Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 12 December 2016

BIỂN ĐÔNG=THƠ=THIỀN=NHẬT BẢN=THÁI LAN=

RFA * BIỂN ĐÔNG

*


Đừng sợ Trung Quốc cấm biển
2010-05-29
Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân ra khơi đánh cá bình thường bất chấp lệnh cấm biển bất hợp pháp của Trung Quốc.



Photo courtesy of vinamaso.net
Tàu HQ378 của Hải quân Việt Nam.

Gặp gỡ báo chí tại hành lang Quốc Hội hôm 25/5, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định trong vùng biển 200 hải lý tính từ đất liền ra, chiến hạm của Hải quân thường xuyên tuần tra bảo vệ tàu cá của ngư dân Việt Nam, cũng như đuổi tàu nước ngoài không cho vào khai thác thủy sản. Vietnamnet và Tuổi Trẻ Online đưa tin này, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến xác định Trung Quốc không có thẩm quyền cấm đánh bắt cá trong vùng biển không phải của mình, về việc này Việt Nam phản đối quyết liệt.
Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt cá bình thường, trừ các đảo có sự hiện diện của binh lính Trung Quốc thì ngư dân không nên vào quá giới hạn 12 hải lý, không kể trường hợp gặp bão cần vào lánh nạn. Tướng Hiến trấn an ngư dân: “Bà con hoàn toàn không nên lo lắng, tàu Hải quân đi vòng quanh Biển Đông, sẽ cấp cứu tất cả tàu gặp nạn.”

Cần tuần tra xa hơn

Ngư dân nghĩ gì về sự hứa hẹn của Tư lệnh Hải quân Việt Nam, chúng tôi hỏi chuyện ông Thái Đình Long một chủ tàu cá loại lớn ở Đà Nẵng, tàu của ông chuyên đánh bắt xa bờ:
“Hải quân ủng hộ cho dân làm ăn đánh bắt xa bờ ở biển xa… xa một tí đến những ngư trường có cá chất lượng nhiều hơn trong vùng biển Việt Nam mình…Đi làm thí dụ không thấy Trung Quốc thì mình có thể đi xa thêm chút nữa còn thấy Trung Quốc thì mình né mình tránh.
Tùy theo ngư trường, thí dụ Trung Quốc “hắn” tuần tra từ 112 lên 118 Bắc thì mình đi dưới 15 Bắc rồi mình đi ra, sau đó lên 18-19 Bắc rồi đi ra 15 Đông mình đi xuống Trường Sa mình về. Đi có tập đoàn chứ, tập đoàn đang ở ngoài biển rồi, tàu của em đang ở trong đất liền đang chuẩn bị lấy đá ngày mai đi, 1 thuyền trưởng và 11 lao động là 12 người tất cả. Trong ngư trường Trung Quốc “nó” tuần tra ngư dân Đà Nẵng Thanh Khê mình quá rành để né tránh.”


Tàu HQ263 và HQ261 của Hải quân Việt Nam. Photo courtesy of   TueHoanBlog.
Tàu HQ263 và HQ261 của Hải quân Việt Nam. Photo courtesy of TueHoanBlog.

Hôm 16/5 vừa rồi Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại Biển Đông kết thúc vào ngày 1/8. Theo đó đội tàu Ngư chính giám sát ngư nghiệp của Trung Quốc sẽ thực thi lệnh cấm 10 tuần ở vùng biển đông, nơi nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam công bố chủ quyền. Cụ thể vùng cấm bao phủ khu vực đánh bắt cá thương mại từ vĩ tuyến 12 độ bắc tức vùng biển quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cho tới duyên hải Trung Quốc kể cả khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm của VNCH năm 1974.
Chúng tôi trao đổi nhanh với ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề Cá Tỉnh Quảng Ngãi, ông Hoàng tán dương quyết tâm bảo vệ ngư dân của Hải quân Việt Nam:
“Ngư dân vẫn đi đánh bắt bình thường, đây là mưu sinh của người ta, ngư dân chúng tôi vẫn đi biển trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam nếu có chuyện gì thì có sự giúp đỡ bảo vệ của các cơ quan chức năng của Việt Nam. Trung Quốc cấm biển như vậy là đã chồng lấn vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã tuyên bố đó là hành vi đơn phương và vi phạm chủ quyền .”

Trở lại cuộc gặp gỡ báo chí của Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến được Tuổi Trẻ Online và Vietnamnet đưa lên mạng. Tư lệnh Hải quân Việt Nam cho biết trong vài năm gần đây lực lượng thuộc quyền ông đã thực hiện tuần tra chung với Hải quân các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Cụ thể 9 chuyến với Trung Quốc, 8 với Campuchia và 20 chuyến với Thái Lan.
Tướng Hiến cho rằng, các cuộc tuần tra chung mang lại nhiều lợi ích. Sự có mặt của Hải quân Việt Nam giúp bà con ngư dân an tâm làm ăn trong vùng biển chủ quyền, khuyến khích bà con ra khơi. Tướng Hiến nhấn mạnh, ở vùng biển Tây Nam, trước đây khá căng thẳng giữa lực lượng Việt Nam và Thái Lan, đã có nhiều nổ súng xảy ra ngư dân bị thiệt thòi. Sau khi có hợp tác tuần tra hỗn hợp vùng biển này đã khá yên tĩnh.

Tam không với ngư dân

Riêng với Trung Quốc, Tướng Hiến mong muốn Hải quân Trung Quốc cũng ứng xử như Hải quân Việt Nam, nghĩa là không bắt, không phạt, không bắn vì ngư dân là những người rất khó khăn trên biển. Theo lời tư lệnh Hải quân, phía VN chỉ xua đuổi tàu Trung Quốc vi phạm ra khỏi phạm vi 12 hải lý ở Trường Sa và ở khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Trong trường hợp cứu hộ cứu nạn thì phải cho phép tàu vào các đảo.

Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam   hồi năm 2009.
Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam hồi năm 2009.
Năm 2009 tỉnh Quảng Ngãi có 33 tàu và 433 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc. Từ đầu năm 2010 tới nay Trung Quốc đã bắt giữ 4 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi và gần 50 ngư dân, vụ sau cùng xảy ra ngày 4 tháng 5 vừa qua. Ông Phan Huy Hoàng Chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi cho biết thêm:
“Hiện nay ngư dân Quảng Ngãi vẫn còn bị giam giữ ở nhiều nước, riêng Trung Quốc không còn giữ người nào, có điều họ giữ tàu, qua đấu tranh hoặc nộp tiền phạt thì từng đợt người ta thả người về nhưng vẫn còn giữ một số tàu.”
Hiện nay ngư dân Quảng Ngãi vẫn còn bị giam giữ ở nhiều nước, riêng Trung Quốc không còn giữ người nào, có điều họ giữ tàu, qua đấu tranh hoặc nộp tiền phạt thì từng đợt người ta thả người về nhưng vẫn còn giữ một số tàu.
Ông Phan Huy Hoàng
Trung Quốc bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam trở thành vấn đề lớn vì tình tự dân tộc và lòng yêu nước của người Việt, nhất là Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ thời xa xưa. Trên thực tế ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ bị bắt giữ ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines. Trong 4 năm gần đây, hơn 7 ngàn ngư dân cùng gần 1.200 tàu cá đã bị các nước bắt giam trong khi hoạt động ở các vùng biển tranh chấp.


Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ. Photo courtesy of   lysonforum.
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ. Photo courtesy of lysonforum.


Theo dòng thời sự:

*
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH

Lần đầu tiên ta thấy một tướng lãnh Việt Nam tỏ ý bảo vệ ngư dân Việt Nam. Đó là một điều có lẽ xứng danh " Quân Đội Nhân Dân" vì quân đôi nhân dân mà không bảo vệ nhân dân thì làm cái gì?
Tuy nhiên bản tin trên cũng làm cho nhiều người thắc mắc:

(1). Chiến hạm của Hải quân thường xuyên tuần tra bảo vệ tàu cá của ngư dân Việt Nam, cũng như đuổi tàu nước ngoài không cho vào khai thác thủy sản.

Nếu như tàu Trung Quốc nó cứ sấn vào lãnh hải ta thì sao? Hải quân VN có chận lại không? Nếu chận mà nó cứ tiến tới thì làm sao? Có được lênh nổ súng hay phải cúi đầu mà chạy theo tinh thần 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân? Thực tế từ trước đến nay, tàu Trung Quốc tiến sát lãnh hải Việt Nam mà HQ Việt Nam có làm gì đâu?

(2).Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt cá bình thường, trừ các đảo có sự hiện diện của binh lính Trung Quốc thì ngư dân không nên vào quá giới hạn 12 hải lý, không kể trường hợp gặp bão cần vào lánh nạn.

Nếu trong một tháng hay hai tháng, Trung Quốc đóng quân, cắm cờ khắp các đảo thì sao? Quân VN phải rút lui có trật tự, hay chống trả? và ngư dân làm sao mà vào đánh cá dù là ngoài 12 hải lý?
(3). Tàu Hải quân đi vòng quanh Biển Đông, sẽ cấp cứu tất cả tàu gặp nạn.”
Tàu HQ có thể đi dạo chơi, có khả năng gặp ai chết đuối thì vớt lên.Nhưng những người đã bị Trung Quốc bắt giam, giữ tàu thì làm lơ à? HQ có dám cứu những người này không?


(4). Tướng Hiến mong muốn Hải quân Trung Quốc cũng ứng xử như Hải quân Việt Nam, nghĩa là không bắt, không phạt, không bắn vì ngư dân.

Việt Nam thực hiện tam không nhưng Trung Quốc không thực hiện thì sao?
Ngày tháng còn dài, chờ xem các đấng anh hùng ngẩng đầu lên mà nhìn trời chứ đừng cúi gằm mặt xuống như bao lâu nay!


**

Wednesday, May 26, 2010


THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

*

Flag this message

thơ song-ngữ GIẤC MƠ HỒI-HƯƠNG

Monday, May 24, 2010 10:40 AM
To:
undisclosed-recipients

GIẤC MƠ HỒI HƯƠNG
Trên quãng đường mai một sớm quay về
Chào xứ bạn qua tháng ngày tạm bợ
Nước mắt doanh tròng – tủi mừng, nhung nhớ
Quê Việt đây rồi! Bờ ruộng, vườn cau
Từ buổi giặc tràn, tang tóc khổ đau
Sưu thuế, dân công, ruộng đồng hoang phế
Bệnh tật, đói nghèo, trăm vùng kinh tế
Thiên tai, ngục tù, đất lấp mộ sâu
Tìm về quê hương sau cuộc bể dâu
Đất Quảng thân yêu ngậm ngùi nhỏ lệ
Gục xuống, đứng lên – hằng bao thế hệ
Cây lại xanh mầm, tình nghiã muôn sau
Hội An, Điện Bàn, Thanh Quýt, Câu Lâu
Thương quá quê ơi, bao thời bom đạn
Văng vẳng đâu đây câu thơ Bùi Giáng
Bóng Mẹ lưng còng, gậy trúc hồn Cha!
Tôi trở về ôn lại quãng đời qua
Đứng khóc nghẹn ngào dưới hàng phượng thắm
Kià mái hiên trường trưa hè quạnh vắng
Trần Qúy Cáp ơi, bạn bè xưa đâu?
Di tích còn đây – Khổng Miếu, Chuà Cầu
Qua năm tháng dẫu bạc màu nắng gió
Quảng Nam yêu ơi! Ngàn năm thương nhớ
Xin trao gửi người đoạn cuối đời tôi!...
PHẠM HOÀI VIỆT
MY REPATRIATION DREAM
On my way back home a beautiful morning
I bid farewell to the friendly temporary residence.
Eyes swimming with tears, happiness mixed with grief:
This is Vietnam! as ricefields, areca groves evidence.

Since the traitors won, there has been imprisonment,
Starvation, untreated illnesses, with bereavement imbued,
Heavy taxation, labor extortion, production abuse,
Resources overexploitation, natural calamities ensued.

I find my way back home after the great changes
To our dear Quang Nam painfully shedding tears.
Falling down, then rising up -- so many generations:
Green shoots trees sprout, mutual devotion million years.

Hoi An, Dien Ban, Thanh Quyt, Cau Lau,
How I love you, native land that war ravaged day after day:
Bui Giang's poems resonating somewhere around;
Mom's back bent to wait, Dad's bamboo cane noble to stay.

I get back to recollect the past days, when I stood
Sobbing under the red flamboyant flowers,
There the hall's veranda turned deserted in summer.
Where are those schoolmates in Tran Quy Cap's bowers?

The relics -- Confucian Monument, Bridge Pagoda --
Are still here, though faded by evil sun and winds so rife.
Beloved Quang Nam! I cherish and miss you for ever!
Let me entrust to you the rest of my life...


Translation by THANH-THANH




VIỆT KIỀU VỀ VIỆT NAM

*



Người phụ nữ này thật đáng phục.

Tôi có về VN đôi lần. Vài người bạn khuyên tôi kẹp vài tờ vào pastport nếu muốn nhanh chóng thủ tục. Tôi theo lời và quả nhiên công việc thông suốt sau vài câu hỏi xã giao. Một lần tôi thấy một thanh niên Việt kiều rất trẻ, chừng 20 thôi, với tuổi đó có lẽ anh sinh ra sau khi gia đình rời VN và trưởng thành ở nước ngòai. Anh ấy đến quầy làm thủ tục bên cạnh trước tôi. Anh ta đi một mình, có lẽ lần đầu về thăm quê hương.Tôi thấy hành lý xách tay của anh ta chỉ là một ba-lô nhỏ. Không biết có gì trở ngại, anh ta làm thủ tục khá lâu, lại còn phải đứng qua một bên chờ, nhường chỗ cho người kế tiếp. Còn tôi thì rất nhanh chóng để tiếp tục ra khu vực nhận hành lý.


Một lúc sau tôi cũng thấy anh ta ra và nhận hành lý chỉ là một va ly không nặng lắm, trong khi nhiều người khác, như tôi, 2 va ly to nhét phồng. Kể chuyện lại với ông bạn già, ông bạn chép miệng : " Tội nghiệp thằng nhỏ. Chắc không biết thủ tục đầu tiên ! ".
Tôi cứ phân vân. Anh ta có lẽ biết chứ, nhưng tuổi trẻ, sinh ra và học hành ở một nước được giáo dục về lòng tự trọng, anh ta thấy mắc cỡ khi làm cái thủ tục đầu tiên, do đó dù biết anh ta đã không làm. Còn tôi, ở tuổi nhi nhĩ thuận, dù học và hiểu, nhưng đã quen sống trong một xã hội thay đổi, vì lương tâm đã bị mòn răng, thậm chí bị bẻ răng, nên đành theo thời để cầu an. Tôi cảm thấy mắc cỡ và mong tuổi trẻ luôn giữ được sự tự trọng, cứng cỏi vào đời.
Người Phụ Nữ Mảnh Mai và Những Cán Bộ Hải Quan Hống Hách
Bánh máy bay vừa chạm phi đạo, không khí nhộn nhạo hẳn lên. Dù đã được nhắc nhở là ngồi yên cho tới khi máy bay ngừng hẳn, những tiếng lách cách mở khoá bụng cũng vẫn vang lên đâu đó. Và trong khi máy bay còn từ từ lăn bánh vào trạm nhìều người đã đứng bật dậy, kêư gọi nhau, lôi kéo valise trên cao xuống để chuẩn bị sẵn sàng. Đa số đều lộ vẻ nôn nóng.
Cửa máy bay vừa mở là đoàn người đã chen chúc nhau đi xuống, bước vội lên xe bus để được đưa vào nhà ga. Và rồi tất cả đều phải ngừng lại, xếp hàng dài rồng rắn trước các trạm hải quan. Chẳng ai bảo ai mà không khí bỗng dưng yên lặng một cách bất ngờ. Có lẽ mọi người đều mang tâm trạng hồi hộp chờ tới phiên mình. Chợt một giọng phụ nữ cất lên không lớn lắm nhưng cũng đủ lớn như cố tình cho nhiều người chung quanh đều nghe thấy "Phì trường quốc tế ở đâu cũng mát mẻ, có mỗi Tân Sơn Nhất của mình là nóng quá". Không chỉ tôi, mà mọi người đều giật mình quay nhìn người vừa phát biều. Một người can nho nhỏ "Chị đừng nói lớn quá, coì chừng cán bộ họ nghe thấy". Không ngờ chị lại trả lời tỉnh bơ "Trời ơi, tôi thấy nóng thì tôi nói nóng, có gì đâu mà sợ"
Thế rồi tới phiên chị bước lên. Vừa đưa giấy tờ chị vừa nửa cười nửa nghiêm nói "Ồ, đâu cũng nóng, chỉ có chỗ cán bộ ngồi là mát quá" Biết bị châm chích vì cái máy lạnh dưới chân, nhưng tên cán bộ trẻ tuổi không biết nên phản ứng thế nào, chỉ nhìn chị một chút rồi trả lại giấy tờ, cho qua.
Đến quầy soát hành lý, chị cùng người nhà lôi kéo, đẩy theo khá nhiều valise, thùng, bọc lỉnh kỉnh, tổng cộng cũng đến mười món, từ từ chất lên quầy đi qua máy kiểm soát.
Trong khi tên cán bộ phụ trách đang theo dõi qua máy thì một nữ cán bộ đứng đằng sau bước ra lớn tiếng ra lệnh cho tên cán bộ tiếp nhận:
-Đẩy tất cả các thùng này vào kho.
Mọi người đều quay lại nhỉn, không ngờ chị cũng lớn tiếng lại :
-Chị nói gì nói lại coi? Tôi cấm chị không được đẩy hành lý của tôi đi đâu.
Tuy bị bất ngờ với phản kháng mạnh mẽ, cô nàng cán bộ vẫn nói cứng :
-Tôi nghi ngờ nên cần đem những thùng này vào kho để kiểm soát.
Chị bình tĩnh chỉ vào cái máy dò hành lý hỏi:
-Cái máy này có làm việc không?
-Đương nhiên là có.
-Tôi tưởng nó không làm việc thì vứt nó đi cho rồi. Thế nãy giờ chị có làm việc không?
-Đương nhiên là tôi cũng đang làm việc.
-Nếu làm việc thì chị có nhìn vào máy không? Nếu nhìn thì chị cũng đã biết hành lý tôi chứa đựng những gì. Tại sao chị dám đòi đẩy hành lý của tôi vào kho của chị. Chị định tịch thu hành lý của tôi hả?
Câu chuyện trở nên gay cấn, mọi người hình như đều đổ dồn mắt, lắng tai nghe cuộc đối thoại giữa hai "nữ hổ". Tôi tò mò quan sát chị kỹ hơn. Trông chị còn khá trẻ, có lẽ chưa tới 40, dáng người nhỏ nhắn, xem chừng không hơn 100 pounds. Mắt to, mũi cao, da trắng, phải công nhận là chị thuộc loại "người đẹp", giọng nói miền Trung lai Nam dễ nghe, nhỏ nhẹ nhưng cứng cỏi, biểu lộ người có học và có bản lãnh, chẳng dễ gì bắt nạt..
Bị hỏi dồn liên tục, cô cán bộ lộ rõ vẻ bất ngờ, mặt biến sắc chống chế:
-Tôi không có ý tịch thu hành lý của chị, tôi bảo đẩy vào kho của nhà nước để kiểm soát chứ không phải kho của tôi.
Trong khi cô cán bộ dịu giọng lại thì chị càng cương quyết hơn:
-Chị không được đẩy hành lý của tôi đi đâu hết. Chị muốn kiểm soát thì cứ việc mở ra ngay tại đây. Tôi cấm chị đem hành lý của tôi đi chỗ khác. Chính sách nhà nước kêu gọi Việt kiều về quê, giúp xoá đói giảm nghèo, tôi tốn bao nhiêu tiền mua quần áo về tặng cho người nghèo mà chị lại muốn lám khó dễ. Chị muốn đi ngược lại chánh sách của nhà nước à?
Bất ngờ bị dồn cho một thôi một hồi bằng những lời lẽ quá "nặng ký" trước bao con mắt chăm chú theo dõi, cô cán bộ mặt tái xám, lúng túng chưa biết trả lời thế nào thì vừa lúc một tên cán bộ khác từ đâu bước vội đến nói nhỏ vào tai cô ta vài câu rồi quay qua dịu giọng dàn xếp:
-Thôi được rồi, chị cứ đem hành lý đi đi.
Vừa nói vừa ra lệnh cho mấy tên trẻ tuổi quanh đó giúp đẩy hành lý chị nhanh ra cổng.
Những người đi sau tự nhiên được hưởng mọi sự dễ dàng, được cho đi qua nhanh chóng, chẳng bị hỏi han chi. Aì nấy đều cảm thấy nhẹ nhõm, thù vị và không khỏi thầm cám ơn người phụ nữ thông minh, can đảm.
***
*** ***


Thời gian qua mau, lại đến ngày trở về Mỹ.
Đề phòng mọi bất trắc, gia đình tôi ra phi trường sớm hơn 2 tiếng đồng hồ. Đến sớm nên làm thủ tục giấy tờ, gửi hành lý khá nhanh chóng. Lên đến phòng đợi vẫn còn hơn cả tiếng.
Khoảng 20 phút trước giờ lên phi cơ thì bỗng dưng nghe loa phóng thanh gọi lớn tên 5 người đến quầy kiểm soát gấp, 2 vợ chồng tôi đều có tên trong số đó. Đến nơi thì cô cán bộ lạnh lùng nói:
-Hành lý quý vị có vấn đề nên cần xuống gặp hải quan.
Rồi cô ta bảo tụi tôi đi theo 1 cán bộ mặc sắc phục.
Một ông trung niên đi trước tôi bực bội la toáng lên:
-Hải quan Việt Nam lộn xộn quá. Tôi đi khắp nơi chẳng bao giờ gặp phiền phức như thế này. Về đến Mỹ cũng rất dễ dàng. Tại sao cứ về đến Việt Nam thì bị khó dễ? Anh chàng cán bộ dẫn đường mặt mũi khá trẻ vội phân trần:
-Chú ơi, tụi cháu cũng rất khổ vì mấy vụ này. Cháu chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn mọi người xuống hải quan nhưng cứ bị đổ mọi giận dữ lên đầu.
Thật ngạc nhiên vì lần đâu tiên nghe được lời nhỏ nhẹ phân trần từ một cán bộ mặc sắc phục, tôi đề nghị với tất cả:
-Được rồi, mình cứ bình tĩnh xuống đó coi họ làm gì. Chúng ta cứ đồng lòng, nhất định không để họ làm khó dễ, đòi ăn hối lộ.
Trên đường đi, cô vợ nhát gan của tôi lo lắng nói nhỏ "Anh ơi, chết rồi, mình có mấy chai mắm tôm chua với một số DVD cô Thúy gửi mua, thế nào cũng bị khó dễ. Hay là cho tụi nó ít tiền cho rồi".
Tôi bực mình nói liên "Không! Nhất định không cho một đồng nào hết. Mấy thứ đó có phải đồ quốc cấm đâu mà sợ"
Cô nàng vẫn lo lắng "Thế lỡ tụi nó cứ đòi tịch thu thì sao?"
"Giỡn hoài, muốn tịch thu của anh đâu phải dễ. Anh sẽ đấu lý tới cùng. Anh sẽ đòi hỏi phải trưng ra giấy tờ chỉ rõ những món nào không được đem ra khỏi Việt Nam chớ. Không có giấy tờ, văn bản thì làm sao tịch thu của mình được. Mỹ không cấm đem mắm vào mà Việt Nam lại cấm mang mắm đi thì thật là vô lý"
Dọc đường, lại phải đi qua một trạm kiểm soát giấy tờ nữa. Không hiểu sao, sau khi xem giấy tờ của cả nhóm thì cán bộ trạm này lại bảo hải quan vừa gọi lên cho biết 4 người trong nhóm có thể trở về phòng đợi, chỉ còn lại 1 cô gái khoảng 18 tuổi phải tiếp tục theo cán bộ xuống hải quan..
Bị trơ trọi, cô bé lo sợ quay qua hỏi ý kiến, cầu cứu vợ tôi. Sau vài câu hỏi han mới biết đây là 1 cô học trò người Việt đi một mình và không hiểu nhiều tiếng Việt. Cô nói trong hành lý cũng có một số DVD. Vợ tôi trấn an là không sao đâu, họ chỉ muốn làm tiền thôi.
Cô bé càng sợ, cho biết cô không còn tiền Việt Nam. Vợ tôi dúi vội tờ 20 ngàn vào tay cô bé trước khi bước đi.
Nghe kể lại, tôi bực mình:
-Anh đã bảo không muốn hối lộ mà sao em còn dạy cô ta hối lộ?
-Tại em thấy tôi nghiệp, cô ta không biết tiếng Việt thì làm sao cãi lý với tụi cán bộ.
-Thì tụi cán bộ cũng đâu biết tiếng Anh, làm sao mà khó dễ cô bé được?
Khi chúng tôi đi trở lại phòng đợi thì mọi người đã lên phi cơ gần hết và loa phóng thanh đang đọc tên 3 hành khách khác yêu cầu đến quầy kiểm soát gấp vì phi cơ sắp khởi hành.
Từ xa 3 người đang đi nhanh lại. Tôi quay nhìn thì ngạc nhiên khi thấy đi đầu chính là người phụ nữ mảnh mai đầy can đảm hôm nọ. Tò mò, tôi nán lại chờ xem có màn gì "vui" không. Chị bước nhanh nhưng vẻ mặt bình thản đưa boarding pass cho cán bộ kiểm soát.
Anh ta nhìn chị một chút rồi lạnh lùng ra lệnh:
-Yêu cầu chị bỏ mũ ra.
Chị tỉnh bơ trả lời:
-Tôi thấy không có luật nào buộc hành khách phải bỏ mũ trước khi lên phi cơ hết.
Nói xong chị vẫn đứng yên. Chuyện bỏ mũ ra cũng không có gì quan trọng, nhưng có lẽ vì thái độ hống hách, bất lịch sự của tên cán bộ khiến chị bực mình, không chịu thua. Tên này cũng tỏ vẻ nóng mặt, gằn giọng nhắc lại:
-Tôi yêu cầu chị bỏ mũ ra.
Chị cười trả lời:
-Tôi chỉ sợ lấy mũ ra, thấy tóc đẹp quá anh té xỉu thôi.
Vừa nói chị vừa nâng cao chiếc mũ nhỏ nhắn khỏi đầu rồi lại bỏ xuống ngay chứ không lấy hẳn mũ ra, vừa để chứng tỏ chị không có gì trong tóc và cũng vừa để biểu lộ thái độ không chịu thua.
Tên cán bộ càng tức giận hơn:
-Vậy yêu cầu chị đứng qua một bên để tôi kiểm vé mấy người kia rồi sẽ giải quyết với chị sau.
Không ngờ chị cũng chẳng vừa:
-Tôi không bước đi đâu hết. Tôi đến trước thì anh phải giải quyết với tôi trước. Chừng nào xong thì mới tới những người khác.
Mọi người chung quanh đều giật mình khi thấy câu chuyện chẳng có gì mà bỗng dưng trở nên căng thẳng, bế tắc. Ai cũng tò mò, hồi hộp không biết chuyện gì sẽ tiếp theo đây khi mà đã tới giờ máy bay sắp sửa cất cánh.
Tên cán bộ mặt đanh lại, rất tức giận, suy nghĩ vài giây. Có lẽ hắn cũng nhận ra rằng chẳng thể làm gì được người phụ nữ cương cường nhưng hữu lý này nên cuối cùng đành phải hầm hầm thảy giấy tờ lại cho chị và để chị bước qua. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm, lần lượt đưa giấy tờ và bước cả vào phi cơ.
Vào trong, dò tìm chỗ ngồi thì tôi chợt ngạc nhiên thích thú khi thấy chị đang ngồi xuống ngay cùng hàng ghế với tụi tôi. Vừa ngồi, tôi vừa cười, mở lời làm quen:
-Xin chào người phụ nữ vô cùng can đảm.
Chị hơi ngạc nhiên nhìn tôi rồi cũng cười trả lời:
-Can đảm gì đâu anh, khó ưa thì có.
Tôi cười nói nhỏ:
-Có lẽ chỉ khó ưa với Việt cộng thôi, còn đám "Việt kiều" tụi tôi thì thấy chị rất cam đảm và dễ ưa.
-Trời đất, em tưởng anh thấy em dữ như vậy thì cần tránh xa chứ.
-Ồ, không đâu, tôi càng thấy vui được ngồi gần chị để hỏi han thêm nhiều chuyện.
Chị bật cười, tinh nghịch trả lời:
-Bộ bây giờ đến phiên anh muốn làm công an thẩm vấn hả?
-Không có đâu. Tôi thấy công an là sợ gần chết, làm sao dám đóng vai công an. Vả lại, tôi mà là công an thật thì thấy chị là chạy xa chứ làm gì dám hỏi han.
-Anh nói quá, làm như em là cọp cái không bằng.
-Không phải vậy. Tại chị không biết đó thôi. Tôi may mắn về chơi cùng thời gian với chị nên đã được chứng kiến cả hai lần chị đối đầu với cán bộ hải quan và lần nào cũng thắng.
Chị ngạc nhiên, trố mắt nhìn tôi, rồi lấy hai tay bụm mặt, duyên dáng cười nói:
-Chết rồi, lần nào gặp anh cũng thấy em như "bà Chằng Lửa", mắc cở quá!
Nói chuyện xã giao một chút, khi bớt khoảng cách, chị chợt đề nghị:
-Nãy giờ anh cứ gọi em bằng "Chị" nghe xấu hổ lắm. Thôi anh gọi bằng "em" hay bằng tên đi.
Tôi cười nói đùa:
-Ý chị muốn nói tôi già phải không?
Chị nhìn tôi một chút rồi bật cười:
-Anh hỏi cắc cớ quá, thật còn khó trả lời hơn khi nói chuyện với công an nữa.
Tôi cũng bật cười theo:
-Ok, vậy tên chị là gì nào để tôi gọi.
-Mai Linh.
-Ủa, vậy Mai Linh cùng họ Mai với tôi à?
Cô cười tinh nghịch:
-Không, em là họ nhà vua, tên là Mai Linh chứ không phải cùng họ Mai với anh.
-Thì họ Mai tôi cũng có thời làm vua chứ bộ.
Sau một lúc chuyện trò vui vẻ, tôi mới từ từ hỏi:
-Mai Linh qua Mỹ lâu chưa?
-Dạ, cũng chưa lâu lắm.
-Vậy là Mai Linh đã từng sống với cộng sản?
-Đúng rồi, hồi cộng sản vô gia đình em kẹt lại, ba em bị bắt đi tù cải tạo. Còn lại mẹ và mấy chị em, thật khổ vô cùng. Đi học cũng không được, đi làm cũng không xong. Gia đình phải cố bươn chải mà sống qua ngày.
-Thế gia đình Mai Linh sinh sống bằng cách nào?
-Thì làm đủ thứ nghề, thượng vàng, hạ cám, cái gì ra tiền đều phải làm.
-Có lúc nào khá không?
-Cũng có. Mới đầu thì khổ lắm, nhưng từ từ học khôn. Có thời gian gia đình em mở quán ăn ở Vũng Tàu, ngay bãi trước. Lúc đó đã có một quán phở của một bà Bắc kỳ Hà Nội, tụi em mở quán bán cả phở lẫn bún ngay bên cạnh. Mỗi khi xe đò các nơi đến, thấy mấy chị em chào đón vui vẻ thì đều qua bên quán tụi em hết.
-Vậy mà bà ta để yên cho Mai Linh à?
-Đâu có, bà ta dữ lắm, cứ chạy ra ngoài đứng chửi tục tỉu hoài.
Tôi cười trêu:
-Chửi nhau là bà ta thua chắc rồi. Một mình Mai Linh bà ta cũng đủ chết, huống chi cả mấy chị cùng hè nhau chửi thì bà ta chạy có cờ.
Mai Linh cười hiền đáp:
-Đâu có anh. Dại gì mà chửi nhau với họ, mà muốn chửi cũng không lại mấy bà Bắc kỳ đó đâu.
-Thế rồi gia đình Mai Linh làm sao?
-Mấy chị em đặt một máy phát thanh hát nhạc thật lớn chĩa qua phía bà ta. Thành ra bả chửi gì tụi em đâu có nghe mà chỉ có gia đình bả nghe thôi.
Được dịp , tôi hỏi qua chuyện mà tôi vẫn thắc mắc:
-Có phải vì thế mà Mai Linh ghét cộng sản không?
-Sao anh hỏi vậy?
-Tôi thấy thường người ta ngán, tránh có chuyện với tụi cán bộ hải quan, nhưng Mai Linh thì ngược lại, hình như Mai Linh thích "kiếm chuyện" với tụi nó phải không?
Suy nghĩ một chút, Mai Linh trả lời:
-Anh nói có phần đúng. Em rất ghét thái độ hống hách, muốn làm tiền của tụi nó. Em về nhiều lần rồi chứ. Lần nào em cũng mong đụng độ với tụi nó và lần nào em cũng thắng 100 phần trăm.
-Bộ Mai Linh không sợ bị tụi nó làm khó sao?
-Có gì mà phải sợ chứ. Mình về tiêu xài, nói chung là làm lợi cho dân, có mang đồ quốc cấm về đâu mà phải sợ, phải để cho tụi nó bắt nạt.
-Nhưng nhiều người vẫn sợ, vẫn cứ hối lộ.
-Thì tại họ dại, họ nối giáo cho giặc. Em nói thật, chỉ cần 100 làm người như em là sẽ hết sạch cái vụ tham nhũng, hối lộ tại phi trường.
-Thế có bao giờ Mai Linh bị làm tiền ở hải quan chưa?
-Có chứ. Một lần em cũng mang nhiều hành lý về, tụi nó cũng đòi mở ra khám. Em cự thì một đứa nói nhỏ "Chị bồi dưỡng cho một chút đi" Em tức mình nói lớn "Tôi không hối lộ" rồi chỉ cái bảng treo trên tường "Anh không thấy bảng nói cấm hối lộ sao? Lẽ ra anh thấy ai hối lộ còn phải bắt họ vì tội phạm pháp nữa chứ sao lại đòi hối lộ?" Tụi nó sợ quá, đẩy em đi cho mau.
-Trời đất, khó có ai mà gan lỳ như Mai Linh. Thường thì mọi người đều e dè khi nói chuyện với tụi nó.
-Không phải lỳ mà là hiểu luật, hiểu tâm lý tụi nó. Tụi nó đòi hối lộ là tụi nó gian, tụi nó phải sợ mình là người ngay chứ sao lại có chuyện người ngay đi sợ kẻ gian. Chính vì sự sợ hãi vô lý của nhiều người mới tạo ra cái thói hống hách, coi thường người dân của đám công an, cán bộ. Anh nghĩ có phi lý không chứ khi mà mình làm việc quần quật, đổ mồ hôi để có tiền rồi tự dưng phải dâng cho tụi nó ăn? Đã thế, chúng không cám ơn, mà ngược lại chính mình lại còn phải khúm núm trước chúng nữa. Tại sao nhiều người không nghĩ ra như vậy?
Càng nói chuyện tôi càng thấy mến phục Mai Linh. Con người bình thường nói chuyện rất vui vẻ, nhỏ nhẹ, nhưng khi "đụng trận" thì thật cứng cỏi, quyết liệt, và khi lý luận thì thật sắc bén, thâm trầm.
Tôi chợt cảm thấy mình may mắn, chuyến đi này đã được gặp một nữ anh thư, một con cháu đích thực của Bà Trưng, Bà Triệu. Mong rằng chị làm ăn khấm khá để có thêm nhiều dịp qua lại các phi trường Việt Nam.
Mđt
*

DUY UYÊN * GIỚI THIỆU SÁCH

*


(05/24/2010)
WESTMINSTER, California (VH): Vào lúc 2g 30 chiều Chủ Nhật, 23 tháng 5, vừa qua, tại phòng sinh hoạt nhật báo Việt Herald, Westminster, đã có buổi ra mắt sách “Huế ơi! Oan nghiệt” tập 1 (Một phản ứng nhẹ về cuốn sách “Biến động miền Trung”) của tác giả Bảo Quốc Kiếm.
Trước giờ khai mạc, đồng hương, và một số cựu quân dân cán chính VNCH thưởng thức những ca khúc về Huế do ca sĩ Tuệ Giang hát.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm tên thật là Trương Văn Khôi, làm việc trong ngành Xây Dựng Nông Thôn thời VNCH, bị tù CS tại trại Bình Ðiền, cho đến tháng 6, 1996 tác giả mới được sang định cư tại Hoa Kỳ.
Ông giải thích với phóng viên Việt Herald: “Khi chọn chữ Bảo Quốc Kiếm làm bút hiệu, với ý nghĩa cây kiếm để bảo vệ tổ quốc. Có nhiều người nói rằng tôi nói vậy là ngạo mạn, xin thưa không phải. Tất cả mọi con dân của dân tộc, thì phải bảo vệ tổ quốc, ai cũng cầm bảo quốc kiếm cả, không những cầm bảo quốc kiếm mà còn tự biến mình thành cây quốc kiếm.”
“Tôi chọn tên sách là ‘Huế ơi! Oan nghiệt’ vì tôi sẽ viết thành nhiều tập, về những thăng trầm của dân Huế từ năm 1802, cho đến sau này. Tôi sẽ tìm nhiều tài liệu để đối chiếu và làm rõ tại sao Huế phải chịu oan nghiệt như thế. Mong rằng mọi người hãy cùng bắt tay với tôi làm sáng tỏ sự thật, mà bản thân một mình tôi không thể giải oan cho Huế được,” tác giả giải thích tiếp.
Trước khi chương trình khai mạc, trong lúc tác giả ngồi ký tặng sách cho đồng hương đến tham dự, thì bên ngoài, vài người đã cầm cờ VNCH và biểu ngữ phản đối buổi giới thiệu sách, nói tác giả là Cộng Sản.


Ông Bảo Quốc Kiếm nói với phóng viên: “Những người không đồng ý với tôi, họ phát biểu ý kiến




của họ, đó là tự do ngôn luận,
chúng ta sung sướng được sống trên một đất nước Mỹ này, đó là quyền của mọi người có quyền hành xử. Tôi không thấy buồn gì cả.”
“Nhưng tôi là người từ nhỏ đến lớn chỉ có một đường hướng duy nhất là chống chủ nghĩa Cộng Sản. Kẻ nào chụp mũ tôi, hãy đến đối chất với tôi, và khi đủ bằng chứng tôi là Cộng Sản thì họ muốn làm gì tôi thì cho họ làm,” ông nói tiếp.
Ông không hài lòng với những người chụp mũ Cộng Sản cho ông, vì ông nói khác với họ, không thuộc phe của họ.
Sau nghi thức khai mạc trang trọng, ông Hoàng Văn Trung, trưởng ban tổ chức, đã gửi lời chào mừng quan khách và đồng hương tham dự. Ông cho biết, trong thời gian qua, cuốn sách “Biến động miền Trung” của cựu thiếu tá Liên Thành đã gây chia rẽ cộng đồng với hai phe bênh và chống.
Ông Trung cho rằng nội dung cuốn “Biến động miền Trung” đã “Cộng Sản hóa” các phong trào đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), đã vu cáo những cuộc đấu tranh của giáo hội.


Ông Trung nhận định: “Ông Liên Thành đã làm lợi cho Cộng Sản, nếu không muốn nói là tiếp tay tiêu diệt uy thế của GHPGVNTN tại quê nhà.”
Chính vì vậy, theo ông Hoàng Văn Trung, buổi giới thiệu “Huế Ơi! Oan Nghiệt” với mục đích tôn trọng lịch sử, để rộng đường dư luận, giúp độc giả có thêm tài liệu và quan điểm khác để tham cứu trong tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận.
Trong phần phát biểu về tác phẩm “Huế ơi! Oan nghiệt”, Nguyễn Hữu Thời, cựu DB VNCH, nói: “Lẽ ra chúng ta không để mất thời giờ nói lại cuốn ‘Biến động miền Trung’ nữa, nhưng sở dĩ hôm nay chúng ta đến đây nói về ‘Huế ơi! Oan nghiệt’ của Bảo Quốc Kiếm, cũng là gián tiếp nói về ‘Biến động miền Trung.’”


“Tất cả quý vị ngồi đây, cá nhân tôi, đều là công dân của 2 nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, do đó, chúng ta có quyền đi tìm sự thật, trả lại sự thật cho lịch sử Việt Nam,” ông Thời nói tiếp.


Ông cho biết thêm ông không đi vào chi tiết cuốn “Huế ơi! Oan nghiệt” vì thời gian cho ông nói có hạn, mà sách dày hơn 400 trang, với 36 chương.
Ông nói, năm ngoái, trong văn thư số 7, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN, đã có cảnh giác đồng bào trong ngoài nước về sự xuyên tạc lịch sử đối với Phật Giáo nói chung và GHPGVNTN nói riêng.
Cựu DB Nguyễn Hữu Thời nhắc lại trong cuốn “Biến động miền Trung” tác giả Liên Thành đã cho rằng HT Tịnh Khiết, HT Ðôn Hậu và HT Trí Quang là Cộng Sản, vì vậy trong phần phát biểu này ông tập trung vào việc nói đến 3 vị cao tăng này.
Ðối với HT Tịnh Khiết, ông Thời cho biết rằng ngài là đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN, cũng là người anh ruột của bà nội tác giả Liên Thành. Nhưng, theo ông Thời, trong cuốn “Biến động miền Trung,” ông Liên Thành đã cố tình đưa ra thông tin sai lạc để cho rằng HT Tịnh Khiết là Cộng Sản.


Ðối với trường hợp của HT Trí Quang, cựu DB Nguyễn Hữu Thời cho biết, ông sẵn sàng trực tiếp đối thoại với tác giả Liên Thành. Ông Nguyễn Hữu Thời nói, cho đến nay, trong nước, tất cả những ai đã từng làm việc với Cộng Sản đều đã lộ mặt, hoặc được thưởng công lao bằng cách này hay cách khác. Nhưng HT Trí Quang, nếu làm việc cho Cộng Sản thì tại sao không phải như vậy, mà còn bị Cộng Sản xem như kẻ thù.


Ông kể chuyện sau ngày 30 tháng 4, 1975, ông Lê Ðức Thọ là Trưởng Ban Nhân Sự của Ðảng CSVN, đã đến chùa Ấn Quang gặp HT Trí Quang. Ông Thọ hỏi HT Trí Quang rằng “thái độ của chúng ta đối với đế quốc Mỹ như thế nào?” HT Trí Quang hỏi ngược lại ông Lê Ðức Thọ rằng “'chúng ta' là ai?” HT Trí Quang còn trả lời ông Thọ rằng “'Chúng ta' là chữ của ông chứ không phải của tôi, giữa tôi và ông không thể đứng chung.” Vì vậy, sau đó HT Trí Quang đã “bị đuổi khỏi chùa Ấn Quang” để về chùa Già Lam sống tịnh khẩu suốt 35 năm nay.


Về trường hợp của HT Ðôn Hậu, đệ tam Tăng Thống của GHPGVNTN, cựu DB Nguyễn Hữu Thời nói rằng, theo lời kể của cựu DB Trần Văn Sơn, thì trước khi HT Ðôn Hậu bị Cộng Sản bắt đem ra Bắc vào Tết Mậu Thân, cựu DB Sơn có đến chùa Linh Mụ thăm HT Ðôn Hậu và xác nhận lúc đó HT Ðôn Hậu đang bị bệnh đau bao tử rất nặng.
Cựu DB Thời nhận định, với một người đang bị đau nặng như vậy thì làm gì có chuyện tình nguyện theo Cộng Sản vào rừng để chịu chết. Cựu DB Nguyễn Hữu Thời cũng cho biết rằng sau năm 1975, HT Ðôn Hậu đã từ bỏ tất cả những chức vụ mà Cộng Sản đã áp đặt cho ngài để chuyên tâm phục vụ GHPGVNTN.


Ông Thời cũng nhắc lại biến cố tang lễ của HT Ðôn Hậu mà qua đó HT Huyền Quang đã được HT Ðôn Hậu di chúc trao ấn tín của GHPGVNTN để tiếp tục công cuộc vận động phục hoạt, đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt Nam.
Trong phần giới thiệu nguyên nhân viết “Huế ơi! Oan nghiệt” của tác giả Bảo Quốc Kiếm, ông cho biết là “góp đóm lửa nhỏ để thắp sáng tình hình chính trị,” mà ông cho là đã bị tác giả Liên Thành làm đảo lộn. Theo tác giả Bảo Quốc Kiếm, chính vì những “định đề” được nói ra trong cuốn “Biến động miền Trung” đã làm cho ông phải tra cứu nhiều nguồn tài liệu để đưa ra sự thật lịch sử.


Ông Bảo Quốc Kiếm đã đọc mấy đoạn văn tế mà ông đã viết, để tế những nạn nhân bị thảm sát trong Tết Mậu Thân tại Huế.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm nói rằng ông nhân danh những người dân thấp nhất của Huế, nói lên sự thật, mà thiếu tá Liên Thành đã không nói đúng.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm khẳng định rằng bất cứ chế độ nào đàn áp, hãm hại dân lành thì người dân nói chung, người dân Huế nói riêng, phải đứng dậy để chống lại, không để những người nhân danh uy quyền xuyên tạc sự thật.


Tác giả Bảo Quốc Kiếm đã nêu ra một vài chi tiết mà ông cho là tác giả Liên Thành đã viết sai.
Theo tác giả Bảo Quốc Kiếm thì một nhà tình báo phải biết 3 điều: Biết mình, biết người và biết lãnh thổ. Nhưng, theo ông Bảo Quốc Kiếm, tác giả cuốn “Biến động miền Trung” đều không biết cả 3 điều trên. Chẳng hạn, chỉ riêng phần năm sinh, tác giả Liên Thành đã đưa ra nhiều mâu thuẫn về năm sinh của chính ông. Từ lý do đó, tác giả Bảo Quốc Kiếm khẳng định cựu thiếu tá Liên Thành không phải là tác giả của cuốn “Biến động miền Trung.”
Trong suốt hơn 1 giờ đồng hồ giới thiệu sách và trả lời một số câu hỏi của đồng hương đặt ra, tác giả Bảo Quốc Kiếm đã trình bày, trả lời câu hỏi rất khúc chiết, rõ ràng, dẫn chứng cụ thểà đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay ủng hộ, đồng tình của người tham dự,
Ông nói: “Tôi đưa ra những tài liệu trong sách, đều có những dẫn chứng, quý vị có thể truy cập được, chứ tôi không đưa ra vu vơ, nói hàm hồ, tôi nói đến đâu, có chứng minh đến đó rõ ràng, tài liệu quý vị có thể truy cập được.”

“Tôi không phải là nhà chính trị, nhà quân sự, tình báo, hùng biện, diễn thuyết, chỉ là nhà quê, nhà nông. Dù ai nhân danh gì đó, trả lời được những sự thật tôi đã phơi ra, tôi sẽ quỳ xuống cho lấy đầu của tôi,” ông xác quyết.

“Dĩ nhiên bản thân tôi không thể nói đúng 100%. Tôi chỉ nghĩ mình nói được 60% hoặc 70% đúng là hay lắm rồi. Chỉ mong tất cả đồng bào, nhất là đồng bào Huế, cùng những viên chức Huế và chúng tôi hãy chấn chỉnh lại lịch sử đúng như chính nó,” ông Thời nói thêm.
Sau giờ giới thiệu sách, trả lời của tác giả, trước khi tạm biệt, mọi người tham dự đã ở lại thưởng thức hai giọng ngâm Tuệ Giang và Bích Ty ngâm những bài thơ Huế rất hay.
Toàn bộ buổi ra mắt sách “Huế ơi! Oan nghiệt” đã được nhà báo Bùi Bỉnh Bân thu hình, phát trên internet Người Việt Quốc Gia TV.
Quý vị nào muốn theo dõi, có thể xem tại FreeVN.net. (D.U.)





