LÊ THÁNH TÔNG * THẬP GIỚI CÔ HỒN QUỐC NGỮ VĂN
THẬP GIỚI CÔ HỒN QUỐC NGỮ VĂN
NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tập và chú giải
sưu tập và chú giải
Riêng xét vầy (1):
Ngựa cửa sổ (2), kiến đầu cành (3), xem ngày tháng dễ qua thoăn thoắt,
Bọt ghềnh sóng (4), vờ (5) mặt nước, tựa thân người kiếp biến mờ mờ (6).
Cổ tới nhẫn (7) kim,
Sinh thì có hóa.
Ấy vậy:
Hồn là thần, phách là quỷ;
No nên bụt, đói nên ma.
Khó lẫn (8) sang, mặt cả (9) khác nhau,
Đói cùng rách, lòng thì cũng vậy.
Kìa Khổng tử ách nơi Trần Thái (10), mặt đã rầu rầu.
Nọ Lương Vũ khốn thuở Đài Thành (11), dạ đà ngằm ngặp.
Tín có thuở lượm tay Phiếu mẫu (12),
Bá từng phen hổ mặt Đồ lê (13).
Tô lang nằm lỗ giá ăn sương (14), ruột sầu rười rượi;
Châu Dị thấy hột cơm bám má (15), lòng tiếc ngùi ngùi.
Ấy hay những đấng anh hùng
Phải cơ khát đoái chi liêm sỉ.
Huống chi cô hồn bay
Thác sinh (16) trần thế
Chịu khí âm dương,
Có quân tử, có tiểu nhân, chẳng cùng một đấng;
Trọng phong quang, trọng nghề nghiệp, tới phút mười loài.
Ai ai đổi lấy lòng phàm,
Khăn khắn (17) cùng thì nghe giới.
THỨ NHẤT GIỚI THIỀN TĂNG RẰNG:
Chịu giáo Thích Ca,
Thìn lòng trì giới.
Nhuộm sa vàng màu tươi bóng cải (18),
Sơn thác (19) đỏ thức chuốt trái bầu.
Mũ tì lư (20) rập tăm tắp vỏ dừa, đội khi hầu nắng,
Gậy tích trượng (21) chỉn lô nhô đốt trúc, chống thuở còn sương.
Lần sổ châu (22) chuốt hạt kim cương,
Quét đôi guốc dạo non Linh Thứu.
Kinh Pháp Hoa giảng đã mưa sùng sục, đượm áo nạp đùng đùng;
Phiến bối diệp (23) tụng thổi gió hiu hiu, quạt lòng trần thẩy thẩy.
Già lẫn chiền (24) là nơi ăn ở,
Khói cùng mây, ấy chốn láng giềng.
Hái củi quế tiên trà(25), khủng khỉnh một bình, một bát,
Nằm am mây tắm suối, nghêu ngao nửa bụt nửa tiên,
Nâu từ bi kín nước (26) tưới hoa,
Ngồi thiền định thiêu hương chúc thánh.
(Ngỡ) là ba ngàn cung Đâu suất, được thoát thai phàm,
Chẳng cốc (27) mười hai cửa Phong Đô (28), gây nên mộng họa.
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng chưa sạch mọi lòng nhẫn nhục,
Thách cho phải chịu khó diệt đoạn tân toan.
Kệ than rằng:
Một bình, một bát, một cà sa,
Náu ở chiền già làm cửa nhà.
Kinh đã ngọc lâu hương lọn triện (29),
Định lui thiền viện bụng say hoa.
Tấm thân rửa sạch quê hà hữu, (30)
Giới hạnh vâng đời giáo Thích Ca,
Nói những thiên đường cùng địa ngục,
Pháp sao chẳng độ được mình ta?
THỨ HAI GIỚI ĐẠO SĨ RẰNG
Vốn con bách tính
Vâng phép tam thanh (31).
Xem đạo phái (32) lau sáng bằng gương
Đọc chân kinh (33) dẻo dang tựa lạt.
Cặp thêu xưởng vẽ, chòi tinh đẩu choáng con sâu,
Chuông động, khánh thôi,điệu cung thương vang cái dế.
Há những sẵn bề khoa níp (34),
Lại hay ngõ thuở tri hành.
Chân bộ Thiên cương (35), dường chín phượng xưa bay cợt gió,
Miệng phun tĩnh thủy (36), tựa năm rồng mới xuống làm mưa.
Đội hoàng quan (37), cài nhặt nhặt trâm ngà,
Tuyên thanh từ (38), cúi lom khom cửa ngọc.
Có thuở mượn oai Chân Vũ (39), lên Huyền Đàn (40), cỡi được hùm đen,
Có khi học phép Sơ Bình (41), quát bạch thạch biến thành dê bạc.
Chăm chắm chức Thần tiêu (42), Lôi phủ (43),
Lân la áng Ngọc nữ, Kim Đồng (44)
Ngỡ là lò đan dược thuốc màu, xương phàm thoảng nhẹ.
Chẳng cốc quê hắc tham (45) đêm vắng, hồn bướm thoắt bay.
Hỡi ơi,
Kệ than rằng:
Tổn công ngày tháng luyện đan sa,
Phương sĩ tìm chơi để lễ (46) nhà.
Triều đẩu hùng hùng chân bước nguyệt,
Bộ hư (47) văng vẳng tiếng tan hoa.
Ngọc thanh mê tỉnh chưa đi đến,
Giới lộ (48) hoàn hồn xảy lại ca.
Đội lốt Thiên tôn (49) đi độ thế,
Độ người ai kẻ độ mình ta?
THỨ BA GIỚI QUAN LIÊU RẰNG
Mừng hội công danh,
Đua tài văn võ.
Chễm chện áo dài, đai rộng
Nghênh ngàng đòng cả, mác dài (50).
Xe kin kít, ngựa nhanh nhanh, dạo cáng tía bội bội đỏ
Áo phê phê, khăn đội đội, che dù đen ngăn ngắt xanh.
Chen vai ngõ mận tường đào,
Nối gót đài loan các phụng.
Có kẻ đội điêu thuyền (51) nhẵn mặt,
Có người vận giải trãi (52) ngang ngang.
Trông trời Nghiêu năm thức hồng vân, xem thể thiên nhai lồ lộ,
Rợp sân Hán đôi hàng ngọc duẫn (53) đứng bày triều sĩ đùn đùn.
Có kẻ vâng chén ngọc đền rồng
Có kẻ giắt trâm ngà tóc phượng.
Vào thì làm rường làm cột, khoẻ chống miếu đường.
Ra thì nên ải nên thành, bền che phiên trấn.
Vinh hoa lợp thế,
Công nghiệp hơn người.
Ngỡ là lý sương dẫm thuở giá bền (54), bể triều quan vượt khỏi,
Chẳng cốc trường phú quý tan khi mây nổi, thân ảo hóa khôn cầm.
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng béo nghĩ gầy người
Thác cho phải đói ăn khát uống.
Kệ than rằng:
Điêu đang ngan ngát áo hồng sa,
Mừng chịu ơn phong xuống tới nhà.
Tán rợp bóng hòe che mặt ngọc,
Hương ngừng dặm liễu đượm hài hoa.
Tiệc vầy la ỷ (55) ngồi sum họp,
Nhạc vỗ cầm tranh (56) tiếng dõi ca.
Phú quý nhìn xa yêu hết tấc,
Máy nghèo (57) sao khéo hãm người ta!
THỨ BỐN GIỚI NHO SĨ RẰNG
Ham thói nho phong
Mến nghề cử tử.
Cơm áo nhờ ơn cha mẹ,
Đêm ngày đọc sách thánh hiền.
Củi quế gạo châu (58), kham khổ nằm chưng trường ốc,
Song huỳnh án tuyết (59), dùi mài mến nghiệp thi thư.
Giấy làm ruộng, bút làm cày,
Hôm xem Kinh, mai xem Sử.
Trướng Mã Dung (60), màn Đổng Trọng (61), lạnh lùng nào quản tuyết sương.
Đèn Hàn tử ( 62), gối Ôn công ( 63), thức nhắp ( 64) chẳng lìa nhật dạ.
Lặn lội rừng Nho biển học,
Ngâm nga ý Khổng, lòng Châu (65),
Công đăng hỏa (66) đã dày,
Tài văn chương càng nhọn.
Lè lưỡi nuốt chằm Vân Mộng (67), cách nương long (68) dư ngàn đội giáp binh,
Chép miệng luận sự Tôn Ngô ( 69), rủ tay áo năm bảy phen thao lược.
Đứng tao đàn (70) gióng cờ nghe trống.
Đến từ tường (71) ngang thiết cầm thương.
Tuyết Bá Ngạn (72), hoa Đỗ Lăng (73), chẳng câu chẳng lạ.
Thiếp Lan Đình (74), tập Liên Xã ( 75), mọi nét mọi màu.
Thơ ngâm quỷ khốc thần sầu,
Khúc ngợi (76) non cao, nước chảy ( 77).
Buột miệng nuốt châu nhả ngọc,
Dang tay dơ cức (78) bắn dương (79).
Sách đối đan trì (80) văn choi chói trên bà ngựa.
Tên bày Kim bảng (81) tiếng ầm ầm dưới đất bằng.
Ruổi dặm dài quyết chí côn bằng (82)
Giúp đời trị mừng điềm lân phượng (83)
Ngỡ là bể Doanh Châu, non Bồng Đảo (84), mình được hóa tiên.
Chẳng cốc quê hoàng nhưỡng (85), núi Bắc mang (86) thân đà nên quỷ.
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng bàn bạc sự người (87)
Thác cho phải phiêu lưu đòi chốn.
Kệ than rằng:
Kềnh kềnh áo bả (88), lẫn khăn sa,
Trường ốc hôm mai để lẫy (89) nhà.
Lạnh lẽo dường thu (90) như án tuyết,
Nắng sương mấy phát rộn hài hoa.
Tài cao hơn nữa Công Tôn Sách (91),
Sự thịnh còn truyền Nịnh Thích ca (92)
Bút mực chẳng quên bền chí cũ,
Lộc cao sao khéo lỡ người ta?
THỨ NĂM GIỚI THIÊN VĂN ĐỊA LÝ RẰNGBiết sự thiên văn,
Thông đường địa lý.
Bày đặt tháng ngày làm cục,
Vẽ vời non nước nên đồ.
Suy vần ngọc khuyển, kim kê (93), bằng tên bắn đụn,
Làu sạch thanh long, bạch hổ (94), tựa gỏi rửa bè.
Đã tính phép ngươi Tăng (95), ngươi Dương (96),
Lại ngỏ số ông Chu, ông Thiệu (97).
Dồn cửu cung, bát quái (98) , vào một nắm tay,
Làu vạn thủy thiên sơn, trước đôi con mắt.
Lừa lọc lục nhâm tẩu mã (99),
Tỏ tường tứ thú giao cầm (100).
Đặt địa bàn (101) kim dõi nam châm, biết phương chỉ nhâm, chỉ bính.
Xem thiên tượng chuôi vần Bắc Đẩu, hay tháng kiến tí, kiến dần (102).
Khen huyệt lành: long đái ấn hổ phụ tinh (103),
Chê đất xấu: quy tàng hình ( 104), phượng chiết dực (105).
Chống gậy lụi bịt sắt, dầu đã lép thau,
Đo thước trúc, mò gang tay phân làm tấc.
Lựa đồng hồ, khắc hay dài vắn,
Xoay trắc ảnh (106), bóng biết thấp cao.
Những mong Quách Phác ( 107) tầm long, hàm rồng hẳn được,
Chẳng cốc Trang Chu (108) hóa điệp, hồn bướm thoát bay.
Hỡi ôi,
Sống bởi chưng tiết lộ thiên cơ,
Thác cho phải trầm luân địa ngục.
Kệ than rằng:
Từng luân thiên đệ lẫn long sa,
Điểm huyệt tầm long khắp mọi nhà.
Dạo đòi phương, chân đạp tuyết,
Trông tầm khí, mặt xẩy hoa.
Long bàn hổ cứ xem nhiều thế,
Vận thịnh thời suy đọc mọi ca.
Những nói dữ lành rằng bởi đất,
Đất nào hay cãi ngược người ta?
THỨ SÁU GIỚI LƯƠNG Y RẰNG
Nghiền nghĩ Y thư
Nỏ nang phương dược.
Khắp tiên phố (109) mọi cây , mọi cỏ,
Lảu Tụ trân ( 110) nhiều nẻo nhiều phương.
Vị phụ tử, đinh,hồi, thơm nữa hương ngừng ngoài mũi.
Tay quân thần, tá, sứ thuộc bằng cháo chín trong lòng.
Chẩn mạch biết tử sinh,
Nghiệm chứng hay thọ yểu.
Cối đâm thuốc, chày còn đốp đốp, lèn dỡn bóng trăng soi (111),
Bếp tiên trà, bọt mới xèo xèo, hầu lên tăm sắt(112).
Phương liệu hay gia, hay giảm,
Mặt điêu hoặc tán, hoặc tiên (113).
Rây bắc dược bột đầy sàng,
Thái nam đan dao tựa nước.
Hai mớ xà sàng, một nắm ké, cứu kẻ trúng phong,
Nửa bó phượng vì, ba lát gừng, giúp người hạ lị.
Mạch chín hậu (114) xem chẳng có sai.
Ngải ba năm chỉn là cực hiệu.
Có ngày giăng túi An kỳ sinh ( 115) , hỏi sự thần tiên bao nả?
Có thuở giắt tay Xích Tùng Tử ( 116) , tìm phương tịch cốc dường nào!
Ngỡ là được mỗ chén tràng sinh
Chẳng cốc một mai đoản mạnh.
Hỡi ơi!
Sống bởi chưng gia giảm lỗi phương,
Thác cho phải cơ hàn đòi chốn.
Kệ than rằng:
Ngưu hoàng, long não lẫn thần sa,
Mật kín, phương mầu tích để nhà.
Châm chính ngỏ hay nơi mạch lạc,
Thuốc dùng nghiệm biết chốn tinh hoa.
Tụ trân học lảu thông nhiều chứng,
Hoà thúc (117) phương mầu thuộc mọi ca.
Cao thấp ai ai đều giúp được,
Giúp người sao chẳng giúp mình ta?
THỨ BẢY GIỚI TƯỚNG QUÂN
Lảu hay ba kế (118)
Gồm lọn năm tài (119).
Miệng thèm thuồng giương ( trương ) dạ nuốt trâu (120),
Chí hăm hở dang tay bắn vượn.
Hay mưu hay địch,
Có dũng có oai.
Ngọn cờ xanh mở gió cuốn mây, phất qua doanh Liễu (121),
Mũi thương bạc tôi sương mài gió, chỏ ( trỏ) tới ải Du (122),
Có kẻ vây cánh tựa ngạc, tựa bằng,
Có kẻ nanh vuốt bằng hùng, bằng hổ.
Cật những dầm sương dãi nắng, nổi phỏng tựa bánh cong (123).
Mình hằng lặn suối trèo non, xem trời bằng lá má (124).
Hiểm nghèo trải thấy,
Khó nhọc từng quen.
Hoặc có kẻ đánh nội, đánh thành,
Hoặc có kẻ đem binh đem sĩ,
Vào hàng trận xông pha mấy phát, mình ngại chi cầm thuẫn (125) cầm đòng.
Nằm sa trường lạnh lẽo nhiều thu, tai hằng mãi tiếng kèn, tiếng giốc (126).
Mải chực thành bền ải kín,
Nào hay tháng trọn ngày qua.
Thề lòng trả nợ quân vương, trỏ trời vạch đất,
Hết sức say nghề chiến phạt, vì nước quên nhà.
Non Thiên Sơn ( 127) mong thuở treo cung,
Sóng Giang Hán (128) chờ ngày rửa mác.
Những dốc tạc danh kim quỹ ( 129), truyền để ngàn thu,
Nào ngờ tỉnh giấc hoàng lương (130), xảy ra mỗ (131) phút.
Hỡi ơi!
Sống bởi chưng cậy sức anh hùng,
Thác cho phải nên thân cơ ( 132) khát.
Kệ than rằng:
Chiến trường ngần ngật khí phong sa,
Đứt ruột đòi phen thuở nhớ nhà.
Tin tuyệt ngày chầy nhàn (133) tử tái,
Sầu tuôn đêm vắng giốc ( dốc) mai hoa.
Trông sông Ngân Hán ba canh nguyệt,
Gõ mái lâu thuyền một tiếng ca.
Ngoài ải Hung Nô mừng dẹp hết,
Công nên nào bõ thác người ta (134).
THỨ TÁM GIỚI HOA NƯƠNG RẰNGBiếng việc nữ công,
Muốn bề nhan sắc.
Dồi dẽ mi quang mặt phấn,
Sắm lo bên(135) lục má hồng.
Răng đen cười hé nguyệt nga, lác ngờ hột đỗ,
Trán rộng vạch ngang vân trận (136), mẽ tựa hoa mai.
Nụ vàng (137) giắt "pha ngữ" (138) hạt trai,
Quạt ngọc điểm đồi mồi xương vích(139)
Biếc búp dong, tía rọc dáy, yếm chéo cánh, cạnh thêu,
Lục cổ vẹt, đỏ tiết dê, xống ( 140) giang chân, thắt đáy,
Tiếng thót ẻo à, ẽo ợt,
Nết làm chuộng quý, chuộng thanh.
Say mây mưa bàn tán mấy cơn, đón nhân tình bằng mèo thấy mỡ,
Đắm trăng gió lân la đòi đoạn, mệt thế sự tựa kiến sa dầu.
Chốc mòng (141) quán Sở lầu Tần (142),
Chấp chới ả Diêu, nàng Ngụy (143).
Quấn quít sự anh, sự ả.
Dập dìu tin bướm, tin ong.
Làm bạn gửi, lấy chồng quyền (144), xụt xịt rằng tôi thương, tôi thảm,
Đưa người lâu (145), rước khách mới, bẻo lẻo chào anh ngược anh xuôi.
Ấy đấng thanh tân,
Này loài thô tục.
Đầu quấn tóc rễ, tấp tểnh phố đắm nguyệt say hoa;
Gót dỉ chân chì, đủng đỉnh muốn mua hài chác ( 146) hán.
Đi ngoay ngoảy dường đầu rối hát,
Dồi nhếch nhác tựa mặt ma trơi.
Song viết ( 147) liền tay, gương lờ (148) non ánh,
Hôm mai họp mặt, nội ( 149) cỏ vườn lau.
Khoe nết thế xem đã dị kỳ,
Ăn lận (150) tính người quen bôi bác.
Ân ái vờ, nhân nghĩa cây vối (151), châu đã đầm đầm,
Nước mắt gừng, tâm sự xôi chiêm (152), suối đà lã chã.
Miệng thốt cười cợt nhợt
Dạ biến đổi tơi bời.
Ngỡ là hoa khoe tốt, nguyệt khoe thanh, sự lẫn lòng nhiều khi đún đởn ( 153),
Chẳng cốc châu dễ chìm, ngọc dễ nát, hồn cùng vía một phút rụng rời.
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng dỗ bạc, dỗ tiền,
Thác cho phải xin ăn, xin uống.
Kệ than rằng:
Nức khí thiên hương áo nhẹ sa,
Làng nam, ngõ bắc thiếu nơi nhà.
Đành màu lụa mặc hòng mua phấn,
Ngắt đống tiền ăn để chác hoa.
Lẩn thẩn chẳng thương thân ảo hóa,
Chốc mòng những mải sự giao ca.
Tiếc xuân khôn tiếc, tiếc chăng được,
Ngày tháng ai hầu kẻ đợi ta?
THỨ CHÍN GIỚI THƯƠNG CỔ RẰNG
Họp bạn khách thương,
Làm hàng thị tứ.
Dạo khắp sơn xuyên dã huyện,
Thông thâu hồ hải giang khê,
Chác được cá tươi, họp chúng ăn đòi chiều chợ,
Chờ khi nước cả, gác chèo nằm hóng cửa kênh.
Xuôi giòng ngang, thổi địch ca trăng,
Vượt biển cả kéo buồm xem gió.
Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bị hồ tiêu,
thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vơi then;
Lụa ngũ sắc, vải tam lăng, vóc tố lĩnh, bả cẩm chiên,
quyến Thục, giấy Ngô, phố năm gian chất hầu đẫy nóc.
Toàn những vật yêu, vật lạ,
It nhiều của quý của thanh.
Qua ải buôn cấm vật đem về, ngọc hột trai, châu cửu khúc (154),
Tới chợ lẻ thăng bằng hòa rặc, bạc chân rết, vàng thập thành (155).
Đặt điều nói thuận nhân tình,
Mắt rẻ bán đòi thời giá.
Tính thua được có anh, có ả;
Ước rẻ rúng, một cái một con.
Được thì hớn hở vui cười, mạnh bà cầm rỗ;(156)
Thua thì âm thầm than tiếc, trách kẻ thầy dùi (157).
Mạt bán cầm, ế bán buôn;
Lấy món hơn, bù món thiệt,
Những ước bền nghề thương cổ, nước tuôn cửa lợi chẳng cùng;
Nào ngờ kíp gối Hàm Đan (158), mơ giải giấc xuân nồng xảy tỉnh.
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng ăn lãi, ăn lời,
Thác cho phải xin ăn, xin uống.
Kệ than rằng:
Đêm ngày đau đáu nỗi tràng sa,
Của cải đem về để chật nhà.
Lòng mối (159) tính toan đưòng vặt vãnh.
Lưỡi lằn (160) khéo léo thốt văn hoa.
Của phi nghĩa làm nên lợp (161) nước,
Lòng bất nhân truyền để làm ca.
Lừa đảo so xem nào có khác,
Người ta lại bán được người ta.
THỨ MƯỜI GIỚI ĐÃNG TỬ RẰNG
Mặt mũi vẻ vang,
Chân tay dun dẫy.
Sắm của ăn, lo của mặc.
Săn mớ thuốc, sắp mớ cau.
Khoét móng chân, vẹn mẽ đồng tiền,
Nhổ lông mũi, bương đầu cái nhíp.
Tính ở xem đà khác thế,
Nếp đà chỉn thế khéo khoe tràn.
Mũ láng xanh cắt dáng quả cam, mịn bằng như chuốt;
Túi đại hồng đựng xâu trái táo, tròn tựa như vò.
Áo kẽ phải dáng Đông Kinh (162),
Tóc búi học ngưòi Bắc quốc (163),
Khăn cuốn bông cúc,
Quần nhuộm cải hoa
Quạt Đông phiến (164), phất hồng thanh giang,tay cầm thênh thểnh;
Lược Thu Cầu (165), vòng in bán nguyệt, lưng uốn khom khom.
Đã nên mỗ đấng thanh tân,
Lại trọng thuở bề tương thức.
Nghĩ thơ, nghĩ vãn, bẻ bai cách Bắc phong tùng (166),
Đàn sắt, đàn hồ, bỗng thấy xướng" Tây hà liễu"(167).
Dưới khóm trúc mím môi thổi ống,
Trên đường hoè ngảnh cổ bắn cung.
Vây (168) làm đám gà chọi, chó săn.
Đua đòi xóm chim buông, khiếu (169) hót,
Ấy con cắp chợ,
Này chú xứ quê
Để trễ việc cửa việc nhà
Lo lắng đánh đàn , đánh đúm.
Thăm tìm quán khách, chơi bời dại nguyệt, dại hoa,
Đủng đỉnh cầu đình, lơ lửng đứng đường, đứng sá.
Bãi đám hè, sang đám hội;
Chạy cửa Đà, la cửa Mai.
Con kẻ khó, đánh đọ công thần,tâng nhau những ông triều, ông hiển,
Nhà dột bét muốn cho lịch sự, làm tướng pha cái quyển, cái tiêu.
Ăn cà cuống lầm phải bọ hung,
Uống rựơu thiêu (170), nhạt bằng nước lã.
Đánh cờ mo bàn chiếu, đi nước vịt nằm (171),
Đá cầu chuối màng rơm, gảnh chân chó đái.
Lo lắng nước Tần, nước Ngụy,
Lang thang làng bắc, làng nam.
Ngỡ là dặm liễu xuân chầy, bịn rịn vui lòng niên thiếu,
Chẳng cốc cửa cao thu quạnh, bơ vơ lạc núi Bắc Mang.
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng ở nết ỡm ờ,
Thác cho phải nên thân đói khát,
Kệ than rằng:
Kềnh khểnh áo bả, mũ lương sa,
Lẩn thẩn hay đâu việc cửa nhà.
Chạy bởi đêm hè sang đám hội,
Dạo chưng làng liễu tới làng hoa.
Say đòi đám bạn chè, bạn rượu,
Vui làm đàn, tiếng xướng, tiếng ca.
Chép miệng cùng nhau rằng lịch sự,
Thế gian ai kẻ dễ hơn ta?
____
CHÚ THÍCH
(1).Riêng xét vầy:
vầy: thế này.Ý kiến của riêng ta là như thế này.
(2). Ngựa cửa sổ: Bạch câu quá khích: ngựa qua cửa sổ. Ý nói ngày tháng qua mau.
(3).Kiến đầu cành: Tích Nam kha ký của Lý Công Tá đời Đường kể chuyện Thuần Vu Phần ở Quảng Lăng, phía nam nhà có cây hoè. Một hôm, Thuần mang rượu uống dưới cây hòe, thiếp ngủ thấy đi làm quan ở quân Nam Kha, 20 năm sung sướng, sau bị thải hồi, tỉnh dậy thấy mặt trời chưa lặn, nhìn lên cây hoè thấy phía nam có đàn kiến.
(4).Bọt ghềnh sóng : bọt nước trên sóng ở ngoài ghềnh. Ghềnh là sông nhỏ.
(5).Vờ mặt nước:một loại sinh vật nhỏ, bay trên mặt nước, sáng sinh ra, trưa chết.
(6).Tựa thân người kiếp biến mờ mờ:giống như một kiếp người biến đổi rất nhanh.
(7) .Cổ tới nhẫn kim:nhẫn: đến, hết, tận), Xưa đến tận nay. (8). Khó lẫn sang : khó: nghèo khổ; sang:có tiền của, địa vị ( giàu sang) ; lẫn: cùng, với.
(9): cả: tất cả.
(10). Khổng tử :Khổng tử sau khi từ quan đi chu du thiên hạ để truyền đạo. Năm 60 tuổi, Ngài tới đất Trần, đất Thái, biên giới nước Sở thì bị quân bao vây, hết lương thực, học trò bị đói, Khổng tử lo buồn.
(11). Lương Vũ:Lương Vũ Đế, tên là Tiêu Diễn, làm vua 48 năm, cuối cùng bị Hầu Cảnh, một hàng tướng đem quân bao vây ở Đài thành 5 tháng, vua lo sợ mà chết.
(12). Tín: Hàn Tín hàn vi được Phiếu mẫu cho bát cơm.
(13). Bá : Bá: Vương Bá; Đồ lê; cao tăng. Đường thư kỷ yếu chép Vương Bá lúc hàn vi đến ở chùa Huệ Chiếu ở Dương châu ăn chực, c ác sư ghét lắm. Sau 20 năm, Vương Bá làm quan ở Dương Châu, thăm chùa, thấy những bài thơ của ông lúc trước viết trên tường được che bằng sa xanh.
(14).Tô lang: Tô Vũ đi sứ Hung Nô, vua Hung Nô bắt chăn dê cho tới già.
(15).Châu Dị : hiệu Ngạn Hòa quê Tiền Đường, Ngô quận, nhà nghèo làm nghề viết thuê, sau làm quan chức Thị trung triều Lương Vũ Đế.( 16).Thác: giả, tạm bợ ( giả thác). Thác sinh là sống tạm bợ, sống gửi, sống nhờ!
(17).Khăn khắn: luôn gắn bó, không thay đổi, luôn chân thành, kính cẩn.
(18). Sa vàng: áo nhà sư màu vàng hoa cải.
(19).Sơn thác đỏ: dụng cụ của nhà sư.
(20).Mũ tì lư: mũ nhà sư. Mũ tròn như quả dừa, trên có tượng phật Tỳ Lư, các sư trưởng thường đội.
(21). Gậy tích trượng: gậy của nhà sư, còn gọi là thiền trượng có gắn chuông nhỏ để khi khất thực đến trước nhà rung chuông cho gia chủ biết.(22). Châu: chuỗi tràng hạt.
(23).Phiến bối diệp : kinh Phật bên Ấn Độ xưa chép bằng lá bối.
(24).Già, chiền : già lam, chùa chiền là nơi thờ Phật.
(25). Tiên trà: nấu trà.
(26). Kín nước: gánh nước.
(27). cốc: biết
(28).Phong Đô : nơi âm phủ, địa ngục.
(29). Lọn: trọn; triện: cửa sổ tròn hình cái triện, có chấn song. Cái bàn nhỏ. Cũng có nghĩa là cái lư hương vì có khắc chữ triện.
(30).Quê hà hữu. Sách Trang tử :" vô hà hữu chi hương" nghĩa là quê hương ở chỗ không có đâu cả.
(31). Tam Thanh: nơi thờ phụng của Lão giáo, là Ngọc Thanh, Thái Thanh và Thượng Thanh.
(32) Đạo phái: giấy triều đình chứng nhận là đạo sĩ.
( 33). Chân kinh: Thần chú.
(34).Khoa níp: kinh điển Lão giáo
(35).Thiên cương: sao Bắc Đẩu.Khi làm phép, thầy phù thủy phải bước chân theo sao Bắc Đẩu.
(36).Miệng phun tĩnh thủy: thầy phù thủy thường phun nước lạnh làm phép.
(37).Đội hoàng quan: mũ màu vàng đội khi làm lễ.(38).Thanh từ: sớ điệp, thường dùng giấy xanh viết son.
(39).Chân Vũ: Huyền Vũ đại đế của Lão giáo.
(40). Huyền Đàn: tên một vị thần tướng của Lão giáo. Đạo sĩ khi cầu Huyền Đàn để hỏi han các việc thường dùng hình rơm làm phép.(41).Sơ Bình: Hoàng Sơ Bình. Truyện Thần Tiên c hép Hoàng Sơ Bình người Đan Khê đi chăn dê, được một đạo sĩ đerm đi 40 năm. Anh là Sơ Khởi vào núi tìm thì Bình nói dê ở phía đông núi, thấy toàn là đá. Bình quát một tiếng đá trắng
( bạch thạch) biến thành dê bạc.
(42). Thần tiêu: vị thần tối cao ở tầng thứ nhất trên Thiên Đình.
(43).Lôi phủ :là phủ đệ của đạo sĩ Lôi Tựu, ở chùa Tích Từ, huyện Tiền Đường.
(44). Ngọc nữ, Kim Đồng : đồng nam, đồng nữ.
(45). Hắc tham : giấc ngủ say ( giấc ngủ ngàn năm).
(46). Lễ: là lễ nghĩa của gia đình. Cũng có bản chép là lệ . Lệ là tục lệ, thói quen. Người Nghệ Tĩnh Bình đọc dấu ngã thành nặng.
(47). Bộ Hư: tiếng đọc kinh.
(48).Giới lộ: sương trên ngọn cỏ, cũng là bài ca phúng người chết.
(49). Thiên tôn: thiên thần ( thần linh trên trời).
(50).Đòng, mác : hai thứ vũ khí ngày xưa. Đòng giống như cái giáo, có cán dài, mũi nhọn; mác là dao có mũi nhọn.
(51).Điêu: loài chồn cáo có đuôi dài đẹp. Điêu cũng là tên một loài chim. Thiền ( thuyền) là con ve ( ve ve). Chỉ đại thần trong triều vì các đại thần đôi mũ có lông điêu , và phía trước mũ cài hoa bạc, trên hoa lại khảm hình con ve bằng đồi mồi.
(52).Giãi trãi: tên một giống thú có sừng. Các quan ngự sử thường đội mũ hình con thú này vì nó có linh tính phân biệt kẻ gian người ngay.
(53). Ngọc duẫn: măng ngọc. Đường Thư chép Lý Tông Mẫn làm chủ khảo trường thi, lấy nhiều người tài giỏi thi đỗ nên những người này được gọi là ngọc duẫn.
(54). Lấy ý từ Chu Dịch: Lý sương kiên băng chí ( dẫm chân xuống đất thấy có sương thì biết băng tuyết sắp đến). Ý nói kẻ trí phải biết đề phòng tai họa sẽ đến.
(55).La ỷ: lụa là.
(56) Cầm tranh: các loại đàn. Tranh là đàn cũng có nghĩa là ngọc.(57). Nghèo: nguy hiểm ( hiểm nghèo).(58). Củi quế gạo châu : củi đắt như quế, gạo hiếm như châu báu, tức là vật giá đắt đỏ, kinh tế khó khăn.
(59).Song huỳnh, án tuyết: Trác Dận và Tôn Khang đời Tấn nhà nghèo phải bắt đom đóm ( huỳnh) làm đèn mà học. Mùa Đông, Khang nhờ ánh sáng của tuyết mà học.
(60).Mã Dung:tự là Quý Trường, người đất Phù Phong nhà Đông Hán, giữ chức Hiệu thư lang, có hàng ngàn học trò, hàng ngày buông trướng bằng sa đỏ ngồi dạy học. (Hán Thư)
(61).Đổng Trọng: Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên nhà Tây Hán, đỗ đầu khoa Hiền Lương phương chính, giữ chúc Bác sĩ, thường buông màn dạy học, ba năm không ra đến vườn (Hán Thư)
(62). Hàn tử: Hàn Dũ, tự Thoái Chi, làm chức Bác sĩ triều Đức Tông, trong bài Tiến học giải khuyên chăm học.
(63). Ôn công:Tư Mã Quang, tể tướng triều Tống, tác phẩm nổi tiếng là Tư Trị Thông Giám và Độc Lạc Viên tập. Ông rất chăm học, thường gối đầu bằng khúc gỗ tròn, mục đích là khỏi ngủ quên.
(64). Nhắp : ngủ
(65). Khổng, Châu: Khổng tử, Chu Đôn Di ( đời Tống).
(66).Đăng hỏa: Đèn sách ( công phu học hành).
(67).Vân Mộng: một cái đầm ở Kinh Châu, rộng tám chín trăm dặm.
(68). Nương long: cái vú, nghĩa rộng là lòng, mình, bụng. Cách nương long là ở bên mình, trong lòng. Bên mình có quân sĩ nhiều.
(69). Tôn Ngô : tức Tôn Vũ đời Xuân Thu và Ngô Khởi đời Chiến quốc có sách về binh pháp.
(70). Tao đàn : nơi văn nhân thi sĩ hội họp.
(71). Từ tường; tướng giỏi về văn chương. Hàn Lâm viện là nơi tụ hội các văn tài.
(72). Tuyết Bá Ngạn: bài Hiệp khách hành của Ôn Đình Quân" Bạch mã dạ tần tê / Tam canh Bá Ngạn tuyết"( Ngựa trắng đêm thường hí,Tuyết Bá Ngạn suốt ba canh)
(73).Hoa Đỗ Lăng: bài thơ Nhân nhật đăng cao có câu: "Kính thủy kiều nam liễu dục hoàng/Đỗ lăng thành bắc hoa ưng mãn"(Phía nam Kinh Thủy liễu gần vàng/Phía bắc Đỗ lăng hoa nở rộ).
(74). Lan Đình:Vương Hy Chi đời Tấn dùng bút lông chuột viết tựa Lan Đình Tập gồm 324 chữ. Kiểu chữ của ông thành một lối riêng.
(75).Liên Xã: Sư Tề Dĩ đời Đường biên soạn tập Bạch Liên cũng được gọi là Bạch Liên xã, thành một trường phái đặc biệt về thư họa.
(76). Ngợi: khen ngơi.
(77). Non cao nước chảy: ( cao sơn lưu thủy), tích Bá Nha Tử Kỳ
(78). Cức: cây gai, gai góc. Dùng chỉ mũi tên nhọn.
(79). Dương là cây liễu. Lấy tích Dưỡng Do Cơ có tài bách bộ xuyên dương ( nghĩa là đứng xa trăm bước bắn trúng lá dương.
(80).Sách đối : sau khi đỗ thi Hội, các tiến sĩ vào cung vua thi đối sách ( trả lời các câu hỏi của vua ra đề). Thềm cung vua màu đỏ nên gọi là đan trì.
(81.Kim bảng: bảng vàng đề tên tiến sĩ thi đỗ.
(82). Côn, bằng : Côn là thứ cá lớn, bằng là chim lớn. Tích lấy ở Tiêu diêu ký của Trang Tử.
(83).Lân phượng: kỳ lân và phượng hoàng xuất hiện là điềm vua thánh tôi hiền, đất nước thái bình thịnh trị.
(84).Doanh Châu, Bồng Đảo: nơi tiên cảnh. Điển ở Đường Thư
(85). Hoàng nhưỡng: hoàng tuyền.
(86).Bắc mang: nơi có nhiều mộ.
(87). Bàn bạc sự người: Các nho sĩ cứ lo luận bàn các nhân vật kim cổ trong kinh sử.
(88). Bả: sợi tơ, sợi gai.
(89). Lẫy: lừng lẫy, làm cho gia đình lừng lẫy.
(90).Dường thu: nhiều thu.
(91). Công Tôn: Công Tôn Hoằng, tự Quý Tề, đỗ đầu đối sách đời Hán Vũ đế, sau làm thừa tướng nhà Hán.
(92).Nịnh Thích: người nước Vệ, thời Xuân Thu, nhà nghèo sang Tề chăn trâu. Một hôm, Nịnh Thích gõ sừng trâ hát, Tề Hoàn công nghe cảm động, mời về làm thượng khanh.Những bài hát của Ninh Thích tỏ ý ca tụng cảnh nhàn, lánh trần tục.
(93, 94). Tên các hình thể cuộc đất do khoa phong thủy đặt ra .
(95-96). Ngươi Tăng ( chưa rõ), ngươi Dương là Dương Quân Tùng, một nhà phong thủy đời Đường các sách Nghi Long kinh, Hoàng Long kinh, lập Duy phú và mặc Nang kinh về thuật phong thủy.
(97). Chu, Thiệu : Chu Đôn Di, và Thiệu Ung là hai nhà lý học đời Tống.
(98).Cửu cung, bát quái: Kinh Dịch chia ra bát quái tức tám quẻ. Hậu Hán thư nói rằng sao Bắc đẩu di chuyển 8 cung, rồi lại về trung ương là 9 cung.
(99).Lục nhâm: sách nói về phép bói toán ( nhâm, độn). Lục nhâm tẩu mã: cách tính toán để xem bói.
(100). Tứ thú giao cầm: cách tính toán để xem bói.
(101). Điạ bàn: tức la bàn, một dụng cụ để dùng trong thuật phong thủy.
(102). Kiến tí, kiến dần: Năm tí thì tháng tí là nguyệt kiến ,ngày tí là nhật kiến tức là trực kiến. Năm dần thì tháng dần là nguyệt kiến, ngày dần là nhật kiến.
(103).Long đái ấn, hổ phụ tinh: kiểu đất rồng mang ấn, cọp phụ tá.
(104). quy tàng hình: rùa ẩn hình.
(105). phượng chiết dực: phượng gẫy cánh.
(106). Trắc ảnh: cách đo bóng mặt trời.
(107). Quách Phác : tự là Cảnh Thuần, người đất Văn hỉ, nước Tấn, tinh về bói toán, có sách Động Lâm về bói toán.
(108).Trang Chu tự là Tử Hưu, người ấp Mông, nước Tống thời Chiến Quốc, học trò Lão Tử, có sách Nam Hoa kinh, thường nằm mơ thấy mình hóa bướm.
(109).Tiên phố Vườn trồng thuốc của tiên.
(110). Tụ trân: Cuốn sách bỏ túi.
(111).Thành ngữ " Nguyệt trung đan quế" trong sách "Dậu Dương Tạp Trở" (trong cung trăng có cây quế).
(112).Tăm sắt: Nước chưa sôi, mới sủi bọt lăn tăn.
(113).Tán: thuốc bột; tiên: thuốc nước.
(114). Chín hậu: (Cửu hậu), nói về cách xem mạch trong đông y. Có 9 giai đoạn khi bắt mạch.
(115).An kỳ sinh: hiệu Bảo Phác Tử, người đất Lang Da đời Tần, là một người bán thuốc ngoài bãi biển, được gọi là Thiên tuế công.
(116). Xich Tòng Tử: là một vị tiên. Trương Lương, tôi của Hán Cao tổ theo Xích Tùng Tử mà đi tu.
(117).Hoà Thúc : Vương Hòa Thúc tên thật là Vương Thúc Hòa, người Cao Bình nhà Tây Hán, chức Thái Y lệnh. Ông học rộng Kinh, Sử và Y. Ông theo các Y thư củaKỳ Bá và Hoa Đà soạn sách Mạch Kinh và Mạch Quyết.
(118). Đường Thư trong truyện Lý Mật cho biết làm tưóng phải có ba kế sách là thượng kế, trung kế và hạ kế để thắng giặc.
(119). Năm tài. Theo sách Lục Thao Luận Tướng, kẻ làm tướng phải có 5 điều kiện: khỏe, khôn,nhân, pháp lệnh đúng và lòng trung thành.
(120). Nuốt trâu: Xí Tử nói: "Hổ báo chi tử tuy vị thành văn dĩ dĩ hữu thôn ngưu chi khí" nghĩa là giống hổ báo tuy chưa đủ văn thái cũng đã có khí phách nuốt trâu. Nuốt trâu nghĩa bóng là chí khí hào hùng.
(121). Doanh Liễu : nơi đóng quân của tướng Chu Á Phu đời Hán Văn Đế, gần Mông Cổ.
(122). Ải Du: đất Du, nơi biên trấn, thuộc tỉnh Sơn Tây.
(123).Bánh cong: một loại bánh.
(124).Lá má: rau má, một loại rau mọc hoang, lá tròn nhỏ bằng đồng tiền.
(125). Thuẫn: dụng cụ cầm tay che chắn gươm giáo tên.
(126). Dốc: sừng. Ngày xưa dùng sừng trâu bò làm tù và để thổi làm hiệu lệnh.
(127). Thiên Sơn:Địa danh. Núi này ở tây bắc Trung Quốc gần Tân Cương. Đời Đường Cao Tông, Tiết Nhân Quý bắn ba phát tên, giết ba địch quân, làm quân địch hoảng sợ.
(128).Giang Hán: sông Ngân hà. Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã có câu: "Yên đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng". Mong sao người tráng sĩ dùng nước Thiên hà để rửa giáp binh, nghĩa l2 cất binh khí không dùn nữa.
(129). Kim quỹ: Cái hòm bằng kim loại. Vua Hán Cao đế dùng hòm này ghi tên các tướng có công trạng.
(130).Hoàng lương: còn gọi là mộng kê vàng. Tich Lư sinh nghèo gặp đạo sĩ cho mượn cái gối, bèn nằm mộng thấy thi đỗ, làm quan, tỉnh giấc thì thấy nồi kê chưa chín. Kê là một loại thực phẩm, hạt nhỏ nhu hạt cải, màu vàng đậm, dùng cho chim ăn. Nông dân xưa cũng dùng để nấu ăn: "Con tôi buồn ngủ, buồn nghê/ Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà".
(131). Mỗ: nhiều nghĩa. Mỗ ông: ông nào đó; mỗ đây: ta đây; mỗ phút: từng ấy phút, phút ấy.
(132). Cơ: đói.
(133). Nhàn tử tái:nhàn là chim nhạn, mỗi năm theo thời mà di chuyển nam bắc.
(134). Câu này lấy ý thơ Tào Tùng:" Nhất tướng công thành vạn cốt khô"( Một tướng lập nên chiến công thì làm cho vạn người chết).
(135). Bên hoặc biên: mái tóc.
(136). Vân trận: mái tóc rẽ ngang giống như làn mây.
(137). Nụ: bông tai. Nụ vàng là bông tai bằng vàng.
(138). Nguyên văn viết "pha ngữ" phải là danh từ để đối với đồi mồi, nhưng chưa rõ là chữ gì.
(139).Vich: một loại rùa.
(140). Xống dang chân: mang váy ( váy rộng có thể dang chân, hoặc quần có hai ống chân?), phía dưới thắt lại ( thắt đáy).
(141). Chốc mòng: mơ tưởng, ước mong.
(142).Quán Sở lầu Tần:Nơi trai gái hẹn hò.
(143). Nàng Diêu, ả Ngụy: Ngụy tử, Diêu hoàng là tên hoa Mẫu đơn. Trong bài Mẫu Đơn ký của Âu Dương Tu, mẫu đơn nhiều cánh màu đỏ là mẫu đơn tướng nước Ngụy, mẫu đơn nhiều cánh màu vàng là của nhà họ Diêu. Theo bài Mẫu đơn vinh nhục của Khâu Toàn, mẫu đơn vàng là của nhà họ Diêu, chỉ vua, con màu đỏ là của nhà họ Ngụy , chỉ hậu phi. Đáng lẽ ả Ngụy, chàng Diêu mới đúng. Nói chung, tich này nói nam nữ nên duyên.
(144). Bạn gửi, lấy chồng quyền : bạn bè, vợ chồng tạm thời.
(145).Người lâu: người cũ.
(145). Tóc rễ: tóc nhiều, cứng như rễ ( toc rễ tre).
( 146). chác: bán. Hài hán: chiếc hài.
( 147).Song viết: chữ này có nhiều cách giải thích. Có thể là song nhặt, là cửa sổ có nhiều chấn song chặt chẽ.
( 148). Gương lờ: lờ là mờ, tối, không rõ. Gương lờ là gương mờ, hay trăng lờ mờ ( gương nga) non ánh là núi phương tây lúc chiều có ánh mặt trời lóe lên..
(149) Nội: ruộng vường, đồng quê.
(150).Lận: làm gian, ăn gian, dối trá.
(151).Cây vối : cây vối lá vị đắng. thường dùng làm nước uống như lá chè.
(152). xôi chiêm: không rõ là nếp vụ chiêm hay nếp Chiêm Thành? Vụ chiêm thì chỉ trồng lúa ngắn hạn, và khoai, bắp, đậu, it khi trồng nếp vì nếp khó trồng, phải đất tốt, có đủ nước. Nếu có nơi trồng nếp chiêm thì nếp này khô khan, cứng, không dẽo thơm như nếp trồng vụ mùa. Đây có lẽ là nếp vụ chiêm, trồng tháng hạ. Trong Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn có nhắc đến sách Trung Hoa khen ngợi thóc nếp Chiêm Thành.
(153). Đún đỡn: đú đỡn.Đùa vui quá đáng, có tính dâm dục.
(154).Ngọc cửu khúc: một thứ ngọc quý, ruột khuất khúc chín vòng.
(155). Vàng thập thành: vàng tốt. Có lẽ là vàng mười. (Đĩ thập thành:đĩ thạo nghề, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm)
(156).Bà cầm rỗ:Người mua bán, tức thương gia. Ngày xưa, người ta thường dùng thúng, rỗ để đựng đồ.
(157). Thầy dùi: mưu sĩ. Ông thầy bày ra mưu nọ, mánh kia. Cũng gọi là quân sư quạt mo.
(158). Hàm đan: cũng như mộng hoàng lương, mộng Nam Kha.
(159.160).mối, lằn: rắn mối, thằn lằn, bọn tiểu nhân, bụng dạ xấu xa, lời lẽ điên đảo.
(161).lợp nước: phải chăng lợp là rợp như rợp bóng, rợp nước phải chăng là khắp nước?
(162) Đông kinh: đời Lý là Thăng Long, Trần và Lê là Đông Kinh.
(163).Bắc quốc: Trung Quốc. Thời Minh thuộc, nhà Minh bắt dân ta không được cắt tóc ngắn .
(164).Đông phiến: ( phiến là quạt).Đông phiến là tên hiệu hay địa danh nơi sản xuất quạt. Phất: phết, dán giấy hồng có vẽ sông xanh (thanh giang).
(165). Lược Thu Cầu: Thu cầu là tên hiệu hoặc địa danh làm lược. Lược cong có vẽ hình bán nguyệt.
(166).Đông phong tùng: bài thơ, ca.
(167).Tây hà liễu:tên bài ca.
(168). Vây: vây quanh, tụ họp.
(169).Khiếu: còn gọi là khướu, một loại chim biết nói, biết hát như nhồng, yễng, vẹt. . .
(170).Quân cờ bằng mo cau, bàn cờ vẽ trên chiếu là nói nghèo hèn. Cờ vịt nằm là nói chơi cờ thấp.
(171).Rượu thiêu: Rượu mạnh có thể đốt cháy, nhưng rưọu đã đốt rồi thì hóa thành nước lã, uống không còn ngon nữa. Không có tiền phải uống loại rượu này.Các thầy pháp đốt rưọu hay phun rượu trước lửa mà làm phép.
Monday, May 3, 2010
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC VÀ MỸ CÓ THỂ XẢY RA HAY KHÔNG ?
Trong những loại bài trước,với nhịp đập của con tim Việt Nam, chúng tôi bày tỏ sự lo sợ Trung Quốc sẽ gây chiến tranh thứ ba. Tuy nhiên, những chính trị gia và những tiến sĩ chính trị học quốc tế có những ý kiến lạc quan, tin rằng Thái Bình Dương muôn năm vẫn thái bình. Họ tin rằng hai bên không thể xảy ra chiến tranh dù là chiến tranh lạnh. Trong khi bày tỏ ý kiến mình, chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến của những người khác. Chúng tôi xin sưu tập và đăng lên để bạn đọc rộng đường dư luận.Tựu trung, thế giới có hai ý kiến, một là đi đến chiến tranh và hai là không có chiến tranh. Trong sòng bài có nhiều trò chơi, nhưng bàn "tài xỉu" thì đông người chen chúc. Sấp hay ngửa? Tài hay xỉu" ?
Dù tài hay xỉu, Việt Nam chắc chắn bị Trung Cộng chiếm đoạt.Đó là những ý kiến chính trong giai đoạn này.
Ai đúng ai sai, chúng ta sẽ chờ xem.
Sơn Trung
***
Liệu Mỹ và Trung Quốc có xảy ra chiến tranh lạnh hay không?
Phát biểu mới nhất của nhà ngoại giao kỳ cựu Henry Kissinger
Chủ Nhật 21, Tháng Ba 2010, do DT
Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.
Henry Kissinger.
Hiện nay mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở vào thời điểm gay go nhất, sau khi Trung Quốc kiên quyết phản đối một loạt hành động của Mỹ mà Trung
Quốc cho là xâm phạm chủ quyền nước họ, và mới đây nhất khá đông nghị
sĩ Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama tỏ ý kiên quyết trả đũa Trung
Quốc về việc định giá đồng Nhân Dân Tệ quá thấp, vì thế làm nạn thất
nghiệp ở Mỹ tăng cao. Dư luận thế giới cho rằng từ nay cho tới ngày
bầu cử giữa kỳ ở Mỹ (đầu tháng 11/2010), cuộc khẩu chiến giữa nước sẽ ngày một gay gắt; nhiều người nói có thể xảy ra một cuộc chiến tranh
lạnh như kiểu quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô cũ trước kia. Đầu tháng 3
Mỹ đã cử Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và một quan chức ngoại
giao cấp cao là ông Jeffrey Bader đến thăm Bắc Kinh trao đổi quan điểm
nhằm tìm lối thoát.
Trong bản thông báo phát đi hôm 16/3/2010, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: theo lời mời của Hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa đến thăm Bắc Kinh. Ngày 15 ông đã được Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp.
Nhân dịp này tiến sĩ Kissinger 87 tuổi đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Nhà báo Thuỷ Quân Ích thực hiện cuộc phỏng vấn, chủ yếu tập trung vào vấn đề quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Nguyên văn cuộc phỏng vấn như sau (dịch theo bản Trung văn).
Chú ý: vì là phỏng vấn trên truyền hình nên có chỗ Thuỷ Quân Ích nói
với khán giả chứ không phải nói với ông Kissinger.
Thuỷ Quân Ích: Gần đây Trung Quốc trở thành đề tài bàn luận nóng sốt trên thế giới, có lúc Trung Quốc được thế giới ca ngợi, ca ngợi rất cao, có lúc Trung Quốc cũng trở thành đối tượng công kích của thế giới. Rốt cuộc tại Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì vậy?
Kissinger: Xưa nay Trung Quốc bao giờ cũng là một quốc gia đặc biệt, vì thế đây là nguyên nhân được thế giới rất quan tâm. Trung Quốc không những có lịch sử lâu đời mà còn có nền văn hoá độc đáo. Hiện nay Trung
Quốc đang trải qua tiến trình phát triển chưa từng có. Đây là một
quốc gia có những vùng rất phát triển mà cũng có những vùng tương đối
lạc hậu. Cho nên người ta nói Trung Quốc là một quốc gia tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo.
Thuỷ Quân Ích: Phải chăng Ngài có thể nêu ra cho chúng tôi một số kiến nghị như Trung Quốc nên làm thế nào để tỏ rõ cho thế giới thấy sự phát triển của chúng tôi, Trung Quốc sẽ không gây tổn thương và đe doạ cho các nước khác. Tôi có cảm giác đây là một quá trình vô cùng gian nan.
Kissinger: Khi bạn thành công thì sẽ dẫn đến sự ghen tị của người khác, cho nên các bạn không thể tránh khỏi phải nghe những tiếng phê bình. Kết quả do sự thành công mang lại tất nhiên là như thế. Trong bất cứ lúc nào, Trung Quốc đều nên tỏ rõ cho thế giới thấy đó là tình hình thực tế của Trung Quốc. Như vậy thì người ta sẽ không quên Trung
Quốc có một số vùng đang phát triển mà một số vùng vẫn chưa được phát
triển. Tôi có một kiểu lý giải đặc biệt: tôi luôn luôn nhớ tình hình Trung Quốc cách đây 40 năm như thế nào; hồi ấy tình hữu nghị Mỹ-Trung Quốc đã ảnh hưởng tới thế giới, vì thế tôi không bi quan mà vô cùng lạc quan. Bởi lẽ đó, Trung Quốc nên để người khác đánh giá, rốt cuộc Trung Quốc xếp thứ nhất, thứ nhì hay là thứ mấy, đó không phải là đề tài chúng ta tranh cãi.
Thuỷ Quân Ích: Nghe những lời
ấy của tiến sĩ Kissinger thì hoàn toàn có thể giải thích, theo cách
nói của chúng tôi, là: “Đường ta ta cứ đi, mặc người khác nói gì thì
nói”. Dĩ nhiên anh cũng chẳng thể ngăn được; hiện nay rất nhiều người
đang nói về Trung Quốc. Thí dụ hôm nay tuần báo Time có một bài viết về mối quan hệ Trung
Quốc-Mỹ, họ dùng một khái niệm mới. Bởi lẽ trước đây chúng ta nói: có
G4, G8, tám nước, bốn nước, về sau lại xuất hiện một cái G2, tức là
cái khái niệm hai nước Trung Quốc-Mỹ cùng nhau khống chế thế giới. Rất nhiều người cho rằng cái ấy không hiện thực lắm, sao mà có khả năng Trung Quốc-Mỹ chung nhau lại quản chế cả thế giới được, hơn nữa thái độ của chính phủ Trung Quốc cũng không hiện thực lắm.
Thuỷ Quân Ích: Cho nên cá nhân Ngài không thích lắm những cái tên như G2, G8, G20.
Kissinger: Khối G20 đã hình
thành, G8 cũng đã hình thành. G20 hiện nay đang đứng trước vấn đề là
có quá nhiều quốc gia khác nhau, họ đều có những mục tiêu riêng khác
nhau, mà họ chưa chứng minh được sức mạnh thực của họ. Sự xuất hiện
G2, cũng tức là Trung Quốc và Mỹ, hai nước gọi nhau như thế nào điều đó không quan trọng. Nguyên tắc của G2 là Trung
Quốc và Mỹ nên gắng hết sức xây dựng cơ chế phối hợp chính sách. Đây
là điều tôi tán thành, còn đặt tên gì là một chuyện khác.
Thuỷ Quân Ích: Thưa tiến sĩ Kissinger, tôi biết Ngài năm xưa đến Trung Quốc vào thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô đang cực kỳ gay gắt, qua “ngoại giao bóng bàn” của Ngài mà hai nước Trung Quốc-Mỹ thực hiện được việc bình thường hoá quan hệ, thậm chí ngày nay có người vẫn còn nói hồi ấy Ngài thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ liên hợp đối kháng Liên Xô cũ. Giờ đây có dư luận nói từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có người coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh giống như Liên Xô cũ. Chuyện ấy có thể xảy ra trong thế giới ngày nay hay không?
Kissinger: Trước tiên, vào thời kỳ ấy chúng tôi không hề thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ chống Liên Xô cũ. Hồi đó là lúc Liên Xô cũ đang dự định tấn công Trung Quốc và Trung
Quốc có lý do tin rằng tồn tại sự đe doạ ấy. Đây cũng là lý do vì sao
Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai mở rộng cửa đối thoại
với nước Mỹ. Chúng tôi cũng có lý do hoan nghênh sự hợp tác đó. Chúng
tôi cũng có cùng lý do như vậy với vấn đề Liên Xô cũ.
Nói về tình hình hiện nay, tôi cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.
Thuỷ Quân Ích: Thế nhưng xem ra chính sách đối với Trung Quốc của Obama có những gay gắt, kể cả việc tiếp Đạt-lai Lạt-ma, bán vũ khí cho Đài Loan.
Kissinger: Chính phủ Mỹ khoá trước cũng từng làm những việc ấy.
Thuỷ Quân Ích: Đây là chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ chăng?
Kissinger: Chính phủ Mỹ nói họ sẽ suy nghĩ thận trọng việc Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với những vấn đề này. Tôi muốn nói, một số hành vi của Mỹ không phải là có ý làm như vậy.
Thuỷ Quân Ích: Cho nên về cơ
bản Ngài vẫn giữ thái độ lạc quan; vì thế Ngài cho rằng hai nước chúng
ta sẽ không rơi vào cục diện đối lập gay gắt?
Kissinger: Căn cứ theo sự hiểu
biết (của tôi) về (các nhà) lãnh đạo của hai nước, tôi có thể tự tin
nói hai nước chúng ta sẽ không rơi vào một cục diện đối lập.
Thuỷ Quân Ích: Nghe Ngài nói có vẻ như nghe một đại sư đang luận bàn chuyện thiên hạ. Vào lúc giữa Trung
Quốc với Mỹ hiện nay xem ra sắp có chút sóng gió lại càng nên duy trì
mối quan hệ hai nước ổn định, lành mạnh, đây là một suy nghĩ cơ bản
của Ngài Kissinger.
Nguyễn Hải Hoành tổng hợp
Nguồn:
http://news.sina.com.cn (17/3)
http://htx.dongtak.net/spip.php?article3410***
Mỹ - Trung Quốc: liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới? |
11:5' 18/3/2010 |
Trong những loại bài trước, chúng tôi bày tỏ sự lo sợ Trung Quốc sẽ gây chiến tranh thứ ba. Tuy nhiên, những chính trị gia và những tiến sĩ chính trị học quốc tế có những ý kiến lạc quan, tin rằng Thái Bình Dương muôn năm vẫn thái bình.Trong khi bày tỏ ý kiến mình, chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến của những người khác. Chúng tôi xin sưu tập và đăng lên để bạn đọc rộng đường dư luận. Đúng hay sai, chúng ta sẽ chờ xem.
Sơn Trung
***
Liệu Mỹ và Trung Quốc có xảy ra chiến tranh lạnh hay không?
Phát biểu mới nhất của nhà ngoại giao kỳ cựu Henry Kissinger
Chủ Nhật 21, Tháng Ba 2010, do DT
Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào ---- Henry Kissinger.Hiện nay mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở vào thời điểm gay go nhất, sau khi Trung Quốc kiên quyết phản đối một loạt hành động của Mỹ mà Trung Quốc cho là xâm phạm chủ quyền nước họ, và mới đây nhất khá đông nghị sĩ Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama tỏ ý kiên quyết trả đũa Trung Quốc về việc định giá đồng Nhân Dân Tệ quá thấp, vì thế làm nạn thất nghiệp ở Mỹ tăng cao. Dư luận thế giới cho rằng từ nay cho tới ngày bầu cử giữa kỳ ở Mỹ (đầu tháng 11/2010), cuộc khẩu chiến giữa nước sẽ ngày một gay gắt; nhiều người nói có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh như kiểu quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô cũ trước kia. Đầu tháng 3 Mỹ đã cử Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và một quan chức ngoại giao cấp cao là ông Jeffrey Bader đến thăm Bắc Kinh trao đổi quan điểm nhằm tìm lối thoát.
Trong bản thông báo phát đi hôm 16/3/2010, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: theo lời mời của Hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa đến thăm Bắc Kinh. Ngày 15 ông đã được Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp.
Nhân dịp này tiến sĩ Kissinger 87 tuổi đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Nhà báo Thuỷ Quân Ích thực hiện cuộc phỏng vấn, chủ yếu tập trung vào vấn đề quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Nguyên văn cuộc phỏng vấn như sau (dịch theo bản Trung văn). Chú ý: vì là phỏng vấn trên truyền hình nên có chỗ Thuỷ Quân Ích nói với khán giả chứ không phải nói với ông Kissinger.
Thuỷ Quân Ích: Gần đây Trung Quốc trở thành đề tài bàn luận nóng sốt trên thế giới, có lúc Trung Quốc được thế giới ca ngợi, ca ngợi rất cao, có lúc Trung Quốc cũng trở thành đối tượng công kích của thế giới. Rốt cuộc tại Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì vậy?
Kissinger: Xưa nay Trung Quốc bao giờ cũng là một quốc gia đặc biệt, vì thế đây là nguyên nhân được thế giới rất quan tâm. Trung Quốc không những có lịch sử lâu đời mà còn có nền văn hoá độc đáo. Hiện nay Trung Quốc đang trải qua tiến trình phát triển chưa từng có. Đây là một quốc gia có những vùng rất phát triển mà cũng có những vùng tương đối lạc hậu. Cho nên người ta nói Trung Quốc là một quốc gia tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo.
Thuỷ Quân Ích: Phải chăng Ngài có thể nêu ra cho chúng tôi một số kiến nghị như Trung Quốc nên làm thế nào để tỏ rõ cho thế giới thấy sự phát triển của chúng tôi, Trung Quốc sẽ không gây tổn thương và đe doạ cho các nước khác. Tôi có cảm giác đây là một quá trình vô cùng gian nan.
Kissinger: Khi bạn thành công thì sẽ dẫn đến sự ghen tị của người khác, cho nên các bạn không thể tránh khỏi phải nghe những tiếng phê bình. Kết quả do sự thành công mang lại tất nhiên là như thế. Trong bất cứ lúc nào, Trung Quốc đều nên tỏ rõ cho thế giới thấy đó là tình hình thực tế của Trung Quốc. Như vậy thì người ta sẽ không quên Trung Quốc có một số vùng đang phát triển mà một số vùng vẫn chưa được phát triển. Tôi có một kiểu lý giải đặc biệt: tôi luôn luôn nhớ tình hình Trung Quốc cách đây 40 năm như thế nào; hồi ấy tình hữu nghị Mỹ-Trung Quốc đã ảnh hưởng tới thế giới, vì thế tôi không bi quan mà vô cùng lạc quan. Bởi lẽ đó, Trung Quốc nên để người khác đánh giá, rốt cuộc Trung Quốc xếp thứ nhất, thứ nhì hay là thứ mấy, đó không phải là đề tài chúng ta tranh cãi.
Thuỷ Quân Ích: Nghe những lời ấy của tiến sĩ Kissinger thì hoàn toàn có thể giải thích, theo cách nói của chúng tôi, là: “Đường ta ta cứ đi, mặc người khác nói gì thì nói”. Dĩ nhiên anh cũng chẳng thể ngăn được; hiện nay rất nhiều người đang nói về Trung Quốc. Thí dụ hôm nay tuần báo Time có một bài viết về mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ, họ dùng một khái niệm mới. Bởi lẽ trước đây chúng ta nói: có G4, G8, tám nước, bốn nước, về sau lại xuất hiện một cái G2, tức là cái khái niệm hai nước Trung Quốc-Mỹ cùng nhau khống chế thế giới. Rất nhiều người cho rằng cái ấy không hiện thực lắm, sao mà có khả năng Trung Quốc-Mỹ chung nhau lại quản chế cả thế giới được, hơn nữa thái độ của chính phủ Trung Quốc cũng không hiện thực lắm.
Thuỷ Quân Ích: Cho nên cá nhân Ngài không thích lắm những cái tên như G2, G8, G20.
Kissinger: Khối G20 đã hình thành, G8 cũng đã hình thành. G20 hiện nay đang đứng trước vấn đề là có quá nhiều quốc gia khác nhau, họ đều có những mục tiêu riêng khác nhau, mà họ chưa chứng minh được sức mạnh thực của họ. Sự xuất hiện G2, cũng tức là Trung Quốc và Mỹ, hai nước gọi nhau như thế nào điều đó không quan trọng. Nguyên tắc của G2 là Trung Quốc và Mỹ nên gắng hết sức xây dựng cơ chế phối hợp chính sách. Đây là điều tôi tán thành, còn đặt tên gì là một chuyện khác.
Thuỷ Quân Ích: Thưa tiến sĩ Kissinger, tôi biết Ngài năm xưa đến Trung Quốc vào thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô đang cực kỳ gay gắt, qua “ngoại giao bóng bàn” của Ngài mà hai nước Trung Quốc-Mỹ thực hiện được việc bình thường hoá quan hệ, thậm chí ngày nay có người vẫn còn nói hồi ấy Ngài thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ liên hợp đối kháng Liên Xô cũ. Giờ đây có dư luận nói từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có người coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh giống như Liên Xô cũ. Chuyện ấy có thể xảy ra trong thế giới ngày nay hay không?
Kissinger: Trước tiên, vào thời kỳ ấy chúng tôi không hề thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ chống Liên Xô cũ. Hồi đó là lúc Liên Xô cũ đang dự định tấn công Trung Quốc và Trung Quốc có lý do tin rằng tồn tại sự đe doạ ấy. Đây cũng là lý do vì sao Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai mở rộng cửa đối thoại với nước Mỹ. Chúng tôi cũng có lý do hoan nghênh sự hợp tác đó. Chúng tôi cũng có cùng lý do như vậy với vấn đề Liên Xô cũ.
Nói về tình hình hiện nay, tôi cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.
Thuỷ Quân Ích: Thế nhưng xem ra chính sách đối với Trung Quốc của Obama có những gay gắt, kể cả việc tiếp Đạt-lai Lạt-ma, bán vũ khí cho Đài Loan.
Kissinger: Chính phủ Mỹ khoá trước cũng từng làm những việc ấy.
Thuỷ Quân Ích: Đây là chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ chăng?
Kissinger: Chính phủ Mỹ nói họ sẽ suy nghĩ thận trọng việc Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với những vấn đề này. Tôi muốn nói, một số hành vi của Mỹ không phải là có ý làm như vậy.
Thuỷ Quân Ích: Cho nên về cơ bản Ngài vẫn giữ thái độ lạc quan; vì thế Ngài cho rằng hai nước chúng ta sẽ không rơi vào cục diện đối lập gay gắt?
Kissinger: Căn cứ theo sự hiểu biết (của tôi) về (các nhà) lãnh đạo của hai nước, tôi có thể tự tin nói hai nước chúng ta sẽ không rơi vào một cục diện đối lập.
Thuỷ Quân Ích: Nghe Ngài nói có vẻ như nghe một đại sư đang luận bàn chuyện thiên hạ. Vào lúc giữa Trung Quốc với Mỹ hiện nay xem ra sắp có chút sóng gió lại càng nên duy trì mối quan hệ hai nước ổn định, lành mạnh, đây là một suy nghĩ cơ bản của Ngài Kissinger.
Nguyễn Hải Hoành tổng hợp
Nguồn:
http://english.people.com.cn/ (16/3)
http://news.sina.com.cn (17/3)
http://htx.dongtak.net/spip.php?article3410
***
Mỹ - Trung Quốc: liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới? | ||
11:5' 18/3/2010 | ||
Năm 2009 được đánh dấu bởi sự thống nhất giữa các nước để cứu hệ thống
tài chính quốc tế và phục hồi hoạt động kinh tế của các nhà nước,
song cũng được phân biệt thành hai khối: 1/ khối thứ nhất, do Mỹ dẫn
đầu và các nước phát triển nhưng nợ lớn, đang ì ạch ra sức giảm nhẹ
tác động của cuộc khủng hoảng. 2/ khối thứ hai, do Trung Quốc dẫn đầu
và các nước công nghiệp mới nợ ít và có các nguồn lợi để kích thích sự
phát triển của mình do nhu cầu trong nước lớn nhưng chưa được hỗ trợ
đầy đủ (Bắc Kinh dự báo đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010).
Bối cảnh mới này, chứa đựng những hoài nghi liệu tăng trưởng kinh tế
thế giới sẽ quay trở lại, không quên ghi nhận trong năm 2010 sự bắt
đầu căng thẳng trong quan hệ Trung – Mỹ. Thời điểm xích lại gần nhau
giữa hai cường quốc này và hình ảnh Tổng thống Barak Obama bình thản
đi trên Vạn lý trường thành tháng 11/2009 dường như đã trở nên xa vời
sau những căng thẳng mới đây liên quan Yêmen, Đài Loan hay Tây Tạng và
đặc biệt là sự phản đối bền bỉ của Trung Quốc đối với kế hoạch trừng
phạt kinh tế chống Iran.
Cần phải nhìn nhận xem đây là những căng thẳng tình thế hay thảm kịch
của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như đã từng thông
báo vào đầu kỷ nguyên tân bảo thủ của chính quyền Mỹ cũ.
Lời giải:
Lão Tử từng nói: “Kẻ mạnh là kẻ thống trị người khác. Kẻ biết kiềm chế là kẻ mạnh”.
“Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama được ví như lái một đoàn tàu hơn
là một chiếc ô tô: một đoàn tàu không thể lựa chọn đường đi, người
lái chỉ có thể điều chỉnh tốt tốc độ, nhưng rốt cục, con tàu vẫn phải
dừng lại trên đường sắt”.
Cách đây vài tuần, chúng ta cũng có thể biết được qua báo chí những
cuộc mặc cả mới đây giữa Mỹ và chế độ Yêmen như một “câu chuyên phiêu
lưu nhắm vào Trung Quốc”. Một nhà quan sát khác nhận xét, đằng sau
cuộc chiến chống Al Qaïda và ngăn ngừa nguy cơ nổi lên một mặt trận
chống đối mới của người Chiit tại Yêmen theo hình mẫu của phong trào
Hezbollah, đó còn là âm mưu quân sự hoá các tuyến đường hàng hải chiến
lược tại Ấn Độ Dương đang cuốn hút các cường quốc.
Sau các vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và hai cuộc chiến được những người
tân bảo thủ của Mỹ tiến hành tại Afghanistan và Irak và việc cho phép
Ixraen thực hiện hai chiến dịch “thảm sát dân thường” chính tại Li
Băng và Gaza, chính quyền Obama dường như đang chuyển sang một chương
mới: xiết chặt gọng kìm xung quanh ngã khổng lồ mới nổi, đó là Trung
Quốc.
Chúng ta có thể thử tin rằng những căng thẳng tình thế đơn giản trên
là do chính quyền Obama đang tiến gần đến một cuộc hẹn quan trọng, đó
là các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, trong
một giai đoạn khủng hoảng kinh tế chưa có lối thoát, hay đó là cuộc
đối thoại ngầm liên quan đến lợi ích năng lượng và địa chính trị khác
nhau giữa Mỹ và Iran liên quan chương trình hạt nhân của Têhêran.
Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc, nước đang thực hiện
chính sách dài hạn, thực dụng và rất thận trọng, không thể để Mỹ mãi
tăng cường gây sức ép mà không buộc Mỹ phải tôn trọng một số “đường
ranh giới đỏ” có liên quan tới những lợi ích địa chính trị của mình
(cung cấp các nguồn năng lượng và nguyên liệu, an ninh thương mại hàng
hải) hay thống nhất quốc gia (trường hợp Đài Loan và Tây Tạng, những
cuộc bạo loạn dân tộc thiểu số như vụ xảy ra vào tháng 7/2009 tại tỉnh
Tân Cương).
Thực tế là những căng thẳng Trung – Mỹ hiện nay không thể được giải
thích bởi duy nhất những yếu tố tình thế. Bởi đối thủ Trung Quốc được
coi như một cường quốc tư bản, được trang bị một nền kinh tế thị
trường ngày càng phát triển. Nếu chúng ta cho thêm yếu tố Trung Quốc
từ nay trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới và chủ nợ hàng đầu
của Mỹ, chúng ta sẽ hiểu được thế tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền
Mỹ đang mắc phải và yếu tố khác nguy hiểm hơn khi xảy ra đối đầu Trung
– Mỹ, đó là khi cuộc đối đầu này trở nên căng thẳng thường trực, thậm
chí bùng nổ xung đột, có thể so với cuộc chiến tranh lạnh phương Tây –
Liên Xô.
Hiển nhiên mục đích chiến lược quan trọng của Mỹ là duy trì vị trí
đứng đầu thế giới lâu nhất có thể trong khi kìm hãm Trung Quốc – chắc
chắn là nước duy nhất có khả năng tranh giành vị trí số một với người
Mỹ. Sự thay đổi thái độ mới đây của chính quyền Obama đối với Trung
Quốc chứa đựng những được mất khác nhau gắn liền với hai đường hướng
chiến lược cơ bản khác biệt giữa hai cường quốc này.
Đường hướng chiến lược thứ nhất liên quan quan hệ Trung – Mỹ sẽ
như thế nào khi Trung Quốc ngày càng mạnh hơn. Nói cách khác, Trung
Quốc phải được Washington coi trọng như một đối tác chiến lược hay một
đối thủ cạnh tranh chiến lược? Có thể câu trả lời sẽ có ở phần dưới
và dường như đã được Washington giải quyết trong khi theo một tài liệu
lưu hành nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra vào tháng 3/2001
thì mục đích địa chiến lược của Trung Quốc là “chống lại chủ nghĩa bá quyền và luật lệ của kẻ mạnh nhất”. Cụ thể: 1/ Mục
đích của Trung Quốc là, trong giai đoạn đầu, không chỉ thu hồi Đài
Loan vì những lí do kinh tế cũng như chính trị, mà trong giai đoạn hai
sẽ là gây căng thẳng mối quan hệ bảo hộ giữa Mỹ với hai đồng minh
châu Á chính của họ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong giai đoạn ba, Trung
Quốc có tham vọng nắm quyền kiểm soát Thái Bình Dương về mặt thương
mại và quân sự”.
Hơn nữa, với việc hỗ trợ chế độ Bình Nhưỡng, Trung Quốc mong muốn “thiết
lập một nước Triều Tiên thống nhất chịu sự chi phối của Bắc Kinh với
một hệ thống “tư bản tự quản” như tại Hồng Kông. Mục đích của Mỹ cũng
gần giống Trung Quốc, song hoàn toàn ngược lại: thiết lập một nước
Triều Tiên duy nhất, một cường quốc kinh tế và quân sự nhất quán dưới
sự bảo trợ của Mỹ. Mục đích của Mỹ đã rõ ràng: đe doạ và kìm hãm Trung
Quốc bởi ba “khẩu súng” và ba nước cạnh tranh nhắm vào Bắc Kinh, đó
là Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan. Đối với ba thực thể này, Bắc Kinh
cố gắng sử dụng lý lẽ “đoàn kết dân tộc” các nước châu Á chống lại
các nước phương Tây”.
Đường hướng chiến lược thứ hai, hệ quả của đường hướng chiến
lược thứ nhất, có liên quan đến các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ
Dương nối Trung Đông, Đông Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Ấn Độ
Dương có bốn tuyến đường vào then chốt tạo thuận lợi cho thương mại
hàng hải quốc tế, trong đó có kênh đào Suez ở Ai Cập, eo biển
Bab-el-Mandeb (nằm dọc Djibouti và Yêmen), eo biển Ormuz (nằm dọc Iran
và Ôman) và eo biển Malacca (nằm dọc Inđônêxia và Malaixia). Các
“điểm thắt nút trên” đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với ngành
thương mại dầu lửa của thế giới bởi phần lớn lượng dầu được vận chuyển
qua đây”.
Sau khi được Yêmen cho phép xây dựng một căn cứ quân sự tại đảo
Socotra, ngoài khơi Yêmen, Mỹ tăng cường kiểm soát các tuyến đường
hàng hải trên Ấn Độ Dương và điều này như một thông điệp mạnh mẽ gửi
tới Trung Quốc, nước ngày càng cảm thấy chịu sức ép từ khu vực này,
trong khi Ấn Độ là một đồng minh chiến lược của Mỹ tại đây. Về phần
Pakistan, nước này đang lao vào vòng xoáy của cuộc chiến với lực lượng
Taliban và chấp nhận đứng đằng sau Mỹ ngay cả khi quan hệ giữa
Pakistan với Trung Quốc là bước quan trọng để làm đối trọng với sự bá
quyền của Ấn Độ. Trong trường hợp này, Trung Quốc không thể chế ngự
được tuyến đường tới vùng Vịnh qua Trung Á và Pakistan.
Những nét chấm phá chiến lược này phần lớn giải thích sự gia tăng ấn
tượng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong 10 năm vừa qua (hơn
10% GDP/năm), trong đó tập trung chủ yếu vào các lực lượng tên lửa đạn
đạo, hải quân và hạt nhân. Đó cũng là cơ sở giải thích cho việc Bắc
Kinh ngầm hỗ trợ Bắc Triều Tiên và Iran, hai nhà nước cuối cùng thuộc
“Trục xấu xa” trong mắt người Mỹ./.
***
SAU CÁC BIẾN CỐ DỒN DẬP
LIỆU CHIẾN TRANH GIỮA MỸ VÀ TRUNG CỘNG CÓ XẢY RA HAY KHÔNG?
