Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 13 December 2016

VIET NAM, MỸ & TRUNG CỘNG=MẬU THÂN=

TIN VIỆT NAM, MỸ & TRUNG CỘNG<

Tàu TQ cập cảng Sài Gòn trong lúc thao dượt 

hải quân Việt-Mỹ tiếp diễn

Tàu huấn luyện Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc  
Tàu huấn luyện Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc
Tàu Trung Quốc ghé thăm Sài Gòn trong lúc Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục cuộc thao dượt hải quân hàng năm ở Đà Nẵng.

Theo tin của hãng thông tấn Pháp, truyền thông nhà nước Việt Nam hôm thứ tư loan tin chiếc tàu Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc đã ghé Việt Nam hôm thứ Hai để thực hiện chuyến viếng thăm trong 3 ngày với mục tiêu  chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trong khi đó, các hoạt động giao lưu hải quân “phi tác chiến” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục diễn ra ở Đà Nẵng, trong đó có một khóa học về kiểm soát thảm họa trên Khu trục hạm USS Chafee của Đệ thất Hạm đội Mỹ.


Khu trục hạm USS Chafee của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ 

Khu trục hạm USS Chafee của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ
Một ngày trước đó, Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đáp lại điều mà họ nói là một ý định mới của Trung Quốc nhằm thực thi bản “Qui hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc.”

Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói rằng kế hoạch do Cục Hải dương Trung Quốc công bố “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này”. Ông Nghị đòi “Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản qui hoạch” và “không có thêm hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông.”

Ngoại trưởng Anh William Hague hôm thứ Tư đã lên tiếng hối thúc cho việc tìm kiếm giải pháp cho những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Ông Hague nói với báo chí tại Hà Nội rằng “chúng tôi mong muốn có một giải pháp hòa bình…phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Cũng trong ngày thứ Tư, Việt Nam bày tỏ quan tâm về vụ đối đầu kéo dài gần 20 ngày giữa Trung Quốc với Philippines ở một vùng biển đôi bên cùng tuyên bố có chủ quyền. Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị cho biết “Việt Nam hết sức quan tâm và lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough.”

Ông Nghị hối thúc Trung Quốc và Philippines kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
 http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-host-us-china-navies-04-26-2012-149038095.html

Việt Nam hợp tác quân sự với TQ và Mỹ cùng lúc

Cục Tuyên huấn thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân VN hôm qua cho biết một tàu huấn luyện của TQ với trên 300 thuỷ thủ, do tướng Liêu Thế Ninh chỉ huy, đã ghé thăm TP HCM trong 3 ngày, bắt đầu từ thứ Hai ngày 23 tháng Tư vừa rồi.
Theo TTXVN thì nhân dịp này phía TQ sẽ thực hiện những trao đổi chuyên môn để chia sẻ kinh nghiệm và xúc tiến mối quan hệ hữu nghị.

Trong khi đó tại thành phố cảng Đà Nẵng, VN và Hoa Kỳ đang trong ngày thứ 3 thực hiện hoạt động hỗn hợp hải quân phi tác chiến.

Được biết từ hôm thứ Hai, soái hạm USS Blue Ridge thuộc đệ thất Hạm đội Mỹ cùng khu trục hạm USS Chafee, tàu cứu hộ USNS Safeguard với lực lượng thuỷ thủ đặc nhiệm, hậu cần, đội lặn, cứu hộ…đã cập cảng Tiên Sa để thực hiện hoạt động hải quân hỗn hợp phi tác chiến trong 5 ngày.
Hoạt động này diễn ra khi VN tái khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhằm phản ứng lại chiến dịch mới của TQ, qua đó, Bắc Kinh ra sức “thực hiện kế hoạch toàn quốc bảo vệ biển đảo”.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-hosts-us-cn-navies-04252012101916.html
  Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á REUTERS Trọng Nghĩa Vào thứ Hai 30/04/2012 tới đây, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du Hoa Kỳ. Một chủ đề quan trọng sẽ nổi bật là kế hoạch tái bố trí lực lượng Mỹ đang đồn trú ở Okinawa mà cả Tokyo lẫn Washington đều muốn nhanh chóng thông qua để kịp thời loan báo khi hai lãnh đạo gặp nhau. Dù chưa được công bố, nhưng báo chí Nhật vào hôm nay đã tiết lộ một số nội dung trong kế hoạch, theo đó một phần lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ sẽ rời Nhật Bản qua đồn trú tại những căn cứ ở Guam, Úc và Hawaii. 
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, một tài liệu chung sắp được Mỹ và Nhật công bố sẽ xác định rằng một phần của lực lượng Đặc nhiệm Không-địa chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ (Marine Air-Ground Task Force – gọi tắt là MAGTF) hiện đồn trú tại Okinawa, sẽ được thuyên chuyển qua đảo Guam, Úc và Hawaii. Theo các nguồn tin được Kyodo trích dẫn, việc bố trí lại lực luợng phản ứng nhanh tinh nhuệ của Thủy quân lục chiến Mỹ đến các căn cứ mới đó nhằm đối phó với tiềm lực quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc. 
Một cách cụ thể, đó là để bố trí các đơn vị quân đội thiết yếu tại những nơi nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Trung Quốc. Việc bố trí lại lực lượng đó được coi là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á. Theo kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý, khoảng 9.000 lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tổng số 19.000 người đang đóng tại Okinawa sẽ được chuyển đến Guam và những nơi khác, mỗi nơi chịu trách nhiệm một vùng địa dư cụ thể. 
Theo kế hoạch dự kiến, các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông, lực lượng ở Guam sẽ có trách nhiệm vùng Tây Thái Bình Dương. Còn những người đồn trú ở Darwin, miền Bắc Úc sẽ tập trung vào khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương. Riêng số Thủy quân lục chiến đặt căn cứ ở Hawaii được giao phó nhiệm vụ tiếp ứng. Hai chính quyền Mỹ và Nhật đã từng dự trù công bố một bản phúc trình tạm thời về kế hoạch tổ chức lại lực lượng Mỹ tại Nhật Bản vào hôm qua, 25/04, nhưng vào giờ chót đã phải hoãn lại sau khi một số Thượng Nghị Sĩ Mỹ có thế lực – trong đó có hai ông John McCain và Jim Webb đã lưu ý chính quyền là kế hoạch cần phải được sự đồng ý của bên lập pháp. tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Quân sự - Trung Quốc

 QĐ Trung Quốc nêu quyết tâm bảo vệ biển đảo 
RFA 2012-04-26 
Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh được Tân Hoa Xã trích lời nói rằng lực lượng quân đội mang nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển đảo. Người phát ngôn này còn nói thêm rằng quân đội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng Trung Quốc giải quyết các vấn đề ngư chính và hàng hải để bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần hết vùng biển Đông, trong khi các vùng biển bị tranh chấp nằm gần với bờ biển các nước khác hơn. Trước đó cùng ngày, Philippines cho biết sẽ tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. 
 
 
 Trung Quốc xây bến tàu tại Hoàng Sa 
RFA 2012-04-26
 Trung Quốc hôm thứ năm cho biết đã thông qua đề nghị xây dựng một bến tàu tại đảo Duy Mộng mà Trung Quốc gọi là Tấn Khanh đảo, thuộc Hoàng Sa, Biển Đông. Hành động này có thể làm căng thẳng thêm tình hình tranh chấp với Việt Nam. Một thông báo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết cơ quan này về nguyên tắc đã thông qua lời đề nghị trên của tỉnh Hải Nam. 
 Theo dự kiến, bến tàu này sẽ rộng khoảng 3,3 km vuông, nhằm phục vụ cho du lịch và ngư dânTrung Quốc. Thông báo còn cho biết đang xem xét khả năng xây dựng một bến tàu khác, nhưng không nói thêm chi tiết. Phó tỉnh trưởng tỉnh đảo Hải Nam Đàm Lực hồi đầu tuần cho biết Trung Quốc quyết tâm bắt đầu khai thác du lịch tại Hoàng Sa vào năm nay. Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã lên tiếng phản đối dự án khai thác du lịch của Trung Quốc. Cách đây hai ngày, Việt nam cũng phản đối việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” trong đó Biển Đông được Trung Quốc chia ra làm bảy khu vực bao gồm có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa . 
 Trung Quốc hoàn tất
 khảo sát du lịch Hoàng Sa 
RFA 10.04.2012 Trung Quốc hôm nay loan tin du thuyền Scent of Pricess Coconut của họ mới hoàn tất hành trình nhiều ngày trong chương trình khảo sát dự án du lịch sẽ mở ra ở vùng đảo Hoàng Sa. Theo các quan chức của Bắc Kinh thì việc phát triển ngành du lịch tại Hoàng Sa rất quan trọng, trong giai đoạn tiếp theo, Trung Quốc sẽ cho đóng du thuyền lớn hơn song song với kế hoạch xây dựng hệ thống khách sạn hạng sang. Trong cuộc họp báo mới đây ở Hà Nội, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố, việc Trung Quốc cho mở du lịch tới Hoàng Sa là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây thêm phức tạp cho tình hình tại Biển Đông. 
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-claim-princess-coconut-voyage-04102012201713.html

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang  

thanh trừng nội bộ

Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chính khách đầy tham vọng.
Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chính khách đầy tham vọng.
REUTERS/David Gray/Files

Thụy My
Nhật báo cánh tả Libération hôm nay có bài viết của thông tín viên tại Bắc Kinh mang tựa đề « Tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản đang mạnh tay thanh trừng ». Tờ báo cho biết, sau khi loại Bạc Hy Lai, đến lượt người lãnh đạo tình báo Chu Vĩnh Khang đang nằm trong tầm ngắm.

Bức màn vẫn chưa sụp xuống trong trận chiến dữ dội để giành quyền lực, đang diễn ra trong bóng tối của thượng đỉnh quyền lực Bắc Kinh. Sau khi kỷ luật ông Bạc Hy Lai, thành viên Bộ Chính trị hôm 15/3, nay đến lượt người đồng minh có chức vụ cao hơn ông Bạc là Chu Vĩnh Khang cũng có nguy cơ mất chức. Báo chí Hồng Kông dẫn « các nguồn tin nội bộ » đã cho biết như trên.
Là người đứng đầu ngành tình báo, Bí thư Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị, cựu Bộ trưởng Công an lãnh đạo việc đàn áp các nhà ly khai, ông Chu Vĩnh Khang, 69 tuổi, là một trong chín ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối thượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan này vào mùa thu năm nay sẽ phải thay thế 7 thành viên và chỉ định tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước thay cho ông Hồ Cẩm Đào.
Nhưng vào tháng Ba, « sự chuyển giao quyền lực nhẹ nhàng » đã biến thành một cuộc đấu đá : Bạc Hy Lai, ứng viên đầy hy vọng được đẩy lên Thường vụ Bộ Chính trị, đã bị cách chức vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ». Vợ ông là bà Cốc Khai Lai thì bị báo chí chính thức lên án là thủ phạm đã sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood – người giúp gia đình họ Bạc rửa tiền, vào tháng 11 năm ngoái. Một ủy ban điều tra của đảng đã được gởi đến Hồng Kông để đánh giá gia sản bất hợp pháp của Bạc Hy Lai. Tuy nhiên theo tờ South China Morning Post thì không chỉ có thế: cuộc điều tra còn nhắm đến số tiền bẩn của ông Chu Vĩnh Khang và gia đình.

Tài sản ngầm của các ông hoàng đỏ
Vị quan chức lớn đã làm việc trong ngành dầu khí trước khi thành thủ lãnh tình báo trong Bộ Chính trị, rất có thể đã tích lũy được một gia sản rất lớn. Tham nhũng tuy về mặt chính thức thì bị trừng phạt nhưng trên thực tế vẫn ngầm được chấp nhận nếu kín đáo, theo một nhà báo ở Bắc Kinh « thực ra tham nhũng không phải là sai phạm bị quy cho Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai». Ông Chu bị trừng phạt vì là người duy nhất trong số chín ủy viên thường vụ bênh vực cho Bạc Hy Lai, trong cuộc họp mật đầu tháng Ba để quyết định số phận ông này.

Quá vội vã khi muốn thăng tiến, Bạc Hy Lai đã bôi xấu nhiều nhân vật được Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo tiến cử, nên hai nhà lãnh đạo này từ lâu đã muốn loại trừ ông Bạc. Cũng nguồn tin trên cho biết : « Chu Vĩnh Khang phạm sai lầm là phản đối lại chủ trương đã được đưa ra ».
Theo trang web thông tin Boxun tức mạng Bác Tấn Tân Văn, thì Chu Vĩnh Khang đã nói với Bạc Hy Lai nhận định về người được chỉ định làm nhân vật số một tương lai - ông Tập Cận Bình, là « một người kém cỏi, không có khả năng lãnh đạo một nước Trung Quốc hùng cường ». Trang web đặt tại Mỹ vốn rất thông thạo về cuộc khủng hoảng thượng đỉnh quyền lực ở Bắc Kinh, hôm thứ Sáu tuần rồi đã là mục tiêu tấn công dữ dội của các tin tặc bí ẩn…mà theo Bác Tấn, thì chính là tình báo Trung Quốc.

Là đồng minh lâu đời của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đã đề nghị ông Bạc kế nhiệm chiếc ghế của mình trong đại hội đảng lần thứ 18 vào mùa thu, để rồi sau đó nhắm đến chức vụ Tổng bí thư Đảng. Đây là một bàn đạp thuận lợi, vì nhờ kiểm soát ngành tình báo, ông ta dễ dàng lập ra hồ sơ về các kẻ thù.

Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Trung Quốc hiện đang nhắm vào « gia sản đen » của các nhà lãnh đạo. Bỗng chốc các vụ gian lận tài chính, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ để ban phát chức quyền cho người thân được phơi bày ra ánh sáng. Theo mạng Bác Tấn, thì cuộc điều tra chống tham nhũng do Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng điều hành, hiện đang nhắm vào con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân, bị nghi là đã tham nhũng hàng chục triệu euro. Chu Bân sở hữu 18 cơ ngơi ở Bắc Kinh, trong đó có một dinh cơ được ước tính trị giá 25 triệu euro, và vô số tài khoản ở ngoại quốc.

Là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai có lương chính thức là 10.000 nhân dân tệ, tương đương 1.200 euro. Nhưng theo điều tra của Bloomberg, thì gia tài của gia đình họ Bạc tối thiểu phải là 105 triệu euro. Bloomberg cho biết thêm, qua việc « sử dụng các tên đi mượn để gây khó khăn cho việc lần ra dấu vết », bốn người chị em vợ của Bạc Hy Lai, con trai đầu Bạc Vọng Tri và người anh Bạc Hy Vĩnh, đã lập ra nhiều công ty ở nước ngoài. Bạc Hy Vĩnh kiểm soát nhiều công ty ở quần đảo Caraïbes, và sở hữu các hộ chiếu mang các tên Li Xueming, Brendan Li và Li Xiaobai…

Libération kết luận, việc phanh phui này khiến chính quyền Bắc Kinh đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục thanh trừng, thì Bộ Chính trị vốn được xem là « đại diện cho nhân dân Trung Quốc » sẽ lộ rõ là một câu lạc bộ các nhà triệu phú quý tộc. Nhiều nhà quan sát cho rằng một ngày nào đó, các bằng chứng này sẽ được công khai. Do vậy, để giữ thể diện một ban lãnh đạo đảng « đồng thuận », có thể ông Chu Vĩnh Khang sẽ thoát nạn, được hạ cánh an toàn trong đại hội mùa thu này.

Medvedev, nhà cải cách bất lực của Nga
Nhìn sang nước Nga, nhật báo Le Figaro mô tả chân dung của « Medvedev, nhà cải cách bất lực ». Thông tín viên của tờ báo tại Matxcơva nhận định, khi rời điện Kremlin, Tổng thống Nga để lại sau lưng một đất nước đầy thất vọng. Trong suốt năm năm, ông ta chỉ là một công cụ trong tay Vladimir Putin.

Bản tổng kết năm năm làm Tổng thống có thể tóm tắt lại bằng câu nói sau đây của ông Dimitri Medvedev với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/3 tại Seoul. Khi được yêu cầu linh hoạt hơn trong việc thương lượng hồ sơ lá chắn chống tên lửa, chủ nhân điện Kremlin đã trả lời là « sẽ chuyển thông tin này cho Vladimir Putin ».

Với câu nói này đã được ghi âm lại, nhân vật quan trọng nhất của Nhà nước Nga, sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 7/5 tới, đã xác nhận là quyền lực hoàn toàn nằm trong tay ông Putin. Hồi mới nhậm chức, ông Medvedev đã từng mang lại hy vọng cho những người muốn cải cách. Trẻ trung hơn, hiện đại hơn Putin, ông Medvedev tấn công vào nạn tham nhũng và quan liêu bàn giấy, tỏ ra cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài. Vào giữa nhiệm kỳ, những người ủng hộ ông mơ đến một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai cho Medvedev. Nhưng đến cuộc khủng hoảng Libya, thì Medvedev bắt đầu bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Tại Liên Hiệp Quốc, ngày 17/03/2011, ông Medvedev đã quyết định bật đèn xanh cho việc can thiệp quân sự vào Libya, bất chấp sự chống đối của ông Putin và phe cứng rắn trong chính phủ. Phe này coi ông là ngây thơ và bất cẩn, và những người bảo thủ tất nhiên là đứng về phía Putin. Ông Medvedev trở nên cô đơn, nhất là khi đại hội đảng Nước Nga Thống nhất hôm 24/9 đề cử ông Putin làm ứng viên tổng thống.

Một đại biểu đảng Nước Nga Công lý nhận xét : « Medvedev không có khả năng hoàn tất những cải cách dân chủ. Đứng sau cái bóng của Putin quá lâu, ông ta không thể thoát ra nổi ». Nay thì Thủ tướng tương lai Medvedev vẫn hứa hẹn « hành động vì tự do » nhưng nhìn nhận chiến dịch chống tham nhũng mang lại « rất ít thành công ». Giờ thì người ta chỉ lắng nghe ông một cách lơ đãng.

Chạy theo cực hữu Pháp để kiếm phiếu : Cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện
« Cứu cánh không thể biện minh cho mọi phương tiện ». Đó là tựa đề của bài xã luận đả kích Tổng thống Sarkozy trên tờ Le Monde. Trong bài báo dữ dội này, Le Monde phản ứng một cách gay găt chưa từng thấy về tuyên bố của ông Sarkozy, là sở dĩ bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu có thể ra tranh cử, đó là vì tương hợp với nền Cộng hòa.
Bài xã luận mở đầu bằng nhận xét, Tổng thống nước Pháp, theo định nghĩa, là Tổng thống của mọi người dân Pháp, đại diện cho toàn bộ các tập thể của quốc gia. Như vậy cũng hợp lý khi các ứng cử viên cho chức vụ này hướng về tẩt cả các cử tri, và đương nhiên trong đó có cả cử tri của đảng Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu. Và nhất là số 6,4 triệu người này đã bỏ phiếu cho bà Marine Le Pen hôm 22/4.
Ngay sau hôm có kết quả vòng một, cả François Hollande và Nicolas Sarkozy đều tranh thủ số cử tri cực hữu. Ứng viên đảng Xã hội thì nói rằng việc bầu cho phe cực hữu là do muốn bày tỏ « sự phẫn nộ xã hội », cố thuyết phục các cử tri này là chính phe tả mới bảo vệ được cho họ. Còn ứng viên đảng UMP cánh hữu cho rằng cử tri cực hữu là tiếng nói của một « nước Pháp thiệt thòi », và ông muốn « lắng nghe ».
Theo Le Monde, vấn đề nặng nề, gây tổn thương và hầu như sỉ nhục đối với mọi người cánh hữu cũng như cánh tả của nước Cộng hòa Pháp, là Tổng thống mãn nhiệm từ hai ngày qua đã bước qua ranh giới từ sự cảm thông sang việc làm tổn hại thanh danh. Đã hẳn rằng hôm qua ông Sarkozy khẳng định sẽ không có thỏa hiệp với Mặt trận Quốc gia, không có nhân vật nào trong đảng này được cho làm bộ trưởng nếu ông thắng cử - mà Le Monde cho rằng đây là điều tối thiểu. Có điều, ông Sarkozy đã sử dụng ngôn ngữ, sự cường điệu, ý tưởng hoặc đúng hơn là những ám ảnh của bà Le Pen ; và như vậy đã khơi thêm tâm lý sợ hãi thay vì giảm nhẹ.
Tờ báo nhận định, đây là một sai lầm chính trị. Tuy Marine Le Pen đã làm dịu nhẹ đi hình ảnh của đảng cực hữu, nhưng chủ trương của đảng này vẫn không hề thay đổi : lạc hậu, dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại. Cho đến nay, các chính khách cánh hữu đều không thừa nhận các ý tưởng trên. Trong suốt nhiều năm, cựu Tổng thống Chirac luôn nhắc nhở là Cộng hòa Pháp quốc đảm bảo sự bình đẳng cho mọi người « không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc hay tín ngưỡng » theo như Hiến pháp.
Bên cạnh đó, còn là một sai lầm về đạo đức. Cứu cánh không thể biện minh cho mọi loại phương tiện, cuộc bầu cử không thể giúp hợp pháp hóa những chủ trương vô đạo đức, trừ phi muốn bán linh hồn cho quỷ.
Le Monde kết luận, cuối cùng, đây là lời thú nhận cho sự bất lực. Hồi năm 2007, Nicolas Sarkozy đã thuyết phục được là ông sẽ mang lại câu trả lời cho một « nước Pháp thiệt thòi » này. Năm năm sau đó, sự quay lại lãnh địa của phe cực hữu cho thấy ông Sarkozy vẫn chưa làm được điều đó.
Phát hiện một bản thảo khác của « Hoàng tử bé »
Trên lãnh vực văn chương, phụ trang của Le Figaro tiết lộ về « Bản thảo chưa được biết đến của tác phẩm Hoàng tử bé » của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry. Được hai chuyên gia phát hiện trong số thư từ và bút tích do một nhà sưu tập giao phó, bản thảo này được ước lượng có trị giá từ 40 đến 50.000 euro.
Đó là những dòng chữ viết tay rất khó đọc, được viết trên giấy pơ-luya mỏng dính, là bản thảo chưa từng xuất hiện của chương 17 và 19 cuốn Hoàng tử bé, tác phẩm Pháp bán chạy nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất kể từ năm 1943 đến nay. Bản thảo này có thể được viết ra từ năm 1941, và như vậy còn cổ hơn bản thảo mà Thư viện Quốc gia Pháp đang lưu giữ. Công ty Artcurial sẽ đem bán đấu giá bản thảo trên đây tại Paris vào ngày 16/5 tới.
tags: Châu Á - Chính trị - Tham nhũng - Trung Quốc - Điểm báo
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120426-dang-cong-san-trung-quoc-dang-thanh-trung-noi-bo 
 

Sunday, May 10, 2009


ĐOÀN VĂN TOẠI * HỒI KÝ



Doan Van Toai
(vietnamese Đoàn Văn Toại) (born 1945 in Vietnam) is author of The Vietnamese Gulag. It was published in 1986 by Simon and Schuster Publishing Group, New York (ISBN 9780671603502
WIKIPEDIA

Toai became an antiwar activist, a supporter of the National Liberation Front and vice president of the Saigon Student Union in 1969 and 1970, and spent time in jails in South Vietnam for antigovernment activities as a student leader. After the invasion of the North Vietnamese Army and the end of the Vietnam War in 1975, he became a senior official of the Ministry of Finance under the Provisional Government. He soon disagreed on purely professional grounds with a superior official and was quickly and unceremoniously tossed into jail, for 28 months. He left Vietnam in May 1978 and like Truong Nhu Tang, went into exile in Paris. Doan Van Toai is also author of these books : Documents on prisons in Viet-Nam ; A Vietcong Memoir (Mémoires d'un Vietcong, w/ Nhu Tang Truong, David Chanoff); 'Vietnam' A Portrait of its People at War (w/ David Chanoff); PORTRAIT Of The ENEMY The Other Side of Vietnam, Told Through Interviews with North Vietnamese, Former Vietcong and Southern Opposition Leaders (w/ David Chanoff).


Thổn thức cho Việt Nam
Đoàn Văn Toại

Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.
Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?
Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 160 km về hướng Nam, cho đến khi ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hoà bình. Căn nhà gia đình tôi đã bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đã phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại tận mắt chứng kiến các nông dân đã bị các quan chức địa phương của chính quyền Sài Gòn áp bức ra sao, và họ đã phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân Pháp như thế nào. Tôi đã học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn đồng lứa đã lớn lên cũng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại bang.
Khi các sinh viên Sài Gòn bầu tôi vào chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tôi đã tham gia vào các hoạt động đòi hoà bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đã ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và đã làm một cuộc du hành đến California để thuyết trình về các hoạt động phản chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. Vì các hoạt động đó, tôi đã bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu.
Vào thời điểm ấy, tôi tin rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hoà bình và độc lập cho đất nước tôi. Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ chức đang lãnh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét các nhà lãnh đạo Sài Gòn, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang ‒ những cựu chiến binh trong quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đã vươn lên thành những nhà lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của họ không thu được lòng dân. Và chính vì không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế lực nước ngoài.

Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.
Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lãnh tụ cộng sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đã bị nhốt đến 17 năm trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được MTDTGPMN áp dụng, bao gồm chính sách hoà giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đã chịu ảnh hưởng của các phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy. Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi.

Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa năm sau đó. Khi cuộc giải phóng đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi, “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Saì Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN (Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã không bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa động viên vì là con một trong gia đình. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng vì MTDTGPMN nghĩ rằng tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai trò báo cáo tài chính từ ngân hàng).
Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm thấy sốc, toi đề nghị chỉ nên thi hành điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những người đã làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề nghị của tôi bị bác bỏ.
Tôi đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng các quan chức địa phương đã sai lầm, rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt của các lãnh đạo đảng cộng sản. Tôi đã tranh đấu với họ nhiều lần, vì hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây rằng “tình hình ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với tình hình miền Bắc Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã tuyên bố “miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của tôi. Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ chức trong chế độ cộng sản.
Một ngụ ý bất tuân lệnh sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lãnh đạo uỷ ban tài chính đã cảnh cáo rằng hành động của tôi sẽ bị xem là sự tuyên truyền nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”. Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, nơi mà tôi đã lãnh đạo các sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt. Không có sự truy tố cũng như không có lý do nào được đưa ra. Sau khi Sài Gòn thất thủ, rất nhiều nhà trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lãnh đạo các phong trào phản chiến trước đây đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hoà giải dân tộc, không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầmn quyền cộng sản đã bắt giam hàng trăm ngàn người ‒ không chỉ những người đã cộng tác với chế độ Thiệu mà cả những người khác, bao gồm các vị lãnh đạo tôn giáo và các cựu thành viên MTDTGPMN.

Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn thì ước đoán con số đó là 1 triệu.

Hoàng Hữu Quýnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sài Gòn), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.
Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.” Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!


Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phảitay phải xiềng vào chân trái. Thức ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.
Sau 2 tháng biệt giam, tôi được chuyển ra phòng giam lớn, một phòng giam 5m x 9m, tuỳ theo thời điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và còn mạnh khoẻ phải chịu ngủ ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất của phòng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân tôi.
Vào tháng 3, 1976, khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đà lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái gì thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ bị tình nghi đào thoát thì người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị trừng phạt thay vì chính họ.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đã biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hoà bình của Phật tử tại Sài Gòn, một nhà đấu tranh phản chiến đã từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu, sau cùng bị buộc phải thả ông vì sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới. Đại Đức Thiện Minh đã chết trong tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của Luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng thống Thiệu. Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.
Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đã làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đã từng làm với vô số các thảm kịch đã xảy ra từ khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lãng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam.
 người đều nhớ đến vô số các cuộc biểu tình chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đã từng một thời nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền thì nay lại tỏ ra hết sức lãnh đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản. Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đã từ chối ký vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có chữ ký của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez, phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội. Kunstler nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xã hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”. Câu nói này đã làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lý do đàn áp các người đối lập, “Tất cả các hoạt động phản chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.
 có rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với Liên Sô. Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam.Nhưng rồi chân dung các nhà lãnh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng thấy chân dung bất cứ một nhà lãnh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ được gọi là bù nhìn của Tổng thống Thiệu. Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rõ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than khóc nhân cái chết của Stalin:
Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Xít-ta-lin
Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.’
(Đời đời nhớ ông - Tố Hữu).
Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một đất nước mang nặng truyền thống gia đình và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại được xuất bản tại Hà Nội.
Hơn thế nữa, Lê Duẩn , Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam kết quốc tế, và vì vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đã viết, “dưới sự lãnh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xã hội Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt Nam.
Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhà nước đã ngay tức khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hoá thuần tuý cũng không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ý tưởng chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xã hội chủ nghĩa”.
Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố, “Chế độ của chúng ta triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.  , trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ. Khi Hoà thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles. Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.
mà trong diễn văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đã nói,Đảng của chúng ta là một và là người lãnh đạo duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”.
Trong bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày 26/05/1976, Lê Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.
m 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đã bị xoá sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản. Ngày nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.
Hãy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris. Ông đã nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các hoạt động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông. Ông cụ đã hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả ‒ một công việc tốt, một gia đình sung túc ‒ để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức, đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.
 cuộc Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã nói trong cuộc họp báo. “Tôi đã biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ dặt quyền lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai lầm”.


Trương Như Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lãnh đạo cộng sản cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”. Ông tóm tắt tình hình tại Việt Nam hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.


Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới.
Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.

i tôi còn trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc. Ông ta đã nói với chúng tôi, Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến thắng và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”. Ông ta đã kết luận, “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh ‒ những nhà trí thức ưu tú ‒ và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.
Và quả là ông ta đã nói sự thật.

Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.

Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Một trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn đang nằm tù, đã nói với tôi, Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với cộng sản”. Vào một buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã nói với tôi, 'Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”. Đó là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành quyết.

ớc mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đã từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ. Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay. Hãy nghe lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.
Giữa các thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã tìm cách trốn khỏi chế độ hiện nay. Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ dần dần hiện rõ. Nó có sẵn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đã từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. Và Việt Nam là một bài học về sự thật.


Nguồn:
A Lament for Vietnam, The New York Times, March 29, 1981

Saturday, May 9, 2009


ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ BAUXITE



Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lại lên tiếng về bauxite
ĐÀI Á CHÂU TỰ DO

Mới đây, khi nhà nước Việt Nam quyết định cho phép tập đoàn Alumium Trung quốc khai thác quặng bauxite, đã có những phản đối rầm rộ chẳng những để bảo vệ môi trường, mà còn vì e ngại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung quốc đối với vùng đất này nữa.
Một khuôn mặt nổi của Việt Nam thời chiến, đại tướng Võ Nguyên Giáp đang dẫn đầu phong trào phản đối này. Tháng trước, ông đã gửi một lá thư ngỏ đến các nhà lãnh đạo để chính thức phản đối việc khai thác mỏ, và thứ năm vừa rồi, ông lại nhắc lại ý ấy với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi phái đoàn chính phủ đến chúc thọ ông.

Theo hãng thông tấn Reuters, thì tướng Giáp nói với thủ tướng Dũng rằng, Tây Nguyên là một khu vực quan trọng về an ninh và quốc phòng đối với đất nước cũng như đối với toàn Đông dương.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-orders-fleet-of-russian-subs-sending-message-to-china-nan-05092009100047.html
Công trường bauxite Nhân Cơ
Hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đang được triển khai
Hội thảo được trông đợi về chủ đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên khai mạc sáng thứ Năm 09/04 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã gửi thư từ đầu năm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu dừng các dự án bauxite Tây Nguyên, đã gửi thông điệp tới hội thảo.
Bức điện viết:” Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề Bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì”.
“Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.”
“Tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.”
“Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.”
Bên cạnh thông điệp của tướng Giáp, nhiều nhà khoa học tham gia hội thảo cũng phân tích những khía cạnh mà họ cho là cần cân nhắc thận trọng trong việc thực hiện các dự án khai thác tài nguyên có thể gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội và môi trường Tây Nguyên.

Kiến nghị

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), cơ quan được Bộ Công thương là đơn vị tổ chức hội thảo đặt hàng làm nghiên cứu để phản biện cho các dự án bauxite Tây Nguyên, đã đưa ra một số kiến nghị.


Friday, May 8, 2009


LÝ ĐẠI NGUYÊN * CHÍNH LUẬN

THẾ GIỚI KHẢO ĐẢ VIỆT CỘNG VỀ VIỆC VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
LÝ ĐẠI NGUYÊN

Trong khuôn khổ của cuộc duyệt xét đầu tiên mà Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tiến hành 4 năm một lần, để kiểm điểm việc thực hiện quyền con người tại 192 nước thành viên LHQ, theo lịch trình thì Việtnam sẽ trình bày báo cáo của mình vào ngày 08 tháng 05 năm 2009. Hôm 23/03/09, Hànội đã công bố “Báo Cáo Quốc Gia Kiểm Điểm Định Kỳ Việc Thực Hiện Quyền Con Người Ở Việtnam” gửi cho cơ chế Thẩm Nghị Định Kỳ Phổ Cập – Universal Periodic Review - gọi tắt là UPR. Bằng lời lẽ khoa trương tuyên truyền cố hữu, mà trong thực tế cuộc sống xã hội, đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, chính trị, truyền thông, nghiệp vụ tại Việtnam thì người dân không bao giờ có được những thứ như trong đoạn 60 của bản báo cáo Việtcộng đã ghi: “Nhân dân Việtnam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, được sống trong độc lập, tự do, dân chủ với tất cả quyền con người của mình và được bảo vệ bằng Hiến Pháp và luật pháp”.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Việt Nam ở Hànội cho hay là: “Đoạn văn vừa kể không phản ánh sự thật hiện nay ở Việtnam”. Còn cựu trung tá quân đội Nhân Dân của Việtcộng, Trần Anh Kim thì thẳng thừng hơn: “Tôi khẳng định rằng, quyền con người ở Việtnam đã bị chính Đảng Cộng Sản Việt Nam mà đứng đầu là 15 ủy viên Bộ Chính Trị đã cướp triệt để quyền con người của dân tộc Việtnam, chớ làm gì có nhân quyền, làm gì có dân chủ, làm gì có tự do”. Với hòa thượng Thích Không Tánh thuộc GHPGVNTN hiện ở trong nước thì: “Hàng trăm, hàng ngàn tờ báo đó, cũng do đảng, nhà nước quản lý hết. Việtnam không có vấn đề tự do thông tin, tự do báo chí đâu!”. “Về tôn giáo, về nhân quyền thì người dân vẫn bị tù đầy, đạo giáo vẫn bị sách nhiễu, vẫn bị đàn áp”.
Thực ra việc Việtcộng cướp quyền của toàn dân, vi phạm quyền con người trắng trợn nhất, nó đã thể hiện ngay trong Điều 4 của Bản Hiến Pháp 1992. Theo giáo sư Võ Văn Ái, chủ tịch Ủy Ban Quyền Làm Người Việt Nam tại Paris thì: “nhà cầm quyền Việtnam trong Điều 4 Hiến Pháp quy định rằng, tư tưởng của nhà nước hiện nay là chủ nghĩa Mác-Lê và Hồ Chí Minh, đồng thời Đảng Cộng Sản là đảng duy nhất quản lý đất nước”. Bản báo cáo nhân quyền của Việtnam nhấn mạnh: “Chỉ trong thời gian ngắn, từ năm 1986 đến nay, Việtnam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó các quyền vế dân sự, chính trị được quy định một cách cụ thể và toàn diện hơn”. Ông Ái nhận xét: “Báo cáo này cho một danh sách rất nhiều về vấn đề luật pháp, và xem như rằng khi có càng nhiều luật chừng nào thì việc tôn trọng nhân quyền càng nhiều chừng đó. Tuy nhiên họ không hề cho người đọc thấy được những vấn đề cụ thế của những luật pháp đó đã được áp dụng như thế nào trong việc bảo vệ quyền của công dân Việtnam”.
Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ ) Committee of Protection of Journalists, có trụ sở tại New York, ngày 30/04/09, đã đưa Việtnam vào danh sách 10 nước, mà tổ chức này cho là “Khó khăn nhất đối với các blogger”. Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon nhận xét: “Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạnh thông tin và con số của họ ngày càng tăng. Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân”. “Nếu các việc trên không thành, chính quyền một số nước bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng trên mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt”. Việtnam và Trungquốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai nước mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á Châu. Hồi tháng 03/2009, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới – RSF- cũng đưa danh sách 12 quốc gia thù nghịch với internet trong đó có Việtnam.
Ngày 01/05//09, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ đã đề nghị với chính quyền Mỹ, Obama đưa Việtnam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vi phạm tự do tôn giáo – CPC. Vì rằng: “Chính phủ Việtnam đã bỏ tù, những người tham gia các hoạt động tôn giáo ôn hoà, cũng như những người hậu thuẫn cho tự do tôn giáo”. Ngày 05//05//09 Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế, nêu tên 13 nước vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, trong đó có Việtnam. Ủy ban cho rằng: “Tại Việtnam…vẫn còn những sự lạm dụng nghiêm trọng và hạn chế, bao gồm việc cầm tù và bắt giam những người quảng bá quyền tự do tín ngưỡng, và tiếp tục việc hạn chế chính thức các sinh hoạt tôn giáo độc lập”. Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, Human Rights Watch chỉ trích Việtnam. Đòi nhà nước cộng sản Việtnam phải trả tự do ngay lập tức cho những nhà hoạt động bị bỏ tù, chỉ vì đã vận động cho chiến dịch một cách hoà bình vì quyền lợi của người lao động. Giám đốc Á Châu HRW, Brad Adams tuyên bố: “Bằng việc bắt giữ các nhà lãnh đạo nổi bật về lao động, chính phủ Việtnam đang tìm cách xóa sổ phong trào Công Đoàn Độc Lập”.
Trong Thông Điệp Phật Đản PL.2553, của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Giáo hội đặc biệt quan tâm đến hiện tình đất nước: “An ninh quốc phòng và vẹn toàn lãnh thổ đang bị uy hiếp. Chỉ nhờ vào sức mạnh toàn dân mới vượt qua khỏi cơn nguy biến. Nếu Đảng và Nhà Nước không cấp thời cải tổ sâu rộng hệ thống chính trị độc đảng sang thể chế đa đảng để toàn dân và các thành phần dân tộc có thể tham gia cứu nguy quê cha, đất tổ”. Đúng vậy, sức mạnh toàn dân chỉ có thể tập hợp nổi để đối phó với cuộc xâm lược tinh vi toàn diện của Trungcộng, nếu Việtnam thực sự được Dân Chủ Hóa. Xem thế, trong dịp Việtcộng phải trả lời trước diễn đàn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì cả 4 vấn đề căn bản cho một chế độ Dân Chủ là Tự Do Ngôn Luận. Tự Do Tôn Giáo. Tự Do Nghiệp Đoàn. Tự Do Lập Đảng đều đã được người Việtnam và các tổ chức quốc tế nêu ra, mà đang bị Việtcộng thẳng tay tiêu diệt. Cuộc Thế Giới khảo đả Việtcộng vi phạm nhân quyền tại Việtnam kỳ này ở diễn đàn LHQ sẽ buộc nhóm lãnh đạo Hànội dù không muốn mở mắt cũng không được nữa. Vì thực ra chế độ độc đảng độc tài toàn trị cộng sản cũng chỉ là chế độ Quân Chủ Độc Tôn nối dài. Thay cho khẩu hiệu “Trung Quân là Ái Quốc” bằng khẩu hiệu “Trung với Đảng” “Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ nghĩa” Trong chế độ đó, không có chỗ đứng cho “Dân Quyền”, “Giáo Quyền” chỉ có “Thế Quyền”của nhóm Cai Trị độc tôn, thì ở đó làm gì còn “Nhân Quyền” nữa. Chính vì vậy, mà có những người tự nhận là trí thức dưới ‘ánh sáng xã hội chủ nghĩa’ mới dám nói: “Trí Thức không Làm Chính Trị, mà chỉ ký Kiến Nghị thôi”. Ngu ơi là ngu! Ký kiến nghị cũng là thực hiện quyền chính trị công dân rồi đó!

Little Saigon ngày 05/05/2009.

Thursday, May 7, 2009


THANH THANH * VỀ ĐỖ HỮU

NHỚ VỀ ĐỖ HỮU





Thiền-sư Không Lộ có mấy câu thơ:

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư



Đỗ Hữu dịch ra thơ Việt như sau:

Thế đất long xà chọn được nơi

Tình quê không hết suốt ngày vui

Có khi trèo đỉnh cô phong ấy

Một tiếng hô vang lạnh thấu trời



Thanh-Thanh chuyển qua thơ Anh:

This is an ideal, inhabitable terrain

Endless pastoral love all day to gain

Once upon that lonely cold hilltop high

A long vibrating voice chilled the sky



Đó là phần mở đầu của cuốn sách tiếng Anh nhan đề “Sounds of the Bamboo Forest” (Âm Vang Rừng Trúc) của Lê Hữu Đỗ. Sách in cỡ lớn, dày 220 trang, với rất nhiều hình ảnh, do nhà xuất-bản Mỹ Dorrance ở Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ấn hành vào năm 2002.

Trong số những bài bình điểm tác-phẩm này, có một bài dài của nhà văn Nguyễn Hữu Liêm nhan đề “Tiếng Gió Vọng Trúc” đăng trên Viet Mercury tại San Jose số 245 ra ngày 3 tháng 10 năm 2003, với những đoạn sau đây:

“Là một người lớn lên trong tinh thần và tình cảm Phật Giáo, Lê Hữu Đỗ làm nên tuyển tập này, như là một tài liệu về một lịch sử truyền giáo. Tác giả không giới thiệu gì về bối cảnh văn hoá và đời sống tinh thần của người dân bản xứ, không nói gì về cái tương đắc giữa Phật Giáo Việt Nam với người Mỹ, cái khác biệt giữa Phật Giáo Việt Nam và các nguồn Phật Giáo Á Đông khác. Lê Hữu Đỗ lặng lẽ và tự nhiên, thong thả bước vào chuyện kể như là làm một buổi thuyết trình bằng hỉnh ảnh (slide show). Đây là bài của thầy Thích Nhất Hạnh, đây là nghiên cứu của thầy Thích Mãn Giác, đây là hình ảnh của thầy Thích Thiên An, đây là danh sách các cơ sở Phật Giáo Việt Nam, và đây là các bức hình của các ngôi chùa đã được xây ở khắp nước Mỹ. Đúng là một tập tài liệu lịch sử. Những gì có thể rất là quen thuộc trong những cuốn sách này sẽ trở nên rất quý giá khi cái Đang Là đã trở thành Cổ Tích.

“Đọc Sounds of the Bamboo Forest mới thấy được cái tinh thần lớn lao và vai trò quan trọng của Hoà Thượng Thích Thiên An trong lịch sử khai mở Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông là một nhân cách lịch sử của Phật Giáo – và ở một mức độ nhẹ nhàng và khiêm tốn hơn, Thích Thiên An là một Alexandre de Rhodes của người Việt trên đất Mỹ ở thế kỷ 20.

“Còn đối với Thiên An ở Hoa Kỳ thì dân Mỹ đang được thừa hưởng một gia sản tinh thần từ các cộng đồng Phật Giáo nhỏ, rải rác khắp nơi ở xứ Cờ Hoa – nơi mà những ngày cuối tuần, các thành phần người Mỹ bản địa đến để thiền định và bàn về Phật Pháp mà vẫn là những tín đồ của tôn giáo cũ.

“Đây là một gia tài ngôn ngữ tôn giáo mới – không tín điều, không biểu tượng, không truyền giảng. Người Mỹ chắc là sẽ có đủ trí tuệ để mà nuôi nấng ân huệ ngôn ngữ mới của Đạo tỉnh thức này...

“Sự thành công của Sounds là một tuyển tập thuần tuý dữ kiện. Đây là một sách tham khảo – và chỉ có thế. Đó chính là món quà mà Lê Hữu Đỗ cống hiến được với công trình biên khảo này.”







Lê Hữu Đỗ sinh ngày 28 tháng 6 năm 1938 tại làng Dưỡng Mong Thượng, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Anh làm thơ từ thuở còn nhỏ, và đã tham-gia Hội Tao Đàn của Thanh-Thanh, người chủ-trương Nhóm Xây-Dựng, sinh-hoạt tích-cực hằng tuần tại Huế vào cuối thập-niên 1949 đến đầu thập-niên 1960.

Anh đã tốt-nghiệp Đại-Học Sư-Phạm, và làm Hiệu-Trưởng trường trung-học Ninh-Hoà thuộc tỉnh Khánh-Hoà.

Qua Mỹ, Lê Hữu Đỗ đã lấy thêm bằng đại-học của Mỹ tại trường San Jose State University.

Ngoài tác-phẩm bằng tiếng Anh nói trên, Lê Hữu Đỗ đã tiếp-tục sáng-tác và đăng báo nhiều thơ. Anh là một trong những cựu lãnh tụ Thanh Niên Phật Tử tại Hoa Kỳ. Anh đã xuất-bản cuốn Văn Học Việt Nam (vào năm 1972) và là đồng chủ-biên tập kỷ-yếu Lịch Sử 50 Năm của Đoàn Thanh Niên Phật Tử Việt Nam (vào năm 1996). Anh là chủ-biên cuả tờ nhật-báo Việt Báo San Jose, lấy bút-danh là Đỗ Hữu, trong hệ-thống Việt Báo của cặp Trần Dạ Từ ‒ Nhã Ca, từ năm 1993 đến năm 1998 tại Miền Bắc California.



Đỗ Hữu là một nhà thơ hiền-lành, khả-ái, được các thân-hữu và nhiều độc-giả mến mộ, từ trong nước ra nước ngoài.



Mới đây, nghệ-sĩ Tô Kiểu Ngân đã nhắc đến anh trong bài "Nhà Thơ Đỗ Hữu vẫn còn đó" đăng trên tạp-chí "Kiến Thức Ngày Nay" xuất-bản ở Saigon:



"Ông Huỳnh Ngọc Chiến (một độc giả) thì nghĩ rằng Đỗ Hữu 'đã chết' vì ông viết: Không biết thuở sinh thời ông có thấy cay đắng hay không, nhưng mấy mươi năm sau, kẻ hậu học là tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho một nhà thơ tài hoa tột bậc bị lãng quên. Ông Chiến cũng nêu nhận xét là thơ Đỗ Hữu giống thơ Quang Dũng... Có người cho Đỗ Hữu làm thơ trước cả Quang Dũng...

"Đỗ Hữu để lại ba bài thơ rồi biến mất. Bao nhiêu người mê thơ ông và mất công đi tìm tung tích tác giả, đặt nhiều câu hỏi và đoán phỏng, lại ngỡ rằng tác giả đã qua đời.

"Xin chư vị hãy yên lòng. Tôi xin góp một tin vui: Đỗ Hữu vẫn còn đó. Ông tên thật là Lê Hữu Đỗ, ký bút danh là Đỗ Hữu. Năm Quang Dũng đi Tây Tiến nổi danh lừng lẫy với Đôi Bờ, Quán Bên Đường, Đôi Mắt Người Sơn Tây... thì Đỗ Hữu đang theo học Đại Học Sư Phạm ở Hưế... Ra trường, ông được bổ làm hiệu trưởng một trường trung học tại Quận Ninh Hoà thuộc tỉnh Khánh Hoà. Thời gian ở Huế, ông thường sinh hoạt thơ với Thanh-Thanh, Khang Lang, Hồ Đình Phương, Như Trị... trong nhóm Xây Dựng.

"Từ năm 1950-1955, tôi cộng tác với báo Đời Mới, đồng thời cùng Thanh Nam chủ biên tuần san Thẩm Mỹ, hai tờ báo này thường đăng thơ của các bạn ở Huế gửi vào như: Thanh Thuyền, Tường Phong, Châu Liêm, Diên Nghị, Diên An, Đỗ Hữu...

"Đỗ Hữu từng trải qua nhiều ngày ăn khoai mì thay cơm, từng lao động cải tạo, vác cây, đốn nứa... Sau này rời nước theo diện HO và hiện định cư ở San Jose, California. Ông từng làm chủ bút một tờ báo ở Bắc Cali. Năm 2002, nhà xuất bản Dorrance có tiếng ở Mỹ đã ấn hành cho ông cuốn sách viết bằng tiếng Anh Sounds of the Bamboo Forest, tên Việt là Âm Vang Rừng Trúc nói về các ngôi chùa và các tông phái Phật Giáo Việt Nam (ở Mỹ). Không thấy ông in thơ như ngày xưa, chỉ thấy ông mặn mà với việc nghiên cứu Đạo Phật. Trong Âm Vang Rừng Trúc, người ta thấy ông dịch bài Ngôn Hoài của thiền sư Không Lộ ra tiếng Việt, nhà thơ Thanh-Thanh dịch bài này ra tiếng Anh.