Meet local singles online. Browse profiles for FREE!

HUỆ VŨ * NGUYỄN TẤN DŨNG

NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ NHÂN VẬT ... CỦA CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU ?

Huệ Vũ

Trong trung tuần tháng 4 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Thịnh Đốn tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Nguyên Tử là chuyện đã cũ rích, nhưng trở nên mới trong cộng đồng chúng ta vì không biết do đâu đã có một số người kháo nhau: nào là Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ lần này đã được Hoa Kỳ dùng phi cơ đặc biệt để đón rước, nào là Dũng được Hoa Kỳ bảo vệ an ninh chặt chẽ trên đường đi từ Việt Nam đến Hoa Thịnh Đốn! Nào là khi tới không phận Hoa Kỳ có 4 chiếc chiến đấu cơ bay lên hộ tống!! Dũng không chỉ đặc biệt rước từ VN qua Hoa Kỳ mà sau đó còn hộ tống về cho tới VN! Khi tới Hoa Thịnh Đốn Dũng đã họp tay ba với Tổng thống Obama và Tổng thống Medvedev!!

Việt Nam là nước không có nguyên tử tại sao được mời tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Nguyên Tử? Tại sao Dũng được đặc biệt đón rước tới Hoa Kỳ? Tại sao Dũng hợp riêng với Tổng Thống Obama và Tổng Thống Medvedev? Những câu hỏi trên đã được nêu ra. Và để trả lời, số người trên kết luận Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật được Nga Mỹ chọn lựa cho chiến lược toàn cầu: dùng Việt Nam để chống Trung Cộng!

Những tin vịt cồ, vịt mái trên đã được một “nhà bình luận” viết một bài khá tỉ mỉ đăng trên nhiều tạp chí online. Không hiểu nhà bình luận “lão thành” này nghe tin vịt rồi viết ra hay ông ta cố tình tung tin vịt? Phải chăng tin vịt này có thể có dụng ý làm cho người chống Cộng coi Dũng là người “cứu nguy” Việt Nam , người của Mỹ trong chiến lược toàn cầu để không chống Dũng mà còn tôn vinh Dũng!

Thực tế, Dũng đến Hoa Kỳ bằng phi cơ của CSVN. Dũng dừng chân ở Seattle để thăm viếng hãng sản xuất phi cơ Boeing trước khi tới phi trường quân sự Andrew. Cùng ra đón vợ chồng Dũng ở phi trường với vợ chồng Lê Công Phụng và nhân viên toà đại sứ CSVN là một nữ đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng chỉ là một nhân vật trung cấp. Bên Bên lề cuộc hội nghị, Dũng có gặp và thảo luận với Ngoại trưởng Hillary Clinton, có gặp Phó Tổng thống Joe Biden vào trưa ngày 12/4, khi Phó Tổng Thống Biden mở tiệc khoản đãi nguyên thủ các nước. Dĩ nhiên, Tổng thống Barack Obama cũng đã chào đón, bắt tay khi Dũng đến tham dự Hội nghị, nhưng hoàn toàn không có việc họp riêng với Dũng. Và, cũng hoàn toàn không có việc họp tay ba với TT Obama và TT Medvedev.

Hai nguyên thủ đã có cuộc họp song phương với Dũng bên lề hội nghị là Thủ tướng Nhật Hatoyama và Thủ tướng Maroc là ông Abbas El Fassi.

Trong thời gian ở Hoa Thịnh Đốn, Dũng cũng đã tiếp xúc với các nhà nhập cảng áo quần, và chứng kiến buỗi ký kết hợp đồng ngân hàng CitiBank tài trợ 200 triệu mỹ kim cho dự án khai thác beauxit Lâm Đồng của Tập đoàn Than & Khoáng sản CSVN.

Sau khi rời Hoa Thịnh Đốn, Dũng đi Á Căn Đình ( Argentina ), nữ Tổng thống Á Căn Đình Cristina Fernandez là một người thiên tả, không mấy thân thiện với Hoa Thịnh Đốn, và từ Á Căn Đình Dũng bay về VN.

Dĩ nhiên không có chuyện phi cơ quân sự Hoa Kỳ hộ tống Dũng về tới Việt Nam .

Nguyên thủ họp song phương với Tổng thống Obama trước hội nghị là ông Hồ Cẩm Đào, cuộc họp này kéo dài 90 phút. Hai nguyên thủ này đã gặp nhau khá lâu vì 2 bên có nhiều vấn đề căng thẳng: Google quyết định đóng cửa ở Trung Cộng để phản đối chính sách kiểm duyệt; Bắc Kinh phản đối chương trình Hoa Kỳ bán cho Đài Loan 6.3 tỷ mỹ kim vũ khí; Hoa Kỳ áp lực Bắc Kinh tăng giá đồng nhân dân tệ v.v.

Trước khi mở cuộc hội nghị thượng đỉnh an ninh nguyên tử, ngày 8/4, Tổng thống Obama và Tổng thống Medvedev đã gặp nhau ở thủ đô Prague của Tiệp Khắc để ký bản hiệp ước tài giảm vũ khí nguyên tử New START nên hai nguyên thủ Nga Mỹ không cần phải họp song phương bên lề Hội nghị.

Những tin đồn nhảm để diễn tả Dũng là người của “chính sách toàn cầu” có thể do “nhà bình luận” tung ra có mục đích hay ông ta là một nhà bình luận thiếu kiến thức ngoại giao và tình báo nên nghe nhảm và viết “đại”. Theo chúng tôi người viết hẳn không phải thiếu kiến thức mà là người có dụng ý, và hoàn toàn kinh thường độc giả. Dù Dũng có là người Nga-Mỹ “chọn lựa” cho thế chiến lược toàn cầu đi nữa cũng không thể có chuyện công kênh đến độ đưa “chuyên cơ” qua Việt Nam đón rước và diễn ra công khai bên lề một cuộc họp quốc tế. Trong đó có Trung Cộng tham dự. Hy vọng những tờ tạp chí online vì bận rộn quá không đọc bài trước khi đăng, nếu có đăng bài “Liên Hệ Nga-Mỹ và Bài Toán Á Châu ” của ông LVX cần suy nghĩ lại với bài viết này.

Trả lời câu hỏi của báo chí tại sao những nước có nguyên tử như Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi, Uzbekistan đã không được mời, bà Laura Holgate là người chuyên trách về Chủ nghiã Khủng bố Vũ Khí Hủy Diệt Hàng Loạt và Giảm thiểu Đe Doạ (WMD Terrorism & Threat Reduction) của Hội đồng An ninh Quốc gia nói rằng Hoa Kỳ không thể mời hết các nước đến họp, mà tìm những nước đại diện cho các vùng khác nhau. Tại các vùng này có những nước có võ khí nguyên tử, có những nước có chương trình nguyên tử… (We couldn't invite every single country that has any nuclear connectivity and so we were looking for countries that represented regional diversity where we had states that had weapons, states that don't have weapons, states with large nuclear programs, states with small nuclear programs.)

Với tinh thần mời các nước tham dự như vậy, nên CSVN đã được mời, vì:

Thứ nhất, CSVN hiện đang giữ chức chủ tịch khối ASEAN.

Thứ nhì, CSVN là nước có lò phản ứng nguyên tử và đang có chương trình thiết lập các nhà máy điện nguyên tử. Lò phản ứng này được Hoa Kỳ xây lên ở Đà Lạt trong năm 1963. Không hoạt động từ năm 1968. Sau này, vào năm 1982 CSVN gia nhập hiệp ước NPT, lò phản ứng Đà Lạt đã được Nga phục hồi, hoạt động lại trong năm 1983, có khả năng làm giàu uranium lên 36%. Trong năm 2007, CSVN đã đồng ý để Hoa Kỳ thay thế các thanh nhiên liệu (fuel rod) của Nga để lò phản ứng này chỉ còn có khả năng làm giàu uranium được 20%, Hà Nội đã trả 34 thanh nhiên liệu cùng 4 ký uranium đã làm giàu cao (HEU) cho Nga.

Vào năm 2004, CSVN đã thành lập Viện Năng Lượng Nguyên Tử, đã khởi sự nghiên cứu nguyên tử. Ngày 12 tháng 9 năm 2007, CSVN đã ký hiệp ước hợp tác nghiên cứu nguyên tử với Hoa Kỳ, chuyên viên CSVN được 2 phòng thí nghiệm Lawrence Livermore và Oak Ridge huấn luyện về cách điều hành lò phản ứng, xử lý rác thải nguyên tử, đề phòng phóng xạ.

Trước khi Dũng tới Mỹ, ngày 30/3/10, Hoa Kỳ và CSVN cũng đã ký một hiệp ước cộng tác năng lượng nguyên tử dân sự với Hoa Kỳ. Đại sứ Michael Michalak tuyên bố trong lễ ký kết: đây là giờ phút quan trọng của liên hệ song phương…cho phép các công ty Hoa Kỳ thuận lợi tham gia vào lãnh vực nguyên tử Việt Nam. (This is an important moment in our bilateral relations..and would facilitate the participation of US companies in the Vietnamese nuclear sector.)

Theo chương trình phát triển nhà máy điện nguyên tử của CSVN, chúng sẽ xây 2 nhà máy điện nguyên tử có công xuất khoảng 4.000 megawatt ở Ninh Thuận. Nhà máy Ninh Thuận-1 sẽ được tập đoàn ROSATOM của Nga khởi công xây cất vào năm 2014. Trong tháng 2/2009, CSVN cũng đã hứa hẹn nhờ tập đoàn Năng Lượng Nguyên Tử Quảng Đông (CGNPC) giúp đỡ cho ngành điện lực nguyên tử nên có lẽ hợp đồng xây 2 nhà máy điện nguyên tử này sẽ chia đồng cho Nga và Tàu.

CSVN không chỉ có lò phản ứng, có chương trình phát triển năng lượng nguyên tử mà VN còn có trử lượng uranium rất lớn. CSVN định khai thác 8.000 tấn triuranium octaoxide ở Nông Sơn, Quảng Nam vào năm 2020. Ngoài mỏ Nông Sơn, VN còn có các mỏ uranium ở Cao Bằng, Lai Châu, nhưng các mỏ này khó khai phá hơn. Theo nhiều nhà điạ chất, trử lượng uranium ở VN có thể lên hàng trăm ngàn tấn.
Tóm lại, CSVN được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh chỉ vì đang làm chủ tịch ASEAN, là nước có lò phản ứng, có chương trình nguyên tử.. mà không vì phải vì Dũng là người được Hoa Kỳ và Nga chọn lựa cho “bàn cờ thế giới”!

Sau khi về VN, Dũng đã đi Thượng Hải tham dự lễ khai mạc hội chợ thế giới WORLD EXPO 2010 ở Thượng Hải, Dũng cũng đã gặp Hồ Cẩm Đào và cũng lại ca tụng tình hữu nghị môi hở răng lạnh 60 năm đồng chí anh em với nước láng giềng đã chiếm lấy Hoàng Sa, xâm lấn biển đông!

Những ngày gần đây, việc CSVN được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Toronto cũng đã làm cho nhiều người Việt Nam ngạc nhiên, tin đồn Dũng là người được chọn lựa cho “bàn cờ toàn cầu” lại có cơ sống dậy.

Trên các trang báo online gần đây đã luân lưu một lá thư kêu gọi của nhiều hội đoàn biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn tham dự hội nghị G-20. Tinh thần chống CSVN, biểu tình đả đảo chế độc CS độc tài, đòi CSVN tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ, trả tự do cho các nhà tranh đấu trong nước là tinh thần đáng ngưỡng mộ. Đáng tiếc là các hội đoàn đã có chút lầm lẫn trong các lá thư vận động. Theo chúng tôi được biết người cầm đầu phái đoàn CSVN tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Toronto là Nguyễn Minh Triết chứ không phải Nguyễn Tấn Dũng.

Tại sao CSVN đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 với tư cách quan sát?

Một trong những lý do chính là CSVN hiện đang giữ chức chủ tịch khối ASEAN.

Bốn nước khác được mời “quan sát” hội nghị G-20 Toronto là Ethiopia, Malawi, Tây Ban Nha và Hoà Lan.

Malawi là một nước rất nghèo ở Phi Châu, tính theo tổng sản lượng đứng hạng 142 trên thế giới, nhưng Malawi được mời quan sát vì đang giữ chức chủ tịch Liên Phi (AU) gồm 53 nước.

Ethiopia là nước chủ tịch khối Diễn Đàn Hữu Nghị Phi Châu (APF).

Tây Ban Nha đang là nước chủ tịch Liên Âu.

Khối G-20 không phải hoàn toàn là những nước có tổng sản lượng quốc gia (GNP) đứng đầu thế giới, từ 1 đến 20, mà được phân bố theo châu lục. Hoà Lan là nước có GNP đứng thứ 16 trên thế giới và là nước giữ vai trò quan trọng trong Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) nên qua 3 cuộc hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa qua đều có mời Hoà Lan làm quan sát viên cho nên phiên họp lần thứ 4 ở Toronto cũng đã chiếu theo lệ cũ.

Thủ tướng Stephen Harper có thể cũng có thể không cần phải mời CSVN, nhưng vùng Á Châu đang trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới, ASEAN là một khối kinh tế quan trọng. Cũng có thể Thủ tướng Harper mời CSVN bởi vì liên hệ thương mại 2 nước đang gia tăng. Trong đầu tháng này CSVN đặt mua 6 chiếc phi cơ tuần thám DHC-6 Twin Otter Series 400 là loại phi cơ mới sản xuất của Canada, có khả năng đáp được cả dưới nước và trên bộ. Mỗi chiếc phi cơ giá 5 triệu mỹ kim.

Hội nghị G-20 Toronto sẽ được tổ chức ở Metro Toronto Convention Center trong 2 ngày 26 và 27 tháng 6. Cùng thời gian khối G-8 cũng sẽ họp ở khu nghỉ mát Deerhurst Resort ở Huntsville từ 25 đến 27 cho nên sẽ lôi cuốn đông đảo các nhóm biểu tình trên thế giới. Có thể lên hàng trăm ngàn người, cho nên những người VN tổ chức biểu tình ở Toronto cần nên nghiên cứu chu đáo, chuẩn bị tỉ mỉ.

Thấm thoát, VNCH đã bị Hoa Kỳ bức tử trên 35 năm. Trong 35 năm qua, Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại đã tranh đấu liên tục, nhưng 35 năm qua thành phần CS hải ngoại, bọn cơ hội chủ nghiã cũng đã tiếp tay tàn phá khả năng chống Cộng cũng không phải là nhỏ. Núp dưới chiêu bài chống Cộng, chúng chụp mũ, bôi bác hết người này đến người khác, ngay cả Hoà Thượng Quảng Độ cũng không tha! Báo chí tự do, các cơ quan chuyên email hàng loạt ở hải ngoại không có thì giờ kiểm soát, lại vô tình trở thành môi trường của những tên tay sai CS nhân danh chống Cộng khai thác. Trong tình huống hiện nay, hy vọng rằng những người có trong tay các cơ quan truyền thông cần phải cẩn thận để tránh sa vào âm mưu Cộng Sản.

Ba mươi lăm năm thật dài, hy vọng trong tương lai, những người yêu nước thật sự ngồi lại chặt chẽ hơn, có thể làm những việc lớn hơn để cùng đồng bào trong nước lật đổ được chế độ CSVN,
Huệ Vũ

*

Tuesday, May 25, 2010


HỒNG QUANG * THIỀN

*

THIỀN - PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH
Hồng Quang
Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.
Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (bệnh Sida), bệnh ung thư… Dưới đây sẽ dẫn chứng mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng thiền bởi bệnh viện và y giới trên thế giới.
1. BỆNH TIM (Heart disease):
Nguyên nhân chính do chế độ ăn uống. Thức ăn có quá nhiều mỡ, dầu, muối, quá nhiều thịt và cá nhưng ít rau quả. Về tinh thần thì vì quá lo âu phiền muộn và hay nóng nảy giận hờn. Chế độ ăn uống và tinh thần bất ổn là hai nguyên nhân chính tạo ra nhiều thứ bệnh nhất là bệnh tim. Bác sĩ Dean Ornish viết nhiều tác phẩm trình bày cách chữa bệnh tim như cuốn “Dr. Dean Ornish’s Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh tim của Bác sĩ Dean Ornish).
Hơn 10 năm trước đây một bài trên Nhật báo Los Angeles Times cho biết, BS Dean Ornish chữa những bệnh tim hiểm nghèo cần phải mổ, nhưng ông không mổ mà chỉ áp dụng ba phương pháp là cho bệnh nhân ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt 85%. Các hãng bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance Companies) lớn như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha tài trợ cho mỗi người bệnh 3.500 Mỹ kim để chữa bệnh tim theo phương pháp nầy.
Bác sĩ Herbert Benson và các đồng nghiệp của ông làm việc trong các phòng thí nghiệm và giảng dạy tại đại học y khoa Harvard (Mỹ), thường khuyến khích thực hành lối THƯ giãn để chữa bệnh. Trong cuốn sách có tựa đề “Kết quả việc thư giãn” (The Relaxation Response) chứng minh rằng một người ngồi thiền từ 10 đến 20 phút mỗi lần, ngày hai lần là có thể chữa trị được các chứng bệnh về tim, cao áp huyết, đau nhức kinh niên, mất ngủ thường trực và nhiều loại tâm và thân bệnh khác. Các bệnh nầy sinh ra do tình trạng căng thẳng nơi những con người quá ham muốn; ham giàu, ham quyền, ham của.
2. VIÊM GAN (Hepatitis
Ba loại vi khuẩn làm viêm gan là Hepatitis A, B và C. Loại A không nguy hiểm nhưng hai loại kia rất đáng ngại. Nguyên do của bệnh gan được khoa học khám phá là do tình trạng căng thẳng tinh thần làm gan tiết ra kháng chất để đối trị và làm cho hệ thống miễm nhiễm của gan yếu dần rồi dẫn đến tình trạng viêm gan.
Một bài viết trên mạng với nhan đề Tại sao Thiền có thể giúp chữa trị bệnh gan loại C (Why Meditation May Help Hepatitis C
(http://www. hepatitis- central.com/ mt/archives/ 2008/10/why_ meditation. html).
Bài viết trả lời được tóm lược như sau: “Lúc lớn con người mới biết giữa bệnh và khủng hoảng tâm thần có một sự liên hệ mật thiết. Lúc tinh thần bị khủng hoảng hay giận hờn, cơ thể tiết ra những hóa chất và được dẫn vào đường máu để gia tăng sự đối kháng. Lúc đó người bị CĂNG THẲNG có các triệu chứng :
- Thở nhanh hơn
- Nhịp tim đập nhanh
- Nhức mỏi
Các phản ứng vật lý vừa kể nhằm đẩy mạnh khả năng của người lúc cơ thể bị đe dọa. Tuy nhiên, cơ thể con người thường không có lối thoát cho những năng lượng dư thừa. Vì thế, việc đầu tiên mà con người chống lại stress (CĂNG THẲNG) là tạo điều kiện cho cơ thể thư giản trở lại bằng cách lắng đọng tâm tư, thở nhẹ nhàng, thiền giúp con người vượt qua sự căng thẳng của cơ thể và sẽ được thư thái.
Do những kết quả cụ thể trong việc làm giảm căng thẳng và cải tiến sức khỏe nên thiền được nhiều nơi ở Tây phương sử dụng”. (1) by Nicole Cutler, L.Ac.
3. BAO TỬ, TIÊU HÓA (Stomach, Digestion):
Bệnh bao tử có nhiều chứng như loét bao tử, bao tử có nhiều acid, ăn khó tiêu…Cách chữa trị bằng thuốc Nam là uống bột nghệ đen, hoặc Âu dược như Tums, Antacid / calcium supplement. Về chứng khó tiêu hóa thì nhiều bác sĩ quốc tế áp dụng phương pháp THIỀN như thông tin dưới đây.
THIỀN GIÚP TIÊU HÓA
Thiền đang mang đến những lợi ích cho con người khắp thế giới, vì thiền làm giảm căng thẳng giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Những kỹ thuật về thiền giúp sự tiêu hóa, được đón nhận nồng nhiệt bởi các chuyên gia y tế toàn cầu, vì hằng ngàn kết quả thành công được công bố…”
(Meditation to Help Digestion Practicing meditation to help digestion by alleviating anxiety and stress is bringing benefits to people worldwide. Techniques for meditation to help digestion are being given serious consideration by many medical professionals globally due to thousands reporting successful results…)
Joyce Bringham
Tên của một số bài về thiền để độc giả tham khảo thêm.
a) Thiền để trị bệnh lo âu (anxiety meditation)
b) Thiền cho sức khỏe (meditation for health)
Thiền để giác ngộ (meditation for enlightment)
4. BỆNH PHỔI (Lung Disease)
Bệnh phỗi cũng có nhiều loại như Ung thư phổi, suyễn và Ho lao (tuberculosis) . Việc chữa trị bệnh ho lao cần có bác sĩ chuyên khoa cho chích thuốc trụ sinh.
MỚI ĐÂY, THÁNG 12. 2009, ĐẠI HỌC LEICESTER VÀ NOTHINGHAM HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU VÀ TÌM THẤY NHỮNG GENES MỚI CỦA BỆNH PHỔI
Khoa học gia vừa khám phá ra năm sự khác biệt về di truyền liên hệ đến sự lành mạnh của phổi người (human lung). Sự nghiên cứu được thực hiện bởi một đại công ty hổn hợp, gồm có 96 nhà khoa học của 63 trung tâm từ Âu châu và Úc, đã chiếu rọi một tia sáng mới trên cơ bản phân tử của bệnh phổi. Sự khám phá mới nầy hy vọng sẽ dẫn đến một sự chữa trị tốt hơn cho các các bệnh về phổi như chứng tắt nghẻn kinh niên (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) và bệnh suyễn (ashma)”. (2)
Bệnh suyển do khí quản bị viêm, làm bệnh nhân khó thở, cổ bị khò khè, ngộp thở, buồng ngực có cảm giác chật lại và phổi giảm hoạt động. Suyển không chỉ dành cho người lớn mà các lứa tuổi đều có thể bị.
Ngày nay, nhiều người dùng Thiền không những để giảm căng thẳng, lo âu, phiền muộn để hạ áp huyết, hồi phục giấc ngủ, tiêu hóa dễ dàng… mà còn giảm bớt bệnh suyễn, sống đời vui vẽ hạnh phúc.
Tuần báo “The New York Times” số ra ngày14.8.2003 với tựa đề lớn, “Phải chăng đạo Phật là tốt cho sức khỏe?” (Is Buddhism Good for Your Health?)
Những thí nghiệm trên vị sư tại Madison đang bắt đầu tách ra những nghiên cứu nhỏ nhưng đầy khích lệ cho thấy thiền Phật giáo không những ảnh hưởng đến những cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp dụng cho những người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn chán, phát triển những điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn nhiễm. Tinh thần lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt dộng của cơ thể là điều mà các khoa học gia đang từng thích nghiên cứu, đặc biệt là những liên hệ giữa thần kinh, những hệ miễn nhiễm và nội tiết…”(3)
Đoạn văn trên, một lần nữa, cho thấy tâm (mind) ảnh hưỡng rất nhiều đến thân (body), đặc biệt là làm gia tăng hệ miễn nhiễm nhằm bảo vệ các tế bào trong cơ thể, tăng sức khỏe chống bệnh tật. Và thiền giúp con người có được khả năng đó.
Các em người Phi châu trong một khóa thiền
5. THẬN (KIDNEYS)
Bệnh thận có nhiều loại: sạn thận. Cách chữa là giải phẫu hoặc dùng Âu dược. Một trong những loại thuốc hiệu nghiệm thông thường là Pipérazine (thuốc Pháp), thuốc nầy có thể làm cho sạn vỡ và ra theo đường tiểu. Ngày nay, theo lối tân tiến, y khoa dùng phương pháp bắn sạn bằng tia laser.
Thận cũng thường dễ bị suy yếu nếu người bị tiểu đường. Thận yếu hoặc bị bệnh sẽ tạo nên tình trạng hiếm muộn, gia đình thiếu hạnh phúc.
Một khám phá của Bác sĩ Benson, Đại học y khoa Havard (Mỹ) đã từng nghiên cứu và thí nghiệm thiền trên sức khỏe và cơ thể con người. Trong sách The Relaxation Response (Hiệu quả của Thư giãn, xuất bản 1975, ref. Braphan Ukranun 1998 pp.111) giới thiệu khái niệm về thiền cho nhiều người Mỹ, ông viết rằng thiền có thể chữa được nhiều thứ bệnh như ung thư, vì thiền giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, gia tăng sức đề kháng chống ung thư và biết cách điều tiết cuộc sống. Ông tìm thấy, buồn, chán nản, cô đơn và tuyệt vọng, những điều kiện về tâm lý thường thấy nơi những người tây phương, có thể được thuyên giảm nhờ thiền. Một phần của sự giảm căng thẳng sẽ giúp cải thiện các bệnh tim và cao áp huyết. Nhưng điều thú vị nhất là thiền có thể giúp chữa những bệnh hiếm muộn; khó có con.. BS Benson nói những người hiếm muộn là vì buồn, lo và nóng nảy giận hờn, nhưng dù chỉ hành thiền đều đặn họ sẽ trở nên khỏe và mạnh, nhiều phấn khởi và dễ có con. Thiền mà BS Benson đề cập, với những kết quả tốt như đã nói, là thiền thở và thiền chú. Lặp lại nhiều lần câu thần chú sẽ mang lại an bình. BS Benson cho rằng thiền minh sát (insight meditation) có thể là tốt nhất”.(4)
6. HIV (Sida) (Human immunodeficiency virus)
Scanning electron micrograph of HIV-1 (in green) budding from cultured lymphocyte. Multiple round bumps on cell surface represent sites of assembly and budding of virions.
HIV (Human immunodeficiency virus) là một loại vi khuẩn lentivirus thuộc nhóm retrovirus, chúng tàn phá hệ thống miễn nhiễm (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS) làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẫn HIV giết dần bạch huyết cầu CD4+T (a type of white blood cell or leukocyte). Những người căng thẳng thần kinh cũng dễ làm cho nhóm bạch huyết cầu CD4+T nầy bị suy giảm; làm tăng gia tốc độ phá hoại hệ miễn nhiễm. Loại vi khuẩn nầy lan truyền qua bốn đường: đường máu, đường sinh dục, sữa người mẹ và kim chích (Nguồn: Wikipedia).
Tháng 7.2008 đại học UCLA có cuộc thí nghiệm của Giáo sư Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn về chữa trị bệnh AIDS, chương trình 8 tuần “Thiền Chánh niệm Giảm căng thẳng MBSR (Mindfulness- Based Stress Reduction). Trung bình, người ngồi thiền có số lượng bạch huyết cầu CD4+T tăng lên 20, còn người không ngồi thiền bị sụt giảm mất 185 CD4+T*. Với kết quả nầy cho thấy Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation) làm gia tăng bạch huyết cầu CD4+T; là loại bạch huyết cầu có khả năng làm chậm hay chận đứng sự phát triển của bệnh AIDS.
Ngày 16.4.2009 tiến sĩ Jon Kabat-Zinn xuất bản thêm một tác phẩm mới với tựa đề “Opening to Our Lives — Jon Kabat-Zinn's Science of Mindfulness (Khoa học của sự tĩnh thức). Tác giả có khoảng 10 tác phẩm về Thiền và Trị liệu dưới dạng CD và sách. Độc giả có thể tìm qua mạng các thông tin Thực hành Thiền Chánh niệm, miễn phí (Free Information on Mindfulness Practices. Transform yourself!)
Function of T helper cells: Antigen presenting cells (APCs) present antigen on their Class II MHC molecules (MHC2). Helper T cells recognize these, with the help of their expression of CD4 co-receptor (CD4+). The activation of a resting helper T cell causes it to release cytokines and other stimulatory signals (green arrows) that stimulate the activity of macrophages, killer T cells and B cells, the latter producing antibodies.
THIỀN PHẬT GIÁO VÀ SỨC KHỎE.
(Lược dịch từ bài Buddhist Meditation and Health)
Những căn bệnh trong thời đại tân tiến hiện nay, như ung thư, Sida hoặc những bệnh do các điều kiện tâm lý phát sinh vì bức xúc và căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, tạo ra những biến chứng phức tạp khó chữa trị. Vì thế, y tế hiện đại đã từng khởi công tìm những phương pháp chữa trị khác cho những triệu chứng vừa nói, và để giúp con người phục hồi cuộc sống lành mạnh. Cuộc nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan trong khoa học y dược. Tuy vậy, trong lãnh vực tâm linh, chúng ta tìm thấy những học lý và thực hành của Phật giáo có thể được sử dụng để mang lại an lạc hạnh phúc cho tinh thần và thể xác của con người. Đặc biệt, THIỀN đã mang đến những kết quả hữu ích cho những người biết và thực hành thiền.
Vì vậy, nhiều bác sĩ hiện đại thừa nhận rằng tâm (mind) có thể kiểm soát những hoạt động của cơ thể. Tâm là một nguyên nhân chính gây nên bệnh cho cơ thể, và chính, tâm cũng có thể làm cho con người hết bệnh. Học để hành thiền có thể làm cho thân và tâm cùng phát triển, đồng thời cũng cải thiện sức khỏe. Trong thời đại tân tiến nầy chữa bệnh ung thư, chẳng hạn, đều dựa vào khoa học và kỷ thuật như giải phẫu hoặc dùng tia tử ngoại. Mặc dù những cách chữa trị tân tiến nầy được thiết lập bằng y dược hiện đại; nhưng tại Thái Lan, hiện nay, một phương pháp chữa trị các bệnh nầy rất đáng được chú ý, đó là một lối sống cân bằng (holistic life).. Một nhóm đã được thiết lập thực hành lối trị bệnh mà Bác sĩ Sathit Intharakamhaeng đề nghị. Phương pháp nầy quan tâm tìm hiểu thiên nhiên vận hành như thế nào trong đời sống của chúng ta, bao gồm duy trì chế độ ăn uống thích hợp. Hơn nữa, điều quan trọng là tìm xem những tiến trình tâm lý và học cách ngồi thiền.
Thực ra, một cuộc sống tự nhiên không chỉ có nghĩa là ăn uống hợp với thiên nhiên. Cũng không có nghĩa là thay đổi và điều chỉnh lối sống của chúng ta, mà học cách ngồi thiền, học cách làm giảm căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày…”(Theo Cheowit’ 1998, pp.37).
Theo cách nầy, BS. Sathit dùng một lời Phật dạy, rĩ từ sắt mà ra, nó có thể làm mòn sắt. Tâm (mind) của con người cũng thế, nếu chúng ta biết cách ngồi thiền để tâm sản xuất những ý nghĩ tốt thì cơ thể của chúng ta sẽ khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn, tâm phát sinh những ý nghĩ xấu thì cũng giống như rĩ sắt, chúng ta khó có thể tránh được nguy hiểm…
Sự thiếu thăng bằng giữa cơ thể và tâm hồn là nguyên nhân chính tạo ra bệnh và lây lan những bệnh khác. Cơ thể tự nó trị liệu được bệnh tật. Bác sĩ O. Carl Simonton, thuộc Trung tâm điều trị ung thư ở California, là một chuyên gia lão luyện trong việc sử dụng phương thức truyền thống để chữa bệnh ung thư, cũng từng nghiên cứu sự liên đới giữa cơ thể và tâm hồn để chữa bệnh nầy. Ông thí nghiệm trên 10 năm và tìm thấy rằng cơ thể có một khả năng tự nhiên có thể tự chữa bệnh. Dùng thuốc thích hợp có thể giúp cơ thể có khả năng tự chữa trị, nhưng yếu tố quan trọng nhất là bệnh nhân phải sẵn sàng tham dự vào. Sự tấn công của ung thư cho thấy cơ thể của chúng ta cần được điều chỉnh và cải thiện. Thí dụ, chúng ta cần phải giải tỏa sự căng thẳng để có an lạc hoặc làm cho cơ thể bình thản. BS Simonton chứng minh rằng THIỀN rất hiệu quả cho việc chữa trị bệnh ung thư… Từ quan điểm một cuộc sống cân bằng, bệnh ung thư do tâm và thân tạo thành. Nếu một người không thể thay đổi tâm thì họ cũng không thể thay đổi thân…” (5)
Tỳ kheo Buddhadasa nói thiền có thể trị các bệnh thân và tâm. Ông cho thấy thở trong chánh niệm là điều rất quan trọng. Chúng ta càng điều tức được hơi thở thì càng trở nên có khả năng chống lại bệnh tật. Thở là một động tác cơ bản của con người và do đó nó mang đến một liên hệ cho việc cân bằng bình thường đối với cơ thể chúng ta. Ông tiếp, “Chúng ta phải nhận thức rằng hơi thở ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đến ý nghĩ, đến sự tỉnh thức và đến những cơ cấu khác trong cơ thể chúng ta. Gan, thận, ruột và bao tử đều liên hệ đến hơi thở của chúng ta…” (6)
7. UNG THƯ (Cancer)
Từ chuyên môn là malignant neoplasm. Nguyên nhân của ung thư là do một nhóm tế bào bộc phát bất bình thường vượt quá giới hạn, xâm nhập phá hủy các mô kế cận và lan truyền đến những nơi khác của cơ thể tạo thành các ung bướu (tumors) [Cancer, medical term: malignant neoplasm, is a class of diseases in which a group of cells display uncontrolled growth (division beyond the normal limits),...]
Hình bên; Thượng nghị sĩ Barack Obama trước lúc đắc cử Tổng Thống Mỹ
Bác sĩ phân tâm học, Ainslie Meares, công bố những nghiên cứu liên tục trong các năm 1960 với tựa đề Giảm bệnh không cần thuốc (Relief Without Drugs). Trong bản công bố ông ghi lại những kỹ thuật thiền đơn giản (từ Ấn giáo, vì có lẽ ông chưa biết thiền Phật Giáo, HQ), là các phương cách hữu hiệu có khả năng chữa trị các bệnh lo âu, sợ hải, giảm căng thẳng và đau nhức thường trực”(7), làm cho cơ thể hoạt đồng bình thường, hệ miễn nhiễm tăng trưởng giúp bệnh nhân cancer thư giản, thoải mái, bớt bệnh.
Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng sử dụng thiền chánh niệm trong chương trình Thiền thư giãn MBSR (Mindfulness- Based Stress Reduction) để trị bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sư căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh ung thư thuyên giảm.
8. ĐAU KHỚP (Rhumatoid Arthritis)
Bệnh viêm khớp (Rheumatoid arthrititis -RA) là một loại bệnh kinh niên, có thể bị một hay nhiều khớp. Triệu chứng: chỗ khớp bị đau, sưng, hoặc cứng, da xung quanh khớp bị đỏ, nóng, bệnh nhân khó di chuyển. Có trên 100 loại đau khớp khác nhau”.
(Arthritis is inflammation of one or more joints, which results in pain, swelling, stiffness, and limited movement. There are over 100 different types of arthritis.
Symptoms
If you have arthritis, you may experience:
• Joint pain
• Joint swelling
• Reduced ability to move the joint
• Redness of the skin around a joint
• Stiffness, especially in the morning
• Warmth around a joint)

Cách chữa trị ngày nay là dùng thuốc, châm cứu, đấm bóp. Nhưng có nhiều thứ thuốc gây phản ứng phụ như mòn xương, hại thận…
Nhiều nhà khoa học cũng đã thí nghiệm và khám phá ra một loại thuốc rất công hiệu, mà nhiều người trong nhà Phật đã áp dụng hơn hai ngàn năm qua, đó là Thiền. Thiền giúp người bệnh thoải mái, vui vẻ, an lạc, yêu đời nên tránh được rất nhiều thứ bệnh. Tạp chí ScienceDaily số ra ngày 2.10.2007 cho thấy điều đó.
9. THỜI MÃN KINH (Hot Flashes: Vụt nóng)
Hot flashes (vụt nóng trong người) xẩy ra ở thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, do kích thích tố estrogen bị giảm lúc lớn tuổi, làm mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, ra mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, mặt; cổ; ngực bị đỏ và có cảm giác nóng hoặc máu chạy rân trong người. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Tây y chữa trị bằng cách thay thế chất hormone (Hormone Replacement Therapy). Ngày nay khoa học sử dụng thiền Quán niệm, hoặc thiền Chánh niệm làm cho bện nhân cảm thấy giảm căng thẳng buồn phiền và cảm thấy yêu đời, quên luôn bệnh tật. Trên mạng có quảng cáo bán các CD hoặc Vedio để bệnh nhận thực tập sống đời an lạc.
Hoa hậu quý bà thế giới tại Việt Nam, 2009
Xin giới thiệu hai trang webs:
Causes and Cures For Hot Flashes
3 min 16 sec - Oct 22, 2008 www.youtube. com
How to Relieve Hot Flashes with Breathing
1 min 50 sec - Oct 17, 2008 www.ehow.com
10. TIỂU ĐƯỜNG (Diabetes)
Tiểu đường thường xẩy ra ở những người mập (không hạn định tuổi tác), ít hoạt động và ăn nhiều chất ngọt.
Thức ăn tiêu hóa biến thành chất đường glucose (công thứ hóa học: C6H12O6), chất nầy được hấp thụ vào máu để nuôi dưỡng các tế bào, nhưng để vào được tế bào, cần phải có chất xúc tác insulin. Tụy tạng có chức năng sản xuất insulin, nhưng vì một biến chứng nào đó cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin nên đường glucose không vào tế bào mà tồn đọng trong máu. Sau nhiều năm lượng đường gia tăng trong máu gây bệnh tiểu đường. Bệnh nầy dễ gây ra các bệnh về tim, cao áp huyết, thận, mất ngủ và nhức mỏi.
Cách chữa trị: Bệnh nhân thường được khuyên nên đi bộ, tập thể dục và ăn kiêng; tránh các thức ăn có nhiều đường và uống thuốc theo toa bác sĩ.
Nhưng nhiều năm qua, bác sĩ và các khoa học gia đã thí nghiệm THIỀN giúp người bệnh vui vẻ, yêu đời giảm căng thẳng, vì mỗi lúc căng thẳng thì lượng đường trong máu gia tăng. Một bài báo tìm thấy trên web, đề ngày 24.7.2006 tựa đề Meditation and the Art of Diabetes Management (Thiền và Kỷ thuật Quản lý bệnh Tiểu đường). Tác giả Jeseph B. Nelson ngồi thiền 34 năm và dạy thiền 9 năm qua cho biết mỗi ngày ngồi thiền khoảng 20 phút sẽ làm bệnh nhân thư thái, yêu đời, giảm căng thẳng, ổn định tâm thần nên giảm hoặc tránh được nhiều thứ bệnh. Các cuộc thí nghiệm của bác sĩ Dean Ornish, tiến sĩ Jon Kabat-Zinn như đã trình bày trong mục bệnh tim cũng cho thấy điều đó.
Qua mười chứng bệnh và cách chữa trị như trình bày cụ thể trên, do các nhà khoa học chứng nghiệm, cho thấy Đức Phật nói đúng “Vạn pháp do tâm tạo” bệnh tật cũng thế. Sanh già bệnh chết không ai tránh khỏi, nhưng ba độc tố Tham Sân Si là đội quân chính quy mạnh nhất (three poisons), giết dần các tế bào sống trong cơ thể làm hại hệ thống miễn nhiễm, cơ thể suy yếu tạo cơ hội cho các bệnh tật phát sinh, giảm tuổi thọ và gia tăng đau khổ. Thiền hoặc pháp môn Niệm Phật sẽ giúp con người sống hài hòa, thân tâm an lạc, giảm thiểu hầu hết các bệnh tật, tạo một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa. Những người không tin Phật cũng có thể Tu Thiền hoặc niệm danh hiệu một lãnh tụ nào đó mà mình ưa thích, nhưng phải là một lãnh tụ không tham sân si, mới mong có kết quả.
THIỀN, LÀM SAO THỰC HIỆN?
Quí độc giả nên tìm kiếm một vị sư hay một người biết về thiền để hướng dẫn. Trong khả năng và kinh nghiệm giới hạn, tôi chỉ trình bày khái lược 4 cách ngồi thiền giản dị, (thực hành một trong bốn cách).
CÁCH NGỒI THIỀN
Có nhiều phương pháp ngồi thiền để thư giãn, giảm căng thẳng, tăng gia sức khỏe và sống đời an vui.
a. Thiền thở (Breath Meditation): là một trong những pháp thiền giản dị, thông dụng và hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần. Nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần.
Hành giả nên bận áo quần rộng, thoải mái, giây thắt lưng lỏng vừa phải để máu huyết lưu thông dễ giàng. Kiếm một chỗ ngồi yên tĩnh để dễ tập trung tư tưởng. Ngồi kiết già (hai bàn chân gác lên bắp vế), bán già (gác một bàn chân..) hay ngồi trên ghế cũng được nhưng kết quả kém hơn hai cách ngồi vừa kể. Lưng, đầu và cổ thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau, hai ngón tay cái vừa đụng vào nhau. Mắt nhắm lim nhim (xin xem hình trong bài), chót lưỡi đụng nhẹ vào phía trên răng cửa.
Bắt đầu, tâm theo dõi hơi thở. Hơi thở đầu tiên: Hít vào, đếm 1, thở ra đếm 1. Tiếp theo là hít vào rồi thở ra mơí đếm 1 và cứ tiếp tục hít vào thở ra đếm 1 cho đến 10. Rồi bắt đầu trở lại đếm 1. Luôn luôn để tâm theo giỏi hơi thở đừng để nó nghĩ những chuyện khác. Nếu trường hợp tâm chạy tán loạn thì nhẹ nhàng đem nó trở lại. Thiền là nhẹ nhàng, tự nhiên, không cưởng bách, thoải mái. Thân và tâm trong tư thái: “Hít vào tâm tỉnh lặng, Thở ra mĩm miệng cười. Vui sống trong hiện tại, Đem tình thương cho đời”.
Lúc xả thiền: Hai bàn tay xoa vào nhau nhiều lần rồi xoa vào mặt, cổ, tay chân và lưng để máu huyết thư giãn..
b. Quán tưởng hay Thiền quán (Visualisation Meditation): Tâm hành giả nghĩ vào một điểm giữa hai chặn mày, hay mắt hé mở nhìn vào một điểm đen, trắng… treo trên tường, hay đèn nến, một ảnh tượng treo trên tường, Tượng Phật, hay tượng một lãnh tụ mà mình hâm mộ. Rồi tập trung tư tưởng (mind) vào đó, đừng nghĩ những vấn đề gì khác.
c. Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation): Đi đứng, nằm ngồi…luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, đứng, ăn… biết mình đang đứng hay đang ăn…(Be mindfulness, you know what you doing).
d. Thiền chú (Mantra Meditation): Đọc chú hay niệm danh hiệu Phật. Hành giả có thể niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, hay bài chú sáu chữ: “Um ma ni bát mê hồng”, lặp đi lặp lại như thế (niệm trong cổ nhưng vẫn nghe được tiếng. Tập trung tư tưởng nghe tiếng niệm đó, không nghĩ gì khác hơn.
Điều quan trọng hàng đầu của thiền là tập trung tư tưởng (focus your mind, concentrate yourself) đừng để mind dong ruổi như con khỉ; leo cành nầy qua cành khác; (tâm viên ý mã: tâm như con vượn, ý như con ngựa là điều không nên). Tâm hồn luôn an lạc, thảnh thơi, vui vẽ, không lo âu phiền muộn. Quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa đến, vui sống với hiện tại, nhìn tất cả vạn loại hữu tình lẫn vô tình bằng con mắt thương yêu. Nhà Phật gọi là “Từ nhãn thị chúng sanh”. Chúc quý vị một cuộc sống an nhàn tự tại.
VÀI DÒNG CÙNG ĐỘC GIẢ:
Người viết bài nầy không phải là bác sĩ chuyên môn. Vài thứ thuốc được đề cập trong bài là thuốc mà soạn giả dùng trước đây. Quý vị nếu muốn dùng thì nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa. Còn những mô tả và trình bày trong bài là được trích dẫn từ sách, báo, hệ thống tin học toàn cầu và có đề xuất xứ để qúy vị dễ tra cứu nếu cần.
Nhân loại thức ăn không đủ để sống, lúc bệnh không tiền mua thuốc, hoặc có thuốc mà bệnh không lành, hoặc lành bệnh nầy thì phát sinh bệnh khác; phản ứng phụ. Hoàn cảnh Việt Nam, hệ thống y tế chưa hoàn bị lắm, và bệnh nhân cũng không đủ phương tiện chữa bệnh. Do đó, Thiền sẽ là một loại thuốc không tốn tiền, có tốn chăng là chỉ cần mua một cái gối nệm để ngồi thiền thoải mái, hoặc ngồi trên ghế, ngồi trên thềm xi măng cũng được. Mỗi ngày chỉ cần 20 đến 40 phút thiền sẽ giúp chữa trị được nhiều bệnh, không tốn tiền và không nguy hiểm. Giáo hội nên có một chương trình dạy thiền giúp chữa bệnh. Bộ Y tế, các bệnh viện cũng nên nghiên cứu việc hành thiền để giúp bệnh nhân song song với các cách trị liệu bằng y dược hiện đại. Chương trình thiền ngoài việc hỗ trợ chữa hoặc phóng chống bệnh đồng thời cũng giảm ngân sách y tế một cách có hiệu quả. Tại Mỹ, ngoài việc Thiền được đưa vào trong nhiều bệnh viện, chương trình đào luyện của Bộ Quốc phòng tại Trung Tâm West Point cũng có môn học về Thiền.
Cầu chúc tất cả có một tâm hồn an lạc để thân thể tráng kiện.
Hồng Quang
____________ _________ _______
(1) Why Meditation May Help Hepatitis C. Evidence indicates that incorporating meditation into your daily routine could prevent a Hepatitis C flare up. This article tells you how it works and what you can do. By Nicole Cutler, L.Ac.
Most who have emerged from the invincible self-perception of the teen years know that their body is more vulnerable to illness when under stress.
Whether evaluating the common cold or cancer, medical researchers have repeatedly confirmed this association. For those managing chronic Hepatitis C, the connection between health and stress takes on monumental significance. There are various ways one can reduce or relieve stress.
However, meditation's ability to prevent liver disease from flaring up makes it a top stress-relieving choice for many with chronic Hepatitis C.
Understanding Stress. Because it is a subjective sensation that differs with each person, stress is difficult to define. Caused by both positive and negative experiences, stress is the body's way of responding to any kind of demand. When feeling stressed, the body reacts by releasing chemicals into the bloodstream to enhance energy and strength. Designed to prepare for "fight or flight," the initial result of this chemical release is:
• Faster breathing
• Quickened heart rate
• Muscle tension
The physiological response described above is intended to boost people's abilities when in physical danger. However, people often have no outlet for the extra energy and strength that was initiated by emotional stressors.
Therefore, a person's first line of defense against emotional stress is convincing the body to relax again. By quieting the mind and purposefully slowing down the breathing rate, Meditation helps many people vent the tension in their body and subsequently achieve relaxation…
(2) New genes for lung disease discovered New genetics study by consortium led by universities of Leicester and Nottingham
Scientists have discovered five genetic variants that are associated with the health of the human lung. The research by an internationalconsor tium of 96 scientists from 63 centres in Europe and Australia sheds new light on the molecular basis of lung diseases.
The new findings provide hope for better treatment for lung diseases like Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) and asthma.
(3) Is Buddhism Good for Your Health?
Published: September 14, 2003 (Page 3 of 4)
The ”Monk experiments” at Madison are beginning to intersect with a handful of small but suggestive studies showing that Buddhist-style meditation may have not only emotional effects but also distinct physiological effects. That is, the power of meditation might be harnessed by non-Buddhists in a way that along with reducing stress and defusing negative emotion, improves things like immune function as well.
The power of the mind to influence bodily function has long been of interest to scientists, especially connections between the nervous, immune and endocrine systems.
(4) Dr. Benson of the Havard Medical School has researched and tested the effects of meditation on the health and body. In the book called 'The Relaxation Response' (1975) (ref. Braphan Ukranun 1998 pp.111), which has introduced the concept of meditation to many Americans, he states that meditation can treat diseases such as cancer because it helps the patient to release tension, bring the will power to fight and the consciousness of being in control of the life. He has found that depression, hopelessness, loneliness and despair, psychological conditions very prevalent in westerners, can be alleviated with meditation. Apart from this, meditation cam also helps heart conditions and high blood pressure. But most interesting of all is that meditation can help people who have difficulty conceiving children. Dr. Benson states that such people are generally unhappy, anxious and hot-tempered but with the regular practice of mediation, they can become healthy and strong, more cheerful and more able to conceive children. The meditation that Dr. Benson advocates to bring such results is one that uses breath control and the silent repetition of a mantra to bring peace and tranquility. Dr. Benson acknowledges that this technique of 'insight meditation' can be most effective.
• Brain Behav Immun. Author manuscript; available in PMC 2009 August 11.
Published in final edited form as:
Brain Behav Immun. 2009 February; 23(2): 184–188.
Published online 2008 July 19. doi: 10.1016/j.bbi. 2008.07.004.
Copyright notice and Disclaimer
Mindfulness meditation training effects on CD4+ T lymphocytes in HIV-1 infected adults: A small randomized controlled trial
J. David Creswell,* Hector F. Myers, Steven W. Cole, and Michael R. Irwin
Department of Psychiatry and Biobehavioral Sciences, Cousins Center for Psychoneuroimmunolo gy, University of California, Los Angeles, 300 Medical Plaza, Suite 3109, Los Angeles, CA 90095, USA
*Corresponding author. Fax: +1 412 268 2798. E-mail address: Email: creswell@ cmu.edu (J.D. Creswell)
The publisher's final edited version of this article is available at Brain Behav Immun.
…Specifically, the 8-week MBSR participants had a raw mean increase of 20 CD4+ T lymphocytes, whereas the 1-day control participants had a raw mean decrease of 185 CD4+ T lymphocytes from baseline to post-intervention.
(5) Diseases of the modern age, such as cancer, AIDS or psychological conditions caused by the stress and strain of daily life, have complicated symptoms and are progressively more difficult to treat. Consequently, modern medicine has started to look for different methods of treatment to cure such conditions and to help people get their lives back on an even keel again.. This kind of research is carried out objectively within the confine of the medical science. However, on a more spiritual level, we can find within Buddhism various principles and practices which can be used to bring peace and happiness to the mind and the good health to the body. In particular, meditation has brought beneficial effects to the many people who have learned how to practice it.
Thus, many modern doctors admit that the mind can control the body's performance. The mind can be an important cause of sickness in the body and it inevitably follows that it can also provide the cure. Learning how to meditate can develop both the body and the mind, bringing improvements to the health at the same time. Nowadays, treating a disease like cancer depends on science and technology, and the use of such procedures as radiation and surgery. Even although these modern procedures constitute the progress of medical science; in Thailand at the present one method of treating these diseases which is attracting much attention is holistic. In fact, a group has been established which practices according to the methods of treatment purposed by Dr. Sathit Intharakamhaeng. These methods place an emphasis on understanding how nature works in our lives, including maintaining a correct diet. Nevertheless, importance is also placed on our mental processes and on learning how to meditate. As Dr. Sathtit once stated:
"Actually, living a holistic life doesn't only mean eating a natural diet. It also means changing and correcting your lifestyle by learning how to meditate, learning how to reduce stress in everyday life …" ('Cheowit' 1998 pp.37).
In this way, Dr. Sathit has taken hold of the Buddhist precept which teaches us that rust, which comes from iron, can corrode and destroy that same iron. Human minds are the same. If we have learned how to meditate and have minds which produce positive thoughts then our bodies will become stronger and healthier if our minds produce negative thoughts then, like the rust on the iron, this will inevitably be a danger to us…
From a holistic point of view, cancer grows from both physical and mental causes. If one cannot change one's mind then it follows that one cannot change one's body." ('Goo-ne-ne' 1998 pp.127).
(6) Buddhadasa Bhikku has stated that meditation can treat diseases of the body and the mind. He has demonstrated the importance of breath control called the mindfulness of breathing; the more we can regulate our breathing the more able we become to fight disease. Breathing is a fundamental human function and therefore bears a relation to the normal balance of our bodies. As he stated: "We have to realize that our breathing affects our nervous system, our thoughts, our awareness and the different mechanisms within our bodies. The liver, the kidneys, the intestines and the stomach are all related to our breathing." (Buddhadasa Bhikku M.B.B. pp.21.
(7) D.r Ainslie Meares, an Australian psychiatrist published research chronicles in the 1960s entitled Relief Without Drugs. In his journal he records that simple meditation techniques, which he adopted from Hindo practices, was a powerful means of combating anxiety, and educing stress and chronic physical pain.
www.christaudio. com/meditation. html.
(8) Meditation Therapy For Rheumatoid Arthritis Patients
ScienceDaily (Oct. 2, 2007) — A revered contemplative practice for centuries, meditation has recently inspired research into its therapeutic value for everything from anxiety disorders to heart attack prevention. A painful, progressive autoimmune disease, rheumatoid arthritis (RA) is associated with a high risk of depression-- double the risk of the healthy population, by conservative estimates--and various forms of psychological distress. Increasingly, RA patients are turning to alternative therapies like meditation to ease the toll of their disease.
____________ _________ _________ _________ _
Mindfulness- Based Stress Reduction (MBSR) is a meditation training program developed by Dr. Kabat-Zinn and colleagues at the University of Massachusetts Medical School. MBSR teaches participants to relate differently to thoughts and emotions, and continually focus the mind on the present moment to increase clarity and calmness. The program has been shown to improve psychological symptoms in patients with fibromyalgia, cancer, and multiple sclerosis, among other conditions.