ĐÀI LOAN: VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN
TRUNG CỘNG: CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI TRONG THẾ KỶ XXI
Tài Liệu Tham Khảo
MƯỜNG GIANG Người Mỹ từ xưa tới nay luôn luôn bị mang tiếng là kẻ chủ động trên chính trường và gần như họ đều đạt được chiến thắng bằng nhân đạo và kỹ thuật.Trong quá khứ,từ năm 1948 là thời gian khởi đầu của chiến tranh lạnh,để đạt thế thượng phong,Mỹ đã sử dụng chiến tranh tình báo trên không bằng các loại phản lực cơ RB-47 và U-2.Mưu toan bị bại lộ,ngày 1.7. 1958,Liên xô bắn hạ một chiếc RB-47 tại Mourmanks và cầm tù hai Ðại Úy Phi Công Mỹ là Bruce Olmstead và Johl McKon. Tiếp đến ngày 1.5.1960,một chiếc U-2 lại bị bắn hạ tại Sverlovsk,viên Phi Công Mỹ là Gary Power cũng bị bắt.Thế nhưng việc đâu lại hoàn đó sau khi hai nước đấu võ mồm kịch liệt,làm cho thế giới tưởng rằng đại chiến thứ ba sắp xảy ra. Nhưng gây cấn và hồi hộp hơn hết là ngày 22.10.1961 xe tăng của Liên xô và Hoa Kỳ đã dàn trận suốt 18 giờ liền tại Checkpoint (Bá Linh) chờ lệnh khai hỏa.Rồi khi Mỹ là Tổng Thống Kennedy phát giác là Liên xô đã đem hỏa tiễn có gắn đầu đạn nguyên tử vào thiết trí tại Sierra del Rosario (Cuba),thì nhân loại coi như đứng bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Thế nhưng mọi sự vẫn huề cả làng.Bởi vậy lần này,khi có cuộc đụng chạm trên không một máy bay phản lực F-8 của Trung cộng cố tình đâm vào chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng nó phải rơi xuống biển,làm chết viên phi công.Trung cộng hùng hổ bắt giữ phi cơ và Phi Hành Ðoàn gồm 24 người,khi máy bay EP-3 của người Mỹ xin khẩn cấp hạ cánh trên Ðảo Hải Nam từ 1.4 cho tới ngày 11.4.2001 mới thả,sau khi Tổng Thống W.Bush viết thư tỏ ý hối tiếc vụ đụng chạm trên.Riêng Trung cộng thì răn đe bằng dao to,búa lớn,nói là sẽ không để yên vụ này.Qua các diễn tiến trên,các Nhà Bình Luận trên thế giới đều bảo rằng vụ trên chưa kết thúc mà mới là bắt đầu.Vậy thì liệu chiến tranh có thể xảy ra hay không,khi tình trạng giao hảo giữa Mỹ-Hoa,vốn đã bị rạn nứt từ lâu qua các biến cố chính trị dồn dập,mà kẻ chủ động không phải là Hoa Kỳ. 1- Nguyên nhân khiến Trung cộng làm lớn chuyện trong vụ đụng máy bay: Thật ra sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung cộng đã xảy ra từ mấy năm nay nhưng cả hai phía đều có bưng bít vì còn đang cần lợi dụng lẫn nhau (thời Clinton).Trong quá khứ,Trung cộng đã cố ngậm miệng ăn tiền qua các sự kiện Mỹ và khối NATO oanh kích vào Tòa đại sứ tại Thủ Ðô Bergrade của Nam Tư trong cuộc chiến Kosovo vào tháng 3.1999.Cũng thời gian này,Mỹ lại tố cáo Trung cộng đã gài điệp viên Wen lee Ho vào làm việc tại Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia tại Los Alamos (Mỹ) để đánh cắp tài liệu chế tạo vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ.Chưa hết hai nước lại đụng chạm thường xuyên về vấn đề Ðài Loan,mà theo Trung cộng thì Mỹ luôn luôn bảo vệ nước này chống lại họ.
Ðó là lẽ dĩ nhiên vì Ðài Loan là nước bạn Ðồng Minh theo thể chế Dân
Chủ Tự Do.Mới đây Quốc Hội Mỹ lại họp,nhiều Nghị sĩ đề nghị Chính Phủ
Bush can thiệp không cho Trung cộng đăng quan xin tổ chức Thế Vận Hội
Mùa Hè năm 2008 tại Bắc Kinh,tại vì Trung cộng hiện nay là một trong
những nước không tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,chà đạp nhân
quyền,cấm đoán tín ngưỡng và tự do của dân chúng trong nước.Cũng do
những sự kiện nhức nhối trên,nên Trung cộng không ngần ngại hy sinh
người,chịu tốn của để mong gài bẫy Mỹ phải đáp ứng theo nhu cầu của
mình,mới thả con tin.Nhưng Tàu cộng đã tính sai nước cờ vì đối thủ
trong cuộc cũng là Khổng Minh và trên hết,nước Mỹ hiện giờ đang được
điều khiển bởi Tổng Thống W. Bush và đảng Cộng Hòa không còn là anh
phản chiến Bill Clinton nữa.Bởi vậy,ngay khi nhận được tin Phi Hành
Ðoàn Mỹ đang bị giam cầm tại Ðảo Hải Nam,người Mỹ dùng chiến lược
``tương kế tựu kế`` giúp Trung cộng tìm kiếm viên phi công mất tích,để
điều động một Lực Lượng Hải,Lục,Không Quân hùng hậu từ các Hạm Ðội 6
và 7 gồm có 42 chiến hạm,74 phản lực cơ chiến đấu và 10.000 Binh Sĩ
Thủy Quân Lục Chiến đến Hải Nam.Ngoài ra,người Mỹ còn biết thâm ý của
Trung cộng,nếu lần này chịu lép vế xin lỗi,cũng kể như Mỹ đã đồng tình
chấp nhận lãnh hải mới mà Trung cộng tự nhận là của mình trong biển
đông.
2- Đảo Hải Nam và lãnh hải Trung cộng: Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên xô chấm dứt,nhân loại thở phào nhẹ nhõm vì hy vọng được sống hòa bình và những luật trời,luật biển sẽ được mọi người dung hòa.Nhưng Liên xô vừa gục thì Trung cộng nổi lên,càng hung hăng và ngang tàng gấp ngàn lần mấy ông thầy cũ,coi mọi người là số không khi đã chế tạo được vũ khí nguyên tử,ngang nhiên tự vẽ cho mình một biên giới trên trời,dưới biển.Người La Mã xưa từng nói: ‘’ubi societas,ibi jus’’ nghĩa là ở đâu có xã hội,thì ở đó có luật pháp.Tiếc thay người cộng sản không bao giờ coi trọng luật đời mà chỉ quen dùng luật rừng mà thôi.Nhưng luật vẫn là luật,Trung cộng dù có lớn mồm và khoe khoang,phách lối vẫn phải tuân theo luật quốc tế về lãnh hải do Liên Hiệp Quốc đã ấn định như sau:Luật Biển: Thời Trung Cổ,các Quốc Gia hùng mạnh tự cho mình có quyền tuyệt đối trên biển Năm 1609,một Luật Gia người Hòa Lan tên Grotius đặt ra căn bản cho Luật Hàng Hải.Nhưng biển,ngoài việc là thủy đạo,còn được coi như kho báu vô tận của con người,nên nhân loại đã phải đặt ra Luật Biển để tránh sự va chạm về quyền lợi của các Quốc Gia.Nhiều cuộc họp quốc tế về Luật Biển đã được tổ chức liên tục tại Lahaye (Hòa Lan) năm 1930, Genève (Thụy Sĩ) năm 1958 và 1960.New York năm 1973 và Caracas (Venèzuela) năm 1973, ấn định lãnh hải,vùng tiếp giáp,thềm lục địa,bờ biển quốc tế và đại dương.Cũng kể từ đó lãnh hải của một nước được ấn định từ 6 tới 12 hải lý,riêng các nước Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh thì đòi tới 200 hải lý.Tuy nhiên,dù có sử dụng theo ý riêng của mình,trước đây vẫn không có sự đụng chạm quá đáng giữa các nước. Chiếu theo Luật Biển quốc tế,Mỹ có xâm phạm lãnh thổ Trung cộng hay không? Máy bay Mỹ và Trung cộng thật sự đụng nhau trên không là hải phận quốc tế,nều căn cứ theo Luật của Liên Hiệp Quốc ấn định,nhưng vì phi cơ Mỹ bị hư nặng nên phải đáp khẩn xuống Ðảo Hải Nam.Với Mỹ lãnh thổ của một nước chỉ có 6 hải lý,nên Mỹ không xâm phạm lãnh thổ Trung cộng,ngược lại người Tàu ngày nay đã coi Ðông Hải là cái ao của nhà mình,nên nói Mỹ phạm luật.Riêng Ðảo Hải Nam,nơi Phi Hành Ðoàn Mỹ bị giam 11 ngày,trước thuộc Tỉnh Quảng Ðông. Từ tháng 9.1988 Trung cộng tách làm một Tỉnh lỵ riêng,gọi là đặc khu kinh tế. Ðây cũng là quê hương của ba chị em nhà họ Tống nổi tiếng trong lịch sử cận đại Trung Hoa: Tống Ái Linh,Tống Khánh Linh (vợ Tôn Văn) và Tống Mỹ Linh (vợ Tưởng Giới Thạch).Ðảo Hải Nam có diện tích 34.000 km2 và dân số hơn 7 triệu người,Hải Cảng Dương Phố chỉ cách Hải Phòng có 151 hải lý,riêng Thủ Phủ của Ðảo đóng tại Hải Khấu,là nơi giam dữ Phi Hành Ðoàn Mỹ.Hiện Trung cộng tuyên bố lãnh hải của mình ở Hải Nam là 2,1 triệu km2,nghĩa là giáp giới tận bờ biển Nam Dương,Châu Úc.Trung cộng bắt Mỹ xin lỗi nếu muốn đem con tin về: Trên ngôn ngữ ngoại giao,Tàu muốn Mỹ xin lỗi,nhưng bên trong thì khác hoàn toàn. Tóm lại ý của người Tàu trong khi nắm giữ được con tin Mỹ,muốn Hoa Kỳ phải thỏa thuận các vấn đề tối quan trọng với họ như vụ Ðài Loan,kế hoạch hỏa tiễn chống hỏa tiễn và sau hết là xen vào nội bộ của nước Tàu,phá bĩnh không cho họ được tổ chức Thế Vận Hội 2008.Nhưng âm mưu trên đã bị Mỹ đoán biết trước,bởi vậy Tổng Thống W.Bush đã tuyên bố thẳng thừng,là việc nào là giải quyết theo việc đó.Cuối cùng Tàu thả con tin khi Mỹ nói hối tiếc vì viên phi công bị mất tích. 3. Những rắc rối chính hiện nay giữa Mỹ và Trung cộng: Ngay khi Tổng Thống W.Bush lên nhậm chức,lập trường chính trị của Hoa Kỳ đã thay đổi từ nhu nhược sang cương quyết và cứng rắn của chính quyền Ðảng Cộng Hòa,nhất là việc bán vũ khí phòng thủ tối tân cho Ðài Loan,đã chận đứng mưu mô xâm chiếm Ðông Nam Á của Trung cộng.Thực tế tình trạng của Ðài Loan hoàn toàn khác biệt với hai nhượng địa Hồng Kông và Ma Cao.Ðài Loan từ đầu Thế Kỷ 20 đã tuyên bố độc lập và đa số thổ dân trên Ðảo khác Chủng Tộc với người Hoa.
Năm 1949,sau khi mất Hoa Lục vào tay cộng sản,Tưởng Giới Thạch và quân
Quốc Dân Ðảng chạy ra chiếm Ðảo này,làm căn cứ chống lại Tàu cộng.Bởi
vậy,người Ðài Loan bảo rằng họ là một Quốc Gia độc lập thì cũng là
chuyện bình thường. Thật ra Ðài Loan chỉ có một lãnh thổ chật
hẹp,người đông và hầu như chẳng có một tài nguyên thiên nhiên nào đáng
kể.Thêm vào đó,nơi này hay thường bị thiên tai tàn phá như bão
lụt,động đất hạn hán,nạn sâu rầy tàn phá mùa màng.Nếu con người ở đây
không quyết tâm,thì chưa chắc họ đủ cơm ăn,đừng nói chi tới chuyện làm
giàu.
Ðài Loan hiện nay gồm có 79 Ðảo nhỏ lớn,hai Ðảo Kim Môn và Mã Tổ nằm
sát đất liền,chỉ cách Phúc Kiến có 193 km.Riêng Ðảo Ðài Loan lớn nhất
có chiều ngang 102 km và chiều dài 402 km.Hiện Trung Hoa Dân Quốc có
diện tích tới 26.195 km2 hay là 3971 sqml dân số tính tới cuối năm
2000 là 20.204.880 người,là nơi có mật độ dân số cao nhất trên thế
giới (558 người/1km2),82% dân số Ðài Loan đều sống ở Thị Trấn hay
Thành Phố.Tất cả các Tỉnh Thị quan trọng đều nằm trên Ðảo lớn Ðài
Loan,như Ðài Bắc (Thủ Ðô) hơn 3 triệu người, Ðài Trung,Cao Hùng,Cơ
Long,Ðài Nam.Từ năm 1990 Ðài Loan đã là một trong những con rồng kinh
tế của Á Châu và là nước có trữ lượng tiền thặng dư nhiều nhất thế
giới (hơn 100 tỷ Ðô la).Quân Ðội Ðài Loan hiện nay có gần một triệu
người,tuy ít hơn Trung cộng nhưng lại vượt hẳn về phẩm chất và trang
bị.
Mới đây,để chống lại sự đe dọa của Trung cộng,Ðài Loan đã mua thêm rất nhiều quân cụ tối tân của Anh,Pháp,Ðức và Mỹ.Nhưng điều lo ngại nhất của Trung cộng là hiện nay Ðài Loan cũng vẫn còn là một căn cứ nguyên tử của Hoa Kỳ.Thật vậy,qua sự tiết lộ của Tòa Bạch Ốc khi giải mã một số hồ sơ quá hạn vào năm 1995 thì từ năm 1951 đến 1977,Mỹ đã thiết lập căn cứ nguyên tử trên 18 Quốc Gia,khắp các Châu Âu,Phi,Mỹ và Á Châu. Tuy số hồ sơ mật được giải mã nhưng tên các địa điểm đều bị bôi xóa.Tuy nhiên các Chuyên viên về nguyên tử như Robert S Norris, William Arkin và William Burr vẫn tìm được tên 17 địa điểm trong đó có Nhật,Ðại Hàn và Ðài Loan...Vào tháng 7.1995,cuộc khủng hoảng về vũ khí nguyên tử bùng nổ,nhiều Quốc Gia Ðồng Minh quan trọng yêu cầu giao cho họ toàn quyền sử dụng vũ khí trên hoặc tháo gỡ.
Ngược lại cũng có nhiều nước làm ngơ,coi như không hề biết tới,trong
số này có Ðài Loan.Vì vậy,ta cũng đừng lấy làm ngạc nhiên khi thấy
Trung Hoa Dân Quốc lúc nào cũng coi thường sự hù họa của Trung
cộng.Trung cộng bắt Mỹ phải ngưng kế hoạch phi đạn chống tên lửa thế
nào được.Thử hỏi ai mạnh hơn ai?Tính đến cuối năm 2000,Hoa Kỳ đã bốn
lần thử nghiệm kế hoạch phi đạn chống phi đạn trong hệ thống phòng thủ
toàn diện Quốc Gia.Theo báo chí loan tải thì lần thứ nhất vào ngày
2.10.1999 thành công,lần thứ hai vào ngày 18.1.2000 và lần thứ ba
8.7.2000 đều thất bại.Tuy nhiên,Tổng Thống Bill Clinton vẫn tuyên bố
vào tháng 9.2000 là Hoa Kỳ đã quyết tâm thực hiện kế hoạch phòng thủ
trên,bất chấp sự phản đối của các nước hiện có vũ khí nguyên tử như
Nga,Pháp và nhất là Trung cộng.Vậy kế hoạch trên như thế nào,đã khiến
cho những con ngáo ộp,trong đó có Bắc Hàn phải xốn mắt,quyết phá cho
được.
* ABM (LÁ CHẮN MẶT ÐẤT): Ngày 26.5.1972,cố Tổng Thống Hoa Kỳ là Richard
Nixon và cố Tổng bí thư Liên xô là Leonid Brejnev đã ký một Hiệp ước
chống hỏa tiễn đạn đạo (ABM) tại Mạc Tư Khoa.Theo tinh thần hiệp ước
này thì cả hai phía đều đồng ý hạn chế việc phát triển vũ khí chống
hỏa tiễn,chứ không đề cập tới việc phát triển vũ khí phá hủy hỏa tiễn
từ trên không.Ngoài ra cả hai cũng không muốn đề cập tới sự hạn chế vũ
khí từ chiến trường,vì nó là chức năng bảo vệ lãnh thổ.Năm 1997,Mỹ và
Nga lại họp để bàn lại vấn đề thế nào là vũ khí nguyên tử phòng thủ
và vũ khí nguyên tử sử dụng ngoài chiến trường.Vì hiện nay,thế giới
chỉ còn có Nga là quốc gia duy nhất còn sử dụng các loại hỏa tiễn
galoch,gazelle và gargon để phòng thủ diện địa.Các hỏa tiễn trên đều
có gắn đầu đạn nguyên tử.Riêng Mỹ từ năm 1976 đã phá bỏ tất cả hệ
thống phòng thủ như Nga,được gọi là safeguard,dùng để bảo vệ kho hỏa
tiễn hạt nhân liên lục địa ở Grandfirst (Bắc Dakota).
*
Hiệp ước Start 2 và ABM: Trước khi rời Tòa Bạch Ốc,cựu Tổng Thống
G.Bush và cựu Tổng Thống Nga là Boris Eltsine đã ký Hiệp ước Start
2,theo đó Nga giảm số đầu đạn nguyên tử còn 3000 và Mỹ là 3600.Hiệp ước
trên không ảnh hưởng tới các nước có đầu đạn nguyên tử như Trung cộng
(410),Pháp (350),Anh (192),Ấn Ðộ (70) và Hồi Quốc(25).Hiện Nga và Mỹ
bắt đầu thi hành Hiệp ước trên sau khi Quốc Hội hai nước phê chuẩn.Thế
nhưng năm 1997,Thượng Viện Mỹ lại thay đổi ý kiến,đòi sửa lại thời
gian thi hành trong Hiệp ước là năm 2003-2007 và xét lại chương trình
ABM.Tóm lại người Mỹ cần hệ thống phòng thủ Quốc Gia.
* NMD (HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI: Là kết quả cuối cùng sau những lần thử nghiệm thất bại của Mỹ qua những dự án hỗ trợ đánh chặn,chống hỏa tiễn đạn đạo (Bambi) từ năm 1957,dự án Sentinel hay còn gọi là Safeguard ra đời năm 1964. Năm 1984,Tổng Thống Ronald Reagan lại đưa ra kế hoạch chiến tranh trên các vì sao (IDS), rồi thì dự án bảo vệ toàn diện chống tấn công (GPALS) của Tổng Thống G.Bush,nhưng tất cả đều bị dẹp bỏ khi Clinton đắc cử Tổng Thống...Theo Philip Coyle,người phụ trách chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Mỹ,thì vào tháng 2.2000,qua áp lực mạnh mẽ của đa số Nghị Sĩ của hai Ðảng tại Quốc Hội nên Clinton mới phê chuẩn tiếp tục các cuộc thử nghiệm chương trình trên. Theo tuyên bố của Tổng Thống W.Bush ngay khi vừa nhậm chức,thì các cam kết giữa Nga và Mỹ qua các hiệp ước vừa ký kết,nay đã lỗi thời,vì vậy cần phải thực hiện kế hoạch phòng thủ mới,cho hợp với giai đoạn hiện tại.Theo Nga,Pháp,các nước mới có vũ khí nguyên tử nhất là Trung cộng,thì nếu Mỹ thành công trong kế hoạch phi đạn chống phi đạn thì công trình phát triển vũ khí hạt nhân thế giới trong 50 năm qua coi như bị đảo lộn hoàn toàn.Nhưng người Mỹ vẫn giữ vững lập trường và tuyên bố phải có hệ thống phòng thủ NMD để đề phòng các nước thù nghịch hiện đã có vũ khí nguyên tử như Iran,Iraq,Libye,Bắc Hàn,Hồi Quốc,dĩ nhiên trong đó có Trung cộng. Sở dĩ người Mỹ phải quyết tâm thực hiện cho được kế hoạch trên vì các nước nhỏ đã chế được loại hỏa tiễn liên lục địa (ICBM).Tháng 8.1998,Bắc Hàn chế tạo thành công loại hỏa tiễn ba tầng (TAEPO-DONG 1),có thể mang một quả bom nguyên tử nặng 1000 kg và phóng xa tới 2.500 km,hoặc một loại bom loại sinh hóa học phóng xạ tới 3.100 km.Hiện Bắc Hàn sắp hoàn thành DONG 2,có khả năng phóng xa tới 6.000 km.Riêng Nga và Trung cộng cũng đang ráo riết tìm các loại vũ khí mới để đối đầu với Mỹ.
Theo nguyên tắc,kế hoạch hỏa tiễn của Mỹ có khả năng tiêu diệt tất cả
các vũ khí của nước ngoài phóng từ không gia vào,sau khi rút tỉa kinh
nghiệm từ thất bại của hỏa tiễn Patriot không ngăn được hỏa tiễn Scud
của Iraq trong cuộc chiến vùng vịnh vào năm 1991.Ngoài ra, người Mỹ
cũng đã tìm ra được ba khuyết điểm của hệ thống phòng thủ như:- Những
viên đạn nhỏ.- Chim mồi.- Những quả bong bóng không màu.Tìm được tất
cả trở ngại trên,hiện Hoa Kỳ ráo riết nghiên cứu phương cách khắc
phục. Ngoài ra đề phòng sự trục trặc,Hoa Kỳ còn phát triển thêm hệ
thống phòng thủ ngoại biên do Lực Lượng Hải và Không Quân đảm
trách.Tóm lại với một bộ máy chiến tranh đồ sộ như thế, bảo sao Trung
cộng không nhượng bộ.
4.Trung cộng cấm Mỹ xen vào nội bộ nước Tàu Năm 2001,Ủy Ban Tổ Chức Thế Vận Hội lại nhận được đơn của các nước xin tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2008.Thế nhưng Quốc Hội Mỹ đã họp và quyết định xin Ủy Ban không cho Trung cộng được tổ chức vì nước này đã không chịu thi hành nghiêm chỉnh Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,luôn luôn vi phạm nhân quyền,đàn áp Tôn Giáo,ngăn cấm tự do của người trong nước.Sự kiện trên làm cho Tàu cộng đến điên cuồng lên vì coi đó là sự xâm phạm vào nội bộ của họ.
Thật ra người Mỹ do Clinton cầm quyền cũng đâu có tốt gì,nếu ta nhớ
lại những năm về trước,khi vụ Thiên An Môn xảy ra năm 1989,đã khiến
cho hầu hết thế giới ngẩn ngơ,và đồng loạt lên án hành động dã thú,bất
nhân của bọn cộng sản,thì ngay tại nước Mỹ,trong thời gian đó,cái gọi
là chương trình Nightline của Ðài truyền hình ABC lại bày tỏ thái độ
hoài nghi về sự kiện Thiên An Môn,trong lúc đài có hàng trăm phóng
viên tại chỗ.Chưa hết,Tổng Thống Clinton,thay vì có biện pháp mạnh để
ngăn chặn kẻ gian ác,ngược lại vẫn hồ hởi ký cho phép Trung cộng được
gia hạn thời gian tối huệ quốc.Ðể biện giải hành động phi đạo đức
trên,Bill Clinton và đảng Dân Chủ nói người Mỹ phải đặt quyền lợi của
họ trên hết.
Hỡi ôi! Ðời như thế còn gì để mà nói? Dân chủ và Dân quyền dưới chế độ dân chủ của Clinton là một sỉ nhục quốc thể.Nhiều chính trị gia trên thế giới hiện nay,trước sự kiện lộng hành và côn đồ của Trung cộng đã không ngần ngại quy trách nhiệm cho Ðảng Dân Chủ của Hoa Kỳ là kẻ nuôi ong tay áo,nuôi dưỡng Tàu cộng từ một quốc gia nghèo đói,lạc hậu thành một siêu cường quân sự,chẳng những gây hại cho nhân loại mà Mỹ cũng phải coi chừng hậu quả.Dĩ nhiên không phải ai cũng hèn như Clinton cho nên đã có rất nhiều người bất chấp hiểm nguy,như Tổ Chức Human Right Watch.. .Ðã len lõi vào tận nước Tàu,thu thập tin tức và đúc kết thành bản cáo trạng 7 điểm,tố cáo hành vi ngược đãi đồng bào mình và trên hết là giã tâm tiêu diệt các Dân Tộc bị trị như Mãn Châu,Mông Cổ,Hồi và Tây Tạng.Chính cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là Waren Christopher cũng phải công nhận là Trung cộng rất cứng đầu chẳng bao giờ chịu thi hành Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.Do tình trạng trên,Trung cộng chỉ mang bộ mặt phồn vinh giả tạo ở Ðô Thị,còn khắp nơi trong nước thì gần như hỗn loạn với trăm ngàn tệ đoan xã hội do chính chế độ độc tài gây ra,mà nhức nhối nhất,gây mất ăn mất ngủ cho cấp lãnh đạo trung ương vẫn là môn phái Pháp Luân Công. PHÁP LUÂN CÔNG: Như ta biết,suốt dòng lịch sử Trung Hoa,mỗi lần các giáo phái xuất hiện là có đại họa cho nhà cầm quyền,chẳng hạn như vào Thế Kỷ 18,Vương Phát Sinh (Vương Luân),lãnh đạo Bạch Liên Giáo,chống lại Nhà Thanh gần 100 năm.Tiếp theo là cuộc nổi dậy của Hồng Tú Toàn (Thái Bình Thiên Quốc),đã gây nên một cuộc nội chiến tàn khốc, làm cho Ðài Loan có cơ hội tuyên bố độc lập như ngày nay.Pháp Luân Công cũng là một giáo phái vừa mới thành hình tại Trung cộng vào những năm cuối cùng của Thế Kỷ 20,mà Giáo Chủ là một người Hoa phương Bắc tên là Lý Hồng Chí.Giáo đồ của Pháp Luân Công cho biết họ không làm chính trị,mà chỉ theo sư phụ triển khai một chủ thuyết thực tiễn,dung hòa từ các Tôn Giáo Ðông Phương như Phật,Hồi và Thiên Chúa,để giải thoát con người đang trong thời mạt pháp,hỗn loạn với các tội ác đầy rẫy như buôn người,mãi dâm, ma túy...
Từ năm 1992 đến nay,Pháp Luân Công bành trướng không ngừng,hiện có
trên 60 triệu tín đồ mà hầu hết đều là những người nghèo khổ,thất
nghiệp,bị đảng cộng sản vắt chanh bỏ vỏ...Giáo phái có 39 trung tâm
huấn luyện,1800 chi nhánh khắp nước mà Ban Chỉ Huy đầu não chính là
Hội Nghiên Cứu Pháp Luân Công tại Bắc Kinh,dù Lý Giáo Chủ đang phải tỵ
nạn chính trị tại Hoa Kỳ và bị chính quyền cộng sản truy nã như một
tội phạm quốc tế.Theo các Nhà phân tích thời cuộc thì Pháp Luân Công
hiện nay là một tổ chức đối đầu nguy hiểm tại Trung cộng,vì giáo phái
này có khả năng huy động cùng một lúc nhiều cuộc biểu tình bao vây các
trụ sở đảng,theo lệnh Giáo Chủ bằng điện thoại di động và mạng lưới
Internet.
Ngoài ra,khắp nơi ở Trung cộng nay đầy rẫy những Ban Hội từ nông thôn cho tới Thành phố lớn như Bắc Kinh,Thượng Hải,Nam Kinh,Tế Nam,Thành Ðô,Tây An,Quảng Châu...đến nỗi Nhậm kiệm Tân,viện trưởng tòa án tối cao Trung cộng phải lên tiếng báo động đỏ,còn bộ công an thì ra lệnh thẳng tay tiêu diệt.Trong lúc tuyệt đại dân chúng Tàu lầm than,đói rách thì bọn cán bộ đảng lớn nhỏ thi nhau ăn chơi trác táng.Theo thống kê của nhà nước thì từ năm 1992 tới nay,tỷ lệ viên chức nhà nước phạm pháp lên tới 12% với các tội danh tham nhũng,hối lộ,ăn cắp của công,hợp tác với các băng đảng thuộc xã hội đen buôn người,ma túy... Nhiều tên cán bộ cao cấp của đảng tại trung ương cũng như địa phương đã bị tử hình cũng như kết án nặng nề.Khắp nơi những băng hoại xảy ra hàng ngày như nước lũ,có nguy cơ cuốn phăng đảng theo.Việc xấu chưa giải quyết xong thì nửa đêm ngày 18.6.2000,Nhân Viên Cảng Dove (Anh),trong lúc khám xét xe hàng đông lạnh từ Hòa Lan sang,đã vô tình phát hiện được 34 xác đàn ông và 4 xác đàn bà, nằm chết cóng trên xe,giữa các thùng cà chua,chỉ còn 2 người đàn ông thoi thóp chờ chết.Tất cả nạn nhân đều là người Hoa,nhập cư lậu vào Âu Châu.
Sự kiện trên làm cho thế giới kinh hoàng,nhất là các nước Âu,Mỹ phải
họp khẩn cấp để tìm cách ngăn chận,nhưng còn lâu vì người Tàu cộng sản
có trăm ngàn phương kế để lường gạt thiên hạ.Sự kiện lời qua tiếng
lại giữa Mỹ và Trung cộng trong lúc đụng máy bay trên bầu trời ngoài
khơi Ðảo Hải Nam,khiến cho người ta nhớ lại tình trạng ba nước Liên
xô,Trung cộng và Hoa Kỳ,trong thời chiến tranh lạnh.Cũng nhờ có Henry
Kissinger,Ngoại Trưởng thời Tổng Thống Nixon,tiết lộ các bí mật giữa
ba nước trên trong tác phẩm The Kissinger Transcrips. Bằng chứng trên
cho thấy cuộc đối đầu tay ba chẳng bao giờ chấm dứt.Ngày trước,Mỹ muốn
hạ bệ Liên xô,đã không ngần ngại bán đứng đồng minh của mình.
Nay bánh xe lịch sử lại quay tròn,ba kẻ thù cũ lại gặp nhau và lần này,không biết ai bán đứng ai?Nhưng rõ ràng trước mắt,hiện nay nước nào cũng căm ghét Trung cộng ra mặt,nhất là vùng Ðông Nam Á,kể luôn việt cộng.Trung cộng biết rõ mọi điều,kể cả tiềm năng quân sự của mình so với đối phương cộng với tình trạng rối ren trong nước.Ðó là kết luận của các hãng thông tấn ngoại quốc khi viết rằng: Tất cả cũng chỉ là trận đấu võ mồm thế thôi.Nhưng những ai có hiểu biết sẽ nhận ra tương lai sẽ có nhiều biến chuyển,mà kẻ bại trận sẽ là Trung cộng vì chế độ độc tài gian ác sẽ bị trời đất trừng phạt. ĐÀI LOAN:VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN. Lục địa Trung Hoa đất rộng người đông,nhưng lãnh thổ phần lớn đều cưỡng chiếm của thiên hạ nên sự tranh chấp cứ triền miên tiếp diễn bao đời và hiện nay vẫn đang sôi sục giữa Trung cộng và các Quốc Gia bị vong quốc như Mãn Châu,Mông Cổ,Tân Cương,Miêu Tộc trong các Tỉnh Vân Nam,Quý Châu,Quảng Tây,Tứ Xuyên.Hải Nam và gây cấn nhất vẫn là Tây Tạng vì nước này đã có Chính phủ lưu vong do Ðức Ðạt Lai Lạt Ma Ðời thứ 14 lãnh đạo,được thế giới công nhận...Qua lịch sử,ngày nay ta mới biết được,chính các Dân Tộc ngoại lai như Liêu-Tạng,Hồi-Miêu,Mông và gần nhất là người Mãn Thanh đã làm dùm cái việc thống nhất Trung quốc cho người Tàu,khi Họ vào làm chủ Trung Nguyên,chứ không phải người Hán,qua các thời kỳ Nam-Bắc Triều,Nguyên-Mông và Ðại Thanh.Tóm lại,người Hán ăn sò còn các Dân Tộc kia thì đổ vỏ hay nói một cách văn hóa thì Hán Tộc bị ngoại nhân khuất phục bằng quân sự ngược lại các Dân Tộc chiến thắng lại bị kẻ bại trận đồng hóa,khiến phải mất chì lẫn chài mà ôm mối hận lớn nhất vẫn là người Mãn Châu.
Ðó là thực trạng của Liên bang tạp chủng Trung Hoa ngày nay,giống như
Liên bang Xô viết trước năm 1991,xa xa với nhìn thì thấy vững mạnh như
Núi Thái Sơn nhưng khi được rờ mó,mới biết mặt thật chẳng qua cũng chỉ
là những lâu đài được xây bằng các tảng băng tuyết chờ rã riệu.Xét
cho cùng cái danh dự Thiên Triều trong quá khứ hay đại cường Trung
cộng ngày nay,qua cái chính sách xâm lược cố hữu luôn vẫn là sự khoe
khoang rung cây nhát khỉ các xứ yếu kém quanh vùng, hoặc giả đã cùng
nhau đồng thuận để cùng chia nhau lợi lộc như mối tình Hoa-Việt (cộng
sản) ngày nay.
Tuy nhiên không phải ai cũng để cho Trung cộng bá đạo,muốn làm gì thì làm,đó là vấn đề Ðài Loan từ năm 1949 tới nay,luôn công khai đối đầu với kẻ thù có dân số trên một tỷ người,đã hoài công trong việc với tay và được tháp tay bởi bọn tài phiện da trắng,chỉ biết có lợi nhuận,bất chấp đạo đức và lương tâm,qua trăm phương ngàn kế để chiếm lại cho được Ðảo Quốc nhỏ bé nhưng giàu mạnh này,như họ đã lấy lại các nhượng địa Hồng Kông và Ma Cao từ tay Anh và Bồ mà không phải tốn một viên đạn. Nói như Andrew Tully trong tác phẩm Central Intellingence Agency,thì từ năm 1949 tới nay,cho dù ai làm lãnh tụ tại Ðài Loan,cái mục tiêu và ý chí của Họ vẫn không thay đổi: ‘’quyết tâm tiêu diệt chế độ cộng sản,thống nhất Hoa Lục từ Ðài Loan và trên hết tìm đủ mọi phương kế đẩy Hoa Kỳ vào vòng chiến với Trung cộng...’’ Do trên qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ như Truman,Eisenhower,Kennedy và sau này là Nixon...
Luôn xếp Thống Chế Tưởng Giới Thạch giống như Tướng Franco của Tây Ban
Nha là biểu tượng của sự nguy hại.Năm 1972, Hoa Kỳ bắt tay với
Mao-Chu,hợp tác chiến lược liên minh bao vây Liên xô.Tất cả những mưu
mô trong canh bài bịp do Kissinger thao túng đạo diễn,kể luôn sự bán
đứng Việt Nam Cộng Hòa và Ðài Loan cho khối cộng sản quốc tế,ngay từ
thời điểm đó,mới đây đã được các Chuyên Gia thuộc Trung Tân Nghiên Cứu
tại Ðại Học G. Washington,vận động Quốc Hội Mỹ giải cấm những tài
liệu quá hạn giữa Hoa-Trung,rồi soạn thành một tài liệu lịch sử,gọi là
Bí lục Kissinger,nói toạc móng heo tất cả mọi thủ thuật mà Hoa Kỳ đã
làm để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình.
Ngày 30.4.1975,Việt Nam Cộng Hòa bị tan rã vì nghèo và trên hết là do bọn phản tặc đội trăm lớp tại miền Nam bán đứng và đâm sau lưng,nhưng Ðài Loan thì không hề hấn gì,tuy rằng bị Mỹ-Anh-Pháp toa rập đuổi ra khỏi Liên Hiệp Quốc,để rước Trung cộng vào thay thế chỗ đứng mà Trung Hoa Dân Quốc đã chính thức hiện diện từ lâu đời.Cũng kể từ đó,Ðài Loan đã sáng mắt trước những người bạn đồng minh sinh tử và Họ đã quyết tâm tự lực,tự cường nên sớm trở thành một cường quốc đúng nghĩa tại Thái Bình Dương,khiến cho cả Mỹ-Nhật cũng phải nể nang huống gì là Trung cộng.Tất cả cũng chỉ vì Ðài Loan quá giàu và dĩ nhiên có tiền mua tiên cũng được.Ðó cũng là cái lý do mà từ Tổng Thống Lý Ðăng Huy cho tới Trần Thủy Biển luôn quyết liệt tuyên bố rằng MỖI BÊN EO BIỂN là một nước độc lập,mặc cho Trung cộng gào dọa,Trước tình trạng trên,nhiều nhà chính trị quốc tế đã dí dõm tuyên bố: Ðây mới chính là con dao trí mạng,không biết bao giờ nó sẽ cắt miếng da beo Trung Hoa thành những mảng như thực trạng trước khi Khang Hy,Càng Long của Ðại Thanh cưỡng chiếm lãnh thổ của các Quốc Gia Ðộc Lập quanh vùng. ÐẢO QUỐC ÐÀI LOAN : Qua các văn kiện tìm thấy trong cổ sử Trung Hoa từ các đời Hạ,Thương,Châu,Tần, Hán,Tam Quốc,Tùy,Tống cho tới nhà Thanh,mỗi triều đại đều gọi Ðài Loan bằng những tên khác nhau.Chỉ riêng thời nhà Minh,Ðài Loan đã được gọi bằng nhiều tên như Tiểu Lưu Cầu, Tiểu Ðông,Ðạm Thủy,Ðông Phan,Bắc Cảng,Ðài Viên,Ðông Ðô..Còn cái tên Ðài Loan chỉ mới xuất hiện từ đời nhà Thanh.Cuối đời Minh,người Hòa Lan chiếm Ðảo này và gọi là Formosa,có nghĩa là miền đất trân quý,thơ mộng.Về cư dân nguyên thủy trên Ðảo đã được các Nhà nhân chủng học xếp vào nhóm BÁCH VIỆT,vì từ chủng tộc,cách ăn mặc,cho tới phong tục tập quán...không khác bao nhiêu so với nhóm Việt Tộc trong đất liền,trên Ðảo Hải Nam và tại Việt Nam ngày nay.
Tóm lại người Ðài Loan hiện nay là một tập thể gồm chín Sắc Tộc Thượng
và nhóm Hán Tộc di cư từ đất liền ra đảo,mà tài liệu cho biết là đã
tới cư ngụ ở đây vào thời nhà Tống,đa số thuộc các Tỉnh ven biển nhưng
nhiều nhất là Phúc Kiến và Quảng Ðông.Năm 1660,Tướng nhà Minh là
Trịnh Thành Công đã dành lại Ðài Loan trong tay người Hòa Lan,sau 38
năm bị đô hộ.Năm 1683,đời Vua Khang Hy thứ 22,nhà Thanh chính thức
chiếm Ðài Loan.Năm 1874 đời Vua Ðồng Trị,Ðài Loan coi như một tiền đồn
chống Nhật.
Vào thời Quang Tự thứ 11 Ðài Loan trở thành một Tỉnh của Thanh Triều,được Tỉnh Trưởng Lưu Minh Truyền thực tâm kiến thiết và xây dựng các cơ sở hạ tầng,mở màn cho sự văn minh tiến bộ của Ðảo Quốc sau này.Từ năm 1895-1945,Ðài Loan bị Nhật Bản đô hộ theo tinh thần hiệp ước Mã Quan.Năm 1945,Nhật bại trận nên trao trả Ðài Loan lại cho Trung Hoa Dân Quốc và từ năm 1949 tới nay,Ðài Loan coi như là một Quốc Gia độc lập,đã trải qua bốn đời Tổng Thống đều anh minh,đó là Tưởng Giới Thạch,Tưởng Kính Quốc,Lý Ðăng Huy,Trần Thủy Biển. Thời kỳ 1949-1988 được coi là thời kỳ chiến tranh do Trung Hoa Quốc Dân Ðảng lãnh đạo.Từ năm 1988,Tổng Thống Lý Ðăng Huy hủy bỏ lệnh giới nghiêm,chính thức tuyên bố chấp nhận đảng cộng sản như là một thể chế chính trị,cho phép dân chúng Ðài Loan có quyền lựa chọn.Từ năm 1996 người dân trực tiếp đi bầu.Ðây là một đòn sát thủ mà chính quyền Ðài Loan dùng để đối phó với cường lực của Trung cộng cũng như áp lực quốc tế chèn ép Ðảo Quốc phải quay về một nước Trung Hoa cộng sản.Còn một lý do khác mà Ðài Loan thường nêu ra biện minh cho nền độc lập của mình,đó là việc có bao giờ Trung quốc coi Ðài Loan như là núm ruột của mình? Chỉ tới khi Trịnh Thành Công cùng đường mới chịu tới Ðảo hoang,giống như Tưởng Giới Thạch
năm 1949,vậy Ðài Loan và Trung quốc liên hệ gì? Còn vấn đề có một số
người Hoa sinh sống tại đây,như vậy tất cả những nơi nào có người Hoa
sinh sống đều là lãnh thổ của Trung cộng?Thật ra Ðài Loan chỉ là một
vùng đất hẹp.Dân số lại đông đảo,còn tài nguyên thì hầu như không có
gì đáng kể,gồm có một Ðảo lớn và 79 hòn Ðảo nhỏ,nằm giữa Ðông Hải và
cách bờ biển Phúc Kiến chừng 193 km
.Riêng Ðảo lớn Ðài Loan có hình dạng giống như một củ khoai lang,có chiều dài chừng 400 km,chiều ngang 200 km,diện tích toàn vùng là 13.971 sq.ml hay là 36.185 km2 với dân số theo World Atlas năm 2000,chừng 23 triệu người.Khắp Ðảo,núi non chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước,có tới 62 ngọn núi cao trên 3000 mét nhưng ngọn cao nhất là Tân Cao Sơn (3997m).Ðài Loan có mực độ dân cư cao nhất thế giới (558 người/1km2),82% dân số tập trung sống tại các Thành Phố lớn như Ðài Bắc (Thủ Ðô trên 3 triệu dân),Cao Hùng,Ðài Trung,Ðài Nam,Cơ Long...Ngoài ra ở Ðài Loan thường bị thiên tai như động đất,bão tố,lụt lội và hạn hán.Hiện nay Ðài Loan được coi như một cường quốc kinh tế của Á Châu,có ngoại tệ thặng dư trên 80 tỷ mỹ kim,lợi tức trung bình là 13.000 mỹ kim/1 năm. ĐÀI LOAN NGÀY NAY:
Tôn Dật Tiên là người đã khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc,sau khi đã lật
đổ được nhà Mãn Thanh trong cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911.Ông cũng là
người đã khai sinh ra tam dân chủ nghĩa (Dân Tộc,Dân Quyền và Dân
Sinh),mà Quốc Gia Ðài Loan đã dựa vào đó để thiết lập hệ thống Chính
Phủ,Hiến Pháp,cũng là một triết lý sống chẳng những cho người Ðài Loan
mà cả Hoa Kiều trên khắp thế giới,không chấp nhận chủ nghĩa vô thần
đang bá đạo tại Hoa Lục và một vài phần đất còn sót lại trên thế giới
như việt cộng,Bắc Cao và Cuba.Chính vì sự khác biệt rõ rệt giữa hai
thể chế chính trị và mức sống của dân chúng hai nước quá chên
lệch,cộng thêm cái gương mới sống chung hòa bình giữa Trung cộng-Hồng
Kông-Ma Cao,khiến cho Ðài Loan nẩy sinh ý tưởng MUỐN Ðộc lập thật
sự,dù rằng dân chúng trong nước vẫn có các lập trường chính trị khác
biệt như chỉ muốn thống nhất khi có điều kiện hợp lý.Duy trì tình
trạng cũ và đám đông muốn độc lập.
Ngoài ra trên vấn đề ngôn ngữ cũng là một phức tạp,tuy rằng cả hai
nước,đều lấy tiếng Quan Thoại làm Quốc Ngữ nhưng cách kết cấu,mỗi nơi
mỗi khác,trong lúc người Hồng Kông-Ðài Loan dùng Quan Thoại-Phồn
Thể,thì Trung cộng sử dụng Quan Thoại-Giản Thể,đó là chưa kể tới các
dị biệt phong thổ từ Ðịa phương.Trong thập niên cuối cùng của Thế Kỷ
20,Ðài Loan đứng đầu trong 4 con rồng kinh tế Á Châu dù rằng Ðảo Quốc
đã bị Trung cộng cô lập trên trường ngoại giao,nhưng sự thành công quá
mức của Ðài Loan,làm cho Âu Mỹ và Nhật lúc đó đã phản trắc bỏ rơi
Họ,cũng đã phải muối mặt quay lại cầu cạnh trong sự giao dịch mua bán
và tự nguyện bảo vệ ngấm ngầm Ðài Loan trước sự xâm lăng võ lực,bởi vì
có quá nhiều quyền lợi ở đây.Ðể phá giải thế gọng kìm chiến lược của
Tàu đỏ,Ðài Loan trong vòng 15 năm qua,đã tung tiền rất nhiều để đấu tư
vào các nước quanh vùng như Việt Nam,Phi Luật Tân,Thái Lan và Mã Lai.
Thời gian từ 1997-2000,nhờ chính sách kinh tế năng động,góp vốn nên Ðài
Loan đã thoát được cuộc khủng hoảng kinh tế kinh khiếp,đã làm cho Nam
Dương,Thái Lan,Nam Hàn,Mễ Tây Cơ và Ba Tây... gần sập tiệm nếu như
không có Quỹ Tiền Tệ Thế Giới tiếp hơi,giúp vốn.Trong lãnh vực thị
trường chứng khoáng,nhờ chủ trương tự do hóa,nên mấy năm gần đây đã
thu hút được nhiều công ty ngoại quốc tham gia,trở thành liên
mạng,chịu sự ảnh hưởng và biến động của các thị trường quốc tế tại Nữ
Ước,Ðông Kinh,Luân Ðôn..
Ngày 18.3.2000,cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống với 5 liên danh đã đem lại sinh khí mới cho Ðài Loan.Liên danh thứ 5 của Trần Thủy Biển,Cựu Thị Trưởng Ðài Bắc và Lữ Tú Liên,Nữ Huyện Trưởng Ðào Viên,đại diện cho Ðảng Dân Chủ Tiến Bộ đã trứng cử với 4,4 triệu phiếu,đạt tỷ lệ 39% tổng số cử tri đi bầu.Như vậy,Quốc Dân đảng sau 50 năm cầm quyền đã bị thảm bại trước Ðảng Dân Chủ Tiến Bộ. Ðiều này cho thấy dân chúng Ðài Loan đã quyết tâm ủng hộ cương lĩnh của đảng bằng lá phiếu,để cùng xây dựng một nước Cộng Hòa Ðài Loan chủ quyền,độc lập và tự chủ.Một luồng gió mới đã thổi vào sinh hoạt chính trị,càng khiến cho dân chúng vững tâm hơn trước đe dọa của kẻ thù,lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Họ.Theo nhận xét của Giáo Sư Võ Chấn Tư tại Ðại Học Quốc Gia Ðài Bắc, thì đây là lần đầu tiên,có sự chuyển giao quyền lực một cách êm thắm giữa hai Ðảng chính trị và Ông cũng hy vọng một ngày nào đó,sự tái diễn của lịch sử lại xảy ra tại Hoa Lục,cũng giống như đã xảy ra tại Ðài Loan.Ðể chấm dứt bài diễn văn đầu tiên ngày nhậm chức,Tổng Thống Trần Thủy Biển đã hô to khẩu hiệu ‘’Tự Do Dân Chủ muôn năm’’ Trong vấn đề này, Liên Hiệp Quốc đã làm một chuyện vô duyên không thể tưởng tượng nổi,đó là dùng áp lực ngoại giao cấm quốc tế liên hệ với Ðài Loan,nên chỉ có 4 trong số 30 Quốc Gia công nhận Ðài Loan,tới tham dự buổi lễ,đó là các nước Thụy Sĩ,Nicaragua,Palau và Nauru. Riêng Mỹ thì Tổng Thống Bill Clinton,cử Laura Andrea Tyson,một Cựu Cố Vấn Tòa Bạch Ốc,tham dự vì hai nước đang liên hệ mua bán vũ khí,quân dụng lên tới hàng tỷ Mỹ kim.Phản ứng đầu tiên của Trung cộng qua bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Trần Thủy Biển,ngoài sự dự liệu của mọi người,là Bắc Kinh chỉ nhắc tới việc Ðài Loan thiếu thành thực hay cố tình tránh né,để cùng với Trung cộng tiếp nhận,nguyên tắc một nước Trung Hoa.Ngày 12.8.2002 tại Ðài Bắc,Tổng Thống đã lên tiếng tại một cuộc họp của Liên Ðoàn Ðoàn Kết Ðài Loan rằng Ðảo Quốc chẳng bao giờ sợ hãi trước hăm dọa của Trung cộng nhưng để duy trì hòa khí giữa hai nước,ông không nhắc lại với Quốc Hội việc tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của Ðài Loan,cũng như xin lỗi vì phải hủy bỏ chương trình tập trận chống tàu ngầm. Tuy nhiên thái độ của Cựu Tổng Thống Lý Ðăng Huy thì khác,Ông tuyên bố ủng hộ lập trường của Tổng Thống Trần Thủy Biển rằng MỖI BÊN EO BIỂN ÐÀI LOAN là một nước,đó là sự thật trong mối quan hệ đặc biệt giữa Quốc Gia và Quốc Gia.Như lửa chế thêm dầu,ngày 18.8.2002,nhiều Ðồng Minh của Ðài Loan hô hào Liên Hiệp Quốc phải cứu xét để cường quốc kinh tế Ðài Loan được gia nhập Tổ Chức Quốc Tế này vì đó là quyền lợi chính đáng của 23 triệu người.Chắc chắn là đề nghị lại bị bác bỏ nhưng điều trên,ít ra cũng làm Trung cộng nao núng vì uy thế của kẻ có tiền.
Theo tin từ Reuters,sở dĩ Ðài Loan dự định mở cuộc trưng cầu dân ý vì
đã thấy rõ dã tâm của họ Giang,qua việc đem mồi bắt bóng bọn thương
buôn,trong hứa hẹn là sẽ bổ nhiệm một vài tên kinh doanh đang làm ăn tại
Hoa Lục,vào làm cố vấn cho đảng và nhà nước về vấn đề Ðài Loan.Trò
này,Giang đã thực hiện một lần thành công trong kế hoạch chia rẽ chính
quyền và dân chúng Hồng Kông trước đây,nhưng lần này Giang coi như thất
bại,khi Tổng Thống Ðài Loan tuyên bố: ‘’Ðài Loan không phải là một
phần lãnh thổ của một nước khác, không phải là chính quyền địa
phương.Nói thẳng ra,Ðài Loan và Trung cộng,mỗi bên là một nước.Ngoài
ra giới làm ăn buôn bán với Trung cộng,không phải là tiếng nói,cũng
chẳng là đại diện cho ai cả,mà quyết định là do toàn dân Ðài Loan’’.
Đài Loan,vết dao trí mạng trong tim phổi Trung cộng 1.- Chiến cuộc năm 1954-1955 tại eo biển Đài LoanNăm 1949 Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Ðài Loan nhưng nhờ đã chuẩn bị trước, cũng như đã di chuyển toàn bộ của cải vàng ngọc,bảo vật của Trung Hoa tới Ðảo,đồng thời được Hoa Kỳ viện trợ quân phí thêm 3 tỷ mỹ kim,vì vậy Tưởng Giới Thạch đã nhanh chóng lập lại Quân Ðội hơn 500.000 người,đủ sức phòng thủ Ðảo Quốc,ngoài ra còn nuôi mộng đổ bộ tái chiếm Hoa Lục,lúc đó cũng đang vướng chân vào nhiều vũng lầy tại Bắc Cao,Ðông Dương,Tây Tạng và vùng tam biên Miến-Lào-Vân Nam.Tháng 12.1954,sau khi đã chuẩn bị xong,Tưởng Giới Thạch tuyên bố tái chiếm Hoa Lục,nhiều cuộc đụng độ giữa hai bên bằng hải và không quân rất ác liệt.Thật ra chiến tranh đã chính thức xảy ra vào lúc 1 giờ 45 sáng ngày 3.9.1954 do đại pháo của hồng quân,dưới quyền chỉ huy của Tướng Chu Ðức,Tổng tư lệnh,bắn từ bờ Hạ Môn,Phúc Châu trong Tỉnh Phúc Kiến vào các Ðảo thuộc Trung Hoa Quốc Gia như Bành Hồ,Ðại Trần,Kim Môn và Mã Tổ... Tại Hoa Kỳ,tình trạng bất đồng ý kiến đã xảy ra giữa Tổng Thống Eisenhower và Tư Lệnh Thái Bình Dương là Ðề Ðốc Radford quanh vụ Mỹ sẽ oanh tạc Hoa Lục để giải cứu Ðài Loan.Cuối cùng cả hai chịu theo phương cách của Ngoại Trưởng Dulles,nhờ Liên Hiệp Quốc kêu gọi hai bên ngưng bắn.Tuy nhiên lúc đó Liên xô và Trung cộng còn cùng phe nên đề nghị của Mỹ bị bác bỏ.Do trên cuộc chiến vẫn tiếp diễn,ngày 18.1.1955,cảm tử quân Trung cộng đổ bộ lên Ðảo Ykian trong nhóm Tachen cách Ðài Loan 350 km về hướng Bắc,nhưng Mỹ đã thuyết phục được Tưởng Giới Thạch bỏ nhóm Ðảo này,sau khi di chuyển hết 35.000 quân dân về Ðài Loan.Cũng kể từ giờ phút này,Mỹ cảnh cáo là nếu hồng quân tiếp tục tấn công các lãnh thổ khác của Trung Hoa Quốc Gia,một cuộc chiến tranh sẽ phải xảy ra và Mỹ phải oanh tạc Hoa Lục để bảo vệ Ðài Loan theo thỏa ước mà hai nước đã ký... Nói là làm,Ðệ Thất Hạm Ðội đã được điều động tới án ngữ kín vùng biển Phúc Kiến,được lệnh phản công khi Trung cộng vượt qua vùng ranh đỏ giới hạn,đồng thời Hoa Kỳ còn nói xa nói gần là sẽ sử dụng nguyên tử nếu Trung cộng dùng biển người như tại Bắc Cao.Và rồi mọi việc đâu cũng vào đó,Trung cộng qua lời cảnh cáo của Liên xô và trên hết là đang hồi tô son trét phấn để tham dự Ðại Hội các nước Á Phi đầu tiên tại Bandoung,Nam Dương,nên ngừng tấn công.Ðài Loan qua áp lực của Hoa Kỳ,cũng rút về các Ðảo Bành Hồ,Kim Môn,Mã Tổ và Ðảo Ðài Loan cho tới hôm nay. 2.- Đài Loan ám sát Chu ân Lai
Trong lúc Mao và Tưởng giao
chiến ác liệt tại eo bể Ðài Loan,thì tại hải ngoại,chiến tranh gián
điệp của cả hai phía cũng nhảy vọt.Hồng Kông được chọn làm nơi so tài
và cuộc thử lửa đầu tiên đã xảy ra vào tháng 4.1955,khi Chu ân Lai Thủ
Tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao Trung cộng,hướng dẫn một phái đoàn
gồm 18 người,tham dự Hội Nghị Á Phi tại Bandoung.Trung cộng thuê một
máy bay của Hãng Kashmir-Prinsess của Ấn Ðộ.Máy bay đã nổ trên không
như Chu ân Lai vẫn sống và có mặt tại Hội Nghị ngày 11.4.1955.Bí mật
vụ nổ được giữ kín mãi 40 năm sau (1995),cả Trung cộng và Ðài Loan mới
chịu vén bức màn bí mật.Chính Steve Tsang (Tăng Vũ Sinh),một chuyên
viên tại Ðại Học Oxford,về Trung cộng,đã viết trên báo The China
Quarterly,một tài liệu giải mật vụ án trên và kết luận thủ phạm là Cơ
Quan Ðặc Vụ của Tưởng Giới Thạch nhưng do CIA lãnh đạo.
Theo tài liệu của Trung cộng thì đây là kế hoạch của Cục Bảo Mật Quốc Dân Ðảng giao cho Tổ Tình Báo Hồng Kông thi hành,mà người đứng đầu là Chu Vũ Thành và kẻ thi hành đặt chất nổ trên máy bay là Chu Câu,tức Chu Tân Minh,một công nhân lau máy bay làm việc trong Phi Trường Hồng Kông.Theo tin tức thu nhận,Chu ân Lai và các yếu nhân Trung cộng,trên đường từ Bắc Kinh tới Jakarta,máy bay sẽ ghé Phi Trường Khải Ðức để tiếp nhiên liệu và Chu Câu đã đặt được chất nổ trong thời gian đó.Lúc 12 giờ 15 ngày 11.4.1955,máy bay lại cất cánh và đã nổ gần bờ biển Nam Dương khoảng 100 dặm,vào lúc 6 giờ 30 cùng ngày.Ngoại trừ 3 trong 5 Phi Hành Ðoàn còn sống sót,tất cả hành khách đều chết,trong số này có Hoàng Dương,trưởng ban tân hoa xã tại Hồng Kông.Chu cùng nhiều cán bộ cao cấp thoát chết? Riêng Chu Câu thoát được sang Ðài Loan.Sau này qua những tài liệu từ mọi phía,mới biết được là Trung cộng đã nắm được kế hoạch phá máy bay giết Chu ân Lai,thế nhưng Trung cộng vẫn không thay đổi lộ trình,chịu hy sinh một vài con ngóe để có cớ chống Mỹ-Anh và Ðài Loan,riêng Chu cùng nhân viên cao cấp,lấy cớ bận họp nên phải đi Ngưỡng Quảng rồi mới ghé Nam Dương. Tất cả sự việc vào năm 1994,được Cốc Chính Văn lúc đó đã 85 tuổi,người đã giữ chức Tổ Trưởng Tổ Bảo Mật Cục Tình Báo Quốc Dân Ðảng,xác nhận do Tưởng Giới Thạch ra lệnh và ông cho biết,tin Chu đổi lộ trình,Ðài Loan cũng nắm biết nhưng vì thời giờ cấp bách nên không thể đổi kế hoạch.Riêng chất nổ TNT thuộc loại cao cấp,được đặc chế thành kem đánh răng,do CIA Hồng Kông cung cấp.Chiếc máy bay sau đó được Nam Dương trục vớt và ráp lại,theo nhân chứng còn sống,thì cánh phải phi cơ phát nổ trước và do bộ phận điều khiển bị tháo gỡ,nên phi cơ đã rơi rất nhanh từ cao độ 18.000 mét Anh xuống biển. 3.- Trung cộng và Đài Loan chạy đua vũ lựcTừ:
sau khi bị thằng đầy tớ phản chủ đá giò lái thua đau trên khắp Ðông
Dương,Trung cộng quyết tâm trả thù và thề sẽ dạy cho cộng sản Việt Nam
cũng như các nước trong đó có Ðài Loan những bài học.Ngoài vấn đề canh
tân hóa quân đội,chế bom nguyên tử,hỏa tiễn,mua sắm tàu chiến,phi cơ
để trang bị lên tới tận răng.Tuy nhiên,vấn đề thiết yếu và khiến thế
giới lo sợ phập phồng,đó là đạo quân gián điệp đông đảo lên tới
540.200 người,mà Trung cộng đang bủa vây khắp thế giới.Tại Ðài
Loan,theo báo cáo của Bộ Trưởng Nội Vụ Bành Hoài Chân,thì Trung cộng
hiện có 50.000 gián điệp đang hoạt động trên Ðảo Quốc dưới lốt thương
buôn,du lịch...với mục đích phá hoại và làm lũng đoạt mọi cơ cấu chính
quyền bằng đường lối rỉ tai,tuyên truyền...Ngoài ra gián điệp Trung
cộng cũng tung hoành khắp nơi,cộng thêm giặc miệng,khiến cho tình
trạng an ninh tại Á Châu vốn đã sôi động tại các lò sát sinh Trung
Ðông, Vùng Vịnh,Trung Á,nay đang ngùn ngụt bốc khói tại Nam Dương,Phi
Luật Tân,Triều Tiên và sôi nổi nhất tại biển Ðông,giữa Trung cộng,Ðài
Loan và Việt Nam.
Ngoại trừ việt cộng không thấy nhắc tới,hầu hết như tất cả các Quốc Gia Ðông Nam Á đều chạy đua sắm vũ khí,mà nhiều nhất là các loại tàu chiến,tàu ngầm,phi cơ chiến đấu.Ðây là dấu hiệu cho thấy Thái Bình Dương bắt đầu dậy sóng,đoàn kình ngư năm nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ quen hát độc hành trên biển cả,rồi đây sẽ gặp rất là nhiều bạn đồng hành người thù kẻ bạn nhưng điều cần thiết nhất là Trung cộng chắc hẳn cũng đã thấy cái thế mạnh của Hải Quân các nước Ðông Nam Á sau này,đó là chưa kể con đại kình Nhật Bản,Nam Hàn, Ðài Loan...Lúc nào cũng chờ thời cơ xé xác thiên quốc như Hạm Ðội Nhật đã làm trong trận chiến Hoàng Hải năm 1895 và mới đây giữa Hải quân Bắc-Nam Hàn vào tháng 6.2002. Riêng Trung cộng và Ðài Loan thì khỏi phải nói,nước nào hiện nay cũng đang giàu xụ, cho nên tha hồ vung tiền mua sắm.Mới đây,theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ,thì Trung cộng đã mua thêm của Nga 8 tàu ngầm loại tối tân Kilo Class,trị giá hơn hai tỷ mỹ kim. Số tàu này cộng với 60 chiếc cũ,dùng để phong tỏa Ðài Loan.Nhưng theo các chuyên viên, ngoài số tàu chiến mua của Nga,tàu đóng của Trung cộng tại Lữ Thuận và Sơn Ðông yếu kém về mọi mặt,nên khó lòng đạt được chiến thắng khi thật sự đụng trận vì Trung cộng chưa phải là một cường quốc trên đại dương. Ðể đối phó,Ðài Loan đã mua của Mỹ 8 tàu ngầm tối tân,trang bị bằng thủy lôi và hỏa tiễn cực mạnh,có tầm hoạt động xa,cho nên đối với các loại chiến cụ này,Trung cộng làm sao bao vây kẻ thù cho nổi.Tuy nhiên Trung cộng cho biết đang có hạm đội tàu ngầm hùng mạnh, khiến cho Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ sẽ né sợ khi có chiến tranh.Hiện nay Ðài Loan đang nhờ Mỹ trang bị dùm cho một Hạm Ðội tàu ngầm tối tân,cộng thêm những Phi Ðội hiện có,toàn các loại máy bay hiện đại nhất của Hoa Kỳ,Anh,Pháp và Do Thái.Một công ty đầu tư Liên doanh Ðài Loan-Hoa Kỳ tên là One Equity Partmenrs đã mua lại cộng ty chế tàu Ðức HDW 75% cổ phần,qua sự trợ giúp kỹ thuật của Ðức-Do Thái,từ đây Ðài Loan,qua cố vấn Mỹ công khai và tha hồ đóng tàu ngầm,trước sự hù hét không tiếc lời của Trung cộng. VIET NAM - TRUNG CONG
Theo nhận xét của các nhà phân tích thời sự,thì dù Trung cộng không
đánh với Ðài Loan,Trung cộng vẫn gây chiến với các nước quanh vùng
trong đó có Việt Nam vì các mỏ dầu khí to lớn được phát hiện tại Hoàng
Sa và Trường Sa.Lần trước trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai
(1945-1975),Trung cộng tốn người,tốn của,rốt cuộc khi chiến tranh kết
thúc chỉ có Mỹ,việt cộng và Nga thu lợi,còn Trung cộng thì mất hết kể cả
những con bò sữa Hoa Kiều hải ngoại tại Việt
Nam,Kampuchia,Lào,Thái.Lần này,Trung cộng lại làm một câu chuyện vô
duyên thêm là lớn miệng hăm dọa các nước quanh vùng,khiến họ sợ
hãi,phải bỏ tiền mua sắm vũ khí,làm giàu cho bọn da trắng,Do Thái,tạo
thêm bất lợi và trên hết là tạo cơ hội và lý do để thế chiến lược bao
vây con cọp đói của Hoa Kỳ,Nam Hàn,Nhật Bản,Úc và Tân Tây Lan thành
hình...Tóm lại Trung cộng ngày nay đang bốn bề vây hãm,ngày xưa
Kissinger dụ Mao-Chu liên minh chống Liên xô,ngày nay Mỹ cũng đang dụ
Putin liên minh để hạ độc thủ Trung cộng như ngày trước,lịch sử thì ra
vẫn là sự xoay vần.
Có người bảo Ðài Loan hiện đang bỏ ra cả 70 tỷ đô la đầu tư vào Hoa
Lục,hai bên đang làm ăn ngon lành,thì làm sao có chiến tranh
được.Chuyện này thật ra đâu có mới mẻ gì vì tuy không ra đời chính
thức,khối kinh tế Trung Hoa ( C.E.A Chinese Economic Area) cũng đã
được thành lập giữa ba nước Trung cộng,Ðài Loan và Hồng Kông vào năm
1978,tức là sau khi Trung cộng mở cửa,đổi mới kinh tế và kêu gọi đầu
tư quốc tế.Khối gọi tên là Ðại Trung Hoa hay Ðại Hán vì nó chỉ gồm có
ba nước nói tiếng Trung Hoa.Riêng Tân Gia Ba không được vào vì chỉ có
70% gốc Trung Hoa và số dân này không nói tiếng Hán.Ðặc biệt của khối
kinh tế này là chỉ nói tới chuyện làm giàu mà thôi,còn về chính
trị,lập trường,đường ai ấy đi cho nên Trung cộng và Ðài Loan vẫn giữ
nguyên thái độ cứng rắn về Quốc phòng,Lãnh thổ và thể chế chính
trị.Tuy nhiên để làm ăn chung cùng kiếm tiền.
Trung cộng đồng ý từ bỏ phần giáo điều của chủ thuyết Mac-Le-Mao trong sinh hoạt kinh tế,để chấp nhận kinh tế thị trường theo tư bản.Ðài Loan qua Quốc Dân đảng cũng chấp nhận từ bỏ độc quyền,cho phép chính phủ và quốc dân có quyền mang vốn để đầu tư vào Hoa Lục kiếm lời.Riêng chính phủ Anh cũng cho phép thương gia Trung cộng và Hồng Kông hợp tác thương mại.Cũng chính nhờ sự hòa giải hợp tác này,mà họ Giang của Trung cộng đã dùng mồi danh lợi khuyến dụ được một số lớn gian thương Hồng Kông phản bội,kết quả người Anh phải bỏ Hồng Kông trong đắng cay. Bây giờ Giang lại bổn cũ soạn lại nhưng đã bị Ðài Loan chặn họng tức khắc,khiến cho Bắc Kinh lại nổi nóng và hăm đánh như đã từng hăm đánh Ðài Loan nhiều lần...Có điều người Ðài Loan du lịch hay thăm bà con,đi thì về chứ không ai xin ở lại Trung cộng tỵ nạn chính trị, điều đó cho thấy đâu mới là thiên đàng xã nghĩa.Một mai khi chiến tranh kết thúc,thiên triều chắc chắn sẽ bại trận,các nước Ðài Loan, Mãn Châu,Nội Mông,Tân Cương,Tây Tạng,Qúy Châu,Hải Nam chắc chắn sẽ tách thành các nước độc lập.Không biết lúc đó việt cộng nếu còn,có dám đòi lại biên cương,Hải Ðảo và phần biển đã bán nhượng cho kẻ thù bao năm qua? tài liệu tham khảo: Người Hoa tại Việt Nam của Nguyễn Văn Huy. Chân nhung nước Nhật ở Á Châu của Nigel Holloway và Phillip Bowring Bí lục Kissinger của Bill Burr Ðài Loan của Nguyễn Hữu Vinh Ðài Loan tiến trình hóa rồng của Hoàng Gia Thụ C.I.A của Andrew Tully Lịch sử chiến tranh lạnh của André Fontaine Tội ác trên thế giới của Kiêm Thêm Việt Nam và trật tự Trung Hoa của Nguyễn Xuân NghĩaCác báoViệt Báo,Người Việt,Diện Ðàn Phụ Nữ,Tiền Phong,Hồn Việt... TRUNG CỘNG CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI TRONG THẾ KỶ XXI Tháng 2.1972,Mao trạch Ðông và toàn bộ đảng cộng sản Tàu,trải thảm nhung,mở rèm sắt,chào đón vợ chồng Nixon và Kissinger tới thăm hữu nghị Trung cộng.Sau đó,Mỹ chủ động viện trợ các vũ khí chiến lược kể cả vệ tinh cung cấp tình báo cho kẻ thù,để ly gián tình đồng chí của Liên xô và Trung cộng.Tháng 7.1973,James Lilley,xuất thân là CIA sau trở thành Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Trung cộng,đã được cử làm Trưởng Trạm Tình Báo Hoa Kỳ,dọc theo ranh giới Nga Hoa. Tháng 4.1975,Tổng Thống Carter lại viện trợ cho Trung cộng nhiều thiết bị điện tử hiện đại và các quân trang quân dụng để Tàu cải tổ lại hệ thống quân đội vốn ô hợp và yếu kém.Cũng kể từ đó,mối quan hệ giữa hai nước càng lúc càng tốt đẹp.Tuy ngoài miệng Mỹ lúc nào cũng phản đối Trung cộng về vụ Thiên An Môn và chà đạp nhân quyền,nhưng đột nhiên không khí chiến tranh lạnh giữa hai khối tây phương và cộng sản đã chấm dứt từ năm 1991 khi Liên bang Xô viết và khối Ðông Âu tan rã,lại được hâm nóng hừng hực sự vụ Mỹ thẳng thừng tố cáo Trung cộng đã cho gián điệp là Wen Lee Ho,ăn cắp hồ sơ chế tạo vũ khí hạch nhân tại Trung Tâm Nguyên Tử Los Alamos (Hoa Kỳ).
Cũng kể từ ngày 8.3.1999 nước Mỹ xôn xao và báo động về tin tức cực kỳ
nghiêm trọng trên và dù Thủ Tướng Trung cộng là Zhu Rongji (Chu dung
Cơ) đã đến Mỹ để giải độc ngày 8.4.1999 cũng như Tổng Thống Bill
Clinton hết sức trấn an dân chúng nhưng làn sóng chống đối Trung cộng
vẫn dữ dội.Nhân loại chưa bước chân vào ngưỡng cửa của Thế Kỷ 21,thì
trong năm cuối cùng (1999) đã xảy ra nhiều biến cố đẫm máu tại Iraq,Ấn
Ðộ,Nam Dương, Kosovo.Tuy nhiên đây cũng chỉ là những vẫn đề cục
bộ,những đám cháy nhỏ có thể lần hồi dập tắt,nếu đem so sánh với dã tâm
thôn tính toàn cầu của Trung cộng.Chuyện gì sẽ xảy đến cho các nạn
nhân chiến tranh?
Như quá khứ Mông Cổ đã làm cỏ từ Á sang Âu vào Thế Kỷ 13,Trung cộng tấn công các lãnh thổ các Quốc Gia độc lập Mãn Châu,Mông Cổ,Tân Cương,Tây Tạng,Việt Nam...Cơn ác mộng của nhân loại đã bắt đầu ló dạng và theo sự ước đoán của Giáo Sư Samuel Huntington,Ðại Học Harvard trong tác phẩm The Clash of Civilisations and The Remarking of World Order,thì khi xảy ra cuộc chiến,Việt Nam sẽ là vùng đất đầu tiên để Trung cộng giương oai,ló vuốt với nhân loại.Trung cộng đánh cắp công thức chế tạo bom trung hòa tử Ngày 24.4.1970,tại bệ phóng Tửu Tuyền,bên dòng Sông Nhược Thủy,Tỉnh Cam Túc gần Sa Mạc Gobi,thuộc miền Tây Bắc nước Tàu.Lần đầu tiên Trung cộng chế tạo thành công hỏa tiễn CZ1(trường trinh 1),để phóng vào quỹ đạo vệ tinh Ðông Phương Hồng 1.Tính đến nay,Trung cộng đã có 49 vệ tinh được phóng đi từ các căn cứ Tây Xương (Tứ Xuyên),Thái Nguyên (Sơn Tây),Tửu Tuyền (Cam Túc) và Ðảo Hải Nam.Trong các căn cứ trên,Tây Xương được coi như hiện đại nhất,được xây dựng từ năm 1975 và hoàn thành vào ngày 7.4.1990,nằm trên một cao nguyên 1500 m,cách Thành Ðô 500 km về hướng Ðông Nam.Năm 1992,Trung cộng phóng vệ tinh cho Úc Ðại Lợi,có mời Trương Kế Cao,Chủ Bút Dân Sinh (Ðài Loan) và nhiều ký giả Tây Phương đến tận nơi để chiêm ngưỡng. Nhưng lần đó (1992) cũng như sự kiện ngày 15.2.1996 tại Tây Xương hỏa tiễn và vệ tinh vừa phóng ra đã bị tiêu hủy,làm nhiều nước hủy bỏ hợp đồng hợp tác không gian với Trung cộng.Chính những thất bại liên tiếp trên,đã cho Trung cộng phải dùng gián điệp cũng như tiền bạc để đánh cắp các hồ sơ bí mật của Tây Phương và Mỹ,bổ túc lại các nghiên cứu kỹ thuật của họ trong mất chục năm qua.Ngày 18.7.1998,trong khi Trung cộng và Pháp hân hoan chúc mừng vụ phóng vệ tinh thành công tại căn cứ Tây Xương,thì Mỹ phản pháo đầu tiên,tố cáo các thiết bị ở căn cứ không gian Tây Xương,không đạt tiêu chuẩn quốc tế và thiếu sự an toàn,đồng thời ngày 21.5.1998 trước đó,Quốc Hội Mỹ đã ban hành một đạo luật gồm 4 khoản,cấm Hoa Kỳ không được hợp tác ngành không gian với Trung cộng.
Ngày 8.3.1999,chánh phủ Mỹ lại lên tiếng cáo buộc Trung cộng đã gài
điệp viên Wen Lee Ho vào làm việc tại căn cứ Nguyên Tử Los
Alamos.Chính Lee đã lợi dụng chức vụ,cung cấp nhiều tài liệu tuyệt mật
cho Trung cộng.Hành động trên đã bị CIA phát hiện và theo dõi từ ba
năm qua,cuối cùng Lee bị sa thải để điều tra sự việc đánh cắp bí mật
W88,liên quan tới đầu đạn hạt nhân tối tân nhất của Hoa Kỳ hiện nay.Tất
cả hồ sơ về Lee cũng như các nghi vấn bị lộ tin ra ngoài,tại các căn
cứ Nguyên tử khác ở Sandia (New Mexico),Lawrence Livermore
(California)...đã được đệ trình Quốc Hội.Nội vụ hiện trong vòng điều
tra nhưng chắc tìm được chứng cớ để buộc tội đương sự.
Riêng Trung cộng thì bác bỏ cáo buộc này.Thật ra những tài liệu mật tại Căn Cứ Los Alamos,luôn luôn bị tiết lộ ra ngay từ thập niên 1980,thời Tổng Thống Reagan và Bush.Riêng nội vụ sau khi đổ bể,Tổng Thống Bill Clinton đã bị cáo buộc và chỉ trích nặng nề là tắc trách,làm Mỹ bị đánh cắp một số đầu đạn hạch nhân vào năm 1995. Ðầu mối phát hiện được Lee làm gián điệp cho Trung cộng,bắt nguồn từ vụ vợ chồng điệp viên Kurt Stand và Theresa Squillacote,nhân viên cao cấp phục vụ tại Tòa Bạch Ốc,bị bắt và kết tội ngày 22.1.1999.Do sự khai thác trên,FBI và CIA đã phát hiện được sự hoạt động bí mật của Lee. Căn Cứ Thí Nghiệm Nguyên Tử Los Alamos được thành lập vào năm 1943 trong bí mật tuyệt đối với danh xưng là Ngọn Ðồi.Chính quả bom nguyên tử của Mỹ cũng được chế tạo tại Căn Cứ này.Vì tính cách quan trọng,nên căn cứ Los Alamos coi như được phòng thủ cẩn mật nhất nước Mỹ,vì ngoài các hồ sơ còn có Khu Tech 55 tích trữ chất phóng xạ Platonium.Tuy vậy,nhiều vụ phản bội đã xảy ra tại đây liên tục như vụ sáu Khoa Học Gia Mỹ bán tài liệu mật cho Liên xô năm 1940,vụ Khoa Học Gia gốc Ðức Klans Fuchs,hợp tác với nhiều Khoa Học Gia Mỹ như Etkel,Julius Rosenberg,Theodore Hall...cung cấp tài liệu chế tạo bom nguyên tử cho Liên xô,nhờ vậy nước này đã chạy đua với Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Trung Cộng: Cơn ác mộng của các nước Á Châu Và Thế Giới. Phân tích tiền lực của quân đội Trung cộng ngày nay,các chiến lược gia và quân sự của Mỹ nhận định rằng: ‘’Trung cộng hiện nay là một cơn ác mộng đối với các nước Ðông Nam Á,kể cả thế giới vì khả năng dàn quân nhanh chóng tới các vùng chiến sự bất cứ nơi nào. Lực lượng đặc biệt về quân sự này,rõ ràng nói lên quyết tâm làm cỏ nhân loại khi cần như nhảy vó ngựa năm xưa của Hốt Tất Liệt.Ðể đạt được mục tiêu quân sự,Trung cộng đã tăng cường quân số lên đến 2 triệu 300 ngàn người,chia thành 84 sư đoàn bộ binh và 10 sư đoàn thiết giáp,trang bị từ 5.000-8.000 xe thiết giáp đủ loại.
Ngoài ra lập thêm các binh chủng thủy quân lục chiến và nhảy dù,sử
dụng nhiều tàu chiến và phi cơ chiến đấu.Sự tăng trưởng quân đội khiến
cho Trung cộng ngày nay là cái đích để các Quốc Gia trong vùng bất
thân thiện và đề phòng.Các mục tiêu có thể bị tấn công không riêng gì
Việt Nam,Ðài Loan hay các nước Ðông Nam Á,kể luôn Ấn Ðộ,Nhật Bản và
Hoa Kỳ.Việc lộng hành trên và cũng từ luận điệu muốn đuổi Mỹ ra khỏi Á
Châu,để Trung cộng trám chỗ,đủ khiến Mỹ,Nhật có cớ thành lập hiệp định
an ninh Mỹ-Nhật ngày 17.8.1997, nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho
Nhật,Mỹ,Ðại Hàn,Ðài Loan và Phi Luật Tân.Từ ngày 14.12 đến
16.12.1997,Thủ Tướng Nhật là Hashimoto đã đại diện Mỹ,đi khắp các nước
Ðông Nam Á,vừa mở hầu bao hứa giúp đỡ họ qua cơn khủng hoảng kinh
tế,vừa yêu cầu xác nhận lập trường là theo Mỹ-Nhật hay Trung cộng.Dĩ
nhiên trước đồng Yên và Ðô La vạn năng,các nước trên đã Okey theo
Mỹ-Nhật,dù lúc đó có sự hiện diện của hoàng đế đỏ Giang trạch Dân cũng
đang đi kinh lý các nước Ðông Nam Á.
