TIN TỔNG HỢP * BIỂN ĐÔNG
Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
Đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã điều hai tàu Ngư chính 311 và 202
từ vịnh Tam Á, thuộc tỉnh Hải Nam, đến tuần tra trong khu vực Trường
Sa. Các giới chức Trung Quốc cho biết, hai tàu này được điều đi với
mục đích tuần tra và hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc, trong khoảng
thời gian một tháng ở quần đảo Trường Sa, cách đảo Hải Nam của Trung
Quốc gần 1,200 km.
Báo chí Trung Quốc mô tả, nòng pháo của con tàu 3503 Malaysia nặng
khoảng 300 tấn, đã chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311, và tàu Malaysia
càng ngày càng tiến vào tàu đối phương. Thủy thủ đoàn Trung Quốc còn
nhìn thấy tàu Malaysia có trang bị 2 tên lửa đạn đạo, và các binh sĩ
trên tàu đầu đội mũ sắt với tư thế sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 4
binh sĩ tiến vào các khẩu pháo ở phía sau boong tàu. Phía trái tàu
chiến Malaysia cũng có một nòng pháo khác chĩa thẳng vào tàu ngư chính
của Trung Quốc, điều này đã làm cho thủy thủ đoàn Trung Quốc vô cùng
căng thẳng.
Cũng xin nhắc thêm, đầu tháng trước, Trung Quốc đã loan tin rằng họ sẽ
điều chỉnh chính sách tiền tệ theo lợi ích của Washington nếu Hoa Kỳ
tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan và
Tây Tạng.
*
TQ sẽ không nhượng bộ về Biển Đông
Cơ
hội thương lượng giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông dường
như ngày càng ít dần khi Trung Quốc tỏ ra ngày càng cứng rắn
trong vấn đề chủ quyền.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong vừa có bài nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Bắc Kinh trong cách tiếp cận các nguồn lợi biển.
Báo này nhận định: "Bắc Kinh cương quyết bảo vệ các vùng biển mà Trung Quốc coi là của mình".
Bằng chứng được dẫn là việc tàu tuần tiễu và cả tàu chiến của Trung Quốc tuần tra các khu vực kinh tế đặc quyền ngày càng nhiều so với trước.
Báo Hong Kong nói nhiều phần của các khu vực mà Bắc Kinh tự định chuẩn này lại chồng lấn với các nước láng giềng, gây nguy cơ đối đầu và tranh chấp.
Hôm thứ Sáu 07/05 Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã cho mời Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo đến để phản đối về việc tàu hải quân Trung Quốc theo sát tàu thăm dò Nhật tại một khu vực tranh chấp ở Đông Hải cách đảo Amami Oshima phía Nam Nhật Bản 320 km.
Cả Trung Quốc và Nhật đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhanh chóng phản ứng, rằng tàu Trung Quốc làm đúng phận sự.
Bà Khương nói: "Việc tàu Trung Quốc thực hiện hoạt động thi hành pháp luật tại các khu vực đó là hoàn toàn hợp pháp."
Chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp sang vị thế cường quốc hàng hải, Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhân nhượng trong tranh chấp chủ quyền biển.
Giáo sư Vương Hàn Linh, chuyên gia các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được dẫn lời nói Trung Quốc dần nổi lên như cường quốc biển, và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cũng dần nóng lên.
Giáo
sư Vương nói: "Thực ra, tranh chấp giữa các bên đã nảy sinh
từ những năm 1970, khi người ta tìm thấy dầu lửa và các
nguồn tài nguyên khác tại các quần đảo Điếu Ngư, Trường Sa
và Hoàng Sa."
"Từ hồi đó đã có ý tưởng là các nước Đông Nam Á nên liên kết lại để đối đầu với Trung Quốc và trong một thời gian, Bắc Kinh đã tỏ ra quan ngại về điều này."
Thế nhưng theo ông Vương, sau 30 năm không thấy động tĩnh gì (từ phía các nước Đông Nam Á), Trung Quốc nay cũng không còn lo lắng.
"Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc."
"Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc."
Ông Vương Hàn Linh nói Bắc Kinh cần duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đã có văn bản khẳng định chủ quyền và quyền tài phán với các quần đảo ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cả ngàn năm nay.
Mới đây, hôm 06/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành từ 16/05-01/08 ở Biển Đông, trong có các khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."
Động thái 'giao thiệp ngoại giao' xem ra chưa làm người dân yên lòng vì lệnh cấm đánh bắt nói trên ảnh hưởng tới việc mưu sinh của nhiều ngàn ngư dân.
Sau khi bà Nguyễn Phương Nga lên tiếng một ngày, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đã ký văn bản gửi Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, đề nghị phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông.
Tỉnh này cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp đòi Trung Quốc thả vô điều kiện tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị bắt hồi đầu tháng.
Trung Quốc vừa trả tự do cho 23 ngư dân Quảng Ngãi, nhiều người bị bắt từ hồi tháng Ba khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng tuần ngư Trung Quốc hôm 04/05 lại bắt một tàu cá khác cũng của Quảng Ngãi với 11 thuyền viên.
Tàu đánh cá của ông Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cũng bị bắt khi đang hoạt động gần Hoàng Sa. Toàn bộ số ngư dân trên tàu hiện đang bị giam trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100508_china_vietnam_sea.shtml
*
VN phản đối TQ về lệnh cấm đánh cá
Phản đối và tự cường
Khi được hỏi, Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."
Bà cũng nói: "Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế."
Hồi tháng 6 năm ngoái, Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc đã công bố lệnh cấm trong một số khu vực ngoài Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Năm nay, phía Trung Quốc nói lệnh có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8.
Các khu vực này, theo phía Việt Nam, là thuộc Bấm chủ quyền của họ.
Trung
Quốc đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa và
liên tục cho tàu tuần tra đến Trường Sa, nơi họ chiếm một số
đảo từ 1988.
Theo báo chí Việt Nam, các chuyến "tuần tra" mới nhất của đội tàu ngư chính Trung Quốc diễn ra trong tháng 4 này.
Tuy nhiên, các vụ Bấm bắt giữ ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc cũng xảy ra nhiều tại khu vực gần Hoàng Sa.
Báo chí Việt Nam cho hay gần đây nhất, 23 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ nhưng được thả về trước sự phản đối của Việt Nam.
Từ mấy năm qua, nhiều giới tại Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ với "hình lưỡi bò" chiếm gần hết vùng Biển Đông.
Cũng trong tháng 5 năm nay, Việt Nam công bố một kế hoạch phát triển vành đai các đảo, kéo dài 10 năm, trị giá 162,5 nghìn tỷ VND (8,5 tỷ đôla).
Theo tin các hãng thông tấn, dự kiến kế hoạch này sẽ được thực hiện từ Phú Quốc tới Cát Bà.
Theo truyền thông Việt Nam, quyết định số 568/QÐ-TTg về "Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành có mục tiêu nhằm "‘xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo".
Cùng lúc, Việt Nam cũng tăng cường trang bị bằng cách mua tàu chiến và Bấm phi cơ từ các nước khác.
Đối ngoại đa phương
Tại hội nghị thượng đỉnh của Asean tại Hà Nội tháng 4 vừa qua, các nước thành viên Hiệp hội chỉ bày tỏ "tin tưởng" rằng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì an ninh, ổn định tại Biển Đông chứ không đưa ra được văn bản thỏa thuận nào cả.
Ở vị trí nước chủ nhà và chủ tịch luân phiên của khối, trả lời câu hỏi BBC có mặt tại chỗ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói Asean "tin tưởng rằng với thiện chí của các bên và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông (DOC) cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Dũng nói: "Vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an ninh Biển Đông là lợi ích chung và là quan tâm lớn của các nước Asean cũng như các nước trong cả khu vực."
Ông cũng cho hay: "Các quan chức Asean và Trung Quốc đã thống nhất sẽ sớm nhóm họp để bàn biện pháp thúc đẩy triển khai thực hiện DOC."
Trong quá trình Bấm "quốc tế hóa" tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ngoài việc cố gắng tìm ủng hộ trong vùng, Việt Nam cũng hướng tới dư luận và chính giới các quốc gia Phương Tây.
Trong một động thái như vậy, lần đầu tiên, một Bấm hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.
Vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp với các nước trong vùng, chủ yếu là Trung Quốc, được bàn từ các góc độ lịch sử, môi trường sống và cả ngư nghiệp.
Tuy nhiên, chính giới Hoa Kỳ và phương Tây cho tới nay có vẻ như né tránh việc ra công bố chính thức ủng hộ bất cứ bên nào trong các tranh chấp biển đảo ở vùng Đông Nam Á.
Cùng lúc, các cuộc thăm viếng cao cấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể cả giới quân sự và quốc phòng, vẫn diễn ra đều đặn.
Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam gọi chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ 21 đến 28/04 là cơ hội để hai bên "cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước, tiến tới phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, rà phá thủy lôi, chống cướp biển..."
Cuối tháng 4 sang đầu tháng 5, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc dự lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế Thượng Hải Expo 2010 và gặp mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Hai nước đã và đang có các hoạt động, tuyên bố kỷ niệm 60 năm Bắc Kinh và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100507_biendong_fishing_policy.shtml
*
Lãnh đạo VN kêu gọi 'kiểm soát chặt' biển đảo
Ngoài các tướng cấp cao trong Bộ Quốc phòng; Tổng cục Chính trị; Quân chủng Hải quân, buổi lễ còn có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương.
Bài diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng đọc tại buổi lễ đã nhắc đến phương thức hoạt động của Hải quân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
“Nhiệm vụ của Hải quân là quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam, giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Tuy không nhắc đến tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay chuyện Trung Quốc bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam, bài diễn văn có nói đến việc bảo vệ “các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển, đảo theo quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.”
Về chuyện bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển, ông Nguyễn Phú Trọng muốn Hải quân Việt Nam “chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang, lực lượng quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên biển.”
Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, là chính trị gia có thế lực thứ tư tại Bộ Chính trị chỉ thị Quân chủng Hải quân chuẩn bị tinh thần tác chiến, nếu tình huống đòi hỏi.
“…Sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công trên hướng biển.”
Trong vai trò chủ tịch luân phiên khối Asean năm nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xu thế quốc tế hóa các xung đột tại Biển Đông. Về hướng hợp tác sắp tới giữa Hải quân Việt Nam với quân đội một số nước khác, Chủ tịch Quốc hội chỉ nhắc đến khái niệm “các nước truyền thống”, tuy không nói rõ nước nào.
“Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với hải quân các nước truyền thống, các nước láng giềng; thực hiện tốt tuần tra chung với các nước trong khu vực để xây dựng các vùng biển hòa bình, ổn định.”
Diễn văn của Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân tại buổi lễ nói đến “sứ mệnh lịch sử” của Hải quân Việt Nam là “sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.”
Theo tướng Nguyễn Văn Hiến, người lính hải quân cần có tính cách, “dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100508_ngphutrong_navyday.shtml
*
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-05-09
Sau khi gây quan ngại cho nước láng giềng Nhật Bản bằng các cuộc tập trận gần tỉnh đảo Okinawa, mới đây Trung Quốc lại gia tăng tuần tra ở Biển Đông.
Photo courtesy of China Daily
Các
hành động của Trung Quốc trong tháng qua cho thấy nước này đã có một
kế hoạch rõ ràng đối với vùng biển đang tranh chấp với các nước láng
giềng.
Mời quý vị cùng thông
tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm các hành động mới nhất của Trung Quốc ở
Biển Đông trong thời gian gần đây.
Chỉ ngư dân Trung Quốc mới được đánh cá?
Từ
lâu, Trung Quốc không còn giấu giếm ý định muốn chiếm Biển Đông làm
cái ao nhà của họ. Qua các tuyên bố gần đây của Trung Quốc trong việc
đòi chủ quyền trên Biển Đông được lặp đi lặp lại cùng với các hành
động như: thường xuyên tập trận trong khu vực, đưa các tàu ngư chính
xuống tuần tra ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của các nước
khác, điều đó cho thấy thái độ của Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu
chiến hơn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Cuối tháng 4
vừa qua, Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc cho biết, hai tàu khác đã được
điều đến thay thế hai tàu Ngư chính 311 và 202. Ông Ngô Tráng, Giám
đốc Cục Quản lý Nghề cá ở Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc,
cho biết: "Tàu Ngư chính 301 và 302 của Trung Quốc sẽ thay tàu Ngư
chính 311 và 202, đang tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Nam Sa
(tức Trường Sa) từ ngày 1 tháng 4".
Ông Ngô Tráng cũng nói thêm rằng, các tàu ngư chính này tuần tra với mục đích hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố quyền đánh cá của nước này ở quần đảo Trường Sa.
Ông
Ngô Tráng cũng nói thêm rằng, các tàu ngư chính này tuần tra với mục
đích hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố
quyền đánh cá của nước này ở quần đảo Trường Sa.
Hành
động này cho thấy, Trung Quốc đưa các tàu ngư chính tuần tra không
phải để bảo vệ các tàu đánh cá bị sách nhiễu bởi tàu của các nước khác
trong khu vực, mà các con tàu này được sử dụng nhằm “củng cố” quyền
đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông. Nghĩa là, những con tàu trên được
sử dụng với mục đích ngăn chặn quyền đánh bắt cá của những tàu không
phải là Trung Quốc.
Malaysia phản đối mạnh mẽ
Malaysia
là nước phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa tàu đến tuần tra trong
khu vực này. Theo tin từ báo Trung Quốc, các tàu ngư chính của họ đã
gặp phải sự đối đầu với tàu chiến và máy bay chiến đấu của Malaysia ở
khu vực Trường Sa.
Tàu ngư
chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia bám theo sát trong khoảng thời
gian 17 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ sáng ngày 29 tháng 4 đến 3 giờ sáng
ngày 30 tháng 4. Báo chí cũng mô tả, có lúc tàu Malaysia đuổi theo,
chỉ cách tàu Trung Quốc khoảng 300 mét.
Thời
điểm gay cấn nhất phải kể đến là lúc khẩu pháo hạm trên tàu chiến
Malaysia, chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc vào lúc 10
giờ sáng ngày 29 tháng 4. Sau đó, phía Malaysia dùng loa phóng thanh
hướng vào tàu Trung Quốc, thông báo với họ rằng, đội tàu của họ đã đi
vào vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Malaysia.
Phía
Trung Quốc đáp lại rằng tàu của họ đang thi hành nhiệm vụ quản lý định
kỳ ở lãnh hải mà Trung Quốc cho rằng đã thuộc về họ. Khoảng nửa tiếng
sau, chiếc loa trên tàu Malaysia phát ra bằng tiếng Trung rằng: “Đội tàu Ngư chính Trung Quốc, chúng tôi là quân hạm Malaysia, mong các ông hãy rời khỏi nơi này”.
Đến 11 giờ 50 phút cùng
ngày, một phi cơ chiến đấu của Malaysia xuất hiện trên bầu trời mà
phía bên dưới là tàu Trung Quốc, phi cơ này bay lượn liên tục khoảng
15 phút. Vào buổi chiều cùng ngày, vẫn phi cơ của Malaysia một lần nữa
xuất hiện, bay một vòng trên không với mục đích cảnh cáo Trung Quốc
xâm phạm vùng lãnh hải của nước họ.
Trên
biển, các tàu chiến Malaysia vẫn tiếp tục đuổi theo các tàu Ngư chính
301 và 302 của Trung Quốc. Khoảng 3 giờ chiều ngày 29 tháng 4, một
trong các tàu ngư chính của Trung Quốc hướng về bãi ngầm James Shoal
(Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tằng Mẫu), đây là bãi ngầm nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế của Malaysia, cách thành phố biển Bintulu của nước
này khoảng 80 km về phía Tây Bắc.
Có
thể có nhiều tàu Malaysia đã đuổi theo các tàu Trung Quốc. Theo báo
chí Trung Quốc mô tả, những người trên tàu của họ vẫn còn thấy các tàu
Malaysia đuổi theo các tàu ngư chính cho tới 3 giờ sáng ngày 30 tháng
4.
Tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc?
Một
hành động khác được cho là mới nhất của Trung Quốc ở vùng Biển Đông đó
là cuối tháng qua, Trung Quốc đã đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi”
của họ. Giới chuyên gia cho rằng, đây là cụm từ lần đầu tiên Trung
Quốc sử dụng đối với Biển Đông, nâng tầm quan trọng của khu vực này
lên ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này cho thấy, Trung Quốc
đã thể hiện một hành động hung hăng mới đối với khu vực đang tranh
chấp.
Ông Lý Đạo Quỳ, cố vấn cao cấp Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nói: “Bắc
Kinh có thể điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ. Khi Mỹ tôn trọng ‘lợi
ích cốt lõi’ của Trung Quốc thì vấn đề bất đồng về chính sách tiền tệ
có thể được giải quyết một cách dễ dàng”.
Theo
tin từ Reuters, trong một cuộc điện đàm ngày 2 tháng 4 vừa qua giữa
Tổng thống Obama, với ông Hồ Cẩm Đào, rằng hai nước đã đạt một sự đồng
thuận rất quan trọng, đó là hai nước đồng ý “tôn trọng lợi ích cốt lõi
của nhau”.
Bắc Kinh có thể điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ. Khi Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc thì vấn đề bất đồng về chính sách tiền tệ có thể được giải quyết một cách dễ dàng.Ông Lý Đạo Quỳ
Báo
chí Trung Quốc đưa tin, trong lần gặp gỡ riêng giữa lãnh đạo hai nước
Mỹ - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở Washington hồi tháng 4
vừa qua, Tổng thống Obama một lần nữa tái khẳng định: Hoa Kỳ tôn trọng
“lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, và rằng Washington sẽ thận trọng xử
lý một số vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương.
Tuy
nhiên, vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa đặt Biển Đông vào “lợi ích
cốt lõi”, mà chỉ có hai vấn đề chính là Đài Loan và Tây Tạng.
Câu
hỏi được đặt ra là, không rõ liệu có văn bản thỏa thuận chi tiết nào
đó giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nêu rõ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà
Hoa Kỳ phải tôn trọng là gì, hay là Hoa Kỳ phải tôn trọng bất kỳ lợi
ích nào mà Trung Quốc cho là “cốt lõi”?
Giả
sử Trung Quốc đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” và buộc Hoa Kỳ phải
tôn trọng lợi ích này, liệu phản ứng của Hoa Kỳ sẽ như thế nào?
Theo dòng thời sự:
- Ngư dân Việt Nam phải chịu đựng đến bao giờ
- Việt Nam phản đối TQ cấm đánh cá ở Hoàng Sa-Trường Sa
- Những quan ngại ở Á Châu theo nhân định của Dân biểu David Wu
- Trung Quốc gây quan ngại trong khu vực biển Đông Trung Hoa
- Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
- Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Ngư dân Việt Nam lại bị Trung Quốc hành hung
- Lý Sơn: Tàu đánh cá VN bị Trung Quốc trấn lột
- Quan hệ Mỹ - Trung và cuộc chiến tỷ giá đồng nhân dân tệ
*
TQ sẽ không nhượng bộ về Biển Đông
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong vừa có bài nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Bắc Kinh trong cách tiếp cận các nguồn lợi biển.
Báo này nhận định: "Bắc Kinh cương quyết bảo vệ các vùng biển mà Trung Quốc coi là của mình".
Bằng chứng được dẫn là việc tàu tuần tiễu và cả tàu chiến của Trung Quốc tuần tra các khu vực kinh tế đặc quyền ngày càng nhiều so với trước.
Báo Hong Kong nói nhiều phần của các khu vực mà Bắc Kinh tự định chuẩn này lại chồng lấn với các nước láng giềng, gây nguy cơ đối đầu và tranh chấp.
Hôm thứ Sáu 07/05 Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã cho mời Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo đến để phản đối về việc tàu hải quân Trung Quốc theo sát tàu thăm dò Nhật tại một khu vực tranh chấp ở Đông Hải cách đảo Amami Oshima phía Nam Nhật Bản 320 km.
Cả Trung Quốc và Nhật đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhanh chóng phản ứng, rằng tàu Trung Quốc làm đúng phận sự.
Bà Khương nói: "Việc tàu Trung Quốc thực hiện hoạt động thi hành pháp luật tại các khu vực đó là hoàn toàn hợp pháp."
Không nhượng bộ nguồn lợi biển
Giới phân tích cho rằng lý do chính nhất để Trung Quốc ráo riết hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong có Biển Đông, là vì nguồn tài nguyên biển.Chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp sang vị thế cường quốc hàng hải, Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhân nhượng trong tranh chấp chủ quyền biển.
Giáo sư Vương Hàn Linh, chuyên gia các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được dẫn lời nói Trung Quốc dần nổi lên như cường quốc biển, và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cũng dần nóng lên.
Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc. Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc.
Giáo sư Vương Hàn Linh, Viện KHXH Trung Quốc
"Từ hồi đó đã có ý tưởng là các nước Đông Nam Á nên liên kết lại để đối đầu với Trung Quốc và trong một thời gian, Bắc Kinh đã tỏ ra quan ngại về điều này."
Thế nhưng theo ông Vương, sau 30 năm không thấy động tĩnh gì (từ phía các nước Đông Nam Á), Trung Quốc nay cũng không còn lo lắng.
"Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc."
"Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc."
Ông Vương Hàn Linh nói Bắc Kinh cần duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đã có văn bản khẳng định chủ quyền và quyền tài phán với các quần đảo ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cả ngàn năm nay.
Ngư dân Việt Nam gặp khó
Trước lập trường ngày càng kiên quyết của Trung Quốc, có thể thấy rằng nỗ lực thương lượng của các quốc gia liên quan đang gặp trở ngạ̣i.Mới đây, hôm 06/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành từ 16/05-01/08 ở Biển Đông, trong có các khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."
Động thái 'giao thiệp ngoại giao' xem ra chưa làm người dân yên lòng vì lệnh cấm đánh bắt nói trên ảnh hưởng tới việc mưu sinh của nhiều ngàn ngư dân.
Sau khi bà Nguyễn Phương Nga lên tiếng một ngày, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đã ký văn bản gửi Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, đề nghị phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông.
Tỉnh này cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp đòi Trung Quốc thả vô điều kiện tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị bắt hồi đầu tháng.
Trung Quốc vừa trả tự do cho 23 ngư dân Quảng Ngãi, nhiều người bị bắt từ hồi tháng Ba khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng tuần ngư Trung Quốc hôm 04/05 lại bắt một tàu cá khác cũng của Quảng Ngãi với 11 thuyền viên.
Tàu đánh cá của ông Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cũng bị bắt khi đang hoạt động gần Hoàng Sa. Toàn bộ số ngư dân trên tàu hiện đang bị giam trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
*
VN phản đối TQ về lệnh cấm đánh cá
Việt
Nam nói sẽ phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
sau khi công bố kế hoạch kinh tế và quốc phòng 8,5 tỷ đôla để
củng cố vành đai các đảo.
Các
hãng thông tấn đưa tin trong cuộc báo thường lệ hôm 6/05, Bộ
Ngoại giao Việt Nam chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá
ngoài Biển Đông của Trung Quốc.Phản đối và tự cường
Khi được hỏi, Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."
Bà cũng nói: "Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế."
Hồi tháng 6 năm ngoái, Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc đã công bố lệnh cấm trong một số khu vực ngoài Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Năm nay, phía Trung Quốc nói lệnh có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8.
Các khu vực này, theo phía Việt Nam, là thuộc Bấm chủ quyền của họ.
Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc
Bà Nguyễn Phương Nga
Theo báo chí Việt Nam, các chuyến "tuần tra" mới nhất của đội tàu ngư chính Trung Quốc diễn ra trong tháng 4 này.
Tuy nhiên, các vụ Bấm bắt giữ ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc cũng xảy ra nhiều tại khu vực gần Hoàng Sa.
Báo chí Việt Nam cho hay gần đây nhất, 23 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ nhưng được thả về trước sự phản đối của Việt Nam.
Từ mấy năm qua, nhiều giới tại Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ với "hình lưỡi bò" chiếm gần hết vùng Biển Đông.
Cũng trong tháng 5 năm nay, Việt Nam công bố một kế hoạch phát triển vành đai các đảo, kéo dài 10 năm, trị giá 162,5 nghìn tỷ VND (8,5 tỷ đôla).
Theo tin các hãng thông tấn, dự kiến kế hoạch này sẽ được thực hiện từ Phú Quốc tới Cát Bà.
Theo truyền thông Việt Nam, quyết định số 568/QÐ-TTg về "Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành có mục tiêu nhằm "‘xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo".
Cùng lúc, Việt Nam cũng tăng cường trang bị bằng cách mua tàu chiến và Bấm phi cơ từ các nước khác.
Tại hội nghị thượng đỉnh của Asean tại Hà Nội tháng 4 vừa qua, các nước thành viên Hiệp hội chỉ bày tỏ "tin tưởng" rằng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì an ninh, ổn định tại Biển Đông chứ không đưa ra được văn bản thỏa thuận nào cả.
Ở vị trí nước chủ nhà và chủ tịch luân phiên của khối, trả lời câu hỏi BBC có mặt tại chỗ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói Asean "tin tưởng rằng với thiện chí của các bên và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông (DOC) cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Dũng nói: "Vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an ninh Biển Đông là lợi ích chung và là quan tâm lớn của các nước Asean cũng như các nước trong cả khu vực."
Ông cũng cho hay: "Các quan chức Asean và Trung Quốc đã thống nhất sẽ sớm nhóm họp để bàn biện pháp thúc đẩy triển khai thực hiện DOC."
Trong quá trình Bấm "quốc tế hóa" tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ngoài việc cố gắng tìm ủng hộ trong vùng, Việt Nam cũng hướng tới dư luận và chính giới các quốc gia Phương Tây.
Trong một động thái như vậy, lần đầu tiên, một Bấm hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.
Vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp với các nước trong vùng, chủ yếu là Trung Quốc, được bàn từ các góc độ lịch sử, môi trường sống và cả ngư nghiệp.
Tuy nhiên, chính giới Hoa Kỳ và phương Tây cho tới nay có vẻ như né tránh việc ra công bố chính thức ủng hộ bất cứ bên nào trong các tranh chấp biển đảo ở vùng Đông Nam Á.
Cùng lúc, các cuộc thăm viếng cao cấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể cả giới quân sự và quốc phòng, vẫn diễn ra đều đặn.
Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam gọi chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ 21 đến 28/04 là cơ hội để hai bên "cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước, tiến tới phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, rà phá thủy lôi, chống cướp biển..."
Cuối tháng 4 sang đầu tháng 5, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc dự lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế Thượng Hải Expo 2010 và gặp mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Hai nước đã và đang có các hoạt động, tuyên bố kỷ niệm 60 năm Bắc Kinh và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao.
*
Lãnh đạo VN kêu gọi 'kiểm soát chặt' biển đảo
An
ninh, chủ quyền biển đảo của Việt Nam lại được nhắc tới một cách toàn
diện trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Việt Nam.
Buổi lễ này đuợc tổ chức hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Năm tại thành phố Hải Phòng.Ngoài các tướng cấp cao trong Bộ Quốc phòng; Tổng cục Chính trị; Quân chủng Hải quân, buổi lễ còn có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương.
Bài diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng đọc tại buổi lễ đã nhắc đến phương thức hoạt động của Hải quân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
“Nhiệm vụ của Hải quân là quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam, giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Tuy không nhắc đến tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay chuyện Trung Quốc bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam, bài diễn văn có nói đến việc bảo vệ “các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển, đảo theo quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.”
Về chuyện bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển, ông Nguyễn Phú Trọng muốn Hải quân Việt Nam “chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang, lực lượng quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên biển.”
Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, là chính trị gia có thế lực thứ tư tại Bộ Chính trị chỉ thị Quân chủng Hải quân chuẩn bị tinh thần tác chiến, nếu tình huống đòi hỏi.
“…Sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công trên hướng biển.”
Trong vai trò chủ tịch luân phiên khối Asean năm nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xu thế quốc tế hóa các xung đột tại Biển Đông. Về hướng hợp tác sắp tới giữa Hải quân Việt Nam với quân đội một số nước khác, Chủ tịch Quốc hội chỉ nhắc đến khái niệm “các nước truyền thống”, tuy không nói rõ nước nào.
“Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với hải quân các nước truyền thống, các nước láng giềng; thực hiện tốt tuần tra chung với các nước trong khu vực để xây dựng các vùng biển hòa bình, ổn định.”
Diễn văn của Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân tại buổi lễ nói đến “sứ mệnh lịch sử” của Hải quân Việt Nam là “sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.”
Theo tướng Nguyễn Văn Hiến, người lính hải quân cần có tính cách, “dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.”
*
THƠ HP-TnT *
*
Tháng 5, năm 1975,
Khi Tự Do hết còn hiện diện,
Tôi kẹt lại, làm Bệnh Viện CộngHòa.
Bệnh nhân cũ lần lượt bị lùa ra,
Nhường chỗ cho người ta từ rừng rậm.
Tôi được giao chăm sóc một trại bệnh,
Là thày thuốc, tôi hạ lệnh cho mình:
“Phải nhiệt tình, không kẻ trọng người khinh,
Lấy lương tâm, công bình mà săn sóc.”
Nhìn bệnh ra mà lòng tôi muốn khóc,
Khập khiễng chân, lóc cóc chống nạng đi,
Không ba lô, không tiền, lương thực gì,
Quần xốc xếch, áo trây-y nhàu nát,
Vừa khỏi cổng đã mệt nhoài thân xác,
Đi về đâu để giải thoát cho mình?
Muốn về nhà để tìm cách mưu sinh,
Tiền không có mà bệnh tình chưa hết.
Bệnh mới vào như những bộ xương chết,
Lầm lũi đi lệt bệt ở hành lang,
Bước vào phòng, da bủng, mặt xanh vàng,
Người choắt lại, thân mang nhiều, bệnh tật,
Sốt rét rừng, phù thũng, rất đói ăn.
Kìa, một anh ôm bụng, nét mặt nhăn,
Tôi tới khám, bàn tay anh lạnh ngắt,
Vừng trán anh nóng gắt tựa than hồng,
Và cái bụng cứng gồng như khúc gỗ.
Thật hiển nhiên, đây trường hợp phải mổ,
Viêm phúc mạc, chẳng chỗ khác nào dung,
Không nghi ngờ, tôi nói thiếu tá Tung:
“Ca phải mổ, đừng bàn lung tung nữa.”
Cầm cán dao, tôi đi một đường giữa,
Mở thành bụng, tay lướt nhẹ vào trong,
Khối mủ thối bong ra như vỡ cống,
Làm sạch sẽ, xong xuôi đóng thành bụng.
Tôi vừa mổ một bệnh nhân qúa nặng,
Mạng sống anh, cố gắng cũng mong manh,
Nếu chẳng may cuộc giải phẫu không thành,
Biết đâu tôi chẳng là người gánh chịu.
Rồi một hôm được lệnh đi cải tạo:
“Mang mười ngày lương thực gạo đủ ăn.”
Thiếu tá Tung: “Các anh chớ băn khoăn,
Cách Mạng nói, các anh phải tin chắc.
Học mười ngày, Cách Mạng dắt anh về,
Nếu tôi sai, thề để anh nhổ mặt.”
Ngày qua ngày, tin tức đều im bặt,
Chợt tỉnh lại, bóc lịch đã ba năm.
Được tha về, Kiếm thiếu tá cách mạng nói lăng nhăng.
Anh biến mất, làm răng tôi nhổ mặt?
Hp-TnT
*
*
TÔI Ở LẠI BỆNH VIỆN CỘNG HÒA
TÔI Ở LẠI BỆNH VIỆN CỘNG HÒA
Khi Tự Do hết còn hiện diện,
Tôi kẹt lại, làm Bệnh Viện CộngHòa.
Bệnh nhân cũ lần lượt bị lùa ra,
Nhường chỗ cho người ta từ rừng rậm.
Tôi được giao chăm sóc một trại bệnh,
Là thày thuốc, tôi hạ lệnh cho mình:
“Phải nhiệt tình, không kẻ trọng người khinh,
Lấy lương tâm, công bình mà săn sóc.”
Nhìn bệnh ra mà lòng tôi muốn khóc,
Khập khiễng chân, lóc cóc chống nạng đi,
Không ba lô, không tiền, lương thực gì,
Quần xốc xếch, áo trây-y nhàu nát,
Vừa khỏi cổng đã mệt nhoài thân xác,
Đi về đâu để giải thoát cho mình?
Muốn về nhà để tìm cách mưu sinh,
Tiền không có mà bệnh tình chưa hết.
Bệnh mới vào như những bộ xương chết,
Lầm lũi đi lệt bệt ở hành lang,
Bước vào phòng, da bủng, mặt xanh vàng,
Người choắt lại, thân mang nhiều, bệnh tật,
Sốt rét rừng, phù thũng, rất đói ăn.
Kìa, một anh ôm bụng, nét mặt nhăn,
Tôi tới khám, bàn tay anh lạnh ngắt,
Vừng trán anh nóng gắt tựa than hồng,
Và cái bụng cứng gồng như khúc gỗ.
Thật hiển nhiên, đây trường hợp phải mổ,
Viêm phúc mạc, chẳng chỗ khác nào dung,
Không nghi ngờ, tôi nói thiếu tá Tung:
“Ca phải mổ, đừng bàn lung tung nữa.”
Cầm cán dao, tôi đi một đường giữa,
Mở thành bụng, tay lướt nhẹ vào trong,
Khối mủ thối bong ra như vỡ cống,
Làm sạch sẽ, xong xuôi đóng thành bụng.
Tôi vừa mổ một bệnh nhân qúa nặng,
Mạng sống anh, cố gắng cũng mong manh,
Nếu chẳng may cuộc giải phẫu không thành,
Biết đâu tôi chẳng là người gánh chịu.
Rồi một hôm được lệnh đi cải tạo:
“Mang mười ngày lương thực gạo đủ ăn.”
Thiếu tá Tung: “Các anh chớ băn khoăn,
Cách Mạng nói, các anh phải tin chắc.
Học mười ngày, Cách Mạng dắt anh về,
Nếu tôi sai, thề để anh nhổ mặt.”
Ngày qua ngày, tin tức đều im bặt,
Chợt tỉnh lại, bóc lịch đã ba năm.
Được tha về, Kiếm thiếu tá cách mạng nói lăng nhăng.
Anh biến mất, làm răng tôi nhổ mặt?
Hp-TnT
*
*
VŨ ÁNH * HỒI KÝ XÀ LIM
LM GB NGUYỄN VĂN VÀNG
+ Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976. Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.
Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.
Khi còn ở ngoài trại lao động, ngài là đối tượng theo dõi của đám an ninh trại giam, nhất cử nhất động đều không qua mắt được một giàn ăng ten dầy đặc vây quanh vị tu sĩ công giáo này. Bọn an ninh trại nói thẳng ra rằng nếu chúng bắt gặp bất cứ tù nhân nào liên hệ với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, sẽ cùm ngay.
Tôi là một Phật tử, nhưng mối liên hệ với Cha Vàng khá thân thiết và chúng tôi thường đàm đạo với nhau vào mỗi ngày sau giờ cơm chiều trước khi điểm số để vào buồng giam, không chấp lệnh của trại. Có lẽ đây là lý do bọn an ninh trại đưa tôi đi “nghỉ mát” trước và 2 năm sau họ đưa Cha Vàng và một vài anh em nữa vào những chiếc hộp nhỏ ở ngay say nhà bếp của trại A. Trại tập trung A-20 ở Xuân Phước thường được chúng tôi gọi là trại trừng giới (danh từ có từ thời Pháp thuộc để chỉ những trại có quy chế trừng trị tù nhân khắt khe). Cục Quản Lý Trại Giam của Cộng Sản thì gọi những loại trại này là Trại Kiên Giam. Tại sao chính quyền Cộng Sản gọi những trại được đánh mã số bằng chữ A và tiếp theo là một hàng con số? Thật ra thì rất ít người được biết lý do tại sao lại gọi A-20 là một trại kiên giam nếu không có dịp bị gọi đi thẩm cung nhiều lần trước khi được “gởi” vào những chiếc “hộp” ở Xuân Phước.
Sau
biến chuyển đánh dấu bằng việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh sát biên
giới Việt Trung năm 1979, Cục Trại Giam được lệnh thực hiện một kế
hoạch gọi là “Phương Án 4”, nghĩa là thực hiện một kế hoạch tuyển lựa
tất cả những thành phần cứng đầu “không thể cải tạo được nữa” để đưa
vào những trại A và trại Z. Kế hoạch này là tác phẩm của một viên
Ðại Tá về sau này trở thành một tướng lãnh công an tên là Hoàng Thanh
(có lẽ là bí danh). Hoàng Thanh đã thẩm cung chúng tôi và rất nhiều
tù nhân khác mấy tháng trước khi tôi bị chuyển trại về A-20. Lần sau
cùng là vào mùa Thu 1979, khi thẩm cung tôi lần chót, ông ta cười cười
nham hiểm nhưng nói huỵch toẹt: “Tôi biết chắc chắn là khi chuyển về
trại mới, các anh không còn ngày ra. Cho nên tôi khuyên các anh là
tốt nhất nên ngoan ngoãn để hưởng khoan hồng của nhà nước, nói chung
là được mang vợ con cách anh lên lập nghiệp ở đây cho gần. Khu vực
trai giam sau này sẽ trở thành một đập nước và một thị trấn. Chúng
tôi muốn thiết lập một trong những tiểu Siberia . Bây giờ, tôi thấy
không còn cần phải giấu diếm gì các anh nữa”.
Trại A-20 lúc đầu (1979) có tới 4 trại được đánh số A, B, C, D, ở cách nhau trên dưới 5 cây số. Trại A được xây hoàn bằng bê tông cốt sắt tường, bệ nằm, vườn rau ao cá dưới những rặng dừa xanh tốt. Nhưng bên trong những dãy nhà gạch, mái ngói đỏ au đó là những phương thức câu thúc thân thể và tinh thần không khác dưới các trại giam ở Siberia dưới thời Stalin mà phần lớn người đọc sách ở Miền Nam Việt trước 1975 đều biết qua cuốn “Quần Ðảo Gulag” của văn hào Solzhenitsin. Tôi sẽ có dịp nói đến chuyện này trong một bài viết khác. Bây giờ tôi quay lại chủ đề của bài viết này.
Những người dây dựng trại Xuân Phước là ai? Cái oái oăm của lịch sử mà chúng tôi gặp phải chính là ở chỗ: Trại tù này lại do chính bàn tay của những người từng được di tản tới Guam trước ngày 30-4-1975, sau đó lại biểu tình đòi trở về lại Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín, tạo dựng lên. Lúc chúng tôi được chuyển trại về đây thì có một số vẫn chưa được trả tự do. Chạy nạn Cộng Sản tới Guam , rồi vì những lý do riêng biệt hầu hết là vì gia đình còn kẹt lại, trong cơn hoang mang và đau khổ tột độ, tình cảm che lấp lý trí và bị kích động, họ đòi quay trở về với lý do xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Nhưng người Cộng Sản thừa hiểu, những người tị nạn này quay trở về chỉ vì có người còn vợ con, có người còn mẹ già không có người săn sóc, có người hoảng loạn bỏ lại vợ mới cưới, người tình đằng sau.
Trại A-20 lúc đầu (1979) có tới 4 trại được đánh số A, B, C, D, ở cách nhau trên dưới 5 cây số. Trại A được xây hoàn bằng bê tông cốt sắt tường, bệ nằm, vườn rau ao cá dưới những rặng dừa xanh tốt. Nhưng bên trong những dãy nhà gạch, mái ngói đỏ au đó là những phương thức câu thúc thân thể và tinh thần không khác dưới các trại giam ở Siberia dưới thời Stalin mà phần lớn người đọc sách ở Miền Nam Việt trước 1975 đều biết qua cuốn “Quần Ðảo Gulag” của văn hào Solzhenitsin. Tôi sẽ có dịp nói đến chuyện này trong một bài viết khác. Bây giờ tôi quay lại chủ đề của bài viết này.
Những người dây dựng trại Xuân Phước là ai? Cái oái oăm của lịch sử mà chúng tôi gặp phải chính là ở chỗ: Trại tù này lại do chính bàn tay của những người từng được di tản tới Guam trước ngày 30-4-1975, sau đó lại biểu tình đòi trở về lại Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín, tạo dựng lên. Lúc chúng tôi được chuyển trại về đây thì có một số vẫn chưa được trả tự do. Chạy nạn Cộng Sản tới Guam , rồi vì những lý do riêng biệt hầu hết là vì gia đình còn kẹt lại, trong cơn hoang mang và đau khổ tột độ, tình cảm che lấp lý trí và bị kích động, họ đòi quay trở về với lý do xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Nhưng người Cộng Sản thừa hiểu, những người tị nạn này quay trở về chỉ vì có người còn vợ con, có người còn mẹ già không có người săn sóc, có người hoảng loạn bỏ lại vợ mới cưới, người tình đằng sau.
Cho nên, Cộng Sản mở một cuộc đón tiếp để quay phim chụp hình và sau đó đẩy tất cả đàn ông vào khu rừng Xuân Phước và bị buộc phải xây dựng nhà tù này để chính quyền Cộng Sản giam giữ chính những đồng đội của mình. Tôi đã có rất nhiều dịp tiếp xúc với họ, nên hiểu được tấm lòng của họ và thấy họ đáng thương quý hơn là đáng trách. Một sĩ quan xưng là quản gia cho tướng Nguyễn Cao Kỳ tâm sự với tôi: “Cậu tính coi, lúc đó vì hoang mang đi gấp không kịp lôi vợ con và bà mẹ già theo. Ðến Guam, cứ nghĩ đến họ, làm sao nuốt nổi miếng cơm chứ. Tôi biết nhiều người không thể thông cảm được lý do tôi trở về, trong đó có thể có cả vợ con tôi nữa, nhưng đành chịu vậy. Cho nên dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn nạn như thế này, tôi vẫn thấy lương tâm yên ổn hơn”.
Tôi không có ý định nói chi tiết về vụ này mà muốn trở lại cái đêm Noel trong xà lim số 6. Xà lim là tiếng dịch theo âm Việt Nam của “cellule” (tiếng Pháp), xuất hiện trong văn chương và báo chí từ thời Pháp thuộc. Thực ra nếu tra tự điển tiếng Anh Việt hay Pháp Việt, chữ cell hay cellule đều có nghĩa là “tế bào”. Trong các trại tù của những quốc gia theo chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản, hoặc các quốc gia dân chủ tự do, những “tế bào” vẫn được hiểu là những phòng biệt giam cá nhân để trừng phạt những tù nhân nguy hiểm. Những phòng biệt giam cá nhân này thường được xây dựng theo một tiêu chuẩn giống nhau:
Không gian nhỏ hẹp của chúng phải đáp ứng được nhu cầu trừng phạt cả thể xác lẫn tinh thần người tù. Riêng tại các trại cải tạo do người Cộng Sản dựng lên, những phòng biệt giam cá nhân được gọi bằng một nhóm từ “nhà kỷ luật”. Trại A ở A-20 Xuân Phước có một dãy 10 phòng biệt giam cá nhân, mỗi phòng như vậy giống như một cái hộp với bề rộng 3 thước, dài 3 thước, cao 6 thước, xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt sắt, kín mít chỉ có một lỗ tò vò nhỏ ở cánh cửa trước để cho vệ binh kiểm soát tù nhân ở bên trong. Ở phía trong mỗi xà lim cá nhân, có hai bệ nằm song song, cách nhau bằng một khoảng hẹp khoảng nửa thước. Người tù nằm trên bệ quay mặt ra phía cửa hai chân bị cùm chặt bằng một cùm sắt (trong hình), có nhiều trường hợp bị cùm cả hai chân hai tay.
Nhưng cùm như thế nào? Có phải là cùm bằng còng số 8 như ta thấy cảnh sát Mỹ còng tay phạm nhân để giải giao về sở cảnh sát không? Thưa không phải như vậy! Làm gì chúng tôi lại được ưu đãi đó. Loại còng trong những xà lim mà tôi trải qua suốt 5 năm liên tiếp tại A-20 trong rừng Xuân Phước là “cùm Omega”. Tại sao lại gọi loại cùm này bằng cái tên của một hiệu đồng hồ rất nổi tiếng là đồng hồ Omega. Hai cái vòng sắt để khóa hai chân người có hình thù giống y chang logo của đồng hồ Omega (minh họa của Bùi Ánh). Khi bị còng trong xà lim, người tù cải tạo bị đẩy ngồi lên bệ nằm, duỗi thẳng hai chân. Viên cán bộ an ninh trại giam sai một trật tự lấy ra một lô vòng sắt hình ký hiệu omega ra và ướm thử vào cổ chân người tù. Nếu đám an ninh trại giam không có ý định trừng phạt nặng tù nhân cải tạo thì họ ra lệnh cho trật tự lấy hai vòng omega vừa vặn với cổ chân người tù cải tạo.
Ngược lại nếu họ muốn trừng phạt nặng và muốn làm nhiễm độc thối chân người tù, họ tra vào cổ chân tù cải trạo hai vòng omega nhỏ hơn vòng cổ chân rồi đóng mạnh xuống. Khi cổ chân người tù lọt vào được chiếc vòng omega, nó đã làm trầy trụa một phần hay nhiều phần cổ chân người tù. Sau đó, họ tra vào bên dưới một cây sắt dài qua những bốn lỗ tròn ở hai vòng omega, một đầu cây sắt ăn sâu vào mặt tường trong, đầu phía ngoài của thanh sắt được xỏ qua một chốt được gắn thật sâu xuống cạnh bên ngoài của bệ nằm. Một cây sắt khác ngắn hơn, một đầu được uốn tròn, đầu kia của cây sắt này được đánh dẹp và khoan một lỗ nhỏ. Khi hai thanh sắt này được khóa chặt với nhau thì một đầu của cây sắt dọc sẽ xuyên qua một lỗ nhỏ tường phái trước, thò ra ngoài ra ngoài một đoạn. Chỉ việc tra một cái khóa vào đầu phía ngoài ấy của thanh sắt dọc là tất cả hệ thống trên sẽ tạo thành một cái cùm thật chặt khó lòng một người tù nào có thể mở khóa vì mấu chốt để tháo cùm là ổ khóa bên ngoài. Phải mở được ổ khóa bên ngoài thì mới mở được cùm.
Có bốn mức cùm dành cho một tù cải tạo khi họ bị biệt giam ở trại Xuân Phước: Mức độ 1: Cùm một chân phải, mức độ 2: Cùm một chân trái, mức độ 3: Cùm hai chân, mức độ 4: Cùm hai chân hai tay. Tôi đã trải qua mức độ 4 trong 8 tháng liên tiếp, sau đó giảm xuống mức độ ba, rồi lại tăng lên mức độ 4 trước khi giảm xuống mức độ 3, 2 rồi 1. Khi còn bị cùm mức độ 4, ngoài hai bữa ăn và ban đêm, tôi được tháo cùm 2 tay, thời gian còn lại lúc nào tôi cũng phải ngồi cong như con tôm luộc vì kiểu cùm độc ác này. Sở dĩ tôi được giảm xuống mức độ 3 rồi trở lại mức độ 4 chỉ vì một sự kiện: Sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế để thả tôi ra. Khi hai thành viên của Hội này là bà Frederick Fuchs (người Bỉ) và ông Pierre Carreaux (cựu chiến binh người Pháp) từ Belgique bay qua Bangkok với một danh sách 14 ký giả, phóng viên bị trả thù bởi chế độ mới tại Việt Nam và đòi đến Hà Nội để được gặp mặt những người này.
Chỉ có bà Fuchs là được vào Hà Nội, nhưng bà chỉ được nhận hồ sơ can thiệp và được phép thăm bà mẹ tôi tại Saigon chứ không được đến trại A-20 gặp mặt tôi. Khi bà Fuchs đòi chiếu khán ở Bangkok để vào Hà Nội trùng vào thời điểm tôi được tháo cùm hai tay và thời gian bà Fuchs rời Hà Nội trùng thời gian tôi bị trở lại mức cùm số 4. Trước khi tôi được tháo cùm hưởng ân huệ ở mức độ 2, thì một phái đoàn do Hoàng Thanh hướng dẫn từ Hà Nội vào “thăm” A-20. Ông ta lôi một lô những người tù cải tao đang nằm trong biệt giam tại trại A cũng như B ở A-20 ra thẩm cung. Tôi được một trong những thẩm vấn viên cho xem bản sao những lá thư can thiệp đòi thả tôi, và 13 ký giả khác trong đó có kèm theo cả những lá thư của bằng hữu và đồng nghiệp với tôi ở Pháp, trong đó có thư của ông Trần Văn Ngô tức ký giả Từ Nguyên, một cựu phóng viên của Việt Tấn Xã thuộc lớp đàn anh chúng tôi. Sau đó anh ta nói thẳng với tôi: “Bọn mày thấy đấy, mấy thằng Tây này kể cả mấy thằng ký giả Việt gian chạy trốn tổ quốc không thể đánh tháo chúng mày được.
Khôn hồn thì chịu cải tạo để không bị chết trong cùm. Suốt đời chúng mày sẽ không ra khỏi cái thung lũng này được đâu. Ân Xá Quốc Tế hả, còn khuya bọn nó mới làm gì được chúng tao”. Tôi không trách gì việc can thiệp này mà lại còn vui là đằng khác, bởi vì nó củng cố cho tôi một niềm tin và thấy được tấm lòng hào sảng của bạn bè đồng nghiệp ra được nước ngoài. Tôi thành thật tri ân họ.
Những ngày tiếp theo, tôi bị nâng cùm ở mức độ 4 và bị cắt khẩu phần ăn xuống chỉ còn bằng một nửa so với các anh em bên ngoài, nghĩa là chỉ còn mỗi bữa ăn 150 grams. Nếu tính chi ly ra thì 150 grams thực phẩm mỗi ngày gồm khoản 5 lát khoai mì khô luộc và một muỗng cơm, tất cả chan đẫm nước muối và được phát cho nửa ca nước một ngày. Ăn mặn và uống nước ít, người rất dễ bị phù sẽ ảnh hưởng tới thận. Trong tù mà bị thận thì kể như tàn đời. Cho nên ăn lúc đó trở thành ít quan trọng hơn dù lúc đó chúng tôi đã là lũ ma đói.
Cái khát triền miên đã che đi cái đói. Nếu tôi muốn ăn muốn ăn được khẩu phần dành cho người đang bị trừng phạt phải dùng ít nhất nửa phần nước để rửa bớt cái mặn của nước muối được chan vào cơm và khoai mì. Tôi không dám hy sinh những muỗng nước quý như vàng lúc đó để rửa phần khoai. Tôi nghĩ chỉ có cách nhịn, nhưng càng đói lả đi thì mồ hôi ra như tắm, một tình trạng hết sức nguy hiểm. Cha Vàng thấy tôi lả đi, ngài đập cửa báo cáo nhưng đám cán bộ của nhà kỷ luật im lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Buổi trưa hôm đó, cha Vàng nẩy ra một ý kiến. Ngài nói: “Anh không thể tránh ăn mãi như thế. Nếu chúa che chở cho mình, phù cũng không chết. Bố tự trách không nghĩ ra việc hy sinh nửa ca nước của bố cho anh. Khoai mì ít ngấm nước muối hơn. Bố sẽ hy sinh nửa phần nước để anh rửa khoai mì cho bớt mặn”. Tôi khước từ: “Bố (trong tù chúng tôi đều gọi tất cả các tu sĩ của các đạo giáo là bố hết) lớn tuổi sức chịu đựng yếu rồi, nhịn khát như con không được đâu”. Ông cười: “Sao biết không được, đã thử đâu mà biết không được”.
Tôi chọc ngài cho bớt căng thẳng: “Thế bố đã thử chưa mà khi đi giảng đạo có lúc bố nói về hạnh phúc lứa đôi”. Cả hai chúng tôi đều cười vang. Cha Vàng nói: “Ê này, để bố nói cho anh nghe chuyện này. Bố dù là linh mục thì cũng là người, con tim cũng rung động như mọi người khác, nhiều lúc bố cũng muốn thử. Những lúc như thế mình phải tranh đấu với chính bản thân mình ghê lắm để đừng vượt rào đi ăn tình. Ðiều này cũng cần can đảm mới làm được. Tín đồ kính trọng người tu hành là kính trong sự can đảm ấy, kính trọng sự vượt qua để phụng sự, chứ nếu giống như thường tình thì nói gì nữa”.
Vâng thưa quý vị, giải pháp của Cha Vàng đã khiến cho một tuần, hai tuần, ba tuần qua đi nhanh và vô hiệu hóa được sự trừng phạt. Vào tuần lễ thứ tư của cuộc trừng phạt, như một phép lạ, viên cán bộ phát cơm nhà kỷ luật không phải là tên trực trại như thường lệ mà là một anh chàng lạ hoắc. Tù nhân mang cơm cho nhà kỷ luật cũng không phải là Hùng đen mà là Tuấn “sún” ở đội tù hình sự. Thông thường, khi vào phát khẩu phần cho nhà kỷ luật, viên cán bộ trực trại thường mở xà lim có tù nhân “bị gởi” (tù nhân bị ăn chế độ trừng phạt) trước. Nhưng lần này thấy các xà lim được lần lượt mở từ 1 cho đến 9 (số hên?) Xà lim 10 không có “khách”.
Ðến xà lim số 6, cha Vàng đưa hai chiếc bát nhựa và hai ca đựng nước ra trong khi viên cán bộ đích thân mở khóa tay cho tôi. Viên cán bộ này mặc đồ công an không lon lá gì cả nên không biết cấp bậc anh ta. Phát khoai xong, thấy Tuấn “sún” múc một vá nước muối, viên cán bộ nói ngay: “Ít muối thôi, chan đẫm vào, làm sao người ta ăn được”. Ðến phần nước, khi thấy Tuấn “sún” múc đầy cả hai ca, tôi hiểu rằng hôm đó tên cán bộ trực trại có việc gì đó không mở trại kỷ luật được, nên nhờ bạn thay thế.
Vì làm thế nên anh chàng này không còn nhớ hoặc không thèm nhớ là trong trại có tù nhân phải ăn khẩu phần dành cho chế độ trừng phạt. Phát xà lim số 9 xong, lại thấy có tiếng chìa khóa mở cửa xà lim số 6 của tôi. Tôi đinh ninh rằng họ quay lại để lấy bớt phần nước nên tôi vội vàng cầm ca nước uống hết. Nhưng không, Tuấn “sún” xách thùng nước đứng ở cửa phòng hỏi: “Có gì đựng thêm nước không”. Tôi nói: “Có” và đưa ca nước ra. Tuấn “sún” đổ đầy hai ca nước, rồi lại hỏi: “Còn đồ đựng nước khác không?” Cả hai chúng tôi lắc đầu. Viên cán bộ xen vào: “Ðổ vào thau cơm cho họ, chiều hay mai lấy ra”.
Hình phạt dành cho tôi chấm dứt vào đầu tháng 11. Tôi đoán hết lý do này đến lý do khán khiến chúng chấm dứt sự trừng phạt đối với tôi. Nhưng cha Vàng nhận định: “Nếu cần phải giết chúng ta, chúng đã tùng xẻo mình ngay từ lúc đầu. Ðoán làm gì cho mệt...”
Cuối tháng 11, cả hai chúng tôi đều được mở cùm cho ra đi tắm, lần đầu tiên sau 3 năm biệt giam. Khi được mở cùm, tôi đứng lên không nổi vì hai chân dường như cứng lại. Cha Vàng cũng nằm trong tình trạng ấy, nhưng ngài mới bị biệt giam hơn một năm nên còn lết được. Chúng tôi bám lấy nhau theo hướng dẫn của trật tự đi ra ngoài giếng được đào bên cạnh một ao cá ngay sau nhà kỷ luật. Thời tiết tháng 11 ở vùng tiền sơn Tuy Hòa đã lạnh lắm rồi. Tôi còn có được một cái áo lạnh tự may bằng cách phá một chiếc chăn len của một bạn tù cho từ năm 1980. Khi được cho chiếc chăn len này, tôi nghĩ ngay đến chuyện may thành chiếc áo giống như áo trấn thủ. Trò may vá trong các trại tù cũng là một thú tiêu khiển và giết thời giờ.
Chúng dùng những cộng sắt để làm kim và chỉ thì bằng những sợi rút ra từ những chiếc áo hay quần may bằng bao cát. Chính ở những trò may vá này, chúng tôi học được một bài học: Cùng thì tắc biến. Trước những trò đàn áp, những mưu chước thô bạo quản thúc con người trong các nhà tù cộng sản, vẫn có rất nhiều người vượt qua được cơn khốn khó do bản năng sống còn của họ rất mạnh. Cứ thử nghĩ một người nếu ăn bất cứ con vật gì mà họ bắt được kể cả rít núi, cỏ kiểng, ăn sống cả loại khoai mì H-34 có nhiều chất độc trên đất Hoa Kỳ này, thì chỉ có nước vào nhà thương sớm. Nhưng thời gian dưới các nhà tù Cộng Sản bệnh không có thuốc, ăn bậy bạ mà các tù nhân cải tạo ít bị hề hấn gì.
Tôi nghĩ một cách chủ quan rằng chỉ có phép lạ hay bản năng tự tồn của người khi bị đẩy vào cùng quẫn mạnh, mới giúp cho một người tù sống được và có ngày trở về. Một số bạn tù của tôi sau này hay nói đến chuyện sống vì tinh thần, lúc đầu tôi chỉ coi là chuyện vui, nhưng ngẫm nghĩ lại thấy cũng có phần chí lý. Khi một người tù chấp nhận phần xấu nhất về mình, sẽ bất chấp những đòn thù. Vì một người biết chấp nhận phần xấu nhất về mình trong hoàn cảnh lưu đầy, sẽ chẳng còn gì phải suy nghĩ về hiện tại lẫn tương lai, ngày về. Lúc đó nếu Việt cộng có bắn mình một viên vào ngực, có lẽ điều đó được coi là ân huệ hơn là kéo dài cuộc sống của những người tù theo cách nửa sống, nửa chết như thế. Cho nên, người cộng sản có thể tính được nhiều trò đàn áp, hành hạ con người, nhưng không tính được điều liên quan đến bản năng và tinh thần của con người.
Khi chúng tôi ra đến bờ giếng là muốn trở lại ngay xà lim. Còn tắm táp gì trong điều kiện thời tiết này. Thấy Cha Vàng run lên bần bật vì gió lạnh. Ngài lại chỉ mặc một chiếc áo len mỏng bên trong bộ đồ tù, nên tôi cởi chiếc áo trấn thủ và nói: “Bố đưa chiếc áo len con, bố mặc chiếc áo của con vào ngay. Bố phong phanh thế, cảm lạnh bây giờ. Bố nhớ rằng ở đây không có thuốc, mặc chiếc áo này của con đi, bố đưa áo len cho con”. Ông nhất định không chịu, nhưng cuối cùng tôi vẫn lột chiếc áo len của cha Vàng ra và mặc chiếc áo trấn thủ mang bằng chăn len hai lớp của tôi, tôi mặc chiếc áo len của ông.