**

SƠN TRUNG * TINH THẦN DÂN TỘC TỰ QUYẾT

*




LÀM SAO ĐEM LẠI TỰ DO, DÂN CHỦ VÀ DÀNH LẠI ĐỘC LẬP CHO VIỆT NAM?
Sơn Trung

Trước tình thế cộng sản phản dân bán nước, trước sự kiện cộng sản tham nhũng cướp bóc tài sản của nhân dân và các giáo hội, nhất là trước việc Trung Cộng xâm lưọc nước ta mà bọn Hà Nội vẫn cúi đấu im lặng, lại còn khủng bố, đánh đập và giam cầm những ai lên tiếng cho độc lập, tư do. Nhân dân trong nước và hải ngoại phải làm sao?

Ở trong nước và hải ngoại, chúng ta phải tự quyết định lấy tương lai dân tộc, đừng trông chờ gì ở đảng cộng sản thối nát, bán nước buôn dân.
Người Mỹ chưa hết lòng giúp đỡ cho Việt Cộng vì bọn này lưu manh lắm, chúng đu giây, chúng chơi trò bài ba lá.Người Mỹ phải giúp đỡ nhân dân Việt Nam chứ không phải giúp đỡ bọn Mafia cộng sản, giúp bọn cường quyền để chúng mạnh thêm.

Từ trước đến nay, tại trong nước và hải ngoại có nhiều đảng phải và phong trào chống cộng hoạt động nhưng trong đó một số là dân chủ giả mạo, đấu tranh cuội hoặc bị cộng sản chen vào phá hoại.Vì vậy, đồng bào ta phải thận trọng kẻo mắc mưu cộng sản.

Trước đây, cựu thủ tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn đã tranh đấu cho thềm lục địa Việt Nam. Nối gót cựu thủ tướng, các trí thức và cựu tướng lãnh Cộng Hòa như Nguyễn Văn Chức, Lý Tòng Bá, luật sư Lâm Chấn Thọ đầu năm 2010 đã giới thiệu một nền tảng cho việc hình thành một chính phủ Lâm Thời tại California, Thủ Đô người Việt Tỵ Nạn. Những người này trong bao năm ở hải ngoại đã liên tiếp đấu tranh cho tư do, dân chủ, mà đồng bào trong và ngoài nước đã nghe tiếng.

Chúng tôi nghĩ rằng đó là những người đáng tin cậy và việc làm cần thiết, chuẩn bị cho việc tiến lên xây dựng tự do, và tranh đấu cho độc lập của đất nước, nhất là khi Trung Cộng xâm lược nước ta bằng quân sự hay bằng chiến thuật tầm ăn dâu, và nhân dân trong nước đứng lên tự giải phóng khỏi xiềng xích cộng sản.

Sơn Trung




‘Chính phủ VNCH’ muốn phục sinh Hiệp Ðịnh Paris

Chủ Tọa Ðoàn cuộc họp báo của tổ chức Chính Phủ VNCH. Từ trái qua là cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, Luật Sư Lâm Chấn Thọ. Phía sau từ trái là cô Nguyễn Mai Thy (bị che khuất), ông Phạm Ðức Hậu và một cựu sĩ quan QLVNCH (bị che khuất) và ký giả Nguyên Zduy.

Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt FOUNTAIN VALLEY (NV) – “


Ðây là một đòi hỏi hợp tình hợp lý. Nếu Hiệp Ðịnh Paris trước đây đã bị bỏ xó vì lý do chính trị thì nay Quân Dân VNCH phải đấu tranh phục sinh nó lại. Bởi vì Hiệp Ðịnh Paris vẫn còn giá trị và vô thời hạn. Thời điểm hiện nay đã quá chín mùi trong việc dùng mặt trận pháp lý và ngoại giao để tạo ra những áp lực cần thiết để xua đuổi bè lũ Cộng Sản Bắc Việt ra khỏi đất nước của Việt Nam Cộng Hòa mà không cần đến súng đạn và xương máu hy sinh”.


Ðó là lời phát biểu của cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức đại diện tổ chức Chính Phủ VNCH trong buổi họp báo tuyên bố về đường hướng đấu tranh giải phóng quê hương vào sáng hôm Thứ Bẩy vừa qua tại đài truyền hình VHN, Nam California. Buổi họp báo đã được đài VHN trực tiếp truyền hình đi khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ và Canada. Khoảng trên 50 đồng hương thuộc các giới tranh đấu ở hải ngoại và truyền thông báo chí Việt ngữ Nam California đã có mặt trong buổi họp báo này. Chủ tọa trong cuộc họp báo gồm cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, Luật Sư Lâm Chấn Thọ. Bên cạnh có cô Nguyễn Mai Thy, ái nữ của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, ông Phạm Ðức Hậu và một cựu sĩ quan cấp Tá QLVNCH. Theo lời giới thiệu của ông Hồ Văn Sinh trong tổ chức VNCH Foundation thì đây là những thành phần trong Chính Phủ VNCH mà cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng hợp pháp sau cùng của nền Ðệ II Cộng Hòa đã ủy nhiệm. Cuộc họp báo có hai phần, một là sự trình bày về đường hướng đấu tranh giải phóng quê hương mà tổ chức Chính Phủ VNCH chủ trương và Chủ Tọa Ðoàn trả lời những câu hỏi của báo chí. Ba vị trên chủ tọa đoàn là cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá và Luật Sư Lâm Chấn Thọ đã lần lượt trình bày những lý do và khía cạnh pháp lý trong đường hướng đấu tranh này.


Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, người được các thành viên trong tổ chức Chính Phủ VNCH công cử thay thế cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã trình bày khá cặn kẽ về những lý do để chúng ta chọn đường hướng đấu tranh này. Nói về nguyên nhân phải đấu tranh, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức nhắc lại CSBV đã vi phạm hiệp định ngưng bắn Paris 27 Tháng Giêng năm 1973 và với sự hỗ trợ của khối Cộng Sản đã ngang nhiên xua quân xâm lấn miền Nam, tự ý thống nhất, thay đổi tên nước đặt nền thống trị bằng bạo lực, bằng lừa bịp thế giới và nay lại đang dâng hiến lãnh thổ lãnh hải cho Trung Cộng để đổi lấy quyền lực và quyền lợi cho cá nhân và phe nhóm của họ.


Do đó, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức nhấn mạnh: “Chúng tôi, những người còn lại trong Chính Phủ VNCH thề quyết tâm tranh đấu tiếp nối con đường mà cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trước đây đã đề ra sau biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 cho đến nay. Ðó là dựa trên văn bản của Hiệp Ðịnh Paris để vận động một Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam nhằm xét duyệt vấn đề tội ác xâm lăng và diệt chủng chống nhân loại của bè lũ Cộng Sản Bắc Việt”. Trong phần phát biểu của mình cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh đã chiến đấu bảo vệ Thủ Ðô Saigon đến giờ phút cuối cùng, bị Cộng Sản bắt giữ cải tạo hơn 10 năm trời đã trình bày tâm nguyện của mình với đất nước, dân tộc. Cựu thiếu tướng cho biết ngay sau khi đến được miền đất tự do, ông đã lao ngay vào các hoạt động tranh đấu cùng với các tổ chức Liên Minh Dân Chủ của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, với Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, với VNCH Foundation… Cựu Thiếu Tướng Bá nhận định: “Quân sự chúng ta đã làm, chính trị chúng ta cũng đã nỗ lực và nay là về pháp lý. Tại sao chúng ta không trở về với Hiệp Ðịnh Paris đã được quốc tế thừa nhận. Luật pháp không có thời gian triệt tiêu. Ðây là nhiệm vụ của tất cả chúng ta phải làm cho bằng được”.


Cựu Thiếu Tướng Bá cũng cho biết trong nhiều cuộc tiếp xúc, vận động thế giới ông đã được nhiều chính trị gia Pháp, Mỹ ủng hộ giải pháp trở lại duyệt xét Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam. Về pháp lý, Luật Sư Lâm Chấn Thọ xác định vị trí pháp lý của Chính Phủ VNCH qua hành động nộp hồ sơ “Thềm Lục Ðịa VN” lên Liên Hiệp Quốc với tư cách một quốc gia và đã được ủy ban phụ trách thềm lục địa của LHQ thu nhận. Ngoài ra chiếu theo Hiến Pháp VNCH thì hành động trao quyền của Tổng Thống Trần Văn Hương cho Ðại Tướng Dương Văn Minh để ông ta đầu hàng Cộng Sản là vi hiến.


Do đó chính phủ VNCH vẫn còn với thủ tướng là Nguyễn Bá Cẩn. Chính phủ ấy chỉ mất đất và nay ở hải ngoại vẫn tồn tại. Luật Sư Lâm Chấn Thọ cũng trình bày một số tài liệu phía Cộng Sản ghi nhận những nhân vật trong Chính Phủ VNCH đang có mặt hôm nay ở đây, sau 30 Tháng Tư năm 1975 còn hoạt động ở Thái Lan trong tư cách chính phủ VNCH. Ðó là tờ báo Xuân của công an thành phố Saigon năm 2002. Chấm dứt phần trình bày của tổ chức Chính Phủ VNCH, các phóng viên báo chí của nhật báo Việt Báo, Saigon Times và Thời Luận đã đặt nhiều câu hỏi về tình trạng hồ sơ về Thềm Lục Ðịa do Chính Phủ VNCH nộp LHQ, về thành phần của Chính Phủ VNCH thế nào và chính phủ sẽ nói chuyện thế nào với Cộng Sản.

Luật Sư Lâm Chấn Thọ đã thay mặt chủ tọa đoàn trả lời những câu hỏi. Sau cùng trước khi chấm dứt cuộc họp báo, Chủ Tọa Ðoàn đã khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước cùng các giới truyền thông hải ngoại hãy hỗ trợ và tham gia tích cực vào đường hướng đấu tranh giải phóng quê hương này.

http://danchu.ucoz.com/news/nhom_chinh_ph_vnch_mu_n_ph_c_sinh_hi_p_nh_paris/2010-03-14-4573






CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA HIỆN HỮU NGOÀI LÃNH THỔ
ÐÃ CHÍNH THỨC XUẤT HIỆN TRONG CUỘC HỌP BÁO.

California. Hoa Kỳ 3/14/10

Cuộc họp báo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức vừa qua 13/3/2010 tại Ðài Truyền Hình Việt Hải Ngoại VHN-TV Thành phố Fountain Valley, California đã thành công tốt đẹp. Hơn 100 người tham dự trực tiếp gồm các đại diện báo chí, truyền thanh, truyền hình và các tổ chức hội đoàn Người Việt Chống Cộng tại miền nam California. Trong khi đó rất nhiều đồng bào khác tại Hoa Kỳ đã theo dõi một cách gián tiếp qua màn ảnh truyền hình VHN-TV cùng thời điểm trên 50 tiểu bang tại Hoa Kỳ và nhiều người khác trên khắp thế giới đã lắng nghe qua hệ thống Paltalk Internet toàn cầu Room Việt Nam Cộng Hòa.
Về phía Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa có Ðại Diện là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá Chủ Tịch VNCH Foundation và Luật Sư Lâm Chấn Thọ Cố Vấn Pháp Luật kiêm phát ngôn nhân của Chính Phủ VNCH ngồi hàng ghế phía trước, hàng ghế phía sau là các vị Nguyễn Quang, Phạm Ðức Hậu và Nguyễn Mai Chi là những người phụ tá hoạt động trong Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ðiều khiển chương trình họp báo là Ông Hồ Văn Sinh.
Cuộc họp báo bắt đầu bằng nghi thức chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm tưởng nhớ các Quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Sau đó là phần giới thiệu các thành phần tham dự. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Ðại diện chính phủ VNCH hiện nay, đã mở đầu chương trình bằng một bài phát biểu rất hùng hồn sống động. Ông nói cuộc chiến mà chúng ta đã thua thiệt hồi năm 1975 chỉ là một cuộc chiến bị bỏ dỡ, thiếu một sự công bằng về cả tình lẫn lý, chính vì vậy mà bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là vẫn phải tiếp tục kiên trì đấu tranh nhằm cứu dân cứu nước. Ðây chính là trận đánh cuối cùng mà Việt Nam Cộng Hòa phải thắng, để một chế độ độc tài, đảng trị phải bị dẹp bỏ, nhường chổ cho tự do, dân chủ nảy nở. Áp bức bạo lực phải nhường chổ cho công lý pháp trị và nghèo khó đau thương phải chấm dứt để nhường chổ cho thịnh vượng và hạnh phúc. Ông nhấn mạnh, 35 năm trôi qua là 35 năm đau khổ, những suy tư dằn vặt luôn ám ảnh đối với chúng ta trong từng bữa ăn giấc ngủ. Dù có nại lý do nào đi nửa thì chúng ta vẫn là người có lỗi, có tội đối với quốc dân đồng bào là đã không bảo vệ được đất nước và để rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.
Trong hoàn cảnh hiện nay, đường hướng đấu tranh hiện nay của Chính phủ VNCH là dựa trên căn bản pháp lý của Hiệp định Paris 1973 chúng ta phải vận động một hội nghị quốc tế về Việt Nam nhằm thu hồi lãnh thổ mà Cộng Sản Bắc Việt đã xâm lăng chiếm đoạt. Tiếp đó Thiếu Tướng Lý Tòng Bá trong tư cách Chủ tịch VNCH Foundation một tổ chức đã hoạt động và hỗ trợ mạnh mẽ cho Chính phủ VNCH, bằng giọng bùi ngùi nhưng không kém phần quả quyết, Ông nhắc đến những công cuộc vận động với quân dân cán chính VNCH, sự xuất hiện của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trong việc lập hồ sơ thềm lục địa của VNCH và ngày nay với Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Thứ Trưởng Ðịnh Cư đã được nội các chính phủ VNCH biểu quyết đề cử Ông giữ nhiệm vụ Ðại diện Chính Phủ đặc trách về Hiệp Ðịnh Paris. Thiếu Tướng Lý Tòng Bá kêu gọi mọi người dân từ quốc nội đến quốc ngoại, hãy đoàn kết và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đừng cho việc nầy là mơ hồ là giởn chơi. Tiếp theo là phần phát biểu của Luật sư Lâm Chấn Thọ đến từ Canada. Ls Thọ hiện là Cố vấn Pháp Luật kiêm phát ngôn nhân của Chính phủ VNCH. Phần đầu tiên mà Ls Thọ trình bày là những yếu tố pháp lý và tính cách hợp hiến hợp pháp của Chính phủ VNCH.

Ls Thọ khẳng định Chính phủ VNCH là một chính phủ hiện hữu ngoài lãnh thổ và đã liên tục hoạt động từ sau năm 1975 cho đến nay qua 2 nhân vật là Cố Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và Tướng Nguyễn Văn Chức. Sau đó là phần đặt câu hỏi của các cơ quan báo chí như Việt Báo, Sài Gòn Times, Thời Luận, Ðiện báo Ánh Dương ...chung quanh các vấn đề như Hoàng Sa, Trường sa, Hiệp định Paris và yếu tố thời hạn. Và các vấn đề nội bộ trong Chính phủ. Tất cả đều đã được sự giải đáp rõ ràng của nhị vị Thiếu Tướng cũng như Luật sư Lâm Chấn Thọ. Vào cuối chương trình có một vài vị giới quân nhân cũng như giới trí thức, đã bày tỏ sự vui mừng và tin tưởng vào sự tái tục hoạt động của Chính Phủ VNCH.
Cuộc họp báo đã kết thúc tốt đẹp sau 2 tiếng đồng hồ tìm hiểu và thảo luận, mọi người ra về trong niềm hân hoan, phấn khởi và ước mong có một sự đổi mới.
Khối Truyền Thông
Việt Nam Cộng Hòa

BÀI PHÁT BIỂU CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN CHỨC
ÐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA
TRONG CUỘC HỌP BÁO NGÀY 13/3/2010 TẠI ÐÀI TRUYỀN HÌNH VHN-TV

Kính thưa quý vị Ðại diện tinh thần các tôn giáo,
Quý Ðại diện các cơ quan truyền thông.
Quý Ðại diện các tổ chức Ðảng phái, hội, đoàn Chống Cộng Sản và Quý Ðại diện các tổ chức, hội, đoàn của Quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa.

Lời nói đầu tiên của tôi, là xin thay mặt cho toàn thể Nội Các Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối dưới sự lãnh đạo của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, kính gởi đến liệt quý vị, lời chào nồng nhiệt, đoàn kết, kiên cường và quyết tâm cứu dân, cứu nước thoát khỏi ách xâm lược của bè lũ Cộng Sản bạo tàn, hiện đang thống trị trên quê hương Việt Nam yêu dấu ngàn đời của chúng ta.

Kính thưa quý vị,

Sau nhiều lần vi phạm việc ký kết hiệp định ngưng bắn Paris 27 tháng giêng năm 1973, Cộng Sản Bắc Việt với sự tiếp tay của Cộng Sản Nga, Tàu đã tăng cường vũ lực và thủ đoạn chính trị để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa kết thúc ở thời điểm 30 tháng 4 năm 1975. Dẫn đến một sự tàn sát trả thù một cách dã man chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt, khiến cho tất cả Quân, Dân Việt Nam Cộng Hòa đều phải lâm vào cảnh khốn cùng, bi thảm, và đau đớn trước cảnh chia lìa nhà tan nước mất.

35 năm trôi qua là 35 năm đau khổ, những suy tư, dằn vặt luôn ám ảnh chúng tôi trong từng bữa ăn, giấc ngủ, dù có nại lý do nào đi nửa thì chúng ta vẫn là người có lỗi, có tội với quốc dân đồng bào là đã không bảo vệ được đất nước Việt Nam Cộng Hòa và đã để đất nước nầy rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.

Cho đến nay tình thế trên đất nước mỗi ngày lại mỗi rối ren và phức tạp. Kẻ thù của chúng ta, Cộng Sản Bắc Việt sau khi xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa đã tự ý thống nhất, rồi thay đổi tên Nước, rồi đặt nền móng thống trị bằng bạo lực và sức mạnh làm cho nhân dân cả Nước đều ta thán, oán hận. Họ -- Cộng Sản Bắc Việt -- đã làm ngược lại tất cả những gì đã tuyên truyền hứa hẹn với nhân dân, Họ lừa bịp cả thế giới và nay Họ lại dâng hiến lãnh thổ, lãnh hải để đổi lấy quyền lợi và quyền lực cho cá nhân và phe nhóm của Họ. Ðể đất nước và dân tộc nầy mãi mãi ngụp lặn trong đói nghèo bên hố thẳm diệt vong. Ðó là điều mà những ai còn yêu nước thương nòi, không thể nào chấp nhận được.

Trước tình thế đó. Chúng tôi, những người còn lại trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thề quyết tâm tranh đấu tiếp nối con đường mà Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trước đây đã đề ra sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay. Ðó là dựa trên văn bản của Hiệp Ðịnh Paris để vận động một Hội Nghị Quốc tế về Việt Nam nhằm xét duyệt vấn đề tội ác xâm lăng và diệt chủng chống nhân loại của bè lũ Cộng Sản Bắc Việt.

Kính thưa quý vị,

Cuộc chiến mà chúng ta đã thua thiệt hồi năm 1975 chỉ là một cuộc chiến bị bỏ dỡ. Thiếu một sự công bằng về cả tình lẫn lý. Chính vì vậy mà bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là vẫn phải tiếp tục kiên trì đấu tranh nhằm cứu dân, cứu nước hiện đang bị chà đạp và bị bán đứng bởi Cộng Sản Bắc Việt. Ðây là trận đánh cuối cùng mà Việt Nam Cộng Hòa phải thắng, để chế độ độc tài, Ðảng trị phải bị dẹp bỏ, nhường chổ cho tự do, dân chủ nảy nở, áp bức bạo lực phải nhường chổ cho Công lý pháp trị và nghèo khó đau thương phải chấm dứt để nhường chổ cho thịnh vượng và hạnh phúc.

Trên căn bản pháp lý về Hiệp định Paris, Liên hiệp quốc có trách nhiệm bảo đãm việc nghiêm chỉnh thi hành, vì Hiệp định Paris có 2 tập tài liệu. Tập thứ nhất gồm 2 hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam ký 1 bên là Hoa Kỳ và VNCH, một bên là Hà Nội và Chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam. Kèm theo bản Hiệp định là 3 nghị định thư qui định thể thức ngưng bắn, trao trả tù binh và trách nhiệm của Ủy Ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát. Còn tập thứ 2 là bản định ước của Hội Nghị quốc tế về Việt Nam, ký ngày 2 tháng 3 năm 1973 bởi 3 phe Việt Nam và 9 Nước khác trong số nầy có 5 Quốc gia hội viên thường trực của Liên Hiệp Quốc đó là Anh, Pháp, Nga, Tàu và Mỹ. Cùng 4 Nước hội viên của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nam Dương và Canada. Các vị ngoại trưởng của 12 Nước vừa nói trên, đã long trọng ký kết bản Ðịnh ước quốc tế trước sự chứng giám của Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lúc bầy giờ là Ông Kurt Waldheim. Như vậy về hình thức tất cả đều cam kết bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris như đã được minh thị. Thế thì tại sao Liên Hiệp Quốc lại làm ngơ khi Cộng Sản Bắc Việt ngang nhiên gởi 15 Sư đoàn chính quy Bắc Việt tấn chiếm xâm lăng trắng trợn VNCH.



Cho đến hôm nay, dù thời gian có tìm cách nhận chìm những uất ức đau thương và tủi nhục. Quân dân cán chính VNCH chúng ta vẫn có quyền đòi hỏi công lý phải được thực thi áp dụng đồng đều và đúng mức. Tại sao Liên Hiệp Quốc đã gởi 20 ngàn người Lính của Liên Hiệp Quốc vào Cam Pu Chia để thi hành hiệp định Paris, để cho nhân dân Cam Pu Chia được tự do quyết định tương lai của họ, mà Liên Hiệp Quốc lại không thi hành việc nầy đối với nhân dân Việt Nam. Rõ ràng Liên Hiệp Quốc đã thiếu sót trong nghĩa vụ pháp lý là bắt buộc Cộng Sản Việt Nam phải rút quân đội xâm lăng về miền Bắc và trao trả lại Miền Nam cho Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa.

Ðây là một đòi hỏi hợp tình hợp lý. Nếu Hiệp định Paris trước đây đã bị bỏ xó vì lý do chính trị thì ngày nay Quân Dân VNCH phải đấu tranh phục sinh nó lại. Bởi vì Hiệp Ðịnh Paris vẫn còn giá trị và vô thời hạn. Thời điểm hiện nay đã quá chin mùi cho việc dùng mặt trận pháp lý và ngoại giao để tạo ra những áp lực cần thiết để xua đuổi bè lũ Cộng Sản Bắc Việt ra khỏi đất nước của Việt Nam Cộng Hòa mà không cần đến súng đạn và xương máu hy sinh. Trời sẽ giúp chúng ta, các Nước yêu chuộng hòa bình tự do dân chủ sẽ hỗ trợ cho chúng ta. Vấn đề còn lại là chính chúng ta có muốn tham dự hay không, Quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa có đoàn kết gây sức mạnh hay không để có được một ngày về không xa trên quê hương đất Nước Việt Nam mến yêu.

Trân trọng kinh chào quý vị.



Lần đầu tiên, Chính Phủ VIỆT NAM CỘNG HÒA ra mắt tại San Jose, Bắc California, USA.




VIỆT NAM CỘNG HÒA vùng dậy. (Bản Tin của VNCHF
-Đại úy Võ Ngọc Vui trong quân phục binh chủng Biệt Động Quân đã phát biểu: ”từ trước đến nay tôi đã tham gia rất nhiều các sinh hoạt đấu tranh, chính trị, nhưng chưa bao giờ có được một ngày như ngày hôm nay..

-Bác sĩ Nghiêm Phú đến từ Orange County : “ chúng ta hãy cùng hổ trợ cho Chính Phủ VNCH…” -Hòa thượng Thích Giác Minh, Viện chủ Chùa Quan Âm đến từ Los Angles đã kể lại câu chuyện Hòa thượng có một người anh mang cấp bậc Đại tá trong Quân lực VNCH đã bị Việt Cộng sát hại trong trại tù cải tạo - bằng giọng nói thật cảm động, Hòa thượng cho biết: ”Việt Nam Cộng Hòa là Tổ quốc của tôi, VNCH muôn năm !


Đó là những hình ảnh, tiếng nói thật sống động trong buổi ra mắt và tường trình về đường hướng đấu tranh của Chính Phủ VNCH do Việt Nam Cộng Hòa Foundation Miền Bắc California tổ chức vừa qua (9-5-2010) tại GI Forum, thành phố San Jose, California.


Hội trường GI tuy nhỏ nhưng chật kín, đã có gần 300 quan khách và đồng bào tham dự say mê theo dỏi cho đến giờ phút cuối. Những cái bắt tay thân mật, những ánh mắt thân thương, có những tiếng vỗ tay hân hoan tràn ngập chen lẩn với những giây phút cảm động đến rơi nước mắt ! Tất cả quyện lại thành nổi mừng vui khó tả dưới tấm banner mang bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa hào hùng uất hận.
Chương trình bắt đầu bằng nghi thức chào cờ VNCH, phút mặc niệm tưởng nhớ quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh vì tự do và sau đó ban hợp ca Vì Dân đã trình bày nhạc phẩm "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm" rất khí thế và mạnh mẽ. Điều khiển chương trình là các ông Triệu Phổ và Bảo Tố rất uyển chuyển khéo léo, do đó không bị ngắt quảng, lúc nào cũng đáp ứng... trước sự chứng kiến của mọi người. Ngoài thành phần quan khách tham dự, giới truyền thông báo chí tại Bắc California cũng tham dự khá đầy đủ như báo Đời Mới, Tin Việt News, Hệ Thống Truyền Thông Cali Today, Ý Dân, Tiếng Dân, Con Ong, CM Magazine, Việt Báo, Việt Herald, Sài Gòn USA, Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam, People’s Voice, Cửu Long Radio, Đài Truyền Hình SBTN, VHN-TV…
Mở đầu cuộc tường trình,Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức với tư cách Đại Diện của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã trình bày về đường hướng đấu tranh của Chính Phủ VNCH là dựa trên căn bản pháp lý để vận động ngoại giao, dùng ngoại giao để tạo áp lực chính trị buộc Cộng Sản Bắc Việt phải trả lại những gì họ đã cướp của VNCH cho nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức nhấn mạnh rằng đây là một trận đánh cuối cùng không đổ máu mà VNCH phải thắng để còn mang về tự do dân chủ và phú cường cho dân tộc Việt Nam. Chính Phủ VNCH không chủ trương quyên góp tiền bạc của đồng bào và không có tham vọng lãnh đạo các tổ chức hội đoàn tại Hải Ngoại. Phần phát biểu của Thiếu tướng Chức đã được cử tọa vỗ tay nhiệt liệt.


Tiếp đó là phần trình bày của Thiếutướng Lý Tòng Bá , người hùng KonTum của Quân Lực VNCH. Nay là Chủ Tịch của VNCH Foundation - một tổ chức đã vận động và hổ trợ mạnh mẽ cho Chính Phủ VNCH. Năm nay ông đã 80 tuổi, nhưng dáng dấp còn khỏe mạnh, giọng nói còn sang sảng. Tướng Bá đã kể về cuộc đời binh nghiệp của mình và nhắc lại những ngày tháng vui buồn trong quá khứ. Tướng Bá khẳng định Hiệp Định Paris là một hiệp định lịch sử và không có thời hạn. Vấn đề còn lại của chúng ta là chúng ta phải làm như thế nào để tái lập Hiệp Định Paris.

Tiếp đó, ông Hồ Văn Sinh, cựu cán bộ Dân Vận Chiêu Hồi VNCH đã trình bày về những uẩn khúc của lịch sử, đưa đến biến cố 30/4/1975. Trong đó cái thâm độc của Cộng Sản Bắc Việt là dùng hiến pháp của VNCH để bức tử VNCH, dùng Dương Văn Minh làm Tổng Thống trá hàng để bắn phát súng ân huệ vào đầu chúng ta trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Thời điểm 30-4-1975 là một thảm kịch do Cộng Sản Nga, Tàu chủ động với sự tiếp tay của bè lũ tay sai cuồng sát, cuồng tín Cộng Sản Bắc Việt, kết hợp với sự phản bội của đồng minh, sự nhắm mắt làm ngơ của Liên Hiệp Quốc - nhưng quan trọng nhất là lỗi lầm của chúng ta là đã tin vào sự tuyên truyền bịp bợm láo khoét của Cộng Sản VN khi đa số trong chúng ta đều nghĩ rằng lịch sử đã sang trang, VNCH đã bị xóa sổ và không còn nữa. Rồi từ đó chúng ta đã trách móc lẫn nhau, đổ thừa lẫn nhau... thậm chí còn lên án kết tội lẫn nhau nữa. Ông Hồ Văn Sinh nhấn mạnh: "Sự thật là VNCH vẩn còn tồn tại dựa trên công pháp quốc tế và hiến chương Liên Hiệp Quốc, bằng chứng không thể chối cải là Hiệp định Geneve 1954, Hiệp định Paris 1973. Vì thế cho nên biến cố 30-4-1975 chỉ là một thời điểm xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt và là một ván cờ gian lận. Ông Hồ Văn Sinh cho biết Hiệp định Paris 1973 là một Hiệp định quy định thể thức ngưng bắn, tái lập hòa bình để tiến tới một cuộc tổng tuyển cử công bằng tự do dưới sự giám sát của quốc tế - thế mà Cộng Sản Bắc Việt đã ngang nhiên xé bỏ !


Tuy nhiên trong bản định ước quốc tế mà 12 Nước đã ký vào...dưới sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, có điều khoản 7b - điều này cho phép tái lập Hiệp định Paris nếu có đủ 6 Nước thành viên đã ký. Hiện nay Chính Phủ VNCH đang ráo riết vận động việc này. Ông Hồ Văn Sinh kết luận rằng: "Phải làm thì mới biết thành công hay thất bại, còn ngồi đó mà phán đoán, cân nhắc... thì biết đến bao giờ mới xong chuyện và VNCH phải vùng dậy để mang về tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Một số các câu hỏi từ các đại diện báo chí, đều được chủ tọa đoàn giải đáp thỏa đáng, thời gian còn lại là những phát biểu rất cảm động của quan khách tham dự.


Buổi tường trình đã chấm dứt sau 4 tiếng đồng hồ trong bầu không khí hân hoan và sôi nổi - đánh dấu sự thành công tốt đẹp lần đầu tiên Chính Phủ VNCH ra mắt và xuất hiện tại San Jose, Miền Bắc California./.

http://www.haingoaiphiemdam.com/tin-cong-dong/L%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-Ch%C3%ADnh-Ph%E1%BB%A7-VI%E1%BB%86T-NAM-C%E1%BB%98NG-H%C3%92A-ra-m%E1%BA%AFt.php



Monday, May 24, 2010


NGUYỄN ĐÌNH ĐÁNG * NHẬT BẢN

*


Cuộc sống ở Nhật bản

Rào trước: Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ quá.

Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:
Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.
Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ. Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây.

1) Cuộc sống ở Nhật rất an toàn

Hồi còn đi học, tôi đọc sách thấy nói mô hình của xã hội giàu có thanh bình là thời vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, tiền rơi ngoài đường không có ai thèm nhặt. Lúc đó tôi đã tự hỏi không biết bao giờ và ở đâu mới lại có được một xã hội như vậy. Nhật bản là câu trả lời khẳng định cho tôi. Ở đây nếu đi tàu mà bạn vô tình quên túi (trong đó có thể có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v.) trên tàu, bạn chỉ cần báo cho nhân viên nhà ga. Sau đó họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận vì thông thường là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả. Một lần chúng tôi đi tàu ra sân bay. Sau khi chúng tôi lên tàu rồi, trong lúc chờ tàu khởi hành, bỗng một nhân viên nhà ga xuất hiện, tay dơ cao một cái túi và nói to đủ để tất cả hành khách đều nghe thấy: “Cái túi này của ai đây?”.


Vợ tôi giật mình nhận ra đó chính là túi của mình để quên trên ghế phòng đợi tàu, vội chạy tới nhận, chỉ vài giây trước khi tàu chuyển bánh. Một lần khác, vợ tôi đi chợ và đánh rơi ví.. Trong ví có tiền, giấy căn cước, chìa khóa nhà, v.v. Hai hôm sau, người gác cửa báo xuống nhận. Người nhặt được ví và mang đến trả tận nơi là một sinh viên.. Con trai tôi có lần đi chơi cũng đánh rơi ví trong đó có thẻ học sinh và chìa khoá vào nhà. Mấy hôm sau, những thứ cháu đánh rơi đã được ai đó tìm thấy và gửi đến địa chỉ nhà tôi mà không đề địa chỉ người gửi. Năm 1999 chúng tôi tổ chức một hội thảo quốc tế tại viện nghiên cứu vật lý hóa học Nhật bản (gọi tắt là viện RIKEN) – nơi tôi làm việc từ 1995 tới nay. Một nhà vật lý Italia đại biểu hội nghị, trong khi đi chơi ở Tokyo, đã đánh rơi hộ chiếu của mình.

Anh ta hết sức hốt hoảng vì chỉ sau hai ngày anh ta sẽ phải bay về nước. Chúng tôi nói anh cứ yên trí, gọi điện báo cho Đại sứ quán Italia, rồi ngồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Đại sứ quán Italia gọi điện nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến Đại sứ quán, anh chỉ việc đến nhận lại hộ chiếu. Anh ta thốt lên: “Thật là không thể tin được!”. Anh đã lên đường về nước đúng như lịch trình.
Mặc dù đôi khi đọc báo hay xem TV tôi cũng thấy tin nói về các vụ kẻ trộm đột nhập nhà ở, kẻ cướp cướp nhà băng, kẻ cắp móc túi người say rượu trên các chuyến tàu vắng khách về khuya, nhưng tôi chưa hề bị hoặc chứng kiến bất cứ một vụ ăn cắp vặt nào ở nơi công cộng tại Nhật, kể cả trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ đi làm sáng sớm.

Mới đến Nhật người ta có thể lấy làm lạ là mọi người ra đường để đồ đạc của mình rất hớ hênh: ví tiền bỏ túi sau không cài, nhô cả ra ngoài, điện thoại di động nhét túi sau với cả một đám dây trang trí như mời gọi kẻ móc túi, vào tiệm ăn thì vứt túi lên ghế rồi bỏ đấy đi nhà vệ sinh, mà không hề sợ là túi sẽ “bốc hơi” lúc mình vắng mặt. Sau khi đã sống ở Nhật một thời gian, người ta hiểu rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với những “sơ ý” đó, vì xã hội ở đây rất an toàn. Hầu như không có ai động đến sở hữu của người khác. Đi chơi ban đêm mà bị trấn lột là chuyện khó xảy ra ở Tokyo.
Người Nhật không ồn ào, không nói chuyện oang oang hoặc gọi nhau í ới ngoài phố, và tất nhiên là tôn trọng luật đi đường. Nếu họ chẳng may đụng phải nhau, thì cả hai cùng cúi xuống xin lỗi nhau với một thái độ thực sự thành khẩn. Xe cộ rất nhiều nhưng hầu như không nghe thấy tiếng còi xe hơi. Nếu xe hơi hay xe máy quệt phải nhau thi họ cũng từ tốn giàn xếp hoặc chờ cảnh sát tới. Tôi có lần chứng kiến một xe hơi đi từ hẻm ra đường lớn, chẳng may đụng phải một thanh niên đang phóng xe máy phân khối lớn. May thay anh ta không việc gì, vì nhảy vọt được ra khỏi xe, như trong phim Holywood vậy. Chỉ có xe máy là bẹp. Người lái xe hơi chắc chắn là sai.. Ngay cả khi đó, anh thanh niên, trông rất “ngầu”, cũng không hề to tiếng. Cả hai bên để nguyên hiện trường chờ cảnh sát tới giải quyết.

2) Quan chức hành chính và cảnh sát thực sự là các đầy tớ của nhân dân

Điều 15 trong Hiến pháp của Nhật quy định “tất cả các quan chức và nhân viên hành chính là đầy tớ của toàn thể cộng đồng” [2]. Bộ máy hành chính của Nhật cũng khá cồng kềnh, và mọi việc giấy tờ không phải khi nào cũng nhanh. Tuy nhiên, những quan chức và nhân viên hành chính bao giờ cũng cố gắng giải quyết công việc một cách tốt nhất cho dân, với một thái độ rất lịch sự, niềm nở, kể cả khi “dân” là một cậu bé kém họ hai ba chục tuổi. Nếu không giải quyết được ngay ngày hôm đó, thì họ bao giờ cũng hẹn chính xác ngày có kết quả, và không bao giờ sai hẹn. Họ hiểu rất rõ là họ làm việc để phục vụ nhân dân. Lương của họ là do dân đóng thuế mà có. Bất cứ người dân nào cũng có thể phát đơn kiện nếu họ phục vụ kém, và họ sẽ bị thải hồi ngay. Bất lịch sự, cửa quyền, sai hẹn, chứ chưa nói “ăn hối lộ”, là điều xa lạ đối với hệ thống hành chính cơ sở ở đây. Không bao giờ có hiện tượng nhân viên hành chính lại dám “lên lớp” cho người dân.
Con trai tôi có lần thốt lên: “Công an ở Nhật hiền thật, bố nhỉ!”. Đấy là sau cái lần cháu đi chơi đánh mất chìa khoá xe đạp. Vì lúc đó đã muộn, các hiệu chữa xe đạp đã nghỉ, nên cháu phải bê xe đến đồn cảnh sát gần đấy cầu cứu các chú cảnh sát. Họ phải dùng kìm cộng lực cắt khóa để cháu đạp xe về nhà. Nói chung, tôi chưa gặp trường hợp nào cảnh sát giao thông chặn người xét hỏi vô cớ giữa đường, huống hồ là hành hung người dân. Họ luôn từ tốn, lịch sự chỉ đường kỹ càng khi được hỏi, vì các đồn cảnh sát thông thường là nơi người đi đường vào hỏi đường. Họ có đầy đủ bản đồ chi tiết của khu vực họ. Chuyện cảnh sát tìm cách chặn xe để phạt tiền là chuyện không có ở Nhật. Người lái xe bị phạt nếu họ thật sự phạm luật, gây tai nạn, v.v. Cảnh sát Nhật không được phép dùng vũ khí nóng (như súng) để uy hiếp dân chúng. Trong những cuộc dẹp rối loạn trật tự công cộng, họ chỉ được dùng quá lắm là gậy bằng gỗ.

3) Khách hàng thực sự là vua
Ở Nhật người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì, hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD). Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.

Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music – một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu Ginza – Tokyo. Tại hiệu này có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD).. Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: “Xin quý khách đợi cho một lát”, sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: “Xin cảm tạ quý khách!” Rất ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật.

Ông ta nói: “Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được hưởng sự phục vụ tốt nhất”. Sau này tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).
Miếng dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi). Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với cửa hàng. Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy để kiểm tra, vì hiện tượng này rất khó phát hiện, và không phải lúc nào cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy xe cần trục phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng, và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất vả, tôi mời họ uống nước giải khát.. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ đang làm công vụ.
Vợ tôi luôn cảm kích mỗi khi nhớ lại lần phải nằm bệnh viện nhà nuớc (công) ở Nhật. Tất cả mọi người – từ bác sỹ, y tá, hộ lý, đến nhân viên phục vụ, quét dọn – đều rất lịch sự, dịu dàng, quan tâm chăm sóc như thể cả bệnh viện chỉ có mỗi một mình vợ tôi là bệnh nhân vậy, khiến vợ tôi nói: “Mình thật sự cảm thấy mình là một con người với ý nghĩa đầy đủ của nó.” Máy móc ở bệnh viện đều rất tối tân. Phần lớn các bác sỹ nói được tiếng Anh. Một số bác sỹ trẻ nói tiếng Anh giỏi. Mấy người bạn Việt Nam khác ở đây, từng vào bệnh viện Nhật, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy. Đến khi vợ tôi kể chuyện này với một người bạn Nhật, bà này chẳng tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả. Bà ta cho điều đó là tất nhiên. Bà ta bảo: “Người bệnh là người ốm yếu, đầy lo lắng ưu tư, nên bác sỹ, y tá phải có nhiệm vụ làm dịu đi sự băn khoăn đó”. Nghe nói bệnh viện tư nhân phục vụ còn tốt hơn thế.
Chuyện phục vụ tốt trên mặt đất ở Nhật kể không hết. Phục vụ trên trời cũng “siêu” không kém. Ai đã bay Japan Air Lines (JAL) có thể dễ dàng nhận thấy điều đó. Các cô chiêu đãi viên của Nhật bao giờ cũng hết sức nhã nhặn, lịch sự, nói như rót mật vào tai. Có lần tôi đang ngồi trên một chuyến bay của JAL từ Tokyo sang châu Âu, thì một con muỗi từ đâu đó xuất hiện vo ve trước mặt tôi. Tôi đành vỗ hai bàn tay đập chết con muỗi. Ngay lúc đó một cô chiêu đãi viên xinh đẹp tình cờ đi ngang qua nhìn thấy. Cô ta lập tức cúi xuống, miệng mỉm cười, bàn tay trắng muốt xòe ra để … đỡ lấy cái xác con muỗi đem vứt đi.

