GORBACHEV * CỘNG SẢN
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=5582 |
Friday, May 22, 2009
LÊ MINH * GIÁO DỤC VIỆT NAM
Chuyện dài XHCN: Loạn thu phí và nạn “xin đểu”
của bộ máy công quyền
của bộ máy công quyền
Lê Minh
Bộ
máy hành chánh của một quốc gia sống được là nhờ vào đồng tiền đóng
thuế của người dân. Tùy theo từng quốc gia, có những mức thuế cao thấp
khác nhau với nguyên tắc thu nhập càng cao thì đóng càng nhiều. Nhưng
nói chung thì người dân chỉ phải đóng thuế, ngoài ra không phải đóng
những khoản linh tinh khác. Thế nhưng, ở Việt Nam từ bấy lâu nay đã có
“loạn thu phí”, chính quyền các cấp thu loạn cào cào, khiến người nông
dân cũng như người dân thành thị khốn đốn. Tại các trường học không
những cũng có loạn thu phí mà còn có thêm thu ... quỹ ào ào, với những
khoản thu vu vơ, phi lý mà cả giáo viên và học sinh đều phải gánh chịu.
Loạn thu phí & quỹ ở trường học
Bây
giờ đã là tháng 5, là tháng cuối cùng của niên học, mọi chuyện thu
phí, ký quỹ,.. gần như tạm lắng đọng sau 9 tháng loạn thu. Nhưng sự lo
lắng tiếp tục trở lại khi vài tháng nữa đây học sinh phải trở lại
trường. Đúng vậy, hễ cứ vào mỗi đầu năm học là các bậc phụ huynh lại
một phen đau đầu với nhiều khoản thu, đặc biệt là những khoản thu “tự
nguyện”.
Lấy ví dụ
tại một trường ở Sài Gòn, ngay trước ngày nhập học năm học vừa rồi phụ
huynh đã phải đóng sơ sơ một khoản tiền 1,25 triệu đồng chỉ cho 3 loại
quỹ: Quỹ trang bị, quỹ lớp va quỹ hội phụ huynh.
Một phụ huynh ở Quảng Ninh đã kể lại trên VietNamNet rằng chị có một đứa con 5 tuổi học mẫu giáo, mà ngay ngày đầu năm đã phải đóng hơn 1 triệu đồ
ng cho các loại phí không rõ ràng như: Tiền xã hội hóa công tác giáo dục (mà giáo viên giải thích là tiền xây nhà vệ sinh, trong khi đã đóng tiền xây dựng trường); tiền học môn năng khiếu, tiền mua sách vở, đồ chơi; tiền mua chăn, gối; tiền học phí; tiền phụ phí, tiền quỹ trường, quỹ lớp, tổ chức họp phụ huynh ..., đó là chưa kể các khoản “thông thường” phải đóng như tiền đồng phục, học phí, sách giáo khoa. Ngoài những khoản có thể kể tên vanh vách, còn có những khoản vì lý do tế nhị nên khó lòng nêu ra hết được vì đó là những khoản đóng góp ... “tự nguyện”.
ng cho các loại phí không rõ ràng như: Tiền xã hội hóa công tác giáo dục (mà giáo viên giải thích là tiền xây nhà vệ sinh, trong khi đã đóng tiền xây dựng trường); tiền học môn năng khiếu, tiền mua sách vở, đồ chơi; tiền mua chăn, gối; tiền học phí; tiền phụ phí, tiền quỹ trường, quỹ lớp, tổ chức họp phụ huynh ..., đó là chưa kể các khoản “thông thường” phải đóng như tiền đồng phục, học phí, sách giáo khoa. Ngoài những khoản có thể kể tên vanh vách, còn có những khoản vì lý do tế nhị nên khó lòng nêu ra hết được vì đó là những khoản đóng góp ... “tự nguyện”.
Vẫn biết nhiều khoản tiền phi lý nhưng phụ huynh vẫn phải đóng vì sợ con em mình bị nhà trường trù dập, kỳ thị.
Một
tỉnh nghèo như Thanh Hóa mà cũng không là ngoại lệ, vì theo lời kể của
phụ huynh một học sinh lớp 4 thì ngay ngày tựu trường của niên học năm
nay cặp vợ chồng này đã phải đóng góp các khoản sau:
1.
Tiền xây dựng trường: $300,000 đồng 2. Tiền hội phụ huynh
nhà trường: $50,000 đồng 3. Tiền chi hội phụ huynh lớp (!):
$40,000 đồng 4. Tiền bán trú: $40,000 đồng/tháng 5. Tiền
ăn: $300,000 đồng/tháng 6. Tiền điện, nước: $8,000 đồng/tháng x 9
tháng. 7. Tiền vệ sinh: $18,000 đồng/năm 8. Tiền sử dụng
thiết bị tin học(?): $15,000 đồng/năm
Thử hỏi, với những số tiền phải đóng góp như vậy, thì một cặp vợ chồng công chức làm sao kham nổi chuyện học hành cho 2 đứa con, chưa nói chi đến nông dân hoặc những người có thu nhập thấp. Tiền thu thì nhiều mà nào có chi tiêu đúng chỗ, thế cho nên các bậc phụ huynh mới phán một câu gỏn lọn: “Thu công khai, Chi mập mờ”. Mới đây ông hiệu trưởng của một trường trung học ở Quảng Trị đã xà xẻo tiền đóng góp của học sinh bằng cách chia chác bỏ túi các khoản đóng góp và chi tiêu không rõ ràng nhiều khoản. Ông hiệu trưởng này đã chỉ đạo hủy hồ sơ sổ sách để phi tang tất cả. Sau khi bị phanh phui, ông ta cho biết chỉ muốn “vay mượn thôi và đã “tự giác” nộp lại 70 triệu đồng, trong khi những khoản còn lại thì ... làm lơ. Mặc dầu sự việc rõ ràng như ban ngày nhưng cho đến nay ông này vẫn phây phây, không bị mất chức. Nỗi khổ của giới thầy cô Không riêng gì học sinh và bậc phụ huynh khốn đốn, mà giới giáo chức cũng khổ sở không kém gì. Gần đây các trường cũng đã xuất hiện nhiều kiểu loạn thu đối với giáo viên. Có nhiều khoản thu rất phi lý nhưng các giáo viên vẫn phải nộp vì sợ bị “để ý” hoặc bị “đì”. Có một khoản phí đang trở nên phổ thông là “phí tăng lương”. Tùy theo trường, tùy theo lương ngạch mà khoản phí này giao động trong khoảng từ 50 - 100 ngàn đồng. Loại phí này được dùng để trả thù lao, hay nói chính xác hơn là để “bồi dưỡng” cho ban xét duyệt nâng bậc lương và tiền công cho các nhân viên văn phòng làm và đi nộp hồ sơ. Điều phi lý ở chỗ là các thành viên trong ban xét duyệt cũng là công chức, đã có lương hẳn hòi, kể cả các giờ làm thêm.
Có
một số nơi lại đẻ ra loại phí lỳ lạ là “phí phần trăm”. Đây là một số
tiền không nhỏ, được trích phần trăm từ tiền kiếm được của giáo viên
qua việc dạy thêm giờ, tiền thừa giờ. Có nơi còn có một loại phí phi lý
khác nữa là phí “hội dâu rể”. Đây là loại phí để chi tiêu cho các tiệc
chung vui cuối năm giữa các giáo chức với nhau. Đó là chưa kể đến các
loại phí “phổ thông” do nhà nước và Mặt Trận TQ phát động như Quỹ “vì
người nghèo”, Quỹ “nạn nhân chất độc da Cam”, Quỹ “khuyến học”. Ngoài
ra còn vô số các loại quỹ vớ vẩn như quỹ “Công đoàn nghèo”, quỹ “xây
dựng nhà công vụ”,v.v... Mặc dầu đồng lương đã eo hẹp không đủ sống,
nhưng tất cả những loại quỹ này ngốn hết hơn 10% lương của người giáo
chức. Cho nên mới nói, thật là lạ nếu không có nạn dạy thêm, ép buộc
học sinh học thêm ngoài giờ, ăn hối lộ điểm, đi quà cáp cho thầy cô các
ngày lễ,... Người nông dân và hàng trăm khoản phí, quỹ Hình ảnh người
nông dân Việt Nam từ thuở xưa, lúc nào cũng lam lũ qua các triều đại,
chế độ, nhưng chưa bao giờ người nông dân VN lại khổ như thời CS bởi
sưu cao thuế nặng, lại phải đóng góp nhiều khoản thu liên miên. Cách
nay gần 2 năm, sau khi nhận được nhiều lời ta thán của người nông dân,
Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT) đã rà xoát
lại thì cả nước mới biết là người nông dân VN phải chịu đến 122 khoản
thuế và các khoản đóng góp khác nhau. Sở dĩ người nông dân phải đóng
góp quá nhiều khoản phí như vậy vì ngoài các khoản thuế chính thức mà
họ phải nộp, thì họ còn phải gồng mình đóng góp các khoản phí do các
ban ngành, chính quyền các cấp từ tỉnh, xuống đến huyện, xã ấp ban hành
một cách tuỳ tiện.
Một địa phương nghèo như xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, mà cũng phải đóng góp đến 2 triệu cho mỗi gia đình, thì những địa phương “khá” hơn chắn chắn phải đóng góp nhiều hơn bội phần. Những loại phí “phổ thông” mà người nông dân phải nộp có thể được liệt kê như Khai sinh, chứng từ, xác nhận lý lịch, đăng ký hộ khẩu, chứng thực hợp đồng, cấp giấy tạm trú, trích lục bản đồ,... Ngoài ra còn có nhiều loại phí phi lý khác như thủy lợi phí (tu bổ kênh mương), quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ kinh tế mới, quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng,... Tính trung bình các khoản chi phí này ngốn hết từ 5 - 10% thu nhập của người nông dân, trong khi họ phải quần quật trên cánh đồng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời” mà cũng chỉ có được cái ăn, cái mặc thì lấy đâu ra để đóng các khoản phí này. Vì phải oằn lưng đóng góp đủ kiểu, nên cuộc sống của người nông dân đã cực khổ lại càng cực khổ hơn, trong khi kích thước những cái bụng phệ của các ông Vua quan nhà nước càng lớn dần, và làm gia tăng số lượng tầng lớp bóc lột trong xã hội. Người dân cũng oằn lưng với các loại phí và ... xin đểu theo kiểu “tự nguyện” Người dân sinh sống ở các địa phương khác nhau cũng phải chịu nhiều khoản đóng góp, nào là Quỹ “vì người nghèo”, quỹ khuyến học, quỹ Bảo trợ trẻ em bất hạnh (hay còn gọi là quỹ tình thương), quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ quốc phòng an ninh, hội phí chữ thập đỏ,… Có những địa phương “khá”, chính quyền lại ấn định luôn mức phí tự nguyện hẳn hòi, chẳng hạn ở Quận 3, Sài Gòn, UBND phường 6 đã “vận động” người dân phải “tự nguyện” đóng các mức như: quỹ quốc phòng an ninh $60,000 đồng/gia đình, 200 - $500,000 đồng/năm đối với cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh (tùy quy mô). Trong khi mỗi tổ dân phố được ấn chỉ tiêu vận động tối thiểu 300,000 đồng cho quỹ bảo trợ trẻ em, 500,000 đồng cho quỹ xóa đói giảm nghèo... Các văn bản giao chỉ tiêu thu tiền trong dân của UBND phường 10 (Q.Tân Bình) và UBND phường 6 (Q.3, TP. Sài Gòn) Mới đây ở Long An, UBND huyện Tân Trụ đã bắt dân phải “tự nguyện” hiến trên 22 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp 2.3km tỉnh lộ đi qua thị trấn Tân Trụ. 166 gia đình sống hai bên đoạn đường này phải “tự nguyện” hiến đất, nếu không thì sẽ bị giải tỏa trắng. Như trường hợp của ông Nguyễn Văn E được yêu cầu hiến 250m2 đất mặt tiền để làm đường, trong khi ông Nguyễn Văn Ngọc ở gần đó cũng có số phận tương tự, được yêu cầu phải hiến không 215m2 trên tổng số 800m2 đất của gia đình. Bí thư huyện “quỷ” huyện Tân Trụ Nguyễn Thanh Chánh xác đinh rằng “làm như thế là đúng theo tinh thần quyết định 883 ngày 1-4-2004 của tỉnh: Nếu vận động mà dân không tự nguyện hiến đất thì phải giải tỏa trắng”. Vì lo sợ bị “giải tỏa trắng” nên nhiều người đã vội ký tên vào danh sách “tự nguyện” hiến đất. Tuy nhiên có một số người dân đã không quên thòng thêm câu “Nếu sau này có bồi thường thì phải bồi thường cho tôi”. Thì ra là lệnh của tỉnh bắt huyện “xin đểu” bằng chiêu bài “tự nguyện” hiến dâng, nhưng nếu dân không “tự nguyện” thì ra tay ... cướp sạch! Cái trò “tự nguyện” hiến đất kiểu này sao mà quá giống với các bài bản đã xảy ra trước đây ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.
Một địa phương nghèo như xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, mà cũng phải đóng góp đến 2 triệu cho mỗi gia đình, thì những địa phương “khá” hơn chắn chắn phải đóng góp nhiều hơn bội phần. Những loại phí “phổ thông” mà người nông dân phải nộp có thể được liệt kê như Khai sinh, chứng từ, xác nhận lý lịch, đăng ký hộ khẩu, chứng thực hợp đồng, cấp giấy tạm trú, trích lục bản đồ,... Ngoài ra còn có nhiều loại phí phi lý khác như thủy lợi phí (tu bổ kênh mương), quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ kinh tế mới, quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng,... Tính trung bình các khoản chi phí này ngốn hết từ 5 - 10% thu nhập của người nông dân, trong khi họ phải quần quật trên cánh đồng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời” mà cũng chỉ có được cái ăn, cái mặc thì lấy đâu ra để đóng các khoản phí này. Vì phải oằn lưng đóng góp đủ kiểu, nên cuộc sống của người nông dân đã cực khổ lại càng cực khổ hơn, trong khi kích thước những cái bụng phệ của các ông Vua quan nhà nước càng lớn dần, và làm gia tăng số lượng tầng lớp bóc lột trong xã hội. Người dân cũng oằn lưng với các loại phí và ... xin đểu theo kiểu “tự nguyện” Người dân sinh sống ở các địa phương khác nhau cũng phải chịu nhiều khoản đóng góp, nào là Quỹ “vì người nghèo”, quỹ khuyến học, quỹ Bảo trợ trẻ em bất hạnh (hay còn gọi là quỹ tình thương), quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ quốc phòng an ninh, hội phí chữ thập đỏ,… Có những địa phương “khá”, chính quyền lại ấn định luôn mức phí tự nguyện hẳn hòi, chẳng hạn ở Quận 3, Sài Gòn, UBND phường 6 đã “vận động” người dân phải “tự nguyện” đóng các mức như: quỹ quốc phòng an ninh $60,000 đồng/gia đình, 200 - $500,000 đồng/năm đối với cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh (tùy quy mô). Trong khi mỗi tổ dân phố được ấn chỉ tiêu vận động tối thiểu 300,000 đồng cho quỹ bảo trợ trẻ em, 500,000 đồng cho quỹ xóa đói giảm nghèo... Các văn bản giao chỉ tiêu thu tiền trong dân của UBND phường 10 (Q.Tân Bình) và UBND phường 6 (Q.3, TP. Sài Gòn) Mới đây ở Long An, UBND huyện Tân Trụ đã bắt dân phải “tự nguyện” hiến trên 22 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp 2.3km tỉnh lộ đi qua thị trấn Tân Trụ. 166 gia đình sống hai bên đoạn đường này phải “tự nguyện” hiến đất, nếu không thì sẽ bị giải tỏa trắng. Như trường hợp của ông Nguyễn Văn E được yêu cầu hiến 250m2 đất mặt tiền để làm đường, trong khi ông Nguyễn Văn Ngọc ở gần đó cũng có số phận tương tự, được yêu cầu phải hiến không 215m2 trên tổng số 800m2 đất của gia đình. Bí thư huyện “quỷ” huyện Tân Trụ Nguyễn Thanh Chánh xác đinh rằng “làm như thế là đúng theo tinh thần quyết định 883 ngày 1-4-2004 của tỉnh: Nếu vận động mà dân không tự nguyện hiến đất thì phải giải tỏa trắng”. Vì lo sợ bị “giải tỏa trắng” nên nhiều người đã vội ký tên vào danh sách “tự nguyện” hiến đất. Tuy nhiên có một số người dân đã không quên thòng thêm câu “Nếu sau này có bồi thường thì phải bồi thường cho tôi”. Thì ra là lệnh của tỉnh bắt huyện “xin đểu” bằng chiêu bài “tự nguyện” hiến dâng, nhưng nếu dân không “tự nguyện” thì ra tay ... cướp sạch! Cái trò “tự nguyện” hiến đất kiểu này sao mà quá giống với các bài bản đã xảy ra trước đây ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.
Lê Minh
Phát hiện nhiều khoản "loạn thu" tại 17 trường học
Đó là các khoản loạn thu của quỹ hội phụ huynh học sinh (PHHS) tại 17 trường học ở TP.HCM phục vụ bán trú, quỹ lớp; tiền mua giấy thi... Ngoài ra, sổ sách thu chi cũng sai quy định.Soạn: AM 613417 gửi đến 996 để nhận ảnh này" src="http://vietnamnet.vn/dataimages/200511/original/images813417_loanthu.jpg" width="200" border="0" /> Một số biên bản kiểm tra các trường của Thanh tra Sở GD-ĐT TPHCM
(Theo Người lao động)
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2005/11/509525/
Wednesday, May 20, 2009
SEN LẠ ĐỒNG THÁP
SEN LẠ ĐỒNG THÁP
Loài sen kỳ lạ ở Đồng Tháp lá to hơn cái nia, một người nặng khoảng 60 kg có thể đứng lên lá mà chỉ làm chao nhẹ mặt nước. Chuyện tưởng chừng như lời đồn thổi nhưng lại có thật ở chùa Phước Kiển, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
Giống sen lạ ở chùa PHước Kiến thuộc loài sen Victoria Regia (Nam Mỹ).
Ngôi chùa nhỏ Phước Kiển nằm ở một xã vùng sâu của huyện Châu Thành,
nơi từng là căn cứ kháng chiến, nằm cách thị trấn Nha Mân hơn 15 km. Ở
đây có một loài sen rất lạ, được đặt cho nhiều cái tên khác nhau như
sen vua, sen nia, sen nong tằm... bởi không ai biết tên thật của nó là
gì. Trong ao chùa, loài sen lạ mọc, nở hoa, lá sen khổng lồ như những
cái nia to cong vành gần cả tấc, rấtđẹp mắt. Nếu không tận mắt nhìn
thấy thì sẽ hồ nghi rằng, bên dưới lá sen nia khổng lồ chắc là có sắt
thép chống đỡ nên người nặng trên 50 kg mới đứng trên được. Loài sen
có ở ao này từ năm 1992, không biết nguồn gốc từ đâu. Ao nước này ngày
xưa là hố bom Mỹ, bởi nơi đây từng là xưởng công binh cách mạng. Có
người nói mấy chục năm trước đã có sen mọc rồi nhưng do nước cạn nên
sen chết sạch, sau này mới mọc trở lại. Một dạo, có mấy nhà khoa học từ
Cần Thơ lên nghiên cứu, định lấy giống sen quý về trồng ở khu di tích
cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại thành phố Cao Lãnh và khu di tích bác
Tôn bên cù lao Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) nhưng không thành
công. Có lần họ còn mang theo cả đất, bùn, nước ao nhưng sen vẫn không
sống.
Năm 1998, ao cạn nước làm chết sạch các loài sen, súng đang trồng. Nhưng không ngờ, năm sau khi nước lên, sen lạ lại mọc và nở hoa. Hoa sen lạ này khi mới nở có màu trắng, sau 12 giờ trưa đổi sang màu hồng và chỉ nở trong 2-3 ngày thì tàn. Theo tài liệu tra cứu, đây là loài sen Victoria Regia, mọc rất nhiều ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Loài sen này từng gây xôn xao khi xuất hiện tại công viên thực vật Tây An, Trung Quốc, nó được mang từ Paraguay sang dự triển lãm quốc tế về các loài hoa. Hình ảnh một phụ nữ Trung Quốc cùng hai cậu con nhỏ ngồi trên lá sen gây chấn động về một loài sen lạ. Loài sen Victoria Regia. Mặt trên của lá có màu diệp lục, hình các vảy chồng nhau như hình vảy ngói âm dương, mặt dưới màu nâu đỏ với rất nhiều gân to, gai nhọn. Lớp gân và các “khung xương” nằm dưới to, dày bằng hai lóng tay, tạo nên kết cấu khá vững chắc. Thân và mặt dưới lá có rất nhiều lông và gai nhọn. Hạt sen nhỏ như hạt đậu ván, mềm, ăn khá ngon nên thổ dân da đỏ vùng sông Amazon gọi là “ngô trong nước”. Sư trụ trì Thích Huệ Từ mang trong nhà ra một tấm mặt bàn bằng thiếc mỏng, thả xuống lá sen như một cái nia khổng lồ. Có lá đường kính to trên 3 m. Mùa nước nổi là lúc sen no nước, mỗi ngày lá lớn ra trông thấy. Chị Hà, một du khách đến từ Rạch Giá - Kiên Giang, rất hăm hở nhảy xuống lá sen, chấp tay niệm Phật để làm mẫu chụp ảnh. “Ai nặng cỡ 60 kg trở xuống đứng lên lá chỉ làm lay động nhẹ thôi”, sư Huệ Từ giải thích. Vì cẩn thận, đảm bảo an toàn cho khách nên chùa hạn chế lượt khách muốn xuống ngồi lá sen chụp ảnh, quay phim.
==
Loài sen kỳ lạ ở Đồng Tháp lá to hơn cái nia, một người nặng khoảng 60 kg có thể đứng lên lá mà chỉ làm chao nhẹ mặt nước. Chuyện tưởng chừng như lời đồn thổi nhưng lại có thật ở chùa Phước Kiển, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
Năm 1998, ao cạn nước làm chết sạch các loài sen, súng đang trồng. Nhưng không ngờ, năm sau khi nước lên, sen lạ lại mọc và nở hoa. Hoa sen lạ này khi mới nở có màu trắng, sau 12 giờ trưa đổi sang màu hồng và chỉ nở trong 2-3 ngày thì tàn. Theo tài liệu tra cứu, đây là loài sen Victoria Regia, mọc rất nhiều ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Loài sen này từng gây xôn xao khi xuất hiện tại công viên thực vật Tây An, Trung Quốc, nó được mang từ Paraguay sang dự triển lãm quốc tế về các loài hoa. Hình ảnh một phụ nữ Trung Quốc cùng hai cậu con nhỏ ngồi trên lá sen gây chấn động về một loài sen lạ. Loài sen Victoria Regia. Mặt trên của lá có màu diệp lục, hình các vảy chồng nhau như hình vảy ngói âm dương, mặt dưới màu nâu đỏ với rất nhiều gân to, gai nhọn. Lớp gân và các “khung xương” nằm dưới to, dày bằng hai lóng tay, tạo nên kết cấu khá vững chắc. Thân và mặt dưới lá có rất nhiều lông và gai nhọn. Hạt sen nhỏ như hạt đậu ván, mềm, ăn khá ngon nên thổ dân da đỏ vùng sông Amazon gọi là “ngô trong nước”. Sư trụ trì Thích Huệ Từ mang trong nhà ra một tấm mặt bàn bằng thiếc mỏng, thả xuống lá sen như một cái nia khổng lồ. Có lá đường kính to trên 3 m. Mùa nước nổi là lúc sen no nước, mỗi ngày lá lớn ra trông thấy. Chị Hà, một du khách đến từ Rạch Giá - Kiên Giang, rất hăm hở nhảy xuống lá sen, chấp tay niệm Phật để làm mẫu chụp ảnh. “Ai nặng cỡ 60 kg trở xuống đứng lên lá chỉ làm lay động nhẹ thôi”, sư Huệ Từ giải thích. Vì cẩn thận, đảm bảo an toàn cho khách nên chùa hạn chế lượt khách muốn xuống ngồi lá sen chụp ảnh, quay phim.
Sen chiếm diện tích lớn ao của chùa
Lá sen to quá khổ
To bằng cái nia, vành cong lên cả tấc tay trông rất đẹp mắt
==
SƠN ĐỘNG TẠI QUẢNG BÌNH ,VIỆT NAM
Hang Sơn Đoòng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã công bố trước Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình việc phát hiện ra hang động lớn nhất thế giới. Hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất là 6,5 km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu. Với kích thước như thế, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100 m, rộng 90 m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới[1][2] . THAM KHẢO
18 năm tìm 'siêu' hang động Sơn Đoòng Cập nhật lúc : 8:13 AM, 24/04/2009
Là
người phát hiện ra hang động Sơn Đoòng lớn nhất thế giới và 11 động
khác mới đây tại Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), anh Hồ Khanh được
Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh trao cho quyền đặt tên cho các hang
động này.
>> Phát hiện hang động lớn và đẹp nhất thế giới >> Khám phá hang động đẹp và lớn nhất thế giới 12 hang động này được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh định vị vào bản đồ hang động thế giới và hệ thống định vị toàn cầu một cách trang trọng. 18 năm nặng tình với hang động
Trong
căn nhà gỗ xinh xắn bên dòng sông Son, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình, anh Hồ Khanh, 40 tuổi, một nông dân thứ thiệt kể cho
chúng tôi nghe về phát hiện vĩ đại này bằng giọng nói giản dị, cuốn hút.
Năm
1991, trong một lần đạp cội tìm trầm giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng
theo tuyến hang Én, bất chợt gặp mưa rừng, Hồ Khanh phải tìm nơi trú ẩn
để tránh lũ quét. Anh tình cờ gặp một hang động rộng thênh thang và cao
chót vót. Ngồi trú trong đó mà anh vẫn cảm thấy rùng mình vì gió thổi
rất mạnh từ trong hang ra. Nhưng, chính anh lúc đó cũng không hề biết
phát hiện của mình cực kỳ có giá trị không chỉ đối với Việt Nam mà còn ở
trên phạm vi thế giới.
Cuối
năm đó, anh bỏ nghề tìm trầm để quay lại làm ruộng, sống cuộc sống nông
nhàn bên dòng sông Son. Đến năm 2006, khi ký ức của anh về cái hang gió
dần mờ nhạt thì anh gặp đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng gia
Anh sang tìm kiếm hang động mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo lời mô tả
của anh, cái hang đó có “gió thổi mạnh 24/24 giờ”, kỳ lạ nhất là bên
ngoài hang đứng gió nhưng bên trong gió cứ ào ạt. Ba ngày liền, đoàn
thám hiểm theo chân anh đi tìm hang gió nhưng thất bại. Bù lại, đoàn
phát hiện ra ba hang động khác cũng rất ấn tượng.
Sau
đó, đoàn thám hiểm quay lại Phong Nha - Kẻ Bàng hai lần để cùng anh
Khanh đi tìm hang động kỳ bí đó trong vô vọng. Trước khi quay trở lại
nước Anh, đoàn hẹn anh khi nào tìm lại được thì thông báo. Một ngày lạnh
lẽo đầu năm 2009, anh Khanh cố gắng nhớ lại từng chi tiết của 18 năm về
trước để tiếp tục cuộc hành trình. Anh như kẻ mộng du, mặc cho muỗi,
vắt đốt, đá tai mèo đâm bàn chân chảy máu. Cuối cùng, anh tìm được cái
hang gió của 18 năm về trước. “Càng vào sâu, lòng hang càng rộng. Nhìn
bằng mắt không thấy trần hang, vách hang, phải soi đèn mới thấy lờ mờ.
Không thể diễn tả hết cảm giác sung sướng khi tìm lại được nó”, anh
Khanh nhớ lại.
Đặt tên cho 12 hang động
Nhận
tin báo của anh, đoàn thám hiểm hang động Anh quay trở lại và thực hiện
chuyến đi khảo sát kéo dài từ tháng 3 đến ngày 14/4 vừa qua. Đoàn đi
sâu vào trong hang 6,5 km nhưng không thể đi tiếp vì điều kiện không cho
phép. Song đoàn chính thức xác nhận đây chính là hang lớn nhất thế
giới, với bề rộng hơn 200m
và chiều cao trung bình của trần hang là 150m (hang Deer ở Malaysia
được coi lớn nhất thế giới chỉ dài 2km, rộng 90m, cao 100m).
Để
ghi công anh Hồ Khanh, ông Howard Limbirt, Trưởng đoàn thám hiểm đã đề
nghị anh đặt tên cho hang động mới này. Hồ Khanh lấy tên địa phương đặt
hang động mới là Sơn Đoòng. Một kỳ quan mới của di sản Phong Nha - Kẻ
Bàng được gọi tên và xác lập danh tiếng của mình trên bản đồ hang động
thế giới.
Ngoài
Sơn Đoòng, ạm Khanh còn đặt tên cho 11 hang động khác do chính anh phát
hiện: hang Vực Cá Thau, động Long, hang Phong, hang Hùng, hang Khanh
(tên của Hồ Khanh), hang Thái Hoà… Đó là tên của một số người cùng đi
trong đoàn thám hiểm, còn tên Vực Cá Thau là do hang này có nhiều cá
thau.
Trong số các hang này, ngoài Sơn Đoòng, anh cũng rất ấn tượng với hang Thái Hòa (tên con gái anh) mà như mô tả: “Đó là chốn bồng lai tiên cảnh nằm giữa lưng chừng núi đá vôi. Từ chân núi lên hang Thái Hòa mất một giờ rưỡi, thạch nhũ đẹp kinh ngạc và có hồ nước trong vắt không biết bắt nguồn từ đâu”.
Anh Khanh còn
tiết lộ, anh còn phát hiện tại tuyến hang Én còn 5 hang chưa được khám
phá. “Đất mình nghèo, phát hiện ra nhiều hang động là mừng. Nhưng phát
hiện ra rồi không làm gì thì cũng phí. Nếu địa phương sử dụng vào mục
đích du lịch để dân vùng rừng di sản khỏi bám vào rừng một cách tiêu
cực”, anh nông dân Hồ Khanh thật thà tâm sự.
|
TRỊNH CÔNG SƠN
LTS
Chúng
tôi tìm thấy một bài viết về Trịnh Công Sơn của Ông Nguyễn Đắc Xuân,
Huế. Ông Nguyễn Đác Xuân là bạn và cũng là đồng chí với Trịnh Công Sơn,
chắc bài viết ông chứa đựng ít nhiều sự thực. Cách đây vài tháng, họa sĩ
Trịnh Cung, cũng là bạn thân của Trịnh Công Sơn viết về mục tiêu chánh
trị của Trịnh Công Sơn. Nhiều người cho rằng Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ,
là con người mơ mộng. không phải con người chính trị. Nhưng bài viết của
Nguyễn Đắc Xuân lại có phần giống ý kiến Trịnh Cung. Chúng tôi gửi bài
này đến quý bạn để quý bạn có thêm tài liệu tham khảo.
Sơn Trung
Tập nhạc Kinh Việt Nam (1970)
Trịnh Công Sơn sáng tác cho một kế hoạch đảo chính vận động hòa bình
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
(Tạp chí HỒN VIỆT Số 1 - Tháng 7/2007)
Có lẽ nhiều bạn đọc từng biết tập nhạc Kinh Việt Nam
của Trịnh Công Sơn (Đinh Cường vẽ bìa, Bửu Chỉ minh hoạ, Nhân Bản xuất
bản, 1970), từng đọc đoạn mở đầu do Trịnh Công Sơn viết năm 1968: “là
những tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương.
Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu
này. Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng
người. Đó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh”.
Nhưng có thể nói cho đến nay ít người biết trong trường hợp nào Trịnh
Công Sơn đã sáng tác tập nhạc với lời mở đầu súc tích như thế.
1. Cái tên Kinh Việt Nam hình thành ở Quán Văn
Từ sau khi Trịnh Công Sơn cho trình bày Ca Khúc Da Vàng
qua tiếng hát Khánh Ly, đặc biệt là sau vụ chính quyền Sài Gòn đàn áp
đẫm máu Phong trào tranh đấu miền Trung (6/1966), Quán Văn và Hội Hoạ sĩ
trẻ Đại học Văn Khoa Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ, sinh hoạt văn hoá,
nơi ẩn trú của thanh niên sinh viên tranh đấu và yêu nhạc Trịnh. Đây
cũng là nơi “trốn lính” của Trịnh Công Sơn. KTS Nguyễn Hữu Đống – nhân
vật dân sự độc nhất có mặt trong “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ
chế độ Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963. Chủ nhiệm báo Việt Chiến kiêm Giám
đốc Nhà xuất bản Việt Chiến cũng thường đến Quán Văn chơi với Trịnh Công
Sơn và qua giọng Huế đồng hương, họ hay bàn chuyện sáng tác văn nghệ
đấu tranh cho hoà bình Việt Nam. Đống làm báo, có nhiều kênh quan hệ với
tình báo, biết rõ chủ trương làm chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, anh rất
đau lòng trước cảnh người Việt Nam bị bắt lính, bị bắt cầm súng của
ngoại bang để bắn vào đầu anh em. Tất cả những nhân danh này nọ đều là
bịa đặt, ngu dốt.
Một đêm trước Noel 1967, anh em văn nghệ ở Quán Văn kéo nhau đi xem phim Mười Điều Giáo Lệnh Của Moise
(Les Dix Commandements de Moise). Riêng Trịnh Công Sơn không dám đi vì
đang bị lùng bắt. Ở Quán, Trịnh có dịp tâm sự riêng với người bạn
KTS-nhà báo. Ngồi trên cái nền xi-măng vốn là nền Khám Lớn, họ nghĩ mình
đang ngồi trên cái nền từng để cái máy chém của thực dân Pháp hồn
thiêng sông núi đang quanh quẩn đâu đây. Nhân bình luận về Mười Điều
Giáo Lệnh, tức nhắc đến các mệnh lệnh đạo đức và tôn giáo, theo Kinh
Thánh, được phán truyền cho Moise ở Mont Sinai và được khắc vào hai
phiến đá (Mười Điều Giáo Lệnh đóng vai trò quan trọng trong Do Thái giáo
và Kitô giáo), Nguyễn Hữu Đống nảy ra một ý kiến mới và bảo Trịnh Công
Sơn:
- “Toi đã làm được Ca Khúc Da Vàng, tại sao toi không làm một tập Giáo Lệnh Việt Nam – Kinh Việt Nam, để cho người Việt Nam nhớ đừng bao giờ còn ngu cầm súng ngoại bang để bắn vào đầu anh em, đồng bào mình nữa?”
Đề nghị bất ngờ nhưng hợp với tư tưởng hòa bình của Sơn nên anh sốt sắng nhận lời.
2. Tập nhạc phục vụ cuộc đảo chính vận động hoà bình
Mùa
hè 1966, nếu chính quyền Sài Gòn không đàn áp được Phong trào tranh đấu
cho hòa bình Việt Nam ở miền Trung, Tổng thống Mỹ Johnson có thể tính
đến chuyện giao vấn đề Việt Nam cho người Việt Nam giải quyết. Sau Tết
Mậu Thân (2/1968) Chính phủ Mỹ càng ngao ngán hơn nữa. Qua các nguồn tin
mật phương Tây, Đống biết được trước sau gì Mỹ cũng bỏ rơi Việt Nam
Cộng Hòa (VNCH). Vì thế càng kéo dài chiến tranh, càng có nhiều thanh
niên chết một cách vô ích, đất nước càng nát tan, hận thù càng bị đào
sâu. Nguyễn Hữu Đống đã có kinh nghiệm làm đảo chính từ hồi 1963, nên
sau Tết Mậu Thân, nhất là sau khi có chủ trương Việt Nam hóa chiến
tranh, anh cùng nhiều chính khách cũng như tướng tá VNCH cùng chí hướng
bí mật tổ chức một cuộc đảo chính để “cứu nước”. Được nhiều thế lực
trong và ngoài nước ủng hộ, Đống nhờ “nhà báo” Đỗ Ngọc Yến tập họp tất
cả các đoàn thể thanh niên ở Sài Gòn mà Yến có ảnh hưởng lúc ấy vào Đại
Hội Thanh Niên Vì Tổ Quốc. Nguyễn Hữu Đống được bầu làm Tổng thư ký của
Đại hội. Trong thời gian đó, tướng Trần Văn Đôn được Mỹ ủng hộ hình
thành Mặt Trận Nhân Dân Cứu Nguy Dân Tộc. Qua trung gian “nhà báo” Đỗ
Ngọc Yến, người Mỹ muốn tổ chức của Đống đặt dưới trướng của tướng Đôn.
Nhưng Đống không đồng ý, anh lập kế hoạch đảo chính Nguyễn Văn Thiệu, sẽ
mời TS nguyễn Văn Hảo (người miền Nam) sinh năm 1936 phụ trách kinh
tế-xã hội, mời Bùi Thế Dung (sinh năm 1936, chồng của ca sĩ H.Th), đại
tá Thiết Giáp, người miền Bắc, phụ trách quân sự, ngoại giao. Và Nguyễn
Hữu Đống (người Huế, sinh năm 1937), phụ trách an ninh, báo chí-phát
thanh. Sẽ đặt Trịnh Công Sơn làm Bộ trưởng Văn hóa. Theo kế hoạch, khi
đảo chính thành công, công an và quân đội VNCH sẽ được đưa ra bên ngoài,
các thành phố sẽ được giao lại cho thanh niên, học sinh, sinh viên giữ
an ninh. Bộ Tư lệnh sẽ đặt ở suối Lồ Ồ - nơi trước đây Ngô Đình Nhu định
xây dựng bản doanh của “Thanh Niên Cộng Hòa”. Tuổi trẻ đô thị sẽ đốt
đuốc hát Kinh Việt Nam nối đuôi nhau từ thành phố ra ngoại ô rồi đi
ngược lại. Dòng người trẻ cứ thế thực hiện từ Sài Gòn ra đến Bến Hải.