Dĩ nhiên chúng tôi chẳng tắm táp gì được cả, ngồi núp vào bức tường che giếng nước để tránh gió. Cha Vàng ít run rẩy hơn. Ngài đứng dậy và vung tay cử động. Tôi làm theo ngài. Tôi có cảm tưởng cứ mỗi lần vung tay cử động theo kiểu Dịch Cân Kinh thì chúng tôi choáng váng có thể chúi về trước, nhưng đồng thời cũng cảm thấy bớt lạnh. Viên cán bộ trực trại dặn chúng tôi: “Các anh tắm thì tắm, không muốn thì thôi. Nếu không thì ngồi đây phơi nắng (ở Xuân Phước, mùa Ðông thường không thấy mặt trời). Cấm không được liên hệ với ai”. Nói xong, anh ta bỏ đi.
Nói thì nói vậy, nhưng các anh em trong nhà bếp đều là anh em sĩ quan cải tạo, nên cũng tìm cách tiếp tế cho chúng tôi vài miếng cơm cháy, mấy tán đường. L.S, một người Việt gốc hoa, một tỷ phú, vua máy cày trước 30-4-1975 bị đẩy lên trại này sau khi lãnh cái án 20 năm tù sau đợt đánh tư sản mại bản lần thứ nhất, đang được cắt cử coi vườn rau cải. Ông ta từ vườn rau đi khơi khơi, không lén lút gì, đến thẳng chỗ chúng tôi, đưa một gói bánh trong đó có ít bánh bisquit lạt và ít đường tán, và thiết thực hơn là khoảng 10 viên thuốc B1. L.S nói: “Ngộ biếu, bánh đường ăn hết ở ngoài này đi, đừng mang vào chúng nó sẽ tịch thu. Thuốc B1 cần cho các nị lắm á. Cứ ăn từ từ, đừng có lo, nhà nước ‘no’ hết ”. Xong ông ta bỏ đi.
Nhóm người Việt gốc Hoa sống trong trại rất đầy đủ, nhưng đối với chúng tôi, lúc nào họ cũng cư xử đàng hoàng. Những tin tức từ bên ngoài được đem vào trại của họ khá chính xác. A-20 là trại trừng giới nhưng quà thăm nuôi hàng tháng của họ chất đầy chỗ nằm. Mỗi lần thăm gặp họ ở với gia đình cả ngày ở ngoài nhà thăm nuôi cũng được, nếu họ muốn. Nhưng ít khi nào họ hành động như vậy. Môi trường ở A-20 là môi trường tế nhị. Những doanh nhân này đầu óc rất thực tế: Có tiền mua tiên cũng được huống chi đám cán bộ trại giam vốn cũng đói rách.
Cái giá của việc khơi khơi đến tiếp tế cho chúng tôi ít ra cũng phải trả bằng 6 tháng biệt giam, nếu bị bắt gặp. Nhưng 6 tháng biệt giam chỉ tương đương với 2 cặp lạp xưởng. Ông là người tù duy nhất ở trong trại có thể trả cái giá ấy bằng lạp xưởng hay nửa bao thuốc lá ba số 5 thay vì vào biệt giam. LS biết chắc rằng buổi tối hôm ấy, tên trật tự (bị án chung thân vì tội cướp có súng) sẽ xuống gọi LS ra cửa sổ buồng giam và xin hai ặp lạp xưởng cho cán bộ nấu xôi. Cho nên, LS đi đâu một lúc rồi ông ta trở lại với cái điếu cày, diêm và nói: “Thuốc nào này say lắm, cẩn thận. Ðừng mang diêm vào biệt giam”.
Hút xong thuốc lào, chờ cơn “phê” nhạt dần, tôi chợt nẩy ra ý kiến: “Bố ơi mình giấu 2 bi (tiếng lóng của hai điếu) để đêm Noel hút”. Tôi quận nhúm thuốc còn lại cho thật nhỏ vào bao nhựa đựng 10 viên B1 và nhét vào gấu quần. Cái gấu quần là chỗ hôi thối của những người tù 3 năm không được tắm, chắc không có ai muốn sờ đến nên có thể an toàn. Biệt giam là nơi cấm hết mọi thứ kể cả thuốc hút nên chúng tôi phải hành động như vậy. Và quả thật, trước khi mang chúng tôi vào lại xà lim, trật tự Hùng đen chỉ khám sơ sơ. Tôi và Cha Vàng đã thắng.
Nhưng vào đến xà lim, sau khi xỏ chân vào cùm, nghĩ lại tôi mới thấy thất vọng: lửa ở đâu mà hút. Thảo luận mãi, Cha Vàng đưa ý kiến, lấy lửa bằng phương pháp của thời kỳ đồ đá. Tôi lại chọc vị tu sĩ Công giáo rất hùng biện này: “Bố con mình đang ở thời kỳ đất sét mà bố nghĩ đến phương pháp của thời kỳ đồ đá”. Cha Vàng cười: “Mày chỉ tầm xàm. Ðứng đắn đấy. Ðêm Noel mình sẽ hút thuốc lào, bố cáo cách rồi”. Sau đó cha Vàng giảng giải cho tôi cách lấy lửa “thời kỳ đồ đá”. Vị tu sĩ nói như giảng đạo: “Này nhé, con có biết rằng nền văn minh ngày nay đến từ việc phát minh ra lửa. Lửa chế ngự đồi sống con người khi họ thoát ra thời kỳ ăn lông ở lỗ... Con người thời kỳ đồ đá đã biết dùng đá chọi vào nhau cho đến khi xẹt lửa. Những tia lửa đó rớt xuống đám lá khô dễ bắt lửa và họ thổi cháy thành ngọn lửa”. Chà Vàng nói: “chỉ cần một thanh vỏ tre và áo mục”.
Tôi hỏi Cha Vàng: “áo mục thì có sẵn, nhưng thanh vỏ tre?” Cha Vàng cười: “Bố giao nhiệm vụ cho mày nếu bị kêu đi thẩm cung, thế nào trước Noel chúng cũng gọi chúng ta ra tra vấn và khám xà lim, một biện pháp an ninh trước những ngày lễ trọng...” Do kinh nghiệm, cha Vàng nói đúng. Năm ngày trước Noel, trời có nắng, những tia nắng hiếm hoi xuyên qua cửa tò vò vào phòng giam. Ngài vội lấy chiếc áo tù bằng vải thô vá chằng vá đụp, xé hai mảnh nhỏ. Ngài nói: “Ðây là cái áo bố đã giặt rất sạch trước khi vào đây, để làm con cúi lấy lửa khi cần. Xé nó ra phơi cho thật khô. Cuộn lại cho chặt thành một cuộn bằng ngón tay cái. Dùng móng tay đánh tơi một đầu, đánh thật tơi cho đến khi sợi vải ở đầu con cúi xuất hiện một lớp bông. Dùng miếng vỏ tre thật mỏng luồn nó vào cái khe hẹp để gắn quai dép lốp rồi kéo cho đến khi thanh tre nóng bỏng. Hơi nóng của bột tre dính trên mặt bông của con cúi, lửa sẽ ngún và thổi nhè nhẹ vết lửa sẽ loang ra, chỉ cần thổi nhẹ là lửa sẽ bật lên”.
Nghe Cha Vàng nói tôi tưởng là ngài nói chuyện thần thoại. Nhưng do vẫn nghĩ đến phép lạ, nên tôi nghe theo lời ngài. Tôi nghĩ đây là một trò vui và cũng là dịp tự thử thách mình. Ðúng như dự đoán, trước Noel 1984 ba ngày, lần lượt chúng tôi bị kêu ra ngoài thẩm cung và xà lim bị khám xét rất kỹ. Nhưng họ vẫn không phát giác ra được mấy điếu thuốc lào và thuốc B1 tôi giấu trong lai quần. Có lẽ do người hôi thối quá nên, anh cán bộ nào cũng sợ mó vào quần áo tôi. Chỉ còn thanh tre mỏng. Tôi nghĩ ra một kế nên báo cáo cán bộ cho xin một thanh tre mỏng mang vào xà lim để làm dồ cạo lưỡi. Viên cán bộ hỏi tôi: “Lưỡi anh làm sao?” Tôi nói: “Ðóng bợn ba năm rồi không được cạo, nên xin cán bộ”. Anh ta không nghi ngờ gì cả nên gật đầu: “Nhưng tre ở đâu ra?” Tôi nói ngay: “Ở nhà bếp chắc có”. Anh cán bộ gọi trật tự Hùng đen: “Xuống nhà bếp bảo họ cho tôi một vỏ tre cạo lưỡi cho anh này”. Tôi lại gặp may lần nữa. Mấy anh em nhà bếp tưởng làm cây cạo lưỡi cho cán bộ nên họ làm rất kỹ và tôi có một thanh cạo lưỡi bằng vỏ tre khô dài khoảng 2 gang tay.
Sau khi trở lại xà lim, tôi bắt đầu thực tập ngay. Tháo một quai dép lốp ra, tôi luồn thanh tre vào và dùng hai tay kéo cưa. Thấy nóng thật, tôi ra sức kéo mạnh. Cha Vàng vội can: “Kéo từ, thở ra hít vào đều, ít ra cũng một tiếng đồng hồ”. Tôi lại chọc cha Vàng: “Bố ơi, mình dang ở thời kỳ đồ đất mà kéo như thế này, chắc phải ăn 5 phần khoai mì may ra mới bù lại được. Ðồ đất dễ vỡ lắm!” Vị linh mục cười hiền lành: “Thôi dừng có nói nữa, anh nói nhiều xì hơi còn sức đâu mà kéo”.Trong khi tôi đánh vật với chiếc dép và thanh tre, thì Cha Vàng móc trong tay nải lấy hai miếng vải đã phơi khô ra và làm thành một con cúi. Ông chà một đầu con cúi xuống sàn rồi lấy móng tay út lúc đó đã dài như móng tay của mấy bà người Tàu bó chân, khẩy khẩy cả tiếng đồng hồ vào những thớ vải lúc đó đã hơi bung ra.
Ðến khi thấy mệt, mồ hôi ra như tắm, tôi nói với Cha Vàng: “Con chịu thua rồi bố ơi, mệt quá”. Cha Vàng khuyến khích: “Ðừng ngừng, tiếp tục để bố thử coi”. Tôi tiếp tục kéo. Bột tre đã văng ra có thể nhìn thấy trên sàn. Khi Cha Vàng lựa thế đưa cúi vào thì tôi gia tăng tốc độ. Cha Vàng reo lên: “Hơi ngún rồi tại, chưa bén than vì anh kéo chưa đủ đô”. Quả thật tôi cũng thấy một chút khói bốc lên. Ngày hôm sau, chúng tôi lại thử, một cuộc chạy đua tiếp sức của hai người. Ðể con cúi vải xuống sàn, tôi và Cha Vàng thay phiên nhau kéo, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 11 giờ thì “phép lạ” đã đến. Ðầu con cúi bắt đầu ngún và có khói, có nghĩa là bột tre nóng quá độ đã khiến cho lớp bông nhẹ trên con cúi bén lửa. Một lát sau khi thấy xuất hiện những đốm hồng, Cha Vàng thổi nhẹ nhẹ, vết lửa lan ra, trang sử của mấy ngàn năm trước được lật lại. Cha Vàng tiếp tục thổi nhẹ để nuôi dưỡng ngọn lửa. Và khi đã ngủi thấy mùi khét của vải, ngài thổi hơi mạnh. Ngọn than hồng lan rộng ra hơn và cuối cùng chỉ cần một hơi nhẹ, ngọn lửa bùng lên. Vị tu sĩ nhìn con cúi vải có than hồng giống như một điếu thuốc lá mới được đốt lên, rồi cười vang: “Mình thắng”. Ngài lục trong tay nải một miếng giấy châm vào cúi vải, ngọn lửa lan sang đóm giấy. Xong, cha nắm chặt tay tôi giơ lên cao như một võ sĩ được trọng tài nắm tay giơ cao sau khi đấm địch thủ do ván.
Chúng tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó Cha Vàng nói: “Chúng ta đã học xong bài học lúc bố đã ngoài 50, còn con đã 33 tuổi. Nhưng tự bố, bố thấy chúng ta xứng đáng với bài học ấy. Ðó là kiên trì đạt mục tiêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất”. Ðúng vào tối 24-12-1984, trước khi Cha Vàng cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6, chúng tôi đã hút mỗi người một điếu thuốc lào. Hút bằng một miếng giấy cuộn tròn như loa kèn và ngậm nước. Hút như thế, miệng mình chính là cái điếu, và cũng có tiếng kêu, cũng chếnh choáng say như khi hút bằng điếu cày. Chỉ có điều khác với hút thuốc lào bằng điếu cày: Sau khi hút phải nhổ nước đi. Trong hoàn cảnh tôi và Cha Vàng lúc đó thì hơi tiếc vì chúng tôi thiếu nước uống kinh niên.
Kể từ ngày sống cùng một xà lim với Cha Nguyễn Văn Vàng, tôi học được nhiều điều. Trong suốt thời gian này, ngài giảng cho tôi bộ Tân Ước. Dù tôi là một Phật tử, nhưng nghe một nhà truyền đạo Công giáo chuyên môn giảng kinh, nên bộ Tân Ước đã củng cố những lập luận sau này của tôi rất nhiều. Quan trọng hơn hết, đó chính là kỷ niệm với một tu sĩ mà tôi kính trọng.
Tháng 4-1985,
Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài
đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê. Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt
ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám
bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả
năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm
nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng
chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về
trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay
trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là
làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà
con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng
mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực
lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa
chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ
của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn
lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái
không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất
nước Việt Nam.
Vũ Ánh Oakland, CA Sun May 2, 2010 DHN
NGỌC HOÀN * NGA MỸ
*
Nga - Mỹ nên cùng nhau chống lại Trung Quốc
Ngọc Hoàn | 24.04.2010 11:48
Báo “Độc Lập” của Nga mới đây có đăng một bài báo với tiêu đề “Mỹ và Nga nên cùng nhau chống lại Trung Quốc”.
Các nhà chính trị Mỹ cho rằng, mặc dù cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung đã tổ chức hội đàm thành công, nhưng việc này chỉ giúp mâu thuẫn đang không ngừng gia tăng của hai nước tạm thời được xoa dịu mà thôi. Trung Quốc vẫn đang tăng cường ảnh hưởng của mình với các nước láng giềng và có tham vọng khống chế nguồn tài nguyên phong phú của Nga. Họ đều cho rằng, Mỹ nên cùng “bắt tay” với Nga nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Trung Quốc tại châu Á.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu viên Robert Kaplan đến từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng, mâu thuẫn giữa Mỹ - Trung trong tương lai sẽ ngày càng lớn hơn. Theo ông, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại đông bán cầu sẽ không ngừng lớn mạnh. Tính xâm lược dã tâm chính trị của Trung Quốc không kém gì Mỹ 100 năm trước đây. Hiện nay, sự khác biệt chủ yếu giữa Mỹ - Trung chính là ở chỗ: Mỹ dốc sức thúc đẩy hình thái ý thức và chế chế chính quyền của mình, còn Trung Quốc chủ yếu muốn thâu tóm số tài nguyên năng lượng, kinh loại và nguyên liệu chiến lược khác mà nước này cần từ nước ngoài.
Trước mắt, sự cân bằng quyền lực châu Á đã trở nên bất lợi cho Mỹ. Mỹ, một quốc gia bá quyền tây bán cầu đang mong muốn ngăn cản Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo của đa số khu vực đông bán cầu. Trung Quốc là một cường quốc về đại dương và đất đai, vị trí địa lý của quốc gia này đã quyết định nước này sẽ trở thành một cường quốc thế giới. Một ưu thế khác của Trung Quốc là thế chế chính trị trên con đường hiện đại hoá sẽ giúp quốc gia này có thể huy động hàng trăm vạn người lao động xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hoá. Trung Quốc còn đang mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi và Mỹ Latin.
Mỹ nên làm thế nào để đối kháng với sự lớn mạnh của Trung Quốc? Các nhà chính trị Mỹ đã đưa ra rất nhiều ý kiến thú vị, một trong số đó là Mỹ có thể xây dựng một liên minh chiến lược với Nga, nhằm cân đối thực lực của Trung Quốc. Mỹ cho rằng, điều này đối với Nga có thể chấp nhận được, bởi vì Trung Quốc hiện đang từ từ xâm chiếm vùng Viễn Đông và khu vực Siberia, những nơi có dân cư thưa thớt của Nga. Đồng thời, Mỹ không chỉ chủ yếu dựa vào Nga, mà còn phải dựa vào sức mạnh hải quân của mình. Mỹ không thể chỉ mong đợi vào các đồng minh trung thành như Nhật Bản và Hàn Quốc, do đó, Mỹ nên hình thành trạm quân sự của mình tại Thái Bình Dương càng sớm càng tốt, nhằm buộc Trung Quốc tìm cách thoả hiệp với Mỹ.
Chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga – ông Alexander Larin cho rằng, quan điểm của các nhà chính trị Mỹ đã phản ánh một thực tế cơ bản đó là: Trung Quốc đang trở thành một cường quốc kinh tế. Ngoài ra, sức mạnh của Mỹ đang dần suy yếu, Trung Quốc có thể cạnh tranh bình đẳng với Mỹ, do đó, mâu thuẫn hai nước gia tăng là điều khó tránh. Theo ông Larin, trong tương lai, quan hệ hai nước sẽ phát triển theo nhiều tình huống tại nhiều khu vực.
Còn về Nga, xung đột song phương có thể tăng cường nhu cầu của hai nước đối với Nga, nhưng hiện tại Nga đang tham gia thụ động vào tiến trình này, biện pháp sáng suốt nhất của Nga đó là duy trì sự cân bằng của hai nước Mỹ - Trung, giữ mối quan hệ tốt đẹp đồng thời với cả hai nước. Ông Larin cũng cho biết thêm, mục đích các nhà chính trị Mỹ đề cập tới việc người Trung Quốc đang dần dần xâm chiếm khu vực Viễn Đông Nga là muốn thuyết phục Moscow. Nhưng lý luận này cũng chưa hẳn chính xác hoàn toàn. Đúng như những gì mà các chuyên gia địa lý học đã từng nói, Nga nên nhanh chóng giải quyết vấn đề lạc hậu kinh tế của khu vực này, đồng thời tăng cường đầu tư người để phát triển khu vực Viễn Đông.
http://hoidoanhnghiep.ru/vietnamese/News/7749/Nga-My-nen-cung-nhau-chong-lai-Trung-Quoc.html
Các nhà chính trị Mỹ cho rằng, mặc dù cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung đã tổ chức hội đàm thành công, nhưng việc này chỉ giúp mâu thuẫn đang không ngừng gia tăng của hai nước tạm thời được xoa dịu mà thôi. Trung Quốc vẫn đang tăng cường ảnh hưởng của mình với các nước láng giềng và có tham vọng khống chế nguồn tài nguyên phong phú của Nga. Họ đều cho rằng, Mỹ nên cùng “bắt tay” với Nga nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Trung Quốc tại châu Á.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu viên Robert Kaplan đến từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng, mâu thuẫn giữa Mỹ - Trung trong tương lai sẽ ngày càng lớn hơn. Theo ông, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại đông bán cầu sẽ không ngừng lớn mạnh. Tính xâm lược dã tâm chính trị của Trung Quốc không kém gì Mỹ 100 năm trước đây. Hiện nay, sự khác biệt chủ yếu giữa Mỹ - Trung chính là ở chỗ: Mỹ dốc sức thúc đẩy hình thái ý thức và chế chế chính quyền của mình, còn Trung Quốc chủ yếu muốn thâu tóm số tài nguyên năng lượng, kinh loại và nguyên liệu chiến lược khác mà nước này cần từ nước ngoài.
Trước mắt, sự cân bằng quyền lực châu Á đã trở nên bất lợi cho Mỹ. Mỹ, một quốc gia bá quyền tây bán cầu đang mong muốn ngăn cản Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo của đa số khu vực đông bán cầu. Trung Quốc là một cường quốc về đại dương và đất đai, vị trí địa lý của quốc gia này đã quyết định nước này sẽ trở thành một cường quốc thế giới. Một ưu thế khác của Trung Quốc là thế chế chính trị trên con đường hiện đại hoá sẽ giúp quốc gia này có thể huy động hàng trăm vạn người lao động xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hoá. Trung Quốc còn đang mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi và Mỹ Latin.
Mỹ nên làm thế nào để đối kháng với sự lớn mạnh của Trung Quốc? Các nhà chính trị Mỹ đã đưa ra rất nhiều ý kiến thú vị, một trong số đó là Mỹ có thể xây dựng một liên minh chiến lược với Nga, nhằm cân đối thực lực của Trung Quốc. Mỹ cho rằng, điều này đối với Nga có thể chấp nhận được, bởi vì Trung Quốc hiện đang từ từ xâm chiếm vùng Viễn Đông và khu vực Siberia, những nơi có dân cư thưa thớt của Nga. Đồng thời, Mỹ không chỉ chủ yếu dựa vào Nga, mà còn phải dựa vào sức mạnh hải quân của mình. Mỹ không thể chỉ mong đợi vào các đồng minh trung thành như Nhật Bản và Hàn Quốc, do đó, Mỹ nên hình thành trạm quân sự của mình tại Thái Bình Dương càng sớm càng tốt, nhằm buộc Trung Quốc tìm cách thoả hiệp với Mỹ.
Chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga – ông Alexander Larin cho rằng, quan điểm của các nhà chính trị Mỹ đã phản ánh một thực tế cơ bản đó là: Trung Quốc đang trở thành một cường quốc kinh tế. Ngoài ra, sức mạnh của Mỹ đang dần suy yếu, Trung Quốc có thể cạnh tranh bình đẳng với Mỹ, do đó, mâu thuẫn hai nước gia tăng là điều khó tránh. Theo ông Larin, trong tương lai, quan hệ hai nước sẽ phát triển theo nhiều tình huống tại nhiều khu vực.
Còn về Nga, xung đột song phương có thể tăng cường nhu cầu của hai nước đối với Nga, nhưng hiện tại Nga đang tham gia thụ động vào tiến trình này, biện pháp sáng suốt nhất của Nga đó là duy trì sự cân bằng của hai nước Mỹ - Trung, giữ mối quan hệ tốt đẹp đồng thời với cả hai nước. Ông Larin cũng cho biết thêm, mục đích các nhà chính trị Mỹ đề cập tới việc người Trung Quốc đang dần dần xâm chiếm khu vực Viễn Đông Nga là muốn thuyết phục Moscow. Nhưng lý luận này cũng chưa hẳn chính xác hoàn toàn. Đúng như những gì mà các chuyên gia địa lý học đã từng nói, Nga nên nhanh chóng giải quyết vấn đề lạc hậu kinh tế của khu vực này, đồng thời tăng cường đầu tư người để phát triển khu vực Viễn Đông.
http://hoidoanhnghiep.ru/vietnamese/News/7749/Nga-My-nen-cung-nhau-chong-lai-Trung-Quoc.html
XƯƠNG LÊ V * NGA MỸ & Á CHÂU
*
QUAN HỆ NGA – MỸ VÀ BÀI TOÁN Á CHÂU
1 - TOÀN CẢNH .
|
Người
xem cờ dù mẫn tiệp đến đâu , vẫn là người xem cờ ; cho dù đôi khi họ
cũng sốt ruột và âu lo như người chơi cờ . Cuộc cờ chính trị toàn cầu
phức tạp hơn hẳn so với ván cờ mà ta quan sát , vì có quá nhiều yếu tố
tiềm ẩn không hề để lộ ra trên bề mặt để ta có thể căn cứ vào đó để
tính toán các nước cờ kế tiếp , kế tiếp liên tục trong cả một tiến
trình lâu dài của lịch sử . Một khi quân cờ này chuyển động thì ngay
tức khắc nó sẽ tác động lên những quân cờ khác như một chuỗi phản ứng
dây chuyền chẳng bao giờ ngưng nghỉ . Dự kiến được chuỗi các phản ứng
đó thật chẳng dễ chút nào . Khốn thay : muốn làm việc nước đến nơi đến
chốn , chúng ta cần được học hỏi để có thể tiến dần đến chỗ có thể
nắm bắt được chuỗi phản ứng dây chuyền đó .
Sự
quan sát bằng cách học tại các trường đại học lớn được giảng dạy bởi
các giáo sư danh tiếng thế giới là rất cần thiết để người học được
cung cấp một nền tảng vững chắc để nắm bắt tình hình thế giới . Các vị
giáo sự tại các trường lớn trở thành danh tiếng vì họ biết nhiều về
bí ẩn lịch sử không hề được để lộ ra ngoài , nên người học qua các bài
giảng dạy có thể đánh hơi được một số những bí ẩn đằng sau các cánh
cửa khép kín . Không đủ nhạy bén để đánh hơi được bí ẩn lịch sử , anh
cũng chỉ là người có bằng cấp mà thôi . Những bài viết được đăng trên
Diễn Đàn chỉ nhằm mục đích duy nhất là : tìm cách đánh hơi được những
gì không xuất hiện trong chỗ công khai . Xem cờ chính trị thế giới khó
khăn như vậy . Người làm chính trị còn khó khăn hơn gấp nhiều lần .
Quan
sát sự chuyển dịch của các quân cờ dù lớn hay nhỏ , đông cũng như tây
, đều là “ kết quả của hàng loạt của các tác động do lịch sử lâu đời
để lại cùng kết hợp với các diễn biến mới nhất mà thành , dựa trên sự
tương nhượng các quyền lợi giữa những thế lực chơi cờ “ . Nhiều vị sẽ
trách tôi sao quá bi quan , coi thường độc lập dân tộc . Hoàn toàn
không phải vậy , độc lập mỗi quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào các thế
lực có khả năng trở thành người chơi cờ được kính trọng . Khi chưa
phải là người chơi cờ được kính trọng , anh vẫn là quân cờ . Ví như
nước Do Thái kia , tuy rất nhỏ , ấy thế mà lại là người chơi cờ được
kính trọng . Ví như nước Mexico diện tích rất rộng , dân số khá đông ,
lãnh thổ nằm bên cả hai bờ đại dương , đầy đủ tài nguyên thiên nhiên ,
ấy vậy mà vẫn không thể trở thành người chơi cờ được kính trọng . Ví
như nước Tầu đất rộng , dân số lớn nhất thế giới , kinh tế đang trở
thành lớn thứ hai chỉ sau Mỹ mà thôi , vũ khí trang bị đến tận răng ,
muốn dương oai diệu võ với khắp nơi trên thế giới , nói gì đến các
nước láng diềng của Tầu , mưu kế tiến hành cả gần thế kỷ rồi . Ấy thế
mà muốn trở thành người chơi cờ được kính trọng cũng không phải dễ .
Do
thế tìm hiểu về mối quan hệ mong manh tay ba giữa Mỹ , Tầu , Nga vào
lúc này cũng là chủ đề hay đáo để . Chúng ta không đi vào chiều sâu
của lịch sử nữa , chỉ tập chú vào một số diễn biến mới nhất đang sảy
ra trong vùng mà thôi . Đó là chủ đề chính trong bài viết ngắn này .
2 - CÁCH MẠNG HỒNG , NHUNG Ở TRUNG Á .
Liên
Xô tan rã đã tạo cơ hội để nhiều vùng thuộc Trung Á thâu hồi được độc
lập , nhưng họ có giữ được độc lập hay không tùy thuộc vào chỗ họ có
thể giải quyết được các mâu thuẫn bên trong nước họ hay không , song
song với việc họ xử sự thế nào trong quan hệ đầy tế nhị đối với nước
Nga cựu Cộng Sản đã có lịch sử bành trướng thành đế quốc thảo nguyên
suốt từ thời trung cổ đến nay . Nước Nga dưới thời ông Boris Yeltsin
là một nước Nga mất tinh thần đầy bực bội đối với Phương Tây . Nước
Nga dưới thời Putin – Metvedev là một nước Nga tự tin hơn , có trách
nhiệm hơn , thực tiễn hơn . Nhưng không phải vì thế mà nước Nga hôm
nay không quan tâm đến quyền lợi của mình trên vùng thảo nguyên Trung Á
. Ngay cả khi quyền lợi ấy chỉ mang tính danh dự , thì sự tôn trọng
vị thế của Nga trong vùng vẫn là vấn đề mà mọi nhà cầm quyền trong
vùng phải rất tế nhị tìm cách ứng xử sao cho hợp lẽ nhất . Dĩ nhiên
việc này cũng được phía Mỹ cũng như Âu Châu quan tâm đặc biệt .
Thật
đáng tiếc là hầu hết các nhà cầm quyền trong vùng đều bị chi phối bởi
chủ nghĩa quốc gia . Nên trong nhiều trường hợp đã chuyển hướng quá
đột ngột vào Khối Hồi Giáo để tìm chỗ dựa để mưu tìm con đường ngắn
nhất đến Mecca
. Cũng có trường hợp chuyển hướng quyết liệt để mau chóng trở thành
quốc gia dân chủ tự do theo tiêu chuẩn phương tây như Kyrgyzstan chẳng
hạn mà không thèm đếm xỉa đến thực trạng của quốc gia . Thực trạng đó
là : xã hội nông nghiệp , sống cô lập giữa thảo nguyên , trình độ dân
trí còn thấp , lệ thuộc vào Nga đủ mặt , phương tây không thể cung
cấp các trợ giúp tối thiểu để các giới chức cầm quyền tại chỗ có thể
lo cho đời sống vật chất cũng như tinh thần cho dân chúng . Một số
khác chọn con đường đu giây giữa Nga với Tầu để tìm sự bảo trợ chính
trị từ Nga , nhưng tìm hàng hóa với giá rẻ từ Tầu vốn là những thứ mà
Nga không thể cung cấp được .
Mối
quan hệ tay ba Mỹ Nga , Tầu đã phức tạp trong chiến tranh lạnh , vẫn
là vấn đề chính chi phối tình hình Nam Á cũng như Viễn Đông nói chung
trong thế kỷ 21 . Như vậy , chủ trương cũng như lập trường của mỗi
quốc gia trong mỗi vùng khác nhau sẽ phải chọn lựa cách hành xử khác
nhau đối với cả ba thế lực đó để giữ sự quân bình cho dù mong manh để
tồn tại ; để chờ cho tình hình diễn biến cụ thể hơn , để các xã hội đó
chín mùi hơn cho các thay đổi hướng về dân chủ tự do . Các nước Trung
Á thay vì cần kết hợp lại thành một khối cho dù lỏng lẻo lúc đầu
nhưng sẽ được củng cố thêm theo thời gian , để mở rộng thị trường cũng
như các chia sẻ về an ninh để tránh tối đa các mâu thuẫn do thời kỳ
cai trị lâu dài của Nga để lại . Họ lại không làm việc ấy , nên mạnh
ai nấy làm theo cách của mình , thường thì luôn dựa vào độc tài cai
trị để bòn rút tài sản quốc gia để làm giầu cho bản thân và phe phái .
Kết quả là : các cách mạng Hồng hay Nhung đều thất bại .
Cuộc nổi dậy của người dân Kyrgyzstan
mới tuần qua là tiêu biểu . Cuộc Cách Mạng Tulip năm 2005 đã đưa ông
Bakiyev lên làm Tổng Thống . Khi cách mạng êm thắm nổ ra năm năm trước
, nhiều nơi trên thế giới tỏ ý hy vọng . Nhưng mọi nơi trên thế giới
cảm thấy thất vọng đối với ông này khi ông quyết liệt trấn áp các
tiếng nói đối lập . Vào tháng tư , ông đã phạm hai sai lầm nghiêm
trọng : thứ nhất là ông đã cho lệnh bắt hầu hết các lãnh tụ đối lập ,
tuy ông thả họ ra ngày hôm sau , nhưng dân chúng đã xuống đường biểu
tình . Thứ hai : ông đã đàn áp người biểu tình làm cho khoảng 65 người
chết cùng khoảng 500 người bị thương . Bakiyev bị lật đổ mau chóng ,
phải sống trốn tránh ở vùng phía nam vốn là quê hương của ông .
Biến cố Kyrgyzstan sảy ra trong đầu tháng tư năm nay để lại cho ta nhiều bài học bổ ích . Trước hết , Kyrgyzstan
là vùng núi non thuộc Trung Á , người dân sống hài hòa , vốn được ví
như Thụy Sỹ Trung Á . Chế độ dân chủ ở đấy được gọi là Dân Chủ có
tham khảo , nói theo Economist là “ Consultative Democray” , nghĩa là
các bộ tộc đều được tham khảo thuyết phục để đi đến quyết định chung
cuộc . Tiến trình dân chủ như vậy là phù hợp với điều kiện của các
quốc gia mà tình trạng bộ tộc còn phổ biến . Nhưng người đứng đầu lại
phải là người công chính mới được . Tiếc thay Bakiyev lại không phải
là người như vậy , đa số nội các của ông đều là người Miền Nam
, cấu kết để tham nhũng . Kế đến khi Bakiyev trốn chạy , lực lượng
Cách Mạng thương thuyết với các thành viên nội các để quyền hành được
chuyển giao êm thắm . Thủ Tướng Daniyar Usenov từ chức . Chức vụ điều
hành chính quyền lâm thời được chuyển giao cho bà Roza Utunbayeva
trong thời hạn 6 tháng cho đến khi có bầu cử . Bà này là nhân vật trụ
cột trong cuộc cách mạng Tulip năm 2005 , đã từng làm đại sứ Kyrgyzstan
tại Anh và tại Mỹ trước khi làm Ngoại trưởng . Nước Nga không cho
Bakiyev tị nạn , ông này đã lên tiếng sẽ thoái vị nếu gia đình ông
được bảo đảm an ninh . Việc này không trở ngại đối với chính quyền lâm
thời Kyrgyzstan vì hòa giải với vùng phía nam là vấn đề mấu chốt đối với sự ổn định của quốc gia Trung Á này .
Bài học Kyrgyzstan
rất hay khi so chiếu với nhiều quốc gia mới thoát khỏi chế độ độc tài
khi tình trạng xã hội còn nhiều phân hóa mang nặng tinh thần địa
phương pha trộn với các mâu thuẫn về tôn giáo hay chủng tộc . Tại bất
cứ nơi đâu , người đứng đầu chính quyền trong giai đoạn chuyển tiếp
như vậy phải là người rất mực trí tuệ và đạo đức mới có thể đưa đất
nước thoát khỏi phân hóa được , như Ông George Washington của nước Mỹ
lúc mới lập quốc chẳng hạn , ông Mandela của Nam Phi chẳng hạn .
Nhưng
biến cố này lại để lộ cho thấy cách thức mà người Nga đáp ứng với
tình hình Trung Á . Việc này được Ông Metvedev trình bày trong cuộc
hội thảo được Viện Brooking tổ chức mới hôm qua tại Washington trước khá đông thính giả chọn lọc . Ông đã nói rõ là : Kyrgyzstan
có thể đi vào nội chiến , đó là điều người Nga không muốn . Về căn cứ
không quân Manas hiện do quân Mỹ xử dụng với sự thỏa thuận của chính
quyền Bakiyev trước đây , TT Nga phát biểu quan điểm khuyến khích Kyrgyzstan nên để quân Mỹ tiếp tục xử dụng căn cứ ấy cho đến khi cuộc chiến Afghanistan
chấm dứt . Khi được hỏi là Mỹ có ý muốn mời Nga tham gia lực lượng
tại Afghanistan , TT Nga sau khi duyệt lại mối quan hệ Nga với
Afghnistan thời Soviet cũ đã tỏ ra không mấy mặn mà với đề nghị như
vậy . Có lẽ đây là lần đầu tiên ông Metvedev xuất hiện trước những cử
tọa gồm toàn những nhân vật am hiểu về thế giới , ông tỏ ra chững chạc
và tự tin , điều đó thể hiện đúng với một nước Nga hiện nay .
Một
nước Nga mới nhìn nhận trách nhiệm một cách thực tiễn đối với nhiều
vấn đề của thế giới hẳn sẽ làm cho phương Tây cảm thấy yên lòng . Điều
này sẽ tác động ngay đến mối quan hệ Nga Mỹ cũng như nhiều vấn đề gai
góc hiện đang chi phối tình hình Á Châu nói chung . Câu hỏi quan
trọng là : người Nga được kính trọng đến đâu trong thực tế đối với
quyền lợi của Nga trong vùng lục địa Á Châu cũng như Thái Bình Dương .
Một khi mối quan hệ Nga Mỹ trở nên nồng thắm thì thái độ của Tầu sẽ
ra sao đối với tham vọng muốn chi phối Á Châu về mọi mặt .
Kinh
tế Nga vốn là kinh tế cung cấp nguyên liệu , giá nguyên liệu lên hay
xuống dĩ nhiên tùy thuộc vào cung cầu , nhưng lại do Newyork và London
chi phối về giá cả . Người Nga hẳn không muốn nhìn thấy giá nguyên
liệu giảm sút mau chóng , với giá dầu thô hiện nay khoảng 85
dollar/barel , giá vàng 1150 dollar/ounce là chấp nhận được với Nga để
Nga gia tăng khoản dự trữ ngoại tệ (cần coi đây là bù đắp cho Nga
thời Gorbachev đã giật sập bức tường Ba Linh) . Đối với Mỹ hay Âu Châu
giá các nguyên liệu chủ yếu như khí đốt , dầu thô như hiện nay là có
thể chấp nhận được , các nước Âu Mỹ đã thích nghi rất tốt đối với đà
giảm giá của Dollar dẫn đến đà tăng giá của nguyên liệu .
Vấn
đề kế tiếp liên quan đến việc chuyển đổi nền công nghiệp Nga để mang
tính cạnh tranh hơn , chuyển kỹ nghệ quốc phòng sang kỹ nghệ dân sự ,
đặc biệt liên quan đến hàng hóa chế biến nhằm cung cấp cho thị trường
tại chỗ . Sự cường thịnh thật sự của nước Nga nằm trong tổng thể các
sự sắp xếp liên quan đến vùng Trung Á để Trung Á được ổn định về chính
trị để tiến tới dân chủ và tự do cũng như cải tổ cấu trúc xã hội Nga
trở thành nước Nga hiện đại theo các mẫu mực của Phương Tây . Điều này
sẽ có lợi cho nước Nga rất nhiều về lâu về dài , hẳn nhiên lợi ích
lớn nhất cũng là cho các các vùng thuộc Cựu Soviet cũ kể cả những vùng
như Chechen , Dagizstan vốn là vùng rất bất ổn hiện vẫn còn nằm trong
lãnh thổ Nga , để chống lại làn sóng xâm lăng từ Hoa Lục đang nuôi
tham vọng xâm lăng mềm vùng Trung Á đầy tài nguyên này .
Về
phương diện kinh tế , đối với các nước nằm sâu trong nội địa , cơ hội
giao thương quốc tế thường bị giới hạn rất nhiều , thường cũng là
vùng dễ bị các tổ chức khủng bố quốc tế thao túng , mức sống thấp ,
luôn bất ổn chính trị xã hội . Họ cũng đã từng bị Nga đàn áp quá lâu
trong suốt mấy trăm năm qua . Đa số theo Hồi Giáo nhưng ít mang tính
cực đoan kiểu Hồi Giáo Trung Đông . Họ đã là chứng nhân của chủ nghĩa
Cộng Sản bạo tàn thời Staline . Cho nên họ ít tin người Nga . Để cho
Tầu thao túng còn nguy hiểm hơn nhiều lần . Họ có khuynh hướng nhìn
vào Mỹ để bảo chứng cho độc lập của họ , một nền độc lập có chừng mực
có thể chấp nhận được . Cho nên cách mạng hồng , cách mạng tulip dễ
hình thành cách nay mấy năm là vậy . Người dân Trung Á tin ở Ông Bush
có thể cứu vãn họ khỏi các bất lợi của các quốc gia nằm sâu trong nội
địa luôn bị hết thế lực này đến thế lực khia đàn áp . Nhưng tình hình
chưa chín mùi để Mỹ có thể trợ giúp tích cực cho các nền dân chủ còn
non trẻ này . Như thế , mấy vấn đề cần được đặt ra đối với vùng Trung Á
như sau :
Thứ
nhất – Trung Á khác nhiều với Trung Đông Hồi Giáo , đường tơ lụa cũ
xuyên qua vùng này , họ có gốc Mông Cổ từ thời Thành Cát Tư Hãn để lại
tức là người Nomads Phương Đông kết hợp với người Nomads Phương Tây có
nguồn gốc Ariels , đế chế Tamerlan hình thành sau đó chính là hậu duệ
của sự kết hợp này . Toàn vùng nằm sâu trong thảo nguyên nên luôn bị
thao túng bởi Nga trong suốt hai thế kỷ qua . Khi Nga bị suy yếu khi
Liên Xô tan rã , nên rất dễ bị Tầu thao túng . Khi đó mối đe dọa đối
với toàn Á Châu là lớn lao , kể cả đe dọa đối với an ninh của Nga cũng
như khu vực dầu khí Trung Đông . Tầu quyết đẩy da trắng Nga ra khỏi
vùng Đông Caucasus
sau khi đã làm chủ vùng Đông Nam Á , Ấn Độ Dương , ít ra 1/3 vùng
Thái Bình Dương . Cho nên cần ổn định chính trị xã hội vùng Trung Á .
Việc này một mình Nga không làm được , một mình Mỹ cũng không xong ,
nên cần cả hai thế lực cùng phối hợp mới giải quyết được khu vực thảo
nguyên mênh mông này . Kyrgyzstan
phải chăng báo hiệu hướng giải quyết mới để đẩy nền dân chủ lên một
mức cao hơn nữa . Như vậy sự ra đi của ông Bakiyev tham ô là điều đáng
mừng . hy vọng các nhà cầm quyền mới nắm bắt được cơ hội này .
Thứ
hai – là vấn đề kinh tế . nền kinh tế Tầu hiện nay phát triển theo
hai hướng căn bản sau a/ lấy tiểu thủ công nghiệp , sản xuất nhỏ , kỹ
thuật thấp (Labor intensive)làm gốc nhờ sự tiếp tay của Taiwan
và Hongkong . b/ sau đó chuyển sang đại kỹ nghệ (Capital Intensive) ,
lấy đại kỹ nghệ để hỗ trợ cho tiểu công nghệ đem hàng tiêu dùng giá
rẻ đi thôn tính thị trường để tạo ảnh hưởng chính trị . Ý đồ đó
của Tầu chẳng xa lạ gì đối với những người biết việc . Các thương gia
Tầu đang thao túng toàn vùng này , hẳn Nga biết đó là mối lo canh cánh
bên lòng . Do thế , không xây dựng được guồng máy sản xuất nhỏ ở vùng
này cũng dẫn đến thất bại về mặt chính trị . Khốn thay , cả Nga lẫn
Mỹ đều không có thế mạnh trong nền kinh tế sản xuất nhỏ theo lối Labor
Intensive . Hàng tiêu dùng sản xuất tại duyên hải khi chuyển đến thảo
nguyên thế nào cũng mắc hơn hàng tiêu dùng được sản xuất ngay tại
thảo nguyên . Việc này thiết nghĩ : các cấp lãnh đạo trong vùng cần
tìm cách hợp tác với cả Nga lẫn Mỹ để tổ chức lại thị trường cũng như
guồng máy sản xuất .
Thứ
ba : Toàn vùng không có vũ khí nguyên tử , không nước nào có quân đội
mạnh đủ sức đe dọa nước khác , nhưng tất cả đều là các quốc gia thất
bại (Failed nations) cho nên dễ trở thành địa bàn quan trọng để các tổ
chức khủng bố xâm nhập . Nếu al Queda và các nhóm Taliban bị truy
quét tại Afghanistan cũng như Pakistan
, chúng có thể xâm nhập vùng hiểm trở nằm sâu trong nội địa này . Do
thế , nếu không có một nỗ lực chung có phối hợp giữa NATO với Nga một
cách hữu hiệu để sớm ổn định vùng này , cuộc chiến chống khủng bố quốc
tế sẽ dẫn đến chỗ lây lan ra toàn vùng trải dài từ Trung Đông Ả Rập
đến Đông Nam Á cũng như Trung Á và Nam Á . Khi ấy khủng bố quốc tế sẽ
mở rộng địa bàn hoạt động đến mức tối đa trên một vùng dân cư đến trên
2 tỷ người (bao gồm luôn toàn lãnh thổ Ấn Độ ngày nay , với số dân
Hồi Giáo được ước tính là 160 triệu trong 1.1 tỷ dân Ấn) . Cuộc chiến
chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo sẽ mở rộng thêm nữa ; trong điều kiện
kinh tế Mỹ cũng như Âu Châu đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc , Tầu
vẫn tiếp tục giữ mức thặng dư thương mại với thế giới như hiện nay ,
lúc đó kinh tế Mỹ sẽ không đủ sức đáp ứng được với một cuộc chiến
tranh lâu dài , tốn kém , thất bại là khó tránh .
Chính
đó là lý do tiềm ẩn khi các vị tham gia cuộc thảo luận với TT Nga
Metvedev tại Viện Brooking đã đặt ra câu hỏi liên quan đến :khả năng hợp tác giữa Nga với Mỹ nhằm ổn định Afghanistan .Dĩ
nhiên câu hỏi được nêu ra liên quan chủ yếu đến Afghanistan mà thôi ,
nhưng đằng sau câu hỏi đó , ta cần nghĩ rằng có liên quan đến toàn
vùng Trung Á . Ông Metvedev thoái thác trả lời cụ thể câu hỏi này ,
điều đó rất dễ hiểu vì các kinh nghiệm đắng cay trong thời gian 10 năm
Liên Xô chiếm đóng Afghnistan (1979-1989) đã giết hại khoảng 1/3 dân
Afghanistan , người Hồi Giáo trong vùng Nam Á hẳn chẳng thể quên được
thảm kịch đó . Nhưng Afghanistan và Trung Á khác nhau . Nga không hợp tác với Mỹ nhằm sớm ổn định vùng này thì mối nguy hiểm sẽ đến với Nga nhiều hơn là với Mỹ hay NATO .
Nam
Á là vùng có bốn quốc gia đã hoặc sẽ sở đắc vũ khí nguyên tử , lại là
vùng bất ổn nhất . Theo tiêu chuẩn rộng thì cả vùng rộng lớn bao phủ
gần khắp Á Châu lục địa đều là các quốc gia thất bại từng phần . Do
thế , chiến tranh là rất khó ngăn chặn . Vấn đề chỉ còn là lúc nào và
thế nào mà thôi . Hội nghị sáu bên về hồ sơ hạch nhân của Iran vẫn còn lê thê . Nga , Tầu hiện đóng vai con thoi để thuyết phục Iran từ bỏ tham vọng hạch nhân của mình . Thử hỏi Iran có dễ dàng chấp nhận một đề nghị như vậy hay không ? Chế độ Hồi Giáo Shia ở Iran
nay như người đi trên dây , buông tay là chết . Họ sẽ chẳng bao giờ
từ bỏ tham vọng tiếm kiếm vũ khí nguyên tử theo cách mà Bắc Triều Tiên
đã hành động . Khi có nguyên tử , họ mới chịu thương thuyết về vai
trò của Iran trong vùng Trung Đông . Quyết tâm tìm kiếm nguyên tử , Iran thực tế :muốn được xác nhận như thế lực làm chủ vùng Trung Đông như các đế chế Iran trước đây . Việc này thế giới không bao giờ chấp nhận . Do thế chiến tranh thật khó tránh .
3 - VAI TRÒ CỦA NGA TRÊN BIỂN CẢ .
Người
Nga nay đủ khôn ngoan và thực tiễn để hiểu rằng : sức mạnh của một
quốc gia không chỉ do việc chiếm đất đai đem lại , mặc dù đất đủ rộng
người đủ đông là những yếu tố căn bản , nhưng chính yếu do tổ chức xã
hội vững bền có khả năng huy dộng trí tuệ của con người đến mức tối
đa có thể huy động được để không ngừng làm cho xã hội ngày càng sản
xuất tốt hơn , vượt hẳn các quốc gia khác về mặt khoa học kỹ thuật .
Người Mỹ đã rất khôn ngoan khi huy động được trí tuệ của cả nhân loại
để đưa nước Mỹ tiến xa về phía trước so với phần còn lại của thế giới .
Người Nhật , người Đức củng cố sức mạnh nhờ biết tổng hợp được hai
yếu tố nêu trên theo cách của họ .
Văn
minh đã trở thành văn minh vũ trụ thì việc tìm kiếm vai trò thống
lĩnh hàng hải là vô ích , như đế quốc hàng hải Anh Quốc đã suy tàn .
Thống lĩnh thảo nguyên cũng trở nên lỗi thời , nên đế quốc thảo nguyên
Nga phải tan rã như tất yếu lịch sử . Do thế chủ trương bao vây Nga
hình thành từ cuối thế kỷ 18 ở các mặt trận Bosporus (Biển Hắc hải)
hay Đông Bắc Á (Nhật bản) thực tế cũng chấm dứt khi chiến tranh lạnh
chấm dứt . Người Nga nay hoàn toàn tự do thông thương trên mọi đại
dương với lực lượng bao nhiêu cũng được , cũng như người Tầu vậy . Đơn
giản vì : liệu
sức mình mà trang bị hải , không quân . Anh chẳng có thể dùng các thứ
đó để xâm lăng được ai đâu . Anh sẽ bị hủy diệt trước khi ra tay hành
động .
Do
thế , ta cần nắm vững tình hình để hiểu thấu hơn về những sự kiện
hiện đang sảy ra giữa Mỹ với Nhật . Nhật phải chấp nhận để Nga đi ra
đại dương thôi , không còn sự chọn lựa nào khác . Bây giờ là lúc chẳng
có đế quốc hàng hải , chẳng có đế quốc thảo nguyên , chẳng có đế quốc
dân số , chỉ có một văn minh : văn minh vũ trụ mà thôi . Hãy
cứ xem Nam Triều Tiên kia , họ có thể đóng tầu chở dầu trọng tấn lên
đến 300,000 tấn , họ có khả năng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh
. Nhưng để làm gì . Người Tầu cần hiểu việc đó .
4 - TRANH CHẤP TẠI ĐÔNG NAM Á .
Người
Nga có một vai trò ở Á Châu , đó là thực tế cần nhìn nhận trong thời
kỳ quá độ tiến vào xã hội toàn cầu . Do thế việc giải quyết các tồn
đọng trên thế giới không thể không có sự đóng góp của Nga . Vấn đề
Đông Nam Á là nơi mà Tầu đang ra sức khuynh loát lại trở thành vấn đề
quan trọng liên quan đến an ninh thế giới , đặc biệt nhạy bén đối với
các quốc gia phía nam sát nách Tầu . Giải quyết vấn đề này lại liên hệ
đến vai trò trụ cột của Mỹ tại Thái Bình Dương .
Bắc
kinh trong thời gian qua đã chứng tỏ ngày càng trở nên hành động vô
trách nhiệm liên quan đến an ninh toàn vùng . Việc xây dựng hàng loạt
đập nước ở thượng nguồn sông Cửu Long đã gây ra nhiều hậu quả tai hại
cho vùng hạ nguồn , một giới chức Mỹ mới đây đã lên tiếng cảnh báo là
việc này sẽ gây bất ổn trong vùng Á Châu nói chung . Bắc kinh cũng gia
tăng tối đa việc tái vũ trang mang tính xâm lăng , vượt ngoài nhu cầu
về an ninh của họ , điều này ngay tức khắc tạo ra một cuộc chạy đua
vũ trang trong vùng . Các nước trong vùng đua nhau mua sắm thêm trang
bị quân sự . Việt Nam , Đài Loan là điển hình cho công cuộc tái vũ
trang ấy .
Dĩ
nhiên Bắc kinh ồn ào phản đối Mỹ về việc bán 6.4 tỷ dollars trang bị
quân sự cho Đài Loan và coi đó là Mỹ can thiệp vào nội bộ của Trung
Hoa , theo thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 thì Đài Loan là một
phần lãnh thổ của Tầu . Nhưng Mỹ lại có những cam kết khác với Đài
Loan từ trước khi Thông Cáo chung Thượng Hải được ký kết . Người Mỹ
dựa vào cam kết này để bán quân cụ cho Đài Loan . Việc này còn liên hệ
đến an ninh của Nhật Bản , Triều Tiên cũng như an ninh trên thủy lộ
rất nhộn nhịp này .
Bất
cứ sự gì sảy ra ở Biển Đông cũng tác động đến an ninh của Nga trong
đường dài , một khi bất ngờ Tầu tung người chiếm lĩnh Siberia hoang
vắng do Nga làm chủ . Tầu chưa dám nêu lên vụ này vì chưa giải quyết
xong vùng Biển Đông cũng như Đông Nam Á trong đó VN là mấu chốt đấy
thôi , mặt khác Tầu cũng muốn lợi dụng tối đa cơ hội hiện nay để tích
lũy của cải trước khi ra tay hành động toàn diện . Hãy giả định một
tình huống như thế này :Tầu
gây sáo trộn tại Biển Đông , nhưng bất ngờ cho người -thực tế là lính
Tầu- tràn ngập vùng Siberia thì sao ? Ông Putin có đủ thời gian để
điều động binh sỹ đến để ngăn chặn kịp thời hay không ? Giết
đâu có được . Nga mất trắng vùng Siberia trong nháy mắt . Một khi sự
việc như vậy sảy ra thì toàn vùng Trung Á sẽ như thế nào ? ai mà biết
được . Khi ấy kho vũ khí nguyên tử của Nga hay Mỹ cũng vô ích . Cứ
nhìn thế để thấy , Nga cũng cần hợp tác với Mỹ trong vấn đề liên quan
đến Đông Nam Á . Thế cờ đã chuyển như vậy , chẳng thể đảo ngược được .
Trong canh bài này , Tây Âu khó có thể tham gia tích cực được . Cho
nên các vụ cải vả giữa Nga với Mỹ nếu có nói tới chỉ là các biểu hiện
lặt vặt bề ngoài mà thôi .
Thật
rõ ràng là các nước trong vùng rất mong sự hiện diện có ý nghĩa của
người Mỹ trong vùng để giữ sự cân bằng với thế lực bành trướng của Tầu
trong vùng , như lời Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long mới hôm nay
4-15 phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Charlie Rose trên đài PBS .
Nhưng Mỹ hiện diện thế nào lại là vấn đề mà các nước trong vùng hầu
như không hề đả động đến một cách chi tiết . Nếu chỉ về thương mại
không thôi thì nay Mỹ là nước đầu tư nhiều nhất vào VN , cũng là nước
mà VN xuất khẩu nhiều nhất . Trong khi bị ép buộc từ Bắc kinh , chơi
với Tầu thì VN chỉ có thiệt hại về thương mại , môi sinh , bệnh tật ,
an ninh mà thôi . Điển hình khác là Malaysia chẳng hạn , đầu tư của Mỹ
tại đó chiếm gần 40% tổng đầu tư quốc tế vào nước này , Singapore ,
Đài Loan , Đại Hàn đều được hưởng lợi rất lớn từ thị trường Mỹ để có
thặng dư thương mại khổng lồ ngày một gia tăng . Nhưng đòi hỏi các
quốc gia ấy tự nguyện đóng góp với Mỹ thì vô phương . Họ lại muốn ngả
về Hoa Lục để tìm thị trường mới . Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tái diễn
hoài trong chính sách của nhiều quốc gia trong vùng .
Nếu
giả sử đòi hỏi họ sát cánh với Mỹ trong việc xây dựng một lực lượng
thống nhất về kinh tế cũng như quân sự chính trị , có như vậy mới cản
bước tiến xuống phương nam của Tầu , thì các quốc gia này sẽ thẳng
thừng từ chối . Họ coi đó là trở lại với kiểu Liên Phòng Đông Nam Á
khi xưa . Người Mỹ cũng thừa hiểu như vậy . Nên Mỹ chẳng dại gì để trở
thành người khởi chiến trong vùng . Vấn đề an ninh của các quốc gia
trong vùng sẽ do các nước trong vùng tự quyết định , nếu có yêu cầu Mỹ
sẽ hỗ trợ theo điều kiện mà Mỹ có thể hỗ trợ được . Tình hình này mở
ra một cơ hội cho Nga nhập cuộc trong vai trò là người cung cấp vũ khí
quan trọng cho toàn vùng kể cả Trung Cộng , VN , Malaysia , Indonesia
.
Trong
các quốc gia thuộc khối ASEAN hiện nay , Miến Điện và VN là hai nước
bị Tầu khống chế nặng nhất . Nước nọ mở đường trực tiếp đến Ấn Độ
Dương , VN là mấu chốt trong sách lược nam tiến của Tầu . Với bắc kinh
, hai chiến trường này kết hợp thành một trận đồ phương Nam để ép
Thái Lan ở giữa về cả bốn mặt . Cao trào áo đỏ hình thành tại Thái ,
đang ra sức làm ung thối tình hình Thái lan , đánh ngay vào trung tâm
Tài Chánh , thương mại chính tại Bangkok nhằm làm cho kinh tế Thái suy
kiệt , để lần hồi đi đến chỗ phải hình thành một chính quyền thân Tầu
tại đó . Việc này cấn được xem xét dưới khía cạnh khác liên quan đến
Thái Lan , đặc biệt rất giống với VN , là hiện có hai nước Thái : một
nước Thái thành thị tham lam , biển lận quay lưng lại với nước Thái
thứ hai là nước Thái nông thôn . Cho nên Thái Lan cần cải cách xã hội
tận gốc rễ mới bảo đảm cho nước Thái phát triển vững chắc được (VN
cũng y như vậy) .
Người
Mỹ nhìn các diễn biến tại Thái Lan dưới cả hai khía cạnh đó , nên
truyền thông thế giới nói chung giữ thái độ dè chừng ; khi tinh tế thế
giới hiện khá mong manh chưa thực sự hồi sinh . Hy Lạp , Iceland ,
Tây Ban Nha ..đang bị khủng hoảng nợ nần , nên thế giới không muốn
nhìn thấy thêm một nước Thái suy sụp về tài chánh . Nhưng với đà này
kéo dài thì Thái lan sẽ ra sao ? Hiện không thấy có bất cứ dấu hiệu
nào cho thấy hai phía Áo Đỏ và chính quyền Bangkok dễ đi đến một thỏa
hiệp về một cơ chế quyền lực mới tại đấy , dựa trên căn bản là :
chính quyền Trung Ương Thái lan ít chịu ảnh hưởng của mấy ông Tướng và
Hoàng Gia Thái hơn , để quyền lực cũng như phương tiện tài chánh được
san xẻ đồng đều hơn cho các vùng nghèo khó ở phía Bắc Thái .
