên tâm sự, sau năm 1975, khi chồng còn trong trại cải tạo, bản thân cô mới 23 tuổi, phải nuôi 2 con nhỏ, trong tay không có một tài sản hay nghề nghiệp gì, thì chính mẹ cô đã là nơi nương tựa, bảo ban để cô có những bước đi đầu tiên vào con đường sự nghiệp:
“Thực sự trong cuộc sống của tôi có quá nhiều những thăng trầm, đó chỉ là những trải nghiệm trong cuộc sống của tôi. Trước hết tôi muốn ghi lại để con cái được biết và thứ hai là để tỏ lòng kính yêu đến người mẹ rất kính yêu của tôi.
Theo tôi tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất trên đời này chắc chắn phải là tình mẹ.
Cô Đoàn Vĩnh Nguyên
Do những thăng trầm của cuộc sống, thực sự là tôi không nghĩ tôi có được ngày hôm nay, không nghĩ là tôi có thể thành công sau những thất bại ê chề. Mẹ tôi đã cho những lời khuyên bảo, chỉ dạy, bà cụ luôn dạy là “phải biết kính trên nhường dưới, biết sống tình nghĩa”. Tôi thấy tình mẹ rất quan trọng, khi mình thất bại ê chề, nếu mà không có ai cố gắng chỉ bảo mình, cho mình thêm sức mạnh về tinh thần để mình vươn lên trong cuộc sống (thì mình đã không làm được). Và tôi đã bước vào đời.

Đây là một ngày lễ rất đặc biệt để nhắc nhở những người con yêu kính cha mẹ mình hơn. Tôi nhận thấy tình mẹ rất cao quý, rất thiêng liêng, nhưng cũng mang một trách nhiệm rất quan trọng. Bởi vì phải làm sao lo cho con có sức khỏe, làm sao cho con học hành tốt và làm sao để cho con có một nhân cách tốt. Theo tôi tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất trên đời này chắc chắn phải là tình mẹ.”
Thưa quí vị, nơi sâu thẳm trái tim của người mẹ nào cũng là tình thương yêu dành cho con vô bờ bến, tình mẹ huyền diệu, tình mẹ nhiệm màu, bởi ở đó chất chứa sự hy sinh, tha thứ, sự đùm bọc, bảo ban. Ngày của Mẹ chỉ là một lần nữa, để nhắc nhở những đứa con hãy yêu mẹ nhiều hơn. Hy vọng rằng, với ít phút phát thanh tối nay, chúng ta, những người con, hãy hứa sống thật tốt, thật ý nghĩa cho cuộc đời - để mỗi ngày hiện hữu đều là Ngày của Mẹ phải không quý vị.



http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/songs-for-mothers-day-vh-05132012130646.html
  
Ngày của Mẹ
2010-05-08
Mother’s Day - Ngày của Mẹ, như một nhắc nhở về tình mẫu tử, đến ánh mắt mẹ hiền mà ai trong chúng ta cũng có.
AFP photo/Mike Clark
Một em bé trai thổi bong bóng với Mẹ tại hội chợ Tết ở HongKong hôm 08/02/2005
Tình mẫu tử có lẽ là món quà vĩ đại nhất mà thượng đế trao cho mọi sinh vật trên trái đất này. Đối với con người, thì nét nổi bật nhất của tình mẹ là đức tính hy sinh cho con cái. Sự hy sinh vô bờ của người mẹ có lẽ là động lực chính cho những áng văn bất hủ, ca ngợi tình mẹ và cũng có lẽ, sự hy sinh vô giá ấy đã làm chúng ta gắn bó với mẹ một cách tự nhiên hơn. Mẹ hiền đồng nghĩa với yêu thương và cũng chính Mẹ hiền là ánh sáng dẫn dắt chúng ta trong những tối tăm mịt mù của cuộc sống.
Bên cạnh những tác phẩm bất hủ viết về mẹ của các tác giả lừng danh đã khá quen thuộc với chúng ta, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu hai bài luận văn trong nhà trường, một của Phương Thúy, học sinh lớp 10 trường trung học Hội An và bài thứ hai của Hồ Duyên, học sinh trường Lê Quý Đôn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hai bài luận văn này có thể được xem là mẫu mực trong lớp học vì hội đủ những đòi hỏi mà một bài luận văn cần có. Tuy nhiên, cao hơn hết là yếu tố nội tại của nó. Bài văn thứ nhất của Phương Thúy được viết trong tâm thức cảm nhận rõ rệt tình mẹ và người đọc chia sẻ khá dễ dàng những chi tiết làm cho bài văn nổi bật. Bài văn thứ hai, bóng dáng của mẹ chỉ là tấm phông cho người cha nhưng vẫn toát lên sự thương nhớ day dứt đến nao lòng của đứa trẻ trong những ngày đầu vắng mẹ.