4) Không ai xâm phạm quyền tự do biểu hiện
Điều 21 trong Hiến pháp cuả Nhật [2] đảm bảo hoàn toàn không có bất cứ một sự kiểm duyệt nào đối với quyền tự do biểu hiện của mỗi người dân. Vì vậy, ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn, hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm của bạn. Nếu có tranh chấp liên quan xảy ra, thì cả hai phía: phía muốn kiểm duyệt và phía tác giả hoặc nhà xuất bản đều bình đẳng trước pháp luật, tức là đều có quyền mời luật sư và giải quyết tranh chấp tại tòa án (Như vụ con gái một chính khách kiện một nhà xuất bản đã đăng vụ ly dị của cô ta lên báo gần đây).

Tiêu chuẩn duy nhất để một bức tranh được treo tại triển lãm tập thể của một hội mỹ thuật nào đó, tại một địa điểm công cộng nào đó như bảo tàng mỹ thuật, gallery, v.v. là nghệ thuật thuần tuý, và chỉ có nghệ thuật mà thôi. Tranh đẹp thì được treo. Tranh xấu (hoặc không đẹp bằng) thì bị loại. Tất nhiên đẹp hay xấu còn tuỳ thuộc vào thẩm mỹ của hội đồng nghệ thuật. Vì thế để giảm tối thiểu sự thiên vị của một vài “ủy viên hội đồng nghệ thuật”, các hội mỹ thuật ở Nhật thường mời tất cả các hội viên (vài trăm người) cùng họp để chọn tranh, bằng cách dơ tay biểu quyết. Tranh nào được nhiều hội viên chọn thì được treo.

5) Hệ thống văn hoá giáo dục và các viện nghiên cứu Nhật bản là nước có tỷ lệ người biết đọc biết viết cao nhất thế giới, tới 99% dân số.
Người Nhật kể cả tầng lớp lao động ít học cũng hành xử rất có văn hóa. Mọi người nói năng rất lịch sự. Không thấy ai nói tục chửi bậy ở nơi công cộng. Trên các phương tiện giao thông công cộng, ngoài phố, rất khó phân biệt người giàu người nghèo, vì ai nấy đều ăn mặc đẹp đẽ, lịch sự như nhau, tuy là không ai giống ai. Những người làm cho các công ty thường mặc “com-lê” đeo “cà-vạt”.

Giới trẻ ăn mặc hiện đại, lố lăng hơn, nhưng không hề có ai dám tỏ ý phê bình, chê bai, chứ chưa nói là cấm đoán, dù là với bất cứ lý do gì kể cả “thuần phong mỹ tục”.. Ai cũng hiểu đó là quyền tự do cá nhân được hiến pháp tôn trọng tuyệt đối. Một số ít trường không cho phép học sinh trung học nhuộm tóc. Nhiều trường khác không hề ngăn cấm. Có lần một thày giáo bị bố mẹ một học sinh kiện vì đã bắt con của họ gội sạch mái tóc nhuộm, vì như vậy là vi phạm tự do thân thể của học sinh. Trừ một số người “vô gia cư” (homeless) sống thường trực tại công viên Ueno ở trung tâm Tokyo, ngoài phố hầu như không gặp người rách rưới hoặc người ăn xin. Trong quan hệ giao tiếp, người Nhật thường rất nhún nhường, ít khi nói về mình, về gia đình con cái mình. Đặc biệt họ không bao giờ khoe khoang, nhất là khoe giàu, khoe giỏi hơn người khác, vì họ tránh hết sức lòng ghen tị [3]. Họ đánh giá cao tình hữu nghị lâu dài. Sau khi họ đã tin tưởng bạn, họ giúp đỡ bạn vô điều kiện.
Nói chung học sinh Nhật rất tôn trọng thầy cô giáo và các học sinh lớp trên. Hệ thống tiểu học của Nhật khá nhẹ nhàng, học như chơi. Lên trung học thì bắt đầu căng hơn vì phải học để thi vào các trường cao học (cấp 3) tốt thì mới có cơ may thi được vào các trường đại học tốt. Tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng (như ĐHTH Tokyo, ĐHTH Waseda, v.v.) thì khả năng tìm được việc làm ở các công ty tốt sẽ lớn hơn. Vì thế học sinh Nhật cũng “học thêm” ở các trung tâm luyện thi bên ngoài. Nhưng những thầy dạy ở các trung tâm “học thêm” đó tuyệt đối không được dạy tại các trường học chính quy. Hoàn toàn không có việc một thầy (cô) giáo sáng dạy chính khóa, chiều lại dạy “thêm” cho chính học sinh lớp mình. Giáo giới được xã hội rất tôn trọng, và được trả lương khá cao, tăng lương định kỳ, và được tiền thưởng hàng năm bằng 5 tháng lương. Lương một giáo viên độc thân 23 – 24 tuổi mới vào nghề là khoảng 3 triệu yen (27 ngàn USD) mỗi năm. Một giáo viên 40 tuổi có một vợ và 2 con hưởng lương khoảng 5.5 triệu yen (50 ngàn USD) mỗi năm, tương đương lương phó giáo sư đại học (không quá 35 tuổi) khoảng 5 triệu yên (45 ngàn USD) mỗi năm [4].
Sách vở, thiết bị phục vụ cho việc học ở Nhật rất đẹp, hiện đại và đầy đủ. Lớp học thường được trang bị các phương tiện nghe nhìn như TV, video, v.v. Đặc biệt các môn ngoại khóa rất đa dạng. Tất cả học sinh từ trung học trở lên đều tham gia hoạt động ngoại khóa tại các câu lạc bộ khác nhau (âm nhạc, hội họa, thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng chầy, tennis, badminton, bơi, judo, karate, aikido, kiếm thuật, bắn cung, v.v.). Tất cả đều được trang bị rất chuyên nghiệp và luyện tập hàng ngày (Người Nhật đã làm gì thì thích làm rất “chuyên nghiệp”, ít nhất là về trang bị dụng cụ.).
Khá nhiều trẻ con Nhật được bố mẹ cho học nhạc, tuy không phải tất cả theo được đến cùng. Nhiều gia đình có đàn piano đứng (upright piano), thậm chí đàn grand piano (đại dương cầm). Hãng Yamaha có một mạng lưới dạy âm nhạc trên toàn nước Nhật. Các cô giáo đều tốt nghiệp đại học âm nhạc, tài nghệ cao, trình độ sư phạm rất giỏi, và không bao giờ quát mắng học trò. Một cô giáo piano, khi giảng cho học sinh phải chơi không rung cổ tay, đã để một cục tẩy lên cổ tay mình rồi chạy ngón mà cục tẩy vẫn nằm trên cổ tay cô, không rơi xuống đất (!) Học sinh học piano đến giờ lên lớp bao giờ cũng được chơi đại dương cầm Yamaha. Nhiều người khi vào đại học đã học 10 -12 năm piano, sau đó lại tiếp tục học thêm, tuy không trở thành nhạc sỹ chuyên nghiệp. Vì thế trình độ âm nhạc nghiệp dư của người Nhật khá cao. Các kinh điển của các nhà soạn nhạc cổ điển như Bach, Mozart, Beethoven, Mendelssohn, Chopin, Listz, các nhạc sỹ nghiệp dư này đều chơi như “cháo” cả. Ở Tokyo có nhiều phòng hoà nhạc cho các nhạc sỹ nghiệp dư biểu diễn không mất tiền, hoặc phải trả rất ít tiền, nhưng nhạc cụ bao giờ cũng là hạng đầu bảng như Steinway hoặc Yamaha concert grand piano. Tất nhiên, không phải xin phép bất cứ một cơ quan văn hoá nào để trình diễn ca nhạc. Mọi việc đều do ca sỹ, nhạc công và chủ phòng hòa nhạc quyết định.

Các viện nghiên cứu quốc gia lớn của Nhật thường giầu có hơn các trường đại học. Ví dụ là viện RIKEN đã nói ở trên. Đây là một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Viện này có khoảng 5,500 người làm việc, trong đó chỉ có khoảng 700 nhân viên hành chính phục vụ các nhà nghiên cứu. Viện có 5 cơ sở đóng tại Wako (ngoại ô Tokyo), Tsukuba, Harima, Yokohama, và Kobe. Kinh phí nghiên cứu của viện hàng năm, chủ yếu do Nhà nước cấp, vào khoảng 80 – 85 tỷ yên (ngót ngét 800 triệu USD), tức là trung bình chi phí cho mỗi đầu người làm việc tại RIKEN là khoảng 150 ngàn USD mỗi năm [5].
Khối cán bộ hành chính của RIKEN làm việc đúng như “các đầy tớ của các nhà khoa học”. Ở đây không hề có chuyện phòng “Tổ chức cán bộ” hay vụ “Hợp tác quốc tế” “tác oai” các cán bộ nghiên cứu.

Các nữ thư ký đều hiểu rất rõ vị trí và chức năng của mình. Một số người trong số họ cũng đã từng tu nghiệp ở Anh, Hoa Kỳ, nói tiếng Anh như người Anh người Mỹ. Họ luôn luôn niềm nở, rất lịch sự, khiêm tốn, và rất thành thạo trong công việc của mình. Mỗi lần tôi đi công tác nước ngoài (dự hội nghị quốc tế, hợp tác nghiên cứu), bất kể đó là Hoa kỳ, châu Âu, Trung quốc, hay Việt Nam v.v., tôi chỉ phải làm hai động tác. Đầu tiên là thông báo cho giám đốc của laboratory của tôi. Sau khi giám đốc đồng ý (thường là bằng miệng), tôi phải điền vào một trang A4 in sẵn hành trình, thời gian công tác của tôi, kèm theo một dự báo giá vé máy bay của hãng du lịch.

Tất cả mọi việc còn lại là công việc của cô thư ký và bộ phận tài chính của viện. Họ sẽ tính tiền công tác phí chi cho tôi (gồm chi phí ăn, ở, đi lại) cộng với tiền vé máy bay. Sau đó toàn bộ số tiền đó sẽ được viện tự động chuyển tới tài khoản cá nhân của tôi tại ngân hàng, trước khi tôi đi công tác. Sau khi đi công tác về, nếu có những khoản chi tiêu khác liên quan tới công việc, viện sẽ thanh toán nốt theo biên lai. Trong 9 năm trời làm việc ở RIKEN tôi chưa bao giờ thấy họ chậm trễ trong việc chi trả đó. RIKEN quan niệm rằng việc một cán bộ khoa học của RIKEN được mời dự hội nghị quốc tế, hoặc hợp tác quốc tế, là một cơ hội để phát triển khoa học nói chung, đồng thời đem lại lợi ích, danh giá cho RIKEN nói riêng trong cộng đồng quốc tế. Quà cáp biếu xén sau khi đi công tác về là điều “bất ngờ”, không chờ đợi, và không phải thông lệ ở đây, ngoại trừ đó là ý thích của cá nhân người đi công tác. Và cũng không phải vì thế mà người đó được đối xử tốt hơn hoặc tồi hơn so với người khác.


Đón sau:
Một xã hội cho dù có văn minh đến đâu cũng có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Bài này chỉ liệt kê một số mặt tốt của xã hội Nhật bản. Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp 1. Tôi hỏi cháu: “Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?” Cháu trả lời: “Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.” Tôi nhớ lại câu chuyện không lấy gì làm vui của chính con trai mình. Cháu nói với tôi là cháu đã nói dối lần đầu tiên khi cháu học lớp 1 ở Hà Nội. Hôm đó cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực để tay lên bàn”. Các bạn để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ của cô vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực, nhưng không muốn ăn vụt, nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!”. Cháu được cô tha. Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.
Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.
Nguyễn Đình Đăng
Tokyo, 12 tháng 8 năm 2009
Trích Dẫn:[1] Theo tên một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai
[2] Xem “The Consitution of Japan” tại
http://www.shugiin.go.jp/itdb_english.nsf/html/kenpou/english/constitution.htm
[3] Nước Nhật có khoảng 127 triệu dân. Bình quân thu nhập đầu người khoảng 27 ngàn USD. Theo tác giả Tomoko Otake (Japan Times, 17/8/2004), số triệu phú tiền USD ở Nhật là 1 triệu 312 ngàn người, chiếm 1% dân số. Phần lớn các nhà triệu phú Nhật nằm trong năm loại người: các nhà kinh doanh, các nhà chuyên môn (như bác sỹ, luật sư, lực sỹ,…), các giám đốc công ty, những người thừa kế gia tài, và các văn nghệ sỹ (như các nhạc sỹ và các nhà văn). Các nhà triệu phú Nhật chi tiêu ít hơn nhiều so với thu nhập của họ. Phần lớn họ sống rất giản dị và tiết kiệm.
[4] Theo Japanese Education System – The Teaching Profession tại
http://members.tripod.com/h_javora/jed4.htm
[5] Theo RIKEN: Personel/Budget tại
http://www.riken.jp/engn/r-world/riken/personnel/



*

TRẦN BÌNH NAM * THÁI LAN


*

Lửa cháy thành Bangkok &
Tương lai của nền quân chủ lập hiến Thái Lan


Ngày 19/5/2010 lửa cháy ngập thành phố Bangkok khi thủ tướng Abhisit Vejjajiva dùng quân đội và đạn bắn thẳng dẹp biểu tình do “phe áo đỏ” ủng hộ đảng Sức Mạnh Nhân Dân ( People’s Power Party – PPP) tái lập trật tự tại thủ đô sau hơn một năm đảng PPP và đảng Nhân Dân Liên Minh Vì Dân Chủ (People’s Alliance for Democracy – PAD) cầm quyền tranh chấp quyền lực chính trị bằng những cuộc biểu tình và chống biểu tình trên đường phố. Các cuộc biểu tình này đã làm trì trệ sinh hoạt thương mãi của thủ đô Bangkok.



Sự dẹp tắt cuộc nổi loạn này làm 13 người chết và 80 người bị thương cũng có thể là hiệu báo một tình trạng bất ổn sẽ kéo dài tại Thái Lan, tối hậu đưa đến sự cáo chung của chế độ quân chủ lập hiến Thái. Hoàng gia Thái Lan qua hình ảnh của vua Bhumibol Adulyadej trong hơn nửa thế kỷ qua đã đứng trên và ngoài chính trị, và là yếu tố hóa giải mọi tranh chấp đưa đến ổn định và hòa bình tại Thái Lan. Nhưng khi thủ tướng Thaksin Sinawatra lãnh tụ đảng Người Thái Yêu Dân Thái (Thai Rak Thai – TRT) lên cầm quyền sau cuộc bầu cử năm 2001 thì yếu tố trọng tài của hoàng gia không còn nữa.



Đế chế Thái Lan hiện hữu và tồn tại tại từ thế kỷ thứ 13. Trong thế kỷ thứ 19 khi các nước lân cận như Trung quốc, Miến Điện, Việt Nam bị các đế quốc Anh Pháp xâm lấn hoặc biến thành thuộc địa các vị vua Thái Lan đã có sự khéo léo cần thiết duy trì một nước Thái Lan độc lập. Vào đầu thế kỷ thứ 20 ảnh hưởng của các biến động tại Âu châu như trận Thế chiến I ảnh hưởng đến đời sống chính trị của Thái Lan. Năm 1932 một số nhà trí thức được đào tạo tại nước ngoài phối hợp với các thành phần sĩ quan trẻ lật đổ đế chế Thái Lan và thiết lập nền quân chủ lập hiến theo công thức chế độ quân chủ lập hiến của Anh quốc. Quyền hành chính trị được xây dựng theo chế độ nghị viện qua bầu cử quốc hội một cách dân chủ nhưng thường ở trong tay quân nhân. Vua Thái không có quyền hành chính trị nhưng được người cầm quyền tôn trọng và trở thành yếu tố hoà gỉải khi có sự tranh chấp giữa các phe phái. Tuy nhiên tình hình chính trị của Thái Lan chưa bao giờ thật sự được ổn định. Từ năm 1932 đến nay Thái lan đã có 18 cuộc đảo chánh quân sự. Cuộc đảo chánh đầu tiên xẩy ra năm 1933, chỉ một năm sau ngày thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.


Vua Bhumibol Adulyadej năm nay 82 tuổi. Ông sinh tại bang Massachusetts và có song tịch Mỹ, Thái. Năm 1933 còn là một cậu bé nhà vua được gởi du học về luật và khoa học chính trị tại Lausanne, Thụy Sĩ. Ông trở về nước lên ngôi vua năm 1946 khi vua Ananda Mahidol, anh ruột của ông qua đời. Cho đến hôm nay ông ở ngôi vua 64 năm và là người làm vua lâu năm nhất trên thế giới. Công lớn nhất của nhà vua Bhumibol Adulyadej là trong thời gian 1946-1975 khi các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam chiến tranh liên miên, nhà vua đã gíúp đưa Thái Lan tiến dần đến một chế độ dân chủ ổn định và phát triển kinh tế. Trong thập niên 1960 các chính quyền quân nhân Thái Lan cùng với hoàng gia ủng hộ chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nhưng vào thập niên 1970 khi Hoa Kỳ chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, sinh viên Thái Lan bắt đầu xuống đường biểu tình chống chính quyền quân nhân và chống Mỹ. Tháng 10/1973 sau một cuộc biểu dương lực lượng của sinh viên, chính quyền quân nhân nhượng bộ và ban hành một số cởi mở dân chủ. Nhưng làn sóng dân chủ kéo dài không lâu.



Lo sợ không khí chính trị dễ dãi tại Thái Lan sẽ khuyến khích đảng cộng sản Việt Nam bành trướng theo thuyết domino, năm 1976 Đô đốc Sa-ngad Chaloryu đảo chánh, thủ tiêu và bắt giam các thành phần thân cộng và tạm thời bãi bỏ các cởi mở dân chủ. Đến năm 1988 khi đảng Quốc Dân Thái (Thai Nation Party - TNP) nắm chính quyền, sự đe dọa của Việt Nam không còn nữa, thủ tướng Chatichai Choonhavan cho tái lập chính sách dân chủ cởi mở. Năm 1991, quân nhân đảo chánh và nhà vua bổ nhiệm ông Anand Panyarachun một nhà ngoại giao kỳ cựu tạm thời làm thủ tướng tổ chức bầu cử. Cuộc bầu cử không có kết quả dứt khoát, nhà vua bổ nhiệm tướng Suchinda Kraprayoon làm thủ tướng, và sinh viên dưới sự hướng dẫn của tướng hồi hưu Chamlong Srimuang xuống đường phản đối. Vụ tranh chấp chính trị này đưa đến cuộc đàn áp đẩm máu gọi là cuộc tàn sát “Tháng Năm Đen” làm thiệt mạng 750 người. Nhà vua Thái Lan can thiệp, cho mời hai tướng Suchinda và Chamlong đến phủ dụ, yêu cầu hai tướng giảng hòa với nhau.



Ngay ngày hôm sau các cuộc đụng độ chấm dứt nhà vua lại mời ông Anand Panyarachun tạm thời làm thủ tướng tổ chức bầu cử. Kết quả đảng Dân Chủ (Democrat Party – DP) thắng và ông Chuan Leekpai làm thủ tướng. Sau thủ tướng Chuan Leekpai là thủ tướng Banharn Silpa-archa thuộc đảng TNP cầm quyền trong một năm cho đến cuộc bầu cử tháng 11 năm 1996 đưa ông Chavalit Youngchaiyudh đại diện một Liên Minh nhiều đảng làm thủ tướng. Vai trò của vua Bhumibol Adulyadej thật tốt đẹp qua các diễn tiến thay bậc đổi ngôi tại Thái Lan. Cho đến cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chánh làm nổi bật sự khó khăn của nhân dân lao động trước sự giàu có của hoàng gia và sự cấu kết vì quyền lợi giữa hoàng gia và thành phần ưu tú cầm quyền gồm thương gia, chính trị gia, tướng lãnh và một số nhà trí thức.


Hoàng gia Thái Lan là một trong những hoàng gia giàu có nhất trên thế giới. Theo tạp chí Forbes gia tài hoàng gia lên đến 35 tỉ mỹ kim. Tại vùng thủ dô Bangkok hoàng gia có 4.000 mẫu đất và hoàng gia có cổ phần lớn nhất trong đại công ti Siam Cement. Chưa kể đất đai ngút ngàn tại nông thôn. Những cận thần của nhà vua đều là giới cầm quyền và các nhà tư bản trong nước. Tuy nhiên vua Bhumibol Adulyadej là một người nhạy bén về chính trị nên từ giữa thập niên 1950 ông thấy cần vỗ về dân nghèo và ông đã tung ra chương trình phát triển nông thôn như xây cầu, đắp đập, dẫn thủy nhập điền, và cải cách điền địa trong đất sở hữu của nhà vua trên toàn quốc. Nhưng đây chỉ là những phương thuốc an thần không phải là thuốc chửa bệnh xã hội. Xã hội Thái Lan càng ngày càng đi đến mâu thuẩn. Mâu thuẫn giữa thành thị và thôn quê . Mâu thuẫn giữa nhà vua và quần chúng .


Một nhân vật xuất hiện trong bối cảnh đó: ông Thaksin Sinawatra. Ông Thaksin sinh năm 1949 tại Chiengmai, tốt nghiệp Hàn Lâm viện Cảnh sát Thái năm 1973, và đỗ tiến sĩ về Tư pháp Hình Luật (Criminal Justice) tại Houston, Texas năm 1978. Ông thành lập một công ty bán dụng cụ điện toán và truyền thông (Sinawatra Computer & Communications Group) và trở thành tỷ phú. Năm 1997 ông thành lập đảng Dân Thái Thương Người Thái (Thai Rak Thai – TRT). Năm 1998 ông đắc củ dân biểu quốc hội và năm 2001 ông Thaksin trở thành thủ tướng. Với chính sách gần dân uy tín của đảng TRT lên cao và trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2005 đảng TRT của ông Thaksin chiếm một đa số áp đảo (374 trên 500 ghế) tại quốc hội.




Những chương trình của ông Thaksin gồm (1) cho nông dân vay những khoảng tiên nhỏ thủ tục đơn giản, nhẹ lãi để làm ăn (2) tăng lương tối thiểu cho công nhân (3) xóa những món nợ do khó khăn kinh tế 1997, và (4) quan trọng hơn cả là bán bảo hiểm sức khỏe với giá thật thấp người dân nào cũng mua nổi. Các chính sách của ông mang đến một niềm vui cho dân nghèo và mang lại một sinh hoạt kinh tế sống động tại nông thôn nhất là miền Bắc sinh quán của ông và Đông Bắc Thái, một vùng nghèo khó từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Các chương trình của ông Thaksin cho dân thấy những gì hoàng gia đã làm chỉ là nói mà chơi. Và hoàng gia Thái Lan không ngồi nhìn ảnh hưởng của mình bị mai một nên đã kết hợp với đảng đối lập PAD bảo hoàng tìm cách hạ bệ ông Thatksin khởi đầu những cuộc đảo chánh và xáo trộn liên miên tại Thái Lan trong nhiều năm từ 2006 mà cao điểm là cuộc nổ súng ngày 19/5/2010 vừa qua. Người đứng sau lưng nhà vua vạch kế hoạch đánh phá ông Thaksin là cựu tướng Prem Tinsulanond từng làm thủ tướng Thái Lan 1980 -1988, và là người cố vấn thân tín nhất của vua Bhumibol Adulyadej trong Hội Đồng Hoàng Gia (Privy Council). Tháng 9/2006 tướng Sonthi Boonyararglin đảo chánh cướp chính quyền khi thủ tướng Thaksin đi họp hội đồng thường niên Liên hiệp quốc, ban hành Hiến pháp (gọi là Hiến pháp 2007) và tổ chức bầu cử ngày 23/12/2007 theo tinh thần của bản hiến pháp mới sau khi giải tán đảng Thai Rak Thai của ông Thatksin. Đảng TRT tái xuất hiện dưới tên đảng PPP do ông Samak Sundaravei, nguyên thị trưởng Bangkok cầm đầu lại chiếm đa số.



Ông Samak trở thành thủ tướng và lại có cơ hội áp dụng các chương trình dân sinh của cựu thủ tướng Thaksin. Trong suốt năm 2008 giới bảo hoàng thuộc đảng PAD tổ chức xuống đường (gọi là “phe áo vàng”). Trong khi đó ông Samak kiểm soát quốc hội và chính phủ nhưng đảng bảo hoàng PAD nắm được ngành tư pháp chính yếu là Tối Cao Pháp Viện và Viện này đã liên tiếp ra những phán quyết bất lợi cho cá nhân ông Thaksin và đảng PPP. Trước tình hình bất ổn, ngày 17/12/2008 một cuộc đảo chánh cung đình đã diễn ra tại quốc hội Thái Lan đưa ông Abhisit Vejjajiv thuộc đảng PAD lên làm thủ tướng. Và trong suốt năm 2009 kéo dài qua năm 2010 là những cuộc biểu tình phản đối liên miên của “phe áo đỏ”.

Vào tháng Tư 2010, các cuộc xáo trộn từ thủ đô Bangkok lan ra 17 tỉnh thành trong toàn quốc làm thiệt mạng ít nhất 40 người và gần 1000 người bị thương trong đó có tướng hồi hưu Khattiya Sawasdiphol thuộc phe áo đỏ bị bắn chết. Trước tình hình có cơ xẩy ra nội chiến thủ tướng Abhisit Vejjajiv giao toàn quyền cho quân đội và cuộc đàn áp ngày 19/5/2010 đã biến khu thương mãi sầm uất của thành Bangkok thành một biển lửa.


Sự thể đã diễn ra như vậy vì nhà vua không còn đóng vai trò trọng tài. Vòng tròn luẫn quẫn là giải pháp hòa giải nào của hoàng gia cũng dẫn tới bầu cử quốc hội, và nhà vua biết đảng thân ông Thaksin (dù có hay không có ông Thaksin sau lưng) cũng sẽ đắc cử, tối hậu đe dọa uy quyền của hoàng gia, Máu trên đường phố đang được lau chùi. Dân biểu tình đã trở về nhà. Lính và xe tăng đã trở về đồn trả lại sự yên tịnh cho thành phố Bangkok. Và Thái Lan vừa tránh được một cuộc nội chiến. Nhưng không biết biến động này có phải là báo hiệu sự suy tàn của hoàng gia Thái Lan không? Trần Bình Nam

May 23, 2010
www.tranbinhnam.com


*

Saturday, May 22, 2010


THƠ NGUYÊN THỊ THANH DƯƠNG


VỚI TẤT CẢ TÂM TÌNH

Nếu anh là người miền Nam bình dị,
Em sẽ đãi anh món canh chua em nấu,
Cà chua đỏ như trái tim em dấu
Biết bao tình. Thắm thiết bạc hà xanh.


Dịu dàng như những cọng gía trắng tinh,
Em đến với anh tâm hồn mới lớn,
Có thể em rất vụng về nấu nướng,
Gia vị tình em nêm đủ. Người ơi !


Nếu anh là người miền Bắc. Dễ thôi,
Em sẽ đãi canh cua Hoa Thiên Lý,
Chùm hoa xanh chắc là anh vừa ý ?
Hoa thơm tho em vừa hái chiều nay.


Trong bát canh có hương vị bàn tay,
Nêm mắm muối tình yêu này chưa đủ,
Để tối nay anh đi vào giấc ngủ,
Có em và Hoa Thiên Lý trong mơ.


Nếu anh là một người Huế rất xưa....
Em không biết nấu món ăn Hoàng tộc,
Cố đô của anh bao mùa ly loạn,
Theo chân người món Huế cũng ra đi.


Em sẽ đãi anh một món nhà quê,
Rất quen thuộc hàng ngày trong cuộc sống,
Anh người Huế cầu kỳ hay khó tính,
Em sẵn sàng nghe dù tiếng chê, khen.


Em sẽ nấu bằng ngọn lửa tình em,
Bún Bò Huế nhớ về quê hương cũ,
Em cay nồng vì anh khoanh ớt đỏ,
Lá rau thơm cho anh được vừa lòng.

Em đãi anh với tất cả tâm tình,
Chuyện đời thường, chuyện tình yêu là một,
Anh và em lỡ duyên này không gặp,
Em sẽ chờ nếu còn có kiếp sau.


Nguyễn Thị Thanh Dương.
*

SƠN TRUNG * NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CỘNG SẢN

*

NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CỘNG SẢN

SƠN TRUNG

*
Trong quyển CỘNG SẢN LUẬN, chúng tôi đã phân tích về cách dùng ngôn từ giả dối, lừa đảo của Marx, Lenin. Nói rõ ra là cộng sản đưa ra những lời lẽ, những lý thuyết , và những chương trình xem ra rất là công bình, tự do, dân chủ và bác ái nhưng thực tế là tàn ác, xấu xa nhất trong lịch sử nhân loại. Cộng sản chỉ trích quân chủ, tư bản là lạc hâu, bóc lột nhưng chính cộng sản mới thực là lạc hậu và bóc lột, tồi tệ hơn mọi chế độ trên thế giới này.

Bài sau đây nói về những ngôn tư và hành động của cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, trong thế kỷ XXI này, đặc biệt là những ngôn từ và hành động của họ trong cuộc tranh chấp biển Đông.


A. TRUNG QUỐC

Đối với Việt Nam, Giang Trạch Dân đã đưa ra 16 chữ vàng, lời lẽ rất đẹp, còn hơn là lời dạy của Khổng Tử, Lão Tử.Nhưng đó là những lời giả dối của bọn đế quốc xâm lược, giả nhân giả nghĩa.

"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" . Đây là lời của Giang Trạch Dân nói với Lê Khả Phiều trong cái ngày mà Lê Khả Phiêu mật ký các hiệp định bán nước cho Trung Quốc năm 1999 và mở đầu cho cuộc xâm lược biển và đất liền của Việt Nam bằng quân sự và vết dầu loang .

Rõ rệt đó là những lời giả dối vì :
+Trung Quốc từ lâu đã viết sử sách và nay họ cũng lập lại ý kiến Việt Nam thuộc Trung Quốc. Nếu họ lý luận kiểu này thì các nước cũng có thể nói: đất Lưỡng Quảng thuộc Việt Nam, Trung Quốc thuộc Mông Cổ, Mãn Thanh, Nhật Bản và Anh, Pháp. . .

+Nếu coi Việt Nam là hữu nghị thì họ không mắng chửi Việt Nam là lũ mất dạy (lời Đặng Tiểu Bình và báo chí Trung Qưốc hiện nay), và không lấn chiếm Việt Nam bằng vũ lực và những hiệp định bất bình đẳng do các tên bán nước ký kết hoặc hứa hẹn ( Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mưồi, Nông Đức Mạnh. . .)

+Việt Nam mất ải Nam Quan, Bản Dốc.
+Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hiệp ước hiệp tác đánh cá trên Biển Đông nhưng từ lâu, mấy năm nay, tàu Trung Quốc đã bắn hạ, bắt người và giữ tàu đòi tiền chuộc.
+Cách nay vài tuần, công luận trong và ngoài Việt Nam xôn xao trước những thông tin, ý kiến được đăng trên một số tờ báo của Trung Quốc, theo đó, Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ. Điểm đáng chú ý là thông tin này còn được Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đưa công khai trên số ra ngày 6 tháng 4năm 2010.
Bạch Long Vĩ là một huyện đảo thuộc Hải Phòng, nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 2,5 km² khi có thủy triều lên và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống. Theo Công ước Pháp-Thanh 1887, Bạch Long Vĩ thuộc về nước An Nam. Ngày 09/12/1992, Việt Nam ra Nghị định số 15/NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải phòng.
+Trong tháng tư-2010, Trung Cộng ra thông cáo cấm Việt Nam bắt cá từ tháng 5 đến tháng 8-2010.


B. VIỆT NAM

Về phía cộng sản Việt Nam thì sao?

1. Hèn yếu, nịnh hót và đầu hàng

Trước sự tấn công bằng vũ lực, trước sư đe dọa, bọn Cộng sản Việt Nam tỏ ra rất nhu nhược, hèn nhát. Tâm lý bọn tiểu nhân là " nịnh trên đạp dưới"và " nói một đàng, làm một nẻo" .
Trong khi họ cúi rạp trước thầy Trung Quốc, trước và sau khi đi Mỹ về, bọn chúng phải trình tâu với Trung Quốc, như là những đứa con hiếu thảo. Đó là một hành động ô danh cho nước Việt, xưa nay trên thế giới chưa từng có. Trong khi đó thì chúng đàn áp dã man sinh viên, học sinh và dân chúng biều tình chống Trung Quốc xâm lược. Chúng cũng bắt bớ, hành hạ các nhà tôn giáo, các nhà báo và các nhà dân chủ.

Về ngôn ngữ và hành động, từ bao lâu cho đến hôm nay, chúng tỏ ra đê hèn và xảo quyệt.
Đó là những lời gian giảo, nịnh hót. Trước mặt quan thầy và trong báo chí, chúng luôn luiôn đề cao tình "đồng chí anh em","tình hữu nghị Việt Hoa" và 16 chữ vàng.

+Trong tháng tư, trên tờ Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Duy Niên, cựu bộ trưởng ngoại giao ca ngợi: Hồ Chí Minh tài ba, đã khôn khéo trong việc ngoại giao. Thật ra Ông Nguyễn Duy Niên nịnh hót ông Hồ và đảng Cộng sản, con người như vậy, nói và làm như vậy thì mới làm bộ trưởng chứ! Ông Hồ chẳng tài giỏi mà chỉ nịnh Trung Quốc. Ông Hồ theo Marx và Lenin, Stalin không có lòng yêu nước, chỉ làm mọi cách để đảng cộng sản nắm quyền! Đó là then chốt của chủ nghĩa cộng sản, và sự khác biệt của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cộng sản. Ai bảo cộng sản yêu nước là chưa đọc Marx, chưa hiểu chủ nghĩa cộng sản! Lúc này, Trung Quốc còn o bế Việt Nam, dẫn dụ và hứa hẹn để lừa đảo và ép buộc Hồ Chí Minh và đồng bọn. Lúc này họ còn thả mồi, sau này thì họ giật câu, tung lưới! . Chính ông Dương Danh Di (Hy hay Huy?) cho biết rằng ông Hồ đã mắc mưu, hoặc ông Hồ biết nhưng phải liều để xin viện trợ, để cầu thắng lợi. Việc này, Vũ Thư Hiên đã nói từ lâu trong Đêm Giữa Ban Ngày.

Trong cuộc phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên RFA, ông Dương Danh Dy tiết lộ về một số nhượng bộ của Hà Nội đối với Bắc Kinh vì những lời hứa thời cuộc Chiến Nam Bắc để đổi lấy viện trợ, kể cả chuyện mất đất, mất biển.

Ông Dy nói, "...Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.

Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình nhưng mà mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.

Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ của Trung Quốc thì là phải qua đèo cao, thế thì đi vòng chân đồi mở rộng sang chỗ đường bằng phẳng đi vòng trên đất nước Việt Nam thì đường ô-tô dễ đi. Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy.

Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi."


+Trên số ra ngày 22 tháng 4, tờ Quân đội nhân dân dẫn tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh, giải thích chuyến thăm Trung Quốc, đã bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến ngày 28 tháng 4, nhằm giúp Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới…

Rằng hay thì thật là hay! Chuột mà đòi hợp tác với Mèo à? Chuột tin Mèo à?

2. Thò lò hai mặt:

Ngoài ra cộng sản còn có lối nói của thò lò hai mặt, nói lấy được, coi người nghe là ngu dốt, mục đích là lừa bịp, giấu đầu giấu đuôi, không quan tâm đến sự phê phán của người nghe.
+Trên tờ Thời Đại Mới năm 2006, về vấn đề biên giới và lãnh thổ ông Dương Danh Di nói:
Ta không thể dùng vũ lực để thu hồi, nhưng không thể từ bỏ chủ quyền.

Ôi!Không thể dùng vũ lực thu hồi lãnh thổ thì làm sao mà bảo vệ chủ quyền?

Ông Nguyễn Duy Niên nói trên Tuần Việt Nam nhưng đã bị rút:
"Ta phải thành thật, hết sức thành thật với Trung Quốc", nhưng ông cũng nói phải bảo tồn lãnh thổ.

Ngoan thật! Đúng là cháu ngoan bác Hồ! Thực chất là những lời nịnh hót . Ta thành thật, ta hợp tác hết lòng nghĩa là sao? Nghĩa là Trung Quốc đòi bao nhiêu thì ta cứ gật đầu, cứ ký? Nếu như ta thành thật mà Trung Quốc không thành thật và dùng vũ lực thì ta làm sao?Không thấy ông "ngoại "có "cao kiến" hay" thấp kiến"! Làm sao bảo tồn lãnh thổ khi vâng dạ tuân lệnh Trung Quốc?

Cách đây mấy trăm năm, trước khi Hồ Quý Ly nắm quyền, họ Trần ngồi vì, Trần Nguyên Đán, tôn thất nhà Trần và cũng là Thừa tướng, đã kết thân với Hồ Quý Ly. Trước khi mất, ông tâu với thượng hoàng Nghệ Tông:
"Phải đối với Trung Quốc cung kính, hiếu thuận như cha, đối với Chiêm Thành thương yêu như con"

Ôi, ông già Ba Tri này khôn lắm, nhưng thân là quốc thích và đương chức Tể tướng sao nói như vậy? Ta kính Trung Quốc mà Trung Quốc muốn cướp nước ta, ta yêu Chiêm Thành mà Chiêm Thành quấy phá nước ta thì phải làm sao? Tại sao ông không có kế sách vệ quốc khi hai nước này xâm nước ta?




3. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, hay chỉ là trình diễn bộ môn "yêu nước bằng mồm"?
Ngày nay, cộng sản muốn thành lập tổ chức tự vệ chống Trung Quốc. Vậy thì đảng cộng sản chủ trương chống Trung Quốc hay đầu hàng Trung Quốc? Nếu chống Trung Quốc sao lại đánh học sinh, sinh viên và dân chúng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?
-Nếu chống Trung Quốc sao lại bắt bớ các nhà báo, và các blogger lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược?

-Giả như các ông thật tâm chống Trung Quốc, sao không tuyên bố chống Trung Quốc, và đưa quân sĩ ra bảo vệ ngư dân? Tướng tá và quân đội nhân dân anh hùng đi đâu mà ra lệnh ngư dân chiến đấu? Ngư dân với thuyền nhỏ. vài khẩu súng trường mà cự được với tàu chiến và đại liên Trung Quốc sao?


Thực tế là cộng sản đầu hàng và bịt miệng nhân dân, đàn áp nhân dân. Ông Dương Danh Di đồng ý về vấn đề bịt miệng nhân dân. Ông cho rằng ta phải nhẫn nhục, phải chờ đợi. Biểu tình, phát biểu theo kiểu Tây phưong là không thích hợp! Có lẽ ông cũng cho rắng đem quân đánh Trung Quốc như Lý Trần Lê cũng là không nên, không phải. Trên đài RFA , ông nói:

“Tôi xin nói thật không phải là tất cả người Việt đều không biết hết đâu. thế nhưng với lòng yêu nước của mình mà mình thấy chưa cần phải nói. Đến lúc nào đó sẽ nói để có lợi hơn. Trách nhiệm của một công dân Việt Nam thì như thế thôi. Không phải các anh trong quốc hội các anh ấy không biết nhưng còn nhiều vấn đề tế nhị mà mình không biết được. Có thể người ta quan niệm chưa cần thiết phải làm như vậy. Mang tư duy tự do dân chủ phương Tây mà vào Việt Nam thì rất nhiều vấn đề không lý giải được đâu.”

http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-needs-to-prepare-the-public-opinion-before-the-south-china-sea-war-becomes-reality-part1-mlam-05162010164135.html
-Ông Dương Danh Dy muốn nhân dân im lặng? Hay là ông bảo họ chờ đợi? Chờ đợi gì? Chờ đợi các ông ký bán cho hết đất nước? Hay chờ quân Trung Quốc tràn sang để các ông được làm thái thú?




-Một số ca tụng đại tướng Võ Nguyên Giáp vì ông đã lên tiếng về Bauxite. Nhưng một số nghi ngò ông. Xưa nay đại tướng có hai đặc tính:
-Ông giả tai điếc, mắt mù, mặc cho Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hoành hành , chặt tay chân bộ hạ của ông.
-Tuy ông bị truất ra khỏi các chức vụ trọng yếu, lại già hơn 80- 90, thế mà ông vẫn theo lệnh cộng sản lúc sang Pháp, lúc sang Tàu vì ông sợ nếu ông bất tuân, chúng làm hại con cháu ông! Gần đây, ông còn vâng lệnh chúng, tiếp Thích Nhất Hạnh trong màn xiệc lừa ông sư vô hạnh này! Biết đâu, bây giờ ông lại được lệnh đóng vai yêu nước để gở bớt tiếng xấu cho đảng, và che mắt việc bán nước của tập đoàn cộng sản?

*

C.NHỮNG GIẢI PHÁP

Cho đến bây giò chưa nghe ai cho biết một chiến lược nếu Trung Quốc tiến binh vào xâm lược Việt Nam! Họ sợ Trung Quốc? Họ sợ bọn Việt gian tay sai Trung Quốc hãm hại? Họ sợ mất mạng, phải ở tù, mất tài sản và địa vị?
Tuy vậy , cũng có một vài ý kiến rụt rè. Những ý kiến này cũng như là ý kiến dùng đấm bóp để trị bệnh ung thư.

(1). Đoàn kết

Gần đây, cộng sản cũng nói đến đoàn kết dân tộc, hòa hợp hòa giải dân tộc. Ông Võ Văn Kiệt và ngày 30-4-2010, các báo chí quốc nội cũng đã nói vấn đề này. Ông Dương Danh Dy cũng nói đến đoàn kết để xây dựng đất nước.


Đoàn kết chẳng qua là chiêu bài của nghị quyết 36 đánh phá hải ngoại. Giữa nhân dân Việt Nam quốc nội và hải ngoại không có thù hận. Bằng chứng là sau 1975, bà con hai miền gặp nhau vui vẻ, và sau này, dân hải ngọai dành dụm tiền bạc gửi về cho thân nhân ở Việt Nam. Có thù hận là thù giữa cộng sản và nhân dân toàn quốc .
Nhân dân ta làm sao hoà hợp với bạn tay sai bán nước cho Trung Quốc?
Nhân dân ta làm sao hòa hợp với bọn cướp qưyền tự do dân chủ của con người?
Nhân dân ta làm sao đoàn kết với bọn cộng sản đànáp tôn giáo, cướp đất nhân dân và các giáo hội?
Dân oan, tín đồ các tôn giáo, trí thức, các nhà tranh đấu cho dân chủ làm sao tin được những lời giả dối của cộng sản?

-Nhân dân làm sao đoàn kết với cộng sản trong khi chúng ăn cắp của công, cướp đất đai, nhà cửa của nhân dân mà làm giàu, trong khi dân chúng khốn khổ?

-Nhân dân và con cháu nhân dân Miền Bắc quên sao được những vụ giết các nhà trí thức, đảng viên đảng phái quốc gia, việc đấu tố, việc cướp tiền bạc nhà cửa ở miền Bắc? Con cháu nhóm Nhân Văn Giai Phẩm làm sao đoàn kết thực sự với cộng sản dù họ là đảng viên về việc cha ông của họ bị giam cầm dài hạn, bị rút phép thông công, bị sỉ nhục, vu khống và bản thân họ bị đày ải?
-Nhân dân Miền Nam làm sao quên được việc nửa nước bị tù, trong khi cộng sản đưa triệu ngưới vào Nam làm từ giám đốc đến phu quét rác trong khi dân Nam thất nghiệp?

Con đường duy nhất là phải lật đổ cộng sản, xây dựng một thể chế dân chủ, để vệ quốc và kiến quốc. Bệnh ung thư trầm trọng phải cắt đi cục bước cộng sản để cứu dân tộc Việt Nam đang bị ngoại xâm và nội hoại!

(2). Đầu hàng

Ông Dương Danh Di viết:
Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi."


Một số quan chức, trí thức cộng sản đều có thái độ chung: cúi đầu ngoan ngoản khi đương quyền, mở miệng khiêm tốn và bóng bảy khi về hưu!.

****

Friday, May 21, 2010


DƯƠNG DANH DY * TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

*

LTS


Người Việt hải ngoại đã có nhiều ý kiến về Trung Qốc xâm lược. Các ông Tổng Bí thư, Chủ Tịch, Thủ Tướng thì sang lạy lục Trung Quốc và đánh dập tàn bạo những ai biểu tình chống Trung Quốc xâm lươc. Một vài nhân sĩ trong nước đã tỏ thái độ chống Trung Quốc. Nay xin quý vị đọc bài viết của Dương Danh Di là một nhà ngoại giao của cộng sản Việt Nam viết về vấn đề này.

Trước đây năm 2006, ông có viết một bài báo, và ông cho rằng Trung Quốc chỉ muốn
biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ .Trongbài này ông cũng cho rằng đén năm 2020, Trung Quốc sẽ làm bá chủ về kinh tế:
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sự tăng trưởng lớn mạnh về kinh tế của mình có thể giữ được tốc độ cao và tương đối cao liên tục trong 40 năm (từ năm 1980 đến năm 2020) để đến lúc đó, Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế trên thế giới (Theo tính toán của Ngân Hàng Thế Giới năm 1997 thì đến năm 2020 GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, còn theo tính toán của Hồ An Cương – một nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc thì đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 22% GDP thế giới – của Mỹ lúc đó chỉ là 20%, còn nếu tính theo sức mạnh tổng hợp đất nước (tức năng lực tổng hợp của một quốc gia thông qua những hành động có mục đích nhằm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình)) năm 1998 của Mỹ là 22,7% của thế giới. Đứng đầu thế giới, của Trung Quốc là 7,78% đứng thứ hai thế giới trên cả Nga, Ấn Độ.
( Dương Danh Dy.Vài suy ngẫm về Trung Quốc. Thời Đại Mới, (Hà Nội)Số 8 - Tháng 7/2006.
Nói như vậy là nhà ngoai giao này cho rằng Trung Quốc không có ý đồ xâm lược Việt Nam, và Trung Quốc rất mạnh.
Về vấn đề biên giới và lãnh thổ ông nói:
Ta không thể dùng vũ lực để thu hồi, nhưng không thể từ bỏ chủ quyền.

Ông nói lạ quá, không thể thu hồi lãnh thổ tức là mất chủ quyền sao lại còn bảo" không thể từ bỏ chủ quyền?" Không dám đánh, lại sang lạy lục, hết cắt đất này lại bán đất kia mà còn tỏ vẻ yêu nước "không thể từ bỏ chủ quyền? Đúng là giọng lưỡi ngoại giao!
Ông đề nghị giải pháp cần nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục. Và ông có thái độ kẻ cả khuyên người Việt Nam nên rửa mặt mũi cho Mỹ. http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm

Bài sau đây ông mới viết trong năm 2009. Trong bài này ông cho rằng Trung Quốc sẽ tấn công sau 2010. Ông cũng nói sự thực là bọn Việt Công muốn thắng lợi nên đã hứa nọ kia, và ngay từ thời Hồ Chí Minh, họ đã xâm lược, đã qua mặt ông Hồ. Ông viết cái điều mà Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày đã tố cáo gần mười năm rồi:
Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi."

Đặc biệt, ông Dy gọi tình hình bauxite Tây Nguyên là lưỡi dao găm vào lưng VN. Tuy nói thế, ông không có đề nghị nào cho tình thế này.
Sơn Trung




Cảnh báo của Dương Danh Di có thành hiện thực ?

Biển Đông Hải Chiến Có Cơ Sau Năm 2010 Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có nhiều chục năm làm việc tại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc, noí với Đài RFA hôm 2-7-2009 rằng tình hình Biển Đông nguy hiểm cho Việt Nam hơn là tình hình bauxite Tây Nguyên, và ông tin rằng sóng gió Biển Đông có thể sẽ bùng nổ sau năm 2010, bởi vì theo ông, Trung Quốc cần gìn giữ thể diện qúôc tế cho hoàn tất triển lãm qúôc tế Thượng Hải vào tháng 10-2010.