Như
thế , ta có thể dự liệu cuộc khủng hoảng Thái lan sẽ ngày càng duy
đồi thêm , ngân sách sẽ thiếu hụt thêm , thất nghiệp sẽ tăng . Đó
chính là cơ hội để Bắc kinh tung đòn tài chánh nhằm chi phối chính
tình Thái Lan trong lâu dài , song song với việc lấn sâu thêm vào lãnh
thổ VN cũng như Miến Điện . Tình hình hiện nay tại cả ba nước Việt ,
Thái , Miến cần được xem xét trên tổng thể đó mới được . Tầu thực ra
áp dụng ngay bài học mà Mỹ đã ứng dụng trong vùng thời chiến tranh
lạnh , khi họ dùng tiền để mua chuộc mấy ông Tướng để biến mấy ông
Tướng trong vùng thành những người thi hành chính sách của Mỹ trong
vùng . Tầu đã hành động y như vậy tại Miến Điện , VN và sắp tới đây sẽ
tung đòn như vậy tại Thái lan .
Người
Mỹ dù sao vẫn có những tế nhị nhất định do các hệ lụy thời chiến
tranh lạnh để lại nên không thể hiện diện trực tiếp trong vùng theo
cách mà họ đã xử dụng trước đây . Họ tìm nhiều phương cách khác nhau
để tiếp cận mỗi nước theo đường lối ngoại giao như hợp tác huấn luyện
, thăm viếng của hải quân , tập trận chung mỗi khi có thể đối với các
quốc gia mà sự e ngại về đe dọa của Tầu gia tăng rõ rệt như VNCS
chẳng hạn . Mỗi khi Mỹ làm như vậy thì Tầu cũng làm theo để canh chừng
. Như vậy , ít ra đến lúc này , Mỹ chưa thực sự hiện diện trong vùng
như điều mà các quốc gia Đông Nam Á suy nghĩ : tức là hiện diện quân
sự để giữ quân bình với Tầu . Nếu nói về thuyết Quân Bình Lực Lượng
thì thuyết này đã lỗi thời rồi , không thể ứng dụng trong vùng ĐNA
được . Vả lại người Mỹ không trực tiếp tạo dựng sự quân bình với nước
khác , chính các quốc gia ấy tự tạo dựng lấy sự quân bình lực lượng
trong mỗi khu vực nhất định . Mặt khác quân bình lực lượng chỉ là tạm
thời , trước sau gì cũng dẫn đến chiến tranh như lịch sử đã để lại .
Sự
hiện diện của Nga trong vùng trở thành thực tế . Đặc biệt quan trọng
đối với VNCS vốn là cựu đồng minh của Liên Xô trước đây , trang bị
quân sự đều do Liên Xô cung cấp . Nga lại là quốc gia nối tiếp Liên Xô
xử dụng cảng Cam Ranh . Trong điều kiện đó VNCS mua máy bay chiến đấu
SU 30 , hỏa tiễn phòng không , hay tầu ngầm của Nga là việc rất phù
hợp với thực tế của tình hình . Đối với VN , xử dụng quan hệ Mỹ , Nga
để chặn đà bành trướng của Bắc kinh là chọn lựa khôn ngoan . Người Nga
, như đã trình bày trên rất cần hiệ diện trong vùng ĐNA hơn cả người
Mỹ , vì mọi biến chuyển tại ĐNA đều tác động ngay tức khắc đến các vấn
đề sinh tử của Nga . Tại đây cả Nga , Mỹ đều có quyền lợi chung ở một
mức độ nhất định . Người Nhật chẳng thể hiện diện được , khi các
Samurai nay chỉ muốn đi buôn thôi . Họ sợ chết hơn người Đức rất nhiều
, cho nên nếu nói xã hội Nhật đang già nua cũng là điều đúng thôi .
5 - VAI TRÒ NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG BÀN CỜ ĐNÁ .
Thật
rõ ràng là VN trở thành con cờ trung tâm đối với mọi phía . Điều rất
khác biệt hôm nay so với VNCH trước đây là ở chỗ : VNCH trước đây rất
mong mỏi được quyết định độc lập , Mỹ không cho quyết định độc lập .
Ngày nay cả thế giới phương Tây đòi hỏi VNCS cần kiên quyết trong các
quyết định độc lập của mình , Hà Nội lại không dám làm . Trớ trêu của
lịch sử chính ở chỗ đó . Cả Bộ Chính Trị Đảng CS VN thực đã bỏ đi rồi ,
không ai dám quyết định hoặc đề nghị nào nên hồn cả . Tất cả đều
không được học hỏi chuẩn bị để lãnh trách nhiệm lớn lao như vậy (nước
gần 90 triệu dân đâu có nhỏ) . Họ lại bị dính líu đến nhiều khúc mắc
đối với tay chân của Tầu gài vào nước ta vì guồng máy an ninh tình báo
của VNCS chưa đủ nhạy bén để thấy các âm mưu đen tối của tình báo Tầu
. Cho nên cả Bộ Chính Trị ấy cùng guồng máy thư lại cồng kềnh không
bao giờ dám đưa ra một nhận định cụ thể nào đối với hướng đi của đất
nước . Để khỏa lấp nỗi trống vắng đó , họ chỉ biết nhai lại những điều
đã được Đảng CS nói tới từ hơn 40 năm trước .
Tình
hình này đòi hỏi phải có người dám nhận lấy vai trò của người đầu tầu
: Nguyễn Tấn Dũng chính là người đó . Nga với Mỹ cùng ủng hộ Dũng là
thực tế hiển nhiên . Quá trình tìm hiểu về Dũng thế nào ? lý lịch ra
sao chẳng mấy quan trọng đối với quyền lực toàn cầu (mà thực ra họ
biết rất ngọn nguồn) , chính yếu là người đó có hoàn thành được việc
mà toàn cầu giao phó hay không ? . Như ông Kỳ khi xưa dám nhận lấy
trách nhiệm dẹp loạn Miền Trung vậy . Tùy việc mà chọn người , tùy
thực tế mà tổ chức công việc . Đảng CSVN không thể thống nhất ý chí
trước tình thế cấp bách này thì thế giới họ phải chọn người để ủng hộ
thôi .
Cơ
hội đến khi Nga Mỹ ký kết thỏa thuận cắt giảm kho vũ khí nguyên tử
chiến lược của hai phía . Ông Obama đã mời phía VN tham dự hội nghị
quốc tế gồm 47 nguyên thủ quốc gia đến Washington để bàn về biện pháp
an toàn hạch nhân cũng như cấm phổ biến vũ khí nguyên tử . Phía VN đã
mau chóng nhận lời mời , mặc dù là quốc gia không có nguyên tử . Phía
VN đã cử một nhân vật khác tham dự hội nghị , nhưng phía Mỹ tỏ ý không
hoan nghênh và nói rõ : chỉ tiếp Dũng thôi . Dĩ nhiên việc này làm
nội bộ Đảng CS ở cấp cao nhất rúng động , đặc biệt đối với vài nhóm
râu ria của đám Lê Đức Anh , Lê Khả Phiêu , Đỗ Mười là những nhóm vẫn
đang vận động để đưa người của mình vào ghế Tổng Bí Thư Đảng CS . Dĩ
nhiên Tầu cũng gia tăng hoạt động gợi ý để Đảng CS chọn người thân Tầu
vào chức vụ cao cấp nhất Đáng CS .
Cần
lưu ý là vào đầu sang năm Đại Hội toàn Đảng sẽ họp , bây giờ là lúc
các văn kiện đã sẵn sàng rồi để các cấp đảng địa phương cử người tham
gia đại hội tại mỗi địa phương , việc sắp xếp nhân sự phải được Ban Tổ
Chức Trung Ương hoàn tất từ khá lâu trước đó để nhân vật được các phe
phái đồng ý chọn lựa sẽ phải lãnh trách nhiệm soạn thảo đề cương
chính trị cho mấy năm tới . Cứ như diễn biến của tình hình hiện nay ,
một sự thay đổi đột ngột như vậy có thể dẫn đến nhiều hướng khác nhau .
Thí dụ như đề cương chính trị sắp tới sẽ chẳng ra hồn giống gì cả ,
vì không có gì bảo đảm việc tiếp tục nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa như mấy anh ảo thủ mới phát biểu tại Hà Nội
nhằm trấn an các đảng viên . Thí dụ chưa chắc Đảng CS VN sẽ mở Đại Hội
được một khi chưa có người được chọn để hoàn tất đề cương chính trị .
Khi chưa có người chủ trì thì chưa thể bố trí nhân sự các cấp được .
Thực tế Đảng CS đang bế tắc về vấn đề này . Vì Mỹ và Nga đã chọn Ông
Dũng rồi . Tín hiệu do quyền lực toàn cầu đưa ra rất rõ : các anh phải chọn chọn Dũng .
Vấn đề lại không đơn giản ở chỗ chọn ai , mà
lại là chọn một hướng đi : theo Tầu hay theo con đường dân chủ đã
được lịch sử chứng minh là hướng đi tất yếu không thể đảo ngược được
và là cách hữu hiệu nhất để chống lại chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc .
Tương lai dân tộc anh đất nước anh tùy thuộc vào sự chọn lựa này .
Còn
hàng loạt các tín hiệu được quyền lực toàn cầu chuyển ra do việc mời
đích danh Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị Washington . Máy bay 777 do
Boeing sản xuất được gọi là chuyên cơ , tức là được trang bị đặc biệt
theo cách nào đó chỉ các chuyên viên trong nghành mới hiểu mà thôi ,
mà cũng chỉ để chở một vài nhân vật đặc biệt nào đó mà thôi . Máy bay
được cả hệ thống theo dõi bảo vệ an ninh từ khi cất cánh tại VN ,
trong suốt lộ trình bay được các trạm kiểm soát không lưu cũng như
canh phòng nghiêm ngặt bởi không quân Mỹ , khi đi vào không phận Mỹ
được bốn chiến đấu cơ nghinh đón . Biện pháp an ninh nghiêm ngặt này
được thực hiện kể cả khi máy bay trên lộ trình về nước . Cho đến khi
máy bay chở Dũng đáp xuống phi trường tại VN thì việc bảo vệ mới chấm
dứt . Trong khi dự hội nghị tại Washington , Dũng lại họp tay ba với
Metvedev cũng như Obama , đó là tín hiệu cụ thể cho thấy Mỹ , Nga nhất
trí ủng hộ Dũng .
Như thế , thông điệp mà Mỹ chuyển đến cho Hà Nội còn rõ ràng hơn nữa , cụ thể như thế này : “ Nhân
danh quyền lực Toàn Cầu nước mỹ có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho
nguyên thủ quốc gia đồng minh hiện đang trong tình trạng chiến tranh
với Tầu “
Tình
hình thế giới đã quá rõ ràng , các quân cờ đã chuyển động nhằm chuẩn
bị cho nhiều thay đổi ngoạn mục sẽ sảy ra tại nhiều vùng trên thế giới
. Biết được các thay đổi cụ thể thế nào không phải việc dễ đối với
nhiều người Việt , Đảng CS cho dù có đủ hệ thống tình báo cũng như
đang nắm quyền sinh sát cả nước cũng không thể biết được các diễn biến
sắp tới đây . Thời kỳ đu dây đã qua , bây giờ là thời điểm quyết liệt
đối với chọn lựa sống còn cho dân tộc , nên không thể chần chờ . Chọn
lựa duy nhất đối với bất cứ quốc gia nào khi biết chắc chắn phải đi
vào chiến tranh , thì
hãy chuẩn bị đi vào chiến tranh với tất cả sức mạnh và lòng quả cảm .
Đi vào chiến tranh thì phải có người lãnh đạo chiến tranh , điều này
lịch sử luôn dạy ta như thế , Mọi việc hiện nay lệ thuộc vào Đảng CSVN
cũng như Quốc Hội VN trên danh nghĩa theo Hiến Pháp hiện hành . Hãy
dứt khoát chọn Nguyễn tấn Dũng làm Tổng Bí Thư , đồng thời là Tổng
Thống VN .
Tất
cả các đảng viên cao cấp của Đảng CS Hà Nội , hãy bình tâm suy nghĩ
về thế thắng bại hiện nay . Tầu mới đây hùng hổ tuyên bố : có thể nói
không với Mỹ . Mỹ chưa hành động gì nhiều , thế mà Tầu sợ run như lời
Ôn Gia Bảo mới phát biểu . Tầu đã lún quá sâu vào con đường tự hủy rồi
. Bắc Kinh đã cam kết quá nhiều như Liên Xô đã cam kết quá nhiều
trước khi dãy chết . Cuộc cờ tay ba lại xoay chiều để tiến đến thế
chiếu bí toàn diện . Khi quân cờ Nga chuyển hướng thì mọi việc kể như
xong . Đảng viên CS cần mở mắt to ra nhìn thế sự .
Trước
đây , dường như trong bài viết bàn về một năm cầm quyền của Ông Obama
, tôi có nêu ra vấn đề : Ông hiền Obama trở thành ông Dữ Obama .
Chiêu thức rất nhu , nhưng lực phóng ra cực mạnh . Quan hệ Mỹ, Tầu
nhìn bề ngoài có vẻ như vẫn tốt đẹp , nhưng trong chỗ kín đáo ngày
càng xung đột dữ dội . Tầu hết cơ hội rồi .
Xin
đừng nói tôi thân Mỹ , tôi chẳng thân ai . Quân cờ chuyển ra sao ,
tôi nói thế ấy . Thế cờ biến đổi khôn lường , nhiều khi một đêm sáng
sau ngủ dậy mọi sự đã thay đổi . Xin mọi người Việt bình tĩnh theo dõi
tình hình .
Xương Lê V. April-15-2010 .
*
TRẦN NHU * VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
*
TRẦN NHU: Trung quốc có đáng sợ không?
Tôn Sĩ Nghị với quân lính của y thất kinh bát đởm tán loạn về Tàu khi vua Quang Trung cất đại binh bắc tiến đánh đuổi giặc Thanh Trung Quốc có đáng sợ không? Trước hết là đối với người Việt Nam chúng ta.Vấn đề đầu tiên được đặt ra là “ý chí” có dám tranh đấu khi đất nước bị xâm lăng và uy hiếp hay không? Việt Nam không phải chỉ thời nay mới bị Trung Quốc uy hiếp và xâm lăng mà trong suốt quá trình từ khi lập quốc trải qua mấy ngàn năm đến nay, thời nào người Trung Quốc cũng muốn xâm lăng và uy hiếp Việt Nam, nhưng ông cha chúng ta không bao giờ sợ người Trung Quốc.
Cả nam, nữ, già, trẻ: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, bà Bùi Thị Xuân… các bô lão thời Trần chẳng có ai sợ người Trung Quốc, mặc dù họ là một nước lớn, đông dân nhất thế giới. Chính cái “ý chí” dám tranh đấu vì quyền lợi dân tộc, vì sự sống còn của Tổ Quốc với cái tâm lý không sợ nên nhân dân Việt Nam đã đánh bại Trung Quốc ít nhất là 15 lần. Tôi lại nêu lên một thí dụ điển hình nữa về “ý chí” quyết đấu tranh khi đất nước bị xâm lăng.
Trong lịch sử nhân loại có đế quốc nào hùng mạnh hơn Thành Cát Tư Hãn ở thế kỷ thứ XIII. Thế mà ông cha ta đâu có sợ và đã 3 lần đánh bại quân Mông Cổ. Sứ Nguyên đến nước ta nếu tỏ thái độ kiêu ngạo hống hách là lập tức bị quân quan Ðại Việt trói lại tống ngục. Lịch sử thế giới thời đó có nước nào cả gan từ chối tiếp sứ Nguyên, chứ chưa nói đến giám trói sứ.Ông cha ta như thế đấy. Chỉ có những người lãnh đạo ÐCSVN ngày nay là nhu nhược hèn yếu và mang nặng tâm lý khiếp sợ Bắc Triều. Chính thái độ khiếp nhược của ban lãnh đạo ÐCSVN đã khuyến khích Bắc Kinh ngày càng lấn lướt. Bắc Kinh gây sức ép, Hà Nội lùi từng bước, nhưng Việt Nam lùi chừng nào Trung Quốc tiến chừng đó.
Nhìn lại một chuỗi diễn biến từ các hiệp định biên giới do ban lãnh đạo ÐCSVN ký với Bắc Kinh năm 1999 – 2000 và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm trên đất liền mất mấy chục nghìn Km2, và những gì họ chiếm được không bao giờ nhả ra. Bắc Kinh còn đang lấn chiếm các tỉnh phía Bắc nước ta, vùng biển bị Trung Quốc tiếp tục bành chướng xuống biển Nam Hải mà không gặp sự kháng cự đáng kể nào của Hà Nội. Ban lãnh đạo ÐCSVN còn dấu nhẹm không cho nhân dân biết các hiệp định ký với Trung Quốc khi sự việc Trường Sa, Hoàng Sa bùng lên, thậm chí họ còn không cho dân chúng phản đối Trung Quốc trong rất nhiều vụ biểu tình chống Trung Quốc đã bị đàn áp.
Hải Quân Trung Quốc năm 2006 vô cớ nổ súng giết chết 9 ngư phủ Việt Nam. Từ đó đến nay, năm nào hải quân Trung Quốc cũng bắn và bắt ngư phủ Việt Nam đánh cá trên vùng biển của mình. Hà Nội nín thinh, gần đây 2 người Trung Quốc đánh chết một công dân Việt Nam ngay tại Thủ Ðô, Hà Nội. Công an tòa án Việt Nam không dám động đến công dân thiên triều, đành phải giao tên tội phạm lại cho Trung Quốc.
Nhu nhược đến thế là cùng! Sự khiếp sợ Bắc Triều như một bệnh dịch lan truyền từ cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước đến các tướng lãnh binh sĩ không còn ai dám tranh đấu cho quyền lợi của đất nước. Ðài Loan chỉ có 20 triệu dân, từ nửa thế kỷ nay, thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa thôn tính. Nhiều khi tưởng như họ ăn tươi nuốt sống hòn đảo bé nhỏ này, thế mà lãnh đạo và dân chúng Ðài Loan đâu có khiếp sợ, đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh “mềm nắn, rắn buông”. Nên vấn đề sống còn của đất nước được đặt ra vẫn là ý chí dám tranh đấu cho quyền lợi dân tộc thì Trung Quốc dù có bao nhiêu triệu quân với những võ khí tối tân họ cũng chẳng làm gì được.
Nước Tầu khổng lồ chỉ có thể ám ảnh giới lãnh đạo ÐCSVN. Nhìn lại quá khứ và cả lịch sử cận đại trên thực tế lịch sử đã chứng minh người khổng lồ Trung Hoa thường bị các bộ tộc thiểu số nhỏ cai trị nhiều lần, mặc dù người Tầu có (Binh Thư tuyệt tác của Tôn Tử). Nhưng các tướng Hán đánh một trăm trận thua chín mươi chín trận. Xin dẫn ra đây một số trường hợp để bạn đọc suy ngẫm:
Lịch sử nước Tầu có chép: Ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên (Mông Cổ) là bộ phận tổ thành quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa là các đế quốc mạnh thống nhất được Trung Hoa và cường thịnh một thời lại do các dân tộc thiểu số tạo lập nên ở vùng phía Bắc Trung Hoa.
Ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên đều đóng đô ở Bắc Kinh. Nước Liêu dòng Khiết Ðan lập nên gọi Bắc Kinh là Nam Kinh, là một trong bốn kinh đô của nước Liêu, nước Kim thuộc dòng Nữ Chân của Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả kiến lập gọi Bắc Kinh là Trung Ðô. Triều Nguyên do người Mông Cổ xây dựng định đô tại Bắc Kinh gọi là Ðại Ðô.
Các ông vua của ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên đều sinh ra và lớn lên ở vùng hoang mạc mênh mông, thích cỡi ngựa, săn bắn và chơi bời hưởng lạc vô độ. Họ đã bắt các hoàng đế Trung Hoa phải quỳ gối khuất phục. Sự khiếp nhược và bất lực của nhiều triều đại Trung Quốc trước những người láng giềng nhỏ bé nhưng được trang bị bằng tinh thần thượng võ. Với ý chí quyết thắng ngay cả những đối thủ tý hon như Hung Nô, Ðột Quyết, Tây Hạ và Mãn Thanh cũng đã cai trị cả nước Trung Hoa vĩ đại. Ðối với Việt Nam, ông cha ta chưa bao giờ chiến đấu trong một trận ngang sức. Ngô Quyền, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Tiền nhân ta đã thắng kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Trong Bình Ngô Ðại Cáo, Nguyễn Trãi đã từng viết: “Ðánh một trận sạch không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông.”
Ta thấy khi quân Mông Cổ bao vây Long An. Triều đình Nam Tống các quan văn võ bỏ chạy hết, chỉ còn lại sáu người. Thái Hoàng Hậu triệu tập đại thần làm việc. Các quan đã chạy hết. Trần Nghị Trùng một mực xin giảng hòa (xin hàng). Lương Mông Viễn thấy thế không lợi. Ông tướng này đã lén chạy khỏi Lâm An đến đầu hàng quân Mông Cổ. Thái Hậu cử Trần Nghi Trung đến trại Bá Nhạn cầu hòa và nộp tiền, nhưng Bá Nhạn không nghe. Chỉ quy định thời gian cuối cùng để xin hàng.
Thế là tất cả triều đình bá quan văn võ đều nhất trí xin hàng. Tục ngữ Việt có câu: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” hay “Cha nào, con nấy”, hoặc “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” cái giống người Hán thâm độc và chịu nhục thì không giống người nào bằng. Nhưng trận mạc thì lại rất dở. Trong thực tế, chiến thắng bao giờ cũng do đào luyện quân sĩ, quân sĩ thì cũng tùy ở giống. Người Tầu từ dân đến tướng lãnh, binh lính mấy ngàn năm nay chẳng thay đổi gì, chậm chạp, nặng nề, không có sáng kiến trong trận mạc, không có óc tự tin, dễ hoảng hốt trước những chuyện bất ngờ. Xem các trận đánh với các bộ tộc thiểu số trận nào họ cũng thua đậm. Ðến đời nhà Tống bọn tướng sĩ Hán nhát như chuột. Nghe tiếng quân Mông Cổ sợ hết hồn hết vía, run cầm cập còn đánh chác gì! Bọn tướng Tầu, thời Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông lẫn quân lính cũng vậy, cứ nghe thấy tiếng quân Nhật là bỏ chạy thục mạng. Cho đến khi Nhật hàng đồng minh rồi vẫn còn hoảng sợ.
(Ðồng minh giao cho quân Tầu nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Không dám đến gần, phải có quân Mỹ đi bên cạnh mới chịu đi.)
Bất cứ ai nghiên cứu lịch sử Trung Hoa từ thời Cổ Đại, còn được gọi là thời kỳ Tiền Sử, cách đây khoảng 5000 năm, tới thời kỳ Trung Cổ rồi lịch sử Cận Đại. Theo quan điểm chung hiện nay cho rằng lịch sử Cận Đại bắt đầu từ Cách Mạng Tư Sản Anh, năm 1640 và kết thúc vào đầu thế kỷ 20. Đến thời kỳ Hiện Đại được nhiều sử gia thống nhất mà tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Trong khoảng thời gian trên một trăm năm lại có thể chia thời kỳ hiện đại thành hai giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Suốt trên một trăm năm những trận đánh trên đất Tầu, xét trên tổng thể trận nào người Tầu cũng thua đậm, và buộc phải ký những hiệp ước hết sức nhục nhã. Tác giả tạm kể những trận đánh chính yếu dưới đây:
Sự khởi đầu “Lịch sử Trung Quốc hiện đại” là chiến tranh thuốc phiện năm (1839) Anh đã đánh bại Trung Quốc, trong giai đoạn này Trung Quốc có trên 400 triệu dân. Anh chỉ có 10 triệu… Và cái yêu sách tiếp theo đối với triều đình nhà Thanh mỗi lúc càng nặng nề. Xin tóm lược những cuộc hành quân của quân Anh như sau:
Năm 1840, Hạm đội Anh do Ðô đốc George Elliot chỉ huy đến Quảng Châu (tháng 6) hải cảng và Ðảo Châu Sơn bị quân Anh chiếm (tháng 7)
Năm 1841, Ðặc mệnh toàn quyền Anh Henry Pottinger (1789-1856) chỉ huy hải quân Anh tiến dọc vùng duyên hải Trung Quốc, chiếm hầu hết những thành phố quan trọng như Thượng Hải bị chiếm tháng 6-1842, và sau đó là Thẩm Dương v.v…. Triều đình Trung Hoa phải cầu hòa (xin hàng) và chịu thất bại quân sự lớn nhất thời đó.
Ngày 29/8/1942 Hiệp Ước Nam Kinh được hai bên ký kết trên Tầu Cornvallis của hải quân Anh. Hồng Kông phải nhượng cho Anh vốn đã bị chiếm từ tháng (1/1841) mở cửa thương mại ở 5 cảng lớn Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải.
Ngày 26/6/1858, ký hiệp ước Thiên Tân giữa Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ và Nga, buộc Trung Quốc phải mở thêm 11 cảng nữa và các nước thành lập Tòa Ðại Sứ ở Bắc Kinh. Các nước có quyền thương mại và truyền đạo Thiên Chúa giáo ở nội địa. Thuế xuất và quy định mậu dịch thiết lập hải quan thanh tra nước ngoài (Horatio N. Laij) hợp pháp hóa việc nhập khẩu thuốc phiện.
Hiệp Ước Ái Huy, do Di Sơn và Nicholas Muraview năm 1891 ký kết buộc Trung Quốc, phải nhượng cho Nga Hoàng vùng đất tả ngạn sông Amur rộng mênh mông.
Hiệp ước Bắc Kinh (24/10 với Anh 25/10/1891) với Pháp tăng tiền bồi thường chiến phí. Pháp dành quyền sở hữu đất đai các đoàn truyền giáo Thiên Chúa giáo, được tự do truyền đạo, còn sứ thần Nga, thì buộc nhà Thanh phải nhượng khu vực từ miền Ðông USSURI (Cô-Tê-Lý-Giang) cho tới bờ biển. Nghĩa là 4 nước đè người khổng lồ ra làm thịt tơi bời lại tiếp đến Nhật:
Ngày 23/7/1894 - 17/4/1895 chiến tranh Trung Nhật diễn ra sau 10 ngày về vấn đề Triều Tiên. Vì cuộc khởi nghĩa của Hội Ðông Học ở Nam Triều Tiên tạo cớ cho Nhật nhảy vào bắt Nữ Hoàng Triều Tiên và chỉ định một nhiếp chính trung thành với Nhật. Ngày 21/7 Tầu của Kowshing của Anh chở quân Tầu đến Triều Tiên can thiệp, bị quân Nhật đánh chìm nghỉm, ngày 25/7 nhiếp chính Triều Tiên tuyên chiến với Trung Quốc. Trung Quốc và Nhật cũng tuyên chiến với nhau. Nhật dành toàn thắng trên bộ và cả trên biển tại Bingyang ngày 16/9 ngoài khơi sông Áp Lục gần cảng Lư Thuận, ngày 21/11 và tại Uy Hải Vệ (21/2/1895).
Ngày 17 tháng 4 năm 1895 Trung Quốc phải chấp nhận tất cả điều khoản của hiệp ước Mã Quan. Triều đình nước Tầu buộc phải công nhận nền độc lập của Triều Tiên và nhượng đảo Ðài Loan, Bành Hồ và cả bán đảo Liêu Ðông ở Mãn Châu cho Nhật. Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh 200 triệu lạng Bạc, và mở thêm 4 cảng cho ngoại thương của Nhật. 1896, Nhật được quyền lãnh tài phán ở Trung Quốc (bạn đọc lưu ý: Sở dĩ tôi đề cập đến vấn đề này để nhắc chúng ta rằng những hiệp định và biên giới giữa VC với Bắc Kinh không có giá trị pháp lý).
21 tháng 7 . Hiệp ước thương mại với Nhật, được coi là một phần của giải pháp hòa bình, trao cho Nhật qui chế tối huệ quốc và bảo đảm các nước ký hiệp định có quyền vận hành các cơ sở công nghiệp ở các cảng được qui định trong hiệp ước.
14/11/1897. Ðức chiếm vịnh Giao Châu với Thanh Ðảo sau vụ sát hại hai nhà truyền giáo ở Sơn Ðông. Từ lâu người Ðức coi việc này là chuỗi logic của sự can thiệp ba bên (1895). Việc này thúc đẩy “hàng loạt nhượng bộ” trong năm sau, trong đó hầu hết các nước phương Tây đều tham gia.
Tháng 2/1898. Anh đạt được hiệp định mở cửa đường thủy nội địa đối với Tầu nước ngoài, không bán đồng bằng sông Dương Tử cho nước khác, và sử dụng tổng thanh tra người Anh đối với hải quan khi thương mại Anh còn có vai trò chủ đạo trong các lãnh vực này.
6 tháng 3. Ðức đạt được hiệp ước thuê vịnh Giao Châu trong 99 năm, với các quyền xây dựng đường sắt và khai thác các mỏ ở Sơn Ðông (đường sắt Thanh Ðảo - Tế Nam khánh thành năm 1904). Khoản vay thứ hai từ Anh và Ðức gồm 16 triệu bảng trong 40 năm với lãi suất 4,5%.
27 tháng 3, 7 tháng 5. Nga buộc Trung Quốc cho thuê phía Nam bán đảo Liêu Ðông trong 25 năm, kể cả Ðại Liên và Lữ Thuận, được quyền xây dựng đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân ở phía Bắc đến các cảng mới thuê.
10 tháng 4. Pháp ký hợp đồng thuê vùng Quảng Châu Loan và miền phụ cận trong vòng 99 năm, được quyền mở rộng đường sắt đến Vân Nam (hoàn thành năm 1910) và cam kết không bán cho nước khác các phần dọc biên giới Việt Nam.
26 tháng 4. Nhật nhận được cam kết của Trung Quốc không bán phần đất ở Phúc Kiến.
9 tháng 6. Anh ký hợp đồng thuê Cửu Long đối diện Hồng Kông trong 99 năm, và (1/7) thuê Uy Hải Vệ khi Nga thuê Lữ Thuận.
Hiệp ước Ái Huy, do Di Sơn (c.1878) và Nicholas Muraviev (k.1809 – 1891) ký kết, nhượng tả ngạn sông Amur cho Nga.
1859. Nhà Thanh từ chối yêu cầu của Anh về việc cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài vào Bắc Kinh. Anh tấn công chiến lũy Ðại Cổ (25/6) nhưng bị đẩy lùi.
12/10/1860. Bắc Kinh bị 17.000 quân Anh và Pháp chiếm đóng. Cung điện Mùa Hè (Viên Minh viên) bị đốt cháy thành bình địa (18/10) để trừng phạt triều đình bắt giữ phái đoàn Anh. Hoàng đế rời khỏi kinh đô chạy lên phía Bắc, em của hoàng đế “đàm phán” Hiệp ước Bắc Kinh (24/10 với Anh, 25/10 với Pháp), tăng bồi thường chiến phí, Pháp giành quyền sở hữu đất đai cho các đoàn truyền đạo Thiên Chúa. Sứ thần Nga Muraviev buộc nhà Thanh nhượng khu vực từ miền Ðông Ussuri (Ô Tê Lý Giang) cho tới bờ biển (14/11). Vào thời điểm này, Anh trở thành đồng minh mạnh nhất của triều đình nhà Thanh chống lại các cuộc khởi nghĩa địa phương.
1855-1873. Sau nhiều năm xung đột với người Hán địa phương và bị triều đình đánh thuế quá nặng, người Hồi Giáo (Panthays) ở Vân Nam nổi dậy, thành lập nhà nước độc lập, “Vương quốc Nam Thái Bình” ở Dali, thuộc kinh đô cố Nam Chiếu. Ngoài ra còn có cuộc nổi dậy của người Hồi Giáo ở Tây Bắc (Giang Tây và Cam Túc, 1862-), sau đó bị Tả Tôn Ðường dập tắt.
1855-1881. Bộ tộc H’mong ở Quí Châu khởi nghĩa.
8/10/1856. Sau nhiều năm Anh, Pháp, và Mỹ nỗ lực nhằm giành các quyền và ưu tiên mới thông qua sự chỉnh lý hiệp ước. Sự kiện Tầu Arrow ở Quảng Châu tạo cớ cho Anh ép buộc người Trung Hoa bằng quân sự. Tuyên bố tầu Arrow đã đăng ký ở Hồng Kông và bị quan chức nhà Thanh khám xét bất hợp pháp, Anh chuyển quân và chiếm Quảng Châu (12/1857). Sau đó các tầu Anh bắt đầu hướng ra phía Bắc để buộc triều đình đầu hàng.
Ðến thời cận đại (1789-1914) và đương đại 1945 với Anh, Pháp, Nga và Nhật ta sẽ thấy sự khiếp nhược bất lực của các chính quyền Trung Hoa, từ vua chúa tướng lãnh, kể cả Ðảng Cộng Sản như thế nào! Dưới đây là đối chiếu các chiều kích giữa Trung Quốc và các nước tham chiến một cách sơ lược.
Ngày 18/1/1915, Nhật giao cho Trung Quốc bản yêu sách 25 điểm Chính Phủ của Viên Thế Khải chấp thuận ngay bốn khoản đầu (815): (1) Nhật kế thừa các quyền của Ðức ở Sơn Ðông; (2) triển hạn thuế đất đai ở Mãn Châu tới 99 năm. Kiều dân Nhật được tự do buôn bán tại đây; (3) Nhật nắm phần nửa lợi nhuận ở công ty Hanyeping là công ty điều hành các nhà máy thép tại Hán Giang, mỏ sắt Daye và than ở Bình Sơn; (4) không miền duyên hải nào của Trung Quốc được cho thuê hoặc nhượng cho nước khác mà không được sự đồng ý của Nhật (…) Mặc dù các anh hùng hảo hán của nước Tầu chịu nhượng bộ gần hết cả tổ quốc nhưng Nhật vẫn không tha.
Năm 1937-1945 các cuộc tấn công của Nhật vào Trung Quốc và Nhật khởi đầu, chiến tranh thế giới II ở Ðông Á cũng ở đây, 1931 Nhật chiếm Mãn Châu. Ðạo quân Quan Ðông của Nhật trong đêm diễn tập ở Thẩm Ðương (1819) đã làm nổ tung đoạn đường sắt gần đó rồi vu khống cho Trung Quốc. Ðây gọi là biến cố Mãn Châu, lấy cớ đó quân Nhật chiếm kho đạn An Ðông, Giang Khẩu và Trường Xuân,. Thống chế Tưởng Giới Thạch vội cho đoàn quân chạy trốn. Kế đó cả ba tỉnh miền Ðông bị chiếm. Ngày 19 quân Nhật đổ bộ lên Thượng Hải đánh đuổi Bát Lộ Quân 19 của Trung Quốc chạy khỏi Tô Giới quốc tế như chuột. Nhật chiếm Bắc Kinh ngày 28 và Thiên Tân ngày 29 như ăn gỏi. Ðây là cuộc tấn công đại quy mô mở ra ở Bắc Trung Quốc vào đến tận sào huyệt của các danh tướng người Hán. Họ ở cả thủ đô. Không gặp một sự kháng cự nào.
Người Tầu chẳng có ý chí gì từ tướng lãnh đến quân lính đông như kiến cỏ mà cứ thi nhau bỏ chạy trốn một khi nghĩ đến quân Nhật là hồn vía lên mây, kế đó Nhật chiếm Tô Châu (20/11 và tiến đến vùng sông Dương Tử. Ngày 21 quân Nhật chiếm Quảng Châu, cũng không gặp sự kháng cự nào. Thừa thắng Nhật chiếm luôn Kalgan, ở mặt trận khác 3/9 Nhật chiếm Bảo Ðịnh, ngày 2/4, Thạch Gia Trang. Sau biến cố ngày 18/9/1931 quân Nhật chiếm đóng thành phố Thẩm Dương. Từ đó làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn ở Ðông Bắc Trung Quốc. Ðảng CS Trung Quốc với Bát Lộ quân chẳng làm gì, ngoài việc hô hào dân Tầu chống Nhật, trong khi đó họ lại lẩn trốn. Cuộc Vạn lý Trường Chinh, được coi như là cuộc di tản chiến thuật, và được coi như là sự kiện oai hùng nhất của ÐCSTQ. Hai đạo quân trong cuộc tháo chạy nhục nhã này là quân đoàn 1 do Lâm Bửu (1908-1971) chỉ huy, và quân đoàn III dưới sự chỉ huy của Bành Ðức Hoài (1898-1974). Tổng số quân là 80.000 nhưng có lẽ chưa tới 16% số binh lính trên thoát chết khi đến được Thiểm Tây một năm sau đó (20/10/1935) họ đã chạy trốn quân Nhật với quãng đường dài gần 6.000 dặm qua rất nhiều miền đất hoang vu nguy hiểm…
15 + 18/1/1935. Tại hội nghị Tuần Nghĩa (thuộc tỉnh Quý Châu) những đối thủ của Mao trong ban lãnh đạo DCSTQ bị phê phán nặng nề về việc đã phạm sai lầm Tả khuynh khiến cho sức chiến đấu của Hồng Quân suy yếu, dẫn đến tình thế phải rời căn cứ địa và tiến hành Vạn Lý Trường Chinh:
Nhẽ ra người CS thì phải dấn thân chinh chiến, dấy binh đao. Khôi phục nền độc lập cho Trung Hoa, ấy thế vậy mà hồi Nhật xâm lược Trung Quốc ÐCSTQ đã không dám đánh Nhật. Những người lãnh đạo ÐCSTQ quả thật tài tính sáng suốt, họ biết đánh Nhật, khác gì mang trứng chọi đá, chỉ một trận thì sẽ bị Nhật diệt sạch sành sanh, không còn một mống nắm chắc trăm phần trăm thua, và sẽ mất hết (cả chì lẫn chài) binh quyền. Khẩu hiệu thống nhất chiến tuyến với Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch, mục tiêu của ÐCSTQ là bảo toàn lực lượng để sau đó có cơ hội giết lẫn nhau. Người Tầu đánh nhau với Nhật thì quá dở, nhưng họ giết lẫn nhau thì không ai bằng. Nói cách khác Mao muồn giành lực lượng để sau này đánh nhau với quân Quốc Dân Ðảng. Nhưng muốn sống đến ngày đó chỉ còn cách phải ăn bám và luồn lách vào chính quyền Quốc Dân Ðảng. 25 tháng 12 Tưởng Giới Thạch bị Mao bắt cóc và giam giữ ở Tây An do Trương Học Lương thực hiện theo lệnh của Mao. Và được trả tự do khi ông đồng ý ngừng cuộc nội chiến và hợp tác với ÐCSTQ để chống Nhật. Trên thực tế ÐCSTQ không có chống Nhật, nhưng cần chỗ nương tựa, tuy nhiên, Mao Trạch Ðông và ÐCSTQ vẫn tuyên truyền rằng cuộc Trường Chinh của Hồng Quân là cuộc chiến đấu thần thánh đánh Nhật do Mao chủ tịch lãnh đạo. Chạy dài dài – mà lại là bước ngoặt đưa Trung Quốc đến thắng lợi hoàn toàn, kể cũng lạ? và là sự tuyên truyền quá lố quá trắng trợn. Sự thật Bát Lộ quân chưa đụng Nhật đã hoảng loạn tháo chạy, khẩu hiệu “Bắc Tiến kháng Nhật” là che đậy cho sự thất bại thảm hại của Bát Lộ quân tháng 10-1933 đến tháng 1-1934 ÐCSTQ liên tiếp chịu trận và cuộc tiến công thứ 5 của Quốc Dân Ðảng thì chính quyền trung ương ở nông thôn của ÐCSTQ lần lượt mất hết căn cứ này đến căn cứ khác, Hồng quân của Mao buộc phải tháo chạy trốn. Ðó chính là sự thật lịch sử (cuộc trường chinh), ý đồ là rút quân mở đường máu tháo chạy sang vùng ngoại Mông Cổ để nhờ quân Liên Xô che trở.
Như vậy với phía Tây giáp Mông Cổ, nếu không thủ đắc sẽ rút lén tuột về Liên Xô. Ở phía Bắc Hồng Quân chết gần hết trên đường chạy trốn đến khu ngoại Mông. Họ chọn con đường rừng đi qua tỉnh Sơn Tây, và Tuy Viễn. Một mặt có thể nói phét để bịp thiên hạ rằng: Hồng Quân lên phía Bắc để chuẩn bị kháng Nhật (dân Trung Hoa nhiều người ngu tín, tin là Hồng Quân dám cả gan đánh Nhật thật) một mặt vừa an toàn cho các lãnh tụ vì ở đó không có quân Nhật. Bấy giờ quân Nhật chiếm giải Vạn Lý Trường Thành lập thành chiến tuyến. Sau mấy ngàn năm công lao của Tần Thủy Hoàng và tiếp theo nhiều triều đại nước Tầu, không phục vụ cho việc phòng thủ Tổ quốc Trung Hoa, mà lại để cho quân Mông Cổ sử dụng rồi lại phục vụ cho Nhật. Còn Binh Pháp của Tôn Tử tuy rất hay.
Nhưng tướng Hán chưa bao giờ mởớ tới. Không biết ông Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Ðông có nghĩ tới chuyện này không? Cũng xin lưu ý Hồng Quân thoát hiểm đến Thiển Bắc thì quân chủ lực giảm xuống từ 800 ngàn xuống còn khoảng 6 ngàn. Nhưng các lãnh tụ thiên tài chạy trốn thì còn sống cả. Thế mà sách ÐCSTQ viết rằng ÐCSTQ và Mao chủ tịch lãnh đạo quân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật thắng lợi vẻ vang… không biết thắng ở đâu? mà tìm lục không ra?
20 tháng 11. Chính phủ Tưởng Giới Thạch từ Nam Kinh chuyển đến Trùng Khánh, nhưng hành chánh công quyền đặt ở Hán Khẩu. Tưởng đến đây ngày 8/12.
12 tháng 12. Biến cố Panay. Máy bay Nhật oanh kích tầu Anh và Mỹ đang thả neo ngoài khơi gần Nam Kinh. Sự việc này tạo căng thẳng giữa các cường quốc. Rốt cuộc, chính phủ Mỹ chấp thuận lời giải thích của Nhật về vụ việc trên. Tuy nhiên, chính quyền Nhật tiếp tục chính sách cao tay ấn đối với tài sản và quyền lợi của các nước khác ở Trung Quốc, bất chấp những chống đối từ phía Mỹ, Anh và Pháp. Tình hình khốc liệt tại Châu Âu cho phép Nhật có thể theo đuổi ý đồ của mình mà không phải lo đối phó với sự can thiệp từ nước khác.
13 tháng 12. Nam Kinh thất thủ. Nhật oanh kích Trân Châu Cảng khiến Mỹ tham chiến chống Nhật mở ra mặt trận thứ hai ở Thái Bình Dương. Mỹ dành cho Trung Quốc khoản viện trợ 630 triệu USD dưới hình thức quân trang, quân dụng, vũ khí, và khoản tiền vay 500 triệu USD, tất cả đều được trao cho chính phủ Trùng Khánh.
8/3/1942. Anh và Mỹ khắc phục nạn lạm phát trầm trọng tại Trung Quốc, cung cấp khoản tín dụng 50 triệu bảng Anh và 500 triệu USD.
Ngày 8/8/1945 chiến tranh đã chấm dứt tại Châu Âu được vài tháng. Hai ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Hồng quân Liên Xô tràn vào Mãn Châu trong tuần lễ tiếp đó. Nhật đầu hàng vô điều kiện – Trung Quốc dâng đất cho Liên Xô.
Ngày 14-8 Thay mặt quốc dân đảng. Tổng Tử Văn ký hiệp ước hữu nghị và Liên Minh với cs Liên Xô (qua mặt ÐCSTQ). Ðể đắp lại việc CS Liên Xô công nhận chính quyền Quốc Dân Ðảng là chính quyền trung ương của Trung Quốc. Phe Quốc Dân Ðảng đồng ý về quyền độc lập của Ngoại Mông; Và cho CS Liên Xô quyền sở hữu chung tuyến đươc sắt Nam Mãn Châu và Cảng Ðại Liêu. Họ cũng nhất trí dâng cảng Lư Thuận cho Hải quân Liên Xô.
Chiến tranh đã chấm dứt nhưng Trung Quốc vẫn bị chia rẽ, gầm ghè tranh ăn giữa Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch và Ðảng CS của Mao Trạch Ðông, thành ra chẳng đảng nào, quân đội nào của nước Tầu dám đụng đến Nhật. Có lẽ họ vẫn còn khiếp sợ quân Nhật chăng? Chẳng đặng đừng quân đội Mỹ lại phải nhẩy vào.
Tháng 8 và tháng 9, quân Mỹ chiếm Thượng Hải, Thanh Ðảo, Dagu, Quảng Châu và Pusan (Triều Tiên) rồi tiến vào Bắc Kinh và Thiên Tân. Quân Nhật đã hàng nhưng quân Tầu vẫn không dám đến gần quân đội Nhật. Buộc quân Mỹ phải bồng các lực lượng Quốc Dân Ðảng đến các thành phố này để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật.
Trong khi đó tại Diên An Ðảng CS Trung Quốc tổ chức Ðại Hội lần thứ VII mừng chiến thắng, lúc này họ đã có ½ triệu đảng viên, binh lực gồm 900,000 quân chuẩn bị ăn thua với Quốc Dân Ðảng. Trong khi đó họ hô hào: “Người Trung Quốc không hại người Trung Quốc”. Ðiều này giống hệt giọng điệu Hồ chí Minh năm 1946 cũng hô hào: “đoàn kết, đại đoàn kết.” Trong khi đó thanh toán những người quốc gia. Ðảng CS Trung Quốc cũng vậy. Khi cần lợi dụng Quốc Dân Ðảng, họ kêu gọi: “Sống chung lâu bền” giúp đỡ nhau quản lý, thành thật song phương, vinh nhục có nhau v.v…
Sự thực ai nghiên cứu lịch sử cũng biết. Chính đế quốc Mỹ và đồng minh đã giải thoát cho nước Tầu. Chứ cả Quốc Dân Ðảng lẫn Đảng CS Trung Quốc đối với người Nhật họ chẳng có Kg nào. Bây giờ thì Trung Quốc đã dư ăn và có nhiều vũ khí tối tân đấy nhưng cũng đừng có sợ, vũ khí nào thì cũng còn phải do con người chứ? Không phải bây giờ người Tầu mới thiếu dũng khí đâu, tổ tiên, ông cha của họ đã thế rồi.
Cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ 21 khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển… kèm theo sự huỷ hoại môi trường sống với nhiều hậu quả ngày càng rõ rệt! Loài người là một bộ phận của tự nhiên. Sống trong thiên nhiên, không được phép hủy hoại môi trường sống bằng cách phá hoại và xả các độc tố hoá học vào không gian, gây chiến tranh v.v… Nhưng chất độc tinh thần mới là chủ chốt trong các loại chất độc gây thảm hoạ cho nhân loại. Kẻ thù của nhân loại ngày nay càng lộ nguyên hình. Đó là tư tưởng và hành động bành trướng, với chính sách diệt chủng của giới lãnh đạo Bắc Kinh, như ở Tây Tạng, Cao Miên, Miến Điện , Darfur v.v… trong các chế độ độc tài diệt chủng hiện nay trên thế giới đều là sản phẩm của Bắc Kinh. Nạn diệt chủng lan toả khắp thế giới!Trong lúc cục diện toàn cầu đang có xu hướng hoà dịu, giảm dần đối đầu. Nhưng ở khu vực Á Châu, Thái Bình Dương, yếu tố bất ổn và khả năng xung đột khu vực ngày càng tăng do tham vọng quá độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Gần đây Trung Quốc xây dựng một căn cứ hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam. Một bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã âm thầm xây dựng một hải cảng quân sự có thể chứa hàng chục tầu ngầm hạt nhân, gây quan ngại cho các nước trong khu vực, cũng như Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Robert Gate tuyên bố rằng “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ rơi các nước trong vùng Châu Á.” Còn viên tướng chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Ðô Ðốc Keating cho biết: “Mỹ không có ý định từ bỏ ưu thế quân sự ở Châu Á, sau khi có tin Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam. Theo tuần san Quốc Phòng Jan’s ở Anh và các nhà phân tích quân sự, căn cứ hải quân ở thành phố Nam Á có khả năng để cho hai hàng không mẫu hạm cập bến và có chỗ trú ẩn cho 20 chiếc tiềm thủy đỉnh hạt nhân. Ðô đốc Keating hối thúc giới lãnh đạo Bắc Kinh chớ dồn các nguồn lực của mình vào những hoạt động như vậy.” Ðô đốc Keating nói thêm rằng các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải không nên kỳ vọng là Trung Quốc có khả năng trở thành một cường quốc quân sự có khả năng khống chế Châu Á. Ông Keating nói: “Có một việc tuyệt đối cần thiết mà chúng tôi phải làm là tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại với các nhân vật tương nhiệm của phía Trung Quốc, tiến hành những hoạt động giao lưu, chia sẻ chiến thuật, kỹ thuật và qui trình với mục tiêu chủ yếu là để cho Trung Quốc hiểu được vai trò vượt trội của chúng tôi như một quân lực có khả năng chế ngự ở Thái Bình Dương, để họ hiểu được là chúng tôi kiên quyết duy trì vị thế này, và biết được là chúng tôi hy vọng và tin tưởng là họ không tìm cách đương cự chúng tôi về mặt quân sự.” Theo Ðôc Ðốc Keating, Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp thất bại nếu họ có mưu toan như thế. Trong những năm gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nhiều lần nói rằng việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự tự nó không gây ra một mối đe dọa cho Hoa Kỳ, nếu hành động này không đi kèm với những ý đồ thù nghịch. Ðô Ðốc Keating cho biết ông nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, ít ra là trong tương lai gần. Ðô Ðốc Keating nói: “Chúng tôi đang làm những gì có thể làm ở Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương – và huy động mọi ban ngành và năng lực của mình, để bảo đảm với Trung Quốc là chúng tôi không muốn gây thiệt hại cho họ, và khu vực Thái Bình Dương có đủ chỗ để hoạt động cho tất cả mọi nước.” Ðây không phải là những lời nói có tính chất ngoại giao mà là một thông điệp chính thức gửi đến Bắc Kinh. Sự thể sẽ rất xấu, trước hết là đối với các quốc gia trong vùng cái họa bành trướng của Trung Quốc, và nếu cuộc đối đầu bằng hạt nhân xẩy ra giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á. Chắc chắn những tổn hại về nhân mạng và vật chất không thể lường được.
Quả thực Binh Pháp Tôn Tử lần đầu tiên đưa ra một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về chiến tranh và quân sự, trình bày một loạt các nguyên tắc chỉ đạo chiến tranh, các ý tưởng mà phần lớn trong đó đã trở thành những danh ngôn có sức sống lâu dài.
Hiện trường Ðại Học Quốc Phòng Mỹ, xếp Binh Pháp Tôn Tử trước cả tác phẩm bàn về chiến tranh của Clausewitz. Binh Pháp Tôn Tử được dịch từ Hán Văn ra Nga năm 1957, ra tiếng Anh 1905, tiếng Pháp từ năm 1772. Ở Ðức 1910 - Ðặc biệt là ở Nhật vào thời Võ Tắc Thiên đời Ðường (684-704, một người Nhật là ông Cát Bi Châu Bi (Kimino Makibi) đã mang binh pháp Tôn Tử về Nhật truyền thụ lại cho giới tướng lãnh Nhật. Từ đó phong trào học tập binh pháp Tôn Tử liên tục diễn ra, giới quân sự cho rằng: “Khổng Phu Tử là Thánh Nho, Tôn Phu Tử là Thánh binh. Những nhà Nho đời sau không thể tìm thấy Ðạo Nho ở đây ngoài Khổng Phu Tử, nhưng binh gia không thể quay lưng lại với Tôn Phu Tử mà tiến theo hướng khác”. Các tướng Nhật thời cận đại đã ứng dụng binh pháp Tôn Tử đánh cho người Khổng Lô Trung Quốc không ngóc đầu dậy được. Ở nước ta Tôn Tử binh pháp đã được truyền bá từ cuối thế kỷ thứ 9, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, đã hiểu sâu binh pháp Tôn Tử và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, tiến hành thắng lợi, các cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của kẻ thù phương Bắc.
Trong thiên Mưu Công, tác phẩm đã đề xuất nhiều lý lẽ toát lên tinh thần tổng quát là: Phải tìm cách giành thắng lợi tối đa bằng một giá tối thiểu. Danh ngôn: “Người đánh trăm trận thắng cả trăm chưa thể kể là người tài giỏi nhất. Không đánh mà buộc đối phương đầu hàng mới là người giỏi nhất” đã trở thành tiêu chuẩn hướng dẫn hành động của các nhà chiến lược quân sự xưa nay.
Nếu bài học có thể rút ra từ chiến tranh Việt Nam, I-rắc, với Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ cần yểm trợ hậu cần cho những quốc gia láng giềng của Trung Quốc có khả năng chiến đấu như Tây Tạng. Nơi đó chính là mồ chôn vĩnh viễn chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. (Xin xem bài: “Trung Quốc là kẻ thù của thế giới” để bạn có thể quán triệt được mọi vấn đề sinh tử của Trung Quốc ở Tây Tạng trong các websites chẳng hạn như VietnamExodus, Vietvungvinh, NsVietNam, Doithoai v.v…)
TRẦN NHU
Nguồn bài: vietnamexodus.org
http://rfvn.com/?p=8694
**
TRẦN NHU: Trung quốc có đáng sợ không?
Tuesday, 27 October 20092 y kien
Tôn Sĩ Nghị với quân lính của y thất kinh bát đởm tán loạn về Tàu khi vua Quang Trung cất đại binh bắc tiến đánh đuổi giặc Thanh Trung Quốc có đáng sợ không? Trước hết là đối với người Việt Nam chúng ta.Vấn đề đầu tiên được đặt ra là “ý chí” có dám tranh đấu khi đất nước bị xâm lăng và uy hiếp hay không? Việt Nam không phải chỉ thời nay mới bị Trung Quốc uy hiếp và xâm lăng mà trong suốt quá trình từ khi lập quốc trải qua mấy ngàn năm đến nay, thời nào người Trung Quốc cũng muốn xâm lăng và uy hiếp Việt Nam, nhưng ông cha chúng ta không bao giờ sợ người Trung Quốc.
Cả nam, nữ, già, trẻ: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, bà Bùi Thị Xuân… các bô lão thời Trần chẳng có ai sợ người Trung Quốc, mặc dù họ là một nước lớn, đông dân nhất thế giới. Chính cái “ý chí” dám tranh đấu vì quyền lợi dân tộc, vì sự sống còn của Tổ Quốc với cái tâm lý không sợ nên nhân dân Việt Nam đã đánh bại Trung Quốc ít nhất là 15 lần. Tôi lại nêu lên một thí dụ điển hình nữa về “ý chí” quyết đấu tranh khi đất nước bị xâm lăng.
Trong lịch sử nhân loại có đế quốc nào hùng mạnh hơn Thành Cát Tư Hãn ở thế kỷ thứ XIII. Thế mà ông cha ta đâu có sợ và đã 3 lần đánh bại quân Mông Cổ. Sứ Nguyên đến nước ta nếu tỏ thái độ kiêu ngạo hống hách là lập tức bị quân quan Ðại Việt trói lại tống ngục. Lịch sử thế giới thời đó có nước nào cả gan từ chối tiếp sứ Nguyên, chứ chưa nói đến giám trói sứ.Ông cha ta như thế đấy. Chỉ có những người lãnh đạo ÐCSVN ngày nay là nhu nhược hèn yếu và mang nặng tâm lý khiếp sợ Bắc Triều. Chính thái độ khiếp nhược của ban lãnh đạo ÐCSVN đã khuyến khích Bắc Kinh ngày càng lấn lướt. Bắc Kinh gây sức ép, Hà Nội lùi từng bước, nhưng Việt Nam lùi chừng nào Trung Quốc tiến chừng đó.
Nhìn lại một chuỗi diễn biến từ các hiệp định biên giới do ban lãnh đạo ÐCSVN ký với Bắc Kinh năm 1999 – 2000 và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm trên đất liền mất mấy chục nghìn Km2, và những gì họ chiếm được không bao giờ nhả ra. Bắc Kinh còn đang lấn chiếm các tỉnh phía Bắc nước ta, vùng biển bị Trung Quốc tiếp tục bành chướng xuống biển Nam Hải mà không gặp sự kháng cự đáng kể nào của Hà Nội. Ban lãnh đạo ÐCSVN còn dấu nhẹm không cho nhân dân biết các hiệp định ký với Trung Quốc khi sự việc Trường Sa, Hoàng Sa bùng lên, thậm chí họ còn không cho dân chúng phản đối Trung Quốc trong rất nhiều vụ biểu tình chống Trung Quốc đã bị đàn áp.
Hải Quân Trung Quốc năm 2006 vô cớ nổ súng giết chết 9 ngư phủ Việt Nam. Từ đó đến nay, năm nào hải quân Trung Quốc cũng bắn và bắt ngư phủ Việt Nam đánh cá trên vùng biển của mình. Hà Nội nín thinh, gần đây 2 người Trung Quốc đánh chết một công dân Việt Nam ngay tại Thủ Ðô, Hà Nội. Công an tòa án Việt Nam không dám động đến công dân thiên triều, đành phải giao tên tội phạm lại cho Trung Quốc.
Nhu nhược đến thế là cùng! Sự khiếp sợ Bắc Triều như một bệnh dịch lan truyền từ cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước đến các tướng lãnh binh sĩ không còn ai dám tranh đấu cho quyền lợi của đất nước. Ðài Loan chỉ có 20 triệu dân, từ nửa thế kỷ nay, thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa thôn tính. Nhiều khi tưởng như họ ăn tươi nuốt sống hòn đảo bé nhỏ này, thế mà lãnh đạo và dân chúng Ðài Loan đâu có khiếp sợ, đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh “mềm nắn, rắn buông”. Nên vấn đề sống còn của đất nước được đặt ra vẫn là ý chí dám tranh đấu cho quyền lợi dân tộc thì Trung Quốc dù có bao nhiêu triệu quân với những võ khí tối tân họ cũng chẳng làm gì được.
Nước Tầu khổng lồ chỉ có thể ám ảnh giới lãnh đạo ÐCSVN. Nhìn lại quá khứ và cả lịch sử cận đại trên thực tế lịch sử đã chứng minh người khổng lồ Trung Hoa thường bị các bộ tộc thiểu số nhỏ cai trị nhiều lần, mặc dù người Tầu có (Binh Thư tuyệt tác của Tôn Tử). Nhưng các tướng Hán đánh một trăm trận thua chín mươi chín trận. Xin dẫn ra đây một số trường hợp để bạn đọc suy ngẫm:
Lịch sử nước Tầu có chép: Ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên (Mông Cổ) là bộ phận tổ thành quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa là các đế quốc mạnh thống nhất được Trung Hoa và cường thịnh một thời lại do các dân tộc thiểu số tạo lập nên ở vùng phía Bắc Trung Hoa.
Ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên đều đóng đô ở Bắc Kinh. Nước Liêu dòng Khiết Ðan lập nên gọi Bắc Kinh là Nam Kinh, là một trong bốn kinh đô của nước Liêu, nước Kim thuộc dòng Nữ Chân của Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả kiến lập gọi Bắc Kinh là Trung Ðô. Triều Nguyên do người Mông Cổ xây dựng định đô tại Bắc Kinh gọi là Ðại Ðô.
Các ông vua của ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên đều sinh ra và lớn lên ở vùng hoang mạc mênh mông, thích cỡi ngựa, săn bắn và chơi bời hưởng lạc vô độ. Họ đã bắt các hoàng đế Trung Hoa phải quỳ gối khuất phục. Sự khiếp nhược và bất lực của nhiều triều đại Trung Quốc trước những người láng giềng nhỏ bé nhưng được trang bị bằng tinh thần thượng võ. Với ý chí quyết thắng ngay cả những đối thủ tý hon như Hung Nô, Ðột Quyết, Tây Hạ và Mãn Thanh cũng đã cai trị cả nước Trung Hoa vĩ đại. Ðối với Việt Nam, ông cha ta chưa bao giờ chiến đấu trong một trận ngang sức. Ngô Quyền, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Tiền nhân ta đã thắng kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Trong Bình Ngô Ðại Cáo, Nguyễn Trãi đã từng viết: “Ðánh một trận sạch không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông.”
Ta thấy khi quân Mông Cổ bao vây Long An. Triều đình Nam Tống các quan văn võ bỏ chạy hết, chỉ còn lại sáu người. Thái Hoàng Hậu triệu tập đại thần làm việc. Các quan đã chạy hết. Trần Nghị Trùng một mực xin giảng hòa (xin hàng). Lương Mông Viễn thấy thế không lợi. Ông tướng này đã lén chạy khỏi Lâm An đến đầu hàng quân Mông Cổ. Thái Hậu cử Trần Nghi Trung đến trại Bá Nhạn cầu hòa và nộp tiền, nhưng Bá Nhạn không nghe. Chỉ quy định thời gian cuối cùng để xin hàng.
Thế là tất cả triều đình bá quan văn võ đều nhất trí xin hàng. Tục ngữ Việt có câu: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” hay “Cha nào, con nấy”, hoặc “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” cái giống người Hán thâm độc và chịu nhục thì không giống người nào bằng. Nhưng trận mạc thì lại rất dở. Trong thực tế, chiến thắng bao giờ cũng do đào luyện quân sĩ, quân sĩ thì cũng tùy ở giống. Người Tầu từ dân đến tướng lãnh, binh lính mấy ngàn năm nay chẳng thay đổi gì, chậm chạp, nặng nề, không có sáng kiến trong trận mạc, không có óc tự tin, dễ hoảng hốt trước những chuyện bất ngờ. Xem các trận đánh với các bộ tộc thiểu số trận nào họ cũng thua đậm. Ðến đời nhà Tống bọn tướng sĩ Hán nhát như chuột. Nghe tiếng quân Mông Cổ sợ hết hồn hết vía, run cầm cập còn đánh chác gì! Bọn tướng Tầu, thời Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông lẫn quân lính cũng vậy, cứ nghe thấy tiếng quân Nhật là bỏ chạy thục mạng. Cho đến khi Nhật hàng đồng minh rồi vẫn còn hoảng sợ.
(Ðồng minh giao cho quân Tầu nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Không dám đến gần, phải có quân Mỹ đi bên cạnh mới chịu đi.)
Bất cứ ai nghiên cứu lịch sử Trung Hoa từ thời Cổ Đại, còn được gọi là thời kỳ Tiền Sử, cách đây khoảng 5000 năm, tới thời kỳ Trung Cổ rồi lịch sử Cận Đại. Theo quan điểm chung hiện nay cho rằng lịch sử Cận Đại bắt đầu từ Cách Mạng Tư Sản Anh, năm 1640 và kết thúc vào đầu thế kỷ 20. Đến thời kỳ Hiện Đại được nhiều sử gia thống nhất mà tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Trong khoảng thời gian trên một trăm năm lại có thể chia thời kỳ hiện đại thành hai giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Suốt trên một trăm năm những trận đánh trên đất Tầu, xét trên tổng thể trận nào người Tầu cũng thua đậm, và buộc phải ký những hiệp ước hết sức nhục nhã. Tác giả tạm kể những trận đánh chính yếu dưới đây:
Sự khởi đầu “Lịch sử Trung Quốc hiện đại” là chiến tranh thuốc phiện năm (1839) Anh đã đánh bại Trung Quốc, trong giai đoạn này Trung Quốc có trên 400 triệu dân. Anh chỉ có 10 triệu… Và cái yêu sách tiếp theo đối với triều đình nhà Thanh mỗi lúc càng nặng nề. Xin tóm lược những cuộc hành quân của quân Anh như sau:
Năm 1840, Hạm đội Anh do Ðô đốc George Elliot chỉ huy đến Quảng Châu (tháng 6) hải cảng và Ðảo Châu Sơn bị quân Anh chiếm (tháng 7)
Năm 1841, Ðặc mệnh toàn quyền Anh Henry Pottinger (1789-1856) chỉ huy hải quân Anh tiến dọc vùng duyên hải Trung Quốc, chiếm hầu hết những thành phố quan trọng như Thượng Hải bị chiếm tháng 6-1842, và sau đó là Thẩm Dương v.v…. Triều đình Trung Hoa phải cầu hòa (xin hàng) và chịu thất bại quân sự lớn nhất thời đó.
Ngày 29/8/1942 Hiệp Ước Nam Kinh được hai bên ký kết trên Tầu Cornvallis của hải quân Anh. Hồng Kông phải nhượng cho Anh vốn đã bị chiếm từ tháng (1/1841) mở cửa thương mại ở 5 cảng lớn Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải.
Ngày 26/6/1858, ký hiệp ước Thiên Tân giữa Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ và Nga, buộc Trung Quốc phải mở thêm 11 cảng nữa và các nước thành lập Tòa Ðại Sứ ở Bắc Kinh. Các nước có quyền thương mại và truyền đạo Thiên Chúa giáo ở nội địa. Thuế xuất và quy định mậu dịch thiết lập hải quan thanh tra nước ngoài (Horatio N. Laij) hợp pháp hóa việc nhập khẩu thuốc phiện.
Hiệp Ước Ái Huy, do Di Sơn và Nicholas Muraview năm 1891 ký kết buộc Trung Quốc, phải nhượng cho Nga Hoàng vùng đất tả ngạn sông Amur rộng mênh mông.
Hiệp ước Bắc Kinh (24/10 với Anh 25/10/1891) với Pháp tăng tiền bồi thường chiến phí. Pháp dành quyền sở hữu đất đai các đoàn truyền giáo Thiên Chúa giáo, được tự do truyền đạo, còn sứ thần Nga, thì buộc nhà Thanh phải nhượng khu vực từ miền Ðông USSURI (Cô-Tê-Lý-Giang) cho tới bờ biển. Nghĩa là 4 nước đè người khổng lồ ra làm thịt tơi bời lại tiếp đến Nhật:
Ngày 23/7/1894 - 17/4/1895 chiến tranh Trung Nhật diễn ra sau 10 ngày về vấn đề Triều Tiên. Vì cuộc khởi nghĩa của Hội Ðông Học ở Nam Triều Tiên tạo cớ cho Nhật nhảy vào bắt Nữ Hoàng Triều Tiên và chỉ định một nhiếp chính trung thành với Nhật. Ngày 21/7 Tầu của Kowshing của Anh chở quân Tầu đến Triều Tiên can thiệp, bị quân Nhật đánh chìm nghỉm, ngày 25/7 nhiếp chính Triều Tiên tuyên chiến với Trung Quốc. Trung Quốc và Nhật cũng tuyên chiến với nhau. Nhật dành toàn thắng trên bộ và cả trên biển tại Bingyang ngày 16/9 ngoài khơi sông Áp Lục gần cảng Lư Thuận, ngày 21/11 và tại Uy Hải Vệ (21/2/1895).
Ngày 17 tháng 4 năm 1895 Trung Quốc phải chấp nhận tất cả điều khoản của hiệp ước Mã Quan. Triều đình nước Tầu buộc phải công nhận nền độc lập của Triều Tiên và nhượng đảo Ðài Loan, Bành Hồ và cả bán đảo Liêu Ðông ở Mãn Châu cho Nhật. Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh 200 triệu lạng Bạc, và mở thêm 4 cảng cho ngoại thương của Nhật. 1896, Nhật được quyền lãnh tài phán ở Trung Quốc (bạn đọc lưu ý: Sở dĩ tôi đề cập đến vấn đề này để nhắc chúng ta rằng những hiệp định và biên giới giữa VC với Bắc Kinh không có giá trị pháp lý).
21 tháng 7 . Hiệp ước thương mại với Nhật, được coi là một phần của giải pháp hòa bình, trao cho Nhật qui chế tối huệ quốc và bảo đảm các nước ký hiệp định có quyền vận hành các cơ sở công nghiệp ở các cảng được qui định trong hiệp ước.
14/11/1897. Ðức chiếm vịnh Giao Châu với Thanh Ðảo sau vụ sát hại hai nhà truyền giáo ở Sơn Ðông. Từ lâu người Ðức coi việc này là chuỗi logic của sự can thiệp ba bên (1895). Việc này thúc đẩy “hàng loạt nhượng bộ” trong năm sau, trong đó hầu hết các nước phương Tây đều tham gia.
Tháng 2/1898. Anh đạt được hiệp định mở cửa đường thủy nội địa đối với Tầu nước ngoài, không bán đồng bằng sông Dương Tử cho nước khác, và sử dụng tổng thanh tra người Anh đối với hải quan khi thương mại Anh còn có vai trò chủ đạo trong các lãnh vực này.
6 tháng 3. Ðức đạt được hiệp ước thuê vịnh Giao Châu trong 99 năm, với các quyền xây dựng đường sắt và khai thác các mỏ ở Sơn Ðông (đường sắt Thanh Ðảo - Tế Nam khánh thành năm 1904). Khoản vay thứ hai từ Anh và Ðức gồm 16 triệu bảng trong 40 năm với lãi suất 4,5%.
27 tháng 3, 7 tháng 5. Nga buộc Trung Quốc cho thuê phía Nam bán đảo Liêu Ðông trong 25 năm, kể cả Ðại Liên và Lữ Thuận, được quyền xây dựng đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân ở phía Bắc đến các cảng mới thuê.
10 tháng 4. Pháp ký hợp đồng thuê vùng Quảng Châu Loan và miền phụ cận trong vòng 99 năm, được quyền mở rộng đường sắt đến Vân Nam (hoàn thành năm 1910) và cam kết không bán cho nước khác các phần dọc biên giới Việt Nam.
26 tháng 4. Nhật nhận được cam kết của Trung Quốc không bán phần đất ở Phúc Kiến.
9 tháng 6. Anh ký hợp đồng thuê Cửu Long đối diện Hồng Kông trong 99 năm, và (1/7) thuê Uy Hải Vệ khi Nga thuê Lữ Thuận.
Hiệp ước Ái Huy, do Di Sơn (c.1878) và Nicholas Muraviev (k.1809 – 1891) ký kết, nhượng tả ngạn sông Amur cho Nga.
1859. Nhà Thanh từ chối yêu cầu của Anh về việc cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài vào Bắc Kinh. Anh tấn công chiến lũy Ðại Cổ (25/6) nhưng bị đẩy lùi.
12/10/1860. Bắc Kinh bị 17.000 quân Anh và Pháp chiếm đóng. Cung điện Mùa Hè (Viên Minh viên) bị đốt cháy thành bình địa (18/10) để trừng phạt triều đình bắt giữ phái đoàn Anh. Hoàng đế rời khỏi kinh đô chạy lên phía Bắc, em của hoàng đế “đàm phán” Hiệp ước Bắc Kinh (24/10 với Anh, 25/10 với Pháp), tăng bồi thường chiến phí, Pháp giành quyền sở hữu đất đai cho các đoàn truyền đạo Thiên Chúa. Sứ thần Nga Muraviev buộc nhà Thanh nhượng khu vực từ miền Ðông Ussuri (Ô Tê Lý Giang) cho tới bờ biển (14/11). Vào thời điểm này, Anh trở thành đồng minh mạnh nhất của triều đình nhà Thanh chống lại các cuộc khởi nghĩa địa phương.
1855-1873. Sau nhiều năm xung đột với người Hán địa phương và bị triều đình đánh thuế quá nặng, người Hồi Giáo (Panthays) ở Vân Nam nổi dậy, thành lập nhà nước độc lập, “Vương quốc Nam Thái Bình” ở Dali, thuộc kinh đô cố Nam Chiếu. Ngoài ra còn có cuộc nổi dậy của người Hồi Giáo ở Tây Bắc (Giang Tây và Cam Túc, 1862-), sau đó bị Tả Tôn Ðường dập tắt.
1855-1881. Bộ tộc H’mong ở Quí Châu khởi nghĩa.
8/10/1856. Sau nhiều năm Anh, Pháp, và Mỹ nỗ lực nhằm giành các quyền và ưu tiên mới thông qua sự chỉnh lý hiệp ước. Sự kiện Tầu Arrow ở Quảng Châu tạo cớ cho Anh ép buộc người Trung Hoa bằng quân sự. Tuyên bố tầu Arrow đã đăng ký ở Hồng Kông và bị quan chức nhà Thanh khám xét bất hợp pháp, Anh chuyển quân và chiếm Quảng Châu (12/1857). Sau đó các tầu Anh bắt đầu hướng ra phía Bắc để buộc triều đình đầu hàng.
Ðến thời cận đại (1789-1914) và đương đại 1945 với Anh, Pháp, Nga và Nhật ta sẽ thấy sự khiếp nhược bất lực của các chính quyền Trung Hoa, từ vua chúa tướng lãnh, kể cả Ðảng Cộng Sản như thế nào! Dưới đây là đối chiếu các chiều kích giữa Trung Quốc và các nước tham chiến một cách sơ lược.
Ngày 18/1/1915, Nhật giao cho Trung Quốc bản yêu sách 25 điểm Chính Phủ của Viên Thế Khải chấp thuận ngay bốn khoản đầu (815): (1) Nhật kế thừa các quyền của Ðức ở Sơn Ðông; (2) triển hạn thuế đất đai ở Mãn Châu tới 99 năm. Kiều dân Nhật được tự do buôn bán tại đây; (3) Nhật nắm phần nửa lợi nhuận ở công ty Hanyeping là công ty điều hành các nhà máy thép tại Hán Giang, mỏ sắt Daye và than ở Bình Sơn; (4) không miền duyên hải nào của Trung Quốc được cho thuê hoặc nhượng cho nước khác mà không được sự đồng ý của Nhật (…) Mặc dù các anh hùng hảo hán của nước Tầu chịu nhượng bộ gần hết cả tổ quốc nhưng Nhật vẫn không tha.
Năm 1937-1945 các cuộc tấn công của Nhật vào Trung Quốc và Nhật khởi đầu, chiến tranh thế giới II ở Ðông Á cũng ở đây, 1931 Nhật chiếm Mãn Châu. Ðạo quân Quan Ðông của Nhật trong đêm diễn tập ở Thẩm Ðương (1819) đã làm nổ tung đoạn đường sắt gần đó rồi vu khống cho Trung Quốc. Ðây gọi là biến cố Mãn Châu, lấy cớ đó quân Nhật chiếm kho đạn An Ðông, Giang Khẩu và Trường Xuân,. Thống chế Tưởng Giới Thạch vội cho đoàn quân chạy trốn. Kế đó cả ba tỉnh miền Ðông bị chiếm. Ngày 19 quân Nhật đổ bộ lên Thượng Hải đánh đuổi Bát Lộ Quân 19 của Trung Quốc chạy khỏi Tô Giới quốc tế như chuột. Nhật chiếm Bắc Kinh ngày 28 và Thiên Tân ngày 29 như ăn gỏi. Ðây là cuộc tấn công đại quy mô mở ra ở Bắc Trung Quốc vào đến tận sào huyệt của các danh tướng người Hán. Họ ở cả thủ đô. Không gặp một sự kháng cự nào.
Người Tầu chẳng có ý chí gì từ tướng lãnh đến quân lính đông như kiến cỏ mà cứ thi nhau bỏ chạy trốn một khi nghĩ đến quân Nhật là hồn vía lên mây, kế đó Nhật chiếm Tô Châu (20/11 và tiến đến vùng sông Dương Tử. Ngày 21 quân Nhật chiếm Quảng Châu, cũng không gặp sự kháng cự nào. Thừa thắng Nhật chiếm luôn Kalgan, ở mặt trận khác 3/9 Nhật chiếm Bảo Ðịnh, ngày 2/4, Thạch Gia Trang. Sau biến cố ngày 18/9/1931 quân Nhật chiếm đóng thành phố Thẩm Dương. Từ đó làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn ở Ðông Bắc Trung Quốc. Ðảng CS Trung Quốc với Bát Lộ quân chẳng làm gì, ngoài việc hô hào dân Tầu chống Nhật, trong khi đó họ lại lẩn trốn. Cuộc Vạn lý Trường Chinh, được coi như là cuộc di tản chiến thuật, và được coi như là sự kiện oai hùng nhất của ÐCSTQ. Hai đạo quân trong cuộc tháo chạy nhục nhã này là quân đoàn 1 do Lâm Bửu (1908-1971) chỉ huy, và quân đoàn III dưới sự chỉ huy của Bành Ðức Hoài (1898-1974). Tổng số quân là 80.000 nhưng có lẽ chưa tới 16% số binh lính trên thoát chết khi đến được Thiểm Tây một năm sau đó (20/10/1935) họ đã chạy trốn quân Nhật với quãng đường dài gần 6.000 dặm qua rất nhiều miền đất hoang vu nguy hiểm…
15 + 18/1/1935. Tại hội nghị Tuần Nghĩa (thuộc tỉnh Quý Châu) những đối thủ của Mao trong ban lãnh đạo DCSTQ bị phê phán nặng nề về việc đã phạm sai lầm Tả khuynh khiến cho sức chiến đấu của Hồng Quân suy yếu, dẫn đến tình thế phải rời căn cứ địa và tiến hành Vạn Lý Trường Chinh:
Nhẽ ra người CS thì phải dấn thân chinh chiến, dấy binh đao. Khôi phục nền độc lập cho Trung Hoa, ấy thế vậy mà hồi Nhật xâm lược Trung Quốc ÐCSTQ đã không dám đánh Nhật. Những người lãnh đạo ÐCSTQ quả thật tài tính sáng suốt, họ biết đánh Nhật, khác gì mang trứng chọi đá, chỉ một trận thì sẽ bị Nhật diệt sạch sành sanh, không còn một mống nắm chắc trăm phần trăm thua, và sẽ mất hết (cả chì lẫn chài) binh quyền. Khẩu hiệu thống nhất chiến tuyến với Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch, mục tiêu của ÐCSTQ là bảo toàn lực lượng để sau đó có cơ hội giết lẫn nhau. Người Tầu đánh nhau với Nhật thì quá dở, nhưng họ giết lẫn nhau thì không ai bằng. Nói cách khác Mao muồn giành lực lượng để sau này đánh nhau với quân Quốc Dân Ðảng. Nhưng muốn sống đến ngày đó chỉ còn cách phải ăn bám và luồn lách vào chính quyền Quốc Dân Ðảng. 25 tháng 12 Tưởng Giới Thạch bị Mao bắt cóc và giam giữ ở Tây An do Trương Học Lương thực hiện theo lệnh của Mao. Và được trả tự do khi ông đồng ý ngừng cuộc nội chiến và hợp tác với ÐCSTQ để chống Nhật. Trên thực tế ÐCSTQ không có chống Nhật, nhưng cần chỗ nương tựa, tuy nhiên, Mao Trạch Ðông và ÐCSTQ vẫn tuyên truyền rằng cuộc Trường Chinh của Hồng Quân là cuộc chiến đấu thần thánh đánh Nhật do Mao chủ tịch lãnh đạo. Chạy dài dài – mà lại là bước ngoặt đưa Trung Quốc đến thắng lợi hoàn toàn, kể cũng lạ? và là sự tuyên truyền quá lố quá trắng trợn. Sự thật Bát Lộ quân chưa đụng Nhật đã hoảng loạn tháo chạy, khẩu hiệu “Bắc Tiến kháng Nhật” là che đậy cho sự thất bại thảm hại của Bát Lộ quân tháng 10-1933 đến tháng 1-1934 ÐCSTQ liên tiếp chịu trận và cuộc tiến công thứ 5 của Quốc Dân Ðảng thì chính quyền trung ương ở nông thôn của ÐCSTQ lần lượt mất hết căn cứ này đến căn cứ khác, Hồng quân của Mao buộc phải tháo chạy trốn. Ðó chính là sự thật lịch sử (cuộc trường chinh), ý đồ là rút quân mở đường máu tháo chạy sang vùng ngoại Mông Cổ để nhờ quân Liên Xô che trở.
Như vậy với phía Tây giáp Mông Cổ, nếu không thủ đắc sẽ rút lén tuột về Liên Xô. Ở phía Bắc Hồng Quân chết gần hết trên đường chạy trốn đến khu ngoại Mông. Họ chọn con đường rừng đi qua tỉnh Sơn Tây, và Tuy Viễn. Một mặt có thể nói phét để bịp thiên hạ rằng: Hồng Quân lên phía Bắc để chuẩn bị kháng Nhật (dân Trung Hoa nhiều người ngu tín, tin là Hồng Quân dám cả gan đánh Nhật thật) một mặt vừa an toàn cho các lãnh tụ vì ở đó không có quân Nhật. Bấy giờ quân Nhật chiếm giải Vạn Lý Trường Thành lập thành chiến tuyến. Sau mấy ngàn năm công lao của Tần Thủy Hoàng và tiếp theo nhiều triều đại nước Tầu, không phục vụ cho việc phòng thủ Tổ quốc Trung Hoa, mà lại để cho quân Mông Cổ sử dụng rồi lại phục vụ cho Nhật. Còn Binh Pháp của Tôn Tử tuy rất hay.
Nhưng tướng Hán chưa bao giờ mởớ tới. Không biết ông Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Ðông có nghĩ tới chuyện này không? Cũng xin lưu ý Hồng Quân thoát hiểm đến Thiển Bắc thì quân chủ lực giảm xuống từ 800 ngàn xuống còn khoảng 6 ngàn. Nhưng các lãnh tụ thiên tài chạy trốn thì còn sống cả. Thế mà sách ÐCSTQ viết rằng ÐCSTQ và Mao chủ tịch lãnh đạo quân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật thắng lợi vẻ vang… không biết thắng ở đâu? mà tìm lục không ra?
Còn
một sự thật nữa, cũng cần phải nhắc ở đây là. Khi Nhật đánh Trung
Quốc, Quốc Dân đảng của TT Tưởng Giới Thạch có 1/7 triệu quân, được
Mỹ, Anh võ trang, trong khi đó tháng 11/1937 kể cả Tân Tứ Quân mới
thành lập. Toàn bộ Hồng Quân chỉ có 70 ngàn lính đã thế còn bị chia
năm xẻ bẩy vì mưu đồ chính trị nội bộ đảng… là dương cao ngọn cờ
kháng Nhật, nhưng bên trong tranh thủ gom góp quân các địa phương và
du kích để đó, mặt khác chuyển đại đa số quân binh khỏi chiến tuyến,
chứ thực sự ÐCSTQ không có chiến tích nào đáng kể trong cuộc chiến
này. Có chăng là Quốc Dân Ðảng. Năm 1939, nhờ sự hà hơi tiếp sức của
Mỹ, Anh và Nga quân đội Tưởng Giới Thạch và Mao lấy lại được chút ít
tinh thần. Chính phủ của Tưởng Giới Thạch nhận được nhiều viện trợ
của Mỹ, Anh, Liên Xô cho chính quyền Quốc Dân Ðảng nhiều khoản tiền
lớn và vũ khí… Quân Mao cũng ăn ké vào đó. 8/3/1942, Anh và Mỹ cung
cấp cho Quốc Dân đảng 50 triệu bảng Anh và Mỹ viện trợ 500 triệu
dollars.
Nên nhớ rằng: khi Hội Quốc Liên và Hoa Kỳ lên án những hoạt động quân sự của Nhật tại Trung Quốc. Hội nghị các cường quốc ở thủ đô Brussels (15/11) thất bại trong nhiệm vụ trung gian hòa giải.20 tháng 11. Chính phủ Tưởng Giới Thạch từ Nam Kinh chuyển đến Trùng Khánh, nhưng hành chánh công quyền đặt ở Hán Khẩu. Tưởng đến đây ngày 8/12.
12 tháng 12. Biến cố Panay. Máy bay Nhật oanh kích tầu Anh và Mỹ đang thả neo ngoài khơi gần Nam Kinh. Sự việc này tạo căng thẳng giữa các cường quốc. Rốt cuộc, chính phủ Mỹ chấp thuận lời giải thích của Nhật về vụ việc trên. Tuy nhiên, chính quyền Nhật tiếp tục chính sách cao tay ấn đối với tài sản và quyền lợi của các nước khác ở Trung Quốc, bất chấp những chống đối từ phía Mỹ, Anh và Pháp. Tình hình khốc liệt tại Châu Âu cho phép Nhật có thể theo đuổi ý đồ của mình mà không phải lo đối phó với sự can thiệp từ nước khác.
13 tháng 12. Nam Kinh thất thủ. Nhật oanh kích Trân Châu Cảng khiến Mỹ tham chiến chống Nhật mở ra mặt trận thứ hai ở Thái Bình Dương. Mỹ dành cho Trung Quốc khoản viện trợ 630 triệu USD dưới hình thức quân trang, quân dụng, vũ khí, và khoản tiền vay 500 triệu USD, tất cả đều được trao cho chính phủ Trùng Khánh.
8/3/1942. Anh và Mỹ khắc phục nạn lạm phát trầm trọng tại Trung Quốc, cung cấp khoản tín dụng 50 triệu bảng Anh và 500 triệu USD.
Ngày 8/8/1945 chiến tranh đã chấm dứt tại Châu Âu được vài tháng. Hai ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Hồng quân Liên Xô tràn vào Mãn Châu trong tuần lễ tiếp đó. Nhật đầu hàng vô điều kiện – Trung Quốc dâng đất cho Liên Xô.
Ngày 14-8 Thay mặt quốc dân đảng. Tổng Tử Văn ký hiệp ước hữu nghị và Liên Minh với cs Liên Xô (qua mặt ÐCSTQ). Ðể đắp lại việc CS Liên Xô công nhận chính quyền Quốc Dân Ðảng là chính quyền trung ương của Trung Quốc. Phe Quốc Dân Ðảng đồng ý về quyền độc lập của Ngoại Mông; Và cho CS Liên Xô quyền sở hữu chung tuyến đươc sắt Nam Mãn Châu và Cảng Ðại Liêu. Họ cũng nhất trí dâng cảng Lư Thuận cho Hải quân Liên Xô.
Chiến tranh đã chấm dứt nhưng Trung Quốc vẫn bị chia rẽ, gầm ghè tranh ăn giữa Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch và Ðảng CS của Mao Trạch Ðông, thành ra chẳng đảng nào, quân đội nào của nước Tầu dám đụng đến Nhật. Có lẽ họ vẫn còn khiếp sợ quân Nhật chăng? Chẳng đặng đừng quân đội Mỹ lại phải nhẩy vào.
Tháng 8 và tháng 9, quân Mỹ chiếm Thượng Hải, Thanh Ðảo, Dagu, Quảng Châu và Pusan (Triều Tiên) rồi tiến vào Bắc Kinh và Thiên Tân. Quân Nhật đã hàng nhưng quân Tầu vẫn không dám đến gần quân đội Nhật. Buộc quân Mỹ phải bồng các lực lượng Quốc Dân Ðảng đến các thành phố này để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật.
Trong khi đó tại Diên An Ðảng CS Trung Quốc tổ chức Ðại Hội lần thứ VII mừng chiến thắng, lúc này họ đã có ½ triệu đảng viên, binh lực gồm 900,000 quân chuẩn bị ăn thua với Quốc Dân Ðảng. Trong khi đó họ hô hào: “Người Trung Quốc không hại người Trung Quốc”. Ðiều này giống hệt giọng điệu Hồ chí Minh năm 1946 cũng hô hào: “đoàn kết, đại đoàn kết.” Trong khi đó thanh toán những người quốc gia. Ðảng CS Trung Quốc cũng vậy. Khi cần lợi dụng Quốc Dân Ðảng, họ kêu gọi: “Sống chung lâu bền” giúp đỡ nhau quản lý, thành thật song phương, vinh nhục có nhau v.v…
Nhưng
kết quả là gì? Kháng chiến Trung-Nhật vừa kết thúc (nhờ đồng minh).
Ðảng CS Trung Quốc gom toàn lực đánh đuổi chính quyền Quốc Dân Ðảng, ở
Việt Nam cũng vậy… Sau khi thắng Quốc Dân Ðảng. Họ cứ tuyên truyền
ồn ào là Ðảng CS Trung Quốc dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của
Mao Chủ Tịch. Ở VN từ 1945-1954 Hồ chí Minh được coi như thần thánh. Ở
nước Tầu thập niên 50-60 Mao Trạch Ðông được coi như bộ óc vĩ đại
nhất của loài người, thanh niên, đảng viên đã quay cuồng về hình ảnh
Mao Trạch Ðông (Ðông phương hồng – có Mao Trạch Ðông) nhiều người
Phương Tây nhìn Mao như một vị thiên tài xuất chúng. Vị thần tái sinh
cứu rỗi loài người: Dưới ảnh hưởng của các vị hiền thánh danh tiếng
như Lenin, Stalin, dân chúng nhiều nước say mê rồ dại giết lẫn nhau.
Cơn si cuồng nhiệt kéo dài khá lâu, phải có một độ lùi, thoái hóa
đáng kể của thời gian các học giả, sử gia phương Tây mới nhìn rõ chân
dung thật của Mao Trạch Ðông. Một trong những tên đao phủ kinh tởm
nhất lịch sử nhân loại, cũng như sự ngu dốt tối tăm của Hồ chí Minh.
Nhưng
đa số người Trung Quốc đến nay vẫn tin Ðảng CS Trung Quốc dưới sự
lãnh đạo của Mao Trạch Ðông, đã giải thoát cho tổ quốc Trung Hoa.Sự thực ai nghiên cứu lịch sử cũng biết. Chính đế quốc Mỹ và đồng minh đã giải thoát cho nước Tầu. Chứ cả Quốc Dân Ðảng lẫn Đảng CS Trung Quốc đối với người Nhật họ chẳng có Kg nào. Bây giờ thì Trung Quốc đã dư ăn và có nhiều vũ khí tối tân đấy nhưng cũng đừng có sợ, vũ khí nào thì cũng còn phải do con người chứ? Không phải bây giờ người Tầu mới thiếu dũng khí đâu, tổ tiên, ông cha của họ đã thế rồi.
Cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ 21 khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển… kèm theo sự huỷ hoại môi trường sống với nhiều hậu quả ngày càng rõ rệt! Loài người là một bộ phận của tự nhiên. Sống trong thiên nhiên, không được phép hủy hoại môi trường sống bằng cách phá hoại và xả các độc tố hoá học vào không gian, gây chiến tranh v.v… Nhưng chất độc tinh thần mới là chủ chốt trong các loại chất độc gây thảm hoạ cho nhân loại. Kẻ thù của nhân loại ngày nay càng lộ nguyên hình. Đó là tư tưởng và hành động bành trướng, với chính sách diệt chủng của giới lãnh đạo Bắc Kinh, như ở Tây Tạng, Cao Miên, Miến Điện , Darfur v.v… trong các chế độ độc tài diệt chủng hiện nay trên thế giới đều là sản phẩm của Bắc Kinh. Nạn diệt chủng lan toả khắp thế giới!Trong lúc cục diện toàn cầu đang có xu hướng hoà dịu, giảm dần đối đầu. Nhưng ở khu vực Á Châu, Thái Bình Dương, yếu tố bất ổn và khả năng xung đột khu vực ngày càng tăng do tham vọng quá độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Gần đây Trung Quốc xây dựng một căn cứ hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam. Một bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã âm thầm xây dựng một hải cảng quân sự có thể chứa hàng chục tầu ngầm hạt nhân, gây quan ngại cho các nước trong khu vực, cũng như Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Robert Gate tuyên bố rằng “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ rơi các nước trong vùng Châu Á.” Còn viên tướng chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Ðô Ðốc Keating cho biết: “Mỹ không có ý định từ bỏ ưu thế quân sự ở Châu Á, sau khi có tin Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam. Theo tuần san Quốc Phòng Jan’s ở Anh và các nhà phân tích quân sự, căn cứ hải quân ở thành phố Nam Á có khả năng để cho hai hàng không mẫu hạm cập bến và có chỗ trú ẩn cho 20 chiếc tiềm thủy đỉnh hạt nhân. Ðô đốc Keating hối thúc giới lãnh đạo Bắc Kinh chớ dồn các nguồn lực của mình vào những hoạt động như vậy.” Ðô đốc Keating nói thêm rằng các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải không nên kỳ vọng là Trung Quốc có khả năng trở thành một cường quốc quân sự có khả năng khống chế Châu Á. Ông Keating nói: “Có một việc tuyệt đối cần thiết mà chúng tôi phải làm là tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại với các nhân vật tương nhiệm của phía Trung Quốc, tiến hành những hoạt động giao lưu, chia sẻ chiến thuật, kỹ thuật và qui trình với mục tiêu chủ yếu là để cho Trung Quốc hiểu được vai trò vượt trội của chúng tôi như một quân lực có khả năng chế ngự ở Thái Bình Dương, để họ hiểu được là chúng tôi kiên quyết duy trì vị thế này, và biết được là chúng tôi hy vọng và tin tưởng là họ không tìm cách đương cự chúng tôi về mặt quân sự.” Theo Ðôc Ðốc Keating, Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp thất bại nếu họ có mưu toan như thế. Trong những năm gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nhiều lần nói rằng việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự tự nó không gây ra một mối đe dọa cho Hoa Kỳ, nếu hành động này không đi kèm với những ý đồ thù nghịch. Ðô Ðốc Keating cho biết ông nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, ít ra là trong tương lai gần. Ðô Ðốc Keating nói: “Chúng tôi đang làm những gì có thể làm ở Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương – và huy động mọi ban ngành và năng lực của mình, để bảo đảm với Trung Quốc là chúng tôi không muốn gây thiệt hại cho họ, và khu vực Thái Bình Dương có đủ chỗ để hoạt động cho tất cả mọi nước.” Ðây không phải là những lời nói có tính chất ngoại giao mà là một thông điệp chính thức gửi đến Bắc Kinh. Sự thể sẽ rất xấu, trước hết là đối với các quốc gia trong vùng cái họa bành trướng của Trung Quốc, và nếu cuộc đối đầu bằng hạt nhân xẩy ra giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á. Chắc chắn những tổn hại về nhân mạng và vật chất không thể lường được.
Trung Quốc đang tác oai, tác quái trong khu vực, họ cao ngạo, hung
hăng xem thường thế giới vào lúc này Trung Quốc giương cao ngọn cờ
mới 6 sao (lục tộc cộng hòa) ở Biển Ðông, làm cho các nước Ðông Nam Á
hoảng sợ, đồng thời thế giới thấy rõ tham vọng bá quyền bành trướng
của Trung Quốc, là sự ngông cuồng đầy thách đố thiên hạ, lại còn công
bố bản đồ mới của Trung Quốc 2007 với vùng An Vạn Bắc Biển Ðông rộng
5 triệu Km2, thêm một thách đố khác với Hoa Kỳ và Nhật Bản, Úc… Sách
lược bành trướng và hải dương Nam tiến tham vọng nắm đầu thế giới.
Bắc Kinh hàm hồ vội vã xây dựng thành phố Tam Sa, tự ý khoanh vạch
một vùng rộng 5 triệu Km2 biển Ðông gọi là chủ quyền của Trung Quốc!
Ý
đồ của họ là đặt tuyến giao thông quốc tế Ðông Tây từ eo biển
Malacca đến biển đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Vậy các tầu dầu
hàng hóa từ Tây qua Ðông đến Ðài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản. Kể cả
hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng phải chấp nhận chủ quyền của Trung
Quốc. Họ muốn đóng lại vai trò của Thành Cát Tư Hãn chăng?
Thật là cuồng vọng, hoang tưởng, nếu họ đạt mục đích này. Ngoại trừ Trung Quốc khuất phục được Nhật, đánh bại được Mỹ.
Cái
tham lam vô hạn độ của Trung Quốc. Không phải chỉ cần hãm lại, mà
cần phải đánh quỵ, trước khi nó hành động gây họa cho nhân loại.
Những
chiến lược gia trí tuệ mẫn cảm siêu quần ở hàng đầu, trong sự phát
triển lịch sử quân sự Hoa Kỳ ắt phải nhìn xa thấy rộng, trong bối
cảnh của thời đại, để đề ra những phương hướng chiến lược hoặc sử dụng
lựa chọn phương pháp tối ưu để đối phó với Trung Cộng. Am tường sâu
sắc đối phương, tìm hiểu những thực tiễn xã hội và con người Trung
Hoa, đến các cấp lãnh đạo của họ là điều không thể thiếu, mà mỗi bước
tiến của lịch sử đều có vô vàn mâu thuẫn xã hội, chính trị, đặc biệt
độc đáo đòi hỏi con người phải suy nghĩ thăm dò trước khi giải quyết
vấn đề.
Ông
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gate và Ngài Ðô Ðốc Hải Quân Keating
chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương hẳn là phải từ các
trường Ðại Học Quốc Phòng Mỹ mà ra. Tất họ phải nghiên cứu binh pháp
của Tôn Tử: “Biết địch biết mình giành thắng lợi không gặp hiểm nguy.
Biết thiên thời địa lợi nữa, giành thắng lợi mới thật chắc chắn!”
Huấn
lệnh của Tư Lệnh hải quân lục chiến Hoa Kỳ năm 1989 viết: “Tư tưởng
tác chiến của Tôn Tử vẫn thích dụng cho ngày hôm nay cũng như 2500
năm trước.” Tương kế tựu kế Mỹ nên dùng Binh Pháp Tôn Tử. Nhà chiến
lược nổi tiếng người Anh ông Kaso trong cuốn sách bàn về chiến lược
viết: “Chiến lược hoàn mỹ nhất, cũng chính là chiến lược không cần
phải qua chiến đấu gay go mà vẫn đạt tới mục đích. Ở Pháp: năm 1772,
linh mục P. Amiot đã dịch và xuất bản ở Paris tùng thư: Binh Pháp Tôn
Tử. Ðây là bản Binh Pháp Tôn Tử được dịch sớm nhất ở Phương Tây: Lúc
đó một tạp chí lý luận quân sự Pháp viết: “Nếu các tướng lãnh chỉ
huy quân đội Pháp đều được đọc Binh Pháp Tôn Tử này thì thật là phúc
lớn cho nước Pháp”.Quả thực Binh Pháp Tôn Tử lần đầu tiên đưa ra một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về chiến tranh và quân sự, trình bày một loạt các nguyên tắc chỉ đạo chiến tranh, các ý tưởng mà phần lớn trong đó đã trở thành những danh ngôn có sức sống lâu dài.
Hiện trường Ðại Học Quốc Phòng Mỹ, xếp Binh Pháp Tôn Tử trước cả tác phẩm bàn về chiến tranh của Clausewitz. Binh Pháp Tôn Tử được dịch từ Hán Văn ra Nga năm 1957, ra tiếng Anh 1905, tiếng Pháp từ năm 1772. Ở Ðức 1910 - Ðặc biệt là ở Nhật vào thời Võ Tắc Thiên đời Ðường (684-704, một người Nhật là ông Cát Bi Châu Bi (Kimino Makibi) đã mang binh pháp Tôn Tử về Nhật truyền thụ lại cho giới tướng lãnh Nhật. Từ đó phong trào học tập binh pháp Tôn Tử liên tục diễn ra, giới quân sự cho rằng: “Khổng Phu Tử là Thánh Nho, Tôn Phu Tử là Thánh binh. Những nhà Nho đời sau không thể tìm thấy Ðạo Nho ở đây ngoài Khổng Phu Tử, nhưng binh gia không thể quay lưng lại với Tôn Phu Tử mà tiến theo hướng khác”. Các tướng Nhật thời cận đại đã ứng dụng binh pháp Tôn Tử đánh cho người Khổng Lô Trung Quốc không ngóc đầu dậy được. Ở nước ta Tôn Tử binh pháp đã được truyền bá từ cuối thế kỷ thứ 9, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, đã hiểu sâu binh pháp Tôn Tử và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, tiến hành thắng lợi, các cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của kẻ thù phương Bắc.
Trong thiên Mưu Công, tác phẩm đã đề xuất nhiều lý lẽ toát lên tinh thần tổng quát là: Phải tìm cách giành thắng lợi tối đa bằng một giá tối thiểu. Danh ngôn: “Người đánh trăm trận thắng cả trăm chưa thể kể là người tài giỏi nhất. Không đánh mà buộc đối phương đầu hàng mới là người giỏi nhất” đã trở thành tiêu chuẩn hướng dẫn hành động của các nhà chiến lược quân sự xưa nay.
Nếu bài học có thể rút ra từ chiến tranh Việt Nam, I-rắc, với Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ cần yểm trợ hậu cần cho những quốc gia láng giềng của Trung Quốc có khả năng chiến đấu như Tây Tạng. Nơi đó chính là mồ chôn vĩnh viễn chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. (Xin xem bài: “Trung Quốc là kẻ thù của thế giới” để bạn có thể quán triệt được mọi vấn đề sinh tử của Trung Quốc ở Tây Tạng trong các websites chẳng hạn như VietnamExodus, Vietvungvinh, NsVietNam, Doithoai v.v…)
TRẦN NHU
Nguồn bài: vietnamexodus.org
http://rfvn.com/?p=8694
**
Saturday, May 8, 2010
BÙI TÍN & LƯU TRUNG KHẢO
*
Cau chuyen van chuong ngay Thu Bay
Saturday, May 8, 2010 3:59 PM
From: taquangkhoi@hotmail.com
Subject: Cau chuyen van chuong ngay Thu Bay
Date: Sat, 8 May 2010 07:51:55 -0400
Trong bài ông Bùi Tín tiễn biệt nhà thơ Hoàng Cầm, có một đoạn thơ mà ông cho biết là của Hoàng Cầm. Nhưng ông Lưu Trung Khảo lại nhận ra đoạn thơ đó của cố thi sĩ Nguyên Sa. Ông liền viết thư hỏi ông Bùi Tín và đã đưọc trả lời như sau. Mời quý bạn đọc chơi cho vui.
___
Vạn Mộc cư sĩ góp ý:
Bài của GS Lưu Trung Khảo không dấu, tôi xin gửi một bài có dấu.
Bây giờ mày ở trong tù
Đêm nằm muỗi cắn nhớ nhà không em
Chúng nó nói chuyện văn chương
Tao nghe nóng mặt cởi quần nhìn sông
Sài Gòn trông vẫn mịt mùng
Làm thơ tao thấy trong lòng xót xa
Sài Gòn chưa hết mùa mưa
Ở nhà tao vẫn nhớ nhà mỗi đêm
Không nói tao sợ mày phiền
Nói ra, với rượu, tao buồn gấp hai
Em mày đi lấy chồng rồi
Gặp tao ngoài phố ngậm ngùi nhìn nhau
Tao nhìn tao thấy mày đau
Nó nhìn nó thấy trong tao có mày
Mẹ già phơ phất lá bay
Những ngày về phép thay mày tao thăm
Tao đi lính được bốn năm
Mày nghe chuyện lính tưởng rằng tao gân
Tưởng tao trấn thủ lưu đồn
Một tay cờ kiếm anh hùng chí cao
Bốn năm Đỗ Phủ nằm khoèo
Rượu say thơ cũng mệt nhoài tứ chi
Mười phương vẫn một bọn hề
Những thằng bưng điếu vác cờ chạy quanh
Tao nhìn chẳng thiết nói năng
Miệng cười nước mắt lưng tròng gió đưa
Mày nghe lũ hạc tới chưa
Tao đi sao đã tà tà cánh bay
Trong tù mày có thấy mây
Thấy tao đứng đó những ngày gió đông
Sao tao thấy có thấy không
Thấy tao trùng điệp bão bùng biển khơi
Nhìn tao tao thấy rồi đời
Nhìn mày tao cất tiếng cười như điên
Một đời, đành vậy, nghe con
Ngựa hay mày khổ thôi đừng nói chi
Vợ chê xương thịt tao già
Tù ra nếu thấy tao đi mất rồi
Uống xong ngửa mặt lên trời
Hai vai ngất ngưởng là mày có tao
http://www.thica.net/2010/05/04/th%C6%B0-cho-b%E1%BA%A1n/
Sự lầm lẫn là chuyện thường trong văn chương nhất là những người tuổi 70-80. Nghi thì hỏi, biết người lầm thì chỉ ra, biết mình sai thì đính chính.Thế là tốt.
*
From:
"chau nguyen"
View contact details
To:
undisclosed-recipients
From: taquangkhoi@hotmail.com
Subject: Cau chuyen van chuong ngay Thu Bay
Date: Sat, 8 May 2010 07:51:55 -0400
Trong bài ông Bùi Tín tiễn biệt nhà thơ Hoàng Cầm, có một đoạn thơ mà ông cho biết là của Hoàng Cầm. Nhưng ông Lưu Trung Khảo lại nhận ra đoạn thơ đó của cố thi sĩ Nguyên Sa. Ông liền viết thư hỏi ông Bùi Tín và đã đưọc trả lời như sau. Mời quý bạn đọc chơi cho vui.
Thua ong Bui Tin, Toi xin gui ong bai Thu Cho Ban O Tu trong thi tap Nguyen Sa Toan Tap (trang234,235 va 236)do nha xuat ban Doi an hanh . bay gio may o trong tu dem nam muoi can nho nha khong con chung no noi chuyen van chuong tao nghe nong mat coi quan nhin song Sai Gon gio van mit mung thuong may tao thay trong long xot xa Sai Gon chua het mua mua o nha tao van nho nha moi dem khong noi tao so may phien noi ra voi ruou tao buon gap hai em may di lay chong roi gap tao ngoai ngo ngam ngui nhin nhau tao nhin tao thay may dau no nhin no thay trong tao co may me gia pho phat la bay nhung ngay ve phep thay may tao tham tao di linh duoc bon nam may nghe chuyen linh tuong rang tao gan tuong tao tran thu luu don mot tay co kiem anh hung chi cao bon nam thi si nam khoeo ruou say tho cung met nhoai tu chi quanh tao van mot lu he nhung thang mang dieu vac co chay quanh tao nhin chang thiet noi nang ba thang mat trang tuong rang tao cay trong tu may co thay may thay tao dung do gio day bien dong sao tao thay co thay khong thay con thay het,thay gan van xa vo che xuong thit tao gia tu ra may thay tao di mat roi uong say ngua mat len troi hai vai ngat nguong la may co tao Ngon tu va khau khi cung nhu hoi tho trong bai nay mang tinh cach rat nguyen sa.Rat tiec,may cua toi khong co dau tieng Viet.Neu co chu nao khong ro,xin ong cho biet. Kinh thu, Luu Trung Khao
|
Vạn Mộc cư sĩ góp ý:
Bài của GS Lưu Trung Khảo không dấu, tôi xin gửi một bài có dấu.
Thư cho bạn
Tác giả: Nguyên Sa
Đêm nằm muỗi cắn nhớ nhà không em
Chúng nó nói chuyện văn chương
Tao nghe nóng mặt cởi quần nhìn sông
Sài Gòn trông vẫn mịt mùng
Làm thơ tao thấy trong lòng xót xa
Sài Gòn chưa hết mùa mưa
Ở nhà tao vẫn nhớ nhà mỗi đêm
Không nói tao sợ mày phiền
Nói ra, với rượu, tao buồn gấp hai
Em mày đi lấy chồng rồi
Gặp tao ngoài phố ngậm ngùi nhìn nhau
Tao nhìn tao thấy mày đau
Nó nhìn nó thấy trong tao có mày
Mẹ già phơ phất lá bay
Những ngày về phép thay mày tao thăm
Tao đi lính được bốn năm
Mày nghe chuyện lính tưởng rằng tao gân
Tưởng tao trấn thủ lưu đồn
Một tay cờ kiếm anh hùng chí cao
Bốn năm Đỗ Phủ nằm khoèo
Rượu say thơ cũng mệt nhoài tứ chi
Mười phương vẫn một bọn hề
Những thằng bưng điếu vác cờ chạy quanh
Tao nhìn chẳng thiết nói năng
Miệng cười nước mắt lưng tròng gió đưa
Mày nghe lũ hạc tới chưa
Tao đi sao đã tà tà cánh bay
Trong tù mày có thấy mây
Thấy tao đứng đó những ngày gió đông
Sao tao thấy có thấy không
Thấy tao trùng điệp bão bùng biển khơi
Nhìn tao tao thấy rồi đời
Nhìn mày tao cất tiếng cười như điên
Một đời, đành vậy, nghe con
Ngựa hay mày khổ thôi đừng nói chi
Vợ chê xương thịt tao già
Tù ra nếu thấy tao đi mất rồi
Uống xong ngửa mặt lên trời
Hai vai ngất ngưởng là mày có tao
http://www.thica.net/2010/05/04/th%C6%B0-cho-b%E1%BA%A1n/
Sự lầm lẫn là chuyện thường trong văn chương nhất là những người tuổi 70-80. Nghi thì hỏi, biết người lầm thì chỉ ra, biết mình sai thì đính chính.Thế là tốt.
*
NGUYỄN NGỌC NGẠN * HỒI KÝ
Nguyễn Ngọc Ngạn
Ðời
người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi
khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại
chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi
có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc
đời. Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về
trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm
qua...
Ngày ấy, miền Nam
vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Tôi ở
trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo
Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận
trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3
tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới. Thời gian này, miền Nam
đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào
hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi thường xuyên thì lại
càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày
ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh
mộtchuyện duy nhất là vượt biên.
Thời
gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành
kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng,
không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới
thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí
thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu
đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm
Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi
từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến
vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng
ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi
với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng? Ði bán chính
thức
lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầụ Có người nộp tới 12 hoặc
14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít
ra cũng phải 10 lượng một ngườị Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền
khổng lồ ấy!
Bà
xã tôi bận con nhỏ -- khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi -- cho nên
chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồị
Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất
thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều
vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ
dường như đang xảy đến!
Hôm
ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán
bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc
này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải
xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu
lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy. Trước năm 75, tôi có dạy một
ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà
thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường
Trương Minh Giảng. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và
thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là
những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi
xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm
muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.
Tối
hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho
biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và
em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại.
Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi
trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi
nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân
mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa,
việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là
một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo
châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý
kiến gi. Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa
nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân
cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!
Những
ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc
xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi
tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ
dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những
việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng
Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm
thét dữ dội ngoài khơi.
Khi
những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một chuyện
bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và
quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình
em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà
phút chót lại bị ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh
cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió
sắp tới. Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở
bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa
biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và
công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu
vàng tối đa. Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành
khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn. Ðây là loại tầu đánh cá có hầm
chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển.
Hơn 100 nguời đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo
lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném
thức ăn xuống. Ðàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân
nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu,
tôi không được liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết, trong số hơn
100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe
tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con
trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôi. Vợ ông cùng cô con
gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong
cùng với vợ con tôi .Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa
số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại
chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới
ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa
lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì
đã cứng như thanh củị Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ
không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.
Sang
đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị
sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà
chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi
càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi
lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng
các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem
quăng xuống biển. Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng
ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho
tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay
đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ. Ðến ngày thứ năm,
vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho
khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi,
nghĩa là phía
dưới tầu, để lấy không khí từ
trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dướị Vị ân nhân của tôi, ông Ân
và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm
mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.
Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:
- Anh Ngạn, Anh Ngạn ơi!
Tôi
giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái
lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối
thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn
cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậỵ Tàu chật ních, lại thêm đã gần một
tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh
khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang
ngủ cả. Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và
dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:
- Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!
Tôi
lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải
tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn
bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù
Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được
chút ít. Nhà tôi lại bảo:
- Ðêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả ngườị Anh lên một chút đi!
Nghe
nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người
đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách người khó
khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó.
Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước
và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút
quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng
hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo
lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa
không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ
tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:
- Tầu sắp đắm mất, anh ạ!
Tôi
đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm.
Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng.
Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạỵ Hóa ra tầu bị bỏ
neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm
vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được
thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên
nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên
mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máy. Một cảnh tượng hãi
hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy. Chiếc tầu
không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ
đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với
sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vơ. Ðàn bà con nít, nguời
đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không
biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng nàỵ Bà xã tôi bảo:
- Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!
Bấy
giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ðêm qua, khi thuyền chúng tôi
vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra
đuổi. Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xa.
Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống
bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô. Nhưng rồi họ đi
luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợị Người đã lên bờ thì bỏ
mặc. Ðàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầụ. Hơn 100 người
ngồidưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp
chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:
- Con ơi! Ðằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào...
Tôi
không biết bơi. Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa,
tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Ðứa con trai hơn 4
tuổi, quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy
bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện
chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái
bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm
bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:
- Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May
ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng
mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!
Vợ
tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và
con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn
nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm
thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng
lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của
sóng át đị Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu
thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành
khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước
mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để
sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào
nữa!
Ðứa
con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một
sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi
hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng
vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu
lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không
còn sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính
và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng
đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa
bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua,
đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã
đóng tiền cho gia đình tôi đi!
Tôi
rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không
biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng
mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần,
thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng,
đôi khi lao vào mặt mình. Ðàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy
nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao
nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được
một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng.
Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để
chuẩn bị lìa đời. Ðọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được...
Tôi
uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua
bao nhiêu năm gian khổ. Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi
đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho
xong? Tôi nhớ một lần khi ở trại cải tạo Sông Bé, ôi lại bị sốt rét
nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới gày được tha về. Vậy
mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vược iển gần đến nơi thì
lại chết? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không ùng vẫy nổi, đành
buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!
Khi
tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn gang.
Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng ình đang
nằm chiêm baọ. Ðứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi ôi dậy và
nói:
- Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Ðắm tầu, chú Ngạn ơi!
Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có ắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:
- Chú Ngạn ơi! Ðắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết ết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!
Tôi
vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những gười
sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được óng đẩy vào
bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được hép cứu những
người bị ngộp nước như tôi. Nếu ược cấp cứu, tôi tin hắc trong đám
người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy. Lính Mã Lai không
cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy ang lột quần áo người
chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu uần, gấu áo, cổ áo, vạt áo.
Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung ại một chỗ chở xe mang đi chôn
tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm rong đám 97 cái xác, thấy con trai
tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và hận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã
đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một ệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì
sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm ược xác!
Mọi
chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào
hét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc huyền
định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi
biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết
nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ
được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai
nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi
lính Mã Lai đem chôn tập thể.
Trên
bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông
ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua. Nhớ những
buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ
Ðức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu
đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay
quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Ðức Chính trên đường
Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp
tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị
xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt
nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người
đồng hương trên hành trình tìm tự do!
Vợ
tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi
khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao
nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần
chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn,
đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ
hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội.
Ðoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng
cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!
Tôi
tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi.
Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào
phút chót, trước khi đắm tầu. Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi
chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi -- người
giới thiệu tôi cho ông Ân -- nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng
đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia
đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver , Canada
vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát
chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20
lượng vàng chồng bà cho tôi vay.
Biến
cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời
người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì
đó là sự an bài của Thiên Chúa. Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh
như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc
phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôi. Hơn 160 người chết
ngay bên cạnh toi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Ðó phải là
quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu,
ông Ân thường tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã
có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt
hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi
đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ
dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn
không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ
cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi. Năm
75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền,
để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!
Có
thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà
tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi
lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng
thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được
điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền
đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.
Những
ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ
nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn
giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần
chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến.
Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ
mớimất, tôi bắt đầu viết truyện dài "Những người đàn bà còn ở lại"
trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa
cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc
thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm
xuất bản.
Hai
mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những
dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy
vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ
tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa
khứ. Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay.
*
BÙI TÍN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đĩnh cao trí tuệ VN đã dành hết cái ngu-xuẫn của thế gian !Bùi Tín Blog
Bài học Thủ Thiêm, Thăng Long, Pháp Văn, Dung Quất: Lên đỉnh núi vẫn phải leo từng bậc
Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Hai, 03 tháng 5 2010
Người
Việt Nam nào chẳng muốn nước Việt Nam ta mau trở thành một nước công
nghiệp hiện đại. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên công
nghiệp hiện đại là cả một quá trình gian khổ lâu dài, cần có những
bước đi thích hợp, có tính toán chu đáo. Vội vã, giản đơn, duy ý chí
là thất bại.
Có một lời khuyên đã 17 năm nay của một anh bạn kỹ sư Pháp, Philippe Dubois, làm cho hãng xây dựng Bouygues, sau khi anh đi thăm Việt Nam về, anh thổ lộ cho tôi, tôi tâm đắc và chiêm nghiệm.
Anh kể rằng anh đã thăm khu kinh tế Vũng Tầu (Cap Saint Jacques hồi trước) rồi ra xem vùng Dung Quất, Núi Thành miền Trung, khi chính quyền có ý định xây dựng thành một trung tâm lọc dầu lớn.
Anh kể rằng công ty dầu khí Pháp Total đã nghiên cứu kỹ và từ chối tham gia công trình này, vì nhiều điều không hợp lý. Sau đó hãng dầu khí lớn nhất của Nga cũng đến nghiên cứu, rồi lắc đầu bỏ đi.
Lý do là túi dầu lớn nằm dưới vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu, sao lại buộc phải đưa qua đường ống để bơm từng chặng ra tận gần Đà Nẵng, một ngàn kilômét chứ ít ỏi gì đâu.