Lòng hy sinh vô bờ bến

Sau đây mời quý vị thưởng thức bài văn thứ nhất của Phương Thúy qua giọng đọc của Khoa Diễm:
“Trong ký ức của tôi vẫn in đậm mãi những bóng dáng của một thời thơ ấu nhọc nhằn. Ngày bố rời hai mẹ con lên đường vào đơn vị, mẹ đã khóc rất nhiều. Khi ấy, tôi - một đứa trẻ ngây thơ cứ nghĩ rằng bố đi mua kẹo thôi mà. Thế rồi bố đã không về, tôi lầm lũi ngồi trong góc nhà, khóc mãi. Mẹ đã dỗ dành tôi rất nhiều. Cũng từ ngày ấy, mọi gánh nặng đặt lên đôi vai của mẹ.
Mẹ trở thành trụ cột của gia đình. Và rồi mẹ tìm được một công việc nhỏ nhưng rất vất vả: làm thợ may trong một công ty may tư nhân. Ngày ấy, vì đồng lương quá ít ỏi nên mẹ phải chăn nuôi thêm để tăng thu nhập. Hằng ngày, mẹ phải dậy từ bốn giờ sáng để giặt giũ quần áo, chuẩn bị bữa ăn cho chị em tôi, rồi lo thức ăn cho lợn gà, sau đó mẹ mới đi làm. Tôi thương mẹ lắm. Có những lúc mẹ phải làm ca đêm đến tận khuya mới về tới nhà với đôi mắt thâm quầng, tay run lên vì cái lạnh của sương đêm, tôi chỉ biết lặng nhìn mẹ mà chẳng thốt nên lời. Đôi khi bắt gặp mẹ cố gắng đạp chiếc xe đạp cà tàng giữa cái nắng trưa gay gắt, tôi chỉ muốn òa lên khóc vì thương mẹ.
mother-child-305.jpg
Tình mẹ thương con vô bờ bến và không bao giờ thay đổi.
Bà tôi thường nói:" Số mẹ cháu là số khổ, cả đời vất vả, không biết đến bao giờ mới nghỉ ngơi được". Mỗi khi nghe bà nói như vậy, không hiểu sao tôi lại cảm thấy tim mình nhói đau.
Tôi tự trách mình sao quá vô tâm, chưa bao giờ tôi để ý đến suy nghĩ của mẹ. Suốt bao nhiêu năm qua, hiếm có lần tôi và mẹ ngồi lại tâm sự với nhau, nếu có thì cũng chỉ là việc học hành, trường lớp,...Có lẽ cũng bởi mẹ tôi bận bịu quá, cả ngày mẹ chỉ gặp tôi vào những bữa cơm gia đình, và có thể cũng bởi tôi quá vô tâm, vô tâm đến mức nhiều lúc trở nên vô tình. Tuy vậy, tôi biết mẹ luôn hiểu thấu những tâm tư tình cảm của tôi, của một cô bé vừa mới bước vào tuổi mới lớn với những suy nghĩ mà nhiều khi còn rất nông cạn, dẫu rằng tôi luôn cố chứng tỏ mình là một người mạnh mẽ, luôn lạc quan, luôn yêu đời. Mặc dù ít khi thể hiện bằng cử chỉ, nhưng tôi hiểu rằng mẹ rất thương tôi. Có những đêm mùa đông trời chuyển, tôi lên cơn đau khớp. Từng cơn đau ập đến như xát đá lạnh vào xương vào tủy tôi. Nhìn tôi lăn lộn với cơn đau, mẹ im lặng quay đầu khẽ lau nước mắt.
Có những lúc mẹ phải làm ca đêm đến tận khuya mới về tới nhà với đôi mắt thâm quầng, tay run lên vì cái lạnh của sương đêm, tôi chỉ biết lặng nhìn mẹ mà chẳng thốt nên lời.
Phương Thúy
Mẹ đã gieo vào tâm hồn tôi hạt giống yêu thương, đã làm cho nó nảy mầm và lớn dần theo tôi qua từng tháng năm, để tôi biết cách sống yêu thương là rộng lượng thứ tha lỗi lầm, là chấp nhận sự khác biệt của người khác với tất cả tấm lòng biết lắng nghe, biết sẻ chia để mai này, trong vòng quay nghiệt ngã của cuộc đời, có thể tôi phải bỏ lại nhiều thứ nhưng hạt giống yêu thương của mẹ vẫn còn luôn mãi trong tôi và trổ sinh nhiều bông trái để tôi có thể tiếp tục gieo mầm yêu thương cho các thế hệ mai sau.
Đời mẹ là những tảo tần, là những hy sinh, là những tất bật với bộn bề những bon chen, nghịch cảnh của cuộc sống. Nhưng mẹ vẫn kiên cường vượt qua tất cả. Mẹ truyền cho tôi thêm niềm tin và nghị lực sống, mẹ giúp tôi có đủ can đảm để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, để tôi đủ dũng cảm bước tiếp và vượt qua những cám dỗ trên bước đường tương lai phía trước. Mẹ giúp tôi biết cầu mong cho mình "đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên, biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới, đủ khôn ngoan để lắng nghe quá khứ, đủ cởi mở để lắng nghe tương lai và đủ tự tin để lắng nghe chính mình."
Quý vị vừa nghe bài luận văn của Phương Thúy viết về người mẹ của mình. Cảm giác mà Phương Thúy mang lại cho chúng ta có lẽ rất man mác, rất chân phương. Hình như tình cảm dành cho mẹ của em khá sâu, khá day dứt, để từ đó đi vào tâm tình của người nghe sâu hơn chăng?