Đến
khi cuộc đảo chính vận động hòa bình được ổn định, được thế giới chú ý,
sẽ tuyên bố “Việt Nam Cộng Hòa bỏ súng”. Nếu có đơn vị quân đội nào
không chấp hành, trở ngược lại đàn áp thanh niên thì một số thanh niên
có thể chết vì khát vọng hòa bình còn hơn là chết ngoài mặt trận chống
lại anh em của mình. Và, chắc chắn khi đó một số chính phủ nước ngoài
ủng hộ cuộc đảo chính sẽ can thiệp và bảo vệ cuộc đảo chính vì hòa bình
Việt Nam. Tất cả những cuộc họp bàn đảo chính kéo dài trong nhiều năm
đều diễn ra bí mật nhưng luôn luôn được thông báo từng chi tiết với
Trịnh Công Sơn. Đến sau khi Sơn xây được nhà riêng xong (1971?) thì các
cuộc bàn ấy diễn ra ngay tại nhà anh.
3. Nỗi sốt ruột của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn đã soạn xong Kinh Việt Nam.
Nhưng kế hoạch đảo chính được chuẩn bị từ năm 1968, nhiều lần tưởng đã
sắp nổ ra lại phải hủy bỏ. Tướng Nguyễn Văn Thiệu biết có một cuộc đảo
chính đang rập rình quanh mình nên rất cảnh giác. Phương tiện, giờ giấc
đi lại của tường Thiệu luôn thay đổi bất ngờ. Những người phục vụ chung
quanh có dấu hiệu bất thường liền bị điều động đi nơi khác ngay. Trong
các cuộc duyệt binh mừng “Ngày Quân Lực 19 tháng 6” hay mít-tinh kỷ niệm
ngày “Người Cày Có Ruộng”, tướng Thiệu luôn cho kiểm tra nghiêm ngặt
súng đạn và xăng dầu của các thiết giáp để đề phòng chuyện quân đội làm
đảo chính. Nhờ thế mà Nguyễn Văn Thiệu đã vô hiệu hóa nhiều âm mưu ám
sát ông. Kế hoạch đảo chính chờ đợi thực hiện tháng này qua tháng khác,
làm cho Trịnh Công Sơn rất sốt ruột. Chưa đảo chính được thì Trịnh Công
Sơn còn phải sống “bất hợp pháp”. Trịnh Công Sơn khao khát được tự do,
anh diễn tả nỗi chờ mong ấy trong bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói: “Nơi
đây tôi chờ/ Nơi kia anh chờ/ Trong căn nhà nhỏ/ Mẹ cũng ngồi chờ/ Anh
lính ngồi chờ/ Trên đồi hoang vu/ Người tù ngồi chờ/ Bóng tối mịt mù/
Chờ đã bao năm/ Chờ mai này ta dậy trong tiếng hò reo/ Chờ cho lòng căm
thù đến lúc chìm sâu/ Chờ hòa bình đến/ Chờ tiếng bom im...”. Không ngờ, Trịnh Công Sơn phải chờ đến 30/4/1975 mới thấy được đất nước hòa bình thống nhất.
4. Kinh Việt Nam cầu những việc gì?
Kinh
Việt Nam có 12 bài. Ngoài bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói đã trích ở
trên, 11 bài còn lại phục vụ cho cuộc đảo chính vận động hòa bình với
các nội dung sau:
- Trước nhất anh mô tả cảnh dân tộc đắm chìm trong chiến tranh, dân ta sống rất đau khổ, bi đát.
Dân Ta Vẫn Sống: “Dân
ta đã bao nhiêu năm/ Lòng chìm sâu ước mơ hân hoan/ Nhìn rừng phơi xác
thân anh em/ Nhìn trái tim rơi theo đại bác/ Thịt người cho thú nhai
ngon/ Mẹ cha tóc khô như rơm/ Chờ đàn con đã đi bao năm không về/ Đứa về
cụt bàn chân…”.
- Anh tin tưởng cuộc đảo chính sẽ thành công và…
Ngày Mai Đây Bình Yên: “Ngày
mai đây bình yên/ Vì mọi nơi đã lên mồ hoang/ Ngày mai đây nhìn quanh/
Lòng sẽ thấy xót xa vô cùng/ Mẹ già đi lom khom tìm trên bãi vắng/ Tìm
mộ đứa con hôm nay không còn/ Để đón thanh bình…”.
- Anh tưởng tượng đến nỗi hân hoan trong đêm đảo chính vận động hòa bình.
Ta Thấy Gì Đêm Nay: “Cờ
bay trăm ngọn cờ bay/ Rừng núi loan tin đến mọi miền/ Gió Hòa bình bay
về muôn hướng/ Ngày vui con nước trôi nhanh/ Nhịp sống bao la xóa bỏ hận
thù/ Gặp quê hương dau bão tố/ Giọt nước mắt vui hay lòng gỗ đá…”.
- Những đêm ấy thanh niên thắp đuốc đi từ thành phố ra vùng nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi kêu gọi hòa bình.
Hành Ca: “Đoàn
người đi vào trong đêm/ Đuổi bóng tối đi cho da vàng/ Bỏ hai mươi năm
chiến chinh buồn xây thnah bình/ Đoàn người đi miên man/ Tìm ánh sáng
cho Việt Nam”.
- Khi đã có hòa bình, thống nhất, nỗi mừng vui hạnh phúc tràn ngập ruộng đồng quê hương.
Cánh Đồng Hòa Bình: “Mặt
trời yên vui lên đỏ chói/ Đỏ trái tim người/ Ngày Việt Nam đã qua cơn
đau dài/ Triệu trái tim người/ Cùng nhịp vui với con tim nhân loại/ Ngày
lên cùng niềm tin/ Bàn tay ta quyết lo vun trồng/ Hòa bình như lúa thơm
nuôi dân mình/ Một sớm thanh bình/ Giọng cười em vút cao hơn bình
minh”.
- Khung cảnh miền quê sau ngày đất nước hòa bình:
Đồng Dao Hòa Bình: “Hôm
nay thấy mặt trời rực sáng/ Trong tim người trong tim ta trong tim anh/
Trong tim những ruộng đồng gội nắng/ Hai mười năm nhục nhằn đã qua/ Hôm
nay thấy nụ cười rạng chói/ Trên môi người trên môi ta trên môi em/
Trên môi những mẹ già”…
- Tuy nhiên, trong nỗi mừng hòa bình bộc lộ nỗi đau đớn mất mát:
Sao Mắt Mẹ Chưa Vui: “Đêm
nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui/ Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người/
Đêm nay hòa bình không nụ cười trên môi/ Nhìn quanh em không ai còn lại/
Không ai còn lại/ Ru đỡ tình người cho có đôi”…
- Anh kêu gọi hãy nén thương đau để hân hoan đón hòa bình, xây dựng lại tình thương, hàn gắn vết thương đau:
Đôi Mắt Nào Mở Ra: “Nhìn
Việt Nam sống lại ngày đầu/ Đôi mắt nào mở ra cho nhau/ Nhìn hồn phai
những vết thương đau/ Đôi mắt nào mở ra trông theo/ Từng niềm vui mặt
người thấy lại/ Đô mắt nào mở ra hôm nay/ Nhìn rừng khô lên những mầm
tươi”.
- Phải hành động cụ thể, không viển vông:
Hãy Đi Cùng Nhau: “Đến
trước từng căn nhà/ Hỏi thăm từng anh lính/ Mới về từ rừng xa/ Em hãy
đi cùng tôi/ Đến trước từng căn nhà/ Hỏi thăm từng người mẹ/ Hỏi thăm
từng người cha/ Em nhớ đi cùng tôi/ Áo mới và mang quà/ Đùa vui cùng đàn
bé/ Tay cầm lồng đèn hoa/ Em hãy đi cùng tôi/ Dưới bóng triệu lá cờ/
Hỏi thăm từng người chị/ Phố dài triệu người qua”.
- Cả dân tộc đoàn kết, hân hoan đất nước hòa bình, thống nhất, cùng nhau nắm tay xây dựng đất nước vinh quang.
Nối Vòng Tay Lớn: “Ta
đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/ Mặt đất bao la anh em ta về/ Gặp
nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm/ Nối tròn một
vòng Việt Nam”.
- Kêu gọi xây dựng lại đất nước sau khi hòa bình:
Dựng Lại Người, Dựng Lại Nhà: “Đi
xây lại Việt Nam/ Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng sâu/ Vác những
cây rừng to/ Về nơi đây ta xây dựng nhà/ Dựng làng mới cho dân ta về/
Dựng nhà mới cho miền quê”.
* * *
Kinh Việt Nam
được viết với sự gợi ý (cũng có thể xem là đặt hàng) của những người
đảo chính vận động hòa bình. Tuy nhiên việc gợi ý đó phù hợp với khát
vọng hòa bình của Trịnh Công Sơn nên anh hưởng ứng và thực hiện rất
thành công. Bởi thế chính quyền VNCH sống bằng chiến tranh cũng như
những người gắn bó với chính quyền ấy hiện nay đang định cư ở nước ngoài
ít nhắc hoặc không muốn nhắc đến tập nhạc này.
Qua Kinh Việt Nam
ta thấy Trịnh Công Sơn rất thực tế, các bài hát được soạn đúng theo
trình tự trước, trong và sau cuộc đảo chính vận động hòa bình, nếu có.
Âm điệu Kinh Việt Nam mạnh mẽ vui tươi trong sáng, không day dứt sâu lắng như Ca Khúc Da Vàng nhưng nó vẫn gắn kết với đời sống tâm linh vốn có trong âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Tư tưởng hòa bình của Trịnh Công Sơn trong Kinh Việt Nam
cũng như trong toàn bộ tác phẩm của anh không chỉ cho Việt Nam mà còn
cho cả loài người, không chỉ có ý nghĩa trong thời gian xảy ra chiến
tranh Việt-Mỹ mà còn có giá trị trong thế giới đầy bạo lực ngày nay.
Nếu
không biết Trịnh Công Sơn đã từng khát khao hòa bình và muốn hành động
để thống nhất đất nước như thế thì không thể giải thích được sự hồ hởi
phấn khởi của Trịnh Công Sơn khi anh đến đài phát thanh Sài Gòn hát Nối Vòng Tay Lớn trưa ngày 30/4/1975 như mọi người thường nhắc đến.
Và
cũng không thể hiểu được sau 30/4/1975, Trịnh Công Sơn đã đi vào thực
tế cách mạng một cách say sưa và làm “nhạc đỏ” vẫn rất hay. Chỉ tiếc
nhiều dự kiến của Trịnh Công Sơn sau 30/4/1975 không thực hiện được,
nhiều bài trong tập nhạc không được “tụng”. Ngày nay yêu thích Kinh Việt Nam, không những hát Kinh Việt Nam mà nên chăng phải hành động, tiếp tục thực hiện những gì chưa thực hiện sau hơn ba mươi năm đất nước đã hòa bình thống nhất.
Bài
viết này chỉ là một phát hiện ban đầu, rất mong những ai từng ở trong
cuộc đang sống ở trong nước cũng như ở nước ngoài bổ sung cho những chỗ
bất cập.
Gác Thọ Lộc, 6/2007.
BẢN CHỤP BÀI BÁO:
Bìa báo HỒN VIỆT, số 1, tháng 7/2007
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do%3Bjsessionid=EF22BD06F874C4992B80E08A29263285?action=viewArtwork&artworkId=8639
--------------
TIN TỨC VỀ TÔN GIÁO VIỆT NAM
Thượng tọa Thích Thiện Minh gặp phái đoàn USCIRF
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2009-05-18
Hôm Chủ nhật 17-6-2009, Thượng Tọa Thích Thiện Minh đã có cuộc gặp với phái đoàn Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF, tại một khách sạn ở TP.HCM.
Photo courtesy BTS/TƯ/HH-PGHH
Thượng toạ Thích Thiện Minh gặp gỡ phái đoàn Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ tại Khách Sạn Sheraton, Sài Gòn, hôm 17-5-2009.
Sau cuộc gặp với phái đoàn USCIRF, Thượng toạ Thích Thiện Minh đã dành cho cho Đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt về việc này. Cuộc phỏng vấn do phóng viên Đỗ Hiếu thực hiện và sau đây là phần tóm lược những điểm chính:
Nội dung cuộc gặp
Đỗ Hiếu : Thưa Thầy, là đại diện duy nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) mới ngày hôm qua, xin Thượng Toạ sơ lược về nội dung của cuộc tiếp xúc đó.
TT Thích Thiện Minh : Xin thưa với anh Đỗ Hiếu là vào 9 giờ ruỡi sáng ngày Chủ Nhật 17-5-2009 tôi được phái đoàn Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - Hoa Kỳ mời tiếp xúc tại Khách Sạn Sheraton ở Quận I thành phố, dưới sự chủ trì cuộc gặp gỡ của ông Michael Cromartie, Phó Chủ Tịch USCIRF, và ông Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên viên phân tích và giải thích về chính sách cao cấp của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, trong đó còn có hai vị trong đoàn và một bà tuỳ viên của Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổng cộng tất cả là 5 vị, tiếp khách từ 9 giờ rưỡi đến 11 giờ trưa.
Phái đoàn USCIRF nói rằng họ có nhận được những thông tin về sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam, muốn tìm hiểu cá nhân tôi và một số vị trong các tôn giáo để xác minh các thông tin đó có chính xác hay không?
TT Thích Thiện Minh
Nội dung chính thức của cuộc tiếp xúc thì tôi cũng muốn tìm hiểu phái đoàn đến với mục đích chính là gì, bởi vì phái đoàn đến thì đầu tiên chỉ chào hỏi và tôi muốn hiểu biết trước, cho nên phái đoàn cũng nói rằng phái đoàn có nhận được những thông tin về sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam, muốn tìm hiểu cá nhân tôi và một số vị trong các tôn giáo để xác minh các thông tin đó có chính xác hay không, để phái đoàn có thể đúc kết và báo cáo về cao cấp để có phương hướng giải quyết trong tương lai. Đó là mục đích của phái đoàn.
Sau đó tôi cũng có hỏi tiếp rằng ngoài ra nếu phái đoàn, sau khi tiếp xúc với chúng tôi, có đạt được những kết quả tốt đẹp thì phái đoàn sẽ giải quyết những hướng đó như thế nào? Phái đoàn nói rằng "Chúng tôi sẽ làm hết sức mình cũng như có thể đưa Việt Nam vào trở lại danh sách như trước đây". Mặc dù phái đoàn không nói rõ danh sách CPC, nhưng ý của phái đoàn là như vậy.
Lúc đó tôi có thắc mắc, hỏi rằng "Nếu quý vị nói rằng sẽ đưa Việt Nam vào danh sách CPC thì xin phái đoàn cho biết một quốc gia - không nói gì về Việt Nam đâu - nếu bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách CPC thì quốc gia đó sẽ thiệt hại về quyền lợi như thế nào?" Thì chuyên viên Scott Flipse cũng có nói rằng có nhiều thiệt hại về quan hệ giữa hai nước, chẳng hạn như bây giờ cắt đi sự viện trợ về kinh tế hay là văn hoá, về giáo dục, kể cả luôn không cấp visa cho những chính khách của chính phủ sang Hoa Kỳ, và nhiều vấn đề khác.
Mặc dù tôi không nhớ hết nhưng mà ông Scott Flipse đã nói như thế, thì tôi có đặt vấn đề rằng "Nếu quý vị nói như vậy thì kể từ khi Tổng Thống Bush nhậm chức và Tổng Thống Bush đã trao cho Việt Nam món quà là rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, như vậy lúc bấy giờ việc rút đó có sai lầm hay không? Có cẩn thận cân nhắc kỹ lưỡng hay không? Tôi xin hỏi quý vị vấn đề đó."
Phái đoàn Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ trả lời rằng "Phái đoàn chúng tôi là độc lập, không liên quan đến Bộ Ngoại Giao, vì chúng tôi là của Quốc Hội hình thành cho nên giữa chúng tôi và Bộ Ngoại Giao vẫn có nhiều vấn đề bất đồng và tranh cãi. Chúng tôi xin xác nhận rằng cái sự rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC trong những năm trước là hoàn toàn sai lầm."
Đó là câu trả lời của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ.
Cũng xin thưa là qua cuộc tiếp xúc như vậy thì phái đoàn cũng có giải thích cho tôi một số vấn đề mà mình được thấy rõ cái nhìn của phái đoàn đối với cuộc tham quan, tìm hiểu, điều tra nhân quyền của phái đoàn. Tôi cũng đặt nhiều vấn đề giữa hai bên. Xin trình bày một số vấn đề với anh Đỗ Hiếu, còn vấn đề cuộc họp thì đương nhiên dài lắm.
Đỗ Hiếu : Thưa Thượng Toạ, nói chung không khí làm việc giữa phái đoàn Hoa Kỳ và các đại diện tôn giáo, trong đó có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, thì Thầy đánh giá ra sao?
TT Thích Thiện Minh : Thưa, không khí làm việc của hai bên rất là cởi mở, thẳng thắn và chân tình. Quý vị đó cảm thấy rằng buổi làm việc tiếp xúc với tôi và có thể với nhiều vị khác, họ cảm thấy có ấn tượng sâu sắc. Và họ nói rằng hình như Thầy cũng có quan tâm suy nghĩ về vấn đề nhân quyền, cũng như hiểu về vấn đề của Hoa Kỳ?
Tôi cũng có đặt thẳng vấn đề với họ rằng trong thời gian rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC thì tôi có nghe công luận quần chúng nói rằng chính phủ Hoa Kỳ và người cộng sản Việt Nam có hai vấn đề:
Thứ nhứt, người ta cho là vấn đề nhân quyền đưa ra trong quan hệ Mỹ Việt đôi khi chỉ là biểu tượng, tượng trưng cho hai bên để mặc cả thương lượng của hai phía chứ chưa đạt kết quả tốt đẹp.
Lúc bấy giờ ông Scott Flipse nói rằng "Chúng tôi không có dùng nhân quyền để mặc cả giá của hai bên. Xin đính chánh lại để cho Thầy được hiểu". Đó là một trường hợp như vậy.
Cũng qua cuộc tiếp xúc, tôi cũng có trình bày rõ là nhân dân Việt Nam bây giờ bầu cử những người đại diện xứng đáng cho mình để họ phục vụ quyền lợi của nhân dân nhưng mà khi bầu ra thì họ không phục vụ quyền lợi của nhân dân mà họ lại đè đầu cởi cổ nhân dân nữa. Cho nên dân quyền bị cướp đoạt, nhân quyền bị chà đạp, cuối cũng thì người dân mới yêu cầu đến nhân loại, lúc đó thì cộng đồng nhân loại lên tiếng nói để bảo vệ quyền con người.
Cho nên ngày hôm nay tôi thiết nghĩ phái đoàn không phải chỉ nhân danh riêng của Uỷ Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ mà quý vị còn nhân danh với tư cách là cộng đồng của con người lên tiếng nói để bảo vệ cho con người nữa.
Lúc đó phái đoàn mới OK, hoan nghênh lời nói này, và họ vui vẻ trong cuộc tiếp xúc đó, thưa anh Đỗ Hiếu.
Tự do tôn giáo?
Đỗ Hiếu : Thưa Thượng Toạ, trước khi tạm biệt xin Thưọng Toạ cho biết ngắn gọn những điều gì Thầy cần nhắn gửi và sau hết xin Thầy cho biết từ hồi Thầy rời phái đoàn đến giờ thì Thầy có gặp điều gì thuận lợi hay khó khăn không?
TT Thích Thiện Minh : Khi làm việc với phái đoàn thì phái đoàn có hỏi rằng mấy hôm nay tôi có khó khăn gì với chình quyền hay không, thì tôi có nói là bên Bộ Công An đã cho người đến gia đình tôi thông báo rằng phái đoàn có thông qua Công An Thành Phố cho nên Thầy có đến gặp thì cứ gặp tự nhiên.
Nhưng buổi sáng Chủ Nhật thì khi tôi thức dậy thì có khoảng 4 người đeo kiếng đen đã ngồi trước nhà tôi và họ chờ tôi đi thì họ chạy xe theo. Cho nên tôi đã tìm một phương khác để đi gặp phái đoàn. Lúc bấy giờ phái đoàn ông Scott có trả lời rằng Thầy rất can đảm để cố gắng tìm gặp chúng tôi, thật là hoan nghênh.
Trong khi nhà nước Việt Nam họ nói rằng mở rộng tôn giáo còn chúng tôi là những người đang bị nạn nhân của tôn giáo.
TT Thích Thiện Minh
Tôi nói điều này không có gì lạ cả vì phái đoàn cách xa bờ đại dương hàng nghìn cây số mà quý vị còn qua đây, một nước nghèo nàn để mà quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Đặc biệt nhứt ngày hôm nay là ngày Chủ Nhật mà quý vị còn cố gắng tìm hiểu về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, cho nên tôi không ngần ngại đến với quý vị.
Đó là những vấn đề mà họ nhiệt tâm thì mình phải đối lại bằng sự nhiệt tình, xin thưa với anh Đỗ Hiếu.
Cho nên tôi xin nhắn nhủ với đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước là mình cũng trung thực nhưng mà không phải cầu luỵ, vì vấn đề này tôi cũng trình bày với phái đoàn nếu phái đoàn đứng với tư cách nào để nhận xét hai bên, trong khi nhà nước Việt Nam họ nói rằng mở rộng tôn giáo còn chúng tôi là những người đang bị nạn nhân của tôn giáo, tôi yêu cầu quý vị chỉ cần đứng trung gian - chính giữa - công bằng thôi là lẽ phải thuộc về chúng tôi rồi chứ không cần ngả về phía chúng tôi.
Đó là những câu nói của chúng tôi như thế để cho thấy rằng chỉ cần Hoa Kỳ đứng chính giữa trung gian thì lẽ phải sẽ về phía những nạn nhân rồi, thưa anh Đỗ Hiếu.
Đỗ Hiếu : Xin cảm ơn Thượng toạ Thích Thiện Minh!
Gặp gỡ giữa Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và Phật Giáo Hòa Hảo
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-05-18
Một phái đoàn thuộc Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) hiện đang có mặt tại Việt Nam để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo. Phái đoàn đã tiếp xúc với một số nhân vật đang tranh đấu cho tự do - dân chủ tại Việt Nam.
Photo courtesy BTS/TƯ/HH-PGHH
Phái đòan Phật Giáo Hòa Hỏa đi gặp USCIRF (từ trái sang phải: Đ/đ Trần văn Nghĩa, Trần hòai Ân, Lê minh Triết,Thích thiện Minh (G) Cô Nguyễn Thị Thùa, Nguyễn quí Giới, Nguyễn văn Lía)
Mới đây phái đoàn đã tìm gặp đại diện của Phật Giáo Hoà Hoả. Trần Văn tường trình về cuộc gặp gỡ đó như sau :
Phật Giáo Hoà Hảo không có tự do tín ngưỡng
Trần Văn : Thưa ông, chúng tôi được biết Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã gặp đại diện Phật Giáo Hoà Hảo để hỏi thăm về tình hình Phật Giáo Hoà Hảo hiện nay.
Phái Đoàn vào Việt Nam làm việc với chính phủ Việt Nam lần này về vấn đề tự do tín ngưỡng - tôn giáo tại Việt Nam. Bên phía Phật Giáo Hoà Hảo, tôi - Trần Hoài Ân và tu sĩ Lê Minh Triết cùng 4 đồng đạo khác đi theo ủng hộ chúng tôi, và chúng tôi đã trực tiếp gặp Phái Đoàn.
Ô.Trần Hoài Ân
Ông Trần Hoài Ân : Đúng như ông nói. Phái Đoàn vào Việt Nam làm việc với chính phủ Việt Nam lần này về vấn đề tự do tín ngưỡng - tôn giáo tại Việt Nam. Bên phía Phật Giáo Hoà Hảo, tôi - Trần Hoài Ân và tu sĩ Lê Minh Triết cùng 4 đồng đạo khác đi theo ủng hộ chúng tôi, và chúng tôi đã trực tiếp gặp Phái Đoàn.
Trần Văn : Thưa ông, trong buổi gặp đó ông đã trình bày những gì với Phái Đoàn của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ?
Ông Trần Hoài Ân : Chúng tôi được tự trình bày và trả lời một số câu hỏi của Phái Đoàn chung quanh vấn đề tự do tôn giáo của Phật Giáo Hoà Hoả tại Việt Nam.
Trần Văn : Những vấn đề đang xảy ra đối với Phật Giáo Hoà Hảo ở Việt Nam mà các ông đã trình bày với Phái Đoàn là gì ?
Ông Trần Hoài Ân : Chúng tôi đã trình bày với Phái Đoàn về thực trạng của Phật Giáo Hoà Hảo mất tự do tín ngưỡng ở tại Việt Nam.
Trần Văn : Việc không có tự do tín ngưỡng đối với Phật Giáo Hoà Hảo cũng như các tín đồ của Phật Giáo Hoà Hảo chính xác là sao, xin ông cho biết cụ thể.
Dựng ra một giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo quốc doanh
Ông Trần Hoài Ân : Chính xác là Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam trong một thời gian thật dài quyết tâm tiêu diệt Phật Giáo Hoà Hảo mà
Tu Sĩ Lê Minh Triết người ngôi bên phải của TT Thích Thiện Minh
Tu Sĩ Lê Minh Triết người ngôi bên phải của TT Thích Thiện Minh
không được bởi tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo đấu tranh ôn hoà cộng với yếu tố quốc tế, cho nên phía chính quyền đã dàn dựng ra một tổ chức giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo quốc doanh dùng toàn đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo Phật Giáo Hoà Hảo chi phối hết mọi nội dung Phật Giáo Hoà Hảo, xoá gần hết những tín ngưỡng chân truyền của Phật Giáo Hoà Hảo, cho nên tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo tiếp tục đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi lại truyền thống tín ngưỡng của đạo mình đã bị xâm hại.
Chính quyền đã dàn dựng ra một tổ chức giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo quốc doanh dùng toàn đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo Phật Giáo Hoà Hảo chi phối hết mọi nội dung Phật Giáo Hoà Hảo, xoá gần hết những tín ngưỡng chân truyền của Phật Giáo Hoà Hảo
Ô.Trần Hoài Ân
Chúng tôi khẳng định là Phật Giáo Hoà Hảo đã lâm vào tình trạng không được tự do tín ngưỡng ở tại Việt Nam.
Trần Văn : Thưa ông, sau khi nghe đại diện Phật Giáo Hoà Hảo trình bày những vấn đề - như ông đã kể - phía Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ có ý kiến gì không ?
Ông Trần Hoài Ân : Phía Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ có trả lời rằng "Chúng tôi đã làm, đang làm và sẽ làm thế nào để cho chính phủ Việt Nam cải thiện tốt nhứt về tự do tín ngưỡng cho Phật Giáo Hoà Hảo cũng như cho các tôn giáo khác tại Việt Nam".
Giải quyết yêu cầu của Phật Giáo Hoà Hảo
Trần Văn : Ngoài việc trình bày tình hình thực tế và những khó khăn mà Phật Giáo Hoà Hảo đang đối diện tại Việt Nam, Phật Giáo Hoà Hảo có đưa ra đề nghị cụ thể nào với UBTD Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ hay không ?
Ông Trần Hoài Ân : Chúng tôi có đưa ra yêu cầu. Chúng tôi là những tín đồ chân tu bao giờ cũng muốn cho đất nước của mình được bình ổn, nhưng phía chính quyền phải thật sự tôn trọng tự do tín ngưỡng của tôn giáo chúng tôi nói riêng và tự do tín ngưỡng của các tôn giáo khác đang có mặt tại Việt Nam nói chung.
Riêng về Phật Giáo Hoà Hảo, chúng tôi tha thiết yêu cầu tổ chức quốc tế có trách nhiệm về tự do tôn giáo tiếp tục khuyến cáo chính phủ Việt Nam phải thả tù lương tâm của Phật Giáo Hoà Hoả mà hiện giờ còn quý ông Nguyễn Văn Điền, Võ Văn Thanh Liêm và mười hai đồng đạo khác
Ô.Trần Hoài Ân
Riêng về Phật Giáo Hoà Hảo, chúng tôi tha thiết yêu cầu tổ chức quốc tế có trách nhiệm về tự do tôn giáo tiếp tục khuyến cáo chính phủ Việt Nam phải thả tù lương tâm của Phật Giáo Hoà Hoả mà hiện giờ còn quý ông Nguyễn Văn Điền, Võ Văn Thanh Liêm và mười hai đồng đạo khác vì đấu tranh ôn hoà cho công bằng tôn giáo Phật Giáo Hoà Hảo mà hiện còn đang bị cầm tù.
Yêu cầu phía chính quyền Việt Nam phải:
- giải tán ngay giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo quốc doanh,
- rút chân đảng ra khỏi sinh hoạt tôn giáo,
- trả lại tín ngưỡng chân truyền của Phật Giáo Hoà Hảo,
- chập nhận đạo kỳ Phật Giáo Hoà Hảo như trước,
- giáo lý Phật Giáo Hoà Hảo phải được chấp nhận một cách toàn diện,
- hoàn trả giáo sản của Phật Giáo Hoà Hảo đã bị tịch thu không có dữ kiện pháp lý sau ngày 30-4-1975.
Đấy là những đề nghị cụ thể mà chúng tôi tha thiết mong rằng đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam phải sớm thoả mãn những yêu cầu đứng đắn của tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo.
Trần Văn : Thưa ông xin hỏi ông cuộc gặp giữa đại diện Phật Giáo Hoà Hảo và Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ diễn ra vào thời điểm nào và địa điểm nào ?
Ông Trần Hoài Ân : Dạ, vào lúc 11 gìơ trưa ngày 17-5 tại Khách Sạn Sheraton ở Quận I, TP.HCM .
Tôi mặc quần ngắn, áo thun với tình cách như đi thể dục. Tôi phải lội bộ 4 cây số khỏi nhà tôi. Tôi qua đò và tôi mặc đồ, tôi lên xe, tôi đi đến một nơi an toàn để chờ đúng ngày giờ tôi có mặt tại địa điểm theo thư mời của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ.
Ô.Trần Hoài Ân
Lén lút trốn tránh mới gặp được UBTG Quốc tế Mỹ
Trần Văn : Thưa ông, khi ông cũng các đồng đạo đến gặp Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ thì các ông có bị công an Việt Nam gây khó khăn gì không ?
Ông Trần Hoài Ân : Tất nhiên là phải có. Trường hợp cá nhân của tôi, tôi xin trả lời để công luận hiểu thêm cái cách mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng.
Cá nhân tôi sau khi được thư mời của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, bởi vì thư mời đến bằng đường bưu điện của phía chính quyền Việt Nam cho nên khi thư mời thì ngành an ninh tăng cường tới lui giám sát, dòm ngó chặt chẽ tôi.
Tôi tiên liệu trước là chính quyền Việt Nam không bao giờ muốn có những cuộc tiếp xúc như thế này, nhưng đứng ra cản trở một cách thẳng thừng thì không thể được, bởi vì đây là một phái đoàn mang danh nghĩa quốc tế muốn gặp các tôn giáo để tìm hiểu những trăn trở, những khó khăn.
Vì vậy cho nên tôi áp dụng cái cách là gửi hành lý tới nơi an toàn và trước 2 ngày theo thư mời thì tôi chọn giờ ngày 13 tôi đi tập thể dục khoảng 4 giờ sáng (giờ Việt nam). Tôi mặc quần ngắn, áo thun với tình cách như đi thể dục. Tôi phải lội bộ 4 cây số khỏi nhà tôi. Tôi qua đò và tôi mặc đồ, tôi lên xe, tôi đi đến một nơi an toàn để chờ đúng ngày giờ tôi có mặt tại địa điểm theo thư mời của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ.
Trong thời gian tôi đi lánh như thế thì gia đình và đồng đạo điện cho biết là công an tăng cường giám sát chặt chẽ bởi vì họ nghĩ rằng tôi còn ở trong nhà, và tình trạng này kéo dài cho tới khi tôi về đến nhà.
Chúng tôi vì sự thịnh suy của tôn giáo mình, vì đạo cả, chúng tôi chấp nhận mọi gian nguy. Chúng tôi sẽ trực tiếp cho phía chính quyền Việt Nam, những người an ninh Việt Nam biết sự thật là chúng tôi chân tình trình bày những trăn trở, những khổ đau của đạo mình
Ô.Trần Hoài Ân
Đó là một trong những biểu hiện rất cụ thể Phật Giáo Hoà Hảo nói riêng và các tôn giáo nói chung tại Việt Nam vô cùng mờ nhạt, và đi ngược lại mọi ý nghĩa thực tế của nó.
Trần Văn : Còn các vị khác cùng đi với ông tới gặp phái đoàn của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ thì họ có gặp khó khăn tương tự hay không ?
Ông Trần Hoài Ân : Tu sĩ Lê Minh Triết là người cũng trực tiếp được mời như tôi thì tu sĩ Lê Minh Triết cũng áp dụng cách thức như tôi, và tình trạng giám sát nhà, tình trạng đeo bám cũng xảy ra tương tự như tôi vậy.
Trần Văn : Bằng những việc mà ông đã có trong giai đoạn vừa qua, bằng vào thực tế đã xảy ra với ông thì các ông phải tìm hiểu cách khác nhau để có thể đến gặp phái đoàn của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, ông dự đoán trong những ngày sắp tới tình trạng cá nhân các ông sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra ?
Ông Trần Hoài Ân : Theo kinh nghiệm của những năm tháng vừa qua, chúng tôi chắc chắn một điều là chúng tôi sẽ bị ngành an ninh của phía chính quyền Việt Nam mời làm việc, và chúng tôi đã sẵn sàng.
Chúng tôi vì sự thịnh suy của tôn giáo mình, vì đạo cả, chúng tôi chấp nhận mọi gian nguy. Chúng tôi sẽ trực tiếp cho phía chính quyền Việt Nam, những người an ninh Việt Nam biết sự thật là chúng tôi chân tình trình bày những trăn trở, những khổ đau của đạo mình để mong rằng các tổ chức công luận quốc tế có trách nhiệm về vấn đề tôn giáo quan tâm sâu sắc và tiếp tục khuyến cáo nhà nước Việt Nam phải trả tự do tín ngưỡng một cách thật sự cho Phật Giáo Hoà Hảo cũng như cho các tôn giáo đang có mặt tại Việt Nam.
Ngoài dự đoán bị mời làm việc thì những khó khăn có thể xảy ra nữa là bị đeo bám, bị hạch sách, bị khó khăn đủ thứ, ngay cả những sự trù dập về kinh tế, về đời sống.
Nhưng tất cả những cái đó chúng tôi đều xem là nhỏ hơn và thấp hơn vận mệnh thịnh suy của đạo mình.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Phái đoàn USCIRF gặp Hòa thượng Quảng Độ
Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế thăm Việt Nam
Thế hệ trẻ với sứ mạng tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam
Bản báo cáo nhân quyền VN tại Genève được đánh giá cao?
Thế giới quan tâm đến tình trạng nhân quyền của VN
Đón mừng Lễ Phật Đản, Phật Lịch 2553, tại VN và hải ngoại
UBMT Tổ Quốc Việt Nam chúc mừng nhân ngày Phật Đản
Trung Quốc bác bỏ báo cáo tự do tôn giáo của Hoa Kỳ
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300
Washington DC 20036, USA
202-530-4900
vietweb@rfa.org
==
THƠ NGHIÊU MINH
Bài Thơ Lỡ Vận
Thưa em, qua ở miệt vườn
Như con cá lội từ mương ra ...đìa!
Gặp em qua nhớ sớm khuya
Nhưng ngại thác đổ xẻ chia thân này
Em về phố núi mưa bay
Qua trên mương cạn biết ngày nào (gặp) nhau
Thôi thì xin gởi lời chào
Chúc em huyên náo đi vào ...náo huyên!
Thưa em, qua ghé "cõi trên"
Như con chim cút bay chuyền cành khô
Hết giồng đất qua ruộng gò
Thấy em như phượng hát hò cùng mây
Viết thư lá mít chưa đầy
Nên ngại không gửi, cột dây làm ...bùa
Thôi thì chúc em nắng mưa
Dềnh dàng xe ngựa vui đùa ...ngựa xe!
Nghiêu Minh
Monday, May 18, 2009
TÁC PHẨM CỦA TRIỆU TỬ DƯƠNG
Triệu Tử Dương tiết lộ những gì?
Thứ nhì, ông Triệu Tử Dương nêu ra các đánh giá về Đặng Tiểu Bình mà ông gọi là 'đại sư phụ' nhưng các bình luận ở châu Âu và châu Mỹ gợi ý cách gọi đúng ra phải là 'bố già mafia'.
Thứ ba, vị cựu thủ tướng bị tù tại gia cho đến chết không chỉ xác nhận quan điểm cải tổ kinh tế của mình và còn cho biết sự chuyển biến nội tâm về hướng dân chủ của chính ông sau Thiên An Môn.
Về sự kiện 'Lục Tứ'
Các trích đoạn ghi âm đã được đăng trước ngày cuốn 'Người tù của nhà nước' (Quốc gia đích tù phạm) ra mắt 19/05 này nói nhiều đến vụ Thiên An Môn mà người Trung Quốc gọi là 'Lục Tứ' (ngày 4 tháng 6).
Cần nhắc rằng các nhà xuất bản tiếng Trung ở Hong Kong chọn ngày 19/05 cũng có ý nghĩa.
