Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 12 December 2016

BIỂN ĐÔNG =CÔNG NHÂN =HOÀNG CẦM =

RFA * CÔNG NHÂN VIỆT NAM TẠI MALAYSIA

Ngày xưa, cộng sản xúi công nhân biểu tình chống chủ bóc lột . Mục đích của cộng sản là dùng công nhân làm bia đỡ đạn, công nhân gây rối loạn trong nước để cộng sản dễ cướp chính quyền. Ngày nay, trong nước cộng sản công nhân cấm biểu tình. Cộng sản buôn người đưa công nhân xuất cảng sang Đại Hàn, Đài Loan, Malaysia. Mọi việc xảy ra là do cộng sản gian tham, mà dân ta nghèo lại dễ tin theo cộng sản dụ dỗ đã bán nhà, bán đất nộp tiền cho chúng, để rồi bỏ nước ra đi trong tình trạng bât hợp pháp, hoặc bị chủ bóc lột. Xin độc giả đọc kỹ bài này.

Sơn Trung
.
Ký sự Mã Lai: Đau xót những mảnh đời công nhân VN Tình trạng công nhân xuất khẩu lao động bị bạc đãi liên tục xảy ra trong nhiều năm qua, nhưng các cơ quan hữu trách VN vẫn chưa làm hết chức năng của mình là theo dõi và bênh vực người lao động.

Photo by Tường An
Hình "Dì Tư bán kẹo" tại Kuala Lumpur, Mã Lai ngày 10 tháng 4 năm 2010.
Chúng tôi có phóng sự trực tiếp từ Malaysia về hoàn cảnh của một số chị em phụ nữ bị bỏ rơi tại đây trong những tình cảnh hết sức bi đát, với những mảnh đời gian nan vất vả.

Tha phương cầu thực

Trên đường phố Kuala Lumpur, chúng tôi đã gặp một phụ nữ VN mà gương mặt đã già hơn số tuổi chị có rất nhiều. Trong chiếc rổ con lèo tèo vài thỏi kẹo và vài mẫu khăn giấy mà chị bán với giá 1 RM. Chị bảo chúng tôi gọi chị là “Dì Tư bán kẹo”.
Dì Tư cho biết đã theo xe hàng đến Mã Lai để ăn xin, nhưng sau một thời gian, dì bị cảnh sát Mã lai bắt giữ và phạt 1000 RM. Dì nói trong nước mắt: “Bây giờ Vú không dám ăn xin nữa mà Vú bán kẹo để trả nợ.”
Những người Việt Nam mà đa số là từ miền quê, phải tha phương cầu thực để hy vọng có một đời sống khá giả hơn. Một số ít cũng thực hiện được phần nào giấc mơ của mình, nhưng đa số thì rơi vào những hoàn cảnh đáng thương. Nhiều công nhân lao động xuất cảng qua đến Malaysia thì bị công ty môi giới bỏ rơi.
Phần lớn công nhân phải làm việc trong những điều kiện không an toàn, nơi ăn ở thiếu tiện nghi, mất vệ sinh. Có nơi, không có cả nhà cửa đàng hoàng cho công nhân, họ phải ở trong những thùng gỗ gọi là container vừa chật hẹp, vừa thiếu an toàn.
Trả lời chúng tôi, anh Kiên - một công nhân Việt Nam có thâm niên ở Mã Lai cho biết:“Cái nhà đó là cái container, tức là bằng ván cả, container người ta để 1 dãy như thế này, cứ tầm mười mấy cái gì đấy, chồng lên trên nữa, con cao như thế này là ngồi đụng đầu, cúi cúi ngồi như thế này thì được.”
Khi được hỏi, trước khi đi mỗi người phải đóng cho công ty môi giới bao nhiêu, rồi khi đến Mã Lai thì họ giúp gì cho các em? Kiên cho biết: “Trước khi đi thì cũng có truyền thanh loa đài là sang Mã Lai làm việc, chúng con cũng không biết lương bổng như thế nào. Cứ mỗi người đi là tầm 20 triệu. Từ ngày sang đây tới giờ cũng không biết môi giới là ai nữa cơ. Bước chân ra khỏi ngoài sân bay là chủ giữ hộ chiếu luôn.”
Hãng gỗ nơi 1 công nhân tên Trường - em trai Kiên - làm việc đã bị cháy nhiều lần, và lần cuối cùng vào đêm giao thừa năm Canh Dần vừa qua. Em Trường bị cháy hơn 80%, khi chúng tôi tiếp xúc thì Trường vẫn còn phỏng nặng, không nói chuyện được.
Kiên kể cho chúng tôi về câu chuyện của đưa em kém may mắn: “Hôm đấy đúng hôm mùng 1 tết. Giao thừa xong tầm 2-3 giờ sáng gì đó thì nó cháy. Container bằng ván cô ạ. Thường ván ép nó có dầu nên bốc rất nhanh, thế em con mới mở cửa ra, lửa ập vào mắt vào mặt, nó cũng mất bình tĩnh nên lại chạy vào trong, nó cũng không có lối ra nên lại chạy ra ngoài. Lúc đó là cháy tóc, cháy đằng sau lưng này, quần áo là cháy hết. Tay chân các thứ đều bị cháy hết.”

anhKien-200
Anh Nguyễn Đăng Trường chụp tại Melacca, Mã Lai khoảng tháng 1 năm 2010 (vài ngày sau khi bị cháy). Hình do thính giả gửi RFA

Ở một hãng khác, do điều kiện lao động không an toàn, cũng thường xảy ra tai nạn chết người, một công nhân khác tên Minh cho biết: “Hãng của công ty từ xưa đến giờ rất nhiều tai nạn, lúc thì cháy lò đốt, lúc thì cháy xưởng, đủ thứ… Tới đợt của con qua, thằng Lại bạn của con lái xe nâng gỗ, quá cũ kỹ rồi, lái xuống dốc bị dứt phanh, rẽ phải tránh. Kêu 3,4 anh em trong xe nhảy đi không thì chết đó. Vừa mới kêu xong 3 anh em nhảy xuống thì bộ khung của xe nó đập vào đầu, chết tại chỗ luôn.”

Kêu cứu nên có cải thiện

Tức nước vỡ bờ, một vài công nhân tổ chức đình công tự pháp, nhưng trước áp lực của các chủ nhân, cuộc đình công bị dập tắt nhanh chóng. Minh tâm sự: “Tụi con thấy làm 1 tháng mà lương nó không trả đủ, tụi con bắt đầu đình công, sau nó phạt, thằng nào nghỉ cứ 1 ngày là phạt 200, thì tụi con không biết phải làm như thế nào, không biết nói với ai, mà tiếng thì không biết.”
Được hỏi về sự giúp đỡ của lãnh sự quán CSVN tại Mã Lai, các công nhân cho biết:
Kiên: Những cái đấy thì… !!! Người VN mình thì chỉ có hội Thánh tới thăm thôi chứ cũng không có ai.
Minh: Đại sứ quán VN quan tâm gì tới, có khi biết được cũng bỏ lơ luôn. Có Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN và Hội Thánh Tin Lành VN ở Mã Lai giúp đỡ, giúp đỡ rất là nhiều.
Một tổ chức được thành lập cách đây hơn 6 năm là Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam đã thực hiện nhiều công tác giúp đỡ cho công nhân VN tại Mã Lai, mục đích đòi hỏi quyền lợi cho công nhân, khuyến khích công nhân đoàn kết lại để tự đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, nâng cao nhân phẩm của người lao động.
Một công tác gần đây nhất đạt được thành quả khả quan là Ủy ban đã thuyết phục được sự cộng tác của đài truyền hình số 7, một cơ quan truyền thông lớn ở Úc Châu đến quay phim 1 hãng sản xuất hàng cho Nike tại Kepong, ngoại ô Kuala Lumpur.
Vào đầu năm 2008, UBBVNLDVN nhận được lời kêu cứu của công nhân đi lao động ở Mã lai. Chúng tôi đã qua Malaysia để tìm hiểu tình hình đời sống và điều kiện làm việc của hằng trăm ngàn công nhân VN tại đó.
Anh Nguyễn Đình Hùng, thành viên UBBVNLDVN


Họ đột nhập vào hãng này và dùng máy quay phim giấu trong túi xách để quay hình ảnh môi trường sống và làm việc tồi tệ của công nhân tại đây, phỏng vấn 1 số công nhân. Khi phim được phổ biến rộng rãi trên truyền hình và trên hệ thống you tube, rất nhiều phản ứng của cá nhân và có những công ty đã ngưng đặt hàng của Nike.
Cuối cùng, họ đã thoả thuận một số điều kiện do UB BV đưa ra như: thay đổi chổ ở của công nhân, trả lại tiền mà công nhân đã đóng cho môi giới…v.v…
Anh Nguyễn Đình Hùng, một thành viên ban chấp hành của Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam cho biết:Vào đầu năm 2008, UBBVNLDVN nhận được lời kêu cứu của công nhân đi lao động ở Mã lai. Chúng tôi đã qua Malaysia để tìm hiểu tình hình đời sống và điều kiện làm việc của hằng trăm ngàn công nhân VN tại đó.
Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt và nghe kể lại hoàn cảnh của công nhân đã bị lừa gạt trên danh nghĩa là đi lao động nước ngoài theo chương trình xóa đói giảm nghèo, với hy vọng sau 3 năm lao động cực khổ sẽ được khá hơn để giúp gia đình. Nhưng thực tế hoàn toàn khác biệt.
Fact box
Theo Bộ LĐ-TB-XH:
Từ cuối tháng 3/2010, tất cả người giúp việc nước ngoài và chủ thuê người Malaysia sẽ buộc phải cùng đi học vào cuối tuần để hai bên hiểu nhau nhằm hạn chế tình trạng người giúp việc bỏ trốn.






Trước khi đi lao động phải vay nợ để trả 2000 đôla cho nhà nước qua hình thức môi giới. Sau 3 năm trở về, may mắn thì chỉ trả được nợ và còn được chút đỉnh để mua qùa cho gia đình mà thôi. Nhiều hoàn cảnh chịu không nổi sự lường gạt và áp bức của chủ nhân, môi giới, nhiều công nhân phải về nước với hai bàn tay trắng và tiếp tục trả nợ đã vay để đi lao động.
Chúng tôi đến một công ty sản xuất hàng cho Nike. Công nhân tại đây đa số là người VN, họ phải ăn ở trong những điều kiện thật tồi tệ. Hơn 400 công nhân ở trong một nhà kho chật hẹp, nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, giường ngủ, đều chung một chỗ.
Chúng tôi đã báo động bằng cách viết thư đến công ty Nike bên Mỹ, nhưng không đuợc sự quan tâm của họ. Sau đó, chúng tôi đã thuyết phục đài truyền hình số 7 của Úc cùng đi với chúng qua Mã Lai để thực hiện đoạn phim về đời sống công nhân tại đây.
Sau khi đoạn phim được phổ biến trên đài truyền hình số 7, thì công ty Nike đã phản ứng ngay tức khắc. Kết quả là Nike đã đồng ý:
- Chuyển công nhân đến nơi ở khác, an toàn và vệ sinh hơn.
- Trả lại hộ chiếu cho công nhân .
- Trả lại cho 20.000 công nhân, mỗi công nhân 2000 đô la Mỹ tiền lệ phí mà họ đã đóng cho môi giới.
Sau khi đến tại chỗ để kiểm tra sự thực hiện lời hứa của Nike. Chúng tôi nhận thấy đa số công nhân đã có một cuộc sống khá tiện nghi hơn và có những nụ cười hơn là những giọt nước mắt trước kia.”
Chị Chanh, dì Tư ở Mã Lai hay chị Lang mà anh Nguyễn Khanh tình cờ gặp trong một chuyến đi Bắc Kinh chỉ là một trong những những “cành lan” mong manh trước những khắc nghiệt của đời sống. Còn nhiều những nàng Kiều và những mảnh đời bất hạnh khác đang lưu lạc ở Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Kam-pu-chia để hy vọng có một đời sống khá hơn hầu giúp đỡ cho gia đình. Tôi chia sẻ với anh Nguyễn Khanh cái tâm trạng « của một kẻ vừa đi xa về, vứt túi xách vào 1 góc phòng và ước gì đừng có chuyến đi »

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/Vietnamese-laborers-in-malaysia-part%202-TA-05102010144553.html

SƠN TRUNG * CHÍNH TRỊ



DÂN QUYỀN VÀ NHÂN QUYỀN
Từ trước đến nay, các nước dân chủ thường nêu cao vấn đề nhân quyền và dân quyền. Sự thực đôi khi không phải là vậy. Trước đây, Mỹ có ý kiên về vấn đề diệt chủng của Khmer đỏ, nhưng Mỹ im lặng trước việc Stalin, Mao Trạch Đông, giết hàng triệu người mà không ai dám đưa Stalin, Mao, Đặng Tiểu Bình, Hồ Chí Minh ra tòa án quốc tế vì sợ mất quyền lợi trong việc bán buôn và ngoại giao. Ngoại trừ một số nhà báo, nhà tranh đấu cho nhân quyền thật lòng yêu nhân loại, tranh đấu cho con người bị đàn áp, tù đày, các chính phủ Mỹ, Pháp, Anh, Đức Ý, không dám động đến hai con cọp Liên Xô và Trung Quốc. Như vậy là "mềm nắn, rắn buông", chẳng có công lý, công bằng chi cả!

Và gần đây nhất, bọn tư bản bắt tay với Trung Quốc, làm giàu cho Trung Quốc, bất chấp vấn đề nhân quyền mặc dầu họ biết sản phẩm của Trung Quốc là do tù nhân chế tạo. Và họ cũng biết rằng đưa hãng xướng và vốn liếng qua Trung Quốc, Việt Nam thì dân chúng Âu Mỹ sẽ thất nghiệp.

Như vậy là bọn tư bản chỉ chú trọng nhân công rẻ, lợi nhuận cao, chẳng đếm xĩa đến nhân quyền và dân quyền tại các các nước cộng sản và tư bản,

Khi Mỹ bình thường hóa với Việt Nam rồi Clinton sang Việt Nam thì coi như Mỹ không còn chú trọng nhân quyền và dân quyền nữa. Quyền lợi của Mỹ trên hết, tiền bạc trện hết, mặc kệ nhân quyền và dân quyền tại Trung Quốc Việt Nam có bị chà đạp đến mực nào! Vì thay đổi quan điểm, thay đổi chính sach, Mỹ không coi cộng sản là mối hiểm nguy nên rút quân về, bỏ mặc VNCH thảm tử, để chuẩn bị cho chính sách buôn bán, đầu tư với Trung Cộng!


Người Mỹ đầu tư vào Trung Quốc vì nhân công rẻ nhưng cách tính toán như vậy là sai lầm vì cán cân thương mại lệch về Trung Quốc, và Trung Quốc gian giảo, làm hàng giả, hàng độc bán vào Âu Mỹ. Trung Quốc nhờ buôn bán với Âu Mỹ mà mạnh lên, toan chiếm cả thế giới, muốn hất chân Mỹ ra khỏi vũ đài chính trị, kinh tế và quân sự.Bây giờ người Mỹ phải sắp lại bàn cờ, phải thay đổi thế trận.

Ngay từ khi Mỹ bang giao với Trung Quốc rồi bang giao với Việt Nam, nhiều người Việt Nam tại quốc nội và hải ngoại nhận định chua chát rằng thế là Mỹ vuốt ve Việt Cộng, dùng Việt cộng đánh Trung Cộng.Việt cộng nay là con cưng của Mỹ, Việt cộng mặc sức yêu sách, chỉ tội cho nhân dân Việt Nam phải sống dưới ách độc tài, tàn bạo của cộng sản ngày càng mạnh lên do v iệc đầu tư của tư bản, và những nhà tranh đấu cho dân quyền, cho tôn giáo, cho miếng đất của mình nay cô thân, cô thế, không biết kêu van, nhờ cậy vào đâu? Chỉ có tư bản mới chống cộng, nay thì tư bản bắt tay với cộng sản rồi, phải làm sao đây? Pháp, Đức chống Mỹ, ngay cả tòa thánh cũng muốn bắt tay với Trung Đông , và theo hùa với Trung Quốc mong lợi hại nọ kia, chẳng ai dư sức tranh đấu cho nhân quyền tại Trung Quốc và Việt Nam, họa may một vài cá nhân thật lòng yêu nhân loại.


Một năm trước đây, Trung Quốc vùng lên tuyên bố biển đông là của họ, bà Clinton họp tại Thái Lan kêu gọi Việt, Miên, Lào Thái. ..hợp tác với Mỹ để giải quyết nhiều vấn đề, trong có vấn đề sông Mékong nay do Trung Cộng kiềm chế và giết chết sông ngòi và đồng bằng nơi này. Bà Clinton cũng không dám đề cập đến vấn đề nhân quyền vì sợ đụng chạm nọ kia.

Ngưòi Âu Mỹ tỏ ra bất bình khi thấy tấm ảnh tướng Loan bắn một tên Việt cộng. Quy định quốc tế là cấm giết tù binh, ngược đãi tù binh nhưng trong trận mậu thân, cộng sản rất mạnh, và trận chiến đang xảy ra quyết liệt chứ không phải như lúc tan giặc, tù binh đem về. Thành thử việc tướng Loan giết Việt cộng là việc giết kẻ thù ở chiên trường khác với việc tù binh bị bắt đem về giam trong trại. Việt Cộng chôn sống nông dân trong CCRD, sát hại hàng chục ngàn người trong tết mậu thân, và việc họ đối xử tàn bạo với sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa không biết được mấy người Âu Mỹ lên tiếng?

Cộng sản rất gian trá.Họ luôn luôn lợi dụng lòng nhân đạo để giết người như việc họ cài lựu đạn, mìn vào thương binh của họ rồi binh sĩ ta vì lòng nhân đạo tới cứu thì bị toi mạng!

Khi Tổng thống Obama gặp Hồ Cẩm Đào thì Obama cũng không đề cập đến nhân quyền và dân quyền cho nên ai cũng nghĩ rằng Mỹ không dám làm phật lòng Trung Quốc.Ở đây, chúng ta có thể hiểu là Obama phải nhượng nhịn, nhẫn nhục, mềm mỏng là tốt, không nên gây sự ngay lúc gặp mặt buổi đầu!

Được thể, Trung Quốc càng lộng hành, nhất là trong hội nghị về địa cầu tại Copenhagen, một số tỏ ra nịnh bợ Trung Quốc, Mấy nước châu Phi chẳng nói làm gì, mấy ống Ấn Độ, Đức mà cũng lên tiếng" chống Mỹ cứu nước"!Nay thì Tổng thống Pháp sang triều kiến chúa tể Trung Hoa chứng tỏ ai cũng sợ kẻ mạnh, bất chấp đạo nghĩa!

Nhưng sau khi ở Trung Quốc về, tổng thống Obama đã có nhiều lời nói và việc làm cương quyết chẳng sợ Trung Cộng phật lòng như việc Mỹ tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Đài Loan và tuyên bố sẽ cương quyết về tiền tệ và mậu dịch với Trung Quốc. Và sau một thời gian rộng rãi với Việt Nam như cấp học bổng cho du học sinh Việt Nam sang Mỹ, đầu tư khá nhiều vào Việt Nam, tổng thống Obama đã thẳng thắn đề cập vấn đề nhân quyền và dân quyền với Trung Quốc và Việt Nam.

Đài VOA loan tin như sau về TRUNG QUỐC:

Hoa Kỳ chuẩn bị đối thoại nhân quyền với Trung Quốc

Các giới chức của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ gặp nhau trong tuần này tại Washington để nói chuyện về vấn đề nhân quyền. Thông tín viên VOA David Gollust cho biết các nhà hoạt động nhân quyền không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc đối thoại được mở lại sau hai năm không triệu tập.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao   động Michael Posner

Hình: US Mission - P. Proctor

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner sẽ là trưởng phái đoàn Mỹ tham dự cuộc đối thoại


Các giới chức bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc mở lại đối thoại có thể được hiểu là quan hệ hai nước đã được ổn định trở lại sau nhiều tháng căng thẳng.

Đứng đầu đoàn Mỹ là ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. Phía Trung Quốc là ông Trần Húc, Tổng vụ trưởng phụ trách các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao.

Lẽ ra hai bên đã gặp hồi tháng Hai nhưng bên Trung Quốc dời lại vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Tổng thống Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley nói rằng đối thoại không nhằm lên lớp Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền nhưng nhằm giúp Trung Quốc hiểu tại sao các vấn đề này lại quan trọng cho Hoa Kỳ. Ông nói tiếp:

“Các vấn đề nhân quyền mà Hoa Kỳ mong thảo luận gồm những chuyện như tự do Internet, tiếp cận thông tin, quyền tài sản trí tuệ. Đó là những vấn đề cơ bản cho cuộc đối thoại này.”

Các tổ chức nhân quyền cho rằng các cuộc đối thoại sẽ không bổ ích nếu cuối cùng hai bên chỉ đồng ý là sẽ gặp nhau lại tại các cuộc đối thoại kế tiếp.

Ông Scott Flipse, Trưởng ban đặc trách châu Á của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF, nhận định:

“Lập trường của USCIRF là tự do tôn giáo cần được mang ra bàn trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế, và cần phải tạo ra một chiến lược để áp dụng nhất quán trên khắp chính quyền Mỹ, để người Trung Quốc đừng hiểu rằng quan tâm của Hoa Kỳ về mặt nhân quyền dù sao cũng không liên quan gì đến tất cả các mặt quyền lợi khác.”

USCIRF, một cơ quan do Quốc hội Hoa Kỳ lập ra, vừa công bố phúc trình nói rằng Trung Quốc tiếp tục vi phạm “có hệ thống và trắng trợn” quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, vì đã có có một sự “xuống cấp rõ rệt” đối với người Phật giáo Tây Tạng và người Hồi giáo Uighur.

USCIRF còn đề xuất chính phủ Hoa Kỳ nên trừng phạt những người đầu tỉnh Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do này.

Bà Sophie Richardson, Trưởng phòng châu Á của Human Rights Watch, nhận xét:

“Một trong những lý do nên tiếp tục đối thoại nhân quyền là vì chính quyền Trung Quốc không thích các cuộc đối thoại như vậy. Họ không ưa chuyện phải ngồi xuống để nói chuyện này mỗi năm một lần hay hai năm một lần. Dù các cuộc đối thoại không mang lại kết quả xây dựng và có ý nghĩa, chỉ riêng ngồi lại với nhau cũng đủ là lý do nên tiếp tục.”

Các cuộc đối thoại cũng là dịp để Trung Quốc tố giác những vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ.

Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình nhân quyền thế giới hồi tháng 3, Trung Quốc tố giác Hoa Kỳ làm ngơ trước hiện tượng “leo thang” của những tội ác bạo động, những hành vi tàn bạo của cảnh sát, và hiện tượng chính phủ theo dõi người dân nhân danh chống khủng bố.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/us-china-human-rights-5-10-10-93351004.html

Cuộc đối thọai giữa Mỹ và Trung Quốc khó thành tựu vì Trung Quốc sẽ cương quyết đi theo độc tài đảng trị, hơn nữa họ còn muốn làm bá chủ hoàn cầu, cho nên họ không bao giờ đi theo dân chủ và hòa bình. Muốn có tự do dân chủ, nhân dân Trung Hoa phải tranh đấu, và người Mỹ phải cương quyết hơn để bênh vực nhân quyền và quyền lợi Mỹ trên thế giới chứ không phải chỉ nói suống hoặc cúi đầu như thời Clinton, một tổng thống được một số người ngưỡng mộ là một "siêu playboy".


Sau đây là bản tin VOA về nhân quyền tại Việt Nam:

Việt Nam Cập nhật Thứ Hai,

10 tháng 5 2010 RSS Lập trường của Hoa Kỳ nhân Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam
Đánh dấu Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, Hoa Kỳ đã cho công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ. Thứ Hai, 10 tháng 5 2010 Hình: AP Chính phủ Việt Nam tiếp tục đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
Cách nay 16 năm, Quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ định ngày 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ và phát huy các quyền tự do cơ bản tại Việt Nam.

Một buổi lễ và một diễn đàn thảo luận được tổ chức vào ngày thứ Ba tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ để đánh dấu ngày này, với sự tham dự của các thành viên Quốc hội, lãnh đạo lao động, các tổ chức phi chính phủ và đại diện của cộng đồng Việt Nam trên khắp Hoa Kỳ.

Ngày này đánh dấu một trong những giai đoạn quan trọng nhất cho việc bênh vực nhân quyền bên trong Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế Vào ngày 11 tháng 5 năm 1990, bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các nhà hoạt động khác phổ biến bản Tuyên ngôn về Phong trào Nhân quyền Bất bạo động tại Việt Nam. Tuyên ngôn kêu gọi một cuộc tranh đấu ôn hòa chống lại đàn áp và kêu gọi chính phủ tôn trọng nhân quyền cơ bản, chấp nhận hệ thống chính trị đa đảng và cho phép bầu cử tự do và công bằng trên cả nước.

Bác sĩ Quế và những người cùng chí hướng đã bị bắt và bị kết tội chống lại nhà nước. Ông bị chính quyền theo dõi chặt chẽ kể từ khi được thả ra khỏi nhà tù vào năm 2005.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã thực hiện những bước lớn để bình thường hóa quan hệ và mở rộng trao đổi thương mại, tăng trưởng kinh tế đã mang cải thiện lớn cho cuộc sống hằng ngày của nhiều người Việt. Nhưng thành tích nhân quyền của chính phủ Hà Nội vẫn còn một khoảng cách.

Mặc dù đã có một số tiến bộ để nới rộng quyền tự do tôn giáo, chính phủ tiếp tục đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có thành tích bắt giữ và kết tội những ai công khai chỉ trích các chính sách của chính quyền.

Các điểm bất đồng về nhân quyền đã trở thành điểm tranh cãi quan trọng mà nếu không, quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục nảy nở.

Quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền xuất phát từ ước muốn chân chính, mong Việt Nam tiếp tục ổn định và phồn vinh bền vững. Hoa Kỳ tin rằng nới rộng các quyền và các tự do không những phù hợp với tăng trưởng và ổn định, mà về lâu về dài, còn là điều kiện tiên quyết.http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-human-rights-day-05-10-10-93292519.html

Hoa Kỳ chú trọng đến nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam là một vấn đề chánh nghĩa và thực tế. Nếu nước Mỹ cứ giúp tiền bạc và ích lợi cho cộng sản mà bỏ qua nhân quyền và dân quyền nghĩa là Mỹ đã giúp kẻ ác, đi ngược nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Về phía chính quyền Việt Cộng, muốn vệ quốc và kiến quốc, họ phải được nhân dân trong nước và thế giới ủng hộ. Cộng sản phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, và trả quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng cho nhân dân, giải tán đảng cộng sản phản quôc hại dân để xây dựng một nền tự do dân chủ thật sự.
Khi họ cươp đất nhân dân và các giáo hội, bán nước cho Trung Quốc thì một ngày không xa quần chúng sẽ vùng lên tiêu diệt họ. Nước Mỹ là một nước yêu dân chủ, không thể ủng hộ một chính thể phản dân chủ như cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc.


***

Việt Nam hiện có hai khuynh hướng. Một khuynh hướng tự do dân chủ và một khuynh hướng độc tài đảng trị. Phe tự do dân chủ gồm những trí thức , văn nghệ sĩ và nhân dân đã và đang ngồi tù, hoặc bị quản thúc. Phe bảo thủ gồm những kẻ thân Trung Quốc, đa số là da93ng viên cầm quyền, luôn theo mệnh lệnh Trung Quốc, sao chép trung thành các đường lối chinh sách của Trung Quốc, muốn Trung Quốc thành mẫu quốc bảo vệ quyền lợi của phe nhóm họ, không quan tâm đến sự tồn vong của quốc gia và dân tộc . Như vậy, họ không quan tâm đến ý kiến của người Mỹ.Nếu họ vẫn vui vẻ vâng vâng dạ dạ thì đó là thái độ lường đảo cốt lừa bịp Mỹ mà hưởng lợi trong khi họ đã bán lương tâm và Việt Nam cho Trung Quốc.

Bên cạnh một số thờ ơ, những ai là người yêu nước? Công việc của họ thập phần nguy nan, một mặt phải chống Việt Cộng bán nước, và một mặt phải chống Trung Cộng xâm lược. Những người này sẽ đuợc Quốc tế và quốc dân ủng hộ.Một trận thư hùng sẽ xảy ra, chúng ta tin dân tộc và chánh nghĩa sẽ thắng.


Sơn Trung

*

Monday, May 10, 2010

VÔ DANH * BÀI THƠ LẠ

*




Bài Thơ Lạ
Đất nước tôi bây giờ rất Lạ,
Phim Lạ lên ngôi, tiếng Lạ đổi đời

Đất nước tôi bây giờ rất Lạ,Từ Bao Giờ Thói Hèn Hạ Thành Quen
Tàu nước Lạ đi vào vùng “nhạy cảm”
Tàu nước tôi bỏ bãi cá than trời
Ngư dân tôi cúi đầu nhẫn nhục
Hải quân Lạ ngang dọc khắp biển khơi


Công ty Lạ lên Tây Nguyên đào quặng
Dân xứ Lạ đến đập núi phá rừng
Cao nguyên ơi đâu rồi tiếng trống
Tiếng sáo buồn trôi tiếng đàn t’rưng


Đất nước tôi bây giờ rất Lạ
Phim Lạ lên ngôi, tiếng Lạ đổi đời
Hàng xứ Lạ khắp hang cùng ngõ hẻm
Em gái theo chồng Lạ kiếp đời trôi


Ôi lạ thật cái gì cũng Lạ
Đâu mất rồi con cháu Rồng Tiên
Trải bao đời lưu danh Lạc Việt
Mà bây giờ thói hèn hạ thành quen?

*

RFA * BÁO CHÍ VIỆT NAM

*

Nhà nước răn đe báo chí vượt rào

2010-05-07

Dù báo chí Việt Nam đều là quốc doanh, nhưng Nhà nước vẫn luôn lo ngại những đứa con của mình đi chệch hướng. Vấn đề này lại được nhấn mạnh trong hội nghị báo chí toàn quốc tại Hà Nội hôm 5/5.

Photo courtesy of congthuong.net
Toàn cảnh Hội nghị báo chí toàn quốc tại Hà Nội hôm 05/05/2010.


Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng Thư Ký Báo Doanh Nghiệp xác định với chúng tôi, ở Việt Nam không nhìn nhận quan niệm về tự do báo chí theo kiểu phương tây: “Báo chí ở Việt Nam có qui chế khác với báo chí ở các nước khác có những tờ báo của tư nhân. Tất cả báo chí Việt Nam đều là một cơ quan nào đó của nhà nước.”
Việt Nam hiện có 706 cơ quan báo chí in, bao gồm 178 báo và 528 tạp chí. Ngoài ra có 21 báo điện tử, 160 báo in có thêm trang điện tử, chưa kể hàng ngàn trang tin điện tử của các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Về phát thanh truyền hình có 67 đài. Số lượng nhà báo có thẻ là 17 ngàn người, chưa nói tới lực lượng đông đảo cộng tác viên và những người làm báo không được cấp thẻ nhà báo.

Xu hướng báo chí thương mại



Báo chí ở Việt Nam có qui chế khác với báo chí ở các nước khác có những tờ báo của tư nhân. Tất cả báo chí Việt Nam đều là một cơ quan nào đó của nhà nước.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Theo báo điện tử VnExpress, phát biểu tại hội nghị 5/5 ông Trương Tấn Sang Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng cho rằng, báo chí hiện nay đang chạy theo xu hướng thương mại hóa, ít tuyên truyền giới thiệu những yếu tố tích cực mà thiên về tô đậm những yếu kém, tiêu cực, mặt trái của xã hội.
Cũng tại hội nghị, ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói thêm: “Viết về cái xấu, cái tiêu cực không thể chỉ là sự liệt kê, phô bày một cách giản đơn, tự nhiên chủ nghĩa. Càng không thể lợi dụng nó để tạo xì-căng-đan, tạo thành tiêu điểm giật gân, câu khách trên báo chí.”
Theo báo SGGP Online, hội nghị xoay quanh vấn đề định hướng báo chí trong quá trình thông tin tuyên truyền các vấn đề lớn, nhạy cảm; yếu tố kinh tế thị trường và đạo đức nhà báo; các khuôn khổ pháp lý để xử lý sai phạm cũng như bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp; việc phát triển kinh tế báo chí thời kỳ mới.

Ông Trương Tấn Sang Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng đang   phát biểu tại Hội nghị báo chí toàn quốc ở Hà Nội hôm 05/05/2010. Photo   courtesy of congthuong.net
Ông Trương Tấn Sang Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng đang phát biểu tại Hội nghị báo chí toàn quốc ở Hà Nội hôm 05/05/2010. Photo courtesy of congthuong.net
Chúng tôi nêu câu hỏi về ý nghĩa định hướng báo chí ở Việt Nam, ông Nguyễn Trung Dân, nguyên phó tổng biên tập phụ trách Báo Du Lịch, người bị cách chức vì đưa tin phản ánh lòng yêu nước sớm hơn chỉ đạo đưa ra nhận định:
“Ví dụ như kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi còn đảng cộng sản lãnh đạo thì chắc chắn phải có cái định hướng đó. Điều 4 hiến pháp đã qui định như vậy, nếu không có gì thay đổi thì vẫn phải đi con đường đó thôi. Báo chí được thông tin nhiều chiều nhưng phải có định hướng thì tôi nghĩ là cái kiểu định hướng xã hội chủ nghĩa đó thôi.”
Tường thuật hội nghị báo chí, báo điện tử Vietnamnet trích lời ông Trương Tấn Sang Thường trực Ban Bí thư, chỉ đạo báo chí phải phản ánh và góp phần tạo không khí dân chủ, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, triển vọng phát triển của đất nước.

Siết mạng xã hội-blog



Báo chí được thông tin nhiều chiều nhưng phải có định hướng thì tôi nghĩ là cái kiểu định hướng xã hội chủ nghĩa đó thôi.
Ô. Nguyễn Trung Dân
Theo SGGP Online, tại hội nghị ông Nguyễn Quang Thông tổng biên tập Báo Thanh Niên và ông Nguyễn Anh Tuấn tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet cho rằng xu hướng phát triển truyền thông qua các mạng xã hội, blog là sự tất yếu hiện nay. Hai ông tổng biên tập cho rằng, vấn đề quan trọng là phải có những biện pháp kịp thời, hiệu quả để định hướng thông tin trên lĩnh vực này và cần xem đó là một kênh truyền thông quan trọng với sức tác động lớn trong xã hội nhất là đối với lớp trẻ Việt Nam.
Những biện pháp kịp thời vừa nêu có thể lý giải cho những đợt bắt giam, tạm giữ các nhà dân báo blogger hồi tháng ba vừa qua. Cũng như sự đánh phá bằng kỹ thuật cao, làm tê liệt các trang mạng của cá nhân và tổ chức, được cho là bất đồng ý kiến với Nhà nước như Bauxite Việt Nam, X-càphê… Ngay cả Báo Tia Sáng Online, cơ quan chủ quản Bộ Khoa Học và Công Nghệ, một diễn đàn nổi tiếng của giới chuyên gia trí thức Việt Nam, cũng bị đình bản xóa tên miền ngày 27/10/2009. Nguyên nhân xa là có nhiều bài viết không theo định hướng. Nguyên nhân gần là một bài về giáo dục của GS Hoàng Tụy với tựa đề “Xin cho tôi nói thẳng”. Trong bài GS Hoàng Tụy nhận định rằng, giáo dục sa sút không phải vì Nhà nước thiếu tiền mà vì quản lý kém, Việt Nam cần cải cách giáo dục có hệ thống chứ không phải đổi mới vụn vặt và sau hết gíao dục không phải là phòng thí nghiệm. Vào thời gian đó, GS Hoàng Tụy đã phát biểu với Đài RFA:


Trang Facebook tiếng Việt. Hình RFA chụp từ trang Facebook.
Trang Facebook tiếng Việt. Hình RFA chụp từ trang Facebook.

“Đúng là bị thu hồi tên miền tờ báo bị đình bản. Lý do là vì báo đăng bài của tôi. Nhưng lý do đó thì người ta không nói chính thức, người ta nói sau bài báo thì có những bình luận của người khác chen vào mà ban quản trị báo không biết…Nhưng mà thôi, những chuyện ấy thì không phải là khó hiểu.”
Có blogger nói Báo Tia Sáng được tục bản cuối tháng 4 vừa rồi, tuy nhiên chúng tôi không vào được địa chỉ www.tiasang.com.vn.
Không phải ngẫu nhiên, hội nghị định hướng báo chí Việt Nam được tổ chức ngay sau khi các nước đánh dấu 17 năm Ngày Tự Do Báo Chí Thế giới. Chúng tôi xin trích phát biểu của blogger anh ba Saigon với Đài RFA:
“Một khi báo chí còn là công cụ của chính quyền hoặc là của bất cứ thiết chế quyền lực nào đó, thì báo chí không thể nào tự do được. Có thể nói là dân báo và blog trong nước là giải pháp duy nhất hiện nay.”

Bút đã tà

Trở lại hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan báo chí năm 2010, ông Phạm Đức Hải Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ được chính tờ báo của ông trích thuật nói rằng, hiện nay báo chí có ba nguy cơ, thứ nhất thiếu những bài báo hay, những bài báo bình luận sâu sắc, dự báo chính xác. Theo lời ông Hải “qua khảo sát một số độc giả cho thấy nhiều tờ báo chỉ mất khoảng hai phút là đọc xong vì không có gì để đọc”, thứ hai là thiếu những cây bút thu hút được bạn đọc, thứ ba là lúng túng về chiến lược để tăng sự phát triển của báo chí, “bối cảnh chung là có sự sụt giảm của báo chí thế giới, nhưng nhìn lại thì báo chí một số nước chung quanh vẫn có sự phát triển mạnh mẽ. Ông Phạm Đức Hải dẫn số liệu báo in ở Thái Lan tăng 1,5 lần, riêng tờ Bangkok Post tăng gấp bốn lần số phát hành.

Bài báo “Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính” đăng trên báo   Thanh Niên 14/05/2008, hình bên là phóng viên Nguyễn Việt Chiến. Hình   RFA chụp từ website.
Bài báo “Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính” đăng trên báo Thanh Niên 14/05/2008, hình bên là phóng viên Nguyễn Việt Chiến. Hình RFA chụp từ website.


Theo sự đánh giá của những người am hiểu, Tuổi Trẻ báo in từng có số phát hành và thu quảng cáo thuộc vào hàng cao nhất Việt Nam, trước kia tờ báo có nhiều phóng sự điều tra hấp dẫn và công phu, đặc biệt phanh phui các vụ tham nhũng của ngành công an, từ ‘Đường Sơn Quán’ cuối thập niên 80 gây chấn động dư luận cả nước, cho tới “những cung đường mãi lộ” của cảnh sát giao thông hay “nạn cơm tù xe cướp trên QL.1A”. Nhưng Tuổi Trẻ và Thanh Niên là hai tờ báo gặp nạn trong vụ án PMU18, thông tin của các báo làm tiêu tan sự nghiệp của một vị thứ trưởng. Khi ông này trở về từ trại giam là lúc nhà báo Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến tờ Thanh Niên bị bắt và khởi tố. Nguồn tin của họ là một vị tướng cảnh sát cũng bị khởi tố dù đã bị cho nghỉ hưu trước đó. Ngày 14/5/2008 tờ Thanh Niên dưới sự cai quản của nguyên Tổng biên tập Nguyễn Công Khế đã từng giật tít lớn “ Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính”. Lúc ấy dư luận những tưởng báo chí Việt Nam đang được cởi trói, cả hai tờ báo đã có một chiến dịch ngoạn mục tạo ra một luồng dư luận đồng cảm với các nhà báo gặp nạn vì bị cuốn vào ma trận của tranh chấp quyền lực. Một thời gian sau cả hai tổng biên tập Tuổi Trẻ và Thanh Niên đều bị thay thế.
Nhận định của Tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải là báo chí hiện nay thiếu những bài báo hay, thiếu những cây bút thu hút bạn đọc quả là có nhiều ý nghĩa.

Theo dòng thời sự:

*

Đ.Ô. CAO MINH DUNG TAY SAI CSVN TẠI VATICAN

*

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHÍNH LUẬN

*



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 04.05.2010





Giám mục Việt Nam cúi đầu nhận lệnh ĐƯỜNG LỐI Vatican, nhưng ĐƯỜNG LỐI ấy bị khuynh đảo như thế nào do Đ.Ô.CAO MINH DUNG, thân CSVN và nhất là có sự mờ ám đàn bà liên hệ mật thiết với Linh mục ĐỖ THÀNH NHÂN (đang sống ở Hoa Kỳ) mà CSVN xử dụng như chìa khóa bắt ép Đ.Ô. CAO MINH DUNG pải tuân theo chỉ thị của chúng.



Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG thay thế Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG trong việc cố vấn việc bổ nhiệm Giám mục ở Việt Nam. Chúng tôi nhận đựơc Bản Tin sau đây về Đức Ông CAO MINH DUNG:





(Bản Tin viết dưới dạng VietNet (VIQR) được chuyển sang UNICODE, do Nguyễn Phúc Liên, để độc giả dễ đọc)



« Anh ....... thân mến,



Xin cảm ơn Anh đã hồi âm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của Anh.



Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vo.ng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.



Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.



Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụỵ

……….

(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)

.............



Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn ».





CHÚ THÍCH

(của Nguyễn Phúc Liên về hai dòng cắt đi trong Bản Tin) :



Hai dòng này liên hệ đến vấn đề đàn bà liên quan đến một người rất thân của Đức Ông CAO MINH DUNG. Đây là phạm vi mà Công sản xử dụng như một chìa khóa bắt ép đối thủ phải chấp nhận những điều kiện. Vấn đề này liên hệ đến Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa kỳ). Chúng tôi muốn liên lạc với Cha ĐỖ THÀNH CHÂU để chính Ngài khẳng định hay liên lạc với Đức Ông CAO MINH DUNG thì tốt hơn.



Vậy thì :



1) MỘT LÀ Linh mục ĐỖ THÀNH NHÂN liên lạc với Đ.Ô. CAO MINH DUNG nói rằng Đ.Ô. CAO MINH DUNG phải rút khỏi vị trí khuyên Vatican về việc bổ nhiệm Giám Mục Việt Nam theo ý muốn của CSVN.



2) HAI LÀ chúng tôi vạch trần cho công chúng biết về việc đồi tệ với đàn bà mà Linh mục ĐỖ THÀNH NHÂN và ĐÔ CAO MINH DUNG giữ kín.



CSVN đã xử dụng việc đồi tệ về đàn này để bắt ép ĐÔ. CAO MINH DUNG phải nghe CSVN làm hại Giáo Hội, thì nay chúng tôi cũng xử dụng việc đàn bà này để bắt ép ĐÔ.CAO MINH DUNG phải từ bỏ việc làm hại Giáo Hội.





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 04.05.2010


****


NGĂN CHẶN VIỆC QUỐC DOANH HÓA GIÁM MỤC VIỆT NAMGiáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 06.05.2009


Đã nhiều chục năm nay, hàng Giám mục VN yên tiếng như khiếp nhược. Mấy năm gần đây, từ vụ việc Tòa Khâm sứ Hà Nội, Xứ Thái Hà, Tam Tòa đến Đồng Chiêm, người Công giáo hãnh diện thấy Phong trào Giáo dân cùng với những Linh mục quản xứ và những Nam Nữ Tu sĩ sống liền với Giáo dân đã cùng nhau can đảm đứng lên công khai bầy tỏ ĐỨC TIN và nhất quyết hành động theo LƯƠNG TÂM của mình: ĐÒI CÔNG LÝ ĐỂ CÓ HÒA BÌNH. Phong trào này có được hai Vị Giám mục hưởng ứng và chấp nhận đứng ở đầu sóng ngọn gió cùng với Giáo dân và những Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ sống với hiện trường. Đó là Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT và Giám mục CAO ĐÌNH THUYÊN. Qúy hóa và hãnh diện thay cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Không những riêng cho Giáo Hội Công Giáo, mà Dân Tộc VN đang HY VỌNG vào sự lớn mạnh này của người Công Giáo để cùng với DÂN OAN, CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN bị bóc lột ĐẤU TRANH ĐÒI CÔNG LÝ.

CSVN, những con người làm BẤT CÔNG, sống trong BÓNG TỐI, nên sợ Phong trào lớn mạnh này đòi CÔNG LÝ, nói thẳng lên SỰ THẬT.

Vì vậy, CSVN đang thực hiện việc quốc doanh hóa Hàng Giám mục Việt Nam nhằm phân tán LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ. Chúng thực hiện ý đồ ấy bằng những việc sau đây:

=> Quyết tâm lọai bỏ TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi địa bàn Hà Nội

=> Xử dụng những Giám mục Giáo gian quốc doanh hiện có để khuynh đảo Hàng Giám mục và đưa về Hà Nội Gm.NGUYỄN VĂN NHƠN, một Giám mục đã từng tích cực cùng với Phan Khắc Từ, Nguyễn Tấn Khóa ca tụng Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo.

=> CSVN vẫn giữ quyền ưng thuận hay không việc bổ nhiệm Giám mục. Với quyền này, chúng chỉ ưng thuận cho lên làm Giám mục những ai đã thuần thục theo Chính trị của đảng CSVN.

=> Nhưng nguy hại hơn hết là CSVN xử dụng những ai Cố vấn về việc Bổ nhiệm hay Thuyên chuyển Giám mục từ Vatican.

Thực vậy:

Giám mục Việt Nam cúi đầu nhận lệnh ĐƯỜNG LỐI Vatican, nhưng ĐƯỜNG LỐI ấy bị khuynh đảo như thế nào do Đ.Ô.CAO MINH DUNG, thân CSVN và nhất là có sự mờ ám đàn bà liên hệ mật thiết với Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa Kỳ) mà CSVN xử dụng như chìa khóa bắt ép Đ.Ô. CAO MINH DUNG pải tuân theo chỉ thị của chúng để cố vấn việc Bổ nhiệm và Thuyên chuyển Giám mục VN.

Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG thay thế Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG trong việc cố vấn bổ nhiệm và thuyên chuyển Giám mục ở Việt Nam. Chúng tôi nhận đựơc Bản Tin sau đây về Đức Ông CAO MINH DUNG.

Bản Tin dưới đây do một Linh mục đã trọng tuổi từ Huế gửi. Khi cần Linh mục này sẵn sàng đưa tên tuổi của mình ra để chịu trách nhiệm về Bản Tin.

(Bản Tin viết dưới dạng VietNet (VIQR) được chuyển sang UNICODE, do Nguyễn Phúc Liên, để độc giả dễ đọc)

« Anh ....... thân mến,

Xin cảm ơn Anh đã hồi âm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của Anh.

Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vo.ng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.

Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.

Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụỵ
……….
(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)
.............

Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn».


CHÚ THÍCH
(của Nguyễn Phúc Liên về hai dòng cắt đi trong Bản Tin) :

Hai dòng này liên hệ đến vấn đề đàn bà liên quan đến một người rất thân ruột thịt của Đức Ông CAO MINH DUNG. Đây là phạm vi mà Công sản xử dụng như một chìa khóa bắt ép đối thủ phải chấp nhận những điều kiện. Vấn đề này liên hệ đến Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa kỳ). Chúng tôi muốn liên lạc với Lm. ĐỖ THÀNH CHÂU để chính Ngài khẳng định hay liên lạc với Đức Ông CAO MINH DUNG thì tốt hơn.