"Tại sao Đỗ Hữu không làm thơ nữa, hay ông có làm mà không in ra? Thơ Đỗ Hữu chịu ảnh hưởng những ai? Những điều đó xin hẹn một dịp khác sẽ trở lại, còn bây giờ bạn Huỳnh Ngọc Chiến, bạn Hồ Công Trừng, và những người hâm mộ Đỗ Hữu (chắc là nhiều) muốn gặp Đỗ Hữu có thể liên lạc theo email..."



Trong số những bài thơ đắc ý của Lê Hữu Đỗ, có bài “Nhạc Chiều” mà Thanh-Thanh đã dịch ra thơ tiếng Anh dưới đây:





EVENING MELODY





Quite a chance that day the journey was granting

On our long way, the afternoon sun slanting.

Over the wind your singing voice took dominion

To lull human life’s vicissitudes to oblivion.



What scenery! with smoke your eyes dimming,

The vast country over with tune was brimming.

Suddenly I reminisced about our motherland

So far that albatrosses hardly reach its strand.



Your hair was bob-waving against the stream;

Your lips ambitiously showed such a beam.

All at once I felt as though I had become of yore

In contrast with your prime of life in the core...



*

Then comes this journey you’re out of my sight

And my way seems endless in the starlight.

How I miss you along each mile of wishing hot

Wondering if you still remember or simply forgot.



Translation by THANH-THANH




Ảnh (từ trái: Đỗ Hữu, Thanh-Thanh, Hồ Mộng Thiệp phu-nhân, Vi Khuê, Ngọc An, Vân Anh, Nguyễn Châu, Lê Mộng Bảo) tại nhà Thanh-Thanh



Đỗ Hữu vĩnh-viễn ra đi vào ngày 19 tháng 3 năm 2009 (tức ngày 23 tháng 2 năm Kỷ Sửu), hưởng thọ 71 tuổi, để lại chị Bích Diệp và các con cháu ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng.



Nhân ngày Thất Tuần của anh, tôi xin thắp nén nhang lòng tường nhớ về anh, một người bạn chân-thành, một khuôn mặt văn-nghệ quen-thuộc của Miền Bắc California. Nguyện cầu cho hương linh anh sớm được tiêu-dao trên cõi Vĩnh Hằng.



LÊ XUÂN NHUẬN

CHIẾN TRANH VIỆT NAM

CHIẾN TRANH VIỆT NAM-
TRƯỚC 1975, VIỆT CỘNG ĐỊNH ĐẦU HÀNG
Khác với các tướng và đảng viên cao cấp, tướng Võ Nguyên Giáp xác nhận trước 1975, Cộng sản Việt Nam đã tính chuyện đầu hàng vì Mỹ thả bom dữ quá. Chỉ hai ngày nữa thì đầu hàng, không hiểu vì sao Mỹ lại ngưng thả bom?
Email example contributed by AOL user, Dec. 13, 2007:

Subject: Fwd: From General Giaps Memoirs...

Allegedly from General Giap's memoirs: 'What we still don't understand is why you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the ropes. If you had pressed us a little harder, just for another day or two, we were ready to surrender! It was the same at the battles of TET. You defeated us! We knew it, and we thought you knew it. But we were elated to notice your media was definitely helping us. They were causing more disruption in America than we could in the battlefields. We were ready to surrender. You had won!'
General Vo Nguyen Giap.

General Giap was a brilliant, highly respected leader of the North Vietnam military. The following quote is from his memoirs currently found in the Vietnam war memorial in Hanoi:

"What we still don't understand is why you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the ropes. If you had pressed us a little harder, just for another day or two, we were ready to surrender! It was the same at the battles of TET. You defeated us! We knew it, and we thought you knew it.

But we were elated to notice your media was definitely helping us. They were causing more disruption in America than we could in the battlefields. We were ready to surrender. You had won!"


General Giap has published his memoirs and confirmed what most Americans knew. The Vietnam war was not lost in Vietnam -- it was lost at home. The exact same slippery slope, sponsored by the US media, is currently well underway. It exposes the enormous power of a Biased Media to cut out the heart and will of the American public.

A truism worthy of note: ....
Do not fear the enemy, for they can take only your life. Fear the media far more, for they will destroy your honour.

http://urbanlegends.about.com/library/bl_general_giap.htm



=

Wednesday, May 6, 2009


THƠ NHẠC NGÀY LỄ MẸ




XIN THƯỞNG THỨC CÁC BÀI THƠ NHẠC VỀ CHỦ ĐỀ NGÀY LỄ MẸ














TẠ ƠN MẸ



(Viết thay lời những người con gốc Việt
gửi đến các bà mẹ Hoa Kỳ đã dày công dưỡng dục)



Tạ ơn Mẹ, người không cùng huyết thống

Tóc mẹ vàng, da mẹ trắng như mây

Mẹ vớt con từ vực thẳm lưu đày

Nuôi con lớn bằng tình thương máu mủ



Tạ ơn Mẹ vì con mà lam lũ

Ngày qua ngày trong xưởng máy, nhà kho

Làm thêm giờ cho con được ấm no

Đêm lại thức dạy con từng tiếng Mỹ



Khác ngôn ngữ như ngăn thành, cách lũy

Mẹ dỗ con bằng ánh mắt, vòng tay

Mẹ gốc Âu, con gốc Á, khổ thay

Con là nợ, vì đâu mà mẹ gánh!



Mẹ biết con từ quê hương bất hạnh

Có lũ người hung ác tựa sài lang

Nuốt miền Nam bằng nanh vuốt bạo tàn

Đưa cả nước trở lại thời trung cổ



Cũng từ đó con như chim mất tổ

Tuổi còn thơ đã bỏ mẹ, lìa cha

Xuống thuyền đi trong nước mắt nhạt nhòa

Đem tính mạng gửi trên đầu ngọn sóng



Nhờ ơn Mẹ như trời cao biển rộng

Con mới còn sống sót đến ngày nay

Được nên người trên đất nước thứ hai

Niềm hãnh diện cho cả hai dân tộc



Trong hồn con mẹ rạng ngời ánh đuốc

Sáng bập bùng soi mỗi bước con đi

Lời Mẹ hiền con sẽ mãi còn ghi:

“Là dân Mỹ, nhưng đừng quên gốc Việt!”



Dâng lên Mẹ đóa hồng tươi thắm thiết

Chứa tình con từng cánh đỏ yêu thương

Mai con về quì hôn đất quê hương

Càng nhớ đến ngàn công ơn của Mẹ.



VŨ ĐÌNH TRƯỜNG






Thank You, Mother!



(To American adoptive mothers who

heartily fostered children of Vietnamese origin)



Thank you, my white-skinned golden-haired mother

Who are not of the same bloodline as me or the other

But you fished me out of the abyss a refugee errant,

Adopted and fostered me with the love of a parent.



Thank you for having taken such painstaking jobs

Days after days in warehouses and workshops,

Toiled and moiled extra hours to make me undeterred,

And stayed up late to teach me each English word.



Pushing language difference as a bad barrier aside,

You soothed me with your look warm and arms wide.

You are an Westerner and I an Easterner, how rare,

I was such a heavy debt, you volunteered to bear!



You knew well that I came from that unhappy land

Where there were many a ferocious and fiendish band

Who invaded the South and confined people to cages,

Brought the whole nation back to the Middle Ages.



Since then I had become a nestless nestling in qualm

In childhood to leave Dad and separate from Mom,

I got into the fleeing boat with hot tears dripping wet

Risking my life entrusted to wave crests full of threat.



Thanks to your high-sky and vast-ocean love, my fay,

That I could survive until I can achieve success today

And become a dignified human in this second home,

A pride for both our peoples under the azure dome.



You are so shining in my soul the glittering torchlight

To enlighten each of my steps scintillating in the night.

Your virtuous advice I will always remember of course:

“Be American but don’t forget your Vietnamese source!”



I respectfully offer you this fresh gorgeous bright rose

Suffused with my affection in each red petal to enclose.

On my repatriation kneeling to kiss my native soil soon

I will bear in mind thousandfold your precious boon.



Translation by Thanh-Thanh





http://en.wikipedia.org/wiki/Le_Xuan_Nhuan



= Nguyễn Kỳ Phong

Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ

Trang bìa tài liệu về gia đình Ngô Đình Diệm, giải mật đầu năm nay

Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam.

"Lần đầu tiên" trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai sử kể (narrative history), có đầu đuôi, chú thích - và quan trọng hơn hết - tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả. Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để "kính tường."

Gia đình họ Ngô

CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.

Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo.

Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày "di cư và tập kết" hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn - và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission.

Tài liệu cho biết thêm một số chi tiết về chính quyền Ngô Đình Diệm

CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.

Liên lạc Ngô Đình Nhu

Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô.

Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.

Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. ... "Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc" do CIA khoản đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.

CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA.

Nguyễn Kỳ Phong

Trong cuộc tranh chấp - rồi sau đó là giao chiến - giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật - đôi khi trái phép - của ông Cẩn, thì ông Nhu "đưa hai tay lên trời" với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.

Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với "lãnh chúa" Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.

Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission - và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đình Diệm.

Liên lạc đối lập

Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập "ngay sau lưng ông Nhu," để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một "hăm dọa" của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính - điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!

Năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống. Nhưng gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì chia rẽ từ trong nhà.

Nguyễn Kỳ Phong

Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu "cằn nhằn, to tiếng" cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng - thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung.

Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.

Các tướng lĩnh miền Nam

Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa), cũng tương đối "tối mật" so với những tài liệu được CIA công bố trước đây.

Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.

Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh "chỉnh lý" tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.

Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy. Tướng Khánh rất ngây thơ khi "hù" tướng Thiệu là Mỹ sẽ "chơi" ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh gần Cai Lậy ngày 25.8.1972

Chân dung một số vị tướng

Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch "kín" đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh "ngớ" ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp.

Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn, với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ "nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng."

Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia ... và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt.

Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định "bắt liên lạc" với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên.

Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH - nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan - thấy Hoa Kỳ sẵn sàng "xé lẻ" nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.

Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.
AP Photo/Neal Ulevich

Cảnh di tản ở Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30.4.1975

Nội bộ VNCH

CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chính và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp - nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả - Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.

CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chánh và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975.

Nguyễn Kỳ Phong

Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, "nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói" ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi - một thân tín của ông Kỳ - ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ.

Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ.

Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!

Một số tài liệu giải mật cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Nguyễn Kỳ Phong

Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố - trong cao điểm của cuộc tấn công - là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là "... sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân."

Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này (tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.


VĂN QUANG * PHIẾM LUẬN
Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự
Ngày 03 tháng 5 năm 2009
Văn Quang
Ngày 30- 4 - 2009 và H1N1 ở Sài Gòn
Hơn 30 năm ở lại Sài Gòn, tôi cũng như những người từng sinh sống ở Sài Gòn trước những năm 1975, đã trải qua, đã chứng kiến nhiều cuộc đổi đời, nhiều biến chuyển quan trọng làm thay đổi bộ mặt thành phố. Mỗi năm đến ngày 30-4, như một cột mốc để từng năm ghi nhận những đổi thay ấy.

Có lẽ nhiều bạn đọc ở nước ngoài, muốn biết rõ tâm trạng của người dân TP. Sài Gòn vào ngày 30-4 này. Một tâm trạng thật chứ không chỉ là những cái phô trương ở bề ngoài.


Người Sài Gòn không nghĩ giống nhau

Điều đầu tiên, theo nhận định của tôi, tâm trạng của người Sài Gòn bây giờ không giống nhau và khá phức tạp. Tuy nhiên có thể chia ra làm 2 loại chính. Một nửa những người sinh sống ở Sài Gòn từ trước những năm 1975, được gọi là "dân Sài Gòn cũ" mang tâm trạng khác. Một nửa số người đến định cư ở Sài Gòn sau năm 1975, được gọi là "dân Sài Gòn mới" mang tâm trạng khác. Số người này cũng chia ra làm hai loại, một loại từ miền Bắc vô Nam, một loại từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hoặc từ miền Trung đến thành phố kiếm ăn, lập nghiệp. Một số rất ít người Việt từ nước ngoài về, kiếm cơ hội làm ăn tạm thời, được thì ở lâu, không được thì biến.

(h1. hàng quán đóng cửa)

Và một loại được gọi là "cán bộ" nhà nước, tất nhiên họ có quan điểm khác bởi những "thắng lợi" mà họ đã dành được. Dù muốn dù không họ cũng đã được hưởng những ân huệ từ ngày "giải phóng miền Nam", những ân huệ mà có nằm mơ họ cũng không thể tưởng tượng ra. Hơn thế, họ được đào tạo trong một khuôn phép, cho nên họ nói theo những gì họ đã học được và đã là "cán bộ" thì buộc phải nói như thế cho đúng lập trường, chứ thật tâm họ có nghĩ như vậy không lại là chuyện khác.
Do đó tâm trạng của người ở Sài Gòn cho đến nay vẫn không thể giống nhau.
Nhưng trước khi tường trình với bạn đọc về tâm trạng này, xin lược lại vài nét trong qua khứ để thấy được những biến chuyển đó từ trong thâm tâm mọi người.


Không điên đã là may

Những người đi "học tập cải tạo" từ những năm 1975, chẳng bao giờ quên được, cứ gần đến ngày 30-4 là phải chịu đựng sự tra tấn của những chiếc loa bắc vào trại giam, suốt một tháng trời ròng rã kể lể về những chiến công, những đại thắng mùa xuân và kết tội "Mỹ Nguỵ gian ác". Suốt một ngày lao động vật vờ ở các nông trại, đói khát đe doạ thường xuyên, tối về bị nhốt kín trong buồng giam, nghe "quan toà loa" chĩa vào đầu buộc hàng trăm thứ tội. Những khuôn mặt lầm lỳ câm nín chịu đựng trò tra tấn khủng khiếp này mà không có cách nào thoát. Nghĩ lại, trong hoàn cảnh ấy không điên được đã là may lắm rồi.

(H2. Về quê)
Trong khi đó thì ở ngoài trại giam, những người dân sống ở thành phố Sài Gòn cũng chẳng hơn gì. Suốt ngày nghe loa kể lể về thành tích anh hùng, chửi rủa kẻ thù "Mỹ Ngụy" và phim ảnh truyền hình thì toàn những cảnh "anh dũng hào hùng". Xem đến phát chán, phát "khùng".
Thời kỳ ấy, với lối thông tin tuyên truyền ấu trĩ trải dài đến cả 10 năm. Sự chán nản của người dân đã quá rõ và có phản ứng. Lúc đó mới bắt đầu có những món ăn tương đối "dễ chịu" hơn như "thành phố mười mùa hoa", như những cuốn phim có tí tình tiết mới mẻ, pha chút lãng mạn nhưng tất nhiên không quên "kể tội Mỹ Nguỵ" như Ván Bài Lật Ngửa…


Sản phẩm ấu trĩ không còn đất sống

Sau chiến tranh, nhu cầu về thưởng thức văn hoá và nhất là không thể đóng cửa mãi được trước trào lưu điện tử của thế giới nên buộc phải "mở cửa". Những cuốn tiểu thuyết, những cuốn phim, những sản phẩm văn hoá có màu sắc lãng mạn hợp với thời đại hơn thay thế những loại truyện khô cứng giả tạo. Nhất là người dân có dịp so sánh cuộc sống tinh thần và vật chất, sự hưởng thụ văn hoá giữa hai miền Nam Bắc, khiến sự đòi hỏi một món ăn tinh thần thích hợp cho con người có chỗ len chân.


Cũng kể từ đó, những sản phẩm tuyên truyền ấu trĩ không còn đất sống. Dù có muốn tuyên truyền cũng phải có được một cái "bình phong" mang tính nghệ thuật hơn. Cuốn phim "Ván bài lật ngửa" là một ví dụ và là một mở đầu, nhưng rồi sau đó cũng chẳng có kịch bản nào ra hồn nên nó lại xẹp lép. Nó lại chuyển sang "những cô gái chân dài" ăn khách hơn.
Ở đây tôi không bàn về sự biến chuyển của văn học nghệ thuật, bởi từ đó tới nay, văn học nghệ thuật nào cũng phải mang tính phục vụ cho chế độ.


Tôi chỉ nói đến tâm trạng thật của người dân, họ đã quá chán ngán với những cái loa hò hét mà chẳng mang lại cho người dân được điều gì ngoài sự ồn ào đến bực mình. Những cái loa phường, loa xã dần dần tắt tiếng. Thỉnh thoảng, khi có dịp lễ lạc nào long trọng, nó được mang ra "í ớ" mấy bản nhạc hùng "cách mạng" hoặc mấy lời tuyên bố của ông chủ tịch xã.


Nhưng phim cũ vẫn phải chiếu vì… phải chiếu


Rồi sau này nhiều đài phát thanh truyền hình hơn, nhiều phim ngoại hơn, hệ thống intenet bắt đầu hoạt động có hiệu quả, người dân được quyền chọn lựa những thông tin giải trí cho gia đình mình. Nhờ đó mà các hệ thống truyền hình bớt hẳn những loại phim tuyên truyền cũ rích.
Tuy nhiên, là những cơ quan truyền thông của nhà nước nên trong dịp 30-4, đài nào cũng phải trình chiếu đôi ba tập phim dù là cũ mèm, năm nay cũng không ngoại lệ. Dù "nhà đài" thừa hiểu khán giả của họ, mở máy lên thấy loại phim này là họ vội vàng bật sang kênh khác ngay, cứ như sợ lây bệnh H1N1 vậy. Ngay cả nhà cán bộ cũng vậy chứ chẳng nói đến nhà dân thường. Tôi cam đoan, không một nhà vị cán bộ nào, dù là cao cấp tới đâu cũng không thể ngồi xem hết một cuốn phim loại "ta nhất định thắng, địch nhất định thua" nữa. Loại đó đã trở thành "đồ cổ tồn kho" rồi, nhưng "nhà đài" vẫn cứ phải chiếu vì… phải chiếu. Chẳng lẽ ngày 30-4 lại không có cuốn phim nào phản ảnh "lịch sử thời đại". Thế thôi.


Năm nay cũng vậy, những loại phim và loa đài cũng đã bớt hẳn số lượng chương trình ca tụng linh tinh, khiến cho những màn hình nhỏ trong các nhà sạch sẽ hơn nhiều. Người dân rất nhanh tay tìm đến những kênh truyền hình của HBO, Star Movies, Cinemax hoặc những chương trình Thể Thao Quốc Tế, phim Hàn Quốc giải trí cho dễ chịu.


TP. Sài Gòn trong ngày 30-4 năm nay

Được nghỉ 4 ngày liền, từ thứ năm 30-4 đến hết ngày chủ nhật 3-5, người dân thành phố lợi dụng cơ hội này tấp nập kéo nhau đi du lịch, trở về quê, khiến thành phố vắng ngắt ngay từ buổi chiều ngày 29-4. Những con đường rộng thênh, nhiều nhà hàng đóng cửa. Họ không kịp nghĩ rằng vui chơi vì ngày 30-4 hay 1-5. Họ chỉ biết rằng thời gian nghỉ nhiều hơn nên lợi dụng dịp này để xả hơi.
Những bến xe, bến tàu, nhà ga chật cứng. Những con đường đi về miền Đông miền Tây đầy ắp xe cộ. Những khách sạn, nhà hàng, những điểm du lịch tha hồ chặt chém khách du lịch không thương tiếc. Có lẽ nhiều khách du lịch, từ người trong nước đến những nước ngoài rơi vào tình cảnh này sẽ "một đi không trở lại". Đó là điểm đuổi khách hiệu quả nhất của ngành du lịch Việt Nam nếu không biết chấn chỉnh.


Còn ở ngay TP. Sài Gòn, mới sáng sớm, anh chàng trưởng khu phố nơi chung cư tôi ở, đã nhanh nhẹn đi gõ cửa từng nhà với giọng rất lễ phép: "Bác làm ơn treo cờ giùm đi bác". Thế là mọi nhà "ngoan ngoãn" xách lá cờ ra treo trước cửa. Có một chuyện mà cách đây vài năm, tôi còn nhớ. Cũng vào ngày 30-4, tôi đi ăn sáng cùng mấy ông bạn. Thấy nhà nào cũng treo cờ, riêng có 2 ngôi biệt thự rất đẹp không thấy treo cờ. Một ông bạn tôi cười cười đùa cợt: "Lại một anh "nguỵ" nào dở chứng không chịu treo cờ, nó lôi ra xã, phạt cho hộc cơm bây giờ". Anh bạn khác ra vẻ hiểu biết thời sự hơn, lắc đầu quầy quậy: "Anh lầm rồi, không anh nào dám phạt mấy nhà không treo cờ này cả. Bởi chỉ có nhà quan to mới được quyền quên treo cờ, nhà dân mà quên thì phạt là cái chắc". Vì thế chúng tôi tìm ra một "chân lý" là cứ nhà nào không treo cờ đúng là nhà cán bộ cỡ lớn. Nhưng nhà cán lớn thì ít, nhà dân thì nhiều nên thành phố tuy vắng nhưng cờ đầy ngập. Năm nay Sài Gòn trời mưa rả rích suốt ngày nên câu thơ "chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" là rất hợp tình hợp cảnh.


Cùng chung niềm cảm thông sâu sắc


Chưa đến ngày 30 -4-2009, tôi đã nhận được một số e mail của một vài người bạn tôi ở nước ngoài. Hầu hết đều nhắc đến "nỗi buồn tháng 4". Người thì nhắc đến những ngày tù đầy và vẫn không quên được những chiếc loa tra tấn, người thì nhắc đến vào khoảng thời gian này năm 1975, chúng tôi vẫn còn ôm mộng "làm được một cái gì đó" cho dân tộc… Điển hình như lá thư của ông phi đoàn trưởng phản lực Lê Mộng Hoan từ Cali gửi về:

"Lại sắp đến ngày 30-4, trong lòng thấy buồn tuy không còn da diết ghê gớm như hồi đầu, nhưng vẫn ray rứt lắm ông ạ. Mới đó mà đã 34 năm, ngồi nhớ lại khoảng thời gian này 34 năm trước, ông và tôi còn ôm mộng "đội đá vá trời", nhưng môt phần vì vận nước… nên "mộng không thành". Nhớ Sài Gòn lắm ông ạ…"

Chúng tôi cùng chung một niềm cảm thông sâu sắc, một nỗi đau buốt dù cố quên cũng chẳng thể nào quên. Tối hôm 29-4 vừa qua, một nhóm người quen của tôi mời chúng tôi tối 30-4 đi ăn để tiễn đưa một người bạn về Úc. Nhưng tôi đã xin lỗi ngay vì tôi không bao giờ đi ăn, đi chơi vào ngày 30-4. Hôm đó có cả Nguyễn Đình Toàn từ Cali về VN có công việc nhà, anh cũng từ chối bữa ăn này.


Có những chuyện lẩm cẩm như thế, tuy chẳng làm được gì, nhưng nó cũng chứng tỏ được nỗi buồn tháng 4 ngấm ngầm ở Sài Gòn sâu đậm như thế nào.


Những nỗi đau âm thầm


Còn nhiều gia đình khác sống ở Sài Gòn trước những năm 1975 cho đến bây giờ và những bạn bè khác mà tôi đã gặp, họ cùng có chung một nỗi niềm nhưng có lẽ họ không cần chứng tỏ. Họ có vô số những kỷ niệm buồn về những gia đình tan nát, những thân phận tù đày, những mất mát không gì có thể đền bù đắp được, cho đến nay còn in đậm dấu ấn của những cuộc chia ly, kẻ bỏ mình dưới đáy biển, rồi tiếp tục kẻ ở người đi… Họ giấu kín trong lòng, không thể mỗi lúc đều được phơi bày như giọt mưa sa trên màu cờ đỏ trên những đường phố Sài Gòn. Họ không thể công khai bày tỏ cùng nhau như những người thân ở nước ngoài, mỗi người im lìm mang nỗi đau thầm kín trong lòng.


Tuy nhiên cũng có một vài người, sau năm 75 mới có đất thành đạt, trở nên những "đại gia" họ đã quên mất dĩ vãng của mình. Vào dịp này, họ chén chú chén anh với các "đại quan" để xây dựng một TP. Sài Gòn đầy rượu Tây và gái gọi.
Số người thực sự vui mừng ở TP. Sài Gòn chẳng đáng là bao nhiêu.
Còn với những người nhập cư Sài Gòn sau 1975 từ miền Bắc, miền Trung và các tỉnh thành khác, họ chỉ lo cho cuộc sống đang gặp rất nhiều khó khăn trước mặt.


Những người thuộc loại trung lưu, không đi du lịch thì kéo nhau đến các siêu thị săn lùng mua hàng khuyến mãi, hàng tồn kho, hàng đại hạ gía. Không mua thì đứng "hít tu kinh", chiêm ngưỡng các loại ti-vi LCD đủ loại nhãn mác mới, các loại hàng điện tử, máy computer, laptop, máy ảnh, máy quay phim tối tân cho đã thèm. Các cô cậu choai, sinh viên học sinh ra ngồi ở các quán cà phê đầu đường vài ba ngàn một ly, quán nào cũng có có những cô tiếp viên trẻ măng mới từ các vùng thôn quê lên thành phố "đổi đời". Đây chính là bước đầu vào nghề để tiến tới những quán karaoke, massage trá hình và các loại gái gọi, gái bao sau này. Chưa biết chừng có cô còn may mắn hơn, trở thành ca sĩ, người mẫu, tài tử đóng phim trong một tương lai sáng choang không xa. Chẳng thiếu gì những " ca sĩ, nghệ sĩ" đã bắt đầu cuộc "lên đời" ở TP. Sài Gòn này như vậy.

Cho nên không thể nhìn thấy cái bề ngoài của người dân Sài Gòn tấp nập kéo nhau đi du lịch, đi shopping, đi ăn chơi mà cho rằng họ ăn mừng một cái gì đó như ngày chiến thắng. Người Sài Gòn vẫn mang một tâm sự riêng.


Ngày 30-4 với dịch cúm H1N1

Trong dịp này cũng là lúc cả thế giới bàng hoàng về chuyện "cúm heo", nay được gọi là H1N1. Nó cũng làm lu mờ những ý nghĩa của ngày 30-4. Nhưng mặc cho những báo động cấp 5 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, người Sài Gòn đã hoạch định chương trình từ trước nên họ vẫn phớt lờ, khăn gói lên đường đi du lịch. Hầu hết chỉ là những tua du lịch loanh quanh trong nước. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Phan Thiết, Mũi Né, Đồng bằng sông Cửu Long… Và người Việt gặp người Việt trên khắp các nẻo đường. Khách du lịch nước ngoài rất ít. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với dịch vụ du lịch đã thấy rất rõ.

Tuy nhiên về mặt chính quyền, mọi tổ chức để ngăn chặn, phòng chống H1N1 ở tất cả mọi nơi đều được thực hiện rất ráo riết. Phải khách quan công nhận rằng, ở VN, họ đã có kinh nghiệm xương máu về đại dịch SARS và cúm H5N1 nên lần này đứng trước đại dịch nguy hiểm hơn họ đã có những hành động tích cực. Trước hết là ở những sân bay lớn đón khách quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài đã có những đội Y Tế túc trực, đo thân nhiệt của tất cả hành khách từ các nước đến Việt Nam.
(H3. Cúm heo: cháo lòng, tiết canh Hà Nội ế)

Dịch cúm H1N1 biến chuyển, thay đổi từng giờ nên cho đến khi tôi viết bài này (ngày 3 - 5) trong vòng 7 ngày qua, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận gần 30.000 lượt khách quốc tế đến sân bay, trong đó gần 2.000 người đến từ các nước có dịch cúm A.
Cụ thể, ngày 2-5, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP. Sài Gòn đã kiểm tra đo thân nhiệt cho khoảng 7.000 người ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó có 10% là du khách đến từ vùng có dịch. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa phát hiện trường hợp nào bị nghi ngờ hoặc nhiễm vi-rút cúm A/H1N1 cần được cách ly, điều trị.

Khả năng bùng phát H1N1 tại Việt Nam

Tuy nhiều biện pháp đã được nhanh chóng đưa ra hòng ngăn chặn dịch cúm H1N1, nhưng thật ra nguy cơ bùng phát dịch ở Việt Nam là rất cao. Nếu chỉ đề phòng, kiểm soát chặt chẽ ở hai sân bay quốc tế lớn là Tân Sơn Nhật và Nội Bài thì vẫn chưa đủ. Cửa ngõ biên giới đường bộ, đường thuỷ ở VN còn rất nhiều, làm sao kiểm soát hết được những vị khách qua những con đường ấy. Ngoài ra còn những con đường gọi là "tiểu ngạch" xuyên qua rừng qua núi của những dân buôn lậu. Nhà chức trách có thiện chí cách mấy cũng đành bó tay.

Nhất là mấy hôm nay khi có thông tin dịch cúm đã lan đến châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, vốn là những nơi chốn khách đi lại cửa ngõ VN rất thường xuyên với nhiều lý do khác nhau,vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào ngăn chặn.

Lý do thứ hai là máy đo thân nhiệt dễ bỏ qua người mắc cúm H1N1. Có nghĩa là không thể tin tưởng hoàn toàn vào những chiếc máy do thân nhiệt để xác định người đó có mắc cúm hay không.
Phó giám đốc Sở Y tế TP. Sài Gòn, cho rằng, cũng như các loại cúm khác, cúm A (H1N1) có thời gian ủ bệnh, do đó phải sau vài ngày, người nhiễm virus mới bộc phát thành triệu chứng. Trong thời gian này, người mang virus cúm H1N1 có thể đã lây cho rất nhiều người qua tiếp xúc, rồi mới phát bệnh.


Chính vì thế, khó có thể nói rằng cứ có máy kiểm tra là bệnh không thể đi vào Việt Nam.
Điều đáng quan ngại hơn cả, là những trường hợp ủ bệnh lâu ngày. Những người này đến Việt Nam, tiếp xúc với nhiều người, sau đó khi rời Việt Nam, bệnh mới bộc phát thành triệu chứng. Điều này ngoài tầm kiểm soát của ngành y tế.
Nếu trường hợp VN xảy ra cúm H1N1 thì chắc chắn nó sẽ lây lan nhanh hơn, mạnh hơn ở nhiều nơi trên thế giới. Bởi điều kiện vệ sinh môi trường rất kém. Ý thức của người dân khi chưa bùng phát dịch chưa cao.


Chỉ cần một ngọn lửa bắt mồi

Phóng viên của hãng thông tấn Reuters đã "chộp" được tại trung tâm Hà Nội cảnh anh tài xế xe vận tải Nguyễn Hữu Lương vừa ăn bát tiết canh kèm rau sống, vừa có một "phát ngôn" rất ấn tượng: "Ai mà chả phải chết, nhưng tôi cũng chỉ ăn nốt bát này nữa thôi, đợi hết cảnh báo đã".
Và không nói đâu xa, ở ngày TP. Sài Gòn, ngay trước cửa chợ Bàn Cờ, ông chủ hàng "Cháo lòng Hà Nội" cũng bày bán lòng heo, tiết canh tỉnh bơ. Các thực khách vẫn phóng xe gắn mày đến ăn nhậu rất "vô tư". Không phải các vị khách này không biết đến H1N1, bởi trong câu chuyện, các vị thực khách cũng vẫn thản nhiên bàn về chuyện cúm H1N1 mới là lạ. Dường như với tinh thần phòng chống đại dịch của một số lớn người bình dân là: "Lúc nào có dịch hãy hay, bây giờ cứ ăn nhậu cho thoả thích cái đã". Dù rằng con số "liều mạng" đó không nhiều, nhưng chỉ với một số thiếu ý thức như thế cũng đủ gây ra hoạ lớn.


Ngay trong thời gian này dịch "tiêu chảy cấp" cũng đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Rồi dịch heo tai xanh, dịch lở mồm long móng cũng đang làm cho nông dân điêu đứng. Nhất là trong tình trạng hiện nay thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị H1N1 tốt nhất, những liều thuốc Tamiflu tạm thời vẫn chưa đủ cung cấp cho hầu hết những vùng có dịch.
Chỉ cần có một ngọn lửa bắt mồi cho đại dịch H1N1 thì không biết Việt Nam sẽ phải đối phó như thế nào? Thảm hoạ sẽ không biết thế nào mà lường trước được. Nỗi lo vẫn canh cánh bên lòng người dân và cả với những cơ quan y tế.



Tuần kí số 2


Nhân nói chuyện về âm nhạc, con tớ nó up lên một tấm hình nhạc sỹ ..chán đời.! Liệu còn chút tư thế nào không các friends thân yêu???

Hôm nay, định kể chuyện xưa về những người “sáng tác ăn lương” của nhà nước đã phải “hèn” như thế nào thì lại cập nhật được một “chuyện hay”trên VTV1 do g/s Nguyễn Lân Hùng báo qua tô lô phôn.Đó là : một buổi tọa đàm về “ âm nhạc truyền thống” của một ông thiếu tướng văn nghệ, một ông nguyên thứ trưởng kiêm ca sỹ, kiêm nghệ sỹ nhân dân và một nhà thơ + người viết ca khúc tên tuổi trong làng… báo. Thế là hai đề tài tớ cộng lại để viết luôn một entry có tên là :
ĐỪNG NÍU KÉO NHỮNG CÁI GÌ KHÔNG NÊN NÍU KÉO


Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm. Nó trực tiếp đến người nghe nhanh nhất, tác động đến nhận thức và tâm hồn con người nhanh nhất. Nó là “tốc kí của tình cảm”. Do đó, ba yếu tố của văn nghệ nói chung và âm nhạc nói riêng là Chân,Thiện,Mỹ thì cái “chân” tác động nhanh nhất vào người nghe. Một bài hát ‘”giả vờ”hay chân thật về tình cảm, người nghe nhận ra ngay tức khắc chứ không phải chờ đến khi gấp lai một cuốn sách hay màn ảnh hiện lên chữ THE END!.


Còn hai yếu tố “thiện” và “mỹ” có thể đến chậm, rất chậm vì nó cần qua cái đầu để suy nghĩ..,Phê phán hay hoan nghênh nó tùy chỗ đứng của từng con người trong hoàn cảnh của mỗi người.. Trở lại những câu hỏi mà rất nhiều friends trẻ muốn tớ nói chuyện là : Tại sao những bài hát về tình yêu thuở xưa của các bậc tiền bối, của các nhạc sỹ thế giới cũng như Việt Nam lại sống lâu và sống mãi với thời gian.?..



Các bạn trẻ hôm nay vẫn thấy “Giọt mưa thu”, “Đêm đông”, “Tạ từ”, “Sơn nữ ca”….nó hay chính vì những tác phẩm ấy đã đạt được cả ba cái tiêu chuẩn Chân, Thiện, Mĩ đó.Vì những người sáng tác đã rút từ trong lòng mình ra những gì cần nói lên bằng âm thanh (nếu là nhạc không lời) và ca từ (nếu là ca khúc)những tâm trạng của chính mình hoặc đã hóa thân (dédoublement) thực tài tình để nói lên tâm trạng của một hoặc cả ngàn vạn người khác mà mình đã thật lòng muốn chia sẻ.

Những âm thanh và lời ca đó phát ra lại được những tâm hồn đồng điệu đón nhận, yêu mến, biến nó thành tiếng nói của lòng mình. Và như thế, dù không biết một nốt nhạc nào, thậm chí chẳng trông thấy văn bản bao giờ, hàng triệu con người nâng niu nó, truyền khẩu cho nhau, biến nó thành tiếng nói của chính lòng mình. Thế là một loạt bài hát hay được lưu truyền mãi trong nhân dân ….như từ trứoc đến nay nhũng bài dân ca hay nhất,đạt đến mức Chân-Thiện Mỹ nhất, tồn tại chẳng kể thời gian hay không gian.chẳng kể nó là “nhạc địch” hay “,nhạc ta” như đã có những thằng đại ngu từng kết luận!Vì cái Đẹp lý tưởng muôn đời chỉ có một!Rời xa ba yếu tố Chân Thiên Mỹ ,dùng văn nghệ vào mục đích ngợi ca cái Ác,cái Giả,cái Xấu thì trước sau các tác phẩm ...gọi là "văn nghệ" đó chỉ còn là ….những đồ bị lịch sử vứt vào sọt rác của “lãng quên”,không sớm thì muộn!


Kẻ nào có thể rung động trước những “Kiếp đỏ đen”, “Yêu nè! Không yêu nè”, “Yêu em đi dù biết anh dối lừa”,”Con cái nhà ai xinh đáo để”,”Ứ ừ em hổng chi…ị u đâu!” (!?), nếu không phải là những kẻ có tâm hồn bệnh hoạn,như kẻ đã "bài tiết” ra nó?Phải chăng họ đã đựoc khuyến khích làm băng hoại tâm hồn một lớp trẻ đã hư hỏng sẵn hoặc đơn thuần chỉ với mục đích ăn khách,kiếm tiền bằng bất cứ giá nào?….Những thứ tình cảm ma quỷ,”cực dỏm” đó, lại được quảng cáo mọi chỗ ,mọi lúc ,được phát trên TV,được in thành đĩa CD VCD,DVD,được quảng cáo ,mời mọc qua tin nhắn (mất tiền)mau mau tải về …”dế yêu”(mobilphone)để được sống,ăn,ngủ với những thứ tình cảm nổi loạn đó đêm ngày !?( VTC đã không ngừng dành cả 1/5 màn hình trong tất cả mọi chương trình để làm việc này) !!!


Liệu có bao con người chỉ cần có chút ít văn hóa thôi,thấy con tim "rung động"trước những "quái thai âm nhạc" đó khi cái “Chân” đã lộ mặt ngay là láo khoét, còn cái “Thiện” thì chỉ "thiện” với những kẻ dối lừa, hay thiện với bọn đĩ điếm,đánh đề, ‘đánh bạc…?


Trả lời về chuyện nhạc của Trịnh Công Sơn mà nhiều friends yêu cầu tớ lên tiếng thì… tớ cũng xin đánh bạo góp một đôi lời như sau:


1-Về phần tác phẩm của anh, nó cũng nằm ở trong những quy luật trên mà thôi. Trịnh Công Sơn đã nói lên cái tâm trạng của một người "chẳng theo bên nào". Gọi anh là “phản chiến” thì anh phản chiến cả hai bên tham chiến... Tuy nhiên, những gì con tim anh phát ra đã làm rung động ai, đến mức nào, và gây tác dụng hay tác hại cho chế độ nào đến đâu thì rõ ràng là tùy sự rung động và nhận thức của mỗi người. Lên án Trịnh Công Sơn là nhạc sỹ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” theo tớ, là... đề cao anh quá mức.!

Nhạc của Trịnh Công Sơn (đặc biệt là lời ca) đúng là có thể hớp hồn cả “bên này” lẫn “bên kia”. Có thể chỉ cần một “Đại bác ru đêm”,một"Hát trên xác người"là có thể ghép anh vào tội chửi “cộng sản” đồng thời cũng có thể ghép anh vào tội chửi “quốc gia” nếu đứng vào "lập trường" của phía bên này hay phía bên kia. Đó là cái “mạnh” của Trịnh Công Sơn. Anh không bao giờ nói ra bằng chữ nghĩa lời ca là anh đứng ở phía nào trong tác phẩm của mình , mặc cho ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Ngay cả sau 75 những “Hòn bi xanh”, “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, “Em ở nông trường em ra biên giới…. Người yêu kẻ ghét anh cũng vẫn có những nhân định rất khác nhau Một số thì cho là anh đã lao vào con đường tuyên truyền cho cộng sản. Một số lại cho là anh vẫn tiếp tục...chơi cái trò.. . “nước đôi”. !

Tại sao lại phải mỗi ngày chọn một niềm vui?! Niềm vui nhiều đến thế sao?Hay niềm vui hết sạch rồi phải đi tìm mới thấy?Tại sao lại “em ra đi nơi này vẫn thế?” Vẫn thế là thế nào? Thậm chí có người đã hát đồng ca trong một quán nhậu:“Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi! Nhậu từ sáng sớm đến chiều tối” cốt để mỉa mai anh về tác phong sinh hoạt của anh.

Riêng tớ, mấy lần tiếp xúc với TCS thì tớ đều thấy :rõ ràng : anh là một người hòan tòan độc lập về suy nghĩ và tớ có thể khẳng định là TCS nhậu từ sáng sớm tới chiều tối thì có. Còn định tham gia vào chính quyền, ham hố chức vụ thậm chí kiếm ăn bằng nghệ thuật thì TCS hòan tòan không để ý. TCS được mọi người nhớ tới theo tớ chính là vì anh là tác giả của những bài hát có đầy đủ những yếu tố Chân, Thiện, Mỹ, vì anh nói thật với chính lòng mình,chẳng đứng vào bất cứ “bên” nào cho đến chết mà thôi!


2- . Còn muốn “bôi nhọ” một người nghệ sỹ về đời tư thì kể cả trong lịch sử âm nhạc thế giới, một Beethoven, một Lizt, một Tchaikovsky , một Stravínsky đã có cả hàng trăm cuốn sách nói về các khiếm khuyết trong đời tư của các ông.(chưa kể đến cuộc sống bên các nhà ả đào,bên bàn đèn thuốc phiện của các văn nghệ sỹ tiền bối nước ta trước 1945)

Nhưng rốt cuộc những gì là Chân, Thiện, Mỹ của họ đã được lịch sử ghi nhận cho tới ngày nay. Tóm lại, một tác phẩm âm nhạc mà một số friends hỏi tớ vì sao nó sống mãi với thời gian còn trái lại nhiều bản "tình ca hiện đại", thậm chí đã được tặng giải này giải khác, được những cơ quan nắm “đầu ra có quyền lực” nhất o bế cũng không sống được ,dù chỉ lấy một năm ,là như thế đó !


ĐẶC ĐIỂM VỀ "CÁI HAY" TRONG ÂM NHẠC THỜI CẬN ĐẠI

Riêng về chữ “hay” trong âm nhạc đã có bao nhiêu cuộc hội thảo, đủ loại sách vở được trích dẫn để cố gắng áp đặt một thứ hay thống nhất như nhau. Vậy mà đến bây giờ thế nào gọi là hay vẫn không ai thuyết phục nổi ai.Đặc biệt là từ khi có một dòng nhạc chưa có trong các Tự điển âm nhạc hay Lịch sử âm nhạc thế giới .Đó là dòng “Âm nhạc cách mạng” dưới “ánh sáng” lý luận văn nghệ Mác-Lê (?),coi âm nhạc cũng là “Vũ khí đấu tranh giai cấp”được mang từ Liên Xô,Trung Quốc về!

Thế là cái hay bỗng trở nên rối rắm,tối mò,thậm chí mọi thứ giá trị đều bị đảo lộn! Cái hay của anh khác cái hay của tôi. Cái hay của thời xưa khác các hay của thời nay. Cái mà anh thấy hay thì tôi lại thấy dở thậm chí quá dở. Cái mà anh cho là đáng được vào hàng tuyệt đỉnh thì tôi lại thấy là nên vứt vào sọt rác. Rút cuộc chỉ còn một cái Hay áp đặt,cái Hay mà "trên" hoặc một số "quan văn nghệ"bảo là...hay!Vì nó đã làm đúng chủ trương chính sách,đúng yêu cầu trươc mắt của Đảng!:Với tớ thì tớ đã tuyên bố trên chương trình “Tô Hải- người nhạc sỹ chiến sỹ” phát trên VTV1 (và tớ đang còn lưu giữ băng vidéo đây) là: tớ chỉ có độ hai mươi đến hai mươi lăm tác phẩm thôi, ngòai ra hơn hai trăm “bức tranh cổ động bằng âm thanh” thì tớ xin đuợc... vứt nó đi vì nó đã hòan thành nhiệm vụ và xin các đài phát thanh truyền hình đừng phát nó nữa kẻo gây “sốc” cho đồng bào nhất là đồng bào miền Nam.

Vì đâu mà tớ nỡ đối xử với các “con đẻ” của mình như thế:

1) Vì tòan bộ những “bức tranh cổ động bằng âm thanh” đó ,chính "thời thế" đã bắt các nhà xuất bản, các Tivi và Phát Thanh nhà nước xếp xó nó từ lâu rồi.!, vì chính họ cũng đã gọi tên chúng là các “tác phẩm cúng cụ”! Chẳng lẽ quan hệ giữa ta và Mỹ, giữa Tàu và ta đang có nhiều “tiến triển tốt đẹp”, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc đang là "quan hệ mười sáu chữ vàng" mà lại phát bài chống bành trướng, chống chiến tranh biên giới 79 mà bọn công chức- nhạc sỹ chúng tớ viết theo yêu cầu những khi còn coi những người anh em là kẻ thù được ghi trong hiến pháp và nghị quyết của Đảng hay sao?

Riêng về những bài động viên thanh niên lên đường ra trận thì nay phát lên tớ càng cảm thấy “có tội” đối với hương hồn của hàng triệu sinh linh đã chết oan trong hai cuộc kháng chiến gần nhất :"chống Mỹ và giải phóng nhân dân Căm-pu chia khỏi bàn tay Polpốt "vừa qua. Vậy thì,oang oang lên những "bài ca chiến thắng", tưng tưng lên trước mỗi lần kỷ niệm chỉ làm cho hàng triệu gia đình,... có con em chết mất xác trên đương Trường Sơn hay ngoài Hoàng Sa,Trường Sa càng thêm đau buồn mà thôi!

Còn đối với hàng triệu ngừoi ở "phía bên kia" cùng với hàng triệu "khúc ruột ngàn dặm" thì nghe những bài hát "kiêu binh" đó đã trở thành một thứ khiêu khích,phản tác dụng cho nghị quyết 36 là quá rõ ràng! Do đó, tớ đã viết trên blog của tớ những ý kiến cá nhân về “văn nghệ ca ngợi chiến tranh” dù bất cứ chiến tranh nào đều là không nên có và rất hiếm khi sống với thời gian. Đặc biệt với cuộc chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỉ mà người Việt Nam bắn vào người Việt Nam thì nhiều chứ bắn vào kẻ thù Tây, Mỹ thì… ít. Tớ đã có những ý kiến mạnh bạo và độc đáo về chủ đề này trong entry “Vì đâu tớ mất cái mẩu hạnh phúc cỏn con”,(các bạn thử tìm đọc lại)

Tớ chỉ xin nhắc lại một đoạn mà “Ngôi Sao Nhỏ” của VietNamnet cũng phải đăng lại kèm theo những lời bình là “…tại sao một bài viết hay như thế mà không được đưa lên báo in để nhiều người cùng đọc:..” “ Mọi cuộc chiến tranh, theo tớ ( dù chính hay tà) cũng chỉ là đi theo ý đồ của các nhà chính trị còn đối với cả tỉ tỉ dân trên Trái đất này thì chiến tranh chỉ có nghĩa là mất mát, là tang tóc, là máu chảy, xương rơi là đầu, óc, gan, tim, ruột, phổi phèo nát bấy dưới mưa bom bão đạn, là vợ mất chồng, cha mất con, là cửa tan ,nhà nát,…Còn đối với văn hóa thì chiến tranh đồng nghĩa với hủy diệt…Không thể có một sự Chân, Thiện, Mỹ nào tồn tại trong các tác phẩm ca ngợi sự đâm chém, bắn giết, dù đâm chém một con lừa hay một con bò!

Và nguy hại hơn nữa là khi con người đã chai lì với những cuộc chém giết,. khi “tâm hồn và trái tim đã hóa đá” đến mức phun ra những thứ triết lí chiến tranh kiểu “Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân” hoặc “Đi đánh Mỹ vui như là đi trẩy hội” hoặc do chẳng đi chiến trường bao giờ nên” lãng mạn hóa chiến tranh” kiểu “Đường Trường Sơn ta qua”….mà vẫn được ngắm “những con nai vàng ngơ ngác”(?) để rồi “ngắt một đóa hoa rừng cài lên mũ ta đi”. Văn nghệ kiểu này, sau khi đi Trường Sơn về tớ thấy là…TỘI ÁC, là đánh lừa người không biết mùi chiến trận, là cười cợt trên cái chết của hàng trăm, hàng ngàn người mỗi ngày, là ru ngủ một cách vụng về thậm chí ác độc trước những nỗi đau của các bà mẹ, của những người vợ đang khăn tang trắng làng, làng tớ, làng bạn, làng anh, làng chúng ta từ Nam ra Bắc.

CHIẾNTRANH ,CÁI CON QUỶ PHÁ HOẠI, CÁI “THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ CUỐI CÙNG” TRÊN BÀN CỜ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ ,MONG SAO KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI TRÊN MẢNH ĐẤT KHÔNG MAY MẮN NÀY, KHÔNG MỘT VĂN NGHỆ SỸ NÀO PHẢI NHƯ TÔI ĐẶT BÚT ĐỂ VIẾT, VẼ VÀ CA NGỢI NHỮNG CON NGƯỜI ĐI VÀO CÕI CHẾT ĐỂ BẢO VỆ CHO MỘT LÝ TƯỞNG CHÍNH TRI MÀ MÌNH KHÔNG HỀ BIẾT NÓ LÀ CÁI QUỶ QUÁI GÌ CẢ”

2) Cho dù có những tác phẩm viết ra xuất phát từ lòng yêu nước đã đạt đến một mức Chân, Thiện , Mỹ nào đó thì nó cũng chỉ phù hợp với một thời điểm nào thôi. Tớ đã trả lời trên Paltalk về "tình hình đất nuớc" của một nhóm thanh niên hải ngoại về bài hát "Hội Nghị Diên Hồng" về hai câu "Quyết chiến" được hô lên hai lần khi đứng trước câu hỏi "Thế nước yếu nên hòa hay nên chiến? rằng Hôm nay nếu cứ làm như các cụ ở Hội Nghị Diên Hồng" thì không được, rứt khoát không được.Chỉ tiếp thu cái tinh thần quyết tâm bảo vệ tổ quốc của các cụ thôi!chứ quyết chiến đấu có được,có khi còn mắc bẫy bọn nó giăng ra là cái chắc. Vậy là cái hay của thời xưa đâu nên áp dụng trên thực tế của ngày nay?