Ngày đó năm 1989, Thủ tướng Triệu Tử Dương, với người bí thư Ôn Gia Bảo
đã bước vào đám đông sinh viên tại Thiên An Môn, kêu gọi họ về nhà.
Bức hình ông Triệu Tử Dương cầm loa, mặt nhòa nước mắt, nói với các sinh viên như con cháu của mình, rằng họ có cuộc sống còn dài, đừng hy sinh vô ích, đã đi vào lịch sử.
Bởi lúc đó, ông đã biết rằng quyết định thiết quân luật và việc điều động quân đội vào Bắc Kinh coi như là sự đã rồi.
Ban lãnh đạo đảng và chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Lý Bằng và được Đặng Tiểu Bình 'ban phước' đã chọn giải pháp dùng xe tăng và tiểu liên để chấm dứt phong trào sinh viên Thiên An Môn.
Ông Triệu Tử Dương kể lại họ đã lợi dụng ông vắng mặt ba ngày đi thăm Bắc Triều Tiên để làm chuyện đó.
Ông coi quyết định không thông qua bỏ phiếu đó là phạm luật và luôn khẳng định sinh viên Thiên An Môn không muốn lật đổ chế độ.
Là người duy nhất trong Bộ Chính trị phản đối lại chủ trương dùng vũ lực giải tán sinh viên, ông đã cảnh báo về 'vế nhơ' mà hệ thống chính trị Trung Quốc sẽ phải đối mặt trên thế giới nếu họ làm như vậy.
'Bố già Đặng'
Nhưng theo ông Triệu, quá trình dẫn đến vụ Thiên An Môn cũng là hệ quả của cơ chế quyền lực Trung Nam Hải khi đó.
Ông Đặng Tiểu Bình, khi ấy đã trên 80, không làm gì để điều hành đất nước.
Trái lại, như một đại sư phụ, ông ta chỉ ngồi nhà nghe các phe phái đến trình bày những đề nghị cho giải pháp này khác, và lo việc phân xử xung khắc các phe.
Vụ Thiên An Môn xảy ra, theo Triệu Tử Dương, chủ yếu là do ông Đặng khi ấy thiên về ý kiến của phe bê-tông mà Lý Bằng đứng đầu.
Các tài liệu khác có vẻ ủng hộ cách đánh giá này của ông Triệu vì ngay cả trong Quân Giải phóng khi đó cũng không có sự đồng thuận về kế hoạch dùng lính bắn dân.
Bộ Chính trị đã phải điều quân đoàn 27 và 28 chủ yếu là lính tỉnh xa,
không biết về thực tế ở Bắc Kinh, vào 'tiêu diệt bọn phản cách mạng'.
Tiết lộ của ông Triệu về vai trò của Đặng Tiểu Bình cũng giải thích được phần nào hình dạng nền chính trị Trung Quốc sau khi Đặng qua đời.
Đó là nỗ lực cân bằng các phe phái tác động đến hướng đi, kể cả ngoại giao của Trung Quốc trong khi thiếu một bố già có quyền quyết định tối hậu.
Nhưng ông Triệu cũng tự nhận chính ông mới là kiến trúc sư của cải cách kinh tế chứ không phải Đặng Tiểu Bình.
Các tài liệu bên ngoài và sau này phần nào ủng hộ ý kiến đó dù người ta có thể cho rằng ông tự khen.
Cải cách kinh tế giới hạn ở Tứ Xuyên hồi thập niên 1970 khi ông Triệu làm lãnh đạo tỉnh đã là mô hình cho cả Trung Quốc sau này.
Tương lai Trung Quốc
Nhưng điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên là ông Triệu Tử Dương đã xác nhận một sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ trong thời gian bị giam tại gia.
Khi xảy ra vụ Thiên An Môn, ông vẫn còn tin rằng hệ thống cộng sản ở Trung Quốc còn cải tổ được và sinh viên chỉ nêu ra các 'tiêu cực'.
Trên thực tế, các sinh viên Thiên An Môn đa phần cũng chỉ mong cải cách dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa sao cho dễ thở hơn chứ không có ý phản loạn.
Nhưng về sau này, chính Triệu Tử Dương lại còn đi xa hơn các yêu sách của sinh viên năm 1989.
Ông hoàn toàn đứng về quan điểm cho rằng Trung Quốc cần chế độ dân chủ đại nghị như Phương Tây.
Bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, Triệu Tử Dương cảnh báo nếu không cải tổ, Trung Quốc sẽ thành một quốc gia do sự liên kết bè phái giữa đảng cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế và một số trí thức thượng lưu làm chủ.
Theo ông, họ không chỉ lũng đoạn nền chính trị mà sẽ luôn đặt quyền lợi của tập đoàn lên trên số phận của dân tộc Trung Hoa.
Sức mạnh một bi kịch
Vào ngày 17 tháng Giêng 2005, báo đài Trung Quốc chỉ đưa dòng tin ngắn 'Đồng chí Triệu Tử Dương tạ thế'.
Nhưng khi đó, ông đã không còn là đồng chí của họ nữa.
Cuộc đấu tranh Thiên An Môn làm ông Triệu bất ngờ nhưng phần nào thuyết phục ông về mục tiêu vì một Chủ nghĩa Xã hội Trung Hoa có bộ mặt người.
Đó cũng là ước muốn (xem ra khá ngây thơ) cũng lãnh đạo Tiệp Alexander Dubcek trong Mùa Xuân Praha 1968 hay của Michail Gorbachov vào thời điểm ông sang thăm Trung Quốc không lâu trước Thiên An Môn.
Nay, như các bình luận về cuốn sách của ông Triệu, cả thế giới đang phải đối mặt với một 'Trung Quốc tư bản có bộ mặt cộng sản'.
Nhưng câu chuyện về số phận của Triệu Tử Dương cũng khơi dậy niềm tin vào sức mạnh của nhân cách, trí tuệ và sự thật.
Để có được cuốn sách, ông Bào Đồng, bí thư cũ của Triệu Tử Dương đã lập mưu đánh lừa an ninh Trung Quốc trong nhiều năm để thu âm với ông.
Họ chọn lúc đi dạo cùng, hoặc trong nhà chỉ những khi an ninh vắng đi vài chục phút để thu lời kể của ông Triệu vào một máy ghi âm nhỏ.
Ông Bào Đồng, người bị tù sáu năm, đã chuyển qua con trai ông các đoạn băng và tư liệu ra hải ngoại để soạn thành sách.
Công phu không khác gì trong truyện cổ Trung Hoa chứng tỏ quyết tâm vượt qua số phận của ông Triệu và những người cùng chí hướng và cho thấy họ tin rằng Trung Quốc sẽ còn muốn lắng nghe.
Thông điệp vài năm sau khi ông qua đời đưa Triệu Tử Dương lên thành một trong những nhân cách lớn của Trung Quốc.
Theo trang BBC tiếng Trung, Triệu Tử Dương và những người góp phần đưa ra cuốn sách muốn các nhà lãnh đạo hiện nay phải suy ngẫm và có phản ứng tư tưởng (phản tư) trước cảnh báo ông gửi từ cõi vĩnh hằng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090518_zhaoziyang_book.shtml
Một cựu viên chức cao cấp của Trung Quốc cho biết ông
và 3 người khác đã giúp cựu Tổng bí thư Triệu Tử Dương viết cuốn hồi ký
cực lực chỉ trích vụ thảm sát Thiên An Môn.
Ông Đỗ Đạo Chính, cựu Giám đốc tổng cục báo chí và xuất bản, nói rằng ông và 3 cựu viên chức khác đã chép lại những cuộc băng ghi âm của ông Triệu Tử Dương mà sau đó được xuất bản bằng tiếng Anh với nhan đề 'Người tù của Nhà nước'.
Trong thông cáo do nhà xuất bản này công bố ngày hôm nay, ông Đỗ Đạo Chính nói rằng ông đã khuyến khích ông Triệu Tử Dương làm hồi ký. Nhà xuất bản không cho biết ông Đỗ hiện đang ở đâu.
Cuốn hồi ký này cho thấy ông Triệu Tử Dương chống lại những thành phần cứng rắn trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc và tìm cách thuyết phục ông Đặng Tiểu Bình đừng dùng vũ lực để ngăn chận cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên an môn ở Bắc Kinh.
Vụ đàn áp này đã khiến cho hàng trăm, và có thể là hàng ngàn người bị thiệt mạng.
Ông Triệu Tử Dương, qua đời năm 2005, đã bị thanh trừng sau khi quân đội đàn áp những sinh viên đòi dân chủ và bị giam lỏng cho tới chết.
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-05-21-voa31.cfm
Cuốn sách soạn lại 30 giờ ghi âm của cố Tổng bí thư và Thủ tướng Triệu
Tử Dương (1919-2005) ra mắt tới đây tại Hong Kong và trên thế giới mô tả
ba điểm tối quan trọng.
Thứ nhất là các chi tiết trong cung đình Trung Nam Hải thời điểm dẫn tới vụ thảm sát Thiên An Môn 4/06/1989.Thứ nhì, ông Triệu Tử Dương nêu ra các đánh giá về Đặng Tiểu Bình mà ông gọi là 'đại sư phụ' nhưng các bình luận ở châu Âu và châu Mỹ gợi ý cách gọi đúng ra phải là 'bố già mafia'.
Thứ ba, vị cựu thủ tướng bị tù tại gia cho đến chết không chỉ xác nhận quan điểm cải tổ kinh tế của mình và còn cho biết sự chuyển biến nội tâm về hướng dân chủ của chính ông sau Thiên An Môn.
Về sự kiện 'Lục Tứ'
Các trích đoạn ghi âm đã được đăng trước ngày cuốn 'Người tù của nhà nước' (Quốc gia đích tù phạm) ra mắt 19/05 này nói nhiều đến vụ Thiên An Môn mà người Trung Quốc gọi là 'Lục Tứ' (ngày 4 tháng 6).
Cần nhắc rằng các nhà xuất bản tiếng Trung ở Hong Kong chọn ngày 19/05 cũng có ý nghĩa.
Vào đêm ngày 3 tháng 6, khi tôi cùng gia đình ngồi trong vườn hoa cạnh nhà thì nghe thấy tiếng súng. Bi kịch làm chấn động thế giới đã xảy ra, không làm sao ngăn lại được nữa
Băng ghi âm Triệu Tử Dương
Bức hình ông Triệu Tử Dương cầm loa, mặt nhòa nước mắt, nói với các sinh viên như con cháu của mình, rằng họ có cuộc sống còn dài, đừng hy sinh vô ích, đã đi vào lịch sử.
Bởi lúc đó, ông đã biết rằng quyết định thiết quân luật và việc điều động quân đội vào Bắc Kinh coi như là sự đã rồi.
Ban lãnh đạo đảng và chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Lý Bằng và được Đặng Tiểu Bình 'ban phước' đã chọn giải pháp dùng xe tăng và tiểu liên để chấm dứt phong trào sinh viên Thiên An Môn.
Ông Triệu Tử Dương kể lại họ đã lợi dụng ông vắng mặt ba ngày đi thăm Bắc Triều Tiên để làm chuyện đó.
Ông coi quyết định không thông qua bỏ phiếu đó là phạm luật và luôn khẳng định sinh viên Thiên An Môn không muốn lật đổ chế độ.
Là người duy nhất trong Bộ Chính trị phản đối lại chủ trương dùng vũ lực giải tán sinh viên, ông đã cảnh báo về 'vế nhơ' mà hệ thống chính trị Trung Quốc sẽ phải đối mặt trên thế giới nếu họ làm như vậy.
'Bố già Đặng'
Nhưng theo ông Triệu, quá trình dẫn đến vụ Thiên An Môn cũng là hệ quả của cơ chế quyền lực Trung Nam Hải khi đó.
Ông Đặng Tiểu Bình, khi ấy đã trên 80, không làm gì để điều hành đất nước.
Trái lại, như một đại sư phụ, ông ta chỉ ngồi nhà nghe các phe phái đến trình bày những đề nghị cho giải pháp này khác, và lo việc phân xử xung khắc các phe.
Vụ Thiên An Môn xảy ra, theo Triệu Tử Dương, chủ yếu là do ông Đặng khi ấy thiên về ý kiến của phe bê-tông mà Lý Bằng đứng đầu.
Các tài liệu khác có vẻ ủng hộ cách đánh giá này của ông Triệu vì ngay cả trong Quân Giải phóng khi đó cũng không có sự đồng thuận về kế hoạch dùng lính bắn dân.
Tiết lộ của ông Triệu về vai trò của Đặng Tiểu Bình cũng giải thích được phần nào hình dạng nền chính trị Trung Quốc sau khi Đặng qua đời.
Đó là nỗ lực cân bằng các phe phái tác động đến hướng đi, kể cả ngoại giao của Trung Quốc trong khi thiếu một bố già có quyền quyết định tối hậu.
Nhưng ông Triệu cũng tự nhận chính ông mới là kiến trúc sư của cải cách kinh tế chứ không phải Đặng Tiểu Bình.
Các tài liệu bên ngoài và sau này phần nào ủng hộ ý kiến đó dù người ta có thể cho rằng ông tự khen.
Cải cách kinh tế giới hạn ở Tứ Xuyên hồi thập niên 1970 khi ông Triệu làm lãnh đạo tỉnh đã là mô hình cho cả Trung Quốc sau này.
Tương lai Trung Quốc
Nhưng điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên là ông Triệu Tử Dương đã xác nhận một sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ trong thời gian bị giam tại gia.
Khi xảy ra vụ Thiên An Môn, ông vẫn còn tin rằng hệ thống cộng sản ở Trung Quốc còn cải tổ được và sinh viên chỉ nêu ra các 'tiêu cực'.
Trên thực tế, các sinh viên Thiên An Môn đa phần cũng chỉ mong cải cách dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa sao cho dễ thở hơn chứ không có ý phản loạn.
Nhưng về sau này, chính Triệu Tử Dương lại còn đi xa hơn các yêu sách của sinh viên năm 1989.
Ông hoàn toàn đứng về quan điểm cho rằng Trung Quốc cần chế độ dân chủ đại nghị như Phương Tây.
Bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, Triệu Tử Dương cảnh báo nếu không cải tổ, Trung Quốc sẽ thành một quốc gia do sự liên kết bè phái giữa đảng cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế và một số trí thức thượng lưu làm chủ.
Theo ông, họ không chỉ lũng đoạn nền chính trị mà sẽ luôn đặt quyền lợi của tập đoàn lên trên số phận của dân tộc Trung Hoa.
Nếu một quốc gia muốn hiện đại hóa, nó không chỉ phải áp dụng nền kinh tế thị trường, mà nhất định phải áp dụng một nền dân chủ đại nghị cho hệ thống chính trị. Nếu không, dân tộc đó sẽ không thể nào có được một nền kinh tế thị trường lành mạnh, và cũng sẽ không thể trở thành một xã hội hiện đại với nhà nước pháp quyền. Trái lại, nó sẽ rơi vào cảnh của nhiều nước đang phát triển, gồm cả Trung Hoa: quyền lực bị thương mại hóa, tham nhũng lan tràn, một xã hội phân rẽ giữ người giàu và dân nghèo
Hồi ức ghi lại của Triệu Tử Dương
Vào ngày 17 tháng Giêng 2005, báo đài Trung Quốc chỉ đưa dòng tin ngắn 'Đồng chí Triệu Tử Dương tạ thế'.
Nhưng khi đó, ông đã không còn là đồng chí của họ nữa.
Cuộc đấu tranh Thiên An Môn làm ông Triệu bất ngờ nhưng phần nào thuyết phục ông về mục tiêu vì một Chủ nghĩa Xã hội Trung Hoa có bộ mặt người.
Đó cũng là ước muốn (xem ra khá ngây thơ) cũng lãnh đạo Tiệp Alexander Dubcek trong Mùa Xuân Praha 1968 hay của Michail Gorbachov vào thời điểm ông sang thăm Trung Quốc không lâu trước Thiên An Môn.
Nay, như các bình luận về cuốn sách của ông Triệu, cả thế giới đang phải đối mặt với một 'Trung Quốc tư bản có bộ mặt cộng sản'.
Nhưng câu chuyện về số phận của Triệu Tử Dương cũng khơi dậy niềm tin vào sức mạnh của nhân cách, trí tuệ và sự thật.
Để có được cuốn sách, ông Bào Đồng, bí thư cũ của Triệu Tử Dương đã lập mưu đánh lừa an ninh Trung Quốc trong nhiều năm để thu âm với ông.
Họ chọn lúc đi dạo cùng, hoặc trong nhà chỉ những khi an ninh vắng đi vài chục phút để thu lời kể của ông Triệu vào một máy ghi âm nhỏ.
Ông Bào Đồng, người bị tù sáu năm, đã chuyển qua con trai ông các đoạn băng và tư liệu ra hải ngoại để soạn thành sách.
Công phu không khác gì trong truyện cổ Trung Hoa chứng tỏ quyết tâm vượt qua số phận của ông Triệu và những người cùng chí hướng và cho thấy họ tin rằng Trung Quốc sẽ còn muốn lắng nghe.
Thông điệp vài năm sau khi ông qua đời đưa Triệu Tử Dương lên thành một trong những nhân cách lớn của Trung Quốc.
Theo trang BBC tiếng Trung, Triệu Tử Dương và những người góp phần đưa ra cuốn sách muốn các nhà lãnh đạo hiện nay phải suy ngẫm và có phản ứng tư tưởng (phản tư) trước cảnh báo ông gửi từ cõi vĩnh hằng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090518_zhaoziyang_book.shtml
Cựu viên chức cao cấp TQ kể về cuốn hồi ký của ông Triệu Tử Dương | |
21/05/2009 |
Cựu Tổng bí thư Triệu Tử Dương |
Ông Đỗ Đạo Chính, cựu Giám đốc tổng cục báo chí và xuất bản, nói rằng ông và 3 cựu viên chức khác đã chép lại những cuộc băng ghi âm của ông Triệu Tử Dương mà sau đó được xuất bản bằng tiếng Anh với nhan đề 'Người tù của Nhà nước'.
Trong thông cáo do nhà xuất bản này công bố ngày hôm nay, ông Đỗ Đạo Chính nói rằng ông đã khuyến khích ông Triệu Tử Dương làm hồi ký. Nhà xuất bản không cho biết ông Đỗ hiện đang ở đâu.
Cuốn hồi ký này cho thấy ông Triệu Tử Dương chống lại những thành phần cứng rắn trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc và tìm cách thuyết phục ông Đặng Tiểu Bình đừng dùng vũ lực để ngăn chận cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên an môn ở Bắc Kinh.
Vụ đàn áp này đã khiến cho hàng trăm, và có thể là hàng ngàn người bị thiệt mạng.
Ông Triệu Tử Dương, qua đời năm 2005, đã bị thanh trừng sau khi quân đội đàn áp những sinh viên đòi dân chủ và bị giam lỏng cho tới chết.
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-05-21-voa31.cfm
LÊ XUÂN NHUẬN * LỊCH SỬ VIỆT NAM
LÊ XUÂN NHUẬN
Góp ý về bài "Chín Năm Bên Cạnh Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm
ÔNG LÂM LỄ TRINH VÀ ÔNG QUÁCH TÒNG ĐỨC
Lâm Lễ Trinh.
Tuy là với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Ðức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Ðổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Vân vân... (xem dưới)
Ngày Quốc khánh Hoa kỳ 2005
Thuỷ Hoa Trang
Vì bài viết ấy có đề cập một số vấn đề lịch sử mà ông Lâm Lễ Trinh viết (hoặc đồng ý và ghi lại, nhưng) viết không rõ, thậm chí không đúng, nên tôi xin nêu một số thiển ý sau đây để rộng đường dư luận:
1. Ông Ngô Đình Diệm về nước ngày nào ?
Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Hiệp định Genève, ký ngày 20.7.1954, chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17.Trong đám đông quần chúng đón tiếp nồng nhiệt Thủ tướng Diệm tại phi trường Tân Sơn Nhứt có ông Nguyễn Ngọc Thơ, ... cùng đi với ông Quách Tòng Đức Thủ tướng Diệm - kiêm luôn Quốc phòng và Nội Vụ - mời ông Thơ tham gia Nội các với tư cách Bộ trưởng Nội vụ.
Đọc đoạn văn trên, tôi hiểu là hai ông Nguyễn Ngọc Thơ và Quách Tòng Đức là hai nhân-vật đã ra phi-trường Tân Sơn Nhật “đón tiếp nồng-nhiệt” thủ-tướng Diệm lúc ông Diệm về nước, và về nước sau khi Hiệp Định Genève đã được ký vào ngày 20.7.1954; và vì hai ông Thơ và Đức nồng-nhiệt với thủ-tướng Diệm như thế nên ông Thơ được mời làm Bộ-Trưởng Nội-Vụ và ông này chọn ông Đức làm Đổng-Lý Văn-Phòng. Nhưng sự thật thì "xem"xem bài “ông Ngô Đình Diệm về nước ngày nào?”của Lê Xuân Nhuận, trích dẫn nhiều tác-giả viết khác nhau: ngày 21, 25, 26) tháng 6 năm 1954<, thành-lập chính-phủ từ ngày 6.7.1954, và làm lễ ra mắt nội-các vào ngày 7.7.1954 (được gọi là “Ngày Song-Thất”), tức là 13 ngày trước ngày ra đời của Hiệp Định Geneva 20.7.1954; và nội-các gồm có 7 tổng-trưởng, và một số bộ-trưởng (trong đó ông Thơ là một), mà bộ-trưởng thì là thấp hơn tổng-trưởng (xem chú thích "Nhu">Như thế, thì: Mệnh đề “Hiệp Định Gevève...” là thừa, hoặc được đặt không đúng vị-trí và trình-tự thời-gian trong đoạn văn tóm-tắt lịch-sử ấy; Vỉệc hai ông Thơ và Đức tham-gia nội-các không phải là “được thưởng” về sự “đón tiếp nồng-nhiệt” kể trên, nên nhóm từ “đón tiếp nồng nhiệt thủ tướng Diệm...” cũng là thừa. Nếu muốn nói là ông Thơ và ông Đức được thủ-tướng Diệm tín-nhiệm thì nên nêu ra những lý do khác, hơn là chỉ nhờ vào sự “đón tiếp nồng nhiệt” vì cũng chẳng hơn gì “đám đông quần chúng” (?) mà thôi (xem chú thích 4).
2) Thủ-tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng-Thống vào ngày nào ? Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Ngày 23.10.1955, một cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại. Ngày 26.10.1956, từ Thủ tướng trở thành Tổng thống, ông Diệm thiết lập nền Đệ nhứt Cọng hoà VN. Quân đội tổ chức một cuộc diễn binh huy hoàng tại đại lộ Trần Hưng Đạo Sàigòn dưới quyền điều khiển của Dương Văn Minh, vừa vinh thăng Thiếu tướng sau khi tảo thanh xong Bình Xuyên taị Rừng Sát.” Ý-Kiến: Thủ-tướng Ngô Đình Diệm truất-phế Bảo Đại qua cuộc “trưng-cầu dân-ý” (xem chú thích 3) vào ngày 23.10.1955, xong tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời vào ngày 26.10.1955, và theo Hiến Ước ấy thì “Việt-Nam là một nước Cộng-Hòa, Quốc-Trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống VNCH” cho nên Thủ Tướng Diệm trở thành Tổng Thống ngay vào ngày 26.10.1955 (chứ không phải đợi đến ngày 26.10.1956) (xem chú thích 2).
3) Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục được Giáo Hoàng phục hồi chức tước gì?
Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Về tin đồn Đức cha Thục làm kinh tài (khai thác lâm sản, mua thương xá Tax, làm chủ nhà sách Albert Portail..v..v..), ông Đức cho rằng TT Diệm tin TGM Thục không làm điều gì quấy, ngài phải kiếm tiền nuôi sống trường Đại học Đà Lạt do Ngài thành lập. Trải qua một cuộc đời sóng gió và gặp nhiều hiểu lầm với Toà thánh Vatican sau 1975, TGM Ngô Đình Thục được Giáo hoàng phục hồi chức tước về hưu ở Hoa kỳ và đã ra đi bình yên tại một Viện dưỡng lão công giáo thuộc tiểu bang Missouri.” Ý-Kiến: “Phục hồi” là (cho) trở lại “y như” tình-trạng cũ. “Chức tước” cũ của giáo-phẩm Peter Martin Ngô Đình Thục, trong thời cực-thịnh của tổng-thống Ngô Đình Diệm, là Tổng Giám Mục, Địa Phận Huế. Tgm Thục qua La Mã dự Công Đồng Vatican II, và sau cuộc “Cách Mạng 1-11-1963” thì không được phép về lại Việt Nam, vì đã dính líu bất chính vào chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, nên sống lưu vong. Cuối thập niên 1960 và trong thập niên 1970, Tgm Thục ngả theo giáo phái Palmar de Troya ở Tây Ban Nha, phong chức giám mục trái phép cho một số người, trong đó có Dominguez Gomez (là kẻ sau đó tự xưng đã được thần bí phong chức Giáo Hoàng, của Giáo Hội mới, là Ky Tô Giáo Palmar, nghịch với Ky Tô Giáo La-Mã) nên bị Giáo Hoàng Paul VI dứt phép thông công. Sau khi Giáo Hoàng Paul VI qua đời, Tgm Thục qua Pháp, ngồi nghe xưng tội tại một nhà thờ ở Toulon, nhưng tiếp tục phong chức giám mục cho nhiều người, và vào tháng 2 năm 1982 thì ra tuyên cáo cho rằng ngôi vị Giáo Hoàng đang bị bỏ trống và đòi bầu cử Giáo Hoàng. Sau đó Tgm Thục được Giám mục Louis Vezelis, thuộc Dòng Franciscan ở New York, Hoa Kỳ, mời qua và ngụ tại đó. Về sau, theo nhóm Vezelis thì Tgm Thục bị một số tu sĩ Việt Nam bắt cóc đưa từ New York đến Missouri, giam riêng, cắt đứt liên lạc với bạn bè. Tgm Thục qua đời ngày 13-12-1984 ở Mỹ, trong cảnh lưu vong và trong tình trạng mập mờ. Như thế, khó mà khẳng định là Tgm Thục đã được hoàn toàn “phục hồi (cả) chức (lẫn) tước” (theo Wikipedia, the free encyclopedia).
4) Ai là “cha đẻ” của “quốc sách” Ấp Chiến Lược?
Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Ông (Ngô Đình Nhu) phát động phong trào ấp chiến lược từng gây thiệt hại cho CS Bắc Việt. Quốc sách Ấp Chiến Lược là do nghị định số 11-TTP và ông Nhu giữ vai trò Chủ tịch Ủy Ban Liên Bộ Ấp Chiến Lược.” Ý-Kiến: Kế hoạch Ấp Chiến Lược thoát thai từ sáng kiến của Sir Robert Thompson, người Anh. Lúc làm Tổng Giám Đốc An-Ninh tại Mã Lai, ông đã loại trừ được Đảng cộng sản “Mau Mau” tại nước này. Đại tá CIA Edward G. Lansdale của Mỹ noi theo kế hoạch ấy để trừ tiệt được Đảng cộng sản “Huks” tại Phi Luật Tân. Sir Robert Thompson được mời làm Phụ Tá cho nhiều đời Tổng Thống Mỹ để đặc trách chống du kích chiến tại các nước Á Đông. Hoa Kỳ biệt phái Lansdale qua cố vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (ngay khi về làm Thủ Tướng) để cải thiện tình hình và củng cố địa vị cho họ Ngô, và rồi áp dụng “quốc sách” Ấp Chiến Lược tại Việt Nam Cộng Hòa. Vì Tổng Thống quá bận, cũng như vì tầm quan trọng của nó, nên ông giao cho bào huynh là Ngô Đình Nhu đại diện để thực thi một chính sách của Mỹ, làm việc chung với Lansdale. Tóm lại, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, được Lansdale cố vấn, chỉ thừa kế phương sách chống Cộng của Anh và Mỹ tại Mã Lai và Phi Luật Tân, chứ không phải là “cha đẻ” của quốc sách Ấp Chiến Lược, như một số người đã gọi.
5) Chức vụ của ông Dương Văn Hiếu là gì?
Ông Lâm Lễ Trinh viết: “ Trong quyển hồi ký “Dòng họ Ngô Ðình”, xuất bản năm 2003 taị Californie, tác giả Nguyễn Văn Minh, nguyên bí thơ (1956-1963) của cố Ngô Ðình Cẩn, ghi nơi trang 164-165: Lối 10 hôm sau vụ nổ lựu đạn giết 7 em bé và một số Phật tử tại đài phát thanh Huế nhân ngày lễ Phật Ðản 1963, Dương Văn Hiếu, trưởng đoàn công tác đặc biệt Miền Trung, vào Dinh để phúc trình với TT Diệm.” Ý-Kiến: “Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung” (có thêm 2 chữ Miền Trung) là của ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn ở Miền Trung, do ông Dương Văn Hiếu chỉ huy, vào những năm đầu của Đệ Nhất Cộng Hòa. Từ năm 1960 trở di, ông Hiếu được đưa lên làm Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt tại Tổng Nha Cảnh Sát Công An (toàn quốc) ở Sài-Gòn. Tại đây, Tổng Nha CSCA phối hợp với Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương thành lập một tổ chức chung, hoạt động bí mật, mang tên là “Đoàn Công Tác Đặc Biệt” (không có 2 chữ Miền Trung). Do đó, khi vụ “Đài Phát Thanh Huế” xảy ra, năm 1963, ông Hiếu không còn là Trưởng “Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung”, và cũng không phải là Trưởng “Đoàn Công Tác Đặc Biệt” (vì Đoàn này là tổ chức bí mật, và ở cấp thấp hơn cấp Khối của Tổng Nha). Vậy, khi ông Dương Văn Hiếu vào phúc trình với Tổng Thống Diệm, là với chức vụ và tư cách Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An, cao nhất về ngành an ninh và phản gián, của toàn quốc, chứ không phải (vì không còn) là “Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung” (ở cấp thấp hơn, và chỉ ở một địa phương).
6) Ông Quách Tòng Đức phục vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm như thế nào?
Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Ông Đức còn nhớ rất rành mạch rằng, sau thảm kịch tại Đài Phát thanh Huế chiều ngày 8.5.1963, Tổng thống có đòi ông vào Văn phòng để đưa cho ông xem, với một gương mặt “mệt nhọc, buồn rầu và chán nãn”, công điện ngày 6.5.1963 nói trên và hỏi “một cách sơ sài” ai đã gởi đi chỉ thị ấy. Ông Đức trả lời không biết vì trong sổ công văn gởi đi không có dấu vết của tài liệu vưà kể. Theo ông QTĐ, trong hoàn cảnh chánh trị dồn dập sôi động lúc đó (Thích Quảng Đức tự thiêu, Quách Thị Trang bị bắn chết tại chợ Bến Thành, lựu đạn nổ ở Huế, tướng lãnh lập kiến nghị đòi cải tổ, việc kiểm soát chùa..v..v..) , TT Diệm rối trí, không còn màng đến việc ra lệnh điều tra. Ông có lẽ dư biết việc giả tạo công điện 9159 là một đòn phép mới của phe chống Chánh phủ (là Phật giáo Ấn quang? Tình báo Hoa kỳ? Đảng phái đối lập? hay Cộng sản?). Vậy việc ông Đức xin từ chức là một điều thất thiệt. Nghi “tình báo Mỹ tổ chức” ông Đức – như tướng Đính ởm ờ xuyên tạc – là một chuyện tưởng tượng rẻ tiền." Ý-Kiến: Công điện số 9159 ngày 6.5.1963 được ghi là xuất phát từ văn phòng Phủ Tổng Thống, tức từ bàn giấy của Đổng Lý Văn Phòng Quách Tòng Đức; và công điện ấy đã gây nên biết bao phản ứng và hậu quả vô củng bất lợi, trong cũng như ngoài nước, cả một chuỗi biến cố lớn lao dồn dập đưa đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nển Đệ Nhất Cộng Hòa. Thế mà ông Quách Tòng Đức vẫn cứ bình chân như vại: Tổng Thống “không màng đến việc ra lệnh điều tra” thì thôi, chứ mình không chịu lên tiếng cải chính, ít nhất thì cũng thanh minh hay “tâm sự” gì với ông Cố vấn Ngô Đình Nhu ở sát cạnh mình – một việc có thể thay đổi tình hình. Tôi thấy có 2 vấn đề: Một, là Tổng Thống Ngô Đình Diệm quá ư chuyên quyền, hễ ông mà không ra lệnh điều tra thì không một ai dám tự điều tra, dù là để tìm thủ phạm ngụy tạo công điện nói trên, để cứu chế độ của mình; nếu thế thì ông lâm nguy là đáng quá rồi . Hai, là ông Quách Tòng Đức quá “vô tích sự” nếu không muốn nói là vô lương tâm: ở nước người ta, chỉ một phi cơ nào đó lâm nạn cũng đủ để cho Bộ Trưởng Giao Thông toàn quốc từ chức vì tự ý thức trách nhiệm trên lương tâm mình. 7) Tuần báo nào của Mỹ đăng bài về vụ trái bom nổ chậm tại Đài Phát Thanh Huế? Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Trong hồi ký “Ngô Đình Diệm, Nổ lực hoà bình dang dở”, (nxb Xuân Thu Californie 1989), nơi trang 189-190, Nguyễn Văn Châu, nguyên giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý Quân đội VNCH, trở thành đối lập với Chánh phủ trước cuộc binh biến 1.11.1963, có ghi lại: Sau 1975, một cựu đại uý Hoa kỳ tên James Scott, liên hệ với CIA và từng làm cố vấn cho Tiểu đoàn 1/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, thú nhận trong một lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ rằng chính y đã gài một trái bom nổ chậm chiều 8.5.1963 taị Huế. Sự kiện này cũng được Trần Kim Tuyến, dưới bút hiệu Lương khải Minh, ghi lại trong hồi ký Làm thế nào giết một Tổng thống? (tập 2, trang 366-370). Ý-Kiến: Phát giác “động trời” thế này mà không được ai chú ý đúng mức. Tại sao không tìm cho ra “cựu đại úy Mỹ James Scott” có phải là nhân vật “thực” hay chỉ là một cái tên bịa, cố vấn cho Tiểu đoàn 1/3 vào thời gian nào, nhất là “lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ” là tuần báo loại nào, tên gì, ở địa phương nào, và ra ngày nào, v.v..., nhất là nguyên văn bài báo liên quan. Làm sao biết trước là sẽ có cuộc biểu tình tại Đài Phát Thanh Huế, và vào giờ nào, phút nào, thì có những ai ở đó, đề gài (định giờ) sẵn cho bom sẽ phát nổ? (xem chú thích 5). 8) Ai là lãnh tụ “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam”? Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Nguyễn Khánh, kịch sĩ từng đả đảo Hiến chương Vũng Tàu do chính ông cho thảo ra. Một đòn khác của tướng Khánh: móc nối với Huỳnh Tấn Phát, lãnh tụ (?) Mặt trận Giải phóng Miền Nam, với chủ đích – theo lời tuyên bố của Khánh – kéo Phát về phiá Quốc gia.” Ý-Kiến: Dù người dân thường cũng biết là Nguyễn Hữu Thọ (chứ không phải Huỳnh Tấn Phát) là “lãnh tụ” của cái “Mặt Trận” này (xem chú thích 6). 10) Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết vào ngày nào? Ông Lâm Lễ Trinh viết: “Ông Đức tỏ ra ngán ngẩm khi được hỏi nghĩ gì về sự tự thú trên đây. Theo ông, trong những ngày chót của một cuộc đời đấu tranh gian khổ, TT Diệm là con người cô đơn nhứt trên thế gian: dân tộc bỏ rơi, đồng minh phản bội, gia đình chia cách, kẻ thù cộng sản reo hò chiến thắng, sự nghiệp chính trị ra tro, uất hận ngất trời vì tương lai mù mịt của Đất nước, một quốc gia bị sức mạnh chèn ép. Với ông Nhu quỳ bên cạnh cầu nguyện trong Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn sáng ngày 1.11.1963 không chắc TT Diệm đồng một tâm tư với người em.” Ý-Kiến: Hai ông Diệm và Nhu cầu nguyện trong Nhà Thờ Cha Tam ở Chợ Lớn vào sáng ngày 2.11.1963 chứ không phải sáng ngày 1.11.1963. Trong một bài khác, nhan đề "Khí Tiết và Lãnh Đạo", ông Lâm Lễ Trinh cũng viết sai ngày như thế.
