Ý NGUYỄN TUẤN
Nguyễn Trãi
THUỞ HỌC TRÒ
Nguyễn Tuấn
NT 55-59
NT 55-59
Hình như từ nhỏ đến lớn tôi chẳng tự quyết định đuợc việc gì quan trọng. Chuyện thi vào đệ thất cũng thế. Sau khi đỗ tiểu học qua kỳ thi với đầy đủ cả phần viết và vấn đáp tại Trường Tiểu Học Chí Hoà Quận 3 Sài Gòn, bố tôi quyết định cho tôi thi vào Trường Trung Học Nguyễn Trãi. Đi thi về là phải trình lại tất cả giấy nháp cho bố xem. Xem xong bố tôi phán: “Rất hy vọng là đỗ đuợc!”
Kết quả là tôi đuọc xếp vào lớp đệ thất B1 niên khoá 1955-1956.
Đuờng đến truờng
Bây giờ nghĩ lại thấy ông cụ quyết định cho tôi học trường Nguyễn Trãi là đúng vì nhà ở Chí Hòa chỉ phải đi xe buýt một chuyến thẳng từ chợ Chí Hoà đến chợ Bến Thành rồi đi bộ một khúc từ bùng binh Sài Gòn đến rạp cinê Đại Nam là tới truờng ngay. Truờng Nguyễn Trãi hồi đó học nhờ truờng tiểu học Trương Minh Ký, một mặt giáp với rạp Đại Nam, ba mặt kia nhìn ra ba đuờng: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học và Hồ Văn Ngà.
Lớp tôi nằm ở góc của truờng có cửa sổ nhìn ra đuờng Hồ Văn Ngà cây cao bóng mát.
Đoạn đuờng đi bộ từ bến xe buýt đến truờng có nhiều điều thú vị. Hôm nào xe đến sớm thì có thể ghé vào một hiệu sách bên kia đường, đối diện bến xe buýt, để ngắm các bìa sách thật đẹp. Đi một quãng là đến tiệm bán máy may Sinco. Qua khỏi hiệu Sinco là một loạt các cửa hàng, trong đó có tiệm kem Phi Điệp mà dân học sinh, sinh viên Sài Gòn không ai là không biết. Ngoài ra lại có tiệm hớt tóc Hoa Sinh mà mỗi nguời khách đến đều đuợc tặng một bản nhạc của các nhà xuất bản như Tinh Hoa, An Phú…
Đến đầu đuờng Ký Con có một xe nuớc mía. Rất hiếm khi tôi ăn uống ngoài đuờng, nhưng có một hôm trời nóng quá, trong túi lại rủng rỉnh ít tiền lẻ
Đặc San NT 2012-Trang 107
nên tôi ghé vào uống một ly. Tuy khát nhưng vừa hớp đuợc một ngụm thì bị
khựng lại vì nuớc mía nhạt nhẽo và có vị lạ. Về sau hỏi ra mới biết
rằng xe nuớc mía ấy của một nguời Ấn Độ và ông ta luôn luôn pha càri vào
nuớc mía! Đó là lần duy nhất trong đời tôi đuợc thuởng thức nuớc mía
hương vị càri.
Đi một chút nữa là đến vũ truờng Văn Cảnh. Chắc là tôi chỉ đi qua đó vào buổi trưa nên chẳng khi nào nghe thấy tiếng nhạc vọng ra. Qua khỏi Văn Cảnh là rạp chiếu bóng Đại Nam. Đi bộ đến đây thì thuờng là đã hơi mỏi chân rồi nên tôi hay tạt vào rạp Đại Nam để vừa nghỉ chân, vừa tà tà xem các hình ảnh của phim chiếu trong ngày và các kỳ tới. Vì ghé rạp thuờng xuyên nên tôi thuộc vanh vách tên các tài tử nổi tiếng và suu tập đuợc cả một tập dày cộm các tờ chương trình chiếu phim của rạp Đại Nam. Hôm nào xe buýt đến sớm thì thay vì đi thẳng đuờng Trần Hưng Đạo đến truòng, tôi rẽ trái ở vũ trường Văn Cảnh rồi rẽ phải vào đường Hồ Văn Ngà rợp bóng mát. Đặc biệt tại đây có mấy hiệu bán đàn và dụng cụ âm nhạc. Cứ nhìn các cây đàn tuyệt đẹp và nhìn các bản nhạc qua tủ kính là đủ thấy “đã” rồi.
Truớc cổng trường Nguyễn Trãi mở ra đuờng Nguyễn Thái Học là một bãi đất trống. Học sinh Nguyễn Trãi thường tụ tập ở đây, chờ các lớp học sinh tiểu học ra hết mới đến luợt mình vào học. Tại đây có nhiều hàng quà. Từ kem đến bò khô, bò bía, ổi giầm, bánh cuốn, bánh ngọt… Thôi thì đủ thứ, trông ngon lắm! Tuy vậy tôi chưa thưởng thức món nào tại đây vì nhớ lời mẹ dặn rằng mình đã là học sinh trung học rồi, phải đứng đắn, không nên ăn uống linh tinh ngoài đường như các học sinh tiểu học nữa!
Đi một chút nữa là đến vũ truờng Văn Cảnh. Chắc là tôi chỉ đi qua đó vào buổi trưa nên chẳng khi nào nghe thấy tiếng nhạc vọng ra. Qua khỏi Văn Cảnh là rạp chiếu bóng Đại Nam. Đi bộ đến đây thì thuờng là đã hơi mỏi chân rồi nên tôi hay tạt vào rạp Đại Nam để vừa nghỉ chân, vừa tà tà xem các hình ảnh của phim chiếu trong ngày và các kỳ tới. Vì ghé rạp thuờng xuyên nên tôi thuộc vanh vách tên các tài tử nổi tiếng và suu tập đuợc cả một tập dày cộm các tờ chương trình chiếu phim của rạp Đại Nam. Hôm nào xe buýt đến sớm thì thay vì đi thẳng đuờng Trần Hưng Đạo đến truòng, tôi rẽ trái ở vũ trường Văn Cảnh rồi rẽ phải vào đường Hồ Văn Ngà rợp bóng mát. Đặc biệt tại đây có mấy hiệu bán đàn và dụng cụ âm nhạc. Cứ nhìn các cây đàn tuyệt đẹp và nhìn các bản nhạc qua tủ kính là đủ thấy “đã” rồi.
Truớc cổng trường Nguyễn Trãi mở ra đuờng Nguyễn Thái Học là một bãi đất trống. Học sinh Nguyễn Trãi thường tụ tập ở đây, chờ các lớp học sinh tiểu học ra hết mới đến luợt mình vào học. Tại đây có nhiều hàng quà. Từ kem đến bò khô, bò bía, ổi giầm, bánh cuốn, bánh ngọt… Thôi thì đủ thứ, trông ngon lắm! Tuy vậy tôi chưa thưởng thức món nào tại đây vì nhớ lời mẹ dặn rằng mình đã là học sinh trung học rồi, phải đứng đắn, không nên ăn uống linh tinh ngoài đường như các học sinh tiểu học nữa!
Ngu ngơ Đệ Thất
Trường Nguyễn Trãi trong thời gian còn học nhờ trường khác vẫn có những sinh hoạt văn nghệ đầy hứng thú. Hồi học tiểu học ở trường làng, tôi nào có bao giờ đuợc xem văn nghệ trong trường. Đến khi vào Nguyễn Trãi thì thỉnh thoảng đuợc xem trình diễn ngay trong trường nên thích thú lắm. Những điệu vũ như Trấn Thủ Lưu Đồn gây ấn tượng tốt đẹp trong tôi mãi đến bây giờ.
Có lần trường tổ chức văn nghệ tại rạp Thanh Bình. Lớp tôi cũng họp hành phân chia công việc. Tôi chỉ ngồi im. Cuối giờ anh trưởng lớp chỉ tôi nói: “Tuấn chưa xung phong làm gì hả? Thôi vào ban khánh tiết đi. Ngày mai họp riêng ban khánh tiết.” Tôi gật đầu dù lúc ấy chẳng biết khánh tiết nghĩa là gì. Hôm họp ban khánh tiết tôi đến thật sớm và ngồi ở cuối lớp. Một lúc sau thì có nhiều người vào. Tôi chẳng thấy ai quen. Các anh bàn đủ thứ việc. Một lúc sau anh trưởng ban hướng về phía tôi nói: “Em, nếu em không có việc ở đây thì có thể về.” Tôi ngượng quá. Mình cũng đi họp mà, sao lại vậy! Tuy nhiên thấy ngồi đã chán lại thấy họp hành chẳng có gì hứng thú nên tôi ngượng ngùng, tẽn tò ra cửa đi về. Từ đấy về sau tôi rất ghét chuyện họp hành và luôn tránh né trừ những trường hợp bắt buộc.
Hồi bắt đầu học đệ thất tôi mới 10 tuổi nên còn ngố lắm. Tôi biết có bốn lớp đệ thất nhưng không hề biết rằng trong đó có một lớp nữ. Khi qua đến xứ Mỹ này, khi bị một anh bạn hỏi đùa rằng hồi đó có quen cô nào học cùng thời ở Nguyễn Trãi không, tôi gân cổ cãi rằng Nguyễn Trãi làm gì có nữ sinh! Mãi đến khi sinh hoạt trong forum của Nguyễn Trãi và trực tiếp email với một chị học cùng thời, tôi mới
Đặc San NT 2012-Trang 108
tin rằng hồi đó Nguyễn Trãi có lớp nữ sinh thật. Tôi gọi điện thoại đến xin lỗi anh bạn. Anh ấy cuời hì hì nói rằng: “Đúng là thằng… ngô sắc!”
Tôi thích xem ciné từ lúc còn rất nhỏ nhưng chỉ đuợc xem ở những rạp rẻ
tiền, vào rạp là nóng toát mồ hôi vì không có máy lạnh. Ấy là chưa kể
nhiều khi còn bị rệp đốt. Chẳng khi nào tôi đuợc xem ở những rạp lớn như
Đại Nam mà khi mới vào đến cửa rạp nơi treo các hình tài tử là đã thấy
mát mẻ, thoải mái rồi. Một hôm ông anh lớn rất chịu chơi của một bạn tôi
hỏi: “Thích xem ciné Đại Nam không? Muốn thì đi với tao!” Tôi đồng ý
liền. Khi đến rạp anh ấy dúi vào tay tôi ít tiền lẻ và dặn: “Cứ làm theo
tao” .Tôi đứng sớ rớ ở chỗ treo mấy ảnh tài tử và theo dõi anh ấy để
bắt chuớc.
Tôi thấy anh ấy thản nhiên đi vào cửa và đưa tay như chìa vé cho nguời soát vé nhưng thực ra là dúi tiền vào tay nguời ấy. Một lúc sau tôi làm theo như vậy nhưng khi vừa chui khỏi tấm màn dày ở cuối rạp thì ai đó nắm chặt vai tôi hỏi: “Tiền đâu?” Tôi sợ quá, phản xạ sinh tồn tự nhiên là lẩn ngay vào đám đông. Cũng may là hôm ấy rạp đông quá, số nguời đứng rất nhiều nên tôi ... an toàn. Tuy nhiên tim tôi đập dữ dội như muốn vỡ tung lồng ngực. Sau lần đi coi cọp hay gần như coi cọp này, tôi rút ra được một bài học quí giá: Không nên làm điều gì ám muội vì nội cái sợ là đủ đứng tim mà chết rồi. Vì thế tôi rất phục những nguời làm nghề tình báo. Chắc là họ phải có gene đặc biệt, nên mới có can đảm làm những chuyện táo bạo, dễ bị hồi hộp, đứng tim.
“Cúp cua”
Học xong năm đệ thất thì truờng Nguyễn Trãi chuyển sang học nhờ truờng tiểu học Lê Văn Duyệt ở đuờng Phan Đình Phùng khúc giữa Mạc Đinh Chi và Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao. Vì vị trí mới của trường không thuận tiện cho việc đi học bằng xe buýt nên tôi đuợc bố mẹ mua cho chiếc xe đạp cũ. Từ nhà đến trường chỉ việc đạp thẳng từ chợ Chí Hoà trên đuờng Lê Văn Duyệt đến đường Phan Đinh Phùng thì rẽ trái, rồi cứ thế đi tiếp là đến trường. Trên đường Lê Văn Duyệt trời nắng chói chang nhưng khi vào đuờng Phan Đình Phùng rồi thì không khí như dịu lại vì vòm cây cao hai bên đường. Sau khi đi, về nhiều lần và quen đường, tôi bắt đầu rẽ vào các đường khác như Tú Xương, Lê Quí Đôn, Phan Thanh Giản v.v… cuối cùng mới ra Phan Đinh Phùng để đến trường.
Có lần tôi đang đi thì xe bị tuột xích. Bình thường chỉ cần xuống xe rồi quay nhẹ bàn đạp đồng thời gắn xích vào líp là lại đi tiếp được ngay. Không hiểu sao hôm ấy xích bị tuột mà không cách nào lắp vào lại đựoc. Tay tôi dính đầy nhớt bẩn và người thì đẫm mồ hôi vì trời nắng nóng và cũng vì lo sợ trễ giờ học. Đang chưa biết làm sao thì chợt nghe tiếng nói ngay bên cạnh: “Chú Tuấn! Để cháu sửa cho.” Thì ra là anh X. hơn tôi đến mấy tuổi nhưng vì vai vế trong họ hàng, tôi là vai chú. Tôi mừng quá và để anh ấy sửa giùm. Cũng không đuợc! Thế là đành phải dắt xe một quãng mới thấy người sửa xe bên vệ đường. Xe được sửa xong thì đã trễ giờ học quá rồi. X. biết ý nên nói với tôi: “Bây giờ trễ rồi, chú không vào trường đuợc đâu. Thôi vào học trường cháu đi. Ở ngay đây thôi.” Tôi chẳng biết tính sao nên đành nghe theo.
Đây là một trường tư thục khá lớn. Học ở Nguyễn Trãi quen rồi nên khi đột ngột vào lớp học ở trường tư này, tôi rất ngỡ ngàng vì lớp ồn ào và mất trật tự quá. Thầy đang giảng bài mà trong lớp nói chuyện ào ào như cái chợ. Học được một lúc thì anh cháu
quay qua nói: “Chán quá! Thôi, chú cháu mình đi chơi đi.” Tôi chỉ biết nghe theo và thế là hai xe đạp rong ruổi ra bến Bạch Đằng.
Ngồi ngắm sông nuớc một lúc thì anh ấy đề nghị: “Mình qua Thủ Thiêm đi chú.” Thế là ra bến phà. Phà đông nghẹt nguời. Tôi là người lên chót, đứng phía sau cùng, nửa bánh xe đạp còn lòi ra ngoài, lòng hồi hộp vì sợ rớt xuống sông. Sau khi lên bờ, anh ấy đưa đi lòng vòng một hồi bên Thủ Thiêm rồi lại lên phà về.
Đặc San NT 2012-Trang 110
Truớc đây nhóm chịu chơi trong lớp thường nói rằng cúp cua đi chơi suớng lắm. Tôi thì ngược lại: Vui đâu chẳng thấy, chỉ thấy lo sợ ngập tràn, không biết lỡ tối về bố hỏi bài trong ngày thì biết trả lời làm sao. May thay, hôm đó về nhà, tôi không bị bố khảo bài, nhưng khi nem nép lên lầu, tôi có cảm giác như mọi nguời đang nhìn tôi với cặp mắt khinh khi kẻ đa cả gan trốn học. Đó là lần cúp cua đầu tiên và duy nhất trong đời học sinh của tôi. Bây giờ nghĩ lại nếu lúc ấy đã lớn và có bồ rồi thì chắc là cúp cua đi bát phố hoặc đi ciné với nguời đẹp chắc cũng thú vị lắm!