Một mặt ve vãn trong khối Asean,mặt khác Trung cộng kết thân với
Irak,hứa mua dầu và đổi lại sẽ cung cấp các vũ khí hiện đại để chống
lại Mỹ và Tây Phương.Người Mỹ đã phản ứng lại bằng cách yêu cầu tòa
đại sứ Trung cộng rút ngay khỏi Baghdad lập tức,để Liên Quân Anh Mỹ
oanh tạc Irak ngày 17.12.1998 đồng thời còn công khai ra giá cái đầu
của Sadam Hussein là 1 triệu đồng,khiến cho Trung cộng tức ói máu
nhưng vẫn im lặng.Cuối cùng,để khỏa lấp phần nào những gay cấn vừa xảy
ra,Trung cộng mời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ sang thăm xã giao ngày
17.1.1999 và muốn mua các máy móc siêu điện tử,nhưng bị Cohen thẳng
tay từ chối và đến nay,Quốc Hội Mỹ cũng đã ra lệnh ngưng bán các thiết
bị trên cho Trung cộng.Tóm lại dù không có đủ khả năng để chống chọi
trực tiếp với Hoa Kỳ,nhưng Trung cộng vẫn thừa sức chơi lén nhân loại
với kho vũ khí hiện đại gồm có bom nguyên tử,hạt nhân, hóa học,vi
trùng và đạo quân gián điệp với hai nhiệm vụ tình báo và khủng bố tới
540.200 người do Lý Bằng,Giang trạch Dân,Kiều Thạch và Dương thạch Côn
chỉ huy,đang hoạt động khắp nơi trên Thế giới kể cả Hoa Kỳ.
Trung cộng dùng chính sách đồng hóa để tiêu diệt các dân tộc bị trị Lãnh thổ nguyên thủy của người Hán được gọi là Trung Nguyên chỉ gồm có 18 Tỉnh là Hà Bắc,Hà Nam,Sơn Ðông,Sơn Tây,Thiểm Tây,Cam Túc,An Huy,Giang Tô,Giang Tây, Chiết Giang,Tứ Xuyên,Phúc Kiến,Hồ Bắc,Hồ Nam,Quý Châu,Vân Nam,Quảng Ðông và Quảng Tây.Ðời các Vua Khang Hy và Càng Long,nhà Thanh đem Mãn Châu sát nhập vào Trung Hoa,đồng thời chiếm thêm vùng Nội Mông,Hồi Cương để lập thêm các Tỉnh mới như Thanh Hải,Tây Khang,Tây Hạ,Sát Cáp Nhĩ,Liệc Ninh,Thẩm Dương và Hắc Long Giang. Năm 1949, Trung cộng sau khi đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hoa Lục,xua quân chiếm Quốc Gia Tây Tạng,Ðảo Hải Nam.Riêng Ðảo Ðài Loan đến nay vẫn coi như một Quốc Gia riêng biệt.Hồng Kông đã trả về Trung cộng năm 1997 và Ma Cao vào ngày 31.12.1999.Nhờ xâm lăng đất đai của các Dân Tộc Mãn Châu,Mông Cổ,Hồi Cương và Tây Tạng nên Trung cộng hiện nay có lãnh thổ đứng thứ ba trên thế giới (sau Nga và Gia Nã Ðại),với diện tích là 9.560.734 km2 và dân số là 1 tỷ 139 triệu người.Chính sách đồng hóa để tiêu diệt của các Dân Tộc nhược tiểu là thái độ muôn đời của vua chúa Trung Hoa,mới đây được đem áp dụng tại Nội Mông và Tây Tạng do Chen Kui Yuan,nguyên thái thú tại Nội Mông,sau khi bình định xong vùng đất trên,thuyên chuyển tới Tây Tạng để tiêu diệt Dân Tộc này.
Ðể tiến hành chính sách thâm độc trên,Trung cộng cho di dân ào ạt vào
lãnh thổ Tây Tạng.Ngoài ra ngăn cấm sự sanh đẻ các dân bản xứ,bằng kế
hoạch phá thai và số lớn người Tây Tạng đã chết khi nổi lên chống lại
sự xâm lăng của người Tàu.Ðức Ðạt Lai Lạt Ma,vị lãnh đạo tinh thần và
thế tục của Dân Tộc Tây Tạng đã được các điệp viên CIA giải thoát cùng
với đoàn tùy tùng hơn 100 người,vào một đêm tối 17.3.1959,đưa ngài
đến vùng an toàn tại Népal.Hạn chế sinh sản vẫn không làm tiêu diệt
hết dân Tây Tạng,Trung cộng lại thi hành thêm chánh sách đàn áp Phật
Giáo Tây Tạng,để dân chúng địa phương mất gốc,dễ dàng bị đồng hóa theo
người Tàu.Bao nhiêu chùa chiền tại Tây Tạng bị phá bỏ,hơn 1 triệu
người phần lớn là tu sĩ bị sát hại.Số dân chúng và tu sĩ còn lại bị
cán bộ công an Trung cộng nhồi sọ hàng ngày.Những ai chống lại đều bị
trục xuất khỏi Thành Phố,cấm hành nghề.Chữ Tây Tạng được lần hồi thay
thế bằng Hán Tự,tại các Viện Ðại Học ở Lhassa.Mặt khác,đối với các tu
sĩ sống trong các hang động hẻo lánh,cũng bị Bắc Kinh đánh thuế,ai
khước từ sẽ bị đuổi đi nơi khác.Trước sự bạo hành thô bỉ trên,lớp lớp
người Tây Tạng nổi lên chống lại Trung cộng bằng đủ mọi hình
thức,trong đó chống đối mạnh nhất vẫn là Bộ Tộc Khang Ba được sự yểm
trợ quân sự của CIA.
Nhiều Tăng lữ và dân chúng đã phải bỏ Quê Hương để lưu vong.Nhiều người đã chết vì đói lạnh,sau khi vượt qua con đường dài hiểm nguy giữa Tây Tạng và Népal để tới Katmandoa.Ngoài Tây Tạng,Hồi Cương,Nội Mông,Mãn Châu...Trung cộng luôn hướng về Ðông Nam Á và nạn nhân đầu tiên vẫn là Việt Nam,tiền đồn ngăn cản bước chân của Trung cộng xuống miền Nam.Tháng 1.1974,Trung cộng xua quân cưỡng chiếm Ðảo Hoàng Sa của Việt Nam.Tháng 2.1979,một trận ác chiến đã xảy ra giữa việt cộng và Tàu cộng,tàn phá hoàn toàn 5 Tỉnh biên giới của Việt Nam là Cao Bằng,Lạng Sơn,Hà Giang,Lào Kay, Tuyên Quang thành bình địa.
Năm 1988,Trung cộng vẽ lại bản đồ,nới rộng lãnh hải,tuyên bố chủ quyền
85% trên biển Ðông,rồi dùng vũ lực cưỡng chiếm 7 Ðảo của Việt Nam tại
Quần Ðảo Trường Sa.Năm 1991,chiếm thêm 8 Ðảo nữa,gây tình trạng hỗn
loạn trong vùng.Hành động bá quyền trên,khiến cho toàn thể các Quốc
Gia vùng Ðông Nam Á căm giận.Tất cả các nước trên vội tăng ngân sách
quốc phòng,mua sắm thêm nhiều tàu chiến và phi cơ quân sự tối tân của
Nga,Mỹ,Anh,Pháp.Riêng Thái Lan đã có một hàng không mẫu hạm.Việt Nam
được cho gia nhập khối Asean để làm vật bung xung cản bước tiến của
quân đội Trung cộng khi có chiến tranh.Sự phản ứng của những nước
trong vùng,sự ra đời của Liên minh Mỹ-Nhật và gần nhất là quyết tâm
bảo vệ Ðài Loan của Mỹ,làm chùn bước Trung cộng phần nào nhưng vẫn
không từ bỏ ý định xâm lăng các nước lân bang và làm bá chủ thủy đạo
Ðông Hải.
Quyền lực trên biển Thái Bình Dương của Hải Quân Hoa Kỳ và sự khủng hoảng trên Biển Đông do Trung cộng gây ra.
Từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến,Hoa Kỳ loại bỏ Hải Quân Nhật Bản và chiếm địa
vị hàng đầu trong vùng Thái Bình Dương.Từ năm 1945,Hoa Kỳ đã tham dự 9
cuộc chiến quan trọng và Lực Lượng Hải Quân vẫn là nồng cốt để đạt
chiến thắng,điển hình là Ðệ Lục Hạm Ðội Mỹ, luôn luôn hiện diện ngoài
khơi Libye,để kềm chế nước này từ năm 1980 trở về sau,không dám xưng
hùng,xưng bá tại Châu Phi và vùng Cận Ðông.
Ðể duy trì quyền lực trên biển,Hải Quân Mỹ luôn luôn sẵn có 12 Hàng không mẫu hạm và phi đoàn chiến thuật.Ngoài ra Mỹ cũng thực hiện đóng các Hàng không mẫu hạm thế hệ Nimitz và CVX.Tàu Nimitz chạy bằng năng lượng nguyên tử và có trọng tải 90.000 tấn,dài 335 m.Trên mỗi Hàng không Nimitz đều có trang bị bốn dàn phóng bằng hơi nước,bốn dây cáp giữ máy bay lại khi hạ cánh,chứa một phi đoàn gồm 76 chiến đấu cơ,oanh tạc cơ,thám thính cơ và trực thăng.Từ năm 1995,công ty đóng tàu Newport New Shipbuilding đã chuyển giao cho Hải Quân Mỹ Hàng không mẫu hạm nguyên tử John Stennis,năm 1998 lại giao chiếc Haray Truman,còn lại năm 2003 sẽ hoàn thành chiếc Ronald Reagan (chiếc thứ 9 trong thế hệ tàu nguyên tử Nimitz).Hiện Mỹ đang thử nghiệm các loại tàu CVX để thay dần các loại tàu cũ,hầu hoạt động hữu hiệu trong suốt Thế Kỷ 21. So sánh lực lượng Hải Quân Mỹ và Trung cộng,ta thấy sự tương quan chênh lệch như đất trời.Nhưng Trung cộng lúc nào cũng tự đắc coi như mình là bá chủ vùng Ðông Hải,giống như thái độ xưa kia của Ming Thành Tổ,vào năm 1405 đem một đoàn thuyền buồn,dưới quyền chỉ huy của Thang Su Ðô Ðốc là Thái Giám Trịnh Hòa,đi thị uy các nước man di và xả thân theo lệnh của Thiên Tử dùng vũ lực khuất phục các nơi chống lại.Mấy lúc gần đây,Trung cộng cũng bắt chước Nhà Minh,đem tàu đi cắm cờ,chiếm Ðảo của các nước Ðông Nam Á,trong đó có Việt Nam.Cuộc đụng độ trên biển vào tháng 3.1988, kéo dài 28 phút với lời rêu rao của Trung cộng là đã bắn chìm 2 chiến hạm và giết chết 77 thủy thủ.Lời rêu rao cũng là thông điệp báo cho các nước trong vùng là Trung cộng sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm chủ quyền trên Ðông Hải. Cái quan trọng không phải là khai thác các tiềm năng hứa hẹn sẽ có ở Hoàng Sa hay Trường Sa,mà là sự chế ngự thủy đạo chuyên chở dầu của các Quốc Gia Ðại Hàn,Nhật,Ðài Loan kể cả Mỹ.Sau đại chiến thứ hai,nhiều nước trong vùng như Ðài Loan,Trung cộng,Phi Luật Tân,Brunei và Mã Lai đều tuyên bố chủ quyền trên Quần Ðảo Trường Sa của Việt Nam. Trừ Brunei,tất cả các nước đều có quân đóng trên Ðảo,trong đó Việt Nam chiếm 24 Ðảo. Riêng Trung cộng đã cho xây dựng sân bay và bến tàu trên Ðảo Woody,chiếm được của Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 1.1974.Ðạo luật vừa được Trung cộng ban hành năm 1998,chẳng những xác nhận tất cả các Hải Ðảo,cồn cát,nước,trời,trong vùng Ðông Hải đều thuộc Trung cộng.Ngoài ra hàm ý sâu xa, Trung cộng cấm Hạm Ðội Thứ 7 của Mỹ không được lai vãng tới lãnh địa của họ,nếu không được cho phép.Ðến nay hành động dao to búa lớn trên,chỉ làm thiên hạ ghét để cùng kết bè,chờ dịp hạ độc thủ. Riêng Hoa Kỳ,Nhật Bản kể cả Ðài Loan,Ðại Hàn chẳng thèm để ý tới,dù họ biết đây không phải là lời nói suông của một con thú sắp săn mồi,nhất là con thú đó có thể có khả năng làm liều bằng lực lượng tàu ngầm nguyên tử đứng thứ ba trên Thế giới.Nhưng dù đã rút ra khỏi Vịnh Subic,Hải Quân vẫn là chúa tể trên Thái Bình Dương ít ra thêm vài thập niên nữa.Theo tin tình báo quốc tế,lực lượng hải quân Trung cộng hiện có 93 tàu ngầm trong đó có 1 tàu nguyên tử phóng hỏa tiễn liên lục địa và ba tàu nguyên tử khác có khả năng phóng hỏa tiễn tuần hành quy ước,56 chiến hạm,19 khu trục hạm,58 tàu đổ bộ và một lữ đoàn thủy quân lục chiến 6.000 người.Ngoài ra còn có ba tàu tiếp tế viễn liên,tám tàu yểm trợ cho tiền thủy đỉnh với 894 phi cơ chiến đấu và 55 trực thăng võ trang. Trước đà tăng trưởng của hải quân Trung cộng,các nước Nam Dương,Mã Lai,Tân Gia Ba,Phi Luật Tân đều mua thêm nhiều tàu chiến và các loại chiến đấu cơ tối tân của Anh,Mỹ,Ðức,Pháp.Trong khi đó cộng sản Việt Nam chỉ có 7 khu trục hạm hạng nhẹ,62 chiến hạm và chiến đỉnh tuần duyên cùng 27.000 lính Hải quân.Hiện Trung cộng còn e dè chưa dám lộng hành quá đáng,một phần vì nể sợ sự can thiệp của Hoa kỳ,phần khác không dám đụng chạn tới Nhật Bản,vốn coi biển đông như mạch máu và con tim của mình. http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=1554 *** Câu chuyện Việt Nam 'Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á
Thưa quý vị, Hà Nội mới lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ‘thả ngay và vô
điều kiện’ các ngư dân Việt Nam mà lực lượng hải quân Trung Quốc đã
bắt giữ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở
biển Đông, khu vực địa chính trị được coi là quan trọng ở châu Á –
Thái Bình Dương, thời gian qua đã dậy sóng trở lại vì một loạt các
động thái mới của các nước tuyên bố chủ quyền. Trong chuyên mục ‘Câu
chuyện Việt Nam’ tuần này, mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi của
Nguyễn Trung với Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Trường Quan hệ Quốc tế
thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), người cho rằng địa chính
trị là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp hiểu rõ vấn đề tranh chấp ở
biển Đông cũng như để tránh gia tăng căng thẳng ở khu vực này.
Nguyễn Trung | Washington, DC
Thứ Bảy, 03 tháng 4 2010
Hình: Saatnya Bicara
|
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0135
RFA * CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI MỸ
*
Trong bối cảnh miền Nam Việt Nam sắp bị thất thủ vào tháng 4 năm 1975,
nhiều quan chức, nhân viên, binh lính và những người có mối liên hệ với
chính phủ Hoa Kỳ được ưu tiên di tản trước. Đa số họ là những người có
cuộc sống khá đầy đủ, sung túc tại Việt Nam. Thế nhưng, biến cố 30/4
đã bất ngờ xoay chuyển hoàn toàn vận mệnh của họ. Cuộc di tản năm 1975
trở thành một chuyến đi lớn, đưa họ bước sang một ngã rẽ mới với nhiều
tâm trạng lo âu, hoang mang, thậm chí hoảng loạn.
Rồi những ngày khó khăn cũng qua khi nhiều người Việt cố gắng chắt bóp
chi tiêu để đầu tư vào công việc học hành và kinh doanh. Xứ Hoa Kỳ vốn
rộng rãi với những người có ý chí, quyết tâm và chăm chỉ. Chỉ trong
vòng 5 năm, cuộc sống của người tị nạn bắt đầu theo kịp người dân bản
xứ, các cơ sở thương mại của người Việt bắt đầu mở ra trên nhiều tiểu
bang.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-road-of-integration-kan-05022010084435.html
*
Con đường hội nhập
Khánh An, phóng viên RFA
2010-05-02
Những người Việt đầu tiên may mắn đến Hoa Kỳ trước sự kiện 30/4/1975 có cả một kho chuyện hài hước ngộ nghĩnh trong việc hòa nhập với cuộc sống vốn lạ lẫm nơi đất khách quê người.
Photo courtesy of Wikipedia
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, đại đa số họ đã có cuộc sống ổn định hơn rất nhiều người dân bản xứ.
Mời quý vị theo dõi bài viết sau của Khánh An.
Đầy lo âu, mặc cảm, khó khăn
Vợ một cựu viên chức Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang sống tại tiểu bang Virginia, kể:
“Hai
vợ chồng tôi đi đâu cũng sợ. Không dám rời xa bác trai đâu, đi đâu cũng
nắm tay cứng ngắc, thấy xứ Mỹ sao mà rộng lớn, đi đâu cũng đi xe không
à, mà không có đường nào giống đường nào, tùm lum đường hết trơn. Ở
nhà là đóng cửa kín mít, khi nào ổng về ổng gõ cửa, thấy mặt ông mới
dám mở cửa ra đó. Sợ lắm! Ai mà nhấn chuông là sợ kinh khủng.”
Fact box | |
|
Cuộc
sống trên đất khách những ngày đầu cái gì cũng lạ. Những người tị nạn
đầu tiên giống như những học trò ngày đầu đến trường mà thiếu giáo viên,
họ phải tự dò dẫm học mọi thứ, từ chuyện đi lại, gọi đồ ăn, bỏ thư cho
đến ngôn ngữ, việc làm. Một cựu viên chức kể:
“Chúng
tôi biết thùng thư để bỏ thư vì có chữ “Post Office”, có hình chim bồ
câu nên chúng tôi biết đó là thùng thư. Nhưng cả ba tôi không biết làm
sao để bỏ thư vào thùng vì ở Việt Nam, thùng thư có một cái kẽ để bỏ
thư vào, còn thùng thư ở Mỹ thì không có kẽ. Chúng tôi đi lòng vòng rồi
đem thư về, nói cho anh bạn biết “Sao tao thấy đó là cái thùng thư mà
sao không có chỗ bỏ thư?”. Anh kia chê cười bảo “Để tao! Tao ra tao bỏ
cho mày coi”. Rồi anh ra anh cũng chẳng biết chỗ nào để bỏ thư vào!”
Những
lúng túng buổi đầu, cộng với việc người dân bản xứ còn hiểu biết rất ít
về Việt Nam càng khiến cho những người Việt tị nạn thêm mặc cảm. Một
trong những người tị nạn đầu tiên đến Mỹ kể, bạn đồng nghiệp người Mỹ
đã hỏi ông “Có phải bên xứ ông, người ta còn ngủ trên… cây không?!”.
Thêm
vào đó, những tiện nghi của một đất nước phát triển, sự khác biệt văn
hóa, ngôn ngữ càng khiến cho nhiều người Việt tị nạn mất tự tin. Cựu
viên chức trên kể tiếp:
“Tôi
có một anh bạn là bác sĩ ở Việt Nam. Anh qua đây, thấy một cái machine
(máy) bán nước uống, thấy sinh viên Mỹ đến bấm nút thì ra một lon Coca.
Ảnh lại ảnh cũng bấm thì nó không ra. Ảnh đi khỏi machine thì một anh
Mỹ khác đến bấm lại ra một lon Coca. Ảnh về ảnh nói với tôi là tại sao
cái máy ở Mỹ nó kỳ thị quá, nó biết mình người Việt Nam tị nạn (nên)
bấm mà không ra lon Coca nào hết!!!”
Hai vợ chồng tôi đi đâu cũng sợ. Không dám rời xa bác trai đâu, đi đâu cũng nắm tay cứng ngắc, thấy xứ Mỹ sao mà rộng lớn, đi đâu cũng đi xe không à, mà không có đường nào giống đường nào, tùm lum đường hết trơn.Vợ một cựu viên chức VNCH
Hầu
hết những người đến đất Mỹ những ngày đầu đều trải qua kinh nghiệm về
món thịt gà trong trại tị nạn. Vì không quen với các món ăn Mỹ nên thịt
gà trở thành món khoái khẩu của người Việt. Nhiều người kể, khẩu phần
ăn của những ngày có món thịt gà thường phải tăng gấp đôi đến gấp ba
trong khi những ngày khác luôn luôn dư.
“Khi
ở trong trại, lúc nào mà nghe mấy bà rủ nhau là hôm nay đi ăn cơm thịt
gà thì hàng (người) đông thiệt đông. Người ta sắp nhau, mẹ con mỗi
người một cái dĩa đặng đi lãnh thịt gà ăn. Còn hôm nào bà con xúm nhau
hỏi hôm nay cho ăn cái gì, họ nói cho ăn cá tuna mà trộn chèm bẹp là
không có người nào đi hết trơn. Ở nhà, tại vì Việt Nam mình thích thịt
gà, còn cá thì đâu biết ăn, nhất là cá tuna mà họ trộn chèm bẹp như có
nước trong đó thì Việt Nam mình chê là cho heo ăn, mình hổng ăn. Chê!
Họ ngạc nhiên nói món này mắc tiền lắm đó mà sao bà con không ăn.
(Mình) nói tại mày làm sao mà giống như bên tao trộn cơm cho heo ăn quá,
bởi vậy không ăn.”
Tự do và thành công
Bây giờ, sau 35 năm, những
dòng người tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ hầu hết đã thành đạt. Thế hệ con
cháu họ đã hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và đạt được không ít
thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, cái được lớn nhất đối với
nhiều người Việt ở Mỹ, lại là:
“Cái mà mình được ở Hoa Kỳ là cái người Việt Nam ở trong nước không được, đó là sự tự do.”
Cái mà mình được ở Hoa Kỳ là cái người Việt Nam ở trong nước không được, đó là sự tự do.
Bước
ngoặt 30/4 có thể đã tước mất của nhiều người Việt tị nạn nhiều điều:
tiền bạc, vật chất, danh vọng, người thân… Hỏi nhiều người rằng đâu là
lựa chọn giữa một cuộc sống đầy đủ vật chất trên đất Mỹ và một cuộc
sống bình thường, kha khá trước đây ở quê nhà, câu trả lời luôn là “quê
nhà”.
Tuy vậy, con đường hội
nhập với cuộc sống trên đất Mỹ dĩ nhiên không phải là một lựa chọn tồi.
Nhờ nó, nhiều người bắt đầu được hít thở bầu không khí trong lành của
sự tự do thực sự.
Theo dòng thời sự:
- Sự thành tựu của người Việt định cư nước ngoài
- Lê Thị Trang Đài - phụ nữ Việt đầu tiên tranh cử dân biểu ở Úc
- Lễ vinh danh người Việt tự do trên Hàng không Mẫu hạm Midway
- Cái giá của Tự Do
- Nhìn lại quá khứ để hướng tới tương lai
- Cuộc sống người Việt tại Đức
- Đời sống người Việt ở Ba Lan
- Người Việt ở Tiệp
- Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt
- Thẩm phán Jacqueline Nguyễn và giấc mộng Hoa Kỳ
- 3 ứng viên người Mỹ gốc Việt ứng cử chức Quản trị viên quận Cam
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-road-of-integration-kan-05022010084435.html
*
PHAN LẠC TIẾP * TRUYỆN MGẮN
*
Người Đàn Bà Trên Tàu 502
Phan Lạc Tiếp
Chuyến
di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang
trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong
Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29 tháng 4 năm 1975 với bao nhiêu là khó
khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu như trên mười năm sau đó, đã định cư ở
Mỹ an toàn, nhiều đêm ngủ, thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt hoảng
kinh hoàng bởi chuyến đi này. Trong những giấc mơ kinh dị đó, tôi vẫn
thấy rất rõ rừng người đặc nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì đen
thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của những chiếc trực thăng vần vũ, nặng nề
bay qua bay lại. Những đám cháy sáng rực bùng lên ở mấy góc trời. Kho
xăng Nhà Bè trắng xoá, lấp loáng dưới ánh lửa đang cuồn cuộn bốc cao
từ Căn Cứ Hải Quân .Những tiếng nổ oà vỡ bên tai, kéo theo những tiếng
rít của những trái đạn rời nòng từ hai khẩu đại bác của Đặc Khu Rừng
Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để vào nhánh sông Soi Rạp, bò ra cửa
biển.
Sáng ngày 30
tháng tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt,
sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra.
Nhũng chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu, thấp hơn chiều
cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng. Chúng tôi thấy
trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy bà già hướùng về
chiến hạm, quy,ø cúi gập người, chấp hai tay mà lễ. Trong khi đó viên
phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một giọng nói đầy khấp
thiết :" Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với. Chúng tôi được lệnh
bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm hẹn chỉ thấy biển mông
mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về. Tàu tôi chỉ còn 5 phút
xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ tôi..."Không cầm lòng được,
Hạm Trướng Nguyễn văn Tánh và " Ban Tham Mưu " chấp nhận những khó
khăn, bất chắc, đồng ý là cho trực thăng đáp xuống sân chiến hạm. Sân
chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng những chiếc mền đủ màu căng
ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu oi ả. Tất cả phải giải toả cấp
kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc
trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc. Lại một chiếc nữa. . .
Lệnh từ Soái Hạm HQ 3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang giây, lại vớt thêm người. Đêm xuống, hải đăng Vũng Tàu loé lên từng đợt như thách thức, như mời gọi,như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe doạ của kẻ thù : ". . . quân, cán chính của nguỵ quân Sài Gòn mau mau ra trình diện ". Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ VNCH lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang mà rất đớn đau. Lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ bacï màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, gìa, trẻ, nam, nữ cất lên, vừ a hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà :" Oái, con ơi, con ơi. . ." .
Trong tập bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu thảng thốt, lạ lùng này. Taiï sao tôi lại không ghi những tiếng kêu khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi không trả lời đươc. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này, tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn nào. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu . Có những hình ảnh tuy mờ nhoà, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật rõ. Tôi hiểu tại sao tôi lại ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi từ từ nhớ lại.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Đằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn " rồng rắn" của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí một. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ giòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khoá với tôi làm Hạm Trưởng, Hải Quân Trung Tá Nguyễn văn Tánh.
Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thuỷ triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn.
Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng chĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay sách cái va-ly nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, tôi khiến trượt chân. Cái va-ly trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi giây cable, cái va-ly rơi tòm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng.
Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Đặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lai " quân số " gia đình. Đủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm.
Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần văn Tâm, ( nhà văn Trần quán Niệm ), anh Nguyễn hưng Quảng, anh Nguyễn đa Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyền, bế bao nhiêu là con trẻ ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-ly của tôi đâu cả.
Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao-su. Cái khe này hun hút đen thẳm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết xò hến, tác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây. . .Mới thoáng nghỉ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Đứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên : " Con tôi, con tôi rơi . . . rồi. Oái con ơi là con ơi..." . Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tam gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẳm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xẩy ra. Đêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tầu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo : tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân. Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì " nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người..." Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa : " Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ.
Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bôm cứu hoả chưa ráp. Bình cứu hoả CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xương. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại". Biết bao nhiêu la trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Giây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xẩy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói : " Thế ra gia đình tao cùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5000 người. Khiếp thật !". Anh Ng., chồng chị N. nói:" Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không.
Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40. . ." Lòng tôi như có điện giựt. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà :" con tôi, con tôi rơi rồi. . Oái con ơi là con ơi." Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho đươc người đàn bà ấy.
Bà D. t. L, qua điện thoại kể lể :". . .một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu : mẹ L. . .. Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không.
Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì . Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu của cháu : Mẹ L. ơi ... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng oà khóc và kêu lên . . ."Vẫn lời kể của bà L. :" Lúc ấy cháu T t. P. được 6 tuổi rưỡi.
Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Aâm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Đức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào đấng thiêng liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à."
Vẫn lời kể của bà L. : "Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng : nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói : thôi con không qua Mỹ đâu.
Đã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi hiện ở Mỹ. Anh này hiện học nghề Đông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối sử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin sỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm".
Vẫn theo lời kể của bà L. :
" Bà này giầu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Đứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh.
Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng : bà làm phước nuôi dùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt : đi Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ."
Vẫn lời của bà L. :"Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông-y-sỹ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Đấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà."
Vẫn lời của bà L. :" Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Oâng bác sĩ nói rằng : Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi.
Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên đấng thiêng liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào đấng linh thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Ba ønhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi.
Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Oâng mất cũng là tại tôi một phần. Oâng cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm : sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Đành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hoá như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót sa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi trên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào đấng linh thiêng, Đức Quan Thế Aâm khi trước và bây giờ là Đức Mẹ Maria. Đêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn."
Vẫn lời bà L. :"Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thơ,ø tôi bảo : Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xoè ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế.
Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Đi giầy thì hai ngón chân cái ép lại. Để chân không, nó lại xoè ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói : tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó địch thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy-lang-Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xoè ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy-lang-Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hoà. Thằng P. ôm tôi và nói : con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo : " Sao trước đây bà không cho tôi biết tên nó trước đây là P.."
Vẫn lời bà L. :" Bà dược sĩ nói rằng : hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ.Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó đều kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt không. Tôi đáp ngay : mông đít nó có một vết chàm. Thế là chúng hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ dành dọt nói : Đúng thằng Mỹ đây, khi bé có trên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi dàn dụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó.
Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên : Oâi, con ơi, con ơi. . ." Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chấp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật .Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Oâng ơi, tôi tìm thấy con. . . rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói : Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói : Con xin đa tạ mẹ…. . . Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng."
Cho đến khi chúng tôi viết những giòng này thì Bà L. dã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết, PO Box 888, La Jolla, Ca 92088. Đt : (858) 484-9193.
E Mail tphan2@san.rr.com Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Phan lạc Tiếp
---------------------------------
Vài hàng về nhà văn Phan lạc Tiếp
Ông Phan lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5000 đồng bào thoát được ra khơi. Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn hữu Xương thành lập Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ( Boat People SOS Committee ). Liên tục trong 11 năm hoạt động, Uỷ Ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra Biển Đông, cứu vớt được 3103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết :
California State Assembly Certificate Of Recognition presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of Your Hard Work and Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is Greatly Apprreciated
Ông Phan lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5000 đồng bào thoát được ra khơi. Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn hữu Xương thành lập Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ( Boat People SOS Committee ). Liên tục trong 11 năm hoạt động, Uỷ Ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra Biển Đông, cứu vớt được 3103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết :
California State Assembly Certificate Of Recognition presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of Your Hard Work and Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is Greatly Apprreciated
**
Sunday, May 2, 2010
BBC* HOÀNG VĂN HOAN l
Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979
Tiến sĩ Balazs Szalontai
Viết riêng cho BBCVietnamese.com
Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Bấm Hoàng Văn Hoan,
nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau
cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe
“thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.
Một
cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ
sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc
thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và
tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế - xã
hội ăn sâu ở VN.Vai trò cá nhân
Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản VN không to lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc. Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở TQ. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng. Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở TQ.
Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất. Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt – Trung, khi so với Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.
Được biết vì tình cảm thân thiện với TQ, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân TQ trong tranh chấp Liên Xô – TQ. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị thay bằng Xuân Thủy (thân TQ hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng.
Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô – Việt bắt đầu cải thiện, cùng lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân TQ trước đây của ban lãnh đạo Hà Nội. Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung – Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế Hoan bị suy giảm.
Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt – Trung. Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn quanh viện trợ kinh tế của TQ. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia. Năm 1974, Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi TQ để “chữa bệnh”, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm phán biên giới bí mật Việt – Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả đã thất bại.
Sau Chiến tranh Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn Côn, và năm sau, Bấm Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1979, khi xung đột Việt – Campuchia và Việt – Trung lan rộng thành chiến tranh, vị trí của Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng Bảy, ông quyết định đào tẩu. Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.
Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản VN đã dự định giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Hiệp ước Việt – Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia. Nhưng mặt khác, Hoan và nhà bảo trợ TQ dễ dàng bỏ qua là năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng việc cải thiện quan hệ VN – Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập Asean trong tương lai.
Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết. Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung sẽ vỡ đầu”.
Mặc dù VN nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn dân ủng hộ. Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào “Vùng Kinh tế Mới”, nhiều người VN đã không đồng ý khi các đồng đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ lãnh đạo. Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN.
Khủng hoảng xã hội
Sự thanh trừng không lớn như Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt – Trung.
Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do Bấm xung đột Việt – Trung.
Trước hết, các vụ tảo thanh trong hàng ngũ đảng đã bắt đầu từ những năm trước. Giai đoạn 1970 – 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.
Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt – Trung. Việc trục xuất các cá nhân thân TQ đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979 tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại, và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và các hành vi tội phạm.
Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng, giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.
Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn. Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả. Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.
Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi. Và đến lúc qua đời, ông cũng đã "hết hạn sử dụng" đối với nước chủ nhà TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.
Về tác giả: Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/04/100415_hoangvanhoan.shtml
*
THANH THANH * THƠ SONG NGỮ
*
NẾU
Nếu chiếm được nàng, chàng sẽ khoe:
Phục chàng, tình-địch hết ho-he!
Thoả nguyền, chàng sẽ không than tiếc
Rằng bản đản tim trỗi lạc bè!
Nàng, nếu thành-công, sẽ tự-hào
Xứng danh học rộng với tài cao!
Sẽ không thua kém gì nam-giới,
Không thẹn-thùng chi phận má đào!
Bạn nếu hoàn-toàn sống hảo-lương,
Chắc mai sau sẽ nhập thiên-đường,
Sẽ chê những kẻ lâm tai-ách
Là vụng đường tu, tội-lỗi vương!
Họ nếu tìm ra Chính-Nghĩa rồi
Thì đâu còn quản máu xương phơi!
Hoà-Bình trân quý nên ngưng bắn,
Chứ chẳng vì... hèn, sợ chết thôi!
Mỹ nếu tiêu-trừ Việt-Cộng ngay,
Thì vinh biết mấy Quốc+Dân này!
Có đâu mặt-nạ-ma ra* mặt
Tự-thán: "sai lầm khủng-khiếp thay!"
THANH-THANH
*McNamara, cựu Bộ-Trưởng Quốc-Phòng
Hoa-Kỳ, tác-giả cuốn hồi-ký "In Retrospect:
The Tragedy and Lessons of Vietnam."
|
I F
If he won her heart, he would brag
That those who courted her he rose above; Being in glory, he surely would never nag At having allegedly misplaced his love!
If she succeeded in knowledge and talents,
She would find pride of a dignified human, Between sterner and weaker no imbalance Worth complaining of being a woman!
If you have been living a truly pious life,
You would end being saved by the Savior; About those not surviving disasters' strike, You would assert they paid for ill behavior!
If they determined a Just Cause to pursue,
They would sacrifice their lives so dear; And anti-war movements would peace renew But not casualties try to dodge, out of fear!
If the United States won the Vietnam battle,
It would embellish its history right along And not be a victim for McNamara* to rattle In his retrospect, "We were terribly wrong!"
*The former Secretary of Defense of the US.
Thanh-Thanh. Best Poems of the '90s. Maryland:
The National Library of Poetry, 1996.
|
VOA * PHỎNG VẤN ĐẠI SỨ MỸ TẠI VIETNAM
*
Việt Nam Cập nhật Thứ Bảy, 01 tháng 5 2010
Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4
Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh
VOA: Thưa
ông, đã 15 năm từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao, và
đúng 35 năm từ ngày Saigon thất thủ, xin ông Đại sứ đánh giá hiện
trạng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, so với cách đây 15 năm?
VOA: Thế thì thưa ông, nếu được Tổng Thống Obama yêu cầu, ông có nhận làm Đại sứ tại Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa không?
Đại sứ Michalak: “Lẽ dĩ nhiên rồi! Tôi lấy làm rất hân hạnh, nếu có chỉ thị của Tổng Thống Obama.”
VOA: Cuối cùng, ông có điều gì muốn nói với thính giả và độc giả của đài VOA hay không?
Đại sứ Michalak: “Xin chào Việt Nam. Tôi có thể nói với quý vị rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự chú ý tới Việt Nam, và muốn phát triển, củng cố và đào sâu hơn quan hệ với Việt Nam. Tôi có thể nói với các bạn rằng trong tư cách là người đại diện của Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi sẽ gắng hết sức mình để thực hiện mục tiêu đó.”
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/phong-van-dai-su-michalak-05-01-2010-92576674.html
*
Sunday, May 2, 2010
Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4
Ðêm
thứ Sáu 30 tháng Tư 2010, bên lề một cuộc tiếp tân (tại tư gia bác sĩ
Nguyễn quốc Quân) ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Michael Michalak đã dành cho ban Việt ngữ đài VOA một cuộc phỏng vấn
riêng, nhân 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam và 15 năm sau
khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao. Mời quý vị theo dõi
cuộc phỏng vấn Đại sứ Michael Michalak do Hoài Hương thực hiện.
Hoài
Hương | Washington D.C. Thứ Bảy, 01 tháng 5 2010Hình: VOA - Hoài Hương
Ðường dẫn liên hệ
"Mối
quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm
trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày
nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam"
Đại sứ Michalak:
Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm
trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày
nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam. Năm 1995, kim ngạch
mậu dịch hai chiều chỉ trên dưới 415 triệu đôla, ngày nay con số ấy
sấp xỉ 16 tỉ đôla. Thế cho nên, theo tôi về mặt giáo dục, thương mại
và nhiều chỉ dấu khác, tôi cho rằng quan hệ giữa hai nước đã cải thiện
vượt bực. Quan hệ hai nước thoạt đầu khởi sự với các cuộc thảo luận
về các vấn đề tù nhân chiến tranh (POWs), và binh sĩ Mỹ mất tích tại
Việt Nam (MIAs), sứ mạng ấy vẫn tiếp tục cho tới ngày nay, và chúng
tôi vẫn được sự hợp tác tốt đẹp từ phía Việt Nam.
Tuy nhiên mối quan hệ giờ đây đã tiến lên từ các vấn đề POWs và MIAs, để bước sang các vấn đề kinh tế với việc ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2001. Giờ đây Việt Nam muốn hòa nhập vào hệ thống toàn cầu, bằng cách trở thành thành viên WTO, chủ trì hội nghị APEC, đóng vai thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, rồi bây giờ là Chủ tịch ASEAN. Hơn thế nữa hồi năm 2008, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ, tôi tin rằng hai nước đã đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.
Chúng tôi đã khởi sự thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh, tính tới nay hai bên đã mở hai vòng thảo luận rất thành công về các vấn đề này. Chúng tôi đang thảo luận vấn đề biến đổi khí hậu, ngoài quan hệ rất năng động về giáo dục. Thế cho nên tôi nghĩ rằng từ một khởi đầu rất khiêm tốn, mối quan hệ đã nở rộ thành một quan hệ nhiều mặt, cho phép chúng tôi thảo luận về bất cứ vấn đề nào, kể cả nhân quyền, với chính phủ Việt Nam.
VOA: Thưa ông, được biết lĩnh vực giáo dục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, nhất là dưới sự lãnh đạo của ông đại sứ. Thế nhưng, ngoài giáo dục, thưa ông có những lĩnh vực nào khác cần cải thiện hơn nữa, chẳng hạn, hợp tác quân sự và an ninh? Ông muốn thấy điều gì xảy ra khi nói tới các quan hệ này?
Đại sứ Michalak: Trong bất cứ mối quan hệ nào, cũng có những lĩnh vực cần được cải thiện. Chúng tôi có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp giữa hai lực lượng quân đội, chúng tôi đang đề cập tới vấn đề hợp tác để tìm, cứu trợ, và giúp các nạn nhân khi thảm họa xảy ra, hợp tác trong lĩnh vực y tế quân đội...Tôi muốn thấy Việt Nam tích cực hơn một chút trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn là chỉ làm quan sát viên trong các cuộc thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình. Tôi nghĩ Việt Nam có thể đóng một vai trò tương tự như Nhật Bản.
Tôi muốn thấy Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự. Hà nội đang hợp tác với chúng tôi về rất nhiều khía cạnh về hạt nhân dân sự, và chúng tôi muốn thấy chiều hướng này tiếp tục. Mới đây Việt Nam đã được Tổng Thống Obama mời tham dự hội nghị an ninh hạt nhân, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho hội nghị. Tôi tin rằng hai bên đã đạt được đồng thuận hơn về vấn đề giám sát các chuyến hàng chở vật liệu hạt nhân, tôi nghĩ là có nhiều cơ hội để tiếp tục chuyển từ sử dụng uranium tinh chế sang uranium ít tinh chế tại lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt. Tôi tin là có nhiều khả năng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ chuyển giao kỹ thuật và kiến thức, và cùng làm việc để xây dựng một khả năng hạt nhân dân sự tốt đẹp cho Việt Nam, Tôi tin là có nhiều cơ hội hợp tác về biến đổi khí hậu, và nhiều cách khác.”
VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Hormats đặc trách Kinh tế, Năng lượng và Canh nông nói vấn đề nhân quyền có khả năng gây trở ngại cho các quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực khác, xin ông cho biết quan điểm của ông về phát biểu đó?
Đại sứ Michalak: Tôi tin rằng ông Hormats nói rất đúng. Khi xét đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, chúng tôi thực sự có một số quan tâm về cách Việt Nam diễn dịch quyền tự do ngôn luận, về vấn đề minh bạch và nạn tham nhũng. Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ về một số vấn đề, nhưng về vấn đề tự do ngôn luận, Việt Nam còn phải tiến thêm nhiều bước dài trước khi tình hình có thể cải thiện, cho phép các công dân bên trong Việt Nam được nói lên những gì họ nghĩ.
Tôi tin rằng tiếp tục sách nhiễu, đặc biệt các vụ bạo động đã xảy ra trong các tu viện, và bạo động đối với nhiều công dân có chính kiến bất đồng với chính phủ, cái hình ảnh ấy chắc chắn không mấy đẹp dưới con mắt của công luận tại Hoa Kỳ. Hiện giờ hình ảnh về Việt Nam vẫn là một hình ảnh đẹp, nhưng tôi e rằng tiếp tục đàn áp, nhất là đàn áp bạo động những người muốn phát biểu ý kiến có thể biến hình ảnh ấy từ tích cực sang tiêu cực. Tôi nghĩ ông Hormats có ý muốn nói hiện giờ thì điều đó không xảy ra, nhưng hãy thận trọng hơn trong tương lai bởi vì nếu xảy ra, thì rất khó có thể biến một hình ảnh tiêu cực thành tích cực.
VOA: Thưa ông, ông có thể nêu lên một vài tên tuổi mà Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến?
Đại sứ Michalak: “Trước đây, chúng tôi rất quan tâm đến số phận của Linh mục Lý, và phải thừa nhận sự tích cực của chính quyền Việt Nam, khi họ phóng thích Cha Lý vì lý do sức khỏe, tôi cho đây là một động thái tốt. Mới đây, bản án đối với cô Lê thị Công Nhân mãn hạn, và họ đã trả tự do cho cô, tôi cho rằng đó là những diễn biến tích cực. Thế nhưng cùng lúc, ông Lê Công Định và cô Trần Khải Thanh Thủy, cũng như nhiều người khác... tôi xin lỗi tiếng Việt của tôi không mấy hay, nhưng chúng tôi có nguyên một danh sách những người mà chúng tôi rất quan tâm đến, và bất cứ khi nào có dịp, chúng tôi đều tìm cách trao danh sách ấy lại cho chính phủ Việt Nam, và yêu cầu họ hãy trả tự do cho những người trong cuộc.”
VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây trong một chuyến đi Châu Á, Tổng Thống Obama tuyên bố ông sẽ là vị “Tổng Thống Châu Á-Thái bình dương đầu tiên”, xin ông cho một nhận định về vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái bình dương, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực?
Đại sứ Michalak: “Tôi không biết về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định với cô rằng Hoa Kỳ trong hơn 100 năm qua, đã là một cường quốc, và sẽ tiếp tục là một cường quốc trong vùng Thái bình dương. Chúng tôi đã từng ở Thái bình dương, chúng tôi đang ở Thái bình dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại Thái bình dương trong tương lai có thể tính được.” Vai trò của chúng tôi tại đây là giúp và làm việc với các đối tác trong khu vực, các đồng minh cũ và các đối tác mới, tôi tin Việt Nam là một trong các đối tác mới, để tạo điều kiện cho một khu vực ổn định, thịnh vượng và hòa bình. Đặc biệt, chúng tôi muốn thấy một Việt Nam phồn thịnh, hùng cường, và có khả năng đóng vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á, và là đối tác của Hoa Kỳ.
VOA: Thưa ông, nói tới Trung Quốc, nhiều người Việt Nam quan tâm về sự hiện diện của Trung Quốc tại Việt Nam liên quan tới việc khai thác các mỏ bauxite. Họ cho rằng có rất đông người Trung Quốc trên vùng Tây Nguyên. Có người nói chính phủ Việt Nam quá yếu mềm với Trung Quốc. Là một người có mặt ở Việt Nam và tận mắt trông thấy những thực tế tại đó, xin ông đưa ra một nhận định về tình trạng này?
Đại sứ Michalak: “Nhận định của tôi là: Thứ nhất, mọi người phải kiểm chứng sự kiện cho đúng, tôi đã nghe nói là có hàng ngàn công nhân Trung Quốc ở một số khu vực, thành thực mà nói tôi đã từng đến thăm những khu vực đó, và xác định rằng không có hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại đó. Nhưng tôi tin rằng nên có một sự minh bạch và cởi mở hơn ở Việt Nam, Hà Nội nên cho phép nhiều các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như báo chí lui tới các khu vực ấy để tận mắt trông thấy những gì thực sự xảy ra. Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được...nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”.
VOA: Thưa ông, còn sự có mặt của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa mà người Việt Nam gọi là biển Đông? Ông có tiên liệu một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp tại đó hay không?
Đại sứ Michalak: “Tôi tin rằng phải có một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp. Cá nhân tôi muốn thấy Tuyên bố về Cách Hành xử tại Biển Đông, thành một Bộ luật về Cách Hành xử trong vùng Biển này. Tôi muốn thấy tất cả các bên đã tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần hãy ngồi lại với nhau, và đưa ra một quyết định đa phương. Tôi tin rằng ASEAN là một diễn đàn tuyệt hảo cho việc này. Tôi hy vọng kêu gọi tất cả các bên liên hệ hãy sử dụng ASEAN và những công cụ của ASEAN, cũng như những công cụ của cộng đồng quốc tế như Nghị hội Liên hiệp quốc về Luật Biển, và ngồi xuống bên nhau mà giải quyết vấn đề.”
VOA: Thưa ông, cách đây 20 năm, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã công bố bản Tuyên ngôn, đòi nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền làm người căn bản, chấp nhận hệ thống đa đảng và cho phép người dân được chọn thể chế chính trị. Tại Hoa Kỳ đã có nhiều ủng hộ tại lưỡng viện Quốc hội dành cho tuyên ngôn của bác sĩ Quế, đưa đến nghị quyết chọn ngày 11 tháng 5 làm Ngày Nhân Quyền Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ, theo ông đại sứ, những đòi hỏi của bác sĩ Quế đã được đáp ứng như thế nào?
Đại sứ Michalak: “Chúng ta hãy nhìn đến sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới nói công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam đã được thực hiện ở một mức độ nhanh hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Tôi tin rằng điều đó có nghĩa là đa số người Việt Nam được quyền có đủ cơm ăn, họ được quyền có một chỗ trú thân, và họ có quyền tự do gửi con đến học ở bất cứ trường nào. Thế cho nên tôi cho rằng đã có một sự cải thiện về tình hình nhân quyền trong 20 năm qua. Tình hình có toàn hảo không? Không! Tôi mong muốn thấy ở Việt Nam có nhiều minh bạch hơn, tôi muốn thấy nạn tham nhũng được chú trọng nhiều hơn, và chắc chắn muốn thấy quyền tự do phát biểu được chú ý nhiều hơn. Chúng tôi có những kênh để nêu lên những vấn đề ấy một cách liên tục với Việt Nam, và chúng tôi tiếp tục đề cập tới những vấn đề này. Đó không phải là những vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tất cả mọi người phải kiên nhẫn hơn.
VOA: Thưa ông, những trở ngại nào khiến Việt Nam khó tiến gần hơn đến với Hoa Kỳ?
Đại sứ Michalak: “Trong 15 năm qua, hai nước đã vượt thắng một số vấn đề. Thử hỏi nền tảng của một quan hệ tốt đẹp là gì? Đó là sự tin tưởng và lòng tôn trọng lẫn nhau. Tôi tin rằng trong 15 năm qua, cả hai bên đều chứng tỏ cho nước kia thấy rằng là có thể tin tưởng nơi nhau. Hai nước tiếp tục làm việc với nhau, tôi tin rằng bằng cách có một tầm nhìn xa, để nhìn thấy phần thưởng quý giá là một quan hệ xây dựng tốt đẹp, chúng tôi tiếp tục làm việc mỗi ngày để đạt đến phần thưởng đó. Tôi thấy có một số tiến bộ từng bước, đây sẽ là một con đường rất dài và chông gai, nhưng là con đường mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều cam kết sẽ sánh bước”
VOA: Thưa ông, có tin cho rằng ông Lê Công Ẩn sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố HCM, ông có thể xác nhận tin ấy cho thính giả của Đài VOA không?
Đại sứ Michalak: Vâng, tôi xác nhận tin ấy, ông ấy đã được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự. Tôi không nhớ chính xác ngày, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nhận nhiệm sở vào mùa hè này.
VOA: Thưa ông, đến tháng 8 này là hết nhiệm kỳ Đại sứ của ông, thưa ông xin ông cho thính giả của đài chúng tôi biết liệu ông có lưu lại Việt Nam trong thêm một nhiệm kỳ nữa không?
Đại sứ Michalak: “Có lẽ cô nên hỏi Tổng Thống Obama điều đó!”
Tuy nhiên mối quan hệ giờ đây đã tiến lên từ các vấn đề POWs và MIAs, để bước sang các vấn đề kinh tế với việc ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2001. Giờ đây Việt Nam muốn hòa nhập vào hệ thống toàn cầu, bằng cách trở thành thành viên WTO, chủ trì hội nghị APEC, đóng vai thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, rồi bây giờ là Chủ tịch ASEAN. Hơn thế nữa hồi năm 2008, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ, tôi tin rằng hai nước đã đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.
Chúng tôi đã khởi sự thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh, tính tới nay hai bên đã mở hai vòng thảo luận rất thành công về các vấn đề này. Chúng tôi đang thảo luận vấn đề biến đổi khí hậu, ngoài quan hệ rất năng động về giáo dục. Thế cho nên tôi nghĩ rằng từ một khởi đầu rất khiêm tốn, mối quan hệ đã nở rộ thành một quan hệ nhiều mặt, cho phép chúng tôi thảo luận về bất cứ vấn đề nào, kể cả nhân quyền, với chính phủ Việt Nam.
VOA: Thưa ông, được biết lĩnh vực giáo dục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, nhất là dưới sự lãnh đạo của ông đại sứ. Thế nhưng, ngoài giáo dục, thưa ông có những lĩnh vực nào khác cần cải thiện hơn nữa, chẳng hạn, hợp tác quân sự và an ninh? Ông muốn thấy điều gì xảy ra khi nói tới các quan hệ này?
Đại sứ Michalak: Trong bất cứ mối quan hệ nào, cũng có những lĩnh vực cần được cải thiện. Chúng tôi có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp giữa hai lực lượng quân đội, chúng tôi đang đề cập tới vấn đề hợp tác để tìm, cứu trợ, và giúp các nạn nhân khi thảm họa xảy ra, hợp tác trong lĩnh vực y tế quân đội...Tôi muốn thấy Việt Nam tích cực hơn một chút trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn là chỉ làm quan sát viên trong các cuộc thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình. Tôi nghĩ Việt Nam có thể đóng một vai trò tương tự như Nhật Bản.
Tôi muốn thấy Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự. Hà nội đang hợp tác với chúng tôi về rất nhiều khía cạnh về hạt nhân dân sự, và chúng tôi muốn thấy chiều hướng này tiếp tục. Mới đây Việt Nam đã được Tổng Thống Obama mời tham dự hội nghị an ninh hạt nhân, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho hội nghị. Tôi tin rằng hai bên đã đạt được đồng thuận hơn về vấn đề giám sát các chuyến hàng chở vật liệu hạt nhân, tôi nghĩ là có nhiều cơ hội để tiếp tục chuyển từ sử dụng uranium tinh chế sang uranium ít tinh chế tại lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt. Tôi tin là có nhiều khả năng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ chuyển giao kỹ thuật và kiến thức, và cùng làm việc để xây dựng một khả năng hạt nhân dân sự tốt đẹp cho Việt Nam, Tôi tin là có nhiều cơ hội hợp tác về biến đổi khí hậu, và nhiều cách khác.”
VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Hormats đặc trách Kinh tế, Năng lượng và Canh nông nói vấn đề nhân quyền có khả năng gây trở ngại cho các quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực khác, xin ông cho biết quan điểm của ông về phát biểu đó?
Đại sứ Michalak: Tôi tin rằng ông Hormats nói rất đúng. Khi xét đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, chúng tôi thực sự có một số quan tâm về cách Việt Nam diễn dịch quyền tự do ngôn luận, về vấn đề minh bạch và nạn tham nhũng. Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ về một số vấn đề, nhưng về vấn đề tự do ngôn luận, Việt Nam còn phải tiến thêm nhiều bước dài trước khi tình hình có thể cải thiện, cho phép các công dân bên trong Việt Nam được nói lên những gì họ nghĩ.
Tôi tin rằng tiếp tục sách nhiễu, đặc biệt các vụ bạo động đã xảy ra trong các tu viện, và bạo động đối với nhiều công dân có chính kiến bất đồng với chính phủ, cái hình ảnh ấy chắc chắn không mấy đẹp dưới con mắt của công luận tại Hoa Kỳ. Hiện giờ hình ảnh về Việt Nam vẫn là một hình ảnh đẹp, nhưng tôi e rằng tiếp tục đàn áp, nhất là đàn áp bạo động những người muốn phát biểu ý kiến có thể biến hình ảnh ấy từ tích cực sang tiêu cực. Tôi nghĩ ông Hormats có ý muốn nói hiện giờ thì điều đó không xảy ra, nhưng hãy thận trọng hơn trong tương lai bởi vì nếu xảy ra, thì rất khó có thể biến một hình ảnh tiêu cực thành tích cực.
VOA: Thưa ông, ông có thể nêu lên một vài tên tuổi mà Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến?
Đại sứ Michalak: “Trước đây, chúng tôi rất quan tâm đến số phận của Linh mục Lý, và phải thừa nhận sự tích cực của chính quyền Việt Nam, khi họ phóng thích Cha Lý vì lý do sức khỏe, tôi cho đây là một động thái tốt. Mới đây, bản án đối với cô Lê thị Công Nhân mãn hạn, và họ đã trả tự do cho cô, tôi cho rằng đó là những diễn biến tích cực. Thế nhưng cùng lúc, ông Lê Công Định và cô Trần Khải Thanh Thủy, cũng như nhiều người khác... tôi xin lỗi tiếng Việt của tôi không mấy hay, nhưng chúng tôi có nguyên một danh sách những người mà chúng tôi rất quan tâm đến, và bất cứ khi nào có dịp, chúng tôi đều tìm cách trao danh sách ấy lại cho chính phủ Việt Nam, và yêu cầu họ hãy trả tự do cho những người trong cuộc.”
VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây trong một chuyến đi Châu Á, Tổng Thống Obama tuyên bố ông sẽ là vị “Tổng Thống Châu Á-Thái bình dương đầu tiên”, xin ông cho một nhận định về vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái bình dương, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực?
Đại sứ Michalak: “Tôi không biết về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định với cô rằng Hoa Kỳ trong hơn 100 năm qua, đã là một cường quốc, và sẽ tiếp tục là một cường quốc trong vùng Thái bình dương. Chúng tôi đã từng ở Thái bình dương, chúng tôi đang ở Thái bình dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại Thái bình dương trong tương lai có thể tính được.” Vai trò của chúng tôi tại đây là giúp và làm việc với các đối tác trong khu vực, các đồng minh cũ và các đối tác mới, tôi tin Việt Nam là một trong các đối tác mới, để tạo điều kiện cho một khu vực ổn định, thịnh vượng và hòa bình. Đặc biệt, chúng tôi muốn thấy một Việt Nam phồn thịnh, hùng cường, và có khả năng đóng vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á, và là đối tác của Hoa Kỳ.
VOA: Thưa ông, nói tới Trung Quốc, nhiều người Việt Nam quan tâm về sự hiện diện của Trung Quốc tại Việt Nam liên quan tới việc khai thác các mỏ bauxite. Họ cho rằng có rất đông người Trung Quốc trên vùng Tây Nguyên. Có người nói chính phủ Việt Nam quá yếu mềm với Trung Quốc. Là một người có mặt ở Việt Nam và tận mắt trông thấy những thực tế tại đó, xin ông đưa ra một nhận định về tình trạng này?
Đại sứ Michalak: “Nhận định của tôi là: Thứ nhất, mọi người phải kiểm chứng sự kiện cho đúng, tôi đã nghe nói là có hàng ngàn công nhân Trung Quốc ở một số khu vực, thành thực mà nói tôi đã từng đến thăm những khu vực đó, và xác định rằng không có hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại đó. Nhưng tôi tin rằng nên có một sự minh bạch và cởi mở hơn ở Việt Nam, Hà Nội nên cho phép nhiều các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như báo chí lui tới các khu vực ấy để tận mắt trông thấy những gì thực sự xảy ra. Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được...nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”.
VOA: Thưa ông, còn sự có mặt của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa mà người Việt Nam gọi là biển Đông? Ông có tiên liệu một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp tại đó hay không?
Đại sứ Michalak: “Tôi tin rằng phải có một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp. Cá nhân tôi muốn thấy Tuyên bố về Cách Hành xử tại Biển Đông, thành một Bộ luật về Cách Hành xử trong vùng Biển này. Tôi muốn thấy tất cả các bên đã tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần hãy ngồi lại với nhau, và đưa ra một quyết định đa phương. Tôi tin rằng ASEAN là một diễn đàn tuyệt hảo cho việc này. Tôi hy vọng kêu gọi tất cả các bên liên hệ hãy sử dụng ASEAN và những công cụ của ASEAN, cũng như những công cụ của cộng đồng quốc tế như Nghị hội Liên hiệp quốc về Luật Biển, và ngồi xuống bên nhau mà giải quyết vấn đề.”
VOA: Thưa ông, cách đây 20 năm, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã công bố bản Tuyên ngôn, đòi nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền làm người căn bản, chấp nhận hệ thống đa đảng và cho phép người dân được chọn thể chế chính trị. Tại Hoa Kỳ đã có nhiều ủng hộ tại lưỡng viện Quốc hội dành cho tuyên ngôn của bác sĩ Quế, đưa đến nghị quyết chọn ngày 11 tháng 5 làm Ngày Nhân Quyền Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ, theo ông đại sứ, những đòi hỏi của bác sĩ Quế đã được đáp ứng như thế nào?
Đại sứ Michalak: “Chúng ta hãy nhìn đến sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới nói công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam đã được thực hiện ở một mức độ nhanh hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Tôi tin rằng điều đó có nghĩa là đa số người Việt Nam được quyền có đủ cơm ăn, họ được quyền có một chỗ trú thân, và họ có quyền tự do gửi con đến học ở bất cứ trường nào. Thế cho nên tôi cho rằng đã có một sự cải thiện về tình hình nhân quyền trong 20 năm qua. Tình hình có toàn hảo không? Không! Tôi mong muốn thấy ở Việt Nam có nhiều minh bạch hơn, tôi muốn thấy nạn tham nhũng được chú trọng nhiều hơn, và chắc chắn muốn thấy quyền tự do phát biểu được chú ý nhiều hơn. Chúng tôi có những kênh để nêu lên những vấn đề ấy một cách liên tục với Việt Nam, và chúng tôi tiếp tục đề cập tới những vấn đề này. Đó không phải là những vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tất cả mọi người phải kiên nhẫn hơn.
VOA: Thưa ông, những trở ngại nào khiến Việt Nam khó tiến gần hơn đến với Hoa Kỳ?
Đại sứ Michalak: “Trong 15 năm qua, hai nước đã vượt thắng một số vấn đề. Thử hỏi nền tảng của một quan hệ tốt đẹp là gì? Đó là sự tin tưởng và lòng tôn trọng lẫn nhau. Tôi tin rằng trong 15 năm qua, cả hai bên đều chứng tỏ cho nước kia thấy rằng là có thể tin tưởng nơi nhau. Hai nước tiếp tục làm việc với nhau, tôi tin rằng bằng cách có một tầm nhìn xa, để nhìn thấy phần thưởng quý giá là một quan hệ xây dựng tốt đẹp, chúng tôi tiếp tục làm việc mỗi ngày để đạt đến phần thưởng đó. Tôi thấy có một số tiến bộ từng bước, đây sẽ là một con đường rất dài và chông gai, nhưng là con đường mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều cam kết sẽ sánh bước”
VOA: Thưa ông, có tin cho rằng ông Lê Công Ẩn sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố HCM, ông có thể xác nhận tin ấy cho thính giả của Đài VOA không?
Đại sứ Michalak: Vâng, tôi xác nhận tin ấy, ông ấy đã được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự. Tôi không nhớ chính xác ngày, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nhận nhiệm sở vào mùa hè này.
VOA: Thưa ông, đến tháng 8 này là hết nhiệm kỳ Đại sứ của ông, thưa ông xin ông cho thính giả của đài chúng tôi biết liệu ông có lưu lại Việt Nam trong thêm một nhiệm kỳ nữa không?
Đại sứ Michalak: “Có lẽ cô nên hỏi Tổng Thống Obama điều đó!”
VOA: Thế thì thưa ông, nếu được Tổng Thống Obama yêu cầu, ông có nhận làm Đại sứ tại Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa không?
Đại sứ Michalak: “Lẽ dĩ nhiên rồi! Tôi lấy làm rất hân hạnh, nếu có chỉ thị của Tổng Thống Obama.”
VOA: Cuối cùng, ông có điều gì muốn nói với thính giả và độc giả của đài VOA hay không?
Đại sứ Michalak: “Xin chào Việt Nam. Tôi có thể nói với quý vị rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự chú ý tới Việt Nam, và muốn phát triển, củng cố và đào sâu hơn quan hệ với Việt Nam. Tôi có thể nói với các bạn rằng trong tư cách là người đại diện của Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi sẽ gắng hết sức mình để thực hiện mục tiêu đó.”
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/phong-van-dai-su-michalak-05-01-2010-92576674.html
ÔNG LÊ CÔNG ẨN SẼ LÀ TỔNG LÃNH SỰ MỸ TÃI SÀI GÒN
Ðại
sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak xác nhận tin ông Lê Công Ẩn
sẽ nhận Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn vào màu hẻ năm nay. Ảnh : VOA/
Hoài Hương. Ông Lê Công Ẩn, một người Mỹ gốc Việt sẽ là Tổng Lãnh sự
Hoa Kỳ tại thành phố Sài Gòn. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael
Michalak đã xác nhận tin này với phóng viên đài VOA hôm 30/4/2010. Ông
Ẩn sẽ nhận nhiệm sở vào mùa hè năm nay, vị Đại sứ Mỹ cho biết. Trong
cuộc phỏng vấn này, ông Michalak tiết lộ Hoa Kỳ và CSVN đã 2 lần thảo
luận “vấn đề chính trị và an ninh” và “rất thành công”, ông nói
“Chúng tôi có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp
giữa hai lực lượng quân đội” và Hoa Kỳ muốn Việt Nam … “đóng vai trò
tích cực hơn” tương tự như vai trò của Nhật Bản. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt
Nam phát triển năng lượng hạt nhân dân sự. Vị Đại sứ Hoa Kỳ mạnh mẽ
khẳng định nước Mỹ sẽ tiếp tục là “cường quốc trong vùng Thái Bình
Dương”, ông nhấn mạnh : “Chúng tôi đã từng ở Thái bình dương, chúng
tôi đang ở Thái bình dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của
mình tại Thái bình dương” Nhưng điểm đáng ghi nhận nhất là người đại
diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nói rằng nước Mỹ muốn “đối tác” Việt
Nam sẽ “phồn thịnh, hùng cường” để “lãnh đạo khối Đông Nam Á”. Nguồn :
VOA
http://rfvn.net/?p=509
*
Saturday, May 1, 2010
BÙI MỸ DƯƠNG * THƯ GỬI BỐ
Thư gửi Bố
Đã
58 năm rồi nếu còn ở Việt-Nam thì tuổi con cũng gọi là lão, còn ở
Mỹ chỉ còn vài năm nữa con cũng được nghỉ hưu. Thời gian 58 năm thật
dài mà cũng thật ngắn, lúc còn bé mong chóng lớn, rồi khi vào đời
gặp những chông gai sao thời gian chậm ơi là chậm! Bây giờ với tuổi
này, thời gian như gió thổi như chiêm bao. Đó là trạng thái tâm-lý
phải không Bố ? thời gian bao giờ cũng vậy, con lại luôn nghĩ về
dĩ-vãng, thuở xa xưa, chồng con cho hay đó là tâm- lý của người già.
Vậy là con đã già thật rồi Bố nhỉ ??
Nhớ khi xưa lâu thật là lâu, ngày còn bé, ở vào tuổi con có thể nhớ được: lúc gia-đình ta ở Đông-Hướng làng Trình-Phố bấy giờ còn cụ Nội Bà, bà Khoan, bà Nội và các cô chú, gia đình nghèo nhưng con được cưng chiều lắm. Ai thiếu mặc ai con vẫn có thịt, cá để ăn, Mẹ còn bảo Bố hay cho con cưỡi lên cổ, có các em, đêm con được ngủ với Bố tại nhà thờ, con biết là Bố thương con lắm! Đất nước chiến-tranh triền-miên, Bố vất-vả lắm mới nuôi nổi gia-đình, trong thời-gian đó việc học của con bị gián-đoạn vì trường sở bị phá-huỷ.
Vì tương-lai của các con Bố đã rời làng đi Hải-Phòng mang theo Trúc, sau 2 năm Mẹ và chúng con được đoàn-tụ, lúc đó con đã 12 tuổi. Con được vào học lớp nhì nhưng sức học kém lắm không làm nổi tính nhân, chia. Ở được vài tháng Bố được đổi về Hà-Nội tại đây Bố đã dốc tâm dậy con để theo kịp chương-trình. Con nhớ để sửa soạn cho kỳ thi Tiểu-học và vào trường Trung-học Trưng-Vương, mỗi ngày ngoài bài học ở trường Bố cho thêm 2 bài toán đố và 1 bài luận, cứ như thế ròng-rã 2 năm. Tối nào Bố cũng dậy và chấm bài cho con, với quyết tâm của Bố con đã vào được trường trung-học Trưng-Vương, một trường nữ trung-học nổi tiếng ở Hà-Nội. Quyển 141 bài tính mẫu được in thành sách là do những bài toán Bố đã dậy con.
Kỷ niêm lễ vàng 50 năm Bố và con
Nhớ khi xưa lâu thật là lâu, ngày còn bé, ở vào tuổi con có thể nhớ được: lúc gia-đình ta ở Đông-Hướng làng Trình-Phố bấy giờ còn cụ Nội Bà, bà Khoan, bà Nội và các cô chú, gia đình nghèo nhưng con được cưng chiều lắm. Ai thiếu mặc ai con vẫn có thịt, cá để ăn, Mẹ còn bảo Bố hay cho con cưỡi lên cổ, có các em, đêm con được ngủ với Bố tại nhà thờ, con biết là Bố thương con lắm! Đất nước chiến-tranh triền-miên, Bố vất-vả lắm mới nuôi nổi gia-đình, trong thời-gian đó việc học của con bị gián-đoạn vì trường sở bị phá-huỷ.
Vì tương-lai của các con Bố đã rời làng đi Hải-Phòng mang theo Trúc, sau 2 năm Mẹ và chúng con được đoàn-tụ, lúc đó con đã 12 tuổi. Con được vào học lớp nhì nhưng sức học kém lắm không làm nổi tính nhân, chia. Ở được vài tháng Bố được đổi về Hà-Nội tại đây Bố đã dốc tâm dậy con để theo kịp chương-trình. Con nhớ để sửa soạn cho kỳ thi Tiểu-học và vào trường Trung-học Trưng-Vương, mỗi ngày ngoài bài học ở trường Bố cho thêm 2 bài toán đố và 1 bài luận, cứ như thế ròng-rã 2 năm. Tối nào Bố cũng dậy và chấm bài cho con, với quyết tâm của Bố con đã vào được trường trung-học Trưng-Vương, một trường nữ trung-học nổi tiếng ở Hà-Nội. Quyển 141 bài tính mẫu được in thành sách là do những bài toán Bố đã dậy con.
Kỷ niêm lễ vàng 50 năm Bố và con
Sửa
soạn cho năm học mới Bố mua cho chiếc xe đạp, trong dịp hè mỗi buổi
sáng thật sớm Bố dẫn con đi tập, quãng đường từ nhà lên Hồ-Tây Cổ- Ngư
vì sợ con đi không giỏi sẽ gặp tai-nạn, Bố âu-lo cho con từng chi tiết!
Chúng
con mới ở nhà quê ra chắc còn gầy-gò, Bố cho chị em chúng con uống
Nestrovit với sữa và buổi sáng, và dầu cá lúc cơm chiều, để cho răng tốt
những muỗng nước vôi cho vào nồi cơm vì thế các em con đều cao lớn
khoẻ-mạnh.
Nhu
cầu nhà cửa, Bố phải căm-cụi viết sách và căn nhà khang-trang hai từng
đẹp-đẽ cho chúng con sống thoải mái, thế nhưng chỉ được một năm đất nước bị chia đôi. Bỏ
hết một lần nữa dẫn dắt cả gia-đình di cư vào Nam tìm tự-do, trắng tay
với đại gia-đình, các con lớn hơn nên Bố lại nỗ-lực làm việc và viết
thêm nhiều sách.
Nhờ sự học hỏi, làm việc thận-trọng nên công việc viết sách rất
thành-công về tài-chính chúng con sống đầy đủ cả vật chất lẫn tinh-thần.
Bố muốn chúng con hơn Bố để tương-lai tươi sáng. Bố chăm sóc và đầu tư
vào việc học rất nhiều, chúng con ngoài việc học trường công còn học
thêm trường tư như Toán, lý-hoá, Anh-văn và chúng con 6 đước đều xong
đại-học, các em như Trúc, Sơn, Thạch, Trang đi du học.
Chăm
lo việc học chưa đủ Bố còn để ý tới giải-trí cho tụi con nữa, khi ở
ngoài Bắc nhà nghèo mà cuối tuần đều được đi cine, ăn phở, ăn kem. Tên
các rạp như Đại-Nam chợ Hôm, Kinh-đô hàng Buồm, Việt-Long Cửa-Nam,
Olynpia hàng Da, Philapmonique và Lửa-Hồng Bờ hồ ngoài ra còn được đi
xem hoà nhạc ở các công-viên, triển-lãm và nhạc-kịch của ban Thăng-Long
tại nhà Hát-Lớn. Các quán ăn như phở Giảng, nhà hàng Lục-quốc, quán kem
Mụ Béo, kem Phi-điệp còn ở Sài-Gòn thì nhà hàng và các nơi giải-trí
nhiều lắm không kể hết được.
Tuy
thế không phải cho đi một cách bừa bãi, ăn và đi chơi chỉ là những phần
thưởng sau khi Bố kiểm soát hạnh-kiểm và việc học, phim cũng được duyệt
xem có thích hợp với tuổi của tụi con không ??Không sống cho riêng mình
mà cho gia-đình và các con nên mỗi khi Bố Mẹ được mời đi ăn tiệc hay ăn
giỗ thì ngày hôm sau cả nhà được đi ăn tiệm ngay, những hành động cho
thấy Bố Mẹ thương chúng con lắm. Bố ơi chúng con sung sướng quá chỉ có
Bố, người Bố yêu quí đã cho con được hạnh-phúc đó.
Bố
thương mến, ngày xưa gia-đình ông bà thanh bạch nên Bố không có phương
tiện học nhiều tuy vậy Bố cũng cố gắng học xong Diplome, mà trong làng
ta thì Bố là người đầu tiên đạt được. Với lòng ham học, Bố trau dồi bằng
sách vở nên sự hiểu biết rất rộng ở mọi lãnh vực, sách của Bố có
kỹ-thuật cao về hình thức và nội dung có chiều sâu, bằng chứng sách phổ
biến trên toàn quốc. Các thầy giáo dùng sách của Bố thì soạn bài dễ
dàng, học trò đọc và học sách thì dễ hiểu, chính vì lẽ đó Bố thành công
cả về hai
Lễ thượng thọ 80 tuổi con cháu tụ họp ăn mừng
Lễ thượng thọ 80 tuổi con cháu tụ họp ăn mừng
phương diện: Danh nhắc đến tên Bố cụ Bùi văn Bảo trong lãnh vực giáo-dục khoảng hơn 50 năm, tài chính
khó mà tưởng nếu so sánh với các bạn đồng-nghiệp. Có tiền chúng con
được học đầy đủ hầu có một chỗ đứng trong xã hội. Tài-chính sung-túc Bố
đã làm nhiều việc có Đức: Xây Từ-đường, cúng chùa, tặng
tiền cho trường học như trường Chu văn An trong việc xây cất, học bổng
cho học trò nghèo, giúp bà con trong họ khi gặp khó khăn. Ngày nay Bố
vẫn thường xuyên giúp các đồng bào tị-nạn ngay từ trong trại, bà con còn
kẹt lại ở quê nhà. Trên lãnh vực văn học Bố cũng đóng góp rất nhiều,
khi còn là học-sinh đã có thơ đăng trên báo Phong-Hoá, Ngày-nay, Loa v..v..
Sau này khi vào Sài-Gòn để có thêm nguồn lợi cho gia-đình Bố đã viết cho các báo Tự-Do thơ thời sự, Chính-luận trong mục đàn ngang cung ngoài ra còn được giải thưởng giải văn-học thời Đệ-nhất Cộng-Hoà với cuốn Ngàn năm bia miệng. Tao-đàn
trên đài phát thanh Bố đã viết một số kịch thơ và gần đây cho hội cựu
nữ-sinh Trưng-Vương. Tại quê nhà vì thương yêu tuổi trẻ Bố đã lập ra tờ
báo Tuổi-xanh, và cũng từ đó đã hướng dẫn , giúp đỡ nhà văn Lê tất Điều, hoạ-sĩ Vy vy Võ hùng-Kiệt, Hồ vũ Nam..v.v
Nước mất ra hải-ngoại, rất ít người làm được là không có tài liệu Bố đã viết nhiều sách cho các thiếu nhi đặc biệt nhất là Bộ Việt-sử bằng tranh, công ơn đó đồng bào ghi nhận.
Bố
thương yêu, con vừa kể sơ qua những điều Bố đã làm cho gia-đình và cho
đời, có thể còn nhiều việc mà trí nhớ già nua của con không ghi hết.
Bây
giờ con nói những điều Bố cho con nhé :Bố Mẹ đã cho con làm kiếp người,
nuôi nấng yêu thương dậy dỗ cho con một cơ thể khoẻ mạnh, sự hiểu biết
để vào đời. Con còn nhớ khi mới học xong trung học, đua đòi theo các bạn
muốn đi làm ngay hoặc thi làm giáo viên tiểu học vì thời gian chỉ 1
năm. Nhất định không, Bố muốn con học nhiều để có cơ hội tiến xa hơn.
Khi đến tuổi lập gia-đình, Bố khuyên can cho ý-kiến, giúp chọn một người
chồng có cả Đức và Trí. Con nghe theo để bây giờ có gia-đình thật
hạnh-phúc.
Gia-đình
riêng của con cũng được Bố chăm chút, giúp đỡ cho con có nhà ở, nơi làm
phòng-mạch vì chồng con còn trong nhà binh rất vất vả. Các cháu cũng
được Bố thương yêu: từ việc đưa đón các cháu đi học đến việc lựa chọn cô
giáo kèm thêm ở nhà vào dịp hè. Khi sang Mỹ tuy ở xa luôn
thư từ, dậy dỗ các cháu, mỗi khi ra trường: trung-hoc, đại-học Bố đều
hiện-diện làm cho các cháu sung-sướng và cố-gắng thêm. Các cháu mở mắt
chào đời là có ông bà nên ngoài tình máu mủ còn thấy Bố Mẹ như bùa hộ mạng
luôn đi cạnh cuộc đời thương yêu và che chở cho gia đình chúng. Hôm nọ
nghe Bố mệt các cháu đều bật khóc, tụi nó sẽ thu xếp công việc để đi
thăm Bố
Bố ơi dù ở tuổi nào nếu Bố Mẹ ra đi theo luật Tạo-hoá thì các con vẫn là những trẻ mồ-côi đau khổ lắm.
Bố
thương yêu ơi, ngày xưa Bố là nghiêm-phụ con sợ không dám tâm sự trò
chuyện, lớn dần hiểu biết hơn vì sau tuổi thành-niên, bớt sợ các con hư
hỏng nên Bố là từ-phụ, là bạn của chúng con. Bố đã thấy chúng con tụ-họp
lại với nhau đùa giỡn, ăn nói bạo hơn và Bố đã góp chuyện như trong
nhiều năm vừa qua..
Bố yêu quí của con ơi! Bố đã giúp ích cho đời rất nhiều, cuộc đời của Bố thật đẹp, có nhân, có đức để cho con cháu niềm hãnh diện và hưởng phúc lành.
Bố thương mến của con,mấy ai khỏe mạnh và sống cuộc đời như Bố, tuy vất vả nhưng Bố thành công cả sự nghiệp và cuộc đời
Với con cái đầy đủ trai có, gái có tuy không xuất xắc nhưng cũng không
làm Bố thất vọng. Bố có Mẹ sống chung thủy cạnh Bố tới giờ này. Bố đã
thực hiện được mộng hải-hồ hầu như khắp nơi trên thế-giới đều vương gót
chân Bố. Khi còn ở Việt-Nam khoảng năm 1960 lúc nước còn thanh-bình Bố
đã đi từ Bến-Hải tới Cà-Mâu, một vài nước như Cao-Miên, Thái-Lan,
Đài-Loan, Nhật-Bản , Canada …
Sang
đây với cái tuổi trên 70 Bố đi du-lịch đều đều. Sức khỏe của Bố làm
chúng con ngưỡng mộ, một năm Bố chỉ ở nhà vài tháng. Bố đi
Trung-Hoa,Âu-Châu mấy lần. Nhớ quê-Hương Bố đã về Việt-Nam đi thăm các danh lam thắng cảnh từ Bắc vào Nam
và tháng 3 vừa qua để hưởng cái thú ngắm nhìn quê tận nơi Bố dùng xe
hơi đi từ Nam-Quan tới mũi Cà-Mâu. Thực khó mà tưởng khi Bố trên 80
tuổi, nói tóm lại Bố đã làm những điều mà rất nhiều người không làm nổi.
