LỊCH SỬ THẾ GIỚI * HỘI TAM ĐIỂM
Hội Tam ĐiểmNguyễn Văn Hoàng
I- Lịch sử hội Tam Điểm
1. Hội Tam Điểm là gì?
Hội Tam Điểm tự coi như là một dòng hệ kết nạp (Ordre Initiatique) các hội viên để huấn luyện nhau bằng những biểu tượng (symbole) và các nghi lễ (rites) một cách bí truyền (Esotérique), phi giáo điều (adogmatique), lũy tiến (Progressif) tới sự hoàn thiện của nhân loại. Phương tiện hoạt động của họ là làm việc phước thiện, khuynh hướng của họ lại thay đổi tùy theo thời đại và xứ sở. Tổ chức Tam Điểm có rải rác trên nhiều quốc gia trên thế giới, quy tụ những hội viên cấp tiến với mục đích tự cải thiện đời sống tinh thần và đạo đức.
Hội Tam Điểm thường được coi như là một tổ chức đạo đức đặc biệt hình dung bằng những biểu tượng. Họ tự cho như là một công cụ huấn luyện ái hữu (outil fraternel) dùng những phương pháp đặc biệt để huấn luyện các khả năng nghe, suy nghĩ và đối thoại để có thể truyền đạt các giá trị đã thâu hoạch được cho các người chung quanh.
Nói một cách đơn giản, hội Tam Điểm không phải là một đảng chính trị vì không chủ trương cướp chánh quyền, không phải là một tôn giáo vì không loại bỏ tôn giáo nào và không đi thuyết phục tín đồ, không phải là một giáo phái (secte) vì không theo một chủ thuyết nào (doctrine). Sự kết nạp vào hội Tam Điểm rất khắt khe, song sự ra hội lại rất tự do và thong thả.
2. Mục tiêu của hội Tam Điểm:
Mục tiêu chính của hội Tam Điểm là xây dựng. Họ làm việc để xây dựng Đền Nhân Loại (temple de l’humanité), nhiệm vụ của họ chỉ chấm dứt khi toàn thể nhân loại được phát triển. Dĩ nhiên với ngưỡng vọng một tương lai như vậy, lý tưởng Tam Điểm chỉ là một huyền thoại (mythe), nhưng người Tam Điểm vẫn tin tưởng vào ngày có rất nhiều hội viên Tam Điểm trên toàn cầu để kết thành một chuỗi người đoàn kết (chaine d’union) có khả năng cho nhu cầu cần nhất của trí tuệ loài người.
3. Nguồn gốc của Hội Tam Điểm
Tuy là các tổ chức Tam Điểm thật sự không phải là một nghiệp đoàn bắt đầu xuất hiện đầu tiên ở Ecosse (Tô Cách Lan) vào thế kỷ thứ XVII, song họ đã cho rằng họ có những nguồn gốc huyền bí, huyền thoại từ thượng cổ.
Theo Thánh kinh thì Vua David cho xây đền Salomon để chứa Arche Dalliance (cái rương chứa các phiến đá có khắc 10 điều răn (commandements), dấu hiện liên kết (signe d’alliance) giữa Thượng Đế và người Do Thái) trước đền có hai cột đồng đen Jakin và Boaz, một biểu tượng Tam điểm do Hiram de Tyr. Sau này, Hiram bị ba người thợ ám sát vì họ muốn có bí mậy xây cất của Hiram và người ta cho rằng Hiram và Salomon là thủy tổ của Franc-Maconnerie.
Theo các bản viết tay (Manuscrit) gọi là Old charges (các trách vụ cũ) có tên là “Régius” vào thế kỷ thứ 14, thì ngành xây cất liên hệ tới khoa hình học (Géométrie) do đám con của Lamech viết trên các cột bằng đá. Sau cơn Đại hồng thuỷ (Deluge), một người cháu của Noé, tên Hermanis tìm ra những bí mật xây cất và hình học trên các cột đá này để đem dậy cho các người thợ xây tháp Babel. Sau đó Abraham sang Ai Cập dậy hình học cho Euclide để ông này đem về dạy ở Hi Lạp. Tiếp đó, các người xây cất trở về Jérusalem để xây đền Salomon.
Theo bản Constitution d’Anderson (viết bên Anh năm 1723) thì nghề xây cất đã khởi sự từ thời ông Adam là người thợ xây cất đầu tiên đã được Thượng Đế dạy cho hình học. Nhưng qua kinh Cựu Ước (Ancien Testament) thì Vua Salomon là Franc-Macon và là Grande Maitre của Loge (chi hội) Jérusalem. Sau đó, “nghệ thuật hoàng gia” (Art Royal) này mới truyền sang Hy Lạp, Ai Cập vào đế quốc La Mã và người ta cho rằng Vua Auguste (-14 cho tới 63 sau Công Nguyên) là Grand Maitre du Loge de Rome vì ông ta đã là người đỡ đầu cho kiến trúc sư Virtruve.
Trong thời đế quốc La Mã, những nhóm ngành nghề tụ họp thành Collégium để lo các việc kinh tế và xã hội của hội như các collégium của các nhà buôn đứng ra điều đình với chính quyền để giữ độc quyền như ngành buôn bán ngũ cốc lại được miễn sưu thuế [1] và miễn dịch vụ. Mỗi ngành đều có Thánh tổ và hàng năm họ lo sửa lễ để mừng Thánh tổ. Họ cũng mời những người có quyền thế (dĩ nhiên là có giầu có) để bảo trợ bằng tài chánh và thế lực và họ đền bù sự đóng góp này bằng cách tặng cho các ân nhân danh hiệu Patron (quan thầy).
Sau đó, đế quốc La Mã bị các rợ Gothique và Germanique từ Đức sang tàn phá vào các thế kỷ từ VI tới thế kỷ IX thì không còn thợ. Lần lần các ngành nghề mới khôi phục lại thành các Guilde (gốc tiếng Đức Gelt là đồng tiền)Thánh tổ của ngành xây cất là thánh Jean d’Evangeliste và ngày vía là ngày 27 tháng 12, Khi được khai tên kết nạp (initier) người tập sự phải tuyên thệ giữ bí mật nhà nghề. Vì luôn luôn phải di chuyển từ công trường tỉnh này sang công trường tỉnh khác, nên họ có cách nhận nhau bằng những biểu tượng (symbole) và những mật mã (code). Một người thợ sang Pháp, được Charles Martel, ông của Vua Charlemagne thâu nhận; một người khác là Thánh Alban sang Anh và được Hoàng hậu Edwin con ông Vua Anglo Saxon Athelstan bảo trợ tích cực đến nỗi chính ông ta cũng thành maçon (thợ xây cất)
Tới đây, cũng nên nói qua về Thập Tự quân với Hiệp sĩ dòng Temple de Salomon và nhóm Rose Croix vì có ảnh hưởng tới Hội Tam Điểm sau này. Prieurés de Sion Năm 1000, một lãnh chúa là Godefroi de Bouillon ở đất Thánh lập ra abbaye de Notre Dame du Mont Sion: khi thấy các tín đồ đi hành hương tại Jérusalem bị cướp bóc, các tu sĩ dòng này đã bí mật can dự vào việc thành lập ra dòng Hiệp sĩ Temple (1118) de Salomon là một dòng quân sự do Hugue de Payns chỉ huy, lấy tên là Pauvres Chevaliers du Christ (Bần Hiệp Sĩ Thiên Chúa) để bảo vệ khách hành hương. Họ đóng quân ở địa điểm đền Salomon do đó lấy tên là Chevaliers du Temple. Được Giáo Hoàng Innocent II tin cậy, dòng này trở nên quyền thế và giàu có, khiến cho Vua Philippe le Bel đố kỵ và ra lệnh tiêu diệt nhóm này vào ngày thứ sáu 13/10/1307 (do đó có tiếng là ngày xui xẻo).
Thủ lãnh Jacques de Molay bị thiêu (1314), dư đảng trốn sang Ecosse, tài sản bị tịch thu cho nhà chung Hospitaliers. Nhóm Prieuré de Sion rút vào bí mật và lấy tên là Rose Croix (Rosae crucis) họ thành lập một hội thần bí nhưng không dính tới tôn giáo nào nữa. Họ có triết lý siêu hình và hữu hình (metaphysique et physique) mục đích để gợi những năng khiếu của con người. Hội nhắc các đoàn viên tầm quan trọng của các định luật vũ trụ và thiên nhiên và nên áp dụng các luật đó. Chữ Rose crucien từ gốc Latin có nghĩa là chữ thập và hoa hồng do ở biểu tượng chữ thập và hoa hồng của họ. Thủ lãnh của họ gọi là nautonier, như Leonardo da Vinci, Isaac Newton, Victor Hugo, Jean Cocteau và gần đây Pierre Blanchard. Do đó, Franc Maconnerie là hậu duệ của Prieurés de Sion. Vài dòng về chữ Franc-Maconnerie. Năm 1015 sau Công nguyên, tại Strasbourg, một chi hội (loge hay atelier) đầu tiên của các người thờ đẽo đá nhà thờ Strasbourg được thành lập.
Năm 1119 Hội đồng các Giám mục thành Rouen kết án các nghiệp đoàn (confrérie)
Năm 1245, bắt đầu xuất hiện tại Strasbourg các tục lệ tiếp nhận hội viên và khuyến cáo các hội viên giữ tình huynh đệ và giữ bí mật. Cũng vào năm này có đại hội tụ họp 5 chi hội lớn, ấn định các điều lệ đạo đức, tôn giáo và nghề nghiệp.
Năm 1276 Vua Rodolphe 1er de Halsbourg ban miễn trừ (franchise) cho các thợ đẽo đá nhà thờ Strasbourg.
Năm 1315 tại Strasboug có đại hội các thợ đẽo đá và thợ xây dựng và các người xây dựng lại lấy năm này là năm khởi sự của Hội Tam Điểm mà ta gọi là franc-maconnerie opérative tạm gọi là xây cất đặc miễn đương hành. Vào năm 1356 tại Luân Đôn có sự tranh giành giữa những thợ đẽo đá (tailleurs de pierre) và người xây dựng (poseurs de pierre) do đó có luật lệ năm 1411 ấn định việc kiểm soát nghề nghiệp: người học việc học 7 năm trời, phải ra trước một uỷ ban để tuyên thệ trung thành với nghề, với thị xã, với vua và lúc đó họ mới trở thành người tự do hành nghề xây cất (free mason), có thể chữ này cũng rút ngắn từ chữ freestone mason tức là maçon de pierre franche là thợ xây cất đá mềm, dễ đẽo và dễ điêu khắc. Chữ “free mason” (franc macon) đã chính thức được dùng từ năm 1376 và năm 1390 người ta đã viết ra cuốn Thủ bút Régius hay Manucrist Royal nói về tổ chức ngành xây cất. Năm 1616 nhóm Rose Croix ra tuyên ngôn về đường lối và mục đích như đã nói ở trên (đoạn cuối về Prieuré de Sion).
4. Tại Ecosse.
Năm 1583 Jacques VI con của Marie Stuart, nữ hoàng Ecosse lên ngôi. Ông trao cho William Shaw quản lý tiền bạc và xây các cung điện. Tuy lúc đó Ecosse đã ngả sang Tin Lành, nhưng William Shaw vẫn còn giữ Gia Tô Giáo và năm 1598 ông đặt ra một số luật lệ quản lý, sắp đặt ngôi thứ trong ngành xây cất trong đó có nói tới những cách để nhận nhau. Năm sau, Shaw lại còn định thêm là các bậc thầy trong ngành xây cất phải có nhiệm vụ huấn luyện người tập sự và dạy họ cách để nhớ được các kỹ thuật đó. Bắt chước người La Mã, họ cũng lựa một quan thày là William Sinclair là lãnh chúa Roselin, vì Sinclair là hậu duệ của vị hầu tước đã cho xây Chapel Roselyn. Tới năm 1801 William Sinclair cũng lấy tên là William, cho ra một cái charte cho franc maconnerie và các lãnh chúa được lãnh danh hiệu maçon từ đó. Hiện nay charte này còn ở Chapel Roselyn.
5. Maconnerie opérative và maconnerie spéculative
Cho tới đầu thế kỷ 17 dòng xây cất vẫn là những nghiệp đoàn gọi là Guilde (tiếng Đức mà ra Gelt: đồng tiền) trong đó chỉ có hai hạng thành viên, 1) tập nghề (apprenti) và 2) thợ bạn (compagnon) còn thầy nghề chưa có mà chỉ có người điều khiển công trường; khi vào nghề thì phải qua lễ kết nạp là phải biết giáo lý (catéchisme), sự truyền đạt các bí mật nghề nghiệp, các ngữ vựng (vocabulaire) về các biểu tượng dùng trong các nghi lễ và tập tục. Cho tới lúc này ngành xây cất vẫn hoàn toàn chỉ là opérative (xây cất đặc miễn đương hành) mà thôi. Dần dần từ bên Anh và Tô Cách Lan mới biến dạng thành spéculative (xây cất đặc miễn tự biện) (spéculare = réfléchir) theo tiến trình sau đây: Người xây cất cần sự giúp đỡ của các giới chức tôn giáo, các quý tộc, các chưởng khế là các người chủ trì các công tác xây cất lớn, nên đã mở cửa tiếp đón nhận các người này, ngược lại sau trận hoả hoạn lớn tại Luân Đôn, cả một đội binh xây dựng nhà thờ Gothique từ Pháp sang Anh, du nhập vào giới quý tộc và trí thức Anh những tư tưởng của Virtruve. Virtruve là kiến trúc sư thế kỷ I trước công nguyên viết cuốn De Architectura. Theo ông thì người kiến trúc sư lý tưởng phải là người vạn năng (universel), không những phải biết hình học, biết dùng các vật liệu xây cất mà còn phải biết thiên văn, khí tượng, âm nhạc, y học, quang học, triết học, sử học và pháp chế (jurisprudence). Vào thời đó những người ở giai cấp cao và trí thức có tư tưởng cấp tiến hay thần bí (mystique) tìm hiểu vũ trụ và thế giới cùng cắt nghĩa chỗ đứng của con người qua một thứ ngôn ngữ và biểu tượng (symbole). Trong thời kỳ từ 1550-1710 lại có nhiều người nghiên cứu hoá học và phép luyện giả kim (alchimie) ước mơ như Sir Issaac Newton có thể đổi đá thành vàng hay chì thành vàng. Ngay trong những sách báo của Rosae Crucis (chữ thập hoa hồng) từ Đức và Societé Royale d’Angleterre (sẽ nói sau) cũng có những hội viên bí mật bàn nhau về chuyện luyện giả kim. Họ vừa có tiền vừa có kiến thức vừa có thế lực nên được khai tâm kết nạp vào Franc Maconnerie, dùng các biểu tượng, dùng các tập tục (rituel) về phép luyện giả kim dùng thuyết tân Platon (néoplatonisme) để lập ra những loge đầu tiên cho họ mà ta gọi là franc maconnerie spéculative (xây cất đặc miễn tự biện) hay franc maconnerie philosophique (xây cất đặc miễn triết học).
6. Franc maconnerie truyền bá sang Âu châu
Từ năm 1640-1650 bên Anh có nội chiến, giết Vua Charles 1er nhà Stuart theo đạo Gia Tô và con là Charles II phải đi trốn. Dư đảng của ông là nhóm jacobite ở lại bên Anh phải rút vào bí mật. Họ vận động để khôi phục lại nhà Stuart trong đó có nhóm College Invisible là franc maçonnerie spéculative. Khi Charles II được khôi phục thì College Invisible đổi thành Royal Society (Societé Royale) và Franc Maconnerie lại thịnh hành từ năm 1660 tới 1668, gồm nhiều tu sĩ, quý tộc, luật gia, và thông thái. Nhưng từ năm 1669 thì Jacques II Stuart lại bị cháu và cũng là rể là Guillaume d’Orange lật đổ và Jacques II phải chạy sang St Germain-en-Laye ở Pháp và tới năm 1721 Jacques II lại phải dời đi Bar le Duc rồi đi Avignon, Cerlino và tới Rome.
Năm 1714, triều đình Anh ở trong tay nhà Vua Hanovre (đối nghịch với nhà Stuart) thì nhóm Jacobite định một lần nữa khôi phục lại nhà Stuart với sự trợ giúp của Louis XIV, nhưng cuộc đổ bộ thất bại (năm 1715), nhất là khi chính phủ nhiếp chính (Gouvernement du Régent, kế tiếp Louis XIV, lại thân Hanovre.
Ngày 24-06-1917 tại Londres có 4 chi hội The Goose and Gridiron (con ngỗng và vỉ nướng chả), The Crown (vương miện), The apple tree (cây táo), The Rummer and Grappe (cái tách và chùm nho) kết hợp lại thành Grande loge d’Angleterre sau này là nhóm Modern dưới quyền một grand maitre để kiểm soát mọi loge kể cả các loge jacobite.
A - Constitution Anderson: Ancient và Modern
Năm 1731, Duc de Montaigne được bầu làm hội trưởng và cho ra một bản constitution mới là constitution d’Anderson do tu sĩ James Anderson soạn ra nói về lịch sử franc maconnerie bên Anh, từ thời Adam tới thời Jacques I, Charles I và Charles II được coi như là franc maçon. Cuốn này (thân Hanovre) cũng khen Guillaume III, Hoàng hậu Anne và George I. Từ đó, những grand maitre được bầu ra đều thân Hanovre cả. Như đã nói ở trên, những loge đầu tiên đều ở Ecosse và theo statut Shaw rất độc lập. Họ thi hành một trong hai tục lệ:
1. Nghi lễ nhập hội của các nghiệp đoàn xưa gọi là “Rite de anciens devoirs
2. Hoặc là một tục lệ kết nạp (rituel d’initiation) đơn giản hơn trong đó sẽ truyền những “bí mật” còn gọi là “Rite du mot de maçon”.
Theo constitution Anderson tháng Giêng 1723 người ta dung hoà hai đường lối maconnerie anglicane (dùng Rite des anciens devoirs) với maçonnerie d’origine calviniste (dùng “Rite du mot de maçon”) bằng một quan niệm tôn giáo rộng rãi hơn, gọi là quan niệm về “religion naturelle” tuy rằng cũng quy chiếu một chút về “Sainte Trinité” (Chúa 3 ngôi). Vào thế kỷ thứ mười bẩy, tại Anh có chừng 30 loges (chi hội) quy tụ những người thành thị, bình dân, thợ khéo và tiểu thương và từ năm 1676 với uy tín và những tập tục mới thu hút thêm các quý tộc và lớp trưởng giả. Mục đích của họ là làm phước thiện và tương trợ vì hồi đó chưa có an ninh xã hội để lo bệnh hoạn, thất nghiệp và phí tổn ma chay.
Từ Grande Loge de Londres sau này sẽ truyền bá sang Âu, Mỹ, Úc, Phi và Á châu. Một vài năm sau, grande loge d’York và các loge khác, thành lập một loge lớn khác lấy tên là Grand loge of Ancient Mason chống lại grande loge de Londres, cho rằng loge này đã mất đi tính cách Thiên chúa trong các tục lệ. Tới thời chiến tranh với Napoleon, thì hai loge lớn này đoàn kết lại thành một loge duy nhất gọi là United Grand Loge of England (1813) có khuynh hướng ancient, buộc các hội viên tin vào Thượng đế. Còn ở Pháp thì Napoléon lại buộc các franc maçon phải quy tụ vào trong Loge du Grand Orient một khuynh hướng modern, không buộc hội viên phải tin vào Thượng đế.
B. Sự tranh chấp Jacobite / Hanovrien tại Pháp: Grande Loge de France
Tại Anh, năm 1722 nhóm Jacobite bầu kên một Grand Maitre chống Hanovrien là Duc deWharton để làm một âm mưu gọi là âm mưu Atterbury, nhưng cũng thất bại vì Duc d’Orléan, nhiếp chính ở Pháp, thân Hanovrien, lại báo cho Anh biết trước. Tuy vậy những hội viên Jacobite vẫn không bị khai trừ khỏi hội và để giữ cho chi hội hoàn toàn là Jacobite, họ rút vào bí mật và thêm vào 3 cấp cũ trong tổ chức của họ, 30 cấp trên nữa. Từ đó Grande Loge d’Angleterre theo “Rite anglais” hay “hanovrien» chỉ có 3 cấp và nhóm Jacobite tự nhận là theo “Rite écossais ancien et accepté” (REAA) lại có 33 cấp. Sau lần âm mưu thất bại, nhóm Jacobite dời trụ sở chính sang Pháp và từ năm 1726 chi hội đầu tiên đã được lập tại Paris. Từ năm 1728-1738 có nhiều chi hội Tam Điểm được thành lập tại Pháp và chia làm hai nhóm Jacobite và Hanovrien. Constitution Anderson được dịch ra tiếng Pháp và để thế vào chữ tôn giáo tự nhiên (religion naturelle) người dịch dùng chữ Thiên Chúa giáo vì người Jacobite hoàn toàn theo Gia Tô giáo. Người Franc Macon Jacobite nổi tiếng là người écossais Sir Andrew Ramsey. Năm 1723, ông được vời sang triều đình lưu vong Jacques III ở Rome. Ở đây, ông gặp David Nairne sau này thành bố vợ. Trở về Anh, ông xâm nhập được vào Grande Loge d’Angleterre trong một loge Hanovrien 1727. Và lúc đó thì ông phải nhìn nhận sự thất bại của nhóm Jacobite. Năm 1733, ông cùng Nairne nắm Grande Loge de France cho tới năm 1738 thì nhóm pro-hanovrien chiếm ưu thế trong Grande Loge de France tại Paris, nên Ramsey và Nairne phải về Saint Germain en Laye dể lập riêng một loge hoàn toàn Jacobite. Tháng Giêng năm 1738 nhóm Hanovrien ở Pháp ra một ấn bản Constitution mới chấp nhận Tin Lành và các người theo đạo khác. Nhóm Jacobite tức giận thuyết phục Giáo Hoàng Clément XII hạ sắc lệnh (bulle = in amimenti) lên án những tổ chức quần chúng trong đó mọi tín ngưỡng đều được coi bằng nhau. Phải chờ tới 1755 thì nhóm Jacobite mới chết hẳn. Và chính phủ Pháp đã không còn thân Hanovre nữa, Grande Loge de France trở nên hoà hoãn cũng như xác nhận là theo Gia Tô Giáo và cũng công nhận những cấp cao của Rite Écossais ancien et accepté (REAA).