Vậy thì :

1) MỘT LÀ Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU liên lạc với Đ.Ô. CAO MINH DUNG nói rằng Đ.Ô. CAO MINH DUNG phải rút khỏi vị trí khuyên Vatican về việc bổ nhiệm hay thuyên chuyển Giám Mục Việt Nam theo ý muốn của CSVN.

2) HAI LÀ chúng tôi vạch trần cho công chúng biết về việc đồi tệ với đàn bà mà Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU và ĐÔ. CAO MINH DUNG giữ kín.

CSVN đã xử dụng việc đồi tệ về đàn bà này để bắt ép ĐÔ. CAO MINH DUNG phải nghe CSVN làm hại Giáo Hội, thì nay chúng tôi cũng xử dụng việc đàn bà này để bắt ép ĐÔ.CAO MINH DUNG phải từ bỏ việc làm hại Giáo Hội.

Nếu chúng ta không hành động tối thiểu ngăn chặn ĐÔ.CAO MINH DUNG cố vấn tại Vatican, thì với quyền chấp nhận hay không của CSVN cho ai lên làm Giám mục, thì Hàng Giám Mục Việt Nam sẽ bị CSVN quốc doanh hóa mau chóng.

Xin qúy Giáo dân, qúy Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ có cơ hội liên hệ trực tiếp với Vatican, hãy tìm mọi cách ngăn cản ĐÔ.CAO MINH DUNG tiếp tay cho CSVN quốc doanh hóa Hàng Giám mục VN.

Trong những ngày gần đây, một số anh em Công giáo tại Hải ngọai đang làm những việc sau đây:

1) Tại nội bộ Vatican

Một Giáo sư đã học nhiều năm tại Roma và dậy học tại Ý, vốn là “thổ địa” nơi Giáo đô Vatican, sẽ tìm gặp một số Giám mục, Tổng Giám mục gốc người Ý để chính họ nói chuyện với Vatican về trường hợp ĐÔ.Cao Minh Dung để chuyển ĐÔ.DUNG sang làm nhiệm vụ khác, chứ đừng làm về việc góp ý chọn hay thuyên chuyển Giám mục VN nữa.

2) Xử dụng áp lực (chìa khóa đàn bà) mà chính CSVN đã dùng

Tôi viết và phổ biến trên Diễn Đàn về ĐÔ.Cao Minh Dung và gửi thẳng đến địa chỉ E-Mail của ĐÔ.Cao Minh Dung để Đức Ông biết rằng vụ việc bí mật giữa ĐÔ.DUNG và Lm ĐỖ THANH CHÂU (đang sống tại Hoa-kỳ) sẽ bị phanh phui trước công luận nếu Lm.ĐỖ THANH CHÂU không khuyên nổi ĐÔ.DUNG bỏ công việc góp ý với Vatican về việc chọn hay thuyên chuyển Giám mục ở Việt Nam. Tôi sẵn sàng viết thư thẳng cho hai người, ĐÔ.Cao Minh Dung và Lm ĐỖ THANH CHÂU, để nói rằng ĐÔ.Cao Minh Dung phải bỏ hẳn nhiệm vụ góp ý với Vatican về lựa chọn hay thuyên chuyển Giám mục VN. Nếu không, tôi sẽ phổ biến bí mật của hai người lên công luận.


Xin qúy Giáo dân Công giáo, nhất là anh hem Tu xuất (Pater Mundi), những Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ ở Hải ngọai hãy giúp tìm ra ĐỊA CHỈ của Linh mục ĐỖ THANH CHÂU


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 06.05.2010

*

BBC * STALIN

*



Ông Medvedev nói về 'tội ác của Stalin'

Tổng thống Nga trong lễ́ kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng Phát-xít tại Moscow
Kỷ niệm 65 chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga nói ‘tội ác của Stalin là không thể biện minh được' và cho rằng thắng lợi là nhờ hy sinh to lớn của nhân dân.
Trong Bấm dịp kỷ niệm lớn tại Moscow với sự tham gia của nhiều quan khách quốc tế từ Tây Âu và có cả Trung Quốc và Việt Nam, phát biểu của Tổng thống Medvedev được cho là một nỗ lực mạnh mẽ nhận diện lại lịch sử thời Liên Xô.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia hai hôm trước ngày lễ tại Hồng trường 9 tháng 5 vừa qua, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, quan điểm của nhà nước Nga nay cho rằng Stalin “là nhà độc tài đã phạm các tội ác chống nhân dân”.
Nhân dân và sự thật
Ông Medvedev cũng nhắc đến tội ác của công an Liên Xô trong vụ thảm sát các tù binh Ba Lan tại rừng Katyn năm 1940, và cho rằng “trang đen tối của lịch sử".
Trong nhiều năm thời Liên Xô, vụ Katyn bị cấm nói đến ở toàn vùng Đông Âu dưới quyền Moscow, và vai trò của Stalin cho đến gần đây vẫn được cho là ‘công nhiều hơn tội”.
Sách giáo khoa Nga xuất bản lại dưới thời Tổng thống Vlamidir Putin có có ý “phục hồi vai trò nhà quản trị tài ba” Stalin trong quá trình tái thiết Liên Xô thời hậu chiến.
Nhưng nay, ông Bấm Medvedev, người có cha chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô nói rằng:
“Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là chiến thắng của nhân dân, và cả Stalin hay các tướng lĩnh cũng không làm những gì quan trọng hơn điều họ đã làm được. Đúng là họ có vai trò rất nghiêm túc nhưng chính nhân dân đã làm nên chiến thắng bằng hy sinh vĩ đại, bằng vô số sinh mạnh.”
Điều quan trọng hơn, ông Medvedev nói về việc không ai muốn phục hồi chủ nghĩa Stalin:
Dù có nhiều người ngưỡng mộ ông ta, không ai nói về việc để chủ nghĩa Stalin phục sinh.
Tổng thống Dmitry Medvedev
“Nếu chúng ta có nói về sự kính trọng dành cho Stalin hoặc một số nhà lãnh đạo khác, thì trong cả 90 năm (Bấm thời cộng sản), dù có nhiều người ngưỡng mộ ông ta, không ai nói về việc để chủ nghĩa Stalin phục sinh.”
Như một biểu hiện của việc dùng hào quanh quá khứ để đoàn kết châu Âu trong một tinh thần hướng bề tương lai, nước Nga đã mời cả các quốc gia cựu Đồng minh chống phát xít như Anh, Mỹ và Ba Lan dự lễ đánh dấu ngày chấm dứt Thế chiến 2.
Báo Anh khen ngợi việc đội Vệ binh xứ Wales được mời diễn hành lần đầu tiên tại Hồng trường hôm Chủ nhật vừa qua.
Tờ Times of London, cũng chú ý đến phần ông Medvedev hứa sẽ mở các hồ sơ quân sự thời Liên Xô để có thêm sự thật về Thế chiến 2.
Trước đó, ông Medvedev đã ra lệnh mở kho hồ sơ liên quan đến vụ giết 22 nghìn sĩ quan Ba Lan tại Katyn và gọi “đây là một trang sử rất đen tối”.
Tổng thống Nga thừa nhận “chúng ta đã để cho lịch sử bị bóp méo” và hứa sẽ để sự thật được “trình bày ra trước nhân dân”.

Người Nga đang có các ý kiến khác nhau về 'công và tội' của Stalin
Góc độ châu Á
Báo chí ở Việt Nam, nước hiện vẫn giữ quan điểm ít thay đổi về Liên Xô, đưa tin về chuyến thăm đến Moscow của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ hôm 9/5.
Trước chuyến đi, ông Triết đã trả lời phỏng vấn của Hãng tin Nga ITAR-TASS, ca ngợi rằng “sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài tại lễ kỷ niệm ở Moscow cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với giá trị chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến 2.”
Ông cũng nói: “Thế giới có rất nhiều thay đổi, nhưng chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít và vai trò quyết định của Liên Xô mãi mãi là một sự thật không thể thay đổi, là một trang sáng ngời trong lịch sử nhân loại."
“Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô và liên minh chống Hitler đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc bị áp bức, trong đó nhân dân Việt Nam, bắt đầu cuộc đấu tranh cho tự do. “
Các báo Việt Nam như Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động v.v. chưa nhắc gì đến phát biểu quan trọng của Tổng thống Medvedev về tội ác của Stalin.
Truyền thông Trung Quốc, như Tân Hoa Xã thì chỉ nhắc đến lời ông Medvedev "phản đối một số chính trị gia tìm cách làm sai lệch lịch sử".
Một số tờ báo chí Việt Nam khi đưa tin về vụ rơi máy bay của Bấm Tổng thống Ba Lan, ông Kaczynski xuống vùng rừng Katyn gần Smolenski thời gian qua có nhắc đến “tội ác của Stalin”.
Tuy nhiên, vai trò của nhà độc tài này, và cơ chế quyền lực tàn bạo thời Liên Xô nói chung vẫn là đề tài không được bàn thảo công khai tại Việt Nam.
Anna Malpas của AFP trong bài về "Bóng đen Stalin phủ dài lên lịch sử Nga", nói dịp kỷ niệm 65 năm Thế chiến 2 là lúc người Nga nhìn lại thời Stalin.
Vẫn theo bài báo này, Stalin đã đưa các lực lượng Xô Viết đến thắng lợi 65 năm về trước nhưng "chế độ độc tài tàn khốc ông ta lãnh đạo đã làm hàng triệu người chết trong các trại cải tạo và trong các đợt tập thể hóa vội vã".

Lần đầu tiên, đội Vệ binh xứ Wales từ Anh được mời dự lễ duyệt binh tại Hồng trường hôm 9/5
*

RFA * BS. PHẠM HỒNG SƠN

*


Sự thật về những kẻ quấy phá nhà Bác sĩ Phạm Hồng SơnQuỳnh Như, phóng viên RFA
2010-03-24

Thêm một nhân vật đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội bị những kẻ hung bạo đến nhà quấy phá. Là người từng ngồi tù vì bày tỏ những quan điểm khác với chính phủ, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Photo courtesy of Free News Agency

Gia đình Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hình chụp năm 2006.





Bác sĩ Phạm Hồng Sơn vừa gởi thư tường trình và kiến nghị khẩn đến các cơ quan chính quyền trình bày về sự việc một đám đông tự xưng là thuộc Hội Cựu Chiến Binh đến nhà ông với thái độ hung hãn và lời lẽ hăm doạ nếu ông Sơn vẫn tiếp tục phổ biến những bài viết của ông. Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn về vấn đề này.
Hội viên cựu chiến binh?

Sự việc vừa xảy ra khoảng hơn 8 giờ sáng hôm qua, thứ Ba, khi ấy Bác sĩ Phạm Hồng Sơn còn đang ở nhà. Bác sĩ Sơn kể lại sự việc như sau:



Có rất nhiều người mà bộ dạng có thể nói là mô tả dáng vẻ bên ngoài không được hiền lành lắm. Họ đi luôn vào trong nhà với thái độ rất là hung dữ.

BS Phạm Hồng Sơn

Tôi thấy có một vài người lạ vào trong cửa nhà tôi rồi một số người đó có gọi tên tôi và giới thiệu là các người đấy là hội viên cựu chiến binh và muốn gặp tôi để nói chuyện, thì tôi mời hai ba người đó vào nhưng khi hai ba người đó vào xong thì chỉ trong vài giây thôi rất nhiều người khác ùa vào và rất lộn xộn. Vào trong nhà thì có rất nhiều người mà bộ dạng có thể nói là mô tả dáng vẻ bên ngoài không được hiền lành lắm. Họ đi luôn vào trong nhà với thái độ rất là hung dữ.

Và sau đó một anh trung niên, anh ta lên tiếng luôn. Anh ta nói rằng là “Chúng tôi là cựu chiến binh trên chiến trường Tây Nguyên xưa, hôm nay vào đây hỏi anh vì anh có những bài viết trên mạng”. Họ nói là tôi nói xấu đảng, nói xấu bác Hồ, phủ nhận công lao hy sinh xương máu của những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này. Thì tôi cũng bình tĩnh nói chuyện với họ nhưng mà nói chung những lời nói của mình hầu như bị họ át đi. Và nhất là có 3 người rất là dữ dằn, họ luôn luôn có động thái xỉa xói một cách rất dung tục, có những hành động mang tính chất hăm dọa, bạo lực.

Trong đám đông đến nhà ông toàn những người lạ mặt, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhận ra một phụ nữ ông đã thấy trước đó khoảng 45 phút cùng với bà tổ trưởng dân phố đi loáng thoáng trước ngỏ nhà ông.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Photo courtesy of Free News Agency.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Photo courtesy of Free News Agency.
Theo ông Sơn, khi nói chuyện với một số người này qua cách nói của họ thì thấy rõ họ chưa hề đọc qua những bài viết của ông. Bác sĩ Sơn cho biết:

Trong khi nói chuyện thì tôi cũng đặt những câu hỏi ngược lại cho mọi người, về chi tiết này, chi tiết kia, đôi khi là họ ngớ người ra. Ví dụ như khi tôi hỏi họ là “Xin hỏi các bác là nhà nước là do ai tạo dựng nên?” thì họ ngồi im. Thế tôi nói nhà nước là do chúng ta, do các bác, do tôi, do con cái tôi và những người nhà của các bác đóng tiền để nuôi nhà nước. Thế nhà nước bây giờ xấu hay tốt thì chúng ta phải có ý kiến chứ.

Cũng như đảng, đảng bây giờ, các bác nói đảng là người dẫn dắt lãnh đạo của dân tộc thì đấy là quan điểm của các bác thôi, còn những quan điểm của người khác thì các bác phải lắng nghe. Theo lịch sử đất nước mình có 4 nghìn năm, còn đảng mới sinh ra mấy chục năm thôi, mà đảng đâu phải là một cái gì bất biến, nó có thể hôm nay tốt và mai xấu, thì khi nó xấu thì mình phải phê phán nó để cho nó tốt lên. Ngay cả đảng cũng là do chúng ta nuôi nấng đảng mới có được vật chất để mà hoạt động.

Thứ hai là họ nói rất nhiều về vấn đề Bác Hồ, thì họ nói là Bác Hồ anh không được động đến. Tôi thì tôi nghĩ cũng phải thông cảm với dân chúng hiện nay, rất nhiều người được thông tin một chiều nên mình phải ôn tồn. Nói chuyện với họ cuối cùng họ bắt là “Anh Sơn không được viết trên mạng và không được công bố như thế nữa”. Họ lộ ra ý này “Bài viết của anh như thế làm cho thanh niên người ta hiểu sai về đảng, làm cho giới trẻ họ sẽ không yêu đảng”. Thì tôi có nói là “Không phải. Thế bây giờ chúng ta có yêu đảng hay không? Thì cái đảng phải tốt thật sự thì tình yêu đấy mới là đúng.”
Nhân viên an ninh?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho biết thêm:



Họ lảng vảng ngoài ngõ, họ đứng ở sân với tính chất là cảnh giới. Tôi hỏi họ thì họ trả lời với thái độ rất là bất cần.Tôi nghĩ những người đấy rất giống như những nhân viên an ninh mà tôi đã từng gặp.

BS Phạm Hồng Sơn

Tôi cảm thấy có lẽ là những nhân vật này đến đây với tôi thì không phải là do ngẫu nhiên, tôi có thể nói là 99% không phải là do ngẫu nhiên. Vì sao? Vì khi tôi hỏi danh tính mọi người thì mọi người đều lãng tránh. Và khi tôi hỏi người mang tính chất là lãnh đạo cuộc gặp đó, anh ta tên gì, thì anh xua tay bảo “không, không, không!”. Anh lật túi ra cho tôi xem, không mang gì theo cả. Tôi nghĩ cái này cũng là một chi tiết nói lên là, họ cũng đã có chuẩn bị trước làm sao để giấu danh tính một cách kỹ nhất. Mà tôi nghĩ điều đấy cũng không quan trọng lắm, cái quan trọng là thái độ quý vị ấy đến nhà tôi trong một tinh thần, thái độ thiếu lịch sự và hoàn toàn có tính chất đe dọa, hăm dọa và chụp mũ. Những người đó đến thì có sự chứng kiến của bà tổ trưởng dân phố. Về mặt pháp lý thì bà ấy cũng không có chức vụ gì, nhưng bà là người có thể nói là luôn luôn cộng tác chặt chẽ với cơ quan chính quyền địa phương.

Trong kiến nghị gởi cho các cơ quan, cũng như trong phần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nêu ý kiến:

Đối với kiến nghị của tôi, để tìm hiểu chính xác có ai xúi giục hay tổ chức việc này, tôi nghĩ là các cơ quan chức năng của chính quyền Việt Nam hiện nay có trách nhiệm tìm hiểu. Nhưng đối với riêng tôi, căn cứ vào những gì xảy ra, tôi nghĩ rằng những người này không phải tự dưng đến, vì nếu những người tự dưng đến thì bao giờ họ cũng đàng hoàng, nhưng mà ở đây thì họ giấu danh tính. Ngoài những người già lão, những người tự xưng là cựu chiến binh hay thương binh gì đó, còn có những thanh niên trẻ mà họ lảng vảng ngoài ngõ, họ đứng ở sân với tính chất là cảnh giới. Tôi hỏi họ thì họ trả lời với thái độ rất là bất cần.Tôi nghĩ những người đấy rất giống như những nhân viên an ninh mà tôi đã từng gặp.

Vợ chồng Bác sĩ Phạm Hồng Sơn - Vũ Thúy Hà, hình chụp hôm 30-8-2006. Photo courtesy of Free News Agency.
Vợ chồng Bác sĩ Phạm Hồng Sơn - Vũ Thúy Hà, hình chụp hôm 30-8-2006. Photo courtesy of Free News Agency.
Và một điểm nữa là tại sao người nhà tôi báo ngay mà công an không đến. Đến khi mọi người về hết rồi, tan hết rồi thì anh công an khu vực mới lửng thửng đi vào, rất là bình tĩnh, bình thường. Tôi có nói với anh nếu xảy ra sự cố gì thì có lẽ là anh đến cũng quá muộn.

Tôi nghĩ hiện nay vấn đề nghi vấn của tôi đặt ra ở đây cũng như những vấn đề tôi tường trình và đề nghị, nếu một nhà nước thật sự vì dân, một nhà nước thật sự là của dân và lo lắng cho dân, nhà nước công chính thì cần phải có những biện pháp tức thời điều tra làm rõ danh tính và xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật đe dọa cuộc sống cũng như sự an toàn của cá nhân tôi và gia đình tôi, thì cái đấy mới thể hiện là nhà nước quang minh chính đại. Và đấy cũng là cơ hội chứng minh là Đảng CSVN vẫn đang đứng ở phía dân chúng, vẫn đang bảo vệ dân chúng, và mới có thể chứng minh là những người đó là những người không phải do chính quyền xúi giục, đưa đến.

Năm 2002, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị bắt, bị cáo buộc là có hoạt động gián điệp, và bị kết án 13 năm tù, sau đó phiên xử phúc thẩm giảm mức án xuống còn 5 năm tù. Đến năm 2006 ông được trả tự do và bị quản chế 3 năm. Tuy nhiên, ông Sơn vẫn cảm thấy chưa thật sự được tự do. Ông nói:

Từ khi ra tù đến giờ tôi luôn luôn nghĩ là tôi vẫn không có tự do đầy đủ, mà đấy chỉ là rời khỏi một cái nhà tù mà thôi. Và từ đó đến bây giờ thì có rất nhiều những sự sách nhiễu khác nhau với những tính chát khác nhau, nhưng mà lần này là lần sách nhiều có tính chất khác biệt nhất, có những người đến tận nhà và có những hành vi hăm dọa, đe dọa, có những hành vi xúc xiểm như thế. Tất nhiên tôi cũng chia sẻ đây không phải là riêng một mình tôi bị mà đã có rất nhiều người khác đã bị tương tự như thế này. Và tôi nghĩ rằng đây là một hành vi có tính chất hệ thống trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, và chính quyền Việt Nam thì phải có trách nhiệm trong vấn đề này.

Quỳnh Như: Quỳnh Như xin cảm ơn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã dành thời gian cho buổi nói chuyện hôm nay.

BS Phạm Hồng Sơn: Cảm ơn chị Quỳnh Như và cảm ơn các độc giả của Đài RFA.
Theo dòng thời sự:

* Vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị tông xe trên đường đến tư gia Đại sứ Hoa Kỳ
* Vợ nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói về cuộc gặp gỡ mới với Đại sứ Michael Marine hôm 23-4
* Nhà báo Nguyễn Vũ Bình trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi được trả tự do
* Vợ các nhà bất đồng chính kiến bị ngăn chặn không cho vào tư gia Ðại sứ Mỹ
* Vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị tông xe trên đường đến tư gia Đại sứ Hoa Kỳ
* Phong trào Dân chủ Việt Nam trước chiến dịch đàn áp của nhà cầm quyền

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-dr-Pham-hong-son-an-activist-in%20Hanoi-who-sentenced-5-yrs-in-prison-QNhu%20%20%20-03242010203630.html?searchterm=None

*

PHAM TRƯƠNG LONG * PHẠM HỒNG SƠN

PHẠM TRƯƠNG LONG * PHẠM HỒNG SƠN
*

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


Phạm Trương Long
viết sau khi được tin ông Phạm Hồng Sơn bị bắt giam ngày 27 tháng 3 năm 2002*.

Phạm Hồng Sơn**

Tôi cũng như nhiều người chỉ mới biết Phạm Hồng Sơn khoảng thời gian gần đây, qua bài viết "Những Tín Hiệu đáng mừng cho Dân Chủ tại VN" của anh trên mạng internet. Tôi có trao đổi điện thư với anh với tư cách một người Việt hải ngoại lưu tâm đến vấn đề dân chủ tại VN. Trong thời gian tiếp xúc ngắn ngủi nhưng khá xúc tích đó tôi đã có nhiều thiện cảm với anh. Phản hồi của anh đầy chân tình, đúng là của một người có suy nghĩ độc lập. Ðến khi đọc bản dịch Thế Nào là Dân Chủ anh gửi tặng thì không nghi ngờ gì nữa, đây là một người thật sự suy tư trăn trở về đất nước. Chưa kịp góp ý về bản dịch thì được tin anh bị công an mời làm việc hôm 25/26 tháng 3, 2002. Tôi bàng hoàng như được tin một người thân mắc nạn. Tôi gọi điện thoại. Cả 2 số thường lẫn di động đều bị cúp (28/03/2002).

Sau đó được thêm tin anh bị bắt và gia đình bị mất tin tức. Tôi hãi hùng tưởng như mình đi ngược thời gian hơn 50 năm và đang sống trong thế giới "đêm giữa ban ngày" của Arthur Koestler. Một lực lượng công an 8 người, có cả cấp tá, lục xét nhà anh, tịch thu tài liệu, máy tính. Tôi nghĩ đến những màn truy bức quen thuộc xảy ra thời gian qua đối với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, LM Nguyễn Văn Lý và người bạn trẻ Lê Chí Quang ... Quyền tự do hiển nhiên với chúng ta ở hải ngoại xem ra người dân trong nước không hề được biết đến. Ở Việt Nam nội chỉ nói đến dân chủ cũng đủ bị đi tù rồi.

Một lần nữa, chế độ CSVN cho thấy nó không hề thay đổi bản chất sta-li-nít và luôn đi ngược trào lưu tiến hóa của loài người. Trong khi toàn thế giới từ Âu sang Á đến Châu Mỹ La-tinh chuyển hóa theo xu thế thời đại là dân chủ, nhà nước pháp quyền không dùng bạo lực với công dân, CSVN trái lại vẫn duy trì chế độ nhà nước công an trị hoàn toàn lỗi thời, đi ngược lợi ích dân tộc. Khi một chế độ chỉ biết dùng bạo lực để tự cứu lấy nó thì rõ ràng nó không có chính nghĩa và không còn khả năng nào khác để tồn tại. Sau 27 năm cai trị toàn quốc, cũng như Trung Cộng sau Thiên An Môn, chế độ cộng sản cho thấy nó chỉ tồn tại được bằng đàn áp, qua họng súng và guồng máy công an đi đôi với một chính sách ngu dân triệt để.

Phạm Hồng Sơn đã làm gì để phải bị chế độ đàn áp? Câu đề tặng chung trong bản dịch Thế nào là Dân chủ anh viết như sau:

"Xin kính tặng tất cả những người khao khát Tự Do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam."

Anh nói lên tâm trạng ý hướng của mình nhưng cũng là một sự thật: trên đất nước Việt Nam có những người khao khát Tự Do. Sự thật này chính là vấn nạn lớn nhất của dân tộc.

Anh quảng bá dân chủ trong nước, ngay trong lòng một chế độ cực kỳ phản dân chủ. An h lại nói đến Hòa bình, một bóng ma đang ngày đêm ám ảnh chế độ với gương diễn biến hòa bình ớ Liên Xô và Ðông Âu.

Anh lại dùng Internet, phương tiện nhanh chóng hữu hiệu nhất để quảng bá đưa tin đến nhiều người nhất, kể cả hải ngoại.

Dân chủ, Hòa bình và Internet là các thứ CSVN hiện sợ nhất. Chính những thứ này đang đe dọa trực tiếp sự tồn tại của chế độ. Và đó là lý do chính khiến họ muốn dập tắt tiếng nói của anh như dập tắt một đám cháy rừng. Những cáo buộc của công an như anh có liên lạc tiếp xúc với những người tranh đấu cho dân chủ trong nước cũng như một số người Việt ở hải ngoại chỉ là lý cớ vặt vãnh.

Cái gì đã thôi thúc anh làm? Tôi nghĩ là tâm thức. Người không có tâm thức thôi thúc không làm chuyện như anh. Với khả năng dịch thuật của anh (và sau thấy tin tức cho biết anh là bác sĩ, ở lứa tuổi 30), theo tôi nghĩ, muốn sống yên thân đầy đủ vật chất không phải là chuyện khó. Nhưng anh không chọn con đường yên thân. Những bài viết của anh tôi được đọc sau này cho thấy anh hiểu biết rộng cũng như suy tư có chiều sâu. An h có suy nghĩ độc lập, hành xử theo lương tri, và đó là giá trị của con người Phạm Hồng Sơn.

Hiểu được thế nào là dân chủ tất phải thấy cái quý giá của Tự Do. Tự Do đi đôi với Dân chủ. Không có dân chủ không thể có tự do thực sự. Dân tộc Việt Nam suốt hơn cả trăm năm qua không có được cái cơ may theo kịp trào lưu tiến hóa của thế giới vì không hề được biết đến tự do theo đúng nghĩa của nó. Hết bị thực dân đến cộng sản đè đầu cưỡi cổ, người dân bị tước đoạt tự do. Cái họ biết đến chỉ là thứ tự do ban phát từ trên. Phạm Hồng Sơn tất phải cảm nhận sự mất mát to lớn này của dân tộc, không những trong quá khứ mà còn cho nhiều thế hệ tương lai. Có lẽ đó là lý do thôi thúc anh quảng bá dân chủ.

Anh nói những gì anh cần nói, không lách quanh co. Ðịa chỉ, điện thoại, địa chỉ e-mail anh để công khai. An h báo thẳng cho lãnh đạo cộng sản về việc làm của anh. Tôi không nghĩ Phạm Hồng Sơn ngây thơ tin rằng anh có thể cải hóa những đầu óc hủ hóa trong đám lãnh đạo cộng sản, hoặc không thấy trước những khó khăn nguy hiểm chờ chực anh.

Tai họa đã đến với anh vì những người cầm quyền không muốn nghe đến sự thật anh nói đến. Những chế độ độc tài đều sợ sự thật. Phản ứng uy hiếp nhanh chóng cho thấy sự sợ hãi của họ. Dưới mắt CSVN, Tự Do có nghĩa là trả quyền lại cho người dân, điều đi ngược với lý do tồn tại của chế độ. Vì đầu óc xơ cứng, không có khả năng suy nghĩ độc lập như anh, họ cảm thấy quyền lực bị động chạm trước hết. Họ cho thấy thêm lợi ích dân tộc không phải là mối quan tâm của chế độ và việc họ làm thành thuộc nhất là dùng bạo lực.

Nói về dân chủ với người cộng sản không những chỉ tổ phí công vô ích, lại mang họa vào thân, như gương Hà Sĩ Phu hoặc BS Nguyễn Ðan Quế trong nước. Phạm Hồng Sơn lại thêm nói về dân chủ theo kiểu Mỹ, một mô hình người cộng sản không ngớt vu vạ nói xấu để biện minh cho giáo điều Mác-xít Lê-ni-nít và sự tồn tại của họ. Có lẽ anh cũng biết những điều đó. Nhưng anh vẫn làm.

Phải nói đây là một việc làm đầy can đảm và ý nghĩa. Một người trong nước vì tấm lòng dám làm chuyện như anh rất đáng để chúng ta quý trọng. Việc dịch thuật và quảng bá dân chủ như Phạm Hồng Sơn làm đáp ứng một nhu cầu thiết thực, có ích và cấp bách hàng đầu đối với xã hội VN. Nó lại thuộc phạm trù tư duy, học thuật, không ai có thể vì bất cứ một danh nghĩa nào có quyền ngăn chận việc làm này. Những người quảng bá dân chủ, đặc biệt là ở trong nước, thực ra đáng được biễu dương là những người tiên phong can đảm đất nước rất cần.

Việc truy bức Phạm Hồng Sơn là một việc làm xuẫn động để lộ sự hèn nhát của chế độ. Nó không chỉ là một sự vi phạm trắng trợn quyền tự do của cá nhân anh trong lãnh vực tư duy. Nó còn ngăn chận người dân nói chung không được tiếp cận với những kiến thức tư tưởng tiến bộ của loài người để xã hội có thể phát triển và theo kịp đà văn minh của thế giới. Khống chế suy nghĩ độc lập của một cá nhân hoặc từ khước tước đoạt con người quyền căn bản về mở mang kiến thức là hành động không chấp nhận được đối với xã hội văn minh loài người.

Một chế độ không mở mang dân trí lại còn ngăn cản việc này như CSVN đang làm là mang một trọng tội với đất nước. CSVN đã theo đuổi chính sách ngu dân trong suốt hơn 50 năm qua. Kết quả tai hại cho đất nước là đại bộ phận con người sống dưới chế độ cộng sản mất hết khả năng tư duy độc lập, từ người dân bình thường đến giai cấp lãnh đạo, trí thức, đại diện các tôn giáo v.v. Não trạng chỉ biết phục tùng này càng thể hiện rõ theo nấc thang xã hội: càng lên cao càng u tối, hèn nhát. Chỉ cần nhìn vào kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam hiện nay để thấy điều này. Từ cấp lãnh đạo bám víu loanh quanh định hướng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng HCM, đến hiện trạng các nhà tu hành quốc doanh làm công cụ cho đảng và Nhà Nước, đến trí thức "mang tim chó" (Dương Thu Hương) ... tất cả đều là sản phẩm của chính sách ngu dân lâu ngày của cộng sản VN.

Chính sách ngu dân ngoài ra còn là cả một sự điếm nhục cho dân tộc, nhất là trong thời đại ngày hôm nay. Người dân Việt Nam phải chịu tủi nhục hai cấp: một mặt thua kém các quốc gia tự do dân chủ trong vùng như Nam Hàn, Ðài Loan, Nam Dương ..., mặt khác lại bị xếp xuống ngang hàng các dân tộc không có tự do, sống tăm tối do bọn ngu dân cai trị như Bắc Triều Tiên, Cuba, Irak, Afghanistan dưới chế độ Taliban Cũng là con người, nhưng có dân tộc được sống tự do, có nhân phẩm, dân tộc Việt Nam lại phải sống dưới ách một chế độ chuyên chế ngu dân. Người Việt chân chính không ai không ý thức thấm thía nỗi nhục này của dân tộc. Suất diễn hãi hùng quen thuộc đã xảy ra với Phạm Hồng Sơn.

Việc Phạm Hồng Sơn bị lao lý đặt anh vào hàng ngũ những người can đảm trong nước đi trước đã trở thành những biểu tượng cho công cuộc tranh đấu cho tự do dân quyền tại Việt Nam như LM Nguyễn văn Lý, anh Lê Chí Quang. An h cũng như họ là những cánh én báo hiệu mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước. Hoặc những đợt sóng bắt đầu dậy để quét sạch những rác rưởi tích lũy hơn 50 năm qua do chế độ cộng sản để lại trên đất nước chúng ta. Dân chủ là xu thế lịch sử thời đại, không một thế lực phản động nào đảo ngược được.

Dân tộc Việt Nam, dẫu bị cộng sản làm bạc nhược ý chí và dìm vào ngu tối như Nguyễn Chí Thiện và Hà Sĩ Phu từng nhận xét, vẫn tiếp tục sản sinh ra những người con có tâm thức, không u tối hèn nhát.

Phạm Trương Long

Tháng 5/2002

-------------------------------

* Ghi chú của LHNQVN-TS: ông Phạm Hồng Sơn bị bắt ngày 27 tháng 3 năm 2002 và bị phạt 13 năm tù giam ngày 18 tháng 6 năm 2003 vì đã dịch và phổ biến bài ‘’Thế Nào Là Dân Chủ’’ từ bản tiếng An h trên Trang Thông tin điện tử của tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Công luận thế giới đã đồng thanh phản đối bản án tù bất công và phi nhân đó vì hành vi của nhà cầm quyền CSVN vi phạm điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Áp lực quốc tế đã buộc nhà cầm quyền CSVN giảm án tù giam còn 5 năm.

** Bài phỏng vấn Bs. Phạm Hồng Sơn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, trong đó, nhà dân chủ và nguyên tù nhân ngôn luận dưới chế độ độc tài CSVN trình bày một số nhận định của ông về vấn đề Dân chủ Việt Nam tiếp theo những tin tức về biến động chính trị ở Thái Lan và Phong trào Dân chủ ở Việt Nam’’: http://www1.voanews.com/vietnamese/news/thailand-vietnam-05-06-2010-92955624.html

De : Liên Hôi Nhân Quyên Viêt Nam
Envoyé : samedi, 8. mai 2010 15:03
Objet : Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phỏng vấn Bs Phạm Hồng Sơn về vấn đề Dân Chủ Việt Nam và tình hình chính trị Thái Lan

******************************************

   

RFI * NIXON & MAO

*



Nixon đã cứu Trung Quốc thoát khỏi một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô ?

Tổng thống Nixon và chủ tịch Mao (1972)
AFP
Mai Vân
‘’Khi Nixon giúp Trung Quốc thoát khỏi bom đạn hạt nhân Xô Viết’’. Dưới tựa đề đập mắt ở trang quốc tế, bên cạnh ảnh chụp Tổng Thống Mỹ Nixon bắt tay lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông vào tháng 2 năm 1972, nhật báo Pháp Le Figaro trích dẫn lại nhận định trên đây từ báo chí Trung Quốc.
Tạp chí Historical Reference, thuộc Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc, trong những ngày qua, đã đăng một loại bài viết về chủ đề này.
Theo tạp chí Trung Quốc, vào tháng 10/1969, Matxcơva đã lên kế hoạch tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Chế độ Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị đối phó, cho phân tán lực lượng để giới hạn thiệt hại. Mao Trạch Đông thì đi về Vũ Hán, trong lúc tướng Lâm Bưu dời đến đóng ở Từ Châu.
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội rút xuống các hầm bunker kiên cố xây dựng dưới các khu đồi phiá tây Bắc Kinh. Lực lượng gồm 940.000 quân, 4.000 máy bay và 600 tàu chiến được lệnh rời khỏi các căn cứ dễ bị tấn công. Công nhân được phát súng ống để bắn vào phi công và lính nhảy dù Liên Xô khi cần thiết.
Trở ngược về nguyên nhân vụ việc, Le Figaro nhắc lại các sự kiện diễn ra vào tháng 3 năm 1969. Xung đột đã nổ ra trên sông Ussuri, ở biên giới hai nước, dẫn đến những vụ biểu tình khổng lồ ở hai bên, quân đội được động viên. Arnaud De La Grange, tác giả bài báo trên tờ Le Figaro, cho biết là theo bài viết trên tạp chí Trung Quốc, thì Liên Xô đã thông báo các đồng minh Đông Âu của họ về kế hoạch tấn công hạt nhân để ‘’xoá sạch mối đe doạ Trung Quốc và triệt tiêu kẻ phiêu lưu thời hiện đại này’’. Ngày 20 tháng 8, đại sứ Liên Xô tại Washington đã thông báo ý định đó cho ông Kissinger và yêu cầu Mỹ giữ thái độ trung lập.
Thế nhưng Hoa Kỳ đã cố tình để thất thoát thông tin về kế hoạch của Liên Xô ra cho báo chí biết, và ngày 28 tháng 8, tờ Washington Post loan báo là Matxcơva có kế hoạch bắn một loạt tên lửa hạt nhân xuống nhiều thành phố cũng như các trung tâm, cơ sở hỏa tiễn của Trung Quốc. Trong hai tháng 9 và 10, tình hình căng thẳng cực độ, người dân Trung Quốc được chỉ thị đào hầm trú ẩn.
Nixon coi Liên Xô là mối đe doạ chính và không muốn Trung Quốc bị suy yếu quá mức
Matxcơva sau đó lại thăm dò lập trường của Washington. Le Figaro tiếp tục trích dẫn bài viết của tạp chí Trung Quốc, phân tích là Nixon nhìn Liên Xô như là mối đe doạ chính và không muốn Trung Quốc bị suy yếu quá mức. Ngoài ra, Tổng Thống Mỹ cũng lo ngại về tác hại của một chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân đối với số lượng 250.000 lính Mỹ đóng ở Châu Á vào lúc ấy.
Ngày 15 tháng 10, Kissinger cảnh cáo đại sứ Liên Xô là Hoa Kỳ sẽ không giữ thái độ trung lập trong trường hợp Liên Xô tấn công Trung Quốc, và Mỹ sẽ tấn công vào 130 thành phố của Liên Xô để trả đũa. Năm ngày sau thì Matxcơva bãi bỏ các kế hoạch tấn công Trung Quốc, và đàm phán được mở ra tại Bắc Kinh.
Theo Le Figaro, tạp chí Trung Quốc cho rằng sở dĩ Washington có thái độ cứng rắn của đối với Matxcơva, đó là vì Hoa Kỳ phần nào muốn trả đũa những sự cố xẩy ra 5 năm trước. Lúc ấy, Liên Xô đã từ chối đề nghị hợp sức với Mỹ để ngăn chặn việc Trung Quốc có bom nguyên tử. Liên Xô đã từ chối không tham gia vào một cuộc tấn công hỗn hợp, nhắm vào trung tâm thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc ở Lop Nor, vùng Tân Cương. Ông Nikita Krouchev đã đánh giá rằng chương trình của Trung Quốc không phải là một mối đe doạ.
Và ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên. Tổng thống Mỹ thời ấy là Lyndon Johnson đã đánh giá đó là ngày đen tối nhất đối với thế giới tự do. Theo Le Figaro, tạp chí Trung Quốc cũng nhắc lại là nước họ trước đó đã 3 lần bị đe doạ tấn công hạt nhân, nhưng mối đe doạ đến từ Mỹ : đó là trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, kế đến là trong cuộc đọ sức Trung Quốc - Đài Loan, hai năm 1955 và 1958.
Le Figaro nêu tên tác giả bài viết về thời Nixon, Liu Chenshan, ghi nhận là nhà nghiên cứu này không hề cho biết nguồn gốc các tài liệu mà ông tham khảo, và cũng công nhận là có nhiều chuyên gia không đồng ý với ông. Tuy nhiên theo Le Figaro, bài viết được đăng trên một tạp chí chính thức, do đó có thể nghĩ rằng tác giả đã được tham khảo những tài liệu đứng đắn, có thể tin cậy được. Bài viết của nhà nghiên cứu này đã được ‘’duyệt lại’’ một hay hai lần.

*

Sunday, May 16, 2010

RFA * HOÀ THƯỢNG QUẢNG ĐỘ

*

Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa thượng Quảng Độ

2010-05-13

Tại lễ Kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam hôm 11/05/2010, ở trụ sở Quốc hội Mỹ, một đoạn phim về cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ do Kristopher Anderson thực hiện đã được trình chiếu.



Photo courtesy of Oslo Freedom Forum
Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson.


hân dịp này Quỳnh Như của Đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn ông Kristopher Anderson, một trong hai người của Diễn đàn Tự do Oslo đã thăm Hòa Thượng Tăng Thống GHPGVNTN.
Ông Anderson là người thu hình cuộc phỏng vấn với Hòa thượng Thích Quảng Độ, biên tập và trình chiếu tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 11 tháng 5 vừa qua. Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Thịch Quảng Độ. Việt Long chuyển ngữ.

Cần tiếp tục tranh đấu

Kristopher Anderson: Tại sao ngài bị quản chế tại chùa?
Chính quyền Cộng sản nơi đây cho rằng nếu tôi được tự do như bao nhiêu người khác thì tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ.
HT Thích Quảng Độ
HT Thích Quảng Độ: Bởi vì chính quyền Cộng sản nơi đây cho rằng nếu tôi được tự do như bao nhiêu người khác thì tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ. Cho nên tôi bị quản chế để không có cơ hội nào được gặp gỡ nhiều người. Ở đây, tôi có muốn nói cũng không có ai để nói, hay có ai đến gặp tôi thì đôi khi công an ở quanh đây, bên kia đường, sẽ vào chùa. Cho nên tôi bị cô lập. Họ không muốn tôi gặp một ai, vì thế họ phải buộc tôi bị quản chế lâu dài.
Kristopher Anderson: Vì lý do gì mà Ngài hiến cả cuộc đời cho sự đòi hỏi công lý và nhân quyền?
HT Thích Quảng Độ: Đó là điều dễ hiểu, nếu ông biết rằng sư phụ của tôi bị giết một cách tàn bạo và khủng khiếp. Rồi đến mẹ tôi và người sư Huynh, sư đệ của sư phụ tôi, ngay cả thái sư phụ của tôi, cũng bị Cộng sản giết chết. Cho nên tôi thấy Cộng sản hềt sức tàn bạo. Thêm vào đó họ còn đi theo và áp dụng một chế độ toàn trị. Người dân không có quyền bày tỏ ý kiến của chính mình. Chúng tôi không có nhân quyền, cả dân chủ cũng không. Cộng sản cai trị dân theo ý họ muốn. Vì thế tôi cho rằng không thể để Cộng sản được tự tiện làm điều đó mãi mãi. Chúng ta phải làm một việc nào đó.



Kristopher Anderson: Từ năm 1975 trở đi cuộc sống của Ngài bị ngược đãi. Ngài bị lưu đày ngay trên xứ sở của Ngài trong 10 năm. Họ đưa vị mẫu thân 85 tuổi của Ngài tới ở chung; cụ bà đã mất vì đói và lạnh. Vậy điều gì đã khiến Ngài không muốn bỏ cuộc?
HT Thích Quảng Độ: Bởi vì, các vị thấy đó, Phật giáo không sống cho cuộc sống của môt mình Phật giáo, mà người Phật tử chi nghĩ đến cuộc sống của con người, nói chung. Và con người Việt Nam còn chịu đựng khổ đau thì chúng tôi cùng chịu đưng khổ đau với họ. Vì vậy chúng tôi tiếp tục tranh đấu đến khi Việt Nam có tự do, dân chủ và hòa bình.


Ông Kristopher Anderson tại lễ kỷ niệm ngày Nhân Quyền VN tại   Washington hôm 11/5/2010 . RFA PHOTO.
Ông Kristopher Anderson tại lễ kỷ niệm ngày Nhân Quyền VN tại Washington hôm 11/5/2010 . RFA PHOTO.

Kristopher Anderson: Mặc cho mọi thảm kịch đối với Ngài trong quá khứ, làm sao Ngài vẫn giữ được sự an nhiên thanh thản như vậy? Làm sao Ngài vẫn có thể tươi vui, đầy an lạc?
HT Thích Quảng Độ: Vì trong tâm tư tôi không có lòng thù hận. Tôi gắng yêu thương tất cả mọi người. Điểu đó có nghĩa là: yêu thưong là hạnh phúc. Nếu anh thực sự có tình thương yêu đối với tha nhân, anh sẽ cảm thấy hạnh phúc. Vì thế nên tôi thường được an lạc; tôi biết tôi không lúc nào cảm thấy khổ đau. Tôi luôn luôn có nụ cười.
Kristopher Anderson: Ngài có tha thứ cho chính quyền Cộng sản Việt Nam chăng?
HT Thích Quảng Độ: Có, tôi tha thứ, vì họ cũng là con người. Điều duy nhất mà tôi muốn nơi những người Cộng sản là họ thay đổi tư tưởng, bỏ chủ nghĩa Cộng sản đi, bỏ cái lý tưởng Cộng sản đi. Tư tưởng Cộng sản chẳng là gì cả, chỉ là vô ích. Điều họ phải làm ngay là buông rơi chủ nghĩa Cộng sản , và nhìn nhận dân chủ, tự do nhân quyền cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Thì họ sẽ được vui sướng. Nhưng bây giờ thì không...
Kristopher Anderson: Họ có được vui sướng không?
HT Thích Quảng Độ: Tôi cho là không, họ không được sung sướng đâu. Lúc nào họ cũng phải nghĩ đến cách thức để giết người, để cướp bóc... Làm sao họ vui sướng cho được?

Kiểm soát Giáo hội Phật giáo

Kristopher Anderson: Tại sao Giáo Hội Phật giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Việt Nam?


Chúng tôi thấy người Việt Nam, nhìn chung, rất khốn khổ, do phải sống dưới một chế độ độc tài. Mọi thứ quyền của họ đều bị tước đoạt. Họ chẳng còn gì.
HT Thích Quảng Độ
HT Thích Quảng Độ: Vì anh thấy đó, sau khi Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam trong mấy năm, từ 1975 đến 1978, họ thấy GHPGVNTN khó trị lắm, họ cố tạo ra một giáo hội khác dưới quyền kiểm soát của họ. Sau khi tạo dựng giáo hội đó, họ gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thì GHPGVNTN bị gạt sang một bên, bị coi là Giáo hội bất hợp pháp. Họ ngăn cấm mọi hoạt động của giáo hội chúng tôi.
Kristopher Anderson: Vì sao Giáo hội của Ngài quan tâm nhiều đến thế cho vấn đề nhân quyền và dân chủ?
HT Thích Quảng Độ: Vì chúng tôi thấy người Việt Nam, nhìn chung, rất khốn khổ, do phải sống dưới một chế độ độc tài. Mọi thứ quyền của họ đều bị tước đoạt. Họ chẳng còn gì. Chỉ được mỗi ngày hai bữa, vậy thôi. Con người mà không có quyền gì thì cụôc sống không còn ý nghĩa. Chúng tôi cùng nhau quyết định phải có hành động để thay đổi tình hình. Vì thế tôi tiếp tục hành động cho đến ngày hôm nay.


Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher   Anderson. Photo courtesy of Oslo Freedom Forum.
Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson. Photo courtesy of Oslo Freedom Forum.


