Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 12 December 2016

TRUNG CỘNG=GIÁO GIAN=TRUNG MỸ =TRẺ EM VIỆT NAM

Saturday, June 12, 2010



THƠ Ý NGA


HOÀNG HOA THÁM
Ưu tú nhất, Đoàn Nghĩa Quân Cách Mạng
Tuổi hăm ba đã được chức Đốc Binh
Dạ anh hùng, cùng con quyết tử sinh
Ý chí lớn, xung phong vùng hiểm địa.
Đánh bền bỉ! Giặc thất kinh hồn vía
Ba mốt năm hùng cứ miền Trung Châu
“Dục hoãn cầu mưu”, bí mật rừng sâu
Nội công, ngoại kích ngay trong lòng địch.
Rực rỡ chiến công, lập bao thành tích
Chiến đấu lâu dài, chiêu mộ thanh niên
Rút quân vào rừng Thượng, Hạ bình yên
Ngấm ngầm hoạt động; tương mưu, tựu kế.
Đạn địch cạn dần, chận đường tiếp tế
Trí Lệ: Tây bỏ quân dụng, quân trang
Binh sĩ tinh luyện, tiến thoát dễ dàng
Nhờ công tổ chức đội quân thuần thục.
Tính toán thật hay! Giặc không lương thực,
Đánh đường xe lửa Hà Nội, Lạng Sơn
Binh sĩ hăng say, gian khó chẳng sờn,
Tấn công các trục giao thông chính yếu…
*
Một tay kháng chiến, nghìn Tây líu quíu
Tấm lòng yêu nước đáng kính bao nhiêu,
Càng làm cho giặc lo sợ đủ điều,
Hiền tài, sĩ phu thêm lòng khâm phục!
*
Từ: Trí Lệ, Phủ Lạng Thương, Vĩnh Phúc,
Hay Quế Dương, Lũng Lạt, đến Đồng Đăng,
Qua Lạng Sơn, Hà Nội, tới Bắc Giang.v.v…
Giặc xiểng liểng với Hùm-Thiêng-Yên-Thế!
Lòng ái quốc, chân thành tuôn huyết thệ
Dân Thái Nguyên, Ấm Động, đến Hiệp Hòa,
Hay Việt Yên, Võ Dàng, tận Chợ Gà .v.v…
Đều khâm phục cờ Cần Vương, Đề Thám!!!
Ý Nga, 17.2.2007.
CẦN
Bài thơ ướp mãi còn... ôi
Cần hương gì nhỉ cho xuôi ngọt vần?
Hương tình là tuyệt nhất trần
Men tình yêu nước mới gần được thơ.
Ý Nga, 27.3.2003.
NỤ HÔN TRÊN ĐẦU
Tóc em vừa gội thơm lừng,
Anh yêu âu yếm, môi dừng nụ hôn,
Cho nên em đã thả hồn,
Nhớ thương về Má, cô đơn quê nhà,
Ngọt ngào nhiều nhất vẫn là,
Bàn tay Má bện mượt mà bím xinh,
Bím xong, thêm nụ hôn tình,
Mẹ âu yếm đặt, như anh, trên… đầu.
Ý Nga, 2.11.2008.
NHỚ
Gần trời thấy nắng, xưng vua.
Gần trăng thấy sáng; gần chùa muốn tu.
Gần cờ đỏ, nhớ người tù
“Tập trung, cải tạo”, thiên thu chẳng về!
Ý Nga, 12.10.2005.
EM TÔI
Cho Nhựt, Minh.
Ngày xưa thằng bé ở truồng
Nắm cơm cháy, cũng thèm thuồng chạy xin
Bây giờ biết có giữ gìn,
Tấm lòng ngày cũ khi nghìn áo… hoa?
Ý Nga, 14.8.2008.
BẤT NGHĨA
Ăn cháo chưa xong, đá bát rồi
“Bạn” này đúng là bạn-đầu-môi
Lượm lên cái bát lăn long lóc
Tôi rửa, tôi lau, trưng để đời.
Ý Nga, 24.11.2008.


VŨ DOANH * TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC


LỀ BÊN TRÁI





Posts filed under 'BOOK – Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc'

- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nhà xuất bản: Sự Thật, Hà Nội-1979

Người điểm sách: Vũ Doanh
VANDE BIENGIOI 02Việc tôi có được bản photocopy cuốn sách này hoàn toàn là một sự tình cờ. Hôm đầu tháng 5-2009 tôi đang đi dạo trên sân của khu tập thể thì thấy hai cô đồng nát đang ngồi nghỉ chân. Một cô đang cầm trên tay cuốn sách cũ đã mất bìa ngoài, hờ hững lật qua lật lại từng trang sách chứ không ra vẻ đọc. Khi cô gấp cuốn sách lại, như có một sức hút kỳ lạ, tôi lao đến và hầu như giật lấy cuốn sách trong tay cô gái. Cái gì thế này? VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội-1979, và trên trang cuối là:
Phụ trách bản đưa in:
Phạm Xuyên, Nguyễn Hanh
Trình bày bìa:
Nghiêm Xuân Thành
In 5.100 cuốn, khổ 12,5×19 tại Nhà máy in Tiến bộ-Hà Nội. Số in 528, Số XB 15/79
Xong ngày 15 tháng 4 năm 1979. Nộp lưu chiểu tháng 4-1979.
Đây là cuốn sách do Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản từ năm 1979, một tài liệu chính thức của Đảng và Nhà nước được đưa ra công chúng từ 30 năm trước. Với những thông tin trên, bất cứ người nào làm công tác xuất bản hay lưu trữ đều có thể dễ dàng tìm thấy cuốn sách trong kho lưu chiểu của nhà nước, và ngoài cuốn sách đã vô tình rơi vào tay cô đồng nát, tôi tin rằng trong dân chúng vẫn còn một số lượng không ít cuốn sách này.
Tôi hỏi cô đồng nát để mua lại cuốn sách và được trả lời: Cháu không bán đâu! Thế thì cho bác mượn vậy, bác đưa cho cháu năm mươi ngàn, tiền đó là của cháu, bác chỉ mượn một lúc thôi, các cháu cứ ngồi đây chờ, không lâu đâu, bác sẽ trả lại.
Tôi vội vàng cầm cuốn sách chạy ra phố để có bản photocopy và vội vàng quay lại trả cho cô đồng nát bản gốc. Những gì viết trong cuốn sách đã làm tôi xúc động tận tâm can và tôi tin rằng bất cứ ai khi đọc cuốn sách này cũng sẽ có những ý nghĩ và tình cảm như tôi, những ý nghĩ và tình cảm khó đặt tên và viết ra trên trang giấy này. Sau đây là một số trích đoạn tôi muốn chia sẻ cùng các bạn:
Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.
Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.
Khu vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó. Khu vực này được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc xác định rõ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam: đường biên giới lịch sử tại đây đi qua một dãy núi cao, chỉ rõ làng Trình Tường và vùng chung quanh là lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người Trung Quốc sang quá canh ở Trình Tường đều đóng thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956 phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ Việt Nam dài 6 km, sâu hơn 1,3 km thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc, thành lãnh thổ Trung Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực này, đơn phương sửa lại đường biên giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Tiếp đó họ đã gây ra rất nhiều vụ hành hung, bắt cóc công an vũ trang Việt Nam đi tuần tra theo đường biên giới lịch sử và họ phá hoại hoa màu của nhân dân địa phương. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Loa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở Lạng Sơn, Khăm Khau (mốc 17-19) ở Cao Bằng, Tà Lùng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xã Nặm Chay (mốc 2-3) ở Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 km, sâu hơn 1 km, diện tích hơn 300 ha. Có thể nói đây là một kiểu chiếm đất một cách êm lặng.
(trang 8, trang 9)
Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300 m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay họ vẫn trắng trợn nguỵ biện rằng khu vực hơn 300 m đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luận rằng không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác.
Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100 m trên đường quốc lộ để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột kilômét số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 m, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.
Như vậy họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam dài 3,1 km và vào sâu đất Việt Nam 0,5 km.
(trang 10)
Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.
Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.
Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.
(trang 11, trang12)
hết trích
Tôi nghĩ rằng sự thật lịch sử dù có nằm yên trong tủ sách của một gia đình nào đó và một ngày đẹp trời rơi vào tay cô đồng nát rồi đến tay tôi, thì nó vẫn là sự thật lịch sử có sức lay động trái tim của bất cứ công dân Việt Nam nào. Với ý nghĩ đó, tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách cũ này.
Vũ Doanh
ĐỂ MINH HỌA, KỲ TỚI CHÚNG TÔI XIN PHÉP CÁC TÁC GIẢ VÀ NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT TRÍCH DẪN THÊM MỘT SỐ ĐOẠN TRONG TÁC PHẨM QUAN TRỌNG VÀ QUÝ GIÁ NÀY.
2 comments 15/05/2009

TAP CHI "NÓ KIÀ"


Nhà các quan tham bị đưa lên web ‘Nó Kìa’
Jun 2, '10 5:15 PM
for everyone

Sáng kiến độc đáo phanh phui tham nhũng ở Việt Nam.
VIỆT NAM (NV) – Thay vì phanh phui hay chỉ ra gương mặt các quan tham, một trang web đã có sáng kiến độc đáo là cho đăng hình những căn nhà hay biệt thự của các quan chức Cộng Sản, từ trung ương đến địa phương ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam.
Trang web mang tên ‘Câu Lạc Bộ Nó Kìa’ (http://clbnokia.wordpress.com) với nhiều ngụ ý, như lời giải thích, “Nó là những ngôi biệt thự vĩ đại của các nhân vật lãnh đạo như Lê Khả Phiêu (cựu tổng bí thư), Ðinh Văn Cương (bí thư tỉnh ủy Hà Nam), Bùi Văn Hải (phó chủ tịch UBND xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội). Nó là những ngôi nhà hoành tráng, những cơ sở làm ăn to lớn của các quan chức nhà nước đầy đặc quyền, đặc lợi.”
“Nó là hiện thân, là kết quả của những vụ tham nhũng, cướp đoạt tài sản của người dân hay ăn cắp tiền viện trợ của nước ngoài.” – Trang web nói thêm.
Trang web giúp người ta có cái nhìn chính xác hơn về bộ mặt thật của các lãnh đạo ở Việt Nam, về cuộc sống giàu sang của cán bộ, đảng viên nhà nước Việt Nam, không như lời họ tuyên truyền là ‘đầy tớ của nhân dân’.
Trang web đã cho đăng hình ảnh của hàng chục ngôi nhà hay biệt thự của các quan chức ở 17 tỉnh thành phố của Việt Nam như Sài Gòn, Hà Nội, Thanh Hóa, Ðà Nẵng, Ðồng Tháp, Bắc Ninh, Thái Bình…
Ngoài căn nhà của Lê Khả Phiêu mà nhiều người biết, trang web còn cho đăng hình căn biệt thự sang trọng của Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Ðà Nẵng, Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội, Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch Hà Nội, Ngô Công Ngọ, bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh, Nguyễn Ðức Hải, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam…
Những người chủ trương trang mạng này nói rằng, “Nó Kìa là trang mạng của toàn dân Việt Nam tố cáo tham nhũng”.
Trang web kêu gọi, “Bạn hãy tìm hiểu ở địa phương của mình xem căn nhà, cơ sở làm ăn của quan chức đảng và nhà nước các cấp như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Sở Công An, bí thư tỉnh ủy… xem nó ra làm sao, rồi chụp một tấm ảnh, đưa lên mạng ‘Nó Kìa’ để toàn dân cùng nhìn thấy những tang chứng không thể chối cãi của những tội phạm tham nhũng, thẳng tay bòn rút của công, vơ vét của dân một cách vô lương tâm.” (K.N.)
Biệt thự của Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội. Ðịa chỉ:   Khu đô thị mới hay còn gọi khu đô thị Am Huy, tỉnh Bắc Ninh. (Hình:   http://clbnokia.wordpress.com)Biệt thự của Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội. Ðịa chỉ: Khu đô thị mới hay còn gọi khu đô thị Am Huy, tỉnh Bắc Ninh. (Hình: http://clbnokia.wordpress.com)
Căn biệt thự của bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành   phố Hà Nội. Ðịa chỉ: số 9, ngõ 15 A, Trung Yên, Hà Nội. (Hình:   http://clbnokia.wordpress.com)Căn biệt thự của bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ðịa chỉ: số 9, ngõ 15 A, Trung Yên, Hà Nội. (Hình: http://clbnokia.wordpress.com)
Căn biệt thự khu Bãi Cháy, bãi Cái Răm, tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn   Duy Hưng, bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. (Hình:   http://clbnokia.wordpress.com)Căn biệt thự khu Bãi Cháy, bãi Cái Răm, tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn Duy Hưng, bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. (Hình: http://clbnokia.wordpress.com)
Căn biệt thự của Nguyễn Ðức Hải, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Ðịa   chỉ: 26 Hồ Xuân Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Hình:   http://clbnokia.wordpress.com)Căn biệt thự của Nguyễn Ðức Hải, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Ðịa chỉ: 26 Hồ Xuân Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Hình: http://clbnokia.wordpress.com)
Biệt thự của Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Ðà Nẵng. Ðịa chỉ: Số   189, Cách Mạng Tháng 8, quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng. (Hình:   http://clbnokia.wordpress.com)Biệt thự của Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Ðà Nẵng. Ðịa chỉ: Số 189, Cách Mạng Tháng 8, quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng. (Hình: http://clbnokia.wordpress.com)
Những người chủ trương trang mạng này nói rằng, “Nó Kìa là trang mạng của toàn dân Việt Nam tố cáo tham nhũng”.
Trang web kêu gọi, “Bạn hãy tìm hiểu ở địa phương của mình xem căn nhà, cơ sở làm ăn của quan chức đảng và nhà nước các cấp như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Sở Công An, bí thư tỉnh ủy… xem nó ra làm sao, rồi chụp một tấm ảnh, đưa lên mạng ‘Nó Kìa’ để toàn dân cùng nhìn thấy những tang chứng không thể chối cãi của những tội phạm tham nhũng, thẳng tay bòn rút của công, vơ vét của dân một cách vô lương tâm.” (K.N.)

ĐÀO VĂN BÌNH * TUYỆT TÌNH CA

*




Bản Tuyệt Tình Ca Cho Cuộc Tình 40 Năm


Hôm nay 01-06-2010 cả nước Mỹ bàng hoàng bởi một tin do hãng thông tấn AP loan đi: Vợ chồng Ô. Gore cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ sau 40 năm yêu đương mặn nồng, với bốn mặt con, đã chính thức tuyên bố chia tay. Sở dĩ nước Mỹ choáng váng là vì hai người gặp nhau, yêu nhau từ thuở học trò, nổi tiếng là một cặp vợ chồng hạnh phúc trong suốt thời gian 8 năm làm Phó Tổng Thống, và trước mắt công chúng họ luôn luôn “trình diễn” và bày tỏ mối tình thắm thiết đó. Chẳng hạn như trong Đại Hội Đề Cử Ứng Cử Viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, hai người đã ôm nhau hôn môi, hôn miệng quá lâu làm cho mấy chục ngàn đại biểu về tham dự đại hội và cả thế giới “nghẹt thở”. Rồi cũng trong đại hội đầy vinh quang này ông đã tuyên bố “ Vợ tôi (Tipper Gore) là người mà tôi yếu hết lòng kể từ đêm chúng tôi gặp nhau ở buổi hòa nhạc ở trung học.” Cũng trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2000, bà đã ca ngợi ông trong cuộc phỏng vấn của Hãng AP như sau “ Anh ấy mệt lử cò bợ (dog tired) mà vẫn còn ngồi vào bàn làm việc, nhưng khi tôi cần thứ gì ở trong phòng thì ảnh không ngần ngại đứng dậy và lấy cái đó cho tôi.” Là một phó tổng thống đẹp trai của một siêu cường, đoạt giải thường Nobel về hâm nóng địa cầu năm 2007, đọat giải Điện Ảnh Oscar cùng năm với phim tài liệu “An Inconvenient Truth”…mà yêu vợ đến như vậy là cùng. Mối tình của họ cứ tưởng mỗi ngày mỗi nồng thắm cho đến ngày đầu bạc răng long. Nhưng có ai ngờ?
Câu hỏi đặt ra là tại sao? Có cái gì bất ổn ở bên trong…mà người Mỹ gọi là “What went wrong?” Mọi phỏng đóan bây giờ đều đúng và có thể đều sai:
-Ông già rồi không còn sức khỏe để phục vụ bà?
-Bà cằn nhằn ông vì ông không trở thành tổng thống theo đúng ước vọng của bà? Mộng của bà là “đệ nhất phu nhân”, “đệ nhị phu nhân” thì bà không chịu?
- Càng già bà càng giở chứng khiến ông chịu không nổi?
-Giờ bây bà già rồi, ông thì hào quang và tiền bạc sáng chói thiếu gì bà ngấp nghé?
-Hoặc chính ông giở chứng và không còn chiều bà như xưa nữa?
Chỉ ít ngày nữa thôi truyền thông báo chí tha hồ khai thác, thêu dệt. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi, dĩ nhiên không cần phỏng đóan mà đúng 100% …là hai ông bà đã chán nhau tức không còn yêu nhau nữa. Ôi Luật Vô Thường chi phối tất cả. Không có một điều gì thóat khỏi quy luật quái ác này. Sự tan vỡ của mối tình của Al và Tipper làm phong thú thêm kho chuyện tình buồn và làm ngậm ngùi nhiều thế hệ sau. Rồi đây, theo lời cố vấn của bạn bè hoặc của các tâm lý gia, hai người sẽ rút lui vào bóng tối để tránh sự soi mói của truyền thông và công luận. Rồi ông hoặc bà, hoặc cả hai người sẽ có tình nhân mới và dĩ nhiên một cuộc đời mới. Nhưng cái di sản để lại cho con cái thì thật bất hạnh không sao xóa sạch.
Người nghệ sĩ thường “thương vay khóc mướn” cho nên có chia xẻ với cái đau buồn của thiên hạ cũng là chuyện thường. Nhân đây xin tặng ông bà bản Tuyệt Tình Ca và cũng để tặng những ai đang yêu đương say đắm ..thì hãy cố mà giữ lấy. Hãy cố gắng chiến đấu chống lại quy luật quái ác của Con Quỷ Vô Thường.
Tuyệt Tình Ca Đời như gió gào. Từng ngày… người quên hết lời. Một ngày… người đi mất rồi. Lời thề…tưởng như lâu dài. ♥ ♥ ♥ Nhưng…tình yêu rã rời. Lầu đài giờ đã hết rồi. Lòng đời… tựa như sóng ngầm Mà người…không sao biết hết. Như giấc chiêm bao. ♥ ♥ ♥ Từng, từng đêm ân ái Giờ chỉ là gian dối Trong một thoáng mê say. Đêm nao em (anh) còn nhớ không? ♥ ♥ ♥ Giờ người đành quên cho hết. Giờ chỉ còn sấu đắng. Cho nhói buốt trong tim. Cho chua xót đời nhau. ♥ ♥ ♥ Thời gian rã rời. Một ngày… người đi hững hờ. Mà người chẳng biết giã từ. Cuộc đời… rồi cũng chóng tàn. ♥ ♥ ♥ Và người hãy nhớ rằng Tình đời rồi cũng phũ phàng. Dù người còn hối tiếc nhiều. Dù người còn say men mới. Cũng sẽ…phôi pha.
Đào Văn Bình
(01-06- 2010)
Al and Tipper Gore, married 40 years, to separate
Reuters – Former U.S. Vice President Al Gore and his wife Tipper arrive at the 79th Annual Academy Awards in Hollywood, …
• Slideshow:Al and Tipper Gore to separate after 40 years
By ERIK SCHELZIG, Associated Press Writer Erik Schelzig, Associated Press Writer – 27 mins ago
NASHVILLE, Tenn. – Former Vice President Al Gore and his wife, Tipper, are separating after 40 years of marriage that included a White House run when their sunny relationship offered a counterpoint to President Bill Clinton's philandering.According to an e-mail circulated among the couple's associates on Tuesday, the Gores said it was "a mutual and mutually supportive decision that we have made together following a process of long and careful consideration."Gore spokeswoman Kalee Kreider confirmed the statement came from the Gores, but declined to comment further.The Gores were telling friends they "grew apart" after 40 years of marriage and there was no affair involved, according to two longtime close associates and family friends, who spoke on the condition of anonymity because it was a personal matter.The associates said the Gores, over time, had carved out separate lives, with the former vice president on the road frequently. One of the associates said: "Their lives had gotten more and more separated."Al Gore lost the 2000 presidential election to Republican George W. Bush. He has since campaigned worldwide to draw attention to climate change, which in 2007 led to a Nobel Peace Prize and an Oscar for the documentary "An Inconvenient Truth."The Gores, who were married on May 19, 1970, at the National Cathedral in Washington, crafted an image as a happily married couple during his eight-year stint as vice president in the 1990s and a presidential candidate in 2000. The couple famously exchanged a long kiss during the 2000 Democratic presidential convention.The image of their warm relationship stood in sharp contrast to the Clinton marriage rocked by Bill Clinton's affair with White House intern Monica Lewinsky, a scandal that hung over Gore's own presidential campaign.Al Gore at the time said his wife was "someone I've loved with my whole heart since the night of my high school senior prom."
In a speech to the 2004 Democratic convention, Gore said he wanted to thank "with all my heart my children and grandchildren, and especially my beloved partner in life, Tipper."Tipper said in a 2000 campaign interview with The Associated Press that Al once gave her a Weedeater for her birthday but had learned to be more sensitive over the years and cared about what she wanted."He's very much a gentleman you know, with me around the house," Tipper said. "I know he's dog tired and he could be sitting down and doing something and I need something across the room, he'll get up and get it."On Halloween, Al and Tipper Gore would dress up in costume and greet trick-or-treaters who made their way to the vice president's mansion. One year, she was dressed as a puppy and he was dressed as Underdog.Tipper Gore was a co-founder in 1985 of the Parents Music Resource Center, which pushed for parental warning labels on music with violent or sexually explicit lyrics. The group drew the ire of musicians ranging from Dee Snider of Twisted Sister to Frank Zappa, who said warning labels were unnecessary and a danger to freedom.Tipper Gore later became friends with the late Zappa's wife, Gail, and played drums and sang backup on daughter Diva Zappa's album in 1999.The Gores have four adult children, Karenna, Kristin, Sarah and Albert III.In a letter written to then-girlfriend Tipper as a 17-year-old college freshman, Al Gore wrote: "Mother's having a fit about me riding the motorcycle back to Harvard. Dad's mad at my long hair."Gore later held his father's former seats in the U.S. House and Senate for 16 years. He first ran for president in 1988 at age 39, but drew little support outside the South. A subsequent bid in 1992 was derailed after the Gores' 6-year-old son almost died after being hit by a car in 1989. "It was a very spiritual time for both of us," Tipper Gore later wrote. "In Al's case, he decided to write a book and not to run for president in 1992." The book was "Earth in the Balance," and Al Gore ended up in the thick of the 1992 campaign anyway — as Bill Clinton's running mate. Tipper Gore, who has acknowledged treatment for depression after Albert III's accident, is a vocal advocate on mental health issues. Associated Press Writer Ron Fournier contributed to this report from Washington.
Follow Yahoo! News on Twitter, become a fan on Facebook

*

Wednesday, June 9, 2010


TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * TÔN GIÁO

**

TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM
KHÔNG THA THỨ GIÁO GIAN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.06.2010
Lực Lượng Giáo dân đòi CÔNG LÝ giương cao Thánh Giá ĐỒNG CHJIÊM lên cho Giáo Hội Công Giáo VN hãnh diện. Họ cũng giương cao Thánh Giá ĐỒNG CHIÊM lên để đi giữa lòng Dân Tộc đẻ dấy lên Cao Trào ĐÒI CÔNG LÝ của Toàn Dân. TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM có Thánh Giá thêm sức can đảm để sẵn sàng nói SỰ THẬT dù phải chết như Chúa Giêsu. TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM có Thập Tự Giá làm trung tâm điểm của Cứu rỗi. TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM cho chúng ta vững tin rằng qua đau khổ sẽ thấy ánh sáng vinh quang.
Giáo dân, Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ, Giám mục, Hồng Y và cả Giáo Hòang phải bảo vệ và phát triển TINH THẦN của CÂY THÁNH GIÁ mà Chúa Giêsu đã nằm trên đó chịu chết để CỨU RỖI nhân lọai.
Thập Tự Giá được Đế Quốc La Mã coi như hình phạt, thì Chúa Giêsu đã thánh hóa nó, biến Thập Tự Giá thành CÂY THÁNH GIÁ là biểu tượng hữu hình của sự CỨU RỖI. Từ đó CÂY THÁNH GIÁ đã thành biểu tượng thanh tẩy cho cả người sống lẫn người chết suốt trên 20 Thế Kỷ. Không một người nào mang Đức Tin Công Giáo được hạ nhục CÂY THÁNH GIÁ.
LỰC LƯỢNG ĐÒI CÔNG LÝ lấy THÁNH GIÁ ĐỒNG CHIÊM là Tinh thần hướng dẫn. CSVN đã hạ Thánh Giá Đồng Chiêm. Làm những âm mưu thay thế TGM NGÔ QUANG KIỆT và GM CAO ĐÌNH THUYÊN bằng hai ngợm Giáo gian quốc doanh NHƠN và HỢP, những kẻ thù và những tay sai phản bội Giáo Hội nhằm xa hơn nữa là triệt hạ LỰC LƯỢNG ĐÒI CÔNG LÝ của Giáo Dân, Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ hạ tầng.
Chỉ có qủy Satan mới nhằm triệt hạ Thánh Giá để Nhân lọai không được cứu rỗi và sống trong tội ác ma qủy. Những tay sai CSVN, bề ngòai mang áo tu trì, nhưng bụng dạ chúng làm theo ma qủy nhằm triệt hạ TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM và muốn dẹp tan LỰC LƯỢNG ĐÒI CÔNG LÝ từ nền tảng ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM Thiên Chúa Giáo. Những tay sai này đúng là đám Pharisiêu mà Chúa Giêsu thường nói lúc sinh thời của Ngài.
Sau 40 ngày ăn chay trên Sa-mạc, Chúa Giêsu đã kiên nhẫn cắt nghĩa cho Satan, nhưng nó vẫn chai lỳ để cuối cùng Chúa dứt khóat đuổn chúng : « Hãy cút đi ».
Chúa Giêsu là lòng yêu thương tha thứ, nhưng đối với đám Pharisiêu giả hình, bề ngòai khóac áo hào nhóang lừa bịp, nhưng trong bụng thì chứa đầy tính tóan tội ác, thì Chúa Giêsu không thể tha thứ chúng được. Qua 4 Phúc Aâm, gặp đám Pharisiêu giả hình ở đâu, là Chúa Giêsu mắng chúng và KHÔNG THA THỨ chúng. Chúa nói :
«Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các người giống như mồ mả tôi vôi, bên ngòai có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngòai thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong tòan là giả hình và gian ác. » (Mt 23, 27-28)
Bài viết hôm nay đứng ở phạm vi Bảo Vệ LỰC LƯỢNG ĐÒI CÔNG LÝ theo TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM, nghĩa là dự phóng những biện pháp tự vệ cho LỰC LƯỢNG, mà việc đầu tiên là xua đuổi, bài trừ hay cô lập hóa đám ngợm Giáo gian quốc doanh Pharisiêu giả hình. Những biện pháp này cần sụ huy động Giáo dân, Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ trong cũng như ngoài nước. Cụ thể, để Tự Vệ hữu hiệu chúng ta phải vạch trần cho Công luận những mưu toan phản bội của những kẻ chủ động trong vụ việc thay đổi quyền chức tại Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo phận Vinh.
Chúng tôi kêu gọi những Phong trào hành động sau đây :
=> Đức Tin và Lương Tâm Công Giáo kết tinh ở Thánh Giá Đồng Chiêm
=> Đối thoại với những kẻ chủ trương « Đối thoại giả tạo «
=> Vạch trần tính cách Giáo gian của Gm.Nhơn và Gm Hợp
=> Giáo dân Hà Nội và Vinh tẩy chay và cô lập hóa Giáo gian Nhơn và Hợp
=> Đối thoại và vạch rõ những âm mưu CSVN tại Vatican
=> Cảnh cáo mưu đồ CSVN dùng tay sai Nhơn và Hợp thanh trừng hàng ngũ Giáo dân
Đức Tin và Lương Tâm Công Giáo
kết tinh ở Thánh Giá Đồng Chiêm
Ngày 06.01.2010, CSVN phạm thánh đối với Công Giáo, không phải chỉ đối với Đồng Chiêm, mà còn đối với Giáo Hội Công Giáo VN, đối với Giáo Hội Công Giáo Hòan vũ và đối với tất cả các Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Tin Lành, Chính Thống Giáo và Anh Giáo. Tất cả các Giáo Hội này lấy THÁNH GIÁ làm biểu tượng hữu hình cho ĐỨC TIN vào ơn cứu rỗi mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể nhận lấy tội trần gian trên Thánh Giá. Chính trên cây Thánh Giá, Philatô cho ghi INRI (Giêsu Nazaret, Vua Dân Do Thái), nhận Vương Quyền của Chúa Giêsu.
Tại Tòa Khâm sứ, tại Xứ Thái Hà, CSVN có thể lấy ra vấn đề Đất đai để hạ thấp ý tưởng đấu tranh cho CÔNG LÝ và HÒA BÌNH. Tại Tam Tòa, CSVN cũng nại ra vấn đề di tích Chiến tranh. Nhưng tại Đồng Chiêm, không có vấn đề đất đai hay di tích chiến tranh mà CSVN đã bạo hành đánh đập Giáo dân, nhất là đàn bà.
Tại Đồng Chiêm, CSVN đã phạm một sai lầm rất lớn, đó là động chạm đến THÁNH GIÁ, biểu tượng hữu hình của ĐỨC TIN THIÊN CHÚA GIÁO. Thực vậy, trung tâm điểm của Đức Tin Thiên Chúa Giáo là cây Thánh Giá.
Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể và đã chịu chết trên cây THÁNH GIÁ để cứu Nhân lọai. Đó là trung tâm của Đức Tin vào sự Cứu Rỗi mà mọi người theo Thiên Chúa Giáo nhìn vào đó để hành đạo. Thập tự giá thời Đế quốc La Mã là một hình phạt cho những người bị kết án tử hình. Chúa Giêsu đã biến thập tự giá hình phạt mà ai cũng sợ hãi thời La Mã thành cây THÁNH GIÁ biểu tượng tình Thương yêu cứu rỗi Nhân Lọai. Cây THÁNH GIÁ được kính trọng bởi mọi Tín đồ Thiên Chúa Giáo: Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành cũng như Anh Giáo.
Ngòai việc cây THÁNH GIÁ biểu tượng hữu hình cho Đức Tin, cây THÁNH GIÁ còn là phương tiện mà Chúa Giêsu thiết lập Vương quyền. Năm 1925, Đức Giáo Hòang PIO XI đã tuyên bố LỄ CHÚA GIÊSU VUA, Vương quyền trên THÁNH GIÁ. Thánh Bộ Phụng Tự đã trích Phúc Aâm Thánh Gioan (Jn 18, 33-37), theo đó Vương quyền của Ngài được tuyên xưng trong mùa Phục Sinh và kết thúc trên cây THÁNH GIÁ. Philato đã cho viết tấm bảng INRI (Giêsu Nazaret, Vua dân Do Thái) đóng trên cây THÁNH GIÁ.
Phạm đến cây THÁNH GIÁ là phạm vào sự thánh, vào ĐỨC TIN GIÁO DÂN, vào VƯƠNG QUYỀN CHÚA GIÊSU.
Ngay thời Vua, Chúa cấm đạo, các Vua, Chúa cũng đã hiểu ý nghĩa phạm sự thánh này. Các Vua Chúa chỉ yêu cầu Tín hữu bước qua cây THÁNH GIÁ, là được tha chết. Giáo dân biết rằng bước qua cây THÁNH GIÁ là chối bỏ ĐỨC TIN.
Tại Dồng Chiêm, CSVN đập phá cây THÁNH GIÁ, tức là mạ lỵ chính ĐỨC TIN người Thiên Chúa Giáo vậy.
Biến cố Đồng Chiêm càng làm tăng LỰC LƯỢNG đấu tranh của khối Công Giáo vậy.
Đối thoại với những kẻ chủ trương
«Đối thoại giả tạo«
Một số ngợm Giáo gian Quốc doanh thường đưa ra hai tiếng « Đối Thọai » để trốn trách nhiệm hoặc để làm tay sai CSVN lừa đảo Giáo dân khi Giáo dân đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT. CSVN không bao giờ thành thực khi tuyên bố những lời kêu gọi như «Hòa Giải Hòa Hợp« , « Đoàn Kết Dân Tộc « , «Đối Thoại« , … Chúng đánh đĩ những lời đẹp đẽ ấy nhằm mục đích kêu gọi những người làm Chính trị nhẹ dạ hay muốn nhẩy bàn độc, hoặc những kẻ ham danh vọng nhất thời, đến ngồi dưới trướng của chúng để làm đầy tớ bảo vệ quyền lực độc tài của chúng.
Chúng tôi quả quyết như vậy vì chủ trương trước sau gì của CSVN vẫn là Tập trung Chỉ huy mọi sinh hoạt xã hội vào quyền hành của chúng.
=> Tập trung Chỉ huy Ngôn luận : Thông tin Báo chí phải do Nhà Nước. Mọi ý kiến phát biểu không theo chủ trương của đảng đều bị thanh trừng. Làm thế nào nói đến Đối thoại khi người dân không được phát biểu những ý nghĩ khác với đảng
=> Tập trung Chỉ huy Tôn Giáo : Tôn giáo là một Tổ chức gồm đông Tín hữu. CSVN lo sợ những Tổ chức đông người có khả năng phản đối lại những sai trái của mình, nên chúng tìm đủ mọi cách thay thế vào những Lãnh đạo Tôn giáo cương trực, can đảm dám nói lên sự thực bằng những Lãnh đạo tay sai của mình nhằm dẹp sự phản kháng có thể của Tổ chức Tôn giáo. Quốc doanh hóa Lãnh đạo Tôn giáo theo chủ trương như vậy. Đây là Tập trung Chỉ huy Tôn giáo. Làm sao có Hoà Giải Hoà Hợp, có Đối Thoại khi mà Nhà nước CSVN chủ trương vô hiệu hóa Lương Tâm Tôn Giáo.
=> Tập trung Chỉ huy Kinh tế : Tuyên bố chấp nhận Kinh tế Tự do và Thị trường. Nhưng thực chất là nền Kinh tế Độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế để dễ tham nhũung, ăn cướp của chung thành của riêng cho đảng và đảng viên. Làm sao có Đối thoại, Hòa Hợp Hòa Giải khi mà CSVN dùng quyền lực độc tài để làm bất công Kinh tế. Thực vậy, Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN đã viết rõ rệt: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
=> Tập trung Chỉ huy Đất đai: Nói đất đai thuộc về Nhân dân cho đẹp. Nhưng đảng CSVN giữ quyền quản trị đất đai với Chính trị độc tài. Việc Tập trung Chỉ huy Đất Đai này đã và đang gây ra biết bao bất công trắng trợn. Làm sao có Hòa Hợp Hòa Giải Dân tộc, có Đối Thoại khi Dân Oan mất Nhà Đất bị võ lực đàn áp lúc tụ họp khiếu kiện,
Việc đánh đĩ những chiêu bài Hòa Giải Hòa Hợp, Đối Thoại rành rành như vậy, thế mà một số Giám mục quốc doanh vẫn ngoác mồm nói đến “Đối Thoại “ với nhà nước CSVN mà không biết thẹn. Đây chỉ là những tay sai của CSVN rêu rao như vậy trong thời gian Giáo dân họp nhau Cầu Nguyện ĐÒI CÔNG LÝ. Những Giám mục tay sai CSVN rêu ra vì nhằm mục đích triệt hạ TGM KIỆT và GM THUYÊN đã can đảm nói lên SỰ THẬT về bất công của CSVN. Đây là sự hèn hạ của những Giám mục quốc doanh muốn đánh đĩ hai chữ Đối Thoại nhằm triệt hạ những Giám mục can đảm, cương trực.
Hãy vạch trần tính các gian giảo, đánh đĩ đê hèn này của những Giám mục rêu rao “Đối Thoại “.
Vạch trần tính cách Giáo gian
của Gm.Nhơn và Gm Hợp
Ngày 12.07.2004, Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với Quốc Hội bù nhìn, chính thức công bố Pháp Lệnh Tín Ngưỡng,Tôn Giáo. Theo Văn Bản công bố này, thì Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo (PLTNTG) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15.11.2004.
Luật sư TRẦN THANH HIỆP phản ứng đầu tiên, đã phải than lên: “Nếu cái sản phẩm mà Uỷ ban Thường vụ đã nặn ra ngày 18-6-2004 không được thu hồi trước khi nó có thể tác hại thì từ ngày 15-11 trở đi, vĩnh biệt tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam .“
Trong bài Phỏng vấn ngày 04.08.2004 của UCA News, Hồng Y PHẠM MINH MẪN cũng đành phải công nhận tính cách trói buộc của PLTNTG. Hồng Y nói:’’ Vì thế---(thông qua Pháp Lệnh mới này)---họ cố làm cho các thứ cởi mở hơn. Nhưng tôi vẫn nhận thấy có cùng một hệ thống. Hồng Y muốn nói đến hệ thống XIN—CHO như cũ“.
Chính chúng tôi cũng nghiên cứu kỹ Văn Bản Pháp Lệnh xem tính cách TRÓI BUỘC của Pháp Lệnh như thế nào. Một quy chế XIN—CHO trói buộc các Tôn Giáo phải tuân theo Chính trị Nhà Nước CSVN.
Những Phong trào CHỐNG LẠI Pháp Lệnh nổi lên, nhất là từ Giới Tôn Giáo ở Hải ngọai sau khi Pháp Lệnh được Nhà nước CSVN công bố.
Tại trong nước, thì CSVN xử dụng Mặt Trận Tổ Quốc cùng với đám ngợm Giáo gian quốc doanh lên tiếng hết lòng ca tụng Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo. Những cuộc Hội họp có tham dự của một số Giám mục được tổ chức. Họ muốn nói Pháp Lệnh là do nguyện vọng của các Lãnh đạo Tôn Giáo.
Tích cực hợp tác với Tổ chức ngợm trên đây, có những Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN, Giám Mục LÊ PHONG THUẬN, GM. NGUYỄN TÍCH ĐỨC, GM. NGUYỄN THANH HOAN làm việc sát cánh với LM. THIỆN CẨM, LM.PHAN KHẮC TỪ, LM. NGUYỄN TẤN KHÓA.
Trong một bài nhận định lại viết ngày 16.12.2004 về sự hợp tác ủng hộ của một Giám mục, tôi đã viết như sau:
“Theo việc tuyên truyền của báo chí Nhà Nước và đặc biệt theo dõi báo Công Giáo và Dân Tộc, việc thai nghén quái thai hầu hết là do sự đóng góp tích cực của đám ngợm giáo gian quốc doanh. Báo chí đăng tải những cuộc Hội Họp đóng góp ý kiến cho Pháp Lệnh từ những Lãnh đạo Tôn Giáo. Họ tuyên truyền rằng Pháp Lệnh được thành hình là do ý kiến của chính Tôn Giáo. Người Nước Ngoài rất khó lòng phân biệt những Lãnh đạo chân chính và những Lãnh đạo Tôn Giáo quốc doanh. Khi trong những cuộc Hội Họp góp ý như vậy, có sự tham dự của những Giám Mục như Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN, Giám Mục LÊ PHONG THUẬN, GM. NGUYỄN TÍCH ĐỨC, GM. NGUYỄN THANH HOAN, tham dự của các Linh Mục như LM. THIỆN CẨM, LM.PHAN KHẮC TỪ, LM. NGUYỄN TẤN KHÓA..., thì cái quái thai kia được bọc bằng chiếc áo chùng thâm Giám Mục, Linh Mục. Người Nước Ngoài nhìn thấy chiếc áo chùng thâm mà dễ lầm về cái quái thai ghê tởm Ma cà rồng bên trong. Thậm chí một số Giáo dân Việt Nam còn lầm về quái thai này vì có sự góp ý của Giám Mục, Linh Mục mà chính họ chưa có giờ nhìn tính cách quốc doanh của những Giám Mục và Linh mục ấy. Chính quyền Hoa Kỳ nhìn rõ thấy sự ghê tởm của quái thai này và đã quyết định xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần lưu tâm về Tôn Giáo.
Trước việc quyết định đó của Hoa kỳ và Cao trào chống Pháp Lệnh từ Quốc nội đến Hải ngoại, Cộng sản lại xử dụng đám bầy tôi giáo gian quốc doanh để tuyên bố nhố nhăng chống lại quyết định của Hoa kỳ và những Đoàn thể đấu tranh chống Pháp Lệnh. Trong kỳ Đại Hội của đám ngợm vào đầu tháng 10 vừa rồi, khi đề cập đến việc Hoa kỳ xếp Việt Nam vào những nước đáng quan tâm về Tôn Giáo, Linh mục Nguyễn Tấn Khóa đã long trọng tuyên bố rằng Nhà Nước cần Mặt Trận Tổ Quốc can thiệp giải quyết những vấn đề Tôn Giáo. Linh mục muốn nhấn mạnh đến sự quan trọng của Điều 7 được cho vào Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo. Ngợm Nguyễn Tấn Khóa, Linh mục, Chủ tịch Uûy Ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, đã tuyên bố ngày 24.09.2004 (đăng trên báo NHÂN DÂN: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới đúng là cơ quan trọng yếu để quan tâm đến vấn đề tôn giáo Việt Nam chứ không phải là Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôn giáo luôn là nạn nhân của những thế lực thù địch với Việt Nam lợi dung. Cần phải có thời gian và sự can thiệp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nữa của Mặt trận Tổ quốc để đem lại lòng tin cho nhân dân, cho đồng bào có đạo đối với Đảng và Nhà nước. Mặt trận phải có mặt kịp thời để giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa những vị lãnh đạo tôn giáo với chính quyền một số nơi, không để "cái xảy nảy cái ung" khiến các thế lực thù địch lợi dung.”
Trong Buổi hội thảo hướng dẫn thi hành Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo được tổ chức ngày 8-10-2004 tại Hội trường Ban Dân vận Mặt trận Trung ương phía Nam, Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN đã hồ hởi trông đợi việc rặn đẻ ra quái thai Ma cà rồng ghê tởm: “Người Công giáo dấn thân phục vụ xã hội cũng chính là phục vụ người đồng đạo... Tôi nghĩ các tôn giáo sẽ có nhiều đóng góp tốt đẹp hơn nữa nếu được tạo nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp. Các tôn giáo đang trông đợi Pháp lệnh TNTG và Nghị định triển khai tạo nên một sự an tâm và tin tưởng”. (Trích Công giáo và Dân tộc, số 1479, tuần lễ 15.10 – 21.10.2004, tr. 14).
Riêng về Gm NGUYỄN THÁI HỢP, thì rất nhiều người đã biết Nguyễn Thái Hợp theo Công sản từ những năm còn là Sinh viên.
Tôi, NGUYỄN PHÚC LIÊN, và Tiến sĩ HỒ NAM TRÂN (Hồng Lĩnh) đã biết khuynh hướng theo Cộng sản của Lm. NGUYỄN THÁI HỢP, dòng Đa-Minh, từ thời Linh mục còn là sinh viên như chúng tôi học tại Thụy sĩ vào những năm 1967, nghĩa là cách đây 43 năm. Chúng tôi là sinh viên Công giáo đi dự Thánh Lễ và do Linh mục cử hành. Linh mục đã lợi dụng bài giảng trong Thánh Lễ để nói về Cộng sản. Chúng tôi đã muốn bợp tai Linh mục khi Linh mục giảng nói bênh vực Cộng sản. Nhưng vì bài giảng ở trong Thánh Lễ, nên chúng tôi không thể lôi Linh mục xuống để bợp tai.
Linh mục thích đánh cờ tướng. Một lần chúng tôi định rủ Linh mục đến phòng của tôi đánh cờ tướng và định trong dịp này, chúng tôi giữ chặt người Linh mục lại để một nữ sinh viên, Cô PHẠM THỊ TÀI, tát vào mặt Linh mục một cái về cái tội nói bênh vực Cộng sản.
Những sinh viên thời ấy còn sống để chứng nhận Linh mục theo khuynh hướng bênh vực Cộng sản: NGUYỄN PHÚC LIÊN (Geneva), HỒ NAM TRÂN (Lausanne), PHẠM XUÂN CẢNH (Lausanne), ĐINH QUANG NGỌC (Geneva), ĐINH VĂN BAN (Geneva), PHẠM THỊ TÀI (Hoa kỳ), NGUYỄN THỊ THANH (Paris), Linh mục VIỆT-CHÂU (Giám đốc Báo Dân Chúa Hoa kỳ), Giám mục VÕ ĐỨC MINH (Nha Trang).
Tại sao Lm HỢP đã có một thời gian dài học tại Nam Mỹ và làm việc tại đây ?
Vào những năm Linh mục học tại Fribourg, phong trào “Thần học Giải phóng “ được phát động mạnh tại Nam Mỹ. Chính tôi đã được nghe một Giám mục từ Nam Mỹ đến Thụy sĩ nói ở Đại học về “Thần học Giải phóng“. Linh mục Hợp đã đi Nam Mỹ học và làm việc tại đây vì “Thần học Giải phóng“ này. Xin lưu ý rằng “Thần học Giải phóng “ sau này đã bị Vatican cấm ngặt.
Tẩy chay và Cô lập hóa Giáo gian Nhơn và Hợp
Kêu gọi Giáo dân đi Nhà Thờ đông đảo thì khó, chứ làm gương xấu để Giáo dân không đến Nhà Thờ dự Lễ thì dễ dàng.
Trong âm mưu thay thế TGM NGÔ QUANG KIỆT và GM CAO ĐÌNH THUYÊN bằn hai ngợm Giáo gian quốc doanh NHƠN và HỢP, người ta thấy có sự cấu kết tội lỗi giữa CSVN và một số Giám mục Việt Nam với Vatican mà ĐÔ Cao Minh Dung làm nội gián. Bao nhiêu nguyện vọng chính đáng của Giáo dân, Linh mục, Nam Nư Tu sĩ đưa lên đều bị bỏ xọt rác.
Đó là màn bi kịch do Giáo quyền và Thần quyền độc tài áp đặt lên đầu Giáo dân mà không đếm xỉa đến ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM Công giáo của Giáo dân. Nhưng 3’000’000 Ngô Quang Kiệt và 500’000 Cao Đình Thuyên vẫn còn đó để tẩy chay và co lập hóa những giáo gian Pharisiêu tay sai của CSVN vô thần
Hai tỉ dụ tẩy chay
Tỉ dụ thứ nhất tại Hà Nội: Tẩy chay Lễ cử hành bởi Gm.Giáo gian Nhơn:
“VRNs (19.05.2010) – Hà Nội – Thánh lễ giỗ lần thứ 20 của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã diễn ra hồi 18g00 ngày 18/5/2010 tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Đồng tế với Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn là quý Đức cha Đặng Đức Ngân, Đức cha Nguyễn Văn Yến và các linh mục trong TGP Hà Nội.
Hiện diện trong thánh lễ, Giám mục và linh mục đông hơn giáo dân! Mọi người yêu công lý sự thật đã giăng biểu ngữ và không hiểu tại sao điện toàn khu vực tòa TGM mục tắt hết, tối như đêm ba mươi.”
Tỉ dụ thứ hai tại Vinh: Không thèm tiếp Lm Tổng Đại Diện
Tôi quen một người bạn tại Geneva. Oâng là cựu tu sĩ thuộc Giáo phận Vinh. Oâng học trước Lm Nguyễn Đình Thi một lớp. Du học tại Paris và sau đó làm việc tại Liên Hiệp Quốc Geneva. Nhân nói về tinh thần Giáo dân Vinh, ông kể cho tôi câu chuyện như sau. Một họ đạo tại Vinh có vấn đề tranh chấp với quyền lực Cộng sản địa phương. CSVN nhờ một Linh mục có quyền cao trong Giáo phận đến để giải quyết vấn đề. Linh mục này được Công an dùng xe nhà nước chở đến họ đạo, Hội đồng Giáo xứ đã nói với Linh mục ấy như sau :
«Công an dùng xe nhà nước chở Cha đến đây, thì chúng con không tiếp Cha và Công an. Cha hãy bảo Công an chở Cha về nhà. Còn nếu Cha đến đây một mình, không bằng xe của Công an, thì chúng con sẵn sàng tiếp đón Cha ! »
Tẩy chay hai Giáo gian Nhơn và Hợp
để cho Hội Đồng GMVN và Vatican một bài học
CSVN có thể sai khiến một số Giám mục ngợm Giáo gian Quốc doanh để thao túng Hội Đồng GMVN để cả HĐGMVN phải yên tiếng, thì Giáo dân có quyền tẩy chay cả Hội Đồng GMVN để các Giám mục chân chính thấy rằng việc yên tiếng của mình là tòng phạm với tội lỗi. Cũng vậy, chúng ta cũng coi thường cả Vatican để nghe theo cố vấn của tay sai CSVN nằm vùng mà xé bỏ những nguyện vọng chính đáng của Giáo dân, mà nhắm mắt theo đề nghị của Thế quyền ác độc đưa hai Giáo gian về thay thế những Chủ chăn chân chính.
Việc cứng rắn tẩy chay Hội đồng GMVN, các Giáo gian Nhơn và Hợp để chứng tỏ cho Vatican và các Giám mục VN biết rằng việc làm của họ đang gây tác hại lên ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM của Giáo dân Công giáo VN. Làm cho họ mỗi ngày mỗi thấm lời răn dậy và hình phạt mà Chúa Giêsu đã nói tới cách đây 20 Thế kỷ:
« Khốn cho các người ! Các người rảo khắp đất liền và biển cả để rủ cho một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi». (Mt. 23, 15)
“Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.” (Mt. 18, 6).
Đối thoại và vạch rõ những âm mưu CSVN tại Vatican
Nguy hại hơn hết là CSVN xử dụng những ai Cố vấn về việc Bổ nhiệm hay Thuyên chuyển Giám mục từ Vatican.
Thực vậy:
Giám mục Việt Nam cúi đầu nhận lệnh ĐƯỜNG LỐI Vatican, nhưng ĐƯỜNG LỐI ấy bị khuynh đảo như thế nào do Đ.Ô.CAO MINH DUNG, thân CSVN và nhất là có sự mờ ám đàn bà liên hệ mật thiết với Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa Kỳ) mà CSVN xử dụng như chìa khóa bắt ép Đ.Ô. CAO MINH DUNG pải tuân theo chỉ thị của chúng để cố vấn việc Bổ nhiệm và Thuyên chuyển Giám mục VN.
Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG thay thế Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG trong việc cố vấn bổ nhiệm và thuyên chuyển Giám mục ở Việt Nam. Chúng tôi nhận đựơc Bản Tin sau đây về Đức Ông CAO MINH DUNG.
Bản Tin dưới đây do một Linh mục đã trọng tuổi từ Huế gửi. Khi cần Linh mục này sẵn sàng đưa tên tuổi của mình ra để chịu trách nhiệm về Bản Tin. Bây giờ thì Độc giả biết Linh mục đó là Lm.PHAN VĂN LỢI. Cái thiện ý của Linh mục PHAN VĂN LỢI làm làm thế nào để CSVN không xử dụng CÁI TẨY để bắt ĐÔ Cao Minh Dung thực hiện chủ trương Quốc doanh hóa Hàng Giám mục VN từ những quyết định của Vatican.
(Bản Tin viết dưới dạng VietNet (VIQR) được chuyển sang UNICODE, do Nguyễn Phúc Liên, để độc giả dễ đọc)
« Anh ....... thân mến,
Xin cảm ơn Anh đã hồi âm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của Anh.
Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vo.ng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.
Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.
Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụỵ
……….
(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)
.............
Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn».
CHÚ THÍCH
(của Nguyễn Phúc Liên về hai dòng cắt đi trong Bản Tin) :
Hai dòng này liên hệ đến vấn đề đàn bà liên quan đến một người rất thân của Đức Ông CAO MINH DUNG. Đây là phạm vi mà Công sản xử dụng như một CÁI TẨY bắt ép đối thủ phải chấp nhận những điều kiện. Vấn đề này liên hệ đến Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa kỳ). Chúng tôi muốn liên lạc với Lm. ĐỖ THÀNH CHÂU để chính Ngài khẳng định hay liên lạc với Đức Ông CAO MINH DUNG thì tốt hơn. Thiện ý của Linh mục đưa tin (Lm.PHAN VĂN LỢI) là tránh cho ĐÔ Cao Minh Dung đừng vì CÁI TẨY mà CSVN giữ về đàn bà con gái để làm cho Đức Oâng phải làm theo chủ trương của chúng, chứ là việc tố cáo chuyện đàn bà con gái một cách đơn thuần. Đó là mục đích chính của việc đưa tin của Lm.PHAN VĂN LỢI với đầy thiện ý cho Giáo Hội và cho chính ĐÔ Cao Minh Dung. Chính Lm.PHAN VĂN LỢI đã viết tỏ tường thiện ý của mình trong bản tin mà tôi nhận được: “Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn».
Vậy thì :
1) MỘT LÀ Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU, người thân đặc biệt, tự động liên lạc với Đ.Ô. CAO MINH DUNG nói rằng Đ.Ô. CAO MINH DUNG phải rút khỏi VỊ TRÍ khuyên Vatican về việc bổ nhiệm hay thuyên chuyển Giám Mục Việt Nam theo ý muốn của CSVN.
2) HAI LÀ chúng tôi vạch trần cho công chúng, dùng áp lực Giáo dân để Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU tích cực khuyên ĐÔ CAO MINH DUNG làm cách nào cho CSVN khỏi có cơ hội xử dụng CÁI TẨY trên Đức Ông làm hại Giáo Hội Việt Nam.
Nếu chúng ta không hành động tối thiểu ngăn chặn ĐÔ.CAO MINH DUNG cố vấn tại Vatican, thì với quyền chấp nhận hay không của CSVN cho ai lên làm Giám mục, Hàng Giám Mục Việt Nam sẽ bị CSVN quốc doanh hóa mau chóng.
Xin qúy Giáo dân, qúy Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ có cơ hội liên hệ trực tiếp với Vatican, hãy tìm mọi cách ngăn cản ĐÔ.CAO MINH DUNG tiếp tay cho CSVN quốc doanh hóa Hàng Giám mục VN.
Nội dung Bản Tin của Lm.PHAN VĂN LỢI, thái độ tích cực của Lm.ĐỖ THÀNH CHÂU hay sức ép của Công luận đều nhằm thiện ý cho Giáo Hội và cho chính ĐÔ Cao Minh Dung.
Cảnh cáo mưu đồ CSVN dùng tay sai Nhơn và Hợp
thanh trừng hàng ngũ Giáo dân
Khi CSVN nhất quyết tìm đủ mọi cách để lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi địa bàn Hà Nội và tìm người thay thế ngoan ngõan làm theo Chính trị của họ, đó chưa phải là mục đích tối hậu của CSVN.
Mục đích tối hậu của CSVN là giải tán cho bằng được LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ hiệp nhất thành một khối ĐÒI CÔNG LÝ và SỰ THẬT. Chúng sợ LỰC LƯỢNG này cũng như sợ tất cả mọi Lực Lượng quần chúng khả dĩ đối kháng lại Chính trị độc tài đè nén của chúng.
Những kẻ Chăn chiên giả đang nộp con chiên cho lang sói. Chúng ta kêu gọi Giáo dân hãy phản công lại những kẻ Chăn chiên giả này để bảo vệ lấy ĐỨC TIN của mình.
Chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề BẢO VỆ AN NINH THÂN XÁC cho những thành phần cốt cán của LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ. Những kẻ Chăn chiên giả không phải là chỉ giao Linh hồn Con chiên cho Ma qủy, mà còn giao THỂ XÁC của Con chiên cho CSVN dầy vò, bỏ tù.
Thực vậy, tiến trình thanh trừng của CSVN đối với LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ như sau:
1) Lọai được TGM NGÔ QUANG KIỆT rồi, chúng thay thế vào đó Gm Giáo gian quốc doanh Nguyễn Văn Nhơn ngoan ngõan làm theo Chính trị của chúng hoặc tối thiểu án binh bất động khi chúng tiếp tục thanh trừng ở những giai đọan kế tiếp.
2) Giai đọan tiếp là CSVN lọai những Linh mục dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, nơi tụ họp Giáo dân Cầu Nguyện. Chúng trả thù các Linh mục dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Nếu TGM KIỆT đi rồi, mà còn các Linh mục dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nằm đó, thì chúng vẫn sợ Giáo dân tụ họp lại Cầu Nguyện.
3) Giai đọan ba là chúng tìm trong Linh mục đòan Hà Nội, những Nam Nữ Tu sĩ đã tác động tích cực trong những buổi nhóm họp cầu nguyện của Giáo dân. Chúng đã quay phim, chụp hình, ghi âm phát biểu của những Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ tích cực ấy. Chúng tìm những cớ để thanh trừng, bắt tội, bỏ tù…
4) Giai đọan bốn là chúng tìm ra trong hàng ngũ Giáo dân những Thanh niên đã tích cực tổ chức cho Giáo dân tụ lại Cầu Nguyện.
Tóm lại, CSVN sẽ diệt tận gốc LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ để trừ hậu họa cho chúng trong lâu dài.
Một số Giám mục như Hồng y MẪN, Gm NHƠN vân vân chỉ hy vọng hão vào Thương lượng, Đối thọai. Khi CSVN đã diệt được tận gốc Lực Lượng Giáo dân rồi, thì những lời đối thọai, thương lượng của Giáo quyền chỉ như gió thỏang qua không được Cộng sản nghe nữa. Những Giám mục này, ngay cả Vatican đã hy vọng hão. Thực vậy, muốn lời nói đối thọai, thương thảo của mình có giá trị, được kính nể, thì phải có LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN mạnh đứng đàng sau hậu thuận. Thánh Gandhi bất bạo động, nhưng phải có Khối dân khổng lồ sẵn sàng bạo động đứng đáng sau, thì Nước Anh mới nghe và trả Độc Lập cho Ấn Độ.
Vấn đề AN NINH THÂN XÁC của những thành phần cốt cán của LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ không thể trao phó trong tay những Giám mục mơ mộng đối thọai ảo tưởng.
Chính LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ phải tự lo BẢO VỆ AN NINH CHO THÂN XÁC MÌNH. Khi một Linh mục hay một Giáo dân bị bắt, bị bỏ tù… thì lúc đó mới kêu gào trách móc Hồng y Mẫn, Gm Nhơn hay Vatican hay sao?
Họ cao chạy xa bay, hết đối thọai, nhưng thân xác mình ngồi tù !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.06.2010