C. Grand Orient de France
Tại Pháp từ năm 1738 các Franc Maçon họp thành Grande Loge de France mới có một Grand Maitre đầu tiên người Pháp là Duc d’Antin. Tới 1771 thì tại Paris đã có 41 loges và dưới tỉnh có 96 loges, ở thuộc địa Pháp có 5 loges và trong quân đội có 31 loges. Nhưng rồi sau cũng có sự chia rẻ, và sau buổi hội ngày 5 Mars 1773, một nhóm đã ly khai Grande Loge de France để lập ra Grand Orient de France, ngày một bành trướng lớn với 400 loges và hơn 30.000 hội viên. Những nhân vật tên tuổi như Condorcet, Laplace, Montesquieu, Helvetus, Marmontel và Le Breton, người viết Encyclopédie, đều là Franc Maçon cả. Tuy họ không trực tiếp làm cuộc cách mạng 1793 tại Pháp, song Franc Maconnerie đã là lò nung nấu những tư tưởng tiến bộ, những Lafayette, Dalton, Mirabeau, Dumoulin thường họp nhau để có một ý tưởng xã hội chung. Vào thời kỳ đó, l’élite rationnaliste (lớp trí thức thuần lý) rất tự hào là Franc Macon. Năm 1890 F.M đã củng cố cho nền cộng hoà Pháp. Năm 1879, họ cắt bỏ trong constitution du Grand Orient 1870 đoạn buộc hội viên phải tin vào Thượng Đế. Điều một của nội quy mới tuyên bố là, có mục đích tìm kiếm sự thực, nghiên cứu nền đạo đức vạn năng (Universelle), khoa học, nghệ thuật. cùng là làm việc phước thiện. Hội không bỏ ai vì tín ngưỡng và hội có châm ngôn là “Tự do, Bình đẳng và Bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité)
Sự tu chính này không có ý xua đuổi người có tinh thần tôn giáo ra khỏi hội, nhưng lại gây đoạn tuyệt với Grande Loge Unie d’Angleterre và các chi hội Anglosaxon khác.
Như vậy là các hôi F.M có chung những biểu tượng về những tục lệ, song lại có hai khuynh hướng khác nhau: Một khuynh hướng Anglosaxon tự cho mình là thứ thiệt tin vào Thượng Đế là “kiến trúc sư cả” đã vẽ ra các sinh vật, vũ trụ. Một khuynh hướng thứ hai khoan dung tôn giáo nhưng theo hiến chương Anderson đầu tiên. Họ cho rằng F.M phải làm việc để cải thiện con người và sửa soạn để cải tạo xã hội
D. Franc Maconnerie trên thế giới
Kể về sĩ số, Grande Loge d’Angleterre liên kết được 700 loges ở Canada, 400 loges ở Nouvelle-Zélande, 200 loges ở Ấn Độ, tổng cộng khoảng 1 triệu hội viên.
Bên Mỹ có 4 triệu hội viên, bắt buộc phải có tôn giáo và vẫn phân biệt chủng tộc. Người da đen có loge riêng.
Bên Đức có 400 loges và 30.000 hội viên có khuynh hướng xã hội và triết học.
Thụy Sĩ có loge Alpina, theo xu hướng Anh
Tại Pháp có Grand Orient de France từ năm 1773 với 400 loges, không theo Anh và còn có từ trước grande loge de France (1738) với 200 loges họ vẫn duy trì sự vinh danh kiến trúc sư cả của Vũ trụ và được grande loge d’Angleterre nhìn nhận là hợp thức (régulier), tuy vậy họ vẫn giữ liên hệ với loge Grand Orient de France (1738)
II Tổ chức và sinh hoạt
A- Tổ Chức
Đơn vi của Tam Điểm là một loge (chi hội), có nhiều chi hội trong một địa phương (region). Các chi hội ở nhiều địa phương họp lại thành đại hội (convent). Nơi hội họp của một chi hội gọi là đền (temple), các buổi họp gọi là tenues theo những thủ tục (rite) còn gọi là tuân thủ (obédience).
1. Việc nhập hội và thể thức tuyển lựa
Hàng năm có hàng trăm người phàm (profanes) nộp đơn vào hội tam điểm (F.M) có 3 loại ứng viên: 1: Người được lựa (cooptés) hay được bảo lãnh (parrainés) thường là thân nhân của các hội viên đã có những đức tính tam điểm (F.M): Nhân bản, tương nhượng (tolérance mutuelle); 2: Ứng viên độc lập tiếp xúc thẳng với chi hội; 3: Loại ứng viên không mấy tin tưởng gọi là alimentaire (tạm dịch là “ăn có”) vào hội để có mánh mung lợi lộc. Nếu hội đã biết trước các ứng viên thuộc loại người này, thì sẽ tìm cách khước từ. Một trong những biện pháp là phải nộp trước bản tư pháp lý lịch xem có sạch sẻ, hai là phải qua một cuộc điều tra. Ba điều tra viên riêng biệt, không quen biết nhau tới thăm ứng viên đề đào sâu nhân cách của đương sự. Ngoài những câu hỏi về lý lịch, học thức, gia cang, họ cũng cử một người lại tận nhà để coi môi trường sinh sống của ứng viên, điều này sẽ bộc lộ nhân cách của đương sự. Họ cũng muốn xem bà vợ có chống việc gia nhập hội, nếu quả thật là vậy, thì họ sẽ khuyến cáo đương sự hãy rút đơn.
Ngoài lý do cá nhân mà ứng viên đã nại ra, ứng viên cũng sẽ được hỏi thêm xem họ có thích dùng những biểu tượng, và các tính cách bí truyền, cùng là có kiên trì với các công tác nghiệp đoàn và công tác chính trị không? tức là muốn vươn mình lên cao và có xu hướng triết lý. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, các điều tra viên làm bá cáo với chi hội trưởng. Thường là ngay buổi tối hôm đó, phàm nhân được triệu tới Hội. Anh ta được bịt mắt bằng một khăn lụa đen, rồi đưa vào đền, vì hai lý do: Thứ nhất, ứng viên không được biết người chung quanh, vì trong các chiến dịch chống Tam Điểm nhiều anh em (huynh đệ) đã bị nhận diện rồi đưa vào trại tập trung; thứ hai, là để ứng viên tập trung vào các câu hỏi được đặt ra, anh ta sẽ phải trả lời mọi câu hỏi của các hội viên, về một vài chi tiết trong vụ điều tra, về sự nhận định thời cuộc, về cuốn sách sau cùng mà anh đã đọc…Sau buổi vấn đáp đương sự được dẫn ra và chờ ở ngoài để hội đồng thảo luận và bỏ phiếu bằng các trái cầu mầu đen, mầu trắng (do đó có chữ blackbouler), nếu bị khước từ thì sáu tháng sau, đương sự có thề nộp đơn lại. Qua 3 lần bị khước từ thì đương sự không còn hy vọng nhập hội.
2. Các hội viên
a) Tập nghề: Đã là hội viên thì phải mang tạp-dề (tablier) quấn ngang bụng và mang bao tay (gant) trắng. Điều luật đầu tiên là phải giữ yên lặng. Nếu có ý kiến gì thì phải viết ra giấy đưa cho thầy nghề đọc. Là tập nghế, thợ bạn hay thầy nghề đều có dấu hiệu riêng. Sau thời gian tập nghề một năm, thì sẽ được lên cấp thợ bạn. Muốn như vậy, đương sự phải trình bày một công trình đã hoàn toại, và tỏ ra đủ kiến thức trong cấp bậc của mình.
b) Thợ bạn: Khác người tập nghề, thợ bạn có thể nói lên những ý kiến của mình nhưng chưa được hưởng hết quyền của một F.M. Chỉ sau khi đã hoàn toại những công tác và có những kiến thức của cấp bậc của mình, thì thợ bạn mới được tăng cấp lên bậc thầy và được hưởng toàn quyền của một F.M.
c) Thầy nghề: Làm thầy không phải là cứu cánh (mục tiêu tối hậu), nhưng là phải nhận thêm trách nhiệm: giúp tập nghề và thợ bạn tiến lên trong nghề và phải siêng năng để làm gương. Muốn chi hội hoạt động được thì phải có ít nhất là từ 5 cho tới 7 thầy nghề và 2 thợ bạn. Là thầy nghề có thể xin làm chức sắc (officier) có thể đại diện cho chi hội đi dự đại hội địa phương hay đứng ra lập các chi hội (loge) khác. Muốn hợp pháp, các hội viên sang lập phải được giấy chứng nhận của cấp trên, tên của chi hội thường là tên của một nhân vật F.M có tiếng (Lafayette, Mozart, Voltaire v.v..), tên một vĩ nhân (Copernic, Gallilé, Conficius) hay một đức tin (Philantropie, Droit et Rectitude, Raison et Laicité v.v…)
3. Các chức sắc (Officiers) tay cầm vồ (maillet) hay đeo kiếm (glaive)
Một loge được một đoàn các chức sắc tác động, các chức sắc này được lựa chọn từ các thầy nghề và cứ một năm bầu lại một lần:
1) Ông Hội trưởng còn gọi là Vénérable (Tôn huynh) điều khiển công tác, có quyền cho nói hay không, coi việc giao dịch thư từ và cho “ánh sáng” (lumìère) tức là cho khai tâm kết nạp và cho tăng cấp. Hội trưởng không giữ chỗ quá 3 năm.
2) Đệ nhất giám thị: Huấn luyện viên các thợ bạn
3) Đệ nhị giám thị: Huấn luyện viên các tập nghề
4) Diễn thuyết viên (orateur) là người duy trì constitution (hiến chương) của hội lo việc áp dụng nghiêm túc các luật lệ và các obédience (tuân thủ) tức là các tục lệ. Sau lúc thảo luận, ông phải cho biết kết luận là thế nào rồi mới có cuộc bỏ phiếu.
5) Ông thư ký: Lo việc hành chánh, làm biên bản buổi họp vào “sổ kiến trúc” (livre d’architecture) của chi hội.
Ông Thủ 6) quỹ: Thâu tiền niên liễm và quản lý tiền nong của hội
7) Ông Hospitalier (ông Hiếu khách) lo chuyện quyên tiền giúp các hội viên gặp khó khăn, hoặc cho vay (với sự đồng ý của hội trưởng), lo chuyện thăm viếng các hội viên gặp đau ốm.
8) Ông Chuyên gia (expert) xưa còn gọi là Hắc huynh (frère Terrible) kiểm soát phẩm cách tam điểm các khách tới thăm chi hội và xem xét các công việc có hợp pháp không, ông tổ chức và định các lễ khai tâm kết nạp thi hành các thủ tục cho nghiêm túc. Sự nhìn nhận phẩm cách tam điểm có được không là tùy ở ông này.
9) Ông Nghi lễ trưởng (maitre de cérémonie) phụ tá cho ông Chuyên gia làm các tạp dịch (xếp đặt các lễ vật) lúc nào cũng đi vào trước, đi đầu trong mọi buổi họp
10) Ông Bao quản (le couvreur) cho các anh chị em được vào đền, thường là một cựu chức sắc. Ông lãnh những việc quan trọng nhất cũng như việc đê tiện nhất, như là người giữ cửa, chỉ mở cửa sau khi đã kiểm soát phẩm cách của khách vào
11) Ông Trưởng ban Yến tiệc, tổ chức các bữa ăn (agape officielle) nhân ngày khai tâm kết nạp, tiệc hằng năm vào đông chí hay hạ chí (solstice)
B Sinh hoạt
1. Buổi họp (Tenues)
Phần lớn trong các buổi họp, chỉ có những người kết nạp mới được vào, song có một vài buổi, người phàm có thể tới được gọi là “tenue blanche” và chỉ có một người. Nếu có một diễn giả (conférencier) từ ngoài vào nói chuyện thì được gọi là tenue blanche fermée. Nếu có người phàm tới nghe buổi nói chuyện thì gọi là tenue blanche ouverte. Nếu là tenue blanche fermée thì diễn giả người phàm chưa vào được ngay, mà phải chờ hội viên làm nghi lễ và chấp nhận biên bản kỳ họp trước đã. Một diễn giả đã thuật lại thế này: “Tôi được hai chức sắc cao cấp đưa vào đền có trang hoàng nhiều cờ suý (bannière) và có đèn cầy thắp lên biểu tượng cho ánh sáng. Nhiều hội viên cầm các giây gù (cordon), những trang trí này giống như những giải lụa mầu, để gợi lại những ngành nghề thời Trung cổ. Có vài người đeo những dấu hiệu có nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo tổ chức và đẳng cấp, Ở bốn góc tấm thảm (đặt giữa phòng có thêu các biểu tượng tam điểm) là ba cái cột (colonnette) biểu hiệu cho force (dũng), sagesse (trí) và beauté (mỹ) là ba nền móng của đền Salomon. Cây cột thứ tư không có ở đây, là biểu tượng cho công việc của con người cần được tiếp tục xây cất.
Ông Hội trưởng (Tôn huynh = Venérable) ngồi ở cuối đền, chủ toạ buổi họp. Tôi là diễn giả ngồi bên phải, bên trái là ông thư ký, loáy hoáy ghi chép hoài. Buổi họp hoàn toàn lặng lẽ. Khi mọi người được phép ngồi, ông chủ tịch mới nói vài lời chào mừng; sau đó tôi mới diễn thuyết. Người ta đã cho tôi biết trước là cử toạ sẽ không tỏ thái độ gì: hoan nghênh hay đả đảo. Tôi đã thuyết trình trong sự im lặng hoàn toàn, một điều hiếm có! Sau đó là lúc đặt câu hỏi và trả lời. Người nói phải xin phép ông chủ tịch, qua ông giám thị, như thế quả là mất thời giờ, song cũng tốt để cho người đặt câu hỏi sao cho chín chắn và rành rọt. Mọi người bày tỏ ý kiến một cách lịch lảm, lễ độ và tôn trọng ý kiến người khác, không ai được ngắt lời ai, và không được tỏ ý tán thành hay không tán thành khi không được phép nói. Khi ông chủ tịch cho bế mạc, tôi được ông chủ tịch cám ơn và được đưa ra ngoài. Phải nhìn nhận là tôi đã bị nhiều ấn tượng với không khí lịch lãm và khả ái của họ”
2. Phòng suy ngẫm (Cabinet de réflexion):
Một tiểu tiết kỳ thú của đền F.M. là phòng suy ngẫm. Đó là một phòng kín, tối om, có thắp một ngọn nến (đèn cầy) để đưa người phàm vào hai lần, một lần đầu tiên trước khi bịt mắt, lần thứ hai vào ngày khai tâm, kết nạp. Phòng sơn đen, có các rèm mầu xậm, có vẻ hắc ám ghê sợ, trong phòng có một cái bàn và cái ghế, trên tường có các khẩu hiệu kỳ lạ. “Nếu chỉ vì tò mò mà vào thì hãy đi ra” “Nếu anh chỉ muốn phân cách người ta thì hãy đi ra”. Nhiều biểu tượng được đặt trên bàn: Một sọ người, biểu tượng cho sự chết, cũng như là liên tưởng cho tư tưởng (la pensée), và sự huyền ảo (la vanité) (Ta đã là thứ mà anh đang là - Anh sẽ là cái mà ta đang là). Người ta cũng thấy những bát nhỏ đựng muối, lưu huỳnh (souffre) và thuỷ ngân (mercure). Thuỷ ngân gợi tính chất kim loại của mọi vật, lưu huỳnh gợi tính chất dễ cháy. Muối biểu tượng cho sự khôn ngoan và là gạch nối giữa thuỷ ngân và lưu huỳnh. Một tấm gương để phản chiếu lại châm ngôn của Socrate: “Tự anh hãy biết lấy anh” (connnais-toi toi même) hay là câu châm ngôn của F.M. là: “Hãy tự nhìn anh như là chính anh tự tại” (Regardez vous, tel que vous êtes en vous-même). Thứ này để biểu tượng sự tự biết mình để có tiến bộ, đi vào được tâm thức (conscience) của chính mình, và cũng kiến thức được (connaisance) cái vô hình (invisible) và cái thế giới vô tại (le monde de l’irréalité). Một tấm gương dùng sai, chỉ phục vụ cho cái hư ảo, cho tính kiêu căng, cho sự tự mê (narcicisme), cho sự làm dáng (coquetterie) là những tính xấu đã kìm hãm sự tiến bộ của nhân cách (personalité). Cũng trong phòng suy ngẫm, người ta còn thấy có nước và bánh mì, là những thực phẩm căn bản cho đời sống. Sự nhận định bản-thân, và sự vấn tâm, đều rất cần thiết để tiến bộ. Vẻ khắc khổ của phòng ốc đưa người phàm tới sự suy ngẫm về biểu tượng các vật cùng là sự thành tâm của lời cam kết.
3. Những biểu tượng và những tục lệ:
Sự giáo huấn của F.M. không phải là một học thuyết mà là một phương pháp đi tìm sự hiểu biết qua những biểu tượng. Khi làm việc, các cấp thấp (tập nghề, thợ bạn, thầy thợ) dùng các biểu tượng của nghề nghiệp như équerre, compass, niveau, thước đo v.v…Người ta cũng thấy các biểu tượng có nguồn gốc tôn giáo, đúng hơn là theo Thánh kinh: Thí dụ như hình tam giác sáng chói (delta lumineux) và hình tam vị (triangle divin) Ở giữa hình đôi khi còn ghi bốn chữ là Y.H.V.H. tức là chữ Hébreu (Do Thái xưa) viết tắt của Yod, Hé, Vay, Hé. Hình sao năm cánh (pentagramme) (2), các con số 3,5,7, các mật chú (mots sacrés) những mật hiệu (mots de passe) một khối đá thô thiển để nhắc nhở là phải đẽo, mài, dũa mới xây được đền, hai cây cột có tên là boaz và jakin (theo huyền thoại). Trong tục lệ York bên Anh, những cột này đều rỗng để chứa các tài liệu và lưu trữ văn khố. Lại có loge dùng 3 cây cột để biểu tượng cho ba thứ Trí (sagesse), Dũng (force) và Mỹ (beauté). Họ cũng dùng các vật khác như cây keo (acacia), hoa hồng, hoa huệ (lys) và cành ô-liu. Sự dùng gươm (glaive) trong các lễ tấn phong (consécration) một hội viên mới, lại là một biểu tượng khác, lấy từ lễ trao binh giáp (adoubement) cho các hiệp sĩ thời Trung cổ.
Những hội viên cấp trên thì theo những thủ tục như Rite Écossais ancien et accepté với 32 bực, rite York, rite français, rite anglo saxon, mục đích là làm nẩy nở sự phát triển tinh thần maçonnique bằng cách cho thêm vào những hình thức khai tâm cổ điển của nhóm Rose-Croix hay rosae crucis (chữ thập hoa hồng bên Đức thời xưa
Những biểu tượng này cần để truyền đạt các luật lệ, những tiến trình tế nhị, những sự thật siêu việt, không thể diễn tả được bằng lời, đó cũng là dùng cái biết mà đi tới cái không biết, cái thấy được mà đi tới cái không thấy được, cái hữu tận đi đến cái vô tận vậy. Nói một cách khác, họ không học nhưng mà linh cảm thấy.
Trong khi sinh hoạt, họ tôn trọng nguyên tắc bình đẳng. Khi hội họp, họ đưa ra trình bày thảo luận các vấn để đã được tổ chức chi phối và phải tuân thủ (obedience) và đưa ra quyết định cho sự sinh hoạt của hội. Họ cho là nhờ vào phương pháp cùng nhau suy nghĩ, giữa những lớp người có nguồn gốc khác nhau, thì những buổi học hỏi sẽ rất hữu ích, khó mà có thể có được ở ngoài đời.
Tánh cách kỳ bí của F.M. mà người đời cho là để che đậy những điều bất chính, thực ra là điều cần thiết để bảo đảm cho các công tác của họ được tiến hành một cách thanh tịnh và trong sáng, tránh sự xô bồ náo nhiệt của xã hội bên ngoài. Thực ra, họ không tách rời thế tục. Với sự đoàn kết trong công tác, sự đấu chung các tư duy, họ cho là họ sẽ làm việc hữu hiệu hơn và một khi F.M. đã đào luyện cho con người khá hơn thì tất nhiên F.M. cũng sẽ phục vụ bá tánh hữu hiệu hơn.
Hai lý do lịch sử của việc giữ kỳ bí của F.M là: 1) để cho họ dễ nhận nhau, 2) vì còn nhớ những vụ chiến tranh tôn giáo truy hại nhau, và việc triệt hạ tận gốc các tư tưởng tự do thường có ở các chế độ độc tài, nên các hội viên F.M vẫn thấy cần phải ẩn mình để bàn luận về những đề tài nhậy cảm. Tuy vậy, ngày nay, những tập tục và những tiến trình kết nạp đã được phổ biến từ lâu khiến cho không còn là một bí mật, ngoài ra sự thâm hiểu công phu về tiến trình học tập Tam điểm lại khó có thể truyền thông được, nếu chưa sinh hoạt trong hội.