LÊ XUÂN NHUẬN CHÚ THÍCH:
(1) Đoàn Thêm, “Hai Mươi Năm Qua”, Xuân Thu, Saigon, 1965, trang 148-50. trở lên
(2) Đoàn Thêm, sđd, trang 184. trở lên
(3) Nguyễn Đình Tuyến, “Những Biến Cố Lớn trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam 1945-1975”, Đại Học Đông Nam, Houston, TX, USA, 1995, trang 39: “Cuộc Trưng Cầu Dân Ý này là màn đạo diễn của Đại-tá Landsdale đã đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ Thủ Tướng Diệm. Ở nhiều nơi trong thành-phố Saigon, số phiếu bầu cử cho ông Diệm bằng 130% con số cử tri (vì binh sĩ của Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Thủ Tướng và Đoàn Viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia của ông Diệm đã được phép bầu đi bầu lại nhiều lần).” trở lên
(4) a/ Nguyễn Đình Tuyến, sđd, trang 25: “Có khoảng 500 đồng bào công giáo chào đón ông ở Phi Trường Tân Sơn Nhất.” b/ Văn Bia, “Những Ngày Chung Sống với Chí Sĩ Ngô Đình Diệm”, Lê Hồng, Methuen, MA, USA, 2001, trang 273-76: “Báo chí phản ảnh trung thực dư luận quần chúng. Không một tờ báo nào hoan hô ngày Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm... Cả Saigon chỉ huy động được có một nhúm nhỏ xíu công chức đi lên phi trường Tân Sơn Nhứt tiếp đón Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Dân thì chỉ có nhóm thân hữu trong Ban Đón Tiếp. Lần đầu lưa thưa đi rước hụt đã là một thí nghiệm cho thấy sự hưởng ứng bi đát... Báo chí và dân chúng rất thờ ơ với việc Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh... Ông Phan Xứng lo viết kiến nghị của dân thiểu số vùng Đạt-Lắc mà đâu thấy có bóng dáng người Thượng nào. Ông Trần Quốc Bửu không huy động được đoàn viên các nghiệp đoàn, tưởng đâu rất to tát của ông. Cũng không thấy có nhóm Công Giáo nào do cha (Nguyễn Quang) Toán mang tới ... báo giới không hậu thuẫn cho ông Diệm... Về nước gần như trong lặng lẽ...” trở lên
(5) a/ Tuệ Chương, “Viết Về Huế”, Worcester, Massachusetts, USA (theo Hồ Công Tâm, 25-5-2003): ”... Khi trên đài lục cục khiêng bàn ra xong, Thượng Tọa Trí Quang và ông Tỉnh Trưởng đã đứng trên đó, chưa kịp nói gì, thì ngay trước mặt tôi, người chỉ huy đứng trên chiếc xe có tên Ngô Ðình Khôi, đứng thẳng lên, (người và xe đều hướng về phía đài phát thanh) rút súng nhỏ bắn lên trời ba phát\. Tôi thấy lửa từ nòng súng tóe ra rất rõ ràng\. Tiếp theo đó là một tiếng nổ lớn phát ra từ phía đài phát thanh\. Xin nhớ là ba phát súng lệnh nổ trước, lựu đạn nổ sau\. Ông Tỉnh Trưởng và Thượng Tọa Trí Quang đang đứng trên bàn cao, liền nhảy xuống...”
b/ Truyền thông ngoại quốc: A la suite d'incidents sanglants à Huế LES BOUDHISTES DU VIETNAM DU SUD ENTRENT EN CONFLIT AVEC LE GOUVERNEMENT "CATHOLIQUE" DE DIỆM Saigon . 15 Mai (A.F.P.) .- Une vive tension religieuse règne actuellement au Vietnam du Sud. Elle est due à la discrimination dont les Boudhistes s’estiment victime, et qui a trouvé son expression récemment dans de sanglants evènement à Huế. Selon la version officielle de ces évènements, c'est le lancement d'une grenade par un terrorite qui a provoqué dans la soirée du 8 Mai, la mort de sept personnes parmi la foule qui manifestait en ce jour anniversaire de la naissance du Bouddha, devant les bâtiments de la radio. Trích dịch báo "LE MONDE" ngày 16-5-63.
SAU NHỮNG VỤ LÔI THÔI ĐẪM MÁU Ở HUẾ, PHẬT TỬ MIỀN NAM VIỆT NAM TRANH CHẤP VỚI CHÍNH PHỦ "Thiên Chúa Giáo" của ÔNG DIỆM Saigon. 15.5 A.F.P. (Thông tấn xã Pháp). Hiện tại ở miền Nam Việt Nam đang có một sự căng thẳng mãnh liệt về tôn giáo đã xuất phát vì một sự phân biệt mà các Phật tử xem mình là nạn nhân và đã biểu lộ mới đây trong những biến cố đẫm máu ở Huế. Theo luận điệu chính quyền thì đêm 8.5 dương lịch, một kẻ khủng bố đã tung ra một quả lựu đạn làm chết bảy người trong đám biểu tình trước trụ sở đài phát thanh trong ngày lễ Phật đản. trở lên
(6) a/ Nguyễn Đình Tuyến, sđd, trang 52: “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là hậu thân của Việt Minh... Mặt Trận này đề cử Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ Tịch, Nguyễn Thị Bình làm Ngoại Trưởng.” b/ Văn Bia, sđd, trang 91-92: “Ngô Đình Diệm và Nguyễn Hữu Thọ đã từng sống chung dưới một mái nhà... Pháp có dành cho ông (Ngô Đình Diệm) một chỗ ở trong một biệt thự lớn ở số 152 đường De Gaulle (sau đổi là Công Lý)... kế cận một phòng do vợ chồng luật sư Nguyễn Hữu Thọ cư ngụ... Nguyễn Hữu Thọ sau đó làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.” trở lên Ngo Dinh Diem From Wikipedia, the free encyclopedia: on October 26, 1955, in a disputed nationwide referendum, the people voted to remove the emperor Bao Dai as head of state and elect Diem the first President of the Republic of Vietnam. When the referendum was held, Diem's troops guarded the polls and those who attempted to vote for the Emperor were assaulted. Diem's detractors say that the fraud was obvious. In Saigon, for example, Diem claimed more votes than there were registered voters in the entire area. The National Archive – A Learning Curve http://www.learningcurve.gov.uk/ When the voters arrived at the polling stations they found Diem's supporters in attendance. After the election Diem informed his American advisers that he had achieved 98.2 per cent of the vote. They warned him that these figures would not be believed and suggested that he published a figure of around 70 per cent. Diem refused and as the Americans predicted, the election undermined his authority.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0109
SƠN TRUNG * VĂN HÓA
ĐOẠN CUỐI HÀNH TRÌNH KIẾP NGƯỜI
Con người có sinh, có tử. Sinh thì sống ở đâu? Làm sao mà sống? Rồi một thời gian, già, bệnh, con người phải chết. Lúc mạnh khoẻ, trai thì khôi ngô, tuấn tú, gái thì xinh đẹp mỹ miều nhưng chết thì ai cũng nhắm mắt, buông xuôi tay, thân thể trở thành rũa nát, hôi thối, không ai chịu được. Phải đem cái xác hôi thối đó đi chỗ khác, càng nhanh càng tốt, dù con thương, vợ nhớ, mẹ cha yêu quý. Trên thế giới có nhiều cách giải quyết tùy gia đình và quốc gia. Dẫu khác nhau về hình thức, các dân tộc và các tôn giáo đều nghĩ rằng phương pháp của họ là hay nhất và cũng là cách bày tỏ lòng thương yêu đối với người chết. Sau đây, tôi xin trình bày vài trường hơp tiêu biểu.
I. CÁCH THỨ NHẤT: Tiêu hủy tự nhiên.
Loại này cũng có nhiều cách. Tại Ấn Độ, người ta để xác chết trong một khu rừng mà người ta gọi là Thi Lâm. Tại đây, xác chết tiêu hủy tư nhiên, hoặc bị chim chóc hay thú vật ăn thịt.
Cũng có cách bỏ xuống dòng sông nổi trôi theo dòng nước. Tại Ấn Độ, người ta tin sông Hằng là dòng sông linh thiêng cho nên con ngưới các nơi đổ về đây để tắm rửa cầu ân phước. Vì sông Hằng cũng là dòng sông linh thiêng nên người ta cũng thả xác chết xuống đây. Người sống tắm rửa bên cạnh những xác chết.
Theo thiển kiến, hai cách này làm cho xác chết sình vữa, sinh ruồi nhặng, gây mùi hôi thối. Người Việt Nam rất sợ cảnh này. Về khoa học, cách thức này ô nhiễm môi trường đồng thời có thể gây bệnh truyền nhiễm. Về phương diện tâm linh, người Việt Nam không muốn người chết bộc lộ thân thể, bị ruồi bâu, kiến đâu và chim muông xé xác. Cách này có lẽ để dành cho các tôi nhân, nhưng chỉ vài ngày thì cũng đem chôn.
Ở ngoại quốc như Anh, Pháp, Mỹ, người ta không chấp nhận việc để xác chết tự hủy trên mặt đất hay trên sông nước.
II. CÁCH THỨ HAI: HỎA THIÊU
Tại Ấn Độ, người ta hỏa thiêu xác chết. Dường như cũng có nhiều cách hỏa thiêu. Người ta dùng củi đốt xác chết bên cạnh giòng sông, sau đó đem tro rải xuống sông. Ngoài ra còn có những cuộc hỏa thiêu trang trọng như hỏa thiêu di hài đức Phật. Trước khi đặt lên dàn hỏa, thân thể của đức Phật đã được bao bọc mấy trăm lớp vải vóc và hương liệu: Sau đây là một đoạn trong kinh:
Rồi những người Malla ở Kusinara vấn tròn thân Thế Tôn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bện, lại vấn thêm với vải gai mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Ròi đặt thân Như Lai vào trong một hòm dầu bằng sắt, đây hòm sắt này vào một hòm sắt khác, dựng lên một dàn hỏa gồm mọi hương và đặt thân Thế Tôn trên dàn hỏa. . .Như sanh tô hay dầu bị cháy, tất cả cháy sạch, không có tro, không có than. Cũng vậy, khi thân Thế Tôn cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thụt, dây gân hay nước giữa khớp xương, tất cả đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại. Và năm trăm tầng lớp vải gai bện, cả hai lớp trong nhất và ngoài nhất đều bị cháy thiêu. Khi thân Thế Tôn bị thiêu cháy xong, một dòng nước từ hư không chảy xuống tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn, và một giòng nước từ kho nước (hay từ cây sala) phun lên tưới tắt dàn hỏa Thế Tôn, và các người Malla ở Kusinara dùng nước với mọi loại hương tưới tắt dàn hỏa Thế Tôn. Rồi các người Malla xứ Kusinara đặt xá lợi Thế Tôn trong giảng đường, dùng cây thương àm hàng rào, dùng cây cung làm bức thành xung quanh, và trong bảy ngày tôn trọng, cung kính đảnh lễ, cúng dường với các điệu múa, hát, nhạc, vòng hoa, hương. . .(Trường Bộ Kinh III, Kinh Đại Bát Niết Bàn, 156-157).
Theo thiển kiến, cách hỏa thiêu của đại chúng ngày xưa có nhiều bất tiện. Dân chúng nghèo khổ, dân đông, thiếu phương tiện cho nên cách thiệu như vậy chỉ cháy lớp ngoài. Phải chất củi thật nhiều thì thân xác mới cháy thành tro than, còn đốt củi nhỏ và ít thì vẫn còn xương thịt. Ngày nay, người ta dùng lò điện , với sức nóng của lò thiêu tối tân thì thân xác mới cháy hết. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1980, các lò thiêu thuộc nhà nước quản lý, và các lò thiêu được cấp chất đốt như củi, xăng, dầu hôi, mặc dù lò thiêu là lò điện. Có lẽ nhà nước cộng sản hạn chế điện, hoặc do " óc sáng tạo" của các lãnh đạo, hoặc do việc ăn bớt, ăn chận chất đốt mà việc thiêu xác không đạt kết quả.
(hỏa thiêu)
Xác người mập thì nhiều mỡ nên cháy mạnh, cháy mau, còn xác người gầy như mấy anh bạn xì ke gầy ốm thì cháy rất lâu và khó cháy. Người ta phải thêm dầu thêm củi thì mới cháy hết thịt và da. Còn xương thì hơi khó. Phải nhiều lửa, nhiệt độ cao thì mới cháy xương thành tro tàn. Nếu không, một số xương vẫn còn nguyên, các nhân viên lò thiêu phải lấy búa đập cho bể, cho tan. Tại khu lò thiêu, chúng ta dể ngửi thấy mùi thịt và tro xương tanh tưởi trong không gian.
Người Việt Nam thường đem bình tro vào để trong chùa. Nhưng vào những nơi này, người ta cũng ngửi thấy mùi tro xương bay phảng phất trong chùa.
III. CÁCH THỨ BA: CHÔN.
Cách thứ ba là chôn xuống đất. Nhà nghèo Việt Nam thì bó chiếu hoặc chôn bằng quan tài gổ mỏng, rẻ. Nhà giàu sang thì dùng quan tài gỗ quý. Nhà giàu sang thì chôn hai lớp quan tài mà người ta gọi là "trong quan ngoài quách". BÌnh dân thì chôn xuống đất, trên đắp nấm cao "cao nấm, ấm mồ". Nấm có hai tầng hay một tầng, hình tròn, hình chữ nhật hay hình vuông. Mộ có chu vi một mét, hay chín mười mét. Nhà giàu thì xây mộ, xung quanh có tường. Cấu trúc nguy nga như vua chúa thì gọi là lăng.
Ngày xưa, người Việt Nam và Trung Quốc thường chôn và người ta quan niệm theo thuật địa lý thì mồ mả tổ tiên có ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Nếu chôn cha mẹ, ông bà vào vị trí tốt (Huyệt tốt) thì con cháu có thể trở thành vương hầu hay hưởng phú quý vinh hoa. Nếu chôn vào huyệt xấu thì con cháu sẽ lụn bại.
Sống về mồ, về mả; không ai sống về cả bát cơm".
Không phải các tăng ni Việt Nam theo cách hỏa thiêu mà phần đông vẫn thích chôn trong nghĩa trang của nhà chùa.
Sau 1954, miền Bắc tiến lên XHCN, ruộng đất vào tay cộng sản. Họ bắt tập trung một vào một chỗ, phần nhiều là nơi núi non, hay lầy lội, để lấy đất canh tác. Như vậy, một số cổ mộ bị phá hoại, và việc chôn cất phải qua một chế độ mới., Người chết phải đem chôn tạm một nơi, sau hai ba năm cải táng, bỏ xương vào cốt ( hòm nhỏ ) hay hũ sành rồi đem chôn. Mỗi gia tộc được cấp một số đất cố định, và như vậy, mỗi người chết được hạn chế trong một hai tấc đất.
Ngày nay, trong khoảng năm 2000, ruộng đất đem bán cho ngoại quốc được giá, cộng sản công khai cướp đất của dân để bán và để xây dinh thư lâu đài. Chúng liên tiếp chiếm các khu nghĩa trang làm cho người sống và người chết đều không được yên ổn. Hơn nữa, cộng sản phá rừng. Chúng xuất cảng gỗ lấy tiền bỏ túi và ngang nhiên chiếm đất, mỗi tên anh chị được cả hàng trăm, hàng ngàn mẫu đất. Như vậy, dân không có quan tài và đất chôn cho nên họ phải tính đuờng khác. Họ không dám chôn xuống đất nữa mà phải hỏa táng.
Tại hải ngoại, việc chôn cất cũng tốn kém, tiền mua đất, mua quan tài cũng tốn khoảng 10 ngàn USD. Còn thiêu thì chỉ tốn khoảng 3, 4 ngàn USD.
Hỏa táng lấy tro thì phải đưa vào chùa, hoặc nhà thờ, hoặc cộng đồng. . . không ai dám để trong nhà. Mà để vào chùa hay nhà thờ thi phải tốn tiền nhiều thứ, nhiều lần. Nếu không thì các đấng từ bi, bác ái có thể liệng tro cốt các cụ vào một xó. . .
Sau khi chết, linh hồn ta đi về đâu? Một số người cho rằng " chết là hết". Còn một số tin là linh hồn tồn tại. Dù khác nhau về chi tiết, nhưng đại cương, các tôn giáo đều tin linh hồn tồn tại.
Sau 1975, cộng sản đã toàn thắng một cuộc chiến. Nhưng mặt tín ngưỡng và văn hóa thì cộng sản thật bại. Quyển Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh cho thấy có hồn người chết hiện về hàng tiểu đoàn mặc dầu cả tiểu đoàn, trung đoàn banh xác vì bom của B52 Mỹ. Và thực tế các nhà giam cho thấy có linh hồn hiện về. Và cụ thể là những việc tìm mộ liệt sĩ ở Việt Nam cho thấy các tử sĩ Cộng sản còn lẩn quẩn nơi chết, và khao khát trở về quê cũ. Những việc này cho thấy việc cộng sản chỉ trích tôn giáo và phủ nhận linh hồn là một điều sai lầm.
Trong chiều hướng này, Du Tử Lê cũng muốn hồn mình sau khi chết sẽ được trở lại quê nhà:
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một nấm mồ
Vùi đất lạ thịt xương không tan biến
Hồn không đi sao trở lại quê nhà . . .
(Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển)Ngày nay, tại hải ngoại, có người thì mong con cháu hỏa thiêu rồi rẳi tro ra biển ở hải ngoại. Một số người muốn về chết tại quê nhà. Một số yêu cầu con cháu mang mang tro cốt về quê hương để rải trên giòng sông quê mẹ.
Như đã trình bày, ngày nay thế giới chủ trương chôn hay hỏa thiêu, đa số không chấp nhận việc để xác người hôi thối, tan rữa trên mặt đất hay trên sông nước. Còn việc chôn hay thiêu là tùy . Chết thì hồn lìa khỏi xác, nhưng hồn sẽ lên thiên đàng, đia ngục, hay lang thang đây đó như hồn chiến binh cộng sản. Đa số người Việt hải ngoại chọn chôn, hoặc thiêu mà gửi cốt vào chùa, it ai muốn rải tro ra biển vì giữ tro lại thì " còn lại một chút gì để nhớ ". Nếu tung tro ra biển thì hồn có muốn làm thủy thủ không? Hồn có vui trên sông nước hay hồn sẽ sợ sóng, sợ cá mập? Và hồn có về quê hương hay không. Nếu về quê hương thì hồn có vui vẻ hay buồn phiền? Ai vui? Ai buồn? Tại sao vui? Tại sao buồn? Nếu vui thì ở lại, là tốt. Nếu buồn phiền thì phải làm sao? Đó là những câu hỏi chưa ai trả lời được!
Con người có sinh, có tử. Sinh thì sống ở đâu? Làm sao mà sống? Rồi một thời gian, già, bệnh, con người phải chết. Lúc mạnh khoẻ, trai thì khôi ngô, tuấn tú, gái thì xinh đẹp mỹ miều nhưng chết thì ai cũng nhắm mắt, buông xuôi tay, thân thể trở thành rũa nát, hôi thối, không ai chịu được. Phải đem cái xác hôi thối đó đi chỗ khác, càng nhanh càng tốt, dù con thương, vợ nhớ, mẹ cha yêu quý. Trên thế giới có nhiều cách giải quyết tùy gia đình và quốc gia. Dẫu khác nhau về hình thức, các dân tộc và các tôn giáo đều nghĩ rằng phương pháp của họ là hay nhất và cũng là cách bày tỏ lòng thương yêu đối với người chết. Sau đây, tôi xin trình bày vài trường hơp tiêu biểu.
I. CÁCH THỨ NHẤT: Tiêu hủy tự nhiên.
Loại này cũng có nhiều cách. Tại Ấn Độ, người ta để xác chết trong một khu rừng mà người ta gọi là Thi Lâm. Tại đây, xác chết tiêu hủy tư nhiên, hoặc bị chim chóc hay thú vật ăn thịt.
Cũng có cách bỏ xuống dòng sông nổi trôi theo dòng nước. Tại Ấn Độ, người ta tin sông Hằng là dòng sông linh thiêng cho nên con ngưới các nơi đổ về đây để tắm rửa cầu ân phước. Vì sông Hằng cũng là dòng sông linh thiêng nên người ta cũng thả xác chết xuống đây. Người sống tắm rửa bên cạnh những xác chết.
Theo thiển kiến, hai cách này làm cho xác chết sình vữa, sinh ruồi nhặng, gây mùi hôi thối. Người Việt Nam rất sợ cảnh này. Về khoa học, cách thức này ô nhiễm môi trường đồng thời có thể gây bệnh truyền nhiễm. Về phương diện tâm linh, người Việt Nam không muốn người chết bộc lộ thân thể, bị ruồi bâu, kiến đâu và chim muông xé xác. Cách này có lẽ để dành cho các tôi nhân, nhưng chỉ vài ngày thì cũng đem chôn.
Ở ngoại quốc như Anh, Pháp, Mỹ, người ta không chấp nhận việc để xác chết tự hủy trên mặt đất hay trên sông nước.
II. CÁCH THỨ HAI: HỎA THIÊU
Tại Ấn Độ, người ta hỏa thiêu xác chết. Dường như cũng có nhiều cách hỏa thiêu. Người ta dùng củi đốt xác chết bên cạnh giòng sông, sau đó đem tro rải xuống sông. Ngoài ra còn có những cuộc hỏa thiêu trang trọng như hỏa thiêu di hài đức Phật. Trước khi đặt lên dàn hỏa, thân thể của đức Phật đã được bao bọc mấy trăm lớp vải vóc và hương liệu: Sau đây là một đoạn trong kinh:
Rồi những người Malla ở Kusinara vấn tròn thân Thế Tôn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bện, lại vấn thêm với vải gai mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Ròi đặt thân Như Lai vào trong một hòm dầu bằng sắt, đây hòm sắt này vào một hòm sắt khác, dựng lên một dàn hỏa gồm mọi hương và đặt thân Thế Tôn trên dàn hỏa. . .Như sanh tô hay dầu bị cháy, tất cả cháy sạch, không có tro, không có than. Cũng vậy, khi thân Thế Tôn cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thụt, dây gân hay nước giữa khớp xương, tất cả đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại. Và năm trăm tầng lớp vải gai bện, cả hai lớp trong nhất và ngoài nhất đều bị cháy thiêu. Khi thân Thế Tôn bị thiêu cháy xong, một dòng nước từ hư không chảy xuống tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn, và một giòng nước từ kho nước (hay từ cây sala) phun lên tưới tắt dàn hỏa Thế Tôn, và các người Malla ở Kusinara dùng nước với mọi loại hương tưới tắt dàn hỏa Thế Tôn. Rồi các người Malla xứ Kusinara đặt xá lợi Thế Tôn trong giảng đường, dùng cây thương àm hàng rào, dùng cây cung làm bức thành xung quanh, và trong bảy ngày tôn trọng, cung kính đảnh lễ, cúng dường với các điệu múa, hát, nhạc, vòng hoa, hương. . .(Trường Bộ Kinh III, Kinh Đại Bát Niết Bàn, 156-157).
Theo thiển kiến, cách hỏa thiêu của đại chúng ngày xưa có nhiều bất tiện. Dân chúng nghèo khổ, dân đông, thiếu phương tiện cho nên cách thiệu như vậy chỉ cháy lớp ngoài. Phải chất củi thật nhiều thì thân xác mới cháy thành tro than, còn đốt củi nhỏ và ít thì vẫn còn xương thịt. Ngày nay, người ta dùng lò điện , với sức nóng của lò thiêu tối tân thì thân xác mới cháy hết. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1980, các lò thiêu thuộc nhà nước quản lý, và các lò thiêu được cấp chất đốt như củi, xăng, dầu hôi, mặc dù lò thiêu là lò điện. Có lẽ nhà nước cộng sản hạn chế điện, hoặc do " óc sáng tạo" của các lãnh đạo, hoặc do việc ăn bớt, ăn chận chất đốt mà việc thiêu xác không đạt kết quả.
(hỏa thiêu)
Xác người mập thì nhiều mỡ nên cháy mạnh, cháy mau, còn xác người gầy như mấy anh bạn xì ke gầy ốm thì cháy rất lâu và khó cháy. Người ta phải thêm dầu thêm củi thì mới cháy hết thịt và da. Còn xương thì hơi khó. Phải nhiều lửa, nhiệt độ cao thì mới cháy xương thành tro tàn. Nếu không, một số xương vẫn còn nguyên, các nhân viên lò thiêu phải lấy búa đập cho bể, cho tan. Tại khu lò thiêu, chúng ta dể ngửi thấy mùi thịt và tro xương tanh tưởi trong không gian.
Người Việt Nam thường đem bình tro vào để trong chùa. Nhưng vào những nơi này, người ta cũng ngửi thấy mùi tro xương bay phảng phất trong chùa.
III. CÁCH THỨ BA: CHÔN.
Cách thứ ba là chôn xuống đất. Nhà nghèo Việt Nam thì bó chiếu hoặc chôn bằng quan tài gổ mỏng, rẻ. Nhà giàu sang thì dùng quan tài gỗ quý. Nhà giàu sang thì chôn hai lớp quan tài mà người ta gọi là "trong quan ngoài quách". BÌnh dân thì chôn xuống đất, trên đắp nấm cao "cao nấm, ấm mồ". Nấm có hai tầng hay một tầng, hình tròn, hình chữ nhật hay hình vuông. Mộ có chu vi một mét, hay chín mười mét. Nhà giàu thì xây mộ, xung quanh có tường. Cấu trúc nguy nga như vua chúa thì gọi là lăng.
Ngày xưa, người Việt Nam và Trung Quốc thường chôn và người ta quan niệm theo thuật địa lý thì mồ mả tổ tiên có ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Nếu chôn cha mẹ, ông bà vào vị trí tốt (Huyệt tốt) thì con cháu có thể trở thành vương hầu hay hưởng phú quý vinh hoa. Nếu chôn vào huyệt xấu thì con cháu sẽ lụn bại.
Sống về mồ, về mả; không ai sống về cả bát cơm".
Không phải các tăng ni Việt Nam theo cách hỏa thiêu mà phần đông vẫn thích chôn trong nghĩa trang của nhà chùa.
Sau 1954, miền Bắc tiến lên XHCN, ruộng đất vào tay cộng sản. Họ bắt tập trung một vào một chỗ, phần nhiều là nơi núi non, hay lầy lội, để lấy đất canh tác. Như vậy, một số cổ mộ bị phá hoại, và việc chôn cất phải qua một chế độ mới., Người chết phải đem chôn tạm một nơi, sau hai ba năm cải táng, bỏ xương vào cốt ( hòm nhỏ ) hay hũ sành rồi đem chôn. Mỗi gia tộc được cấp một số đất cố định, và như vậy, mỗi người chết được hạn chế trong một hai tấc đất.
Ngày nay, trong khoảng năm 2000, ruộng đất đem bán cho ngoại quốc được giá, cộng sản công khai cướp đất của dân để bán và để xây dinh thư lâu đài. Chúng liên tiếp chiếm các khu nghĩa trang làm cho người sống và người chết đều không được yên ổn. Hơn nữa, cộng sản phá rừng. Chúng xuất cảng gỗ lấy tiền bỏ túi và ngang nhiên chiếm đất, mỗi tên anh chị được cả hàng trăm, hàng ngàn mẫu đất. Như vậy, dân không có quan tài và đất chôn cho nên họ phải tính đuờng khác. Họ không dám chôn xuống đất nữa mà phải hỏa táng.
Tại hải ngoại, việc chôn cất cũng tốn kém, tiền mua đất, mua quan tài cũng tốn khoảng 10 ngàn USD. Còn thiêu thì chỉ tốn khoảng 3, 4 ngàn USD.
Hỏa táng lấy tro thì phải đưa vào chùa, hoặc nhà thờ, hoặc cộng đồng. . . không ai dám để trong nhà. Mà để vào chùa hay nhà thờ thi phải tốn tiền nhiều thứ, nhiều lần. Nếu không thì các đấng từ bi, bác ái có thể liệng tro cốt các cụ vào một xó. . .
Sau khi chết, linh hồn ta đi về đâu? Một số người cho rằng " chết là hết". Còn một số tin là linh hồn tồn tại. Dù khác nhau về chi tiết, nhưng đại cương, các tôn giáo đều tin linh hồn tồn tại.
Sau 1975, cộng sản đã toàn thắng một cuộc chiến. Nhưng mặt tín ngưỡng và văn hóa thì cộng sản thật bại. Quyển Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh cho thấy có hồn người chết hiện về hàng tiểu đoàn mặc dầu cả tiểu đoàn, trung đoàn banh xác vì bom của B52 Mỹ. Và thực tế các nhà giam cho thấy có linh hồn hiện về. Và cụ thể là những việc tìm mộ liệt sĩ ở Việt Nam cho thấy các tử sĩ Cộng sản còn lẩn quẩn nơi chết, và khao khát trở về quê cũ. Những việc này cho thấy việc cộng sản chỉ trích tôn giáo và phủ nhận linh hồn là một điều sai lầm.
Trong chiều hướng này, Du Tử Lê cũng muốn hồn mình sau khi chết sẽ được trở lại quê nhà:
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một nấm mồ
Vùi đất lạ thịt xương không tan biến
Hồn không đi sao trở lại quê nhà . . .
(Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển)Ngày nay, tại hải ngoại, có người thì mong con cháu hỏa thiêu rồi rẳi tro ra biển ở hải ngoại. Một số người muốn về chết tại quê nhà. Một số yêu cầu con cháu mang mang tro cốt về quê hương để rải trên giòng sông quê mẹ.
Như đã trình bày, ngày nay thế giới chủ trương chôn hay hỏa thiêu, đa số không chấp nhận việc để xác người hôi thối, tan rữa trên mặt đất hay trên sông nước. Còn việc chôn hay thiêu là tùy . Chết thì hồn lìa khỏi xác, nhưng hồn sẽ lên thiên đàng, đia ngục, hay lang thang đây đó như hồn chiến binh cộng sản. Đa số người Việt hải ngoại chọn chôn, hoặc thiêu mà gửi cốt vào chùa, it ai muốn rải tro ra biển vì giữ tro lại thì " còn lại một chút gì để nhớ ". Nếu tung tro ra biển thì hồn có muốn làm thủy thủ không? Hồn có vui trên sông nước hay hồn sẽ sợ sóng, sợ cá mập? Và hồn có về quê hương hay không. Nếu về quê hương thì hồn có vui vẻ hay buồn phiền? Ai vui? Ai buồn? Tại sao vui? Tại sao buồn? Nếu vui thì ở lại, là tốt. Nếu buồn phiền thì phải làm sao? Đó là những câu hỏi chưa ai trả lời được!
Saturday, May 16, 2009
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Hành xử của chính quyền VN đối với hành động bành trướng của TQ
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-05-16
Trong khi mối quan hệ mà giới lãnh đạo VN dành cho TQ tiếp tục nồng thắm, và Bắc Kinh luôn quảng bá lập trường gọi là hòa bình của họ trong khu vực, thì hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy xứ đàn anh phương Bắc của VN, đặc biệt là lãnh vực hải quân, tiếp tục đà “bành trướng” khiến gây bất an cho Hà Nội.
RFA
Thanh Quang tìm hiểu về nguy cơ này và trình bày hầu quý vị qua bài viết sau đây.
Chính phủ VN cam kết duy trì quan hệ bình thường
Ngay
trước khi chính thức viếng thăm Đặc Khu Hành Chánh Hồng Kông hồi tháng
rồi, Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho biết những thỏa thuận gần
đây giữa VN và TQ về biên giới trên bộ và ở khu vực Vịnh Bắc Bộ chứng tỏ
rằng những vấn đề còn tồn đọng giữa 2 nước có thể được giải quyết trên
tinh thần đồng chí anh em, qua thương thuyết hữu nghị và hai bên cùng có
lợi.
Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho biết những thỏa thuận gần đây giữa VN và TQ về biên giới trên bộ và ở khu vực Vịnh Bắc Bộ chứng tỏ rằng những vấn đề còn tồn đọng giữa 2 nước có thể được giải quyết trên tinh thần đồng chí anh em, qua thương thuyết hữu nghị và hai bên cùng có lợi.
Và
hồi tháng này, khi phản ứng của người dân Việt trước hành động TQ lấn
lướt lãnh thổ và lãnh hải của VN tiếp tục gia tăng, thì Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã dành một tuần viếng thăm Hoa Lục, ra sức thuyết phục thương
giới Phương Bắc đầu tư vào VN, cũng như cam kết Hà Nội sẽ dành mọi dễ
dãi cho các công ty TQ hoạt động tại VN.
Những
đề nghị như vậy của lãnh đạo VN hẳn đáp ứng nguyện vọng của TQ, khi Bắc
Kinh đang nỗ lực ráo riết mở rộng ảnh hưởng trước mắt về thương mại,
chính trị tại vùng ĐNÁ, qua đó, dồn dập đầu tư vào VN với những dự án
lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, hoạt động hầm mỏ, nhất là
dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Nhưng,
theo tạp chí Time số ra cách nay không lâu với bài tựa đề “Tại VN, nỗi
sợ mới về sự ‘xâm lăng’ của TQ”, thì hoạt động đầu tư dồn dập kiểu “xâm
lấn hữu nghị” này của TQ khiến gây bất an cho người dân Việt vốn đã từng
chiến đấu chống quân phương Bắc hơn một ngàn năm; và gần đây nhất là
chiến tranh biên giới Việt-Trung hồi năm 1979.
Và không dám công khai chỉ trích TQ
Theo
tạp chí The Economist số ra đầu tháng này, thì cho dù thế nào đi nữa,
chính phủ VN rất sợ việc công khai chỉ trích TQ. Tờ báo trích dẫn những
trường hợp cụ thể, như mới đây, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra lệnh đình bản
báo Du Lịch trong 3 tháng vì cơ sở này đã dám đi ngược lại chỉ đạo nhà
nước bằng cách cho đăng tin gọi là nhậy cảm – những bài liên quan vấn đề
lãnh thổ, lãnh hải, đề cao lòng yêu nước của người dân Việt trước hành
động xâm lấn của Bắc Kinh…
Mới
đây, khi lên tiếng trấn an các nhà khoa học tại một hội nghị liên quan
vấn đề bauxite Tây Nguyên, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói rằng VN sẽ
không theo đuổi kế hoạch khai thác bauxite ‘bằng mọi giá”. Nhưng tờ The
Economist nhận xét rằng thực tế cho thấy là trong lúc khó khăn kinh tế,
phía van xin – là VN – không thể có nhiều lựa chọn.
Tâm huyết người dân Việt
Trong
khi những người dân Việt có tâm huyết với đất nước lo ngại dân phương
Bắc một ngày nào đó sẽ thực sự thống lĩnh khu vực chiến lược Tây Nguyên
qua “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước VN, thì các nhà ngoại giao và
chuyên gia quân sự tin rằng VN không khỏi ngày càng bất an trước hành
động Hoa Lục tiếp tục bành trướng hải quân trong khu vực – một diễn biến
mà báo South China Morning Post cho là khiến Hà Nội đành phải cải thiện
quan hệ quân sự với xứ cựu thù Hoa Kỳ, và những cường quốc trong vùng.
Theo giáo sư Brantly Womack chuyên về ngoại vụ thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ, thì trong khi chính phủ VN cam kết duy trì mối quan hệ bình thường với TQ, nhưng không ai ở VN có thể ngủ mà không “để mắt” canh chừng Hoa Lục.
GS Tạ Văn Tài từng giảng dạy tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, nhận xét:
“TQ
luôn luôn là bá quyền từ mấy ngàn năm nay. Việc họ tỏ thái độ quyết
liệt hay có khi mềm dẻo, đó là kiểu tầm ăn rỗi của Hoa lục trong những
năm gần đây. Đây là thói quen tự cổ chí kim của TQ. Điều này chúng ta
không lấy gì làm ngạc nhiên. Việc TQ phát triển quân sự và hạm đội, thì
việc này họ đã làm bao nhiêu năm nay rồi. Đặc biệt là họ dùng hình thức
biện pháp mạnh để đe dọa, để khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng
biển, hay dùng áp lực mạnh để kết thúc nhanh việc đặt mốc biên giới với
VN, đấy là những hình thức áp lực của phương Bắc”.
Chuyên
gia Ken Lieberthal thuộc Viện Brookings, Hoa Kỳ nhận định rằng trong
tương lai, rắc rối thực sự giữa VN và TQ có thể phát xuất từ vấn đề
tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, khi Bắc Kinh nhất mực cho rằng các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Hoa Lục. Và họ tự ấn định
lãnh hải qua “Đường Lưỡi Bò” bao trùm phần lớn biển Đông.
Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu trong nước về những chứng cứ mà TQ sử dụng để đòi “chủ quyền” biển Đông, lập luận rằng:
“Học
giới Trung Quốc bẻ cong sự thật để nói rằng họ có chủ quyền. Tôi nghiên
cứu nhiều thì thấy có ba vấn đề. Thứ nhất là chính sử Trung Quốc, tức
là những gì được ban hành bởi các chế độ cầm quyền trong lịch sử thì họ
hoàn toàn không ghi nhận việc cai quản hoặc khai thác hai quần đảo đó.
Thứ hai, các địa đồ cổ của Trung Quốc cho thấy địa hạt hành chính của họ
không qua khỏi đảo Hải Nam. Trường hợp thứ ba là những ghi chép của các
nhà hàng hải về những gì họ thấy khi đi đường. Trung Quốc chuyên dùng
những cứ liệu đó để nói rằng họ đã phát hiện sớm nhưng những phát hiện
đó không mang tính khai phá nghĩa là đặt quyền quản lý cho nhà nước ở
những nơi đó.”
Học giới Trung Quốc bẻ cong sự thật để nói rằng họ có chủ quyền.Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân
Theo
giáo sư Brantly Womack chuyên về ngoại vụ thuộc Đại học Virginia, Hoa
Kỳ, thì trong khi chính phủ VN cam kết duy trì mối quan hệ bình thường
với TQ, nhưng không ai ở VN có thể ngủ mà không “để mắt” canh chừng Hoa
Lục.
Vào khi VN đã chính thức
đặt mua 6 tàu ngầm loại tấn công của Nga, trị giá 1,8 tỷ đô-la, các
chuyên gia về chính sách đối ngoại lưu ý rằng bản sắc dân tộc VN tiềm
tàng tinh thần chống lại sự bành trướng của phương Bắc, và thỏa thuận về
số tàu ngầm vừa nói là dấu hiệu mới nhất cho thấy đất nước gồm 87 triệu
dân VN thực sự lo ngại về sự tái diễn của hành động bành trướng cố hữu
này.
=
TRUNG QUỐC & VIỆT NAM
Quá khó hiểu nên rất khó tin (kỳ 1)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-05-16
Những diễn biến dồn dập liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của cả người Việt ở trong và ngoài nước, lẫn cộng đồng quốc tế.