Gần đây,vì đường lối ngoại giao thay đổi nên rất nhiều "tác phẩm nổi tiếng một thời" đã bị ..xếp xó,hoặc có "bới ra" dùng lại những ngày "cúng cụ"cũng bị các vị nắm các "đầu ra" của âm nhạc tự tiện sửa cái..."nhời",chẳng cần đếm xỉa đến tác giả có đồng ý hay không!?Tội nghiệp cho một số tác giả bị đánh giá là "tráo trở về tình cảm " là cơ hội chủ nghĩa,bị đánh giá họ như đã từng đánh giá PD ,khi từ bỏ "bên này" sang "bên kia" không những chỉ sửa lời còn sửa luôn cả tên bài hát,xóa mọi vết tích còn sót lại dù lớn hay nhỏ.!Những địa danh,tên xóm,tên làng những từ như "du kích" ,đồn Tây, Cụ Hồ",đều được thay thế một cách...vô duyên và....chẳng còn chữ nào để lên án nhẹ hơn là....cơ hội chủ nghĩa!

Gần đây nhất là một số bài hát chống Mỹ được đánh giá là "hay": như “Cô gái vót chông”, “Em là hoa P’ lang”, “vv..vvv bị sửa lời đã được Hoàng Hiệp phản đối công khai trên báo chí.Trái lại những bài hát phục vụ chính trị như Thắm thiết tình Việt Trung Xô”, “Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi sông liền sông” "Hà Nội Bắc Kinh Mạc Tư khoa ",những bài hát viết thời bị Đặng Tiểu Bình dạy cho một bài học thì đành chịu kiếp ...ba đào!!!Bài thì bị khai tử vĩnh viễn,bài thì được phục hồi, bài thì được sửa chữa lời để phục vụ chính trị!!!. Cái cách lãnh đạo quay ngoắt 180 độ đã biến những tác phẩm làm công ăn lương cũng hay-dở,dở-hay ,ngắc ngoải,và sống- chết, cũng thay đổi bất kể lúc nào.Nhiều bài học trong lịch sử đã chứng minh điều đó. Bởi vậy dính líu càng sâu vào một phe phái, một đường lối chính trị nhất là chính trị độc tôn, thì cái chết của tác phẩm là cái chắc !

Nguyễn Khải đã tự coi “Giải thưởng Hồ Chí Minh của mình là cái “bia sang trọng” cắm lên nấm mồ của sự nghiệp văn học đã đến hồi kết thúc” của anh là thế đó!. Khi anh coi cả sự nghiệp văn học của anh đều là “một mớ táp nham không có một chút giá trị văn học” thì từ cái HAY(giải thuỏng HCM)anh đã tự nhận là: DỞ,CỰC DỞ .

Giá trị đã lộn nhào ngay từ chinh trong nhận thức của anh!Lý luận thế nào đây để bác bỏ những lập luận của anh?Bí quá nên họ đành....lơ huyền!?.
Riêng tớ, tớ đã công khai phủ nhận những gì một thời được gọi là HAY từ lâu! Nhất là sau khi đi đường Trường Sơn về, cứ mỗi lần, những ngày” cúng cụ” họ phát lại những bài viết trong chiến tranh của tớ và các đồng nghiệp thì tớ đều biết là họ phải phát vì nhiệm vụ chính trị chứ họ cũng thừa biết :thanh niên thời nay ai thiết nghe những chuyện chết chóc này thậm chí họ tắt máy để nghe “Ngã tư tình” nó up to date hơn. Vậy mà: Ngay sáng 1/5/2009 người ta đã tổ chức một cuộc tọa đàm về một vấn đề mà tớ không thể không lên tiếng trên blog vì biết rằng chẳng còn dịp để tớ tung ra những bản “tham luận bom tấn” như ở các kì Đại hội nhạc sỹ lần 6, lần 7 nữa . Tớ xin phép đặt một tiểu đề như sau:
:
CÓ NÊN NÍU KÉO NHỮNG CÁI CHẲNG NÊN NÍU KÉO KHÔNG?
Nhân ngày thắng lợi xuân 75. Với hàng loạt những bài cúng cụ được tung ra và hàng loạt” tác phẩm mới” ca ngợi” quân dân ta anh hùng”. VTV1 đã tổ chức một buổi tọa đàm để ba vị có tên mà tớ kể trong phần vào đề ,đến trường quay để trình bày cho cả nước biết ý nghĩa và cái "hay"của những "bài ca cách mạng" và quan trọng hơn là :làm cách nào để những bài hát đó... "sống mãi với quần chúng".

Ngòai câu chuyện “bốc thơm” những sáng tác mà theo quan điểm của tớ là nên xếp lại thì các vị đó lại còn có một sáng kiến “rụng rời” :đó là sẽ làm một… bảo tàng về…. âm nhạc cách mạng. Sợ rằng con cháu sau này không biết nó "hay" như thế nào!?(sic). Nhân dịp nói chuyện với lớp trẻ về cái hay trong âm nhạc này tớ xin thẳng thừng bác bỏ ngay lập tức và xin các vị : nếu có quyền lực cho vào bảo tàng đó những tác phẩm đã được khen thưởng của tớ như “Chúng ta không muốn đói” “Nông dân biết ơn bác”, “Hướng về Liên Xô”, “Sẵn sàng !bắn!”(đều được giải thưởng không to thì “nhớn” cả đấy) thì tớ cũng xin vái lạy các cụ mà... rút lui. Còn những ai thấy vinh quang trong cái bảo tàng đó thì xin cứ việc!

Vì lí do gì thì tớ đã trình bày ở trên. Chưa kể đến việc tác phẩm ai sẽ được ở trong bảo tàng đó sẽ lại gây thêm rắc rối kiện cáo, chen lấn, xếp hàng hoặc rồi lại đầy nhóc những tác phẩm của các vị chẳng hề biết con đường Trường Sơn nó ở đâu?là gì, chẳng hề biết đi lính, đánh giặc ở nơi nào nhưng nay có chức có quyền thì lại xếp tác phẩm của mình vào bảo tàng không đáng có đó. Một vấn đề “tế nhị’ khác mà tớ cũng không thể không nói ra :Đó là việc “kiếm chác” của những người đề xướng để ...“ăn” vào nó như kiểu gặm nhấm ODA trong dự án đại lộ Đông Tây thành phố HCM mà thôi! Vì chuyện này mà thực hiện được thì phải bỏ ra cả tỉ tỉ đồng của quỹ nhà nước và của các nhà tài trợ…Chuyện chia nhau các dự án văn hóa,chia nhau những giải thưởng ,kiện cáo,vu cáo nhau ,hạ bệ nhau ,những năm qua đã là hàng đống minh chứng..


Vì vậy, tớ kêu gọi những công dân mạng nếu nghe tớ nói là có lí thì hãy ủng hộ tớ là: Bảo tàng âm nhạc Việt Nam thì được chứ bảo tàng âm nhạc cách mạng, âm nhạc chiến tranh thì xin thôi cho khỏi tốn tiền của nhân dân! Níu kéo những cái gì không đáng níu kéo thì nên dứt khoát :"vứt, vứt, vứt!!!!"


Saturday May 2, 2009 - 11:55am (ICT)
Previous Post: Trả lời một vấn đề (ngoài Tuần ký)

=
NGỌN NẾN THÁI HÀ



THÁI HÀ CÓ THỂ LÀM NÊN LỊCH SỬ!

Ngàn ngàn ngọn nến Thái Hà được thắp lên cho quê hương Việt Nam sớm được an bình



(Tin VietCatholicNews, với đóng góp ý kiến của Diễn Đàn Quốc Tế)

Lời tán thán của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN:
Hôm 19/4/2009, Diễn Đàn Quốc Tế có lên lưới ý kiến sau đây về vụ VC cướp đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ Thái Hà:
BÁO ĐỘNG ĐỎ: VC CHƯỚP LÀ PHẢI MỘT MẤT MỘT CÒN, CHỨ CÒN NĂN NĨ LÀ CHÚNG SẼ CƯỜI Ồ VÀ LÀM TỚI.

XIN XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI TỚI CÙNG. THÁI HÀ ĐÃ SẴN SÀNG TỬ VÌ ĐẠO CẢ NĂM QUA CHỨ KHÔNG PHẢI MỚI ĐÂY!

TRONG KHI BIỂU TÌNH, LÊN TIẾNG YỂM TRỢ LUÔN CÁC ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO & CÁC TÔN GIÁO KHÁC CŨNG NHƯ NGƯỜI DÂN TỘC ĐANG BỊ MẤT ĐẤT TẠI TÂY NGUYÊN QUA VIỆC VC CHO TÀU VÀO KHAI THÁC BAUXITE.

SẼ CÓ SỰ YỂM TRỢ CỦA CÁC GIỚI SINH VIÊN, THANH NIÊN, TRÍ THỨC, CHUYÊN VIÊN, VĂN NGHỆ SĨ, NÔNG DÂN VÀ DÂN OAN TÂY NGUYÊN MẤT ĐẤT, VÀ ĐỒNG BÀO PHẬT GIÁO ĐANG NGHE LỜI KÊU GỌI CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ, BẤT TUÂN DÂN SỰ TRONG THÁNG 5 .

THÁI HÀ CÓ THỂ LÀM NÊN LỊCH SỬ!

CẨN KÍNH

VIET MARKETING
Ngày 25/4/2009, Thái Hà đã khởi đầu một tiến trình phản kháng bất bạo động bằng cầu nguyện, và có sự đổ về tham dự Thánh Lễ của hàng lớp các giới sinh viên các trường đại học, di dân từ các tỉnh đang làm việc tại Hà Nội v.v. (theo bản tin bên dưới).
Yếu tố sinh viên, di dân đổ về Thái Hà trong bước đầu với mức độ như thế rất quan trọng cho đại cuộc vận động dân tộc sắp tới, của cả Công Giáo lẫn Phật Giáo.
Với bước đầu như thế (Công An phải kêu LM Nguyễn Văn Khải lên làm việc, nghiã là chúng đã rúng động!); chúng tôi tin trong những ngày tới, THÁI HÀ CÓ THỂ LÀM NÊN LỊCH SỬ!
HÃY ĐỔ VỀ THÁI HÀ THAM DỰ CÁC THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO ĐÔNG, HỠI CÁC GIỚI ĐỒNG BÀO, không những thanh niên, sinh viên, di dân, mà kể cả Dân Oan và đồng bào Phật tử đang cầu nguyện hướng về Tây Nguyên theo Lời Kêu Gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Công Giáo và Phật Giáo cùng nhau hiệp đồng cho vụ Bauxite Tây Nguyên thì bình minh của Dân Tộc sắp hiện ra rồi!
Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN


XIN QUÝ VỊ NGHE TÀI LIỆU VỀ CUỘC TRANH ĐẤU THÁI HÀ






TƯƠNG LAI VIỆT NAM



GIỚI THIỆU của BKBĐDThượng Tọa Thích Thiện Minh là thành viên của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, tục dan h là Huỳnh Văn Ba, sinh năm 1955; ngụ tại số : 89/353, Đường Cách Mạng, Khóm 10, phường 1 thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thượng tọa
đã bị cộng sản giam từ 1976 tại trại A 20 Xuân Phước, nơi đây có nhiều tu sĩ các tôn giáo như L. Nguyễn Đức Vinh, LM. Phạm Minh Trí thuộc Thiên chúa giáo; và Ngô Quang Vinh 87 tuổi đạo Hòa Hảo. Thượng tọa được thả 2-2-2005
(Vài tài liệu ghi rằng thượng tọa được tự do năm 2006. Ỷ Lan ghi năm At Dậu như vậy năm 2005 đúng hơn)..
Thượng tọa vẫn tiếp tục tran h đấu. Ngày 19-11-2006, Thượng tọa đã cùng một số cựu tù nhân lương tâm, từ trong giới tu hành lẫn trong giới dân sự, đứng ra thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam, mà thầy là hội trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo. Tham gia hội này có Giáo sư Hòang Minh Chính, Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Giáo sư Nguyễn Đình Huy, Học giả Trần Khuê, Cựu Trung Tá Trần Anh Kim, Hội trưởng Lê Quang Liêm, Linh mục Nguyễn Văn Lý, LM. Nguyễn Văn Lợi, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Không Tánh, Bác sĩ Phạm Hồng Ký giả Nguyễn Khắc Toàn và nhiều vị khác nữa.... Vào lúc 2:15 PM ngày chủ nhật 2-12-2007, công an lại bắt giam thượng tọa.

Theo tin của anh Huỳnh Hữu Nhiều bào đệ TT Thích Thiện Minh thì dưới sự điều động của Trung Tá Công An CSVN Huỳnh Thanh Tứ, phó CA thị xã Bạc Liêu, khoảng 100 CA tỉnh và xã đến bao vây nhà thân nhân của TT Thích Thiện Minh và bắt Thầy Thiện Minh vào lúc 2:15 chiều Chủ Nhật ngày 2-12-2007 (giờ VN). Cùng với Thầy Thiện Minh, Công An còn bắt thêm các vị sau đây:

- HT Thích Nhật Ban
Giáo viên Thu Saigon (có thể đây là chiến sĩ dân oan Lê Thị Kim Thu); Cô Hạnh , tu sỉ Phật giáo Hòa Hảo,Cô Huỳnh Trâm,Cô Tuyết (Bạc Liêu)- Hai người em của cô Thu và cô Trâm- Vợ chồng Ông Nguyễn
Hoàng Sơn và cô Huỳnh Kim Hương (cô Hương là cháu gọi TT Thiện Minh bằng Bác) Cô Châu (SV Văn Hóa Nghệ Thuật Bạc Liêu, cháu kêu Thầy Thiện Minh bằng Bác) Các vị này sắp ngồi vào bàn ăn tiệc nhân em trai cô Thu từ Saigon xuống Bạc Liêu xem mắt cô Châu. Công An Cộng sản đã ập vào, lục tung nhà Thầy Thiện Minh tịch thu máy vi tính và nhiều vật dụng khác.Thái độ của toán CA vô cùng hằn học hăm dọa. Họ lục soát cả những em bé nhỏ, làm các em khác run sợ và CA tuyên bố: “Tất cả mọi người trong gia đình này đều là tội phạm, dù là đứa trẻ 2 tuổi!” CA đã xô đẩy, lôi kéo những người này không chút nương tay. La lối thị uy và còn đòi trói kéo đi nếu không tuân lệnh.Cho đến 8 giờ sáng Thứ Hai 3-12, họ đã tạm thả: vợ chồng cô Huỳnh Kim Hương, cô Châu và cô Tuyết. Bảy người còn lại hiện CA chưa cho biết họ đang bị giam giữ tại đâu.

http://www.vietquoc.org/modules.php?file=article&name=News&sid=187
Thượng tọa có quyển “Hồi Ký 26 năm Lưu Đày ”trình làng ngày 20-01-2007 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ, nhân Lễ Ra mắt Ban Điều hành Hải ngọai Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam.Thượng tọa bị giam năm 25 tuổi, năm 2006 được thả như vậy là ngồi tù 26, khi ra tù thượng tọa đã 51 tuổi.

Thời Sự Việt NamThượng Toạ Thích Thiện Minh






TT. Thích Thiện Minh: "Tôi vừa ở nhà tù nhỏ chuyển sang nhà tù lớn."

2005.02.28

Ỷ Lan, đặc phái viên đài RFA
Ỷ Lan đến cùng với quý thính giả với cuộc phỏng vấn Thượng Tọa Thích Thiện Minh về tình trạng của ông sau khi được phóng thích.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thành viên GHPGVNTN, vừa được đặc xá nhân dịp Tết Ất Dậu sau 26 năm tù đày. Chúng tôi đã phỏng vấn Thượng Tọa hôm 3-2, ngay lúc Thượng Tọa vừa ra khỏi nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai.
Từ ấy đến nay, Thượng Tọa bị công an theo dõi làm khó dễ thường trực, khiến Thượng Tọa phải thán lên rằng: "Tôi vừa ở nhà tù nhỏ chuyển sang nhà tù lớn."
Mời quý vị theo dõi trong phần âm thanh sau:
http://groups.yahoo.com/group/HoiNghi/message/56233

DỰ ĐOÁN VẬN NƯỚC

Thích Thiện Minh

Mấy mươi năm trong chốn lao tù, cho đến nay khi ra khỏi nhà giam. Tôi tâm đắc nhất đó là một ít hành trang nho nhỏ về lĩnh vực tâm linh mà lúc nào tôi cũng trân quý xem như là một món bửu bối thiên thư khi nghĩ về đất nước….

Nhờ từ ấu thơ bản thân tôi có hạnh duyên nắm bắt một vài quy luật biến dịch của vũ trụ liên quan đến mệnh đồ thế giới và vận nước VN. Tôi biết được đã trên 40 năm qua, đó là một bài thi Sấm ký ngắn tôi học thuộc nằm lòng hồi còn bé do cha tôi tức Ông Huỳnh Văn Cầm truyền lại, mặc dầu nhiều sự kiện xảy ra của thế giới và đất nước VN đều do con người gây nên, nhưng những móc thời gian xảy ra ấy lại trùng hợp tương tục một cách lạ thường đều diễn ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo và Dậu, tôi nhận xét dường như có một bàn tay vô hình nào đã định sẵn.

Tôi xin liệt nêu khái lược sau đây, mong quý bậc cao minh vui lòng góp ý bổ sung thêm cho những lời chỉ giáo. Trước nhất, cha mẹ tôi người gốc Đạo Cao Đài , quê ở Bạc Liêu, vào năm 1956 (Bính Thân) lúc ấy tôi chỉ được 1 tuổi thôi, cha mẹ tôi lưu lạc sang đất nước Chùa Tháp nhân chuyến đưa Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo Chủ Đạo Cao Đài sang lánh nạn tại CamPuchia,thời gian được 3 năm Đức Phạm Công Tắc quy thiên tại CamPuchia vào ngày mùng 10 tháng 04 năm 1959, (nhằm tuần lễ Phật Đản mùng 8 đến ngày rằm tháng tư năm kỷ Hợi), vài năm sau, Cha Mẹ tôi lần lượt về VN, tạm làm ăn sinh sống tại tỉnh Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những di huấn và huyền cơ do Đức Ngài truyền dạy, khi tôi lên 12 tuổi cha tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù, khi lớn lên tôi xuất gia theo Đạo Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi, lúc bé tôi vẫn còn ghi nhớ.

Đặc biệt, những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những sự kiện xảy ra của thế giới và các mốc lịch sử của VN, kể cả liên quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử vui buồn, thăng trầm, thịnh suy (tốt-xấu) của dân tộc.

Nay tôi xin tường thuật lại 1 bài thi ngắn như sau để quý hiền giả,c ác bậc sĩ phu, những nhà nghiên cứu sử liệu, quý đồng bào VN trong ngoài nước nghiền ngẫm về cuộc đời và vận nước, với bài thi ngắn khoảng trên 30 câu như sau:

Sự biến thiên thăng trầm của tổ quốc!
Theo chu kỳ quy ước định phân
Xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân?

Và Quy luật bất luân chữ Cửu?
Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu là tháng năm trong lịch sử?
Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam
Lập cửu trùng cảnh Nghiêu Thuấn trời nam
Dân hạnh phúc muôn năm an hưởng
Theo Nga Mỹ, nào quan to Tá Tướng
Nào lầu đài, nào phủ trướng vinh sang
Kẻ vong thân, người danh phận lỡ làng
Kẻ lao ngục, người lên đàng biệt xứ
Sống tha phương trở thành người lữ thứ
Xa gia đình kẻ cự phú cũng trắng tay
Bỏ tiền tài hạnh phúc rẻ chia hai
Bao sự nghiệp lầu đài ôi tiếc mến
Thuở sinh tiền ta thường khuyên
Hội thánh Phải gìn tâm nơi tịnh cảnh tu hành
Đừng theo Mỹ Diệm để hưởng chút lợi danh
Sau phải chịu cam đành buồn tủi
Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lở lâm vào trong thế khó
Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả
Cộng ngày sau sẽ tan rả không còn
Khi dân tình khôi phục lại nước non
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh./.

Lúc ấy tôi nhờ cha tôi giải thích các câu hỏi?

1.- Tại sao xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân là thế nào?
2.- Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu sao gọi là những tháng năm trong lịch sử?
3.- Quy luật chữ Cửu là sao?
4.- Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam xin giải thích?

Cha tôi trả lời:

1.- Ngày xưa bên Trung quốc có Phong kiếm Xuân Thu và Xuân Thu oanh liệt, tức mùa Xuân và mùa Thu, còn Việt Nam thì ngược lại sẽ có những sự kiện trọng đại liên quan đến 2 mùa Thu và Xuân, dần dần tôi tìm ra như: - Ký 2 Hiệp Định:
Thứ nhất ký Hiệp Định Giơ-neo vào ngày 20/07/1954, tháng 7 tức vào mùaThu
Thứ hai ký Hiệp định Paris vào ngày 27/01/1973, tháng giêng là vào mùa Xuân

2.- Còn Tý Ngọ Mẹo Dậu là những biến cố lớn của thế giới trong đó có liên quan đến VN đều xảy ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo Dậu, chẳng hạn như:
- Đệ Nhứt thế chiến xảy ra năm 1914-1918, năm 1918 là năm (Mậu Ngọ)
- Đệ Nhị thế chiến xảy ra năm 1939-1945, năm 1939(Kỷ Mẹo) và năm 1945 là năm (Ất Dậu)
- Đảng CS Liên Xô thành lập tháng 1 năm 1912 (Nhâm Tý) sụp năm 1989-1990 (Canh Ngọ) sau nầy tái thành lập vào ngày 14/2/1993 (Quý Dậu),
- Đảng CS Trung Qu ốc thành lập 1/07/1921(Tân Dậu)
- Đảng CSVN thành lập, ngày 03/02/1930 (Canh Ngọ),
- Thành lập nước VNDCCH, ngày 2/9/ 1945 (Ất Dậu)
- Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 (Giáp Ngọ),
- Ký Hiệp Định Giơ-Neo ngày 20/07/54, (Giáp Ngọ)
- Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu điển hình như:
- Cụ Ngô Đình Diệm chết năm 1963 (Quý Mẹo)
- Cụ Hồ Chí Minh qua đời 969 (Kỷ Dậu). (Xin lỗi…mong được miễn thứ vì trên tư cách nhà tu hành tôi gọi các vị cao niên bằng Cụ).
Đặc biệt, nên chú ý ngày Quốc Khánh, 02/09/45 (Ất Dậu) thì Cụ Hồ mất trùng ngày Quốc Khánh 02/09/1969 (Kỷ Dậu) chết cùng ngày, cùng tháng và cùng năm.
Điển hình thêm ngày 20/12/1960,(Canh Tý) thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền thì Ông Chủ tịch MT. Nguyễn Hữu Thọ chết ngày 24 tháng 12 năm1996 (Bính Tý) tức chết trùng tháng và trùng năm, cách nhau chỉ có 4 hôm so với ngày thành lập MTDTGPMN.
- Ông Lê Duẫn, một nhân vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/07/1996 (Bính Tý).
- Ông Võ Văn Kiệt chết năm 2008 (tức năm Mậu Tý).
- Chiếm Miền Nam 30/04/75 (Ất Mẹo)

Nhìn lại lịch sử VN thời cận đại,kể từ đêm 22 qua 23/4/1885 (Ất Dậu) Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, kinh Đô Huế.
Rồi lại 60 năm sau đến 9/3/45(Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chính. Xét ra, Pháp thắng vào năm Ất Dậu và thua cũng năm Ất Dậu.Thậm chí Nhật đảo chính Pháp năm Dậu rồi đầu hàng đồng Minh vào ngày 19/08/45 cũng năm Ất Dậu.

3.- Quy luật bất luân chữ Cửu:
- Hiệp Định Giơ- Neo ngày 20/07/54, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954, 54 cũng là con số 9.
- Hiệp Định Paris, ngày 27/01/73, ta thấy 27= con số 9, ngoài ra, 27/01/73 tức 24 tháng Chạp âm lịch, năm Nhâm Tý, cũng là năm Tý.
-Đổi tên thành nước CHXHCNVN ngày 02/07/1976, số 02+07 = số 9 và Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/46 thì 6+3 = số 9.
-Nhật đảo chính Pháp 9/3/45, cũng là con số 9 (số cửu)
-Ngoài ra, những sự kiện gần đây như:
- Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thì 11+7 = số 9
- VN gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO ngày 7/11/2006 thì 7+11= số 9
- VN, thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007 năm 2007 = tức số 9, 4.-
Ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam ? Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách quyết định lớn cho vận mệnh đất nước…. tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc Xuân và con số Cửu.

Tôi chỉ đoán có thể là đã ký 2 Hiệp Định, Giơ-Neo vào ngày 20/7/54 và Paris ngày 27/01/73…. còn ký lần 3 không lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95,tức 11+7 là con số Cửu và vào mùa Thu chăng ? Về việc ký kết quan hệ bình thường hóa giữa 2 nước lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN hay chăng?.

Điều nầy cần phải chờ đợi tương lai xem VN có ký kết một Hiệp định nào quan yếu nữa không về những việc liên quan đến tổ quốc? Xin chú ý:
- Từ năm thành lập Đảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, (1975-1930 = 45) được 45 năm cũng là con số 9.
- Từ năm 1975 (Ất Mẹo) đến năm 2011 (Tân mẹo) (2011-1975 = 36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc
- Tính từ khi thành lập Đảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là số 9…

Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN.

Có 2 điều cần bàn:

- Một là chiến thắng vào năm 1975 (Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.
- Hai là Đảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy.

Người xưa thường nói Dân có Tuần, Nước có Vận. Họa nạn quê hương bởi vì Vận nước còn mịt mờ... còn sự biến dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy tiểu nhân đắc chí thì quân tử phải khốn cùng… và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm của thái âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương đó là theo cơ cấu "Phản Phục" căn cứ lý của Dịch. Đây là quy luật tự nhiên “Âm cực Dương hồi” mỗi vật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối đích đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của thái dương thì cũng sẽ nhường lại cho âm thế thôi! Hễ khí âm cực thịnh thì khí dương tái lai, quy luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái và ngược lại khi dương đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm. Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thoái trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn…. và ắt sẽ chuẩn bị trả lại cho Dương.

Như trên tôi đã phân tích… từ đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo quy luật tự nhiên như đẫ trình bày trên không?.

Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết cục. Nói tóm lại: những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là tháng năm chu kỳ của lịch sử VN có liên quan đến tình hình thế giới, mà Đảng CSVN thành lập ngày 3/2/1930 (năm Canh Ngọ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi.

Hãy nhìn lại các triều đại lịch sử VN, thời lý hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý Huệ Tôn không có Hoàng Tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng, vua cha truyền ngôi cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại chùa Chơn Giáo tự xưng là Huệ Quang Đại Sư Do mưu thần của Thái Sư Trần Thủ Độ xe duyên mai mối ép gả công chúa (Nữ Hoàng) cho Trần Cảnh, và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn, thế là chấm dứt nhà Lý.

Đời Lý kể từ năm 1010 đến 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều đại hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử VN chứ chưa có triều đại nào kéo dài muôn năm, như người ta thường chúc tụng, tung hô vạn tuế hoặc có thời đại còn bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình quả thật chỉ là mộng tưởng. Qua bài thơ trên cha tôi còn nhắc nhỡ một câu nói đi kèm như sau: “Đức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ, dụng bạo tàn không đem nổi an bang, chỉ đưa dân chúng đi đến chỗ lầm than và đem đến con đường tận diệt, dụng 4 chữ minh, cang, liêm, khiết dầu đời hay đạo trăm việc cũng thành”. Chúng ta hãy nghiền ngẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chờ xem những gì sẽ xảy ra cho vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu ở tương lai.

Tôi xin bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa… mang thông điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có một ngày rực sáng. Mỗi khi đã biết sự biến dịch có quy luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là: “Thiên thời, địa lợi đôi đều sẵn Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần”.


Có lẽ: Non nước đang dật dờ chờ tạo khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới đúng thiên cơ chăng? Nhân mùa Phật Đản lần thứ 2553. Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, u hiển oai linh mong sao những nhà lãnh đạo Đảng CSCN, những người cầm cân nẩy mực đang bị trí rối chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu, sớm gội nhuần ơn pháp nhũ của chư Phật để căn lành tăng trưởng, nhanh chóng phản thân tu đức, đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tỉnh thức quay hồi, triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm tận lực đổi mới để đem đến cho quê hương VN một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng, nhân ái, dân phú quốc cường và dân an quốc thái. Cuối cùng tôi chân thành gửi đến quý vị thức giả, quý đồng bào, đồng hương VN, quý tôn giáo bạn, quý phật tử xa gần trong ngoài nước nhân mùa Phật Đản lời chúc cầu được an vui lợi lạc./.

30/04/2009 Thích Thiện Minh

==

Nếu quý vị muốn tìm hiểu về vận nước ta và thế giới, xin xem:

TÀI LIỆU VỀ CÁC NHÀ TIÊN TRI


Monday, May 4, 2009


SÀI GÒN MẬU THÂN 1968

Pham Minh Tuan

CUỘC TẤN CÔNG TÒA ĐẠI SỨ MỸ TẠI SÀI GON

Trích cuốn sách Tết của nhà báo Mỹ Don Oberdoifer viết về tết Mậu Thân.

Tại một cửa hàng sửa chữa ôtô quét vôi mầu vàng nhạt, cách sứ quán 5 dãy nhà, một tốp lính của tiểu đoàn C-10 quân giải phóng đang tập hợp lại cho một cuộc tấn công. Cùng lúc đó, những người thực hiện các nhiệm vụ khác được tổ chức thành những đội biệt kích, những ban công tác chính trị, những đại đội quân sự, những tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, đang sẵn sàng tấn công những mục tiêu khác trong Sài Gòn và hơn 100 thành phố thị trấn khắp Miền Nam. Tổng cộng khoảng 67.000 lính do Việt Cộng chỉ huy được tung vào các trận đánh trong giai đoạn mở đầu của cuột tổng tấn công Tết Mậu Thân. Trong đó, không đến 20 người tập trung tại cửa hàng sửa chữa ôtô và tối đó sẵn sàng đánh vào sứ quán. Một sỹ quan Mỹ sau đó gọi cuộc tấn công vào các sứ quán là một hoạt động cỡ trung đội “vớ vẩn”, và nếu hiểu theo thuật ngữ quân sự thông thường, nó đúng là thế. Nhưng về ý nghĩa chính trị và tâm lý, thì cuộc tấn công “vớ vẩn” này là một trong những hành động quan trọng nhất của chiến cuộc Mậu Thân.

Tầm quan trọng của sứ quán Mỹ như là một căn cứ vốn mang tính tượng trưng lớn hơn rất nhiều thực chất của nó. Nền ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam từ lâu tuỳ thuộc vào những đòi hỏi của các cố gắng quân sự, và bản thân sứ quán đã không tác động gì nhiều đến chiều hướng phát triển của cuộc chiến. Vào lúc nó bị tấn công, sứ quán được bảo vệ bởi một dúm người, dưới quyền điều khiển của một sỹ quan ngoại vụ cấp thấp, mà nhiệm vụ hàng ngày của anh ta là điều tra giá gạo trên thị trường.


Mặt trước sứ quán nhìn từ trên cao.

Mặt sau sứ quán chụp từ máy bay trực thăng.

Tuy nhiên, sứ quán là nơi lá cớ sao vạch được chính thức cắm trêm mảnh đất Việt Nam, và do đó, nó là biểu tượng trung tâm của những cố gắng của Mỹ. Những người chưa từng nghe Nha Trang, Quy Nhơn, Biên Hoà, Bến Tre hay những nơi mà họ không phát âm được, thì hiểu nó nói lên điều gì khi Việt Cộng tấn công vào trung tâm sứ quán nằm giữa trung tâm Sài Gòn. Bởi vì đã có một lần họ đã có thể gọi tên và gợi lại trong trí nhớ hình ảnh cái sứ quán này. Đối với nhiều người Mỹ trong nước, trận tấn công vào sứ quán là trận đánh đầu tiên có thể hiểu được của cuộc chiến tranh.



Đối với giới báo chí Mỹ ở Sài Gòn, chuyện này cũng là một sự kiện khác thường. Hầu hết những chiến sự nổ ra khắp miền Nam họ không được biết vào những giờ đầu nổ súng và bất kỳ tình huống nào họ cũng không đến được. Tin về trận đánh ở sứ quán vì vậy đã lan đi rất nhanh trong giới báo chí, truyền hình và truyền thanh và tất cả bọn họ lại ở gần và có sẵn phương tiện truyền tin không xa nơi xảy ra chiến sự là bao nhiêu. Vì Việt Cộng không tấn công vào các nhà máy điện, các trung tâm điện thoại và điện tín, nên việc truyền thông trong nước và quốc tế vẫn hoạt động bình thường suốt đêm hôm đó. Đây là dịp mà các phóng viên có thể quan sát và tường thuật cho thế giới biết về diễn biến chiến sự trong khi nó đang diễn ra. Thông qua phép lạ của kỹ thuật điện tử, tin túc đã truyền đi với tốc độ nhanh gấp 30 vạn lần so với vận tốc của viên đạn bắn ra trong cuộc tiến công này.



Tấn công

Tại một góc phố Sài gòn trước lúc nửa đêm, một người đàn ông vạm vỡ tên N.V.S đứng chờ gặp một sỹ quan của tiểu đoàn C-10 quân Giải phóng theo lời hẹn. S là một tiểu độ trưởng của tiểu đoàn này, đóng quân gần đồn điền cao su Michơlanh chỉ cách Sài Gòn 30 dặm về phía Bắc. Anh ta đến Sài Gòn 1 ngày trước khi xẩy ra cuộc tấn công và mặc đồ dân sự như một người đi sắm tết. Vốn là một nông dân ở vùng ven đô, anh tham gia quân giải phóng từ năm 1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Anh được biên chế vào lực lượng đặc công hoạt động ở Sài Gòn cuối năm 1965. Năm 1966 anh trở thành tiểu đội trưởng.

Vào tháng 11 năm 1967, 3 tháng trước tết Mậu thân, đơn vị của S bắt đầu chuyển vũ khí đạn dược và chất nổ vào Sài Gòn. Chuyến chở hàng đầu tiên được ngụy trang bằng củi đốt chất đầy một chiếc xe tải chở thuê. Ba chuyến sau, vũ khí đạn dược được dấu trong những đống cà chua và đi vào thành phố theo quốc lộ 1.


Mật lệnh tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng

Hai ngày trước tết, những sọt lớn đựng cà chua và gạo nặng lặc lè được chuyển đến một ngôi nhà cạnh hiệu chữa ôtô tại số 59 đường Phan Thanh Giản. Ngay sau phút giao thừa S và đồng đội tập hợp tại hiệu chữa ôtô, họ chia nhau đạn dược và thông báo về nhiệm vụ chiến đấu đến lúc này còn giữ kín.


Hành trình của đoàn xe tấn công toà đại sứ (phỏng đoán)

Vào lúc 2 giờ 45 phút sáng, toán quân đến sứ quán bằng xe tải Pơ-giô cỡ nhỏ và mộtc chiếc taxi. Một viên cảnh sát Việt Nam đứng cách sứ quán một dãy nhà nhìn thấy các xe này chạy dọc phố Mạc Đĩnh Chi mà không bật sáng đèn. Anh ta chuồn vào chỗ tối để tránh những điều rắc rối.

Hai chiếc xe này ngoặt sang đại lộ Thống Nhất, một đại lộ lớn, chạy ngang sứ quán Mỹ. Khi xe vòng qua góc phố, những người trên xe xả súng máy vào 2 cảnh sát đứng ngoài cổng ngách mở ban đêm của sứ quán. Những người trên xe mang khăn quàng cổ và băng tay làm tín hiệu, họ lao xuống dùng rocket và bộc phá để tấn công.

Trong lúc đó hai người Mỹ chĩa súng bắn vào chiếc taxi rồi rút lui, đóng cánh cổng sắt lại. Đúng vào 2 giờ 47 phút họ đánh điện đài báo động là có kẻ địch tấn công.

Ngay sau đó một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả sứ quán. Một khối thuốc nổ 15 pao đã phá thủng một lỗ lớn của bức tường bảo vệ cạnh góc phố nơi chiếc xe tải đỗ.

Daniel, một trong 2 người Mỹ la to trên làn sóng vô tuyến: "Chúng đang tới, chúng đang tới, cứu tôi với". Thế rồi điện đài bỗng ngưng bặt. Sau đó người ta tìm thấy xác Daniel với một vết đạn cắm vao đầu. Còn người kia, Sabats, binh nhất thì bị một viên đạn xuyên thủng ngực.

Một chiếc xe jeep của lực lượng cảnh sát quân sự Mỹ đi tuần cách đó nhiều dẫy nhà nhận được tín hiệu cấp cứu và hành động lập tức. Hạ sĩ cảnh sát Gionni B Tomat 24 tuổi và nhân viên điện đài Onen Mibơtx 20 tuổi chạy dọc đại lộ để đến sứ quán nhưng họ là người thứ 3 và thứ 4 bị giết trong 5 phút đầu của cuộc tấn công này.


Khăn quàng và băng tay của quân Giải phóng ở Huế năm 1968 (không biết dấu hiệu này có thống nhất trên toàn miền Nam hay không?)

Khi cuộc tấn công xẩy ra, ở miền Nam ó 492.000 lính Mỹ bao gồm cả hải lục không quân hỗ trợ cho 626.000 lính Việt Nam Cộng hòa, ngoài ra còn có lính Nam Hàn, Thái và một số nước khác. Nhiều tháng trước, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, tổng hành dinh của tướng Oetmolen đã ra lệnh "cảnh giác cao độ", đặc biệt đối với việc bảo vệ các chỉ huy sở, các căn cứ hậu cần, sân bay, khu dân cư và nhưng chỗ trú quân. Nhưng lệnh này không làm người ta hoảng hốt vì nó đã quá quen thuộc.

Trước đó 6 tuần lễ, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã trao trách nhiệm bảo vệ toàn bộ Sài Gòn cho quân lực cộng hòa. Còn quân Mỹ chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ chính bản thân họ và những căn cứ của họ. Việc bảo đảm an ninh của sứ quán được bố trí theo 3 tuyến phòng thủ. Ngoài bữc tường sứ quán, là trách nhiệm của nước chủ nhà,trong trường hợp này là cảnh sát Việt Nam. Vào đêm nổ ra cuộc tấn công, vòng bảo vệ Việt Nam có 4 cảnh sát. Viên thứ nhất đứng gác cạnh cổng sứ quan, khi chiến sự nổ ra, anh ta nấp kín sau lô cốt canh và ở đó cho đến sáng hôm sau. Người thứ 2 trực trước sứ quán, nhưng ngủ gà ngủ gật. Khi tiếng nổ làm anh ta bừng tỉnh, anh bỏ chạy về đồn cách đó 1 dãy nhà. Viên thứ 3 cũng đứng gác trước cổng, và khi bộc phá nổ anh ta biến mất trong bóng tối. Còn người thứ 4, người cầm đầu của tốp gác này cũng vội vã lao về đồn. Tuyến phòng ngự thứ 2 là bức tường cao 2,4m bao bọc khu sứ quán, rất dễ bị bộc phá chọc thủng. Tại đây chỉ có 2 cảnh sát quân sự Mỹ và bị giết ngay từ khi cuộc tấn công bắt đầu.


(góc phố Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi, nơi cuộc tấn công bắt đầu)

Còn phạm vi trong tường là của phái đoàn ngoại giao, được một phân đội lính thủy đánh bộ Mỹ bảo vệ. Vào tháng 01/1968, phân đội này gồ 85 người là lực lượng bảo vệ sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Do một sĩ quan an ninh của sứ quán kiểm sát, lực lượng này canh phòng suốt ngày đêm tại các trụ sở ngoại giao và các khu nhà ở chính thức khắp thành phố.
Hậu quả

Người ta chính thức thông báo lấy lại sứ quán vào lúc 9 giờ 15 phút sáng, 6 giờ 28 phút sau khi phát ra lời kêu cứu đầu tiên.

Vào lúc 9 giờ 20 phút, tướng Oét bước qua cổng sự quán bị tan hoang để kiểm tra tình hình. TRên nền thềm cao chạy dài dưới mái che của tòa nhà là những lính Việt cộng hoặc đã chết hoặc bị trọng thương. Xác Đanien và Xibat vẫn nằm tại chỗ mà họ đã ngã xuống bên trong cổng ngách. Một số con cái người chết đang khóc lóc. Phóng viên tin và ảnh có mặt khắp mọi nơi. Ket Oeb của hãng UPI, trong một tin tường thuật rất đáng nhớ đã viết rằng quan cảnh nơi này giống một "cửa hàng thịt ở Eden"!

Đám nhà báo lắm mồm chợt im bặt khi tướng Oet đi qua chiếc sân tan hoang của sứ quán. Cuộc vây chiếm sứ quán kéo dài 6 giờ rưỡi của Việt cộng đối với nhiều người trong số họ xem là sự thất bại đau đầu nhất mà Mỹ gặp ở Việt Nam. Mặc dù quy mô tấn công nhỏ, nhưng chuyện thì thật tầy đình. Dường như nó đã vạch ra sự dối trá của cái hình ảnh màu hồng và những lời tuyên bố chiến thắng mà tướng Oét và nhiều người khác đưa ra.

Lần này các nhà báo cảm thấy tội nghiệp cho tướng Oét. Ông ta sẽ có thể nói những gì trước thảm họa này? Họ tin rằng ông ta phải nói một vài câu.

Oetmolen bước nhanh vào hành lang và bắt tay trung sĩ Harpo, người vẫn đang ngồi tại vị trí của mình. Theo yêu cầu của tướng Oét, Oen gọi điện thoại ưu tiên cho Philip Habib ở Oasinhton. Tướng Oét nói trong khoảng 20 phút, miêu tả tình hình và tìm hết cách để làm dịu sự kinh hoàng đang lan tràn ở thủ đô của Hoa Kỳ.

Ông ta bỏ ống nói xuống, nói vài câu với Bari Zothian, cố vấn ngoại vụ và bước ra để gặp các nhà báo. Ông mặc bộ quần áo lao động hồ cứng và là phẳng, với 4 ngôi sao đính trên ve áo.

Đối diện với vòng người đứng quanh gồm các nhà báo, các phóng viên ảnh và truyền hình, tướng Oét đưa ra nhận định về mặt quân sự "những kế hoạch chu đáo của kẻ địch đã phá sản". Tòa nhà chỉ bị hư hại một ít bên ngoài. Tất cả kẻ địch đột nhập vào khu sứ quán mà theo tôi biết cho đến này đều bị giết. 19 xác tìm thấy trong khu sứ quán - xác kẻ thù.

Tướng Oét nói rằng những cuộc tấn công vào các vùng dân cư khắm miền Nam là được tính toán một cách "hết sức lừa bịp" để gây sự kinh hoàng lớn nhất Việt Nam, và nói lên quan điểm của mình rằng họ đã bị "đánh lạc hướng. Vì những nỗ lực của Việt Cộng vẫn là nhằm vào Khe Sanh và vùng bắc Trung phần. Kẻ địch đã bộc lộ lực lượng và do chiến lược của họ nên đã chịu thương vong lớn... Với sự đồng ý của chúng tôi, tổng thống Thiệu đã thủ tiêu lệnh ngưng bắn, quân đội Mỹ tiếp tục tấn công và truy kích kẻ địch hết sức mãnh liệt". Ông tuyên bố.

Các nhà báo hình như không còn tin vào tai mình nữa. Tướng Oét đang đứng trên đống hoang tàn và nói rằng mọi việc đều vĩ đại.

Như thương xẩy ra trong chiến tranh Việt Nam, việc "đếm xác" lính Việt cộng tại sứ quán Mỹ đã tỏ ra thổi phồng. Bốn xác người Việt là 4 lái xe dân sự trực đêm tại đội xe của sứ quán đêm đó. Một nhân viên an ninh Mỹ sau đó kể rằng anh ta thấy một "kẻ địch" gục xuống phía sau chiếc bồn cây bằng xi măng, gào to và cầm cái gì trong tay quơ lên loạn xạ trước khi giết. Đó là tấm thẻ chứng minh nhân viên sứ quán Mỹ của anh ta.

Một trong những người lái xe bất hạnh này để lại 1 vợ và 7 con, một người nữa là một vợ và 6 con còn người thứ 3 một vợ và một con.

Những lính thủy đánh bộ tham gia bảo vệ sứ quán nói rằng họ thấy một người lái xe Việt Nam thứ tư có danh là "Xatsơmo" cầm súng bắn vào họ. Tên thật anh là N.V.D đã liên tục làm việc cho sứ quán từ năm 1950. Anh ta đã từng có lần lái xe riêng cho đại sứ Mỹ. Mọi người trong sứ quán đều biết anh, người nổi tiếng là thân Mỹ nhất trong số nhân viên người Việt Nam làm việc cho sứ quán. Anh ta phải là Việt công, một nhân viên bí thư sứ quán nói, bởi vì anh ta khôn ngoan hơn những lái xe khác. Sau cuộc chiến, người Mỹ tìm thấy cạnh xác anh ta một khẩu AK47, và khẩu súng lục Braoninh dắt ở thắt lưng.



Ba lính gác lính thủy đánh bộ kéo lá cờ sao vạch lên cột cờ trước tòa nhà sứ quán đã bị một phen kinh hoàng vào lúc 11 giờ 45 phút sáng, 9 giờ sau khi cuộc tấn công bắt đầu. Một lát sau đại sứ Bâncơ xuất hiện, bất chấp sự can ngăn của lính gác bảo vệ, ông đi một vòng quanh khắp sứ quán để thị sát. Bâncơ trông rất tinh tươm trong chiếc quần dài vải chéo, chiếc sơ mi trắng tinh và đôi giày xỏ chân. Quây quanh ông ta là những lính thủy đánh bộ, những lính quân cảnh, lính nhảy dù và những nhân viên an ninh của bộ ngoại giao mang vẻ mặt tối sầm và bê bết máu me vì trận chiến vừa qua. Ngài đại sứ nói với các ký giả rằng Việt cộng đã thất bại trong cuộc tấn công này "vì họ không bao giờ có thể lọt vào căn nhà sứ quán".

Trận đột kích sứ quán đã chiếm lĩnh những hàng tít lớn trên nhiều báo Mỹ ra ngày hôm sau. Tời Daily New đăng xã luận trên trang nhất, một việc không bình thường, dưới đầu đề "chúng ta đang ở đâu? Chúng ta hiện ở đâu?". Kèm theo bái xã luận là một tranh biếm họa vẽ tướng Oét đang cụng đầu với một du kích Việt cộng tại một góc ngôi nhà được mệnh danh là "sứ quán Mỹ Sái Gòn". Các ngôi sao trên quân hàm vị tướng này đang bay ra khỏi bộ quân phục của ông ta, còn khẩu súng của ông ta thì dúi nòng xuống đất. Người lính Việt cộng thì dí họng súng vào bụng ông ta. Phụ đề của bức tranh viết "Chúng ta trải qua một bước ngoặt... - tướng Oetmolen."


Tranh biếm họa về trận chiến Mậu Thân của báo Mỹ.

Ngay sau khi trận chiến tại sứ quán chấm dứt, chính phủ Mỹ bắt đầu biến sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thành một sở chỉ huy được phòng ngự hết sức chắc chắn. Quân đội chuyển giao cho lính thủy đánh bộ bảo vệ sứ quán nào súng máy, súng tiểu liên M16, lựu đạn, mặt nạ phòng hơi cay và các vũ khí trang bị khác. Người ta xây những ổ đặt súng máy trên nóc sứ quán. Những lao công thì dọn dẹp những chậu hoa tròn đã từng trở thành những vị trí chiến đấu tốt cho các tay súng Việt cộng trong khu vườn sứ quán và mang đến đặt tại một công viên trung tâm thành phố. Một hệ thống thông tin liên lạc hết sức tinh vi, có thể làm cho những người bảo vệ sứ quán thường xuyên liên lạc với các đơn vị bên ngoài được lắp đặt...

Về những người có "chiến công" bảo vệ sứ quán, thì trung sĩ Harpo được thưởng huy chương Sao Đồng vì một mình đã chống chọi bảo vệ sứ quán, và sau đó anh ta rời khỏi lính thủy đánh bộ để trở thành một phó quản đốc một trạm dịch vụ ở Minexôta, bang quê quán của anh ta. Oend, viên sĩ quan trực ban của sứ quán hôm đó, các sĩ quan an ninh Kramxay, Phơrây và nhân viên mật mã Gripphin được bằng khen của bộ ngoại giao vì hành động anh hùng. Sau đó họ được chuyển đi làm nơi khác.