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ

*

KINH TẾ TRUNG QUỐC:
CÔNG NHÂN NỔI DẬY,
CSTQ NHƯỢNG BỘ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 08.06.2010
Một trong những Lý thuyết gia về Kinh tế Cổ điển Anh quốc, Nhà Đại Kinh tế gia David RICARDO đã phát minh ra đơn vị đo lường giá trị của những sản phẩm công nghệ. Đơn vị đo lường đó là sức LAO ĐÔNG hội nhập vào sản phẩm (Force de Travail intégrée dans un Produit). Thiên nhiên tăng giá trị là nhờ nhân lực góp công khai thác. Những sản phẩm cuối cùng để thỏa mãn những nhu cầu của con người tiêu thụ là một chuỗi những biến chế do nhân lực can thiệp vào. Làm tăng giá trị Thiên nhiên hay biến chế sản phẩm, gọi là sinh hoạt kinh tế, làm tăng sự giầu có của quốc gia (création et augmentation des richesses nationales). Thặng dư tích lũy từ sinh hoạt kinh tế tạo thành cái vốn tư bản. Như vậy cái vốn tư bản cũng là do lao động tạo ra.
Karl Mars lấy lại lý thuyết này của David Ricardo để ca tụng sức lao động trước trào lưu phát triển kinh tế của thời của ông. Karl Mars nhận thấy rằng giới tư bản cầm vốn đã khai thác sức lao động triệt để để làm tăng vốn tư bản của mình trước đây đã nhờ sức lao động mà có. Ông biện luận về Vong thân Lao động, nghĩa là người Lao động làm ra vốn Tư bản, rồi giao nó trong tay giới Tư bản để rồi chính người Lao động phải bị bóc lột do vốn tư bản này. Lao động là chủ vốn tư bản, giao vốn ấy trong tay giới tư bản để rồi chính Lao động trở thành nô lệ cho vốn tư bản.
Lénine, Chính trị gia, xử dụng biện chứng Vong thân Lao động để hô hào Lao động đứng lên tranh đấu đòi lại quyền làm chủ vốn tư bản do chính mình làm ra. Cuộc đấu tranh của Lao động được đẩy đến đấu tranh giai cấp đẫm máu: phải giết giới Tư bản để lấy lại Vốn Tư bản do chính giới Lao động vô sản làm ra. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc đấu tranh và thiết lập một Thể chế độc tài đảng trị.
Người Lao động thời Lénine đối diện đấu tranh với một mình lực lượng Tư bản, nhưng Công nhân Trung quốc và Việt Nam hiện nay đứng lên đấu tranh với những lực lượng nào? Tư bản ? Cộng sản ? Hay cả hai cùng một lúc ?
Chúng tôi viết bài này nhân việc đứng lên của Công nhân Trung quốc đang diễn ra tại FOXCONN và HONDA trong hai tuần vừa qua. Bài viết này nhằm trả lới cho những câu hỏi vừa đặt ra trên đây. Viết bài này, chúng tôi dựa trên những thông tin mới nhất sau đây:
* Le Figaro 07.06.2010, trang 8:
CHINE: LI PENG JUSTIFIE LA REPRESSION DE TIANANMEN
* Le Monde 07.06.2010, trang 17 :
J’ACCUSE LE REGIME CHINOIS
* Financial Times 07.06.2010, trang 26 :
FOXCONN TO FACE INVESTOR QUESTIONS
* AFP Beijing 04.06.2010:
LES AUTORITES CHINOISES ONT AUTORISE UNE VAGUE AUGMENTATION DU SALAIRE MINIMUM
* Financial Times 03.06.2010, trang 9:
CHINESE LABOUR IS LICENSED TO STAKE ITS CLAIM
* Financial Times 03.06.2010, trang 14:
FOXCONN RAISES PAY BY 30% IN CHINA
* The Wall Street Journal 03.06.2010, trang 22:
HON HAI BENDS AMID SCRUTINY AND RAISES WAGES 30%
* REUTERS Beijing 02.06.2010 by Aileen WANG & Simon RABINOVITCH:
L’EVOLUTION DEMOGRAPHIQUE PROPICE AUX REVENDICATIONS SOCIALES
* Beijing Asia news/Agencies 02.06.2010:
THE NEW CHINESE WORKING CLASS, WILLING TO COMMIT SUICIDE RATHER THAN BEND TO OPPRESSION
* Le Monde 01.06.2010, trang 16:
EN CHINE , LA GREVE DES OUVRIERS DE HONDA ILLUSTRE LE MALAISE SOCIAL
* The Wall Street Journal 31.05.2010, trang 21:
CHINESE OFFICIAL WEIGHS IN ON HON HAI
* Le Monde 31.05.2010, trang 17:
C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER
* Le Figaro 31.05.2010, trang 21:
LA GROGNE SOCIALE MONTE EN CHINE
Cộng sản cấu kết với Tư bản
để bóc lột sức Lao động
Mars và Lénine chỉ kêu gọi giới vô sản mà chính yếu là Công nhân đứng lên chống lại sự bóc lột của Tư bàn. Đảng Cộng sản tự nhận giữ vai trò lãnh đạo độc nhất cho giới vô sản và quyền lãnh đạo này là độc tài.
Chế độ độc tài đảng trị của Thế giới Cộng sản sụp đổ. Nhưng Trung quốc, Việt Nam, Cu ba và Bắc Hàn vẫn giữ nguyên chế động Cộng sản độc tài đảng trị.
Đứng trước những thất bại Kinh tế, những chế độ này phải hướng về Thế giới Tự do được gọi là kẻ thù Tư bản.
Cuộc mở cửa Trung Cộng chơi với Tư bản để kiếm cơm bắt đầu từ ĐẶNG TIỂU BÌNH. Bắt tay với Thế giới Tư bản tôn trọng Tự do và Nhân quyền, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn giữ Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Theo LI PENG, Đăng Tiểu Bình, người cha của những cải cách Trung quốc, nhưng cũng chính ông đã yêu cầu quân đội quét sạch cuộc nổi dậy Thiên An Môn ngày 04.06.1989 (theo Le Figaro 07.06.2010, trang 8). Những cải cách của Đặng Tiểu Bình chỉ là về Kinh tế trong thế bí chết đói, nhưng về mặt độc tài Chính trị, thì không có cải cách gì.
Con đường cải cách của Trung quốc vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nghĩa là bắt tay với Thế giới Tư bản để thủ lợi Kinh tế nhưng quyền độc tài Chính trị để đàn áp Dân chúng vẫn không thay đổi.
Kinh tế Trung quốc ngày nay là sự CẤU KẾT giữa TƯ BẢN NGOẠI LAI và QUYỀN HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC để cùng hiệp lực KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ VÀ VÔ NHÂN ĐẠO khối Nhân lực khổng lồ Trung quốc:
1) TƯ BẢN NGOẠI LAI
Các nước Tư bản Á châu như Nhật bản, Nam Hàn, Đài Loan đã chuyển vốn vào để tổ chức những Cơ xưởng sản xuất. Những Công ty Liên quốc gia Âu châu cũng tổ chức sản xuất linh kiện tại Trung quốc. Thậm chí Hoa kỳ, tượng trưng cho Thế giới Tự do, Tư bản, trọng Nhân quyền, cũng chỉ nhắc sơ sài “mấy thắc mắc nhân quyền “, rồi để những đại Công ty liên quốc gia của mình sản xuất linh kiện tại Trung quốc.
Mục đích của những Công ty Tư bản (Entreprises Capitalistes) là nhằm LỢI NHUẬN TỐI ĐA. Muốn có Lợi nhuận tối đa, thì một mặt tìm cách sản xuất hàng hóa với giá thành tối thiểu và mặt khác tìm cách bán hàng hóa ở những Thị trường có gia bán cao nhất. Như vậy, Lợi nhuận sẽ được tăng từ hai phía: phía Giá thành tối thiểu và phía Giá bán tối đa. Để có Giá thành tối thiểu, nhất là cho những hàng hóa thông thường xử dụng nhân lực, những Công ty Tư bản liên quốc gia tất nhiên chuyển sản xuất sang Trung quốc, nơi mà họ có thể trả lương cho nhân lực với đồng lương bóc lột, rẻ mạt. Khi hàng sản xuất xong, họ chuyển sang bán tại Thị trường Tây phương với giá sinh hoạt cao tại các xứ này. Người làm kinh tế chỉ nghĩ đến Lợi nhuận, mà không nghĩ đến nhân quyền của Công nhân. Người ta nói Henry FORD khi tuyên bố: “Tôi trả lương cao cho Công nhân để họ mua xe hơi mà tôi sản xuất “ là câu nói nhân đạo. Thực ra đây cũng là câu nói kinh tế. Thực vậy, công nhân là người Mỹ, xe hơi sản xuất tại Mỹ và bán cho người Mỹ. Đó là tính toán Kinh tế. Trong khi ấy, hãng DELL, chẳng hạn, sản xuất máy tại Trung quốc, không cần phải trả lương cao cho người Trung quốc, vì hàng đem bán ở Mỹ và ở Âu châu với giá cao, không cần người thợ Trung quốc mua máy của mình.
Việc tính toán ích kỷ này của những Công ty liên quốc gia đang tạo thất nghiệp cho Mỹ và Liên Âu.
Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu tràn ngập hàng Trung quốc do nước này bóc lột sức lao động của khối người Trung quốc để bán rẻ cho những Công ty Liên quốc gia thiết lập sản xuất làm lao động Hoa kỳ và Liên Aâu thất nghiệp. Ký giả Pierre-Antoine DELHOMMAIS, trước những cuộc đình công ở Tây phương, đã viết trên Le Monde 31.05.2010, trang 17, với đầu đề:”C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER” (Phải đi Bắc kinh để biểu tình).
2) QUYỀN HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC
Trung quốc cần TƯ BẢN NGOẠI LAI mang vốn vào tổ chức sản xuất. Trung quốc cần những Công ty liên quốc gia ngoại lai tổ chức sản xuất vì hai lý do: (i) mang vốn tư bản ngoại lai vào nước mình, (ii) đồng thời những Công ty liên quốc gia lại có những liên hệ sẵn tại những Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu. Thực vậy, Trung quốc có thể có vốn để tổ chức sản xuất, nhưng chưa đặt gốc rễ truyền thống tại các Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu, nên tự mình đi kiếm Thị trường thì gặp những khó khăn và cạnh tranh. Như vậy, Trung quốc không phải chỉ nhờ vốn tư bản nước ngoài, mà chính yếu còn nhờ cơ sở truyền thống sẵn có của những Công ty liên quốc gia này tại những Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu.
Trung quốc cần giới tư bản ngoại lai, và ngược lại giới tư bản ngoại lai cũng cần Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Thực vậy, giới tư bản ngoại lai muốn có nhân công với số lương thấp bóc lột, dù biết rõ rằng đó là phi nhân bản. Để có thể chỉ trả lương thấp bóc lột cho lao động, họ cần có một Chính quyền địa phương độc tài, tàn ác, có thể đàn áp, bịt miệng giới lao động. Những Công ty liên quốc gia ngoại lai nếu nói đến dân chủ, nhân quyền, đó chỉ là giả hình bởi vì thực tế họ muốn một chính quyền địa phương cấm nghiệp đoàn độc lập, cấm quyền ăn nói than vãn, để họ yên tâm trả lương rẻ bóc lột cho nhân công. Họ muốn một chính quyền độc tài có thể bắt dân bán sức lao động với giá rẻ, không được than vãn như một đoàn người nô lệ.
Tóm lại, QUYỀN LỰC ĐỘC TÀI TRUNG QUỐC cần tư bản ngoại lai về vốn và về có sẵn thị trường tiêu thụ, trong khi đó TƯ BẢN NGOẠI LAI cần Quyền lực Độc tài Trung quốc để bắt ép Dân trung quốc tuân lệnh bán rẻ sức lao động như đàn nô lệ cho tư bản ngoại lai. Độc tài Cộng sản CẤU KẾT với Tư bản ngoại lai để bóc lột Lao động.
Người CÔNG NGHÂN thời Cộng sản Lénine chỉ đấu tranh chống lại Tư bản, thì ngày nay, người CÔNG NHÂN tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam phải đấu tranh chống lại cùng một lúc hai lực ượng CẤU KẾT của Độc tài Cộng sản và Tư bản ngoại lai. Đó là cuộc nổi dậy của Công nhân Trung quốc hiện giờ với thí diểm là FOXCONN và HONDA.
CÔNG NHÂN tự tử và đình công
tại Foxconn và Honda như một thí điểm đấu tranh
Xin nhắc lại rằng Nhà Nước Trung quốc cũng như Việt Nam luôn luôn sợ sệt những cuộc quần chúng nổi dậy. Quần chúng có thể là lực lượng Tôn giáo, lực lượng Nông dân, lực lượng Công nhân. Lực lượng Tôn giáo tại Trung quốc không đáng kể vì Cộng sản đã dùng mọi biện pháp đè bẹp. Cộng sản cũng đã thẳng tay đàn áp lực lượng Pháp Luân Công. Đối với lực lượng Nông dân, thì bản chất là phân tán theo đất đai. Riêng đối với Công nhân, vì phải tụ họp lại trong các Cơ xưởng sản xuất, nên đây là một lực lượng có khả năng đồng đứng lên đấu tranh.
Chính Thủ tướng ÔN NHƯ BẢO là người hiểu sự CẤU KẾT giữa Độc tài Chính trị và Tư bản ngoại lai mà chúng tôi trình bay trên đây. Bản chất của sự cấu kết này là bán rẻ sức lao động cho tư bản ngoại lai, tạo sự chênh lệch lợi nhuận cho tư bản ngoại lai và đảng Cộng sản cầm quyền độc đoán bán rẻ sứ lao động của Dân. Đại đa số dân chúng không được hưởng hiệu quả của phát triển Kinh tế. Ôn Như Bảo gọi đó là sự phân phối không đồng đều về thu nhập Kinh tế và chính ông nói trước Quốc Hội ngày 14.03.2010 về viễn tượng nổi dậy của lực lượng Công nhân:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Nhìn những con số thống kê của Nhà Nước, chúng ta nhận ra ngay sự chênh lệc phân phối thu nhập từ phát triển Kinh tế (Bản tin Reuters Beijing 02.06.2010):
“Selon les statistiques officielles, la part de la main-d'oeuvre dans le revenu national est passée de 53,4% en 1996 à 39,7% en 2007, tandis que celle des entreprises grimpait de 21,2% à 31,3% » (Theo thống kê nhà nước phần dành cho nhân công trong thu nhập quốc gia đi từ 53.4% năm 1996 xuống 39.7% năm 2007, trong khi đó phần dành cho những Công ty tăng từ 21.2% năm 1996 lên 31.3% năm 2007)
Hãng AFP 04.06.2010 từ Bắc Kinh cũng cùng nhận định về sự phân phối không đồng đều mà chính Ông Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội:
“Malgré une croissance économique spectaculaire, la rémunération du travail a chuté par rapport à la richesse produite depuis le lancement des réformes économiques en Chine: elle représentait 56,5% du produit intérieur brut en 1983, mais 36,7% en 2005, affirmait récemment un responsable syndical ». (Mặc dầu tăng trưởng kinh tế lạ lùng, việc thù lao cho công nhân đã tụt dốc so với sự giầu có làm ra từ ngày khởi công những thay đổi kinh tế tại Trung quốc : phần dành cho công nhân chiếm 56.5% Tổng sản lượng quốc gia năm 1983, nhưng chỉ còn 36.7% năm 2005, đó là lời khẳng định của một người trách nhiệm nghiệp đoàn)
Thí điểm Công nhân nỏi dậy tại Foxconn và Honda là sự hiện thực đấu tranh vì bất công mà Ôn Gia Bảo tiên đoán.
Trong thời gian gần đây nhất cho đến ngày hôm nay, báo chí quốc tế nói nhiều đến những vụ công nhân tự tử của FOXCONN, những vụ đình công của công nhân các nhà máy HONDA.
Thực ra, tình trạng này không làm ngạc nhiên vì nó đã được tiên đóan bởi chính ÔN GIA BẢO mà chúng tôi đã trình bầy dài ở trên như một hậu quả của tình trạng bóc lột lao động tại Trung quốc. Đã có cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới làm chính Thất nghiệp tại Hoa kỳ tăng lên gần 10%. Đã xẩy ra Khủng hỏang Nợ nần Liên Aâu để các Nhà Nước thắt chặt chi tiêu và tăng thuế làm giới lao động càng thất nghiệp và xuống đường, đình công. Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu tràn ngập hàng Trung quốc do nước này bóc lột sức lao động của khối người Trung quốc để bán rẻ cho những Công ty Liên quốc gia thiết lập sản xuất làm lao động Hoa kỳ và Liên Aâu thất nghiệp. Ký giả Pierre-Antoine DELHOMMAIS, trước những cuộc đình công ở Tây phương, đã viết trên Le Monde 31.05.2010, trang 17, với đầu đề:”C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER” (Phải đi Bắc kinh để biểu tình).
Chính lao động Trung quốc cũng đang nổi dậy biểu tình và tự tử ! Phải chăng sẽ xẩy ra một cuộc Khủng hỏang Lao động Thế giới tiếp theo Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2008/09 từ Hoa kỳ và Khủng hỏang Nợ nần của Liên Aâu ?
Giải quyết những vụ tự tử của FOXCONN và những vụ đình công tại các Nhà máy HONDA, các Công ty Liên quốc gia quyết định tăng lương.
Theo tài liệu thống kê của OCDE, thì số lương tháng trung bình ở Trung quốc:
Tại FOXCONN : là Euro.107.-
Tại HONDA: là Euro.179.-
Những công nhân hầu hết đến từ miền xa xôi trong nội địa để làm việc tại những nhà máy sản xuất thiết lập ở những thành phố kỹ nghệ ven biển, nhưng bị hạn hẹp tối đa quyền hội nhập với cuộc sống tại những thành thị mình đang làm việc. Tại các nhà máy, công nhân sống và làm việc nhiều giờ như trong một nhà tù.
Sống trong sự lẻ loi và làm việc vất vả với đồng lương thấp, những công nhân này còn cảm thấy như không có một hy vọng vào một quyền lực nào đó có khả năng giải thóat họ vì họ không có quyền lập Nghiệp đòan độc lập. Những nghiệp đòan đều do Nhà nước. Những công nhân thấy mình như bị đàn áp không ai bênh đỡ.
Giải quyết vấn đề công nhân FOXCONN hay HONDA, không phải việc tăng đồng lương 20% hay 30% là đủ, mà còn phải giải quyết những điều kiện làm việc, giải tỏa tình trạng lẻ loi và cho họ một sự hy vọng nào đó vào tương lai.
Bản tin của BEIJING NEWS/Agencies ngày 02.06.2010 viết:
“The "new" Chinese working class, willing to commit suicide rather than bend to oppression.
Foxconn announces wage increases of 30%. But experts believe that the many suicides are a demand for more humane working conditions. 145 million migrants, ready to fight for their right to live.
Yesterday, the company Foxconn, a leader in technology, which has seen 11 suicides this year in its Longhua factory (Shenzhen), announced 30% wage increase for assembly line workers. But experts point out the need to review the whole organization of work that has made China "the world's factory" for the price of inhumane working conditions, for the exclusive benefit of Western capitalist multinationals and the Chinese Communist Party (CCP).”
(Lớp người lao động “mới” của Trung quốc, muốn tự tử hơn là cúi gù đầu chấp nhận đàn áp.
Foxconn tuyên bố tăng lương 30%. Nhưng những chuyên viên tin rằng những vụ tự tử là việc đòi hỏi cho những điều kiện làm việc nhân đạo hơn. 145 triệu dân thợ thuyền “du mục”, sẵn sàng đấu tranh cho quyền sống của họ.
Hôm qua, Công ty Faxconn, đầu đàn về sản xuất kỹ thuật, có 11 vụ tự tử năm nay ở nhà máy Longhua (Quảng Tây), đã tuyên bố tăng lương 30% cho những công nhân ráp nối. Nhưng những chuyên viên cho thấy sự cần thiết xem xét lại tòan bộ tổ chức làm việc đã làm cho Trung quốc trở thành “nhà máy của thế giới” với cái giá của những điều kiện làm việc vô nhân đạo, để phục vụ lợi nhuận đặc biệt cho những Công ty Liên quốc doanh tư bản Tây phương và cho đảng Cộng sản Trung quốc.)
Việc đình công của nhà máy HONDA mang tính cách có tổ chức và chiến lược hơn từ phía công nhân. HONDA có 4 nhà máy dây chuyền liên hệ với nhau. Nhà máy sản xuất ổ số cho những xe hơi nằm tại Foshan. Công nhân đã đình công tại nhà máy này khiến tòan bộ những nhà máy ráp xe hơi ở những nhà máy khác bị ngưng trệ từ ngày 26.05.2010.
Đòi hỏi của công nhân HONDA là tăng lương và tổ chức những điều kiện làm việc tốt hơn và có nhân đạo hơn.
Hai trường hợp của Foxconn và Honda đã có một tiếng vang quốc tế về sự cấu kết giữa những Công ty Liên quốc gia nước ngòai cùng với nhà nước độc tài Cộng sản Trung quốc để khai thắc, bóc lột vô nhân đạo sức lao động của người nghèo Trung quốc. Chính ông Hòang Giang, bí thư đảng CSTQ Quảng Đông, đã phải tuyên bố:
“Le développement économique doit d’abord bénéficier au peuple” (Việc phát triển Kinh tế trước tiên phải đem lợi đến cho nhân dân) (Le Monde 01.06.2010, trang 16)
Nhà Nước độc tài nhượng bộ
và hậu quả Domino cho nổi dậy toàn diện
Cuộc đấu tranh của Công nhân Foxconn và Honda trong gần hai tuần qua đã đạt thắng lợi đầu tiên là phía Tư bản ngoại lai cùng với Nhà nước độc tài nhượng bộ cho tăng lương căn bản:
=> Nhóm tư bản Nhật Honda sản xuất xe hơi quyết định tăng lương cơ bản 24%
=> Nhóm tư bản Đài Loan Foxconn sản xuất Iphone quyết định tăng lương cơ bản 30%
Hậu quả Domino đầu tiên là nhóm tư bản Hyundai Nam Hàn đã phải thoả mãn đòi hỏi của nhân công mới đây. Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) viết : «Suivant l'exemple des ouvriers de Honda, les salariés d'une usine du sud-coréen Hyundai Motor, près de Pékin, ont à leur tour cessé le travail ce week-end. Et ils ont rapidement obtenu gain de cause. » (Theo gương của những công nhân Honda, những công nhân của một nhà máy của nhóm Hyundai Motor Nam Hàn, gần Bắc Kinh, đã ngưng làm việc cuối tuần này. Và họ đã mau chóng nhận được thỏa mãn điều đấu tranh)
Chúng tôi nhấn mạnh đến vụ Hyundai Motor vì đó là dấu hiệu khởi đầu hậu quả Domino đấu tranh của giới thợ thuyền Trung quốc.
Thực vậy, nếu Foxconn và Honda chỉ giải quyết cảnh bóc lột lao động bằng tăng lương cơ bản lên 24% hay 30%, thì đó còn quá nhỏ. Những đòi hỏi của công nhân, ngoài vấn đề lương lậu, còn là :
=> Điều kiện tổ chức làm việc
=> Hội nhập đời sống với thành thị ven biển khi họ phải xa gia đình ở những vùng quê nội địa
=> Quyền tổ chức nghiệp đoàn độc lập làm nguồn hy vọng đấu tranh cải thiện đời sống.
Chính Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) nhận định hướng đi thắng lợi của cuộc đấu tranh công nhân : »Une vague inhabituelle de protestations salariales illustre la facon dont le rapport des forces dans les immenses usines chinoises penche lentement mais surement vers les ouvriers. (Một làn sóng bất thường đấu tranh về lương bổng cho thấy rằng đối trọng lực lượng trong những nhà máy khổng lồ Trung quốc nghiêng từ từ, nhưng chắc chắn về phía những công nhân)
Cuộc đấu tranh này nếu lan rộng, hậu quả của nó không phải chỉ đối với Quyền lực độc tài đảng trị tại trong nước, mà còn ảnh hưởng tới những nhóm tư bản ngoại quốc. Cặp bài trùng CẤU KẾT giữa Quyền lực độc tài trong nước và Tư bản ngoại lai sẽ phải dần dần nhượng bộ lực lượng 145 triệu thợ thuyền đang làm việc trong các nhà máy và phải chịu những bất công.
Đối với Chính quyền trong nước, công nhân thoát dần cảnh nô nệ mà Nhà nước đem bán rẻ cho tư bản ngoại bang.
Đối với tư bản ngoại bang, họ không còn nghĩ là cứ đút tiền hối lộ cho Chính quyền là có thể mua được công nhân Trung quốc dễ vâng lời và dễ dậy : "Les investisseurs étrangers ont fait l'erreur de croire que la Chine dispose d'une force de travail docile", explique Arthur Kroeber, économiste chez Dragonmics. "Or la force de travail chinoise n'a rien d'intrinsèquement docile." (Những nhà đầu tư nước ngoài đã lầm lẫn khi tin rằng Trung quốc có một nguồn nhân lực dễ dậy – Oâng Arthur KROEBER, Kinh tế gia thuộc Dragonmics cắt nghĩa như vậy—Ngược lại nhân lực Trung quốc từ nội tại không có gì là dễ dậy) (Reuters Peijing 02.06.2010)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 08.06.2010

THƠ Ý NGA

HOÀNG HOA THÁM
Ưu tú nhất, Đoàn Nghĩa Quân Cách Mạng
Tuổi hăm ba đã được chức Đốc Binh
Dạ anh hùng, cùng con quyết tử sinh
Ý chí lớn, xung phong vùng hiểm địa.
Đánh bền bỉ! Giặc thất kinh hồn vía
Ba mốt năm hùng cứ miền Trung Châu
“Dục hoãn cầu mưu”, bí mật rừng sâu
Nội công, ngoại kích ngay trong lòng địch.
Rực rỡ chiến công, lập bao thành tích
Chiến đấu lâu dài, chiêu mộ thanh niên
Rút quân vào rừng Thượng, Hạ bình yên
Ngấm ngầm hoạt động; tương mưu, tựu kế.
Đạn địch cạn dần, chận đường tiếp tế
Trí Lệ: Tây bỏ quân dụng, quân trang
Binh sĩ tinh luyện, tiến thoát dễ dàng
Nhờ công tổ chức đội quân thuần thục.
Tính toán thật hay! Giặc không lương thực,
Đánh đường xe lửa Hà Nội, Lạng Sơn
Binh sĩ hăng say, gian khó chẳng sờn,
Tấn công các trục giao thông chính yếu…
*
Một tay kháng chiến, nghìn Tây líu quíu
Tấm lòng yêu nước đáng kính bao nhiêu,
Càng làm cho giặc lo sợ đủ điều,
Hiền tài, sĩ phu thêm lòng khâm phục!
*
Từ: Trí Lệ, Phủ Lạng Thương, Vĩnh Phúc,
Hay Quế Dương, Lũng Lạt, đến Đồng Đăng,
Qua Lạng Sơn, Hà Nội, tới Bắc Giang.v.v…
Giặc xiểng liểng với Hùm-Thiêng-Yên-Thế!
Lòng ái quốc, chân thành tuôn huyết thệ
Dân Thái Nguyên, Ấm Động, đến Hiệp Hòa,
Hay Việt Yên, Võ Dàng, tận Chợ Gà .v.v…
Đều khâm phục cờ Cần Vương, Đề Thám!!!
Ý Nga, 17.2.2007.
CẦN
Bài thơ ướp mãi còn... ôi
Cần hương gì nhỉ cho xuôi ngọt vần?
Hương tình là tuyệt nhất trần
Men tình yêu nước mới gần được thơ.
Ý Nga, 27.3.2003.
NỤ HÔN TRÊN ĐẦU
Tóc em vừa gội thơm lừng,
Anh yêu âu yếm, môi dừng nụ hôn,
Cho nên em đã thả hồn,
Nhớ thương về Má, cô đơn quê nhà,
Ngọt ngào nhiều nhất vẫn là,
Bàn tay Má bện mượt mà bím xinh,
Bím xong, thêm nụ hôn tình,
Mẹ âu yếm đặt, như anh, trên… đầu.
Ý Nga, 2.11.2008.
NHỚ
Gần trời thấy nắng, xưng vua.
Gần trăng thấy sáng; gần chùa muốn tu.
Gần cờ đỏ, nhớ người tù
“Tập trung, cải tạo”, thiên thu chẳng về!
Ý Nga, 12.10.2005.
EM TÔI
Cho Nhựt, Minh.
Ngày xưa thằng bé ở truồng
Nắm cơm cháy, cũng thèm thuồng chạy xin
Bây giờ biết có giữ gìn,
Tấm lòng ngày cũ khi nghìn áo… hoa?
Ý Nga, 14.8.2008.
BẤT NGHĨA
Ăn cháo chưa xong, đá bát rồi
“Bạn” này đúng là bạn-đầu-môi
Lượm lên cái bát lăn long lóc
Tôi rửa, tôi lau, trưng để đời.
Ý Nga, 24.11.2008.



THƠ NGUYỄN QUỐC CHÁNH

*
Quê Hương và Chủ Nghĩa PDF Print E-mail

Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon

Một bài thơ viết từ SAIGON rất hay…giới trẻ cần quan tâm.











Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố



Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay



Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc

Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống


Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù



Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu


Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù



Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam!
Sự thật đó có làm em đau nhói ?


Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau

Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.


Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang

Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,


Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó



Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử


Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:


Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.


(Gửi tuổi trẻ Việt Nam)


Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay



Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.


Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi



Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?


Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ,



Xin Hãy Lưu Truyền Cho Con Cháu: Ô Nhục Ải Nam Quan


Ðại lễ dâng Ải Nam Quan cho Trung Cộng ngày 23.02.2009


Đại lễ dâng đất tổ tiên của người Việt-Nam cho Trung-cộng đã được Việtcộng
thực hiện trong niềm hân hoan vào ngày 23 tháng 02 năm 2009 vừa qua.
Đại lễ diễn ra ngay tại Ải Nam Quan, ngay tại cột mốc ô nhục Km0!
Hồn Phi-Khanh dìu theo Nguyễn-Trãi đi ngược hàng trăm thước để đến xem bọn cộng sản buôn dân bán đất bỉ ổi đến mức độ nào. Ôi bi thương! Tội này đáng cho tru di tam tộc! Đời đời nguyền rủa! Dân ViệtNam hèn hạ khiếp nhược ngoại bang như thế sao! Đất tổ tiên đã thấm máu hồng mà nay lại tươi cười dâng cho Tàu cộng...

Hãy xem và đừng quên những khuôn mặt bán nước cầu vinh hèn hạ!

Toàn cảnh Đại lễ tại Ải Nam Quan do Trung-Cộng thiết kế từ nhiều tháng trước





Hai bên chính phủ cộng sản-cộng nô đi qua dàn chào



Ngay tại Km0 địa hình lại thêm một lần biến đổi.



Có thanh la, phèn trống cho đại lễ thêm phần long trọng.
Từ thưở Hùng Vương, Lê Lai-Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Gia Long...Bảo Đại
đến thằng cu tí ra đời vào ngày 30-04-1975 có mơ cũng chưa bao giờ thấy những cảnh hãi hùng này!





Km0 ô nhục mang tiếng quá nhiều rồi.
Nay đàn anh Trung Cộng tặng cho cộng nô
Việt Nam cái cột mốc đánh số 1116. Xóa hết dấu tích!




Chụp hình lưu niệm dành cho lịch sử.
Con dân nước Việt đừng hòng bén mảng đến chân cửa Ải Nam Quan nữa nhé!




Chụp gần hơn.
Một trong những tên bán nước nổi tiếng trong lịch sử nhân loại! (Ung Gia Khiêm và Chủ tịch Tỉnh Quảng Tây)




Hoành tráng! Hãnh diện! Dâng nạp



Đồng thời trong ngày này, những vùng đất biên giới tranh chấp giữa Trung-Việt đã thuộc về Trung Cộng vĩnh viễn.
Và đây, Lực lượng Phân Giới Cột Mốc Trung-Việt đã tích cực hoạt động "thầm lặng" hơn chục năm qua.








Hoạt động kỷ niệm 30 năm Chiến tranh biên giới Trung-Việt ngay tại các cửa khẩu.
(Ảnh chụp tại Thác Bản Giốc-Đức
Thiên)





Người Việt Nam trong nước có hay biết gì không???

Phi Khanh, Nguyễn Trãi lại thêm một lần rơi lệ...


Chân Mây

Tuesday, June 8, 2010


NGUYỄN THIÊN THỤ * TRUYỆN NGẮN

LA CHÂN NHÂN

Trần công và vợ rất tin tưởng vào Thượng Đế, và họ cũng tin La chân nhân. La chân nhân vốn người nước Sở sau sang Tần lánh nạn. Còn Trần công cũng người nước Sở sang Tần làm ăn cho nên tình cảm hai người rất gắn bó. La chân nhân thường đề cao thượng đế và thuyết nhân quả. Ông thường bảo: Nhân quả trùng trùng, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.Các con phải tin vào Thượng Đế và đại diện của thượng đế!

Ông thường kêu gọi những người nước Sở ở Tần đừng quên quê hương nước Sở, và luôn nhớ mình là người dân Sở. Ông vận động gửi tiền về Sở xây dựng quê hương, cứu đói và giúp đỡ trẻ mồ côi và tàn tật. Thiên hạ đóng góp đã nhiều mà không thấy đạo trưởng báo cáo kết quả.

La chân nhân là người tu hành theo phái Lão Trang định hướng cho nên rất phóng khoáng. Ông đi nhảy đầm, uống bia và ăn nhậu thả dàn. Ông thường được mời đến nhà Trần công hội họp ăn nhậu. Nơi đây, ông thường gặp Cao ông và Viên ông. Hai ông này cũng trạc tuổi với La chân nhân và Trần công nên cả bốn người rất thân mật.

Một hôm, cả bốn người cùng ăn nhậu, Viên ông nửa đùa nửa thực, hỏi đạo trưởng:
-Thưa đạo trưởng từ bi là gì?
Đạo trưởng đáp:-Từ bi là lòng thương yêu hết mọi người. Mình ở nước Tần sung sướng nên gửi tiền về giúp nhân dân nước Sở. Đó là lòng từ bi của Đạo chúng ta đối với nhân loại!
Cao ông gia nhập cuộc thảo luận:
-Mình sang đây làm đầu tắt mặt tối, đủ ăn là may, đâu có tiền gửi về bên đó. Nghe nói nước Sở nay giàu mạnh, trong mấy năm mà mọc ra hàng trăm, hàng ngàn triệu phú, tỷ phú tính theo đôn. Tại sao ông không về Sở kêu gọi vua quan, tướng tá, phú hộ bên đó đóng tiền xây dựng nước và cứu trợ dân nghèo, trẻ mồ côi? Họ xây cao lâu tửu quán hàng dãy, họ bỏ tiền vào ngân hàng nước Tấn ,nước Tề, sao họ không đem chút tiền bố thí cho giai cấp vô sản bên đó?
La đạo trưởng nói:
-Chuyện bên đó họ lo, mình ở đây thì lo việc ở đây!
Cao ông tiếp lời:
-Nếu ông nói mình ở đây phải lo việc ở đây thế sao không thấy các ông sư, ông đạo sĩ, ông linh mục giúp dân Sở thất nghiệp và tật nguyền ở hải ngoại? Các vị luôn nói công bằng tại sao các ông chằng công bằng chút nào!
Trần công thấy tình hình căng thẳng, bèn nói sang chuyện khác:
-Đạo trường tửu lực cao như Lỗ Trí Thâm.
Viên ông đế thêm:
-Tôi thấy đạo trưởng luôn làm khách, tại sao không làm chủ một lần?
Đạo trưởng cười mà nói:
-Chuyện nhỏ. Để bần đạo quét dọn tệ xá rồi xem ngày tốt, mời các vị quá bộ sang chơi một bữa.
Ngày nọ, đạo trưởng sai tiểu đồng đem thiếp đi mời Trần công, Cao công và Viên công đến am Hoàng Kim của đạo trượng mà "nhẫm xà" (1).

Đúng ngày giờ đã báo trong thiệp, ba vị đại gia tìm đến am Hoàng kim. Ba người đều ngạc nhiên thấy ông đạo sĩ mà cung điện quá lớn. Bước vào vườn thì thấy vườn rất lớn, có đủ thứ kỳ hoa dị thảo. Sau khi đi dạo , đạo sĩ mời khách vào bàn tiệc, Trong phòng khách có đến 20 mỹ nữ, hai mươi ca sĩ và nhạc sĩ. Cô nào cô nấy đẹp mê hồn như Hồ Ly tinh! Rượu thì đủ thứ Mỹ, Anh, Pháp, Nga.Kẻ hầu ,người giúp việc vào ra tấp nập.

Đang lúc vui nhộn như vậy thì bốn bề lửa cháy. Kẻ thì gọi cứu hỏa, người thì gọi cảnh sát. Lúc bấy giờ quang cảnh hỗn loạn. Từ các phòng chạy ra hàng trăm gái đẹp và hàng trăm khách hào hoa. Cảnh sát tóm hết vì từ lâu họ đã theo dõi bọn này.. Té ra La chân nhân là kinh tài cho bọn cướp ở nước Sở. Lầu đài La chân nhân là ổ điếm, nơi cờ bạc, nơi rửa tiền, nơi chứa dân nhập cư lậu, và trồng cần sa. Người ta đồn rằng sỡ dĩ có vụ cháy là do bà vợ cả của La chân nhân ghen tuông sao đó ra lệnh cho thủ hạ đốt nhà để giết chết mấy con Hồ Ly tinh đang ẩn náu trong cơ sở của Trần công, Cao công và Viên công đã có dịp may nhìn thấy cơ nghiệp :"hoành tráng" và số lượng khách đông đảo của cơ sở Hoàng Kim mặc dù cả ba ông đã một phen hoảng vía tưởng đã làm heo quay!Rõ ràng là " cháy nhà ra mặt chuột".


__

(1).Nhẫm xà: uống trà.

LỤC ĐẠO

Địa ngục và Thiên Đàng là danh từ xưa rồi, sau này thì người ta dùng hai danh từ khác thay vào. Nghe đâu đó cũng là một tập huyết sử vì phe Sa Tăng kiện Thượng Đế kỳ thị, dám khinh miệt thế giới của ông bằng danh từ Địa Ngục. Sa tăng cho rằng Thượng Đế vu khống, vì tại nơi xứ sở của Sa Tăng không hề có ngục tù, đày đọa. Đây là một thế có tự do dân chủ ngàn lần cái Thiên Đàng của Thượng Đế. Trong vụ kiện này, Sa Tăng chịu chi đậm, mướn nhiều luật sư danh tiếng cãi giùm cho nên Thượng Đế thua, phải đền bù thiệt hạị cho Sa Tăng mấy tỷ mỹ kim. Tòa án Vũ Trụ bèn ra lệnh đổi danh hiệu. Người ta gọi Địa Ngục là Thiên Đàng Đỏ.và Thiên Đàng là Thiên Đàng xanh. Cũng có người tế nhị gọi vắn tắt là xứ Đỏ và xứ Xanh cho khỏi mất lòng!

Người và vật sau khi chết đều phải qua một cuộc phỏng vấn, sau đó mới đưọc chuyển qua thế giới thứ ba, là Thiên Đường Đỏ , Thiên Đường Xanh ,Súc sanh hay Ngạ quỷ.

Phán quan hỏi một anh Ong:
-Nhà ngươi nghĩ thế nào về "độc lập" và "tự do"?
-Bẩm đại vương. Tôi là một thi sĩ ngông, suốt đời uống rượu và làm thơ chích thiên hạ.
Thơ của tôi nhiều lắm .Và đây là những vần thơ về độc lập, tự do, xin đại vương nghe thử. Nói xong Ong lấy giọng ngâm:
-Đi với Mèo Chó thì không ấm no,
Đứng cạnh sư tử thì không độc lập,
Ở với Gấu, Báo thì không tự do.
Ở với Cọp Sói thì chết không kịp ngáp!
Độc lập, tự do, ôi ! toàn chuyện ba láp!

Diêm vương nghe xong, cười mà phán:
-Thằng này tâm địa tốt, cho nó vào ở chung với Tú Xương và Tam Nguyên Yên Đổ!

Đến lượt Ve sầu vào, phán quan hỏi:
-Con nghĩ như thế nào về thế giới?
Ve sầu đáp:
-Không nơi nào trăng tròn bằng trăng xứ Sư tử,
Không đâu nhiều mỹ nữ như xứ Hồ Ly.
Diêm vương nói:
-Cho đương sự toại nguyện làm kiếp ve sầu để ca hót
Quỷ sứ bèn cho Ve sầu đầu thai làm kiếp ve sầu lần nữa!
Đến phiên Cú Mèo vào phỏng vấn, Phán quan hỏi:
-Kiếp trước ngươi có công trạng gì không?
Cú Mèo thưa:
- Tôi ca tụng chiến đấu. Chỗ nào có người chết là có tôi. Tôi luôn luôn ca tụng cách mạng, cho thế giới đại đồng. Tôi có bài thơ như sau:

Công bằng, dân chủ, tự do,
Thiên đàng hạ giới để cho muôn loài.
Tiến lên chém giết không thôi,
Xương trắng thành núi, máu tươi thành dòng!
Đại thành công! Đại thành công!
Thế là thế giới đại đồng khắp nơi!

Diêm vương che mặt phán:
-Cho nó làm bọ hung!

Đến khi Cáo già chết, xuống âm phủ, được phán quan hỏi:
-Nhà ngươi lúc sống trên trần gian theo tôn giáo nào?
-Con theo duy vật giáo?
-Duy vật giáo của ngươi thờ ai?
-Duy vật chủ nghĩa của con chủ trương "Vật chất đi trước, tinh thần đi sau."
-Người ta báo cáo rằng ngươi cũng thường lớn tiếng tuyên bố:" Không gì quý hơn độc lập, tự do" Vây độc lập, tự do là tinh thần hay vật chất?
-Chúng con theo vật chất giáo cho nên độc lập và tự do đều là vật chất cả.
-Vậy ngươi có sờ , có thấy độc lập, tự do không?
-Có! Chúng con quan niệm tất cả tình yêu, độc lập, tự do, dân tộc, hạnh phúc mà phái triết học hủ lậu quan niệm là trừu tượng thì chúng con đều cho là vật chất tất. Này nhé, chúng con biến độc lập của tổ quốc thành vũ khí, lương thực và tiền bạc; chúng con bán tự do cho những ai muốn đi tìm tự do với giá mỗi người sáu cây vàng; chúng con dùng quyền tự do trấn áp để cướp ruộng đất, nhà cửa của nhân dân để làm giàu và xây dựng quyền uy.Nay độc lập và tự do của riêng con đã lên hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ mỹ kim!