Sau đó lọc xong lại đưa trở lại vào phía Nam để tiêu thụ và xuống trở lại Vũng Tàu để xuất khẩu, vì cảng miền Trung quá nhỏ. Không có nhà kinh tế, nhà kinh doanh, nhà chính trị am hiểu kinh tế - tài chính nào có thể yên lòng với ý định ngông cuồng, dại dột như thế. Sẽ lãng phí thiết bị, tiền của, nhân lực, thời gian không sao tính hết, sẽ lỗ to, to lắm, rồi đến khi hối hận, muốn phá đi cũng không phá nổi! Sẽ như cục bướu trên lưng!
Quả nhiên, Dung Quất khởi công từ 1997, 13 năm ỳ ạch, ngày khánh thành bị đẩy lùi mãi, tiêu hết hơn chục tỷ đôla vay mượn, vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Có lúc kiểm tra toàn bộ, phát hiện 2 ngàn, rồi 700 chỗ trục trặc, hỏng hóc. Cả khu Dung Quất đang nheo nhóc kêu cứu, vì thiếu tiền để phát triển, đang ăn đong từng quý một, mọi chuyện đều dở dang, không đồng bộ, chưa nói đến khu kinh tế Núi Thành, «kế hoạch thì to bằng con bò mộng mà thực hiện mới chỉ bằng con chuột nhắt», theo lời một kỹ sư tại chỗ.
Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trước khi nhắm mắt thốt lên: «Tôi đã sai lớn khi phê duyệt đề án Dung Quất, vì cảng vùng này, từ Chu Lai, qua Sa Kỳ vào Quảng Ngãi chỉ có độ sâu trung bình hơn 10 mét, đón được tầu 10 ngàn tấn, vậy mà họ dám báo cáo trước Quốc hội là đón được cả tầu chở dầu 50 ngàn tấn, 100 ngàn tấn!».
Nhưng còn một vấn nạn lớn hơn, anh P. Dubois nhìn ra, báo động, kiến nghị liên tiếp 17 năm nay, nhưng không một ai trong nước hiểu ra.
Anh đã có 8 năm sang châu Phi giúp các nước Tây Phi làm công nghiệp hóa để dạn dày kinh nghiệm sống. Anh có kinh nghiệm quý muốn chia sẻ với bà con ta. Anh chỉ kiến nghị tha thiết một điều. Hãy dùng một cẩm nang công nghiệp hóa. Một cuốn sách nhỏ vỡ lòng về công nghiệp hóa. Từ những điều nhỏ nhất. Mở dần tầm nhìn cho một xã hội nông dân. Nội dung, theo anh, đại thể là:
Thế nào là chiều dài đo bằng mét, đềcamét, héctomét, kilômét, thế nào là centimét, milimét, là micrông, phần mười micrông…Thế nào là gam...đến kilôgam, tạ, tấn, và ngược lại thế nào là một centigam, miligam …Thế nào là giây, phút, giờ … và một phần 10 giây, một phần trăm giây …Thế nào là một công thức hỗn hợp, trình tự hỗn hợp, các chất hỗn hợp, thời gian hỗn hợp, biến thể khi hỗn hợp 1, 2, 3, 4 chất với nhau…
Những kim loại, hóa chất, chất kết dính thường dùng? đặc tính, bảo quản ra sao?
Có bao nhiêu loại đinh, bề dải? bề rộng? cân nặng? có những loại đinh ốc, đinh xoáy trôn ốc gì, cỡ, dải, tên gọi, bí danh, bí số. Có bao nhiêu loại ốc, cỡ số, công dụng…
Thế nào là đóng đinh đủ chắc, là vặn bù loong đủ chặt?
Có những công cụ thường dùng gì, dao, kéo, búa, kìm, ê ke, thước, công cụ đo điện năng, điện áp, điện trở…Các loại giây điện bằng đồng, sắt, thiếc, chì…, các cỡ khác nhau, công dụng…
Giới thiệu các loại máy gia đình cho đến máy công trường: máy nổ, máy điện, máy may, máy cắt gọt, máy bào, máy ép, máy đào, máy ủi…Cách vẽ sơ đồ, đọc sơ đồ máy móc, phân xưởng, nhà máy.
Anh nói thêm: toàn là những điều thường thức nhỏ nhặt, nhưng rất bình thường trong xã hội công nghiệp. Nhưng lạ lẫm với mọi nông dân. Cái gì nông dân cũng đại khái. Một lát, một buổi, một hồi, một chặp. Bề dài thì một đoạn, một khúc, một khoảng. Rồi một nắm, một nhúm, một bát, một thau …Tác phong nông dân rất tai hại khi vào công nghiệp hóa.
Có người lãnh đạo bàn đủ thứ về công nghiệp hóa, về hiện đại hóa mà cầm búa đóng một cái đinh vào tường cũng lóng ngóng không xong, thay chiếc bóng đèn bị cháy cũng không biết mua bóng nào, lắp làm sao! Nói, khác nhiều với làm là thế. Hãy dành ra một tháng để cả xã hội nông nghiệp làm quen, nhập tâm thành nếp sống quy củ của công nhân.
Những nông dân không được chuẩn bị học làm công nghiệp từ những điều cơ bản, từ vỡ lòng, thì tất nhiên khi làm, cầu chưa thông xe đã lún, gãy, mặt cầu Thăng Long vỡ từng mảng vá, cầu Pháp Văn dầm bị gãy ngang, hầm Thủ Thiêm nứt toang hoác, cầu Cẩn Thơ gặp sự cố kéo dài, khu Dung Quất ốm yếu triền miên. Có 1 đêm, cả khu mất 2.000 con ốc thép to, do nông dân từ Nghệ Tĩnh vào chờ làm công nhân, «thành thạo việc phá đường tầu», coi đó là nguồn kiếm tiền dễ dãi khi bán bù loong cho các bà đồng nát ở quanh. Anh nông dân thấy dây điện vàng, xanh, đỏ, hứng lên nhớ con nhỏ, thế là cắt luôn tửng cuộn mang về quê làm quà, khi anh ta chưa hiểu rõ tác hại đến mức nào.
Cả nước, có khu kinh tế mới, khu công nghiệp mới nào ra trò đâu. Vá víu, què quặt, xộc xệch, hỏng hóc, có nơi đắp chăn, thiếu phụ tùng, bỏ thì thương, vương thì tội, khóc dở mếu dở … Lại còn tính chuyện làm điện nguyên tử, làm đường cao tốc, khi cơ giới hóa nông nghiệp mức thấp nhất vẫn còn ở trình độ sơ khai!
Tôi nhắc lại ý kiến anh bạn kỹ sư Pháp từ Tây Phi làm chuyên gia công nghiệp hóa trở về: Các vị ở Bộ Công thương, ở Bộ Đại học Đào tạo, kỹ sư, giáo viên, nhà kỹ thuật …hãy để tâm soạn thảo tài liệu dễ hiểu, có nhiều tranh vẽ, dùng không chỉ cho các lớp dạy nghề mà cho mọi học sinh sơ cấp, trung học, cán bộ xã thôn, lãnh đạo các cấp, cho đến các vị ở trung ương, cả Bộ chính trị nữa, tạo dần cho toàn xã hội có những kiến thức công nghiệp ngày càng rộng, càng cao, từ đó tạo nên tác phong công nghiệp, có kỷ luật cao, độ chuẩn xác chắc, không thể đại khái, phỏng chừng, qua loa, nhân nhượng, cá nhân vị kỷ, tầm nhìn cạn hẹp, như kiểu sống trong làng xã nghèo khổ xa xưa.
Trong một công trình lớn, chỉ cần vài sơ xuất nhõ: trộn xi-măng sai công thức, nhiều mối hàn bị «khê», một loạt ốc vặn không chặt, nghiệm thu cẩu thả, cân hỏng, cân đong đo đếm đại khái…là dẫn đến hậu quả khôn lường, cả về sinh mạng, tài sản, thời gian toàn xã hội.
Một lời khuyên đã lâu, rất đơn giản, đến lúc cần nhận ra giá trị, nếu không sự nghiệp công nghiệp hóa cứ nằm trên giấy, thành hàng loạt «hàng dỏm», «hàng mã», hiện đại hóa cứ xa vời không sao với tới.
Cũng là góp ý ngay thẳng, thiết thực với các đại biểu Đại hội đảng CS các cấp đang diễn ra trong thời gian tới ở trong nước.
Hãy nhớ một chân lý đơn giản: lên tới đỉnh núi vẫn phải từng bước một.
Ông Mao từng ra lệnh cho cả nước Tàu: «Nhảy Vọt»…xuống hố sâu nghèo đói đấy! ./. Có một lời khuyên đã 17 năm nay của một anh bạn kỹ sư Pháp, Philippe Dubois, làm cho hãng xây dựng Bouygues, sau khi anh đi thăm Việt Nam về, anh thổ lộ cho tôi, tôi tâm đắc và chiêm nghiệm.
Anh kể rằng anh đã thăm khu kinh tế Vũng Tầu (Cap Saint Jacques hồi trước) rồi ra xem vùng Dung Quất, Núi Thành miền Trung, khi chính quyền có ý định xây dựng thành một trung tâm lọc dầu lớn.
Anh kể rằng công ty dầu khí Pháp Total đã nghiên cứu kỹ và từ chối tham gia công trình này, vì nhiều điều không hợp lý. Sau đó hãng dầu khí lớn nhất của Nga cũng đến nghiên cứu, rồi lắc đầu bỏ đi.
Lý do là túi dầu lớn nằm dưới vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu, sao lại buộc phải đưa qua đường ống để bơm từng chặng ra tận gần Đà Nẵng, một ngàn kilômét chứ ít ỏi gì đâu.
Sau đó lọc xong lại đưa trở lại vào phía Nam để tiêu thụ và xuống trở lại Vũng Tàu để xuất khẩu, vì cảng miền Trung quá nhỏ. Không có nhà kinh tế, nhà kinh doanh, nhà chính trị am hiểu kinh tế - tài chính nào có thể yên lòng với ý định ngông cuồng, dại dột như thế. Sẽ lãng phí thiết bị, tiền của, nhân lực, thời gian không sao tính hết, sẽ lỗ to, to lắm, rồi đến khi hối hận, muốn phá đi cũng không phá nổi! Sẽ như cục bướu trên lưng!
Quả nhiên, Dung Quất khởi công từ 1997, 13 năm ỳ ạch, ngày khánh thành bị đẩy lùi mãi, tiêu hết hơn chục tỷ đôla vay mượn, vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Có lúc kiểm tra toàn bộ, phát hiện 2 ngàn, rồi 700 chỗ trục trặc, hỏng hóc. Cả khu Dung Quất đang nheo nhóc kêu cứu, vì thiếu tiền để phát triển, đang ăn đong từng quý một, mọi chuyện đều dở dang, không đồng bộ, chưa nói đến khu kinh tế Núi Thành, «kế hoạch thì to bằng con bò mộng mà thực hiện mới chỉ bằng con chuột nhắt», theo lời một kỹ sư tại chỗ.
Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trước khi nhắm mắt thốt lên: «Tôi đã sai lớn khi phê duyệt đề án Dung Quất, vì cảng vùng này, từ Chu Lai, qua Sa Kỳ vào Quảng Ngãi chỉ có độ sâu trung bình hơn 10 mét, đón được tầu 10 ngàn tấn, vậy mà họ dám báo cáo trước Quốc hội là đón được cả tầu chở dầu 50 ngàn tấn, 100 ngàn tấn!».
Nhưng còn một vấn nạn lớn hơn, anh P. Dubois nhìn ra, báo động, kiến nghị liên tiếp 17 năm nay, nhưng không một ai trong nước hiểu ra.
Anh đã có 8 năm sang châu Phi giúp các nước Tây Phi làm công nghiệp hóa để dạn dày kinh nghiệm sống. Anh có kinh nghiệm quý muốn chia sẻ với bà con ta. Anh chỉ kiến nghị tha thiết một điều. Hãy dùng một cẩm nang công nghiệp hóa. Một cuốn sách nhỏ vỡ lòng về công nghiệp hóa. Từ những điều nhỏ nhất. Mở dần tầm nhìn cho một xã hội nông dân. Nội dung, theo anh, đại thể là:
Thế nào là chiều dài đo bằng mét, đềcamét, héctomét, kilômét, thế nào là centimét, milimét, là micrông, phần mười micrông…Thế nào là gam...đến kilôgam, tạ, tấn, và ngược lại thế nào là một centigam, miligam …Thế nào là giây, phút, giờ … và một phần 10 giây, một phần trăm giây …Thế nào là một công thức hỗn hợp, trình tự hỗn hợp, các chất hỗn hợp, thời gian hỗn hợp, biến thể khi hỗn hợp 1, 2, 3, 4 chất với nhau…
Những kim loại, hóa chất, chất kết dính thường dùng? đặc tính, bảo quản ra sao?
Có bao nhiêu loại đinh, bề dải? bề rộng? cân nặng? có những loại đinh ốc, đinh xoáy trôn ốc gì, cỡ, dải, tên gọi, bí danh, bí số. Có bao nhiêu loại ốc, cỡ số, công dụng…
Thế nào là đóng đinh đủ chắc, là vặn bù loong đủ chặt?
Có những công cụ thường dùng gì, dao, kéo, búa, kìm, ê ke, thước, công cụ đo điện năng, điện áp, điện trở…Các loại giây điện bằng đồng, sắt, thiếc, chì…, các cỡ khác nhau, công dụng…
Giới thiệu các loại máy gia đình cho đến máy công trường: máy nổ, máy điện, máy may, máy cắt gọt, máy bào, máy ép, máy đào, máy ủi…Cách vẽ sơ đồ, đọc sơ đồ máy móc, phân xưởng, nhà máy.
Anh nói thêm: toàn là những điều thường thức nhỏ nhặt, nhưng rất bình thường trong xã hội công nghiệp. Nhưng lạ lẫm với mọi nông dân. Cái gì nông dân cũng đại khái. Một lát, một buổi, một hồi, một chặp. Bề dài thì một đoạn, một khúc, một khoảng. Rồi một nắm, một nhúm, một bát, một thau …Tác phong nông dân rất tai hại khi vào công nghiệp hóa.
Có người lãnh đạo bàn đủ thứ về công nghiệp hóa, về hiện đại hóa mà cầm búa đóng một cái đinh vào tường cũng lóng ngóng không xong, thay chiếc bóng đèn bị cháy cũng không biết mua bóng nào, lắp làm sao! Nói, khác nhiều với làm là thế. Hãy dành ra một tháng để cả xã hội nông nghiệp làm quen, nhập tâm thành nếp sống quy củ của công nhân.
Những nông dân không được chuẩn bị học làm công nghiệp từ những điều cơ bản, từ vỡ lòng, thì tất nhiên khi làm, cầu chưa thông xe đã lún, gãy, mặt cầu Thăng Long vỡ từng mảng vá, cầu Pháp Văn dầm bị gãy ngang, hầm Thủ Thiêm nứt toang hoác, cầu Cẩn Thơ gặp sự cố kéo dài, khu Dung Quất ốm yếu triền miên. Có 1 đêm, cả khu mất 2.000 con ốc thép to, do nông dân từ Nghệ Tĩnh vào chờ làm công nhân, «thành thạo việc phá đường tầu», coi đó là nguồn kiếm tiền dễ dãi khi bán bù loong cho các bà đồng nát ở quanh. Anh nông dân thấy dây điện vàng, xanh, đỏ, hứng lên nhớ con nhỏ, thế là cắt luôn tửng cuộn mang về quê làm quà, khi anh ta chưa hiểu rõ tác hại đến mức nào.
Cả nước, có khu kinh tế mới, khu công nghiệp mới nào ra trò đâu. Vá víu, què quặt, xộc xệch, hỏng hóc, có nơi đắp chăn, thiếu phụ tùng, bỏ thì thương, vương thì tội, khóc dở mếu dở … Lại còn tính chuyện làm điện nguyên tử, làm đường cao tốc, khi cơ giới hóa nông nghiệp mức thấp nhất vẫn còn ở trình độ sơ khai!
Tôi nhắc lại ý kiến anh bạn kỹ sư Pháp từ Tây Phi làm chuyên gia công nghiệp hóa trở về: Các vị ở Bộ Công thương, ở Bộ Đại học Đào tạo, kỹ sư, giáo viên, nhà kỹ thuật …hãy để tâm soạn thảo tài liệu dễ hiểu, có nhiều tranh vẽ, dùng không chỉ cho các lớp dạy nghề mà cho mọi học sinh sơ cấp, trung học, cán bộ xã thôn, lãnh đạo các cấp, cho đến các vị ở trung ương, cả Bộ chính trị nữa, tạo dần cho toàn xã hội có những kiến thức công nghiệp ngày càng rộng, càng cao, từ đó tạo nên tác phong công nghiệp, có kỷ luật cao, độ chuẩn xác chắc, không thể đại khái, phỏng chừng, qua loa, nhân nhượng, cá nhân vị kỷ, tầm nhìn cạn hẹp, như kiểu sống trong làng xã nghèo khổ xa xưa.
Trong một công trình lớn, chỉ cần vài sơ xuất nhõ: trộn xi-măng sai công thức, nhiều mối hàn bị «khê», một loạt ốc vặn không chặt, nghiệm thu cẩu thả, cân hỏng, cân đong đo đếm đại khái…là dẫn đến hậu quả khôn lường, cả về sinh mạng, tài sản, thời gian toàn xã hội.
Một lời khuyên đã lâu, rất đơn giản, đến lúc cần nhận ra giá trị, nếu không sự nghiệp công nghiệp hóa cứ nằm trên giấy, thành hàng loạt «hàng dỏm», «hàng mã», hiện đại hóa cứ xa vời không sao với tới.
Cũng là góp ý ngay thẳng, thiết thực với các đại biểu Đại hội đảng CS các cấp đang diễn ra trong thời gian tới ở trong nước.
Hãy nhớ một chân lý đơn giản: lên tới đỉnh núi vẫn phải từng bước một.
*
NGÔ PHAN LƯU * ĐOẢN VĂN
*
Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
trong " Trần Gian Một Khúc "
*
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :
- Sinh 13-11-1946
- Tại Thạnh Phú, xã Hoà Mỹ, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên.
- Nông dân và cầm bút.
- Hiện cư trú tại P.5,Tp.Tuy Hoà - Phú Yên.
- BẾP LỬA CHIỀU ĐÔNG (Thơ,1997)
- NGƯỜI KHÔNG GIĂNG CÂU KIỀU (Truyện ngắn, 2004).
- Giải thưởng: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam 2006-2007.
Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của Turenne: “Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn: Đó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh”.
Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi
chứ! Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quí
báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con
người! Và, ngày hôm đó tôi cẩn ngôn hơn! Tôi chỉ thực hành nửa câu
nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên
là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không
rõ, đã cho tôi một chút của báu giắt lưng phòng thân trên đường đời
gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp…
Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!
Đến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của Swift: “Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!”.
Chí lý ! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi
từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó gặp nhiều việc bực mình, mà tôi
đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông
Swift hay bà Swift gì đó nữa!...
Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu: “Phải khóc con người lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết”.
Chết rồi có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả
nên khóc lóc mà làm chi! Ừ nhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên giảm bộ
mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút
ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi nghị lực
hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!
Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ Ba Tư: “Lưỡi dài thu ngắn đời sống”.
Ôi, quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói lắm chỉ
được cái “nguy to”, chỉ được cái “rước họa vào thân”! Còn nhớ trong
ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ
sa vào cái “vạ mồm”!
Đến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của Villier de l’Isle Adam: “Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!”.
Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thực hiện quả là thiên nan vạn
nan! Lên hàng thánh mới xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy!
Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!
Sáng ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes: “Ăn to thì di chúc nhỏ”. Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem sao… Đó là câu của G. Herbert: “Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo”.
Trời đất ! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ
đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí
đôi lúc rớt ra hai thằng ! Say quá, có khi rớt tới ba thằng!
Ôi
chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin
cảm ơn, cảm ơn… tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc
sách hao thời gian, cứ lịch đấy mà học mãn đời không hết!...trong " Trần Gian Một Khúc "
*
Friday, May 7, 2010
NHẠC NGHIÊU MINH
*
Flag this message
Friday, May 7, 2010 3:36 PM
Flag this message
Music Video Nghieu Minh: Me. Ve Cha^n Troi That Xa
From:
"Minhnghieu@aol.com"
View contact details
To:
Minhnghieu@aol.com
Một cánh hồng trắng gởi đến quý bạn đã không còn MẸ, và một ca khúc chia sẻ về những sự mất mát to lớn này. Chúng ta không còn cơ hội nào được ngồi bên Mẹ và nghe lời Mẹ dạy nữa!
Bây giờ, chúng ta mới thấm thía hai chữ mồ côi!
MẸ VỀ CHÂN TRỜI THẬT XA
nhạc lời NGHIÊU MINH
tiếng hát QUỲNH LAN
Video HD
MP3
http://astor.indabamusic.com/flash/widgets/indaba_playlist_widget.swf?1273082595&height=190&uuid=d253849ab242596dbb54d3a9761e1d5b&width=410
TIN TỔNG HỢP * BIỂN ĐÔNG
Giới cách mạng lão thành tố cáo Đảng ''mềm yếu'' trước Trung Quốc
Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội về vụ Hoàng Sa
DR
Ngày
3/2 vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 80 năm ngày thành lập.
Nhân dịp này, hãng tin AFP đã tìm hiểu tâm trạng của một số nhân vật
cách mạng kỳ cựu. Họ cảm thấy chua xót và bất bình trước thái độ "mềm
yếu" của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc.
Theo
AFP, nhận định của nhiều người đối với Đảng Cộng sản vào lúc này,
thật rõ ràng : họ rất chua xót trước tình hình tham nhũng và lên án
giới lãnh đạo làm nhơ nền độc lập vốn đã phải khó khăn lắm mới giành
được. Một trong những nguyên nhân chính khiến những chiến sĩ cách mạng
lão thành này bất bình là thái độ bị đánh giá là quá mềm yếu của giới
lãnh đạo Việt Nam hiện nay đối với Trung Quốc.Người đầu tiên được AFP trích dẫn là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, sinh năm 1916, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989, hiện vẫn còn sinh hoạt đảng. Trả lời AFP ông nói : ''Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng ba triệu đảng viên, nhưng họ không còn sức mạnh, uy lực và lòng tin như trong quá khứ''.
Thái độ qua mềm mỏng trước chính quyền Trung Quốc
Theo ông Vĩnh, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản không có bao nhiêu người nhưng đã đủ sức lãnh đạo cuộc nổi dậy và giành lại được độc lập. Cùng với một số người khác, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng người dân đã mất đi nhiều sự tin tưởng đối với Đảng vì cho rằng giới lãnh đạo hiện nay quá mềm mỏng trước Bắc Kinh.
Hãng tin Pháp đã nhắc lại sự kiện chính quyền Việt Nam đã làm dấy lên cả một phong trào phản đối trong dư luận vào năm ngoái khi cho một công ty Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trên Tây Nguyên. Rất nhiều người, thuộc mọi giới, đã cho rằng tác hại môi trường và xã hội vượt xa các lợi ích về kinh tế. Các hiểm họa về an ninh quốc gia đối với Việt Nam cũng được nêu bật.
Theo AFP, nhân vật nổi bật nhất trong phong trào chống khai thác bauxite là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã giúp Việt Nam chiến thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ vào năm 1954.
Bên cạnh vấn đề khai thác bauxite, công luận Việt Nam, chủ yếu là trên mạng internet, cũng đã phê phán điều được một số người cho là phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam trước các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại hai vùng Hoàng Sa và Trường Sa.
Giới lãnh đạo Việt Nam tấn công vào những tiếng nói tố cáo Trung Quốc
Giới ly khai trong nước và ngoài nước, như đại tá Bùi Tín, đang sống lưu vong ở Paris, đã chỉ trích thái độ mà ông cho là ''mập mờ'' của giới lãnh đạo Việt Nam trên vấn đề Trung Quốc. Theo ông, trước đây đảng Cộng sản đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc đòi độc lập, nhất là từ tay chế độ thực dân Pháp. Thế nhưng ngày nay, giới lãnh đạo lại tấn công vào những trí thức lên tiếng tố cáo các mối đe dọa đến từ Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Còn ở trong nước, nhà địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, nay đã về hưu, cũng cho rằng các lãnh đạo Việt Nam có dấu hiệu sẵn sàng hy sinh dân tộc và đất nước để nhận sự trợ giúp của Trung Quốc nhằm duy trì quyền lực độc tôn.
AFP đã nhắc lại một loạt những vụ xử diễn ra trong thời gian gần đây nhắm vào một số nhà ly khai bị buộc tội có hành động chống chính quyền trong đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Các khẩu hiệu này còn gợi đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã lên tiếng khẳng định rằng Đảng sẽ ngăn chặn không cho các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ và nhân quyền phá hoại cách mạng của dân tộc.
Thế nhưng, theo hãng AFP, những người phê phán hiện nay đã cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam là tác nhân bóp méo di sản của cách mạng khi sử dụng quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân và làm tổn thương nền độc lập của đất nước bằng việc kết thân với Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100311-bien-dong-va-chu-quyen
Một hiện trạng tương phản tại VN
Thanh Quang, phóng viên RFA, Bangkok
2010-05-05
Hành động tương phản của giới cầm quyền VN trong mối quan hệ thắm thiết Việt-Trung và cách đối xử nặng tay với người dân trong nước là chuyện không có gì mới.
photo courtesy of Chinhphu.vn
Mối quan hệ “môi hở răng lạnh”
Trước
hết, về mối bang giao Việt-Trung, thì một trong những cuộc khủng hoảng
liên quan vận nước hiện giờ, theo Giáo sư Trần Khuê, một học giả
Hán-Nôm luôn ưu tư cho sự thăng trầm của đất nước, chính là mối quan
hệ giữa VN và Trung Quốc: “Cho đến
nay lại có một cuộc khủng hoảng mới, tức cuộc khủng hoảng giữa VN và
TQ. TQ cứ muốn đe dọa và lấn áp vùng biên giới cũng như hải đảo của
VN. Điều đó hiện nay khiến mọi người lo lắng, không thể chấp nhận được
sự lấn áp của TQ.”
Ngư dân Thanh Hóa, Quảng Ngãi bị tầu TQ bắn thẳng vào người, họ bị TQ bắt trên biển đòi tiền chuộc mà cả thể chế nầy không bảo vệ được người dân của mình. Đấy là một sự thất bại đối với dân tộc.
KS Đỗ Nam Hải
Trong
số những “người lo lắng” ấy có thanh niên VN, thể hiện mạnh mẽ lòng ái
quốc qua cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh và lưu ý Trung Nam Hải – và
cả nhà cầm quyền Hà Nội – rằng “Hoàng Sa và Trường Sa là của VN”.
Nhưng, nói theo lời GS Nguyễn Thanh Giang, một nhà dân chủ và nghiên
cứu sâu sắc trong nước, là “các anh em trẻ chưa có thành tích gì thì
các ông sẵn sàng trùm chăn và đập chết ngay”.
Rồi GS Nguyễn Thanh Giang nhận xét thêm về hành động đàn áp của “mấy ổng”, tức giới cầm quyền VN là “bây
giờ mấy ông có kể gì pháp luật đâu, có kể gì đạo lý đâu. Các ổng rất
dã man khi đối xử với một người không có tội như là tội nhân thì chính
các ông là tội phạm.
Tôi
phải nói là họ đối xử tệ với tôi, nhưng chưa đến nỗi quá tệ bằng nhiều
anh em khác. Những anh em ấy chỉ có treo khẩu hiệu. Mà khẩu hiệu gì ?
Họ treo khẩu hiệu là đòi ‘Hoàng Sa và Trường Sa là của VN’, treo khẩu hiệu ‘Tham nhũng là hút máu dân’. Họ chỉ làm mỗi việc đó thôi thì bị tống vào tù hàng 3-4 năm, 6-7 năm.”
Đề
cập tới mối quan hệ “môi hở răng lạnh” Việt-Trung, KS Phương Nam Đỗ
Nam Hải nhấn mạnh đến việc giới cầm quyền trong nước không bảo vệ được
lãnh thổ, lãnh hải và nhân dân của mình.
Theo ông thì “chiến tranh đã chấm dứt 35
năm rồi, nhưng hôm nay đất nước của chúng ta vẫn là một đất nước tụt
hậu, một đất nước vi phạm nhân quyền vào loại bậc nhất trên thế giới,
một đất nước mà nhà cầm quyền không bảo vệ được nhân dân của mình trước
sự bành trướng của đảng CSTQ, không bảo vệ được vùng đất, vùng trời,
vùng biển của tổ quốc mình.
Bản thân của ngư dân Thanh Hóa, Quảng Ngãi bị tầu TQ bắn thẳng vào người, họ bị TQ bắt trên biển đòi tiền chuộc mà cả
thể chế nầy không bảo vệ được người dân của mình. Đấy là một sự thất
bại đối với dân tộc. Mặc dù nhà cầm quyền CSVN đang tích lũy được tài
sản khổng lồ. Tập đoàn đó đang trở thành những nhà tư bản đỏ còn nhân
dân thì vẫn điêu linh. Vậy thì mục tiêu của cuộc cách mạng mà họ vẫn
nói là ‘của dân, do dân và vì dân’, thực chất là một cái bánh vẽ to lớn. Dân tộc chúng ta đã bị họ lừa dối”.
Nặng tay với người dân
Tương phản mạnh mẽ với điều mà KS Phương Nam Đỗ Nam Hải vừa nói là “một đất nước mà nhà cầm quyền không bảo vệ được nhân dân của mình trước sự bành trướng của đảng CSTQ, không bảo vệ được vùng đất, vùng trời, vùng biển của tổ quốc”, thì hành động nặng tay và mang tính xã hội đen của giới cầm quyền, qua nhân viên công lực, để đàn áp những người bất đồng chính kiến ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
Như lời kể của nhà dân chủ Lư thị Thu Trang: “Họ đưa em về đồn công an quận Gò Vấp. Rồi họ lôi họ đánh em. Họ cứ đẩy ra tên ác ôn công an an ninh, tên là Khanh, là tên dọa chém Thu Duyên và từng đánh em nhiều lần, thì bộ mặt hung thần nầy tiếp tục đàn áp em: Đánh, đánh em rất nhiều, đánh vào mắt làm trầy, chảy máu, rồi đánh vào sau ót....
Đánh mạnh quá em văng xuống. Khi em gượng dậy được thì anh ta đấm tiếp vào mặt em, đánh nhiều lần vào sau lưng em. Em nghĩ họ cố tình giết em bằng những đòn thù hận, chứ không phải hành động nặng tay bình thường. Lúc đó em không còn cảm thấy sợ hải, mà cảm nhận rõ bạo quyền độc tài nầy.”
Hành động của công an VN được chị Dương thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, mô tả thêm: “Việc đặc biệt nhất là công an xông vào nhà tôi khi tôi không có ở nhà. Họ tự tiện xông vào nhà tôi, bắt và đánh cô Thu Trang trước mặt con cháu tôi và con của cô ấy. Đây là việc làm mà tôi thấy phi nhân tính nhất, vô nhân đạo nhất vì đứa trẻ con bé nhất ở nhà tôi lúc bấy giờ chỉ mới 2 tuổi...Tôi cho rằng đây là hành động khủng bố”.
href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cnguyenth%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_themedata.thmx" rel="themeData">
GS Nguyễn Thanh Giang
Theo nhà dân chủ Tạ Phong Tần thì hành động của giới công lực VN “phải gọi là bắt cóc, lối hành xử theo xã hội đen vì nó không theo quy định nào của pháp luật cả. Những quy định của pháp luật hiện hành không có chỗ nào cho phép họ làm như vậy.”
KS Phương Nam Đỗ Nam Hải cũng cho lối ứng xử của giới cầm quyền VN đối với người dân trong nước “là lối ứng xử của kẻ côn đồ, của một chế độ côn đồ sử dụng những kẻ côn đồ để hành xử với những người yêu nước đang đứng lên đấu tranh để quyết giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc VN... Họ là một chế độ bất chính, cho nên họ run sợ trước bất cứ một phản ứng nào của nhân dân.”
Và một trong những phản ứng đó, chắc chắn có tinh thần yêu nước của dân tộc VN trước sự lấn lướt ngày càng trắng trợn từ Phương Bắc. Tinh thần yêu nước ấy được GS Trần Khuê mô tả là “tinh thần yêu nước của dân tộc VN lại một lần nữa trỗi dậy rất rõ trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi”.
Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Sharp-contrast-looms-large-in-vn-now-TQuang-05052010105505.html
TIN BUỒN VĂN GIỚI
*
Hoàng Cầm đi mất rồi! Thương nhớ một hồn thơ lồng lộng
Bùi Tín viết riêng cho
VOA
Thứ Năm, 06 tháng 5 2010
Hình: Wikipedia
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
"Sông Đuống trôi đi. Một dòng lấp loáng"
-Hoàng Cầm ơi! Cầm đi thật mất rồi sao.
Mới
đó Hoàng Cầm chép và gửi cho tôi một bài thơ rất đặc biệt, thơ gửi
bạn, mang tựa đề «Thư gửi bạn», một bạn cực thân của anh còn ngồi
trong tù. Bài thơ chừng 20 câu, kết thúc bằng 3 câu:
Tù ra nếu thấy tao đi mất rồi
Uống xong ngửa mặt lên trời
Hai vai ngất ngưởng là mày có tao.
Hoàng Cầm đi mất rồi chiều 6-5-2010. «Uống» anh nói trên đây là uống rượu, là thứ rượu đế đặc biệt của thị xã Bắc Ninh.
Cầm
với tôi thân nhau. Phải nói là cực thân. Cũng có thể nói ít ai khác
có thể thân hơn. Lại có họ với nhau. Họ khá gần. Anh họ Bùi, tên thật
là Bùi Tằng Việt.
Chúng tôi cùng một cụ Tổ 3 đời trước. Cụ từ
Ứng Hòa - Hà Đông lên Việt Yên - Bắc Giang làm việc nước, lấy một cụ
bà thứ thất trên đó, thành một chi họ Bùi Bắc - Bắc (Bắc Ninh- Bắc
Giang). Cầm hơn tôi 4 tuổi, nhưng về họ hàng thì tôi là anh. Chúng
tôi gọi nhau từ hồi 1955 là cậu - tớ.
Sau khi tôi về báo Nhân
Dân tháng 10-1982, Cầm với tôi càng thân. Anh ở xế Nhà thờ lớn, phố
Lý Quốc Sư, tôi ở hàng Trống, cách nhau 200 mét, 3 phút cuốc bộ.
Nhiều trưa tôi rủ Cầm ra bún chả hàng Mành ăn trưa và tâm sự. Cầm
cũng hay chạy sang chỗ tôi làm việc, đọc mấy tập «tin mật, tuyệt mật»,
«tham khảo đặc biệt», rồi bàn luận chính trị, quốc tế, văn chương.
Trong
con người Cầm là một khối bi kịch. Anh xuất thân một dòng họ lớn,
khoa bảng, thông minh, ham học, đọc nhiều. Anh đọc Victor Hugo từ
nguyên bản Pháp văn, đọc Shakespeare từ nguyên bản tiếng Anh, đọc thơ
Đỗ Phủ từ nguyên chữ Hán. Trí nhớ Cầm tôi cho là ghê gớm. Kịch thơ
Hận Nam Quan, hay Kiều Loan anh dọc từ đầu đến cuối, nhập tâm. Anh
ngâm thơ rất hay.
Anh người to cao. Vai rộng, hàm én, môi son, tiếng sang sảng.
Nhân
tiễn Hoàng Cầm đi xa, tôi nhắc lại những nét tiêu biểu nhất nơi anh.
Anh là một chiến sỹ hàng đầu của tự do. Anh thấm thía tự do là điều
kiện của sáng tạo, của tài năng chân chính. Khi là Trưởng đoàn Văn
công Tổng cục Chính trị - QĐND năm 1952 rồi Trưởng đoàn kịch nói năm
1955, anh đã khó chịu, phản ứng dữ dội về sự can thiệp thô bạo của
những nhà lãnh đạo, những chính ủy không am hiểu gì về văn học, văn
nghệ. Anh bị đe nẹt, rồi bị cho ra rìa, còn bị treo bút dài hạn trong
vụ Nhân Văn Giai Phẩm, cùng với Trần Dần, Lê Đạt, một thời gian dài
bị cắt mọi đường sinh sống, phải đi khuân vác, làm ở nhà in, lau máy…
Anh
không bao giờ chịu khuất phục. Luôn quắc mắt nhìn đời, nhìn bọn quan
văn nghệ nhố nhăng. Ai nói theo lãnh đạo, anh khinh, ai nịnh lãnh
đạo anh gọi là con «vện trung thành với chủ» để hòng được gặm xương.
Có người khuyên anh nên khen thơ anh Lành (Tố Hữu) một câu, anh nhún
vai: Theo tôi đó là vè, không thể gọi là thơ!
Vì anh làm thơ
thật ra thơ. Thơ phải có hồn. Hồn thơ bay bổng, gợi cảm, nhiều hình
ảnh, màu sắc, chữ ít nói nhiều. Anh yêu sông Đuống:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp loáng
Nằm ngiêng ngiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ thế!
Sao sót sa như rụng bàn tay!
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Hoàng
Cầm căm giận sự dốt nát, bất công của lãnh đạo, nhưng anh không chửi
bới lung tung, anh luôn giữ tư thế trượng phu, kẻ cả. Anh đau cho
nền thơ, nền văn hóa, số phận hẩm hiu của dân tộc hơn là cho số phận
bị bạc đãi của cá nhân và gia đình mình.
Trong bài «Thư gửi bạn» nói trên, anh nhắn người bạn thân sa cơ vì khí tiết:
Bây giờ mày ở trong tù
Đêm nằm muỗi cắn nhớ nhà không em ?
Bốn năm Đỗ Phủ nằm khoèo
Rượu say thơ cũng mệt nhoài tứ chi
Mười phương vẫn một bọn hề
Những thằng bưng điếu vác cờ chạy quanh.
Tao nhìn chẳng biết nói năng
Miệng cười nước mắt lưng tròng gió đưa…
Nhà
thơ Hoàng Cầm khí phách, tài hoa, lớn khôn do dòng sữa quê hương dân
tộc, thọ 88 mùa Xuân, “ra đi mất rồi” khi vận nước còn dang dở,
nhưng anh tất biết rõ quê ta đang cựa mình.
Mong anh yên nghỉ
trong lòng bãi mía bờ dâu, trong lòng dòng sông Đuống thân thương, vì
mọi công dân yêu nước, thương dân đều hiểu rõ anh đã góp phần sớm
nhất để toàn dân ta dành lại mùa xuân tự do sáng tạo rồi sẽ đến cho
quê hương.
*
NHÃ CA * GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ
*
NGƯỜI MẸ BÂT HẠNH
(Trích Giải Khăn Sô Cho Huế)
Chụp
đám đông. Chụp người bị thương. Chụp con nít. Người đàn bà có đôi mắt
chưa hết thất thần chăm chăm vào ống ảnh. Những đứa con nít nhay nhay
vú mẹ mãi mà không có sữa, ngó cái ống ảnh, nhả vú mẹ ra rồi khóc ré
lên... Ống máy ảnh đưa về phía tôi. Thái đứng dậy dùng cả cái lưng che
khuất, lớn giọng:
“Còn chụp với chiếc gì...”
Nó đưa tay ra
dấu muốn đập bể cái máy ảnh. Cô nữ phóng viên cười muốn làm thân. Họ
đi lên gác chụp tiếp mấy sản phụ và hài nhi rồi xuống nhà giảng, đưa
máy ảnh bấm liên tiếp.
Cũng liên tiếp lúc đó có tiếng súng nổ.
Mọi người lúc đó mới nhận ra nguy hiểm của sự có mặt hai người này.
Việt cộng sắp tới đây rồi. Chúng thấy hai người da trắng sẽ nghĩ là Mỹ
và sẽ ra tay tàn sát. Vậy là họ nhao nhao đòi cha Sở phải đuổi hai
người này ra khỏi nhà thờ.
“Cha ơi. Ðuổi chúng đi.”
“Lấy máy ảnh của nó.”
“ Không cho chụp nữa. Ði đi.”
Cha
Sở biết được sức mạnh của đám đông, nên đưa hai người ra khỏi khu nhà
nguyện, kiếm một chỗ khác cho họ. Nhiều tiếng thở phào nhẹ nhõm.
“Nó đi rồi.”
“Chết tới nơi không lo, còn đưa máy hình bám lia bấm lịa...”
Tiếng
nói chưa dứt thì một tiếng rú nổi lên. Chị đàn bà ôm cái bọc ngồi
trong góc. Một đứa nhỏ đã nghịch kéo cái bọc vải của chị ta. Chắc nó
nghĩ có đồ ăn trong đó. Chị giằng lại được cái bọc.
“Con ơi là con ơi!”
Chị rờ rẫm cái bọc:
“Con
ơi, con có đau lắm không? Con đừng... Con đừng bỏ mạ... con ơi! Ngủ
đi, ngủ đi mạ ru nì... Ầu ơ... Người ta đi có đôi có bạn, mạ đi một
mình chạng vạng tới nửa đêm...”
Chị ta nói ra miệng câu gì cũng
là thơ hết. Cái bọc gì trong tay chị ta vậy? Sao không rời khỏi tay? Nó
là bọc quần áo, là con búp bê, là...?
Nhưng rõ ràng chị ta là người không còn tỉnh trí nữa.
Buổi chiều cha Sở trở lại. Cha bảo mọi người im lặng, giọng nghiêm trọng:
“Bà con đừng có chộn rộn. Tình hình không khá như mình tưởng mô. Có tin quân Mỹ kéo lên ở quốc lộ 1. Nhiều nơi đang đánh lớn.”
“Cha ơi, chừ chạy đi mô, cha?”
“Không
chạy đi mô hết. Nhưng phải lo phòng bị, lúc nào cũng sẵn sàng. Bắt đầu
từ bây giờ phải dọn chỗ lại sạch sẽ, thứ tự. Mình sẽ chia ra nhiều ô
để ở, để săn sóc giúp đỡ nhau... Nghe tôi nói đây. Bà con lúc này phải
thương xót nhau, đùm bọc nhau để cùng thoát hoạn nạn..”
Cha Sở
nói là làm liền. Những hàng ghế được quây lại làm hàng rào từng khu.
Mỗi khu gồm mười gia đình. Cha sở sẽ lấy kho gạo sau cùng phát vào ngày
mai. Cha cũng kêu gọi thanh niên nam nữ, những người còn sức lực tổ
chức đội trật tự, đội cứu thương. Chị đàn bà ôm cái bọc được đưa tới
trong khu cùng gia đình tôi. Ai cũng còn gia đình, nhưng chị thì lẻ
loi. Chị ngồi sát bên Thu. Mấy đêm rồi chị đâu có ngủ nghê gì nhưng sao
chị không ngã gục? Chị ta đã điên? Cũng không sao, chị ta điên và hiền
lành.
Nhờ tài tổ chức của cha Sở mà chúng tôi có chỗ riêng,
thoáng hơn. Có thể đi lui đi tới chứ không bị bó chân bó cẳng như
trước. Mỗi ngày chỗ ăn ở được phát chổi để quét dọn, trẻ con được đưa
vào kỷ luật cũng bớt phá phách nghịch ngợm. Tuy mùi nước tiểu trẻ con
không thể tẩy được nhưng mọi người cũng đã quen, không khó chịu tới
muốn ói mửa.
Có lúc tôi rủ Thái đi xuống nhà ngang. Nhưng gặp
nhiều xác chết mới đặt ở đây vì chỗ chứa xác đã kín đầy. Trong mấy khu
chia nhau ở bên trong nhà thờ, cũng có vài người bỏ mạng vì vết thương,
vì bệnh mà không có thuốc.
Buổi tối lại có người bệnh nặng ngay
sát khu bên cạnh. Một người đàn ông nằm quằn quại dưới đất. Tôi chồm
qua dãy ghế nhìn. Mới hồi chiều tôi thấy ông ta còn tỉnh táo, còn ngồi
ăn mấy miếng bánh mì khô mà. Bây giờ ông ta trợn mắt, chỉ thấy tròng
trắng, lăn lộn, sùi bọt mép, nhưng khuôn mặt biến đổi bất chừng, khi
như kéo một nụ cười, khi như kéo một cái mếu.
“Chị ơi, ông nớ mầm răng rứa?”. Thái hỏi.
“Khi không ba hắn nổi điên. Ai mà biết.”
“Ðiên khi mô. Hồi chiều em thấy ông ngồi ăn bánh mì khô mà.”
“Thì vậy. Hắn chạy tới đây với thằng con trai bị thương. Hồi chiều thằng con chết rồi, xác còn để ngoài nớ tề...”
Một người kể:
“Hắn
nói nhà hắn giàu, có nhà lầu xe hơi. Vợ hắn chết ngay bữa đầu. Hắn ôm
thằng con chạy. Mấy bữa ni hắn tiếc của cứ than hoài. Chừ con hắn chết
luôn nên hắn nổi điên.”
“Tội nghiệp quá hỉ?”
“Mạng người không tiếc, còn tiếc của cải. Ðiên chi mà ngu rứa trời.”
Người đàn ông đang lăn lộn, bỗng kêu lên:
“Lạy
mấy ông đồng chí....Dạ...không phải, dạ giải phóng. Xin đừng đốt nhà,
đừng đốt xe...Lửa. Lửa dễ sợ quá… Lạy các đồng chí... tha cho cái nhà,
cái nhà...”
“Thằng cha kỳ khôi chưa. Răng không xin cho vợ, cho con mà cứ cái xe, cái nhà...Thiệt là quả báo chi đây...”
“Lấy khăn bịt miệng thằng cha lại. Tụi nó vô mà nghe được là chết hết đó...”
Thái kéo tôi về chỗ:
“Chị ngủ sớm đi. Em kiếm được chiếc chiếu, dấu dưới ni nì...”
Thái
lôi chiếc chiếu dưới gầm ghế ra trải. Má tôi yên lòng ngả lưng. Mấy
đêm rồi, bà cứ dựa lưng vào tường, vào ghế mà ngủ gà ngủ gật. Mắt má
tôi sâu hoắm và có quầng thâm thật đậm.
Người đàn ông đã hết chịu
đựng, điên luôn rồi. Ðêm, ông ta cứ la như cháy nhà. Nhưng mọi người
quá mệt mỏi, cũng đã quen dần không thấy còn chi lạ để coi. May mà ai
cũng chợp mắt được một lúc, vì gần sáng, tiếng súng lại nổ inh tai. Tôi
muốn nhỏm dậy, má đè đầu tôi xuống:
“Súng đó tề. Ðừng trồi đầu lên nó trúng.”
Tôi
nghe rõ rồi. Tiếng đại bác ở đâu câu tới rất gần. Lâu lâu điểm một vài
tràng súng nhỏ. Rồi có tiếng xe chạy ngoài đường. Thái nằm sát tai
xuống sàn nhà, nghe ngóng:
“Tiếng xe thiết giáp đó chị. A... có xe tăng. Xe tăng nữa...”
Mặt
đất rung chuyển mỗi khi có đoàn xe chạy qua. Mỗi lần có tiếng xe là có
tiếng súng nổ liên hồi. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau. Má tôi không ngớt
cầu nguyện....
Buổi tối hôm trước tôi chỉ ăn có một lát cơm vắt
nhỏ nên sáng hôm sau, bụng đã đói cồn cào. Bé và Thái đi lĩnh gạo. Vợ
Bé và Thu lo đi nấu cơm. Phải nấu cho sớm, chớ ai biết lúc nào bom đạn
tới. Thái còn đùa được:
“Mấy bà nấu cơm, nếu có đánh nhau chạy cũng mang theo nồi cơm mà chạy nghe.”
Cố
mà đùa để kiếm vui, nhưng ai mà cười nổi. Nấu được một nồi cơm cũng
không phải dễ. Có gạo nhưng kiếm củi ở đâu. Có mấy ngày mà củi trong
nhà thờ hết sạch. Người ta bẻ cả cành khô, vơ cả lá rụng, bẻ cả thân
cây còn tươi, nhưng với chừng đó người, mọi thứ trong nhà thờ không
cung cấp nổi. Thái tính đi ra ngoài xóm kiếm củi thì tiếng súng bên
kia sông bắt đầu nổ lớn. Mọi người vội bỏ của chạy lấy người vào trốn
bên trong nhà thờ. Chờ ngớt bớt tiếng súng, Thái liều lĩnh đi ra xóm
kiếm được mớ củi. Vợ Bé và Thu lại dè dặt ra ngoài nấu cơm. Ðạn lúc này
đã bắn vào phía nhà thờ. Má tôi lo lắng:
“Ra kêu mấy đứa vô. Còn nấu nướng chi nữa.”
Rồi nồi cơm cũng chín. Vợ Bé như đã phải chạy một mạch với nồi cơm vào bên trong, thở hổn hển:
“Dễ sợ quá. Từ bếp chạy vô đây mà đạn nó rượt sau lưng nè.”
Nó nhỏ giọng:
“Bác.
Con nghe nói bên An Cựu nhà con, nhà Bác họ tràn vô chiếm ở hết rồi.
Mà bác ơi, nghe nói Việt cộng cũng ở đầy xung quanh chỗ ni rồi.”
“Trời ơi là trời!”
Tôi
biết má tôi đang lo lắng về nhà cửa. Bàn thờ ba tôi vừa bày xong những
ngày cuối năm còn mới toanh, nằm lạnh lẽo không nhang không khói. Lòng
người vợ hay chồng già dù cách biệt âm dương vẫn nặng nghĩa tình với
hương khói phụng thờ. Thấy má tôi sụt sùi, Thái ôm vai:
“Bác.
Thôi ăn miếng cơm cho chắc bụng đã bác ơi. Con cũng sốt ruột quá nì
bác. Mạ con, em con đang ở dưới Bao Vinh không biết ra răng.”
Rồi nó tiếp:
“Ðể con coi yên yên con về dưới nớ.”
Má tôi mếu máo:
“Chưa yên mô con ơi. Súng đạn mô có con mắt con nờ. Ðừng bỏ bác nghe con.”
Thái ứa nước mắt:
“Con
mô biết chuyện tọa họa như ri. Con mà có súng con nhứt định chạy ra
ngoài đường, tìm lính mình để cùng đánh nhau với tụi nó.”
Bé kêu nhỏ:
“Thái. Mi đừng nói ẩu. Ở đây... không phải là không có... Bụi tre có lỗ tai nghe, lỡ miệng là khổ...”
“Thôi ăn đi.”
Cũng
không ăn được. Ðúng lúc đó lại ầm ầm tiếng súng. Kính lại rơi vỡ loảng
xoảng. Mọi người nằm sát xuống đất. Thái dúi tôi vào dưới hàng ghế rồi
đưa cả cái lưng đỡ cho má tôi. Nhưng may mắn, chỉ một lần kính vỡ,
chưa kịp làm ai bị thương thì tiếng súng đã hướng về phía khác. Tôi
ngạc nhiên khi nhận ra có cả tiếng súng như từ trong sân, sau dãy hàng
rào nhà thờ bắn ra nữa. Vậy là họ đã tới nơi!
Chúng tôi chịu đựng
sự kinh hoàng như vậy chừng nửa tiếng đồng hồ. Chỉ nửa tiếng thôi sao?
Nó dài như cả thế kỷ, nó làm tất cả mạch máu căng kéo ra, bao lần muốn
đứt. Rồi cũng còn sống!
Chúng tôi đã mở mắt, đã nhìn thấy nhau.
Người đàn ông điên cơn sợ đã làm bớt điên, ngồi co ro. Bà cụ già dựa
vào người chồng già hồng hộc thở. Coi chị đàn bà ôm cái bọc vải kìa.
Chị nép sát vào tôi từ lúc nào vậy? Một mùi hôi thối xông lên làm tôi
muốn nôn ọe. Cái mùi hôi này sao bây giờ tôi mới nhận ra. Cái mùi hôi
thối kinh hoàng quá. Nó là mùi thịt rữa, mùi chuột chết, mùi mồ hôi...
mùi mắm thúi? Không phải, hình như tất cả các thứ mùi đó hỗn hợp lại!
Không phải chỉ riêng tôi, mà má tôi, mà Thái, mà mọi người cũng vừa
nhận ra cái mùi nồng nặc đó rồi. Thái chồm người muốn kéo cái bọc.
Người đàn bà né tránh đưa cái bọc sang bên. Có lẽ vì mạnh tay quá, cái
bọc tung ra, trong cái bọc thò ra một bàn chân trẻ con nhỏ xíu, nứt nẻ,
bầy nhầy. Một dây nước vàng sền sệt rơi xuống sàn thành một vũng nhỏ.
Mùi thối xông lên nồng nặc hơn, khủng khiếp hơn. Tôi hoa cả mắt, choáng
váng muốn xỉu. Bỗng nhiên tôi la lớn một tiếng. Tôi cũng không hiểu vì
sao tôi la.
Người đàn bà cũng la lên một tiếng lớn hơn, ngay sau
tiếng la của tôi. Tiếng la của bà ta giống tiếng kêu của một con thú
bị giết. Tiếng gầm rú của con thú tuyệt vọng cùng với tiếng súng nổi
lên bên ngoài làm tôi tỉnh người. Mặc tiếng súng. Mọi người đổ dồn về
người đàn bà, về mùi hôi thối, về cái xác chết trẻ con đã quá lâu. Một
người đàn ông tiến tới trước mặt bà ta:
“Ðưa đây.”
Con thú đã hết sức hết hơi, đã thôi không vật vã mà yếu xìu:
“Ðừng. Ðừng mấy ông ơi. Con tui. Nó còn sống, còn thở. Con tui mà... Con ơi... ngủ đi con, ngủ đi con...”
Người đàn bà cố đưa đưa cái bọc, nhưng nhấc tay không lên. Tiếng hát cũng đứt quãng vì tiếng thở gấp gáp. Bà ra đã đói quá.
“Ðưa đây.”
Một
người đàn ông đưa tay, chưa kịp đụng tới thì cái bọc tụt mép vải. Một
vật rơi lăn theo tấm vải bung, mép vải vẫn còn giữ chặt trong tay chị.
Xác một hài nhi rơi xuống nền nhà. Ðứa bé đã chết từ lâu, không còn
hình hài nguyên vẹn mà chỉ là một đống thịt đang rữa nát, rịn nước mủ.
Những
người xung quanh kêu rú lên. Thu lùi lại ôm lấy mặt. Má tôi quay đi.
Nhưng chị đàn bà thì khác, như vừa sắp ngã vật xuống vì đói, vì hết hơi
sức, chị bỗng nhào tới xác đứa bé. Chị dùng cả tấm thân chị chồm lên
thân hình đứa trẻ. Ðôi mắt lạc thần bỗng như rực ánh, chị như chồm hổm
như sẵn sàng vồ, cắn xé nếu ai đụng đến đứa con đã chết của chị.
“Lấy đứa nhỏ đi. Thúi quá.”
Người ta kéo chị ra. Chị vùng vằng, nhe răng. Nhưng chị có bao sức nữa. Miệng thì thào:
“Ðừng mà. Con tui. Con của tui mà.”
Người
đàn bà bị kéo ra một góc và nằm bẹp dí. Nhưng bà ta đưa cặp mắt nhìn
mọi người như van xin, lạy lục, rồi bà lết tới, lết tới. Bàn tay của bà
đã đụng được bàn chân của xác đứa con. Rồi chị ôm chặt cái chân nhỏ bé
nhầy nhụa, hôi hám, chị rên lên:
“Con đây rồi. Con mô có bỏ mạ.”
Cái
miệng chị méo xẹo. Khóc hay cười? Chị nhìn lên nóc nhà thờ, đôi mắt
lại đờ đẫn, thất thần, lạc điệu, như không nhìn thấy gì nữa hết, mà đã
lọt ra ngoài vòm trời bên ngoài.
“Kéo mụ ta ra đi. Trời ơi, coi tề...”
“Con ơi. Mạ ôm con nì. Răng mà con dơ quá rứa. Ðể mẹ chùi cho con...”
Cái
miệng của bà đưa tới ngón chân nhỏ xíu, lở lói. Cái lưỡi chị đàn bà
đưa ra, liếm láp ngón chân, bàn chân. Tôi muốn xỉu. Thái đỡ tôi:
“Chị đừng nhìn nữa. Chị đi ra chỗ khác đi.”
Tôi không cất bước được. Sự thống khổ quá mức của người đàn bà cũng làm tê liệt thần kinh tôi.
“Ði kêu cha. Báo cho cha biết.”
“Kéo con mụ ra. Mấy chuyện ni không cần cha phải lo. Mấy anh em trật tự mô hết rồi?”
Hai
người giữ chặt chị đàn bà. Mấy thanh niên lấy một cái áo cũ bọc kín
xác đứa bé. Giọng chị đàn bà òng ọc như con heo bị cắt tiết.
“Con
ơi, con không bỏ mạ mà. Con ơi, con khóc đi, khóc lớn đi cho mạ dỗ...
Khóc đi, khóc đi con ơi! Trả lại cho tui, trả lại con tui cho tui...
trả lại... trả lại...”
Ðứa nhỏ đã được đem đi. Người ta không giữ chị nữa. Vừa được thả ra là chị bò, chị lết, chị khóc, chị kêu. Cha Sở lại tới:
“Ðóng chặt cửa. Không ai được ra ngoài. Ðang đánh nhau dữ lắm.”
Lúc
đó cái điệp khúc “trả con tui lại cho tui, trả lại cho tui, trả lại
con tui” mới lùi xa trong đầu tôi, và tôi như choàng tỉnh vì tiếng súng
bao quanh bốn bề. Người đàn bà lết theo dưới chân cha Sở mà không ai
để ý. Khi cha ra ngoài, đóng cửa lại thì chị cũng lết ra ngoài luôn
rồi.
Ra đến ngoài như có không
khí, thở được nhiều, cơn đói bị đẩy lui bớt hay sao mà giọng chị gào
thét lại thi đua được với bom đạn. Chị chạy đi đâu? Chị ra sao rồi? Chỉ
thoáng một cái, tiếng của chị hoàn toàn im bặt trong tiếng súng càng
lúc càng hỗn loạn.
Tôi vẫn còn bị chôn chân ở chỗ đứng đó. Ðứa bé
không còn. Người mẹ khốn khổ cũng không còn? Nước mắt tôi chảy ràn rụa
trên mặt tự lúc nào. Tôi lại nghe vang trong đầu điệp khúc đòi con của
người mẹ. Bom đạn nuốt bà mất rồi sao? Nuốt giùm bà đi, vì bà đã gửi
sự sống theo đứa con rồi. Chúc mẹ con sớm gặp nhau.
Người ta
quên chị đàn bà ngay sau đó. Bây giờ không chỉ súng nhỏ nổ rền mà cả
súng lớn cũng tới tấp nữa. Ðại bác. Bom chơm. B 40. Aka. Mọi tiếng súng
dữ dằn nhất dùng để hủy diệt con người đang dồn tới thành phố Huế nhỏ
bé, hiền lành, đang đổ xô vào khu nhà thờ mọi người dùng cầu nguyện.