Bia tưởng niệm trận đánh của phía ta.


Bảng đồng của Mỹ khắc tên 5 người bị giết trong trận tấn công sứ quán.

Gioocgiơ Gracôpxân cũng được bằng khen của bộ ngoại giao vì hành động anh hùng. Tướng Oét đã tặng ông ta một khẩu súng AK47 mà một Việt cộng bị tử thương bỏ lại, khẩu súng gắn một tấm biển nhỏ bằng đồng rất đẹp có ghi hàng chữ: "Một Việt cộng đã bắn khẩu súng này nhưng không trúng. Ngài đại tá bắn lại và không chệch đích." Gracôpxân vẫn tiếp tục sống tại biệt thự của ông trong sứ quán gần 2 năm nữa. Đến lúc này, đếm những khẩu súng cất trong các căn phòng, tất cả có tới 37 khẩu.

Hết.

TỔNG TẤN CÔNG MẬU THÂN 1968




Binh Chủng Nhảy Dù 20 Năm Chiến Sự

Cập nhật Feb 25 2008

Tổng Công Kích Năm MẬU THÂN

Kể từ ngày 29/1/1968

Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933


Các địa phương bị tấn công trong dịp Tết Mậu Thân

Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lãnh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đã không nghĩ gì đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đã khéo, thuật xảo sắp đã hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Hòa. Tính chung, Cộng Sản đã thảm bại vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đã đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi.

Ngày Tết đến, người dân thành thị đã đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.

Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến do chính họ long trọng ưng thuận Việt Cộng đã mở cuộc tổng công kích trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới. Đột nhiên xen lẫn giữa tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt Cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh bình, trong giây phút biến thành tiền tuyến.

TẾT MẬU THÂN

Đêm giao thừa 30 Tết, tức ngày 29/1/1968, Việt Cộng đồng loạt tấn công vào 5 thị xã thuộc Vùng 2 Chiến Thuật: ( 5 Tỉnh thành nầy thuộc Quân Khu 5 của CSBV họ theo lịch của Hà Nội nên giao thừa trước một ngày nên không đồng loạt với các cánh quân khác)

Thị xã Nha Trang lúc 0 giờ 30.

Thị xã Darlac lúc 1 giờ 30.

Thị xã Kontum lúc 2 giờ 00.

Thị xã Qui Nhơn lúc 4 giờ 10.

Thị xã Pleiku lúc 4 giờ 40.

Đồng thời, Việt Cộng pháo kích và đột nhập vào Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 lúc 3 giờ 40 sáng. Cũng trong đêm này, Việt Cộng đột kích vào Chi Khu Hội An, pháo kích vào thị xã Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước về phía Nam Đà Nẵng khoảng 4 km và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc. Cả 5 thị xã kể trên và Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 đều bị Việt Cộng lọt vào. Tuy nhiên tại Qui Nhơn, Nha Trang và Pleiku áp lực Việt Cộng đã được giải tỏa nhanh chóng. Tổng hành dinh Quân Đoàn 1 cũng đẩy lùi địch quân trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng Việt Cộng tại các thị xã Ban Mê Thuột và Kontum cũng bị đẩy lui ngay. Tuy nhiên, tại hai thị xã này, Việt Cộng đã bám sát và tạo áp lực mạnh quanh vùng. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân đội VNCH mới hoàn toàn làm chủ tình hình. Khi xảy ra vụ tấn công đêm giao thừa, chính quyền trung ương VNCH đã thông báo ngay cho các địa phương biết để kịp phòng bị.

Sáng ngày Mồng Một Tết (30/1/1968),trên đài phát thanh quốc gia Saigon Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tố cáo Việt Cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và tuyên bố hủy bỏ lệnh ngưng bắn của Chính Phủ VNCH.

Đêm mồng 1 Tết, tức 24 giờ sau các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ miền Cao nguyên và miền Trung, Việt Cộng mở các cuộc tấn công vào đô thành Saigon - Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam. Tính theo kế hoạch tổng công kích, Việt Cộng đã đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích vào 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH ( xem bản đồ phía trên) thời gian như sau:

Tại Vùng 1 Chiến Thuật :

Huế bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ

Quảng Trị bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

Quảng Tín bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

Quảng Ngãi bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

Tại Vùng 2 Chiến Thuật:

Bình Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 3 giờ 25

Tuyên Đức bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ

Tại Vùng 3 Chiến Thuật:

Thủ đô Saigon - Chợ Lớn - Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ.

Bình Dương bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh bị tấn công lúc 08g30 sáng mồng 2 Tết

Biên Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ

Long Khánh bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tế lúc 01 giờ

Tại Vùng 4 Chiến Thuật:

Phong Dinh bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ

Vĩnh Long bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 03g30

Kiến Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ

Định Tường bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04 giờ

Kiên Giang bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 02g40

Vĩnh Bình bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4g15

Kiến Tường bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 lúc 04g15

Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44 bị tấn công đêm mồng 6 rạng mồng 7 lúc 1g25

Gò Công bị tấn công đêm mồng 7 rạng mồng 8 âm lịch lúc 2g35

Bạc Liêu bị tấn công đêm 12 rạng 13 âm lịch, tức ngày 10/2/68

Như vậy trong 44 tỉnh lỵ, Việt Cộng đã tấn công vào 28 nơi.Cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.




Tại Sàigòn, Quân Lực VNCH kịp thời đưa quân tặng viện vào thủ đô để đối phó. Quân số trực tiếp tham chiến tại thủ đô tính đến ngày 4 tháng 2/1968 đã lên hơn 10 tiểu đoàn, không kể các lực lượng Cảnh Sát đô thành.

Măt Trận Sài Gòn
Lịch Sử Sài Gòn.

Địa danh Sài Gòn tồn tại trên nhiều thế kỷ, khoảng trên 300 năm, trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa. Đến năm 1668 Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km², phía Tây là sông Sài Gòn.

Vào thời kỳ cổ đại, Sài Gòn thuộc đế quốc Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 vùng đất này, lúc đó là một làng nhỏ, dân cư thưa thớt và mang tên Prei Nokor, nằm trong khu vực tranh chấp giữa Chân Lạp và Chiêm Thành.

Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II ( năm 1920 cưới Công Chúa Ngọc Vạn của Chúa Nguyễn ) cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm thị tứ công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh, chia đặt tỉnh lỵ v.v.. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định), ("Trấn" là khu vực quân sự, chưa ổn định việc cai trị). Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình, huyện sở đặt ở làng Tân Khai. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (gần đường Cường Để) xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Sài Gòn trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và Minh Hương là xã đầu tiên của người Hoa tại Tân Bình.

Năm 1790, Sài Gòn được nâng lên thành Kinh Gia Định, nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Vào năm 1802, dưới triều vua Gia Long, Gia Định Kinh được đổi thành Thành Gia Định (vì kinh đô là Huế), thuộc Trấn Gia Định.

Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Gia Định bị phá huỷ, một thành mới nhỏ hơn gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hãm của quân Pháp vài năm sau đó.

Vào năm 1859 sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn. Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Charner ra nghị định xác định địa giới Sài Gòn lúc đó: phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25 km².

Từ năm 1954 sau Hiệp định Genève, Sài Gòn chính thức là Thủ Đô của Việt Nam Cộng hòa. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn" và chia thành 8 quận hành chính (được đánh số: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8), dưới quận là phường (có 54 phường), dưới phường là khóm. Đầu năm 1967 hai xã An Khánh và Thủ Thiêm của quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận, được sáp nhập vào Đô thành Sài Gòn lập nên Quận 9. Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11 trên cơ sở tách một phần Quận 5 và Quận 6. Lúc này thành phố có diện tích 71 km² với dân số khoảng 2 triệu người.

Thành phố tiếp tục phát triển rực rỡ và được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" (The Pearl of the Far East) hay "Paris Viễn Đông" (Paris de l'Extrême-Orient), với một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh.

Trong những ngày Tết Mậu Thân, VC muốn gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là trong dư luận Hoa Kỳ nơi phong trào phản chiến đang lan rộng. Việt Cộng muốn cho mọi người thấy rằng ngay cả Dinh Ðộc Lập là biểu tượng quyền lực của miền Nam cũng có thể bị chúng uy hiếp. Chính vì vậy mà ngay trong đợt tấn công đầu, hai mục tiêu quan trọng nhất của chúng là Dinh Ðộc Lập và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. VC tập trung nỗ lực vào các khu lao động đông dân chúng. Ý đồ của chúng là tuyên truyền và khích động dân chúng nổi dậy trong kế hoạch “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”. Cộng Sản Hà Nội đã ra lịnh cho c.ác cán bộ và cán binh Việt Cộng tấn công vào đô thị của VNCH phải thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng sau đây: a) phá hoại Hoa Kỳ về phương diện quân sự và chính trị, (b) phá hoại Việt Nam Cộng Hòa bằng cách làm tan rã quân đội và làm cho quần chúng không tin tưởng ở chính quyền quốc gia, (c) đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị bằng cách xúi dục người dân nổi dậy lật đổ chánh phủ.

Kết quả là Việt Cộng đã hoàn toàn thất bại, trong khi đó họ đã phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản hóa" 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đã xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào lò lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng.

Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện gì dù có tàn ác nhất nếu để đạt đến mục tiêu, tức chiến thắng cho họ



Lực lượng tham chiến của CSBV

Cộng Sản bắt đầu tấn công vào Sàigòn vào lúc 2.00 sáng ngày mồng 2 Tết. Việt cộng dùng lực lượng đặc công F100 để tấn công vào các vị trí quan trọng .Trong khi đó các đơn vị chủ lực từ các vùng ngoại ô tiến vào các khu đông dân cư kêu gọi dân chúng nổi dậy. Các đơn vị cộng quân tấn công vào Sài Gòn Chợ Lớn và Gia Định đặt dưới quyền điều động của BTL tiền phương phía Bắc do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ và Lê Đức Anh chỉ huy và BTL tiền phương phía Nam do Vỏ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy. Danh hiệu của những đơn vị Việt Cộng trực tiếp tham chiến với các mục tiêu tấn kích được ghi nhận trong nội ô đô thành và ở vùng phụ cận như sau:

Một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 271 (thuộc Công Trường 9) tăng cường cho TĐ/56/U80 đánh vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và vùng phụ cận.

Các Tiểu Đoàn 267 và 269 phối hợp với thành phần của Trung Đoàn 271 đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 273 Công Trường 9 tấn công Chi Khu Thủ Đức.

Tiểu Đoàn 1 Củ-Chi, được tăng cường một tiểu đoàn của Trung Đoàn 101 (thuộc Công Trường 7) và một thành phần của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới đánh chiếm các căn cứ quân sự Gò Vấp.

Tiểu Đoàn 2 Gò Môn phối hợp với đội đặc công J1/F100 tấn công Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở cổng số 4.

Tiểu Đoàn 3 Dĩ An, còn được gọi là "3/165A," tấn công khu vực Hàng Xanh.

Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức, còn được gọi là "4/165A," tấn công khu xa lộ Saigon.

Tiểu Đoàn 6 Bình Tân, còn được gọi là "6/165A," tấn công vùng Phú Thọ - Bà Hạt.

Tiểu Đoàn 508 Long An tấn công vùng Bình Tây.

Biệt-Động Đội F100 tấn công vào nhiều mục tiêu khác nhau, gồm đài phát thanh, cổng số 5 ở Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, và Tòa Đại sứ Phi Luật Tân.



Diễn Tiến :

6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết (30/1/1968), TÐ1ND được lệnh tăng phái khẩn cấp cho Biệt Khu Thủ Ðô một Ðại Ðội để giữ an ninh. ÐÐ15ND do Ðại Úy La Trịnh Tường chỉ huy được chỉ định thi hành và đặt dưới quyền điều động của cục An Ninh Quân Ðội.

Ðại Ðội 15 ND chia đơn vị ra thành 3 toán, một Trung Ðội trấn giữ tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở đường Hồng Thập Tự, một Trung Ðội giữ an ninh vòng đai cục An Ninh Quân Ðội ở đường Mạc Ðỉnh Chi và một Trung Ðội trấn giữ trên lầu đài Phát Thanh Sài Gòn làm thành phần trừ bị cho một đơn vị Ðại Ðội Cảnh Sát Dả chiến và chỉ đặt một chốt chặn có 4 binh sỉ trên đường Phan Ðình Phùng phía trái đài phát thanh. Ðến nữa đêm, tình hình vẫn yên tỉnh.

Trong khi đó TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẳng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưởng quân và chỉnh trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đã sẳn sàng với trang bị đầy đũ lúc nửa đêm đã có mặt tại bải bốc Phi Trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ.

Ðến 1.00 giờ sáng, (ngày 31/1/1968) VC khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Ðộc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. VC dự tính bắn sập vọng gác nầy để vượt rào cản vào bên trong đặt chất nổ, toán Cảnh Sát Chi Tao Ðàn liền nhào tới bắn trả đẩy chúng vào một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân và tiêu diệt.

Sau đó lệnh báo động được ban hành, cấm tất cả mọi xe cộ kể cả xe tuần tiểu xuất nhập vào các công thự quốc gia kể cả đài phát thanh. Ðúng 2.55 giờ, một xe Quân cảnh Mỹ và một xe Simca dân sự đến dừng lại trước cổng đài phát thành và bất thần tấn công toán gát cổng. 3 Binh sỉ Nhảy Dù tử thương ngay tức khắc. Lực lượng Nhảy Dù phản ứng nhanh chóng, điều động toán ứng trực trên nóc đài phát thanh và Trung Ðội tại cục ANQÐ phản công quyết liệt ( Toán CSDC canh gát đã lặn mất ). Sau 2 giờ quần thảo, Trung Ðội Nhảy Dù đã tiêu diệt 14 tên VC dự định đột nhập đài phát thanh để phát đi lời kêu gọi dân chúng hưởng ứng nổi dậy.

Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 Việt Cộng xung phong vào Phi đạo Tân Sơn Nhất, tiền đồn OF 50-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Việt Cộng bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua bãi mìn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, Việt Cộng bắt đầu dàn hàng ngang và di chuyển qua một bãi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Việt Cộng nhìn thấy rõ ràng một bãi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.

Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 của lực lượng phòng thủ xuất hiện bắn cản đường. Hai Đại Đội / TĐ8ND ( chờ lên phi cơ để không vận ra Đà Nẳng ) được lệnh tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đã chận đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng tìm chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này.

Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị Nhảy Dù phản công. Quân Việt Cộng đột nhiên bị dồn vào một vi thế bất lợi. Họ tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đã chiếm được.

Khoảng 8.00 giờ sáng, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua phía đầu phi đạo, bị Việt Cộng bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đã phản công bắn đại bác ngay vào đồn OF 50-51 khiến Việt Cộng phải rời khỏi khu vực phòng thủ và rút vào khu vực hãng dệt Vinatexco, sau đó lực lượng Nhảy Dù đã xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF và bao vây Cộng quân trốn vào hảng dệt. Trong trận này có 162 Việt Cộng bỏ thây. Một xe ủi đất đã được đem đến để đào một hố rộng để chôn họ.

Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Việt Cộng mưu toan đánh úp các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa đã không thành công trong đêm trước. Việt Cộng không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, họ hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư. Dân chúng thấy Việt Cộng đến đâu, đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.

Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong vì Việt Cộng núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội.

Cánh thứ hai với hai đại đội còn lại bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hãng dệt Vinatexco.

Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù từ Vũng Tàu được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng vòng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức đã tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đã chạm súng dữ dội với Việt Cộng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.

Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã cầm chân một đơn vị VC. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hãng dệt Vinatexco, nơi Việt Cộng đã bị TĐ8ND bao vây và dồn chúng vào khu vực nầy, quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Loa phóng thanh cũng kêu gọi toàn bộ lực lượng Việt Cộng trong khu vực này ra đầu hàng. Hãng dệt Vinatexco sau đó đã bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Quyết định oanh tạc được ban ra vì sợ Việt Cộng lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Sáng mồng 3 Tết ( 1/2/1968), tám tiểu đoàn tổng trừ bị đã có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:

- Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị.

- Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đi giải tỏa cổng xe lửa số 2 (Gia Định).

- Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng.

- Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Việt Cộng tại trại Cổ Loa.

- Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ.

- Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.

- Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo.

Cánh quân thứ hai của Việt Cộng mãi tới 7 giờ 05 sáng ngày mồng 2 Tết mới bắt đầu đánh vào cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Việt Cộng lọt được vào cổng nhưng chỉ bám vào khu trường Sinh Ngữ Quân Đội không tiến sâu vào trong được.

Đến 09 giờ 00, 2 ĐĐ/TĐ8 Nhảy Dù đến tăng cường Bộ Tổng Tham Mưu. Lực lượng này với một vài thiết giáp M-41 mở cuộc phản công ở cổng số 4. Việt Cộng nằm trong các công sự phòng thủ có sẵn, nấp theo các nhà cửa và từ các cao ốc tại đường Võ Di Nguy nối dài bắn vào khiến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không thể tiến được. Một chiến xa M-41 bị B-40 bắn cháy, một số chiến sĩ Nhảy Dù bị thương. Cả ngày mồng 2 Việt Cộng bám giữ khu cổng số 4.

Sáng ngày mồng 3 Tết, Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn Nhảy Dù điều động Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đến phối hợp với TĐ 8 Nhảy Dù đã hiện diện để thanh toán mục tiêu cổng số 4.

Trước cuộc phản công, các phi cơ trực thăng thay nhau xạ kích khu hành chánh của Đại Đội Tổng Hành Dinh, khu trường Sinh Ngữ Quân Đội, khu trường Tổng Quản Trị. Kế đó các đơn vị Nhảy Dù theo hướng từ cổng số 3 và cổng số 2 tiến lên. Trước hỏa lực mạnh mẽ của Nhảy Dù từ 2 mặt dàn rộng ra bắn vào, Việt Cộng phải mở đường máu rút ra phía rào trốn vào đường Võ Di Nguy. Cuộc hành quân này hoàn tất lúc 10 giờ sáng. Việt Cộng bỏ lại chiến địa 10 xác chết.

Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đã hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng võ trang đã phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Việt Cộng trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.

Trong ngày mồng 3 Tết, hoạt động của Việt Cộng trên toàn quốc có phần suy giảm tuy họ vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Saigon, Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Còn tại các nơi, các phần tử Việt Cộng thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.

Ngày 5/2/1968 Chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ đô và thanh toán địch.

Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó.

Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đã được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách) và chiến dịch nầy được chấm dứt vào ngày 17/2/1968.

1- Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Cuộc hành quân tảo thanh Việt Cộng tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Hòa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và Gò Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.

2- Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn "B", Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.

3- Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu C tương đối yên tỉnh. Trách nhiệm tảo thanh Việt Cộng được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dã Chiến phụ trách.Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.

4- Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng BCH/BĐQ) chỉ huy. Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực Bình Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực Bình Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8. Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D còn có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.

5- Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách phòng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.

Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M-41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đã có sẵn, tất cả các Phòng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.

6- Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách. Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Hòa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo còn có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở vòng ngoài thủ đô.

Ngày 6/2/1968 tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, lực lượng Nhảy Dù cũng chạm súng lẻ tẻ với Việt Cộng. Trận đáng kể nhất đã xảy ra tại Xóm Mới, Gò Vấp. Vào buổi trưa ngày 6 tháng 2/1968, Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù chạm súng mạnh với một tiểu đoàn Việt Cộng. Điạ điểm xảy ra trận đánh ở Trại Phù Đổng, một cây số về phía Đông Bắc trại Cổ Loa. Ở đầu trận đánh, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù đưa TĐ3ND và chi đội chiến xa mới được tăng phái dẫn đầu tiến thẳng vào khu Xóm Mới, đến khu Lạng Sơn và Xóm Dừa liền bị Việt Cộng chận đánh bằng các loại súng nặng như thượng liên, đại liên và B-40 khiến một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy và một chiến xa M-41 bị hư hại.

Lúc này trực thăng đến dùng rocket bắn yểm trợ, vì vậy quân đội chánh phủ lên tinh thần và ồ ạt tiến quân càng lúc càng bám sát đối phương. Việt Cộng vội vàng kéo cờ trắng đầu hàng, các binh sĩ Nhảy Dù ngưng nổ súng để đón rước. Việt Cộng lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không tiếp tục bắn, họ tháo chạy, nhưng vòng vây quân đội đã xiết chặt. Kết quả trận đánh gồm 120 Việt Cộng chết với 35 vũ khí bị tịch thu, phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa có 12 binh sĩ tử thương cùng 42 bị thương.

Vào ngày kế tiếp, Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù tiếp tục chạm địch mạnh tại vùng Thông Tây Hội phía Tây Bắc trại Cổ Loa. Tại đây có 60 Việt Cộng bị bắn hạ, 30 vũ khí đủ loại bị tịch thu.

Tại khu C, Việt Cộng chận bắn Đại Ðội 114 Nhảy Dù tại gốc đường Tổng Đốc Phương và Khổng Tử khi đơn vị này đến tăng cường cho khu D nhưng chúng bị tiêu diệt ngay.

Ngày 10 / 2/1968, tại đô thành Saigon - Chợ Lớn, quân đội VNCH tiếp tục mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven độ. Các lực lượng Việt Cộng lần lượt rút ra xa đô thành.



Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ trước ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 được xác nhận vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của họ được ước lượng trong thời gian TCK đến ngày 29/2/1968 là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:

18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến

4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần

12,400 chết: gồm các thành phần du kích

5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị

5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác

Như thế, chỉ trong vòng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đã bị tiêu diệt trong các cuộc phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số còn lại của VC tính cho đến ngày 29/2/1968 là: 110,600 cán binh tác chiến , 33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần , 62,200 quân du kích (riêng rẻ) , 79,000 cán bộ chính trị

Ngày 11/3/1968 Cuộc hành quân "Quyết Thắng." gồm Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn Tổng trừ bị đã tham dự tại năm tỉnh quanh thủ đô : Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương và Hậu Nghĩa.

Phía Việt Nam Cộng Hòa,có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát.

Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không thu hoạch như mong muốn vì chủ lực của Việt Cộng đã lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.

Các tin tức tình báo thu lượm được trong cuộc hành quân nầy cho biết phía CS đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới vào QLVNCH quanh Sàigòn Gia Định


Mặt Trận Quảng Trị.



Không ảnh thành phố Quảng Trị



Nhân dịp hưu chiến Tết Mậu Thân, Chiến Đoàn I ND do Trung Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy được dừng quân nghỉ ngơi. TĐ2ND và TĐ7ND đóng tại An-Lổ và Quảng Điền phiá Bắc Huế, TÐ5ND được đưa về Đà-Nẳng và TĐ9ND do Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhả làm Tiểu Đoàn Trưởng được đưa ra bố trí xung quanh thị trấn Quảng Trị. ĐĐ92 bảo vệ tuyến Đông Nam thành phố, ĐĐ94 bảo vệ làng Tri Bưu, ĐĐ 93 đóng dọc theo bờ sông Thạch Hản và ĐĐ 91 đóng chung với BCH Tiểu Đoàn tại Cầu Quảng Trị.

Ngày 30 Tết Chiến Đoàn Trưởng Lê-Quang Lưởng mật lệnh cho các đơn vị trưởng Nhảy Dù sẳn sàng chiến đấu vì VC sẽ tổng tấn công bất chấp lệnh hưu chiến. Các đơn vị Nhảy Dù chuẩn bị hầm hố cá nhân, sẳn sàng chiến đấu, trong khi các đơn vị Bộ-Binh, Điạ Phương Quân và Nghiả Quân trốn về nhà ăn Tết gần hết.

Ngày 30/1/1968 lúc 4.20 giờ sáng rạng mồng 2 Tết, trong lúc mọi ngươi còn đang say ngủ vì tối qua chè chén dã chiến trong ba ngày xuân nên có phần mệt mỏi, thì CSBV tung 2 Trung Đoàn 812 và Trung Đoàn 814 đồng loạt khai hoả tấn công vào thành phố Quảng Trị tại khắp mọi nơi.

Tiểu đoàn K4/812 chia làm 2 mủi tấn công vào mặt hướng Đông thành phố, muốn tấn chiếm tường thành phía trái và làng Tri Bưu. Từ một tuần trước , CSBV đã cho một đơn vị đặc công, mặc thường phục trà trộn với giáo dân để điều nghiên vị trí, địa thế và sinh hoạt trong khu vực xóm đạo mà mọi người trong giáo xứ không ngờ được. Đến khi Đại Đội 94ND đến đóng quân tại một khu trong giáo xứ, Cộng quân đã chú ý đến các cấp chỉ huy của ĐĐ94 nên khi tiếng súng nổ đầu tiên thì tất cả các Sỉ quan chỉ huy đều bị bất ngờ tấn công trước nên không kịp phản ứng.

Đại Đội 94 ND đóng quân quanh nhà thờ Tri Bưu đã bị công quân tấn công tràn ngập, Đại Uý Thừa ĐĐT, Cố vấn Mỷ, và các Tr/U Lê Phát Lộc, Nguyển Văn Hổ bị hy sinh ngày từ những giờ phút giao tranh đầu tiên. Chuẩn Úy Trần Ngọc Chỉ, một Trung Đội Trưởng điều động các binh sỉ chống trả quyết liệt, nhưng vì địch quân quá đông nên tìm cách hướng dẩn các binh sỉ còn lại rút lui ra ngoài.

Tiểu Đoàn K8/812 tấn công vào mặt Tây Bắc nhằm vào các đơn vị Bộ Binh và Địa Phương Quân & Nghỉa Quân nhằm chiếm lỉnh phần lảnh thổ phía Bắc Quảng Trị.

Tiểu đoàn K6/812 tấn công vào mặt phía Đông Nam dọc Quốc lộ I và đường rầy xe lửa nhằm tấn chiếm khu nhà thờ La Vang. Và Tiểu Đoàn K5/812 làm thành phần trừ bị, ém quân về phía Đông Nam thành phố.

Trong khi đó Trung đoàn 814 VC chuẩn bị tấn công vòng thứ nhì xa luân chiến từ phía Tây Bắc để đánh chiếm hoàn toàn thành phố và ngăn chận viện binh VNCH tái chiếm thị trấn.

Nhưng vì ảnh hưởng thời tiết ẩm ước và không thông thuộc đường sá nên một số đơn vị cộng quân đã không thi hành cùng giờ để mất yếu tố bất ngờ nên bị các đơn vị phòng thủ phản công quyết liệt .

Nhất là gặp các Đại Đội thuộc TĐ9Nhảy Dù đã chống trả dũng mảnh bao dàn ở cả 3 mặt Đông, Nam và phía Bắc. Phía trong Thành Đinh Công Tráng các đơn vị Bộ Binh, Địa Phương Quân và Cảnh Sát vững tinh thần chống trả nên địch quân không làm gì được.

Khi bình minh ló dạng, lực lượng TĐ9ND tung quân mở rộng vòng đai lục soát các vị trí giao tranh đêm qua bắt sống 10 tù binh, chúng toàn là trẻ con khoàng 16,17 tuổi nói giọng Quảng Bình và mặt mày đỏ gay vì uống thuốc “Hùng Binh” không sợ chết cuả Trung Cộng

8.00 giờ sáng Công quân cố gắng mở thêm mặt trận khác tấn công vào BCH Tiểu-Đoàn 9ND gần cầu sông Thạch Hản và ĐĐ91ND cạnh Quốc Lộ 1. Lực lượng ND phản công quyết liệt, BCH/Tiểu Đoàn điều động ĐĐ92ND trở về đánh bọc hậu phía sau đơn vị VC dọc theo QL1. Khi ĐĐ92ND từ Ngả Ba Long Hưng hướng về BCH Tiểu Đoàn qua khỏi nhà thờ La Vang thì chạm địch. Địch quân đông đảo cấp Tiểu Đoàn đã phục kích trong khu nghỉa địa bên trái QL1 tấn công vào đội hình di chuyển của ĐĐ92ND. Không chút nao núng, các chiến sỉ Nhảy Dù dàn đội hình tác chiến, hô xung phong vang rền tấn công trực diện vào thế trận của địch. Sau nhiều giờ giao tranh, trận chiến rất ác liệt đôi khi phải đánh “xáp lá cà” cộng quân bị thiệt hại nặng và rút lui, bỏ lại trận điạ nhiều xác chết và súng đạn.

Đến chiều ngày mồng 2 Tết tình hình quanh thành phố Quảng Trị hoàn toàn im tiếng súng. Công quân bị thiệt hại nặng nề và đại bại nên đã rút lui. Nhờ vậy thành phố Quảng Trị được yên ổn ăn Tết.

Ngày 1/2/1968 sáng ngày mồng Ba Tết, Thành phố Quảng Trị hoàn toàn yên tỉnh, dân chúng vui mừng tổ chức tuyên dương TĐ9ND đã bảo vệ làng xóm để dân chúng được an cư lạc nghiệp. Sau đó, ngày Mồng 5 Tết, TĐ9ND được trực thăng vận vào giải vây thành phố Huế.



Mặt Trận Huế
Lịch sử cố đô Huế



Tỉnh Thừa Thiên nằm giữa miền Trung VN, có diện tích 5054km2, với 10 quận từ phía bắc giáp ranh với tỉnh Quảng Trị là Phong Điền,Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Phía nam thành phố Huế là Hương Thủy, Phú Vang, Vinh Lộc, Phú Lộc, Phú Thứ, phía tây là Quận lỵ Nam Hòa. Tổng cộng có 73 Xã. Tỉnh lỵ là thành phố Huế có diện tích 380km2 với dân số khoảng 209.043 người. Huế có 3 quận đó là quận Hữu Ngạn, Tả Ngạn và quận Thành Nội.

Theo từ nguyên, Huế là do Hóa tên nôm của Thuận Hóa đọc trại ra nhưng đến nay vẫn chưa tìm được xuất xứ, Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.

Là cố đô của nhà Nguyễn (1802-1945), Huế mang nhiều sắc thái tiêu biểu cho dân tộc, nhân chứng của một chặng đường lịch sử, văn hóa, kiến trúc Việt Nam, nên trong hội nghị lần thứ 17 tại Catagenna, Columbia, tháng 12-1993, tổ chức UNESCO của LHQ, đã công nhận Huế là di sản văn hóa của nhân loại cần bảo tồn.

Huế, bao gồm những công trình kiến trúc lịch sử cung điện và lăng tẩm của các tiên vương nhà Nguyễn. Kinh thành Huế do vua Gia Long cho khởi công xây cất từ năm 1805 mãi tới năm 1838 đời vua Minh Mạng mới xong. Đây là một tòa thành hình vuông, mỗi cạnh 2.223m, bề cao 6,60m, chân thành có hào sâu 4m, phía Đông Nam bên bờ sông Hương nhìn về phía trước là núi Ngự Bình. Ngoại thành hướng bắc có pháo đài Mang Cá, ngoài ra còn có 10 cửa chính với những vọng lầu cao ngất, dùng để ra vàọ Tòa thành được kiến trúc độc đáo, từ kiểu cách của Pháp cho tới nghệ thuật xây cất Á Đông, biểu hiện nét hoành tráng, lộng lẫy nhưng không kém phần thơ mộng trang đài từ vách thành, vọng lầu, cửa ngọ môn.. cho tới đền đài cung các được chạm trổ, điêu khắc hài hòa trong cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu.


Từ năm 1366 Huế đã là thủ phủ của Đàng Trong, tức là hai Châu Ô, Rí do vua Chế Mân của Chiêm Thành, dâng cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, từ đó trở thành đất Thuận Hóa. Sau Tết Mậu Thân 1968, Huế chỉ còn là đống gạch vụn do VC và bọn Việt Gian tàn phá .

Ngoài ra Huế còn nhiều nét tiêu biểu khác như Chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, với trường Quốc Học cổ kính nằm cạnh bờ sông với hàng phượng vỹ nở rộ mỗi độ hè về, núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong, hồ Tĩnh Tâm sen nở ngút ngàn và Phú Văn Lâu trơ gan cùng tuế nguyệt.

Cuối năm 1966 không hiểu vì lý do gì, trại Lực Lượng Đặc Biệt Ashau được rút bỏ sau khi bị CS tràn ngập vào ngày 12/3/66, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngõ. Do đó CS lợi dụng cơ hội này chuyển vận một số lớn bộ đội và vũ khí để lập căn cứ và từ đây tấn công Huế năm 1968 với sự dẫn đường chỉ lối của đám Việt gian nằm vùng.Cũng vì lý do nầy mà Huế bị VC chiếm đóng lâu hơn các thành phố khác trong cuộc TCK tết Mậu-Thân.

Ngày 29/1/1968 Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh SĐ1 BB, cùng toàn thể quân nhân các cấp dự lể chào cờ đầu năm tại Phú Văn Lâu. Ngay sau đó ông được tin trong đêm giao thừa, VC đã tấn công vào Qui Nhơn, và Nha Trang. Lệnh cấm trại được ban hành tức khắc cho các đơn vị trực thuộc.

Ngày 30/1/1968 sáng mùng 2 Tết, lúc 2.00 sáng , CS bắt đầu pháo kích hằng trăm quả đạn vào BTL /SĐ1BB , BCH Tiểu Khu, Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa và Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh ở An Cựu. Sau đó quân CS bắt đầu xâm nhập và tấn công vào Huế bằng bằng hai cánh quân chính:

- Cánh thứ nhất là Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1, K2, K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BTL.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Đại Nội.


- Cánh thứ hai là Đoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ phía Nam, hữu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội tấn công các cơ sở hành chánh phía nam.

Ngoài ra còn có :

- Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 từ Đồng Xuyên, Mỷ Xá, dọc theo La-Vân Thượng chiếm cửa Đông Ba

- Một cánh khác mang tên Đường 12 từ Phú-Thứ, Đập Đá qua cầu Trường Tiền chiếm cửa Thượng Tứ.



Cũng nên biết Việt Cộng đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965, 1966, xâm nhập hoạt động móc nối dụ dỗ một số học sinh, sinh viên, quá nể nang các thầy giáo của mình mà phản bội lại VNCH. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho đám tàn binh phải cố thủ trong Đại Nội trong thực trạng bi thảm tuyệt vọng bởi các vòng vây của quân lực VNCH và sau ngày mùng 6 Tết có thêm sự tham chiến của Hoa Kỳ.

( Phụ trách công tác chính trị tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Đóạ. Ngoài ra còn có Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường Âm Nhạc Kịch Nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa lại còn bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài..

Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê Văn Hảo làm chủ tịch, Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó. Ngoài ra còn có cái gọi là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được Hà Nội nặn ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê Văn Hảo, tiến sĩ về nhân chủng học tại Đại Học Huế làm chủ tịch liên minh. Hảo trốn lính, năm 1953 qua Pháp du học và tiêm nhiễm chủ nghĩa cộng sản của Trần Văn Khê, Nguyễn Khắc Viện, nên vào các năm 1965, 1966 dù đang sống trong cảnh giàu sang, chức trọng nhưng vẫn táng tận lương tâm, theo các tên VC nằm vùng là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm gia nhập MTGPMN rồi ra bưng cuối tháng 12/1967).

Tính ra, ngay từ lúc khởi đầu, nhờ lợi dụng dịp hưu chiến nhiều đơn vị VNCH cho các quân nhân về nhà ăn Tết, nên VC đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chính, khu Đại Nội, chợ Đông Ba, các cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây.. lực lượng Cộng quân đã chiếm lỉnh hầu hết bên trong thành Nội, từ cổng thành cho đến các điểm cao kiên cố, chỉ còn một lỏm nhỏ Trại Mang Cá (BTL/SĐ1BB/Khu11CT), đang bị vây kín, nhờ các toán Tiền Trạm của Nhảy Dù trợ chiến chống giữ. Cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn do QLVNCH kiểm soát.

Trong lúc đó BCH/LĐIND do Trung Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy vừa được lịnh thay thế BCH/LĐ2 ND của Trung Tá Đào Văn Hùng vào ngày 27 Tết. TĐ2ND đóng tại Phong Điền (Sịa). TĐ7ND, sau 3 tháng hành quân trong vùng Phá Tam Giang trở ra, đáng lẻ được về Saigon dưỡng quân. nhưng trên đường di chuyển bằng xe ra phi trường Phú Bài, đến ngang cửa Chánh Tây, đã bị Bộ Tư lệnh SĐ1BB/Khu 11 CT, cho Quân Cảnh chận lại, trao công điện mang tay, cho lệnh trở ngược ra Phong Điền, tìm chỗ đóng quân chờ lệnh (29 tết), TĐ9ND ra trấn giữ Quảng Trị và TĐ5ND thay vì được về SG nghỉ ngơi lại phải di chuyển bằng đường bộ ra trấn thủ tại Đà Nẳng.

Sáng sớm ngày mồng 2 Tết (Ngày 30/1/1968), TĐ7ND, TĐ2ND cùng Chi Đoàn 7 Thiết Giáp được lệnh điều động gấp rút băng đồng gần 20 km từ vùng Phong Điền, phía Bắc sông Cổ Bi, về giải cứu cố đô Huê’.

Tiến dọc theo hai bên QL1 từ Bắc xuống Nam, TĐ2ND di chuyển bộ, lục soát phía Đông Quốc Lộ 1, TĐ7ND di chuyển phía Tây, giữa Quốc Lộ 1 và thiết lộ Xuyên Việt.

Xế trưa mồng 2 Tết, vừa qua khỏi thôn Hương Trà về hướng Nam, cách đầu cầu An Hoà khoảng 500m TĐ2ND chạm địch mạnh, giao tranh ác liệt với địch quân. Một Đại Đội Trưởng bị thương nặng, Đại Úy Nguyễn Hữu Nghi (Cố Thiếu Tá Nghi xuất thân Khóa 5 Trường BB Thủ Đức) Tiểu Đoàn Phó bị tử thương. TĐ2ND tạm dừng lại, đễ thanh toán lực lượng cộng sản chận viện tại đâỵ.

Trong khi đó, TĐ7ND được lệnh tiếp tục tiến nhanh về hướng Thành Nội Huê. Khoảng 2 giờ chiều, cánh quân đầu gồm 2 Đại Đội 72 và 73, do Đại Úy Lê Minh Ngọc (Tiểu Đoàn Phó) chỉ huy, bị lọt vào ổ độn thổ phục kích của cộng quân ngay bờ Bắc thôn An Hòạ. Cộng quân đã đào hố ém quân giữa đồng trống vừa gặt xong, đậy rơm lên, ngụy trang phủ kín, có hỏa lực đại liên từ bờ thôn An Hòa bắn ra yểm trợ. Đại đội 73 do Trung Úy Phạm Như Đà Lạc chỉ huy, bị tổn thất gần hết Trung Đội đi đầụ.Trung Úy Lê Phước Cương tử trận. Đại Đội 73 vẫn bám chặt trận tuyến trên phần đất giữa quốc lộ và thiết lộ. Đại Đội 72 đi trục phía Tây, do Đại Úy Tạ Văn Ngọc chỉ huy, cũng chạm địch nặng tại khu nghĩa trang An Hòạ. Đại Úy Tạ Văn Ngọc bị tử thương tại đâỵ. Cánh quân đầu của TĐ7ND phải tạm dừng lại tại phía Bắc thôn An Hòa để tái tổ chức đội ngũ.

Thiếu Tá Lê Văn Ngọc (Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7ND), từ phía sau gởi lên 2 chiếc thiết vận xa M.113, tăng cường hỏa lực cho cánh quân của TĐP Lê Minh Ngọc. Đến 5 giờ chiều, Đại Úy Lê Minh Ngọc điều động hai Đại Đội 72 và 73 dàn hàng ngang xung phong tấn chiếm thôn An Hòa, tiến đến chân thành nội, kiểm soát khoảng quốc lộ 1 bên ngoài cửa Chánh Tâỵ.

Trong trận chiến vừa qua, phía Nhảy Dù báo cáo có 131 thương vong trong số đó có 40 bị tử thương , 4 chiếc trong tổng số 12 Thiết Vận Xa bị bắn cháy. Về phía cộng quân có trên 250 bỏ xác tại trận, 5 tù binh và 96 vũ khí đủ loại bị tích thu.

Khi Bộ Chỉ Huy TĐ7ND theo sau, vừa tiến vào An Hòa, thì bị cộng quân từ phía câù Bạch Hổ pháo kích bằng nhiều loạt đạn súng cối 82 lỵ Thiếu Tá TĐT Lê văn Ngọc bị trọng thương. Các Trung Úy Nguyễn Lô, Nguyễn Trọng Nhi bị thương. Lệnh từ BTL/SĐ1BB trong Trại Mang Cá truyền ra, chỉ định Đại Úy Lê Minh Ngọc thay thế Thiếu Tá Lê Văn Ngọc, chỉ huy TĐ7ND, tiếp tục nhiệm vụ giải cứu Thành Nội Huế.

TĐ7ND gói ghém nhanh chóng thương tử binh, và điều động ĐĐ73 do Trung Úy Phạm Như Đà Lạc vượt lên trước, bám chặt theo bờ hào sâu, dọc theo chân Thành Nội tiến về hướng trại Mang Cá (Bộ Tư Lệnh SĐ1 Bộ Binh). Đại Đội 73 cho khinh binh len lỏi theo các hào sâu phá cửa hậu nhà xác, vào được bên trong thành, ngay doanh trại Đại Đội 1 Quân Y / SĐ1BB. Thương bệnh binh và nhân viên Quân Y tại đây bị cộng quân sát hại khá nhiềụ. TĐ7ND tiếp tục tiến về hướng Đông, chiếm các cao ốc vây quanh trại Mang Cá.

Cộng quân đang vây chặt Bộ Tư lệnh SĐ1BB, chỉ còn cách một sân cờ nhỏ, bị lực lượng Nhảy Dù đánh bọc phía sau lưng nên rối loạn đội hình bỏ chạy tán loạn làm bia cho các chiến sỉ mủ đỏ tác xạ. Khi tiến chiếm cao ốc sau cùng, Trung Úy Phạm Như Đà Lạc ĐĐT/ĐĐ73 lại bị thương nơi chân phảị.

Sau khi vượt qua được sân cờ trước Trung Tâm Hành Quân SĐ1BB, TĐ7ND là đơn vị đầu tiên, từ bên ngoài tiến vào, bắt tay được với Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, khuya mồng 2 rạng ngày mồng 3 Tết Mậu Thân ..

Ngày 31/1/1968, sau khi thanh toán xong lực lượng chận viện của cộng quân tại Hương Trà, sáng mồng 3 tết, TĐ2ND cũng nương theo cửa An Hòa được khai thông nhập thành, được lệnh tiến về hướng Đông, giải tỏa khu Gia Hội, cửa Đông Ba. Phần lớn Thành Nội Huế vẫn còn nằm trong tay cộng quân. Giao tranh khắp nơi khi lực lượng Nhảy Dù tiến vào, hoả lực cuả VC rất mạnh núp trong nhà dân, trong các công sự phòng thủ kiên cố của tòa cổ thành bắn ra, trong khi đó quân ta chiến đấu không có hỏa lực yểm trợ.

Ngày nầy lúc 2.00 giờ sáng, VC cũng pháo kích và tấn công vào pháo đội C3ND tại An Lổ nhưng bị đẩy lui; chỉ một binh sỉ bị thương nhẹ.

Giao thương binh, tử binh lại cho đơn vị Dù tiền trạm, nhận đạn dược và lương khô qua loa, TĐ7ND do Đại Úy Lê Minh Ngọc chỉ huy lại được lệnh xuất thành Mang Cá, chiếm khu hồ Tịnh Tâm, rồi tiến chiếm khu phi trường Tây Lộc. Pháo binh 105 ly từ Cây số17 (An Lổ) đã vừa mút tầm, vả lại không còn đạn nổ để yểm trợ. TĐ7ND yêu cầu tác xạ đạn khói, làm màn che, để tiến quân qua phi đạo, diệt khẩu đại bác không giật tại đây, đã làm tê liệt mọi di động trong trại Mang cá suốt mấy ngày quạ.

Trời mưa phùn, gió thật lạnh suốt mấy ngày tết. Phi trường nhỏ này được TĐ7ND chiếm lại vào lúc xế chiều ngày mồng 3 Tết Mậu Thân. Một điều đáng chú ý là từ ngày khởi đầu trận chiến, TĐ7ND đụng nặng ở An Hoà, và TĐ2ND đụng nặng ở Hương Trà, người bạn đồng minh của chúng ta vẫn ‘bình chân như vại’ án binh bất động không can thiệp. Năm ngày sau, tức là ngày mồng 6 Tết quân Mỹ mới nhào vộ, TQLC Mỹ mới bắt đầu tham chiến giải tỏa khu An Cựu (và chạm địch rất nặng tại nơi đây)

Sau khi làm cỏ Trung Đoàn Sông Lô của Cộng quân tới trưa ngày mồng 3 Tết, 2 TĐ2 & 7ND mới giải tỏa được từ cửa An Hòa đến cửa Tây và cửa Bắc Thành Nội Huế. Sau khi bàn giao phi trường Tây Lộc lại cho một đơn vị của SĐ1BB giữ phi trường.. Đại Úy Lê Minh Ngọc điều quân trở về Hồ Tịnh Tâm, giao thương binh, lấy đạn dược, và được lệnh trực chỉ tái chiếm Trường Nữ Trung Học Thành Nội, làm bàn đạp để xuất phát tái chiếm khu cao ốc thành Đại Nội (Hoàng Cung cũ). Trong ngày mồng 4 Tết, TĐ7ND đã tái chiếm xong khu vực Trường Nữ Trung Học Thành Nội.

Trại Mang Cá không có đủ đạn M.16 và M.79, nên những ngày sau đó, Các đơn vị Nhảy Dù đã xử dụng luôn cả các vũ khí tịch thu được của địch như tiểu liên AK-47, súng phóng lựu B-40, và luôn cả lương khô (bánh in Trung cộng) trong túi đeo lưng trên xác cộng quân ... Vì đã có 1 Đại Đội Trưởng tử thương và 2 Đại đội trưởng khác bị thương, nên đơn vị thiếu cán bộ chỉ huy, Đại Úy Lê Minh Ngọc chỉ định Trung Úy Vũ Đình Nguyên, y sĩ trưởng TĐ7ND kiêm nhiệm Đại Đội Trưởng Đại Đội 70 (Đại đội súng nặng).


Đêm Mồng 4 Tết, Trung đoàn 9 Cù Chính Lan, một đơn vị chính quy của CSBV vừa từ Bắc xâm nhập vào Nam, từ hướng cầu Bạch Hổ tăng cường xâm nhập vào thành nội, lấn chiếm lại khu phi trường Tây Lộc, vừa được TĐ7ND giải tỏa hôm trước. Buổi trưa, xe chỉ huy cuả Thiết Đoàn 7 KB bị trúng B40 gần Ty Cảnh Sát Huế, Trung Tá Phan Hửu Chí bị tử thương. Tại thành Mang Cá, VC cố gắng tấn công vào nhiều đợt và chiếm lại những nơi đã được Nhảy Dù giải tỏa.

Ngày mồng 5 Tết, 2/2/1968, TĐ9ND sau khi làm chủ tình hình tại Quảng Trị, được trực thăng vận đến Bệnh Viện Nguyển Tri Phương trong đồn Mang Cá vào sáng ngày mồng 5 tết. Vừa vào đến Thành Nội Huê’. Chiến Đoàn 1 ND cho lệnh TĐ9ND tiến ra tái chiếm lại phi trường thành nội lần nữạ. Từ thành Mang Cá, TĐ9ND xuất phát tái chiếm phi trường Tây Lộc.Lực lượng Nhảy Dù phải phá tường, leo cửa sổ để di chuyển từ nhà nầy sang nhà khác. Các ngả tư, cao ốc, các ngỏ hẻm đều có thượng liên VC chờ sẳn.

Sau khi tái chiếm phi trường Tây Lộc, TĐ9ND bàn giao phi trường nầy lại cho Trung đoàn 3 BB (vừa được trực thăng vận từ An Lỗ vào). Và TĐ9ND được lệnh tiến về phía Gia Hội, trợ chiến cho TĐ2ND giải tỏa khu Gia Hội Đông Ba .. Tại đây, cộng quân xích chân xạ thủ vào chân súng đại liên, kháng cự khá mạnh ..

Sáng ngày mồng 5 Tết, với 2 thiết vận xa tăng cường, TĐ7ND bắt đầu tấn công vào khu Đại Nội. Một chiếc M113 ủi sập một lổ tường để mở trục tiến quân, đã bị hỏa lực bên trong tập trung bắn cháy ngay tại chỗ. Chiếc còn lại được TĐ7ND xử dụng bắn triệt hạ các tổ quan sát và bắn tỉa của cộng quân, đặt trên các ngọn cây cao dọc bờ thành Đại Nộị.