Ngày nay, F.M. phải được coi là một tổ chức kín đáo (discret) chứ không phải là một hội kín (secret). Người hội viên có quyền tự tiết lộ, nhưng không được phép tiết lộ các đoàn viên khác hiện tại còn sống.
4. Những vấn đề trong tương lai.
Nhưng một khi thu mình vào hội, tránh những giao động bên ngoài để bảo quản những truyền thống tinh thần và đạo đức của họ thì các franc maçons cũng sẽ bị tiến hoá của xã hội bên ngoài đe doạ; những giá trị tinh thần mà họ đã dựng lên như tinh thần nhân bản (humanisme) phóng khoáng (libéralisme), cá nhân chủ nghĩa (individualisme) lại bị cái xã hội của khối đông (la masse) ngày nay tấn công (Khối Gia Tô Giáo, khối Cộng sản, khối Đức Quốc xã, khối Hồi Giáo gần đây). Các cấu trúc xã hội cũng phức tạp hơn cũng như các kiến thức con người về không gian, vũ trụ, vật lý, sinh học (gènes) cũng đã tiến hơn. Qua lịch sử, F.M. đã có những bức thăng trầm, và bị đầy đoạ, nhưng họ vẫn còn tin tưởng rằng họ là một lực lượng tinh thần có đủ khả năng để thích nghi với sự biến thể của xã hội và thế giới.
Hình các biểu tượng:
Trích Historia Special N48 Juillet-Aout 1997 trang 68-69)
Hình 1: Equerre là biểu tượng của sự ngay thẳng và của vật chất. Người Tam điểm xây dựng đời mình dùng equerre để hướng dẫn đạo đức cho mình.
Hình 2: Compas, biểu tượng tinh thần cởi mở cần thiết khi khai tâm kết nạp. Đó cũng là biểu tượng của quảng trường kiến thức.
Hình 3 Quả rọi bảo đảm sự thăng bằng của cơ cấu xây cất. Đệ nhị thư ký đeo trên người với sứ mạng hướng dẫn tập nghề.
Hình 4 Hai bút lông bắt chéo là trang trí đeo trên người của ông thư kýHình 5 Đồ trang trí đeo trên người của đệ nhất thư ký để biểu tượng sự bằng ngang (horizontalité) trong việc làm với các thợ bạn.
Hình 6 Chìa khoá là đồ trang trí của thủ quỹ.
Hình 7 Equerre và Compas quyện vào nhau biểu tượng vật chất và tinh thần không thể tách rời nhau.
Hình 8 Chữ G là chữ cái đầu của God (Thượng đế) kiến trúc sư của cả vũ trụ. Còn người dưng thì là Géométrie hay là gnose (nhận thức)
Hình 9 Ngôi sao năm cánh đỏ rực tượng trưng người được khai tâm đã toả sáng cả bóng tối)
Hình 10 Tạp dề là trang phục của thợ xây cất, ngừa tai nạn, cũng có nghĩa là ngừa sự thiếu minh mẫn. Tạp dề này ở thế kỷ XIX gợi lại việc Hiram bị ám sát.
Hình 11 Tạp dề của thầy thợ thế kỷ XVIII có hòn đá thợ liên tưởng người phàm, hòn đá đẽo biểu tượng người được khai tâm. Ở giữa là dụng cụ xây cất và cái cột, biểu tượng kiến trúc.
Hình 12 Tạp dề của thầy thợ ở thế kỷ XIX, có hình đền Salomon, hai bên có mặt trăng, mặt rời, tượng trưng cho sự đi từ bóng tối tới ánh sáng.
[1] Miễn là franchise hay là franc (franc-port: miễn thuế hải quan) Franc Maconnerie: tạm dịch là đặc miễn xây cất.
[2] Pentagramme: Hình sao năm cánh trong truyền thống th ên chúa giáo dùng để chỉ định 5 vết thương hay stigmates của Chúa còn đối với đệ tử của Pythagore thì là để chỉ ngũ đại thể đất, lửa, thủy, khí và ý (hay chose divine). Có người còn cho là chỉ 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước hay là ấn tín của Salomon.
Tham chiếu
Franc-Maconnerie, un article de Wikipedia, l’encyvlopédie libre(http://fr.wikipédia.org./wiki/Franc-ma-Historia/Spécial No 48 Juillet-Aout 1997, Les Francs-Macons.)
Franc-Maconnerie, Encyclopédie Universelle no 9, page 866-872
Da Vinci Code, Dan Brown
La vérité historique derrière le code Da vinci, Sharan Newman
Le code Da Vinci, décrypté par Simon Cox, Pocket Book
CategoriesSố 24
Tags
Hội Tam Điểm
Leave a comment
Sign in to comment on this entry.
Name
Email Address
URL
Remember personal info?
Comments (You may use HTML tags for style)
About this Entry
This page contains a single entry by dcvblogs published on October 22, 2007 6:04 PM.
Vai trò của đại học về khảo cứu và phát triển is the next entry in this blog.
Find recent content on the main index or look in the archives to find all content.
Subscribe to this blog's feed
I- Lịch sử hội Tam Điểm
1. Hội Tam Điểm là gì?
Hội Tam Điểm tự coi như là một dòng hệ kết nạp (Ordre Initiatique) các hội viên để huấn luyện nhau bằng những biểu tượng (symbole) và các nghi lễ (rites) một cách bí truyền (Esotérique), phi giáo điều (adogmatique), lũy tiến (Progressif) tới sự hoàn thiện của nhân loại. Phương tiện hoạt động của họ là làm việc phước thiện, khuynh hướng của họ lại thay đổi tùy theo thời đại và xứ sở. Tổ chức Tam Điểm có rải rác trên nhiều quốc gia trên thế giới, quy tụ những hội viên cấp tiến với mục đích tự cải thiện đời sống tinh thần và đạo đức.
Hội Tam Điểm thường được coi như là một tổ chức đạo đức đặc biệt hình dung bằng những biểu tượng. Họ tự cho như là một công cụ huấn luyện ái hữu (outil fraternel) dùng những phương pháp đặc biệt để huấn luyện các khả năng nghe, suy nghĩ và đối thoại để có thể truyền đạt các giá trị đã thâu hoạch được cho các người chung quanh.
Nói một cách đơn giản, hội Tam Điểm không phải là một đảng chính trị vì không chủ trương cướp chánh quyền, không phải là một tôn giáo vì không loại bỏ tôn giáo nào và không đi thuyết phục tín đồ, không phải là một giáo phái (secte) vì không theo một chủ thuyết nào (doctrine). Sự kết nạp vào hội Tam Điểm rất khắt khe, song sự ra hội lại rất tự do và thong thả.
2. Mục tiêu của hội Tam Điểm:
Mục tiêu chính của hội Tam Điểm là xây dựng. Họ làm việc để xây dựng Đền Nhân Loại (temple de l’humanité), nhiệm vụ của họ chỉ chấm dứt khi toàn thể nhân loại được phát triển. Dĩ nhiên với ngưỡng vọng một tương lai như vậy, lý tưởng Tam Điểm chỉ là một huyền thoại (mythe), nhưng người Tam Điểm vẫn tin tưởng vào ngày có rất nhiều hội viên Tam Điểm trên toàn cầu để kết thành một chuỗi người đoàn kết (chaine d’union) có khả năng cho nhu cầu cần nhất của trí tuệ loài người.
3. Nguồn gốc của Hội Tam Điểm
Tuy là các tổ chức Tam Điểm thật sự không phải là một nghiệp đoàn bắt đầu xuất hiện đầu tiên ở Ecosse (Tô Cách Lan) vào thế kỷ thứ XVII, song họ đã cho rằng họ có những nguồn gốc huyền bí, huyền thoại từ thượng cổ.
Theo Thánh kinh thì Vua David cho xây đền Salomon để chứa Arche Dalliance (cái rương chứa các phiến đá có khắc 10 điều răn (commandements), dấu hiện liên kết (signe d’alliance) giữa Thượng Đế và người Do Thái) trước đền có hai cột đồng đen Jakin và Boaz, một biểu tượng Tam điểm do Hiram de Tyr. Sau này, Hiram bị ba người thợ ám sát vì họ muốn có bí mậy xây cất của Hiram và người ta cho rằng Hiram và Salomon là thủy tổ của Franc-Maconnerie.
Theo các bản viết tay (Manuscrit) gọi là Old charges (các trách vụ cũ) có tên là “Régius” vào thế kỷ thứ 14, thì ngành xây cất liên hệ tới khoa hình học (Géométrie) do đám con của Lamech viết trên các cột bằng đá. Sau cơn Đại hồng thuỷ (Deluge), một người cháu của Noé, tên Hermanis tìm ra những bí mật xây cất và hình học trên các cột đá này để đem dậy cho các người thợ xây tháp Babel. Sau đó Abraham sang Ai Cập dậy hình học cho Euclide để ông này đem về dạy ở Hi Lạp. Tiếp đó, các người xây cất trở về Jérusalem để xây đền Salomon.
Theo bản Constitution d’Anderson (viết bên Anh năm 1723) thì nghề xây cất đã khởi sự từ thời ông Adam là người thợ xây cất đầu tiên đã được Thượng Đế dạy cho hình học. Nhưng qua kinh Cựu Ước (Ancien Testament) thì Vua Salomon là Franc-Macon và là Grande Maitre của Loge (chi hội) Jérusalem. Sau đó, “nghệ thuật hoàng gia” (Art Royal) này mới truyền sang Hy Lạp, Ai Cập vào đế quốc La Mã và người ta cho rằng Vua Auguste (-14 cho tới 63 sau Công Nguyên) là Grand Maitre du Loge de Rome vì ông ta đã là người đỡ đầu cho kiến trúc sư Virtruve.
Trong thời đế quốc La Mã, những nhóm ngành nghề tụ họp thành Collégium để lo các việc kinh tế và xã hội của hội như các collégium của các nhà buôn đứng ra điều đình với chính quyền để giữ độc quyền như ngành buôn bán ngũ cốc lại được miễn sưu thuế [1] và miễn dịch vụ. Mỗi ngành đều có Thánh tổ và hàng năm họ lo sửa lễ để mừng Thánh tổ. Họ cũng mời những người có quyền thế (dĩ nhiên là có giầu có) để bảo trợ bằng tài chánh và thế lực và họ đền bù sự đóng góp này bằng cách tặng cho các ân nhân danh hiệu Patron (quan thầy).
Sau đó, đế quốc La Mã bị các rợ Gothique và Germanique từ Đức sang tàn phá vào các thế kỷ từ VI tới thế kỷ IX thì không còn thợ. Lần lần các ngành nghề mới khôi phục lại thành các Guilde (gốc tiếng Đức Gelt là đồng tiền)Thánh tổ của ngành xây cất là thánh Jean d’Evangeliste và ngày vía là ngày 27 tháng 12, Khi được khai tên kết nạp (initier) người tập sự phải tuyên thệ giữ bí mật nhà nghề. Vì luôn luôn phải di chuyển từ công trường tỉnh này sang công trường tỉnh khác, nên họ có cách nhận nhau bằng những biểu tượng (symbole) và những mật mã (code). Một người thợ sang Pháp, được Charles Martel, ông của Vua Charlemagne thâu nhận; một người khác là Thánh Alban sang Anh và được Hoàng hậu Edwin con ông Vua Anglo Saxon Athelstan bảo trợ tích cực đến nỗi chính ông ta cũng thành maçon (thợ xây cất)
Tới đây, cũng nên nói qua về Thập Tự quân với Hiệp sĩ dòng Temple de Salomon và nhóm Rose Croix vì có ảnh hưởng tới Hội Tam Điểm sau này. Prieurés de Sion Năm 1000, một lãnh chúa là Godefroi de Bouillon ở đất Thánh lập ra abbaye de Notre Dame du Mont Sion: khi thấy các tín đồ đi hành hương tại Jérusalem bị cướp bóc, các tu sĩ dòng này đã bí mật can dự vào việc thành lập ra dòng Hiệp sĩ Temple (1118) de Salomon là một dòng quân sự do Hugue de Payns chỉ huy, lấy tên là Pauvres Chevaliers du Christ (Bần Hiệp Sĩ Thiên Chúa) để bảo vệ khách hành hương. Họ đóng quân ở địa điểm đền Salomon do đó lấy tên là Chevaliers du Temple. Được Giáo Hoàng Innocent II tin cậy, dòng này trở nên quyền thế và giàu có, khiến cho Vua Philippe le Bel đố kỵ và ra lệnh tiêu diệt nhóm này vào ngày thứ sáu 13/10/1307 (do đó có tiếng là ngày xui xẻo).
Thủ lãnh Jacques de Molay bị thiêu (1314), dư đảng trốn sang Ecosse, tài sản bị tịch thu cho nhà chung Hospitaliers. Nhóm Prieuré de Sion rút vào bí mật và lấy tên là Rose Croix (Rosae crucis) họ thành lập một hội thần bí nhưng không dính tới tôn giáo nào nữa. Họ có triết lý siêu hình và hữu hình (metaphysique et physique) mục đích để gợi những năng khiếu của con người. Hội nhắc các đoàn viên tầm quan trọng của các định luật vũ trụ và thiên nhiên và nên áp dụng các luật đó. Chữ Rose crucien từ gốc Latin có nghĩa là chữ thập và hoa hồng do ở biểu tượng chữ thập và hoa hồng của họ. Thủ lãnh của họ gọi là nautonier, như Leonardo da Vinci, Isaac Newton, Victor Hugo, Jean Cocteau và gần đây Pierre Blanchard. Do đó, Franc Maconnerie là hậu duệ của Prieurés de Sion. Vài dòng về chữ Franc-Maconnerie. Năm 1015 sau Công nguyên, tại Strasbourg, một chi hội (loge hay atelier) đầu tiên của các người thờ đẽo đá nhà thờ Strasbourg được thành lập.
Năm 1119 Hội đồng các Giám mục thành Rouen kết án các nghiệp đoàn (confrérie)
Năm 1245, bắt đầu xuất hiện tại Strasbourg các tục lệ tiếp nhận hội viên và khuyến cáo các hội viên giữ tình huynh đệ và giữ bí mật. Cũng vào năm này có đại hội tụ họp 5 chi hội lớn, ấn định các điều lệ đạo đức, tôn giáo và nghề nghiệp.
Năm 1276 Vua Rodolphe 1er de Halsbourg ban miễn trừ (franchise) cho các thợ đẽo đá nhà thờ Strasbourg.
Năm 1315 tại Strasboug có đại hội các thợ đẽo đá và thợ xây dựng và các người xây dựng lại lấy năm này là năm khởi sự của Hội Tam Điểm mà ta gọi là franc-maconnerie opérative tạm gọi là xây cất đặc miễn đương hành. Vào năm 1356 tại Luân Đôn có sự tranh giành giữa những thợ đẽo đá (tailleurs de pierre) và người xây dựng (poseurs de pierre) do đó có luật lệ năm 1411 ấn định việc kiểm soát nghề nghiệp: người học việc học 7 năm trời, phải ra trước một uỷ ban để tuyên thệ trung thành với nghề, với thị xã, với vua và lúc đó họ mới trở thành người tự do hành nghề xây cất (free mason), có thể chữ này cũng rút ngắn từ chữ freestone mason tức là maçon de pierre franche là thợ xây cất đá mềm, dễ đẽo và dễ điêu khắc. Chữ “free mason” (franc macon) đã chính thức được dùng từ năm 1376 và năm 1390 người ta đã viết ra cuốn Thủ bút Régius hay Manucrist Royal nói về tổ chức ngành xây cất. Năm 1616 nhóm Rose Croix ra tuyên ngôn về đường lối và mục đích như đã nói ở trên (đoạn cuối về Prieuré de Sion).
4. Tại Ecosse.
Năm 1583 Jacques VI con của Marie Stuart, nữ hoàng Ecosse lên ngôi. Ông trao cho William Shaw quản lý tiền bạc và xây các cung điện. Tuy lúc đó Ecosse đã ngả sang Tin Lành, nhưng William Shaw vẫn còn giữ Gia Tô Giáo và năm 1598 ông đặt ra một số luật lệ quản lý, sắp đặt ngôi thứ trong ngành xây cất trong đó có nói tới những cách để nhận nhau. Năm sau, Shaw lại còn định thêm là các bậc thầy trong ngành xây cất phải có nhiệm vụ huấn luyện người tập sự và dạy họ cách để nhớ được các kỹ thuật đó. Bắt chước người La Mã, họ cũng lựa một quan thày là William Sinclair là lãnh chúa Roselin, vì Sinclair là hậu duệ của vị hầu tước đã cho xây Chapel Roselyn. Tới năm 1801 William Sinclair cũng lấy tên là William, cho ra một cái charte cho franc maconnerie và các lãnh chúa được lãnh danh hiệu maçon từ đó. Hiện nay charte này còn ở Chapel Roselyn.
5. Maconnerie opérative và maconnerie spéculative
Cho tới đầu thế kỷ 17 dòng xây cất vẫn là những nghiệp đoàn gọi là Guilde (tiếng Đức mà ra Gelt: đồng tiền) trong đó chỉ có hai hạng thành viên, 1) tập nghề (apprenti) và 2) thợ bạn (compagnon) còn thầy nghề chưa có mà chỉ có người điều khiển công trường; khi vào nghề thì phải qua lễ kết nạp là phải biết giáo lý (catéchisme), sự truyền đạt các bí mật nghề nghiệp, các ngữ vựng (vocabulaire) về các biểu tượng dùng trong các nghi lễ và tập tục. Cho tới lúc này ngành xây cất vẫn hoàn toàn chỉ là opérative (xây cất đặc miễn đương hành) mà thôi. Dần dần từ bên Anh và Tô Cách Lan mới biến dạng thành spéculative (xây cất đặc miễn tự biện) (spéculare = réfléchir) theo tiến trình sau đây: Người xây cất cần sự giúp đỡ của các giới chức tôn giáo, các quý tộc, các chưởng khế là các người chủ trì các công tác xây cất lớn, nên đã mở cửa tiếp đón nhận các người này, ngược lại sau trận hoả hoạn lớn tại Luân Đôn, cả một đội binh xây dựng nhà thờ Gothique từ Pháp sang Anh, du nhập vào giới quý tộc và trí thức Anh những tư tưởng của Virtruve. Virtruve là kiến trúc sư thế kỷ I trước công nguyên viết cuốn De Architectura. Theo ông thì người kiến trúc sư lý tưởng phải là người vạn năng (universel), không những phải biết hình học, biết dùng các vật liệu xây cất mà còn phải biết thiên văn, khí tượng, âm nhạc, y học, quang học, triết học, sử học và pháp chế (jurisprudence). Vào thời đó những người ở giai cấp cao và trí thức có tư tưởng cấp tiến hay thần bí (mystique) tìm hiểu vũ trụ và thế giới cùng cắt nghĩa chỗ đứng của con người qua một thứ ngôn ngữ và biểu tượng (symbole). Trong thời kỳ từ 1550-1710 lại có nhiều người nghiên cứu hoá học và phép luyện giả kim (alchimie) ước mơ như Sir Issaac Newton có thể đổi đá thành vàng hay chì thành vàng. Ngay trong những sách báo của Rosae Crucis (chữ thập hoa hồng) từ Đức và Societé Royale d’Angleterre (sẽ nói sau) cũng có những hội viên bí mật bàn nhau về chuyện luyện giả kim. Họ vừa có tiền vừa có kiến thức vừa có thế lực nên được khai tâm kết nạp vào Franc Maconnerie, dùng các biểu tượng, dùng các tập tục (rituel) về phép luyện giả kim dùng thuyết tân Platon (néoplatonisme) để lập ra những loge đầu tiên cho họ mà ta gọi là franc maconnerie spéculative (xây cất đặc miễn tự biện) hay franc maconnerie philosophique (xây cất đặc miễn triết học).
6. Franc maconnerie truyền bá sang Âu châu
Từ năm 1640-1650 bên Anh có nội chiến, giết Vua Charles 1er nhà Stuart theo đạo Gia Tô và con là Charles II phải đi trốn. Dư đảng của ông là nhóm jacobite ở lại bên Anh phải rút vào bí mật. Họ vận động để khôi phục lại nhà Stuart trong đó có nhóm College Invisible là franc maçonnerie spéculative. Khi Charles II được khôi phục thì College Invisible đổi thành Royal Society (Societé Royale) và Franc Maconnerie lại thịnh hành từ năm 1660 tới 1668, gồm nhiều tu sĩ, quý tộc, luật gia, và thông thái. Nhưng từ năm 1669 thì Jacques II Stuart lại bị cháu và cũng là rể là Guillaume d’Orange lật đổ và Jacques II phải chạy sang St Germain-en-Laye ở Pháp và tới năm 1721 Jacques II lại phải dời đi Bar le Duc rồi đi Avignon, Cerlino và tới Rome.
Năm 1714, triều đình Anh ở trong tay nhà Vua Hanovre (đối nghịch với nhà Stuart) thì nhóm Jacobite định một lần nữa khôi phục lại nhà Stuart với sự trợ giúp của Louis XIV, nhưng cuộc đổ bộ thất bại (năm 1715), nhất là khi chính phủ nhiếp chính (Gouvernement du Régent, kế tiếp Louis XIV, lại thân Hanovre.
Ngày 24-06-1917 tại Londres có 4 chi hội The Goose and Gridiron (con ngỗng và vỉ nướng chả), The Crown (vương miện), The apple tree (cây táo), The Rummer and Grappe (cái tách và chùm nho) kết hợp lại thành Grande loge d’Angleterre sau này là nhóm Modern dưới quyền một grand maitre để kiểm soát mọi loge kể cả các loge jacobite.