Nghe Cáo già nói như vậy, Diêm vương cười mà phán:
-Tay này không phải thứ vừa. Thôi, cho ông "đồng chí "này vào công tác với Lão tổ Dao và Đại Thánh Mác đi.
Cáo già hăm hở xách va ly bước vào Thiên Đường thì bị mấy Hộ Pháp cản lại mà bảo:
- Dừng lại cha nội! Thiên Đường của các ông bên kia kìa!

(Trích NGUYỄN THIÊN THỤ * NHỮNG CON CÁO ĐỎ)

*

Monday, June 7, 2010


JERRYL.VOOERHIS * CỘNG SẢN ÂU & Á

*




Sự khác biệt giữa chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu và Châu Á Giáo sư Jerry Livingston Voorhis
Paltalk ngày 24-04-2010

Trong năm 1989, hai sự kiện rất ý nghĩa và rất khác biệt đã diễn ra ở hai đầu của thế giới. Tại Đức, bức tường Berlin sụp đổ. Cộng sản, xét như một hệ thống cầm quyền, bị sụp đổ ở Đức và phần còn lại của Đông Âu. Tuy nhiên ở Trung Quốc, một điều rất khác xa đã xảy ra. Những niềm hy vọng của thế giới cho một nước Trung Quốc tự do, dân chủ đã tiêu tan khi xe tăng và quân đội từ nông thôn tiến vào Thiên An Môn và tàn sát hàng trăm trong số hàng ngàn sinh viên vốn đã biểu tình đòi dân chủ tại Bắc Kinh trong nhiều tháng.

Dân chủ, một nền kinh tế thị trường và việc tự do phát biểu quan điểm chính trị lẫn văn hóa đã chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu và thậm chí ở Nga, đang khi ở Trung Quốc và trong các khu vực Cộng sản kiểm soát ở Châu Á, những ảnh hưởng giải phóng này đã bi đè bẹp bởi các Chính phủ Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Lào và đặc biệt là Campuchia và Bắc Triều Tiên. Chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao kết quả của phong trào hòa bình và dân chủ lại quá khác nhau giữa Châu Âu và Châu Á? Có nhiều lý do cho những kết quả khác nhau này và một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất là các loại Cộng sản vốn đặc trưng Châu Á hoàn toàn trái ngược với các loại Cộng sản ở Châu Âu. Tại Châu Âu, ngay từ nguyên thủy, chủ nghĩa Cộng sản là một hiện tượng có căn bản là đô thị.

Công nhân đô thị, nhất những người làm việc trong các ngành công nghiệp quy mô lớn, được coi như giai cấp vô sản, những người tiên phong của cách mạng. Cùng với các đảng Cộng sản và lãnh tụ của họ, nhiều công nhân trong các nghiệp đoàn chặt chẽ và những khu vực công nghiệp cao như Saxony hoặc lưu vực sông Ruhr ở Đức đều đã bầu cho người Cộng sản hoặc ít nhất cho người Xã hội Chủ nghĩa với số lượng lớn. Trên khắp vùng quê, và ở các thị trấn nhỏ hay vùng ngoại ô Châu Âu, các cử tri bầu cho các đảng bảo thủ hay các đảng chính trị trung dung, nhưng không bao giờ bầu cho những người Cộng sản. Nông dân Nga đã tham gia và ủng hộ Đảng Cách mạng Xã hội chứ không ủng hộ những người Cộng sản hay những người Bolsheviks như được gọi sau đó suốt thời gian của cuộc cách mạng.

Cả trước và sau Thế chiến II, những khu vực nông thôn ở Đông Âu, và đặc biệt là những trại chủ giàu có đã cực lực chống đối và phá hoại các nỗ lực tập thể hóa tại Ukraine, Ba Lan, Nam Tư, Rumania, Đông Đức và mọi nơi khác. Đối với Cộng sản Châu Âu, thành phố là cơ sở hỗ trợ và phải chinh phục hoặc đánh thắng các vùng nông thôn. Sự kiện này đã tác động rất lớn vào những gì đã xảy ra với các chế độ Cộng sản suốt các thập niên 80’s và 90’s tại Châu Âu Cộng sản, kể cả Nga. Một khi các thành phố đã lật đổ chế độ Cộng sản và thay thế nó bằng một chính phủ dân chủ phi Cộng sản và thay thế nền kinh tế hỗn hợp bằng một khu vực tư nhân lớn, chủ nghĩa Cộng sản đã bị tiêu diệt. Xét cho cùng, các vùng nông thôn luôn chống Cộng sản!

Ở Châu Á, người ta thấy một tình hình hoàn toàn trái ngược. Khắp Châu Á cũng như Cuba, chủ nghĩa Cộng sản lan từ nông thôn vào thành phố. Trung tâm sức mạnh chính của Mao Trạch Đông, trong Thế chiến II và cuộc Nội chiến tiếp theo sau đó, nằm ở nông thôn, vùng nông nghiệp tương đối thưa thớt dân cư ở Tây Bắc Trung Quốc, từ đó Cộng sản Trung Quốc lan tràn đến Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu và các trung tâm đô thị khác. Một khi Cộng sản của Mao đã chiếm được các thành phố nơi Quốc Dân Đảng hoặc những người quốc gia tương đối mạnh, thì coi như họ đã chinh phục tất cả Trung Quốc. Phong trào Khmer Đỏ của Pol Pot là ở nông thôn và gồm nông dân có khuynh hướng gần như cuồng tín. Nó nghiêm trị các cư dân của Nam Vang (Phnom Penh) và các trung tâm đô thị khác, giết chết hàng trăm ngàn nếu không phải hàng triệu người, và buộc những kẻ sống sót đi làm nông dân lao động ở nông thôn. Sau cùng, phong trào Cộng sản của Hồ Chí Minh đã bắt đầu như là một lực lượng chính trong vùng đồi núi phía Bắc và phía Tây của Hà Nội. Cộng sản đã không kiểm soát được các thành phố như Hà Nội cho đến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ. Cũng thế trong miền Nam Việt Nam, các thành phố Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn đã kiên trì chống lại Cộng sản cho đến ngày tàn cuộc bi thương. Hỗ trợ cho Việt Cộng chủ yếu là ở nông thôn hẻo lánh như các khu vực trong đồng bằng sông Cửu Long. Như một kết quả của sự kiện này, những chống đối ở đô thị trong các nước Cộng sản Châu Á đã không có hiệu quả như ở Châu Âu. Chính phủ Cộng sản ở Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia luôn luôn có thể dựa vào hỗ trợ từ nông thôn. Các vùng nông thôn châu Á đã ủng hộ cho Cộng sản nhiều hơn so với phía tương ứng bên châu Âu. Một yếu tố
thứ hai góp phần vào sự kiên cường của chế độ Cộng sản ở Châu Á là việc tương đối thiếu những ảnh hưởng chống Cộng từ bên ngoài so với tình hình mà Cộng sản Đông Âu phải đối đầu. Trong suốt những thập niên 1950, 1960, 1970 và 1980, Đông Âu đã bị “dội bom” tới tấp bởi những chương trình phát sóng chống Cộng từ Radio Free Europe (đài Châu Âu Tự do), một mạng lưới chống Cộng tư nhân, từ Voice Of America (đài Tiếng nói Hoa Kỳ) và BBC . Tây Berlin, một vùng đất chống Cộng nằm sâu trong lãnh thổ Cộng sản, đã được dùng như một cái loa để phát tán các bài phát biểu chống Cộng của Tổng thống John Kennedy và của Tổng thống Ronald Reagan: "Hỡi Gorbachev! Hãy phá đổ bức tường này đi". Lời tuyên bố ấy đã có một tác động rất lớn trên những người sống phía sau Bức Màn Sắt. Rất nhiều người dân từ Đông Âu (Ba Lan, Hungari, Đức, v.v…) đã đến sống tại Hoa Kỳ vào lúc này. Sự hiện diện và ảnh hưởng chính trị của họ đã làm dấy lên nhiều hoạt động đặc biệt tại Hoa Kỳ như “Tháng hay Tuần lễ các Quốc gia bị lệ thuộc” (Captive Nations). Quốc gia bị lệ thuộc muốn ám chỉ các nước ở Châu Âu đã bị rơi vào tay Cộng sản và do đó, nằm dưới ngôi mộ hay sự thống trị của Liên Xô. Những sự kiện như thế đã làm dấy lên các cuộc liên minh và biểu tình chính trị để dồn sự chú ý liên tục của nước Mỹ và Quốc tế vào hoàn cảnh của các nước Đông Âu. Loại cảm thông, chú ý và nỗ lực như thế đơn giản đã không có được cho các nước Châu Á nằm dưới sự cai trị cộng sản. Người Mỹ gốc Hoa là một nhóm nhỏ hơn nhiều so với những người Mỹ gốc Ba Lan, Đức và Hungari và những cộng đồng thiểu số thiểu số khác có gốc từ Đông Âu. Người tị nạn Việt Nam, Campuchia và Hàn Quốc thậm chí còn nhỏ hơn nữa. Sau hết, người Mỹ gốc Hoa và những người Mỹ chống Cộng phi Trung Hoa đã tập trung sự quan tâm của họ vào Đài Loan và củng cố Chính phủ Quốc Dân Đảng ở đó hơn là giải phóng hay dân chủ hóa Hoa lục. Cuối cùng, Đông Âu đã là sân khấu diễn ra những cuộc nổi dậy hay là cách mạng chống Cộng sản đầu tiên. Năm 1952, công nhân Đông Đức ở Berlin và các thành phố khác đã nổi dậy chống lại ách cai trị của cộng sản ở Đông Đức, vốn mang tính áp bức hơn ở bất cứ nơi nào khác. Cuộc nổi dậy của họ đã bị dập tắt bởi xe tăng và quân đội Liên Xô. Trong năm 1956 và 1957, Hungari tiến hành một cuộc nổi dậy bất thành nhưng anh hùng nhằm lật đổ một chính phủ tàn bạo kiểu Stalin, và ngoài ra còn nhằm hợp pháp hóa các chính đảng phi Cộng sản, ủng hộ một nền kinh tế hỗn hợp với một khu vực tư nhân và chủ trương giữ Hungari trung lập trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô với các cường quốc phương Tây. Cuộc nổi dậy của người Hungari đã bị dẹp tan, nhưng chỉ sau khi Liên Xô can thiệp mạnh mẽ ồ ạt, làm nhiều người thiệt mạng. Hậu quả của cuộc nổi dậy là có trên 100.000 người Hungari đi tị nạn và họ đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh ghê gớm, hoạt động chống lại chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Âu. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, trong khi cuộc cách mạng Hungari đang diễn ra, Cộng sản Ba Lan đã thi hành một loạt các cải cách chống lại đường lối chủ nghĩa Cộng sản cứng rắn. Ngoài ra, chính phủ Ba Lan còn chấm dứt việc thành lập các nông trường tập thể ở nông thôn, và cho phép nông dân Ba Lan được giữ đất đai của họ. Chính phủ cũng cho phép dạy giáo lý Công giáo Rôma trong các trường công, và dung túng cho một đại học tư nhân duy nhất trên thế giới trong một quốc gia Cộng sản, Đại học Công giáo Lublin. Ở Châu Á đã hầu như không có những cuộc nổi loạn chống lại ách cai trị Cộng sản trên quy mô của những gì đã xảy ra ở Đông Âu. Cuộc nổi dậy của Tây Tạng vào cuối những năm 1950 là để chống Trung Quốc hơn là chống Cộng sản. Cũng có một số ổ kháng cự cuối cùng chống lại chế độ Cộng sản ở Tây Nam Trung Quốc, dọc theo biên giới Miến Điện và tại Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ, nhưng đó không phải là những cuộc nổi loạn tươi mới như cuộc nổi dậy của người Hungari năm 1956. Sau hết, người dân sống trong các nước Cộng sản kiểm soát như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên, bị cô lập nhiều hơn hoặc bị cắt liên lạc với thế giới phi cộng sản. Đã không có một Tây Berlin ở Châu Á Cộng sản. Một yếu tố khác nhấn mạnh sự khác biệt giữa Châu Á và Châu Âu là nhân tố lãnh đạo. Ngoại trừ ở Nga dưới thời Stalin, Nam Tư dưới thời Tito, Rumania dưới thời Ceauşescu và Albania dưới thời Enhver Hoxha, tất cả các nhà lãnh đạo Cộng sản Đông Âu đều là các viên chức vô danh, các sĩ quan quân đội không hấp dẫn hoặc những cán bộ Cộng sản thiếu lôi cuốn. Họ thường bị dân chúng mà họ cai trị coi như là những bù nhìn của Liên Xô. Mặt khác, hai nhà lãnh đạo được ưa chuộng và lôi cuốn nhất trong nước Cộng sản Ba Lan, ví dụ vậy, là Lech Walesa, lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, một phong trào lao động chống Cộng, và giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Các lãnh đạo Cộng sản quyền lực và lôi cuốn ở Đông Âu là Tito tại Nam Tư, Ceauşescu ở Rumania và Enhver Hoxha tại Albania đều chống Xô viết và thường xuyên chỉ trích hiệp ước Warsaw. Tito đã dung túng một khu vực tư nhân lớn trong nền kinh tế Nam Tư, và ông đã từ chối tham gia hiệp ước Warsaw, thay vào đó, thích đi theo một chính sách trung lập. Ceauşescu thương lượng với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, thách thức lại Liên Xô, và quan trọng nhất, tiếp tục công nhận Do Thái sau cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 khi tất cả các nước Cộng sản Đông Âu khác đã chấm dứt quan hệ với Do Thái và kịch liệt thân khối Á Rập. Cuối cùng, Hoxha đã mạnh mẽ lên án cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Albania rút ra khỏi hiệp ước Warsaw vào đầu thập niên 1960. Sau hết, có thể cho rằng ngoại trừ Lenin, nhà lãnh đạo có uy tín và thực sự đầy quyền lực của Liên Xô là Joseph Stalin, thế nhưng ông lại không phải là người Âu. Stalin đến từ nước Cộng hoà Georgia thuộc Châu Á và vì sự kiện ấy, ông đã cai trị nước Nga như một lãnh đạo Cộng sản Châu Á hơn là một lãnh đạo CS Châu Âu. Chẳng nhà lãnh đạo Liên Xô nào sau Stalin có quyền lực lôi cuốn gần như siêu nhiên của ông ta cả. Nikita Khrushchev, người kế vị Stalin, trông như là một chú hề, và các chính sách đối nội lẫn đối ngoại của ông ta đã thất bại thê thảm. Leonid Brezhnev, người kế vị Khrushchev, là một viên chức không ai biết mặt, đã vụng về đưa Liên Xô vào một cuộc chiến tranh vô vọng ở Afghanistan. Những người kế vị Brezhnev thậm chí còn kém thành công hơn nữa, trong đó có cả Mikhail Gorbachev, kẻ bất đắc dĩ phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ, "cái chết" của Liên Xô. Cũng như Liên Xô bắt đầu tan rã, chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ tại Nam Tư sau cái chết của Tito, tại Rumania sau cuộc hành quyết Ceauşescu, và tại Albania sau cái chết của Hoxha. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Âu đã bị phỉ báng lẫn bị khước từ sau cái chết của họ và ảnh hưởng của họ tan biến. Điều này đã đúng ngay cả cho Stalin. Các nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Á đã tạo ra một sự tương phản rõ ràng với các tương nhiệm Châu Âu của họ. Điều này cũng áp dụng vào trường hợp Fidel Castro và Che Guevara. Mao-Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot, Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật đều đã được tôn thờ như Thần thánh hoặc Hoàng đế bởi những đệ tử Cộng sản của họ. Thậm chí ngày nay, ở Trung Quốc, mặc dù nhiều chính sách của Mao đã thay đổi, bản thân Mao vẫn không bị tấn công. Tại đây tuyệt đối chẳng có chuyện bài Mao như đã bài Stalin ở Liên Sô. Mao đã và vẫn là một hoàng đế đầy quyền lực như Tần Thuỷ Hoàng hay Càn Long vậy. Ảnh hưởng của ông còn dài dài sau khi ông chết. Kim Nhật Thành vẫn là quốc trưởng chính thức của nhà nước Bắc Triều Tiên, dù ông ta đã chết cách đây hai thập kỷ. Các đại sứ nước ngoài phải xuất trình Ủy nhiệm thư của họ cho nhà lãnh đạo vĩ đại này chứ không phải cho quốc trưởng đương nhiệm là Kim Chính Nhật, "Lãnh tụ kính yêu". Sau đó có Hồ Chí Minh, một hoàng đế đỏ khác, người mà quyền lực vẫn mở rộng từ bên kia nấm mộ. Điều khác biệt giữa sự kính sợ và tôn trọng dành cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Á với sự ít thần phục dành cho các tương nhiệm Châu Âu có thể giải thích tại sao chủ nghĩa Cộng sản đã thất bại ở Châu Âu nhưng vẫn tiếp tục ở Châu Á. Cũng cần nói về hai cường quốc Cộng sản là Trung Quốc và Nga, và thảo luận về tác động khác nhau của hai nước này đối các láng giềng Cộng sản của họ. Nước Nga nằm ở rìa phía Đông của Châu Âu. Theo lịch sử, nó từng bị các nước láng giềng Châu Âu xem thường và khinh miệt. Người Ba Lan đã xâm lấn Nga đầu thập niên 1600 và chiếm đóng Moscow. Đạo quân Pháp của hoàng đế Napoleon cũng đã xâm chiếm Nga suốt đầu thế kỷ 18. Cuối cùng, Đức đã xâm chiếm và tàn phá nước Nga hai lần trong cuộc Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Nga có một ảnh hưởng văn hóa rất hạn chế lên Châu Âu. Bảng chữ cái Cyrillic của Nga không được sử dụng bởi bất cứ quốc gia Châu Âu Cộng sản nào trước đây, ngoại trừ Serbia, Macedonia, Montenegro, Bosnia, Ukraine và Belarus. Ngoài ra còn có một khác biệt tôn giáo lớn giữa Nga và các láng giềng Đông Âu. Các nước vùng Baltic, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Croatia, Slovenia và Đông Đức hoặc theo Tin Lành Luthêrô hoặc theo Công giáo Rôma, và họ sử dụng bảng chữ cái Latinh.

Người Nga theo Chính Thống giáo Đông phương, một hình thức của Kitô giáo. Các nước Cộng sản Đông Âu theo Chính Thống giáo Đông Phương có những Giáo hội quốc gia riêng, khác với Giáo hội Chính thống Nga về một số điểm. Tiếng Nga hoặc các biến thể của nó chỉ được nói ở Nga, Ukraine và Belarus. Tiếng Đức, Lithuania, Estonia, Latvia, Hungari và Rumani hoàn toàn khác tiếng Nga, và thậm chí cả trong trường hợp các ngôn ngữ Slave khác như tiếng Ba Lan, Serbi-Croatia hoặc Czech, vẫn có nhiều khác biệt đáng kể giữa Nga và họ. Những lễ hội, y phục, ẩm thực, thái độ sống của người Nga rất khác với các nước Cộng sản Đông Âu, ngoại trừ có thể có là Ukraine và Belarus. Ngay cả huyền thoại và văn hóa dân gian Nga cũng khác với các nước Đông Âu còn lại. Cuối cùng, hơn một nửa đất đai của Nga thuộc Châu Á (Siberia). Nga đã trở nên Á và ít Âu hơn sau khi Ukraine và Belarus trở thành độc lập.

Dân số của Nga cũng đang giảm. Chỉ có 140 triệu người sống trong những gì bây giờ là nước Nga. Châu Âu đã từng coi Nga như một lãnh thổ biên cương hoang dã, không văn minh, nửa Châu Á, man rợ. Tất cả các điều này có thể không đúng, nhưng nhiều người Châu Âu, đặc biệt là những người sống ở Đông Âu (Ba Lan, Hungari , Lithuania, v.v.) đều tin như vậy. Mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Cộng sản và phi Cộng sản hoàn toàn khác với Nga. Trung Quốc có thể bị các nước láng giềng bực bội hoặc thậm chí căm ghét, nhưng nó không bao giờ bị coi là man rợ, thiếu văn minh hoặc kém văn hóa.

Không giống như Nga, các nước láng giềng vừa tôn trọng vừa nể sợ Trung Quốc. Nền văn minh Nga hiện có khoảng 1.500 năm tuổi. Nền văn minh Trung Quốc (lâu đời nhất trên trái đất) thì ít nhất đã 5.000 năm tuổi. Trung Quốc là nước lớn thứ ba trên thế giới, và dân số một tỷ năm trăm triệu của nó lớn hơn dân số của bất kỳ nước nào khác. Trung Quốc là một nước rất to lớn, màu mỡ, hoàn toàn chế ngự bản đồ Đông Á. So với Trung Quốc về địa lý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và Lào đều là những rẻo đất nhỏ bị anh khổng lồ Trung Quốc làm cho bé lại. Cuối cùng, thiểu số người Hoa ở Indonesia, Malaysia, Nepal, Ấn Độ và các nước Châu Á khác thường là hang ổ của Chủ nghĩa Mao.

Ngược lại, thiểu số người Nga sống ở các nước bên ngoài Nga thường đa số chống Cộng. Lào, Việt Nam hoặc Bắc Triều Tiên rất khó lật đổ chế độ Cộng sản của họ bao lâu Trung Quốc vẫn còn là Cộng sản. Một nhân tố cuối cùng, phải được xem xét khi nói về các đường lối khác nhau đã được thực hiện bởi Cộng Sản Châu Âu so với Cộng sản Châu Á, đó là việc chống chủ nghĩa đế quốc. Tại Cuba, Trung Quốc, Lào, Cộng sản đã có thể lợi dụng sự oán giận của dân bản xứ đối với chủ nghĩa đế quốc Pháp, Anh, Nhật hay Mỹ. Họ có thể đóng vai người yêu nước đấu tranh giải phóng xứ sở khỏi các tay cai trị ngoại quốc bị chán ghét.


Tại Châu Âu, một lần nữa, sự thật là ngược lại. Cộng sản Châu Âu đều đã chống phe quốc gia và chống đế quốc. Nhưng Châu Âu là cái nôi của đế quốc chủ nghĩa. Chống lại chủ nghĩa đế quốc ở Anh, Pháp hoặc Hà Lan bị coi là không yêu nước và phá hoại. Cộng sản ở Châu Âu từng hát “Quốc Tế ca” và chủ trương đấu tranh giai cấp toàn diện với chủ nghĩa tư bản và với các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan v.v…. Điều này đặt Cộng sản Châu Âu vào cuộc xung đột trực tiếp với phong trào dân tộc chủ nghĩa của Anh, Pháp hoặc Đức. Để kết luận, có thể nói rằng mặc dù có thể mất một khoảng thời gian ở Châu Á lâu hơn ở Châu Âu, chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Á vẫn có thể bị lật đổ hoặc thay thế. Ví dụ, các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) đã đặt Việt quốc và Việt cộng vào một cuộc xung đột trực tiếp với nhau.


Khi việc đô thị hóa phát triển tại Việt Nam lẫn các nước Châu Á khác, và con số nông dân giảm đi, ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Á sẽ suy giảm. Ngoài ra, cùng với việc đô thị hóa, sẽ có sự lệ thuộc lớn hơn vào kỹ thuật và một nền kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ gia tăng sự tiếp xúc với thế giới phi Cộng sản và rồi xói mòn chủ nghĩa Cộng sản. Với một trình độ giáo dục cao hơn, số lượng trí thức chống Cộng sẽ tăng lên dần. Cuối cùng, một sự quan tâm rộng rãi và gia tăng đối với tôn giáo khắp Châu Á Cộng sản sẽ tiếp tục làm suy yếu quyền lực của các chế độ Cộng sản. Tất cả mọi nhân tố này cộng với một khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế sẽ dần dần tạo ra một Châu Á dân chủ và phi Cộng sản. Source: http://www.vietlinh web.com/Diendan/ index.php? s=53c2017faae513 f13de03fe639514e 17&showtopic=11414&pid=19597&st=0&#entry19597

****

Differences between European and Asian Communism Professor Jerry Livingston Voorhis 24-04-2010 A. Different Communisms I. Europe Urban-based II. Asia peasant-based III. Peasant based Communism more resilient B. Outside Pressure and Anti Communist Rebellions I. Europe 1. Hungary 1956 2. East Germany 1953 3. Czechoslovakia 1968 4. Rumania and Albania 5. Radio Free Europe 6. West Berlin II. Asia 1. No large scale anticommunist rebellions 2. No West Berlin in Communist Asia C. Leadership Communist

I. Weak in Europe II. Strong in Asia D. China and Russia I. Russia: less influential and less respected in Europe II. China: more powerful and respected in Asia E. Anti Imperialism I. Advantages for Asia Communists liability for European Communists F. Conclusion Communism in Asia will eventually be overthrown. During 1989, two highly significant and very different events took place at opposite ends of the world. In Berlin, Germany, the Berlin Wall came tumbling down. Communism, as a ruling system, collapsed in Germany and the rest of Eastern Europe. However in China, something very different happened. The hopes of the world for a free, democratic China were dashed when tanks and troops from the countryside rode into Tiananmen Square and massacred hundreds out of thousands of students who had been demonstrating for democracy in Beijing for months.


Democracy, a market economy and free political and cultural expression, triumphed over communism in Eastern Europe and even in Russian, while, in China and Communist controlled areas in Asia, these liberating influences were stifled by the Government of Communist China, Vietnam, Laos and especially, Cambodia and North Korea. We must ask the question: Why was the outcome of the peace and democracy movement so different between Europe and Asia? There are many reasons for these different outcomes and one of the first and most important of those reasons was the different types of Communism that the characterized Asia as opposed to Europe.
In Europe, from the very beginning Communism was an urban-based phenomenon. Urban workers, preferably those employed in large-scale industries, were looked upon as the proletariat, the Vanguard of the revolution.


Along with the Communist parties and their leaders, heavily unlonized workers and highly industrialized regions like Saxony or the Ruhr Basin in Germany would vote Communist or at least Socialist in large numbers. Throughout the countryside, and in small towns or suburbs in Europe, voters supported conservative or centrist political parties, but never the Communists. Russian peasants joined and backed the Social Revolutionary Party not the Communists or Bolsheviks as they were then called during the time of the revolution. Both before and after World War II, rural areas in Eastern Europe, and especially the prosperous farmers bitterly opposed and sabotaged collectivization efforts in Ukraine, Poland, Yugoslavia, Rumania, East Germany and elsewhere. As far as European Communism was concerned, the city was the base of support and it was the countryside which had to be conquered or won over. This fact had an enormous impact on what happened to the Communist regimes during the 80’s and 90’s in Communist Europe, including Russia. Once the city overthrew the Communist regime and replaced it with a non-Communist democratic government and a mixed economy with a large private sector, Communism was doomed. After all, the countryside had always been anti Communist!


In Asia, one is confronted with a totally opposite situation. Throughout Asia as well as Cuba, Communism spread from the countryside into the city. Mao-Tze Tung’s main center of strength, during World War II and the Civil War which followed it, lay in the rural, relatively sparsely populated agricultural region of Northwest China, from there Chinese Communism spread to Beijing, Nanjing, Guangzhou and other urban centers. Once Mao’s Communists had captured the cities where Koumintang or nationalists were relatively strong, they had conquered virtually all of China. Pol Pot’s Khmer Rouge movement was almost fanatically rural and peasant–oriented. It severely punished the inhabitants of Phnom Penh and other urban centers, killing hundreds of thousands if not millions, and forcing the survivors to labor in the countryside as peasants.


Finally, Ho Chi Minh’s Communist movement began as a major force in the hills and mountains North and West of Ha Noi. It did not take control of the cities like Ha Noi until after the French defeat at Dien Bien Phu. Also in South Vietnam, the cities of Hue, Da Nang and Saigon held out against the Communist until the bitter end. Where support existed for the Viet Cong was mainly in certain isolated, rural areas like parts of the Mekong Delta. As a result of this fact urban dissent in Asian Communist Countries was not as effective as in Europe. Communist Government in China, Vietnam and Cambodia could always rely on their rural support for help. The Asian countryside was more pro Communists than its European counterpart.


A second factor contributing to the resilience of Communist regimes in Asia is the relative lack of outside anti-Communist influences compared to the situation confronting the East European Communist. Throughout the 1950’s, 1960’s, 1970’s and 1980’s Eastern Europe was bombarded with anti communist broadcasts from Radio free Europe CA private anti communist network, the Voice Of America, and the BBC Broadcasting Corporation. West Berlin, an anti communist enclave located deep in Communist territory severed as a sounding board for anti Communist speeches by President John Kennedy and Ronald Reagan: Gorbachev (ich bin ein Berliner) tear down this wall, which had an enormous impact on people living behind the Iron Curtain. Huge populations of people from Eastern Europe (Poland, Hungary, Germany etc) lived in the United States at this time. Their presence and political influence gave rise to special activities in the United States like Captive Nations months of weeks. Captive Nations referred to the countries in Europe which were Communist and were therefore, under the tomb or domination of the Soviet Union. Events like these gave rise to political rallies and demonstrations which constantly focused the American and International Public’s attention on the plight of these East European Countries.


The same sort of sympathy, attention and effort was simply not available for the Asian Countries under Communist rule. The Chinese Americans were a much smaller group than the Polish, German and Hungarian, Americans and other minorities who had their roots in Eastern Europe, Vietnamese, Cambodian and Korean refugees were even smaller contingents. Finally, Chinese Americans and Non Chinese anti-communist Americans focused their attentions on Taiwan and strengthening the Kuomintang Government there rather than liberation or democratization of the mainland. Finally, Eastern Europe was the scene of the first anti-communist rebellions, or revolution. In 1952, East German workers in Berlin and other cities rebelled against Communist Rule, which was more oppressive in East Germany than almost anywhere else. Their uprising had to be suppressed with Soviet tanks and troops. During 1956 and 1957, Hungarians carried out an unsuccessful but heroic rebellion that overthrew a brutal Stalinist Government, and among other things, legalized non-communist political parties, advocated a mixed economy with a private sector and advocated Hungarian neutrality in the Cold War Struggle between the U.S.S.R and the Western powers.


The Hungarian uprising was crushed, but only after massive Soviet intervention, and considerable loss in life. In its aftermath over 100, 000 Hungarians became refugees who formed a formidable political force working against Communism in Europe. Last but not least, while the Hungarian revolution was taking place, Communist Poland underwent a series of reforms which constituted a blow against hard line Communism. Among other things, the Polish Government ended its collectivization drive in the countryside, and it allowed polish farmers to keep their lands. It also allowed religious Roman Catholic instruction in the public schools, and it tolerated the world’s only private university inside a communist country the Catholic University of Lublin. In Asia there were virtually no rebellions against Communist rule on the scale of what was happening in Eastern Europe.

The Tibetan uprising of the late 1950’s was more anti Chinese than anti Communist. Also, there were some last ditches holdouts against Communist rule in Southwest China, along the Burmese border and in Vietnam after the fall of Saigon, but these were not fresh or new rebellions like the Hungarian uprising of 1956. Finally, people in Communist controlled China, Vietnam and North Korea were more isolated or cut off from the non communist world. There was not a West Berlin in Communist Asia. Another element that underscores the difference between Asia and Europe is the leadership factor.

Except in Russia under Stalin, Yugoslavia under Tito, Rumania under Ceausescu and Enhver Hoxha’s Albania, all of the East European Communist leaders were faceless bureaucrats, unattractive army officers or uncharismatic Communist party hacks. They were usually looked upon by the people who they ruled as puppets of the Soviet Union. On the other hand, the two most popular and charismatic leaders in Communist Poland, for examples, were Lech Walesa, leader of Solidarity, an anti communist labor movement, and pope John Paul II. The powerful and charismatic Communist leaders in Eastern Europe: Tito in Yugoslavia, Ceausescu in Rumania and Albania’s Enhver Hoxha were anti Soviet and often critical of the Warsaw pact.

Tito tolerated a large private sector in the Yugoslav economy, and he refused to join the Warsaw pact, preferring instead to follow a neutralist foreign policy. Ceausescu made overtures to both China and the United States, in defiance of the Soviet Union, and the most importantly, he continued to recognize Israel after the 1967 six-day war when all other Communist East European Countries broke off relations with Israel and became vehemently pro-Arab. Finally, Hoxha bitterly denounced both the Soviet Union and China.


Albania left the Warsaw pact after the early 1960s.
Finally, it could be said that with the exception of Lenin, the only charismatic and truly powerful leader of the Soviet Union was Joseph Stalin, who, by the way, was not a European. Stalin came from the Asian Republic of Georgia and because of this fact he ruled Russia more like an Asian Communist leader than a European one. The Soviet leaders who followed Stalin had nowhere near his charismatic almost supernatural power. Nikita Khrushchev who followed Stalin was a clown like figure whose domestic and foreign policies were miserable failures. Leonid Brezhnev, who followed Khrushchev, was a faceless bureaucrat, who bungled the Soviet Union into a hopeless war in Afghanistan.

Brezhnev’s successors were even less successful, including Mikhail Gorbachev, who helplessly presided over the demise “death” of the Soviet Union. Just as the Soviet Union started to disintegrate, Communism collapsed in Yugoslavia after the death of Tito, in Rumania after the execution of Ceausescu, and in Albania after Hoxha’s death. Finally, these European Communist leaders were vilified and rejected after their deaths and their influence evaporated. This was even true about Stalin. Asian Communist leaders constituted a real contrast to their European Counterparts.

This also applies to Fidel Castro and Che Guevara. Mao-Tze-Tung, Ho Chi Minh, Pol Pot, Kim Il Sung, and Kim Jong Il were worshipped as Gods or Emperors by their Communist followers. Even today, in China, although many of Mao’s policies were changed, Mao himself has not been attacked. Here has been absolutely no de-Maoization like the de-Stalinization that occurred in the Soviet Union. Mao was and is as powerful an Emperor as Shih-Huang-Ti or Chien Lung. His influence or shadow lives on long after his death. Kim Il Sung is the official head of state for North Korea, even though he has been dead for two decades. Foreign ambassadors must present their Credentials to this great leader not the living head of State Kim Jong Il “The beloved leader”. Then there is Ho Chi Minh, another red emperor, whose power extends beyond the grave. This difference between the awe and respect accorded Asia Communist leaders as opposed to their far-less popular European Counterparts can explain why Communism failed in Europe, but continues in Asia.

It is also necessary to deal with the two great Communist powers China and Russia, and to discuss their different impacts on their Communist neighbors. Russia lies on the Eastern Fringe of Europe. She had been historically treated with arrogance and contempt by her European neighbors. The poles invaded Russia in the early 1600s and captured Moscow. Napoleon’s imperial French Army also invaded Russia during the early 18th century. Finally, Germany invaded and devastated Russia twice during the first and second World Wars. Russia has had a very limited cultural impact on Europe. The Russia Cyrillic alphabet is not used by any formerly Communist European country except Serbian, Macedonia, Montenegro, Bosnia, Ukraine and Belarus. There is also a huge religious gap between Russia and her East European neighbors.

The Baltic States, Poland, Czechoslovakia, Hungary, Croatia, Slovenia and Eastern Germany are either Lutheran or Roman Catholic, and they use the Latin alphabet. Russians practice the Eastern Orthodox form of Christianity. Those Communist East European Countries which are Eastern Orthodox have national Orthodox Churches that differ on a number of points with the Russian Orthodox Church. The Russian language or variants of it are spoken only in Russia, Ukraine and Belarus. German, Lithuanian, Estonian, Latvian, Hungarian, and Rumanian are totally different from Russian, and even in the case of other Slavic languages like Polish, Serbo-Croatian or Czech, there are considerable differences between them and Russian. Russian holidays, dress, cuisine, attitudes toward life were very different from those of other Communist East European Countries, with the possible exception of Ukraine and Belarus. Even Russian myth and folklore is different from that of other East European Countries. Finally, more than half of Russia is in Asia (Siberia). Russia has become more Asiatic and less European after Ukraine and Belarus became independent. Also, Russia’s population is declining. Only 140,000,000 people live in what is now Russia. Europe has looked upon Russia as a fringe wild, uncivilized, half Asian, barbaric territory.


All of this may not be true, but it is believed by many European, especially those living in East Europe (poles, Hungarian, Lithuanians etc) China’s relationship with her communist and noncommunist neighbors is entirely different from that of Russia. China maybe resented or even hated by her neighbors, but she is never looked down upon as being barbaric, uncivilized or culturally inferior. Unlike Russia, China is respected and also feared by her neighbors. Russian Civilization is approximately 1,500 years old. Chinese Civilization (the oldest on Earth) is at least 5,000 years old. China is the third largest country in the world, and her population of one billion five hundred million is greater than that of any other country. China is a huge, fat country that dominates totally the map of East Asia. Compared to China, geographically Korea, Japan, Taiwan, Vietnam and Laos are little slivers of land which are dwarfed by the Chinese giant. Finally, Chinese minorities in Indonesia, Malaysia, Nepal, India and other Asian Countries are often hotbeds of Maoism. Russian minorities in countries outside of Russia, on the other hand, are usually quite anticommunist.

It will be difficult for Laos, Vietnam or North Korea to overthrow their communist regimes as long as China remains communist. One final factor, which must be considered when dealing with the different paths followed by European as opposed to Asian Communism, is anti-imperialism. In Cuba, China, Laos, Communist were able to capitalize on Native Resentment of French, British, Japanese or American Imperialism. They could pose as patriots fighting to rid the country of hated foreign rulers. In Europe, once again, the opposite was true. European Communists were anti-nationalistic and anti-imperialist. But Europe was the cradle of imperialism. To oppose imperialism in Britain, France or Holland was to be unpatriotic and subversive. Communist in Europe sang the “internationale” and advocated a universal class struggle against Capitalism and the British, French, Dutch and other Empires.

This put Europe’s Communist in direct conflict with the nationalists of Britain, France or Germany. In Conclusion, it could be said that although it may take a longer span of time in Asia than in Europe, Communism in Asia still can be overthrown or displaced. For example, the disputed over the Paracel and Spratly island has put Vietnamese nationalists and communists in direct conflict with one another. As urbanization grows in Vietnam and other Asian countries, and as the peasantry declines in numbers, the hold of Communism in Asia will decline. Also, along with urbanization will come a greater dependent on technology and a world-wide economy. This will increase contact with the noncommunist world and further undermine communism. With a higher level of education, the number of anticommunist intellectuals will increase. Finally, an expanded and heightened interest in religion throughout Communist Asia will further undermine the authority of Communist regimes. All of these factors plus a stronger private sector in the economy will eventually produce a democratic, noncommunist Asia. Professor Voorhis

Đọc báo Tự Do Ngôn Luận
http://tudongonluan .atspace. com
*

DƯƠNG TẢ DI * VŨ KHÍ MỸ

*


HẢI QUÂN MỸ - PHÒNG KHÔNG BẰNG TIA LASER

HẢI QUÂN MỸ - PHÒNG KHÔNG BẰNG TIA LASER


Nhiều năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ không ngừng chế tạo các loại vũ khí hết sức tối tân. Thế hệ vũ khí mới là không sử dụng đạn.



Hiện nay, sau một loạt thí nghiệm gọi là Laser Weapon System (LaWS), cơ quan chuyên về sản xuất vũ khí mới của Hải quân là NAVSEA loan báo đã “thành công trong việc truy đuổi, bám sát, và tiêu diệt một máy bay không người lái (drone) của đối phương” bằng tia laser.


Cuộc thí nghiệm đã được diễn ra trên đảo San Nicolas Island ngoài khơi California.


Đây không phải là lần đầu tiên có vũ khí laser bắn rơi máy bay đang bay. Năm ngoái Hoa Kỳ cũng thí nghiệm tương tự nhưng lần thí nghiệm này có một khía cạnh kỹ thuật quan trọng. Đó là chùm tia laser có thể bị mất sức mạnh khi nó bay qua vùng biển ấm, đầy hơi nước. Hải Quân Mỹ cần chế ngự nhược điểm này để có thể sau này chế tạo loại súng bắn laser hạ tàu địch.


Hiện nay tàu chiến Mỹ đã được trang bị loại súng Phalanx, một loại súng tự động do radar điều khiển. Giờ đây các chuyên gia của NAVSEA kết hợp loại súng này với tia laser để diệt mục tiêu đối phương 1 cách chính xác.


Các kỹ sư cho hay là họ cẩn thận ghép tia laser với một hệ thống hỏa tiễn bắn rất nhanh để đề phòng trường hợp súng laser không đủ sức mạnh thì hệ thống hỏa tiễn tự động khai hỏa tức thì.

*******
Xem Vũ khí trong tương lai: Sử dụng Tia "Laser" trên không trung
(Future Weapons: Airborne Laser)

Bạn bấm vào hàng chữ: "Watch on YouTube" , và nếu vẫn chưa xem được thì bạn "Enable Pop-up"
Hay bấm vào đây: http://www.youtube.com/watch?v=0LKk1bTL6fk&feature=player_embedded


TỔNG HỢP CNN
Last edited by DuongTaDi; 02-06-2010 at 03:26 AM.

*

RFA * TRUNG MỸ

*


Đánh mất châu Á?
2010-06-07
Sau ba thập kỷ hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương, người ta có xu hướng quên đi khả năng xảy ra căng thẳng và xung đột trong khu vực quan trọng này.

AFP photo
Một chiếc máy bay của hải quân Hoa Kỳ đang đáp xuống tàu sân bay USS Kitty Hawk.



Tuy nhiên, phá vỡ hoà bình sau cuộc chiến Việt Nam là nỗi lo lắng hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Lực lượng quân sự Mỹ đóng vai trò quan trọng ở châu Á trong tương lai gần. Những câu hỏi cho các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta là sứ mệnh ở châu Á là gì, các lực lượng nào là cần thiết và làm thế nào để chúng ta chiến đấu bên cạnh các đồng minh của chúng ta? Việc tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của "các con hổ châu Á" như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc, đã không hoàn toàn vô nghĩa. Mặc dù áp lực chính trị trong nước, các tổng thống Mỹ đã quyết định thời gian và một lần nữa tiếp tục triển khai lực lượng quân sự đáng kể trong khu vực. Sự hiện diện quân sự này được gọi là chiếc dù an ninh hoặc “không khí”, thiết lập điều kiện cho các thành phần ưu tú châu Á tham gia vào chính sách dẫn đến tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ hòa bình một cách tương đối.
Nếu không có nước Mỹ bảo đảm, các nước châu Á có khả năng sẽ tham gia vào các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém - có thể xảy ra chiến tranh - và nhiều nước sẽ phải cố gắng để có được vũ khí hạt nhân.

Nếu không có nước Mỹ bảo đảm, các nước châu Á có khả năng sẽ tham gia vào các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém - có thể xảy ra chiến tranh - và nhiều nước sẽ phải cố gắng để có được vũ khí hạt nhân. Việc triển khai các lực lượng tiền tuyến của Mỹ và mạng lưới liên minh đã làm công việc giúp người châu Á có được khoảng thời gian 30 năm thịnh vượng.
Tuy nhiên, hiện đang có một số phát triển đe dọa sự ổn định trong khu vực.
Trước tiên, Bắc Hàn có các tên lửa thông thường có thể phá hủy Seoul và gây thiệt hại nặng cho Nhật Bản. Họ cũng có một kho vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, chế độ độc tài tàn bạo của Bắc Hàn có thể đột nhiên sụp đổ: bỏ lại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Trung Quốc tranh giành để tìm kiếm và bảo đảm vũ khí hủy diệt hàng loạt được an toàn, trong khi tìm cách ổn định chính phủ.

Sức mạnh quân sự Trung Quốc

Các nước đồng minh và Trung Quốc có quan niệm rất khác nhau về sự an toàn trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc theo đuổi những mục tiêu riêng của họ trong cuộc khủng hoảng là hệ quả của mọi rắc rối.
Thứ hai, Đông Nam Á gánh chịu tai họa về Hồi giáo cực đoan. Quân đội Hoa Kỳ có thể được gọi đến để giúp đáp trả các cuộc tấn công khủng bố - như họ đã và đang làm mà không cần nhiều lực lượng trong gần một thập kỷ qua ở Philippines.
Và sau đó là Trung Quốc, nước có tiềm năng lớn nhất về phá hoại hòa bình châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chuyển các nguồn lực kinh tế của mình thành một kho quân sự phát triển và ấn tượng. Lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của lực lượng pháo binh thứ hai của Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa cụ thể đối với Hoa Kỳ và ưu thế trên không của đồng minh trong “chuỗi đảo đầu tiên” (Nhật Bản, Đài Loan, và Philippines).
Tên lửa Trung Quốc có thể phá hủy nghiêm trọng và hạ hầu hết các loại máy bay của Mỹ ở các căn cứ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương - Kadena ở Nhật Bản. Các lực lương pháo binh thứ hai đang tinh luyện một tên lửa đạn đạo chống tàu trên đất liền. Trung Quốc có thể sớm có khả năng thiết lập cả ưu thế trên không tại chỗ lẫn bắn trúng bất kỳ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.

maybay-tq--200
May bay phản lực J-10 của Trung Quốc. AFP photo
Trung Quốc đang phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và hạt nhân. Các loại tàu diesel có thể ở dưới biển lâu hơn, mang theo kho vũ khí đủ để thực hiện một cuộc phong tỏa Đài Loan và đe dọa các con tàu nổi trên mặt nước trong và xung quanh duyên hải Trung Quốc. Với một căn cứ mới ở đảo Hải Nam, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc dễ dàng đi vào Biển Đông và eo biển Malacca.
Do lịch sử Trung-Ấn Độ thiếu tin tưởng, và phụ thuộc vào Mỹ ở Ấn Độ Dương về thương mại năng lượng, khả năng Trung Quốc gây ra tổn hại ở những chỗ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một phát triển chiến lược quan trọng.
Một số chuyên gia cho rằng chỉ vì Trung Quốc phát triển những khả năng này, không có nghĩa là họ sẽ sử dụng nó để đe doạ Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Ấn Độ cũng vậy, theo logic, đang tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự. Điều này đơn giản là những gì các cường quốc làm. Nhưng vấn đề đó là đặc tính của một cường quốc đang lên. Những nước thoải mái khẳng định rằng "tất cả các cường quốc đều làm điều đó" nên xem xét lại đòi hỏi của những người theo chính sách trả thù của Trung Quốc, các hoạt động quốc tế gây phiền hà và động lực nội tại của họ.
Ngay cả với một chính phủ Đài Loan đã từ bỏ bất kỳ tuyên bố độc lập nào, Trung Quốc cũng không từ bỏ quyền sử dụng vũ lực chống lại đảo quốc này. Trung Quốc tiếp tục không ngừng gia tăng lực lượng quân sự trên khắp eo biển chỉ với mục đích "ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan".
Hải quân Trung Quốc gia tăng tần số đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ấn Độ thấy chính mình bị bao quanh bởi một mạng lưới các phương tiện hàng hải Trung Quốc. Tàu hải quân Mỹ đã bị sách nhiễu bởi các tàu Trung Quốc trong khi làm nhiệm vụ hợp pháp ở hải phận quốc tế. Quân đội Trung Quốc quan tâm đến việc mở rộng quyền kiểm soát chu vi hàng hải của họ và giữ Hoa Kỳ ở ngoài. Hải quân Hoa Kỳ đi vào các vùng biển này giúp các đồng minh của chúng ta yên tâm trong suốt 30 năm hòa bình ở châu Á.
Trung Quốc, nước có tiềm năng lớn nhất về phá hoại hòa bình châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chuyển các nguồn lực kinh tế của mình thành một kho quân sự phát triển và ấn tượng.

Bắc Kinh bắt tay vào chương trình hiện đại hóa quân sự sau chiến tranh lạnh, đó là thời điểm hòa bình và an ninh duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Họ đã không lựa chọn tập trung vào quốc phòng cho đất nước, vào những mối đe dọa gây ra bởi chủ nghĩa khủng bố hoặc phổ biến vũ khí hạt nhân, hoặc vào các chương trình khiêm tốn, cho phép Trung Quốc tiếp tục phát triển trong hòa bình, trong khi đề phòng các cuộc tấn công tiềm tàng. Đó là những điều mà các nước còn lại trên thế giới đang làm. Cũng không phải sau cuộc tấn công 11/9 và hậu quả các mối đe dọa cho tất cả các quốc gia không phải Hồi giáo, để Trung Quốc thay đổi tư thế của mình và đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu nhằm diệt trừ những nơi ẩn trú an toàn của khủng bố. Thay vào đó, họ tiếp tục đầu tư vào khả năng phô trương sức mạnh.
Quyết định này thúc đẩy do ý thức sâu sắc rằng Trung Quốc phải sửa những sai lầm trong quá khứ và phục hồi từ "một thế kỷ nhục nhã". Đài Loan cần được giác ngộ, Nhật Bản trả lại bất lực, và Hoa Kỳ đi vào vùng ngoại vi của Trung Quốc bị cản trở. Trung Quốc không thể chịu nhục để dựa vào Hoa Kỳ giúp giữ an toàn các tuyến đường vận chuyển thương mại cho Trung Quốc. Trong ý định của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc quá khích bên trong chính phủ, các nước còn lại của châu Á phải chấp nhận vị trí xứng đáng của nước Trung Quốc đứng đầu trong hệ thống cấp bậc chính trị châu Á.
Tóm lại, Trung Quốc tìm cách chống lại các mục tiêu cơ bản nhất của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương: duy trì trật tự chính trị, giúp tạo ra một tập hợp các nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ nhất trong khu vực và bảo đảm các nền kinh tế này tiếp tục phát triển tự do, thoát khỏi sự thống trị của bất kỳ cường quốc nào khác.

Hoa Kỳ phản ứng ra sao?