Hôm ấy trời đang nắng ráo, chợt mây xám kéo về nhiều và gió hiu hiu mát dịu. Tôi ngồi trong lớp nhìn qua cửa sổ thấy mây trên trời có hình dáng thật lạ trông như một hàng không mẫu hạm đang di chuyển trên biển. Đang mải mê theo dõi chuyển động của hàng không mẫu hạm thì chợt điếng nguời khi nghe thầy lớn tiếng nói: “Anh kia! Giờ học mà ngắm mây bay làm thơ hả?” Cả lớp đổ dồn về phía tôi khiến tôi ngượng quá. Thầy hỏi tên và ghi ngay đi “công xi” ngày Chủ Nhật. Thật là một hình phạt bất ngờ. Tôi như bị sét đánh ngang tai. Biết làm sao bây giờ!
Mấy đứa bạn thân gần nhà bàn bạc cách cứu bồ. Một bạn sẽ đến nhà tôi ngày Chủ Nhật và xin phép cho tôi đến nhà bạn ấy học chung để chuẩn bị cho kỳ thi lục cá nguyệt. Kế hoạch đuợc thực hiện y nhu dự định và tôi được nhà cho phép đi học thi. Thế nhưng thay vì đến nhà bạn thì tôi đến trường Nguyễn Trãi. Đang đứng lớ ngớ ở sân trường và chưa biết phải trình diện ở đâu thì chợt nghe tiếng ai nói: “Vào đây đi ông ơi!” Thì ra một tên bạn thuộc lớp khác cũng bị phạt nhưng chắc là bị phạt nhiều lần nên quen rồi.
Khi tôi vào lớp đã thấy hơn chục mạng ở trong đó . Trên bàn giáo sư là một vị giám thị già trông thật hiền lành. Tôi tuởng đi “công xi” là bị phạt ghê gớm lắm. Thì ra cũng chỉ là đến lớp học nhưng thay vì ngồi nghe thầy giảng bài thì phải làm các việc khác. Có bạn phải chép hàng trăm lần một câu gì đó của thầy dạy sinh ngữ. Có bạn cộng điểm giùm cho thầy giám thị.v.v… Có lẽ biết tôi là “lính mới” nên thầy giám thị hỏi tôi tại sao bị phạt. Tôi trả lời đại khái rằng vì trong lớp không nghe lời thầy giảng mà lại ngắm mây bay. Thầy cuời hiền từ rồi bảo: “Thôi, con ngồi đó lấy sách ra học đi.”
Đấy là lần đầu và cũng là lần cuối tôi bị phạt ngày Chủ Nhật.
Thầy
Về sau tôi biết rằng một trong những lý do khiến bố tôi cho tôi thi vào trường Nguyễn Trãi, là do bố tôi có một người học trò cũ từ ngoài Bắc, đang dạy ở trường Nguyễn Trãi. Đó là giáo sư Nguyễn Huy Quán. Chắc bố tôi muốn thầy Quán ‘giám sát’ tôi trong thời gian tôi học ở Nguyễn Trãi để đuợc an
Đặc San NT 2012-Trang 110
tâm. Thầy Quán trông rất hiền lành, nguời gầy yếu và chẳng nói lớn tiếng bao giờ. Học trò ai cũng quí mến thầy. Hàng năm cứ Tết đến thầy đều đến nhà tôi chúc Tết. Còn tôi, sau khi đã lớn và có xe Solex rồi, thì thỉnh thoảng có đèo bố tôi đến nhà thầy ở khu trường đua Phú Thọ để đáp lễ. Thật là một cái duyên: khi tôi lên dạy ở đại học thì con của thầy lại là sinh viên của tôi. Nếu không qua xứ Cờ Hoa này thì có khi con tôi lại là học trò của con thầy không chừng, vì anh ấy là giáo sư trung học.
Hồi xưa tình thầy trò thật là đắm thắm và đẹp quá. Khi học ở đại học, tôi có một bạn cùng lớp có bố là học trò của thầy Vũ Đức Thận, nguyên hiệu truởng truờng Nguyễn Trãi. Tết năm nào anh ấy cũng phải chở bố đi chúc Tết thầy Thận. Anh ấy kể rằng bố anh ấy có chức vụ khá lớn và nghiêm khắc lắm, ở nhà ai cũng sợ. Vậy mà khi đến gặp thầy Thận thì khác hẳn, cung kính, khép nép và quí trọng thầy thấy rõ. Khi trò về, thầy tiễn trò ra tận cổng dù thầy đã già lắm.Thầy trò bịn rịn mãi ở cổng rồi mới chia tay.
Một trong những thầy mà tôi quí mến là thầy Tô Đình Hiền. Thầy thật là hiền như tên của thầy. Thầy khá đẹp trai nhưng có cái luờm rất …phụ nữ! Thầy lái xe Vespa khá nhanh và lượn đẹp lắm. Hình như thầy hay tổ chức văn nghệ và thường phát biểu trong các buổi sinh hoạt toàn trường. Sát năm 75 tôi có dự một đám cưới bên Gia Định. Thông thường các đám cưới đuợc tổ chức ở nhà hàng, nhưng tiệc cưới này đuợc tổ chức tại tư gia. Khi đến tôi thoáng thấy thầy và định ra chào, nhưng sau thấy thầy bận quá, tất bật cắt đặt người này người kia làm việc, nên lại thôi. Thì ra thầy phụ trách đám tiệc này và kiêm đầu bếp luôn! Sau khi rời Nguyễn Trãi, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối tôi gặp lại thầy. Sau này tôi lại ngạc nhiên hơn khi biết thầy là anh em ruột với nhạc sĩ Tô Hải.
Trong bốn năm học ở Nguyễn Trãi, tôi chỉ biết nhà thầy Quán, vì phải chở bố đến thăm. Ngoài thầy Quán, vị thầy duy nhất tôi đến thăm là thầy Lưu Trung Khảo. Trong lớp tôi có một anh bạn hay đến thăm các thầy lắm. Năm ấy anh bạn rủ tôi đến chúc Tết thầy Khảo. Tôi ngần ngại vì sợ mình lớ ngớ đến mà thầy không tiếp thì xấu hổ chết. Nhưng rồi tôi cũng đi. Nhà thầy ở gần vườn Tao Đàn, trên một con đường rợp bóng mát. Tôi không ngờ được thầy tiếp đãi rất lịch sự. Tôi chẳng nói đuợc câu nào, trong khi anh bạn tôi thì tiá lia. Sau khi rời Nguyễn Trãi tôi không gặp lại thầy lần nào, nhưng gần đây thì đuợc thấy thầy thường xuyên trên các show của các đài truyền hình và rất khâm phục lập trường kiên định của thầy
Giờ đây sau một thời gian dài làm trò rồi làm thầy, tôi nhận ra rằng khi đi học mà không liên lạc và gần gũi với các thầy là một thiệt thòi lớn. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nghiệm thấy phần lớn các bạn ra đời thành công đều có liên lạc thường xuyên với các thầy. Bản thân tôi khi dạy học cũng dành nhiều ưu tiên cho những học trò hay liên lạc với mình, chẳng hạn như khi chọn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp hoặc giới thiệu việc làm sau khi ra trường.
Hồi học năm đệ tứ thầy dạy Pháp văn là thầy Tạ Văn Ru. Thầy nguời cao lớn nhưng nói năng dịu dàng và có nụ cuời rất bao dung. Thầy là tác gỉa một cuốn sách nghị luận văn chương bằng tiếng Pháp dùng để luyện thi trung học. Tôi hãnh diện vì chuyện này lắm và thuờng khoe với các bạn truờng khác rằng: “Thầy tao oai thế đấy, viết sách cho tụi mày học đây này.” Khi nghe tin thầy mất tôi thấy xót xa, lòng nao nao khó tả và một quá khứ xa xôi lại hiện về.
Đặc San NT 2012-Trang 111
...và Bạn
Dạo học Nguyễn Trãi, tôi thuộc loại nhỏ tuổi nhất vì khi thi tiểu học đã phải xin miễn tuổi rồi mà! Trong lớp tôi có nhiều bạn học rất giỏi như Vũ Thiện Hân, Lê Duy Cấn, Nguyễn Bá Duy, Lê Mạnh Hùng v.v… Tôi thì thuộc loại xoàng nếu không muốn nói là dốt. Chỉ đuợc cái ai cũng khen là …hiền lành!
Cũng vì cái hiền lành ấy mà hay bị các bạn cùng lớp trêu chọc. Khi đứng xếp hàng chào cờ tôi thuờng bị các bạn phía sau búng tai, nhiều khi đau điếng. Tôi tức lắm và tìm dịp trả thù. Có lần sau khi bị búng tai, tôi liếc nhìn và biết đích xác là ai, tôi bèn lấy hết sức bình sinh dùng khủyu tay thúc mạnh về phía sau. Nhưng trời bất dung gian! Ngay khi húych, tay tôi như bị điện giật, tê dại hết cả cánh tay. Thì ra tôi huých trúng ngay vào cạnh của cái cặp bằng da trâu cứng như đá của thằng đứng phía sau. Tôi cố chịu đau và chợt như nghe có tiếng ai nói trong đầu: “Không đuợc làm tổn hại nguời khác!”
Thế là từ sau kinh nghiệm đau thương ấy, tôi không có tư tưởng làm hại ai bao giờ. Kể cũng may, vì tránh được bao nhiêu nghiệp quả, hệ luỵ.
Khi học năm đệ tứ thì xe đạp được dựng ngay bên hông lớp. Mỗi khi lấy xe tôi hay bị một tay học lớp bên cạnh, cứ lấy cái chổi khua truớc mặt chọc tôi chơi. Hắn cuời hềnh hệch để lộ mấy cái răng bàn cuốc trắng lắm. Tôi tức nhưng chẳng biết phản ứng ra sao. Được cái là nó chỉ khua mấy cái rồi thôi chứ không đánh. Khi qua Mỹ và liên lạc lại với nó tức nhà văn Hoàng Khởi Phong Nguyễn Vinh Hiển, và đuợc gửi tặng nhiều tác phẩm, tôi nhận ngay ra hắn khi nhìn ảnh ở bìa sách, dù sau mấy chục năm không gặp, nhờ cái cười và hàm răng trắng đẹp của hắn. Có lần tôi nhắc lại qua điện thoại chuyện khua chổi ngày xưa, nó cuời, vẫn gịong cuời xuề xoà hồi xưa, bảo rằng có nhớ gì đâu... Thì ra kẻ bị nạn bao giờ cũng nhớ dai còn nguời ở thế thượng phong thì …chẳng nhớ gì, vì chỉ là đùa vui thôi mà!...
Lớp học bên cạnh lớp tôi có một tay rất có tài. Đó là Phạm Ngọc Cung mà bạn bè hay gọi là Cung Lùn. Cung có khiếu về nhạc lắm. Dạo ấy khi học về nhạc lý, đa số đều ù ù cạc cạc nhưng Cung thì thông hiểu mọi thứ. Lúc đó tôi ít chơi với Cung nhưng sau khi qua Chu Văn An thì thân hơn, vì hai đứa học chung lớp cùng với Nguyễn Vinh Hiển, tay trống Lưu Truờng Tộ, tay đàn Mạnh Xuân Phụng … Sau này khi tập tành viết nhạc thì tôi lại càng thân với Cung hơn nữa, vì viết đuợc bài nào tôi cũng nhờ Cung góp ý, sửa chữa cho. Hồi còn học ở trung học, Cung là truởng ban nhạc, sau này ra đời Cung cũng làm truởng ban nhạc và có biệt tài về piano. Ngoài dương cầm, Cung chơi được nhiều thứ đàn khác như vĩ cầm, contre bass, trống, kèn, sáo … và viết được nhiều ca khúc rất hay trong đó có bài Nguyễn Trãi Hành Khúc được viết từ khi Cung còn ngồi trên ghế trường Nguyễn Trãi.
Sau biến cố 30/4 cuộc đời mỗi người chuyển sang một khúc rẽ mới, tôi ít gặp lại bạn bè cũ. Khi qua Mỹ tôi tìm cách liên lạc lại , nhờ thế mới biết có bạn đến năm 75 đã mang cấp bậc trung tá, thiếu tá, còn cấp úy thì nhiều lắm. Các bạn khác được xuất ngoại du học thì khỏi phải nói, ai cũng công thành danh toại. Tại vùng đông bắc Mỹ này thì cả hai vị chủ bút và tổng thư ký của tờ SóngThần, là các anh Phạm Bá Vinh và Tạ Quang Trung đều là cựu học sinh Nguyễn Trãi, cùng đệ với tôi nhưng khác lớp.
Niềm ước mơ
Cách đây không lâu, một anh bạn thân cuời hì hì nói với tôi: “Mày thật vô tích sự! Hồi nhỏ thì bố mẹ lo cho hết, lớn lên thì vợ lo, bây giờ gìa rồi thì …con lo cho mọi thứ. Chán mày quá!” Tôi ngẫm lại, thấy anh ấy nhận xét đúng thật. Mắc bệnh lười, tôi chẳng làm được gì nên chuyện, lại không có đầu óc tổ chức, hay buông quăng bỏ vãi, chẳng ra đâu vào đâu. Từ khi biết đến Phật pháp và nhất là khi biết đến cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà thì tôi mê quá. Thật là hợp với mình. Được lên đấy thì khỏi phải lo kiếm việc, không sợ bị thất nghiệp, khỏiphải lo vấn đề nhà cửa, cơm ăn áo mặc, muốn gì là có ngay. Thế thì còn gì bằng! Đấy là chưa kể khi được lên cõi ấy thì còn có lợi ích thù thắng không gì sánh đuợc. Đó là sống thọ vô lượng, giải thoát khỏi sinh tử, luân hồi, an nhiên tự tại ra vào tam giới và cứu giúp đuợc chúng sinh muôn loài.
Một bạn thân khác khi biết được ước nguyện của tôi là mong đuợc vãng sinh về cõi Cực Lạc bèn nói rằng: “Sao anh học hành như thế mà lại tin vào cái cõi mơ hồ ấy!” Tôi nghiêm chỉnh trả lời: “Thưa anh, chính nhờ có chút học vấn về khoa học, nên tôi mới không mê tín và sau mấy chục năm đọc kinh sách, nghe thuyết giảng và tu tập, mới có được niềm tin ấy. Đức Phật Thích Ca đã giới thiệu Đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc cho chúng ta thì đó không phải là chuyện đùa. Tôi đã quyết định sống theo Phật và khi hết nghiệp ở cõi trần này cũng sẽ theo Phật. Không có con đường nào khác tốt hơn. Niềm ước mơ duy nhất của tôi là được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ của Ngài.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Harrisburg, 24/09/2011
Nguyễn Trãi, Saigon ngày nay
Dự Lễ Bế Giảng
Trao Giải Thưởng Toàn Trường
KÝ TƯỞNG NĂNG TIẾN
THỜI ĐẠI BUÔNG RÈM
Tuy được che kín bởi bức màn sắt nhưng người khiếm thị vẫn có thể hình dung ra được bên trong Bắc Hàn là một xứ sở tan hoang, và một dân tộc hoàn toàn suy kiệt. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai (rất) gần, nếu những người cộng sản vẫn còn tiếp tục cầm quyền ở đất nước này.
“Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo ‘Thanh niên’ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có ‘Gia Định báo’ và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo ‘Thanh niên’ đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21.6.2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.”Đã có lần, tôi nghe ông Phùng Quán than thầm:
Có những lúc ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy!
Vì không biết làm thơ nên vào những lúc ngã lòng, tôi hay nghĩ đến Bắc Hàn để vịn vào xứ sở này mà đứng dậy. Cứ so với nước XHCN anh em khốn khổ và khốn nạn này thì cuộc sống ở Việt Nam văn minh (hoặc đỡ man rợ) hơn nhiều lắm. Bắc Hàn luôn bị bịt kín bên trong bức màn sắt – ngột ngạt muốn chết mẹ luôn – chứ nào có được thư thả (đi ra đi vào) và dễ thở như ở nước ta, nơi chỉ bị bao quanh bởi những tấm rèm rất mỏng manh và vô cùng thanh nhã!
Hơn nữa, nhà nước VN cũng chưa bao giờ phải che đậy những chuyện rùng rợn – kiểu như những loại vũ khí hạt nhân, hay những vụ chết đói tập thể – như chính phủ Bình Nhưỡng. Quá lắm thì Hà Nội cũng chỉ lấp liếm vài vụ cưỡng chế đất đai nho nhỏ, mấy cuộc đàn áp lai rai những sắc dân thiểu số, hoặc những sự cố không quan gì mấy – như chuyện rò rỉ ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2, chả hạn.
Ấy thế mà vẫn có điều tiếng eo sèo, này nọ. Hôm 11 tháng 6 năm 2012, phóng viên Nam Khang (Tuổi Trẻ Online) than phiền:
“Có lẽ đến bây giờ chưa vấn đề xã hội nào gây sự đặc biệt chú ý của dư luận tại Quảng Nam, mà ở đó báo chí bị thách đố như chuyện sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2... Các nhà báo đi nhờ xe UBND tỉnh Quảng Nam đến hiện trường, bảo vệ tại đây kiểm tra kỹ, ông nào là nhà báo thì không cho vào… Bức xúc quá, trong một cuộc họp giao ban, các nhà báo đã đề nghị UBND tỉnh tác động với Ban quản lý thủy điện này để anh em vào tác nghiệp dễ dàng. Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, nói: “Đất đã giao cho họ, nhà họ đã làm, nên cho vào hay không là quyền của họ, tỉnh cũng chịu nên anh em thông cảm!”Thì rồi cũng phải “thông cảm” thôi chớ còn biết làm sao nữa. Chuyện nhỏ mà. Ngay cả sinh hoạt Quốc Hội mà còn phải buông rèm thì nói chi đến những chuyện vớ vẩn hay linh tinh khác:
“Bây giờ, làm báo nhiều khi cũng sướng. Cái gì tế nhị cứ TTXVN mà phang, tội đâu ‘thằng TTX’ nó chịu. Nhưng đến cỡ Tuổi trẻ cũng lấy lại TTX thì mình nghĩ các báo khác cần quái gì đăng lại, tốn tiền bạn đọc, có lẽ lần sau chỉ cần đưa rằng ‘Tin họp thường vụ QH mời bạn đọc tìm đọc trên TTX’… Nhưng cái gì cũng buông rèm thì biết lấy gì mà viết. Dù là viết kiểu bị buồng rèm!” (Đào Tuấn – Báo Chí Thời Buông Rèm).Viết được thì tốt, không viết đừng nhưng chớ có dại mà vém rèm là bỏ mẹ, hoặc (không chừng) dám bỏ mạng luôn. Phóng viên Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương – chắc chắn – đã không bị vướng vào vòng lao lý, nếu họ biết thêm chút đỉnh về lịch sử báo chí nước nhà.
Hơn nửa thế kỷ trước, trên báo Văn có bài viết (Đống Máy) của tác giả Minh Hoàng. Xin trích dẫn một đoạn ngắn để rộng đường dư luận:
“Đời thuở nhà ai, vô duyên vô cớ cho khuân ầm ầm một lô một lốc tinh những máy đắt tiền về chất một đồng sù sụ giữa trời nắng chang chang thế kia …. Cứ nắng, mưa, mưa, nắng ngập ngụa mãi thế này, đến lúc máy móc mọc thành cứt sắt cả, ngồi trơ mắt ếch một lũ với nhau, mới chạy đến đây mà khắc phục chắc? Là máu là thịt của nhân dân mà sao các ‘bố” ấy cứ nhởn nhơ như không, chả thấy xót xa là gì…”Hễ nói động đến “các bố ấy” là lôi thôi lắm, lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi liền tức khắc – theo ghi nhận của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân:
“Tuần báo ‘Văn’ bị xử thua, bị đóng cửa sau số 37 (ngày 17/01/1958), mặc dù nội dung số Tết 1958 đã được chuẩn bị và đưa tin chi tiết trên một vài tờ báo hàng ngày ở Hà Nội. Vả chăng, việc quy tội cho tuần báo ‘Văn’ cũng chỉ là cái cớ để người ta ra tay trừng phạt những nhà văn nhà báo đã từng liên can ít nhiều đến báo ‘Nhân văn’ và các cuốn ‘Giai phẩm’, kết cục là có gần một chục người bị án tù với tổng cộng trên 50 năm tù giam và hàng chục năm bị quản chế; vài người bị buộc ra khỏi Ban chấp hành Hội, ba người bị khai trừ hội tịch vĩnh viễn, một số khá đông bị cảnh cáo; tất cả họ đều bị treo bút vài ba năm song trên thực tế thời gian cấm đăng tải bị kéo dài dường như vô hạn nếu không có thời đổi mới (1986-88).”
“Đống Máy” xuất hiện trên Văn vào ngày ngày 27 tháng 12 năm 1957. Nó là tiền thân của những đống đồng nát Vinashin và sắt vụn Vinalines hiện nay. Và đây là hệ quả tất yếu của chính sách buôm rèm mà nhà đương cuộc Hà Nội đã kiên trì và xuyên suốt theo đuổi hơn nửa thế kỷ qua.
Tuy thế, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Nhiên – phó tư lệnh quân chủng hải quân, người (có lẽ) vừa trở về từ sao hoả – vẫn tỏ vẻ (rất) băn khoăn và (vô cùng) thất vọng:
- Hết Vinashin đếnVinalines đổ, ăn nói thế nào với nhân dân?
- Dễ không à. Cứ bịt miệng dân thì tha hồ làm bậy tha hồ ăn nói.
Câu trả lời của nhà văn Nguyễn Quang Lập quả là chính xác và hoàn toàn phù hợp với “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng,” vừa được phổ biến vào hôm 11 tháng 6 vừa qua.
Về sự kiện này, bác Hà Sĩ Phu đã có lời bàn (ra) như sau rằng :”Nghị định cứ như là sự khai triển điều 88 luật hình sự vào phạm trù Internet vậy. Nếu dự thảo Nghị định này được thông qua và áp dụng thành công thì toàn bộ hệ thống tạm gọi là ‘thông tin lề trái’ bấy lâu nay, như cửa ngõ mở ra với nền báo chí văn minh, với những blog được nhân dân yêu mến có số người đọc vượt xa các tờ báo chính thống, đều bị quy kết vi phạm luật, có thể sẽ bị kiểm duyệt để trở về số phận chung với hơn 700 tờ báo ‘lề phải’ dưới cái gậy chỉ huy của cùng một Tổng biên tập? Có lẽ nào?”
Còn “lý” với “lẽ” gì nữa, cha nội? Rành rành, trước sau như một, trên đã có chủ trương buông rèm (xuống) và bịp mồm thiên hạ (lại) rồi cứ thế cắm cúi mà ăn chia với nhau thôi.
Khoẻ!
Tình trạng này đã kéo dài lâu nhưng e không thể kéo dài luôn được. Tọa thực băng sơn. Ngồi ăn núi lở. Vừa ăn, vừa phá, vừa đục khoét, tẩu tán mọi thứ ra nước ngoài thì rừng vàng bạc bể nào mà chịu đời cho thấu!
Câu hỏi cần được đặt ra là liệu Chính Sách Buôn Rèm ở Việt Nam hiện nay còn có thể kéo dài thêm bao lâu nữa? Và quê hương này sẽ còn lại gì sau khi mọi tấm rèm đã được kéo lên?
Tuy được che kín bởi bức màn sắt nhưng người khiếm thị vẫn có thể hình dung ra được bên trong Bắc Hàn là một xứ sở tan hoang, và một dân tộc hoàn toàn suy kiệt. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai (rất) gần, nếu những người cộng sản vẫn còn tiếp tục cầm quyền ở đất nước này.
Tưởng Năng Tiến
6/2012
Tháng Sáu 21, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Bút & Viết
“Thời chế độ cũ, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập. chính bản thân tôi thường vẽ tranh châm biếm ông Thiệu và gọi ông ta là Sáu Thẹo mà họ cứ cười. Bây giờ tất cả các báo đều của Đảng. Nhà báo chúng tôi ai cũng theo Đảng, nịnh Đảng muốn chết vậy mà hở một chút là phê bình kiểm điểm. Các anh thật quá đáng!”
Huỳnh Bá Thành
Thuở Tô Hoài còn là Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn, và Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Hà Nội, một nhà phê bình văn học đã đưa ra nhận xét về “cây bút và đời người” của ông như thế này đây:
“… bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết…”Tô Hoài sinh năm 1920. Bây giờ là năm 2012. Hơn chín mươi năm đã trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng nước mưa, cũng như nước mắt – đã (ào ạt) chẩy qua cầu, và qua cống. Tuy thến chuyện phải quỳ, phải “chịu trận” và phải “đầu hàng” vẫn ở lại đối với giới người cầm bút.
“Ðại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).
Ngày 16 tháng 1 năm 2012, ký giả Tư Ngộ của báo Người Việt (phát hành từ California) buồn bã đi tin: “Lỡ ‘đụng’ thủ tướng, báo Thể Thao 24h để sẵn roi chịu đòn.”
Thân phận, cũng như nhân cách, của giới người cầm viết ở Việt Nam – rõ ràng – mỗi lúc một thêm xuống cấp. Bởi vậy, cách đâu đã lâu, nhân Ngày Báo Chí Việt Nam, nhà văn Võ Thị Hảo đã nhất định đòi cử hành “lễ cầu siêu cho những người làm báo – những kẻ đã nhắm mắt xuôi tay trước nhiều sự thật.”
Như vậy kể như là mồ yên mả đẹp. Xong một kiếp tằm. Thời phải thế, thế thời phải thế. Tưởng thế nhưng không phải thế. Tiếng súng hoa cải bất chợt nổ ở Tiên Lãng đã khiến cho một số người cầm bút bỗng hồi sinh. Sự kiện bất ngờ này được nhà báo Mạc Việt Hồng tường thuật với rất nhiều hào hứng:
“Thay vì chỉ dẫn tin một chiều từ phía công an, chính quyền như nhiều vụ việc trước đây, các nhà báo đã phỏng vấn gia đình người bị hại, hàng xóm và những người dân địa phương trong vùng. Phóng viên của các báo Thanh Niên, Người Lao Động, Dân Trí… đã tới tận khu đầm dù họ bị những bộ mặt hình sự đe dọa, xua đuổi, xô đẩy và giằng giật dụng cụ tác nghiệp.”Theo nhận xét của nhà báo Viết Lê Quân thì đây “là lần đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói riêng của mình.” Ông cũng ghi nhận đây là sự “cố gắng gìn giữ những mảng tình người còn sót lại trong một xã hội đang xuống cấp quá trầm trọng về đạo đức nhân sinh” của báo giới.
Cố gắng này, tuy muộn, nhưng vẫn làm nhiều người cầm viết trở nên phấn trấn. Nhà thơ Hoàng Hưng bầy tỏ sự lạc quan:”… chắc chắn ta sẽ có một truyền thông Việt Nam hậu Tiên Lãng.” Ông còn tin tưởng rằng cái lằn ranh “đối lập ‘lề phải’ vs ‘lề trái” chỉ là giả tạo.”
Niềm hưng phấn của ông, tiếc thay, không được tất cả mọi người chia sẻ. Nhà văn Phạm Thị Hoài là một trong những người như thế:
“Muốn biết có thể xóa bỏ sự đối lập giữa truyền thông nhà nước và truyền thông độc lập hay không, chỉ cần lắng nghe sự im lặng hùng hồn của báo chí chính thống về một người tù khác, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước khi có thông tin về phiên tòa xử ông và các thành viên blog Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra.”Đây quả là một sự thực trần trụi và phũ phàng. Tuy thế, nó chưa phũ phàng (và bẽ bàng) bằng sự kiện tiếp theo – xẩy ra ở Văn Giang – với sự hiện diện của hai nhà báo Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm.
Trong bản tường trình của nhân vật thứ hai, đề ngày 26 tháng 4 năm 2012, có đoạn như sau:
“Đi đầu nhóm cưỡng chế là hai công an đến bên Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh. Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay hình ảnh này. Nhưng chỉ quay được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống…”
“Khi chạy tới nơi lực lượng cưỡng chế, tôi lại nói nhiều lần ‘Chúng tôi là nhà báo làm nhiệm vụ, các anh đừng đánh…’ Họ không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi. Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần ‘Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?’ Nhưng có người trong nhóm người cưỡng chế còn chửi ‘Đ. M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi”.
Bên dưới bản tường trình này, có độc giả phản hồi là “chán như con gián.” Chán thiệt nếu chúng ta chỉ nhìn vụ việc ở mặt tiêu cực. Mặt khác, ít người để ý rằng trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang không chỉ có sự hiện diện của nhị vị phóng viên thượng dẫn. Cạnh họ còn có những những nhà báo vô danh, những kẻ được nhà thơ Nguyễn Tường Thụy mô tả như những chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng:
“Họ không có thẻ nhà báo do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp. Công việc của họ không cần đến thẻ nhà báo. Nếu có, sớm muộn gì cũng bị thu hồi vì hoạt động báo chí của họ không chịu theo định hướng của một ai đó. Điều mà họ tuân thủ chỉ đơn giản là Sự Thật.”
“Nhưng họ là nhà báo với đúng nghĩa của nó. Họ làm việc theo lương tâm, lẽ phải, không vụ lợi, không sợ hiểm nguy. Họ yêu tự do, công lý, đứng hẳn về phía những người bị áp bức, chịu bất công.”
“Không ai trả lương cho họ. Ngược lại họ còn bỏ tiền túi ra để có thể có được những tác phẩm báo chí của mình như mua sắm phương tiện tác nghiệp, đi lại, ăn ngủ … Họ không thể đi họp để nhận phong bì, không thể đi xuống cơ sở để vòi vĩnh thậm chí tống tiền các các địa phương và doanh nghiệp (xin lỗi các nhà báo chân chính). Xem các đoạn clip về cảnh cưỡng chế nơi đồng không mông quạnh, có thể thấy clip được quay ở một vị trí rất bí mật và ở cự ly xa hoặc trên cao. Vì vậy, hẳn là họ phải sắm một bộ đồ phù hợp, như máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm hiện đại, để thông tin và có được những clip đưa ra những sự thật mà công an, nhà cầm quyền muốn che đậy. Riêng máy ảnh có thể ghi hình từ vị trí an toàn trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế cũng ở mức 40-50 triệu đồng.”