Và sau đó thì phải coi chừng, ông nói, "Tôi nghĩ rằng trong lúc này phía Trung Quốc họ chưa làm được cái gì lớn đâu. Cho đến tháng 10 sang năm Trung Quốc tổ chức triển lãm quốc tế ở Thượng Hải, cho nên trong giai đoạn này thì Trung Quốc chưa dám làm điều gì lớn ở Biển Đông đâu.

Nhưng mà sau thời điểm 2010 trở đi thì chưa biết họ làm cái gì đâu. Họ kinh khủng lắm chứ. Không phải là đùa với người láng giềng này được đâu."

Cuộc phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên RFA, đã được ông Dương Danh Dy tiết lộ về một số nhượng bộ của Hà Nội đối với Bắc Kinh vì những lời hứa thời Cuộc Chiến Nam Bắc để đổi lấy viện trợ, kể cả chuyện mất đất, mất biển.

Ông Dy nói, "...Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.


Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình nhưng mà mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.

Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ của Trung Quốc thì là phải qua đèo cao, thế thì đi vòng chân đồi mở rộng sang chỗ đường bằng phẳng đi vòng trên đất nước Việt Nam thì đường ô-tô dễ đi. Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy.

Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi."

Đặc biệt, ông Dy gọi tình hình bauxite Tây Nguyên là lưỡi dao găm vào lưng VN. Nhà ngoaị giao kỳ cựu Dương Danh Dy nói, "Trên bộ xong rồi thì bây giờ trên biển đấy. Trên bộ thì họ còn cái bauxite, họ cắm cái dao găm vào đấy. Nhưng mà cái đó các anh bên ngoài theo dõi cũng thấy. Nhân dân mình cảnh giác, người già cảnh giác, trẻ cảnh giác, cũng là một mặt nhưng mà không đáng ngại, nhưng còn cái biển thì bây giờ cái vấn đề nó nóng bỏng rồi, không lui được nữa rồi, chỉ có cách bây giờ mình giải quyết như thế nào?"


Cùng ngày 2-7-2009, đài VOA loan tin rằng Thủ tướng CS Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hối thúc Thái Lan tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam vì lợi ích của cả hai nước.

Bản tin VOA dẫn theo tin của hãng Thông tấn Đức trích lời ông Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon hôm thứ tư nói rằng quân đội hai nước nên tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra trên biển, trao đổi thông tin, đào tạo sĩ quan và hợp tác trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tội phạm.

Đặc biệt, thông tấn nhà nứơc Bắc Kinh China Central Television hôm 2-7-2009 khi loan tin Hải Quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, nói rằng cuộc tập trận này tổ chức "để kỷ niệm 5 năm Bản Văn Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ ký giữa CSVN và Trung Quốc."

Thông tấn CSTQ nói là 14 tàu hải quân tuần duyên và Bộ Ngư Nghiệp TQ tham dự tập trận, "và đây là lần đầu tiên một trực thăng sử dụng cho việc đi tuần" Biển Đông.

Cuối bản tin của CCTV nói là Trung Quốc "sẽ tăng cường sức mạnh tuần hải để bảo vệ lãnh hải, taì nguyên thiên nhiên và đoàn taù đánh cá.(http://thuvien- it.net/library/ home/t... d=62&tid=25646 ) theo mình nhất định trung quốc xâm lược Việt Nam sau 2010 trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam . Nói như ông Dương Danh Di :tình hình bauxite Tây Nguyên là lưỡi dao găm vào lưng VN.
nhìn toàn bộ nguy cơ hiện thực đang ập đến ,không biết các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã có phương án gì đối phó với bọn Trung quốc
đang trên lãnh thổ Việt Nam chưa ....?nhất là vấn đề boxit tây nguyên . Giọng lưỡi báo chí chính thống Trung quốc nói về Việt Nam: “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói"..




PHÁP LUÂN CÔNG TẠI TRUNG QUỐC

Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn áp lớn nhất ở Trung Quốc ( 10:54 AM | 19/05/2010 )
Báo cáo năm 2010 của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho thấy công chúng có ít hiểu biết về mức độ và phạm vi của cuộc đàn áp
Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 1)
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở Thành phố New York kỷ niệm 11 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999. (Edward Dai/The Epoch Times)
WASHINGTON—Trong khi cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công và sự kháng cự ôn hòa của họ ở Trung Quốc lục địa vẫn tiếp tục không bớt đi chút nào, các phương tiện truyền thông phương Tây hiện đưa tin về cuộc đàn áp ít hơn so với những năm đầu [của cuộc đàn áp], và báo chí Trung Quốc gần như không còn đưa tin gì về vấn đề này nữa. Việc thiếu đưa tin và tính chất thường không trung lập của nó là những vấn đề mà bản báo cáo thường niên mới đây của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã cố gắng thay đổi bằng cách cung cấp các sự thực mới về phạm vi và chiều hướng của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc lục địa.
Pháp Luân Công đã bước lên vũ đài thế giới khi 11 năm trước, vào ngày 25/4/1999, khi hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đến Phòng Thỉnh nguyện Nhà nước ở Bắc Kinh, để đề nghị được có một môi trường hợp pháp và an bình để tập luyện môn thiền định thân-tâm ôn hòa thuộc Phật gia của mình. Ba tháng sau, môn tập đã bị cấm, bởi vì chế độ cộng sản Trung Quốc muốn tiêu diệt Pháp Luân Công.
Việc công bố chính thức Bản báo cáo Thường niên năm 2010 của FDIC được đánh dấu bởi một cuộc thảo luận nhóm được tổ chức tại tòa nhà Capitol Building {trụ sở của hai viện Quốc hội Mỹ} hôm 26/4 về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Levi Browde, giám đốc chấp hành của FDIC nói, “Hàng chục triệu công dân [tập] Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn luôn luôn có rủi ro bị bắt giam, tra tấn, và thiệt mạng bởi vì tín ngưỡng tôn giáo của họ.” Ông nói rằng chính quyền cố tô vẽ các học viên như là một “nhóm người ở ngoài rìa” hay một “nhóm người kỳ dị,” nhưng [trên thực tế] họ là “tâm điểm của Trung Quốc.”
Con số thống kê chính thức của chính quyền là 70 triệu người tập Pháp Luân Công năm 1998 – là con số mà các phương tiện truyền thông phương Tây cũng trích dẫn – nhưng sau khi cấm, chính quyền nói rằng chỉ có 2 triệu. Bản báo cáo đưa ra các bằng chứng rằng có khoảng từ 20 đến 40 triệu người tích cực quảng bá môn tập này và nhiều người khác có thể là bí mật tập luyện tại nhà.
Ước tính này dựa trên số “điểm tư liệu”, khoảng 200.000, nơi các học viên Pháp Luân Công đã thiết lập các kết nối an toàn vào mạng Internet và có thể tải về từ một điểm trung tâm để in ra và phân phát thông tin cũng như các tư liệu về Pháp Luân Công. Tính trung bình, mỗi điểm tư liệu cung cấp [tư liệu] cho 100 đến 200 học viên Pháp Luân Công.
Bản báo cáo viết, chính quyền leo thang đàn áp vào năm 2009 và tiếp tục theo dõi các học viên và đột nhập vào nhà các học viên vào ban đêm, tra tấn bằng dùi cui điện, và bỏ tù dài hạn… để tìm ra, và cưỡng bức ‘chuyển hóa’ từng học viên Pháp Luân Công một ở Trung Quốc.
Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 2)
LEVI BROWDE, Giám đốc Chấp hành, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, (FDIC), bình luận về Báo cáo thường niên 2010 của FDIC. Ông bày tỏ mong muốn của mình là các phương tiện truyền thông phương Tây sẽ đưa tin chính xác và thường xuyên hơn về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)
Theo dõi bằng công nghệ cao
Ước tính số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các trại lao động, trại tù, và các cơ sở giam giữ dài hạn khác bất cứ lúc nào cũng vào khoảng giữa 450.000 cho đến 1 triệu người, theo thành viên của nhóm thảo luận Ethan Gutmann, một nhà nghiên cứu độc lập và là tác giả của cuốn sách Losing the New China (tạm dịch là Thua thiệt trong Trung Quốc mới).
Gutmann kết bạn với Hác Phượng Quân, một người đào ngũ vào năm 2005, đã kể với ông về lịch sử của các phương pháp tình báo kỹ thuật của Trung Quốc. Hác Phượng Quân đã từng làm ở Phòng 610 – cơ quan được thành lập vào ngày 10/6/1999, với mục đích là để tiêu diệt Pháp Luân Công – không lâu sau khi nó được lập nên. Hác Phượng Quân đã phát hiện ra rằng những việc đã làm đối với Pháp Luân Công đã khá tinh vi, bao gồm cả các hồ sơ hoàn chỉnh về các học viên Pháp Luân Công mà Phòng 610 định bắt giữ. Các chi tiết cá nhân của từng người một, “Bao gồm cả thông tin về thân nhân, mọi thứ về mọi điều, có bao nhiêu học viên ở mỗi quận huyện, có bao nhiêu điều phối viên, v.v… Những thông tin này không phải là thứ mà có thể làm và thu thập chỉ trong một hoặc hai năm,” ông Gutmann nói.
“Nhiệm vụ của Hác Phượng Quân là vây bắt các học viên có tiếng cụ thể đã lọt lưới. Phòng 610 đã thu thập các đoạn băng hình theo dõi các cá nhân, được quay tại nhiều tụ điểm công cộng khác nhau để dùng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt tiên tiến. Một khi chúng tôi có đoạn băng hình về những người liên quan, Hác Phượng Quân kể với tôi, thì chúng tôi sẽ có thể lấy được những thông tin cá nhân của họ từ hệ thống máy tính của chúng tôi,” ông Gutmann nói.
Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 3)
ETHAN GUTMANN, nhà văn và phóng viên điều tra, là một chuyên gia về việc kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc, quang cảnh kinh doanh của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, và việc theo dõi những người bất đồng chính kiến của Trung Quốc. Ông đã phát biểu tại Capitol Building, ngày 26/4. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)
Không có ý định thay đổi
Những người tham gia nhóm thảo luận không hy vọng là chế độ cộng sản [Trung Quốc] sẽ ngưng tay và cho phép [các học viên] Pháp Luân Công tự do đi theo tín ngưỡng tinh thần của mình. Luật sư người Canada David Matas nói rằng ông tham gia vào việc Xem xét định kỳ phổ quát của Nhóm làm việc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong đó xem xét tình hình nhân quyền của mỗi thành viên LHQ 4 năm một lần.
Trung Quốc đến lượt vào tháng 2/2009. Trong “cuộc đối thoại qua lại” giữa Trung Quốc và Canada và các nước khác mà đã chính thức chỉ trích, Trung Quốc nói, “Không” đối với việc đảm bảo cho tất cả các công dân Trung Quốc được thực hiện các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, và tự do thờ phượng riêng tư.
Hơn nữa, Trung Quốc nói, “Không” đối với việc từ bỏ giam cầm tùy tiện, “Không” đối với việc thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban chống tra tấn vào năm 2008 rằng Trung Quốc thực hiện hoặc ủy nhiệm một cuộc điều tra độc lập về các tuyên bố rằng một số học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn, và bị sử dụng cho việc cấy ghép tạng, và “Không” đối với việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo rằng các luật sư có thể bào chữa cho thân chủ của họ mà không phải sợ bị quấy nhiễu.
Ông Matas, đồng tác giả của cuốn sách ‘Cuộc thu hoạch đẫm máu: Thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc’, và là người được để cử Giải Nobel Hòa bình năm năm 2010, đã kết luận rằng chính quyền Trung Quốc không có ý định chấm dứt việc vi phạm nhân quyền, bởi vì họ nói rằng họ không có ý định như thế.
Ông Matas đặc biệt thất vọng rằng chính quyền [Trung Quốc] đã từ chối công bố con số thống kê các án tử hình. Ông muốn có con số này để xem xem nó có đủ lớn để bao gồm các nguồn tạng cấy ghép trong khoảng giữa những năm 2000 và 2005 bởi những người không phải là các học viên Pháp Luân Công hay không.
“Chính quyền Trung Quốc có thể cảm thấy rằng họ cần đàn áp Pháp Luân Công để duy trì quyền lực, nhưng họ không cần phải lấy nội tạng [của các học viên] Pháp Luân Công để duy trì quyền lực chứ,” Ông Matas nói một cách nhạo báng.
Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 4)
Jin Pang kể về mẹ và dì mình là các học viên Pháp Luân Công bị các lực lượng an ninh bắt cóc đi từ nhà riêng tại Weifang, Trung Quốc. Theo tin đã đưa thì cả hai đều đã bị tra tấn và ngược đãi trong khi bị giam và đã bị kết án tương ứng hồi tháng 10 năm ngoái trong một phiên xét xử hình thức 10 và 9 năm tù giam. Jin Pang phát biểu ngày 26/4 tại Capitol Building. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)
Cuộc chiến trên mạng Internet
Vũ đài nóng bỏng nhất nơi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra là ở trên mạng Internet.
Trong khi các nỗ lực của những cư dân mạng Trung Quốc nhằm xem được các trang web bị cấm và các tìm kiếm không bị kiểm duyệt thường được coi là một “trò chơi mèo đuổi chuột. … Đó không phải là một trò chơi, mà nó trông giống một cuộc chiến trên mạng Internet hơn,” dẫn lời TS Shiyu Zhou, phó giám đốc Liên minh Tự do Internet Toàn cầu (GIF) và là một chuyên gia về công nghệ chống kiểm duyệt.
TS Zhou nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội [Mỹ] ngày 20/5/2008, “[Đảng Cộng sản Trung Quốc] thường xuyên phát động các cuộc tấn công trên mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng và nhân dân ta. Các nỗ lực đột nhập vào các trang web của chúng ta là không ngưng nghỉ, các thư điện tử giả danh nhân dân ta với các tệp tin đính kèm chứa virus là nhiều vô kể, các cuộc điện thoại quấy rối không phải là việc hiếm hoi.”
Trung Quốc đã dựng lên một hệ thống khổng lồ để kiểm soát những thông tin mà các cư dân mạng Trung Quốc có thể xem trên mạng Internet. Có 50.000 cảnh sát mạng tham gia vào việc theo dõi và quan sát những người sử dụng Internet, một số người kết cục đã bị bỏ tù vì nói lên những quan điểm của mình ở trên mạng. GIF có một nhóm nhỏ gồm các kỹ sư người Mỹ gốc Trung Quốc chuyên tâm, đã đến với nhau do cùng tập Pháp Luân Công. GIF đã cung cấp các công nghệ chống [kiểm duyệt] cho phép hàng triệu người Trung Quốc và cư dân mạng ở các nước áp bức khác như Myanmar, Syria, và Iran có được sự truy cập tự do vào Internet.
TS Zhou nói rằng cuộc đấu giữa chính quyền [Trung Quốc] và GIF là một “cuộc chiến chiến lược ở Trung Quốc.” Ông giơ lên một tấm ảnh một kỹ sư của GIF bị đánh đập tàn bạo là TS Peter Li, Giám đốc Công nghệ, bị tấn công tại nhà riêng ở ngoại ô Atlanta và các máy tính của ông đã bị lấy cắp đi vào năm 2006. Sự đặt cược là cao và ai làm việc này cũng tức giận vì những thành công của GIF, TS Zhou nhận định.
Tuy nhiên, GIF đang phải đối mặt với các hạn chế trong việc cải thiện các dịch vụ của mình và đã tiếp cận Quốc hội để xin thêm nguồn lực. Tháng 6 năm ngoái, trong cuộc khủng hoảng bầu cử ở Iran, lưu lượng mà họ xử lý đã tăng lên 6 lần và sự quá tải đã làm sập các máy chủ của họ, TS Zhou nói.
Việc đưa tin bóp méo của các phương tiện truyền thông
Ông Browde nói rằng các học viên Pháp Luân Công là một nhóm các tù nhân lương tâm lớn nhất ở Trung Quốc, và có thể là trên toàn thế giới. Ông đặt vấn đề, vậy thì tại sao mà các tin bài trên các phương tiện thông tin lớn ở phương Tây và thông cáo báo chí của các tổ chức nhân quyền về Pháp Luân Công lại ít như vậy trong năm 2009?
Chính quyền [Trung Quốc] nói với thế giới rằng Pháp Luân Công đã bị đập tan và không còn là một vấn đề quan trọng để làm nản lòng việc điều tra và đưa tin về sự ngược đãi, theo ông Browde.
Bản báo cáo đặt vấn đề là nếu như những điều mà ĐCSTQ nói là đúng, thì tại sao các quan chức của Đảng trong các tuyên bố nội bộ của họ lại dùng các câu như, “chúng ta không được thả lỏng cuộc đấu tranh với Pháp Luân Công một chút nào”?
Nếu như không còn mấy người tập Pháp Luân Công thì tại sao các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc lại cùng nhau đại diện cho hàng trăm học viên trong 2 năm qua?, bản báo cáo đặt vấn đề.
Hơn nữa, “Những người kháng nghị và những người khác được thả ra từ các trại tù và trại lao động thường xuyên báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công chiếm một tỷ lệ đáng chú ý những người bị giam cầm, và trong nhiều trường hợp, là phần lớn những người bị giam giữ ở các trại này,” bản báo cáo nói.
Ông Browde nói rằng các cuộc thảo luận và phân tích, các bản báo cáo, và thông cáo báo chí, về cuộc đàn áp đối với “nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất ở Trung Quốc” là quá ít so với đáng ra phải làm.
Ông cũng nói rằng việc đưa tin về Pháp Luân Công của các phương tiện truyền thông phương Tây thường dùng những từ xúc phạm như “phái” và “giáo phái”, bắt nguồn từ những tuyên truyền của Trung Quốc. Việc sử dụng những từ này có thể ảnh hưởng đến thái độ và xử sự của mọi người đối với các học viên, tạo ra một khoảng cách xã hội có hại cho việc hiểu biết về môn tập này. FDIC khuyến nghị rằng các chính phủ và báo chí phải mô tả Pháp Luân Công một cách chính xác và đề xuất dùng các từ như: “môn tập tinh thần” và “môn tập thiền thân-tâm”.
Xem toàn văn bản báo cáo tại đây.
(Theo The Epoch Times / vietsoh.com)
  • Share/Bookmark

TRƯƠNG BÁ THỤY * TÔN GIÁO

*


Hồ Sơ Những Điệp Viên Đeo Thánh Giá"


Trương Bá Thụy

Ngày 13-5-2010 Vatican thông báo thay hai giám mục Việt Nam là Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và Giám Mục giáo phận Vinh Cao Đình Thuyên.

Nguồn tin này thường chỉ được biết khi công bố, nhưng trái với thông lệ đó, tin tức về các dự tính này đã làm xôn xao dư luận người Công Giáo Việt Nam đến cả tháng trước. Thậm chí có website còn khẳng định đúng cả ngày giờ đưa ra thông báo và ai là người đến thay. Việc lộ thông tin là chuyện cực hiếm trong việc bổ nhiệm của Vatican. Nhưng tại sao việc bổ nhiệm lần này ở Việt Nam lại bị lọt thông tin ra ngoài trước một thời gian dài?

Người ta chỉ biết ông Đỗ Quí Doãn, người đang nắm bộ Thông Tin - Truyền Thông đã họp kín với các đại diện báo chí để căn dặn sắp tới khi Ngô Quang Kiệt bị thay thế, báo chí Việt Nam không đề cập đến việc này và coi như việc nội bộ của "chúng nó". Từ đó mà các tin bán chính thức lan nhanh chăng?

Nhưng điều rõ ràng là việc thay thế hai giám mục lần này là việc đã được bàn bạc, xếp đặt với sự tham gia của nhiều bên. Một bên là Tòa Thánh Vatican, một bên là một số nhân vật trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một bên là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Vì nếu quyết định này là riêng của Tòa Thánh thì không lẽ gì ông Đỗ Quý Doãn lại biết được như vậy. Đặc biệt sự thay thế lần này nhằm vào hai vị giám mục đã có những hành động phản kháng lại chính quyền qua những sự việc trong địa phận họ quản lý như Tam Tòa, Đồng Chiêm, Tòa Khâm Sứ…

Trong lúc mà hai vị giám mục Kiệt và giám mục Thuyên đấu tranh với chính quyền về đất đai và cách hành xử bạo lực của chính quyền đối với giáo dân và linh mục, cũng như những lời xuyên tạc, bịa đặt của chính quyền trên báo chí, thì một số giám mục khác lặng im không thể hiện tinh thần hiệp thông này. Sự im lặng này được giải thích là HĐGM Việt Nam có cách đấu tranh, giải quyết khác. Dư luận và những người dân Công Giáo vì tin tưởng ở chính nghĩa mà mình đấu tranh, tin tưởng vào tinh thần hiệp thông giáo hội cho nên cũng tin tưởng rằng một số giám mục trong HĐGMVN có hướng giải quyết khác. Không ai tin rằng HĐGM Việt Nam lại làm ngơ trước sự kiện thánh giá bị đập, giáo dân bị đánh trọng thương và càng không thể làm ngơ trước cảnh linh mục bị đánh gãy tay, vỡ đầu…. Những người đang cầu nguyện dưới mưa, nắng, giá rét và gậy gộc tàn bạo ấy vẫn mang trong lòng niềm hy vọng có những người trách nhiệm trong giáo hội đang quan tâm và làm gì đó cho họ.

Nhưng niềm tin của họ đã nương nhầm?
Một nhóm giám mục trong HĐGM Việt Nam và một vị hồng y, cùng với một đức ông người Việt tại bộ Ngoại Giao Vatican đã thương thảo với chính quyền Việt Nam để cùng tác động khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức có những quyết định gây đau đớn cho đồng bào Công Giáo Việt Nam.

Hồ Sơ Những Điệp Viên Đeo Thánh Giá

Mọi nguồn cơn có lẽ bắt đầu từ những ẩn số như Đức Ông Cao Minh Dung, một nhà tu hành vào năm 1979, tức thời kỳ chính quyền Việt Nam trấn áp khốc liệt nhất mọi thành phần không phải là cộng sản, thì Cao Minh Dung được đàng hoàng sang Rô Ma học. Dưới thời của đức giáo hoàng John-Paul đệ nhị, vốn là người không chấp nhận cộng sản, Cao Minh Dung nằm im chờ đợi. Ngay sau khi giáo hoàng Biển Đức lên kế vị, Cao Minh Dung Hồ Sơ Những Điệp  Viên Đeo Thánh Giáđã đề nghị bổ nhiệm một số giám mục có chiều hướng thân thiện với chính quyền Việt Nam như Võ Đức Minh, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Khảm và Nguyễn Thái Hợp.

Sở dĩ Đức Ông Cao Minh Dung đề xuất được Vatican chấp nhập là vì có nhà nước Việt Nam đứng đằng sau tạo điều kiện cho Cao Minh Dung và một số giám mục có tiếng nói với Vatican hay gọi cách khác là nhà nước Việt Nam đã thông qua nhóm giám mục này để thực hiện những dự định của nhà nước nhằm thay thế các giám Mục Cao Đình Thuyên, Ngô Quang Kiêt.

Đây là một thỏa hiệp có lợi cho nhà nước Việt Nam,và có lợi cho cả nhóm giám mục cấu kết với Cao Minh Dung. Ngược lại, nỗi thiệt thòi cho giáo dân Việt Nam thấp cổ bé họng cũng là sự thiệt thòi của Vatican do nhiều nguyên nhân. Chính quyền Việt Nam có tầm nhìn rất xa, chính xác hơn là do sự nghi kỵ cố hữu trong bản chất. Chính quyền không tiếc tiền của cài người khắp các tổ chức quốc tế. Hãy đọc tiểu sử Phạm Xuân Ẩn để thấy chính quyền Việt Nam tạo các mầm mống từ khi nguyên sơ. Có lẽ một ngày nào đó Cao Minh Dung sẽ là một Vũ Ngọc Nhạ để viết Hồ Sơ Một Điệp Viên, Ông Cố Vấn.

Linh mục Nguyễn Thái Hợp sau khi nhập quốc tịch ngoại quốc và ở nước ngoài nhiều năm bỗng nhiên được về nước giữ những chức vụ định hướng quan trọng cho trí thức Công Giáo, rồi bỗng dưng được nhà nước Việt Nam chấp thuận cho làm giám mục Vinh, một địa phận đang nóng bỏng sức phản khángHồ Sơ Những  Điệp Viên Đeo Thánh Giá bất công đòi công lý- sự thật mãnh liệt. Sự trở về với quốc tịch nước ngoài của Nguyễn Thái Hợp là một câu đố khó hiểu nếu so với hàng trăm nghìn người muốn về Việt Nam, chưa kể đây là mội linh mục Công Giáo. Năm ngoái dưới sự chỉ đạo của Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn, linh mục Nguyễn Thái Hợp đứng tổ chức cuộc hội thảo khoa học về biển Đông.

Chất lượng thực sự của cuộc hội thảo này hoàn toàn không có gì đáng kể vì nhiều người có tham luận quan trọng không đến, hoặc đến thì khi phát biểu bị linh mục ngắt lời hay lắc đầu biện minh lý do nhạy cảm không cho phát biểu. Thực chất cuộc hội thảo này là hợp đồng với chính quyền để kéo dư luận đang đồng tình quan tâm đến vụ Bô Xít, do linh mục Lê Quang Uy phát động, bị loãng đi và chuyển sang hướng khác. Màn kịch treo đầu dê, bán thịt chó đầu tiên được thông báo là tổ chức tại Tòa Giám Mục có nhân vật này, nhân vật nọ đến dự, nhưng giờ chót thì chuyển sang 43 Nguyễn Thông trong một căn phòng hẹp, trần thấp tè. Cho nên nhìn lại kỹ thì cuộc hội thảo ấy không có giá trị thực tế nào ngoài nâng cao hình ảnh của linh mục Nguyễn Thái Hợp và hồng y Nguyễn Minh Mẫn. Có lẽ đây là nước đi chiến lược vừa kéo dãn vụ bô –xít của linh mục Lê Quang Uy vừa lăng xê hình ảnh cho Nguyễn Thái Hợp và Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn để sử dụng sau này

Giám mục Nha Trang Võ Đức Minh, học ở nước ngoài và trở về Việt Nam tháng 5-1974 dạy học ở Đà Lạt. Võ Đức Minh về tiếp quản Đại Chủng Viện được một năm thì đại chủng viện thuộc về sở hữu chính quyền. Chủng sinh tan tác mỗi người một ngả, Võ Đức Minh tiếp tục về Sài Gòn, Nha Trang dạy học. Võ Đức Minh đi dạy đến đâu thì cơ sở ở đó nếu vật chất không thuộc về chính quyền thì tinh thần, tư tưởng cũng chạy theo Đảng. Cùng thời giảng dạy với giám mục Giuse Võ Đức Minh khiến giáo hoàng học viện Đà Lạt mất vào tay chính quyền còn có Giám Mục Bùi Văn Đọc, người mới năm nào đã tuyên ngôn thay cho HĐGM bằng câu nói: “Ai không yêu cộng sản thì đừng khích bác chúng tôi yêu”. Trong nhóm giám mục theo khuynh hướng này còn có giám mục Nguyễn Văn Khảm.

Tính đến giờ phút này thì kết quả cuộc can thiệp của chính quyền vào việc bổ nhiệm đến tầm cao cấp của giáo hội Việt Nam đã có kết quả hiển nhiên. Thông tấn xã Việt Nam khẳng định sức mạnh ‘’ tuyệt đối’’ của chính quyền chắc nịch: “Được sự đồng ý của chính pHồ Sơ Những   Điệp Viên Đeo Thánh Giáhủ Việt Nam... đã bổ nhiệm…”. Hiển nhiên, kết quả này cũng là thắng lợi của nhóm Giám Mục đã nêu tên.

Nhưng thắng lợi của liên minh ma quỷ này không hề toàn vẹn. Có lẽ vì sốt ruột muốn lập chiến công mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Đại hội Đảng sắp đến mà Bộ Chính Trị Việt Nam nghiến răng lật những lá bài như Cao Minh Dung, Bùi Văn Đọc và một số giám mục trong HĐGM Việt Nam… Một chiến thắng mà phải lật từng ấy quân bài kể cũng là chiến thắng với giá quá đắt của chính quyền. Nhất là buộc lòng dùng những con bài dự trữ đã mất công ém sẵn hàng mấy chục năm.

Một sự không trọn vẹn nữa nằm ngoại dự định là sự thay thế giám mục mới không khuất phục được toàn thể giáo dân miền Bắc, cho dù ngay lời nói đầu tiên Tổng Giám Mục Nhơn hàm ý bóng gió nói "Vâng lời sẽ được bình an’’.

Người giáo dân miền Bắc cũng như các giám mục họ từng yêu mến hiểu thừa sự vâng lời chính quyền sẽ được bình an. Nhưng vì để làm chứng nhân công lý- sự thật dưới chế độ độc tài này thì khó mà bình an được, họ sẵn sàng không được bình an để được làm chứng nhân.

Chiến thắng của ma quỷ dẫu thế nào cũng chỉ là nhất thời. Chỉ có chiến thắng của đức tin, của công lý - sự thật mới thực sự đời đời bền vững.
Trương Bá Thụy (Hà Nội 14/05/2010)
Print
  • Trường Sơn
  • Tu tác thời nay đã hỏng rồi
    Một người tu thật chín người gian !

    Phượng Hoàng
  • Trường Sơn

  • Ca dao kính tặng Đức Cha Ngô Quang Kiệt

    Cha đi trị bệnh Roma
    Mà sao lại thấy bóng cha Hoa Kỳ?
    Cha đi trị bệnh ly kỳ
    Mà sao cha đến Cali tuần rồi?(1)
    Roma chấp nhận nhường ngôi
    Gíao dân khắp lối đứng ngồi không yên
    Roma chẳng phải cần tiền
    Họ sợ sức ép của kiềng ba chân
    Roma trị bệnh tâm thần
    Cha không mang bệnh nhưng cần thầy lang
    Roma chẳng có thầy lang
    Nhưng vì sợ cộng nên càng làm theo
    Roma trị bệnh ngặt nghèo
    Cha nào chống cộng bị treo lên đài
    Roma trị bệnh sống dai
    Cha nào chống cộng bị sai về trời
    Roma sợ cộng hơn trời
    Thiên tai hạn hán chẳng lời van xin
    Nhưng khi cộng sản gài mìn
    Roma vội bảo “tôi tin lời Hồ”
    Roma sợ cộng thấy mồ
    Cho nên cha Kiệt bị vồ trong đêm (2)
    Seabrook, biển mặn êm đềm Nơi cha ẩn dật cho êm chuyện đời (3)
    Roma trị bệnh trời ơi(4)
    Cha nào chống cộng bị mời đi chơi
    Cầu xin thượng đế trên trời
    Ban muôn hồng phúc xuống đời giáo dân!
    (Trịnh Du, ngày 19/5/2010)
    Ghi chú: (1) Dòng Phanxicô tại San Jose;
    (2) Đức cha bị bắt trong đêm trước ngày cho đi Roma trị bệnh;
    (3) Nghe tin Đức cha đang thăm người em tại Seabrook (cạnh Houston);
    (4) Chẳng rỏ bệnh gì ra bệnh gì.
    TrịnhDu Công giáo Việt Nam thôi hết rồi Tôi buồn, tôi khóc, chỉ riêng tôi Đức cha bị ép chưa từ chức Thầy Phó được mời vội chiếm ngôi Tòa thánh Roma lờ quỷ đỏ Qúi Cha HàNội bạc như vôi Thói đời là thế, trời cao biết Chịu đấm ăn xôi, thế mới tồi
    TrịnhDu
196627933
Copyright 2005 - 2010 © Take2Tango. All Rights Reserved.

Thursday, May 20, 2010


TIN TỨC BỐN PHƯƠNG


VIỆT NAM
Tướng Giáp gửi thư nữa về bauxite

Đài BBC loan tin tướng Võ Nguyên giáp lại gửi thư cho bộ chính trị về việc cho Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite Tây Nguyên.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đây là lá thư thứ ba tướng Giáp phản đối chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại mới gửi thêm một lá thư nữa cho Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị dừng các dự án bauxite.
Lá thư được gửi đi ngày 20/05 vừa qua cảnh báo về nguy cơ 'quyết định sai lầm, gây nên tai họa lớn cho đất nước'.
Tướng Giáp, năm nay 98 tuổi, hoan nghênh Bộ Chính trị đã lắng nghe ý kiến các giới nhưng viết rằng "chủ trương khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng".
Theo ông, nó "sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước."

VIỆT NAM MUA VŨ KHÍ CÁC NƯỚC

Đài RFA loan tin Việt Nam

Việt Nam gia tăng hiện đại hoá quân sự
2010-05-19
Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây, giới quan sát cho rằng Việt Nam đang hiện đại hoá quân sự để đối phó với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hình chụp từ trang web dantoc.net
Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga
Để tìm hiểu thêm Việt Nam đã mua sắm các loại vũ khí nào trong thời gian qua, ý kiến của các chuyên gia và các nước láng giềng liên quan đến vấn đề này ra sao, cũng như việc mua sắm vũ khí đó liệu có giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông hay không, Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.
Chiến đấu cơ của Nga
Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.
Đầu năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với Cục Xuất khẩu Vũ khí Nga, mua 8 chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 (MKK: Mnogofunktzionniy Kommercheskiy Kitayski - Multifunctional Commercial for China - Máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc). Đầu năm nay, Việt Nam đặt mua tiếp 12 chiến đấu cơ loại này, trị giá hơn 500 triệu đô la. Đây là loại máy báy quân sự do công ty hàng không Sukhoi của Nga sản xuất và đưa vào hoạt động kể từ năm 2000.
Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.
SU 30-MK2 là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, vừa có khả năng dò tìm, tuần tra và bảo vệ, vừa có khả năng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên không, trên bộ và trên biển. Ngoài ra, máy bay này còn có thể tiêu diệt các trạm tên lứa phòng không và làm tê liệt các hoạt động của đối phương từ trên không. Máy bay chiến đấu này có hai chỗ ngồi, được trang bị một hệ thống điều khiển hoả lực và hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay, giúp phi công phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ, cũng như tiêu diệt các mục tiêu đó trong mọi điều kiện về thời tiết và thời gian.
Mua tàu ngầm hiện đại
Ngoài việc mua chiến đấu cơ của Nga, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua tàu ngầm của nước này. Cuối tháng 4 năm ngoái, Việt Nam đã đặt mua 6 tầu ngầm loại kilo 636, trị giá khoảng 1,8 tỷ đô la, hợp đồng được cho là chiếm toàn bộ ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong năm 2009. Với sáu chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ sở hữu nhiều tàu ngầm hiện đại nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. taungamkilo-636-nga-hoangsa.org
Tàu ngầm loại kilo 636 Việt Nam mua của Nga. Hình chụp từ trang hoangsa.org
Đây là loại tàu ngầm chạy bằng dầu diesel trên mặt nước và chạy bằng điện khi lặn dưới nước. Tàu ngầm này được sử dụng với mục đích chống tàu chiến và tàu ngầm của đối phương, nó có khả năng vận hành rất êm vì khả năng "tàng hình" của nó, nên được Hải quân Hoa Kỳ gọi là "Hố Đen" (Black Holes).
Tàu ngầm kilo 636 nặng khoảng 2.300 tấn, được trang bị 8 tên lửa phòng không, cùng 18 quả ngư lôi, với thủy thủ đoàn tối đa là 52 người. Tàu ngầm này có thể lặn dưới nước ở độ sâu tối đa 300 m, và độ sâu tác chiến từ 240 - 250m, khi ở dưới nước, nó có thể di chuyển với vận tốc nhanh nhất là 40 km/ giờ và nó có thể đi trên biển khoảng 45 ngày mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ngoài các trang thiết bị hiện đại khác, tàu ngầm này còn được trang bị một loại sonar giúp phát hiện sóng âm, mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra ở khoảng cách rất xa. Do đó, tàu ngầm này có khả năng tránh được radar dò tìm, cũng như khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm và tàu chiến của đối phương trên mặt biển.
Thủy phi cơ của Canada
Ngoài các hợp đồng mua tàu ngầm và chiến đấu cơ kể trên, Việt Nam còn mua thuỷ phi cơ của Canada. Công ty Viking Air của Canada vừa đưa tin, đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400, trị giá mỗi chiếc là 5 triệu đô la Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua phi cơ do phương Tây sản xuất.
Loại phi cơ này dành cho phi hành đoàn không quá 2 người và có thể chở 19 hành khách, tốc độ bay tối đa khoảng 340 km/giờ và có thể bay ở độ cao khoảng 1.700 km. Phi cơ này vừa đáp được cả trên bộ lẫn dưới nước, thích hợp cho những nước mới bắt đầu sử dụng máy bay hải quân như Việt Nam, trong vai trò tuần tra trên biển.
Phi cơ này được thiết kế để phục vụ các hoạt động trên biển như: vận chuyển, tiếp liệu, tuần tra trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, và sẽ trở thành lực lượng không quân đầu tiên của hải quân Việt Nam.

DHC-6-afp-Aris-Messinis-250
Một chiếc thuỷ phi cơ DHC-6 Việt nam mới mua của Canada để tuần trên biển. AFP photo / Aris Messinis
Ba trong số 6 phi cơ kể trên là loại "Guardian 400", đây là model mới nhất, vừa được hãng Viking Air đưa ra thị trường giữa năm 2009. Theo Viking, máy bay loại "Guardian 400" là máy bay hiệu quả nhất cho hoạt động tuần tra, bảo vệ an ninh trên biển cũng như thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong thế kỷ này.
Sáu chiếc phi cơ trên, dự kiến sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 và Công ty Pacific Sky Aviation, thuộc tập đoàn Viking Air, sẽ chịu trách nhiệm đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay cho phi công Việt Nam.
Và tên lửa đạn đạo của Israel
Một hoạt động mới nhất liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam là đầu tuần qua, Việt Nam đàm phán với Israel để mua một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) của nước này.
Loại tên lửa này đã từng được Israel giới thiệu hồi năm 2005, trong một cuộc triển lãm vũ khí phòng không tại Paris. Tên lửa này có mang một đầu đạn nặng khoảng 125 kg, tầm bắn khoảng 150 km và được cho là khá chính xác. Tên lửa này có thể đặt trên mặt đất hoặc di chuyển bằng xe vận tải, được sử dụng để chống tàu chiến và được xem như một phương thức hữu hiệu trong việc tăng cường hoả lực cho lực lượng phòng vệ của hải quân.


Các quan chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ cân nhắc việc bán vũ khí phi hủy diệt cho Việt Nam, khi quan hệ an ninh song phương giữa hai nước phát triển tốt hơn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-procures-more-arms-what-will-happen-in-south-china-sea-NgTran-05192010104200.html

Đài RFA cũng đưa lời nhận định về việc này, xin được tóm tắt:
(1).Báo Straits Times của Singapore cho biết Việt Nam mua là để bảo vệ Trương Sa.
(2).Mỹ chưa chịu bán vũ khí cho Việt Nam vì hai bên chưa thân thiết. Hay bên trong có ý gì?
-Phải chăng Mỹ sợ bị lộ bí mật quân sự? Trung Quốc mua vũ khí, tàu bè của Nga rồi bắt chước y chang. Việt Cộng chưa có khả năng bắt chước nhưng có khả năng bán lại cho Trung Quốc.
-Phải chăng Mỹ còn thương thảo với Trung Quốc, chưa muốn trực tiếp đối đầu với Trung Quốc?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-procures-more-arms-what-will-happen-in-south-china-sea-NgTran-05192010104200.html


Trong một bài khác, đài RFA bình luận:


Việt Nam sắm thêm vũ khí, Biển Đông sẽ ra sao?
2010-05-19
(1). Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, báo Bangkok Post của Thái Lan, số ra ngày 21 tháng 12 năm ngoái, có tựa đề “Hãy cân nhắc việc gia tăng vũ trang này” (Rethink This Arms Buildup). Bài báo cho rằng, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ không có lợi cho các nước trong vùng vì có khả năng “gia tăng căng thẳng trong khu vực và tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang hơn là thúc đẩy hòa bình”.

Bài báo đưa ra khuyến cáo cho lãnh đạo Asean, nên thảo luận trực tiếp với Việt Nam về việc gia tăng vũ trang này, và rằng "không có lý do gì để Việt Nam bắt đầu một chương trình tái vũ trang". Việt Nam cần nghĩ lại kế hoạch "tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á. Nếu không, Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do".

Mấy ông Thái Lan vô duyên hết sức. Trong khi Trung Cộng chiếm đất, chiếm biển, Việt Nam phải tăng cường quân sự, đưá con nìt lên ba cũng rõ điều đó, sao lại còn hạnh hoẹ :'Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do". Chưa ra sao mà đã tí toe, nếu anh Thái to bằng Trung Quốc, Ấn Độ hay Mỹ, thì oai phong biết là dường nào!

Bài báo cũng nêu lời Gs Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng lấy các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một ít vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến, trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa, thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để giúp quân đội hoạt động hiệu quả”.



Có đủ tiền hay không là chuyện của người ta, ông không cần nói đến.. Ngân sách hay mọi chính sách của cộng sản bao giờ cũng bí mật, ông còn tin vào báo chí CS hay Bạch Thư là điều chưa khôn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ông đã nêu ra hai vấn đề:

Dùng nhiều thứ cổ và kim:

GS Thayer chưa sống trong cảnh một quốc gia nghèo và chưa kinh nghiệm. Những nước nghèo không thể nào hiện đại hóa cùng một lúc, việc xài đồ cũ, đồ mới với nhau là chuyện thường. Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ vẫn xài vũ khí và tàu bè từ đệ nhị thế chiến trong khi họ vẫn dùng vũ khí hiện đại.
Trong thời chiến tranh, cộng sản và quốc gia vẫn dùn g các thứ vũ khí và dụng cụ cổ kim như dao mác, lưu đạn. .. Lính chính quy khác lính địa phương quân hay du kích. Cộng sản đã dùng mìn bẫy, chông đồng thời dùng tăng Liên Xô, hỏa tiễn và đại bác Liên Xô thì có sao? Cộng sản dùng AK. Việt Cộng dùng du kích chiến và Trung Đông dùng bom người, rất cổ mà rất hữu hiệu, thưa giáo sư!

Dùng nhiều thứ của nhiều nước:
Về điểm này ,GS Thayer cũng chưa suy xét kỹ, Dân Việt Nam hai miền cũng như nhiều dân trên thế giới đã bị lừa quá nhiều. Nếu chỉ giao thiệp một nước, mua bán hàng một nước tất nhiên là đồng bộ và sẽ quen thuyộc mau hơn và sử dụng thành thạo hơn. Năm cha bảy mẹ thì chẳng ra gì nhưng thời buôn bán và thay đổi, mình sao tin được lòng người? Vợ chồng thì nên thủy chung duy nhất, nhưng bạn bè giang hồ thì tùy hoàn cảnh, tuỳ người mà đối xử. Nếu tin bạn mà bạn ta thỏa hiệp với địch không bán vũ khí cho ta nữa thì ta chết ngắc! Hơn nữa, nếu phụ thuộc vào một người, họ ép mình mua đồ xấu thì sao?
Tuy nhiên, đài RFA cũng nhận định đúng rằng việc mua vũ khí là cần thiết. để bảo vệ đất nước đang nguy vong. Đài này viết như sau
Ngay sau khi các tin tức đầu tiên về mua sắm vũ khí đưa ra, dư luận trong và ngoài nước rất phấn khởi, cho rằng Việt Nam mua tàu ngầm và chiến đấu cơ để đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, quan sát tình hình trên Biển Đông, vẫn không thấy có gì là sáng sủa.
Tình hình rất nguy cấp cho Việt Nam và thế giới đúng như nhận định của Đài:
Từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên tập trận trong khu vực, ngang nhiên đưa các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Việt Nam, bất chấp những lời phản đối.
Không những thế, ngư dân Việt Nam liên tục bị bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển nước ta mà Trung Quốc tự cho là cái ao nhà của họ. Các hành động này của Trung Quốc đi ngược lại cách ứng xử văn minh của một nước lớn, mà mới đây, đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố đã so sánh hành động của "một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc" với hành động của “hải tặc Somali”.
Việc mua vũ khi là đúng nhưng không phải mua vũ khí về là tình hình sáng sủa!
Tuy nhiên, mua vũ khí chưa đủ, vì còn cần nhiều thứ nữa.
(1). Chiến tranh phải là toàn diện, không phải riêng quân sự mà còn kinh tế, chính trị, giáo dục văn hóa trong đó có chế độ trong sạch, hữu hiệu và được toàn dân ủng hộ.
Ngày xưa, Việt Cộng thắng là do Mỹ thay đổi chính sách và chiến thuật trong khi Nga Hoa nhiệt tình giúp họ, và dân chúng còn ngây thơ tin vào họ. Bây giờ họ làm sao cũng cố lòng tin ở dân.
Nay họ mua vũ khi thì e nước xa không cứu lửa gần. Nếu Trung Cộng tấn công trước đại hội đảng trước khi vũ khí về Việt Nam thì làm sao.?

Phải có khối dân tộc hòa hợp như thời Trần với hội nghị Diên Hồng thì mới chiến thắng. Nay thì Trung Quốc mạnh hơn trước, ngang ngửa với Mỹ cho nên cuộc chiến đấu khó hơn.. Mấy năm nay, Việt cộng nói hoà hợp hòa giải nhưng sự thực thì ngược lại.
+Hoà hợp hòa giải tại sao lại đánh học sinh, sinh viên và quần chúng biểu tình chống Trung Quốc?
+Hoà hợp hòa giải tại sao lại bắt bớ, giam cầm các trí thức, nhà báo , các nhà tu hành và các nhà tranh đấu?
+Hoà hợp hòa giải tại sao lại cươp đất giáo hội và nhân dân? Tại sao đánh các nhà tu hành và các tín đồ Phật giáo, Hòa Hảo, Thiên cghúa giáo củng dân oan?
Họ cũng chỉ làm theo Hồ Chí Minh một mặt kêu Đoàn kết, đoàn kết, đậi đoàn kết nhưng lại giết các đồng chí cộng sản đệ tứ quốc tế, giết hại các đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng, sát hại các lãnh tụ tôn giáo và các trí thức.

Phải có một chính phủ và chính sach dân chủ chứ không phải chém giếr, bỏ tù và đánh đập nhân dân. Có vũ khí mà lòng dân không ủng hộ thì cũng chỉ như Hồ Quý Ly.

(2). Nội bộ Việt Nam có thống nhất không? Nếu phe thân Tàu thắng lớn, đa số đảng viên cúi đầu làm nô lệ thì việc mua vũ khí là vô ích.



THÁI LAN

Đài BBC đưa tin quân đội đã tấn công nhóm biểu tình, và chính phủ đã ra lệnh giới nghiêm. Đây là vụ giới nghiêm sau 18 năm qua. Bọn lãnh đạo áo đỏ đã đầu hàng. Chưa nghe ai nói phe Áo đỏ là của ai, có lẽ là tay sai Trung Cộng xúi giục dân các nước làm loạn để cướp chính quyền. Cái màu đỏ chính là màu máu của Cộng Sản. Hoặc là của phe Hồi giáo? Bọn Áo đỏ tại Bangkok đã tan vỡ, riêng tại Cheng Mai vẫn hung hăng. Đằng sau là


Bangkok giới nghiêm sau 18 năm

Nhiều khu building quan trọng tại Bangkok bị cố tình phát hỏa khi  phe áo đỏ đầu hàng
Nhiều building quan trọng tại Bangkok bị cố tình phát hỏa khi phe áo đỏ đầu hàng.
Sau khi lãnh tụ của phe áo đỏ đầu hàng, Bangkok và khoảng một phần ba số tỉnh ở Thái Lan thi hành lệnh giới nghiêm qua đêm.
Ít nhất 27 địa chỉ bị đốt cháy sau khi lãnh đạo của phe áo đỏ đầu hàng. Vẫn xuất hiện một số ổ kháng cự của người áo đỏ dù lãnh đạo kêu gọi người biểu tình về nhà.
Kể từ khi quân lính bao vây khu biểu tình tuần trước, khoảng 40 người thiệt mạng. Ít nhất 6 người chết trong ngày thứ Tư 19/5.
Một số địa chỉ quan trọng tại Bangkok như thị trường chứng khoán, ngân hàng, khu mua sắm đã bị phát hỏa.
Thương xá hạng sang Central World, một trong những nơi mua sắm lớn nhất Đông Nam Á, bị cháy rụi một phần. Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đang sống lưu vong, nhân vật được nhiều người áo đỏ ưa thích, nói hành động dẹp cuộc biểu tình có thể gây ra căm giận khắp nơi và dẫn tới chiến tranh du kích.