Tấn công liên tiếp từ nhiều hướng khác nhau, TĐ7ND đã đột nhập được vào khu Đại Nội (Hoàng Cung cũ) sáng mồng 6 tết, và hoàn toàn làm chủ tình hình khu vực này vào buổi chiều cùng ngàỵ Ngày mồng 7 tết, TĐ7ND được lệnh tiến chiếm khu Phú Vân Lâu (nơi có dàn súng thần công cũ), và ngày mồng 8 tết, kiểm soát được bờ phía Bắc sông Hương, khu vực giữa cầu Bạch Hổ và cầu Tràng Tiền ..

Ngày 3/2/1968 ( mồng 6 Tết) tại cửa Chánh Tây, nhiều VC đội mủ cối, mang AK47,B40 qua lại canh gát trên bờ thành. Nhảy Dù phải chờ tối trời cho khinh binh lén leo lên tường dùng lưởi lê đánh cận chiến với địch chiếm được một góc thành làm đầu cầu rồi cho đơn vị ào-ạt tấn công, khiến địch trở tay không kịp. Sau 2 ngày giao tranh ác liệt, Nhảy Dù đã chiếm lại được cửa thành phiá Tây và giao lại cho SĐ1BB trấn giử. Lực lượng Nhảy Dù tiếp tục sang tái chiếm cửa Đông Ba.

Ngày nầy, phiá hửu ngạn sông Hương, lực lượng Mỷ mới bắt đầu tham chiến gởi TĐ2/5 TQLC, và một chi đoàn chiến xa hành quân giải toả quanh khu vực MACV và chiếm lại tòa nhà đại biểu chính phủ.

Ngày 5/2/1968 tại cửa Đông Ba, VC đặt thượng liên trên cửa thành rất kiên cố, TĐ2Nhảy Dù thử xung phong nhiều lần nhưng vô hiệu. Sau đó BCH Chiến đoàn Dù phải điều động pháo đội C/PBND bắn trực xạ dập tắc khẩu thượng liên cuả địch, các Binh sỉ ND vừa bắn vừa xung phong thật nhanh, chiếm lại được cửa thành Đông Ba. Xác tên xạ thủ đại liên của địch còn nằm trên súng , chân bị xiềng.

Ngày 7/2/1968 11.30 giờ VC tấn công vào TĐ 4/3 BB tại cửa chánh Tây, và cũng trong ngày nầy VC giật sập cầu Tràng Tiền. Ngày 8/2/1968 TĐ9ND được lệnh tiếp tục vượt qua Hồ Tịnh-Tâm để tái chiếm cửa Thượng Tứ (cửa thành hướng Nam đi thẳng vào Đại Nội ). Trận chiến ác liệt kéo dài cả hai tuần lể , các đơn vị thuộc Chiến Đoàn I Nhảy Dù sau khi đánh tan tác 2 Trung Đoàn Sông Lô và Cù Chính Lan của CSBV cũng đã bị thiệt hại nhiều.

Ngày 9/2/1968 phía Nam sông Hương, Lực lượng Hoa Kỳ đẩy lui VC ở các khu vực Khu Đại Học, sân vận động, Phú Cam và Nhà Ga., VC bỏ chạy về Nam Giao.

Tính đến ngày nầy, giao tranh với lực lượng Hoa Kỳ, VC có 934 chết tại chổ, 4 bị bắt, 307 súng các loại bị tịch thu. Hoa kỳ có 31 tử thương, 201 bị thương nặng, 80 bị thương nhẹ.

Ngày 10/2/1968 người ta bắt đầu thu lượm xác VC. Các lực lượng Điạ Phương Quân, phối hợp với các Khoá sinh TTHL Đống Đa tổ chức hành quân tảo thanh các khu vực đã được giải toả.

Ngày 12/2/1968 Chiến Đoàn A TQLC bắt đầu được không vận đến Huế để thay thế Chiến Đoàn 1 Dù để triển khai một cuộc hành quân càn quét các tên VC năm vùng còn sót lại.

18.00 giờ một đơn vị TQLC Hoa Kỳ băng qua sông Hương cập bến Bao Vinh vào cổng sau Thành Nội.

Ngày 13/2/1968 TQLC Hoa Ky tiếp tục đổ bộ vào Thành Nội tăng cường cho QLVNCH. Trong khi đó Pháo binh và phi cơ oanh kích dử dội vùng Lai Chữ, nơi đặt BCH cuả VC.

Vào ngày 15/5, có lệnh từ BTL/SD1BB/Khu11CT cho toàn bộ Trung Đoàn 3 BB từ An Lổ di chuyển vào Thành Nội thay thế vị trí CĐ1ND, để lực lượng Nhảy Dù được trả về cho Bộ TTM nhận nhiệm vụ mới.. TĐ7ND được lệnh từ Chiến Đoàn 1 ND vượt qua bờ Nam sông Hương.(vì Cầu Tràng Tiền đã bị cộng quân giật sập 1 nhịp) lục soát an ninh khu này, để CĐ1ND chuẩn bị di chuyển bằng xe đến phi trường Phú Bài, trở về hậu cứ ở Saigon.

Tình hình tại bờ nam Sông Hương từ khu Phú Cam ra Phú Bài chưa được an ninh hoàn toàn. TD7ND đã chứng kiến cảnh chiến trường tan hoang nơi đây, với chó gặm xác VC, với xe tăng M.41 và M.48 của Mỹ bị cháy .. quân trang quân dụng vất bừa bải, dân chúng hồi cư “khóc như ri”.. cho hay VC trói dân từng chùm 20 người bằng dây điện thoại, bịt mắt dắt xuống hướng Phú Thứ chôn sống tập thể .. (Cộng sản bắt đi những thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 đem giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn hoặc đập đầu bằng cuốc xẻng, báng súng. Các xác đó đã bị vùi xuống khe)

Đặc biệt tại khu An Cựu này, TĐ7ND cũng đã giải cứu được Linh Mục Tuyên Úy Nhảy Dù Vũ Ngọc Đáng, đang mặc thường phục lẩn trốn trong dân chúng !

Sau 3 tuần lễ giao tranh đẫm máu dưới thời tiết lạnh lẻo rét mướt để giải tỏa cố đô Huế, CĐ1ND được các đơn vị bạn thay thế. Ngày 21/2/1968, toàn bộ các đơn vị Nhảy Dù lần lượt được không vận về Sài Gòn để nhận nhiệm vụ mới..

Ngày 19/2, Chiến Đoàn A TQLC mở chiến dịch Sóng Thần 739/68. Ngày 22/2 hai tiểu đoàn 21 và 39 BĐQ được tăng cường tại Huế và VC cũng bắt đầu tháo chạy.


Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Tính chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tết ( 30/1 ) đến 22/2/1968 mới được Biệt Động Quân giải tỏa, bởi vậy giặc cộng và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tội một cách man rợ không thể tưởng tượng nổi đối với người đồng chủng chỉ vì đã không theo họ. (Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được các”mồ tập thể”, có nơi tới hàng ngàn xác, hoặc vài ba trăm xác và có những xác bị chôn còn bị xiềng xích. Sau tết Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân kê khai số người chết và mất tích lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người )

Ngày 25/2/1968 chiến cuộc chấm dứt tại Huế với đổ nát, điêu tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường sá gần như tử địa với xác người nằm la liệt đã sình thối. Tất cả chỉ còn là sự tàn nhẫn, thê lương, từ bàn tay đẫm máu của VC và bọn Việt gian mang đủ loại mặt nạ gây nên.

Mặt Trận Khe Sanh

Hành Quân Lam Sơn 207A (Pegasus ) từ 1/4 đến 12/4/1968



Bản đồ vùng Khe Sanh của Trần Đổ Cẩm



Căn cứ Khe Sanh tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dảy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của Sông Quảng Trị. Phía Bắc và Tây Bắc có 4 ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào-Việt chừng 2 cây số trên đường số 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào-Việt tới tận Savannakhet bên Lào. Vì Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây dựng đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng Quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc Việt Nam Cộng Hòa.


Về phương diện hành chánh,Khe Sanh thuộc quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với quận đường đặt gần làng Khe Sanh. Về mặt quân sự, Chi Khu Hướng Hóa do một Đại Úy chỉ huy, gồm chừng một đại đội Địa Phương Quân (ÐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) cùng một số cảnh sát. Thông thường có thêm một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh tăng phái hoạt động trong vùng cùng một Pháo Đội 105 ly (-) với 2 khẩu đặt tại sân bay Khe Sanh và 2 khẩu đặt tại Làng Vei. Sau này, vì tình hình an ninh không đuợc khả quan nên Quận Hướng Hóa được di chuyển về vùng Cùa gần căn cứ Mai Lộc.

Về dân cư, vì là vùng đồi núi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt nên chỉ có chừng trên ngàn người Việt cư ngụ, đa số là thân nhân và gia đình nhân viên, binh sĩ phục vụ tại chi khu Hướng Hóa. Sắc tộc thiểu số Bru đông hơn, tổng cộng chừng 50,000 người sống rải rác trên các đồi, núí dọc biên giới Lào, nhưng qui tụ khá đông đảo tại hai làng Khe Sanh và Làng Vei dọc đường số 9. Cũng như những sắc dân thiểu số khác như Rhadê, Hrê v.v..., giống Bru thuộc chủng loại Mã Lai-Polynesia nên đen đúa và khá lực lưỡng.

Tuy đường số 9 chỉ là một trục giao thông nhỏ, coi như bị bỏ hoang từ lâu, nhưng khu vực này lại là một chiến trường quan trọng, nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn. Lý do vì con đường này dẫn sang Lào, giao tiếp với đường mòn HCM, lại nằm trong vùng đồi nuí hiểm trở nên rất thuận tiện cho quân Bắc Việt đưa người và vũ khí xâm nhập các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Để ngăn chận đối phương, người Mỹ đã lập hàng rào điện tử McNamara theo hình vòng cung dọc theo mặt Bắc đường số 9, hướng Đông kéo dài từ Cửa Việt sát biển tới Khe Sanh gần biên giới Lào. Như vậy, Khe Sanh là điểm cực Tây của hàng rào Mc Namara nằm trong phần đất Việt Nam, giữ nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo kỹ thuật và chiến lược của quân lực Mỹ nhắm vào các hoạt động di chuyển, xâm nhập của các đại đoàn chính quy CSBV cơ động sát vùng Bắc Vĩ Tuyến 17 và phía Tây biên giới Việt Lào cũng như trên lãnh thổ Lào. Thủy quân lục chiến Mỹ có 3 Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 đóng quân trong căn cứ Khe Sanh . Đó là các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và Tiểu Đoàn 13 Cơ giới cùng một đơn vị Tình Báo chiến lược.

19/1/1968 Một đơn vị TQLC Mỹ tảo thanh vùng đồi 881 Bắc đã đụng độ dữ dội với cộng quân. Chiều ngày hôm sau một Trung Úy CSBV đại đội trưởng pháo đội 14 phòng không thuộc trung đoàn 95/SĐ325 về đầu thú, và tiết lộ kế hoạch tấn công căn cứ Khe Sanh.

20/1/1968 Đúng như lời tiết lộ, nửa đêm hôm đó sau nửa giờ pháo kích, Cộng quân bắt đầu tấn công vào căn cứ. Lực lượng trú phòng phản công và đẩy lui cuộc tấn công nầy, một binh sỉ TQLC bị tử thương, công quân bỏ lại 47 xác.

21/1/1968 Sáng ngày, căn cứ bị pháo dữ dội hằng ngàn quả đạn, kho bom dự trử bị nổ tung, nhiều phi cơ trực thăng bị hư hại, đài kiểm lưu bất khiển dụng, nhiều dụng cụ quan trắc khí tượng bị hư hỏng… Tình hình trở nên vô cùng nghiêm trọng.

22/1/1968 Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Mỹ được trực thăng vận đến tăng viện.

25/1/1968 Thiếu Tướng J.J.Tolson, Tư lệnh Sư Đoàn 1 KBKV, chuẩn bị tổ chức một cuộc hành quân để giải tỏa căn cứ Khe Sanh.

27/1/1968 Tiểu Đoàn 37BĐQ-VNCH được không vận đến để tăng viện thành 5 tiểu đoàn họp thành lực lượng phòng thủ căn cứ. TĐT/TĐ37BĐQ là Đại Úy Hoàng Phổ.

Trong khi đó tin tức tình báo ghi nhận SĐ325 CSBV đang hiện diện quanh quẩn tại phía Bắc đồi 881 Bắc. SĐ304 từ Lào cũng đã xâm nhập vào VN và hiện đang có mặt tại phía Tây-Nam của Khe Sanh. Một Trung Đoàn của SĐ324CSBV cũng được phát giác tại khu phi quân sự cách Khe Sanh chừng 24 km. SĐ320CSBV đang ở phía Bắc căn cứ Rockpile, cũng có thể tiếp ứng cho mặt trận Khe Sanh. Thêm vào đó hai Trung đoàn pháo 68 và 164 cũng được tăng cường cho hai SĐ325 và SĐ 304.

5/2/1968 Từ ngày nầy ( mồng 7 Tết) Cộng quân bắt đầu liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh vòng đai căn cứ chiến lược Khe Sanh. Lực lượng trú phòng đã phản công chống trả quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch quân.

9/2/1968 một tiểu đoàn CSBV thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 tấn công đồi 64 do Đại Đội A/1/9 TQLC trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng đồi 64 và tác xạ. Một lực lượng TQLC khác được gởi đến tiếp viện. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.

Sau trận đánh ở Đồi 64 nầy, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần.

21/2/1968 Khoảng 1 Đại Đội cộng quân tấn công vào phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ

23/2/1968 Hai ngày sau, quân CSBV tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh. Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.

29/2/1968, 9giờ 30 tối, một tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của TĐ37 Biệt Động Quân VNCH. Sau một màn pháo kích dọn đường, và ba lần biển-người xung phong, CSBV cũng không phá được phòng tuyến thép. Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấụ Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏạ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân đã chống trã mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, kiểm điểm tình hình chiến trận họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địạ

Sau nhiều ngày thảo luận tình hình chiến sự, sau cùng Tướng Westmoreland chấp thuận kế hoạch hành quân giải vây Khe Sanh. Hành quân mang tên Pegasus về phía Mỹ và về phía VNCH nằm trong kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 207A. Cả hai cuộc hành quân đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng J.J. Tolson.Lực lượng tham dự hành quân gồm có :

1/ Lữ Đoàn 1 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.F. Stannard.

2/ Lử Đoàn 2 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.C. Mc Donough.

3/ Lữ Đoàn 3 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá H.S.Campbell.

4/ Trung Đoàn 26 TQLC với Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá D.E. Lownds

5/ Trung đoàn 1 TQLC.

6/ Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù –VNCH gồm 3 Tiểu Đoàn dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Khoa Nam.

Tiểu Đoàn 3 ND – TĐT là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch.

Tiểu Đoàn 6 ND – TĐT là Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước.

Tiểu Đoàn 8 ND – TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ.

Bộ Tư Lệnh hành quân đóng tại căn cứ Stud gần Cà Lu. Quân số tham chiến lên đến khoảng 20,000 người với sự yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo binh.

25/3/1968 Thiết Đoàn 1/9 KBKV dưới quyền chỉ huy của Trung Tá R.W.Diller sử dụng trực thăng trinh sát dọc theo QL 9 hướng về Khe Sanh để thu thập tin tức về địch quân, xác định các vị trí bải đáp trực thăng đồng thời tiêu diệt các ổ phòng không của địch.

30/3/1968 Sáng ngày, SĐ3TQLC Mỹ phối họp với SĐ1BB-VNCH hành quân nghi binh tại vùng Côn Thiện và Gio Linh. Lực lượng của Mỹ hơp thành lực lượng Đặc Nhiệm Kilo trong khi cánh quân SĐ1BB VNCH nằm trong kế hoạch Lam Sơn 203. Cuộc hành quân chấm dứt lúc trưa ngày 1/5/1968. chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể.

1/4/1968 Cuộc hành quân chính thức khai diển. Hai Tiểu Đoàn 2/1 và 1/3 TQLC Mỹ từ Cà-Lu tiến dọc hai bên đường QL9 hướng về Khe Sanh để bảo vệ cho TĐ11Công Binh tu sửa lại con đường nầy.Trong khi đó 3 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3KBKV được trực thăng vận đổ xuống các bải đáp phía trước cách Khe Sanh khoảng 5 dậm.

2/4/1968 Liên tiếp 2 ngày, hai Lữ đoàn 2 và 1 KBKV được thả xuống phía Nam căn cứ Khe Sanh và đường số 9 trong khu vực đồn điền của người Pháp khi xưa.

4/4/1968 Các Tiểu Đoàn 3, 6 và 8ND thuộc LĐ3ND-VNCH được thả xuống khu vực phía Tây và Tây Nam căn cứ Khe Sanh. ( bên ngoài và phía sau vị trí của địch quân đang bao vây căn cứ.) để chận đường lui binh của địch.

Sau khi được thả xuống bải đáp, TĐ1/5KBKV hướng về mục tiêu đồn Pháp cũ, đã đụng độ với một Tiểu Đoàn cộng quân đang cố thủ tại đây,TĐ1/5KBKV bị thiệt hại nặng, Trung Tá Runkle Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương . TĐ2/5KBKV được lịnh vào thay thế nhưng cộng quân đã rút lui.

Trong khi đó, các đơn vị phòng thủ bên trong căn cứ Khe Sanh, TĐ1/9TQLC cũng bắt đầu tấn công ra về phía Nam để chiếm lại ngọn đồi 471 theo chiến thuật gộng kềm, ép đơn vị Tiểu Đoàn 7 Trung Đoàn 66 địch quân vào giửa. Cộng quân cố thoát ra khỏi vòng vây nhưng với hoả lực hùng hậu của các đơn vị tham chiến, Công quân phải rút chạy và bỏ lại chiến trường 148 xác.

6/4/1968 Các đơn vi KBKV đã bắt tay được với TQLC bên trong căn cứ tại đồi 471.Sau đó TĐ 1/9 TQLC bắt đầu càn quét khu vực chung quanh căn cứ khởi đi từ ngọn đồi 552 rồi đến đồi 681. không gặp một kháng cự nào của địch.



Bản đồ khu giới tuyến và QL 9 của Trần Đổ Cẩm

Cùng lúc đó về mặt Bắc, TĐ2/26TQLC cũng tiến ra ngọn đồi 558. Mủi tiến quân nầy gập sự chống trả mạnh mẽ của công quân; trận chiến phải mất hết 2 ngày mới bứng hết các ổ kháng cự.

7/4/1968 Trong khi tiến về Khe Sanh dọc theo QL9 , TĐ2/7KBKV đã chạm địch mạnh tại địa điểm chỉ cách Khe Sanh chừng 2 dậm. Để 3 Đại Đội cầm chân địch quân ở mặt trận chính, Đại Đội thứ tư lòn ra sau bọc hậu, mới
đánh bật được Cộng quân ra khỏi các công sự phòng thủ.



Map 14: Relief of Khe Sanh Operation Pegasus (Schematic No.4)



Cũng trong ngày nầy các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam đã chạm địch, Sau khi đáp xuống vị trí đã định Lữ Đoàn Trưởng cho lệnh các đơn vị trực thuộc mở rộng đội hình hàng ngang tiến vào phía căn cứ , xiết chặc vòng vây. Khi biết có lính Dù VN tăng cường, binh sỉ TQLC bên trong căn cứ lên tinh thần, khi lực lượng Dù chạm địch, bên trong căn cứ cũng bắn ra dữ dội. Do đó địch quân bị kẹt giữa hai lằn đạn, vì quá gần trong khoảng cách không quá 200m, biết không thể tiến cũng không thể thoát được, địch quân gọi pháo tác xạ vào ngay đội hình của chúng nên bị chết rất nhiều, một số bị bắt sống, bên ta cũng bị tổn thương khá cao. Đại Đội 33ND là tổn thất nặng nhất Đại Úy Nguyễn Đức Cần, ĐĐT cùng 2 Chuẩn Úy Trung Đội Trưởng bị tử thương. Một Thiếu Úy Trung Đội Trưởng bị thương. chỉ còn một Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Trương Văn Dũng không bị thương tích.

Ngày 8/4/1968 Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải toả sau 77 ngày bị cộng quân vây hảm , các đơn vị tham chiến tung quân càn quét các khu vực xung quanh, chỉ một vài cuộc đụng độ lẻ tẻ quanh ngọn đồi 881 Bắc.

Tổng kết thiệt hại về phía đồng minh 41 Bộ Binh Mỹ, 51 TQLC Mỹ và 34 quân nhân VNCH bị tử trận, đổi lại 1304 quân CSBV bỏ xác tại trận và 21 tù binh.

Cuộc hành quân Lam Sơn 207 A chính thức kết thúc vào ngày 15/4/1968 Lữ Đoàn 3ND được đưa về Huế để tham dự một cuộc hành quân mới chiếm lại thung lủng A Shau.

Sau này, có người nhận xét cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Người khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

Nhưng lịch sử đã đổi chiều không phải của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.



Tài liệu tham khảo:

- Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet NamWar.

- Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.

- Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998

- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975

- Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.

- Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.

- A-Shau valley của Thomas Pilsch trên trang Web: cc.gatech.edu/fac/Thomas.Pilsch/airops/Ashau.html.

- The Battle of Ashau Valley trên trang Web : army.mil/cmh-pg/books/Vietnam/northern/nprovinces-ch6.htm#ashau.
Mặt Trận A-Shau

Hành Quân Lam Sơn 216 ( Delaware )

Thung lủng A-Shau 19/4/1968 – 17/5/1968

Bản đồ Thung lủng A Shau

Lực lượng bạn :

- Lữ Đoàn 3 / SĐ1KBKV Hoa Kỳ .
- SĐ23 Bộ Binh Hoa Kỳ.
- Lữ Đoàn 1/101 Nhảy Dù Hoa Kỳ.

- Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù VNCH.

Lực lượng địch :

- SĐ324B CSBV.

- SĐ325 CSBV



Thung lũng A-Shau (còn gọi là An Hậu) cách biên giới Việt Lào khoảng 3 km, cách thành phố Huế hơn 40 km về phía Tây-Nam. Địa thế tại vùng này rất hiểm trở, mây mù bao phủ quanh năm, hạn chế tầm quan sát của phi cơ khi muốn thám sát trục lộ chuyển quân và vũ khí của Cộng quân. Năm 1966, Bắc Việt đánh chiếm thung lũng này sau khi tấn công tiền đồn biên phòng của Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Mỹ tại đây. Do không đủ quân số để chiếm lại đồn này, nên Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Vùng 1 và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã cho các đơn vị trú phòng triệt thoái. Sau đó, Cộng quân đã khởi sự xây dựng căn cứ địa để tập trung các đơn vị Cộng Sản từ Bắc xâm nhập vào khu vực phía Tây tỉnh Thừa Thiên.

Ngày 11 tháng 4 năm 1968, liên quân Việt-Mỹ tại Vùng 1 Chiến Thuật khởi động cuộc hành quân hỗn hợp mang tên Delaware (phía Hoa Kỳ) và Lam Sơn 216 (phía VNCH) vào ngày 19/4/1966 chỉ 4 ngày sau Lam Sơn 207A giải tỏa căn cứ Khe Sanh, nhằm tảo thanh các đơn vị Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại thung lũng này và để tái chiếm tiền đồn A-Shau. Nơi mà Công quân dùng làm căn cứ tiếp vận quan trọng phát xuất các cuộc tấn công vào Huế.

Lực lượng tham chiến gồm Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù VNCH với 3 Tiểu Đoàn 3, 6 & 8ND và hai lữ đoàn thuộc Quân Ðoàn 24 Hoa Kỳ. Lực lượng này triển khai đội hình trên một khu vực 60 km-vuông. Giao tranh diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Việt-Mỹ và các trung đoàn Cộng Sản thuộc Sư Ðoàn 324B và SĐ325 CS Bắc Việt.



Diển Tiến :

19/4/1968 Sáng sớm, các pháo đài B52 trải thảm trên các vị trí của cộng quân và sau đó pháo binh tác xạ liên tục vào các vị trí phòng không của địch. Sau đó hàng đoàn 200 trực thăng thả Lữ Đoàn 3 KBKV và Trung Đoàn 327Bộ Binh vào thung lủng A-Shau dọc theo con đường 548. Tuy nhiên, phòng không của địch vẫn còn dầy đặc bắn vào các trực thăng chuyển quân.

Từ hướng Đông, Lữ Đoàn 1/SĐ101Nhảy Dù Hoa Kỳ bắt đầu tiến dọc theo Tỉnh lộ 547 tiến về hướng Tây của thung lủng A-Shau tới giao điểm với đường 547A.. Trong khi đó Tiểu Đoàn 1, của Trung Đoàn 327BB càn quét dọc theo con đường 547A và làm an ninh bải đáp.

20/4/1968 Các Tiểu Đoàn 1/7 và 5/7 KBKV được thả xuống vùng hành quân tiếp tục càn quét về phía Bắc của thung lủng để chận đường lui quân của địch sang Lào.

10.00 giờ sáng ,TĐ6ND-VN tiếp theo là các đơn vị thuôc LĐ3ND-VN được thả xuống bải đáp do TĐ1/327 giữ an ninh và sau khi di chuyển khỏi landing zone thì bắt đầu giao tranh ác liệt với các đơn vị cộng quân.

21/4/1968 Các cuộc giao tranh tiếp tục ác liệt, các đơn vị hành quân khám phá một khu bảo trì các cơ giới của địch quân gồm cả xe ủi đất do Liên Xô chế tạo còn đang hoạt động.

Tiểu đoàn 2/502 Bộ Binh Hoa Kỳ được gởi đến tăng viện cho khu vực giao tranh của LĐ3ND-VN và Tiểu Đoàn 1/327.

22/4/1968 Thời tiết ngày nầy tốt đẹp, các phi cơ tham chiến yểm trơ cho quân bạn. Các cánh quân bắt đầu tấn chiếm khu phi đạo của A-Lươi và khu trung tâm của thung lủng.

24/4/1968 Tiểu đoàn 2/8 KBKV tiến chiếm bải đáp phía đầu phi đạo khoảng 2 km. và các đơn vị LĐ1KBKV lục soát mở rộng vòng đai xung quanh.

Ở phía Nam của phi đạo, lực lượng hành quân đã bắt gập những hệ thống truyền tin và đài phát thanh gồm những trang thiết bị tân tiến đồng thời khám phá ra nhiều kho quân dụng, súng phòng không 37 mm, xe molotova... Cuộc hành quân nầy cày nát kho tiếp liệu CS trong thung lủng A-Shau.

Những ngày sau cùng của tháng 4, LĐ3ND-VN giúp khai triển an ninh khu vực thung lủng sông Rao Nho, dọc con đường 547 và 547A để đơn vi bạn xây dựng lại những căn cứ như A-Lưới, A-Shau và Tà-Bạt.

Trong suốt 21 ngày của cuộc hành quân, pháo đài B-52 dội xuống thung lũng A-Shau hơn 1,000 tấn bom. Tổng kết sau 3 tuần giao tranh, phía Bắc Việt có 850 cán binh tử thương, 2 bị bắt, 598 vũ khí cá nhân, 37 súng cộng đồng và 5 xe molotova còn tốt bị tịch thu, 2 chiếc thiết giáp xa bị phá hủy cùng nhiều tấn quân dụng, thực phẩm, thuốc men.

Phía liên quân Việt-Mỹ có 82 tử thương, 442 bị thương, 20 trực thăng bị bắn rớt hoặc trúng đạn hư hại. Sau đó LĐ3ND được không vận về Sài Gòn để tham dự hành quân giải tỏa Thủ Đô trong cuộc TCK đợt hai



Tài liệu tham khảo:

- Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet NamWar.

- Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.

- Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998

- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975

- Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.

- Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.

- A-Shau valley của Thomas Pilsch trên trang Web: cc.gatech.edu/fac/Thomas.Pilsch/airops/Ashau.html.

- The Battle of Ashau Valley trên trang Web : army.mil/cmh-pg/books/Vietnam/northern/nprovinces-ch6.htm#ashau.


Tổng Công Kích Mậu Thân đợt 2

( Từ ngày 5/5/1968 )

Sau khi thất bại qua đợt tấn công đầu vào dịp Tết, Việt Cộng vẫn không từ bỏ kế hoạch “tổng công kích, tổng nổi dậy” của chúng. VC nghĩ rằng một đợt tấn công thứ hai sẽ có thể lôi kéo dân chúng Miền Nam nổi dậy. Họ đã đánh giá sai dân tình miền Nam. Họ vẫn không hiểu được rằng dân miền Nam được sống trong một xã hội tuy chưa hoàn hảo nhưng tương đối tự do và chưa bao giờ thực sự tin theo VC.

Ðợt tấn công Mậu Thân 2, khởi đầu từ ngày 5 Tháng Năm, 1968. Trong đợt này VC tập trung nỗ lực vào những khu đông dân cư, lựa chọn những địa thế khó xoay trở cho ta, chúng đồng loạt xâm nhập và bắn phá tại đô thị, những khu nghèo đông dân cư, nhà cửa chen chúc và đường hẻm chằng chịt khiến cho việc lưu thông hằng ngày và công tác cứu hỏa rất giới hạn và khó khăn.

Song song với các tin tức tình báo QLVNCH thu nhặt được qua cuộc hành quân Quyết Thắng, ngày 10 /4/1968 Thượng tá Việt Cộng tên Tám Hà về hồi chánh tiết lộ tin tức Việt Cộng đang chuẩn bị tấn công thủ đô Saigon, Chợ Lớn và Gia Định gồm khoảng chừng trên 10,000 cán binh Việt Cộng vào ngày 22 tháng 4/1968. Nhưng có thể vì lý do nào đó đã chậm lại. Lực lượng tấn công của Việt Cộng gồm 2 trung đoàn thuộc Công Trường (CT) 9, hai trung đoàn thuộc Công Trường 5 và được tăng cường thêm chừng hai trung đoàn địa phương gồm các Trung Đoàn 165 và Trung Đoàn Đồng Tháp.

Ngày 3/5/1968 Hoa Kỳ và Hà Nội đồng ý chọn Paris làm địa điểm hội nghị hòa bình và ngày khởi sự sẽ bắt đầu vào ngày 10/5. Do đó Chỉ 24 giờ sau khi tin Hoa Kỳ và Bắc Việt thảo luận họp nhau ở Paris được tung ra là Việt Cộng đã mở cuộc tấn công vào Saigon . Ngày 4/5/1968 một tiếng nổ rất to do Việt Cộng gây ra ở gần đài vô-tuyến truyền hình tại Saigon. Khoảng 60 kg chất nổ TNT được dấu trên xe taxi. Lúc 13 giờ trưa, chiếc taxi bùng nổ gây cho 3 người chết và khoảng 30 người khác bị thương. Một căn nhà ở gần đài truyền hình cũng bị sập đổ. Người ta cho rằng tiếng nổ này là một hiệu lệnh của Việt Cộng phát động cho cán binh của họ mở cuôc tấn công vào thủ đô Saigon và vùng phụ cận để yểm trợ cho mục tiêu chính trị mà chúng đã lựa chọn..

Cuộc tấn công này phát xuất lúc 03 giờ 10 ngày 5 tháng 5/1968. Lúc đầu, Việt Cộng bắn những loạt trọng pháo loạn xạ bưà bãi vào thành phố. Sau đó các đơn vị võ trang của họ xuất hiện tại nhiều nơi. Tuy cuộc tấn công được khai diễn trên toàn quốc bằng hỏa lực pháo kích, nhưng mục đích thật sự là Cộng quân muốn chỉa mũi dùi bộ-chiến vào thủ đô Saigon. Khoảng 2 giờ sáng ngày 5/5 một Tiểu đội Ðặc công VC đã xâm nhập gần các đường Cô Giang-Cô Bắc. Chúng xuất hiện rải truyền đơn và tuyên truyền sách động đồng bào tại các khu chợ Cầu Muối, Cầu Kho, khu Ðề Thám-Bùi Viện.

Tiếng súng VC cũng đồng loạt tấn công ở một vài nơi khác. Quận Tư vùng Khánh Hội, Quận 5 khu Trần Nhân Tôn, Quận 3 khu Chùa Bà Lớn gần đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Nhất khu Phan Ðình Phùng-Nguyễn Bỉnh Khiêm gần Ðài phát thanh, Gò Vấp Kho Quân Cụ, khu Phú Thọ Hòa vùng Gia Ðịnh đồng loạt bị VC tấn công. Vài nơi tại vùng Khánh Hội và Chợ lớn đã bắt đầu bốc cháy.Các lực lượng võ trang Việt Cộng cũng lọt được vào một vài vùng ven đô. Sau đó lần lượt chúng bị tiêu diệt và đẩy lui ra khỏi thành phố.(ngày 12/5/1968)

Kết quả từ 4 giờ sáng ngày 5 tháng 5/1968 đến 18 giờ chiều, trong 8 quận đô thành lực lượng chánh phủ đã hạ được 32 Việt Cộng, bắt sống 25 và tịch thu 70 vũ khí đủ loại. Về phía Cảnh Sát Dã Chiến có 6 người tử thương.

Ngày 6/ 5/1968 Việt Cộng lại mở thêm mặt trận ngã tư Bảy Hiền. một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. Vào lúc 8 giờ 30 sáng, các khu trục cơ A-1 Skyraider được gởi đến thi nhau dội bom vào khu nghĩa địa.

Thời gian nầy, TĐ7ND đang bổ sung quân số, và huấn luyện tại chỗ trong hậu cứ, gần núi Bửu Sơn Biên Hòạ . Vào khoảng gần trưa, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được điều động bằng xe, từ Biên Hòa về tiếp cứu Biệt Khu Thủ Đô

Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù khởi sự xuất phát từ Ngả Tư Bảy Hiền, chia làm 2 cánh,, từ cuối đường Lê văn Duyệt tấn công vào khu nghỉa địa. Cánh trái do Trung Tá Lê Văn Ngọc TĐT, chỉ huy 3 Đại Đội, tiến chiếm khu trường trung học Đắc Lộ, và khu “nhà thợ dệt” phía sau trường học. Cánh phải do Thiếu Tá Lê Minh Ngọc TĐP, điều động 2 Đại Đội 71 và 73, tiến theo đường Nguyễn Văn Thoại, về hướng Lăng Cha Cả. Nửa đường, Đại Đội 73 do Trung Úy Nguyễn Viết Thanh chỉ huy bắt đầu chạm địch. Cộng quân từ các công sự kiên cố bằng bê tông cốt sắt trong khu nghĩa trang cũ của Pháp, khai hỏa dữ dội vào đoàn quân Mủ Đỏ...

Các chiến sĩ ĐĐ73 Nhảy Dù hiên ngang dàn đội hình tác chiến, dùng lựu đạn khói màu làm màn che, rồi xung phong đánh cận chiến chớp nhoáng với tiểu liên và lựu đạn, nhanh chóng chế ngự chiến trường, chiếm lại khu nghĩa trang, dưới sự chứng kiến và khâm khâm phục của dân chúng và các ký giả VN và ngoại quốc...

Trận xung phong này kết thúc với 60 Việt Cộng bị hạ, 11 bị bắt sống, khoảng 100 nhà cửa của dân chúng ở ngã tư Bảy Hiền phía bên mặt đường Lê Văn Duyệt bị thiêu hủy. Cây xăng Shell cũng bị cháy và lực lượng Nhảy Dù tịch thu được 30 võ khí đủ loại trong đó có một súng phòng không và một khẩu đại bác không giật 75 ly, rất may Việt Cộng chưa dùng tới. Một điều may khác là Việt Cộng tới sát trường Quốc Gia Nghĩa Tử mà chưa đột nhập được vào bên trong nơi có nhiều lưu trú học sinh. Nếu Việt Cộng chiếm được nơi này làm nơi cố thủ sẽ gây nhiều khó khăn cho quân đội chánh phủ.

Theo cung từ của tù binh Việt Cộng, đơn vị tấn công tại ngã tư Bảy Hiền thuộc một thành phần của Trung Ðoàn 272 thuộc Công Trường 9 từ Tây Ninh kéo qua ngã vườn cao su vào khu hãng dệt Vinatexco (bị thiêu hủy kỳ tấn công Tết Mậu Thân) và khu nghĩa địa quân đội Pháp với mục đích tấn công căn cứ Tân Sơn Nhất và Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù tại trại Hoàng Hoa Thám. Nhưng Việt Cộng tới trễ vào lúc trời sáng nên bị các đơn vị chánh phủ chận đánh. Toán Việt Cộng xâm nhập vào nghĩa địa Pháp coi như hoàn toàn bị tiêu diệt. Còn những phần tử khác tẩu thoát về ngã Phú Thọ Hòa.

Cánh quân của TĐ7ND tiếp tục lục soát giải tỏa cho đến cổng Phi Long của BTL Không Quân... mãi sáng ngày 7 tháng 5/1968 các đơn vị VNCH mới thanh toán hết những cán binh Việt Cộng chạy tán loạn và ẩn núp trong trại chăn nuôi của Bộ Canh Nông. Vì vậy mà lần đầu tiên dân chúng trong khu Ông Tạ (đa số là dân di cư Công giáo Bắc Việt) phải chạy loạn. Con đường Nguyễn Văn Thoại tới ngày 8 tháng 5/1968 mới mở lại sự lưu thông đều hòa

Sau đó, TĐ7ND được lệnh đổi hướng, di chuyển ngược lại trên đường Nguyễn văn Thoại, hướng về Chợ Lớn giải tỏa khu “nhà thờ hầm”, xong tiếp tục tiến chiếm vùng nghĩa trang Nhị Tỳ Quảng Đông. Nơi đây, quân Nhảy Dù đã gặp sự kháng cự rất mạnh. Cộng quân từ bên trong khu nghĩa trang, ẩn núp trong những công trình xây cất kiên cố, kẻm gai chằng chịt, bắn ra xối xả .. Đến tối, TĐ7ND tung khinh binh nương theo bóng đêm, len lỏi xâm nhập được vào bên trong nghĩa trang, rồi triển khai đội hình, thanh toán từng chốt địch, đến khuya mới làm chủ được tình hình nơi đây, rồi sáng hôm sau, bàn giao lại cho Cảnh Sát Dã chiến.

Ngày 8 tháng 5, TĐ7ND được lệnh di chuyển bằng xe, trở ngược lại Ngả Tư Bảy Hiền, trực chỉ lên hướng Quang Trung, đến hảng Bột Ngọt Vị Hương Tố, để tiếp tay với TĐ1ND giải tỏa khu 18 Thôn Vườn Trầu, ra đến xã Nhị Bình ngày 9 tháng 5/1968. Một Đại Đội đặc công cộng quân bị bao vây tại đây, vì chúng không thể vượt sông Saigòn được. TĐ7ND và TĐ1ND đã phối hợp mở cuộc hành quân lục soát, trong hai ngày tiêu diệt đại đội này, bắt được nhiều tù binh và vũ khí cùng tài liệu giao về cho BKTĐ. TĐ1ND cũng đã chạm địch mạnh tại vùng Nhị Bình. Đại Úy Mai Ngọc Liên, TĐP/TĐ1ND bị tử thương tại đây..

Cũng trong ngày 8/5/1968, một mặt trận mới nữa được mở ra tại mật khu An Phú Đông của VC. Ngay khi cộng quân vừa phát động tấn công đợt 2 , TĐ3ND đã đến trấn đóng và lục soát mật khu nầy như khu chợ Cầu, vùng Tân Thới Hiệp Hốc Môn…

TĐ3ND từ Gò Vấp xâm nhập vào mật khu An Phú Đông. Lợi dụng khu ruộng mía rậm rạp , địch quân đã tổ chức những hệ thống hầm hố tác chiến rất vững vàng. TĐ3ND tấn công trực diện vào phòng tuyến địch, VC chống trả và giao tranh ác liệt , nhưng lực lượng Việt Cộng không thể cầm chân được quân Nhảy Dù. Hầu hết các mục tiêu “ruộng mía” đều bị quét sạch. Một số lớn bị hạ sát, một số đã ra đầu hang. Chiến sỉ Dù đã tịch thu một số lớn vũ khí, đạn dược và tài liệu của quân chính quy CSBV. Mặt trận này đến ngày 11 tháng 5 mới chấm dứt hẳn. TĐ3ND rút về án ngữ tại hảng bột ngọt ở Tân Thới Hiệp Hốc Môn.

Ngày 25/ 5/1968 Việt Cộng lại tấn công thủ đô Saigon. Lần này họ xâm nhập qua Đồng Ông Cộ vào khu vực Ngã Năm Bình Hòa và những khu kế cận. Họ chiếm và cố thủ trong các nhà của thường dân vô tội để chống lại cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tại Chợ Lớn, Việt Cộng cũng xâm nhập được vào nhiều khu phố thuộc Quận 6. Họ tổ chức chiến đấu ngay trong các khu vực đông dân cư, chiếm mấy nhà kiên cố làm pháo đài. Các trận chiến xảy ra tại những khu vực này vô cùng khốc liệt

Trung Đoàn Đồng Nai lặng lẽ xâm nhập qua các kẻ hở của vòng đai phòng thủ vào từ ngày 23 tháng 5/1968, nhưng thực sự tới ngày 25 tháng 5 họ mới phát động trận đánh. Đúng ra, Việt Cộng chưa muốn đánh sớm nhưng vì sự xâm nhập của họ đã bị bại lộ. Khởi sự, Việt Cộng đã từ vùng An Phú Đông xâm nhập vào thành phố Gia Định để đưa bộ chỉ huy nhẹ của Trung Đoàn Đồng Nai với Tiểu Đoàn K3 Phú Lợi vào trước. Toán quân này đã len lõi vào tới khu chùa Tập Thành thuộc Ấp 7. Họ đợi có nhiều cán binh Việt Cộng khác xâm nhập thêm để rồi từ vùng này băng qua cầu tiến tới vùng Bà Chiểu, vượt đường Bùi Hữu Nghĩa qua Ấp 4 xã Bình Hòa, vào đường Trần Nhật Duật để làm đà vọt vào Quận 1 ở Saigon.

Nhưng khi họ đến chùa Tập Thành thì bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa phát giác. Liền ngay đó, các lực lượng chánh phủ được điều động đến ngăn chận và mở cuộc hành quân tảo thanh cho nên chiến sự đã chỉ hạn chế trong khu Ấp 7, khu cầu Sơn, cầu Băng Ky, Cây Quéo và Cây Thị.

31/5/1968 Trung Đoàn Quyết Thắng với tiểu đoàn 1 và 2 của Gò Môn (Gò Vấp và Hóc Môn) mãi tới đêm mới từ khu Rạch Ông vượt qua đường rầy xe lửa vào vùng Cây Thị để tăng viện cho các hoạt động trong nội thành. Lực lượng Việt Cộng khi vào thì chạm trán với Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) và xảy ra các cuộc đụng độ ở vùng cầu Băng Ky. Mặt trận cầu Băng Ky vì vậy lại sôi động nhưng chỉ trong 2 ngày lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đã dẹp tan hết các toán Việt Cộng ở đây vì Việt Cộng không có bao nhiêu. Đó cũng là vì lực lượng chánh của Việt Cộng đã dồn sâu vào bên trong thành phố, còn tại nơi đây họ chỉ có một số ít quân để bảo vệ đường xâm nhập cho các lực lượng chi viện của họ vào.

Trong khi đó, lực lượng Nhảy Dù đã gặp một sức chống trả mảnh liệt của Việt Cộng ở khu chùa Tập Thành. Việt Cộng đã tổ chức hầm hố quyết tử thủ khu vực này. Mãi sau 13 ngày giao tranh ác liệt, tức là vào ngày 5 tháng 6/1968 thì quân đội chánh phủ mới kiểm soát được khu vực chùa Tập Thành.

Sáng ngày 2/6 có 3 phi tuần dội bom xuống khu vực quanh chùa Tập Thành. Bom hạng nặng làm rung chuyển cả khu vực. Bom vừa trút xong thì Nhảy Dù lại mở đợt xung phong. Nhưng vẫn bị hỏa lực rất mạnh của Việt Cộng cầm chân. Đại Ðội 51 Dù do Đại Úy Quân điều động xung phong 3 lần đều bị hỏa lực dữ dội của Việt Cộng ngăn chặn.

Ngày 3/6/1968 Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù ở vùng chùa Tập Thành vẫn còn ngun ngút khói lửa. Mở đầu trận này khi hai cánh quân của Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù tiến vào trận địa, các binh sĩ Nhảy Dù đã không dùng chiến thuật đi mà là nhảy và chui, vì di chuyển trên đường sẽ bị Việt Cộng bắn, nên những người lính Nhảy Dù phải leo từ nhà nọ sang nhà kia. Lặng lẽ đi khi tới khu vực quanh chùa thì họ mới chạm Việt Cộng. Ở vùng này có nhiều nhà xây và nhiều cây nên Việt Cộng rất có lợi thế. Lính Nhảy Dù đã cố tránh thiệt hại cho dân chúng nên không xin pháo binh và phi cơ yểm trợ

Vào ban đêm, Việt Cộng tăng viện thêm quân và phân tán thành nhiều toán nhỏ. Họ định lợi dụng đêm tối mở lối qua cầu Mới để vào Saigon nhưng gần chục cán binh Việt Cộng đã bị hạ khi định lọt qua.

Trước quân số VC tăng thêm và địa thế ấy, sáng ngày 4 tháng 6/1968, Nhảy Dù phải dùng pháo binh và phi cơ yểm trợ. Lúc 11 giờ 00, khi máy bay Skyraider tới oanh tạc, Việt Cộng đã bắn trả dữ dội. Sau đó, hai đại đội Nhảy Dù mở cuộc tấn công xuyên vào phòng tuyến Việt Cộng, nhưng họ chỉ tiến thêm được chừng 50 mét. Cũng như đêm trước, Việt Cộng vẫn tìm cách rút đi nhưng không thoát được, có 3 Việt Cộng bị bắn hạ.



Đại Úy Trần Văn Sơn, sĩ quan tham mưu TĐ5ND cho biết, là Việt Cộng vẫn tìm lối lẩn về phía Nam, tức là mưu toan thọc sâu vào Gia Định. Một tù binh Việt Cộng khai rằng cấp chỉ huy cho biết là Saigon đã rơi vào tay Việt Cộng. Họ có nhiệm vụ vào tiếp quản. Giải thích về sự việc bị Nhảy Dù chắn đường thì cấp chỉ huy của họ cho biết đây chỉ là một số quân ngụy còn ngoan cố. Chính tù binh này cho biết đơn vị tham chiến là Tiểu Ðoàn K3 thuộc Trung Ðoàn Đồng Nai và hiện có hai tiểu đoàn Việt Cộng hoạt động trong khu này.

Trong kỳ Mậu Thân 1968, một trong những vùng bị tàn phá nhiều nhất là Chợ Lớn, một khu vực sinh sống rất đông đảo của Hoa Kiều tại Việt Nam. Trong cuộc tổng tấn công này, các toán quân Việt Cộng đã xâm nhập khu Chợ Lớn để giết dân, phóng hỏa, và tạo nên một sự náo loạn kinh khiếp trong đô thành. Hình chụp tại một góc phố với nhiều cán binh Việt Cộng nằm chết la liệt bên lề đường. Ở đằng sau, một toán lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa đang tập trung, tái phối trí, rồi sau đó chuẩn bị mở một cuộc hành quân truy kích khác để đánh đuổi địch quân ra khỏi đô thành. (Tài liệu: NAM, The Vietnam Experience)

Suốt trong 8 ngày qua, Việt Cộng tử thủ tại nơi này, dựa trên một địa thế thật hiểm trở, nào là những hàng tre kín mít, chằng chịt, nào là cây cối rậm rạp, nào là nhà cửa san sát. VC biết rằng vì sợ sinh mạng và tài sản của dân chúng bị hư hại nên QLVNCH sẽ không mạnh tay tấn công vào những nơi chúng đang trú ẩn, vì vậy chúng ta không thể nhanh chóng thanh toán bọn CS, trong khi chúng chỉ có trên dưới một tiểu đội. Trong nhiều trường hợp, VC còn bắt giữ dân chúng làm con tin hoặc bia đỡ đạn cho chúng. Việt Cộng lại đào hầm hố kiên cố ẩn nấp. Nên các lực lượng hai bên rình nhau như mèo với chuột, bên nào hở cơ để lộ mục tiêu thì bên kia bắn.

Không tiến được, quân đội lại phải dùng phi cơ và pháo binh oanh kích vào phòng tuyến tử thủ của Việt Cộng. Đạn đại bác chỉ nổ cách phòng tuyến Nhảy Dù độ 50 mét. Từ 18 giờ trôi qua người ta ghi nhận có đến 16 phi tuần đã oanh tạc xuống khu vực trên. Sau hơn 10 ngày, cuộc giao tranh ở đây vẫn tiếp diễn khốc liệt. Mỗi ngày các cánh quân Việt Nam Cộng Hòa chỉ tiến được mấy trăm thước, càng tiến vào càng thấy khó khăn vì đường ngang ngõ ngách như mạng nhện. Thêm vào đó nơi đây trước kia là nghĩa trang mà nay dân chúng làm nhà trên đó, mồ mã ở ngay cả trước nhà. Quân đội và Việt Cộng vẫn rình mà bắn nhau. Không Quân vẫn yểm trợ. Nhảy Dù phải tiến chiếm từng căn nhà một cách chậm chạp.

Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến được tung vào để tiếp tay với Nhảy Dù ở mặt trận Cây Quéo. Mặt trận ngày hôm nay có vẻ quyết liệt. Bom lửa được xử dụng. Hướng tiến quân cũng được bất thần đổi chiều để đánh xuyên hông Việt Cộng. Mọi ngày hướng tiến quân từ Nam lên Bắc, nhưng tới hôm nay thì đổi khác. Lực lượng của Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù song song nhau đánh từ Tây qua Đông. Lẫn trong tiếng bom nổ thỉnh thoảng lại có tiếng súng nhỏ và tiếng lựu đạn điểm thêm. Đại Úy Sơn thuộc Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù cho biết là để tránh bom khi máy bay tới, Việt Cộng thường mò vào sát tuyến của ta.

Một cuộc tiến quân hết sức gay go từ sáng đến chiều, mặt trận quanh vùng chùa Tập Thành mới được giải quyết. Thủy Quân Lục Chiến chiếm chùa lúc 17 giờ 30 sau 13 ngày giao tranh. Trong lúc đó Nhảy Dù đang còn mở những cuộc lục soát quanh vùng chùa Tập Thành. Trong cuộc hành quân này, Nhảy Dù hạ được 8 Việt Cộng, bắt sống 5, tịch thu 10 súng đủ loại. Về phía Thủy Quân Lục Chiến, họ hạ được 24 Việt Cộng, bắt sống 16, tịch thu 13 AK và 3 khẩu B-40, B-41.

Trong những ngày kế tiếp, Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến phối hợp cùng nhau hành quân lục soát vùng này và được coi như xong hẳn. Nhảy Dù khám phá được một hầm chôn xác địch tập thể gồm 56 xác. Tiểu đoàn Nhảy Dù phải làm nhiệm vụ thu dọn chiến trường, nhặt chôn các xác chết mùi thối bốc lên nồng nặc để dân chúng khỏi kinh sợ khi trở về.

Tổng kết trận này, riêng Nhảy Dù hạ được khoảng trên 100 Việt Cộng, bắt sống 10, tịch thu gần 30 súng. Còn tại xóm Thơm, quân đội hạ 5 Việt Cộng, bắt sống 8, tịch thu 5 súng AK, 1 khẩu B-40, 1 B-41, 1 M-79 và 1 súng lục Trung Cộng. Bên quân đội có một hạ sĩ quan tử thương.

5/6/1968 Chấm dứt mặt trận khu Tập Thành. Chiến trận lại chuyển sang vùng Cây Quéo. Việt Cộng đã bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bao vây dồn trong khu tứ giác Ngô Tùng Châu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định và một con đường không tên. Trong khi dó, Việt Cộng định lòn qua xóm Thơm để đánh vào các khu vực gần Bộ Tổng Tham Mưu.

Các cấp chỉ huy CSBV muốn mở mặt trận lan rộng ra đã bị các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa kềm chế nên chấm dứt ngày 11 tháng 6/1968 do Việt Cộng tự động rút đi sau khi bị thiệt hại quá nặng.

Vào lúc 2 giờ 20 sáng ngày 4 tháng 6/1968, một đơn vị của Liên Ðoàn Trần Hưng Đạo chạm súng với Việt Cộng tại vùng Xóm Thơm gần Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc đó Việt Cộng vẫn cố gắng xâm nhập sâu vào thành phố. Việt Cộng định khai thác những kẽ hở để đột nhập vào .

Ngay tại mặt trận này, lực lượng chánh phủ đã phục sẵn để chận lối xâm nhập của Việt Cộng vào khu vực phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Bất chợt khi Việt Cộng len lỏi đến, một trung sĩ canh gác trông thấy nên ngăn lại. Việt Cộng nổ súng hạ ngay hạ sĩ quan này và định tràn vào bộ chỉ huy của một đại đội phòng ngự. Nhưng quân phòng thủ đã phản ứng kịp thời bắn hạ toán tiền phong của Việt Cộng gồm 5 người. Vào buổi sáng Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù được tăng cường đến để lục soát diệt địch.

Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù của Thiếu Tá Nhã chia quân làm nhiều cánh tiến sâu vào đường rầy xe lửa. Khi băng qua nghĩa địa nhiều súng AK bắn ra khiến 3 chiến sĩ Nhảy Dù bị thương nhe. Thành ra Việt Cộng đã lợi dụng các mồ mả làm công sự chiến đấu. Chiến trận ở đây cũng gay go và không giải quyết ngay được. Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù phải lục soát khu tứ giác Ngô Tùng Châu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định. Các lực lượng khác như lực lượng của trại Trần Hưng Đạo án ngữ xung quanh.

Tiểu Ðoàn 9 Dù đã hoạt động hết sức khó khăn lùng diệt từng ổ địch. Việt Cộng cứ vài ba tên hợp thành một tổ chiếm các nhà dân hoặc chùa chiền mà cầm cự bắn sẻ. Nhà cửa khu này san sát như bát úp, có nhiều cao ốc rất tiện lợi cho Việt Cộng lợi dụng làm pháo đài cố thủ. Lực lượng Nhảy Dù không được xử dụng tới mức tối đa để tránh thiệt hại cho dân chúng. Suốt cả buổi sáng 5 tháng 6/1968 lùng đuổi Việt Cộng, các binh sĩ Nhảy Dù mới hạ được 2 Việt Cộng, bắt sống 1 và tịch thu 2 súng AK, 1 khẩu B-40.

Tiểu Ðoàn 9 càn quét từ Nam lên Bắc khiến Việt Cộng rút từ 1 số cao ốc về tăng cường cho nhóm phòng thủ tại chùa Trúc Lâm. Buổi sáng, tiểu đoàn này chia khu vực hành quân làm 4 khu A, B, C và D.Hai khu A và B cách đường Ngô Tùng Châu độ 120 mét và đã đuổi sạch địch.

6/6/1968 Từ sáng sớm, lực lượng Nhảy Dù vẫn tiếp tục quét sạch Việt Cộng ở mục tiêu C, trong đó có ngôi chùa Trúc Lâm. Vào 3 giờ chiều mặt trận ngã ba Cây Quéo đột nhiên trở nên dữ dội. Việt Cộng từ trong nhiều công sự phòng thủ quanh các ngôi chùa Linh Sơn và Trúc Lâm thi nhau dùng súng SKZ 57 ly và B-40 thổi ra. Từ các bụi tre rậm rạp, hỏa lưc Việt Cộng nổ ròn không kém. Nhiều chiến sĩ Nhảy Dù đã ngã gục mà mục tiêu vẫn chưa thanh toán được.

Ba lần, Đại Ðội 93 do Trung Úy Tân chỉ huy xung phong vào đều bị 2 khẩu thượng liên địch đẩy lui. Lần đầu tiên trong trận này, vào hồi 4 giờ chiều, các binh sĩ Nhảy Dù phải xử dụng đại bác 90 ly và bích kích pháo cỡ 81 ly. Trọng pháo hoạt động liên tục rót vào phòng tuyến Việt Cộng. Mảnh đạn làm tung cả những cây tre văng lên trời rớt trùm xuống đầu toán khinh binh Nhảy Dù. Sau khoảng hàng trăm quả trọng pháo, 6 giờ chiều khu chùa Trúc Lâm quân ta mới làm chủ được trận địa.

7/6/1968 Sáng sớm , lính Nhảy Dù mới băng qua khúc đường Hoàng Hoa Thám nối dài, nơi đã bị Việt Cộng phong tỏa 3 ngày liền, để chiếm lại ngôi chùa Linh Sơn. Tại khu vực này, cây cối đều cháy xám, bụi tre bứng gốc nát bấy, những ngôi mả tan hoang nhiều máu me loang lỗ và mùi hôi xông lên nồng nặc. Có khoảng 30 hầm hố có cửa ra vào vuông vắn, bên trên nóc xếp gỗ lớn, đồ đạc áo quần với một lớp đất phủ lên. Nhiều trái đạn rớt trúng những công sự không hề hấn gì. Phần lớn các hầm này được Việt Cộng đào theo hình chữ U có 2 cửa song song và bằng nhau, từ đó họ có thể bắn bên này rồi thò súng qua bên kia bắn tiếp. Tại đây, quân đội tìm thấy 5 súng AK và một nơi chôn xác, thịt đã rữa.

Nhập trận buổi sáng ngày 8 tháng 6/1968, Tiểu đoàn Biệt Cách Nhảy Dù xuất phát từ Trung Tâm Tịnh Xá mở hành quân thăm dò địch đóng tại khu vực trường Đức Tin. Đại Ðội 1 đi tiên phong. Cuộc đụng độ xảy ra lẻ tẻ từng lúc. Biệt Cách Nhảy Dù phải mang vào trận địa cả súng không giật 106 ly để yểm trợ cho cuộc tiến quân. Đến 14 giờ, sau khi biết rõ vi trí Việt Cộng, lực lượng Biệt Cách Nhảy Dù liền ngưng các cuộc thám kích mà chỉ bao vây để ngăn địch xuất hoặc nhập khu vực.

Đến 19 giờ, Biệt Cách Nhảy Dù bắt đầu mở cuộc công kích bằng hỏa lực đủ loại súng vào hướng Việt Cộng. Liền trong 2 giờ như vậy, bất thần mọi loại súng đều im lặng. Việt Cộng cũng im theo.

Trong sự im lặng ấy, 15 toán Biệt Cách Nhảy Dù và Delta lặng lẽ xung trận. mọi người ngoài vũ khí riêng mang theo 10 quả lựu đạn lặng lẽ trườn mình vào mục tiêu. Họ cứ 3 người thành một tổ, Khi còn cách tuyến độ 10 mét, những người lính này đánh bằng lựu đạn. Việt Cộng cuống cuồng phản ứng lại bằng B-40. Phòng tuyến đầu của Việt Cộng bị tan vỡ. Các nhóm Biệt Cách Nhảy Dù và Delta liền xung phong đánh xáp lá cà. Một số Việt Cộng chết và bị thương,và một số khác liền tách làm hai mũi mở đường máu chạy thoát thân. Đến sáng, quân đội hoàn toàn làm chủ tình hình.

Việt Cộng để lại 21 xác và một người bị bắt. Phía quân đội có 9 tử thương. Tù binh Việt Cộng bị bắt khai thuộc Tiểu Ðoàn 1 của Trung Ðoàn Đồng Nai mới xâm nhập vào đây được 3 hôm.

9/6/1968 Đại Ðội 52 lực lượng Nhảy Dù nằm án ngữ trong khu tứ giác Lê Quang Định, Trần Bình Trọng, Ngô Tùng Châu và đường ranh xóm Thơm với 4 chiến xa M-41 hỗ trợ. Vào chiều ngày 9 tháng 6/1968 bị các đơn vị thuộc Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù ép từ phía Tây Nam qua, Việt Cộng bị lọt vào trong gọng kìm nên đã dồn hết hỏa lực vào Đại Ðội 52/5 ND bằng đủ loại súng lớn nhỏ để toan mở đường chạy về phía cầu Băng Kỵ. Lúc 20 giờ 20, Việt Cộng nhận thấy không chọc thủng nổi phòng tuyến của Nhảy Dù nên họ phải di chuyển về hướng xóm Thơm. Kể từ 10 giờ đêm trở đi tiếng súng của Việt Cộng thưa dần.

10/6/1968 Việt Cộng dường như vẫn tiếp tục xâm nhập thêm quân. Đột nhiên 2 đại đội Biệt Cách Nhảy Dù đóng tại Trung Tâm Tịnh Xá bị Việt Cộng từ hướng Đông Bắc kéo đến phản công và bao vây.

Thoạt tiên vào lúc 13 giờ trưa, Việt Cộng từ hai cao ốc và một khu vườn rậm rạp ở ngay xế cổng và bên hông chùa nổ súng uy hiếp. Trung Úy Bình, đại đội trưởng, liền chia quân làm 2 cánh. Một cánh từ cao ốc đối diện khai hỏa vào địch, cánh quân thứ hai từ góc chùa đánh thẳng vào cao ốc xế trước mặt. Toán Việt Cộng ở cao ốc thứ hai bên hông chùa hợp với toán chiếm ở vườn cây, liền khai hỏa vào cánh quân Biệt Cách Nhảy Dù đang tiến tới. Trung Úy Bình cho một toán quân thứ ba từ hông chùa phía Bắc đánh thẳng vào toán Việt Cộng ở vườn cây. Trong khi đó, toán quân xuất phát đầu tiên nhất loạt tràn sang chiếm cao ốc trước cổng chùa. Việt Cộng bỏ lại 6 xác chết. Số còn lại bỏ chạy về cao ốc phía hông chùa.

Mũi dùi đánh vào khu vườn không tiến được vì có 2 khẩu B-40 của Việt Cộng đặt ở dưới một gốc câỵ Các binh sĩ Biệt Cách Nhảy Dù phải xử dụng rốc kết 35 ly. Kết quả, 3 xạ thủ Việt Cộng chết tại chỗ. Khi lên lấy 2 khẩu B-40 mới thấy 3 người này đều bị xích tay vào nhau.

Còn cao ốc ở ngang hông chùa, Biệt Cách Nhảy Dù phải dùng đại bác 90 ly phá thủng tường nhà làm lối cho cánh quân vừa chiếm lầu trước khi xung phong vào. Việt Cộng bỏ chạy qua bên kia đường Trần Bình Trọng để lại trận địa cả thảy 25 xác chết. Một nhóm lính Biệt Cách Nhảy Dù liền vượt lên gần đường Trần Bình Trọng. Việt Cộng liền vác thượng liên đặt lên một chiếc xe be đậu ở trên đường nã đạn như mưa bấc. Toán khinh binh không tiến nổi.

Nhưng ít phút sau đó, Một toán quân Biệt Cách Nhảy Dù dùng súng M72 thổi vào chiếc xe be này 1 quả. Cây thượng liên của Việt Cộng bị bắn tung lên cao văng lộn vào trận địa địch. Xạ thủ và phụ xạ thủ Việt Cộng đều tử thương. Một toán quân Biệt Cách Nhảy Dù tiến lên dùng lựu đạn thanh toán những Việt Cộng núp trong hố sát tường. Nhưng Biệt Cách Nhảy Dù không vượt đường Trần Bình Trọng vì bên đó là phần đất trách nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến.

Chiều ngày 10 tháng 6/1968 Việt Cộng đốt một vài căn nhà ở phía sau chùa Dược Sư có lẽ để cản đường quân đội, hầu mong tìm lối tháo lui. Họ bắn mấy phát rồi lợi dụng cây cối um tùm mà bỏ chạy. Việt Cộng rút di quá vội vàng, bỏ ngỏ một khu trận địa mà họ đã sửa soạn từ trước để làm nơi cố thủ. Khu này diện tích khoảng 10,000 mét vuông. Bên trong chuối mọc như rừng, cỏ hoang rậm rạp,Việt Cộng đã đào trong khu vực này 50 hầm chiến đấu. Mỗi hầm có hai cửa, một hầm phía trong 1 hầm phía ngoài cũng 1 kiểu như đã thấy tại quanh chùa Linh Sơn, nơi đã xảy ra trận đánh nhau sáng ngày 7 tháng 6 giữa Việt Cộng và Đại Ðội 94Nhảy Dù.

Với địa hình địa vật và sự sửa soạn như vậy, tại sao Việt Cộng lại rút đi quá vội vàng, có thể vì họ đã tổn thất quá nhiều không còn đủ sức cầm cự mặt trận Cây Quéo nằm trong khu tứ giác Lê Quang Định, Trần Bình Trọng, Ngô Tùng Châu và ranh xóm Thơm kể từ ngày 11 tháng 6/1968 được coi như chấm dứt.





12/6/1968 Vừa dứt mặt trận Cây Quéo, mặt trận Cây Thị lại mở ra trong ngày 12 tháng 6/1968 rất sôi động. Sau đúng một tuần lễ giao tranh, các đám tàn quân Việt Cộng kiệt quệ định rút lui mà không có lối thoát để rồi cuối cùng tất cả những kẻ sống sót còn lại của Trung Đoàn Quyết Thắng đã phải đầu hàng tập thể ngày 18 tháng 6/1968.

Tóm lại, Trung Đoàn Quyết Thắng Việt Cộng coi như hoàn toàn tan rã sau khi 152 cán binh thuộc hai tiểu đoàn 1 và 2 ra đầu hàng. Theo lời của hàng binh Thượng Úy Phan Văn Xưởng thì Trung Đoàn Quyết Thắng khi xâm nhập vào có 400 cán binh trang bị đầy đủ. Đến chiều ngày 17 tháng 6 trung đoàn này chỉ còn 229 người, trong đó có 120 bị thương nặng nhẹ. Trung Đoàn Trưởng Ba Vinh chết ngay lúc đầu. Chính Ủy Hai Phái lên thay. Với số hàng tập thể và bị chết trong các vụ chạm súng ngày cuối ở vùng cầu Băng Ky, Trung Đoàn Quyết Thắng chỉ còn lối 20 người lọt lưới chạy thất tán.

Trung Đoàn Đồng Nai cũng bị tổn thất nặng trong các vụ chạm súng những ngày đầu tiên và ở vùng Cây Quéo. Mặt khác, một lực lượng của Trung Đoàn này định tăng viện cho mặt trận Gia Định thì đã bị lực lượng Nhảy Dù gây tổn thất nặng ở vùng An Phú Đông. Quân số còn lại của trung đoàn này lối 250 người đã phải rút về vùng Bình Mỹ, 9 km phía Tây Bắc Tân Uyên.

Tại mặt trận Chợ Lớn, Phân Khu 2 của Việt Cộng điều động Tiểu Đoàn 6 Bình Tân và Tiểu Đoàn 308 phân tán xâm nhập từ Phú Định vào các khu vực dân cư phía Nam Chợ Lớn. Hai Tiểu Đoàn này rút ra chỉ còn khoảng 100 người chạy về mật khu Bà Vụ để bồi dưỡng.

Suốt trong thời kỳ tấn công vào thủ đô, không đêm nào là Việt Cộng không bắn hỏa tiển 122 ly vào thành phố. Cứ mỗi lần có pháo kích là có cháy nhà, người chết, người bị thương. Nhịp độ pháo kích vào đô thành sau ngày 18 tháng 6/1968 giảm thiểu và sau vụ pháo kích chót vào phi trường Tân Sơn Nhất đêm 21 tháng 6/1968, Việt Cộng mới chấm dứt hẳn. Thiêt hại của họ khoảng trên 50% quân số.

Thay lời kết :

Mặc dù trong cả 2 đợt tấn công, CSBV hoàn toàn thất bại trên khắp các mặt trận, nhưng chúng đã khai triển được yếu tố bất ngờ và tạo được dư luận quốc tế có lợi cho mặt tuyên truyền của chúng. Chúng ta bị bất ngờ nhưng cũng phải nói thêm là vì chúng ta khinh địch. Dân chúng và cả các lực lượng hành chánh lẫn quân sự ít ai tin rằng VC dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến trong 3 ngày Tết mà chúng đã công khai cam kết. Rất nhiều đơn vị quân sự đã cho phép số lớn quân nhân về ăn Tết với gia đình.Việc phòng thủ do đó bị lơ là ít nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tấn công của VC.

Hơn nửa, cuộc “TCK Mậu Thân” là một âm mưu sâu hiểm của Tư Bản “muốn tháo chạy trong danh dự” ( WAR đồng nghỉa với Withdraw And Run ) mà Kissinger là tay phù thủy nham hiểm điều hợp viên chủ động cấu kết với kẻ thù CSBV nhằm làm suy yếu khả năng của QLVNCH, trong khi CSBV muốn triệt hạ lực lượng quân sự của Việt Cộng tại miền Nam để thay thế nhân sự bằng lực lượng xâm nhập từ miền Bắc. Năm 1967 Hoa Kỳ đã thua trận ngay tại Mỹ trên đường phố, trong nhà thờ, trong các đại học, trong Quốc Hội và ở cả diển đàn quốc tế. Vì thế, để chuẩn bị cho việc tháo chạy trong danh dự, Kissinger đã xếp đặt để cho Việt Cộng được hợp pháp hóa trở thành một thực thể (mà thành phần chủ chốt xâm nhập từ miền Bắc)có thế giá tương xứng.

Từ đầu tháng 12/1967, Tổng thống Johnson đã được báo cáo đầy đũ về các chuyển động quân sự của Hà Nội, ngày 21/12/1967 Hoa Kỳ đã biết rỏ giờ giấc cuộc tấn công của Việt cộng nhưng phía chính phủ Mỹ vẫn im lặng.

Ngày 23/12/1967, khi đến Úc dự tang lể Thủ Tướng Úc là ông Holt, Tổng thống Mỹ đã thông báo cho chính phủ Úc trong một cuộc họp mật rằng “CSVN sẽ tổng tấn công quyết tử trong vài tuần lể tới.”

Và một kết quả đúng như dự liệu và sách lược của chính phủ Hoa Kỳ là sau trận chiến, mặc dù thảm bại nặng nề về nhân lực cũng như trang bị, cái gọi là “Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam” được ra đời.

Sau trận TCK Mậu Thân, tình hình an ninh tại miền Nam trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết, hạ tầng cơ sở của Việt Cộng cơ hồ như tan rả., Hoa Kỳ chuẩn bị Việt Nam Hóa chiến tranh. CS đã thảm bại trên chiến trường với những tổn hại lớn lao nhưng lại là một thành công của họ về mặt ngoại giao trên chính trường quốc tế.

Ngày nay tất cả mọi người đều biết rõ ràng đến biến cố Năm Mậu Thân và Tổng thống Hoa Kỳ là Johnson và tay phù thủy Kissinger phải trực tiếp chịu trách nhiệm vì đã cố tình tạo nên một lỗi lầm nghiêm trọng về đạo đức, gây tử vong cho hằng trăm ngàn người dân Việt Nam vô tội có thể tránh khỏi nếu được báo trước sự thật.



Tài liệu tham khảo:

- Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet NamWar.

- Lời tường thuật về trận chiến Mậu Thân của Trung Tá Lê Minh Ngọc, LĐT / LĐ4ND.

- Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.

- Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998

- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975

- Khoảng tối nhìn lên , bút ký chiến trường của Đào Đức Bảo. Tác giả xb 1999.

- Mậu Thân tại Huế của Mủ Đỏ Bùi Đức Lạc trong Đặc San Mủ Đỏ bộ mới số 53 xuân 2006.

- Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.

- Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.

- A-Shau valley của Thomas Pilsch trên trang Web: cc.gatech.edu/fac/Thomas.Pilsch/airops/Ashau.html.

- The Battle of Ashau Valley trên trang Web : army.mil/cmh-pg/books/Vietnam/northern/nprovinces-ch6.htm#ashau.

- Việt Nam huyết lệ sử của Cao Thế Dung nxb Đồng Hương 1996.

- Bản đồ của Trần Đổ Cẩm.

- Mậu Thân tại Quận Nhì Saigon của Trần Minh Công trên Nguoi Viet Monday, February 04, 2008




Đại Úy Võ Trung Tín

Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933

Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: votrungtin@hotmail.com

http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TetMauThan.htm

HUẾ MẬU THÂN 1968

Tết Mậu Thân - Bốn mươi năm sau (1968-2008)

| | Comments (0)
Trần Giao Thủy
hue3.jpg
Ai bắn, ai đạp, ai đập, ai giết đồng bào Huế - Việt cộng nằm vùng hay Việt cộng chính quy? Tất cả chỉ là chi tiết. Tranh cãi những điểm này chỉ là nguỵ biện, chỉ là bao che cho tội ác.

(Ảnh bên: Gia đình nạn nhân cuộc thảm sát Tết Mậu Thân bên đống xương những người đã bị giết. Nguồn: Vietnam Bulletin)
Báo chí thế giới 40 năm sau "Tet Offensive"
Viết về Mậu Thân 40 năm sau dường như không phải là đề tài nóng hổi, giựt gân, thu hút bạn đọc nên các bài viết về Mậu Thân 1968 ở báo chí thế giới năm 2008 là điều hiếm có. The Lies of Tet (34) của Arthur Herman, đăng ngày February 6, 2008 trên Wall Street Journal Online là một thí dụ.
"Vietnam Syndrome" (Hội chứng Việt Nam) (35) của David Warren, một columnist của tờ Ottawa Citizen - Ottawa, Ontario, Canada - viết ngày 3 tháng 2, 2008 là một bài khác. Trong bài Hội chứng Việt Nam, Warren đã nhắc lại cuộc tổng công kích Mậu Thân của Việt Cộng:

Cộng sản tuyên bố Tổng khởi nghĩa, nhưng việc đó đã không xẩy ra. Chỉ vài ngày sau quân và đồng minh đã chuyển sang phản công. Khi tái chiếm lại các thị xã, và thành phố họ phát hiện những cuộc thảm sát do quân cộng sản thực hiện. Mục tiêu chính của cuộc tổng công kích của địch là tiêu diệt cả xã hội (nguyên văn "decapitate a whole society")

Warren viết tiếp, thuật lại lời một người bạn là ký giả, mục sư Lút-ti người Đức Uwe Siemon-Netto:


Uwe_Siemon-Netto.jpg
Uwe Siemon-Netto
Nguồn: concordia.typepad.com


Tôi đi vào khu ký túc xá đại học (Huế) để thăm hỏi tin tức bạn bè, những giáo sư người Đức của trường Y khoa. Tôi được cho biết tên của những người bạn tôi cùng nằm trong danh sách 1.800 người sống tại Huế được chọn để thủ tiêu.

Sáu tuần sau, người ta tìm thấy xác của các bác sĩ Alois Altekoester, Raimund Discher, Horst-Guenther Krainick, và Elisabeth, vợ của Krainick, trong một mồ chôn chung mà Việt Cộng đã bắt họ tự đào lấy.

Sau đó người ta tiếp tục tìm được những mồ chôn tập thể đây xác phụ nữ và trẻ em. Đa số đã bị đập chết, một số khác bị chôn sống. Người ta có thể biết được thế qua những bàn tay phụ nữ cố cào đất thoát khỏi mồ chôn họ.
Tại một mồ chôn tập thể, ký giả Peter Braestrup của tờ Washington Post quay sang hỏi một người quay phim của hãng truyền hình Mỹ, 'Sao anh không quay phim cảnh này đi?' Người quay phim trả lời, 'Tôi đến đây không phải để phát tán tuyên truyền chống cộng.'


Warren viết tiếp:

Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân chấm dứt không những chỉ bằng một chiến thắng vĩ đại ở chiến trường - khoảng 45.000 Việt Cộng chết ở mặt trận, hạ tầng cơ sở của cộng sản ở miền Nam bị tiêu huỷ toàn bộ. Mà, sau sự kiện, đây còn là một chiến thắng để cho những người miền Nam Việt nam còn ngờ vực - và đáng lý phải cho cả thế giới - thấy rõ bản chất của đối phương mà quân đồng minh phải chống trả.
...
David Warren cũng nhắc đến nhận định chủ hoà của nhà báo được tin cậy nhất nước Mỹ, Walter Cronkite, kêu gọi hoà đàm với cộng sản chỉ sau một chuyến viếng thăm rất ngắn tại Sài Gòn sau Mậu Thân. Waren viết:

"Giới truyền thông đã chuyển một chiến thắng vĩ đại thành một chiến bại khổng lồ."

Một phân tích mới về quyết định "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa"
lien-hang.jpg
Nguyễn T. Liên-Hằng
Nguồn: cisac.stanford.edu




Trong một khảo cứu tương đối mới, "The War Politburo: North Vietnam's Diplomatic and Political Road to the Têt Offensive" (36), tác giả Nguyễn Thị Liên-Hằng cho biết, theo tài liệu chính thức của Đảng cộng sản Việt Nam thì những nguyên nhân chính đưa đến quyết định "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa" là: một, thấy rằng Mỹ không đủ khả năng kết thúc cuộc chiến (thắng trận) nhanh chóng, hai là Mỹ đã thất bại trong chiến dịch thả bom miền Bắc (Operation Rolling Thunder, bắt đầu từ 2 tháng 3, 1965), và ba là phong trào phản chiến đang lan rộng và ảnh hưởng lớn trong quần chúng tại Mỹ (37). Tiến trình đi đến quyết định Tổng công kích năm Mậu Thân, thực sự phức tạp hơn nhiều.
Cuộc đấu đá trong nội bộ đảng Lao Động (Cộng sản) Việt Nam đã kéo dài cả 10 năm giữa hai phe, sau đó thành ba, trong ban lãnh đạo Việt Cộng. Phe ôn hoà chủ trương phát triển miền Bắc, tiến lên xã hội chủ nghĩa bằng viện trợ của các nước cộng sản anh em trước khi hỗ trợ cho cuộc chiến tranh quy ước ở miền Nam. Nhóm này đa số chịu ảnh hưởng của Liên Xô, tin tưởng vào chủ trương "sống chung hoà bình" và thống nhất đất nước bằng đường lối chính trị. Đứng đầu nhóm ôn hoà này có Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, và ban đầu có cả Trường Chinh Đặng Xuân Khu, lý thuyết gia của Đảng. Phía chủ chiến, ảnh hưởng đường lối ngoại giao của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Cộng sản Trung Hoa, Trung Cộng), chủ trương tự lực kinh tế và nhất trí vận động việc thống nhất Việt Nam bằng chiến tranh vũ trang, nhất quyết không chấp nhận hoàn đàm với Mỹ. Đứng đầu phe diều hâu cộng sản này là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Từ đầu đến giữa thập niên 60 nhóm diều hâu thực sự quyết định hướng đi của cuộc chiến tranh ở miền Nam (38).
Tướng Nguyễn Chí Thanh, Chính Uỷ Trung ương Cục, Tổng Tư lệnh lực lượng Việt Cộng miền Nam, một thành viên nặng ký của nhóm diều hâu chủ chiến, là người đề xuất chiến dịch Tổng công kích, Tổng khởi Nghĩa (39). Năm 1963, Nguyễn Chí Thanh và Phạm Hùng đi B trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tại Miền Nam theo ý của Đảng ở miền Bắc.
Dù ảnh hưởng Trung Cộng nhưng phe diều hâu đã không dùng chiến tranh du kích như Mao. Thư Lê Duẩn gởi Nguyễn Chí Thanh đã xác định cả đã hai đồng ý dùng chiến tranh quy ước để đối đầu với Mỹ (40).
Tới khoảng 1966-67, phe đồng minh đã gây thiệt hại khổng lồ cho quân Việt Cộng bằng chiến dịch lùng-và-diệt ở miền Nam và phá huỷ cơ sở kinh tế miền Bắc bằng Operation Rolling Thunder. Đó cũng là thời cơ để phe chủ hoà vận động hoà đàm với Mỹ và xét lại chiến lược đấu tranh, chuyển sang du kích chiến, tại miền Nam. Nhóm cộng sản này chủ trương "vừa đánh vừa đàm" mới có cơ hội làm Mỹ mệt mỏi và bỏ cuộc.
Cũng trong giai đoạn này, nhóm thứ ba trong tập đoàn lãnh đạo cộng sản thành hình với Hồ Chí Minh, Lê Đức Thọ (Trưởng ban Tổ chức Đảng), và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Nhóm thứ ba này vận động chấm dứt chiến tranh bằng hoà đàm.
Từ tháng 10, 1966 đến tháng 4, 1967, đáng kể tới là cuộc tranh cãi lớn trên báo đài ở Hà Nội giữa hai phe diều hâu và chủ hoà mà đại diện là Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Đông Xuân 1965-66. Giáp lên án Thanh đã phung phí làm hao tổn lực lượng chính quy trong những trận đụng độ lớn với quân đồng minh. Thanh khẳng định, chỉ trực diện đánh Mỹ bằng chiến tranh quy ước mới đi đến thành công, và phê bình phe Giáp là xa rời thực tế, chỉ bàn về cuộc chiến ở hậu cứ bình yên ở Hà Nội. Tới 1967, tình hình đã quá xấu, Lê Duẩn ra lệnh cho Nguyễn Chí Thanh đưa chiến tranh du kích trở lại mặt trận (41).
Mùa hè 1967 cuộc tranh cãi im bặt, không phải vì Nguyễn Chí Thanh đã thay đổi khuynh hướng, đã thua trong cuộc tranh cãi với phe Võ Nguyên Giáp, hay quân đội cộng sản đã nhất thống và hoà hợp. Một nguồn tin nội bộ của đảng cộng sản cho rằng sự bế tắc ở chiến trường miền Nam đã đưa các phe phái trong hàng ngũ quân đội cộng sản lại gần nhau hơn.
Tình hình phức tạp hơn như thế. Hai đàn anh của cộng sản Việt Nam đang trong cuộc tranh giành ảnh hưởng quyết định cuộc chiến Việt Nam. Liên Xô là nguồn vũ khí nặng và pháo phòng không chống máy bay Mỹ ở mặt trận (42) trong khi Trung Cộng kiểm soát mặt vận chuyển hậu cần với 320.000 binh sĩ đóng quân ở miền Bắc, chủ yếu là công binh và phòng không. Liên Xô thúc dục Việt Nam tiến đến hoà đàm cùng lúc viện trợ những vũ khí (hạng nặng) cho một cuộc chiến tranh quy ước; Cùng lúc, Trung Cộng thúc đẩy Việt Nam kéo dài cuộc chiến tranh du kích kiểu Mao Trạch Đông và không chấp nhận nói chuyện với Washington (43).
Trước sức ép từ ngoài của Liên Xô và sức ép bên trong của nhóm chủ hoà, Lê Duẩn tiến công. Bắt đầu từ ngày 27 tháng 7, 1967 hàng trăm đảng viên, sĩ quan quân đội, trí thức theo khuynh hướng "sống chung hoà bình" của Liên Xô đồng loạt bị bắt giam vào nhà tù Hoả Lò trong vụ án (không xử) có tên là "Xét lại chống đảng" (44). Hoàng Minh Chính bị bắt giam trong đợt đầu tiên này. Loạt bắt giam kế tiếp vào ngày 18 tháng 10, 1967 có cả nhân viên của Võ Nguyên Giáp là Đặng Kim Giang và Lê Liêm, cựu thư ký của Hồ Chí Minh là Vũ Đình Huỳnh và Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương. Loạt tấn công thứ 3 của phe Lê Duẩn vào nhóm chủ hoà là cuộc bắt giam hàng loạt và nhiều nhất nhắm vào đảng viên cũng như những chuyên viên không đảng tịch như Vũ Thư Hiên, tác giả Đêm Giữa Ban Ngày - cuốn sách kể lại kinh nghiệm của tác giả trong vụ "Xét lại chống đảng".
Phe cộng sản diều hâu lý luận nếu dẹp được phe chủ hoà và cưỡng lại sức ép hoà đàm từ Liên Xô đồng thời tổng tấn công miền Nam vào năm Mỹ đang có bầu cử Tổng thống, Hà nội có khả năng sẽ đạt được một chiến thắng quân sự quyết định và cuộc tổng khởi nghĩa sẽ lật đổ chính quyền Sài Gòn. Nếu không được thế thì ít nhất cuộc tổng công kích cũng giúp Việt Cộng ngồi vào bàn hoà đàm ở vị trí thuận lợi hơn.
Cuối năm 1967, nhóm chỉ trích Nguyễn Chí Thanh và cả Trung Cộng đều bất ngờ ngã ngửa vì Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam quyết định chọn sách lược chiến tranh quy ước, dùng quân đội chính quy và quân của MTDTGPMN đè bẹp quân đội VNCH cùng lúc kích động dân chúng nổi dậy lật đổ chính phủ VNCH. Đầu năm 1968 Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam thông qua Nghị quyết 14, bí số cho quyết định "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa"

Bốn mươi năm sau
- Tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, dù đang sống trong nước dưới sự cai trị độc tài, độc đảng hay đang ở nước ngoài, có nhiều cơ hội, phương tiện kỹ thuật và nhất là không nặng gánh gồng, hệ luỵ với quá khứ để tự đi tìm và hiểu rõ hơn về lịch sử cận đại về cuộc nội chiến mà thế hệ cha anh đã trải qua.
Trong một loạt bài mang tiêu đề Đánh giá 'Tổng tiến công, Tổng nổi dậy' (45), Thảm sát Tết Mậu Thân Tại Huế, Trần Trung Thực, sinh viên khoa Sử và nhóm T&X (Thảo & Xuân) đã có những cố gắng nhất định thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm hiểu và tự đánh giá những sự kiện lịch sử chung quanh biến cố Tết Mậu Thân, 1968.
Đây là những thanh niên Việt Nam rất trẻ, Trần Trung thực viết: "Khi nổ ra cuộc tổng tấn công Mậu Thân (1968) thì thế hệ cha mẹ chúng tôi đang mang khăn quàng đỏ ngồi ở các lớp tiểu học."
Không chỉ thế hệ cha mẹ của tác giả, là những người sinh sống ở miền Bắc, hẳn không biết gì về Tết Mậu Thân, mà ngay cả thế hệ ông bà của Trần Trung Thực cũng chưa khi nào nghe đến cuộc "Thảm sát Mậu Thân" ở Huế. Tác giả viết: "Cho đến tận hôm nay (2008) cha mẹ (và cả ông bà chúng tôi) không ai biết gì về vụ 'Thảm sát Mậu Thân ở Huế'. Nếu vụ này là có thật, thì quả là nó bị che dấu rất cố ý từ 40 năm nay."
Tuy thế nhưng thế hệ ông cha của Thực lại nhớ rất rõ, "cái tin: khi Mặt trận Giải phóng chiếm được Huế thì các vị như GS Lê Văn Hảo, hoà thượng Thích Đôn Hậu... vốn từ lâu là người của Mặt trận Giải phóng, hoạt động bí mật ở Huế rồi được đưa ra công khai để đứng đầu một tổ chức gọi "Liên Minh dân tộc" và kêu gọi dân chúng khởi nghĩa." (46)

Về con số nạn nhân bị thảm sát ở Huế, Trần Trung Thực viết:

Tóm lại, thế hệ chúng tôi nếu tò mò muốn biết những điều còn bị che dấu hoặc bịa đặt, cần tốn công tìm hiểu nhiều hơn nữa. Dễ nhất là hỏi các thế hệ trước và tự gạn lọc; đồng thời tìm những tài liệu tin cậy, khách quan.
Ví dụ, trong tổng số 30 bài có cụm từ "thảm sát" "mậu thân" lấy được trên internet thì có 3 tài liệu của người nước ngoài; nhưng chúng tôi chưa hoàn toàn tin vào những con số của ông Pike (viên chức của cơ quan Thông Tin Mỹ) vì - qua văn phong - rõ ràng ông chỉ một chiều lên án với các số liệu có vẻ bị "đội" lên. Còn bài phản bác của ông Porter (tiến sĩ, nhà nghiên cứu) nhằm "lật tẩy" sự tuyên truyền quá mức, nhưng ông đã quá đà; đọc xong, chúng tôi thấy dường như ông dám chối bỏ cả những bức ảnh mà không ai giả tạo chúng được. Chúng tôi cho rằng bài của bác sĩ Vennema một người đã đến tận nơi, tự quan sát và hỏi chuyện nhiều người dân... là sát với sự thật hơn.

Một đoạn trích trong The Vietcong Massacre at Hue (47), Alje Vennema, Vintage Press, New York, 1976.
Mồ tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già và phụ nữ.
Trong một bài viết khác tựa đề "Thanh niên năm 2008 với Mậu Thân 1968" (48) của hai sinh viên khoa sư phạm, Đào Thắng và Lê Vĩnh Nghiêm. Hai tác giả mở đầu:
Thanh niên chúng ta nói riêng và thế hệ U40 nói chung hiện nay chiếm tới 2/3 dân số nhưng không biết tý gì về cuộc "tổng tấn công và tổng khởi nghĩa - Mậu Thân 1968" (còn có tên là "tổng công kích và tổng nổi dậy - Mậu thân 1968"). Nhưng tất thảy chúng ta đều được học ở trường về sự kiện này. Dù học nhiều hay học ít, thì kết luận cuối cùng vẫn là đại thắng lợi của "chiến tranh nhân dân" dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của "đảng ta" (dĩ nhiên là "đảng tây" thì không dính dáng).
Đào Thắng và Lê Vĩnh Nghiêm viết tiếp:
Dù sao, chúng tôi cũng tỏ lòng biết ơn bạn Trần Trung Thực đã bỏ công đọc nhiều bài rồi viết ra một "thu hoạch" và so sánh thảm sát Mậu thân với vụ thảm sát Katyn mà đảng CS Liên Xô là thủ phạm, nay những người kế thừa đảng này đã phải nhận tội. (TGT viết nghiêng).

Sau khi đọc các bài từ cả hai phía, chúng tôi có thêm những hiểu biết mới mẻ (nay còn bị che dấu) trong đó ít nhiều có sự đóng góp của bạn Trần Trung Thực.


Hai tác giả đã thẳng thắn đưa ra nhận định trên dữ kiện thu lượm được.
Trước hết, đó là thất bại rất lớn về quân sự của "đảng ta"

Sau "tổng công kích" (3 đợt) là "tổng tháo chạy" - Hàng trăm ngàn sinh mạng của thanh niên (chủ yếu là ở miền bắc) đã bị nướng vào cuộc chiến chỉ trong vòng một tháng. Chúng tôi đã tự kiểm tra bằng cách xem mộ chí trong một số nghĩa trang liệt sĩ: số người chết vào thời điểm "tổng tấn công và tổng khởi nghĩa - Mậu Thân 1968" quả là rất nhiều so với số chết trước đó và sau đó.
Và gần đây nhất, là bài trả lời phỏng vấn của cụ Lê Khả Phiêu (49) đối với báo Nông thôn ngày nay. Năm 1968 chính cụ Phiêu là trung đoàn trưởng một trung đoàn tấn công vào Huế. Do tổn thất quá nặng nề, cụ muốn... tháo chạy để bảo toàn tính mạng còn sót lại của đám tàn quân, nhưng cấp trên của cụ cứ bắt cụ "cố thủ". Rốt cuộc, cụ cứ bỏ chạy. Ấy thế mà cụ đã không bị bắt tội thì chớ; ngược lại, cụ cứ leo lên tận cấp Thượng tướng, rồi cấp Tổng bí thư.
Tóm lại, cấp cao nhất trong đảng phải công nhận cuộc tháo chạy của cụ Phiêu là "đúng", để khỏi bị tiêu diệt toàn bộ.
Có thể kết luận rằng sau khi "tổng công kích" (3 đợt) là cuộc "tổng tháo chạy". Thất bại về quân sự là hết sức to lớn.
...

Thứ hai, đó là không có chuyện "khởi nghĩa" hay "nổi dậy" của quần chúng, nhân dân.
Mục tiêu "phát động dân nổi dậy" là mục tiêu rất lớn, nhưng mục tiêu này hoàn toàn thất bại. Không có chuyện đông đảo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
....
Thứ ba, chuyện thảm sát ở Huế. Đối với chúng tôi hôm nay thì đã rõ "như ban ngày. Vấn đề là đảng ta (đang mê mải xây dựng CNXH) liệu sẽ đến lúc buộc phải công nhận hay không mà thôi. Có lẽ các bước công nhận cũng giống như đảng CS và chính quyền Nga công nhận "từng bước" vụ Katyn chăng?
...
Thứ tư, một thắng lợi bất ngờ, chưa dự kiến trước: phong trào phản chiến ở Mỹ dâng cao.
Đọc lại các nghị quyết về "tổng tấn công và tổng khởi nghĩa" tuyệt nhiên không thấy đảng ta đặt ra mục tiêu về phong trào phản chiến ở Mỹ.

Cuối cùng, một câu hỏi chưa được trả lời dứt khoát:
Đảng ta có vi phạm thoả thuận tạm ngừng bắn trong ngày tết hay không? Nếu vi phạm, thì đừng hòng chúng tôi "tuyệt đối tin tưởng" vào sự lãnh đạo "anh minh và thiên tài".
Hỏi han nhưng vị cao tuổi, các vị cho biết: trước 1968 (Mậu Thân) năm nào cũng có sự tạm ngừng bắn giữa hai bên. Dân miền bắc yên ổn ăn tết (không lo máy bay Mỹ ném bom). Còn năm tết Mậu Thân 1968, các vị không biết có thoả thuận ngừng bắn hay không; nếu có thoả thuận thì "có lẽ" đảng ta vi phạm. Năm 1968 sự tuyên truyền quá rùm beng, cho nên dân miền bắc quên hẳn câu hỏi "ai vi phạm thoả thuận ngừng bắn".
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã dám tự đặt cho mình những câu hỏi về Tết Mậu Thân và từ đó đi tìm câu trả lời.


Nhìn về tương lai
Tổng công kích Mậu Thân đã chấm dứt từ 40 năm trước; Chiến tranh Việt Nam cũng kết thúc từ gần 33 năm qua. Dù lần lượt nhiều sự kiện về cuộc tổng tấn công kích này đã được trình bày dưới dưới ánh sáng sự thật, việc nghiên cứu thâm sâu để đánh giá đúng đắn về Thảm sát Mậu Thân vẫn là điều cần thiết và cũng là trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam và nhất là những nhà nghiên cứu sử.

Sự thật về Thảm sát Mậu Thân ở Huế phải được đưa vào lịch sử thế giới; Hiện nay ở các tổ chức đòi công lý cho nạn nhân chiến tranh, người ta liệt kê tội ác ở năm châu, từ Rwanda ở châu Phi, Colombia ở Nam Mỹ, vùng Balkans ở châu Âu, ở Nga, ở Mỹ, nhưng ở Á châu, không ai kể, không biết đến Thảm sát Mậu Thân là một tội ác chiến tranh cần phải đưa ra ánh sáng công lý. Đây cũng là một trách nhiệm của thế hệ tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.
warcrimes.jpg
Rwanda, Columbia, Balkanns, ... và Huế 1968: tội ác chiến tranh
Nguồn: josemorineaux.afrikblog.com

Công lý cho nạn nhân của vụ thảm sát ở Huế không có nghĩa là "xử lý nội bộ", không thể chỉ là "Tướng Trần Văn Quang, Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên - Huế bị phê bình" (50) hay Đảng khiển trách các ông Lê Minh, Lê Chưởng các sĩ quan trực tiếp chỉ huy và lãnh đạo mặt trận Huế là đủ. Ai trực tiếp ngồi xử tử đồng bào ở các toà án "nhân dân", Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đọc? Ai bắn, ai đạp, ai đập, ai giết đồng bào Huế - Việt cộng nằm vùng hay Việt cộng chính quy? Tất cả chỉ là chi tiết. Tranh cãi những điểm này chỉ là nguỵ biện, chỉ là bao che cho tội ác.
Trong một Việt Nam dân chủ mai sau, những chính phạm có chủ trương, có tính toán trước việc thảm sát đồng bào Huế một cách hệ thống, dù còn sống hay đã chết, đều phải trả lời trước toà án dân tộc. Lịch sử Việt nam sẽ ghi rõ trang Mậu Thân đẫm máu một cách công minh, sòng phẳng.
Nói cho cả thế giới biết rõ về cuộc Tổng công kích Xuân Mậu Thân 1968; Đem công lý xét xử phạm nhân gây tội ác ở Huế, ghi rõ sự kiện vào lịch sử Việt Nam, tất cả không phải để trả thù. Đó chỉ là một phần đền bù nhỏ, rất nhỏ, cho những thiệt hại, mất mát, đau thương của hàng ngàn nạn nhân và gia đình liên hệ.
Những di sản xã hội bi đát từ cuộc Thảm sát Mậu Thân làm vẩn đục dòng phát triển văn minh nước Việt là những thiệt hại, những đổ vỡ không thế hệ nào có thể hàn gắn hay đền bù được.

Những bài học về cuộc Tổng-công-kích-không-có-tổng-khởi-nghĩa đã biến thành cuộc Thảm sát Mậu Thân không những là cơ hội để thế hệ trẻ hôm nay bắt đầu những bức phá mới về tư duy lịch sử và ý thức dân chủ mà còn là điểm bắt đầu để nhận trách nhiệm góp phần xây dựng và phát triển một xã hội dân sự Việt Nam văn minh và bền vững.