Choang. Choang. Mấy miếng kính màu trên vòm nóc nhà thờ còn sót lại, vỡ
tan, rơi xuống làm một trận mưa kính bên trong.
*
NGƯỜI MẸ BÂT HẠNH
(Trích Giải Khăn Sô Cho Huế)
Chụp đám đông. Chụp người bị thương. Chụp con nít. Người đàn bà có đôi mắt chưa hết thất thần chăm chăm vào ống ảnh. Những đứa con nít nhay nhay vú mẹ mãi mà không có sữa, ngó cái ống ảnh, nhả vú mẹ ra rồi khóc ré lên... Ống máy ảnh đưa về phía tôi. Thái đứng dậy dùng cả cái lưng che khuất, lớn giọng:
“Còn chụp với chiếc gì...”
Nó đưa tay ra dấu muốn đập bể cái máy ảnh. Cô nữ phóng viên cười muốn làm thân. Họ đi lên gác chụp tiếp mấy sản phụ và hài nhi rồi xuống nhà giảng, đưa máy ảnh bấm liên tiếp.
Cũng liên tiếp lúc đó có tiếng súng nổ. Mọi người lúc đó mới nhận ra nguy hiểm của sự có mặt hai người này. Việt cộng sắp tới đây rồi. Chúng thấy hai người da trắng sẽ nghĩ là Mỹ và sẽ ra tay tàn sát. Vậy là họ nhao nhao đòi cha Sở phải đuổi hai người này ra khỏi nhà thờ.
“Cha ơi. Ðuổi chúng đi.”
“Lấy máy ảnh của nó.”
“ Không cho chụp nữa. Ði đi.”
Cha Sở biết được sức mạnh của đám đông, nên đưa hai người ra khỏi khu nhà nguyện, kiếm một chỗ khác cho họ. Nhiều tiếng thở phào nhẹ nhõm.
“Nó đi rồi.”
“Chết tới nơi không lo, còn đưa máy hình bám lia bấm lịa...”
Tiếng nói chưa dứt thì một tiếng rú nổi lên. Chị đàn bà ôm cái bọc ngồi trong góc. Một đứa nhỏ đã nghịch kéo cái bọc vải của chị ta. Chắc nó nghĩ có đồ ăn trong đó. Chị giằng lại được cái bọc.
“Con ơi là con ơi!”
Chị rờ rẫm cái bọc:
“Con ơi, con có đau lắm không? Con đừng... Con đừng bỏ mạ... con ơi! Ngủ đi, ngủ đi mạ ru nì... Ầu ơ... Người ta đi có đôi có bạn, mạ đi một mình chạng vạng tới nửa đêm...”
Chị ta nói ra miệng câu gì cũng là thơ hết. Cái bọc gì trong tay chị ta vậy? Sao không rời khỏi tay? Nó là bọc quần áo, là con búp bê, là...?
Nhưng rõ ràng chị ta là người không còn tỉnh trí nữa.
Buổi chiều cha Sở trở lại. Cha bảo mọi người im lặng, giọng nghiêm trọng:
“Bà con đừng có chộn rộn. Tình hình không khá như mình tưởng mô. Có tin quân Mỹ kéo lên ở quốc lộ 1. Nhiều nơi đang đánh lớn.”
“Cha ơi, chừ chạy đi mô, cha?”
“Không chạy đi mô hết. Nhưng phải lo phòng bị, lúc nào cũng sẵn sàng. Bắt đầu từ bây giờ phải dọn chỗ lại sạch sẽ, thứ tự. Mình sẽ chia ra nhiều ô để ở, để săn sóc giúp đỡ nhau... Nghe tôi nói đây. Bà con lúc này phải thương xót nhau, đùm bọc nhau để cùng thoát hoạn nạn..”
Cha Sở nói là làm liền. Những hàng ghế được quây lại làm hàng rào từng khu. Mỗi khu gồm mười gia đình. Cha sở sẽ lấy kho gạo sau cùng phát vào ngày mai. Cha cũng kêu gọi thanh niên nam nữ, những người còn sức lực tổ chức đội trật tự, đội cứu thương. Chị đàn bà ôm cái bọc được đưa tới trong khu cùng gia đình tôi. Ai cũng còn gia đình, nhưng chị thì lẻ loi. Chị ngồi sát bên Thu. Mấy đêm rồi chị đâu có ngủ nghê gì nhưng sao chị không ngã gục? Chị ta đã điên? Cũng không sao, chị ta điên và hiền lành.
Nhờ tài tổ chức của cha Sở mà chúng tôi có chỗ riêng, thoáng hơn. Có thể đi lui đi tới chứ không bị bó chân bó cẳng như trước. Mỗi ngày chỗ ăn ở được phát chổi để quét dọn, trẻ con được đưa vào kỷ luật cũng bớt phá phách nghịch ngợm. Tuy mùi nước tiểu trẻ con không thể tẩy được nhưng mọi người cũng đã quen, không khó chịu tới muốn ói mửa.
Có lúc tôi rủ Thái đi xuống nhà ngang. Nhưng gặp nhiều xác chết mới đặt ở đây vì chỗ chứa xác đã kín đầy. Trong mấy khu chia nhau ở bên trong nhà thờ, cũng có vài người bỏ mạng vì vết thương, vì bệnh mà không có thuốc.
Buổi tối lại có người bệnh nặng ngay sát khu bên cạnh. Một người đàn ông nằm quằn quại dưới đất. Tôi chồm qua dãy ghế nhìn. Mới hồi chiều tôi thấy ông ta còn tỉnh táo, còn ngồi ăn mấy miếng bánh mì khô mà. Bây giờ ông ta trợn mắt, chỉ thấy tròng trắng, lăn lộn, sùi bọt mép, nhưng khuôn mặt biến đổi bất chừng, khi như kéo một nụ cười, khi như kéo một cái mếu.
“Chị ơi, ông nớ mầm răng rứa?”. Thái hỏi.
“Khi không ba hắn nổi điên. Ai mà biết.”
“Ðiên khi mô. Hồi chiều em thấy ông ngồi ăn bánh mì khô mà.”
“Thì vậy. Hắn chạy tới đây với thằng con trai bị thương. Hồi chiều thằng con chết rồi, xác còn để ngoài nớ tề...”
Một người kể:
“Hắn nói nhà hắn giàu, có nhà lầu xe hơi. Vợ hắn chết ngay bữa đầu. Hắn ôm thằng con chạy. Mấy bữa ni hắn tiếc của cứ than hoài. Chừ con hắn chết luôn nên hắn nổi điên.”
“Tội nghiệp quá hỉ?”
“Mạng người không tiếc, còn tiếc của cải. Ðiên chi mà ngu rứa trời.”
Người đàn ông đang lăn lộn, bỗng kêu lên:
“Lạy mấy ông đồng chí....Dạ...không phải, dạ giải phóng. Xin đừng đốt nhà, đừng đốt xe...Lửa. Lửa dễ sợ quá… Lạy các đồng chí... tha cho cái nhà, cái nhà...”
“Thằng cha kỳ khôi chưa. Răng không xin cho vợ, cho con mà cứ cái xe, cái nhà...Thiệt là quả báo chi đây...”
“Lấy khăn bịt miệng thằng cha lại. Tụi nó vô mà nghe được là chết hết đó...”
Thái kéo tôi về chỗ:
“Chị ngủ sớm đi. Em kiếm được chiếc chiếu, dấu dưới ni nì...”
Thái lôi chiếc chiếu dưới gầm ghế ra trải. Má tôi yên lòng ngả lưng. Mấy đêm rồi, bà cứ dựa lưng vào tường, vào ghế mà ngủ gà ngủ gật. Mắt má tôi sâu hoắm và có quầng thâm thật đậm.
Người đàn ông đã hết chịu đựng, điên luôn rồi. Ðêm, ông ta cứ la như cháy nhà. Nhưng mọi người quá mệt mỏi, cũng đã quen dần không thấy còn chi lạ để coi. May mà ai cũng chợp mắt được một lúc, vì gần sáng, tiếng súng lại nổ inh tai. Tôi muốn nhỏm dậy, má đè đầu tôi xuống:
“Súng đó tề. Ðừng trồi đầu lên nó trúng.”
Tôi nghe rõ rồi. Tiếng đại bác ở đâu câu tới rất gần. Lâu lâu điểm một vài tràng súng nhỏ. Rồi có tiếng xe chạy ngoài đường. Thái nằm sát tai xuống sàn nhà, nghe ngóng:
“Tiếng xe thiết giáp đó chị. A... có xe tăng. Xe tăng nữa...”
Mặt đất rung chuyển mỗi khi có đoàn xe chạy qua. Mỗi lần có tiếng xe là có tiếng súng nổ liên hồi. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau. Má tôi không ngớt cầu nguyện....
Buổi tối hôm trước tôi chỉ ăn có một lát cơm vắt nhỏ nên sáng hôm sau, bụng đã đói cồn cào. Bé và Thái đi lĩnh gạo. Vợ Bé và Thu lo đi nấu cơm. Phải nấu cho sớm, chớ ai biết lúc nào bom đạn tới. Thái còn đùa được:
“Mấy bà nấu cơm, nếu có đánh nhau chạy cũng mang theo nồi cơm mà chạy nghe.”
Cố mà đùa để kiếm vui, nhưng ai mà cười nổi. Nấu được một nồi cơm cũng không phải dễ. Có gạo nhưng kiếm củi ở đâu. Có mấy ngày mà củi trong nhà thờ hết sạch. Người ta bẻ cả cành khô, vơ cả lá rụng, bẻ cả thân cây còn tươi, nhưng với chừng đó người, mọi thứ trong nhà thờ không cung cấp nổi. Thái tính đi ra ngoài xóm kiếm củi thì tiếng súng bên kia sông bắt đầu nổ lớn. Mọi người vội bỏ của chạy lấy người vào trốn bên trong nhà thờ. Chờ ngớt bớt tiếng súng, Thái liều lĩnh đi ra xóm kiếm được mớ củi. Vợ Bé và Thu lại dè dặt ra ngoài nấu cơm. Ðạn lúc này đã bắn vào phía nhà thờ. Má tôi lo lắng:
“Ra kêu mấy đứa vô. Còn nấu nướng chi nữa.”
Rồi nồi cơm cũng chín. Vợ Bé như đã phải chạy một mạch với nồi cơm vào bên trong, thở hổn hển:
“Dễ sợ quá. Từ bếp chạy vô đây mà đạn nó rượt sau lưng nè.”
Nó nhỏ giọng:
“Bác. Con nghe nói bên An Cựu nhà con, nhà Bác họ tràn vô chiếm ở hết rồi. Mà bác ơi, nghe nói Việt cộng cũng ở đầy xung quanh chỗ ni rồi.”
“Trời ơi là trời!”
Tôi biết má tôi đang lo lắng về nhà cửa. Bàn thờ ba tôi vừa bày xong những ngày cuối năm còn mới toanh, nằm lạnh lẽo không nhang không khói. Lòng người vợ hay chồng già dù cách biệt âm dương vẫn nặng nghĩa tình với hương khói phụng thờ. Thấy má tôi sụt sùi, Thái ôm vai:
“Bác. Thôi ăn miếng cơm cho chắc bụng đã bác ơi. Con cũng sốt ruột quá nì bác. Mạ con, em con đang ở dưới Bao Vinh không biết ra răng.”
Rồi nó tiếp:
“Ðể con coi yên yên con về dưới nớ.”
Má tôi mếu máo:
“Chưa yên mô con ơi. Súng đạn mô có con mắt con nờ. Ðừng bỏ bác nghe con.”
Thái ứa nước mắt:
“Con mô biết chuyện tọa họa như ri. Con mà có súng con nhứt định chạy ra ngoài đường, tìm lính mình để cùng đánh nhau với tụi nó.”
Bé kêu nhỏ:
“Thái. Mi đừng nói ẩu. Ở đây... không phải là không có... Bụi tre có lỗ tai nghe, lỡ miệng là khổ...”
“Thôi ăn đi.”
Cũng không ăn được. Ðúng lúc đó lại ầm ầm tiếng súng. Kính lại rơi vỡ loảng xoảng. Mọi người nằm sát xuống đất. Thái dúi tôi vào dưới hàng ghế rồi đưa cả cái lưng đỡ cho má tôi. Nhưng may mắn, chỉ một lần kính vỡ, chưa kịp làm ai bị thương thì tiếng súng đã hướng về phía khác. Tôi ngạc nhiên khi nhận ra có cả tiếng súng như từ trong sân, sau dãy hàng rào nhà thờ bắn ra nữa. Vậy là họ đã tới nơi!
Chúng tôi chịu đựng sự kinh hoàng như vậy chừng nửa tiếng đồng hồ. Chỉ nửa tiếng thôi sao? Nó dài như cả thế kỷ, nó làm tất cả mạch máu căng kéo ra, bao lần muốn đứt. Rồi cũng còn sống!
Chúng tôi đã mở mắt, đã nhìn thấy nhau. Người đàn ông điên cơn sợ đã làm bớt điên, ngồi co ro. Bà cụ già dựa vào người chồng già hồng hộc thở. Coi chị đàn bà ôm cái bọc vải kìa. Chị nép sát vào tôi từ lúc nào vậy? Một mùi hôi thối xông lên làm tôi muốn nôn ọe. Cái mùi hôi này sao bây giờ tôi mới nhận ra. Cái mùi hôi thối kinh hoàng quá. Nó là mùi thịt rữa, mùi chuột chết, mùi mồ hôi... mùi mắm thúi? Không phải, hình như tất cả các thứ mùi đó hỗn hợp lại! Không phải chỉ riêng tôi, mà má tôi, mà Thái, mà mọi người cũng vừa nhận ra cái mùi nồng nặc đó rồi. Thái chồm người muốn kéo cái bọc. Người đàn bà né tránh đưa cái bọc sang bên. Có lẽ vì mạnh tay quá, cái bọc tung ra, trong cái bọc thò ra một bàn chân trẻ con nhỏ xíu, nứt nẻ, bầy nhầy. Một dây nước vàng sền sệt rơi xuống sàn thành một vũng nhỏ. Mùi thối xông lên nồng nặc hơn, khủng khiếp hơn. Tôi hoa cả mắt, choáng váng muốn xỉu. Bỗng nhiên tôi la lớn một tiếng. Tôi cũng không hiểu vì sao tôi la.
Người đàn bà cũng la lên một tiếng lớn hơn, ngay sau tiếng la của tôi. Tiếng la của bà ta giống tiếng kêu của một con thú bị giết. Tiếng gầm rú của con thú tuyệt vọng cùng với tiếng súng nổi lên bên ngoài làm tôi tỉnh người. Mặc tiếng súng. Mọi người đổ dồn về người đàn bà, về mùi hôi thối, về cái xác chết trẻ con đã quá lâu. Một người đàn ông tiến tới trước mặt bà ta:
“Ðưa đây.”
Con thú đã hết sức hết hơi, đã thôi không vật vã mà yếu xìu:
“Ðừng. Ðừng mấy ông ơi. Con tui. Nó còn sống, còn thở. Con tui mà... Con ơi... ngủ đi con, ngủ đi con...”
Người đàn bà cố đưa đưa cái bọc, nhưng nhấc tay không lên. Tiếng hát cũng đứt quãng vì tiếng thở gấp gáp. Bà ra đã đói quá.
“Ðưa đây.”
Một người đàn ông đưa tay, chưa kịp đụng tới thì cái bọc tụt mép vải. Một vật rơi lăn theo tấm vải bung, mép vải vẫn còn giữ chặt trong tay chị. Xác một hài nhi rơi xuống nền nhà. Ðứa bé đã chết từ lâu, không còn hình hài nguyên vẹn mà chỉ là một đống thịt đang rữa nát, rịn nước mủ.
Những người xung quanh kêu rú lên. Thu lùi lại ôm lấy mặt. Má tôi quay đi. Nhưng chị đàn bà thì khác, như vừa sắp ngã vật xuống vì đói, vì hết hơi sức, chị bỗng nhào tới xác đứa bé. Chị dùng cả tấm thân chị chồm lên thân hình đứa trẻ. Ðôi mắt lạc thần bỗng như rực ánh, chị như chồm hổm như sẵn sàng vồ, cắn xé nếu ai đụng đến đứa con đã chết của chị.
“Lấy đứa nhỏ đi. Thúi quá.”
Người ta kéo chị ra. Chị vùng vằng, nhe răng. Nhưng chị có bao sức nữa. Miệng thì thào:
“Ðừng mà. Con tui. Con của tui mà.”
Người đàn bà bị kéo ra một góc và nằm bẹp dí. Nhưng bà ta đưa cặp mắt nhìn mọi người như van xin, lạy lục, rồi bà lết tới, lết tới. Bàn tay của bà đã đụng được bàn chân của xác đứa con. Rồi chị ôm chặt cái chân nhỏ bé nhầy nhụa, hôi hám, chị rên lên:
“Con đây rồi. Con mô có bỏ mạ.”
Cái miệng chị méo xẹo. Khóc hay cười? Chị nhìn lên nóc nhà thờ, đôi mắt lại đờ đẫn, thất thần, lạc điệu, như không nhìn thấy gì nữa hết, mà đã lọt ra ngoài vòm trời bên ngoài.
“Kéo mụ ta ra đi. Trời ơi, coi tề...”
“Con ơi. Mạ ôm con nì. Răng mà con dơ quá rứa. Ðể mẹ chùi cho con...”
Cái miệng của bà đưa tới ngón chân nhỏ xíu, lở lói. Cái lưỡi chị đàn bà đưa ra, liếm láp ngón chân, bàn chân. Tôi muốn xỉu. Thái đỡ tôi:
“Chị đừng nhìn nữa. Chị đi ra chỗ khác đi.”
Tôi không cất bước được. Sự thống khổ quá mức của người đàn bà cũng làm tê liệt thần kinh tôi.
“Ði kêu cha. Báo cho cha biết.”
“Kéo con mụ ra. Mấy chuyện ni không cần cha phải lo. Mấy anh em trật tự mô hết rồi?”
Hai người giữ chặt chị đàn bà. Mấy thanh niên lấy một cái áo cũ bọc kín xác đứa bé. Giọng chị đàn bà òng ọc như con heo bị cắt tiết.
“Con ơi, con không bỏ mạ mà. Con ơi, con khóc đi, khóc lớn đi cho mạ dỗ... Khóc đi, khóc đi con ơi! Trả lại cho tui, trả lại con tui cho tui... trả lại... trả lại...”
Ðứa nhỏ đã được đem đi. Người ta không giữ chị nữa. Vừa được thả ra là chị bò, chị lết, chị khóc, chị kêu. Cha Sở lại tới:
“Ðóng chặt cửa. Không ai được ra ngoài. Ðang đánh nhau dữ lắm.”
Lúc đó cái điệp khúc “trả con tui lại cho tui, trả lại cho tui, trả lại con tui” mới lùi xa trong đầu tôi, và tôi như choàng tỉnh vì tiếng súng bao quanh bốn bề. Người đàn bà lết theo dưới chân cha Sở mà không ai để ý. Khi cha ra ngoài, đóng cửa lại thì chị cũng lết ra ngoài luôn rồi.
Ra đến ngoài như có không
khí, thở được nhiều, cơn đói bị đẩy lui bớt hay sao mà giọng chị gào
thét lại thi đua được với bom đạn. Chị chạy đi đâu? Chị ra sao rồi? Chỉ
thoáng một cái, tiếng của chị hoàn toàn im bặt trong tiếng súng càng
lúc càng hỗn loạn.
Tôi vẫn còn bị chôn chân ở chỗ đứng đó. Ðứa bé không còn. Người mẹ khốn khổ cũng không còn? Nước mắt tôi chảy ràn rụa trên mặt tự lúc nào. Tôi lại nghe vang trong đầu điệp khúc đòi con của người mẹ. Bom đạn nuốt bà mất rồi sao? Nuốt giùm bà đi, vì bà đã gửi sự sống theo đứa con rồi. Chúc mẹ con sớm gặp nhau.
Người ta quên chị đàn bà ngay sau đó. Bây giờ không chỉ súng nhỏ nổ rền mà cả súng lớn cũng tới tấp nữa. Ðại bác. Bom chơm. B 40. Aka. Mọi tiếng súng dữ dằn nhất dùng để hủy diệt con người đang dồn tới thành phố Huế nhỏ bé, hiền lành, đang đổ xô vào khu nhà thờ mọi người dùng cầu nguyện. Choang. Choang. Mấy miếng kính màu trên vòm nóc nhà thờ còn sót lại, vỡ tan, rơi xuống làm một trận mưa kính bên trong.
Tôi vẫn còn bị chôn chân ở chỗ đứng đó. Ðứa bé không còn. Người mẹ khốn khổ cũng không còn? Nước mắt tôi chảy ràn rụa trên mặt tự lúc nào. Tôi lại nghe vang trong đầu điệp khúc đòi con của người mẹ. Bom đạn nuốt bà mất rồi sao? Nuốt giùm bà đi, vì bà đã gửi sự sống theo đứa con rồi. Chúc mẹ con sớm gặp nhau.
Người ta quên chị đàn bà ngay sau đó. Bây giờ không chỉ súng nhỏ nổ rền mà cả súng lớn cũng tới tấp nữa. Ðại bác. Bom chơm. B 40. Aka. Mọi tiếng súng dữ dằn nhất dùng để hủy diệt con người đang dồn tới thành phố Huế nhỏ bé, hiền lành, đang đổ xô vào khu nhà thờ mọi người dùng cầu nguyện. Choang. Choang. Mấy miếng kính màu trên vòm nóc nhà thờ còn sót lại, vỡ tan, rơi xuống làm một trận mưa kính bên trong.
*
TRẦN NGỌC THỤ * THƠ NGUYỄN BÍNH & ĐOÀN VĂN CỪ *
*
Mẹ - trong thơ Nguyễn Bính và Đoàn Văn Cừ
Trần Ngọc Thụ
Nguyễn
Bính và Đoàn Văn Cừ là người cùng quê. Đoàn Văn Cừ người làng Đô
Quan, huyện Nam Trực, Nguyễn Bính làng Thiên Vinh, huyện Vụ Bản, cùng
tỉnh Nam Định. Hai nhà thơ lại là người cùng thời. Đoàn Văn Cừ sinh
năm 1913 hơn Nguyễn Bính 5 tuổi, Nguyễn Bính sinh năm 1918 nhưng cha
ông cùng xuất hiện, cùng nồi tiếng trong làng thơ mới trước năm 1940,
ấy là năm 1939. Khi Nguyễn Bính cho in "Lỡ bước sang ngang" trên Tiểu
thuyết thứ Năm, Đoàn Văn Cừ cũng tung ra chùm ngũ sắc Chợ tết, Hội
xuân... trên báo Ngày nay. Dầu cho trước đó và sau đó, Nguyễn Bính có
hàng ngàn bài thơ hay, Đoàn Văn Cừ có nhiều trăm bài thơ hay thì "Lỡ
bước sang ngang" và chùm "Ngũ sắc Chợ tết" vẫn là cái đỉnh cao nhất
trong thơ của hai ông.Và một trùng hợp lạ lùng, rất thú vi nữa,
là đúng 3 năm sau, năm 1942, mỗi ông có một bài thơ viết riêng về Mẹ
của mình một cách hết sức trân trọng thành kính. Và lạ nữa, là hình
như hai bà thân mẫu đều mất năm 1918, năm Nguyễn Bính được sinh ra và
Đoàn Văn Cừ được 5 tuổi. Hình ảnh hai bà mẹ đều được đặt trong trường
hợp miêu tả giống nhau. Đó là dịp tết Nguyên Đán cố truyền, thời điểm
của lễ nghĩa quan trọng nhất trong một năm, thể hiện rõ níât đức hạnh
cao quý của người đàn bà nước Nam.Tết đến mẹ tôi vất vả nhiềuMẹ tôi lo liệu đã trăm chiều
...
Xong ba ngày tết mẹ tôi lại
Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con.
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính)U tôi ngày ấy mỗi mùa xuânDặm liễu mây bay sắc trắng ngần
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Đấy
là những người mẹ mẫu mực, tần tảo làm ăn, quán xuyến công việc nội
trợ gia đình, chăm sóc chồng con, hiếu thảo với đôi bên cha mẹ, thành
kính với tổ tiên, nghiêm cẩn với lệ tục làng nước.Mẹ tôi thắt chặt chiếc khăn sồiRón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính)Tới trường làng gặp những người quenAi cũng khen u nết thảo hiền
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Không những đẹp về phẩm hạnh, hình ảnh bà mẹ còn đẹp giòn giã trong cách nhìn riêng của mỗi người con:Mẹ tôi uống hết một cốc rượu.Mặt người đỏ tía vì hơi men
Người rủ cô tôi đánh tam cúc
Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính)Thúng cắp bên hông nón đội đầuKhuyên vàng yếm thắm áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng môi hồng má đỏ au
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Xét
về hành trình và năm tháng, Đoàn Văn Cừ và Nguyễn Bính không có quan
hệ gần gũi với nhau. Sự trùng hợp trong thơ là ngẫu nhiên, nhưng lại có
nguồn gốc chung sâu xa là đạo lý làm người, là truyền thống văn hiến,
thi thư lễ nghĩa, là cảnh ngộ giống nhau, mồ côi mẹ rất sớm, suốt một
đời khát khao tình mẫu tử! Nguyễn Bính mất sớm năm 48 tuổi (1966),
còn Đoàn Văn Cừ vẫn đang sống vượt tuổi 90. Năm 1993, đúng 51 năm sau
“Đường về quê mẹ", Đoàn Văn Cừ ở tuổi 80 còn viết một bài thơ nữa nhớ
về mẹ và em gái rất tha thiết. Bài "Nhớ tuổi hoa niên", có những câu:Đâu biết ngày nay mẹ đã giàEm giờ hương sắc cũng phôi pha
Hỡi cảnh năm xưa còn có nhớ
Những người thân mến của ta không?
“Tết
của mẹ tôi", "Đường về quê mẹ" là những bài thơ hay viết về mẹ của
hai nhà thơ tài hoa sau 24 năm mồ côi mẹ. Cảm xúc dồn nén, hun đúc, với
những hình ảnh, những câu chuyện xác thực trong đời sống riêng biệt
đã làm nên sức lay động sâu sắc đến người đọc. Nói là hình ảnh xác
thực và câu chuyện xác thực bởi vì, ngay khi Nguyễn Bính mồ côi mẹ khi
còn ẵm ngửa, ông không thể nhìn thấy mẹ sống và làm việc như thế nào,
nhưng những điều ông kể trong thơ đều là chuyện có thật, hình ảnh có
thật đó các cô, các dì,, các anh, các chi trong gia đình kế lại. Mà
chuyện kể có thể còn nhiều hơn thế nữa. Còn Đoàn Văn Cừ may mắn hơn
khi mẹ mất ông đã 5 tuổi, đã được học hành, đã vài lần lon ton theo mẹ
về quê ngoại. Con đường về quê ngoại của ông từ làng Đô Quan sang
làng Cố Gia dài đến vài cây số, đi qua lớp lớp những cánh đồng màu cát
trắng, cát vàng, bạt ngàn ngô, khoai, cà, đỗ.Cồn xanh bãi tía kề liên tiếpNgười xới cà, ngô rộn bốn bề
Rồi các hình ảnh:Tà áo nâu in gữa cánh đồngGió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
Thì đúng là hình ảnh rất thật trên con đường có thật đó.
Nói
nhiều đến từ "thật" là vì gần đây một nhà thơ khi bình thơ Đoàn Văn
Cừ có nói: Đường về quê mẹ là bài thơ nhiều màu sắc, đủ 12 màu như bài
Chợ tết, và Đoàn Văn Cừ lấy hình ảnh của những thiếu nữ nông thôn
đương thời để viết về mẹ mình ngày xưa, tạo nên hình ảnh người phụ nữ
nông thôn tiêu biểu thời xưa. Nói như thế thật không thấu lý đạt tình.
Đoàn
Văn Cừ đã từng tâm sự: ông nhớ rất rô về mẹ. ông vô cùng yêu quý mẹ
và nhớ thương mẹ da diết. Lớn lên làm thơ, ông luôn luôn tâm niệm phải
viết được đúng về mẹ của mình.
Phải chăng những bài thơ về mẹ thường rất hay ở chỗ chân cảm và rất độc đáo ở chỗ sự thật riêng tư.
*
Mẹ - trong thơ Nguyễn Bính và Đoàn Văn Cừ
Trần Ngọc Thụ
Nguyễn Bính và Đoàn Văn Cừ là người cùng quê. Đoàn Văn Cừ người làng Đô Quan, huyện Nam Trực, Nguyễn Bính làng Thiên Vinh, huyện Vụ Bản, cùng tỉnh Nam Định. Hai nhà thơ lại là người cùng thời. Đoàn Văn Cừ sinh năm 1913 hơn Nguyễn Bính 5 tuổi, Nguyễn Bính sinh năm 1918 nhưng cha ông cùng xuất hiện, cùng nồi tiếng trong làng thơ mới trước năm 1940, ấy là năm 1939. Khi Nguyễn Bính cho in "Lỡ bước sang ngang" trên Tiểu thuyết thứ Năm, Đoàn Văn Cừ cũng tung ra chùm ngũ sắc Chợ tết, Hội xuân... trên báo Ngày nay. Dầu cho trước đó và sau đó, Nguyễn Bính có hàng ngàn bài thơ hay, Đoàn Văn Cừ có nhiều trăm bài thơ hay thì "Lỡ bước sang ngang" và chùm "Ngũ sắc Chợ tết" vẫn là cái đỉnh cao nhất trong thơ của hai ông.Và một trùng hợp lạ lùng, rất thú vi nữa, là đúng 3 năm sau, năm 1942, mỗi ông có một bài thơ viết riêng về Mẹ của mình một cách hết sức trân trọng thành kính. Và lạ nữa, là hình như hai bà thân mẫu đều mất năm 1918, năm Nguyễn Bính được sinh ra và Đoàn Văn Cừ được 5 tuổi. Hình ảnh hai bà mẹ đều được đặt trong trường hợp miêu tả giống nhau. Đó là dịp tết Nguyên Đán cố truyền, thời điểm của lễ nghĩa quan trọng nhất trong một năm, thể hiện rõ níât đức hạnh cao quý của người đàn bà nước Nam.Tết đến mẹ tôi vất vả nhiềuMẹ tôi lo liệu đã trăm chiều
...
Xong ba ngày tết mẹ tôi lại
Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con.
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính)U tôi ngày ấy mỗi mùa xuânDặm liễu mây bay sắc trắng ngần
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Đấy là những người mẹ mẫu mực, tần tảo làm ăn, quán xuyến công việc nội trợ gia đình, chăm sóc chồng con, hiếu thảo với đôi bên cha mẹ, thành kính với tổ tiên, nghiêm cẩn với lệ tục làng nước.Mẹ tôi thắt chặt chiếc khăn sồiRón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính)Tới trường làng gặp những người quenAi cũng khen u nết thảo hiền
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Không những đẹp về phẩm hạnh, hình ảnh bà mẹ còn đẹp giòn giã trong cách nhìn riêng của mỗi người con:Mẹ tôi uống hết một cốc rượu.Mặt người đỏ tía vì hơi men
Người rủ cô tôi đánh tam cúc
Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính)Thúng cắp bên hông nón đội đầuKhuyên vàng yếm thắm áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng môi hồng má đỏ au
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Xét về hành trình và năm tháng, Đoàn Văn Cừ và Nguyễn Bính không có quan hệ gần gũi với nhau. Sự trùng hợp trong thơ là ngẫu nhiên, nhưng lại có nguồn gốc chung sâu xa là đạo lý làm người, là truyền thống văn hiến, thi thư lễ nghĩa, là cảnh ngộ giống nhau, mồ côi mẹ rất sớm, suốt một đời khát khao tình mẫu tử! Nguyễn Bính mất sớm năm 48 tuổi (1966), còn Đoàn Văn Cừ vẫn đang sống vượt tuổi 90. Năm 1993, đúng 51 năm sau “Đường về quê mẹ", Đoàn Văn Cừ ở tuổi 80 còn viết một bài thơ nữa nhớ về mẹ và em gái rất tha thiết. Bài "Nhớ tuổi hoa niên", có những câu:Đâu biết ngày nay mẹ đã giàEm giờ hương sắc cũng phôi pha
Hỡi cảnh năm xưa còn có nhớ
Những người thân mến của ta không?
“Tết của mẹ tôi", "Đường về quê mẹ" là những bài thơ hay viết về mẹ của hai nhà thơ tài hoa sau 24 năm mồ côi mẹ. Cảm xúc dồn nén, hun đúc, với những hình ảnh, những câu chuyện xác thực trong đời sống riêng biệt đã làm nên sức lay động sâu sắc đến người đọc. Nói là hình ảnh xác thực và câu chuyện xác thực bởi vì, ngay khi Nguyễn Bính mồ côi mẹ khi còn ẵm ngửa, ông không thể nhìn thấy mẹ sống và làm việc như thế nào, nhưng những điều ông kể trong thơ đều là chuyện có thật, hình ảnh có thật đó các cô, các dì,, các anh, các chi trong gia đình kế lại. Mà chuyện kể có thể còn nhiều hơn thế nữa. Còn Đoàn Văn Cừ may mắn hơn khi mẹ mất ông đã 5 tuổi, đã được học hành, đã vài lần lon ton theo mẹ về quê ngoại. Con đường về quê ngoại của ông từ làng Đô Quan sang làng Cố Gia dài đến vài cây số, đi qua lớp lớp những cánh đồng màu cát trắng, cát vàng, bạt ngàn ngô, khoai, cà, đỗ.Cồn xanh bãi tía kề liên tiếpNgười xới cà, ngô rộn bốn bề
Rồi các hình ảnh:Tà áo nâu in gữa cánh đồngGió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
Thì đúng là hình ảnh rất thật trên con đường có thật đó.
Nói nhiều đến từ "thật" là vì gần đây một nhà thơ khi bình thơ Đoàn Văn Cừ có nói: Đường về quê mẹ là bài thơ nhiều màu sắc, đủ 12 màu như bài Chợ tết, và Đoàn Văn Cừ lấy hình ảnh của những thiếu nữ nông thôn đương thời để viết về mẹ mình ngày xưa, tạo nên hình ảnh người phụ nữ nông thôn tiêu biểu thời xưa. Nói như thế thật không thấu lý đạt tình.
Đoàn Văn Cừ đã từng tâm sự: ông nhớ rất rô về mẹ. ông vô cùng yêu quý mẹ và nhớ thương mẹ da diết. Lớn lên làm thơ, ông luôn luôn tâm niệm phải viết được đúng về mẹ của mình.
Phải chăng những bài thơ về mẹ thường rất hay ở chỗ chân cảm và rất độc đáo ở chỗ sự thật riêng tư.
*
THƠ LƯU TRỌNG LƯ
*
*
Nắng mới
Lưu Trọng Lư
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không
Tôi nhớ Mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa
*
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không
Tôi nhớ Mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa
THƠ NGUYỄN CHí THIỆN
*
MẸ TÔI
Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khẩn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy giòng trên má mẹ
Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều:
Được gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ!
(1963)
CÓ NGƯỜI MẸ
Có người mẹ gầy nhom mắt lóa gần lòa
Có người cha quá già, quá yếu!
Có người con bất hiếu là tôi
Hết tù lại tội
Bệnh ốm không nuôi nổi thân mình...
Ôi người mẹ nặng tình yêu dấu!
Ôi người cha hiểu thấu lòng con!
Còn hay mất?
Ngày con đầy bụi đất trở về
Căn gác
Lá rụng xào xạc canh khuya
Bóng cha già gầy guộc đứng kia
Phất trần nhẹ đưa lặng lẽ
Trên bìa sách bụi bàn con
Bóng mẹ già sầu muộn héo hon
Quờ tay rờ mó
Nạm tóc củ gừng đánh gió lưng con
Chiều âm thầm lạnh tắt trên non...
Không còn được nữa
Những tình xưa thương mến vô vàn !
Gió núi mưa ngàn, lạnh buốt
Rau rừng ngoạm nuốt thân trâu
Kiếp sống về đâu\?
Bốn phía sậy lau một màu hoang xám
Đi về những đám tang câm
Trong ly tán thương tâm
Chết chóc âm thầm
Con vẫn nuôi mầm mơ ước
Xoay vần thủa trước xa xăm!
Mịt mù trời đất tối tăm
Mẹ thầy sống được bao năm trên đời!
Con sợ nỗi đời đau đớn
Ngày về, rợn buốt tim gan
Cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa
Niềm lo rỉa rói tâm tình
Bạo lực hiện nguyên hình chó đẻ !
Ai thương người trai trẻ
Cùm gông nứt nẻ da xương
Mà vẫn mơ màng ảo tưởng
Cho đời bận vướng con tim
Đói lả sà-lim
Vẫn mộng làm chim vỗ cánh
Vượt trời xanh tới xứ yên lành!
Xương da mong manh
Đói rét tranh giành xác ốm
Đời như đốm lửa lụi tàn
Muỗi rệp từng đàn, cắn xé
Ta thương tiếc cuộc đời, tuổi trẻ
Ta lại thương người mẹ thương yêu
Người cha sớm chiều héo hắt
Xuân về nước mắt chan chan!
Bao giờ chết nỗi ly tan
Bao giờ giòng lệ khổ oan mới ngừng ?
Xuân này đau đớn vô chừng
Thân còn chôn sống xó rừng đắng cay
Bao nhiêu thương nhớ mẹ thầy
Con xin hẹn tới một ngày xuân vui
Rưng rưng hai giọt ngậm ngùi
Con xin Trời đất niềm vui cuối cùng ! (1968)
MẸ ƠI
Mẹ ơi!
Mẹ đã mất rồi!
Trái đất không còn có mẹ
Mẹ chẳng bao giờ còn thấy mặt con
Còn khóc nữa!
Con chẳng cần ra tù nữa
Nếu thầy không còn sống, mẹ ơi!
Mẹ đã mất rồi
Mãi mãi không còn thấy mẹ!
Mai hậu đời con cũng hết
Mà vẫn không thấy mẹ, mẹ ơi! (1970)
**
THƠ XUÂN TÂM
*
Mất Mẹ
Xuân Tâm
Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng! tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi
Thuở nhỏ tôi không tin
Người thân tôi sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những lúc bị đau đòn
Đau lòng mẹ la rầy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ con không thấy Khi buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời
*
Mất Mẹ
Xuân Tâm
Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng! tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi
Thuở nhỏ tôi không tin
Người thân tôi sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những lúc bị đau đòn
Đau lòng mẹ la rầy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ con không thấy Khi buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời
*
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng! tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi
Thuở nhỏ tôi không tin
Người thân tôi sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những lúc bị đau đòn
Đau lòng mẹ la rầy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ con không thấy Khi buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời
*
THƠ DIÊN NGHỊ
*
Mẹ Già
Sóng rồn rật bờ xa,
Gió ào ào thổi mãi
Từng đám mây bay lại,
Hối hả giữa chiều cao
Thuyền không, bến lặng, sông sâu,
Trông ai mắt mẹ rầu rầu sót thương!
Tôi ngang qua bến,
Tôi dừng lặng yên,
Vì tôi biết mẹ đang phiền
Muôn con phiêu bạt ra miền khói mâỵ
Mẹ cúi xuống
Tránh gió lây tạt mặt
Gió chiều về lạnh ngắt gió ơi!
Gió thổi nghìn hoa rơi
Gió rung xào xạc lá.
Rùng mình mẹ ngoảnh lại
Thấy tôi
Mẹ mừng, mẹ giận, mẹ cười
*
THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO
*
CHUYỆN ĐỜI MẸ
Con chẳng về đâu dù mưa hay nắng
Sông Thu Bồn trăng tháng bảy còn in
Mười năm trời con làm mây viễn xứ
Mười năm dài biền biệt dấu chân chim
Ngày mẹ chết con chưa tròn một tháng
Cha tảo tần sớm nắng với chiều mưa
Thiếu sữa mẹ đời con thành đại hạn
Thiếu lời ru con lớn với lọc lừa
Ngày mẹ chết con nằm trong máng cỏ
Có hay đâu mây kéo một phương trời
Cha vấn cho con một vành tang nhỏ
Con mang đi, đi suốt phận con người
Từ mẹ chết cha một đời góa bụa
Sống âm thầm trong mái lá tường xiêu
Xin cho con bú từng hơi sữa lạ
Giọt mồ hôi nhỏ xuống chén cơm chiều
Những đêm mưa con nằm nghe cha kể
Chuyện đời cha dài như một giòng sông
Mẹ có đẹp? Cha nhìn xa không nói
Nhưng con nghe dao cắt ở trong lòng
Chuyện cha mẹ gặp nhau không cưới hỏi
Buổi giao thời xiêu lạc cả bà con
Rượu tân hôn cha thay bằng nước vối
Dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng
Và phương ấy bao mùa mưa sẽ đến
Nấm mồ hoang hương khói lạnh từ đây
Cầu xin mẹ bình yên qua chín cõi
Trên dương gian con nối cuộc lưu đày
MẸ LÀ THƠ NÊN ĐẤT NƯỚC SẼ HỒI SINH
Kính tặng một bà mẹ ở San Jose
Mẹ ngồi suốt hai giờ trên xe buýt
Chỉ mong đến tận nơi để nghe đọc thơ con
Những vần thơ chan chứa vạn nỗi buồn
Những vần thơ chảy ra từ tim mẹ.
Bảy mươi lăm năm
Cuộc đời bao dâu bể
Mẹ vẫn còn nguyên vẹn một tình thương
Bụi thời gian không lấp kín tủi buồn
Đời đất khách chẳng làm phai quá khứ
Lòng mẹ vẫn nương về cố xứ
Nhìn trời xanh hoài vọng phút thanh bình.
Mẹ chờ lâu không ?
Như chờ ngày đất nước được hồi sinh
Vườn trầu cũ, hàng cau xưa ai bón
Mẹ để lại quê hương, láng giềng, hàng xóm
Mồ mả tổ tiên, thân thuộc xa gần.
Mẹ buồn lắm không ?
Một đời mẹ long đong
Bảy mươi lăm tuổi, ngọn đèn dầu sắp cạn
Lỗi là ở chúng con
Những con chim trúng đạn
Mang vết thương quằn quại bốn phương trời
Thơ con buồn hay máu chúng con rơi\.
Mẹ đi xe buýt suốt hai giờ
Chỉ mong đến tận nơi
Để ghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.
Có giống dân nào như một giống chim
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Để rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.
Có ai cần đọc thơ con
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.
Nhờ có mẹ thơ con còn hy vọng
Mẹ là thơ nên đất nước sẽ hồi sinh.
THƯA MẸ, CHÚNG CON ĐI
Thưa Mẹ
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu\.
Mười tám năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau\.
Mười tám năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay\.
Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.
Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre , bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết
Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.
GÓC PHỐ XƯA NƠI MẸ VẪN NGỒI
Rồi một sáng em tình cờ trở lại
Đứng bên đường phố cũ nhớ bâng khuâng
Có phải đây góc phố đã bao lần
Giọt nưóc mắt trôi trong thời thơ ấu
Quầy thuốc lá ven đường em đứng đấy
Mẹ đã ngồi nghe muỗi vắt đêm khuya
Đời cô đơn theo nắng sớm mưa chiều
Chiếc áo bạc mang hàng trăm chỗ vá
Hàng me cũ đã bao mùa thay lá
Nơi em từng che mát chuỗi ngày quên
Mùa đông qua thổi lạnh đến bên thềm
Vẫn khổ cực như từng cơn nắng hạ
Nhà hàng đó em chờ người khách lạ
Chén cơm thừa ai để lại đêm nay
Nuôi thân em một cô gái ăn mày
Mười bốn tuổi đời đen hơn ánh tóc
Công viên lạnh em thường hay đứng khóc
Tuổi nai vàng hay tuổi của vàng phai
Ai dạy em những mánh lới đeo đòi
Cả những chuyện mà em chưa nên biết
Ai mang em trên đường đi vượt biển
Chẳ Chẳng kịp về thăm góc phố năm xưa
Em bỏ đi như lá bỏ quên mùa
Như giọt nước quên tấm lòng biển cả
Không địa chỉ, không người quen, phố lạ
Mẹ cố chờ con gái trở về đây
Bao muà đông thương nhớ nặng vai gầy
Mẹ gục chết âm thầm trên góc phố
Em xứ lạ cuộc đời nhiều thay đổi
Tóc nhuộm vàng che những vết thương đau
Mắt em xanh vì nét kẻ thay màu
Bước em nhẹ sợ màu tan trong nước
Được gì chăng em mười năm xuôi ngược
Có bao giờ mơ góc phố năm xưa
Bóng me nghiêng theo gió thổi sang mùa
Bóng mẹ đứng đã mỏi mòn trông đợi
Sáng hôm nay tình cờ em trở lại
Đứng một mình giữa phố lệ như sao
Có phải đây góc phố của năm nào
Mẹ đã sống trong những giờ oan nghiệt
Em là kẻ đã cuối cùng thua thiệt
Kẻ cuối cùng mất một khoảng trời mơ
Chẳng phải tại em mẹ chết không mồ
Chẳng phải tại em làm đời thay đổi
Giữa một quê hương muôn trùng thống khổ
Mười năm trời em làm được gì chăng
Rồi mai đây em sẽ hiểu ra rằng
Ai giết chết cuộc đời em thơ ấu\.
*
VÔ DANH * MẸ TÔI
*
*
Truyện Ngắn : MẸ TÔI
(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một
người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người)
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì
bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi
phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái
nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp
la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời
tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi
tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,
không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng,
tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi
giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống,
với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một
căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn
phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà
cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng
trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ
tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Ði khỏi đây ngay!”. Mẹ
tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm
liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu
chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói
dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là
muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do
không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại
cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và
làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự
buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn
con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở
đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ
không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt
của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng
chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ
kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới
mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ...".
NGUYỄN MẠNH BÍCH NGỌC (st)
*
VÔ DANH * MẸ TÔI TRONG NHỮNG NGÀY KHỐN KHÓ
*
Tôi
không nhớ mình cảm nhận được tình yêu dành cho mẹ từ khi nào. Có thể
từ hôm có một bà sang đánh ghen, gào ầm ĩ trong khi mẹ đi chợ. Tôi hèn
nhát loanh quanh trong nhà rồi lại len lén ra sân trong khi cả khu
tập thể chạy ra dòm ngó.
Người
đầu tiên bao giờ cũng là Mẹ, người có thể cho tôi tất cả các cảm xúc
mà một người có thể có được: vui, buồn, giận hờn, chán nản, hạnh
phúc... nhưng lớn hơn cả vẫn là tình yêu thương. Với hầu hết mọi
người, tôi chỉ có thể thực sự cảm thấy sự yêu thương khi đã lớn, nhưng
với Mẹ thì từ lâu lắm rồi. Từ khi nào đó, tôi không còn nhớ nữa, tôi
đã cảm nhận được sự yêu thương trong lòng mình dành cho Mẹ.
Có thể là từ ngày tôi lên 5, mẹ dẫn tôi về Bắc.
Trên chuyến tàu chợ từ Nha Trang về Vinh cực kỳ đông, người ta xếp
chồng biết bao nhiêu hàng hóa gạo thóc mang ra Bắc để bán. Hành trang
của mẹ là mấy bao gạo và tôi. Đến ga Diêu Trì, tàu nặng quá không chạy
được, thế là xuất hiện mấy ông đại loại như quản lý thị trường ấy,
trèo lên tàu và không cần biết hàng hóa của ai, cứ thế vứt xuống. Mẹ
con tôi cũng bị vứt xuống 2 bao gạo. Mẹ dặn tôi ngồi trông bao gạo còn
lại để mẹ chạy xuống xin xỏ người ta.
Tôi
ngồi trên tàu, nhìn xuống sân ga sáng rực lửa đuốc đầy những đàn ông
trần trùng trục khuân gạo chạy ngang chạy dọc, đầy những đàn bà hò hét
gào thét để giữ hàng, mà lo cho mẹ. Không biết mẹ làm gì mà lâu ơi là
lâu, mãi không thấy lên. Tôi sợ mất mẹ lắm. Tôi không sợ cho tôi, chỉ
sợ nhỡ mẹ không lên kịp, tàu chạy thì làm thế nào mà về được nhà. Hồi
đó đâu biết người lớn giỏi thế nào đâu.
Cứ
như thế mãi, cuối cùng thì mẹ cũng lên tàu, áo mẹ mặc ướt sũng mồ
hôi. Có hai ông bê hai bao gạo lên vứt vào chỗ chúng tôi ngồi, vừa
khuân vừa càu nhàu bảo cái bà bộ đội này rách việc thế. Mẹ thì đứng
sững, nhìn tôi một lúc và ôm tôi vào lòng, bật khóc. Sau này mẹ kể,
lúc đó nhìn thấy mặt tôi tái xanh, hai mắt tròn xoe hoảng hốt ngồi
trên bao gạo, hai chân hai tay ôm chặt lấy bao gạo sợ người ta lấy
mất. He he, thần giữ của từ nhỏ, nhỉ? Hôm đó mẹ con tôi lãi to, vì hai
bao gạo mà người ta trả lại to hơn hai bao bị vứt xuống ban đầu...
Có thể là từ hôm nhà tôi bị mất trộm, trời mưa gió, mẹ đạp xe lên trường đón tôi về, mẹ khóc.
Hôm đó nhà tôi mất hết, từ cái bật lửa. Mẹ biết ai là kẻ trộm, nhưng
không nói gì. Đó là lúc tôi bắt đầu biết tức giận và thương mẹ vô
cùng. Lúc về nhà mẹ đi nằm luôn, các cô chú trong khu tập thể sang
thăm và động viên, còn mẹ thì cứ khóc. Tôi nhìn thấy trên bàn có cái
gì đó giống như bánh quy Hương Thảo, loại bánh tròn tròn cứng cứng mà
mỗi khi ăn tôi thường phải nhúng vào nước cho mềm ra. Thoạt tiên tôi
thấy thèm lắm, và có tí tủi thân khi nghĩ mẹ có bánh mà không cho
mình. Nhưng sau đó tình thương nổi lên thì phải, tôi nghĩ mẹ đang buồn
và mệt lắm, phải nhường cho mẹ ăn. Thế là tôi đến gần, cầm cái bánh
lên định đưa cho mẹ. Té ra không phải, đó chỉ là miếng mút đánh phấn
của cô nào đó sang chơi để quên. Tôi thấy ân hận vì trót ghen tị với
mẹ. Cảm giác đó đến bây giờ vẫn còn.
Cũng có thể là từ hôm có một bà nào đó sang tận khu tập thể đánh ghen,
gào ầm ĩ trong khi mẹ đi chợ. Tôi hèn nhát loanh quanh trong nhà rồi
lại len lén ra sân trong khi cả khu tập thể chạy ra dòm ngó. Từ xa,
nhìn thấy mẹ xách mớ rau về nhà, tôi hoảng sợ chỉ muốn chạy ra bảo với
mẹ hãy tránh đi, mà không dám. Tôi sợ gì không biết nữa. Quá bé để có
thể hiểu hết những việc mà người lớn đang làm, nhưng tôi có thể tưởng
tượng ra hậu quả của nó. Hic, trái với sự hèn nhát của tôi, mẹ bình
tĩnh không ngờ và đã xử lý mọi chuyện đâu ra đấy. Té ra bà kia ghen
nhầm, và xin lỗi mẹ tôi sao sao đó (tôi không biết vì bận trốn vào một
góc ngồi khóc vì hổ thẹn cho mình và thương cho thân người phụ nữ
nuôi con một mình như mẹ).
Có thể là từ hôm trời bão to, cả khu tập thể đã sơ tán
lên nhà bảo tàng hết, chỉ còn nhà tôi chưa lên vì tôi sốt cao quá
không đi được. Nửa đêm bỗng dưng nghe tiếng ầm ầm và thấy trời sáng
hẳn. Té ra tường mấy nhà đầu hồi đã sập hết, gió đang đà lùa đến nhà
tôi. May mắn làm sao, đến lượt nhà tôi thì tường lại đổ trở ra chứ
không đổ vào nhà nên mẹ con tôi thoát nạn.
Mẹ
quấn chăn chiên vào người tôi, ôm tôi lần theo bờ tường để đi lên khu
nhà trưng bày. Gió mạnh làm hai mẹ con ngã xiêu vẹo, cứ đứng lên lại
ngã xuống. Khi lên đến nhà trưng bày, mọi người đã ngủ hết nên không
nghe thấy tiếng mẹ gọi. Mẹ đưa tôi chui vào góc đằng sau tượng Bác Hồ
để đứng đợi và đi tìm cây gỗ để đập vào cửa. Tượng Bác Hồ bây giờ
không còn như xưa nữa, cái góc mà tôi chui vào bây giờ cũng không còn
nữa. Nhưng cái đêm bão bùng đó thì không bao giờ quên được, nhất là
khi giở lại những cuốn sách rách nát sau trận bão mà mẹ tôi còn thu
lại được và giao cho tôi ngồi phơi mất mấy ngày trời..
Có thể là từ những đêm giao thừa tôi ở nhờ nhà cậu, còn mẹ một mình đốt pháo và cúng sang canh trong căn nhà tập thể bảo tàng...
Mẹ
lấy chồng, sinh con và chia ly khi bằng tuổi tôi bây giờ. Từ khi về
Vinh, cuộc sống của mẹ gắn với cái bảo tàng, biết bao buồn vui, bao
thất vọng và cả vinh quang đến với mẹ từ nơi đó. Bây giờ mẹ đã già,
nhiều lúc nhìn mặt mẹ mệt mỏi và già nua thấy thương quặn trong lòng.
Thế nhưng tính nết ương bướng giống nhau nên nhiều khi khắc khẩu.
Tôi
hay cãi mẹ, vừa cãi vừa thấy mình quá đáng. Thế mà mãi không sửa
được. Những đứa bạn biết cả tôi và mẹ đều yêu quý mẹ, và bảo với tôi
rằng mẹ có một tình thương kỳ lạ dành cho tôi, vừa yêu thương vừa sợ.
Có lẽ mẹ sợ mất tôi, cũng như tôi luôn sợ mất mẹ. Hic! Mẹ ơi, có phải
tại mẹ thương con nhiều quá không?
Dạo này mẹ già và hay đau ốm. Tôi thì lại chẳng thể ở gần.
Tôi
không nhớ mình cảm nhận được tình yêu dành cho mẹ từ khi nào. Có thể
từ hôm có một bà sang đánh ghen, gào ầm ĩ trong khi mẹ đi chợ. Tôi hèn
nhát loanh quanh trong nhà rồi lại len lén ra sân trong khi cả khu
tập thể chạy ra dòm ngó.
Người
đầu tiên bao giờ cũng là Mẹ, người có thể cho tôi tất cả các cảm xúc
mà một người có thể có được: vui, buồn, giận hờn, chán nản, hạnh
phúc... nhưng lớn hơn cả vẫn là tình yêu thương. Với hầu hết mọi
người, tôi chỉ có thể thực sự cảm thấy sự yêu thương khi đã lớn, nhưng
với Mẹ thì từ lâu lắm rồi. Từ khi nào đó, tôi không còn nhớ nữa, tôi
đã cảm nhận được sự yêu thương trong lòng mình dành cho Mẹ.
Có thể là từ ngày tôi lên 5, mẹ dẫn tôi về Bắc.
Trên chuyến tàu chợ từ Nha Trang về Vinh cực kỳ đông, người ta xếp
chồng biết bao nhiêu hàng hóa gạo thóc mang ra Bắc để bán. Hành trang
của mẹ là mấy bao gạo và tôi. Đến ga Diêu Trì, tàu nặng quá không chạy
được, thế là xuất hiện mấy ông đại loại như quản lý thị trường ấy,
trèo lên tàu và không cần biết hàng hóa của ai, cứ thế vứt xuống. Mẹ
con tôi cũng bị vứt xuống 2 bao gạo. Mẹ dặn tôi ngồi trông bao gạo còn
lại để mẹ chạy xuống xin xỏ người ta.
Tôi
ngồi trên tàu, nhìn xuống sân ga sáng rực lửa đuốc đầy những đàn ông
trần trùng trục khuân gạo chạy ngang chạy dọc, đầy những đàn bà hò hét
gào thét để giữ hàng, mà lo cho mẹ. Không biết mẹ làm gì mà lâu ơi là
lâu, mãi không thấy lên. Tôi sợ mất mẹ lắm. Tôi không sợ cho tôi, chỉ
sợ nhỡ mẹ không lên kịp, tàu chạy thì làm thế nào mà về được nhà. Hồi
đó đâu biết người lớn giỏi thế nào đâu.
Cứ
như thế mãi, cuối cùng thì mẹ cũng lên tàu, áo mẹ mặc ướt sũng mồ
hôi. Có hai ông bê hai bao gạo lên vứt vào chỗ chúng tôi ngồi, vừa
khuân vừa càu nhàu bảo cái bà bộ đội này rách việc thế. Mẹ thì đứng
sững, nhìn tôi một lúc và ôm tôi vào lòng, bật khóc. Sau này mẹ kể,
lúc đó nhìn thấy mặt tôi tái xanh, hai mắt tròn xoe hoảng hốt ngồi
trên bao gạo, hai chân hai tay ôm chặt lấy bao gạo sợ người ta lấy
mất. He he, thần giữ của từ nhỏ, nhỉ? Hôm đó mẹ con tôi lãi to, vì hai
bao gạo mà người ta trả lại to hơn hai bao bị vứt xuống ban đầu...
Có thể là từ hôm nhà tôi bị mất trộm, trời mưa gió, mẹ đạp xe lên trường đón tôi về, mẹ khóc.
Hôm đó nhà tôi mất hết, từ cái bật lửa. Mẹ biết ai là kẻ trộm, nhưng
không nói gì. Đó là lúc tôi bắt đầu biết tức giận và thương mẹ vô
cùng. Lúc về nhà mẹ đi nằm luôn, các cô chú trong khu tập thể sang
thăm và động viên, còn mẹ thì cứ khóc. Tôi nhìn thấy trên bàn có cái
gì đó giống như bánh quy Hương Thảo, loại bánh tròn tròn cứng cứng mà
mỗi khi ăn tôi thường phải nhúng vào nước cho mềm ra. Thoạt tiên tôi
thấy thèm lắm, và có tí tủi thân khi nghĩ mẹ có bánh mà không cho
mình. Nhưng sau đó tình thương nổi lên thì phải, tôi nghĩ mẹ đang buồn
và mệt lắm, phải nhường cho mẹ ăn. Thế là tôi đến gần, cầm cái bánh
lên định đưa cho mẹ. Té ra không phải, đó chỉ là miếng mút đánh phấn
của cô nào đó sang chơi để quên. Tôi thấy ân hận vì trót ghen tị với
mẹ. Cảm giác đó đến bây giờ vẫn còn.