Đó là những chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng. Không có họ làm sao có những clip về cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang gây chấn động công luận.”
Những “chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng” này không chỉ mới xuất hiện ở Văn Giang. Họ đã có mặt ở nhiều nơi vào nhiều lúc khác – theo lời của nhà báo Đoan Trang:
“Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận?”Riêng nhà báo Đoan Trang còn viết thêm:
“Không có họ, ai đưa những phát ngôn ‘đỉnh cao trí tuệ’ trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói ‘bất hủ’, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?”
“Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.”
“Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ ‘trên thiên đình’, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.”
“Cũng có những lúc lề trái và lề phải ‘phối hợp tác chiến’ một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: ‘Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước’, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: ‘Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”
“Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người ‘bay’. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được ‘trên’ biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết.
Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”.
“Tôi kính phục họ – những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ – vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm.”“Vâng. Chúng ta hy vọng vào họ.” Tôi cũng đã nghe nhà báo Mạc Việt Hồng nói y như thế, cách đây chưa lâu.
Tưởng Năng Tiến
6/2012
Tháng Sáu 8, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Bạo Lực
Năm 2010, báo Dân Trí đi tin:
“Rạng sáng nay 7/6, người dân xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) phát hiện một vụ cháy kinh hoàng: một người đàn ông cùng một chiếc xe máy bị thiêu cháy bên vệ đường...
Quan sát kỹ tại hiện trường, PV Dân trí nhận thấy nạn nhân bị đốt cháy gần thành than, không thể nhận dạng, bốc mùi khét lẹt… Chiếc xe máy bị đốt cũng chỉ còn trơ khung đen.Nhiều người cho rằng nạn nhân xấu số này ăn trộm chó bị phát hiện, bị đánh chết ở đâu đó rồi đưa ra cánh đồng này đốt xác.”
Hai tháng sau, cũng báo Dân Trí, lại có thêm tin nữa:
“Khoảng 17 giờ 30 phút chiều ngày 29/8, hai kẻ ăn trộm chó đã bị người dân xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đánh chết.…Riêng năm rồi – may thay – ở Nghệ An chưa ai bị đánh chết vì trộm chó, chỉ có một người bị đánh gần chết vì lý do tương tự – theo như tường thuật của báo Pháp Luật, số ra ngày 6 tháng 9 năm 2011:
Hai nạn nhân được xác định là Nguyễn Đình Dũng và Nguyễn Đình Hồng, cùng SN 1988, đều trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. Vào giời nói trên, khi trời nhá nhem tối, người dân nơi đây nghe tiếng xe máy rú ga và tiếng chó sủa ầm ĩ. Lập tức dân ùa ra đường, chứng kiến cảnh hai thanh niên đi trên một chiếc xe máy đang kéo theo con chó chạy bạt mạng phía sau.
Bị người dân đuổi theo, hai thanh niên đã bỏ con chó lại nhưng vẫn bị chặn đánh. Rất đông người cùng tham gia đánh hai kẻ trộm chó khiến một người chết tại chỗ, một người chết trên đường đi cấp cứu. Chưa hả giận, người dân nơi đây tiếp tục đốt nốt chiếc xe máy cái xe máy tang vật...”
“Nạn nhân là anh Phạm Văn Tấn giáo viên trường tiểu học Mã Thành (Yên Thành – Nghệ An). Hiện anh Tấn đang nằm điều trị tại bệnh viện 115 Nghệ An. Theo lời tường trình của anh Tấn trên báo VTC, khoảng 20h30 ngày 2/9, anh với một đồng nghiệp khác tên Thanh đi chơi ở nhà người bạn. Do chưa quen đường, trời tối nên bị lạc, sau đó hai anh định rẽ vào một nhà dân để hỏi thì bị người này nghi ngờ, hô hoán có kẻ câu trộm chó.Ba người bị đánh chết, và một người suýt chết (ở Nghệ An) trong thời gian qua, đã khiến tôi liên tưởng đến những cái chết khác – thảm khốc và thương tâm không kém – cũng ở địa phương này, hồi giữa thế kỷ trước, chính xác là vào năm 1952, theo lời kể của nhà văn Võ Văn Trực:
Chỉ một phút sau, hàng chục người dân chạy ra bao vây, dùng gạch đá, gậy gộc…tấn công. Lợi dụng trời tối, anh Thanh may mắn chạy thoát được còn anh Tấn lĩnh toàn bộ trận đòn. Chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius cũng bị người dân đốt cháy rụi.”
“Một lũ ngồi lúc nhúc ở giữa vòng vây người nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa. Người xem đông quá là đông. Sóng người xô dồn lên, rồi dạt ra phía sau, rồi lại cuộn xoáy, ôm nhau, níu áo nhau. Không thể nào nghe được dân quân đang tra khảo tội nhân điều gì? Chỉ nghe nhứng tiếng quát lớn;’Mi có khai không? Mi có khai không?’ trộn lẫn với tiếng đấm đá huỳnh huỵch…”Chuyện làng ngày ấy, và chuyện làng bây giờ – xem ra – không khác nhau nhiều lắm. Lòng “nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa” được thổi bùng lên từ thời “cách mạng phóng tay phát động quần chúng” đến nay (có lẽ) chưa bao giờ tắt, ở Việt Nam.
“Tổ cha cái đồ phản động cái đồ Việt gian” – có tiếng người hét to như muốn vỡ ngực vỡ họng. Chính cái người hét to ấy đang ôm một gốc cây phi lao sần sùi mấu lao từ trên bức tường xuống như con mạnh thú vồ mồi, giơ cao gốc cây phang một cú vào ngực người bị treo ngược. Người bị treo rú lên một tiếng thất thanh và hai tay run rẩy như con nhái trước lúc chết. Thịch! Sợi dây đứt. Người bị treo ngược rơi xuống, sọ đập trên đất lổn nhổn cứt sắt… Người bị treo ngược bây giờ thành cái xác nằm sõng xoài trên đất ….”
(Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006)
Và cái ác, tất nhiên, không chỉ giới hạn ở … làng. Cuối năm ngoái, blogger Cánh Cò đã ghi nhận hàng chục vụ án sát nhân xẩy ra chỉ trong một ngày – ngày 14 tháng 11 năm 2011 – qua thông tin báo chí trong nước:
Dân Việt 14-11: Thắt cổ chồng đến chết rồi ung dung đi ăn cưới. Bà Đỗ Thị Thơ, sinh năm 1976, dân tộc Kinh, trú tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang chính là vợ của nạn nhân.
Bee.Net 14-11: Một người chăn bò bị chém chết tên Võ Văn Giới ngụ ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ.
Lao Động 14-11: tại số nhà 228, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã xảy ra một vụ cướp hết sức táo tợn làm chị Nông Thị Thu thiệt mạng và anh Đinh Trọng Thành bị thương nặng.
Lao Động 14-11: Vụ án giết bảo vệ, cướp ngân hàng xảy ra ở chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội, bước đầu đã có những manh mối.
Bee.Net 14-11: Vì muốn báo thù anh Nguyễn Việt Cường, ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, Bình Định, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐH Quy Nhơn, mà Đặng Văn Cửu, 22 tuổi, ở xã IaYok, IaGrai, Gia Lai, sinh viên năm cuối trong trường, đã bắt cóc cháu Nguyễn Việt Dũng 8 tuổi, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Ngô Mây rồi ra tay sát hại dã man.
Dân trí 14-11: Xảy ra mâu thuẫn, Bình vồ cán chổi bằng cây lao vào đánh tới tấp vào đầu chị Hà. Khi phát hiện nạn nhân gục hẳn, đối tượng này lạnh lùng đưa cô vợ “hờ” lên giường đắp chăn rồi tẩu thoát.
Thanh Niên 14-1: Hầu như đêm nào khoa Cấp cứu của các BV Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Chấn thương chỉnh hình… cũng tiếp nhận những ca nhập viện do đánh nhau, đâm chém. Những đối tượng này thuộc nhiều lứa tuổi (khoảng 16 đến 40 tuổi). Theo các BS, tình trạng đả thương về đêm nhiều hơn ban ngày.
Tiền Phong 14-11: Lãnh đạo Trại giam A2, Bộ Công an, Diên Xuân, Diên Khánh, Khánh Hoà xác nhận, tối 8-11 một hạ sĩ quan của trại A2 là N.N.H đâm bị thương hai người tại khu nhà trọ.
Việt Báo: Ngày 15/11: Công an quận Thủ Đức, TP HCM đã đưa Kim Văn Bình về nhà trên đường 12 phường Tam Bình để thực nghiệm hiện trường hành vi sát hại dã man người chung chăn gối suốt nhiều năm.
TTXVN 14-11: Vụ giết người chỉ vì… điếu thuốc.
VietnamNet 14-11: Chân dung kẻ nghịch tử hiếp dâm em gái ruột.
VnExpress 14-11: Bà chủ thu đổi ngoại tệ bị sát hại tại nhà. Người đàn bà kinh doanh thu đổi ngoại tệ nằm chết trong bếp với 3 vết chém. Cạnh đó, người chồng bất tỉnh, cơ thể đầy thương tích.
Dân Việt 14-11: Nam sinh viên đâm chết người yêu cũ của bạn gái. Công an phường An Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam cho biết Nguyễn Đức Chiến, 21 tuổi, sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á, TP Tam Kỳ, đã ra đầu thú về tội giết người.
Bạo lực không chỉ giới hạn ở tầm mức cá nhân mà còn được nhận rõ ở bình diện tập thể qua chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội. Trong việc trấn áp nông dân ở Văn Giang, blogger Hiệu Minh có nhận xét rằng đây chính là “bằng chứng sống về cách quyền địa phương đối với dân, coi dân như kẻ thù.”
Còn trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Võ Thị Hảo nhận định như sau:
“Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ ‘nhẫn, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ.”Với chủ trương bao che và xử dụng bạo lực của giới cầm quyền, với khuynh hướng “sính” dùng bạo lực (được cổ súy và ấp ủ từ hơn nửa thế kỷ qua) của nhiều người dân Việt, viễn tượng về một cuộc giải phóng khỏi thân phận nô lệ hiện nay mà không phải đổ máu ra– xem ra – có vẻ rất mỏng manh.
Tối ngày 20/5/2012, tin từ Facebook Linh Phan cho biết:
“Trong lúc mình và 2 học viên Pháp Luân Công đang nhắm mắt tập công tại khu đất trống Lam Sơn, phường Linh Tây, Q. Thủ Đức thì bị 7, 8 người mặc thường phục xông vào đánh tới tấp. Họ dùng cây gỗ có cạnh vuông đập liên tục vào mình và 2 học viên khác, lúc đó mình không biết chuyện gì đang xảy ra.
Họ đánh quá mạnh nên mình bỏ chạy. Tài sản của mình và các bạn bỏ lại đó họ không lấy thứ gì nhưng điên cuồng đập phá, chiếc xe máy có chìa khóa ở đó họ cũng không lấy…
Tôi không biết những người Mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!
Thiện có thiện báo, Ác hữu ác báo ! Thần Phật đang nhìn tất cả chúng sinh. Đánh tôi ko hề gì, tôi tha thứ cho tất cả mọi người. Nhưng xin đừng để kẻ ác lợi dụng mà bản thân mình rơi vào Địa ngục!
Tôi tha thứ cho tất cả các bạn, tôi chân thành thương các bạn.
Xin đừng đánh đập các học viên Pháp Luân Công đang tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn nữa!”
Câu hỏi được đặt ra là liệu dân Việt còn “nhẫn” được thêm bao lâu nữa? Và mức độ bạo loạn sẽ đi xa đến đâu khi dân tộc này đã bị đẩy đến mức giới hạn chịu đựng cuối cùng? Có ai quan tâm hay chuẩn bị gì không để người Việt có thể tránh khỏi, ngăn chận, hay giới hạn (ở mức độ khả kham) cho tình huống tồi tệ này – trong trong tương lai gần?
Những câu hỏi này – có lẽ – đã đặt ra hơi muộn, và không chỉ đặt ra cho những bậc thức giả, hoặc đám dân đen mà còn xin được trân trọng (và chân thành) gửi đến những người đang nắm toàn quyền sinh sát ở đất nước này. Qúi vị mới là những nhân vật quyết định số phận của toàn dân, và mạng sống cũng như tài sản của chính mình cùng thân nhân, trong những ngày tháng sắp tới.
Tưởng Năng Tiến
6/2012
Tháng Sáu 1, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Đi Nhờ & Đi Ké
Nhìn những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng lòng tự hào
dân tộc của đồng bào tôi đã và đang bị giam cầm. Và chính vì như thế nó
không còn vẹn nguyên, nó chỉ còn là một niềm tự hào dân tộc bị tật
nguyền.”
Mẹ NấmVào khoảng thời điểm này, hơn bốn thập niên về trước, một công dân Việt Nam đã đi (quá giang) vào vũ trụ. Nhiều năm sau, khi có dịp nhắc lại chuyến bay lịch sử này, phi hành gia Phạm Tuân vẫn còn thấy bồi hồi:
“Đó là ngày vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi…Tôi mang theo quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa…” – theo như tường thuật của BBC (Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap – BBC News) nghe được vào hôm 24 tháng 7 năm 2000.Phóng viên Nguyễn Dũng Sĩ (báo Tuổi Trẻ Online , số ra ngày 17 tháng 1 năm 2004) còn long trọng cho biết thêm rằng ngoài chân dung bác Hồ, Phạm Tuân còn na theo “một tấm ảnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn” nữa.
Thiệt là quá đã và … quá tải !
Ngày lên đường của Phạm Tuân, tất nhiên, được tổ chức vô cùng long trọng. Tuy thế, vẫn chưa long trọng bằng ngày ông trở lại – theo như ghi nhận của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2011:
“Giây phút trở về với mặt đất cũng là những giây phút hạnh phúc thiêng liêng. Ông và Gorbatco trở về trong vòng tay chào đón trìu mến của nhân dân Liên Xô. Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép đã gắn lên ngực ông Ngôi Sao Đỏ và danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.Dù không có mặt ở Hà Nội – vào “những giây phút hạnh phúc thiêng liêng” quá xá như vậy – và dù đang sống dấm dúi ở một đầu đường hay xó chợ (nào đó) ở tận miền Nam xa xôi, nhà thơ Bùi Giáng cũng vẫn bị cảm xúc (theo) và đã bật lên hai câu thơ bất hủ:
Ngày ông trở về Việt Nam, người dân đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội với những bức ảnh chân dung Phạm Tuân, cờ hoa, biểu ngữ chào đón. Lúc đó ông thấy một cảm xúc xúc động đến nghẹt thở cứ dâng tràn trong lòng.”
Hoan hô đồng chí Phạm TuânHai thập niên sau, sau khi thi sĩ Bùi Giáng qua đời – bên này bờ đại dương – mới xuất hiện một người đồng điệu: tiến sĩ Gerard De Groot, tác giả của cuốn Dark Side of the Moon: The Magnificent Madness of the American Lunar Quest, xuất bản năm 2006. Theo ông: “Cho dù với tất cả sôi nổi, bi kịch và thảm kịch, chúng ta vẫn chưa tiếp cận được câu trả lời là làm gì trong không gian” – Despite all the excitement, drama and tragedy, we’re no nearer an answer about what to do in space. (“The Shuttle: a journey through space and time that took us nowhere.” The Telegraph, 23 July 2011).