Mất mẹ, mất cả bầu trời

Bây giờ chúng tôi xin được giới thiệu bài văn thứ hai, khá bất ngờ và đầy kịch tính của tác giả Hồ Duyên. Bài văn này lấy mẹ để nói về cha, lấy cha để nhắc tới mẹ. Cảm gác hụt hẫng ban đầu đã nhường lại cho sự tròn trịa yêu thương ở những dòng cuối của câu chuyện đã làm người nghe bâng khuâng mãi về sau. Bài này được thể hiện qua hai giọng đọc Phương Thy và Ngọc Nhân.
“Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.

Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình". Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xỏa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo "Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời em ...”.
Fact box
- Tại Mỹ, Ngày Của Mẹ được tổ chức hằng năm, vào ngày chủ nhật thứ nhì trong tháng 5
- được thành lập theo ý kiến của bà Anna Jarvis,
- hoa Cẩm Chướng được coi là biểu tượng cho Ngày Của Mẹ.
Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn "tham khảo" ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.
Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng".
Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ "Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. 
Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:"Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”. Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: "Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui". Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?
Bà Betty Tisdale và những đứa trẻ mồ côi gốc Việt Nam, ảnh chụp trước đây.
Bà Betty Tisdale và những đứa trẻ mồ côi gốc Việt Nam, ảnh chụp trước đây. 
Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng..."
Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình...
Mỗi năm một lần, ngày Mother’s Day mang đến cho chúng ta cơ hội ngồi lại suy ngẫm những gì mà bà mẹ hiền đã làm cho chúng ta và đổi lại đôi khi ta cần tự hỏi rằng ta đã làm gì cho mẹ? Câu hỏi này cần một nơi thinh lặng để mỗi người có cơ hội ngồi một mình, đối diện với chính mình, nhặt ra từng lỗi lầm nhỏ nhất mà chính ta đã làm cho mẹ.
Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà.
Hồ Duyên
Mother’s Day cũng là dịp để mua quà cho mẹ hiền nếu những ai may mắn còn mẹ. Chúng ta thường tự hỏi “Món quà nào xứng đáng nhất dành cho mẹ trong dịp này?” Câu trả lời có thể rất đơn giản: “Mẹ chỉ cần con yêu mẹ, thế là đủ”. Đây có thể là món quà đơn giản nhưng không dễ mang đến cho mẹ hiền, phải không, thưa quý vị?
Tình yêu của chúng ta đối với mẹ có vẻ lợt lạt quá hay chăng?
Hay vì chúng ta không có khả năng bày tỏ với mẹ rằng “mẹ ơi con yêu mẹ lắm” như nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ từng ghi trong bài “Bông Hồng Cài Áo”?
Chúng tôi xin tạm ngưng chương trình nơi đây và thành tâm chúc cho tất cả quý vị ngày hôm nay sẽ nở được cánh hoa tình yêu trong lòng đối với mẹ hiền, người duy nhất trên trái đất này không bao giờ ngoảnh mặt với chúng ta trong bất cứ tình cảnh khốn khó nào....