Kristopher Anderson: Ngài có thể cho chúng tôi biết tương lai của Việt Nam sẽ ra sao?
HT Thích Quảng Độ: Theo ý riêng của tôi, tôi cho rằng theo Nemah của đạo Phật thì mọi sự đều biến đổi, biến đổi. Không có cái gì giữ nguyên trạng trong vòng một sát na. Mọi sự việc đều thay đổi. Tôi cho rằng rốt cuộc Cộng sản cũng có ngày kết thúc. Cộng sản không kéo dài được lâu, theo luật vô thường của nhà Phật. Sự vật không thay đổi thì không hiện hữu. Mọi thứ hiện hữu thì đều thay đổi. Chủ nghĩa Cộng sản cũng vậy. Một ngày nào đó Cộng sản sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Vì vậy tôi cho là sau này Việt Nam sẽ được tự do, dân chủ, lúc đó người dân Việt sẽ được an lạc.
Kristopher Anderson: Ngài muốn nhắn nhủ với thế giới điều gì về Việt Nam?
HT Thích Quảng Độ: Tôi hy vọng rằng với những ai xem cuộc phỏng vấn này, tôi trân trọng thỉnh cầu họ hãy tiếp tục giúp cho người dân Việt Nam có cách nào được dân chủ, tự do và nhân quyền. Đặc biệt với nước Na Uy, tôi bảy tỏ lời cảm tạ chân thành tới Sáng hội nhân quyền Rafto, theo tên giáo sư Thorolf Rafto, về giải thưởng họ trao cho tôi năm 2006. Về những sự kiện ở Triều Tiên, Cuba , tôi hy vọng ... tôi đã sống dưới chế độ Cộng sản tới nay là 35 năm, tôi hiểu rằng người dân trong những quốc gia Cộng sản đó chẳng có chút an vui hạnh phúc nào. Họ chịu đựng rất nhiều nổi khổ đau, nên tôi hy vọng những quốc gia đó sẽ buông rơi lý tưởng Cộng sản đi, đổi sang dân chủ, tự do và nhân quyền. Nếu nhân quyền được tôn trọng thì mọi người mọi dân tộc mọi quốc gia trên thế giới sẽ được an vui hạnh phúc. Tôi mong sao cả thế giới sẽ được an vui hạnh phúc.

Theo dòng thời sự:

*

VIỆT NAM TA GÌ CŨNG NHẬU

*


Xin đọc bài sau đây của một độc giả Việt Nam.

THÚ ĂN CHƠI CỦA CÁC ĐẠI GIA VIỆT NAM
15/05/2010 08:48 (GMT +7)

Để trở thành dũng sĩ chốn phòng the, được tráng dương cường âm hoặc có đôi mắt tinh anh... ngày càng có nhiều người lắm tiền đổ xô vào những thú ăn tươi nuốt sống quái dị.
Tay gấu, óc khỉ...nấu kiểu Từ Hy thái hậu là chuyện nhỏ so với kiểu ăn có một không hai của các qúy tộc thời nay. "Nếu ông chưa ăn hà nàm chưa gọi là tận hưởng vinh hoa phú qúy. Tôi sẽ dẫn ông đi một lần cho sáng mắt", Quân, một tay chuyên săn món lạ cho các đại gia thời nay, bĩu môi khi nghe tôi nói về những kiểu ăn vương giả ngày xưa.
Hà nàm là cách gọi của người Hoa để chỉ bào thai của các loại động vật hoang dã. Theo nhiều dân chơi sành điệu vốn rất thích các món có nguồn gốc từ bào thai, hà nàm đúng nghĩa phải là những bào thai của động vật hoang dã thứ thiệt trong Sách đỏ Việt Nam, nghĩa là càng qúy hiếm càng tốt.
Quân bật mí: "Hà nàm nếu chưng thuốc Bắc bổ khỏi chê. Còn nếu đem ngâm rượu thì uống đến đâu, sung đến đó, nhất là hà nàm rắn"?!
Trào lưu ăn hà nàm rắn lục xà vương
Đúng như lời hứa, ba hôm sau, Quân dẫn tôi đi "tham dự" bữa tiệc hà nàm của một đại gia ở Thủ Đức.
Để không bị nghi ngờ, chúng tôi vào vai nhân viên phục vụ.
http://tintuconline.com.vn/Library/images/54/2010/05/ngay14/thu-an-choi.jpg
Giữa nhóm bạn ai cũng bệ vệ, vàng đeo trên cổ, một quý ông xưng tên Long, chủ nhân của bữa tiệc, vỗ đùi cái đét: "Mỗi khi cần lục xà vương để tổ chức tiệc, tôi đều gọi điện dặn trước. Lục xà vương có nhiều nhưng kiếm cùng lúc cả chục con loại bụng mang dạ chửa sắp đến kỳ "khai hoa nở nhụy" rất trần ai. Xong buổi tiệc hôm nay, khoảng tuần sau tôi lại tổ chức một buổi tiệc khác".
Ông bạn ngồi cạnh khoái trá: "Chỉ cần ba lần ăn hà nàm lục xà vương, bại binh cỡ nào cũng trở thành chiến binh dũng mãnh".
Khi khách khứa vốn là bạn làm ăn tề tựu đông đủ, vị "chủ xị" hất hàm bảo tay đầu bếp, người được quảng cáo là "chuyên gia" chế biến hà nàm rắn, chuẩn bị tiệc vui.
Ngay tức khắc, một cái lồng bọc lưới mắt cáo, bên trong là nùi rắn xanh lè quấn vào nhau, trọng lượng mỗi con khoảng 300g, được "chuyên gia" mang đặt lên chiếc bàn đá hoa cương. Cùng đó là một cái lẩu nhỏ với nước sả được nấu sôi ùng ục. Khi nguyên liệu được chuẩn bị xong, "chuyên gia" kiêm "đao phủ" trổ tài hành quyêt. Bằng cú thộp tay thành thục, anh ta đã tóm gọn một con lục xà và với cú lia dao điệu nghệ, đối đuôi đứt rời khiến dòng máu đỏ của con rắn đang quặn mình vì đau đớn tuôn xối xả vào ly rượu.


Khi con vật khô máu, tay "đao phủ" lại tiếp tục lia dao, bộ lòng của rắn xổ ra, trái tim vẫn còn đập và túi mật xanh đen cỡ đốt ngón tay út của con vật xấu số được gã nọ tách rời cho vào một cốc rượu trắng. Tiếp đó, gã dùng mũi dao nhọn rạch một đường dài xuống đuôi con vật, khiến sợi dây bào thai đúng 13 bọc xổ ra. Cùng với những mạch máu li ti, bên trong mỗi bọc là một con rắn lục con, nhớp nhúa chất nhầy. Cả đám thực khách vỗ tay hoan hô.
Cứ thế, gã đao phủ lần lượt cắt tiết, xẻ bụng những con rắn còn lại. Lúc này, các vị khách hồ hởi mời nhau những cốc rượu rắn đỏ quạch và túi mật xanh đen được bật mí là "linh hồn" của bất kỳ con rắn nào.
Một ông tên Bình, sau khi khà một hớp rượu huyết rắn đầy phấn khích, đã cất giọng hùng hồn:
"Trong các loại rắn lục, chỉ có lục xà vương mới đẻ con. Muốn ăn hà nàm lục xà phải lựa con bụng mang dạ chửa sắp và gần đến ngày khai hoa nở nhụy, vậy mới bổ...Ngó vậy chứ mấy con hà nàm này còn sống cả đó".
Để chứng minh mình không nói phét, ông Bình dùng đũa xé một cái bọc hà nàm, mươi giây sau khi lớp màng nhầy được xé ra, con rắn bé nhỏ chưa đủ tháng ngày quằn quại dữ dội khiến đám thực khách reo hò. Sau đó, các đại gia còn lại gắp con tiểu lục xà và mấy cái bọc hà nàm kia trụng qua nước sôi rồi ăn kèm rau sống.
Một vài thực khách trong quán tỏ vẻ kinh hãi, nhăn mặt bảo: "Bây giờ khát vọng "sung" của nhiều vị đại gia thật dễ sợ". Không ít thực khách bỏ về. Trong lúc đó, trên bàn tiệc của các đại gia ngày càng trở nên hăng khí.
Thấy tôi nhăn mặt, Quân cười, rỉ tai: "Chưa ghê đâu. Không chỉ khoái hà nàm lục xà, nhiều ông cũng rất hào hứng với hà nàm các loại động vật hoang dã khác như nhím, gấu, lợn rừng, thỏ con, nai, hươu...vì tin rằng bao nhiêu tinh chất, con mẹ đều đổ vào nuôi con nên bào thai rất bổ".
Mua mắt đại bàng ăn để bổ mắt
Nếu như bào thai rắn được các ông lùng sục để làm tăng "bản lĩnh đàn ông" thì món mắt đại bàng lại được một số quý bà, quý cô tìm kiếm để giúp mình...mắt sáng long lanh.
Bà Hoàng Ngọc, chủ một hiệu vàng tại phường Tân Định, Q.1, TP.HCM cho biết: "Trong thế giới rừng sâu, nếu cọp là chúa tể sơn lâm, muông thú chỉ cần nghe tiếng gầm, chỉ ngửi mùi thôi đã sợ thì trên không trung, đại bàng mặc nhiên chiếm giữ ngôi vị quân vương".
"Với cái mỏ sắc như dao, cặp chân có bộ móng vuốt vừa sắc lẹm, khỏe mạnh, lại thêm sức mạnh nội lực phi thường và nhất là cặp mắt tinh anh có thể quan sát con mồi từ trên đỉnh núi cao, đại bàng xứng đáng là chúa tể trời xanh. Thế nên những gì liên quan đến loài mãnh ưng này đều bổ một cách ác liệt".
Sau những bỏ nhỏ chứng tỏ ta đây là dân chơi sành điệu, bà Ngọc bật mí, sở dĩ bà biết được đại bàng và những loài anh em của nó như chim ưng, chim cắt...bổ thấu trời xanh là nhờ mách nước của một lương y vô cùng cao tay ấn mà bà tình cờ gặp trong lần đi hành hương cách đâu hai năm tại vùng núi Thiên Cấm Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
"Nghe ông thầy trên 80 tuổi nói ông ấy cao tuổi nhưng chân tay vẫn cứng cáp nhờ uống rượu ngâm mật, chân đại bàng, mắt sáng nhờ ăn mắt đại bàng, tác phong nhanh nhẹn nhờ ăn thịt loài chim móng vuốt ấy nên tôi thỉnh giáo ông thầy vài chiêu. Theo ông thầy, mỗi năm một người chỉ cần ăn thịt ba con "thần điêu", như thế lúc nào cũng sẽ bừng bừng sự dũng mãnh. Tuy nhiên, điều đó chỉ hợp với đàn ông, còn phụ nữ và trẻ em chỉ cần múc mắt nó đem chưng cách thủy là được rồi", bà Ngọc thuật lại bí quyết.
Phải lấy tươi khi con vật còn sống
Như để minh chứng cho lời mình nói, bà Ngọc dẫn chúng tôi đi gặp gỡ nhóm qúy bà của mình.
Nghe tôi hỏi về món mắt đại bàng, Ngọc Linh, bạn chơi cùng nhóm, vợ của một ông giám đốc công ty xuất nhập khẩu, khoe: "Từ dạo thỉnh giáo tuyệt chiêu của cao nhân, tôi với chị Ngọc mỗi người nuốt gần chục cặp mắt đại bàng rồi đấy".
"Nguồn đại bàng, chim ưng các chị lấy từ đâu?", tôi hỏi
"Sài Gòn bán thiếu gì. Chỉ sợ không có tiền mà rinh về thôi. Thường tôi mua ở khu vực ngã ba Chú Ía (Nay còn gọi là ngã năm Nguyễn Thái Sơn, giáp ranh giữa hai quận Tân Bình và Gò Vấp), góc đường 3-2 và Cao Thắng (quận 10), góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa", bà Linh gật gù cho biết.
Bà còn bật mí: "Chim đại bàng có nhiều loại cỡ lắm nhưng nhiều dược tính nhất phải chọn những con trên một ký lô. Với trọng lượng này, còn đại bàng vừa bước vào tuổi trưởng thành nên khỏe mạnh trên mọi phương diện. Nếu còn nhỏ quá nó chưa phát triển đầy đủ, còn già sức tàn lực kiệt, dùng không tốt lắm!".
Sau đó, bà Ngọc và bà Linh rủ tôi ra khu vực ngã ba Chú Ía tuyển đại bàng về lấy mắt tầm bổ. Tiếc thay, hôm ấy "hàng" về không kịp nên tay buôn đành khất hẹn lần sau.


Khi chúng tôi hỏi thăm về mắt đại bàng, tay buôn tuôn một mạch rằng cái thú ăn thịt, nuốt mật, đặc biệt là ăn mắt đại bàng đang được nhiều đại gia áp dụng. "Nhiều người đi xe bốn bánh đặt mua cùng lúc cả chục con, họ bảo để dành tẩm bổ qúy tử, cô chiêu. Họ sợ con học nhiều mắt yếu hoặc bị cận nên cho con nuốt mắt thần ưng để phòng xa".
Thấy chúng tôi có vẻ nghi ngại về chuyện "đại bàng rất bổ", ông ta dúi vào tay tôi tờ giấy photo bảo về xem kỹ. Tờ giấy chi chít những câu chữ liên quan đến đại bàng, chim ưng, có những đoạn được tô đậm với hàm ý tán dương xương cốt đại bàng đến tận mây xanh: "Xương đại bàng dùng chữa tổn thương gãy xương, gân cốt lạnh đau còn thịt chữa được những chứng tà độc làm hại. Đặc biệt mắt nó nếu ăn vào sẽ tăng thêm độ sáng cho mắt, kể cả chữa được chứng nhức đầu chóng mặt, choáng váng, có tính giải độc cao".
Ghê gớm hơn, một số người cho biết, muốn đôi mắt "chúa tể trời xanh" lên thuốc nhanh, công hiệu nhiều phải móc lấy mắt con vật còn sống.



Ông Nguyễn Ngọc Hải, nhà ở quận Bình Tân, người từng được một đối tác mời ăn mắt đại bàng, rùng mình kể lại: "Tôi thấy họ móc mắt con vật mà hãi hùng. Con chim nặng gần hai cân bị cột chặt, hai thanh niên một giữ cho nó không thể cựa quậy một dùng con dao Thái Lan thọc sâu vào hố mắt con vật xoáy tròn...máu tuôn ra đầm đìa.
Nhìn cảnh ấy tôi đâu thể nuốt nổi. Ớn nhất là đoạn sau khi khoét mắt con vật, một gã thanh niên dùng chiếc chày đập bể sọ con vật cho nó thôi giãy giụa rồi đem xuống dưới mần thịt. Đến bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh trước hình ảnh rùng rợn ấy!".

Một thú ăn kinh dị đáng bị lên án Kết quả điều tra với 2.000 người của Traffic, mạng lưới theo dõi, giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu, cho thấy 82% người từng ăn thịt thú rừng, 50% từng dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã để tăng cường sức khoẻ. Doanh nhân là nhóm thường sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã nhiều nhất (43%), tiếp theo là công chức nhà nước. Chẳng biết những "thần hiệu" của mắt đại bàng, bào thai rắn ra sao, nhưng điều đó có thể khẳng định đa phần những người chuộng ăn món độc này toàn những người lắm tiền. Một con đại bàng có trọng lượng một cân trở lên có giá dao động từ 3.000.000 đến 6.000.000 đồng. Hành vi giết hại một con vật lúc nó đang mang thai vô cùng phi nhân tính, là tác nhân chính đẩy đưa nhiều loại động vật qúy hiếm đến nhanh với con đường tuyệt chủng. Chưa biết những món ăn đó có thật sự bổ hay không nhưng cách ăn tàn nhẫn trên phản ánh lối sống đáng lên án của nhiều người.


VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH



Từ lâu, một số người Việt Nam vẫn lấy các bào thai ngâm rượu để trị bệnh và bồi dưỡng sức khỏe. Khoa học gia người Nga là Filatov có lẽ đã nghiên cứu Đông Y mà lấy nhau cấy vào người. Tại XHCN, phong trào nạo thai, phá thai tăng cao cho nên nhiều cô đỡ XHCN đã làm thêm nghề nuôi heo vì họ không tốn tiền mua cám, rau nhiều vì đã có thai nhi làm thực phẩm cho heo. Còn các lãnh tụ ta cũng dùng "hà nàm" , nhưng là "hà nàm trong bụng mẹ". Thành ra tên nào cũng sống lâu và mang tính ma quỷ ăn thịt người! Trung Quốc cũng thế.

***

NHỮNG TẤM ẢNH LỊCH SỬ 1974-1975

*



Bài viết sau đây do Hoàng Lan Chi mới gửi cho thấy Sinh Viên VN tại Paris vào thời điểm 75 vẫn hào hùng xuống đường chống bọn CSVN và bọn Trung Cộng trong vụ tấn công hải đảo Hoàng Sa. Tại Nhật Sinh Viên Việt Nam cũng biểu tình chống bọn bá quyền TC tại Sứ Quán của bọn chúng. Chứ không hèn nhát như bọn sinh viên VN thiên tả tại Paris, Tokyo nay nằm vùng ngay cả trong hàng ngũ người Việt Tự Do tại hải ngoại. Bọn chúng vẫn tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước nổi thống khổ của đồng bào trong nước, thỉnh thoảng về nước làm từ thiện (?) hoặc viết bài bênh vực bọn chó đẻ CSVN...


Sinh Viên Việt Nam tại Tokyo biểu tình trước Sứ Quán Trung Cộng sau vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974




--- On Sat, 5/15/10, HoangLanChi wrote:


Bức hình 35 năm ở Paris :
Bức hình nầy tôi nhận từ ngày hôm qua, do e:mail của một người em ở Việt Nam . Vài giờ sau đó các bạn ở Paris cũng đã gởi đến tôi. Bức hình tầm thường đen trắng được scan từ một tờ báo cũ, có lẽ tờ Figaro, vì tờ Le Monde, những năm tháng ấy, tuy nổi danh là một tờ báo đúng đắn vẫn còn thiên Công sản Việt Nam và vẫn hằng ngày đang tin bóp méo.
Cám ơn anh bạn cựu sanh viên Paris vào những ngày cuối cùng của tháng tư năm 75, đã giữ bình tỉnh cắt giữ bức hình nầy, và nay đã gởi đi chia xẻ với chúng ta. Cám ơn các bạn cựu sanh viên Paris và ở Pháp đã tập họp và đã tổ chức cuộc biểu tình nầy. Tôi xin nhường lời cho bạn Hưng Việt:
« Bức hình trông rất rõ ràng. Rõ từng hàng chữ trắng và to trên biểu ngữ màu đen “HONNEUR À NOS SOLDATS MORTS POUR LA LIBERTE’”, và “ GRANDE JOURNÉE DE DEUIL”. Rõ ràng từng nét mặt của từng thanh niên, nam nữ trong đoàn biểu tình hôm đó. ».
Bức hình ám ảnh tôi suốt cả ngày. Cũng trong ngày ấy qua trang Việt Thức, Tiến Sĩ Lưu Nguyễn Đạt gởi cho tôi bài viết của một cựu sanh viên Tân Tây Lan, anh Hưng Việt, hiện cư ngụ tạiBrisbane (Úc châu) cũng kể lại không khí của những ngày trước khi mất nước ở quê người. Tôi tự nhủ, mình lúc ấy đã ở Sài gòn, tâm sự lo lắng là tâm sự lo lắng của người dân Sài gòn, mình có những xúc động vì bức hình nầy nó gợi cho chúng ta những hình quen thuộc với quá khứ những ngày sống bên Pháp, những giòng chữ quen thuộc, những trang phục quen thuộc, quần, áo, cái áo len quấn cổ, và tôi định không viết bài nầy, vì cảm thấy bằng thừa. Nhưng càng nhìn tấm hình, càng nhìn các bạn đang đi biểu tình lúc bấy giờ, trong cái Paris « hậu 68 -post soixant huitard », tôi càng hảnh diện và bái phục quý bạn. Cái hảnh diện của những người đang tham dự một cuộc biểu tình phái « hữu », chỉ có dân Pháp lúc bấy giờ mới hiểu rõ.Nước Pháp là một nước thiên tả, ngay bây giờ, năm 2010, với một Đảng phái hữu cầm quyền, tinh thần dân chúng Pháp, báo chí pháp vẫn còn thiên tả. Tôi thường nói đùa với các bạn người Pháp, « nước Pháp là một nước Sô-Viết thành công – La France c'est une République sovietique qui a réussit », Vào khoảng thời gian ấy, ở Pháp và đặc biệt ở Paris, biểu tình là độc quyền của phái tả. Đảng Cộng sản Pháp rất mạnh, các nghiệp đoàn công nhơn và các hội đoàn sanh viên đều thiên tả. Vào thời chúng tôi ở Pháp, chúng tôi chỉ có hoặc đánh nhau với bọn sanh viên thiên tả, hoặc tránh đi làm ngơ, né, đổi lề đường-changer de trottoir. Ngày Tết, bọn Việt kiều Yêu nước tổ chức lễ Tết riêng , ở nhà hát của Đảng Cộng sản Pháp Maubert Mutualité, mời Đảng tây, xôm tụ, ồn ào. Sanh viên quốc gia phe ta tổ chức lễ Tết riêng, với Toà Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa, gia đình hơn, ấm cúng hơn.
Thế hệ chúng tôi, tôi muốn nói đến thế hệ tốt nghiệp Tiến sĩ, Bác sĩ khoảng những năm 68/70, chúng tôi hèn hơn, né tránh hơn, cố sống yên thân hơn. Một phần cũng do thái độ trùm chăn của Toà Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa, không khuyến khích sanh viên nắm rõ tình hình đất nước, sống xa sanh viên, quan liêu, hách dịch.. hà hiếp [cf: câu chuyện anh Lê Tấn Lộc, Canada, kể lúc còn sanh viên tại Paris tiếp Bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu, và anh đã bị cô ái nữ « quan Đại sứ » từ chối ra sàn khiêu vũ bằng tiếng Pháp (sic))]... Thế hệ các đàn em đi qua sau chúng tôi, anh hùng hơn vì đã được huấn luyện rõ ràng, có lẽ cũng được giải tỏa phần nào về huyền thoại cách mạng hay giải phóng của cái gọi là Quân Đội Nhơn dân hay Quân đội Giải phóng mà giết người như những tên đạo tặc qua Thảm sát Tết Mậu Thân, qua Đại Lộ Kinh Hoàng, qua cuộc Pháo kích bừa bãi tháng Năm vào Sài Gòn của suốt năm 1968, thế hệ đàn em chúng tôi lúc ấy cũng được nhìn thấy hình ảnh anh hùng của các Quân, Cán Chánh Việt Nam Cộng Hòa anh dũng đẩy lui được cuộc tổng tiến công của Mùa Hè Đỏ lữa năm 1972, thế hệ đàn em chúng tôi được trở về thăm quê hương khói lữa và thấy rõ, chia xẽ với các chiến sĩ cái hằng ngày đầy gian nan của những người con đất nước đang bảo vệ non sông để giữ hòa bình và tạo điều kiện cho những đứa con khác có điều kiện xây dựng đất nước, do Bộ Dân Vận tổ chức. Thế hệ ấy là thế hệ của anh hùng Trần Văn Bá.
Tôi vinh danh những sanh viên của thế hệ sau thế hệ chúng tôi đã trong thời gian du học ấy, vẫn chia xẻ với chúng tôi những người con Việt đang sống và phục vụ trong đất nước, đang từ giờ từng phút giành từng tấc đất với quân thù. Tôi vinh danh và tôi hảnh diện khi nhìn thấy bức hình những người của thế hệ anh hùng Trần Văn Bá. Trong hình tôi không nhìn thấy Bá (xin phép gọi là Bá vì Trần Văn Bá học cùng lớp với em tôi ở Lycée Yersin Dalat), nhưng tôi chắc chắn là có Bá tham dự. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Trần Văn Bá cũng vẫn tiếp tục trương cờ vàng ba sọc đỏ giữa Paris, mặc dù cả Paris đang chào đón Việt Nam giải phóng, hay Sài Gòn giải phóng. Trần Văn Bá và các anh em Tổng Hội Sanh Viên Paris vẫn giữ vững lá cờ vàng, vẫn giữ vững tinh thần Việt Nam Tự Do Bất diệt.
Tôi càng nguởng mộ các anh chị em trong bức hình vì cá nhơn chúng tôi và bạn bè thế hệ chúng tôi đã có những đêm mất ngủ lo lắng vào dịp Tết Mậu Thân. Không tin tức gia đinh.... radio, truyền hình Pháp chỉ ca tụng chiến thắng của Việt Cộng. Huế điêu tàn, Sài Còn đổ nát, cha tôi quân đội, em tôi nhà binh, đại gia đình ngoài Huế hơn nửa là quân nhơn, phân nửa ở trong nội thành, ... Mất ngủ, lo lắng trông chờ trong khi các sanh viên Việt Nam gặp ngoài quán cơm sanh viên đều Việt Cộng « hồ hởi – phấn khởi- vui mừng chiến thắng » và đọc cho mình nghe lời chúc Tết của Hồ « chủ tịch ». Và chúng tôi không dám biểu tình, hay phát biểu gì cả.
Và Hưng Việt kể nổi khổ tâm « Nhưng bực bội nhứt là mỗi đêm phải nghe những tiếng rè rè từ máy phát thanh của đám “phản thùng” ở căn flat kế bên. Chúng cố gắng bắt các đài Hà Nội, đài Bắc Kinh trên các làn sóng ngắn để nghe “những bản tin chiến thắng” (sic !) và cố tình vặn âm thanh thật lớn để lọt vào tai chúng tôi. Hơn một lần, đã suýt có ẩu đả xảy ra cũng vì chuyện này. »
Nhưng rồi ngày ngày qua, chiến thắng trở thành chiến bại, nhưng Huế vẫn điêu tàn, bà con vẫn biệt tâm. Sài Gòn, may qua nhờ nhà giây thép, vẫn cho nhận télégramme hỏa tốc , nhờ vậy biết được gia đình vẫn bằng yên. Các bạn thời nay chắc quên cái télégramme rổi nhỉ; chỉ một ngày Tây Ta bắt liên lạc được ngay.
Tôi cũng chia xẻ với anh Hưng Việt ở Chrischurch Tân Tây Lan, cái cảnh mất tin tức gia đình lúc dầu sôi lữa bỏng, và ở một cái xứ rất buồn ơi là buồn. Tôi có ghé Chrischurch năm 1974, vào tháng hai, khi qua học Quảng Cáo và Tiếp Thị với Coca Cola ba tuần lễ. Rất tiếc không biết mấy anh chị em, tôi chỉ nhớ buồn và thèm món ăn Việt Nam và Pháp. Tôi ở chung với hai anh bạn người Pháp, bọn hắn nhớ camembert sau buổi ăn, và café expresso bánh croissants buổi ăn sáng. Chúng tôi ba đứa đã không thích cỏ xanh, không thích cừu, không thích thuyền bườm, không thích biển, sau khi ở Tân Tây Lan về ghét cỏ xanh, ghét cả thịt cừu, ghét cà biển và ghét cả golf.
Tôi nhìn lại bức hình và xin phép mượn lại câu viết của bạn Hưng Việt ở Brisbane (Úc Châu):
« U buồn ! Hoang mang ! Uất hận ! Nhưng không kém phần cương quyết. Nói lên cho người dân Ba Lê, và cho cả thế giới, biết lập trường chính trị của các bạn không hề suy xuyển. »
Tôi chia xẻ với các anh chị em Tân Tây Lan những ngày đêm khắc khoải, chúng tôi năm 1968 ở Pháp, chúng tôi năm 1975 ở Sài Gòn
«
Chúng tôi cũng đã trãi qua những ngày đêm khắc khoải của tháng Tư năm đó. Bỏ học. Bỏ giảng đường. Ngày thì ôm cái radio đón nghe tin tức. Tối đến, xem trên TiVi hình ảnh của đồng bào lánh nạn từ Cao nguyên xuống miền Trung, rồi dần dần phải di tản về Xuân Lộc, Long Khánh. »
Các bạn như chúng tôi bất lực, tuyệt vọng. Tuyệt vọng ra đi, tìm tàu, tim đường di tản, tuyệt vọng ở lại, cam phận giao vận mệnh cho vận nước nổi trôi.
« Bất lực ! Tuyệt vọng ! Đến mức nảy sinh những ý định ngông cuồng. Không phải chỉ từ chúng tôi. Ngay cả một anh bạn Tân Tây Lan, vốn đã từng sang dạy Anh văn ở đại học Văn Khoa Sàigòn vào năm 73 và có 1 cô bạn gái bên đó. Một đêm, anh nói với chúng tôi “Tao sẽ sang Thái Lan, hijack một chiếc máy bay, hẹn với L. ra Tân Sơn Nhất ngồi chờ, ngày đó, giờ đó, tao sẽ đáp xuống và bốc cô nàng đi!”. Hưng Việt kể tiếp.
Và tôi xin phép Hưng Việt mượn lời của Hưng Việt để thay lời kết :
« Hôm nay, nhận được tấm hình, tự dưng nhìn thấy lại mình, nhìn thấy lại bạn bè của mình 35 năm về trước. Ai nấy tóc cũng đã hai màu muối tiêu. Có người đã có cháu nội, ngoại.
Nhưng các bạn vẫn chưa ngừng nghỉ. Các anh LQL, NH, NVB vẫn tiếp tục lên tiếng về Hoàng Sa, Trường Sa với sự tiếp tay của ĐGT. Anh PPL là tiếng nói hàng đầu về các vấn đề thuộc khu vực sông Cửu Long. Và xin đừng chọc giận chị DVT với mấy chuyện “hòa hợp, hòa giải”.
Tôi cảm ơn các anh, các chị, các bạn. Nhưng tôi nghĩ các bạn tôi, cũng như tôi, với tấm hình mang đến những ký ức năm xưa, tất cả đều thầm cảm tạ hồn thiêng sông núi đã hướng dẫn chúng tôi đi đúng theo con đường của chính nghĩa Quốc gia. Đi theo anh Trần văn Bá. Đi cùng anh Phan văn Hưng, chị Nam Dao. Và nhiều anh chị em khác nữa !
Hôm trước. Hôm nay. Và mãi mãi !!! »
Cám ơn anh bạn ở Paris đã cho chúng tôi bức hình xưa.
Cám ơn bạn Hưng Việt bên kia trời Phía dưới.

Phan Văn Song
12 /05/10

*

BÁO TỰ DO NGÔN LUẬN

*



Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 99 (15-05-2010)


Mang bản chất vô thần (chống lại quyền uy Thượng Đế) và phi nhân (khinh khi phẩm giá con người) trên phương diện triết lý, cùng lúc khoác tính cách độc tài (một mình quản lý xã hội) và toàn trị (kiểm soát mọi mặt của đời sống con người) trên phương diện chính trị, chủ nghĩa, chế độ và chính đảng Cộng sản không bao giờ thôi coi mọi tinh thần, thực thể và thế lực dân chủ cũng như tôn giáo là kẻ thù không đội trời chung. Cộng sản chỉ đội trời chung cách bất đắc dĩ với các thực thể này khi chưa khống chế và kiểm soát được họ (nhưng vẫn luôn nuôi tham vọng thôn tính và thống trị, thời còn Liên Xô và Đông Âu thì qua chiêu bài “chung sống hòa bình” và nay với Trung Cộng thì qua chiêu bài “Một thế giới một giấc mơ”).

Bằng chứng là kế hoạch bá chủ toàn cầu mà Trung Cộng đang cưu mang và nỗ lực thực hiện từng ngày trên phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học... với sự tiếp tay nhiệt tình của tên đầy tớ Việt cộng. Còn ở nơi nào mà cộng sản đang cai quản dưới bàn tay sắt, như trong những quốc gia “xã hội chủ nghĩa”, thì chỉ có một mình đảng đội trời, còn tất cả (từ cá nhân đến tập thể, từ dân sự đến tôn giáo) đều phải đội đảng, đội đảng lên đầu, nếu muốn yên thân tồn tại và bình thường sinh hoạt.


Trong não trạng duy mình đội trời đó, suốt tháng tư đen kỷ niệm Quốc hận này, CSVN một đàng ăn mừng “chiến thắng đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, hả hê vì đã trừng trị “bọn xâm lược ngoại quốc cùng lũ tay sai quốc nội”, tiếp tục tự đắc là “không ai trên thế giới dám động đến nước ta và đảng ta” (đặc biệt trên báo chí) ... Đủ thứ diễu hành, biểu tình, triển lãm, hội họp, bắn pháo hoa đầy kiêu căng và hợm hĩnh, đầy khoa trương và tốn kém (đến hàng trăm tỷ bạc). Mặt khác, CS lại tiếp tục chính sách thâm nhập, lũng đoạn, khống chế, khuynh loát để thôn tính gọn cộng đồng người Việt hải ngoại giàu nhân lực, tài lực và vật lực mà CS luôn thèm chảy nhỏ rãi qua chiêu bài “hòa giải hòa hợp”. Tuy nhiên vẫn cứ là não trạng cha chú, ban ơn, trịch thượng: cho được hòa hợp hòa giải, cho được cầm tay đảng đã chìa ra trước; vẫn cứ não trạng chỉ mình đảng có chính nghĩa, ai phê bình nhà nước, chống báng chế độ, đòi hỏi hòa giải hòa hợp đích thực trong điều kiện có dân chủ tự do đều là kẻ vô tri, mặc cảm hay thù địch với Quê hương Dân tộc.

Như lời bà Nguyễn Thị Bình nói trong cuộc phỏng vấn của báo Tuần VN ngày 28-4-2010 “Nhiều người từng ra đi, đã trở về. Dĩ nhiên cũng còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ chính sách của Nhà nước, hoặc còn mặc cảm... hoặc có một số vẫn giữ một thái độ thù địch đối với chế độ, đối với đất nước. Nếu nghĩ rằng những người "chiến thắng" phải chủ động ra tay trước, thì thực tế Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã chìa tay ra, tạo điều kiện để người VN khắp nơi có thể trở về, xây dựng quê hương” hoặc như Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao CSVN nói trong thư gửi dân biểu Hoa Kỳ Cao Quang Ánh ngày 31-03-2010: “Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài dự kiến tiến hành chuyến đi tới Mỹ và Canada với mục đích gặp gỡ và tiếp xúc với cộng đồng người VN, trong đó có cả những cá nhân, tổ chức còn thiếu thông tin đúng đắn về VN và vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại Nhà nước VN.Hay lời của tay cán bộ tên Võ Khánh Linh trong Thư ngỏ (ngày 06-05-2010) gửi ông Cù Huy Hà Vũ về bài trả lời phỏng vấn đài VOA hôm 30-4-2010: “Giờ đây ông mượn khối hận thù của một bộ phận nhỏ người Việt hải ngoại này để lên án Đảng chưa thực lòng hoà hợp, hoà giải, đi tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng…”.

Những lời tuyên bố của các cán bộ CS trên, một lần nữa cho thấy trong ý định của Hà Nội, hòa giải hòa hợp vẫn chỉ là chiêu bài để nắm cho được cộng đồng người Việt tự do, buộc họ quay về dưới trướng CS, đem công sức khuyển mã xây dựng chế độ dưới sự lãnh đạo toàn diện đảng. Không thể nào có sự cộng tác mà chỉ có sự tham gia, không thể nào có sự ngang hàng mà chỉ có sự tuân phục.

Còn đối với người trong nước, quần chúng bị trị, thì đã, đang và sẽ không bao giờ có vấn đề hòa giải hòa hợp, bởi lẽ như đã nói, chỉ một mình đảng đội trời còn tất cả phải đội đảng. Bằng chứng là điều 4 Hiến pháp vẫn còn đó, các cuộc đàn áp dân chủ với những phiên tòa bất công và bản án nặng nề vẫn còn đó (ví dụ các cuộc phúc thẩm trong thời gian gần đây), các màn cướp đất đai nhà cửa nông dân và thị dân để làm giàu cho đảng vẫn còn đó, các trận tấn công lực lượng dân báo vẫn còn đó (như trung tướng công an Vũ Hải Triều mới khoe đã đánh sập 300 trang blog cá nhân và mạng dân chủ), chủ trương đảng hóa hành pháp, lập pháp, tư pháp, công an, quân đội, học đường, báo chí vẫn còn đó. Tuy nhiên có một lực lượng, một thực thể trong nước mà đảng phải luôn nỗ lực để khống chế cho bằng được, bắt đội đảng cho bằng được, đó là các tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. Xâm nhập tận các cơ quan quyền lực cao nhất của GH, khống chế mọi lãnh vực và nhân sự của GH, khuynh loát mọi sinh hoạt của GH, biến GH thành công cụ qua chiêu bài “đối thoại cộng tác”. Và đảng xem ra thành công qua vụ việc rất gần đây, vụ Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.






Theo nhận định chung, mọi việc bắt đầu từ ngày 15-12-2007, khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, đang cai quản Tổng giáo phận Hà Nội, viết cho giáo dân một bức thư về khu đất Tòa Khâm sứ, vốn đã bị nhà cầm quyền tước đoạt sau khi đại diện của Vatican bị trục xuất năm 1958. Ngài kêu gọi họ cầu nguyện để khu đất được trả lại. Thế là giáo dân lẫn giáo sĩ đã đáp ứng, mở đầu cho một phương cách đấu tranh mới. Bằng đọc kinh ca hát, bằng thắp nến cầu nguyện, bằng rước đặt tượng ảnh, người Công giáo Hà Nội (và sau đó là từ nhiều giáo phận khác) đã biểu lộ ý chí khẳng định quyền sở hữu của GH. Nhà nước cũng vội ra tay: khóa cổng Tòa, sách nhiễu các giáo dân, đánh đập trọng thương người cầu nguyện. Đầu năm 2008 nổ ra tiếp vụ Giáo xứ Thái Hà. Cũng theo một trình tự: giáo dân cầu nguyện, canh thức, công an bao vây, đàn áp, đánh đập, xử tòa.



Thế rồi Vatican can thiệp: yêu cầu dẹp bỏ. Ngày 30-01-2008, Hồng y Quốc Vụ khanh Tòa thánh gửi thư cho Đức Tổng Hà Nội, yêu cầu dừng lại việc cầu nguyện vì lo ngại sự việc có thể dẫn tới những hành vi gây rối trật tự công cộng (y như lối cáo buộc của CS) và để dọn đường cho cuộc đối thoại với chính quyền. Chính quyền chỉ hứa hão và cướp thật. Tiếp đó, ngày 20-09-2008, trong cuộc họp với UBND Hà Nội, Đức Tổng Kiệt một đàng lên tiếng đòi hỏi tôn trọng pháp luật, yêu cầu trả lại đất đai, một đàng khẳng định tôn giáo là quyền lợi chứ không phải ân huệ, rồi bày tỏ ước mong quốc thể VN được tôn trọng ở nước ngoài. Thế là 3 hôm sau, Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội, gửi văn thư kiến nghị HĐGM “xem xét, xử lý nghiêm minh theo qui định của Giáo hội đối với TGM Ngô Quang Kiệt” và các linh mục ở Thái Hà. HĐGM đã trả lời ông: "Chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo".


Một kiểu trả lời tiêu cực, thay vì bênh vực thái độ của Đức Tổng Kiệt đòi hủy bỏ cơ chế xin-cho và ủng hộ các Linh mục Thái Hà đòi công lý qua việc đòi linh địa. Tiếp đó là một cuộc tấn công quy mô của truyền thông CS nhắm vào Đức Tổng Kiệt lẫn các Linh mục Thái Hà và một nghị quyết trục xuất các vị này ra khỏi Hà Nội, nhưng HĐGM chẳng thấy nói thêm gì.



Ngày 6-1-2010, các lực lượng vũ trang CS lại triệt hạ và đập phá Thánh giá bêtông trên một ngọn núi thuộc giáo xứ Đồng Chiêm đồng thời ném lựu đạn cay và đánh đập tàn nhẫn một số tín hữu. Việc xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo hội này đã gây xúc động lớn. Đồng bào công giáo tuốn về Đồng Chiêm; khắp nơi, kể cả tại hải ngoại, có những buổi hiệp thông cầu nguyện. Thế nhưng, mãi một tuần sau, 14-1-2010, trên trang mạng của HĐGM, một văn bản tựa đề “HĐGMVN: Lên tiếng hay không lên tiếng” đã bày tỏ thái độ: «không lên tiếng về và nhằm giải quyết từng vụ việc nhưng lên tiếng bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của mình… nhằm góp phần xây dựng xã hội, một xã hội vì con người và một xã hội phát triển toàn diện». Nghĩa là xem ra mỗi địa phương bị đàn áp thì tự lo liệu lấy, HĐGM không liên can và can thiệp gì cả!



Kể từ đó, có tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt lâm bệnh nặng, phải đi tĩnh dưỡng một thời gian dài tại tu viện Châu Sơn, Ninh Bình, rồi ngày 4-3-2010 lại đi Rôma để chữa bệnh và dưỡng sức tiếp. Song song đó, lại có tin Tòa thánh (theo đề nghị của một chức sắc người Việt tại Rôma được CS ve vãn) sẽ bổ nhiệm một vị TGM phó với quyền kế vị, và người đó không ai khác hơn là Đức GM Nguyễn Văn Nhơn, đang cai quản Giáo phận Đà Lạt đồng thời làm Chủ tịch HĐGM. Vị này lâu nay nổi tiếng ở việc kín tiếng: chưa bao giờ lên tiếng về các vụ bách hại tôn giáo tại tòa Khâm sứ, các xứ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu…, tại các tu viện ở Nha Trang, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Sài Gòn…; chưa bao giờ lên tiếng về các vụ xâm hại quyền con người và quyền đất nước, như việc khai thác bauxite ở Lâm Đồng, việc lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo bị Trung cộng xâm lấn, việc công nhân lao động bị bán ra nước ngoài, việc hàng triệu thai nhi bị giết mỗi năm, việc hàng trăm ngàn dân oan bị cướp đất đai nhà cửa… Một việc bổ nhiệm, tiếc thay, gây phản đối rộng khắp trong cộng đồng Công giáo người Việt.



Hôm 07-05 mới rồi, vị tân TGM phó 72 tuổi đã ra mắt tại Hà Nội, trong tình cảm dạt dào của giáo dân dành cho vị TGM chính 58 tuổi sắp ra đi. Và chỉ chưa đầy một tuần sau, đêm 12-05, Đức Tổng Kiệt đã rời VN trong sự luyến tiếc thương cảm của cộng đồng Công giáo trong lẫn ngoài nước cũng như của rất nhiều đồng bào nhìn thấy ngài là biểu tượng của công lý và sự thật, đồng thời cũng trong sự hả hê của nhà cầm quyền CS vì đã triệt hạ được một chướng ngại lớn lao trên con đường công cụ hóa GH. CS có thành công trong việc bắt Công giáo và mọi tôn giáo đội đảng để một mình đảng đội trời chăng? Chúng ta hãy chờ xem!
BAN BIÊN TẬP

*

Saturday, May 15, 2010

THƠ NGUYEN HOANG BAO VIET


*

Min Nam Vit Nam T Do Tháng Tư Đen 1975


Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ kính chuyển đến quý bạn đọc và quý diễn đàn Ca khúc Người Sống Sót Trở Về do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành, Dân Chủ Ca, phổ nhạc từ bài thơ Kẻ Sống Sót của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt. ------------------------------------------------------------------------------------------------ ----------------------------------------------------------------------------------- http://www.danchuca.org/128kbps/NguoiSongSotTroVe.mp3 (hi-speed) http://www.danchuca.org/DanChuCaPhoTho.shtml
----------------------------------------------------------------------------------------


Kẻ Sống Sót


Đêm đã xuống
Trên đường trốn về Nam
Tìm sao để định hướng
Con chim Việt còn nhớ cành.
Sau lưng tôi
Bạn bè ở lại
Giữa trại tù tập trung
Nào ai biết
Dù màn sắt hay màn tre
Ngục hình của Cộng sản
Ngàn lần hơn Lao Bảo
Trăm lần hơn Côn lôn

Luật rừng thời trung cổ
Khổ sai và tẩy não
Chung thân
Chết đói và tuyệt vọng
Muôn năm
Xích xiềng và liềm búa
Khua vang
Khua vang
Khua vang trong trí nhớ.
Mỗi hột cơm khô

Là một giọt máu
Anh em đã nhịn ăn
Cho tôi mang theo
Và nguyện cầu
Cho tôi được sống Tự do
Cho tôi được hát Tình ca
Cho tôi được viết Bài thơ Gởi đi thế giới


Nhân danh anh em.
Rùa thần nào đã nâng đỡ
Lúc tôi bơi qua Lô Giang
Sao không nghe nữa
Những tiếng hò khoan
Những mái chèo trăng
Đôi bờ im vắng
Sương khuya
Núi rừng Việt Bắc hoang vu
Bâng khuâng nhìn tôi đi Trốn về Nam .


Dọc theo dòng Bến Hải Phía bắc cầu Hiền Lương
Tôi đi lẩn khuất
Vũ Anh Khanh ơi!
Giọt máu nào
Trái tim Anh năm xưa
Hóa thành viên hồng ngọc
Dưới đáy nước cô đơn
Cho tôi nhìn thấy
Từ khi Cộng sản hạ sát
Anh Đâu chỉ có ‘Nửa Bồ Xương Khô’
Sọ người gom lại
Cả đồi cả núi Máu nước mắt
Như triều sông Dâng lên
Dâng lên Dâng lên không ngớt.

Tôi vẫn đi trong bóng tối
Không nhìn thấy
Một con người
Đi trong mưa gió
Với tiếng vọng về từ biển Xa xôi
Trị Thiên Nam Ngãi Bình Lửa máu

Năm nào miền Trung di tản
Giặc pháo đuổi không nương tay
Trẻ khóc thiếp ôm xác mẹ
Chị cúi xuống hôn em lần cuối
Bà lão lạc đàn cháu mồ côi
Run rẩy hoảng hốt
Trận cuồng phong Mao-ít Lê-nin-nít
Đã thổi qua quê hương

Nhổ bật rễ tình cảm truyền thống
Vùi dập hoa thơm vườn văn hóa
Kéo dân tộc giật lùi
Về thời kỳ đồ đá
Xô triệu người ra biển

Bao nhiêu đến được bến bờ
Trên những ghe thuyền mục nát
Trôi giạt ngoài đại dương

Quên sau được Việt Nam đau thương ơi!
Cả nước bị chiếm đóng
Máu dân tô màu cờ đảng Rũ xuống
những đồn canh Lạng Sơn đến Cà Mau
Quân phản trắc
Rước giặc về
Bao vây Tổ quốc Giày xéo mộ Quang Trung
Đấu tố Mẹ Âu Cơ

Theo sau quan thầy Sô-Viết
Lính đánh thuê Cuba Đông Đức
Làm nhục em gái chúng ta
Giặc tưởng Kaboul khi đến Huế Cao nguyên Đà Lạt
là rừng núi Angola
Đi nghênh ngang giữa Sài Gòn
Như lúc chúng tiến vào Prague
Lúc chúng hỏa thiêu Budapest
Lúc chúng đàn áp anh em ta
Ở Đông Bá Linh và Poznan
Bọn công an nhân dân
Làm sấm làm sét
Làm giông làm gió
Làm vua
Ở từng quận từng phường từng phố


Tôi nhìn tận mặt quân phi nghĩa
Tội ác ngàn năm cũng không quên.
Con nai bình nguyên
Bám sát chân tôi
Người và thú
Cùng bị săn đuổi
Từ Vàm Cỏ Đông Nhìn về thành phố Sài Gòn
đâu đã ngủ
Tối tăm giờ giới nghiêm
Tôi đếm Bấy nhiêu sao
Bao nhiêu ánh mắt
Bao nhiêu dòng lệ
Mưa tuôn ướt xối
U hoài
Trên những pho tượng đá

Vẫn đứng đợi
Người sống sót trở về
Từ Auschwitz hay Sibérie xa xăm
Từ Vientiane hay Phnom Penh gần gũi
Từ trại tù tập trung con tin

Trên đất nước Việt Nam tan vỡ...
Đằng sau những cánh cửa sổ
Khép vội trước mũi súng sát nhân
Sài Gòn đâu đã thất thủ

Thầm thì những lời ru con
Thay cho tiếng nói
Giặc đã cưỡng đoạt
Trên tháp chuông trơ vơ
Thập tự giá phô tấm lòng nhân ái

Dưới mái chùa hiu vắng
Hạnh từ bi nở ngát tòa sen
Bóng đen bầy quạ dữ
Bay vây quanh.