RFA
Trong
vài tháng qua, Việt Nam đã có một số phản ứng được xem là mạnh mẽ và
cứng rắn hơn trước, song bên cạnh những dấu hiệu tích cực gieo mầm hy
vọng này, lại là một số biểu hiện mà người ta không thể nào hiểu được
tại sao...
Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và so sánh những mâu thuẫn ấy.
Ba
tuần qua, chính quyền Việt Nam đã có hàng loạt động tác được xem là
mạnh mẽ và cứng rắn hơn trước, đối với Trung Quốc trong những vấn đề
liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Phản ứng mạnh mẽ, cứng rắn
Hồi
cuối tháng 4, chính quyền thành phố Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm
Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa – phần lãnh thổ đã bị Trung Quốc cưỡng
chiếm hồi tháng giêng năm 1974 - cùng lúc với việc kêu gọi đóng góp
thông tin, tài liệu, hiện vật liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo này.
Ở thời điểm
vừa kể, báo chí Việt Nam còn cho biết, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đang
gấp rút hoàn thành “Khu di tích Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa” và “Bảo
tàng Hoàng Sa Bắc Hải”, tại huyện đảo Lý Sơn (cù lao Ré) như một nỗ lực
khác, nhằm khẳng định lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Theo dự kiến, “Khu di tích Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa” và “Bảo tàng
Hoàng Sa Bắc Hải” sẽ được khánh thành vào đầu tháng 9 sắp tới.
Sang
đầu tháng 5, cùng với Malaysia, Việt Nam chính thức gửi bản đăng ký
ranh giới ngoài của thềm lục địa đến Ủy ban Ranh giới thềm lục địa thuộc
Liên Hiệp Quốc.
“Tôi nói cho các anh biết là tôi sẽ đăng ký dù các anh có phản đối”. Qua đó để nói rằng thái độ của những nhà lãnh đạo bây giờ đã cương quyết. Những vấn đề lớn, những vấn đề nguyên tắc là chúng ta không lùi.Ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất ĐSQ VN tại TQ
Khi
Trung Quốc lên tiếng phản đối vụ bổ nhiệm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa,
ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khẳng định: “Việc
bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa được thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật Việt Nam. Đó là việc làm bình thường, được tiến hành
từ nhiều năm qua”.
Kế đến, đáp trả việc Trung Quốc ngăn cản Việt Nam đăng ký ranh giới ngoài của thềm lục địa, ông Lê Dũng tuyên bố: “Nội
dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp
của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện
trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở
pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Trả
lời Đài chúng tôi, ông Dương Danh Dy – cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán
Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung
Quốc – tiết lộ thêm về việc Việt Nam cùng Malaysia đăng ký ranh giới
thềm lục địa và quan điểm của Việt Nam về chủ quyền biển:
“Ta
báo trước cho Trung Quốc biết đấy: “Tôi nói cho các anh biết là tôi sẽ
đăng ký dù các anh có phản đối”. Qua đó để nói rằng thái độ của những
nhà lãnh đạo bây giờ đã cương quyết. Những vấn đề lớn, những vấn đề
nguyên tắc là chúng ta không lùi.”
Chuỗi
sự kiện vừa kể đã được nhiều người xem như những dấu hiệu tích cực,
gieo hy vọng về việc chính quyền Việt Nam sẽ mạnh mẽ và cứng rắn hơn
trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trước những vấn đề liên quan
đến chủ quyền.
Ca ngợi, cam kết hợp tác
Song
những hy vọng vừa lóe lên như thế đã tắt gần như lập tức. Chỉ ba ngày
sau khi ông Lê Dũng – người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam - chỉ
trích Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông”, Đài Tiếng
nói Việt Nam tường thuật: Ngày 11 tháng 5, trong chuyến thăm
Trung Quốc, bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng CSVN, vẫn tiếp tục
tuyên bố tại Đại Lễ Đường nhân dân Bắc Kinh: Đảng, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam luôn trân trọng, dành ưu tiên cao, mong muốn và phấn đấu hết
sức mình nhằm không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ hữu
nghị hợp tác với Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả theo
khuôn khổ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” và “phương châm 16
chữ”, “tinh thần 4 tốt”.
Bà Hà
Thị Khiết không phải là trường hợp cá biệt. Trước bà, nhiều lãnh đạo
Đảng và lãnh đạo chính quyền của Việt Nam vẫn thường xuyên ca ngợi và
cam kết như vậy với Trung Quốc.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, dành ưu tiên cao, mong muốn và phấn đấu hết sức mình nhằm không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả …Bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng CSVN
Trung
Quốc có thực sự tốt đến mức để những lãnh đạo Đảng và lãnh đạo chính
quyền của Việt Nam như ông Nông Đức Mạnh, thay mặt “Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam”, hứa với ông Đới Bỉnh Quốc - Ủy viên Trung ương Đảng
Cộng Sản Trung Quốc, đồng thời là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc - khi
ông này đến thăm Việt Nam, hôm 20 tháng 3 là sẽ: “Luôn trước sau như
một, coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với
Trung Quốc, mãi mãi vun đắp cho quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền
thống tốt đẹp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền
vững”?
Ông Dương Danh Dy, viên chức ngoại giao cao cấp, nhận xét thế này về đối tượng mà Việt Nam vẫn bảo là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”:
Tôi
làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng
mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to,
khỏe, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình
hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy. Ngay trong những lúc họ
giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho
nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này: "Mắt tôi đã
từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế
hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy
vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những nhược điểm đó".
Thật
ra nhiều người cũng thấy như ông Dương Danh Dy. Cũng vì vậy, cách hành
xử của chính quyền Việt Nam khiến không ít người lo lắng vì không phải
chỉ có những biểu hiện cho thấy chính quyền Việt Nam bị “Trung Quốc mang
lòng tin ra để đánh lừa” như ông Dương Danh Dy đề cập...
Quý
vị vừa nghe Trân Văn tóm lược những biểu hiện mâu thuẫn trong quan hệ
của chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc suốt ba tuần qua.
Thật
ra, sự bất nhất đến mức khó hiểu trong quan hệ giữa chính quyền Việt
Nam đối với Trung Quốc không chỉ ngừng ở đó và đây sẽ là nội dung của
bài kế tiếp, mời quý vị đón nghe...
Friday, May 15, 2009
VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Tranh cãi quyết liệt.
‘Ma chiến hữu’ được nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn viết từ 17 năm trước, có tựa đề tiếng Trung là ‘Chiến hữu trùng phùng’, do Công ty Văn hóa Phương Nam (PNC) liên kết với Nhà Xuất bản Văn học xuất bản ở Việt Nam từ năm 2008. Nội dung truyện có liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, vốn là một vấn đề ‘nhạy cảm’ mà sách báo tại Việt Nam ít được phép nói tới.Bắt đầu từ một vài blog, những tranh cãi quanh cuốn sách ‘Ma chiến hữu’ lan nhanh như những đợt sóng trong cộng đồng mạng tại Việt Nam. Nhiều blogger đã đưa ra lời bình luận trên blog của mình hết sức gay gắt, thu hút hàng trăm lời bình phẩm. Những lời nguyền rủa dịch giả là ‘kẻ bán nước’ và Công ty Văn hóa Phương Nam là ‘vô văn hóa’…, thậm chí những lời thóa mạ nặng nề hơn được các blogger không ngần ngại tung lên.
Luồng ý kiến áp đảo cho rằng cuốn truyện này ca ngợi ‘sự chiến đấu anh hùng’ của những người lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, ca ngợi những ‘kẻ xâm lược’ đã nã súng vào người Việt Nam. Blogger ‘Người buôn gió’ khơi mào cuộc tranh cãi bằng những dòng đầy bức xúc: “Khi đọc vài trang cuốn sách này, tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào Nhà Xuất bản Văn học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình”. Nhiều blogger khác nhanh chóng hưởng ứng bằng các bài viết trên blog của mình với khí thế ‘hừng hực căm thù’.
Luồng ý kiến khác thì nói ‘Ma chiến hữu’ là một tác phẩm phản chiến, không ca ngợi chủ nghĩa anh hùng mà kể về những người lính nông dân nghèo khổ tham gia cuộc chiến mà không biết rõ lý do vì sao tham chiến. “Đó chỉ là một cái nhìn từ phía bên kia, môt cái nhìn khá nhân bản về tình người, tình bằng hữu giữa những người lính nghèo khổ”, một blogger nói.
Cuộc tranh cãi về sau có chiều hướng xoay sang chỉ trích công ty phát hành sách, nhà xuất bản, dịch giả, cơ quan kiểm duyệt đã ‘để lọt’ cuốn sách sang Việt Nam trong khi những cái nhìn tương tự như thế về cuộc chiến từ phía trong nước lại bị ngăn cấm. Nhất là câu đề từ ghi ở bìa bốn cuốn sách: “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” làm hầu hết độc giả phẫn nộ.
Các bài viết đưa ra chính kiến của những người nổi tiếng như nhà văn Trang Hạ, phóng viên ảnh Na Sơn, nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà thơ Trần Mạnh Hảo… càng làm cuộc tranh cãi nóng lên thêm.
‘Ma chiến hữu’ nói gì?
“Vương Thành Cao lớn tiếng: ‘Hãy bắn về phía tôi! Hãy nã pháo về phía tôi’, hai tay nắm chặt lấy quả bộc phá, rất dũng mãnh và anh hùng vọt ra khỏi chiến hào, một ánh chớp nhoáng nhoàng làm sáng rực cả không gian, thân xác quân địch thành bùn đất, dũng sĩ hóa thành sao băng - Ầm! Khí anh hùng sục sôi, máu anh hùng rần rật chảy trong huyết quản, nước mắt anh hùng rưng rưng, tất cả đều đứng ngồi không yên”. Đoạn văn này cùng nhiều đoạn khác được các blogger trích ra từ cuốn ‘Ma chiến hữu’ và sử dụng như là ‘bằng chứng’ cho việc Mạc Ngôn ca ngợi ‘lính xâm lược Trung Quốc’.
Ai đã đọc ‘Ma chiến hữu’ thì biết rằng đây là đoạn Mạc Ngôn kể lại các chi tiết trong bộ phim tuyên truyền mà những người lính đang xem. Giọng văn Mạc Ngôn đầy châm biếm, cợt đùa về ‘lí tưởng ngùn ngụt’ của những người lính khốn khổ khi xem phim chứ chẳng hề ca ngợi. Rất nhiều người chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc những đoạn trích kiểu này (tách khỏi chỉnh thể tác phẩm) sẽ hiểu sai ý đồ của tác giả và dễ bị kích động.
Trong ‘Ma chiến hữu’ không có chi tiết nào chứng tỏ Mạc Ngôn ca ngợi ‘sự chiến đấu anh hùng’ của quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến. Cũng không có chi tiết nào bôi nhọ, nói xấu binh lính Việt Nam như lời một số blogger.
Đọc xong cuốn sách, cái đọng lại trong tâm trí người đọc chỉ là tình người, tình bằng hữu, tình đồng đội của những người lính phía bên kia chiến tuyến. Họ là những nông dân nghèo, tham gia cuộc chiến chỉ vì miếng cơm manh áo, chỉ để thoát khỏi cảnh đói khát hiện tại, họ hầu như không hiểu gì về cuộc chiến ngoài niềm tin ngây thơ từ những lời tuyên huấn hùng hồn, hô hào của cấp trên. Số phận của họ trước, trong và sau khi chiến tranh kết thúc cũng được Mạc Ngôn khắc họa trần trụi, xúc động: “Bố mẹ mình trông già đi rất nhiều, còn con bé thì gầy hơn cả một con mèo hoang… Chúng mình trong bộ đội được ăn cơm trắng bánh mì thơm, con cái ở nhà một ngụm nước sôi cũng không có” - lời kể của một nhân vật trong tác phẩm.
Tính phản chiến, tuy không thẳng thừng lắm, nhưng rõ ràng là có xuất hiện phảng phất trong truyện ở cách tác giả nhìn cuộc chiến đấu với con mắt châm biếm, cười cợt (một cách đau xót). Tiền Anh Hào, nhân vật chính, vốn được đồng đội xem như một anh hùng hào kiệt thì cuối cùng chết lãng xẹt ngay trong trận đánh đầu tiên chỉ vì cái mông tiểu đội trưởng vổng cao quá đã đón ngay quả pháo của địch. Vị tiểu đội trưởng này trước đó khi xem phim tuyên truyền thì tinh thần lên cao, đòi cắn máu ăn thề, nhưng cắn tay mãi vẫn không chảy máu nên… thôi không cắn nữa.
Nguyên nhân của những phản ứng.
Bản thân nội dung tác phẩm ‘Ma chiến hữu’ rõ ràng không có gì đáng nói. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, thì cũng không khó để lý giải những tranh cãi kịch liệt xung quanh cuốn sách này.
Sách báo truyền thông ở Việt Nam bị hạn chế đến mức tối đa việc đề cập đến cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Trong dịp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến (17/2/1979-17/2/2009), không có một tờ báo nào ở Việt Nam dám đả động tới vấn đề nhạy cảm này. Bài báo ‘Biên giới tháng Hai’ của tác giả Huy Đức nói về sự quạnh quẽ của nghĩa trang biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) vừa đăng trên báo ‘Sài Gòn Tiếp thị’ đã bị rút xuống ngay tức khắc. Mới đây tập truyện ‘Rồng đá’ (tác giả Vũ Ngọc Tiến - Lê Mai) được Nhà xuất bản Đà Nẵng cho xuất bản có một truyện ngắn viết về cuộc chiến này cũng đã bị thu hồi. Ngay một bài báo vừa rồi đăng trên trang ‘Tuần Việt Nam’ thuộc báo Vietnamnet bàn về chính cuốn sách ‘Ma chiến hữu’ cũng nhanh chóng bị rút xuống.
Trước sự im lặng đáng sợ như thế của truyền thông chính thống ‘phe ta’ thì việc một tác phẩm văn học của Trung Quốc đề cập đến cuộc chiến và những người lính Trung Quốc ‘ngang nhiên’ được phát hành ở Việt Nam dễ làm nhiều người ấm ức, tức tối. Bởi vậy dịch giả và đơn vị phát hành sách nhanh chóng trở thành cái bia hứng bao nhiêu bức xúc dồn nén từ trước ‘bung’ ra thành những chửi bới, xỉ vả. Một số blogger công nhận chưa hề đọc tác phẩm nhưng chỉ qua những trích dẫn trên các blog đã ‘giãy nảy’ ngay tức khắc.
Thêm nữa, có vẻ như gần đây tinh thần ‘bài Hoa’ đang rộ lên trong cộng đồng mạng ở Việt Nam càng làm cho cuộc tranh cãi thêm kịch liệt. Bất cứ một vấn đề gì liên quan đến Trung Quốc, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng dễ làm cho nhiều người bị kích thích, nhảy vào mổ xẻ, phân tích, bình luận. Như thế, dưới con mắt mang tính dân tộc chủ nghĩa cực đoan, không chấp nhận cái nhìn khác từ phía ‘bên kia’ thì những tác phẩm kiểu như ‘Ma chiến hữu’ khó có thể được tiếp cận với giá trị thực vốn có của nó.
Nguyễn Nam
http://www.abc.net.au/ra/bayvut/baivo/s2513230.htm
Thursday, May 14, 2009
TIN BIỂN ĐÔNG
QUAN ĐIỂM CỦA NGA VỀ BIỂN ĐÔNG
Chiến lược dài hạn của Trung Quốc?
GS. Vladimir Kolotov nghiên cứu về Việt Nam và nói được tiếng Việt
Một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam từ Nga cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc là đe dọa an ninh cho Việt Nam.
Nói chuyện với BBC từ Đại học quốc gia St. Petersburg, tiến sĩ Vladimir Kolotov nhận định khả năng khai thác chung ở Biển Đông là có, nhưng Trung Quốc cũng sẽ chiếm phần hơn.
Ông cũng cho rằng Việt Nam đang gặp khó trong việc tìm kiếm liên minh, dù là "theo Mỹ hay Trung Quốc".
Vladimir Kolotov: Trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi Trung Quốc tập trung được lực lượng, xây dựng một nước hiện đại, lần nào cũng là vấn đề rất lớn cho Việt Nam. Bây giờ cũng là thời điểm như thế. Trung Quốc mạnh, là đe dọa an ninh cho Việt Nam.
Nhưng bây giờ là thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam có thể tìm liên minh, vấn đề là tìm ai. Giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai đều có thể nói là "bạn" của Việt Nam. Theo Trung Quốc là mất chủ quyền, theo Mỹ cũng thế.
BBC: Theo tiến sĩ, tranh chấp Biển Đông sẽ đi đến đâu?
Giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai đều có thể nói là "bạn" của Việt Nam. Theo Trung Quốc là mất chủ quyền, theo Mỹ cũng thế.
Vladimir Kolotov
Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ sử dụng áp lực ngoại giao và kinh tế. Vũ lực thì Việt Nam không chống lại được rồi, và Trung Quốc cũng sẽ không dùng vũ lực. Nhưng họ sẽ áp lực về chính trị, ngoại giao, kinh tế.
BBC: Việt Nam và Trung Quốc vừa nộp hồ sơ thềm lục địa cho Liên Hiệp Quốc. Liệu LHQ có chịu sức ép nào không?
Không nên coi trọng chuyện đó. LHQ chỉ như một câu lạc bộ nói chuyện, chẳng đưa ra được quyết định buộc các bên phải theo.
Cứ xem khủng hoảng Nam Ossetia vừa rồi. Chiến tranh năm ngày, bao nhiêu người chết. Nhưng Mỹ không muốn hội đàm vấn đề này, LHQ làm được gì ? Những chuyện lớn liên quan an ninh, LHQ chứng tỏ họ bất lực.
Có thể nộp hồ sơ, nhưng đấy là họ nói chuyện với nhau, còn Trung Quốc muốn khai thác vùng nào thì cứ khai thác.
Nộp cả chục hồ sơ cũng được, vấn đề là ai sẽ ủng hộ Việt Nam ?
BBC: Vậy còn khả năng hợp tác và khai thác tài nguyên ở Biển Đông có thực tế không?
Có thể, nhưng khai thác là phải cùng đầu tư, trong khi kinh tế Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Họ có thể làm dự án 10 tỉ đôla, Việt Nam tham gia nổi không?
Phải nói lại một lần nữa, đây chỉ là một bước nhỏ trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Chiến lược đó rất rõ, kiểm soát vùng Á đông, ban đầu gián tiếp và sau đó là trực tiếp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090513_kolotov_interview.shtml
TIN BIỂN ĐÔNG
TIN BIỂN ĐÔNG
BBC
TQ khăng khăng đòi chủ quyền biển
Ủy
ban Liên Hiệp Quốc (LHQ), hy vọng sẽ đồng ý được biên giới mới
trên biển, có vẻ sẽ xem xét hồ sơ trong thế đặt Trung Quốc chống
lại một số nước láng giềng.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền về một loạt đảo ở Biển Đông trong lúc một số nước khác cũng nói tương tự.
Đa số các quốc gia có bờ biển phải nộp báo cáo về chuyện họ nhìn nhận biên giới trên biển ra sao trước hạn hôm nay 13 tháng Năm 2009.
Cho tới nay đã có cả thẩy 48 quốc gia trên toàn thế giới đưa ra tuyên bố toàn bộ của mình và hơn 10 nước khác thì nộp tuyên bố sơ bộ.
Phó Chủ tịch Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) của LHQ, ông Harald Brekke nói với hãng Reuters:
"Đây là một sự biến đổi mạnh, mà sau đó thì đường ranh giới trên biển được định rõ....(đây sẽ là) sự sửa đổi chung cuộc lớn lao đối với bản đồ thế giới...
Các tuyên bố trái ngược nhau
Theo
luật pháp quốc tế hiện hành, mỗi quốc gia được phép khai
thác các tài nguyên biển cho tới 200 hải lý tính từ bờ biển
của mình.
Nhưng một số quốc gia có thể và có quyền mở rộng phần khai thác đó, hoặc là nhờ các khối đất hoặc thềm lục địa của họ lấn ra biển.
Nhưng hạn chế chính xác cho việc quyết định nước nào được sử dụng gì chưa được đặt lên một bản đồ mà quốc tế cùng đồng ý, cho đến hôm nay.
Ông Brekke nói, "Chúng tôi đang thấy nhiều báo cáo nộp lên chồng chéo nhau (về vùng biển),"
Các tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga, giữa Anh và Argentina - về vùng đảo Falkland (Malvinas), được nêu bật trong quá trình này.
Nga cũng dùng tàu ngầm nhỏ để cắm cờ dưới đáy biển ở Bắc Cực năm 2007, tại khu vực mà Đan Mạch cũng sẽ coi là của mình.
Nhưng có thể điểm phức tạp nhất trong tranh chấp ai làm chủ chỗ nào đang xảy ra tại Biển Đông (Nam Trung Hoa), với Trung Quốc, Philippines, Vietnam, Đài Loan, Indonesia và Malaysia đều cùng có các tuyên bố cạnh tranh nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Nam Hải".
Ông nói chủ quyền pháp lý của Trung Quốc cũng mở rộng ra cả những gì dưới đáy biển, điều quan trọng vì vùng Biển Đông có nhiều tài nguyên khí đốt và dầu.
Theo phóng viên BBC Michael Bristow ở Bắc Kinh, Trung Quốc gần đây cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong việc thúc đẩy các tuyên bố lãnh thổ trong vùng.
Trung Quốc đã chính thức yêu cầu Liên hiệp quốc không xem xét tuyên bố của Việt Nam.
Ông Mã nói "[Hồ sơ đó] xâm phạm trắng trợn chủ quyền Trung Quốc và vì thế là bất hợp pháp và vô giá trị".
Nhưng các nước khác không lùi bước, và điều này có nghĩa là giải quyết các tuyên bố cạnh tranh nhau sẽ vừa phức tạp và vừa tốn nhiều thời gian.
Bản đồ với đường chấm đỏ mà Trung Quốc nói là phần biển Đông Nam Á của họ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090513_un_china_maritime.shtml
TQ khăng khăng đòi chủ quyền biển
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền về một loạt đảo ở Biển Đông trong lúc một số nước khác cũng nói tương tự.
Đa số các quốc gia có bờ biển phải nộp báo cáo về chuyện họ nhìn nhận biên giới trên biển ra sao trước hạn hôm nay 13 tháng Năm 2009.
Cho tới nay đã có cả thẩy 48 quốc gia trên toàn thế giới đưa ra tuyên bố toàn bộ của mình và hơn 10 nước khác thì nộp tuyên bố sơ bộ.
Phó Chủ tịch Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) của LHQ, ông Harald Brekke nói với hãng Reuters:
"Đây là một sự biến đổi mạnh, mà sau đó thì đường ranh giới trên biển được định rõ....(đây sẽ là) sự sửa đổi chung cuộc lớn lao đối với bản đồ thế giới...
Các tuyên bố trái ngược nhau
Đây là một sự biến đổi mạnh, mà sau đó thì đường ranh giới trên biển được định rõ...
Harald Brekke
Nhưng một số quốc gia có thể và có quyền mở rộng phần khai thác đó, hoặc là nhờ các khối đất hoặc thềm lục địa của họ lấn ra biển.
Nhưng hạn chế chính xác cho việc quyết định nước nào được sử dụng gì chưa được đặt lên một bản đồ mà quốc tế cùng đồng ý, cho đến hôm nay.
Ông Brekke nói, "Chúng tôi đang thấy nhiều báo cáo nộp lên chồng chéo nhau (về vùng biển),"
Các tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga, giữa Anh và Argentina - về vùng đảo Falkland (Malvinas), được nêu bật trong quá trình này.
Nga cũng dùng tàu ngầm nhỏ để cắm cờ dưới đáy biển ở Bắc Cực năm 2007, tại khu vực mà Đan Mạch cũng sẽ coi là của mình.
Nhưng có thể điểm phức tạp nhất trong tranh chấp ai làm chủ chỗ nào đang xảy ra tại Biển Đông (Nam Trung Hoa), với Trung Quốc, Philippines, Vietnam, Đài Loan, Indonesia và Malaysia đều cùng có các tuyên bố cạnh tranh nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Nam Hải".
Ông nói chủ quyền pháp lý của Trung Quốc cũng mở rộng ra cả những gì dưới đáy biển, điều quan trọng vì vùng Biển Đông có nhiều tài nguyên khí đốt và dầu.
Theo phóng viên BBC Michael Bristow ở Bắc Kinh, Trung Quốc gần đây cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong việc thúc đẩy các tuyên bố lãnh thổ trong vùng.
Trung Quốc đã chính thức yêu cầu Liên hiệp quốc không xem xét tuyên bố của Việt Nam.
Ông Mã nói "[Hồ sơ đó] xâm phạm trắng trợn chủ quyền Trung Quốc và vì thế là bất hợp pháp và vô giá trị".
Nhưng các nước khác không lùi bước, và điều này có nghĩa là giải quyết các tuyên bố cạnh tranh nhau sẽ vừa phức tạp và vừa tốn nhiều thời gian.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090513_un_china_maritime.shtml
TÔ HẢI * KÝ
Tháng 5 buồn?Tháng 5 vui?
Chẳng biết có “lực lượng thù địch”nào xúi giục hay không mà lúc sắp từ giã cuộc đời ,ông Võ văn Kiệt lại phát biểu và" viết ra nhiều ý kiến ở “lề bên trái”,thậm chí “nghênh ngang giữa đường” như thế?..Nào là :“Đảng không thể giữ độc quyền yêu nước”,nào là “mỗi khi tháng 5 về có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn…” Tháng 5 vui ít buồn nhiều với tớ. Có lẽ khi ông Kiệt nói đến “triệu người buồn..”,ông chỉ tính đến những người bị…buồn là những người ở “phía bên kia”,những người chết trận ,những người chạy trốn chủ nghĩa cộng sản,những gia đình có người làm mồi cho cá đại dương,những người "trót" ở lại vì tin vào lời ông Trần văn Trà là “mọi gia đình có một người tham gia cách mạng cũng được coi là “gia đình cách mạng”,cùng các gia đình có con em được khuyến cáo đi “đăng ký học tập mang theo lương thực 20 ngày” để rồi…mất hút ở những nơi thâm sơn cùng cốc hoặc có trở về cũng ít nhất sau... 10,15 năm…để rồi tiếp tục ra đi theo diện HO ,hợp thành một cộng đồng di cư bỏ nước ra đi lớn nhất khắp thế giới”….Không hẳn thế đâu ông ạ! Tôi và nhiều người “ở phía bên này” cũng là trong số người “buồn” đấy. Ngay từ những ngày đầu vào SAIGÒN, tôi đã không đến nỗi như Dương Thu Hương phải ngồi xuống bên lề đường mà khóc vì thấy mình bị lừa đâu!*(lời của bà DTH tuyên bố với toàn thế giới).Tôi chẳng những buồn mà lại còn lo cho số phận của hàng triệu gia đình trong đó có gia đình tôi,bạn bè,thân thích của tôi… sẽ phải chịu đựng tất cả những gì mà miền Bắc đã phải chịu đựng. Nghĩa là không thể không có đấu tố, tịch thu ruộng đất, công cụ sản xuất, tiền bạc ,tài sản, cải tạo công thương, nhà đất nghĩa là tất cả sẽ được nhà nước quản ný,tất cả sẽ trở thành sở hữu toàn rân…nghĩa là tất cả sẽ phải tem phiếu, xếp hàng….nghĩa là nhà nước sẽ quản lí con người từ lúc mới sinh ra đời đến lúc chết, kể cả quản ný cái đầu và con tim!. Và một nửa nỗi lo đó của tớ đã thành sự thật những năm cuối của thập kỷ 70,đầu thập kỷ 80.Nói là một nửa vì miền Nam đã thoát được cái "đại họa" lớn Đấu tố,cải cách ruộng đất,(dù đã có chỉ thị “đến năm 80 phải tiến hành xong hợp tác hóa nông nghiệp”,một sai lầm lớn nhất,đẫm máu và gây hận thù dai dẳng nhất không kém hận thù gây ra cho hơn 2 triệu con người bỏ quê hương xứ sở mà ra đi.(theo con số ước đoán mơi nhất thì sau 34 năm con số này đã tăng lên tới trên 4 triệu người ??? Nỗi buồn và lo của bọn tớ, những người có học , có đọc, có nghe, có tí chút tư duy độc lập và nhất là ,bị cuộc sống thực tế của “thiên đường xã hội chủ nghĩa” quăng quật suốt 30 năm trời mà đành cam chịu câm miệng!Ai mà không biết cái chủ nghĩa “tư bản nó giãy chết” là điều vô cùng láo khoét. Ai mà không biết cuộc chiến vừa qua là cuộc chiến để áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên cả thế giới này.Chẳng có ma nào xâm lược nước ta cả . Điều này khi thống nhất đất nước Đảng lao động đã công khai đổi tên đảng thành Đảng cộng sản và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiên ngang hơn cả Trung Quốc, CuBa, Bắc Triều Tiên! Một tuyên bố công khai với thế giới là Chủ nghĩa cộng sản đã toàn thắng trên mảnh đất chữ S này! Và người ta huênh hoang theo kiểu... kiêu binh là “Chúng ta, một nước nhỏ bé đã đánh tan được ba Đế Quốc to….không một kẻ nào dám động đến chúng ta nữa.”!Và thực tế như thế nào thì cuộc cấm vận kéo dài gần 20 năm trời,cuộc chiến chớp nhoáng dạy cho Việt Nam “một bài hoc”đã chứng minh ngược lại.Người ta sẽ còn huênh hoang nhiều hơn nũa,như kiểu ông Hoàng Tùng lúc đó là Truởng Ban Tuyên Giáo TƯ Đảng,khi giữa sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội,truớc gần 1000 văn nghệ sỹ,ông đã hùng hồn tuyên bố,hai nắm đấm cụng vào nhau trước ngực;”Đây là cuộc đụng đầu lịch sử,cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” hãy tạm dừng ở đây,nếu còn sức ta chẳng ngại gì mà không tiến tới tận Thái Lan,Ấn Độ!...Nghĩa là nếu còn súng còn đạn,còn đuợc “phe ta” đẩy mạnh việc hà hơi tiếp sức thì…việc oánh! oánh nữa!,oánh mãi !"còn cái lai quần cũng oánh!' sẽ còn ...tha hồ mà la hét! Oánh tới người Việt cuối cùng cho lý tưởng của mấy ông Tây râu xồm bịa ra để vô sản khắp năm châu đều sẽ là …anh em,để biên giới sẽ không còn,để chính phủ,quân độĩ mỗi nước sẽ..giải tán,để có ngày muốn hưởng bao nhiêu,muốn làm bao nhiêu cũng…sẽ tùy ý muốn(!???) May thay cả “phe ta”chẳng ai bắn súng,nổ bom bỗng đổ cái rụp.!”!(Ý này trong bài diễn văn nhậm chức của T.T Obama đúng quá,hay quá đã bị người ta công khai đục bỏ trên báo chí) !"Đổi mới hay là chết”ra đời ở Việt Nam,tuy chậm chạp,không được như Perestroika,Glasnost ở Nga nhưng đó là quy luật .Chỉ tiếc là việc vận dụng quy luật đó như thế nào để có lợi cho hơn 80 triệu dân thì hiện nay, như tớ đã viết trong một entry là..”phù thủy không cao tay nên tung ra những âm binh nổi loạn và phù thủy cũng thành âm binh luôn!" Tháng 5- 2009,những niềm vui nho nhỏ Chỉ kể riêng về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, những ngày tháng 5 này không như những ngày tháng 5 trước. Kỉ niệm những ngày lễ lớn năm nay, không phải ngẫu nhiên mà người ta đã “dám” làm những chuyện mà trước đây có cho kẹo mấy ông “ gác cổng tư tưởng” toàn dân cũng chẳng dám : Đó là :
1-/Nhân ngày chiến thắng Điện Biên, (5/5/2009)" tác phẩm "Người,người lớp lớp "của tên "phản động" Trần Dần lại đuọc trao giải thưởng về văn học lần nữa cùng với tập "Trần Dần,Thơ."..
2-/kỉ niệm những ngày thắng lợi, những ngày mở đường 559, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên ,hơn 700 tờ báo,68 cái Đài phát thanh và Truyền hình đã đựơc phép của Tổng- tổng- biên- tập nói nhiều hơn đến 1/10000 sự thật ,đến sự hi sinh, mất mát, đến sự trả giá của hàng triệu triệu con người. Phần đề cao những “chiến thắng oanh liệt đế quốc Mỹ xâm lược' , “ngụy quân ngụy quyền”, có phần nào bớt tưng tưng hơn trước,.Các phái đòan nhà nước đều đến thăm những chiến binh đui què,mẻ sứt, những “bà già xung phong”trên đường Trường Sơn xưa còn sót lại đông đủ và dồn dập hơn..Một số còn được mời về Hà Nội,được tiếp đón,chụp ảnh quay phim,được các vị lãnh đạo cao nhất gặp gỡ,bắt tay,tặng quà,cảm ơn và ,hứa hẹn ,nhắn nhủ các đia phương cần PHẢI quan tâm chú ý hơn nữa đến những đối tượng “đã hy sinh cả tuổi xuân cho cách mạng vì "bấy nhiêu sự đãi ngộ cũng chưa đủ”(lời của chủ tịch nước)…Rồi những đại đội,tiểu đội nữ pháo binh, những cô gái hơ hớ tuổi 20 “đang ngày đêm mở đường…” và “hễ đi lên rừng là cây xanh mở lối” và hễ đi lên núi thì “núi ngả cúi đầu.("Cô gái mở đường" của Xuân Giao)đều tràn ngập các trang báo,trên màn hình Tivi, dù tất cả hầu hết đều đã trở thành những "bà già bị bỏ quên",bất hạnh,nghèo khổ, không con cái, thậm chí đi ẩn náu nơi…cửa Phật!. Đặc biệt là người ta tìm ra nhiều địa danh mới mà nổi lên chẳng kém gì Đồng Lộc như Truông Bồn, Lam Hạ… (mà nếu muốn ,còn có thể phát hiện ra hàng trăm , hàng ngàn…nữa.)
50 năm mở đường Trương Sơn,niềm vui trong ...nước mắtĐêm mùng 5/5, đúng ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh,VTC1 có một chương trình văn nghệ làm tớ thực sự xúc động và ngồi một mình chỉ biết khóc mà thôi....Đó là: .Lần đầu tiên người ta đưa lên nghĩa trang Trường Sơn một đòan cựu chiến binh gồm hầu hết là những người cụt chân, cụt tay, mù mắt, thậm chí có người phải bế từ ôtô xuống trước khi được đặt vào xe lăn. Khác với các đòan thăm viếng khác, đòan cựu chiến- thương- binh này không những chỉ thắp hương để tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống, họ lại còn hát lên trước những nấm mồ đồng đội.Những bài ca họ hát (chắc chắn là phải thu thanh trước ,phải qua khâu xét duyệt nhiều tầng)đều không hề…tưng tưng lên như “Phải giết lũ giặc Mỹ’ hoặc “Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân”.. nữa.Toàn bộ chương trình đuợc nhà Đài ghi tên tuổi trên màn hình đều không có những tác giả quen thuộc mà tất cả đều là những cái tên lạ hoắc (!)hoặc...vô danh. nghĩa là họ đều tự biên tự diễn.? Kỹ thuật có thể chưa có gì nhưng lời ca thì đúng là họ nói lên những sự hi sinh mất mát to lớn của đồng đội mà chắc chắn giờ đây "còn gì đâu nữa mà được hân hạnh nằm ở nghĩa trang hòanh tráng này". Tớ càng ngạc nhiên hơn nữa là kết thúc chương trình họ lại hát một bài hát không có tên tác giả...Nào ngờ khi họ cất tiếng hát lên thì tớ giật bắn người lên vì..đúng là bài "Những người trẻ mãi"của tớ viết sau khi đi 559 về!?Tuy nhà Đài,bỏ cái tên tớ (chẳng biết vô tình hay có chỉ đạo?) nhưng tớ thấy sung sướng và tự hào biết bao khi được những chiến sỹ -nghệ sỹ-thương binh đã tìm đến những tiếng nói thật của tớ để dựng nó sống lại với sự thật mà họ đã cảm,đã nghĩ .Đây là một thứ "hành khúc tang lễ"tớ đã viết khi đã đối mặt với quá nhiều cái chết,kiểu chết.. thời tớ đi Trường Sơn về, Tác phẩm đã được dàn dựng rất công phu,đã được thu thanh khá tử tế nhưng ,sau đã bị.. xếp xó vì nghe “ghê rợn thế nào ấy"!? (lời của ông L...L... ,biên tập chính của Ban ca nhạc Đài phát Thanh TNVN). Đó là bản hợp xướng nữ với duy nhất một giọng baryton ,không có một âm thanh nào của nam!“Những người trẻ mãi” do NSND Quý Dương lĩnh xướng cùng dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng nữ biểu diễn.Tớ viết với ý đồ dùng dàn nhạc và choeur vocalise để..tớ khóc ! Dàn giây và tiếng cồng chậm rãi trong một khúc ca tang lễ funèbre)cốt tạo nên những tiếng nói từ...cõi âm….Solo baryton là tiếng nói của một người duy nhất còn sống sót.,hợp xướng nữ là những... "oan hồn" về nói chuyện cùng người sống.Buổi thu thanh có rất nhiều cán bộ biên tập Đài dự và Qúi Dương khi nghe tớ trình bày về ý đồ của tác giả lại quá… đồng cảm nên anh đã xử dụng kỹ thuật hát opéra ,nâng tính bi kịch lên hơi ...quá mức (?!)nên trở thành những tiếng khóc nức nở khi hát đến tên những người đã mất !Thế là sinh chuyện!Bài hát được thu đi,thu lại mấy lần với những góp ý “xây dựng” cả về nhạc lẫn lời ...Cuối cùng cũng được phát vài lần rồi….xếp xó!Vậy mà lần này “Những người trẻ mãi”được hồi sinh.!Không còn phần giao hưởng,không còn nghệ sỹ Quí Dương,không còn hợp xướng của những "oan hồn"....Ý đồ của tác giả là “hành khúc tang lễ”nay đã trở thành hành khúc bi hùng,tốc độ chắc cũng đã được góp ý tăng lên gấp đôi(.!) Nhưng có lẽ vì mỗi câu hát đều xuất phát từ khoảng sâu thẳm của tâm hồn họ nên làm tớ còn xúc động hơn cả thời của NSND Quí Duơng thu thanh nó!Tớ thấy rợn cả ngừơi thật sự khi một chiến sỹ-nghệ sỹ-thương binh có sáng kiến đọc vang vang toàn bộ lời ca một cách hùng hồn trước khi cất tiếng hát ngay giữa nghĩa trang Trường Sơn mà tớ muốn trở lại để được tự mình hát lên tấm lòng mình,nhưng không sao được nữa rồi!Tớ đã quá già để có thể tìm được những niềm vui lớn lao như thế.Nhưng niềm vui nho nhỏ này,vui mà bật khóc đối với tớ, có lẽ là một giải thưởng lớn nhất chưa hề được nhận bao giờ vì nó đã được chính những người đui què mẻ sứt trình diễn chính ngay tại nghĩa trang Trường Sơn ,nơi mà những cái tên Cà Ròn Ta Lê,Cua chữ A,những gương mặt của các chiến sỹ Binh Đoàn 12 dù tan thành mây,thành khói,thành bụi đỏ Trường Sơn,…để chẳng còn gì mà đưa về nằm ở cái nghĩa trang hoành tráng và đẹp đẽ đó, để nghe những bài hát của đồng đội,của tớ.. Vì thế, với tó,trong tớ,họ muôn đời Trẻ Mãi!