NGÀY CỦA MẸ



Mother's Day Nhớ MẸ  
Hoàng Nam Trần Việt Hải
Ngày mai là ngày lễ Mẹ, tôi xem bài của người bạn văn Trần Trung Đạo trong ý nghĩ tán đồng và tâm tư rung động qua dòng văn của anh. Tôi nghe kể anh không may mắn như nhiều người. Me. anh mất khi anh còn tấm bé. Vì thế nên khi anh mô tả sự bao la của tình mẹ trong nỗi niềm cần thiết một bóng hình người mẹ đi bên cạnh cuộc đời. Anh dẫn nhập bài viết bằng câu ngạn ngữ ví hình ảnh người mẹ như sau:
"Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ” Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa.

 Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim. Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc. Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơi ngày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gủi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm." Mọi người nói chung dễ dàng đồng thuận một kỳ quan vĩ đại nhất của thiên nhiên vẫn là người hiền mẫu, như Trần Trung Đạo viết dáng mẹ hiền dù có nhỏ bé, gầy guộc, nhưng lòng của mẹ thương con cái chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.Trần Trung Đạo là một nhà văn, anh chọn viết về những đề tài thuộc khuynh huớng xã hội và nhân bản. Anh còn là một nhà thơ. Tôi còn nhớ bài thơ gây nhiều xúc động là "Đứa bé và viên sỏi", về chuyện vượt biên buồn thảm, cha mẹ mất, cháu bơ vơ, nhạc được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc. Bài thơ khác của Đạo được giới văn học chú ý là "Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười", được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc.

 Lời thơ sâu sắc thắm đượm tình mẹ, trích dẫn:"Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương"
Rồi cuối bài, anh cho 2 câu kết như một câu nói bất hủ trong văn chương hay đời sống:
"Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười."


Trích bài "Happy Mother's Day 2009: Mẹ và Quê Hương", rồi Đạo tâm sự thêm:
"Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra.

Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:
« Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.”


Bài thơ đơn giản và dể hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.
Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn.


Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội."
Bạn bè của Đạo biết bà mẹ Hòa Hưng là mẹ nuôi, nhưng trong cái tâm đạo của người con, Đạo rất qúy bà như mẹ ruột.


"Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.


Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng 20 cây số phía Nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau chạy dọc theo cánh rừng hoang.


Tôi kính yêu mẹ. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.


Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên. Đêm đêm nằm nghe cha kể chuyện thời trai trẻ buồn nhiều hơn vui của đời ông. Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn.


Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối chua chua thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm. Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.


Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm."
Nói về hình ảnh mẹ, điển hình qua âm nhạc, nhạc sĩ Y Vân sáng tác cho mẹ mình bài ca bất tử mà đời sống và văn học biết ơn cho tác phẩm thật tuyệt vời này:


"Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.
Thương con Mẹ hát câu êm đềm,
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu"
(Lòng Mẹ)


Tôi có cô bạn khi theo chồng sang định cư tại Paris, Hải Yến xúc động mỗi khi cô ca đoạn cuối của bài hát này vì câu hát nói về ước muốn gặp mẹ, nhớ mẹ từ xa: “Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu".
Một bài ca khác tôi muồn nói đến là bài Khóc Mẹ Đêm Mưa của nhạc sĩ Anh Bằng, mà nội dung nhớ người mẹ đã quá vãng với lời nhạc thật xót xa như sau:
"Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn
Bắt cha đi mẹ khóc suốt đêm buồn
Ôi thương mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tưởi chết trong mưa
Mẹ ơi mẹ ơi tan chiêm bao nước mắt thành dòng
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Mẹ ơi mẹ ơi có nghe chăng lời con vang vọng
Tới mộ phần trên vuông đất quê hương
Con lang thang giữa đời quạnh hiu quá
Đâu cũng sống nhưng không đâu là nhà
Còn quê mẹ xa nửa vòng thế giới
Con không về từ ngày mẹ ra đi
Đêm tha hương con gục đầu tưởng nhớ
Trên đời này mẹ con không gặp nữa
Trên đời này không bao giờ gặp nữa
Mẹ ơi mẹ con khóc giữa đêm mưa"