Tôi đếm
Bấy nhiêu ngọn nến
Bao nhiêu nhánh
mặt trời Tự do Sẽ mọc lại.
Tôi đếm
Bấy nhiêu giọt sương long lanh
Bao nhiêu chuỗi cười ròn rã
Bao nhiêu lớp người nô lệ
Sẽ đứng lên. (1978)

Nguyên Hoàng Bảo Việt
Trích tập thơ Dấu Tích Phượng Hoàng
Bạn Văn xuất bản Paris 2008

Le rescapé
La nuit tombée
Sur le chemin fuyant vers le Sud
L’oiseau Việt fidèle à sa branche
Repère l’Astre pour s’orienter.
Derrière moi languissent
Au fond du goulag
Mes amis

Dans l’agonie Et on l’ignore !
Abominables rideaux de fer ou de bambou
Dérobant à la vue les calvaires
Cent fois, mille fois pires Que le Lao Bảo et le Poulo Condor*.

Sauvages lois du Moyen Âge Travaux forcés à vie
Lavage de cerveau permanent
L’inanition, le désespoir,
se perpétuent Chaînes, fers,
le marteau et la faucille Grincent
Crissent Percutent ma mémoire.


Chaque grain de riz séché
Dont mes frères se sont privés,
pour ma provision Compte une goutte de sang versé.
Leurs prières implorantes sont vouées à ma survie
En liberté Afin que je puisse chanter l’Amour
Que je puisse écrire des poèmes
Et les confier au monde entier
Au nom des damnés.
Miraculeux concours de la Tortue d’Or*

Tout au long de ma traversée sur le Lô!
Mais pourquoi se sont tus
Les chants alternés des jeunes amoureux
Et les rames clapoteuses Remuant aux éclats la lune diaphane?
Etrange mutisme des rives Brume nocturne glaciale.
Angoissés À chaque pas du fugitif
La forêt vierge et le mont chauve,
désolés Du Việt Bắc*

Attachent leurs regards affectueux.
Du côté nord du pont de Hiền Lương
Je longe le Bến Hải, la ligne de démarcation
Me faufilant, inaperçu.
Vũ Anh Khanh
Où puis-je donc recueillir la perle de sang cristallisé
De ton cœur jadis transpercé?
Puisse ma vision être susceptible de discerner
Le rubis solitaire, sous ces eaux, enfoui!
Depuis que les communistes t’ont assassiné
Non seulement
'Une demi-grange d’ossements secs' *
Est décelée.
À la vérité
Les crânes ramassés s’amoncellent
En montagnes
Le sang, les larmes, ces torrents en crue
Montent Grossissent Débordent...
Je poursuis ma voie dans l’obscurité
Sans apercevoir un seul être humain
Je marque mes pas
Sous la pluie
Dans le vent Messagers des plaintes de la mer lointaine.
.. Trị, Thiên, Nam, Ngãi, Bình
À feu et à sang!
Souvenirs d’horreur de l’évacuation du Centre Hordes
barbares acharnées
Artilleries lourdes délibérées
Font rage
Bombardent, ratissent, détruisent.
S’agrippant au cadavre de sa mère
L’enfant, égosillé, s’assoupit
La sœur, en sanglots, se baisse, effondrée
Embrasse son frère mort, une dernière fois

La grand’mère égare ses petits-enfants orphelins
Elle tremble. Elle s’affole.
La tornade 'maoïsme-léninisme' a traversé le pays

Elle déracine l’ultime sentiment de la tradition
Elle ravage les fleurs parfumées du jardin d’agrément
De la Culture Elle refoule le peuple à l’âge de pierre
Elle accule au grand large million de victimes.

Combien de rescapés ont pu regagner la terre ferme?
Sur les embarcations de fortune détériorées
Surnageant à la dérive dans l’océan
Comment oublier ta détresse?
Ô Việt Nam! Ma douleur!
La terre natale est occupée
Le sang des innocents teint de rouge
La bannière du Parti Qui drape les miradors, du Nord au Sud.
Les traîtres ont livré passage aux ennemis
Ils assiègent la patrie
Ils profanent la tombe de Quang Trung*


Ils dénoncent la Mère ancêtre Âu Cơ
En escorte à leur maître absolu soviétique
Les mercenaires cubains et Est allemands
Déshonorent nos sœurs.
Dans la Cité impériale*
Ils se donnent bon droit comme à Kaboul
Au beau milieu du site pittoresque de Đà Lạt
Ils se croient sur les hauts plateaux d’Angola
Ils se pavanent au cœur de Sài Gòn
Arrogants Comme ils ont assujetti Prague
Comme ils ont incendié Budapest
Comme ils nous ont étouffés dans le sang

À Berlin Est et à Poznan.
Le ‘KGB’ local crache la foudre
Sème l’orage
Il règne sur chacun des districts
Sur chaque arrondissement
Sur chaque quartier de la ville
En despote féodal.
Scélérat perfide,
je te regarde en face
Tes crimes resteront ineffaçables à jamais!

Inoffensif Le cerf de la plaine m’emboîte le pas

L’homme, comme le gibier, est pourchassé
Depuis le Vaïco oriental*,
je contemple la ville morne Sài Gòn,
sans être assoupie,
veille dans les ténèbres Du couvre-feu.
Je compte Autant de galaxies
Autant de regards fervents
Autant de flots de larmes
Pluie silencieuse et nostalgique
Ruisselant
Sur les statues et statuettes de marbre
Qui persévèrent debout
En attendant le retour du survivant.
D’Auschwitz ou de la Sibérie lointains
De Vientiane ou de Phnom Penh voisins
Du camp de concentration des otages
Au sein d’un Việt Nam disloqué !
Derrière les volets furtivement rabattus
Face aux bouches à feu criminelles Sài Gòn,
insoumise, ne cède pas à la reddition.
D’éternels chuchotements inspirateurs des berceuses
Remplacent la parole confisquée.
Au-dessus du clocher isolé
La Croix ouvre son cœur pour l’Amour du prochain
Sous le toit du temple désert
La Miséricorde épanouie embaume le Lotus sacré

De tous côtés, planent
Les spectres des grands corbeaux
Voraces. Je compte
Autant de bougies allumées
Autant de rameaux lumineux
Couronnant l’Astre de la Liberté Resplendiront...

Je compte
Autant de gouttelettes de rosée étincelantes
Autant de chapelets de rires cristallins
Autant de damnés de la tyrannie
Se lèveront. (1978)


Nguyên Hoàng Bảo Việt extrait du Recueil de Poèmes Dấu Tích Phượng Hoàng version française par Mme Hoàng Nguyên publiée dans le Recueil de Poèmes L’Empreinte du Phénix Editions BẠN VĂN Paris 2008 *

- Lao Bảo, Poulo Condor: pénitenciers. - Tortue d’Or: la Tortue légendaire, protectrice du pays. - Việt Bắc : région montagneuse du Nord Việt Nam. - Une demi-grange d’ossements secs: titre d’un livre écrit par Vũ Anh Khanh, écrivain et poète. Après les Accords de Genève, l’auteur tenta de fuir le Nord Việt Nam. En traversant la rivière Bến Hải, ligne de démarcation, il fut abattu par les gardes communistes. - Quang Trung: nom de règne de Nguyễn Huệ (1788-1792) jeune souverain des Tây Sơn, vainqueur des envahisseurs manchous. - Cité impériale: Huế, capitale du Centre Việt Nam. - Vaïco oriental: la rivière Vàm Cỏ Đông.

*

HƯƠNG SÀI GÒN * HOÀ HỢP

**

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt hơn ba mươi năm, sao (bên thua) vẫn cứ hận thù?”
“Chiến tranh đã kết thúc từ bao nhiêu năm nay rồi, đã đến lúc (hai bên) chịu hòa giải chưa?”


Những câu hỏi này đã được nghe nhiều lần, nhất là từ khi bang giao giữa hai nước Việt-Mỹ được cải thiện, mặc dầu vậy cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có được câu trả lời rốt ráo.
Trả lời một cách vắn tắt thì không hài lòng, nhưng nếu chỉ có một phút để phát biểu thì xin được ngắn gọn như sau:

1. Chiến tranh Việt Nam của người Mỹ đã chấm dứt nhưng chiến tranh Việt Nam của người Việt Nam thì chưa, và vì bản chất của hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau cho nên phản ứng hận thù hay hòa giải của những người liên hệ cũng khác nhau.
2. Ðối với một quốc gia bị phân hóa trầm trọng bởi chiến tranh thì Hòa Giải phải là việc làm đầu tiên của kẻ thắng để bảo tồn nguyên khí và sức mạnh dân tộc. Hòa giải hay không là toàn quyền của kẻ thắng. Người thua mà đòi phải có hòa giải là không biết mình biết người…

3. Ở Việt Nam đã không có Hòa Giải chỉ vì kẻ thắng là những người cộng sản cực đoan đầy kiêu hãnh và tham vọng, đã quyết tâm áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản với Ðấu Tranh Giai Cấp mà bản chất là Phân Biệt Kì Thị để cai trị. Hòa giải trong bối cảnh này là một ý niệm đi ngược lại với chính sách cai trị của kẻ thắng. Một cuộc Hòa Giải đúng nghĩa, là một công bằng xã hội cho người thua lẫn kẻ thắng, vì thế đã và sẽ không bao giờ xẩy ra.

4. Cho đến ngày hôm nay, 35 năm sau cuộc tàn chinh chiến, vấn đề hòa giải giữa người thua và kẻ thắng đã trở nên lỗi thời và vô nghĩa. Hận thù đã không phải là hậu quả của không có hòa giải giữa đôi bên. Hận thù đây chính là hậu quả của tất cả những gì mà đảng CS đã và đang làm cho cả một dân tộc. Câu hỏi đúng ra phải là Cộng Sản đã làm gì từ bao nhiêu năm nay? Sao vẫn cứ hận thù?

Hai cuộc “Chiến tranh Việt Nam”

Ðối với người Mỹ, Chiến Tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh trực diện giữa Mỹ và Cộng Sản Bắc Việt và là một điểm nóng của cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Một tên gọi khác chính xác hơn cho cuộc chiến này là “Chiến Tranh VN của Người Mỹ” và đúng là nó đã chấm dứt cách đây 35 năm. Người Mỹ đã hăm hở tham chiến trong những năm 1964-1969 rồi từ từ rút quân. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 30/4/1975 khi Saigon đang sụp đổ trước sự tấn công của quân thù. Năm 1995 quan hệ bang giao giữa hai nước dược tái lập, hận thù và hòa giải không còn là điều bận tâm giữa hai kẻ cựu thù.
Ðối với người Việt,”Chiến tranh VN Của Người Mỹ” chỉ là một phần của cuộc xung đột kéo dài giữa Người-VN-Cộng-Sản và Người-VN-Không-Cộng-Sản, đây chính là cuộc “Chiến Tranh VN của Người Việt Nam”.
Cuộc xung đột dai dẳng và đầy bạo động này đã có nguồn gốc và manh nha rất sớm từ 1930 là năm Hồ Chí Minh thành lập Ðảng Cộng Sản Việt Nam trong kế hoạch xâm lăng toàn cầu của CS Liên Xô. Mục đích tối hậu của Ðảng này là thống trị nước Việt Nam bằng một triều đại mới theo kiểu độc tài cộng sản. Muốn thế, bằng mọi cách HCM phải làm cho bằng được ba việc là 1/ đuổi được thực dân Pháp, 2/ chấm dứt vương triều nhà Nguyễn và 3/ tiêu diệt những người Việt bất đồng chính kiến. Người CSVN với tham vọng một quyền lực tuyệt đối đã là nguyên nhân của mọi biến động tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Theo thứ tự thời gian, “Cuộc Chiến VN của Người VN” có thể được chia ra làm 3 giai đoạn; 1930-1954, giai đoạn tiềm ẩn dưới thời Pháp thuộc; 1954-1975, giai đoạn công khai khi người Mỹ can thiệp, và kể từ 1975 trở di là cuộc chiến chính trị của Người Việt Tị Nạn Hải Ngoại bắt tay với Người Việt Dân Chủ Trong Nước để tranh đấu cho tự do và nhân quyền chống lại độc tài Cộng Sản.

Cộng-Sản và Không-Cộng-Sản

Sự xuất hiện của Ðảng Cộng Sản đã chia lực lượng chính trị VN ra làm hai khối, CS và Không-CS. Và chính vì khối Cộng Sản chủ trương phải tiêu diệt tất cả các người bất đồng chính kiến để sửa soạn cho việc chiếm đoạt chính quyền sau này mà hai khối đã trở thành hai kẻ tử thù.
Khối CS, còn gọi là Quốc Tế CS, rất có tổ chức và giỏi kế hoạch, các thủ lãnh của khối này được huấn luyện và chỉ đạo bởi Liên Sô và Trung Cộng, sẵn lòng giết người để đoạt mục đích. Châm ngôn của khối này là “cứu cánh biện minh cho phương tiện.”
Khối Không-CS, còn gọi là Quốc Gia Không-CS, thật ra đã hiện diện trên chính trường VN từ 1847 là năm đầu tiên người Pháp tấn công VN. Vì bản chất phức tạp, khối này về tổ chức thì không thuần nhất còn về chính trị thì ngây thơ. Mục đích đấu tranh của khối này là để giành lại chủ quyền quốc gia trong tay thực dân Pháp chứ không phải là để độc quyền cai trị đất nước.
Các thành phần của khối này bao gồm vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Ðại và nội các của ông, tất cả các nhóm vũ trang chống Pháp dưới những danh nghĩa khác nhau, và tất cả những Trí Thức Tư Sản đang cố gắng thay đổi vận mệnh dân tộc bằng giáo dục và chính trị bất bạo động. Các vị lãnh đạo của khối này thường có chủ trương hợp tác hay hòa hoãn với nhau dễ cùng chống Pháp. Một cách ngây thơ họ đã hợp tác ngay cả với kẻ đang tìm mọi cách để giết mình là những người Cộng Sản! Châm ngôn của khối này là“không thành công thì thành nhân”.
Bản chất tàn ác của chủ nghĩa CS đã tạo ra một tình trạng chiến tranh với biết bao tử vong xung đột. Người giết người và bị người giết ở mọi nơi mọi lúc. Chủ trương sắt máu của Cộng Sản không phải chỉ để tiêu diệt các dối thủ chính trị đương thời (khi chưa nắm chính quyền) mà còn được áp dụng để hành hạ và tàn sát nhân dân vô tội (sau khi đã nắm được chính quyền) nhằm triệt hạ tận gốc rễ mọi mầm mống chống đối trong tương lai. Sự viện dẫn cứu cánh là các ảo tưởng đẹp đẽ của chủ nghĩa để biện minh cho phương tiện là các hành vi cướp của giết người đã là ngón sở trường của Cộng Sản từ khi lập đảng cho đến ngày hôm nay.

Công Sản và “Hòa Giải
Những xung đột bạo động giữa hai khối người Việt càng ngày càng gia tăng trong khoảng 1930 đến 1975. Ngày cuối tháng tư 1975, người CS đạt được muc đích, họ đã thắng trận và thống trị cả hai miền đất nước, triều đại mới của những người cộng sản đã được thành lập. Trái với những gì mà họ nói về Hòa Giải Dân Tộc, việc đầu tiên mà các thủ lãnh CS đã làm là một cuộc trả thù thâm hiểm và tàn độc.


Tất cả mọi người miền Nam đều có tội, đặc biệt là tất cả những ai đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đều phải bị trừng phạt nặng nề. Nếu họ đã chết, mồ mả của họ sẽ bị xâm phạm để linh hồn không được an nghỉ. Nếu họ vẫn còn sống sau nhiều năm tù khổ sai cải tạo thì tội chết đã xong nhưng tội sống vẫn còn. Ngoài việc phải kéo dài cuộc sống tối tăm tận đáy xã hội, họ còn phải nén lòng nhìn cảnh đám con cái vô tội bị kì thị không ngóc đầu lên được để mà thấm thía cho cái đau cái nhục của những người thua trận.


Còn đối với toàn miền Nam thì CS đã có chủ trương: san bằng xã hội bằng cách đổi tiền và đánh tư sản. Thực chất đây là một cuộc cướp đoạt tiền bạc và tài sản của toàn bộ nhân dân miền nam một cách có hệ thống. Người dân miền nam dược bần cùng hóa trong một sớm một chiều. Ðảng và nhà nước gọi đó là Xóa Bỏ Giai Cấp và Công Bằng Xã Hội. Và đây mới chỉ là bước đầu của cuộc Cách Mạng Vô Sản, một mô hình cách mạng đẫm máu kiểu Liên Xô và Trung Cộng đã giết chết hàng trăm triệu người vô tội trên toàn thế giới.


Trả Thù Chiến Tranh và bần cùng hóa xã hội là hai đòn thù của CS Hà Nội đánh người miền Nam trong những năm 1975-86 đã tạo ra một thảm cảnh chưa từng có trong lịch sử. Hàng triệu người miền Nam liều chết vượt biển bỏ nước ra đi, họ là những Thuyền Nhân mà chỉ có hơn một nửa sống sót đến được bờ bên kia. Các thủ lãnh Hà Nội đã thóa mạ họ là những kẻ phản quốc, ăn mày, đĩ điếm v.v… Còn cuộc Cách Mạng Vô Sản, tiếng là để nâng cao sản xuất thì ngược lại đã gây ra đói kém triền miên, người dân đã phải ăn thực phẩm của gia súc, lại thêm một sự kiện nữa chưa hề có trong lịch sử miền Nam.Hậu quả của trận đòn thù này là một thảm kịch: Tổ Quốc Việt Nam xinh đẹp với Saigon là “Hòn Ngọc Viễn Ðông” đã biến thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Năm 1986, trước áp lực của một sụp đổ kinh tế không có cơ cứu vãn, Hà Nội bị buộc phải xét lại toàn bộ kế hoạch phát triển của mình và đã chọn cách Mở Cửa Từ Từ cho Kinh Tế Thị Trường nhưng tuyệt đối không nới lỏng gọng kìm Chuyên Chính Vô Sản.

Người Việt tỵ nạn và Hà Nội

Cùng trong khoảng thời gian này, những người tỵ nạn Việt Nam, do những cố gắng vượt bực của từng cá nhân trên vùng đất mới đã thay đổi được hiện trạng của chính mình. Họ đã sống quây quần với nhau thành những Cộng Ðồng VN-Không-CS lớn mạnh tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ.
Từ ngày Hà Nội mở cửa, họ đã trở về quê cũ thăm gia đình và bạn bè, đem theo nhiều tỷ Mỹ kim mỗi năm. Làm như vậy, một cách trực tiếp, họ đã cải thiện sự nghèo đói của đám đông cùng khổ trong nước, trong đó có gia đình bà con của họ, nhưng với cái giá phải trả là đã làm giầu cho đám Cộng Sản tham nhũng và vô tình đã gián tiếp củng cố cho chính cái chế độ tàn ác mà họ đang muốn thay đổi này.


Hà Nội rất thích tiền bạc và tài sản của người tỵ nạn, coi đây là nguồn tài nguyên béo bở để khai thác nhưng hiển nhiên là không tin tưởng và có cảm tình gì với những người này. Hà Nội tích cực moi tiền của Việt kiều bằng mọi cách như chiêu dụ về nước làm ăn, du lịch, buôn bán, từ thiện v.v… nhưng Hà Nội cũng biết rằng Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền và Tôn Giáo cũng theo đường này mà về nước vì thế tiền thì thích lấy nhưng lòng thì rất úy kị. Hà Nội, bằng mọi cách, muốn kiểm soát và thao túng những cộng đồng tỵ nạn này từ gốc rễ.

Hãy nghĩ về diều đó: có một Ðảng Cộng Sản của một tiểu quốc ở Ðông Dương đang đặt kế hoạch để kiểm soát hàng triệu công dân Mỹ trước đây từng là nạn nhân của họ, ngay trên đất Mỹ. Nghe thì khôi hài đấy nhưng đó là sự thật mà đảng CSVN đang quyết tâm thực hiện. Cái khó khăn lớn nhất của Hà Nội là không sử dụng được bạo lực trong kế hoạch này. Công an, nhà tù và đe dọa bẩn thỉu chỉ công hiệu ở trong nước. Ở ngoài nước, các thủ lãnh Hà Nội đành phải tạm thời thu lại nanh vuốt, đổi giọng kêu gọi “đối thoại” và “hòa giải”.Và khi mà CS Hà Nội phải đổi giọng đóng kịch thì chuyện lạ xẩy ra, những kẻ phản quốc, ăn mày, đĩ điếm ba mươi năm trước nay bỗng nhiên biến thành anh chị em, những khúc ruột sa nghìn dậm và ghê hơn nữa, thành Việt kiều yêu nước. Những danh từ sáo rỗng này thật ra đã khuấy động cái ký ức cô đọng về sự tàn ác của CS trong những năm sau cuộc chiến càng khiến cho người Việt tỵ nạn khó lòng quên đi và bỏ qua mọi chuyện.


Người Việt Nam hải ngoại đã quyết tâm chống lại tham vọng thống trị của Hà Nội với cường độ mạnh mẽ bội phần hơn là Hà Nội đã tưởng. Người Việt Nam hải ngoại đang phất lá cờ vàng lịch sử khắp mọi nơi trên thế giới để phản đối các thủ lãnh Hà Nội với cái đảng CS tham nhũng và tàn ác. Nhưng còn hơn thế nữa, Người Việt Nam hải ngoại muốn đối chất cặn kẽ với Ðảng Cộng Sản (1) về việc dâng đất và biển của tổ quốc cho ngoại bang,(2) về trách nhiệm trong việc suy đồi tàn tệ của môi trường sống, văn-hóa, xã-hội và (3) về sự vi phạm trầm trọng tự do và nhân quyền của người dân trong nước.

Vết thương không lành

Hơn ba mươi năm đã trôi qua, người Việt tỵ nạn đã ổn định trên vùng đất mới. Ðời sống của họ trông bề ngoài có vẻ bình thường tốt đẹp nhưng chính họ biết rằng họ không được như vậy. Tận đáy sâu của bóng tối ký ức, những gì còn lại của một tổ-quốc-đánh-mất và sự hiện diện lì lợm của một chế độ độc- tài lỗi-thời tham-tàn vô-trách-nhiệm vẫn tiếp tục gây ám ảnh đau xót.

Với thời gian, vết thương của cuộc chiến tuy đã khép nhưng không lành, nó mở vào bên trong!

Los Angeles, Tháng Tư 2010

CHUYỆN "ĐỐI THOẠI"

Nực cười mấy gã ba lơn
Đối thoại tai cối, khải đờn tai trâu

Nhớ một thuở cùng nhau bỏ chạy
Mất cửa nhà, để lại quê hương
Bôn ba hớt hãi lên đường
Tránh giặc cướp nước, lánh phường cộng nô

Ai cũng biết rợ Hồ độc ác
Bước xuống tàu lưu lạc phương xa
Người thì vượt biển, phong ba
Kẻ băng suối hiểm, rừng già, núi cao

Kẻ chậm chân trể tàu, lỡ vận
Ở lại nhà cam phận làm tôi
Bạc tiền cộng cướp hết rồi
Đi "vùng kinh tế " sống đời ngựa trâu !

Có quỳ lạy, cộng đâu thương tiếc
Dân Miền Nam đảng giết chẳng sao (*)
Đừng mong đối thoại tào lao
Lèm bèm đảng giận tống vào ngục xa .

Ba mươi năm, đảng ta càng điếm
Dụ "Việt kiếu" để kiếm đô la
Rằng nay đảng đã bỏ qua
Quên thù, quên hận nước nhà yên vui

Đảng "hồ hỡi" gài người hải ngoại
Gạt đồng hương qua lại "giao lưu"
Tìm phường diện mã đầu ngưu
Tặng tiền hứa chức chúng bu theo liền

Bọn đón gió thấy tiền choá mắt
Phản đồng bào, chường mặt Việt gian
Theo phường cộng sản hung tàn
Tuyên truyền cho đảng chẳng màng danh nhơ

Đứa ra mặt trở cờ thấy rõ
Về Việt Nam nịnh bợ đảng ta
Cho rằng người Việt Quốc Gia
"Chống cộng quá khích" chỉ là ít thôi

Đứa nhận lệnh làm bồi cho đảng
Mở diễn đàn bàn luận xôn xao
Rằng nay đảng "thoáng" làm sao
Thôi thì "đối thoại" đi nào ai ơi !

Đồng bào hỡi, đừng chơi với vẹm
Cộng bây giờ chẳng kém cộng xưa
Gian mưu, độc kế có thừa
Buôn dân, bán nước chúng chừa chi đâu

Hãy bền chí cùng nhau chiến đấu
Quyết diệt trừ thảo khấu cường đồ
Loại trừ bè lũ cộng nô
Mới mong khôi phục cơ đồ Việt Nam !

Hương Sài-Gòn

*

RFA * HOÀ THƯỢNG QUẢNG ĐỘ

*



Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa thượng Quảng Độ

2010-05-13

Tại lễ Kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam hôm 11/05/2010, ở trụ sở Quốc hội Mỹ, một đoạn phim về cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ do Kristopher Anderson thực hiện đã được trình chiếu.
Photo courtesy of Oslo Freedom Forum
Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson.


hân dịp này Quỳnh Như của Đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn ông Kristopher Anderson, một trong hai người của Diễn đàn Tự do Oslo đã thăm Hòa Thượng Tăng Thống GHPGVNTN.
Ông Anderson là người thu hình cuộc phỏng vấn với Hòa thượng Thích Quảng Độ, biên tập và trình chiếu tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 11 tháng 5 vừa qua. Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Thịch Quảng Độ. Việt Long chuyển ngữ.

Cần tiếp tục tranh đấu

Kristopher Anderson: Tại sao ngài bị quản chế tại chùa?
Chính quyền Cộng sản nơi đây cho rằng nếu tôi được tự do như bao nhiêu người khác thì tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ.
HT Thích Quảng Độ
HT Thích Quảng Độ: Bởi vì chính quyền Cộng sản nơi đây cho rằng nếu tôi được tự do như bao nhiêu người khác thì tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ. Cho nên tôi bị quản chế để không có cơ hội nào được gặp gỡ nhiều người. Ở đây, tôi có muốn nói cũng không có ai để nói, hay có ai đến gặp tôi thì đôi khi công an ở quanh đây, bên kia đường, sẽ vào chùa. Cho nên tôi bị cô lập. Họ không muốn tôi gặp một ai, vì thế họ phải buộc tôi bị quản chế lâu dài.
Kristopher Anderson: Vì lý do gì mà Ngài hiến cả cuộc đời cho sự đòi hỏi công lý và nhân quyền?
HT Thích Quảng Độ: Đó là điều dễ hiểu, nếu ông biết rằng sư phụ của tôi bị giết một cách tàn bạo và khủng khiếp. Rồi đến mẹ tôi và người sư Huynh, sư đệ của sư phụ tôi, ngay cả thái sư phụ của tôi, cũng bị Cộng sản giết chết. Cho nên tôi thấy Cộng sản hềt sức tàn bạo. Thêm vào đó họ còn đi theo và áp dụng một chế độ toàn trị. Người dân không có quyền bày tỏ ý kiến của chính mình. Chúng tôi không có nhân quyền, cả dân chủ cũng không. Cộng sản cai trị dân theo ý họ muốn. Vì thế tôi cho rằng không thể để Cộng sản được tự tiện làm điều đó mãi mãi. Chúng ta phải làm một việc nào đó.



Kristopher Anderson: Từ năm 1975 trở đi cuộc sống của Ngài bị ngược đãi. Ngài bị lưu đày ngay trên xứ sở của Ngài trong 10 năm. Họ đưa vị mẫu thân 85 tuổi của Ngài tới ở chung; cụ bà đã mất vì đói và lạnh. Vậy điều gì đã khiến Ngài không muốn bỏ cuộc?
HT Thích Quảng Độ: Bởi vì, các vị thấy đó, Phật giáo không sống cho cuộc sống của môt mình Phật giáo, mà người Phật tử chi nghĩ đến cuộc sống của con người, nói chung. Và con người Việt Nam còn chịu đựng khổ đau thì chúng tôi cùng chịu đưng khổ đau với họ. Vì vậy chúng tôi tiếp tục tranh đấu đến khi Việt Nam có tự do, dân chủ và hòa bình.

Ông Kristopher Anderson tại lễ kỷ niệm ngày Nhân Quyền VN tại   Washington hôm 11/5/2010 . RFA PHOTO.
Ông Kristopher Anderson tại lễ kỷ niệm ngày Nhân Quyền VN tại Washington hôm 11/5/2010 . RFA PHOTO.
Kristopher Anderson: Mặc cho mọi thảm kịch đối với Ngài trong quá khứ, làm sao Ngài vẫn giữ được sự an nhiên thanh thản như vậy? Làm sao Ngài vẫn có thể tươi vui, đầy an lạc?
HT Thích Quảng Độ: Vì trong tâm tư tôi không có lòng thù hận. Tôi gắng yêu thương tất cả mọi người. Điểu đó có nghĩa là: yêu thưong là hạnh phúc. Nếu anh thực sự có tình thương yêu đối với tha nhân, anh sẽ cảm thấy hạnh phúc. Vì thế nên tôi thường được an lạc; tôi biết tôi không lúc nào cảm thấy khổ đau. Tôi luôn luôn có nụ cười.
Kristopher Anderson: Ngài có tha thứ cho chính quyền Cộng sản Việt Nam chăng?
HT Thích Quảng Độ: Có, tôi tha thứ, vì họ cũng là con người. Điều duy nhất mà tôi muốn nơi những người Cộng sản là họ thay đổi tư tưởng, bỏ chủ nghĩa Cộng sản đi, bỏ cái lý tưởng Cộng sản đi. Tư tưởng Cộng sản chẳng là gì cả, chỉ là vô ích. Điều họ phải làm ngay là buông rơi chủ nghĩa Cộng sản , và nhìn nhận dân chủ, tự do nhân quyền cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Thì họ sẽ được vui sướng. Nhưng bây giờ thì không...
Kristopher Anderson: Họ có được vui sướng không?
HT Thích Quảng Độ: Tôi cho là không, họ không được sung sướng đâu. Lúc nào họ cũng phải nghĩ đến cách thức để giết người, để cướp bóc... Làm sao họ vui sướng cho được?

Kiểm soát Giáo hội Phật giáo

Kristopher Anderson: Tại sao Giáo Hội Phật giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Việt Nam?


Chúng tôi thấy người Việt Nam, nhìn chung, rất khốn khổ, do phải sống dưới một chế độ độc tài. Mọi thứ quyền của họ đều bị tước đoạt. Họ chẳng còn gì.
HT Thích Quảng Độ
HT Thích Quảng Độ: Vì anh thấy đó, sau khi Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam trong mấy năm, từ 1975 đến 1978, họ thấy GHPGVNTN khó trị lắm, họ cố tạo ra một giáo hội khác dưới quyền kiểm soát của họ. Sau khi tạo dựng giáo hội đó, họ gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thì GHPGVNTN bị gạt sang một bên, bị coi là Giáo hội bất hợp pháp. Họ ngăn cấm mọi hoạt động của giáo hội chúng tôi.
Kristopher Anderson: Vì sao Giáo hội của Ngài quan tâm nhiều đến thế cho vấn đề nhân quyền và dân chủ?
HT Thích Quảng Độ: Vì chúng tôi thấy người Việt Nam, nhìn chung, rất khốn khổ, do phải sống dưới một chế độ độc tài. Mọi thứ quyền của họ đều bị tước đoạt. Họ chẳng còn gì. Chỉ được mỗi ngày hai bữa, vậy thôi. Con người mà không có quyền gì thì cụôc sống không còn ý nghĩa. Chúng tôi cùng nhau quyết định phải có hành động để thay đổi tình hình. Vì thế tôi tiếp tục hành động cho đến ngày hôm nay.

Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher   Anderson. Photo courtesy of Oslo Freedom Forum.
Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson. Photo courtesy of Oslo Freedom Forum.

Kristopher Anderson: Ngài có thể cho chúng tôi biết tương lai của Việt Nam sẽ ra sao?
HT Thích Quảng Độ: Theo ý riêng của tôi, tôi cho rằng theo Nemah của đạo Phật thì mọi sự đều biến đổi, biến đổi. Không có cái gì giữ nguyên trạng trong vòng một sát na. Mọi sự việc đều thay đổi. Tôi cho rằng rốt cuộc Cộng sản cũng có ngày kết thúc. Cộng sản không kéo dài được lâu, theo luật vô thường của nhà Phật. Sự vật không thay đổi thì không hiện hữu. Mọi thứ hiện hữu thì đều thay đổi. Chủ nghĩa Cộng sản cũng vậy. Một ngày nào đó Cộng sản sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Vì vậy tôi cho là sau này Việt Nam sẽ được tự do, dân chủ, lúc đó người dân Việt sẽ được an lạc.
Kristopher Anderson: Ngài muốn nhắn nhủ với thế giới điều gì về Việt Nam?
HT Thích Quảng Độ: Tôi hy vọng rằng với những ai xem cuộc phỏng vấn này, tôi trân trọng thỉnh cầu họ hãy tiếp tục giúp cho người dân Việt Nam có cách nào được dân chủ, tự do và nhân quyền. Đặc biệt với nước Na Uy, tôi bảy tỏ lời cảm tạ chân thành tới Sáng hội nhân quyền Rafto, theo tên giáo sư Thorolf Rafto, về giải thưởng họ trao cho tôi năm 2006. Về những sự kiện ở Triều Tiên, Cuba , tôi hy vọng ... tôi đã sống dưới chế độ Cộng sản tới nay là 35 năm, tôi hiểu rằng người dân trong những quốc gia Cộng sản đó chẳng có chút an vui hạnh phúc nào. Họ chịu đựng rất nhiều nổi khổ đau, nên tôi hy vọng những quốc gia đó sẽ buông rơi lý tưởng Cộng sản đi, đổi sang dân chủ, tự do và nhân quyền. Nếu nhân quyền được tôn trọng thì mọi người mọi dân tộc mọi quốc gia trên thế giới sẽ được an vui hạnh phúc. Tôi mong sao cả thế giới sẽ được an vui hạnh phúc.

Theo dòng thời sự:

*

NGUYỄN ĐẠT THỊNH * NGUYỄN THỊ BÌNH & CAO HUY THUẦN

*


*

Tán tỉnh
Nguyễn Ðạt Thịnh

MẸ MÌN NGUYỄN THỊ BÌNH

Chuyện không ai biết là ngày còn nhỏ -14 tuổi- tôi ở sát vách nhà bà Nguyễn thị Bình, có lúc đã làm đến chức phó chủ tịch của cái nước Việt Nam cộng sản hôm nay; chúng tôi cùng ở trên đường Frostin, Tân Ðịnh; tôi là một thằng bé mới lớn, và cô Bình (không mang tên Bình, mà mang một cái tên khác, vô cùng đẹp hơn) khoảng trên 20, nhưng chưa gần 30.
Ngày đó mới học lớp 8, chưa liên hệ gì đến báo chí, văn chương, nhưng có thể cái “nòi” văn nghệ đa tình đã có sẵn từ bẩm sinh, tôi mê nàng như điếu đổ; nàng hơn tôi khoảng 10 tuổi, nhưng, dĩ nhiên, cái tuổi hơn đó không có nghĩa là nàng già, khi nàng mới 24 (tôi ước đoán).
Tôi hãnh diện được nàng sai vặt, “lấy cho chị cái này, cái khác”; một lần nàng bảo tôi nhét khẩu súng lục nhỏ xíu vào cái nón chụp đầu của cái áo mưa nàng đang mặc; tôi hãnh diện tuân lệnh.
Nàng bảo tôi, “em sờ coi nó có cộm quá không?” Tôi run rẩy “sờ” vào khẩu súng, run không vì sợ súng mà vì sung sướng được đụng vào người nàng; có lẽ vì chưa thấy tôi sờ gì cả nàng bảo tôi, “em nhét cái mũ vào cái áo trong thử xem có kín hơn không.” Tôi còn đang lọng cọng không biết làm cách nào để nhét cái nón áo mưa vào sau lưng cái áo nàng đang mặc, thì C.S. (tên thật của bà Bình) kéo bung lớp nút áo bảo tôi, “nhét nó vô”.


Bẩy năm sau, tôi đi lính bảo vệ miền Nam, nàng vẫn theo đuổi con đường khiến chán, hai con đường song song như hai thanh đường sắt, rất gần nhau, nhưng không hy vọng gì gặp nhau.
Ít nhất trong những năm niên thiếu tôi yêu nàng bằng mối tình trẻ dại? Tôi nghĩ vậy.
Hôm nay, 65 năm sau nàng bảo tôi, "Với Mỹ, chúng ta sẵn sàng “gác” quá khứ, để hợp tác, nhìn về tương lai, thì không lý do gì, người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc, mà không thể hòa hợp, đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai cho đất nước mình".


Tôi “xây nô” với câu nói dễ thương đó, không phải vì, năm nay, cái khoảng cách 10 tuổi làm bà nhìn quá già, mà tôi còn thấy bà nhìn giống như một mẹ mìn, mặt mày đanh ác khiến lời tống tình nghe vô duyên.




Tôi nói cùng một ngôn ngữ với bà Bình, nhưng tôi không phải là người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc với bả. Tôi là người Việt Nam bả là người Việt Cộng, một thứ người khác, nhân danh Việt Nam để tàn phá Việt Nam.
Một anh mẹ mìn khác là giáo sư Cao Huy Thuần. Mẹ mìn Thuần cũng dụ dỗ người Việt hải ngoại; Thuần nói, “Đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác?...Hòa hợp dân tộc không phải là hòa giải giữa trong với ngoài. Đó là hòa hợp giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân.”


Anh này lương thiện hơn mẹ mìn Bình, anh biết giữa người Việt quốc nội với người Việt hải ngoại không có bất hòa nào đến nỗi cần hòa giải cả; anh còn biết người Việt trong với ngoài, tuy hai mà một. Mọi bất hoà chỉ có giữa Việt Cộng với Việt Nam thôi.
Bất hòa xẩy ra không phải vì người Việt Nam bắt người Việt Cộng bỏ tù, mà ngược lại; và đã như vậy, nếu Việt Cộng muốn hòa giải dân tộc thì chúng nó chỉ cần mở cửa tù ngục, thả người Việt Nam ra.




Mẹ mìn Cao Huy Thuần

Mẹ mìn Thuần còn dịch một bài thơ tiếng Tây mô tả thái độ của người lính bại trận và anh tướng thắng trận. Bài thơ như sau:
SAU TRẬN ĐÁNH
Chiến trường đầy xác chết
Khi trận đánh vừa xong
Cha tôi trên mình ngựa
Duyệt chiến trận một vòng.
Đêm xuống. Ai rên rỉ
Giữa bóng tối thê lương?
Viên sĩ quan hầu cận
Thưa: lính bại ven đường.
Máu thấm hoen cỏ dại
Tên lính chết nửa người
Hổn hển. Thở. Kêu cứu
"Nước! Nước! Nước! Người ơi!"
Sĩ quan! Đây bình rượu
Uống đi, kẻ thương binh!
Viên sĩ quan cúi xuống
Kề miệng dốc ngược bình.
Như chớp, người kia rút
Súng nổ đạn vèo bay
Mũ cha tôi rơi xuống
Ngựa cong vó vẫy tai.
Thản nhiên cha tôi nói :
"Cứ cho uống tràn đầy".

Ông tướng Tây trong bài thơ cho người thương binh địch uống cô nhắc; tướng Việt Cộng cho thương binh Việt Nam đi mò tôm, uống nước cống. Người thương binh Tây bắn tên tướng thắng trận, nhưng người Việt Nam không cần đến bạo lực cũng đủ làm tướng Việt Cộng điên lên mà chết: trong nước họ chỉ cần viết blog, ngoài hải ngoại họ chỉ cần múa cờ vàng là đủ làm tướng giặc lên cơn sốt mê sảng, nói không ra tiếng.

Thị Bình và anh Thuần cứ hỏi những tên chóp bu Việt Cộng đã có lần dại dột xuất ngoại để biết kinh nghiệm chúng ngất xỉu vì dị ứng cờ vàng.
Nguyễn Ðạt Thịnh

*

Wednesday, May 12, 2010

TUY HÒA * SÀI GÒN - HÀ NỘI

* Sài Gòn trong mắt văn nhân Hà Nội


[Vào lúc : 11:29 - 30/04/2010 | Chuyện mục : Ý kiến - đối thoại]

Sau 35 năm giải phóng, Sài Gòn mang vẻ đẹp của một Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại và phát triển với tốc độ cao. Cái tên gọi thân thương Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh luôn vang lên trìu mến trong trái tim bạn bè trong nước và quốc tế. Những ngày tháng tư lịch sử, lethieunhon.com đã phỏng vấn để thử tìm hiểu sức quyến rũ của thành phố nhộn nhịp nhất phương Nam trong mắt các văn nhân đang sinh sống tại thủ đô Hà Nội. Nhà thơ Trần Đăng Khoa hóm hỉnh: “Ở Sài Gòn thì người cưỡi xe. Còn ở Hà Nội, nhiều khi xe nó lại ...cưỡi người!”. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khẳng định: “Một điều tôi luôn luôn so sánh Sài Gòn với Hà Nội. Đó là ý thức của một đời sống đô thị của người Sài Gòn nghiêm túc hơn”. Còn nữ sĩ Di Li cho rằng: “Ở Sài Gòn, nếu bạn là khách hàng thì bạn sẽ là thượng đế!”




SÀI GÒN trong mắt văn nhân HÀ NỘI



Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA: Ở Sài Gòn thì người cưỡi xe

@ Lúc 10 tuổi đã nổi tiếng là một thần đồng thơ. Vậy khi ấy, trong cảm thức của một thần đồng, Sài Gòn được hình dung như thế nào?
Trần Đăng Khoa: Tôi có tuổi thơ gắn liền với cuộc chiến tranh. Những năm ấy, bom đạn mù mịt ở Miền Bắc. Nhà tôi lại ở gần cầu Phú Lương, một trọng điểm bắn phá của Mỹ, nằm trên đường 5, một huyết mạch giao thông, nối giữa Hải Phòng với Hà Nội. Qua bài giảng của các thày cô, rồi đặc biệt là qua câu chuyện của các chú bộ đội, các dũng sĩ diệt Mỹ, thường xuyên tổ chức trong các buổi ngoại khóa, tôi cứ hình dung Sài Gòn là một ...trận địa, một ...chiến trường còn khốc liệt gấp ngàn lần so với quê hương tôi. Vì thế, năm 1968, hồi còn học lớp 4, tôi đã “miêu tả” Sài Gòn trong một bài thơ ghi lại câu chuyện của chú bộ đội đến thăm nhà: “Này đây đường phố Sài Gòn/ Rực trời ánh lửa phá đồn đêm nao/ Bao xe bọc thép lật nhào/ Bao nhiêu giặc Mỹ chui vào áo quan...”

@ Anh bắt gặp Sài Gòn lần đầu tiên vào năm nào? Ấn tượng sâu đậm nhất của anh vào thời khắc đó là gì?
Trần Đăng Khoa: Tôi biết Sài Gòn lần đầu vào cuối năm 1975, khi đó tôi đã là một người lính. Điều tôi ngạc nhiên là Sài Gòn chẳng có đồn bốt nào. Đó là một đô thị náo nhiệt và sầm uất. Hà Nội và các tỉnh Miền bắc, trong đó có cả Hải Dương quê tôi, thường chỉ xỉn một màu ngụy trang. Người dân đi trên đường thường không mặc màu sáng, đề phòng máy bay Mỹ có thể phát hiện, còn Sài Gòn thì rực rỡ muôn màu. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy phụ nữ mặc váy. Có em đánh cũn cỡn một cái váy ngắn, trông cứ như búp bê...

@ Bây giờ có nhiều dịp ra vào thường xuyên Hà Nội – TPHCM, anh có sự so sánh nào giữa hai đô thị lớn nhất nước không?
Trần Đăng Khoa: Hiện nay, cả thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội đều phát triển đến chóng mặt. Tuy thế, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn náo nhiệt hơn, sinh động hơn ở tất cả các mặt. Vẻ đẹp của Hà Nội là vẻ đẹp cổ kính. Đó là sự trầm tĩnh, uyên thâm của một cụ già. Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đúc kết: “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm...”. Còn thành phố Hồ Chí Minh là một thiếu nữ đang dậy thì, nên trông lúc nào cũng rừng rực. Người dân thành phố Hồ Chí Minh năng động hơn, tư duy của họ cũng cởi mở hơn. Vì thế, trong các hoạt động kinh tế, văn hóa hay cả trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nữa, nếu có sự bứt phá, đột biến thì chắc sẽ xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phía Nam, chứ không phải ở Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc. Nếu thành phố Hồ Chí Minh là Tốc độ thì Hà Nội là Nhịp điệu. Sống ở thành phố Hồ Chí Minh mệt hơn. Tôi thấy mình như đang chạy việt dã. Còn ở Hà Nội, tôi có thể hít thở khoan thai như một cụ già đang tập dưỡng sinh. Khác nhau thế, nhưng người Sài Gòn sướng hơn người Hà Nội. Tôi chỉ đơn cử một chi tiết, mà mắt thường ai cũng thấy. Ở Hà Nội, xe cộ (ô tô và xe máy), không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại, mà còn là vật trang trí, là phương cách nhô ra với đời. Mua xe mới, việc trước tiên là dán ni-lông, rồi giữ gìn rất cẩn trọng như vật bảo bối. Nếu va quệt, dù chỉ chớt tí sơn, người ta cũng bắt đền rất phiền toái. Còn ở Sài Gòn, chả có ai để tâm kỹ lưỡng đến xe. Cái xe chỉ đơn thuần là phương tiện giao thông. Thế thôi. Tôi đã có lần nói vui: Ở Sài Gòn thì người cưỡi xe. Còn ở Hà Nội, nhiều khi xe nó lại ...cưỡi người. Khiếp!