A - Constitution Anderson: Ancient và Modern
Năm 1731, Duc de Montaigne được bầu làm hội trưởng và cho ra một bản constitution mới là constitution d’Anderson do tu sĩ James Anderson soạn ra nói về lịch sử franc maconnerie bên Anh, từ thời Adam tới thời Jacques I, Charles I và Charles II được coi như là franc maçon. Cuốn này (thân Hanovre) cũng khen Guillaume III, Hoàng hậu Anne và George I. Từ đó, những grand maitre được bầu ra đều thân Hanovre cả. Như đã nói ở trên, những loge đầu tiên đều ở Ecosse và theo statut Shaw rất độc lập. Họ thi hành một trong hai tục lệ:
1. Nghi lễ nhập hội của các nghiệp đoàn xưa gọi là “Rite de anciens devoirs
2. Hoặc là một tục lệ kết nạp (rituel d’initiation) đơn giản hơn trong đó sẽ truyền những “bí mật” còn gọi là “Rite du mot de maçon”.
Theo constitution Anderson tháng Giêng 1723 người ta dung hoà hai đường lối maconnerie anglicane (dùng Rite des anciens devoirs) với maçonnerie d’origine calviniste (dùng “Rite du mot de maçon”) bằng một quan niệm tôn giáo rộng rãi hơn, gọi là quan niệm về “religion naturelle” tuy rằng cũng quy chiếu một chút về “Sainte Trinité” (Chúa 3 ngôi). Vào thế kỷ thứ mười bẩy, tại Anh có chừng 30 loges (chi hội) quy tụ những người thành thị, bình dân, thợ khéo và tiểu thương và từ năm 1676 với uy tín và những tập tục mới thu hút thêm các quý tộc và lớp trưởng giả. Mục đích của họ là làm phước thiện và tương trợ vì hồi đó chưa có an ninh xã hội để lo bệnh hoạn, thất nghiệp và phí tổn ma chay.
Từ Grande Loge de Londres sau này sẽ truyền bá sang Âu, Mỹ, Úc, Phi và Á châu. Một vài năm sau, grande loge d’York và các loge khác, thành lập một loge lớn khác lấy tên là Grand loge of Ancient Mason chống lại grande loge de Londres, cho rằng loge này đã mất đi tính cách Thiên chúa trong các tục lệ. Tới thời chiến tranh với Napoleon, thì hai loge lớn này đoàn kết lại thành một loge duy nhất gọi là United Grand Loge of England (1813) có khuynh hướng ancient, buộc các hội viên tin vào Thượng đế. Còn ở Pháp thì Napoléon lại buộc các franc maçon phải quy tụ vào trong Loge du Grand Orient một khuynh hướng modern, không buộc hội viên phải tin vào Thượng đế.
B. Sự tranh chấp Jacobite / Hanovrien tại Pháp: Grande Loge de France
Tại Anh, năm 1722 nhóm Jacobite bầu kên một Grand Maitre chống Hanovrien là Duc deWharton để làm một âm mưu gọi là âm mưu Atterbury, nhưng cũng thất bại vì Duc d’Orléan, nhiếp chính ở Pháp, thân Hanovrien, lại báo cho Anh biết trước. Tuy vậy những hội viên Jacobite vẫn không bị khai trừ khỏi hội và để giữ cho chi hội hoàn toàn là Jacobite, họ rút vào bí mật và thêm vào 3 cấp cũ trong tổ chức của họ, 30 cấp trên nữa. Từ đó Grande Loge d’Angleterre theo “Rite anglais” hay “hanovrien» chỉ có 3 cấp và nhóm Jacobite tự nhận là theo “Rite écossais ancien et accepté” (REAA) lại có 33 cấp. Sau lần âm mưu thất bại, nhóm Jacobite dời trụ sở chính sang Pháp và từ năm 1726 chi hội đầu tiên đã được lập tại Paris. Từ năm 1728-1738 có nhiều chi hội Tam Điểm được thành lập tại Pháp và chia làm hai nhóm Jacobite và Hanovrien. Constitution Anderson được dịch ra tiếng Pháp và để thế vào chữ tôn giáo tự nhiên (religion naturelle) người dịch dùng chữ Thiên Chúa giáo vì người Jacobite hoàn toàn theo Gia Tô giáo. Người Franc Macon Jacobite nổi tiếng là người écossais Sir Andrew Ramsey. Năm 1723, ông được vời sang triều đình lưu vong Jacques III ở Rome. Ở đây, ông gặp David Nairne sau này thành bố vợ. Trở về Anh, ông xâm nhập được vào Grande Loge d’Angleterre trong một loge Hanovrien 1727. Và lúc đó thì ông phải nhìn nhận sự thất bại của nhóm Jacobite. Năm 1733, ông cùng Nairne nắm Grande Loge de France cho tới năm 1738 thì nhóm pro-hanovrien chiếm ưu thế trong Grande Loge de France tại Paris, nên Ramsey và Nairne phải về Saint Germain en Laye dể lập riêng một loge hoàn toàn Jacobite. Tháng Giêng năm 1738 nhóm Hanovrien ở Pháp ra một ấn bản Constitution mới chấp nhận Tin Lành và các người theo đạo khác. Nhóm Jacobite tức giận thuyết phục Giáo Hoàng Clément XII hạ sắc lệnh (bulle = in amimenti) lên án những tổ chức quần chúng trong đó mọi tín ngưỡng đều được coi bằng nhau. Phải chờ tới 1755 thì nhóm Jacobite mới chết hẳn. Và chính phủ Pháp đã không còn thân Hanovre nữa, Grande Loge de France trở nên hoà hoãn cũng như xác nhận là theo Gia Tô Giáo và cũng công nhận những cấp cao của Rite Écossais ancien et accepté (REAA).
C. Grand Orient de France
Tại Pháp từ năm 1738 các Franc Maçon họp thành Grande Loge de France mới có một Grand Maitre đầu tiên người Pháp là Duc d’Antin. Tới 1771 thì tại Paris đã có 41 loges và dưới tỉnh có 96 loges, ở thuộc địa Pháp có 5 loges và trong quân đội có 31 loges. Nhưng rồi sau cũng có sự chia rẻ, và sau buổi hội ngày 5 Mars 1773, một nhóm đã ly khai Grande Loge de France để lập ra Grand Orient de France, ngày một bành trướng lớn với 400 loges và hơn 30.000 hội viên. Những nhân vật tên tuổi như Condorcet, Laplace, Montesquieu, Helvetus, Marmontel và Le Breton, người viết Encyclopédie, đều là Franc Maçon cả. Tuy họ không trực tiếp làm cuộc cách mạng 1793 tại Pháp, song Franc Maconnerie đã là lò nung nấu những tư tưởng tiến bộ, những Lafayette, Dalton, Mirabeau, Dumoulin thường họp nhau để có một ý tưởng xã hội chung. Vào thời kỳ đó, l’élite rationnaliste (lớp trí thức thuần lý) rất tự hào là Franc Macon. Năm 1890 F.M đã củng cố cho nền cộng hoà Pháp. Năm 1879, họ cắt bỏ trong constitution du Grand Orient 1870 đoạn buộc hội viên phải tin vào Thượng Đế. Điều một của nội quy mới tuyên bố là, có mục đích tìm kiếm sự thực, nghiên cứu nền đạo đức vạn năng (Universelle), khoa học, nghệ thuật. cùng là làm việc phước thiện. Hội không bỏ ai vì tín ngưỡng và hội có châm ngôn là “Tự do, Bình đẳng và Bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité)
Sự tu chính này không có ý xua đuổi người có tinh thần tôn giáo ra khỏi hội, nhưng lại gây đoạn tuyệt với Grande Loge Unie d’Angleterre và các chi hội Anglosaxon khác.
Như vậy là các hôi F.M có chung những biểu tượng về những tục lệ, song lại có hai khuynh hướng khác nhau: Một khuynh hướng Anglosaxon tự cho mình là thứ thiệt tin vào Thượng Đế là “kiến trúc sư cả” đã vẽ ra các sinh vật, vũ trụ. Một khuynh hướng thứ hai khoan dung tôn giáo nhưng theo hiến chương Anderson đầu tiên. Họ cho rằng F.M phải làm việc để cải thiện con người và sửa soạn để cải tạo xã hội
D. Franc Maconnerie trên thế giới
Kể về sĩ số, Grande Loge d’Angleterre liên kết được 700 loges ở Canada, 400 loges ở Nouvelle-Zélande, 200 loges ở Ấn Độ, tổng cộng khoảng 1 triệu hội viên.
Bên Mỹ có 4 triệu hội viên, bắt buộc phải có tôn giáo và vẫn phân biệt chủng tộc. Người da đen có loge riêng.
Bên Đức có 400 loges và 30.000 hội viên có khuynh hướng xã hội và triết học.
Thụy Sĩ có loge Alpina, theo xu hướng Anh
Tại Pháp có Grand Orient de France từ năm 1773 với 400 loges, không theo Anh và còn có từ trước grande loge de France (1738) với 200 loges họ vẫn duy trì sự vinh danh kiến trúc sư cả của Vũ trụ và được grande loge d’Angleterre nhìn nhận là hợp thức (régulier), tuy vậy họ vẫn giữ liên hệ với loge Grand Orient de France (1738)
II Tổ chức và sinh hoạt
A- Tổ Chức
Đơn vi của Tam Điểm là một loge (chi hội), có nhiều chi hội trong một địa phương (region). Các chi hội ở nhiều địa phương họp lại thành đại hội (convent). Nơi hội họp của một chi hội gọi là đền (temple), các buổi họp gọi là tenues theo những thủ tục (rite) còn gọi là tuân thủ (obédience).
1. Việc nhập hội và thể thức tuyển lựa
Hàng năm có hàng trăm người phàm (profanes) nộp đơn vào hội tam điểm (F.M) có 3 loại ứng viên: 1: Người được lựa (cooptés) hay được bảo lãnh (parrainés) thường là thân nhân của các hội viên đã có những đức tính tam điểm (F.M): Nhân bản, tương nhượng (tolérance mutuelle); 2: Ứng viên độc lập tiếp xúc thẳng với chi hội; 3: Loại ứng viên không mấy tin tưởng gọi là alimentaire (tạm dịch là “ăn có”) vào hội để có mánh mung lợi lộc. Nếu hội đã biết trước các ứng viên thuộc loại người này, thì sẽ tìm cách khước từ. Một trong những biện pháp là phải nộp trước bản tư pháp lý lịch xem có sạch sẻ, hai là phải qua một cuộc điều tra. Ba điều tra viên riêng biệt, không quen biết nhau tới thăm ứng viên đề đào sâu nhân cách của đương sự. Ngoài những câu hỏi về lý lịch, học thức, gia cang, họ cũng cử một người lại tận nhà để coi môi trường sinh sống của ứng viên, điều này sẽ bộc lộ nhân cách của đương sự. Họ cũng muốn xem bà vợ có chống việc gia nhập hội, nếu quả thật là vậy, thì họ sẽ khuyến cáo đương sự hãy rút đơn.
Ngoài lý do cá nhân mà ứng viên đã nại ra, ứng viên cũng sẽ được hỏi thêm xem họ có thích dùng những biểu tượng, và các tính cách bí truyền, cùng là có kiên trì với các công tác nghiệp đoàn và công tác chính trị không? tức là muốn vươn mình lên cao và có xu hướng triết lý. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, các điều tra viên làm bá cáo với chi hội trưởng. Thường là ngay buổi tối hôm đó, phàm nhân được triệu tới Hội. Anh ta được bịt mắt bằng một khăn lụa đen, rồi đưa vào đền, vì hai lý do: Thứ nhất, ứng viên không được biết người chung quanh, vì trong các chiến dịch chống Tam Điểm nhiều anh em (huynh đệ) đã bị nhận diện rồi đưa vào trại tập trung; thứ hai, là để ứng viên tập trung vào các câu hỏi được đặt ra, anh ta sẽ phải trả lời mọi câu hỏi của các hội viên, về một vài chi tiết trong vụ điều tra, về sự nhận định thời cuộc, về cuốn sách sau cùng mà anh đã đọc…Sau buổi vấn đáp đương sự được dẫn ra và chờ ở ngoài để hội đồng thảo luận và bỏ phiếu bằng các trái cầu mầu đen, mầu trắng (do đó có chữ blackbouler), nếu bị khước từ thì sáu tháng sau, đương sự có thề nộp đơn lại. Qua 3 lần bị khước từ thì đương sự không còn hy vọng nhập hội.
2. Các hội viên
a) Tập nghề: Đã là hội viên thì phải mang tạp-dề (tablier) quấn ngang bụng và mang bao tay (gant) trắng. Điều luật đầu tiên là phải giữ yên lặng. Nếu có ý kiến gì thì phải viết ra giấy đưa cho thầy nghề đọc. Là tập nghế, thợ bạn hay thầy nghề đều có dấu hiệu riêng. Sau thời gian tập nghề một năm, thì sẽ được lên cấp thợ bạn. Muốn như vậy, đương sự phải trình bày một công trình đã hoàn toại, và tỏ ra đủ kiến thức trong cấp bậc của mình.
b) Thợ bạn: Khác người tập nghề, thợ bạn có thể nói lên những ý kiến của mình nhưng chưa được hưởng hết quyền của một F.M. Chỉ sau khi đã hoàn toại những công tác và có những kiến thức của cấp bậc của mình, thì thợ bạn mới được tăng cấp lên bậc thầy và được hưởng toàn quyền của một F.M.
c) Thầy nghề: Làm thầy không phải là cứu cánh (mục tiêu tối hậu), nhưng là phải nhận thêm trách nhiệm: giúp tập nghề và thợ bạn tiến lên trong nghề và phải siêng năng để làm gương. Muốn chi hội hoạt động được thì phải có ít nhất là từ 5 cho tới 7 thầy nghề và 2 thợ bạn. Là thầy nghề có thể xin làm chức sắc (officier) có thể đại diện cho chi hội đi dự đại hội địa phương hay đứng ra lập các chi hội (loge) khác. Muốn hợp pháp, các hội viên sang lập phải được giấy chứng nhận của cấp trên, tên của chi hội thường là tên của một nhân vật F.M có tiếng (Lafayette, Mozart, Voltaire v.v..), tên một vĩ nhân (Copernic, Gallilé, Conficius) hay một đức tin (Philantropie, Droit et Rectitude, Raison et Laicité v.v…)
3. Các chức sắc (Officiers) tay cầm vồ (maillet) hay đeo kiếm (glaive)
Một loge được một đoàn các chức sắc tác động, các chức sắc này được lựa chọn từ các thầy nghề và cứ một năm bầu lại một lần:
1) Ông Hội trưởng còn gọi là Vénérable (Tôn huynh) điều khiển công tác, có quyền cho nói hay không, coi việc giao dịch thư từ và cho “ánh sáng” (lumìère) tức là cho khai tâm kết nạp và cho tăng cấp. Hội trưởng không giữ chỗ quá 3 năm.
2) Đệ nhất giám thị: Huấn luyện viên các thợ bạn
3) Đệ nhị giám thị: Huấn luyện viên các tập nghề
4) Diễn thuyết viên (orateur) là người duy trì constitution (hiến chương) của hội lo việc áp dụng nghiêm túc các luật lệ và các obédience (tuân thủ) tức là các tục lệ. Sau lúc thảo luận, ông phải cho biết kết luận là thế nào rồi mới có cuộc bỏ phiếu.
5) Ông thư ký: Lo việc hành chánh, làm biên bản buổi họp vào “sổ kiến trúc” (livre d’architecture) của chi hội.
Ông Thủ 6) quỹ: Thâu tiền niên liễm và quản lý tiền nong của hội
7) Ông Hospitalier (ông Hiếu khách) lo chuyện quyên tiền giúp các hội viên gặp khó khăn, hoặc cho vay (với sự đồng ý của hội trưởng), lo chuyện thăm viếng các hội viên gặp đau ốm.
8) Ông Chuyên gia (expert) xưa còn gọi là Hắc huynh (frère Terrible) kiểm soát phẩm cách tam điểm các khách tới thăm chi hội và xem xét các công việc có hợp pháp không, ông tổ chức và định các lễ khai tâm kết nạp thi hành các thủ tục cho nghiêm túc. Sự nhìn nhận phẩm cách tam điểm có được không là tùy ở ông này.
9) Ông Nghi lễ trưởng (maitre de cérémonie) phụ tá cho ông Chuyên gia làm các tạp dịch (xếp đặt các lễ vật) lúc nào cũng đi vào trước, đi đầu trong mọi buổi họp
10) Ông Bao quản (le couvreur) cho các anh chị em được vào đền, thường là một cựu chức sắc. Ông lãnh những việc quan trọng nhất cũng như việc đê tiện nhất, như là người giữ cửa, chỉ mở cửa sau khi đã kiểm soát phẩm cách của khách vào
11) Ông Trưởng ban Yến tiệc, tổ chức các bữa ăn (agape officielle) nhân ngày khai tâm kết nạp, tiệc hằng năm vào đông chí hay hạ chí (solstice)
B Sinh hoạt
1. Buổi họp (Tenues)
Phần lớn trong các buổi họp, chỉ có những người kết nạp mới được vào, song có một vài buổi, người phàm có thể tới được gọi là “tenue blanche” và chỉ có một người. Nếu có một diễn giả (conférencier) từ ngoài vào nói chuyện thì được gọi là tenue blanche fermée. Nếu có người phàm tới nghe buổi nói chuyện thì gọi là tenue blanche ouverte. Nếu là tenue blanche fermée thì diễn giả người phàm chưa vào được ngay, mà phải chờ hội viên làm nghi lễ và chấp nhận biên bản kỳ họp trước đã. Một diễn giả đã thuật lại thế này: “Tôi được hai chức sắc cao cấp đưa vào đền có trang hoàng nhiều cờ suý (bannière) và có đèn cầy thắp lên biểu tượng cho ánh sáng. Nhiều hội viên cầm các giây gù (cordon), những trang trí này giống như những giải lụa mầu, để gợi lại những ngành nghề thời Trung cổ. Có vài người đeo những dấu hiệu có nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo tổ chức và đẳng cấp, Ở bốn góc tấm thảm (đặt giữa phòng có thêu các biểu tượng tam điểm) là ba cái cột (colonnette) biểu hiệu cho force (dũng), sagesse (trí) và beauté (mỹ) là ba nền móng của đền Salomon. Cây cột thứ tư không có ở đây, là biểu tượng cho công việc của con người cần được tiếp tục xây cất.
Ông Hội trưởng (Tôn huynh = Venérable) ngồi ở cuối đền, chủ toạ buổi họp. Tôi là diễn giả ngồi bên phải, bên trái là ông thư ký, loáy hoáy ghi chép hoài. Buổi họp hoàn toàn lặng lẽ. Khi mọi người được phép ngồi, ông chủ tịch mới nói vài lời chào mừng; sau đó tôi mới diễn thuyết. Người ta đã cho tôi biết trước là cử toạ sẽ không tỏ thái độ gì: hoan nghênh hay đả đảo. Tôi đã thuyết trình trong sự im lặng hoàn toàn, một điều hiếm có! Sau đó là lúc đặt câu hỏi và trả lời. Người nói phải xin phép ông chủ tịch, qua ông giám thị, như thế quả là mất thời giờ, song cũng tốt để cho người đặt câu hỏi sao cho chín chắn và rành rọt. Mọi người bày tỏ ý kiến một cách lịch lảm, lễ độ và tôn trọng ý kiến người khác, không ai được ngắt lời ai, và không được tỏ ý tán thành hay không tán thành khi không được phép nói. Khi ông chủ tịch cho bế mạc, tôi được ông chủ tịch cám ơn và được đưa ra ngoài. Phải nhìn nhận là tôi đã bị nhiều ấn tượng với không khí lịch lãm và khả ái của họ”
2. Phòng suy ngẫm (Cabinet de réflexion):
Một tiểu tiết kỳ thú của đền F.M. là phòng suy ngẫm. Đó là một phòng kín, tối om, có thắp một ngọn nến (đèn cầy) để đưa người phàm vào hai lần, một lần đầu tiên trước khi bịt mắt, lần thứ hai vào ngày khai tâm, kết nạp. Phòng sơn đen, có các rèm mầu xậm, có vẻ hắc ám ghê sợ, trong phòng có một cái bàn và cái ghế, trên tường có các khẩu hiệu kỳ lạ. “Nếu chỉ vì tò mò mà vào thì hãy đi ra” “Nếu anh chỉ muốn phân cách người ta thì hãy đi ra”. Nhiều biểu tượng được đặt trên bàn: Một sọ người, biểu tượng cho sự chết, cũng như là liên tưởng cho tư tưởng (la pensée), và sự huyền ảo (la vanité) (Ta đã là thứ mà anh đang là - Anh sẽ là cái mà ta đang là). Người ta cũng thấy những bát nhỏ đựng muối, lưu huỳnh (souffre) và thuỷ ngân (mercure). Thuỷ ngân gợi tính chất kim loại của mọi vật, lưu huỳnh gợi tính chất dễ cháy. Muối biểu tượng cho sự khôn ngoan và là gạch nối giữa thuỷ ngân và lưu huỳnh. Một tấm gương để phản chiếu lại châm ngôn của Socrate: “Tự anh hãy biết lấy anh” (connnais-toi toi même) hay là câu châm ngôn của F.M. là: “Hãy tự nhìn anh như là chính anh tự tại” (Regardez vous, tel que vous êtes en vous-même). Thứ này để biểu tượng sự tự biết mình để có tiến bộ, đi vào được tâm thức (conscience) của chính mình, và cũng kiến thức được (connaisance) cái vô hình (invisible) và cái thế giới vô tại (le monde de l’irréalité). Một tấm gương dùng sai, chỉ phục vụ cho cái hư ảo, cho tính kiêu căng, cho sự tự mê (narcicisme), cho sự làm dáng (coquetterie) là những tính xấu đã kìm hãm sự tiến bộ của nhân cách (personalité). Cũng trong phòng suy ngẫm, người ta còn thấy có nước và bánh mì, là những thực phẩm căn bản cho đời sống. Sự nhận định bản-thân, và sự vấn tâm, đều rất cần thiết để tiến bộ. Vẻ khắc khổ của phòng ốc đưa người phàm tới sự suy ngẫm về biểu tượng các vật cùng là sự thành tâm của lời cam kết.