Nhạc sĩ Anh Bằng tâm sự với tôi khi ông tiễn đưa mẹ của một người bạn trẻ, bạn ông thương, khóc mẹ như mưa. Tối về khi cơn mưa đến bên ngoài, ông dâng nguồn thơ ý nhạc từ sự kiện người mẹ của người bạn qua đời, ông nhớ đến thân mẫu của mình trong ray rứt nhớ thương, để rồi bài hát này đóng góp tích cực vào kho tàng những bài ca về mẹ. Trở lại với Trần Trung Đạo, anh sáng tác bài thơ "Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười" vào một đêm mưa nhớ mẹ Hòa Hưng.


Trong đoạn văn khác anh tâm sự về mẹ ruột ở làng Mã Châu, anh nhớ đến ngôi mộ chôn cất mẹ trong hoang phế, khi ấy anh còn bé lắm với bao suy tư về cuộc đời và về thân phận của mình, tôi hiểu tư tưởng và lòng anh lắm. Bài viết này tôi xin gửi đến Trần Trung Đạo, Anh Bằng, Võ Tá Hân, Hải Yến, Thụy Trinh, Bạch Hạc, Vân Khanh, Mỹ Hạnh, Vương Hà, Mai Ngọc Lý, Khánh Trang, cũng như Quỳnh Giao và Thúy Anh,... nhiều nguời bạn mà tôi có dịp trao đổi ý tưởng về mẹ.


Hãy nghe tiếp lời của Trần Trung Đạo:
"Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ có một mình? Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi? Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai? Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai? Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi năm bảy tuổi tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố. Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuổi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.


Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống. Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước


chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.


Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình. Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra."


Đại thi hào Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin là người có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và toàn châu Âu. Ông mất khi mới 37 tuổi nhưng đã để lại nhiều kiệt tác như "Evgeny Onegin", "Con gái viên đại úy", "Con đầm pích", "Boris Godunov",... Ông được coi là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn và tả chân của nước Nga và châu Âu thế kỷ 19. Pushkin làm thơ gửi mẹ nuôi mà ông thương, kính trọng như nhũ mẫu của mình:


"Mẹ thân thiết trong những ngày cơ cực
Nguồn mến thương nâng bước đời con!
Rừng thông thăm thẳm cô đơn
Ngóng con ngày tháng mỏi mòn mẹ trông
Trong phòng khách bên song cửa sổ
Như người canh, thương nhớ mênh mang
Tay già lần mũi kim đan,
Như đang đếm bước thời gian chậm buồn
Mẹ thẫn thờ nhìn đường thăm thẳm
Lối cổng vào bỏ vắng từ lâu
Buồn thương, linh cảm, lo âu
Lại càng chất nặng thắt đau ngực già..."
(Gửi mẹ nuôi - Thúy Toàn dịch từ Nga ngữ) 


Từ Aleksandr Sergeyevich Pushkin đến Trần Trung Đạo đều có mẫu số chung, dù dưỡng mẫu hay nhũ mẫu, hai nhà thơ đã dành những tâm tư trang trọng nhất cho 2 mẫu người mẹ trong văn học, thực vậy từ Âu sang Á, sự xúc cảm về mẹ cho văn chương mẹ mãi mãi thăng hoa.
"Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.
Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.


Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình. 


Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam thì khác hơn nhiều. Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát.


Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển. Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nổi, dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ. Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.


Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẻ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc. “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình. Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.


Đời tôi là những cơn mưa dài. Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi. Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới của đời mình. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình."


Tôi xin dùng kết luận của Trần Trung Đạo để chấm dứt bài viết "Mother's Day Nhớ Mẹ" này vì chính lời văn và thơ của anh tạo cho tôi nguồn suy tư về Trần Trung Đạo và Alexander Pushkin chia sẻ những ẩn ý về Mẹ trong văn học:


"Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng. Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại. Trần Trung Đạo".
VHLA

"Mẹ và cho con những chén tình thương,
Mẹ và cho con chiếc bánh cội nguồn..

Mẹ dìu con qua hầm hố mìn chông
Mẹ dìu con qua chủ nghĩa ngục tù...