@ Hiện tại, nếu vào Sài Gòn, anh chọn vị trí nào mà anh cho là “rất Sài Gòn” để ngồi lơ lãng như một thi sĩ?
Trần Đăng Khoa: Vào Sài Gòn, khi xong công việc, cần thư giãn, tôi hay đàn đúm với hai vị luật sư là Nguyễn Minh Tâm và Phan Trung Hoài. Cả hai ông này đều rất thông minh. Họ làm thơ, viết lý luận rất sắc sảo. Ông Hoài có khu nhà nghỉ ở ven sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố chừng 30 cây số thôi. Xế về mạn Củ Chi gì đó. Vùng ấy bây giờ, thành phố xây dựng thành khu vực sinh thái. Căn nhà rất tuyệt vời. Gió sông lồng lộng. Con sông Sài Gòn dâng cao ngang mặt. Những đám lục bình đi lừng lững trong đêm. Ấn tượng lắm. Tôi đã qua nhiều nơi trên thế giới. Nhưng chưa có căn nhà nghỉ nào đẹp, sang trọng và thơ mộng như thế.

@ Theo anh, Sài Gòn với đặc trưng một đô thi dung nạp được tất cả cư dân mọi nơi về sinh sống và lập nghiệp, liệu có “cá tính người Sài Gòn” không?
Trần Đăng Khoa: Có chứ. Đó là tính cách Nam Bộ. Thi sĩ Nguyễn Duy đã khái quát rất sinh động: “Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng/ Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu/ Nhà lá bung biêng che lá dừa, lá mía/ Nón lá qua loa nhưng nhậu phải đều đều”


Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU: Người Sài Gòn có ý thức công dân đô thị

@ Sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Đáy, nhưng anh đã có điều kiện đi nhiều nơi trên thế giới. Diện mạo đô thị đối với anh như thế nào?
Nguyễn Quang Thiều : Với những thành phố trên thế giới tôi đã đi qua, đã dừng lại và đã ngắm nhìn thì đô thị là nơi chúng ta vừa được làm việc trong những điều kiện tốt nhất mà điều kiện hàng đầu theo quan điểm của tôi và giao lưu giữa các nền văn hóa và các thông tin và vừa được trở về với thiên nhiên, với sự tự do tĩnh lặng của các nhân mình với những khu vườn, những hồ nước, những công viên và cả những khu rừng.

@ Trong cảm nhận chung về đô thị, Sài Gòn có nét riêng gì không?
Nguyễn Quang Thiều : Sài Gòn là thành phố hiện đại nhất Việt Nam nhưng có những khu vườn trong phố và những miệt vườn bao quanh. Những công dân Sài Gòn tiếp nhận rất nhanh và có ý thức về những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để rồi tạo ra một đời sống đặc trưng của mình.

@ Anh còn nhớ anh bắt gặp Sài Gòn lần đầu tiên ra sao? Cuộc hạnh ngộ ấy có gần giống với tưởng tượng của anh trước đó về Sài Gòn chăng?
Nguyễn Quang Thiều : Lần đầu tiên tôi gặp Sài Gòn là năm 1989. 20 năm trước. Nó khác với những gì tôi được nghe về thành phố này. Trước đó, tôi nghĩ Sài Gòn là chốn ăn chơi và trụy lạc. Nhưng Sài Gòn năm 1989 của tôi là một Sài Gòn rất ấn tượng. Nó cho tôi thấy một tư duy hiện đại mà trước đó tôi không thấy ở các đô thị phía Bắc.

@ Sống ở Hà Nội, anh thường nghĩ về Sài Gòn bằng suy tư gì?
Nguyễn Quang Thiều : Một điều tôi luôn luôn so sánh Sài Gòn với Hà Nội. Đó là ý thức của một đời sống đô thị của người Sài Gòn nghiêm túc hơn.

@ Có bao giờ anh nghĩ mình sẽ tạm cư một khoảng thời gian lâu lâu ở Sài Gòn?
Nguyễn Quang Thiều : Tôi đã ở Sài Gòn một thời gian khá dài, gần 3 năm. Đó là những năm tháng trai trẻ của tôi. Và tôi cũng có ý định ở đó một thời gian như vậy khi có điều kiện.

@ Ngay lúc này, ấn tượng mạnh mẽ nhất của anh khi nhắc đến Sài Gòn?
Nguyễn Quang Thiều : Vẫn là ý thức sống của một công dân đô thị của người Sài Gòn. Sài Gòn là thành phố sống động và đông dân nhất trong các đô thị ở Việt Nam những họ sống kỹ nhất, cho dù bây giờ Sài Gòn là nỗi kinh hoàng của kẹt xe.

@ Theo anh, chúng ta cần làm gì để Sài Gòn đẹp hơn, văn minh hơn?
Nguyễn Quang Thiều: Câu hỏi này nên để người Sài Gòn trả lời. Họ biết thành phố cần phải làm gì.


Nhà văn DI LI: Với Sài Gòn, khách hàng luôn là thượng đế!

@ Trước hết, nếu dùng một câu ngắn gọn để nói về Sài Gòn, chị sẽ nói gì?
Di Li: “Một thành phố của những cơn mưa rào nhiệt đới”. Người Sài Gòn, nhịp sống Sài Gòn, không khí Sài Gòn luôn hối hả và gấp gáp, nên dường như những cơn mưa cũng như vậy. Có lẽ người ta khó có thể kiên nhẫn chờ đợi một cơn mưa dai dẳng như ở miền Bắc.

@ Lần đầu tiên đến Sài Gòn, cảm giác của chị ra sao?
Di Li: Tôi đến Sài Gòn lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1997. Lúc ấy, đó là nơi xa nhất mà tôi từng đến. Lúc ấy, Hà Nội đã hơi se lạnh, nhưng khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất (chưa hiện đại như bây giờ), tôi thấy không khí khá nóng nực. Tôi đứng im 5 phút tại cổng sân bay để tận hưởng cảm giác mới lạ của một thành phố hoàn toàn xa lạ. Tôi vẫn có những cảm giác khó diễn tả như thế khi đến một thành phố lạ. Tôi thấy Sài Gòn đúng như những gì mình hình dung. Vẫn có những khu phố yên tĩnh rợp bóng cây như đường Võ Văn Tần, Nguyễn Du, Trần Quốc Thảo…, có những khu vực sang trọng như xung quanh khách sạn Rex và Park Hyatt, những khu vực ồn ào náo nhiệt như chợ Bến Thành, những quán cà phê vườn trong ngõ nhỏ nội thành hay trên con đường ngoại ô, giống hệt hình dung của 20 năm về trước khi tôi xem những bộ phim hay tác phẩm văn học có bối cảnh Sài Gòn. Nhưng 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng vào Sài Gòn vài bận. Cảm giác giờ là vừa quen vừa lạ.

@ Nếu so với những thành phố mà bạn đã đặt chân tới, Sài Gòn có những ưu, khuyết điểm?
Di Li: Người Sài Gòn có cái gì đó giống người phương Tây. Họ có vẻ bề ngoài rất thân thiện, ồn ã, tay bắt mặt mừng, nhưng rồi là xong, không thể thân mật thêm nữa. Sài Gòn nhiều sắc thái, nhiều tôn giáo, điều này cũng đặc biệt thú vị, khi tôi thấy rất nhiều dòng tu, hay đạo giáo khác nhau mà tôi chưa nghe nhắc tới bao giờ. Nhưng cũng như tất cả các thành phố Đông Nam Á khác, Sài Gòn là một vùng đất nhiệt đới không có mùa đông. Mà cá nhân tôi thì không chịu nổi sự đơn điệu của thời tiết.

@ Với nghề thông dịch viên, chị đã nghe vị khách nước ngoài nào nhận xét về Sài Gòn mà chị tâm đắc chưa?
Di Li: Khách nước ngoài thường nhận xét về Hà Nội nhiều hơn Sài Gòn, không biết sao lại thế. Nhưng nhiều người nước ngoài tế nhị và lịch sự lắm. Họ biết tôi là người Hà Nội thì sẽ không bao giờ quá khen Sài Gòn đâu. Cũng như nguyên tắc mà họ tuyệt đối tuân theo là “Không khen một người phụ nữ trước mặt một người phụ nữ”. Tuy nhiên, có một điều mà bất kỳ khách nước ngoài nào cũng đồng ý là “Dịch vụ ở Sài Gòn tốt hơn Hà Nội”. Tôi đồng ý với bình luận này. Ở Sài Gòn, nếu bạn là khách hàng thì bạn sẽ là thượng đế.

@ Sài Gòn đa dạng và đa diện. Nếu chỉ được chọn một, chị chọn góc phố nào để ngồi với bạn bè ở Sài Gòn?
Di Li: Tôi đặc biệt thích những quán cà phê trong các con ngõ ở ngay trung tâm Sài Gòn. Ngõ nhỏ yên tĩnh, và quán thì lại rất rộng, có cả sân vườn, nhưng cũng yên tĩnh nữa. Không khí ấy Hà Nội không có. Hà Nội chỉ có những quán cà phê máy lạnh ở mặt tiền phố. Nếu muốn tìm một quán có không gian vườn tược thì cần đi xa hơn. Nhưng cái không khí cũng không thể thú vị bằng ở Sài Gòn. Tôi thấy những quán cà phê trong ngõ phố Ngô Thời Nhiệm thực ấn tượng.

@ Giữa chuyến bay Hà Nội – Sài Gòn hoặc Sài Gòn – Hà Nội, những ý nghĩ nào thường xuất hiện trong tâm trí chị?
Di Li: Khi đi từ Hà Nội, tôi chờ đợi cảm giác đến một nơi vừa quen vừa lạ. Và khi rời Sài Gòn, tôi chờ đợi trở về một nơi quen thuộc, gần gũi hơn. Cả hai cảm giác đều da diết.

@ Mỗi khi làm thủ tục hải quan rời khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, nếu gửi lại một lời chào, chị sẽ viết gì trong tin nhắn?
Di Li: Mỗi lần rời thành phố này, tôi lại cảm thấy mình mang theo thêm một góc Sài Gòn trong trái tim, để khiến tôi thấy quen thuộc hơn, gần gũi hơn. Vì thế trong cái tin nhắn gửi lại cho bất kỳ người bạn nào trước khi lên máy bay, tôi vẫn luôn muốn cài vào đó một câu “Cảm ơn Sài Gòn…”.

TUY HÒA ( thực hiện)
http://lethieunhon.com/read.php/4241.htm

*

TIN TỔNG HỢP * VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH DƯỚI ĐẤT




“Vạn lý trường thành" dưới lòng đất sắp ra mắt công chúng 06/09/2006 17:55

Di tích văn hoá cấp quốc gia, địa đạo “Trường thành dưới lòng đất” của Trung Quốc có quy mô lớn nhất trên thế giới được xây dựng cách đây hơn 1.000 năm sắp ra mắt công chúng.
"Vạn lý trường thành dưới lòng đất" sắp ra mắt công chúng Khu địa đạo này được phát hiện từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20, với quy mô lớn, phân bố rộng trên nhiều khu vực, kết cấu đường hầm cực kỳ phức tạp, bố cục chặt chẽ. Về thiết kế nội đạo, các chốt chặn đều có thiết kế phục vụ mục đích quân sự như điểm quan sát, nơi ẩn nấp, cửa che chắn, đồng thời cũng có các công trình phục vụ sinh hoạt như lỗ thông hơi, nơi đặt đèn, bếp đất. Vật liệu chủ yếu dùng gạch nung men xanh có độ cứng cao. vì vậy nhiều chuyên gia khẳng định đây là công trình tầm cỡ quốc gia do một cơ quan cơ mật của nhà nước trực tiếp thiết kế xây dựng.
Vạn lý trường thành Nằm giữa Bắc Kinh và Thiên Tân, trên địa bàn huyện Vĩnh Thanh (Hà Bắc), đây vốn là khu vực chiến trường biên giới, chiến tranh kéo dài hàng trăm năm giữa hai nước Tống – Liêu; cũng là nơi dân gian truyền tụng về những trận đánh nổi tiếng. Theo các ghi chép ở Vĩnh Thanh, thời Tống, phía Bắc Vĩnh Thanh đã thuộc Liêu, có thể đây là công trình do triều đình nhà Tống xây dựng làm chiến tuyến chống Liêu. Hiện nay các địa phương Vĩnh Thanh, Hùng Huyện, Bá Châu đã khai quật xong toàn bộ địa đạo. Xem xét tổng thể phần đã phát quật, ghi chép trên sách vở và truyền thuyết dân gian về hệ thống địa đạo thì toàn bộ công trình chạy theo hướng Đông - Tây dài 65 km, phân bố rộng (phạm vi) theo hướng Bắc – Nam 25 km, diện tích 1600 km2. Hàng trăm nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, địa chất, du lịch... Trung Quốc đã tham dự hội thảo về địa đạo này. Tất cả đều có nhận định chung: Địa đạo được xây dựng vào thời Tống – Liêu, mục đích chính là công trình quân sự, có tính năng như Vạn lý tường thành ở Bắc Kinh. Đây là phát hiện quan trọng của lịch sử quân sự Trung Quốc, có thể gọi là “Trường thành trong lòng đất”, một bảo vật quốc gia. Đình Hải (theo THX)

http://www.vtc.vn/13-5956/van-hoa/van-ly-truong-thanh-duoi-long-dat-sap-ra-mat-cong-chung.htm



Hồ sơ mới giải mật Thứ Tư, 05/05/2010-4:48 PM

Kinh ngạc “vạn lý trường thành hạt nhân” dưới đất của Trung Quốc

Gần đây, hầm lò hạt nhân Bồi Lăng - Trùng Khánh, Trung Quốc được mệnh danh là động nhân tạo lớn nhất thế giới đã chính thức mở cửa đón khách du lịch vào thăm quan. Trước đây, hầm ngầm này mang trong mình những tuyệt mật về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công trình này hoàn toàn do bàn tay và khối óc con người tạo ra, nó được bắt đầu xây dựng năm 1967, năm 1984 hoàn thành đưa vào sử dụng công trình quốc phòng bí mật, năm 2004 những thông tin về hầm lò này mới dần được tiết lộ.

"Mối uy hiếp" từ Mosscow và đòn hạt nhân dự phòng

Những năm 60 của thế kỉ trước, quan hệ giữa hai cường quốc trong phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trong năm 1968, Liên Xô gia tăng triển khai quân đội dọc theo biên giới với Trung Quốc, đặc biệt là vùng giáp gianh với Tân Cương nơi mà phong trào ly khai người Turk hoạt động mạnh.

Ngay từ năm 1961, Liên Xô đã có khoảng 12 sư đoàn, 200 máy bay trên vùng biên giới thì đến cuối năm 1968 con số này tăng lên 25 sư đoàn, 1.200 máy bay và 120 tên lửa tầm trung. Trước tình hình đó, Bắc Kinh quyết định xây dựng một hầm hạt nhân bí mật ở khu vực Tây Nam Trung Quốc nhằm đề phòng một cuộc chiến có thể xảy ra giữa hai người anh em này. Một sườn núi trong dãy Bồi Lăng, Trùng Khánh được lựa chọn, để đảm bảo bí mật tuyệt đối, tất cả những người được cho là "có vấn đề" đều bị thuyên chuyển đi nơi khác.

Trước đó, người Trung Quốc cũng đã quan tâm nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân. Nhiệm vụ này được giao cho xưởng 404 đóng tại Cam Túc, Bắc Kinh đã thiết lập những cơ sở công nghiệp quốc phòng thuộc loại tuyệt mật nghiên cứu xây dựng lò phản ứng hạt nhân, sản xuất nước nặng. Đến đầu những năm 60, khi quan hệ Trung - Xô ngày một xấu đi, Trung Nam Hải tỏ ra lo lắng trước nguy cơ hứng chịu một cuộc chiến tranh hạt nhân từ chính Kremlin - thành trì phe xã hội chủ nghĩa.

Mùa hè năm 1966, Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ phê duyệt kế hoạch tuyệt mật về việc xây dựng công trình quốc phòng mang số hiệu 816, chọn sườn núi Tiêm Tử thuộc thị trấn Bạch Đào, Bồi Lăng, Trùng Khánh làm nơi đặt lò phản ứng hạt nhân bí mật chủ yếu sản xuất các thanh nhiên liệu hạt nhân Plutoni 239 là nguyên liệu chính chế tạo bom nguyên tử.

Kế hoạch tuyệt mật

Lực lượng đặc nhiệm, đoàn 8342 lập tức được thành lập trực thuộc Quân ủy Trung Ương trực tiếp chỉ huy được ra lệnh tuyển lựa kĩ càng nhân sự từ sĩ quan đến binh lính lên tới trên 2 vạn người lập tức triển khai đào hầm xuyên núi. Để hoàn thành công trình này, người ta đã mất 8 năm với hơn 6 vạn người đào, vận chuyển 1,51 triệu mét khối đất đá.

Theo chỉ thị từ Bắc Kinh, công trình này phải chịu được sức công phá của bom 100 kiloton phát nổ trên không và sức công phá của các loại bom 1000 bảng tấn công trực tiếp, tồn tại được trong điều kiện xảy ra động đất 8 độ ríc te.

Để hoàn thành hầm ngầm hạt nhân bí mật này, cả một ngọn núi đã được đào rỗng lòng, toàn bộ hầm lò tổng cộng có 9 tầng, cao 79,6 m, trong đó riêng hầm đặt lò phản ứng hạt nhân đã cao tới 69 m với tổng diện tích lên tới 13.000 m2, rộng bằng một nửa sân bóng. Xung quanh ngọn núi Tiêm Tử được đào 19 động lớn nhỏ làm lối ra vào cho nhân viên, xe pháo, cửa thông gió, ống thoát nước và kho bãi.

Giới chức quân sự Bắc Kinh tự hào cho rằng 816 chính là Vạn lý trường thành dưới lòng đất của họ. Đường vào trong hầm hạt nhân ở hầu hết các cửa động được thiết kế khá rộng rãi, cao trên 13 m, rộng 7 m. Ngoài quy mô hoành tráng, công trình này còn đặc biệt ở chỗ kiến trúc cực kì phức tạp và nhiều tầng, động con trong động to, trong động có nhiều gian phòng khác nhau với độ cao bình quân 5m

Công trình này có tổng cộng 18 phòng với hơn 130 địa đạo, giao thông hào và đường hầm nối các động với nhau có chiều dài tổng cộng 21 km. Đến lúc nghiệm thu, công trình đã hoàn thành 60% khối lượng thiết bị cần lắp với tổng kinh phí đầu tư khoảng 740 triệu nhân dân tệ.

Lò phản ứng hạt nhân sâu trong lòng núi

Lò phản ứng hạt nhân được lắp đặt trong hầm ngầm 816 là loại lò phản ứng nước nặng vừa có thể sử dụng để sản xuất nhiên liệu Plutoni 239 vừa có chức năng phát điện. Lò phản ứng hạt nhân đặt trong khu vực trung tâm của hầm ngầm bí mật 816, được thiết kế với quy mô cực kì hoành tráng. Phòng đặt lò phản ứng cao 25,2 m, toàn bộ khoang hầm cao 69 m được chia thành 9 tầng. Mỗi một tầng hầm lại có các buồng chức năng khác nhau xoay quanh hầm hạt nhân khoang trung tâm.

Ngoài hầm đặt lò phản ứng, trong khoang này còn được thiết kế các khoang phụ xử lý các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, nước thải từ lò phản ứng. Phần lõi của lò phản ứng nằm ở tầng 8 của khoang hầm, cao 23 m. Nó được đặt trên giá thép đường kính 1 m, 4 chân vững chãi, xung quanh có tổng cộng 1984 đường ống công nghệ. Toàn bộ phần lõi lò phản ứng này được đặt gọn trong buồng cách ly phóng xạ có độ dày 1m được lót bằng cát thạch anh chở từ Vân Nam tới. Mái vòm ngay trên lò phản ứng là các quạt thông gió xếp thành nhiều lớp.

Bốn xung quanh lò phản ứng là các lan can thép men theo tường hầm được sơn trắng vẫn lấp lánh những sắc màu phản xạ từ các khối đá thành núi. Cánh cửa vào hầm lò phản ứng được đúc bằng thép nguyên khối dày 20 cm. Phần đáy lò, cũng là tầng 3 của khoang hầm 816 nơi đặt bồn nước có đường kính xấp xỉ 20 m.

"Bộ não" của 816 lại nằm ở tầng 9 của khoang hầm, đó chính là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của hầm hạt nhân 816, chùm đèn pha lê sang trọng vẫn tỏa ra ánh sáng dịu mát từ trên mái vòm của tầng hầm. Ấn tượng nhất đối với những ai lần đầu tiên đặt chân vào gian phòng trung tâm điều khiển này chính là hệ thống máy tính khổng lồ chiếm gọn cả bề mặt 3 bức tường với diện tích lên tới 150 m2, chiều cao 2 m. Bảng điện tử phát ra ánh sáng vàng nhạt của những bóng đèn led, trên đó vẫn ghi rõ thời gian ngày 30/06/1978. Một điều thú vị nữa là dù bên ngoài đang mùa đông hay mùa hè thì nhiệt độ trong toàn bộ hầm ngầm 816 lúc nào cũng duy trì ở mức 250C.

Đứng từ cầu thang của tầng thứ 2 quan sát thấy bể chứa nước khá rộng, mặt nước dường như bị phủ một lớp váng bụi do toàn bộ công trình đã nhiều năm khong được duy tu bảo dưỡng. Thời kì còn hoạt động, trong hầm lúc nào cũng có hai tuốc bin công suất lớn, nguồn nước thải ra được dẫn xuống bế nước lớn sâu 10 m, dài 40 m và rộng khoảng 7 đến 8 m. Nguồn nước này được dùng để làm mát các thanh nhiên liệu và giảm độ phóng xạ phát ra từ chúng.

Hé mở những bí mật

Đến tháng 2/1984 tình hình quốc tế có nhiều diễn biến mới, quan hệ Trung - Xô đã bớt căng thẳng, nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa hai cường quốc này không còn. Khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô năm 1985, ông đã cố gắng hàn gắn lại quan hệ bình thường với Trung Quốc. Các lực lượng quân sự của Liên Xô dọc theo biên giới với Trung Quốc được cắt giảm rất nhiều, quan hệ kinh tế bình thường đã được nối lại, và vấn đề biên giới dần dần lắng dịu.

Trong khi đó, tình hình nội bộ Trung Quốc có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc đại cách mạng văn hóa đã cuốn cả đất nước đông dân nhất thế giới này vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kinh tế đình trệ, đời sống người dân hết sức khó khăn khiến ngân sách dành cho quốc phòng vốn đã eo hẹp nay càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhiều ý tưởng, nhiều dự định phát triển sức mạnh quân sự đã phải dừng lại. Công trình bí mật 816 bị đóng cửa, hoạt động sản xuất nhiên liệu vũ khí hạt nhân tại đây tạm thời bị gác lại.

Khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ông thực thi chính sách cải cách mở cửa, tập trung phát triển kinh tế. Chính nhờ vào đường lối cải cách kinh tế đó, những năm sau này nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng, ngân sách quốc phòng gia tăng, một phần công trình 816 lại được sử dụng vào việc chế tạo nhiên liệu hạt nhân phục vụ công nghiệp quốc phòng. Hiện nay, công năng sử dụng của nó đã được chuyển đổi làm nơi sản xuất hóa chất và quy hoạch phát triển du lịch.

Tháng 4/2003 Ủy ban Khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc quyết định giải mật thông tin về hầm ngầm hạt nhân bí mật 816, mở cửa công trình đón khách tham quan, vừa làm nơi giáo dục quốc phòng cho học sinh sinh viên, vừa phát triển du lịch.

Một quan chức của Tổng công ty Hóa chất Kiến Phong - Trùng Khánh, đơn vị đang trực tiếp quản lý và sử dụng một phần công trình bí mật này cho hay, hầm ngầm hạt nhân 816 là động nhân tạo lớn nhất ở châu Á tính đến thời điểm hiện tại. Các cơ quan chức năng Trung Quốc đang quy hoạch khu vực này trở thành trung tâm du lịch mở cửa cho khách tham quan chiêm ngưỡng thành tựu của ý chí, bàn tay và khối óc những người lính đặc công đoàn 8342.

Lê Dũng



http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=9&ID=3945
*

ĐÀN CHIM VIỆT * PHÙNG QUANG THANH

*



Ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bô Quốc Phòng Việt Nam, hồi cuối tháng Tư, có chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc. Chuyến đi được báo chí trong nước đánh giá là, “vừa có cương, vừa có nhu”, coi như thành công.


Tờ Quân Đội Online, một tờ báo gần đây rất tích cực trong việc đánh phá các “thế lực thù địch” hay đám “âm mưu diễn biến hòa bình” đã có một bài tường thuật về chuyến đi của ông bộ trưởng Quốc Phòng, trong đó nói ““Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu kết quả bước đầu của chuyến thăm, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước CHND Trung Hoa”.
Ơ hay, xưa nay, chỉ nghe cấp dưới báo cáo cấp trên hay con cái báo cáo cha mẹ. Sao giờ lại có chuyện bộ trưởng một nước đi báo cáo với phó chủ tịch Quân ủy TW nước láng giềng?
Bình luận về điều này, trang Bauxite nói ngắn gọn là: NHỤC! Có thể với ai đó, thì đây quả là một việc nhục nhã.Nhưng biết đâu, đó chẳng là thói quen của các cấp lãnh đạo Việt Nam trong những năm gần đây?
Xin chuyển lại nguyên văn bản tin của trang Quân Đội, nếu bạn đọc truy cập vào đường link và thấy nó không còn nữa, hay đã bị sửa chữa thì đừng cho rằng Đàn Chim Việt đưa tin bậy nghe!
**
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH


Rõ là ngôn ngữ nô bộc, và tính nô bộc đã thể hiện ở ngôn ngữ, hành động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước , Thủ tướng và Nhà báo XHCN Việt Nam. Đã bán nước hại dân, cam tâm làm nô bộc thì phải thế!

**

————————————————-
Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương nước CHND Trung Hoa Từ Tài Hậu chúc mừng Đại tướng Phùng Quang Thanh sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc.
Đại tướng Phùng Quang Thanh chân thành cảm ơn đồng chí Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã dành thời gian tiếp đoàn mặc dù bận rộn rất nhiều công việc. Sự đón tiếp nhiệt thành, trọng thị, thắm tình đồng chí, anh em của các bạn Trung Quốc đã để lại cho Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam những ấn tượng đẹp đẽ về tình hữu nghị giữa hai nước nói chung và hai quân đội nói riêng. Sang thăm hữu nghị đúng vào thời điểm quân và dân Trung Quốc đang phải dốc sức khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ động đất ở tỉnh Thanh Hải, một lần nữa Đại tướng Phùng Quang Thanh gửi tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và toàn thể nhân dân Trung Quốc lời chia buồn, sự cảm thông sâu sắc.
Những ngày cuối tháng Tư này, trên khắp đất nước Việt Nam đang diễn ra nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân sự kiện này, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Sự ủng hộ, viện trợ quốc tế, trong đó có sự giúp đỡ của Trung Quốc là một trong những yếu tố góp phần quan trọng giúp Việt Nam lập nên chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử to lớn đó. Đồng chí Phùng Quang Thanh đã kể lại nhiều kỷ niệm trong những năm tháng chiến đấu ở chiến trường, tận mắt chứng kiến sự giúp đỡ thiết thực, có hiệu quả của Trung Quốc đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Đồng chí khẳng định: Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi sâu sự kề vai, sát cánh của bạn bè quốc tế, đặc biệt là của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc. Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vui mừng, phấn khởi trước sự đổi thay kỳ diệu của đất nước Trung Quốc, coi đó như thành tựu của chính đất nước mình, là điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Trung Quốc vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN. Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu kết quả bước đầu của chuyến thăm, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước CHND Trung Hoa. Đồng chí Phùng Quang Thanh đã trân trọng mời đồng chí Từ Tài Hậu sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong thời gian thích hợp.
Nguồn:http://www.quandoinhandan.org.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/4/37/37/110213/Default.aspx
*

ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRANG TỬ

*


*
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRANG TỬ VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
I

Tư tưởng cổ đại phương đông cũng có những vấn đề nghi hoặc về văn bản, tác giả và chính thống. Nếu dựa trên khu biệt triết học với phi triết học theo tiêu chuẩn tây phương để cứu xét, chẳng hạn nơi triết học trung hoa, một số những nhà tư tưởng hay trường phái cũng ở trong tình trạng phải tranh luận, như đã nói đến ở trên, do sự khuynh loát của hệ thống Nho gia thống trị. Tuy nhiên, nói đến Nho gia cũng không có nghĩa là bỏ tất cả những lý luận của các phái khác nhau vào chung một rọ; lý ưng, ít ra từ những học thuyết đa dạng chỉ ra ba con đường: một, con đường Trung quốc đại đạo chỉ hình thành từ khi bạo quyền thống nhất đất nước, thu vào một mối với những trí thức phục vụ lãnh đạo củng cố chế độ toàn trị, khởi đầu với đế chế quân chủ như hình thái chính trị đầu tiên tiêu diệt ý thức dân chủ của con người sống trong cộng đồng, tập thể, đô thị; hai, ý thức được chính trị có căn rỗi từ đạo lý làm gốc, con người là cơ bản nên xu hướng đa nguyên là tiêu chí của tư tưởng nên ngay từ khởi sự đã không có manh động trấn áp những tiếng nói khác nhau; ba, nguyên lý tổng hợp là phương pháp luận lấy những phạm trù là cơ sở để phân tích, thúc đẩy thực nghiệm lập thành những khoa học khác nhau tạo ra sự tiến bộ phát triển và khai phá nhiều thành quả xây dựng xã hội. Dưới lối nhìn của tư tưởng hiện đại, khi xét đến di sản của triết học Trung hoa cũng như triết học Ấn độ, có thể nói gì về Khổng Khưu, về Trang Chu, về Long Thọ v.v..?




Trong khung cảnh một điển hình, tôi sẽ nói về Trang tử. Cũng như phần lớn những nhà tư tưởng cổ đại, xuyên qua bao thăng trầm của lịch sử văn hóa, Trang tử là con người có thực sống ở trong một thời đại nhất định, song cũng do những hạn chế của thông tin, nhân vật tư tưởng còn chứa đựng huyền thuyết lẫn vào thực tại. Trước hết là con người lịch sử, như ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên: Thầy Trang, người đất Mông, tên là Chu. Chu từng làm chức lại, coi 'vườn sơn'[Tất viên] ở Mông, đồng thời với Huệ vương nước Lương, Tuyên vương nước Tề. Học của thầy, không đâu là không dòm tới, song chỗ cốt yếu, gốc ở lời của thầy Lão. Cho nên sách thầy viết hơn mười vạn chữ, đại để đều là ngụ ngôn. Làm những bài Ngư phủ, Đạo Chích, Khư Khíp để chế diễu bọn thầy Không, và tỏ rõ đạo thầy Lão. Những tên Úy Lũy, Hư Cang Tang tử đều là chuyện bịa không có thực. Nhưng khéo viết văn, sắp lời, chỉ việc, tả tình, để bài bác bọn nhà Nho, nhà Mặc. Dù những người học rộng đời bấy giờ, cũng không sao cãi để tự gỡ lấy mình được. Lời của thầy mông mênh phóng túng cốt thích ý mình, cho nên các bậc Vương, Công đều không ai biết là người thế nào nữa!


Uy vương nước Sở nghe Trang Chu giỏi, sai sứ đem nhiều của sang mời, hứa cho làm Tướng. Trang Chu cười bảo sứ giả nước Sở: Nghìn vàng là lợi lớn. Khanh, Tướng là ngôi cao. Nhà thầy lại không thấy con Trâu đem tế Trời đó sao? Nuôi nấng trong vài năm, đem gấm vóc để mặc cho để đưa vào Thái miếu. Trong lúc ấy, dù muốn làm con lợn con mất mẹ nữa, dễ mà được đâu? Nhà thầy đi ngay! Đừng dây bẩn! Tôi, thà chơi đùa ở trong rạch bùn cho thích, chứ không để cho kẻ có nước ràng buộc nổi. Suốt đời không làm quan, để cho thích chí tôi!
(Bản dịch của Nhượng Tống).

Trang Tử hay Nam Hoa Kinh là tác phẩm chính thống duy nhất của Trang tử; tuy nhiên ngay chính nội dung sách vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Cho nên, như học giả Harold Roth từng đặt vấn đề nghiên cứu khi hỏi: Ai đã tập hợp Trang tử? từ nhận xét là từ lâu người ta đã nhận ra sách này không là một bản văn đồng nhất. Sớm như thế kỷ thứ bảy ở bản địa Trung hoa, nhiều học giả đã nghi hoặc về tính thống nhất của tác phẩm, bốn thế kỷ sau thi sĩ-học giả danh tiếng Tô Đông Pha (1036-1101) khẳng định là những chương 28 đến 31 không phải do Trang Chu viết, học giả đời Nam Tống là La Miễn Đạo cũng theo họ Tô loại ra những chương 28-31 và nối chương 27 tiếp sang chương 32, và đặt nghi vấn hai chương 15 và 16, soạn lại tác phẩm thành hai mươi sáu chương mới.

Dựa trên nghiên cứu của Angus Graham, Roth kể ra sáu tầng cơ bản trong ba phần chính gồm 33 chương của sách Trang tử gồm Nội thiên (chương 1-7), Ngoại thiên (ch. 8-22) và Tạp thiên (ch. 23-33) như sau: 1/ những chương từ 1 đến 7 do con người lịch sử có thật là Trang tử (sống cùng thời với Lương Huệ vương (trị vì từ 370-319) và Tề Tuyên vương (trị vì từ 319-301) viết gồm những chủ đề chính như tiêu dao với đạo, mọi kinh nghiệm của con người có tính tương đối v.v..; 2/ những chương từ 8 đến 11 do một người chịu ảnh hưởng sách Lão tử, cũng như ảnh hưởng của phái Nông gia đã mai một từ lâu; 3/ những chương từ 12 đến 16 và chương 33 có thể do những người chịu ảnh hưởng của Tống Hình và Doãn Văn ở thời sơ Hán và trong nhóm Hoàng Lão; 4/ những chương từ 17 đến 22 nhái từ những chủ đề và văn phong từ Nội thiên; 5/ những chương từ 23 đến 27 và 32 là tập hợp không đồng nhất những đoản văn bắt nguồn từ những tầng khác; 6/ những chương từ 29 đến 31 là những chương đáng ngờ nhất, tiêu biểu cho phái Dương Chu mà Graham phỏng định ở khoảng năm 200 trước Công nguyên.

Học giả Quan Phong cho là mấy chương này của Trang Hạnh nên dễ lầm với Trang Tử. Jean François Billeter chỉ ra bốn cách của những nhà chú giải sách Trang tử: một là dịch và bình luận dựa trên chú giải truyền thống của Trung hoa; hai là minh giải hay cách tân chú giải, nhờ vào lịch sử tư tưởng và tôn giáo của Trung hoa cổ đại; ba là đặc biệt nghiên cứu bản văn về mặt ngữ học, quan tâm đến những vấn đề về nguồn gốc và chính thống; bốn là nỗ lực làm mới khi tiếp cận động lực trong Trang tử với môt số những ý tưởng riêng trong triết học phương tây, nhất là thuộc hiện đại.


Billeter mưu tìm một phương cách khác, khi xét tác phẩm dưới quan điểm triết học, ít ra là tác phẩm của một triết gia. Ý tưởng này theo ông mở ra một viễn cảnh mới. Billeter quan niệm triết gia là người tự nghĩ, lấy đối tượng cho tư duy là kinh nghiệm về chính mình, về tha nhân và thế giới, được thông tin về những điều những triết gia khác đã nghĩ, ý thức những bẫy ngôn ngữ giăng ra và do đó có được cách sử dụng có phê phán. Vì vậy, ông nghĩ có một bình đẳng về nguyên tắc giữa ông và nhà tư tưởng ông đi nghiên cứu là Trang tử với kinh nghiệm của ông và Billeter phần nào gặp nhau.

Ông lại tìm được ở Wittgenstein, triết gia hiện đại một nhận xét trong những nghiên cứu triết học, ”cái khó không phải ở chỗ tìm ra giải pháp, song ở chỗ nhận ra giải pháp trong những gì có vẻ chỉ là tiền đề mà thôi”, cái khó ở chỗ biết dừng lại, từ giải thích, sớm muộn cũng dẫn đến miêu tả mà thôi. Billeter khám phá ra từ đó là khi Trang tử nghĩ về mình và kinh nghiệm của riêng mình, Trang tử đã miêu tả ra nó một cách chính xác và hấp dẫn về cái gần vô cùng và hầu như trực tiếp. Đây chính là một thứ hiện tượng luận Billeter đề cập trong những tranh biện và nghiên cứu khác. Phải biết dừng lại ở miêu tả như Wittgenstein quan niệm, theo Billeter chỉ ra hai ý nghĩa: phải biết treo lửng những sinh hoạt tập quán của mình để chú tâm xem xét cái gì hiện ra trước mắt hay ở gần bên chúng ta và phải mô tả chính xác cái gì chúng ta quan sát, tìm những từ đúng và làm chủ ngôn ngữ.

Ông nêu ra mấy ngụ ngôn của Trang tử như: Hoàn công đọc sách ở trong phòng, người thợ đóng xe Biển đẽo bánh xe ở dưới thềm, buông dùi, đục, bước lên thềm và hỏi Công: Dám hỏi nhà vua đang đọc gì vậy? - Những lời của thánh nhân, Hoàn công trả lời. Thánh nhân còn trên đời? - Không, họ đã chết rồi. - Thế thì những cái nhà vua đọc đó là cặn bã của người xưa thôi! - Một thợ đóng xe sao dám lạm bàn những gì quả nhân đang đọc sao! Hoàn công nói, nếu nhà ngươi nói cho thông thì ta tha, nếu không, nhà ngươi sẽ chết! - Biển đáp, Tôi đây xét việc theo kinh nghiệm của mình ra mà nói. Khi tôi đẽo bánh xe mà làm nhẹ nhàng quá thì không bám, khi làm mạnh tay quá thì chối [không vào trong gỗ]. Giữa mạnh và nhẹ, bàn tay tìm ra được, mà tâm trí đáp ứng. Có ngón nghề ở đó mà không thể diễn tả bằng lời, không thể truyền đạt lại cho con cái, mà chúng cũng không thể học được ở tôi, và thế là tuổi đã qua bẩy mươi, đã già thế này vẫn còn đẽo xe.


Cái không thể truyền lại được, cổ nhân đã mang theo đi vào cõi chết. Cái mà nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của người xưa thôi. (Chương 13: Đạo trời/La voie du Ciel). Billeter đề cập việc phỏng dịch đoạn văn miêu tả: 'đẽo bánh xe mà làm nhẹ nhàng quá thì không bám, khi làm mạnh tay quá thì chối không vào trong gỗ' {Nhược Tống dịch: đẽo bánh xe, chậm thì ngọt mà không bền; mau thì chối mà không vào], tuy nhiên đoạn văn tiếp theo mới thực quan trọng: 'giữa mạnh và nhẹ, bàn tay tìm ra được mà tâm trí đáp ứng' [Nhượng Tống dịch: không chậm, không mau, hiểu nó ở tay, mà ứng vào lòng] diễn tả kinh nghiệm 'có ngón nghề ở đó không thể diễn tả bằng lời, không thể truyền đạt lại'. [Bản dịch Đức ngữ của Richard Wilhelm: Wenn man beim Rädermachen zu bequem ist, so nimmt man's zu leicht, und es wird nicht fest. Ist man zu eilig, so macht man zu schnell, und es paßt nicht. Ist man weder bequem noch zu eilig, so bekommt man's in die Hand, und das Werk entspricht der Absicht. Man kann es mit Worten nicht beschreiben, es ist ein Kunstbegriff dabei.]

Billeter luận: tâm trí/sin ghi nhận những kết quả và dần dà rút ra ở đó niệm thức của cử động kỳ thành, có một tầm phức tạp lớn về mặt vật lý và toán học, song lại đơn giản với người sở hữu nó. Làm chủ cử động hàm ngụ một nhận thức, không thuộc tính suy lý, rất quen thuộc đến độ ta không ý thức, và thực hành hàng ngày nên trở thành vô thức. Đối thoại giữa nhà vua và người đóng xe khởi từ một triết lý liên quan tới vấn đề ngôn ngữ, trình bày trước đoạn văn dẫn trên: Cái mà chúng ta nghe được, là chữ và âm thanh. Khốn thay, con người tưởng…là những chữ này, những âm thanh này giúp họ nắm được thực tại sự vật - đó là một sai lầm. Nhưng họ không biết điều đó vì, kẻ biết/tri giác/tcheu, không nói ra và, kẻ nói thì không biết/tri giác. (Ch. 13 dt). Billeter lý giải là Trang tử vẽ ra mối quan hệ mà chúng ta có thể tự quan sát: khi tập trung vào tri giác một thực tại khả xúc, ở trong hay ngoài chúng ta, ngôn ngữ không còn là trọng tâm ý thức của ta; ngược lại, khi ta dùng tới ngôn ngữ, chắc chắn ta không ngừng tri giác, song ta không thể tập trung vào nó.

Wittgenstein cũng nói những điều tương tự như: Khi tôi nhìn một vật, tôi không thể tưởng tượng nó… Khi ta tưởng tượng nó, ta không quan sát nó. [Während ich einen Gegenstand sehe, kann ich ihn mir nicht vorstellen…Wenn wir uns etwas vorstellen, beobachten wir nicht.] Quan hệ này đính kết với chức năng của tinh thần chúng ta mà ngôn ngữ làm sai lạc, nên khi nói thì không biết, nên ta tưởng ngôn ngữ là biểu hiện chính xác thực tại. Nhiệm vụ của nhà tư tưởng là vượt qua cái bất hợp tự nhiên này. Một ngụ ngôn khác trong chương 14: Hiểu sống/Comprendre la vie: Khổng tử ngắm thác Lã lương. Nước rơi từ độ cao ba trăm bộ rồi chẩy xuống sủi bọt suốt bốn mươi dặm. Rùa, sấu không thể bén mảng tới đó, vậy mà Khổng nhận ra một người đang lội ở đó. Ngỡ là một kẻ khốn khổ đi tìm cái chết, nên nói các đệ tử đi dọc theo dòng nước để cứu y. Nhưng qua mấy trăm bộ, người đó ngoi lên, bới tóc , vừa đi vừa hát trên bờ đê. Khổng chặn y lại và hỏi :Ta tưởng nhà ngươi là ma, nhưng đến gần mới biết là người sống. Xin hỏi : có phương pháp nào mà lội được như vậy? [Nhượng Tống dịch : Xin hỏi lội nước có đạo chăng ?] - Người đó đáp : Không, tôi không có phương pháp gì cả. Tôi khởi đầu với quen/kou, phát triển tính/sing và đạt tới mệnh/ming. Tôi cứ để bám theo cuộn sóng và trồi lên theo dòng nước lên, theo những chuyển động của nước mà chẳng vận theo ý riêng.[Nhượng Tống dịch : Tôi không có đạo gì cả ? Tôi bắt đầu với quen; lớn với tính, thành với mệnh. Cùng vào với làn xoáy vào...Cùng ra với làn cuốn ra...Theo đạo của nước mà chẳng vì ý riêng]

- Khổng tử hỏi : khởi với quen, phát triển tính, đạt tới mệnh, là có ý gì ? Người đó đáp : Tôi sinh ra trên đồi này và cảm thấy như ở nhà : đó là quen. Lớn trong nước mà dần dà thấy tự nhiên: đó là tính. Không biết sao lại làm như thế : đó là mệnh. [Nhượng Tống dịch: Tôi sinh ra ở gò mà yên với gò, cái đó là quen. Lớn ở nước mà yên với nước, cái đó là tính. Không biết sao tôi lại thế, mà thế, cái đó là mệnh].


Theo Billeter, ba từ hoa cố, tính, mệnh là những phần của kinh nghiệm, thường để chỉ cái gì thuộc về quá khứ, đã trọn hay có trước, đó là ý nghĩa của (duyên) cố/kou, tính/sing dịch là tự nhiên, theo nghĩa trừu tượng của bản tính người, hay sự vật mà theo cổ nhân, không là dữ kiện hiện diện trước đó, mệnh/ming có ý nghĩa trật tự, mệnh lệnh mà cũng để chỉ số mệnh, tất yếu. Tuy nhiên, đọc Trang tử theo Billeter 'thay vì xác định tiên thiên Trang tử như một nhà tư tưởng Trung hoa, hay một nhà Đạo giáo/taoiste, ông đọc theo một cách đọc phê phán - có nghĩa là 'thận trọng và giàu tri tưởng' - và phán đoán xem những gì tìm thấy có tương ứng với những ý tưởng thu nhận.

Quá trình đọc của Billeter như vậy, giống như ngày nay ta đọc Platon, Kant, Hegel, Marx trong một viễn cảnh hiện đại. Cho nên Billeter minh thi 'chính kinh nghiệm chứng thực việc dịch', trong khuôn khổ khả hữu, tránh dùng những từ khiến người đọc ngỡ là những khái niệm, biểu tượng hay thực tại đặc trưng là trung hoa, trong khi thực sự là mô tả một kinh nghiệm phổ quát. Vì vậy, trong những bản văn ngụ ngôn dẫn trên, Trang tử dùng từ ngữ tao/đạo để diễn tả điều gì đó thì ở bản dịch sang pháp ngữ, Billeter đã vận dụng những từ trong ngữ cảnh sao cho nắm vững được diễn ngôn của Trang tử.


Trong thiên Hiểu sống 'đạo' dịch nghĩa là 'phương pháp' lội ở câu trước và 'chuyển động' của nước ở câu sau ; trong thiên Dưỡng sinh chủ 'đạo' dịch sang là 'cơ năng của sự vật'. Việc sử dụng đa điệu theo Billeter phù hợp với triết học ngôn ngữ của Trang tử trình bày trong chương 2 nhan đề Tề vật luận sẽ nói đến sau. Đọc và dịch Trang tử theo tiêu chí : tìm lại trong những lý giải tích lũy toàn bộ ý nghĩa mà tác giả gửi vào bản văn khi viết ra. Sách Trang tử như Billeter nhấn mạnh là tác phẩm của một triết gia, nghĩa là của một con người nghĩ cho chính mình, trước hết tham khảo kinh nghiệm riêng của mình, cũng suy niệm về những điều người khác nói và sử dụng có phản tư ngôn ngữ. Có thể nói ngay từ khởi điểm, chúng ta hầu như không biết gì về con người Trang tử, mà chỉ có bản văn, nên nếu không đi tìm nơi văn bản thì không thể tìm ra tư tưởng triết học của ông.

Thực sự, lối nhìn này chính là quan điểm chung của phê bình luận hiện đại. Billeter cũng viện dẫn Wittgenstein và hiện tượng luận hiện đại : Wittgenstein coi mô tả như thể hành vi triết học tột cùng hơn là giải thích, vì nó dựa trên kinh nghiệm sơ đẳng của ta, trên cái tương cận vô cùng hay hầu như trực tiếp, song những mô tả của Wittgenstein thật dốc hiểm vì đụng vào những khó khăn của ngôn ngữ ; miêu tả là cốt lõi của hiện tượng luận, song tản văn vô tận của các nhà hiện tượng luận hiếm cho cảm giác tiếp chạm chính sự vật. So với những tư trào này, Trang tử rất khác, trong hành ngôn ông đẩy xa tri tưởng không ngừng táo bạo, tác phẩm của ông chủ yếu là mô tả kinh nghiệm, dầu là kinh nghiệm thông thường.