Cũng có thể là từ hôm có một bà nào đó sang tận khu tập thể đánh ghen,
gào ầm ĩ trong khi mẹ đi chợ. Tôi hèn nhát loanh quanh trong nhà rồi
lại len lén ra sân trong khi cả khu tập thể chạy ra dòm ngó. Từ xa,
nhìn thấy mẹ xách mớ rau về nhà, tôi hoảng sợ chỉ muốn chạy ra bảo với
mẹ hãy tránh đi, mà không dám. Tôi sợ gì không biết nữa. Quá bé để có
thể hiểu hết những việc mà người lớn đang làm, nhưng tôi có thể tưởng
tượng ra hậu quả của nó. Hic, trái với sự hèn nhát của tôi, mẹ bình
tĩnh không ngờ và đã xử lý mọi chuyện đâu ra đấy. Té ra bà kia ghen
nhầm, và xin lỗi mẹ tôi sao sao đó (tôi không biết vì bận trốn vào một
góc ngồi khóc vì hổ thẹn cho mình và thương cho thân người phụ nữ
nuôi con một mình như mẹ).
Có thể là từ hôm trời bão to, cả khu tập thể đã sơ tán
lên nhà bảo tàng hết, chỉ còn nhà tôi chưa lên vì tôi sốt cao quá
không đi được. Nửa đêm bỗng dưng nghe tiếng ầm ầm và thấy trời sáng
hẳn. Té ra tường mấy nhà đầu hồi đã sập hết, gió đang đà lùa đến nhà
tôi. May mắn làm sao, đến lượt nhà tôi thì tường lại đổ trở ra chứ
không đổ vào nhà nên mẹ con tôi thoát nạn.
Mẹ
quấn chăn chiên vào người tôi, ôm tôi lần theo bờ tường để đi lên khu
nhà trưng bày. Gió mạnh làm hai mẹ con ngã xiêu vẹo, cứ đứng lên lại
ngã xuống. Khi lên đến nhà trưng bày, mọi người đã ngủ hết nên không
nghe thấy tiếng mẹ gọi. Mẹ đưa tôi chui vào góc đằng sau tượng Bác Hồ
để đứng đợi và đi tìm cây gỗ để đập vào cửa. Tượng Bác Hồ bây giờ
không còn như xưa nữa, cái góc mà tôi chui vào bây giờ cũng không còn
nữa. Nhưng cái đêm bão bùng đó thì không bao giờ quên được, nhất là
khi giở lại những cuốn sách rách nát sau trận bão mà mẹ tôi còn thu
lại được và giao cho tôi ngồi phơi mất mấy ngày trời..
Có thể là từ những đêm giao thừa tôi ở nhờ nhà cậu, còn mẹ một mình đốt pháo và cúng sang canh trong căn nhà tập thể bảo tàng...
Mẹ
lấy chồng, sinh con và chia ly khi bằng tuổi tôi bây giờ. Từ khi về
Vinh, cuộc sống của mẹ gắn với cái bảo tàng, biết bao buồn vui, bao
thất vọng và cả vinh quang đến với mẹ từ nơi đó. Bây giờ mẹ đã già,
nhiều lúc nhìn mặt mẹ mệt mỏi và già nua thấy thương quặn trong lòng.
Thế nhưng tính nết ương bướng giống nhau nên nhiều khi khắc khẩu.
Tôi
hay cãi mẹ, vừa cãi vừa thấy mình quá đáng. Thế mà mãi không sửa
được. Những đứa bạn biết cả tôi và mẹ đều yêu quý mẹ, và bảo với tôi
rằng mẹ có một tình thương kỳ lạ dành cho tôi, vừa yêu thương vừa sợ.
Có lẽ mẹ sợ mất tôi, cũng như tôi luôn sợ mất mẹ. Hic! Mẹ ơi, có phải
tại mẹ thương con nhiều quá không?
Dạo này mẹ già và hay đau ốm. Tôi thì lại chẳng thể ở gần.
VÕ HỒNG * KÝ
*
NGHĨ VỀ MẸ
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ
chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi
vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không
về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô
tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên
ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
Truyện dân gian mô tả lòng mẹ thương con thì rất nhiều. Thử lấy
một. Người mẹ bị rắn độc cắn. Biết mình sắp chết bỏ con, vội vã chạy về
nhà, đổ lúa vào cối mà xay, đổ thóc vào cối mà giã, gấp gáp sao cho có
gạo để lại cho con ăn sau khi mình chết. Không ngờ điều huyền diệu đã
xãy ra: dồn cả sức lực, bắp thịt đến rã rời, truyện kể rằng chất độc
toát ra theo mồ hôi, thoát ra theo hơi thở... và người mẹ được cứu
sống.
Còn nhớ truyện vua Salomon xử kiện? Hai người đàn bà tranh nhau
một đứa nhỏ, ai cũng nói mình là mẹ của nó. Dùng đủ mọi lý lẽ mà không
giải quyết yên, cuối cùng vua phán: "Ðem đứa nhỏ ra xẻ hai, mỗi người
lãnh một nửa." Một người đàn bà nói: "Da, thà như vậy cho công bằng."
Người đàn bà kia: "Thôi, tôi xin nhường." Ðó, lời nói của mẹ bạn đó,
hỡi người bạn nhỏ đang lắng nghe tôi. Mẹ bạn cũng sẽ xử sự như vậy nếu
bị đặt vào hoàn cảnh nêu trên.
Trường hợp này thì còn đáng phục hơn: Chàng Côdắc hỏi tiên nữ Ôcxana
rằng đến khi nào nàng mới yêu chàng? Nàng trả lời rằng nàng sẽ yêu
người nào đem tặng mình trái tim người mẹ... Chàng Côdắc im lặng, lòng
đượm buồn và chẳng thiết gì ăn uống nữa. Nhưng rồi cuối cùng chàng
cũng mang đến cho Ôcxana trái tim mẹ mình.
Ðường dài chân mỏi, mắt hoa,
Vừa lên thềm cửa, chân xa ngã nhào.
Tim mẹ đập ứa máu đào,
Mà còn hỏi nhỏ "Nơi nào đau con?"
Hỡi ơi, chỉ có trái tim người mẹ mới vị tha tới mức vẫ cứ thương đứa con bội bạc dường kia!
Tưởng cũng nên nhìn qua vài gương mẹ hiền, dạy con nên người xả
thân vì nghĩa. Mẹ Mạnh Tử chọn láng giềng tốt, cắt đứt tấm vải đang dệt
trên khung để làm bài học dạy con. Mẹ Vương Lăng với bài thơ tiễn sứ
giả, mẹ Từ Thứ, mẹ... Vài gương thôi vì ai cũng muốn được xúc động bởi
tình thương hồn nhiên, tự nhiên, ít muốn thán phục lý trí nhiều khi
chỉ là trò tính toán, hư thực khó phân.
Lòng mẹ đối với con như vậy, còn lòng con dành cho mẹ thì sao?
Trong bốn câu thơ Ðoạn Trường Tân Thanh nêu trên, một câu đầu nói nỗi
lòng người mẹ thì hai câu sau là nỗi lòng của con. Câu trước dành cho
đứa con nhỏ tuổi là Hoàng Hưng, câu sau chọn tả nhân vật hiếu tử già
nhất lịch sử: Lão Lai. Suốt cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu là 24 gương con hiếu.
Nhiều gương ngang tầm với người thường, người thường làm được. Truyện
Quách Cự chôn con, được chum vàng. Trời chu đáo chôn sẵn để thưởng
Quách Cự, hơi khó tin đối với chúng ta hôm nay. Có vẻ như do một thi
sĩ của cung đình sắp đặt dựng lên nhằm ca tụng vương khí của triều
đại. Riêng truyện Vương Thôi có khí vị đặc biệt. Mẹ Vương Thôi sợ sấm.
Ngày
thường Thôi ra đồng làm việc, mà hễ trời nỗi cơn sấm sét là lật đật
chạy về nhà cho mẹ bớt sợ. Khi mẹ chết rồi, mỗi lần sấm sét là Thôi
lại vội vàng chạy ra ôm mộ mẹ mà nói: "Có con đây, mẹ đừng sợ." Tâm
hồn Vương Thôi có cái gì chất phác đơn giản của một người nông thôn
quê mùa, khiến ta tin là hoàn toàn có thật. Và không cần cố gắng, khỏi
phải lý giải, hễ đọc lên là lòng mỗi chúng ta đều xúc động rưng rưng.
Trong câu truyện cổ của ta có
chuyện Bát Canh Hẹ. Một tù nhân một hôm nhìn vào mâm cơm thấy có bát
canh hẹ liền khóc òa bảo người cai ngục: "Tôi biết mẹ tôi vừa tới thăm
tôi, nhờ ông chuyền cho bát canh hẹ này. Vì hồi ở nhà mẹ tôi thường
nấu canh hẹ cho tôi ăn."
Truyện kể một vị hiền giả nọ (Hán Bá Chu), một hôm phạm lỗi bị mẹ
đánh. Ông khóc tức tưởi nhiều hơn mọi lần. Mẹ hỏi: "Lần này mẹ đánh
ít, sao con khóc nhiều?" Thưa: "Những lần trước mẹ đánh nhiều, ngọn roi
mạnh, con khóc vì đau. Lần này mẹ đánh ít, ngọn roi nhẹ, con thấy ít
đau, nhưng con biết sức mẹ đã yếu, mẹ đã già, nghĩ vậy mà con khóc."
Sách vở ghi biết bao nhiêu gương hiếu.
Mà nào phải lục tìm trong cổ văn mới thấy gương mẹ hiền biết cách
thương con. Mẹ của người bạn cùng quê với tôi, anh Phạm Ngọc Ân, vốn
không biết chữ quốc ngữ như mọi bà mẹ thời đó. Khi Ân học vỡ lòng, anh
lẫn lộn M với N, P với Q... rồi sang vần ngược thì càng tha hồ lẫn
lộn. Cha giận vừa nạt nộ, vừa vụt roi. Mẹ thương con, lén đứng dòm, lẩm
nhẩm nhớ để rồi bày lại cho con. Kết quả là bà đọc được Quốc ngữ và
sau đó Ân học hành giỏi, làm tới chức thanh tra giáo dục. Ân nay đã
đông vầy con cháu và mẹ già đã nằm yên dưới ngôi mộ bên sườn núi Ngân
Sơn.
Chỉ không lưu ý đó thôi, chứ
hình ảnh mẹ con diễn ra quanh ta đầy đẫy, vạn trạng thiên hình kể sao
cho siết! Mẹ ẵm con đi chợ, mẹ bồng con đi nhà thương, mẹ dắt con tới
trường...
Trên
sân: gà mẹ dẫn gà con bươi rác. Trên đồng cỏ: trâu mẹ đứng yên cho
trâu con sục mõm vào bầu vú, mắt nhìn hiền từ, thỉnh thoảng âu yếm
liếm vai liếm lưng. Con cò luộm thuộm, vụng về, cái cổ dài ngoẵng, cặp
chân lêu khêu vậy mà từ lưng chừng trời khéo xếp đôi cánh đáp xuống
nhẹ nhàng cạnh bầy con, dùng cái mõm nhọn hoắt để sú mồi, để rỉa lông
âu yếm... Tình mẹ con quả là thứ tình cảm thiêng liêng khó giải khi ta
nhìn cặp mắt vàng lợt đó như thiếu vắng sự thông minh, cái cổ quá
mảnh quá dài làm khó khăn biết bao cho sự dẫn truyền tình cảm.
Cho chí cỏ mộc vô tình cũng gợi xúc cảm mẹ con. Cây chuối mẹ và
bầy chuối con xúm xít. Cây ổi mẹ và lũ ổi con ngơ ngác vây quanh. Lũ
cây con như rất cần mẫn nhìn mẹ mà bắt chước, mà nhại theo hình dáng
mẹ.
Trên đời không ai yêu thương ta
bằng mẹ. Người tình dẫu thủy chung cũng chỉ yêu ta với điều kiện: Hoặc
là ta đẹp, hoặc ta có tài. Mẹ thì không, xấu xí cũng thương, xấu xí
càng thương như nhằm bù lại những thiệt thòi cho con, như ngầm nhận sự
xấu xí là do lỗi mẹ.
Không đến nỗi
quá lời nếu nói rằng với mẹ, con là tất cả. Khi có con, mẹ bình tâm
vạch vú cho con bú, áo xống xốc xếch, quần xăn quá đùi cũng không còn
thấy ngượng. Có con là như đã đủ rồi. Không như những bạn lấy chồng
năm mười năm mà chưa con, vẫn cứ thẹn thùng kín đáo.
Ðúng, đã có đủ rồi. Vì có con, mẹ mới yên tâm, mẹ vừa hãnh diện. Con
là tác phẩm tuyệt hảo của mẹ, là vật báu thiêng liêng mà mẹ vẫn không
hiểu làm sao mà mình có đủ khả năng tạo thành. Cái sinh vật nhỏ đó dần
dần lớn lên, có trí thông minh, thân thể phát triển vẹn toàn để có
thể trở thành danh nhân, trở thành vĩ nhân. Càng thêm hãnh diện, càng
được đền bù bởi mẹ mang thân phận đàn bà, từ mới sinh ra đã chịu mọi
thiệt thòi. Làm con gái đâu được cha mẹ nuông chiều bằng con trai. Lớn
lên phải phụ tay trong bếp, dọn dẹp trong nhà. Sự thiệt thòi đeo đẳng
suốt đời chỉ vì là thân phụ nữ.
Luân lý thời xưa khắc nghiệt bắt người đàn bà không được bước đi bước
nữa, phải ở vậy thờ chồng nuôi con. Trải bao cuộc chiến tranh, bao
nhiêu góa phụ chôn vùi tuổi thanh xuân, đến khi nhắm mắt xuôi tay là
coi như xóa sạch cuộc đời, vĩnh viễn không còn dấu vết. Cho dẫu có được
sắc chỉ "Tiết hạnh khả phong" hoặc dãy vòng hoa và bài ai điếu.
Rốt cuộc dường như niềm vui lớn nhất trên đời là khi sinh được đứa
con. Tình yêu chồng dần dần sớt qua con và nếu gặp trường hợp đớn đau
phải hy sinh đời mình để cho con sống thì hầu như mọi người mẹ đều
nuốt nước mắt nhận cái chết về mình, ít cần lưỡng lự.
Nước ta có hai bậc quần thoa xuất chúng Bà Trưng và Bà Triệu, được
ca ngợi là cân quắc anh hùng, hào quang xuyên suốt lịch sử. Nhưng
không thấy sử ghi là hai bà có được đứa con. Khiến có hôm xúc cảm nhìn
cảnh mẹ con vui vầy của những bà mẹ, "mẹ của Quỳnh Chi, Thanh Hải,
Nhật Thành..." Tôi chợt ngậm ngùi nghĩ đến hai bà:
Tôi chợt nhớ về Bà Trưng, Bà Triệu,
Chưa một lần được gọi tiếng "con ơi!"
Vì nghĩa lớn, xả thân mình lo liệu,
Phần ấm êm: xin nhường hết cho người.
Phần ấm êm là đứa con, là tình mẹ con, dẫu rằng thế tục tầm thường nhưng không phải dễ mà có được.
Tôi, thuở ấu thơ không được sống gần mẹ, đã vậy mới mười một tuổi
mẹ đã từ trần. Theo cha đến chùa một lần là nhân lễ mãn tang mẹ. Lớn
lên mới biết lễ Vu Lan báo hiếu nên cứ mỗi lần xé tờ lịch nhìn thấy
ghi tháng bảy âm lịch là lòng u hoài nghĩ đến mẹ. Có một thôi thúc nhẹ
nhàng, một háo hức tiềm ẩn muốn được làm một cử chỉ báo ân. Nhưng mẹ
còn đâu? Ðành tìm trong chỗ bạn quen thân có ba người còn mẹ già, ngày
Vu Lan tự tay đem một tặng vật nhỏ, gọi là góp lời cầu nguyện cùng
bạn. Rồi âm thầm nghĩ đến tích Mục Liên Thanh Ðề, nhớ đến quê hương xa
cách, ngôi chùa làng vắng vẻ tịch liêu.
Ðến
ngôi mộ của mẹ tôi, của bác tôi, của ông bà tôi nằm rải rác quạnh hiu
nơi sườn núi cuối thôn. Ðến những vị xuất gia đã cát ái từ thân, giờ
này đang trì chú hộ niệm. Nhưng cát ái từ thân đâu có nghĩa là không
nghĩ đến mẹ? Ðại đức ơi, thầy nghĩ đến mẹ tha thiết như thế nào? Hòa
thượng ơi, thầy nghĩ đến mẹ bồi hồi như thế nào?
Hiện rõ cái đầu bạc phơ của hòa thượng, chân mày sợi dài trắng
sóa, dáng đứng như chỏm núi cao. Như đỉnh Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ. Ðỉnh
núi tuyết uy nghi có biết báo ân mẹ không? Những bụi sim quây quần
dưới chân núi rì rào nhớ mẹ. Mẹ là hột sim do con chim bay qua thả rơi
xuống đất. Cây bồ đề cổ thụ thân lớn mấy người ôm, tàn lớn phủ sườn
núi cũng xào xạc nhớ mẹ. Mẹ là hột bồ đề rất nhỏ ngẫu nhiên ngọn gió
bay mang tới. Nhưng hùng vĩ như Hy Mã Lạp Sơn thì mẹ là ai? Tôi đành
âm thầm lắc đầu vừa tưởng như nghe ầm ầm những chuyển động tạo sơn
quăn quại dựng nên dãy núi. Thành ra núi cô đơn.
Ở nhiều nước văn minh trên thế giới, người ta thỏa thuận lấy một
ngày trong năm đặt là ngày lễ mẹ (Mother s Day.) Vào ngày đó, các con
dẫu ở xa cũng cố gắng tụ hội về quanh mẹ, dâng hoa tặng quà, đọc lời
chúc tụng và vui vầy tiệc tùng. Trên ngực áo mỗi người còn rực rỡ một
đóa cẩm chướng màu đỏ. Những người con nào mà mẹ đã qua đời thì lạnh
lẽo nơi ngực áo một đóa hoa cẩm chướng màu trắng.
Ở ta, từ thập niên 50 nhiều địa phương nhân ngày lễ Vu Lan đã tổ
chức nghi thức bông hồng cài áo: ai còn mẹ thì được gắn một hoa hồng
đỏ, ai mất mẹ thì một đóa hồng trắng. Một cách để nhớ mẹ, để tôn vinh
mẹ, để mừng mẹ còn tại thế, để xót xa nghĩ đến mẹ đã qua đời.
Bản thân người mẹ Việtnam không đòi hỏi được tôn vinh. Vào thế hệ
tôi, người mẹ gần như chỉ lúc thúc ở nhà dưới, nhà ngang, lăng xăng
xuốt ngày và hạnh phúc với muối dưa, với con cháu. Cha già được thong
dong ngồi hút thuốc, được thưởng thức tách trà sớm, được nhấm nháp ly
rượu buổi hoàng hôn, chớ mẹ thì hầu như không biết hưởng thụ là gì. Cả
ngay khi số tuổi chồng chất, đóng vai bà nội, bà ngoại.
Có
một thời gian, láng giềng tôi là một gia đình giàu. Khi người vợ sinh
đứa con lên bốn tháng, người ta nhắn về quê nhờ bà kế mẫu già, nghèo,
tới coi sóc giùm nhà. Một hôm qua khung cửa tôi thấy bà ngồi vá quần
cho đứa nhỏ. Tôi ngạc nhiên bồi hồi đứng nhìn. Trẻ con dưới một tuổi
lớn mau, quần áo vải mới, mặc không vừa nữa thì bỏ một chỗ, quần áo
vải cũ, rách thì ném làm giẻ lau, ai hơi đâu nheo mắt ngồi vá? Thôi,
hiểu rồi, tâm lý người mẹ, người mẹ quê, người mẹ nghèo, tần tảo, quên
mình, người mẹ của thế hệ tôi đó.
Thời
nay có khá hơn, có biết vị kỷ hơn, nhưng có được bao nhiêu người con,
dẫu đã thành đạt, nhớ đến Ngày lễ Mẹ? Nhiều bà mẹ tổ chức kỷ niệm
sinh nhật cho con hằng năm, có tiệc, có cắm nến trên cái bánh to, có
chụp hình... Nhưng này các con, sao sinh nhật mẹ, các con không gom
một bó hoa -- ngắt hoa dại trong vườn, ngoài rào cũng được -- sáng sớm
trao tay mẹ? Nếu mắc cỡ không nói được thì có thể viết trên mảnh giấy
nhỏ: "Con mừng sinh nhật mẹ" chẳng hạn. Ðó, vì đa số các con vô tâm
mà phải mượn lễ Vu Lan để cài một đóa hồng.
Nhưng rằm tháng Bảy không chỉ là ngày nhớ mẹ, báo ân không chỉ có
báo ân mẹ. Còn có phần hiếu thảo dành cho cha. Rộng hơn, dân tộc ta
còn nhận ngày này là ngày xá tội vong nhân, chú nguyện cho thập loại
chúng sinh vừa mở rộng lòng bố thí cho người nghèo khó nơi dương thế.
Lòng nhân ái tựa biển, tràn khắp bao la trong tiếng chuông ngân vang
ngày lễ.
Hãy thương yêu mẹ hết lòng, săn sóc ân cần, hầu hạ trìu mến, nhất
là khi mẹ già yếu, bệnh hoạn xấu xí bẩn thỉu. Hãy nhớ lại thuở mình
còn nhỏ, mặt mũi chưa được trơn láng như hiện giờ, ỉa đái ngay trên
mình mẹ, và khi lên năm lên mười mẹ phải nhịn phần mẹ để mua món ăn
ngon, sắm cái áo đẹp cho mình. Hãy xúc động sụt sùi mà cầm tay mẹ, nhìn
mặt mẹ, theo dõi bước đi dáng ngồi của mẹ. Không như tấm lịch đẹp
treo tường, tấm năm sau sẽ thay tấm năm trước, không như cái bàn gỗ
mộc sẽ đứng mãi đó nếu ta không tự ý phế bỏ. Mẹ thì không, dẫu ngó
vững chắc nhưng sự sống vốn rất dễ rung rinh, chẳng chóng thì chầy, rồi
cũng tới một ngày -- thậm chí có thể chỉ trong khoảng chốc -- ta sẽ
chỉ còn thấy được mẹ trong trí nhớ.
NGHĨ VỀ MẸ
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
Truyện dân gian mô tả lòng mẹ thương con thì rất nhiều. Thử lấy một. Người mẹ bị rắn độc cắn. Biết mình sắp chết bỏ con, vội vã chạy về nhà, đổ lúa vào cối mà xay, đổ thóc vào cối mà giã, gấp gáp sao cho có gạo để lại cho con ăn sau khi mình chết. Không ngờ điều huyền diệu đã xãy ra: dồn cả sức lực, bắp thịt đến rã rời, truyện kể rằng chất độc toát ra theo mồ hôi, thoát ra theo hơi thở... và người mẹ được cứu sống.
Còn nhớ truyện vua Salomon xử kiện? Hai người đàn bà tranh nhau một đứa nhỏ, ai cũng nói mình là mẹ của nó. Dùng đủ mọi lý lẽ mà không giải quyết yên, cuối cùng vua phán: "Ðem đứa nhỏ ra xẻ hai, mỗi người lãnh một nửa." Một người đàn bà nói: "Da, thà như vậy cho công bằng." Người đàn bà kia: "Thôi, tôi xin nhường." Ðó, lời nói của mẹ bạn đó, hỡi người bạn nhỏ đang lắng nghe tôi. Mẹ bạn cũng sẽ xử sự như vậy nếu bị đặt vào hoàn cảnh nêu trên.
Trường hợp này thì còn đáng phục hơn: Chàng Côdắc hỏi tiên nữ Ôcxana rằng đến khi nào nàng mới yêu chàng? Nàng trả lời rằng nàng sẽ yêu người nào đem tặng mình trái tim người mẹ... Chàng Côdắc im lặng, lòng đượm buồn và chẳng thiết gì ăn uống nữa. Nhưng rồi cuối cùng chàng cũng mang đến cho Ôcxana trái tim mẹ mình.
Ðường dài chân mỏi, mắt hoa,
Vừa lên thềm cửa, chân xa ngã nhào.
Tim mẹ đập ứa máu đào,
Mà còn hỏi nhỏ "Nơi nào đau con?"
Hỡi ơi, chỉ có trái tim người mẹ mới vị tha tới mức vẫ cứ thương đứa con bội bạc dường kia!
Tưởng cũng nên nhìn qua vài gương mẹ hiền, dạy con nên người xả thân vì nghĩa. Mẹ Mạnh Tử chọn láng giềng tốt, cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung để làm bài học dạy con. Mẹ Vương Lăng với bài thơ tiễn sứ giả, mẹ Từ Thứ, mẹ... Vài gương thôi vì ai cũng muốn được xúc động bởi tình thương hồn nhiên, tự nhiên, ít muốn thán phục lý trí nhiều khi chỉ là trò tính toán, hư thực khó phân.
Lòng mẹ đối với con như vậy, còn lòng con dành cho mẹ thì sao?
Trong bốn câu thơ Ðoạn Trường Tân Thanh nêu trên, một câu đầu nói nỗi
lòng người mẹ thì hai câu sau là nỗi lòng của con. Câu trước dành cho
đứa con nhỏ tuổi là Hoàng Hưng, câu sau chọn tả nhân vật hiếu tử già
nhất lịch sử: Lão Lai. Suốt cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu là 24 gương con hiếu.
Nhiều gương ngang tầm với người thường, người thường làm được. Truyện
Quách Cự chôn con, được chum vàng. Trời chu đáo chôn sẵn để thưởng
Quách Cự, hơi khó tin đối với chúng ta hôm nay. Có vẻ như do một thi
sĩ của cung đình sắp đặt dựng lên nhằm ca tụng vương khí của triều
đại. Riêng truyện Vương Thôi có khí vị đặc biệt. Mẹ Vương Thôi sợ sấm.
Ngày thường Thôi ra đồng làm việc, mà hễ trời nỗi cơn sấm sét là lật đật chạy về nhà cho mẹ bớt sợ. Khi mẹ chết rồi, mỗi lần sấm sét là Thôi lại vội vàng chạy ra ôm mộ mẹ mà nói: "Có con đây, mẹ đừng sợ." Tâm hồn Vương Thôi có cái gì chất phác đơn giản của một người nông thôn quê mùa, khiến ta tin là hoàn toàn có thật. Và không cần cố gắng, khỏi phải lý giải, hễ đọc lên là lòng mỗi chúng ta đều xúc động rưng rưng.
Trong câu truyện cổ của ta có chuyện Bát Canh Hẹ. Một tù nhân một hôm nhìn vào mâm cơm thấy có bát canh hẹ liền khóc òa bảo người cai ngục: "Tôi biết mẹ tôi vừa tới thăm tôi, nhờ ông chuyền cho bát canh hẹ này. Vì hồi ở nhà mẹ tôi thường nấu canh hẹ cho tôi ăn."
Truyện kể một vị hiền giả nọ (Hán Bá Chu), một hôm phạm lỗi bị mẹ đánh. Ông khóc tức tưởi nhiều hơn mọi lần. Mẹ hỏi: "Lần này mẹ đánh ít, sao con khóc nhiều?" Thưa: "Những lần trước mẹ đánh nhiều, ngọn roi mạnh, con khóc vì đau. Lần này mẹ đánh ít, ngọn roi nhẹ, con thấy ít đau, nhưng con biết sức mẹ đã yếu, mẹ đã già, nghĩ vậy mà con khóc." Sách vở ghi biết bao nhiêu gương hiếu.
Mà nào phải lục tìm trong cổ văn mới thấy gương mẹ hiền biết cách thương con. Mẹ của người bạn cùng quê với tôi, anh Phạm Ngọc Ân, vốn không biết chữ quốc ngữ như mọi bà mẹ thời đó. Khi Ân học vỡ lòng, anh lẫn lộn M với N, P với Q... rồi sang vần ngược thì càng tha hồ lẫn lộn. Cha giận vừa nạt nộ, vừa vụt roi. Mẹ thương con, lén đứng dòm, lẩm nhẩm nhớ để rồi bày lại cho con. Kết quả là bà đọc được Quốc ngữ và sau đó Ân học hành giỏi, làm tới chức thanh tra giáo dục. Ân nay đã đông vầy con cháu và mẹ già đã nằm yên dưới ngôi mộ bên sườn núi Ngân Sơn.
Chỉ không lưu ý đó thôi, chứ hình ảnh mẹ con diễn ra quanh ta đầy đẫy, vạn trạng thiên hình kể sao cho siết! Mẹ ẵm con đi chợ, mẹ bồng con đi nhà thương, mẹ dắt con tới trường...
Ngày thường Thôi ra đồng làm việc, mà hễ trời nỗi cơn sấm sét là lật đật chạy về nhà cho mẹ bớt sợ. Khi mẹ chết rồi, mỗi lần sấm sét là Thôi lại vội vàng chạy ra ôm mộ mẹ mà nói: "Có con đây, mẹ đừng sợ." Tâm hồn Vương Thôi có cái gì chất phác đơn giản của một người nông thôn quê mùa, khiến ta tin là hoàn toàn có thật. Và không cần cố gắng, khỏi phải lý giải, hễ đọc lên là lòng mỗi chúng ta đều xúc động rưng rưng.
Trong câu truyện cổ của ta có chuyện Bát Canh Hẹ. Một tù nhân một hôm nhìn vào mâm cơm thấy có bát canh hẹ liền khóc òa bảo người cai ngục: "Tôi biết mẹ tôi vừa tới thăm tôi, nhờ ông chuyền cho bát canh hẹ này. Vì hồi ở nhà mẹ tôi thường nấu canh hẹ cho tôi ăn."
Truyện kể một vị hiền giả nọ (Hán Bá Chu), một hôm phạm lỗi bị mẹ đánh. Ông khóc tức tưởi nhiều hơn mọi lần. Mẹ hỏi: "Lần này mẹ đánh ít, sao con khóc nhiều?" Thưa: "Những lần trước mẹ đánh nhiều, ngọn roi mạnh, con khóc vì đau. Lần này mẹ đánh ít, ngọn roi nhẹ, con thấy ít đau, nhưng con biết sức mẹ đã yếu, mẹ đã già, nghĩ vậy mà con khóc." Sách vở ghi biết bao nhiêu gương hiếu.
Mà nào phải lục tìm trong cổ văn mới thấy gương mẹ hiền biết cách thương con. Mẹ của người bạn cùng quê với tôi, anh Phạm Ngọc Ân, vốn không biết chữ quốc ngữ như mọi bà mẹ thời đó. Khi Ân học vỡ lòng, anh lẫn lộn M với N, P với Q... rồi sang vần ngược thì càng tha hồ lẫn lộn. Cha giận vừa nạt nộ, vừa vụt roi. Mẹ thương con, lén đứng dòm, lẩm nhẩm nhớ để rồi bày lại cho con. Kết quả là bà đọc được Quốc ngữ và sau đó Ân học hành giỏi, làm tới chức thanh tra giáo dục. Ân nay đã đông vầy con cháu và mẹ già đã nằm yên dưới ngôi mộ bên sườn núi Ngân Sơn.
Chỉ không lưu ý đó thôi, chứ hình ảnh mẹ con diễn ra quanh ta đầy đẫy, vạn trạng thiên hình kể sao cho siết! Mẹ ẵm con đi chợ, mẹ bồng con đi nhà thương, mẹ dắt con tới trường...
Trên sân: gà mẹ dẫn gà con bươi rác. Trên đồng cỏ: trâu mẹ đứng yên cho trâu con sục mõm vào bầu vú, mắt nhìn hiền từ, thỉnh thoảng âu yếm liếm vai liếm lưng. Con cò luộm thuộm, vụng về, cái cổ dài ngoẵng, cặp chân lêu khêu vậy mà từ lưng chừng trời khéo xếp đôi cánh đáp xuống nhẹ nhàng cạnh bầy con, dùng cái mõm nhọn hoắt để sú mồi, để rỉa lông âu yếm... Tình mẹ con quả là thứ tình cảm thiêng liêng khó giải khi ta nhìn cặp mắt vàng lợt đó như thiếu vắng sự thông minh, cái cổ quá mảnh quá dài làm khó khăn biết bao cho sự dẫn truyền tình cảm.
Cho chí cỏ mộc vô tình cũng gợi xúc cảm mẹ con. Cây chuối mẹ và bầy chuối con xúm xít. Cây ổi mẹ và lũ ổi con ngơ ngác vây quanh. Lũ cây con như rất cần mẫn nhìn mẹ mà bắt chước, mà nhại theo hình dáng mẹ.
Trên đời không ai yêu thương ta bằng mẹ. Người tình dẫu thủy chung cũng chỉ yêu ta với điều kiện: Hoặc là ta đẹp, hoặc ta có tài. Mẹ thì không, xấu xí cũng thương, xấu xí càng thương như nhằm bù lại những thiệt thòi cho con, như ngầm nhận sự xấu xí là do lỗi mẹ.
Không đến nỗi quá lời nếu nói rằng với mẹ, con là tất cả. Khi có con, mẹ bình tâm vạch vú cho con bú, áo xống xốc xếch, quần xăn quá đùi cũng không còn thấy ngượng. Có con là như đã đủ rồi. Không như những bạn lấy chồng năm mười năm mà chưa con, vẫn cứ thẹn thùng kín đáo.
Ðúng, đã có đủ rồi. Vì có con, mẹ mới yên tâm, mẹ vừa hãnh diện. Con
là tác phẩm tuyệt hảo của mẹ, là vật báu thiêng liêng mà mẹ vẫn không
hiểu làm sao mà mình có đủ khả năng tạo thành. Cái sinh vật nhỏ đó dần
dần lớn lên, có trí thông minh, thân thể phát triển vẹn toàn để có
thể trở thành danh nhân, trở thành vĩ nhân. Càng thêm hãnh diện, càng
được đền bù bởi mẹ mang thân phận đàn bà, từ mới sinh ra đã chịu mọi
thiệt thòi. Làm con gái đâu được cha mẹ nuông chiều bằng con trai. Lớn
lên phải phụ tay trong bếp, dọn dẹp trong nhà. Sự thiệt thòi đeo đẳng
suốt đời chỉ vì là thân phụ nữ.
Luân lý thời xưa khắc nghiệt bắt người đàn bà không được bước đi bước nữa, phải ở vậy thờ chồng nuôi con. Trải bao cuộc chiến tranh, bao nhiêu góa phụ chôn vùi tuổi thanh xuân, đến khi nhắm mắt xuôi tay là coi như xóa sạch cuộc đời, vĩnh viễn không còn dấu vết. Cho dẫu có được sắc chỉ "Tiết hạnh khả phong" hoặc dãy vòng hoa và bài ai điếu.
Rốt cuộc dường như niềm vui lớn nhất trên đời là khi sinh được đứa con. Tình yêu chồng dần dần sớt qua con và nếu gặp trường hợp đớn đau phải hy sinh đời mình để cho con sống thì hầu như mọi người mẹ đều nuốt nước mắt nhận cái chết về mình, ít cần lưỡng lự.
Nước ta có hai bậc quần thoa xuất chúng Bà Trưng và Bà Triệu, được ca ngợi là cân quắc anh hùng, hào quang xuyên suốt lịch sử. Nhưng không thấy sử ghi là hai bà có được đứa con. Khiến có hôm xúc cảm nhìn cảnh mẹ con vui vầy của những bà mẹ, "mẹ của Quỳnh Chi, Thanh Hải, Nhật Thành..." Tôi chợt ngậm ngùi nghĩ đến hai bà:
Tôi chợt nhớ về Bà Trưng, Bà Triệu,
Chưa một lần được gọi tiếng "con ơi!"
Vì nghĩa lớn, xả thân mình lo liệu,
Phần ấm êm: xin nhường hết cho người.
Phần ấm êm là đứa con, là tình mẹ con, dẫu rằng thế tục tầm thường nhưng không phải dễ mà có được.
Tôi, thuở ấu thơ không được sống gần mẹ, đã vậy mới mười một tuổi mẹ đã từ trần. Theo cha đến chùa một lần là nhân lễ mãn tang mẹ. Lớn lên mới biết lễ Vu Lan báo hiếu nên cứ mỗi lần xé tờ lịch nhìn thấy ghi tháng bảy âm lịch là lòng u hoài nghĩ đến mẹ. Có một thôi thúc nhẹ nhàng, một háo hức tiềm ẩn muốn được làm một cử chỉ báo ân. Nhưng mẹ còn đâu? Ðành tìm trong chỗ bạn quen thân có ba người còn mẹ già, ngày Vu Lan tự tay đem một tặng vật nhỏ, gọi là góp lời cầu nguyện cùng bạn. Rồi âm thầm nghĩ đến tích Mục Liên Thanh Ðề, nhớ đến quê hương xa cách, ngôi chùa làng vắng vẻ tịch liêu.
Ðến ngôi mộ của mẹ tôi, của bác tôi, của ông bà tôi nằm rải rác quạnh hiu nơi sườn núi cuối thôn. Ðến những vị xuất gia đã cát ái từ thân, giờ này đang trì chú hộ niệm. Nhưng cát ái từ thân đâu có nghĩa là không nghĩ đến mẹ? Ðại đức ơi, thầy nghĩ đến mẹ tha thiết như thế nào? Hòa thượng ơi, thầy nghĩ đến mẹ bồi hồi như thế nào?
Hiện rõ cái đầu bạc phơ của hòa thượng, chân mày sợi dài trắng
sóa, dáng đứng như chỏm núi cao. Như đỉnh Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ. Ðỉnh
núi tuyết uy nghi có biết báo ân mẹ không? Những bụi sim quây quần
dưới chân núi rì rào nhớ mẹ. Mẹ là hột sim do con chim bay qua thả rơi
xuống đất. Cây bồ đề cổ thụ thân lớn mấy người ôm, tàn lớn phủ sườn
núi cũng xào xạc nhớ mẹ. Mẹ là hột bồ đề rất nhỏ ngẫu nhiên ngọn gió
bay mang tới. Nhưng hùng vĩ như Hy Mã Lạp Sơn thì mẹ là ai? Tôi đành
âm thầm lắc đầu vừa tưởng như nghe ầm ầm những chuyển động tạo sơn
quăn quại dựng nên dãy núi. Thành ra núi cô đơn.Luân lý thời xưa khắc nghiệt bắt người đàn bà không được bước đi bước nữa, phải ở vậy thờ chồng nuôi con. Trải bao cuộc chiến tranh, bao nhiêu góa phụ chôn vùi tuổi thanh xuân, đến khi nhắm mắt xuôi tay là coi như xóa sạch cuộc đời, vĩnh viễn không còn dấu vết. Cho dẫu có được sắc chỉ "Tiết hạnh khả phong" hoặc dãy vòng hoa và bài ai điếu.
Rốt cuộc dường như niềm vui lớn nhất trên đời là khi sinh được đứa con. Tình yêu chồng dần dần sớt qua con và nếu gặp trường hợp đớn đau phải hy sinh đời mình để cho con sống thì hầu như mọi người mẹ đều nuốt nước mắt nhận cái chết về mình, ít cần lưỡng lự.
Nước ta có hai bậc quần thoa xuất chúng Bà Trưng và Bà Triệu, được ca ngợi là cân quắc anh hùng, hào quang xuyên suốt lịch sử. Nhưng không thấy sử ghi là hai bà có được đứa con. Khiến có hôm xúc cảm nhìn cảnh mẹ con vui vầy của những bà mẹ, "mẹ của Quỳnh Chi, Thanh Hải, Nhật Thành..." Tôi chợt ngậm ngùi nghĩ đến hai bà:
Tôi chợt nhớ về Bà Trưng, Bà Triệu,
Chưa một lần được gọi tiếng "con ơi!"
Vì nghĩa lớn, xả thân mình lo liệu,
Phần ấm êm: xin nhường hết cho người.
Phần ấm êm là đứa con, là tình mẹ con, dẫu rằng thế tục tầm thường nhưng không phải dễ mà có được.
Tôi, thuở ấu thơ không được sống gần mẹ, đã vậy mới mười một tuổi mẹ đã từ trần. Theo cha đến chùa một lần là nhân lễ mãn tang mẹ. Lớn lên mới biết lễ Vu Lan báo hiếu nên cứ mỗi lần xé tờ lịch nhìn thấy ghi tháng bảy âm lịch là lòng u hoài nghĩ đến mẹ. Có một thôi thúc nhẹ nhàng, một háo hức tiềm ẩn muốn được làm một cử chỉ báo ân. Nhưng mẹ còn đâu? Ðành tìm trong chỗ bạn quen thân có ba người còn mẹ già, ngày Vu Lan tự tay đem một tặng vật nhỏ, gọi là góp lời cầu nguyện cùng bạn. Rồi âm thầm nghĩ đến tích Mục Liên Thanh Ðề, nhớ đến quê hương xa cách, ngôi chùa làng vắng vẻ tịch liêu.
Ðến ngôi mộ của mẹ tôi, của bác tôi, của ông bà tôi nằm rải rác quạnh hiu nơi sườn núi cuối thôn. Ðến những vị xuất gia đã cát ái từ thân, giờ này đang trì chú hộ niệm. Nhưng cát ái từ thân đâu có nghĩa là không nghĩ đến mẹ? Ðại đức ơi, thầy nghĩ đến mẹ tha thiết như thế nào? Hòa thượng ơi, thầy nghĩ đến mẹ bồi hồi như thế nào?
Ở nhiều nước văn minh trên thế giới, người ta thỏa thuận lấy một
ngày trong năm đặt là ngày lễ mẹ (Mother s Day.) Vào ngày đó, các con
dẫu ở xa cũng cố gắng tụ hội về quanh mẹ, dâng hoa tặng quà, đọc lời
chúc tụng và vui vầy tiệc tùng. Trên ngực áo mỗi người còn rực rỡ một
đóa cẩm chướng màu đỏ. Những người con nào mà mẹ đã qua đời thì lạnh
lẽo nơi ngực áo một đóa hoa cẩm chướng màu trắng.
Ở ta, từ thập niên 50 nhiều địa phương nhân ngày lễ Vu Lan đã tổ chức nghi thức bông hồng cài áo: ai còn mẹ thì được gắn một hoa hồng đỏ, ai mất mẹ thì một đóa hồng trắng. Một cách để nhớ mẹ, để tôn vinh mẹ, để mừng mẹ còn tại thế, để xót xa nghĩ đến mẹ đã qua đời.
Bản thân người mẹ Việtnam không đòi hỏi được tôn vinh. Vào thế hệ tôi, người mẹ gần như chỉ lúc thúc ở nhà dưới, nhà ngang, lăng xăng xuốt ngày và hạnh phúc với muối dưa, với con cháu. Cha già được thong dong ngồi hút thuốc, được thưởng thức tách trà sớm, được nhấm nháp ly rượu buổi hoàng hôn, chớ mẹ thì hầu như không biết hưởng thụ là gì. Cả ngay khi số tuổi chồng chất, đóng vai bà nội, bà ngoại.
Có một thời gian, láng giềng tôi là một gia đình giàu. Khi người vợ sinh đứa con lên bốn tháng, người ta nhắn về quê nhờ bà kế mẫu già, nghèo, tới coi sóc giùm nhà. Một hôm qua khung cửa tôi thấy bà ngồi vá quần cho đứa nhỏ. Tôi ngạc nhiên bồi hồi đứng nhìn. Trẻ con dưới một tuổi lớn mau, quần áo vải mới, mặc không vừa nữa thì bỏ một chỗ, quần áo vải cũ, rách thì ném làm giẻ lau, ai hơi đâu nheo mắt ngồi vá? Thôi, hiểu rồi, tâm lý người mẹ, người mẹ quê, người mẹ nghèo, tần tảo, quên mình, người mẹ của thế hệ tôi đó.
Ở ta, từ thập niên 50 nhiều địa phương nhân ngày lễ Vu Lan đã tổ chức nghi thức bông hồng cài áo: ai còn mẹ thì được gắn một hoa hồng đỏ, ai mất mẹ thì một đóa hồng trắng. Một cách để nhớ mẹ, để tôn vinh mẹ, để mừng mẹ còn tại thế, để xót xa nghĩ đến mẹ đã qua đời.
Bản thân người mẹ Việtnam không đòi hỏi được tôn vinh. Vào thế hệ tôi, người mẹ gần như chỉ lúc thúc ở nhà dưới, nhà ngang, lăng xăng xuốt ngày và hạnh phúc với muối dưa, với con cháu. Cha già được thong dong ngồi hút thuốc, được thưởng thức tách trà sớm, được nhấm nháp ly rượu buổi hoàng hôn, chớ mẹ thì hầu như không biết hưởng thụ là gì. Cả ngay khi số tuổi chồng chất, đóng vai bà nội, bà ngoại.
Có một thời gian, láng giềng tôi là một gia đình giàu. Khi người vợ sinh đứa con lên bốn tháng, người ta nhắn về quê nhờ bà kế mẫu già, nghèo, tới coi sóc giùm nhà. Một hôm qua khung cửa tôi thấy bà ngồi vá quần cho đứa nhỏ. Tôi ngạc nhiên bồi hồi đứng nhìn. Trẻ con dưới một tuổi lớn mau, quần áo vải mới, mặc không vừa nữa thì bỏ một chỗ, quần áo vải cũ, rách thì ném làm giẻ lau, ai hơi đâu nheo mắt ngồi vá? Thôi, hiểu rồi, tâm lý người mẹ, người mẹ quê, người mẹ nghèo, tần tảo, quên mình, người mẹ của thế hệ tôi đó.
Thời nay có khá hơn, có biết vị kỷ hơn, nhưng có được bao nhiêu người con, dẫu đã thành đạt, nhớ đến Ngày lễ Mẹ? Nhiều bà mẹ tổ chức kỷ niệm sinh nhật cho con hằng năm, có tiệc, có cắm nến trên cái bánh to, có chụp hình... Nhưng này các con, sao sinh nhật mẹ, các con không gom một bó hoa -- ngắt hoa dại trong vườn, ngoài rào cũng được -- sáng sớm trao tay mẹ? Nếu mắc cỡ không nói được thì có thể viết trên mảnh giấy nhỏ: "Con mừng sinh nhật mẹ" chẳng hạn. Ðó, vì đa số các con vô tâm mà phải mượn lễ Vu Lan để cài một đóa hồng.
Nhưng rằm tháng Bảy không chỉ là ngày nhớ mẹ, báo ân không chỉ có báo ân mẹ. Còn có phần hiếu thảo dành cho cha. Rộng hơn, dân tộc ta còn nhận ngày này là ngày xá tội vong nhân, chú nguyện cho thập loại chúng sinh vừa mở rộng lòng bố thí cho người nghèo khó nơi dương thế. Lòng nhân ái tựa biển, tràn khắp bao la trong tiếng chuông ngân vang ngày lễ.
Hãy thương yêu mẹ hết lòng, săn sóc ân cần, hầu hạ trìu mến, nhất
là khi mẹ già yếu, bệnh hoạn xấu xí bẩn thỉu. Hãy nhớ lại thuở mình
còn nhỏ, mặt mũi chưa được trơn láng như hiện giờ, ỉa đái ngay trên
mình mẹ, và khi lên năm lên mười mẹ phải nhịn phần mẹ để mua món ăn
ngon, sắm cái áo đẹp cho mình. Hãy xúc động sụt sùi mà cầm tay mẹ, nhìn
mặt mẹ, theo dõi bước đi dáng ngồi của mẹ. Không như tấm lịch đẹp
treo tường, tấm năm sau sẽ thay tấm năm trước, không như cái bàn gỗ
mộc sẽ đứng mãi đó nếu ta không tự ý phế bỏ. Mẹ thì không, dẫu ngó
vững chắc nhưng sự sống vốn rất dễ rung rinh, chẳng chóng thì chầy, rồi
cũng tới một ngày -- thậm chí có thể chỉ trong khoảng chốc -- ta sẽ
chỉ còn thấy được mẹ trong trí nhớ.
THƠ VÕ ĐẠI TÔN
*
THƠ HOÀNG PHONG LINH
*
Nước Trôi Mồ Mẹ của nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn: Con quỳ bên ni dòng sông
Bên tê mồ Mẹ !
Trời ơi, nước ngập tràn đồng
Từng khúc xương trôi đau lòng con trẻ.
Con mang trong người thịt xương của Mẹ
Chừ trông nước lụt dâng về
Con còn bên ni, Mẹ mất bên tê,
Sóng bao la vỗ, bốn bề Mẹ mô ?
Ngày xưa Mẹ chết, con khóc mắt khô,
Chừ xương Mẹ trôi, hồn con nước lụt.
Nước dâng ngùn ngụt
Cuốn mái tranh nghèo.
Sóng cuộn mang theo
Ngày vàng bên Mẹ.
Con nhớ ngày xưa tiếng con thỏ thẻ
Đòi đi theo Mẹ nhóm buổi chợ làng.
Mẹ dắt tay con qua xóm, hoa vàng
Nở tươi bờ dậu.
Con kêu : – “Mẹ ơi, tưởng đàn bướm đậu”
Mẹ cười, bóp chặt tay con.
Con nhớ những lối đường mòn
Trâu bò qua lại.
Buổi chiều đơn sơ, lũy tre nằm ôm nắng quái,
Con đùa với bóng cau nghiêng.
Mẹ la : – “Coi chừng tối ngủ không yên,
Giật mình con khóc, bà Tiên bả buồn…”.
Con nhớ những mùa mưa tuôn
Gió đông kéo về lạnh buốt.
Trong lòng Mẹ, con nằm co rút,
Mẹ chuyền hơi ấm tình thương
Con mê giấc ngủ đêm trường, Mẹ vui.
Con nhớ dòng sông êm xuôi
Trôi về Phố Hội.
Giặt áo bên con Mẹ ngồi mỗi tối,
Con nhìn cá đớp trăng sao.
Mỗi lần sao chuyển ngôi cao
Con đưa ngực nhỏ, sao vào hồn thơ.
Nhìn con, mắt Mẹ đầy mơ
Con đòi Mẹ cõng, hờ ơ… Mẹ hò.
Chừ con về : nước lũ, sóng to
Xoáy cửa, phăng nhà,
Xốc trôi mồ Mẹ !
Xương theo dòng sông ngày xưa ra bể
Vì chưng lòng Mẹ : đại dương !
Mẹ sống lầm than cho con tình thương
Chừ Mẹ chết đi, mồ trôi nước lụt.
Con quỳ bên ni, linh hồn tê buốt
Mần răng mà về bên tê chừ, Mẹ ôi !
Quê hương nước ngập tận trời
Hồn con khóc suốt một đời không nguôi !…
(Nước Trôi Mồ Mẹ, Hoàng Phong Linh)
*
Ba mươi bốn vành khăn tang
Trên đầu tôi quấn chặt.
Lòng lính đau quặn thắt
Rụng xuống mặt trời đen.
Đâu phải kẻ ươn hèn
Sao đành buông súng , – khóc !
Đôi giày xưa bên vệ đường tang tóc
Đạp giấc ngủ từng đêm.
Màu áo trận dường như đã lãng quên
Vẫn bao trùm cơn mê thảng thốt.
Đời lưu vong tôi ôm hình Tổ Quốc
Máu chuyển về Quê, tiếng gọi Lên Đường.
Thủ Đô người, trời buốt lạnh mù sương
Tôi đứng cạnh Mẹ Già, rưng nước mắt.
Mẹ nghe không ? - Tiếng đàn con đang thét
Đòi lại Tư Do, Dân Chủ, Tình Người !
Xin Mẹ cho con, dù chỉ một nụ cười
Con cũng đủ vươn mình lên thẳng đứng.
Cho con ôm Mẹ để lòng con thêm vững
Chí bền gan, xuyên suốt hành trình.
Mẹ thấy không ? Trong gió lạnh run mình
Cờ Đại Nghĩa tay đàn con cao phất !
Mẹ nhìn con, ban thêm dòng hương mật
Chuyển Tình Thương, hơi ấm xuyên lòng.
Tuổi Mẹ già, ánh mắt chẳng còn trong
Nhưng con thấy vẫn nguyên dòng Lịch Sử.
Từ thuở ban khai, xuyên rừng sâu núi dữ
Mẹ dắt Con đi, vạn nẻo thăng trầm.
Cầm tay Con tô đậm nét Từ Tâm
Khuyên dựng Nước , trời Nam luôn Tự Chủ.
Nhưng giờ đây, như cuồng phong thác lũ
Trên quê hương bao tội ác tuôn dòng.
Mẹ tuổi già, đời bóng xế lưu vong
Đang đứng giữa đàn con trên xứ lạ.
Xin Mẹ yên lòng, ngày mai rồi hoa lá
Giữa Mùa Xuân Dân Tộc sẽ bừng hương.
Đàn Con đưa Mẹ về, dựng lại Tình Thương
Quỳ dâng Mẹ tháng ngày tươi sáng mới.
Đàn Con dìu Mẹ đi, nắng Xuân hồng phơi phới,
Mẹ-Con mình vui sống với Quê Hương !
Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
(26.4.09 – Canberra).
*
THƠ TẢN ĐÀ
*
Cảnh Vui Của Nhà NghèoTản Đà
NGHĨA MẸLên
Tám (1920) là một tác phẩm của Tản Đà dạy trẻ hiếu thảo với cha mẹ.
Tản Đà đã đề cao công ơn cha me. Sau đây là một đoạn viết về công ơn Mẹ
Sơn Trung
Tiếng khóc mới ra đời
Tai mắt đã nên người
Kinh hoàng thay lòng mẹ
Lo mừng biết mấy mươi!
Ba tháng con biết lẫy
Ba tuổi con biết chạy
Thaâ con trong ba năm
Lòng mẹ lo áy náy.
Thân con, mẹ lo cho
Thân mẹ, mẹ không lo,
Mẹ rét, con thường ấm,
Mẹ đói, con thường no.
Thân con đà ấm no
Lòng mẹ chưa hết lo.
Lo sầu thay lòng mẹ,
Gang thước ai lường đo?
Con ngã, lòng mẹ đau,
Con khóc, lòng mẹ sầu.
Thân con liền ruột mẹ,
Con thơ nào biết đâu?
Thân mẹ, mẹ coi thường,
Thân con, quý như vàng.
Mẹ sốt dầm mưa gió,
Con sốt đà thuốc thang!
Thân con còn nhỏ bé,
Lòng mẹ khôn xiết kể.
Thân con như tôm cua,
Lòng mẹ như sông bể
(Lên Tám,14-20).
*
Wednesday, May 5, 2010
THANH THANH * THƠ SONG NGỮ
*
ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
TrẦn Trung ÐẠo
MY LIFE
FOR MY MOM'S LAUGHTER
PICKING up the handset I was stunned with surprise:
Whose voice as light as falling leaves in cold skies?
Isn't it ten years, ten years and over, dear mother,
Just in silence to miss and long for one another?
I left without any promises or pledges that day:
The old wild horse from its forest-land went astray.
Ten years for Mom's hair to turn mourning white,
And mourning-like my soul also in such a plight.
You've still been sitting there weaving your pain
By an existence of slapping wind and beating rain.
I've set off to set up from all directions a pyre
In order to disperse the mist for life lighting a fire.
Your voice was broken off, you choked up, I found;
Mom's endearing words or mere in-reverie sound?
You are too far, how could I reach out for you?
And when could we meeting again look forward to ?
Do not cry, my dear mother, and continue to await.
All my grief I will hide in the rhymes I create.
Of all my sorrow I will write reams and reams,
And find your warmth my warmth in my dreams.
As I picked up the handset how astounded was I
To hear my mom's voice sadder than the rainy sky!
Should I be able to give up Man's time in hereafter,
I would offer mine to recover my mom's laughter.
Translation by THANH-THANH
ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê Mười năm tóc mẹ màu tang trắng Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn Con đi góp lá nghìn phương lại Ðốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao Mẹ xa xôi quá làm sao vói Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ Ðau thương con viết vào trong lá Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi Ví mà tôi đổi thời gian được Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười. TrẦn Trung ÐẠo |
MY LIFE
FOR MY MOM'S LAUGHTER PICKING up the handset I was stunned with surprise: Whose voice as light as falling leaves in cold skies? Isn't it ten years, ten years and over, dear mother, Just in silence to miss and long for one another? I left without any promises or pledges that day: The old wild horse from its forest-land went astray. Ten years for Mom's hair to turn mourning white, And mourning-like my soul also in such a plight. You've still been sitting there weaving your pain By an existence of slapping wind and beating rain. I've set off to set up from all directions a pyre In order to disperse the mist for life lighting a fire. Your voice was broken off, you choked up, I found; Mom's endearing words or mere in-reverie sound? You are too far, how could I reach out for you? And when could we meeting again look forward to ? Do not cry, my dear mother, and continue to await. All my grief I will hide in the rhymes I create. Of all my sorrow I will write reams and reams, And find your warmth my warmth in my dreams. As I picked up the handset how astounded was I To hear my mom's voice sadder than the rainy sky! Should I be able to give up Man's time in hereafter, I would offer mine to recover my mom's laughter. Translation by THANH-THANH |
BÙI MỸ DƯƠNG * THƯ GỬI MẸ
Lòng mẹ bao la như biển Thái-Bình
Thế là mẹ tôi đã rời bỏ thế-gian và chúng tôi hơn một năm người ta thường nói : “Sống lâu chết mau.”
Tôi tưởng như mới đây ba mẹ con bà cháu còn lang thang trên phố Bolsa
ăn qùa, tôi bế cháu ngoại, mẹ một tay chống gậy một tay vịn vai tôi
để đi vào tiệm ăn trưa.
Những tiệm thường được chiếu cố
là tiệm Tài-Bửu, trong đó món mẹ ưa là bánh canh tôm cua, sôi chiên
phồng, gà da giòn. Tiệm cháo Chợ Cũ Wonton soup với món cháo cá tươi,
cô chủ rất khéo biết mẹ sợ hành, tỏi, chỉ một lần mà cô nhớ mãi nên cụ
thích ghé ăn nhiều lần. Cô âu yếm trò chuyện với mẹ về những món ăn
ngoài bắc , thăm hỏi sức khỏe và khen mẹ tôi đẹp. Tiệm cơm tấm Trần
qúi-Cáp cụ rất thích vì cụ bảo: “bụng mợ nhà quê ăn cơm cho chắc bụng” Món này ngoài thịt nướng thơm ngon còn thêm bát nước canh trong và ngọt.
Các
cụ khi phải rời xa xứ chưa thích hợp với phong tục tập quán và ngôn
ngữ, con cháu ngày ngày đi học, đi làm nên thường cảm thấy đơn lẻ. Khi
xưa bố tôi còn sống mẹ rất vui, hai cụ tương-đắc từ lúc xem phim bộ
Trung-Hoa đến những phim trên Tivi vì bố luôn giảng nghĩa và bàn luận.