3. Những biểu tượng và những tục lệ:
Sự giáo huấn của F.M. không phải là một học thuyết mà là một phương pháp đi tìm sự hiểu biết qua những biểu tượng. Khi làm việc, các cấp thấp (tập nghề, thợ bạn, thầy thợ) dùng các biểu tượng của nghề nghiệp như équerre, compass, niveau, thước đo v.v…Người ta cũng thấy các biểu tượng có nguồn gốc tôn giáo, đúng hơn là theo Thánh kinh: Thí dụ như hình tam giác sáng chói (delta lumineux) và hình tam vị (triangle divin) Ở giữa hình đôi khi còn ghi bốn chữ là Y.H.V.H. tức là chữ Hébreu (Do Thái xưa) viết tắt của Yod, Hé, Vay, Hé. Hình sao năm cánh (pentagramme) (2), các con số 3,5,7, các mật chú (mots sacrés) những mật hiệu (mots de passe) một khối đá thô thiển để nhắc nhở là phải đẽo, mài, dũa mới xây được đền, hai cây cột có tên là boaz và jakin (theo huyền thoại). Trong tục lệ York bên Anh, những cột này đều rỗng để chứa các tài liệu và lưu trữ văn khố. Lại có loge dùng 3 cây cột để biểu tượng cho ba thứ Trí (sagesse), Dũng (force) và Mỹ (beauté). Họ cũng dùng các vật khác như cây keo (acacia), hoa hồng, hoa huệ (lys) và cành ô-liu. Sự dùng gươm (glaive) trong các lễ tấn phong (consécration) một hội viên mới, lại là một biểu tượng khác, lấy từ lễ trao binh giáp (adoubement) cho các hiệp sĩ thời Trung cổ.
Những hội viên cấp trên thì theo những thủ tục như Rite Écossais ancien et accepté với 32 bực, rite York, rite français, rite anglo saxon, mục đích là làm nẩy nở sự phát triển tinh thần maçonnique bằng cách cho thêm vào những hình thức khai tâm cổ điển của nhóm Rose-Croix hay rosae crucis (chữ thập hoa hồng bên Đức thời xưa
Những biểu tượng này cần để truyền đạt các luật lệ, những tiến trình tế nhị, những sự thật siêu việt, không thể diễn tả được bằng lời, đó cũng là dùng cái biết mà đi tới cái không biết, cái thấy được mà đi tới cái không thấy được, cái hữu tận đi đến cái vô tận vậy. Nói một cách khác, họ không học nhưng mà linh cảm thấy.
Trong khi sinh hoạt, họ tôn trọng nguyên tắc bình đẳng. Khi hội họp, họ đưa ra trình bày thảo luận các vấn để đã được tổ chức chi phối và phải tuân thủ (obedience) và đưa ra quyết định cho sự sinh hoạt của hội. Họ cho là nhờ vào phương pháp cùng nhau suy nghĩ, giữa những lớp người có nguồn gốc khác nhau, thì những buổi học hỏi sẽ rất hữu ích, khó mà có thể có được ở ngoài đời.
Tánh cách kỳ bí của F.M. mà người đời cho là để che đậy những điều bất chính, thực ra là điều cần thiết để bảo đảm cho các công tác của họ được tiến hành một cách thanh tịnh và trong sáng, tránh sự xô bồ náo nhiệt của xã hội bên ngoài. Thực ra, họ không tách rời thế tục. Với sự đoàn kết trong công tác, sự đấu chung các tư duy, họ cho là họ sẽ làm việc hữu hiệu hơn và một khi F.M. đã đào luyện cho con người khá hơn thì tất nhiên F.M. cũng sẽ phục vụ bá tánh hữu hiệu hơn.
Hai lý do lịch sử của việc giữ kỳ bí của F.M là: 1) để cho họ dễ nhận nhau, 2) vì còn nhớ những vụ chiến tranh tôn giáo truy hại nhau, và việc triệt hạ tận gốc các tư tưởng tự do thường có ở các chế độ độc tài, nên các hội viên F.M vẫn thấy cần phải ẩn mình để bàn luận về những đề tài nhậy cảm. Tuy vậy, ngày nay, những tập tục và những tiến trình kết nạp đã được phổ biến từ lâu khiến cho không còn là một bí mật, ngoài ra sự thâm hiểu công phu về tiến trình học tập Tam điểm lại khó có thể truyền thông được, nếu chưa sinh hoạt trong hội.
Ngày nay, F.M. phải được coi là một tổ chức kín đáo (discret) chứ không phải là một hội kín (secret). Người hội viên có quyền tự tiết lộ, nhưng không được phép tiết lộ các đoàn viên khác hiện tại còn sống.
4. Những vấn đề trong tương lai.
Nhưng một khi thu mình vào hội, tránh những giao động bên ngoài để bảo quản những truyền thống tinh thần và đạo đức của họ thì các franc maçons cũng sẽ bị tiến hoá của xã hội bên ngoài đe doạ; những giá trị tinh thần mà họ đã dựng lên như tinh thần nhân bản (humanisme) phóng khoáng (libéralisme), cá nhân chủ nghĩa (individualisme) lại bị cái xã hội của khối đông (la masse) ngày nay tấn công (Khối Gia Tô Giáo, khối Cộng sản, khối Đức Quốc xã, khối Hồi Giáo gần đây). Các cấu trúc xã hội cũng phức tạp hơn cũng như các kiến thức con người về không gian, vũ trụ, vật lý, sinh học (gènes) cũng đã tiến hơn. Qua lịch sử, F.M. đã có những bức thăng trầm, và bị đầy đoạ, nhưng họ vẫn còn tin tưởng rằng họ là một lực lượng tinh thần có đủ khả năng để thích nghi với sự biến thể của xã hội và thế giới.
Hình các biểu tượng:
Trích Historia Special N48 Juillet-Aout 1997 trang 68-69)
Hình 1: Equerre là biểu tượng của sự ngay thẳng và của vật chất. Người Tam điểm xây dựng đời mình dùng equerre để hướng dẫn đạo đức cho mình.
Hình 2: Compas, biểu tượng tinh thần cởi mở cần thiết khi khai tâm kết nạp. Đó cũng là biểu tượng của quảng trường kiến thức.
Hình 3 Quả rọi bảo đảm sự thăng bằng của cơ cấu xây cất. Đệ nhị thư ký đeo trên người với sứ mạng hướng dẫn tập nghề.
Hình 4 Hai bút lông bắt chéo là trang trí đeo trên người của ông thư kýHình 5 Đồ trang trí đeo trên người của đệ nhất thư ký để biểu tượng sự bằng ngang (horizontalité) trong việc làm với các thợ bạn.
Hình 6 Chìa khoá là đồ trang trí của thủ quỹ.
Hình 7 Equerre và Compas quyện vào nhau biểu tượng vật chất và tinh thần không thể tách rời nhau.
Hình 8 Chữ G là chữ cái đầu của God (Thượng đế) kiến trúc sư của cả vũ trụ. Còn người dưng thì là Géométrie hay là gnose (nhận thức)
Hình 9 Ngôi sao năm cánh đỏ rực tượng trưng người được khai tâm đã toả sáng cả bóng tối)
Hình 10 Tạp dề là trang phục của thợ xây cất, ngừa tai nạn, cũng có nghĩa là ngừa sự thiếu minh mẫn. Tạp dề này ở thế kỷ XIX gợi lại việc Hiram bị ám sát.
Hình 11 Tạp dề của thầy thợ thế kỷ XVIII có hòn đá thợ liên tưởng người phàm, hòn đá đẽo biểu tượng người được khai tâm. Ở giữa là dụng cụ xây cất và cái cột, biểu tượng kiến trúc.
Hình 12 Tạp dề của thầy thợ ở thế kỷ XIX, có hình đền Salomon, hai bên có mặt trăng, mặt rời, tượng trưng cho sự đi từ bóng tối tới ánh sáng.
[1] Miễn là franchise hay là franc (franc-port: miễn thuế hải quan) Franc Maconnerie: tạm dịch là đặc miễn xây cất.
[2] Pentagramme: Hình sao năm cánh trong truyền thống th ên chúa giáo dùng để chỉ định 5 vết thương hay stigmates của Chúa còn đối với đệ tử của Pythagore thì là để chỉ ngũ đại thể đất, lửa, thủy, khí và ý (hay chose divine). Có người còn cho là chỉ 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước hay là ấn tín của Salomon.
Tham chiếu
Franc-Maconnerie, un article de Wikipedia, l’encyvlopédie libre(http://fr.wikipédia.org./wiki/Franc-ma-Historia/Spécial No 48 Juillet-Aout 1997, Les Francs-Macons.)
Franc-Maconnerie, Encyclopédie Universelle no 9, page 866-872
Da Vinci Code, Dan Brown
La vérité historique derrière le code Da vinci, Sharan Newman
Le code Da Vinci, décrypté par Simon Cox, Pocket Book
CategoriesSố 24
Tags
Hội Tam Điểm
Leave a comment
Sign in to comment on this entry.
Name
Email Address
URL
Remember personal info?
Comments (You may use HTML tags for style)
About this Entry
This page contains a single entry by dcvblogs published on October 22, 2007 6:04 PM.
Vai trò của đại học về khảo cứu và phát triển is the next entry in this blog.
Find recent content on the main index or look in the archives to find all content.
Subscribe to this blog's feed
THƠ MINH NGHIÊU
ƠFROM
Minhnghieu@aol.com
THƠ MINH NGHIÊU
THƠ MINH NGHIÊU
Tuổi Truồng Tắm Mưa
Tám tuổi còn truồng tắm mưa
Em canh xoài rụng gió vừa lên giông
Đêm trăng vú sửa táng gồng
Em nghe nước lớn ngoài sông lên bờ
Giờ em đưa võng ầu ơ
Ru con (nhớ) xoài rụng gió khơi quặn hồn
Tôi về thăm lại hoàng hôn
Thăm cây xoài cũ...mưa còn năm xưa?
Giờ hai đứa (như) hai gốc dừa
Gió lên mấy cấp mặc mưa giông gào
Thăm em để gậy bên rào
Lê thân ...tám chục có chào ...như trơ!
Nghiêu Minh
=
=
LICH SỬ THẾ GIỚI * HỘI TAM ĐIỂM
Hội Tam Điểm
( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry )
- Hứa Vạng Thọ -
|
* Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, nhưng chỉ được hệ thống hóa như ngày nay kể từ năm 1723 với Hiến Pháp của vị mục sư Tin Lành người Tô Cách Lan tên là James Anderson. * Hội Tam Điểm (viết tắt là HTĐ) là kẻ thù chung của Cộng Sản, phát-xít Đức và của giáo hội Thiên Chúa Vatican. * Các mô hình chính trị của những thể chế dân chủ trên thế giới hiện nay đều phát xuất từ HTĐ.
* Nhiều danh nhân trên thế giới là hội
viên Tam Điểm như các tổng thống Mỹ (Washington, Thomas Jefferson,
Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson
v.v...) , thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Chili
Allende, các nhân vật trọng yếu trong cuộc cách mạng Pháp (đại tướng La
Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thể gia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và
những nhà lành đạo nước Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France,
Gambetta v.v...), những nhà bác học (Alexandre Flemming, người phát minh
ra thuốc Pénicilline; Lumière, ông tổ điện ảnh, Laplace v.v...), những
nhạc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle,
tác giả bài quốc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác giả bài
Quốc Tế Ca của các đảng Xã Hội và Cộng Sản v.v...), các văn sĩ và triết
gia nổi tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark
Twain, Pouchkine, Stendhal v.v...) các phi hành gia lên cung trăng
(Gordon, Cooper [1963], Aldrin, Gleen), các tài tử điện ảnh (Clark
Gable, John Wayne v.v...)...
Danh sách có thể lên đến cả chục ngàn người. Kể từ số nầy, với những
loạt bài sẽ đăng liên tục, tác giả xin cố gắng trình bày những tài liệu
thu thập được về những "Hội kín" mà chính ngay phần đông những người
Pháp, Đức, Anh v.v... còn chưa biết rõ mấy, nhưng ảnh hưởng về mặt chính
trị, tư tưởng và văn hóa rất rộng lớn, sâu đậm và dài lâu. Đó là các Hội Tam Điểm (La Franc Maçonnerie hay Freemasonry theo tiếng Anh), OPUS DEI (Phục Vụ Chúa).
Tác giả mong rằng sẽ đóng góp được phần nào cho công cuộc đấu tranh
chung vì "am hiểu và nắm vững được tình hình chính trị, văn hóa của xã
hội Tây Phương" cũng là một trong những yếu tố để xây dựng một nước Việt
Nam hùng mạnh, dân chủ, tự do, không còn chế độ độc tài Cộng Sản nữa.
Ngoài ra, tác giả hy vọng rằng những người Việt quốc gia tranh đấu trong
các Hội, Đoàn, Đảng Phái cần phải cảnh giác nhiều hơn nữa, đừng tưởng
rằng chỉ có Phòng Nhì Pháp, KGB là có ảnh hưởng mà thôi hoặc Đảng ta là
nhất.
Nhiều "trí thức Việt Nam tại Pháp" có
biết ít nhiều về các Hội nầy, và có lẽ, có người cũng là hội viên của
Hội Tam Điểm hay của Opus DeI.Vì bản chất ích kỷ và tự hào là đã
được chọn vào các "hội ưu tú" nói trên, nên một mặt họ chỉ truyền lại
cho người trong gia đình để lợi dụng những sự quen biết cá nhân mà làm
lợi cho bản thân, và mặt khác, họ giấu rất kỹ không muốn cho những người
Việt khác biết. Với sự tính toán vị kỷ như vậy, họ đã đi ngược lại chủ
trương của HTĐ nhằm kết hợp những người tốt và chân thật. Trong khi đó,
đã từ lâu, Cộng Sản Việt Nam cho cài người của họ vào trong các hội đoàn
nói trên.
Trước đây, Hồ Chí Minh, khi sang Pháp năm 1912, đã có bắt liên lạc với Hội Tam Điểm, qua sự giới thiệu của hai ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền nhưng không chắc là đã được vào Hội Viên. Vua Duy Tân là một hội viên Hội Tam Điểm ở đảo La Réunion.Trong
phần viết về HTĐ, điều khó nhất là việc thẩm định các tài liệu, vì
trước đến giờ đã có ít nhất là 50.000 quyển sách nói đến HTĐ. Do đó, tác
giả chỉ xin tóm lược những điểm chính yếu, khả tín và có chứng cớ vững
chắc về những HTĐ tại Pháp.
A/- Nguồn gốc Hội Tam Điểm (La France Maçonnerie):
Sở dĩ, dịch "La France Maçonnerie" là "Hội Tam Điểm" vì trong các văn
thư của HTĐ, các danh từ viết tắt thường được thay thế bằng hình tam
giác với 3 dấu chấm ví dụ như "Frère" (anh em) thì được viết là F,
"Maître" (thầy) thì viết là M.
1) Huyền thoại HIRAM:
Theo truyền thuyết thì HTĐ đã xuất hiện từ tạo thiên lập địa, có mặt ở
khắp nơi trên thế giới, từ Á sang Âu. Nhưng hyền thoại về Tổ Sư của HTĐ
(kiến trúc sư HIRAM) bắt đầu từ thời vua Salomon (Do Thái), 900 năm
trước Tây lịch. Thuở đó, vua Salomon, vâng lời Thượng Đế, ra lệnh cho
xây cất đền thờ Jérusalem trên đồi Moria. Vua tuyển lựa 30.000 thợ luyện
kim, 80.000 thợ hồ, 70.000 phu khuân vác. Tất cả những ngưòi nầy đều
đặt dưới quyền chỉ huy của kiên trúc sư HIRAM do vua nước TYR gởi đến.
Kiến trúc sư HIRAM còn gọi là Đại Sư HIRAM cho thiết lập 3 đẳng cấp tùy
theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Điều nầy giúp ông dễ dàng chỉ
huy và cấp phát lương bổng mà không gây điều dị nghị. Đại Sư HIRAM
truyền cho mỗi người một mật hiệu và những dấu chỉ, để nhân nhau trong
cùng đẳng cấp với mình. Có 3 đẳng cấp:
1. Tập sự (apprenti) với mật hiệu là JAKIN
2. Thợ (compagnon) với mật hiệu BOAZ
3. Thầy (maître) với mật hiệu là JEHOVAH
Trong đám đệ tử có 3 người "thợ" âm mưu với nhau, tính ép buộc Đại Sư
HIRAM phải tăng lương họ lên bậc "thầy" và phải tiết lộ "bí truyền" cho
họ, nếu không thì họ sẽ giất Đại Sư HIRAM.
Khuya đến, Đại Sư HIRAM đi tuần trong đền, thì bị 3 tên phản thầy phục
kích và bị giết. Chúng đem xác của Đại Sư ra chôn dưới gốc cây xiêm gai
(Accacia). Trước khi chết Đại Sư HIRAM đã nhanh tay ném "chiếc tam giác
bằng vàng" đeo nơi cổ xuống giến sâu. Tam Giác ấy chứa đựng tất cả những
điều bí mật mà tiên tri Moise đã truyền lại cho dân Do Thái, cùng tên
họ của vị Đại Kiến Trúc Sư của vũ trụ.
Vì không được tin của người yêu là Đại Sư HIRAM, nữ hoàng SABA, đang
thai nghén, đã phải đến vương quốc Salomon để hỏi thăm sự tình. Vua
Salomon bèn ra lệnh cho 9 người "thầy" đi tìm Đại Sư HIRAM. Sau nhiều
ngày lặ lội, ba người "thầy" mới tìm ra nơi chôn xác của Đại Sư HIRAM,
ba tên phản thầy liền bị bắt, và bị chặt đầu. Chín người "thầy" được vua
Salomon trao cho trọng trách điều khiển "Ủy Ban xây cất đền thờ" . Do
truyền thuyết đó, Hội Tam Điểm được coi như tiếp tục nhiệm vụ của Đại Sư
HIRAM là xây cất "Ngôi đền của Vũ Trụ". Những hội viên còn được gọi
bằng danh từ "những đứa con côi của bà mẹ góa" (tức nữ hoàng SABA).
2) Các nghiệp hội thời Trung Cổ:Tại
Âu Châu, đầu thế kỷ thứ 12, các nghiệp bắt đầu được thành lập và quy tụ
những người thợ cùng chung một nghề. Lúc bấy giờ, các tay thợ đều ở
dưới quyền sinh sát của các vua chúa. Họ phải đóng thuế rất nặng và
không có quyền đổi nơi cư trú (y như ở Việt Nam hiện nay). Chỉ có Hội
Thiên Chúa Giáo mới được quyền giải phóng họ thoát khỏi cảnh nô lệ đó.
Dưới sự bảo trợ của Giáo Hội , những nghiệp hội tự do phát triển nhanh
chóng. Các nghiệp hội tự do đó được gọi là "Francs Mestiers" (Franc có
nghĩa là tự do, mestiers là nghề)
Nghiệp hội mạnh nhất là của những người trong ngành xây cất, vì họ được
Giáo Hội ưu đãi để xây cất các nhà thờ, chủng viện, cầu xá, chợ v.v...
Đó là những "Franc Maçon" (maçon có nghĩa là thợ hồ)
Có thể nói những "nghiệp hội tự do" đều xuất phát từ các dòng tu, mạnh
nhất là dòng "Ordre des Templiers" (tu sĩ nhưng cũng là hiệp sĩ, có thể
so sánh với Thiếu Lâm Tự bên Trung Hoa). Dòng tu nầy đã bị Giáo Hội giải
tán vào năm 1312. Vị Đại Sư cuối cùng là Jacques de Moley đã bị Giáo
Hội xử án hỏa thiêu vào năm 1314. Các nghiệp hội vẫn tiếp tục tôn trọng
nghi lễ của dòng "Templier" mỗi khi nhóm họp. Đó là "nghi lễ Tô Cách Lan
cũ và được chấp nhận" (rite Ecossais ancien et accepté) mà các HTĐ coi
như là một trong những nghi lễ chánh thức.
Vào thời kỳ Trung Cổ, thế kỷ thứ 15, HTĐ chỉ quy tụ những người trong
ngành xây cất, nên còn có tên là "HTĐ thực hành" (La Franc Maçonnerie
opérative). Lúc bấy giờ, HTĐ hoạt động trong vùng bí mật vì các vua chúa
đâu có cho phép tự do hội họp. Khi chiến tranh tôn giáo bùng nổ giữa
Tin Lành và Thiên Chúa vào thế kỷ thứ 16, HTĐ cũng bị đàn áp dữ dội.
Nhiều HTĐ ở Pháp đã phải sang Anh lánh nạn. Đến thế kỷ thứ 17, HTĐ được
nới rộng ra và chấp nhận cho những người khác nghề cũng vào hội được.
HTĐ còn được gọi là "HTĐ thuyết lý" (La Franc Maçonnerie spéculative).
Dần dần nhờ các giai cấp tăng lữ, quý phái cũng gia nhập hội nên HTĐ
phát triển nhanh chóng. Một tài liệu cổ là "Manuscrit Regius", ở cuối
thế kỷ thứ 14, đã cho thấy là có những vị bá tước, các tăng lữ đã gia
nhập HTĐ.
Năm 1717, HTĐ đầu tiên có hình thức như hiện nay được thành lập tại Anh
Quốc là "Grande Loge de Londres" (dịch là Đại Đường Luân Đôn). Đến năm
1723, để thống nhất các HTĐ, mục sư Tin Lành James Anderson, người Tô
Cách Lan, cho công bố bản Hiến Pháp chung cho tất cả HTĐ.