Chúng ta đã phản ứng rất khiêm tốn do sự yếu dần về vị trí quân sự thuận lợi của chúng ta ở châu Á. Trong những năm dưới thời cựu Tổng thống Clinton, chúng ta nâng cấp quan hệ với Nhật Bản và bắt đầu đàm phán với Ấn Độ đã dẫn đến một bước đột phá chiến lược cho chính phủ kế tiếp. Dưới thời cựu Tổng thống Bush, chúng ta cũng chuyển vũ khí về hàng hải và hàng không vũ trụ vào Thái Bình Dương.

hoatien-tq--250
Một loại hỏa tiễn phòng thủ chống đạn đạo trên không của Trung Quốc. AFP photo
Nhưng không có bước quan trọng nào được thực hiện theo hướng xây dựng một sự ngăn chặn mạnh mẽ hơn ở Thái Bình Dương, một sự ngăn chặn có thể dũng cảm đương đầu, không khoan nhượng Trung Quốc.
Có nhiều trường hợp do sơ suất của người Mỹ về vấn đề này. Chương trình tàu ngầm tấn công của chúng ta là không vững, với số lượng cho thấy bị giảm dần. Chúng ta hủy bỏ chương trình không lực chiến thuật, F-22, có thể hoạt động hiệu quả nhất chống lại hệ thống phòng không tinh vi của Trung Quốc. Chúng ta đã không thực hiện việc cơ bản về củng cố và bảo đảm các căn cứ trên bộ hiện tại của chúng ta hoặc đa dạng hóa chúng.
Các chương trình tàu nổi trên mặt nước của chúng ta bị thu hẹp lại và không phải là tối ưu hóa cho chiến tranh dưới nước. Việc phòng thủ hứa hẹn nhất của chúng ta, chống lại tên lửa Trung Quốc - năng lượng trực tiếp - không được tài trợ một cách thích đáng. Hạm đội tàu chở dầu của chúng ta cần thiết để tiếp nhiên liệu cho máy bay tấn công trong khu vực với các tuyến hậu cần rất dài còn bị suy yếu và cũ kỹ. Các chương trình hứa hẹn và mới đang ở trong giai đoạn thử nghiệm – như máy bay không người lái hạ cánh căn cứ hải quân và vũ khí tấn công tầm xa – đáng lẽ phải được đầu tư cách nay một thập kỷ.
Hơn nữa, chúng ta chỉ có những lời nói đầu môi cho các quan hệ đối tác của chúng ta. Với các nền kinh tế và quân đội tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, và Ấn Độ, các liên minh thực sự đòi hỏi xuất khẩu thiết bị và hệ thống công nghệ cao. Chúng ta vẫn chưa thực hiện các bước cơ bản trong việc cải cách kiểm soát xuất khẩu để có thể bán các loại vũ khí một cách dễ dàng hơn cho các đồng minh của chúng ta mà họ cần và sau đó luyện tập cùng họ ở các hệ thống thông thường. (Một hệ quả xung đột đặc biệt là người Pháp hay người Nga có thể bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù phi công của chúng ta có nhiều khả năng chiến đấu trong một ngày cùng với chúng).
Tất cả các quốc gia đang đầu tư vào tàu ngầm, tàu nổi chống tàu ngầm, tên lửa hành trình, và máy bay chiến thuật đều có thể tham gia vào các cuộc tấn công trên biển. Chúng ta đang thiếu một cơ hội chiến lược để xây dựng một mạng lưới đồng minh rộng khắp khu vực quanh các mối quan ngại về an ninh chung.
Đầu tư thích đáng vào ưu thế trên không, trên biển và phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ trả nếu trong khu vực đã được hưởng hòa bình, ổn định và thịnh vượng một thời gian dài, lại rơi vào hỗn loạn hoặc xung đột.

Các yêu cầu chiến lược của chúng ta đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trên một lịch trình giải quyết, cũng như tư duy chiến lược sáng tạo về xây dựng liên minh với các quốc gia đã tự đầu tư vào chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Đầu tư thích đáng vào ưu thế trên không, chiến tranh trên biển và phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ trả nếu trong khu vực đã được hưởng hòa bình, ổn định và thịnh vượng một thời gian dài, lại rơi vào hỗn loạn hoặc xung đột.
Ông Dan Blumenthal là thành viên chính thức của American Enterprise Institute.
Dịch từ: http://www.aei.org/article/102121

Theo dòng thời sự:

*
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/American%20Enterprise%20Institute%20for%20Public%20Policy%20Research-
06072010171756.html


*

Saturday, June 5, 2010


TIN TỔNG HỢP * BANG GIAO TRUNG MỸ


*
RFA
Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
2010-06-04
Bài viết: “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” bằng tiếng Trung trên Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức, đã trách móc Hoa Kỳ rất nhiều về ‘chiến lược bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’.

AFP PHOTO / POOL / Saul Loeb.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (P) thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại bắc Kinh hôm 25/05/2010.


Bài viết đăng ngày 27 tháng 5 năm 2010, tác giả là Đại tá không quân Đới Từ, một nhà chiến lược có ảnh hưởng ở Trung Quốc.


Chiến lược của MỹMột cách có tính toán, một bài tường thuật được đăng lại ba ngày trước đó với cùng tác giả trong một phát hành khác ("Huan Qiu Shi Ye" - Global Vision, ngày 24 tháng 5 năm 2010), đã xuất hiện rất gần thời điểm vòng đàm phán thứ hai về Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ (tại Bắc Kinh, ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2010) và điều tự nhiên, đã làm cho các nhà phân tích ngẫm nghĩ câu hỏi như, làm thế nào để giải thích về thời gian và nội dung các bài viết này.


Trong bài viết của mình, ông Đới Từ đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào việc thực hiện ‘chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’. Trước chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ là ‘kềm chế Trung Quốc một cách cứng rắn’, với mục đích ‘bóp cổ Liên Xô một cách nhẹ nhàng’. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược của họ đã đảo ngược lại, kềm chế nước Nga một cách cứng rắn với mục đích ‘bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng’.
Chạm vào điều mà ông ta gọi là ‘cái bẫy đồng đô la Mỹ’, ông Đới Từ đưa ra những điều mà ông Trương Vũ Xương, GS trường Đại học Tài chính Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở, tiết lộ rằng ở Trung Quốc, Mỹ điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành, sau khi ‘làm trống rỗng’ kinh tế Trung Quốc, vào thời điểm mà đất nước tập trung nhiều năm để đạt tăng trưởng GDP thông qua thương mại.

Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng.


Hoa Kỳ tái đầu tư vào Trung Quốc bằng tiền nhận được từ Trung Quốc, bài trừ các thương hiệu Trung Quốc và khống chế tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc, các cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cùng lúc, ông Đới Từ nói thêm rằng, Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mua các công ty Mỹ và phủ nhận bất kỳ vũ khí công nghệ cao nào của Trung Quốc.

Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng. Sự hài hước của Mỹ là Hoa Kỳ bán ‘nợ độc hại’ cho Trung Quốc để đổi lại việc Trung Quốc bán ‘đồ chơi độc hại’ cho họ.
Đánh giá về chiến lược ‘kềm kẹp ngoại giao’của Hoa Kỳ nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về chính trị. Ở Đông Bắc Á, Việt Nam đang trở nên thân Mỹ. Chiến lược của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Pakistan, ba ‘người bạn thật sự’ của Trung Quốc có ý nghĩa thách thức Trung Quốc.
Hoa Kỳ gián tiếp kích thích chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và buộc Nam Hàn, Nhật Bản v.v… gần gũi hơn với Washington. Lợi ích ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở Myanmar phục vụ mục đích kiểm soát Trung Quốc trong khi chính Myanmar cho thấy không còn tin tưởng Trung Quốc và lựa chọn hỗ trợ Ấn Độ và ASEAN để cân bằng với Trung Quốc.

obama-hocam-dao2-250
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ảnh minh họa

Trường hợp Pakistan, quốc gia này đã nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ vì chiến tranh Afghanistan. Ở Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông đồng với nhau để chống Trung Quốc. Riêng Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ là tập trung vào Tây Tạng và Tân Cương và thao túng tình hình ở đó. Để kết luận, ông Đới Từ khẳng định rằng Hoa Kỳ đang thực hiện ‘tấn công mềm’ vào Trung Quốc và chiến lược lớn của họ là bao vây Trung Quốc.
Đại tá Đới Từ được biết đến thuộc phái diều hâu về các vấn đề quốc phòng và gần đây đã hỗ trợ sự phát triển các căn cứ ở nước ngoài của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh chính thức của Trung Quốc như tờ Global Times đưa tin về quan điểm của ông ta tới công chúng quốc tế. Điều có vẻ quan trọng đó là không chỉ một mình ông ta trong hàng ngũ sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt câu hỏi về động cơ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Một sĩ quan cao cấp khác của PLA, đại tá Lưu Minh Phúc thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia, trong cuốn sách của ông về "Giấc mơ Trung Quốc", phát hành ngay trước phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”.

Sự thiếu đồng thuận Mỹ-Trung

Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa dân tộc và đường lối cứng rắn chống Mỹ của các chuyên gia PLA như đã đề cập, các ý kiến của Trung Quốc về chủ đề này cho đến nay nói chung vẫn còn thận trọng. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, trong khi thừa nhận sự thiếu sự đồng thuận Trung – Mỹ qua cuộc đối thoại mới nhất, đã lạc quan về quan hệ song phương dài hạn. Ông đã mô tả cuộc đối thoại đang diễn ra là có lợi cho phát triển hơn nữa về ‘tích cực, hợp tác và toàn diện’ trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thế kỷ 21. Lưu Hồng, phóng viên Washington của Tân Hoa xã đã mô tả cuộc đối thoại là tượng trưng cho ‘quan hệ đối tác Trung – Mỹ ngày càng bình đẳng’. Giáo sư Trần Đông Tiêu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Qiu Shi, ngày 2 tháng 2 năm 2010) hy vọng rằng ‘tình hình Trung – Mỹ phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích chiến lược sẽ được duy trì lâu dài khi cả hai bên cần nhau trong lợi ích cân bằng chiến lược’.


Những điều nói trên đưa đến một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giải thích cơn phẫn nộ chống Mỹ đến từ các chuyên gia như ông Đới Từ vào thời điểm này? Tình trạng này phần nào có vẻ tương tự như những gì đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2004 khi ông Thiên Kỳ Thành, lúc đó được xem là chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngay trước ngày bầu cử tổng thống một ngày, Tổng thống Bush tái tranh cử lần hai, đã đổ lỗi cho chiến lược của Hoa Kỳ với mục đích bao vây Trung Quốc, trong bài viết của ông trên tờ China Daily. Một vấn đề khác là tờ China Daily cuối cùng đã không công nhận bài viết đó.Ít nhất có thể nói rằng các quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đến từ các nhà phân tích quân sự như ông Đới Từ, có thể đại diện cho tư duy chiếm ưu thế ít nhất là ở một số nhà hoạch định ý kiến ở Trung Quốc. Các ý kiến như vậy dường như cũng có chiều hướng trong nước, bằng ngụ ý, chúng cho thấy không chấp thuận phương pháp tiếp cận thực dụng hiện nay của Bắc Kinh đối với Washington. Các quan điểm được các hãng thông tấn chính thức như Tân Hoa xã bảo trợ, cho thấy những nhà báo quan tâm bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng, dường như cho đến nay chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh bộ phận lãnh đạo nào liên quan đến vấn đề này, trong đó bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm. Hệ thống Trung Quốc cho phép thỏa hiệp các quan điểm khác nhau, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhóm lãnh đạo của đảng về vấn đề ngoại giao có vai trò đối với ảnh hưởng này.

037_ZH32874-250
Lực lượng bán quân sự Trung Quốc đang tập luyện chống bạo động tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Tứ Xuyên. AFP photo
Những quan điểm từ các chuyên gia quân sự trong bất kỳ trường hợp nào dường như có khả năng gây áp lực lên lãnh đạo tập thể hiện tại hoạt động ở Trung Quốc về quan hệ với Hoa Kỳ, đặc biệt là giới lãnh đạo thế hệ thứ năm sẽ tiếp nhận nhiệm vụ vào năm 2012, có thể phải nhắm tới điều giống như một cuộc tranh luận chính sách về quan hệ với Mỹ.
Lãnh đạo đã bị áp lực như vậy chưa? Câu trả lời là có thể có, đánh giá từ việc giới thiệu chính thức tiêu chuẩn mới của chế độ Hồ Cẩm Đào qua việc thực hiện mối quan hệ Trung – Mỹ, bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc. Thông điệp này là nguyên tắc ‘lợi ích cốt lõi’, chuẩn bị ‘không thỏa hiệp’ các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, từ bây giờ sẽ điều khiển chiến lược Trung Quốc đối với các cường quốc nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ.
Các tiêu chí đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo của ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2010, các tham chiếu cụ thể đã được đưa ra về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Một hình ảnh lớn hiện ra, theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ có thể được thành lập chỉ khi các vấn đề cốt lõi như Tây Tạng và Đài Loan có thể được giải quyết. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ biết rằng điều đó không thể xảy ra sớm và như vậy, có thể dự định rằng các mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục dựa trên chủ nghĩa thực dụng trong những năm tới.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức áp dụng tiêu chí ‘lợi ích cốt lõi’ vào các mối quan hệ với những nước có vấn đề về lãnh thổ trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Đặc biệt, tranh chấp biên giới với Ấn Độ cho đến nay đã không chính thức được Trung Quốc đưa ra theo nguyên tắc đó. Trung Quốc có thể không đi chệch khỏi vị trí này, chẳng hạn như, họ sẽ xếp cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ vào ‘lợi ích cốt lõi’, và nếu điều đó xảy ra, có thể làm suy yếu nguyên tắc ‘sự điều tiết lẫn nhau’, là điều khoản vốn có cho một số thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Về vấn đề này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều cần thiết cho New Delhi theo dõi sát sao các khuynh hướng trong tương lai của Trung Quốc.
Ông D.S. Rajan là nhà văn và là Giám đốc Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Dịch từ: http://www.c3sindia.org/us/1373

Theo dòng thời sự:


BBC

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông


Tàu Impeccable của Mỹ bị tàu hải quân Trung Quốc vây quanh
Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia vừa có bài nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh các mối quan tâm tại Biển Đông. BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và một số nước khác trong khu vực đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về quy mô và sự tăng trưởng của ngân sách quốc phòng Trung Quốc, cũng như sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng ở nước này.
Các quốc gia nói trên đều cho rằng Trung Quốc tăng ngân sách quân sự không chỉ nhằm mục tiêu tự vệ.
Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, cho rằng ý định chiến lược đằng sau việc phát triển quân đội của Trung Quốc "dường như rất tập trung vào hải quân Hoa Kỳ và các căn cứ của chúng ta ở khu vực".
Đô đốc Robert F. Willard, chỉ huy trưởng của quân đội Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương cũng nhận xét: " Đặc biệt gây lo ngại là các yếu tố trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc dường như được đưa ra nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta ở khu vực."
Ông Willard cũng cho rằng việc Trung Quốc cải tổ nhanh chóng lực lượng vũ trang đang "ảnh hưởng tới cân bằng quân sự khu vực và gây ra nhiều hậu quả vượt xa khỏi ranh giới châu Á-Thái Bình Dương".
Quan hệ Mỹ-Trung không hoàn toàn là đối đầu mà trong đó có các yếu tố cạnh tranh, ganh đua và cả hợp tác.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, trong có các tuyến giao thông liên lạc quan trọng nhất. Sự mạnh bạo của Trung Quốc dẫn đến căng thẳng gia tăng với Việt Nam và ảnh hưởng tới các quyền lợi chiến lược và thương mại của Hoa Kỳ.

Căn cứ Tam Á và cán cân quyền lực

Năm 2007 các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây cất căn cứ hải quân khổng lồ gần Tam Á trên đảo Hải Nam. Khi hoàn thành, căn cứ này sẽ mang tính chiến lược vô cùng quan trọng vì nó sẽ cho phép Trung Quốc nối dài "cánh tay quân sự" ra Biển Đông và Thái Bình Dương.
Các cầu cảng của căn cứ Tam Á có đủ chỗ cho nhiều tàu chiến cùng tàu ngầm, và đang được mở rộng để chứa thêm cả hàng không mẫu hạm trong tương lai.
Cùng lúc, Trung Quốc cho kéo dài đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, cải tạo cơ sở trên đảo Gạc Ma của Trường Sa và duy trì hiện diện tại đảo Vành Khăn ở phía tây bờ biển Philippines. Tóm lại, Trung Quốc đang tập trung cho việc thể hiện chủ quyền tại Biển Đông và bảo vệ các tuyến giao thông qua eo biển Malacca và Singapore. Từ những căn cứ nói trên việc triển khai hải quân ở Biển Đông sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn trước.
Mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ có khả năng đe dọa các tuyến hàng hải quan trọng mà Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đang dựa vào.
Có thể nói căn cứ hải quân Tam Á có ảnh hưởng tới cán cân quyền lực ở khu vực.
Nhiều phần của căn cứ này nằm dưới lòng đất và khó có thể theo dõi. Hình chụp từ vệ tinh cho thấy hiện diện của tàu ngầm Type 094 hạng Jin kể từ cuối năm 2007. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ hai, vũ khí tấn công đáng gờm nhất mà Trung Quốc có trong tay.
Phân tích hoạt động xây dựng ở đây cho thấy căn cứ Tam Á có thể sẽ là nơi Trung Quốc giữ tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tàu ngầm Trung Quốc
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ hải quân Tam Á
Tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Trung Quốc hiện còn chưa được tung ra nhưng khi đi vào hoat động, loại này sẽ mang 12 quả hỏa tiễn đạn đạo bắn từ dưới biển lên. Nếu Trung Quốc thành công trong việc gắn nhiều đầu đạn vào hỏa tiễn thì sức hủy diệt của nó sẽ càng lớn.
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ có khả năng tuần tra và bắn phá từ những vị trí khó phát hiện dưới lòng biển.
Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc là thách thức và đe dọa cho toàn thể Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam. So với hải quân các nước khác, Trung Quốc có khả năng vượt trội và thống lĩnh. Trung Quốc đang giành ảnh hưởng với hải quân Hoa Kỳ tại Tây Thái Bình Dương.
Việc hoàn tất cơ sở Tam Á sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Biển Đông.
Kể từ 2007, nhiều sự kiện diễn ra tại Biển Đông đã khiến cho tình hình an ninh ở đây ngày càng căng thẳng. Không những quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc gặp trở ngại, mà quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ cũng bụ đe dọa.

Mỹ-Trung còn nhiều bất đồng

Tuy không nộp hồ sơ chính thức về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Năm năm ngoái, Trung Quốc có gửi cho ủy ban này một tấm bản đồ với đường chín hình chữ U đoạn bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để chứng thực cho chủ quyền của mình. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra bản đồ này, vì từ trước tới nay khi công bố các văn bản về chủ quyền của mình như Tuyên bố Chủ quyền Biển ( 1958), Tuyên bố về lãnh hải và Vùng phụ cận (1992), Tuyên bố về Đường cơ bản của lãnh hải (1996), và Luật nhà nước về Vùng Kinh tế đặc quyền và Thềm lục địa (1998), chưa ai thấy bản đồ này.
Hoa Kỳ đã cực lực bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về Đông Á và Thái Bình Dương, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Scot Marciel đã bác các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc vì không đi kèm với chủ quyền trên đất liền.
Ông Marciel gọi tuyên bố chủ quyền như vậy là "không phù hợp luật pháp quốc tế".
Những năm gần đây Mỹ tỏ ra ngày càng quan tâm tới các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Đông Nam Á chủ yếu vì hai lý do: quan ngại về tự do hàng hải và bảo vệ hoạt động của các công ty năng lượng Mỹ.
Ông Scot Marciel nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có "quan tâm đặc biệt tới việc duy trì ổn định, quyền tự do đi lại và hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Đông Á". Sau khi xem xét các trường hợp Trung Quốc đe dọa các công ty dầu khí Mỹ đang làm ăn với Việt Nam, ông Marciel tuyên bố: "Chúng tôi phản đối việc sách nhiễu các công ty Mỹ".
Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, thì chỉ ra bốn chính sách: 1) biểu thị bằng cả lời nói và hành động rằng quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện với tư cách lực lượng quân sự ưu việt ở trong khu vực.
2) khẳng định quyền tự do lưu thông của tàu chiến Mỹ tại nơi đây
3) xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực, nhất là trong an ninh hàng hải
Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã liệt Biển Đông vào diện quan tâm chủ đạo, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả bằng vũ lực.
và 4) củng cố cơ chế quốc phòng - ngoại giao với Trung Quốc để cải thiện đối thoại và giảm thiểu nguy cơ tính toán nhầm.
Quan hệ quân sự Mỹ-Trung còn nhiều điều phải cải thiện.
Phía Trung Quốc nêu ra bốn hạn chế cản trở quan hệ song phương, trước hết là chủ đề Đài Loan, là quan tâm chủ đạo của Trung Quốc.
Nếu Hoa Kỳ không giải quyết được vấn đề này thì quan hệ quân sự đôi bên sẽ không thể được.
Hạn chế thứ hai là Mỹ phải chấm dứt ngay việc vi phạm vùng kinh tế đặc quyền của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ phải sửa đổi các luật lệ như Luật Ủy quyền Quốc phòng 2000.
Cuối cùng, là việc Mỹ không có lòng tin vào Trung Quốc về mặt chiến lược.
Trong ba năm trở lại đây, tranh chấp Biển Đông từ chỗ chỉ là quan ngại an ninh âm ỉ giữa các nước Đông Nam Á nay trở nên nguy cơ bùng nổ nếu không được giải quyết khéo léo.
Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã liệt Biển Đông vào diện quan tâm chủ đạo, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả bằng vũ lực.

Phương hướng giải quyết

Các nước trong khu vực đều có liên quan trong quá trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc cũng như việc điều tiết quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc và Hoa Kỳ cần được khuyến khích nối lại đối thoại quân sự và tổ chức đối thoại thường xuyên. Điều quan trọng nữa là hai bên cần đưa ra thỏa thuận giải quyết các vụ xung đột trên biển.
Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Asean+ (ADMM+) lần đầu tiên sẽ được tổ chức tháng 10 năm nay tại Hà Nội, gồm 10 nước thành viên Asean và 8 đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ). ADMM+ cần được khuyến khích trở thành diễn đàn hiệu quả để đẩy mạnh minh bạch quốc phòng và giải quyết quan ngại trong khu vực về chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Trung Quốc và các quốc gia có hạt nhân khác, nhất là các thành viên Hội đồng Bảo an, cần tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Đông Nam Á.
Trung Quốc lâu nay đã lấy cớ bảo vệ nguồn cá để tăng cường hoạt động tại Biển Đông. Trung Quốc cần được khuyến khích hợp tác với các nước cùng bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy hải sản ở Biển Đông để không phải áp dụng lệnh cấm đánh bắt đơn phương nữa.
Asean cần thuyết phục Trung Quốc tham gia đàm phán ngoại giao hướng tới bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Các nước trong khu vực cần có sáng kiến tổ chức họp bàn cấp cao về Luật Biển LHQ nhằm tháo gỡ tình trạng bế tắc trong tuyên bố chủ quyền về thềm lục địa mở rộng và quy định về việc tàu hải quân các nước có thể hoạt động thế nào trong vùng kinh tế đặc quyền của mỗi nước.
Các quốc gia trong khu vực cần tiếp tục đối thoại để tăng cường cấu trúc an ninh khu vực thông qua cơ chế mới bao gồm các cuộc gặp gỡ thường xuyên của các nguyên thủ để bàn về các vấn đề có thể ảnh hưởng tới an ninh khu vực.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100603_us_china_sea.shtml

*

Friday, June 4, 2010


ĐÀO NHƯ * KINH TẾ TRUNG MỸ


*
Quan Hệ Kinh Tế Mỹ-Trung Qua Tỷ Giá Đồng Yuan/Mỹ Kim
Đào Như
Vấn đề tỷ giá đồng nhân-dân-tệ (Yuan), không phải chỉ là điểm nóng riêng trong quan hệ kinh tế tài chánh giữa Hoa kỳ và Trung Quốc. Trong quá khứ các quốc gia khác như khối EU có đồng Euro cũng từng đặt vấn đề này với chính phủ TQ, nhất là trong vòng 4 tháng đầu của năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khơi màu bình phục. Đòi hỏi đó chưa được đáp ứng dứt khoát thì một tai biến kinh tế tài chánh của Âu châu lại vừa xuất hiện: Hy lạp bị vỡ nợ và đang cầu cứu cộng đồng EU.
Nhà bình luận Edward Yardeni đã ví tình trạng kinh tế Hy lạp đang lâm nguy chẳng khác nào một kẻ đang ngụp lặn trong bể nước băng giá, tê cóng. Cả châu Âu nhảy ùm xuống bể nước để cứu Hy lạp. Không ngờ các quốc gia này vốn dĩ sức khỏe kinh tế cũng chưa được bình phục tốt, nên bị tê cóng và đang dẫy dụa trong bể nước đá đó cùng Hy lạp. Không khéo, họ cũng sẽ chết chùm với Hy lạp. Việc này đã gây ra một tai hại dây chuyền: đồng Euro tuột giốc, mất giá. Đồng Yuan, đương nhiên phải ‘bị’ nâng giá lên đến 15% tỷ giá với đồng Euro trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua. Thị trường châu Âu chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của TQ. Những vụ việc này lôi theo một hệ quả vô cùng tai hại cho nền kinh tế TQ.

Trong 4 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc dừng ở mức 16.1 tỳ USD giảm 78.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3 năm nay, cán cân thương mại của TQ bị thâm thủng mất 7.2 tỷ USD, một tháng tồi tệ nhất của nền kinh tế xuất khẩu của TQ trong 6 năm qua.

Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn ý thức rằng họ đã kềm giá của đồng tiền của họ thấp thái quá tạo ra một chính sách không công bằng trong thương trường mậu dịch quốc tế, nếu không muốn nói là gian lận. Hôm 16/4/2010, tại buổi họp Thượng Đỉnh BRIC ở Brazil, Chủ tịch Nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định Bắc kinh sẽ từng bước thông qua một cơ chế tỷ giá thả nổi đồng tiền của họ. Nhưng họ Hồ nhấn mạnh, đó phải là một cơ chế do TQ chủ động đề ra. Trong thực tế, sở dĩ Hồ Cẩm Đào tuyên bố như vậy là vì TQ bị sức ép của các quốc gia Tây phương, nhất là khối EU, liên tục yêu cầu và không ngừng chỉ trích TQ đã kềm hãm tỉ giá của đồng Yuan để kiếm lời một cách không chính đáng. Nhất là trong tháng 3 và tháng 4 vừa rồi Chính phủ và Quốc hội Mỹ yêu cầu TQ phải phải xét lại tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Nhược bằng không, họ sẽ có những biện pháp kinh tế trừng trị sai lầm này của TQ. Chính bản thân của Tổng thống Hoa kỳ, Barack Obama, đã nêu vấn đề này với các nhà lãnh đạo TQ nhiều lần. Nhưng Hồ Cẩm Đào và Ôn gia Bảo cứ chần chờ trì hoãn.
Rồi việc gì phải đến đã đến: trong chuyến công du 3 quốc gia châu Á, hôm 20/5 vừa rồi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, sau khi ghé thăm Đông kinh và Hán Thành, Ngoại trưởng Clinton và đoàn tùy tùng trực chỉ đến Bắc kinh hôm 23/5 để tiếp tục vòng 2 Cuộc Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung. Chủ đề của cuộc đàm phán lần này ai cũng biết là Mỹ sẽ trực tiếp yêu cầu TQ phải nâng tỉ giá đồng Yuan. Đây là phiên đàm phán có tính quyết liệt, cả hai phe đã chuẩn bị từ trước. Đây cũng là phiên đàm phán rốt rác về kinh tế và tài chánh giữa hai siêu cường Mỹ và TQ, số 1 và số 2 của thế giới. Lâp luận cơ hữu của Hoa kỳ là từ năm 2008 đến nay, đã gần 3 năm, trong một thể giới tiến bô tăng tốc của tín học, của điện toán, biết bao vật đổi sao dời trong suốt ba năm qua về kinh tế tài chánh, ấy thế mà chính phủ TQ vẫn tiếp tục kềm hãm tỷ giá đồng tiền của họ với đồng Mỹ kim ở mức độ cố định: 1USD=6.9 YUAN. Hà cớ gì mà Chính phủ TQ theo đuổi một chính sách bất bình đẳng với Hoa kỳ như thế? Nếu không phải là chính sách này đã đem lại cho TQ một mối lợi to lớn: tăng thêm hàng ngàn tỷ Mỹ kim trong quỹ Dự Trữ Thặng Dư Ngoại Tệ của TQ.
Do thế, dù biết trước những rũi ro có thể xảy ra cho kinh tế TQ trong tương lai, tại vòng 2 Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung tại Bắc kinh hôm 24/5 vừa rồi, Chủ tịch TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định với Hoa kỳ và thế giới là Chính phủ TQ sẽ xúc tiến việc nâng tỷ giá đồng nhân-dân-tệ (Yuan), nhưng theo nguyên tắc tự quyết, trong tầm kiểm soát và từng bước. Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói thêm là sở dĩ Chính phủ TQ có quyết định như vậy vì sự nhận định của họ về tầm mức quan trọng của sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới TQ và Hoa kỳ. Và ông cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ góp phần vào sự kiến tạo một nền hoà bình bền vững và phát triển một nền kinh tế phồn vinh cho khu vực và toàn cầu…Thật sư, những lời phát biểu trên của Hồ Cẩm Đào chủ yếu là để thỏa mãn lòng tự ái dân tộc của người dân TQ. Trong thực tế, ai cũng biết Chính phủ TQ đang ở trong vị thế chẳng-đặng-đừng, không có lựa chọn nào khác.
Bộ Trưởng Tài chánh Hoa kỳ, Timothy Geithner, hiện đang có mặt tại Bắc kinh, đã hoan nghênh chính phủ TQ là đã đi đúng hướng trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng Yuan. Và Bộ trưởng Geithner cho rằng một khi đồng Yuan với tỷ giá được điều chỉnh đúng theo thị trường thì việc này sẽ hỗ trợ TQ duy trì đà tăng trưởng kinh tế, duy trì lạm phát ở mức thắp và Chính phủ TQ có dịp điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.
Thật sự, Hồ Cẩm Đào không hề phấn khởi khi đón nhận ‘lời hoan nghênh của kẻ bề trên’, Timothy Geithner. Có một điều chắc chắn rằng trong tương lai khi tỷ giá đồng Yuan được điều chỉnh đúng theo yêu cầu của Hoa kỳ, nâng tỷ giá đồng Yuan lên từ 50%-70%, thì cả ngàn tỷ Mỹ kim trong Quỹ dự trữ Thặng Dư Ngoại Tệ của TQ bốc hơi biến mất. Sự mất mát to lớn này đươc xem như là một chỉ dẫn xấu cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của TQ. Những công trình vận dụng kềm tỷ giá của đồng Yuan trong nhiều năm qua biến thành “công toi”. Nghĩ cho cùng, việc này cũng phù hợp với lý thuyết và cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang - Federal Reserve- Ben S. Bernanke: “không phải người dân Mỹ tiêu xài quá nhiều, mà người nước ngoài tiết kiệm quá nhiều đã tạo ra tình trạng thâm thủng thương mại giữa Hoa kỳ và ‘nước họ’..”. Ai cũng biết câu nói này của Chủ tịch Bernanke ngụ ý về sự đầu cơ Mỹ kim của TQ.
Với tư cách là người lãnh đạo của một quốc gia có hơn 1 tỷ 300 triệu dân, khi chấp nhận tự nguyện nâng giá đồng Yuan, Hồ Cẩm Đào đâu thể nào quên được hậu quả tai hại của thương ước Plazar Accord giữa Mỹ và Nhật 25 năm về trước. Những năm 80 của thế kỷ trước Hoa kỳ có thâm thủng thương mại nặng nề với Nhật. Vào thời điểm này, sự thâm thủng cán cân thương mại giữa Mỹ và Nhật được coi như mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền lực kinh tế của Mỹ. Hơn thế nữa, Nhật đã dùng số tiền thặng dư thương mại để mua trái phiếu của Mỹ. Hoa kỳ đã ép Nhật ký hiệp ước Plaza Accord còn gọi là Plaza Agreement, vào năm 1985.

Hiệp ước này nhầm hạ thấp tỷ giá đồng Mỹ kim với đồng Yen của Nhật và đồng Deutsche Mark của Tây Đức. Nói một cách khác, trong hiệp ước Plaza Agreement ký kết vào ngày 22-Sept-1985 tại Plaza Hotel, New york City, giữa Hoa kỳ với các nước Pháp, Tây Đức, UK, và Nhật. Hoa kỳ đã bắt ép Nhật và Tây Đức phải nâng tỷ giá đồng tiền của họ so với đồng Mỹ kim (Plaza Accord or Plaza Agreement was the agreement between the government of France, West Germany, Japan, US and UK to depreciate the US dollars in relation to Japanese Yen and German Deutsche Mark by intervening in currency markets…The exchange rate value of the Dollars versus the Yen declined by 51% from 1985 to 1987-Wikipedia- Google).


Nhờ thế mà tỷ giá đồng dollars so với đồng Yen xuống đến mức 51% trong những năm 1985-1987 và Hoa kỳ đã khuất phục được sự thâm thủng của mình trên cán cân thương mại với Nhật, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật.
Sau hiệp ước Plaza Accord, độ tăng trưởng của kinh tề Nhật xuống dưới 3% (trước đó là trên hay bằng 3%), và độ tăng trưởng kinh tế Nhật từ đó cứ chìm dần. Đến năm 1991 nền kinh tế Nhật thật sự đi vào thời kỳ suy thoái một cách tệ hại, độ tăng trưởng của Nhật lúc ấy xuống dưới điểm âm. Ngụp lặn trong suy thoái kinh tế, mãi đến năm 2003 Nhật mới ngốc đầu lên nỗi. Nhưng dù sao, từ đó, độ tăng trưởng của kinh tế Nhật luôn luôn ở dưới mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Chắc chắn bài học cay đắng này đang là nỗi ám ảnh của Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Bắc kinh. Nhất định họ sẽ tìm cách tránh cho bằng được vết xe đổ của Nhật. Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Bắc kinh sẽ tránh vết xe đổ của Nhật bằng cách nào? Đó là câu hỏi lớn không những của 1tỷ300 triệu người Trung Quốc, mà còn của cả thế giới, Hà nội và Hoa Thịnh Đốn nữa. Đó cũng là bài học cay đắng cho những quốc gia đã từng quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa kỳ, nhất là Hà nội đang trên đường ký kết những thương ước mậu dịch song phương tầm cỡ với Hoa Thịnh Đốn. Hà nội sẽ tiếp ứng như thế nào sự “tự quyết” của Bắc kinh trong việc tăng giá đồng Yuan của họ. Có một vấn đề khá tế nhị đặt ra choViệt Nam, sự thâm thủng cán cân thương mại của ViệtNam với TQ năm nay có thể lên đến 20 tỷ Mỹ kim, một gánh nặng phi lý cho nhân dân ta, cho nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ mậu dịch song phương giữa VN-TQ được xây dựng trên tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Liệu đây có phải là cơ hội tốt để Chính phủ ViệtNam tìm cách giảm thiểu tối đa sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và TQ. Có cách nào để chúng ta hy vọng đây là thời cơ để Việt Nam thóat khỏi, xa dần sự áp đảo của nền kinh tế Trung Quốc?
Lịch sử của nhân loại giống như vòng tròn của bánh xe lăn. Những việc hành xử kinh tế của Hoa kỳ với Trung Quốc tại vòng 2 Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung hôm 24/5/2010 tại Bắc kinh chỉ là một phiên bản của hiệp ước Plaza Agreement ký kết giữa Hoa kỳ và Nhật 25 năm về trước tại New York City.
Hơn bao giờ hết, và chưa bao giờ nhân loại nhìn thấy rõ quyền lực và sức mạnh kinh tế của Hoa kỳ như hôm nay. Đến giờ phút này và trong nhiều thập niên tới và có thể trong suốt thế kỷ XXI này Hoa kỳ vẫn là người lãnh đạo kinh tế thế giới? Đó là câu hỏi chưa có ai dám trả lời ở thể phủ định-không! Và nhìn về tương lai, còn xa mới tới ‘Kỷ Nguyên Trung Quốc’. Cũng có thể chẳng bao giờ./.
Đào Như
Bác sĩ Đào Trọng Thể
thetrongdao2000@ yahoo.com
Oak park, Illinois, USA
May-27-2010
*

LÊ CHÂN *THƠ

*

Dang Thi Danh

Phong Trao Phu Nu Viet Nam HÐCN [mailto:pt.pnvnhdcn@gmail.com]
Sent: 30 mai 2010 18:14
To: Nguyen Thi Ngoc Hanh

Ðồng bào ơi máu dân lành loang chảy

2010/5/30
Nguyen Thi Ngoc Hanh

mc/compose?to=thingochanhnguyen@rocketmail.com">thingochanhnguyen@rocketmail.com>
Đồng bào ơi máu dân lành loang chãy
Lê Hữu Nam lê Xuân Dũng hy sinh
Bọn sói lang đang tàn sát dân mình
Ta liều chết để sanh linh được sống

Lê Hữu Nam tiếng Anh còn vang vọng
Máu của Anh viết trang sử sáng ngời
Hởi đồng bào Tổ quốc gọi nơi nơi
Hãy trổi dậy làm kinh hoàng qủy dử

Hãy đứng lên viết trang thanh sử
Dân tộc ta dân tộc quật cường
Lấy máu đào dựng lại yêu thương
Trừng trị bọn phãn dân hại nước

Hãy nối bước tiền nhân đi trước
Quyết điễm tô trang sử Việt Nam
Lê Hữu Nam ơi hởi Hữu Nam
Anh vẫn sống trong lòng dân tộc

Ba người bị bạo quyền tàn sát
Cả ba cùng huyết thống họ Lê
Lê Hữu Nam Lê Thị Thanh Lê Xuân Dũng
Có phải chăng hồn Lê lợi trong ta

Núi chí Lính dựng lại cờ vàng
Để người chết ngàn thu yên giấc
Hãy giành lại dân ta từng tấc đất
Để Hữu Nam Lê Xuân Dũng được ngủ yên

Lê Chân
Paris ngày 30 tháng 05 2010


*

Dang Thi Danh

Đừng than khóc van xin bọn cướp
Hãy vùng lên gây bão tố rung trời
Bão truyền tin Tổ quốc lâm nguy
Bão trổi dậy gợi hồn tử sĩ

Bão sinh ra bao anh hùng thế kỷ
Bão giông ơi rung chuyển cả đất trời
Bão lan tràn cùng khắp nơi nơi
Bão nổi dậy mây mù tan biến

Trong Bão táp bàn tay là ánh đuốc
Đuốc hiên ngang ngùn ngụt biển khơi
Đuốc tự tim người việt Nam ơi
Cơn Quốc biến đuốc thiêng sáng rọi

Mộng cứu nước dầu bọc thân da ngựa
Quyết phơi gan trãi mật cứu sơn hà
Khó được nhìn ngày độc lập quốc gia
Ta quyết sống cuộc đời Oanh liệt đã
Lê Chân
Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành cứu Nước


TRẺ EM VIỆT NAM

*








Việt Nam Mến Yêu: Trẻ em Lô Lô Viêt Nam
Không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ cần ngồi trên đỉnh dốc và thả xuống tùy vào độ dốc, các xe có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 30km/h. Đây có thể so với những trò chơi X-Game mạo hiểm trên thế giới.


“Tay đua nhí” Nang Văn Huỳnh (8 tuổi) cho biết: “Em có thể đánh võng thả hai tay, khi nào biết sắp đâm vào đâu em chỉ cần ngoặt tay lái ngã ra lăn vài vòng rồi lại đua tiếp”. Một buổi đua xe do trẻ em người Lô Lô ở bản Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng được phóng viên ghi lại:





Những "chiến mã" tự tạo rất đơn sơ được trẻ em Lô Lô bản Cốc Xả dùng để đua.
—–

Mỗi cuộc đua có khoảng 5 xe, xuất phát từ đỉnh đồi có thể đi một hoặc "kẹp" hai.
—–

Trong các buổi đua luôn có rất nhiều khán giả nhỏ tuổi đến cổ vũ.
—–

Những vòng đua do chính các em của bản tổ chức và không kém phần sôi động.
—–

Một "cua rơ" phải đứng hẳn lên giữ thăng bằng vì độ dốc lớn của đường đua.
—–

Để thể hiện tài năng, "tay đua" này còn mạo hiểm đèo thêm một "chiến hữu" tham gia cuộc đua dù nguy hiểm tăng gấp nhiều lần.
—–

Để phanh, các "tay đua" dùng chân hay gờ đất nào đó để dừng xe.
—–

Độ dốc càng cao, các "tay đua" càng khoái.
—–

Tốc độ tối đa có thể lên tới 30km/h.
—–

Xong một chặng đua các tay đua chỉ có mỗi một cách là cắp "chiến mã" của mình lên đỉnh dốc để vào một cuộc đua mới.
—–

Dù mệt nhưng niềm phấn hứng luôn hiện rõ trên khuôn mặt những "tay đua" cùng "cổ động viên" bản Cốc Xả.
http://forum.vietyo.com/topic/shock-voi-tro-xgame-cua-nguoi-dan-toc-55296.html

*

CHUYỆN VUI

*

Câu chuyện có nhiều thành ngữ, tục ngữ nhất


Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi!
Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau: ”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.
Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?
Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng.
Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.
Được lời như cởi tấm lòng, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.
Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.
Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than than trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.
Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:
- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…
Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:
- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?
Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:
- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.
Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:
- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!
Sưu tầm



TIN TỨC *BỐC MỘ SĨ QUAN VNCH

*
Tin thêm về chuyện bốc mộ các sĩ quan QLVNCH ở các trại cải tạo Việt Nam

(04.22.2010, 01:37 pm GMT-7 )
Một số khu vực mộ của các người tù cải tạo sắp bị chính quyền địa phương ở Việt Nam giải tỏa Thông báo gần đây của Tổng Hội H.O. cho biết, sau ba năm làm việc, hội đã tìm được 313 ngôi mộ của cựu tù cải tạo tại Việt Nam. Trong số này, 59 gia đình đã được, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn bốc mộ....
Phần lớn còn lại vẫn chưa liên lạc được thân nhân, hoặc mộ không có bia để nhận diện.
Bên cạnh đó, thông báo của Tổng Hội cũng cho biết, một số khu vực “sắp bị giải tỏa,” mộ tại các khu vực này cần được bốc đi, và Tổng Hội sẵn sàng giúp thân nhân biết thủ tục. Chẳng hạn, khu mộ Làng Ðá, thị trấn Thác Bà còn 22 ngôi mộ, sắp bị giải tỏa. Trong số 22 ngôi mộ này, chỉ còn một số mộ có bia.
Tổng Hội cũng nói rằng “đang hoàn tất thủ tục để được phép của chính phủ Việt Nam đến các trại tại Vĩnh Phú - Tân Lập Nghệ Tĩnh - Nam Hà - Trại Thanh Chương” tìm mộ. Ðồng hương có thân nhân qua đời tại các địa điểm vừa nêu, có thể liên lạc Tổng Hội H.O. để được giúp đỡ.
Riêng những gia đình đã gởi thư yêu cầu Tổng Hội H.O. giúp tìm mộ người thân tại Làng Ðá, nay cần liên lạc lại để được hướng dẫn thủ tục và giúp đỡ thử DNA, nếu cần. Trong thông báo, Tổng Hội cũng viết, rằng những ai “bốc lầm hài cốt ngươi khác, xin hoàn trả lại cho thân nhân người quá cố, đồng thời, sẽ nhận lại đúng hài cốt người thân của mình.”
Trong tài liệu được công bố, Tổng Hội đã tổng kết danh sách mộ tù cải tạo được tìm thấy từ ngày 1 Tháng Mười, 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008.
Cụ thể, khu vực xã Tân Thịnh, Hoàng Liên Sơn có 28 mộ; khu vực đồi Cây Khế, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, Hoàng Liên Sơn có 57 mộ; khu vực Mường Côi, huyện Phù Yên, Sơn La có 13 mộ; Bản Bò, huyện Văn Bàn, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; khe nước Village, huyện Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn có 6 mộ; Bản Nã, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; khe Cốc, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; xã Kiên Thành, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; đồi con trăn có 1 mộ; trại cải tạo Nam Hà, Hà Nam Ninh có 120 mộ; làng Ðá, xã Cẩm Nhân, thị trấn Thác Bà, Yên Bái có 31 mộ; xã Việt Hồng, Hoàng Liên Sơn có 1 mộ; trại Bù Gia Mập, Phước Long có 22 mộ.
Riêng khu vực Làng Ðá, xã Cẩm Nhân, Thác Bà, Yên Bái, thông báo của Tổng Hội cho biết, “chính quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ. Cọc tim đường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.”
Thông báo kể thêm, rằng “Ngày 9 Tháng Chín, 2009, phái đoàn của Tổng Hội H.O do ông Nguyễn Ðạc Thành, Chủ Tịch, cùng Luật Sư Cố Vấn Wesley Coddou được đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Matthew Palmer (Duputy Director Office of Mainland Southeast Asia) và ông Marc Forino (Vietnam Deask) tiếp. Ông Chủ Tịch Tổng Hội đưa đề nghị, xin chính phủ Hoa Kỳ chánh thức lãnh trách nhiệm, thảo luận với chánh quyền Việt Nam, giúp người Mỹ gốc Việt tìm hài cốt thân nhân đã chết trong trại tù cải tạo...”
“Buổi chiều cùng ngày, Chủ Tịch Tổng Hội H.O được Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tiếp và thảo luận trong vòng 25 phút về Chương Trình Tìm Hài Cốt Tù Cải Tạo. Bộ Ngoại Giao và Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, yêu cầu Tổng Hội H.O gởi cho bản đề xuất Kế Hoạch va Nhu Cầu cho Chương Trình Tìm Mộ. Ngày 15 Tháng Mười Hai, Tổng Hội H.O đã văn bản này lên Bộ Ngoại Giao và văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jim Webb.”
“Do nhu cầu của Bộ Ngoại Giao, ngày hôm sau, phái đoàn Tổng Hội đã đến Tòa Ðại Sứ Việt Nam để tham khảo; được tiếp và nhanh chóng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Những thông tin nầy, đã được Tổng Hội gởi đến Bộ Ngoại Giao cùng ngày.”
Tòa Ðại Sứ Việt Nam, vẫn theo thông báo của Tổng Hội, “chính thức xác nhận, hơn hai năm trước, Tổng Hội H.O. đã được Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình cho phép đại diện thân nhân đi tìm một tù cải tạo.” Và việc này, đến nay “vẫn giữ nguyên như trước, không thay đổi.”