Nếu trước đây những hành động, những thước phim, những bài ca, nói về sự hi sinh mất mát bị ngăn chặn thậm chí xóa bỏ vì sợ “làm yếu lòng chiến sỹ nơi chiến trường “ hoặc “khoét vào nỗi đau” của những gia đình có chồng,con,anh chị em đã chết mất xác” thì tháng 5 năm nay đã được công khai xuất hiện. Đã bao nhiêu năm cứ tháng 5 tới thì mọi phương tiện truyền thông đều tập trung vào những chiến công “Đánh thắng giặc Mỹ”. Đã bao tháng 5 cứ mở TV, là lại thấy tưng tưng lên những ”đánh,đánh! Thắng !thắng! mà tớ đã muốn quên đi để khỏi gợi nhớ tới một thời kì chiến tranh oan trái nhất của dân tộc. Vậy mà tháng 5 năm nay đã phải trải qua bao nhiêu tháng 5 buồn để có một tháng 5 vui, dù chỉ mới ...“Vui là vui gượng kẻo là”... vì tớ vẫn mơ tới một niềm vui cho cả hai phía, mơ tới một ngày có một nhạc sĩ VN nào viết được một bản Requiem cho cả “bên này” lẫn “bên kia”,một bản “kinh cầu hồn” mà bất cứ ai đã là người Việt Nam đều có thể ngồi nghe chung , để khóc chung cho những người con của Tổ Quốc đã phải chết oan uổng cho ba cuộc chiến vì một cái lý tưởng nhập ngoại, phản khoa học,phản Lịch Sử Loài Người,một lý tưởng sặc mùi máu và xác chết đang thối rữa và đã bị chôn vùi ngay ở trên Tổ Quốc của những thằng khùng đã "phát minh" ra nó trong những cơn rối loạn tâm thần và bị những kẻ có những mưu đồ chánh trọe cực kỳ đen tối phát tán nó ra khắp thế giới .Trên 50 triệu sinh mạng là con số khủng khiếp của bản nghị quyết 1481 của Nghị Viện Châu Âu ,sau gần 20 năm nghiên cứu về tội ác cúa chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới chẳng biết có tính đến cuộc chiến nồi da xáo thịt suốt nửa thế kỷ ở Việt Nam này chưa? vì thèm khát Độc lập- Tự do nên bị cho " toa thuóc độc "Chiến thắng này là trận cuối cùng" thì ngày nay trước những câu hỏi ;Chiến thắng chưa?".."Cuối cùng thật chưa?".."Xã hội chủ nghĩa là cái gì?Ở đâu nhỉ"?Chủ nghĩa xã hội là cái gì,?"thì...một chú bé lên 5 cũng có thể trả lời gọn gàng và đanh thép :"Láo khoét!...láo khoét!"Thêm những chuyện buồn ….cườiTrong cái tháng 5 đầy sự kiện lịch sử này, tớ cũng lại buồn nhưng buồn ...cười cho những kẻ đang cố tình xuyên tạc lịch sử để kiếm chút danh vị hoặc vì quá trẻ nên bị lừa mà cứ tưởng là thật những chuyện bịa ...
Nhân ngày mùng 7/5, ngày chiến thắng Điện Biên lịch sử, người ta tha hồ “nói phét” khắp nơi, cứ coi như là những nhân chứng trực tiếp Điện Biên Phủ nay đã chết hết rồi,! Khắp nơi người ta tổ chức cho nhiều cựu chiến binh đi báo cáo mà chính cái ông báo cáo viên đó ,dù có đeo huy hiệu Điện Biên nhưng chỉ “bắc nồi chõ nghe hơi” chứ thực tế thì chẳng hề tham gia Điện Biên ngày nào, thậm chí nhầm cả địa danh, đồi A thành đồi A1, ngã ba Cò Nòi thì gọi là thì gọi là ngã ba Phố Nối, chuyện bắt sống De Castries thì kể y như hòan cảnh của phim Điện Biên Phủ được dựng lại. Buồn…cười hơn nữa là tại cuộc khánh thành bảo tàng Trường Sơn tại Quảng Bình, những cái tên văn nghệ sĩ mà ,bình luận viên đã cho "ăn theo" một số những cái tên có viết về Trường Sơn nhưng chẳng "gắn" với Trường Sơn một ngày nào. Riêng trong giới nhạc sỹ thì người ta quên béng đi những tên Vũ Trọng Hối, Huy Du, Doãn Nho mà lại cho “ăn theo” những cái tên Phạm Tuyên,, Hoàng Hiệp mà tớ bảo đảm rằng chưa có một ngày sống ở Trường Sơn,! Chẳng biết các vị này có giật mình mà xin đính chính.. không ?hay là... trái lại, cả một nửa tiểu đội văn công xung kích Trường Sơn cùng phó tư lệnh Đặng Tính bị hy sinh trên con đường mà “Hai mươi xe còn một, coi như là chiến thắng”(mà tớ chỉ còn nhớ có một biên đạo múa Ngọc Minh học ở Triều Tiên về ,một diễn viên tên Quy,một tênThêm,một tên Hạp thì chỉ bị thương thoát chết nhưng... què) thì chẳng ai cho lên báo ,lên tivi lấy một câu.Người chết đến như Tư lệnh phó 559,Đặng Tính cũng bị quên nữa là! Tớ chỉ là một người đi Trường Sơn “để biết”, chỉ quanh quẩn thậm chí nằm cả ngày trong hầm hộ tống chuyện trò cùng chính ủy binh đoàn 12 (tên Tâm,người Huế,anh họ ca sỹ Tân Nhân) thôi, nhưng cũng biết khá nhiều về những “sự thật bị giấu kín hay bị bỏ quên”. Vậy mà người ta vẫn tiếp tục dựng đứng lên những chuyện không hề có. Lịch sử rồi đây biết tham khảo ai nếu bọn tớ, những "chiến sỹ Điện Biên không huy hiệu" (tớ đã có viết bài trên báo Quân đội nhân dân nhân 50 năm kỷ niệm Điện Biên về vấn đề này), những người đã suýt bỏ mạng trên các ngầm Talê, Cà ròn,cua chữ A. ...tiép gót nhau về với đất.? Sẽ có những “anh hùng”, "liệt sỹ"nhờ....báo chí,, sẽ có những “chiến công tưởng tượng” được các nhà “chuyên gia xuyên tạc” đưa vào lịch sử cách mạng Việt Nam cho con em chúng ta học (như chuyện Lê Văn Tám tự tẩm dầu đốt kho xăng) cho mà coi .Chỉ xin đơn cử một chuyện xảy ra trong một cuộc nói chuyện về chiên thắng Điện Biên mà con của môt người bạn thân của tớ đã phản ảnh :Khi được hỏi “Có thật Tô Vĩnh Diện là tự nguyện lấy thân mình chắn khẩu pháo 75 ly đang lao xuống vực là chuyện có thật không,?Có thật là Bế văn Đàn,,Phan đình Giót tự nguyện hy sinh có ý thức từ đầu không?”hay đây chỉ là những "tai nạn chiến tranh"? thì báo cáo viên đành thú thật:"Chuyện này thì tôi chỉ biêt báo cáo theo…báo chí…chứ tôi không có mặt tại chỗ.!!! "Vì trả lời thế nào với lớp trẻ ngày nay khi chúng không thể tin vào những gì không có chứng cứ khoa hoc!Chúng muốn tìm hiểu sự thật không khoa học như : Làm thế nào mà một tấm thân dù nặng 60 kí-lô đi nữa có thể chèn lại một khẩu pháo nặng trên 10 tấn đang tụt giốc.?còn khối chuyện “ăn theo” một cách ….ngớ ngẩn và vô cùng... bần tiện nữa ngay trong giới văn nghệ báo chí,mà đọc xong tớ phải buồn ….cười vì những người viết nó,tuyên bố vung vít trên báo trên đài,muốn kiếm chác chút vinh dự về cái tháng đầy ắp các sự kiện này.Nhưng thôi!Gõ nhiều con tớ nó mỏi tay còn tớ thì từ chỗ buồn cười đến chỗ buồn…nôn mất.
Tuần kí số 3 này còn một phần nữa, nhưng hãy chờ đến sau 19/5 tớ xin viết nốt .
Chẳng biết có “lực lượng thù địch”nào xúi giục hay không mà lúc sắp từ giã cuộc đời ,ông Võ văn Kiệt lại phát biểu và" viết ra nhiều ý kiến ở “lề bên trái”,thậm chí “nghênh ngang giữa đường” như thế?..Nào là :“Đảng không thể giữ độc quyền yêu nước”,nào là “mỗi khi tháng 5 về có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn…” Tháng 5 vui ít buồn nhiều với tớ. Có lẽ khi ông Kiệt nói đến “triệu người buồn..”,ông chỉ tính đến những người bị…buồn là những người ở “phía bên kia”,những người chết trận ,những người chạy trốn chủ nghĩa cộng sản,những gia đình có người làm mồi cho cá đại dương,những người "trót" ở lại vì tin vào lời ông Trần văn Trà là “mọi gia đình có một người tham gia cách mạng cũng được coi là “gia đình cách mạng”,cùng các gia đình có con em được khuyến cáo đi “đăng ký học tập mang theo lương thực 20 ngày” để rồi…mất hút ở những nơi thâm sơn cùng cốc hoặc có trở về cũng ít nhất sau... 10,15 năm…để rồi tiếp tục ra đi theo diện HO ,hợp thành một cộng đồng di cư bỏ nước ra đi lớn nhất khắp thế giới”….Không hẳn thế đâu ông ạ! Tôi và nhiều người “ở phía bên này” cũng là trong số người “buồn” đấy. Ngay từ những ngày đầu vào SAIGÒN, tôi đã không đến nỗi như Dương Thu Hương phải ngồi xuống bên lề đường mà khóc vì thấy mình bị lừa đâu!*(lời của bà DTH tuyên bố với toàn thế giới).Tôi chẳng những buồn mà lại còn lo cho số phận của hàng triệu gia đình trong đó có gia đình tôi,bạn bè,thân thích của tôi… sẽ phải chịu đựng tất cả những gì mà miền Bắc đã phải chịu đựng. Nghĩa là không thể không có đấu tố, tịch thu ruộng đất, công cụ sản xuất, tiền bạc ,tài sản, cải tạo công thương, nhà đất nghĩa là tất cả sẽ được nhà nước quản ný,tất cả sẽ trở thành sở hữu toàn rân…nghĩa là tất cả sẽ phải tem phiếu, xếp hàng….nghĩa là nhà nước sẽ quản lí con người từ lúc mới sinh ra đời đến lúc chết, kể cả quản ný cái đầu và con tim!. Và một nửa nỗi lo đó của tớ đã thành sự thật những năm cuối của thập kỷ 70,đầu thập kỷ 80.Nói là một nửa vì miền Nam đã thoát được cái "đại họa" lớn Đấu tố,cải cách ruộng đất,(dù đã có chỉ thị “đến năm 80 phải tiến hành xong hợp tác hóa nông nghiệp”,một sai lầm lớn nhất,đẫm máu và gây hận thù dai dẳng nhất không kém hận thù gây ra cho hơn 2 triệu con người bỏ quê hương xứ sở mà ra đi.(theo con số ước đoán mơi nhất thì sau 34 năm con số này đã tăng lên tới trên 4 triệu người ??? Nỗi buồn và lo của bọn tớ, những người có học , có đọc, có nghe, có tí chút tư duy độc lập và nhất là ,bị cuộc sống thực tế của “thiên đường xã hội chủ nghĩa” quăng quật suốt 30 năm trời mà đành cam chịu câm miệng!Ai mà không biết cái chủ nghĩa “tư bản nó giãy chết” là điều vô cùng láo khoét. Ai mà không biết cuộc chiến vừa qua là cuộc chiến để áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên cả thế giới này.Chẳng có ma nào xâm lược nước ta cả . Điều này khi thống nhất đất nước Đảng lao động đã công khai đổi tên đảng thành Đảng cộng sản và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiên ngang hơn cả Trung Quốc, CuBa, Bắc Triều Tiên! Một tuyên bố công khai với thế giới là Chủ nghĩa cộng sản đã toàn thắng trên mảnh đất chữ S này! Và người ta huênh hoang theo kiểu... kiêu binh là “Chúng ta, một nước nhỏ bé đã đánh tan được ba Đế Quốc to….không một kẻ nào dám động đến chúng ta nữa.”!Và thực tế như thế nào thì cuộc cấm vận kéo dài gần 20 năm trời,cuộc chiến chớp nhoáng dạy cho Việt Nam “một bài hoc”đã chứng minh ngược lại.Người ta sẽ còn huênh hoang nhiều hơn nũa,như kiểu ông Hoàng Tùng lúc đó là Truởng Ban Tuyên Giáo TƯ Đảng,khi giữa sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội,truớc gần 1000 văn nghệ sỹ,ông đã hùng hồn tuyên bố,hai nắm đấm cụng vào nhau trước ngực;”Đây là cuộc đụng đầu lịch sử,cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” hãy tạm dừng ở đây,nếu còn sức ta chẳng ngại gì mà không tiến tới tận Thái Lan,Ấn Độ!...Nghĩa là nếu còn súng còn đạn,còn đuợc “phe ta” đẩy mạnh việc hà hơi tiếp sức thì…việc oánh! oánh nữa!,oánh mãi !"còn cái lai quần cũng oánh!' sẽ còn ...tha hồ mà la hét! Oánh tới người Việt cuối cùng cho lý tưởng của mấy ông Tây râu xồm bịa ra để vô sản khắp năm châu đều sẽ là …anh em,để biên giới sẽ không còn,để chính phủ,quân độĩ mỗi nước sẽ..giải tán,để có ngày muốn hưởng bao nhiêu,muốn làm bao nhiêu cũng…sẽ tùy ý muốn(!???) May thay cả “phe ta”chẳng ai bắn súng,nổ bom bỗng đổ cái rụp.!”!(Ý này trong bài diễn văn nhậm chức của T.T Obama đúng quá,hay quá đã bị người ta công khai đục bỏ trên báo chí) !"Đổi mới hay là chết”ra đời ở Việt Nam,tuy chậm chạp,không được như Perestroika,Glasnost ở Nga nhưng đó là quy luật .Chỉ tiếc là việc vận dụng quy luật đó như thế nào để có lợi cho hơn 80 triệu dân thì hiện nay, như tớ đã viết trong một entry là..”phù thủy không cao tay nên tung ra những âm binh nổi loạn và phù thủy cũng thành âm binh luôn!" Tháng 5- 2009,những niềm vui nho nhỏ Chỉ kể riêng về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, những ngày tháng 5 này không như những ngày tháng 5 trước. Kỉ niệm những ngày lễ lớn năm nay, không phải ngẫu nhiên mà người ta đã “dám” làm những chuyện mà trước đây có cho kẹo mấy ông “ gác cổng tư tưởng” toàn dân cũng chẳng dám : Đó là :
1-/Nhân ngày chiến thắng Điện Biên, (5/5/2009)" tác phẩm "Người,người lớp lớp "của tên "phản động" Trần Dần lại đuọc trao giải thưởng về văn học lần nữa cùng với tập "Trần Dần,Thơ."..
2-/kỉ niệm những ngày thắng lợi, những ngày mở đường 559, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên ,hơn 700 tờ báo,68 cái Đài phát thanh và Truyền hình đã đựơc phép của Tổng- tổng- biên- tập nói nhiều hơn đến 1/10000 sự thật ,đến sự hi sinh, mất mát, đến sự trả giá của hàng triệu triệu con người. Phần đề cao những “chiến thắng oanh liệt đế quốc Mỹ xâm lược' , “ngụy quân ngụy quyền”, có phần nào bớt tưng tưng hơn trước,.Các phái đòan nhà nước đều đến thăm những chiến binh đui què,mẻ sứt, những “bà già xung phong”trên đường Trường Sơn xưa còn sót lại đông đủ và dồn dập hơn..Một số còn được mời về Hà Nội,được tiếp đón,chụp ảnh quay phim,được các vị lãnh đạo cao nhất gặp gỡ,bắt tay,tặng quà,cảm ơn và ,hứa hẹn ,nhắn nhủ các đia phương cần PHẢI quan tâm chú ý hơn nữa đến những đối tượng “đã hy sinh cả tuổi xuân cho cách mạng vì "bấy nhiêu sự đãi ngộ cũng chưa đủ”(lời của chủ tịch nước)…Rồi những đại đội,tiểu đội nữ pháo binh, những cô gái hơ hớ tuổi 20 “đang ngày đêm mở đường…” và “hễ đi lên rừng là cây xanh mở lối” và hễ đi lên núi thì “núi ngả cúi đầu.("Cô gái mở đường" của Xuân Giao)đều tràn ngập các trang báo,trên màn hình Tivi, dù tất cả hầu hết đều đã trở thành những "bà già bị bỏ quên",bất hạnh,nghèo khổ, không con cái, thậm chí đi ẩn náu nơi…cửa Phật!. Đặc biệt là người ta tìm ra nhiều địa danh mới mà nổi lên chẳng kém gì Đồng Lộc như Truông Bồn, Lam Hạ… (mà nếu muốn ,còn có thể phát hiện ra hàng trăm , hàng ngàn…nữa.)
50 năm mở đường Trương Sơn,niềm vui trong ...nước mắtĐêm mùng 5/5, đúng ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh,VTC1 có một chương trình văn nghệ làm tớ thực sự xúc động và ngồi một mình chỉ biết khóc mà thôi....Đó là: .Lần đầu tiên người ta đưa lên nghĩa trang Trường Sơn một đòan cựu chiến binh gồm hầu hết là những người cụt chân, cụt tay, mù mắt, thậm chí có người phải bế từ ôtô xuống trước khi được đặt vào xe lăn. Khác với các đòan thăm viếng khác, đòan cựu chiến- thương- binh này không những chỉ thắp hương để tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống, họ lại còn hát lên trước những nấm mồ đồng đội.Những bài ca họ hát (chắc chắn là phải thu thanh trước ,phải qua khâu xét duyệt nhiều tầng)đều không hề…tưng tưng lên như “Phải giết lũ giặc Mỹ’ hoặc “Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân”.. nữa.Toàn bộ chương trình đuợc nhà Đài ghi tên tuổi trên màn hình đều không có những tác giả quen thuộc mà tất cả đều là những cái tên lạ hoắc (!)hoặc...vô danh. nghĩa là họ đều tự biên tự diễn.? Kỹ thuật có thể chưa có gì nhưng lời ca thì đúng là họ nói lên những sự hi sinh mất mát to lớn của đồng đội mà chắc chắn giờ đây "còn gì đâu nữa mà được hân hạnh nằm ở nghĩa trang hòanh tráng này". Tớ càng ngạc nhiên hơn nữa là kết thúc chương trình họ lại hát một bài hát không có tên tác giả...Nào ngờ khi họ cất tiếng hát lên thì tớ giật bắn người lên vì..đúng là bài "Những người trẻ mãi"của tớ viết sau khi đi 559 về!?Tuy nhà Đài,bỏ cái tên tớ (chẳng biết vô tình hay có chỉ đạo?) nhưng tớ thấy sung sướng và tự hào biết bao khi được những chiến sỹ -nghệ sỹ-thương binh đã tìm đến những tiếng nói thật của tớ để dựng nó sống lại với sự thật mà họ đã cảm,đã nghĩ .Đây là một thứ "hành khúc tang lễ"tớ đã viết khi đã đối mặt với quá nhiều cái chết,kiểu chết.. thời tớ đi Trường Sơn về, Tác phẩm đã được dàn dựng rất công phu,đã được thu thanh khá tử tế nhưng ,sau đã bị.. xếp xó vì nghe “ghê rợn thế nào ấy"!? (lời của ông L...L... ,biên tập chính của Ban ca nhạc Đài phát Thanh TNVN). Đó là bản hợp xướng nữ với duy nhất một giọng baryton ,không có một âm thanh nào của nam!“Những người trẻ mãi” do NSND Quý Dương lĩnh xướng cùng dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng nữ biểu diễn.Tớ viết với ý đồ dùng dàn nhạc và choeur vocalise để..tớ khóc ! Dàn giây và tiếng cồng chậm rãi trong một khúc ca tang lễ funèbre)cốt tạo nên những tiếng nói từ...cõi âm….Solo baryton là tiếng nói của một người duy nhất còn sống sót.,hợp xướng nữ là những... "oan hồn" về nói chuyện cùng người sống.Buổi thu thanh có rất nhiều cán bộ biên tập Đài dự và Qúi Dương khi nghe tớ trình bày về ý đồ của tác giả lại quá… đồng cảm nên anh đã xử dụng kỹ thuật hát opéra ,nâng tính bi kịch lên hơi ...quá mức (?!)nên trở thành những tiếng khóc nức nở khi hát đến tên những người đã mất !Thế là sinh chuyện!Bài hát được thu đi,thu lại mấy lần với những góp ý “xây dựng” cả về nhạc lẫn lời ...Cuối cùng cũng được phát vài lần rồi….xếp xó!Vậy mà lần này “Những người trẻ mãi”được hồi sinh.!Không còn phần giao hưởng,không còn nghệ sỹ Quí Dương,không còn hợp xướng của những "oan hồn"....Ý đồ của tác giả là “hành khúc tang lễ”nay đã trở thành hành khúc bi hùng,tốc độ chắc cũng đã được góp ý tăng lên gấp đôi(.!) Nhưng có lẽ vì mỗi câu hát đều xuất phát từ khoảng sâu thẳm của tâm hồn họ nên làm tớ còn xúc động hơn cả thời của NSND Quí Duơng thu thanh nó!Tớ thấy rợn cả ngừơi thật sự khi một chiến sỹ-nghệ sỹ-thương binh có sáng kiến đọc vang vang toàn bộ lời ca một cách hùng hồn trước khi cất tiếng hát ngay giữa nghĩa trang Trường Sơn mà tớ muốn trở lại để được tự mình hát lên tấm lòng mình,nhưng không sao được nữa rồi!Tớ đã quá già để có thể tìm được những niềm vui lớn lao như thế.Nhưng niềm vui nho nhỏ này,vui mà bật khóc đối với tớ, có lẽ là một giải thưởng lớn nhất chưa hề được nhận bao giờ vì nó đã được chính những người đui què mẻ sứt trình diễn chính ngay tại nghĩa trang Trường Sơn ,nơi mà những cái tên Cà Ròn Ta Lê,Cua chữ A,những gương mặt của các chiến sỹ Binh Đoàn 12 dù tan thành mây,thành khói,thành bụi đỏ Trường Sơn,…để chẳng còn gì mà đưa về nằm ở cái nghĩa trang hoành tráng và đẹp đẽ đó, để nghe những bài hát của đồng đội,của tớ.. Vì thế, với tó,trong tớ,họ muôn đời Trẻ Mãi!
Nếu trước đây những hành động, những thước phim, những bài ca, nói về sự hi sinh mất mát bị ngăn chặn thậm chí xóa bỏ vì sợ “làm yếu lòng chiến sỹ nơi chiến trường “ hoặc “khoét vào nỗi đau” của những gia đình có chồng,con,anh chị em đã chết mất xác” thì tháng 5 năm nay đã được công khai xuất hiện. Đã bao nhiêu năm cứ tháng 5 tới thì mọi phương tiện truyền thông đều tập trung vào những chiến công “Đánh thắng giặc Mỹ”. Đã bao tháng 5 cứ mở TV, là lại thấy tưng tưng lên những ”đánh,đánh! Thắng !thắng! mà tớ đã muốn quên đi để khỏi gợi nhớ tới một thời kì chiến tranh oan trái nhất của dân tộc. Vậy mà tháng 5 năm nay đã phải trải qua bao nhiêu tháng 5 buồn để có một tháng 5 vui, dù chỉ mới ...“Vui là vui gượng kẻo là”... vì tớ vẫn mơ tới một niềm vui cho cả hai phía, mơ tới một ngày có một nhạc sĩ VN nào viết được một bản Requiem cho cả “bên này” lẫn “bên kia”,một bản “kinh cầu hồn” mà bất cứ ai đã là người Việt Nam đều có thể ngồi nghe chung , để khóc chung cho những người con của Tổ Quốc đã phải chết oan uổng cho ba cuộc chiến vì một cái lý tưởng nhập ngoại, phản khoa học,phản Lịch Sử Loài Người,một lý tưởng sặc mùi máu và xác chết đang thối rữa và đã bị chôn vùi ngay ở trên Tổ Quốc của những thằng khùng đã "phát minh" ra nó trong những cơn rối loạn tâm thần và bị những kẻ có những mưu đồ chánh trọe cực kỳ đen tối phát tán nó ra khắp thế giới .Trên 50 triệu sinh mạng là con số khủng khiếp của bản nghị quyết 1481 của Nghị Viện Châu Âu ,sau gần 20 năm nghiên cứu về tội ác cúa chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới chẳng biết có tính đến cuộc chiến nồi da xáo thịt suốt nửa thế kỷ ở Việt Nam này chưa? vì thèm khát Độc lập- Tự do nên bị cho " toa thuóc độc "Chiến thắng này là trận cuối cùng" thì ngày nay trước những câu hỏi ;Chiến thắng chưa?".."Cuối cùng thật chưa?".."Xã hội chủ nghĩa là cái gì?Ở đâu nhỉ"?Chủ nghĩa xã hội là cái gì,?"thì...một chú bé lên 5 cũng có thể trả lời gọn gàng và đanh thép :"Láo khoét!...láo khoét!"Thêm những chuyện buồn ….cườiTrong cái tháng 5 đầy sự kiện lịch sử này, tớ cũng lại buồn nhưng buồn ...cười cho những kẻ đang cố tình xuyên tạc lịch sử để kiếm chút danh vị hoặc vì quá trẻ nên bị lừa mà cứ tưởng là thật những chuyện bịa ...
Nhân ngày mùng 7/5, ngày chiến thắng Điện Biên lịch sử, người ta tha hồ “nói phét” khắp nơi, cứ coi như là những nhân chứng trực tiếp Điện Biên Phủ nay đã chết hết rồi,! Khắp nơi người ta tổ chức cho nhiều cựu chiến binh đi báo cáo mà chính cái ông báo cáo viên đó ,dù có đeo huy hiệu Điện Biên nhưng chỉ “bắc nồi chõ nghe hơi” chứ thực tế thì chẳng hề tham gia Điện Biên ngày nào, thậm chí nhầm cả địa danh, đồi A thành đồi A1, ngã ba Cò Nòi thì gọi là thì gọi là ngã ba Phố Nối, chuyện bắt sống De Castries thì kể y như hòan cảnh của phim Điện Biên Phủ được dựng lại. Buồn…cười hơn nữa là tại cuộc khánh thành bảo tàng Trường Sơn tại Quảng Bình, những cái tên văn nghệ sĩ mà ,bình luận viên đã cho "ăn theo" một số những cái tên có viết về Trường Sơn nhưng chẳng "gắn" với Trường Sơn một ngày nào. Riêng trong giới nhạc sỹ thì người ta quên béng đi những tên Vũ Trọng Hối, Huy Du, Doãn Nho mà lại cho “ăn theo” những cái tên Phạm Tuyên,, Hoàng Hiệp mà tớ bảo đảm rằng chưa có một ngày sống ở Trường Sơn,! Chẳng biết các vị này có giật mình mà xin đính chính.. không ?hay là... trái lại, cả một nửa tiểu đội văn công xung kích Trường Sơn cùng phó tư lệnh Đặng Tính bị hy sinh trên con đường mà “Hai mươi xe còn một, coi như là chiến thắng”(mà tớ chỉ còn nhớ có một biên đạo múa Ngọc Minh học ở Triều Tiên về ,một diễn viên tên Quy,một tênThêm,một tên Hạp thì chỉ bị thương thoát chết nhưng... què) thì chẳng ai cho lên báo ,lên tivi lấy một câu.Người chết đến như Tư lệnh phó 559,Đặng Tính cũng bị quên nữa là! Tớ chỉ là một người đi Trường Sơn “để biết”, chỉ quanh quẩn thậm chí nằm cả ngày trong hầm hộ tống chuyện trò cùng chính ủy binh đoàn 12 (tên Tâm,người Huế,anh họ ca sỹ Tân Nhân) thôi, nhưng cũng biết khá nhiều về những “sự thật bị giấu kín hay bị bỏ quên”. Vậy mà người ta vẫn tiếp tục dựng đứng lên những chuyện không hề có. Lịch sử rồi đây biết tham khảo ai nếu bọn tớ, những "chiến sỹ Điện Biên không huy hiệu" (tớ đã có viết bài trên báo Quân đội nhân dân nhân 50 năm kỷ niệm Điện Biên về vấn đề này), những người đã suýt bỏ mạng trên các ngầm Talê, Cà ròn,cua chữ A. ...tiép gót nhau về với đất.? Sẽ có những “anh hùng”, "liệt sỹ"nhờ....báo chí,, sẽ có những “chiến công tưởng tượng” được các nhà “chuyên gia xuyên tạc” đưa vào lịch sử cách mạng Việt Nam cho con em chúng ta học (như chuyện Lê Văn Tám tự tẩm dầu đốt kho xăng) cho mà coi .Chỉ xin đơn cử một chuyện xảy ra trong một cuộc nói chuyện về chiên thắng Điện Biên mà con của môt người bạn thân của tớ đã phản ảnh :Khi được hỏi “Có thật Tô Vĩnh Diện là tự nguyện lấy thân mình chắn khẩu pháo 75 ly đang lao xuống vực là chuyện có thật không,?Có thật là Bế văn Đàn,,Phan đình Giót tự nguyện hy sinh có ý thức từ đầu không?”hay đây chỉ là những "tai nạn chiến tranh"? thì báo cáo viên đành thú thật:"Chuyện này thì tôi chỉ biêt báo cáo theo…báo chí…chứ tôi không có mặt tại chỗ.!!! "Vì trả lời thế nào với lớp trẻ ngày nay khi chúng không thể tin vào những gì không có chứng cứ khoa hoc!Chúng muốn tìm hiểu sự thật không khoa học như : Làm thế nào mà một tấm thân dù nặng 60 kí-lô đi nữa có thể chèn lại một khẩu pháo nặng trên 10 tấn đang tụt giốc.?còn khối chuyện “ăn theo” một cách ….ngớ ngẩn và vô cùng... bần tiện nữa ngay trong giới văn nghệ báo chí,mà đọc xong tớ phải buồn ….cười vì những người viết nó,tuyên bố vung vít trên báo trên đài,muốn kiếm chác chút vinh dự về cái tháng đầy ắp các sự kiện này.Nhưng thôi!Gõ nhiều con tớ nó mỏi tay còn tớ thì từ chỗ buồn cười đến chỗ buồn…nôn mất.
Tuần kí số 3 này còn một phần nữa, nhưng hãy chờ đến sau 19/5 tớ xin viết nốt .
Tuesday, May 12, 2009
VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ma Chiến Hữu và sự xâm lăng về văn hóa
Hà Hiền Hải Phòng
Tiểu thuyết Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn đang gây tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng
Ta có thể nhận thấy, không chỉ riêng tác phẩm này của Mạc Ngôn, việc xuất bản và truyền bá các ấn phẩm, phim ảnh TQ tràn lan trong nhiều năm trở lại đây về các vấn đề lịch sử, văn hóa , trong khi thiếu vắng những tác phẩm và phim ảnh Việt Nam về những vấn đề tương tự đã dẫn đến người ta thuộc sử Tàu hơn sử Việt, dần dần sẽ làm cho người VN, nhất là thế hệ trẻ, nhìn nhận các vấn đề theo quan điểm của người Trung Quốc.
Lỗi này có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:
1) Các nhà văn của chúng ta bỏ trống "trận địa", không có các tác phẩm văn học nghệ thuật tương xứng.
2) Chúng ta có các tác phẩm tương xứng nhưng Nhà nước không cho lưu hành.
3) Cả hai nguyên nhân trên.
Theo tôi cả Nhà nước và các nhà văn của chúng ta đều cần phải kiểm điểm lại xem lỗi do đâu.
Chưa nên lưu hành
Trở lại cuốn" Ma Chiến Hữu", mặc dù về lý thuyết, nhiều người đã nói không sai khi cho rằng nên đọc và cảm nhận nó như 1 tác phẩm văn học, "để biết những người lính TQ nghĩ gì về cuộc chiến cũng là điều thú vị..." v.v..., nhưng tôi vẫn cho rằng tại thời điểm này, tốt hơn là chưa nên lưu hành 1 cuốn sách như vậy ở VN khi chúng ta chưa có những tác phẩm tương xứng để người TQ biết những suy nghĩ của nhân dân VN và những người lính VN về cuộc chiến.
Ngay cả giới trí thức, những người đọc rộng hiểu sâu còn có những cảm nhận khác nhau về cuốn sách thì ai dám chắc đa số những người trẻ tuổi, những người sinh ra và lớn lên hàng chục năm sau cuộc chiến, đã đủ tỉnh táo để chỉ tìm thấy sự "thú vị" trong việc "xem quan điểm của người TQ thế nào...", hay là họ sẽ dần dần suy nghĩ, đánh giá các sự kiện theo cách nghĩ của người TQ. Có thể nói, phần lớn họ chưa hội đủ những hành trang cần thiết để có thể "cảm" được cuốn sách theo hướng thuần túy nghệ thuật cao siêu như nhiều nhà thông thái đã chỉ giáo.
Đừng
nói "Ma Chiến Hữu" chỉ là 1 tác phẩm văn học mà dễ dãi trong việc lưu
hành. Đừng nói là sự kiểm duyệt chỉ có ở các chế độ độc tài. Đừng nói là
người dịch chỉ biết đó là tác phẩm văn học thì dịch. Tư cách là người
Việt Nam cần phải cao hơn tư cách của 1 dịch giả trong khi tiếp cận
những vấn đề có thể đụng chạm đến lòng tự hào dân tộc.
Chưa kịp chuẩn bị để có được 1 sự giao lưu văn hóa 2 chiều đầy đủ thì việc hạn chế xuất bản, hạn chế lưu hành những ấn phẩm văn hóa nhất định từ nước ngoài là cần thiết. Đó là trách nhiệm của bất kỳ nhà nước nào. Đối với trường hợp của "Ma Chiến Hữu", lẽ ra điều này càng cần phải được xem xét cẩn trọng hơn khi chủ đề về cuộc chiến tranh biên giới 1979 mà nó đề cập tới vẫn còn được nhà nước coi là "nhạy cảm" để hạn chế các nhà văn, nhà báo trong nước nói đến trên các kênh chính thống.
Nhưng sự "chuẩn bị" của chúng ta cũng không thể quá chậm trễ. Trong việc này có trách nhiệm của các nhà văn và của cả các "nhà quản lý văn hóa", để sao cho trong một thời gian không quá lâu, chúng ta cũng có những tác phẩm nổi tiếng như của Mạc Ngôn và chính sách "quản lý văn hóa" của chúng ta cũng phải đủ thông thoáng, ít nhất cũng giống như TQ, để những tác phẩm đó có thể được lưu hành không chỉ ở VN mà cả ở TQ trong một thời gian không xa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/03/090303_machienhuu_hahien.shtml
=
Hà Hiền Hải Phòng
Tiểu thuyết Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn đang gây tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng
"Ma
Chiến Hữu" chỉ là một hiện tượng riêng lẻ trong tình trạng xuất bản và
lưu hành tràn lan và vô nguyên tắc các ấn phẩm TQ trong thời gian qua.