Mẹ cầu nguyện con xa cách bình an
Mẹ cầu nguyện con TRỞ-VỀ-MẸ-CÒN!"


Xin chia sẻ đến quý bạn chút tâm tư về Mẹ nhân tuần lễ Hiền Mẫu.
Trân trọng
NM
MẸ CỘI NGUỒN
nhạc lời NGHIÊU MINH
tiếng hát KHẮC DŨNG

Mẹ Cội Nguồn

NGÀY CHO MẸ

thơ NGHIÊU MINH

diễn ngâm LÝ BẠCH HUỆ




MẸ TỪ BI

nhạc lời NGHIÊU MINH

tiếng hát HỒNG NGỌC




NHỮNG KHÚC CA VỀ MẸ


 

Những ca khúc về Mẹ

2011-05-07
Tại các nước Bắc Mỹ, ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 5, được chọn là Ngày Của Mẹ.

AFP Photo/Yoshikazu Tsuno
Bé gái nhảy vào vòng tay đang chờ đón của Mẹ tại một hồ bơi ở Tokyo.
Ngày Của Mẹ là dịp để thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh vai trò của Mẹ đối với mỗi người con và mỗi gia đình; và Ngày Của Mẹ cũng đã được đưa vào Việt Nam bên cạnh những ngày khác như 8/3 hay ngày Lễ Vu Lan.
Nhân Ngày Của Mẹ năm nay, chương trình Âm Nhạc Cuối Tuần dành chương trình đặc biệt để gửi lời cảm tạ đến các đấng sinh thành qua những ca khúc về Mẹ. Chương trình do Vũ Hoàng thực hiện.
Có lẽ từ đầu tiên mà con người biết nói là từ Mẹ, lúc hạnh phúc hay hiểm nguy, lúc vui buồn hay đau khổ thì Mẹ cũng là nơi mà người ta muốn tìm đến để được chở che, chia sẻ. Đã không biết bao áng văn chương, bài hát, lời thơ ngợi ca tình Mẹ. Nghĩa Mẹ cho con là nước trong nguồn chảy ra, mãi không vơi và mãi mãi dạt dào; tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý.
Nhắc đến Mẹ người ta nhắc đến bầu sữa tinh khiết, đến lời ru à ơi, đến tình thương vô bến bờ và sự hi sinh cả đời chịu thương chịu khó. Mở đầu chương trình âm nhạc hôm nay, mời quý vị nghe ca khúc Ca Dao Mẹ, của Trịnh Công Sơn, qua tiếng hát Ý Lan.
Ca Dao Mẹ (Ý Lan)
Me-Con-200.jpg
AFP PHOTO
Hình ảnh người Mẹ vẫn thường được gắn với giọt nước mắt chảy xuôi, tình yêu cho con cái vô điều kiện, sự tần tảo, chịu thua thiệt về mình để nuôi nấng dạy dỗ con nên người. Vào Ngày Của Mẹ năm nay, bạn Thùy Lan, sống tại Sài Gòn, chia sẻ những cảm xúc bạn dành cho Mẹ:
“Từ nhỏ Lan sống với Mẹ, nhiều khi ở nhà không quan tâm nhiều đến Mẹ, nhưng khi mình đi làm hay đi công tác, thì lúc đó thấy biết ơn Mẹ hơn. Có những điều rất đơn giản, Mẹ nấu ăn cho mình mỗi ngày, khi đi làm rồi, thì mới thấy thiếu thốn những bữa ăn của Mẹ, muốn được ở nhà nhiều hơn, được gần Mẹ hơn. Mẹ Lan rất tần tảo chịu khó bỏ qua hết những sở thích của mình, để lo lắng cho gia đình".
Để tiếp nối chương trình, mới quí vị nghe ca khúc Lời Ru Cho Con, của Xuân Phương, qua tiếng hát Trần Thu Hà.
Lời Ru Cho Con (Trần Thu Hà)
Từ nhỏ Lan sống với Mẹ, nhiều khi ở nhà không quan tâm nhiều đến Mẹ, nhưng khi mình đi làm hay đi công tác, thì lúc đó thấy biết ơn Mẹ hơn.
Thùy Lan
Cũng nhân Ngày Của Mẹ, chúng tôi có nhận được một bài thơ của thính giả, bác Đoàn Vĩnh Nguyên gửi bài “Huyền Diệu Tình Mẹ” để tỏ lòng thành kính đến người Mẹ của mình. Trong chương trình này, chúng tôi xin được trích đọc một đoạn trong bài thơ:
Huyền diệu tình mẹ cho con chào đời
Một nắng hai sương chẳng quản đầy vơi
Nâng niu tay Mẹ ru con à ơi
Ôi giòng sữa thơm nuôi con lên người
Mẹ dẫn con đi đưa con vào đời
Dạy con nên người Hiếu Trung Tín Nghĩa
Trắng đen giập vùi làm con chới với
Giang tay dịu dàng, mẹ chốn nghĩ ngơi