Những nhân vật như người đóng xe, lội nước, đầu bếp là những con người hoạt động, mô tả những biến đổi trong hoạt động tiến đến chỗ làm chủ được nghệ thuật của họ, khác với nhà hiện tượng luận với những điều mô tả trong một quan hệ tự nội có ý thức. Billeter gọi những hiện tượng ấy là những 'vận hành của hoạt động/régimes de l'activité' theo cái nghĩa thường nói về vận hành của một động cơ, nghĩa là điều chỉnh tốc độ tạo những quan hệ và hiệu năng khác nhau. Trong những bản văn của Trang tử chủ yếu là chú ý đến những 'biến đổi của vận hành'. Billeter dẫn nhận xét của nhà văn siêu thực Julien Gracq phê phán 'hầu như mọi nhà tư tưởng, mọi nhà thơ tây phương ưa thích ý tưởng, ảnh tượng gợi lên cảnh giới, nghĩa là chia cách tinh thần với thế giới, và không chú ý đến những gì có liên quan đến...khuây ngủ/nhu nọa, tái hợp' nên trong khoa học cũng như văn học phương tây 'ít chú tâm đến những trạng thái thực sự sinh ra và hấp hối của ý thức'.


Billeter cho Gracq hoàn toàn có lý, trừ mấy ngoại lệ mà chắc hẳn ông không quên, như trường hợp Montaigne kể kinh nghiệm ngã ngựa, Proust trong trường thiên tiểu thuyết viết về đi vào giấc ngủ với thời khoảng siêu quyết định của cảm quan và kỷ niệm. Trang tử đã nói về một vận hành của người say trong thiên Hiểu sống : Kìa kẻ say ngã xe, tuy đau không chết. Đốt xương đồng với người mà chịu hại khác nguời là vì thần họ toàn : cưỡi cũng chẳng biết. Ngã cũng chẳng biết. Sống, chết, sợ, hãi, không vào trong lòng họ. Thế nên nghịch với vật mà không khiếp. Họ được toàn về rượu mà còn như thế, huống chi là được toàn về trời. [tôi theo bản dịch của Nhượng Tống].


Billeter cũng dẫn một lời chú giải trong thiên Đạo lý/Ethique của Spinoza phủ bác ảo tượng về ý chí tự do của Descartes khi luận là con người chưa thể có một nhận thừc về những nguyên động lực của thân thể để có thể giải thích mọi chức năng, những gì quan sát về loài vật vượt khỏi trí khôn của con người, nhiều hành động của những người mộng du làm trong khi ngủ mà không dám làm khi thức, chứng tỏ 'thân thể chỉ theo những luật của tự nhiên có quyền năng hoàn tất nhiều hành động là kinh ngạc thần trí của mình' chỉ ra không phải ngẫu nhiên, giữa tư tưởng của Trang tử và Spinoza có một quan hệ ái lực sâu sắc. Đó là gặp gỡ giữa nhận thức về tất yếu và hình loại tự do thứ cấp rút ra từ nhận thức này, hay một viễn quan về tất yếu này. Quyền năng và ý chí là những vấn đề chủ trong triết học hiện đại.

Một trong những nhà tư tưởng dẫn đạo ngày nay là Michel Foucault, như Hinrich Fink-Eitel nhận xét đã xem 'quyền lực' là đề tài tranh biện, vì ông tin chắc nó là nguyên lý phát triển và hợp nhất trong xã hội chúng ta/Die bei Foucault verhandelte Sache heißt « Macht ». Es ist seine Überzeugung, daß sie Entwicklungs- und Integrationsprinzip unserer Gesellschaft ist. Quả thực, từ thập niên 70 của thế kỷ trước, Foucault có xu hướng nghiên cứu về quyền lực (phải chăng, ảnh hưởng của biến động '68 ở châu Âu đã tác động lên tư tưởng của ông?) đánh dấu từ tác phẩm Surveiller et punir. Foucault đề cập đến vấn đề lớn ngày nay là 'toàn dẫy quyền lực càng ngày càng tinh tế, tế vi tác động lên cá nhân trong ứng xử thường nhật cũng như trong thân thể riêng của họ. Chúng ta sống chìm ngập trong mạng lưới chính trị của quyền lực, và chính quyền lực đang trở thành vấn đề/(c'est) toute cette série de pouvoirs de plus en plus ténus, microscopiques, qui sont exercés sur les individus dans leurs comportements quotidiens et jusque dans leurs propres corps. Nous vivons immergés dans le filet politique du pouvoir, et c'est le pouvoir qui est en question' (Dits et Ecrits, t. II).

Những bài giảng của Foucault tại Học viện Pháp/Collège France từ đầu năm 1971, nay đang lần lượt được xuất bản [từ La Volonté de savoir (1970/71) đến Le Gouvernement de soi et des autres (1983/84) cho đến nay ít ra đã có tám tập, chỉ tiếc là không theo trật tự lịch đại do việc biên tập] chỉ ra hành trạng tư tưởng ở giai đoạn này, đặt lại nghị trình tranh biện của thời quá độ và ảnh hưởng tới nhiều người đương thời. Hai quyền lực Foucault đề cập là quyền lực kỷ luật (kể cả quyền lực tâm bệnh trị liệu) áp dụng những kỹ thuật giám thị lên thân thể trong phạm vi trừng giới và quyền lực sinh học/sinh quyền áp dụng những kỹ năng chính quyền lên đời sống, dân chúng.

Trong nghiên cứu Trang tử Etudes sur Tchouang-tseu, Billeter viết mở đầu chương 2 dưới tiêu đề 'Non-pouvoir et non-vouloir'/phi quyền và phi dục : Nếu ta tin vào dật thoại kể trong thiên Thu thủy, Trang tử tỏ ra khinh thị quyền lực. Chuyện kể như sau : Vua Sở sai hai quan đại phu đến gặp Trang tử. Họ thấy ông đang câu cá bên bờ sông Bộc. Họ thưa 'vua nước tôi muốn đem trọng trách của nước giao ngài'. Không nhấc cần câu cũng chẳng quay đầu lại, Trang tử trả lời họ : 'Nghe nói nước Sở có con rùa thần chết đã ba ngàn năm?

Vua Sở giữ bộ xương cốt của nó, bọc trong hòm vải, cất trong thái miếu. Hỏi, con rùa ấy mong chết sung sướng và được giữ cốt, hay sống lê đuôi trong chốn bùn lầy ? Hai đại phu đáp : Sống và lê đuôi trong bùn lầy'. Trang tử kết : Đi thôi, để tôi yên, tôi cũng sống lê đuôi trong bùn lầy như nó. Tư Mã Thiên vì lẽ ấy mà ghi vào trong chuyện về Trang tử ở Sử ký ? Từ những chuyện chim Uyên-sồ trong đối đáp giữa Trang tử và Huệ tử, chuyện Tào Thương nước Tống (trong thiên Liệt ngữ khấu) và nhiều dật thoại khác trong Trang tử theo Billeter là một phê phán triệt để quyền lực. Lý giải này khác hẳn với những nhà nghiên cứu khác, thường quan niệm hiền triết Đạo giáo tránh tham dự vào chỗ quyền lực và sống ẩn dật để giữ được độc lập và yên tịnh. Nên nhớ Trang tử là một tác phẩm đa tạp như đã nói nơi trên, nên Billeter phân biệt hai loại : Trang tử và những tác giả vô danh chia xẻ quan niệm phê phán quyền lực với Trang tử, không phải những tác giả đưa những phần viết ghép thêm vào sách sau này.

Loại người này coi phê phán quyền lực phải nhường chỗ cho biện hộ một thứ quyền lực lý tưởng, mà Thánh nhân thoát khỏi tham vọng thống trị và thực thi một hành động vô cảm và nhân ái ; như vậy không phải là phê phán quyền lực, mà là biện cãi cho một ý thức hệ chính trị. Theo Billeter, Kouo Siang [phiên âm của Billeter, tức Quách Tượng sống thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều (252-312 CN) viết Trang tử chú] đã ảnh hưởng việc bình luận Trang từ đó đến nay, bỏ qua chiều hướng phản kháng trong tư tưởng Trang tử, vì đã biến đổi phê bình sâu sắc quyền lực thành một thứ biện hộ cho việc từ quan và thái độ dửng dưng đạo lý. Chính làm giảm nhuệ khí Trang tử, Quách Tượng đã tạo cho Trang tử lẫn tác phẩm này có một 'vị trí lâu bền trong văn hóa của những tầng lớp giai cấp thống trị của Trung hoa'. Trong chương kế nhan đề La mission de Yen Houei/Sứ mạng của Nhan Hồi của tác phẩm nghiên cứu Trang tử nói trên, Billeter khi đối chiếu thế giới trung hoa từ thời đế chế Tần Thủy Hoàng sang đến triều Tây Hán so với thời đại Trang tử, những điều kiện của đời sống chính trị, trí thức và đạo đức đã thay đổi. Quyền hành tập trung trong con người hoàng đế.


Một ý thức hệ đế chế, kiểu Trung quốc đại đạo coi vua như trung tâm của mọi sự, quyền lực chuyên chế là tự nhiên, phù hợp với luật vũ trụ kể từ nguyên thủy đến về sau. Phải chăng vì thế người ta đã ngừng thấy thuyết bi quan nhân học/pessimisme anthropologique của Trang tử ? những kẻ tán tụng từ thời đế chế về sau không hiểu được cái giác tỉnh minh mẫn tàn nhẫn của nhà tư tưởng đạo lý và tinh thần phản kháng nơi Trang tử ? Billeter tóm lược cái tinh thần chú giải của giới (nho) sĩ và quan chức Nhà nước ấy xem Trang tử như dạy một nghệ thuật sống thích ứng với cái thế giới như hiện tình của nó, tiêu biểu như Quách Tượng viết bình giải cho chương Nhân gian thế của Trang tử : Chúng ta sống trong xã hội,không thể thoát ra khỏi nó, và những phong tục thay đổi theo thế hệ.

Để thích ứng với thay đổi, hơn là chịu những xúc phạm , cần phải biết không theo đuổi mục đích nào, cũng không đặt để một vai trò nhất định nào [có nghĩa là sống tùy thuộc, đừng có đặt để gì khi theo thay đổi để không có những hậu quả phiền muộn - như bọn thời cơ sống trong những xã hội toàn trị hiện nay ?]. Thành Huyền Anh/Tch'eng Suen-ying (sống ở thế kỷ thứ 7) nối gót Quách Tượng, như những nhà chú giải kế tục cũng lấy lại quan điểm này. Vương Phu Chi, người đã viết để lại hai bình giải Trang tử cũng kể lại đọc sách này mà cảm hứng sống còn năm năm nguy hiểm dưới triều Mãn châu, theo cái quan điểm cổ truyền về 'nghệ thuật tinh tế cho phép kinh qua những giai đoạn xáo trộn mà không hại đến thân hay đến tha nhân' (trong Trang tử chú).


Lối diễn giải Trang tử về 'nghệ thuật sống', nghệ thuật hòa với thế giới', hay 'triết học sống trong thế giới' của những nhà chú giải ngày nay ở Trung Cộng cũng dập khuôn như vậy. Cái gọi là tâm trai như một phương tiện để sống còn. Phê phán quyền lực như Billeter dẫn ra trong chương 18 : Khi sang Sở, Trang tử thấy cái đầu lâu đã khô song vẫn còn nguyên vẹn. Ông dùng đầu roi nhắc nó ra và hỏi như thế này : Phải ngươi tham sống quá lẽ mà ra như thế này chăng? Hay ngươi ở đây vì đất nước bị chiến tranh tàn phá ? Hay vì người bị một rìu mà ra nông nỗi ? hay người đã hành động xấu mà không chịu được làm xấu người thân như cha, mẹ, vợ, con ? Hay vì ngươi chết đó, chết rét ? Hay vì năm tháng trôi qua của ngươi đến chỗ tận rồi ? Rồi ông lẳng lặng, mang đầu lâu theo, kê để gối đầu mà ngủ. Nửa đêm, đầu lâu hiện ra trong chiêm bao, nói với ông: 'Những lời ngươi nói chỉ trong tu từ học của biện sĩ. Ngươi nhắc đến những thống khổ cực dịch nơi người sống, những chuyện ấy không còn trong cái chết nữa. Người muốn nghe ta thuyết về chết không ?

Trang tử nói : Muốn nghe. Đầu lâu nói : Chết thì không có vua chúa ở trên, không có tôi thần gì ở dưới, cũng không có chuyện bốn mùa. Thoát ra khỏi những cái đó và lấy Trời, Đất lâu dài làm tự tại. Ngay cái sướng khoái làm vua trị vì cũng không đạt tới cái vui thú đó. Trang tử không tin, nói : Nếu, sai được Thần Tư Mệnh làm sống lại hình hài ngươi, xương, thịt,da dẻ, trả lại cha, mẹ, vợ, con, bạn bè, hàng xóm cho ngươi, ngươi có chấp nhận không ? Đầu lâu sầm mặt, đáp : Ta sao có thể bỏ cái vui thú của vua mà chịu lại những khó nhọc của đời sống trần gian ? Cai trị là một khoái lạc, song còn một niềm vui cao hơn và bền vững vô cùng người ta biết sau khi chết là ở đó 'không có vua chúa ở trên, bầy tôi ở dưới nữa'. Nếu niềm vui này chỉ tìm thấy sau khi chết, như vậy những quan hệ của quyền lực ở khắp nơi trên thế giới này, kẻ này thống trị kẻ kia là một quy luật chung, không ai có thể thoát khỏi.

Billeter ví cuộc đối thoại của Trang tử với đầu lâu toát ra vẻ kịch của Shakespeare. Một đối thoại khác ở chương 5 Đức sung phù (Billeter dịch là Signes de puissance) giữa Thân Đồ-Gia là kẻ cụt chân với Tử Sản làm Tướng quốc nước Trịnh cùng học Bá Hôn Vô Nhân, ra khỏi nhà thầy, ngày hôm sau lại cùng nhau chung thềm, cùng ngồi một chiếu. Tử Sản bảo Thân Đồ-Gia : Ta ra trước thì ngươi ở lại ; nay ta sắp ra thì ngươi có thể ở lại chăng ? Ngươi không muốn nhường bước cho một Tướng quốc (kẻ cầm quyền chính) sao. Ngươi ngang hàng với ta sao ? Thân Đồ-Gia đáp : Nơi cửa thầy đây không có Tướng quốc nữa.Ngươi thích quyền bính của ngươi, không coi ai vào đâu nữa. Lời trách của Thân Đồ-Gia minh bạch : 'người thích quyền bính của ngươi, không coi ai vào đâu cả' (nguyên câu văn của Billeter là : fort de ton pouvoir qui te plaît tant, tu te mets au-dessus des autres, nguyên tác Trung văn là : tử nhi duyệt tử chi chấp chính nhi hậu nhân giả dã) vì 'qua cửa nhà thầy không có kẻ cầm quyền chính như thế' (Trung văn : tiên sinh chi môn cố hữu chấp chính yên như thử tai) nghĩa là mọi ngôi thứ bị xóa bỏ, kẻ quyền bính cũng ngang với thứ dân, tội đồ.

Billeter khẳng quyết có những nơi trong thế giới này, bình đẳng hiện hữu, ít ra là Trang tử cũng tưởng tượng có một nơi như thế. Ngoài những nơi ngoại lệ, thật hay ảo, luật thống trị hiện hữu cùng khắp. Trong một đối thoại tưởng tượng ở chương 4 Nhân gian thế Trang tử đặt vào miệng Khổng tử : Có hai quy luật lớn trong nhân gian thế này, quy luật tất yếu/mệnh và quy luật nghĩa vụ. Con yêu cha mẹ ấy là mệnh đã ghi khắc trong sự tự nhiên, không thể nguôi ở lòng, bầy tôi thờ vua là nghĩa, đi đâu cũng có một chúa để thờ.

Không có cách gì để thoát ra trong khoảng Trời, Đất này. Đạo lý của lịch sử, như trong những ví dụ ở nhiều đối thoại chỉ ra là con người quyền lực và thánh hiền là những kẻ sinh ra có bản tính khác biệt, thánh hiền minh nhiên coi kẻ quyền lực là kẻ quyền lực. Như lời Khổng trong thiên 18 : sợ Nhan Uyên hồi Đông sang Tề, nói với vua Tề về đạo của Nghiêu, Thuấn, Hoàng đề, Toại Nhân, Thần Nông mà vua Tề chẳng thấy ở mình những đức tính có thể so được, chẳng được thì ngờ , mà ngờ thì có thể giết. Lại chuyện vua Lỗ lấy cách nuôi mình mà nuôi chim biển đã giết chim. Nếu kẻ thần tử đánh giá cao những phẩm chất của mình, gây trong lòng nhà vua mặc cảm tự ti, ắt là chuốc họa.

Như đã nói ở trên, Billeter chỉ trích giới học giả dưới thời Hán cũng như thời Trung cổ sau này, người ta ngừng hiểu phê phán quyền lực trong sách Trang tử ; người ta không nhận thức ra nó nữa, chính vì cái hệ thống quyền lực áp đặt lên tinh thần con người khiến khó tiêu hoá được phê phán này, bởi hệ thống quyền lực đã coi thống trị như một lẽ tự nhiên, một phần tử của chức năng vũ trụ. Ông ví hệ thống quyền lực này để kháng như một con trai : nó tự bảo vệ trước tư tưởng của Trang và những người đồng chí hướng như ông, mà nó không thể tiêu hóa, bằng cách bọc lấy tư tưởng ấy như ngậm kín một hạt ngọc lại. Billeter nghĩ đã phát hiện trong những thiên đối thoại ở Trang tử một ý niệm về bình đẳng. Cái bình đẳng này không phải bình đẳng kiểu hy lạp (những công dân tạo thành một cộng đồng những con người tự do), cũng không phải bình đẳng kiểu Do thái-Ky tô giáo (những con người bình đẳng trước một nhất Thần/Thiên chúa). Nó là một ý niệm khác, kết quả của một quy luật hiện diện như đính kết với những tương tác giữa những chủ thể người, theo quy luật ấy, ta chỉ có thể hành sử trên tha nhân, mà sống và cộng tác với tha nhân nếu như chấp nhận tha nhân cũng hành sử bình đẳng như vậy với ta. Một ý niệm khác khai phá đồng điệu với ý niệm trên, khá diệu thay.


Đó là người ta chỉ có thể hành sự lợi tha với kẻ khác nếu như ta từ bỏ cái hướng ý tác động trên kẻ khác, bất kỳ hướng ý gì. Một trong những nghĩa vụ lớn ấy đối với con người là giúp họ khám phá ra những nguồn tư lực của phi-dục, vì chỉ có phi dục dẫn dụ phi dục, nói đến sau đây. (còn nữa)


II


Đặng Phùng Quân Trang tử với triết học phương tây
(tiếp theo)
Ý chí đồng nghĩa với dục, là một vấn đề chủ của thời hiện đại. Dục để tiến tới quyền lực là tư tưởng vận động của Nietzsche - Der Wille zur Macht - người ta có thể ngờ vực quyển sách ấy chưa bao giờ hoàn tất, song không thể nghi hoặc tư tưởng ấy. Dục chính là muốn quyền lực, song trong ý hướng hư vô chủ nghĩa, như Blanchot dẫn lời Nietzsche: ý chí còn ưa thích muốn hư vô hơn là không muốn.[M.Blanchot, L'Entretien infini ]. Chủ nghĩa hư vô gắn liền với siêu nhân/Übermensch trong khái niệm của Nietzsche. Song siêu nhân là ai? Đó chính là vấn đề tranh cãi. Song, giữa cái dục phi dục, thử xét có đối nghịch, cũng như giữa siêu nhân và chân nhân (hiểu trong khái niệm của Trang tử), có gặp gỡ? Trần Cổ Ứng/Chen Guying là một trong những học giả đã thử đi tìm mối quan hệ giữa Nietzsche và Trang tử trong tác phẩm Triết gia bi kịch Nietzsche/Beiju Zhexuejia Nicai (James D. Sellman tuyển dịch một phần in trong hợp tuyển Nietzsche and Asian Thought 1991, Graham Parkes chủ biên), khởi từ chương Tiêu dao du trong Trang tử phân định: 'chí nhân/zhi ren không biết có mình, thần nhân/shen ren không biết đến công, thánh nhân/sheng ren không biết có danh' [chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh] để chỉ những hạng người 'cưỡi lên lẽ thường của trời đất, chế ngự biến đổi của sáu khí/liu qi' [tức âm/dương, sáng/tối, gió/mưa] có nghĩa là ra ngoài vòng phong tỏa, hợp làm một với vũ trụ, theo họ Trần ' từ góc độ triết học, Trang tử tìm ra mối quan hệ giữa ngoại vật và con người như một liên tục', không khu biệt, đối kháng giữa chủ và khách mà là một liên tục và thống nhất. Há như siêu nhân của Nietzsche?

Trong hình thành những tư tưởng cơ bản của Nietzsche, như ý niệm về tuần hoàn vĩnh cửu [luân hồi vô hạn]/Ewige Wiederkehr, ý chí tới quyền năng, chủ nghĩa hư vô, khái niệm siêu nhân - trong đó khái niệm siêu nhân là cốt lõi: ngay từ thiên trường ca Also sprach Zarathustra đã truyền ngôn 'Thuợng đế đã chết/Gott ist tot', siêu nhân sống bây giờ là dục vọng của chúng ta, là mối quan tâm duy nhất, thân thương cận kề trái tim ta. Từ hơn một thế kỷ (nếu coi 1894 là khởi điểm) những lý giải về Nietzsche thật đa dạng, với những tên tuổi như Riehl, O. Ewald, Joel, Simmel, Klages, Bauemler, Jaspers, Heidegger, E. Fink, Löwith, Ch. Andler, Andreas-Salomé, E. Bertram, L. Giesz, Bataille, Deleuze, P. Klossowski, J. Granier, E. Blondel v.v...

Cũng như Trang tử, ảnh hưởng của họ về mặt văn chương còn rộng lớn hơn về triết học, đồng thời cũng chỉ ra một kỳ lạ là không thể xác định đâu là mặt 'thực' trong những Trang tử và Nietzsche của những nhà lý giải (chẳng hạn, có những Trang tử của Đạo giáo, những Nietzsche của chủ nghĩa Quốc xã). Ngay từ 1903, Ewald trong Nietzsches Lehre in ihren Grundbegriffen. Die ewige Wiederkunft des Gleichen und der Sinn des Obermenschen/ Học thuyết Nietzsche trong những khái niệm cơ bản. Tuần hoàn vĩnh cửu của đồng thể và ý nghĩa của siêu nhân (mà Löwith nói đến trong tác phẩm cùng một chủ đề Nietzsches Philosophie der ewigen Wiederkehr des Gleichen 1956) đã nhận xét 'tuần hoàn vĩnh cửu/luân hồi vô hạn là biểu tượng của siêu nhân, đảo lại siêu nhân trở thành khí quan của ý niệm tuần hoàn vĩnh cửu'.


Lý giải của Ewald dựa vào tư tưởng then chốt ở cách ngôn 341 trong Die fröhliche Wissenschaft/gai saber/la gaya scienza của Nietzsche [từ để chỉ cách điệu thơ của người hát rong (troubadour) thời Trung cổ ở phương nam, mà Nietzsche đặt tên cho tác phẩm xuất bản năm 1886 với phụ lục là những bài thơ ca của ông hoàng ngoài vòng cương tỏa/Lieder des Prinzen Vogelfrei, ngợi ca chiến thắng cuốn theo thế lực khiên cưỡng của ác, chấp nhận vui sống dưới mọi hình thái, yêu mệnh/amor fati] như thể ngụ ngôn của Trang tử: Gánh nặng ngàn cân - ngươi nói gì đây nếu một ngày hay một đêm kia, một ngạ quỷ lẻn vào trong tình huống cô đơn cực kỳ của ngươi mà nói: « cuộc đời mà ngươi đang sống hôm nay cũng như đã qua, ngươi còn phải sống thêm một lần và nhiều lần khác nữa; và chẳng có gì mới trong cuộc đời, chỉ là mỗi đớn đau và khoái lạc, mỗi tư tưởng và mỗi than van và tất tật những gì nhỏ hay lớn không kể xiết trong đời phải tái lai cho ngươi, và tất tật trong cùng trật tự và cùng kế tục - kể cả mạng nhện này và ánh trăng này giữa những lùm cây, và cả khoảnh khắc này và chính ta nữa.


Đồng hồ cát/sa lậu vĩnh cửu của hiện hữu không ngừng lại đảo ngược - và ngươi cùng nó, cát bụi lại từ cát bụi!/Die ewige Sanduhr des Daseins wird immer wieder umgedreht - und du mit ihr, Stäubchen vom Staube!» Sao ngươi không lao mình xuống, nghiến răng và nguyền rủa quỷ đã nói với ngươi những điều như thế? Hay sao ngươi đã sống qua một khoảnh khắc phi thường như thế để trả lời nó: « ngươi là thần và chưa bao giờ ta nghe thấy điều gì thần thánh hơn thế! » Nếu như tư tưởng này khiến ngươi cảm thấy thế lực của nó, biến đổi ngươi, làm cho ngươi thành kẻ khác, có thể nghiền nát ngươi; vấn đề đặt ra là: « liệu ngươi có muốn điều này xẩy ra một lần và rồi vô số những lần khác nữa? » đè nặng ngàn cân lên hành động của ngươi! Hay ngươi không chứng kiến bao nhiêu lần nhân từ cho ngươi và cuộc đời, đặng không bao giờ muốn gì hơn là xác chứng cuối cùng, vĩnh cửu này, thừa nhận cuối cùng, vĩnh cửu này? G. Simmel trong Schopenheuer und Nietzsche 1907 xét quan niệm siêu nhân theo xu hướng đạo đức, tư tưởng đạo lý của Nietzsche mâu thuẫn với những ý đồ vũ trụ luận, vì ‘tuần hoàn chỉ có ý nghĩa đối với khán quan thu tập gia bội những lập lại trong ý thức của y, còn đối với một người sống trong thực tại tự nội hay quy nội thì không là gì hết.’


Mâu thuẫn giữa ý niệm tuần hoàn vĩnh cửu của đồng thể với siêu nhân chỉ thủ tiêu do cả hai thực sự chỉ là viên đá thử vàng điều hòa ứng xử của chúng ta. Học thuyết siêu nhân theo Simmel có ý nghĩa của mệnh lệnh: sống mỗi khoảnh khắc như thể chúng ta phải sống vĩnh cửu, nghĩa là sống như thể tuần hoàn vĩnh cửu hiện hữu. L. Klages trong Die psychologischen Errungenschaften Nietzsche 1926 (triết gia có xu hướng thiết lập khoa tính học/Charakterkunde và bút tướng pháp/Graphologie) đã áp dụng khu biệt vốn là cơ sở lý luận của khoa bút tướng nghiên cứu những đặc tính của chữ viết trên hai nguồn: một là ở hình thái vận động biểu hiện dẫn đến một cảm xúc nguyên ủy, về mặt thân thể cũng như tâm lý, mặt khác dẫn đến một năng lực cấu tạo điều hòa về mặt ý chí những xung động bất như ý. tương ứng với hai nguồn này là sức sống vũ trụ tự nhiên và tinh thần ý chí, sự phong phú hay nghèo nàn của đời sống và điều chỉnh rút ra từ đời sống, tâm linh hóa. Văn tự pháp của Nietzsche theo Klages cực kỳ sinh động, đồng thời hiển hiện tâm linh về mặt ý chí, thống nhất được năng lực sáng tạo và cảm xúc biểu hiện, thống nhất đời sống và tinh thần.


Triết học Nietzsche dưới quan điểm khu biệt nói trên của Klages thể hiện hai quyền năng bất dung hợp, vì một bên là ý chí quyền năng tinh thần, một bên là nghĩa vụ-sống của đời sống vũ trụ. Triết học ấy thống nhất hai mặt mâu thuẫn trong yêu mệnh/amor fati và phương thức thống nhất trong mối quan hệ nội tại của ý chí tới quyền năng với tuần hoàn vĩnh cửu. K. Jaspers cũng như M. Heidegger là những nhà triết học khởi động tư duy về con người hiện sinh, bắt đầu với hai nguồn tư tưởng của Kierkegaard và Nietzsche.

Trong chương 5 của Nietzsche, Einführung in das Verständnis seines Philosophierens 1936, K. Jaspers luận về thế giới được lý giải như biểu diện của ý chí tới quyền năng và thế giới như một nội tại thuần túy. Từ thời cổ đại Hy lạp (Parmenides, Platon) qua Cơ đốc giáo đến Kant, mọi tư tưởng siêu hình thừa nhận lý luận về hai thế giới: thế giới hữu hạn, có thể hủy hoại, chuyển biến, ảo tưởng và phù du và thế giới vô hạn, tự hữu, vĩnh cửu tức thế giới thực, có Thượng đế. Theo Jaspers, đối với Nietzsche ‘thế giới thực’ ấy là ‘một lịch sử dài dặc những mê lầm’ phản ảnh tính siêu việt của Platon và Cơ đốc giáo.


Nietzsche xem thế giới như một nội tại thuần túy, có chuyển biến, có đời sống và tự nhiên. Chuyển biến thay thế quan niệm về hữu của những triết gia chỉ biết tưởng tượng sự vật như thể hiện hữu vĩnh hằng; đời sống khác biệt với những gì trừu tượng, chết cứng để chỉ hiện hữu, cũng là chỉ dấu của hữu tột cùng; tái lập tự nhiên nhằm đối lập với siêu việt của mọi miêu tả về Thượng đế và đạo lý, tuy nhiên không phải trở về tự nhiên như Rousseau quan niệm, nhưng vươn lên tự nhiên cao hơn, giải phóng và tranh đấu. Tư tưởng của Heidegger theo nhận xét của Löwith cũng vận động như tư tưởng Jaspers trên những ngả đường siêu vượt hiện thể, cũng phóng chiếu tư tưởng của riêng họ lên lý giải Nietzsche, tuy nhiên với hướng ý và thái độ đối nghịch nhau. Jaspers đưa học thuyết Nietzsche bay bổng lên như mã số siêu việt trong vận động của một siêu việt tương quan với tất cả, trong khi Heidegger chọn lựa một điểm nhất định để lý giải triết học Nietzsche như một 'siêu hình học của những giá trị'.


Tuy nhiên khi muốn vượt siêu hình học, tức là chủ nghĩa Platon xu hướng Cơ đốc, Nietzsche vẫn bị giam cầm trong 'phản vận động' chống lại chủ nghĩa hư vô của siêu hình học. Trong tiểu luận Nietzsches Wort ‘Gott ist tot’ (in trong Holzwege GA 5), Heidegger nhắc lại Nietzsche phát biểu tiếng ‘Thuợng đế đã chết’ lần đầu trong quyển ba tác phẩm La gaya scienza vào năm 1882, khởi động con đường phát triển vị thế siêu hình cơ bản của ông. Theo Heidegger, cái chết của Thượng đế trong phát biểu của Nietzsche để chỉ Thương đế của Cơ đốc giáo.. Song từ ngữ 'Thượng đế' trong tư duy Nietzsche để chỉ thế giới siêu cảm nói chung; Thượng đế là danh xưng của khu vực Ý niệm và (l)ý tưởng.

Khi hô lên 'Thượng đế đã chết' muốn nói thế giới siêu cảm ấy không có quyền lực thực sự, không cho đời sống, siêu hình học nghĩa là triết học tây phương đến chỗ cáo chung. Eugen Fink, nhà hiện tượng luận ở thế hệ kế tiếp đã coi Also sprach Zarathustra mở ra thời kỳ thứ ba trong hành trạng tư tưởng của Nietzsche, giai đoạn xác định triết học Nietzsche, nghĩa là tư tưởng của ông đạt tới tột đỉnh với tất cả sức mạnh tinh thần , dàn trải những ý tưởng cơ bản và quyết định trong diễn ngôn cũng như tư tưởng của riêng ông, mà những tác phẩm kế tiếp chỉ là khai triển, mở rộng những gì đã lập thành.


Nếu có thể so sánh, Also sprach Zarathustra của Nietzsche cũng như Nam hoa kinh của Trang tử là những tác phẩm của Sáng tạo/Poiesis ‘nhắm tới chân lý nguyên ủy, nở rộ một thế giới quan mới’; cả hai có những mục tiêu: ở Trang tử là đi xây dựng, đi tìm chân nhân, ở Nietzsche là siêu nhân, chưa là một thực thể, vẫn còn là niềm hy vọng trong tình huống của con người cuối cùng. Theo Fink, cốt lõi trong Zarathustra là 'cái chết của Thượng đế', tức chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm tới chỗ cáo chung, con người là một cái gì cần phải vượt, bởi trong y là bản tính phổ quát của sống, ý chí tới quyền năng. Trực quan của ý chí tới quyền năng đồng thời đòi hỏi trực quan về cái chết của Thượng đế - và ngược lại.

Hai ý tưởng này quan hệ mật thiết với nhau. Fink khai phá luận điểm cơ bản ‘ba hoá thân’: hoá thân người do cái chết của Thượng đế, tức biến đổi tha hoá của người thành tự do sáng tạo, nghĩa là tự trị - Nietzsche thông truyền ba hóa thân của tinh thần: ‘làm sao tinh thần trở thành lạc đà, làm sao lạc đà trở thành sư tử, và sau cùng làm sao sư tử trở thành trẻ thơ’. Con người dưới gánh nặng của siêu việt, khuất phục trước quyền tối thượng của Thượng đế, trước sức mạnh của luật lệ đạo đức, con người của chủ nghĩa duy tâm ấy giống như lạc đà. Bị xiềng xích vào một thế giới với những giá trị cố định, nó ngoan ngoãn phục tòng mệnh lệnh ‘Ngươi phải làm thế này, thế kia’, chỉ sau khi đã chở nặng, đi vào sa mạc, hoàn tất hóa thân ở đó, để trở thành sư tử. Chủ nghĩa duy tâm tự trầm, đạo đức tự hủy/Selbstaufhebung do chân thực, những biểu duyên (Motivation) lý tưởng làm đảo lộn chủ nghĩa duy tâm, tinh thần chịu đựng và đáng kính biến thành sư tử, nghĩa là quẳng những gánh nặng, tranh đấu chống lại những giá trị khách quan bề ngoài, trong cuộc chiến như sư tử ấy, con người sáng tạo tự do, giải phóng tự do vẫn ngủ mê trong y; song tự do của sư tử ấy chỉ là tự do tiêu cực, nghĩa là phủ định siêu việt của những giá trị cũ, chưa hẳn là hoạt động sáng tạo cho nhân loại cần giải phóng..


Sư tử đối kháng cái mệnh lệnh 'ngươi phải làm thế này thế kia' chế ngự lạc đà qua cái 'tôi muốn'. Song ý chí mới vẫn còn ở thế mong mỏi, chưa là cái thơ ngây trong trắng thực sự của ý chí sáng tạo, một sáng tạo mới của những giá trị mới. Chỉ có trẻ thơ mới có cái thanh khiết như vậy: trẻ thơ là ngây thơ thanh khiết và quên lãng, một khởi đầu mới và một trò chơi, một bánh xe tự lăn, một vận động đầu tiên, một ‘dạ vâng’ thần thánh. Nietzsche làm nổi bật lên trong hóa thân của trò chơi bản tính nguyên ủy và chân thực của tự do như thể sáng tạo ra những giá trị mới và thế giới những giá trị. Trò chơi là bản tính của tự do tích cực. Hoá thân con người thành siêu nhân không là một ngẫu biến sinh học, mà là một hoá thân của tự do hoàn toàn, giải phóng tha hóa và biểu hiện cá tinh trò chơi, mà Fink mô tả trong tác phẩm như một biểu tượng thế giới/Spiel als Weltsymbol. Khả hữu của siêu nhân xây dựng trên cái chết của Thượng đế, trên trực quan của ý chí tới quyền năng, như thể hiện hữu trong thời gian, tới toàn diện phổ quát, đó là tư tưởng về tuần hoàn vĩnh cửu đồng thể.


Về đề cương này, từ Ewald, Horneffer qua Heidegger, Löwith đến những hội luận quốc tế về Nietzsche năm 1964 (VIIè colloque philosophique international de Royaumont) và năm 1972 (ở Centre culturel international de Cerisy-la-Salle) với Löwith, Klossowski, Deleuze, Danko Grlic trở lại bàn về ý chí quyền năng, tuần hoàn vĩnh cửu đồng thể dưới ánh sáng hiện đại. Như Löwith nhấn mạnh đế ý chí tới chân lý/Wille zur Wahrheit theo Nietzsche là trong khi mọi nhà tư tưởng của những thế kỷ trước, kể cả nhà hoài nghi ‘sở hữu chân lý’ thì ‘điều mới lạ trong vị thế hiện đại của chúng ta đối với triết học’ là xác tín ‘chúng ta không sở hữu chân lý’. Không có gì là chân thực, mọi sự đều được phép làm được.

Mở ra một con đường, xác quyết kiểu Tửu thần Dionysos về thế giới, không gì bỏ đi, loại trừ, chọn lựa, một chu kỳ vĩnh cửu cùng những sự vật, cùng những tổ bện hợp lý hay vô lý, một thái độ kiểu Dionysos về yêu mệnh/amor fati; một thế giới quan mở ra hai cánh: ý chí tới quyền năng và tuần hoàn vĩnh cửu.Pierre Klossowski trở lại luận chức năng quên và để nhớ/oubli et anamnèse trong kinh nghiệm sống về tuần hoàn vĩnh cửu. Lãng quên là đức tính của trẻ thơ như nói đến nơi trên về hoá thân trong Zarathrustra : lãng quên phải chăng là nguồn suối đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để tuần hoàn vĩnh cửu khai mở và biến đổi một chập đến đồng nhất cái gì nó khai mở? Để nhớ trùng hợp với khai mở Tuần hoàn: làm sao Tuần hoàn lại không đem lãng quên trở lại? Ông gọi vận động đó như một cái vòng luẩn quẩn/cercle vicieux. Maurice Blanchot làm công việc của một nhà phê bình, điểm qua những sách của những người lý giải Nietzsche như Jaspers, Heidegger, Lukács, Löwith, Bataille, J. Wahl, Fink, Foucault, Deleuze, Klossowski để có một cái nhìn toàn diện về ‘chủ nghĩa hư vô’, về ‘Nietzsche hiện đại’.


Trải qua những biến động, luận lý kinh hoàng về khủng bố, những chiến tranh triền miên mà Nietzsche nhìn thấy trước như thể đặc hữu của thế kỷ 20, như chuỗi trực tiếp dẫn đến thế bất quân bình: con người hiện tại là con người tưởng xác định, vững chắc về bản tính, sung sướng trong cái vòng nhỏ khép kín lại chính nó, thả cho tinh thần phục thù, trong khi do lực đẩy vô ngã của khoa học và sức mạnh riêng của sự biến phóng thả những giá trị cho nó, có một quyền lực vượt nó mà nó không thể tìm cách vượt qua chính nó trong quyền lực này. Con người hiện tại là con người ở thứ bậc thấp nhất, nhưng quyền lực của nó là của một hữu ở trên con người: làm sao cái mâu thuẫn này lại không ẩn dấu cái cực cùng nguy hiểm?


Nietzsche thay vì đứng ở thái độ bảo thủ, lên án tri thức để cứu con người vĩnh cửu (con người ở thời đại ông), đã đứng về phía khoa học và hiện hữu để vượt là chuyển biến sinh thành của nhân loại. Trong nhiều bình luận, Heidegger theo Blanchot là người đã chỉ ra ý nghĩa của siẹu nhân: là kẻ đã dẫn con người đến chỗ đích thực là người, tức hữu để vượt, nhờ đó khẳng định cái tất yếu cho con người để qua và trầm một trong quãng đường phù sinh này. (Blanchot, VI Réflexions sur le nihilisme in trong L'Entretien Infini). (còn nữa)


III



Đặng Phùng Quân Trang tử với triết học phương tây
(tiếp theo)


Dưới cái nhìn của học giả phương tây, Trang tử có thể là một nhà tư tưởng hoài nghi, hoặc có xu hướng tương đối luận? Khi quan niệm hoài nghi như một xu hướng tư tưởng là trở về thời cổ đại Hy lạp với Pyrrhon (k. 360-275 tr. CN) và Sextus Empiricus (160-210 CN) qua mục tiêu của triết học nhằm kiếm tìm 'sự điềm tĩnh tinh thần/'Αταραξία' đạt được do treo lửng/'Εποχή những phán đoán giáo điều.


Chủ nghĩa hoài nghi theo Sextus là khả năng đối lập những biểu diện và ý niệm với nhau cách nào để khi dựa trên phản xứng của những gương mẫu và lý chứng, có thể dẫn tới chỗ treo lửng những phán đoán để đạt tới chỗ vô cảm/điềm tĩnh cho tinh thần. Lúc khởi sự triết lý ngõ hầu quyết định về biểu diện và phán đoán xem cái nào là thực, là giả để đạt tới chỗ yên bình, là cũng rơi vào những mâu thuẫn lưỡng lự, và vì không thể quyết định treo lửng phán đoán, còn đối với những người đã treo lửng phán đoán, là giữ được tâm bất động đối với đường lối diễn ra mọi sự. Nhà hoài nghi khởi sự với suy nghĩ tự nhiên về mọi vật như thể diễn ra, chẳng hạn cái tháp trông có vẻ tròn là tròn, hành vi xem ra vẻ tốt là tốt, nhưng niềm tin tưởng ấy bị lay động vì mọi sự trước sau không như một, chẳng hạn cũng tháp đó khi nhìn gần thấy vuông, cũng hành vi ấy lại đáng trách đối với người khác. Rốt cuộc ông ta thất vọng về sự thực và không nhìn nhận thức mọi sự như chúng xuất hiện.


Tâm bất động đạt được qua treo lửng những phê phán độc đoán về sự việc diễn ra, phương pháp mà Sextus dùng để tạo ra treo lửng là dựa trên những mâu thuẫn trong kinh nghiệm khiến ta ngờ vực, hệ thống hoá quá trình này bằng cách tách riêng những bộ 'chuyển vận/τρόποι' khác nhau nhằm sinh ra những lý chứng và phản mẫu xung đột đặt để tiếp cận bất kỳ chân lý nào ngoài biểu diện thành vấn đề. Cho nên khi nói nhà hoài nghi không có niềm tin, điều đó chỉ có nghĩa là ông không có những tin tưởng độc đoán. Sextus cũng nói , khi chúng ta tôn trọng biểu diện, chúng ta sống phù hợp với những quy luật của đời sống thường, một cách không giáo điều. Nhà hoài nghi vẫn biết đường lối sự vật hiện ra với ông ta, chẳng hạn cái này như thể là cái bàn, song ông không vội quyết đoán/προπετές sự vật thực sự là như vậy.


Ở những ngụ ngôn của Trang tử, cũng có những vấn đề tương tự đặt ra, cũng những lý chứng tương tự. Trong chương hai Tề vật luận: Khiết Khuyết hỏi Vương Nghê: Thầy [ xem trong chương 12 nói rõ: thầy của vua Nghiêu là Hứa Do, thầy của Hứa Do là Khiết Khuyết, thầy của Khiết Khuyết là Vương Nghê] biết chỗ cùng phải của mọi vật không/Tử tri vật chi sở đồng thị hồ? Đáp: Ta biết đâu cái đó/Ngô ô hồ tri chi. - Thầy biết cái mà thầy không biết không? - Ta biết đâu cái đó. - Vậy thì mọi vật, cũng không biết gì cả hay sao ? - Ta biết đâu cái đó. Tuy vậy, hãy thử nói coi sao. Biết đâu cái ta gọi là biết lại chẳng phải là cái ta không biết? Biết đâu cái ta gọi là không biết lại chẳng phải là cái biết sao ? Vả lại ta đã từng thử hỏi ngươi : Người nằm chỗ ẩm thấp thì đau lưng, chết một bên thân mình, loài cá chạch [thu] có sao đâu ? Người ở trên cây run rẩy sợ hãi : loài khỉ, vượn có thế đâu ?


Ba loài ấy, ai biết chỗ ở nào là chính ? Người ăn thịt, cỗ bàn, hươu nai ăn cỏ, rết cho ăn rắn là ngon, chim vọ, cú nghiện ăn chuột. Bốn loài ấy, ai biết vị ăn nào là chính ? Vượn lấy khỉ làm con nái, hươu giao với nai, chạch chơi với cá. Người ta cho Mao Tường, Lệ Cơ là đẹp, cá thấy họ thì lặn sâu, chim thấy họ thì bay cao, hươu nai thấy thì cắm đầu chạy xa. Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹp nào là chính trên đời ? Tự ta coi nó, thì đầu mối của nhân nghĩa, đường lối của phải trái rối loạn lung tung, ta biết đâu mà phân biệt được nó/tự ngã quan chi, nhân nghĩa chi đoan, thị phi chi đồ, phiền nhiên hào loạn, ngô ô năng tri kỳ biện. Khiếu Khuyết nói : Thầy không biết lợi hại, thì bậc chí nhân cũng không biết lợi hại sao ? Vương Nghê nói : Chí nhân là bậc thần : chầm lớn cháy mà không thể làm cho nóng, sông Hà sông Hán đóng băng mà không thể làm cho lạnh ; sét đánh vỡ núi, gió lộng biển cả cũng không làm cho sợ.


Người như thế thì ngự khí mây, cưỡi mặt trời mặt trăng mà rong chơi ngoài bốn bể, chết sống không làm cho họ điên đảo, biến đổi, phương chi là đầu mối lợi, hại/nhược nhiên giả, thừa vân khí, kỵ nhật nguyệt, nhi du hồ tứ hải chi ngoại, tử sinh vô biến ư kỷ, nhi huống lợi hại chi đoan hồ ! Tề vật luận như đã nói ở trên là thiên sách công chính nhất của Trang tử, phản ảnh quan niệm hoài nghi của ông khi đưa ra tương phản giữa phán đoán của người với phán đoán của loài vật. Trong phần sau, Trang tử lại đem sự khu biệt giữa cá nhân ta với tha nhân, giữa kẻ chiêm bao và người thức, như phép chuyển vận trong lý chứng của Sextus dẫn trên : Giả như ta với ngươi cùng tranh biện, ngươi thắng được ta, ta không thắng được ngươi, vậy ngươi đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là trái chăng ? Nếu ta thắng được ngươi, ngươi không thắng được ta, vậy ta đã hẳn là phải, mà ngươi đã hẳn là trái chăng ? Hay là, khi thì phải, khi thì trái sao ? Hay là cả hai chúng ta cùng phải cả, cùng trái cả sao ? Ta với ngươi không thể biết được nhau, thì người người đành phải chịu cái tối tăm đó, mà ta nhờ ai quyết định việc ấy ? Nhờ kẻ đồng với ngươi quyết định điều đó, nó đã đồng với ngươi thì làm sao quyết định được/sử đồng hồ ngược giả chính chi, ký dữ nhược đồng hỉ, ô năng chính chi ? Nhờ kẻ đồng với ta quyết định điều đó, nó đã đồng với ta rồi thì làm sao quyết định được ? Nhờ kẻ khác với ta cùng ngươi quyết định điều đó, nó đã khác với ta cùng ngươi, thì làm sao quyết định việc ấy ? Nhờ kẻ đồng với ta cùng ngươi quyết định, nó đã đồng với ta cùng ngươi, quyết định được sao ? Vậy thì ta cùng ngươi, cùng với kẻ đó đều không thể biết được nhau, sao phải chờ đợi người đó làm gì ? Lý chứng chỉ có thể nhờ đến một kẻ phán quyết hay tiêu chuẩn nào đó, song chọn kẻ phán quyết hay tiêu chuẩn lại phụ thuộc vào quan điểm dẫn khởi, nghĩa là vẫn cần giải quyết. Nhiều học giả như Waley, Watson, Creel cho quan niệm 'bất trắc' nơi Trang tử cũng như Sextus là phương tiện để tới cứu cánh của tâm bất động/ataraxia. Song, nếu mục đích của Trang tử là đạt tới tâm bất động, đó chính là 'đạo' như ở những ngụ ngôn chuyện Bào Đinh mổ trâu, chuyện người lội nước dẫn trên. Nếu ở nơi nhà hoài nghi Hy lạp, Sextus ngờ khả năng con người có thể phân biêät chân với giả, thì Trang tử ngờ khả năng con người đạt được cái đạo theo tự nhiên nơi con người.