Trao
đổi văn hóa tương xứng 2 chiều sẽ làm tăng sự hiểu biết giữa các dân
tộc. Nhưng sự thâm nhập văn hóa 1 chiều, cho dù không có yếu tố chính
trị hay độc hại, cũng vẫn là sự xâm lăng văn hóa. Ta có thể nhận thấy, không chỉ riêng tác phẩm này của Mạc Ngôn, việc xuất bản và truyền bá các ấn phẩm, phim ảnh TQ tràn lan trong nhiều năm trở lại đây về các vấn đề lịch sử, văn hóa , trong khi thiếu vắng những tác phẩm và phim ảnh Việt Nam về những vấn đề tương tự đã dẫn đến người ta thuộc sử Tàu hơn sử Việt, dần dần sẽ làm cho người VN, nhất là thế hệ trẻ, nhìn nhận các vấn đề theo quan điểm của người Trung Quốc.
Lỗi này có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:
1) Các nhà văn của chúng ta bỏ trống "trận địa", không có các tác phẩm văn học nghệ thuật tương xứng.
2) Chúng ta có các tác phẩm tương xứng nhưng Nhà nước không cho lưu hành.
3) Cả hai nguyên nhân trên.
Theo tôi cả Nhà nước và các nhà văn của chúng ta đều cần phải kiểm điểm lại xem lỗi do đâu.
Chưa nên lưu hành
Trở lại cuốn" Ma Chiến Hữu", mặc dù về lý thuyết, nhiều người đã nói không sai khi cho rằng nên đọc và cảm nhận nó như 1 tác phẩm văn học, "để biết những người lính TQ nghĩ gì về cuộc chiến cũng là điều thú vị..." v.v..., nhưng tôi vẫn cho rằng tại thời điểm này, tốt hơn là chưa nên lưu hành 1 cuốn sách như vậy ở VN khi chúng ta chưa có những tác phẩm tương xứng để người TQ biết những suy nghĩ của nhân dân VN và những người lính VN về cuộc chiến.
Ngay cả giới trí thức, những người đọc rộng hiểu sâu còn có những cảm nhận khác nhau về cuốn sách thì ai dám chắc đa số những người trẻ tuổi, những người sinh ra và lớn lên hàng chục năm sau cuộc chiến, đã đủ tỉnh táo để chỉ tìm thấy sự "thú vị" trong việc "xem quan điểm của người TQ thế nào...", hay là họ sẽ dần dần suy nghĩ, đánh giá các sự kiện theo cách nghĩ của người TQ. Có thể nói, phần lớn họ chưa hội đủ những hành trang cần thiết để có thể "cảm" được cuốn sách theo hướng thuần túy nghệ thuật cao siêu như nhiều nhà thông thái đã chỉ giáo.
Tư cách là người Việt Nam cần phải cao hơn tư cách của 1 dịch giả trong khi tiếp cận những vấn đề có thể đụng chạm đến lòng tự hào dân tộc
Chưa kịp chuẩn bị để có được 1 sự giao lưu văn hóa 2 chiều đầy đủ thì việc hạn chế xuất bản, hạn chế lưu hành những ấn phẩm văn hóa nhất định từ nước ngoài là cần thiết. Đó là trách nhiệm của bất kỳ nhà nước nào. Đối với trường hợp của "Ma Chiến Hữu", lẽ ra điều này càng cần phải được xem xét cẩn trọng hơn khi chủ đề về cuộc chiến tranh biên giới 1979 mà nó đề cập tới vẫn còn được nhà nước coi là "nhạy cảm" để hạn chế các nhà văn, nhà báo trong nước nói đến trên các kênh chính thống.
Nhưng sự "chuẩn bị" của chúng ta cũng không thể quá chậm trễ. Trong việc này có trách nhiệm của các nhà văn và của cả các "nhà quản lý văn hóa", để sao cho trong một thời gian không quá lâu, chúng ta cũng có những tác phẩm nổi tiếng như của Mạc Ngôn và chính sách "quản lý văn hóa" của chúng ta cũng phải đủ thông thoáng, ít nhất cũng giống như TQ, để những tác phẩm đó có thể được lưu hành không chỉ ở VN mà cả ở TQ trong một thời gian không xa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/03/090303_machienhuu_hahien.shtml
=
VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Tên sách: MA CHIẾN HỮU
Tác giả: Mạc Ngôn
Dịch giả: Trần Trung Hỷ
Phát hành: NXB Văn học và Công ty Văn hóa Phương Nam
Mạc Ngôn hẳn là một cái tên không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Các tiểu thuyết nổi tiếng của ông như Báu vật của đời, Đàn hương hình… từng gây xôn xao trên văn đàn Việt Nam, và nằm trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường. Chúng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cách viết và đề tài viết của các nhà văn Việt Nam.
Tiểu thuyết Ma chiến hữu (dịch từ tên tiếng Trung “Chiến hữu trùng phùng”, Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản năm 2004) kể về số phận những người lính Trung Quốc sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979
Thân phận người lính Quân Giải phóng Trung Quốc đi qua chiến tranh được Mạc Ngôn mô tả bi thảm, ngậm ngùi. Đó là người lính “đại anh hùng” Tiền Anh Hào sau khi thành ma: “Bộ quân phục của anh ta đã mục nát, tôi vừa chộp tay vào là nó đã rách toác trông như một loại giấy bồi bị thấm nước… Gương mặt đầy mụn sần sùi màu đỏ bầm đã kề sát mặt tôi: té ra là người cùng làng, là đồng đội của tôi, là Tiền Anh Hào, người đã hy sinh vào tháng hai năm một ngàn chin trăm bảy mươi chín trong một trận phản kích”.
Sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh này (từ phía Trung Quốc) được Mạc Ngôn mô tả rất tài tình
Cái nhìn phê phán của Mạc Ngôn với cuộc chiến tranh tháng Hai năm 1979 còn được thể hiện qua tâm trạng đau xót của một ngàn hai trăm linh bảy hồn ma lính Trung Quốc tử trận. Đó là nỗi đau về thể xác, như lời bài thơ của một thi sĩ - tử sĩ trong quân đội Trung Quốc:
“Ai da! Đau quá! Đau quá, mẹ ơi! Đau quá,
Thân hình con đã bị đạn xuyên qua.
Viên đạn xuyên qua đập vào thân cây con đang tựa,
Nó cũng bị thương rồi kêu lên thê thảm: Mẹ ơi!”
Có thể nói, Ma chiến hữu là “cố gắng” hiếm thấy của Nhà xuất bản Văn học khi giới thiệu cho độc giả Việt Nam tác phẩm của một nhà văn Trung Quốc nổi tiếng viết về chiến tranh biên giới 1979. Từ đó, độc giả có thể biết thêm cách nhìn của người Trung Quốc, nước láng giềng gần gũi với Việt Nam trong hơn 1000 năm qua.
Tác giả: Mạc Ngôn
Dịch giả: Trần Trung Hỷ
Phát hành: NXB Văn học và Công ty Văn hóa Phương Nam
Mạc Ngôn hẳn là một cái tên không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Các tiểu thuyết nổi tiếng của ông như Báu vật của đời, Đàn hương hình… từng gây xôn xao trên văn đàn Việt Nam, và nằm trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường. Chúng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cách viết và đề tài viết của các nhà văn Việt Nam.
Tiểu thuyết Ma chiến hữu (dịch từ tên tiếng Trung “Chiến hữu trùng phùng”, Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản năm 2004) kể về số phận những người lính Trung Quốc sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979
Thân phận người lính Quân Giải phóng Trung Quốc đi qua chiến tranh được Mạc Ngôn mô tả bi thảm, ngậm ngùi. Đó là người lính “đại anh hùng” Tiền Anh Hào sau khi thành ma: “Bộ quân phục của anh ta đã mục nát, tôi vừa chộp tay vào là nó đã rách toác trông như một loại giấy bồi bị thấm nước… Gương mặt đầy mụn sần sùi màu đỏ bầm đã kề sát mặt tôi: té ra là người cùng làng, là đồng đội của tôi, là Tiền Anh Hào, người đã hy sinh vào tháng hai năm một ngàn chin trăm bảy mươi chín trong một trận phản kích”.
Sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh này (từ phía Trung Quốc) được Mạc Ngôn mô tả rất tài tình
Cái nhìn phê phán của Mạc Ngôn với cuộc chiến tranh tháng Hai năm 1979 còn được thể hiện qua tâm trạng đau xót của một ngàn hai trăm linh bảy hồn ma lính Trung Quốc tử trận. Đó là nỗi đau về thể xác, như lời bài thơ của một thi sĩ - tử sĩ trong quân đội Trung Quốc:
“Ai da! Đau quá! Đau quá, mẹ ơi! Đau quá,
Thân hình con đã bị đạn xuyên qua.
Viên đạn xuyên qua đập vào thân cây con đang tựa,
Nó cũng bị thương rồi kêu lên thê thảm: Mẹ ơi!”
Có thể nói, Ma chiến hữu là “cố gắng” hiếm thấy của Nhà xuất bản Văn học khi giới thiệu cho độc giả Việt Nam tác phẩm của một nhà văn Trung Quốc nổi tiếng viết về chiến tranh biên giới 1979. Từ đó, độc giả có thể biết thêm cách nhìn của người Trung Quốc, nước láng giềng gần gũi với Việt Nam trong hơn 1000 năm qua.
#2 | ||
Hiện
giờ cuốn sách này đang bị phê phán rất nhiều trên các diễn đàn vì cài
nhìn của tác giả về cuộc chiến Việt Trung 1979 dưới con mắt người lính
TQ. Họ xem cuộc chiến này là cuộc chiến vệ quốc của họ, những người lính
Việt Nam như là kẻ thù và rất xấu xa. Một cuốn sách đầy phiến diện
nhưng không hiếu sao vẫn được cho phép xuất bản trong khi chúng ta có
những cuốn sách về đề tài này bị ngăn cấm và thu hồi. Thân.
Chưa đọc cuốn này nên không dám bình luận. Nhưng nghe "giang hồ" đồn cuốn này là non tay nhất trong các cuốn của Mạc Ngôn, và cũng chẳng ca tụng gì "Chủ nghĩa anh hùng" như nhà xuất bản Văn Học giới thiệu. "Trả Lời Với Trích Dẫn" Ma chiến hữu - bản tụng ca hay khúc tưởng niệm?
Trích:
|
VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
“Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979
“Ma Chiến Hữu” có tựa đề tiếng Trung là “Chiến Hữu Trùng Phùng,” dịch giả Trần Trung Hỷ, do Văn Học xuất bản và công ty văn hóa Phương Nam phát hành, với nội dung liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979.
Những tranh luận của một số blogger Việt Nam trên Internet cho thấy, đã và đang có những tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau của độc giả Việt Nam đối với một tác phẩm do tác giả Trung Quốc viết về một cuốc chiến cách đây 30 năm giữa 2 quốc gia.
Có những người phản đối mạnh mẽ việc xuất bản một tác phẩm như “Ma Chiến Hữu,” vì làm như thế là “ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.”
Cũng có lý lẽ cho rằng, “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay, “đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam … mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến.”
Ở một khía cạnh khác, các blogger Việt không đồng ý với một câu được đăng trên bìa sau của tác phẩm “Ma Chiến Hữu.” Lời ấy là: tác phẩm đưa đến “một cách nghĩ khác về chiến tranh, một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng, cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng luỵ giữa con người và ma quỷ.”
Blogger “Người Buôn Gió” trích một đoạn từ tác phẩm và đăng lên Internet: “Chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.”
“Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.
Nhưng sự thực thì vẫn là sự thực.”
Tác giả viết tiếp, là từ lâu rồi, “truyền hình Việt Nam chiếu những bộ phim dài ca ngợi vua quan Trung Quốc tài giỏi, hào hiệp, như Càn Long, Ung Chính, vân vân, và ngày một tiến bước, gần đây trong nền văn hoá Việt Nam trực tiếp công khai ca ngợi những tên xâm lược, giết người Việt Nam thời hiện tại.”
Tác giả đặt câu hỏi, “không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo, tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến tranh Nam - Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm của họ.”
Blogger tên Linh viết rằng, tác giả đã “đọc cuốn này sau khi được biết rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt - Trung 1979,” tác giả “nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị” và tác giả “tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn “The Quiet American” của Graham Greene, “The Things They Carried” của Tim O'Brien hay “Tree of Smoke” của Denis Johnson, hoặc xem các phim “Trung Đội,” “Trời và Đất,” “Rambo,” “Apocalypse Now,” “Full Metal Jacket,” vân vân.
Blogger Linh viết tiếp, rằng “chủ đề cơ bản của cuốn sách này là phản chiến.”
Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm.
Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên.
Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.”
Blogger Linh viết, là tác giả “có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn “Ma Chiến Hữu” ra tiếng Việt.”
Tuy nhiên, tác giả “không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời viết của nhà xuất bản Văn Học ở bìa 4.
[Đó] không phải là ca ngợi mà là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết.
Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở “chủ nghĩa anh hùng” mà là ở tình đồng đội.”
Một bài viết khác trên blog của tác giả Mr. Do, với nội dung cẩn trọng, có thể được hiểu rằng, tác giả khuyên người đọc bình tĩnh, đừng tự để mình rơi vào vị trí của những cơ quan kiểm duyệt kiểu Ban Tuyên Giáo tại Việt Nam.
Mr. Do viết rằng “Một điều không thể chấp nhận được nữa là cách giới thiệu của nhà xuất bản nọ trên cuốn “Ma chiến hữu.”
Lâu nay, những người mần công tác xuất bản ở Việt Nam cứ luôn muốn định hướng người đọc, giờ với “Ma Chiến Hữu,” họ cũng làm điều tương tự.
Nhưng vô hình trung, hành động của họ lại tung hô kẻ địch, vô tình cổ súy cho những “giá trị” (như họ tưởng) mà ngay cả đến Mạc Ngôn cũng không muốn thể hiện.”
Tác giả Mr. Do cũng đặt ra một vấn đề khác, khá bất ngờ khi bàn về tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” đó là: tại sao trong khi tác phẩm với nội dung có thể gây đụng chạm như vậy được đường đường chính chính xuất hiện ở Việt Nam, thì hàng loạt cuốn truyện khác của chính người Việt Nam - với tinh thần tố cáo chiến tranh - lại không được phép xuất bản?
Tuyển tập “Rồng Đá” của tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai là ví dụ gần nhất, theo cả 2 nghĩa nội dung và thời điểm.
Tác phẩm “Rồng Đá,” với một truyện ngắn liên quan đến đề tài cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, đã bị cấm lưu hành, Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng thì bị tạm đình chỉ hoạt động, giám đốc và phó Giám Đốc thì bị tạm đình chỉ công tác.
Truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” là 1 trong 3 truyện ngắn khiến tác phẩm gặp rắc rối. Và tác phẩm này, theo như nội dung bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, thì truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) đã “lùi vào dĩ vãng ¼ thế kỷ rồi.
Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra nó cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được.”
Ông nói, không thể bình thản coi cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 như “một vụ va quẹt xe trên đường mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử.”
------------------
Trên đây là những ghi nhận từ các blog cá nhân liên quan đến tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” một tiểu thuyết của một nhà văn Trung Quốc, viết về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 và hiện đang được phát hành tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viet-bloggers-upset-about-a-Chinese-novel-on-the-border-war-1979-published-in-Vietnam-TGiao-02252009145422.html
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-02-25
Cuốn tiểu thuyết “Ma Chiến Hữu” của nhà văn quân đội Trung Quốc, Mạc Ngôn, được dịch sang tiếng Việt, được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam, đã và đang gây nên những tranh luận trong giới blogger Việt Nam.
Photo by Lê Quang Nhật
“Ma Chiến Hữu” có tựa đề tiếng Trung là “Chiến Hữu Trùng Phùng,” dịch giả Trần Trung Hỷ, do Văn Học xuất bản và công ty văn hóa Phương Nam phát hành, với nội dung liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979.
Những tranh luận của một số blogger Việt Nam trên Internet cho thấy, đã và đang có những tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau của độc giả Việt Nam đối với một tác phẩm do tác giả Trung Quốc viết về một cuốc chiến cách đây 30 năm giữa 2 quốc gia.
Có những người phản đối mạnh mẽ việc xuất bản một tác phẩm như “Ma Chiến Hữu,” vì làm như thế là “ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.”
Cũng có lý lẽ cho rằng, “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay, “đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam … mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến.”
Ở một khía cạnh khác, các blogger Việt không đồng ý với một câu được đăng trên bìa sau của tác phẩm “Ma Chiến Hữu.” Lời ấy là: tác phẩm đưa đến “một cách nghĩ khác về chiến tranh, một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng, cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng luỵ giữa con người và ma quỷ.”
Blogger “Người Buôn Gió” trích một đoạn từ tác phẩm và đăng lên Internet: “Chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.”
Kinh hoàng Ma Chiến Hữu
“Người Buôn Gió” mạnh mẽ chỉ trích việc xuất bản “Ma Chiến Hữu” tại Việt Nam. Tác giả này viết trên blog riêng, thổ lộ sự “kinh hoàng” sau khi “đọc vài trang của cuốn sách này.”“Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.
Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước CHXHCNVN.Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
blog Người Buôn Gió
Nhưng sự thực thì vẫn là sự thực.”
Tác giả viết tiếp, là từ lâu rồi, “truyền hình Việt Nam chiếu những bộ phim dài ca ngợi vua quan Trung Quốc tài giỏi, hào hiệp, như Càn Long, Ung Chính, vân vân, và ngày một tiến bước, gần đây trong nền văn hoá Việt Nam trực tiếp công khai ca ngợi những tên xâm lược, giết người Việt Nam thời hiện tại.”
Tác giả đặt câu hỏi, “không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo, tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến tranh Nam - Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm của họ.”
Hồn ma tử sĩ
Những độc giả khác tiếp cận “Ma Chiến Hữu” ra sao?Blogger tên Linh viết rằng, tác giả đã “đọc cuốn này sau khi được biết rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt - Trung 1979,” tác giả “nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị” và tác giả “tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn “The Quiet American” của Graham Greene, “The Things They Carried” của Tim O'Brien hay “Tree of Smoke” của Denis Johnson, hoặc xem các phim “Trung Đội,” “Trời và Đất,” “Rambo,” “Apocalypse Now,” “Full Metal Jacket,” vân vân.
Blogger Linh viết tiếp, rằng “chủ đề cơ bản của cuốn sách này là phản chiến.”
Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.“Nhìn chung, tôi nghĩ “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay. Cuốn sách đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam.
Blogger Linh
Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm.
Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên.
Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.”
Tranh luận Ma Chiến Hữu
Có hai khuynh hướng cảm nhận khác nhau, và qua đó có 2 quan điểm khác nhau về việc cho xuất bản tác phẩm “Ma Chiến Hữu” tại Việt Nam. Tuy nhiên, cả 2 khuynh hướng này có một điểm chung, là chỉ trích lời giới thiệu đăng trên bìa sau của ấn bản lưu hành tại Việt Nam.Blogger Linh viết, là tác giả “có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn “Ma Chiến Hữu” ra tiếng Việt.”
Tuy nhiên, tác giả “không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời viết của nhà xuất bản Văn Học ở bìa 4.
[Đó] không phải là ca ngợi mà là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết.
Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở “chủ nghĩa anh hùng” mà là ở tình đồng đội.”
Lâu nay, những người mần công tác xuất bản ở Việt Nam cứ luôn muốn định hướng người đọc, giờ với “Ma Chiến Hữu,” họ cũng làm điều tương tự. Nhưng vô hình trung, hành động của họ lại tung hô kẻ địch.
Mr. Do
Một bài viết khác trên blog của tác giả Mr. Do, với nội dung cẩn trọng, có thể được hiểu rằng, tác giả khuyên người đọc bình tĩnh, đừng tự để mình rơi vào vị trí của những cơ quan kiểm duyệt kiểu Ban Tuyên Giáo tại Việt Nam.
Mr. Do viết rằng “Một điều không thể chấp nhận được nữa là cách giới thiệu của nhà xuất bản nọ trên cuốn “Ma chiến hữu.”
Lâu nay, những người mần công tác xuất bản ở Việt Nam cứ luôn muốn định hướng người đọc, giờ với “Ma Chiến Hữu,” họ cũng làm điều tương tự.
Nhưng vô hình trung, hành động của họ lại tung hô kẻ địch, vô tình cổ súy cho những “giá trị” (như họ tưởng) mà ngay cả đến Mạc Ngôn cũng không muốn thể hiện.”
Xuất bản ở Việt Nam?
Tác giả Mr. Do cũng đặt ra một vấn đề khác, khá bất ngờ khi bàn về tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” đó là: tại sao trong khi tác phẩm với nội dung có thể gây đụng chạm như vậy được đường đường chính chính xuất hiện ở Việt Nam, thì hàng loạt cuốn truyện khác của chính người Việt Nam - với tinh thần tố cáo chiến tranh - lại không được phép xuất bản?
Tuyển tập “Rồng Đá” của tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai là ví dụ gần nhất, theo cả 2 nghĩa nội dung và thời điểm.
Tác phẩm “Rồng Đá,” với một truyện ngắn liên quan đến đề tài cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, đã bị cấm lưu hành, Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng thì bị tạm đình chỉ hoạt động, giám đốc và phó Giám Đốc thì bị tạm đình chỉ công tác.
Truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” là 1 trong 3 truyện ngắn khiến tác phẩm gặp rắc rối. Và tác phẩm này, theo như nội dung bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, thì truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) đã “lùi vào dĩ vãng ¼ thế kỷ rồi.
Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra nó cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được.”
Nhiều nhà văn Trung Quốc khi viết tiểu thuyết đã từng có đoạn nhắc tới cuộc chiến biên giới Việt - Trung với tâm trạng dày vò sâu sắc. Họ viết được, sao ta lại cứ tự hù dọa mình để rồi tảng lờ, không dám viết?Xin kết thúc bài viết này bằng một lời trong bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, đó là “nhiều nhà văn Trung Quốc khi viết tiểu thuyết đã từng có đoạn nhắc tới cuộc chiến biên giới Việt - Trung với tâm trạng dày vò sâu sắc. Họ viết được, sao ta lại cứ tự hù dọa mình để rồi tảng lờ, không dám viết?”
Vũ Ngọc Tiến
Ông nói, không thể bình thản coi cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 như “một vụ va quẹt xe trên đường mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử.”
------------------
Trên đây là những ghi nhận từ các blog cá nhân liên quan đến tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” một tiểu thuyết của một nhà văn Trung Quốc, viết về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 và hiện đang được phát hành tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viet-bloggers-upset-about-a-Chinese-novel-on-the-border-war-1979-published-in-Vietnam-TGiao-02252009145422.html
VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ
Tranh cãi quyết liệt.
‘Ma chiến hữu’ được nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn viết từ 17 năm trước, có tựa đề tiếng Trung là ‘Chiến hữu trùng phùng’, do Công ty Văn hóa Phương Nam (PNC) liên kết với Nhà Xuất bản Văn học xuất bản ở Việt Nam từ năm 2008. Nội dung truyện có liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, vốn là một vấn đề ‘nhạy cảm’ mà sách báo tại Việt Nam ít được phép nói tới.Bắt đầu từ một vài blog, những tranh cãi quanh cuốn sách ‘Ma chiến hữu’ lan nhanh như những đợt sóng trong cộng đồng mạng tại Việt Nam. Nhiều blogger đã đưa ra lời bình luận trên blog của mình hết sức gay gắt, thu hút hàng trăm lời bình phẩm. Những lời nguyền rủa dịch giả là ‘kẻ bán nước’ và Công ty Văn hóa Phương Nam là ‘vô văn hóa’…, thậm chí những lời thóa mạ nặng nề hơn được các blogger không ngần ngại tung lên.
Luồng ý kiến áp đảo cho rằng cuốn truyện này ca ngợi ‘sự chiến đấu anh hùng’ của những người lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, ca ngợi những ‘kẻ xâm lược’ đã nã súng vào người Việt Nam. Blogger ‘Người buôn gió’ khơi mào cuộc tranh cãi bằng những dòng đầy bức xúc: “Khi đọc vài trang cuốn sách này, tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào Nhà Xuất bản Văn học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình”. Nhiều blogger khác nhanh chóng hưởng ứng bằng các bài viết trên blog của mình với khí thế ‘hừng hực căm thù’.
Luồng ý kiến khác thì nói ‘Ma chiến hữu’ là một tác phẩm phản chiến, không ca ngợi chủ nghĩa anh hùng mà kể về những người lính nông dân nghèo khổ tham gia cuộc chiến mà không biết rõ lý do vì sao tham chiến. “Đó chỉ là một cái nhìn từ phía bên kia, môt cái nhìn khá nhân bản về tình người, tình bằng hữu giữa những người lính nghèo khổ”, một blogger nói.
Cuộc tranh cãi về sau có chiều hướng xoay sang chỉ trích công ty phát hành sách, nhà xuất bản, dịch giả, cơ quan kiểm duyệt đã ‘để lọt’ cuốn sách sang Việt Nam trong khi những cái nhìn tương tự như thế về cuộc chiến từ phía trong nước lại bị ngăn cấm. Nhất là câu đề từ ghi ở bìa bốn cuốn sách: “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” làm hầu hết độc giả phẫn nộ.
Các bài viết đưa ra chính kiến của những người nổi tiếng như nhà văn Trang Hạ, phóng viên ảnh Na Sơn, nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà thơ Trần Mạnh Hảo… càng làm cuộc tranh cãi nóng lên thêm.
‘Ma chiến hữu’ nói gì?
“Vương Thành Cao lớn tiếng: ‘Hãy bắn về phía tôi! Hãy nã pháo về phía tôi’, hai tay nắm chặt lấy quả bộc phá, rất dũng mãnh và anh hùng vọt ra khỏi chiến hào, một ánh chớp nhoáng nhoàng làm sáng rực cả không gian, thân xác quân địch thành bùn đất, dũng sĩ hóa thành sao băng - Ầm! Khí anh hùng sục sôi, máu anh hùng rần rật chảy trong huyết quản, nước mắt anh hùng rưng rưng, tất cả đều đứng ngồi không yên”. Đoạn văn này cùng nhiều đoạn khác được các blogger trích ra từ cuốn ‘Ma chiến hữu’ và sử dụng như là ‘bằng chứng’ cho việc Mạc Ngôn ca ngợi ‘lính xâm lược Trung Quốc’.
Ai đã đọc ‘Ma chiến hữu’ thì biết rằng đây là đoạn Mạc Ngôn kể lại các chi tiết trong bộ phim tuyên truyền mà những người lính đang xem. Giọng văn Mạc Ngôn đầy châm biếm, cợt đùa về ‘lí tưởng ngùn ngụt’ của những người lính khốn khổ khi xem phim chứ chẳng hề ca ngợi. Rất nhiều người chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc những đoạn trích kiểu này (tách khỏi chỉnh thể tác phẩm) sẽ hiểu sai ý đồ của tác giả và dễ bị kích động.
Trong ‘Ma chiến hữu’ không có chi tiết nào chứng tỏ Mạc Ngôn ca ngợi ‘sự chiến đấu anh hùng’ của quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến. Cũng không có chi tiết nào bôi nhọ, nói xấu binh lính Việt Nam như lời một số blogger.
Đọc xong cuốn sách, cái đọng lại trong tâm trí người đọc chỉ là tình người, tình bằng hữu, tình đồng đội của những người lính phía bên kia chiến tuyến. Họ là những nông dân nghèo, tham gia cuộc chiến chỉ vì miếng cơm manh áo, chỉ để thoát khỏi cảnh đói khát hiện tại, họ hầu như không hiểu gì về cuộc chiến ngoài niềm tin ngây thơ từ những lời tuyên huấn hùng hồn, hô hào của cấp trên. Số phận của họ trước, trong và sau khi chiến tranh kết thúc cũng được Mạc Ngôn khắc họa trần trụi, xúc động: “Bố mẹ mình trông già đi rất nhiều, còn con bé thì gầy hơn cả một con mèo hoang… Chúng mình trong bộ đội được ăn cơm trắng bánh mì thơm, con cái ở nhà một ngụm nước sôi cũng không có” - lời kể của một nhân vật trong tác phẩm.
Tính phản chiến, tuy không thẳng thừng lắm, nhưng rõ ràng là có xuất hiện phảng phất trong truyện ở cách tác giả nhìn cuộc chiến đấu với con mắt châm biếm, cười cợt (một cách đau xót). Tiền Anh Hào, nhân vật chính, vốn được đồng đội xem như một anh hùng hào kiệt thì cuối cùng chết lãng xẹt ngay trong trận đánh đầu tiên chỉ vì cái mông tiểu đội trưởng vổng cao quá đã đón ngay quả pháo của địch. Vị tiểu đội trưởng này trước đó khi xem phim tuyên truyền thì tinh thần lên cao, đòi cắn máu ăn thề, nhưng cắn tay mãi vẫn không chảy máu nên… thôi không cắn nữa.
Nguyên nhân của những phản ứng.
Bản thân nội dung tác phẩm ‘Ma chiến hữu’ rõ ràng không có gì đáng nói. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, thì cũng không khó để lý giải những tranh cãi kịch liệt xung quanh cuốn sách này.
Sách báo truyền thông ở Việt Nam bị hạn chế đến mức tối đa việc đề cập đến cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Trong dịp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến (17/2/1979-17/2/2009), không có một tờ báo nào ở Việt Nam dám đả động tới vấn đề nhạy cảm này. Bài báo ‘Biên giới tháng Hai’ của tác giả Huy Đức nói về sự quạnh quẽ của nghĩa trang biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) vừa đăng trên báo ‘Sài Gòn Tiếp thị’ đã bị rút xuống ngay tức khắc. Mới đây tập truyện ‘Rồng đá’ (tác giả Vũ Ngọc Tiến - Lê Mai) được Nhà xuất bản Đà Nẵng cho xuất bản có một truyện ngắn viết về cuộc chiến này cũng đã bị thu hồi. Ngay một bài báo vừa rồi đăng trên trang ‘Tuần Việt Nam’ thuộc báo Vietnamnet bàn về chính cuốn sách ‘Ma chiến hữu’ cũng nhanh chóng bị rút xuống.
Trước sự im lặng đáng sợ như thế của truyền thông chính thống ‘phe ta’ thì việc một tác phẩm văn học của Trung Quốc đề cập đến cuộc chiến và những người lính Trung Quốc ‘ngang nhiên’ được phát hành ở Việt Nam dễ làm nhiều người ấm ức, tức tối. Bởi vậy dịch giả và đơn vị phát hành sách nhanh chóng trở thành cái bia hứng bao nhiêu bức xúc dồn nén từ trước ‘bung’ ra thành những chửi bới, xỉ vả. Một số blogger công nhận chưa hề đọc tác phẩm nhưng chỉ qua những trích dẫn trên các blog đã ‘giãy nảy’ ngay tức khắc.
Thêm nữa, có vẻ như gần đây tinh thần ‘bài Hoa’ đang rộ lên trong cộng đồng mạng ở Việt Nam càng làm cho cuộc tranh cãi thêm kịch liệt. Bất cứ một vấn đề gì liên quan đến Trung Quốc, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng dễ làm cho nhiều người bị kích thích, nhảy vào mổ xẻ, phân tích, bình luận. Như thế, dưới con mắt mang tính dân tộc chủ nghĩa cực đoan, không chấp nhận cái nhìn khác từ phía ‘bên kia’ thì những tác phẩm kiểu như ‘Ma chiến hữu’ khó có thể được tiếp cận với giá trị thực vốn có của nó.
Nguyễn Nam
http://www.abc.net.au/ra/bayvut/baivo/s2513230.htm
HÌNH ẢNH VIỆT TRUNG
TRUNG CỘNG BẮN THỦY QUÂN CỘNG SẢN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG!NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÁC ÔNG CỘNG SẢN CÓ NGHE GÌ KHÔNG?
THẤY GÌ KHÔNG ?
CÓ CẢM ĐƯỢC NỖI NHỤC CỦA NÔ LỆ!
HAY CÁC ÔNG CAM LÒNG BÁN NƯỚC, BÁN ĐẤT ĐỂ ĐƯỢC VINH THÂN PHÌ GIA?
THẤY GÌ KHÔNG ?
CÓ CẢM ĐƯỢC NỖI NHỤC CỦA NÔ LỆ!
HAY CÁC ÔNG CAM LÒNG BÁN NƯỚC, BÁN ĐẤT ĐỂ ĐƯỢC VINH THÂN PHÌ GIA?
TƯỢNG PHẬT NGỌC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
khối ngọc nguyên thủy tại Canada
Viết bởi Danang Tourist Thứ hai, 16 Tháng 3 2009 10:44
Đúng 17 giờ 30 phút ngày 9-3, pho tượng “Phật ngọc hòa bình thế giới” đã được chính thức mở niêm phong tại chùa Quán Thế Âm, dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng để cho đông đảo người dân thưởng lãm nhân Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra dịp 19-2 âm lịch hàng năm.
Phật ngọc tượng nặng hơn 4,5 tấn, cao 3,5m, hiện là pho tượng lớn nhất thế giới được tạc từ nguyên khối ngọc thạch Nephirite. Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên trong hành trình vòng quanh thế giới của pho tượng để nguyện cầu cho hòa bình, chúng sinh an lạc.
Từ ngọc thạch Nephrite nguyên khối nặng 18 tấn mang tên “Polar Pride” (Niềm kiêu hãnh Bắc Cực) được tìm thấy vào năm 2000 ở miền Bắc Canada, hơn 30 nghệ nhân, chuyên gia điêu khắc và phật học đến từ Thái Lan, Nepal, Úc… đã làm việc miệt mài trong 8 năm để thành hình pho tượng.
Khối ngọc thạch Polar Pride vào thời điểm nói trên đã gây sửng sốt cho các chuyên gia đá quý trên thế giới bởi độ tinh khiết, không tỳ vết và phẩm lượng cao hơn hẳn những khối ngọc dưới rặng núi British Columbian, cực Bắc Canada được tìm thấy từ những năm 1960.Tuy nhiên, có một người không hề ngạc nhiên với phát hiện ấy. Trong một giấc mơ trước đó không lâu, vị Lạt ma có tên Zopa Rinpoche đã nằm mộng về một khối đá quý xanh ngọc phát sáng ở miền Bắc Canada. Ngay sau khi tin tức về khối ngọc Polar Pride lan nhanh ra toàn thế giới, ông đã giao cho vị đệ tử Ian Green, Chủ tịch Đại tháp từ bi (Úc) phát tâm kêu gọi phật tử, đạo hữu toàn thế giới góp tiền thỉnh viên ngọc quý ấy.
Tháng 12-2006, khối ngọc 18 tấn được đưa từ Vancouver (Canada) về Bangkok (Thái Lan), giao cho Công ty Jade Thongtawee, do đích thân giám đốc Vanit Yotharvut giám sát tạc tượng, Lạt ma Zopa Rinpoche và chuyên gia Jonathon Partridge 4 lần điều chỉnh mẫu tượng.Từ khối ngọc “Polar Pride” 18 tấn, trưởng tổ điêu khắc Jonathon Partridge xẻ ra hơn 4 tấn ngọc có chất lượng thượng hạng để tạc tượng. Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian và tâm trí nhất của nhóm chế tác. Lưỡi cưa kim cương phải đi từng đường tỉ mỉ và dứt khoát để tảng ngọc không bị rạn, tỳ vết. Ngọc cắt xong lại trải qua nhiều quá trình chạm trổ, điêu khắc tinh vi và đánh bóng hàng trăm lần mới có được nước màu xanh thẫm lấp lánh dưới ánh nắng.
Giám đốc công ty chế tác tượng Jade Thongtawee, ông Vanit Yotharvut đã yêu cầu tuyệt đối không được để thất lạc bất cứ mảnh ngọc vụn nào trong quá trình xẻ ngọc Polar Pride. Hàng nghìn mảnh ngọc nhỏ sẽ được tiếp tục chế tác thành các món ngọc lưu niệm hoặc pháp khí nhỏ, để mọi người được thỉnh về một phần của Phật ngọc.Trưa 9-3, gặp Đạo hữu Ian Green, Giám đốc dự án công trình Phật ngọc, tại cảng Tiên Sa, nơi ông đã chờ đợi pho tượng gần nửa tháng trong chuyến hải trình từ Bangkok (Thái Lan) về Đà Nẵng, ông nói: “Năm 2000, do vẻ hoàn hảo của viên ngọc, ông Kirk Makepeace, Giám đốc công ty khai thác viên ngọc này, đã chủ ý giữ nguyên hiện trạng và bán đấu giá, chứ không xẻ nhỏ thêm bất kỳ mảnh nào như những viên ngọc trước đó. 1 triệu USD là giá chúng tôi trúng thầu”."Chúng tôi chọn Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên trong hành trình vòng quanh thế giới của tượng Phật ngọc bởi lẽ chúng tôi đã có dịp tìm hiểu và biết được lễ hội Quán Thế Âm hằng năm ở quê hương các bạn rất trang nghiêm, nổi tiếng và thích hợp với sự có mặt của Phật tượng”, ông Ian Green cho biết.
http://www.danangtourist.vn/tintucsukien/1-tintucsukien/97-cau-chuyn-v-tng-pht-ngc-ln-nht-th-gii-n-a-nng-
Lịch trình triển lãm tượng Phật Ngọc ở Việt Nam-
-Từ ngày 13/3 -15/3: Chùa Quán Thế Âm (Non Nước, Đà Nẵng)
- Từ ngày 21/3 - 26/3: Chùa Đại Tùng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu)
- Từ ngày 29/3 – 5/4: Chùa Phổ Quang (Quận Tân Bình, TP. HCM)
- Từ ngày 9/4 – 24/4: Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP. HCM)
- Từ ngày 1/5 – 10/5: Chùa Vạn An (Châu Thành, Đồng Tháp)
Theo sau Việt Nam, Phật Ngọc này sẽ được thỉnh đến triển lãm ở các thành phố chính của Úc Đại Lợi như Brisbane, Sydney, Perth, Adelaide và Melbourne.