Mục tiêu chính của bản Hiến Pháp đó quy định những điều căn bản sau đây:
-HTĐ là một hội để phục vụ con người.
-Hội viên TĐ là những con người tốt và chân thật, tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người khác.
-HTĐ có bổn phận kết hợp những người tốt trên khắp hoàn cầu qua sợi giây huynh đệ thân ái không phân biệt màu da hay chủng tộc.
Muốn được vậy, hội viên Tam Điểm phải tự trau dồi bản thân bằng "phương
pháp suy tư" qua các biểu tượng (tương tự như thiền quán trong đạo Phật)
của các dụng cụ hàng ngày như cái dùi, cây compas (vẽ vòng tròn), thước
vuông góc (équerre) v.v...
B/- NHững HTĐ trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới những HTĐ được phân chia theo 3 khuynh hướng:
- Chịu ảnh hưởng của HTĐ Anh Quốc
- Chịu ảnh hưởng của HTĐ PHáp
- Độc lập tùy theo mỗi quốc gia như Đức, Thụy Sĩ v.v...
Các HTĐ vẫn có quan hệ với nhau chỉ trừ vài trường hợp không được nhìn nhận là "hợp lệ" .
Tổng số hội viên TĐ trên thế giới được ước lượng vào khoảng 7 triệu người.
tầm mức ảnh hưởng chánh trị rất rộng lớn. Những cơ chế xã hội như an
sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chế độ hưu bổng, bản Tuyên Ngôn Nhân
Quyền v.v... đều do HTĐ chủ xướng. Những người lãnh đạo của Pháp, của
các quốc gia Tây Phương, phần đông đều là hội viên Tam Điểm.
Sức mạnh của HTĐ do đâu mà có? Tổ chức như thế nào? HTĐ có phải là một Đảng Chánh Trị không?
Hội Tam Điểm tại Pháp
Hội Tam Điểm tại Pháp xuất hiện từ năm 1688Hiện nay Hội Tam Điểm tại Pháp gồm có nhiều hệ phái: Đại Đông Pháp (Grand Orient De France, viết tắc GODE), Đại Đường Pháp (Grande Loge De France, viết tắt la GLNF), Nhân Quyền (Droit Humain, viết tắt DH), Memphis Misraim (viết tắt là MM) v.v... Hội Tam Điểm Pháp ảnh hưởng rất mạnh trong các tổ chức chánh trị tại Âu Châu nói chung, và tại Pháp nói riêng kể từ thế kỷ 18 đến giờ. Phần đông những hội viên Tam Điểm là những người điều khiển, hoặc nắm giữ những chức vụ them chốt trong guồng máy lãnh đạo quốc gia. Nhiều hội viên Tam Điểm đã lợi dụng sự quen biết thế lực để mưu lợi cá nhân. Do đó, có rất nhiều người tự mọi nhận rằng mình là hội viên Tam Điểm để "hù" thiên hạ, hoặc có khi lại còn đứng ra lập hội ma. Gần đây, trong những vụ "xì căn đan HLM" có dính líu đến nhà cửa, hầu hết những người chủ chốt là hội viên Tam Điểm. Các hệ phái Tam Điểm đã tức thời áp dụng các biện pháp chế tài để "làm sạch" hàng ngũ của mình như ngưng chức tạm thời để chờ kết quả điều tra của tòa án. Ông Didier Schuller, dân cử Clichy, thuộc Hội Tam Điểm GLNF, ông Françis Poulain thuộc GLF. Ông Claude Pradille (thượng nghị sĩ đảng Xã Hội vùng Gard), ông Alain Journet chủ tịch hội đồng vùng Gard, ông Gilbert Baumet dân biểu vùng Gard, tất cả 3 ông này đều thuộc GODF. 1. Nguồn gốc của hội tam điểm Pháp: Tại Âu Châu, tổ chức xã hội ở cuối thế kỷ 17 còn chế độ phong kiến. Các dòng vua chúa thường gây chiến với nhau để mở rộng lãnh thổ. Dòng họ Stuart, nước Ái Nhĩ Lan, sau khi bị các dòng họ Orange (Pháp), và Hanovre (Đức) đánh bại nên phải đem tàn quân đến tỵ nạn ở Pháp tại Saint germain en Laye gần Versailles. Đám sĩ quan ngự lâm quân, phần đông gồm người Ái Nhĩ Lan, trong HTĐ đã thành lập hội sở TĐ đầu tiên tại Pháp có tên là "Sự Bình Đẳng Hoàn Mỹ" (Parfaite égalité) vào năm 1688 trước khi ĐĐ Luân Đôn được thống nhất lại năm 1717. Kể từ năm 1717 về sau, hội TĐ Pháp được phát triển và chịu ảnh hưởng của hai hệ thống Tô Cách Lan (Loges Ecossais) và Anh (Loges Anglaises). "Hệ Tô Cách Lan" chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo, và hoạt động độc lập nên phát triển rất nhanh. Trái lại, "hệ Anh" thì phải khai báo số hội viên về "Đại Đường Luân Đôn" nên ít được người Pháp thích. Năm 1721, hội sở đầu tiên "Tình Bằng Hữu và Tình Hiuynh Đệ" (L'amitié et la Fraternité) thuộc "hệ Anh" ra mắt tại Dunkerque. Năm 1726, hội sở "Thánh Thomas", "hệ Tô Cách Lan", được thành lập tại Paris với bá tước Derwentwater tên là Charles Radcliffe. Đến năm 1746, ông này bị vua Anh xử tử vì đưa quân về tính lật đổ chế độ hầu phục hồi lại ngai vàng của dòng họ Stuart. Charles Radcliffe Giai cấp quý phái tăng lữ và những trí thức ưu tú của Pháp gia nhập hội TĐ rất nhiều vì đáp ứng lại nguyện vọng của họ như tự do tư tưởng, chống lại sự độc đoán và chuyên quyền của vua chúa và giáo hội. Nên nhớ, nước Anh lúc bấy giờ, đặc biệt nhất là khi triết gia Montesquieu sang tỵ nạn lại Luân Đôn, là biểu tượng của "Tự Do Dân Chủ" đối với Âu Châu. Giáo hội Thiên Chúa La Mã chống đối TĐ quyết liệt. Ngày 4/5/1738, Giáo Hoàng Clément XI I đã ban ấn chiếu "in eminenti" kết án hội TĐ, và "truất phép thông công" những hội và những cảm tình viên của hội Tđ, viện dẫn lý do là hội TĐ giảng dạy "tà đạo" vì hoạt động bí mật. Đến năm 1751, Giáo Hoàng Benoit XIV nhấn mạnh việc kết án trên đây. Ngày 26/11/1983, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng tiếp tục kết án các HTĐ. Ngày 24/11/1994, khi thảo luận về vấn đề phá thai, Hồng Y Ratzinger, lại kết án lần nữa các HTĐ nói chung, và bác sĩ Pierre Simon nói riêng, một vị cựu "Đại Sư" của "Đại Đường Pháp" vì bác sĩ nầy đã viết cuốn sách tựa đề là "De la vie avant toute chose" (tạm dịch: sự sống trước nhất) Tại Pháp, ảnh hưởng không đáng kể, nhưng tại các nước Âu Châu khác thì nhiều hội viên TĐ đã bị xử tử, hỏa thiêu, hoặc tù đày. Cuối năm 1771, hội TĐ tại Pháp có 497 hội sở phân chia như sau: 154 tại Paris, 322 tại các tỉnh lỵ và 21 trong các đơn vị quân đội. Mỗi hội sở như vậy gồm có ít nhất từ 30 người trở lên. 2. Hai hệ phái đầu tiên của hội Tam Điểm tại Pháp Ngày 24/6/1738, một đại hội đồng qui tụ các hội TĐ "Tô Cách Lan" và "Anh" đã bầu lên vị chủ tịch (còn gọi là Đại Sư) đầu tiên của hội TĐ tại Pháp. Đó là ông Louis De Pardaillan De Gondrin, công tước Antin. Điều đó nói lên sự thống nhất của hai hệ phái, nhưng phải chờ đến năm 1756, mới có một văn kiện chánh thức tuyên bố sự thành lập của hội TĐ Pháp với danh xưng là "Đại Đường Pháp". Sau khi công tước Antin qua đời, năm 1743 ông Louis De Bourbon-Condé, bá tước Clermont, lên thay thế. Đến năm 1766, sau khi bầu lại ban chấp hành của hội TĐ, sự chia rẽ trầm trọng đã xảy ra trong nội bộ đến nỗi sinh ra việc ẩu đả trong khi nhóm họp khiến cho cảnh sát phải can thiệp. Kể từ năm 1767, các cuộc hội họp đã bị cấm chỉ. Năm 1771, bá tước Clermont qua đời, với sự cổ xúy của công tước Luxembourg, một hệ phái khác đã được ra đời năm 1772 với danh xưng là "Đại Quốc Đường Pháp" nhưng sau kỳ nhóm họp đại hội đồng năm 1773, thì được cải danh thành "Đại Đông Pháp" (Grand Orient de France). Công tước Chartres, sau trở thàng công tước Orléans, được bầu làm vị "Đại Sư của hội TĐ Pháp" Nhưng một số hội viên không chấp nhận, nên vẫn theo "Đại Đường Pháp" (Grande Loge de France) như trước đây. Từ đó, hai hệ phái TĐ Pháp vẫn hoạt động riêng biệt cho đến cuộc cách mạng Pháp 1789. 3. Vai trò của HTĐ trong cuộc cách mạng PhápNhư chúng ta đã thấy, giới quý tộc Pháp lãnh đạo các HTĐ. Quy chế của hội TĐ năm 1742 có ghi rõ "Muốn làm hội viên thì phải trung thành với thiên Chúa Giáo, với vua và có đức hạnh" Do đó, HTĐ không hề bị vương quyền làm khó dễ, dù rằng Giáo Hội đã lên án HTĐ. Khi cách mạng Pháp bùng nổ, HTĐ có gần 1000 hội sở. Nhiều hội viên TĐ năm giữ các vai trò then chốt trong cuộc cách mạng như: bailly, Talleyrand, Brissot, La Fayette, Condorcet, Marat v.v... Nhưng cũng có những hội viên TĐ khác chống lại cách mạng như Josept de Maistre. Đặc biệt nhất là Đại Tướng La Fayette, người đã ủng hộ cuộc chiến tranh dành độc lập cho Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington là một hội viên Tam Điểm, cũng như những người đã soạn thảo bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ. Một khuôn mặt nổi tiếng khác là linh mục Grégoire, người đệ trình dự luật hủy bỏ chế độ nô lệ và phục hồi quyền công dân cho người Do Thái. Năm 1989, hài cốt của ông được dời vào điện Panthéon, và trớ trêu thay, Đức Hồng Y Lustiger, cũng là người Do Thái, đã từ chối không đến dự lễ vì linh mục Grégoire là một hội viên Tam Điểm! Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là khởi điểm cho những cuộc cách mạng khác trên thế giới, và đã đặt nền móng cho các chế độ chánh trị dân chủ hiện nay. Nguyên tắc phân quyền giữ Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đều phát xuất từ các phong trào tư tưởng cách mạng, hướng dẫn bởi các văn sĩ, triết gia như Voltaire, Montesquieu, Condorcet, Diderot v.v... Những người nầy đều là hội viên Tam Điểm. Ngay đến như phương châm của Pháp Quốc Cộng Hòa: "Liberté - Égalité - Fraternité" (dịch là Tự Do - Bình Đẳng - Tình Huynh Đệ) cũng là phương châm của Hội Tam Điểm (viết tắt là HTĐ) Nhưng nhân vật chủ chốt của cuộc cách mạng Pháp như Đại Tướng La Fayette, Talleyrand, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint-Just, Danton, Marat, linh mục Grégoire (người đã dự thảo đạo luật phong quyền công dân cho người Do Thái). La Rochefoucauld, Noailles, Rouget de Lisles (tác giả Quốc Ca "La Marseillaise" của Pháp) v.v... đều là hội viên TĐ. Nhưng ngược lại, những nhân vật lãnh đạo HTĐ Pháp như công tước Montmorency Luxembourg, và các đại biểu của quý tộc Pháp thì chống lại cách mạng, và trốn sang Anh hoặc sang Áo để tỵ nạn. Vào lúc ấy, năm 1789, HTĐ Pháp có trên 70000 hội viên, gồm toàn thành phần ưu tú của xã hội đương thời như giới quý tộc, giới tu sĩ, và thành phần thượng lưu, giàu có. Số hội viên TĐ làm đại biểu trong Quốc Hội là 447 người trên tổng số 605 vị. Do đó, nhiều sử gia đã không ngần ngại viết rằng cuộc cách mạng Pháp là do HTĐ chủ xướng. Họ thường căn cứ trên các tài liệu gồm hơn 5000 trang (mémoires pour servir à l'histoire du Jacobinisme) ngụy tạo bởi tu sĩ dòng tên là Barruel (qua đời năm 1820) và Le Franc với dụng ý là đả phá HTĐ lúc bấy giờ. Ngay đến như trận chiến lịch sử VALMY (20/9/1792) có thể làm đảo lộn cục diện nước Pháp, giữa quân đội nước Áo do phe bảo hoàng cầu viện, và đoàn quân ô hợp của cách mạng Pháp, các sử gia cho đó là công lao của HTĐ. Chính ngay như nhà đại văn hào André Malraux (từng làm Tổng Trưởng Văn Hóa dưới thời De Gaule) còn viết rằng trận chiến này đã được các hội viên TĐ Pháp như Danton, Le Brun, Dumouriez dàn xếp đưa 8 triệu quan Pháp cho công tước Brunswich, một hội viên TĐ Áo, người chỉ huy quân đội Áo, để quân Áo rút lui. Nhờ đó mà Cộng Hòa Pháp mới sống sót đến ngày hôm nay. Nhưng éo le thay, ảnh hưởng HTĐ càng lớn mạnh thì kỹ luật nội bộ càng lỏng lẽo, vì chi hội nào cũng muốn tăng ảnh hưởng chánh trị nên tuyển mộ rầm rộ và bừa bãi. Các cuộc tranh chấp nội bộ trở nên trầm trọng, gây nên ẩu đả khiến chánh quyền cách mạng đã ra lệnh giải tán các HTĐ vào năm 1792. Mặc dầu vậy, tổng trưởng tài chánh Clavière, chủ tịch Quốc Hội Lập Pháp Stanilas de Girardin đều là hội viên Tam Điểm. Điều đau buồn nhất là chính vị Đại Sư của HTĐ Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) công tước Philippe Orléans ký tên là Philippe Égalité (Philippe Bình Đẳng), trong tho đề ngày 22/2/1793 để gởi báo "Le Journal de Paris" đang vào ngày 24/2/1793, đã chối bỏ HTĐ nhằm trở cờ hầu cứu lấy mạng sống của mình, nhưng rốt cuộc cũng bị lên máy chém. Đó là thời kỳ khủng bố (la terreur) của cuộc cách mạng Pháp năm 1793. Nhiều hội viên TĐ đã bị xử tử, hay bị tù đày trong giai đoạn đen tối nầy của lịch sử nước Pháp, HTĐ bị tê liệt hoàn toàn. Số đông đoàn viên phải sang Anh tỵ nạn, hoặc lẫn trốn vào bóng tối. Sau thời kỳ khủng bố, vào thán,g 12 năm 1793, ông Roettiers de Montaleau đã quy tụ được 18 chi hội để gầy dựng trở lại HTĐ. Nhưng kể từ đấy, thành phần tu sĩ bớt đi rất nhiều, và giới quân nhân hội viên tăng lên rất mau. HTĐ bị phân ra theo hai khuynh hướng chánh trị: phe hữu ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, phe tả chủ trương chế độ cộng hòa, và chống đối Giáo Hội Thiên Chúa. HTĐ dần dần phát triển mạnh trở lại. Đến thời kỳ hoàng đế Bonaparte Napoléon đệ I (Nã Phá Luân) thì HTĐ lại trở nên công cụ của triều đình. Hoàng đế Napoléon chánh thức bảo trợ HTĐ, vì cả gia đình đều là hội viên TĐ trước khi Napoléon lên ngôi. Nhưng có một điểm thắc mắc: Hoàng đế Napoléon có phải là hội viên TĐ hay không? Có tài liệu cho rằng ông đã vào HTĐ tại chi hội "La sagesse" ở Valence khi còn là trung úy Bonaparte. Trụ sở chi hội đặt tại nhà in của ông Aurel. Ông Aurel sau nầy phụ trách mọi việc ấn loát của Napoléon trong cuộc hành quân tại Ai Cập. Trong giai đoạn nầy, HTĐ gồm có 818 chi hội, hơn 80000 hội viên, đa số là quân nhân. Ngày 5/11/1804, Joseph Bonaparte, người anh của hoàng đế Napoléon, đắc cử vào chức vụ Đại Sư của HTĐ Đại Đông Pháp. Ngày 24/6/1814 HTĐ Đại Đông Pháp chào mừng vua Louis 18 lên ngôi trở lại. Trong trận chiến Waterloo ngày 18/6/1815, các hội viên TĐ trong quân đội của hai phe thù địch đều hy sinh rất nhiều tại chiến địa. Những vị tướng chỉ huy của hai phe đều là hội viên TĐ. Bên nầy Wellington và Blucher. Bên kia Ney, Grouchy và Cambronne. Sau đấy, hoàng đế Napoléon bị đày ra đảo Sainte Hélène và qua đời tại đấy ngày 5/5/1821. Các hội viên TĐ nào còn ủng hộ Napoléon thì rút vào bóng tối. Số còn lại thì phò chánh quyền mới. Từ thời kỳ Trung Hưng triều đại dòng Bourbon đến nền Cộng Hòa đệ III Từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp gần suốt 1 thế kỷ đó. Sau khi Hoàng Đế Napoléon đệ I bị lưu đày trên đảo Sainte Hélène, nền quân chủ Pháp của dòng họ Bourbon được tái lập với các vị vua Louis 18, Charles X, Louis Philippe trong khoảng thời gian từ năm 1815 đến năm 1848. Lúc đầu Hội Tam Điểm vì ủng hộ Napoléon đệ I nên bị bức hại. Nhiều hội viên phải trốn ra nước ngoài để lánh nạn. Sau đó vài năm, vua Louis XVIII cho chiêu dụ lại các vị lãnh đạo của Hội Tam Điểm Pháp, nên HTĐ Pháp được phát triển bình thường.Phong Trào Carbonari Trong lúc đó, bên Ý, phong trào Carbonari được tổ chức theo lối hội kín từ cuối thế kỷ thứ 18 nhằm lật đổ các chế độ quân chủ. Các chi hội Carbonari (gọi là VENTE) gồm 20 hội viên. Ban lãnh đạo trung ương gọi là Haute-Vente. Sau nhiều cuộc nổi dậy vũ trang thất bại, phong trào Carbonari bị tan vỡ, nên số đông hội viên chạy trốn sang Pháp, với số hội viên của HTĐ Pháp, trong đó có những hội viên nổi tiếng như La Fayette Buchez. Sau vụ ám sát Công Tước De Berry năm 1820, phe bảo hoàng đổ tội cho HTĐ chủ mưu cùng với phong trào Carbonari để lật đổ chế độ quân chủ. Cuộc tổng nổi dậy chống chánh quyền Pháp đương thời bắt đầu tại Belfort vào ngày 29 tháng 12 năm 1821, và tiếp theo tại Colmar, Niort, Poitiers, Bordeaux và Toulouse. Cuộc nổi dậy, vì bị nội tuyến nên thất bại. Những người cầm đầu, phần đông là hội viên Carbonari và Tam Điểm bị bắt và bị xử tử trong đó có đại tướng Berton. Ngày 13 tháng 9 năm 1821, Đức Giáo Hoàng PIE VII qua ấn chiếu "Ecclesiam a JESU CHRISTO" lên án Hội Tam Điểm và Carbonari (được coi như biến thể của HTĐ) . Ngày 18 tháng 1 năm 1823, chánh quyền Pháp ra lệnh giải tán Hội Tam Điểm, hệ phái Misraim. Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp nhờ có Công Tước Decaze làm Đại Sư nên được để yên. hội Tam Điểm với tư tưởng cấp tiến Tuy nhiên, các sinh hoạt trong HTĐ đều bị thấm nhuần các tư tưởng chánh trị cấp tiến như: "Người công nhân phải được hưởng trọn thành quả lao động của mình - không một ai có thể làm công cụ cho người khác" Đến năm 1830, chánh quyền ra mặt đàn áp thẳng tay HTĐ. Nhiều hội viên phải xuất ngoại để lánh nạn. Các chi hội ra mặt phản đối ban lãnh đạo Trung Ương HTĐ cấu kết với chánh quyền. Một cuộc nổi dậy (12/5/1839) thành lập chính phủ lâm thời gồm có các hội viên TĐ như Barbès Auguste Blanqui, Lamennais... Chánh quyền đàn áp thẳng tay. Các người lãnh đạo suốt cuộc nổi dậy bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống còn án tù chung thân. Năm 1848, bảy chi hội TĐ tách rời khỏi HTĐ để thành lập Hội Đại Đường Quốc Gia Pháp (Grande Loge Nationale de France) vì trách cứ Ban Lãnh Đạo không dấn thân trước tình hình của đất nước. hội tam điểm và cuộc đảo chánh của napoléon iii Ngày 22 tháng 2 năm 1848, cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ đã diễn ra. Một chánh phủ lâm thời được thành lập với đa số là hội viên Tam Điểm như Adolphe Crémieux, Louis Blanc v.v... Phe đối lập cũng do các hội viên TĐ lãnh đạo với tư tưởng xã hội như Proudhon, Raspail. Các chi hội TĐ công khai ủng hộ ứng cử viên của mình không cần giấu chi hết. Những hội viên TĐ nổi tiếng như Adolphe Crémieux, Léon Gambette, Jules Ferry, Pierre Napoléon Bonaparte cháu của hoàng đế Napoléon đệ I v.v... đều được đắc cử, với sự ủng hộ của hội viên TĐ, Louis Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon đệ I) được đắc cử Tổng Thống Pháp ngày 10 tháng 12 năm 1848 đánh bại đại tướng Cavaignac do giáo hội Thiên Chúa và phe bảo hoàng liên kết yểm trợ. Nhưng sau đó, vì sợ không được tái đắc cử vào năm 1852, Louis Napoléon Bonaparte làm một cú đảo chánh ngày 2 tháng 12 năm 1851 , thay đổi Hiến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1852 và lên ngôi Hoàng Đế ngày 7 tháng 11 năm 1852 với đế hiệu Napoléon III. Dưới triều đại Napoléon III, nước Pháp bắt đầu xâm chiếm nước Việt Nam vào năm 1859. Ngay sau vụ đảo chánh 1851, Giáo Hoàng PIE IX ủng hộ hoàn toàn Napoléon III. Nhiều hội viên TĐ tranh đấu cho tự do dân chủ, ra mặt chống đối chánh quyền, nên bị đàn áp, tù đày và bị xử tử. Hoàng Tử Murat, Thống Chế Magnan và Đại Tướng Mellinet ủng hộ Napoléon III. Ngày 9 tháng 1 năm 1852, Hoàng Tử Murat được bầu lên chức Đại Sư hệ Đại Đông Pháp. Dù vậy, hoàng tử Murat vẫn không bao giờ được các hội viên Tam Điểm coi trọng. Ngày 14 tháng 1 năm 1858 một hội viên TĐ tên Pierri, ám sát hoàng đế Napoléon III nhưng bất thành. Năm 1860, hội Tam Điểm bất tín nhiệm hoàng tử Murat nhưng ông này không chịu nhường chức lại cho người kế vị. Ngày 11 tháng 1 năm 1862, hoàng đế Napoléon III ban hành nghị định, chỉ định Thống Chế Magnan làm vị Đại Sư của Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp. Nhờ vậy, nhiều thành phần cách mạng tiến bộ vào núp bóng Hội Tam Điểm để dễ bề hoạt động, không bị chánh quyền làm