Trong chương 19 Hiểu sống chuyện Phó Mộc Khánh nổi tiếng làm cái giá chuông, tưởng như quỷ thần làm ra ; vua nước Lỗ trông thấy hỏi : Ngươi làm bằng thuật gì ? Khánh thưa : Tôi chỉ là kẻ thợ, nào có thuật gì ? Tuy vậy có một cách : khi tôi sắp sửa làm cái giá, phải chay tịnh bằng sự tĩnh tâm. Chay tịnh ba ngày mà khôn dám nghĩ đến khen, thưởng, tước, lộc. Chay tịnh năm ngày mà không nghĩ đến khen, chê, khéo, vụng. Và khi chay tịnh đến bẩy ngày thì im phắc, quên cả có chân tay, thân thể. Vào lúc ấy, vua và triều đình cũng không hiện hữu với tôi nữa. Tập trung vào xảo năng và mọi sự bên ngoài tan biến hết. Bấy giờ mới đi vào núi rừng xem bản tính trời của cây cối.


Khi tìm ra đuợc hình hài tuyệt bậc rồi, bấy giờ mới thành, thấy cái giá rồi, mới bắt tay vào làm, không thế thì thôi. Đường lối mà tôi làm ấy là lấy trời hợp với trời. Paul Kjellberg với luận án Zhuangzi and Skepticism 1993 và những tiểu luận Skepticism, Truth and the Good Life: A Comparison of Zhuangzi and Sextus Empiricus 1994, Sextus Empiricus, Zhuangzi and Xunzi on ‘Why Be Skeptical’ 1996, Dao and Skepticism 2007 nhận xét quan niệm hoài nghi của Trang tử chủ yếu là ngờ khả năng của ngôn ngữ có thể giúp con người đạt được kỹ năng vì nhiều lý do: 'Lời còn quá thô để nắm bắt những khu biệt tế vi hay chứa nhận những khả năng hàm hồ' và vì đường lối tốt nhất để hành động trong một tình huống thường dựa vào những khả năng và khu biệt như vậy nên 'Trang tử ngờ sự hữu hiệu của ngôn ngữ trong thông giao cái quan trọng về sống ra làm sao' như câu chuyện người đóng xe Biển trả lời Hoàn công [đã dẫn trong kỳ 17] 'có ngón nghề mà không thể diễn tả bằng lời', Kjellberg nêu một nhận xét khác là với Trang tử 'ngôn ngữ không thích đáng không chỉ trong thông giao sống ra sao mà trước hết trong việc hình dung ra nó nữa ; nếu người ta dựa vào ngôn ngữ trong những quyết định, thế nào họ cũng sống vụng về.'


Theo Kjellberg, tuy Trang hoài nghi 'tri thức thuần lý', dựa vào ngôn ngữ song ông lại tuyệt đối tin vào 'kiến thức tự nhiên' dựa vào trực quan, mà Trang tử gọi là thiên cơ/máy trời như trong ngụ ngôn ở chương Thu thuỷ : Qùy bảo rết : Ta dùng một chân tập tễnh mà đi, ngươi không bằng rồi. Nay một mình ngươi mà sai khiến ba nhiêu chân, làm ra làm sao ? - Rết nói : Không thế rồi ! Ngươi không thấy kẻ nhổ sao ? Phun ra giọt lớn bằng hạt trai, hạt nhỏ, bằng hạt sương. Lộn xộn rơi xuống, không thể kể xiết. Nay ta động đến máy trời của ta, không biết là sao lại thế nữa ! [bản dịch của Nhượng Tống].

Làm được những việc, như đi đứng, không hiểu tại sao như thế, không thể giải thích ; lý do mà người ta không thể hiểu, theo như Trang tử,là vì tin là đã biết mà thực ra chỉ vì từ khước không biết mở mắt nhìn. Trang cũng như Sextus dùng những lý chứng hoài nghi không phải để bác bỏ nhận thức, song để gây cho người ta một cảm giác về không chắc. Lisa Raphals dẫn chương Tề vật luận để so sánh một đoạn nổi tiếng trong Trang tử với thiên đối thoại Theaetetus của Platon: Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã, tự dụ thích chí dữ bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã.Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư, hồ điệp chi mộng vi Chu dư/Xưa Trang Chu chiêm bao thấy mình là bướm, phấp phới như thể là bướm, tự thấy thích chí chăng, không còn biết đến Chu nữa. Chợt tỉnh giấc, lại thấy mình là Chu. Không biết Chu chiêm bao làm bướm? hay bướm chiêm bao là Chu? [theo bản dịch của Ngô Quang Minh/Wu Kuang Ming, The Butterfly as Companion, Meditations on the First Three Chapters of the Chuang Tzu 1990, Ngô chú giải theo Graham, yü có nghĩa như 'showing', mặc dầu còn nghĩa khác là 'happy'].

Trong đối thoại của Platon nói trên, chàng thanh niên Theaetetus hỏi Socrate : (thực sự chàng không biết) làm sao tranh biện vấn đề nêu ra là một người chiêm bao [tin điều gì là sai]...khi tưởng tượng có cánh và bay trong giấc ngủ (Theaetetus 158b). Câu hỏi ấy có thể tìm ra đáp án nơi Trang tử : Phương kỳ mộng dã, bất tri kỳ mộng dã. Mộng chi trung, hựu chiêm kỳ mộng yên, giác nhi hậu tri kỳ mộng dã/Đương lúc chiêm bao, không biết mình chiêm bao. Trong chiêm bao, lại đoán coi cái chiêm bao của mình, thức rồi mới biết mình đã ở trong chiêm bao. (Tề vật luận) Socrate thì trả lời chàng thanh niên như sau : Không khó gì để tìm ra chuyện tranh biện, ngay cả tranh biện xem đó là sống thực hay chiêm bao. Thật vậy, ta có thể nói rằng, quãng thời gian thức và ngủ bằng nhau, và ở trong mỗi quãng, hồn cho rằng những tin tưởng ở lúc đó chắc chắn là thực, như vậy thì với thời khoảng bằng nhau [cho mỗi nửa đời sống], chúng ta khẳng định thực tại của thế giới này, và của thế giới kia. Chúng ta có những xác quyết với niềm tin đồng đều cho cả hai.(Theaetetus 158d) Raphals muốn chỉ ra là cả hai ví dụ trên về chiêm bao nhằm đặt vấn đề nghi hoặc khả năng nhận thức, tranh luận ban tính của tri thức, ngôn ngữ, giải thích, tri giác và phán đoán.

Theo bà, Tề vật luận là một thiên tri thức học quan trọng thời Chiến quốc, và Theaetetus là thiên đối thoại duy nhất của Platon tranh luận về tri thức/epistēme; Trang tử không đề ra lý luận của ông về tri thức, cũng như Socrate không có một định nghĩa về tri thức. Cả hai sử dụng những phương pháp hoài nghi để khai phá những vấn đề tri thức. Cho nên không ngạc nhiên khi thấy dưới góc nhìn hiện đại, những học giả như Chad Hansen hay David B. Wong đề ra lý giải Trang tử là một lý luận của chủ nghĩa tương đối. Hansen trong tiểu luận 'A Tao of Tao in Chuang-tzu' (in trong Experimental Essays on Chuang-tzu, 1983) phân tích hai quan niệm liên hệ song phân biệt của Trang tử về nhận thức: một là chúng ta không bao giờ nhìn thế giới 'nguyên thô' mà dưới một góc cạnh nào đó, cho nên không bao giờ có nhận thức về sự vật như chính nó, mà chỉ qua một niệm thức nhất định qua ngôn ngữ (ở đây Hansen ám chỉ từ dao) - đó là một hình thức tương đối chủ nghĩa theo ý nghĩa nhận thức luôn luôn tương đối theo một khung cảnh tham chiếu ; hai là những lối nhìn khác nhau về thế giới, những niệm thức khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau thường bất dung hợp nhau, những khu biệt này không thể giải quyết vì mỗi cá nhân, hay mỗi nhóm có một cái nhìn theo họ là đúng về sự vật.

Theo Hansen, không chỉ có một Đạo mà nhiều đạo và mọi đạo đều ngang bằng nhau : 'Đạo của Trang tử là một đối tượng ngữ học, hơn là siêu hình học (tương đương với diễn ngôn mệnh lệnh) ; học thuyết Trang có xu hướng tương đối hơn tuyệt đối, có nghĩa là theo Trang có nhiều đạo/đường lối'. Lấy chuyện Bào Đinh mổ trâu tuyệt kỹ, Hansen lý giải đã hoàn thiện 'một đường lối/đạo đặc thù đến trở thành tự phát hay bản nhiên thứ hai, không phải thần thức nào cần để hợp với Đạo và biến thành một người mổ trâu (vũ công, người làm vườn, tổng thống, nhà luận lý, tay đấu quyền, phi công Star Wars) hoàn hảo'.


Tuy nhiên, Hansen cũng đồng ý với những học giả khác về chủ nghĩa hoài nghi nơi Trang tử 'xây dựng trên quan điểm quy ước và chức năng của ngôn ngữ/yan'. David B. Wong trong Moral Relativity 1984 lý giải Trang tử như một dự trình về chủ nghĩa tương đối đạo đức, đưa ra khái niệm từ/ci để chỉ 'trạng thái ý thức ở đó biên giới giữa bản ngã và tha nhân không còn nữa...Từ bi gợi lên sự giúp đỡ tha nhân một cách không suy tính trước, khi họ ở trong cảnh khốn cùng, chứ không phải giúp đỡ vì đó là bổn phận đạo đức'. Wong cũng nêu ra quan điểm phê phán chứng thực đạo đức thuần lý của Trang tử, và tính tương đối đạo đức giúp ta nhận ra giá trị bình đẳng của mọi cá nhân. Philip J. Ivanhoe trong tiểu luận 'Was Zhuangzi a Relativist' không đồng ý với Wong về khái niệm từ trong tư tưởng của Trang, và cho rằng chính là của Nho giáo, đặc biệt nơi Mạnh tử, mà ở sách Trang tử chỉ có ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, quan niệm tính tương đối đạo dức mà Wong lý giải Trang tử không hẳn trong ý nghĩa của triết học phương tây (hiểu theo nghĩa ý niệm thiện/ác thay đổi theo thời đại và xã hội); điểm tương đồng giữa Wong và Billeter là Trang tử chỉ ra con đường khác trong triết học Trung hoa, đề cao vị thế 'nhân chủ' nơi những cá nhân tự do, bình đẳng và có trách nhiệm (như tiêu chuẩn trong đạo đức Kant). Đọc Trang tử là mối quan hệ triết học Đông/Tây đã khởi sự từ sớm ở thế kỷ 20.


Trong phần 1/ nhìn lại 100 năm triết học, tôi đã nói đến M. Buber tuyển chọn dịch Thuyết và ngụ ngôn của Trang tử từ năm 1910. Otto Pöggeler và Graham Parkes đều kể dật sự trong hội thảo Brennen về bản chất chân lý của Heidegger, ông đã đọc câu chuyện cái vui của cá/Die Freude der Fische cuối chương 17 Thu thủy : Trang tử và Huệ tử dạo chơi ở trên đập Hào. Trang tử nói : Kìa đàn cá lượn lờ bơi chơi ! Đàn cá vui sướng làm sao ! Huệ tử nói : Bác không phải cá, sao bác biết cá vui sướng chứ ? Trang tử đáp : Bác không phải tôi, sao bác biết tôi không biết nỗi vui sướng của cá ? Huệ tử đáp : Tôi không phải bác, không biết bác đã đành. Nhưng bác không phải cá, bác hẳn là không biết cái vui sướng của cá. Trang tử đáp : Xin nói lại từ khởi điểm nhé ! Bác hỏi : Sao bác biết cái vui sướng của cá ? thế là bác đã biết tôi biết mà hỏi tôi. Tôi thì biết nỗi vui của cá ở nỗi vui của tôi ngay từ ở trên hào.

Cái then chốt của câu chuyện là Trang tử hỏi Huệ tử không phải là Trang tử, làm sao ông (Huệ tử) biết ông (Trang tử) không biết nỗi vui của cá ? Kết này nói ta biết nỗi vui của cá từ nỗi vui của ta đi dạo trên hào. Mệnh đề này giải quyết mọi phản tư không thích đáng về vấn đề đặt người này vào vị thế của người kia. Pöggeler từ câu chuyện trên liên hệ đến vấn đề ở-với/tương hữu (Mitsein) trong triết học Heidegger, để hiểu thích đáng Sein und Zeit: Về tương hữu, trong đó chúng ta đồng thuận với tha nhân trong 'lĩnh hội về sự vụ' theo một đường lối sao không khu biệt giữa anh và tôi.


Khi Heidegger nói đến người ta/das Man những phân tích của ông khởi đi từ những tỷ dụ vong thân trong công việc chung, không xét đến cộng đồng do 'bản nhiên' chủng tộc mà ra. Cách thế 'không thích đáng' của tương hữu bị 'mối quan tâm dự tưởng trước đến tha nhân/vorausspringende Fürsorge' vượt qua, trong đó hiện thể/Dasein giúp hiện thể khác khi cần cứu, ngõ hầu giải tỏa tìm được con đường ra cho chính mình. Trong ngụ ngôn Trang tử dẫn trên, hàm ngụ mói tương đồng phổ quát kết hợp mọi vật trong tự nhiên- như giữa người và cá, ở Sein und Zeit cũng chỉ ra tự nhiên bao dung ta 'theo ý nghĩa quan niệm lãng mạn về tự nhiên', không phải 'tự nhiên như một vật' vói trong tay, như thứ tự nhiên mà chúng ta chế ngự về mặt khoa học kỹ thuật. Trong bài giảng mùa đông 1929-30 (Die Grundbegriffe der Metaphysik. Welt-Endlichkeit- Einsamkeit/Những khái niệm cơ bản của siêu hình học. Thế giới-hữu hạn tính-cô đơn tính GA 29-30) trong phần Hai, chương Hai (sách xuất bản), Heidegger chỉ ra con người phân cách với sinh vật khác qua một vực sâu, ở Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis)/Khái luận triết học (từ Sự-hữu) GA 65 tự nhiên chỉ gặp trong 'cộng hưởng' từ âm vọng noi chúng ta.


Theo Pöggeler, Heidegger không nhìn con người như được liên hệ qua tương đồng phổ quát với mọi sự hiện hữu, ông cũng không kêu gọi trở về trầm mình nguyên sơ với tự nhiên. Pöggeler cũng đề cập bài giảng 'Quan niệm Tự nhiên trong Vật lý học hiện đại' của Werner Heisenberg kể lại chuyện đào giếng trong chương Thiên, địa ở Trang tử :Tử Cống ở Sở về Tấn qua miền Hán âm, thấy một ông già làm vườn đang đào hầm làm giếng ra sức quần quật mà thấy công việc làm rất chậm. Tử Cống nói : Hiện nay có món đồ dùng, một ngày thấm hàng trăm mảnh ruộng, dùng sức rất ít mà thấy công nhiều, cụ không muốn thế sao ? Lão làm vườn ngẩng lên nhìn thầy mà rằng : - Làm ra thế nào ? - Đục gỗ làm ra máy, phía sau nặng, phía trước nhẹ ; múc nước như là vụng, nhưng mau lên như xối. Tên nó là cái gầu. Lão làm vườn hầm hầm đổi nét mặt, cười nhạt mà rằng : - Ta nghe thầy ta dạy thế này : 'Kẻ có đồ dùng máy móc, tất có việc làm máy móc. Kẻ có việc làm máy móc, tất có tấm lòng máy móc.


Tấm lòng máy móc để trong bụng thì thuần, trắng không đủ. Thuần trắng không đủ thì thần tính bất định ; hễ thần tính bất định là hạng mà đạo không chở'. Ta không phải không biết, xấu hổ mà không làm đấy thôi ! Nếu trong ngụ ngôn, người làm vườn từ khước máy móc vì sợ đắc thủ một tinh thần máy móc, mất sự thống nhất hài hoà với Đạo thì chính Heisenberg cũng nghĩ hiểm họa hiện nay là việc trong thế giới khoa học-kỹ thuật, chúng ta vẫn chỉ gặp chúng ta, và chỉ gặp mọi sự vật theo đường lối chúng ta đã sáp nhập chúng vào trong thế giới chúng ta dựng ra. Heidegger đã chỉnh luận án này trong tiểu luận 'Vấn đề kỹ thuật' trong lập luận 'cái mà chúng ta gặp trong thế giới kỹ thuật rõ ràng không còn là chúng ta, cũng không phải cái thử thách đề ra từ thế giới kỹ thuật. Gặp gỡ thử thách này ắt dẫn tới chấp nhận sự dụng mọi vật bằng kỹ thuật trong giới hạn của nó như một nhiệm vụ lịch sử và như một khả năng . Chúng ta không giản dị trở lại với tự nhiên chưa bị tiếp chạm, vì ngay năng lượng nguyên tử cũng là cái gì thuộc tự nhiên : nếu hoạt động của nó dưới mặt trời ngừng lại dù chỉ trong thời gian ngắn, mọi đời sống trên trái đất này cũng bị hủy diệt.


Trong tiểu luận của Parkes 'Tư tưởng trên Đường : Sein und Zeit qua Lão-Trang', qua lời của Petzet, Heidegger lý giải chuyện vui sướng của cá qua đối đáp giữa Trang tử và Huệ tử đã chỉ ra vị thế của Heidegger về bản chất của chân lý là tự do, SuZ là con đường/đạo, không phải nơi trú ẩn - như Heidegger khẳng định trong giảng khoá 1936 về Schelling. Phụ lục : Trở lại với Billeter : nhà hán học tiến hành như thế nào khi giải mã một bản văn hoa cổ ? Để có một ý niệm về điều này, ông dẫn một đoạn ngắn trong chương Dưỡng sinh chủ : Trạch trĩ thập bộ nhất trác bách bộ nhất ẩm bất kỳ súc hồ phàn trung thần tuy vương (vượng) bất thiện dã Và kể ra những bản dịch khác nhau : The swamp pheasant has to walk ten paces for one peck and a hundred paces for one drink, but it doesn't want to be kept in a cage, Though you treat it as a king, its spirit won't be content/Chim trĩ ở trong đầm đi mười bước mổ một lần và đi trăm bước uống một lần, nhưng không muốn bị giữ trong lồng. Dầu đối xử như vua, tinh thần đâu có mãn nguyện (Burton Watson, The Complete Work of Chuang Tzu 1968). Le faisan de la lande becquette tous les dix pas; il boit tous les cent pas; il ne veut pas sa nourriture au prix de sa mise en cage. Ainsi, il n'envie pas le bonheur d'un roi/Chim trĩ ở truông mổ mỗi mười bước, uống mỗi trăm bước; không muốn được nuôi phải trả bằng nhốt trong lồng. Nên không muốn hạnh phúc của một ông vua (Liou Ka-hway, Œuvre complète de Tchouang-tseu 1980).

The pheasant of the woodland walks ten paces for one peck, a hundred paces for one drink, but has no urge to be looked after in a cage. One's daemon does not find it good even to be a king/Trĩ rừng đi muời bước mổ một lần, đi trăm bước một lần uống, như không nài được chăm sóc ở trong lồng. Thần của người ta cũng không thấy thích làm vua. (A.C. Graham, Inner Chapters 1981). Billeter phê bình và nêu ra những khuyết điểm của mỗi bản dịch: chẳng hạn Watson dịch phóng từ 'chan/thiện', ‘être bon’ thành 'être content', tiếng hoa cổ không có câu xen, tại sao lại nói 'chen pou chan yé/son esprit n'est pas content' thay vì giản dị là 'pou chan yé/il n'est pas content'; Liou đã bỏ từ 'chen/l'esprit' và khó thể tưởng tượng 'chim trĩ muốn hạnh phúc của ông vua’; Graham đã hoán chuyển câu 'chen souei wang, pou chan yé/one'daemon/even to be a king' thành 'one'daemon does not find it good to be a king'.

Tuy nhiên, điểm chung của ba bản dịch trên là dịch từ 'wáng/vua' và Billeter thảo luận đọc là từ 'wáng/ resplendir, briller, prospérer' và đề nghị bản dịch chung cuộc như sau: Le faisan des marais doit faire dix pas pour trouver à picoter et cent pas pour trouver à boire, mais il ne voudrait pour rien au monde qu'on prit soin de lui dans un cage [mais il ne voudrait pour rien au monde être nourri dans un cage]. Son activité est à son comble [son esprit a toute sa vigueur], mais il ne tient nullement cela pour un bien [mais il ne trouve pas cela bon]. Để tham khảo, tôi dẫn hai bản dịch tiếng Việt để đối chiếu, một của học giả Nhượng Tống (1944): Con trĩ ở chầm, mười bước một lần mổ, trăm bước một lần uống, không có mong nuôi ở trong lồng. Vẻ tuy khỏe, chả thích vậy ! một của học giả Nguyễn Duy Cần (1963): Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi, một lần mổ, trăm bước đi, một lần uống, nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng. Thần thái tuy khỏe, nhưng ai đâu có ưa việc ấy. [Trong nguyên tác, giáo sư Cần vẫn để chữ 'vương' song chú đọc là 'vượng', có bộ 'nhật' ở một bên ; Billeter cũng dùng từ 'wáng/vượng' và giải thích : Le second wàng dérive du premier sur le plan graphique par l'adjonction de l'élément 'soleil'/ Từ wàng/vượng' thứ hai này rút ra từ thứ nhất trên bình diện văn tự pháp bằng cách thêm bộ 'nhật'. Không rõ Billeter có từng đọc hai bản dịch tiếng Việt có trước của hai học giả Việt nam bao giờ chưa ?]

**

TUỔI TRẺ * THI SĨ HOÀNG CẦM

*


Tiễn đưa nhà thơ Hoàng Cầm
Tiễn đưa nhà thơ Hoàng Cầm
TT- – TT - “Sáng nay trời khóc người Kinh Bắc/ Ngàn vạn lệ rơi triệu kẻ buồn”- một độc giả yêu thơ vô danh đã nhỏ những giọt lệ tiếc thương như thế trong sổ tang tại tang lễ nhà thơ Hoàng Cầm chiều 11-5-2010.
Đó chỉ là một trong hàng ngàn dòng lưu niệm tràn đầy tình yêu và niềm nhớ tiếc với thi sĩ tài hoa trong bốn cuốn sổ tang dày đặc chữ.
>> Tiễn biệt hồn thơ Kinh Bắc >> Tiễn biệt thi sĩ "Lá Diêu Bông" về “Bên kia sông Đuống” >> Thi sĩ Hoàng Cầm - "Hoàng tử lãng du" >> Nhà thơ Hoàng Cầm: Dù thế nào, vẫn làm việc
Hội Nhà văn VN đã tổ chức tang lễ cho nhà thơ đất Kinh Bắc với nghi thức trang trọng nhất của mình.
Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng tràn ngập vòng hoa của những người yêu thơ ông. Những vòng hoa không ghi tên nhà thơ mà ghi tên tác phẩm: “Vĩnh biệt nhà thơ Lá diêu bông”, “Thương tiếc nhà thơ Bên kia sông Đuống”, “Ngàn thu vĩnh biệt tác giả Mưa Thuận Thành”.
Bộ trưởng Bộ VH-TTDL Hoàng Tuấn Anh, các bạn thơ của Hoàng Cầm như Dương Tường, Phạm Duy, những đàn em - thơ được ông yêu quý như Hữu Thỉnh, Ngô Thảo, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo... đều đến chào ông lần cuối.
Trong điếu văn tiễn biệt, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN - ca ngợi người đã khuất: “Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn, độc đáo và sâu sắc trong thơ ca VN hiện đại”, “sự xuất hiện của thơ ông đã gây ra một cơn địa chấn trong giới thơ Việt”, “ông không chỉ là một nhà thơ, mà đã trở thành một biểu tượng - ông Sông Đuống”.
Hàng ngàn đồng bào thủ đô đã đứng hai bên đường trước cổng nhà tang lễ để tiễn đưa nhà thơ tài hoa có số phận long đong về nơi an nghỉ cuối cùng tại khu A nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
TH.H.
http://vn.news.yahoo.com/tto/20100512/ten-tien-dua-nha-tho-hoang-cam-534a78d.html

*

BAUXITE VIET NAM * HOÀNG CẦM

*


08/05/2010

Trước linh cữu nhà thơ Hoàng Cầm

Hoàng Hưng
Lòng yêu mến và tiếc thương nhà thơ Hoàng Cầm của tất cả những người yêu thơ Việt Nam thể hiện trong ngày hôm nay và nhiều ngày sắp tới chắc chắn sẽ là một hiện tượng đồng thuận hiếm thấy trong đời sống văn hóa nước nhà lúc này. Tên ông mãi mãi là niềm tự hào, mãi mãi gắn với lòng yêu quê hương của người Việt cả trong lẫn ngoài nước.
clip_image002
Anh bộ đội Hoàng Cầm
clip_image004
Hoàng Cầm trong kháng chiến chống Pháp
Hoàng Cầm đã cống hiến, đã thọ nạn, đã đau khổ cùng cực, nhưng cũng đã được an ủi trong tình yêu thương của đông đảo bạn đọc hơn 20 năm cuối đời. Về phía Nhà nước, cũng đã có một động tác “phục hồi” phần nào danh dự cho ông bằng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007. Nhưng rõ ràng là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ tài năng và cống hiến của ông ở tầm cao hơn nhiều. Còn bởi một chuyện hết sức quan trọng chưa được xử lý đúng đắn, bên cạnh nó thì chuyện giải thưởng là chuyện nhỏ:
clip_image006
Hoàng Cầm và Hoàng Hưng chụp trong dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ
Hoàng Cầm nhắm mắt lìa đời mà chưa được nghe một lời chính thức xin lỗi, minh oan của những người chịu trách nhiệm về việc bắt giam ông 16 tháng trời không xét xử (từ 20-8-1982 đến 23-12-1983 - Tư liệu do gia đình HC bổ chính). Nguyên cớ việc giam giữ này, từ lâu đã được thấy rõ ràng là cực kỳ phi lý. Khác với vụ Nhân văn – Giai phẩm có thể còn được biện minh này khác về quan điểm chính trị gì đó, vụ án “Về Kinh Bắc” đơn giản là một sai lầm chết người của những người quy chụp bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc là “phản động”, mà theo Hoàng Cầm thì rất có thể chỉ là do lệnh của một người cụ thể thù ghét ông mà lúc ấy đang giữ quyền cao chức trọng. Sau khi Về Kinh Bắc được hoàn thành (đầu năm 1960) và chuyền tay suốt hơn 20 năm mà không có chuyện gì, bỗng mùa thu năm 1982, “các cơ quan chức năng” được tin bản thảo này sẽ được đưa ra nước ngoài. Thế là một “chuyên án” vào loại “khủng” ra đời, kết quả là Hoàng Cầm chịu những ngày đầy đọa khủng khiếp nhất của đời ông trong 18 tháng giam giữ và hoảng loạn tinh thần nhiều tháng sau khi được thả.
Sau đổi mới, Về Kinh Bắc đã được xuất bản (lần đầu năm 1994, NXB Văn hóa) và tái bản, được ca ngợi hết lời. Cho đến nay, hầu như nó được giới thơ coi là tác phẩm quan trọng nhất của Hoàng Cầm; riêng tôi thì đánh giá nó là một trong rất ít tác phẩm thơ hoàn chỉnh, “nhất khí quán hạ” của thơ trữ tình Việt Nam sau 1945. Không chỉ giá trị về thơ thuần túy, Về Kinh Bắc còn là sự thăng hoa tuyệt vời của cả một vùng văn hóa đáng tự hào của dân tộc – văn hóa Kinh Bắc, qua một hồn thơ, một tài thơ mà không phải lúc nào trời đất cũng sẵn sàng sản sinh. Nếu Quan họ Bắc Ninh đã trở thành di sản văn hóa thế giới, thì Về Kinh Bắc phải là di sản văn hóa quốc gia. Có dịp sang Tây ban Nha, chứng kiến xứ Andalusia tôn vinh nhà thơ Federico Garcia Lorca như người anh hùng văn hóa của mình, tôi nghĩ Hoàng Cầm cũng xứng đáng được tôn vinh như thế ở Kinh Bắc.
Về Kinh Bắc không được nêu tên trong những tác phẩm của Hoàng Cầm được Giải thưởng Nhà nước, nhưng trong các tập thơ Bên kia sông Đuống (NXB Văn hóa 1993), Lá Diêu bông (NXB Hội Nhà văn 1993), 99 tình khúc (NXB Văn học 1999) được nêu trong giải thưởng, có rất nhiều bài nằm trong bản thảo Về Kinh Bắc, trong đó có đủ những bài thơ chủ yếu đã đưa đến vụ án oan năm xưa (“Cây tam cúc”, “Lá Diêu bông”, “Quả vườn ổi”…). Một số sĩ quan CA cao cấp trước đây đã thụ lý vụ án này hoặc nghiên cứu hồ sơ vụ án, gần đây đã nói với người viết bài này và một số văn nghệ sĩ rằng “vụ án này quá ấu trĩ”, “Về Kinh Bắc là tác phẩm rất giá trị”... Tôi tin là họ sẽ có mặt để tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng và từ thâm tâm sẽ cất lời xin lỗi ông.
Nhưng đó là chuyện một số cá nhân có phần trách nhiệm. Những người yêu văn hóa từ lâu đã chờ đợi một cơ quan thẩm quyền nhà nước lên tiếng chính thức minh oan, công khai xin lỗi tác giả Về Kinh Bắc về vụ án oan mấy chục năm xưa. Như thế mới đàng hoàng là một nhà nước văn minh. Nhưng việc ấy đã không xảy ra. Vậy thì, lên tiếng chính thức minh oan, công khai xin lỗi trước linh cữu cố thi sĩ Hoàng Cầm là việc rất nên, là cơ hội cuối cùng của nhà nước để chuộc lỗi với ông, cũng là cơ hội chứng tỏ trước toàn dân khả năng hành xử đúng đạo lý, khả năng sửa sai của chính quyền. Tôi tin, nằm trong quan tài, nhà thơ sẽ mỉm cười độ lượng.
Để bạn đọc hiểu rõ thêm về vụ án oan “Về Kinh Bắc”, tôi xin trích đôi lời “Tâm tình với bạn đọc Talawas” của tác giả Về Kinh Bắc khi ông cho mạng này công bố tác phẩm trên.
clip_image008
Hoàng Cầm lại cùng “cô hàng xén răng đen” trở về bên kia sông Đuống
Về Kinh Bắc ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Vào cuối những năm 1950, bốn anh em chúng tôi (Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng) sau khi đi lao động cải tạo về, vẫn nằm trong thời kỳ bị kiểm soát chặt chẽ. Nói cho đúng thì riêng tôi không phải đi lao động, (không biết vì lý do gì mà những nơi Hội Nhà văn liên hệ để đưa tôi đến lao động đều không nơi nào chịu nhận, thế là tôi thoát!) trong khi Lê Đạt thì đi Phú Thọ, Trần Dần đi Thái Nguyên. Và nói về sự kiểm soát thì tôi cũng được thoải mái hơn hai anh ấy. Tôi cứ việc ở nhà trong khi Lê Đạt và Trần Dần thì tất cả các buổi sáng phải đến ngồi ở Hội Nhà văn. Chỉ uống nước chè, tán chuyện, cười ha hả thôi, nhưng vẫn phải đến. Nhưng việc in ấn thì dứt khoát là không được phép. Trong tình cảnh ấy, tôi đề xướng với các bạn: lúc này chính là lúc bọn mình phải để tâm vào việc phá ra về thi pháp, phải phá ra khỏi kiểu thơ Tố Hữu, hay nói rộng ra là kiểu thơ cũ mà mình đã chán ngấy. Thế là bốn anh em thống nhất về đường lối sáng tác. Từ đấy hai anh Trần Dần, Lê Đạt ở Hội Nhà văn sáng sáng chỉ tán chuyện một lúc rồi mỗi người yên lặng cắm cúi viết lách. Trần Dần viết Cổng tỉnh dựa vào những kỷ niệm thời thanh niên ở Nam Định. Lê Đạt thì những kỷ niệm ở Yên Bái (thân phụ của anh làm sếp ga ở đó) cho anh loạt thơ sau in trong Bóng chữ. Đặng Đình Hưng, với sự "đỡ đầu" (dùng đúng từ anh nói) của Trần Dần, cũng viết được những bài thơ mới hẳn, lâu lâu anh lại đến khoe, rất hào hứng. Tôi rất thích những bài thơ ấy của Hưng, và học tập được khá nhiều ở tinh thần mới mẻ của anh.
Riêng tôi, như đã nhiều lần tự bạch, tôi viết Về Kinh Bắc hoàn toàn nhờ chìm đắm vào những kỷ niệm thời thơ ấu. Tôi luôn nghĩ rằng: với bất cứ anh thi sĩ nào, cái thời kỳ từ 5 đến 15 tuổi là thời kỳ quyết định hơi thơ, cốt cách thơ của cả đời anh ta. Từ năm 4 tuổi đến 14 tuổi (lúc đỗ certificat - Chứng chỉ hết bậc tiểu học), tôi sống ở một phố nhỏ trên đường quốc lộ 1, cách thị xã Bắc Giang 6 km. Mười năm ấy ăn vào mình nhiều nhất. Chỗ tôi ở là một con phố đìu hiu, lèo tèo vài hàng quán, ông thân sinh tôi mở hàng thuốc bắc ở đó, còn mẹ tôi thì có gánh hàng xén. Cái phố ấy vẫn có phong vị nông thôn với rặng tre, cây đa, con đường đất nhỏ, lại có tí văn minh với cảnh ô tô, tàu hỏa, tôi hay ra ga xem khách lên khách xuống, tàu đến tàu đi. Những đêm trăng cô hàng xóm thích hát xướng tập họp bọn trẻ trong phố ra giữa đường hoặc cái bãi rộng sau ga hát trống quân, cò lả…
Có lẽ vì thế mà toàn bộ tập Về Kinh Bắc chìm trong cái buồn, cái buồn của sự hoài vọng quê hương, bài nào cũng buồn, câu nào cũng buồn. Hồi trong Hỏa Lò - Trại tạm giam của CA Hà Nội, nguyên là trại giam cũ thời Pháp mang tên Maison Centrale, ở phố Hỏa Lò, bị buộc phải viết kiểm điểm về tập thơ này, tôi cũng dễ dàng thừa nhận là tập thơ buồn quá. Nguyên cái buồn ấy hình như đã là chống lại đường lối văn nghệ của Đảng rồi, vì Đảng yêu cầu văn nghệ phải phấn khởi tươi vui. Nhưng ngoài cái đó ra, tôi còn phải nhắm mắt tự nhận tội với những từ nặng nề nhất như phản động, chống Đảng. Có điều tôi cũng viết rất khéo sao cho nếu bản kiểm điểm sau này được công bố thì bạn bè và công chúng cũng thấy đó là sự nhận tội không tự nguyện, nhận mà là không nhận. Thí dụ như tôi dẫn chứng câu thơ "Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa" là rủa Đảng, bài thơ “Lá Diêu bông” và một số bài khác là mang tính chất tư sản, than thở số phận con người, qua đó thấy cuộc sống thất vọng quá, buồn quá, những ước nguyện đẹp nhất đều không thực hiện được.
Sau khi tôi ra tù, không ít bạn trách tôi vì sao lại nhận tội như thế? Có phải là hèn quá chăng? Nhưng thực tế hoàn cảnh tôi trong tù rất khốn đốn, sau ba tháng là sức khỏe suy sụp, nếu kéo dài thêm hai tháng nữa thì có thể chết trong tù. Vì vậy, trước sức ép ngày đêm của những người công an thụ lý và những hứa hẹn của họ, tôi suy nghĩ: phải giữ cái mạng của mình cái đã, phải tồn tại, phải sống, còn tác phẩm của mình chẳng đi đâu mà mất, nó còn hay không là do nó, nó có giá trị thì nó sẽ tồn tại. Cho nên tôi quyết định nhận tội. Khi tôi viết xong bản kiểm điểm (dài 6 trang giấy thếp thì phải), anh công an thụ lý tên N. đọc ngay, và bảo "Tốt quá rồi!". Hôm sau, anh đem đến một cái cassette mới toanh, bảo tôi tự đọc bản kiểm điểm vào máy. Anh cẩn thận dặn tôi phải đọc hết sức tự nhiên, không phải như người bị ép buộc hoặc như đọc dictée - chính tả. Là một diễn viên kịch, tôi thừa sức để "diễn" theo đúng ý anh. Tôi muốn tỏ ra hết sức ngoan ngoãn, cốt để được về. Tôi vừa đọc xong, anh ta chồm dậy, bắt tay tôi rối rít và cảm ơn cảm ơn hai lần liền, sau đó cho người đi mua phở cho tôi ăn. Anh còn tuyên bố: "Chúng tôi sẽ đề nghị để Tết này anh được về". Tôi mừng quá, viết thư về cho bà Yến - vợ Hoàng Cầm - báo tin vui. Thế là suốt những ngày gần Tết năm ấy tôi cứ khấp khởi đợi chờ. Sau này tôi biết bà Yến nhà tôi cũng trong tâm trạng ấy. Sáng 30 Tết bà bắt anh con rể mang xe đến chờ ở cổng Hỏa Lò suốt từ sáng tới tối. Nhưng thực tế là tôi không được thả như lời hứa của công an mà ngay mồng 4 Tết thì bị chuyển tới "xà lim bộ" - Trung tâm thẩm vấn của Bộ CA, ở ngoại thành Hà Nội - và tiếp tục bị giam, tổng cộng là 18 tháng.
Vì sao lại có chuyện thay đổi như thế? Có phải anh công an tên N. đã nói lừa tôi cốt để tôi nhận tội cho được việc của anh ta? Tôi cũng không rõ sự thực thế nào. Cho đến một hôm, sau khi đã ra tù, tôi tình cờ gặp một anh công an thụ lý khác (xin phép không nêu tên) ở quán bia Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Trông thấy tôi anh mừng lắm, anh mời tôi vào uống bia để tâm sự. Anh nói là anh đã ra khỏi ngành, và anh kể cho tôi một chuyện khá bất ngờ. Chuyện đại ý như sau: Sau khi tôi nhận tội, công an đã định cho tôi về thật. Nhưng trong thời gian chờ đợi giải quyết, thì một hôm ông Lê Đức Thọ - UV Bộ Chính trị ĐCSVN, phụ trách nội chính, tổ chức - gọi công an lên hỏi vụ Hoàng Cầm ra sao rồi, và thông báo rằng có một số trí thức Pháp, những người quen biết nhiều với ông, đã giúp đỡ ông và đoàn đại biểu Việt Nam ở Hội nghị Paris, vừa gửi thư cho ông yêu cầu nếu xét Hoàng Cầm không có tội trạng gì cụ thể thì hãy thả ngay nhà thơ ra. Ông còn nhắc nhở: "Các cậu xem thế nào thì giải quyết đi, không có thì mang tiếng lắm". Sự việc trên được công an báo cáo với Tố Hữu - lúc ấy là Phó Thủ tướng. Ông này lập tức hạ lệnh: "Ngoại quốc can thiệp hả? Đã thế thì cho thêm một năm nữa!"
Thái độ cứng rắn đến nghiệt ngã của Tố Hữu với riêng tôi cũng như với các anh em Nhân văn - Giai phẩm rất nhất quán. Ngay cả đối với những sáng tác mà anh em chúng tôi tìm lối mới vào cuối những năm 1950 nói trên, ông cũng rất ghét, mặc dù không biết ông có đọc hay không. Lại nói, sau khi bốn người chúng tôi bật ra được thứ thơ ấy, ai cũng mãn nguyện vì đã lộ rõ cốt cách từng người. Riêng tôi thì ngay từ lúc viết xong Về Kinh Bắc, tôi đã tin là nó có giá trị, có đóng góp cho văn học nước nhà. Tuy tôi không dám truyền đi rộng rãi, chỉ cho vài người bạn đọc, nhưng rồi nó được tự động lan truyền, đặc biệt có những bạn sinh viên trẻ say mê nó lạ lùng. Phải nói tình yêu đối với Về Kinh Bắc có cái gì đó rất đặc biệt. Tôi không tin là tập thơ dễ hiểu chút nào, đặc biệt là phần Nhịp một với "những đêm ngũ hành" kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngay nhà thơ Lữ Huy Nguyên, cố Giám đốc NXB Văn học, cũng thú thực với tôi rằng: "Em in cho anh thì cứ in chứ nói thật là em chỉ hiểu được 1/4 tập thơ". Đến anh công an thụ lý N. sau khi tôi nhận tội cũng thú nhận: "Thực tình tôi chẳng hiểu anh nói gì, bây giờ anh khai ra tôi mới biết ý đồ chống Đảng của anh, thì ra anh thâm thúy thật!"
Việc chúng tôi sáng tác những tác phẩm mới nhanh chóng được báo cáo với Tố Hữu. Một người bạn được tham dự buổi họp tuyên giáo mở rộng kể với tôi rằng trong cuộc họp, Tố Hữu đã cảnh báo: "Tụi Trần Dần Hoàng Cầm… bây giờ đang thực hiện đúng khẩu hiệu phục xuống sáng tác mà Văn Cao đã khởi xướng. Phải canh chừng và dập tắt ngay".
Đây là lần đầu tiên tôi nói rõ một số chuyện liên quan đến Về Kinh Bắc, nói ra để khép lại những cái đau buồn ấu trĩ của một thời. Bây giờ, tôi xin các bạn thưởng thức nó vượt qua mọi bối cảnh chính trị xã hội, thưởng thức nó như một tác phẩm nghệ thuật mà đến hôm nay tôi vẫn thấy hài lòng”.
(HC nói, HH ghi, tác giả xem lại và đồng ý gửi Talawas làm lời mở đầu tác phẩm “Về Kinh Bắc” đăng trên Talawas ngày 5/4/2007. Các chú thích của HH)
TPHCM, 24h ngày 6/5/2010
HH
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập



*

VNMEDIA * HOÀNG CẦM

*


Bi kịch Kiều Loan của Hoàng Cầm
Thứ hai, 26 Tháng ba 2007, 14:12 GMT+7


Bi kich  Kieu Loan  cua Hoang Cam
Nhà thơ Hoàng Cầm Hoàng Cầm vừa vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Thật trùng khớp, bởi “Kiều Loan” của ông cũng vừa được lên sân khấu kịch sau bao năm nghẹn ngào lưu lạc. Và dường như đến giờ, người ta lại muốn lật giở lại để nói về tấn bi kịch của Kiều Loan…

Tấn bi kịch của Kiều Loan, người điên nhưng cũng là nhân vật chính trong kịch thơ “Kiều Loan” của Hoàng Cầm có nguyên nhân từ sự phản bội lý tưởng nhân văn ái quốc. Đại diện cho những kẻ phản bội lý tưởng và tình yêu là nhân vật tướng quân Vũ Văn Giỏi. Đó chính là một tên cơ hội sẵn sàng vứt bỏ tình yêu, lý tưởng mà hắn đã từng tôn thờ một cách thiêng liêng để đổi lấy cuộc sống giàu sang, quyền cao chức trọng, dẫu phải thực hiện bằng tội ác. Nhưng hắn phải đối đầu của những nhân vật tiến bộ như Kiều Loan, thầy đồ, quan hiệu uý và nhiều người khác… có thể là cả một dân tộc.

Bi kịch của Kiều Loan là đã chứng kiến, tai nghe mắt thấy nửa cuộc đời của Vũ Văn Giỏi. Họ là bạn đồng môn, là người cùng lý tưởng rồi trở thành vợ chồng. Cái đẹp ban đầu sâu sắc, cao cả cứ dâng lên mãi, cùng với nó là tình yêu không tưởng, lòng tin siêu thực của tôn giáo. - khi đã tin là không thay đổi. Và khi tướng Giỏi đi ngược lại thì sự sụp đổ như sét đánh. Kiều Loan phát điên. Cuối cùng Kiều Loan buộc phải xoá cuộc đời Vũ tướng quân bằng thanh đoản đao - tín vật thề ước. Đây là tiếng sét thấu trời vang vọng ngàn thu.

Những gì xảy ra với Kiều Loan thì trong ký ức Hoàng Cầm cũng bi thảm không kém: người con gái hoa khôi Bắc Giang từng làm tan nát trái tim bao anh học trò như Hoàng Cầm đã bị giết vào tối mùa hè năm 1940. Quân Nhật đổ bộ vào Việt Nam, Bắc Giang thành trại lính, hàng chục sỹ quan Nhật mê cô hoa khôi đã sinh thù hằn nhau. Viên chỉ huy thấy không thể để mất danh dự của quân đội Thiên hoàng nên đã “trừ tận gốc” nguyên nhân. Nàng bị bắt uống thuốc ngủ khi đang ốm. Cái chết của người đẹp khiến Hoàng Cầm đau đớn, sững sờ. Mười ngày sau, Hoàng Cầm viết xong kịch bản “Kiều Loan” nhưng công sứ Bắc Ninh không duyệt, chánh mật thám Cousseau tại Hà Nội trả lại bản thảo và khi Hoàng Cầm giở ra thì 4 trang bị gạch xoá mất ba…

Đất nước độc lập, sau nhiều lần luyện tập, vở kịch thơ “Kiều Loan” được công diễn trong một buổi sáng tháng 11/1946. Vài tuần sau kháng chiến bùng nổ, Hoàng Cầm lên chiến khu. Người vợ trẻ đẹp của ông là nghệ sỹ Tuyết Khanh - người đóng vai Kiều Loan - sau buổi diễn duy nhất, bị ốm phải về thành. Bà giận ông vì đã hứa sẽ về chăm sóc bà, nhưng rồi kháng chiến ác liệt, ông không về được. Tuyết Khanh ra đi mang theo Kiều Loan - đứa con gái đầu lòng được cha đặt theo tên nàng thơ của mình.

Qua bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm mất cả Tuyết Khanh, cả Kiều Loan bé nhỏ và cả vở kịch thơ “Kiều Loan” chìm trong im lặng. Phải 59 năm sau, “Kiều Loan” mới tái xuất trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Hoàng Cầm đã tìm thấy người đồng cảm là NSƯT Anh Tú - người dựng “Kiều Loan” và đưa nàng thơ trở về với hơi thở cuộc sống. Cũng như một lời an ủi và công nhận tài năng khi Hoàng Cầm được nhận Giải thưởng Nhà nước. N.H - (Theo KTĐT)

RFI * THI SĨ HOÀNG CẦM

*


Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời, thọ 88 tuổi

Nhà thơ Hoàng Cầm ngồi bên dòng sông Đuống đã được ông đưa vào văn học. Ảnh : Nguyễn Đình Toán
Đức Tâm
Sáng 06/05/2010, nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả bài thơ nổi tiếng "Bên kia sông Đuống" đã qua đời tại Hà Nội. Bị ốm và gần như liệt trong thời gian qua, ông đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngày 02/05. Ba ngày sau, thi sĩ qua đời, hưởng thọ 88 tuổi. Hiện tại, thi hài của ông được quàn tại bệnh viện 108. Hội Nhà Văn Việt Nam đang bàn bạc với gia đình về ngày giờ và nơi tổ chức tang lễ cho ông.