Bố
thương yêu, trên đời này Bố là người đàn ông con thương yêu nhất vì nếu
luật trời, chúng con đau khổ lắm! nhưng con sẽ tìm về với Bố sau đó
không lâu. Chỉ sợ Bố toàn thiện quá nên được ở nơi thật cao đẹp,
sung-sướng còn chúng con phải ở chỗ trầm luân mà thôi!
Bố
ơi! Tương lai không ai biết được, vậy hiện-tại mới quan-trọng, bây giờ
Bố hãy bình tĩnh, vui lên, hãy vui với những gì mình đang có như thế sẽ
thoải mái vì tinh thần có mạnh thì thể xác mới mau lại được.
Xin Bố sinh hoạt như thường, hẹn gặp Bố vào tháng 6 này.
Thương Bố thật nhiều, gửi Bố triệu nụ hôn thương yêu.
Con gái của Bố
Bùi Mỹ Dương (1997 Công cha như núi Thái
*
RFA * CHIẾN TRANH VIÊT NAM KẾT THÚC
*
Chiến tranh Việt Nam kết thúc sau bắt tay giữa hai siêu cường?
Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương.
Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”.
Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:
“Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.
Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.
Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972.
Là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do.
Tổng thống Nixon
Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói:
“Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh”.
Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết.
Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.
Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”.
Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971.
Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau.
Chiến tranh Việt Nam kết thúc sau bắt tay giữa hai siêu cường?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-04-29
Chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ 35 năm, thế nhưng trong những năm qua, rất nhiều người Việt và cả người Mỹ vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới cuộc chiến này.
Photo courtesy Nixonfoundation.org
Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới cuộc chiến, nhất là chuyến
đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần 40 năm, nơi đó
hai bên Mỹ - Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định Paris
được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và tiếp theo
là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm trước. Quan điểm thay đổi
Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc...Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương.
Tổng thống Nixon
Ông
Richard Nixon là người ủng hộ thuyết domino và là một trong những nhân
vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những lý do ông được chọn
làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với ông
Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử.Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”.
Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:
“Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.
Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.
Trung - Mỹ bắt tay?
Cũng xin nhắc lại rằng, do có những mâu thuẫn với Liên Xô, một nước XHCN anh em của Trung Quốc, và nhất là sau lần đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô.Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972.
Là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do.
Tổng thống Nixon
Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói:
“Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh”.
Thông cáo Thượng Hải
Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết.
Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.
Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”.
Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971.
Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-war-ended-with-a-shaking-hand-Between-two-powerful-countries-NgTran-04292010224409.html
LS. LÊ MAI ANH * LỊCH SỬ VIỆT NAM
*
Đã mấy năm rồi, tôi mới trở lại thăm Cổ Loa, nơi mà An Dương Vương đắp thành dựng Đô giữ nước hơn hai nghìn năm trước.
Vì tuổi cao, huyết áp cao, chân đau, tôi không thể đi thăm hết các vòng thành vĩ đại đã bị thời gian, nắng, mưa biến thành phế tích. Thành quách xưa nay chỉ còn là hình dáng. Ngồi trên xe, phóng tầm mắt qua các vòng thành nguy nga thuở nào chỉ còn là những lằn đất nhấp nhô mà người dân địa phương đang sử dụng để trồng cây hoặc làm nhà, phục vụ cuộc sống lam lũ hàng trăm đời nay của một vùng cư dân nông nghiệp. Chỉ khi xe vào đến khu trung tâm, tôi mới thấy hàng quán tạm bợ hai bên đường đứng chen lấn, chủ yếu là hàng giải khát, hàng ăn và hàng lưu niệm. Cuộc sống nơi đây nhộn nhịp hẳn nên khách du lịch tương đối đông, các xe con, xe máy, xe ca đậu san sát. Xe buýt từ nội thành đã đến tận nơi.
Đền thờ An Dương Vương và Am Mỵ Châu hương khói nghi ngút. Giếng Ngọc cũng được sửa sang nằm giữa hồ nước trong vắt.
Cũng giống như những khách hành hương khác, sau khi đi thăm các di tích, vào thắp hương trước bàn thờ Đức Vua Thục An Dương Vương và Am Mỵ Châu, tôi ngồi bên đầu Rồng để nghỉ ngơi.
Nhìn cảnh “thành cũ lâu đài bóng tịch dương” của kinh đô Âu Lạc hơn hai ngàn năm trước mà đầu óc tôi miên man nghĩ về một thời bi tráng của dân tộc.
Truyền thuyết kể rằng khoảng giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Thục Phán sau khi chỉ huy con dân Âu Việt và Lạc Việt đánh bại nhà Tần, một đế chế mạnh nhất thời Trung Hoa cổ đại, giết chết tướng giặc Đỗ Thư, dựng lên nhà nước Âu Lạc, lên ngôi vua, lấy tên là An Dương Vương. Thục An Dương Vương đã trọng dụng tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng soái tài ba, một khai quốc công thần, xây thành Cổ Loa, một tòa thành quân sự vĩ đại, chế tạo ra nỏ Liên Châu, một vũ khí rất lợi hại lúc bấy giờ, còn gọi là Nỏ Thần Liên Châu để bảo vệ nền độc lập lâu dài của đất nước.
Nhà Triệu, một vương triều phía Nam Trung Hoa nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc đều bị thua. An Dương Vương dựa vào sự chỉ huy tài tình của tướng quân Cao Lỗ cùng với thành cao, hào sâu, nỏ thần Liên Châu lợi hại đã đánh bại quân Triệu.
Nhà Triệu biết không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt và khuất phục được nước Âu Lạc cuối cùng phải dùng đến độc kế. Còn thục An Dương Vương thấy quân dân Âu Lạc liên tiếp thắng lợi sinh chủ quan coi thường quân địch. Thế rồi cái gì đến ắt phải đến. Cuối thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vua nhà Triệu là Triệu Đà cho người thông hiếu với Âu Lạc, cho con trai là Trọng Thủy sang để làm rể Thục An Dương Vương và ở lại Cổ Loa làm con tin. Đi nước cờ này Triệu Đà bắn một mũi tên trúng hai đích là hòa hiếu tạm thời và làm suy yếu nước Âu Lạc, tiến tới thôn tính được Âu Lạc.
Tôi lo, lo cho ba mươi năm, năm mươi năm sau (dĩ nhiên là lúc đó nhiều người của thế hệ hôm nay sẽ không còn nữa) con cháu chúng ta sẽ phải lầm than trong cảnh phụ thuộc, mất độc lập tự do.
Lo lắng cho vận mệnh, tương lai của đất nước không phải là quyền của riêng ai. Nhiều cá nhân muốn làm giàu nhanh chóng đã phải trả giá vì trúng phải viên đạn bọc đường. Biết trước được họa để tránh cho thế hệ sau khỏi phải khổ sở vì cha ông sai lầm chẳng phải là việc nên làm của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc lúc này hay sao.
*
23/02/2010
Suy ngẫm xuyên qua hơn hai thiên niên kỷ
Lê Mai Anh
Tiếp theo bài viết của hai vị tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh, lần này BVN xin trân trọng đăng bài của Luật sư Lê Mai Anh, một trong số thành viên của Nhóm lão thành cách mạng ở Hà Nội, luận giải về những vấn đề nóng bỏng của đất nước thông qua câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy mà ông vừa có dịp chiêm nghiệm nhân ghé thăm đền Cổ Loa. Một trong những kiến giải của ông khiến chúng tôi hết sức tâm đắc là sự trái ngược giữa ông với nhà thơ Tố Hữu khi ông bênh vực Mỵ Châu, khi ông cho rằng không phải Mỵ Châu “trái tim lầm chỗ để trên đầu” mà chính là do người điều hành đất nước bị mua chuộc, đâm ra lú lẫn, bỏ quên cảnh giác với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, ruồng rẫy vị tướng soái đại tài là Cao Lỗ, và chủ động kết hiếu với kẻ thù, nên đã để xây ra thảm họa 1.000 năm Bắc thuộc cho cả một dân tộc.
Bauxite Việt Nam
Bauxite Việt Nam
- Luật sư Lê Mai Anh
Thành Cổ Loa. (Ảnh: channelvn.net)
Đã mấy năm rồi, tôi mới trở lại thăm Cổ Loa, nơi mà An Dương Vương đắp thành dựng Đô giữ nước hơn hai nghìn năm trước.
Vì tuổi cao, huyết áp cao, chân đau, tôi không thể đi thăm hết các vòng thành vĩ đại đã bị thời gian, nắng, mưa biến thành phế tích. Thành quách xưa nay chỉ còn là hình dáng. Ngồi trên xe, phóng tầm mắt qua các vòng thành nguy nga thuở nào chỉ còn là những lằn đất nhấp nhô mà người dân địa phương đang sử dụng để trồng cây hoặc làm nhà, phục vụ cuộc sống lam lũ hàng trăm đời nay của một vùng cư dân nông nghiệp. Chỉ khi xe vào đến khu trung tâm, tôi mới thấy hàng quán tạm bợ hai bên đường đứng chen lấn, chủ yếu là hàng giải khát, hàng ăn và hàng lưu niệm. Cuộc sống nơi đây nhộn nhịp hẳn nên khách du lịch tương đối đông, các xe con, xe máy, xe ca đậu san sát. Xe buýt từ nội thành đã đến tận nơi.
Đền thờ An Dương Vương và Am Mỵ Châu hương khói nghi ngút. Giếng Ngọc cũng được sửa sang nằm giữa hồ nước trong vắt.
Cũng giống như những khách hành hương khác, sau khi đi thăm các di tích, vào thắp hương trước bàn thờ Đức Vua Thục An Dương Vương và Am Mỵ Châu, tôi ngồi bên đầu Rồng để nghỉ ngơi.
Nhìn cảnh “thành cũ lâu đài bóng tịch dương” của kinh đô Âu Lạc hơn hai ngàn năm trước mà đầu óc tôi miên man nghĩ về một thời bi tráng của dân tộc.
Truyền thuyết kể rằng khoảng giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Thục Phán sau khi chỉ huy con dân Âu Việt và Lạc Việt đánh bại nhà Tần, một đế chế mạnh nhất thời Trung Hoa cổ đại, giết chết tướng giặc Đỗ Thư, dựng lên nhà nước Âu Lạc, lên ngôi vua, lấy tên là An Dương Vương. Thục An Dương Vương đã trọng dụng tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng soái tài ba, một khai quốc công thần, xây thành Cổ Loa, một tòa thành quân sự vĩ đại, chế tạo ra nỏ Liên Châu, một vũ khí rất lợi hại lúc bấy giờ, còn gọi là Nỏ Thần Liên Châu để bảo vệ nền độc lập lâu dài của đất nước.
Nhà Triệu, một vương triều phía Nam Trung Hoa nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc đều bị thua. An Dương Vương dựa vào sự chỉ huy tài tình của tướng quân Cao Lỗ cùng với thành cao, hào sâu, nỏ thần Liên Châu lợi hại đã đánh bại quân Triệu.
Nhà Triệu biết không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt và khuất phục được nước Âu Lạc cuối cùng phải dùng đến độc kế. Còn thục An Dương Vương thấy quân dân Âu Lạc liên tiếp thắng lợi sinh chủ quan coi thường quân địch. Thế rồi cái gì đến ắt phải đến. Cuối thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vua nhà Triệu là Triệu Đà cho người thông hiếu với Âu Lạc, cho con trai là Trọng Thủy sang để làm rể Thục An Dương Vương và ở lại Cổ Loa làm con tin. Đi nước cờ này Triệu Đà bắn một mũi tên trúng hai đích là hòa hiếu tạm thời và làm suy yếu nước Âu Lạc, tiến tới thôn tính được Âu Lạc.
Âm mưu thông hiếu quỷ quyệt đó dứt khoát không qua được con mắt nhìn xa của các bậc đại thần nhất là vị khai quốc công thần tài ba lỗi lạc, tướng Cao Lỗ. Ông đã nhiều lần kiên quyết can gián và đã bị An Dương Vương cách chức. Triều đình mất đi một con người thông minh, tài ba. An Dương Vương say sưa với vị thế mới của mình, chủ quan cho rằng nhà Triệu đã từ bỏ âm mưu xâm lược, phải cho con trai sang làm rể, làm con tin. Và chắc chắn trong quá trình thực hiện âm mưu “mưa dầm thấm lâu” của cha con họ Triệu, vua Thục cùng một số đại thần Âu Lạc đều đã được biếu xén mua chuộc bằng những món quà cáp đắt tiền, những sản vật hiếm có, những lợi ích kinh tế đến từ phương Bắc. Đến đây thì đích thứ hai của mũi tên mà nhà Triệu bắn ra đã đạt được. Người của họ giả dạng lái buôn và tùy tùng dần dần lọt vào Hoàng cung Âu Lạc, nghiên cứu rất kỹ các vị trí bố phòng xung yếu của Loa Thành và đánh cắp bí mật chế tạo vũ khí nỏ thần Liên Châu.
Loại được trung thần tài năng, gây mâu thuẫn nội bộ, đưa lực lượng vào trong lòng nước Âu Lạc, đánh cắp được vũ khí chiến lược, nắm giữ được các vị trí tử huyệt, dã tâm xâm lược vốn là bản chất của các thế lực phong kiến Phương Bắc liền bộc lộ ngay tức khắc. Từng đoàn quân xâm lược trùng điệp kéo sang với vũ khí chiến lược của chính người Âu Lạc, cộng với đội quân phản gián, nằm vùng cùng nhất tề nổi dậy. Thế giặc như nước vỡ bờ, ba quân không còn tướng tài thao lược chỉ huy tổ chức chống giặc, kinh thành thất thủ. Thục An Dương Vương chỉ còn kịp đem theo con gái Mỵ Châu vợ Trọng Thủy chạy tháo thân về phía biển Nam. Trong bước đường nguy quẫn, Vua Thục đã trút giận tuốt gươm chém đầu con gái và tự vẫn.
Nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt. Lịch sử dân tộc ta đã phải trả giá bằng một ngàn năm đô hộ của phong kiến Phương Bắc, chỉ vì cái lỗi không nhìn xa trông rộng của kẻ cầm đầu.
Nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt. Lịch sử dân tộc ta đã phải trả giá bằng một ngàn năm đô hộ của phong kiến Phương Bắc, chỉ vì cái lỗi không nhìn xa trông rộng của kẻ cầm đầu.
Ngẫm lại câu chuyện bi tráng của một triều đại phong kiến nước nhà cách đây hai ngàn hai trăm năm, tôi tự hỏi mình: Thục An Dương Vương có công lớn hơn hay có tội lớn hơn với dân tộc này?
Trước hết phải nói rằng: Thục An Dương Vương có công lao rất lớn với dân tộc, chỉ riêng việc chỉ huy cuộc kháng chiến mười năm đánh bại quân xâm lược nhà Tần, một thế lực hùng mạnh nhất bấy giờ, lập nên nhà nước Âu Lạc đã là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nó có thể sánh ngang với các cuộc kháng chiến chống Tống, phá Nguyên, đuổi Minh, diệt Thanh của cha ông ta thủa trước và cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua. Với việc xây dựng thành công tòa thành quân sự Cổ Loa, chế tạo ra thứ vũ khí lợi hại nhất lúc bấy giờ là nỏ thần Liên Châu, ngăn chặn thành công các cuộc xâm lăng của nhà Triệu cũng là công lao vô cùng to lớn của ông đối với dân tộc.
Một vị quân vương với võ công hiển hách, lập nên một nhà nước hùng mạnh đủ sức đương đầu với thế lực phong kiến siêu cường Phương Bắc suốt 50 năm, có thể nói Thục An Dương Vương là vị vua có công đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Còn tội thì sao? Thục An Dương Vương có tội trong việc nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt hay con gái ông là Mỵ Châu có tội?
Không, Mỵ Châu không có tội tình gì, nàng chỉ là nạn nhân của một mối tình chính trị, một thương vụ thông hiếu mù quáng, phải chịu tiếng oan là giặc trong nhà và bị vua cha chém đầu lúc cùng đường quẫn trí. Phải nói nàng sống đúng với trái tim trong trắng của mình chứ không phải “Trái tim lầm chỗ để trên đầu” (Tố Hữu).
Nhìn bức tượng không đầu và cái chết oan nghiệt của nàng cách đây hơn hai ngàn năm, bất kỳ một vị khách tham quan nào cũng phải ngẹn ngào, thảng thốt. Không ai có đầu óc mà không tỏ lòng oán trách đức vua đã gây ra thảm cảnh mất nước rồi lại đổ lỗi lên đầu con trẻ.
Ai gả Mỵ Châu cho Trong Thủy để thông hiếu với Triệu Đà? Chính là An Dương Vương. Ai không nghe lời can gián của tướng quân Cao Lỗ về chiến lược ngoại giao với nhà Tần? Chính là An Dương Vương. Ai bãi chức tướng quân khai quốc công thần tài ba lỗi lạc Cao Lỗ, để đến khi quân đội không có người chỉ huy như rắn mất đầu phải tháo chạy? Chính là An Dương Vương. Ai đưa Trọng Thủy cùng đội quân đội lốt phục vụ và lái buôn vào thành Cổ Loa? Chính là An Dương Vương.
Vậy thì tại sao con người tài ba lỗi lạc như An Dương Vương lại mắc những sai lầm chết người như vậy? Điều này chỉ có thể lý giải bằng tâm lý say sưa ngủ quên trong chiến thắng. Thói đời xưa nay là vậy, sau một thắng lợi hiển hách, kẻ đứng đầu đất nước thường rất dễ chủ quan khinh địch. Chiến thắng càng lớn chủ quan càng nhiều. nhất là các triều đại không biết đặt vững nền tảng tinh thần trên lòng dân, thường lao nhanh vào ăn chơi hưởng lạc, đội ngũ quan lại thì tham nhũng hà hiếp dân lành, các bậc trung thần bị ruồng bỏ, thậm chí bãi quan cách chức hoặc bị giết hại, nhân dân oán hận, sản xuất đình đốn. Một chế độ được dựng lên những tưởng dài lâu với sông núi, nào ngờ như tòa lâu đài nguy nga nhưng mục ruỗng, chỉ một cơn gió to là sụp đổ.
Còn tội thì sao? Thục An Dương Vương có tội trong việc nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt hay con gái ông là Mỵ Châu có tội?
Không, Mỵ Châu không có tội tình gì, nàng chỉ là nạn nhân của một mối tình chính trị, một thương vụ thông hiếu mù quáng, phải chịu tiếng oan là giặc trong nhà và bị vua cha chém đầu lúc cùng đường quẫn trí. Phải nói nàng sống đúng với trái tim trong trắng của mình chứ không phải “Trái tim lầm chỗ để trên đầu” (Tố Hữu).
Nhìn bức tượng không đầu và cái chết oan nghiệt của nàng cách đây hơn hai ngàn năm, bất kỳ một vị khách tham quan nào cũng phải ngẹn ngào, thảng thốt. Không ai có đầu óc mà không tỏ lòng oán trách đức vua đã gây ra thảm cảnh mất nước rồi lại đổ lỗi lên đầu con trẻ.
Ai gả Mỵ Châu cho Trong Thủy để thông hiếu với Triệu Đà? Chính là An Dương Vương. Ai không nghe lời can gián của tướng quân Cao Lỗ về chiến lược ngoại giao với nhà Tần? Chính là An Dương Vương. Ai bãi chức tướng quân khai quốc công thần tài ba lỗi lạc Cao Lỗ, để đến khi quân đội không có người chỉ huy như rắn mất đầu phải tháo chạy? Chính là An Dương Vương. Ai đưa Trọng Thủy cùng đội quân đội lốt phục vụ và lái buôn vào thành Cổ Loa? Chính là An Dương Vương.
Vậy thì tại sao con người tài ba lỗi lạc như An Dương Vương lại mắc những sai lầm chết người như vậy? Điều này chỉ có thể lý giải bằng tâm lý say sưa ngủ quên trong chiến thắng. Thói đời xưa nay là vậy, sau một thắng lợi hiển hách, kẻ đứng đầu đất nước thường rất dễ chủ quan khinh địch. Chiến thắng càng lớn chủ quan càng nhiều. nhất là các triều đại không biết đặt vững nền tảng tinh thần trên lòng dân, thường lao nhanh vào ăn chơi hưởng lạc, đội ngũ quan lại thì tham nhũng hà hiếp dân lành, các bậc trung thần bị ruồng bỏ, thậm chí bãi quan cách chức hoặc bị giết hại, nhân dân oán hận, sản xuất đình đốn. Một chế độ được dựng lên những tưởng dài lâu với sông núi, nào ngờ như tòa lâu đài nguy nga nhưng mục ruỗng, chỉ một cơn gió to là sụp đổ.
Và kẻ thù phương Bắc chỉ chờ có vậy. Một khi nhìn thấu vào nội tình của triều đình và dân chúng nước ta thì chúng lập tức trờ mặt, biến láng giềng tốt thành ngay kẻ thù, kéo sang đánh úp, mở đầu cho mối thảm họa lớn nhất, một ngàn năm tăm tối của dân tộc ta.
Rõ ràng là:
Một cá nhân sai lầm, tai họa chỉ mình họ chịu.
Một chủ gia đình sai lầm, cả nhà chịu họa.
Một lãnh đạo sai lầm cả quốc gia nghiêng ngửa, trăm họ lầm than.
Bài học nhãn tiền của nhiều dân tộc, qua mọi thời đại nghĩ mà kinh sợ hãi hùng.
Rõ ràng là:
Một cá nhân sai lầm, tai họa chỉ mình họ chịu.
Một chủ gia đình sai lầm, cả nhà chịu họa.
Một lãnh đạo sai lầm cả quốc gia nghiêng ngửa, trăm họ lầm than.
Bài học nhãn tiền của nhiều dân tộc, qua mọi thời đại nghĩ mà kinh sợ hãi hùng.
Tôi trộm nghĩ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay các nước, các dân tộc, các khu vực phải dựa vào nhau hợp tác, cùng phát triển. Đó là một bước đi tất yếu, không nước nào có thể đứng ngoài và cũng không thể không đổi mới về nhận thức để bắt kịp tình hình. Tuy nhiên do sự phát triển không đồng đều trong thế và lực giữa các nước, nhiều nhà chính trị đã lợi dụng sự hợp tác toàn diện này để phục vụ cho những toan tính chính trị đen tối của họ khi thời cơ đến.
Các cụ ta xưa có câu : “yêu nhau rào dậu cho chắc” , ấy là nói quan hệ hai nhà ở cạnh nhau, muốn êm ấm hòa thuận lâu dài, hãy rành mạch trong mọi việc. Một kinh nghiệm sống để đời, còn đúng đến ngày nay và hẳn là còn đúng đến nhiều đời sau. Suy rộng ra, điều ấy càng rất quan trọng trong mối bang giao giữa các nước vốn có đường biên giới chung. Hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam với Campuchia và phía Bắc với Trung Quốc vào thập niên bảy mươi của thế kỷ trước là bài học đắt giá vẫn còn nóng hổi.
Việt Nam – Lào – Campuchia, ba nước Đông Dương sát cánh bên nhau suốt một thế kỷ, đánh Pháp rồi đánh Mỹ. Xương máu củabao thế hệ ba nước đã vun đắp nên tình hữu nghị đặc biệt trên bán đảo Đông Dương. Ấy vậy mà, khi vừa giành được độc lập, những người cộng sản Khơ me đỏ Campuchia chẳng hiểu nghe ai xúi bẩy đã cắm phập lưỡi dao vào sườn những người cộng sản anh em Việt Nam để đòi đất, gây ra cuộc chiến tranh thảm khốc giữa những người đồng chí cùng chung một lý tưởng, cùng chung một chiến hào.
Trong tình cảnh khó khăn, rối ren như vậy, Đảng Cộng Sản Trung Quốc – một Đảng đàn anh, không những không đứng ra hòa giải mà lại phát động một cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc, để ủng hộ những người Cộng sản Campuchia, vứt phăng khẩu hiệu “Môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm” của tình hữu nghị “Núi liền núi, sông liền sông” mà hai Đảng đã dày công vun đắp cả nửa thế kỷ. Hậu quả của nó là hàng vạn con em của ba nước phải hy sinh một cách oan nghiệt. Cùng với sự việc này, người Việt Nam buộc phải nhớ đến Hoàng sa. Trong lúc chúng ta đang phải vất vả dồn sức đánh giặc ở đất liền thì người bạn đã thừa cơ cướp gọn hòn đảo này, Người Việt Nam càng quan tâm hơn tới những ứng xử ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông nhất là ở quần đảo Trường Sa hiện nay.
Cho đến nay quan hệ Việt –Trung tuy được coi là đã trở lại bình thường nhưng lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta vẫn bị họ chiếm giữ một phần, và họ đang ngày càng lấn lướt một cách ngang ngược trên những phần còn lại. Thân thể Tổ quốc ta vẫn còn rỉ máu, binh lính và nhân dân chúng ta vẫn còn bị giết hại một cách vô lối, tài nguyên vẫn bị họ chiếm đoạt. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác trong “giao lưu hợp tác, hữu nghị 16 chữ vàng”. Nên nhớ rằng sự xâm lăng có thể thực hiện bằng nhiều con đường. Trước tiên thường là mở đường bằng buôn bán, truyền bá văn hóa rồi đến vũ lực trực tiếp.
Một trong những vấn đề nóng hổi hiện nay ở nước ta là dự án khai thác vùng mỏ quặng Bauxte Tây Nguyên. Trong khi mà dự án còn bàn cãi ở Quốc hội và cho đến cuối năm 2009 vẫn chưa được Quốc hội thông quathì Trung Quốc đã đưa hàng trăm người vào vùng Tây Nguyên chiến lược “mái nhà của ba nước Đông Dương”.
Phải chăng đây là đội quân tùy tùng giả dạng theo kế của Triệu Đà cũ. Lạ là một số người lãnh đạo của ta lại cố tình đem xé nhỏ giá trị vốn đầu tư ra thành các tiểu dự án để tránh phải đưa ra Quốc hội thông qua. Một sự lách luật lộ liễu đến thế mà qua mắt được cả một Quốc hội “của dân do dân vì dân” mới là điều kỳ. Người ta hỏi vì động cơ nào mà họ làm được như thế? Liệu có uẩn khúc xấu xa nào của sự liên minh trong ngoài hay không? Ai có thể đảm bảo rằng cuộc hôn nhân kinh tế Bauxite Tây Nguyên không để lại hậu quả như mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy, kể cả khi họ đã trả lại cho chúng ta toàn bộ vùng đất, vùng biển mà họ đang chiếm giữ.
Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có kể lại rằng, vào lúc đó ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách khoa học kỹ thuật, đất nước vừa ra khỏi ba cuộc chiến tranh, lại đang bị thế giới cô lập. Cấm vận kinh tế vô cùng khó khăn, rất cần tiền xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một đề án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên đã được đề xuất và nhờ các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ. Những người cộng sản Liên Xô lúc đó, không vì món lợi mà họ được hưởng từ đề án ấn tượng này mà vì quyền lợi của chính đất nước chúng ta, họ khuyên ta không nên khai thác, cái lợi kinh tế trước mắt không thể bù đắp lại thảm họa môi trường sẽ xảy ra với cả Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Bộ Chính trị và Chính phủ lúc đó đã quyết định không khai thác bauxite Tây Nguyên nữa.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà chính trị nhà quân sự thiên tài, một đặc đẳng khai quốc công thần, một huyền thoại sống của dân tộc Việt Nam và thời đại đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo của chúng ta “không nên khai thác bauxite Tây Nguyên vì đứng về toàn cục và phát triển bền vững, lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng”. Than ôi! Những lời vàng đá này rút ra từ gan ruột của một thiên tài đã sống trọn một thế kỷ vì nước vì dân mà không được tiếp thu.
Thưa Đại tướng! Hiện giờ một nhóm người nào đó chưa hiểu hết được lời răn dạy của Người nhưng cả dân tộc này, trên 80 triệu con người Việt Nam rất hiểu lòng Người, vì dân tộc Việt Nam đã thấm nhuần từ lâu tinh thần “độc lập hay là chết”, đã phải trả giá cho bài học lịch sử từ hơn hai ngàn năm trước của Vua Thục An Dương Vương, thấu hiểu nỗi đau của Bác Hồ khi người chứng kiến sự phản bội của những người Cộng sản anh em. Lẽ nào một kịch bản Cổ Loa lại để xảy ra lần nữa tại Tây Nguyên hay bất cứ nơi nào trên đất nước này.
Không! Thưa Đại tướng, dù khó khăn đến mấy xin Đại tướng không làm theo tướng quân Cao Lỗ ngày xưa chịu bó tay vì bị cách chức rồi sống bàng quan nhìn cả dân tộc mình chìm trong đau thương. Dù khó khăn đến đâu cũng không để cho những quả bom bùn nằm trên Cao Nguyên thường trực đe dọa đất nước. Bài học thông hiếu mù quáng của Thục An Dương Vương đã đưa cả một dân tộc chìm trong ách nô lệ một ngàn năm vẫn còn nóng hổi đó.
Không! Thưa Đại tướng, dù khó khăn đến mấy xin Đại tướng không làm theo tướng quân Cao Lỗ ngày xưa chịu bó tay vì bị cách chức rồi sống bàng quan nhìn cả dân tộc mình chìm trong đau thương. Dù khó khăn đến đâu cũng không để cho những quả bom bùn nằm trên Cao Nguyên thường trực đe dọa đất nước. Bài học thông hiếu mù quáng của Thục An Dương Vương đã đưa cả một dân tộc chìm trong ách nô lệ một ngàn năm vẫn còn nóng hổi đó.
Nhiều nhà khoa học và các bậc lão thành cách mạng cùng những tướng lĩnh lỗi lạc đều đã ra sức can ngăn và về phía Tập đoàn TKV, một kẻ như Đoàn Văn Kiển dám đánh lừa dư luận bằng những lời giải trình mỹ miều cuối cùng đã bị lật tẩy và cách chức. Song chẳng hiểu vì sao dự án vẫn được tiến hành với ý rằng không có gì đáng lo, chúng ta đã nhìn thấy tất cả, mọi cái xấu đã và sẽ được ngăn chặn.
Bây giờ chỉ còn cầu Trời khấn Phật mong sao cho mọi sự được yên lành. Tôi lo, không chỉ lo cho hiện tại trước mắt vì môi trường sẽ bị đầu độc bởi bùn đất đỏ lẫn với những hóa chất độc hại dùng trong quá trình khai thác tràn về các sông suối miền Trung và miền Đông Nam Bộ (Người ta hứa sẽ “xử lý triệt để” khối bùn đỏ khổng lồ ấy bằng hai lớp nilon. Đến con trẻ cũng có thể luận ra được đâu là thật và đâu là lời nói dối. Hãy đợi đấy?!).
Tôi lo, lo cho ba mươi năm, năm mươi năm sau (dĩ nhiên là lúc đó nhiều người của thế hệ hôm nay sẽ không còn nữa) con cháu chúng ta sẽ phải lầm than trong cảnh phụ thuộc, mất độc lập tự do.
Lo lắng cho vận mệnh, tương lai của đất nước không phải là quyền của riêng ai. Nhiều cá nhân muốn làm giàu nhanh chóng đã phải trả giá vì trúng phải viên đạn bọc đường. Biết trước được họa để tránh cho thế hệ sau khỏi phải khổ sở vì cha ông sai lầm chẳng phải là việc nên làm của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc lúc này hay sao.
Tôi được biết ở nhiều nước châu Phi, Trung Quốc đến khai thác đồng, bauxite và khoáng sản khác gây ra vô số hậu quả và nợ nần cho những nước chủ nhà khiến họ phụ thuộc ngày càng sâu vào Trung Quốc. Ở Việt Nam thì công nghệ xi măng lò đứng, gang thép Thái Nguyên, mỏ đồng sinh quyền… Đang có nhiều vấn đề về công nghệ, môi trường, cũng bị phụ thuộc và nợ nần vào tay họ.
Vấn đề khai thác Bauxite Tây Nguyên là vấn đề lớn, nguy hại đến sinh mệnh của hàng triệu con người ở miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ; đồng thời hàng chục dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang bị hăm dọa sẽ hủy diệt, nhưng cái lớn hơn là bọn nước lớn với tư tưởng bành trướng như những kẻ cướp có được chỗ ngồi trên nóc nhà ba nước Đông Dương thường xuyên, nền độc lập của cả ba dân tộc bị uy hiếp thì dân chúng không nơm nớp lo sao được. Thế mà vấn đề này chưa được giải quyết thấu đáo thì vấn đề kia đã phát sinh, khiến những ai tỉnh táo vì vận mệnh đất nước càng như ngồi trên lửa bỏng.
Với phát hiện của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nay lại nẩy ra cái họa 10 tỉnh biên giới bán rừng đầu nguồn cho Trung Quốc. Thử hỏi, đứng về mặt luật pháp, có đạo luật nào cho phép bán đất đai của Tổ quốc không thông qua Quốc hội hay không? Một đất nước cai trị bằng luật và đang cố gắng tiến tới một nhà nước pháp quyền, vậymà mọi thứ đều dẫm lên trên luật thì đất nước ấy còn ra thế nào? Thì ra “mối lo Trọng Thủy” bây giờ không chỉ thu hẹp riêng ở Tây Nguyên nữa mà đã lan ra rất nhiều nơi. Rồi đây, như âm binh của Cao Biền, chẳng ai biết những gì ẩn náu trong các cánh rừng đầu nguồn đã bán kia sẽ nổi dậy và kéo về xuôi, chúng ta còn trở tay sao kịp, và liệu những người cầm chịch đất nước có “ngồi mát ăn bát vàng” được hay không?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đất nước ta nhân dân ta đã phải đổ xương máu của hàng triệu con người để giành giữ, bảo vệ nền độc lập của mình. Quốc hội cần phải xem xét thận trọng và phải cảnh giác, biểu quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ và an ninh theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân Việt Nam yêu nước. Đó cũng là thực hiện và bảo vệ đạo luật về Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, và được thể chế hóa thành luật .
LMA
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đất nước ta nhân dân ta đã phải đổ xương máu của hàng triệu con người để giành giữ, bảo vệ nền độc lập của mình. Quốc hội cần phải xem xét thận trọng và phải cảnh giác, biểu quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ và an ninh theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân Việt Nam yêu nước. Đó cũng là thực hiện và bảo vệ đạo luật về Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, và được thể chế hóa thành luật .
LMA
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập.
Được đăng bởi boxit.vn vào lúc 23:59
Nhãn: Sử Liệu, Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp*
PHAN QUỲNH * VÕ THUẬT VIỆT NAM
*
LUYỆN VÕ
PHAN QUỲNH
PHAN QUỲNH
Hiếm người may mắn được xem một võ sĩ kỳ tài luyện võ dưới vòm hang động Đông Triều, giữa núi rừng Yên Thế, Thanh Nghệ, hay giữa đồng nội bát ngát vùng Kinh Bắc, Sơn Nam.
Lá hoa nở từ lòng tay , chim chóc vỗ cánh
từ những đầu ngón chau chuốt, muông thú ẩn hiện toát từ thân xác võ
sĩ, thác, bão, đổ dồn dập nơi cánh tay gân cứng: Hạc, Phượng, Long,
Hổ, Hầu, Xà, ... Không còn là đấm, đá, xỉa, chém, móc, gạt, ... với
những tấn bộ, bước tiến lui, xoay vòng, ngang xéo, biến hóa ẩn hiện,
mà là múa: Múa Võ. Có lúc tất cả nhẹ gọn như khói tơ, có lúc thân
hình uyển chuyển, lay động dũng mãnh, nặng chịch. Xương thịt như đã
nhường chỗ cho một vầng sinh khí hừng hực bốc lửa.
Trên gương mặt võ sĩ, mỗi thớ thịt đều lay chuyển, ánh mắt long lanh, sắc bén, tay chân tung lượn theo sóng gầm, chắc nịch, khiến người xem dường như đứng trước những đối nghịch lồng lộng của cuộc đời, dào dạt ngay trong từng hơi thở, từng động tác. Ta không xem nữa. Ta thấy ta cầu nguyện. Thế giới phồn thực tan biến dưới chân, xa hút, im lặng. Ta chứng ngộ cõi giải thoát. Ta cởi bỏ thân xác, hòa vào muôn vật, vào cái đẹp trường cửu. Ta nhập Đạo. Cách nay hơn bốn ngàn năm, hình thức múa võ đi quyền của cư dân đồng bằng sông Hồng, sông Mã đã được ghi tạc qua nghệ thuật tạo hình, chạm đúc trên gỗ, trên đồng, ... , mà khảo cổ học đã liệt kê, áp xếp cho những căn bản của các giai đoạn văn hóa khác nhau: Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, v.v...
Trên Bề Mặt Của Sự Phân Loại Luyện võ là sự phối kợp tinh vi, mạch lạc của những động tác thân mình tay chân ứng dụng trong việc chiến đấu, việc công, thủ hay bảo vệ, pháp triển sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần. Từ xa xưa , tập võ đi quyền của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tuân hành khít khao những luật tắc mà ngày nay vẫn là những khuôn thước kim cương của người học võ chân chính : - Luật động. - Ý nghĩa và hiệu năng động tác. - Lề lối thực hiện. Về hình thức, quyền cước có nhiều thế, nhiều miếng. Mỗi thế có nhiều đòn, và đòn lại là một kiểu kết hợp khít khao của nhiều yếu tố, gói trọn trong các tư thế của : - Thân pháp, - Bộ pháp, - Điều tức,v.v... Luyện thân pháp là phép rèn luyện thân thể, đầu mình và tay chân cho mạnh mẽ, bền bỉ, dẻo dai, rắn chắc. Khi chiến đấu, tay chân đấm đá, chém gạt điều hòa không rối loạn, mực thước, lanh lẹ. Tay công tay thủ , co ruỗi, sấp ngửa, trên dưới, phải trái dũng mãnh, hòa hợp nhịp nhàng theo luật âm dương, ngũ hành. Mối liên đới giữa các bộ phân của cơ thể phải hòa nhịp đồng bộ với nhau dựa trên bốn tương quan: - Thượng hạ tương phù, - Tả hữu tương ứng, - Phì sấu tương chế, - Nội ngọai tương quan. Thân pháp lại gồm có đầu pháp, thủ pháp, chỉ pháp, cước pháp, nhĩ pháp, nhãn pháp, v.v... Bộ pháp là những tư thế, điệu bộ đứng trụ hay di động. Đứng, ngồi, phải vững vàng, nặng chịch như bàn thạch. Khi di chuyển hay chạy nhẩy thì nhanh lẹ chắc nịch, lúc nhẹ như bấc, lúc nặng như chì, chuyển dịch tấn bộ đúng phép, hội đủ tính chất: nhanh, mạnh, chính xác.
Nhà võ xưa có câu: "Dụng quyền, phóng cước hợp tung, " Nhập xà, xuất hổ, tranh hùng thượng phong" nghĩa là quyền cước phải phối hợp, công thủ che đỡ bổ xung lẫn nhau để tạo hiệu năng tối đa; trong chiến đấu, khi muốn tiến tới thì tràn mình qua phải, lách qua trái như rắn lượn, dương đông kích tây, tạo yếu tố bất ngờ làm đối phương khó lượng định, khó toan tính chận đánh; lúc thối lui, dáng điệu phải oai phong, hùng dũng như cọp beo gây cho đối phương ấn tượng nể sợ không dám tấn công theo. Về phong thái khi giao đấu, sắc diện bình thản, không khinh xuất, không tỏ ra giận dữ hay sợ sệt, hơi thở điều hòa, phong tỏa ngũ quan,... Động thái của luyện võ là "Đòn" (đòn đơn) và "Thức" (đòn kép), nói rõ hơn là "một đơn vị võ ", ví dụ đòn đơn như đấm, đá, quăng quật, chém xỉa bằng cạnh tay bằng đầu ngón tay, gạt đỡ, lên gối, cùi chỏ, ...
Đấm lại có nhiều kiểu, nhiều cách, như: đấm thẳng, đấm móc, đấm lao, đấm múc, đấm ngược, đấm bật, đấm ngang, ... , hoặc đá có đá thẳng, đá cạnh, đá tạt, đá vòng cầu, đá giò lái, đá bật, đá ngựa, đá ngược, v.v... Tương truyền từ xa xưa người Việt cổ có tới 108 đòn và thức, ngày nay, vì tính chất bí truyền và tộc truyền cố hữu phương Đông, thày dậy võ thường dấu riêng một vài thức độc đáo ngừa khi "trò phản thày", hoăc giữ riêng cho dòng họ mình, quyền cước VN vì thế bị thất truyền đi nhiều, nay chỉ sưu tầm lại được non nửa, gom thành nhiều nhóm, nhiều "thế" (hay "chiêu", hoặc có nơi gọi là "bộ"); có nhóm chỉ gồm 3 hoặc 4 đòn hay thức, có nhóm tới 10, 12 đòn hay thức, tồn tại với những biến tướng của nó : - Võ Dưỡng Sinh hay Võ Thể Dục. - Võ Lâm hay Võ Vườn. - Võ Kinh hay Võ Trận. - Võ Tự do hay Võ Thượng đài. - Đấu Vật. - Đấu Binh khí. - Vân vân ...
Do đó, từ những đòn hay thức cơ bản, các bậc tôn sư có thể tạo nên vô vàn các cách đi quyền khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ những qui luật chặt chẽ về lực đẩy, lực căng, lực bật, lực xung, lực phản, lực xoắn , lực đối, lực chiếu, v.v... và mang những ý nghĩa riêng biệt. Về nội thể, mỗi động tác, mỗi tư thế biến đổi của tay chân, của thân, đầu, của hít thở,..., lại liên hệ mật thiết đến kinh mạch, đến các huyệt đạo, các điểm sinh hoạt phân bố cùng khắp trong toàn bộ cơ thể người luyện tập.
Luyện võ có nhiều mục đích khác nhau : - Luyện võ để tự vệ, để phô bày vẻ đẹp và những khả năng vận động của cơ thể. - Luyện võ để thân xác khoẻ mạnh, để chữa trị hay phòng ngừa bệnh tật. Đây chính là luyện võ dưỡng sinh. Từ xa xưa dân tộc Việt đã phát triển mạnh loại này, được vua quan các triều đại xưa từ Đinh, Lê, Lý, Trần, ..., khuyến khích và toàn dân hưởng ứng với những kiểu cách đi quyền theo phép "Đạo Dẫn Khước Bệnh ", phép "Khử Bệnh Diên Thọ ", phép "Thái Thượng Lục Tự Khí Quyết ", v.v... Tuệ Tĩnh, một danh y Đại Việt thế kỷ 14 có lời khuyên: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. Thủ thân, luyện hình, theo quan niệm ngừơi xưa là tập luyện những động tác võ thể dục, bảo tồn sức khoẻ, tránh hay trị các chứng bệnh mãn tính (kinh niên), những chứng bệnh suy khí về Tâm khí, Can khí, Đởm khí, Tỳ khí, Phế khí và Thận khí.
Năm Vĩnh Trị nguyên niên, 1676, vua Lê Hy Tông đã chỉ dụ cho Thi Lang Bộ Hình Đào Công Chính cùng các ông Phạm Thế Vinh, Phạm Đình Liêu, Lê Bá Hồng, Nguyễn Đại, và Võ Viết Hiền hợp soạn sách Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu để dậy cho nhân dân luyện cách gìn giữ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Vào thế kỷ 16 Hoàng Đôn Hòa cũng soạn tập Hoạt Nhân Toát Yếu với thiên nổi tiếng "Khuê Chỉ Tăng bổ " truyền lại cho hậu thế. - Luyện võ khổ luyện một công phu nào đó, mà thuật ngữ võ học có những từ như Ngoại công, Nội công hay Thần công, hoặc Khí công,v.v..., với sự xác quyết : Lực bất đả Quyền Quyền bất đả Công Luyện võ bất luyện Công Đáo lão nhất trường không ! (1)
Ngoại công là công phu tập luyện sức lực biểu lộ bên ngoài, luyện tập da thịt, gân xương dắn chắc, luyện sức chịu đựng, bền bỉ, cường lực của thân xác. Ngoại công lại gồm Nhuyễn công (hay âm kình) và Ngạnh công (hay dương kình). Nội công là công phu luyện tập, bồi dưỡng sức mạnh, kình lực ẩn tàng bên trong cơ thể, sức mạnh của tinh thần, sức mạnh của khí huyết, của nội tạng. Nội công cũng luyện về khí, nên có lúc được gọi là Khí công. Ba công cụ chính để luyện nội công là: a/ Dụng Ý. b/ Dụng Khí. c/ Dụng Thế và Dụng Lực.(1)
Luyện Nội công chính là một hình thức luyện võ dưỡng sinh cao cấp và là phép tu dưỡng tâm hồn, tạo niềm tự tin sống mạnh và yêu tha nhân, bồi đắp tư đức và công hạnh. - Luyện võ để dựng nứơc và giữ nước. Đây là một ý thức dụng võ cao. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác. Tất cả các loại luyện võ khác nhau về mục đích đó đều có những qui tắc chặt chẽ, khít khao, giao thoa, xen kẽ, đồng bộ chi li nhiều mặt giữa ngoại thân và nội thân người luyện võ, ví dụ như ức chế hay hưng phấn từng phần hoặc toàn bộ của tư thế, của luật động, gia tốc, của hít thở, của buông lỏng, thư dãn, của ý lực, v.v... - Còn một đích nữa của luyện võ chỉ được trân trọng cử hành bí mật, với những nghi thức có tính cách tôn giáo hay ma thuật, ít người được tham dự và biết đến, rất xa xưa, ngày nay coi như mật truyền mà tàn dư còn tìm thấy ở những buổi tranh đua tổ chức nhiều trong những hội hè đình đám vụ mùa nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, lưa thưa trải rộng xuống Nam Á và Á châu hải đảo, chạy dài từ phía nam quần đảo Nam Dương đổ lên vùng đa đảo cực bắc Thái Bình Dương.
Đó là nghi thức "Ra Giàng", hay "Xe Đài", hoặc có nơi gọi là "Múa Hoa", "Múa Hạc", của lối vật cổ truyền Việt Nam, nghi thức Kanbangan của các võ sĩ Pukalam Pentjak cổ điển ở Indonesia, nghi thức Nagdadasal của các đô vật Dommoq nhóm bộ lạc Tagalog vùng đảo Luzon, hoặc nghi lễ cầu nguyện lúc thượng đài của các võ sĩ Thái Lan hay của các đô vật Sumo Nhật Bản, v.v... Những nghi thức "Ra Giàng" này của các đô vật vùng Kinh Bắc hay Sơn Nam, Thanh Nghệ xa xưa tại đồng bằng sông Hồng, sông Mã, tại các hải đảo Celebes, Sumatra, Luzon, phía Đông Nam và Hokkaido phía Đông Bắc châu Á có hình ảnh mờ nhạt của nghi lễ "Bắt Ấn", "Bắt Quyết" của tu sĩ các tôn giáo phương Đông.
Có lẽ nó có nguồn gốc từ lễ nghi tế thần sau những chiến thắng của các nhóm dân tộc ngữ hệ Malayo-Polynesien thuộc văn minh Nam Á, bên những ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển. Tại bán đảo Đông dương, truyền thống thoát tục Malayo-Polynesien đã kết hợp với truyền thống Mon-Khmer thầm lặng và Hán-Tạng căng tràn nhục cảm, lộ rõ trong lối "Ra Giàng" say sưa này.
Điểm đáng ghi nhận là bên cạnh hình thức quyền cước của phong cách Đông Sơn, Hòa Bình, còn vô số những hình thức đi quyền dân gian khác vùng Đông Nam Á với nhiều nhóm dân tộc ít người khác biệt cả từ phong tục đến tiếng nói. Nhưng điều hấp dẫn nhất ở đây là sự tương đồng về mục đích và kỹ thuật của hầu hết các hình thức võ này. Hay nói khác đi, nó giống như những biến tướng hay những dị bản của lối đi quyền cổ điển Đông Sơn, Hòa Bình, với những khác biệt xuất phát từ đặc tính địa phương và môi trường của chúng. Ngót năm ngàn năm tiến hóa với những thăng trầm của dân tộc, đã khiến cho nghệ thuật đi quyền của Việt tộc không còn hệt như lúc đầu nữa.
Những biến động về lịch sử, về tín ngưỡng, v.v..., và ảnh hưởng của các kỹ thuật chiến đấu dân gian, với những giao thoa qua lại về văn hóa giữa vùng Hoàng Hà và Ấn Hà đã làm cho hình thức đi quyền của người Việt cổ, từ một gốc Đông Sơn, Hòa Bình, xum xuê vươn ra nhiều nhánh. Dưới đây là bài thiệu dị bản của một bài quyền khá cổ, bài Ngọc Trản, chúng tôi sưu tầm được nơi một vị võ sư già người Chăm tại một xóm nhỏ hẻo lánh của đồng bào Chăm Phan Rí, làng Kinh Cựu, và được xem vị võ sư này biểu diễn, nhân chuyến "điền dã Dân tộc học", du khảo về dân tộc Chăm : Ngọc Trản ngân đài Tả hữu tấn khai, thập tự Thối liên diệp, liên huê tọa sát túc. Tấn đả tam chiến, thối thủ nhị linh Hoành tả tọa bạch xà lan lộ Hữu hoành tọa, thanh long biên giang Phụ tử tương tì, hồi phát địa hổ Song phi chuyển dực, hạ bàn lôi đoản đả Hội triển khai cung, quyện địa, tấn khai hổ khẩu Tả hoành phục hạ, quyện địa, tấn đả song quyền Đả tý lưỡng diện, bàng phi lập như tiền.
Chiều Sâu Triết Lý Mọi sinh hoạt hàng ngày, con người luôn luôn cố vươn lên cái hay, cái đẹp, cái thật. Nhưng quan niệm về Chân Thiện Mỹ mỗi nơi, mỗi địa phương, đông tây, lại khác hẳn nhau. Thử quan sát những sinh hoạt hàng ngày của người phương Tây, ta thấy ngay sinh hoạt đó mới chỉ chuyển động trên mặt phẳng ngang sự việc. Nói khác, nó mới chỉ chau chuốt, cố gắng tiến gần tới cao độ của nghệ thuật : nghệ thuật pha rượu, thuật cắm hoa, nghệ thuật chơi cây kiểng, nghệ thuật đấu kiếm, bắn cung, nghệ thuật Boxing v.v...
Nghĩa là mới chỉ đứng ở cấp độ THUẬT. Người phương Đông, coi trọng đời sống nội tâm và tâm linh nhiều hơn, đã lướt qua những cái có tính cách mặt nổi giới hạn, không đứng dừng ở cấp độ " THUẬT " mà tiến vào cái " ĐẠO ", cố gắng đi đến cái sâu thẳm của sự việc. Bởi thế, người phương Đông luôn luôn có khuynh hướng bao trùm, chộn lẫn cả vũ trụ và nhân sinh vào mọi sinh hoạt hàng ngày. Uống rượu, uống trà, chơi hoa, đánh kiếm, luyện võ, chơi cây kiểng, chơi non bộ, nghe nhạc, cầm, kỳ, thi, họa, v.v... họ quan niệm không phải chỉ riêng để giải trí, giải lao, để thưởng ngoạn, để bồi bổ hay thỏa mãn những đòi hỏi cấp thời của thân xác, mà còn để tu thân, di dưỡng nội tâm, hòa mình vào vũ trụ, vào thiên nhiên.
Do đó, không lạ gì có những từ ngữ mà ít người phương Tây hiểu nổi: Trà đạo, Hoa đạo, Võ đạo, Kiếm đạo, Cung đạo,... , hoặc nói theo cung cách của tín đồ Phật giáo: Thiền trà, Thiền hành, Thiền quyền, Thiền hoa, Thiền nhạc, v.v... Trong cái đa dạng gần như bất tận của truyền thống tâm linh phương Đông, có một cột sống thống nhất: quan niệm " vũ trụ đồng nhất thể ". Thần, người hay muôn vật đều là một, cái ngã với vũ trụ là một, Atman với Brahman là một, biểu hiện qua tư tưởng cho rằng cái ý niệm tuyệt đối, cái chân lý không thể phân chia, cái nhất nguyên duy nhất trường tồn, gọi là Thái-cực, là Thượng-đế, là Brahman, v.v... Đời sống này chỉ là một đoạn ngắn hạn của thực tại nhất nguyên. Mục đích cao nhất của cuộc đời là đạt Thái cực, là chứng được Brahman, là Hồi Nguyên. Bản ngã mình hòa vào bản ngã duy nhất của vũ trụ, nói cách khác, là nhập Thần con người mình, khiến mình trở thành Thánh Thần, thành Bồ Tát, thành Siva, Vishnu, ... " Thiên mệnh chi vị tính, " Xuất tính chi vị đạo " (Thiên mệnh gọi là tính người, tuân theo tính gọi là đạo). (Trung Dung).
Chí sĩ Trần Cao Vân cũng có câu: Ta cùng trời đất ba ngôi sánh, Trời đất in ta một chữ đồng. và Trời đất ta đây đủ hóa công. Làm cách nào để nhập thần mà thân xác không bị hủy diệt ? Phương Đông có nhiều câu trả lời. Câu trả lời được nhiều người biết đến và hiểu được là Thiền, là Yoga. Và câu trả lời ít được người ta, kể cả người phương Đông, biết tới và hiểu thấu là Võ, là Quyền. Một phía ở thể Tĩnh, một phía ở thể Động. Trong khi đơn luyện, song luyện hay đa đấu, múa may, vật lộn, thao tác tòan thân, đầu, tay, chân, tâm não của võ sinh như cái hồ nước đục ngầu, bị khuấy đảo mạnh cùng khắp, để rồi yên dịu lắng trong, vẩn đục từ từ chìm xâu xuống đáy, tạp niệm biến thoát, trùng dãn hệ thần kinh, buông thả trống không, còn chăng chỉ là những đòn miếng, những kỹ thuật của hít thở, của bộ pháp, thân pháp, v.v...
Xin mở một ngoặc đơn là một trong những chứng vật của nền văn minh thung lũng sông Ấn Hà là hình người tu luyện Yoga ngồi xếp bằng tròn tạc vào đá. Ngồi trong tư thế đó, thân thể Yogi tự nhiên khuôn thành một tháp tam giác có đỉnh ở chóp đầu và đáy chạy qua bộ phận sinh dục, nối hai đầu gối. Toàn bộ nỗ lực là để vút từ cái đáy phồn thực kia lên đỉnh điểm thực tại tối thượng. Và có biết bao những đường thẳng có thể kẻ từ đỉnh đó xuống đáy tam giác. Có biết bao nẻo Hồi Nguyên: qua sức mạnh, qua tri thức, qua tình yêu, qua những sinh hoạt hàng ngày, ... Đi quyền là nghệ thuật kết hợp được hầu hết các nghệ thuật khác : Múa, Thơ, Cờ, Họa, Nhạc,..., với sức mạnh siêu nhiên của một thân xác được khổ luyện và tinh sạch. Các tu sĩ xa xưa thuộc phái Thiếu Lâm thường nói:
"Luyện võ là một hình thức tham thiền nhập định ". Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Để đạt tới toàn thiện, đi quyền phải trải qua biết bao khổ luyện thân xác và tâm hồn, phải có cái Tâm Đạo thực sự, nghĩa là hiến trọn mình cho công việc đó. Chuyển vận từng thớ thịt, gân xương giữa những luồng máu nóng hổi căng phồng chuyển động để buông lỏng tâm hồn, trí não tinh sạch, bỏ ngỏ, giao nhập vào hư không, đã chỉnh hợp lại được quân bình cho tâm sinh lý người luyện võ. Một tác giả đã không nghịch lý khi luận về một thế võ mở đầu cho bài quyền Hoa Mai, mà biến chiêu của nó rất "độc ", có thể đánh gẫy cổ và bể ngực địch thủ, thế "Đồng Tử Bái Quan Âm", người luyện võ đúng cách khi vừa khởi động thế võ này, khi vừa khoa tay múa quyền vừa phải mỉm cười, phải tưởng tượng mình như một cậu bé trong trắng, cả tâm hồn và thể xác, chào lạy vị thánh "cứu khổ cứu nạn".
Tác giả cũng mượn lời một người anh lớn "giảng võ" cho một cậu bé: "Võ học cũng là một cách để nhìn thấy được khuôn mặt thật của mình và vũ trụ. Tại sao ở bài Phong Vũ Quyền em phải thấy mình trở thành giông bão, cũng như tại sao ở Mai Hoa Quyền có lúc em phải thấy mình như cành mai nghiêng trước gió, có lúc cảm giác mình như nụ hoa mai đang nở. Rồi tới một lúc em sẽ thấy tất cả các tinh tú đều cùng đang xoay vần theo tay quyền của em và lúc đó em sẽ thấy được em ..." (2) Cho nên nói đi quyền là Nhập Đạo. Đẹp đẽ biết bao quan niệm cho rằng Thần, Người, Vật, chính là một thể. Người phương Đông cầu nguyện gọi tên Trời, Phật, Siva, Vishnu, Kali,..., mà lại không phải chỉ giản đơn cầu khẩn những hình tượng đó, họ đang gọi chính mình, họ đang chứng nghiệm những xung đột nội tâm sầu thảm nhất của mình trước những thách thức của cuộc sinh tồn.
Chính cái quan niệm rất hiện đại đó đã là phương cách cân bằng hóa giữa tâm và thân và đã cứu quyền cước khỏi diệt vong trong thời đại máy móc tối tân này. Và luyện võ không phải chỉ riêng lẻ dành cho đám trẻ háo động, tranh thắng, mà chính là một môn dưỡng sinh di dưỡng tâm đạo và gìn giữ sức mạnh thể chất, gìn giữ và tuân hành kỷ luật nhà võ về điều độ, về vận động, v.v..., của lớp tuổi trung niên, kể cả lão ông lão bà nữa vậy.
VSNT Phan Quỳnh
Chú thích. (1) Trần Huy Phong, Nội Công Tâm Pháp, bản chép tay, bản 1 (1986) và bản 2 (1987). (2) Phan Tấn Hải, Cậu Bé Và Hoa Mai, Nhân Văn xb, USA, trang 123.
*
Trên gương mặt võ sĩ, mỗi thớ thịt đều lay chuyển, ánh mắt long lanh, sắc bén, tay chân tung lượn theo sóng gầm, chắc nịch, khiến người xem dường như đứng trước những đối nghịch lồng lộng của cuộc đời, dào dạt ngay trong từng hơi thở, từng động tác. Ta không xem nữa. Ta thấy ta cầu nguyện. Thế giới phồn thực tan biến dưới chân, xa hút, im lặng. Ta chứng ngộ cõi giải thoát. Ta cởi bỏ thân xác, hòa vào muôn vật, vào cái đẹp trường cửu. Ta nhập Đạo. Cách nay hơn bốn ngàn năm, hình thức múa võ đi quyền của cư dân đồng bằng sông Hồng, sông Mã đã được ghi tạc qua nghệ thuật tạo hình, chạm đúc trên gỗ, trên đồng, ... , mà khảo cổ học đã liệt kê, áp xếp cho những căn bản của các giai đoạn văn hóa khác nhau: Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, v.v...
Trên Bề Mặt Của Sự Phân Loại Luyện võ là sự phối kợp tinh vi, mạch lạc của những động tác thân mình tay chân ứng dụng trong việc chiến đấu, việc công, thủ hay bảo vệ, pháp triển sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần. Từ xa xưa , tập võ đi quyền của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tuân hành khít khao những luật tắc mà ngày nay vẫn là những khuôn thước kim cương của người học võ chân chính : - Luật động. - Ý nghĩa và hiệu năng động tác. - Lề lối thực hiện. Về hình thức, quyền cước có nhiều thế, nhiều miếng. Mỗi thế có nhiều đòn, và đòn lại là một kiểu kết hợp khít khao của nhiều yếu tố, gói trọn trong các tư thế của : - Thân pháp, - Bộ pháp, - Điều tức,v.v... Luyện thân pháp là phép rèn luyện thân thể, đầu mình và tay chân cho mạnh mẽ, bền bỉ, dẻo dai, rắn chắc. Khi chiến đấu, tay chân đấm đá, chém gạt điều hòa không rối loạn, mực thước, lanh lẹ. Tay công tay thủ , co ruỗi, sấp ngửa, trên dưới, phải trái dũng mãnh, hòa hợp nhịp nhàng theo luật âm dương, ngũ hành. Mối liên đới giữa các bộ phân của cơ thể phải hòa nhịp đồng bộ với nhau dựa trên bốn tương quan: - Thượng hạ tương phù, - Tả hữu tương ứng, - Phì sấu tương chế, - Nội ngọai tương quan. Thân pháp lại gồm có đầu pháp, thủ pháp, chỉ pháp, cước pháp, nhĩ pháp, nhãn pháp, v.v... Bộ pháp là những tư thế, điệu bộ đứng trụ hay di động. Đứng, ngồi, phải vững vàng, nặng chịch như bàn thạch. Khi di chuyển hay chạy nhẩy thì nhanh lẹ chắc nịch, lúc nhẹ như bấc, lúc nặng như chì, chuyển dịch tấn bộ đúng phép, hội đủ tính chất: nhanh, mạnh, chính xác.
Nhà võ xưa có câu: "Dụng quyền, phóng cước hợp tung, " Nhập xà, xuất hổ, tranh hùng thượng phong" nghĩa là quyền cước phải phối hợp, công thủ che đỡ bổ xung lẫn nhau để tạo hiệu năng tối đa; trong chiến đấu, khi muốn tiến tới thì tràn mình qua phải, lách qua trái như rắn lượn, dương đông kích tây, tạo yếu tố bất ngờ làm đối phương khó lượng định, khó toan tính chận đánh; lúc thối lui, dáng điệu phải oai phong, hùng dũng như cọp beo gây cho đối phương ấn tượng nể sợ không dám tấn công theo. Về phong thái khi giao đấu, sắc diện bình thản, không khinh xuất, không tỏ ra giận dữ hay sợ sệt, hơi thở điều hòa, phong tỏa ngũ quan,... Động thái của luyện võ là "Đòn" (đòn đơn) và "Thức" (đòn kép), nói rõ hơn là "một đơn vị võ ", ví dụ đòn đơn như đấm, đá, quăng quật, chém xỉa bằng cạnh tay bằng đầu ngón tay, gạt đỡ, lên gối, cùi chỏ, ...
Đấm lại có nhiều kiểu, nhiều cách, như: đấm thẳng, đấm móc, đấm lao, đấm múc, đấm ngược, đấm bật, đấm ngang, ... , hoặc đá có đá thẳng, đá cạnh, đá tạt, đá vòng cầu, đá giò lái, đá bật, đá ngựa, đá ngược, v.v... Tương truyền từ xa xưa người Việt cổ có tới 108 đòn và thức, ngày nay, vì tính chất bí truyền và tộc truyền cố hữu phương Đông, thày dậy võ thường dấu riêng một vài thức độc đáo ngừa khi "trò phản thày", hoăc giữ riêng cho dòng họ mình, quyền cước VN vì thế bị thất truyền đi nhiều, nay chỉ sưu tầm lại được non nửa, gom thành nhiều nhóm, nhiều "thế" (hay "chiêu", hoặc có nơi gọi là "bộ"); có nhóm chỉ gồm 3 hoặc 4 đòn hay thức, có nhóm tới 10, 12 đòn hay thức, tồn tại với những biến tướng của nó : - Võ Dưỡng Sinh hay Võ Thể Dục. - Võ Lâm hay Võ Vườn. - Võ Kinh hay Võ Trận. - Võ Tự do hay Võ Thượng đài. - Đấu Vật. - Đấu Binh khí. - Vân vân ...
Do đó, từ những đòn hay thức cơ bản, các bậc tôn sư có thể tạo nên vô vàn các cách đi quyền khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ những qui luật chặt chẽ về lực đẩy, lực căng, lực bật, lực xung, lực phản, lực xoắn , lực đối, lực chiếu, v.v... và mang những ý nghĩa riêng biệt. Về nội thể, mỗi động tác, mỗi tư thế biến đổi của tay chân, của thân, đầu, của hít thở,..., lại liên hệ mật thiết đến kinh mạch, đến các huyệt đạo, các điểm sinh hoạt phân bố cùng khắp trong toàn bộ cơ thể người luyện tập.
Luyện võ có nhiều mục đích khác nhau : - Luyện võ để tự vệ, để phô bày vẻ đẹp và những khả năng vận động của cơ thể. - Luyện võ để thân xác khoẻ mạnh, để chữa trị hay phòng ngừa bệnh tật. Đây chính là luyện võ dưỡng sinh. Từ xa xưa dân tộc Việt đã phát triển mạnh loại này, được vua quan các triều đại xưa từ Đinh, Lê, Lý, Trần, ..., khuyến khích và toàn dân hưởng ứng với những kiểu cách đi quyền theo phép "Đạo Dẫn Khước Bệnh ", phép "Khử Bệnh Diên Thọ ", phép "Thái Thượng Lục Tự Khí Quyết ", v.v... Tuệ Tĩnh, một danh y Đại Việt thế kỷ 14 có lời khuyên: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. Thủ thân, luyện hình, theo quan niệm ngừơi xưa là tập luyện những động tác võ thể dục, bảo tồn sức khoẻ, tránh hay trị các chứng bệnh mãn tính (kinh niên), những chứng bệnh suy khí về Tâm khí, Can khí, Đởm khí, Tỳ khí, Phế khí và Thận khí.
Năm Vĩnh Trị nguyên niên, 1676, vua Lê Hy Tông đã chỉ dụ cho Thi Lang Bộ Hình Đào Công Chính cùng các ông Phạm Thế Vinh, Phạm Đình Liêu, Lê Bá Hồng, Nguyễn Đại, và Võ Viết Hiền hợp soạn sách Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu để dậy cho nhân dân luyện cách gìn giữ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Vào thế kỷ 16 Hoàng Đôn Hòa cũng soạn tập Hoạt Nhân Toát Yếu với thiên nổi tiếng "Khuê Chỉ Tăng bổ " truyền lại cho hậu thế. - Luyện võ khổ luyện một công phu nào đó, mà thuật ngữ võ học có những từ như Ngoại công, Nội công hay Thần công, hoặc Khí công,v.v..., với sự xác quyết : Lực bất đả Quyền Quyền bất đả Công Luyện võ bất luyện Công Đáo lão nhất trường không ! (1)
Ngoại công là công phu tập luyện sức lực biểu lộ bên ngoài, luyện tập da thịt, gân xương dắn chắc, luyện sức chịu đựng, bền bỉ, cường lực của thân xác. Ngoại công lại gồm Nhuyễn công (hay âm kình) và Ngạnh công (hay dương kình). Nội công là công phu luyện tập, bồi dưỡng sức mạnh, kình lực ẩn tàng bên trong cơ thể, sức mạnh của tinh thần, sức mạnh của khí huyết, của nội tạng. Nội công cũng luyện về khí, nên có lúc được gọi là Khí công. Ba công cụ chính để luyện nội công là: a/ Dụng Ý. b/ Dụng Khí. c/ Dụng Thế và Dụng Lực.(1)
Luyện Nội công chính là một hình thức luyện võ dưỡng sinh cao cấp và là phép tu dưỡng tâm hồn, tạo niềm tự tin sống mạnh và yêu tha nhân, bồi đắp tư đức và công hạnh. - Luyện võ để dựng nứơc và giữ nước. Đây là một ý thức dụng võ cao. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác. Tất cả các loại luyện võ khác nhau về mục đích đó đều có những qui tắc chặt chẽ, khít khao, giao thoa, xen kẽ, đồng bộ chi li nhiều mặt giữa ngoại thân và nội thân người luyện võ, ví dụ như ức chế hay hưng phấn từng phần hoặc toàn bộ của tư thế, của luật động, gia tốc, của hít thở, của buông lỏng, thư dãn, của ý lực, v.v... - Còn một đích nữa của luyện võ chỉ được trân trọng cử hành bí mật, với những nghi thức có tính cách tôn giáo hay ma thuật, ít người được tham dự và biết đến, rất xa xưa, ngày nay coi như mật truyền mà tàn dư còn tìm thấy ở những buổi tranh đua tổ chức nhiều trong những hội hè đình đám vụ mùa nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, lưa thưa trải rộng xuống Nam Á và Á châu hải đảo, chạy dài từ phía nam quần đảo Nam Dương đổ lên vùng đa đảo cực bắc Thái Bình Dương.
Đó là nghi thức "Ra Giàng", hay "Xe Đài", hoặc có nơi gọi là "Múa Hoa", "Múa Hạc", của lối vật cổ truyền Việt Nam, nghi thức Kanbangan của các võ sĩ Pukalam Pentjak cổ điển ở Indonesia, nghi thức Nagdadasal của các đô vật Dommoq nhóm bộ lạc Tagalog vùng đảo Luzon, hoặc nghi lễ cầu nguyện lúc thượng đài của các võ sĩ Thái Lan hay của các đô vật Sumo Nhật Bản, v.v... Những nghi thức "Ra Giàng" này của các đô vật vùng Kinh Bắc hay Sơn Nam, Thanh Nghệ xa xưa tại đồng bằng sông Hồng, sông Mã, tại các hải đảo Celebes, Sumatra, Luzon, phía Đông Nam và Hokkaido phía Đông Bắc châu Á có hình ảnh mờ nhạt của nghi lễ "Bắt Ấn", "Bắt Quyết" của tu sĩ các tôn giáo phương Đông.
Có lẽ nó có nguồn gốc từ lễ nghi tế thần sau những chiến thắng của các nhóm dân tộc ngữ hệ Malayo-Polynesien thuộc văn minh Nam Á, bên những ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển. Tại bán đảo Đông dương, truyền thống thoát tục Malayo-Polynesien đã kết hợp với truyền thống Mon-Khmer thầm lặng và Hán-Tạng căng tràn nhục cảm, lộ rõ trong lối "Ra Giàng" say sưa này.
Điểm đáng ghi nhận là bên cạnh hình thức quyền cước của phong cách Đông Sơn, Hòa Bình, còn vô số những hình thức đi quyền dân gian khác vùng Đông Nam Á với nhiều nhóm dân tộc ít người khác biệt cả từ phong tục đến tiếng nói. Nhưng điều hấp dẫn nhất ở đây là sự tương đồng về mục đích và kỹ thuật của hầu hết các hình thức võ này. Hay nói khác đi, nó giống như những biến tướng hay những dị bản của lối đi quyền cổ điển Đông Sơn, Hòa Bình, với những khác biệt xuất phát từ đặc tính địa phương và môi trường của chúng. Ngót năm ngàn năm tiến hóa với những thăng trầm của dân tộc, đã khiến cho nghệ thuật đi quyền của Việt tộc không còn hệt như lúc đầu nữa.
Những biến động về lịch sử, về tín ngưỡng, v.v..., và ảnh hưởng của các kỹ thuật chiến đấu dân gian, với những giao thoa qua lại về văn hóa giữa vùng Hoàng Hà và Ấn Hà đã làm cho hình thức đi quyền của người Việt cổ, từ một gốc Đông Sơn, Hòa Bình, xum xuê vươn ra nhiều nhánh. Dưới đây là bài thiệu dị bản của một bài quyền khá cổ, bài Ngọc Trản, chúng tôi sưu tầm được nơi một vị võ sư già người Chăm tại một xóm nhỏ hẻo lánh của đồng bào Chăm Phan Rí, làng Kinh Cựu, và được xem vị võ sư này biểu diễn, nhân chuyến "điền dã Dân tộc học", du khảo về dân tộc Chăm : Ngọc Trản ngân đài Tả hữu tấn khai, thập tự Thối liên diệp, liên huê tọa sát túc. Tấn đả tam chiến, thối thủ nhị linh Hoành tả tọa bạch xà lan lộ Hữu hoành tọa, thanh long biên giang Phụ tử tương tì, hồi phát địa hổ Song phi chuyển dực, hạ bàn lôi đoản đả Hội triển khai cung, quyện địa, tấn khai hổ khẩu Tả hoành phục hạ, quyện địa, tấn đả song quyền Đả tý lưỡng diện, bàng phi lập như tiền.
Chiều Sâu Triết Lý Mọi sinh hoạt hàng ngày, con người luôn luôn cố vươn lên cái hay, cái đẹp, cái thật. Nhưng quan niệm về Chân Thiện Mỹ mỗi nơi, mỗi địa phương, đông tây, lại khác hẳn nhau. Thử quan sát những sinh hoạt hàng ngày của người phương Tây, ta thấy ngay sinh hoạt đó mới chỉ chuyển động trên mặt phẳng ngang sự việc. Nói khác, nó mới chỉ chau chuốt, cố gắng tiến gần tới cao độ của nghệ thuật : nghệ thuật pha rượu, thuật cắm hoa, nghệ thuật chơi cây kiểng, nghệ thuật đấu kiếm, bắn cung, nghệ thuật Boxing v.v...
Nghĩa là mới chỉ đứng ở cấp độ THUẬT. Người phương Đông, coi trọng đời sống nội tâm và tâm linh nhiều hơn, đã lướt qua những cái có tính cách mặt nổi giới hạn, không đứng dừng ở cấp độ " THUẬT " mà tiến vào cái " ĐẠO ", cố gắng đi đến cái sâu thẳm của sự việc. Bởi thế, người phương Đông luôn luôn có khuynh hướng bao trùm, chộn lẫn cả vũ trụ và nhân sinh vào mọi sinh hoạt hàng ngày. Uống rượu, uống trà, chơi hoa, đánh kiếm, luyện võ, chơi cây kiểng, chơi non bộ, nghe nhạc, cầm, kỳ, thi, họa, v.v... họ quan niệm không phải chỉ riêng để giải trí, giải lao, để thưởng ngoạn, để bồi bổ hay thỏa mãn những đòi hỏi cấp thời của thân xác, mà còn để tu thân, di dưỡng nội tâm, hòa mình vào vũ trụ, vào thiên nhiên.
Do đó, không lạ gì có những từ ngữ mà ít người phương Tây hiểu nổi: Trà đạo, Hoa đạo, Võ đạo, Kiếm đạo, Cung đạo,... , hoặc nói theo cung cách của tín đồ Phật giáo: Thiền trà, Thiền hành, Thiền quyền, Thiền hoa, Thiền nhạc, v.v... Trong cái đa dạng gần như bất tận của truyền thống tâm linh phương Đông, có một cột sống thống nhất: quan niệm " vũ trụ đồng nhất thể ". Thần, người hay muôn vật đều là một, cái ngã với vũ trụ là một, Atman với Brahman là một, biểu hiện qua tư tưởng cho rằng cái ý niệm tuyệt đối, cái chân lý không thể phân chia, cái nhất nguyên duy nhất trường tồn, gọi là Thái-cực, là Thượng-đế, là Brahman, v.v... Đời sống này chỉ là một đoạn ngắn hạn của thực tại nhất nguyên. Mục đích cao nhất của cuộc đời là đạt Thái cực, là chứng được Brahman, là Hồi Nguyên. Bản ngã mình hòa vào bản ngã duy nhất của vũ trụ, nói cách khác, là nhập Thần con người mình, khiến mình trở thành Thánh Thần, thành Bồ Tát, thành Siva, Vishnu, ... " Thiên mệnh chi vị tính, " Xuất tính chi vị đạo " (Thiên mệnh gọi là tính người, tuân theo tính gọi là đạo). (Trung Dung).
Chí sĩ Trần Cao Vân cũng có câu: Ta cùng trời đất ba ngôi sánh, Trời đất in ta một chữ đồng. và Trời đất ta đây đủ hóa công. Làm cách nào để nhập thần mà thân xác không bị hủy diệt ? Phương Đông có nhiều câu trả lời. Câu trả lời được nhiều người biết đến và hiểu được là Thiền, là Yoga. Và câu trả lời ít được người ta, kể cả người phương Đông, biết tới và hiểu thấu là Võ, là Quyền. Một phía ở thể Tĩnh, một phía ở thể Động. Trong khi đơn luyện, song luyện hay đa đấu, múa may, vật lộn, thao tác tòan thân, đầu, tay, chân, tâm não của võ sinh như cái hồ nước đục ngầu, bị khuấy đảo mạnh cùng khắp, để rồi yên dịu lắng trong, vẩn đục từ từ chìm xâu xuống đáy, tạp niệm biến thoát, trùng dãn hệ thần kinh, buông thả trống không, còn chăng chỉ là những đòn miếng, những kỹ thuật của hít thở, của bộ pháp, thân pháp, v.v...
Xin mở một ngoặc đơn là một trong những chứng vật của nền văn minh thung lũng sông Ấn Hà là hình người tu luyện Yoga ngồi xếp bằng tròn tạc vào đá. Ngồi trong tư thế đó, thân thể Yogi tự nhiên khuôn thành một tháp tam giác có đỉnh ở chóp đầu và đáy chạy qua bộ phận sinh dục, nối hai đầu gối. Toàn bộ nỗ lực là để vút từ cái đáy phồn thực kia lên đỉnh điểm thực tại tối thượng. Và có biết bao những đường thẳng có thể kẻ từ đỉnh đó xuống đáy tam giác. Có biết bao nẻo Hồi Nguyên: qua sức mạnh, qua tri thức, qua tình yêu, qua những sinh hoạt hàng ngày, ... Đi quyền là nghệ thuật kết hợp được hầu hết các nghệ thuật khác : Múa, Thơ, Cờ, Họa, Nhạc,..., với sức mạnh siêu nhiên của một thân xác được khổ luyện và tinh sạch. Các tu sĩ xa xưa thuộc phái Thiếu Lâm thường nói:
"Luyện võ là một hình thức tham thiền nhập định ". Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Để đạt tới toàn thiện, đi quyền phải trải qua biết bao khổ luyện thân xác và tâm hồn, phải có cái Tâm Đạo thực sự, nghĩa là hiến trọn mình cho công việc đó. Chuyển vận từng thớ thịt, gân xương giữa những luồng máu nóng hổi căng phồng chuyển động để buông lỏng tâm hồn, trí não tinh sạch, bỏ ngỏ, giao nhập vào hư không, đã chỉnh hợp lại được quân bình cho tâm sinh lý người luyện võ. Một tác giả đã không nghịch lý khi luận về một thế võ mở đầu cho bài quyền Hoa Mai, mà biến chiêu của nó rất "độc ", có thể đánh gẫy cổ và bể ngực địch thủ, thế "Đồng Tử Bái Quan Âm", người luyện võ đúng cách khi vừa khởi động thế võ này, khi vừa khoa tay múa quyền vừa phải mỉm cười, phải tưởng tượng mình như một cậu bé trong trắng, cả tâm hồn và thể xác, chào lạy vị thánh "cứu khổ cứu nạn".