khó dễ. Khi Thống Chế Magnan từ trần năm 1865, Đức Tổng Giám Mục Darboy của thành phố Paris ban phép lành cho linh cữu của vị Đại Sư Magnan. Đức Giáo Hoàng PIE IX và giáo hội Thiên Chúa Pháp lên tiếng kết án Tổng Giám Mục Darboy, không tôn trọng ấn chiếu của Hội Thánh về Hội Tam Điểm. Kể từ năm 1865, khuynh hướng chống đối Napoléon III gia tăng trong Hội Tam Điểm Pháp. Tháng 2 năm 1870, nước Pháp tuyên chiến với nước Phổ. Ngày 2 tháng 9 năm 1870 quân đội Pháp đầu hàng tại SEDAN. Tối đêm 2 tháng 9 năm 1870, một chánh phủ lâm thời được thành lập trong đó có các hội viên Tam Điểm như Léon Gambette, Jules Simon, Crémieux, Pelletan, Arago. Một quyết định truất phế hoàng đế Napoléon III được công bố. Hội Tam Điểm Pháp và công xã Paris Có thể nói chánh phủ lâm thời của đệ III Cộng Hòa do hội viên Tam Điểm thành lập và điều khiển. Trong lúc đó thì Paris bị quân Phổ bao vây. Điều kiện đầu hàng là phải nhường vùng Alsace-Lorraine cho nước Phổ. Trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 2 năm 1871, phe quân chủ thắng, thành lập một chánh phủ để thương thuyết với nước Phổ và ký hiệp ước Francfort tháng 5 năm 1871 với điều kiện mất đất như trên. Công Xã Paris nổi loạn không đầu hàng với sự chiến đấu của hội viên Tam Điểm. Quân chánh phủ Pháp do Thiers điều khiển đàn áp Công Xã Paris trong biển máu, khoảng 30 ngàn người chết và bị thương, trên 50 ngàn người bị án tù và bị xử tử. Cuối năm 1873, Thiers mất chức và giao quyền lại cho Thống Chế Mac Mahon. Với Hiến Pháp mới 1875, Quốc Hội Pháp được bầu lại năm 1876 và phe Cộng Hòa đã thắng cử vẻ vang 360 ghế, trong khi phe Quân Chủ được 160 ghế. Được áp lực của giáo hội Pháp, Mac Mahon cho giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử mới. Lần này phe Cộng Hòa lại chiếm thượng phong với 363 ghế thay vì 360 như lần trước. jules grévy một hội viên tam điểm đầu tiên lên làm tổng thống Năm 1879, Thống Chế Mac Mahon từ chức và Jules Grévy một hội viên Tam Điểm đầu tiên lên làm tổng thống Cộng Hòa Pháp. Sở dĩ nền đệ III Cộng Hòa của Pháp còn tồn tại là nhờ sự tranh đấu của các hội viên Tam Điểm chống lại giáo hội Thiên Chúa lúc nào cũng muốn trở lại chế độ quân chủ để hưởng đặc quyền đặc lợi. Nhìn lại các biến chuyển chánh trị, từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp trong gần suốt 1 thế kỷ. Lúc đầu, hội viên Tam Điểm gồm toàn những thành phần quý tộc, tăng lữ và ưu tú, nhưng dần dần về sau, thì đa số hội viên là quân nhân và những thành phần tiến bộ. Do dó, hội Tam Điểm quan tâm nhiều về hoạt động chánh trị và cách mạng, các hội viên không bắt buộc phải có một đường lối hoạt động thống nhất, họ có thể chống đối lẫn nhau, nhưng có một điều chắc chắn là họ không ủng hộ giáo hội Thiên Chúa Giáo. Ngoài ra, cuộc cách mạng Pháp lật đổ vương quyền cũng phải mất gần 100 năm mới ổn định được để khỏi trở lại chế độ quân chủ như dưới thời Napoléon đệ I, Charles X, Louis 18, hay Napoléon III. Từ đó có thể nói là cuộc tranh đấu chánh trị tại Pháp , từ cuộc cách mạng Pháp đến đầu thế kỷ 20, là cuộc tranh đấu không ngừng giữa phe bảo hoàng liên kết với giáo hội Thiên Chúa chống lại các hội viên Tam Điểm, cuối cùng phe Cộng Hòa đã chiến thắng và phương châm của Hội Tam Điểm "Liberté, Égalité, Fraternité" (dịch là Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ) đã trở nên tiêu đề của Cộng Hòa Pháp.ỨỨỨNhiều bạn đọc có hỏi thăm chúng tôi về tài liệu bằng Pháp Ngữ của Hội Tam Điểm, chúng tôi xin trả lời với các bạn là bất cứ tiệm sách lớn nào như FNAC, Flammarion v.v... đều có bán các quyển sách nói về Hội Tam Điểm. Nhưng sách nói về các nghi thức hội họp, các dấu hiệu của các Hội Tam Điểm thì bạn có thể mua tại các thư viện của trụ sở trung ương HTĐ.Sau đây là địa chỉ của các trụ sở Trung Ương của các hệ phái: A/ Grand Orient De France (GODF) 16 Rue Cadet - 75009 Paris B/ Grande Loge De France (GLDF) 8 Rue Puteaux - 75017 Paris C/ Grande Loge Feminine de France 8 Rue Puteaux - 75017 Paris D/ La Grande Loge Nationale Française Bineau (GLNF Bineau) 65 Bd Bineau 92200 Neuilly sur Seine E/ Droit Humain - DH hay Ordre Maçonnique Mixte International 5 Rue Jules-Breton - 75001 Paris 49 Bd de Fort Royal 75005 Paris F/ Grande Loge Nationale Française Opéra hay Grande Loge Traditionnelle et Symbolique 235 Faubourg Saint-Martin - 75010 Paris G/ Le Rite Memphis-Misraim 63 Rue Froidevaux - 75014 Paris H/ Grande Loge Mixte Universelle Tổng số hội viên được phân phối như sau (1992):GODF (35000 ) ; GL DF (18000 ) ; GL NF (13000); GLOPERA : 11000, DH (2000), GL Féminine de France: (14000 ) và những hệ khác (:8000) Tổng cộng.: 100000 Thống kê trong năm 1994 cho biết tổng số trên dưới 120000. Thành phần hội viên được chọn lọc rất kỹ lưỡng và đa số thuộc giới trung lưu. Cách thức gia nhập hội viên Muốn gia nhập Hội Tam Điểm, người phàm tục (profane) phải làm đơn xin gia nhập gởi đến trụ sở Trung Ương hoặc tại Chi Hội. Đơn có dán hình sẽ được niêm yết trong Chi Hội để bố cáo cho tất cả hội viên rõ (từ 3 đến 6 tháng). Đồng thời 3 hội viên sẽ đến gặp nguyên đơn để mở cuộc điều tra và phúc trình lại cho toàn thể hội viên. Sau đó, Chi Hội sẽ mời nguyên đơn đến họp như một cuộc hỏi cung (vì mắt bị bít kín). Một cuộc bỏ phiếu kín sẽ diễn ra để chấp nhận hay bác bỏ sự gia nhập của nguyên đơn. Thời gian chờ đợi trung bình là từ 6 tháng đến 1 năm. Sau cùng, nếu cho gia nhập, Chi Hội phải báo cáo lên Trung Ương để ghi vào sổ tại Trung Ương chớ không phải sổ tại Chi Hội. "Kẻ phàm tục" trước khi chánh thức trở thành hội viên, phải qua một nghi lễ thụ giáo khai tâm. Kể từ năm 1859, dưới triều đại của hoàng đế Napoléon III, nước Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp. Đạo Thiên Chúa cũng bắt đầu phát triển mạnh tại nước ta lúc bấy giờ. Chữ Việt do linh mục Alexandre de Rhodes sáng lập ra để truyền đạo, lần lần được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Năm 1879, Jules Grévy, một hội viên Tam Điểm được bầu lên làm Tổng Thống Pháp. Tại các nước thuộc địa của Pháp, các chi hội Tam Điểm được gầy dựng lên. Lúc đầu chỉ có người Pháp mới được vào hội, sau đó những người dân bản xứ ưu tú mới được giới thiệu vào. Sau khi Pháp mất các thuộc địa, thì các hội Tam Điểm tại địa phương, một phần vì hội viên Pháp giảm bớt, một phần vì bị các chánh quyền địa phương đàn áp, nên cũng thu hẹp hoạt động và từ từ giải tán. Tại các nước Hồi Giáo ở Phi Châu như Algérie, Tunisie, Maroc, Ai Cập v.v... Hội Tam Điểm coi như hoàn toàn biến mất. Tại các nước Phi Châu đen như Côte d' Ivoire, Sénégal, Gabon, trái lại Hội Tam Điểm rất có ảnh hưởng vì các giới lãnh đạo và những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay của những quốc gia đó, phần đông đều là hội viên Tam Điểm. Từ khi Jules Grévy lên nắm quyền Tổng Thống Pháp (1879) cho đến năm 1956 khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, đa số các Tổng Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp là hội viên Tam Điểm, đặc biệt là Marius Moutet (1946-1947) có liên hệ nhiều với lịch sử Việt Nam. Các ông "Toàn Quyền Đông Dương" là Paul Doumer, Merlin (1823), Varenne (1926) và thủ tướng Mendès France (1954), người đã ký kết hiệp định Genève đều là hội viên Tam Điểm. Nhiều giáo chức, sĩ quan và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam họp nhau thành lập các chi hội Tam Điểm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Chi hội Tam Điểm đầu tiên là "LE RÉVEILLE DE L'ORIENT" tạm dịch là "Sự tỉnh dậy của Đông Phương", tại Sài Gòn năm 1870. Sau đó 3 chi hội khác lần lượt xuất hiện tại Sài Gòn: "Les Fervents du Progrès"; "La Ruche d'Orient"; "Khong Phu Tseu" (Khổng Phu Tử) Tại Hà Nội, vào năm 1887, cùng lúc với chánh phủ Pháp cho thiết lập chức vụ "Toàn Quyền Đông Dương Pháp", chi hội "La Fraternité Tonkinoise" thuộc Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) được ra đời với nhiều hội viên nắm giữ các chức vụ quan trọng của guồng máy hành chánh Pháp như toàn quyền giám đốc v.v... Nhiều đề nghị tiến bộ của chi hội đã được các hội viên đem ra áp dụng cụ thể, đôi khi gặp phải sự khiển trách của chánh quyền trung ương tại Pháp. Ngoài ra, tại Hà Nội, còn có các chi hội Tam Điểm khác như "Les Ecossais du Tonkin" và "Confucius", tại Hải Phòng có chi hội "L'étoile du Tonkin" và tại Huế có "La Libre Pensée d'Annam". Lúc đầu, các chi hội Tam Điểm gồm toàn người Pháp, và mãi đến năm 1928, mới chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam và hội. Theo bài thuyết trình ngày 28 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh "Hội Tam Điểm và người Việt Nam" (La Franc Maçonnerie et les Annamites) thì Khổng Giáo có nhiều điểm phù hợp với Hội Tam Điểm chứ không đối nghịch lại như nhiều người hiểu lầm. Trong thời kỳ 1940-1941 khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Hội Tam Điểm bị Đức Quốc Xã và chánh quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới quyền của đô đốc Decouy, hội viên Tam Điểm Pháp cũng bị đàn áp dữ dội. Đến năm 1946, số hội viên Tam Điểm giảm sút rất nhiều. Sau Hiệp Định Genève, chỉ còn 2 chi hội tam Điểm tại Sài Gòn: "Le Réveille de l'Orient" và "Khong Phu Tseu". Năm 1963, trụ sở chi hội tại số 110 đường Nguyễn Du tại Sài Gòn bị chánh quyền Miền Nam trưng dụng. Kể từ ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam Điểm hoan toàn biến mất tại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Hội Tam Điểm đã khởi xướng cuộc cách mạng Pháp 1789 và chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ" trong một thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc hay màu da. Nhưng câu hỏi được đặt ra là Hội Tam Điểm Pháp có chủ trương đi xâm chiếm thuộc địa hay không? Và lập trường của Hội Tam Điểm đối với thực dân Pháp ra sao? Ngược dòng lịch sử, với tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc cách mạng Pháp, Hội Tam Điểm cũng như nước Pháp và Giáo Hội Pháp, tự cho rằng có bổn phận phải đem văn minh Tây Phương đi khai hóa các nước kém mở mang. Chúng ta đừng quên rằng Hội Tam Điểm chống lại sự buôn bán nô lệ trong khi giáo hội Thiên Chúa không phản đối việc nầy, và Hội Tam Điểm đã khai sinh bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng phải chờ mãi đến đầu thế kỷ 20, Hội Tam Điểm mới chính thức chống đối chế độ thực dân Pháp. Trong kỳ đại Hội năm1927, Đại Đường Pháp (La Grande Loge de France) đã đề nghị chánh phủ Pháp: - Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới. - Phát huy cơ chế dân chủ tại các nước thuộc địa. - Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa. - Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ.Một chi tiết rất thú vị là bà Varenne, phu nhân của Toàn Quyền Đông Dương, một hội viên Tam Điểm, đã có một cử chỉ thân thiện là mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn Quyền tại Sài Gòn (năm 1926). điều này đã khiến các giới chức Pháp lúc bấy giờ rất bực bội, tưởng chừng như trời đã giáng xuống đầu họ. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài chứng liệu lịch sử qua các biên bản buổi họp của chi hội "La Fraternité Tonkinoise" tạm dịch là "Tình Huynh đệ Bắc Kỳ" tại Hà Nội được đúc kết lại qua tập tài liệu "Nos vues et notre action en matière de politique indigène" được dịch là "Quan điểm và hành động của chúng ta qua chánh sách đối với người dân bản xứ" năm 1930. Nói một cách chung, lập trường của Hội Tam Điểm ở thời điểm đó, rất tiến bộ đối với xã hội Pháp, nhưng đối với chúng ta ngày hôm nay cũng tạm gọi là được. Hội Tam Điểm Pháp tại Việt Nam chủ trương nên áp dụng một chánh sách "khai phóng" (émancipation) thay vì "đồng hóa" (assimilation) dân bản xứ như Pháp đã áp dụng tại các đảo: La Réunion, La Martinique hay tại các nước Phi Châu. Theo Hội Tam điểm thì dân Á Châu nói chung, và dân Việt nói riêng, có dân tộc tính rất cao, nước Pháp không thể nào đồng hóa nổi. Theo lời Toàn Quyền Varenne: "Một người Việt dù ở Nam Kỳ hay ở Bắc Kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được". Chánh sách "khai phóng" gồm có những điểm căn bản sau đây: 1/ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật, khoa học cho dân Việt Nam. -Ở bậc tiểu học thì phải dạy học sinh bằng chữ Việt. - Ở bậc trung học thì phải dùng tiếng Pháp và tiếng Anh là sinh ngữ chánh. -Phải mở các trường Luật, Y Khoa, trường Kỹ Sư Công Chánh. -Bằng cấp Việt Nam phải được công nhận bằng giá trị của bằng cấp Pháp. Buồn cười nhất là Viện Trưởng Đại Học Thalamas, trong chuyến về thăm nhà tại Pháp, đã trách cứ các đồng nghiệp của mình đã "nhắm mắt" chấm đậu cho những du học sinh Việt Nam tại Pháp, khiến bằng cấp tại Pháp còn thua bằng cấp tại Việt Nam. 2/ Thay thế lần lần viên chức người Pháp ở hạ tầng bằng người Việt Nam. 3/ Đào tạo một quân đội Việt Nam độc lập, sĩ quan Pháp chỉ giữ vai trò cố vấn. 4/ Thành lập các hội đồng dân cử. Lúc đầu các hội đồng chỉ có tư cách cố vấn, sau đó sẽ có quyền hành pháp. Nước Việt Nam sẽ tiến dần đến một chế độ tự trị và sau cùng sẽ trở thành một nước độc lập. 5/ Hội Tam Điểm chủ trương tự do báo chí, nhưng hạn chế việc tự do hội họp vì sợ rằng bọn "bôn sê vích" (cộng sản) lợi dụng để bạo động. Ông varenne đã đình chỉ việc kiểm duyệt báo chí cho đến ngày ông trở về Pháp. 6/ Hội Tam Điểm nghĩ rằng chỉ nên trao trả hoàn toàn chủ quyền cho dân Việt Nam khi nào trình độ dân trí được nâng cao, vì nếu không, dân Việt Nam sẽ bị bọn "cầm đầu cuồng tín" bóc lột, có khi đời sống sẽ còn khốn khổ hơn. Để kết luận, Hội Tam Điểm đã có ý dè dặt không tin rằng những "chánh sách" của mình có thể thực hiện được vì các thế lực phản động tại Pháp rất mạnh. Đáng tiếc thay! Lịch sử Việt Nam đã diễn theo sự dự liệu của Hội Tam Điểm trong hoàn cảnh đen tối nhất. |
Từ thời kỳ Trung Hưng triều đại dòng Bourbon đến nền Cộng Hòa đệ
IIITừ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879,
chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc
xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp gần suốt 1 thế kỷ đó. Sau khi Hoàng Đế
Napoléon đệ I bị lưu đày trên đảo Sainte Hélène, nền quân chủ Pháp của
dòng họ Bourbon được tái lập với các vị vua Louis 18, Charles X, Louis
Philippe trong khoảng thời gian từ năm 1815 đến năm 1848. Lúc đầu
Hội Tam Điểm vì ủng hộ Napoléon đệ I nên bị bức hại. Nhiều hội viên phải
trốn ra nước ngoài để lánh nạn. Sau đó vài năm, vua Louis XVIII cho
chiêu dụ lại các vị lãnh đạo của Hội Tam Điểm Pháp, nên HTĐ Pháp được
phát triển bình thường.Phong Trào Carbonari Trong lúc đó, bên Ý, phong
trào Carbonari được tổ chức theo lối hội kín từ cuối thế kỷ thứ 18 nhằm
lật đổ các chế độ quân chủ. Các chi hội Carbonari (gọi là VENTE) gồm 20
hội viên. Ban lãnh đạo trung ương gọi là Haute-Vente. Sau nhiều cuộc nổi
dậy vũ trang thất bại, phong trào Carbonari bị tan vỡ, nên số đông hội
viên chạy trốn sang Pháp, với số hội viên của HTĐ Pháp, trong đó có
những hội viên nổi tiếng như La Fayette Buchez. Sau vụ ám sát Công
Tước De Berry năm 1820, phe bảo hoàng đổ tội cho HTĐ chủ mưu cùng với
phong trào Carbonari để lật đổ chế độ quân chủ. Cuộc tổng nổi dậy
chống chánh quyền Pháp đương thời bắt đầu tại Belfort vào ngày 29 tháng
12 năm 1821, và tiếp theo tại Colmar, Niort, Poitiers, Bordeaux và
Toulouse. Cuộc nổi dậy, vì bị nội tuyến nên thất bại. Những người
cầm đầu, phần đông là hội viên Carbonari và Tam Điểm bị bắt và bị xử tử
trong đó có đại tướng Berton. Ngày 13 tháng 9 năm 1821, Đức Giáo
Hoàng PIE VII qua ấn chiếu "Ecclesiam a JESU CHRISTO" lên án Hội Tam
Điểm và Carbonari (được coi như biến thể của HTĐ) . Ngày 18 tháng 1
năm 1823, chánh quyền Pháp ra lệnh giải tán Hội Tam Điểm, hệ phái
Misraim. Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp nhờ có Công Tước Decaze làm Đại
Sư nên được để yên. hội Tam Điểm với tư tưởng cấp tiến Tuy
nhiên, các sinh hoạt trong HTĐ đều bị thấm nhuần các tư tưởng chánh trị
cấp tiến như: "Người công nhân phải được hưởng trọn thành quả lao
động của mình - không một ai có thể làm công cụ cho người khác" Đến
năm 1830, chánh quyền ra mặt đàn áp thẳng tay HTĐ. Nhiều hội viên phải
xuất ngoại để lánh nạn. Các chi hội ra mặt phản đối ban lãnh đạo Trung
Ương HTĐ cấu kết với chánh quyền. Một cuộc nổi dậy (12/5/1839) thành lập
chính phủ lâm thời gồm có các hội viên TĐ như Barbès Auguste Blanqui,
Lamennais... Chánh quyền đàn áp thẳng tay. Các người lãnh đạo suốt cuộc
nổi dậy bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống còn án tù chung
thân. Năm 1848, bảy chi hội TĐ tách rời khỏi HTĐ để thành lập Hội
Đại Đường Quốc Gia Pháp (Grande Loge Nationale de France) vì trách cứ
Ban Lãnh Đạo không dấn thân trước tình hình của đất nước. hội tam
điểm và cuộc đảo chánh của napoléon iii Ngày 22 tháng 2 năm 1848,
cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ đã diễn ra. Một chánh phủ lâm thời
được thành lập với đa số là hội viên Tam Điểm như Adolphe Crémieux,
Louis Blanc v.v... Phe đối lập cũng do các hội viên TĐ lãnh đạo với tư
tưởng xã hội như Proudhon, Raspail. Các chi hội TĐ công khai ủng hộ ứng
cử viên của mình không cần giấu chi hết. Những hội viên TĐ nổi tiếng
như Adolphe Crémieux, Léon Gambette, Jules Ferry, Pierre Napoléon
Bonaparte cháu của hoàng đế Napoléon đệ I v.v... đều được đắc cử, với sự
ủng hộ của hội viên TĐ, Louis Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon đệ
I) được đắc cử Tổng Thống Pháp ngày 10 tháng 12 năm 1848 đánh bại đại
tướng Cavaignac do giáo hội Thiên Chúa và phe bảo hoàng liên kết yểm
trợ. Nhưng sau đó, vì sợ không được tái đắc cử vào năm 1852, Louis
Napoléon Bonaparte làm một cú đảo chánh ngày 2 tháng 12 năm 1851 , thay
đổi Hiến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1852 và lên ngôi Hoàng Đế ngày 7 tháng
11 năm 1852 với đế hiệu Napoléon III. Dưới triều đại Napoléon III,
nước Pháp bắt đầu xâm chiếm nước Việt Nam vào năm 1859. Ngay sau vụ đảo
chánh 1851, Giáo Hoàng PIE IX ủng hộ hoàn toàn Napoléon III. Nhiều hội
viên TĐ tranh đấu cho tự do dân chủ, ra mặt chống đối chánh quyền, nên
bị đàn áp, tù đày và bị xử tử. Hoàng Tử Murat, Thống Chế Magnan và
Đại Tướng Mellinet ủng hộ Napoléon III.