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Chuyến bay cuối cùng của phi thuyền con thoi Atlantis hạ cánh vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2011. Từ đây, nhân loại (chắc) thôi nhẩy tưng lên trời. Dân Việt, vì thế, cũng sẽ không còn cơ hội nhẩy theo. Báo Người Đưa Tin, đọc được vào hôm 4 tháng năm 2011, cho biết: bác Phạm Tuân nay đã “thanh thản làm một lão nông.” Chuyến đi (nhờ) của ông không còn là một đề tài ăn khách để báo chí Việt Nam có thể làm … rùm beng nữa.
Cư dân mạng hiện nay đang xôn xao về một chuyến đi (ké) khác, vào ngày 11 tháng 5 vừa qua, của một công dân Việt Nam khác: bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh là Mẹ Nấm. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết (Tôi Đi Biểu Tình Ở Phillipines) sau đây:
“Khó mà so sánh cảm giác khi đứng giữa đoàn biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, thủ đô Manila, Philippines, và cảm giác của những ngày hè rực lửa năm ngoái ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhìn các bạn xung quanh hét vang trời ‘China Back Off – Back Off’ thật mạnh mẽ và khí thế, tôi nhớ tiếng hô giữa lòng Hà Nội vào đầu tháng 8 năm ngoái, ‘Phản đối Trung Quốc xâm lược – Phản đối, phản đối’. Tự nhiên thấy mũi cay cay, nước mắt cứ chực trào ra.”
“Có thể không ai hiểu được cảm giác đó của tôi, cũng như anh bạn người Đức đi bên cạnh an ủi: ‘Đừng khóc, phải đứng thẳng để hô thay cho các bạn Việt Nam khác chứ!’Bạn tôi biết, hôm nay tôi đi biểu tình thay cho rất nhiều người bạn ở nhà.”
“Trước khi đi anh bạn tôi có nói: ‘Rồi em sẽ thấy, biểu tình ở xứ tự do nó khác xa với lần em đã tham gia ở nhà.’ Ở đây, bày tỏ chính kiến và thái độ đối với quốc gia là điều vui vẻ nhất.”
“Và quả đúng như vậy, người Phi hô khẩu hiệu mạnh mẽ, dứt khoát, và họ cũng hát hò, nhảy múa để bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình của mình.‘Biểu tình không phải là hành vi quá khích, biểu tình là quyền bày tỏ thái độ của con người. Tại sao chính phủ Việt Nam lại cấm công dân mình yêu nước?’ – Florenz đã hỏi với tôi khi nghe tôi bảo rằng, tôi có mặt ở đây vì những người ngư dân Lý Sơn mà tôi đã gặp, vì những người bạn tôi đã bị bắt giam, và vì chính bản thân tôi đã bị giữ trái phép ở đồn công an hơn một ngày khi tôi tuyên bố ‘Với trách nhiệm của một công dân, tôi sẽ đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 5/06/2011 tại Sài Gòn.”
“ Người Phi không biểu tình vì muốn làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao.Họ biểu tình vì tình yêu với đất nước mình, và để chứng minh cho Trung Quốc thấy, họ yêu hòa bình và đòi hỏi công bằng bằng luật pháp quốc tế.Họ đã cười khi Trung Quốc đưa ra các cảnh báo với công dân của mình không nên đi một mình ở Manila vào trưa hôm nay ngày 11/05/2012. Lãnh sự quán vắng lặng, không có cảnh các nhân viên an ninh thường phục lom lom chỉa máy quay phim chụp hình vào đám đông biểu tình, không có hàng rào và các biển cấm chụp hình. Lực lượng cảnh sát đứng đằng sau và trước đoàn biểu tình từ nhiều phía để làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.”
“Một anh cảnh sát dẫn tôi băng qua đường để đi vào đám đông khi anh bạn tôi đẩy tôi ra phía trước: ‘Quỳnh, em phải đi vào chỗ kia kìa. Chụp hình nhiêu đó đủ rồi, em cần đứng trong biển người đó, mới cảm nhận được hết cảm giác của hôm nay’.Và quả thật, tôi thấy mình sắp khóc mấy lần khi đứng giữa đoàn biểu tình ở Philippines mà mơ về Việt Nam.”
“Đứng giữa Manila tôi biết rằng mình có mặt hôm nay ở đây để thấy rằng từ trước đến giờ tôi chỉ hiểu thế nào là tự do nhưng không thật sự cảm được tự do. Tôi nghiệm ra rằng: lòng tự hào dân tộc là thứ mà dân tộc tôi không thiếu, nhưng tự do để bày tỏ nó công khai thì lại vô cùng thiếu thốn. Nhìn những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng lòng tự hào dân tộc của đồng bào tôi đã và đang bị giam cầm. Và chính vì như thế nó không còn vẹn nguyên, nó chỉ còn là một niềm tự hào dân tộc bị tật nguyền.”Bài viết (đọc) đã buồn, xem qua mấy dòng phản hồi lại (càng) cảm thấy buồn hơn nữa:
- phuongha65 wrote on May 10: Philipin là một nước dân chủ, không thể so sánh với Việt Nam.
- susumisa wrote on May 11: hạnh phúc thay người dân nước Phi.
- giahien wrote on May 12: được một lần thấy được ánh sáng, mình mới thật sự cãm nhận bóng tối bao trùm quanh năm nó ghê gớm như thế nào…
Thật chả bù cho cái cảm giác tự hào sau chuyến đi (nhờ) vào vụ trụ, hồi mấy chục năm về trước, theo như ghi nhận của dân gian:
“Sau chuyến bay, Phạm Tuân được nghỉ phép. Về đến Hà Nội nhà nước cấp cho ông ta một cái ô tô con đi thăm quê. Giữa đuờng, chả may xe bị hỏng nên ông vẫy một anh nông dân đang đi xe đạp để xin đi quá giang:Ở một xứ sở mà “đến cái bù lon và cây kim còn phải nhập cảng” thì có cơ hội đi (nhờ) phi thuyền – tất nhiên – là điều rất đáng lấy làm hãnh diện. Nếu có thái độ “hơn hớn tự đắc” đi chăng nữa, theo như cách dùng chữ của ông Hà Sĩ Phu, cũng chả có gì là lố bịch.
- Này đằng ấy cho mình đi nhờ một quãng được không ?
- Không, đèo thêm nguời hại ruột và lốp xe lắm.
- Tớ là Phạm Tuân, nguời vừa từ không gian về đây mà.
- Phạm Tuân cũng mặc. Vỏ và lốp xe nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn, làm gì có tiêu chuẩn đi nhờ.
- Hứ, phi thuyền Liên Xô tao còn đi nhờ được, qúi báu gì cái xe đạp quốc doanh cà khổ của mày mà cũng làm phách.”
Còn sống trong một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà phải đi biểu tình (ké) ở một quốc gia láng giềng thì lại là chuyện khác. Chuyện này (chắc) phải nói cho tới Tết, hoặc – không chừng – tới chết luôn.
Tưởng Năng Tiến
5/2012
Tháng Năm 25, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Chuyện Ông Điếu Cầy & Ông Thái Bát
Tôi có chút giao tình với nhà văn Vũ Thư Hiên. Mối giao tình này, nói nào ngay, không đậm đà (hay mặn mà) gì cho lắm. Chúng tôi chả có điểm nào tâm đầu ý hiệp, ngoài việc đều có thời gian sống ở “chiến khu” – hay nói theo ngôn ngữ đời thường là cùng … bị ở tù!
Bởi thế, mỗi khi có dịp gặp nhau (sau khi đã cạn mấy ly đầy, rồi đầy vài ly cạn) thế nào cả hai cũng huyên thuyên về những chuyện “ở chiến khu.” Có lần, tôi nghe ông nói nói đến một người tù có tên Thái Bát. Nhân vật này là một tù nhân số lẻ – nghĩa là tù chính trị, thuộc diện tập trung cải tạo – loại tù không án, cứ cải tạo tốt là (automatic) được cho về nhà (đuổi gà) giúp vợ thôi.
Thử nghe nguyên chơi (nguyên văn) một mẩu chuyện trao đổi giữa hai ông, Vũ Thư Hiên và Nguyễn Thái Bát, ở trại tù Tân Lập:
“- Bác làm sao bị bắt ?Với tội danh này, chả trách, ông Thái Bát đã chết rục trong tù – vẫn theo như lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên:
Ông già nấc lên từng chặp.
- Tôi theo cách mạng cướp chính quyền, cũng đã làm thôn đội rồi xã đội một hồi kháng chiến chống Pháp… Tôi theo cụ Hồ, sao, ông không tin hở ?
- Tôi tin chứ.
- Sau, hòa bình lập lại rồi, tôi nghỉ. Mọi sự khốn khó bắt đầu từ đấy.
- Người ta bảo bác bất mãn ?
- Không. Nhưng ở chế độ ta không làm cán bộ nữa là hết, thì người ta không tin mình nữa, không còn coi trọng mình nữa. Mà làm dân thì, ối giời ơi, khổ lắm, khổ đủ đường, ông chắc cũng biết, có cần kể cho ông nghe không ?
- Không cần.
- Cho nên các cháu nhà tôi đều nhao đi làm cán bộ. Thằng cả chưa đủ tuổi xung phong đi bộ đội. Con bé sau nó xin làm chân văn thư cho ủy ban xã không được, xin làm công an xã. Rồi nó được cảm tình Ðảng…
- Tiến bộ quá !
- Tiến bộ gì. Con bé nhà tôi năm nay hăm nhăm rồi. Vẫn chưa chồng. Khốn nạn, nó xinh, ông ạ. Mắt đen lay láy, mà nhanh lắm. Má lúm đồng tiền. Da cứ trắng hồng. Nó trông mẹ nó, như lột. Ông nấc lên, kéo vạt áo lau mắt.
- Cô ấy làm sao ?
- Chẳng làm sao cả – ông mếu máo – thằng công an xã, chi ủy viên, cứ gọi nó đi hội ý hội báo, bồi dưỡng… Rồi con bé nhà tôi phễnh bụng ra.
- …
- Tôi phẫn chí. Chưa ai biết cả, nhưng bà nhà tôi biết, tôi biết. Tôi uống rượu, say rồi, tôi chửi cha chúng nó, chửi cả lò nhà chúng nó …
- Chết thật !
- Ðến khi làng phong phanh biết con tôi chửa hoang, thì tôi chửi cả cái Ðảng của chúng nó…
- Chậc chậc, khiếp quá ! Sao bác dại thế ?
- Không chửi để cho chúng nó muốn làm gì thì làm à ? Ðảng gì mà họp thì thọt, bồi dưỡng đảng viên mới gì mà cứ tối đến mới í ới gọi nhau đi bồi dưỡng, bồi dưỡng cái mả cha chúng bay à ?!
Rác tai quá, bí thư xã, chủ tịch xã cho con gái ông đi dự lớp huấn luyện, kỳ thực là đi phá thai. Ông biết, ông cấm con gái ông phá. Cái thai nó tội tình gì ? Nó cũng là một con người chứ. Nó chưa ra đời. Nó chưa làm hại ai. Nó không như cái quân chó dái chạy nhông, quân ăn cứt uống đái làm hại đồng bào. Không được phá thai, cứ đẻ ra tao nuôi, giết cái thai là bất nhân, là vô đạo, ông trói con và chân giường mà dạy. Nhưng con ông xấu hổ, không nghe ông, cứ đi phá thai. Ông uống rượu nhiều hơn nữa, chửi dữ hơn nữa.
Tóm lại, ông Bát chửi sướng miệng thì thôi. Còn những đứa bị ông chửi thì thù ông mục mả. Trưởng công an xã báo cáo công an huyện. Công an huyện lập hồ sơ. Cứ mỗi lần ông Bát chửi là một lần công an xã báo cáo, mỗi lần báo cáo được gửi lên là hồ sơ tên phản động Nguyễn Thái Bát lại dày thêm một chút. Cho tới ngày người ta bắt ông đi cải tạo về tội ‘tuyên truyền phản động, chống Ðảng, chống chế độ.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
“Ông chết vào ngày Quốc Khánh, cái ngày mà ông Bát đã đi cướp chính quyền năm bốn lăm... Xác ông được đưa xuống trạm xá chờ cán bộ trại mang hồ sơ xuống xác nhận chính là tên phản động Nguyễn Thái Bát đã chết chứ không phải tên nào khác.Ông Thái Bát đã chết rồi nhưng dòng đời , tất nhiên, vẫn lạnh lùng trôi. Và những kẻ “tuyên truyền phản động, nói xấu Ðảng và chế độ” (đương nhiên) vẫn phải tiếp tục vào tù.
Khi cửa các phòng giam đã khóa lại rồi, tôi cứ ngồi bên cửa sổ mà nhìn về phía trạm xá. Trời tối hẳn mới thấy nghe tiếng búa nện chan chát trên ván thiên – dấu chấm hết cho một kiếp người…”
Mới đây – theo RFA, nghe được vào hôm 4 tháng 5 năm 2012 – mới có thêm ba công dân Việt Nam nữa (ông Nguyễn văn Hải, ông Phan Văn Hải và bà Tạ Phong Tần ) vừa “bị khởi tố với tội danh xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước… Cả ba người bị xét xử theo điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam, mà mức án cao nhất lên đến 20 năm tù giam…”
Tôi không rõ là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải đã nói năng linh tinh ra sao khiến Đảng và Nhà Nước phải phiền lòng đến thế? Riêng ông Nguyễn Văn Hải, theo như tôi biết, không phải là người hay nói. Ông ấy không được đào tạo để trở thành luật gia hay luật sư như hai người bạn chung vụ. Vốn xuất thân là một người lính, ông Hải có khuynh hướng hành động hơn là luận thuyết.
Bản tin thượng dẫn còn có thêm chi tiết là: “Trước khi bị bắt hồi năm 2008, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Thì ra thế!
Từ trái qua phải: Song Chi, Phương Thi, Trăng Đêm, Điếu Cày, Huỳnh Công Thuận, Bùi Chát và Đông A SG. Ảnh: Blog cũ Nguyễn Tiến Trung. Chú thích: SC.
Và nếu đúng thế thì vụ này (e) sẽ lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và chắc chắn là sẽ lôi thôi lớn. Tuy ông Điếu Cầy không uống rượu say rồi chửi “mục mả” chúng nó ra, hay rủa xả chúng là “quân ăn cứt uống đái làm hại đồng bào” (như ông Thái Bát) nhưng việc ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng gây phương hại không kém cho sĩ diện của qúi vị lãnh tụ Đảng và Nhà Nước.
Theo quan niệm chính thống của Nhà Nước thì “Bác Hồ ta đó chính là bác Mao.” Do đó, chống Trung Quốc (chống lãnh tụ vĩ đại của nhân dân nước bạn) là bêu xấu chính bác Hồ kính yêu của chúng ta – chớ còn chối cãi gì nữa?
Hơn thế nữa, theo tường thuật của nhà báo Thế Vinh (Báo Năng lượng Mới số 117 ra ngày 4/5/201) thì “Chính Nguyễn Văn Hải cùng các thành viên trong đó có Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần đã lợi dụng các sự kiện chính trị, tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình gọi là chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa và tẩy chay Olympic Bắc Kinh rước đuốc qua TP HCM vào các ngày 9/122007, 16/12/2007 và 19/1/2008 tại TP HCM.”