Tác giả cũng mượn lời một người anh lớn "giảng võ" cho một cậu bé: "Võ học cũng là một cách để nhìn thấy được khuôn mặt thật của mình và vũ trụ. Tại sao ở bài Phong Vũ Quyền em phải thấy mình trở thành giông bão, cũng như tại sao ở Mai Hoa Quyền có lúc em phải thấy mình như cành mai nghiêng trước gió, có lúc cảm giác mình như nụ hoa mai đang nở. Rồi tới một lúc em sẽ thấy tất cả các tinh tú đều cùng đang xoay vần theo tay quyền của em và lúc đó em sẽ thấy được em ..." (2) Cho nên nói đi quyền là Nhập Đạo. Đẹp đẽ biết bao quan niệm cho rằng Thần, Người, Vật, chính là một thể. Người phương Đông cầu nguyện gọi tên Trời, Phật, Siva, Vishnu, Kali,..., mà lại không phải chỉ giản đơn cầu khẩn những hình tượng đó, họ đang gọi chính mình, họ đang chứng nghiệm những xung đột nội tâm sầu thảm nhất của mình trước những thách thức của cuộc sinh tồn.
Chính cái quan niệm rất hiện đại đó đã là phương cách cân bằng hóa giữa tâm và thân và đã cứu quyền cước khỏi diệt vong trong thời đại máy móc tối tân này. Và luyện võ không phải chỉ riêng lẻ dành cho đám trẻ háo động, tranh thắng, mà chính là một môn dưỡng sinh di dưỡng tâm đạo và gìn giữ sức mạnh thể chất, gìn giữ và tuân hành kỷ luật nhà võ về điều độ, về vận động, v.v..., của lớp tuổi trung niên, kể cả lão ông lão bà nữa vậy.
VSNT Phan Quỳnh
Chú thích. (1) Trần Huy Phong, Nội Công Tâm Pháp, bản chép tay, bản 1 (1986) và bản 2 (1987). (2) Phan Tấn Hải, Cậu Bé Và Hoa Mai, Nhân Văn xb, USA, trang 123.
*
PHAN QUỲNH * ĐẤU VẬT
*
VẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI
Phan Quỳnh
Thái bình mở hội xuân ,
Nô nức quyết xa gần ,
Nhạc dâng ca trong điện ,
Trò thưởng vật ngoài sân
Ca dao vùng Sơn Nam có câu :
Ba năm chúa mở khoa thi
Đệ nhất thi vật , đệ nhì thi bơi,
Đệ tứ thi đánh cờ người ,
Phường Bông tứ xứ mồng Mười tháng Ba .
Ngay từ thời xa xưa, khi mới có của bộ môn này tại nước ta , vật đã được coi là một phương pháp dùng để luyện sức , đo tài , chọn người ra giúp dân giúp nước . Điều đó đã thể hiện ngay trong kỹ thuật , phong cách và lối chơi .
Theo Pierre Gourou, tác giả sáchø "Les Paysans Du Delta Tonkinois" tái bản tại Paris năm 1965 (1), thì tại đồng bằng sông Hồng có nhiều làng, ví dụ làng Hà Lỗ tỉnh Bắc Ninh, có tục "đặt ruộng", dành riêng một số Công điền của làng cho làm rẽ, cho thuê thu tô để có tiền tổ chức Hội Vật hàng năm.
Trang phục khi tập luyện cũng như khi lên đài đấu của các đô vật là đóùng có mỗi một cái khố và ởû trần, không có đai đẳng gì cảø, trên đầu chít khăn đầu rìu hay chít khăn bỏ tua . Khố là một miếng vài dài được cuốn vào như một cái quầøn sì-líp. Khố có nhiều màu, nào đỏ, nào xanh, nâu hay vàng, hồng, tím, . . .
2/. Kỹ thuật và Nghi lễ .
Trước hết, các đô vật được tập cách luyện thể lực cho dai sứ, mạnh tay mạnh chân, cách đứng thủ thế nào cho vững chắc , cách “lồng tay tư”sao cho có ưu thế và những bộ pháp như cách di chuyển từng bước chân, khi tới, khi lui, khi bước ngang, bước xéo, xoay vòng, ... Họ còn được tập luyện cách té ngã thế nào cho khỏi đập đầu xuống đất , khỏi gẫy tay, tập cách né tránh, thoát hiểm, “ cầu vồng “, kể cả những nghi thức có tính cách tôn giáo dành riêng cho mỗi lò vật, như Múa Hoa, Xe Đài hay còn gọi là Ra Giàng, hoặc Múa Hạc v.v...
Vật không phải chỉ cần có sức khỏe , có lực để thắng được đối phương , nó còn đòi hỏi phải có thế , có miếng , có kỹ thuật , có mánh lớùi , cộng với sự nhanh nhẹn , chính xác của từng đô vật. Do đó , vật có nhiều thế , nhiều miếng , có những miếng đánh trong tư thế bất ngờ , có những miếng đánh trong lúc giằng co , hoặc đánh trong tư thế nằm (nằm bò) . Dưới đây là một số đòn miếng vật thông dụng :
- Kê : dùng hông hoặc vai làm điểm tựa để quăng ngã đối thủ.
- Ngáng (hay Cản) : dùng chân quét hay gạt, cản chân đối thủ làm mãt thăng bằng cho té ngã.
- Đệm : dùng đầu gối, hay bắp đùi , lót đằng sau chân đối thủ rồi dùng sức mạnh của mình gait , đẩy, sô đối phương té ngửa ra.
- Vét : đang vờn nhau, nhử cho đối thủ tiến lại gần, nhanh chóng cúi người xuống, chân trái gập hạ thấp, chân phải rút về sau duỗi thẳng, đồng thời tay phải đưa lên ấn mạnh vào vai trái đốùi thủ, bàn tay bắt chặt lãy khoeo sau chân trái đối thủ giật mạnh về phía mình.
1/. Nhấc bổng địch thủ hổng cảø hai chân lên khỏi mặt đất (“Túc Ly Địa”) được coi là thắng , hổng một chân không kể .
2/. Vật đối phương té ngã ngửa, lưng vai chạm mặt đất thì thắng (“Lấm Lưng Trắng Bụng”), ngã sấp không kể .
Vật không có hòa, phải xác định một thắng một thua (thắng tuyệt đối hay thắng điểm). Ngoài ra không được đấm đá , bãm huyệt, móc xương quai xanh , chẹn hàm , bẻ cổ , lên gối, nắm tóc, móc mắt, cù léc, thọc cắn,..., phun nưôc miếng, văng tục, xé khố đối thủ, hay khi bị té ngã rồi không được móc chân cho đối thủ ngã theo, v.v...
Thí sinh thượng đài đấu vật không tính tuổi tác hay cân lượng.
III/. GIẢI VẬT.
Tùy theo địa phương tổ chức, vật có nhiều giải khác nhau, chia hai loại : Giải Thờ và Giải Chính.
1/. Giải Thờ (hay Giải Hàng)
Keo vật càng trở nên gây cấn, tiếng trống lại mau hơn, người tuần đinh kề hẳn trống vào mang tai các đô để thúc , để cổ võ để nhắc nhở , hai lá cờ đuôi nheo cũng nhộn nhịp phe phẩy không ngừng để giữ trật tự, giãn các khán giả vây vòng mỗi lúc một quá chặt.
Vật cổ truyền Việt Nam đã có từ thời thượng cổ . Truyền thuyết và giai thoại về vật cũng phong phú và đa dạng .
Một truyền thống cao đẹp của vật là ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước , các anh hùng dân tộc cứu dân giúp nước phần lớn đều là những đô vật nổi tiếng trong dân gian , được nhân dân kính trọng và thờ phụng mà ngày nay vẫn còn đền thờ : như Lý Ông Trọng (Lý Thân) được thờ ở Chèm , (ngoại ô Hà Nội), như Đô Lỗ (Cao Lỗ) , Đô Nồi (Nồi Hầu) , giúp vua Thục An Dương Vương (năm 257-207 trước Tây lịch) , ngày nay nhân dân vẫn hương khói thờ phụng tại Cổ Loa.
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng.
Lý Bôn tức Lý Nam Đế (năm 544-5480), Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế (năm 722) . . . đều có sức khỏe hơn người và nổi tiếng về vật đã lãnh đạo toàn dân nổi lên chống quân Trung quốc xâm lược . Phùng Hưng giỏi vật và quật chết được cọp dữ dược nhân dân tôn là Đô Quân , vua của các đô vật , và người em ruột của ông là Phùng Hải , giỏi vật không kém anh , được nhân dân tôn là Đô Bảo , tướng của các đô vật trong thiên hạ (4)
Bãi cỏ phẳng rộng trước sân đình làng được dùng làm đấu trường , ở giữa được kẻ vạch một vòng tròn , đường kính khoảng 6 mét bằng vôi trắng, vòng tròn này được gọi là sới vật. Có nơi sới vật là hình vuông mỗi cạnh tám mét , có nơi sới vật được đóng dóng bằng tre chung quanh , có nơi sới vật nằm dưới đáy ao nông cạn đã tát hết nước và khơi khô trước sân đình để dân làng , khán giả đứng chung quanh bờ xem cho rõ (sân này còn được dùng để đánh cờ người) . Hai bên sới vật là hai hàng cờ đuôi nheo ngũ hành gồm năm mầu xanh, đỏ đen vàng trắng, mỗi bên năm lá cờ . Các đô vật trong thiên hạ ởû trần trùng trục, chỉ đóng mỗi một cái khố , đầu chit khăn , ngồi thành hai hàng dưôi hai dẫy cờ . Người nào cũng lực lưỡng, bắp thịt nỏ nang rắn chắc.
Hai bên tả hữu trước sới vật là hai cái trống cái (trống lớn) , có nơi chỉ dùng một trống thôi , và những hàng ghế danh dự dành cho quí vị chức sắc trong làng và hàng tổng. Hai vị đàn anh trong dân được cử đánh trống cái , gọi là "cầm chịch" , nghĩa là làm nhiệm vụ của trưởng ban Trọng tài cuộc đấu .
Giữa hai trống cái đó là bàn thờ thần , và phía dưới , trước mặt bàn thờ , được trải một chiếc chiếu cạp điều để các đô lễ thần trưôc và sau khi giao đãu. Có điều họ lễ thần không bằng cả hai tay như bình thường mà chỉ lễ lên gối xuống gối chống một tay trái thôi.
Sau khi múa Ra Giàng , hai đô vật bắt đầøu giao đấõu. Trống vật liên tục mỗi hồi là ba tiếng. Hai người cầm chịch cứ người nọ đánh ba tiếng dứt thì người kia lại đánh ba tiếng tiếp theo. Các đô vật tài hoa thường dùng các miếng vật vừa đẹp mắt mà vẫn quyết liệt , nghiêm túc và chính xác .
Ngay giữa sới vật có ba người tuần đinh, làm nhiệm vụ của trọng tài phụ . Hai trong ba người này , mỗi người cầm một lá cờ đuôi nheo nhỏ phất phẩy làm hiệu lệnh vật, người thứ ba cầm một trống lưng (trống nhỏ) để gõ nhẹ khuyến khích , thúc dục hai đô tấn công tiếp.
Keo vật càng trở nên gây cấn, tiếng trống lại mau hơn, người tuầøn đinh kề hẳn trống vào mang tai các đô để thúc , để cổ võ để nhắc nhở , hai lá cờ đuôi nheo cũng nhộn nhịp phe phẩy không ngừng để giữ trật tự, giãn các khán giả vây vòng mỗi lúc một quá chặùt.
Khán giảø reo hò , la hét khuyến khích yểm trợï tinh thần "gà nhà", họ dán mắt vào từng miếng bốc , miếng sườn , miếng gồng của các đô , rồi reo lên khi đô nào đó hạ đối phương bằng một miếng đẹp mắt . Keo vật vào hồi quyết liệt , họ , những khán giả sát gần sới vật , nằm xoài ra đất để xem cho rõ .
Hai đối thủ nào bá cổ, nào tay nắm tay , hoặc thủ thế, giữ miếng , vờn nhau , . . . Họ ôm lưng, bá vai, ngáng chân, có lúc họ nắm tay nhau giật mạnh rồi buông ra cho té ngã. Cuộc đấu mỗi lúc một gay go, sôi động và hào hứng. Họ lừa nhau từng miếng, từng bưôc chân, từng cách di chuyển, rồi gặp cơ hội thuận tiện họ quật ngã ngửa nhau “lấm lưng trắng bụng” giữa tiếng reo hò ầm ĩ vui vẻ của mọi người ...
Giải nhất vừa được phá . Kẻ chiến thắng hiên ngang kiêu hãnh lên lãnh giải . Phần thưởng đôi khi chỉ là ba vuông vải nhiễu điều, gói trà mạn sen (có những Hội Vật lớn , giải chính là một con bò hay con nghé) và một phong pháo toàn hồng được xé ra đốt ngay sau cuộc đấõu như chào mừng người vô địch thiên hạ .
Sau ba ngày tận sức, tận lực chiến đấõu trong tinh thần thượng võ , huynh đệ , các đô lại quây quần dướâi mái đình cùng nhau chè chén vui vẻ .
V/ TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI
Vật cổ truyền Việt Nam đã có từ thời thượng cổ . Truyền thuyết và giai thoại về vật cũng phong phú và đa dạng .
Một truyền thống cao đẹp của vật là ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước , các anh hùng dân tộc cứu dân giúp nước phần lớn đều là những đô vật nổi tiếng trong dân gian , được nhân dân kính trọng và thờ phụng mà ngày nay vẫn còn đền thờ : như Lý Ông Trọng (Lý Thân) được thờ ở Chèm , (ngoại ô Hà Nội), như Đô Lỗ (Cao Lỗ) , Đô Nồi (Nồi Hầu) , giúp vua Thục An Dương Vương (năm 257-207 trước Tây lịch) , ngày nay nhân dân vẫn hương khói thờ phụng tại Cổ Loa.
Theo Thần tích đền Nghè (Hải Phòng) bà Lê Chân dựng đài thi võ , luyện vật cho ba quân , chiến đấu giúp Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Tây lịch) đánh đuổi quân Đông Hán Trung quốc . Đô Dương , Đô Chinh (Nguyễn Tam Chinh) đã là những bậc thày nổi tiếng trong làng xã trước khi ra giúp Hai Bà Trưng cứu nước . Khi chết , Đô Chinh được nhân dân nhớ ơn, vinh tôn là Thần Hoàng làng làng Mai Động (ngoại thành Hà Nội), thờ phụng cho đến ngày nay và được xưng tụng là ông tổ lò vật Mai Động .
Nhân đây cũng xin nêu lên một chi tiết cần tìm hiểu thêm về Thành Hoàng làng Mai Động của các tác giả Văn Hạc trong bài “Lai Lịch Và Ý Nghĩa Hội Vật Làng Mai Động” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật , số 100 phát hành tại Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 1942 (trang 15 , 16) và tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội Hè Đình Đám, quyển thượng xuất bản tại Saigon năm 1969 (trang 61) , các tác giả này đều cho Thành Hoàng Làng Mai Động là Bà Lê Chân , nhưng thần phả làng Mai Động và nhân dân làng này lại cho biết Thành Hoàng làng là lão đô Nguyễn Tam Chinh . (Bà Lê Chân và lão đô Nguyễn Tam Chinh đều là tướng lãnh của Hai Bà Trưng).
Thần phả làng Mai Động ghi :
Nguyễn Tam Chinh vốn người Thanh Hóa , vì chán cảnh mất nước , bỏ ra bắc tới Động Mơ tức Mai Động , thấy vùng đất lạ mới dừng lại mở trường dậy học . Ông thu nhận được 30 môn đồ , có sức khỏe , có kiến thức ,truyền dậy cả văn cả võ để đợi thời cơ . Trong các môn võ thuật , ông chú ý dậy cho học trò cách thức đấu vật . Ngày ngày , trước sân trường , ông ngồi xem từng cặp luyện tập , chỉ cho họ những ngón sơ hở và truyền cho họ những miếng hiểm ác để hạ thủ đối phương . Lớp học càng ngày càng tấn tới . Khi Hai Bà Trưng hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định , ông làm lễ tế trời đất rồi cùng học trò kéo quân lên phụ giúp Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công . Già trẻ trai gái mở hội đón rước và tình nguyện xin theo Đô Chinh rất đông . Cũng từ đó môn vật được lưu truyền lại trong vùng . Hàng năm mỗi lần Tết đến , nhân dân ở nay lại tổ chức Hội Vật vào những ngày mồng 4, 5, 6 để tưởng nhớ người xưa .
Truyền thuyết cũng kể rằng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa , nhiều đô vật Kinh Bắc (Bắc-giang, Bắc-ninh) đã cùng bà Thánh Thiên hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành những tướng giỏi của Hai Bà . Thánh Thiên công chúa sau khi hy sinh đền nợ nước đã được nhân dân Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng , Bắc Giang) thờ làm Thần Hoàng làng .
Trước khi phát động quần chúng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô , Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật , luyện kiếm , bắn cung nỏ , huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào , vừa tinh thông các môn võ nghệ , chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên :Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nam !
(múa giáo chống hổ dễ , giáp mặt với vua Bà thực khó!)
Dân gian ngày nay còn truyền tụng câu ca dao nói lên sự ủng hộ của quần chúng đối với “Nhụy Kiều tướng quân” Triệu Thị Trinh và ca ngợi tài đức của bà :
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng.
Lý Bôn tức Lý Nam Đế (năm 544-5480), Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế (năm 722) . . . đều có sức khỏe hơn người và nổi tiếng về vật đã lãnh đạo toàn dân nổi lên chống quân Trung quốc xâm lược . Phùng Hưng giỏi vật và quật chết được cọp dữ dược nhân dân tôn là Đô Quân , vua của các đô vật , và người em ruột của ông là Phùng Hải , giỏi vật không kém anh , được nhân dân tôn là Đô Bảo , tướng của các đô vật trong thiên hạ (4)
Lò vật làng Quỳnh Đô đã nổi tiếng trong vùng ngay từ thế kỷ thứ VI , thời kỳ nhà Lương đang đô hộ Giao Châu. Tục ngữ có câu : “Lo øvật Quỳnh Đô , rỏ cua Cổ điển” , Quỳnh Đô thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông . Hồi còn son trẻ , lão đô Phạm Tu trước khi ra giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương , khai sáng nhà nước Vạn Xuân năm 544, đã từng học vật tại Quỳnh Đô . ông người làng Quang (tức làng Thanh Liệt , Thanh Trì, cùng quê hương với thày đồ cương trực Chu Van An) đã sang tập vật làng bên là Quỳnh Đô và trở thành một đô vật nổi tiếng trong vùng, nhân dân thường gọi là Đô Tu (có tài liệu ghi là Đô Hồ, vì tương truyền thần thánh đất Tây Hồ đã “ứng điềm lành” trong việc ông ra đời) (5)
Nhân dân vùng Thanh Hóa ngày nay vẫn còn truyền tụng về lò vật nổi tiếng của Dương Đình Nghệ , nơi sản xuất ra nhiều đô vật giỏi ra giúp Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán (năm 939), dựng nền độc lập lâu dài cho đất nước .
Ngay khi giành được nền tự chủ lâu dài cho dân tộc , các triều đại Đinh Lê Lý Trần và tiếp theo sau nữa , trong việc tổ chức quân đoiä gìn giữ bờ cõi , nhà nước đều coi trọng bộ môn vật , đã thiết lập trong quân ngũ nhiều đội vật , tổ chức thường xuyên đấu vật nhằm rèn luyện thể lực , lòng dũng cảm , tuyển lựa nhân tài và giải trí trong quân sĩ .
Đội Đô vật Xuân Trường thời Trần đã góp phần tạo chiến công hiển hách thắng quân Mông Nguyên, một đoàn quân hung hãn , có lối vật Mông cổ nổi tiếng đương thời . Bà Liệt , Hoài Đức Vương , con tư sinh của Trần Thừa , em cùng cha khác mẹ của vua Trần Thái Tông , cũng đã từng là một đô vật có hạng trong đội vật nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long .
Sử cũ chép : “ Nhâm Thìn , năm Thiên Ứng chính bình thứ I (1232) (nhà Tống , năm Thiệu Định thứ 5) . Tháng Giêng , mùa Xuân mới sắp xếp nghi lễ trong triều :
Phong cho em là Bà Liệt tước Hoài Đức Vương.
Thượng hoàng lúc còn hàn vi , có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt , huyện Tây Chân , khi đã có thai thì bỏ , sau sinh con trai , Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến . Người con trai ấy lúc lớn lên , mặt mũi khôi ngô , giỏi nghề võ , sung vào đội đánh vật . Một hôm , cùng với người trong đội đánh cầu , rồi lại cùng nhau đánh vật , người kia vật người con trai ấy ngã , chẹn lấy cổ , gần tắt thở , Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng : “ Nó là con ta đấy ! “ Anh kia sợ , buông ra , nhân thế gọi tên là Bà Liệt . Nay có lệnh phong tước cho (6)
Trong binh đội của triều đình nhà Lê, đô vật được chia làm nhiều loại từ thấp đến cao với những cấp bậc , tên gọi khác nhau , lịch trình đấu vật hàng năm và cách thi vật tại kinh đô Thăng Long được Phan Huy Chú ghi rõ ràng trong sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :
“Hàng năm , khi Tế cờ xong , sai hai viên quan võ coi thi đánh vật (một viên quản binh thị hậu , một viên quản ngoại binh) . Trước khi thi Đô và Sứ ba keo , rồi Đô và Sứ mới cử tử đệ rat hi . Những người mới tiến cử cùng đấu với nhau , ai thắng ba keo thì cho đấu với Xa . Thắng Xa ba keo thì cho đấi với Dù . Tuy thắng Dù ba keo , cũng không được đấu với Sứ . Lực đấu với Lực thắng ba keo thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ . Tuy thắng Sứ ba keo , cũng không được đấu với Đô. Nội lực sĩ đấu với Nội lực sĩ , thắng ba keo , thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ , thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô .
Người mới tiến cử đấu với Dù thắng hai keo trở lên , thì cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Lực thắng hai keo trở lean , cho làm danh tướng ở Lực . Lực đấu với Dù thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa . Nội lực sĩ đấu với Xa , thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Dù thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Dù . Người nào thắng Sứ hai keo , cho chức phó đề hạt ; thắng Đô hai keo , cho chức đô úy . Sứ thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô ; thắng Đô một keo , dẫu có thua một keo , cũng cho thăng chức . Đô mà thắng Đô , không thua keo nào , cho chức Đô úy. (chú giải : Đô , Sứ : các tay vật cao cấp ; Xa : có lẽ là quân ở các độ Tứ xa ; Dù : có lẽ là quân các độ Bả dù ; Lực : tên những đội quân, ví như Lực, Hành)” (7)
Một giai thoại về Trạng Vật dưới triều vua Lê Thánh Tông đã được Vũ Phương Đề ghi lại năm 1755 trong tác phẩm Công-Dư Tiệp-Ký :
Bạn đáp : Người đó là một võ sĩ sở trường về môn đánh vật , hiện thời không ai địch nổi ! như vậy cũng là một cách để tiến thân đó !
Nghe bạn kể xong ông lại hỏi rằng : nếu vậy ngày mai tôi muốn cùng y so tài cao thấp phỏng có được không ?
Bạn nghe xong vội vàng can rằng : người ta cao lớn thế kia mà bác thì bé loắt choắt như vậy ! sợ khi đối thủ lại làm trò cười cho thiên hạ đó thôi !
Ông mỉm cười đáp : điều đó xin Bác đừng ngại . Tôi đây bản lĩnh rất cao cường ! từ trước đến giờ chưa ai thắng nổi . Còn y chẳng qua chưa gặp địch thủ nên mới nổi danh , nhưng nay gặp tôi rồi Bác thử coi tôi sẽ thắng y một cách rất dễ đó ! Nói xong ông bèn viết một bản tấu xin cùng lực sĩ so tài .
Hoàng Thượng xem tấu phán rằng : lực sĩ của ta tuyển lựa trong muôn ngàn người mới được có một ! hỏi có ai hơn được nữa ? thế mà anh kia tài nghệ ra sao lại giám to gan lớn mật như vậy ? nhưng rồi Ngài cũng phê chuẩn và định ngày giờ tỉ thí để Ngài thân ngự ra coi .
Lúc ấy Hoàng-Thượng ở trên đài trông xuống thấy ông quật đổ Lực sĩ mau lẹ như vậy , Ngài cũng tấm tắc khen là một tay Thần dũng , rồi sai lột chức Đô Lực-sĩ để phong cho ông ; dần dần ông được thăng đến Cẩ-Y Thị-Vệ Úy-ty Chỉ-huy-Sứ , nổi tiếng là người chính trực siêng năng . . . . làm Trạng đô vật . . . (8)
Sử cũ cũng ghi chuyện Mạc Đăng Dung , người tạo dựng triều đại nhà Mạc (1527-1667), từng là một ngư phủ nghèo hèn , nhờ tài vật khéo léo mà nổi danh, bước tiến vào quan trường leo từ võ tướng lên đến bậc đế vương (9)
Một giai thoại nữa về vật có liên quan đến Mạc Đăng Dung được hai tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án trong tác phẩm Tang Thương Ngẫu Lục thế kỷ XIX ghi lại như sau :
Triều trước , ông Lê Tuấn Mậu , người làng Xuân Lội , huyện Yên Phong làm quan đến chức Đô Ngự Sử . Bấy giờ Mạc Đăng Dung do sự đánh vật mà được làm nên quan to. Ông nhiếc hắn rằng :
-Anh đừng cậy sức , ta rất có thể như thế được , nhưng không thèm làm nay thôi.
Đăng Dung tức , xin với vua cùng ông thou sức , ông hăng hái nhận lời , bôi mỡ vào mình , cài kim vào tóc và khố , vật cho Đăng Dung ngã suýt chết.
Khi Đăng Dung cướp ngôi , ông thác bệnh không ra . Y cố mời mãi , ông bảo người đỡ vực vào triều , rồi nhổ vào mặt hắn mà chết . (10)
Trên phần lớn các cột kèo , hoành phi , bình phong bằng gỗ quí tại đình , chùa , đền , miếu ở miền Bắc xưa các nghệ sĩ dân gian thường trang trí , chạm trổ , tạc khắc những cảnh sinh hoạt , hội hè đương thời , và đấu vật là một đề tài không thể thiếu trong những trang trí này .
Tác giả Bàng Bá Lân có bài thơ "Vô Địch" nói về đấu vật như sau :
Vô Địch
Trên sân cỏ trưôc đình, hai đấu thủ.
Hai tượng đồng - đối mặt đứng khom khom.
Bốn cánh tay dang thẳng đợi giao đòn;
Bốn chân vững như chôn liền xuống đất.
Họ lăn lẳn nhìn nhau vào tận mặt.
Bắp thịt căng, cuồn cuộn nổi như thừng.
Mắt gườm gườm như cọp dữ tranh hùng.
Cằm chành bạnh, tay chờn vờn giữ miếng.
Bỗng như chớp, cà hai cùng chồm đến.
Nắm tay nhau giật, lắùc, vặn tơi bời..
Tùng, tùng ... tùng. Trống vật giục liên hồi.
Cuộc giao đấu đã tới màn gay cấn :
Anh "Khố Đỏ", to con hơn chèn lấn
Ghì đối phưóng muốn nghẹt thởû rơi xương.
Nhưng "Khố Đen" luồn mau lẹ dị thường
Như lươn trạch, thoát vòng tay địch thủ.
Cuộc đấu sức vẫn chưa phân thắng phụ,
Mọi ngón đòn ác liệt được đưa ra.
Mồ hôi nồng thoa mỡ bóng làn da.
Bỗng "Khố Đỏ" vung tay như trăn gió.
Quấn chặt cứng lấy cánh tay đối thủ,
Còn tay kia quờ rộng bắt ngang chân
"Khố Đen" vùng nhẩy vọt vượt qua tầm
Tránh thoát kịp, và tung đòn hiểm độc.
Hắn húc mạnh đầu đối phương nghe "cộp"
"Khố Đỏ" bất ngờ lộng óc, chùn chân,
Mắt hoa lên, lỏng hở cánh tay thần
"Khố Đen" lẹ luồn nhanh vào bụng địch,
Chuyển thần lực, đội bổng trăm cân thịt
Quay một vòng và quật ngửa tênh hênh
Tiếng hò reo vang rộn cảø sân đình.
Hoan hô kẻ vừa thắng vòng chung kết . (12)
V/ ĐOẠN KẾT
Chú thích
(1) Pierre Gourou , Les paysans du delta tonkinois , Paris, Monton et Ce Lahay , 1965 .
(2)Vật Việt Nam , Tổng cục Thể Dục Thể Thao, Ha Nội, 1974 , trang 9.
(3) Toan Ánh , Phong Tục Việt Nam , nhà XB Xuân Thu tái bản tại Los Alamitos USA , trang 230.
(4) Lý Tế Xuyên , Việt Điện U-Linh Tập , bản dịch của Lê Hữu Mục , Saigon , nhà sách Khai Trí , 1960 , trang 49 .
(5) Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nghìn Xưa Văn Hiến, tập I , tái bản lần 1, Hà Nội, nhà xuất bản Hà Nội , 2000, trang 133..
(6) Quốc Sử Quán thế ky XIX , Việt Sử Thông Giám Cương Mục ,(chinh tên là “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”) Chính biên, quyển 6-8, tập V , Tổ Biên Dịch : “Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa “ biên dịch và chú giải, Hà Nội, nhà xuất bản Văn Sử Địa, 1958 , trang 455 .
(7) Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tập IV Binh Chế Chí, Văn Tịch Chí, Bang Giao Chi, bảng sách dẫn, Viện Sử Học Việt Nam phiên dịch và chú giải, Đào Duy Anh hiệu đính, Hà Nội, nhà Xuất bản Sử Học, 1961, trang 34-35 .
(8) Vũ Phương Đề , Công-Dư Tiệp-Ký , quyển I, dịch giả Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, in lần thứ nhất, Saigon , Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản, 1961, trang 17-19 .
(9) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 , tập III , Hoàng Văn Lâu và Ngô Thế Long dịch và chú thích , Hà Nội , nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội , 1993 , trang 109
(10) Phạm Đình Hổ & Nguyễn Án , Tang Thương Ngẫu Lục , dịch giả Đạm Nguyên , quyển nhất, Saigon , Bộ QGGD xuất bản , 1962 , trang 85-86.
(11)Lê Đại , Nét Đẹp Của Tinh Thần Thượng Võ, tuần báo Thể Dục Thể Thao số 7(577) , Hà Nội , thứ bẩy 12 tháng 2 năm 1976, trang 4.
(12) Bàng Bá Lân , Vào Thu, Thơ , Saigon , nhà xuất bản Ánh Sáng , 1969 , trang 48 .
*
TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI
Phan Quỳnh
Đấu
vật là một hoạt động dùng sức không có phương tiện , dụng cụ nào ngoài
tài khéo nhanh nhẹn , nghệ thuật , dẻo dai và sức lực nhằm thi thố tài
năng quật ngã nhau giữa hai đối thủ gọi là Đô hay Đô Vật . Khác với
đánh võ bàn tay luôn luôn cứng, khi giao đấu các đô vật hai bàn tay mở
xòe và mền mại , hầu dễ dàng cầm nắm , quăng quật . Những đô vật nổi
tiếng hay bậc thầy được tôn là Trạng Vật . Tại những làng thôn có
nhiều đô vật giỏi , hoặc có nơi đào tạo được nhiều đô vật , có thầy dạy
hẳn hoi , gọi là Lò Vật .
Vật
là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng trong giới nông dân Việt Nam
thời xưa . Những ngày đầu của mùa Xuân thuở thanh bình hay những buổi
hội hè đình đám nơi thôn dã, dân làng thường tổ chức những cuộc
vui như hát quan họ, thi nấu cơm, chọi trâu, đá gà, đánh đu, kéo co,
bắn nỏ, đánh gậy trung bình tiên, đấu vật, v.v...
Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết. Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người , già , trẻ , gái , trai , đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường ; người ta bình luận say sưa , chê khen rành rọt từng thế , từng miếng vật , từng keo vật từng tác phong của mỗi đô . Bộ môn vật , ngoài tính cách giải trí vui chơi , còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực , lòng dũng cảm , để giữ làng , giữ lúa và giữ nước.
Đấu vật đã trở thành một tục lệ , một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Bức tranh dân gian Du Xuân Đồ đã miêu tả sống động cảnh tượng sinh hoạt văn nghệ , thể thao của nhân dân Việt Nam xưa vào dịp đầu Xuân với lời thơ chú thích :
Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết. Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người , già , trẻ , gái , trai , đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường ; người ta bình luận say sưa , chê khen rành rọt từng thế , từng miếng vật , từng keo vật từng tác phong của mỗi đô . Bộ môn vật , ngoài tính cách giải trí vui chơi , còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực , lòng dũng cảm , để giữ làng , giữ lúa và giữ nước.
Đấu vật đã trở thành một tục lệ , một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Bức tranh dân gian Du Xuân Đồ đã miêu tả sống động cảnh tượng sinh hoạt văn nghệ , thể thao của nhân dân Việt Nam xưa vào dịp đầu Xuân với lời thơ chú thích :
Thái bình mở hội xuân ,
Nô nức quyết xa gần ,
Nhạc dâng ca trong điện ,
Trò thưởng vật ngoài sân
Ca dao vùng Sơn Nam có câu :
Ba năm chúa mở khoa thi
Đệ nhất thi vật , đệ nhì thi bơi,
Đệ tứ thi đánh cờ người ,
Phường Bông tứ xứ mồng Mười tháng Ba .
Ngay từ thời xa xưa, khi mới có của bộ môn này tại nước ta , vật đã được coi là một phương pháp dùng để luyện sức , đo tài , chọn người ra giúp dân giúp nước . Điều đó đã thể hiện ngay trong kỹ thuật , phong cách và lối chơi .
Theo Pierre Gourou, tác giả sáchø "Les Paysans Du Delta Tonkinois" tái bản tại Paris năm 1965 (1), thì tại đồng bằng sông Hồng có nhiều làng, ví dụ làng Hà Lỗ tỉnh Bắc Ninh, có tục "đặt ruộng", dành riêng một số Công điền của làng cho làm rẽ, cho thuê thu tô để có tiền tổ chức Hội Vật hàng năm.
Thật
vậy , xưa kia ở nước ta chẳng mấy nơi không có lò vật . Có những lò
vật vang lừng xứ Bắc như lò vật Guột , Tri Nhị , Gia Lương (Bắc Ninh),
lò vật Đông Kỵ (Đồng Quang, Từ Sơn , Bắc Ninh) lò vật Thụy Lâm (Đông
Anh, Cổ Loa) , lò làng Yên ( Yên Mẫn, Châm Khê , Võ Giàng ) lò Liễu
Đôi (Nam Hà) , lò Phú Thọ , Vĩnh Phúc Yên , Nam Định, Hưng Yên ,Hải
Phòng, lò vật Thường Tín, lò Thanh hóa, Nghệ An , vân vân . Hội Vật
làng Sình (xã Phú Mậu , huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên) hàng năm mở
hội vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch thu hút nhiều đô danh tiếng miền
Trung. Lại có lò cứ 12 năm mới mở Hội Vật một lần, ví dụ lò vật Trà Lữ
thuộc trấn Sơn Nam cũ, cứ đúng năm Mùi mới lại mở thi Vật, nơi tranh
hùng của các đô vật bốn phương , háo hức về giật giải. Nhưng cũng có
làng khi mở hội đình rángù tổ chức đấu vật vẫn không thành , theo các
cụ già xưa , nếu nơi naò không phải là đất vật thì khó có thể lập nổi
sân vật mà các tay đô vật giỏi cũng không đến tranh giải. Đền Lý Bát Đế
, thờ tám vị vua nhà Hậu Lý (từ năm 1010 đến năm 1225) tại Đình Bảng
(Bắc Ninh), có tượng hai ông Đá Rãi, hai đô vật nổi tiếng.
Các bô lão Trường Yên Ninh Bình rất tự hào về những ngày hội lớn hàng năm ở địa phương mình : Hội đền vua Đinh , Hội chùa Trường Yên , Hội Cờ Lau tập trận. Trò vui lớn nhất của những hội này là trò đấu võ, đấu vật. Những đô và những thày dậy võ họ Đinh, họ Bùi, họ Vũ cha truyền con nối, làm vẻ vang làng xóm .
Dưới đây, chúng ta thử hướng về lối vật của người nông dân Việt Nam thời xa xưa.
I/. TẬP LUYỆN.
1/. Quanh năm, xong việc đồng áng , được lúc nào rảønh rỗi, trai tráng trong làng thường rủ nhau tập dượt võ thuật hay vật, họ chỉ bào lẫn nhau, ai có miếng võ nào hay, ngón vật nào độc đáo thì lại truyền dậy cho anh em cùng tập. Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, nếu trong làng có ông thày võ, họ đến tụ tập tại nhà ông thày để luyện tập thêm ; làng nào không có thì cử người đi đón thày ở lò võ , lò vật các làng lân cận về để dậy.
Các bô lão Trường Yên Ninh Bình rất tự hào về những ngày hội lớn hàng năm ở địa phương mình : Hội đền vua Đinh , Hội chùa Trường Yên , Hội Cờ Lau tập trận. Trò vui lớn nhất của những hội này là trò đấu võ, đấu vật. Những đô và những thày dậy võ họ Đinh, họ Bùi, họ Vũ cha truyền con nối, làm vẻ vang làng xóm .
Dưới đây, chúng ta thử hướng về lối vật của người nông dân Việt Nam thời xa xưa.
I/. TẬP LUYỆN.
1/. Quanh năm, xong việc đồng áng , được lúc nào rảønh rỗi, trai tráng trong làng thường rủ nhau tập dượt võ thuật hay vật, họ chỉ bào lẫn nhau, ai có miếng võ nào hay, ngón vật nào độc đáo thì lại truyền dậy cho anh em cùng tập. Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, nếu trong làng có ông thày võ, họ đến tụ tập tại nhà ông thày để luyện tập thêm ; làng nào không có thì cử người đi đón thày ở lò võ , lò vật các làng lân cận về để dậy.
Trang phục khi tập luyện cũng như khi lên đài đấu của các đô vật là đóùng có mỗi một cái khố và ởû trần, không có đai đẳng gì cảø, trên đầu chít khăn đầu rìu hay chít khăn bỏ tua . Khố là một miếng vài dài được cuốn vào như một cái quầøn sì-líp. Khố có nhiều màu, nào đỏ, nào xanh, nâu hay vàng, hồng, tím, . . .
2/. Kỹ thuật và Nghi lễ .
Trước hết, các đô vật được tập cách luyện thể lực cho dai sứ, mạnh tay mạnh chân, cách đứng thủ thế nào cho vững chắc , cách “lồng tay tư”sao cho có ưu thế và những bộ pháp như cách di chuyển từng bước chân, khi tới, khi lui, khi bước ngang, bước xéo, xoay vòng, ... Họ còn được tập luyện cách té ngã thế nào cho khỏi đập đầu xuống đất , khỏi gẫy tay, tập cách né tránh, thoát hiểm, “ cầu vồng “, kể cả những nghi thức có tính cách tôn giáo dành riêng cho mỗi lò vật, như Múa Hoa, Xe Đài hay còn gọi là Ra Giàng, hoặc Múa Hạc v.v...
Ra
Giàng , Múa Hạc hay Xe Đài là một lễ nghi thành kính của các đô vật ,
và còn một hình thức khởi động của đô vật có mang tính dân tộc , vừa là
cách trình diễn của đô vật với khán giả, tạo một không khí hào hứng
lành mạnh trước khi vào cuộc đấu thực sự. Ngoài ra Ra Giàng , hai bên
vờn nhau , còn đánh đòn tâm lý , gây cho đối phương tư tưởng hoang mang
, giao động với những lối Ra Giàng hùng dũng , chân đứng hình con hạc ,
hay đứng theo kiểu con phượng nhích chân , con dang cất cánh hoặc con
công múa xòe, cổ tay uốn lượn , ngón tay múa may mền dẻo , uốn éo ,
giống như những nghi thức tay Ấn tay Quyết của các thầy tế , pháp sư
hay phù thủy .
Có lẽ nó có nguồn gốc của lễ nghi Tế Thần sau những chiến thắng của các dân tộc Á đông thời thượng cổ bên ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển . (Xem Luyện Võ của Phan Quỳnh) . Phải chăng có sự liên hệ nào đó giữa những hình ảnh Ra Giàng hay Múa Hạc của các đô vật vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ Việt Nam mà nhịp chân tiến lên lùi xuống ba bước, bước ngang hai bước với những cảnh chim chóc , cảnh người múa (múa võ?) chạm đúc trang trí trên trống đồng Đông Sơn, hay rõ hơn trống đồng Hoàng Hạ , Ngọc Lũ hay trên thạp đồng Đào Thịnh ? Điểm đáng chú ý là động tác bàn tay những người múa trên trống đồng, thạp đồng đã được thể hiện một cách cường điệu, bàn tay xòe ra hình ba chạc to quá khổ so với người .
Có lẽ nó có nguồn gốc của lễ nghi Tế Thần sau những chiến thắng của các dân tộc Á đông thời thượng cổ bên ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển . (Xem Luyện Võ của Phan Quỳnh) . Phải chăng có sự liên hệ nào đó giữa những hình ảnh Ra Giàng hay Múa Hạc của các đô vật vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ Việt Nam mà nhịp chân tiến lên lùi xuống ba bước, bước ngang hai bước với những cảnh chim chóc , cảnh người múa (múa võ?) chạm đúc trang trí trên trống đồng Đông Sơn, hay rõ hơn trống đồng Hoàng Hạ , Ngọc Lũ hay trên thạp đồng Đào Thịnh ? Điểm đáng chú ý là động tác bàn tay những người múa trên trống đồng, thạp đồng đã được thể hiện một cách cường điệu, bàn tay xòe ra hình ba chạc to quá khổ so với người .
(Xin
mở một ngoặc đơn là một số các dân tộc ở Nam Á và ở châu Á hải đảo
chạy dài từ phía nam quần đảo Nam Dương đổ lên vùng đa đảo cực bắc Thái
Bình Dương cũng có những nghi thức Ra Giàng giống như các đô vật vùng
châu thổ sông Hồng , sông Mã : nghi thức Kanbangan của các võ sĩ
Pukalam Pentjack cổ điển ở Indonesia, ở vùng hải đảo Celebes , nghi
thức Nagdadasal của các đô vật Dommoq nhóm bộ lạc Tagalog vùng đảo
Luzon Phi Luật Tân , nghi lễ Suat-Mon hay Wai-Pá thành kính cầu nguyện
lúc thượng đài của các võ sĩ Muay-Tai Thái Lan , các võ sĩ Tỷ-Môi xa
xưa ở Ai Lao hay của các đô vật Sumo ở Hokkaido Nhật Bản) .
Vật không phải chỉ cần có sức khỏe , có lực để thắng được đối phương , nó còn đòi hỏi phải có thế , có miếng , có kỹ thuật , có mánh lớùi , cộng với sự nhanh nhẹn , chính xác của từng đô vật. Do đó , vật có nhiều thế , nhiều miếng , có những miếng đánh trong tư thế bất ngờ , có những miếng đánh trong lúc giằng co , hoặc đánh trong tư thế nằm (nằm bò) . Dưới đây là một số đòn miếng vật thông dụng :
- Kê : dùng hông hoặc vai làm điểm tựa để quăng ngã đối thủ.
- Ngáng (hay Cản) : dùng chân quét hay gạt, cản chân đối thủ làm mãt thăng bằng cho té ngã.
- Đệm : dùng đầu gối, hay bắp đùi , lót đằng sau chân đối thủ rồi dùng sức mạnh của mình gait , đẩy, sô đối phương té ngửa ra.
- Vét : đang vờn nhau, nhử cho đối thủ tiến lại gần, nhanh chóng cúi người xuống, chân trái gập hạ thấp, chân phải rút về sau duỗi thẳng, đồng thời tay phải đưa lên ấn mạnh vào vai trái đốùi thủ, bàn tay bắt chặt lãy khoeo sau chân trái đối thủ giật mạnh về phía mình.
- Bắt Để Hớt Gót : Hai đô vật đối diện sát vào nhau (mà chưa lồng
tay tư) một người bất ngờ dùng hai tay bắt chặt lấy cánh tay phải đối
phương . Chân phải và người lập tức xoay chếch sang phía bên phải ,
người cúi thấp hai chân dạng ra hai bàn chân rê mạnh và nhanh , lùi
chếch về phía sau , đồng thời dùng hai tay kéo mạnh đối phương về phía
mình. Khi đối phương đang mất đà hơi chúi về phía trước thì lập tức ta
hạ tay trái xuống , từ phía trong dùng bàn tay phải bắt và hất mạnh cổ
chân trái đối phương ra đằng sau. Thuận bên nào , làm bên ấy.
-Bốc Một Chân :
a/ Tư thế bất ngờ : Hai đô vật đứng sát và đối diện , một trong hai người bất ngờ hất hai tay của đối phương lên và người phải nhanh chóng chuồi dài ra phía sau, lúc này chân trái đặt trước , chân phải đặt ở phía sau , đầu cúi xuống , dùng vai ấn vào thân thể đối phương, đồng thời dùng hai tay bốc khoeo chân phải đối phương giật mạnh về phía mình , đối phương bị mất thăng bằng bởi hai lực nên ngã ngửa.
b/ Tư thế giằng co : Tay phải bá cổ đối phương , tay trái nắm cánh tay trên , tay phải đối phương, dầu cúi xuống dựa vào gáy phía phải đối phương, chân trái phía trước , chân phỉ phía sau. Đối phương dùng sức nay ta , ta dùng sức nay lại . Đối phương lại cố dùng sức nay ta , ta bất ngờ hạ thấp người xuống và đánh như miếng bốc một chân trong tư thế bất ngờ.
-Sườn tay trong : còn gọi là đánh đòn dọc , bất ngờ biến thế thật nhanh, luồn luồn cánh tay phải vào phía trong cánh tay trái đối phương , bàn tay phải lồng vào nách trái đối phương . Tay trái nắm vào cánh tay phải đối phương , ghì vào sát người mình . Đồng thời bước nhanh chân phải về phía trong lòng đối phương , cúi người xuống dùng hông mình hất mạnh đối phương ra phía sau cho ngã .
-Bốc Một Chân :
a/ Tư thế bất ngờ : Hai đô vật đứng sát và đối diện , một trong hai người bất ngờ hất hai tay của đối phương lên và người phải nhanh chóng chuồi dài ra phía sau, lúc này chân trái đặt trước , chân phải đặt ở phía sau , đầu cúi xuống , dùng vai ấn vào thân thể đối phương, đồng thời dùng hai tay bốc khoeo chân phải đối phương giật mạnh về phía mình , đối phương bị mất thăng bằng bởi hai lực nên ngã ngửa.
b/ Tư thế giằng co : Tay phải bá cổ đối phương , tay trái nắm cánh tay trên , tay phải đối phương, dầu cúi xuống dựa vào gáy phía phải đối phương, chân trái phía trước , chân phỉ phía sau. Đối phương dùng sức nay ta , ta dùng sức nay lại . Đối phương lại cố dùng sức nay ta , ta bất ngờ hạ thấp người xuống và đánh như miếng bốc một chân trong tư thế bất ngờ.
-Sườn tay trong : còn gọi là đánh đòn dọc , bất ngờ biến thế thật nhanh, luồn luồn cánh tay phải vào phía trong cánh tay trái đối phương , bàn tay phải lồng vào nách trái đối phương . Tay trái nắm vào cánh tay phải đối phương , ghì vào sát người mình . Đồng thời bước nhanh chân phải về phía trong lòng đối phương , cúi người xuống dùng hông mình hất mạnh đối phương ra phía sau cho ngã .
-Đánh
Gãy : Đang lồng tay tư , bất ngờ đổi hai tay vào phía trong cánh tay
đối phương , bàn tay trái mở nay mạnh vào cổ bên phải , bàn tay phải
xốc nách trái đối phương , kéo mạnh về phía mình , đồng thời nghiêng
người dùng sườn trái hất mạnh , chân phải hất chân đối phương cho té
ngã.
-Tay Quai : Đang lồng tay tư , bất ngờ chuyển hai tay vào phía trong hai cánh tay đối phương , tay phải luồn qua dưới nách trái đối phương, tay trái luồn qua trên vai đối phương đều ra sau long và hai bàn tay nắm chắc lấy nhau ghì chặt đối phương . Rồi bất ngờ dùng tay phải nay mạnh đối phương ra sau , cánh tay trái kéomạnh đối phương về phía mình . Đồng thời nghiêng mình dùng sườn phải đánh mạnh và châm phải hất chân đối phương cho té ngã .
- Nằm Bò (hay Hạ Thổ) : khi bị xa cớ lỡ miếng hay khi gặp đối thủ mạnh hớn, họ thường nằm sãp xuống mặt đãt, tay chân dang rộng ra, mặc cho đối thủ tha hồ đẩêy, bê, bứng, nhấõc hổng, để rồi liệu cơ hội đánh lừa đối thủ, lợi dụng lúc đối thủ sơ hở thì lập tức chồm dậy tấn công lại.
Các miếng Bốc , miếng Gồng , miếng Sườn , ... , có lại có nhiều thế khác nhau : Gồng Đứng , Gồng Quỳ , Gồng Ngồi , Sườn Tay Trong , Sườn Tay Ngoài , Bốc Hai Chân , Bốc Một Chân , vân vân .(2)
Tuy nhiên , mỗi lò vật , mỗi địa phương , lại có những thế vật độc đáo , đặc biệt riêng , phong cách riêng , mạnh mẽ , ác hiểm hay uyển chuyển , bay bướm riêng , nổi tiếng trong vùng , nhất là những thế “đánh dịp nhì” . nghĩa là kỹ thuật đánh chống lại , phản lại : chống Bốc , chống Gồng ngồi , chống Mói , chống Cầu vồng , chống Sườn trong , vân vân , ví dụ xưa kia : lò Mỹ Độ (tổng Mỹ Cầu , Phủ Lạng Thương) có miếng chống Vét, chống Gẫy , Lấy Bò , lò Mai Động có miếng Giồng , miếng Mói , lò Yên Sở có miếng Sườn miếng Móc , lò Đồng Tâm (Vụ Bản Nam Định) lại nổi tiếng với những ngón Móc-Chảo, Vỉa Lộn Cối , Giát Bốc , Bỏ Thuốc , Sườn Cặp Cổ , . . .
II/-. LỆ VẬT
Muốn đánh bại đối thủ trong cuộc đãu vật thì các đô vật phải theo những luật lệ sau đây :
-Tay Quai : Đang lồng tay tư , bất ngờ chuyển hai tay vào phía trong hai cánh tay đối phương , tay phải luồn qua dưới nách trái đối phương, tay trái luồn qua trên vai đối phương đều ra sau long và hai bàn tay nắm chắc lấy nhau ghì chặt đối phương . Rồi bất ngờ dùng tay phải nay mạnh đối phương ra sau , cánh tay trái kéomạnh đối phương về phía mình . Đồng thời nghiêng mình dùng sườn phải đánh mạnh và châm phải hất chân đối phương cho té ngã .
- Nằm Bò (hay Hạ Thổ) : khi bị xa cớ lỡ miếng hay khi gặp đối thủ mạnh hớn, họ thường nằm sãp xuống mặt đãt, tay chân dang rộng ra, mặc cho đối thủ tha hồ đẩêy, bê, bứng, nhấõc hổng, để rồi liệu cơ hội đánh lừa đối thủ, lợi dụng lúc đối thủ sơ hở thì lập tức chồm dậy tấn công lại.
Các miếng Bốc , miếng Gồng , miếng Sườn , ... , có lại có nhiều thế khác nhau : Gồng Đứng , Gồng Quỳ , Gồng Ngồi , Sườn Tay Trong , Sườn Tay Ngoài , Bốc Hai Chân , Bốc Một Chân , vân vân .(2)
Tuy nhiên , mỗi lò vật , mỗi địa phương , lại có những thế vật độc đáo , đặc biệt riêng , phong cách riêng , mạnh mẽ , ác hiểm hay uyển chuyển , bay bướm riêng , nổi tiếng trong vùng , nhất là những thế “đánh dịp nhì” . nghĩa là kỹ thuật đánh chống lại , phản lại : chống Bốc , chống Gồng ngồi , chống Mói , chống Cầu vồng , chống Sườn trong , vân vân , ví dụ xưa kia : lò Mỹ Độ (tổng Mỹ Cầu , Phủ Lạng Thương) có miếng chống Vét, chống Gẫy , Lấy Bò , lò Mai Động có miếng Giồng , miếng Mói , lò Yên Sở có miếng Sườn miếng Móc , lò Đồng Tâm (Vụ Bản Nam Định) lại nổi tiếng với những ngón Móc-Chảo, Vỉa Lộn Cối , Giát Bốc , Bỏ Thuốc , Sườn Cặp Cổ , . . .
II/-. LỆ VẬT
Muốn đánh bại đối thủ trong cuộc đãu vật thì các đô vật phải theo những luật lệ sau đây :
1/. Nhấc bổng địch thủ hổng cảø hai chân lên khỏi mặt đất (“Túc Ly Địa”) được coi là thắng , hổng một chân không kể .
2/. Vật đối phương té ngã ngửa, lưng vai chạm mặt đất thì thắng (“Lấm Lưng Trắng Bụng”), ngã sấp không kể .
Vật không có hòa, phải xác định một thắng một thua (thắng tuyệt đối hay thắng điểm). Ngoài ra không được đấm đá , bãm huyệt, móc xương quai xanh , chẹn hàm , bẻ cổ , lên gối, nắm tóc, móc mắt, cù léc, thọc cắn,..., phun nưôc miếng, văng tục, xé khố đối thủ, hay khi bị té ngã rồi không được móc chân cho đối thủ ngã theo, v.v...
Thí sinh thượng đài đấu vật không tính tuổi tác hay cân lượng.
III/. GIẢI VẬT.
Tùy theo địa phương tổ chức, vật có nhiều giải khác nhau, chia hai loại : Giải Thờ và Giải Chính.
1/. Giải Thờ (hay Giải Hàng)
Giải thờ còn được gọi là Giải Xông Sới , không có người giữ giải .
Ai muốn lên vật thì ghi tên rồi bắt cặp. Ai thắng thì được làng
thưởng. Tranh Giải Thờ chỉ là mở• đầu cho ngày Hội Vật, để cho những ai
muốn khảo sức nhau thì lên bắt cặp, và có nhiều Giải Thờ trong một
ngày. Ở giải này khi vật hai đối thủ thường không dùng hết sức, chỉ cốt
phô bày nghệ thuật, vật cho đẹp, cho vui, có khi cả hai cùng té ngã
cho cả làng cùng cười. Thay vì họ lừa miếng nhau thì họ lại múa may cho
thật mền dẻo để người xem vui mắt.(3)
2/. Giải Chính.
Giải Chính có ba giải : giải nhất, giảøi nhì và giảøi ba. Ba giải này đều có người xin giữ . Các đô vật tứ xứ muốn phá giải nào thì xin ghi tên để vật với người giữ giải ấy. Nếu không có ai xin phá giải trong ba ngày, theo lệ làng, thì người giữ giải đương nhiên được lãnh giải mình giữ (Giải Cạn).
Trong ba Giải Chính này thì giải ba phải được phá trước rồi mới tới giải nhì, và giải nhất.
Về số đối thủ phải đấu thì lệ làng định như sau :
- Giải nhất : trong sáu ngoài năm.
- Giải nhì : trong bốn ngoài ba.
- Giải ba : trong ba ngoài hai.
"Trong sáu ngoài năm" nghĩa là ai giữ giải nhất thì phải vật thắng đủ liền sáu người mới được coi là chiếm giải, còn người phá giải thì chỉ cần vật ngã năm đối thủ kể cả người giữ giải . Nếu người giữ giải đã thắng năm keo mà bị thua keo chót thì cũng không được nhận giải . "Trong bốn ngoài ba" hay "Trong ba ngoài hai" cũng tính tương tự như thế.Giải thưởng cho đô vật có nhiều loại cho giải chính , giải hàng , lại có giải chung cuộc cho đô vật nào thắng nhiều điểm nhật trong những ngày Hội Vật
Thường thường Giải Chính do đô vật hạng nhất trong làng hay ở các làng khác đến xin giữ .
IV/. THƯỢNG ĐÀI .
Ngày Hội Vật đầu Xuân đã đến. Trống vật thúc dục làm nao nức lòng người. Già trẻ, trai gái đều bỏ mặc hết mọi công việc nhà, rủ nhau tụ tập đông đảo trưôc sân đình để dự khán. Các đô trong làng đều ghi tên dự thí. Những đô tứ xứ, ở các làng lân cận muốn xin dự thí phải mang lễ vật đến để xin cúng thần . Tùy theo lệ làng, có nơi lễ vật là đĩa sôi gấc, hay nhánh cau với vài lá trầu , hoặc bó hoa, trái cây hoa quả ø, hoặc thẻ nhang,...
Giải Chính có ba giải : giải nhất, giảøi nhì và giảøi ba. Ba giải này đều có người xin giữ . Các đô vật tứ xứ muốn phá giải nào thì xin ghi tên để vật với người giữ giải ấy. Nếu không có ai xin phá giải trong ba ngày, theo lệ làng, thì người giữ giải đương nhiên được lãnh giải mình giữ (Giải Cạn).
Trong ba Giải Chính này thì giải ba phải được phá trước rồi mới tới giải nhì, và giải nhất.
Về số đối thủ phải đấu thì lệ làng định như sau :
- Giải nhất : trong sáu ngoài năm.
- Giải nhì : trong bốn ngoài ba.
- Giải ba : trong ba ngoài hai.
"Trong sáu ngoài năm" nghĩa là ai giữ giải nhất thì phải vật thắng đủ liền sáu người mới được coi là chiếm giải, còn người phá giải thì chỉ cần vật ngã năm đối thủ kể cả người giữ giải . Nếu người giữ giải đã thắng năm keo mà bị thua keo chót thì cũng không được nhận giải . "Trong bốn ngoài ba" hay "Trong ba ngoài hai" cũng tính tương tự như thế.Giải thưởng cho đô vật có nhiều loại cho giải chính , giải hàng , lại có giải chung cuộc cho đô vật nào thắng nhiều điểm nhật trong những ngày Hội Vật
Thường thường Giải Chính do đô vật hạng nhất trong làng hay ở các làng khác đến xin giữ .
IV/. THƯỢNG ĐÀI .
Ngày Hội Vật đầu Xuân đã đến. Trống vật thúc dục làm nao nức lòng người. Già trẻ, trai gái đều bỏ mặc hết mọi công việc nhà, rủ nhau tụ tập đông đảo trưôc sân đình để dự khán. Các đô trong làng đều ghi tên dự thí. Những đô tứ xứ, ở các làng lân cận muốn xin dự thí phải mang lễ vật đến để xin cúng thần . Tùy theo lệ làng, có nơi lễ vật là đĩa sôi gấc, hay nhánh cau với vài lá trầu , hoặc bó hoa, trái cây hoa quả ø, hoặc thẻ nhang,...
Bãi cỏ phẳng rộng trước sân đình làng được dùng làm đấu trường , ở
giữa được kẻ vạch một vòng tròn , đường kính khoảng 6 mét bằng vôi
trắng, vòng tròn này được gọi là sới vật. Có nơi sới vật là hình vuông
mỗi cạnh tám mét , có nơi sới vật được đóng dóng bằng tre chung quanh ,
có nơi sới vật nằm dưới đáy ao nông cạn đã tát hết nước và khơi khô
trước sân đình để dân làng , khán giả đứng chung quanh bờ xem cho rõ
(sân này còn được dùng để đánh cờ người) . Hai bên sới vật là hai hàng
cờ đuôi nheo ngũ hành gồm năm mầu xanh, đỏ đen vàng trắng, mỗi bên năm
lá cờ . Các đô vật trong thiên hạ ởû trần trùng trục, chỉ đóng mỗi một
cái khố , đầu chit khăn , ngồi thành hai hàng dưôi hai dẫy cờ . Người
nào cũng lực lưỡng, bắp thịt nỏ nang rắn chắc.
Hai bên tả hữu trước sới vật là hai cái trống cái (trống lớn) , có nơi chỉ dùng một trống thôi , và những hàng ghế danh dự dành cho quí vị chức sắc trong làng và hàng tổng. Hai vị đàn anh trong dân được cử đánh trống cái , gọi là "cầm chịch" , nghĩa là làm nhiệm vụ của trưởng ban Trọng tài cuộc đấu .
Giữa hai trống cái đó là bàn thờ thần , và phía dưới , trước mặt bàn thờ , được trải một chiếc chiếu cạp điều để các đô lễ thần trưôc và sau khi giao đãu. Có điều họ lễ thần không bằng cả hai tay như bình thường mà chỉ lễ lên gối xuống gối chống một tay trái thôi.
Sau khi múa Ra Giàng , hai đô vật bắt đầu giao đấu. Trống vật liên tục mỗi hồi là ba tiếng. Hai người cầm chịch cứ người nọ đánh ba tiếng dứt thì người kia lại đánh ba tiếng tiếp theo. Các đô vật tài hoa thường dùng các miếng vật vừa đẹp mắt mà vẫn quyết liệt , nghiêm túc và chính xác .
Ngay giữa sới vật có ba người tuần đinh, làm nhiệm vụ của trọng tài phụ . Hai trong ba người này , mỗi người cầm một lá cờ đuôi nheo nhỏ phất phẩy làm hiệu lệnh vật, người thứ ba cầm một trống lưng (trống nhỏ) để gõ nhẹ khuyến khích , thúc dục hai đô tấn công tiếp.
Hai bên tả hữu trước sới vật là hai cái trống cái (trống lớn) , có nơi chỉ dùng một trống thôi , và những hàng ghế danh dự dành cho quí vị chức sắc trong làng và hàng tổng. Hai vị đàn anh trong dân được cử đánh trống cái , gọi là "cầm chịch" , nghĩa là làm nhiệm vụ của trưởng ban Trọng tài cuộc đấu .
Giữa hai trống cái đó là bàn thờ thần , và phía dưới , trước mặt bàn thờ , được trải một chiếc chiếu cạp điều để các đô lễ thần trưôc và sau khi giao đãu. Có điều họ lễ thần không bằng cả hai tay như bình thường mà chỉ lễ lên gối xuống gối chống một tay trái thôi.
Sau khi múa Ra Giàng , hai đô vật bắt đầu giao đấu. Trống vật liên tục mỗi hồi là ba tiếng. Hai người cầm chịch cứ người nọ đánh ba tiếng dứt thì người kia lại đánh ba tiếng tiếp theo. Các đô vật tài hoa thường dùng các miếng vật vừa đẹp mắt mà vẫn quyết liệt , nghiêm túc và chính xác .
Ngay giữa sới vật có ba người tuần đinh, làm nhiệm vụ của trọng tài phụ . Hai trong ba người này , mỗi người cầm một lá cờ đuôi nheo nhỏ phất phẩy làm hiệu lệnh vật, người thứ ba cầm một trống lưng (trống nhỏ) để gõ nhẹ khuyến khích , thúc dục hai đô tấn công tiếp.
Keo vật càng trở nên gây cấn, tiếng trống lại mau hơn, người tuần đinh kề hẳn trống vào mang tai các đô để thúc , để cổ võ để nhắc nhở , hai lá cờ đuôi nheo cũng nhộn nhịp phe phẩy không ngừng để giữ trật tự, giãn các khán giả vây vòng mỗi lúc một quá chặt.
Khán giảø reo hò , la hét khuyến khích yểm trợï tinh thần "gà
nhà", họ dán mắt vào từng miếng bốc , miếng sườn , miếng gồng của các
đô , rồi reo lên khi đô nào đó hạ đối phương bằng một miếng đẹp mắt .
Keo vật vào hồi quyết liệt , họ , những khán giả sát gần sới vật , nằm
xoài ra đất để xem cho rõ .
Hai
đối thủ nào bá cổ, nào tay nắm tay , hoặc thủ thế, giữ miếng , vờn
nhau , . . . Họ ôm lưng, bá vai, ngáng chân, có lúc họ nắm tay nhau
giật mạnh rồi buông ra cho té ngã. Cuộc đấu mỗi lúc một gay go, sôi
động và hào hứng. Họ lừa nhau từng miếng, từng bưôc chân, từng cách di
chuyển, rồi gặp cơ hội thuận tiện họ quật ngã ngửa nhau “lấm lưng
trắng bụng” giữa tiếng reo hò ầm ĩ vui vẻ của mọi người ...
Giải nhất vừa được phá . Kẻ chiến thắng hiên ngang kiêu hãnh lên lãnh giải . Phần thưởng đôi khi chỉ là ba vuông vải nhiễu điều, gói trà mạn sen (có những Hội Vật lớn , giải chính là một con bò hay con nghé) và một phong pháo toàn hồng được xé ra đốt ngay sau cuộc đấu như chào mừng người vô địch thiên hạ .
Sau ba ngày tận sức, tận lực chiến đấu trong tinh thần thượng võ , huynh đệ , các đô lại quây quần dưới mái đình cùng nhau chè chén vui vẻ .
V/ TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI
Giải nhất vừa được phá . Kẻ chiến thắng hiên ngang kiêu hãnh lên lãnh giải . Phần thưởng đôi khi chỉ là ba vuông vải nhiễu điều, gói trà mạn sen (có những Hội Vật lớn , giải chính là một con bò hay con nghé) và một phong pháo toàn hồng được xé ra đốt ngay sau cuộc đấu như chào mừng người vô địch thiên hạ .
Sau ba ngày tận sức, tận lực chiến đấu trong tinh thần thượng võ , huynh đệ , các đô lại quây quần dưới mái đình cùng nhau chè chén vui vẻ .
V/ TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI
Vật cổ truyền Việt Nam đã có từ thời thượng cổ . Truyền thuyết và giai thoại về vật cũng phong phú và đa dạng .
Một truyền thống cao đẹp của vật là ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước , các anh hùng dân tộc cứu dân giúp nước phần lớn đều là những đô vật nổi tiếng trong dân gian , được nhân dân kính trọng và thờ phụng mà ngày nay vẫn còn đền thờ : như Lý Ông Trọng (Lý Thân) được thờ ở Chèm , (ngoại ô Hà Nội), như Đô Lỗ (Cao Lỗ) , Đô Nồi (Nồi Hầu) , giúp vua Thục An Dương Vương (năm 257-207 trước Tây lịch) , ngày nay nhân dân vẫn hương khói thờ phụng tại Cổ Loa.
Theo
Thần tích đền Nghè (Hải Phòng) bà Lê Chân dựng đài thi võ , luyện vật
cho ba quân , chiến đấu giúp Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Tây lịch) đánh
đuổi quân Đông Hán Trung quốc . Đô Dương , Đô Chinh (Nguyễn Tam Chinh)
đã là những bậc thày nổi tiếng trong làng xã trước khi ra giúp Hai Bà
Trưng cứu nước . Khi chết , Đô Chinh được nhân dân nhớ ơn, vinh tôn là
Thần Hoàng làng làng Mai Động (ngoại thành Hà Nội), thờ phụng cho đến
ngày nay và được xưng tụng là ông tổ lò vật Mai Động .
Nhân đây cũng xin nêu lên một chi tiết cần tìm hiểu thêm về Thành Hoàng làng Mai Động của các tác giả Văn Hạc trong bài “Lai Lịch Và Ý Nghĩa Hội Vật Làng Mai Động” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật , số 100 phát hành tại Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 1942 (trang 15 , 16) và tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội Hè Đình Đám, quyển thượng xuất bản tại Saigon năm 1969 (trang 61) , các tác giả này đều cho Thành Hoàng Làng Mai Động là Bà Lê Chân , nhưng thần phả làng Mai Động và nhân dân làng này lại cho biết Thành Hoàng làng là lão đô Nguyễn Tam Chinh . (Bà Lê Chân và lão đô Nguyễn Tam Chinh đều là tướng lãnh của Hai Bà Trưng).
Thần phả làng Mai Động ghi : Nguyễn Tam Chinh vốn người Thanh Hóa , vì chán cảnh mất nước , bỏ ra bắc tới Động Mơ tức Mai Động , thấy vùng đất lạ mới dừng lại mở trường dậy học . Ông thu nhận được 30 môn đồ , có sức khỏe , có kiến thức ,truyền dậy cả văn cả võ để đợi thời cơ . Trong các môn võ thuật , ông chú ý dậy cho học trò cách thức đấu vật . Ngày ngày , trước sân trường , ông ngồi xem từng cặp luyện tập , chỉ cho họ những ngón sơ hở và truyền cho họ những miếng hiểm ác để hạ thủ đối phương . Lớp học càng ngày càng tấn tới . Khi Hai Bà Trưng hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định , ông làm lễ tế trời đất rồi cùng học trò kéo quân lên phụ giúp Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công . Già trẻ trai gái mở hội đón rước và tình nguyện xin theo Đô Chinh rất đông . Cũng từ đó môn vật được lưu truyền lại trong vùng . Hàng năm mỗi lần Tết đến , nhân dân ở nay lại tổ chức Hội Vật vào những ngày mồng 4, 5, 6 để tưởng nhớ người xưa .
Truyền thuyết cũng kể rằng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa , nhiều đô vật Kinh Bắc (Bắc-giang, Bắc-ninh) đã cùng bà Thánh Thiên hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành những tướng giỏi của Hai Bà . Thánh Thiên công chúa sau khi hy sinh đền nợ nước đã được nhân dân Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng , Bắc Giang) thờ làm Thần Hoàng làng .
Trước khi phát động quần chúng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô , Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật , luyện kiếm , bắn cung nỏ , huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào , vừa tinh thông các môn võ nghệ , chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên :
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nam !
(múa giáo chống hổ dễ , giáp mặt với vua Bà thực khó!)
Dân gian ngày nay còn truyền tụng câu ca dao nói lên sự ủng hộ của quần chúng đối với “Nhụy Kiều tướng quân” Triệu Thị Trinh và ca ngợi tài đức của bà :
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coiNhân đây cũng xin nêu lên một chi tiết cần tìm hiểu thêm về Thành Hoàng làng Mai Động của các tác giả Văn Hạc trong bài “Lai Lịch Và Ý Nghĩa Hội Vật Làng Mai Động” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật , số 100 phát hành tại Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 1942 (trang 15 , 16) và tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội Hè Đình Đám, quyển thượng xuất bản tại Saigon năm 1969 (trang 61) , các tác giả này đều cho Thành Hoàng Làng Mai Động là Bà Lê Chân , nhưng thần phả làng Mai Động và nhân dân làng này lại cho biết Thành Hoàng làng là lão đô Nguyễn Tam Chinh . (Bà Lê Chân và lão đô Nguyễn Tam Chinh đều là tướng lãnh của Hai Bà Trưng).
Thần phả làng Mai Động ghi : Nguyễn Tam Chinh vốn người Thanh Hóa , vì chán cảnh mất nước , bỏ ra bắc tới Động Mơ tức Mai Động , thấy vùng đất lạ mới dừng lại mở trường dậy học . Ông thu nhận được 30 môn đồ , có sức khỏe , có kiến thức ,truyền dậy cả văn cả võ để đợi thời cơ . Trong các môn võ thuật , ông chú ý dậy cho học trò cách thức đấu vật . Ngày ngày , trước sân trường , ông ngồi xem từng cặp luyện tập , chỉ cho họ những ngón sơ hở và truyền cho họ những miếng hiểm ác để hạ thủ đối phương . Lớp học càng ngày càng tấn tới . Khi Hai Bà Trưng hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định , ông làm lễ tế trời đất rồi cùng học trò kéo quân lên phụ giúp Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công . Già trẻ trai gái mở hội đón rước và tình nguyện xin theo Đô Chinh rất đông . Cũng từ đó môn vật được lưu truyền lại trong vùng . Hàng năm mỗi lần Tết đến , nhân dân ở nay lại tổ chức Hội Vật vào những ngày mồng 4, 5, 6 để tưởng nhớ người xưa .
Truyền thuyết cũng kể rằng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa , nhiều đô vật Kinh Bắc (Bắc-giang, Bắc-ninh) đã cùng bà Thánh Thiên hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành những tướng giỏi của Hai Bà . Thánh Thiên công chúa sau khi hy sinh đền nợ nước đã được nhân dân Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng , Bắc Giang) thờ làm Thần Hoàng làng .
Trước khi phát động quần chúng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô , Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật , luyện kiếm , bắn cung nỏ , huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào , vừa tinh thông các môn võ nghệ , chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên :
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nam !
(múa giáo chống hổ dễ , giáp mặt với vua Bà thực khó!)
Dân gian ngày nay còn truyền tụng câu ca dao nói lên sự ủng hộ của quần chúng đối với “Nhụy Kiều tướng quân” Triệu Thị Trinh và ca ngợi tài đức của bà :
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng.
Lý Bôn tức Lý Nam Đế (năm 544-5480), Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế (năm 722) . . . đều có sức khỏe hơn người và nổi tiếng về vật đã lãnh đạo toàn dân nổi lên chống quân Trung quốc xâm lược . Phùng Hưng giỏi vật và quật chết được cọp dữ dược nhân dân tôn là Đô Quân , vua của các đô vật , và người em ruột của ông là Phùng Hải , giỏi vật không kém anh , được nhân dân tôn là Đô Bảo , tướng của các đô vật trong thiên hạ (4)
Lò vật làng
Quỳnh Đô đã nổi tiếng trong vùng ngay từ thế kỷ thứ VI , thời kỳ nhà
Lương đang đô hộ Giao Châu. Tục ngữ có câu : “Lò vật Quỳnh Đô , rỏ cua Cổ điển”
, Quỳnh Đô thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông . Hồi còn son trẻ ,
lão đô Phạm Tu trước khi ra giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương
, khai sáng nhà nước Vạn Xuân năm 544, đã từng học vật tại Quỳnh Đô .
ông người làng Quang (tức làng Thanh Liệt , Thanh Trì, cùng quê hương
với thày đồ cương trực Chu Van An) đã sang tập vật làng bên là Quỳnh Đô
và trở thành một đô vật nổi tiếng trong vùng, nhân dân thường gọi là
Đô Tu (có tài liệu ghi là Đô Hồ, vì tương truyền thần thánh đất Tây Hồ
đã “ứng điềm lành” trong việc ông ra đời) (5)
Nhân
dân vùng Thanh Hóa ngày nay vẫn còn truyền tụng về lò vật nổi tiếng
của Dương Đình Nghệ , nơi sản xuất ra nhiều đô vật giỏi ra giúp Ngô
Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán (năm 939), dựng nền độc lập lâu dài
cho đất nước .
Ngay khi giành được nền tự chủ lâu dài cho dân tộc , các triều đại Đinh Lê Lý Trần và tiếp theo sau nữa , trong việc tổ chức quân đoiä gìn giữ bờ cõi , nhà nước đều coi trọng bộ môn vật , đã thiết lập trong quân ngũ nhiều đội vật , tổ chức thường xuyên đấu vật nhằm rèn luyện thể lực , lòng dũng cảm , tuyển lựa nhân tài và giải trí trong quân sĩ .
Đội Đô vật Xuân Trường thời Trần đã góp phần tạo chiến công hiển hách thắng quân Mông Nguyên, một đoàn quân hung hãn , có lối vật Mông cổ nổi tiếng đương thời . Bà Liệt , Hoài Đức Vương , con tư sinh của Trần Thừa , em cùng cha khác mẹ của vua Trần Thái Tông , cũng đã từng là một đô vật có hạng trong đội vật nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long .
Sử cũ chép : “ Nhâm Thìn , năm Thiên Ứng chính bình thứ I (1232) (nhà Tống , năm Thiệu Định thứ 5) . Tháng Giêng , mùa Xuân mới sắp xếp nghi lễ trong triều :
Phong cho em là Bà Liệt tước Hoài Đức Vương.
Thượng hoàng lúc còn hàn vi , có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt , huyện Tây Chân , khi đã có thai thì bỏ , sau sinh con trai , Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến . Người con trai ấy lúc lớn lên , mặt mũi khôi ngô , giỏi nghề võ , sung vào đội đánh vật . Một hôm , cùng với người trong đội đánh cầu , rồi lại cùng nhau đánh vật , người kia vật người con trai ấy ngã , chẹn lấy cổ , gần tắt thở , Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng : “ Nó là con ta đấy ! “ Anh kia sợ , buông ra , nhân thế gọi tên là Bà Liệt . Nay có lệnh phong tước cho (6)
Trong binh đội của triều đình nhà Lê, đô vật được chia làm nhiều loại từ thấp đến cao với những cấp bậc , tên gọi khác nhau , lịch trình đấu vật hàng năm và cách thi vật tại kinh đô Thăng Long được Phan Huy Chú ghi rõ ràng trong sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :
“Hàng năm , khi Tế cờ xong , sai hai viên quan võ coi thi đánh vật (một viên quản binh thị hậu , một viên quản ngoại binh) . Trước khi thi Đô và Sứ ba keo , rồi Đô và Sứ mới cử tử đệ rat hi . Những người mới tiến cử cùng đấu với nhau , ai thắng ba keo thì cho đấu với Xa . Thắng Xa ba keo thì cho đấi với Dù . Tuy thắng Dù ba keo , cũng không được đấu với Sứ . Lực đấu với Lực thắng ba keo thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ . Tuy thắng Sứ ba keo , cũng không được đấu với Đô. Nội lực sĩ đấu với Nội lực sĩ , thắng ba keo , thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ , thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô . Người mới tiến cử đấu với Dù thắng hai keo trở lên , thì cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Lực thắng hai keo trở lean , cho làm danh tướng ở Lực . Lực đấu với Dù thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa . Nội lực sĩ đấu với Xa , thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Dù thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Dù . Người nào thắng Sứ hai keo , cho chức phó đề hạt ; thắng Đô hai keo , cho chức đô úy .
Ngày Hội Vật đầu Xuân đã đến. Trống vật thúc dục làm nao nức lòng người. Già trẻ, trai gái đều bỏ mặc hết mọi công việc nhà, rủ nhau tụ tập đông đảo trưôc sân đình để dự khán. Các đô trong làng đều ghi tên dự thí. Những đô tứ xứ, ở các làng lân cận muốn xin dự thí phải mang lễ vật đến để xin cúng thần . Tùy theo lệ làng, có nơi lễ vật là đĩa sôi gấc, hay nhánh cau với vài lá trầu , hoặc bó hoa, trái cây hoa quả ø, hoặc thẻ nhang,...
Ngay khi giành được nền tự chủ lâu dài cho dân tộc , các triều đại Đinh Lê Lý Trần và tiếp theo sau nữa , trong việc tổ chức quân đoiä gìn giữ bờ cõi , nhà nước đều coi trọng bộ môn vật , đã thiết lập trong quân ngũ nhiều đội vật , tổ chức thường xuyên đấu vật nhằm rèn luyện thể lực , lòng dũng cảm , tuyển lựa nhân tài và giải trí trong quân sĩ .
Đội Đô vật Xuân Trường thời Trần đã góp phần tạo chiến công hiển hách thắng quân Mông Nguyên, một đoàn quân hung hãn , có lối vật Mông cổ nổi tiếng đương thời . Bà Liệt , Hoài Đức Vương , con tư sinh của Trần Thừa , em cùng cha khác mẹ của vua Trần Thái Tông , cũng đã từng là một đô vật có hạng trong đội vật nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long .