Danh sách mộ tù cải tạo đã tìm được từ ngày 1 Tháng Mười, năm 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008
I - Dõng Hóc - Xã Tân Thịnh - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 28 Mộ
1. Nguyễn Văn An 15. Nguyễn Văn Trọng
2. Tạ Văn Ân 16. Lê Văn Ngôn (*)
3. Phạm Văn (Công) Bằng 17. Trần Xuân Phú (*)
4. Nguyễn Văn Bia 18. Lê Ðức Thắng
5. Lê Văn Chinh 19. Nguyễn Ng. Thanh
6. Ðỗ công Huệ 20. Dương Văn Tư
7. Trần Ðại Vĩnh 21. Ðặng Hồng Sơn (*)
8. Ngô Văn Nhật (Nhựt) 22. Lê Kỳ Sơn
9. Phù Văn Vũ (*) 23. Bùi Quang Kính (or Tính)
10. Trần Văn Sách 24. Hoàng Thế Tựu
11. Nguyễn Thanh Quang 25. Trần Văn Hiếu
12. Vũ Văn Tình 26. Nguyễn Văn Tuyết
13. Nguyễn Văn Hom 27. Trần Liệu
14. Trần Văn Quang 28. Nguyễn Văn Minh (*)
II - Ðồi Cây Khế - Xã Việt Cường - Huyện Trấn Yên - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 57 Mộ
1. Lương Ðình Bảy
2. Ðỗ Văn Ưng 30. Trần Văn Cung
3. Trần Hữu Công (*) 31. Huỳnh Hữu Ba (Ban)
4. Hồ Nghạch 32. Bùi Văn Phước
5. Y Nam 33. Phạm Phước Hồng (*)
6. Phạm Văn Ðoàn 34. Nguyễn Văn Bảy
7. Trần Văn Thạch 35. Nguyễn Văn Nô (*)
8. Nguyễn Thanh Vân 36. Lý Văn Phinh
9. Nguyễn Quang Tôn 37. Phạm Phú Mạnh
10. Lại Thế Cường 38. Nguyễn Thanh Chương
11. Nguyễn Phước Khiêm (Kiêm) 39. Lưu Thinh Văn
12. Nguyễn Tấn Công 40. Dương Tấn Hưng
13. Võ Tín 41. Nguyễn Duy Tăng (1)
14. Nguyễn Bá Thìn 42. Ngô Thiện Thắng
15. Lê Văn Chuyên (Tuyên) 43. Lê Minh Luân (*)
16. Nguyễn Hữu Chí 44. Dương Phúc Sáng
17. Ðặng Phương Chi 45. Ðỗ Xuân Sinh
18. Vương Ðăng Ðỡm (Don) 46. Trần Tuấn Trung (3)
19. Phạm Văn Chí 47. Lê Văn Ðông
20. Lương Sinh Ðiền 48. Nguyễn Năng Sính
21. Lê Hữu Ðức (Dực) 49. Nguyễn Chí Hòa
22. Cao Triệu Ðạt 50. Nguyễn Văn Vân
23. Dương Hữu Chí 51. Khẩu Phụ Mạng
24. Nguyễn Văn Sanh 52. Dương Tấn Mông
25. Trần Duy Ðắc 53. Lê Văn Ðông
26. Nguyễn Văn Nghĩa (*) 54. Trương Văn Vinh
27. Nguyễn Văn Hai 55. Nguyễn Văn Vân
28. Nguyễn Văn Linh (Sinh) 56. Lê Văn Luận
29. Dương Văn Sáu (*) 57. Nguyễn Văn Năng
III - Mường Côi - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La: 13 Mộ
1. Huỳnh Tự Trọng và 12 ngôi mộ không có mộ bia.
IV- Bản Bò, Huyện Văn Bàn, Hoàng Tỉnh Liên Sơn: 15 Mộ:
1. Phạm Văn Nghym (*)
2. Ông Tấn Ngọc (*)
3. Nguyễn Hữu Nghiệp
4. Ngô Huỳnh Cảnh (3)
*11 ngôi mộ không còn mộ bia
Vố Làng Khe Nước - Huyện Văn Chấn -Hoàng Liên Sơn: 6 Mộ
1. Tôn Thất Hiệp
2. Nguyễn Văn Vàng
3. Huỳnh Nguyên
4. Phan Ngọc Ðại (*)
5. Ngôi mộ còn chữ Thủ Dầu Một.
6. Ngôi mộ còn chữ Thừa Thiên.
* Hai ngôi mộ còn bia nhưng mất hết tên, còn địa chỉ: Thủ Dầu Một và Thừa Thiên.
VI- Bản Nã - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ
1. Nguyễn Trung Khiêm
2. Nguyễn Hữu Vui
VII- Khe Cốc - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ
1.- Phạm Minh Xuân
2.- Một mộ không bia
IX- Xã Kiên Thành - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 15 Mộ
1. Dương Văn Nữ (*) 9. Nguyễn Quang Thái (*)
2. Trần Thanh Ðức (*) 10. Nguyễn Văn Ðông
3. Trần Sĩ 11. Phan Huỳnh Luông (*)
4. Nguyễn (or Trương) Quang Ân 12. Một người tên Xuân, bia mất họ
5. Ðào Văn Sinh 13. Nguyễn Ngọc Cang
6. Nguyễn Văn Sang 14. Phạm Gia Lai
7. Nguyễn Văn Mân 15. Một người họ Võ, bia mất tên
8. Nguyễn Văn Ðồng
X- Ðồi Con Trăn: 01 Mộ
1. Lê Bá Tường
XI- Trại Cải Tạo Nam Hà - Tỉnh Hà Nam Ninh: 120 Mộ
Dãy I: 21 Mộ
1. Hà Văn Chung 9. Hoàng Văn Khuê
2. Nguyễn Văn Chi 10. Nguyễn Ðức Ðịnh
3. Lục Văn Chung 11. Phan Văn Cảnh
4. Lương Ðình Thơm 12. Bùi Văn Vụ
5. Mộ 13 không tên 13. Nguyễn Văn Quý
6. Nguyễn Văn Trị 14. Hoàng Văn Quang
7. Giáp Văn Hùng 15. Nguyễn thanh Phong
8. Ðỗ Văn Thông 16. Nguyễn Văn Dũng
17. Trần Văn Hiếu
Mộ số 18, 19, 20, 21 không có tên, họ

Dãy II: 14 Mộ
1. Ðỗ Ðình Thế 8. Mộ bia số 25 không có tên
2. Nguyễn Lê Tính 9. Mộ bia số 26 không có tên
3. Võ Thanh Tâm 10. Mộ bia số 27 không có tên
4. Mộ bia số 21 không có tên 11. Mộ bia số 28 không có tên
5. Mộ số bia 22 không có tên 12. Mộ bia số 29 không có tên
6. Mộ bia số 23 không có tên 13. Mộ bia số 30 không có tên
7. Mộ bia số 24 không có tên 14. Hậu Văn Nghĩa

Dãy III: 20 Mộ
1. Nguyễn Văn Lưu 12. Lang Văn Chữ
2. Nguyễn Văn Nông 13. Mộ bia số 45 không có tên
3. Mộ bia số 35 không có tên 14. Mộ bia số 46 không có tên
4. Mộ bia số 36 không có tên 15. Mộ bia số 47 không có tên
5. Mộ bia số 37 không có tên 16. Mộ bia số 48 không có tên
6. Mộ bia số 38 không có tên 17. Cao Kim Chẩn (*)
7. Mộ bia số 39 không có tên 18. Mộ bia số 50 không có tên
8. Mộ bia số 40 không có tên 19. Mộ bia số 51 không có tên
9. Mộ bia số 41 không có tên 20. Mộ bia số 52 không có tên
10. Trang Văn Bốn
11. Nguyễn Xuân Minh

Dãy IV: 25 Mộ
1. Mộ bia số 53 không có tên. 13. Mộ bia số 65 không có tên
2. Mộ bia số 54 không có tên 14. Mộ bia số 66 không có tên
3. Mộ bia số 55 không có tên 15. Mộ bia số 67 không có tên
4. Mộ bia số 56 không có tên 16. Mộ bia số 68 không có tên
5. Mộ bia số 57 không có tên 17. Mộ bia số 69 không có tên
6. Nguyễn Văn Minh 18. Mộ bia số 69 không có tên
7. Hoàng Văn Toản 19. Mộ bia số 70 không có tên
8. Nguyễn Văn Nhân 20. Mộ bia số 71 không có tên
9. Mộ bia số 61 không có tên 21. Mộ bia số 72 không có tên
10. Mộ bia số 62 không có tên 22. Mộ bia số 73 không có tên
11. Mộ bia số 63 không có tên 23. Mộ bia sô 74 không có tên
12. Mộ bia số 64 không có tên 24. Mộ bia số 75 không có tên
25. Mộ bia số 76 không có tên

Dãy V: 21 Mộ
1.- Nguyễn Yến Lương 12. Mộ bia số 89 không có tên
2.- Phùng Tân Phương 13. Mộ bia số 90 không có tên
3. Mộ bia số 78 không có tên 14. Ðào Văn Ðạo
4. Mộ bia số 79 không có tên 15. Mộ bia số 93 không có tên
5. Phạm Cảnh 16. Mộ bia số 94 không có tên
6. Mộ bia số 82 không có tên 17. Nguyễn Quang Quyền
7. Mộ bia số 83 không có tên 18. Mộ bia số 96 không có tên
8. Vũ Sinh 19. Nguyễn Hà Ðăng
9. Trần Tư 20.- Nguyễn Văn Lê
10. Mộ bia số 86 không có tên 21.- Nguyễn Văn Ðào
11. Nguyễn Quang

Dãy VI: 19 Mộ
1. Nguyễn Văn Thắng 11. Mộ bia số 119 không có tên
2. Lương Văn Giáo 12. Vương Huấn
3. Mộ bia số 108 không có tên 13. Trương Chính
4. Nguyễn Hà Dư 14. Nguyễn Văn Hùng
5. Mộ bia số 106 không có tên 15. Mộ bia số 123 không có tên
6. Phạm Văn Ðê 16. Mộ bia số 124 không có tên
7. Ðinh Quang 17. Mộ bia số 125 không có tên
8. Trần Quang 18. Mộ bia số 126 không có tên
9. Mộ bia số 111 không có tên 19. Hoàng Văn Thảo
10. Mộ bia số 112 không có tên
VII- Làng Ðá - Xã Cẩm Nhân - Thị Trấn Thác Bà - Tỉnh Yên Bái: 31 Mộ
1. Bia Mộ Lương Văn Hòa 17. Mộ không biết tên
2. Bia Mộ Chung Hữu Hạnh 18. Mộ không biết tên
3. Bia Mộ Ðỗ Hữu Tước 19. Mộ không biết tên
4. Bia Mộ Nguyễn Minh Kiệt 20. Mộ không biết tên
5. Bia Mộ Ngô Văn Sáng 21. Mộ không biết tên
6. Bia Mộ Nguyễn Văn Bảy 22. Mộ không biết tên
7. Bia Mộ Trần Xuất 23. Mộ không biết tên
8. Mộ Thiếu Tá Hứa Minh Ðức (*) 24. Mộ không biết tên
9. Bia Mộ Chung Hữu Nam 25. Mộ không biết tên
10. Bia Mộ Lương Ðình Bảy 26. Mộ không biết tên
11. Trung Tá Ðinh Văn Tân (*) 27. Mộ không biết tên
12. Mộ cố Th/tá Trần Ðình Năm 28. Mộ không biết tên
13. Mộ không biết tên 29. Mô không biết tên
14. Mộ không biết tên 30. Mộ không biết tên
15. Mộ không biết tên 31. Mộ không biết tên
16. Mộ không biết tên

Ghi chú quan trọng
-Chúng tôi có bản đồ khu mộ, có đánh số thứ tự, nhưng không có tên người quá cố.
-30 mộ không còn bia, không còn nấm mộ. Chỉ còn một mộ còn bia, tên là Chung Hữu Hạnh
-Một số bia mộ bị bể, vài bia còn nguyên, nằm rải tác trong khu mộ, không biết của mộ nào.
-Chánh quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ.
*Cọc Tim
Ðường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.
- Tại Làng Ðá, ngôi mộ số 10, 11, 13, 17, 18, 19, 20, 30, 31 đã được bốc.
VIII- Xã Việt Hồng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 01 Mộ
1. Lê Xuân Ðèo (*)
VIII- Trại Cải Tạo Bùi Gia Mập - Bùi Gia Phúc - Phước Long: 22 Mộ
1. Nguyễn Thanh Nhàn
2. Lê Ngọc Bích
3. Ngô Ngọc Khánh
* 10 grave without tombstone
* Làng Phú Nghĩa 09 mộ không có mộ bia
Tổng Cộng: 313 Mộ
-Những ngôi mộ này chúng tôi đã tìm thấy vào cuối năm 2007, sau lần họp với Thứ Trưởng Nguyễn Phú Bình. Vì vậy, đã có một số mộ đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (*) dấu hiệu chỉ hài cốt đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (1) Mộ trước đây đã tìm thấy, nhưng nay đã mất, chưa tìm được.
- (2) Ðã có thân nhân nhưng còn chờ giúp đỡ vì quá nghèo.
- (3) Sau khi tù cải tạo qua đời, trại cho chôn một dãy hàng ngang gồm 6 ngôi mộ, không có mộ bia. Một thời gian sau, trại cho làm mộ bia. Một Tù Cải Tạo được lệnh đem mộ bia ra cấm trên đầu mỗi ngôi mộ. Người đi cắm bia mộ đã vô ý, ca sai. Thí dụ: Nếu đứng trên đầu mộ (ngay trước đầu người quá cố), mặt hướng về mộ từ đầu đến chân). Ngôi Mộ đầu tiên bên trái là ông A, mộ cuối cùng là ông F. Người cắm mộ bia sơ ý, cắm mộ bia của ông F cho ông A mộ bia ông A lại cắm cho ông F. Rất may, người cắm mộ bia đã cho thân nhân biết sự sai sót đó. May mắn thứ nhì, anh em tù đi chôn xác bạn đã dùng sơn màu đỏ, vẽ trên cục đá to, chôn theo dưới mộ. Do đó, chúng tôi đã thông báo cho chánh quyền địa phương sự sai sót và tìm đúng mộ của cố Trung Tá Phạm Văn Nghym va ông Ông Tấn Ngọc. Cả hai đều có cục đá có vẽ tên chôn dưới mộ.
* Chúng tôi chân thành cảm tạ:
-Thân Nhân của Tử Sĩ Cao Kim Chẩn, đã gởi cho chúng tôi danh sách Mộ Tù Cải Tạo Nam Hà.
Sau đó, chúng tôi đã đến Trại Tù Nam Hà và kiểm lại trước khi loan tin.
-Cháu Hiệp ở New Mexico đã cho chúng tôi tin tức khu mộ Làng Ðá. Nhờ đó, chúng tôi đã tìm được khu mộ nói trên và giúp cho cháu Hứa Minh Ðộ tìm được mộ cha là cố Thiếu Tá Hứa Minh Ðức.
-Chúng tôi cám ơn các bạn Tù Cải Tạo sau đây đã cho chúng tôi tên, họ một số bạn tù đã qua đời:
1- Anh Phạm Ðức Dư ở Úc Châu.
2- Ðại Úy Nguyễn Văn Ðại.
3- Thiếu Tá Nguyễn Văn Ngọc TMP/HQ/TV Tiểu khu Hậu Nghĩa.
4- Anh Phạm Duy Nhân, Houston, Texas.
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ sự đóng góp của một số đồng đội, đồng bào trong thời gian qua. tấm lòng của quý vị, gia đình người quá cố sẽ không quên Anh Linh người chiến sĩ được an ủi, ngậm cười nơi chín suối.
Houston ngày 15 Tháng Giêng, năm 2010
Chủ Tịch Tổng Hội H.O
Nguyễn Ðạc Thành
VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX 77008
Tổng Hội H.O. là tổ chức bất vụ lợi, có hai chức năng: tìm mộ tù cải tạo và những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, và đưa hài cốt tử sĩ trở về với gia đình.
Ðể liên lạc Tổng Hội H.O., đồng hương có thể gọi điện thoại (832) 725-3231; email thanhdnguyen41@ yahoo.com hoặc vào website www.vietremains. org - www.tinhdongdoi. net.

DƯƠNG TẢ DI * VŨ KHÍ MỸ

*


HẢI QUÂN MỸ - PHÒNG KHÔNG BẰNG TIA LASER

HẢI QUÂN MỸ - PHÒNG KHÔNG BẰNG TIA LASER


Nhiều năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ không ngừng chế tạo các loại vũ khí hết sức tối tân. Thế hệ vũ khí mới là không sử dụng đạn.



Hiện nay, sau một loạt thí nghiệm gọi là Laser Weapon System (LaWS), cơ quan chuyên về sản xuất vũ khí mới của Hải quân là NAVSEA loan báo đã “thành công trong việc truy đuổi, bám sát, và tiêu diệt một máy bay không người lái (drone) của đối phương” bằng tia laser.


Cuộc thí nghiệm đã được diễn ra trên đảo San Nicolas Island ngoài khơi California.


Đây không phải là lần đầu tiên có vũ khí laser bắn rơi máy bay đang bay. Năm ngoái Hoa Kỳ cũng thí nghiệm tương tự nhưng lần thí nghiệm này có một khía cạnh kỹ thuật quan trọng. Đó là chùm tia laser có thể bị mất sức mạnh khi nó bay qua vùng biển ấm, đầy hơi nước. Hải Quân Mỹ cần chế ngự nhược điểm này để có thể sau này chế tạo loại súng bắn laser hạ tàu địch.


Hiện nay tàu chiến Mỹ đã được trang bị loại súng Phalanx, một loại súng tự động do radar điều khiển. Giờ đây các chuyên gia của NAVSEA kết hợp loại súng này với tia laser để diệt mục tiêu đối phương 1 cách chính xác.


Các kỹ sư cho hay là họ cẩn thận ghép tia laser với một hệ thống hỏa tiễn bắn rất nhanh để đề phòng trường hợp súng laser không đủ sức mạnh thì hệ thống hỏa tiễn tự động khai hỏa tức thì.

*******
Xem Vũ khí trong tương lai: Sử dụng Tia "Laser" trên không trung
(Future Weapons: Airborne Laser)

Bạn bấm vào hàng chữ: "Watch on YouTube" , và nếu vẫn chưa xem được thì bạn "Enable Pop-up"
Hay bấm vào đây: http://www.youtube.com/watch?v=0LKk1bTL6fk&feature=player_embedded


TỔNG HỢP CNN
Last edited by DuongTaDi; 02-06-2010 at 03:26 AM.

*

RFA * TRUNG MỸ

*


Đánh mất châu Á?
2010-06-07
Sau ba thập kỷ hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương, người ta có xu hướng quên đi khả năng xảy ra căng thẳng và xung đột trong khu vực quan trọng này.
AFP photo
Một chiếc máy bay của hải quân Hoa Kỳ đang đáp xuống tàu sân bay USS Kitty Hawk.



Tuy nhiên, phá vỡ hoà bình sau cuộc chiến Việt Nam là nỗi lo lắng hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Lực lượng quân sự Mỹ đóng vai trò quan trọng ở châu Á trong tương lai gần. Những câu hỏi cho các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta là sứ mệnh ở châu Á là gì, các lực lượng nào là cần thiết và làm thế nào để chúng ta chiến đấu bên cạnh các đồng minh của chúng ta? Việc tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của "các con hổ châu Á" như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc, đã không hoàn toàn vô nghĩa. Mặc dù áp lực chính trị trong nước, các tổng thống Mỹ đã quyết định thời gian và một lần nữa tiếp tục triển khai lực lượng quân sự đáng kể trong khu vực. Sự hiện diện quân sự này được gọi là chiếc dù an ninh hoặc “không khí”, thiết lập điều kiện cho các thành phần ưu tú châu Á tham gia vào chính sách dẫn đến tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ hòa bình một cách tương đối.
Nếu không có nước Mỹ bảo đảm, các nước châu Á có khả năng sẽ tham gia vào các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém - có thể xảy ra chiến tranh - và nhiều nước sẽ phải cố gắng để có được vũ khí hạt nhân.

Nếu không có nước Mỹ bảo đảm, các nước châu Á có khả năng sẽ tham gia vào các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém - có thể xảy ra chiến tranh - và nhiều nước sẽ phải cố gắng để có được vũ khí hạt nhân. Việc triển khai các lực lượng tiền tuyến của Mỹ và mạng lưới liên minh đã làm công việc giúp người châu Á có được khoảng thời gian 30 năm thịnh vượng.
Tuy nhiên, hiện đang có một số phát triển đe dọa sự ổn định trong khu vực.
Trước tiên, Bắc Hàn có các tên lửa thông thường có thể phá hủy Seoul và gây thiệt hại nặng cho Nhật Bản. Họ cũng có một kho vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, chế độ độc tài tàn bạo của Bắc Hàn có thể đột nhiên sụp đổ: bỏ lại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Trung Quốc tranh giành để tìm kiếm và bảo đảm vũ khí hủy diệt hàng loạt được an toàn, trong khi tìm cách ổn định chính phủ.

Sức mạnh quân sự Trung Quốc

Các nước đồng minh và Trung Quốc có quan niệm rất khác nhau về sự an toàn trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc theo đuổi những mục tiêu riêng của họ trong cuộc khủng hoảng là hệ quả của mọi rắc rối.
Thứ hai, Đông Nam Á gánh chịu tai họa về Hồi giáo cực đoan. Quân đội Hoa Kỳ có thể được gọi đến để giúp đáp trả các cuộc tấn công khủng bố - như họ đã và đang làm mà không cần nhiều lực lượng trong gần một thập kỷ qua ở Philippines.
Và sau đó là Trung Quốc, nước có tiềm năng lớn nhất về phá hoại hòa bình châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chuyển các nguồn lực kinh tế của mình thành một kho quân sự phát triển và ấn tượng. Lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của lực lượng pháo binh thứ hai của Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa cụ thể đối với Hoa Kỳ và ưu thế trên không của đồng minh trong “chuỗi đảo đầu tiên” (Nhật Bản, Đài Loan, và Philippines).
Tên lửa Trung Quốc có thể phá hủy nghiêm trọng và hạ hầu hết các loại máy bay của Mỹ ở các căn cứ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương - Kadena ở Nhật Bản. Các lực lương pháo binh thứ hai đang tinh luyện một tên lửa đạn đạo chống tàu trên đất liền. Trung Quốc có thể sớm có khả năng thiết lập cả ưu thế trên không tại chỗ lẫn bắn trúng bất kỳ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.

maybay-tq--200
May bay phản lực J-10 của Trung Quốc. AFP photo
Trung Quốc đang phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và hạt nhân. Các loại tàu diesel có thể ở dưới biển lâu hơn, mang theo kho vũ khí đủ để thực hiện một cuộc phong tỏa Đài Loan và đe dọa các con tàu nổi trên mặt nước trong và xung quanh duyên hải Trung Quốc. Với một căn cứ mới ở đảo Hải Nam, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc dễ dàng đi vào Biển Đông và eo biển Malacca.
Do lịch sử Trung-Ấn Độ thiếu tin tưởng, và phụ thuộc vào Mỹ ở Ấn Độ Dương về thương mại năng lượng, khả năng Trung Quốc gây ra tổn hại ở những chỗ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một phát triển chiến lược quan trọng.
Một số chuyên gia cho rằng chỉ vì Trung Quốc phát triển những khả năng này, không có nghĩa là họ sẽ sử dụng nó để đe doạ Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Ấn Độ cũng vậy, theo logic, đang tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự. Điều này đơn giản là những gì các cường quốc làm. Nhưng vấn đề đó là đặc tính của một cường quốc đang lên. Những nước thoải mái khẳng định rằng "tất cả các cường quốc đều làm điều đó" nên xem xét lại đòi hỏi của những người theo chính sách trả thù của Trung Quốc, các hoạt động quốc tế gây phiền hà và động lực nội tại của họ.
Ngay cả với một chính phủ Đài Loan đã từ bỏ bất kỳ tuyên bố độc lập nào, Trung Quốc cũng không từ bỏ quyền sử dụng vũ lực chống lại đảo quốc này. Trung Quốc tiếp tục không ngừng gia tăng lực lượng quân sự trên khắp eo biển chỉ với mục đích "ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan".
Hải quân Trung Quốc gia tăng tần số đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ấn Độ thấy chính mình bị bao quanh bởi một mạng lưới các phương tiện hàng hải Trung Quốc. Tàu hải quân Mỹ đã bị sách nhiễu bởi các tàu Trung Quốc trong khi làm nhiệm vụ hợp pháp ở hải phận quốc tế. Quân đội Trung Quốc quan tâm đến việc mở rộng quyền kiểm soát chu vi hàng hải của họ và giữ Hoa Kỳ ở ngoài. Hải quân Hoa Kỳ đi vào các vùng biển này giúp các đồng minh của chúng ta yên tâm trong suốt 30 năm hòa bình ở châu Á.
Trung Quốc, nước có tiềm năng lớn nhất về phá hoại hòa bình châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chuyển các nguồn lực kinh tế của mình thành một kho quân sự phát triển và ấn tượng.

Bắc Kinh bắt tay vào chương trình hiện đại hóa quân sự sau chiến tranh lạnh, đó là thời điểm hòa bình và an ninh duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Họ đã không lựa chọn tập trung vào quốc phòng cho đất nước, vào những mối đe dọa gây ra bởi chủ nghĩa khủng bố hoặc phổ biến vũ khí hạt nhân, hoặc vào các chương trình khiêm tốn, cho phép Trung Quốc tiếp tục phát triển trong hòa bình, trong khi đề phòng các cuộc tấn công tiềm tàng. Đó là những điều mà các nước còn lại trên thế giới đang làm. Cũng không phải sau cuộc tấn công 11/9 và hậu quả các mối đe dọa cho tất cả các quốc gia không phải Hồi giáo, để Trung Quốc thay đổi tư thế của mình và đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu nhằm diệt trừ những nơi ẩn trú an toàn của khủng bố. Thay vào đó, họ tiếp tục đầu tư vào khả năng phô trương sức mạnh.
Quyết định này thúc đẩy do ý thức sâu sắc rằng Trung Quốc phải sửa những sai lầm trong quá khứ và phục hồi từ "một thế kỷ nhục nhã". Đài Loan cần được giác ngộ, Nhật Bản trả lại bất lực, và Hoa Kỳ đi vào vùng ngoại vi của Trung Quốc bị cản trở. Trung Quốc không thể chịu nhục để dựa vào Hoa Kỳ giúp giữ an toàn các tuyến đường vận chuyển thương mại cho Trung Quốc. Trong ý định của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc quá khích bên trong chính phủ, các nước còn lại của châu Á phải chấp nhận vị trí xứng đáng của nước Trung Quốc đứng đầu trong hệ thống cấp bậc chính trị châu Á.
Tóm lại, Trung Quốc tìm cách chống lại các mục tiêu cơ bản nhất của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương: duy trì trật tự chính trị, giúp tạo ra một tập hợp các nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ nhất trong khu vực và bảo đảm các nền kinh tế này tiếp tục phát triển tự do, thoát khỏi sự thống trị của bất kỳ cường quốc nào khác.

Hoa Kỳ phản ứng ra sao?

Chúng ta đã phản ứng rất khiêm tốn do sự yếu dần về vị trí quân sự thuận lợi của chúng ta ở châu Á. Trong những năm dưới thời cựu Tổng thống Clinton, chúng ta nâng cấp quan hệ với Nhật Bản và bắt đầu đàm phán với Ấn Độ đã dẫn đến một bước đột phá chiến lược cho chính phủ kế tiếp. Dưới thời cựu Tổng thống Bush, chúng ta cũng chuyển vũ khí về hàng hải và hàng không vũ trụ vào Thái Bình Dương.

hoatien-tq--250
Một loại hỏa tiễn phòng thủ chống đạn đạo trên không của Trung Quốc. AFP photo
Nhưng không có bước quan trọng nào được thực hiện theo hướng xây dựng một sự ngăn chặn mạnh mẽ hơn ở Thái Bình Dương, một sự ngăn chặn có thể dũng cảm đương đầu, không khoan nhượng Trung Quốc.
Có nhiều trường hợp do sơ suất của người Mỹ về vấn đề này. Chương trình tàu ngầm tấn công của chúng ta là không vững, với số lượng cho thấy bị giảm dần. Chúng ta hủy bỏ chương trình không lực chiến thuật, F-22, có thể hoạt động hiệu quả nhất chống lại hệ thống phòng không tinh vi của Trung Quốc. Chúng ta đã không thực hiện việc cơ bản về củng cố và bảo đảm các căn cứ trên bộ hiện tại của chúng ta hoặc đa dạng hóa chúng.
Các chương trình tàu nổi trên mặt nước của chúng ta bị thu hẹp lại và không phải là tối ưu hóa cho chiến tranh dưới nước. Việc phòng thủ hứa hẹn nhất của chúng ta, chống lại tên lửa Trung Quốc - năng lượng trực tiếp - không được tài trợ một cách thích đáng. Hạm đội tàu chở dầu của chúng ta cần thiết để tiếp nhiên liệu cho máy bay tấn công trong khu vực với các tuyến hậu cần rất dài còn bị suy yếu và cũ kỹ. Các chương trình hứa hẹn và mới đang ở trong giai đoạn thử nghiệm – như máy bay không người lái hạ cánh căn cứ hải quân và vũ khí tấn công tầm xa – đáng lẽ phải được đầu tư cách nay một thập kỷ.
Hơn nữa, chúng ta chỉ có những lời nói đầu môi cho các quan hệ đối tác của chúng ta. Với các nền kinh tế và quân đội tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, và Ấn Độ, các liên minh thực sự đòi hỏi xuất khẩu thiết bị và hệ thống công nghệ cao. Chúng ta vẫn chưa thực hiện các bước cơ bản trong việc cải cách kiểm soát xuất khẩu để có thể bán các loại vũ khí một cách dễ dàng hơn cho các đồng minh của chúng ta mà họ cần và sau đó luyện tập cùng họ ở các hệ thống thông thường. (Một hệ quả xung đột đặc biệt là người Pháp hay người Nga có thể bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù phi công của chúng ta có nhiều khả năng chiến đấu trong một ngày cùng với chúng).
Tất cả các quốc gia đang đầu tư vào tàu ngầm, tàu nổi chống tàu ngầm, tên lửa hành trình, và máy bay chiến thuật đều có thể tham gia vào các cuộc tấn công trên biển. Chúng ta đang thiếu một cơ hội chiến lược để xây dựng một mạng lưới đồng minh rộng khắp khu vực quanh các mối quan ngại về an ninh chung.
Đầu tư thích đáng vào ưu thế trên không, trên biển và phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ trả nếu trong khu vực đã được hưởng hòa bình, ổn định và thịnh vượng một thời gian dài, lại rơi vào hỗn loạn hoặc xung đột.

Các yêu cầu chiến lược của chúng ta đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trên một lịch trình giải quyết, cũng như tư duy chiến lược sáng tạo về xây dựng liên minh với các quốc gia đã tự đầu tư vào chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Đầu tư thích đáng vào ưu thế trên không, chiến tranh trên biển và phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ trả nếu trong khu vực đã được hưởng hòa bình, ổn định và thịnh vượng một thời gian dài, lại rơi vào hỗn loạn hoặc xung đột.
Ông Dan Blumenthal là thành viên chính thức của American Enterprise Institute.
Dịch từ: http://www.aei.org/article/102121

Theo dòng thời sự:

*
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/American%20Enterprise%20Institute%20for%20Public%20Policy%20Research-
06072010171756.html


*

Saturday, June 5, 2010

TIN TỔNG HỢP * BANG GIAO TRUNG MỸ


*
RFA
Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
2010-06-04
Bài viết: “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” bằng tiếng Trung trên Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức, đã trách móc Hoa Kỳ rất nhiều về ‘chiến lược bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’.
AFP PHOTO / POOL / Saul Loeb.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (P) thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại bắc Kinh hôm 25/05/2010.


Bài viết đăng ngày 27 tháng 5 năm 2010, tác giả là Đại tá không quân Đới Từ, một nhà chiến lược có ảnh hưởng ở Trung Quốc.


Chiến lược của MỹMột cách có tính toán, một bài tường thuật được đăng lại ba ngày trước đó với cùng tác giả trong một phát hành khác ("Huan Qiu Shi Ye" - Global Vision, ngày 24 tháng 5 năm 2010), đã xuất hiện rất gần thời điểm vòng đàm phán thứ hai về Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ (tại Bắc Kinh, ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2010) và điều tự nhiên, đã làm cho các nhà phân tích ngẫm nghĩ câu hỏi như, làm thế nào để giải thích về thời gian và nội dung các bài viết này.


Trong bài viết của mình, ông Đới Từ đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào việc thực hiện ‘chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’. Trước chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ là ‘kềm chế Trung Quốc một cách cứng rắn’, với mục đích ‘bóp cổ Liên Xô một cách nhẹ nhàng’. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược của họ đã đảo ngược lại, kềm chế nước Nga một cách cứng rắn với mục đích ‘bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng’.
Chạm vào điều mà ông ta gọi là ‘cái bẫy đồng đô la Mỹ’, ông Đới Từ đưa ra những điều mà ông Trương Vũ Xương, GS trường Đại học Tài chính Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở, tiết lộ rằng ở Trung Quốc, Mỹ điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành, sau khi ‘làm trống rỗng’ kinh tế Trung Quốc, vào thời điểm mà đất nước tập trung nhiều năm để đạt tăng trưởng GDP thông qua thương mại.

Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng.


Hoa Kỳ tái đầu tư vào Trung Quốc bằng tiền nhận được từ Trung Quốc, bài trừ các thương hiệu Trung Quốc và khống chế tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc, các cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cùng lúc, ông Đới Từ nói thêm rằng, Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mua các công ty Mỹ và phủ nhận bất kỳ vũ khí công nghệ cao nào của Trung Quốc.

Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng. Sự hài hước của Mỹ là Hoa Kỳ bán ‘nợ độc hại’ cho Trung Quốc để đổi lại việc Trung Quốc bán ‘đồ chơi độc hại’ cho họ.
Đánh giá về chiến lược ‘kềm kẹp ngoại giao’của Hoa Kỳ nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về chính trị. Ở Đông Bắc Á, Việt Nam đang trở nên thân Mỹ. Chiến lược của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Pakistan, ba ‘người bạn thật sự’ của Trung Quốc có ý nghĩa thách thức Trung Quốc.
Hoa Kỳ gián tiếp kích thích chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và buộc Nam Hàn, Nhật Bản v.v… gần gũi hơn với Washington. Lợi ích ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở Myanmar phục vụ mục đích kiểm soát Trung Quốc trong khi chính Myanmar cho thấy không còn tin tưởng Trung Quốc và lựa chọn hỗ trợ Ấn Độ và ASEAN để cân bằng với Trung Quốc.

obama-hocam-dao2-250
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ảnh minh họa

Trường hợp Pakistan, quốc gia này đã nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ vì chiến tranh Afghanistan. Ở Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông đồng với nhau để chống Trung Quốc. Riêng Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ là tập trung vào Tây Tạng và Tân Cương và thao túng tình hình ở đó. Để kết luận, ông Đới Từ khẳng định rằng Hoa Kỳ đang thực hiện ‘tấn công mềm’ vào Trung Quốc và chiến lược lớn của họ là bao vây Trung Quốc.
Đại tá Đới Từ được biết đến thuộc phái diều hâu về các vấn đề quốc phòng và gần đây đã hỗ trợ sự phát triển các căn cứ ở nước ngoài của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh chính thức của Trung Quốc như tờ Global Times đưa tin về quan điểm của ông ta tới công chúng quốc tế. Điều có vẻ quan trọng đó là không chỉ một mình ông ta trong hàng ngũ sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt câu hỏi về động cơ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Một sĩ quan cao cấp khác của PLA, đại tá Lưu Minh Phúc thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia, trong cuốn sách của ông về "Giấc mơ Trung Quốc", phát hành ngay trước phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”.

Sự thiếu đồng thuận Mỹ-Trung

Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa dân tộc và đường lối cứng rắn chống Mỹ của các chuyên gia PLA như đã đề cập, các ý kiến của Trung Quốc về chủ đề này cho đến nay nói chung vẫn còn thận trọng. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, trong khi thừa nhận sự thiếu sự đồng thuận Trung – Mỹ qua cuộc đối thoại mới nhất, đã lạc quan về quan hệ song phương dài hạn. Ông đã mô tả cuộc đối thoại đang diễn ra là có lợi cho phát triển hơn nữa về ‘tích cực, hợp tác và toàn diện’ trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thế kỷ 21. Lưu Hồng, phóng viên Washington của Tân Hoa xã đã mô tả cuộc đối thoại là tượng trưng cho ‘quan hệ đối tác Trung – Mỹ ngày càng bình đẳng’. Giáo sư Trần Đông Tiêu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Qiu Shi, ngày 2 tháng 2 năm 2010) hy vọng rằng ‘tình hình Trung – Mỹ phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích chiến lược sẽ được duy trì lâu dài khi cả hai bên cần nhau trong lợi ích cân bằng chiến lược’.


Những điều nói trên đưa đến một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giải thích cơn phẫn nộ chống Mỹ đến từ các chuyên gia như ông Đới Từ vào thời điểm này? Tình trạng này phần nào có vẻ tương tự như những gì đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2004 khi ông Thiên Kỳ Thành, lúc đó được xem là chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngay trước ngày bầu cử tổng thống một ngày, Tổng thống Bush tái tranh cử lần hai, đã đổ lỗi cho chiến lược của Hoa Kỳ với mục đích bao vây Trung Quốc, trong bài viết của ông trên tờ China Daily. Một vấn đề khác là tờ China Daily cuối cùng đã không công nhận bài viết đó.Ít nhất có thể nói rằng các quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đến từ các nhà phân tích quân sự như ông Đới Từ, có thể đại diện cho tư duy chiếm ưu thế ít nhất là ở một số nhà hoạch định ý kiến ở Trung Quốc. Các ý kiến như vậy dường như cũng có chiều hướng trong nước, bằng ngụ ý, chúng cho thấy không chấp thuận phương pháp tiếp cận thực dụng hiện nay của Bắc Kinh đối với Washington. Các quan điểm được các hãng thông tấn chính thức như Tân Hoa xã bảo trợ, cho thấy những nhà báo quan tâm bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng, dường như cho đến nay chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh bộ phận lãnh đạo nào liên quan đến vấn đề này, trong đó bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm. Hệ thống Trung Quốc cho phép thỏa hiệp các quan điểm khác nhau, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhóm lãnh đạo của đảng về vấn đề ngoại giao có vai trò đối với ảnh hưởng này.

037_ZH32874-250
Lực lượng bán quân sự Trung Quốc đang tập luyện chống bạo động tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Tứ Xuyên. AFP photo

Những quan điểm từ các chuyên gia quân sự trong bất kỳ trường hợp nào dường như có khả năng gây áp lực lên lãnh đạo tập thể hiện tại hoạt động ở Trung Quốc về quan hệ với Hoa Kỳ, đặc biệt là giới lãnh đạo thế hệ thứ năm sẽ tiếp nhận nhiệm vụ vào năm 2012, có thể phải nhắm tới điều giống như một cuộc tranh luận chính sách về quan hệ với Mỹ.
Lãnh đạo đã bị áp lực như vậy chưa? Câu trả lời là có thể có, đánh giá từ việc giới thiệu chính thức tiêu chuẩn mới của chế độ Hồ Cẩm Đào qua việc thực hiện mối quan hệ Trung – Mỹ, bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc. Thông điệp này là nguyên tắc ‘lợi ích cốt lõi’, chuẩn bị ‘không thỏa hiệp’ các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, từ bây giờ sẽ điều khiển chiến lược Trung Quốc đối với các cường quốc nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ.
Các tiêu chí đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo của ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2010, các tham chiếu cụ thể đã được đưa ra về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Một hình ảnh lớn hiện ra, theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ có thể được thành lập chỉ khi các vấn đề cốt lõi như Tây Tạng và Đài Loan có thể được giải quyết. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ biết rằng điều đó không thể xảy ra sớm và như vậy, có thể dự định rằng các mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục dựa trên chủ nghĩa thực dụng trong những năm tới.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức áp dụng tiêu chí ‘lợi ích cốt lõi’ vào các mối quan hệ với những nước có vấn đề về lãnh thổ trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Đặc biệt, tranh chấp biên giới với Ấn Độ cho đến nay đã không chính thức được Trung Quốc đưa ra theo nguyên tắc đó. Trung Quốc có thể không đi chệch khỏi vị trí này, chẳng hạn như, họ sẽ xếp cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ vào ‘lợi ích cốt lõi’, và nếu điều đó xảy ra, có thể làm suy yếu nguyên tắc ‘sự điều tiết lẫn nhau’, là điều khoản vốn có cho một số thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Về vấn đề này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều cần thiết cho New Delhi theo dõi sát sao các khuynh hướng trong tương lai của Trung Quốc.
Ông D.S. Rajan là nhà văn và là Giám đốc Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Dịch từ: http://www.c3sindia.org/us/1373

Theo dòng thời sự:


BBC

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông


Tàu Impeccable của Mỹ bị tàu hải quân Trung Quốc vây quanh
Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia vừa có bài nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh các mối quan tâm tại Biển Đông. BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và một số nước khác trong khu vực đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về quy mô và sự tăng trưởng của ngân sách quốc phòng Trung Quốc, cũng như sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng ở nước này.
Các quốc gia nói trên đều cho rằng Trung Quốc tăng ngân sách quân sự không chỉ nhằm mục tiêu tự vệ.
Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, cho rằng ý định chiến lược đằng sau việc phát triển quân đội của Trung Quốc "dường như rất tập trung vào hải quân Hoa Kỳ và các căn cứ của chúng ta ở khu vực".
Đô đốc Robert F. Willard, chỉ huy trưởng của quân đội Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương cũng nhận xét: " Đặc biệt gây lo ngại là các yếu tố trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc dường như được đưa ra nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta ở khu vực."
Ông Willard cũng cho rằng việc Trung Quốc cải tổ nhanh chóng lực lượng vũ trang đang "ảnh hưởng tới cân bằng quân sự khu vực và gây ra nhiều hậu quả vượt xa khỏi ranh giới châu Á-Thái Bình Dương".
Quan hệ Mỹ-Trung không hoàn toàn là đối đầu mà trong đó có các yếu tố cạnh tranh, ganh đua và cả hợp tác.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, trong có các tuyến giao thông liên lạc quan trọng nhất. Sự mạnh bạo của Trung Quốc dẫn đến căng thẳng gia tăng với Việt Nam và ảnh hưởng tới các quyền lợi chiến lược và thương mại của Hoa Kỳ.

Căn cứ Tam Á và cán cân quyền lực

Năm 2007 các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây cất căn cứ hải quân khổng lồ gần Tam Á trên đảo Hải Nam. Khi hoàn thành, căn cứ này sẽ mang tính chiến lược vô cùng quan trọng vì nó sẽ cho phép Trung Quốc nối dài "cánh tay quân sự" ra Biển Đông và Thái Bình Dương.
Các cầu cảng của căn cứ Tam Á có đủ chỗ cho nhiều tàu chiến cùng tàu ngầm, và đang được mở rộng để chứa thêm cả hàng không mẫu hạm trong tương lai.
Cùng lúc, Trung Quốc cho kéo dài đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, cải tạo cơ sở trên đảo Gạc Ma của Trường Sa và duy trì hiện diện tại đảo Vành Khăn ở phía tây bờ biển Philippines. Tóm lại, Trung Quốc đang tập trung cho việc thể hiện chủ quyền tại Biển Đông và bảo vệ các tuyến giao thông qua eo biển Malacca và Singapore. Từ những căn cứ nói trên việc triển khai hải quân ở Biển Đông sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn trước.
Mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ có khả năng đe dọa các tuyến hàng hải quan trọng mà Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đang dựa vào.
Có thể nói căn cứ hải quân Tam Á có ảnh hưởng tới cán cân quyền lực ở khu vực.
Nhiều phần của căn cứ này nằm dưới lòng đất và khó có thể theo dõi. Hình chụp từ vệ tinh cho thấy hiện diện của tàu ngầm Type 094 hạng Jin kể từ cuối năm 2007. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ hai, vũ khí tấn công đáng gờm nhất mà Trung Quốc có trong tay.
Phân tích hoạt động xây dựng ở đây cho thấy căn cứ Tam Á có thể sẽ là nơi Trung Quốc giữ tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tàu ngầm Trung Quốc
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ hải quân Tam Á
Tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Trung Quốc hiện còn chưa được tung ra nhưng khi đi vào hoat động, loại này sẽ mang 12 quả hỏa tiễn đạn đạo bắn từ dưới biển lên. Nếu Trung Quốc thành công trong việc gắn nhiều đầu đạn vào hỏa tiễn thì sức hủy diệt của nó sẽ càng lớn.
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ có khả năng tuần tra và bắn phá từ những vị trí khó phát hiện dưới lòng biển.
Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc là thách thức và đe dọa cho toàn thể Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam. So với hải quân các nước khác, Trung Quốc có khả năng vượt trội và thống lĩnh. Trung Quốc đang giành ảnh hưởng với hải quân Hoa Kỳ tại Tây Thái Bình Dương.
Việc hoàn tất cơ sở Tam Á sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Biển Đông.
Kể từ 2007, nhiều sự kiện diễn ra tại Biển Đông đã khiến cho tình hình an ninh ở đây ngày càng căng thẳng. Không những quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc gặp trở ngại, mà quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ cũng bụ đe dọa.

Mỹ-Trung còn nhiều bất đồng

Tuy không nộp hồ sơ chính thức về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Năm năm ngoái, Trung Quốc có gửi cho ủy ban này một tấm bản đồ với đường chín hình chữ U đoạn bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để chứng thực cho chủ quyền của mình. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra bản đồ này, vì từ trước tới nay khi công bố các văn bản về chủ quyền của mình như Tuyên bố Chủ quyền Biển ( 1958), Tuyên bố về lãnh hải và Vùng phụ cận (1992), Tuyên bố về Đường cơ bản của lãnh hải (1996), và Luật nhà nước về Vùng Kinh tế đặc quyền và Thềm lục địa (1998), chưa ai thấy bản đồ này.
Hoa Kỳ đã cực lực bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về Đông Á và Thái Bình Dương, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Scot Marciel đã bác các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc vì không đi kèm với chủ quyền trên đất liền.
Ông Marciel gọi tuyên bố chủ quyền như vậy là "không phù hợp luật pháp quốc tế".
Những năm gần đây Mỹ tỏ ra ngày càng quan tâm tới các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Đông Nam Á chủ yếu vì hai lý do: quan ngại về tự do hàng hải và bảo vệ hoạt động của các công ty năng lượng Mỹ.
Ông Scot Marciel nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có "quan tâm đặc biệt tới việc duy trì ổn định, quyền tự do đi lại và hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Đông Á". Sau khi xem xét các trường hợp Trung Quốc đe dọa các công ty dầu khí Mỹ đang làm ăn với Việt Nam, ông Marciel tuyên bố: "Chúng tôi phản đối việc sách nhiễu các công ty Mỹ".
Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, thì chỉ ra bốn chính sách: 1) biểu thị bằng cả lời nói và hành động rằng quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện với tư cách lực lượng quân sự ưu việt ở trong khu vực.
2) khẳng định quyền tự do lưu thông của tàu chiến Mỹ tại nơi đây
3) xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực, nhất là trong an ninh hàng hải
Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã liệt Biển Đông vào diện quan tâm chủ đạo, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả bằng vũ lực.
và 4) củng cố cơ chế quốc phòng - ngoại giao với Trung Quốc để cải thiện đối thoại và giảm thiểu nguy cơ tính toán nhầm.
Quan hệ quân sự Mỹ-Trung còn nhiều điều phải cải thiện.
Phía Trung Quốc nêu ra bốn hạn chế cản trở quan hệ song phương, trước hết là chủ đề Đài Loan, là quan tâm chủ đạo của Trung Quốc.
Nếu Hoa Kỳ không giải quyết được vấn đề này thì quan hệ quân sự đôi bên sẽ không thể được.
Hạn chế thứ hai là Mỹ phải chấm dứt ngay việc vi phạm vùng kinh tế đặc quyền của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ phải sửa đổi các luật lệ như Luật Ủy quyền Quốc phòng 2000.
Cuối cùng, là việc Mỹ không có lòng tin vào Trung Quốc về mặt chiến lược.
Trong ba năm trở lại đây, tranh chấp Biển Đông từ chỗ chỉ là quan ngại an ninh âm ỉ giữa các nước Đông Nam Á nay trở nên nguy cơ bùng nổ nếu không được giải quyết khéo léo.
Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã liệt Biển Đông vào diện quan tâm chủ đạo, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả bằng vũ lực.

Phương hướng giải quyết

Các nước trong khu vực đều có liên quan trong quá trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc cũng như việc điều tiết quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc và Hoa Kỳ cần được khuyến khích nối lại đối thoại quân sự và tổ chức đối thoại thường xuyên. Điều quan trọng nữa là hai bên cần đưa ra thỏa thuận giải quyết các vụ xung đột trên biển.
Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Asean+ (ADMM+) lần đầu tiên sẽ được tổ chức tháng 10 năm nay tại Hà Nội, gồm 10 nước thành viên Asean và 8 đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ). ADMM+ cần được khuyến khích trở thành diễn đàn hiệu quả để đẩy mạnh minh bạch quốc phòng và giải quyết quan ngại trong khu vực về chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Trung Quốc và các quốc gia có hạt nhân khác, nhất là các thành viên Hội đồng Bảo an, cần tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Đông Nam Á.
Trung Quốc lâu nay đã lấy cớ bảo vệ nguồn cá để tăng cường hoạt động tại Biển Đông. Trung Quốc cần được khuyến khích hợp tác với các nước cùng bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy hải sản ở Biển Đông để không phải áp dụng lệnh cấm đánh bắt đơn phương nữa.
Asean cần thuyết phục Trung Quốc tham gia đàm phán ngoại giao hướng tới bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Các nước trong khu vực cần có sáng kiến tổ chức họp bàn cấp cao về Luật Biển LHQ nhằm tháo gỡ tình trạng bế tắc trong tuyên bố chủ quyền về thềm lục địa mở rộng và quy định về việc tàu hải quân các nước có thể hoạt động thế nào trong vùng kinh tế đặc quyền của mỗi nước.
Các quốc gia trong khu vực cần tiếp tục đối thoại để tăng cường cấu trúc an ninh khu vực thông qua cơ chế mới bao gồm các cuộc gặp gỡ thường xuyên của các nguyên thủ để bàn về các vấn đề có thể ảnh hưởng tới an ninh khu vực.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100603_us_china_sea.shtml

*

Friday, June 4, 2010

ĐÀO NHƯ * KINH TẾ TRUNG MỸ


*
Quan Hệ Kinh Tế Mỹ-Trung Qua Tỷ Giá Đồng Yuan/Mỹ Kim
Đào Như
Vấn đề tỷ giá đồng nhân-dân-tệ (Yuan), không phải chỉ là điểm nóng riêng trong quan hệ kinh tế tài chánh giữa Hoa kỳ và Trung Quốc. Trong quá khứ các quốc gia khác như khối EU có đồng Euro cũng từng đặt vấn đề này với chính phủ TQ, nhất là trong vòng 4 tháng đầu của năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khơi màu bình phục. Đòi hỏi đó chưa được đáp ứng dứt khoát thì một tai biến kinh tế tài chánh của Âu châu lại vừa xuất hiện: Hy lạp bị vỡ nợ và đang cầu cứu cộng đồng EU.
Nhà bình luận Edward Yardeni đã ví tình trạng kinh tế Hy lạp đang lâm nguy chẳng khác nào một kẻ đang ngụp lặn trong bể nước băng giá, tê cóng. Cả châu Âu nhảy ùm xuống bể nước để cứu Hy lạp. Không ngờ các quốc gia này vốn dĩ sức khỏe kinh tế cũng chưa được bình phục tốt, nên bị tê cóng và đang dẫy dụa trong bể nước đá đó cùng Hy lạp. Không khéo, họ cũng sẽ chết chùm với Hy lạp. Việc này đã gây ra một tai hại dây chuyền: đồng Euro tuột giốc, mất giá. Đồng Yuan, đương nhiên phải ‘bị’ nâng giá lên đến 15% tỷ giá với đồng Euro trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua. Thị trường châu Âu chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của TQ. Những vụ việc này lôi theo một hệ quả vô cùng tai hại cho nền kinh tế TQ.

Trong 4 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc dừng ở mức 16.1 tỳ USD giảm 78.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3 năm nay, cán cân thương mại của TQ bị thâm thủng mất 7.2 tỷ USD, một tháng tồi tệ nhất của nền kinh tế xuất khẩu của TQ trong 6 năm qua.

Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn ý thức rằng họ đã kềm giá của đồng tiền của họ thấp thái quá tạo ra một chính sách không công bằng trong thương trường mậu dịch quốc tế, nếu không muốn nói là gian lận. Hôm 16/4/2010, tại buổi họp Thượng Đỉnh BRIC ở Brazil, Chủ tịch Nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định Bắc kinh sẽ từng bước thông qua một cơ chế tỷ giá thả nổi đồng tiền của họ. Nhưng họ Hồ nhấn mạnh, đó phải là một cơ chế do TQ chủ động đề ra. Trong thực tế, sở dĩ Hồ Cẩm Đào tuyên bố như vậy là vì TQ bị sức ép của các quốc gia Tây phương, nhất là khối EU, liên tục yêu cầu và không ngừng chỉ trích TQ đã kềm hãm tỉ giá của đồng Yuan để kiếm lời một cách không chính đáng. Nhất là trong tháng 3 và tháng 4 vừa rồi Chính phủ và Quốc hội Mỹ yêu cầu TQ phải phải xét lại tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Nhược bằng không, họ sẽ có những biện pháp kinh tế trừng trị sai lầm này của TQ. Chính bản thân của Tổng thống Hoa kỳ, Barack Obama, đã nêu vấn đề này với các nhà lãnh đạo TQ nhiều lần. Nhưng Hồ Cẩm Đào và Ôn gia Bảo cứ chần chờ trì hoãn.