NAM BẮC TRIỀU TIÊN

Cuộc chiến trên biển Đông đã khởi đầu. Trung cộng sai đàn em Bắc Hàn ra thử sức.Nếu Trung cộng cho rằng Nam Hàn, Đài Loan , Nhật, Malaysia, Philppines yếu, và Mỹ nhát gan hay hèn yếu thì tức khắc Trung Cộng sẽ nhảy ra vồ hết châu Á. Mỹ sẽ làm gì?
-Bàng quan tọa thủ?
-Rút lui. Rút lui tạm thời hay rút lui vĩnh viễn theo kiểu " Tránh voi chẳng xấu mặt nào"?
-Mỹ sẽ trả đũa?
Sau khi nghiên cứu kỹ, Nam Hàn đã biết chính Bắc Hàn đã tấn công tàu Nam Hàn,Tại sao Bắc Hàn chối? Như vậy là Trung CỘng chưa công khai tấn công bây giờ. Nhưng lúc nào thì tấn công hay chỉ hù dọa?

Đài BBC loan tin:

Thủy lôi Bắc Hàn' bắn chìm tàu Cheonan
Xác của chiến hạm Cheonan được trục vớt
Cheonan bị đánh chìm gần biên giới biển đang tranh cãi giữa hai miền Triều Tiên.
Tường trình của các chuyên viên quốc tế cho rằng thủy lôi của Bắc Hàn đã đánh đắm tàu chiến Nam Hàn ngày 26 tháng Ba.
46 thủy thủ Nam Hàn thiệt mạng.
Các điều tra viên nói họ phát hiện mảnh xác của thủy lôi tại đáy biển. Xác này có hàng chữ rất giống với lối in chữ của Bắc Hàn.
Bình Nhưỡng gọi phát biểu này là "xuyên tạc", hãng tin Yonhap của Nam Hàn cho hay.
Yonhap nói thêm Bắc Hàn đe dọa khởi động chiến tranh nếu miền Nam áp đặt cấm vận kinh tế.
Tuy nhiên tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak cam kết sẽ có hành động "nghiêm khắc" chống lại miền Bắc.
Chiến hạm Cheonan bị đánh chìm gần với đường biên giới biển, địa điểm đang tranh cãi giữa hai miền Triều Tiên. Vụ chìm tàu đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước, hiện theo lý thuyết vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/05/100520_cheonan_torpedo.shtml




FED: Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng cao hơn dự báo
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, FED, cho hay kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh hơn và tạo ra được nhiều công ăn việc làm hơn người ta đã tưởng vài tháng trước đây. Thông tin này được đưa ra trong bản dự phóng mới nhất của cơ quan này. Thông tín viên đài VOA Michael Bowman ghi nhận các giới chức của FED có vẻ hơi lạc quan hơn về sức mạnh của sự phục hồi kinh tế Hoa Kỳ từ cuộc suy thoái sâu đậm nhất và dài nhất trong giai đoạn sau Thế Chiến Thứ Hai.


THƠ Ý NGA

*

KHUYÊN EM

Ngoan nhé em yêu, cứ dịu hiền
Giữ hoài đức hạnh, em đừng quên!
Người con gái Việt anh thương mến
Chừng ấy đủ yêu! Nhớ giữ gìn!

Em khánh kiệt những lệ buồn sa mặn
Anh tràn đầy những bố thí, đặc ân
Ừ thì thôi, “Giun xéo lắm cũng quằn!
”Xong bài toán, ngu nhân thêm già dặn.


-Bài thơ đọc, nghe tủi buồn thân phận
Thân phận mình, thân phận nước cùng dân
Cũng một câu “Giun xéo lắm cũng quằn!”
Phải chịu đựng . . . . . đến bao giờ em nhỉ???

Cộng Hán, Việt lắm mưu ma chước quỷ
Anh khuyên em đừng vì chút sầu riêng
Hãy vì dân nghĩ chuyện lật tà quyền
Được như thế lòng ta không thấy thẹn

.Người tỵ nạn thân chìm sâu lòng biển,
Bao anh hùng đã vị quốc vong thân…
Sá gì em một chút khổ cá nhân
Em ngoan nhé! Cho anh hoàn chí cả!

Em đừng khóc, đừng nọ kia vô nghĩa
Em xem kìa! Bao phụ nữ bôn ba
Quên đời hoa, đánh đuổi bọn gian tà
Bị đày đọa chốn lao tù nghiệt ngã.

Anh không thể vui niềm riêng vô nghĩa
Phận làm trai phải nghĩ đến san hà
Trước Chuyện Chung, phải ích Nước, lợi Nhà
Rồi sau sẽ hưởng tình riêng nhàn hạ.
Em ngoan nhé! Ngoan cho toàn chí cả!

Ý Nga, 16.5.2010.


ĐỪNG ĐỂ MẤT ĐẤT CHA

Bạch Đằng Giang! Bạch Đằng!
Anh có nghe gì chăng?
Bao nhiêu trang sử sáng!
Ải Chi Lăng! Chi Lăng!

Anh ơi! Có thương Nhà?
Đừng để mất Đất Cha!
Đừng tin điều dối trá!
Kìa Đống Đa! Đống Đa!

Ý Nga.


NẾU ĐƯỢC VỀ

Nếu về được quê hương, em mơ ước
Sẽ đi thăm: Quảng Trị, Gio Linh,
Ghé Bình Long, An Lộc, Khe Sanh,
Rồi A Lưới, A Sao và Quảng Trị…

Tìm đồn lũy, không gian nhiều tử khí
Những địa danh chiến sĩ đã hy sinh
Anh hùng vô danh ý chí chưa thành
Vì no ấm của người dân đoản mệnh.

Em sẽ thắp nén hương lòng, cung kính
Tạ ơn người đã vị nước vong thân
Tạ ơn ai dùng tâm huyết nhọc nhằn
Tô hùng sử bằng con tim yêu nước

Nếu về được khi hoàn thành đại cuộc,
Còn gì hơn là săn sóc Má, Ba;
Dạy cháu thơ lòng yêu mến Đất Cha,
Và gìn giữ mảnh giang sơn gấm vóc.

Ý Nga, 12.5.2010.


Wednesday, May 19, 2010


CĂNG THẲNG HOA VIỆT

*

TRUNG CỘNG HÙ DỌA HAY QUYẾT TÂM CHIẾM ĐÁNH VIÊT NAM?


Bản tin Trung Cộng tháng 1-2010

Trung cọng đòi: “杀越寇为南沙之战祭旗: Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa).
Mời xem bài viết về Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Cọng: http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html



Nguyên Bản:

越南——收复南沙之战的祭品
2010年1月09日 05:49 热度8票 浏览148次 已有评论(1)
南沙群岛本是中华母亲胸前璀璨的珍珠项链,却被诸多宵小或偷或抢、你争我夺,只闹的珠光散 乱、岛礁蒙尘,其中气焰最为嚣张、 抢占数量最多的便是狂妄自大、忘恩负义之辈——越南。
想那越南原为我国藩属,1885年中法安南之役清廷将其 割让给法国,遂成为法属殖民地,二战 后是中国助其战败法国、赶走美帝,南北得以统一。不料此獠非但不思感恩,反而以怨报德,竟然以世界第三军事大国自居,频频向中国寻衅,虽经中越边境反击战 和赤瓜礁海战两次教训,依旧不服不忿,变本加厉地抢占了更多岛礁。因其下手较早,所盘踞之地往往居住条件较好,且有淡水水源,越南便在上面修建机场,建造 移动通讯设施,还向岛礁移民,组织国际旅游,并设置县级行政区划,妄图将霸占的地域永久化、实事化、国际化、合法化。另有菲、马、印尼、文莱等国也纷纷效 仿,在我国南沙海域或建设军事基地,或钻井开采石油,全然不把中国放在眼里。
周边各国抢占南沙岛礁之时,正值我国实行改革开放方针、和平崛起战 略 之际,出于对内集中精力抓经济建设、对外维持和平发展环境的需要,基于都是发展中国家、理应和平解决纠纷的美好愿望,我国提出了“搁置争议,共同开发”的 倡议。然而,三十多年来相关国家置我们的善意于不顾,不断加快侵蚀我国海疆的脚步,公然将我国领土领海据为己有。可见,好心未必就有好报,国家尊严和领土 领海完整仅靠和平交涉难以维护。联合国大陆礁层委员会规定,2009年5月12日为有关国家对其大陆架和专属经济区的主权要求提出科学依据、完成申请的最 后期限。事态的发展将使问题越来越复杂化,时间的推移将对我们愈加不利,拖延下去别人将会把我们的容忍误读为默许。因此,采取有效的手段——武力收复南沙 已该摆上议事日程。
鉴于涉案国家对我国利益的侵害程度不同,其所处环境和国际地位不同,对我方的军事行动可能做出的反应不同,因此应区别对待, 全 力处理好主要矛盾,带动次要矛盾的解决。毫无疑问,我们的主要打击目标就是越南,我们有足够的理由打击越南,越南也有充分的条件成为收复南沙之战的祭品。
1. 越南侵占的岛礁最多,危害最大,且态度蛮横,影响恶劣。率先收复越南盘踞的岛礁,就能收复被占岛礁的绝大部分,便可基本掌控全局,以成功驱逐越军的实例威 慑其它国家,迫其自行撤走。
2.过去越南一直承认中国拥有西沙、南沙主权,其官员讲话、军用地图、地理教材都是佐证,直到实现统一后才一反常 态, 对西沙和南沙提出领土要求。其背信弃义、前后矛盾的行径丧失了基本道义,使我军师出有名,据理收复失地。
3.越南拥有东南亚最强军力,而且 正在加 速发展海空军,企图与我对抗。我军如能借南沙之战摧毁其已具雏形的海空军力,既能使其他国家望风披靡、不战而退,又能解除使越南日益坐大、养虎遗患的隐 忧。
4.中越反目已久,曾发生过陆战海战,再次爆发军事冲突已在世界意料之中,各国早已习以为常,反应也会相对较轻。反之,如先打击菲律宾等国则 会平添一个交战国,国际反应肯定较为强烈。
5.相关各国虽同属东盟,但越南与其他国家社会制度、意识形态不同,他国又曾在越战中支持美国,其间 自 有感情隔阂。我国收复南沙必遭东盟反对,但集中打击越南的副作用就会较小,因为越南曾经企图建立地区性霸权的往事仍使其邻国怀有戒心,消弱越南军力对东盟 各国也有好处。
6.近期国际形势对解决南沙问题有利。中美、中俄关系均处于最好时期,不致因此引起大国之间的军事对抗。美军深陷阿富汗、伊拉克 战 场,还要准备应付可能与伊朗发生的战争,无暇顾及南沙战事。而且日韩岛屿纠纷、柬泰寺庙争端都会分散国际社会视线。
7.南沙群岛对中国具有不 可或 缺的战略地位。在中东到远东的石油动脉上,马六甲海峡固然扼守咽喉要道,南沙群岛何尝不是位居战略要冲,据有南沙便可威慑马六甲,掩护石油通道。南沙是中 国必有之地,为此应不惜一战。
8.以战代练,以实战来检验并提高我军实力。台海形势发展可确保两岸近期不会发生战事,正宜借此空隙彻底解决南海 问 题,在实战中考察我海空军的缺陷和差距,及时抓紧弥补提高,使我海空军尽快发展成为具有现代战争实战经验的新型军事力量,以备战台海战事或其他可能出现的 挑战。越南海空军不算强也不算弱,正适合我军实战练兵。
9.借机建立起两岸军队的协同合作。台海两岸分歧多多,唯独在南沙问题上立场一致,虽然 不 大可能邀到台军一起参战,但在战前战后进行些物资补给、装备维修、人员救治、飞机舰船因战事需要紧急降落停靠等等活动,无疑会对将来的国家统一、军队统一 起到推动作用。
10.越南贪得无厌、见利忘义,态度又极其蛮横无礼,绝无通过谈判放弃其抢占岛屿的可能,不打不足以收复国土海疆。既然南沙之战 不 可避免,晚打就不如早打,被动应付就不如主动出击。
还有很多理由,不再一一列举。
虽说我军收拾越南不在话下,但是收复南沙毕竟不是小 事, 越南海空军也正在逐步现代化,并非易与之辈,所以决不可轻敌盲动,必须做好充分准备,不打则已,打则速胜。收复南沙不是看能否成功,而要看胜得是否彻底, 付出的代价是否必要,遭受的损失是否最小,最终结果是否最佳。因此有必要政治、军事、经济、外交四箭齐发,打出一套漂亮的组合拳。
军事方面,可 借 越南侵占新岛礁、扣押我国渔船渔民等事件为导火索,做出强烈反应,宣布我国领土领海不容侵犯,勒令越方限期退出所有侵占岛礁,迅速在南海完成军事部署,如 越军置之不理就强行驱逐,敢于反抗者坚决消灭,凡来增援的越舰越机予以击沉击落。越军已装备一定数量的俄制先进战机、舰艇和导弹,我军应以海空潜全面封锁 其海空军基地,二炮部队应做好覆盖其所有战略要点的准备,空军和海航应做好在预警机、加油机支援下长途奔袭其南部基地的预案,地面部队要随时应对越军在边 境地区的偷袭骚扰,必要时实施反击摧毁其北部海空军基地。总之,要由陆海空潜导编织成立体战场,把打击越南当作解放台湾的预演,一旦事态扩大就彻底摧毁越 南海空军力量。
政治方面,彻底揭露越南等国强占我国领土领海的事实,重申我国坚持和平崛起的既定方针,但是和平决不意味着可以容忍对我国国家利 益 的侵害。尽管发生了我们不愿看到的军事冲突,中国依然希望有关各方坐下来进行和平谈判,及早结束战争。假如越南等国在我强大的军事压力下被迫屈服,则我国 实现不战而屈人之兵,必将大大扩大我国的国际发言权。
外交方面,一旦战事发生,世界上必然批评、抗议声四起,我们要尽力获得美、俄、欧盟的理 解, 争取使其置身事外。最重要的外交活动应针对东盟各国,尽量平息他们的愤怒和恐惧,使他们相信中国非常重视与东盟的关系,绝不会损害除越南之外的东盟国家的 切身利益,将他们的反应程度降到最低。
经济方面,为了和平生存,以色列可以“用土地换和平”;为了和平发展,我们也可以“用金钱换土地”。对南 沙 群岛,应实行“主权归我,共同开发,和平协商,利益均沾”的方针,在南沙群岛靠近东盟各国的边缘地带划出若干共同开发区,以我国为主,分别与菲、马、印 尼、文莱组成合资开发企业,让对方拥有分享利润的权利。这些国家强占岛礁的目的就是获取石油利润,让他们得到他们想要的钱,就更易于同意我国拥有主权。如 果越南愿意接受这种模式,不妨也分他一杯羹。
企图以和平方式解决南沙争议,最终结果必然是南沙群岛被人瓜分。众多岛礁被强占是由于当初我军实力 不 足,能力具备了就不要再犹豫不决。动用武力肯定会引来反对声浪,当年英国力夺马岛也曾谴责声一片,但是马岛在手别人又能奈何英国?越南愿当出头鸟就打他个 措手不及,杀越寇为南沙之战祭旗!
[中华兵器大全 中国武器大全 CNWEAPON.COM]

và bản dịch của VŨ Cao Đàm



Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html :

Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.


Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp - Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.


Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta.


Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.


Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.


Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.


8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.


10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được
Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không…


Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết.

Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.


Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”.

Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.


Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.
Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
Vũ Cao Đàm dịch


Trong khi đó đảng Cọng sản VN vẫn còn e dề nhân nhượng khi nhắc đến 64 con dân nước Việt đã hy sinh vì bảo vệ Trường Sa năm 1988

8754

64 liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa năm 1988 là bởi quân đội nước nào giết hại?
Đăng bởi bvnpost on 14/05/2010
Blogger Anhbasg
64 Liệt sĩ ngã xuống ngày 14/03/1988 ở Trường Sa, vong hồn của họ biết rõ quân giặc giết họ là bọn giặc nước nào.
Người Việt Nam còn sống chắc đều biết nước đó là nước nào.


Thế nhưng theo bản tin của Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam thì vào ngày 09/05/2010, tại đảo Trường Sa, bản diễn văn đọc tại lễ tưởng niệm 64 vị Liệt sĩ này chỉ nói một cách mập mờ rằng đó là "lực lượng quân sự nước ngoài".
Đọc lại thật kỹ từ trên xuống dưới cũng không thấy bản tin này chỉ ra quân giặc ấy là của nước nào mà chỉ thấy các cụm từ "nước ngoài" (được đặt trong ngoặc kép) xuất hiện 4 lần trong bài viết:
- lực lượng quân sự “nước ngoài” đã ngang nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
- quân đội “nước ngoài” ngang nhiên tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của ta.
- các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý của các lực lượng tàu chiến Hải quân “nước ngoài”
- “Với toan tính và tham vọng thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông của “nước ngoài”, Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự bình yên.
Đọc xong bài viết tôi thực sự cảm thấy hoang mang và tự nghi hoặc rằng liệu vào cái ngày lịch sử 14/3/1988, tại quần đảo Trường Sa ấy đã có bao nhiêu quốc gia tham gia cuộc chiến giành Trường sa?

Tôi hỏi một số bạn bè và truy tìm trên internet về sự kiện này thì được biết rằng 64 vị Liệt sĩ ấy đã hy sinh khi chiến đấu với quân Trung Quốc.
Người Ba Lan giờ đây đã rõ ai đã giết đồng bào của họ trong vụ thảm sát Katyn. Chính Tổng thống Nga Medvedev cũng không né tránh sự thật này trước người Ba Lan.
Vậy thì liệu cái "nước nào" ấy có thể là một nghi vấn lịch sử khiến cho bài báo "chính thống" này lại phải dùng từ một cách thận trọng đến như vậy hay không?
Nếu đây thực sự là một nghi vấn lịch sử thì tôi xin nhường lời bàn luận lại cho các chuyên gia về lịch sử.


Còn nếu sự thật là 64 Liệt sĩ của dân tộc Việt Nam bị giết bởi quân giặc Trung Quốc, thì cách lấp liếm mập mờ của buổi lễ tưởng niệm này là một nỗi đau đớn và sỉ nhục ghê gớm đến chính các vị Liệt sĩ ấy. Các Liệt sĩ biết rõ là khi ấy họ đang chiến đấu với ai để bảo vệ tổ quốc của mình và vong hồn của họ luôn luôn biết rằng họ đã bị ai giết hại. Lẽ nào người còn sống là đồng đội của họ lại phải nói lấp liếm rằng đó là bọn giặc của một nước ngoài nào đó chưa xác định được.


Ai có thể hình dung rằng trong lễ tưởng niệm những nạn nhân Hiroshima và Nagasaki thì người Nhật nói với vong hồn người chết rằng họ bị một nước ngoài mơ hồ nào đó giết hại hay không?
Sự việc này thực sự nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ bởi hồn dân tộc Việt nam đang bị vấy bẩn bằng một vết nhục mới. Tôi đang liên tưởng về tính liên quan đến một sự kiện còn nóng hổi từ một bài báo khác mà trang Boxitvn đã đưa lên với một cái tựa rất đau đớn là "Những kiểu đưa tin không làm sao rửa hết nhục".
Anhbasg

************ ********* ********


Cựu Ngoại trưởng Việt Nam bàn chuyện ứng xử với nước lớn
Đăng bởi bvnpost on 14/05/2010
Phương Loan


Với Trung Quốc, phải hữu nghị với họ. Hữu nghị thực lòng, hợp tác thực lòng. Những vấn đề còn khác biệt phải tìm cách làm việc với họ. Phải khôn khéo, rất khôn khéo – nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nói.
Cựu Ngoại trưởng: "Sai lầm đối ngoại khó sửa lắm".


Lời lẽ của vị cựu Ngoại trưởng xem ra rất căn cơ và đúng đường lối đấy chứ. Thế mà chỉ vừa mới đưa lên Tuần Việt Nam, ngoảnh đi ngoảnh lại đã không thấy đâu nữa.
Đó là lý do duy nhất khiến BVN đăng lại bài này. “Con cá mất là con cá to”, chắc phải có cái gì thì người ta mới gỡ xuống nhanh như thế.
Bauxite Việt Nam

___

Chú thích:
Bài viết này được đăng trên Tuần Việt Nam ngày 10-5-2010 nhưng ngay sau đó đã bị rút xuống. May mắn, bạn đọc đã lưu lại và cung cấp cho BVN.
*
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ

Việt cộng sau đại bại 1988 thì sợ Trung Quốc lắm. Đáng ra phải mua vũ khí, cải cách xã hội, hủy bỏ đảng để làm cho dân giàu nuớc mạnh thì họ lại cúi đầu cam phận nô lệ trong khi ra tay khủng bố, đàn áp và cướp bóc nhân dân.
Dù họ cúi đầu, Trung Quốc vẫn tiến tới, bằng cách dùng quân sự và thủ đoạn ngoại giao dối trá và cưỡng ép bắt Việt Cộng hết nhường đất này đến đất kia.
1.Bài báo trên có ich cho người Việt vì nhờ đó mà ta hiểu được suy nghĩ và lý luận của Trung Quốc.
Nhiều tay Việt Cộng ở quốc nội và hải ngoại cũng lý luận theo kiểu này vì họ mang nhãn hiêu Việt Nam nhưng tâm họ,. máu họ là của Trung Quốc.!
2. Bài báo trên có thể là mánh khóe hù dọa của Trung Quốc khiến cho bọn Cộng sản nay đã già, đã giàu muốn bán nước và đầu hàng để an thân và bảo vệ của cải và địa vị.
3. Bài báo trên có thể là chuẩn bị tư tưởngcho nhân dân Trung Quốc và thế giới trước khi tấn công Việt Nam!


**


THƯ CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NHÂN ĐẤU TRANH

*



LÁ THƯ CỦA
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐẤU TRANH:


Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
oOo


Nỗi Niềm Khóc Hận Thương Tâm
của tầng lớp công nhân lao động nhập cư nghèo từ các tỉnh về thành phốKính Gửi:
Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Đảng CSVN
Bộ Chính Trị Trung Ương (TW) Đảng CSVN
Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội do Đảng CSVN cầm quyền.

Chúng tôi có tên dưới đây:
- Huỳnh Ngọc Cảnh, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp AMATA Đồng Naị
- Nguyễn Tấn Hoành, đại diện một số anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn Quảng Nam.
- Nguyễn Tấn Dung, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp Biên Hoà IỊ
- Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Võ Hải, Nguyễn thị Tuyết, thuộc khu công nghiệp Tân Bình và khu chế xuất Vĩnh Lộc.
- Hoàng Anh Tuấn, Công Ty Giày da Gia Định, quốc lộ 13 Thủ Đức, Tp. Saigon

Thưa quý Ngài lãnh đạo Bộ Chính Trị TW Đảng CSVN
Ngày trước miền Nam 1975, gia đình chúng tôi chưa được cách mạng giải phóng. Cha mẹ chúng tôi có nhà, có đất làm ăn khấm khá chưa biết làm thuê làm mướn là gì. Trong thời đó những nhà thương gia Ấn Độ, kỹ sư người Nhật, Hàn Quốc vào miền Nam làm thuê và mua bán. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào người dân Việt Nam. Sau năm 1975, miền Nam được cách mạng giải phóng khỏi ách nô lệ, Đảng hô hào nâng đỡ và đấu tranh cho hai giai cấp công nhân và nông dân. Chính lá cờ Đảng CSVN thể hiện biểu tượng búa, liềm.
Sự thật có phải như vậy không?
Thưa, sự thật rất phũ phàng!
Sau khi chiếm được miền Nam là cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản thì gia đình chúng tôi bị mất nhà, mất đất. Trong khi chúng tôi có tiền dư thóc để, thì chúng tôi bị lấy nhà và bị đuổi đi vùng sâu nước độc để khai phá đất hoang làm ăn. Do những cơn sốt rét vàng da, có những gia đình chết phân nửa, có những gia đình phải chết hết. Khi trở về thành phố thì nhà cao cửa rộng, ruộng vườn của mình thì bị cán bộ đảng viên thu sa.ch. Điều này chúng tôi có nói sai đâụ Những villa nhà lầu hiện nay là nhà của đảng viên, thì thử hỏi cha ông của mấy ông này mua nhà đất từ thời nào để lại cho mấy ông đảng viên này, nếu không phải cướp của chúng tôi thì từ đâu mà có. Cuộc đời chúng tôi còn sống thì vẫn còn bị cướp. Đời Cha tôi bị cướp, đời tôi cũng bị cướp. Những gia đình chúng tôi lên vùng kinh tế mới khai hoang được vài ba mẫu đất làm ăn, cuộc sống chưa ổn định thì trò cướp bóc lại theo đuổi theo người dân nghèo chúng tôi, kế đến là chiêu thức kêu gọi đầu tư rước ngoại bang vào, lại tiếp tục lấy đất của chúng tôị Bằng nhiều chiêu thức gạt gẫm lừa bịp gian manh quỷ quyệt, trù dập vu khống chụp mũ. Mọi thủ đoạn lấy cho bằng được đất của chúng tôị Thế thì chúng tôi người nông dân mà không có ruộng cày, ruộng mình bị lấy trắng tay, lấy giữa ban ngàỵ Ông Bà ta có câu "cướp đêm là giặc, cướp ngày quan tham!". Sự tính toán nham hiểm của Đảng, mà người dân chúng tôi sống không được mà chết cũng không xong. Chúng tôi có đất mất cả hai lần, thế thì muốn được sống phải đi làm thuê cho những ông chủ mà trước năm 1975, đất nước họ kinh tế thấp kém, họ phải tới Việt Nam làm mướn. Đó là sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa dân tộc làm nô lệ cho ngoại bang!??

Thưa quý vị,
Đất nước ta là đất nước cộng sản theo chủ thuyết Lênin chuyên chính vô sản, giải phóng cho hai tầng lớp nông dân và công nhân. Nhưng nay ta có đảng lãnh đạo suốt 30 năm mà người dân chúng tôi phải è cổ, cho bọn thương gia bóc lột là saỏ Sự tính toán của đảng ta là đẩy tầng lớp nông dân và sức trẻ thanh niên làm tôi mọị Bản thân chúng tôi bị vắt cạn kiệt sức lao động, mà nhà nước và đảng đã chủ mưu tính toán lấy sạch đất đai của dân, thì buộc chúng tôi phải làm nô lê.. Nhưng chúng tôi không phải làm nô lệ cho một ông chủ, một bản thân, mà phải chia ra làm tôi mọi bị bóc lột từ nhiều phía, nhiều cơ quan.

Như tôi, Nguyễn thị Tuy ết, người con gái nhỏ bé 21 tuổi cũng như anh chị em khác, bị những khâu chia chác mồ hôi, sức lao động như sau:

Tôi ở Kiên Giang đi cùng chúng tôi là bốn chị em khác lên tại Saigon xin vào công tỵ Trước khi đi, địa phương đã thu của tôi bốn mươi lăm nghìn đồng (VN$45,000) tiền lao động công ích, tiền an ninh là hai mươi lăm nghìn (VN$25,000). Mức thuế thân này chúng tôi phải đóng trước khi rời khỏi địa phương, như mỗi năm tôi phải đóng hai lần, cộng cả thảy là một trăm năm mươi nghìn đồng, chưa tính tiền xe đi lại hầu hạ mấy ông cán bộ cấp Xã. Vào xin được việc làm, phải mướn phòng trọ mỗi tháng hai trăm năm mươi ngàn đồng (VN$250,000) ; tiền điện, tiền nước là sáu mươi nghìn đồng (VN$60,000). Như vậy, tính ra tôi phải bắt buộc chi tiêu tối thiểu là bốn trăm sáu mươi nghìn đồng (150,000+250, 000+60,000= VN$460,000). Trong khi lương của tôi chỉ được một triệu, là mức lương đã làm được ba (3) tháng, tay nghề tương đối đã rành. Còn mới vào sáu (6) tháng đầu, chỉ có bảy, tám trăm ngàn, tính ra ăn uống và phương tiện đi lại thì không mua nỗi áo quần để mặc. Những lúc bệnh nhẹ cũng không có tiền mua vài liều thuốc. Mấy chị em cùng đi với tôi có người thì bỏ về cào tôm, lượm sò. Số còn lại họ không làm nổi vì công việc quá cực. Thức đêm tăng ca không tăng tiền, họ đành vào những quán café ôm, rồi sau đó họ sa vào lưới của xã hội tạo ra, bán rẻ trinh tiết cho những tay có tiền. Ở Việt Nam hiện nay ai là những kẻ có lắm tiền, chỉ có những kẻ quan chức cán bộ mới có nhiều tiền mà thôị Chính họ dồn ép tuổi thanh xuân chúng tôi vào đường cùng để cướp của người này, đem mua những thứ khác, có phải vậy không Ngài Tổng Bí Thử
Chúng tôi phân tích không sai, mong ông hãy nghĩ tới người Việt Nam máu đỏ da vàng, không phân biệt Kinh hay Thươ.ng. Cha ông đã nói nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một. Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?
Hiện nay chúng tôi vẫn bám víu vào công việc tại nhà máy bao bì cho ông chủ Đài Loan. Ở đây thật đau lòng, chúng tôi như người bị tù, vì công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôị Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng .
Chúng tôi là những công nhân có tên trên đây đại diện cho một số anh chị em công nhân trong nước có tiếng nói chung, yêu cầu và đề xuất những điều kiện sau đây với Bộ Chính Trị và TW Đảng CSVN như sau:

Trả lương cho chúng tôi theo đúng hợp đồng của nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư, thương gia nước ngoài có công ty xí nghiệp tại Việt Nam theo mức giá đồng USD thị trường.

Mức lương phải ngang bằng các công nhân các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia ...

Dẹp bỏ Công đoàn do đảng (CS) xây dựng đưa vào các công ty xí nghiệp.

Không được phát triển đoàn, đảng trong hệ thống công nhân chúng tôi, để rồi quay lại đàn áp chúng tôị Vì chúng tôi chỉ là những người đi làm mướn làm thuê bình thường, không muốn tham gia chính trị, chúng tôi không muốn hệ thống độc tài độc quyền đeo đẳng chúng tôi, vì chúng tôi đã quá khổ rồị

Chúng tôi có quyền tự hợp đồng lao động cá nhân và tập thể khi đã dẹp bỏ hệ thống công đoàn, vì tổ chức công đoàn không đem lại quyền lợi thiết thực cho chính người công nhân chúng tôi, mà chính họ lại ăn theo phần trăm sản xuất của chúng tôi, và mỗi khi chúng tôi muốn đòi hỏi quyền lợi chính đáng phải được sự đồng ý của công đoàn là phi lý.

Chúng tôi không phải đóng góp những khoản tiền như xoá đói giảm nghèo và các loại tiền do Công đoàn phát động và trừ thẳng vào lương của chúng tôi như trước đây đã có.

Chúng tôi phải được quyền lợi như: bảo hiểm y tế, tiền lương hưu sau khi hết độ tuổi lao động, bảo hiểm tai nạn lao động rủi ro ...

Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao đô.ng. Những đòi hỏi ước vọng này, chúng tôi được thực hiện cũng không gây ảnh hưởng kinh tế thị trường và nền an ninh, như nhà nước và bộ phận công an thường cho là thế lực thù địch gây ảnh hưởng kinh tế quốc giạ

Nếu chúng tôi không được thực hiện 8 điểm yêu cầu trên, chúng tôi sẽ chọn một điểm phát động đấu tranh giành quyền làm chủ các nhà máy, xí nghiệp công ty của những tay tư bản ngoại quốc, như trước đây chủ nghĩa CS đã làm. Và chúng tôi làm đúng chính sách chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam, là nơi nào có bóc lột, áp bức, nơi đó phải vùng lên đồng loạt giành quyền làm chủ; đánh đổ các tập đoàn tư bản, giành quyền làm chủ cho dân nghèọ
Vậy chúng tôi mong bộ Chính Trị TW Đảng, Bộ Công An xem xét cho người công nhân chúng tôi được những quyền lợi mà đảng đã từng hô hào là chống bóc lột, chống tư bản, chống nghèo đói, mà nay đảng và nhà nước đang làm ngược lạị
Chúng tôi đã có tên và địa chỉ, mong quý Ngài quan tâm.
Yêu cầu các giới truyền thông hải ngoại, các cơ quan quốc tế đấu tranh cho quyền lợi dân nghèo bị đàn áp bóc lột, trong đó có tầng lớp công nhân Việt Nam chúng tôi đang bị bóc lột tận xương tuỷ.
Kính mong CLB Hoa-Mai, Đài Hoa-Mai truyền thanh trực tiếp về Việt Nam.
Trân trọng kính chàọ


*




R.D. KAPLAN * TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG

*



BÀN TAY BẮC KINH VƯƠN DÀI
ĐẾN ĐÂU TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á CHÂU
Robert D. Kaplan
Trần Ngọc Cư phỏng dịch
Tập san Foreign Affairs (Đối ngoại) xuất bản hai tháng một lần bởi Tổ Khảo cứu liên hệ đối ngoại, một tổ chức tư gồm nhiều học giả và Giáo sư đại học. Hoạt động từ năm 1922 tới nay, tập san Foreign Affairs có khoảng 100,000 người mua và đã là nơi đầu tiên đăng các bài viết có ảnh hưởng rộng lớn đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ví dụ, các bài viết của George Kennan năm 1947 là khởi đầu cho chính sách bao vây (containment) của Mỹ đối với sự bành trướng của phe CS sau Thế chiến II; John Foster Dulles viết về bồi thường chiến tranh của Đức; Louis Halle viết về chính sách của Mỹ đối với Nam Mỹ, Henry Kissinger viết về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Lạnh, Samuel Huntington viết về sự đụng độ của các nền văn hóa và tôn giáo sau chiến tranh Lạnh, và nay Robert Kaplan viết về chính sách của Mỹ đối với viễn tượng Đại Trung Quốc trên cạn cũng như trên biển.
Vì bài viết của Kaplan có nói đến việc Hoa Kỳ cần quan tâm trước đến sự bành trướng của Trung Quốc trên cạn cũng như trên biển, BVN đã nhờ dịch giả Trần Ngọc Cư dịch nguyên bài viết rất dài này để các học giả và lãnh đạo Việt Nam có dịp tìm hiểu thêm về chính sách bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc,
Và quả nhiên người dịch đã cung cấp một bản dịch đặc sắc lột tả hết những điều người viết muốn khám phá sâu tham vọng trên cạn và trên biển của Trung Quốc cũng như đối sách cần thiết nhìn trên tầm xa của Hoa Kỳ, không phụ lòng trông đợi của người đọc
Trên cạn, chính sách của Trung Quốc tạo ảnh hưởng bằng sức mạnh quân sự khi cần nhưng chủ yếu là khai thác vật liệu thô tại các nước yếu, di dân để làm công việc đó, và tràn ngập thị trường bằng hàng hóa Trung Quốc.
Trên biển, Trung Quốc dốc nhiều tiền bạc khai triển Hải quân để tuyên chiếm quyền sở hữu một “Địa Trung Hải phương Đông dưới ảnh hưởng tuyệt đối của Trung Quốc”, giống như Địa Trung Hải khi xưa dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của La Mã và vùng biển Caribbean ngày nay dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của Hoa Kỳ. Đó quả là những phát hiện tổng quát về chiến lược đa cực của Đại cường Trung Hoa mà bất kỳ một chính trị gia ở bất kỳ nước nào trong xu thế hiện nay cần nắm vững và nghiên cứu thấu đáo.
Bauxitte Việt Nam
clip_image002Ghi chú về bản đồ: (1) Vùng ảnh hưởng tổng quát của Trung Quốc nằm trong đường vẽ trên bản đồ, được mệnh danh là Đại Trung Quốc (Greater China) ở trong bài viết; (2) những quốc gia đánh dấu đậm sẽ là những nước chống lại ảnh hưởng TQ (Ấn Độ, Bangladesh và Nhật Bản.)
Nhà nghiên cứu địa lý Anh Sir Halford Mackinder vào cuối bài báo nổi tiếng năm 1904 của mình, “Vai trò địa lý của lịch sử”, đã nhắc đến Trung Quốc (TQ) một cách rất đáng ngại. Sau khi giải thích tại sao vùng Á-Âu là điểm tựa địa chiến lược để nắm giữ quyền lực toàn cầu, Mackinder cho rằng người TQ, nếu họ bành trướng được sức mạnh của mình ra ngoài biên giới quốc gia, “có thể tạo ra mối họa da vàng đe dọa tự do của cả thế giới chỉ vì họ có thể cộng thêm mặt tiền đại dương vào các tài nguyên của đại lục, một lợi thế cho đến nay người Nga vẫn chưa nắm được mặc dù họ đang chiếm giữ vùng chủ chốt”. Nếu gạt qua một bên óc kỳ thị chủng tộc biểu hiện qua bài viết, một định kiến khá phổ biến vào thời đại tác giả, cũng như thái độ hoảng hốt trước sự vươn dậy của một cường quốc không phải là Tây Phương vào bất cứ thời nào, Mackinder đã nói được điều này: trong khi Nga, tên khổng lồ Á-Âu thứ hai, cơ bản từng là, và còn là, một cường quốc trên đất liền với một mặt tiền đại dương bị băng đá chắn ngang, thì Trung Quốc, nhờ có một duyên hải dài 9.000 dặm Anh [15.400 km] với khí hậu ôn hòa và nhiều hải cảng thiên nhiên thuận lợi, là một cường quốc vừa trên đất liền vừa trên biển cả (Mackinder tỏ ra lo sợ có ngày Trung Quốc chiếm luôn cả Nga). Tầm với thực sự của TQ vươn từ Trung Á, nơi có nhiều trữ lượng khoáng sản và dầu khí phong phú, đến tận những tuyến vận chuyển quan trọng trên Thái Bình Dương. Về sau, trong cuốn Democratic Ideals and Reality (Lý tưởng dân chủ và tình hình thực tế), Mackinder tiên đoán rằng cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, Trung Quốc nhiên hậu sẽ dẫn đường cho thế giới bằng cách “xây dựng một nền văn minh mới cho một phần tư nhân loại, một nền văn minh không hẳn Đông Phương mà cũng không hẳn Tây Phương”.

Địa lý thuận lợi mà trời ban cho Trung Quốc là một sự kiện hiển nhiên đến nỗi thường bị bỏ quên trong các cuộc thảo luận về tính năng động kinh tế và thái độ khẳng định chính mình của Trung Quốc. Tuy vậy, địa lý vẫn là chủ yếu: nghĩa là, Trung Quốc sẽ đứng ở trung tâm địa chính trị (geopolitics) cho dù con đường dẫn tới tư thế đại cường thế giới của Trung Quốc không nhất thiết là con đường thẳng (Trong 30 năm qua, mức tăng trưởng GDP hằng năm của Trung Quốc là trên 10%, nhưng gần như chắc chắn, mức tăng trưởng này không thể kéo dài thêm 30 năm nữa). Trung Quốc kết hợp tính hiện đại phương Tây ở cực bên này với một nền “văn minh dẫn thủy” (hydraulic civilization) ở cực bên kia – “văn minh dẫn thủy” là một từ do sử gia Karl Wittfogel nặn ra để mô tả các xã hội dùng quyền lực của chính phủ trung ương để kiểm soát việc dẫn thủy nhập điền. Từ này làm người ta nhớ đến Phương Đông thời cỗ: nhờ tập trung quyền lực ở trung ương, chế độ có thể, chẳng hạn, bắt hằng triệu người tham gia lao động để xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng. Điều này làm cho Trung Quốc trở nên năng động một cách tàn nhẫn trong những đường lối mà các nền dân chủ, với tất cả thái độ hòa hoãn của mình, không thể nào trở nên năng động đến thế. Khi những nhà cai trị đội lốt cộng sản của Trung Quốc - mà thực chất là hậu duệ của khoảng 25 vương triều qua 4.000 ngàn năm lịch sử - tiếp thu công nghệ phương Tây cũng như các lề thói sinh hoạt phương Tây, họ đã vận dụng những điều mới mẻ này vào một hệ văn hóa tinh vi và có kỷ cương, với một kinh nghiệm độc đáo bao gồm việc thiết lập quan hệ triều cống với các quốc gia khác. Một viên chức Singapore nói với tôi vào đầu năm nay: “Người Trung Quốc tử tế với anh khi họ muốn tử tế, và họ sẽ chèn ép anh khi họ muốn chèn ép. Họ làm điều này một cách có hệ thống”.
Tính năng động trong nội bộ Trung Quốc tạo ra những tham vọng đối ngoại. Các đế quốc ít khi thành hình theo một thiết kế nhất định; chúng phát triển từ từ, một cách tự nhiên. Khi các quốc gia trở nên hùng mạnh hơn, chúng đâm ra có những nhu cầu mới và - điều này thoạt nghe có vẻ nghịch lý - những nỗi lo sợ khiến chúng phải bành trướng dưới nhiều dạng thức khác nhau. Thậm chí dưới quyền lãnh đạo của một số Tổng thống ít ai nhớ đến -- chẳng hạn, Rutherford Hayes, James Garfield, Chester Arthur, Benjamin Harrison – kinh tế Hoa Kỳ vẫn phát triển liên tục và lặng lẽ vào cuối thế kỷ XIX. Khi quốc gia này buôn bán nhiều hơn với thế giới bên ngoài, nó bắt đầu có những quyền lợi kinh tế và chiến lược phức tạp tại những vùng xa xôi. Đôi khi, như tại Nam Mỹ và khu vực Thái Bình Dương, những lợi ích này đã biện minh cho hành động quân sự của Mỹ. Vào giai đoạn này, Hoa Kỳ đã có điều kiện để bắt đầu quan tâm dòm ngó ra ngoài vì Chính phủ liên bang đã hoàn toàn củng cố tình hình nội địa [từ bờ Đại Tây Dương sang bờ Thái Bình Dương - ND]; trận đánh quan trọng sau cùng trong các Cuộc chiến với người da đỏ (the Indian Wars) diễn ra năm 1890.
Ngày nay Trung Quốc cũng đang củng cố các vùng biên giới trên đất liền và cũng đang dòm ngó ra ngoài. Những tham vọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng hung hăng (aggressive) như những tham vọng của Hoa Kỳ một thế kỷ trước đây, nhưng vì những lý do hoàn toàn khác biệt. Trung Quốc không đi vào chính sự thế giới (world affairs) bằng con đường khai hóa, nghĩa là tìm cách để truyền bá một ý thức hệ hay một thể chế chính quyền. Tiến bộ về mặt đạo lý trong các vấn đề quốc tế là một tiêu chí của Hoa Kỳ, chứ không phải là một tiêu chí của Trung Quốc; các hành động của Trung Quốc ở nước ngoài đều được thúc đẩy vì nhu cầu đảm bảo các nguồn năng lượng, các kim loại, và các khoáng sản chiến lược nhằm hỗ trợ mức sống đang lên của một dân số khổng lồ, tương đương với 1/5 dân số toàn cầu.