Sử cũ chép : “ Nhâm Thìn , năm Thiên Ứng chính bình thứ I (1232) (nhà Tống , năm Thiệu Định thứ 5) . Tháng Giêng , mùa Xuân mới sắp xếp nghi lễ trong triều :
Phong cho em là Bà Liệt tước Hoài Đức Vương.
Thượng hoàng lúc còn hàn vi , có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt , huyện Tây Chân , khi đã có thai thì bỏ , sau sinh con trai , Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến . Người con trai ấy lúc lớn lên , mặt mũi khôi ngô , giỏi nghề võ , sung vào đội đánh vật . Một hôm , cùng với người trong đội đánh cầu , rồi lại cùng nhau đánh vật , người kia vật người con trai ấy ngã , chẹn lấy cổ , gần tắt thở , Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng : “ Nó là con ta đấy ! “ Anh kia sợ , buông ra , nhân thế gọi tên là Bà Liệt . Nay có lệnh phong tước cho (6)
Trong binh đội của triều đình nhà Lê, đô vật được chia làm nhiều loại từ thấp đến cao với những cấp bậc , tên gọi khác nhau , lịch trình đấu vật hàng năm và cách thi vật tại kinh đô Thăng Long được Phan Huy Chú ghi rõ ràng trong sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :
“Hàng năm , khi Tế cờ xong , sai hai viên quan võ coi thi đánh vật (một viên quản binh thị hậu , một viên quản ngoại binh) . Trước khi thi Đô và Sứ ba keo , rồi Đô và Sứ mới cử tử đệ rat hi . Những người mới tiến cử cùng đấu với nhau , ai thắng ba keo thì cho đấu với Xa . Thắng Xa ba keo thì cho đấi với Dù . Tuy thắng Dù ba keo , cũng không được đấu với Sứ . Lực đấu với Lực thắng ba keo thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ . Tuy thắng Sứ ba keo , cũng không được đấu với Đô. Nội lực sĩ đấu với Nội lực sĩ , thắng ba keo , thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ , thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô . Người mới tiến cử đấu với Dù thắng hai keo trở lên , thì cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Lực thắng hai keo trở lean , cho làm danh tướng ở Lực . Lực đấu với Dù thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa . Nội lực sĩ đấu với Xa , thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Dù thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Dù . Người nào thắng Sứ hai keo , cho chức phó đề hạt ; thắng Đô hai keo , cho chức đô úy .
Ngày Hội Vật đầu Xuân đã đến. Trống vật thúc dục làm nao nức lòng người. Già trẻ, trai gái đều bỏ mặc hết mọi công việc nhà, rủ nhau tụ tập đông đảo trưôc sân đình để dự khán. Các đô trong làng đều ghi tên dự thí. Những đô tứ xứ, ở các làng lân cận muốn xin dự thí phải mang lễ vật đến để xin cúng thần . Tùy theo lệ làng, có nơi lễ vật là đĩa sôi gấc, hay nhánh cau với vài lá trầu , hoặc bó hoa, trái cây hoa quả ø, hoặc thẻ nhang,...
Bãi cỏ phẳng rộng trước sân đình làng được dùng làm đấu trường , ở giữa được kẻ vạch một vòng tròn , đường kính khoảng 6 mét bằng vôi trắng, vòng tròn này được gọi là sới vật. Có nơi sới vật là hình vuông mỗi cạnh tám mét , có nơi sới vật được đóng dóng bằng tre chung quanh , có nơi sới vật nằm dưới đáy ao nông cạn đã tát hết nước và khơi khô trước sân đình để dân làng , khán giả đứng chung quanh bờ xem cho rõ (sân này còn được dùng để đánh cờ người) . Hai bên sới vật là hai hàng cờ đuôi nheo ngũ hành gồm năm mầu xanh, đỏ đen vàng trắng, mỗi bên năm lá cờ . Các đô vật trong thiên hạ ởû trần trùng trục, chỉ đóng mỗi một cái khố , đầu chit khăn , ngồi thành hai hàng dưôi hai dẫy cờ . Người nào cũng lực lưỡng, bắp thịt nỏ nang rắn chắc.
Hai bên tả hữu trước sới vật là hai cái trống cái (trống lớn) , có nơi chỉ dùng một trống thôi , và những hàng ghế danh dự dành cho quí vị chức sắc trong làng và hàng tổng. Hai vị đàn anh trong dân được cử đánh trống cái , gọi là "cầm chịch" , nghĩa là làm nhiệm vụ của trưởng ban Trọng tài cuộc đấu .
Giữa hai trống cái đó là bàn thờ thần , và phía dưới , trước mặt bàn thờ , được trải một chiếc chiếu cạp điều để các đô lễ thần trưôc và sau khi giao đãu. Có điều họ lễ thần không bằng cả hai tay như bình thường mà chỉ lễ lên gối xuống gối chống một tay trái thôi.
Sau khi múa Ra Giàng , hai đô vật bắt đầøu giao đấõu. Trống vật liên tục mỗi hồi là ba tiếng. Hai người cầm chịch cứ người nọ đánh ba tiếng dứt thì người kia lại đánh ba tiếng tiếp theo. Các đô vật tài hoa thường dùng các miếng vật vừa đẹp mắt mà vẫn quyết liệt , nghiêm túc và chính xác .
Ngay giữa sới vật có ba người tuần đinh, làm nhiệm vụ của trọng tài phụ . Hai trong ba người này , mỗi người cầm một lá cờ đuôi nheo nhỏ phất phẩy làm hiệu lệnh vật, người thứ ba cầm một trống lưng (trống nhỏ) để gõ nhẹ khuyến khích , thúc dục hai đô tấn công tiếp.
Keo vật càng trở nên gây cấn, tiếng trống lại mau hơn, người tuầøn đinh kề hẳn trống vào mang tai các đô để thúc , để cổ võ để nhắc nhở , hai lá cờ đuôi nheo cũng nhộn nhịp phe phẩy không ngừng để giữ trật tự, giãn các khán giả vây vòng mỗi lúc một quá chặùt.
Khán giảø reo hò , la hét khuyến khích yểm trợï tinh thần "gà nhà", họ dán mắt vào từng miếng bốc , miếng sườn , miếng gồng của các đô , rồi reo lên khi đô nào đó hạ đối phương bằng một miếng đẹp mắt . Keo vật vào hồi quyết liệt , họ , những khán giả sát gần sới vật , nằm xoài ra đất để xem cho rõ .
Hai đối thủ nào bá cổ, nào tay nắm tay , hoặc thủ thế, giữ miếng , vờn nhau , . . . Họ ôm lưng, bá vai, ngáng chân, có lúc họ nắm tay nhau giật mạnh rồi buông ra cho té ngã. Cuộc đấu mỗi lúc một gay go, sôi động và hào hứng. Họ lừa nhau từng miếng, từng bưôc chân, từng cách di chuyển, rồi gặp cơ hội thuận tiện họ quật ngã ngửa nhau “lấm lưng trắng bụng” giữa tiếng reo hò ầm ĩ vui vẻ của mọi người ...
Giải nhất vừa được phá . Kẻ chiến thắng hiên ngang kiêu hãnh lên lãnh giải . Phần thưởng đôi khi chỉ là ba vuông vải nhiễu điều, gói trà mạn sen (có những Hội Vật lớn , giải chính là một con bò hay con nghé) và một phong pháo toàn hồng được xé ra đốt ngay sau cuộc đấõu như chào mừng người vô địch thiên hạ .
Sau ba ngày tận sức, tận lực chiến đấõu trong tinh thần thượng võ , huynh đệ , các đô lại quây quần dướâi mái đình cùng nhau chè chén vui vẻ .
V/ TRONG LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI
Vật cổ truyền Việt Nam đã có từ thời thượng cổ . Truyền thuyết và giai thoại về vật cũng phong phú và đa dạng .
Một truyền thống cao đẹp của vật là ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước , các anh hùng dân tộc cứu dân giúp nước phần lớn đều là những đô vật nổi tiếng trong dân gian , được nhân dân kính trọng và thờ phụng mà ngày nay vẫn còn đền thờ : như Lý Ông Trọng (Lý Thân) được thờ ở Chèm , (ngoại ô Hà Nội), như Đô Lỗ (Cao Lỗ) , Đô Nồi (Nồi Hầu) , giúp vua Thục An Dương Vương (năm 257-207 trước Tây lịch) , ngày nay nhân dân vẫn hương khói thờ phụng tại Cổ Loa.
Theo Thần tích đền Nghè (Hải Phòng) bà Lê Chân dựng đài thi võ , luyện vật cho ba quân , chiến đấu giúp Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Tây lịch) đánh đuổi quân Đông Hán Trung quốc . Đô Dương , Đô Chinh (Nguyễn Tam Chinh) đã là những bậc thày nổi tiếng trong làng xã trước khi ra giúp Hai Bà Trưng cứu nước . Khi chết , Đô Chinh được nhân dân nhớ ơn, vinh tôn là Thần Hoàng làng làng Mai Động (ngoại thành Hà Nội), thờ phụng cho đến ngày nay và được xưng tụng là ông tổ lò vật Mai Động .
Nhân đây cũng xin nêu lên một chi tiết cần tìm hiểu thêm về Thành Hoàng làng Mai Động của các tác giả Văn Hạc trong bài “Lai Lịch Và Ý Nghĩa Hội Vật Làng Mai Động” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật , số 100 phát hành tại Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 1942 (trang 15 , 16) và tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội Hè Đình Đám, quyển thượng xuất bản tại Saigon năm 1969 (trang 61) , các tác giả này đều cho Thành Hoàng Làng Mai Động là Bà Lê Chân , nhưng thần phả làng Mai Động và nhân dân làng này lại cho biết Thành Hoàng làng là lão đô Nguyễn Tam Chinh . (Bà Lê Chân và lão đô Nguyễn Tam Chinh đều là tướng lãnh của Hai Bà Trưng).
Thần phả làng Mai Động ghi :
Nguyễn Tam Chinh vốn người Thanh Hóa , vì chán cảnh mất nước , bỏ ra bắc tới Động Mơ tức Mai Động , thấy vùng đất lạ mới dừng lại mở trường dậy học . Ông thu nhận được 30 môn đồ , có sức khỏe , có kiến thức ,truyền dậy cả văn cả võ để đợi thời cơ . Trong các môn võ thuật , ông chú ý dậy cho học trò cách thức đấu vật . Ngày ngày , trước sân trường , ông ngồi xem từng cặp luyện tập , chỉ cho họ những ngón sơ hở và truyền cho họ những miếng hiểm ác để hạ thủ đối phương . Lớp học càng ngày càng tấn tới . Khi Hai Bà Trưng hiệu triệu nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định , ông làm lễ tế trời đất rồi cùng học trò kéo quân lên phụ giúp Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công . Già trẻ trai gái mở hội đón rước và tình nguyện xin theo Đô Chinh rất đông . Cũng từ đó môn vật được lưu truyền lại trong vùng . Hàng năm mỗi lần Tết đến , nhân dân ở nay lại tổ chức Hội Vật vào những ngày mồng 4, 5, 6 để tưởng nhớ người xưa .
Truyền thuyết cũng kể rằng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa , nhiều đô vật Kinh Bắc (Bắc-giang, Bắc-ninh) đã cùng bà Thánh Thiên hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành những tướng giỏi của Hai Bà . Thánh Thiên công chúa sau khi hy sinh đền nợ nước đã được nhân dân Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng , Bắc Giang) thờ làm Thần Hoàng làng .
Trước khi phát động quần chúng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô , Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật , luyện kiếm , bắn cung nỏ , huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào , vừa tinh thông các môn võ nghệ , chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên :Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nam !
(múa giáo chống hổ dễ , giáp mặt với vua Bà thực khó!)
Dân gian ngày nay còn truyền tụng câu ca dao nói lên sự ủng hộ của quần chúng đối với “Nhụy Kiều tướng quân” Triệu Thị Trinh và ca ngợi tài đức của bà :
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng.
Lý Bôn tức Lý Nam Đế (năm 544-5480), Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế (năm 722) . . . đều có sức khỏe hơn người và nổi tiếng về vật đã lãnh đạo toàn dân nổi lên chống quân Trung quốc xâm lược . Phùng Hưng giỏi vật và quật chết được cọp dữ dược nhân dân tôn là Đô Quân , vua của các đô vật , và người em ruột của ông là Phùng Hải , giỏi vật không kém anh , được nhân dân tôn là Đô Bảo , tướng của các đô vật trong thiên hạ (4)
Lò vật làng Quỳnh Đô đã nổi tiếng trong vùng ngay từ thế kỷ thứ VI , thời kỳ nhà Lương đang đô hộ Giao Châu. Tục ngữ có câu : “Lo øvật Quỳnh Đô , rỏ cua Cổ điển” , Quỳnh Đô thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông . Hồi còn son trẻ , lão đô Phạm Tu trước khi ra giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương , khai sáng nhà nước Vạn Xuân năm 544, đã từng học vật tại Quỳnh Đô . ông người làng Quang (tức làng Thanh Liệt , Thanh Trì, cùng quê hương với thày đồ cương trực Chu Van An) đã sang tập vật làng bên là Quỳnh Đô và trở thành một đô vật nổi tiếng trong vùng, nhân dân thường gọi là Đô Tu (có tài liệu ghi là Đô Hồ, vì tương truyền thần thánh đất Tây Hồ đã “ứng điềm lành” trong việc ông ra đời) (5)
Nhân dân vùng Thanh Hóa ngày nay vẫn còn truyền tụng về lò vật nổi tiếng của Dương Đình Nghệ , nơi sản xuất ra nhiều đô vật giỏi ra giúp Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán (năm 939), dựng nền độc lập lâu dài cho đất nước .
Ngay khi giành được nền tự chủ lâu dài cho dân tộc , các triều đại Đinh Lê Lý Trần và tiếp theo sau nữa , trong việc tổ chức quân đoiä gìn giữ bờ cõi , nhà nước đều coi trọng bộ môn vật , đã thiết lập trong quân ngũ nhiều đội vật , tổ chức thường xuyên đấu vật nhằm rèn luyện thể lực , lòng dũng cảm , tuyển lựa nhân tài và giải trí trong quân sĩ .
Đội Đô vật Xuân Trường thời Trần đã góp phần tạo chiến công hiển hách thắng quân Mông Nguyên, một đoàn quân hung hãn , có lối vật Mông cổ nổi tiếng đương thời . Bà Liệt , Hoài Đức Vương , con tư sinh của Trần Thừa , em cùng cha khác mẹ của vua Trần Thái Tông , cũng đã từng là một đô vật có hạng trong đội vật nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long .
Sử cũ chép : “ Nhâm Thìn , năm Thiên Ứng chính bình thứ I (1232) (nhà Tống , năm Thiệu Định thứ 5) . Tháng Giêng , mùa Xuân mới sắp xếp nghi lễ trong triều :
Phong cho em là Bà Liệt tước Hoài Đức Vương.
Thượng hoàng lúc còn hàn vi , có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt , huyện Tây Chân , khi đã có thai thì bỏ , sau sinh con trai , Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến . Người con trai ấy lúc lớn lên , mặt mũi khôi ngô , giỏi nghề võ , sung vào đội đánh vật . Một hôm , cùng với người trong đội đánh cầu , rồi lại cùng nhau đánh vật , người kia vật người con trai ấy ngã , chẹn lấy cổ , gần tắt thở , Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng : “ Nó là con ta đấy ! “ Anh kia sợ , buông ra , nhân thế gọi tên là Bà Liệt . Nay có lệnh phong tước cho (6)
Trong binh đội của triều đình nhà Lê, đô vật được chia làm nhiều loại từ thấp đến cao với những cấp bậc , tên gọi khác nhau , lịch trình đấu vật hàng năm và cách thi vật tại kinh đô Thăng Long được Phan Huy Chú ghi rõ ràng trong sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :
“Hàng năm , khi Tế cờ xong , sai hai viên quan võ coi thi đánh vật (một viên quản binh thị hậu , một viên quản ngoại binh) . Trước khi thi Đô và Sứ ba keo , rồi Đô và Sứ mới cử tử đệ rat hi . Những người mới tiến cử cùng đấu với nhau , ai thắng ba keo thì cho đấu với Xa . Thắng Xa ba keo thì cho đấi với Dù . Tuy thắng Dù ba keo , cũng không được đấu với Sứ . Lực đấu với Lực thắng ba keo thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ . Tuy thắng Sứ ba keo , cũng không được đấu với Đô. Nội lực sĩ đấu với Nội lực sĩ , thắng ba keo , thì cho đấu với Xa , thắng Xa ba keo , cho đấu với Dù , thắng Dù ba keo , cho đấu với Sứ , thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô .
Người mới tiến cử đấu với Dù thắng hai keo trở lên , thì cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Lực thắng hai keo trở lean , cho làm danh tướng ở Lực . Lực đấu với Dù thắng hai keo trở lên , cho làm danh tướng ở Dù , đấu với Xa thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa . Nội lực sĩ đấu với Xa , thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Xa , đấu với Dù thắng hai keo , cho làm danh tướng ở Dù . Người nào thắng Sứ hai keo , cho chức phó đề hạt ; thắng Đô hai keo , cho chức đô úy . Sứ thắng Sứ ba keo , cho đấu với Đô ; thắng Đô một keo , dẫu có thua một keo , cũng cho thăng chức . Đô mà thắng Đô , không thua keo nào , cho chức Đô úy. (chú giải : Đô , Sứ : các tay vật cao cấp ; Xa : có lẽ là quân ở các độ Tứ xa ; Dù : có lẽ là quân các độ Bả dù ; Lực : tên những đội quân, ví như Lực, Hành)” (7)
Một giai thoại về Trạng Vật dưới triều vua Lê Thánh Tông đã được Vũ Phương Đề ghi lại năm 1755 trong tác phẩm Công-Dư Tiệp-Ký :
Ông
Võ-Phong người làng Mộ-Trạch là em quan Thượng Võ-Hữu, nguyên người có
tướng ngũ-đoản (chân tay , tai , mắt , miệng , mũi , 5 thứ đều ngắn và
nhỏ , còn người thì thấp) nhưng rất giỏi về môn đấu vật . Đời vua Lê
Thánh-Tông (1460-70) nhân có một hôm ông ra kinh thành Tràng-An gặp lúc
vua đang ngự triều , ông thấy có viên Đô-lực sĩ vác chiếc chùy đồng
đứng hầu có vẻ dương dương tự đắc ! ông bèn quay lại hỏi bạn : này bác
người kia là ai ? có tài cán chi ? mà dám ngang nhiên như vậy .
Bạn đáp : Người đó là một võ sĩ sở trường về môn đánh vật , hiện thời không ai địch nổi ! như vậy cũng là một cách để tiến thân đó !
Nghe bạn kể xong ông lại hỏi rằng : nếu vậy ngày mai tôi muốn cùng y so tài cao thấp phỏng có được không ?
Bạn nghe xong vội vàng can rằng : người ta cao lớn thế kia mà bác thì bé loắt choắt như vậy ! sợ khi đối thủ lại làm trò cười cho thiên hạ đó thôi !
Ông mỉm cười đáp : điều đó xin Bác đừng ngại . Tôi đây bản lĩnh rất cao cường ! từ trước đến giờ chưa ai thắng nổi . Còn y chẳng qua chưa gặp địch thủ nên mới nổi danh , nhưng nay gặp tôi rồi Bác thử coi tôi sẽ thắng y một cách rất dễ đó ! Nói xong ông bèn viết một bản tấu xin cùng lực sĩ so tài .
Hoàng Thượng xem tấu phán rằng : lực sĩ của ta tuyển lựa trong muôn ngàn người mới được có một ! hỏi có ai hơn được nữa ? thế mà anh kia tài nghệ ra sao lại giám to gan lớn mật như vậy ? nhưng rồi Ngài cũng phê chuẩn và định ngày giờ tỉ thí để Ngài thân ngự ra coi .
Thế
rồi đến hôm tỉ thí , trong lúc đôi bên còn đương vờn nhau biểu diễn ,
thì ông quờ ngay xuống đất lấy một ít cát nắm kín trong lòng bàn tay ,
thừa lúc vô tình ném thẳng vào mặt địch thủ . Lực sĩ vừa nhắm mắt lại
thì nhanh như chớp , ông đã dùng miếng Xuyên Trừu , một tay thọc nách
một chân đệm phía sau lưng , đẩy mạnh một cái khiến cho Lực sĩ mất đà
bị nằm phơi bụng ngay trên mặt đất (Theo lệ đua vật , hễ ai bị nằm ngửa
bụng mới gọi là thua , còn nằm sấp bụng thì không kể) . Thế là ông đã
thắng cuộc một cách dễ dàng ! khán giả hoan hô nhiệt liệt .
Lúc ấy Hoàng-Thượng ở trên đài trông xuống thấy ông quật đổ Lực sĩ mau lẹ như vậy , Ngài cũng tấm tắc khen là một tay Thần dũng , rồi sai lột chức Đô Lực-sĩ để phong cho ông ; dần dần ông được thăng đến Cẩ-Y Thị-Vệ Úy-ty Chỉ-huy-Sứ , nổi tiếng là người chính trực siêng năng . . . . làm Trạng đô vật . . . (8)
Sử cũ cũng ghi chuyện Mạc Đăng Dung , người tạo dựng triều đại nhà Mạc (1527-1667), từng là một ngư phủ nghèo hèn , nhờ tài vật khéo léo mà nổi danh, bước tiến vào quan trường leo từ võ tướng lên đến bậc đế vương (9)
Một giai thoại nữa về vật có liên quan đến Mạc Đăng Dung được hai tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án trong tác phẩm Tang Thương Ngẫu Lục thế kỷ XIX ghi lại như sau :
Triều trước , ông Lê Tuấn Mậu , người làng Xuân Lội , huyện Yên Phong làm quan đến chức Đô Ngự Sử . Bấy giờ Mạc Đăng Dung do sự đánh vật mà được làm nên quan to. Ông nhiếc hắn rằng :
-Anh đừng cậy sức , ta rất có thể như thế được , nhưng không thèm làm nay thôi.
Đăng Dung tức , xin với vua cùng ông thou sức , ông hăng hái nhận lời , bôi mỡ vào mình , cài kim vào tóc và khố , vật cho Đăng Dung ngã suýt chết.
Khi Đăng Dung cướp ngôi , ông thác bệnh không ra . Y cố mời mãi , ông bảo người đỡ vực vào triều , rồi nhổ vào mặt hắn mà chết . (10)
Vào
thế kỷ XVI , có một giai thoại về quan Thượng thư mê vật như sau :
Thượng thư Nguyễn Doãn Khâm thời nhà Mạc ,vốn là một đô vật . Một ngày
Xuân nọ đi qua làng Giao Tất (Gia Lâm Bắc Ninh) mởù hội đầu năm , thấy
một đô vật đã ba ngày liền giữ giải làng . Ông dừng lại và xin vào đọ
sức . Đô vật đang giữ giải giận lắm , định bụng vật ông ngã ngay tức
khắc . Song chỉ một keo , ông đã làm cho đô vật ấy lấm lưng , trở tay
không kịp . Anh ta liền bái phục , xin nhường lại giải cho ông . Nhưng
ông không nhận . Đó là một giai thoại mà nhân dân hay truyền tụng để
nói lên tinh thần thượng võ và tính khiêm tốn , thương yêu lẫn nhau
giữa các đô vật (11)
Trên phần lớn các cột kèo , hoành phi , bình phong bằng gỗ quí tại đình , chùa , đền , miếu ở miền Bắc xưa các nghệ sĩ dân gian thường trang trí , chạm trổ , tạc khắc những cảnh sinh hoạt , hội hè đương thời , và đấu vật là một đề tài không thể thiếu trong những trang trí này .
Tác giả Bàng Bá Lân có bài thơ "Vô Địch" nói về đấu vật như sau :
Vô Địch
Trên sân cỏ trưôc đình, hai đấu thủ.
Hai tượng đồng - đối mặt đứng khom khom.
Bốn cánh tay dang thẳng đợi giao đòn;
Bốn chân vững như chôn liền xuống đất.
Họ lăn lẳn nhìn nhau vào tận mặt.
Bắp thịt căng, cuồn cuộn nổi như thừng.
Mắt gườm gườm như cọp dữ tranh hùng.
Cằm chành bạnh, tay chờn vờn giữ miếng.
Bỗng như chớp, cà hai cùng chồm đến.
Nắm tay nhau giật, lắùc, vặn tơi bời..
Tùng, tùng ... tùng. Trống vật giục liên hồi.
Cuộc giao đấu đã tới màn gay cấn :
Anh "Khố Đỏ", to con hơn chèn lấn
Ghì đối phưóng muốn nghẹt thởû rơi xương.
Nhưng "Khố Đen" luồn mau lẹ dị thường
Như lươn trạch, thoát vòng tay địch thủ.
Cuộc đấu sức vẫn chưa phân thắng phụ,
Mọi ngón đòn ác liệt được đưa ra.
Mồ hôi nồng thoa mỡ bóng làn da.
Bỗng "Khố Đỏ" vung tay như trăn gió.
Quấn chặt cứng lấy cánh tay đối thủ,
Còn tay kia quờ rộng bắt ngang chân
"Khố Đen" vùng nhẩy vọt vượt qua tầm
Tránh thoát kịp, và tung đòn hiểm độc.
Hắn húc mạnh đầu đối phương nghe "cộp"
"Khố Đỏ" bất ngờ lộng óc, chùn chân,
Mắt hoa lên, lỏng hở cánh tay thần
"Khố Đen" lẹ luồn nhanh vào bụng địch,
Chuyển thần lực, đội bổng trăm cân thịt
Quay một vòng và quật ngửa tênh hênh
Tiếng hò reo vang rộn cảø sân đình.
Hoan hô kẻ vừa thắng vòng chung kết . (12)
V/ ĐOẠN KẾT
Xuân đã hết, ai nấy lại tiếp tục công việc đồng áng và hẹn gặp nhau trong những ngày Xuân năm sau.
Điểm ghi nhận nơi đây là các đô vật nông dân xưa có một tinh thần thượng võ đáng kính trọng, họ ganh đua nhau trong tài cao thấp, kẻ thắng người bại đều hảø hê vui vẻ, khâm phục nhau thật sự, không hận thù ghen ghét. Mặc dù phần thưởng các giải vật không đáng giá bao nhiêu so với công lao lặn lội từ xa xôi và sắm sửa lễ vật mang đến, họ vẫn nao nức, hăng say rủ nhau đến phá giải. Hễ nghe thấy nơi nào, làng nào mở Hội Vật nhất nhất họ cũng hẹn hòø, lặn lội rủ nhau đến dự để đua sức, để xem mặt biết tên người vô địch.
Vật cổ truyền Việt Nam có xu thế thiên về các đánh và đỡ ở thế thấp . Tuy nhiên , vật Việt Nam cũng có sử dụng các miếng ở thế đánh cao như Đội, Sườn , và nhiều miếng đánh khác đòi hỏi kỹ thuật cao , nhưng nói chung ít được dùng . Và dù ở thế , miếng nào , thấp hay cao , đều dùng tài nghệ làm cho đối phương té ngã “lấm lưng trắng bụng” . loại trừ những lối đánh ác hiểm . Điều này đã trở thành đạo lý và phong tục trong làng vật Việt Nam xưa . Nhờ vậy , tuy trong từng làng xã chưa có luật lệ đấu vật thành văn rõ ràng , nhưng từ các đô vật tới người xem trước nay đều coi những lối đánh ác hiểm là xấu , là hèn , trái với tinh thần thượng võ chân chính . Những đô vật có kỹ thuật cao , có miếng đánh sáng tạo , điêu luyện , được nhân dân quí mến, tuổi trẻ tin theo , triều đình mộ dụng vậy.
_____Điểm ghi nhận nơi đây là các đô vật nông dân xưa có một tinh thần thượng võ đáng kính trọng, họ ganh đua nhau trong tài cao thấp, kẻ thắng người bại đều hảø hê vui vẻ, khâm phục nhau thật sự, không hận thù ghen ghét. Mặc dù phần thưởng các giải vật không đáng giá bao nhiêu so với công lao lặn lội từ xa xôi và sắm sửa lễ vật mang đến, họ vẫn nao nức, hăng say rủ nhau đến phá giải. Hễ nghe thấy nơi nào, làng nào mở Hội Vật nhất nhất họ cũng hẹn hòø, lặn lội rủ nhau đến dự để đua sức, để xem mặt biết tên người vô địch.
Vật cổ truyền Việt Nam có xu thế thiên về các đánh và đỡ ở thế thấp . Tuy nhiên , vật Việt Nam cũng có sử dụng các miếng ở thế đánh cao như Đội, Sườn , và nhiều miếng đánh khác đòi hỏi kỹ thuật cao , nhưng nói chung ít được dùng . Và dù ở thế , miếng nào , thấp hay cao , đều dùng tài nghệ làm cho đối phương té ngã “lấm lưng trắng bụng” . loại trừ những lối đánh ác hiểm . Điều này đã trở thành đạo lý và phong tục trong làng vật Việt Nam xưa . Nhờ vậy , tuy trong từng làng xã chưa có luật lệ đấu vật thành văn rõ ràng , nhưng từ các đô vật tới người xem trước nay đều coi những lối đánh ác hiểm là xấu , là hèn , trái với tinh thần thượng võ chân chính . Những đô vật có kỹ thuật cao , có miếng đánh sáng tạo , điêu luyện , được nhân dân quí mến, tuổi trẻ tin theo , triều đình mộ dụng vậy.
Chú thích
(1) Pierre Gourou , Les paysans du delta tonkinois , Paris, Monton et Ce Lahay , 1965 .
(2)Vật Việt Nam , Tổng cục Thể Dục Thể Thao, Ha Nội, 1974 , trang 9.
(3) Toan Ánh , Phong Tục Việt Nam , nhà XB Xuân Thu tái bản tại Los Alamitos USA , trang 230.
(4) Lý Tế Xuyên , Việt Điện U-Linh Tập , bản dịch của Lê Hữu Mục , Saigon , nhà sách Khai Trí , 1960 , trang 49 .
(5) Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nghìn Xưa Văn Hiến, tập I , tái bản lần 1, Hà Nội, nhà xuất bản Hà Nội , 2000, trang 133..
(6) Quốc Sử Quán thế ky XIX , Việt Sử Thông Giám Cương Mục ,(chinh tên là “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”) Chính biên, quyển 6-8, tập V , Tổ Biên Dịch : “Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa “ biên dịch và chú giải, Hà Nội, nhà xuất bản Văn Sử Địa, 1958 , trang 455 .
(7) Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tập IV Binh Chế Chí, Văn Tịch Chí, Bang Giao Chi, bảng sách dẫn, Viện Sử Học Việt Nam phiên dịch và chú giải, Đào Duy Anh hiệu đính, Hà Nội, nhà Xuất bản Sử Học, 1961, trang 34-35 .
(8) Vũ Phương Đề , Công-Dư Tiệp-Ký , quyển I, dịch giả Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, in lần thứ nhất, Saigon , Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản, 1961, trang 17-19 .
(9) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 , tập III , Hoàng Văn Lâu và Ngô Thế Long dịch và chú thích , Hà Nội , nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội , 1993 , trang 109
(10) Phạm Đình Hổ & Nguyễn Án , Tang Thương Ngẫu Lục , dịch giả Đạm Nguyên , quyển nhất, Saigon , Bộ QGGD xuất bản , 1962 , trang 85-86.
(11)Lê Đại , Nét Đẹp Của Tinh Thần Thượng Võ, tuần báo Thể Dục Thể Thao số 7(577) , Hà Nội , thứ bẩy 12 tháng 2 năm 1976, trang 4.
(12) Bàng Bá Lân , Vào Thu, Thơ , Saigon , nhà xuất bản Ánh Sáng , 1969 , trang 48 .
*
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * TÔN GIÁO CHÍNH TRỊ
*
BÀN TAY LÔNG LÁ CSVN TẠI VATICAN
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 29.04.2010
Hôm qua, 28.04.2010, khi viết về NHỮNG ẨN SỐ (x) VỀ BỔ NHIỆM GM.NHƠN (đăng lại ở bên dưới), chúng tôi viết về ẨN SỐ thứ bốn (x4) như sau:
ẨN SỐ thứ bốn (x4):
Tại sao Vatican chấp nhận cho
Gm Nhơn già 72 tuổi về làm Phó ?
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, Đức Giáo Hòang không trực tiếp nghiên cứu vấn đề bổ nhiệm ở Việt Nam, nhưng trao cho Thánh Bộ Ngọai giao. Tại Thánh Bộ Ngọai giao lúc này, có Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG, gốc Giáo phận Huế. Trước đây Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG lo vấn đề góp ý kiến này, nhưng nay Ngài đã già sắp về hưu, nên công việc này về tay Đức Ông CAO MINH DUNG. Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG là người Nam, thuộc Giáo phận Vĩnh Long. Đức Ông PHƯƠNG là người hiền lành, chân phương. Nhưng Đức Ông CAO MINH DUNG, người Huế, còn trẻ và ham danh vọng. Đức Ông Cao Minh Dung đã tỏ lộ cho một số bạn thân cùng lớp rằng ông cũng muốn làm Tổng Giám mục. Theo một số bạn hữu, thì Đức Ông DUNG chơi thân với CSVN. Chúng tôi sẽ có dịp, trong khuôn khổ một bài khác, nói chi tiết về sự liên lạc với CSVN như thế nào.
Vì vậy khi góp ý kiến với Vatican, thì Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG cũng dễ dàng lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT để mở rộng tương lai trống chỗ tại Hà Nội. Đồng thời cũng ưng thuận cử Gm Nhơn già 72 tuổi về Hà Nội để chết sớm và để chỗ lại cho mình chẳng hạn.
Bàn tay lông lá CSVN qua
Đức Ong CAO MINH DUNG ?
Chúng tôi nhận được thông tin Đức Oâng CAO MINH DUNG có những liên hệ thân thiện với CSVN khi về Việt Nam.
Những thông tin chi tiết dưới đây, chúng tôi nhận được trước ngày 28.04.2010, nhưng chúng tôi đắn đo cân nhắc xem có nên và khi nào mới đưa lên Diễn Đàn. Chúng tôi phải đợi ý kiến chấp thuận của nguồn tin khẳng định lần thứ hai xem có nên đưa lên Diễn Đàn hay không. Tối hôm qua, chúng tôi nhận được E-Mail của nguồn tin tái khẳng định rằng cứ việc đưa lên Diễn Đàn.
Bản tin mà chúng tôi có được về Đức Oâng CAO MINH DUNG là từ một Linh mục khá được biết đến và trọng tuổi, nên chúng tôi tin tưởng. Chắc chắn rằng nếu có gì sai trái, thì Linh mục ấy sẵn sàng chịu trách nhiệm. Bản tin được viết bằng VietNet (VIQR) nên chúng tôi đưa nguyên dạng chữ của người viết.
Bản Tin như sau :
« Anh ... tha^n me^'n
Xin ca?m o+n Anh dda~ ho^`i a^m\. Chu'ng to^i se~ ca^`u nguye^.n theo y' cu?a Anh\.
Ve^` Du+'c O^ng Dung (du+o+'i to^i 6 lo+'p) thi` qua? tha^.t tu+` la^u chu'ng to^i dda~ ra^'t tha^'t vo.ng\. Ba?n tha^n cu~ng nhu+ gia ddi`nh Dung ra^'t ddu+o+.c CS o be^' va` ngu+o+.c la.i Dung cu~ng ra^'t tha^n thie^'t vo+'i ca'n bo^. CS\. Mo^~i la^`n ve^` Hue^' (dda(.c bie^.t qua hai dda'm tang tha^n ma^~u va` tha^n phu.), Dung bao gio+` cu~ng ga(.p ma(.t, ta(.ng qua` (ha`ng trie^.u ddo^`ng) cho ma^'y te^n Co^ng an to^n gia'o (nhu+ trung ta' Pha.m DDu+'c Thua^.n va` trung ta' Nguye^~n Ho^`ng Lam...)\. La^`n dda'm tang tha^n ma^~u cu?a Dung, DDu+'c Cha The^? ban dda^`u kho^ng muo^'n chu? su+. le^~ an ta'ng (nhu+ y' Dung mo+`i), nhu+ng khi nghe Dung no'i la` chi'nh quye^`n va` co^ng an to^n gia'o ti?nh dda~ dde^'n pha^n u+u, DDu+'c Cha lie^`n thay ddo^?i tha'i ddo^., nha^n la`m chu? te^'\.
La^`n Dung ve^` Ha` No^.i nga`y 15-02-2009 cu`ng vo+'i DDu+'c O^ng Parolin va` DDu+'c O^ng Nguye^~n Va(n Phu+o+ng, chu'ng to^i dda~ nghe ra(`ng Dung co' la^.p tru+o+`ng dda^?y DDu+'c Cha Kie^.t kho?i Ha` No^.i. La^`n ddo' pha'i ddoa`n kho^ng o+? To`a Gia'm mu.c ma` o+? nha` kha'ch chi'nh phu?, va` CS dda~ cho xe va`o Hue^' cho+? ma^'y em cu?a Dung ra Ha` No^.i cho Dung ga(.p, o+? la.i nha` kha'ch chi'nh phu? cu`ng vo+'i Dung\.
Mo^~i la^`n ve^` Hue^', Dung chi? ga(.p DDu+'c Cha The^? va` ga(.p nhu+~ng cha na`o co' la^.p tru+o+`ng tho?a hie^.p vo+'i CS tho^i, kho^ng bao gio+` ga(.p cha Gia?i (tha^`y da.y), cha Ly' va` ...... (cu`ng cha ba?o tro+., cu`ng gia'o xu+', cu`ng chu?ng vie^.n)\. Tha^.m chi' ho^m dda'm tang tha^n phu. (o^ng Cao Minh Hie^'u), Dung cu~ng kho^ng mo+`i cha Gia?i va` …….. ddo^`ng te^' vi` so+. lie^n lu.y.
……….
(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)
.............
To^i ddo^`ng y' vo+'i Anh la` mo^.t nha^n vie^n ngoa.i giao cu?a To`a Tha'nh pha?i luo^n giu+~ la^.p tru+o+`ng trung la^.p\. (dda(.c bie^.t la` khi lie^n he^. mo+'i mo^.t chi'nh quye^`n gian tra' nhu+ CS), va` ne^n dde^? mo^.t chu+'c sa('c nu+o+'c ngoa`i phu. tra'ch Vie^.t Nam thi` to^'t ho+n\.
(Bản Tin trên chuyển sang UNICODE do Nguyễn Phúc Liên để độc giả dễ đọc)
« Anh ....... thân mến,
Xin cảm ơn Anh đã hồi âm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của Anh.
Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vo.ng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.
Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.
Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụỵ
……….
(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)
.............
Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn ».
CHÚ THÍCH
(của Nguyễn Phúc Liên về hai dòng cắt đi trong Bản Tin) :
Hai dòng này liên hệ đến vấn đề đàn bà liên quan đến một người rất thân của Đức Ông CAO MINH DUNG. Đây là phạm vi mà Công sản xử dụng như một chìa khóa bắt ép đối thủ phải chấp nhận những điều kiện. Vấn đề này liên hệ đến Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa kỳ). Chúng tôi muốn liên lạc với Cha ĐỖ THÀNH CHÂU để chính Ngài khẳng định hay liên lạc với Đức Ông CAO MINH DUNG thì tốt hơn.
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 29.04.2010.
NHỮNG ẨN SỐ (x)
VỀ BỔ NHIỆM GM.NHƠN
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 28.04.2010
Một vài độc giả đứng trước việc bổ nhiệm ngợm Gm NHƠN về Hà Nội thay thế TGM NGÔ QUANG KIỆT có những ẩn số (x) phải tìm hiểu thêm. Tôi cũng cảm thấy có một ít ẩn số trong vụ việc này. Việc TGM NGÔ QUANG KIỆT ra đi và Việc Gm NHƠN già 72 tuổi quốc doanh về Hà Nội thay thế làm hại ĐỨC TIN Giáo dân và nhất là giúp mục đích của CSVN nhằm phá vỡ LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ , niềm hãnh diện của Công Giáo và nguồn Hy vọng cho Dân tộc, khiến chúng tôi phải tìm hiểu những ẩn số gói ghém trong vụ việc, dù phải đau lòng.
1) ẨN SỐ thứ nhất (x1):
Gm NGƠN là ngợm giáo gian quốc doanh hay không ?
=> Moi móc trí nhớ, mặc dầu đã già, tôi tìm lại thời kỳ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo ra đời cách đây 6 năm và nhớ rằng Gm Nhơn là đầu nhóm tích cực ủng hộ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo XIN—CHO của CSVN, nghĩa là Pháp Lệnh buộc các Tôn Giáo phải tùy thuộc Chính trị của đảng CSVN. Mặc dầu các Đòan thể trong và ngòai nước cực lực phản đối Pháp Lệnh, nhưng Gm Nhơn đã đứng về nhóm ngợm Giáo gian quốc doanh để tha thiết mong mỏi Nhà Nước CSVN ra Pháp Lệnh. Tôi tin ở sự chuyên môn về Luật pháp của Luật gia lão thành TRẦN THANH HIỆP. Luật gia tuyên bố ngày 15.07.2004: “Nếu cái sản phẩm mà Uỷ ban Thường vụ đã nặn ra ngày 18-6-2004 không được thu hồi trước khi nó có thể tác hại thì từ ngày 15-11 trở đi, vĩnh biệt tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam“.
Không phải ngày nay, nhân vụ Gm Nhơn được bổ nhiệm về Hà Nội, tôi mới viết, nhưng tôi đã viết cách đây 6 năm, ngày 16.12.2004 (trong số báo VietTUDAN số 193) về đám ngợm Giáo gian quốc doanh, trong đó có Gm NGUYỄN VĂN NHƠN:
“Theo việc tuyên truyền của báo chí Nhà Nước và đặc biệt theo dõi báo Công Giáo và Dân Tộc, việc thai nghén quái thai hầu hết là do sự đóng góp tích cực của đám ngợm giáo gian quốc doanh. Báo chí đăng tải những cuộc Hội Họp đóng góp ý kiến cho Pháp Lệnh từ những Lãnh đạo Tôn Giáo. Họ tuyên truyền rằng Pháp Lệnh được thành hình là do ý kiến của chính Tôn Giáo. Người Nước Ngoài rất khó lòng phân biệt những Lãnh đạo chân chính và những Lãnh đạo Tôn Giáo quốc doanh. Khi trong những cuộc Hội Họp góp ý như vậy, có sự tham dự của những Giám Mục như Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN, Giám Mục LÊ PHONG THUẬN, GM. NGUYỄN TÍCH ĐỨC, GM. NGUYỄN THANH HOAN, tham dự của các Linh Mục như LM. THIỆN CẨM, LM.PHAN KHẮC TỪ, LM. NGUYỄN TẤN KHÓA..., thì cái quái thai kia được bọc bằng chiếc áo chùng thâm Giám Mục, Linh Mục. Người Nước Ngoài nhìn thấy chiếc áo chùng thâm mà dễ lầm về cái quái thai ghê tởm Ma cà rồng bên trong. Thậm chí một số Giáo dân Việt Nam còn lầm về quái thai này vì có sự góp ý của Giám Mục, Linh Mục mà chính họ chưa có giờ nhìn tính cách quốc doanh của những Giám Mục và Linh mục ấy. Chính quyền Hoa Kỳ nhìn rõ thấy sự ghê tởm của quái thai này và đã quyết định xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần lưu tâm về Tôn Giáo.
Trước việc quyết định đó của Hoa kỳ và Cao trào chống Pháp Lệnh từ Quốc nội đến Hải ngoại, Cộng sản lại xử dụng đám bầy tôi giáo gian quốc doanh để tuyên bố nhố nhăng chống lại quyết định của Hoa kỳ và những Đoàn thể đấu tranh chống Pháp Lệnh. Trong kỳ Đại Hội của đám ngợm vào đầu tháng 10 vừa rồi, khi đề cập đến việc Hoa kỳ xếp Việt Nam vào những nước đáng quan tâm về Tôn Giáo, Linh mục Nguyễn Tấn Khóa đã long trọng tuyên bố rằng Nhà Nước cần Mặt Trận Tổ Quốc can thiệp giải quyết những vấn đề Tôn Giáo. Linh mục muốn nhấn mạnh đến sự quan trọng của Điều 7 được cho vào Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo. Ngợm Nguyễn Tấn Khóa, Linh mục, Chủ tịch Uûy Ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, đã tuyên bố ngày 24.09.2004 (đăng trên báo NHÂN DÂN: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới đúng là cơ quan trọng yếu để quan tâm đến vấn đề tôn giáo Việt Nam chứ không phải là Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôn giáo luôn là nạn nhân của những thế lực thù địch với Việt Nam lợi dung. Cần phải có thời gian và sự can thiệp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nữa của Mặt trận Tổ quốc để đem lại lòng tin cho nhân dân, cho đồng bào có đạo đối với Đảng và Nhà nước. Mặt trận phải có mặt kịp thời để giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa những vị lãnh đạo tôn giáo với chính quyền một số nơi, không để "cái xảy nảy cái ung" khiến các thế lực thù địch lợi dung.”
Trong Buổi hội thảo hướng dẫn thi hành Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo được tổ chức ngày 8-10-2004 tại Hội trường Ban Dân vận Mặt trận Trung ương phía Nam, Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN đã hồ hởi trông đợi việc rặn đẻ ra quái thai Ma cà rồng ghê tởm: “Người Công giáo dấn thân phục vụ xã hội cũng chính là phục vụ người đồng đạo... Tôi nghĩ các tôn giáo sẽ có nhiều đóng góp tốt đẹp hơn nữa nếu được tạo nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp. Các tôn giáo đang trông đợi Pháp lệnh TNTG và Nghị định triển khai tạo nên một sự an tâm và tin tưởng”.(Trích Công giáo và Dân tộc, số 1479, tuần lễ 15.10 – 21.10.2004, tr. 14).
Ai cũng biết báo CÔNG GIÁO và DÂN TỘC là hòan tòan thuộc đám ngợn Giáo gian quốc doanh. Xin cứ vào số báo nêu trên để thấy rõ những lời tuyên bố của ngợm Gm Nhơn, chứ không phải là tôi bịa đặt ra nói láo.
Gm Nhơn đích danh là ngợm Giáo gian quốc doanh cùng với Giám Mục LÊ PHONG THUẬN, GM. NGUYỄN TÍCH ĐỨC, GM. NGUYỄN THANH HOAN, LM. THIỆN CẨM, LM.PHAN KHẮC TỪ, LM. NGUYỄN TẤN KHÓA...,
=> CSVN kiểm sóat gắt gao việc lên Giám mục, Tổng Giám mục hay Hồng y. Nếu Giám mục NHƠN không phải là Giáo gian ngoan ngõan theo chỉ thị của Cộng sản, thì CSVN không bao giờ ưng thuận cho Gm NHƠN lên Tổng Giám mục, NHẤT LÀ Ở VỊ TRÍ THỦ ĐÔ HÀ NỘI. Chính CSVN đã chứng minh Gm NHƠN là quốc doanh vậy.
2) ẨN SỐ thứ hai (x2):
Tại sao Hội đồng Giám mục ưng thuận loai TGM NGÔ QUANG KIỆT khỏi Hà Nội ?
CSVN, nhất là Nguyễn Thế Thảo, tìm mọi cách để lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi địa bàn Hà Nội vì Ngài cương trực nói lên SỤ THẬT. Ngài tượng trưng cho SỰ THẬT, thì CSVN bản tính là GIAN TRÁ, nên phải sợ SỰ THẬT.
Một số Gm ngợm Giáo gian quốc doanh luồn trôn, làm tay sai cho Cộng sản, tất nhiên theo lệnh của chủ là phải hùa nhau đuổi TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi Hà Nội theo lệnhy của chủ mình.
Một số Giám mục trẻ khác trong Hội Đồng Giám Mục VN, tuy không phải là quốc doanh, nhưng cũng hùa theo lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT chỉ vì hy vọng danh tước tương lai cho cá nhân mình. Thực vậy, TGM NGÔ QUANG KIỆT còn trẻ, nếu để ở Hà Nội, thì TGM Kiệt còn sống lâu, nên những tước hiệu Tổng Giám mục hay Hồng Y còn lâu lắm mới đến lần những Giám mục trẻ hiện nay. Tham vọng tước vị của những Giám mục trẻ ít hy vọng có được vì TGM KIỆT còn sống lâu. Thà rằng lọai TGM Kiệt trẻ này đi, để thay thế vào đó một Giám mục Nhơn già 72 tuổi sắp về hưu hay chết sớm đi để mình còn hy vọng. Đó có thể là thâm ý tính tóan của Gm VÕ ĐỨC MINH hay Gm NGUYỄN VĂN KHẢM chẳng hạn.
3) ẨN SỐ thứ ba (x3):
Tại sao Gm NHƠN già 72 tuổi chấp nhận về Hà Nội làm TGM phó với tất cả những khó khăn và bị Giáo dân tẩy chay?
Gm già NHƠN bị những Giám mục trẻ đẩy về Hà nội với tất cả những khó khăn, thậm chí viễn tượng bị Giáo dân tầy chay, giống như một con TỐT THÍ của những Giám mục trẻ. Thực vậy, nếu một Giám mục trẻ về Hà Nội lúc này và bị Giáo dân tẩy chay, thì cuộc đời danh vọng của Giám mục trẻ này kể như tiêu tùng, tuyệt nọc. Thấy con đường tuyệt nọc như vậy, nên không Giám mục trẻ nào giám về Hà Nội lúc này.
Gm Nhơn đã già 72 tuổi, gần đất xa trời rồi, phải gấp rút nắm lấy cơ hội để chớp vội vàng lấy chút danh Tổng Giám mục và biết đâu Hồng y. Vì vậy Gm Nhơn già 72 tuổi vẫn chấp nhận số phận TỐT THÍ, mặc cho Giáo dân phẩn đối, miễn là mình vội vàng nắm lấy chút danh vọng.
4) ẨN SỐ thứ bốn (x4):
Tại sao Vatican chấp nhận cho Gm Nhơn già 72 tuổi về làm Phó ?
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, Đức Giáo Hòang không trực tiếp nghiên cứu vấn đề bổ nhiệm ở Việt Nam, nhưng trao cho Thánh Bộ Ngọai giao. Tại Thánh Bộ Ngọai giao lúc này, có Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG, gốc Giáo phận Huế. Trước đây Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG lo vấn đề góp ý kiến này, nhưng nay Ngài đã già sắp về hưu, nên công việc này về tay Đức Ông CAO MINH DUNG. Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG là người Nam, thuộc Giáo phận Vĩnh Long. Đức Ông PHƯƠNG là người hiền lành, chân phương. Nhưng Đức Ông CAO MINH DUNG, người Huế, còn trẻ và ham danh vọng. Đức Ông Cao Minh Dung đã tỏ lộ cho một số bạn thân cùng lớp rằng ông cũng muốn làm Tổng Giám mục. Theo một số bạn hữu, thì Đức Ông DUNG chơi thân với CSVN. Chúng tôi sẽ có dịp, trong khuôn khổ một bài khác, nói chi tiết về sự liên lạc với CSVN như thế nào.
Vì vậy khi góp ý kiến với Vatican, thì Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG cũng dễ dàng lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT để mở rộng tương lai trống chỗ tại Hà Nội. Đồng thời cũng ưng thuận cử Gm Nhơn già 72 tuổi về Hà Nội để chết sớm và để chỗ lại cho mình chẳng hạn.
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 28.04.2010
***
GM. NHƠN HÈN HẠ
TÒNG PHẠM VỚI TỘI ÁC CSVN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.04.2010
Trọng kính Vị Giáo dân Công giáo,
Chúng ta đã nhiều chục năm đấu tranh bảo vệ Giáo Hội mẹ Việt Nam trước đàn áp của CSVN vô thần.
Trong mấy năm vừa qua cho đến nay, Giáo dân và Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ sống liền với Giáo dân đã tự động đứng lên theo ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM của mình đòi CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH thực sự cho mỗi cá nhân và xã hội.
Phong trào can đảm đòi hỏi này là niềm hãnh diện không những cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, mà còn cho cả Dân tộc mà người Công giáo làm thành phần. Phong trào can đảm đứng lên đòi CÔNG LÝ này của Giáo dân và Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ là hy vọng cho Giáo Hội và Dân Tộc đã phải sống bao chục năm trường dưới đè nén, bất công và tội ác của CSVN.
CSVN, mà lộ liễu nhất là Nguyễn Thế Thảo, tìm đủ mọi cách phá vỡ LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN và LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ này đang làm SỰ THIỆN cho Giáo Hội và Dân Tộc. Chúng đã xử dụng đám ngợm Giáo gian quốc doanh trong âm mưu phá vỡ này.
Chúng tôi chưa nói đến việc Vatican bổ nhiệm ngợm Giám mục NGUYỄN VĂN NHƠN về Hà Nội trong thâm ý thực hiện ý đồ phá vỡ sự TỐT ĐẸP và HÃNH DIỆN đứng lên của Tín Hữu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.
Chúng tôi chỉ nói tới việc GM. NHƠN cúi đầu thừa hành âm mưu của CSVN và của đồng bọn ngợm Giáo gian quốc doanh như Phan Khắc Từ chẳng hạn. Nếu Vatican ở xa không thấy rõ việc bổ nhiệm này gây tác hại, thì Gm NHƠN sống tại Quê Hương, thấy thâm ý tồi tàn của CSVN, có quyền cắt nghĩa cho Vatican và từ chối việc bổ nhiệm để tránh những điều ĐIỀU ÁC. Việc tránh những ĐIỀU ÁC là do Chúa dậy mà chính Giáo Hoang phai vang theo. Nhưng Gm NHƠN cứ nhận với tất cả hiểu biết những hậu quả ÁC ĐỘC của việc nhận làm của mình.
Qua việc Gm NHƠN cúi đầu nhận lệnh làm công việc này, tôi thấy :
=> Giám mục NHƠN là ngợm Giáo gian quốc doanh, làm TAY SAI cho CSVN nhằm phá vỡ Tinh thần Giáo dân đang lên, niềm hãnh diện cho Giáo Hội, và nguồn hy vọng cho Dân Tộc.
=> Ngợm Gm NHƠN đang làm GƯƠNG XẤU làm giảm sút ĐỨC TIN của Giáo dân
=> Ngợm Gm NHƠN không thể nào mở mồm nói về LƯƠNG TÂM trong sáng nữa vì ngợm mang lương tâm ác độc trước LƯƠNG TÂM chân thành của Giáo dân theo Lời dậy của Phúc Âm.
=> Ngợm Gm NHƠN là tên HÈN HA ĐÊ TIỆN, với tuổi 72 rồi, mà còn ham danh lợi cho cá nhân để làm điều phản bội lại Giáo Hội và Dân Tộc
=> Ngợm Gm NHƠN là tên TÒNG PHẠM với tội ác CSVN đã và còn tiếp tục.
Ngợm Gm NHƠN hèn hạ, vô lương tâm, làm gương xấu, làm tay sai cho Cộng sản và tòng phạm với tội ác CSVN sẽ được chúng tôi phổ biến rộng rãi trong Tổng Giáo phận Hà Nội để GIÁO DÂN và LINH MỤC, NAM TU SĨ tránh xa tên ngợm Gm NHƠN này.
Không phải chỉ riêng tên ngợm Gm NHƠN, mà cả đám ngợm Giáo gian quốc doanh đã và đang làm điều ác. Vì vậy, cúng tôi nhất quyết đem vụ Lm Phan Khắc Từ ra để kiện lên đến Vatican.
Trọng kính,
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.04.2010
*
BÀN TAY LÔNG LÁ CSVN TẠI VATICAN
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 29.04.2010
Hôm qua, 28.04.2010, khi viết về NHỮNG ẨN SỐ (x) VỀ BỔ NHIỆM GM.NHƠN (đăng lại ở bên dưới), chúng tôi viết về ẨN SỐ thứ bốn (x4) như sau:
ẨN SỐ thứ bốn (x4):
Tại sao Vatican chấp nhận cho
Gm Nhơn già 72 tuổi về làm Phó ?
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, Đức Giáo Hòang không trực tiếp nghiên cứu vấn đề bổ nhiệm ở Việt Nam, nhưng trao cho Thánh Bộ Ngọai giao. Tại Thánh Bộ Ngọai giao lúc này, có Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG, gốc Giáo phận Huế. Trước đây Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG lo vấn đề góp ý kiến này, nhưng nay Ngài đã già sắp về hưu, nên công việc này về tay Đức Ông CAO MINH DUNG. Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG là người Nam, thuộc Giáo phận Vĩnh Long. Đức Ông PHƯƠNG là người hiền lành, chân phương. Nhưng Đức Ông CAO MINH DUNG, người Huế, còn trẻ và ham danh vọng. Đức Ông Cao Minh Dung đã tỏ lộ cho một số bạn thân cùng lớp rằng ông cũng muốn làm Tổng Giám mục. Theo một số bạn hữu, thì Đức Ông DUNG chơi thân với CSVN. Chúng tôi sẽ có dịp, trong khuôn khổ một bài khác, nói chi tiết về sự liên lạc với CSVN như thế nào.
Vì vậy khi góp ý kiến với Vatican, thì Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG cũng dễ dàng lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT để mở rộng tương lai trống chỗ tại Hà Nội. Đồng thời cũng ưng thuận cử Gm Nhơn già 72 tuổi về Hà Nội để chết sớm và để chỗ lại cho mình chẳng hạn.
Bàn tay lông lá CSVN qua
Đức Ong CAO MINH DUNG ?
Chúng tôi nhận được thông tin Đức Oâng CAO MINH DUNG có những liên hệ thân thiện với CSVN khi về Việt Nam.
Những thông tin chi tiết dưới đây, chúng tôi nhận được trước ngày 28.04.2010, nhưng chúng tôi đắn đo cân nhắc xem có nên và khi nào mới đưa lên Diễn Đàn. Chúng tôi phải đợi ý kiến chấp thuận của nguồn tin khẳng định lần thứ hai xem có nên đưa lên Diễn Đàn hay không. Tối hôm qua, chúng tôi nhận được E-Mail của nguồn tin tái khẳng định rằng cứ việc đưa lên Diễn Đàn.
Bản tin mà chúng tôi có được về Đức Oâng CAO MINH DUNG là từ một Linh mục khá được biết đến và trọng tuổi, nên chúng tôi tin tưởng. Chắc chắn rằng nếu có gì sai trái, thì Linh mục ấy sẵn sàng chịu trách nhiệm. Bản tin được viết bằng VietNet (VIQR) nên chúng tôi đưa nguyên dạng chữ của người viết.
Bản Tin như sau :
« Anh ... tha^n me^'n
Xin ca?m o+n Anh dda~ ho^`i a^m\. Chu'ng to^i se~ ca^`u nguye^.n theo y' cu?a Anh\.
Ve^` Du+'c O^ng Dung (du+o+'i to^i 6 lo+'p) thi` qua? tha^.t tu+` la^u chu'ng to^i dda~ ra^'t tha^'t vo.ng\. Ba?n tha^n cu~ng nhu+ gia ddi`nh Dung ra^'t ddu+o+.c CS o be^' va` ngu+o+.c la.i Dung cu~ng ra^'t tha^n thie^'t vo+'i ca'n bo^. CS\. Mo^~i la^`n ve^` Hue^' (dda(.c bie^.t qua hai dda'm tang tha^n ma^~u va` tha^n phu.), Dung bao gio+` cu~ng ga(.p ma(.t, ta(.ng qua` (ha`ng trie^.u ddo^`ng) cho ma^'y te^n Co^ng an to^n gia'o (nhu+ trung ta' Pha.m DDu+'c Thua^.n va` trung ta' Nguye^~n Ho^`ng Lam...)\. La^`n dda'm tang tha^n ma^~u cu?a Dung, DDu+'c Cha The^? ban dda^`u kho^ng muo^'n chu? su+. le^~ an ta'ng (nhu+ y' Dung mo+`i), nhu+ng khi nghe Dung no'i la` chi'nh quye^`n va` co^ng an to^n gia'o ti?nh dda~ dde^'n pha^n u+u, DDu+'c Cha lie^`n thay ddo^?i tha'i ddo^., nha^n la`m chu? te^'\.
La^`n Dung ve^` Ha` No^.i nga`y 15-02-2009 cu`ng vo+'i DDu+'c O^ng Parolin va` DDu+'c O^ng Nguye^~n Va(n Phu+o+ng, chu'ng to^i dda~ nghe ra(`ng Dung co' la^.p tru+o+`ng dda^?y DDu+'c Cha Kie^.t kho?i Ha` No^.i. La^`n ddo' pha'i ddoa`n kho^ng o+? To`a Gia'm mu.c ma` o+? nha` kha'ch chi'nh phu?, va` CS dda~ cho xe va`o Hue^' cho+? ma^'y em cu?a Dung ra Ha` No^.i cho Dung ga(.p, o+? la.i nha` kha'ch chi'nh phu? cu`ng vo+'i Dung\.
Mo^~i la^`n ve^` Hue^', Dung chi? ga(.p DDu+'c Cha The^? va` ga(.p nhu+~ng cha na`o co' la^.p tru+o+`ng tho?a hie^.p vo+'i CS tho^i, kho^ng bao gio+` ga(.p cha Gia?i (tha^`y da.y), cha Ly' va` ...... (cu`ng cha ba?o tro+., cu`ng gia'o xu+', cu`ng chu?ng vie^.n)\. Tha^.m chi' ho^m dda'm tang tha^n phu. (o^ng Cao Minh Hie^'u), Dung cu~ng kho^ng mo+`i cha Gia?i va` …….. ddo^`ng te^' vi` so+. lie^n lu.y.
……….
(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)
.............
To^i ddo^`ng y' vo+'i Anh la` mo^.t nha^n vie^n ngoa.i giao cu?a To`a Tha'nh pha?i luo^n giu+~ la^.p tru+o+`ng trung la^.p\. (dda(.c bie^.t la` khi lie^n he^. mo+'i mo^.t chi'nh quye^`n gian tra' nhu+ CS), va` ne^n dde^? mo^.t chu+'c sa('c nu+o+'c ngoa`i phu. tra'ch Vie^.t Nam thi` to^'t ho+n\.
(Bản Tin trên chuyển sang UNICODE do Nguyễn Phúc Liên để độc giả dễ đọc)
« Anh ....... thân mến,
Xin cảm ơn Anh đã hồi âm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của Anh.
Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vo.ng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.
Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.
Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụỵ
……….
(Tôi, Nguyễn Phúc Liên, cắt đi hai hàng của Bản Tin quá tế nhị chưa tiện đưa lên Diễn Đàn lúc này. Xin xem thêm CHÚ THÍCH)
.............
Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn ».
CHÚ THÍCH
(của Nguyễn Phúc Liên về hai dòng cắt đi trong Bản Tin) :
Hai dòng này liên hệ đến vấn đề đàn bà liên quan đến một người rất thân của Đức Ông CAO MINH DUNG. Đây là phạm vi mà Công sản xử dụng như một chìa khóa bắt ép đối thủ phải chấp nhận những điều kiện. Vấn đề này liên hệ đến Linh mục ĐỖ THÀNH CHÂU (đang sống ở Hoa kỳ). Chúng tôi muốn liên lạc với Cha ĐỖ THÀNH CHÂU để chính Ngài khẳng định hay liên lạc với Đức Ông CAO MINH DUNG thì tốt hơn.
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 29.04.2010.
NHỮNG ẨN SỐ (x)
VỀ BỔ NHIỆM GM.NHƠN
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 28.04.2010
Một vài độc giả đứng trước việc bổ nhiệm ngợm Gm NHƠN về Hà Nội thay thế TGM NGÔ QUANG KIỆT có những ẩn số (x) phải tìm hiểu thêm. Tôi cũng cảm thấy có một ít ẩn số trong vụ việc này. Việc TGM NGÔ QUANG KIỆT ra đi và Việc Gm NHƠN già 72 tuổi quốc doanh về Hà Nội thay thế làm hại ĐỨC TIN Giáo dân và nhất là giúp mục đích của CSVN nhằm phá vỡ LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN, LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ , niềm hãnh diện của Công Giáo và nguồn Hy vọng cho Dân tộc, khiến chúng tôi phải tìm hiểu những ẩn số gói ghém trong vụ việc, dù phải đau lòng.
1) ẨN SỐ thứ nhất (x1):
Gm NGƠN là ngợm giáo gian quốc doanh hay không ?
=> Moi móc trí nhớ, mặc dầu đã già, tôi tìm lại thời kỳ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo ra đời cách đây 6 năm và nhớ rằng Gm Nhơn là đầu nhóm tích cực ủng hộ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo XIN—CHO của CSVN, nghĩa là Pháp Lệnh buộc các Tôn Giáo phải tùy thuộc Chính trị của đảng CSVN. Mặc dầu các Đòan thể trong và ngòai nước cực lực phản đối Pháp Lệnh, nhưng Gm Nhơn đã đứng về nhóm ngợm Giáo gian quốc doanh để tha thiết mong mỏi Nhà Nước CSVN ra Pháp Lệnh. Tôi tin ở sự chuyên môn về Luật pháp của Luật gia lão thành TRẦN THANH HIỆP. Luật gia tuyên bố ngày 15.07.2004: “Nếu cái sản phẩm mà Uỷ ban Thường vụ đã nặn ra ngày 18-6-2004 không được thu hồi trước khi nó có thể tác hại thì từ ngày 15-11 trở đi, vĩnh biệt tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam“.
Không phải ngày nay, nhân vụ Gm Nhơn được bổ nhiệm về Hà Nội, tôi mới viết, nhưng tôi đã viết cách đây 6 năm, ngày 16.12.2004 (trong số báo VietTUDAN số 193) về đám ngợm Giáo gian quốc doanh, trong đó có Gm NGUYỄN VĂN NHƠN:
“Theo việc tuyên truyền của báo chí Nhà Nước và đặc biệt theo dõi báo Công Giáo và Dân Tộc, việc thai nghén quái thai hầu hết là do sự đóng góp tích cực của đám ngợm giáo gian quốc doanh. Báo chí đăng tải những cuộc Hội Họp đóng góp ý kiến cho Pháp Lệnh từ những Lãnh đạo Tôn Giáo. Họ tuyên truyền rằng Pháp Lệnh được thành hình là do ý kiến của chính Tôn Giáo. Người Nước Ngoài rất khó lòng phân biệt những Lãnh đạo chân chính và những Lãnh đạo Tôn Giáo quốc doanh. Khi trong những cuộc Hội Họp góp ý như vậy, có sự tham dự của những Giám Mục như Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN, Giám Mục LÊ PHONG THUẬN, GM. NGUYỄN TÍCH ĐỨC, GM. NGUYỄN THANH HOAN, tham dự của các Linh Mục như LM. THIỆN CẨM, LM.PHAN KHẮC TỪ, LM. NGUYỄN TẤN KHÓA..., thì cái quái thai kia được bọc bằng chiếc áo chùng thâm Giám Mục, Linh Mục. Người Nước Ngoài nhìn thấy chiếc áo chùng thâm mà dễ lầm về cái quái thai ghê tởm Ma cà rồng bên trong. Thậm chí một số Giáo dân Việt Nam còn lầm về quái thai này vì có sự góp ý của Giám Mục, Linh Mục mà chính họ chưa có giờ nhìn tính cách quốc doanh của những Giám Mục và Linh mục ấy. Chính quyền Hoa Kỳ nhìn rõ thấy sự ghê tởm của quái thai này và đã quyết định xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần lưu tâm về Tôn Giáo.
Trước việc quyết định đó của Hoa kỳ và Cao trào chống Pháp Lệnh từ Quốc nội đến Hải ngoại, Cộng sản lại xử dụng đám bầy tôi giáo gian quốc doanh để tuyên bố nhố nhăng chống lại quyết định của Hoa kỳ và những Đoàn thể đấu tranh chống Pháp Lệnh. Trong kỳ Đại Hội của đám ngợm vào đầu tháng 10 vừa rồi, khi đề cập đến việc Hoa kỳ xếp Việt Nam vào những nước đáng quan tâm về Tôn Giáo, Linh mục Nguyễn Tấn Khóa đã long trọng tuyên bố rằng Nhà Nước cần Mặt Trận Tổ Quốc can thiệp giải quyết những vấn đề Tôn Giáo. Linh mục muốn nhấn mạnh đến sự quan trọng của Điều 7 được cho vào Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo. Ngợm Nguyễn Tấn Khóa, Linh mục, Chủ tịch Uûy Ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, đã tuyên bố ngày 24.09.2004 (đăng trên báo NHÂN DÂN: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới đúng là cơ quan trọng yếu để quan tâm đến vấn đề tôn giáo Việt Nam chứ không phải là Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôn giáo luôn là nạn nhân của những thế lực thù địch với Việt Nam lợi dung. Cần phải có thời gian và sự can thiệp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nữa của Mặt trận Tổ quốc để đem lại lòng tin cho nhân dân, cho đồng bào có đạo đối với Đảng và Nhà nước. Mặt trận phải có mặt kịp thời để giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa những vị lãnh đạo tôn giáo với chính quyền một số nơi, không để "cái xảy nảy cái ung" khiến các thế lực thù địch lợi dung.”
Trong Buổi hội thảo hướng dẫn thi hành Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo được tổ chức ngày 8-10-2004 tại Hội trường Ban Dân vận Mặt trận Trung ương phía Nam, Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN đã hồ hởi trông đợi việc rặn đẻ ra quái thai Ma cà rồng ghê tởm: “Người Công giáo dấn thân phục vụ xã hội cũng chính là phục vụ người đồng đạo... Tôi nghĩ các tôn giáo sẽ có nhiều đóng góp tốt đẹp hơn nữa nếu được tạo nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp. Các tôn giáo đang trông đợi Pháp lệnh TNTG và Nghị định triển khai tạo nên một sự an tâm và tin tưởng”.(Trích Công giáo và Dân tộc, số 1479, tuần lễ 15.10 – 21.10.2004, tr. 14).
Ai cũng biết báo CÔNG GIÁO và DÂN TỘC là hòan tòan thuộc đám ngợn Giáo gian quốc doanh. Xin cứ vào số báo nêu trên để thấy rõ những lời tuyên bố của ngợm Gm Nhơn, chứ không phải là tôi bịa đặt ra nói láo.
Gm Nhơn đích danh là ngợm Giáo gian quốc doanh cùng với Giám Mục LÊ PHONG THUẬN, GM. NGUYỄN TÍCH ĐỨC, GM. NGUYỄN THANH HOAN, LM. THIỆN CẨM, LM.PHAN KHẮC TỪ, LM. NGUYỄN TẤN KHÓA...,
=> CSVN kiểm sóat gắt gao việc lên Giám mục, Tổng Giám mục hay Hồng y. Nếu Giám mục NHƠN không phải là Giáo gian ngoan ngõan theo chỉ thị của Cộng sản, thì CSVN không bao giờ ưng thuận cho Gm NHƠN lên Tổng Giám mục, NHẤT LÀ Ở VỊ TRÍ THỦ ĐÔ HÀ NỘI. Chính CSVN đã chứng minh Gm NHƠN là quốc doanh vậy.
2) ẨN SỐ thứ hai (x2):
Tại sao Hội đồng Giám mục ưng thuận loai TGM NGÔ QUANG KIỆT khỏi Hà Nội ?
CSVN, nhất là Nguyễn Thế Thảo, tìm mọi cách để lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi địa bàn Hà Nội vì Ngài cương trực nói lên SỤ THẬT. Ngài tượng trưng cho SỰ THẬT, thì CSVN bản tính là GIAN TRÁ, nên phải sợ SỰ THẬT.
Một số Gm ngợm Giáo gian quốc doanh luồn trôn, làm tay sai cho Cộng sản, tất nhiên theo lệnh của chủ là phải hùa nhau đuổi TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi Hà Nội theo lệnhy của chủ mình.
Một số Giám mục trẻ khác trong Hội Đồng Giám Mục VN, tuy không phải là quốc doanh, nhưng cũng hùa theo lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT chỉ vì hy vọng danh tước tương lai cho cá nhân mình. Thực vậy, TGM NGÔ QUANG KIỆT còn trẻ, nếu để ở Hà Nội, thì TGM Kiệt còn sống lâu, nên những tước hiệu Tổng Giám mục hay Hồng Y còn lâu lắm mới đến lần những Giám mục trẻ hiện nay. Tham vọng tước vị của những Giám mục trẻ ít hy vọng có được vì TGM KIỆT còn sống lâu. Thà rằng lọai TGM Kiệt trẻ này đi, để thay thế vào đó một Giám mục Nhơn già 72 tuổi sắp về hưu hay chết sớm đi để mình còn hy vọng. Đó có thể là thâm ý tính tóan của Gm VÕ ĐỨC MINH hay Gm NGUYỄN VĂN KHẢM chẳng hạn.
3) ẨN SỐ thứ ba (x3):
Tại sao Gm NHƠN già 72 tuổi chấp nhận về Hà Nội làm TGM phó với tất cả những khó khăn và bị Giáo dân tẩy chay?
Gm già NHƠN bị những Giám mục trẻ đẩy về Hà nội với tất cả những khó khăn, thậm chí viễn tượng bị Giáo dân tầy chay, giống như một con TỐT THÍ của những Giám mục trẻ. Thực vậy, nếu một Giám mục trẻ về Hà Nội lúc này và bị Giáo dân tẩy chay, thì cuộc đời danh vọng của Giám mục trẻ này kể như tiêu tùng, tuyệt nọc. Thấy con đường tuyệt nọc như vậy, nên không Giám mục trẻ nào giám về Hà Nội lúc này.
Gm Nhơn đã già 72 tuổi, gần đất xa trời rồi, phải gấp rút nắm lấy cơ hội để chớp vội vàng lấy chút danh Tổng Giám mục và biết đâu Hồng y. Vì vậy Gm Nhơn già 72 tuổi vẫn chấp nhận số phận TỐT THÍ, mặc cho Giáo dân phẩn đối, miễn là mình vội vàng nắm lấy chút danh vọng.
4) ẨN SỐ thứ bốn (x4):
Tại sao Vatican chấp nhận cho Gm Nhơn già 72 tuổi về làm Phó ?
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, Đức Giáo Hòang không trực tiếp nghiên cứu vấn đề bổ nhiệm ở Việt Nam, nhưng trao cho Thánh Bộ Ngọai giao. Tại Thánh Bộ Ngọai giao lúc này, có Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG, gốc Giáo phận Huế. Trước đây Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG lo vấn đề góp ý kiến này, nhưng nay Ngài đã già sắp về hưu, nên công việc này về tay Đức Ông CAO MINH DUNG. Đức Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG là người Nam, thuộc Giáo phận Vĩnh Long. Đức Ông PHƯƠNG là người hiền lành, chân phương. Nhưng Đức Ông CAO MINH DUNG, người Huế, còn trẻ và ham danh vọng. Đức Ông Cao Minh Dung đã tỏ lộ cho một số bạn thân cùng lớp rằng ông cũng muốn làm Tổng Giám mục. Theo một số bạn hữu, thì Đức Ông DUNG chơi thân với CSVN. Chúng tôi sẽ có dịp, trong khuôn khổ một bài khác, nói chi tiết về sự liên lạc với CSVN như thế nào.
Vì vậy khi góp ý kiến với Vatican, thì Đức Ông Francesco CAO MINH DUNG cũng dễ dàng lọai TGM NGÔ QUANG KIỆT để mở rộng tương lai trống chỗ tại Hà Nội. Đồng thời cũng ưng thuận cử Gm Nhơn già 72 tuổi về Hà Nội để chết sớm và để chỗ lại cho mình chẳng hạn.
Gioan NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 28.04.2010
***
GM. NHƠN HÈN HẠ
TÒNG PHẠM VỚI TỘI ÁC CSVN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.04.2010
Trọng kính Vị Giáo dân Công giáo,
Chúng ta đã nhiều chục năm đấu tranh bảo vệ Giáo Hội mẹ Việt Nam trước đàn áp của CSVN vô thần.
Trong mấy năm vừa qua cho đến nay, Giáo dân và Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ sống liền với Giáo dân đã tự động đứng lên theo ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM của mình đòi CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH thực sự cho mỗi cá nhân và xã hội.
Phong trào can đảm đòi hỏi này là niềm hãnh diện không những cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, mà còn cho cả Dân tộc mà người Công giáo làm thành phần. Phong trào can đảm đứng lên đòi CÔNG LÝ này của Giáo dân và Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ là hy vọng cho Giáo Hội và Dân Tộc đã phải sống bao chục năm trường dưới đè nén, bất công và tội ác của CSVN.
CSVN, mà lộ liễu nhất là Nguyễn Thế Thảo, tìm đủ mọi cách phá vỡ LỰC LƯỢNG GIÁO DÂN và LINH MỤC, NAM NỮ TU SĨ này đang làm SỰ THIỆN cho Giáo Hội và Dân Tộc. Chúng đã xử dụng đám ngợm Giáo gian quốc doanh trong âm mưu phá vỡ này.
Chúng tôi chưa nói đến việc Vatican bổ nhiệm ngợm Giám mục NGUYỄN VĂN NHƠN về Hà Nội trong thâm ý thực hiện ý đồ phá vỡ sự TỐT ĐẸP và HÃNH DIỆN đứng lên của Tín Hữu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.
Chúng tôi chỉ nói tới việc GM. NHƠN cúi đầu thừa hành âm mưu của CSVN và của đồng bọn ngợm Giáo gian quốc doanh như Phan Khắc Từ chẳng hạn. Nếu Vatican ở xa không thấy rõ việc bổ nhiệm này gây tác hại, thì Gm NHƠN sống tại Quê Hương, thấy thâm ý tồi tàn của CSVN, có quyền cắt nghĩa cho Vatican và từ chối việc bổ nhiệm để tránh những điều ĐIỀU ÁC. Việc tránh những ĐIỀU ÁC là do Chúa dậy mà chính Giáo Hoang phai vang theo. Nhưng Gm NHƠN cứ nhận với tất cả hiểu biết những hậu quả ÁC ĐỘC của việc nhận làm của mình.
Qua việc Gm NHƠN cúi đầu nhận lệnh làm công việc này, tôi thấy :
=> Giám mục NHƠN là ngợm Giáo gian quốc doanh, làm TAY SAI cho CSVN nhằm phá vỡ Tinh thần Giáo dân đang lên, niềm hãnh diện cho Giáo Hội, và nguồn hy vọng cho Dân Tộc.
=> Ngợm Gm NHƠN đang làm GƯƠNG XẤU làm giảm sút ĐỨC TIN của Giáo dân
=> Ngợm Gm NHƠN không thể nào mở mồm nói về LƯƠNG TÂM trong sáng nữa vì ngợm mang lương tâm ác độc trước LƯƠNG TÂM chân thành của Giáo dân theo Lời dậy của Phúc Âm.
=> Ngợm Gm NHƠN là tên HÈN HA ĐÊ TIỆN, với tuổi 72 rồi, mà còn ham danh lợi cho cá nhân để làm điều phản bội lại Giáo Hội và Dân Tộc
=> Ngợm Gm NHƠN là tên TÒNG PHẠM với tội ác CSVN đã và còn tiếp tục.