Thiệt là hết thuốc!
Ta vốn coi “bên kia biên giới là nhà bên này bên kia biên giới cũng là quê hương” mà Điếu Cầy hành sử như vậy thì coi sao được chớ. Với Chủ Trương Bốn Tốt và Phương Châm Mười Sáu Chữ Vàng thì Tầu với Ta – tính ra – như một mà. Chả trách, ngoài tội “xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước” – nhà báo Thế Vinh còn thay mặt ngành tư pháp Việt Nam kết án công dân bất hảo Nguyễn Văn hải thêm hai tội danh nữa: xúi dục biểu tình và phá rối trị an.
Điếu Cầy phen này chắc chết (chết chắc) trong tù, y như cái ông Thái Bát năm xưa thôi. Ở tuổi 60 làm sao người tù Điếu cầy có thể sống sót được (thêm mươi hay hai mươi năm nữa) trong trại giam của những người cộng sản?
Đây, rõ ràng, là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, nó chưa khó bằng câu hỏi tiếp theo: Làm thế nào để chế độ hiện hành có thể kéo dài thêm mười hay hai mươi năm nữa mà lo (chi) cho sinh mạng của Điếu Cầy?
Tưởng Năng Tiến
5/2012
Tháng Năm 13, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Ba Sài Gòn & Hồn Pháp Luật
Pháp luật là kết tinh trí tuệ và lương tri của cả nhân loại. Một vài cá nhân, lúc này hay lúc khác, có thể sử dụng nó cho các mục đích phi nhân đạo, nhưng chừng nào trí tuệ và lương tri còn tồn tại, thì pháp luật vẫn còn có đầy đủ giá trị của nó, nó vẫn sẽ được bảo vệ.
Nguyễn Thị Từ Huy
Có bữa, tôi nghe Anh Ba Sài Gòn bỏ nhỏ: “Đã là dân tất nhiên người ta có thể kể ra hàng ngàn chuyện buộc phải ‘bỏ qua’ nhưng giá như có một lời xin lỗi, chỉ một lời thôi …”
“Ví dụ như ngư dân đánh cá đã không được bảo vệ trên ‘biển của mình’ và tuyệt vọng khốn cùng vì bị quân giặc bắt giữ đòi tiền chuộc. Ví dụ như 70 người dân Phú Yên bất ngờ thiệt mạng trong một đêm vì mưa lớn kèm thủy điện đồng loạt xả lũ. Ví dụ như hàng triệu người dân đang sống trong những khu quy hoạch treo vài chục năm. Ví dụ như hàng vạn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng. Ví dụ như những con đường ngốn vài trăm tỷ tiền dân ‘vừa chạy thử đã hỏng’. Ví dụ như hàng trăm lô cốt khiến dân tình hàng ngày kẹt xe dài cổ hít khói bụi… Hay gần đây nhất là chuyện của một người thầy giáo ‘đương thời’ trở thành ‘hết thời’ chỉ vì mong muốn làm một ông thầy thực sự lương thiện. Có thấy ai xin lỗi ai gì đâu?”
Nghe rồi, tất nhiên, tôi chỉ cười trừ (và cười buồn) thôi. Cái nước mình nó thế mà. Anh Ba, chả qua, bức xúc quá mà xả bầu tâm sự (chút xíu) vơi bớt nỗi sầu nhân thế, thế thôi.
Tưởng thế nhưng không phải thế.
Không bao lâu sau, vào hôm 18 tháng 10 năm 2010, BaSG bị tó. Tôi lại chép miệng thở dài: “Cái nước mình nó thế!” Ở một đất nước mà mọi công dân đều có thể là những tù nhân dự khuyết thì triệu tập hay bắt bớ (lai rai) là chuyện thường ngày vẫn xẩy ra thàng ngày, ở huyện. Chắc cũng chỉ phải “làm việc” độ vài ba hôm, hay nhiều lắm là vài ba tháng – “để làm rõ một số vấn đề” – vậy thôi.
Tưởng vậy nhưng cũng không phải vậy. Anh Ba bị nhốt luôn gần hai năm trời. Mãi tới ngày tháng 14 tháng 4 năm 2012, mới thấy báo Người Lao Động loan tin rằng cùng với hai bị can khác – ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần – BaSG “bị truy tố tội Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì đã “xuyên tạc, châm biếm, đả kích, tỏ thái độ chống đối gay gắt Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Trời! Nói gì nghe thấy ghê vậy, mấy cha?
Coi: anh Ba chỉ đưa ra nhận xét là hai chữ “xin lỗi” không có trong tự điển của giới người cầm quyền ở Việt Nam, văn hoá ứng xử của họ “không có cái vụ xin lỗi,” vậy thôi. Đây là một nhận xét này hoàn toàn khách quan và chính xác, chớ có ai dám “xuyên tạc, châm biếm, đả kích, tỏ thái độ chống đối gay gắt” ai đâu? Dù vậy, vẫn theo bài báo thượng dẫn, BaSG “đã nhận tội và có đơn xin khoan hồng, xem xét giảm nhẹ hình phạt.”
Anh Ba thiệt là biết điều hết sức. Mà không phải đợi tới lúc này thằng chả mới biết chuyện như vậy đâu nha. Trước đó, khi luận bàn về “Tội Bất Kính Với Vua Và Điều 88 BLHS” – vào ngày 24 tháng 3 năm 2009 – BaSG cũng đã tỏ ra nhũn nhặn vô cùng:
“Ở hầu hết các nước có thể chế Cộng hòa thì những hành vi biểu lộ sự không đồng ý, chỉ trích, phê phán nhà nước đều là bình thường. Ngay cả hành vi phản kháng có tính quy mô và nguy hiểm nhất đối với chính phủ hiện hữu là sự thành lập một Đảng phái chính trị đối lập [với Đảng cầm quyền] thì cũng không hề bị cấm đoán.
Vâng đấy là chuyện ở nước người… ta chớ có nên hào hứng quá mà tưởng bở!”
BaSG – rõ ràng – rất hiểu thân phận (con sâu cái kiến) cũng như thời đại (nhiễu nhương) của mình. Chính anh đã long trọng cảnh báo rằng: “Phần hồn của pháp luật Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng.”
Thế nào là “phần hồn của pháp luật”?
Với tư cách là một luật gia, anh Ba luận giải một cách hùng hồn, rành mạch và khúc triết – như sau:
“Hồn pháp luật không chỉ đơn thuần là ý thức pháp luật trong mỗi công dân, nó là sự mặc nhiên thừa nhận, tin tưởng và thượng tôn vào lẽ phải và công lý, vào sự đúng đắn, công bằng, bình đẳng mà pháp luật đang đại diện. Được sống trong một xã hội có pháp luật là được hưởng thụ một sự an toàn và bình yên. Trong xã hội mà pháp luật được thượng tôn thì các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền đương nhiên được pháp luật bảo đảm.Tôi hoàn toàn không đồng ý với anh Ba về câu kết luận bi quan vừa dẫn. Phần hồn của pháp luật có thể bị đe dọa, tổn thương hay teo tóp nhưng luôn luôn hiện hữu và sống mãi với chúng ta.
Thành quả của cách mạng, giá trị cơ bản của đạo đức, tư tưởng tiến bộ nhất của một dân tộc, nguyên khí của những bậc hiền tài và sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại đều được kết tinh nơi pháp luật. Chính nhờ có nền pháp luật ổn định mà dân chúng được yên vui, văn chương nghệ thuật được bày tỏ, kinh tế được phát triển, môi trường sống, lãnh thổ được bảo vệ và quốc gia trở nên hùng cường.
Khi dân chúng tôn thờ pháp luật và tự nguyện tuân theo thì công việc của công quyền không còn nặng tính cai trị cưỡng ép, các thủ tục hành chính không còn ai kêu ca. Khi họ thừa nhận pháp luật công bằng thì đất đai giải tỏa cũng không mấy ai khiếu kiện chống đối. Chỉ còn lại những người hiểu việc, hiểu trách nhiệm của mình mà làm, quan là kẻ làm thuê cho dân nên quyền uy và khoảng cách giữa quan và dân không phải là điều đáng e sợ…
Tuy nhiên, nếu thiếu phần hồn cao đẹp, thì pháp luật chỉ còn trơ ra thân xác phì nộn của một tên bạo chúa đầy sức mạnh nhưng chỉ phụng sự cho sự tham lam, độc ác và cảm tính của chính hắn mà thôi.
Có thể nói phần hồn hay khía cạnh tinh thần chính là sức mạnh cốt yếu nhất của pháp luật chứ không phải phần vật chất với hàng vạn điều cấm đoán mà dân chúng không tự nguyện thi hành.
“Phần hồn” của pháp luật Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng
Bởi được gán cho các đặc tính thượng tôn và cao quý nên hồn pháp luật rất nhạy cảm với sự vấy bẩn, chê bai, phỉ báng và nhất là khi nó bị một thứ quyền lực khác đè lên trên đầu. Các xác kềnh càng của pháp luật với đủ thứ trang bị vũ lực, phạt vạ, nhà tù càng trở nên nguy hiểm khi phần hồn của nó bị ma quỷ nhập vào.
- Hệ thống tư pháp bị phát hiện là thiếu tính độc lập, bị quyền lực chỉ đạo trước khi điều tra, xét xử… khiến cho hồn pháp luật hoảng sợ phải đi trú ẩn.
- Pháp luật bị quan chức lạm dụng thành đại lượng đổi chác và tham nhũng. Súng ống để phụng sự cho pháp luật lại trở thành công cụ dọa nạt và đem bắn vào dân chúng chưa rõ tội tình gì. Mới đây ở Hà Nội chỉ trong một tuần mà có đến hai cái chết ở trong đồn công an đều do bị đánh. Tìm kiếm trên Google cụm từ “công an đánh dân” sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả với những tin tức, hình ảnh ghê hồn.
Sự lạm quyền khiến cho hồn pháp luật bị tha hóa.
- Ở Việt Nam không những có ‘dân oan’, mà còn có những ‘nhà báo oan’, ‘nhà thơ oan’, ‘nhà văn oan’, ‘luật sư oan’, ‘doanh nghiệp oan’ và ‘blogger oan’… ở khắp nơi. Dân oan mất đất mất nhà, nhà báo bị vào tù oan vì đưa tin chống tham nhũng, văn nghệ sĩ bị tước đoạt giải thưởng, bị vào sổ đen không cho đăng bài viết, bị buộc phải dẹp bỏ trang web cá nhân, luật sư bị tước thẻ hành nghề, doanh nghiệp bị phá sản, blogger bị bắt bớ, tù tội… Sự oan ức hằn sâu vào tư duy con người chính vì pháp luật không được thực thi đúng đắn.
Sự oan ức khiến cho hồn pháp luật bị teo tóp lại.
- Bao nhiêu đơn thư khiếu nại, tố cáo chỉ là thứ nước đổ đầu vịt, bặt vô âm tín không được trả lời, thậm chí chỉ có đi nộp đơn và xin cái chữ ký đã nhận đơn mà đã bị gây khó khăn. Có người may mắn được trả lời thì lại vướng vào tình trạng trên bảo dưới không nghe, bị kẻ thi hành phớt lờ như không. Nhiều ngàn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết, có người làm hàng trăm tờ đơn khiếu nại lên nhiều cấp, kiên trì từ đời cha ông đến đời con cháu mà chưa biết công lý rốt cục có hình dáng như thế nào…
Sự im lặng và vô cảm của những người có thẩm quyền khiến cho hồn pháp luật trở nên thờ thẫn.
- Những dự án bô-xít gây nguy hại cho môi trường, cho an ninh quốc gia được thông qua bất chấp sự phản đối của hàng ngàn trí thức. Rừng đầu nguồn và phòng hộ biên giới được dễ dãi giao cho người Trung Quốc với giá rẻ mạt. Lãnh hải bị đe doạ, cuộc mưu sinh và sinh mạng của ngư dân trên biển không đảm bảo, những danh từ méo mó như “tàu lạ”… khiến cho hồn pháp luật bị nghi ngờ.
- Quần chúng tự phát dùng bạo lực, lưu manh côn đồ đánh đập sư sãi, dân thường ngay trước mặt công an… khiến cho hồn pháp luật dường như bị ma ám...
Tất cả những hành động và lối suy nghĩ ấy đã đầu độc và hủy hoại hồn pháp luật nhanh chóng khiến nó lâm vào tình trạng hấp hối…”
Không cần tìm đâu xa, người ta có thể tìm thấy được phần hồn pháp luật ngay trong gia đình BaSG, qua lời trưởng nữ của anh – cháu Phan Ngọc Minh :”Bố con chỉ có một cái tội duy nhất là yêu nước.”
Dù anh Ba có “nhận tội” và “xin khoan hồng” chăng nữa, “phần hồn pháp luật” trong con tim nồng nhiệt và chân chính của anh vẫn sẽ được ghi nhận và đậm nét mãi với thời gian.
Tưởng Năng Tiến
5/2012
Tháng Năm 12, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Những Bước Đi Lùi
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
-Tạ Phong Tần (Thành Viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do)
Lâu rồi, có bữa, tôi nghe nhà văn Vũ Thư Hiên (bùi ngùi) nhắc lại một kỷ niệm buồn ở Bất Bạt – Sơn Tây:
“Nơi tôi được đưa đến là một trại giam quân đội… Trên cái bàn gỗ mộc bụi bặm và mốc thếch lăn lóc mấy tờ Quân Đội Nhân dân nhàu nát. Tôi vồ lấy chúng, đọc ngấu nghiến để rồi thừ ra, thất vọng – tin tức trong báo chả nói với tôi điều gì mới.”Khoảng thời gian mà Vũ Thư Hiên vồ vập và đọc ngấu nghiến mấy tờ báo Quân Đội Nhân Dân (rồi “thất vọng” và than rằng ““Thời gian không đứng về phía chúng tôi”) thì một công dân Việt Nam khác vừa mở mắt chào đời. Bà sinh ngày 15 tháng 9 năm 1968. Bốn mươi năm sau, với tư cách là một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, blogger Tạ Phong Tần đã dõng dạc tuyên bố:
“Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hàng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt... Ngoài kia vẫn là đêm tối, chưa có gì hứa hẹn bình minh. Mà bây giờ đã là mùa hè năm 1969.”
(Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”Quan niệm đúng đắn và tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, và trí trá, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang âm mưu “diễn biến hoà bình” – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được.
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.”
Tất nhiên là không thể được. Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý internet ở nước bạn (“bốn tốt”) láng giềng, được giáo sư giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau: “80 mươi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết.”
Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tiêu diệt vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy chục triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng… không cao gì cho lắm!
Báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là chuyện … buộc cẳng chim trời:
“Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam. Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog…”Ủa, nói vậy thì chừng nào chuyện “quản lý blog” mới “khả thi” đây – mấy cha?
“Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn…”
“Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”
Câu trả lời tìm được vào gần một năm sau, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị Định 97/2008/NĐ-CP – về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet – vào ngày 28 tháng 8 năm 2008. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hơn năm năm đã trôi qua, với thời gian số chuột ở nước ta – xem ra – có vẻ mỗi lúc một tăng gia, chứ không hề giảm. Ta không có tới tám mươi triệu con chuột (như Tầu) nhưng tính rẻ cũng cỡ đâu chừng… bốn triệu! Mèo đâu ra mà bắt cho hết, mấy cha?