Sang năm 2010, Phật Ngọc sẽ đến với nhiều nơi khác như Mỹ, Indonesia, Myanmar, New Zealand, Đài Loan, triển lãm ở những thành phố lớn trước khi rước về an vị tại Đại tháp Từ Bi, Bendigo, Australia vào tháng 12/2010.
Tại Úc Châu lịch trình triển lãm như sau:
Tháng 6-7: Brisbane, địa điểm thông báo sau
Tháng 8: Sydney, Thiền Viện Minh QuangTháng 9: Perth, địa điểm thông báo sau
Tháng 10: Adelaide : Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
Tháng 12: Melbourne, địa điểm thông báo sau
Tháng 1 và tháng 2, 2010: Tu Viện Quảng Đức, Melbourne
Tháng 12, 2010: Auckland, New Zealand, địa điểm thông báo sau
Mục đích của việc triển lãm: Mục đích của việc triển lãm tượng Phật Ngọc & Xá lợi Phật là tạo cơ duyên cho nhiều người đến chiêm bái và đảnh lễ, không phân biệt tôn giáo, tất cả đều có thể tới tham dự miễn là chúng ta dành một chút thời gian để khi chiêm bái chúng ta có dịp thấy rõ hơn về giá trị của hòa bình, để cầu nguyện Phật Ngọc và Xá lợi Phật sẽ đem lại hòa bình cho thế giới, bình an cho các mối quan hệ, bình yên cho gia đình và bè bạn, bình an trong công sở, và sự thanh thản trong tâm hồn. Chúng tôi kỳ vọng rằng với niềm khát khao mãnh liệt ấy sẽ mang đến niềm hoan hỷ và khích lệ lớn lao cho những ai có cơ hội được chiêm ngưỡng tượng Phật Ngọc, đặc biệt trong thời điểm thế giới của chúng ta đang bị bao vây bởi những bóng đen của chiến tranh và thiên tai.
Monday, May 11, 2009
DƯ THỊ DIỄM BUỒN * MẸ ĐƯA CON V AO LỚP VỞ LÒNG
MẸ ĐƯA CON V AO LỚP VỞ LÒNG
Con năm tuổi đi học trường mẫu giáo
Mẹ gọi thức dậy mỗi sáng tinh sương
Chiếc bàn chải sẵn kem cùng quần áo
Đây cháo khoai, đỡ dạ trước đến trường
Cả tháng đầu mẹ trông chờ mệt nhọc
Dù đứng xa cũng thấy được con luôn
Lòng quanh quẩn theo sân trường lớp học
Bởi mẹ sợ con mẹ khóc vì buồn!
Gió bấc lạnh lùng, mưa bay lướt thướt
Mẹ cõng con, tay ôm cặp che dù
Áo vải mũ, con mặc vào khỏi ướt
Còn Mẹ hiền nhòa đẫm nước mưa thu
Những chữ cái trong cuốn vần Quốc Ngữ
Học thuộc lòng, tập vẽ viết ở trường
Cha xa vắng, mẹ chắt chiu mọi thứ
Cầm tay con đồ đậm chữ Quê Hương
Trời tháng giêng, nắng như thiêu như đốt
Mẹ đến cổng trường chờ trống ra chơi
Miệng suýt soa, con giỡn mèo bắt chuột
Té lấm áo quần, lem luốc mặt môi
Nơi xứ người, mùa đông cay nghiệt lắm!
Vì thương con chẳng kể đến thân mình
Cha đã mất, mẹ dải dầu mưa nắng
Con hiểu dần lòng mẹ, đức hy sinh...
Nghĩa trang lạnh, mẹ ơi nằm chi đó?
Con về thăm, sao mẹ chẳng mừng vui?
Nhớ lần đầu, đi xa về đến ngõ
Mẹ ôm chầm âu yếm gọi "con tôi!"
Nắng chênh chếch giữa chiều vàng bóng xế
Mồ cỏ xanh, bia đá dựng chơ vơ
Kể từ khi mẹ hiền lìa cõi thế
Con chỉ còn gặp mẹ ở trong mơ...
Dư Thị Diễm Buồn
Con năm tuổi đi học trường mẫu giáo
Mẹ gọi thức dậy mỗi sáng tinh sương
Chiếc bàn chải sẵn kem cùng quần áo
Đây cháo khoai, đỡ dạ trước đến trường
Cả tháng đầu mẹ trông chờ mệt nhọc
Dù đứng xa cũng thấy được con luôn
Lòng quanh quẩn theo sân trường lớp học
Bởi mẹ sợ con mẹ khóc vì buồn!
Gió bấc lạnh lùng, mưa bay lướt thướt
Mẹ cõng con, tay ôm cặp che dù
Áo vải mũ, con mặc vào khỏi ướt
Còn Mẹ hiền nhòa đẫm nước mưa thu
Những chữ cái trong cuốn vần Quốc Ngữ
Học thuộc lòng, tập vẽ viết ở trường
Cha xa vắng, mẹ chắt chiu mọi thứ
Cầm tay con đồ đậm chữ Quê Hương
Trời tháng giêng, nắng như thiêu như đốt
Mẹ đến cổng trường chờ trống ra chơi
Miệng suýt soa, con giỡn mèo bắt chuột
Té lấm áo quần, lem luốc mặt môi
Nơi xứ người, mùa đông cay nghiệt lắm!
Vì thương con chẳng kể đến thân mình
Cha đã mất, mẹ dải dầu mưa nắng
Con hiểu dần lòng mẹ, đức hy sinh...
Nghĩa trang lạnh, mẹ ơi nằm chi đó?
Con về thăm, sao mẹ chẳng mừng vui?
Nhớ lần đầu, đi xa về đến ngõ
Mẹ ôm chầm âu yếm gọi "con tôi!"
Nắng chênh chếch giữa chiều vàng bóng xế
Mồ cỏ xanh, bia đá dựng chơ vơ
Kể từ khi mẹ hiền lìa cõi thế
Con chỉ còn gặp mẹ ở trong mơ...
Dư Thị Diễm Buồn
PHẬT ĐẢN 2553
BÀI GIẢNG PHẬT-ĐẢN
Phật lịch 2553
Phật lịch 2553
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa chư liệt quí vị.
Mùa sen lại nở, mùa hoa Vô Ưu lại về. Người con Phật khắp năm châu, lòng tràn đầy hân hoan, đón chào ngày đản sanh của đấng Giác ngộ.
Theo dòng chảy thời gian, biết bao tang thương dâu bể. Trải qua 25 thế kỷ, Phật pháp cũng đâu nằm ngoài cái qui luât “thành, trụ, hoại, không”, từ 500 năm chánh pháp, 1.000 năm tượng pháp và 1.000 năm đầu của 10.000 năm mạt pháp.
Hôm nay, hương sen thoảng bay, gợi nhớ mùa hoa Vô-Ưu ngày cũ. Đã là Phật tử, chúng ta ai chẳng nhớ đến trang sử của Đức Bổn sư, một đấng Giáo chủ tối cao, một bậc Đạo sư của trời người, cha lành trong bốn loài. Một trang sử chưa từng có trong thế giới hôm nay. Trang sử sáng ngời của đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi.
Vì sự giải thoát của vạn loại hàm linh mà Ngài đản sanh, vì sự an lạc của nhân thiên mà Ngài xuất hiện, vì thoát ly khổ não cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh mà Ngài thị hiện nơi cõi đời nầy.
Nhân ngày Đản sanh của Đức Từ phụ, chúng ta cùng nhau nhắc nhở lại trang sử đời Ngài, rồi ngẫm lại mình, thử xem chúng ta đã tự thanh tịnh cho mình bao nhiêu nghiệp chướng, oan trái tiền khiên, trên bước đường trở về với “bản lai diên mục”
Kính thưa chư liệt vị
Trước đây 2553 năm, cũng vào ngày trăng tròn tháng tư (năm 623 trước dương lịch), trong vườn Lâm-Tỳ-Ni tại Ca-Tỳ-La-Vệ, bên ranh giới Ấn độ của xứ Népal ngày nay, có một hoàng tử đươc hạ sanh mà về sau, trở thành bậc giáo chủ vĩ đại nhất thế gian. Cha Hoàng tử là đức vua Tinh phạn, thuộc quí tộc Thích Ca và mẹ là Hoàng hậu Ma da. Sau khi hạ sanh Hoàng tử được 7 ngày thì hoàng hậu Ma da băng hà, người em gái là Ma ha Ba-xà-ba-đề thay hoàng hậu chăm sóc dưỡng dục hoàng tử.
Tin hoàng tử chào đời được loan truyền, tất cả thần dân trong vương quốc đều vui mừng khôn xiết. Lúc bấy giờ có vị tiên tên A-tư-đà xin được vào thăm Hoàng tử. Vua Tịnh Phạn rất lấy làm hân hỷ, cho bồng hoàng tử ra gặp đạo sĩ. Hoàng tử bỗng nhiên hướng về đạo sĩ và đặt hai chân lên đầu tóc ông. Đang ngồi trên ghế, đạo sĩ chổi dậy, chắp tay xá chào hoàng tử. Ông tiên tri rằng, về sau Hoàng tử sẽ trở thành một bậc vĩ nhân cao quí nhất của nhân loại. Đức vua cũng làm theo, xá chào Hoàng tử.
Sau đó tiên A-tư-đà, thoạt tiên cười khan, cười rồi lại khóc. Mọi người đều ngạc nhiên trước thái độ của ông. Đạo sĩ A-tư-đà giải thích rằng, ông cười vì biết sau này Hoàng tử sẽ đắc quả Phật, và ông khóc vì không được phước lành, thọ giáo với bậc trí tuệ cao minh, Chánh đẳng Chánh giác.
Lễ quán đảnh : (đặt tên)
Khi Hoàng tử sanh được năm ngày, vua Tịnh Phạn đặt tên là Sĩ-đạt-ta có nghĩa : người được toại nguyện. Cồ-đàm là họ ngài. Theo phong tục, vua cho thỉnh nhiều vị Bà-la-môn học rộng tài cao vào triều nội, để dự lễ đặt tên cho Hoàng tử. Trong đó có 8 vị Bà-la-môn đặc biệt lỗi lạc. Sau khi quan sát tướng hảo của Hoàng tử, 7 vị cùng giải thích rằng : Nếu làm vua, thì trở thành Hoàng đế vĩ đại nhất thế gian ; Nếu xuất gia tu hành sẽ đắc quả vị Phật. Nhưng vị đạo sĩ tên Kiều-trần-như quả quyết rằng, Hoàng tử sẽ thoát tục và chứng đắc quả Phật.
Lễ Hạ điền :
Để khuyến khích nông dân, nhà vua tổ chức một cuộc lễ gọi là Hạ điền. Đây là cuộc lễ để nhân dân cầu nguyện và vui chơi, trước khi bắt tay vào công việc ruông nương đồng áng.
Sáng sớm, đức vua và quần thần ăn mặc triều phục ra tận nơi hành lễ. Hoàng tử Sĩ-đạt-ta cũng được đi theo dự.
Quang cảnh buổi lễ nhộn nhịp tưng bừng, mọi người hân hoan vui thích. Trái với cảnh buổi lễ, nơi dưới bóng cây râm mát, khung cảnh êm đềm như mời mọc sự tĩnh lặng quán niệm. Hoàng tử ngồi tréo hai chân theo lối kiết già, trầm ngâm lặng lẽ gom tâm an trụ và đắc sơ thiền.
Các cung phi nhìn thấy Hoàng tử ngồi trầm tư tĩnh lặng, họ ngạc nhiên đến tâu lại cho đức vua. Vua Tịnh Phạn đến nơi thấy hoàng tử vẫn còn tham thiền. Đức vua xá chào Hoàng tử và nói : Hỡi con yêu quí, đây là lần thứ nhì phụ vương đảnh lễ con.
Kết hôn :
Khi trưởng thành, Hoàng tử kết duyên cùng công chúa Da-du-đà-la, sống cuộc đời vương giả, không hay biết chi đến cảnh khổ của nhân loại bên ngoài. Tuy nhiên, trong những lần đi du ngoạn quanh bốn cửa thành, Ngài đã mục kích những cảnh sanh già bệnh chết, và hình ảnh một bậc sa môn. Với bản chất từ bi và trí tuệ vô lượng, Ngài luôn trầm tư và không yên lòng hưởng thụ những lạc thú tạm bợ của cuộc đời vương giả, Ngài nhận định được rằng thế gian là vô thường là đau khổ.
Xuất gia :
Hoàng tử cảm nhận đươc sự chi phối của sanh, lão, bịnh, tử đối với cuộc sống của con người. Cái vô thường luôn cận kề rình rập quanh cái ước mong vĩnh hằng của nhân sinh vạn loại. Ý niệm xuất ly với lòng đại bi cứu khổ đã nung nấu trong Ngài cho dầu chung quanh có biết bao sự lôi cuốn mãnh liệt của dục lạc trần gian.
Đời sống vương giả không còn thích hợp với vị Phật tương lai, Ngài quyết định xuất gia. Giờ đã điểm. Ngài lệnh cho Xa-Nặc, người đánh xe thân tín, thắng yên ngựa Kiền-trắc, thẳng đến cung điện công chúa. Ngài nhìn vợ con yên giấc, với lòng từ ái, bình thản không chao động, không trìu mến, rồi ra đi.
Ngài ra đi giữa đêm khuya, bỏ lại sau lưng cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, bỏ lại sau lưng hạnh phúc tạm bợ của cuộc đời. Ngài ra đi tìm cầu chân lý, với lòng trĩu nặng một tình thương bao la rộng khắp đến mọi người, bao trùm tất cả nhân loại, chúng sanh.
Tìm chân lý :
Ngài đã tìm đến đạo sĩ A-la-lam ; đạo sĩ Uất-đầu-lam-phất. Với phương pháp của các đạo sĩ này, trong thời gian ngắn ngài đã chứng đến cảnh thiền cao nhất của thiền Vô sắc giới, cảnh giới Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ. Tuy nhiên đạo sĩ Gotama (Hoàng tử) cảm thấy rằng, đó cũng chưa phải là mục tiêu cứu cánh. Không thoả mãn với phương pháp tu tập của Uất-đầu-lam-phất. Ngài lại ra đi. Nhận thấy không ai có thể dẫn dắt mình thành tựu mục tiêu giải thoát, vì tất cả, đều chưa thoát khỏi vòng vô minh. Từ đó Ngài không tìm sự giúp đỡ bên ngoài nữa.
Cuộc chiến đấu :
Luôn gặp trở ngại, nhưng Ngài không nản chí. Một ngày kia Ngài đến Uruvela, thị trấn xứ Senami. Ngài quyết định lưu lại tại đây để thành tựu nguyên vọng. Ở đây, Ngài đã kết bạn với Kiều-trần-như và 4 đạo sĩ khác tên Ma-ha-bạt-đề, Ma-nam-câu-lỵ, A-xả-bà-thệ, Thập-lực-ca-diếp cũng đi tìm Ngài để tu học.
Người Ấn độ thuở ấy, rất thiết tha trung thành với các nghi lễ, các hình thức khổ hạnh và các thể thức cúng tế. Theo quan niệm đó. Nếu không khép mình vào nếp sống khắt khe khổ hạnh thì không thể giải thoát. Với niềm tin trong tín ngưỡng này, Ngài cùng với 5 anh em Kiều-trần-như, bắt đầu cuộc chiến đấu phi thường, kéo dài 6 năm trường, khép mình vào nếp sống khổ hạnh cùng cực. Đến lúc thân thể tráng kiện của Ngài chỉ còn da bọc xương. Sự khổ hạnh càng đưa Ngài xa rời mục tiêu đi tìm chân lý. Kinh điển ghi chép lại sự nỗ lực kiên trì tinh tấn, những phương pháp khác nhau, mà Ngài đã áp dụng và sự thành công cuối cùng của Ngài trong cuộc tranh đấu vạn phần cam go gian khổ này.
Con đường Trung đạo :
Sau 6 năm, tự bản thân kinh nghiệm, Ngài nhận thức lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích cũng như đạt được quả vị giải thoát. Ngài liền từ bỏ lối tu ấy, cũng như trước kia đã từ bỏ lối sống lợi dưỡng, chỉ làm chậm trễ quá trình giải thoát chứng đạo. Ngài chọn con đường “Trung đạo” mà sau sẽ trở thành một trong những điểm đặc biệt của giáo lý Ngài.
Ngài nhận định : Chỉ có tinh thần mạnh mẽ trong một thân thể tráng kiện. Nên quyết định không nhịn đói, mà dùng những vật thực thô sơ.
Những bạn đồng tu khổ hạnh thấy vậy cho rằng Ngài đã đã thối chí và đã quay về đời sống lợi dưỡng. Và họ bỏ Ngài ra đi. Nhưng Ngài không ngã lòng.
Bình minh của Chân lý :
Sau khi dùng một ít vật thực thô sơ. Đạo sĩ Gotama phục hồi sức khoẻ và dễ dàng nhập Sơ thiền, tầng thiền Ngài đã thành tựu trong buổi thiếu thời. Từ đó, Ngài nhập Nhị thiền, rồi Tam thiền và Tứ thiền. Tâm Ngài an trụ vững chắc vào một điểm. Lắng dịu trong sáng như mặt gương lau chùi bóng láng. Và mọi vật đều có thể phản chiếu một cách vô cùng trung thực. Ngài hướng tâm về Tuệ giác liên quan đến trạng thái “Hồi nhớ những kiếp quá khứ (Túc mạng minh). Đầu tiên Ngài nhớ lại một kiếp, hai kiếp, ba kiếp rồi bốn kiếp, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi kiếp. Rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn. Rồi sự phân tán của nhiều chu kỳ thế gian. Sự phát triển của nhiều chu kỳ thế gian. Rồi cả sự phân tán cùng phát triển của nhiều chu kỳ thế gian.
Ở đây Ngài tên gì, sanh trong gia đình nào, kiêng cử điều gì, vui thích và khổ đau thế nào, và chết cách nào. Từ cảnh ấy ra đi, Ngài tái sanh vào cảnh nào, có tên gì, sanh trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cử điều gì, vui thích khổ đau thế nào, và chết cách nào. Rồi từ đó trở đi, tái sanh vào cảnh này…
Như thế, Ngài hồi nhớ cách thức tái sanh trong vô lượng về những kiếp sống qúa khứ. Đây là Tuệ giác đầu tiên Ngài chứng ngộ vào lúc canh một của đêm Thành Đạo.
Tiếp đến, Ngài hướng tâm thanh tịnh về tuệ “Tri giác hiện tượng sanh diệt của chúng sanh” (Thiên nhãn minh). Với tuệ nhãn tinh khiết siêu phàm. Ngài thấy chúng sanh chết từ kiếp này tái sanh vào kiếp khác. Ngài chứng kiến cảnh tượng kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người khổ đau, tất cả trải qua hiện tượng sanh diệt, tuỳ hành vi tạo tác của mỗi ngươi. Ngài biết rằng, người này do hành động lời nói bất thiện, nguyền rủa bậc thiện trí cao thượng, niềm tin và nếp sống cuả người tà kiến, sau khi lìa đời đã tái sanh vào những trạng thái bất hạnh.
Ngài biết rằng, những người kia, do hành động lời nói tư tưởng tốt, biết tôn trọng thiện trí cao thượng, có chánh tín, có nếp sống của người chánh kiến. Sau khi mạng chung, đã tái sanh vào cõi trời an vui hạnh phúc. Với Thiên nhãn minh Ngài mục kích tình trạng diệt và sanh trở lại của các chúng sanh.
Đây là tuệ giác thứ hai mà Ngài chứng ngộ trong canh giữa đêm Thành Đạo.
- Tiếp đến Ngài hướng tâm thanh tịnh về “Tuệ Hiểu Biết sự chấm dứt các pháp trầm luân” (Lậu tận minh). Đối với thực tại Ngài nhận thức : Đây là phiền não, đây là sự chấm dứt phiền não. Đây là con đường chấm dứt phiền não.Chuyển Pháp Luân :
- Và như thế, đúng với thực tại, Ngài nhận định : Đây là Ô nhiễm, đây là sự chấm dứt ô nhiễm, đây là con đường chấm dứt sự ô nhiễm.
- Với nhận thức như thế, tâm Ngài giải thoát ra khỏi dục lậu (Ô nhiễm của dục vọng) hữu lậu (Ô nhiễm của sự luyến ái đời sống), Vô minh lậu (Ô nhiễm của vô minh)
Được giải thoát Ngài biết rằng : “Ta đã được giải thoát. Sự tái sanh đã chấm dứt. Phạm hạnh đã lập. Việc cần làm đã xong. Không còn tái sanh trạng thái này nữa.
- Đây là tuệ giác thứ ba mà Ngài chứng ngộ trong canh ba đêm Thành đạo.
Màn vô minh đã giải toả, Trí tuệ đã phát sanh. Đêm tối đã tan và ánh sáng đã đến.
(phỏng theo ý trong Đức Phật và Phật Pháp của Narada)
Sau khi Thế Tôn thành đạo, Ngài liền nghĩ đến việc đem giáo lý mà Ngài đã chứng được, truyền bá cho chúng sanh. Ngài nhận thấy, chúng sanh ngu si cố chấp, ưa hưởng dục lạc, tâm tánh cứng cỏi, khó dạy khó bảo. Còn Pháp Ngài chứng được, thậm thâm vi diệu, khó biết khó thấu. Vì vậy, Ngài muốn nhập Niết Bàn. Khi Ngài khởi lên ý nghĩ như thế, vua Phạm Thiên đã đến đảnh lễ, cung thỉnh Thế Tôn, vì chúng sanh ngu muội, mà ở nơi đời khai diễn chánh pháp. Trong những chúng sanh ngu muội này, có những kẻ có thể nương vào chánh pháp Thế Tôn, mà thoát ly sanh tử. Sau khi Phạm vương thỉnh Phật chuyển Pháp luân. Thế Tôn nhận lời mà không nhập Niết Bàn.
Đức Thế Tôn dùng Phật nhãn quán sát căn cơ chúng sanh. Thấy chúng sanh như những hoa sen trong hồ, có hoa vừa từ ngó nhú ra, có cái ở lưng chừng trong nước, có cái đã lên gần mặt nước, có cái đã nhô lên, tuy chưa ra khỏi nước, nhưng đã có thể hấp thụ ánh mặt trời, để nở thành hoa. Có hoa đã lên cao, chỉ còn chờ ánh dương quang là khai mở, triển phô hương sắc toả ngát hương thơm cho đời. Ngài thấy, căn cơ chúng sanh như sen trong hồ. Có kẻ chưa phát tâm, như hạt sen chưa được gieo, có kẻ mới phát tâm, như hạt sen nứt thành ngó sen, đã phát tâm, như sen đang ở trong nước. Có những kẻ phát tâm sâu xa, tâm tánh nhu nhuyễn, có thể lãnh thọ giáo pháp và thoát ly sanh tử, cứu độ chúng sanh. Ví như, những đoá hoa vươn khỏi mặt nước, gặp ánh sáng là khai mở, toả hương thơm ngát cho đời.
Sau khi quán sát căn cơ. Ngài đi đến Khổ Hạnh Lâm, nơi vườn Lộc Uyển, vì năm anh em Kiều-Trần-Như, diễn nói pháp Tứ Đế. Năm anh em Kiều-Trần-Như, nghe lời dạy Thế Tôn, như người đi đêm bỗng có ánh chớp loé sáng, ngã chấp mê lầm tan vỡ, trí huệ siêu thoát xuất hiện. Năm anh em Kiều-Trần-Như đã chứng đắc quả A-la-hán. Đây là năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích Ca. Và bài pháp đầu tiên, Thế Tôn chuyển Pháp luân là Tứ Thánh Đế. Từ đây, danh xưng Tam Bảo đã có đầy đủ, Phật, Pháp là Tứ Thánh Đế, và tăng là năm anh em Kiều-trần-như.
Kính thưa chư liệt vị.
Hơn 2553 năm trôi qua, giáo pháp Thế Tôn triển chuyển, độ thoát vô lượng chúng sanh chứng đắc Thánh quả, nhân thiên hoan lạc. Hôm nay, kỷ niệm ngày Thánh đản của đức Từ Phụ chúng ta theo dấu trở lại vườn Lộc Giả, ôn lại bài pháp Tứ Diệu Đế mà Thế Tôn đã chuyển vận lần đầu tiên trong cõi Ta Bà nầy .
Tứ Diệu Đế là bốn sự thật rõ ràng, chắc chắn nhất và mầu nhiệm nhất, không có một giáo lý nào, chủ thuyết nào có thể so sánh kịp. Với bốn sự thật này, người tu hành theo đây có thể, từ tối đến chỗ sáng, từ mê đến ngộ.
Tứ Diệu Đế gồm có : Khổ đế ; Tập đế ; Diệt đế ; và Đạo đế.
- Khổ đế : Là nêu lên những cảnh khổ trong cuộc đời. Nói chung, đã có thân là có khổ. Sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ. Cầu không được, oán thù gặp nhau, thương yêu xa lìa… ngũ ấm xí thạnh, lạnh nóng, muỗi mòng, áp bức thân thể, không thể gọi là vui được, nên gọi là khổ.
- Tập đế : Là nói về nguyên nhân của những nỗi khổ đó. Nguyên nhân thì nhiều. Nhưng chính yếu là “Ái dục”, là kiết sử tham, sân, si. Hành giả tu hành dứt trừ kiết sử tham, sân, si - ái dục - vị đó chứng được quả A-la-hán. Có tâm ái dục, là có thọ thân sau để lãnh quả và trả quả. Trong kinh Na-Tiên tỳ kheo. Vua Di-lan-đà, có hỏi ngài Na Tiên rằng, bậc tu hành có thể biết mình tái sanh, hay không tái sanh lại cõi đời này nữa hay không ? Ngài Na Tiên trả lời là : Biết, và ngài hỏi lại vua Di lan đà. Những nông phu làm ruộng, có biết mùa tới mình thu hoạch hay không ? Nhà vua trả lời là : Biết. Nếu năm nay, những nông phu đó có gieo mạ, cấy lúa, và họ biết chắc, năm sau sẽ gặt lúa ; nếu không cấy lúa năm nay, họ biết chắc năm tới họ sẽ không gặt lúa nữa. Bậc tu hành cũng vậy. Vị nào, biết mình đã đoạn tâm ái dục, dứt trừ kiết sử tham, sân, si họ biết chắc, không còn thọ thân sau, tái sanh lại cõi này nữa, đã thoát ly sanh tử chứng đắc Niết Bàn.
Nhiều người khi nghiên cứu giáo lý đạo Phật cho rằng : đạo Phật là đạo bi quan, yếm thế, lánh khổ tìm vui ; làm cho con người yếu ớt, tiêu cực, không quan tâm, thương tưởng đến đến kẻ khác. Ở đây, đạo Phật không làm như thế. Đạo Phật trình bày cho mọi người thấy rõ cái hiện tại đen tối của mình, cái hoàn cảnh xấu xa, có nhiều lỗi lầm khuyết điểm. Để từ đó, có phương pháp cải đổi, kiến tạo lại một cuộc sống đẹp đẽ, an vui hơn. Cảnh giới an vui đó là Niết Bàn, mà Phật đã dạy như sau.
- Diệt đế : Diệt là tiêu diệt, trừ diệt. Ở đây, là diệt dục vọng mê mờ, phiền não. Đế là chắc thật, đúng đắn, do trí tuệ sáng suốt soi thấu và thuyết minh.
Khổ là nói về quả ; Tập là nói về nhân. Nói dứt khổ mà không dứt trừ cái nguyên nhân gây ra khổ (tức là Tập), thì không bao giờ hết khổ. Muốn diệt khổ tận gốc, thì phải diệt cái nguyên nhân gây ra khổ. Nguyên nhân đã diệt, thì khổ quả mới hết vĩnh viễn. Cũng như, muốn diệt cỏ cú, phải đào bỏ gốc rễ, nếu đem đá đè lên, cỏ không mọc được, nhưng lấy đá đi, thì cỏ sẽ mọc lại. Nói dứt khổ, mà không dứt nguyên nhân, thì kết quả cũng như vậy.
Muốn giải thoát đau khổ, tất phải diệt trừ Tập nhân phiền não. Tập nhân phiền não được thanh tịnh, là hành giả đang bước gần đến Niết Bàn giải thoát. Như một cái phao , càng bớt dần những vật nặng dìm nó xuống, thì nó lại nổi dần lên mặt nước nhiều chừng ấy. Nói Diệt đế là nói dứt trừ phiền não, các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, là cảnh an vui tịch tịnh, là cảnh giới tự chứng, tự biết, lìa ngôn ngữ, nhưng không phải là “không tưởng”, không phải đi tìm, cũng không phải không đi tìm. Như người uống nước, lạnh nóng tự biết mà thôi
Nói tóm, Diệt đế là chân lý chắc thật, nói về quả vị mà một hành giả tu hành chứng đắc. Nhưng sự tu hành có thấp có cao, có rộng có hẹp, nên quả Niết Bàn cũng có thấp có cao, có hoàn toàn hay chưa hoàn toàn. Muốn thấy được Niết Bàn thật, phải tự mình thân chứng, phải tự mình thể nhập Niết Bàn. Muốn thân chứng, thể nhập Niết Bàn, cần phải tu theo phương pháp mà Đức Phật dạy trong phần Đạo đế.
- Đạo đế : Có 37 phẩm, chia làm 7 loại :
1-Bốn Niệm xứ ; 2-Bốn Chánh Cần ; 3-Bốn Như ý túc ; 4-Năm căn ; 5-Năm lực ; 6-Bảy phần Bồ đề ; 7-Tám phần Chánh Đạo.
Trong 37 phẩm trợ đạo, Bát Chánh Đạo là pháp môn chính, được nhắc nhở nhiều nhất. Vì thế, khi nói Đạo đế, người ta thường nghĩ ngay đến Bát Chánh Đạo. Cho nên, nhiều người lầm tưởng Đạo đế với Bát Chánh Đạo là một.
Sở dĩ nói như vậy, vì Bát Chánh Đạo bao gồm các pháp môn khác của Đạo đế, khế hợp mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở, đối với Tiểu thừa cũng như Đại thừa, Đông cũng như Tây phương, đều công nhận giá trị hoàn hảo cao cả của Bát Chánh Đạo. Và đều áp dụng pháp môn này trong sự tu hành của mình, để đoạn trừ phiền não, hầu bước lên con đường giải thoát an vui tự tại.
Định nghĩa Bát Chánh Đạo :
Bát Chánh Đạo là tám con đường ngay thẳng, là phương tiện mầu nhiệm, đưa chúng sanh đến đời sống chí diệu. Là con đường có tám nhánh, đưa chúng sanh từ phàm đến Thánh. Bát Chánh Đạo gồm có : Chánh kiến ; Chánh tư duy ; Chánh ngữ ; Chánh nghiệp ; Chánh mạng ; Chánh tinh tấn ; Chánh niệm ; Chánh định.
- Chánh kiến : Chánh là ngay thẳng, đúng đắn. Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến nói cho đủ là Chánh tri kiến là thấy nghe hay biết một cách ngay thẳng, đúng với sự thật. Ngưởi có chánh kiến là : thấy thế nào thì nhận đúng thế ấy, không lấy trắng làm đen, tốt làm xấu, phải làm trái, thật làm giả…người có chánh kiến, là người không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che làm sai lạc, người chánh kiến nhận biết cái nào giả cái nào thật. Đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm, tâm không chú, chỉ chuyên tâm vào sự lý chân thật, làm cho đèn tuệ sáng ngời, không mê muội tiền trần ngoại vật. Nói tóm, Chánh tri kiến là trí tuệ trong Bốn niệm xứ, Căn, Lực, Trạch pháp.
- Chánh tư duy : Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét, thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ xét nghiệm chân chánh, tư tưởng suy nghĩ đúng với lẽ phải. Người có Chánh tư duy, thì hay xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy gẫm thể tánh nhiệm mầu, biết những ý nghĩ nào xấu xa, hành vi nào lỗi lầm để sám hối. Thường tư duy ba món Vô lậu học : Giới, Định, Huệ để tu hành giải thoát. Biết Tham, sân, si là nguồn gốc của tội ác, tìm phương pháp đúng đắn để tu. Nói tóm, Chánh tư duy là khi quán sát bốn đế có tâm vô lậu tương ưng, suy nghĩ, phát động, giác biết đo lường. Giải thoát cho mình và người.
- Chánh ngữ : là lời nói chân thật, công bình ngay thẳng và hợp lý. Người có chánh ngữ là người không bao giờ nói sai khác, thiên vị. Thấy dở nói hay, hay nói dở, có nói không, không nói có, đến đây nói kia, đến kia nói đây. Nói lời trau chuốt mê hoặc lòng người. Người có chánh ngữ là người có lời nói đúng sự thật, hợp chân lý, lời nói có lợi ích cho toàn thể chúng sanh. Nói tóm, trừ bốn thứ tà mạng thuộc về khẩu, dùng vô lậu trí tuệ, trừ bỏ xa lìa khẩu tà nghiệp gọi là Chánh ngữ. Chánh nghiệp cũng như vậy.
- Chánh nghiệp : tiếng Phạn Karma có nghĩa hành động tạo tác. Chánh nghiệp là việc làm, hành động chân chánh, đúng lẽ phải, phù hợp chân lý, có lợi ích cho người và vật.
- Chánh mạng : mạng là thân mạng, là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sinh sống một cách chân chánh, bằng nghề nghiệp lương thiện. Có năm thứ tà mạng cần phải tránh : 1- Vì lợi dưỡng, dối hiện tướng kỳ đặc. 2- Vì lợi dưỡng, nói công đức mình. 3- Vì lợi dưỡng, xem tướng cát hung cho người. 4- Vì lợi dưỡng, to tiếng trá hiện oai nghi, khiến người khiếp sợ, 5- Vì lợi dưỡng, khen ngợi công đức cúng dường, kích động lòng người. Dùng trí tuệ vô lậu, trừ bỏ xả ly 5 thứ tà mạng gọi là Chánh mạng.
- Chánh tinh tấn : Tinh tấn là chuyên cần siêng năng, thẳng tiến đến mục đích đã vạch sẵn, không có lý do gì mà lùi bước. Chánh tinh tấn là : tinh tấn căn, tinh tấn lực, tinh tấn giác trong bốn Chánh cần
- Chánh niệm : là ghi nhớ, ghi nhớ những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình và người, những đạo lý chân chánh cao siêu. Chánh niệm có niệm căn, niệm lực, niệm giác. Chánh niệm thường quán sát cảnh chân đế, năng tưởng niệm các pháp trợ đạo, luôn nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, trải qua số kiếp không khởi tâm xao lãng.
- Chánh định : Định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chánh đáng, đúng chân lý, có lợi cho mình và người. Người theo đúng chánh định, là người thường tập trung tư tưởng, quán chiếu những vấn đề chính như : Quán Thân bất tịnh ; Quán Từ bi ; Quán Nhân duyên ; Quán Sổ tức…Chánh định có Định căn, Định lực, Định giác.
Bát Chánh Đạo là pháp môn rất thông dụng, vì sự lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân người tu, đối với đời sống trong cộng đồng xã hội, trong hiện tại và ở tương lai
Kính thưa quý liệt vị.
Hiểu được lý Tứ Đế là biết : Khổ là thật khổ, không thể làm cho vui lên được. Dù mặt trời có lạnh đi và mặt trăng có nóng lên, thì chân lý ấy vẫn không thể thay đổi. Trong kinh Di Giáo Phật dạy “…các pháp biến động và bất động, đều ở trong trạng thái bất an và tan rã. Nên nhớ ngọn lửa vô thường đang thiêu đốt thế gian mà sớm cầu tự độ…” Đức Thế Tôn cũng bảo : “…Ta như vị lương y, biết bịnh cho thuốc, như người dẫn đường tốt. Không đi, không phải lỗi của người dẫn đường, không uống thuốc không phải lỗi của lương y…”
Mà con đường Thế Tôn chỉ dạy là con đường nào. Cứ theo khế lý khế cơ mà nói, thì không ngoài Bát Chánh Đạo. Cho nên, y theo Bát Chánh Đạo tu tập thì :
- Bản thân có thể sửa đổi những tội lỗi bất chánh, trong đời sống hằng ngày. Những ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sai trái, đời sống vô luân. Theo đây, sẽ được cải thiện sữa đổi.
- Hoàn cảnh, nếu Phật tử phát huy tu tập Bát Chánh Đạo có thể cải đổi xã hội, tạo dựng một tương lai tốt đẹp, gieo trồng hạt giống giải thoát, ngày sau đạt quả vị Vô Thượng Bồ Đề.
Kính thưa chư liệt vị
Ôn lại bài Pháp mà Đức Thế tôn khai diễn đầu tiên nơi vườn Lộc Uyển, để thấy rằng : phần đông chúng sanh nơi cõi này, với bản chất phàm phu ngu muội, căn tánh hạ liệt như chúng ta, nếu bỏ đi quán niệm cuộc đời là khổ, quên mất con đường Bát Chánh Đạo, thì khó mà thoát ly sanh tử phiền não, chứng đắc Niết Bàn.
Sen trong hồ thoảng hương lan toả, như sóng Pháp âm còn vọng mãi tới giờ. Chỉ vì người mù không thấy, chứ không phải mặt trời tắt ánh dương quang. Kính mong chư liệt vị, an lạc trong từ quang chư Phật. Nguyện cầu, Long thần, Hộ Pháp gia hộ Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sớm thoát ách nạn, Dân tộc Việt Nam được thăng hoa, Thế giới hoà bình, Chúng sanh an lạc.
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Sa môn Thích Như Tấn
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Sa môn Thích Như Tấn
=
No comments:
Post a Comment