Ngợm Gm NHƠN hèn hạ, vô lương tâm, làm gương xấu, làm tay sai cho Cộng sản và tòng phạm với tội ác CSVN sẽ được chúng tôi phổ biến rộng rãi trong Tổng Giáo phận Hà Nội để GIÁO DÂN và LINH MỤC, NAM TU SĨ tránh xa tên ngợm Gm NHƠN này.
Không phải chỉ riêng tên ngợm Gm NHƠN, mà cả đám ngợm Giáo gian quốc doanh đã và đang làm điều ác. Vì vậy, cúng tôi nhất quyết đem vụ Lm Phan Khắc Từ ra để kiện lên đến Vatican.
Trọng kính,
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.04.2010
*
DOUGLAS MAC ARTHUR * NGƯỜI LÍNH GIÀ
*
Người Lính Gìà Không Bao Giờ Chết
Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết là câu hát của nguời lính Mỹ trong doanh trại thời truớc, nhưng khi câu hát này đuợc thốt ra từ Tuớng Douglas MacArthur khi ông đọc bài điều trần trước luỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ sau khi bị cất chức Tư lịnh tối cao quân đội Hoa kỳ ở Ðông Nam Á và các lực luợng Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc Hàn năm 1950, thì trở thành bất hủ.
*
Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết là câu hát của nguời lính Mỹ trong doanh trại thời truớc, nhưng khi câu hát này đuợc thốt ra từ Tuớng Douglas MacArthur khi ông đọc bài điều trần trước luỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ sau khi bị cất chức Tư lịnh tối cao quân đội Hoa kỳ ở Ðông Nam Á và các lực luợng Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc Hàn năm 1950, thì trở thành bất hủ.
Ông
là một trong những vị tuớng 5 sao của Hoa Kỳ đuợc nhiều huy chuơng
chiến trường nhất, và ông là một thiên tài quân sự đuợc xem là một
Caesar. Nhưng trong một phương diện khác, ông gây ra nhiều ý kiến chống
đối, đó là lý do tại sao ông không đuợc bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, mà
chỉ làm một nguời Lính Già Không Bao Giờ Chết.
Ông
sinh truởng trong một gia đình võ nghiệp. Cha ông là tướng chỉ huy lực
lượng Hoa Kỳ chiếm đóng Phi luật Tân sau cuộc chiến tranh Hoa Kỳ -Tây
Ban Nha 1898. Lúc nhỏ sống trong doanh trại, ông được dự những buổi
chào cờ và diễn hành quân cách, nên nuôi giấc mộng làm lính. Ông đuợc
gởi học truờng thiếu sinh quân, và lớn lên đuợc thâu nhân vào truờng West Point .
Sau khi ra truờng vào năm 1904, ông đuợc gắn cấp thiếu úy ngành công
binh, và phục vụ ở Phi Luật Tân để xây cất đường sá và bến tàu, rồi làm
sĩ quan tùy viên cho cha. Nhờ đó ông đuợc tháp tùng theo cha trong các
cuộc thăm viếng Nhật Bản, Trung Hoa và Singapore, và có nhận định sớm
là tương lai quyền lợi Hoa Kỳ không phải ở Au Châu mà là ở các nuớc Á
Châu đang giành lại quyền độc lập.
Trở về Hoa Kỳ ông tham gia công trình kênh Panama, phụ trách
xây cất San Francisco sau vụ động đất 1906, tham gia trận chiến tranh
với Mexico năm 1913. Khi Thế chiến 1 bùng nổ, ông là Ðại tá trong đoàn
quân Viễn chinh Hoa Kỳ sang chiến đấu ở Pháp năm 1917. Mặc dù là sĩ
quan tham mưu sư đoàn, ông thích cầm quân ra trận. Ông là một sĩ quan
gan dạ trong các trận đẩm máu nhất của mặt trận miền Tây (Pháp, Bỉ va
Hoa Lan) ông được gắn 7 anh dũng bội tinh Silver Star, một DSC
(Distinguished Service Cross), một DSM (Distinguished Service Medal) và
một Legion d honneur(Bắc đẩu bội tinh) của quân đội Pháp, và đuợc
thăng cấp Tuớng một sao.
Cũng
như các danh tuớng Mỹ khác, ông có một lối ăn mặc đặc biệt, không gài
cúc cổ áo, không mang cà vạt, và thích đội chiếc nón két bàu nhàu thêu
kim tuyến trông rất tài tử.
Ông
được cử làm Chỉ Huy Trưởng trường West Point năm 1919 lúc 39 tuổi, là
một trong nhũng vị chỉ huy truởng trẻ nhất. Ông thực hiện nhiều cải
cách sâu rộng như nâng cao tinh thần thể thao, mang môn khiêu vũ vào
chuơng trình, khuyến khích SVSQ khích đọc báo hàng ngày để tiếp xúc với
thế giới bên ngoài. Về văn hóa, ông thấy người lính tương lai không
còn là hạng chuyên nghiệp nữa mà xuất thân từ các tầng lớp xã hội, nên
người sĩ quan không thể dùng kỷ luật khắc khe và hình phạt nặng nề để
chỉ huy mà phải có tầm hiểu biết rộng rãi về tâm lý, lịch sử, xã hội và
những mối tuơng quan trên thế giới, nên khoa Nhân văn (Sử, Văn chuơng)
và Khoa học xã hội (Xã hội, Luật, Kinh Tế) được mang vào, và các giảng
viên được gởi đến các đại học bên ngoài hàng năm một tháng để trau dồi
kiến thức. Nhờ vậy văn bằng tốt nghiệp West Point đuợc Quốc hội HK biểu quyết chấp nhận có giá trị ngang hàng với văn bằng cử nhân ở các đại học dân sự.
Năm
1922 ông được cử trở lại Phi Luật Tân chỉ huy lực luợng quân sự HK ở
Manila trong 3 năm, khi trở về HK ông được thăng cấp Tuớng 2 sao chỉ
huy cấp quân đoàn, rồi làm việc tại Bộ Quốc phòng.
Năm
1930 ông được cử làm TổngTham mưu trưởng quân lực HK, và được mang cấp
tuớng 4 sao giả định theo chức vụ. Ông thực hiện nhiều công tác quan
trọng, như ra Quốc Hội tranh đấu đòi tăng ngân sách quốc phòng, gia
tăng quân đội, lập ra trường tham mưu trung cấp Leavenworth giúp sĩ
quan trẻ có cơ hội tiến xa trên đường võ nghiệp, lập ra Ðại học quân sự
để giúp cấp tá lãnh đạo sau này. Nhờ vậy khi Ðại chiến 2 bùng nổ, quân
đôi HK có đủ cấp sĩ quan lãnh đạo.
Khi
TT Roosevelt đắc cử năm 1930, chính sách New Deal đuợc mang ra để giải
quyết nền kinh tế khủng hoảng. Một tổ chức gọi là Civilian
Conservation Corps thu hút hơn 300 ngàn người trẻ không có việc để thực
hiện những chương trình như xây trường học, tu bổ công ốc, xẻ đường,
khơi sông và trồng rừng. Chương trình này gặp khó khăn buớc đầu vì tất
cả đoàn viên đều là dân thất nghiệp luời biếng và thiếu kỷ luật, nên
ông được giao phó nhiệm vụ này. Nhờ áp dụng tổ chức quân đội và dùng sĩ
quan điều hành, ông đã thực hiện kế chưong trình này tốt đẹp.
Năm
1934 nhiệm kỳ Tham mưu truởng đáo hạn, ông vận động ở lại để có thể
thực hiện nhiều chương trình khác, nhưng không được. Trong lúc đang khó
xử, vì ông sẽ trở lại cấp cũ, thì phái đoàn chính phủ Phi Luật Tân
sang Washington nhờ chính phủ HK giới thiệu một vị cố vấn quân sự để
thành lập một đội quân chuẩn bị cho một nuớc PLT sắp được HK trao lại
độc lập vào năm 1946. Nếu nhận chức vụ này ông phải rời quân đội. Ðó là
một khổ tâm của ông, mặc dù ông hưởng đuợc nhiều quyền lợi lớn. Cuối
cùng buộc lòng, ông chấp nhận, và chính phủ đặc phái Ðại tá Eisenhower
đi theo làm phụ tá cho ông.
Vào năm 1940, Ðế quốc Nhật Bản đang bành truớng thế lực
trong vùng Ðông Nam Á. Vì thời gian cấp bách và ngân sách eo hẹp nên
ông phỏng theo Thụy sĩ lập một đạo quân trừ bị, nghĩa là chỉ duy trì một
đạo quân hiện dịch 40 ngàn, còn ngoài ra sẽ đào tạo một đạo quân trừ
bị khoảng 200 ngàn nguời trong thời gian 6 năm, khi bình thuờng ở nhà,
khi có chiến tranh sẽ trở lại nhập ngũ. Ðó là một kế hoạch sai lầm, vì
đạo quân này ô hợp tan rả nhanh chóng khi quân Nhật đổ lộ lên Luzon vào năm 1941.
Sau
khi chiếm Triều Tiên, Mãn Châu, miền Bắc Trung Hoa, các tỉnh Thuợng
Hải, Bắc Kinh và Ðài Loan, Nhật Bản thấy không đủ sức để chiếm nốt
Trung Hoa, nên ngừng lại và quay ra bành trướng trong vùng Thái Bình
Duơng để chiếm các tài nguyên quan trọng cần cho bộ máy chiến tranh như
dầu hỏa ở Nam Duơng, cao su ở Mã Lai và hầm mỏ ở Úc. Khởi sự Nhật đưa
quân vào Ðông Duơng năm 1940 với sự đồng ý của Pháp để đánh chiếm Mã
Lai, Singapore, và tiếp tục đổ quân chiếm các quần đảo Marinas,
Solomons và Papua New Guinea để xâm chiếm Úc. Truớc tình hình nghiêm
trong, Bộ Tổng Tham mưu HK gọi ông trở lại quân đội và thăng ông cấp
Tuớng 3 sao vào tháng 7/41 làm tư lệnh quân đội HK và PLT.
Khi quân Nhật thình lình oanh tạc Pearl Harbour ngày 8/12/41, ông đuợc thăng lên tuớng 4 sao chỉ huy tất cả lực luợng HK ở Thái Bình Duơng.
Lực luợng HK ở PLT chỉ gồm có 3 sư đoàn với quân số không đầy đủ duới quyền chỉ huy
của tuớng Wainwright, ông yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) gởi thêm quân
và vũ khí, nhưng không đuợc đáp ứng, vì ưu tiên dành cho mặt trận Âu
Châu.
Nên
khi quân Nhật từ Ðài Loan đổ bộ 200,000 quân cùng với hàng trăm phi cơ
lên bán đảo Luzon phía Bắc PLT thì HK không chống đỡ nỗi, quân đội HK
rút về cố thủ ở bán đảo Battan cách Manila vài chục dặm về phía Bắc,
nhưng Battan thất thủ, ông và và bộ tham mưu rời Manila rút ra đảo
Corregidor ngoài vịnh Manila. Ông cuơng quyết cố thủ để chờ tiếp viện.
Bộ TTM duới quyền tướng Marshall
yêu cầu ông rời hòn đảo này để qua Úc lập lực lượng phản công, ông từ
chối dù phải bỏ mạng. Tuớng Marshall lo ngại nếu tuớng MacArthur bị bắt
sống thì đó là một sự nhục nhã đối với cường quốc HK và làm mất tinh
thần quân đôi HK trên khắp thế giới, nên ra lệnh ông phải rời. Hải quân
đuợc lệnh phái tàu đến đưa ông và ban tham mưu xuống đảo Midanao phía
Nam PLT, và từ đó không quân đưa ông sang Darwin , thành phố bắc Úc.
Ông
cảm thấy hổ thẹn như kẻ đào ngũ bỏ rơi quân đội, nhưng ông hứa, “I
shall return.” Ðó là câu nói bất hủ đã dày vò tâm hồn ông ngày đêm cho
đến khi giải phóng đuợc PLT mới thôi. Khi ông vừa đến Darwin thì không quân Nhật dội bom xuống thành phố này. Khi xuống Melbourne
ông được thủ tuớng Úc John Curtin và dân chúng thành phố này đón mừng
như một vị anh hùng. Trong khi đó ở HK bộ máy tuyên truyền ca ngợi ông
để nâng cao tinh thần quân đội, các hội hè, các đoàn thể và các truờng
học đều treo cờ và hình ảnh của ông.
Ông
đuợc cử làm chỉ huy lực luợng HK và các nuớc Ðồng Minh ở Viễn Ðông,
nhưng ông khổ tâm vì quân lực HK chưa có mặt trên đất Úc. Trong khi đó
nuớc Úc đang bao trùm trong một bầu không khí bại trận đến nơi, vì Úc
đang bị bỏ ngõ, quân lực Úc gồm 4 sư đoàn thiện chiến đang ở mặt trận
Bắc Phi, Hải quân Úc đang ở Ðia Trung Hải và không lực Úc đang ở Trung
Ðông, nên dân chúng lo sợ quân Nhật có thể xuất hiện bất cứ ở đâu và
bất cứ lúc nào.
Sự có mặt của ông mang lại một niềm hy vọng lớn cho dân Úc. Ông đặt bản doanh tại thành phố Brisbane ,
ngụ tại khách sạn Lennon và làm việc tại tòa nhà AMP. Khi mặt trận Âu
Châu bắt đầu nghiêng về phe Ðồng Minh, Tổng Tham Mưu Truởng Hoa Kỳ mới
bắt đầu nghĩ đến chiến truờng Viễn Ðông, quân đoàn 8 do tuớng
Eichelberger và nhiều phi đoàn vận tải và chiến đấu đuợc gởi sang Úc.
Chiến
luợc của Nhật là một mặt chiếm các quần đảo Solomons, Papua Guinea, và
một mặt khác diệt tan hạm đội HK, cắt đứt đuờng hải vận từ HK, tức là
làm bá chủ được vùng Thai Bình Duơng, và vấn đề xâm chiếm Úc không còn
khó khăn nữa, nên Nhật đã oanh tại Trân Châu Cảng ngày 8/12/41 hòng
tiêu diệt hạm đội 7 của HK, nhưng không thành công, nên qua năm sau, Đô
đốc Yomamoto dẫn hạm đội hùng hậu với 4 hàng không mẫu hạm chứa trên
hàng trăm phi cơ quyết tâm tiêu diệt hạm đội HK.
Nhờ
bắt được tín hiệu mật của Nhật, Hải quân HK phát hiện sớm và đánh tan
đoàn chiến hạm Nhật gần đảo Midway. Trận hải chiến này đã xoay chiều
mặt trận Thái Bình Dương. Trong khi đó, tướng MacArthur bắt đầu phản
công những quần đảo. Những trận đánh chiếm những căn cứ Nhât trên các
quần đảo này là những trận đẫm máu đắt giá với 1 đổi 2, bởi vì quân
Nhật cố thủ trong những hầm hố kiên cố. Sau khi chiếm đuợc đảo
Solomons, HK va Úc bắt đầu phản công New Guinea .
Khi các căn cứ lớn như Rabaul, Lae, Gona và Buna lọt vào tay HK, và
quân Úc đánh tan đuợc quân Nhật ở con đuờng mòn Kokoda phía Bắc thị
trấn Moresby của Papua New Guinea thì Đồng Minh coi như làm chủ tình
hình quần đảo này, và tuớng MacAthur tuyên bố với dân Úc mối đe doa
Nhật không còn nữa.
Bây
giờ tướng MacArthur mới nghĩ đến kế hoạch giải phóng PLT như lời hứa,
nhưng các tư lệnh Hải quân và Không quân muốn bỏ PLT mà đánh thẳng vào
Nhật. TT Roosevelt bay sang Hawai họp với các tuớng vùng Viễn Ðông để
vạch một kế hoạch phản công. Ông thuyết phục TT Roosevelt phải giải phóng PLT.
Ông
được thăng cấp tuớng 5 sao ngày 18/12/44 chỉ huy các lực luợng Viễn
Ðông. Vào năm 1944, quân Ðức bị đẩy lui khắp các mặt trận Âu Châu, nên
mặt trận Viễn Ðông đươc tăng cuờng. Cuộc đổ bộ lên đảo Leyte phía Ðông
PLT gồm một hạm đội trên 1000 chiếc và hàng trăm máy bay hùng hậu chẳng
kém trận Normandy . Tuớng
MacArthur lội nuớc từ chiếc tàu đổ bộ buớc lên bãi biển, đầu đội chiếc
nón két tài tử và ngậm ông vố là hình ảnh lịch sử khó quên, và từ đó
quân Mỹ tiến chiếm Luzon và giải phóng Manila vào tháng 2, 1945.
Hải
quân tiến chiếm các đảo chiến lược như Saipan, Iwo Jima và cuối cùng
là Okinawa gần Nhật. Ðây là một trận đẩm máu nhất, cả 2 bên đều thiệt
hại nặng, HK phải trả gía 50 ngàn quân mới chiếm được hòn đảo này.
Kế
hoạch đánh thẳng vào nội địa Nhật bắt đầu, hàng trăm pháo đài bay B.29
từ các căn cứ trên Thái Bình Dương hàng ngày dội hàng ngàn tấn bom
xuống các thành phô kỷ nghệ Nhật, nhưng Nhật chưa chịu đầu hàng. Căn cứ
vào mức thiệt hại nặng ở trận Okinawa, TT Truman không muốn HK phí tổn
và kéo dài cuộc chiến tranh, nên hạ lệnh thả 2 qủa bom mguyên tử xuống
Hiroshima ngày 6/8 và Nagazaki ngày 9/8 khiến Nhật đầu hàng vô điều
kiện vào ngày 15/8/45.
Tướng
MacArthur được cử làm Chỉ Huy Tôi Cao các lực luợng Ðồng Minh chiếm
đóng Nhật. Lễ đầu hàng đuợc diễn ra trên chiến hạm Missouri, tướng
MacArthur oai phong với chiếc nón két phong suơng, cổ không thắt cà vạt
như thuờng lệ chủ tọa buổi lễ.
Khi quân đội chiếm đóng HK đặt bộ chỉ huy
trên đất Nhật, ai cũng tưởng tướng MacArthur sẽ thi hành một chính
sách trả thù không nuơng tay đối với sự tàn ác của quân đội Nhật, nhưng
nguợc lại ông là một nhà chính trị khôn ngoan. Lúc đầu ông định thiết
lập chế độ quân quản và lập tòa án quân sự, nhưng thủ tuớng Yokoda cam
kết sẽ thi hành nghiêm chỉnh văn kiện ký kết, nên ông bỏ ý định này, và
quả nhiên 3 tháng sau tất cả vũ khí, máy bay, tàu chiến đều được giao
trọn cho lực luợng chiếm đóng. Một vài nuớc đồng minh yêu cầu tháo gỡ
may móc kỷ nghệ của Nhật để đến bù thiệt hại chiến tranh, và bắt xử
Nhật Hoàng về tội ác chiến tranh, ông từ chối, bởi vì bây giờ ông không
cầm quân nữa, mà đang đối phó với nền kỷ nghệ sụp đổ, nạn thất nghiệp
và các đảng chính trị thiên tả của Nhật. Cho nên vấn đề cấp bách là
phục hồi nền kinh tế Nhật để gỉai quyết nạn thất nghiệp trầm trọng do
hàng triệu quân Nhật giải ngũ, và dân chủ hoá một nước quân phiệt độc
tài.
Ông
có công lớn đưa ra một bản dự thảo Hiến Phap Nhật và được Quốc Hội
Nhật chấp nhận với những nguyen tắc dân chủ như: biến nước Nhật quân
chủ chuyên chế quân phiệt thành một nước quân chủ lập hiến, biến nền
kinh tế chỉ huy thành kinh tế thị trường, bỏ chế độ trợ cấp Thần đạo
tôn sùng Nhật Hoàng, thành lập các nghiệp đoàn lao động, cải cách ruộng
đất, phá bỏ những tổ hợp công ty gia đình phục vụ cho bộ máy chiến
tranh...
Mặc
dù HK có viện trợ cho Nhật để tái thiêt nền kinh tế, nhưng Nhật không
hưởng đuợc chương trình viện trợ Marshall như ở Âu Châu, nền kinh tế
Nhật vẫn thấp kém, nên sau 3 năm chiếm đóng ông kêu gọi HK thực hiện
một hiệp ước bình đẳng để giúp Nhật bản phát triển kinh tế với các quốc
gia khác. Lúc này ông nghĩ đến hoà bình hơn là chiến tranh, nên ông bị
công kích là đã bỏ quên vấn đề quân sự.
Ngày 25/6/50 quân Bắc Hàn đột nhiên xua quân sang vĩ tuyến
38 chia đôi Nam Bắc Hàn, quan Nam Hàn tháo chạy xuống Pusan, thị trấn
cực Nam của Nam Hàn, HK với quân số ít cũng không ngăn chận đuợc. Ông
được cử làm tư lệnh tối cao quân đội các nước Liên Hiệp Quốc.
Lực
luợng HK chiếm đóng ở Nhật và Viễn Ðông được gởi sang Nam Hàn. Nhưng
muốn đẩy lui quân Băc Hàn trở lại vĩ tuyên 38, tướng MacArtur tính HK
phải tổn thất ít nhất trên một trăm ngàn quân, nên ông nghĩ ra một
chiến thuật táo bạo, là bỏ mặt trận phía Nam mà đánh tập hậu ở hải cảng
Inchon gần vỹ tuyến 38, cách Hán Thành 20 dặm về huớng Tây Nam và cách
Pusan 130 dặm để cắt đứt nguồn tiếp vận lương thực, vũ khí và binh
lính Bắc Hàn. Ông gởi kế họach về TTM và yêu cầu tăng viện một sư đoàn
Thủy quân lục chiến. TTM không tin tuởng kế hoạch này, nên cử một phái
đoàn gồm 3 tuớng tư lệnh lục, hải, không quân và tướng chỉ quân đoàn
TQLC sang Tokyo để trình bày những điểm bất lợi về địa thế, thời tiết
và tiếp vận mà nguyên tắc chiến thuật không cho phép. Ông bình tĩnh trả
lời từng điểm va đánh tan mọi sự hồ nghi của ban tham mưu trung uơng,
và kết luận: “Ðây là một ván cờ khó khăn, 1 đối với 5000, nhưng tôi
chấp nhận. Nếu như thất bại tôi lãnh chịu trách nhiệm, và tôi sẽ cùng
binh sĩ chiến đấu rút lui, còn qúy vị không mất gì cả, danh tiếng của
tôi sẽ bị chôn vùi. Tôi chỉ xin qúy vị cấp cho tôi một sư đoàn TQLC để
đánh tan quân địch”. Ban Tham Mưu không còn lý do ngăn trở và đồng ý.
Ðến ngày 15/9/50, tướng MacArthur đứng trên chiến hạm với tướng chỉ huy TTQC tiến về hải cảng Inchon . Bờ biển Inchon
bình thuờng rất cạn, nuớc triều mỗi ngày lên xuống 2 lần là những lúc
tàu có thể vào bờ. Khi cơn triều thứ nhất dâng lên vào lúc 8 giờ sáng,
một đơn vị TQLC chiếm hòn đảo nhỏ trước mặt hải cảng Inchon
chẳng gặp khó khăn, và khi cơn triều thứ nhì lên cách 8 giờ sau, thì
cả sư đoàn trên các tàu đổ bộ tiến vào bờ mà chẳng gặp sự kháng cự đáng
kể. Bị yếu tố bất ngờ Bắc Hàn không chống cự được, trong khi đó lực
luợng HK từ Pusan đánh lên ở thế trên búa duới đe, Bắc Hàn tan rả và
chạy trở lại vỹ tuyến 38.
Vói chiến thuật lừng lẫy này MacArtur trở thành một thiên
tài quân sự, và tên tuổi đi vào lịch sử. Các danh tuớng từ cổ chí kim
và từ Ðông sang Tây thuờng hay ỷ công và bất phục tùng. Tuớng MacArthur
cũng không thóat khỏi thông lệ đó. Ðiều này có một ảnh huởng tai hại
cho tham vọng chính trị của ông về sau.
Lần
thứ nhất khi làm tổng Tham Mưu Truởng quân lực HK dưới thời TT Hoover.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra, hàng trăm ngàn cựu chiến binh mất
việc yêu sách chính phủ trả trợ cấp hưu trí liền thay vì phải chờ đến
60 tuổi, nhưng chính phủ không chấp nhận, nên họ tập họp thành một đoàn
biểu tình gọi là Bonus Marchers kéo về thủ đô Washington chiếm một số
công ốc và gây bạo động, cảnh sát đuợc lệnh dẹp đoàn biểu tình, nhưng
bất lực. Chính phủ giao cho quân đội, tướng MacArthur cởi ngựa điều
động toán quân với súng gắn luỡi lê và lựu đan cay thẳng tay dẹp đoàn
biểu tình, và theo chỉ thị ông phải ngừng lại bên này sông Potomac ,
thì ông ra lệnh cho quân đội vượt qua cầu cào sạch lều trại của đoàn
biểu tình. Vụ đàn áp này làm dân chúng công phẩn, và bị báo chí lên án
là một hành động phát xít chà đạp quyền tự do biểu tình của dân chúng
của một nước tự do dân chủ ngay giữa thủ đô HK. Cuộc đàn áp này TT
Hoover đã trả giá bằng cuộc thất bại tranh cử lần 2, còn MacArthur mang
một vết dơ không tẩy xóa đuợc.
Và lần
thứ hai, sau khi dồn quân Bắc Hàn trở lại vỹ tuyến 38, ông được lệnh
của TTM và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vượt qua vĩ tuyến này để giúp
Bắc và Nam Hàn thống nhất theo hoà uớc ký kết giữa các nuớc Ðồng Minh
sau Ðại chiến 2, nhưng không đuợc tiến gần sát ranh giới Trung cộng.
Ðồng thời TT Truman bay sang đảo Wake để gặp MacArthur tỏ sự lo âu một
cuộc tham chiến của Trung cộng.
Giữa
TT truman và tuớng MacArthur vẫn có một sự hiềm khích nhau. Sau khi
Nhật đầu hàng, TT Truman hai lần mời tuớng MacArthur về HK, nhưng
MacArthur thoái thác viện cớ bận rộn công việc, TT Truman tức bực,
nhưng không dám ra lệnh triệu về, vì tuớng MacArthur là một vị anh
hùng. Và sau trận Inchon
thì uy danh của ông lấn át tất cả chính khách HK, trong khi uy tín của
TT Truman đang tụt giảm. Khi TT Truman bay sang đảo Wake để gặp tuớng
MacArthur, thì theo nghi lễ tướng MacAthur phải phải bay đến truớc để
đón tiếp một vị Tổng Thống vừa là tổng tư lệnh quân lực HK, thì trái lại
MacAthur ra lệnh cho máy bay hạ cánh cùng lúc với máy bay của TT
Truman, tướng MacArthur vẫn ăn mặc thuờng lệ với chiếc nón phong suơng
va không mang ca vạt khiến TT Truman tức giận trong lòng và chờ một cơ
hội khác để cất chức. Trong buổi nói chuyện MacArthur bỏ ngoài tai mối
lo sợ của vị Tổng Thống, và cả khi TT Truman mời MacArthur ăn cơm chiều
thì MacArthur cũng từ chối.
Sau
trận Inchon, các tuớng trong bộ TTM tự thấy mình nhỏ bé, và không dám
tỏ bày ý kiến khi tướng MacArthur cho quân đội HK tiến sát biên giới
Trung Hoa và cho không quân đánh sập các cây cầu trên sông Yulu giữa
Trung Cọng - Bắc Hàn, và quả nhiên đưa đến sự can thiệp của Trung Cọng.
HK bị đánh tan, và Trung cọng vượt qua vĩ tuyến 38 lại và tiến về
Pusan. Hoa Kỳ phải khó khăn và thiệt hại nặng mới đẩy Trung cọng về lại
vĩ tuyến 38.
Cuộc chiến
tranh dây dưa và tổn thất nặng khiến dân chúng HK đòi chấm dứt chiến
tranh sớm. TT Truman trước sự chống đối của dân chúng đang tìm cách dàn
xếp ngưng chiến với Trung cọng, thì tuớng MacArthur tuyên bố trên báo
chí sẽ dùng không lực dội bom các vùng kỷ nghệ Trung cọng nếu không
chịu rút quân. Lời tuyên bố này đi nguợc đuờng lối của chính phủ, và
chứng tỏ một sự bất phục tùng, nên TT Truman quyết định lấy tư cách
tổng tư lệnh quân lực HK cất chức tuớng MacArthur Tư lệnh các nước LHQ,
tư lệnh các lực luợng Ðồng minh chiếm đóng Nhật và tư lệnh HK ở Viễn
đông và triệu hồi ông về HK ngay.
Khi dân chúng Nhật nghe tin này, một số đông coi như môt cái tang trong gia đình. Khi ông rời phi truờng Tokyo, hơn 250 ngàn dân Nhật đứng 2 bên đuờng tiễn đưa
thương tiếc, và khi máy bay đáp xuống sân bay San Francisco, mặc dù
không được loan báo chính thức hơn 500 ngàn nguời tụ tập đón tiếp, và
khi ông xuất hiện chính thức ở thành phố New York, hơn 7 triệu dân
chúng đổ ra đường đón tiếp ông.
Trong
bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông đuợc vổ tay hoan
nghênh khiến ông phải ngưng lại nhiều lần mà vị chủ tịch Quốc Hội là
Joe Martin nói ông chưa hề thấy một chính khách nào đuợc hoan nghênh
như vậy suốt 50 năm ở chính truờng.
Ông
có nghệ thuật viết và nói truớc đám đông. Trong phòng làm việc của ông
khi nào cũng có gắn một tấm guơng lớn. Mỗi lần viết xong một bài nói
chuyện, ông thuờng đứng truớc tâm guơng học cách diễn tả trong lời nói
và dáng điệu.
Sau
khi Nhật đầu hàng, danh vọng của ông không ai bằng. Vào cuộc bầu cử
tổng thống năm 1948, một số tổ chức ở HK phát động phong trào “MacAthur
For President”, nhưng ông từ chối. Trong cuộc bầu cử tổng thống 1952
giữa lúc chiến tranh Triều Tiên đang gay go, dân chúng HK đòi hỏi một
vị tổng thống uy tín có thể mang lại hoà bình, là lúc ông đã từ giã
quân đội. Trong kỳ đại hội đảng Cộng Hòa năm 1952 chọn ứng viên ra
tranh cử tổng thống, ông bị đàn em là tướng Eisenhower đánh bại như
thông lệ, học trò hơn thầy, con hơn cha. Tuớng Eisenhower thua tuớng
MacArthur 10 tuổi và là khóa đàn em ở West Point .
Khi
tuớng MacArthur làm Tổng Tham Mưu truởng, Eisenhower, thường đuợc gọi
thân mật là Ike mới là Trung Tá phục vụ ở bộ TTM. Eisenhower lên tuớng 5
sao chỉ 2 ngày sau tuớng MacArthur. Ike luôn luôn kính nể vị niên
truởng thiên tài quân sự, nhưng nguợc lại, MacArthur tuy khâm phục tài
tham mưu của đàn em, nhưng không khỏi khinh khi Ike là một vị tuớng
chưa hề có một huy chuơng chiến truờng. Trong đời binh nghiệp, Ike chỉ
cầm quân có 6 tháng, rồi nhảy qua ngành tham mưu, nhưng là một sĩ quan
tham mưu xuất chúng, nên MacArthur có lần đã ghi trong phiếu cá nhân
của Ike: “một sĩ quan tham mưu xuất chúng mà thời chiến tranh sẽ là một
vị tuớng giỏi.”
Trong
binh nghiệp, một vị tướng có thể thất bại đôi lần, nhưng chỉ cần một
trận lừng lẫy thì có thể trở thành bất tử. Tướng MacArthur thất trận ở
PLT, nhưng chỉ một trận Inchon (Triều Tiên) như sấm vang đã đưa ông lên hàng Caesar.
Trong bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông kết thúc như sau:
“Tôi
đang khép cánh cửa cuộc đời binh nghiệp 52 năm. Khi tôi gia nhập quân
đội trước khúc quanh thế kỷ, mọi hy vọng và ước mơ thơ ấu đã thành tựu.
Thế giới đã đổi thay bao phen kể từ khi tôi tuyên thệ trên vũ đình
trường West Point , và những giấc mộng và uớc mơ
đã tan biến từ lâu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ điệp khúc một bài ca quen
thuộc nhất trong doanh trại của thời đó được hát một cách kiêu hùng:
“Nguời lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai với năm tháng”. Và
giống như nguời lính già của câu hát đó, tôi đang khép cửa cuộc đời
binh nghiệp và tàn phai, và nguời lính già đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ
mà Thuợng Ðế đã soi sáng để thấy nhiệm vụ đó. Xin chào tạm biệt mọi
nguời”
(I
am closing my fifty two years of military service. When I joined the
army before the turn of the century, it was the fulfillement of my
boyish hopes and dreams. The world has turned over many times since I
took the oath on the plain at West Point , and
the hopes and dreams have long since vanished. But I still remember the
refrain of one of the most popular barrack ballads of that day which
proclaimed most proudly that - Old soldiers never die, they just fade
aways. And like the old soldier of that ballad I now close my military
career and just fade away, and old soldier who tried to do his duty as
God gave him the light to see that duty. Goodbye!)
Cả luỡng viện Quốc Hội đều đứng dậy vổ tay hoan nghênh, và một số mắt hoen lệ.
Tất
cả người lính già đều chết, nhưng sẽ chết trong bóng tối như mọi
nguời, chỉ có những nguời lính già vinh với lính, nhục với lính, không
bỏ rơi lính, không chạy trước lính, và giữ trọn phuơng châm “Nhiệm Vụ,
Danh Dự, Tổ Quốc” như tướng MacArthur mới đuợc gọi là nguời Lính Già
Không Bao Giờ Chết. Ðó là lý do tại sao tác giả cuốn sách này đã dùng
câu hát Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết để gọi tướng Douglas
MacArthur.
*
UNESCO & HÀNỘI PHỐ
*
Tại sao phố cổ Hà Nội không được công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Ngày
19-04-2010, giờ 01:17 15h Paris tức khoảng 22h Hà Nội ngày 12-4-2010,
tại Paris, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc
(UNESCO) đã chính thức từ chối công nhận Phố cổ Hà Nội là di sản văn
hóa thế giới.
Trong thông cáo chính thức, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova cho biết: "Unesco đã có những điều tra độc lập và không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Hà Nội có những di sản như hồ sơ mà họ đã đệ trình". Quyết định của Unesco đã giáng mạnh vào tham vọng của Hà Nội khi thành phố này chuẩn bị mừng đại lễ 1000 năm tuổi với sự tham gia của chính Unesco.
Chỉ riêng trong năm 2009, Unesco đã công nhận không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh và Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể. Unesco cũng đã đồng ý tham gia đại lễ hội nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long, tuy nhiên, những cuộc điều tra và khảo sát và độc lập của Unesco cho thấy riêng đối với Khu phố cổ Hà Nội, không có bất cứ bằng chứng gì chứng tỏ khu phố này đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Bà Bokova trả lời phỏng vấn PV TTXVH tại Paris.Chùa Trấn Quốc.Tháp Rùa
PV: Nhưng thưa bà, những khu phố cổ của Hà Nội hiện vẫn đang tồn tại?!
Bà Bokova : Với tư cách đứng đầu cơ quan Unesco, chính tôi đã trực tiếp tới Hà Nội. Hà Nội chỉ còn lại những nhà vệ sinh thật cổ, và cũng "thật khổ". Kiến trúc những ngôi nhà tại các tuyến phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu...có vẻ là kiến trúc hộp diêm, nhưng thực chất nó đã được làm mới. Không có một công trình cổ nào lại có màu hồng hoặc màu xanh.
PV : Thưa bà, nhân dịp đại lễ 1000 năm, Hà Nội đang tu bổ lại các di tích cổ để chúng sạch sẽ và đẹp hơn mà thôi.
Bà Bokova : Tôi hiểu những điều các bạn đang làm, nhưng điều đó thực chất lại đang giết chết yếu tố thời gian của di tích. Trên thế giới hiện có 2 cách bảo tồn: Thứ nhất, người ta giữ nguyên trạng di tích, cố gắng tạo cho chúng một môi trường tốt nhất chứ không động chạm tới di tích. Thứ hai, là cách mà các bạn đang làm, tu bổ, thay thế gần như là một sự làm mới.
Thật khó có thể chấp nhận một ngôi chùa với toàn gạch men được giới thiệu đã 400-500 năm tuổi, một ngôi nhà trăm tuổi có màu vàng nhạt và mới kinh coong; hoặc một tháp nước có màu xanh da trời.
PV : Nhưng không trùng tu thì di tích sẽ biến thành phế tích, không sơn sửa lại thì di tích trông sẽ rất bẩn thỉu.
Bà Bokova : Nhưng theo các bạn, nói theo cách của người Việt là "vôi ve" khu phố cổ, thì không lẽ phải đóng quần tây, cà vạt cho vua Lý Thái Tô?
PV : Thế còn Tháp rùa, thưa bà, nom nó vẫn cổ kính đấy chứ?
Bà Bokova : Vâng. Đã có nhiều ý kiến nói Tháp rùa thực chất chỉ là một ngôi mộ. Unesco coi trọng tất cả các di tích cổ, chứ không phân biệt tính chất của di tích. Ngay tại quê hương Bulgari của tôi 2 di tích được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới đều là các công trình lăng mộ. Quần thể các công trình tôn giáo được đục trong đá tại làng Ivanovo và Mộ người Thrace ở Kazanlak. Riêng đối với Mộ người Thrace, tôi có thể tự hào nói rằng trong đó vẫn còn giữ được những bức tranh cổ được coi là những tuyệt tác nghệ thuật của Bulgari từ thời Hy Lạp cổ và được bảo quản tốt đến ngày nay. Chúng tôi hoàn toàn không hề "vôi ve" hay trùng tu kiểu làm mới như các bạn mà vẫn có thể giữ gìn được. Xin lưu ý đây là ngôi mộ được xây từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Còn Tháp rùa của các bạn đã được "vôi ve" từ cách đây 20 năm, cùng đợt với một ngôi chùa khác là Trấn Quốc.
PV : Xin nhắc lại câu hỏi, thưa bà, Tháp rùa vẫn giữ được vẻ cổ kính đấy thôi?
Bà Bokova : Tôi đã đến chiêm ngưỡng Tháp rùa và trực tiếp sờ tay vào những bức tường. Tôi xin nói thật, có vẻ nó đã được sơn bằng loại sơn không đạt chất lượng nên chỉ 20 năm nó đã có vẻ... cổ kính. Nhiều người trong Ủy ban điều tra độc lập cho rằng Tháp rùa chỉ có tuổi thọ là 20 và vẻ cổ kính là ngẫu nhiên khi chất lượng vôi ve thấp và được làm cẩu thả một cách tình cờ.
Khi đến Hà Nội, tôi được Ủy ban Unesco Việt Nam giới thiệu những tấm ảnh Tháp rùa được các viên chức người Pháp chụp hồi đầu thế kỷ nhưng chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa ngôi tháp trong ảnh và ngôi tháp mới hiện đang tồn tại. Hơn nữa, về mặt giá trị kiến trúc, trong sách Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, từ năm 1971, tác giả Hoàng Đạo Thúy cũng đã đánh giá: "Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì". Còn chùa Trấn Quốc. Nói thật tôi thấy cách thức trùng tu kiểu xây mới và việc bố trí những bộ bàn ghế gỗ trong hiên nom ngôi chùa này giống với một quán cà phê hơn.
PV : Thưa bà, không lẽ phố cổ không còn chút ấn tượng nào đối với bà? Không lẽ hơn 50 tỷ đồng bỏ ra để làm mới di tích cho du khách lại khiến những người nước ngoài không thích?
Bà Bokova : Câu trả lời thứ hai có thể trả lời được ngay: Không ai thích ở những ngôi nhà mới sáng choang và toàn mùi sơn nhưng lại rúm ró chật hẹp như thế cả. Người ta sẽ chỉ ấn tượng khi chiêm ngưỡng và hít thở sự cổ kính của di tích.
Còn ấn tượng của tôi thì lại nằm ở sự ngạc nhiên với cách sống, thích nghi và đầy sáng tạo của cư dân phố cổ. Thật thích thú khi đi trên phố Hàng Bạc chúng tôi bất ngờ bắt gặp một nhà vệ sinh trên ban công tầng hai. Nếu các bạn gìn giữ được những di tích này, hy vọng trong tương lai, Unesco sẽ xem xét lại việc công nhận cho Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
*
Trong thông cáo chính thức, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova cho biết: "Unesco đã có những điều tra độc lập và không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Hà Nội có những di sản như hồ sơ mà họ đã đệ trình". Quyết định của Unesco đã giáng mạnh vào tham vọng của Hà Nội khi thành phố này chuẩn bị mừng đại lễ 1000 năm tuổi với sự tham gia của chính Unesco.
Chỉ riêng trong năm 2009, Unesco đã công nhận không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh và Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể. Unesco cũng đã đồng ý tham gia đại lễ hội nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long, tuy nhiên, những cuộc điều tra và khảo sát và độc lập của Unesco cho thấy riêng đối với Khu phố cổ Hà Nội, không có bất cứ bằng chứng gì chứng tỏ khu phố này đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Bà Bokova trả lời phỏng vấn PV TTXVH tại Paris.Chùa Trấn Quốc.Tháp Rùa
PV: Nhưng thưa bà, những khu phố cổ của Hà Nội hiện vẫn đang tồn tại?!
Bà Bokova : Với tư cách đứng đầu cơ quan Unesco, chính tôi đã trực tiếp tới Hà Nội. Hà Nội chỉ còn lại những nhà vệ sinh thật cổ, và cũng "thật khổ". Kiến trúc những ngôi nhà tại các tuyến phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu...có vẻ là kiến trúc hộp diêm, nhưng thực chất nó đã được làm mới. Không có một công trình cổ nào lại có màu hồng hoặc màu xanh.
PV : Thưa bà, nhân dịp đại lễ 1000 năm, Hà Nội đang tu bổ lại các di tích cổ để chúng sạch sẽ và đẹp hơn mà thôi.
Bà Bokova : Tôi hiểu những điều các bạn đang làm, nhưng điều đó thực chất lại đang giết chết yếu tố thời gian của di tích. Trên thế giới hiện có 2 cách bảo tồn: Thứ nhất, người ta giữ nguyên trạng di tích, cố gắng tạo cho chúng một môi trường tốt nhất chứ không động chạm tới di tích. Thứ hai, là cách mà các bạn đang làm, tu bổ, thay thế gần như là một sự làm mới.
Thật khó có thể chấp nhận một ngôi chùa với toàn gạch men được giới thiệu đã 400-500 năm tuổi, một ngôi nhà trăm tuổi có màu vàng nhạt và mới kinh coong; hoặc một tháp nước có màu xanh da trời.
PV : Nhưng không trùng tu thì di tích sẽ biến thành phế tích, không sơn sửa lại thì di tích trông sẽ rất bẩn thỉu.
Bà Bokova : Nhưng theo các bạn, nói theo cách của người Việt là "vôi ve" khu phố cổ, thì không lẽ phải đóng quần tây, cà vạt cho vua Lý Thái Tô?
PV : Thế còn Tháp rùa, thưa bà, nom nó vẫn cổ kính đấy chứ?
Bà Bokova : Vâng. Đã có nhiều ý kiến nói Tháp rùa thực chất chỉ là một ngôi mộ. Unesco coi trọng tất cả các di tích cổ, chứ không phân biệt tính chất của di tích. Ngay tại quê hương Bulgari của tôi 2 di tích được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới đều là các công trình lăng mộ. Quần thể các công trình tôn giáo được đục trong đá tại làng Ivanovo và Mộ người Thrace ở Kazanlak. Riêng đối với Mộ người Thrace, tôi có thể tự hào nói rằng trong đó vẫn còn giữ được những bức tranh cổ được coi là những tuyệt tác nghệ thuật của Bulgari từ thời Hy Lạp cổ và được bảo quản tốt đến ngày nay. Chúng tôi hoàn toàn không hề "vôi ve" hay trùng tu kiểu làm mới như các bạn mà vẫn có thể giữ gìn được. Xin lưu ý đây là ngôi mộ được xây từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Còn Tháp rùa của các bạn đã được "vôi ve" từ cách đây 20 năm, cùng đợt với một ngôi chùa khác là Trấn Quốc.
PV : Xin nhắc lại câu hỏi, thưa bà, Tháp rùa vẫn giữ được vẻ cổ kính đấy thôi?
Bà Bokova : Tôi đã đến chiêm ngưỡng Tháp rùa và trực tiếp sờ tay vào những bức tường. Tôi xin nói thật, có vẻ nó đã được sơn bằng loại sơn không đạt chất lượng nên chỉ 20 năm nó đã có vẻ... cổ kính. Nhiều người trong Ủy ban điều tra độc lập cho rằng Tháp rùa chỉ có tuổi thọ là 20 và vẻ cổ kính là ngẫu nhiên khi chất lượng vôi ve thấp và được làm cẩu thả một cách tình cờ.
Khi đến Hà Nội, tôi được Ủy ban Unesco Việt Nam giới thiệu những tấm ảnh Tháp rùa được các viên chức người Pháp chụp hồi đầu thế kỷ nhưng chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa ngôi tháp trong ảnh và ngôi tháp mới hiện đang tồn tại. Hơn nữa, về mặt giá trị kiến trúc, trong sách Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, từ năm 1971, tác giả Hoàng Đạo Thúy cũng đã đánh giá: "Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì". Còn chùa Trấn Quốc. Nói thật tôi thấy cách thức trùng tu kiểu xây mới và việc bố trí những bộ bàn ghế gỗ trong hiên nom ngôi chùa này giống với một quán cà phê hơn.
PV : Thưa bà, không lẽ phố cổ không còn chút ấn tượng nào đối với bà? Không lẽ hơn 50 tỷ đồng bỏ ra để làm mới di tích cho du khách lại khiến những người nước ngoài không thích?
Bà Bokova : Câu trả lời thứ hai có thể trả lời được ngay: Không ai thích ở những ngôi nhà mới sáng choang và toàn mùi sơn nhưng lại rúm ró chật hẹp như thế cả. Người ta sẽ chỉ ấn tượng khi chiêm ngưỡng và hít thở sự cổ kính của di tích.
Còn ấn tượng của tôi thì lại nằm ở sự ngạc nhiên với cách sống, thích nghi và đầy sáng tạo của cư dân phố cổ. Thật thích thú khi đi trên phố Hàng Bạc chúng tôi bất ngờ bắt gặp một nhà vệ sinh trên ban công tầng hai. Nếu các bạn gìn giữ được những di tích này, hy vọng trong tương lai, Unesco sẽ xem xét lại việc công nhận cho Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
*
NGUYỄN THẾ THĂNG * HỒI KÝ
*
Người Việt Gốc Mỹ -
Nguyễn Thế Thăng
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon.
Người Việt Gốc Mỹ -
Nguyễn Thế Thăng
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon.
Tôi
biết Mike khoảng hai năm sau ngày đặt chân lên đất Hoa Kỳ. Dù hành
trang sẵn có chút ít tiếng Anh từ trước 1975, tôi vẫn phải vất vả hội
nhập vào xã hội mới bằng những bước chân chập chững, e dè trong độ tuổi
"bất hoặc".
Thật may mắn, tôi tình cờ được gặp và quen biết Mike. Anh đã cho tôi một cái nhìn khá bao quát nước Mỹ từ phong tục tập quán đến văn hóa xã hội lẫn chính trị. Mike đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cả vật chất tinh thần để tôi có được một nghị lực, niềm tự tin, sự phấn khởi tràn trề khi bắt đầu nửa cuộc đời còn lại nơi tha phương, đất khách.
Trong buổi họp mặt cựu Chiến Binh nhân dịp Memorial Day của State Guards Association of U.S (SGAUS), bàn của tụi tôi rất ồn ào với đủ mọi vấn đề trên trời dưới đất, vui nhất là những chuyện tiếu lâm xoay quanh đời sống thường nhật của người Mỹ, đặc biệt lớp tuổi về hưu phải đương đầu với nhà dưỡng lão, bệnh tật, nhất là bệnh lãng trí Alzheimer... . Hôm ấy, tôi kể chuyện một đôi vợ chồng già, Bác Sĩ nói với người vợ: tôi thấy sức khỏe ông nhà ngày càng khá hơn khi ông tìm được niềm vui nơi Thượng Đế, tin tưởng nhiều hơn vào Chúa Quan Phòng, đến nỗi, ông nghĩ Chúa đang theo giúp đỡ ông trong mọi việc, trong từng bước chân đi. Ông nói với tôi, đêm qua, khi ông vừa mở cửa nhà vệ sinh để đi tiểu thì Chúa bật đèn lên cho ông liền.... Bà vợ la lên, ngắt lời Bác Sĩ: ôi lạy Chúa tôi, ổng lại đái vào tủ lạnh của tôi rồi!!! Cả bọn cười bò lê bò càng. Cười lớn nhất là một chàng cao lớn, tóc vàng tên là Mike.
Anh vỗ vai tôi:
- Ê, bạn người gốc nước nào?
- Việt Nam.
Mike bật đứng dậy, bàn tay như hộ pháp chụp lên đầu tôi, nói thật lớn, nguyên văn bằng tiếng Việt đặc sệt giọng miền nam:
- Đ.M. nãy giờ sao hổng nói?
- Ủa, anh biết tiếng Việt hả?
Mike vênh mặt lên, tay phải vỗ bồm bộp vào cái ngực đang ưỡn, vẫn dùng tiếng Việt:
- Hai lần công tác Việt Nam, đem về Mỹ một cô giáo dạy tiếng Việt tại gia từ 1972, học và nói tiếng Việt từ hồi đó đến giờ, bộ ngu lắm sao mà không biết, biết rành quá đi chứ!!
Không ngờ trong bàn lại có một số cựu chiến binh Việt Nam khác, đua nhau xổ ra những câu tiếng Việt họ còn nhớ lõm bõm: Chòi đắt ui (trời đất ơi) chào cắc Ong, mành giỏi? (chào các Ông, mạnh giỏi) Con gái Viết Nàmdde.p lám (con gái VN đẹp lắm) Ngùi Viết Nàmtót lám, đi đi mao, đin - kí đàu(người VN tốt lắm, đi đi mau, điên cái đầu !)....Riêng Mike nói tiếng Việt rất lưu loát, không hề sai một âm nào (giống như ca sĩ Delena hát tiếng Việt vậy), kể cả cách dùng chữ rất trí thức, đôi khi dí dỏm, có lúc thật tiếu lâm. Tôi đã gặp một nhân viên Bộ Ngoại Giao rành tiếng Việt đến nỗi khi tôi đùa hỏi "Anh người gì mà nói tiếng Việt ngon lành vậy" Anh trả lời tỉnh bơ "Tôi người Bắc !". Tôi cũng đã gặp một số người Mỹ chính gốc, thuộc giáo phái Mormon, họ thảo luận Kinh Thánh, đi truyền đạo Tin Lành bằng tiếng Việt thật trôi chảy, nhưng đó là nghề của họ.
Còn Mike, anh nói tiếng Việt bằng cả tấm lòng: tên Mỹ của tôi là Micheal, tên Việt của tôi là Mai, theo giọng Việt Nam có nghĩa là hên, là may mắn, còn giọng Việt Bắc (?) hay Việt Trung (?) có nghĩa là hoa mai, một loài hoa rực rỡ mùa xuân ! Vợ tôi vẫn thích kêu tôi là Mai Cồ, hay Anh Cồ, hoặc Cồ ơi chỉ vì tôi bự con! Con rể của nước Đại Cồ Việt mà! Một ông thày bói VN nói số tôi phải cưới vợ họ Trần vì cả đời tôi không thích mặc áo..vv và vv ... tôi há hốc miệng ngồi nghe một chàng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng 100% Anglo-Saxon đang chơi chữ bằng chính ngôn ngữ của tôi !!! Một đêm hội ngộ tuyệt vời, vui như chưa từng thấy từ ngày mất nước, từ ngày sống kiếp lưu vong.
Một tuần sau, Mike điện thoại mời tôi đến nhà. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: gia đình Mike gồm vợ chồng và 2 con hoàn toàn sinh hoạt theo truyền thống Việt Nam và tự nhận là người VN. Mike nói: đúng ra tôi là người Việt gốc Mỹ! Người bản xứ khi nghe tôi giới thiệu là người VN, nói tiếng VN thì họ vui lắm, vài người lúc đầu cứ tưởng nước VN ở đâu đó bên Đông Âu nên mới tóc vàng, mắt xanh!
Người gốc VN lại tưởng tôi là Mỹ lai, càng vui hơn, gần gũi hơn vì có 50% máu Việt Nam trong người mà, ai cũng vui. Mike dùng chữ "vui cả làng"! Cả gia đình dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính. Sống trên đất Mỹ, Mike tâm sự, nói tiếng Anh là việc đương nhiên, thế mà nhiều gia đình VN từ vợ chồng con cái đều ra vẻ hãnh diện với mớ tiếng Mỹ đôi khi trật giọng, sai văn phạm....hoặc nói đệm, câu nào cũng chêm thêm chữ Mỹ vào, trong khi cố tình lơ lớ tiếng mẹ đẻ của mình, dễ mất gốc quá, tủi hổ ông bà tổ tiên quá, uổng phí quá. Lại có cả vài người viết văn, nhiều chữ thông thường không biết, hay giả vờ không biết, lại phải dùng tiếng Anh mới thấy dổm làm sao. Tôi rất khâm phục những gia đình còn giữ vững truyền thống tốt đẹp VN.
Tôi thấy những em bé VN thật dễ thương với tiếng Việt líu lo như chim hót nhưng tôi nhìn các em với cặp mắt bình thường nếu các em nói tiếng Anh, thật bình thường vì đây là nước Mỹ, sau này khi lớn lên phải học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, họ sẽ hối hận. Tiếc quá, Mike chặt lưỡi, lập đi lập lại, tiếc quá !! Anh có biết "bà lang kẹt" là ai không? Thế mà một ông VN đã tuyên bố tự nhiên như người Sàigòn, vào mỗi mùa Đông, trên giường của ông phải có ít nhất hai bà lang kẹt ngủ mới đã, mới đủ ấm !?!?
Mai Liên, vợ anh, một sinh viên Đại Học Cần Thơ sinh quán Sóc Trăng. Hai người quen nhau khi Mai Liên đi học thêm Anh ngữ trong một lớp do chính Mike phụ trách phần đàm thoại và luyện giọng. Thế rồi hai người yêu nhau nhưng không thể tiến đến hôn nhân vì gia đình hai bên đều không tán thành. Mike phải xin trở lại Việt Nam lần thứ hai, kiên trì thuyết phục cha mẹ Mai Liên bằng chính tiếng Việt anh đã học được từ người tình. Cuối cùng không những cha mẹ, anh chị em của Mai Liên mà cả bà con xóm giềng cũng hài lòng với "thằng Cồ" vui tánh dễ thương lúc nào, nơi nào cũng pha trò được.
Riêng gia đình Mike lúc đầu vẫn chưa mấy thiện cảm với người dâu dị tộc. Hai vợ chồng son cố gắng sống hòa hợp với mọi người, không tỏ ra khó chịu mà còn thấy vui vui với cái tên Liên vài người cố tình đọc trại thành Alien (=người lạ). Chẳng bao lâu sau tình thế hoàn toàn đảo ngược. Khi cha mẹ Mike dọn vô nhà dưỡng lão chỉ có vợ chồng Mike thăm viếng thường xuyên. Ông bà rất cảm động, thỉnh thoảng lại công khai ngỏ lời xin lỗi Mai Liên và giới thiệu với mọi người Liên là đứa con gái yêu quý nhất. Bốn gia đình anh chị của Mike tan vỡ hết ba, sự kiện phổ thông với trên 60% gia đình Mỹ bị rắc rối trong hôn nhân. Cứ một lần li dị lại một lần chia gia tài, riết giống như chuyện thường tình. Tuy nhiên, có điều lạ là sau khi chia tay, họ vẫn liên lạc qua lại với nhau, coi nhau như bạn, không ai ghen tuông gì hết.
“Tạ ơn trời đất (Mike không dùng chữ Chúa) tôi có được một bà vợ tuyệt vời. Liên lo lắng chăm sóc tôi kỹ lắm từ mọi sinh hoạt đến từng miếng ăn hàng ngày. Tôi đã quen và rất thích thức ăn Việt Nam. Rất hợp lý nếu ta không biết kiêng cữ, cứ ăn tầm bậy là đưa đủ thứ bệnh tật vào thân thể mình thôi. Anh ăn cái gì anh sẽ như thứ ấy (1). Ăn nhiều rau, đậu, trái cây tươi, da thịt anh sẽ tươi. Anh ăn mỡ, cơ thể anh sẽ phải đeo mỡ (2). Tốt nhứt nên ăn chay. Gia đình tôi ăn chay mỗi tuần một lần, nhiều nhất là các loại rau. Đồ chay Liên làm ngon lắm. Món nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe vì Liên chỉ dùng dầu olive thay cho mỡ động vật, không mặn lắm, không ngọt quá như đồ ăn Mỹ, nhất là hoàn toàn không dùng bột ngọt. Đặc biệt nước mắm ăn riết rồi mê luôn nhưng điều cần thiết nước mắm mua ở chợ về phải đem nấu cho sôi lên rồi đổ lại vô chai xài vì trong nước mắm có thể có nhiều siêu vi trùng, nhất là siêu vi bệnh gan, các loại mắm cũng vậy.
Chế độ ăn uống như thế làm sao bị phát phì như ba phần tư dân Mỹ hiện nay. Đến như con nít trên 6 tuổi thì phân nửa đã vượt quá trọng lượng được coi là mập rồi. Còn về thẩm mỹ, Anh thấy không, thông thường da người Mỹ trắng lại quá trắng, trắng nhễ nhại (?!)trắng như Bạch Tuyết nên trông có vẻ yếu đuối, bệnh tật, vì vậy họ phải đi phơi nắng ngoài biển hay vô các phòng nhuộm da trong các tanning clubs để cho da họ có màu đồng nâu hay màu bánh mật, nhìn rất khỏe mạnh, thể thao hơn, mốt thời thượng mà! Bà xã tôi được Trời Đất thương cho cái màu tự nhiên đó từ bé nên Ông Bà Ngoại sắp nhỏ mới đặt cho cái tên Mai Liên, anh đọc lái lại coi?!”
Nghe đến đây chính tôi đã phải kêu lên: chu choa mệ tổ ơi, mần răng mà cái chi mô anh cũng biết hết rứa chừ hết biết luôn. Mike hiện nguyên hình một "chú Sam" há hốc miệng "Wh...what? What d'you say?"
Ngay sau khi dành thắng lợi đem được Mai Liên về Mỹ, Mike giải ngũ. Liên đi làm 2 nghề khác nhau cho phép Mike trở lại Đại Học lấy xong bằng Kỹ Sư Điện Tử. Mike rất vui mỗi lần nhắc lại giai đoạn này: tôi sướng như Ông Trời con, ngày ngày đi học, còn Liên cực lắm, hy sinh vừa đi làm vừa lo cho tôi còn hơn Ba Má tôi ngày xưa, dĩ nhiên tôi yên tâm học xong rất nhanh.
Bên Mỹ này anh muốn học là phải được, muốn học gì cũng được, muốn lấy bằng gì cũng có, chỉ cần anh có ý thích và có ý chí. Anh có thể học toàn thời gian, bán thời gian, học hàm thụ hay học ngay cả trên online. Không có tiền thì Chánh Phủ hoặc một cơ sở, một công ty hay một tổ chức nào đó ứng tiền cho mượn nếu đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi nộp đơn xin việc làm, người chủ chỉ căn cứ một phần trên bằng cấp, còn phần lớn dựa trên kinh nghiệm việc làm đã qua và sự giới thiệu, phê bình của các chủ cũ. Tôi là cựu chiến binh, gần lấy xong bằng Kỹ Sư thì hãng Điện Tử Intel đã nhận trước rồi.
Năm đầu tiên tôi đi làm Liên chỉ còn làm một nghề, đến năm thứ hai Liên nghỉ việc hoàn toàn để đi học ngành Y tá. Đó là lý do chúng tôi chậm có con và chỉ có hai đứa. Bên Mỹ này nghe nhà nào có 3,4 con là thiên hạ lắc đầu, le lưỡi liền. Có bầu, sanh con thật dễ dàng nhưng khó nhất, đau đầu nhất là vấn đề giáo dục, không dạy dỗ con được thì lại đổ thừa "cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh", chưa chắc vậy đâu ! Có rất nhiều gia đình nuôi con đến 18 tuổi là bắt nó phải tự lập, nghĩa là đẩy nó ra ngoài xã hội, xét cho cùng điều này cũng có phần tốt. Vì vậy, cũng rất công bằng khi bố mẹ già yếu, đến phiên chúng nó sẽ đẩy bố mẹ vô nhà hưu dưỡng thôi! - Mai Lan ơi, ra chào chú đi con, Mike gọi. Một cô gái Mỹ đẹp như tài tử điện ảnh Hollywood tươi cười bước ra, hai tay khoanh trước ngực, đầu cúi xuống, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn:
- Cháu tên Mai Lan, cháu chào chú. Tôi đứng dậy, Mai Lan bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay:
- Chú tên là Long, Chú rất hân hạnh được biết cháu, được quen biết gia đình cháu, một gia đình tuyệt vời, cháu là một cô gái tuyệt vời. Cháu có về VN lần nào chưa?
- Dạ, cám ơn lời khen của Chú. Cháu đã về VN hai lần. Năm rồi cháu đi VN miễn phí.
- Sao vậy?
- Cháu có hai người bạn, hai chị em, bố mẹ họ là người Việt, hai bạn cháu không rành tiếng Việt nên bao cháu đi chung về VN để làm thông ngôn. Vui quá chừng. Bà con chòm xóm dưới quê cứ nhìn cháu chằm chằm: sao kỳ quá hè, Mỹ nói tiếng Việt còn Việt đặc thì bù trất, kỳ hén !Lại nữa, Mỹ thì tên Việt còn Việt lại lấy tên Mỹ, ngộ ghê!! Cháu dịch lại cho hai đứa bạn nghe, tụi nó mắc cỡ quá, về đến Mỹ bắt đầu học tiếng Việt ngay. Ba má tụi nó kèm riết, cháu cũng dạy thêm, bây giờ nói được hơi nhiều rồi. Hè năm nay tụi cháu lại về VN nhưng lần này cháu phải trả tiền vé máy bay vì bạn cháu không cần thông ngôn nữa, thông ngôn thất nghiệp rồi !!Ông bà ngoại cùng gia đình mấy Cậu, mấy Dì thương cháu lắm. Cũng có thể sẽ có anh Liêm đi cùng.
- Liêm là ai?
- Anh Hai cháu. Ảnh tên là Uy Liêm.
- Có phải đó là phiên âm tiếng Việt của chữ William không?
- Dạ đúng
- Thế anh cháu thích tên nào?
- Cả nhà cháu thích tên Uy Liêm hơn vì đa số tên riêng của Mỹ không có ý nghĩa gì hết, thường được bắt chước từ trong Kinh Thánh. Còn tên VN có lồng nghĩa trong đó, có khi mang cả ước vọng của cha mẹ đặt ở người con.
- Vậy Uy Liêm nghĩa là sao? Tôi giả vờ hỏi.
- Uy là uy phong, uy nghi, uy quyền, uy lực... còn Liêm là liêm chính, liêm sỉ, thanh liêm. Người có quyền uy thì phải liêm chính. Người ta khi có chút quyền chức thường hay sanh tật xấu, rồi tham nhũng, rồi phách lối. Ba má cháu muốn anh Hai khi nào có địa vị lớn thì phải sống thanh liêm.
- Anh hai cháu đã có địa vị lớn chưa?
- Dạ ảnh chỉ mới là Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Iraq. Còn 4 tháng nữa ảnh sẽ xong nghĩa vụ, khi trở lại Mỹ, được nghỉ phép, anh Hai sẽ theo tụi cháu về thăm Ngoại.
- Anh Hai có biết tiếng Việt không?
- Hết sẩy Chú ơi, dù dở nhứt nhà nhưng cũng gần ngang tầm với Ba cháu ...
Mike ngồi nghe tôi khảo hạch cô con gái, miệng cứ tủm tỉm cười. Tôi thật sự cảm động, nếu không nói là choáng váng, cứ ngây người ra. Giả sử có ai đó kể tôi nghe về một gia đình như thế này, về một cô gái Mỹ thế này, về một Đại Úy Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ như vậy... chắc chắn tôi không thể tin vì tôi đã phải chứng kiến nhiều hoàn cảnh trái ngược.
Có lần, vừa bước vô nhà một người bạn VN, ngay tại phòng khách treo một tấm bảng bằng carton với chữ: "No Vietnamese!" tôi ngập ngừng, hơi tái mặt, rồi lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng bước ra ngoài. Chủ nhà chạy theo đon đả. Tôi nuốt nước miếng cho dằn cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng rồi chậm rãi: có phải ông không muốn tiếp khách người VN hay ông không cho phép ai ngồi trong phòng đó nói tiếng Việt ? Anh ta phân bua: tôi chỉ muốn bà Xã và các cháu luyện tiếng Anh cho thật nhuyễn để mau thành dân Mỹ thôi !?!?
Vậy nếu ông vào một nhà hàng, một công viên, lên máy bay, xe lửa, xe buýt hay vô nhà một người Mỹ nào đó, ông thấy hàng chữ này, ông hiểu nó thế nào?!?! Cách đây vài chục năm, khi tình trạng kỳ thị chủng tộc còn tồn tại trên đất nước Mỹ, người ta thường thấy trên xe buýt hay công viên có đeo bảng: No dogs and negroes (cấm chó và người da đen). Đến thập niên 60 mới chấm dứt. Bây giờ ông treo "No Vietnamese" trong phòng khách nghĩa là làm sao?!?!
Ông ta gỡ bảng xuống liền. Ông bà này nghe nói qua Mỹ có mấy năm đã về VN xum xue, bà con bên nhà ngạc nhiên thấy ông và gia đình lột xác nhanh quá, sức mạnh một đại cường quốc có khác. Bên này cả hai ông bà đi làm vệ sinh, quét dọn trường học, về VN khoe làm trong ngành giáo dục nên rất ít nói tiếng Việt. Riêng dân Mỹ hay người VN tại Mỹ chỉ nghe âm Mít đặc, không cần nhìn, đều biết ngay ông chánh gốc là "dân địa phương" Alaska vì, mười câu hết chín, ông đều nhắc đến tên một thành phố lớn của Tiểu Bang này: Du nô (3). Nhưng thôi, đây là đất nước tự do mà! Tự do dân chủ với lưỡng đảng đàng hoàng.
Mike thường nói đùa với tôi "coi dzậy chứ hổng phải dzậy mà còn quá cha dzậy nữa" khi đề cập đến hệ thống lưỡng đảng của Hoa Kỳ hiện nay. Cứ nhìn vô gia đình Thống Đốc Tiểu Bang California: Ông chồng Schwarzenegger thuộc đảng Cộng Hòa trong khi bà vợ lại theo Dân Chủ. Khi làm việc, hai đảng kiểm soát lẫn nhau như vợ theo dõi chồng, như chồng để ý coi chừng bà vợ. Nhưng khi có những sự kiện trọng đại liên quan đến an ninh đất nước, đến sự tồn vong của quốc gia, đến sự sống còn của dân tộc Hoa Kỳ thì hai đảng chỉ là một như sau vụ 9/11 mấy năm trước đây. Hình như có một thứ siêu chính quyền đâu đó quyết định tất cả, tương tự ảnh hưởng nội ngoại trên hai vợ chồng giữ cho hạnh phúc lứa đôi bền vững, từ đó nuôi dạy con cái thành công, kinh tế gia đình thịnh vượng, cho nước Mỹ chỉ mới hơn 200 năm lập quốc đã tiến lên bá chủ hoàn cầu. Nước Mỹ đang đứng nhất trên toàn thế giới về mọi phương diện nhưng rất tiếc, nhất luôn về vô luân thường, vô đạo lý và nhất luôn về cả lãnh vực tội phạm!
Đấy, Mike hướng dẫn cho tôi nhiều, rất nhiều điều, nhiều chuyện. Chúng tôi ngày càng thân hơn khi biết tôi ngày xưa cũng có một thời gian đi dạy học. Vợ chồng Mike và cháu Lan lại thích tìm hiểu sâu xa tiếng Việt hơn qua những từ ngữ Hán Nôm mà tôi đã được Ông Ngoại, một Cử Nhân Hán Văn, khoa thi cuối cùng, dạy dỗ. Nhờ vợ chồng Mike, tôi thực sự hội nhập vào xã hội Mỹ lúc nào không hay. Từ sự nhiệt tình giới thiệu của Mike, tôi được một chân Technician trong hãng Merix ở Forest Grove. Một năm sau, Mike khuyến khích và hướng dẫn vợ chồng tôi mua một cơ sở kinh doanh riêng ngay trung tâm thành phố Tigard đến nay đã tròn 12 năm.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh như những áng mây ngoài khung trời rộng. Thênh thang như giấc mơ Hoa Kỳ của gia đình tôi liên tiếp nở hoa. Cho đến một ngày... Tin như sét đánh ngang tai. Hai vợ chồng Mike vừa qua đời trong một tai nạn xe! Cháu Lan gọi báo cho tôi bằng tiếng được tiếng mất, tức tưởi, nghẹn ngào. Một anh Mễ nhập cư bất hợp pháp say rượu lái xe vào đường cấm ngược chiều. Xe Toyota Camry của vợ chồng Mike nằm bẹp dí dưới gầm chiếc xe tải F350 chở đầy đồ nghề làm vườn cắt cỏ. Toán cấp cứu phải cưa xe mới đem được hai người ra nhưng cả hai đều đã tắt thở vì sức va chạm quá mạnh và vì vết thương quá nặng.... Lại thêm một nhức nhối của người Mỹ trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp... lại thêm một vết đen tệ nạn say rượu, say xì ke lái xe DUII (4) ngày càng nhiều....
Tang lễ thật đơn giản gồm đa số người quen gia đình, bạn bè làm chung Intel với Mike và đồng nghiệp trong bệnh viện của Mai Liên. Cháu Uy Liêm được thông báo từ Iraq về để vừa kịp nhìn cha mẹ lần cuối trước khi đóng nắp quan tài. Trời Oregon chiều nay mưa buồn day dứt. Nghĩa trang Finley Sunset Hills với những dốc thoai thoải quay về hướng Tây, về hướng Thái Bình Dương mà tận cùng bên kia bờ có một vùng đất mang tên VN, quê hương yêu dấu của Mike và Mai Liên suốt cả đời người. Gió buốt miên man như xoáy sâu vào tận xương tủy. Như chưa bao giờ. Vài tia sáng yếu ớt long lanh trên những ngọn cỏ đầm đìa. Mắt tôi nhạt nhòa trong cái lạnh tái tê. Cũng xong một kiếp trong vô lượng luân hồi. Một chút gì đó có lẽ hai người đang hài lòng là vẫn còn được đi chung với nhau, vẫn còn được tay trong tay, cùng qua một thế giới khác, hy vọng sẽ tốt đẹp hơn. Ít nhất về vật chất bây giờ xác hai người vẫn còn được nằm bên nhau, hai ngôi mộ song song, cùng nhìn về quê hương VN tít mù xa thẳm cuối chân trời.
Riêng tôi lòng trĩu nặng mối ân tình chưa thanh thỏa. Trong suốt cuộc đời còn lại, dù còn sống trên đất Mỹ này, hay giang hồ đó đây, hình ảnh tươi vui khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, gương mặt dễ thương, cử chỉ ân cần, lời nói nhã nhặn nhiệt tình và đặc biệt ân nghĩa của vợ chồng Mike đã dành cho gia đình tôi chắc chắn sẽ khó phai mờ.
Cám ơn Michael Erickson.
Cám ơn Mailiên Trần.
Xin tạm biệt.
*
Thật may mắn, tôi tình cờ được gặp và quen biết Mike. Anh đã cho tôi một cái nhìn khá bao quát nước Mỹ từ phong tục tập quán đến văn hóa xã hội lẫn chính trị. Mike đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cả vật chất tinh thần để tôi có được một nghị lực, niềm tự tin, sự phấn khởi tràn trề khi bắt đầu nửa cuộc đời còn lại nơi tha phương, đất khách.
Trong buổi họp mặt cựu Chiến Binh nhân dịp Memorial Day của State Guards Association of U.S (SGAUS), bàn của tụi tôi rất ồn ào với đủ mọi vấn đề trên trời dưới đất, vui nhất là những chuyện tiếu lâm xoay quanh đời sống thường nhật của người Mỹ, đặc biệt lớp tuổi về hưu phải đương đầu với nhà dưỡng lão, bệnh tật, nhất là bệnh lãng trí Alzheimer... . Hôm ấy, tôi kể chuyện một đôi vợ chồng già, Bác Sĩ nói với người vợ: tôi thấy sức khỏe ông nhà ngày càng khá hơn khi ông tìm được niềm vui nơi Thượng Đế, tin tưởng nhiều hơn vào Chúa Quan Phòng, đến nỗi, ông nghĩ Chúa đang theo giúp đỡ ông trong mọi việc, trong từng bước chân đi. Ông nói với tôi, đêm qua, khi ông vừa mở cửa nhà vệ sinh để đi tiểu thì Chúa bật đèn lên cho ông liền.... Bà vợ la lên, ngắt lời Bác Sĩ: ôi lạy Chúa tôi, ổng lại đái vào tủ lạnh của tôi rồi!!! Cả bọn cười bò lê bò càng. Cười lớn nhất là một chàng cao lớn, tóc vàng tên là Mike.
Anh vỗ vai tôi:
- Ê, bạn người gốc nước nào?
- Việt Nam.
Mike bật đứng dậy, bàn tay như hộ pháp chụp lên đầu tôi, nói thật lớn, nguyên văn bằng tiếng Việt đặc sệt giọng miền nam:
- Đ.M. nãy giờ sao hổng nói?
- Ủa, anh biết tiếng Việt hả?
Mike vênh mặt lên, tay phải vỗ bồm bộp vào cái ngực đang ưỡn, vẫn dùng tiếng Việt:
- Hai lần công tác Việt Nam, đem về Mỹ một cô giáo dạy tiếng Việt tại gia từ 1972, học và nói tiếng Việt từ hồi đó đến giờ, bộ ngu lắm sao mà không biết, biết rành quá đi chứ!!
Không ngờ trong bàn lại có một số cựu chiến binh Việt Nam khác, đua nhau xổ ra những câu tiếng Việt họ còn nhớ lõm bõm: Chòi đắt ui (trời đất ơi) chào cắc Ong, mành giỏi? (chào các Ông, mạnh giỏi) Con gái Viết Nàmdde.p lám (con gái VN đẹp lắm) Ngùi Viết Nàmtót lám, đi đi mao, đin - kí đàu(người VN tốt lắm, đi đi mau, điên cái đầu !)....Riêng Mike nói tiếng Việt rất lưu loát, không hề sai một âm nào (giống như ca sĩ Delena hát tiếng Việt vậy), kể cả cách dùng chữ rất trí thức, đôi khi dí dỏm, có lúc thật tiếu lâm. Tôi đã gặp một nhân viên Bộ Ngoại Giao rành tiếng Việt đến nỗi khi tôi đùa hỏi "Anh người gì mà nói tiếng Việt ngon lành vậy" Anh trả lời tỉnh bơ "Tôi người Bắc !". Tôi cũng đã gặp một số người Mỹ chính gốc, thuộc giáo phái Mormon, họ thảo luận Kinh Thánh, đi truyền đạo Tin Lành bằng tiếng Việt thật trôi chảy, nhưng đó là nghề của họ.
Còn Mike, anh nói tiếng Việt bằng cả tấm lòng: tên Mỹ của tôi là Micheal, tên Việt của tôi là Mai, theo giọng Việt Nam có nghĩa là hên, là may mắn, còn giọng Việt Bắc (?) hay Việt Trung (?) có nghĩa là hoa mai, một loài hoa rực rỡ mùa xuân ! Vợ tôi vẫn thích kêu tôi là Mai Cồ, hay Anh Cồ, hoặc Cồ ơi chỉ vì tôi bự con! Con rể của nước Đại Cồ Việt mà! Một ông thày bói VN nói số tôi phải cưới vợ họ Trần vì cả đời tôi không thích mặc áo..vv và vv ... tôi há hốc miệng ngồi nghe một chàng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng 100% Anglo-Saxon đang chơi chữ bằng chính ngôn ngữ của tôi !!! Một đêm hội ngộ tuyệt vời, vui như chưa từng thấy từ ngày mất nước, từ ngày sống kiếp lưu vong.
Một tuần sau, Mike điện thoại mời tôi đến nhà. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: gia đình Mike gồm vợ chồng và 2 con hoàn toàn sinh hoạt theo truyền thống Việt Nam và tự nhận là người VN. Mike nói: đúng ra tôi là người Việt gốc Mỹ! Người bản xứ khi nghe tôi giới thiệu là người VN, nói tiếng VN thì họ vui lắm, vài người lúc đầu cứ tưởng nước VN ở đâu đó bên Đông Âu nên mới tóc vàng, mắt xanh!
Người gốc VN lại tưởng tôi là Mỹ lai, càng vui hơn, gần gũi hơn vì có 50% máu Việt Nam trong người mà, ai cũng vui. Mike dùng chữ "vui cả làng"! Cả gia đình dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính. Sống trên đất Mỹ, Mike tâm sự, nói tiếng Anh là việc đương nhiên, thế mà nhiều gia đình VN từ vợ chồng con cái đều ra vẻ hãnh diện với mớ tiếng Mỹ đôi khi trật giọng, sai văn phạm....hoặc nói đệm, câu nào cũng chêm thêm chữ Mỹ vào, trong khi cố tình lơ lớ tiếng mẹ đẻ của mình, dễ mất gốc quá, tủi hổ ông bà tổ tiên quá, uổng phí quá. Lại có cả vài người viết văn, nhiều chữ thông thường không biết, hay giả vờ không biết, lại phải dùng tiếng Anh mới thấy dổm làm sao. Tôi rất khâm phục những gia đình còn giữ vững truyền thống tốt đẹp VN.
Tôi thấy những em bé VN thật dễ thương với tiếng Việt líu lo như chim hót nhưng tôi nhìn các em với cặp mắt bình thường nếu các em nói tiếng Anh, thật bình thường vì đây là nước Mỹ, sau này khi lớn lên phải học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, họ sẽ hối hận. Tiếc quá, Mike chặt lưỡi, lập đi lập lại, tiếc quá !! Anh có biết "bà lang kẹt" là ai không? Thế mà một ông VN đã tuyên bố tự nhiên như người Sàigòn, vào mỗi mùa Đông, trên giường của ông phải có ít nhất hai bà lang kẹt ngủ mới đã, mới đủ ấm !?!?