CAM (công an mạng) lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để… kiếm (thêm) chút cháo. Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ khá cao mà lại chả được ăn cái… giải (rút) gì, ngoài số tiền lương… chết đói.
Bắt không hết thì đành dọa xuông thôi, kiểu như nông dân đặt mấy thằng bù nhìn trên những cánh đồng để hù đám chim trời vậy mà. Thử nghe lời ông Tom Cat – một vị quần chúng tự phát, trong thế giới internet – vừa đe những blogger ở Việt Nam, trên trang Dân Luận:
Anh Bùi Thanh Hiếu thân mến, có lẽ tôi không phải trình bày dài dòng với anh như với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, bởi vì những hoạt động của anh không vang tới Bộ Chính Trị như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng ở mức độ thấp hơn, anh có 3 hoạt động khiến những người làm an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa đặc biệt khó chịu: đó là cổ vũ cho các hoạt động chống đối ở Thái Hà, tham gia tích cực biểu tình, viết tập truyện ‘Đại Vệ Chí Dị’. Tôi xin mạn phép cảnh báo anh Hiếu là đã có quyết định chính thức của cơ quan chức năng để vô hiệu hóa anh. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này, và thật sự tôi hy vọng với những dòng cảnh báo này anh sẽ chấm dứt hoàn toàn 3 hoạt dộng chống đối trên, như vậy thì cơ quan Công An có thể sẽ tha cho anh, tôi thật sự không muốn anh vào tù và bé Tí Hớn của anh thiếu vắng sự dạy bảo của người cha, rất mong anh suy nghĩ.Mà “vô hiệu hoá” và “vô hiệu hoá triệt để” khác nhau làm sao vậy cà? Một đằng là vô tù; còn đằng khác (chắc) là vô nghĩa địa, sau khi (cho) xe đụng chết luôn hay sao? Đằng nào thì nghe cũng ghê thấy mẹ luôn. Tuy thế, quí ông Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh (dường như) đều bị nặng tai nên mọi lời đe doạ của quần chúng tự phát –Tom Cat – kể như nước đổ lá khoai!
Trân trọng
Tom Cat
P/S: Tom Cat xin cảnh báo 2 người nữa cũng đang có nguy cơ rất cao bị ‘vô hiệu hóa’ đó là ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn Xuân Diện, xin hai ông biết rằng chính quyền đã hết kiên nhẫn với hai ông khi sự kiện tàu Bình Minh 02 đã trôi qua 7 tháng mà các ông vẫn muốn ‘restart’ các cuộc biểu tình nhằm mục đích gây rối. Nếu chỉ cần kích động thêm 1 lần biểu tình nữa thì hai ông sẽ bị vô hiệu hóa triệt để. Xin thật lòng cảnh báo.”
Thế là Nhà Nước lại phải có biện pháp mạnh (hơn) theo như tin nghe được từ RFI, vào hôm 06 tháng 4 năm 2012:
“ Tại buổi hội thảo hôm thứ Sáu vừa qua, thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã tuyên bố rằng, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Internet không còn phù hợp nữa, cho nên cần phải ‘bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế tài’, nhằm tạo hành lang pháp lý cho ‘sự phát triển bền vững của Internet’ ở Việt Nam. Nói cách khác, dự thảo nghị định mới đi xa hơn trong việc kiểm soát thông tin trên Internet ở Việt Nam.”Nghe mà thấy thương quá sức, muốn ứa nước mắt luôn:”các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Internet không còn phù hợp nữa, cho nên cần phải ‘bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế tài.”
Thời gian, rõ ràng, đã đứng về phía khác – phía của ông Vũ Thư Hiên và mọi người dân Việt, trong cũng như ngoài nước. Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chuyện (rất) khó thành công.
– Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ?
– Sợ chớ, theo luật tiến hoá thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói… là bước lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân thôi! Thì tui cũng tiện mịêng mà nói chơi cho vui vậy, chớ đừng có lo chuyện những người đang cầm quyền ở VN có thể biến cả dân tộc này thành … vượn. Khoảng cách mà họ có thể tiếp tục bước lùi cũng chả còn được bao xa và bao lâu nữa đâu. Chắc chắn là không thể lâu như bản án hàng chục năm tù mà họ sắp áp đặt lên cuộc đời của những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, trong đó có Tạ Phong Tần (*) Gió đã chuyển rồi!
Tưởng Năng Tiến
4/2012
(*) Xin đón đọc Tuyển Tập Tạ Phong Tần, do tuần báo Trẻ Dallas, Texas xuất bản. Độc giả có thể đặt mua ngay từ bây giờ qua địa chỉ sau:
Toà soạn báo Trẻ
3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.
ĐT: 972-675-4383/ Email: tusachtreusa@gmail.com
Tháng Năm 4, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Có Những Cổng Trời
Miền quê trông ngóng âm thầm
Thương con không biết giam cầm nơi nao
Đêm nay tiếng nấc nghẹn ngào
Mẹ tuy khuất núi vẫn đau cuối trời…
Trần Cương
Loạt bài về “Trại Giam Cổng Trời” (qua lời nhân chứng) của biên tập viên Mặc Lâm – RFA – được mở đầu bằng lời của giáo sư Phùng Văn Tại:
“Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện… Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh... Cha chính Vinh bị bắt và cuối cùng ngài bị đày lên Cổng Trời. Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi….”Cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi này ở đâu, vậy Trời? Ngó bộ cao à nha. Mà cao thiệt, theo như Mặc Lâm cho biết:
“Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ. Điểm đặc biệt của trại giam Cổng Trời là độ cao của nó. Không ai biết chính xác trại nằm ở độ cao bao nhiêu nhưng từ 2.000 cho đến 2.500 mét là con số được nhiều tù nhân dùng để diễn tả.”Người tù Trần Nhật Kim, tác giả cuốn Cuộc Chiến Chưa Tàn cho biết thêm:
”Từ trại giam Cổng Trời đi đường bộ xuống Thị xã Hà Giang chừng 36 cây số. Ngược lên phía Bắc là huyện Quản Bạ nằm sát biên giới Việt Trung, chỉ cách trại khoảng 10 cây số. Qua đỉnh núi, phía bên kia là biên giới. Mặt trước của trại Cổng Trời hướng về đường lộ, hai bên là vách núi thẳng đứng tiếp xúc với những cánh rừng già trải rộng dưới chân. Phía sau trại dựa vào sườn đồi tiếp nối với rặng núi cao. Một vùng đất rộng sau trại được dùng làm nghĩa trang mang tên ‘đồi Bà Then’ nơi vùi lấp những người xấu số. Cho tới nay những điều mà người ngoài biết về trại giam Cổng Trời vẫn còn rất hạn chế.”
Và cuộc sống bên trong Cổng Trời đã được ông Nguyễn Hữu Đang, một trong những người tù nổi tiếng nhất miền Bắc, tóm gọn như sau:
“Trại này có truyền thuyết là ‘vào thì không ra’, đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.”Cái cách mà “lò sát sinh bí mật” này “chôn vùi” con người, xem chừng, cũng giản đơn thôi. Trước hết là giá rét. Hãy nghe Mặc Lâm so sánh:
“Những trang sách trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr Soltzhenitsyn diễn tả cái lạnh giá mà người tù nước Nga phải chịu đựng suốt mùa đông đã đánh động con tim nhân loại bao nhiêu, thì khi nghe người tù trại giam Cổng Trời kể lại chính bản thân họ chịu đựng cái lạnh của đất trời Hà Giang sẽ khiến người nghe chạnh lòng đến rơi lệ bấy nhiêu.”Rồi đến đói khát:
-”Ăn thì ăn đói không có gì cả. Đói điên cuồng, đói quá hóa điên. Ai trải qua rồi thì mới thấy nó khủng khiếp. Có những thanh niên không chịu được đói đập đầu vào tường để tự tử. Có người dùng mảnh chai cắt veine để cho máu chảy ra mà chết. Tôi chứng kiến nhiều trường hợp như thế, đói một cách kinh khủng.” (Nguyễn Chí Thiện)Và đòn cuối là sự cách ly:
- “Chúng tôi đói đến nỗi phải sàng phân mà ăn. Là vì ăn hạt bo bo của Ấn Độ, mà bo bo thì cứng lắm thanh niên như tôi mà nhai còn nhủng nhẳng thì huống chi mấy ông già, nhai kỹ bao nhiêu thì vẫn còn phân nửa. Một nửa còn lại nguyên si nó vào xong nó lại đi ra. Mà phân thì lại không có mắm muối, cá thịt gì nên không hôi thối. Do đó các người đói quá sau khi những người tù đi ngoài thì họ vào họ xúc phân đó. Những toán đi ra ngoài đồng đem xuống suối rửa sạch rồi hầm lại và ăn lại cái bo bo đó!” (Đặng Chí Bình)
“Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài.Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…” (Nguyễn Hữu Đang)Cổng Trời được giải toả, vào năm 1978, trước khi Trung Cộng tấn công Việt Nam. Tù nhân được chuyển về trại Thanh Cẩm. Đây là một tin vui giữa giờ tuyệt vọng – vẫn theo như ghi nhận của Mặc Lâm:
“Cái ngày nó bị xóa sổ đến rất bất ngờ và những tù nhân trong trại chào đón tin này với một niềm hân hoan tột độ. Người tù biết rằng mặc dù họ không được trả tự do nhưng sẽ không phải tiếp tục sống trong cái địa ngục trần gian này. Hy vọng đó đã làm cho hầu hết tù nhân thắp lại niềm tin sống sót mà bao nhiêu năm qua đã tắt ngúm trong lòng họ.”Những kẻ sống sót này, mãi cho đến hôm nay, vẫn “chiêm bao hàng đêm về cuộc sống quá lâu và quá tàn bạo trong trại giam mang tên Cổng Trời.” Tuy thế, theo lời Mặc Lâm:
“Chưa từng có người nào đứng ra đòi công lý khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị cầm giữ trong các trại tù mà không qua xét xử. Nhà nước dửng dưng như không phải chính mình ra lệnh đàn áp và vì vậy chưa có bất cứ một động thái nào có thể nói là làm dịu bớt nỗi đau của những nạn nhân này.”Cơn lốc cách mạng Xô Viết đã qua. Tuy thế, cú “trượt” của những người cộng sản Việt Nam, xem chừng, vẫn còn dài lắm – theo như tin đã loan, của RFI, nghe được vào hôm 17 tháng 1 năm 2012:
…..
“Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đình họ trong và ngoài nước. Đã sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.”
“Từ giữa năm 2011 đến những ngày cuối năm, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ bắt giữ người bất ngờ, không thông qua các thủ tục được pháp luật quy định. Trong số những người bị bắt, có nhiều người theo đạo Thiên chúa.”Blogger Hoàng Quân cho biết thêm:
“ Khi bắt, không có văn bản giấy tờ của bất cứ cơ quan trách nhiệm nào. Điểm chung tiếp theo là, kể từ khi bị bắt, gia đình thân nhân họ không được thông báo bất cứ thông tin nào, ngay cả khi gia đình họ đôn đáo tìm hỏi khắp nơi thì các cơ quan từ địa phương đến chóp bu đều chối quanh, hoặc chỉ nói lòng vòng.”Nghe cứ y như lời tường thuật của ông Kiều Duy Vĩnh, một người tù ở Cổng Trời, hồi giữa thế kỷ trước:
“Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.Tuy thế, theo Mặc Lâm:
Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết…”
“So với Kiều Duy Vĩnh thì người tù Lưu Nam còn bi thảm hơn, ông không bao giờ được gặp mặt gia đình cho tới khi chết mặc dù con cái hết lòng tìm kiếm. Con trai của ông là ông Lưu Đức Tâm kể:Không biết còn bao nhiêu người khác (nữa) cũng đã “mất tích”, theo kiểu tương tự, ở trại Cổng Trời. Dù vậy, sự tàn bạo và bất nhân – của chế độ hiện hành – không vì vậy mà ngưng lại. Ở Việt Nam, hiện nay, vẫn có hàng ngàn (hay hàng vạn?) người vợ và người mẹ ngày đêm, tất tả ngược xuôi, tìm kiếm chồng con – một cách vô vọng – nơi những trại tù không tên, như trại Cổng Trời, hồi năm mươi năm trước.
“Ông bố ở trại giam Quyết Tiến ở Hà Giang, còn gọi là trại giam Cổng Trời. Trong 10 năm đó gia đình không có tin tức gì thì dẫu biết cũng không thể đi thăm được. Cho đến năm 1961 gia đình nhận được một bức thư của ông cụ gửi về nên mới biết ở trại đó.
Lúc bấy giờ gia đình cũng không có điều kiện để ra đi thăm được bởi vì mẹ ở nhà ốm đau bệnh tật, con cái thì còn nhỏ thành ra không đi thăm được, cho nên có gửi lên cho ông bố một ít quà qua cái địa chỉ đó. Gửi bằng con đường bưu điện nhưng không biết ông cụ có nhận được hay không, tới năm 1962 thì ông cụ mất...”
Có người, mãi cho đến khi nhắm mắt vẫn không có cơ hội nhìn thấy lại được mặt con – theo như tin vừa loan của VRNs:
“ Bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ của phóng viên Paulus Lê Sơn đã qua đời lúc 5:00, sáng nay, ngày 21.04.2012, tại Thanh Hoá. Trong tháng 2 năm 2012 vừa qua, khi luật sư Trần Thu Nam báo tin mẹ của Paulus Lê Sơn lâm trọng bệnh, những người bạn đã đưa bà Maria Đỗ Thị Tần ra Hà Nội chữa trị. Nhiều người hảo tâm và chuyên môn đã góp công góp của lo chữa chạy cho bà. Khi trở về lại Thanh Hoá, tình trạng sức khoẻ của bà có cải thiện hơn. Nhưng do đau buồn lâu ngày, vì người con duy nhất và vô tội của của mình bị bắt giam cách bất công, sức khoẻ bà yếu dần. Khi lâm trọng bệnh, bà Maria mong gặp Lê Sơn và mong con bình an, dù phải như thế nào.”
Tưởng Năng Tiến
4/2012
Tháng Tư 27, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
Để lại phản hồi
Điếu Cày giữa buổi giao thời
Tôi vốn lo xa, và đôi khi, xa quá. Đã có lúc, tôi đề nghị kiếp sau, nếu có dịp gặp lại nhau, chúng ta nên bỏ cái lối chào hỏi (xã giao) hiện nay đi. Nghe nhà quê chết mẹ:
“Xin được vô phép hỏi thăm, anh chị từ đâu đến?”
“Thưa bà, bà thuộc quốc tịch nào thế ạ?”
“Còn ông, quê quán ở đâu?”
Kể từ khi chúng ta có mặt trên quả đất này, hình dạng của những lục địa đã nhiều lần thay đổi, nói chi tới mấy chuyện lẻ tẻ, nhỏ nhặt (và lặt vặt) cỡ như biên giới của những quốc gia. Bởi thế, những câu trả lời cũng như những câu hỏi (vớ vẩn) vừa nêu đều có vẻ hơi… ngớ ngẩn:
“Thưa tôi người Chiêm Thành, còn cô bạn gái của tôi đây người Chân Lạp.”
“Còn tôi là công dân thành Nhã Điển (Athens) ạ.”
Đối đáp như thế, nghe mất… sướng! Hẹp hòi, và nặng tính chất địa phương, thấy rõ. Đã vậy, nó còn có thể khiến người đối thoại bối rối. Chiêm Thành, Chân Lạp, Nhã Điển… đều thuộc những nền văn minh đã lụi tàn, hay bị hủy diệt từ lâu.