Rồi việc gì phải đến đã đến: trong chuyến công du 3 quốc gia châu Á, hôm 20/5 vừa rồi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, sau khi ghé thăm Đông kinh và Hán Thành, Ngoại trưởng Clinton và đoàn tùy tùng trực chỉ đến Bắc kinh hôm 23/5 để tiếp tục vòng 2 Cuộc Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung. Chủ đề của cuộc đàm phán lần này ai cũng biết là Mỹ sẽ trực tiếp yêu cầu TQ phải nâng tỉ giá đồng Yuan. Đây là phiên đàm phán có tính quyết liệt, cả hai phe đã chuẩn bị từ trước. Đây cũng là phiên đàm phán rốt rác về kinh tế và tài chánh giữa hai siêu cường Mỹ và TQ, số 1 và số 2 của thế giới. Lâp luận cơ hữu của Hoa kỳ là từ năm 2008 đến nay, đã gần 3 năm, trong một thể giới tiến bô tăng tốc của tín học, của điện toán, biết bao vật đổi sao dời trong suốt ba năm qua về kinh tế tài chánh, ấy thế mà chính phủ TQ vẫn tiếp tục kềm hãm tỷ giá đồng tiền của họ với đồng Mỹ kim ở mức độ cố định: 1USD=6.9 YUAN. Hà cớ gì mà Chính phủ TQ theo đuổi một chính sách bất bình đẳng với Hoa kỳ như thế? Nếu không phải là chính sách này đã đem lại cho TQ một mối lợi to lớn: tăng thêm hàng ngàn tỷ Mỹ kim trong quỹ Dự Trữ Thặng Dư Ngoại Tệ của TQ.
Do thế, dù biết trước những rũi ro có thể xảy ra cho kinh tế TQ trong tương lai, tại vòng 2 Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung tại Bắc kinh hôm 24/5 vừa rồi, Chủ tịch TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định với Hoa kỳ và thế giới là Chính phủ TQ sẽ xúc tiến việc nâng tỷ giá đồng nhân-dân-tệ (Yuan), nhưng theo nguyên tắc tự quyết, trong tầm kiểm soát và từng bước. Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói thêm là sở dĩ Chính phủ TQ có quyết định như vậy vì sự nhận định của họ về tầm mức quan trọng của sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới TQ và Hoa kỳ. Và ông cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ góp phần vào sự kiến tạo một nền hoà bình bền vững và phát triển một nền kinh tế phồn vinh cho khu vực và toàn cầu…Thật sư, những lời phát biểu trên của Hồ Cẩm Đào chủ yếu là để thỏa mãn lòng tự ái dân tộc của người dân TQ. Trong thực tế, ai cũng biết Chính phủ TQ đang ở trong vị thế chẳng-đặng-đừng, không có lựa chọn nào khác.

Bộ Trưởng Tài chánh Hoa kỳ, Timothy Geithner, hiện đang có mặt tại Bắc kinh, đã hoan nghênh chính phủ TQ là đã đi đúng hướng trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng Yuan. Và Bộ trưởng Geithner cho rằng một khi đồng Yuan với tỷ giá được điều chỉnh đúng theo thị trường thì việc này sẽ hỗ trợ TQ duy trì đà tăng trưởng kinh tế, duy trì lạm phát ở mức thắp và Chính phủ TQ có dịp điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.
Thật sự, Hồ Cẩm Đào không hề phấn khởi khi đón nhận ‘lời hoan nghênh của kẻ bề trên’, Timothy Geithner. Có một điều chắc chắn rằng trong tương lai khi tỷ giá đồng Yuan được điều chỉnh đúng theo yêu cầu của Hoa kỳ, nâng tỷ giá đồng Yuan lên từ 50%-70%, thì cả ngàn tỷ Mỹ kim trong Quỹ dự trữ Thặng Dư Ngoại Tệ của TQ bốc hơi biến mất. Sự mất mát to lớn này đươc xem như là một chỉ dẫn xấu cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của TQ. Những công trình vận dụng kềm tỷ giá của đồng Yuan trong nhiều năm qua biến thành “công toi”. Nghĩ cho cùng, việc này cũng phù hợp với lý thuyết và cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang - Federal Reserve- Ben S. Bernanke: “không phải người dân Mỹ tiêu xài quá nhiều, mà người nước ngoài tiết kiệm quá nhiều đã tạo ra tình trạng thâm thủng thương mại giữa Hoa kỳ và ‘nước họ’..”. Ai cũng biết câu nói này của Chủ tịch Bernanke ngụ ý về sự đầu cơ Mỹ kim của TQ.

Với tư cách là người lãnh đạo của một quốc gia có hơn 1 tỷ 300 triệu dân, khi chấp nhận tự nguyện nâng giá đồng Yuan, Hồ Cẩm Đào đâu thể nào quên được hậu quả tai hại của thương ước Plazar Accord giữa Mỹ và Nhật 25 năm về trước. Những năm 80 của thế kỷ trước Hoa kỳ có thâm thủng thương mại nặng nề với Nhật. Vào thời điểm này, sự thâm thủng cán cân thương mại giữa Mỹ và Nhật được coi như mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền lực kinh tế của Mỹ. Hơn thế nữa, Nhật đã dùng số tiền thặng dư thương mại để mua trái phiếu của Mỹ. Hoa kỳ đã ép Nhật ký hiệp ước Plaza Accord còn gọi là Plaza Agreement, vào năm 1985.

Hiệp ước này nhầm hạ thấp tỷ giá đồng Mỹ kim với đồng Yen của Nhật và đồng Deutsche Mark của Tây Đức. Nói một cách khác, trong hiệp ước Plaza Agreement ký kết vào ngày 22-Sept-1985 tại Plaza Hotel, New york City, giữa Hoa kỳ với các nước Pháp, Tây Đức, UK, và Nhật. Hoa kỳ đã bắt ép Nhật và Tây Đức phải nâng tỷ giá đồng tiền của họ so với đồng Mỹ kim (Plaza Accord or Plaza Agreement was the agreement between the government of France, West Germany, Japan, US and UK to depreciate the US dollars in relation to Japanese Yen and German Deutsche Mark by intervening in currency markets…The exchange rate value of the Dollars versus the Yen declined by 51% from 1985 to 1987-Wikipedia- Google).


Nhờ thế mà tỷ giá đồng dollars so với đồng Yen xuống đến mức 51% trong những năm 1985-1987 và Hoa kỳ đã khuất phục được sự thâm thủng của mình trên cán cân thương mại với Nhật, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật.
Sau hiệp ước Plaza Accord, độ tăng trưởng của kinh tề Nhật xuống dưới 3% (trước đó là trên hay bằng 3%), và độ tăng trưởng kinh tế Nhật từ đó cứ chìm dần. Đến năm 1991 nền kinh tế Nhật thật sự đi vào thời kỳ suy thoái một cách tệ hại, độ tăng trưởng của Nhật lúc ấy xuống dưới điểm âm. Ngụp lặn trong suy thoái kinh tế, mãi đến năm 2003 Nhật mới ngốc đầu lên nỗi. Nhưng dù sao, từ đó, độ tăng trưởng của kinh tế Nhật luôn luôn ở dưới mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Chắc chắn bài học cay đắng này đang là nỗi ám ảnh của Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Bắc kinh. Nhất định họ sẽ tìm cách tránh cho bằng được vết xe đổ của Nhật. Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Bắc kinh sẽ tránh vết xe đổ của Nhật bằng cách nào? Đó là câu hỏi lớn không những của 1tỷ300 triệu người Trung Quốc, mà còn của cả thế giới, Hà nội và Hoa Thịnh Đốn nữa. Đó cũng là bài học cay đắng cho những quốc gia đã từng quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa kỳ, nhất là Hà nội đang trên đường ký kết những thương ước mậu dịch song phương tầm cỡ với Hoa Thịnh Đốn. Hà nội sẽ tiếp ứng như thế nào sự “tự quyết” của Bắc kinh trong việc tăng giá đồng Yuan của họ. Có một vấn đề khá tế nhị đặt ra choViệt Nam, sự thâm thủng cán cân thương mại của ViệtNam với TQ năm nay có thể lên đến 20 tỷ Mỹ kim, một gánh nặng phi lý cho nhân dân ta, cho nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ mậu dịch song phương giữa VN-TQ được xây dựng trên tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Liệu đây có phải là cơ hội tốt để Chính phủ ViệtNam tìm cách giảm thiểu tối đa sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và TQ. Có cách nào để chúng ta hy vọng đây là thời cơ để Việt Nam thóat khỏi, xa dần sự áp đảo của nền kinh tế Trung Quốc?
Lịch sử của nhân loại giống như vòng tròn của bánh xe lăn. Những việc hành xử kinh tế của Hoa kỳ với Trung Quốc tại vòng 2 Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung hôm 24/5/2010 tại Bắc kinh chỉ là một phiên bản của hiệp ước Plaza Agreement ký kết giữa Hoa kỳ và Nhật 25 năm về trước tại New York City.
Hơn bao giờ hết, và chưa bao giờ nhân loại nhìn thấy rõ quyền lực và sức mạnh kinh tế của Hoa kỳ như hôm nay. Đến giờ phút này và trong nhiều thập niên tới và có thể trong suốt thế kỷ XXI này Hoa kỳ vẫn là người lãnh đạo kinh tế thế giới? Đó là câu hỏi chưa có ai dám trả lời ở thể phủ định-không! Và nhìn về tương lai, còn xa mới tới ‘Kỷ Nguyên Trung Quốc’. Cũng có thể chẳng bao giờ./.
Đào Như
Bác sĩ Đào Trọng Thể
thetrongdao2000@ yahoo.com
Oak park, Illinois, USA
May-27-2010
*

LÊ CHÂN *THƠ

*

Dang Thi Danh

Phong Trao Phu Nu Viet Nam HÐCN [mailto:pt.pnvnhdcn@gmail.com]
Sent: 30 mai 2010 18:14
To: Nguyen Thi Ngoc Hanh

Ðồng bào ơi máu dân lành loang chảy
2010/5/30
Nguyen Thi Ngoc Hanh

mc/compose?to=thingochanhnguyen@rocketmail.com">thingochanhnguyen@rocketmail.com>
Đồng bào ơi máu dân lành loang chãy
Lê Hữu Nam lê Xuân Dũng hy sinh
Bọn sói lang đang tàn sát dân mình
Ta liều chết để sanh linh được sống

Lê Hữu Nam tiếng Anh còn vang vọng
Máu của Anh viết trang sử sáng ngời
Hởi đồng bào Tổ quốc gọi nơi nơi
Hãy trổi dậy làm kinh hoàng qủy dử

Hãy đứng lên viết trang thanh sử
Dân tộc ta dân tộc quật cường
Lấy máu đào dựng lại yêu thương
Trừng trị bọn phãn dân hại nước

Hãy nối bước tiền nhân đi trước
Quyết điễm tô trang sử Việt Nam
Lê Hữu Nam ơi hởi Hữu Nam
Anh vẫn sống trong lòng dân tộc

Ba người bị bạo quyền tàn sát
Cả ba cùng huyết thống họ Lê
Lê Hữu Nam Lê Thị Thanh Lê Xuân Dũng
Có phải chăng hồn Lê lợi trong ta

Núi chí Lính dựng lại cờ vàng
Để người chết ngàn thu yên giấc
Hãy giành lại dân ta từng tấc đất
Để Hữu Nam Lê Xuân Dũng được ngủ yên

Lê Chân
Paris ngày 30 tháng 05 2010


*
Dang Thi Danh

Đừng than khóc van xin bọn cướp
Hãy vùng lên gây bão tố rung trời
Bão truyền tin Tổ quốc lâm nguy
Bão trổi dậy gợi hồn tử sĩ

Bão sinh ra bao anh hùng thế kỷ
Bão giông ơi rung chuyển cả đất trời
Bão lan tràn cùng khắp nơi nơi
Bão nổi dậy mây mù tan biến

Trong Bão táp bàn tay là ánh đuốc
Đuốc hiên ngang ngùn ngụt biển khơi
Đuốc tự tim người việt Nam ơi
Cơn Quốc biến đuốc thiêng sáng rọi

Mộng cứu nước dầu bọc thân da ngựa
Quyết phơi gan trãi mật cứu sơn hà
Khó được nhìn ngày độc lập quốc gia
Ta quyết sống cuộc đời Oanh liệt đã
Lê Chân
Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành cứu Nước

TRẺ EM VIỆT NAM

*








Việt Nam Mến Yêu: Trẻ em Lô Lô Viêt Nam
Không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ cần ngồi trên đỉnh dốc và thả xuống tùy vào độ dốc, các xe có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 30km/h. Đây có thể so với những trò chơi X-Game mạo hiểm trên thế giới.

“Tay đua nhí” Nang Văn Huỳnh (8 tuổi) cho biết: “Em có thể đánh võng thả hai tay, khi nào biết sắp đâm vào đâu em chỉ cần ngoặt tay lái ngã ra lăn vài vòng rồi lại đua tiếp”. Một buổi đua xe do trẻ em người Lô Lô ở bản Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng được phóng viên ghi lại:





Những "chiến mã" tự tạo rất đơn sơ được trẻ em Lô Lô bản Cốc Xả dùng để đua.
—–

Mỗi cuộc đua có khoảng 5 xe, xuất phát từ đỉnh đồi có thể đi một hoặc "kẹp" hai.
—–

Trong các buổi đua luôn có rất nhiều khán giả nhỏ tuổi đến cổ vũ.
—–

Những vòng đua do chính các em của bản tổ chức và không kém phần sôi động.
—–

Một "cua rơ" phải đứng hẳn lên giữ thăng bằng vì độ dốc lớn của đường đua.
—–

Để thể hiện tài năng, "tay đua" này còn mạo hiểm đèo thêm một "chiến hữu" tham gia cuộc đua dù nguy hiểm tăng gấp nhiều lần.
—–

Để phanh, các "tay đua" dùng chân hay gờ đất nào đó để dừng xe.
—–

Độ dốc càng cao, các "tay đua" càng khoái.
—–

Tốc độ tối đa có thể lên tới 30km/h.
—–

Xong một chặng đua các tay đua chỉ có mỗi một cách là cắp "chiến mã" của mình lên đỉnh dốc để vào một cuộc đua mới.
—–

Dù mệt nhưng niềm phấn hứng luôn hiện rõ trên khuôn mặt những "tay đua" cùng "cổ động viên" bản Cốc Xả.
http://forum.vietyo.com/topic/shock-voi-tro-xgame-cua-nguoi-dan-toc-55296.html

*

CHUYỆN VUI

*

Câu chuyện có nhiều thành ngữ, tục ngữ nhất


Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi!
Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau: ”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.
Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?
Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng.
Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.
Được lời như cởi tấm lòng, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.
Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.
Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than than trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.
Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:
- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…
Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:
- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?
Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:
- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.
Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:
- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!
Sưu tầm


TIN TỨC *BỐC MỘ SĨ QUAN VNCH

*
Tin thêm về chuyện bốc mộ các sĩ quan QLVNCH ở các trại cải tạo Việt Nam

(04.22.2010, 01:37 pm GMT-7 )
Một số khu vực mộ của các người tù cải tạo sắp bị chính quyền địa phương ở Việt Nam giải tỏa Thông báo gần đây của Tổng Hội H.O. cho biết, sau ba năm làm việc, hội đã tìm được 313 ngôi mộ của cựu tù cải tạo tại Việt Nam. Trong số này, 59 gia đình đã được, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn bốc mộ....
Phần lớn còn lại vẫn chưa liên lạc được thân nhân, hoặc mộ không có bia để nhận diện.
Bên cạnh đó, thông báo của Tổng Hội cũng cho biết, một số khu vực “sắp bị giải tỏa,” mộ tại các khu vực này cần được bốc đi, và Tổng Hội sẵn sàng giúp thân nhân biết thủ tục. Chẳng hạn, khu mộ Làng Ðá, thị trấn Thác Bà còn 22 ngôi mộ, sắp bị giải tỏa. Trong số 22 ngôi mộ này, chỉ còn một số mộ có bia.
Tổng Hội cũng nói rằng “đang hoàn tất thủ tục để được phép của chính phủ Việt Nam đến các trại tại Vĩnh Phú - Tân Lập Nghệ Tĩnh - Nam Hà - Trại Thanh Chương” tìm mộ. Ðồng hương có thân nhân qua đời tại các địa điểm vừa nêu, có thể liên lạc Tổng Hội H.O. để được giúp đỡ.
Riêng những gia đình đã gởi thư yêu cầu Tổng Hội H.O. giúp tìm mộ người thân tại Làng Ðá, nay cần liên lạc lại để được hướng dẫn thủ tục và giúp đỡ thử DNA, nếu cần. Trong thông báo, Tổng Hội cũng viết, rằng những ai “bốc lầm hài cốt ngươi khác, xin hoàn trả lại cho thân nhân người quá cố, đồng thời, sẽ nhận lại đúng hài cốt người thân của mình.”
Trong tài liệu được công bố, Tổng Hội đã tổng kết danh sách mộ tù cải tạo được tìm thấy từ ngày 1 Tháng Mười, 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008.
Cụ thể, khu vực xã Tân Thịnh, Hoàng Liên Sơn có 28 mộ; khu vực đồi Cây Khế, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, Hoàng Liên Sơn có 57 mộ; khu vực Mường Côi, huyện Phù Yên, Sơn La có 13 mộ; Bản Bò, huyện Văn Bàn, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; khe nước Village, huyện Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn có 6 mộ; Bản Nã, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; khe Cốc, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; xã Kiên Thành, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; đồi con trăn có 1 mộ; trại cải tạo Nam Hà, Hà Nam Ninh có 120 mộ; làng Ðá, xã Cẩm Nhân, thị trấn Thác Bà, Yên Bái có 31 mộ; xã Việt Hồng, Hoàng Liên Sơn có 1 mộ; trại Bù Gia Mập, Phước Long có 22 mộ.
Riêng khu vực Làng Ðá, xã Cẩm Nhân, Thác Bà, Yên Bái, thông báo của Tổng Hội cho biết, “chính quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ. Cọc tim đường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.”
Thông báo kể thêm, rằng “Ngày 9 Tháng Chín, 2009, phái đoàn của Tổng Hội H.O do ông Nguyễn Ðạc Thành, Chủ Tịch, cùng Luật Sư Cố Vấn Wesley Coddou được đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Matthew Palmer (Duputy Director Office of Mainland Southeast Asia) và ông Marc Forino (Vietnam Deask) tiếp. Ông Chủ Tịch Tổng Hội đưa đề nghị, xin chính phủ Hoa Kỳ chánh thức lãnh trách nhiệm, thảo luận với chánh quyền Việt Nam, giúp người Mỹ gốc Việt tìm hài cốt thân nhân đã chết trong trại tù cải tạo...”
“Buổi chiều cùng ngày, Chủ Tịch Tổng Hội H.O được Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tiếp và thảo luận trong vòng 25 phút về Chương Trình Tìm Hài Cốt Tù Cải Tạo. Bộ Ngoại Giao và Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, yêu cầu Tổng Hội H.O gởi cho bản đề xuất Kế Hoạch va Nhu Cầu cho Chương Trình Tìm Mộ. Ngày 15 Tháng Mười Hai, Tổng Hội H.O đã văn bản này lên Bộ Ngoại Giao và văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jim Webb.”
“Do nhu cầu của Bộ Ngoại Giao, ngày hôm sau, phái đoàn Tổng Hội đã đến Tòa Ðại Sứ Việt Nam để tham khảo; được tiếp và nhanh chóng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Những thông tin nầy, đã được Tổng Hội gởi đến Bộ Ngoại Giao cùng ngày.”
Tòa Ðại Sứ Việt Nam, vẫn theo thông báo của Tổng Hội, “chính thức xác nhận, hơn hai năm trước, Tổng Hội H.O. đã được Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình cho phép đại diện thân nhân đi tìm một tù cải tạo.” Và việc này, đến nay “vẫn giữ nguyên như trước, không thay đổi.”

Danh sách mộ tù cải tạo đã tìm được từ ngày 1 Tháng Mười, năm 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008
I - Dõng Hóc - Xã Tân Thịnh - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 28 Mộ
1. Nguyễn Văn An 15. Nguyễn Văn Trọng
2. Tạ Văn Ân 16. Lê Văn Ngôn (*)
3. Phạm Văn (Công) Bằng 17. Trần Xuân Phú (*)
4. Nguyễn Văn Bia 18. Lê Ðức Thắng
5. Lê Văn Chinh 19. Nguyễn Ng. Thanh
6. Ðỗ công Huệ 20. Dương Văn Tư
7. Trần Ðại Vĩnh 21. Ðặng Hồng Sơn (*)
8. Ngô Văn Nhật (Nhựt) 22. Lê Kỳ Sơn
9. Phù Văn Vũ (*) 23. Bùi Quang Kính (or Tính)
10. Trần Văn Sách 24. Hoàng Thế Tựu
11. Nguyễn Thanh Quang 25. Trần Văn Hiếu
12. Vũ Văn Tình 26. Nguyễn Văn Tuyết
13. Nguyễn Văn Hom 27. Trần Liệu
14. Trần Văn Quang 28. Nguyễn Văn Minh (*)
II - Ðồi Cây Khế - Xã Việt Cường - Huyện Trấn Yên - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 57 Mộ
1. Lương Ðình Bảy
2. Ðỗ Văn Ưng 30. Trần Văn Cung
3. Trần Hữu Công (*) 31. Huỳnh Hữu Ba (Ban)
4. Hồ Nghạch 32. Bùi Văn Phước
5. Y Nam 33. Phạm Phước Hồng (*)
6. Phạm Văn Ðoàn 34. Nguyễn Văn Bảy
7. Trần Văn Thạch 35. Nguyễn Văn Nô (*)
8. Nguyễn Thanh Vân 36. Lý Văn Phinh
9. Nguyễn Quang Tôn 37. Phạm Phú Mạnh
10. Lại Thế Cường 38. Nguyễn Thanh Chương
11. Nguyễn Phước Khiêm (Kiêm) 39. Lưu Thinh Văn
12. Nguyễn Tấn Công 40. Dương Tấn Hưng
13. Võ Tín 41. Nguyễn Duy Tăng (1)
14. Nguyễn Bá Thìn 42. Ngô Thiện Thắng
15. Lê Văn Chuyên (Tuyên) 43. Lê Minh Luân (*)
16. Nguyễn Hữu Chí 44. Dương Phúc Sáng
17. Ðặng Phương Chi 45. Ðỗ Xuân Sinh
18. Vương Ðăng Ðỡm (Don) 46. Trần Tuấn Trung (3)
19. Phạm Văn Chí 47. Lê Văn Ðông
20. Lương Sinh Ðiền 48. Nguyễn Năng Sính
21. Lê Hữu Ðức (Dực) 49. Nguyễn Chí Hòa
22. Cao Triệu Ðạt 50. Nguyễn Văn Vân
23. Dương Hữu Chí 51. Khẩu Phụ Mạng
24. Nguyễn Văn Sanh 52. Dương Tấn Mông
25. Trần Duy Ðắc 53. Lê Văn Ðông
26. Nguyễn Văn Nghĩa (*) 54. Trương Văn Vinh
27. Nguyễn Văn Hai 55. Nguyễn Văn Vân
28. Nguyễn Văn Linh (Sinh) 56. Lê Văn Luận
29. Dương Văn Sáu (*) 57. Nguyễn Văn Năng
III - Mường Côi - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La: 13 Mộ
1. Huỳnh Tự Trọng và 12 ngôi mộ không có mộ bia.
IV- Bản Bò, Huyện Văn Bàn, Hoàng Tỉnh Liên Sơn: 15 Mộ:
1. Phạm Văn Nghym (*)
2. Ông Tấn Ngọc (*)
3. Nguyễn Hữu Nghiệp
4. Ngô Huỳnh Cảnh (3)
*11 ngôi mộ không còn mộ bia
Vố Làng Khe Nước - Huyện Văn Chấn -Hoàng Liên Sơn: 6 Mộ
1. Tôn Thất Hiệp
2. Nguyễn Văn Vàng
3. Huỳnh Nguyên
4. Phan Ngọc Ðại (*)
5. Ngôi mộ còn chữ Thủ Dầu Một.
6. Ngôi mộ còn chữ Thừa Thiên.
* Hai ngôi mộ còn bia nhưng mất hết tên, còn địa chỉ: Thủ Dầu Một và Thừa Thiên.
VI- Bản Nã - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ
1. Nguyễn Trung Khiêm
2. Nguyễn Hữu Vui
VII- Khe Cốc - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ
1.- Phạm Minh Xuân
2.- Một mộ không bia
IX- Xã Kiên Thành - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 15 Mộ
1. Dương Văn Nữ (*) 9. Nguyễn Quang Thái (*)
2. Trần Thanh Ðức (*) 10. Nguyễn Văn Ðông
3. Trần Sĩ 11. Phan Huỳnh Luông (*)
4. Nguyễn (or Trương) Quang Ân 12. Một người tên Xuân, bia mất họ
5. Ðào Văn Sinh 13. Nguyễn Ngọc Cang
6. Nguyễn Văn Sang 14. Phạm Gia Lai
7. Nguyễn Văn Mân 15. Một người họ Võ, bia mất tên
8. Nguyễn Văn Ðồng
X- Ðồi Con Trăn: 01 Mộ
1. Lê Bá Tường
XI- Trại Cải Tạo Nam Hà - Tỉnh Hà Nam Ninh: 120 Mộ
Dãy I: 21 Mộ
1. Hà Văn Chung 9. Hoàng Văn Khuê
2. Nguyễn Văn Chi 10. Nguyễn Ðức Ðịnh
3. Lục Văn Chung 11. Phan Văn Cảnh
4. Lương Ðình Thơm 12. Bùi Văn Vụ
5. Mộ 13 không tên 13. Nguyễn Văn Quý
6. Nguyễn Văn Trị 14. Hoàng Văn Quang
7. Giáp Văn Hùng 15. Nguyễn thanh Phong
8. Ðỗ Văn Thông 16. Nguyễn Văn Dũng
17. Trần Văn Hiếu
Mộ số 18, 19, 20, 21 không có tên, họ

Dãy II: 14 Mộ
1. Ðỗ Ðình Thế 8. Mộ bia số 25 không có tên
2. Nguyễn Lê Tính 9. Mộ bia số 26 không có tên
3. Võ Thanh Tâm 10. Mộ bia số 27 không có tên
4. Mộ bia số 21 không có tên 11. Mộ bia số 28 không có tên
5. Mộ số bia 22 không có tên 12. Mộ bia số 29 không có tên
6. Mộ bia số 23 không có tên 13. Mộ bia số 30 không có tên
7. Mộ bia số 24 không có tên 14. Hậu Văn Nghĩa

Dãy III: 20 Mộ
1. Nguyễn Văn Lưu 12. Lang Văn Chữ
2. Nguyễn Văn Nông 13. Mộ bia số 45 không có tên
3. Mộ bia số 35 không có tên 14. Mộ bia số 46 không có tên
4. Mộ bia số 36 không có tên 15. Mộ bia số 47 không có tên
5. Mộ bia số 37 không có tên 16. Mộ bia số 48 không có tên
6. Mộ bia số 38 không có tên 17. Cao Kim Chẩn (*)
7. Mộ bia số 39 không có tên 18. Mộ bia số 50 không có tên
8. Mộ bia số 40 không có tên 19. Mộ bia số 51 không có tên
9. Mộ bia số 41 không có tên 20. Mộ bia số 52 không có tên
10. Trang Văn Bốn
11. Nguyễn Xuân Minh

Dãy IV: 25 Mộ
1. Mộ bia số 53 không có tên. 13. Mộ bia số 65 không có tên
2. Mộ bia số 54 không có tên 14. Mộ bia số 66 không có tên
3. Mộ bia số 55 không có tên 15. Mộ bia số 67 không có tên
4. Mộ bia số 56 không có tên 16. Mộ bia số 68 không có tên
5. Mộ bia số 57 không có tên 17. Mộ bia số 69 không có tên
6. Nguyễn Văn Minh 18. Mộ bia số 69 không có tên
7. Hoàng Văn Toản 19. Mộ bia số 70 không có tên
8. Nguyễn Văn Nhân 20. Mộ bia số 71 không có tên
9. Mộ bia số 61 không có tên 21. Mộ bia số 72 không có tên
10. Mộ bia số 62 không có tên 22. Mộ bia số 73 không có tên
11. Mộ bia số 63 không có tên 23. Mộ bia sô 74 không có tên
12. Mộ bia số 64 không có tên 24. Mộ bia số 75 không có tên
25. Mộ bia số 76 không có tên

Dãy V: 21 Mộ
1.- Nguyễn Yến Lương 12. Mộ bia số 89 không có tên
2.- Phùng Tân Phương 13. Mộ bia số 90 không có tên
3. Mộ bia số 78 không có tên 14. Ðào Văn Ðạo
4. Mộ bia số 79 không có tên 15. Mộ bia số 93 không có tên
5. Phạm Cảnh 16. Mộ bia số 94 không có tên
6. Mộ bia số 82 không có tên 17. Nguyễn Quang Quyền
7. Mộ bia số 83 không có tên 18. Mộ bia số 96 không có tên
8. Vũ Sinh 19. Nguyễn Hà Ðăng
9. Trần Tư 20.- Nguyễn Văn Lê
10. Mộ bia số 86 không có tên 21.- Nguyễn Văn Ðào
11. Nguyễn Quang

Dãy VI: 19 Mộ
1. Nguyễn Văn Thắng 11. Mộ bia số 119 không có tên
2. Lương Văn Giáo 12. Vương Huấn
3. Mộ bia số 108 không có tên 13. Trương Chính
4. Nguyễn Hà Dư 14. Nguyễn Văn Hùng
5. Mộ bia số 106 không có tên 15. Mộ bia số 123 không có tên
6. Phạm Văn Ðê 16. Mộ bia số 124 không có tên
7. Ðinh Quang 17. Mộ bia số 125 không có tên
8. Trần Quang 18. Mộ bia số 126 không có tên
9. Mộ bia số 111 không có tên 19. Hoàng Văn Thảo
10. Mộ bia số 112 không có tên
VII- Làng Ðá - Xã Cẩm Nhân - Thị Trấn Thác Bà - Tỉnh Yên Bái: 31 Mộ
1. Bia Mộ Lương Văn Hòa 17. Mộ không biết tên
2. Bia Mộ Chung Hữu Hạnh 18. Mộ không biết tên
3. Bia Mộ Ðỗ Hữu Tước 19. Mộ không biết tên
4. Bia Mộ Nguyễn Minh Kiệt 20. Mộ không biết tên
5. Bia Mộ Ngô Văn Sáng 21. Mộ không biết tên
6. Bia Mộ Nguyễn Văn Bảy 22. Mộ không biết tên
7. Bia Mộ Trần Xuất 23. Mộ không biết tên
8. Mộ Thiếu Tá Hứa Minh Ðức (*) 24. Mộ không biết tên
9. Bia Mộ Chung Hữu Nam 25. Mộ không biết tên
10. Bia Mộ Lương Ðình Bảy 26. Mộ không biết tên
11. Trung Tá Ðinh Văn Tân (*) 27. Mộ không biết tên
12. Mộ cố Th/tá Trần Ðình Năm 28. Mộ không biết tên
13. Mộ không biết tên 29. Mô không biết tên
14. Mộ không biết tên 30. Mộ không biết tên
15. Mộ không biết tên 31. Mộ không biết tên
16. Mộ không biết tên

Ghi chú quan trọng
-Chúng tôi có bản đồ khu mộ, có đánh số thứ tự, nhưng không có tên người quá cố.
-30 mộ không còn bia, không còn nấm mộ. Chỉ còn một mộ còn bia, tên là Chung Hữu Hạnh
-Một số bia mộ bị bể, vài bia còn nguyên, nằm rải tác trong khu mộ, không biết của mộ nào.
-Chánh quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ.
*Cọc Tim
Ðường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.
- Tại Làng Ðá, ngôi mộ số 10, 11, 13, 17, 18, 19, 20, 30, 31 đã được bốc.
VIII- Xã Việt Hồng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 01 Mộ
1. Lê Xuân Ðèo (*)
VIII- Trại Cải Tạo Bùi Gia Mập - Bùi Gia Phúc - Phước Long: 22 Mộ
1. Nguyễn Thanh Nhàn
2. Lê Ngọc Bích
3. Ngô Ngọc Khánh
* 10 grave without tombstone
* Làng Phú Nghĩa 09 mộ không có mộ bia
Tổng Cộng: 313 Mộ
-Những ngôi mộ này chúng tôi đã tìm thấy vào cuối năm 2007, sau lần họp với Thứ Trưởng Nguyễn Phú Bình. Vì vậy, đã có một số mộ đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (*) dấu hiệu chỉ hài cốt đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (1) Mộ trước đây đã tìm thấy, nhưng nay đã mất, chưa tìm được.
- (2) Ðã có thân nhân nhưng còn chờ giúp đỡ vì quá nghèo.
- (3) Sau khi tù cải tạo qua đời, trại cho chôn một dãy hàng ngang gồm 6 ngôi mộ, không có mộ bia. Một thời gian sau, trại cho làm mộ bia. Một Tù Cải Tạo được lệnh đem mộ bia ra cấm trên đầu mỗi ngôi mộ. Người đi cắm bia mộ đã vô ý, ca sai. Thí dụ: Nếu đứng trên đầu mộ (ngay trước đầu người quá cố), mặt hướng về mộ từ đầu đến chân). Ngôi Mộ đầu tiên bên trái là ông A, mộ cuối cùng là ông F. Người cắm mộ bia sơ ý, cắm mộ bia của ông F cho ông A mộ bia ông A lại cắm cho ông F. Rất may, người cắm mộ bia đã cho thân nhân biết sự sai sót đó. May mắn thứ nhì, anh em tù đi chôn xác bạn đã dùng sơn màu đỏ, vẽ trên cục đá to, chôn theo dưới mộ. Do đó, chúng tôi đã thông báo cho chánh quyền địa phương sự sai sót và tìm đúng mộ của cố Trung Tá Phạm Văn Nghym va ông Ông Tấn Ngọc. Cả hai đều có cục đá có vẽ tên chôn dưới mộ.
* Chúng tôi chân thành cảm tạ:
-Thân Nhân của Tử Sĩ Cao Kim Chẩn, đã gởi cho chúng tôi danh sách Mộ Tù Cải Tạo Nam Hà.
Sau đó, chúng tôi đã đến Trại Tù Nam Hà và kiểm lại trước khi loan tin.
-Cháu Hiệp ở New Mexico đã cho chúng tôi tin tức khu mộ Làng Ðá. Nhờ đó, chúng tôi đã tìm được khu mộ nói trên và giúp cho cháu Hứa Minh Ðộ tìm được mộ cha là cố Thiếu Tá Hứa Minh Ðức.
-Chúng tôi cám ơn các bạn Tù Cải Tạo sau đây đã cho chúng tôi tên, họ một số bạn tù đã qua đời:
1- Anh Phạm Ðức Dư ở Úc Châu.
2- Ðại Úy Nguyễn Văn Ðại.
3- Thiếu Tá Nguyễn Văn Ngọc TMP/HQ/TV Tiểu khu Hậu Nghĩa.
4- Anh Phạm Duy Nhân, Houston, Texas.
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ sự đóng góp của một số đồng đội, đồng bào trong thời gian qua. tấm lòng của quý vị, gia đình người quá cố sẽ không quên Anh Linh người chiến sĩ được an ủi, ngậm cười nơi chín suối.
Houston ngày 15 Tháng Giêng, năm 2010
Chủ Tịch Tổng Hội H.O
Nguyễn Ðạc Thành
VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX 77008
Tổng Hội H.O. là tổ chức bất vụ lợi, có hai chức năng: tìm mộ tù cải tạo và những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, và đưa hài cốt tử sĩ trở về với gia đình.
Ðể liên lạc Tổng Hội H.O., đồng hương có thể gọi điện thoại (832) 725-3231; email thanhdnguyen41@ yahoo.com hoặc vào website www.vietremains. org - www.tinhdongdoi. net.

THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

*


Flag this message

(thơ song-ngữ) TÔI CÒN NỢ

Sunday, May 30, 2010 8:57 AM
To:
undisclosed-recipients

TÔI CÒN NỢ

Tôi còn nợ tổ tiên, đất nước
Việt Nam ơi, không lúc nào khuây
Nhiệt huyết sôi tình yêu tổ quốc
Súng gươm chưa thỏa chí rồng mây\.

Tôi còn nợ công cha nghĩa mẹ
Biển
Ðông kia không thể sánh cùng
Thái sơn cao và dày nào kể
Cuộc đời con trót nợ tang bồng\.

Tôi còn nợ cuộc đời nhân thế
Góp phần lo bảo vệ sơn hà
Trách nhiệm nặng thân trai thế hệ
Phải lưu vong xa cách nước nhà !

Tôi còn nợ vợ con, bè bạn
Ðời người sao giới hạn thời gian !
Hạnh phúc chưa tròn, vui chưa vẹn
Ðể vợ con bằng hữu trách than\.

Tôi vẫn nợ và tôi còn nợ
Nợ đồng lân, nợ đến mai sau
Từng thế hệ tiếp theo thế hệ
Nhìn Việt Nam đổi sắc thay màu\.

Hoài bão trong tôi chưa toại nguyện
Việt Nam còn khốn khổ gian nan
Tự do, dân chủ bao giờ đến
Dân tộc Việt hết cảnh lầm than\.

Ngày đó cờ vàng bay phấp phới
Lòng dân thơ thới nỗi hân hoan
Sống lại một thời xưa sáng chói
Dìu nhau về với Mẹ Việt Nam !

ÐỨC HỒ
I AM STILL INDEBTED
I am still indebted to my ancestors and nation.
Oh Vietnam! why I can never soothe my frustration?
My love of our fatherland fervently boils in my blood
The military service had not satisfied my aspiration.

I still owe my dad and my mom for their kindness
So deep that the Pacific Ocean’s depth is a dubiety.
The high and big Mt. Everest isn’t worth mentioning;
My life is burdened with duties towards society.

I am still indebted to the world,
Having to contribute to the defense of my land.
A he-man of the times with heavy responsibilities,
I have had to live in exile to maintain my sand.

I am still indebted to my family and friends,
But how time limits human life.
Happiness isn’t yet complete, joy neither perfect,
So I am reproached by buddies, kids and wife.

I am in debt and still in debt,
Owed to neighbors, even to future peers.
Generation succeeds generation
To witness Vietnam change its colors and spheres.

Innate ambitions haven’t been fulfilled;
My country has still been pushed into malposition.
When will Liberty and Democracy come true
For my compatriots to end their wretched condition?

On that day our national yellow flag will proudly fly,
Our people’s heart and soul rejoice at its height;
And reveling in reviving the old bright times
We expatriates return to our Motherland in delight.

Translation by
THANH-THANH

Ý NGA * THƠ SONG NGỮ



*
POLITIC REFUGEE PEOPLE
You never know how much I miss my motherland
and dream to be there again,
watching the reapers working with strong hand,
in the twilight
and enjoy the beautiful life
of our countryside.
Will the Freedom turn to us?
If it will,
we have to keep so tight, so strong in though
that, where there is no freedom, human right is nothing
because with the “Red Communist” there is no “Green “
Y’ Nga - January 23rd, 2003.
NGƯỜI TỴ NẠN CHÍNH TRỊ
Bạn làm sao hiểu lòng tôi
Xa quê, mơ trở lại nơi nhớ còn
Ðời đẹp, trong buổi hoàng hôn
Mạnh tay thợ gặt làng thôn, thấy rồi…
Tự Do về lại? Làm người,
Chúng tôi giữ vững cuộc đời tự do
Vì chưng, không có Tự Do
Và Nhân quyền, chẳng ra trò trống chi
Ðỏ lòm Cộng Sản một khi
Bạn ơi! Ðời có còn gì xanh tươi!
Translated by: Nguyễn Hữu Nhật.

PERSONNES ADROITES DE RÉFUGIÉ
Vous ne savez jamais combien je regretter ma patrie maternelle
et rêve pour être là encore,
observant les moissonneuses travailler
avec la main forte, au crépuscule
et appréciez la belle vie de notre campagne.
La liberté se tournera-t-elle vers nous?
S'il, nous devons garder tellement fortement, si fort dedans cependant que,
là où il n'y a aucune liberté, le droit de l'homme n'est rien.
parce qu'avec “le communiste rouge”
il n'y a aucun “vert”.


Translated by: Nguyễn Thị Vinh.



LE REFUGIÉ POLITIQUE
Vous ne sauriez combien ma terre natale m’a manquée.
Je rêve d’y revenir
Pour contempler les paysans faire la moisson,
leur mains fortes,
À la lueur du bon matin.
Et j’aurais la joie de vivre
La beauté de ma campagne.
La liberté nous reviendrait–elle?
Et si elle revenait,
Nous la garderions précieusement et nous aurions conscience
Que sans elle nous n’aurions pas nos droits humains
Et que sous le “Communisme Rouge”
Il n’y aurait pas de “vert”
Transalted by: Hướng Dương

*

THƯ GỬI.ĐƯC ÔNG CAO MINH DUNG

*



Kính gởi: Đức Ông Cao Minh Dung

Kính thưa Đức Ông,

Mặc dù tuổi đời lớn hơn Đức Ông, nhưng vì phẩm trật giáo hội đã ban cho Đức Ông nên tôi cũng xin được xưng hô với Đức Ông bằng tước vị đáng kính của ngài. Tôi sống với Đức Ông trong thời thơ ấu, không xa nhà Đức Ông mấy, thế nên tôi đã thật sự gần gũi với gia đình ông bà ngoại Đức Ông.

Thời gian từ khi Đức Ông ra nước ngoài thì không còn cơ hội gặp nhau nữa. Gần đây tôi thấy tên tuổi của Đức Ông đã được các trang mạng nói đến khá nhiều. Và tôi đồng cảm với Đức Ông trong công tác được giáo hội trao phó nên xin được tâm sự với Đức Ông đôi điều:

1.Trong những lần ĐÔ về thăm quê hương trong các dịp lễ tang của "thân phụ” và thân mẫu của ĐÔ, rất tiếc tôi không có mặt ở Huế. Mà nếu có thì chưa chắc tôi đã được gặp ĐÔ bởi vì nghe bạn bè nói rằng ĐÔ rất bận rộn với khách chính quyền các cấp, đặc biệt là công an, kể cả việc giao lưu quần vợt với họ. Bạn bè cùng lớp ở chủng viện hoặc anh em chung một cha bảo trợ cũng không có cơ hội gặp được ĐÔ. Với công việc khá bận rộn của một nhà ngoại giao chắc không ai dám trách cứ ĐÔ. Bà con xóm giềng trong giáo xứ cũng không ai gặp được ĐÔ mà chỉ nhìn được ĐÔ từ đàng xa mà thôi. Những người lớn tuổi bậc cha ông cũng không được một lời thăm hỏi. Những người nầy đã hơn một lần cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu của giáo xứ trong đó có ĐÔ. Và tôi tin rằng họ cũng dễ dàng thông cảm cho một nhà ngoại giao tầm cỡ như ngài. Lần Ông Ngoại của ĐÔ mất, ĐÔ đã không về thọ tang. Lễ tang của Ông không có mặt Đức Tổng Giám Mục Thể, mặc dù Ông đã có công rất lớn với giáo xứ và đã được Tòa Thánh tặng huân chương. Người em út của ĐÔ đã trách Đức Tổng Thể đã không tham dự và chủ tế lễ tang như của “thân phụ” và thân mẫu của ĐÔ. Tôi chỉ biết thương cho Ông Ngoại ĐÔ. Ông Ngoại của ĐÔ chính là người thực sự có liên hệ máu mủ với ĐÔ. Tôi thiết nghĩ công đức của Ông Ngoại ĐÔ đã góp phần đến quan lộ của ngài không nhỏ. Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại ĐÔ về Cha Bảo trợ của ĐÔ mà sau nầy là Giám Mục rồi Hồng Y và ĐÔ trở thành “con út” trong hàng ngũ dưỡng tử của ngài. Biệt hiệu của ngài chắc ĐÔ rõ hơn tôi: “Gaudium et Spes”. Đức Ông chắc đã và đang tiếp nối sứ mệnh của ngài trong công tác ngoại giao của mình? Đó là mang “Nỗi vui mừng và Niềm hy vọng” lại cho giáo hội nói chung và quê hương Việt Nam nói riêng. Thưa ĐÔ, có đúng vậy không ĐÔ? Giáo hội Việt Nam đang chờ đợi nơi ĐÔ rất rất nhiều. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã từng đảm trách Bộ Công Lý và Hòa Bình thì ĐÔ cũng sẽ tiếp nối thực thi Công Lý và Hòa Bình chứ?

2. Chắc ĐÔ còn nhớ đến biến cố Tết Mậu Thân đã xãy ra như thế nào với Huế nói chung và giáo xứ Phủ Cam nói riêng. Bà Ngoại của ĐÔ là nạn nhân của Việt cọng tại Tiểu chủng viện Hoan Thiện. Bà đã chết vì lựu đạn của Việt cọng! Còn tại Phủ Cam, bạn bè anh em trong giáo xứ của ĐÔ bị thảm sát tại Khe Đá Mài và được chôn cất tại nghĩa trang núi Ba Tầng, là do ai. Người thân, bạn bè anh em bị Việt cọng sát hại chắc ĐÔ còn nhớ hay đã quên? Tôi không rõ Bà Ngoại của ĐÔ và bạn bè ĐÔ khi nhìn thấy ĐÔ tay bắt mặt mừng với Nguyễn minh Triết, tên Việt gian đầu sỏ, liệu họ sẽ đau đớn chừng nào. Cầu mong rằng họ có thể thông cảm cho ĐÔ trong công tác ngoại giao của ngài. Tấm hình ngài chụp với Triết, em út của ngài lộng kiếng rất trân trọng và xem đó như bùa hộ mệnh trong xã hội cọng sản hôm nay.

3. Mới đây, tôi có gặp được một linh mục quản hạt. Linh mục nầy cũng bị mang tiếng là “quốc doanh”. Trong một buổi cơm thân mật còn có mặt một số linh mục dòng, tôi đã nêu sự kiện của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Bởi vỉ đó là sự kiện nóng hổi nhất của giáo hội công giáo Việt Nam vào lúc nầy. Những ai yêu mến giáo hội nhà mà không khỏi đau lòng trước sự ra đi đầy bí ẩn của ngài. Linh mục “quốc doanh” ấy đã phát biểu rằng: “Đạo diễn vụ Đức Cha Kiệt ra đi chính là Đức Ông Cao Minh Dung!” Một câu nói khẳng định phát ra từ miệng một linh mục quốc doanh chứ không phải một linh mục bình thường thì vẫn có giá trị khả tín hơn. Thưa ĐÔ, Đức Ông nghĩ sao về lời phát biểu nầy? Theo dõi tin tức của giáo hội và loạt bài “Sự kiện Ngô Quang Kiệt” thì tôi thật sự đồng tình với vị linh mục nầy. Bởi đâu khi nhà nước cọng sản dùng bạo lực đối với Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm,…

Đức Tổng Kiệt đã lên tiếng đòi hỏi Công lý mà ĐÔ lại bảo : “Đức Cha Kiệt quá đáng!”. Đức Ông đang đứng về phía nào khi trách cứ một mục tử đòi hỏi công lý? Giáo dân vì yêu mến mục tử của mình đã thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha xin ngài được ở lại với đàn chiên khi Tòa Thánh chưa nhận đơn từ chức của ngài, và Đức Cha Nhơn chỉ là Tổng Giám Mục Phó, thì tại sao ĐÔ lại cho là “chống lệnh của Tòa Thánh”?

4. Điều đáng mừng cho giáo hội Việt Nam là những gì ĐÔ đã âm thầm cấu kết với cọng sản Việt Nam từ trước đến nay và mới đây qua “Sự Kiện Ngô Quang Kiệt” đã bị bạch hóa. ĐÔ vẫn còn có đủ thời gian để ăn năn sám hối. Tuổi đời của ĐÔ chưa thực sự là cao, và ĐÔ đang còn những tham vọng lớn hơn trên bước đường quan lộ của mình. Mong rằng: Là người con của giáo hội Việt Nam, mong ĐÔ làm những gì có thể làm được cho giáo hội. Tình hình giáo hội Việt Nam không nói ĐÔ cũng đã rõ.


Là con của Cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận, ĐÔ hãy tiếp nối sứ mệnh của ngài.
Là con cái của giáo xứ chánh tòa Phủ Cam, Giáo Phận Huế, ĐÔ biết rõ cội nguồn của mình.
Là cháu ngoại của một người bị Việt cọng thảm sát, ĐÔ biết rõ cọng sản là ai. Qua những suy tư mà tôi đã tâm sự với Đức Ông, như là một người bạn của thời thơ ấu, xin Đức Ông ghi nhận như là một vài tâm tình của một giáo dân Phủ Cam, đã một thời gian chia ngọt sẽ bùi trong các sinh hoạt của giáo xứ. Mặc dù Đức Ông ở xa quê nhà nhưng tôi thì vẫn sống trong lòng giáo xứ, cùng với những người đã từng cầu nguyện cho Đức Ông. Nếu có gì không vừa lòng Đức Ông xin Đức Ông miễn thứ cho.

Trân trọng kính chào Đức Ông.
Phủ Cam Huế, ngày cuối tháng Đức Mẹ.
Lê Đạo



*

HOÀNG DŨNG * VỀ NGUYỄN TẤN DŨNG

*

Những Bí Ẩn Về Nguyễn Tấn Dũng
Sau ngày 30/04/1975 tôi được phân công nhiệm vụ kiểm soát việc tiêu hủy những thứ mà lúc ấy được người ta gọi là “văn hoá phẩm đồi trụy”. Sài Gòn những ngày ấy còn hỗn loạn, bề bộn, lòng người thì hoang mang, bất ổn. Song trong mắt bọn chúng tôi - những kẻ chiến thắng vừa từ rừng núi tiến vào - Sài Gòn đúng thật là “hòn ngọc viễn đông”. Nhà cửa thành phố hiện đại, hàng hoá nhiều vô kể, đặc biệt là sách báo, tranh ảnh, băng đĩa và những thứ sản phẩm bị coi là “tàn dư của chế độ cũ”.

Lúc ấy chúng tôi được ủy ban quân quản bố trí ở tại một ngôi biệt thự bỏ hoang ở khu Phú Thọ. Mặc dù là bỏ không nhưng thật ra đây là một biệt thự mới tinh chưa có người đến ở, chủ nhà có lẽ là một người giàu có, xây dựng mới xong thì bộ đội giải phóng vào nên có thể đã đi di tản hoặc không dám đến nhận nhà. Ngôi nhà có tới 13 phòng, mỗi phòng đều có trang bị đồ dùng đầy đủ và rất sang trọng. Một số những chiến sỹ trẻ lúc ấy thích đọc truyện tranh, truyện tuổi hoa niên thì mang về đầy phòng đủ các loại sách truyện từ Tây Du ký, Tam Quốc chí, đến cả Đát Kỷ - Trụ Vương, rồi chuyện kiếm hiệp không biết cơ man nào. Đối với những người sống ở miền Bắc nghèo khó và những người bao năm hoạt động ở trong rừng núi thiếu thốn thì đúng quả là bị choáng ngợp với các loại sách báo Sài Gòn ngày ấy.