Mai Liên, vợ anh, một sinh viên Đại Học Cần Thơ sinh quán Sóc Trăng. Hai người quen nhau khi Mai Liên đi học thêm Anh ngữ trong một lớp do chính Mike phụ trách phần đàm thoại và luyện giọng. Thế rồi hai người yêu nhau nhưng không thể tiến đến hôn nhân vì gia đình hai bên đều không tán thành. Mike phải xin trở lại Việt Nam lần thứ hai, kiên trì thuyết phục cha mẹ Mai Liên bằng chính tiếng Việt anh đã học được từ người tình. Cuối cùng không những cha mẹ, anh chị em của Mai Liên mà cả bà con xóm giềng cũng hài lòng với "thằng Cồ" vui tánh dễ thương lúc nào, nơi nào cũng pha trò được.
Riêng gia đình Mike lúc đầu vẫn chưa mấy thiện cảm với người dâu dị tộc. Hai vợ chồng son cố gắng sống hòa hợp với mọi người, không tỏ ra khó chịu mà còn thấy vui vui với cái tên Liên vài người cố tình đọc trại thành Alien (=người lạ). Chẳng bao lâu sau tình thế hoàn toàn đảo ngược. Khi cha mẹ Mike dọn vô nhà dưỡng lão chỉ có vợ chồng Mike thăm viếng thường xuyên. Ông bà rất cảm động, thỉnh thoảng lại công khai ngỏ lời xin lỗi Mai Liên và giới thiệu với mọi người Liên là đứa con gái yêu quý nhất. Bốn gia đình anh chị của Mike tan vỡ hết ba, sự kiện phổ thông với trên 60% gia đình Mỹ bị rắc rối trong hôn nhân. Cứ một lần li dị lại một lần chia gia tài, riết giống như chuyện thường tình. Tuy nhiên, có điều lạ là sau khi chia tay, họ vẫn liên lạc qua lại với nhau, coi nhau như bạn, không ai ghen tuông gì hết.
“Tạ ơn trời đất (Mike không dùng chữ Chúa) tôi có được một bà vợ tuyệt vời. Liên lo lắng chăm sóc tôi kỹ lắm từ mọi sinh hoạt đến từng miếng ăn hàng ngày. Tôi đã quen và rất thích thức ăn Việt Nam. Rất hợp lý nếu ta không biết kiêng cữ, cứ ăn tầm bậy là đưa đủ thứ bệnh tật vào thân thể mình thôi. Anh ăn cái gì anh sẽ như thứ ấy (1). Ăn nhiều rau, đậu, trái cây tươi, da thịt anh sẽ tươi. Anh ăn mỡ, cơ thể anh sẽ phải đeo mỡ (2). Tốt nhứt nên ăn chay. Gia đình tôi ăn chay mỗi tuần một lần, nhiều nhất là các loại rau. Đồ chay Liên làm ngon lắm. Món nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe vì Liên chỉ dùng dầu olive thay cho mỡ động vật, không mặn lắm, không ngọt quá như đồ ăn Mỹ, nhất là hoàn toàn không dùng bột ngọt. Đặc biệt nước mắm ăn riết rồi mê luôn nhưng điều cần thiết nước mắm mua ở chợ về phải đem nấu cho sôi lên rồi đổ lại vô chai xài vì trong nước mắm có thể có nhiều siêu vi trùng, nhất là siêu vi bệnh gan, các loại mắm cũng vậy.
Chế độ ăn uống như thế làm sao bị phát phì như ba phần tư dân Mỹ hiện nay. Đến như con nít trên 6 tuổi thì phân nửa đã vượt quá trọng lượng được coi là mập rồi. Còn về thẩm mỹ, Anh thấy không, thông thường da người Mỹ trắng lại quá trắng, trắng nhễ nhại (?!)trắng như Bạch Tuyết nên trông có vẻ yếu đuối, bệnh tật, vì vậy họ phải đi phơi nắng ngoài biển hay vô các phòng nhuộm da trong các tanning clubs để cho da họ có màu đồng nâu hay màu bánh mật, nhìn rất khỏe mạnh, thể thao hơn, mốt thời thượng mà! Bà xã tôi được Trời Đất thương cho cái màu tự nhiên đó từ bé nên Ông Bà Ngoại sắp nhỏ mới đặt cho cái tên Mai Liên, anh đọc lái lại coi?!”
Nghe đến đây chính tôi đã phải kêu lên: chu choa mệ tổ ơi, mần răng mà cái chi mô anh cũng biết hết rứa chừ hết biết luôn. Mike hiện nguyên hình một "chú Sam" há hốc miệng "Wh...what? What d'you say?"
Ngay sau khi dành thắng lợi đem được Mai Liên về Mỹ, Mike giải ngũ. Liên đi làm 2 nghề khác nhau cho phép Mike trở lại Đại Học lấy xong bằng Kỹ Sư Điện Tử. Mike rất vui mỗi lần nhắc lại giai đoạn này: tôi sướng như Ông Trời con, ngày ngày đi học, còn Liên cực lắm, hy sinh vừa đi làm vừa lo cho tôi còn hơn Ba Má tôi ngày xưa, dĩ nhiên tôi yên tâm học xong rất nhanh.
Bên Mỹ này anh muốn học là phải được, muốn học gì cũng được, muốn lấy bằng gì cũng có, chỉ cần anh có ý thích và có ý chí. Anh có thể học toàn thời gian, bán thời gian, học hàm thụ hay học ngay cả trên online. Không có tiền thì Chánh Phủ hoặc một cơ sở, một công ty hay một tổ chức nào đó ứng tiền cho mượn nếu đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi nộp đơn xin việc làm, người chủ chỉ căn cứ một phần trên bằng cấp, còn phần lớn dựa trên kinh nghiệm việc làm đã qua và sự giới thiệu, phê bình của các chủ cũ. Tôi là cựu chiến binh, gần lấy xong bằng Kỹ Sư thì hãng Điện Tử Intel đã nhận trước rồi.
Năm đầu tiên tôi đi làm Liên chỉ còn làm một nghề, đến năm thứ hai Liên nghỉ việc hoàn toàn để đi học ngành Y tá. Đó là lý do chúng tôi chậm có con và chỉ có hai đứa. Bên Mỹ này nghe nhà nào có 3,4 con là thiên hạ lắc đầu, le lưỡi liền. Có bầu, sanh con thật dễ dàng nhưng khó nhất, đau đầu nhất là vấn đề giáo dục, không dạy dỗ con được thì lại đổ thừa "cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh", chưa chắc vậy đâu ! Có rất nhiều gia đình nuôi con đến 18 tuổi là bắt nó phải tự lập, nghĩa là đẩy nó ra ngoài xã hội, xét cho cùng điều này cũng có phần tốt. Vì vậy, cũng rất công bằng khi bố mẹ già yếu, đến phiên chúng nó sẽ đẩy bố mẹ vô nhà hưu dưỡng thôi! - Mai Lan ơi, ra chào chú đi con, Mike gọi. Một cô gái Mỹ đẹp như tài tử điện ảnh Hollywood tươi cười bước ra, hai tay khoanh trước ngực, đầu cúi xuống, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn:
- Cháu tên Mai Lan, cháu chào chú. Tôi đứng dậy, Mai Lan bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay:
- Chú tên là Long, Chú rất hân hạnh được biết cháu, được quen biết gia đình cháu, một gia đình tuyệt vời, cháu là một cô gái tuyệt vời. Cháu có về VN lần nào chưa?
- Dạ, cám ơn lời khen của Chú. Cháu đã về VN hai lần. Năm rồi cháu đi VN miễn phí.
- Sao vậy?
- Cháu có hai người bạn, hai chị em, bố mẹ họ là người Việt, hai bạn cháu không rành tiếng Việt nên bao cháu đi chung về VN để làm thông ngôn. Vui quá chừng. Bà con chòm xóm dưới quê cứ nhìn cháu chằm chằm: sao kỳ quá hè, Mỹ nói tiếng Việt còn Việt đặc thì bù trất, kỳ hén !Lại nữa, Mỹ thì tên Việt còn Việt lại lấy tên Mỹ, ngộ ghê!! Cháu dịch lại cho hai đứa bạn nghe, tụi nó mắc cỡ quá, về đến Mỹ bắt đầu học tiếng Việt ngay. Ba má tụi nó kèm riết, cháu cũng dạy thêm, bây giờ nói được hơi nhiều rồi. Hè năm nay tụi cháu lại về VN nhưng lần này cháu phải trả tiền vé máy bay vì bạn cháu không cần thông ngôn nữa, thông ngôn thất nghiệp rồi !!Ông bà ngoại cùng gia đình mấy Cậu, mấy Dì thương cháu lắm. Cũng có thể sẽ có anh Liêm đi cùng.
- Liêm là ai?
- Anh Hai cháu. Ảnh tên là Uy Liêm.
- Có phải đó là phiên âm tiếng Việt của chữ William không?
- Dạ đúng
- Thế anh cháu thích tên nào?
- Cả nhà cháu thích tên Uy Liêm hơn vì đa số tên riêng của Mỹ không có ý nghĩa gì hết, thường được bắt chước từ trong Kinh Thánh. Còn tên VN có lồng nghĩa trong đó, có khi mang cả ước vọng của cha mẹ đặt ở người con.
- Vậy Uy Liêm nghĩa là sao? Tôi giả vờ hỏi.
- Uy là uy phong, uy nghi, uy quyền, uy lực... còn Liêm là liêm chính, liêm sỉ, thanh liêm. Người có quyền uy thì phải liêm chính. Người ta khi có chút quyền chức thường hay sanh tật xấu, rồi tham nhũng, rồi phách lối. Ba má cháu muốn anh Hai khi nào có địa vị lớn thì phải sống thanh liêm.
- Anh hai cháu đã có địa vị lớn chưa?
- Dạ ảnh chỉ mới là Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Iraq. Còn 4 tháng nữa ảnh sẽ xong nghĩa vụ, khi trở lại Mỹ, được nghỉ phép, anh Hai sẽ theo tụi cháu về thăm Ngoại.
- Anh Hai có biết tiếng Việt không?
- Hết sẩy Chú ơi, dù dở nhứt nhà nhưng cũng gần ngang tầm với Ba cháu ...
Mike ngồi nghe tôi khảo hạch cô con gái, miệng cứ tủm tỉm cười. Tôi thật sự cảm động, nếu không nói là choáng váng, cứ ngây người ra. Giả sử có ai đó kể tôi nghe về một gia đình như thế này, về một cô gái Mỹ thế này, về một Đại Úy Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ như vậy... chắc chắn tôi không thể tin vì tôi đã phải chứng kiến nhiều hoàn cảnh trái ngược.
Có lần, vừa bước vô nhà một người bạn VN, ngay tại phòng khách treo một tấm bảng bằng carton với chữ: "No Vietnamese!" tôi ngập ngừng, hơi tái mặt, rồi lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng bước ra ngoài. Chủ nhà chạy theo đon đả. Tôi nuốt nước miếng cho dằn cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng rồi chậm rãi: có phải ông không muốn tiếp khách người VN hay ông không cho phép ai ngồi trong phòng đó nói tiếng Việt ? Anh ta phân bua: tôi chỉ muốn bà Xã và các cháu luyện tiếng Anh cho thật nhuyễn để mau thành dân Mỹ thôi !?!?
Vậy nếu ông vào một nhà hàng, một công viên, lên máy bay, xe lửa, xe buýt hay vô nhà một người Mỹ nào đó, ông thấy hàng chữ này, ông hiểu nó thế nào?!?! Cách đây vài chục năm, khi tình trạng kỳ thị chủng tộc còn tồn tại trên đất nước Mỹ, người ta thường thấy trên xe buýt hay công viên có đeo bảng: No dogs and negroes (cấm chó và người da đen). Đến thập niên 60 mới chấm dứt. Bây giờ ông treo "No Vietnamese" trong phòng khách nghĩa là làm sao?!?!
Ông ta gỡ bảng xuống liền. Ông bà này nghe nói qua Mỹ có mấy năm đã về VN xum xue, bà con bên nhà ngạc nhiên thấy ông và gia đình lột xác nhanh quá, sức mạnh một đại cường quốc có khác. Bên này cả hai ông bà đi làm vệ sinh, quét dọn trường học, về VN khoe làm trong ngành giáo dục nên rất ít nói tiếng Việt. Riêng dân Mỹ hay người VN tại Mỹ chỉ nghe âm Mít đặc, không cần nhìn, đều biết ngay ông chánh gốc là "dân địa phương" Alaska vì, mười câu hết chín, ông đều nhắc đến tên một thành phố lớn của Tiểu Bang này: Du nô (3). Nhưng thôi, đây là đất nước tự do mà! Tự do dân chủ với lưỡng đảng đàng hoàng.
Mike thường nói đùa với tôi "coi dzậy chứ hổng phải dzậy mà còn quá cha dzậy nữa" khi đề cập đến hệ thống lưỡng đảng của Hoa Kỳ hiện nay. Cứ nhìn vô gia đình Thống Đốc Tiểu Bang California: Ông chồng Schwarzenegger thuộc đảng Cộng Hòa trong khi bà vợ lại theo Dân Chủ. Khi làm việc, hai đảng kiểm soát lẫn nhau như vợ theo dõi chồng, như chồng để ý coi chừng bà vợ. Nhưng khi có những sự kiện trọng đại liên quan đến an ninh đất nước, đến sự tồn vong của quốc gia, đến sự sống còn của dân tộc Hoa Kỳ thì hai đảng chỉ là một như sau vụ 9/11 mấy năm trước đây. Hình như có một thứ siêu chính quyền đâu đó quyết định tất cả, tương tự ảnh hưởng nội ngoại trên hai vợ chồng giữ cho hạnh phúc lứa đôi bền vững, từ đó nuôi dạy con cái thành công, kinh tế gia đình thịnh vượng, cho nước Mỹ chỉ mới hơn 200 năm lập quốc đã tiến lên bá chủ hoàn cầu. Nước Mỹ đang đứng nhất trên toàn thế giới về mọi phương diện nhưng rất tiếc, nhất luôn về vô luân thường, vô đạo lý và nhất luôn về cả lãnh vực tội phạm!
Đấy, Mike hướng dẫn cho tôi nhiều, rất nhiều điều, nhiều chuyện. Chúng tôi ngày càng thân hơn khi biết tôi ngày xưa cũng có một thời gian đi dạy học. Vợ chồng Mike và cháu Lan lại thích tìm hiểu sâu xa tiếng Việt hơn qua những từ ngữ Hán Nôm mà tôi đã được Ông Ngoại, một Cử Nhân Hán Văn, khoa thi cuối cùng, dạy dỗ. Nhờ vợ chồng Mike, tôi thực sự hội nhập vào xã hội Mỹ lúc nào không hay. Từ sự nhiệt tình giới thiệu của Mike, tôi được một chân Technician trong hãng Merix ở Forest Grove. Một năm sau, Mike khuyến khích và hướng dẫn vợ chồng tôi mua một cơ sở kinh doanh riêng ngay trung tâm thành phố Tigard đến nay đã tròn 12 năm.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh như những áng mây ngoài khung trời rộng. Thênh thang như giấc mơ Hoa Kỳ của gia đình tôi liên tiếp nở hoa. Cho đến một ngày... Tin như sét đánh ngang tai. Hai vợ chồng Mike vừa qua đời trong một tai nạn xe! Cháu Lan gọi báo cho tôi bằng tiếng được tiếng mất, tức tưởi, nghẹn ngào. Một anh Mễ nhập cư bất hợp pháp say rượu lái xe vào đường cấm ngược chiều. Xe Toyota Camry của vợ chồng Mike nằm bẹp dí dưới gầm chiếc xe tải F350 chở đầy đồ nghề làm vườn cắt cỏ. Toán cấp cứu phải cưa xe mới đem được hai người ra nhưng cả hai đều đã tắt thở vì sức va chạm quá mạnh và vì vết thương quá nặng.... Lại thêm một nhức nhối của người Mỹ trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp... lại thêm một vết đen tệ nạn say rượu, say xì ke lái xe DUII (4) ngày càng nhiều....
Tang lễ thật đơn giản gồm đa số người quen gia đình, bạn bè làm chung Intel với Mike và đồng nghiệp trong bệnh viện của Mai Liên. Cháu Uy Liêm được thông báo từ Iraq về để vừa kịp nhìn cha mẹ lần cuối trước khi đóng nắp quan tài. Trời Oregon chiều nay mưa buồn day dứt. Nghĩa trang Finley Sunset Hills với những dốc thoai thoải quay về hướng Tây, về hướng Thái Bình Dương mà tận cùng bên kia bờ có một vùng đất mang tên VN, quê hương yêu dấu của Mike và Mai Liên suốt cả đời người. Gió buốt miên man như xoáy sâu vào tận xương tủy. Như chưa bao giờ. Vài tia sáng yếu ớt long lanh trên những ngọn cỏ đầm đìa. Mắt tôi nhạt nhòa trong cái lạnh tái tê. Cũng xong một kiếp trong vô lượng luân hồi. Một chút gì đó có lẽ hai người đang hài lòng là vẫn còn được đi chung với nhau, vẫn còn được tay trong tay, cùng qua một thế giới khác, hy vọng sẽ tốt đẹp hơn. Ít nhất về vật chất bây giờ xác hai người vẫn còn được nằm bên nhau, hai ngôi mộ song song, cùng nhìn về quê hương VN tít mù xa thẳm cuối chân trời.
Riêng tôi lòng trĩu nặng mối ân tình chưa thanh thỏa. Trong suốt cuộc đời còn lại, dù còn sống trên đất Mỹ này, hay giang hồ đó đây, hình ảnh tươi vui khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, gương mặt dễ thương, cử chỉ ân cần, lời nói nhã nhặn nhiệt tình và đặc biệt ân nghĩa của vợ chồng Mike đã dành cho gia đình tôi chắc chắn sẽ khó phai mờ.
Cám ơn Michael Erickson.
Cám ơn Mailiên Trần.
Xin tạm biệt.
*
NGUYỄN BẶC * BOTEL CITY
*
Bò Tèn City (Botel City)
Bò Tèn City phải chăng là số phận của chúng ta?
Thực ra, thành phố nhỏ Bò Tèn -nằm sát biên giới Lào-Trung- là một thành phố của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vì nó rõ ràng nằm trên đất Lào. Nhưng ra đường người ta không thể tìm ra một người dân Lào nào cả.
Tất cả các chủ nhân hay công nhân viên trong tỉnh đều là người Hoa, ngôn ngữ trao đổi rặt là tiếng Tàu, tên hiệu các cửa tiệm được viết bằng chữ Hán, tiền tệ mua bán là đồng Yuan của Trung Quốc và giờ giấc trên đồng hồ công cộng là theo giờ Bắc Kinh, chứ không phải là giờ Vạn Tượng, thủ đô của nước Lào. Các nhân viên cảnh sát trong thành phố -đi xe không có bảng số- là người Hoa, cũng như các đầu bếp trong những quán ăn, các cô trẻ tiếp tân trong các khách sạn, các đoàn phụ nữ lau chùi dọn dẹp,… tất cả đều đến từ mọi miền của Trung Quốc. Cả một vùng kinh tế đặc biệt Bò Tèn với 21 km2 nằm gọn lõn trong tay Trung Quốc. (1)
Nguyên là trước đây chỉ mới vài năm mà thôi, một công ti Trung Quốc mang tên là „Golden Boten City Co. Ltd.“ đến liên hệ với các quan chức địa phương Lào, xin thuê đất với hợp đồng dài hạn 30 năm, trong đó có một điều khoản quan trọng là ghi nhận khả năng gia hạn hợp đồng này 2 lần nữa, mỗi lần thêm 30 năm! Sau khi có giấy phép thuê đất trong tay, công ti „Golden Boten City Co. Ltd.“ đã không để mất một giây phút nào, ồ ạt bay vào làm ăn: Trong một thời gian kỉ lục, người Hoa đã xây xong một khách sạn hạng sang 700 giường, đặt tên rất kêu là „Royal Jinlun Hotel“, sát bên đó là một sòng bài Casino khổng lồ với 11 phòng sát phạt. Một khách sạn 5 sao khác, cũng 700 giường, sẽ được khánh thành nay mai trong mùa xuân này, cùng với một sân chơi Golf, một trường đua ngựa, một sân bắn súng thể thao và một sân vận động đua xe Go-Kart. Trong thời gian sắp tới, hàng loạt nhà cửa, chợ búa, phố xá được xây cất trong một dự án phát triển kinh tế rất tham vọng, muốn nâng dân số của Bò Tèn từ 7000 hiện nay lên đến 60.000 dân cư… người Hoa. Còn người dân Lào?
Họ nổi tiếng là hiền lành chất phác, sống xa lánh những nơi ăn chơi truỵ lạc, bài bạc và đĩ điếm. Cho nên dân Lào tại Bò Tèn đã từng đợt, từng gia đình, âm thầm rút đi khỏi nơi chôn nhau cắt rún mà họ không còn cảm nhận được là quê hương của mình nữa. Họ trở thành những người tị nạn trên chính quê hương của mình.
Ai cho rằng Bò Tèn chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc bản báo cáo của cơ quan GTZ (một cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn của Đức), theo đó người Trung Quốc hiện đã thuê dài hạn đến 10.000 km2 (!) đất của Lào để làm ăn, tương đương với 4 phần trăm diện tích nước Lào. Báo mạng „Asia Times“ cho hay hiện nay Trung Quốc thống trị hoàn toàn kinh tế nước Lào, từ kĩ nghệ quặng mỏ, thuỷ lợi, trồng cây cao su hay thương mại,…
Và ai cho rằng Lào chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc lại bức thư ngày 22 tháng 1 năm 2010 của hai cựu tướng lãnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Họ đã gửi thư tới Bộ Chính trị ĐCSVN và Thủ tướng về việc có đến 10 tỉnh (!) trong nước đã cho doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) thuê rừng để khai thác dài hạn trong vòng 50 năm, tổng số diện tích rừng cho thuê lên đến 3053 km2, tương đương với 1% diện tích nước ta.
Hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh không phải là những tay mơ: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã từng giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ông cũng là người từng phụ trách „Chương trình 327“ của Chính phủ, một chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gọi tắt là 327 vì khai trương ngày 3-2-1997. Còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là người đã có 13 năm làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong những năm mà mối quan hệ giữa hai nước đang từ „đồng chí anh em, môi hở răng lạnh“ trở thành „kẻ thù bá quyền, dạy nhau bài học“. Ông Vĩnh mới đây đã có bài viết rất sâu sắc về các „Thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc“ (2).
Từ cái nhìn chiến lược của những nhà quân sự, 2 vị tướng lãnh này đã cảnh báo "một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" trong vụ lãnh đạo 10 tỉnh Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng dài hạn:
Thứ nhất là nguy cơ rừng đầu nguồn (nơi xuất phát các dòng sông) „bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp".
Thứ hai là mối nguy di dân, nhập cư lén lút vào nước ta, khi mà các công ti Trung Quốc đem người nước họ ào ạt sang làm việc và an cư lập nghiệp hằng nửa thế kỉ (!) trong những vùng rừng núi mà họ được thuê dài hạn, ngoài vòng kiểm soát của chính phủ Việt Nam. Việc di dân lén lút này đang được chứng kiến tại các công trường bô-xít trên Tây Nguyên hiện nay hay công trường xây cất nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng vừa qua.
Thứ ba là nguy cơ gây xung đột xã hội, phá hoại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân miền núi. Tướng Đồng Sĩ Nguyên rút kinh nghiệm hồi làm dự án 327, „người dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm“, vậy mà nay „một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê“. „Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng“. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân tộc thiểu số coi như bị cướp mất đất sống. Họ có thể phải di dân qua phá rừng những khu vực khác để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng chỗ khác rất cao. Báo mạng tuanvietnam.net đã kể lại tình cảnh khó khăn của nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn): „Khi nghe Công ti InnovGreen (Hồng Kông -Trung Quốc) hứa hẹn đền bù đất, mở đường sá, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm, nên người dân đã đồng ý giao đất rừng cho họ. Thế nhưng sau đó người dân vừa bị mất đất, vừa phải trở thành người làm thuê vất vả ngay trên đất của mình, mà tiền công còn bị nợ, nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng, còn những lợi ích khác thì không thấy…“
Và thứ tư –nghiêm trọng nhất- là đe doạ an ninh quốc phòng. "Nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa lý chính trị trọng yếu“. Trong tổng số diện tích rừng cho thuê có đến 87% là những khu rừng sát biên giới, nơi mà vấn đề chủ quyền và an ninh giữa hai nước vẫn còn nóng bỏng trong bối cảnh những tranh chấp liên tục trên Biển Đông. Riêng trong tỉnh Lạng Sơn, sẽ cho thuê hơn 70 ngàn mẫu tây (héc -ta) rừng, bằng một phần tư tổng số rừng cho thuê khắp nước. Lạng Sơn là nơi Hồng binh Trung cộng đã phá tan thị xã thành bình địa trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Bên cạnh Lạng Sơn, thì 2 tỉnh cho thuê rừng nữa là Quảng Ninh và Cao Bằng cũng tiếp giáp biên giới Trung Quốc. 7 tỉnh còn lại cho thuê rừng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, và Quảng Nam thì có đường đi lên Tây Nguyên, Campuchia!
Từ 2005 đến 2008, InnovGreen đã được cấp giấy phép trồng rừng và khai thác gỗ dài hạn 50 năm trên 6 tỉnh biên giới : Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Kontum và Quảng Nam. Tổng số diện tích được khai thác lên đến 3500 km2, với tổng số vốn đầu tư dự trù ban đầu là 284,2 triệu USD. Đúng như đánh giá của nhà phân tích chính trị Nguyễn Văn Huy, thì „thật đáng buồn cho đất nước, với một số tiền khiêm nhường bỏ ra, người nước ngoài đã có thể mua được cả một khu vực quốc phòng rộng lớn mà trước đó cha ông của chúng ta đã đổ rất nhiều xương máu bảo vệ“. (3)
Đáng buồn hơn nữa cho đất nước, vì hành động phản bội tiền nhân và phản bội tổ quốc này của đám lãnh đạo CS trong cả 10 tỉnh Việt Nam sẽ không hề bị bất cứ pháp luật nào trừng trị cả và trong tương lai vẫn có thể tái diễn lại nhiều lần, dù có hay không có những Đồng Sĩ Nguyên và những Nguyễn Trọng Vĩnh. Nguyễn Tấn Dũng -mang danh là Thủ tướng chính phủ và đứng hàng thứ ba trong bộ đầu nậu CSVN- cũng sẽ không dám bày tỏ bất cứ một chút uy quyền nào đối với nhóm lãnh chúa cầm đầu tỉnh có trách nhiệm nói trên, ngoài lời trách cứ „kiểu phủi bụi, như „việc quyết định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở một số địa phương có biểu hiện chưa đúng với những quy định hiện hành của Nhà nước“: Mọi người chúng ta nên ghi nhận, đó chỉ là „có biểu hiện chưa đúng“ mà thôi, chứ không phải bản chất nó đã là sai trái quá rõ rệt và hậu quả nghiêm trọng khôn lường được!
Trong khi các „đồng chí“ Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sẽ vô tư lự đi họp hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung Ương ĐCSVN trong tuần qua tại Hà Nội, mà điểm chính chương trình là chia chác trước các ghế ngồi trong những cơ quan cầm đầu đảng và chính phủ cho nhiệm kì tới (sẽ quyết định chính thức trong Đại hội Đảng lần thứ 11đầu năm tới), thì hàng loạt những người yêu nước vẫn ngồi tù một cách uất ức hay thường xuyên bị công an CS sách nhiễu một cách đê tiện, chỉ vì họ đã lên tiếng cảnh báo trước các thủ đoạn bành trướng „cứng“ và „mềm“ của Bắc phương.
Với một hệ thống chính trị tồi bại và một đội ngũ lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa tham lam, tham nhũng như ĐCSVN hiện nay, thì nước ta khó lòng tránh khỏi số phận của Bò Tèn.
Nguyễn Bặc
27-3-2010
__
Ghi chú:
(1) Zocken beim Nachbarn: Thielke, Thilo. Tuần báo Der Spiegel, số 2/2010, tr.93.
(2) Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc: Nguyễn Trọng Vĩnh
(3) Có còn là một chính quyền nữa hay không? Nguyễn Văn Huy. Nguyệt san Thông Luận, số 245-------- Original-Nachricht
*
Bò Tèn City (Botel City)
Bò Tèn City phải chăng là số phận của chúng ta?
Thực ra, thành phố nhỏ Bò Tèn -nằm sát biên giới Lào-Trung- là một thành phố của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vì nó rõ ràng nằm trên đất Lào. Nhưng ra đường người ta không thể tìm ra một người dân Lào nào cả.
Tất cả các chủ nhân hay công nhân viên trong tỉnh đều là người Hoa, ngôn ngữ trao đổi rặt là tiếng Tàu, tên hiệu các cửa tiệm được viết bằng chữ Hán, tiền tệ mua bán là đồng Yuan của Trung Quốc và giờ giấc trên đồng hồ công cộng là theo giờ Bắc Kinh, chứ không phải là giờ Vạn Tượng, thủ đô của nước Lào. Các nhân viên cảnh sát trong thành phố -đi xe không có bảng số- là người Hoa, cũng như các đầu bếp trong những quán ăn, các cô trẻ tiếp tân trong các khách sạn, các đoàn phụ nữ lau chùi dọn dẹp,… tất cả đều đến từ mọi miền của Trung Quốc. Cả một vùng kinh tế đặc biệt Bò Tèn với 21 km2 nằm gọn lõn trong tay Trung Quốc. (1)
Nguyên là trước đây chỉ mới vài năm mà thôi, một công ti Trung Quốc mang tên là „Golden Boten City Co. Ltd.“ đến liên hệ với các quan chức địa phương Lào, xin thuê đất với hợp đồng dài hạn 30 năm, trong đó có một điều khoản quan trọng là ghi nhận khả năng gia hạn hợp đồng này 2 lần nữa, mỗi lần thêm 30 năm! Sau khi có giấy phép thuê đất trong tay, công ti „Golden Boten City Co. Ltd.“ đã không để mất một giây phút nào, ồ ạt bay vào làm ăn: Trong một thời gian kỉ lục, người Hoa đã xây xong một khách sạn hạng sang 700 giường, đặt tên rất kêu là „Royal Jinlun Hotel“, sát bên đó là một sòng bài Casino khổng lồ với 11 phòng sát phạt. Một khách sạn 5 sao khác, cũng 700 giường, sẽ được khánh thành nay mai trong mùa xuân này, cùng với một sân chơi Golf, một trường đua ngựa, một sân bắn súng thể thao và một sân vận động đua xe Go-Kart. Trong thời gian sắp tới, hàng loạt nhà cửa, chợ búa, phố xá được xây cất trong một dự án phát triển kinh tế rất tham vọng, muốn nâng dân số của Bò Tèn từ 7000 hiện nay lên đến 60.000 dân cư… người Hoa. Còn người dân Lào?
Họ nổi tiếng là hiền lành chất phác, sống xa lánh những nơi ăn chơi truỵ lạc, bài bạc và đĩ điếm. Cho nên dân Lào tại Bò Tèn đã từng đợt, từng gia đình, âm thầm rút đi khỏi nơi chôn nhau cắt rún mà họ không còn cảm nhận được là quê hương của mình nữa. Họ trở thành những người tị nạn trên chính quê hương của mình.
Ai cho rằng Bò Tèn chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc bản báo cáo của cơ quan GTZ (một cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn của Đức), theo đó người Trung Quốc hiện đã thuê dài hạn đến 10.000 km2 (!) đất của Lào để làm ăn, tương đương với 4 phần trăm diện tích nước Lào. Báo mạng „Asia Times“ cho hay hiện nay Trung Quốc thống trị hoàn toàn kinh tế nước Lào, từ kĩ nghệ quặng mỏ, thuỷ lợi, trồng cây cao su hay thương mại,…
Và ai cho rằng Lào chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc lại bức thư ngày 22 tháng 1 năm 2010 của hai cựu tướng lãnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Họ đã gửi thư tới Bộ Chính trị ĐCSVN và Thủ tướng về việc có đến 10 tỉnh (!) trong nước đã cho doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) thuê rừng để khai thác dài hạn trong vòng 50 năm, tổng số diện tích rừng cho thuê lên đến 3053 km2, tương đương với 1% diện tích nước ta.
Hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh không phải là những tay mơ: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã từng giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ông cũng là người từng phụ trách „Chương trình 327“ của Chính phủ, một chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gọi tắt là 327 vì khai trương ngày 3-2-1997. Còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là người đã có 13 năm làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong những năm mà mối quan hệ giữa hai nước đang từ „đồng chí anh em, môi hở răng lạnh“ trở thành „kẻ thù bá quyền, dạy nhau bài học“. Ông Vĩnh mới đây đã có bài viết rất sâu sắc về các „Thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc“ (2).
Từ cái nhìn chiến lược của những nhà quân sự, 2 vị tướng lãnh này đã cảnh báo "một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" trong vụ lãnh đạo 10 tỉnh Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng dài hạn:
Thứ nhất là nguy cơ rừng đầu nguồn (nơi xuất phát các dòng sông) „bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp".
Thứ hai là mối nguy di dân, nhập cư lén lút vào nước ta, khi mà các công ti Trung Quốc đem người nước họ ào ạt sang làm việc và an cư lập nghiệp hằng nửa thế kỉ (!) trong những vùng rừng núi mà họ được thuê dài hạn, ngoài vòng kiểm soát của chính phủ Việt Nam. Việc di dân lén lút này đang được chứng kiến tại các công trường bô-xít trên Tây Nguyên hiện nay hay công trường xây cất nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng vừa qua.
Thứ ba là nguy cơ gây xung đột xã hội, phá hoại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân miền núi. Tướng Đồng Sĩ Nguyên rút kinh nghiệm hồi làm dự án 327, „người dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm“, vậy mà nay „một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê“. „Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng“. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân tộc thiểu số coi như bị cướp mất đất sống. Họ có thể phải di dân qua phá rừng những khu vực khác để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng chỗ khác rất cao. Báo mạng tuanvietnam.net đã kể lại tình cảnh khó khăn của nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn): „Khi nghe Công ti InnovGreen (Hồng Kông -Trung Quốc) hứa hẹn đền bù đất, mở đường sá, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm, nên người dân đã đồng ý giao đất rừng cho họ. Thế nhưng sau đó người dân vừa bị mất đất, vừa phải trở thành người làm thuê vất vả ngay trên đất của mình, mà tiền công còn bị nợ, nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng, còn những lợi ích khác thì không thấy…“
Và thứ tư –nghiêm trọng nhất- là đe doạ an ninh quốc phòng. "Nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa lý chính trị trọng yếu“. Trong tổng số diện tích rừng cho thuê có đến 87% là những khu rừng sát biên giới, nơi mà vấn đề chủ quyền và an ninh giữa hai nước vẫn còn nóng bỏng trong bối cảnh những tranh chấp liên tục trên Biển Đông. Riêng trong tỉnh Lạng Sơn, sẽ cho thuê hơn 70 ngàn mẫu tây (héc -ta) rừng, bằng một phần tư tổng số rừng cho thuê khắp nước. Lạng Sơn là nơi Hồng binh Trung cộng đã phá tan thị xã thành bình địa trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Bên cạnh Lạng Sơn, thì 2 tỉnh cho thuê rừng nữa là Quảng Ninh và Cao Bằng cũng tiếp giáp biên giới Trung Quốc. 7 tỉnh còn lại cho thuê rừng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, và Quảng Nam thì có đường đi lên Tây Nguyên, Campuchia!
Từ 2005 đến 2008, InnovGreen đã được cấp giấy phép trồng rừng và khai thác gỗ dài hạn 50 năm trên 6 tỉnh biên giới : Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Kontum và Quảng Nam. Tổng số diện tích được khai thác lên đến 3500 km2, với tổng số vốn đầu tư dự trù ban đầu là 284,2 triệu USD. Đúng như đánh giá của nhà phân tích chính trị Nguyễn Văn Huy, thì „thật đáng buồn cho đất nước, với một số tiền khiêm nhường bỏ ra, người nước ngoài đã có thể mua được cả một khu vực quốc phòng rộng lớn mà trước đó cha ông của chúng ta đã đổ rất nhiều xương máu bảo vệ“. (3)
Đáng buồn hơn nữa cho đất nước, vì hành động phản bội tiền nhân và phản bội tổ quốc này của đám lãnh đạo CS trong cả 10 tỉnh Việt Nam sẽ không hề bị bất cứ pháp luật nào trừng trị cả và trong tương lai vẫn có thể tái diễn lại nhiều lần, dù có hay không có những Đồng Sĩ Nguyên và những Nguyễn Trọng Vĩnh. Nguyễn Tấn Dũng -mang danh là Thủ tướng chính phủ và đứng hàng thứ ba trong bộ đầu nậu CSVN- cũng sẽ không dám bày tỏ bất cứ một chút uy quyền nào đối với nhóm lãnh chúa cầm đầu tỉnh có trách nhiệm nói trên, ngoài lời trách cứ „kiểu phủi bụi, như „việc quyết định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở một số địa phương có biểu hiện chưa đúng với những quy định hiện hành của Nhà nước“: Mọi người chúng ta nên ghi nhận, đó chỉ là „có biểu hiện chưa đúng“ mà thôi, chứ không phải bản chất nó đã là sai trái quá rõ rệt và hậu quả nghiêm trọng khôn lường được!
Trong khi các „đồng chí“ Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sẽ vô tư lự đi họp hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung Ương ĐCSVN trong tuần qua tại Hà Nội, mà điểm chính chương trình là chia chác trước các ghế ngồi trong những cơ quan cầm đầu đảng và chính phủ cho nhiệm kì tới (sẽ quyết định chính thức trong Đại hội Đảng lần thứ 11đầu năm tới), thì hàng loạt những người yêu nước vẫn ngồi tù một cách uất ức hay thường xuyên bị công an CS sách nhiễu một cách đê tiện, chỉ vì họ đã lên tiếng cảnh báo trước các thủ đoạn bành trướng „cứng“ và „mềm“ của Bắc phương.
Với một hệ thống chính trị tồi bại và một đội ngũ lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa tham lam, tham nhũng như ĐCSVN hiện nay, thì nước ta khó lòng tránh khỏi số phận của Bò Tèn.
Nguyễn Bặc
27-3-2010
__
Ghi chú:
(1) Zocken beim Nachbarn: Thielke, Thilo. Tuần báo Der Spiegel, số 2/2010, tr.93.
(2) Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc: Nguyễn Trọng Vĩnh
(3) Có còn là một chính quyền nữa hay không? Nguyễn Văn Huy. Nguyệt san Thông Luận, số 245-------- Original-Nachricht
*
THỤY VY *HỒI KÝ
*
MẢNH ĐỜI CÒN LẠI
*
MẢNH ĐỜI CÒN LẠI
thụyvi
“Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất…”
Con
người ta khi đã có một quảng đời dằng dặc khổ đau, mất mát, thương
tổn, đáng lẽ không nên ngoái đầu nhìn lại làm gì. Nhưng rồi mỗi năm cứ
đến ngày oan trái, những vết thương cũ tưởng lành lại tứa máu…
Nhớ lại, tôi không can đảm đối mặt với nó, nhưng cảm giác về những năm tháng ấy nói không bao giờ hết.
Bị Đuổi Ra Khỏi Ngôi Nhà Của Mình
Sau
khi ủy ban quân quản tịch thu ngôi nhà do chính đồng tiền lương thiện
chắt chiu của cả hai vợ chồng, tôi không biết mình đứng chết lặng như
cái xác không hồn trong bao lâu, trước khi dắt diú đứa con trai bốn
tuổi với một bào thai vừa lớn trong bụng cùng chút tư trang còm cõi để
bắt đầu bước vào đời sống vô vọng mịt mù trong mảnh đời còn lại.
Tôi
chới với khi bổng dưng bị ném ra ngoài một cách tàn nhẫn trong một xã
hội lạ lẫm, ngột ngạt, hận thù. Tôi không biết cầu cứu ai? Chồng tôi
bị bắt, cha tôi bị bắt, bà con họ hàng ai ấy hoảng loạn, kẻ còn người
mất, người bị bắt, người thoát chạy ra khỏi nước….! Tôi đau đớn vì cảm
thấy mình thật trơ trọi. Trong cảnh cùng đường tuyệt vọng này, tôi
không còn cách lựa chọn nào khác nên đành phải đưa con về nhà mẹ ruột
và ông dượng ghẻ của tôi đang sống tại Cần Thơ.
Những
ngày tháng này mới thật kinh khủng, suốt ngày ông dượng ghẻ kiếm
chuyện khủng bố tôi bằng cách cứ chửi chó mắng mèo hay tra tấn tinh
thần tôi bằng cách đem con tôi ra rầy rà đay nghiến, có khi còn đánh
thật tàn nhẫn mặc dù cháu không có lỗi gì quá đáng. Mẹ tôi thương tôi
nhưng mẹ tôi bất lực, cho nên chỉ nhìn tôi đau khổ như an ủi, hoặc hai
mẹ con chỉ ôm nhau khóc thầm. Người hàng xóm biết ý đồ ông dượng ghẻ,
kêu tôi mách nước…Thế là tôi móc hết tiền bạc, tư trang, món lớn món
nhỏ, kể cả bông tay nhẫn cưới… nạp hết cho ông. Mong ông tội nghiệp
thương tình cho tôi tá túc có nơi ở sinh con và đợi chồng.
Sinh
con xong. Chỉ tuần lễ sau là tôi đã trở ra ngồi bán thùng thuốc lá
ngay đầu đường để kiếm sống. Tưởng đã yên thân, ai ngờ, đứa con mới
sinh chưa đầy ba tháng, ông dượng ghẻ bắt đầu dùng chiến thuật để vòi
tiền khủng khiếp hơn, vì lúc nào trong đầu ông cũng đinh ninh là chúng
tôi lắm của nhiều tiền nhưng khéo dấu. Bởi với những chức vụ mà ngày
xưa chồng tôi đảm nhiệm, nếu không là một sĩ quan thanh liêm, chồng
tôi có 1001 cơ hội để làm giàu. Lần này, tôi thật sự không biết phải
làm sao, vì hôm trước, hai chị chồng cùng vài bà con có cho chút đỉnh,
nhưng tôi đã trang trải tiền bịnh viện, tiền sữa, tiền ăn uống thuốc
men nằm cữ hết rồi. Thế là ông dượng ghẻ và mẹ tôi bắt đầu cải cọ cào
cấu nhau suốt ngày. Khiến con tôi cứ mếu máo sợ hãi trốn núp trong góc
nhà, kẹt cửa. Chịu không nỗi, tôi thu xếp những món cần dùng và ba mẹ
con chúng tôi bồng chống ra đi!
Tôi
bơ vơ, ôm con đi trên phố như người thất thần, đứa con lớn lẻo đẻo
sau lưng. Ba mẹ con thất thểu đi tới đi lui. Giờ phải đi đâu đây? Sống
ở đâu đây? Khi tất cả đã mất hết. Nhà cửa không còn, tiền bạc không
còn. Còn đường nào nữa đâu, ngoài con đường chết !? Ý tưởng chết vừa
manh nha trong đầu và tiếp tục thôi thúc xúi tôi quày quả ra bến phà
Cần Thơ.
Cần
Thơ lên Sài Gòn phải qua con sông rất rộng, nước chảy xiết dưới những
chiếc phà lớn đưa người và xe cộ qua lại. Nhảy ùm xuống đó là an toàn
nhất, dễ dàng nhất và chết nhẹ nhàng nhất. Chiếc phà từ từ trôi ra
giữa sông. Tay ôm đứa con sơ sinh, tay nắm cứng
đứa con lớn, tôi mon men ra phía trước, chổ đường xe lên xuống, không
có những hàng lan can chắn giữ. Tôi đứng im hồi lâu nhìn xuống dòng
nước bên dưới. Tôi dự định thật nhanh trong đầu là sẽ ôm hai con tôi
thật chặc trong ngực rồi lao xuống… Gió lồng lộng. Đứa lớn có vẻ lạnh,
sợ, khóc tấm tức, tôi cúi xuống bế con lên nghẹn ngào “ Mẹ con mình
cùng chết nghe con?” Đứa bé bốn tuổi hiểu gì đâu, nhưng bỗng nhiên con
tôi khóc lớn lên lắc đầu quầy quậy “ Không! Không!” Tiếng la khóc xé
lòng của đứa con khiến tôi giật mình, sửng người và tỉnh lại. Tôi vội
vàng ôm con dỗ dành, miệng như lập bập trong nước mắt “ Mẹ xin lỗi!
Xin lỗi, con ơi! ”
Thoát
qua được cái chết trong giây phút ngu muội, tôi cảm thấy mình phải
mạnh dạn hơn, can đảm hơn, và sẵn sàng đương đầu với cuộc đời để bảo
vệ hai đứa con của mình.
Cuối
cùng, một người bạn thân tên Duyên cám cảnh, sẵn sàng đùm bọc mẹ con
tôi. Cảm động nghĩa cử này, và không muốn bạn tôi bị phiền phức và có
thể bị liên lụy với công an, khu phố vì dám chứa chấp “ vợ ngụy” trong
nhà. Tôi thuyết phục bạn tôi cho mẹ con tôi dọn ra cái chòi dùng để
chứa củi ở phía sau hè.
Đêm
đầu tiên ngủ trên vạt giường đóng từ mấy thân cây tràm, tôi phải lôi
hết mền gối quần áo để lót cho con tôi nằm cho đỡ cấn. Nửa đêm trời
bỗng đổ mưa, khi gió thổi, mái lá tốc lên, mưa xối qua khe lá tạt
xuống, mùng chiếu ướt đẫm, ngọn đèn dầu tù mù một hồi rồi tắt ngấm,
tôi lết tìm chổ nào đỡ dột nhất, vừa ôm ấp che chắn vừa quạt muỗi cho
hai đứa con bé bỏng bất hạnh của mình. Trong hoàn cảnh này, tôi không
còn nước mắt đâu để khóc. Cũng không còn cảm xúc để kêu trời hay gọi
đất. Chỉ mong trời mau tạnh mưa, trời mau sáng. Nhưng, như chị Dậu –
Tôi cô đơn tê tái nhìn ra bên ngoài trời đen thăm thẳm tối mịt tối mù…
Kiếm Sống
Một
tấm ni-lon trải dưới đất ở góc chợ với mớ quần áo cũ để bán, là nghề
mới của tôi. Sáng hừng đông, tay bồng tay dắt, ba mẹ con đã có mặt
ngoài chợ. Trong khi tôi bận mua bán, hay chạy tới chạy lui lấy hàng
thì đứa con trai lớn biết phụ mẹ, trông hàng hay đùa giỡn với đứa em
gái nằm quơ tay quơ chân o e cũng vừa tập lật. Khi nào buồn ngủ lắm
hay mệt thì cứ nghẻo đầu dựa trên đùi tôi thiu thiu ngủ.
Nhiều
hôm trời đứng bóng, nắng quá thì tôi kiếm chổ mát, hay kiếm những xe
ba bánh trống rồi trải cái khăn, lấy nón lá úp lên mặt là con tôi ngủ
ngon lành. Mẹ con tôi sống như vậy vừa nuôi chồng vừa nuôi nhau được
nửa năm, thì một hôm chị La Phú Xương, vợ bạn của chồng tôi tình cờ đi
ngang, gặp tôi chị mừng, đang cười hỉ hả, đến khi thấy hai con tôi lam
lủ bụi đời, thì chị xúc động, xốc hai đứa con tôi lên nói như nghẹn
ngào “ Thiếm để tôi giữ mấy đứa nhỏ này trong nhà, chứ phơi nắng tụi
nó riết có ngày sinh bệnh mà chết” Thấy chị lẹ làng tốt bụng, tôi
không biết nói gì, thầm cảm ơn Trời và khóc.
Một
lần nữa, mẹ con tôi bồng chống ra đi trong bịn rịn luyến lưu, từ giã
gia đình chị Duyên, chia tay mái chòi dột nát đầy ân tình đến tạm trú
nhà chị Xương.
Hoàn
cảnh chị Xương có hơn gì tôi đâu? Nếu có hơn là chị còn được cái nhà.
Anh Xương đi tù, bốn mẹ con chị bửa đói bửa no. Đến khi đã nạy hết
những viên gạch men cuối cùng trong ngôi nhà lam nham lở dở, không còn
gì để bán. Chị Xương bắt đầu tập tành đi buôn lậu gạo, thịt từ Cần Thơ
lên Sài Gòn. Chuyến nào lọt thì có tiền mua gạo ăn, chuyến nào bị bắt
thì hết vốn, Sơn, đứa con trai út thấy chị cực quá, ban đêm ra bến
xe, đạp xe đạp ôm phụ mẹ.
Trong
mỗi mảnh đời của những người đàn bà có chồng bị tù cải tạo, không có
mảnh đời nào sướng hơn mảnh đời nào. Mảnh đời nào cũng chỉ toàn là
nước mắt và những năm tháng nhọc nhằn. Khi người đàn bà dang thân ra
đứng bán chợ trời thì gặp trăm ngàn cay đắng và người đàn bà đi buôn
lậu từng bịch gạo, ký thịt cũng trăm phần cay đắng như nhau. Ngày nào
cũng bị “ bạn hàng” chèn ép, nước mắt chảy không thôi, nhưng khi gặp
chồng mặt mày tươi tỉnh “ chú đừng lo, ở nhà mấy mẹ con em sống đầy
đủ”.
Cũng
trong giai đoạn này, những tên lơ xe, tài xế, đứng bến, có dịp o ép
những người vợ cùng khổ mới thấy ghê… Giậu đổ thì bìm leo, ai không
biết, nhưng trong lúc này, chiến tranh cơm gạo, dành nhau từng ký bo
bo, từng ký mì sợi, từng lít nước muối pha màu, khiến người đàn bà
khác hẳn, sù lông giương móng để giữ chặt phần ăn cho con mình. Thời
thế còn tàn nhẫn biến một người phụ nữ qúy phái, mềm mõng trở nên đanh
đá, quyết liệt. Nếu không, không sống được, có khi còn phải tan nát
gia đình với bọn tiểu nhân đắc ý.
Ngoài
lòng tin có Thượng Đế, tôi còn tin tình người đã giúp cho tôi gặp lại
vợ chồng chú Sáng - người tài xế cũ của chồng tôi, để từ đó chấm dứt
cuộc sống lang thang như mèo mẹ bơ vơ tha con mình đi cùng khắp.
Năm
đó, chú Sáng đang làm tài xế, nhưng bất cẩn để gây ra tai nạn cán
chết con trai hai tuổi của ông Nguyễn Thanh Tòng, trưởng ty Cảnh Sát
tỉnh Chương Thiện. Buổi sáng đó, như thường lệ, chú đem chiếc Scout đậu
trước nhà chờ chồng tôi, thường chú hay nổ máy xe sẵn cho ấm và có lẽ
đang loay hoay làm gì đó nên không thấy đứa bé lon ton theo người cậu
băng qua đường mua đồ ăn sáng. Bất ngờ, thằng bé không đi tiếp, quay
đầu lại rồi chun tọt vô lườn xe ngồi chơi. Chồng tôi từ nhà đi ra, mở
cửa xe bước lên. Xe vọt tới, hàng xóm la hoảng, nhưng đã trễ!
Dĩ
nhiên chú Sáng phải ra toà. Chúng tôi hết lời trình bày năn nỉ, vợ
chồng ông Tòng thông cảm nên bãi nại. Tuy chồng tôi trấn an, và giúp
chú, với những gì anh có thể giúp, nhưng chú Sáng có vẽ không yên tâm
và nôn nóng bỏ trốn. Trước khi đi, chú có lén đến từ giả tôi và dĩ
nhiên tôi dấu chồng, còn dắm dúi chút đỉnh cho chú về quê làm vốn.
Sau
năm 75 chú nghe người ta kể những biến cố trong gia đình tôi. Vợ
chồng chú thật đau xót và quyết tâm tìm cho ra tung tích vợ con người
chỉ huy cũ. Chúng tôi nhìn nhau kể lể khóc cạn khô nước mắt. Rồi cười.
Mừng mừng tủi tủi. Như trong gia đình, vợ chồng chú trình bày thiệt
hơn, nói tôi đừng ngại, hãy về quê của vợ chồng chú mà sống.
Cảnh
dang thân dầm mình giữa chợ đã khiến tôi thấm mệt, Con tôi đã đến
tuổi đi học, một chổ yên thân có cái hộ khẩu, con tôi mới được vào
trường. Lời đề nghị của vợ chồng chú ngay lúc cần thiết nhất, như cái
phao trong tầm tay, tôi hết sức mừng rỡ.
Nghe
tôi nhận lời, vợ chồng chú hối hả về quê dựng cho mẹ con tôi mái nhà,
sắp đặt đâu đó xong xuôi rồi tức tốc trở xuống Cần Thơ đón mẹ con
tôi, như sợ tôi đổi ý. Ngày chia tay, thương nhất là hai đứa con gái
chị Xương, thời gian ở chung mến hơi quen tiếng, giờ ra đi mấy đứa nhỏ
ôm nhau khóc mùi mẩn, bịn rịn không rời.
Chúng
tôi về Vàm Cống, ở trong ngôi nhà tranh kín đáo, cất giữa đồng, nhà
chúng tôi có giường cây, bàn cây, ghế cây, tuy chỉ những loại gỗ tạp
rẻ tiền nhưng tôi cảm thấy mình thật giàu có và bắt đầu học bài học
biết ơn mọi thứ.
Tôi
là người sống động, nên cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù phải
nếm qua bao khốn khó tủi nhục gì, dù đang ở một nơi thiếu tiện nghi
nhất – như vùng quê này, không điện, không nước máy, không TV, nhưng
tôi lúc nào cũng tìm một cái gì vui để quên khốn khó, vẫn thêu dệt
nhiều mộng đẹp, thí dụ mái chòi tranh tôi đang ở thi vị hoá là “lều
thơ” và biến nó thành một nơi ở thơ mộng, là một nơi an toàn cho các
con tôi có chổ chạy nhảy nô đùa.
Thời
gian này, còn có thêm cháu Thủy, con gái vợ chồng chú Sáng ra ở chung
quây quần đùm bọc lấy nhau. Sáng sáng tôi lên chợ Long Xuyên bán buôn
thì mấy chị em ở nhà, chiều chiều tôi xách gạo, thức ăn về nấu, cả
nhà xúm lại ăn với nhau thật vui, tối tối tôi lấy mấy cuốn truyện cũ
đọc cho các con tôi nghe, thằng con trai lớn của tôi mê lắm, như cuốn
Thủy Hử nó thuộc lòng. Các con tôi không cha là một thiệt thòi rất
lớn, nên tôi phải làm tất cả, hết sức mình để bù đắp cho con. Hôm nào
có gánh hát, tôi và Thủy đạp hai xe chở hai đứa nhỏ đi coi hát. Tối
khuya đạp về giữa cánh đồng lồng lộng gió, tôi thấy lòng mình bình yên
và hy vọng đời tôi hết long đong từ đây.
Trong một bài viết nào đó của bà Quỳnh Dao, có một đoạn tôi nhớ bà viết y hệt tâm trạng và hoàn cảnh của tôi lúc này...
“…Cuộc
sống đã yên ổn, những ngày tháng sống lang thang đã đi qua. Khi đã
yên ổn rồi, tôi mới thấm thiá được cái được, cái mất mà cả đời người
phải vật lộn với nó, cuộc đấu tranh để sinh tồn mới thật vô tình, cay
đắng và lạnh lùng làm sao! … (ngưng trích).
Riêng
tôi, trong lúc này, nó còn thêm nỗi quạnh hiu, lẻ loi khi nằm nghe
tiếng ếch nhái rền rã như than như thở, thảm thiết chung quanh, cái âm
điệu đó ám ảnh tôi cho tận hôm nay, khi tôi đã yên ổn sống trên nước
Mỹ, nhiều đêm ngủ giật mình hoảng hốt choàng dậy, lắng nghe…may quá,
chỉ là tiếng gió!
Mảnh
vườn “ Thượng Uyển” nho nhỏ của tôi trồng bưởi Năm Roi, ổi xá lị, đu
đủ, mận Hồng Đào, mỗi thứ một cây đang lớn sơn sởn, sum suê thì trận
lụt kinh hồn năm 1978 nhận chìm nghĩm hết. Mấy mẹ con tôi nhờ lối xóm
đóng cho cái sàn sát mái nhà để ở. Diện tích cái sàn chật chội, nên
bếp núc thật đơn giản - nấu nồi cơm, kho nồi cá ăn mấy ngày. Chú Sáng
cẩn thận lắm, đem cái kẻng treo nơi đầu giường để đêm hôm có gì không
ổn thì khua kẻng la toáng lên cho hàng xóm biết. Thỉnh thoảng thiếm
sáng tiếp tế đồ ăn, bánh trái, có lần thiếm nấu canh chua bắp chuối
với xương cá khô, lần đầu tiên ăn, tôi thấy vị lạ, bửa đó tôi ăn thật
chậm, húp một miếng canh vô miệng ngậm thật lâu cho thấm rồi mới nuốt.
Tuyệt ngon, nhớ suốt đời!
Sống cheo leo giữa bốn bề là nước suốt hơn tháng trường, nhưng các con tôi sởn sơ, cũng lạ ?
THĂM NUÔI
Đời
sống trôi qua một cách vật vã. Những ngày tháng tất tả chạy ngược
chạy xuôi, thăm nuôi cha, thăm nuôi chồng, nuôi con và nuôi mình,
khiến tôi tàn tạ không ngờ, nét bơ phờ cằn cỗi xuất hiện thật nhanh
trên mặt tôi. Người vợ “thục nữ yểu điệu” hay “đoá Hồng tinh khôi” mà
chồng tôi hay gọi giờ tiều tụy như con ma đói.
Nhà
tôi cách phà Vàm Cống đúng hai cây số, mỗi chuyến thăm nuôi chồng,
phải đi trở ngược hướng Cần Thơ, tôi phải dậy lúc nửa đêm, hai mẹ con
khiêng vác những bao bị giỏ xách khệ nệ đi bộ ra tới bến phà, đập cửa
nhà ông thuyền câu, nhờ ông chở qua sông để kịp đón xe tài nhất từ
Long Xuyên chạy xuống lúc ba giờ sáng.
Chiếc
thuyền câu chúng tôi ngồi qua con sông lớn là một chiếc thuyền thon
gọn, chèo tay. Nếu nhìn trong tranh, chụp trong hình thì thật là thơ
mộng, nhưng thực tế mẹ con tôi ngồi hồi hộp bấu vào mạn thuyền cho chặc
khi thuyền băng ngang dòng nước chảy xiết trên khoảng sông rộng mênh
mông trong đêm tối chập chùng. Nhiều lần cứ tưởng những con sóng chồm
lên, nhận chiếc thuyền xuống nước.
Trong
chuyện Khóc Lặng Thinh, tôi có kể gần tám năm trời tôi và đứa con
trai đầu lòng vừa bốn tuổi có rất nhiều kỷ niệm tủi cực trong những
chuyến thăm nuôi… Trong những lần đó, mẹ con chúng tôi nhiều đêm phải
ngủ ngoài lề đường, hoặc là ngồi bó gối suốt đêm ngoài bến xe, ngủ lăn
lóc ngoài bến tàu, ngủ bờ, ngủ bụi… thậm chí tôi cũng thường xuyên
tòn ten đeo cửa xe đò trên quảng đường đầy ổ gà dài vài chục cây số.
Có một lần xe đò bể bánh, lật nhào, lăn nhiều vòng, tôi ôm chặt lấy
con tôi mà tưởng hai mẹ con cùng chết. Khi chiếc xe nặng nề nằm im
thôi không lăn nữa và biết mình còn sống, hai mẹ con lóp ngóp run rẩy
chen chúc bò ra, tôi vội vàng rờ rẫm khắp cùng mình mẩy con để chắc coi
con mình có bị gì không, miệng năn nỉ hỏi coi con đau chổ nào. Biết
con không sao, tôi yên tâm rồi thảng thốt đi như người mộng du bươi
tìm trong đống ngổn ngang lôi ra bao thức ăn thăm nuôi bẹp rúm rồi kéo
lê kéo lết lên bờ đường. Tai nạn tuy không có người chết nhưng chung
quanh tôi mọi người kêu réo lao xao. Lúc này tôi mới cảm thấy thân thể
tôi rã rời, vừa ôm dỗ đứa con bé bỏng xanh xao nằm thiêm thiếp mệt
nhọc trên ngực mà tôi tê tái, buồn đến quặn thắt đau xót ruột gan. Tôi
lặng lẽ ôm con mà khóc.
Trại
tù Kinh Năm tại xả Hoả Lựu tỉnh Chương Thiện là một tập đoàn ăn hối
lộ trắng trợn. Tù muốn đi phép về thăm vợ? muốn đi công tác ngoài
tỉnh? muốn vượt biên? Có giá cả hẳn hòi đơn vị tính bằng vàng lá 9999 [
Anh Nguyễn Hoài Ân tùng sự tại Long Xuyên, là bạn tù cùng trại với
chồng tôi, một lần anh đi công tác tại trại tạm giam Cần Thơ, gặp tôi
bị giam ở đó với tội “cả gan” mắng “ HCM là thằng du đảng!” Sau đó anh
vượt biên, tụi cán bộ làm lễ đặc xá [ ? ] thả tù, đọc tên anh Ân hẳn
hòi… nhưng anh Ân đang ở…ngoại quốc!
Các
bà vợ tù muốn ngủ đêm lại với chồng? Chuyện nhỏ, nhà cán bộ cất ngay
góc bờ kinh 5 đó chi! Cứ nạp cống bằng một giỏ đồ ăn ngon là có dịp
tâm sự suốt đêm với chồng.
Năm
đó, chồng tôi bịnh nặng lắm, nhiều lần tưởng chết, mỗi lần ho, máu ộc
ra từng ngụm, nhưng ngày nào cũng phải đi đào đất, móc gốc [ rễ ] cây
tràm theo đúng quy định của họ.
Lần
đó thăm nuôi, tên Công An lân la gợi ý bắt mối cho biết muốn chồng
tôi được lao động nhẹ thì nên đến gặp vợ trưởng trại, nhà ở Phụng
Hiệp. Tôi biết mình không thoát, Thế là tôi chạy sất bất sang bang, nhà
nào tôi cũng gỏ cửa, cuối cùng gom được hai lượng vàng. Duyên bạn tôi
e ngại vợ trưởng trại chê ít, nên chu đáo cho thêm 200 con cá giống
Chép, giống Trắm Cỏ, rồi kêu xe cho tôi chở vô nhà vợ của Hai Râu nạp
cống.
Khi
xe đò bỏ tôi và hai bọc cá lớn đầy nước bơm đầy oxy ở mé lộ thì tôi
thật tình lúng túng, may thay có mấy người chăn trâu, è ạch phụ khiêng
với tôi đến nhà mụ. Trên đầu nắng đổ ụp như chảo lửa, nhưng tôi không
có cảm giác gì hết, chân bước nôn nao lấp xấp sợ nắng quá, cá không
chịu nỗi chết thì sao.
Đang
tràn trề hy vọng, quẹo vô ngõ, đụng mặt chủ nhà, mặt mụ cán bộ sưng
lên khinh khỉnh hất hàm hỏi “Bưng gì dzậy?” Tôi khựng lại, cảm thấy
nhục, nóng mặt, nhưng cố dằn cái nhục xuống, mềm mõng “ Tôi có ít cá
giống tốt tặng, chị thơm thảo nhận dùm” Bà riết róng kiểu nhà quê tiểu
nhân đắc ý, môi trề ra, tay như xỉa xói vô bên trong “ Trời! mấy con
vợ tá vợ úy tụi ngụy tặng tui xe Honda, tủ lạnh lủ khủ tui còn hông
thèm, chị cho chi mấy con cá?!” Tôi tức uất lên, nếu không thể chửi mụ
vài câu thì cũng bỏ bịch cá đang lội lờ đờ dưới chân đi thẵng… Nhưng
nhớ đến thân hình gầy guộc của chồng, nhớ đến cơn bịnh không biết cướp
mạng chồng mình lúc nào.
Tôi
dằn xuống, tay như run nhẹ trong túi áo khi móc gói vàng ra đưa mụ,
tôi nói “ Lần đầu tặng chị làm quen, mai mốt chị muốn gì tôi đem vô…
thêm ” Con vợ thằng trưởng trại lấy gói vàng lật ra chăm chú xem rồi
nhét vô túi, miệng cười hệch ra thấy ghét. Nhưng lúc đó mụ cũng vừa
liếc thấy chiếc vòng cẩm thạch của tôi đeo dấu trong tay áo bà ba, mụ
liền nắm tay tôi kéo vô nhà vừa cười mơn vừa vén tay áo của tôi để săm
soi chiếc vòng, miệng nói ngọt sớt “ Chèn ơi! Chị em không mà, chiếc
dòng xanh dử hén, chắc màu lý, à chồng chị tên gì, cấp bậc gì, trại
mấy, nói tui giúp liền” Câu giúp liền của mụ là tôi biết tỏng mụ rồi,
nhưng tôi biết làm gì hơn đành phải bấm bụng kêu mụ lấy nước với cục sà
bông, mụ mừng lắm, hối mấy đứa con lè lẹ. Nước sà bông đem tới, mụ sà
bên tôi vừa bóp vừa thoa vừa cật lực kéo chiếc vòng cho tuột ra. Tôi
đau điếng, chịu đựng, ngồi kể lể tình cảnh của chồng mình. Lột được
chiếc vòng, tôi thấy hai con mắt mụ sáng rực, không biết mụ có nhớ tôi
nhờ gì không? Sợ mụ quên, tôi nhắc tên và cấp bậc, phòng, trại của
chồng tôi lần nữa rồi lủi thủi ra về với bàn tay sưng đỏ.
Sau
đó chồng tôi được điều vào tổ khác: đôi ngày ngồi cưa củi, lột vỏ
tràm, vài ngày dầm mình dưới sông để vớt rong, lục bình về cho tổ rẩy.
Công việc này tuy chưa phải là lao động nhẹ, nhưng dù sao cũng đở hơn
đi đào đất.
Sau
những đợt kiểm kê, nhà nước tịch thu hết thuốc men vải vóc… Bây giờ
một viên ABC sổ mủi nhức đầu còn không có mà uống, huống chi các loại
trụ sinh! Thăm chồng về, còn sớm, mẹ con tôi đến thăm chị Xương và mấy
cháu, tình cờ có người bạn của chị làm trong bịnh viện ghé chơi, biết
tôi cần thuốc trị bịnh cho chồng, chị môi giới cho tôi mua số lượng
kha khá, mừng quá, tôi suy tính một hồi rồi hẹn đi lấy tiền lát sau
trở lại.
Thật
ra, tôi có tiền đâu mà lấy? Tôi không muốn phiền bạn nên dắt thằng
con ra kêu xe hai mẹ con đi tới bịnh viện. Thủ tục bán máu rất dễ
dàng, tôi năn nỉ họ rút dùm thêm bịch nữa để tôi có đủ tiền mua lô
thuốc cho chồng. Có lẽ thấy tôi tội nghiệp cho nên rút máu xong, họ
tặng thêm cho cái bánh ú. Ra đến cổng tôi thấy mệt muốn chóng mặt, nên
ngồi xuống lề đường, hai mẹ con lột cái bánh ra ăn, kêu thêm ly trà
đá. Vừa uống hết ly trà, con tôi khều tay chỉ “ Họ múc nước này trong
cầu tiêu kìa mẹ” Tôi quay lại thấy mấy người xách xâu đựng ly trên
tay, vừa múc nước trong hồ dội cầu để pha trà. Nhưng không hiểu sao,
tôi cảm thấy ăn cái bánh này, uống ly nước này thật ngon nhất trong
đời, y như ông hoàng tử được ăn “Cháo bắp, mắm hến” của ông nhà văn
nào đó viết.
ĐOÀN TỤ
Sau
bảy năm bốn tháng, chồng tôi được tha, vợ chồng gặp nhau, mừng không
thể tả, chòm xóm láng giềng dù nghèo, nhưng người này đem gà, nhà kia
đem vịt đến ăn mừng thật vui vẻ rộn ràng suốt mấy ngày. Sau đó, vợ
chồng dắt díu nhau về nguyên quán [ quê chồng ] theo lịnh công an ký
trong giấy ra trại.
Ai
cũng nói cuộc đời của tôi khổ đã tận, bắt đầu cam lai. Tôi tin vậy.
Tôi đã nghèo quá sức, cực quá sức, còn sợ gì? Huống chi bây giờ tôi đã
có chồng tôi kề cận!
Mặc
dù trong giấy ra trại ghi là: Về nguyên quán. Nhưng chồng tôi còn e
ngại tụi VC địa phương trong quê nhà nhớ thù xưa vì hồi đó ba chồng
tôi không chịu nghe lời tụi nó bắt buộc chồng tôi phải bỏ học ở Sài Gòn
đem về quê làm du kích! Quá chán ngán tụi nó, nhưng sợ bị trả thù và
mong muốn muốn chồng tôi yên tâm tiếp tục sự học. Ba chồng tôi phải
quyên sinh bằng thuốc ngủ [ Thời chiến tranh, Bến Tranh là vùng sôi
đậu ]
Biết
chắc chắn về quê nhà sống không yên thân với đám Ủy ban xả, nên tôi
tốc xuống Cần Thơ, lót tay hối lộ 5 chỉ vàng để ty công an tỉnh Hậu
Giang đóng cái mộc khác, kế bên cho phép về thành phố!
Mới
chân ướt chân ráo, tiền đâu chúng tôi mua nhà? Người em họ có ngôi
nhà trống trước trống sau, tuềnh toàng không mái bỏ hoang, kêu cho.
Mừng quá, bà con xúm lại đổ đất đắp nền, lợp lá, tuy nhà bếp quá hẹp,
ẩm ướt chỉ đứng được một người, nhà vệ sinh càng đơn giản hơn, không
có cửa… Với bốn bàn tay và cái khiếu trời cho, không bao lâu vợ chồng
tôi biến ngôi nhà trở nên sạch, gọn, mát mắt lạ thường.
Mấy
tuần lể, vợ chồng con cái âu yếm mặn nồng, nhàn nhả thật vui, nhưng
cơm áo gạo tiền bắt chúng tôi đối đầu với thực tế. Với bản tánh nhạy
bén, tôi thấy chổ ở của mình có lợi thế về mua bán hàng quán thức ăn,
vì nhà ngay chợ, gần trường học, lũ học trò qua lại mỗi buổi sáng.
Nghe tôi đề nghị nấu nồi cháo huyết là ít vốn nhất, dễ nấu nhất, chồng
tôi thấy hợp lý, chạy ngay về quê mượn nồi, tô, bàn ghế nhỏ cùng
nhiều thứ thứ lỉnh kỉnh để đủ khai trương “Nồi cháo huyết vĩa hè” ngay
đầu hẻm.
Mấy
ngày đầu cháo bán mau hết. Mấy ngày sau bán ế hơn, hao củi quá, không
lời. Mấy ngày kế tiếp ăn cháo thay cơm, lúc đầu chồng húp vợ khen
ngon, ăn thêm vài ngày nữa, hai đứa con nuốt không nỗi. Chồng tôi có vẻ
xót xa cứ thở dài.
Sáng
hôm sau, phụ xong mấy việc lặt vặt, anh nói về vườn xin ít củi, rồi
đạp xe đi. Trời sẩm tối thì anh về mặt đỏ lựng vì nắng nhưng cười hí
hửng, ngoài bó củi ra anh còn có ít bánh trái cho con. Rồi ngày nào anh
cũng đi, khoảng đâu tuần lể, anh không còn đem bánh trái về, mà bưng
nguyên… một thùng kem vô đãi mấy mẹ con ăn vì… bán ế! Tội nghiệp chồng
tôi lén vợ đi bán kem, lắt chuông leng keng đạp khắp cùng làng cuối
xóm.
Rồi
tiếp theo, ngày nào cũng ăn cháo ế, kem ế. Chịu hết nỗi. Hai vợ chồng
tôi bàn nhau giải nghệ! Vài ngày sau, tôi chuyển sang nghề bán sương
sáo.
Ngày
nhỏ, tôi tuy không lá ngọc cành vàng, nhưng vì không mẹ, nên tôi được
cả họ hàng bên ngoại bù đắp tình thương nâng niu tôi như quả trứng,
gửi tôi vào học những trường đạo mắc nhất Sài Gòn và dĩ nhiên tôi chưa
biết thế nào là cực khổ ! Lập gia đình, tuy không giàu có, nhưng với
bằng đại học, tôi có một nghề khả dĩ giúp tôi thảnh thơi đủ mặt.
Cuộc
đổi đời cũng là một cuộc đổi thay lớn thật khốc liệt của một đời
người, mà chúng tôi không thể nào lường trước. Tuy sống trong chế độ
cs, nhưng trong lòng tôi không bao giờ thoả hiệp, vì vậy tôi cũng có
suy nghĩ đến việc ra đi. Tuy có nhiều cơ hội đem con trốn ra khỏi
nước. Tuy có lần đã đi rồi, sẳn sàng rồi, đang nằm ém chờ tại một cù
lao rồi… Nhưng tôi áy náy không yên…
Cuối cùng tôi tâm niệm, vợ chồng vinh nhục cùng hưởng cùng chia, tôi nhất quyết, không bao giờ bỏ lại chồng tôi một mình.
[ Chuyến đó các con chị Xương tới đảo bình an ]
Chuyển
qua nghề bán sương sáo, đở phải nấu nướng, ít vốn, lời nhiều. Những
khi chồng tôi có nhà, không phải đi thủy lợi đào kinh. Anh dậy sớm chở
mấy khuôn [ổ ] sương sáo người ta nấu sẳn về cho tôi ngồi xắt bán
ngoài chợ. Khi anh vắng nhà, dù mưa gió cũng phải chổi dậy, đạp xe mê
man trong hơi gió khoảng 5 cây số vào tận lò mua một bội [ cần xé nhỏ ]
gồm 3 ổ sương sáo nặng khoảng 20 ký rồi chở về.
Đêm
nào trời mưa đường trơn trợt, xe không đạp được, tôi vừa đẩy xe vừa
kèm cho xe không ngã, có khi kềm không nỗi vì nặng quá, xe ngã nhào,
mấy ổ sương sáo đổ lăn ra nát bét.
Tôi
là vợ, là mẹ thường phải giật gấu vá vai, khi các con càng lớn, nhu
cầu càng cao, nên thiếu trước hụt sau, nhiều lúc anh đâu hiểu…Cứ như
vậy, tôi vật lộn với gian khổ từng ngày với tất cả sự nhẩn nại và an ủi
- cực nhọc mà vợ yêu chồng, chồng yêu vợ, âu yếm nhau, an ủi nhau,
tôn trọng nhau thì sá gì cực khổ. Nhưng thực tế “ Vợ chồng nghèo trăm
sự khó” cái khó thêm cái nhục bị phân biệt đối xử trong xả hội Cọng
Sản thì đời sống mới thật hãi hùng – Chúng tôi bị liệt vào thành phần
có lý lịch xấu, sống cô thế, bị chính quyền theo dỏi mỗi ngày và dĩ
nhiên không hề được luật pháp bảo vệ… Vì phải sống trong thắc thỏm lo
sợ bắt bớ… chồng tôi càng xuống tinh thần cộng thêm những tin tức bạn
bè trốn ra khỏi nước, càng khiến chồng tôi bắt đầu nao núng, nóng nảy
và cảm thấy bực bội chán nản trong đời sống tối tăm vô vọng!…
Anh
bắt đầu câu mâu với tôi những chuyện không đâu [ vì nếu không đổ trên
đầu tôi thì anh đổ đâu ] có khi sợi tóc anh chẻ làm ba làm bốn và lạ,
vợ chồng cải cọ thì anh toàn nói những câu tệ bạc! Tôi không giận anh,
nhưng thất vọng! Những lời chê tôi tràn họng, tuy có xé nát tim tôi,
có khiến tôi đau đớn như con thú mang đầy thương tích, nhưng vì thương
anh, thông cảm cảnh anh sa cơ ngã ngựa, cảnh anh bị dồn tới đường
cùng, mà tôi hết sức nhịn. Yêu chồng, nhịn, tha thứ có gì là quá đáng ?
Tôi bắt đầu nghĩ đến ly dị và tự tử. Ý tưởng tự tử lớn hơn, mạnh hơn
lúc nào cũng thôi thúc trong đầu.
Hôm
đó, chuyện rất nhỏ, có lẽ anh mệt hay bất ý gì đó ngoài đường. Khi
chở đôi nước về tới nhà [ nhà không có nước máy, và thường xuyên bị
cúp ] anh dằn thùng nước trước mặt tôi, gằn giọng phũ phàng “ Nước chở
cực, liệu mà xài !”
Giọt
nước bất mản vừa lúc tràn ly. Tôi ngỡ ngàng nhìn anh tuyệt nhiên
không nói câu nào, rồi đi tìm một góc ngồi Im lìm, lòng tê tái. Suốt
tám năm trời, một lòng chung thủy, lưng cỏng hai con, đèo núi nào tôi
cũng trèo qua, suối sông nào tôi cũng lội không thèm than thở. Anh tù
đày, tôi thương, không bỏ. Anh bán cà rem, hay sửa xe đạp tôi cũng
không chê. Nhưng anh như thế này tôi không chịu nỗi !
Tôi
cảm thấy trái tim tôi như rơi xuống một cái vực không đáy, cứ rơi,
rơi mãi, tôi cảm thấy chới với…Người chồng tiết tháo, nhân cách lẫm
liệt ngày nào của tôi đâu? Người chồng si tình yêu vợ vời vợi một trời
của tôi đâu? Suy nghĩ hồi lâu, tôi thấy mình bất lực, cái cảm giác bất
lực mới thật là dễ sợ!
Chồng tôi vốn trung hậu, có lẽ thấy mình quá đáng, lỡ lời, anh theo xin lỗi xí xoa làm hoà.
Đêm đó, tôi uống từng viên, từng viên, từng viên...Tôi đếm đúng 20 viên thuốc, rồi đắp mền đi ngủ…
Tôi thoát chết. Nhưng lòng tôi đầy tì vết.
HAI MƯƠI NĂM SAU
Tôi
gần như cả đời không có mẹ. Không hưởng được hạnh phúc có cha có mẹ,
chính vì vậy mà tôi quyết tâm tạo một đời sống có đủ cha đủ mẹ cho con
mình đến thành nhân, thành thân, chi mỹ…
Mảnh
đời còn lại, tôi có thể miệt mài viết, miệt mài vẽ và đợi chết! Nhưng
trong cuốn tạp bút “Cuối Cùng” xuất bản năm 2009 - nhà văn lừng lẫy
Vỏ Phiến phán “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”. Cuộc đời chỉ là phù
ảo. Tôi đang lộn nhào lẽ đó vào những bài viết của tôi.
thụyvi
[ Hầm Nắng, 35 năm mất nước ]*
No comments:
Post a Comment