Ngày 9 tháng 1 năm 1852, Hoàng Tử Murat được bầu lên chức Đại Sư hệ Đại
Đông Pháp. Dù vậy, hoàng tử Murat vẫn không bao giờ được các hội viên
Tam Điểm coi trọng. Ngày 14 tháng 1 năm 1858 một hội viên TĐ tên
Pierri, ám sát hoàng đế Napoléon III nhưng bất thành. Năm 1860, hội
Tam Điểm bất tín nhiệm hoàng tử Murat nhưng ông này không chịu nhường
chức lại cho người kế vị. Ngày 11 tháng 1 năm 1862, hoàng đế
Napoléon III ban hành nghị định, chỉ định Thống Chế Magnan làm vị Đại Sư
của Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp. Nhờ vậy, nhiều thành phần cách mạng
tiến bộ vào núp bóng Hội Tam Điểm để dễ bề hoạt động, không bị chánh
quyền làm khó dễ. Khi Thống Chế Magnan từ trần năm 1865, Đức Tổng
Giám Mục Darboy của thành phố Paris ban phép lành cho linh cữu của vị
Đại Sư Magnan. Đức Giáo Hoàng PIE IX và giáo hội Thiên Chúa Pháp lên
tiếng kết án Tổng Giám Mục Darboy, không tôn trọng ấn chiếu của Hội
Thánh về Hội Tam Điểm. Kể từ năm 1865, khuynh hướng chống đối
Napoléon III gia tăng trong Hội Tam Điểm Pháp. Tháng 2 năm 1870, nước
Pháp tuyên chiến với nước Phổ. Ngày 2 tháng 9 năm 1870 quân đội Pháp đầu
hàng tại SEDAN. Tối đêm 2 tháng 9 năm 1870, một chánh phủ lâm thời
được thành lập trong đó có các hội viên Tam Điểm như Léon Gambette,
Jules Simon, Crémieux, Pelletan, Arago. Một quyết định truất phế
hoàng đế Napoléon III được công bố. Hội Tam Điểm Pháp và công xã Paris
Có thể nói chánh phủ lâm thời của đệ III Cộng Hòa do hội viên Tam
Điểm thành lập và điều khiển. Trong lúc đó thì Paris bị quân Phổ bao
vây. Điều kiện đầu hàng là phải nhường vùng Alsace-Lorraine cho nước
Phổ. Trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 2 năm 1871, phe quân chủ thắng,
thành lập một chánh phủ để thương thuyết với nước Phổ và ký hiệp ước
Francfort tháng 5 năm 1871 với điều kiện mất đất như trên. Công Xã Paris
nổi loạn không đầu hàng với sự chiến đấu của hội viên Tam Điểm.
Quân chánh phủ Pháp do Thiers điều khiển đàn áp Công Xã Paris trong biển
máu, khoảng 30 ngàn người chết và bị thương, trên 50 ngàn người bị án
tù và bị xử tử. Cuối năm 1873, Thiers mất chức và giao quyền lại cho
Thống Chế Mac Mahon. Với Hiến Pháp mới 1875, Quốc Hội Pháp được bầu lại
năm 1876 và phe Cộng Hòa đã thắng cử vẻ vang 360 ghế, trong khi phe
Quân Chủ được 160 ghế. Được áp lực của giáo hội Pháp, Mac Mahon cho
giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử mới. Lần này phe Cộng Hòa lại chiếm
thượng phong với 363 ghế thay vì 360 như lần trước. jules grévy một
hội viên tam điểm đầu tiên lên làm tổng thống Năm 1879, Thống Chế
Mac Mahon từ chức và Jules Grévy một hội viên Tam Điểm đầu tiên lên làm
tổng thống Cộng Hòa Pháp. Sở dĩ nền đệ III Cộng Hòa của Pháp còn tồn tại
là nhờ sự tranh đấu của các hội viên Tam Điểm chống lại giáo hội Thiên
Chúa lúc nào cũng muốn trở lại chế độ quân chủ để hưởng đặc quyền đặc
lợi. Nhìn lại các biến chuyển chánh trị, từ cuộc cách mạng Pháp từ
năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội
Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng
Hòa Pháp trong gần suốt 1 thế kỷ. Lúc đầu, hội viên Tam Điểm gồm
toàn những thành phần quý tộc, tăng lữ và ưu tú, nhưng dần dần về sau,
thì đa số hội viên là quân nhân và những thành phần tiến bộ. Do dó,
hội Tam Điểm quan tâm nhiều về hoạt động chánh trị và cách mạng, các hội
viên không bắt buộc phải có một đường lối hoạt động thống nhất, họ có
thể chống đối lẫn nhau, nhưng có một điều chắc chắn là họ không ủng hộ
giáo hội Thiên Chúa Giáo. Ngoài ra, cuộc cách mạng Pháp lật đổ vương
quyền cũng phải mất gần 100 năm mới ổn định được để khỏi trở lại chế độ
quân chủ như dưới thời Napoléon đệ I, Charles X, Louis 18, hay Napoléon
III. Từ đó có thể nói là cuộc tranh đấu chánh trị tại Pháp , từ
cuộc cách mạng Pháp đến đầu thế kỷ 20, là cuộc tranh đấu không ngừng
giữa phe bảo hoàng liên kết với giáo hội Thiên Chúa chống lại các hội
viên Tam Điểm, cuối cùng phe Cộng Hòa đã chiến thắng và phương châm của
Hội Tam Điểm "Liberté, Égalité, Fraternité" (dịch là Tự Do, Bình Đẳng,
Tình Huynh Đệ) đã trở nên tiêu đề của Cộng Hòa Pháp.ỨỨỨNhiều bạn đọc có
hỏi thăm chúng tôi về tài liệu bằng Pháp Ngữ của Hội Tam Điểm, chúng tôi
xin trả lời với các bạn là bất cứ tiệm sách lớn nào như FNAC,
Flammarion v.v... đều có bán các quyển sách nói về Hội Tam Điểm. Nhưng
sách nói về các nghi thức hội họp, các dấu hiệu của các Hội Tam Điểm thì
bạn có thể mua tại các thư viện của trụ sở trung ương HTĐ.Sau đây là
địa chỉ của các trụ sở Trung Ương của các hệ phái: A/ Grand Orient
De France (GODF) 16 Rue Cadet - 75009 Paris B/ Grande
Loge De France (GLDF) 8 Rue Puteaux - 75017 Paris C/
Grande Loge Feminine de France 8 Rue Puteaux - 75017 Paris
D/ La Grande Loge Nationale Française Bineau
(GLNF Bineau) 65 Bd Bineau 92200 Neuilly sur Seine
E/ Droit Humain - DH
hay Ordre Maçonnique Mixte International 5 Rue
Jules-Breton - 75001 Paris 49 Bd de Fort Royal 75005 Paris
F/ Grande Loge Nationale Française Opéra hay Grande Loge
Traditionnelle et Symbolique 235 Faubourg Saint-Martin - 75010
Paris G/ Le Rite Memphis-Misraim 63 Rue Froidevaux -
75014 Paris H/ Grande Loge Mixte Universelle Tổng số hội viên
được phân phối như sau (1992):GODF (35000 ) ; GL DF (18000 ) ; GL NF
(13000); GLOPERA : 11000, DH (2000), GL Féminine de France: (14000 ) và
những hệ khác (:8000) Tổng cộng.: 100000 Thống kê trong năm 1994 cho
biết tổng số trên dưới 120000. Thành phần hội viên được chọn lọc rất kỹ
lưỡng và đa số thuộc giới trung lưu.
Cách thức gia nhập hội viên Muốn gia nhập Hội Tam Điểm, người phàm
tục (profane) phải làm đơn xin gia nhập gởi đến trụ sở Trung Ương hoặc
tại Chi Hội. Đơn có dán hình sẽ được niêm yết trong Chi Hội để bố
cáo cho tất cả hội viên rõ (từ 3 đến 6 tháng). Đồng thời 3 hội viên sẽ
đến gặp nguyên đơn để mở cuộc điều tra và phúc trình lại cho toàn thể
hội viên. Sau đó, Chi Hội sẽ mời nguyên đơn đến họp như một cuộc
hỏi cung (vì mắt bị bít kín). Một cuộc bỏ phiếu kín sẽ diễn ra để
chấp nhận hay bác bỏ sự gia nhập của nguyên đơn. Thời gian chờ đợi
trung bình là từ 6 tháng đến 1 năm. Sau cùng, nếu cho gia nhập, Chi Hội
phải báo cáo lên Trung Ương để ghi vào sổ tại Trung Ương chớ không phải
sổ tại Chi Hội. "Kẻ phàm tục" trước khi chánh thức trở thành hội
viên, phải qua một nghi lễ thụ giáo khai tâm. Kể từ năm 1859, dưới
triều đại của hoàng đế Napoléon III, nước Việt Nam đã trở thành một
thuộc địa của Pháp. Đạo Thiên Chúa cũng bắt đầu phát triển mạnh tại nước
ta lúc bấy giờ. Chữ Việt do linh mục Alexandre de Rhodes sáng lập ra để
truyền đạo, lần lần được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Năm
1879, Jules Grévy, một hội viên Tam Điểm được bầu lên làm Tổng Thống
Pháp.
Tại các nước thuộc địa của Pháp, các chi hội Tam Điểm được gầy dựng lên.
Lúc đầu chỉ có người Pháp mới được vào hội, sau đó những người dân bản
xứ ưu tú mới được giới thiệu vào. Sau khi Pháp mất các thuộc địa,
thì các hội Tam Điểm tại địa phương, một phần vì hội viên Pháp giảm bớt,
một phần vì bị các chánh quyền địa phương đàn áp, nên cũng thu hẹp hoạt
động và từ từ giải tán. Tại các nước Hồi Giáo ở Phi Châu như
Algérie, Tunisie, Maroc, Ai Cập v.v... Hội Tam Điểm coi như hoàn toàn
biến mất. Tại các nước Phi Châu đen như Côte d' Ivoire, Sénégal,
Gabon, trái lại Hội Tam Điểm rất có ảnh hưởng vì các giới lãnh đạo và
những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay của những quốc gia đó, phần
đông đều là hội viên Tam Điểm. Từ khi Jules Grévy lên nắm quyền
Tổng Thống Pháp (1879) cho đến năm 1956 khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam,
đa số các Tổng Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp là hội viên Tam Điểm,
đặc biệt là Marius Moutet (1946-1947) có liên hệ nhiều với lịch sử Việt
Nam.
Các ông "Toàn Quyền Đông Dương" là Paul Doumer, Merlin (1823), Varenne
(1926) và thủ tướng Mendès France (1954), người đã ký kết hiệp định
Genève đều là hội viên Tam Điểm. Nhiều giáo chức, sĩ quan và công
chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam họp nhau thành lập các chi hội
Tam Điểm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Chi hội Tam Điểm đầu
tiên là "LE RÉVEILLE DE L'ORIENT" tạm dịch là "Sự tỉnh dậy của Đông
Phương", tại Sài Gòn năm 1870. Sau đó 3 chi hội khác lần lượt xuất hiện
tại Sài Gòn: "Les Fervents du Progrès"; "La Ruche d'Orient"; "Khong Phu
Tseu" (Khổng Phu Tử) Tại Hà Nội, vào năm 1887, cùng lúc với chánh
phủ Pháp cho thiết lập chức vụ "Toàn Quyền Đông Dương Pháp", chi hội "La
Fraternité Tonkinoise" thuộc Đại Đông Pháp (Grand Orient de France)
được ra đời với nhiều hội viên nắm giữ các chức vụ quan trọng của guồng
máy hành chánh Pháp như toàn quyền giám đốc v.v...
Nhiều đề nghị tiến bộ của chi hội đã được các hội viên đem ra áp dụng cụ
thể, đôi khi gặp phải sự khiển trách của chánh quyền trung ương tại
Pháp. Ngoài ra, tại Hà Nội, còn có các chi hội Tam Điểm khác như
"Les Ecossais du Tonkin" và "Confucius", tại Hải Phòng có chi hội
"L'étoile du Tonkin" và tại Huế có "La Libre Pensée d'Annam". Lúc
đầu, các chi hội Tam Điểm gồm toàn người Pháp, và mãi đến năm 1928, mới
chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam và hội. Theo bài thuyết
trình ngày 28 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh "Hội Tam
Điểm và người Việt Nam" (La Franc Maçonnerie et les Annamites) thì
Khổng Giáo có nhiều điểm phù hợp với Hội Tam Điểm chứ không đối nghịch
lại như nhiều người hiểu lầm.
Trong thời kỳ 1940-1941 khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Hội Tam Điểm
bị Đức Quốc Xã và chánh quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới
quyền của đô đốc Decouy, hội viên Tam Điểm Pháp cũng bị đàn áp dữ dội.
Đến năm 1946, số hội viên Tam Điểm giảm sút rất nhiều. Sau Hiệp Định
Genève, chỉ còn 2 chi hội tam Điểm tại Sài Gòn: "Le Réveille de
l'Orient" và "Khong Phu Tseu". Năm 1963, trụ sở chi hội tại số 110
đường Nguyễn Du tại Sài Gòn bị chánh quyền Miền Nam trưng dụng. Kể từ
ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam Điểm hoan toàn biến mất tại Việt
Nam. Như chúng ta đã biết, Hội Tam Điểm đã khởi xướng cuộc cách mạng
Pháp 1789 và chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ" trong một
thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc hay màu da. Nhưng câu
hỏi được đặt ra là Hội Tam Điểm Pháp có chủ trương đi xâm chiếm thuộc
địa hay không? Và lập trường của Hội Tam Điểm đối với thực dân Pháp ra
sao? Ngược dòng lịch sử, với tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc
cách mạng Pháp, Hội Tam Điểm cũng như nước Pháp và Giáo Hội Pháp, tự
cho rằng có bổn phận phải đem văn minh Tây Phương đi khai hóa các nước
kém mở mang.
Chúng ta đừng quên rằng Hội Tam Điểm chống lại sự buôn bán nô lệ trong
khi giáo hội Thiên Chúa không phản đối việc nầy, và Hội Tam Điểm đã
khai sinh bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng phải chờ mãi đến
đầu thế kỷ 20, Hội Tam Điểm mới chính thức chống đối chế độ thực dân
Pháp. Trong kỳ đại Hội năm1927, Đại Đường Pháp (La Grande Loge de
France) đã đề nghị chánh phủ Pháp: -
Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới. - Phát huy cơ chế dân chủ
tại các nước thuộc địa. - Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp
dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa.
- Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ.Một chi tiết rất thú vị là bà
Varenne, phu nhân của Toàn Quyền Đông Dương, một hội viên Tam Điểm, đã
có một cử chỉ thân thiện là mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu
vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn Quyền tại Sài Gòn (năm
1926). điều này đã khiến các giới chức Pháp lúc bấy giờ rất bực bội,
tưởng chừng như trời đã giáng xuống đầu họ. Sau đây, chúng tôi xin
đưa ra một vài chứng liệu lịch sử qua các biên bản buổi họp của chi hội
"La Fraternité Tonkinoise" tạm dịch là "Tình Huynh đệ Bắc Kỳ" tại Hà Nội
được đúc kết lại qua tập tài liệu "Nos vues et notre action en matière
de politique indigène" được dịch là "Quan điểm và hành động của chúng ta
qua chánh sách đối với người dân bản xứ" năm 1930. Nói một cách
chung, lập trường của Hội Tam Điểm ở thời điểm đó, rất tiến bộ đối với
xã hội Pháp, nhưng đối với chúng ta ngày hôm nay cũng tạm gọi là được.
Hội Tam Điểm Pháp tại Việt Nam chủ trương nên áp dụng một chánh sách
"khai phóng" (émancipation) thay vì "đồng hóa" (assimilation) dân bản xứ
như Pháp đã áp dụng tại các đảo: La Réunion, La Martinique hay tại các
nước Phi Châu. Theo Hội Tam điểm thì dân Á Châu nói chung, và dân
Việt nói riêng, có dân tộc tính rất cao, nước Pháp không thể nào đồng
hóa nổi. Theo lời Toàn Quyền Varenne: "Một người Việt dù ở Nam Kỳ
hay ở Bắc Kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ
được". Chánh sách "khai phóng" gồm có những điểm căn bản sau đây:
1/ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật, khoa học cho dân Việt Nam.
-Ở bậc tiểu học thì phải dạy học sinh bằng chữ Việt. - Ở bậc
trung học thì phải dùng tiếng Pháp và tiếng Anh là sinh ngữ chánh.
-Phải mở các trường Luật, Y Khoa, trường Kỹ Sư Công Chánh. -
Bằng cấp Việt Nam phải được công nhận bằng giá trị của bằng cấp Pháp.
Buồn cười nhất là Viện Trưởng Đại Học Thalamas, trong chuyến về thăm
nhà tại Pháp, đã trách cứ các đồng nghiệp của mình đã "nhắm mắt" chấm
đậu cho những du học sinh Việt Nam tại Pháp, khiến bằng cấp tại Pháp còn
thua bằng cấp tại Việt Nam. 2/ Thay thế lần lần viên chức người
Pháp ở hạ tầng bằng người Việt Nam. 3/ Đào tạo một quân đội Việt Nam
độc lập, sĩ quan Pháp chỉ giữ vai trò cố vấn. 4/ Thành lập các hội
đồng dân cử. Lúc đầu các hội đồng chỉ có tư cách cố vấn, sau đó sẽ có
quyền hành pháp. Nước Việt Nam sẽ tiến dần đến một chế độ tự trị và
sau cùng sẽ trở thành một nước độc lập. 5/ Hội Tam Điểm chủ trương
tự do báo chí, nhưng hạn chế việc tự do hội họp vì sợ rằng bọn "bôn sê
vích" (cộng sản) lợi dụng để bạo động. Ông varenne đã đình chỉ việc
kiểm duyệt báo chí cho đến ngày ông trở về Pháp. 6/ Hội Tam Điểm
nghĩ rằng chỉ nên trao trả hoàn toàn chủ quyền cho dân Việt Nam khi nào
trình độ dân trí được nâng cao, vì nếu không, dân Việt Nam sẽ bị bọn
"cầm đầu cuồng tín" bóc lột, có khi đời sống sẽ còn khốn khổ hơn. Để
kết luận, Hội Tam Điểm đã có ý dè dặt không tin rằng những "chánh sách"
của mình có thể thực hiện được vì các thế lực phản động tại Pháp rất
mạnh. Đáng tiếc thay! Lịch sử Việt Nam đã diễn theo sự dự liệu của
Hội Tam Điểm trong hoàn cảnh đen tối nhất.
No comments:
Post a Comment