Nhằm thực hiện nhiệm vụ này, Trung Quốc đã thiết lập những quan hệ quyền lực có lợi cho mình với các lãnh thổ “núi liền núi, sông liền sông” và những địa phương xa xôi có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc đang cần đến để duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Vì động lực thúc đẩy tham vọng của TQ ở nước ngoài có liên quan đến một quyền lợi cốt lõi của quốc gia – đó là sự sống còn về mặt kinh tế -- người ta có thể định nghĩa Trung Quốc là một cường quốc theo chủ nghĩa thực tế cực đoan (an über-realist power). Trung Quốc đang tìm cách triển khai một sự hiện diện bền vững khắp các xứ châu Phi có nhiều trữ lượng dầu hỏa và khoáng sản đồng thời muốn đảm bảo việc sử dụng các cảng khắp Ấn Độ Dương và Biển Nam Trung Quốc [the South China Sea, ta gọi Biển Đông - ND], tức các vùng biển nối liền thế giới Ả rập-Ba tư với duyên hải Trung Quốc. Không còn lựa chọn nào khác hơn và vì lợi ích kinh tế, Bắc Kinh cứ việc nhắm mắt trước bất cứ thể chế nào mà Trung Quốc muốn cầu thân; Trung Quốc cần ổn định chính trị, chứ không cần các đức tính theo quan niệm phương Tây. Và vì một số chế độ -- như tại Iran, Myanmar (Miến Điện), và Sudan -- vừa là tồi tệ vừa là độc tài, việc Trung Quốc lùng sục tài nguyên khắp thế giới đã đưa đến xung đột với Hoa Kỳ, một nước có khuynh hướng rao giảng dân chủ-nhân quyền, cũng như đưa đến xung đột với các quốc gia như Ấn Độ và Nga chỉ vì Trung Quốc lấn vào vùng ảnh hưởng riêng của họ.
Chắc chắn, Trung Quốc không phải là một vấn đề sống chết của những quốc gia này. Rủi ro chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ quả là xa vời; sự đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ chỉ là gián tiếp. Thách thức mà Trung Quốc đặt ra chủ yếu có tính cách địa lý -- bất chấp những vẫn đề nghiêm trọng khác liên quan đến quốc trái (debt), mậu dịch, và tình trạng hâm nóng địa cầu. Vùng ảnh hưởng mới xuất hiện của Trung Quốc tại Á-Âu và Châu Phi đang gia tăng -- sự kiện này không nằm trong ý nghĩa đế quốc của thế kỷ XIX nhưng, một cách thế tế nhị hơn, khá phù hợp với thời đại toàn cầu hóa. Chỉ vì muốn đảm bảo các nhu cầu kinh tế, Trung Quốc đang thay đổi cán cân lực lượng tại Đông bán cầu, và việc này chắc chắn làm cho Hoa Kỳ hết sức lo ngại. Cả trên lục địa lẫn trên đại dương, nhờ được tiếp sức bởi vị trí thuận lợi của Trung Quốc trên bản đồ, ảnh hưởng của Bắc Kinh đang lan tỏa và bành trướng từ Trung Á đến Biển Nam Trung Quốc (the South China Sea), từ miền Viễn Đông của Nga đến Ấn Độ Dương. Trung Quốc là một cường quốc lục địa (continental power) đang vươn dậy, và như câu nói thời danh của Napoleon, chính sách của những quốc gia thuộc loại này đã có sẵn trong vị trí địa lý của nó.
Hội chứng biên giới nhạy cảm
Tân Cương và Tây Tạng là hai vùng chính nằm trong biên giới của Trung Quốc có dân chúng chống lại sức thu hút của văn minh Trung Hoa. Trong một cách nào đó, sự kiện này chứng tỏ Tân Cương và Tây Tạng là những tài sản của đế chế Bắc Kinh. Hơn thế nữa, những căng thẳng mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa tại những vùng này đang làm cho quan hệ của Bắc Kinh với các quốc gia lân cận trở nên phức tạp.
“Tân Cương”, tên của một tỉnh cực Tây của Trung Quốc, có nghĩa là “lãnh địa mới” và là phần Turkestan thuộc Trung Quốc, một diện tích gấp đôi bang Texas, nằm cách xa vùng trung châu và ở phía bên kia Sa mạc Gobi. Trung Quốc đã là một quốc gia trong một hình thức nào đó qua 4.000 năm lịch sử, nhưng Tân Cương mới chính thức trở thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX. Kể từ đó, theo lời một nhà ngoại giao thế kỷ XX của Anh, Sir Fitzroy Maclean, lịch sử tỉnh Tân Cương “là một lịch sử liên tục biến động”, thỉnh thoảng có những cuộc vùng dậy và có những giai đoạn độc lập xen kẽ, mãi cho đến thập niên 1940. Năm 1949, lực lượng Cộng sản của Mao Trạch Đông tiến vào Tân Cương và dùng vũ lực để sáp nhập tỉnh này vào phần còn lại của Trung Quốc. Nhưng mãi đến gần đây, năm 1990 và năm ngoái, người dân tộc Hồi Ngột (Uighurs) -- hậu duệ của người Turk từng cai trị Mông Cổ vào thế kỷ VII và thế kỷ VIII – đã nổi loạn chống lại chế độ cai trị của Bắc Kinh.
Sắc tộc Hồi Ngột tại Trung Quốc có dân số khoảng tám triệu người, chưa được 1% dân số Trung Quốc, nhưng họ chiếm đến 45% dân số Tân Cương. Dân đa số của Trung Quốc, tức người Hán Hoa, tập trung đông đảo tại các đồng bằng trung châu và gần Thái Bình Dương, trong khi đó những cao nguyên khô cằn ở phía Tây hoặc Tây Nam lãnh thổ Trung Quốc là quê hương lịch sử của các dân tộc ít người Hồi Ngột và Tây Tạng. Sự phân bố dân số này vẫn còn là nguyên nhân gây ra căng thẳng, vì trong nhãn quan của Bắc Kinh, nhà nước hiện đại Trung Quốc phải có toàn quyền kiểm soát đối với các vùng cao nguyên. Để giữ vững những vùng này – cùng với dầu hỏa, khí đốt thiên nhiên, và quặng sắt trong lòng đất – trong nhiều thập niên qua Bắc Kinh đã đưa người Hán Hoa từ vùng trung châu lên định cư tại những vùng cao nguyên này. Bắc Kinh vẫn tiếp tục mạnh dạn ve vãn các nước cộng hoà độc lập ở Trung Á có gốc Turk, đồng chủng với người Hồi Ngột, một phần nhằm tước đoạt bất cứ căn cứ địa nào mà người Hồi Ngột ở Tân Cương có khả năng lập ra ở ngoài biên giới Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng tiếp tục ve vãn các chính phủ Trung Á để nới rộng vùng ảnh hưởng; Trung Quốc đã tiến sâu vào vùng Á-Âu (Eurasia), nhưng chưa đủ sâu nếu xét đến nhu cầu của Trung Quốc về tài nguyên thiên nhiên. Ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Trung Á nằm dưới dạng hai ống dẫn dầu chính đi vào Tân Cương sắp được hoàn tất: một để dẫn dầu từ biển Caspian băng ngang qua Kazakhstan, còn ống kia dẫn khí đốt từ Turkmenistan băng ngang qua Uzbekistan và Kazakhstan. Sự thèm khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc còn có nghĩa là Bắc Kinh sẵn sàng liều lĩnh nhằm đảm bảo những tài nguyên này. Bắc Kinh đang khai thác đồng ở phía Nam Kabul, tại Afghanistan, một quốc gia đang tan nát vì chiến tranh, và đang dòm ngó các mỏ sắt, vàng, uranium, và đá quí ở trong vùng (vùng này có một số trong những lớp đá quí cuối cùng của thế giới mà chưa ai khai thác). Bắc Kinh cũng hi vọng xây được đường sá và ống dẫn năng lượng xuyên qua Afghanistan và Pakistan, nối vùng ảnh hưởng vừa mới manh nha ở Trung Á với các cảng trên Ấn Độ Dương. Địa bàn chiến lược của Trung Quốc sẽ được tăng cường nếu Hoa Kỳ ổn định được tình hình Afghanistan.
Cũng như Tân Cương, Tây Tạng là rất thiết yếu cho quan niệm tự-tạo về lãnh thổ (territorial self-conception) của Trung Quốc, và cũng như Tân Cương, Tây Tạng ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nhìn viễn tượng một Tây Tạng tự trị với nỗi kinh hoàng, đừng nói chi đến độc lập, và đó là lý do tại sao Bắc Kinh cuống cuồng xây dựng đường sá và các tuyến xe lửa băng qua vùng này. Nếu mất Tây Tạng, lãnh thổ Trung Quốc sẽ teo lại khá nhiều – và Ấn Độ sẽ được cộng thêm một khu vực phía Bắc vào căn cứ quyền lực tiểu lục địa của mình.




Với dân số hơn một tỉ người, Ấn Độ lọt thỏm như một cái nêm địa lý rất xốn xang trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Á. Một bản đồ của “Đại Trung Quốc” (Greater China) trong cuốn The Grand Chessboard (Bàn cờ vĩ đại) của Zbigniew Brzezinski, xuất bản năm 1997, đã làm nổi bật điểm này. Ở một mức nào đó, do vị trí địa lý, Trung Quốc và Ấn Độ bị định mệnh bắt làm đối thủ của nhau: hai nước láng giềng có dân số khổng lồ, có những nền văn hóa phong phú và đáng kính nể, đã có lịch sử tranh giành lãnh thổ (như trường hợp tiểu quốc Ấn Độ Arunachal Pradesh). Vấn đề Tây Tạng chỉ làm cho những vấn đề này trở nên nghiêm trọng thêm mà thôi. Ấn Độ là nước dung dưỡng Chính phủ Đạt-lai Lạt-ma lưu vong từ năm 1957, và theo Daniel Twining, một Nghiên cứu trưởng tại Quĩ Marshall của Đức (the German Marshall Fund), những căng thẳng biên giới gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ “có thể liên quan đến những lo âu của Bắc Kinh về kẻ sẽ kế vị Đạt-lai Lạt-ma”: vị Đạt-lai Lạt-ma tương lai có thể phát xuất từ vòng đai văn hóa Tây Tạng chạy xuyên qua bắc Ấn, Nepal, và Bhutan, vì thế nhà lãnh đạo này có khả năng thân Ấn Độ và chống Trung Quốc thậm chí nhiều hơn cả vị đương kim Đạt-lai Lạt-ma. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chơi một “ván cờ lớn” không những tại những vùng này mà cả tại Bangladesh và Sri Lanka. Tân Cương và Tây Tạng nằm hẳn trong biên giới hợp pháp của Trung Quốc, nhưng quan hệ căng thẳng của Chính phủ Trung Quốc với người dân bản địa của hai tỉnh này cho thấy rằng khi Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng của mình ra ngoài khối dân Hán Hoa nòng cốt, nhà nước Trung Quốc nhất định gặp phải chống đối.



Từng bước ngấm ngầm đặt quyền cai trị
Ngay ở vùng Trung Quốc có phần biên giới an toàn, chính hình thể địa lý của nó cũng trông như có cái gì khiếm khuyết khá nguy hiểm – cơ hồ có những phần thuộc về Đại Trung Quốc trước đây đã bị tháo gở. Biên giới phía Bắc Trung Quốc ôm quanh Mông Cổ, một lãnh thổ khổng lồ nom như trong quá khứ nó đã bị khới ra khỏi lưng Trung Quốc. Mông Cổ là một trong những nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới và mật độ này đang bị nền văn minh đô thị Trung Quốc đe doạ sát nách. Trong quá khứ đã chiếm lấy Ngoại Mông (Outer Mongolia) để lấy đất canh tác, trong một cách nào đó Bắc Kinh đang muốn chiếm lấy Mông Cổ thêm lần nữa để thoả mãn cơn khát thèm dầu hỏa, than đá, uranium, và những đồng cỏ tươi tốt hoang vu. Những công ty khai thác hầm mỏ của Trung Quốc đang tìm cách giành giựt những món béo bở trong kho tài sản nằm dưới lòng đất của Mông Cổ, vì nỗ lực công nghiệp hóa và đô thị hóa gần như vô độ đã biến Trung Quốc thành nước tiêu thụ hàng đầu những kim loại như nhôm, đồng, chì, kền, kẽm, thiếc, và quặng sắt; luợng kim loại của thế giới mà Trung Quốc tiêu thụ nhảy từ 10% lên 25% kể từ cuối thập niên 1990 đến nay. Trong khi Tây Tạng, Macao, và Hồng Kông đã nằm hẳn dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, cách ứng xử của Trung Quốc đối với Mông Cổ sẽ là chuẩn mực để thế giới đánh giá Trung Quốc đang nuôi ý đồ đế quốc đến mức độ nào.
Ở về phía Bắc Mông Cổ và ba tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc là miền Viễn Đông của Nga, một vùng rộng lớn ngút ngàn, có diện tích gấp đôi Châu Âu, với một dân số rất nhỏ bé và ngày càng trở nên thưa thớt. Vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà nước Nga đã mở mang bờ cõi vào vùng này, khi Trung Quốc đang còn yếu kém. Ngày nay, Trung Quốc đã mạnh, mà quyền lực của chính phủ Nga không chỗ nào yếu ớt hơn là ở một phần ba đất nước nằm về phía Đông. Ở bên kia biên giới Nga-Trung có khoảng 7 triệu người Nga sống trong vùng Viễn Đông của Nga – một con số có thể giảm xuống 4 triệu rưỡi trước năm 2015 – trong khi đó ở ba tỉnh Trung Quốc kế cận có đến khoảng 100 triệu người TQ: mật độ dân số bên phía Trung Quốc gấp 62 lần mật độ bên phía Nga. Dân di trú Trung Quốc đã và đang xâm nhập vào lãnh thổ Nga, định cư thành những nhóm đông đảo tại thành phố Chita, phía Bắc Mông Cổ, và nhiều nơi khác ở trong vùng. Thu gom tài nguyên thiên nhiên là mục đích chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khắp mọi nơi, trong khi đó vùng Viễn Đông của Nga lại có những trữ lượng lớn khí đốt, dầu hỏa, gỗ, kim cương, và vàng. “Moscow lấy làm lo lắng về những đám dân Trung Quốc đông đảo sang định cư ở vùng này, theo sau họ là những công ty khai thác gỗ rừng và hầm mỏ”, David Blair, phóng viên tờ Daily Telegraph tại Luân Đôn đã viết như vậy mùa hè năm ngoái.
Cũng như trường hợp Mông Cổ, người Nga không lo sợ rằng một ngày nào đó quân đội Trung Quốc sẽ tràn qua biên giới hay chính thức sáp nhập vùng Viễn Đông của Nga vào lãnh thổ Trung Quốc. Điều đáng sợ là, quyền kiểm soát của Bắc Kinh xuyên qua di dân TQ và các tập đoàn TQ khai thác tài nguyên đang liên tục gia tăng. Trong thời Chiến tranh lạnh, những cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô đã đưa hằng trăm ngàn binh sĩ đến vùng xa xôi này của Tây Bá Lợi Á và đôi khi những cuộc chạm súng đã nổ ra. Vào cuối thập niên 1960, những căng thẳng này đã dẫn đến sự tan vỡ của khối Trung-Xô. Yếu tố địa lý có khả năng chia rẽ Trung Quốc và Nga, vì liên minh hiện nay giữa hai nước là hoàn toàn chiến thuật. Vào thập niên 1970, chính quyền Nixon đã có thể lợi dụng sự rạn nứt giữa Bắc Kinh và Moscow để mở đầu cuộc đối thoại với Trung Quốc. Trong tương lai, khi Trung Quốc đã trở thành một cường quốc lớn mạnh hơn, Hoa Kỳ có thể sẽ trở thành một đối tác với Nga trong một liên minh chiến lược nhằm đối trọng lại với Trung Quốc – đó là điều có thể quan niệm được.
Những hứa hẹn ở phía Nam Trung Quốc
Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đang bành trướng theo hướng Đông Nam. Thật vậy, với các quốc gia tương đối yếu ớt ở Đông Nam Á, sự xuất hiện một Đại Trung Quốc ít gặp sự chống đối nhất. Trung Quốc tương đối ít gặp trở ngại địa lý đối với các nước láng giềng như Việt Nam, Lào, Thái Lan, và Myanmar. Thủ đô tự nhiên của một vùng ảnh hưởng có trung tâm nằm trên sông Cửu Long và nối tất cả các nước Đông Dương bằng đường bộ và đường sông sẽ là Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Quốc gia lớn nhất của lục địa Đông Nam Á là Myanmar. Nếu Pakistan là Balkans của Châu Á, có nguy cơ chia năm xẻ bảy, thì Myanmar là Belgium vào đầu thế kỷ XX, có nguy cơ bị các nước láng giềng xâm lăng. Cũng như Mông Cổ, miền Viễn Đông của Nga, và các lãnh thổ ở biên giới trên đất liền của Trung Quốc, Myanmar là một quốc gia yếu kém nhưng rất giàu những tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc rất thèm khát. Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh nhau để phát triển cảng nước sâu Sittwe, nằm trên bờ Ấn Độ Dương thuộc Myanmar, vì cả hai cường quốc đều nuôi hy vọng sẽ xây ống dẫn dầu chạy từ các giếng dầu nằm ngoài khơi trong Vịnh Bengal.
Đối với toàn bộ vùng này, trên vài phương diện, Bắc Kinh đã dùng chiến lược chia để trị (divide-and- conquer). Trong quá khứ, Bắc Kinh đã thương thuyết song phương với từng nước trong ASEAN, chứ không thương thuyết với tất cả các nước trong tổ chức này như một khối. Ngay cả thỏa ước về một khu vực tự do mậu dịch mà Bắc kinh vừa ký kết với ASEAN cũng chứng tỏ Trung Quốc tiếp tục triển khai những quan hệ có lợi cho mình như thế nào. Trung Quốc sử dụng ASEAN như một thị trường để bán những hàng hóa đắt tiền do TQ sản xuất trong khi mua lại những nông phẩm rẻ tiền của ASEAN. Việc này dẫn đến thặng dư mậu dịch (xuất siêu) cho Trung Quốc, trong khi các nước ASEAN trở thành thị trường để TQ bán phá giá (dumping) các hàng công nghiệp được sản xuất với giá lao động rẻ mạt tại các thành thị TQ.
Sự kiện này đang diễn ra khi Thái Lan, một quốc gia có thời khá hùng mạnh nhưng đang bị chao đảo vì những vấn đề chính trị nội bộ gần đây, trở nên ngày càng yếu kém trong vài trò là chiếc neo chính trị trong vùng cũng như là đối trọng nội tại (inherent counterweight) chống lại sức bành trướng của Trung Quốc. Hoàng gia Thái, với một vị vua già yếu, không còn là một lực ổn định chính trị như từng diễn ra trong quá khứ, trong khi nạn bè phái đang khuấy động quân lực Thái Lan (Trung Quốc đang triển khai quan hệ quân sự song phương với Thái Lan, cũng như xây dựng những quan hệ như thế với các quốc gia Đông Nam Á khác, trong khi Hoa Kỳ đang giảm thiểu những hoạt động trong vùng để tập trung quân số vào các chiến trường Afghanistan và Iraq). Ở về phiá Nam của Thái Lan, cả Malaysia và Singapore đang đi vào thời kỳ quá độ đầy thách đố nhằm tiến tới dân chủ, trong khi các người hùng dựng nước (nation-building strongmen) như Mahathir bin Mohamad và Lý Quang Diệu của hai nước này đang nhạt dần trên chính trường. Malaysia ngày càng chịu ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, nay trong lúc người Hoa thiểu số cảm thấy bị người Mã Lai đa số chèn ép. Và mặc dù tuyệt đại đa số dân Singapore là người Hoa, Chính phủ nước này vẫn canh cánh nỗi lo sẽ trở thành một chư hầu của Trung Quốc; vì thế qua nhiều năm nay, Singapore vẫn duy trì một quan hệ với Đài Loan về việc huấn luyện quân sự. Lý Quang Diệu đã công khai thúc đẩy Hoa Kỳ phải tích cực quan hệ hơn nữa với vùng này, cả về quân sự lẫn ngoại giao.


Về phần mình, Indonesia đang lâm vào tình trạng tiến thối lưỡng nan: một mặt Indonesia cần đến sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ phòng khi cần chống lại sức ép của Trung Quốc, nhưng mặt khác lại sợ rằng nếu xuất hiện như một đồng minh của Mỹ, Indonesia sẽ gây phẫn nộ trong phần còn lại của thế giới Hồi giáo. Khi sức mạnh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á đã qua thời cao điểm mà quyền lực của Trung Quốc thì đang vươn lên, các quốc gia trong vùng càng ngày càng hợp tác với nhau nhiều hơn nhằm giảm nhẹ chiến lược chia để trị của Bắc Kinh. Indonesia, Malaysia, và Singapore đã liên kết với nhau để chống hải tặc, chẳng hạn. Những quốc gia này càng biết dựa vào sức mình là chính, thì họ càng ít bị đe dọa vì sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Lục quân Trung Quốc
Trung Á, Mông Cổ, miền Viễn Đông thuộc Nga, và Đông Nam Á là vùng ảnh hưởng tự nhiên của Trung Quốc. Nhưng chúng cũng là những vùng mà biên giới chính trị không thể thay đổi. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì khác: bản đồ Trung Quốc đặc biệt bị cắt ngang ở đó, và tại bán đảo này biên giới chính trị rất có thể thay đổi.
Chế độ bưng bít của Bắc Hàn cơ bản là bất ổn, và sự sụp đổ của nó có thể ảnh hưởng toàn bộ vùng này. Từ vùng Mãn Châu chồm ra biển, Bán đảo Triều Tiên kiểm soát tất cả tàu bè đi lại miền Đông Bắc Trung Quốc. Tất nhiên, không ai dự kiến là Trung Quốc sẽ sáp nhập bất cứ phần đất nào của Bán đảo Triều Tiên vào lãnh thổ của mình, nhưng Trung Quốc vẫn bị trở ngại vì vấn đề chủ quyền của các quốc gia khác tại đó, đặc biệt là Bắc Hàn. Mặc dù đang hậu thuẫn chế độ Xta-lin-nit của Kim Chánh Nhật (Kim Jong Il), Bắc Kinh vẫn phải có phương án dành cho bán đảo này khi triều đại của Kim không còn nữa. Bắc Kinh muốn cuối cùng sẽ đưa về hằng ngàn người Bắc Hàn đào ngũ hiện sống tại Trung Quốc, ngõ hầu họ có thể xây dựng một cơ sở chính trị thuận lợi cho việc Bắc Kinh dần dà nắm trọn kinh tế của vùng sông Tumen, nơi giao điểm biên giới của Trung Quốc, Bắc Hàn, và Nga, và cũng là vùng có nhiều hải cảng tốt đối diện với Nhật Bản trên Thái Bình Dương.


Đây là một lý do tại sao Bắc Kinh muốn thấy một quốc gia độc tài nhưng tân tiến hơn chế độ hiện tại ở Bắc Hàn -- một quốc gia làm trái độn giữa Trung Quốc và chế độ dân chủ trung lưu rất sinh động tại Nam Hàn. Nhưng việc thống nhất bán đảo Triều Tiên nhiên hậu cũng có lợi cho Bắc Kinh. Một nước Triều Tiên thống nhất sẽ đi theo đường hướng dân tộc chủ nghĩa, sẽ nuôi dưỡng ít nhiều thù nghịch với cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản, vì trong quá khứ hai quốc gia này đã từng chiếm Triều Tiên. Nhưng mối hận của Triều Tiên đối với Nhật Bản sâu đậm hơn đối với Trung Quốc rất nhiều (Nhật Bản đã chiếm đóng bán đảo này từ 1910 đến 1945. Hiện nay Seoul và Tokyo vẫn tiếp tục tranh cãi về tình trạng các đảo nhỏ Tokdo/Takeshima – theo cách gọi riêng của hai nước). Quan hệ kinh tế của Triều Tiên đối với Trung Quốc khi đó sẽ vững mạnh hơn đối với Nhật Bản: một Triều Tiên thống nhất không ít thì nhiều sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Seoul, và hiện nay Trung Quốc đã là một đối tác thương mại lớn nhất của Nam Hàn. Sau cùng, nếu kịch bản này diễn ra, một nước Triều Tiên thống nhất và thân Bắc Kinh hơn thân Nhật Bản, sẽ không còn lý do để cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp tục trấn đóng trên lãnh thổ của mình. Nói thế khác, người ta có thể dễ dàng quan niệm được một tương lai của Triều Tiên nằm trong một Đại Trung Quốc (a Greater China) và một thời kỳ mà sự hiện diện trên bộ của Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á sẽ thu nhỏ lại.
Như trường hợp điển hình của bán đảo Triều Tiên cho thấy, biên giới trên đất liền của Trung Quốc hứa hẹn nhiều cơ hội hơn là nguy cơ cho Bắc Kinh. Như [vào năm 1904] Mackinder đã tiên đoán, hiện nay Trung Quốc dường như đang trở thành một đại cường vừa trên bộ vừa trên biển, chí ít cũng làm lu mờ sức mạnh của Nga tại vùng Á-Âu (Eurasia). Nhà nghiên cứu chính trị John Mearsheimer đã viết trong cuốn The Tragedy of Great Power Politics (Bi kịch của chính trị đại cường) rằng “những quốc gia nguy hiểm nhất trong hệ thống quốc tế hiện nay là những cường quốc châu lục (continental powers) có những đội quân khổng lồ”. Đây là lý do để thế giới khiếp sợ ảnh hưởng của Trung Quốc khi nước này có thêm nhiều tính chất của một cường quốc châu lục. Tuy vậy, Trung Quốc chỉ phù hợp cách mô tả của Mearsheimer một phần nào mà thôi: quân đội Trung Quốc, gồm 1,6 triệu người, là đội quân lớn nhất thế giới, nhưng trong nhiều năm tới nó vẫn chưa có đủ khả năng viễn chinh. Quân đội Giải phóng nhân dân từng đáp ứng tình trạng khẩn trương trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, đối phó với tình hình bất ổn sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương gần đây, và với thách đố an ninh của Thế vận hội tại Bắc Kinh năm 2008. Tuy nhiên, theo Abraham Denmark thuộc Trung tâm nghiên cứu một nền An ninh mới của Mỹ, điều này chỉ chứng tỏ rằng Quân đội Giải phóng nhân dân có thể điều động binh lính từ đầu này sang đầu kia của lục địa Trung Quốc mà thôi, chứ không có nghĩa là nó có thể chuyển quân nhu và các trang bị hạng nặng ở tốc độ cần thiết cho các cuộc dàn quân lớn. Có lẽ đạt được một khả năng như vậy cũng không quan trọng mấy đối với Trung Quốc, vì sẽ không có chuyện Quân đội Giải phóng nhân dân tràn qua biên giới, trừ phi Bắc Kinh tính toán sai lầm (như trong trường hợp có chiến tranh với Ấn Độ) hay để điền vào một chỗ trống (như trong trường hợp chế độ Bắc Hàn sụp đổ). Trung Quốc có thể điền vào những chỗ trống quyền lực (power vacuums) bằng chính sách di dân và đưa công ty vào đầu tư khai thác (ND tô đậm), mà khỏi cần sự hậu thuẫn của một lực lượng viễn chinh trên bộ.
Sở dĩ Trung Quốc có được một sức mạnh chưa từng thấy trên đất liền là nhờ vào nỗ lực của các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người đã bận rộn dàn xếp các cuộc tranh chấp biên giới với các cộng hòa Trung Á, với Nga, và với các nước láng giềng khác trong những năm qua (Ấn Độ là một ngoại lệ rõ nét). Không có gì phóng đại trong ý nghĩa của sự thay đổi này.
Hiện nay không còn một đội quân nước ngoài nào đe dọa vùng Mãn Châu; trong thời Chiến tranh lạnh, sự hiện diện đáng ngại đó [của quân đội Liên Xô] đã buộc Mao phải tập trung ngân sách quốc phòng TQ vào lục quân mà sao lãng hải quân. Như Vạn Lý Trường Thành là một bằng chứng, từ thời cổ đại Trung Quốc đã luôn luôn lo lắng về những cuộc xâm lăng bằng đường bộ, dưới dạng thức này hay dạng thức khác. Ngày nay mối đe dọa này không còn nữa.
Bành trướng Hải quân
Nhờ tình hình thuận lợi trên đất liền, Trung Quốc được rảnh tay để bắt đầu xây dựng một Hải quân hùng mạnh. Trong khi các thị quốc (city-states) và các đảo quốc cố xây dựng một lực lượng trên biển là điều đương nhiên, nhưng nỗ lực này lại là một điều xa xỉ đối với các cường quốc châu lục có một lịch sử bế quan tỏa cảng như Trung Quốc. Trong trường hợp Trung Quốc, điều này có lẽ là một loại xa xỉ phẩm tương đối dễ sắm vì quốc gia này được trời ban cho một miền duyên hải cũng thuận lợi không kém gì vùng lục địa của nó. Trung Quốc ngự trị phần duyên hải Đông Á tại những vùng có khí hậu ôn đới và nhiệt đới trên Thái Bình Dương, trong khi biên giới phía Nam thì đủ gần Ấn Độ Dương để một ngày kia có thể nối liền với đại dương này bằng đường bộ hay các ống dẫn nhiên liệu. Trong thế kỷ XXI này, Trung Quốc sẽ bành trướng sức mạnh quân sự ra nước ngoài chủ yếu xuyên qua Hải quân của mình.
Nói vậy, nhưng Trung Quốc vẫn phải đương đầu với một môi trường trên biển nhiều thù nghịch hơn trên đất liền. Hải quân Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy vấn đề trong vùng mà họ gọi là “sợi xích hải đảo thứ nhất”: gồm có bán đảo Triều Tiên, quần đảo Kurils, Nhật Bản (bao gồm quần đảo Ryukyu), Đài Loan, Phi Luật Tân, Indonesia, và Australia. Ngoại trừ Australia ra, tất cả các nơi khác trong sợi xich hải đảo này đều có tiềm năng đụng độ vũ trang. Trung Quốc đã lâm vào nhiều vụ tranh chấp khác nhau về các vùng có lòng đại dương giàu năng lượng thuộc Biển Đông Trung Quốc (the East China Sea) và Biển Nam Trung Quốc (the South China Sea): đó là, tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và với Phi Luật Tân và Việt Nam về quần đảo Trường Sa. Những cuộc tranh chấp này cho phép Bắc Kinh nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc ở trong nước, nhưng đối với các nhà chiến lược Hải quân Trung Quốc, tình hình này là rất bi quan. Theo cách diễn tả của James Holmes và Toshi Yoshihara thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval War College), sợi xích hải đảo thứ nhất là một “Vạn Lý Trường Thành xoay ngược lại”: một vòng đai có tổ chức chặt chẽ gồm các đồng minh của Hoa Kỳ làm chức năng của một tháp canh theo dõi và có khả năng chặn đứng không cho Trung Quốc tiếp cận Thái Bình Dương.
Nhiều khi TQ đã phản ứng hung hăng vì cảm thấy mình bị phong tỏa như thế. Cứ lẽ thường, lực lượng trên biển là ôn hoà hơn lực lượng trên bộ: Hải quân của các nước không thể tự mình chiếm giữ những vùng biển rộng lớn, mà còn phải làm nhiều công tác hơn là chiến đấu – nghĩa là bảo vệ các tàu buôn. Vì vậy, có lẽ người ta đã tưởng rằng Trung Quốc cũng hòa hoãn như các quốc gia hàng hải trước đây – Venice, Anh Quốc, Hoa Kỳ - và cũng như các cường quốc kia, chỉ quan tâm duy trì một hệ thống hàng hải hòa bình, bao gồm việc vận chuyển hàng hóa thương mại tự do. Nhưng Trung Quốc không có đủ tự tin để có thái độ hòa hoãn như thế. Vẫn còn là một cường quốc bất an trên biển, Trung Quốc nghĩ về đại dương theo quan niệm lãnh thổ: chính cụm từ “sợi xích hải đảo thứ nhất” và “sợi xích hải đảo thứ hai” (sợi xích hải đảo thứ hai gồm có các lãnh thổ của Mỹ như Guam và Vùng Bắc quần đảo Mariana) ngụ ý rằng người Trung Quốc coi tất cả những đảo này như là phần quần đảo nối dài của lục địa Trung Quốc. Bằng cách quan niệm các vùng biển lân cận theo ý nghĩa “ta được thì chúng mất” (in a zero-sum fashion), cá lớn nuốt cá bé, các nhà lãnh đạo Hải quân Trung Quốc đang biểu lộ đầu óc xâm lược tương tự như nhà chiến lược Hải quân Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX, Alfred Thayer Mahan, người cỗ vũ phải kiểm soát các vùng biển và chuẩn bị cho một cuộc hải chiến quyết định. Nhưng các lãnh đạo Trung Quốc không có một lực lượng Hải quân đủ mạnh để thực hiện sách lược của Mahan. Khoảng cách quá xa giữa tham vọng và phương tiện đã dẫn Trung Quốc đến một vài sự cố khá lúng túng trong vài năm qua. Tháng 10 năm 2006, một tàu ngầm TQ bám sát tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ rồi trồi lên trên mặt nước trong tầm phóng thủy lôi. Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc không cho phép đoàn tàu của chiến hạm Kitty Hawk vào nghỉ ngơi tại cảng Victoria vào lúc sóng to gió lớn và thời tiết đang trở nên tồi tệ (Cũng chính tàu sân bay Kitty Hawk này đã đến thăm Hồng Kông năm 2010). Tháng 3 năm 2009, một số tàu của Hải quân TQ đã quấy nhiễu tuần dương hạm Impeccable của Hải quân Hoa Kỳ trong khi chiếc tàu này công khai làm công tác bên ngoài lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc trong biển Nam Hải. Các tàu TQ đã cản đường và giả vờ húc vào chiếc tàu Mỹ. Đây không phải là những hành động của một đại cường, nhưng là của một cường quốc còn thiếu chín chắn.
Nỗ lực xác định quyền lực trên biển của Trung Quốc cũng được biểu lộ qua việc mua sắm trang bị. Bắc Kinh đang phát triển các khả năng chuyên biệt của các lực lượng Hải quân nhằm chặn đứng không cho Hải quân Hoa Kỳ vào Biển Đông Trung Hoa và các hải phận khác thuộc duyên hải TQ. Trung Quốc đã hiện đại hóa hạm đội khu trục (destroyer fleet) và có kế hoạch đóng một hoặc hai tàu sân bay, nhưng nói chung là không sắm các tàu chiến. Thay vào đó, Trung Quốc tập trung vào việc đóng các loại tàu ngầm mới, có khả năng tấn công trong chiến tranh qui ước, nguyên tử, và phóng tên lửa. Theo Seth Cropsy, một cựu phụ tá Thứ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, và Ronald O’Rourke thuộc Sở nghiên cứu của Quốc hội, trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc có thể điều động một lực lượng tàu ngầm lớn hơn lực lượng tàu ngầm hiện nay của Mỹ (tức 75 chiếc đang hoạt động). Hơn thế nữa, theo Cropsey, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch sử dụng loại ra-đa tầm xa [hàng ngàn cây số], vệ tinh, và các hệ thống dò âm thanh trên lòng biển nhằm phục vụ khả năng bắn tên lửa có đầu đạn chống chiến hạm. Kế hoạch này, cùng với việc TQ bành trướng hạm đội tàu ngầm, được thiết kế để nhiên hậu từ chối Hải quân Hoa Kỳ khả năng tiếp cận dễ dàng các vùng biển quan trọng tại Tây Thái Bình Dương.
Như một phần của nỗ lực kiểm soát vùng biển ngoài khơi trong Eo biển Đài Loan và Biển Đông Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đang gia tăng khả năng chiến tranh mìn bẫy (mine-warfare) , mua của Nga loại chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ tư và bố trí khoảng 1.500 tên lửa địa-không dọc theo duyên hải. Ngoài ra, ngay cả khi họ đặt các hệ thống truyền thông bằng cáp quang (fiber-optic systems) dưới lòng đất và di chuyển các thiết bị quốc phòng vào sâu trong miền Tây Trung Quốc, nằm ngoài tầm tên lửa Hải quân của những nước có tiềm năng là thù địch, Trung Quốc cũng đang triển khai một chiến lược tấn công nhằm đánh vào biểu tượng cho sức mạnh của Hoa Kỳ, đó là tàu sân bay.
Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không tấn công bất cứ một tàu sân bay nào của Hoa Kỳ trong tương lai gần, và hãy còn lâu Trung Quốc mới có thể trực tiếp thách thức Hoa Kỳ về mặt quân sự. Nhưng mục đích của Trung Quốc là triển khai các khả năng quân sự dọc theo duyên hải nhằm ngăn chặn không cho Hải quân Hoa Kỳ tùy tiện vào ra vùng biển nằm giữa sợi xích hải đảo thứ nhất và miền duyên hải Trung Quốc (ND tô đậm). Bởi vì khả năng uốn nắn cách ứng xử của kẻ thù là cốt lõi của quyền lực, đây là bằng chứng một Đại Trung Quốc đang được thể hiện trên biển cả cũng như trên đất liền.


Tiến thẳng tới Đài Loan
Cực kỳ quan trọng cho việc ra đời của một Đại Trung Quốc là tương lai của Đài Loan. Vấn đề Đài Loan thường được thảo luận bằng ngôn ngữ đạo lý: Bắc Kinh nói đến nhu cầu phải củng cố sức mạnh của Tổ quốc và thống nhất Trung Quốc vì lợi ích của mọi người Hoa; trong khi đó Hoa Kỳ lại bàn về việc duy trì một nền dân chủ gương mẫu. Nhưng thực chất vấn đề lại khác. Như tướng Mỹ Douglas MacArthur từng nói, Đài Loan là một “tàu sân bay không ai có thể đánh chìm” nằm giữa chặng đường tiến vào miền duyên hải Trung Quốc. Từ đảo quốc này, theo các nhà nghiên cứu chiến lược hải quân, một cường quốc bên ngoài như Hoa Kỳ có thể “toả ra” (radiate) sức mạnh của mình dọc theo đường biên duyên hải của Trung Quốc. Nếu Đài Loan trở về trong vòng tay của lục địa Trung Quốc, hải quân Trung Quốc sẽ không những có ngay một vị trí thuận lợi đối diện với sợi xích hải đảo thứ nhất mà lại còn được rảnh tay để bành trướng sức mạnh của mình vượt quá sợi xích ấy ở một mức độ chưa từng thấy. Tính từ “đa cực” đang được sử dụng khá thoải mái để mô tả trật tự thế giới tương lai; nhưng chỉ việc thống nhất Đài Loan vào lục địa Trung Quốc mới đánh dấu được sự xuất hiện của một trật tự quân sự đa phương tại Đông Á.
Theo một nghiên cứu năm 2009 của RAND, Hoa Kỳ sẽ không còn đủ sức bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Bản tường trình tranh luận, người Trung Quốc lúc đó sẽ có khả năng đánh bại Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tại Eo biển Đài Loan cho dù Hoa Kỳ có chiến đấu cơ F-22, hai toán tàu chiến đấu có sân bay, kể cả việc tiếp tục sử dụng Căn cứ Không quân Kadena tại Okinawa, Nhật bản. Bản tường trình nhấn mạnh vai trò của không chiến. Trung Quốc cũng sẽ phải đổ bộ hàng chục ngàn binh sĩ lên đảo quốc bằng đường biển và sẽ chịu thiệt hại vì bị tầu ngầm của Mỹ tấn công. Tuy nhiên, với tất cả thận trọng, bản tường trình cũng làm nổi bật một chiều hướng rất đáng lo ngại. Trung Quốc chỉ cách Đài Loan vỏn vẹn 160 km, trong khi Hoa Kỳ phải phóng chiếu sức mạnh quân sự của mình đến nửa địa cầu và khả năng Hoa Kỳ được phép sử dụng các căn cứ nước ngoài bị hạn chế hơn nhiều so với thời Chiến tranh lạnh. Chiến lược của Trung Quốc không cho hải quân Hoa Kỳ xâm nhập vào một số lãnh hải nhất định, được thiết kế không những để buộc các lực lượng quân sự Mỹ nói chung phải đóng xa Trung Quốc, mà lại còn, nói một cách chính xác, tăng cường sự khống chế của Trung Quốc trên đảo Đài Loan.
Bắc Kinh đang chuẩn bị bao phủ Đài Loan không những bằng phương diện quân sự mà lại còn bằng mặt kinh tế và xã hội nữa. Khoảng 30% hàng xuất khẩu Đài Loan đi vào thị trường TQ. Có khoảng 270 chuyến bay thương mại mỗi tuần giữa Đài Loan và lục địa. Hai phần ba tổng số công ty của Đài Loan đã đầu tư tại Trung Quốc trong 5 năm qua.
Nửa triệu du khách Trung Quốc đi thăm đảo quốc này mỗi năm, và có đến 750.000 người Đài Loan sống tại Trung Quốc trong thời gian chừng 6 tháng mỗi năm. Khả năng hội nhập hình như ngày một gia tăng; nhưng kết quả sẽ ra sao thì không có gì chắc chắn và đây là vấn đề chủ yếu cho tương lai chính trị đại cường (great-power politics) ở trong vùng này. Nếu Hoa Kỳ phó mặc số phận Đài Loan cho Trung Quốc, thì Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Australia, và các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong Thái Bình Dương, cũng như Ấn Độ và một số quốc gia châu Phi, sẽ bắt đầu nghi ngờ sự bền vững của những cam kết của Hoa Kỳ (ND tô đậm). Việc này sẽ khuyến khích những quốc gia nói trên xích gần với Trung Quốc hơn và như vậy cho phép sự xuất hiện thực sự một Đại Trung Quốc trên tầm cỡ bán cầu (hemispheric proportions) .
Đây là lý do tại sao Washington và Đài Bắc phải cân nhắc những đường lối đặc biệt nhằm chống lại Trung Quốc về mặt quân sự. Mục đích không phải là để đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan nhưng để làm rõ là chiến tranh sẽ cực kỳ tốn kém, ngoài sức chịu đựng của Bắc Kinh. Khi đó, Hoa Kỳ mới có thể giữ được uy tín với các đồng minh của mình bằng cách giúp Đài Loan sinh hoạt độc lập cho đến ngày Trung Quốc đã thực sự trở thành một xã hội tự do hơn. Lời công bố vào đầu năm 2010 của chính quyền Obama về thương vụ vũ khí trị giá 6,4 đôla cho Đài Loan, vì thế, là rất cần thiết cho lập trường của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, và đối với vùng Á-Âu nói chung. Ngoài ra, mục tiêu thay đổi nội bộ Trung Quốc không còn là một giấc mơ hão huyền: hằng triệu du khách Trung Quốc đến thăm Đài Loan đã chứng kiến những cuộc tranh luận chính trị sôi nổi trên truyền hình và đọc được những đầu sách phản động-nhạy cảm trong các tiệm sách tại đây. Tuy nhiên, gần như là một điều nghịch lý, một Trung Quốc dân chủ có thể là một đại cường thậm chí còn năng động hơn một Trung Quốc đầy áp bức hiện nay, về cả kinh tế lẫn quân sự.
Ngoài việc tập trung lực lượng vào Đài Loan, hải quân Trung Quốc đang phóng thêm sức mạnh của mình vào Biển Nam Trung Quốc [Biển Đông của Việt Nam - ND], con đường cửa ngõ để Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương và tiếp cận với đường chuyển vận dầu thô của thế giới. Những thách thức như hải tặc, phe Hồi giáo cực đoan và sự lớn mạnh của hải quân Ấn Độ đều hiện hữu dọc theo con đường này, gồm cả những eo biển rất hẹp mà phần lớn tàu chở dầu và tàu buôn Trung Quốc phải đi qua. Xét về ý nghĩa chiến lược toàn bộ, Biển Nam Trung Quốc có thể trở thành, như một số người đã nói, một “Vịnh Ba Tư thứ hai”. Nicholas Spykman, một học giả địa chính trị của thế kỷ XX, đã nhận xét rằng trong lịch sử thế giới, nhiều quốc gia đã dành nỗ lực “bành trướng theo đường vòng hay vượt qua sóng nước đại dương” để giành quyền kiểm soát các vùng biển lân cận. Hy Lạp đã tìm cách khống chế biển Aegean, La Mã kiểm soát Địa Trung Hải, Hoa Kỳ ngự trị biển Caribbean – và ngày nay Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Nam Trung Quốc. Spykman đã gọi biển Caribbean là “Địa Trung Hải của Mỹ” để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với Hoa Kỳ. Biển Nam Trung Hoa có thể trở thành “Địa Trung Hải Châu Á” và là trung tâm địa lý chính trị trong những thập niên tới (ND tô đậm).
Nỗi bất an trên biển
Tuy nhiên, có một mâu thuẫn nằm ngay trọng tâm những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phóng chiếu sức mạnh trên biển của mình tại Địa Trung Hải châu Á và những vùng xa hơn. Một mặt, Trung Quốc tỏ ra có ý đồ không cho các tàu bè Hoa Kỳ dễ dàng vào ra các vùng biển gần duyên hải Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc chưa đủ khả năng bảo vệ các tuyến truyền tin trên biển, nhược điểm này khiến cho bất cứ một cuộc tấn công nào vào một chiến hạm nào của Hoa Kỳ sẽ trở thành vô ích, vì Hải quân Hoa Kỳ chỉ việc cắt đứt nguồn tiếp tế nhiên liệu của Trung Quốc bằng cách cắt đứt liên lạc của các tàu Trung Quốc trong Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tại sao Trung Quốc phải làm ra vẻ như muốn cấm các chiến hạm Hoa Kỳ vào ra một số vùng biển khi Trung Quốc không bao giờ có ý định thi hành lệnh cấm đó? Theo chuyên viên cố vấn quốc phòng Jacqueline Newmyer, mục đích của Bắc Kinh là thực hiện “một cuộc bố trí sức mạnh khá ngoạn mục” ngõ hầu “Trung Quốc khỏi phải thực sự dùng đến vũ lực để đảm bảo lợi ích quốc gia”. Trưng bày các hệ thống vũ khí hiện đại, xây dựng các phương tiện bến cảng và các trạm nghe ngóng trong Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – không một động thái nào là bí mật; tất cả là để cố tình phô trương lực lượng. Thay vì đánh Hoa Kỳ ngay bây giờ, Trung Quốc tìm cách ảnh hưởng hành vi của Hoa Kỳ một cách chính xác nhằm tránh một cuộc đối đầu.
Tuy nhiên, hình như có một cái gì thô tháp trong một số hoạt động của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ Hải quân quan trọng trên mũi Nam của đảo Hải Nam, nằm ngay trung tâm của Biển Nam Trung Quốc, với các phương tiện nằm dưới mặt đất nhằm chứa đến 20 tàu ngầm chạy bằng nguyên tử và điện-diesel. Đây là cách vận dụng chủ quyền kiểu học thuyết Monroe trên hải phận quốc tế lân cận (ND tô đậm). Mặc dù hiện nay hay cả trong tương lai Trung Quốc không có ý định gây hấn với Hoa Kỳ, nhưng các động lực nằm sau hành vi của Trung Quốc có thể thay đổi. Vì thế cần phải theo dõi những khả năng quân sự của nước này.
Tình hình an ninh hiện nay ở các biên giới Á-Âu cơ bản là phức tạp hơn những năm sau Thế chiến II. Trong khi bá quyền Mỹ đang xuống dốc, tầm cỡ của Hải quân Hoa Kỳ giảm thiểu hoặc đã qua thời cao điểm, trong khi sức mạnh kinh tế và quân sự Trung Quốc đang lên, thì cụm từ “đa cực” (multipolarity) ngày càng có ý nghĩa khi được dùng để định nghĩa tương quan lực lượng (power relationships) tại Châu Á. Hoa Kỳ đang cung cấp cho Đài Loan 114 tên lửa địa-không Patriot và hằng chục hệ thống truyền tin quân sự tân tiến. Trung Quốc đang xây cất những nhà chứa tàu ngầm dưới đất tại đảo Hải Nam và đang chế tạo tên lửa chống chiến hạm. Nhật Bản và Nam Hàn đang liên tục hiện đại hóa các hạm đội của mình. Ấn Độ cũng đang xây dựng một Hải quân hùng hậu. Mỗi một quốc gia nói trên đang tìm cách điều chỉnh cán cân lực lượng sao cho có lợi cho mình.