Mời quý vị nghe tiếp ca khúc “Mẹ Hiền Yêu Dấu” nhạc ngoại, lời Việt qua tiếng hát Ngọc Lan.
Người Mẹ Hiền Yêu Dấu (Ngọc Lan)


mother-son-walking-250.jpg
Mẹ con tung tăng. Hình chụp ở Bắc Kinh hôm 24/08/2005. AFP photo/Peter Parks. 
Trong suốt đường đời con đi, những bước thăng trầm luôn có bóng dáng Mẹ bên cạnh. Nếu nói về Mẹ, mà nhắc đến kỷ niệm về Mẹ thì thật là thừa; tuy vậy, khi nghĩ về Mẹ, về những ngày ấu thơ trải qua, với sự dạy dỗ, giáo dưỡng nghiêm khắc, thì chắc hẳn khó ai quên. Bạn Cẩm Nhung, quê gốc Huế chia sẻ tình cảm về người Mẹ kính yêu của mình như sau:


“Mẹ em là một người rất là nghiêm khắc. Bây giờ em đang đi học xa nhà, khi nghĩ về Mẹ thì em rất thèm cảm giác Mẹ la và quan tâm. Kỷ niệm làm em luôn nhớ về Mẹ em, Mẹ là một người rất nghiêm khắc trong gia đình. Hồi nhỏ em rất là quậy nên hay bị Mẹ đánh. Khi nhớ về Mẹ thì em luôn nhớ đến sự nghiêm khắc của Mẹ em.
Trong hôm sinh nhật của mình, em diện quần áo mới xúng xính, nhưng hôm đó, bài kiểm tra toán, lần đầu tiên trong đời em có một điểm 5 Toán và hôm đó em bị Mẹ đánh rất là dữ. Em rất là giận Mẹ, đến bữa tối, khi đi ngủ rồi, thì lại thấy Mẹ mình ngồi khóc, thì cũng rất là thương Mẹ, vì Mẹ lo cho tương lai của mình. Sự nghiêm khắc của Bố Mẹ, muốn mình thành công hơn trong cuộc sống.”
Để tiếp nối, mời quý vị nghe ca khúc Gánh Hàng Rong, của Lê Quốc Dũng với tiếng hát Minh Tuyết.
Gánh Hàng Rong (Minh Tuyết)
Bây giờ em đang đi học xa nhà, khi nghĩ về Mẹ thì em rất thèm cảm giác Mẹ la và quan tâm.
Cẩm Nhung
Có lẽ nhắc đến những bài hát về Mẹ, thì bài Lòng Mẹ của Y Vân được xem là bất hủ. Hồi cuối thập niên 1950, ông là nhạc công chơi đàn kiếm tiền nuôi Mẹ và 2 em. Mỗi đêm, khi ông đi chơi nhạc, thì bà cụ bê thau quần áo của các con ra giặt ở máy nước công cộng ngoài đường. Có đêm bà giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát bắt vì vi phạm lệnh giới nghiêm. Sáng ra, khi biết chuyện, Y Vân vừa khóc, vừa viết bài Lòng Mẹ. Viết xong, ông hát cho Mẹ nghe, lần này, thì cả 2 Mẹ con đều khóc. Khi Y Vân qua đời, người đời nói: con “đi” trước Mẹ là bất hiếu, nhưng Mẹ của ông chẳng trách ông vì bà cho rằng ông đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc ông viết xong bài Lòng Mẹ.


Để kết thúc chương trình, mời quý vị thưởng thức lại ca khúc này, qua tiếng hát Hương Lan. Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.
Lòng Mẹ (Hương Lan)
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/mothers-day-songs-vhoang-05072011113249.html 




 
 







 
 

 
 

No comments:

Post a Comment