Trong công việc hàng ngày tôi cũng thỉnh thoảng lần giở xem xét một số những cuốn sách cũ, một số tiểu thuyết lịch sử để hiểu thêm về chế độ Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt nhiều nhất là sách viết về nền đệ nhất cộng hoà như cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận, hay “Những ngày chưa quên” ... Lúc ấy việc đọc sách chẳng qua cũng chỉ để cho dễ buồn ngủ vào mỗi buổi tối chứ thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chúng tôi đều cho rằng đó là những sách báo nhảm nhí, viết không đúng sự thật. Một cuốn sách hình như có tựa đề là “Những bóng ma trong hồng trường” viết về những câu chuyện thâm cung bí sử trong Quảng trường đỏ thời Xô Viết, nói về chuyện dâm ô, loạn luân của các lãnh đạo Xô Viết, lúc bấy giờ đọc những chuyện ấy chỉ xem như những chuyện tiếu lâm, những hư cấu không có thật, chứ tuyệt nhiên không thể tin được.

Thế rồi thời gian thấm thoát trôi qua với bao nhiêu biến chuyển, đổi thay của xã hội. Sài Gòn ngày ấy bây giờ chỉ còn trong ký ức của mỗi con người mà đã gắn bó, đã trải qua vào những giai đoạn lịch sử ấy. Tôi cũng đã luân chuyển qua nhiều vị trí, công việc khác nhau. Trong quá trình công tác tôi có may mắn được làm việc một khoảng thời gian ngắn với cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Khoảng thời gian này không dài nhưng lại là khoảng thời gian rất quý báu đối với tôi bởi vì đã học được nhiều điều và hiểu được nhiều điều từ cơ quan quyền lực cao nhất, từ người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Việt nam. Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ kín, “đào sâu chôn chặt”, suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai.

Trước khi giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam cụ Nguyễn Văn Linh đã từng hoạt động và làm việc tại miền Nam gần 50 năm (cụ vào Sài Gòn hoạt động từ 1939), và đã từng đảm nhiệm hầu hết các chức vụ lãnh đạo cao nhất tại miền Nam trước và sau chiến tranh. Vì thế dù sinh trưởng trên quê hương Hưng Yên miền Bắc nhưng cụ đã thực sự như một người con của Nam bộ. Đến khi lên giữ chức Tổng bí thư cụ Nguyễn Văn Linh vẫn rất thường xuyên làm việc tại Sài Gòn, cụ sinh hoạt rất giản dị, khiêm tốn và kín đáo. Cụ ở trong khu vực riêng của Ban quản trị tài chính Trung ương, gọi là T78, khu vực này là một đoạn đường Trần Quốc Toản được đơn vị cảnh vệ ngăn lại hai đầu phố tiếp giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Trần Quốc Thảo, thành một khu vực riêng biệt, có lối ra thông với đường Lý Chính Thắng (sau này mở thêm khách sạn Dạ Lý Hương). Có những hôm cụ vẫn xuống ăn cơm chung với cánh cán bộ chúng tôi ở nhà ăn tập thể cũng nằm trong khu vực này, cụ ăn uống đơn giản và không đồng ý có thêm bất cứ chế độ đặc biệt gì phục vụ.

Hồi ấy phương tiện đưa đón cụ chỉ là loại xe Vonga đen của Nga sản xuất, mỗi lần xe của cụ đi thì trước đó lại có mấy cậu cảnh vệ mặc thường phục ngồi sẵn trên mấy chiếc xe Honda 67 “xoáy nòng” bí mật chạy trước chạy sau để xem xét, bảo vệ, chứ không phải dùng xe Police “còi hụ” hay xe “bồ câu trắng” bảo vệ như các cán bộ lãnh đạo sau này. Thế mà có lần tôi còn nghe cụ nhắc anh lái xe “chạy chậm chậm một tí không mấy cậu bảo vệ phải đuổi theo lại đụng vào dân thì khổ”, cụ biết và quan tâm đến tất cả những chuyện nhỏ như thế.

Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1988 có lần phải xuống làm việc với đặc khu ủy Vũng tàu (lúc ấy Vũng tàu vẫn còn là đặc khu Vũng tàu-Côn đảo), làm việc xong vào cuối buổi chiều cụ lại muốn đi tắm biển một chút cho khoan khoái. Thế là đám cán bộ địa phương và lực lượng bảo vệ lại phải cuống quýt lo bố trí địa điểm kín đáo, an toàn. Đến khi cụ xuống tắm lại phải bố trí hàng chục cán bộ bảo vệ cùng tắm quanh khu vực, thậm chí có người không kịp chuẩn bị đồ tắm đã phải mặc cả đồ lót đi tắm và mặc luôn đồ ướt đi về. Sau khi biết chuyện ấy cụ mới tự trách : biết các cậu phải lo lắng kỹ lưỡng như vậy thì tôi tắm luôn trong phòng cho xong.

Những ai đã sống trong thời điểm đó thì chắc đều không thể quên được chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của cụ viết ký với bút danh N.V.L. Ngay từ khi những sự việc được báo chí đăng tải cụ đã trực tiếp đôn đốc hoặc phân công cho những cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi và phải hàng ngày báo cáo kết quả công việc cho cụ biết. Đúng theo tinh thần “Nói Và Làm”.

Tiếc rằng lãnh đạo đất nước ta từ đó đến nay đã không xuất hiện thêm một ông “Nói Và Làm” nào nữa . Tôi vẫn thường nghĩ rằng nếu các lãnh đạo sau này và các lãnh đạo chính quyền cấp dưới có được quan điểm làm việc, đạo đức và cách sống như cụ thì chắc rằng người dân Việt nam sẽ có được cuộc sống no đủ và công bằng hơn rất nhiều.

Vào khoảng thời gian trước khi về nghỉ, có lẽ nhận thấy sức mình không thể làm thay đổi được cả một bộ máy, một cơ chế cồng kềnh và bảo thủ, cũng lại do hiểu được tính bè phái và sự lộng quyền của những kẻ lãnh đạo cơ hội trong Đảng, cụ càng trở nên trầm tư hơn. Nếu ai có điều kiện lui tới gặp cụ tại nhà riêng thời gian này sẽ nhận thấy sự thất vọng và u uất thể hiện rõ trên khuôn mặt và thái độ của cụ. Ngoài quan hệ công việc tôi lại có quan hệ rất thân tình với cô Bình (Nguyễn Thị Bình) con gái cụ, tôi quen Bình từ lúc còn đang học ở Liên Xô, Bình cũng rất quý tôi, coi tôi như người anh . Có lẽ cũng vì thế mà mỗi lần tôi đến nhà cụ chơi hay có công việc gì đều thấy tự nhiên như người nhà.

Sau này khi cụ Nguyễn Văn Linh thôi giữ chức Tổng bí thư Đảng, tôi không còn được làm việc với cụ nữa, nhưng thỉnh thoảng có dịp ra vào công tác tôi vẫn ghé thăm cụ, hoặc là ghé thăm Bình, vài tháng một lần. Mỗi lần gặp cụ lại hỏi thăm tình hình công việc, tình hình tổ chức nội bộ, tình hình các địa phương. Cụ tỏ thái độ than phiền với những người kế nhiệm và đặc biệt kêu ca về khâu tổ chức cán bộ và quy hoạch lãnh đạo cao cấp.

Vài năm sau đó nữa, lúc này sức khỏe của cụ tỏ ra đã yếu hơn trước rất nhiều, cụ ít đi lại hơn. Một buổi tối tôi đến thăm cụ, thấy cụ có vẻ không được khỏe, tôi không dám nói chuyện nhiều, sau khi hỏi thăm cụ vài câu tôi định đứng dậy ra về, nhưng cụ bỗng khoát tay ra hiệu bảo tôi hãy ở lại chơi và sau đó lại kéo tôi vào buồng trong. Tôi hiểu là cụ muốn trao đổi một chuyện gì đó, chắc là quan trọng hơn.

Vừa ngồi xuống là cụ hỏi ngay : mấy hôm nay cậu có theo dõi vụ Tổng công ty Tracodi mà báo chí vừa đưa tin không ?
Tôi đáp : Dạ, có biết chứ ạ ! Nhưng cũng chưa rõ lắm đúng sai thế nào ?
Cụ lại quay sang hỏi : Thế cậu có biết cái tay Tổng Giám đốc Phan Thanh Nam là người như thế nào không ?

Tôi chợt hiểu ra có điều gì đó quanh vấn đề này, thời gian trước đó đã có dư luận xôn xao quanh chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cánh cán bộ văn phòng chúng tôi đều có nghe nhưng vẫn không biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ coi như một tin đồn nhảm.

Bỗng cụ ghé sát gần tôi và nói : Những chuyện này mà tao không nói cho các cậu thì sau này sẽ chẳng có ai được biết đến nữa.

Thế là bỗng nhiên tôi trở thành một nhân chứng để ghi nhận những sự kiện ghê ghớm thế này, những sự kiện đã gắn liền với lịch sử Cách mạng Việt nam nhưng không bao giờ được chép trong sử sách và nó là một bộ mặt thật hoàn toàn khác với những gì mà nhân dân được biết về lãnh đạo Việt nam, nhất là về lãnh tụ tối cao nhất : Hồ Chí Minh, con người mà bản thân tôi cũng từng ngưỡng mộ và tôn kính từ khi còn rất bé.

Theo cụ Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ, (tất nhiên đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chỉ đạo, điều này thì sau này không ai là không biết), biết rằng cụ Hồ gặp những thiếu thốn và khó khăn về tình cảm cá nhân, như chuyện muốn nối lại mối tình duyên với người vợ cũ ở Trung quốc nhưng đã bị phản đối (đây là một câu chuyện có thật đã được phía Trung quốc công bố từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Về việc này tôi lại nhớ về sự kiện bài báo “Bác Hồ có vợ ?” được đăng trên báo Tuổi Trẻ của tác giả Kiến Phước - Trưởng đại diện báo Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, chính vì bài báo này mà sau đó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Kim Hạnh, cũng chính là vợ ông Kiến Phước, bị mất chức. Sau này có lần đến chơi với hai vợ chồng Kiến Phước – Kim Hạnh ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cũng gần khu T78, nhắc lại chuyện này họ lại buồn và phản ứng ghê lắm). Do vậy sau đó Bộ chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tính dục. Đặc biệt, từ thuở còn thanh niên cụ Hồ đã có một mối tình đầu rất đẹp với một người con gái miền Nam (sự thật này đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết “đi tìm Út Huệ”), do vậy cụ Hồ có một ấn tượng và thiện cảm đặc biệt với những người phụ nữ Nam bộ. Biết thế nên Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà lúc này Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một vài cô gái còn trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị. Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được cụ Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt này. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là vị tổng Giám đốc Tracodi : Phan Thanh Nam sau này.

Nghe đến đây tôi cảm thấy vô cùng sửng sốt và bỗng thấy rùng mình hết cả người. Rõ ràng người đang kể ra những sự việc đó là một người đã từng giữ trọng trách cao nhất trong Đảng cộng sản Việt nam, một người trong số vài ba người được biết rõ nhất, chính xác nhất về câu chuyện này, một người trong số vài ba người hiếm hoi biết được những chuyện thâm cung bí sử nhất trong Trung ương Đảng cộng sản, một người mà cái tuổi đã vượt quá ngưỡng “cổ lai hy” rồi . Như vậy không thể là nói thiếu chính xác hoặc vô căn cứ được, càng không thể là nói xấu tổ chức Đảng và lãnh tụ được. Như vậy những chuyện tày trời kia là có thật ư ?

Tôi đang bần thần như người ngủ mê và còn chưa biết phải nói thế nào, cụ Linh lại nói tiếp : … cũng không phải chỉ riêng có Sáu Dân đâu (bí danh của Võ Văn Kiệt), mấy ông tướng nhà ta cũng đầy con rơi ra đấy, còn thằng Ba Dũng là con Nguyễn Chí Thanh, rồi thằng Trần Nam là con Trần Văn Trà hiện đang làm bên Học viện lục quân ấy.

Thế là cụ lại kể cho tôi biết thêm những sự thật khác.

Theo cụ Nguyễn Văn Linh thì trong thời gian tướng Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư liên khu ủy khu IV khoảng từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng, và cụ còn cho biết là sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.

Còn tướng Trần Văn Trà thì có quan hệ với một người phụ nữ quê ở miền Bắc (hình như là họ Hoàng, điều này tôi không còn nhớ rõ) rồi sinh ra Trần Nam, cũng là một sỹ quan quân đội đang công tác tại Học viện lục quân Đà lạt.

Về Trần Nam thì hồi đó tôi không hề được biết một thông tin liên quan nào, chưa hề nghe đến danh tính. Rất gần đây tình cờ đọc báo về vụ công ty Rusalka của siêu lừa Nguyễn Đức Chi rồi hỏi thăm cán bộ ở dưới mới được biết Trần Nam chính là giám đốc công ty Lâm Viên thuộc Học viện lục quân - Bộ quốc phòng, có liên quan đến vụ án này.

Sau buổi tối hôm ở nhà cụ Nguyễn Văn Linh ra về tôi bàng hoàng và băn khoăn nhiều lắm. Như vậy những thứ được gọi là tư cách, đạo đức, mẫu mực của các lãnh đạo cao cấp của Đảng ta thật ra chỉ là những thông tin tuyên truyền thôi ư ? Và những kẻ bày ra những trò này chắc cũng không ngoài mục đích nhằm thao túng cụ Hồ và thao túng cả Bộ chính trị ? Vậy thì đã có biết bao cô gái trẻ đã bị đánh mất tuổi thanh xuân và sự trinh trắng ở đó, và để đảm bảo tuyệt đối bí mật những thông tin này, dứt khoát phải có nhiều người đã bị thủ tiêu hoặc làm cho mất trí nhớ hoàn toàn. Như vậy những câu chuyện đồn thổi về những bóng ma trong quảng truờng Ba đình phải chăng cũng là có thật ? Thật bi thảm và khủng khiếp quá !

Bắt đầu từ câu chuyện đó nên sau này tôi đã cố tìm hiểu thêm những thông tin khác liên quan đến Ba Dũng.

Khoảng năm 2000, trong cuộc trò chuyện với một thiếu tướng Quân đội đã nghỉ hưu có quan hệ khá thân thiết với tôi, ông này có thời gian đã công tác tại liên khu IV và V, ông ta cũng lại khẳng định với tôi rằng Nguyễn Tấn Dũng chính là con của Nguyễn Chí Thanh. Hiện nay vị tướng này vẫn còn sống và là ủy viên của Hội cựu chiến binh Việt nam, để tránh gây phiền phức cho ông nên tôi không dám nêu danh tính cụ thể lên ở đây

Tôi đã tìm xem trong số những tài liệu lưu ở văn phòng có liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thấy lộ ra chi tiết nào nói về chuyện này. Thế nhưng nhìn vào lý lịch và quá trình công tác của Ba Dũng rõ ràng có những điều bí ẩn sau đó. Ông ta chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không có chuyên môn nghiệp vụ (thật ra được đào tạo làm y tá quân đội), trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy, không có thành tích đặc biệt, không có năng khiếu gì xuất chúng, thế nhưng lại có quá trình thăng tiến nhanh vượt bậc ( ?).

Sau này, trong những lần làm việc với Nguyễn Tấn Dũng tôi lại càng thấy rõ những điều đó hơn và càng thất vọng rất nhiều. Quả là ông ta là một người năng lực rất kém. Về hình thức bề ngoài, từ trước đến nay ít có lãnh đạo Việt nam nào có được dáng dấp và khuôn mặt sáng láng như Ba Dũng, cái hình thức đó rất dễ làm cho những ai không biết tưởng rằng đó là một người rất thông minh, nhanh nhẹn. Thật ra tương phản với hình thức sáng láng đó là một não trạng rất tối tăm, dốt nát. Hồi mới về Trung ương có những lần nghe ông phát biểu mà mọi người đều không hiểu ông định diễn đạt điều gì, rất lủng củng, tối nghĩa, lại lúng túng, cụt lủn. Nhiều lần tham dự những cuộc họp do Ba Dũng chủ trì, tôi thấy ông ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới phát biểu sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến kết luận gì cả. Phải trải qua năm, sáu năm “thực tập” ở cái ghế Phó thủ tướng thì ông ta mới tỏ ra là tự tin, biết chủ trì những cuộc họp lớn của cơ quan Đảng, Chính phủ, nhưng vẫn chỉ là cái kiểu nói lúng túng, nước đôi, nói hùa theo các ý kiến khác chứ không thấy tự tư duy được điều mới mẻ cả. Mặc dù có cả một cơ quan tham mưu giúp việc rất đồ sộ “mớm” cho từng văn bản, từng câu chữ nhưng mỗi lần phải “nói vo” anh ta đều phát biểu rất khó khăn, không có đầu đuôi gì cả. Suốt cả quá trình dài là người đứng đầu Chính phủ và phụ trách tất cả những mảng quan trọng nhất nhưng ông ta chưa làm được một việc gì đáng kể. Đặc biệt, Ba Dũng rất dốt ngoại ngữ, trong cuộc họp mà phát biểu những từ gì tiếng Anh thì toàn nói sai hoặc nói lung tung cho qua. Một con người năng lực yếu kém như vậy mà lại lên đến chức Phó thủ tướng, và nay là Thủ tướng Chính phủ thì quả là không hiểu nổi ? Quả là có một bí ẩn khủng khiếp !

Một dịp may khác ngẫu nhiên đến để tôi được kiểm chứng thêm lời nói của cụ Nguyễn Văn Linh. Đó là khoảng năm 2001, trong một lần tiếp xúc với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tại ủy ban thành phố có một vị khách đến làm việc theo lịch đã hẹn, và tôi được giới thiệu người khách đó là Tư Thắng (Nguyễn Tiến Thắng), em ruột Ba Dũng. Người này nhìn bề ngoài giống hệt Ba Dũng, từ chiều cao, dáng người đến nét mặt, mái tóc và kể cả giọng nói, thậm chí kể cả cử chỉ, dáng điệu (Ba Dũng hay có thói quen hất cằm và khuôn mặt ra phía trước). Tư Thắng giống Ba Dũng đến mức chỉ nghe giới thiệu là có thể tin ngay rồi, chỉ khác một chút là nước da đen hơn Ba Dũng một chút và khuôn mặt có vài vết rỗ. Riêng về cách ăn mặc thì ngược hẳn với ông anh, phóng khoáng tự do, thể hiện là người không làm việc trong cơ quan chính quyền. Có lẽ đã nghe tên tôi từ trước, Tư Thắng chủ động tự giới thiệu trước và đưa danh thiếp có số điện thoại cho tôi (tôi vẫn còn giữ danh thiếp ấy và số điện thoại di động là 090845846, lúc ấy ĐTDĐ chỉ có 9 con số, hiện nay đều đã thêm số 3 nên sẽ là 0903845846), sau đó Tư Thắng còn mời tôi lúc nào rảnh rỗi thì đến chỗ anh ta chơi.

Vì muốn tìm hiểu kỹ sự thật, có một buổi chiều sau giờ làm việc tôi đã lững thững đi bộ đến chỗ Tư Thắng. Theo địa chỉ Tư Thắng cho tôi biết thì đó là một căn nhà mặt tiền đường 3/2, gần ngã tư Cao Thắng (phía bên Nhà hát Hoà Bình), đó là một ngôi nhà lớn, vị trí rất đẹp, nhưng sau này tìm hiểu ra tôi mới được biết Tư Thắng có rất nhiều đất đai và biệt thự ở khắp các tỉnh Nam bộ, ngôi nhà này cũng chỉ là chỗ đi lại mà thỉnh thoảng ở Sài Gòn Tư Thắng mới ghé qua. Chính vì Tư Thắng muốn nhờ tôi giới thiệu thêm với một số lãnh đạo để giúp cho các công việc làm ăn của anh ta, tôi mới được biết là có rất nhiều công ty nằm dưới tay anh ta, đa phần là công ty TNHH. Các công ty này đều chỉ dựa vào thế lực và các mối quan hệ của Ba Dũng để tham gia vào rất nhiều lãnh vực khác nhau như : tài chính, ngân hàng, bất động sản, thương mại, xây dựng, tham gia các dự án nhà nước ... Điều làm tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với rất nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài loan hoạt động chui tại Việt nam là First China Bank (một đàn em tin cậy của ông ta được giao phụ trách việc này cũng tên là Dũng có số ĐTDĐ là 0913950661). Như vậy có thể hiểu được đây chính là những “sân sau” của Ba Dũng, và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhằm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngả Đài loan. Liệu có thế lực nào khác và bàn tay của cơ quan tình báo Đài loan nhúng vào những chuyện này không ? Chưa ai biết được chuyện đó !

Như vậy, đường đi và vị thế của ông tân thủ tướng Việt nam quả là có một quá trình đầy bí ẩn, đầy những bàn tay sắp đặt, chắc chắn đứng đằng sau ông ít nhất còn có hai người em là Nguyễn Tiến Thắng và Nguyễn Chí Vịnh (tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội, con trai chính thức được thừa nhận của tướng Nguyễn Chí Thanh) để lo thu xếp mọi việc từ tài chính đến an ninh chính trị.

Lại cũng dễ hiểu khi con đường quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng rộng mở song hành với sự thao túng và lộng quyền của Tổng cục hai trong tay Nguyễn Chí Vịnh (sự lộng quyền này, trong mấy năm gần đây có rất nhiều cán bộ cao cấp và cán bộ lão thành đã phản ánh đến các cơ quan Đảng). Nó là hai mệnh đề luôn bổ sung và giải nghĩa cho nhau. Từ mệnh đề đó có thể giải đáp được rất nhiều những câu hỏi khác. Sự liên quan và ràng buộc này nếu nhìn trên góc độ thực tế chắc chắn đã và sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước. Bởi vì sự bè phái và những âm mưu thâu tóm quyền lực là những nguyên nhân lớn nhất gây nên đổ vỡ tan rã trong Đảng, đây là điều mà Hồ Chí mInh đã cảnh báo từ rất sớm. Trong thực tế chế độ ta chỉ chấp nhận một Đảng duy nhất lãnh đạo, những chia rẽ và yếu kém trong Đảng dứt khoát có nguy hại đến sự phát triển của đất nước, đến đời sống nhân dân. Nhất là trong tình hình hiện nay hai căn bệnh lớn nhất tồn tại trong Đảng đang bị xã hội lên án rất gay gắt và là nguy cơ thật sự , đó là tham nhũng và tranh giành quyền lực.

Nếu những căn bệnh này còn tồn tại, không được giải quyết triệt để, sự tan rã chế độ sẽ là tất yếu. Rồi tập đoàn Dũng - Thắng - Vịnh sẽ đưa đất nước ta đến bờ vực thẳm nào ?

Những sự việc cụ Nguyễn Văn Linh đã kể lại cho tôi chắc chắn cũng phải còn ít nhất là một vài người khác được biết, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai dám công khai nêu lên. Trước thực trạng đầy bất ổn của tình hình chính trị đất nước cùng với tấm lòng cảm mến và kính trọng cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhận thấy chính mình phải có trách nhiệm nói ra những điều này, tôi xin hoàn toàn đảm bảo về tính trung thực và chính xác của sự việc này. Tôi cũng mong rằng sau khi sự thật này được đưa ra ánh sáng thì sẽ có thêm nhiều bằng chứng khác của các vị lão thành Cách mạng, của những ai có may mắn được biết đến những sự việc trên sẽ bổ sung đầy đủ hơn để bạch hoá hoàn toàn những bí ẩn này.

Thứ nữa, tôi muốn thông báo đến giới trẻ, những người chủ tương lai của đất nước được biết rằng : có rất nhiều những sự thật mà các bạn không có cơ hội được biết đến, mà lẽ ra trong xã hội hiện đại truyền thông đa phương tiện ngày nay các bạn cần phải biết tất cả những sự thật, những điều trắng đen rõ ràng để tự xây dựng cho mình những tư duy sống, những quan điểm tự nhiên chứ không phải những ý thức hệ bị cưỡng bức, những tư tưởng bị chỉ đạo.

Cuối cùng, tôi muốn gửi thông tin này đến tất cả mọi người dân với mong muốn rằng nhân dân chúng ta đều càng ngày càng được cởi mở hơn trong tiếp nhận thông tin, tiếp nhận sự thật. Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần phải được minh bạch và công khai. Từ đó mỗi người dân cần có thái độ và đóng góp trách nhiệm của mình một cách rõ ràng trước những điều hệ trọng của đất nước. Nhân dân cần phải thay đổi thói quen chấp nhận để đời sống chính trị bị lệ thuộc bởi một cá nhân nào, một đảng phái nào, hay một thể chế nào, một chính phủ nào, mỗi người phải có quyền và nghĩa vụ tự quyết định cho riêng mình trong một xã hội văn minh, dân chủ.

Hà Nội ngày 09/10/2006

http://dnnnet.blogspot.com/2009/06/nhung-bi-ve-nguyen-tan-dung.html

*

TRẦN BÌNH NAM * PHÁP LUẬT MỸ


*


Làm trái luật mà không vi phạm luật!

Trần Bình Nam
Đó là câu chuyện “don’t ask, don’t tell” (đừng hỏi và đừng tự khai) bắt đầu từ năm 1993 thời tổng thống Clinton, và nay quốc hội Hoa Kỳ đang trong tiến trình thảo luận sửa đổi.
Hôm Thứ Năm 27/5/2010 Ủy ban Quân vụ Thượng nghị viện với 16 phiếu chống 12 và toàn thể Hạ nghị viện với 234 phiếu chống 194 thông qua tu chính bãi bỏ luật P.L.103-160 (Điều10, Khoản 654). Luật P.L.103-160 minh thị “người đồng tính luyến ái không đủ điều kiện phục vụ trong quân đội.”
Tu chính quy định rằng nếu thành luật sẽ có hiệu lực sau khi 3 giới chức cao cấp nhất của quân đội là Tổng thống (Tổng tư lệnh), Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng liên quân ký văn bản xác nhận (trước ngày 1/12 năm 2010) rằng người đồng tính luyến ái phục vụ trong quân ngũ không làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Ngọn ngành câu chuyện khá ly kỳ này cho thấy một nền dân chủ hoàn hảo đôi khi cũng đẻ ra những quái thai vì tương nhượng lẫn nhau mà quên thực tế “trái phè phè trước mắt” .
Luật P.L.103-160 ban hành năm 1993 nói về điều kiện để phục vụ trong quân đội (Military Personnel Eligibility Act of 1993) được báo chí đặt tên một cách hài hước “Don’t ask, don’t tell” (Đừng hỏi, đừng tự khai) là một trong những quái thai đó. Lẽ dĩ nhiên dưới một chế độ độc tài thì có quá nhiều quái thai nên không ai buồn nói tới.
Trở về nguồn gốc của câu chuyện. Trước hết thái độ đối với vấn đề đồng tính luyến ái của mỗi người ảnh hưởng bởi quan niệm bảo thủ hay phóng khoáng và bởi tôn giáo. Người ngoan đạo và người bảo thủ cho rằng người đồng tính luyến ái là một mẫu người không bình thường, và nên tạo điều kiện sống và sinh hoạt thích hợp cho họ. Đối với những người bảo thủ và người ngoan đạo này đời sống trong quân ngũ không phải là một đời sống thích hợp cho người đồng tính luyến ái và sự hiện diện của họ trong quân ngũ vừa bất tiện cho họ vừa làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Lối suy nghĩ này thường bị phê bình là kỳ thị, nhưng cũng có thể được diễn dịch như tính nhân đạo. Trong quân đội nước nào cũng vậy, các tướng lãnh thường không muốn thành phần đồng tính luyến ái ở trong quân ngũ.
Tuy nhiên trước thập niên 1980 tại Hoa Kỳ dư luận chưa đặt nặng vấn đề này. Vào năm 1981, sau khi ông Ronald Regan đắc cử tổng thống, không khí bảo thủ lên cao, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ban hành quy chế ghi rõ: “người đồng tính luyến ái không thích hợp phục vụ trong quân đội” (nguyên văn: homosexuality is incompatiple with military service).
Thành phần đồng tính luyến ái và những người phóng khóang trong xã hội lai rai chống quy chế của Bộ quốc phòng. Năm 1992 khi ra tranh cử tổng thống, ông Bill Clinton hứa rằng nếu đắc cử (và trở thành Tổng tư lệnh quân đội) ông sẽ hủy bỏ quy chế 1981.
Đầu năm 1993, một tuần lễ sau khi nhậm chức tổng thống, ông Clinton sửa soạn ban hành quyết định hành chánh để cho phép người đồng tính luyến ái phục vụ trong quân đội ông gặp sự chống đối mạnh mẽ của giới tướng lãnh nên khựng lại. Cho mãi đến ngày 19/7/1993 ông mới tìm được một công thức dung hòa xác định rằng, người đồng tính luyến ái có thể phục vụ trong quân đội với điều kiện không khai báo với cơ quan tuyển mộ mình là người đồng tính luyến ái và giới chức quân đội sẽ không hỏi khuynh hướng giới tính (sexual orientation) của một quân nhân. Thế là trên ngôn từ người đồng tính luyến ái không được phục vụ trong quân ngũ, nhưng trên thực tế người đồng tính luyến ái cứ được đăng lính như thường. Quái thai là ở chỗ đó!
Thượng nghị sĩ Sam Nunn (Dân Chủ, bang Georgia) Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng nghị viện thấy cái mẹo vặt của tổng thống Clinton nên ông vận động quốc hội ban hành luật P.L. 103-160 xác định “Người đồng tính luyến ái không đủ điều kiện phục vụ trong quân đội” trở lại quy chế 1981 trên giấy trắng mực đen. Nhưng nể tổng thống Clinton, quốc hội đồng ý để Bộ quốc phòng bỏ câu hỏi về giới tính trong “phom (form) nhập ngũ. Người đồng tính luyến ái khỏi khai và cứ được nhập ngũ phục vụ quân đội.
Sự dung hòa của tổng thống Clinton bằng quyết định hành chánh là một quái thai đã đành. Nhưng luật P.L. 103-160 cũng không khá gì hơn - nếu không muốn nói là tệ hơn - vì vẫn duy trì tình trạng giả dối đó với một mức độ cao hơn là biến thành luật. Đó là lý do báo chí vẫn gọi luật P.L. 103-160 là luật “Đừng hỏi, đừng tự khai” một nhóm chữ đẻ ra từ công thức dung hòa của tổng thống Clinton.
Thế là để dung hòa giữa bảo thủ và phóng khoáng, giữa Cộng hòa với Dân Chủ, giữa ngoan đạo và không ngoan đạo quân đội duy trì một tình trạng “luật một đàng, làm một nẻo”.
Trong 17 năm qua xã hội có nhiều thay đổi. Khối người đồng tính luyến ái càng ngày càng đòi hỏi quyền bình đẳng và trở thành một thế lực chính trị. Quân đội bắt đầu thu nhận nhiều phụ nữ (trước kia rất giới hạn), phụ nữ được tham dự các công tác tác chiến như đàn ông và phụ nữ sắp có thể phục vụ trên tàu ngầm, nơi chỗ ăn chỗ ở rất bất tiện cho phụ nữ. Quan trọng hơn nữa chiến tranh tại Iraq và Afghanistan làm tăng nhu cầu tuyển mộ. Và đầu năm 2009 một vị tổng thống Dân chủ da đen lên cầm quyền. Tất cả điều kiện đều hướng về khuynh hướng bãi bỏ luật cấm người đồng tính luyến ái phục vụ trong quân ngũ.
Do thỏa thuận giữa tổng thống Obama và quốc hội hôm Thứ Năm 27/5/2010 quốc hội đã đi nửa đoạn đường. Mùa hè năm nay khi Thượng nghị viện thông qua tu chính, tu chính biến thành luật, tổng thống Obama, bộ trưởng quốc phòng Robert Gates và Tham mưu trưởng Liên quân Đô đốc Michael Mullen sẽ bày tỏ sự đồng ý một cách nhanh chóng và chấm dứt tình trạng ỡm ờ đối với việc người đồng tính luyến ái phục vụ trong quân đội trước ngày bầu cử tháng 11/2010 .
Năm 2010 sẽ là năm chấm dứt tình trạng “Làm trái luật mà không vi phạm luật” trong quân đội, và cũng là một năm đánh dấu sự thắng lợi của cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của giới đồng tính luyến ái ./,
Trần Bình Nam
June 1, 2010
www.tranbinhnam.com

*

Wednesday, June 2, 2010

RFA * BIỂN ĐÔNG


Ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc khác với báo chí như thế nào?
2010-05-22
Quan sát các bài phát biểu của các viên chức ngoại giao Trung Quốc cùng với ngôn ngữ mà báo chí nước này đưa tin, chúng ta nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt.
AFP photo
Lực lượng đặc biệt hải quân Trung Quốc trên boong tàu chiến tên lửa hôm 13/04/2010
Trong ngoại giao, để đạt được mục đích, các viên chức Trung Quốc đã không thiếu những lời hoa mỹ nhằm thuyết phục các nước láng giềng nghe theo. Thế nhưng, có một ngôn ngữ khác mà báo chí Trung Quốc dành cho các nước trong khu vực, trái ngược hoàn toàn với ngôn ngữ hòa nhã vốn thường được các nhà ngoại giao nước này sử dụng.
Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu thêm hai loại ngôn ngữ trái ngược nhau này.

Trung Quốc không có ý định xâm lược các nước khác?

Đầu năm nay, trong chuyến viếng thăm Ban Thư ký Asean ở Jakarta, nhân vật đứng đầu trong việc xây dựng các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đã hết lời ca ngợi khối Asean. Trong một bài phát biểu, ông Đới Bỉnh Quốc ca ngợi Asean trong 10 năm qua như, Asean đã trở nên "ảnh hưởng nhiều hơn về chính trị, cạnh tranh hơn về kinh tế, và đóng vai trò quan trọng và duy nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực”.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định rằng, Trung Quốc không bao giờ có ý định xâm lược các nước khác.
Hãy nhìn vào lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc có truyền thống và văn hóa xâm lược và mở rộng hay không? Tôi đã ghi nhận, rất nhiều người trên toàn thế giới nói "không".
Ông Đới Bỉnh Quốc
Ông nói: “Hãy nhìn vào lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc có truyền thống và văn hóa xâm lược và mở rộng hay không? Tôi đã ghi nhận, rất nhiều người trên toàn thế giới nói "không". Trung Quốc không muốn quyền bá chủ hoặc tìm kiếm mở rộng, ngay cả khi Trung Quốc mạnh nhất thế giới, với 30% GDP toàn cầu cách đây vài trăm năm.
Nhiều người trong số các bạn biết về các chuyến hải trình của Trịnh Hòa tới các vùng biển phương Tây. Dẫn đầu hạm đội mạnh nhất thế giới, Trịnh Hòa thực hiện bảy chuyến đi tới các vùng biển phương Tây, mang tới đó đồ sứ, tơ lụa và trà, chứ không phải chém giết, cướp bóc hay chủ nghĩa thực dân”.
Thế nhưng, trái ngược với những ngôn từ hoa mỹ của ông Đới Bỉnh Quốc sử dụng là giọng điệu kêu gọi chiến tranh của báo chí Trung Quốc. Trong những năm gần đây, báo chí nước này có những bài viết kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam và các nước trong khu vực, như báo Luận Đàn, Trung Quân Võng, Trung Hoa Võng (China.com), milchina.com và rất nhiều báo mạng khác.
Đáng chú ý nhất là tờ Hoàn Cầu Thời Báo, đây là nhật báo có uy tín tại Trung Quốc, với lượng phát hành mỗi số gần 2 triệu bản và phóng viên có mặt hơn 60 nước trên thế giới. Báo này liên tục có các bài liên quan đến Biển Đông với luận điệu hoàn toàn trái ngược ngôn ngữ ngoại giao mà Trung Quốc thường hay sử dụng.
bauxite-vn-305.jpg
Bài dịch của GS Vũ Cao Đàm đăng trên mạng Bauxite Việt Nam, từ một bài báo của TQ với tựa đề “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói”
Chẳng hạn như, đầu tháng 7 năm ngoái, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có bài viết với tựa đề: “92% dân mạng Trung Quốc tán thành việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông”. Hơn 1 tháng sau, một bài báo khác đăng trên tờ báo này kêu gọi phát động cuộc chiến chống Việt Nam như: “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam tan tác”. Cuối tháng 10 năm ngoái, một bài báo khác trên tờ Hoàn Cầu có tựa đề: “Trung tướng Quân Giải phóng nói rất mạnh: ‘Đã chuẩn bị đánh ở Biển Đông rồi’”.
Mặc dù các trang mạng này cũng nhắc đến sự hiện diện của các nước khác trên Biển Đông như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và kêu gọi Trung quốc “phải dùng ‘binh’ nếu dùng ‘lễ’ không mang hiệu quả”. Thế nhưng, với Việt Nam họ kêu gọi nên sử dụng vũ lực, vì theo báo chí Trung Quốc, các học giả nước này cho rằng Việt Nam là đối thủ nguy hiểm nhất và cũng là đối thủ khó giải quyết nhất trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Chính sách ngoại giao “hòa bình” của Trung Quốc?

Trong khi đó, đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI đưa tin về chính sách ngoại giao của nước này như sau: “Trước sau như một, Trung Quốc thi hành nguyên tắc độc lập tự chủ, không ký kết liên minh với bất cứ nước lớn hay tập đoàn quốc gia nào, không tổ chức và tham dự tập đoàn quân sự, không tham gia chạy đua vũ trang, không tiến hành khuếch trương quân sự.
Phản đối chủ nghĩa bá quyền, giữ gìn hòa bình thế giới, chủ trương các nước không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giầu nghèo đều là thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Giữa các nước giải quyết các cuộc va chạm và tranh chấp thông qua hiệp thương hòa bình, không nên dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, không kiếm cớ can thiệp công việc nội bộ của nước khác.
Fact box
- Báo South China Morning tường trình, ngày 17-18/04/2010
- tàu chiến Trung Quốc chạy qua dãy đảo đầu tiên của Nhật, Đài Loan và Philippines để diễn tập cách phòng chống tàu ngầm.
Nguyện thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và cùng chung sống hòa bình.
Và ông Đới Bỉnh Quốc cũng đã lặp lại chính sách ngoại giao của Trung Quốc như đài CRI đưa tin: “Hãy nhìn vào các chính sách cơ bản của Trung Quốc. Không tìm kiếm quyền bá chủ là chính sách quốc gia cơ bản của chúng tôi và sự lựa chọn chiến lược. Trung Quốc muốn tình hữu nghị, không phải quyền bá chủ. Trung Quốc luôn luôn theo đuổi chính sách láng giềng tốt và thân thiện.
Trung Quốc là đại diện cho sự bình đẳng giữa tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo và tôn trọng các quyền của người dân của họ, được lựa chọn con đường phát triển của họ một cách độc lập.
Chúng tôi sẽ tuân theo sự hợp tác đôi bên cùng có lợi và tiến bộ chung. Sự ổn định lâu dài của Trung Quốc, phát triển và thịnh vượng đã được chứng minh là cơ hội cho các nước láng giềng, không phải là một thách thức, không phải là một thảm họa”.

Tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009. Photo   courtesy of Lyson Forum.
Tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009. Photo courtesy of Lyson Forum.
Thế nhưng, ngày 14 tháng 5, mạng milchina.com đăng bài của Thượng tướng Trì Hạo Điền, nguyên phó Chủ tịch Quân ủy, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, với lời lẽ kêu gọi Trung Quốc nên phát động một cuộc chiến trong khu vực. Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã dịch bài viết này, trong đó có đoạn ông Trì Hạo Điền viết như sau:
Để ngăn cản, làm chậm thời gian bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, trước tiên phải đưa cuộc chiến ở eo biển Đài Loan lên mức ‘quyết chiến chiến lược đối xứng’, vừa là trình tự cá chết thì lưới cũng rách, nếu chúng ta không thắng được trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan thì hậu quả chiến bại còn thê thảm hơn cuộc chiến tranh Giáp Ngọ. Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.
Cầu thiện được ác, đó là kết cục cuối cùng của chính sách hiện nay của chúng ta, cầu ác được thiện, chỉ có năng lực tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế thì mới giành được hòa bình, nếu không vấn đề eo biển Đài Loan kéo dài không quá 10 năm, trong 10 năm tất có đại chiến”.
Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.
Thượng tướng Trì Hạo Điền
Hay các bài viết với những ngôn từ hiếu chiến đã được đăng trên báo tiếng Trung có tựa đề “Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa” và “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói”, do GS Vũ Cao Đàm dịch, mà chúng ta có thể tìm thấy trên các tờ báo mạng, đủ để thấy sự mâu thuẫn giữa ngôn ngữ ngoại giao và báo chí của Trung Quốc như thế nào.
Liệu các nước trong khu vực có còn tin vào những ngôn từ ngoại giao hoa mỹ, mâu thuẫn với luận điệu báo chí và hành động thực tế của Trung Quốc, hay đã đến lúc các nước nhàm chán vì phải nghe những ngôn từ ngoại giao này?

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserve
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-chinese-diplomats-%20statements-differ-from-their-press-bulletins-ntran-05222010083651.html

THANH THANH * THƠ SONG NGỮ


Flag this message

(thơ song-ngữ) TÔI CÒN NỢ

Sunday, May 30, 2010 8:57 AM
To:
undisclosed-recipients

TÔI CÒN NỢ

Tôi còn nợ tổ tiên, đất nước
Việt Nam ơi, không lúc nào khuây
Nhiệt huyết sôi tình yêu tổ quốc
Súng gươm chưa thỏa chí rồng mây\.

Tôi còn nợ công cha nghĩa mẹ
Biển
Ðông kia không thể sánh cùng
Thái sơn cao và dày nào kể
Cuộc đời con trót nợ tang bồng\.

Tôi còn nợ cuộc đời nhân thế
Góp phần lo bảo vệ sơn hà
Trách nhiệm nặng thân trai thế hệ
Phải lưu vong xa cách nước nhà !

Tôi còn nợ vợ con, bè bạn
Ðời người sao giới hạn thời gian !
Hạnh phúc chưa tròn, vui chưa vẹn
Ðể vợ con bằng hữu trách than\.

Tôi vẫn nợ và tôi còn nợ
Nợ đồng lân, nợ đến mai sau
Từng thế hệ tiếp theo thế hệ
Nhìn Việt Nam đổi sắc thay màu\.

Hoài bão trong tôi chưa toại nguyện
Việt Nam còn khốn khổ gian nan
Tự do, dân chủ bao giờ đến
Dân tộc Việt hết cảnh lầm than\.

Ngày đó cờ vàng bay phấp phới
Lòng dân thơ thới nỗi hân hoan
Sống lại một thời xưa sáng chói
Dìu nhau về với Mẹ Việt Nam !

ÐỨC HỒ
I AM STILL INDEBTED
I am still indebted to my ancestors and nation.
Oh Vietnam! why I can never soothe my frustration?
My love of our fatherland fervently boils in my blood
The military service had not satisfied my aspiration.

I still owe my dad and my mom for their kindness
So deep that the Pacific Ocean’s depth is a dubiety.
The high and big Mt. Everest isn’t worth mentioning;
My life is burdened with duties towards society.

I am still indebted to the world,
Having to contribute to the defense of my land.
A he-man of the times with heavy responsibilities,
I have had to live in exile to maintain my sand.

I am still indebted to my family and friends,
But how time limits human life.
Happiness isn’t yet complete, joy neither perfect,
So I am reproached by buddies, kids and wife.

I am in debt and still in debt,
Owed to neighbors, even to future peers.
Generation succeeds generation
To witness Vietnam change its colors and spheres.

Innate ambitions haven’t been fulfilled;
My country has still been pushed into malposition.
When will Liberty and Democracy come true
For my compatriots to end their wretched condition?

On that day our national yellow flag will proudly fly,
Our people’s heart and soul rejoice at its height;
And reveling in reviving the old bright times
We expatriates return to our Motherland in delight.

Translation by
THANH-THANH


Ý NGA * THƠ SONG NGỮ



*
POLITIC REFUGEE PEOPLE
You never know how much I miss my motherland
and dream to be there again,
watching the reapers working with strong hand,
in the twilight
and enjoy the beautiful life
of our countryside.
Will the Freedom turn to us?
If it will,
we have to keep so tight, so strong in though
that, where there is no freedom, human right is nothing
because with the “Red Communist” there is no “Green “
Y’ Nga - January 23rd, 2003.
NGƯỜI TỴ NẠN CHÍNH TRỊ
Bạn làm sao hiểu lòng tôi
Xa quê, mơ trở lại nơi nhớ còn
Ðời đẹp, trong buổi hoàng hôn
Mạnh tay thợ gặt làng thôn, thấy rồi…
Tự Do về lại? Làm người,
Chúng tôi giữ vững cuộc đời tự do
Vì chưng, không có Tự Do
Và Nhân quyền, chẳng ra trò trống chi
Ðỏ lòm Cộng Sản một khi
Bạn ơi! Ðời có còn gì xanh tươi!
Translated by: Nguyễn Hữu Nhật.

PERSONNES ADROITES DE RÉFUGIÉ
Vous ne savez jamais combien je regretter ma patrie maternelle
et rêve pour être là encore,
observant les moissonneuses travailler
avec la main forte, au crépuscule
et appréciez la belle vie de notre campagne.
La liberté se tournera-t-elle vers nous?
S'il, nous devons garder tellement fortement, si fort dedans cependant que,
là où il n'y a aucune liberté, le droit de l'homme n'est rien.
parce qu'avec “le communiste rouge”
il n'y a aucun “vert”.


Translated by: Nguyễn Thị Vinh.



LE REFUGIÉ POLITIQUE
Vous ne sauriez combien ma terre natale m’a manquée.
Je rêve d’y revenir
Pour contempler les paysans faire la moisson,
leur mains fortes,
À la lueur du bon matin.
Et j’aurais la joie de vivre
La beauté de ma campagne.
La liberté nous reviendrait–elle?
Et si elle revenait,
Nous la garderions précieusement et nous aurions conscience
Que sans elle nous n’aurions pas nos droits humains
Et que sous le “Communisme Rouge”
Il n’y aurait pas de “vert”
Transalted by: Hướng Dương

RFA * LỄ PHẬT ĐẢN

Mùa Phật Đản, Phật lịch 2554

2010-05-24
Trong “Âm nhạc cuối tuần” kỳ này, Thy Nga giới thiệu chương trình nghinh đón lễ Phật Đản.
Photo courtesy of phattuvietnam.net
Đại lễ Phật đản 2009 - Phật lịch 2553 tại Tổ Đình Long Thiền (TP.Biên Hoà) sáng 9/5/2009


“Đức Phật ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesãkha. Không biết Ấn Độ lúc ấy có mưa nhiều không, chứ ở Việt Nam bây giờ thì đã chuyển mây. Cỏ cây chuyển mình, hoa lá thì thầm dường như có tin vui. Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa sen hồng thơm ngát mãn khai.
Thành Ca-ty-la-vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm, trăng treo trên đỉnh hoàng triều, dìu dịu ánh vô ưu, đượm sáng một cõi trần. Đức Phật đản sinh vì lòng bi mẫn, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người ...”
Đoạn đầu bài “Chuyện tháng Tư” của Hạnh Chiếu mở đầu chương trình kỳ này đón mừng đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2554.
Như hằng năm, cứ đến tháng Tư âm lịch, hoa sen nở thơm ngát báo hiệu mùa Phật Đản, là Phật tử khắp nơi lại sửa soạn đón mừng đại lễ.
“Phật Đản ca”, nhạc bản của Lê Minh Hiền.
Vào năm 2006, Thông điệp Phật Đản, Phật lịch 2550 của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang từ trong nước gửi ra, có câu:
“Đạo Phật xuất hiện ở cõi đời như một thông điệp bao dung hỷ xả, trao truyền cho nhân thế, tỏa sáng bằng các phẩm tính Từ bi và Trí tuệ của Đấng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngày nay, thông điệp ấy được nhân loại đón nhận như kim chỉ nam soi đường hướng về cuộc sống nội tâm an tịnh, trong thế giới đầy bạo lực và khủng bố này.”
Giữa những xáo động như vậy, người Phật tử thấm nhuần đạo pháp, không lấy làm sợ hãi, như lời căn dặn của Đức Tăng Thống trong Thông điệp Phật Đản năm trước đó (2005).

images-quy1-2010-phatdan-250
Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ 2 tại Thái Lan tổ chức từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 1 năm 2010. Photo courtesy of daophatngaynay.com
“Đức Phật thị hiện như đóa hoa Vô Ưu bừng nở giữa cõi đời uế trược và phiền não. Ngài tự nhận chỉ là một con người, nhưng là con người đã thấy rõ sự thực của thế gian, đã chiến thắng đạo quân khống chế thế gian bằng sự sợ hãi, khuất phục, và sự chết”.
“Rằm tháng Tư”, Võ Tá Hân phổ ý thơ Thích Tịnh Từ.
Và trong Thông điệp Phật Đản năm 2007 của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang từ nơi bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Bình Định gửi ra, có đoạn viết rằng:
“Năm nay, mùa Phật Đản lại về trong hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước và Phật sự nhưng với tấm lòng trung kiên, như như bất động, Phật Đản vẫn là mùa hoa Vô Ưu rộ nở muôn đời ngát hương và bất diệt, giữa dòng đời sinh diệt ...
Chúng ta, lớp người sống vào những giai đoạn cuối của thời kỳ mạt pháp, cách Phật quá xa, các bậc Hiền Thánh chứng đắc đạo quả Niết Bàn càng hiếm thấy, đây cũng là thời đại mà nguy cơ hủy diệt loài người càng lúc càng bị đe doạ; chiến tranh vì hận thù sắc tộc, tôn giáo, vũ khí hạt nhân và thiên tai dịch bệnh càng lúc càng có nguy cơ bùng nổ; chính từ trong đêm tối kinh hoàng của bạo lực nầy mà những lời dạy khoan dung và hỷ xả của đức Thích Tôn trở thành ngôi sao Bắc Đẩu, đang định hướng cho ý nghĩa tồn tại của nhân sinh …”
“Mùa hoa đạo” Võ Tá Hân phổ ý thơ Thích Tịnh Từ.
Thy Nga xin gởi đến quý thính giả lời chúc an lạc trong mùa khánh đản.