Đây là lý do vì sao Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hoặc là thiếu khôn ngoan hoặc là sai lầm khi bà bác bỏ đường lối chính trị dựa vào so sánh lực lượng (balance of power politics) và coi đó như là tàn dư của quá khứ. Sự thật là, một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở Châu Á và Hoa Kỳ sẽ phải đối diện với thực tế này một khi đã cắt giảm đáng kể các lực lượng hiện trú đóng tại Afghanistan và Iraq. Mặc dù không một quốc gia châu Á nào chủ ý gây cuộc binh đao, nhưng cái rủi ro vì những tính toán sai lầm sẽ ngày một gia tăng với sự tăng cường các lực lượng Không quân và Hải quân đang diễn ra ở trong vùng (dù chỉ do Trung Quốc và Ấn Độ). Những căng thẳng trên đất liền có khả năng gia tăng những căng thẳng trên biển: những khoảng trống quyền lực mà Trung Quốc đang điền vào, đến một lúc nào đó, sẽ đưa đến những va chạm, chí ít cũng với Ấn Độ và Nga (ND tô đậm). Những vùng đất ngày xưa hoang vu thì nay đang trở nên đông đúc, chằng chịt đường sá, ống dẫn dầu, tàu bè – và tên lửa. Nhà nghiên cứu chính trị của Đại học Yale, Paul Braken, vào năm 1999 đã cảnh báo rằng Châu Á đang trở thành một địa bàn không còn khai khẩn thêm được nữa (a closed geography) và đang đối diện một cuộc khủng hoảng “mặt bằng” (a crisis of “room”). Từ bấy đến nay, tiến trình này vẫn còn tiếp tục diễn ra.
Như vậy Hoa Kỳ có thể làm được gì để duy trì ổn định tại Châu Á, bảo vệ đồng minh của mình ở đó, và kìm hãm phần nào sự xuất hiện của một Đại Trung Quốc đồng thời tránh được một cuộc xung đột vũ trang với Bắc Kinh. Như một cựu viên chức cấp cao của Ấn Độ đã nói với tôi vào đầu năm này, các đồng minh chính của Hoa Kỳ tại Châu Á (như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, và Nam Hàn) muốn Hải quân và Không quân Hoa Kỳ hành động “hiệp đồng” với các lực lượng quân sự của họ -- ngõ hầu Hoa Kỳ có một vai trò không thể thiếu trên bộ và trên biển của Châu Á, chứ không phải là một lực lượng lấp ló ở chân trời xa xăm. Có một khác biệt rất lớn giữa việc một số quốc gia mặc cả với Hoa Kỳ về quyền đặt căn cứ quân sự, như Nhật Bản vừa mới làm gần đây, với việc các nước này đòi Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình.
Một kế hoạch đang được luân lưu tại Lầu Năm Góc tranh luận rằng Hoa Kỳ có thể “đối trọng sức mạnh chiến lược của Trung Quốc…mà khỏi phải trực diện đối đầu quân sự” bằng một hạm đội Hoa Kỳ gồm chỉ 250 chiến hạm (giảm từ con số 280 mà Hoa Kỳ hiện có) và có thể bằng cách này cắt giảm 15% chi phí quốc phòng. Kế hoạch này, do Đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Pat Garrett vạch ra, là rất đáng kể vì nó đưa vào trong phương trình Á-Âu ý nghĩa chiến lược của Châu Đại Dương (Oceania). Guam và các đảo Caroline, Marshall, Bắc Mariana, và Soloman đều là lãnh địa Hoa Kỳ, khu thịnh vượng chung có thỏa ước quốc phòng với Hoa Kỳ, hay là những quốc gia độc lập sẵn sàng đón nhận những thỏa ước như thế. Châu Đại Dương sẽ trở nên ngày càng quan trọng vì nó vừa nằm khá gần với Đông Á vừa nằm ngoài khu vực mà Trung Quốc muốn từ chối các chiến hạm Hoa Kỳ quyền đi lại dễ dàng. Guam chỉ cách Bắc Hàn bốn giờ bay và cách Đài Loan hai ngày đường biển. Trong tương lai nếu Hoa Kỳ duy trì các căn cứ quân sự tại Châu Đại Dương, động thái này sẽ tỏ ra ít khiêu khích Bắc Kinh hơn so với việc Hoa Kỳ đóng quân tại Nhật Bản, Nam Hàn, và Philipines.
Căn cứ không quân Andersen tại Guam vốn là bục chỉ huy một địa bàn lớn nhất, từ đó Hoa Kỳ phóng chiếu sức mạnh quân sự đến bất cứ nơi nào tại Châu Á. Với 100 ngàn trái bom và tên lửa cùng với một kho chứa 66 triệu gallons [hay trên 250 triệu lít] xăng máy bay phản lực, đó là cơ sở “tiếp liệu” (gas-and-go) chiến lược lớn nhất của không quân Hoa Kỳ. Từng hàng dài máy bay vận tải C-17 Globemasters và máy bay chiến đấu F/A Hornets đậu kín các đường băng (runways) trong căn cứ. Guam cũng là căn cứ của một liên đội tàu ngầm và đang được mở rộng thành một căn cứ hải quân. Guam và quần đảo Northern Mariana gần đó có cùng khoảng cách với Nhật Bản và với Eo biển Malacca. Ngoài ra, mũi Tây Nam của Châu Đại Dương – nghĩa là, những nơi neo tàu ngoài khơi của quần đảo Ashmore thuộc Australia, đảo Cartier Islet và vùng duyên hải kế cận thuộc miền Tây Australia (từ Darwin đến Perth) – nhìn ra từ bên dưới quần đảo Indonesia hướng về Ấn Độ Dương. Như vậy, theo kế hoạch Garrett, Hải quân và Không quân Hoa Kỳ có thể lợi dụng địa thế của Châu Đại Dương để tạo thành một “sự hiện diện thường trực tại chỗ ở trong vùng” nằm “mấp mé bên kia chân trời” ở ngoài biên giới không chính thức của Đại Trung Quốc và các đường vận chuyển trên biển của vùng Á-Âu (ND tô đậm). Cụm từ “sự hiện diện thường trực tại chỗ ở trong vùng” vang vọng ý nghĩa của cụm từ “hạm đội thường trực tại chỗ” mà sử gia Hải quân Anh Sir Julian Corbett sử dụng một trăm năm trước để chỉ một tập hợp gồm các chiến thuyền thả neo tản mác [ít khi rời cảng] nhưng có thể tập hợp nhanh chóng thành một hạm đội thống nhất khi hữu sự. Cụm từ “mấp mé bên kia chân trời” phản ánh sự kết hợp hai đặc tính là giữ thế quân bình trên biển và sẵn sàng tham dự trong một hiệp đồng sức mạnh).
Tăng cường sự hiện diện của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ tại Châu Đại Dương sẽ là một đường lối trung dung (compromise approach) giữa việc phải chống lại một Đại Trung Quốc bằng bất cứ giá nào và việc chấp nhận một tương lai trong đó Hải quân Trung Quốc sẽ giám sát sợi xích hải đảo thứ nhất. Đường lối này sẽ đảm bảo là, Trung Quốc phải trả một giá rất đắt cho bất cứ hành vi xâm lược quân sự nào đối với Đài Loan. Sách lược này cũng cho phép Hoa Kỳ giảm thiểu những căn cứ lâu đời (legacy bases) trên sợi xích hải đảo đầu tiên nhưng vẫn cho phép chiến hạm và máy bay Mỹ tuần tra trong vùng.
Kế hoạch Garrett cũng dự kiến một sự nới rộng ngoạn mục tầm hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ trong Ấn Độ Dương. Nhưng nó không có ý định nới rộng những căn cứ Hải quân hiện hữu; kế hoạch Garrett dự kiến Hoa Kỳ sẽ dựa vào những cơ sở quân sự cơ bản và ít tốn kém nhất (bare-bones facilities) tại các đảo Andaman Islands, Comoros, Maldives, Réunion, và Seychelles (một số cơ sở này được Pháp hoặc Ấn Độ điều hành trực tiếp hay gián tiếp), cũng như dựa vào các thỏa ước quốc phòng với Brunei, Malaysia, và Singapore. Việc này sẽ đảm bảo tự do thông thương trên biển và các dòng nhiên liệu không bị gián đoạn khắp vùng Á-Âu. Ngoài ra, bằng cách vừa làm giảm tầm quan trọng của các căn cứ hiện hữu của Hoa Kỳ tại Nhật Bản và Nam Hàn vừa đa dạng hóa dấu chân của Hoa Kỳ khắp Châu Đại Dương, kế hoạch Garrett sẽ dần dần loại bỏ các “đại” căn cứ (“master” bases) dễ làm mục tiêu cho địch tấn công.




Dù sao, sự bám víu của Hoa Kỳ vào vòng xích hải đảo thứ nhất đang bắt đầu bị nới lỏng. Dân chúng địa phương đã trở nên ít thiện cảm với sự hiện diện của quân đội nước ngoài giữa lòng xã hội của họ. Ngoài ra, sự trỗi dậy của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh có vẻ vừa đe dọa mà cũng vừa quyến rũ – đây là những tình cảm phức tạp có khả năng làm rối rắm quan hệ song phương của Hoa Kỳ với các đồng minh trong vùng Thái Bình Dương. Đã đến lúc thời thế thay đổi. Cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ Mỹ-Nhật – một cuộc khủng hoảng phát sinh vì Chính phủ thiếu kinh nghiệm của Hatoyama muốn viết lại luật lệ về quan hệ song phương có lợi cho mình, thậm chí vào lúc Chính phủ này nói đến việc phát huy quan hệ sâu sắc hơn nữa với Trung Quốc – đáng lẽ đã xảy ra nhiều năm trước đây. Địa vị hãy còn quan trọng phi thường của Hoa Kỳ trong Thái Bình Dương là di sản lỗi thời của Thế chiến II, một hậu quả của sự tàn phá mà Trung Quốc, Nhật Bản, và Philippines đã chịu đựng trong chiến tranh. Sự hiện diện của Hoa Kỳ trên Bán đảo Triều Tiên, một phó sản của một cuộc chiến tranh đã chấm dứt hơn nửa thế kỷ trước, cũng không thể kéo dài vĩnh viễn.
Một Đại Trung Quốc có thể đang xuất hiện bằng ảnh hưởng chính trị, kinh tế, hay quân sự tại Trung Á, trên Ấn Độ Dương, tại Đông Nam Á, và tại tây Thái Bình Dương. Nhưng nằm mấp mé bên kia vùng ảnh hưởng mới này của Trung Quốc sẽ là một dòng tàu chiến của Hoa Kỳ, nhiều chiếc có lẽ thả neo tại các căn cứ trong Châu Đại Dương và là đối tác với các lực lượng hải quân Ấn Độ, Nhật Bản, và các nước dân chủ khác. Và đến một lúc nào đó, khi lòng tự tin của Trung Quốc đủ mạnh, lực lượng Hải quân của nước này có thể triển khai một đường lối ít quan tâm lãnh hải hơn (a less territorial approach) và tự mình bị cuốn hút vào một liên minh Hải quân rộng lớn trong vùng.
Trong lúc này, điều đáng để ý là, như nhà nghiên cứu chính trị Robert Ross vạch ra năm 1999, về mặt quân sự, tương quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ổn định hơn tương quan giữa Hoa Kỳ và Liên Xô ngày trước. Sự thể cũng chỉ vì địa lý đặc thù của vùng Đông Á. Trong thời Chiến tranh lạnh, một mình hải lực Hoa Kỳ không đủ sức ngăn chặn Liên Xô; vì vậy Hoa Kỳ cần đến một lực lượng lớn trên bộ tại Châu Âu. Nhưng một lực lượng trên bộ như thế sẽ không cần thiết chung quanh biên giới của vùng Á-Âu, bởi vì thậm chí cả khi sự hiện diện trên bộ của Hoa Kỳ chung quanh các biên giới của Đại Trung Quốc giảm đi, thì Hải quân Hoa Kỳ vẫn còn hùng mạnh hơn Hải quân Trung Quốc.
Tuy vậy, chính sự kiện sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày một gia tăng sẽ làm cho những căng thẳng Mỹ-Trung trở nên tồi tệ trong những năm sắp tới. Xin mượn ý của Mearsheimer: Hoa Kỳ, tên bá quyền của Tây Bán Cầu, sẽ tìm cách ngăn chặn không cho Trung Quốc trở thành tên bá quyền của nhiều vùng tại Đông Bán Cầu. Kịch bản này có thể triển khai thành tấn tuồng đáng chú ý của thời đại.
TNC dịch
Nguồn: Foreign Affairs, May/June 2010.
Robert D. Kaplan là học giả tại Trung tâm Nghiên cứu về một nền An ninh mới của Mỹ (the Center for a New American Security) và là phóng viên của báo The Atlantic. Cuốn Monsoon: The Indian Ocean and The Future of American Power của ông sẽ được xuất bản vào mùa Thu năm nay.
Ngắm khách sạn bay đầu tiên trên thế giới


Ngắm khách sạn bay đầu tiên trên thế giới
Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác thú vị khi vừa uống cafe trong khách sạn lại được ngắm những đám mây và bay qua các thành phố lớn của châu Âu. Ảnh trên Pravda


Ngắm khách sạn bay đầu tiên trên thế giới
Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác thú vị khi vừa uống cafe trong khách sạn lại được ngắm những đám mây và bay qua các thành phố lớn của châu Âu. Ảnh trên Pravda.
Khách sạn bay đầu tiên  trên thế giới
Khách sạn Hotelicopter trong hình hài chiếc máy bay MI-12, loại trực thăng lên thằng lớn nhất thế giới. Phải mất 5 năm các nhà chế tạo của công ty SBCC mới hoàn thành công trình độc đáo này.
Khách sạn bay đầu tiên trên thế giới
Hotelicopter có 18 phòng, trong đó có cả máy pha cafe, kết nối Internet và những chiếc giường lớn.
Khách sạn 'bay' có cả khu spa, lớp học yoga, các trò chơi và một khu vườn nhỏ trong khoang.
Khách sạn máy bay này dài 42m và cao 14m.
Hotelicopter dự định tiến hành các chuyến du ngoạn dài từ 14 đến 16 ngày từ thành phố này sang thành phố khác. Chuyến bay quanh châu Âu sẽ bắt đầu ở London qua Dublin, Paris, Barcelona, Rome, Frankfurt và Copenhagen rồi trở lại thủ đô nước Anh.
Khách sạn sẽ tiến hành chuyến bay đầu tiên vào 26/6 tới.



The Hotelicopter chính là mô hình khách sạn bay đầu tiên trên thế giới. Nó cũng là chiếc may bay lên thẳng lớn nhất từng được sản xuất từ trước đến nay.
The Hotelicopter có 18 căn phòng sang trọng độc nhất vô nhị sẽ mang đến cho mọi người những kinh nghiệm du lịch nhớ đời.
Mỗi căn phòng được trang bị trang bị một chiếc giường với ga, gối trắng muốt bằng vải lanh nguyên chất, một quán bar nhỏ, máy pha café, hệ thống kết nối internet wireless... Tất cả trang thiết bị trong căn phòng sẽ khiến bạn được hưởng thụ những giờ phút nghỉ ngơi trong một khách sạn bay 5 sao.
Công tác phục vụ phòng được tiến hành một giờ trước và sau khi máy bay hạ cánh. The Hotelicopter sẽ thực hiện hành trình bay đầu tiên vào mùa hè này, ngày 26/6 với mức giá hiện vẫn được bí mật.
Hotelicopter là một mô hình của chiếc máy bay lên thẳng Soviet Mil V-12 cũ.
Một số hình ảnh độc đáo từ khách sạn bay:
Ngắm khách sạn  bay đầu tiên trên thế  giới, Phi thường - kỳ quặc, khách sạn bay,  Hotelicopter, độc đáo, 5 sao,  sang trọng, tiện nghi
Ngắm khách sạn bay đầu tiên trên thế  giới, Phi  thường - kỳ quặc, khách sạn bay, Hotelicopter, độc đáo, 5 sao,  sang  trọng, tiện nghi
Bề ngoài nó là một chiếc máy bay lên thẳng
Ngắm  khách sạn bay đầu tiên trên thế giới, Phi thường - kỳ quặc,  khách sạn  bay, Hotelicopter, độc đáo, 5 sao, sang trọng, tiện nghi
Được trang bị rất kĩ trước khi cất cánh
Ngắm  khách sạn bay đầu tiên trên thế giới, Phi thường - kỳ quặc,  khách sạn  bay, Hotelicopter, độc đáo, 5 sao, sang trọng, tiện nghi
Ngắm  khách sạn bay đầu tiên trên thế giới, Phi thường - kỳ quặc,  khách sạn  bay, Hotelicopter, độc đáo, 5 sao, sang trọng, tiện nghi
Những phòng ốc sang trọng bên trong thực sự gây bất ngờ
Ngắm khách sạn bay đầu tiên trên thế  giới, Phi thường - kỳ quặc,  khách sạn bay, Hotelicopter, độc đáo, 5  sao, sang trọng, tiện nghi
Ngắm  khách sạn bay đầu tiên trên thế giới, Phi  thường - kỳ quặc, khách sạn  bay, Hotelicopter, độc đáo, 5 sao, sang  trọng, tiện nghi

Tiện nghi hiện đại tương đương khách sạn 5 sao
Ngắm  khách sạn bay đầu tiên trên thế giới, Phi thường - kỳ quặc,  khách sạn  bay, Hotelicopter, độc đáo, 5 sao, sang trọng, tiện nghi


*

Tuesday, May 18, 2010


NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG * HỒI KÝ

*





Vượt Biển Một Mình

Nguyễn Trần Diệu Hương


Tác giả, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose, kể chuyện một mình
vượt biển giữa thập niên 80’ và trở thành cô giáo cho những thiếu niên không thân nhân tại trại tị nạn.

Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao "Còn cha gót đỏ như son, mất cha lăn lóc như lon sữa bò." Ba chúng tôi còn sống, nhưng đang bị đầy ải trong trại cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc. Những ngày u ám đó in hằn vào đầu óc của chúng tôi, khiến chúng tôi trưởng thành sớm hơn tuổi của mình, vì chỉ được xã hội cho nếm mùi cay đắng.

Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người. Cũng như rất nhiều người vợ lính khác, Mẹ đảm đang, xuôi ngược nuôi chúng tôi, nuôi Ba trong các trại tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Tất cả những điều đó đẩy chúng tôi đến đường cùng, không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chính mạng sống của mình đánh cuộc với định mệnh, với đại dương. Còn nhớ thời đó, người dân miền Nam Việt Nam vẫn truyền miệng một câu ngạn ngữ của thời đại "Một là con nuôi mẹ, hai là mẹ nuôi con, ba là con nuôi cá." Cứ thế một hai ba Mẹ lo cho con một mình vượt biển. Khả năng vượt thoát chỉ là một phần ba. Ròng rã gần mười lăm năm dài, từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1990, hàng trăm ngàn thuyền nhân (hay theo như cách gọi của UNHCR United Nations High Commissions for Refugees, Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc là "Boat People") đã đến được bờ bến tự do. Cùng lúc, hàng trăm ngàn thuyền nhân khác gởi thân vào lòng đại dương.


Chưa qua khỏi tuổi thơ, nước mất, nhà tan, chúng tôi, không có thời mới lớn, tự động bước vào tuổi trưởng thành trước những khó khăn của Mẹ, vượt quá nỗi khổ của bà Tú Xương ở thế kỷ mười chín, vừa nuôi chồng trong tù cải tạo, vừa nuôi một bầy con dại còn ở Tiểu học hoặc ở những năm đầu Trung học. Từng đứa một, khi có điều kiện, Mẹ gởi chúng tôi ra đi.


Đến phiên tôi, Mẹ chỉ đưa được tôi ra bến xe liên tỉnh để đi Vũng Tàu. Cả hai mẹ con đều đội nón lá rộng vành để che những giọt nước mắt lã chã rơi không ngừng. Mẹ khóc nhiều hơn những lần đưa các anh em trai của tôi ra đi, vì tôi là con gái duy nhất trong nhà, thân gái dậm trường. Ngồi trên xe đò từ Saigon về Vũng Tàu, trong một góc xe đò, tôi úp nón lên mặt, để che đôi mắt sưng đỏ vì khóc của mình.

Gần một tuần lênh đênh trên đại dương, chỉ có trời và nước, xanh thẫm ban ngày, đen kịt ban đêm, không có cả một cánh chim, tôi nhớ Ba, nhớ Mẹ quay quắt, nhưng vẫn hài lòng với chọn lựa của mình. Hai ngày đầu, như mọi người trong lòng thuyền, tôi bị say sóng, nôn ra cả mật xanh, mật vàng. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là "mửa mật". Vậy mà chỉ hai ngày sau, quen dần với cảm giác bập bềnh của con thuyền nhỏ trước lực đẩy của nước ở đại dương, tôi tỉnh táo lại hoàn toàn với đầy đủ sinh lực của "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" mặc dù đã hai ngày không ăn uống. Khi thuyền ra hải phận quốc tế, chúng tôi được lên khoang thuyền hít thở không khí trong lành đầy vị mặn của đại dương, hình như có thoang thoảng mùi vị của tự do.

May mắn hơn những người tỵ nạn khác, chúng tôi đi bình yên, không gặp một thuyền nào khác. Trời êm biển lặng vào tháng sáu đầu mùa hè đưa chúng tôi đến thẳng đất liền của Mã Lai sau năm ngày sáu đêm lênh đênh trên biến.


Lên tới đất liền, cùng với chú lái tàu, tôi phải vận dụng vốn liếng tiếng Anh hạn chế đã tích lũy trong những tháng năm chuẩn bị vượt biên để giải thích cho nhân viên Cảnh sát Mã Lai biết chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi đặt chân đến đây. Đó chỉ là lần đầu, một khởi đầu kéo dài mãi cho đến bây giờ, phải giải thích tương tự cho rất nhiều người khác nhau thuộc nhiều chủng tộc hiểu tại sao chúng tôi phải bỏ quê hương ra đi để sống đời lưu vong.

Những giờ phút đầu tiên trên đất liền, chúng tôi lại bị "say đất". Quen với trạng thái bồng bềnh, trôi nổi trên mặt nước; khi trở lại mặt đất bằng phẳng, mỗi lần đặt bước chân xuống, tôi có cảm giác mặt đất chao đảo như còn trên mặt sóng nhấp nhô. Sau hai ngày bận rộn với đủ thứ giấy tờ khai báo với cảnh sát địa phương Mã Lai, chúng tôi được đưa ra trại Pulau Bidong, trại tỵ nạn chính thức của Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đặt trên lãnh thổ Malaysia để thành một người tỵ nạn chính thức có số căn cước thuyền nhân, chờ được phỏng vấn định cư ở một nước thứ ba. Lần này, hành trình từ đất liền ra đảo Pulau Bidong vững chắc hơn trên một thuyền khá lớn của UNHCR, có tên là "Blue Dart", khoảng cách lại ngắn, nên chúng tôi không bị say sóng.

Trại tỵ nạn Pulau Bidong đã dược xây dựng tương đối đầy đủ khi chúng tôi đến đảo vào giữa thập niên 80, có đủ trường Tiểu học, Trung học cho trẻ em, trường huấn nghệ (Vocational School) cho người lớn, có thư viện, có cả Chùa, Nhà thờ trên "đồi tôn giáo", có Bệnh viện với cái tên khá ngộ nghĩnh và dễ nhớ là "Sick Bay". Chúng tôi được đón tiếp với những thùng mì ăn liền vĩ đại hãy còn bốc khói, giống hệt như những thùng mì Liên Hiệp Quốc phân phàt cho nạn nhân của thiên tai Tsunami ở South Asia cuối năm 2004.

Lần đầu tiên ăn đồ cứu trợ, sống bằng lòng nhân đạo của người khác, một thân một mình ở trại tỵ nạn của một đất nước khác, nước mắt tôi lăn dài, nghĩ đến Ba vẫn đang mỏi mòn trong ngục tù cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc vẫn thiếu ăn, thiếu mặc; nghĩ đến Mẹ đang vò võ một mình ở nhà, chắc là vẫn đang cầu nguyện cho bầy con đã tứ tán mỗi đứa một quốc gia, một phương trời khác nhau, ở tuổi chưa đến hai mươi.

Tưởng là mình đã rất can đảm khi dám chấp nhận cảnh "thân gái dặm trường", không ngờ, ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, đến khu vực Cô nhi (Minor Refugees Residential Section), dành cho các em dưới mười sáu tuổi đến trại tỵ nạn một mình, tôi thấy em nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi.

Ở đó, có Hanh, chỉ mới mười một tuổi, thông minh, đầy cương nghị, có Bố đang bị "học tập cải tạo" - như Ba tôi - được Mẹ gởi đi vượt biển một mình trên một thuyền bị hải tặc, mọi người đói lả gần ba ngày trước khi đến được trại tỵ nạn. Ở trại tỵ nạn, cậu bé tuy mới mười một tuổi nhưng có sự khôn ngoan và nét chửng chạc cúa một người ngoài hai mươi học hành chăm chỉ, hết học Anh Văn lại quay qua học Toán, quanh quẩn cả ngày ở trường Trung học trên đảo Pulau Bidong.

Ở đó, có Huyên, một em gái mới mười ba tuổi, cả gia đình mất tích trên biển khi thuyền bị lật. Như một phép màu, Huyên bám được một thùng plastic rỗng, trôi nổi bồng bềnh giữa đại dương gần nửa ngày, trước khi được một tàu tỵ nạn khác đi ngang vớt lên. Người ta đã thấy cô bé Việt Nam nhỏ bé mắt nhắm nghiền, gần như hôn mê bất tĩnh. thân xác mỏng manh như chiếc lá khô, hai tay vẫn còn bám chặt cái thùng nhựa rỗng bồng bềnh trên đại dương.

Ở đó, có Việt, rất thâm trầm, dù mới mười lăm tuổi, nhà cửa bị tịch thu, Ba bị giam ở khám Chí Hòa vì "tội nhà giàu", Mẹ gởi em ra đi với nhà hàng xóm để thoát khỏi tương lai đen tối của giai cấp "tư sản mại bản". Còn biết bao các em khác nữa. Mười một tháng sau đó ở Pulau Bidong, với vốn liếng Anh ngữ từ những năm ở trường Trung học, và những sách vở của thư viện trên đảo, tôi đã có cơ hội giúp cho UNHCR và cả các phái đoàn Mỹ, Canada, Úc trong việc thông dịch mỗi khi họ đến phỏng vấn thuyền nhân.

Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác xót xa khi nhớ lại những lần thông dịch cho những ngưồi đàn bà, con gái Việt Nam bị làm nhục bởi hải tặc trên đường vượt biển, em nhỏ nhất chỉ mới mười hai tuổi. Hồi đó, Cao ủy trưởng Alan ở Pulau Bidong chỉ định tôi chuyên làm công việc thông dịch đàn bà con gái trong các cuộc phỏng vấn các thuyền vượt biển bị hài tặc. Đó là một công việc rất tế nhị và đầy xót xa. Đến một độ nào đó, nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, người ta mất cảm giác. Nhiều người nữ thuyền nhân, mặt còn đầy nỗi kinh hoàng nhưng kể lại từng chi tiết ô nhục mà chính mình phải gánh chịu với giọng đều đều, thản nhiên, lạnh lùng như nói chuyện trời mưa, trời nắng, trong khi chính tôi và cô May, Cao ủy của UNHCR đã giọt ngắn giọt dài. Mỗi lần dịch hay viết xong một hồ sơ tàu tỵ nạn bị cướp, tay áo tôi ướt đẫm vì nước mắt. Tôi vẫn tự hỏi thủ phạm trực tiếp cho nỗi đau này là hải tặc Thái Lan, thủ phạm gián tiếp thực sự là ai?

Đó là khoảng thời gian rất bận rộn với công việc thông dịch ban ngày giúp cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn. Ban đêm, tôi còn dạy thiện nguyện cho các em , chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, ở trường Trung học trên trại Tỵ nạn. Trường chỉ dạy hai môn Anh văn và Toán. Sách học là những quyển sách đơn giản tương đương trình độ của bộ "English for Today" quyển I đến quyển III. Trước ngày ra đi, tôi chỉ mới học xong quyển IV ở Việt Nam , nhưng nhờ làm việc, tiếp xúc nhiều với các nhân viên UNHCR, và bằng long thương yêu các em chân thành như em ruột của chính mình, tôi mang hết kiến thức và hiểu biết của mình truyền lại cho các em, mặc dù tôi chưa hề được qua một trường lớp nào về Sư phạm. Chúng tôi, những người dạy thiện nguyện ở trường Trung hoc, vẫn đùa với nhau là mình đã theo một "trường phái sư phạm mới", lối dạy "mèo nhỏ tha chuột lớn".

Có lần, giải nghiã cho các em một từ mới, "dignity" - có nghĩa là phẩm giá - tôi không biết làm thế nào để giảng cho các em hiểu, đành viết lên bằng câu thí dụ "We lost everything, but never lose our dignity". Viết đến đó, tự dưng nước mắt tôi lăn dài, các em ở tuổi mười bốn, mười lăm lúc đó cũng khóc theo. Những giọt nước mắt đó vẫn còn đọng trong tâm khảm tôi cho đến bây giờ, cùng có niềm tin ở một thế hệ trẻ lưu vong có đầy đủ đầu óc và trái tim Chắc chắn, các em học sinh lúc đó, trên bước đường tha hương sau này, sẽ nhớ và hiểu nghiã chữ "dignity" hơn ai hết, và các em sẽ sống xứng đáng với lòng kỳ vọng của thân sinh các em, khi Ba Mẹ các em đã phải đứt ruột gởi con ra biển một mình.

Mỗi tuần hai lần, tàu "Blue Dart" của UNHCR cho nước ngọt, mì gói, gạo và thực phẩm tươi gồm gà và rau cải, đôi khi còn có dưa hấu hay thơm, vào cho thuyền nhân. Hầu hết chúng tôi đến trại tỵ nạn chỉ với một bộ quần áo dính trên người. Chúng tôi được phát áo quần từ một kho áo quần "second hand", tương tự như áo quần cũ bán trong Goods Will ở Mỹ. Áo quần thường rộng thùng thình, quá khổ, nhưng chúng tôi tự sửa lại đúng với kích thước của mình. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đã rất là chu toàn trong việc bảo vệ và chăm lo cho những người tỵ nạn chính trị, Đến lúc được chuyển qua trại chuyển tiếp Bataan ở Philippines để được hướng dẫn về đời sống văn minh của Mỹ trước khi chính thức đến Mỹ như một người tỵ nạn, chúng tôi được huấn luyện chương trình buổi sáng, buổi chiều làm "Teacher Aid" cho các giảng viên người Phi. Ở đó, đời sống đầy đủ hơn, và lạc quan hơn vì chúng tôi biết chắc chắn ngày mình được định cư ở Mỹ. Và cũng ở đó, tôi có thì giờ tự học nhiều hơn cho chính mình, chuẩn bị một thời kỳ gian nan khác, một khởi đầu từ con số không ở quê hương thứ hai. Một vài lần được về chơi ở Manila (thủ đô của Philippines) , những chuyến du lịch đặc biệt bằng xe bus dành riêng cho các "Teacher Aid", chúng tôi vẫn ngậm ngùi thương cho sự lạc hậu của đất nước mình ngay cả khi so sánh với các nước Á châu khác như Philippines.

"Nỗi buồn nhược tiểu" đó càng tăng cao khi trên đường bay qua Mỹ, tôi được dừng chân hai ngày ở Tokyo - Nhật, thủ đô của nước Á châu giàu mạnh nhất sau khi nếm bài học xương máu với hai cột khói trắng hình nấm khổng lồ ở Hiroshima và Nagasaki cuối thế chiến thứ hai. Tokyo văn minh sáng rực ánh đèn ban đêm tương phản với Saigon lạc hậu tranh tối, tranh sáng, Nước mắt tôi lại chảy xuống cho sự thụt lùi của quê hương đã bị bỏ lại sau lưng.

Tôi đến Mỹ một tuần trước lễ Giáng sinh, cùng một thuyền nhân Việt Nam khác, hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng được giao từ UNHCR, giúp đoàn người tỵ nạn gồm 85 người kể cả một vài người Lào và Cambodia cũng trốn chạy khỏi quê hương như chúng tôi. Giữa những hành khách Mỹ tự tin, cao to, với nhiều hành lý cồng kềnh về nước đoàn tụ với gia đình nhân dịp Giáng sinh và Tết dương lịch, rất dễ nhận ra những người tỵ nạn nhỏ bé, mảnh mai mắt mở to vui mừng lẫn ngơ ngác, chỉ có hai bàn tay trắng với những túi xách của UNHCR và IOM (International Organization for Migration), chỉ có giấy tờ nhập cư vào Mỹ và giấy tờ tùy thân .

Được chuẩn bị đầy đủ với gần 6 tháng học về "American Culture Orientation" ở trại chuyển tiếp Bataan, Philippines, với trình độ Anh văn tương đối sau một năm tiếp xúc và làm thông dịch viên cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn LHQ, tôi không đến nỗi bị lâm vào cảnh "mán về thành", nhưng thật sự đời sống ở Mỹ khác xa với đời sống ở quê nhà như mặt trời với mặt trăng, như ngày với đêm.

Hình ảnh của Ba với mái tóc bạc trắng ở tuổi năm mươi trong lao tù cải tạo, hình ảnh Mẹ với đôi mắt buồn trong những ngày chuẩn bị gởi chúng tôi ra đi là nguồn nghị lực không bao giờ cạn, tiếp sức cho chúng tôi trong thời gian chân ướt chân ráo ở quê hương thứ hai.

Từ nhiều trại tỵ nạn ở nhiều nước khác nhau: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, anh chị em chúng tôi đến Mỹ trong nhiều thời gian khác nhau, được trùng phùng, như trăm sông đổ về biển, và mang sức sống của tuổi hai mươi lao vào đất nước của tự do và cơ hội. Một người bạn cũ của Ba, qua Mỹ từ năm 1975, đang làm ở tổ chức thiện nguyện USCC, giúp tôi có được trợ cấp một lần là 650 dollars dành cho người tỵ nạn mới đến , bác viết cho tôi một reference letter và từ đó " I'm on my own way". Bác cũng giới thiệu cho tôi đến tìm việc làm ở một vài nơi. Trời thương, "thánh nhân đãi kẻ khù khờ", tôi được nhận vào làm full time ở một công ty lớn chỉ hai tuần sau ngày đến Mỹ. Lúc đó là đầu tháng giêng, giữa mùa Đông ở Mỹ, trời lạnh buốt, buổi sáng tôi thức dậy từ sáu giờ ba mươi, trời còn tối, ra đứng chỗ xe bus ở đầu đường, trời lạnh cóng, dưới 40 độ Fahrenheit, tôi phải mặc ba bốn lớp áo, nhưng áo quần cũ chị em chúng tôi đã mua từ Goods Will để vừa với túi tiền của mấy chị em lưu lạc quê người, chỉ có hai bàn tay trắng, với lòng tin của Ba Mẹ đặt ở mỗi chúng tôi. Một tuần sau, chịu không nổi cái lạnh gần đông đá , từ 32 đến 39 độ Fahrenheit của mùa đông thứ nhất ở Mỹ, tôi dùng cái paycheck đầu tiên của mình thuê người dạy lái xe và dốc hết tiền trợ cấp một lần cho người mới đến mua một cái Toyota Celica đã mười bốn tuổi, để đi học và đi làm. Đời sống lúc đó, còn nhỏ, là một hình tam giác với ba đỉnh là nhà, trường học và sở làm không hề có giải trí, không có cả thời gian để buồn và nhớ nhà. Đến Mỹ muộn màng, sau gần mười năm miền Nam sụp đổ, biết thân phận mình là "trâu chậm", chúng tôi lao đầu vào học, không dám để phí thêm một giờ phút nào. Mùa hè, học phí cao hơn, tôi chỉ ghi danh theo học một lớp, và làm part time cho một trạm bán xăng ở gần nhà Nghĩa là lúc đó, tôi đi làm full time, đi học full time quanh năm. Nhiều lúc quá mệt mỏi, tôi lại tự nâng đỡ tinh thần mình bằng câu nói cửa miệng của người Mỹ "No pain, no gain", và nhớ đến kỳ vọng của Ba Mẹ đã đặt ra cho chúng tôi. Buồn nhất là những lần bất chợt nghe được những câu hát rất đúng với tâm trạng của mình: "Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù .....", nghĩ đến Ba, nước mắt tôi vẫn lăn dài, và tự bảo lòng mình phải cố gắng học giỏi hơn để Ba Mẹ vui hơn, đủ nghị lực sống trong đời sống bị khủng bố tinh thần thường xuyên ở quê nhà.

Có lần được phát biểu cảm tưởng với thời gian ba phút trong một lần nhận học bổng, tưởng là sẽ cảm ơn đủ tất cả mọi người và hứa với "scholarship foundation" sẽ cố gắng nhiều hơn, nhưng tôi chỉ nói được gần hai phút: - Xin cảm ơn tất cả thầy cô đã có công dạy dỗ tôi, xin cảm ơn Hội đồng trao tặng học bổng cho tôi. Xin tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và cung cấp một đời sống tự do, no đủ cho tất cả những người tỵ nan, lưu vong. Vinh dự hôm nay xin được dành riêng cho tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay, và xin đặc biệt danh riêng cho Ba tôi, người vẫn còn đang bị đày ải trong lao tù Cộng sản vì đã ở trong một quân đội bảo vệ tự do, xin được dành riêng cho Mẹ tôi, người đã rất chu toàn trong việc nuôi dậy con cái một mình.

Một phút còn lại, tôi không nói được vì cử tọa trước mặt đã mờ đi sau màn nước mắt, mùi vị đắng cay sau năm 75 ở quê nhà vẫn kéo về với đầy nỗi xót xa, ngay cả trong giờ phút ngọt ngào nhất. Một thầy giáo người Mỹ gốc Ba Lan đã tỵ nạn Cộng sản từ cuối thập niên 60, dạy tôi từ năm đầu Đại học, hiểu rất rõ tâm trạng c

ủa một người tỵ nạn, đã lên diễn đàn giúp tôi hoàn tất lời phát biểu. Lần đó, tôi được đặc cách đề cử trực tiếp cho học bổng niên khoá kế tiếp, mà không phải qua những thủ tục bình thường. Món tiền tuy không lớn, cũng đủ để trang trải chi phí sách vở, học phí, ăn ở cho một năm học, là một yểm trợ vật chất lớn lao cho tôi trong ba năm đầu chân ướt chân ráo ở quê người. Có những điều hằn sâu trong ký ức, lúc nào cũng tưởng như mới vừa xẩy ra, như chuyện say sóng đến độ "mửa mật" của những ngày lênh đênh trên đại dương vẫn ám ảnh tôi không nguôi. Cho nên, có lần được chọn là "Employee of the year" được tặng vé cho một chuyến đi cruise trên biển một tuần cho hai người, nhớ lại cảm giác đắng nghét ở miệng, cảm giác mất thăng bằng của những ngày mới đặt chân lên đất liền, tôi đã nhường lại phần thưởng đó cho "the runner up" trước con mắt ngạc nhiên của mọi người làm cùng chỗ. Đó không phải là điều duy nhất người bản xứ không hiểu những người tỵ nạn, những người Mỹ gốc Việt lưu vong. Họ cũng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam nhỏ bé ốm yếu vẫn đội mưa đội gió hàng giờ giương cao những tấm biểu ngữ "Human Right for VietNam", "Freedom for VietNam" ở một góc đường nào đó trong đời sống lạnh lùng, đầy tất bật của đất nước Hoa kỳ.

Sau khi đã ổn định, - đã có một "career" đàng hoàng thay cho cái "job" để kiếm sống - có thời tôi đi dạy thiện nguyện cho một trường Việt ngữ ở điạ phương, học sinh là các em teenagers. Dù cùng tuổi nhưng học trò của tôi bây giờ vô tư, ngây thơ, khác xa các em trong trại tỵ nạn chững chạc, trưởng thành trước tuổi. Ở trường Việt ngữ, ngoài bài giảng từ sách của trường, thì giờ còn dư, chúng tôi giảng trích đoạn từ tác phẩm "Mùa hè đỏ lửa" của nhà văn Phan Nhật Nam, từ bài thơ bất khuất "Nếu ai hỏi" của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện để các em hiểu rõ hơn giá trị của tự do, và biết yêu thương cha mẹ hơn, biết ơn cha mẹ các em đã hy sinh rất nhiều để các em có được ngày hôm nay.

Đời sống ở Mỹ vốn tất bật, nhưng một phút bình lặng nào đó của tâm hồn, dù đang bị kẹt xe trên một xa lộ xe cộ tất tả ngược xuôi hay đang ở trong một cuộc họp ở sở, đầu óc tôi vẫn lang thang về với quê nhà, và buồn thay, bao giờ cũng vậy, mùi vị đắng nghét như đang bị "mửa mật", mùi vị chua cay của một thời vẫn hiện về, rõ ràng, mồn một như chuyện hôm qua.

Và có một lần "chuyện hôm qua" càng rõ nét hơn. Đến thăm Massachusetts Institute of Technology (MIT) nổi tiếng về chuyên ngành Toán và Kỹ thuật, đang ngồi chờ người bạn ở cafeteria của trường, bỗng một sinh viên người Á châu đi qua, đi lại trước mặt tôi nhiều lần. Sau cùng, anh ta dừng lại, lịch sự hỏi bằng tiếng Mỹ: - Xin lỗi, chị có phải là cô Thuyên ở trường Trung học Pulau Bidong năm 1988 không?

Tôi trả lời bằng tiếng Việt:

- Đúng rồi, em có thể nhắc cho tôi nhớ em là ai không?

Người thanh niên vui mừng, rồi bằng một thứ tiếng Việt rõ ràng và lễ độ, anh ta trả lời:

- Em là Hanh đây chị, em học cùng lớp với Huyên và Việt ở Pulau Bidong. Chị nhớ em không?

Hanh vẫn nhận ra tôi sau mười lăm năm không gặp, nhưng tôi thì không thể nhìn ra được anh thanh niên cao lớn chững chạc trước mặt mình là cậu bé đen nhẻm, chững chạc, chăm học ở trại tỵ nạn năm xưa, Hanh lúc đó đang ở năm cuối của chương trình Tiến sĩ Toán, như ước mong ngày nào em đã trình bày trong một giờ thực tập nói tiếng Anh ở lớp học nhỏ xíu, mái lợp tôn thô sơ giữa đảo Pulau Bidong. Hanh kể cho tôi nghe về chuyện em đến Mỹ một mình ở tuổi mười hai, cùng với một nhóm ngườI Việt Nam tỵ nạn đặt chân đến Mỹ ở phi trường San Francisco, Hanh đổi máy bay về Massachusetts. Đi một mình, dưới mười lăm tuổi, nên Hanh được một cô Stewardess đích thân dắt lên máy bay trước.

Ra đón cậu bé tỵ nạn Việt Nam ở phi trường Logan Boston - là đại diện của một tổ chức thiện nguyện và cha mẹ nuôi của Hanh. Đó là một gia đình ngươi Mỹ gốc Tiệp Khắc, qua Mỹ tỵ nạn từ thập niên 60s. Dù chưa bao giờ có ý định xin con nuôi, nhưng thấy Hanh là một cậu bé mới mười một tuổi vượt biển một mình, không có thân nhân, nên họ muốn đưa Hanh về nuôi. Cả hai ông bà đều dạy Trung học. Ông dạy Toán, bà dạy Home Economics (tương tự như môn Nữ công gia chánh ở Việt Nam). Người con duy nhất đi học xa, ông bà vẫn làm việc thiện nguyện ở một Nhà thờ Tin lành vào cuối tuần. Khi thấy tên Hanh, một em nhỏ tỵ nạn Việt Nam mới mười một tuổi, không có thân nhân ở Mỹ, được nhà thờ tìm người bảo trợ, họ xin nhận Hanh làm con nuôi. Vẻ chín chắn cùng sự khôn ngoan trước tuổi của Hanh đã chinh phục được lòng thương yêu của bố mẹ nuôi người Mỹ từ lúc đầu. Vì cả hai ông bà đều là nhà giáo, Hanh lại có căn bản về cả tiếng Anh lẫn học lực, lại chăm chỉ học hành nền em được vào thẳng lớp bảy như các học sinh bản xứ mà không gặp trở ngại nào.

Lên Trung học, Hanh tốt nghiệp thủ khoa Trung học. Với sự hướng dẫn quý báu của cha mẹ nuôi, với thành tích học tập xuất sắc trong bốn năm Trung học, cậu bé Hanh tỵ nạn năm xưa nhận được học bỗng toàn phần của MIT, trong niềm hãnh diện của cha mẹ nuôi ở Mỹ lẫn cha mẹ ruột ở Việt Nam. Giữa thập niên 90s của thế kỷ hai mươi, ba mẹ sinh thành cùng hai em của Hanh được qua Mỹ theo chương trình nhân đạo HO. Vậy là Hanh có đến hai ông bố, hai bà mẹ, và hai gia đình cùng ở tiểu bang Massachusetts, trong hai thành phố kế cận nhau. Không muốn làm mất lòng gia đình nào, và để được tập trung học tập, Hanh vào nội trú trong MIT. Mổi thứ bảy về với cha mẹ ruột, ăn món ăn Việt Nam do mẹ nấu, nghe ba kể về những đọa đày ông phải gánh chịu trong các trại "cải tạo". Và mỗi chủ nhật, về lại căn phòng thân thuộc mà cha mẹ nuôi đã dành cho Hanh từ ngày cậu bé Việt Nam, da còn đậm màu nắng gió của trại tỵ nạn, chân ướt, chân ráo đến Mỹ. Căn phòng dù không còn được dùng thường xuyên, nhưng trong closet vẫn còn treo hai bộ áo quần kỷ niệm của Hanh, một bộ Hanh mặc khi mới đến Mỹ được người bảo trợ ra đón, và bộ kia là bộ áo quần đầu tiên Hanh được bố mẹ nuôi mua cho. Ở một góc bàn học, vẫn còn cái lọ thủy tinh có cắm hai lá cờ nhỏ, một sọc trắng đỏ với năm mươi ngôi sao của Mỹ, một màu vàng với ba sọc đỏ của Việt Nam. Trên tường vẫn còn hình Hanh năm mười tám tuổi, chững chạc trong áo mũ và dây choàng thủ khoa (valedictorian) ngày tốt nghiệp Trung học.

Một chi tiết rất cảm động trong câu chuyện của cậu bé tỵ nạn ở Pulau Bidong năm xưa là hồi mới đến Mỹ, mỗi lần được cho kẹo chocolate, Hanh chỉ ăn một phần nhỏ và để dành hầu hết kẹo để gởi về Việt Nam cho hai em và cho các bạn. Điều "bí mật" đó bị phát hiện khi hai ông bà Mỹ thấy cậu con nuôi ăn uống rất chừng mực từ tốn nhưng luôn luôn xin được mua thêm chocolate. Kẹo "để dành" thường được Hanh gói cẩn thận trong những túi nylon dán kín để trong một góc tủ áo quần. Halloween đầu tiên ở Mỹ, đi học về, làm xong bài vở, trời vừa sụp tối, Hanh xin phép ba mẹ nuôi cho đi xin kẹo. Cậu bé miệt mài đi bộ một mình trong thời tiết se lạnh đầu mùa thu ở miền Đông Bắc trên bốn năm con đường, gõ cửa từng nhà xin kẹo. Kêt quả rất khả quan, sáng hôm sau Hanh gởi được một thủng kẹo mười hai lbs (khoảng 5kg) về Việt Nam mà cước phí còn cao hơn cả tiền mua kẹo. Có nguồn gốc là người Tiệp Khắc, một thời đã phải sống dưới chế độ Cộng sản, bố mẹ nuôi của Hanh hiểu ngay mọi chuyện. Và ông bà càng quý Hanh, cậu bé Việt Nam tuổi còn nhỏ nhưng tấm lòng đã rất lớn.

Đến phiên tôi, tôi cũng kể cho Hanh nghe giòng đời đã đẩy đưa tôi từ trại tỵ nạn năm xưa đến California như thế nảo. Có nằm mơ, tôi cũng không tưởng tượng nổi mình gặp lại được cậu học trò đen nhẻm vì vị mặn của gió biển ở Mã Lai, có đôi mắt sáng nhưng lúc nào cũng buồn ở trường Trung học trên đảo Bidong ngày nào. Ước gì tôi cũng gặp được Huyên và Việt, cũng như đã hội ngộ rất bất ngờ với Hanh ở một góc trường MIT ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Nhưng dù chưa hay không có dịp tái ngộ với Huyên và Việt, tôi vẫn tin hai em đã rất thành công như Hanh, chứng minh mình có thể làm được nhiều điều, chẳng hạn như chuyện học hành, mà có một thời ở trong nước , sau tháng 4/75, nhà cầm quyền không cho phép mình làm.

Tất cả chúng tôi dều giống nhau ở chỗ phải xa nhà, bỏ đất nước ra đi một mình, dù lúc nào trong tâm tưởng của chúng tôi cũng có một vị trí trang trọng cho quê hương chôn nhau cắt rốn đã phải bỏ lại sau lưng. Chúng tôi đã phải mang cả sinh mạng của mình ra đánh cuộc với định mệnh, với đại dương; một cái giá không một khoản tiền nào, dù lớn đến đâu có thể mua được. Những được mất với cuộc đời hãy còn ở trước mặt, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng không ngừng để xứng đáng với cái giá mình phải đánh đổi.

Chia tay Hanh hôm đó, tôi mang theo câu nói của Hanh với khuôn mặt rất nghiêm trang, già trước tuổi, và vẫn với đôi mắt buồn xa vắng như lần đầu tiên tôi gặp em ở trường Trung học trên đảo tỵ nạn:

- Điều em vui nhất là đã đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ ruột và ân tình cưu mang của bố mẹ nuôi. Em vẫn cố gắng hết mình, cố gắng đến hết cuộc đời để luôn làm cho cả Ba Mẹ lẫn Mommy, Daddy của em vui Điều duy nhất không chắc em có làm được hay không, là "gánh sơn hà" mà đôi lúc Ba em và các bác, các chú cùng thời vẫn nửa đùa nửa thật là đã trao lại cho thế hệ của mình. Hanh dừng một chút rồi hỏi một câu mà đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cách trả lời:

- Gánh sơn hà nặng lắm một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?

Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong tôi và chắc là phải còn lâu, lâu lắm, tôi mới biết được câu trả lời chính xác Nhưng tôi tin là chỉ cần một phần mười của một thế hệ Việt Nam (cả ở hải ngọai lẫn trong nước) biết đoàn kết, có nhiệt tâm gánh vác non sông với chí khí của Trần Quốc Toản, với lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học và với đầu óc của Lê Quý Đôn thì gánh sơn hà sẽ nhẹ nhàng như cái cặp đi học rất thân thuộc của một thời đèn sách.

(Viết cho Lan Hương, Tiến, Tuấn và những thuyền nhân "đi biển" một mình
*

No comments:

Post a Comment