Thụy Khuê nói về Hoàng Cầm 06/05/2010
(01:51)
06/05/2010
Hoàng Cầm là một trong những gương mặt lớn của thi ca Việt Nam trong thế kỷ 20, đồng thời là một trụ cột của Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đây là nhận định của nhà phê bình văn học Thụy Khuê : "Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX. Hoàng Cầm là nhà thơ có sự nghiệp sáng tác và tranh đấu cho tự do dài nhất trong thế kỷ qua. Hoàng Cầm là một trong những cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Đó là ba nét chính của Hoàng Cầm.
Tên thật là Bùi Tằng Việt, Hoàng Cầm sinh ngày 22/2/1922, tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nguyên quán làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Học cao đẳng tiểu học ở Bắc Ninh, trung học ở trường Thăng Long, Hà Nội. Đậu tú tài, ban triết. Thừa hưởng tinh thần dân ca quan họ và giọng ngâm thơ của mẹ, Hoàng Cầm trở thành nhà thơ có giọng ngâm độc đáo được mọi người truyền tụng.
Làm thơ từ năm 8 tuổi. Dưới thời Pháp thuộc, 15 tuổi, Hoàng Cầm viết kịch thơ Hận Nam Quan. 20 tuổi, sáng tác kịch thơ Kiều Loan, hai tác phẩm gợi lòng yêu nước, kích động sĩ khí, thúc đẩy con người vùng lên chống ngoại xâm.
Trong thời kháng chiến, Hoàng Cầm sáng tác và trình diễn ba bài thơ gây chấn động lòng quân và lòng người: Đêm Liên Hoan, Tâm sự đêm giao thừaBên Kia sông Đuống.
Thời Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm là một trong những người tiên phong và chủ chốt của phong trào. Không giữ vai trò lãnh đạo như Nguyễn Hữu Đang, cũng không ở vị trí sách lược của một quân sư như Lê Đạt, Hoàng Cầm là người hài hoà và nối kết. Ngoài Phan Khôi, Hoàng Cầm - với uy thế văn học ngang hàng những nhà văn, nhà thơ chính thống lúc bấy giờ - đã viết bài bảo vệ Trần Dần, trực tiếp đương đầu với Tố Hữu.
Không vào Đảng. Khi hoà bình lập lại, Hoàng Cầm là người đầu tiên xin ra khỏi quân đội. Cùng Lê Đạt xây dựng Giai phẩm Mùa Xuân, tác phẩm tự do sáng tác đầu tiên ở miền Bắc sau 1954 và cùng Nguyễn Hữu Đang, khai sinh báo Nhân Văn.
Hoàng Cầm giữ vai trò liên lạc và cổ động văn nghệ sĩ: thúc giục Văn Cao viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân. Mời Phan Khôi làm chủ nhiệm báo Nhân Văn. Đem bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần ra in. Đưa truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh của Phùng Cung vào Nhân Văn số 4, v.v... Những sáng tác của Hoàng Cầm trong thời kỳ này khá nhiều, nhưng tương đối ôn hoà hơn thơ Lê Đạt, Trần Dần.
Bài "Em bé lên 6 tuổi" (Giai Phẩm Mùa Thu, tập II, tháng 9/56) là một bài thơ âm thầm gợi lại lòng nhân ái của con người đã mất trong cải cách ruộng đất. Hoàng Cầm viết về một chị Đội, đứng trước đứa bé con địa chủ, bố bị đấu tố, mẹ bỏ đi Nam:
"Chị Đội bỗng lùi lại
nhìn đứa bé mồ côi,
cố tìm vết thù địch,
chỉ thấy một con người".

Kịch thơ Tiếng hát (Văn số 24, 18/10/57) mượn hình ảnh tiếng hát để xác định "không thể cưỡng bức được nghệ thuật".
Bài viết mạnh mẽ nhất của Hoàng Cầm trong giai đoạn này là bài Con người Trần Dần, dưới dạng hồi ký văn nghệ, in trong Nhân Văn số 1, vừa biện hộ cho Trần Dần, vừa nói lên những mờ ám, oan ức, trong việc giam giữ Trần Dần. Nếu trong các cuộc hỏi cung, Hoàng Cầm có thể nhát sợ, hay khai, như ông công nhận, nhưng khi cầm bút, cần "can đảm chữ" như lời Lê Đạt, Hoàng Cầm đã không ngại đương đầu với kẻ có quyền sinh sát lúc bấy giờ là Tố Hữu.
Sau Nhân Văn, Hoàng Cầm sáng tác tập thơ Về Kinh Bắc phản ảnh ý chí quật cường của người nghệ sĩ trước cơn bão tố: ẩn sau những âm điệu trữ tình là một bản án buộc tội chế độ toàn trị, đàn áp nhân tài và lũng đoạn văn hoá. Sự nghiệp sáng tác và tranh đấu của Hoàng Cầm gói trọn trong hai chữ: Tình yêu. Yêu tự do, yêu nước và và yêu người.
Một trong những bài thơ hay cuối cùng của Hoàng Cầm, bài Vô Đề, vọng lên tiếng gọi nhân ái, từ bi, hỉ xả, của một nhà thơ, một đời chìm trong bể khổ của bạo lực, chiến tranh và oan nghiệt của dân tộc:
Vô đề
Biển xanh ánh phật mười phương
Hương sen dậy sáng
Ôm trắng nghìn mây
Vạn kiếp dãi dầu
Oan nghiệt rên la bi thống
Nước mắt dàn bốn đại dương đau
Chiến tranh ư?
Bạo lực cơ cầu
Ðói hành hạ
Rét dày vò số kiếp
Người với người cắn nhau đau tội nghiệp
Tình với tình biền biệt những lìa xa

TỪ KHÓA : Lịch sử - Văn học - Việt Nam

CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ :

**

NGUYỄN THIÊN THỤ * THI SĨ HOÀNG CẦM


*
HOÀNG CẦM (1921-2010)
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921 tại làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đỗ tú tài ở Hà Nội năm 1940, dạy học ở Bắc Giang. Năm 1945 tham gia kháng chiến. Năm 1947 làm trưởng đoàn kịch hoạt động cùng Phạm Duy, Ngọc Bích, Văn Chung, Trúc Lâm, và Hoàng Tích Linh. Ông vào nghề văn bằng dịch cuốn Graziella của Lamartine lấy tên là Hận Ngày Xanh. Tiếp theo, ông dịch Nghìn Lẻ Một Đêm đăng trên tạp chí Tân Dân. Tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết Thoi Mộng. Sau ông chuyên về kịch thơ:


-Viễn Khách: truyện kể về đời Hồ Quý Ly, đã đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy, bút hiệu Hoa Thu.
- Kiều Loan: truyện đời Tây Sơn
-Lên Đường: truyện thanh niên thời Nhật



Trong kháng chiến, ông vào bộ đội, bạn cùng Trần Dần, Lê Đạt. Vào đảng cộng sản năm 1951. Trong cải tạo tư tưởng tại Việt Bắc, ông đã treo lên và thắt cổ các tác phẩm của ông. Năm 1953, ông đi tham quan các cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất, ông đã nhận thức được tội ác cộng sản. Từ đó ông trở lại viết kịch thơ. Về Hà Nội năm 1956, Hoàng Cầm tham gia nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm bị trừng phạt. Năm 1982, ông ông gửi bản thảo cho ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư kinh tế học tại Canada, bị chận lại tại Tân Sơn Nhất, nên Hoàng Cầm bị bắt giam ba năm tại Hỏa Lò Hà Nội vì tội trao tài liệu ra ngoại quốc. Ra tù, Hoàng Cầm ốm quá, đã cai thuốc, nay phải trở lại với ả phù dung. Hoàng Cầm có hai vợ.

Vợ trước là Tuyết Khanh, nữ kịch sĩ của đoàn Đông Phương do Hoàng Cầm và Hoàng Tích Linh thành lập. Tuyết Khanh là người thủ vai chính trong vở kịch thơ Người Điên của Hoàng Cầm. Vở kịch này còn gọi là Kiều Loan. Khoảng 1947, Hoàng Cầm theo đoàn Văn Nghệ đi lưu diễn, Tuyết Khanh vì mang thai nên ở lại trung du. Nàng nhiều lần gửi thư cho chồng nhưng không được hồi âm. Nàng sinh con gái đặt tên là Bùi Thị Kiều Loan. Tuyết Khanh theo mẹ di cư vào Nam năm 1954 nên hai người không còn gặp lại, và sang Hoa Kỳ năm 1975. Kiều Loan lấy chồng năm 1968, vượt biên sang Mỹ năm 1982. (Phạm Duy. Hồi Ký II. Thời Cách Mạng Kháng Chiến. PDC Musical Productions, CA,.1989, 129-139).
Vợ thứ là Lê Hoàng Yến, người Hà Nội, diễn viên ban thoại kịch trung ương, mất ngày 1-5-1982 . Ông mất ngày 6-5-2010 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.



Tác phẩm-
Tiểu Thuyết: Thoi Mộng (1943)
Truyện: Nghìn Lẻ Một Đêm ( đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy).
Kịch Thơ: -Hận Nam Quan (1944)
-Lên Đường (1945)
-Kiều Loan, Cô Gái Điên (1945)
-Cô Gái Nước Tần (1946)
-Viễn Khách (1952)
Thơ: -Bên Kia Sông Đuống. Văn Học.Hà Nội, 1995.
-Về Kinh Bắc, Văn Học, Hà Nội, 1994.
-Men Đá Vàng, Văn Học, HN, 1988.
-99 Tình Khúc. Văn Học.




I. THƠ KHÁNG CHIẾN
Cũng như đa số các thi sĩ trẻ, Hoàng Cầm yêu nước, ghét thực dân nên tham gia Việt Minh. Thơ ông đã thể hiện tinh thần chống Pháp. Ông dùng tình yêu, quê hương, ruộng vườn, tình mẹ con, và tình yêu để kêu gọi nhân dân chống Pháp. Bài Bên Kia sông Đuống viết tại Việt Bắc, tháng 4-1948, tình cảm thiết tha hòa với lời thơ điêu luyện và bay bổng,và nhiều hình ảnh tươi đẹp đã kích động lòng người. Mở đầu, ông dùng lời chàng trai nói với người yêu cho nên cái chủ đề chống Pháp được che đậy kín đáo bằng những lời âu yếm của trai gái:

Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Phần chính là tố cáo thực dân Pháp bắn phá xóm làng thân yêu của người dân: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng lên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn. . . . . . . . . . . . . . . Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm, Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp đổ quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông!


Hậu quả của các cuộc càn quét là dân chúng bỏ đi, bao sinh hoạt ngưng đọng hoặc mất hẳn. Ở đây, tác giả đã ghi nhiều địa danh quen thuộc khiến cho người đọc xúc động với hình ảnh quê hương:
Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Tháp Bút Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu? Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em sột soạt quần nâu Bây giờ đi đâu? Về đâu?


Kết thúc bài này là một lời nhắn gửi người yêu về một tương lai đầy hứa hẹn trong ngày chiến thắng vinh quang:

Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. . . Bài Đêm liên hoan là một bản anh hùng ca trong lịch sử văn học Việt Nam. Lời thơ mạnh mẽ, nghệ thuật vững vàng, là một bài thơ cổ vỏ, tuyên truyền cho thanh niên tham gia chiến đấu chống Pháp: Đêm liên hoan đầu người nhấp nhô như sóng bể ngang tàng Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực Vì say sưa tình thân thiết Vệ Quốc Đoàn. - Anh từ phương nào lại? - Tôi từ đất dấy lên Anh có nghe ngọn thủy triều Đông Hải. Đang hờn ghen cùng thúc máu triền miên Thúc máu không tên dội tràn bốn nẻo Cỏ không gầy, cây không già, hoa không héo Ngàn năm đất nước vững bền Anh từ phương nào lại? -Tôi từ đất dấy lên Chúng ta chung một mẹ hiền Lúa thơm bầu sữa bông mềm áo tơ Chúng ta chung một mối thù Gươm tung uất hận, đạn vù đắng cay. . .


Bài này là một bản anh hùng ca, nó thuộc loại thơ tuyên truyền trong kháng chiến nhưng nghệ thuật cao và đầy tình cảm quê hương đất nước chứ không khô khan như phần lớn thơ tuyên truyền thời này. Tác giả luôn luôn nhấn mạnh kêu gọi thanh niên và chiến sĩ hy sinh bảo vệ độc lập và tự do:
Máu tôi mai sẽ chảy Trôi phăng hết kiếp ngựa trâu Xương tôi , tôi bắc nên cầu Cho đàn con bước lên lầu tự do. . . .. . . . . . . . . Dù cho thịt nát xương phơi Cái còn vĩnh viễn là người Việt Nam . . . . . . . . . Giặc kia ơi! Không bao giờ còn nữa Ta đếm từng ngày Ta trông từng phút, ta đợi từng giây Lửa hờn nghi ngút chờ người đêm nay. . . . . . . . . . . . . . Đêm nay say tiệc liên hoan, Ngày mai xé xác moi gan quân thù. ( Đêm liên hoan)

Nói chung loại thơ kháng chiến chống Pháp của Hoàng Cầm rất sống động, tình cảm dồi dào và mang tình tự dân tộc, mảu sắc quê hương và tính lãng mạn đầy thi vị. Bài Đêm giao thừa là một bài thơ nặng tình nhà, tình quê hương và hào khí chiến đấu, giọng kể lể tình tự như Hữu Loan, Chính Hữu:

Tôi có người vợ nghèo Đời vất vả gieo neo Từ khi chồng đi lính. Nhà tranh bóng hắt hiu Lần hồi rau cháo dăm phiên chợ Tóc rối, thân gầy, quán vắng teo. Đêm ba mươi gió thổi Tôi lại nhớ con tôi Vợ đói, con cùng đói Khóc thét lặng từng hồi Mẹ thì nước mắt nhiều hơn sữa Ngực lép con nhai đã rã rời. . .



Hoàng Cầm cũng như bao đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang:

à ơi! cha con ăn tết lập công, Cho sữa mẹ chảy một giòng thiên thu. Cha đem cái chết quân thù Làm nên sức sống bây giờ cho con

Trong kháng chiến, Hoàng Cầm cũng như một số người tin vào Việt Minh, vào kháng chiến chống Pháp.Nhưng nhân dân Việt Nam đã bị cộng sản lường gạt. Người ta chỉ mượn bình phong chống thực dân đế quốc để nắm quyền lãnh đạo, và tranh thủ nhân tâm. Cái chính là tiêu diệt tư hữu, thành lập chính vô sản chuyên chính tước bỏ mọi tự do của con người. Cho nên khi Pháp vừa rút lui, họ đã lộ bộ mặt cộng sản và thi hành nhiều chính sách tàn bạo như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp. . .

II. THƠ TRANH ĐẤU

Hoàng Cầm về Hà Nội đã nhận thấy sai lầm của cộng sản, ông tích cực tranh đấu cho dân tộc trong Nhân Văn, Giai Phẩm. Ông chống đối những chính sách sai lầm của đảng đã tàn hại đất nước, cụ thể là chính sách cải cách ruộng đất. Trong kịch thơ Tiếng Hát, Hoàng Cầm đã chỉ trích đảng độc tài, ngu dốt:
Khóa kín cửa lầu, lấp kín dòng sông Ông cũng đã bóng bảy nói rằng đảng đã sai lầm, ngu dốt, giết chết nhân dân và làm hại dân tộc: Bệnh một đàng, các cụ chữa một nẻo Khuôn mặt công nương ngày một héo Thầy lang dốt nát chỉ nói mò Bốc thang thuốc nào cũng thật to Người bệnh uống vào mặt nhăn nhó. . . Nuốt ực đắng cay vào trong người Nẫu ruột nẫu gan vì lửa bỏng dầu sôi! Ông cho rằng đảng đã thất nhân tâm, không phương cứu vãn, dù cho đảng đã đứng lên sửa sai: Gạn lọc hết tinh hoa trong trời đất Đã chắc đâu cứu vãn được lòng người.. . .

Trái lại, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm là tiếng hát chân thật của con người tự do:

.. . . Cửa ngoài bằng đá tảng Tiếng hát đẩy được vào. Vì đó là tiếng nói của trời cao Của đất rộng, của quê tôi hửng sáng. Ông kêu gọi những nạn nhân cộng sản vùng dậy: Nào người quả phụ trắng khăn tang Nào đứa em mồ côi khát sữa Nào ai sống nhục, thác oan Nào ai tan lìa đôi lứa Nghe tiếng hát này nguôi dần nỗi khổ Dòng sông như lụa quấn quanh người.



Bài thơ Em bé lên sáu đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu, là một bức tranh hiện thực xã hội, một kinh nghiệm lịch sử và một bản án kết tội chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo, và đó cũng là môt bài thơ rất hay.Trong cải cách ruộng đất, đảng cộng sản đã giết cha đứa bé, cướp tài sản cha mẹ nó , làm tan vỡ gia đình nó, và trừng phạt nó khi nó mới lên sáu chỉ vì cái điên cuồng, khát máu của chủ nghĩa Mác Lê. Bài này cũng nói lên tình người vẫn còn tồn tại trong lòng một số đảng viên và cán bộ. Đảng ép buộc họ giết người nhưng lương tri họ vẫn thao thức, vẫn hướng dẫn họ đi theo lẽ phải, và chống đối âm thầm mệnh lệnh của đảng. Mở đầu bài thơ, tác giả cho ta đôi dòng về lai lịch đứa bé:

Em bé lên sáu tuổi Lủi thủi tìm miếng ăn Bố: cường hào nợ máu Đã trả trước nông dân Mẹ bỏ con lây lất Đi tuột vào trong Nam.. .

Tác giả đã tố cáo tội ác của cộng sản đồng thời nói lên lòng nhân đạo của nhân dân ta trong đó có một số đảng viên và cán bộ nhân hậu:
Có cụ già đói khổ Lập cập đi mò cua Bố mẹ nó không còn Đứa trẻ nay gầy còm Bỗng thương tình côi cút Cụ nhường cho miếng cơm . . . . . . . . Có một chị cán bộ Đang phát động thôn ngoài Chợt nhìn ra phía ngõ Nghe tiếng kêu lạc loài . . . . . . . . Chạy vùng ra phía ngõ Dắt em bé vào nhà Nắm cơm dành chiều qua Bẻ cho em một nửa Chị bần nông cốt cán Ứa nước mắt quay đi Nó là con địa chủ Bé bỏng đã biết gì! Hôm cho em bát cháu Chịu ba ngày hỏi truy. Chị đội bỗng lùi lại Nhìn đứa bé mồ côi Cố tìm vết thù địch Chỉ thấy một con người !

Bài thơ này phản ánh trung thực thực tại xã hội, đồng thời mang tích chiến đấu rất mạnh mẽ, và mang tính nhân bản rất cao. Bài thơ này là một bản án kết tội cộng sản vô nhân đạo đã gây ra thảm kịch cải cách ruộng đất. Cha đứa bé cũng như đa số nạn nhân bị tố là địa chủ thực ra là những nông dân thuộc bậc trung trong xã hội Việt Nam. Đa số họ là nông dân, chân lấm tay bùn, tích cực lao động, ăn tiêu dè sẻn, hoặc nhờ vợ tảo tần buôn bán nên mua thêm được ruộng đất, hoặc ông cha làm lụng cực nhọc để tài sản lại cho con. Họ không bóc lột ai, họ không làm điều gì phi pháp. Bao nhiêu năm họ là trung nông, trong cải cách ruộng đất, họ bị nâng lên phú nông, địa chủ để lãnh những bản án oan khốc cho chủ nghĩa cộng sản bịa ra. Một số địa chủ đã là cán bộ đảng, hay là những người đã ủng hộ kháng chiến như bà Nguyễn thị Năm ở Thái Nguyên, hôm qua còn mẹ mẹ con con, hay đồng chí anh em, bỗng một sớm cộng sản bắt trói họ, tịch thu gia tài và đưa họ ra pháp trường, hay chôn sống họ!

Ông Nguyễn Mạnh Tường trong bài nói tại Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội vào ngày 30-10-1956, sau đăng trên Nhân Văn đã phân tích việc vi phạm này trong bài Những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Nguyên tắc thứ nhất ông nêu lên là không hình phạt các tội đã quá lâu. Người ta phạm tội 'bóc lột' từ bao giờ ,bây giờ mới đem ra, vật chứng, nhân chứng không có, không rõ ràng, phần lớn là vu khống. Nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình.. .Trong các nước dân chủ tây phương, trẻ vị thành niên phạm tội cũng không bị xử tội, huống hồ trẻ thơ lên sáu vô tội! Chị cán bộ suy nghĩ rất đúng tình người và đúng luật:

Nó là con địa chủ Bé bỏng đã biết gì! . . . . . . . . Chị đội bỗng lùi lại Nhìn đứa bé mồ côi Cố tìm vết thù địch Chỉ thấy một con người!

Cải cách ruộng đất đã gây ra bao đau khổ cho nhân dân ta. Mở đầu buổi nói chuyện, Nguyễn Mạnh Tường đã nói Tôi xin phép các vị đuợc kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan (Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 295).
Cha đứa bé đã chết oan, mẹ nó quá sợ hãi đã thoát thân một mình không kịp mang con theo. Và nó phải chịu đói khổ. Tất cả là do cộng sản dã man, giết cả trẻ con như Nguyễn Hữu Đang đã lên tiếng trong bài Phải chính quy hơn nữa:.
Trong CCRĐ, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tịch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chỉ (hoặc chính là nông dân mà bi quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị hẳn hoi. (Nhân Văn số 5, ngày 12-10-1956)

Hoàng Cầm cũng như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, và Nguyễn Hữu Đang đã can đảm tố cáo tội ác của cộng sản.

III. THƠ TƯỢNG TRƯNG
Ngoài những bài thơ công kích ' mấy con người máy/ Đầy gân, thiếu trái tim' (Em bé lên sáu tuổi), Hoàng Cầm cũng nói đến tình yêu nhưng rất ít. Đây không phải là tình yêu thời trẻ mà là tình yêu của những người đã xế bóng. Tình yêu ở đây chỉ là ước mong, là một giả thuyết:
Nếu anh còn trẻ như năm cũ Quyết đón em về sống với anh Rồi những chiều vàng phơ phất lại Anh đàn, em hát, níu xuân xanh Nhưng thuyền em buộc bên sông hận Anh chẳng quay về với trúc tơ Ngày tháng tỳ bà vương ánh nguyệt Mộng héo bên song vẫn đợi chờ. . ( Tình cầm) Tình yêu trong thơ Hoàng Cầm là một tình yêu mơ hồ, xa cách. Có mấy dòng sông vòng chảy ngược Mà em xuôi mãi xuống Tào Khê Đến đâu là cõi không đày ải Đôi mảnh hồn ngây lạc lối về Cứ đuổi tìm nhau nhầu bến tạnh Đắm dòng sông vắng, lặng luồng mê Em buồn ngủ lắm, anh còn thức Tìm mắt em thẳm nhớ chưa về. ( Một lời quan họ)


Tình yêu trong thơ Hoàng Cầm như một mai mỉa cho cuộc đời, mà trong đó hầu hết là ta yêu người, người chẳng yêu ta, và kết thúc là một khúc đoạn trường cho kẻ tình si:
-Lần thứ nhất gặp anh, em nói: Chỉ xin làm em gái của anh. Lần thứ hai gặp em, anh nói - Muốn xin em làm vợ của anh Lần trước, anh cười chẳng nói Lần sau, em cười quay đi. ..(Chuyện lâu rồi) -Khi lửa khói tàn đêm Giòng sông êm ái Tôi lại gặp em Tưởng tháng năm dài chững lại Em vẫn thế. . . Thon cây mềm trái Tóc hong chiều còn óng tuổi mơ xanh. . . . . Tôi huyễn tưởng hay em là ảo tưởng Tôi vơ vào hay em liệng xuống? Để sớm nay em trao cánh thiệp hồng Vâng! Đêm rằm. . . Anh! Mình.. . Dự cưới em không? ( Nguyên hình ảo vọng )


Thơ Hoàng Cầm là thơ tượng trưng, lời xa xôi bí hiểm như thơ Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, đưa ta về những miền quá khứ xa xôi. Trong nhiều bài, Hoàng Cầm đã dùng đối thoại 'chị em' và mang rất nhiều hình ảnh quá khứ như váy, yếm trắng, yếm thắm, thắt lưng, the đen:
Cỗ bài tam cúc mép cong cong, Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây.Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa chị đến quê em. . . Năm sau giặc giã Quan đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới chị Võng mây trôi Em đứng nhìn theo em gọi đôi ( Cây tam cúc, 1959) -Em mười hai tuổi tìm theo chị Qua cầu bà Sấm bến cô Mưa Đi Ngày tháng lui tìm không thấy Giải yếm lòng trai mãi phất cờ Cách nhau ba bước vào vườn ổi Chị xoạc cành ngang Em gốc cây Xin chị một quả chín -Quả chín quá tầm tay Xin chị một quả ương Quả ương chim khoét thủng Lẽo đẽo em đi vườn mai sau Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng ( Quả vườn ổi) Có nhiều bài khó hiểu. Bài thơ sau đây rất bí hiểm: Dây nghìn thước Anh đòi em bay đỉnh Thái Sơn Em không vượt quá vòng định ước Anh buồn đau Anh giận hờn Anh gọi em: tên phản bội! . . . . . . . . . Nhìn lại dây chỉ rối Anh tặng em Vào nửa đêm nông nổi yếu mềm Gió ngoài cửa cười em ngây dại. Vâng! Em xin nhận lỗi Đã phũ phàng anh Em gắng xin đêm nay ngó lại Trăng bây giờ còn đúng của anh chăng? ( Nhận lỗi)


Cuộc đời đau khổ vì ta đi vào cơn đồng thiếp điên cuồng, hư ảo. Chủ nghĩa Mác là một hư thuyết và đã đưa hơn nửa nhân loại vào hư mộng. Ấy thế mà người ta say mê, sống chết vì nó. Người ta giết bao triệu người vì nó! Và kết cuộc, dân nghèo vẫn khổ, xã hội bất công hơn, và giai cấp tư sản đỏ độc ác hơn lên thay thế. Ai bảo chủ nghĩa Mác vẫn là chủ nghĩa Mác ngày xưa? Và con người cộng sản ngày nay vẫn là con người cộng sản ngày xưa?

Trăng bây giờ còn đúng của anh chăng?


Một vài bài có thể hiểu được. Bài Lá riêu bông tự nó là một vấn nạn vì không ai hiểu đó là thứ lá gì. Bài này ngụ ý luân lý, triết lý chăng? Trong cuộc đời nhiều người chạy theo cái hư ảo, cái không tưởng. Cuối cùng được gì? Nguời con gái đặt ra điều kiện để thách đố người đời nhưng tự nàng, nàng đã âm thầm bỏ cuộc từ lâu. Chỉ có người chàng trai trẻ dại khờ mới theo đuổi một hình ảnh không bao giờ tồn tại trên thế gian này! Lá riêu bông cũng là một bài thơ ngụ ngôn về chính trị. Làm sao xóa bỏ giai cấp? Làm sao có được cơm no áo ấm cho mọi người? Người ta đã làm rất tích cực và rất rốt ráo. Người ta đã giết hết giai cấp cũ thì giai cấp mới xuất hiện, hống hách, tàn ác hơn giai cấp cũ. Người ta hô hào bình đẳng thì đảng tự nó sinh ra nhiều cấp bậc, nhiều chế độ ưu đãi! Người khởi xướng lên việc đi tìm là riêu bông đã bỏ cuộc mà đi lấy chồng trước khi tìm thấy lá riêu bông.
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng, Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều . Cuống rạ Chị bảo: Đứa nào tìm được lá riêu bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải lá riêu bông! Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt. Chị không nhìn. . .


Bài thơ trên là một đoản kịch và một bi kịch. Người con gái lớn tuổi hơn bọn con trai nên xưng chị (Đứa nào tìm được lá riêu bông/ Từ nay ta gọi là chồng). Người trai thủy chung vẫn đi tìm lý tưởng ngày xưa nhưng thái độ của người con gái mỗi lần mỗi khác. Chưa tìm được là riêu bông, nàng đã đi lấy chồng. Nàng là người khôn ngoan và thực tế. Không lẽ ở góa suốt đời mà chờ lá riêu bông sao? Nàng phải có quyết định sớm trước khi quá trễ! Khi người trai tìm thấy lá riêu bông lần thứ nhất, nàng chau mày. Lần thứ hai, nàng lắc đầu.

Đến lần thứ ba thì nàng lấy tay che mặt, không muốn nghe, muốn nhìn cái thực tại đó nữa. Đó là một thái độ quyết liệt quay lưng với dĩ vãng! Phải chăng đó là thái độ của Hoàng Cầm đối với đảng sau khi trở về Hà Nội? Hoặc đó là thái độ của đảng khi còn trong bóng tối thì hứa hẹn tự do, dân chủ nhưng khi nắm được quyền hành thì quay lưng bưng mặt với nó? Lá riêu bông chỉ là một ảo tưởng, hay nói đúng hơn là một sự lừa dối! Trăng Hoàng Cung của Phùng Quán và Lá riêu bông của Hoàng Cầm cùng chung một ý niệm. Cả hai đều bị giai nhân lừa dối, cả hai là nạn nhân của thế giới đại đồng!


Bài Ngã ba sông viết năm 1994 trình bày một vài suy tư về chính mình. Đảng thì tự hào ghê lắm! Bách chiến bách thắng! Nhưng có thật thế hay không? Nhân Văn, Giai Phẩm đúng hay sai? Tư bản và cộng sản ai đúng ai sai? Con người đứng trước ngã ba đường biết đi về đâu? Ông nghĩ rằng quá khứ và hiện tại ông đã theo đúng hướng để vớt cánh mai vàng:
Mắt em đi suốt vòng thân phận Chỉ được quay về lúc lệ rơi. Hồn em thả hết nguồn thi tứ Chỉ được bừng lên lúc miệng cười. Thì. . . ngã ba sông. . . ba hướng thuyền Hướng nào khôn, dại. . . hướng nào điên? Liệu còn một hướng ta bơi đứng Vớt cánh mai vàng xập cánh đen. . .


Hoàng Cầm cũng mang suy tư về cuộc đời, về hành trình của kiếp người:
Anh đi về phía không em Em đi về phía dài thêm bão bùng Anh đi sắp đến vô cùng Em đi sắp đến cánh hồng đang rơi Bảy mươi đứng phía ngoẻn cười Tám mươi đứng khóc nẻo đời chưa khô Trăm năm nhào quyện hư vô Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn. ( Anh đi và em đi)

Hoàng Cầm tiêu biểu cho những thanh niên trong khoảng 1945 theo Việt Minh chống Pháp. Họ chống Pháp vì yêu nuớc, họ theo Việt Minh vì lúc này Việt Minh nắm tất cả quyền hành và lực lượng, nhưng họ không theo đảng. Họ chống đảng khi thấy rõ đảng gian manh, tàn ác. Và họ đã phải trả giá cho công cuộc tranh đấu này. Hoàng Cầm là một người yêu nuớc và là một thi sĩ đa tài.
Thơ ông mang tính chất tượng trưng nhưng cũng mang màu sắc dân tộc như yếm trắng, the đen, nhiễu tím, tranh Đông Hồ, và những địa danh quen thuộc như núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp, Đồng Tĩnh, Huê Cầu, Kinh Bắc, Văn Giang. . .Ở đây, thơ Hoàng Cầm có vài nét giống thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ. . .đậm đà màu sắc quê hương, dân tộc.

IV.HẬU NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm trở nên một con người khác. Có lẽ là do cộng sản khủng bố và ép buộc. Cũng có thể sợ hãi, và hèn yếu là một phần của bản tính con người. Nhân 100 năm ngày sinh của ông Hồ (1990), Hoàng Cầm làm bài ''Nhớ về làng Sen'' đăng kín hai trang báo Văn Nghệ . Và ông lúc này sính đọc điếu văn ca tụng đảng. Trong đám tang Phùng Quán (1995), Hoàng Cầm đọc một bài thơ, đại ý nói Phùng Quán là người một lòng chung thủy với bác, đảng. Bác ra lệnh là Quán đi đầu và làm theo. Bài thơ này sau được báo Văn Nghệ đăng lại. Chị Trâm, vợ anh Quán giận dữ nói với tôi: Anh Quán đã bỏ đảng, Bác từ lâu rồi. Anh Cầm đã sỉ nhục chồng tôi! (Nguyễn Chí Thiện, Hỏa Lò, 171).

Năm 1999, Tố Hữu 80 tuổi , Hoàng Cầm làm thơ tặng Tố Hữu:

Đôi lời tâm giao với người bạn thơ Tố Hữu
Nhân năm anh 80 tuổi ( Âm Lịch) Nhớ lại một thời chung chiến lũy Hồn tươi trong thắm thiết tình người. Rồi sau đó những ngày vào ra lẩn quẩn, Những khóc cười mừng giận Giấc mê tôi đằng đẵng thăng trầm Trời vẫn xanh mây trắng vắng tri âm Tia chớp nhục vinh lóe ngôi sao lạc Đã vèo đi nhanh thế một đời Tồn đọng Anh và Tôi cùng bạc tóc Ngẫm xa xa mà gạn lọc chút yên vui Run rẩy niềm riêng. Tôi so mình hạt cát Nhìn sao rơi thăm thẳm đến vô cùng. Khi nhân loại sắp giao thừa thiên kỷ Cầu Phật ban cho người ánh mắt bao dung Hồn thi sĩ hẳn mấy lần khát vọng Ôm vô thủy thiên hà mắt lệ vô chung. Tôi với Anh đôi người thơ ngơ ngẩn. Lặng lẽ đồng hành về phía hư không Chắc cõi ấy còn rộng thơ đất Việt Mình sẽ gặp ai kia Một thi sĩ đau thương đã viết ''Bất tri tam bách dư niên hậu''
Bài thơ này viết khi Tố Hữu đã rớt đài từ hơn mười năm trước. Hoàng Cầm rộng lòng bao dung? Hoặc mai mỉa người ngã ngựa? Hoặc muốn chứng tỏ rằng mình không oán hận đảng? Điếu văn của ông đọc trong tang lễ của Tố Hữu là những lời nịnh hót. Buồn cười nhất là bên cạnh những lời ca tụng sự nghiệp của Tố Hữu vì đảng, vì dân tộc, ông đã dùng những từ, những ý niệm duy tâm để khóc một ông cộng sản gộc như vào cõi hư không tịch mịch, luật trời, lẽ trời, trời ban cho tuổi thọ:


Anh Tố Hữu, một đồng nghiệp của tôi từ thời kháng chiến chống đế quốc Pháp, hôm nay đã bay vào cõi hư không tịch mịch. Với đảng Cộng sản VN, với gia đình anh, đây là một nỗi mất mát to lớn. .. . . Có những cuộc ra đi đầy ai oán, xót thương, có những cuộc ra đi đầy tiếc hận. Nhưng với anh, sự ra đi này thật đúng với lẽ trời, vì chính anh cũng đã trời ban cho một tuổi thọ đáng mơ ước. Huống chi anh còn là một người đã hiến dâng cho cách m?ng cả tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, đóng góp không ít vào uy danh của Đảng, suốt đời anh đã gắng hết sức mình biến ý chí của . . . Công lao của anh tôi tin chắc rằng Đảng không quên và chắc hẳn Đảng s? ghi vào sổ vàng chói lọi của lịch sử. Công lao to lớn của anh thể hi?n qua những bài thơ tha thiết và nồng hậu về nhân dân, đất nước, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi những lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, ca ngợi người chiến sĩ đánh giặc Pháp, giặc Mỹ. Công lao anh thật to lớn, nên hôm nay tôi tin anh đã yên tâm và thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng. . ( Lao Động số 332 , ngày 11.12.2002 ).

Những bài văn, bài thơ sau này đã làm hại giá trị con người của ông. Nhưng điều này cũng cho ta biết sống trong chế độ cộng sản con người không được tự do, con người là nô lệ, phải vâng dạ để sống qua ngày. Mấy ai có thể đương đầu với sóng gió? Ôi, gặp thời thế, thế thời phải thế! Tuy nhiên công lao chầu hầu của ông có lẽ đã được cộng sản ngó lại. Tháng 2-2007, cộng sản đã ban giải thưởng 80 triệu cho ông và một số người khác. Chúng ta thông cảm cho ông. Chúng ta kính trọng tài năng và dũng khí của ông một thời đã dám đứng lên chống đối cường quyền.

*
Trong tang lễ của thi sĩ, tôi xin kính gửi câu liễn tưởng niệm ông, bậc thi sĩ đệ nhất của Việt Nam:

Ai say tiệc Đêm Liên Hoan, ai thương xót Em bé lên sáu?
Anh về Bên kia sông Đuống, anh đi tìm chiếc Lá Riêu bông?

*

NGUYỄN THIÊN THỤ
Trich VĂN HỌC HIỆN ĐẠI tập II , 2006

*

WIKIPEDIA * THI SĨ HOÀNG CẦM

*


HOÀNG CẦM (1922-2010)

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.



Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. [1]
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và mất vào năm 2010 vì bệnh nặng.

[sửa] Tác phẩm

  • Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine 1940);
  • Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen 1940);
  • Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941);
  • Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942);
  • Thoi mộng (truyện vừa, 1941);
  • Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944, 1942);
  • Bốn truyện ngắn (đăng Tiểu thuyết thứ Bảy từ 1939 đến 1943);
  • Kiều Loan (kịch thơ, 1945)
  • Ông cụ Liên (kịch nói, 1952);
  • Đêm Lào Cai (kịch nói 3 hồi, 1957);
  • Tiếng hát quan họ (trường ca, in chung trong tập Cửa Biển, 1956);
  • Những niềm tin (thơ dịch của Bonalan Kanfa - Algérie, 1965);
  • Men đá vàng (truyện thơ, 1989);
  • Tương lai (kịch thơ, 1995);
  • Bên kia sông Đuống (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Lá diêu bông (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994);
  • 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007

*

TIỄN HOÀNG CẦM

*


Người yêu thơ tiễn Hoàng Cầm 'về Kinh Bắc'
Ngấp nghé tuổi 90, nói như Phạm Duy, Hoàng Cầm "sống đã đủ một cuộc đời trọn vẹn", để cái chết với ông chỉ nhẹ nhàng như "quay về lãng đãng bến sông xa". Nhưng trong lễ viếng chiều 11/5, di ảnh nhà thơ với nụ cười tỏa nắng vẫn không ngăn nổi nước mắt rơi xót xa trên mặt người ở lại.
Cuộc thăm viếng lần cuối với thi sĩ "Lá Diêu bông" bắt đầu từ 13h. Nhưng từ 12h30, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu thơ ông đã kiên nhẫn đợi trước nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội). Bên linh cữu Hoàng Cầm, quây quần đông đủ gia quyến của nhà thơ, từ con cháu ruột thịt của ông với ba người vợ, tới con cháu riêng của bà vợ thứ ba, thảy đều chít khăn vàng, khăn trắng đội tang. Trên bàn thờ, Hoàng Cầm, trong bức ảnh nhỏ, vẫn mái tóc trắng cước, nhẹ nở nụ cười ấm áp với đôi mắt như luôn mơ màng ở một cõi xa.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trước linh cữu Hoàng Cầm.
"Sao xót xa như rụng bàn tay"
Tang lễ nhà thơ, có hàng trăm người đưa tiễn, từ những quan chức như Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Hữu Phú; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đến những dân thường sống chung một lối xóm, hay những người yêu thơ biết Hoàng Cầm qua những "Lá Diêu bông", "Bên kia sông Đuống"...
Trong số các nhà thơ thế hệ ông, Hoàng Cầm gần như là người cuối cùng thực hiện chuyến đi về nơi vô tận. Nên trong lễ viếng xuất hiện nhiều vòng hoa của thân nhân những bạn văn đã mất, những tên tuổi từng "vang bóng một thời": Vũ Trọng Phụng, Trần Dần, Lê Đạt, Trần Huyền Trân, Trịnh Công Sơn... Họ đem đến không chỉ sự tiếc thương, mà còn cả dòng hoài niệm. Không ngăn nổi xúc động, bà Hạc Đính - vợ của cố thi sĩ Trần Huyền Trân - gục đầu trên quan tài mà khóc. Bà nghẹn ngào: "Ông Hoàng Cầm với ông Trần Huyền Trân là bạn. Nhà tôi mất đã 20 năm rồi. Còn lại tôi, vẫn thường lui tới thăm ông Cầm, leo lên tận tầng 5 phòng ông ở. Mùa thu năm ngoái, đến thăm ông, tôi nói: 'Có lẽ đây là lần cuối cùng, tôi cụng ly với anh'. Ông ấy trách: 'Chị đừng có nói gở'"... Kể đến đó, bà lại nấc lên, giàn giụa nước mắt. Trong những dòng thơ, như một lời cuối với Hoàng Cầm, bà viết: "Anh đã ra đi một ngày hè / chợt nghe tin dữ dạ tái tê...".
Bà Hạc Đính - vợ cố nhà thơ Trần Huyền Trân - chia sẻ mất mát với gia đình thi nhân.
Vợ nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt cũng có mặt trong đoàn đưa tiễn. Viếng xong, họ kiên nhẫn chờ đợi, để đưa nhà thơ nốt đoạn đường về nơi cát bụi. Bà Nguyễn Thị Thúy - vợ nhà thơ Lê Đạt - chia sẻ: "Trần Dần, Hoàng Cầm và Lê Đạt đều đã đi qua một cuộc đời cơ cực. Nhưng bản tính nghệ sĩ mạnh mẽ đã giúp họ lấy buồn làm vui".
* Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời
* Thi sĩ Hoàng Cầm quay về lãng đãng bên sông
* Lá Diêu Bông và câu chuyện cổ tích tình yêu
* Hoàng Cầm: 'Trời bắt tội tôi yêu sớm'
* Hoàng Cầm: 'Tôi vẫn là chàng thi sĩ đa tình'
Hoàng Cầm đã sống trọn một cuộc đời, không chỉ với thơ, mà còn với con người. Tang lễ của ông, ngoài giới văn nghệ sĩ là thông gia, hàng xóm chân chất. Lóng ngóng dâng hương, tần ngần ghi sổ tang, xong đâu đấy, bà Vương Thị Hảo lại vừa sụt sùi vừa ngơ ngác nhìn đoàn người đến viếng. Bà chia sẻ: "Con gái tôi lấy con trai út của ông Cầm. Ngoài tình thông gia, tôi còn quý ông ấy như một người anh, vì tính tình hiền lành, thân thiện. Ra tập thơ nào, ông cũng đề tặng tôi. Tủ sách nhà tôi đủ hết các tác phẩm của ông. Tôi thuộc hết: "Về Kinh Bắc", "Men đá vàng", "Mưa Thuận Thành"... Ông đi thì thơ vẫn còn đó. Nhưng là chỗ thân tình, thông gia, tôi thấy trống trải lắm...".
Ngoài những giọt nước mắt, rất đông khách thăm viếng nhẫn nại xếp hàng để được bày tỏ cảm xúc của mình trong sổ tang. Từ chỗ 3 cuốn sổ, Ban tổ chức đã phải cung cấp thêm 4 cuốn nữa mới đủ chỗ cho bạn bè, đồng nghiệp của thi nhân viết lời cuối cùng với người đã khuất.
"Những khoảng chiều buồn phơ phất lại"
Câu thơ trong bài "Nếu anh còn trẻ" của Hoàng Cầm dường như là cảm giác của người ở lại khi nhà thơ đã "... trở gót / Quay về lãng đãng bến sông xa". Từ Sài Gòn ra viếng bạn, nhạc sĩ Phạm Duy - người đã phổ nhạc "Lá Diêu bông", "Nếu anh còn trẻ" của Hoàng Cầm - ngậm ngùi: "Tôi tiên liệu được sự ra đi của ông. Tôi thương, nhưng cũng không quá buồn. Cái chết, với lứa tuổi chúng tôi, có khi lại là một sự giải thoát. Hơn nữa, Hoàng Cầm đã sống một cuộc đời trọn vẹn. Với tôi, ông xứng đáng là nhà thơ lớn nhất của thời đại chúng ta. Tôi yêu nước mình vì đọc thơ Hoàng Cầm". Nói không quá buồn, nhưng Phạm Duy thương và đặc biệt là tiếc. "Tôi vừa viết xong ca khúc phổ thơ Bên kia sông Đuống, định sẽ mời Mỹ Linh thu thanh để tặng riêng Hoàng Cầm. Việc chưa xong, ông đã mất. Có lẽ tôi sẽ in ra đĩa, đốt trên mộ ông chăng?".
Nhạc sĩ Phạm Duy (phải) và Kiều Loan - con gái nhà thơ Hoàng cầm vừa từ Mỹ trở về chịu tang cha.
Nhà thơ Hoàng Hưng cũng có một nỗi xót xa, tiếc nuối trước sự trở về "bên kia Sông Đuống" của Hoàng Cầm. Ông là người đã góp phần thuyết phục nhà thơ viết hồi ký. Và những dòng hồi ký ấy đã được viết ra dưới dạng 43 CD tiếng. Bản quyền số CD này nay thuộc về Công ty văn hóa Phương Nam. "Việc chuyển số CD này ra bản thảo dạng chữ là công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhất là khi nhà thơ đã mất. Trong những dòng hồi ký của mình, Hoàng Cầm chia sẻ nhiều điều, đặc biệt là giai đoạn sau 1954", nhà thơ Hoàng Hưng tâm sự. Ông cho biết, chắc chắn, những dòng di cảo bằng lời của thi nhân sẽ được công bố, trong một ngày nào đó.
Trong điếu văn đọc tại tang lễ Hoàng Cầm, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - khẳng định, thi nhân "Mưa Thuận Thành" là nhà thơ "Độc đáo mà tự nhiên, là mình mà cũng là tất cả". Hữu Thỉnh cho rằng, sinh ra ở Bắc Ninh dường như là một "biệt đãi của số phận" dành cho Hoàng Cầm, bởi: "để làm một thi nhân, không còn mong ước gì hơn là được sinh ra, tại một vùng quê phong tình vào bậc nhất của đất Bắc, được bồi đắp cái năng lượng sống tối đa đủ tươi tốt cho cả đời người". Và Hoàng Cầm, với ý thức rằng ông chính là "Khí thiêng sông núi nhập / Duyên nghiệp thầm dư ba / Nghĩa tình quê vun đắp / Thấu dạ nghén tài hoa", có lẽ, cũng đã trả hết ân tình cho đời, bằng sự nghiệp thơ độc đáo, tài hoa. Ông, cũng chính là một "biệt đãi" mà số phận đã trao cho văn hóa Kinh Bắc, cho thi ca Việt Nam.
*

No comments:

Post a Comment