Theo dòng thời sự:


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT



Thông điệp Phật Đản 2554 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2010-05-13 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 13.5.2010 (PTTPGQT) - Viện Hóa Đạo trong nước vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2554, Tây lịch 2010, của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Nội dung bức Thông Điệp nhắc nhở tới thời đại đạo Phật mang lại sự an lạc, bao dung, hòa bình cho tất cả những giống dân tại Ấn Độ được thống nhất lần đầu dưới triểu đại A Dục vương, lan truyền đến các nước Đông Á, Trung Á, cũng như trên nghỉn đảo Nam Dương mà ngày nay dấu vết còn lưu nhiều Phật tích huy hoàng tại Ấn Độ, cùng khắp các nước Á châu, như Borobudur (Phật Trên Núi) ở đảo Java hay nền thành Phật thệ trên đảo Sumatra, v.v…

Đặc biệt bước chân Alexandre Đại đế sang đến Ấn Độ hà (sông Indus) vào năm 325 trước Tây lịch gặp gỡ nền Đông phương Phật giáo làm phát sinh nền văn minh tổng hợp của sự bao dung và hòa bình Gandhara. Thời ấy, những nhà điêu khắc Hy lạp đến từ phương Tây chan hòa dưới Ánh Đạo Vàng Phật giáo do A Dục vương Đại đế khai thị, họ trở thành những người nắn Tượng Phật đầu tiên hay đúc hình Phật trên tiền bằng vàng, bạc, đồng của Hy Lạp.

Sự khắc họa vào tim người niềm hoan lạc vô biên với đời sống hòa bình, huynh đệ trải dài tám thế kỷ đầu Tây lịch tại Trung Đông và Á châu. Cho đến khi, theo lời Thông điệp của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ : “Ngày một tôn giáo dùng bạo lực truyền đạo từ thế kỷ thứ 9 trở đi hoành hành dưới vó ngựa cuồng chinh, đạo bao dung, hòa bình của Phật giáo mới tiêu điều, mà tiếng mìn nổ cuối cùng còn nhắc nhở người Phật tử năm 2001 khi những người Talibans phá hủy hai tượng Phật kỳ vĩ ở Bamiyan, A Phú Hãn”.

Vì vậy Hòa thượng kêu gọi : “Từ hình ảnh điêu linh trải dài mười một thế kỷ qua, tôi kêu gọi người Phật tử hải ngoại hãy cùng với các nhân sĩ thế giới tái lập đạo bao dung, an lạc của Phật giáo giữa thời đại bạo động và khủng bố ngày nay. Điều mà ba mươi lăm năm qua người Phật tử trong nước không được quyền thực hiện”.

Ba mươi lăm năm qua người Phật tử trong nước không thể tự do sống đạo và hành đạo, nhưng bức Thông điệp cho biết, 35 năm qua ấy : “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đứng lên thể hiện nguyện vọng chính đáng, thiết tha của người dân Việt. Không phải là nguyện vọng chính trị đơn thuần, mà là những nguyện vọng sống còn và thiết yếu của quần chúng Việt Nam trong việc cải thiện cơ bản trên các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, kinh tế, xã hội, chính trị. Ngày nay còn thêm nạn ngoại xâm uy hiếp lấn biển, lấn đảo, lấn đất, lấn rừng. Phật giáo không chủ trương chống đối cá nhân, tập đoàn, mà chỉ đối kháng sự độc đoán, bất lực, hủ hóa, phi đạo lý, cùng những chính sách sai lầm đang đẩy dân tộc vào con đường nô lệ, diệt vong”.

Xin quý độc giả đọc toàn văn bức Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2554 sau đây :


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Phật lịch 2554
Số : TĐPĐ/VTT


THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2554
của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ,
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN


Kính gửi : - Chư tôn Trưởng Lão Hội Đồng Lưỡng Viện, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng ni. - Cùng toàn thể Phật tử các giới trong và ngoài nước.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư Tôn Đại đức, Thưa toàn thể Đồng bào Phật tử,

Phật Đản, ngày trần gian chào đón Đức Thế Tôn đem An lạc, Giải thoát xuống trần gian khổ lụy. Thay mặt chư Tôn đức Trưởng lão Hội Đồng Lưỡng Viện, tôi trân trọng kính gửi đến chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử trong và ngoài nước lời chúc mừng nồng nhiệt và bày tỏ niềm tin bất thoái vào Chánh pháp, nỗ lực phát huy sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, vượt thoát ma chướng, hoàn mãn sứ mệnh Như Lai sứ giả.

Nhìn vào tấm gương lịch sử xưa nay, những cuộc va chạm văn hóa bằng bạo lực chỉ đưa tới sự phá sản tan tành các dân tộc bị trị, từ các cuộc cướp phá thành La Mã, thập tự chinh, khám phá Châu Mỹ cho đến những cuộc xâm thực Châu Phi. Thế nhưng khi gót giày Alexandre Đại đế tiến công đến bờ Ấn độ hà (Indus) năm 325 trước Tâylịch, thì sự tiếp cận với phương Đông Phật giáo thông qua A Dục vương Đại đế đã làm nên một nền văn hóa tổng hợp Gandhara của bao dung và hòa bình. Những nghệ sĩ và điêu khắc gia Hy lạp đến từ phương Tây thời ấy đã tìm ra chân dung hoan lạc của Đấng Từ Bi thay thế cho vô số thần linh phức tạp trong thần thoại của họ, khi từ dải đất Đông phương này, A Dục vương giới thiệu với họ chân lý đạo Phật. Tượng Phật ra đời từ đây, trên mặt tiền bằng vàng, bạc hay đồng cho đến tượng đá, lan truyền khắp vùng Đông Á, Trung quốc, Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam… Tượng chỉ là kỳ công của người điêu khắc đá, nhưng dưới đôi mắt đắc pháp, tượng trở thành Người Giác ngộ soi sáng cõi vô minh.

Suốt tám thế kỷ, lý tưởng chung sống an lạc giữa các giống dân dọc biên địa A Phú Hãn và Pakistan ngày nay, kéo dài từ Kaboul đến Peshawar, Islamabad, bao trùm Trung Á và hàng nghìn quần đảo Nam Dương, đạo Phật đã theo tám đoàn truyền giáo của A Dục vương đem an lạc, hạnh phúc cho toàn cõi Ấn Độ thống nhất lần đầu, và vượt biên cương qua đến Tích Lan, Miến Điện, Mã Lai, Cam Bốt, Việt Nam, Hy Lạp. Cho đến ngày một tôn giáo dùng bạo lực truyền đạo từ thế kỷ thứ 9 trở đi hoành hành dưới vó ngựa cuồng chinh, đạo bao dung, hòa bình của Phật giáo mới tiêu điều, mà tiếng mìn nổ cuối cùng còn nhắc nhở người Phật tử năm 2001 khi những người Talibans phá hủy hai tượng Phật kỳ vĩ ở Bamiyan, A Phú Hãn.

Bạo lực bắt nguồn từ mìn nổ, chiến tranh, nhưng bạo lực còn là những chế độ hung tàn không nhân tính, hủy triệt con người tự do và đạo lý.

Từ hình ảnh điêu linh trải dài mười một thế kỷ qua, tôi kêu gọi người Phật tử hải ngoại hãy cùng với các nhân sĩ thế giới tái lập đạo bao dung, an lạc của Phật giáo giữa thời đại bạo động và khủng bố ngày nay. Điều mà ba mươi lăm năm qua người Phật tử trong nước không được quyền thực hiện.

Dù vậy, ba mươi lăm Mùa Phật Đản đã qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đứng lên thể hiện nguyện vọng chính đáng, thiết tha của người dân Việt. Không phải là nguyện vọng chính trị đơn thuần, mà là những nguyện vọng sống còn và thiết yếu của quần chúng Việt Nam trong việc cải thiện cơ bản trên các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, kinh tế, xã hội, chính trị. Ngày nay còn thêm nạn ngoại xâm uy hiếp lấn biển, lấn đảo, lấn đất, lấn rừng. Phật giáo không chủ trương chống đối cá nhân, tập đoàn, mà chỉ đối kháng sự độc đoán, bất lực, hủ hóa, phi đạo lý, cùng những chính sách sai lầm đang đẩy dân tộc vào con đường nô lệ, diệt vong.

Đạo giác ngộ khó phát triển trong một thân thể bệnh hoạn, ung thư. Giáo lý từ bi không thể nẩy nở trong một đất nước bạo tàn, chuyên chế. Cho nên thân thể phải cường tráng mới dễ chở đạo qua bến bờ giải thoát ; đất nước tự do, dân chủ mới thuận duyên cho công cuộc hoằng pháp lợi sinh.

Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn, rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục trải xuống cõi Diêm Phù Đề con đường siêu bạo lực, mở rộng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2554 năm trước.

Có như thế, chúng ta mới thành kính Nhớ Phật, trả ơn Phật trong Mùa Phật đản năm nay.

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.

Thanh Minh Thiền Viện, ngày Phật Đản 2554, Tây lịch 2010
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
(ấn ký)
Sa Môn Thích Quảng Độ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT






TIN MỚI ÐẾN

Khủng bố và ngăn cản Đại lễ Phật Đản tại Quảng Nam - Đà Nẵng – Thông điệp Phật Đản là nguồn khai mở tri giác cho Đảng Cộng sản Việt Nam
2010-05-27

PARIS, ngày 27.5.2010 (PTTPGQT) - Theo bản tin khẩn của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cho biết thì nhà cầm quyền và Mặt trận tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng khủng bố nhằm ngăn cản Đại lễ Phật Đản năm nay tại chùa Giác Minh là trụ sở của Ban Đại diện. Hòa thượng Thích Thanh Quang, Chánh Đại diện GHPGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng (...) Khủng bố và ngăn cản Đại lễ Phật Đản tại Quảng Nam - Đà Nẵng – Thông điệp Phật Đản là nguồn khai mở tri giác cho Đảng Cộng sản Việt Nam

2010-05-27 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 27.5.2010 (PTTPGQT) - Theo bản tin khẩn của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cho biết thì nhà cầm quyền và Mặt trận tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng khủng bố nhằm ngăn cản Đại lễ Phật Đản năm nay tại chùa Giác Minh là trụ sở của Ban Đại diện.

Hòa thượng Thích Thanh Quang, Chánh Đại diện GHPGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên đã gửi Bản Tin Khẩn lên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, cho biết sự vụ như sau :

Ngày 19.5.2010, Chủ tịch Phường Bình Hiên Nguyễn Phú Dũng ký và đóng dấu Giấy mời buộc Hòa thượng Thích Thanh Quang phải có mặt tại Phường vào lúc 14g ngày 20.5.2010 để làm việc. Hòa thượng đã từ khước vì ba lý do :

“Thứ nhất, mỗi lần chính quyền mời đến thì cung cách làm việc rất thô bạo, như bẻ quặt tay, đè người không cho vùng vẫy, nhốt vào phòng riêng, dùng lời lẽ thiếu văn hóa để buộc tội vô cớ. Nhờ có Phật tử đến giải cứu nếu không thì tình trạng câu lưu kéo dài. Vì vậy để bảo vệ tính mạng yêu cầu nhà cầm quyền có việc gì xin đến chùa thảo luận ;

“Thứ hai, Phật Đản là lễ tôn giáo có truyền thống nhiều đời, chẳng có chi sai trái để phải bắt đi làm việc ;

“Thứ ba, hiện tôi đang bị bệnh nặng không thể rời chùa”.

Nhưng sáng ngày 21.5, ba viên chức đại diện nhà cầm quyền và Mặt trận Tổ quốc nói là đến chùa thăm, nhưng sau đó lại bắt Hòa thượng Thích Thanh Quang khai báo việc tổ chức Đại lễ Phật Đản và cáo buộc rằng chùa dự tính tổ chức cắm trại là điều bất hợp pháp. Hòa thượng phủ nhận sự cáo buộc này đồng thời xác nhận chỉ tổ chức Phật Đản theo nghi thức tôn giáo. Cuối cùng họ viết Giấy mời bắt đi làm việc vào ngày 22.5 nhưng Giấy mời không có chữ ký và đóng dấu.

Trong khi Thông cáo báo chí sắp phát hành thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế nhận tiếp Khẩn điện thư số 2 từ Đà Nẵng gửi qua cho biết :

Sáng ngày 27.5.2010, tập đoàn nhà đương quyền gồm Mặt Trận, Ban Tôn Giáo, Công An, Phụ Nữ, Cựu Chiến Binh… tật cả 7 người : 4 đàn ông và 3 đàn bà do ông Chủ Tịch Phường Bình Hiên Nguyễn Phú Dũng dẫn đầu đã đến Chùa Giác Minh ( Trụ Sở của Ban Đại Diện GHPGNTN Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, cũng là nơi đặt Văn Phòng Tổng Vụ Thanh Niên và Gia Đình Phật Tử Vụ trực thuộc Viện Hóa Đạo GHPGVNTN), đến cáo buộc Hòa thượng Thích Thanh Quang không tôn trọng Pháp Luật vì ngày 22.5.2010 không chịu ra Phường làm việc theo giấy mời ký ngày 21.5.2010. Hòa thượng cho biết 3 lý do từ khước trước đây khiến Hòa thượng không đến làm việc. Nhất là giấy mời không có chữ ký không đóng dấu, chứng tỏ quí vị quá coi khinh dân chúng, bất chấp pháp luật, cứ cho dân ngu rồi ưa làm gì thì làm.

Sau đó, nhóm người trên đây buộc phải làm giấy khai báo việc tổ chức Phật Đản trước ngày Rằm. Nhưng Hòa thượng cũng bác bỏ, nói rằng đây là ngày lễ chung của nhân loại. Không những Liên hiệp Quốc mà nhà nước Cọng Sản cũng đã đứng ra tổ chức, vậy chúng tôi tổ chức Phật Đản có gì sai trái mà phải khai báo ?

Họ cho biết khai báo để giữ gìn an ninh, thì Hòa thượng Thích Thanh Quang phản ứng rằng : “Bao nhiêu năm qua, những ngày lễ lớn của chúng tôi chính quyền không giữ gìn an ninh mà còn quấy rối an ninh , như cho trạm Dân phòng mở nhạc thật to cho át tiếng cầu kinh, cho công an dân phòng ngăn chận người đến dự lễ, ghi số xe và thậm chí còn mời một số người dự lễ làm việc gây hoang mang sợ hãi. Quí vị có giỏi thì qua giữ an ninh cho Giáo Xứ Cồn Dầu đi vì chinh quí vị đã làm cho an ninh trật tự Giáo xứ Cồn Dầu đảo loạn. Ở đây, chúng tôi không cần cách giữ gìn an ninh trật tự như thế”.

Đại diện nhà đương quyền lại nói : Phải tuân thủ Pháp Lệnh Tôn Giáo. Hòa thượng liền đáp : “Pháp Lệnh Tôn Giáo chỉ có gía trị với các tôn giáo trực thuộc Đảng và Nhà nước, Giáo Hội chúng tôi không trực thuộc chính quyền nên Pháp Lệnh Tôn Giáo vô giá trị đối với chúng tôi”.

Sau gần 2 giờ làm việc, họ đã ra về với những lời hằn học hăm dọa.

Ngoài sự kiện hăm dọa, sách nhiễu tại chùa Giác Minh như trên, nhiều ngôi chùa trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) trong vùng cũng bị sách nhiễu tương tự. Như trường hợp Chùa An Cư, thuộc Quận Sơn Trà do Đại Đức Thích Thiện Phúc trụ trì. Đại Đức là Đặc Ủy Thanh Niên của Ban Đại Diện GHPGVNTN Quảng Nam Đà Nẵng, Cố Vấn Giáo Hạnh Gia Đình Phật Tử tại đây, công an đã đến hạch xách, hỏi han về việc tổ chức Phật Đản và sau đó gởi Giấy mời Đại Đức đến trụ sở Công An làm việc ngày 26.5.2010, nhưng Đại Đức đã cương quyết không đi.

Sáng ngày 27.5.2010 chính quyền và công an đến chùa mời Đại Đức ra làm việc với nội dung :

- Chùa không được tụ tập đông người, Đại Đức trả lời rằng ngày Phật Đản, Phật Tử tới chùa làm lễ là việc làm đúng luật pháp, tại sao các anh ngăn cản, ngăn cản là vi phạm pháp luật. Nếu các anh muốn ngăn cản thì xin các anh viết cho một lệnh cấm và niêm yết lên để Phật Tử biết.

- Họ ra lệnh cho Đại Đức và Phật Tử không được qua chùa Giác Minh làm lễ. Đại Đức cũng trả lời là viết cho một cái lệnh thì tôi sẽ thi hành, nếu không tôi vẫn qua Giác Minh vì đó là trụ sở của Ban Đại Diện chúng tôi. Họ nói họ không viết nhưng nếu Đại Đức và Phật Tử cứ đi thì họ sẽ bắt giam.

Sau đó họ kéo nhau ra về và để lại một số công an thường phục và dân phòng canh gác.
Cùng thời điểm nầy, các chùa, các thất của các Thầy, các Sư Cô có liên hệ đến Chùa Giác Minh và Hòa Thượng Thanh Quang đều có Công An đến thăm và theo dõi với lời lẽ hăm dọa cấm không được về Giác Minh trong ngày Phật Đản.

Trong lúc đó những Phật Tử đến Chùa Giác Minh để giúp công việc Phật Đản đều bị cấm cản như trường hợp bà Nhạn một Phật Tử thuần thành mang lẵng hoa đến chùa cúng dường đã bị chận lại không cho vào.

Qua khẩn điện thư số 2, Hòa thượng Thích Thanh Quang “khẩn trình lên Viện Hóa Đạo, và kính mong các cơ quan truyền thông, báo chí, nhân quyền lên tiếng bảo vệ sự tự do tôn giáo đang bị ngày đôm hăm dọa tại Việt Nam”.

Bức Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2554 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ năm nay, 2010, gây xúc động mãnh liệt trong giới huynh trường và đoàn sinh Gia Đình Phật tử Việt Nam

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được bài viết “Cảm niệm Đản sanh” của Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, từ Huế gửi ra nói lên sự xúc động của giới Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử trong nước khi đọc bức Thông điệp Phật Đản năm nay. Qua bài Cảm niệm, Huynh trưởng Lê Công Cầu nhận thấy nội dung Thông điệp là “nguồn khai mở tri giác cho Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Chúng tôi xin đăng tải toàn văn bài viết ấy sau đây :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
TỔNG VỤ THANH NIÊN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
VP : Chùa Giác Minh-K356/42 đường Hoàng Diệu-Thành Phố Đà Nẳng


CẢM NIỆM ĐẢN SANH
NGUỒN KHAI MỞ TRI GIÁC CHO ĐẢNG CỌNG SẢN VIỆT NAM QUA THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2554 CỦA ĐỨC ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG XỦ LÝ THƯỜNG VỤ VIỆN TĂNG THỐNG KIÊM VIỆN TRƯỞNG VIÊN HÓA ĐẠO,
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT.


Kính Gởi :
Đồng Bào Phật Tử
Anh Chị Em Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử.

Ngưỡng Bạch Đức Thế Tôn.

2634 năm trước, ngày đức Thế Tôn thị hiện, ba cõi Diêm Phù Đề được tắm gội ánh sáng Từ Bi, Chư Thiên trổi nhạc reo mừng, nhân loại hân hoan trong niềm vui giải thoát.

2634 năm sau, kỷ niệm đức Thế Tôn thị hiện, ba cõi Diêm Phù Đề ngập chìm trong thù hận, chết chóc, không trung bão tố ngập trời, nhân loại lầm than bởi các chủ nghĩa phi nhân.

Suốt 49 năm hành đạo, gót chân Ngài đã in đậm nét khắp lưu vực Sông Hằng, hình bóng của Ngài che mát khắp miền Trung Ân, nay cát bụi thời gian dù xóa mờ bao thánh tích nhưng trái tim của những người con Phật vẫn tràn đầy niềm hân hoan mầu nhiệm, dù lầm lũi lê bước trong nghịệp lực của kiếp nhân sinh.

Tìm lại vết tích của Ngài trên từng phíến đá rêu phong, trên từng viên gạch hoang tàn đổ nát, nhân loại đang tìm lại một thời quá khứ an bình và hạnh phúc với niềm tin rạng ánh từ quang muôn thuở lại về.

Trong tinh thần ấy, Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2554 của Đức Đại Lão Hòa Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được ban hành, Ngài đã thống thiết kêu gọi :

“Từ hình ảnh điêu linh trải dài mười một thế kỷ qua, tôi kêu gọi người Phật tử hải ngoại hãy cùng với các nhân sĩ thế giới tái lập đạo bao dung, an lạc của Phật giáo giữa thời đại bạo động và khủng bố ngày nay. Điều mà ba mươi lăm năm qua người Phật tử trong nước không được quyền thực hiện”.

Kính thưa Quí Vị
Thưa các Anh Chị Em

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh của A Lịch Sơn Đại Đế lại được nhắc nhở trong Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2554, mà hình ảnh ấy khơi lại một quá khứ vàng son của Bao Dung và Hòa Bình đưa tới an lạc và hạnh phúc cho suốt miền Trung Cận Đông sau gót giày chinh phạt của A Lịch Sơn Đại Đế, để so sánh với niềm tủi hận của Dân Tộc ta sau ngày 30.4.1975.

A Lịch Sơn Đại Đế là con trai của Vua Philip Đệ Nhị xứ Macedonia (bán đảo Balkan cổ đai) và Công chúa Olimpias xứ Epirot (tây bán đảo Balkan) Ông sinh ra sau thời Đức Phật Nhập Niết Bàn khoảng 200 năm ( 356-323 TCN ), vào năm 20 tuổi kiêu hùng lên ngôi Hoàng Đế mở đầu công cuộc trường chinh vẽ lại bản đồ thế giới. Cả một vùng Trung Cận Đông khói lửa ngập trời dưới gót chân tàn bạo của vị vua chiến thắng. Nhưng sau mỗi chiến công đẫm máu ông lại từng bước trở thành một trong những vị Hoàng Đế vĩ đại nhất trong lịch sử con người.

1/. Ông vĩ đại không phải ông đã làm sụp đổ Đế Quốc Ba Tư rộng lớn (gồm Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, A Phú Hãn và nhiều Quốc Gia vùng Tây Á ngày nay), mà Ông vĩ đại khi Ông quyết định để cho người dân chiến bại được giữ nguyên thân thế, kể cả vua và hoàng hậu Ba Tư. Không những thế, Ông còn cung cấp lương thực, nhà ở, phương tiện và trở thành người bạn tốt của dân tộc bị trị.

2/. Ông vĩ đại không phải Ông đã thiết lập một Đế Chế Hy Lạp quyền uy và bất khả chiến bại, mà Ông vĩ đại vì Ông đã không chấp nhận tư tưởng phân biệt. Giữa đế quốc chiến thắng và vương quốc bị chinh phạt được đối xử công bằng và tôn trọng ngang nhau, khuyến khích một chính sách hợp nhất văn hóa trong tinh thần bao dung và hiểu biết.

3/.Ông vĩ đại không phải vì bao nhiêu thành trì, bao nhiêu vương quốc đã cúi rạp mình dưới vó ngựa trường chinh, mà Ông trở thành vĩ đại khi những thành trì, những vương quốc ấy được Ông chấp nhận cho những quan chức bản địa cai quản cùng với những cựu chiến binh của Ông để lại nhằm bảo tồn những nền văn hóa khác nhau của một vùng mênh mông vừa qua cơn chinh chiến.

4/. Ông vĩ đại không phải Ông đã được tôn sùng như một thánh nhân, mà Ông vĩ đại vì Ông đã biết cúi đầu trước đền thờ các vị thần, biểu tượng thiêng liêng của các dân tộc Trung Á và Tây Á mà Ông đã đi qua.

5/. Ông vĩ đại không phải Ông đã chinh phạt tới khu vực Ấn Độ Hà (Indus) để làm bàn đạp thôn tính toàn cõi Á Châu. Tại đây Ông đã khựng lại trước nền văn minh Phật Giáo rực rỡ do A Dục Vương Đại Đế khai thị. Ông đã quyết định ngừng cuộc chiến chinh, đưa đoàn quân khải hoàn trong bơ phờ mệt mỏi, trở lại Babylon và qua đời ở tuổi 33.

Ông đã trở thành vĩ đại vì dưới gót giày xâm lượt Ông đã mang nền văn minh Hy Lạp từ phương Tây hòa nhập với nền văn minh phương Đông chan hòa dưới Ánh Đạo Vàng Phật Giáo tại vùng đất Gandhara (Pakistan và Afganistan ngày nay) tạo nên một nền văn hóa tổng hợp Bao Dung và Hòa Bình đem lại an lạc và hạnh phúc cho con người kéo dài 8 thế kỷ mà lịch sử văn minh Ấn Độ gọi là nền văn hóa Phật-Hy.

Than ôi ! nguồn an lạc và hạnh phúc ấy đã tiêu điều khi những người Ả Rập Hồi Giáo tấn công lưu vực Ấn Độ Hà vào năm 710 sau công nguyên.

Thưa Quí Vị
Thưa các Anh Chị và các Em

Sở dĩ tôi nói Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2554 của Đức Đại Lão Hòa Thượng Xử Lý Viên Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất LÀ NGUỒN KHAI MỞ TRI GIÁC CHO ĐẢNG CỌNG SẢN VIỆT NAM với mong ước Đảng Cọng Sản Việt Nam hãy nhìn lại chiến thắng của chính mình sau ngày 30.4.1975 :

1/. Trong niềm chiến thắng ấy, nếu Đảng Cọng Sản Việt Nam học được cái vĩ đại thứ nhất của A Lịch Sơn Đại Đế chắc hẳn không có cuộc trả thù dân tộc dưới mỹ từ Học Tập Cải Tạo để bao mái đầu xanh của quân dân cán chính miền Nam trở thành thân tàn ma dại nơi rừng thiêng nước độc với biết bao người mãi mãi không trở về, vợ con họ bị dày ải vào khu Kinh tế mới và có người đã phải bán thân nuôi miệng nuôi con.

2/. Trong niềm chiến thắng ấy, nếu Đảng Cọng Sản Việt Nam học được cái vĩ đại thứ hai của A Lịch Sơn Đại Đế chắc hẳn không có cuộc cải tạo văn hóa miền Nam để bao nhiêu sách vở bị đốt thành tro bụi như thời Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật bị xem là văn hóa phẩm đồi trụy phản động, không những bị tịch thu, cấm lưu hành mà ai lưu hành liền bị bắt bớ tù đày.

3/. Trong niềm chiến thắng ấy, nếu Đảng Cọng Sản Việt Nam học được cái vĩ đại thứ 3 của A Lịch Sơn Đại Đế thì chắc hẳn không có hằng triệu người vượt biên, vượt biển đi tìm mảnh đất tự do, để Biển Đông trở thành nắm mồ chung của bao nhiêu con người xấu số.

4/. Trong niềm chiến thắng ấy, nếu Đảng Cọng Sản Việt Nam học được cái vĩ đại thứ 4 của A Lịch Sơn Đại Đế thì chắc chắn Dân Tộc Việt Nam không chứng kiến cảnh phá chùa đập tượng, san bằng đền miếu tiền nhân, đào bới mồ mả cha ông mà ngày nay vẫn không ngừng tíếp diễn.

5/. Trong niềm kiêu hãnh vì chiến thắng, nếu Đảng Cọng Sản Việt Nam học được cái vĩ đại thứ 5 của A Lịch Sơn Đại Đế, chắc chắn không có cảnh đàn áp Tôn Giáo để biến Tôn Giáo thành công cụ của Đảng góp phần thực hiện chủ nghĩa phi nhân gieo rắc đau thương cho Dân Tộc trong ba phần tư thế kỷ thống trị.

Kính Thưa Quí Vị
Thưa Toàn Thể Anh Chị Em

Dẫu biết rằng A Lịch Sơn Đại Đế đã kết thúc cuộc đời vĩ đại sau 12 ngày mê man bất tỉnh vì sốt rét ác tính, thế nhưng truyền thuyết về cái chết của Ông cũng là một bài học Vô Thường, Vô Ngã cho xã hội đầy dẫy tham nhũng, cửa quyền và đồi trụy hôm nay :

- Ông vĩnh viễn nằm trong quan tài lạnh lẽo nhưng hai bàn tay được để ra ngoài, vung vẫy theo từng nhịp bước để nhắc nhở với chúng sanh : dù uy quyền tuyệt đối, dù cao sang tột đỉnh thì khi giả từ cỏi tạm vẫn ra đi với hai bàn tay trắng mà thôi.

- Những thầy thuốc giỏi nhất của vương triều Hy Lạp đều phải gánh quan tài của Ông để chứng minh rằng không ai có thể vượt qua biển đời sinh tử, vạn vật đều phải nằm trong định luật thành, trụ, hoại, không.

- Vàng, bạc, châu báu của một thời ngang dọc chiến chinh được rải đều trên đường đến nơi an nghỉ cuối cùng để nhắc nhở chúng sanh thực hành bố thí dù Ông không phải là một Phật Tử thuần thành.

Thưa Liệt Quí Vị.

Rất nhiều Anh Chị Em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử quốc nội và hải ngoại đã bày tỏ niềm xúc động mãnh liệt khi đọc Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2554 với sự dẫn nhập đầy ý nghĩa của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế.

Và hôm nay, tôi đối chiếu tinh thần Thông Điệp với thực trạng đau thương của Dân Tộc không ngoài mục đích yêu cầu Đảng Cọng Sản hãy đọc kỹ Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2554 của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vì đó là Nguồn Khai Mở Tri Giác cho Đảng Cọng Sản Việt Nam, xiển dương Lời Kêu Gọi của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thích Huyền Quang :

Hãy lấy ngày 30 tháng 4 làm ngày Sám Hối và Chúc Sinh toàn quốc.
Hãy thực hiện Linh Quyền cho người chết và Nhân Quyền cho người sống
HỒI ĐẦU BỈ NGẠN

NAM MÔ TA BÀ THỊ HIỆN BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Mùa Đản Sinh, Phật Lịch 2554, Canh Dần – 2010
Vụ trưởng
Gia Đình Phật tử Vụ
Gia Đình Phật tử Việt Nam
Nguyên Chánh LÊ CÔNG CẦU



Kính trình :
- Đức Đại Lão Hòa Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.
- Đức Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN.
- TT Tổng Thư Ký VHĐ kính xin chuyển đến PTT/PGQT xin phổ biến.
- VP II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
- HT Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên VHĐ/GHPGVNTN
- Mọi sự lưu hành sau khi được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến./.





Hòa thượng Thích Không Tánh đã được trả tự do sau một giờ bị hành hung và ba giờ câu lưu

2010-05-01 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 1.5.2010 (PTTPGQT) -Sáng nay, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được điện thư của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Xã hội – Từ thiện thuộc Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, từ Saigon gửi sang cho biết công an đã thả Hòa thượng vào lúc 22 giờ hơn cùng ngày (30.4). Sau đây là thư của Hòa thượng cho biết sự tình bắt bớ :

“Nam Mô A Di Đà Phật
“Kính Gs Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế

“Chân thành tri ân và cảm niệm công đức Giáo sư đã thông tri tôi bị công an Phường An Khánh, Quận 2 phối hợp với công an Tp Hồ Chí Minh, tổng cộng trên 50 công can chìm, chận bắt, hành hung và giam giữ tôi.

“Nhờ thông tin báo động của Giáo sư cùng quý thân hữu, công an đã trả tôi về chùa lúc 22 giờ đêm cùng ngày.

“Xin kính trình lên Giáo sư nội dung buổi làm việc, là họ bảo hôm nay ngày lễ gì đó nên cấm không cho tôi đi đâu, lại còn hạch xách đủ điều, và ra lệnh cấm tôi kể từ nay không được phát quà cứu trợ cho các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cùng đồng bào Dân Oan. Công an khẳng định rằng đây là bọn “Người Xấu” tôi không được tiếp tay giúp đỡ.

“Nhiều công an Quận 2 và ông Đại tá công an tên Xuân thuộc sở Công an Tp Hồ Chí Minh cùng làm việc với tôi. Tôi quá sức mệt sau khi bị hành hung hơn một tiếng đồng hồ cho tới lúc họ vất tôi lên xe chở về cơ quan, nên tôi không nói, không trả lời và không chịu ký bất cứ Giấy Cam kết nào cả.

“Tôi nói với ông công an Xuân rằng, nếu tôi vi phạm pháp luật gì thì cứ đưa tôi ra tòa xét xử, lúc đó tôi sẽ nói lên quan điểm và công việc tôi làm. Tóm lại họ giữ tôi từ lúc 18 giờ 30 cho tới hơn 22 giờ mới cho tôi ra về.

“Có 4 Thầy ở chùa Liên Trì ra bênh vực cho tôi trên đường ra phà Thủ Thiêm mong mỏi giải cứu tôi, nên cũng bị công an hành hung dữ tợn với những lời lẽ thiếu văn hóa nếu không nói là côn đồ.

“Hiện tôi bị đau rêm cả mình mẩy và mệt nhọc vô cùng. Xin được kính báo đến Giáo sư liễu tri. Chân thành cám ơn Giáo sư và xin kính trình.

Nay kính,
Thích Không Tánh .
Quê Mẹ • B.P. 60063 • 94472 Boissy S

Hòa thượng Thích Không Tánh bị bắt tại Saigon lúc 18 giờ 30

2010-04-30 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 30.4.2010 (PTTPGQT) - Tin từ Viện Hóa Đạo ở Saigon vừa báo động sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho biết Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Xã hội – Từ thiện thuộc Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa bị công an bắt đi lúc 18 giờ 30 tại bến phà Thủ Thiêm, Quận 2 Saigon.

Chiều hôm nay vào lúc 15 giờ, Hòa thượng Thích Không Tánh rời chùa Liên Trì sang Saigon thăm một vị sư bị đau yếu. Nhưng vừa đi cách xa chùa chừng 200 thước, thì công an đổ đến bao vây. Trong số này bao gồm công an mặc sắc phục, công an mặc thường phục và một bọn thuộc xã hội đen cùng tấn công Hòa thượng, tổng cộng chừng 40 người. Hòa thượng hỏi công an trưng lệnh bắt và vì lý do gì ? Công an không xuất trình, nên Hòa thượng ung dung tiến về phía bến phà Thủ Thiêm đi Saigon. Song công an vẫn theo sát và có những hành động hành hung, khủng bố, khiến Hòa thượng ngất xỉu.

Được đồng bào báo động, các Thầy ở chùa Liên Trì đổ xô ra bảo vệ, muốn cứu Hòa thượng Thích Không Tánh thoát khỏi vòng vây công an và bọn côn đồ xã hội đen. Công an liền phản công, chia nhau vây bổ các Thầy miệng chửi thề tục tĩu rồi cách ly từng Thầy không cho đến gần bảo vệ Hòa thượng.

Dằn co cho đến 18 giờ 30 thì công an thành công nắm áo Hòa thượng Thích Không Tánh “vất” lên xe ta xi chạy vút. Không biết áp tải về đâu.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin báo động với công luận quốc tế và Hội đồng Nhân quyền LHQ về hành động phi pháp, bắt người giữa ban ngày không lý do của nhà cầm quyền cộng sản, để kíp thời can thiệp.





Quê Mẹ • B.P. 60063 • 94472 Boiss

NGÀY PHẬT ĐẢN TRÊN THẾ GIỚI

*


Những “highlights” của Lễ Phật Đản 2554 trên toàn cầu
May 29, 2010
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Cali Today News – Phật Đản năm nay được tổ chức mạnh mẽ trên khắp toàn cầu. Dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu nhất:

1. 40 ngàn Phật tử Đài Loan cầu nguyện trong ánh nến

Đài Loan là quốc gia có đông đảo Phật tử và phong trào Phật tử ở đảo quốc này rất mạnh. Trong buổi lễ mừng Phật Đản năm nay, có đến 40 ngàn Phật tử cầm nến cầu nguyện ở khu vực trước Đài Tưởng Niệm Tưởng Giới Thạch. Buổi lễ long trọng và thiêng liêng này diễn ra vào ngày chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010 tại thủ đô Đài Bắc. Theo truyền thống Phật giáo vùng Đông Á, Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch.

2. Lễ Hội Phật Đản lớn nhất thế giới

Có thể nói chỉ một nơi duy nhất đã vượt qua Đài Loan nói trên về số lượng người tham dự Lễ Phật Đản năm nay là Nam Hàn. Hàng năm, Phật giáo Nam Hàn, nhất là giáo phái Tào Khê, giáo phái Phật giáo hùng mạnh nhất Nam Hàn, đã tổ chức Lễ Hội Đèn Lồng hình cánh hoa sen (Lotus Lantern Festival) để mừng lễ Phật Đản.
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP


Có tới 50 ngàn người (trong đó có trên 10 ngàn người ngoại quốc) tham dự diễn hành tôn giáo văn hóa trên những đường phố Seoul, và trên nửa triệu người đứng xem dọc hai bên đường. Số tăng ni từ 280 ngôi chùa đã không chỉ tổ chức lễ Phật Đản tại chùa địa phương của mình mà còn kéo về thủ đô Seoul để tham dự ngày Hội mừng Phật đản sanh lớn nhất hành tinh.

Lễ Hội Đèn Lồng hình cánh hoa sen (Lotus Lantern Festival) để mừng lễ Phật Đản tại Seoul được đánh giá là lễ hội ngoài trời quy mô nhất của đất nước này.

Tu sĩ và Phật tử nhiều nước như Nepal, Thái Lan, Cam Bốt, Sri Lanka, Đài Loan, Mông Cổ và Tây Tạng,… cũng đã về đây tham dự lễ hội này. Họ đã biến Seoul thành biển sáng lồng đèn lung linh, đủ màu sắc lễ hội tôn giáo và văn hóa. Phật giáo du nhập vào Nam Hàn vào năm 371 trước công nguyên, và trong suốt 1 ngàn năm qua, lễ hội mừng Phật Đản ngoài trời như trên đã được duy trì thành truyền thống hàng năm.
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Chính vì sự tập trung đông đảo nhất và thu hút mạnh nhất sự chú ý của công chúng Nam Hàn, nên các lãnh tụ dù là đảng cầm quyền hay đảng đối lập đều tham dự và chúc mừng Phật Đản,…


Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP


3. Bảo tháp Borobudur tại Magelan ở Indonesia đón mừng Phật Đản

Bảo tháp Borobudur được xem là bảo tháp Phật giáo cổ, lớn nhất thế giới, giàu tính chất tôn giáo nghệ thuật nhất. TT Obama cũng sẽ viếng Bảo tháp Borobudur khi ông đến thăm Indonesia trong thời gian tới.

Lễ Phật Đản diễn ra nơi đây với nhiều sinh hoạt như chư tăng cầu nguyện, rước đèn lồng,…

Tuy là Indonesia là quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hồi, thế nhưng, trong thời gian qua, Phật giáo bắt đầu phát triển ở đây.

Không chỉ có khu Bảo Tháp nổi danh thế giới Borobudur, mà nhiều nơi ở Indonesia còn có những khu tượng tích nổi tiếng như tượng Phật nhập niết bàn tại một ngôi chùa ở Batu, vùng Đông Java như trong tấm ảnh này. Nhiều tăng sĩ và Phật tử đến đãnh lễ và cầu nguyện nơi đây trong mùa Phật Đản.

(Sẽ cập nhật tiếp)








Page 1 of 1

Viet Nguyen

HCD *KHOA HỌC & PHẬT GIÁO

*



Ngành Khoa Học String Theory Và Phật Giáo Gặp Nhau
HCD (dhuynh17@socal.rr.com)
Kính thưa quí bạn,
Nhân ngày Phật Đản gặp duyên may đọc được tin về nhà khoa học Brian Greene mượn lý thuyết dây (string theory) đưa ra viễn cảnh vạn pháp sinh ra do holograms chiếu từ thế giới 2 chiều, tôi viết mấy lời bàn cho vui cùng chư bằng hữu. Một ngành khoa học khá còn non trẻ và đạo Phật tình cờ gặp nhau thật là lý thú. Vì có nhiều từ ngữ cần hiểu chính xác, nếu có đọc xin quí bạn đọc chậm chậm, hiểu sai thì sẽ cho HCD tôi nói xàm. Bài nầy tuy lời rất ít nhưng nói lên nhiều thứ lắm, các bạn tinh ý sẽ thấy.

Tin AP (ngày
29-May-2010) nói rằng nhà khoa học về lý thuyết dây (string theorist) Brian Greene đưa ra bối cảnh chúng ta và thế giới chung quanh ta (nhà Phật gọi là vạn pháp) thật ra là hình chiếu holograms từ thế giới hai chiều. Hình chụp bản tin nằm dưới cùng. Thưa đây không phải là lời nói suông mà là chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về môn string theory. Tiếng Anh gọi họ là những nhà “string theorist”. Môn nầy dựa vào nền tảng toán học rất phức tạp mà người thường khó hiểu được. Bản tin có tựa đề là “What if we’re holograms?”, chuyện gì xãy ra nếu chúng ta là “ảo ảnh”. Bản tin làm tôi nhớ câu “vạn pháp do tâm sinh” của nhà Phật và chuyện sắc không của Bát Nhã Tâm Kinh.

Nhà khoa học Brian Greene nói mọi vật kể cả chúng ta là con người có thể là hình chiếu holograms, nếu “tắt đèn chiếu” đi thì mọi vật sẽ biến mất. Hình holograms là hình nổi, các bạn vào bảo tàng viện có khi gặp. Người hay vật hiện ngờ ngờ 3 chiều (3-D) trước mắt các bạn nhưng không có thật, sờ tay vào không đụng được vật đang nhìn thấy. Nếu người ta tắt máy chiếu đi thì vật đang thấy biến mất. Hình holograms khác với các movie Imax 3-D mà đôi khi các bạn thấy chiếu trong rạp. Nhắc lại theo vật lý lý thuyết thì có không gian 1 chiều, có không gian 2 chiều, có không gian 3 chiều (chúng ta đang sống) không gian 4 chiều, 5 chiều vân vân.


Với thiền sư thì như sau:
Bóng trúc quét sân trần chẳng động,
Vầng trăng xuyên biển nước không xao.
Hoè An Quốc Ngữ
Bóng cây trúc rọi xuống quét quét trên mặt đất, bụi chẳng bay lên như khi chúng ta cầm chổi quét. Theo thiền sư thì vạn vật vốn là không như bóng trúc quét trên sân.
Nhưng với nhà khoa học Brian Greene thì tuy vạn vật là hình ảo holograms nhưng chúng ta chạm vào thấy có thật. Cái bàn, cái TV, cái computer nằm trước mắt chúng ta tuy là holograms nhưng chúng ta chạm vào và cảm thấy nó là thật. Tại sao? Thưa nhà khoa học Brian Greene đi xa hơn tí nữa, đó là trí óc nhận biết, “cái tâm” của chúng ta, của muôn loài cũng do holograms tạo ra. Và đó là lý do tại sao mọi vật với chúng ta là có thật 100%. Cái lý thú ở đây là lý thuyết của nhà khoa học Brian Greene lại đúng y bong cái câu vạn pháp do tâm sinh. Mọi vật đâu có thật (vì nó là holograms), nhưng sờ thấy, ngưởi thấy, nghe thấy... y như thật là tại cái tâm cũng do holograms tạo ra.

Nếu tới đây mà tôi dừng lại không nói chi nữa thì hay quá, nhưng ăn ở phài có thuỷ có chung nên đành nói tiếp. Với Brian Greene tắt đèn chiếu thì mất hết, trở thành không hết trơn, không có chi cả, vạn pháp không còn chi cả, tất cả biến mất, trở thành không, hoàn toàn là không (chữ không ở đây không phải hư không đâu nghe). Nếu được như vậy thì hay biết mấy, đạo Phật cũng muốn đi vào chỗ vô sanh mà. Nhưng... nhưng quí vị Phật tử, quí Sư quí Ni nhất định không chịu. Nhất định không chịu biến mất, nhất định phải còn cái gì đó. Thưa quí bạn, cái không chịu sinh không chịu tử được thiền sư Đông Độ gọi là “bản lai diện mục”, còn gọi là chân tâm, là Vô Vị chân nhân, là cái “sống mũi”, còn gọi là Phật tánh, còn gọi là tánh giác... là hòn ngọc quí mà các bạn thấy tượng Bồ Tất Địa Tạng cầm trên tay. Đó là cái khác nhau giữa lý thuyết dây (string theory) và Đông Độ thiền sư và một số Phật tử ngày nay.

Vì lẽ nầy nên nhiều vị Phật tử mong tu để
được một cái gì thì sai quá cở (thợ mộc). Sai là sao? Thưa khi chúng ta đi ngoài đường tình cờ lượm được viên ngọc hay lượm được tờ giấy bạc $20 thì chúng ta mới bảo là được. Còn như viên ngọc đó hay tờ giấy bạc đó nằm sẳn trong túi, một ngày kia tình cờ chúng ta khám phá ra thì chúng ta đâu có bảo là được. Nó đã là của chúng ta từ ngàn xưa rồi đâu phải lượm được.

Tôi hỏi quí vị Phật tử lở đọc mấy hàng nầy trả lời thật bụng coi khi quí vị tu, quí vị có mong
được một cái gì không. Tu mà cầu mong từ bên ngoài, theo đạo Phật là ngoại đạo (khoan, bà con chớ hiều lầm, chữ ngoại đạo trong nhà Phật không có nghĩa là những tôn giáo khác ngoài đạo Phật, thí dụ như là đạo Bà La Môn, đạo Chúa, đạo Hồi đâu). Các bạn của tôi ơi, nếu có forward cái email nầy thì xin đừng có tô màu thêm nghe, tô màu sai chỗ đọc không hiểu đâu, ai đó đọc sẽ tưởng tôi là kẻ nói xàm.

Cũng vì lẽ đó nên quí vị thiền sư Đông Độ nói rằng tu để giác ngộ. Giác ngộ là sao? Là để tâm lắng xuống, để tịnh tâm. Khi tâm đủ tịnh rồi thì cái chân tâm hiện ra, tức là thấy được Phật tánh ngay của chính mình, thấy được bản lai diện mục, hay thấy được Vô Vị chân nhân. Không có chữ được nơi đây. Theo thiền sư thì mỗi chúng sinh đều có Phật tánh, chỉ có cái tâm còn vọng động còn lăng xăng nên chúng sinh không nhìn thấy Phật tánh mà thôi.

Các bạn nhớ lại coi Phật Thích Ca Mâu Ni có bao giờ nói chúng sinh tu để được cái gì không. Thưa không, ông Phật không nói tu để
được cái gì cả.

Cho nên Bát Nhã Tâm Kinh có câu:
Vô trí diệc
vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Nghĩa là tu không để được cái gì cả.

Đi lạc đề rồi, Brian Greene nói tắt đèn chiếu vạn pháp biến mất. Ngược lại đa số Phật tử chưa ưng điều nầy, mất hết uổng quá phải không? Đố quí bạn chử uổng nằm trong điều nào trong ba điều Sân Si và Tham? Nói thêm để vài bằng hữu “ngoại đạo” không lầm là chữ Phật tử không có nghĩa là con ông Phật, mà chữ Phật ở đây phiên âm chữ Trung Hoa, chữ Trung Hoa lại phiên âm từ chữ Phạn đọc là “Bút đa” (Buddha). Chữ Buddha có nghĩa là người giác ngộ (giác giả). Do vậy chữ Phật tử có nghĩa là con của người giác ngộ. Khổ quá chữ giác ngộ trong nhà Phật lại
không có cái nghĩa trần tục mà chúng ta thường xài ngày nay. Nói sao cho vừa.

Đáng lý tôi viết dài hơn, nhưng có thể đề tài nhàm chán với nhiều vị nên tạm ngưng nơi đây. Sự hiểu biết của tôi về đạo Phật rất nông cạn, tôi không phải là một Phật tử, mà sự hiểu biết của tôi về lý thuyết dây lại còn quá ít nên chỉ gợi ý cho vui thôi, còn phần chi tiết dành lại cho những vị thiện tru thức thức. HCD(
30-May-2010).

Khoan đã, để tôi hỏi bạn HCD một câu
. Nhớ mới đây bạn viết vớ vẫn về những tấm ảnh hoa mạn đà la làm cho một số người ưng bụng và một số người không đồng ý, sao hôm nay tôi thấy bàng bạc đâu đó cái tinh thần đùa cợt chọc ghẹo trong bài viết về khoa học và Phật giáo khá đúng đắn nầy vậy.
Thưa biết nói sao cho vừa. Nhớ hôm trước có bạn tức quá hỏi tôi nếu nói do thời tiết mà chụp thành hình có hoa mạn đà la thì tại sao chụp trong chánh điện, đâu có mưa gió, đâu có tuyết băng mà cũng được nhiều tấm ảnh có hoa mạn đà la trong đó.
Mới nghe có lý quá phải không, nhưng câu trả lời dễ ợt đó là vạn pháp do tâm sinh. Vậy là sao, thưa cái “tâm” nằm ngay trong máy ảnh hư. Là sao. Thưa cái máy ảnh đó có cái tâm vọng động thì đi đến nơi đâu nó cũng thấy hình hoa mạn đà la hết. Là sao? Thưa tôi thí dụ rằng trên ống kính nó dính một số vết lem vết bụi vết trầy thì chụp ban đêm chụp chỗ tối bất cứ nơi đâu đều thấy hoa mạn đà la hết. Từ “tâm” cái máy ảnh so với con tâm con người nhìn thấy hoa mạn đà la đâu xa phải không quí bạn.
---------------------------------
Đây là định nghĩa sơ về string theory (tôi cóp của thiên hạ)


Lý thuyết dây là một thuyết hấp dẫn lượng tử, được xây dựng với mục đích thống nhất tất cả các hạt cơ bản cùng các lực cơ bản của tự nhiên, ngay cả lực hấp dẫn. Các nhà vật lý lý thuyết hiện đại đặt rất nhiều hy vọng vào lý thuyết này vì nó có thể giải quyết được những câu hỏi như tính đối xứng của tự nhiên, hiệu ứng lượng tử tại các lỗ đen (black hole), cũng như tại các điểm kỳ dị, sự tồn tại và phá vỡ siêu đối xứng... Nó đồng thời cũng mở ra những tia sáng mới cho cơ học lượng tử, không gian và thời gian. Trong lý thuyết dây, tất cả các lực và các hạt được miêu tả theo một lối hình học phong nhã, như ước mơ của Einstein về việc thiết lập vạn vật từ khung hình học của không-thời gian.
Và đây là tấm ảnh lấy phần đầu bản tin:

 

 

No comments:

Post a Comment