Montréal, tháng 2, 2008



© DCVOnline

Online: http://snipurl.com/4aik7 [www_dcvonline_net], March 18, 2008


(34) The Lies of Tet, By Arthur Herman, February 6, 2008; Page A19. Online: http://snipurl.com/20ti3 [online_wsj_com], February 15, 2008.
(35) The 'Vietnam Syndrome', David Warren, Ottawa Citizen, Sunday, February 03, 2008. Online: http://snipurl.com/20ti4 [www_canada_com], February 15, 2008.
(36) The War Politburo: North Vietnam's Diplomatic and Political Road to the Têt Offensive, Nguyen T. Lien-Hang, Journal of Vietnamese Studies, February/August 2006, Vol. 1, No. 1-2, Pages 4-58. Online: http://snipurl.com/20ti9 [caliber_ucpress_net], February 15, 2008.
(37) The War Politburo, Nguyen T. Lien-Hang, p4
(38) The War Politburo, Nguyen T. Lien-Hang, p14-15
(39) Bùi Tín, Phỏng vấn do Nguyễn Hùng, BBC Tiếng Việt Ngữ, thực hiện ngày 24 tháng 1, 2008. Online: http://snipurl.com/20thm [www_bbc_co_uk], February 15, 2008.
(40) The War Politburo, Nguyen T. Lien-Hang, p20
(41) The War Politburo, Nguyen T. Lien-Hang, p22
(42) USSR 'secret' Vietnam soldiers speak out, Russia Today (RT), February 16, 2008: 3000 cựu chiến binh Liên Xô tham chiến tại Việt Nam họp mặt tại Moscow kỷ niệm 35 năm ngày quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam. Đây là các binh sĩ Nga tham dự chiến trận tại Việt Nam nhưng không nào được chính phủ (cả Liên Xô và Việt Nam) thừa nhận. Với cộng sản Việt Nam, những chiến binh Liên Xô này chỉ là các "chuyên viên" (expert). Online: http://snipurl.com/20tie [www_russiatoday_ru], February 20, 2008.
(43) The War Politburo, Nguyen T. Lien-Hang, p22
(44) The War Politburo, Nguyen T. Lien-Hang, p25-26
(45) Online: http://snipurl.com/20tig [mangykien_wordpress_com], February 15, 2008.
(46) Tên của tổ chức có Lê Văn Hảo và sư ông Đôn Hậu là "Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hoà Bình tại Huế". Trong bản dịch tiếng Anh tài liệu 'Tuyệt Mật' mang tựa đề "Thông tin về chiến thắng của quân ta tại Huế từ 31 tháng 1 đến 23 tháng 2 1968" ghi "Ngày 18 tháng Hai, "Mặt trận Liên Hiệp cho Hoà bình" ra đời với các thành viên sau đây: Giáo sư Lê Văn Hảo, 34; Bà Luân Chi, 60; Thượng toạ Thích Đôn Hậu và hai đồng chí đảng viên cộng sản. (trang 6 của nguyên bản). Theo "Thảm sát Mậu Thân", Lữ Giang, DCVOnline,

08/02/2008, bà Luân Chi là bà Tuần Chi, tên thật là Đào Thị Xuân Yến, hiệu trưởng nữ Trung học Đồng Khánh, Huế.
(47) Online: http://snipurl.com/20tix [tiengnoitudodanchu_org], February 15, 2008.
(48) Online: http://snipurl.com/20s4u [mangykien_wordpress_com], February 15, 2008.
(49) Rút khỏi Huế là quyết định khó khăn nhất trong đời binh nghiệp của tôi, Lê Khả Phiêu, Phỏng vấn của Việt báo.vn, Thứ năm, 31 Tháng một 2008. Online: http://snipurl.com/20tj6 [vietbao_vn], February 15, 2008.
(50) Mậu Thân 68: Chuyển bại thành thắng, BBC Tiếng Việt, 24/01/2008. Online: http://snipurl.com/20tj7 [www_bbc_co_uk], February 15, 2008.
==

Sunday, May 3, 2009


TỔNG TẤN CÔNG MẬU THÂN 1968

Sự kiện Tết Mậu Thân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedi>

Tết Mậu Thân

Một phần của Chiến tranh Việt nam
Bản đồ các cuộc tấn công trong sự kiện Mậu Thân.
.
Thời gian 30 tháng 1 năm 1968 - 8 tháng 6 năm 1968
Địa điểm Nam Việt Nam
Kết quả Quân lực Việt Nam Cộng hòaQuân đội Hoa Kỳ chiến thắng về chiến thuật
Giải phóng quân Miền Nam thắng về chính trị
Tham chiến Việt Nam Cộng hòa,
Hoa Kỳ,
Hàn Quốc,
New Zealand,
Úc Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chỉ huy William Westmoreland Võ Nguyên Giáp Lực lượng 1.333.546 năm 1967[1][2] Theo công bố của quân Giải phóng miền Nam: 277.000[3]
Việt Nam Cộng Hòa tính lực lượng cộng sản gồm 323.000 người, trong đó có 130.000 chủ lực và 160.000 du kích.[4]
Bộ tư lệnh hành quân Mỹ (MACV) ước tính con số 330.000. CIA và Bộ ngoại giao Mỹ kết luận là lực lượng cộng sản trong khoảng từ 435.000 đến 595.000. [5] Thương vong Theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam:
630.000 chết và bị thương
13.000 xe cơ giới
1000 tàu chiến
700 kho đạn
15.000 đồn bót[6] Theo Hoa Kỳ, VNCH và đồng minh (chỉ tính trong đợt 1):
VNCH:4.954 chết, 15.917 bị thương, 926 mất tích
Hoa Kỳ và đồng minh: 4.124 chết, 19.295 bị thương, 604 mất tích
Tổng:
9.078 chết, 35.212 bị thương, 1530 mất tích. 552 máy bay bị phá hủy hoặc hư hỏng. [7]
75.000+ tính đến tháng 8/1968[8]
106.109 tính trong cả năm 1968 không tính mất tích, lạc, đào ngũ[9] . Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân đội Bắc Việt Nam trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, mặc dù cả hai bên đã có thỏa hiệp ngưng bắn. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía Cộng sản hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.

Mục lục

[ẩn]

Diễn biến


Binh sĩ VNCH và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong trận chiến Mậu Thân
Trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, quân đội Bắc Việt đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình.
Vi phạm thoả ước, quân Giải phóng đã tấn công đúng vào giao thừa để giành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Sau khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế đã tìm thấy nhiều hố chôn tập thể với hàng ngàn xác thường dân được cho là đã bị bộ đội thảm sát trong khoảng thời gian chiếm đóng kéo dài bốn tuần tại đây. Từ đó về sau, Tết Nguyên Đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế.
Do trong tháng 1 năm 1968 ngày dương lịch sát ngày âm lịch: ngày 29 (tháng 1) dương lịch là ngày 30 (tháng chạp) âm lịch và có sự lệch nhau một ngày của Tết hai miền nên có sự hiểu không nhất quán trong các cấp chỉ huy chiến trường của quân Giải phóng về thời điểm tiến công (ngày N): là ngày theo âm lịch hay theo dương lịch, là theo lịch miền Bắc hay lịch miền Nam. Sự thiếu nhất quán này đã làm cuộc tiến công ở các địa bàn Quân khu 5 Quân Giải phóng đã nổ ra sớm hơn một ngày so với các địa phương khác trên toàn miền Nam. Tuy vậy tính bất ngờ của Mậu Thân vẫn được bảo đảm.

Một người Việt cộng bị bắt trong chiến dịch Mậu Thân-1968
Mặc dù phía Mỹ cũng đã đưa ra một số dự đoán về cuộc tấn công này có thể diễn ra trước tết hoặc sau tết nhưng trên thực tế nó nổ ra ngay đúng trong dịp tết, vì vậy phía Mỹ lẫn phía Việt Nam Cộng hòa đều bị bất ngờ cả về thời gian lẫn quy mô của cuộc tiến công này. Cuộc tiến công đã nổ ra vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Bắc, tức đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam đến Khánh HoàTây Nguyên (thuộc Quân khu 5 của quân Giải phóng). Và đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1, tức đêm giao thừa của lịch miền Nam (đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 Mậu Thân của lịch miền Bắc), quân Giải phóng tiến công tại tất cả các tỉnh thành còn lại của miền Nam Việt Nam.
Ngay đêm tiến công đầu tiên tại Sài Gòn các đội biệt động cảm tử của Giải phóng quân đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Cuộc tiến công cho thấy sự bất lực của hệ thống tình báo của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã không tiên liệu được khả năng, tính chất cũng như thời điểm, quy mô của sự kiện mặc dù có sự khập khiễng về ngày giờ tiến công của quân Giải phóng ở các địa phương.
  • Bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới. Việc quân Giải phóng tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết.
  • Bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi người khi mà đồng loạt tại tất cả các đô thị cùng diễn ra các trận đánh nhau quyết liệt trong gần một tháng (chỉ riêng đợt 1) và điều bất ngờ này cho thấy 3 năm tìm-diệt của quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt được hiệu quả thấp.
  • Bất ngờ về độ sát thương bạo liệt không khoan nhượng: từng dãy phố bị ném bom napal, quân sĩ hai bên mụ mị đánh nhau như điên dại, tràn lan mức độ giết chóc và trả thù, hành quyết ngay trên phố (Xem Sự kiện tướng Nguyễn Ngọc Loan)... Điều này được truyền thông nhanh chóng gây ấn tượng rất lớn lên tâm lý dư luận thế giới.
Về mặt tác chiến trong các đô thị, Giải phóng quân thành công nhất tại cố đô Huế. Họ chiếm giữ thành phố 25 ngày và sau đó đánh nhau ác liệt giành giật từng khu nhà đoạn phố với Thủy quân lục chiến Mỹ. (Xem thêm Thảm sát Huế Tết Mậu Thân)
Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo của phía quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của địch. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, quân Giải phóng đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí: họ hy vọng cùng với tiến công quân sự đánh vào các lực lượng Việt Nam Cộng hòa ở trong các đô thị họ có thể phát động dân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa đánh sụp chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đặt Mỹ trước tình thế phải đi đến quyết định ra đi khỏi chiến tranh. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của Quân lực Việt Nam Cộng hoà và đánh giá quá cao khả năng của họ, nên trong thực tế quân Giải phóng đã bị thương vong cực kỳ to lớn mà không phát động được tổng khởi nghĩa của người dân (trừ ở một số nơi như Huế); chính quyền Việt Nam Cộng hoà vẫn đứng vững.

Xác quân Giải phóng trong Trận Mậu Thân
Một đặc điểm nữa của việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968 là các cấp chỉ huy chiến đấu của quân Giải phóng đã không tách bạch được đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân sĩ để cổ vũ khí thế chiến đấu. Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàm phán. Còn mục tiêu chính trị được phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ để nâng cao sĩ khí là đó là trận cuối cùng "đánh dứt điểm" đối phương. Các cán bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh cuối cùng. Điều này làm cho các thiệt hại của Giải phóng quân càng thêm nặng nề.
Điều tệ hại hơn nữa cho quân Giải phóng là họ đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình. Khi thấy chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của Giải phóng quân càng lớn.
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Miền BắcMiền Nam
Thuyết Domino
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tếMiền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Sự kiện Phật Đản, 1963
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Chiến dịch Phượng Hoàng
Diễn biến Quốc tế
Tết Mậu Thân, 1968
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hoá chiến tranh
Chiến dịch:
Lam Sơn 719Hè 1972Linebacker II
Hiệp định Paris
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Tây NguyênHuế - Đà Nẵng
Xuân 1975Hồ Chí Minh
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửa tiêu bản

Đánh giá các sai lầm của phe cộng sản trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, báo Quân đội Nhân dân đã liệt kê các điểm như: đánh giá sai về tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến việc đề ra mục tiêu tổng tấn công giành chính quyền một cách chủ quan, không kịp thời chuyển hướng hoạt động quân sự khi tình hình đã thay đổi.[10]

Kết quả

Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969-1971.

Quân sự


Tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết tù binh trên đường phố
Theo các thông cáo chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thì họ đã loại ra khỏi vòng chiến 630.000 quân đối phương cả Mỹ lẫn VNCH, 13.000 xe cơ giới, 1000 tàu chiến, 700 kho đạn, 15.000 đồn bót[11]
Sau tổng tiến công Mậu Thân, vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam bị thu hẹp. Quân Giải phóng bị đẩy ra xa và suy yếu trầm trọng: các đơn vị quân sự tan vỡ, các lực lượng chính trị bị bộc lộ và bị triệt phá gần hết, thương vong bằng cả 10 năm trước cộng lại, phải 3-4 năm sau lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Mất đất mất dân, quân đội của họ mất thế đứng chân trên chiến trường miền Nam phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới LàoCampuchia. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và ở Hà Nội đề nghị giải tán các sư đoàn, trung đoàn chính quy và quay trở về lối đánh du kích.
Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh. Trong các năm sau Mậu Thân, từ 1969 đến 1971, là thời gian Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ động tiến công tìm diệt quân Giải phóng, thực hiện kế hoạch Phượng Hoàng, bình định và triệt phá phong trào chính trị của phe Cộng sản ở nông thôn và thành thị. Vai trò của đấu tranh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ nay suy giảm đi nhiều vì các hệ thống cơ sở chính trị của họ bị phá và với sự ác liệt không khoan nhượng của chiến tranh ở giai đoạn này không cho phép dân chúng tụ tập trên chiến trường để yêu sách chính trị. Từ đó trở đi sức mạnh vũ trang mang tính chất quyết định.
Quân giải phóng miền Nam thiệt hại trong năm 1968[12]
Chết 44.824
Bị thương 61.267
Mất tích 4.511
Bị bắt 912
Lạc 1.265
Đào ngũ 10.899
Đầu hàng 416
Tổng (không tính đào ngũ) 113.295
Đó là cơ sở để các tướng lĩnh Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân Giải phóng đã thất bại thảm hại. 40 năm sau sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Lê Khả Phiêu lúc đó là chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực đánh vào thành Huế và giữ Huế 25 ngày, thừa nhận: Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, chúng tôi ở chiến trường lao đao mất 2 năm rưỡi, đến năm 1972 ta mới có được những chuyền biến tích cực [13].

Chính trị

Tuy nhiên, cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được quân Cộng sản và trong tương lai chiến tranh không biết đến bao giờ. Điều này đưa đến kết luận là Hoa Kỳ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh mang quân về nước. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng (Xem Thảm sát Mỹ Lai, Thảm sát do đơn vị Lực lượng Mãnh Hổ). Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu.
Các chính trị gia trong Quốc hội Hoa Kỳ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi huỷ bỏ uỷ quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Lyndon B. Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Cũng từ sau Mậu Thân trở đi, quyền lực tiến hành chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ càng ngày càng bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước và quốc tế. Sự rút quân về nước là không thể đảo ngược và Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa phải tự bảo vệ lấy mình - Việt Nam hoá chiến tranh là không thể tránh khỏi.
Ngày 31 tháng 3 năm 1968 Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa sẽ chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với phía Cộng sản. Vấn đề của Hoa Kỳ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.
Tất cả những điều trên đã cho Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam khẳng định rằng họ đã đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cho dù với giá hy sinh cực kỳ to lớn. Đây là thắng lợi mang tính chiến lược của họ: Hoa Kỳ buộc phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Hoa Kỳ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được.

Chú thích

  1. ^ Tổng 1.333.546 gồm
    Hoa Kỳ 497.498, Nam Hàn 48.839, Úc 6.579, Thái Lan 2.242, Philippines 2.021, New Zealand 534, Tây Ban Nha 13,
    chủ lực Quân lực Việt Nam Cộng hòa 634.475, bán quân sự 141.345.
    Nguồn:Tình hình quân sự năm 1967 của Võ Phòng, Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16.105, phòng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, hiện lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II
  2. ^ Con số khác là khoảng 1.2 triệu. Hoang Ngoc Lung, The General Offensives McLean VA: General Research Corporation, 1978, p. 8.
  3. ^ Theo Tài liệu số 790, Trung tâm lưu trữ, Bộ Quốc phòng Việt Nam, chủ lực Quân Giải phóng có 220.000, bộ đội địa phương có 57.000, tổng cộng 277.000.
  4. ^ Hoang, p. 10.
  5. ^ Clark Dougan & Stephen Weiss, Nineteen Sixty-Eight, Boston: Boston Publishing Compnay, 1983, p. 184.
  6. ^ Thông cáo của Bộ chỉ huy các lực lượng võ trang Giải phóng miền Nam ngày 20-12-1968- Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 NXB Chính trị Quốc gia
  7. ^ Tổng công kích, Tổng nổi dậy Tết mậu thân 68 - Cơ sở phát hành Đại Nam, trang 35
  8. ^ Includes casualties incurred during the "Border Battles", Tet Mau Than, and the second and third phases of the offensive. General Tran Van Tra claimed that from January through August 1968 the offensive had cost the communists more than 75.000 dead and wounded. This is probably a low estimate. Tran Van Tra, Tet, in Jayne S. Warner and Luu Doan Huynh, eds., The Vietnam War: Vietnamese and American Perspectives. Armonk NY: M.E. Sharpe, 1993, pgs. 49 & 50.
  9. ^ Tổng thương vong trong cả năm 1968: 44.842 chết, 61.267 bị thương. Số người tử trận tính theo vùng: Đường 9:3.994, Trị Thiên: 4.862, Đồng bằng khu 5:10.732, Tây Nguyên:3.436, Khu 6: 1.254, Khu 10: 440, Đông Nam Bộ: 14.121, Khu 8: 2.484, Khu 9: 3.501.
    Nguồn: Cục tác chiến, số 124/TGi, hồ sơ 1.103 (11-2-1969)
  10. ^ Nguyễn Thế Vỵ, Mậu Thân 1968 - bài học về sự vận dụng đường lối quân sự của Đảng trong tác chiến, Báo Quân đội Nhân dân, 29/05/2008
  11. ^ Thông cáo của Bộ chỉ huy các lực lượng võ trang Giải phóng miền Nam ngày 20-12-1968- Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 NXB Chính trị Quốc gia
  12. ^ Tết Mậu Thân 68, bước ngoặc lớn của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước-Hồ Khang p362
  13. ^ Rút khỏi Huế là quyết định khó khăn nhất trong đời binh nghiệp của tôi
Xem thêm

Liên kết ngoài


HUẾ MẬU THÂN 1968




Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước
Thiện Giao, phóng viên đài RFA


Thưa quí vị, trong bài trình bày trước, để mở đầu cho loạt bài về biến cố Mậu Thân năm 1968 tại Huế, chúng tôi đã gởi đến những con số tổn thất nhân mạng, những nhận định liên quan đến vụ thảm sát nhiều ngàn người tại Huế trong tháng Hai năm 1968.
Watch the video Vietnam Battle for Hue on Youtube.
Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục phần thứ nhì. Trong phần này, xin gởi đến tiếng nói của những người trong cuộc, kể lại Huế trong 25 ngày kinh hoàng cách đây đúng 40 năm. Bên cạnh đó, các nhân chứng cũng không khỏi bùi ngùi nhớ lại đất cố đô những ngày trước thảm sát, trong một không khí thanh bình, cho dù vẫn còn văng vẳng xa xa tiếng đại bác. Biên tập viên Thiện Giao trình bày sau đây.
Những ngày giáp Tết Mậu Thân
1968, những ngày giáp Tết Mậu Thân, Huế vẫn bình yên, một tình trạng bình yên của thời chiến.
Huế, những ngày ấy, bỗng nhiên thanh bình hơn. Chợ hoa đầu cầu Trường Tiền vẫn mở. Chợ Đông Ba, dân chúng vẫn tụ tập, mọi người vẫn hớn hở.
Vẫn có tiếng đại bác xa xa vọng về, nhưng vẫn là một trạng thái yên bình.
Linh mục Phan Văn Lợi, vào thời điểm năm 1968, mới 17 tuổi, hồi tưởng:
“Tình hình tạm yên, vẫn nghe tiếng đại bác từ xa vọng về. Nhưng lúc ấy tôi thấy yên lành hơn. Vì thường thường hai bên đình chiến.”
Đình chiến, một danh từ hấp dẫn. Đối với Huế, đình chiến có nghĩa là được thêm vài chục giờ thanh bình.
Hồi tưởng lại những ngày giáp Tết Mậu Thân, ông Nguyễn Phúc Liên Thành, lúc ấy là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên cho biết:
“Huế những ngày ấy thanh bình hơn những ngày khác. Chợ Hoa đầu cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba, đông dân chúng tụ tập, mọi người hớn hở. Mọi người biết có thoả hiệp đình chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh và Việt Cộng. Đình chiến 3 ngày Tết để dân chúng được hưởng một cái tết thanh bình giữa tình trạng chiến tranh.”
Từ Sài Gòn, những người gốc Huế cũng háo hức về đất thần kinh đón Xuân. Anh Nguyễn Xuân Thắng, năm 1968 vừa mới tròn 7 tuổi, nhớ lại:
“Mình là dân Huế, được về Huế thì rất mừng. Khung cảnh Huế yên tĩnh, rất thơ mộng. Tối 30, ông Bác dẫn về nhà ông nội ở đường Hàn Thuyên đối diện nhà luật sư Lê Trọng Quát. Tối đó người lớn đi chơi thì chở mình đi theo.”
Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác đó đã bị vùi xuống khe.
Tấn công ngay trong đêm Giao thừa
Khoảng thời gian đình chiến, theo tài liệu xuất bản tháng 8 năm 1968, do trung tá Phạm Văn Sơn chủ biên, trước định 48 giờ, sau được lệnh rút xuống 36 tiếng, nghĩa là, lệnh hưu chiến chỉ còn giá trị từ 18 giờ ngày 29 tháng Giêng đến 6 giờ ngày 31 tháng Giêng năm 1968.
Quân đội Bắc Việt chọn tấn công miền Nam đúng vào giờ giao thừa, và xem đó là một trong những bí mật của trận Mậu Thân. Đại Tướng Quân Đội Bắc Việt Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, trận Mậu Thân có ba điểm bất ngờ, là mục tiêu, qui mô, và trên hết là thời điểm, đúng giao thừa:
“Ra đến cầu Tràng Tiền thì thấy xe tăng hai bên đường. Tôi nghe người lớn nói với nhau: Không biết chuyện gì xảy ra tối nay.”
Mà thật là như vậy, tối hôm ấy, mọi chuyện bắt đầu xảy ra.


Bộ Đội Bắc Việt đã có mặt trong thành phố Huế từ sáng sớm mùng Một Tết. Ông Trần Ngọc Huế, vào thời điểm đó, là Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh, kể lại rằng cho đến buổi tối, khi phía Bắc Việt bắt đầu tấn công, ông mới trực tiếp nhìn thấy bộ đội đặc công di chuyển vào sân bay Thành Nội. Ông thừa nhận, quân đội Bắc Việt có ưu điểm là giữ bí mật:

“Tối đó, sau khi bố trí đơn vị, tôi về nhà. Đến khuya thì một trung úy của tôi lái xe đi tuần. Tôi nói, mai về sớm để đón tôi vào đơn vị. Đến khuya thì phía Bắc Việt bắt đầu đánh. Tôi mặc áo quần rồi lấy chiếc xe đạp ra đi. Trên đường đi, tôi thấy Đặc Công tiến vào sân bay Thành Nội. Họ đi lúp xúp, tôi nhìn kỹ, thấy không phải mình. Khi thấy họ ngụy trang đi quẹo vào phi trường. Tôi đi chầm chậm sau đó, rồi băng qua cống Vĩnh Lợi rồi đánh kẻng báo động.”
Đến 2 giờ 33 phút sáng ngày mồng Hai, những trái đạn pháo đầu tiên bắt đầu bắn vào phi trường Tây Lộc, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh và một số địa điểm tại Quận 3 thuộc thị xã Huế.
Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại, có thời điểm, Đặc Công của phía Bắc Việt đã vào đến bên trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh, cách phòng tướng tư lệnh Ngô Quang Trưởng chỉ có 30 mét, và tướng Trưởng cũng đang có mặt tại đó:
“Đặc công đã vào trong bộ tư lệnh Sư Đoàn Một rồi. Lúc đó là 10 giờ sáng, chuẩn bị mở đường máu vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn để giữ an ninh cho bộ tư lệnh. Đặc công chỉ còn cách văn phòng tướng Trưởng 30 mét.”
Cuộc thảm sát kinh hoàng
Chiếm thành phố Huế đến đâu, phía Bắc Việt lập Chính Quyền Cách Mạng đến đó. Ông Nguyễn Phúc Liên Thành kể lại, khi Việt Cộng làm chủ Huế qua ngày thứ hai thì họ bắt đầu thành lập chính quyền Cách Mạng.


Cụ thể, tại Quận Nhì, Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế Hoàng Kim Loan, cấp trung tá, đứng đầu cùng Hoàng Lanh. Chính quyền Quận Nhất cũng được thành lập. Riêng Quận 3 chưa kịp nhưng được giao cho đại tá Bảy Lanh, phụ trách an ninh thành.
Ông Liên Thành nhớ lại: “Sau khi lập chính quyền thì bắt đầu thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra trình diện. Đến lần thứ 3 thì họ yêu cầu tất cả những người đã trình diện lần l và 2 ra trình diện lại, đây là lần quyết định. Và cuộc thảm sát xảy ra.”
Đầu tiên là những tòa án nhân dân: “Ngay lúc đầu, có một số người bị đưa ra tòa án nhân dân xử và chôn sống tại Bãi Dâu, tại vùng Chùa Áo Vàng gần chùa Diệu Đế và một số nơi khác trong Quận Nhì.”
Tiếp theo là Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ lớn Phủ Cam: “Riêng tại Quận Ba, Việt Cộng bắt đi hơn 500 người đang trốn trong Dòng Chúa Cứu Thế, dẫn đi hết, rồi chôn sống. Tội nghiệp nhất là một số nạn nhân hoàn toàn không dính dáng gì đến chính quyền. Ngoài ra, trong số này còn có một người rất tiếng tăm là Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Ngoài ra, tại vùng Phủ Cam, bốn ngày sau khi Việt Cộng chiếm Huế, Nhà Thờ Lớn Phủ Cam bị ập vào, bắt đi 300 thanh niên sau này được tìm thấy xác ở vùng phía tây Nam Hoà, tức vùng núi dọc khe Đá Mài, lăng Gia Long.”
Đã có bao nhiêu người bị giết, và đã có bao nhiêu địa điểm chôn người? Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu đại diện khu vực Thừa Thiên, nói rằng con số 5 đến 6 ngàn người là không sai lệch mấy. Và khoảng 22 địa điểm trở thành nơi che dấu các thi hài:
“Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”
Ông Nguyễn Lý Tưởng kể rằng, cuộc tìm kiếm nạn nhân Tết Mậu Thân bắt đầu từ giai đoạn Tết đến mùa Hè năm 1968 và đỉnh điểm là vụ Khe Đá Mài, thuộc đỉnh núi Đình Môn Kim Ngọc, tại đây, khoảng 400 bộ hài cốt đã được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Đá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, thuộc làng Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên:
“Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác đó đã bị vùi xuống khe.



Từ Tết, tức tháng 2 năm 1968 đến tháng 9 năm 1969, khoảng 20 tháng, có một số người của Cộng Sản về hồi chánh, họ chỉ. Mở đường hành quân vào tìm, thì tìm được. Sọ người xương người dồn đống dưới khe. Nơi đây thuộc quận Nam Hòa, có tên là Khe Đá Mài, thuộc vùng núi Đình Môn Kim Ngọc.
Quân đội mang hết xương và sọ về để tại một trường tiểu học thuộc quận Nam Hòa, các đồ vật gồm có thẻ căn cước bọc nhựa, có áo quần, đồ dùng, vật kỷ niệm mang theo trong người. Hàng ngàn thân nhân đến tìm. Nhờ đó, gia đình tìm được dấu vết. Trong số các nạn nhân, có cả học trò tôi, như em Phan Minh, Bùi Kha, mới 16, 17 tuổi.”
Một trong các vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đã bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.
Ngày 13 tháng Tư, linh cữu đưa thi hài các bác sĩ này rời Việt Nam, về Đức. 250 sinh viên y khoa Huế và Sài Gòn cùng đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đi theo chiếc xe có bốn ngựa kéo, bên trên chở linh cữu của các ân nhân.
Chiến sự tiếp diễn trong thành nội Huế đến ngày 22 tháng Hai. Vào ngày này, các lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kết thúc 2 trận đánh quan trọng, đẩy phía Bắc Việt lui khỏi Đại Nội, nơi cung điện các vua triều Nguyễn, và kéo lá cờ Việt Nam Cộng Hoà lên thay cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu.
Hai ngày sau đó, chiến trường Huế chấm dứt. Huế lại trở về vòng kiểm soát của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Vừa rồi là những nét chính về tình hình Huế những ngày trước và trong khi quân đội Bắc Việt kiểm soát thành phố. Như đã trình bày, gần như ngay lập tức sau khi kiểm soát Huế, Bắc Việt đã cho thành lập chính quyền và bắt đầu các cuộc thảm sát. Trong bài tiếp theo vào kỳ sau, biên tập viên Thiện Giao sẽ trình bày tổng quát kế hoạch tái chiếm Huế, hai trận đánh đặc biệt tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu qua lời kể của những người tham gia trận đánh. Cuộc truy tìm và cải táng nạn nhân trong các mồ chôn tập thể sau khi quân đội miền Nam cùng đồng minh tái chiếm Huế được thực hiện ra sao? Những nhân chứng cũng sẽ trình bày lại ký ức của những ngày đau buồn ấy, 40 năm trước.


HUẾ MẬU THÂN 1968




Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn



Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Trong bài thứ ba của loạt 5 bài tường thuật tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao của đài chúng tôi sẽ tiếp tục gởi đến quí thính giả nghe đài những nét chính yếu của cuộc phản công tái chiếm Huế mà đỉnh cao là ngày 22 tháng Hai, khi quân lực Việt Nam Cộng Hoà tái chiếm Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
Wactch the video We Were There - Hue 1968 on Youtube.
Ngay sau những giờ khắc xúc động nhìn lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên đỉnh Kỳ Đài, người dân Huế bàng hoàng nhận ra rằng hàng ngàn thân nhân của mình, bị bắt trong vài tuần lễ phía Bắc Việt làm chủ thành phố Huế, sẽ không bao giờ trở về nữa. Họ đã bị thảm sát ra sao, và được che dấu trong các hầm chôn tập thể như thế nào? Xin hãy điểm lại ký ức của những nhân chứng từ 40 năm trước.
“Người dân Huế bị dồn vào đường cùng, không còn chọn lựa nào khác nên phải chọn chiến đấu. Chiến đấu để tự tồn. Chiến đấu để có tự do. Chiến đấu để sống hay là chết.”, ông Trần Ngọc Huế, người chỉ huy Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh tái chiếm Đại Nội ngày 22 tháng Hai năm 1968 nhớ lại.
Huế, tháng Hai năm 1968, mỗi tấc đất là một tấc máu. Máu, của tất cả những ai có mặt tại Huế; của người dân Huế, của các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà, của các lực lượng Hoa Kỳ, và của các lực lượng Bắc Việt.
Huế trở thành chiến trường đổ lửa, vì Huế là nơi không một ai muốn mất.
“Huế không lớn, nhưng đánh dai dẳng vì quyết tâm của Cộng Sản, muốn thắng bằng bất cứ giá nào. Mà ý chí của miền Nam và người dân Huế cũng bằng bất cứ giá nào cũng phải dành lấy mảnh đất thiêng liêng của mình.”, (Trần Ngọc Huế, Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh).
Cuộc phản công tái chiếm Huế
Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi vào Huế, phía Bắc Việt Nam đã có thể tự do đi lại. Trong ngày Mùng Hai Tết, quân đội Bắc Việt di chuyển trong thành phố kiểm soát dân chúng như chỗ không người.
Và phía miền Nam, cùng đồng minh, phải bắt đầu từ đầu nhiệm vụ vãn hồi an bình cho Huế.
Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Đánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ 2, 3 người thay phiên nhau ngủ.
Huế, trở thành chiến trường của an ninh, của vận mệnh, và có lẽ, của cả danh dự.
Quân đội Bắc Việt, quân lực Việt Nam Cộng Hoà, và quân đội đồng minh Hoa Kỳ đã quần thảo trên một chiến trường không lớn, giữa thành vách kinh đô cũ và giữa nỗi kinh hoàng của dân Huế trong nỗi lo sợ thảm sát, đã xảy ra ngay từ đầu khi miền Bắc kiểm soát và lập chính quyền tại Huế.
Theo lời kể của hai người trong cuộc, là ông Nguyễn Văn Ngẫu, vào năm 1968 là thiếu uý thuộc Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh và ông Trần Ngọc Huế, Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các lực lượng tham gia chiến trường Huế vào thời điểm Mậu Thân gồm có:
Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có Sư đoàn 1 Bộ Binh. Thiết đoàn 7 kỵ binh. Lực lượng sư đoàn nhảy dù và thuỷ quân lục chiến Việt Nam. Các tiểu đoàn Biệt Động Quân Quân Đoàn 1. Một đại đội trinh sát. Trực thăng và máy bay skyrider Việt Nam với sự yểm trợ của máy bay phản lực và trực thăng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Phía Pháo binh có 2 tiểu đoàn cơ hữu thuộc sư đoàn 1. Phía Hải Quân có Giang đoàn 11 và 12 yểm trợ chiến trường.
Phía đồng minh Hoa Kỳ có Thuỷ Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Không Kỵ.
Thiếu uý Nguyễn Văn Ngẫu nhớ lại những ngày chuẩn bị phản công:
“Sau 31 tháng Giêng, dân chúng đang ăn tết vui vẻ. Thành phố Huế trở thành trọng tâm của chiến trường. Đặc công và nội thành do trung tá Khánh Lửa dẫn quân vào bốn Kỳ Đài và 4 con đường chính gồm vùng An Hoà, Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập từ vùng núi đi về tập kích. Lực lượng Nội Thành gần đó đang đóng ở Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập cũng tiến vào. Đơn vị tôi đang đóng tại quận Hương Trà. Một ngày sau khi nổi lên, tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp điện đàm với quân Khu 1, tướng Hoàng Xuân Lãm, tổng tham mưu và sau hai ngày là bắt đầu phản công phản công.”
Đại Đội Trưởng Hắc Báo, ông Trần Ngọc Huế hồi tưởng:
“Huế không lớn nhưng đánh dai dẳng vì quyết tâm của Cộng Sản là muốn thắng lợi bằng bất cứ giá nào. Mà ý chí của miền Nam và Huế cũng bằng bất cứ giá nào phải dành lấy mảnh đất thiêng liêng của mình.”

Cuộc phản công tái chiếm Huế diễn ra ác liệt. Hai bên giằng co từng căn nhà, từng khu phố, từng tấc đất.
Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại:
“Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Đánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ 2, 3 người thay phiên nhau ngủ.”
Vòng vây ngày càng xiết chặt. Phía Bắc Việt bắt đầu nao núng, lui vào Đại Nội cố thủ.
Dựng lại cờ VNCH trên Kỳ Đài ở Phú Văn Lâu
Đại Nội, biểu tượng của kinh thành Huế, nằm gần Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu. Lúc ấy, cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vẫn đang bay giữa trung tâm Huế.
Thế rồi, đến ngày 18 tháng Hai, ông Nguyễn Văn Ngẫu và đơn vị nhận được lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tại đây, tướng Tư Lệnh Ngô Quang Trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ đặc biệt cho tiểu đoàn của thiếu uý Nguyễn Văn Ngẫu: Đánh chiếm và dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà ở Kỳ Đài.
“Hướng dẫn đại đội ra khỏi sư đoàn và đến đường Mai Thúc Loan, tướng Trưởng chỉ vào lá cờ Mặt Trận Giải Phóng cách khoảng 1 cây số, nói “nhiệm vụ của toa đấy.” Rồi ông đưa bản đồ hành quân, các cơ quan liên lạc, và hỏi tôi hai câu. Tôi trả lời, chính tôi là kẻ muốn thắng trận, và tôi ngỏ ý cần một lá cờ để thay thế cờ Mặt Trận.”
Cùng thời điểm ấy, người chỉ huy Đại Đội Hắc Báo cũng ngỏ lời với tướng Ngô Quang Trưởng, yêu cầu được giao nhiệm vụ tái chiếm Đại Nội:

“Cuối cùng chúng tôi yêu cầu Tướng Tư Lệnh được tái chiếm Đại Nội, là biểu tượng về nền tự chủ và độc lâp của Việt Nam từ năm 1802. Chúng tôi được vinh dự lãnh trách nhiệm tái chiếm Huế từ tay Cộng Sản. Và chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của con dân Huế và miền Nam.”
10 giờ sáng ngày 22, cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên Kỳ Đài sau khi 2 người lính đã bị phía Bắc Việt từ Đại Nội bắn tỉa.
“Bên kia là toà tỉnh, các phái đoàn tổng tham mưu, truyền hình, truyền thanh, hàng chục ngàn dân nhìn lên lá cờ để tưởng niệm những ngày tang thương nhất qua đi. Nhìn lá cờ mà rưng rưng nước mắt, bao nhiêu ngày bị bao phủ bởi khổ đau.”
Hai giờ chiều cùng ngày, Đại Đội Hắc Báo chiếm Đại Nội:
“Tấn công nhưng phải bảo vệ di tích lịch sử. Phải bảo tồn. Chúng tôi cũng yêu cầu người Mỹ như vậy. Tôi là con dân Việt Nam, tôi tôn trọng di tích tổ tiên để lại.”
Hàng ngàn người vô tội bị giết hại
Hai ngày sau, Huế hoàn toàn được vãn hồi an bình. Người dân trở lại thành phố, vừa ngơ ngác, vừa vui mừng, vừa chờ đợi. Họ chờ đợi sự trở lại của những người thân đã bị bắt đi trong thời gian phía Bắc Việt chiếm Huế.
Chờ đợi, để rồi họ bàng hoàng nhận ra: Tất cả đã bị giết.
Hành trình đau đớn truy tìm các hố chôn tập thể bắt đầu.
Một trong những người tham gia đi tìm các hố chôn tập thể thời ấy là ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân, nói rằng Uỷ Ban của ông đã tìm được khoảng 3,000 hài cốt. Trong số ấy, đau đớn nhất, chỉ khoảng 10% được nhận diện và được gia đình mang về cải táng.


Số nạn nhân còn lại phải được an táng tập thể tại 2 nghĩa trang ở Huế gần núi Ngự Bình là Ba Đồn và Ba Tầng. Dựa trên thi hài và các đồ vật còn sót lại của nạn nhân, ông Bằng phỏng tính là 20% số nạn nhân là quân nhân, 40% là công chức và 40% là dân thường:
“Sau Mậu Thân, khoảng 1 đến 2 tháng, chúng tôi biết những cái chết rất vô lý. Ví dụ: tại vùng Gia Hội, có một chị tên Tuý. Chị là một sinh viên. Khi Cộng Sản đến tìm anh chị, không có nên bắt chị thay thế. Chị Tuý bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. Còn tại Vỹ Dạ, có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt thì không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ. Hoàn toàn là người vô tội.”
Về nguyên nhân thành lập Uỷ Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân, ông Võ Văn Bằng cho biết nhờ một sự tình cờ, mà sau đó người dân Huế mới vỡ lẽ ra là thân nhân mình bị thảm sát tập thể:
“Một năm sau, nhân cuộc hành quân của tiểu khu Thừa Thiên ngang qua khu vực giáp giới của Phú Vang, Hương Thuỷ và Phú Thứ, người ta thấy một đầu lâu trồi lên dưới một trảng cát dài hàng cây số. Đào lên, đó là thi hài của thiếu uý Trần Văn Đỉnh, nhận biết nhờ tấm thẻ bài. Tin này loan ra rất nhanh nên tạo phong trào tìm xác ở Phú Thứ.”
Những cảnh tượng kinh hoàng
Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống truyền thanh quốc gia Việt Nam Cộng Hoà, đã có mặt tại Huế từ mùng Năm đến 29 Tết Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn xác tập thể, kể lại cảm giác của ông khi lần đầu nhìn thấy những cảnh tượng ấy:
“Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó.”
Những hình đó là gì? Ông kể tiếp.
Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào điện thoại và đều bị đập vỡ từ phía sau.”
“Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống.
Sau này tôi có hỏi các nhân chứng, là một phóng viên bị bắt đi theo Việt Cộng và bị An Ninh VNCH bắt lại, cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào điện thoại và đều bị đập vỡ từ phía sau.”
Ông Võ Văn Bằng kể tiếp rằng, vì người ta bị chôn lớp này trên lớp khác, đến khi tìm được vị trí, thân xác đã không còn nguyên vẹn. Để giúp các thân nhân tìm được người thân, Uỷ Ban đều đánh số lên thi hài và ghi các chi tiết liên quan, chẳng hạn đầu vỡ, sọ bể, tay bị cột như thế nào, dây lạt hay điện thoại, vạt áo, nilông còn sót.
Và rồi đến bước cuối cùng: “Sau đó loan tin trên đài phát thành Huế để đồng bào nhận dạng.”
Huế, trước Tết 1968, bình thường như mọi Tết khác!
Huế, trong Tết 1968, kinh hoàng như chưa bao giờ!
Huế, từ sau Tết 1968, đón Xuân trong niềm ngậm ngùi.
40 năm, có đủ để làm lành một vết thương?
Thế hệ Mậu Thân của Huế vẫn còn đang sống, và năm nay, người dân Huế, ở trong nước thì chốn riêng tư, ở nước ngoài thì nơi công khai, vẫn tiếp tục tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ thảm sát 40 năm về trước.
Quí vị và các bạn vừa theo dõi một vài sơ lược những nét chính của cuộc tấn công tái chiếm cố đô Huế trong Tết Mậu Thân 40 năm trước và hành trình đi tìm các mồ chôn tập thể nạn nhân cuộc thảm sát Mậu Thân năm 1968. Bài tường thuật này được thực hiện trong khuôn khổ tưởng niệm biến cố Mậu Thân ở Huế, vào thời điểm và địa điểm mà nhiều ngàn người vô tội, không có vũ khí trong tay, đã bị thảm sát. Trong bài tường thuật thứ tư của buổi phát thanh sau, biên tập viên Thiện Giao sẽ tiếp tục gởi đến quí vị bài tìm hiểu về một số nhạc phẩm và hồi ký ra đời trong biến cố Mậu Thân. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ điểm lại 3 bức thư Linh Mục Bửu Đồng viết, nhưng chưa kịp gởi đến thầy mẹ, tín hữu và các em ngài. Những bức thư này chỉ được tìm thấy sau khi thi hài linh mục được tìm thấy trong lòng đất.

HUẾ MẬU THÂN 1968

LÊ VĂN HẢO TRONG MẬU THÂN
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Trong những buổi phát thanh trước, biên tập viên Thiện Giao của ban Việt ngữ đã gửi đến quý thính giả lọat 5 bài về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế cách nay đúng 40 năm.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo.
Một trong những nhân vật của miền Nam lúc bấy giờ đựơc mô tả là liên quan mật thiết đến Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như biến cố Mậu Thân tại Huế là Tiến sĩ Dân tộc học Lê Văn Hảo, giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế, Đà Lạt và Sài Gòn.
Tiến sĩ Hảo tốt nghiệp ở Pháp năm 1961 và trở về Việt Nam từ năm 1965. Biên tập viên Nguyễn An đã phỏng vấn ông về vai trò của ông trong biến cố Mậu Thân vì khi đó, ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Sau khi tôi nhận chức đó rồi thì có nhiều cuộc họp và họ nói cho tôi biết thế nào là chủ nghĩa CS, thế nào là chủ nghĩa Max Lenin, thế nào là chính quyền cách mạng, thế nào là đấu tranh giai cấp. Họ cũng làm cho tôi một loạt các bài học vỡ lòng để cho tôi biết chức vụ đó thì tôi phải nên làm thế nào để cho xứng đáng với chức vụ đó
Nguyễn An: Thưa Ông, như vậy tức là Mậu Thân sau khi họ tấn công Huế thì sau đó họ đưa ông về?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Không! Tôi không có về lúc đó, lúc đấy là chỉ có mấy anh CS về đánh nhau ở dưới thành phố thôi, chớ còn tôi họ đâu có dám đưa tôi về! Họ biết rằng khi tôi nhận thì tôi cũng miễn cưỡng mà nếu đưa tôi về thì tôi chắc cũng chuồn luôn thì họ đâu có dám đưa tôi về.
Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm CS chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.
Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.
Nguyễn An: Tức là Ông không biết những cái gì thêm ngoài những điều mà đài phát thanh nói?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Tôi không thể biết được bởi vì tôi không có mặt ở Huế mà nó đâu có dám để cho tôi về Huế vì anh biết khi nó đề nghị một chức vụ như vậy là cả một sự áp đặt. Nó nói là anh phải nhận, nếu anh không nhận thì anh cũng không còn đường về thì cả một sự đe dọa . Anh có thấy tính chất đe dọa đàng sau lời đề nghị đó không?
Nguyễn An: Đây là một chi tiết rất là mới bởi vì hồi xưa cho đến bây giờ người ta cứ tưởng rằng là những đoàn quân họ chiếm đóng Huế hai mươi mấy ngày đó là Ông về trực tiếp điều hành công việc ở đó, thì hóa ra hoàn toàn không có chuyện này!
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.



Rồi lâu lâu mấy ông như: Trần Văn Quang và các ông lãnh đạo khác ở Thừa Thiên, Huế ghé qua thăm và an ủi tôi và nói là sự việc diễn biến như vậy thì mình theo thời cuộc thôi, mình phải theo cách mạng thôi, chớ không có cách nào khác. Anh thấy như vậy đó!
Nguyễn An: Tức là cũng không có ai báo cáo với Ông tình hình như thế nào với tư cách là chủ tịch UBND hết?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Có chứ! Tức là trong khi đánh nhau và chiếm thành phố Huế như vậy thì chúng có điện đài theo dõi thì cũng nắm được tình hình lắm chớ, chớ đâu có phải là không biết gì!
Nguyễn An: Sau khi rút ra khỏi Huế rồi, thì ông vẫn tiếp tục trên núi hay là ông đi theo họ?


Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Dạ thưa tôi vẫn tiếp tục ở trên núi và lúc đấy thì quân đội Hoa Kỳ và quân đội VNCH đã phản ứng rất mạnh bằng cách ném bom rất dữ dội các vùng giải phóng chung quanh các thành phố lớn, thú thật với anh là chúng tôi sống toàn trong các hang núi, nếu ra ngoài thì cũng ăn bom như thường vì tình hình quá căng thẳng, bom đạn quá sức tưởng tượng.
Cho nên lệnh ở ngoài Hà Nội là đưa những người gọi là nhân sĩ theo cách mạng như là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi, tôi, cụ Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và một số vị khác, để đưa các vị này ra ngoài Bắc.
Như vậy chúng tôi bắt đầu lên đường,nếu tôi nhớ không lầm, vào đầu tháng 7, tôi phải đi theo đường Trường Sơn (đường mòn HCM), ngày thì ngủ trong hang, đêm thì đi và tôi đến Hà Nội vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1968.
Nguyễn An: Dạ thưa, đi cùng với ông có các vị trí thức mà Ông đã nêu trên?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Dạ đúng, có cả phái đoàn như vậy và trong đó có nhiều vị phải ngồi võng như cụ Đôn Hậu phải ngồi võng cho 2 anh quân giải phóng khiêng, bà Nguyễn Đình Chi và cụ Nguyễn Đóa cũng ngồi võng, còn tôi lúc đó chỉ mới 32 tuổi thì tôi đi bộ như mọi người thôi
Nguyễn An: Lúc ở với nhau trên núi thì ông có nói chuyện với các vị kia không?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Có chứ! Chúng tôi sống chung trong một khu vực
Nguyễn An: Hoàn cảnh đưa đẩy họ đến núi đó có tương tự như ông không?
Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của CS thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi . Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Giống hệt như tôi! Vị nào cũng được mời họp hết. Riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị bắt cóc lúc mà quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp thì nó cũng võng cụ lên trên núi luôn. Bà Nguyễn Đình Chi cũng trường hợp như vậy, tức là mời bà đị họp rồi võng Bà lên núi luôn.
Những người trẻ hơn như anh Tôn Thất Dương Tiềm thì lúc đó đi theo quân giải phóng, ông Tiềm là Việt Cộng nằm vùng mà! và một vài vị khác cũng là Việt Cộng nằm vùng thì cũng tà tà lên núi thôi và tất cả chúng tôi gặp nhau ở trên núi, và khi đi ra ngoài Bắc thì chúng tôi cũng đi cùng một lượt với nhau.
Nguyễn An: Như vậy thì ông sinh hoạt ở trong đó bao lâu thì biết rằng là MTGPMN chỉ là chi nhánh của Mặt trận Tổ quốc ở miền Nam thôi?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của CS thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi . Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu.
Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và giáo sư Lê Văn Hảo về vai trò của ông trong biến cố Mậu Thân 1968 tại cố đô Huế, vì khi đó, ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế. Giáo sư Hảo hiện đang sinh sống và làm việc tại Paris.

HUẾ MẬU THÂN 1968




Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.


Nhiều ngàn người Huế đã bị giết trong vòng chưa đầy 1 tháng phía quân đội Bắc Việt chiếm đóng Huế. Cuộc thảm sát chỉ kết thúc khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ tiến đánh, vãn hồi an bình cho Huế ngày 24 tháng Hai với đỉnh điểm là hai trận đánh tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
Trong phần trình bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đã từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng thì, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dõi qua phần trình bày của Việt Long.
Các nạn nhân xấu số
Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình được vãn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.
Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, vẫn còn nỗi đau. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”
Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?
“Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)
Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.
Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.
(Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)
Thủ phạm của vụ thảm sát
Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.
Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.
“Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”
Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân.
“Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”
Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.


“Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”
Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng.
“Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”
Ai chịu trách nhiệm
Như vậy, thì câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử tìm cách đi vào trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.
“Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”
Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Một trung uý tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:
“Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”
Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đã giết người dân Huế năm 1968?
“Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát
Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự tình cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.
Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”

Họ đã bị giết trong hoàn cảnh nào?
“Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”
Và, họ đã bị giết ra sao?
“Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”
Một vết thương chưa lành
Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.
“Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”
Đã 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.
“Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn mình lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại bình thường.”
Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?
Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương trình phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những gì đã được trình bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đã giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong vòng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?
Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đòi hỏi công lý, đòi hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hãy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đã chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang còn sống, trong một biến cố đã bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.
TỔNG TẤN CÔNG MẬU THÂN 1968
Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN về cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân


Việt Long, phóng viên đài RFA
Trung Tâm Việt Nam của đại học Texas Tech tổ chức cuộc hội thảo lớn về nhiều khiá cạnh liên quan đến cuộc tổng công kích tết Mậu thân1968, biến cố đem lại đau thương tang tóc cho hằng vạn gia đình ở cả hai miền Nam - Bắc.


Vì sao Hà Nội phải tung ra trận tổng công kích Mậu Thân? Ai trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ và phản bác kế hoạch đó? Ông Hồ Chí Minh can dự ra sao? Các nhân vật khác có lập trường thế nào? Các tư lệnh và chỉ huy chiến trường Huế của Cộng sản đã điều động và thực hiện kế hoạch ra sao?
Đó là những đề tài đáng chú ý trong những cuộc thảo luận trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo. Việt-Long tường trình tiếp cùng quý vị trong bài sau đây, ý kiến của nhà nghiên cứu độc lập Merle Pribbenow, nguyên là chuyên viên ngôn ngữ của cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA, làm việc tại Sài Gòn trước đây.
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp phản đối
Nhiều người trong giới nghiên cứu của Hoa Kỳ cho rằng quan niệm về kế hoạch tổng công kích Mậu thân là của tướng Võ nguyên Giáp, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam. Có người lại cho đó là của tướng Nguyễn Chí Thanh, tư lệnh quân sự các lực lượng Cộng sản chiến đấu ở miền Nam.
Tưởng chừng còn phải chờ nhiều năm nữa mới xác minh được sự thật, nhưng gần đây những nguồn thông tin từ Hà Nội cho thấy cả hai vị tướng kia đều không phải là tác giả kế hoạch tổng công kích tổng nổi dậy Mậu thân 1968.
Đó là lời của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow trong bài thuyết trình về biến cố tết Mậu thân. Cựu chuyên viên ngôn ngữ của cục tình báo trung ương CIA cho biết tiếp, thực ra hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai người bày tỏ quan điểm chống lại kế hoạch đó qua những cuộc bàn cãi sôi nổi trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam.
Phần trình bày của sử gia Villard tiếp tục như sau:
Quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 1960. Và kế hoạch đó sau cùng đã là sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn.
Tháng 12 năm 1963, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận môt nghị quyết, nguyên văn có đoạn là “một cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy là tối cần thiết để đạt đến chiến thắng hoàn toàn tại miền Nam”
Tuy nhiên nghị quyết này khẳng định rằng tổng công kích tổng nổi dậy chỉ có thể được thực hiện sau khi quân đội miền Nam đã tan rã, để lực lượng địch không còn sức đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân, là trung tâm của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy.
Tháng 9 năm 1964, bộ chính trị quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện, điều động vào miền Nam một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại.
Kế hoạch của Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng
Một kế hoạch quân sự gọi là kế hoạch X được soạn thảo, nhằm tấn công Sài Gòn từ năm hướng, sử dụng các đơn vị đặc công làm mũi tiến công tiền đạo, sách động dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này y hệt kế hoạch được sử dụng trong chiến cuộc Mậu thân 1968.
Bí thư thứ nhất Lê Duẩn là đồng tác giả và người chủ động nhất trong kế hoạch này, sau đó phải ngưng kế hoạch lại vì lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.
Tướng Võ Nguyên Giáp không giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến ở miền Nam như ông từng giữ trong chiến tranh chống Pháp. Tuy mang chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông chỉ là một trong 5 uỷ viên của quân uỷ Trung ương, là cơ chế chỉ đạo chiến trường miền Nam.
Chính trị bộ thường tranh luận gay gắt về chiến lược chiến thuật cho chiến trường này, và tướng Giáp thường ở về phía thua cuộc. Không rõ chi tiết những cuộc tranh cãi, nhưng tin cho hay một bên là bí thư Lê Duẩn cùng những uỷ viên người miền Nam, bên kia là tướng Giáp và những người còn lại trong bộ chính trị.
Hai nhân vật này đã xung khắc từ lâu. Những sự kiện được biết chắc là năm 1956 tướng Giáp được toàn Đảng coi là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ bí thư thứ nhất, thay thế Trường Chinh. Nhưng cuối năm 1957 Lê Duẩn qua mặt ông Giáp, được bầu chọn làm quyền Tổng bí thư. Hai người cũng mâu thuẫn về vấn đề tái khởi phát chiến tranh ở miền Nam.
Cuộc tranh cãi kéo dài tới hai năm, cả giữa khi ra đời nghị quyết 15. Ông Giáp có nhiệm vụ soạn thảo nghị quyết, nhưng có tin cho là ông không đệ nạp dự thảo cho tổng bí thư Lê Duẩn trong nhiều tháng trời. Sau này khi nhận được, ông Duẩn đã sửa chữa nhiều điểm trước khi đưa ra Trung ương Đảng để chuẩn phê.
Mùa hè 1966, lực lượng Bắc Việt rơi vào chiến lược phòng vệ khi quân Mỹ đổ vào ngày càng đông. Giới lãnh đạo quân sự miền Bắc luôn luôn quan niệm rằng phải tiến công liên tục để giành thế chủ động chiến trường.
Tháng 6 năm 1966, bộ tổng tham mưu ở Hà Nội soạn thảo một kế hoạch cho chiến dịch Đông xuân 66-67, dự kiến đạt chiến thắng quyết định trong năm 1967. Chiến dịch nhắm tấn công một số tỉnh thành, đánh tan quân đội Việt Nam và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ.
Tướng Võ nguyên Giáp và tướng Nguyễn Chí Thanh ủng hộ kế hoạch này, nhưng cảnh giác rằng phải giành thắng lợi trong những trận chiến sắp tới khi lực lượng Mỹ của tướng Westmoreland tung ra hành quân lùng và diệt.


Những cuộc tấn công vào thành thị phải thực hiện ở quy mô nhỏ, và chỉ tiến tới giai đoạn tổng nổi dậy ở những địa phương chọn lựa vào khi lực lượng Cộng sản chiếm hoàn toàn ưu thế quân sự.
Thương lượng với Mỹ
Nhưng cũng cùng tháng đó bộ chính trị quyết định mở cuộc thương lượng với Hoa Kỳ.
Quyết định được chính thức hoá vào tháng giêng 1967 khi Trung ương Đảng chuẩn thụân nghị quyết 13, kêu gọi bàn thảo chiến lược thương lượng với Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thuyết trình với Trung ương Đảng về nghị quyết 13, nói rằng cuộc chiến đi vào bế tắc.
Người Mỹ phải chọn giữa hai giải pháp, một là phải leo thang chiến sự trong một cuộc chiến lâu dài, hai là phải đạt một chiến thắng nhanh chóng tạm thời làm lợi khí thương thuyết dàn xếp và đòi hỏi những điều kịên có lợi hơn cho phía Mỹ, trước khi diễn ra cuộc tuyển cử Tổng thống Mỹ vào năm 1968.
Ngọai trưởng Việt Nam cho rằng phía Mỹ đang gặp sự chống đối chiến tranh từ trong nước, Tổng thống Johnson phải chọn phương cách khác để giữ ghế Tổng thống. Điều này là cơ hội tốt cho phía Cộng sản Việt Nam. Cộng sản sẽ đề nghị thương thuyết nhưng vẫn tiếp tục tấn công trên chiến trường để giành ưu thế trong lúc Tổng thống Johnson ở thế yếu vì phải đạt giải pháp trước bầu cử.
Tuy nhiên ông Trinh nhấn mạnh rằng trước khi khởi sự thương thuyết, lực lượng Cộng sản phải giành cho được một chiến thắng đáng kể về quân sự để làm lợi khí cho các nhà thương thuyết.
Nghị quýêt 13 cổ võ toàn quân tung hết nỗ lực giành một chiến thắng quyết định, là gây tổn thất nặng cho lực lượng Mỹ và đập tan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Mục đích là tạo dựng những điều kiện cần thiết cho một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Sau đó một chính phủ liên hiệp sẽ cho người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam mà không mất thể diện.
Nghị quyết nhấn mạnh rằng cuộc tổng công kích tổng nổi dậy lật đổ chính quyền là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch, sau khi lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hoà đã bị đánh tan. Rõ ràng là quân miền Bắc bị cấm tổng công kích vào thành phố trước khi đánh tan quân đội miền Nam.
Chiến dịch Đông xuân 66-67 phải được tung ra ngay trước khi quân đội Mỹ thay đổi kế hoạch hành quân. Mục tiêu đặt ra là phải tiêu diệt từ 3 tới 5 lữ đoàn Hoa Kỳ, giết và làm bị thương 150 ngàn quân Mỹ, đánh tan từ 5 tới 7 sư đoàn Việt Nam Cộng Hoà, giải phóng, tức là chiếm giữ lãnh thổ với từ 5 triệu tới 8 triệu dân, chiếm Đông Hà, Quảng Trị, tấn công Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.
Kế hoạch còn được duyệt đi duyệt lại vào tháng tư, tháng sáu năm 1967. Tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, không hài lòng với kế hoạch này. Ông phát biểu rằng càng xem xét càng thấy không ổn. Kế hoạch này cũng không khác gì kế hoạch trước đó, chỉ đặt mục tiêu cao hơn thôi. Thực tế chiến trường cho thấy không thể đạt được những mục tiêu này.
Bộ chính trị cũng không bằng lòng với kế hoạch trong nghị quyết. Tài liệu của Việt Nam cho biết bộ chính trị thấy không có cách nào đạt được chiến thắng quyết định trong năm 1968.
Bộ chính trị cho rằng sau hai năm chiến đấu, thực tế cho thấy việc tiêu diệt trọn một đơn vị Mỹ cấp đại đội hay tiểu đoàn cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh
Sáng sớm ngày mùng 6 tháng 7 năm 1967, trước giờ xuất phát để trở vào chiến trường miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh bị triệu chứng tim tại nhà riêng, được đưa ngay vào quân y vịên 108, nhưng đến 9 giờ sáng hôm sau thì chết.
Cái chết của vị tướng tư lệnh chiến trường miền Nam khiến kế hoạch phải thay đổi, và người hăng hái nhận lãnh quyền chỉ huy đã sẵn sàng, đó là tướng Văn Tiến Dũng.
Tướng Dũng là cấp dưới trực tiếp của tướng Giáp trong cả chục năm, làm Tổng tham mưu trưởng duới quyền tổng tư lệnh của ông Giáp.
Hai người có nhiều khác biệt. Ông Giáp là người trí thức, xuất thân từ gia đình quan lại, trong khi ông Dũng thuộc gia đình nông dân, trình độ văn hoá chưa quá bậc tiểu học. Tướng Dũng có tham vọng thay thế tướng Giáp, và âm thầm thực hiện điều đó đã từ nhiều năm.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Việt Nam năm 2004, ông Dũng cho biết lúc tướng Thanh chết ông đã tìm gặp riêng Tổng Bí thư Lê Duẩn, đề nghị thay đổi kế hoạch quân sự cho mìên Nam. Như vậy là ông Dũng đã qua mặt và hành động qua đầu ông Giáp, với người thích hợp nhất cho việc đó là ông Lê Duẩn.
Sau khi nghe ông Dũng trình bày, ông Duẩn bất ngờ phát biểu, vậy thì tại sao mình không đẩy thẳng kế hoạch lên giai đoạn tổng công kích tổng nổi dậy?
Ý kiến này đi nguợc với chỉ thị theo tình thần nghị quyết 13, đốt giai đoạn, nhảy qua hẳn mục tiêu đánh thiệt hại nặng quân Mỹ và đánh tan quân miền Nam, tiến ngay tới tổng công kích tổng nổi dậy. Nhưng tướng Dũng lập tức đồng ý, và ông Lê Duẩn soạn ngay chỉ thị quân uỷ Trung ương đệ trình ý kiến này cho bộ chính trị.
Ý kiến này cũng đề nghị tướng Dũng thay tướng Giáp trong chức vụ bí thư quân uỷ Trung ương.
Vì sao tướng Văn Tiến Dũng lại ủng hộ ý kiến đầy mạo hiểm ấy của ông Lê Duẩn? Tướng Giáp có mất quyền chỉ huy không? Ông Hồ Chí Minh quyết định ra sao? Trong một bài phát thanh sau này chúng tôi sẽ tường trình tiếp cùng quý vị bài thuyết trình của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow, cựu chuyên viên của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ. Mong quý vị đón nghe.

Các tin, bài liên quan



Trong số tháng 5 năm 2009, tạp chí Khoa học Phổ Thông - Popular Science Hoa Kỳ , trình bày nhưng tiến triễn mới về “Trò chơi Chiến Tranh - War Games “ , những tiến bộ sẽ có vào năm 2011 và hoàn tất họạt động được tòan thể năm 2015, trong khuôn khổ chương trình có tên là Những Hệ thống Chiến Đấu Tương Iai - Future Combat Systems viết tắt là FCS, một cố gắng cận đại hóa tham vọng nhất của Lục Quân Hoa Kỳ, kể từ Thế Chiến Thứ II. Cái nhìn mới của FCS phối hợp những gì tốt đẹp nhất về đạn dược do laser hướng dẫn , khoa học robốt và Mặt sách - Facebook. Bấm chuột điều khiển hỏa tiễn , máy bay không người lái - drones, , máy computer phô bày vị trí các quân nhân như thể những hình tượng tiệm ăn trên một đơn vị GPS , những thông điệp bằng hình ảnh cho thấy những nơi lọan quân trú nấp và những trụ côt kêu líu lo cung cấp cập nhật tình báo.


Thử tưởng tượng một trung đội 50 người lính dàn trải trên vài cây số, một số đi bộ, một số trên xe Humvee, vài người ở ngòai trời, vài người trong các nơi trú ẩn. Mỗi một người lính đều được nối kết với mọi người lính khác trong vùng.. Anh ta hay cô ta có thể nhận hình ảnh SUGV - ( Xe Nhỏ Trên Đất Không Người Lái, một kiểu mẩu robot trinh sát ), tin tức tình báo từ một vị trí chỉ huy đóng quân, và thông tin, tỉ như rung động bánh xe tăng và dấu vết vũ khí sinh học từ các máy dò không ai theo dõi- unattended sensors.


Mục đích là làm cho người lính xác định mục tiêu và tiêu diệt đối phương, khi anh nhắm đánh mục tiêu, thu lượm nối kết Web, hầu giảm bớt thiệt hại

Mục tiêu FCS không có gì đáng trách cứ cả. Chỉ có thực thi mới dưới làn lữa đạn. Phí tổn FCS đã tăng lên ít nhất là 45 %, kể từ khi hệ thống được đề ra vào năm 2003, Lục Quân Hoa Kỳ tái tính tóan lại tốn 161 tỉ đô la và một duyệt xét độc lập của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ước lượng đến 234 tỉ . Dù theo ước tính nào đi nữa , FCS, món điểm tâm ngon lành cho 896 nhà thầu ở 45 bang Hoa Kỳ, là một chương trình vỏ khí tốn kém nhất trong lịch sử Lục Quân Hoa Kỳ.


Tháng 3 / 2008 , Cơ quan (Xét) Trách Nhiệm Chánh Phủ - Governement Accountability Office GAO vcho biết là tiến bộ đến nay nữa đường thực hiện chương trình, rất bất cập, trên phương diện thời gian và ngân sách. và chỉ 2 trong số 44 kỷ thuật quan trọng đạt được giai đọan thành hình …đáng lý phải được chứng minh , ngay khi chương trình bắt đầu. . Kỷ thuật chưa được chứng minh , chính là mạng lưới, dựa trên một hế thống băng tần rông cao high-band width ra điô , vẫn chưa phát triễn. Không có mạng lưới, FCS sẽ sụp đổ như một nhà xây cổ bài tây .





Vài kỷ thuật võ khí mới

1- Spike, hỏa tiễn mini, dày đặc, chính xác và giết chết người hơn , thử nghiệm chế tạo ở phía bắc thành phố .

Ngày 20 tháng tư năm 2009, nhật báo Los Angeles Times trình bày sơ lược một lọai hỏa tiễn chỉ nặng 5 cân Anh ( chừng 2kg ), kích thước ổ bánh mì baguette Pháp, sẽ được thử nghiệm, tháng 5/ 2009, ở sa mạc Mojave , tại Trung tâm Hải Không Quân China Lake ,gần các thị trấn Ridge Crest va Barstow , một trung tâm lớn có cở sở thử nghiệm võ khi của Hoa Kỳ tuyễn dụng 6600 nhân viên . Theo Steve Felix , xử lý dự án hỏa tiễn, Spike chỉ dài 60 cm , ¼ kích thước lọai hỏa tiễn hiên hửu nhỏ nhất thế giới. Trước iiên , hỏa tiễn dự định dành cho lục quân bắn xe tăng , nhưng nay các hỏa tiễn bé nhỏ được hướng dẫn này , được sửa lại để phóng đi từ các máy bay không người lái, hầu phá hủy các lọai xe nhỏ . Ở thử nghiệm , hỏa tiễn sẽ phóng nhờ máy bay trực thăng điều khiễn từ xa và nhắm vào một xe vận tải đón khách - pick up truck . Nếu thành công , đây là một cột mốc về phát triễn vỏ khí mới cho các máy bay không người lái , một lảnh vực đang vươn lên , thay thế các máy bay bà già , cánh quạt chong chóng cách đây một thế kỳ , thường bị súng máy liên thanh bán lũng đầy lỗ . Những tháng vừa qua, Hoa Kỳ đã sử dụng máy bay robot Predator , trang bị với các máy chụp hình viđêô ở những sứ nênh m tìm kiếm - và - hủy diệt chống lại các nơi ẩn trốn Al Qaeda tại Hồi Quốc-Pakistan và A Phú Hãn - Afghanistạn

Hỏa tiễn mới này rất bé nhỏ so với hỏa tiễn cũ, nặng 100 cân Anh ( trên 46 kilô ) đang được Hoa Kỳ sử dụng ở chiến trường Trung Á .Một chiếc Predator chỉ mang theo được 2 hay 3 Hellfires, sẽ có khả năng mang theo đến một tá Spikes . Những tháng vừa qua , máy bay Predator do chi nhánh Rancho Bernado hảng General Atomics Aeronautical Systems Inc. tọa lạc tại bang Ca Li chế tạo , đã được sử dung phóng đi chừng 3 tá hỏa tiễn chống các lảnh tụ Al Qaeda và Taliban ,theo tin tức quân sự Hoa Kỳ.


Những máy bay không người lái này có tên là UAV được trang bị máy chụp hình video và các máy dò khác để xác định và theo dấu các mục tiêu tiềm thế; người điều khiển ngồi trong phòng điều hòa không khí diều khiển từ xa , cách chiến trận hàng ngàn dặm Anh ở một căn cứ ngòai thành phố Las Vegas ...


Hỏa tiễn Spkes chỉ là một lọai trong số các vỏ khí mới cho các máy bay không người lái sử dụng nhỏ hơn , chính xác hơn .

Gía một hỏa tiễn Spikes chỉ là 5000 đô la Mỹ, trong khi gía các hỏa tiễn điều khiển hiện hửu trên 100 000 đô la . Sở dĩ gía rẽ là nhờ các chuyên viên phát triễn vỏ khi rất trẻ áp dụng những tiên tiến mau lẹ ở lảnh vực máy computers và ngành điện tử đã thương mãi hóa rồi.

2- Hộp Hỏa tiễn - Ro cket Box. Lính chiến có thể cung cấp các tọa độ mục tiêu cho Hệ Thống Phóng Không Theo Đúng Tầm Nhìn.- Non Line of Sight launch System , và bắn các hỏa tĩễn điều khiển bằng GPS, có thể xoay 90 độ và ép vào các nẻo đường hẹp.

3- Que Thông Minh - Smart sticks . Đó là những Máy Dò chiến thuật dưới đất không ai theo theo dõi- Tactical Unattended Ground Sensors, có thể cho biết là có bắn không hay có độc tố - toxins sót lại trong không khí không ; vài lọai còn có máy chụp hình …
4 - Bắn Lẹ. Đại bác không theo tầm nhìn - Non Line of Sight Cannon có thể bắn 6 viên đạn một phút , 3 lần mau lẹ hơn các sung cối - hiện hửu ,.nổ cùng lúc , khiến cho địch quân không còn cơ hội ẩn núp. khi viên đạn thứ nhất nổ tung ‘



Trên báo điện tử Vietnamnet, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, cựu tư lệnh đường Hồ Chí Minh nhấn mạnh vì Tây Nguyên là "yếu huyệt", cho nên ông không muốn thấy "bất kỳ nước nào vào Tây Nguyên."

Bài viết của tướng Đồng Sĩ Nguyên có tính cách kỷ niệm ngày 30/4.
Mang tựa đề "Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc," cựu Ủy viên bộ Chính trị, kiêm thứ trưởng Quốc phòng nhắc đến sự hy sinh vô điều kiện của người dân trong những năm chiến tranh là yếu tố quyết định để Việt Nam thắng trận.
Trong thời bình, theo ông lãnh đạo cần phải cố gắng nhiều hơn, và "phải rất gương mẫu, nói đi đôi với làm" vì người dân dễ so sánh, "xã hội dễ phân tâm."

Là người giữ chức tư lệnh binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất, (1967-1975) tướng Đồng Sĩ Nguyên được coi là một trong những người có công hình thành tuyến đường Hồ Chí Minh, một phương tiện thiết yếu để miền Bắc vận chuyển vũ khí và quân lính vào chiến trường miền Nam.
Theo ông, Việt Nam phải "mất nhiều xương máu" mới giành lại được Tây Nguyên, nơi có con đường mòn chiến lược ông gọi là "huyền thoại" chạy qua.
"Trong thời chiến và cả sau này cũng vậy, địa chiến lược, địa quân sự Tây Nguyên cũng luôn là yếu huyệt, vì thế làm gì ở Tây Nguyên cũng phải rất cẩn trọng," vị trung tướng, nguyên thứ trưởng Quốc phòng viết.
Do có vị trí quan trọng như vậy, ông Đồng Sĩ Nguyên không muốn thấy nước bất kỳ nước nào vào Tây Nguyên.
Theo ông, "xây dựng Tây Nguyên phải do chính bàn tay người Việt làm."
Thất nghiệp
Bài viết của tướng Đồng Sĩ Nguyên không có câu chữ nào nhắc đến từ bauxite. Nhưng toàn bài là sự trăn trở và bức xúc của vị tướng hồi hưu đối với kế hoạch khai thác bauxite của chính phủ tại Tây Nguyên.
Bức xúc về lao động đơn giản nước ngoài hiện diện tại Việt Nam, khi trong nước hiện giờ, theo ông có tới "gần một triệu người thất nghiệp."
"Tại sao có chuyện dự án nước ngoài thắng thầu và đưa lao động phổ thông [của] nước họ vào làm việc ngang nhiên tại Việt Nam, kể cả trường hợp không có giấy phép lao động?"
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên lo ngại thất nghiệp trong nước gia tăng khi nhà thầu nước ngoài tự ý đưa công nhân nước họ vào thực hiện dự án.
Ông muốn chuyện này phải chấm dứt.
"Vì tình trạng thất nghiệp của giai cấp công nhân Việt Nam, không thể làm ngơ chuyện này."
Ông tỏ ý quan ngại khi lợi ích quốc gia không được lãnh đạo ngày nay đặt lên hàng đầu.
Ông viết: "Phát triển đất nước rất cần có chiến lược bình tĩnh, khôn ngoan và phải theo quy hoạch, không phải mạnh ai người ấy làm,"
"Đầu tư gì, đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào Chính phủ phải lựa chọn trên nguyên tắc ‘lợi ích quốc gia trên hết."
Một vị tướng khác tại Việt Nam, tướng Võ Nguyên Giáp, cũng đã nhiều lần bày tỏ bức xúc trước việc chính phủ triển khai dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Hai tháng trước tướng Giáp đã gửi thư tới thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng triển khai dự án bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (sinh 1/3/1923), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (1986 – 1991), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô, nguyên Tư lệnh Đoàn 559 - Đường Trường Sơn huyền thoại (1967 – 1976), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam (1966) kiêm Chủ nhiệm Hậu cần tiền phương, nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Trung và Hạ Lào, nguyên Chính ủy Quân khu 4, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Việt Minh kiêm Chỉ huy trưởng Bộ đội Quảng Bình, nguyên Đại Biểu Quốc hội khóa 1.
Huân chương Sao vàng (Huân chương cao quý nhất của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) , Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân huy chương khác.
Là một trong hai vị tướng được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng (1974) (vị tướng còn lại là Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Ông cũng là vị Tư lệnh lâu năm nhất của Đường Trường Sơn lịch sử từ năm 1967 đến năm 1976 trong đó thời kì từ 1967 đến 1972 là thời kì chống lại chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ lúc ác liệt nhất nhằm đảm bảo chi viện cho miền Nam và 1973 đến 1976 là thời kì kết thúc chiến tranh lúc Đường Trường Sơn phải đảm bảo vận chuyển một khối lượng lớn người và của phục vụ cho trận chiến cuối cùng.. Là một người luôn được giao những nhiệm vụ quan trọng vào những thời điểm quan trọng. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Tổng cục Xây dựng Kinh tế Quân đội rồi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng vào thời điểm Việt Nam sau chiến tranh. Năm 1979, khi chiến tranh Biên giới phía Bắc xảy ra ông được gọi lại Quân đội giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô – trái tim thân yêu của Tổ quốc.

Ông là một trong các vị tướng của Việt Nam được cả thế giới biết nhiều đến vì tên tuổi của ông luôn gắn liền với Đường Trường Sơn huyền thoại.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, tên thật là Nguyễn Văn Đồng (chứ không phải là Nguyễn Sĩ Đồng) hay còn gọi là Nguyễn Hữu Vũ sinh tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sinh ra trong một gia đình khá giả, cho nên lúc còn nhỏ ông được học cả chữ Quốc ngữ, chữ Hán và cả cả tiếng Pháp.

Sáu tuổi bắt đầu đến trường. Bảy tuổi học chữ Hán rồi học chữ quốc ngữ hết bậc tiểu học ở trường huyện, lên tỉnh học tư thục. Là một người có lòng yêu nước, sớm tiếp thu tư tưởng Cách mạng, cho nên khi đang học năm thứ 3 bậc Thành trung tại trường Xanh Ma-ri ở Thị xã Đồng Hới ông bị thực dân Pháp truy nã vì những hoạt động ‘’chống đối’’ và được Xứ ủy Trung Kỳ tổ chức thoát ly sang Thái Lan. Ở Thái Lan, ông tích cực tham gia phong trào của Việt Kiều yêu nước Thái Lào. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Năm 1944, trước tình thế cách mạng mới, phát xít Nhật tấn công Pháp ở Đông Duơng, ông trở về nước hoạt động bí mật phụ trách phủ ủy Quảng Trạch, chủ nhiệm Báo Hồng Lạc và xây dựng Chiến khu Trung Thuần. Trong thời gian này ông còn tham gia huấn luyện quân sự chuẩn bị cho cách mạng tháng tám.

Sau cách mạng tháng tám 1945, ông giữ chức Bí thư huyện ủy Quảng Trạch kiêm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Quảng Bình. Tháng 6 năm 1946, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa 1 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Toàn quốc kháng chiến, ông được phân công làm Chính trị viên kiêm Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Quảng Bình. Thời kì này, Quảng Bình là một địa bàn lực lượng của ta tương đối yếu lại xa Trung ương vị trí lại nằm giữa khu 4 và khu 5, thực dân Pháp ra sức bình định. Bên cạnh những hoạt động quân sự, thực dân Pháp còn sử dụng lại chiêu bài Đạo thiên chúa, trước kia người Pháp sử dụng rất thành công khiến triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng dâng đất. Thông qua tên phản động tay sai Cơ đội lốt Đạo thiên chúa, lợi dụng sự cả tin và sự nghèo khó của người dân Quảng Bình (thế mới có câu Theo đạo có gạo mà ăn), thực dân Pháp đã tạo ra được một đội ngũ chỉ điểm, tay sai. Kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Quảng Bình vì thế hết sức khó khăn. Năm 1948, ông đã táo gan chỉ huy vào tận sào huyệt diệt gọn đầu sỏ nhóm phản động này. Sau trận đánh này ông bị thực dân Pháp truy lùng hết sức gắt gao. Ông đổi tên thành Nguyễn Hữu Vũ.

Năm 1950, ông được điều lên Việt Bắc tham gia lớp học trung cao Quân sự rồi được điều về Bộ Tổng tham mưu.

Năm 1953, để phục vụ cho Chiến dịch Đông Xuân (1953-1954) đại đoàn 325 phối hợp với bộ đội Itsala (Nhân dân) Lào tiến công giải phóng đến tận ba biên giới, đây là chiến trường hết sức quan trọng của khu 5 vì nó bảo đảm sự nối liền của ba nước trên bán đảo Đông Dương. Để đảm bảo chắc thắng hướng chiến lược, Tổng tư lệnh cử đoàn phái viên thị sát chiến dịch do ông đại diện Bộ tổng tham mưu phụ trách. Với phong cách sâu sát, cẩn thận của mình, ông đã trực tiếp đến từng tiểu đoàn, đại đội hỏa lực xem xét, chấn chỉnh…Thắng lợi của chiến dịch này góp phần không nhỏ vào Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Sau năm 1954, ông trở về Bộ tổng tham mưu, phụ trách Cục Động viên dân quân. Năm 1961, ông được cử sang Trung Quốc học Trường cao cấp Quân sự Bắc Kinh. Năm 1964 về nước ông được cử giữ chứ Phó Tổng tham mưu trưởng.

Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất 1965, ông được cử vào làm Quân khu 4 làm Chính ủy Quân khu. Sau đó, được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Trung và Hạ Lào. Cuối năm này ông bị thương và phải về Hà Nội điều trị.

Đầu năm 1966, ông được cử giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Chủ nhiệm Hậu cần tiền phương thực hiện nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường của ta và hai nước Lào và Cam-pu-chia ở phạm vi Nam Đông Dương.

Vào thời điểm Mỹ tập trung đánh phá mạnh đường chiến lược Trường Sơn, nhằm cắt đứt con đường huyết mạch Bắc Nam, để đối phó với âm mưu và thủ thuật chiến tranh mới của đế quốc Mỹ bảo đảm liên tục chi viện Bắc Nam, ông được cử vào làm Tư lệnh Đường Trường Sơn cho đến năm 1976. Bộ đội Trường Sơn thời kì này dưới sự lãnh đạo của ông đã làm thất bại âm mưu lập hàng rào điện tử Mắc-ma-na-ma (Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời kì đó), thất bại chiến tranh phá hoại đồng thời góp phần đánh bại các âm mưu lấn chiếm bảo vệ vững chắc con căn cứ hậu cần tiền phương của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Tổng cục xây dựng kinh tế tham gia khắc phục hậu quả của chiến tranh phát triển kinh tế đất nước. Tiếp sau đó, ông được chuyển sang ngạch dân sự lần lượt giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải rồi Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ông có những góp phần không nhỏ trong việc khôi phục và phát triển giao thông vận tải Việt Nam sau thời chiến (đường xá, cầu cống…).

Chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1979, ông được điều lại Quân đội giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô. Ông là Ủy iên Trung ương Đảng khóa IV.

Năm 1982, ông là Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị khóa V. Từ năm 1986 đến năm 1991, thời kì Đổi mới, ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 1992, ông thôi các chức vụ trong Đảng và Chính phủ và được giao làm Đặc phái viên Chính phủ đặc trách chương trình 327 về Phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rồi là Cố vấn đặc biệt của Chính phủ tham gia ban chỉ đạo nhà nước về Đường Trường Sơn thời kì đổi mới.

Đồng Sĩ Nguyên là cái tên của ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho. Là cái tên tạo lên tên tuổi của ông, là cái tên luôn gắn liền với con đường lịch sử Trường Sơn và cũng là cái tên được cả thế giới biết đến. Và họ Đồng cũng được ông cùng con cháu giữ cho đến hiện nay và sau này. Đồng Sĩ Nguyên là biệt hiệu của Tiến sĩ Đệ tam cập giáp Đồng Doãn Giai (năm thi 1763), là một vị quan xuất thân từ quan văn nhưng ngài lại được cử sang giữ chức võ và được điều lên làm Đốc đồng Lạng Sơn (tương đương tỉnh đội trưởng bây giờ) – trấn thủ một địa bàn biên giới quan trọng. Ngài đã anh dũng hy sinh khi đem quân cản bước tiến của quân xâm lược phương Bắc. Tên ngài hiện được khắc trong bia Tiến sĩ ở Văn Miếu và ngài có một Nghè thờ tại quê nhà Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên. Nghè của ngài được đặt trong cụm di tích 27/7 – nơi mà năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lấy ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Cụm di tích này gồm nghè thờ ngài, Công chúa họ Ngô người đã có công cùng chồng khai phá ra mảnh đất này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các anh hùng liệt sĩ. Đây cũng là An toàn khu kháng chiến và cũng là nơi mà Bác Hồ làm việc trong một thời gian. Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy cái tên Đồng Sĩ Nguyên đặt tên cho ông để nhắc đến việc chuyển ông từ ‘’nghiệp văn’’ sang ‘’nghiệp võ’’.

Ông là một con người của những ý tưởng không ngừng, người ta gọi ông là ông Nhất dạ sinh bá kế, trong suốt thời kì giặc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt Đường Trường Sơn, khi không quân Mỹ phát hiện ra cung đường vận chuyển này để đánh phá thì ông kịp thời chỉ đạo vận chuyển trên cung đường khác hay xây dựng cung đường khác…Đường Trường Sơn thực sự trở thành một ‘’ trận đồ bát quái xuyên rừng rậm’’ (Theo giới truyền thông phương Tây) đối với không quân Mỹ, với hai trục chính là Đường Trường Sơn Đông rồi Đường Trường Sơn Tây và hàng loạt các cung đường trách bom, đường cua, hệ thống đường xương cá…

Điều khiển con đường Trường Sơn với chiều dài 1000 cây số, như một mê cung, cùng với một lượng lớn bộ đội và Thanh niên xung phong (có lúc lên tới trên 10 vạn), trang thiết bị chiến tranh, hệ thống thông tin và ống dẫn dầu Bắc Nam…Đòi hỏi ở vị Tư lệnh một tầm quản lí, chỉ huy, phối hợp tốt và đặc biệt có sự hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong thời chiến, trước những thời cơ đòi hỏi người chỉ huy những quyết định chính xác, dứt khoát và nhất quán. Cũng chính về những phẩm chất này cùng những kinh nghiệm về xây dựng đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ mà sau ngày đất nước thống nhất ông lại được cử làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng rồi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải rồi bây giờ khi đã ngoài 80 tuổi là Đặc phái viên của Chính phụ phụ trách Đường Trường Sơn công nghiệp hóa.. Những đóng góp của ông vào việc phục hồi, xây dựng, kiến thiết hệ thống cơ sở hạ tầng nứoc ta sau thời chiến là không nhỏ.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
img


Cũng có người nói ông là người bảo thủ, điều đó không đúng. Là một người quả quyết, và táo bạo dám nghĩ dám làm, ông đưa ra ý kiến, ý tưởng của mình và bảo vệ nó đến cùng bới chúng là đúng đắn. Hãy thử xem những quyết định của ông khi điều hành Đường Trường Sơn, hay những quyết định chính xác khi phá tan hàng rào điện tử Măc-ma-ra-ma, hay sự đúng đắn về việc xây dựng cầu Chương Dương bằng sắt phế liệu, thu gom từ dân, một cây cầu do kĩ sư Việt Nam làm từ khâu thiết kế đến khâu thì công. Một công việc mà lúc ông đề xuất ra nhiều người bảo là viển vông và cho rằng ông bảo thủ cái ý kiến viển vông của mình khi tiến hành xây dựng cầu. Và thực tế hoạt động của cầu Chương Dương cho đến này là một minh chứng hùng hồn về việc ông đúng. Hay trong thời kì đổi mới, Hải Phòng là đơn vị đi đầu ở nước ta trong việc đổi mới những vấn đề như : khóan trong nông nghiệp, bỏ tem phiếu, xóa bỏ chế độ bán gia cầm, lợn cho nông dân…Ông cũng là một trong những lãnh đạo cao cấp đầu tiên ủng hộ, bật đèn xanh cho sự đổi mới này.

Bạn bè và cấp dưới ai cũng thừa nhận Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên là một con người của hành động, con người của thực tiễn, ông ít lí luận, không ưa hình thức và đã nói là làm không thích dài dòng và ông ít nói. Sống theo diễn biến khách quan, hành động phù hợp theo điều kiện chủ quan và hết sức cẩn thận. Nếu bạn muốn tìm một ai đó để trình bày những ý tưởng, ý kiến của mình thì một trong những người thích hợp là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Khi bạn trình bày ông ngồi im lặng lắng nghe không ngắt giữa chừng, không xen ngang. Nếu bạn đúng thì ông sẽ chỉ bảo là ‘’cứ làm đi’’ nếu sai thì sẽ nói cho bạn biết vì sao ông không đồng tình…

Là người có dán người cao to, cái bụng ‘’phệ’’, nhìn khuôn mặt ông nhiều người nghĩ ông lạnh lùng nhưng ông lại là một người rất quan tâm đến người khác. Quan tâm bằng hành động cụ thể chứ không phải lời nói. Quan tâm đến người dân miền núi trên đường Trường Sơn thời chiến thậm chí quả bồ kết cho nữ thanh niên xung phong thời chiến đến việc dựng vợ, gả chồng, cất nhà hay làm kinh tế của cấp dưới trong thời bình, có việc gì họ cũng mời, cũng hỏi ý kiến ông, cũng cho người đón ông. Ông luôn là tư lệnh kính mến của họ trong thời chiến cũng như thời bình.

Hãy nhớ rằng khi ông ‘’khịt, khịt mũi’’ là khi ông muốn nói điều gì đó, hay là lúc ông đưa ra ý kiến của mình. /.
Năm nay đánh dấu 20 năm ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn
Năm 1989, tôi đã sống ở Bắc Kinh được 5 năm. Dù khi ấy tôi đã ra trường được hai năm, tôi vẫn xem mình là sinh viên, chia sẻ lo toan và khát vọng của giới sinh viên.
Sau khi nghe tin nhiều nhóm nhỏ sinh viên đại học bắt đầu tụ tập ở Quảng trường Thiên An Môn sau cái chết của Hồ Diệu Bang giữa tháng Tư 1989, tôi lấy xe đạp dạo quanh quảng trường để quan sát.
Ngày 27.4, khi sinh viên các trường bên trong và ngoài Bắc Kinh xuống đường phản đối bài xã luận lăng mạ của Nhân dân Nhật báo, đầu tiên tôi đi theo như một người qua đường có thiện cảm, và sau đó gia nhập vào đoàn người khi tôi thấy băng rôn của ngôi trường cũ mình học.
‘Vì sao muốn dân chủ?'
Sáu ngày sau, tôi rời Bắc Kinh đi Sri Lanka, với cảm giác vừa miễn cưỡng vừa hăng hái khi tiến hành một dự án nghiên cứu. Tôi ngây thơ tin rằng khi mình quay lại, Trung Quốc sẽ có một chính phủ dân chủ hơn, ít tham nhũng hơn.
Ở Sri Lanka, tôi chia sẻ với những bạn bè địa phương về trải nghiệm sôi nổi hồi tháng Tư, và cố gắng theo dõi sự kiện ở Bắc Kinh qua báo chí. Tôi bị sốc khi một học giả Sri Lanka hỏi tôi: "Tại sao bạn muốn dân chủ? Cứ xem dân chủ đã làm gì cho đất nước tôi? Chúng tôi muốn một lãnh đạo mạnh như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình."
Nội chiến đã kéo dài ở hòn đảo xinh đẹp ấy suốt 6 năm và nhiều người vô tội bị giết. Có những vùng quá nguy hiểm, chúng tôi không thể đi thăm, và ngay tại thủ đô Colombo, chúng tôi nghe nhiều vụ nổ bom. Tôi có thể hiểu vì sao bạn bè Sri Lanka khao khát một lãnh đạo và chính phủ mạnh, nhưng tôi vẫn tin cần phải đại tu chính phủ Trung Quốc.
Tôi vẫn đang ở Sri Lanka khi các vụ giết chóc xảy ra hôm 4.6. Ban đầu, tôi nghĩ không thể quay về Trung Quốc. Có khi tôi nên biến vào đám đông ở quận Chinatown ở Bangkok vào lúc quá cảnh. Nhưng tôi bỏ ý nghĩ đó khi nhận ra nó sẽ gây rắc rối cho đồng nghiệp và gia đình.

Không rõ bao nhiêu người đã chết trong sự biến Thiên An Môn 1989
Tôi trở lại Bắc Kinh ngày 13.6, trông thấy nhiều lính vũ trang đứng ở các giao lộ, nghe những câu chuyện buồn về ngày 4.6. Cái chết trở nên rất gần và riêng tư khi tôi biết trong số nạn nhân có một người bạn, đó là một phóng viên và còn là cha một bé gái hai tuổi. Điều làm cái chết của anh thêm bi kịch là vào đầu tháng Sáu, anh nhận ra sinh viên đã đi quá xa và không còn ủng hộ họ.
Mặc dù ít ai đoán trước phản ứng bạo lực của Đặng Tiểu Bình, bất kỳ ai biết lịch sử cuộc đời ông sẽ đồng ý rằng từ góc nhìn của Đặng, việc dùng vũ lực là chính đáng. Đến cuối tháng Tư 1989, Đặng kết luận phong trào sinh viên là cuộc đấu tranh chính trị và rằng đằng sau sinh viên là phần tử phản cách mạng định lật đổ đảng và chính phủ.
Với một nhà cách mạng lão thành như Đặng, mềm yếu với bọn phản cách mạng sẽ là tội ác ghê tởm. Ông ta chưa bao giờ mềm yếu với họ, đã đánh họ từ khi gia nhập chủ nghĩa cộng sản thập niên 1920.
Có lẽ Đặng không xem sinh viên là phản cách mạng, nhưng ông cũng chẳng đánh giá cao họ. Là nạn nhân của Cách mạng Văn hóa, Đặng tin rằng phong trào 10 năm đó là sai lầm lớn, và rằng Hồng vệ binh là những kẻ phá hoại. Ông tin có thể so sánh sinh viên 1989 với Hồng vệ binh, và điều này được xác nhận khi ông mô tả phong trào sinh viên 1989 bằng từ "bạo loạn".
Đặng Tiểu Bình nói ông phải ra lệnh bắn để chấm dứt loạn và phục hồi ổn định, cái mà ông xem là tiền đề cho cải tổ và tăng trưởng.
Lúc đó, ít thanh niên nào có thể chấp nhận lý thuyết này. Như nhiều bằng hữu, tôi xem lý luận đó là sự biện bạch, và vụ 4.6 sẽ chấm dứt cải cách. Tôi dự đoán Trung Quốc sẽ đi vào giai đoạn đình đốn, sẽ không thể làm sống lại cải cách trước khi Đặng qua đời.

Hong Kong là nơi duy nhất thuộc Trung Quốc được phép thắp nến tưởng nhớ biến cố Thiên An Môn (ảnh chụp ngày 4.6.2008)
Dựa trên đánh giá đó, tôi quyết định đi học nước ngoài để không phí hoài thời gian giữa giai đoạn đen tối. Đánh giá và dự báo của tôi hóa ra hoàn toàn sai - Đặng khôi phục cải tổ năm 1992, và vì rời bỏ Trung Quốc, tôi bỏ lỡ cơ hội vàng để trải qua một trong những cuộc chuyển hóa lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Giả thiết lịch sử
Trung Quốc sẽ ra sao ngày nay, nếu Đảng Cộng sản bị lật đổ để những người phản kháng nắm chính quyền năm 1989?
Trung Quốc 2009 hoàn toàn khác năm 1989. Hong Kong và Macao đã được trả lại và quan trọng hơn, ngược với dự đoán của nhiều người, hai vùng này vẫn phồn thịnh. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hàng năm trung bình gần 10%; xe lửa chạy nhanh hơn nhiều so với 20 năm trước; nông dân không còn đóng thuế và thậm chí bắt đầu nhận trợ cấp cho việc đồng áng; học sinh cấp một, cấp hai không còn đóng học phí; một hệ thống y tế quốc gia vừa mới được tiến hành.
Năm ngoái, Olympic Bắc Kinh diễn ra thành công; nói chung, con người hiện nay có nhiều tự do chính trị hơn, và Trung Quốc cũng mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Cho dù đất nước còn chịu nhiều vấn nạn, ít người Trung Quốc nào phản đối ý tưởng rằng Trung Quốc hôm nay khỏe khoắn hơn, là một nơi sống tốt hơn 20 năm trước.
Năm 1989, có lẽ ông khôn ngoan hơn đa số còn lại về cách thức làm cho cải cách thành công.
Về Đặng Tiểu Bình
Năm 2007, tôi thăm lại nơi ở cũ của mình tại Bắc Kinh. Đó là căn hộ một phòng ngủ, 39 mét vuông, ở tầng một của tòa nhà sáu tầng ngay cạnh sân vận động Tổ chim khi đó đang xây dở dang. Chính phủ cấp cho chúng tôi năm 1990 và vào thập niên đó, chúng tôi có thể mua lại với giá rất rẻ. Thật tiếc, khi đó tôi không thấy có lý do gì giữ một căn hộ nhỏ nên quyết định trả lại. Ngày nay nó trị giá khoảng 800.000 tệ, hơn 40 lần so với giá của thập niên 1990.
Nếu thay đổi chính trị xảy ra năm 1989, liệu Trung Quốc có đạt nhiều thành tựu hơn nữa? Tôi đoán với đa số người Trung Quốc, câu trả lời là không. Một số sẽ nói: cứ xem chuyện gì xảy ra cho Nga và Đông Âu, hay Ấn Độ và Philippines. Tất cả đều là nền dân chủ và chẳng khá hơn Trung Quốc trong hai thập niên qua.
Hiện nay, nhiều người ở Trung Quốc tin rằng lý luận ổn định của Đặng Tiểu Bình không chỉ là sự biện bạch để giữ quyền lực, mà thực sự ông chân thành muốn cải tổ và rằng năm 1989, có lẽ ông khôn ngoan hơn đa số còn lại về cách thức làm cho cải cách thành công. Đa số đối thủ của Đặng năm 1989, những nhà bất đồng chính kiến và sinh viên, đã rơi vào quên lãng.

Tương lai, lịch sử sẽ đánh giá Đặng Tiểu Bình bình tĩnh và công bằng hơn?
Giữ ổn định?
Tuy nhiên, sự chuyển hóa của Trung Quốc hai thập niên qua có biện hộ được cho cuộc đàn áp quân sự của Đặng ngày 4.6?
Về vấn đề này, khó khăn hơn để rửa sạch thanh danh của ông. Tại sao ông không dùng cảnh sát thay vì quân đội để vãn hồi trật tự? Tại sao không ra lệnh dùng súng nước, đạn cao su thay vì đạn thật? Giết người có phải là cách duy nhất chấm dứt khủng hoảng năm 1989?
Bất chấp vị trí lớn của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc, không một sử gia công tâm nào lại sẽ không thấy tì vết trong hồ sơ sáng chói của ông.
GS. Hàn Hiếu Vinh


Chắc chắn Đặng Tiểu Bình sẽ được lịch sử ghi nhận là một trong những nhà cải cách vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông xứng đáng được nhớ như một lãnh đạo nhìn xa, đã đưa Trung Quốc trở lại đường sáng.
Nhưng lịch sử sẽ nói gì về những nạn nhân năm 1989? Họ có đơn thuần là nạn nhân? Tôi hy vọng và tin tưởng các sử gia tương lai sẽ nói rằng các nạn nhân cũng đã đóng góp vào sự chuyển hóa của Trung Quốc bằng cách cảnh báo những nhà cải cách, và cho họ thấy những vấn nạn của đất nước vào khoảnh khắc đó. Tôi cũng tin rằng bất chấp vị trí lớn của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc, không một sử gia công tâm nào lại sẽ không thấy tì vết trong hồ sơ sáng chói của ông. Hai vết nhơ lớn hiện rõ vì chúng đều đẫm máu - đầu tiên là quyết định tấn công Việt Nam năm 1979, và thứ hai là việc dùng quân đội chống lại người biểu tình năm 1989.
Về tác giả:Tiến sĩ Hàn Hiếu Vinh đang dạy ở Khoa Lịch sử và Nhân học, Đại học Butler, Hoa Kỳ. Ông đã từng viết bài trên BBCVietnamese.com về cuộc chiến Việt - Trung 1979.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090502_xiaorong_tiananmen.shtml

No comments:

Post a Comment