Sau bố không còn, mẹ buồn nhiều vì ngoài sự thương yêu bà còn cảm
thấy trống vắng không người tâm sự trò chuyện chia sẻ.
Để
tìm nguồn vui nho nhỏ tôi thường đưa cụ ra tiệm ăn, ngoài món hợp
khẩu cụ còn được nói chuyện với bà con người Việt cùng ngôn ngữ. Cụ
rất thích ở với tôi vì chúng tôi cư ngụ ngay tại Thủ-đô của người Việt
tỵ-nạn, nơi đây người Việt nhiều hơn người bản xứ nên cảnh sắc, người
và những món ăn quốc hồn, quốc túy không làm cho ta thấy xa lạ, coi
như vẫn sống nơi quê-hương.
Nhớ
mẹ, tôi cứ miên man trong kỷ-niệm có với cụ cách đây không lâu, ôi!
làm sao còn tìm được nữa, giờ này mẹ đã cùng bố nơi tiên cảnh hưởng
hạnh-phúc vĩnh-cửu, còn tôi ở lại thương nhớ khôn nguôi.
Mẹ là con cầu-tự ( phải cúng bái mãi mới có)
bà ngoại sáu lần sinh nở chỉ có mẹ là người chót chịu ở lại
trần-gian. Hữu sinh vô dưỡng các cụ cho là có ma quỷ quấy phá, theo
lời khuyên cụ mang mẹ vào đền đức Thánh Trần hưng-Đạo mong nương tựa
oai quyền và lấy họ của Thánh: Trần Mỹ. Con nhà hiếm, mẹ được cưng
chiều, ông ngoại thương và thèm con trai thường gọi mẹ là Chú, bà luôn
ở bên cạnh từ lúc làm việc đến lúc ăn uống vì thế mẹ biết thưởng thức
nhiều thứ mà ông tôi thích như Cầm, Kỳ, Thi, Tửu, nên về tửu lượng mẹ
ăn đứt bố.
Ngày
xưa ảnh chụp còn rất đắt đỏ và giới hạn, ông ngoại là hoạ-sĩ truyền
thần rất giỏi, cụ được các vị quan chức trong triều nhờ vẽ chân dung.
Khi về Việt-Nam thăm quê hương, mẹ đã thấy bức vẽ một vị quan triều
Nguyễn ở trong nội thị mà ông ngoại là tác giả. Mẹ cũng có cái gene
đó, người vẽ đẹp và giống mẫu, bà thường giúp bố minh hoạ một số phụ
bản cho sách của nhà.
Ông
ngoại tuy sống trong thời cổ nhưng cụ có tinh thần mới nên mẹ đã được
đi học và thông thạo Pháp ngữ, lối ăn mặc thời trang với áo dài
Cát-tường, lúc đầu là khăn vành dây sau đổi ra lối vấn tóc trần, lông
mày vòng cong và kẻ nhỏ kiểu Maclaine Detrick. Với hình ảnh vừa tả mẹ
thực đẹp và tân thời như những nhân vật trong
tiểu thuyết của Tự-lực văn-đoàn, đẹp dịu-dàng và hiền-từ, có thể vì
những nét đáng yêu đó mà bố đã cãi lệnh ông bà nội bãi-hôn và quyết tâm
cưới cho được mẹ.
Mẹ
rất khéo tay và chịu khó bà có cả bốn chữ Công, Dung, Ngôn, Hạnh.Nữ
công gia-chánh: thêu thùa, đan khâu, bánh trái, cỗ bàn, mẹ đều giỏi vì
bà là con gái tỉnh-thành. Tôi cảm phục bà và thường hỏi tại sao bà
dám lấy bố, một học sinh nghèo từ quê lên tỉnh học? Có thể bà đã nhìn
xa thấy được ngoài vẻ đẹp trai, tài ba, và đức độ còn có một tương lai
sáng lạng sau này. Mẹ chỉ cười, tôi giải thích hộ:
Yêu
thì thất bát sông cũng lội, thập lục đèo cũng qua? Về quê theo chồng
mặc dầu chân yếu tay mềm, mẹ cũng phải hòa theo nếp sống dân quê. Bà
cũng đi nhổ cỏ, bắt sâu, nuôi lợn vớt bèo, xay thóc, giã gạo, chăn tằm
hái dâu, kéo sợi. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp để phụ giúp lợi tức
thêm cho gia-đình mẹ làm bánh, đan len, dạy may thêu cho những người
giầu có trong làng. Ở với đại gia đình nhà chồng gồm bà nội chồng, cô
chồng, mẹ chồng và đông các em chồng bà cũng chịu nhiều đắng cay và
khổ cực.
Mẹ hiền lành khéo léo và thương bố nên bà chịu đựng vì
thế cụ bà, các bà cô thương yêu và bênh vực . Mẹ làm dâu suốt một đời
vì bà nội ở chung với gia-đình tôi cho đến ngày mãn phần, những lúc
đau yếu mẹ sớm hôm hầu hạ, sau này bà nội rất thương, trước khi qui
tiên cụ đã khen và cám ơn mẹ. Mẹ đã chinh phục được những người trong
họ ngoài làng vì xưa họ có thành kiến với con gái tỉnh: nào người tỉnh
ăn trắng mặc trơn làm sao hòa nhập với nếp sống dân quê chân lấm tay
bùn, nào người mảnh dẻ, ẻo lả nhét con gỗ vào cũng không có con. Những
điều họ gán cho được chứng minh chúng tôi sáu đứa đã ra đời: 4 trai, 2
gái. Với đàn con đông, mẹ luôn sát cánh với bố lo gây dựng sự-nghiệp
trông mon con cái.
Ôi
có bà mẹ nào không thương con, trong hoàn-cảnh đất nước tang-thương
bà cũng nổi trôi theo nạn nước có những lúc không cơm ăn ,không áo
mặc, bà nhường cơm sẻ áo cho chúng tôi được no lành. Bà đã dùng
thể-lực của chính mình san sẻ cho các con bằng chứng là bà đã kiệt lực
ngã bệnh vì thiếu dinh-dưỡng.
Sau cơn bĩ-cực là tới thời
thái-lai, như đã nói ở trên bố có quyết tâm và có chí nên cụ thành
công trong lãnh vực văn-hóa: Viết sách, sự thành công đó đã khiến cho
gia-đình mát mặt, con cái có phương tiện học để tiến thân sau này. Mẹ
lúc trẻ vất vả nay được an-nhàn, bố một mực thương yêu nên bà rất
hạnh-phúc, con cháu đầy đàn qúi mến cha mẹ, ông bà. Duy có một điều
rất tội là bà yếu xương( Có thể khi xưa thiếu thốn lại nhiều con) nên
chân tay bị gẫy nhiều lần khiến đau đớn thường xuyên, bà phàn nàn là
số khổ không hoàn toàn vui lúc tuổi già. Đất nước trải qua nhiều đổi
thay bố mẹ đã gìa, các cụ buông bỏ tất cả, hai người đã sang sống với
các con, ở đây được chính phủ nuôi dưỡng đầy đủ.
Bố
luôn nghĩ lúc nào mình cũng phải làm việc gì có ích nên cụ vẫn họat
động về văn hóa, gíáo dục, việc làm của bố có gía trị lâu dài. Bố mẹ
tôi đã mất nhưng người để lại rất nhiều công trình, sự nghiệp có ích
cho đời sau. Bố mẹ là những mẫu mực gia-đình hạnh-phúc chúng tôi mong
theo được gương đó để làm đẹp cho đời. Ngày nay nhìn lại
quãng đời đã qua thấy bố mẹ là những tấm gương sống về cuộc đời
thành-công và hạnh-phúc.
Bố có nghị-lực, có quyết tâm, bền gan,
phấn đấu và đức-hạnh, mẹ là người đàn bà Việt-Nam, đẹp, hiền-lành, có
tứ-đức, tam-tòng có công, dung, ngôn, hạnh. Bố mẹ đã có một cuộc đời
đạo-hạnh, cả hai cùng hưởng hạnh-phúc cho tới tuổi gìa, rồi hai cụ
cùng nhau cưỡi hạc về trời rất êm ả. Mẹ ơi theo lời ước-nguyện của Bố
Mẹ con cùng các em, các cháu mang cốt về rải trên sông Hồng-Hà nơi
quê hương để ở đó Bố Mẹ tìm lại những nơi yêu dấu xưa mà hai người đã
gặp nhau và kết hợp nên một cặp thật hạnh-phúc. Chúng
con và các cháu kính chào Bố Mẹ, mong Bố Mẹ ở nơi cao xanh nhưng vẫn
nhớ và phù-hộ cho đám con cháu còn ngụp lặn trong cõi trầm-luân này.
Kính mến. Con gái của Bố Mẹ Bùi Mỹ Dương. ( mùa đông 2001)
*
Lòng mẹ bao la như biển Thái-Bình
Thế là mẹ tôi đã rời bỏ thế-gian và chúng tôi hơn một năm người ta thường nói : “Sống lâu chết mau.”
Tôi tưởng như mới đây ba mẹ con bà cháu còn lang thang trên phố Bolsa
ăn qùa, tôi bế cháu ngoại, mẹ một tay chống gậy một tay vịn vai tôi
để đi vào tiệm ăn trưa.
Những tiệm thường được chiếu cố là tiệm Tài-Bửu, trong đó món mẹ ưa là bánh canh tôm cua, sôi chiên phồng, gà da giòn. Tiệm cháo Chợ Cũ Wonton soup với món cháo cá tươi, cô chủ rất khéo biết mẹ sợ hành, tỏi, chỉ một lần mà cô nhớ mãi nên cụ thích ghé ăn nhiều lần. Cô âu yếm trò chuyện với mẹ về những món ăn ngoài bắc , thăm hỏi sức khỏe và khen mẹ tôi đẹp. Tiệm cơm tấm Trần qúi-Cáp cụ rất thích vì cụ bảo: “bụng mợ nhà quê ăn cơm cho chắc bụng” Món này ngoài thịt nướng thơm ngon còn thêm bát nước canh trong và ngọt.
Những tiệm thường được chiếu cố là tiệm Tài-Bửu, trong đó món mẹ ưa là bánh canh tôm cua, sôi chiên phồng, gà da giòn. Tiệm cháo Chợ Cũ Wonton soup với món cháo cá tươi, cô chủ rất khéo biết mẹ sợ hành, tỏi, chỉ một lần mà cô nhớ mãi nên cụ thích ghé ăn nhiều lần. Cô âu yếm trò chuyện với mẹ về những món ăn ngoài bắc , thăm hỏi sức khỏe và khen mẹ tôi đẹp. Tiệm cơm tấm Trần qúi-Cáp cụ rất thích vì cụ bảo: “bụng mợ nhà quê ăn cơm cho chắc bụng” Món này ngoài thịt nướng thơm ngon còn thêm bát nước canh trong và ngọt.
Các
cụ khi phải rời xa xứ chưa thích hợp với phong tục tập quán và ngôn
ngữ, con cháu ngày ngày đi học, đi làm nên thường cảm thấy đơn lẻ. Khi
xưa bố tôi còn sống mẹ rất vui, hai cụ tương-đắc từ lúc xem phim bộ
Trung-Hoa đến những phim trên Tivi vì bố luôn giảng nghĩa và bàn luận.
Sau bố không còn, mẹ buồn nhiều vì ngoài sự thương yêu bà còn cảm
thấy trống vắng không người tâm sự trò chuyện chia sẻ.
Để
tìm nguồn vui nho nhỏ tôi thường đưa cụ ra tiệm ăn, ngoài món hợp
khẩu cụ còn được nói chuyện với bà con người Việt cùng ngôn ngữ. Cụ
rất thích ở với tôi vì chúng tôi cư ngụ ngay tại Thủ-đô của người Việt
tỵ-nạn, nơi đây người Việt nhiều hơn người bản xứ nên cảnh sắc, người
và những món ăn quốc hồn, quốc túy không làm cho ta thấy xa lạ, coi
như vẫn sống nơi quê-hương.
Nhớ mẹ, tôi cứ miên man trong kỷ-niệm có với cụ cách đây không lâu, ôi! làm sao còn tìm được nữa, giờ này mẹ đã cùng bố nơi tiên cảnh hưởng hạnh-phúc vĩnh-cửu, còn tôi ở lại thương nhớ khôn nguôi.
Mẹ là con cầu-tự ( phải cúng bái mãi mới có)
bà ngoại sáu lần sinh nở chỉ có mẹ là người chót chịu ở lại
trần-gian. Hữu sinh vô dưỡng các cụ cho là có ma quỷ quấy phá, theo
lời khuyên cụ mang mẹ vào đền đức Thánh Trần hưng-Đạo mong nương tựa
oai quyền và lấy họ của Thánh: Trần Mỹ. Con nhà hiếm, mẹ được cưng
chiều, ông ngoại thương và thèm con trai thường gọi mẹ là Chú, bà luôn
ở bên cạnh từ lúc làm việc đến lúc ăn uống vì thế mẹ biết thưởng thức
nhiều thứ mà ông tôi thích như Cầm, Kỳ, Thi, Tửu, nên về tửu lượng mẹ
ăn đứt bố.
Ngày
xưa ảnh chụp còn rất đắt đỏ và giới hạn, ông ngoại là hoạ-sĩ truyền
thần rất giỏi, cụ được các vị quan chức trong triều nhờ vẽ chân dung.
Khi về Việt-Nam thăm quê hương, mẹ đã thấy bức vẽ một vị quan triều
Nguyễn ở trong nội thị mà ông ngoại là tác giả. Mẹ cũng có cái gene
đó, người vẽ đẹp và giống mẫu, bà thường giúp bố minh hoạ một số phụ
bản cho sách của nhà.
Ông
ngoại tuy sống trong thời cổ nhưng cụ có tinh thần mới nên mẹ đã được
đi học và thông thạo Pháp ngữ, lối ăn mặc thời trang với áo dài
Cát-tường, lúc đầu là khăn vành dây sau đổi ra lối vấn tóc trần, lông
mày vòng cong và kẻ nhỏ kiểu Maclaine Detrick. Với hình ảnh vừa tả mẹ
thực đẹp và tân thời như những nhân vật trong
tiểu thuyết của Tự-lực văn-đoàn, đẹp dịu-dàng và hiền-từ, có thể vì
những nét đáng yêu đó mà bố đã cãi lệnh ông bà nội bãi-hôn và quyết tâm
cưới cho được mẹ.
Mẹ
rất khéo tay và chịu khó bà có cả bốn chữ Công, Dung, Ngôn, Hạnh.Nữ
công gia-chánh: thêu thùa, đan khâu, bánh trái, cỗ bàn, mẹ đều giỏi vì
bà là con gái tỉnh-thành. Tôi cảm phục bà và thường hỏi tại sao bà
dám lấy bố, một học sinh nghèo từ quê lên tỉnh học? Có thể bà đã nhìn
xa thấy được ngoài vẻ đẹp trai, tài ba, và đức độ còn có một tương lai
sáng lạng sau này. Mẹ chỉ cười, tôi giải thích hộ:
Mẹ hiền lành khéo léo và thương bố nên bà chịu đựng vì thế cụ bà, các bà cô thương yêu và bênh vực . Mẹ làm dâu suốt một đời vì bà nội ở chung với gia-đình tôi cho đến ngày mãn phần, những lúc đau yếu mẹ sớm hôm hầu hạ, sau này bà nội rất thương, trước khi qui tiên cụ đã khen và cám ơn mẹ. Mẹ đã chinh phục được những người trong họ ngoài làng vì xưa họ có thành kiến với con gái tỉnh: nào người tỉnh ăn trắng mặc trơn làm sao hòa nhập với nếp sống dân quê chân lấm tay bùn, nào người mảnh dẻ, ẻo lả nhét con gỗ vào cũng không có con. Những điều họ gán cho được chứng minh chúng tôi sáu đứa đã ra đời: 4 trai, 2 gái. Với đàn con đông, mẹ luôn sát cánh với bố lo gây dựng sự-nghiệp trông mon con cái.
Ôi có bà mẹ nào không thương con, trong hoàn-cảnh đất nước tang-thương bà cũng nổi trôi theo nạn nước có những lúc không cơm ăn ,không áo mặc, bà nhường cơm sẻ áo cho chúng tôi được no lành. Bà đã dùng thể-lực của chính mình san sẻ cho các con bằng chứng là bà đã kiệt lực ngã bệnh vì thiếu dinh-dưỡng.
Sau cơn bĩ-cực là tới thời thái-lai, như đã nói ở trên bố có quyết tâm và có chí nên cụ thành công trong lãnh vực văn-hóa: Viết sách, sự thành công đó đã khiến cho gia-đình mát mặt, con cái có phương tiện học để tiến thân sau này. Mẹ lúc trẻ vất vả nay được an-nhàn, bố một mực thương yêu nên bà rất hạnh-phúc, con cháu đầy đàn qúi mến cha mẹ, ông bà. Duy có một điều rất tội là bà yếu xương( Có thể khi xưa thiếu thốn lại nhiều con) nên chân tay bị gẫy nhiều lần khiến đau đớn thường xuyên, bà phàn nàn là số khổ không hoàn toàn vui lúc tuổi già. Đất nước trải qua nhiều đổi thay bố mẹ đã gìa, các cụ buông bỏ tất cả, hai người đã sang sống với các con, ở đây được chính phủ nuôi dưỡng đầy đủ.
Bố luôn nghĩ lúc nào mình cũng phải làm việc gì có ích nên cụ vẫn họat động về văn hóa, gíáo dục, việc làm của bố có gía trị lâu dài. Bố mẹ tôi đã mất nhưng người để lại rất nhiều công trình, sự nghiệp có ích cho đời sau. Bố mẹ là những mẫu mực gia-đình hạnh-phúc chúng tôi mong theo được gương đó để làm đẹp cho đời. Ngày nay nhìn lại quãng đời đã qua thấy bố mẹ là những tấm gương sống về cuộc đời thành-công và hạnh-phúc.
Bố có nghị-lực, có quyết tâm, bền gan, phấn đấu và đức-hạnh, mẹ là người đàn bà Việt-Nam, đẹp, hiền-lành, có tứ-đức, tam-tòng có công, dung, ngôn, hạnh. Bố mẹ đã có một cuộc đời đạo-hạnh, cả hai cùng hưởng hạnh-phúc cho tới tuổi gìa, rồi hai cụ cùng nhau cưỡi hạc về trời rất êm ả. Mẹ ơi theo lời ước-nguyện của Bố Mẹ con cùng các em, các cháu mang cốt về rải trên sông Hồng-Hà nơi quê hương để ở đó Bố Mẹ tìm lại những nơi yêu dấu xưa mà hai người đã gặp nhau và kết hợp nên một cặp thật hạnh-phúc. Chúng con và các cháu kính chào Bố Mẹ, mong Bố Mẹ ở nơi cao xanh nhưng vẫn nhớ và phù-hộ cho đám con cháu còn ngụp lặn trong cõi trầm-luân này.
Kính mến. Con gái của Bố Mẹ Bùi Mỹ Dương. ( mùa đông 2001)
*
KURT KOWALSKI * TRUYÊN NGẮN VỀ NGƯỜI MẸ
*
Câu Chuyện Về Người Mẹ
Thị Giới dịch
Thị Giới dịch
Câu
chuyện thích thú của tôi về mẹ là từ tác giả đạt giải Nobel Toni
Morrison với cuốn tiểu thuyết The Bluest Eye. Câu chuyện về một bé
gái tên là Claudia lớn lên ở Ohio, trong cùng một thị trấn với
Toni Morrison. Mẹ của Claurida hay la mắng cô và rất khe khắc với
cô. Một hôm, Claudia bị cảm lạnh và ho, mẹ cô la mắng cô với
những lời lẽ cay cú rồi đưa Claudia vào giường. Sau đó, mẹ cô vào
thoa dầu Vicks khắp ngực cô, quàng cổ và đắp mền cho cô, bảo cô
chịu khó nằm như vậy.
Nhưng một lúc sau, Claudia tung mền ra. Mẹ cô lại nổi giận, bà lại la cô với những lời lẽ gay gắt. Claudia vừa cố ngủ vừa khóc, cảm thấy có lỗi rằng đã bị bịnh. Nhưng cũng trong đêm đó khi cô ho, cô nghe tiếng mẹ cô bước vào. Mẹ cô sửa lại tấm choàng trên cổ cô, sửa lại mền, rồi đặt nhẹ bàn tay lên trán cô. Claudia cảm nhận được sự lo lắng của mẹ cô. Sau nầy, mỗi khi nhớ lại lúc đó là cô nhớ đến một người không muốn cho cô chết.
Nhưng một lúc sau, Claudia tung mền ra. Mẹ cô lại nổi giận, bà lại la cô với những lời lẽ gay gắt. Claudia vừa cố ngủ vừa khóc, cảm thấy có lỗi rằng đã bị bịnh. Nhưng cũng trong đêm đó khi cô ho, cô nghe tiếng mẹ cô bước vào. Mẹ cô sửa lại tấm choàng trên cổ cô, sửa lại mền, rồi đặt nhẹ bàn tay lên trán cô. Claudia cảm nhận được sự lo lắng của mẹ cô. Sau nầy, mỗi khi nhớ lại lúc đó là cô nhớ đến một người không muốn cho cô chết.
Tín
hiệu rằng có một người lo lắng săn sóc cho mình, không muốn cho
mình chết, là một tín hiệu mạnh mẽ và được bày tỏ từ các bà mẹ
bằng nhiều cách khác nhau. Cảm giác về sự thương yêu mà Claudia
nhận từ mẹ không phải từ những lời nói của mẹ, nhưng từ bàn tay
của mẹ. Điều nầy có thể là thực tế đối với nhiều người trong chúng
ta. Với tôi, điều đó là sự thật. Tình thương tôi cảm nhận được từ
mẹ tôi không đến nhiều từ những lời bà nói, nhưng từ bàn tay của
bà. Mỗi khi nghĩ đến những thời gian ấm cúng với mẹ, tôi nghĩ đến
những điều bà làm, không phải những lời bà nói. Giống như
Claudia, mẹ tôi cũng có khi rầy mắng tôi.
Có một lần tôi về nhà với bàn tay bị cắt chảy máu khi chơi ở một công trường xây dựng. Mẹ tôi la mắng tôi. Lúc đó tôi cảm thấy quả thật là bất công. Tôi bị đau và chảy máu mà lại còn bị la mắng. Nhưng điều quan trọng là bà đã băng bó cho tôi, và bây giờ tôi hiểu sự nổi giận của bà, giống như mẹ của Claudia, đến từ sự lo lắng, lo lắng rằng tôi đã gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm có thể sẽ tái diễn nếu bà không ngăn chận. Nhưng đó không phải là tất cả những điều tôi nhớ về mẹ. Tôi nhớ mẹ tôi ngồi may áo quần cho tôi. Nhớ lại khi tôi đứng bên cạnh chiếc máy may, nhìn mẹ tôi làm việc khéo léo, tôi cảm tháy tự hào và có cảm giác rằng tôi đã may mắn có được một người mẹ chăm sóc cho mình. Tôi cũng nhớ những lúc mẹ tôi làm đồ ăn cho tôi, nhớ những lúc ở trong nhà bếp nhìn mẹ tôi làm bánh chuối.
Tôi thích loại bánh đó và thường có cảm giác rằng mẹ tôi chỉ làm loại bánh đó cho riêng tôi. Tôi cũng nhận thấy cùng loại tình thương được bày tỏ qua hành động đó nơi vợ tôi là Yoshiko đối với mấy đứa con. Nàng là một người biết nấu ăn, nhưng chưa bao giờ làm bánh cho đến khi mấy đứa con của chúng tôi hơi lớn. Lần đầu tiên nàng làm bánh thì quả thật là tệ. Nàng đặt những chiếc bánh gần nhau trên một chiếc mâm, khi nướng chúng nhão ra và dính với nhau thành một khối. Những chiếc bánh nàng làm vừa cứng vừa khô, không đủ ngọt. Nhưng những điều đó không hề gì với mấy đứa trẻ. Chúng thích những chiếc bánh nầy, và tôi nghĩ rằng có thể là vì đó là những chiếc bánh do mẹ chúng làm bằng chính bàn tay của mẹ. Đó phải là lý do chứ không thể do mùi vị của bánh. Trong một năm, tài làm bánh của Yashiko tiến bộ lên nhiều. Nhưng điều quan trọng về những chiếc bánh của nàng làm không phải là mùi vị. Chính là nàng đã làm những chiếc bánh đó cho những đứa con.
Nàng không làm cho tôi và nàng cũng không làm cho nàng. Mối liên hệ giữa mẹ và con biểu hiện nhiều khía cạnh của đạo Phật. Ngành tâm lý học về sự phát triển của trẻ con của Tây phương cho chúng ta biết rằng đầu tiên không có sự riêng biệt giữa mẹ và con. Khi đứa trẻ phát trỉển trong bào thai, người mẹ và đứa con là một. Không có sự phân ly nào; cả hai gắn liền với nhau. Do đó, khi đửa trẻ mới sinh ra, nó không có một cảm giác nào về sự ngăn cách với người mẹ và thế giới xung quanh.
Tất cả vẫn còn gắn bó. Ý thức về sự riêng biệt và nhận diên về cá thể không phải là những thứ có sẵn từ khi chúng ta mới lọt lòng mẹ. Đó là những thứ mà chúng ta xây đắp qua thời gian theo một tiến trình mà các nhà tâm lý học gọi là tiến trình phân ly và cá nhân hóa. Margaret Mahler gọi tiến trình nầy là “sự sinh sản tâm lý của đứa trẻ.” Trước tiên, là sự sinh sản thuộc vật lý, ở đó sự phân ly vật lý ra khỏi người mẹ theo một con đường đầy ấn tượng và đáng chú ý. Tiếp theo là sự sinh sản thuộc tâm lý, một sự sinh sản tinh tế hơn xảy ra một cách chậm chạp qua một thời gian kéo dài. Ở đó chúng ta xây đắp ý thức về tính riêng biệt đối với mẹ và thế giới chung quanh để phát triển một sự nhận diện về cá thể.
Và tâm lý học Tây phương chỉ đi đến chỗ nầy rồi dừng lại. Nhưng đạo Phật bảo chúng ta hãy đi xa hơn. Là một đứa trẻ, chúng ta cần xây dựng một ý thức về sự riêng biệt của cái ngã. Đó là cách chúng ta học hỏi để thực hiện những chức năng trong thế giới. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần vượt khỏi việc xây dựng cái riêng biệt và nhìn thấy mối liên hệ hổ tương giữa chúng ta và thế giới. Chúng ta cần kết nối trở lại. Dogen Zenji, vị Tổ của phái Thiền Tào Động Nhật bản, lưu ý chúng ta rằng học Phật là học về cái ngã, và học về cái ngã là quên đi cái ngã trong việc hợp nhất với cái lớn hơn.
Để phát triển đúng với tư cách của người Phật tử, chúng ta cần kinh nghiệm chính chúng ta là một cái gì khác hơn chỉ là cái ta cá thể hay bản ngã. Chúng ta cần trở về sự kết nối với cái lớn hơn. Có thể chúng ta bắt đầu bằng việc tìm lại sự kết nối trong gia đình, trong sự gắn bó đặc biệt giữa mẹ và con. Sau đó, chúng ta chuyển sự kết nối và tương liên đó đến cộng đồng của chúng ta, và rồi đến toàn thế giới. Chúng ta làm điều đó một cách hài hòa; chúng ta tạo sự hài hòa trong gia đình rồi tiến đến sự hài hòa với toàn thế giới.
Có một lần tôi về nhà với bàn tay bị cắt chảy máu khi chơi ở một công trường xây dựng. Mẹ tôi la mắng tôi. Lúc đó tôi cảm thấy quả thật là bất công. Tôi bị đau và chảy máu mà lại còn bị la mắng. Nhưng điều quan trọng là bà đã băng bó cho tôi, và bây giờ tôi hiểu sự nổi giận của bà, giống như mẹ của Claudia, đến từ sự lo lắng, lo lắng rằng tôi đã gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm có thể sẽ tái diễn nếu bà không ngăn chận. Nhưng đó không phải là tất cả những điều tôi nhớ về mẹ. Tôi nhớ mẹ tôi ngồi may áo quần cho tôi. Nhớ lại khi tôi đứng bên cạnh chiếc máy may, nhìn mẹ tôi làm việc khéo léo, tôi cảm tháy tự hào và có cảm giác rằng tôi đã may mắn có được một người mẹ chăm sóc cho mình. Tôi cũng nhớ những lúc mẹ tôi làm đồ ăn cho tôi, nhớ những lúc ở trong nhà bếp nhìn mẹ tôi làm bánh chuối.
Tôi thích loại bánh đó và thường có cảm giác rằng mẹ tôi chỉ làm loại bánh đó cho riêng tôi. Tôi cũng nhận thấy cùng loại tình thương được bày tỏ qua hành động đó nơi vợ tôi là Yoshiko đối với mấy đứa con. Nàng là một người biết nấu ăn, nhưng chưa bao giờ làm bánh cho đến khi mấy đứa con của chúng tôi hơi lớn. Lần đầu tiên nàng làm bánh thì quả thật là tệ. Nàng đặt những chiếc bánh gần nhau trên một chiếc mâm, khi nướng chúng nhão ra và dính với nhau thành một khối. Những chiếc bánh nàng làm vừa cứng vừa khô, không đủ ngọt. Nhưng những điều đó không hề gì với mấy đứa trẻ. Chúng thích những chiếc bánh nầy, và tôi nghĩ rằng có thể là vì đó là những chiếc bánh do mẹ chúng làm bằng chính bàn tay của mẹ. Đó phải là lý do chứ không thể do mùi vị của bánh. Trong một năm, tài làm bánh của Yashiko tiến bộ lên nhiều. Nhưng điều quan trọng về những chiếc bánh của nàng làm không phải là mùi vị. Chính là nàng đã làm những chiếc bánh đó cho những đứa con.
Nàng không làm cho tôi và nàng cũng không làm cho nàng. Mối liên hệ giữa mẹ và con biểu hiện nhiều khía cạnh của đạo Phật. Ngành tâm lý học về sự phát triển của trẻ con của Tây phương cho chúng ta biết rằng đầu tiên không có sự riêng biệt giữa mẹ và con. Khi đứa trẻ phát trỉển trong bào thai, người mẹ và đứa con là một. Không có sự phân ly nào; cả hai gắn liền với nhau. Do đó, khi đửa trẻ mới sinh ra, nó không có một cảm giác nào về sự ngăn cách với người mẹ và thế giới xung quanh.
Tất cả vẫn còn gắn bó. Ý thức về sự riêng biệt và nhận diên về cá thể không phải là những thứ có sẵn từ khi chúng ta mới lọt lòng mẹ. Đó là những thứ mà chúng ta xây đắp qua thời gian theo một tiến trình mà các nhà tâm lý học gọi là tiến trình phân ly và cá nhân hóa. Margaret Mahler gọi tiến trình nầy là “sự sinh sản tâm lý của đứa trẻ.” Trước tiên, là sự sinh sản thuộc vật lý, ở đó sự phân ly vật lý ra khỏi người mẹ theo một con đường đầy ấn tượng và đáng chú ý. Tiếp theo là sự sinh sản thuộc tâm lý, một sự sinh sản tinh tế hơn xảy ra một cách chậm chạp qua một thời gian kéo dài. Ở đó chúng ta xây đắp ý thức về tính riêng biệt đối với mẹ và thế giới chung quanh để phát triển một sự nhận diện về cá thể.
Và tâm lý học Tây phương chỉ đi đến chỗ nầy rồi dừng lại. Nhưng đạo Phật bảo chúng ta hãy đi xa hơn. Là một đứa trẻ, chúng ta cần xây dựng một ý thức về sự riêng biệt của cái ngã. Đó là cách chúng ta học hỏi để thực hiện những chức năng trong thế giới. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần vượt khỏi việc xây dựng cái riêng biệt và nhìn thấy mối liên hệ hổ tương giữa chúng ta và thế giới. Chúng ta cần kết nối trở lại. Dogen Zenji, vị Tổ của phái Thiền Tào Động Nhật bản, lưu ý chúng ta rằng học Phật là học về cái ngã, và học về cái ngã là quên đi cái ngã trong việc hợp nhất với cái lớn hơn.
Để phát triển đúng với tư cách của người Phật tử, chúng ta cần kinh nghiệm chính chúng ta là một cái gì khác hơn chỉ là cái ta cá thể hay bản ngã. Chúng ta cần trở về sự kết nối với cái lớn hơn. Có thể chúng ta bắt đầu bằng việc tìm lại sự kết nối trong gia đình, trong sự gắn bó đặc biệt giữa mẹ và con. Sau đó, chúng ta chuyển sự kết nối và tương liên đó đến cộng đồng của chúng ta, và rồi đến toàn thế giới. Chúng ta làm điều đó một cách hài hòa; chúng ta tạo sự hài hòa trong gia đình rồi tiến đến sự hài hòa với toàn thế giới.
Một điều lý thú là khoảng cách tâm lý giữa mẹ và con khác nhau
trong những nền văn hóa khác nhau. Trong văn hóa Nhật bản khoảng
cách đó ít hơn trong truyền thống Tây phương. Tôi để ý điều nầy
lần đầu khi tôi đến Nhật mấy năm về trước. Tôi ăn cơm tối với một
số người thân của vợ tôi và chúng tôi trò chuyện một cách tự nhiên
về những điểm tương đồng và dị biệt giữa Hoa kỳ và Nhật. Vì tôi
được giới thiệu là một sinh viên ngành phát triển trẻ con, một
người Nhật cùng ăn tối hỏi tôi một câu hỏi mà tôi nghĩ đã làm cho
anh thắc mắc một thời gian. Anh quay sang tôi với vẻ bối rối hỏi:
“Có phải như người ta nói rằng ở Hoa kỳ cha mẹ khó khăn với con
cái họ?” Tôi thú thật rằng tôi có chút ngạc nhiên với câu hỏi
nầy. Từ trước tôi vẫn có định kiến rằng cha mẹ Nhật nghiêm khắc với
con cái hơn. Cha mẹ Nhật đã chẳng bắt buộc con cái học hành rất
nghiêm ngặt, chúng phải lại đến trường sau khi đi học về đó sao?
Cảm thấy có điều gì lạ lùng, tôi hỏi lại: “Ý anh muốn nói gì?”
Anh ấy trả lời: “Anh cho tôi biết điều đó có đúng hay không,
nhưng tôi nghe nói rằng ở Hoa kỳ cha mẹ cho trẻ con vào căn phòng
riêng và để cho chúng ngủ một mình?” Câu hỏi của anh mở ra cho tôi
một sự việc mới.
Lạ
thật, trước đây tôi chưa hề nghĩ đến điều nầy, nhưng tôi phải
công nhận rằng đó là sự thật. Tôi nhận ra rằng cách nuôi dạy
con theo cách khuyến khích việc tách rời sớm giữa mẹ và con phản ảnh
một hệ thống giá trị Âu-Mỹ là coi trọng cá nhân chủ nghĩa và sự
độc lập. Người Tây phương có khuynh hướng nhấn mạnh vào sự riêng
biệt và độc lập của trẻ con. Trong khi đó, những nhóm văn hóa khác
như Nhật bản thì đánh giá cao sự kết nối và tương liên, và từ
đó, ít có khoảng cách vật lý giữa mẹ và con.
Theo
thông lệ, người mẹ Nhật ngủ với con và ẳm con đi chỗ nầy chỗ nọ
trong một chiếc túi đeo trong một thời gian dài đối với một số
người Tây phương. Sự khác biệt nầy được một cụ già hàng xóm rất
tử tế làm cho tôi thấy rõ khi khi cụ bày tỏ mối quan tâm rằng đứa
con trai thứ hai của chúng tôi là Noah sẽ không được tập đi vì
Yoshiko ẳm nó suốt ngày. Việc đó tỏ ra không tự nhiên đối với cụ.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những bà mẹ Nhật có khuynh hướng nói
chuyện với con về mối liên hệ nhiều hơn là những bà mẹ Âu Mỹ, và
những bà mẹ Âu Mỹ dường như hay nêu ra những vấn đề cá nhân và
những sự việc liên quan đến vấn đề cá nhân.
Những
dị biệt văn hóa về khoảng cách tâm lý giữa mẹ và con, và cách
nhìn thế giới khác nhau mà những nền văn hóa nầy phản ảnh, có thể
làm cho Phật giáo có chút khó khăn hơn đối với chúng ta, những
người sống ở phương Tây, khi tìm hiểu. Một bạn đồng nghiệp với
tôi dạy về tôn giáo có lần nói với tôi rằng lão sư Kyozan Joshu,
một vị thiền sư Nhật bản, có lần hỏi anh ta điều gì trong cách
nhìn thế giới của người Tây phương làm cho Phật giáo khó hiểu đối
với họ? Dường như vị lão sư suy nghĩ về việc ngài dạy cho các tu
sĩ cả ở Nhật bản và Hoa kỳ và cảm thấy rằng việc dạy ở Hoa kỳ
khó khăn hơn nhiều.
Tôi
nghĩ một phần của câu trả lời cho câu hỏi của lão sư có thể là ở
trong cách chúng ta chăm sóc con cái. Cách dạy con của người Tây
phương chú trọng vào tính riêng biệt và sự độc lập hơn là cách
dạy con trong những nền văn hóa hướng về tập thể. Kết quả là nó tạo
ra sự khó khăn cho chúng ta lúc trưởng thành khi muốn từ bỏ tính
riêng rẽ để trở thành một phần tử có mối liên hệ hổ tương trong
biển Pháp rộng lớn và không hình tướng. Tuy nhiên, tôi biết từ
kinh nghiệm bản thân rằng chúng ta có thể thực hiện điều đó!
Chúng ta có thể bắt đầu từ bỏ tính riêng rẽ và cảm thấy mình là
một phần tử của Pháp đang là. Và ở một mức độ nào đó, có thể chúng
ta cảm ơn mẹ của chúng ta. Chính những bà mẹ là những người dạy
cho chúng ta đầu tiên về sự kết nối.
*
GIA HỘI * CA DAO VỀ MẸ
*
*
Mẹ con
*
CA DAO VỀ MẸ
Gia Hội sưu tầm
Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp luột, như đường mía lau.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẩu từ
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy Mẹ công phu sao đành
Mẹ già ở túp lều tranh
Sáng thăm tối viếng mới đành dạ con
Mẹ ơi mẹ có biết không
Con thương mẹ lắm gian truân nhọc nhằn
Vì con bao quản tấm thânư
Trèo non lội suối gió sương dãi dầu
Mẹ cha ơn nặng nghĩa sâu
Con nguyền báo đáp trước sau trọn đời
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ về quê mẹ chín chiều ruột đau
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về quê mẹ ruột đau như dần
Chiều chiếu ra đứng cửa sau,
Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiếu.
Trời mưa bong bóng phập phồng,
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Mẹ nuôi con bằng non bằng bể
Con nuôi mẹ con kể tháng kể ngày
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm được những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẫu từ
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Đói lòng ăn đọt Chà Là,
Để cơm nuôi lấy mẹ già yếu răng.
Me ơi! Đừng đánh con hoài,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,
Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn
Mẹ ơi chớ đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! Đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ru con con thét cho muồi,
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm
Gia Hội sưu tầm
Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp luột, như đường mía lau.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẩu từ
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy Mẹ công phu sao đành
Mẹ già ở túp lều tranh
Sáng thăm tối viếng mới đành dạ con
Mẹ ơi mẹ có biết không
Con thương mẹ lắm gian truân nhọc nhằn
Vì con bao quản tấm thânư
Trèo non lội suối gió sương dãi dầu
Mẹ cha ơn nặng nghĩa sâu
Con nguyền báo đáp trước sau trọn đời
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ về quê mẹ chín chiều ruột đau
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về quê mẹ ruột đau như dần
Chiều chiếu ra đứng cửa sau,
Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiếu.
Trời mưa bong bóng phập phồng,
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Mẹ nuôi con bằng non bằng bể
Con nuôi mẹ con kể tháng kể ngày
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm được những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẫu từ
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Đói lòng ăn đọt Chà Là,
Để cơm nuôi lấy mẹ già yếu răng.
Me ơi! Đừng đánh con hoài,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,
Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn
Mẹ ơi chớ đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! Đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ru con con thét cho muồi,
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
- - Nuôi con buôn bán tảo tần,
- Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
- Những khi trái đắng trở trời,
- Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
- Trọn đời vất vả triền miên,
- Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con.
- Bồng con cho bú một hồi,
- Mẹ đã hết sữa con vòi, con la.
- - Con ho lòng mẹ tan tành,
- Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
- - Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
- Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
- - Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
- Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương.
- - Dấn mình gánh nước làm thuê,
- Miễn nuôi được mẹ, quản gì là thân.
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm
NHẠC NGHIÊU MINH
THANH THANH * THƠ SONG NGỮ
TẠ ƠN MẸ
(Viết thay lời những người con gốc Việt
gửi đến các bà mẹ Hoa Kỳ đã dày công dưỡng dục)
Tạ ơn Mẹ, người không cùng huyết thống
Tóc mẹ vàng, da mẹ trắng như mây
Mẹ vớt con từ vực thẳm lưu đày
Nuôi con lớn bằng tình thương máu mủ
Tạ ơn Mẹ vì con mà lam lũ
Ngày qua ngày trong xưởng máy, nhà kho
Làm thêm giờ cho con được ấm no
Đêm lại thức dạy con từng tiếng Mỹ
Khác ngôn ngữ như ngăn thành, cách lũy
Mẹ dỗ con bằng ánh mắt, vòng tay
Mẹ gốc Âu, con gốc Á, khổ thay
Con là nợ, vì đâu mà mẹ gánh!
Mẹ biết con từ quê hương bất hạnh
Có lũ người hung ác tựa sài lang
Nuốt miền Nam bằng nanh vuốt bạo tàn
Đưa cả nước trở lại thời trung cổ
Cũng từ đó con như chim mất tổ
Tuổi còn thơ đã bỏ mẹ, lìa cha
Xuống thuyền đi trong nước mắt nhạt nhòa
Đem tính mạng gửi trên đầu ngọn sóng
Nhờ ơn Mẹ như trời cao biển rộng
Con mới còn sống sót đến ngày nay
Được nên người trên đất nước thứ hai
Niềm hãnh diện cho cả hai dân tộc
Trong hồn con mẹ rạng ngời ánh đuốc
Sáng bập bùng soi mỗi bước con đi
Lời Mẹ hiền con sẽ mãi còn ghi:
“Là dân Mỹ, nhưng đừng quên gốc Việt!”
Dâng lên Mẹ đóa hồng tươi thắm thiết
Chứa tình con từng cánh đỏ yêu thương
Mai con về quì hôn đất quê hương
Càng nhớ đến ngàn công ơn của Mẹ.
VŨ ĐÌNH TRƯỜNG
|
Thank You, Mother!
(To American adoptive mothers who heartily fostered children of Vietnamese origin)
Thank you, my white-skinned golden-haired mother
Who are not of the same bloodline as me or the other
But you fished me out of the abyss a refugee errant,
Adopted and fostered me with the love of a parent.
Thank you for having taken such painstaking jobs
Days after days in warehouses and workshops,
Toiled and moiled extra hours to make me undeterred,
And stayed up late to teach me each English word.
Pushing language difference as a bad barrier aside,
You soothed me with your look warm and arms wide.
You are an Westerner and I an Easterner, how rare,
I was such a heavy debt, you volunteered to bear!
You knew well that I came from that unhappy land
Where there were many a ferocious and fiendish band
Who invaded the South and confined people to cages,
Brought the whole nation back to the Middle Ages.
Since then I had become a nestless nestling in qualm
In childhood to leave Dad and separate from Mom,
I got into the fleeing boat with hot tears dripping wet
Risking my life entrusted to wave crests full of threat.
Thanks to your high-sky and vast-ocean love, my fay,
That I could survive until I can achieve success today
And become a dignified human in this second home,
A pride for both our peoples under the azure dome.
You are so shining in my soul the glittering torchlight
To enlighten each of my steps scintillating in the night.
Your virtuous advice I will always remember of course:
“Be American but don’t forget your Vietnamese source!”
I respectfully offer you this fresh gorgeous bright rose
Suffused with my affection in each red petal to enclose.
On my repatriation kneeling to kiss my native soil soon
I will bear in mind thousandfold your precious boon.
Translation by Thanh-Thanh
|
Ngư dân Việt Nam phải chịu đựng đến bao giờ
Việt Hà phóng viên RFA
2010-05-06
23 ngư dân Quảng ngãi bị Trung Quốc bắt giữ trong suốt hơn tháng qua cuối cùng đã về đến quê hương đoàn tụ gia đình. Nhưng họ vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm kinh hoàng khi bị Trung Quốc giam giữ. Thêm vào đó là những nỗi lo cơm áo gạo tiền thường trực sau khi tất cả mọi tài sản đã bị Trung Quốc tịch thu.
AFP photo
Sau
hơn một tháng bị Trung Quốc bắt giữ ở đảo Phú Lâm, hôm 29 tháng 4 vừa
qua, ngư dân Tiêu Viết Là cùng với 22 thuyền viên thuộc tỉnh Quảng
ngãi cuối cùng đã trở về đến nhà, mang theo mình bao ấn tượng kinh
hoàng của gần 45 ngày bị giam giữ.
Cho đến tận lúc này, ngư dân Tiêu Viết Là, 49 tuổi, thuyền trưởng tàu QNG50362-TS vẫn nhớ như in cái ngày ông bị bắt khi đang đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đó là vào ngày 21 tháng 3.
Tiêu Viết Là: Hồi nó bắt là 10 giờ trưa mùng 6 âm lịch. Có 12 người, ngủ hết, ngủ say mê luôn, làm đêm ngày ngủ mà. Nó tới, nó lôi mình dậy, nó thu hết đồ đạc rồi nó dắt về Phú Lâm. Nó trói tay bịt mắt lại rồi dắt về Phú Lâm.
Cho đến tận lúc này, ngư dân Tiêu Viết Là, 49 tuổi, thuyền trưởng tàu QNG50362-TS vẫn nhớ như in cái ngày ông bị bắt khi đang đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đó là vào ngày 21 tháng 3.
Tiêu Viết Là: Hồi nó bắt là 10 giờ trưa mùng 6 âm lịch. Có 12 người, ngủ hết, ngủ say mê luôn, làm đêm ngày ngủ mà. Nó tới, nó lôi mình dậy, nó thu hết đồ đạc rồi nó dắt về Phú Lâm. Nó trói tay bịt mắt lại rồi dắt về Phú Lâm.
Ăn uống vất vả khổ cực lắm. Anh nào anh nấy về sụt cân, rồi muỗi cắn cực lắm. Nó cho ăn cơm với đu đủ. Cơm thì đầu tiên đủ no, sau nó bắt tiếp nữa thì ăn hết no luôn. Ăn lưng lửng vậy thì cũng ráng chịu chứ biết sao đâu.
Tiêu Viết Là, thuyền trưởng
Ông cho biết tàu kiểm ngư Trung Quốc mang số hiệu 309 đã ập đến và bắt các ngư dân Việt nam.
Không lâu sau khi chiếc tàu của ông Là bị bắt. Đến ngày 14 tháng 4, một tàu khác cũng của ngư dân Quảng Ngãi mang ký hiệu QNg46478-ts do ông Mai Phụng Lưu là chủ tàu cùng 11 ngư dân khác cũng bị Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm.
Trong suốt gần 1 tháng
trời cầm tù ở đảo Phú Lâm, các ngư dân Việt nam đã bị đối xử tàn tệ.
Phía Trung Quốc chỉ cho các ngư dân ăn cơm với muối và đu đủ sống.
Thậm chí bữa ăn cũng không đủ no. Ngư dân vốn phải ăn nhiều mới đủ sức
để đi biển, giờ phải chịu ăn thiếu thốn, mỗi ngày 2 bữa. Ông Là kể
lại:Không lâu sau khi chiếc tàu của ông Là bị bắt. Đến ngày 14 tháng 4, một tàu khác cũng của ngư dân Quảng Ngãi mang ký hiệu QNg46478-ts do ông Mai Phụng Lưu là chủ tàu cùng 11 ngư dân khác cũng bị Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm.
Tiêu Viết Là: ăn uống vất vả khổ cực lắm. Anh nào anh nấy về sụt cân, rồi muỗi cắn cực lắm. Nó cho ăn cơm với đu đủ. Cơm thì đầu tiên đủ no, sau nó bắt tiếp nữa thì ăn hết no luôn.
Ăn lưng lửng vậy thì cũng ráng chịu chứ biết sao đâu.
Phía Trung Quốc thẩm vấn ông Là, cho rằng nhà nước Việt nam đã cấp dầu cấp súng để các ngư dân ra đánh cá ở khu vực đảo Hoàng sa. Ngư dân Tiêu Viết Là thật thà nói ông đi biển tự túc và cũng không có trang bị súng ống gì cả.
Tiêu Viết Là: nó bắt nó điều tra. Nó hỏi nhà nước cấp dầu cho đi rồi phát súng cho đi đánh bắt Hoàng Sa. Thì tôi trả lời tôi người dân tôi biết gì đâu. Dầu thì tôi mua, nếu có súng ống thì anh em bắt biết liền chứ có gì đâu.
Sau này lúc gần về nó đánh một bữa muốn bệnh luôn. Nó đánh một mình tôi. Không nói nguyên nhân gì hết mà nó cứ đánh tới. Giày nó đá vô mình đó.Không những thế, phía Trung Quốc còn bắt ông Tiêu Viết Là phải nộp 70,000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 80 triệu đồng Việt nam, vì ông là chủ tàu. Một khoản tiền mà ông không thể nào có bởi vì toàn bộ tiền tài sản mà ông có là con tàu và các thiết bị trên tàu đã bị Trung Quốc tịch thu trị giá khoảng 300 triệu đồng cũng đều là tiền đi vay mượn của ngân hàng và bà con.
Tiêu Viết Là, thuyền trưởng
Chưa hết, vài ngày trước khi được thả cho về, vào một buổi chiều tối, quân lính Trung Quốc đã dắt ông ra tàu và đánh cho ông một bữa thừa sống thiếu chết.
Tiêu Viết Là: sau này lúc gần về nó đánh một bữa muốn bệnh luôn. Nó đánh một mình tôi. Không nói nguyên nhân gì hết mà nó cứ đánh tới. Giày nó đá vô mình đó.
Ngư dân có thực sự được trợ cấp?
Ông Là được thả ngày 27 tháng 4 mà không phải trả tiền chuộc. Một điều mà đến giờ ông cũng không biết nguyên nhân tại sao.Sau khi về đến nhà, bà con lối xóm đến thăm hỏi, mỗi người quyên góp cho ông một ít tiền để ông đi khám bệnh, chụp siêu âm và mua thuốc. Ông nói đã đỡ hơn nhưng đầu vẫn còn đau do bị đánh. Bác sĩ hẹn nếu không đỡ thì phải chụp CT. Ông Là nói không biết lấy đâu ra tiền mà đi chụp CT.
Đây đã là lần thứ 4 ngư dân Tiêu Viết Là bị phía Trung Quốc bắt giữ kể từ năm 2007 đến giờ. Cả 4 lần bắt giữ, ông đều bị tịch thu hết tài sản. Có hai lần ông được trả lại chiếc tàu không để trở về quê hương. Ông cho biết, tính đến giờ món nợ tổng cộng mà ông phải trả cho nhà nước và bà con đã lên đến hơn 700 triệu đồng.
Đây đã là lần thứ 4 ngư dân Tiêu Viết Là bị phía Trung Quốc bắt giữ kể
từ năm 2007 đến giờ. Cả 4 lần bắt giữ, ông đều bị tịch thu hết tài
sản. Có hai lần ông được trả lại chiếc tàu không để trở về quê hương.
Ông cho biết, tính đến giờ món nợ tổng cộng mà ông phải trả cho nhà
nước và bà con đã lên đến hơn 700 triệu đồng.
Theo thống kê của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng ngãi, chỉ riêng năm 2009, phía Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá với khoảng 210 ngư dân huyện đảo Lý sơn và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Trả lời báo Quảng ngãi, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bình Châu nói lâu nay nhiều tàu cá xa bờ của địa phương vẫn bị phía Trung Quốc và các nước bắt giữ và đòi tiền phạt, trung bình khoảng 150 triệu đồng một tàu. Sau khi gia đình các ngư dân nộp phạt, phía Trung Quốc tịch thu hết máy dò, máy định vị, máy liên lạc Icom, tịch thu hết thủy sản rồi mới thả người về. Hầu hết chủ tàu sau khi bị lực lượng tuần tra Trung Quốc thả về đều lâm vào cảnh nợ nần từ 200 đến 500 triệu đồng.
Theo thống kê của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng ngãi, chỉ riêng năm 2009, phía Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá với khoảng 210 ngư dân huyện đảo Lý sơn và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Trả lời báo Quảng ngãi, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bình Châu nói lâu nay nhiều tàu cá xa bờ của địa phương vẫn bị phía Trung Quốc và các nước bắt giữ và đòi tiền phạt, trung bình khoảng 150 triệu đồng một tàu. Sau khi gia đình các ngư dân nộp phạt, phía Trung Quốc tịch thu hết máy dò, máy định vị, máy liên lạc Icom, tịch thu hết thủy sản rồi mới thả người về. Hầu hết chủ tàu sau khi bị lực lượng tuần tra Trung Quốc thả về đều lâm vào cảnh nợ nần từ 200 đến 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ngư dân Tiêu Viết Là, cho đến giờ mặc dù đồn biên phòng đã gửi người đến nhà hỏi thăm nhưng ông vẫn chưa nhận được đồng trợ giúp nào.
Chính
bản thân ông Là giờ đây khi đã trở về địa phương với thương tích đầy
mình do bị tra tấn, không thể ra biển vào lúc này, cũng không biết làm
thế nào để trả nợ và có tiền để nuôi gia đình gồm vợ và 4 con. Ông
chỉ mong muốn nhà nước quan tâm giúp đỡ phần nào cho hoàn cảnh đặc
biệt của mình.
Tiêu Viết Là: giờ nếu nhà nước có quan tâm cho được đồng nào thì sắm nho nhỏ cũng đi làm rồi cho con đi làm.
Cũng theo báo Quảng ngãi thì tại tỉnh Quảng ngãi, mỗi ngư dân bị tàu nước ngoài bắt được hỗ trợ gạo và tiền. Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng một người và 15 kg gạo một khẩu trong vòng 2 tháng với tàu bị bắt và 1 tháng với tàu bị đâm chìm.
Quyết định 310 ngày 9 tháng 10
năm 2008 của ủy ban nhân dân tỉnh còn chủ trương hỗ trợ ngư dân bị tàu
nước ngoài bắt vô cớ, bị đâm chìm tùy theo công suất mà hỗ trợ
khoảng 100 triệu đồng trở lên.Tiêu Viết Là: giờ nếu nhà nước có quan tâm cho được đồng nào thì sắm nho nhỏ cũng đi làm rồi cho con đi làm.
Cũng theo báo Quảng ngãi thì tại tỉnh Quảng ngãi, mỗi ngư dân bị tàu nước ngoài bắt được hỗ trợ gạo và tiền. Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng một người và 15 kg gạo một khẩu trong vòng 2 tháng với tàu bị bắt và 1 tháng với tàu bị đâm chìm.
Ngân sách địa phương thì không thể nào hỗ trợ được hết, chỉ động viên khuyến khích làm sao để họ trụ lại với nghề nghiệp, làm sao mà đề nghị với nhà nước để hỗ trợ mức độ nào đó. Nói chung địa phương là không có ngân sách hỗ trợ cho họ.Tuy nhiên, theo ngư dân Tiêu Viết Là, cho đến giờ mặc dù đồn biên phòng đã gửi người đến nhà hỏi thăm nhưng ông vẫn chưa nhận được đồng trợ giúp nào.
Ô.Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch xã
Khi được hỏi liệu chính quyền địa phương có kế hoạch hỗ trợ gì cụ thể cho các ngư dân vừa được thả, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch xã nói:
Nguyễn Thành Hùng: cái đó là một cái lâu dài. Ngân sách địa phương thì không thể nào hỗ trợ được hết, chỉ động viên khuyến khích làm sao để họ trụ lại với nghề nghiệp, làm sao mà đề nghị với nhà nước để hỗ trợ mức độ nào đó. Nói chung địa phương là không có ngân sách hỗ trợ cho họ.
Trong khi đó bản thân những ngư dân như ông Tiêu Viết Là, việc ra khơi đánh cá là công việc cả đời mà họ không thể bỏ. Giờ đây khi ngư trường ven bờ đã cạn kiệt, các ngư dân Quảng ngãi chủ yếu đi đánh bắt xa bờ và phần lớn là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ông Là cho biết, nếu xoay được tiền, ông sẽ lại tiếp tục đánh bắt xa bờ, và ông sẽ tiếp tục lén lút mà ra đó đánh bắt dù vấn biết vùng đó thuộc chủ quyền của mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Vietnam-To-Protest-China-Fishing-Ban-In-South-China-Sea-05062010163658.html
Trong trần thế cảnh nghèo là khổ
Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày
Quanh năm gạo chịu tiền vay
Vợ chồng lo tính hôm rày hôm mai.
Áo lành rách vá may đắp điếm
Nhà ở thuê chật hẹp quanh co
Tạm yên đủ ấm vừa no
Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng.
Con đi học con bồng con dắt
Lớn chưa khôn lắt nhắt thơ ngây,
Hôm hôm lớn bé sum vầy
Cũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn.
Nghĩ thiên hạ cho con đi học
Cảnh phong lưu phú túc nói chi!
Những ai bần bạc hàn vi
Lo buồn, đã vậy, vui thì cũng vui.
Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa
Mắt trông con đứa đứa về dần
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn.
Cơm dưa muối khó khăn mới có,
Của không ngon, nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
Ăn rồi học, tối qua lại sáng,
Ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi,
Chiều chiều tối tối mai mai
Miễn sao no đủ, việc đời quản chi!
Con nhà khó nhiều khi vất vả,
Ngoài học đường thư thả được đâu,
Khi thời quẩy nước tưới rau
Chợ tan đón gánh theo sau mẹ già .
Việc giấy bút vẫn là đi học
Cảnh gia đình khó nhọc nhường ai ?
Ví chăng có chí có tài
Khi nên, trời cũng cho người làm nên.
Khắp xã hội nghèo hèn ai đó
Mẹ thương con thời cố công nuôi
Những con nhà khó kia ơi
Có thương cha mẹ thời vui học hành!
Cũng chẳng kể thành danh lúc khác
Trời đã cho bước bước càng hay
Nghèo mà học được như nay
Vinh hoa chưa dễ sánh tày cái vui.
Trong trần thế nhiều nơi phú quí
Nỗi buồn riêng ai ví như ai?
Bày ra cái cảnh có trời
Vui buồn cũng ở tự người thế gian