Bởi vậy, tôi xin có ý kiến là chúng ta nên chào hỏi nhau theo cách khác – bỏ hẳn mọi ý niệm liên quan đến không gian đi, cho nó thoáng:
“Xin được vô phép hỏi thăm, bà thuộc niên đại nào thế ạ?”
“Thưa cô, cô có thể vui lòng cho biết, thời đại của cô tên chi không?”
“Thưa, tôi sống vào thời Băng Hà.”
“Còn em thì sinh vào thời Đồ Đá Cũ.”
“Chúng em cũng thế nhưng hơi lui về phía sau một tí, giai đoạn Trung Thạch Khí đấy ạ.”
“Dạ cháu thì sinh sau đẻ muộn hơn nhiều, cháu là người thời Trung Cổ.”
Gần gũi hơn, chúng ta dám có dịp ngồi nhậu (sương sương) vài ly và bàn chuyện nghệ thuật với Leonardo da Vinci, hay Michelangelo Buonarroti của thời Phục Hưng. Gần hơn nữa, bạn có thể chitchat hay tếch tiết hay tranh luận với những người bạn thuộc thời đại Thông Tin.
Nhân loại, tất nhiên, không phải lúc nào cũng vui vẻ nắm tay nhau (cười ha hả) nhẩy cà tưng cà tưng – nhịp nhàng – qua từng thời đại. Theo ước tính của Survival International, hiện nay chỉ riêng ở Brazil và Peru, đã có đến hơn 50 bộ lạc (trong số hàng trăm, rải rác khắp nơi trên thế giới) vẫn đang sinh sống ở giai đoạn văn minh của Thời Săn Bắt.
Có những nơi heo hút quá, ánh sáng văn minh không soi rọi tới nên con người bị cô lập và trở nên… lạc hậu. Cũng có những nơi mà cư dân (rất có thể) vì cảm thấy đời sống “văn minh hiện đại” không thích hợp mấy với “tạng” của họ, nên từ chối tham dự cuộc chơi. Ở vài nơi khác, người ta nhất định ngoảnh mặt với tất cả những sinh hoạt chung (của đa phần nhân loại) hoặc tỏ ra dị ứng với mọi sự đổi thay, chỉ vì sợ thiệt thòi đến… quyền lợi cá nhân hay phe nhóm của mình!
Tôi hay hình dung ra cảnh một thằng cha đầu bù tóc rối, tay cầm một cái chầy hay cái vồ gì đó, đang tha thẩn giữa rừng, bỗng hớn hở và hăm hở, tồng ngồng chạy tuột vào hang, ôm chầm lấy vợ,… nói không kịp thở:
“Honey à…”
“Dạ, em đây anh…”
“Nổi lửa lên liền đi, nướng bậy cái gì đó để nhậu lai rai nha… Anh sẽ hú anh Tư với anh Năm qua uống (chơi) vài xị để ăn mừng…”
Con mẻ, thất vọng ra mặt, cố nén thở dài nhưng bẳn gắt thấy rõ:
“Trời, tưởng gì chớ lại bầy chuyện nhậu nữa hả! Sao cứ nhậu liền liền vậy kìa? Ðêm qua mấy ông mới xỉn gần chết, ói mửa tùm lum, hang động còn hôi rình đây nè!”
“Thì hôm qua là happy birthday của em, mình cũng phải này nọ chút đỉnh (với người ta) cho nó vui chớ. Bữa nay là chuyện khác, quan trọng hơn nhiều.”
“Chuyện gì mà dữ thần vậy cà?”
“Mình biết sao không? Anh mới gặp ông Tám ở ngoài bìa rừng á, thằng chả cho hay bắt đầu từ 12 giờ khuya đêm nay là toàn thể nhân loại sẽ bước qua một thời đại mới – tới thời Đồ Đồng rồi đó nha.”
“Ý trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Như vậy là chết (bà) tui rồi. Cái cối đá, cái ghế đá, cái giường đá, cái bàn đá, cái gối đá… mới mua tuần rồi, toàn là đồ xịn và đồ hiệu, không sale một cắc, mắc thấy mẹ luôn. Vậy mà hết đêm nay là kể như sẽ demoder ráo trọi. Qua thời Đồ Đồng thì đồ đá rớt giá là cái chắc. Tui thiệt hại cả triệu Mỹ kim tới nơi chớ đâu phải ít, vui vẻ gì mà mấy ông đòi nhậu nhẹt ăn mừng? Dẹp, dẹp hết…!”
Ở bình diện quốc gia, không ít những vị Lãnh Tụ Anh Minh, những Người Cầm Lái Vĩ Đại … của cả một dân tộc cũng có lối ứng xử thô lỗ hoặc bầy tỏ một thái độ (rất) nặc nô tương tự – khi quyền lợi của họ bị đụng chạm vì sự đổi thay, của thế thời.
Vào những năm cuối của thế kỷ trước, chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21, tạp chí xuất bản phát hành từ miền Nam, California, đã có nhận xét như sau:
“Tiến bộ là đi ngược lại quyền lợi của giai cấp nắm quyền, tình trạng này đang diễn ra tại Việt Nam. Có gần hai triệu đảng viên và những người cộng tác với họ chia nhau các chức vụ và bổng lộc từ trên xuống dưới. Nếu kinh tế tư doanh phát đạt thì hệ thống phân phối ảnh hưởng và lợi lộc đó bị thiệt hại. Nếu nhiều công ty tư doanh đi vào thị trường thì một hãng độc quyền là ‘công ty Đảng’ sẽ không cạnh tranh nổi. Nhiều ý kiến mới được nói, được nghe thì ‘Giáo hội Ðảng’ sẽ mất thiêng. Vì vậy họ gọi quá trình đó là ‘diễn biến hòa bình’, phải ngăn ngừa và tiêu diệt!”Vào thời điểm này ở Việt Nam chưa có những nhân vật đấu tranh đòi hỏi cải cách, và đông đảo những blogger như hiện nay. Đây là những tác nhân đang làm suy yếu vai trò độc quyền thông tin của nhà nước. Họ cũng đang tạo ra được những đối lực đáng kể – theo như nhận xét của một nhân vật vừa vượt thoát khỏi xứ sở này:
(Vương Hữu Bột, “Trở ngại của tiến bộ”, Thế Kỷ 21, tháng 6 năm 98)
“Nhưng tiếng nói của các blogger … đã thực sự trở thành một luồng thông tin phản biện đa dạng, nhanh nhạy, sắc sảo, phản ánh muôn mặt đời sống chính trị xã hội văn hóa của Việt Nam. Và trong nhiều trường hợp, tiếng nói của họ thực sự có sức mạnh đến nỗi nhà nước Việt Nam buộc lòng phải thay đổi, chỉnh sửa một số vụ việc cụ thể... Cho đến giờ phút này, thời điểm của năm 2010, giới blogger Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về sự phát triển cũng như những gì mình đã, đang và sẽ đóng góp cho quá trình dân chủ hóa Việt Nam.” (Câu chuyện của blogger Điếu Cày. Song Chi – RFA’s log).
Trước tình trạng đó, nhà đương cuộc Hà Nội đã có những phản ứng rất vụng về và thô lỗ. Xin đơn cử một thí dụ về trường hợp của một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hải – người đã bị áp bức và bắt giam từ nhiều năm nay.
Ông Hải là một blogger, thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, với bút danh Điếu Cày, bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2008. Lý do (chính) vì đã kêu gọi và tham dự biểu tình, để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ở Việt Nam, những quyền căn bản của con người như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận… đều được hiến pháp thừa nhận (cho có lệ) nhưng chưa bao giờ được thực thi. Tệ trạng này đã được hầu hết mọi người chấp nhận, hay cam chịu, từ hơn nửa thế kỷ nay.
Điếu Cày không thuộc vào số đông vừa kể. Ông và một số bằng hữu đã công nhiên thực hiện quyền công dân của mình, bằng nhiều phương cách. Hành động của họ bị coi là “khiêu khích” vì đã làm mất sự “ổn định xã hội,” theo quan điểm của những người cầm quyền ở Vịêt Nam.
Do đó, Điếu Cầy đã bị bắt giam. Sau khi mãn hạn tù, thay vì được phóng thích, ông bị đưa đi dấu kín ở một nơi. Đúng một năm sau, kể từ khi blogger Điếu Cày bị tiếp tục bị giam giữ trái phép – vào ngày 23 tháng 10 năm 2011 – người ta đọc được những lời “tha thiết kêu gọi” như sau trên trang Dân Làm Báo:
“… nhiều anh chị em blogger trong nước đã khởi xướng việc vận động gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.
Dân Làm Báo mong bạn bè trong thôn góp phần vào nỗ lực này để tranh đấu đòi lại tự do cho anh Điếu Cày bằng cách tham gia vào danh sách những người đứng tên trong thư. Xin các bạn gửi họ tên, địa chỉ, điện thoại về hộp thư mothermushroom@gmail.com.”
Theo ngôn ngữ hàn lâm thì ông Nguyễn Hoàng Hải là một nạn nhân giữa buổi giao thời: thời Thông Tin versus thời Cách Mạng. Còn theo như cách nói của thường dân thì Hải Điếu Cày là nạn nhân của một thời đại mới: Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã hơn là thời Đồ Đểu!
Tưởng Năng Tiến
6/2008
Tháng Tư 15, 2012
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân |
5 phản hồi
Điếu Cày Giữa Thời Thổ Tả
Nhạc sĩ Châu Kỳ là tác giả của nhiều bài ca (rất) sến. Không tin, xin nghe Tuấn Vũ chơi thử một bài – Bỏ Phố Lên Rừng:
Người xót xa buồn lắm phải không?
Không sao lại bỏ phố lên rừng
Đi làm mây cao trên đèo vắng.
Trời vào đông có chạnh lòng?
Ông Lữ Phương (nguyên) thứ trưởng Bộ Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thì không hề làm nhạc sến, cũng không ca nhạc sến bao giờ, chỉ trải qua một kinh nghiệm sống (hơi) hao hao sến. Năm 1967, không biết vì xót xa buồn lắm chuyện chi mà (khi khổng khi không) ổng … lại bỏ phố lên rừng!
Bốn mươi mốt năm sau, phóng viên Ánh Nguyệt đã có cuộc nói chuyện với ông Lữ Phương – nghe được qua RFI, vào ngày 22 tháng 08 năm 2008 – xoay quanh cuốn bút ký “Những Chuyến Ra Đi,” với lời giới thiệu (có phần hơi cường điệu, và không được mạch lạc gì cho lắm) về tác giả, như sau:
“Một thanh niên miền Nam lớn lên được hun đúc bằng lòng yêu nước và lý tưởng đã quyết định dấn thân vào cuộc phản kháng chống lại cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vấn đề không bình yên về tinh thần mà anh nhận ra qua cuộc dấn thân ấy là sự sai biệt giữa lý tưởng và thực tế. Anh vẫn giữ nguyên ý nghĩa sự chọn lựa ban đầu của mình là không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước và điều đó khiến anh vẫn còn là bạn đường của những người cộng sản, nhưng trong những năm tháng sống với họ qua cuộc chiến đấu chung ấy trong chiến khu, mặc dù đã vào Đảng rồi anh vẫn thấy lạc lõng trong cái không khí ý thức hệ và văn hoá do Đảng tạo ra, những điều đó là xa lạ với tính cách của anh, có phần đi ngược lại với cả cái lý tưởng mà anh ấp ủ. Sự rạn nứt đó đã giằng xé tâm thức và trở thành cái chủ đề của bút kí ‘Những chuyến ra đi.’ Một bút kí thể hiện sự khắc khoải của một con người đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời sống. Các sự kiện lịch sử được kể ra ở đây chỉ là những chất liệu qua đó tác giả bộc lộ những suy nghiệm về bản thân trong quá trình dấn thân tìm hiểu đời sống trong cái hiện thực sần sùi khốc liệt của nó. Một sự bộc lộ tiêu biểu cho thái độ của một số trí thức ‘khuynh tả’ xuất hiện ở miền Nam sau 1954”.Sau 1975, sau khi “Mỹ cút,” ở Việt Nam xuất hiện “một lớp trí thức khuynh tả khác.” Họ cũng được “hun đúc bằng lòng yêu nước” và cũng “quyết định dấn thân.” Sự khác biệt chỉ ở điểm là thay vì “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước” (như lớp ông Lữ Phương, ngày trước) họ “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo” của người Tầu vào lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cầy, là “một sự bộc lộ tiêu biểu” cho thái độ này.
Để thực hiện lý tưởng của mình ông Lữ Phương đã bỏ phố lên rừng, hay còn gọi (một cách ít lãng mạn, và đỡ sến hơn) là … nhẩy núi. Trong cuốn bút kí thượng dẫn, nơi trang 56 và 57, có mấy đoạn thế này:
“Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!”Quá trình chống Mỹ của ông Lữ Phương, ngó bộ, cũng không “sần sùi” hay “khốc liệt” gì cho lắm. Ông ra đi nơi này vẫn thế. Bà nhà “ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh,” và “được mọi người quen biết (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn) hết lòng giúp đỡ và che chở.” Và dù ông đã nhất định quên tình riêng “đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời” nhưng vợ, con, em út, cháu chắt … vẫn vô (bưng) thăm hỏi tưng bừng – “lúc nhúc một đoàn” đông hết biết luôn! Nói dại, và nói đại, lỡ ông Lữ Phương có hai hay ba bà vợ và cũng xin cơ quan để được liên hệ với những gia đình còn lại thì bà Hai cũng như bà Ba – hổng chừng – cũng dám đã có mặt ở chiến khu, y như bà Cả vậy!
“Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn): chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen ‘chính trị hoá’ mọi quan hệ xã hội.”
Chuyện chống Tầu của ông Nguyễn Văn Hải, xem ra, có phần vất vả hơn chút xíu. Ổng không vô bưng mà lại vô tù; đã thế, vợ con, dù đã làm giấy tờ ly dị, vẫn cứ bị vô số những chuyện lôi thôi và rắc rối với … Chính Quyền Cách Mạng! Bức thư của bà Dương Thị Tân, vợ (cũ) ông Điếu Cầy, viết ngày 2 tháng 12 năm 2010 mà chúng tôi xin ghi lại nguyên văn dưới đây nói lên (phần nào) những sự kiện vô cùng ti tiện, bẩn thỉu, và hạ cấp trong vụ việc này:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
THƯ TỐ CÁO
Kính gởi: – Ông Nguyễn Chí Thành – Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh
- Ông Lê Hồng Anh – Bộ trưởng Bộ Công an
- Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
- Ông Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Đồng kính gởi: – Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, những bạn bè thân
hữu quan tâm đến vụ việc.
Tôi tên: Dương Thị Tân, hiện ngụ tại số nhà 57/31 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi gửi thư này đến các ông tố cáo những sự việc mà trong thời gian qua chính quyền (cụ thể là Cơ quan ANĐT Công an TPHCM) đã gây ra cho gia đình tôi như sau:
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 12/2008, tôi và chồng cũ của tôi là ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) có bị Tòa án nhân dân TPHCM xử 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh “trốn thuế” cộng với mức tiền phạt gần 900 triệu đồng + gần 40 triệu đồng tiền lãi.
Đau đớn vì bị oan ức, tôi tìm hiểu nguyên nhân và được biết, sở dĩ có vụ án oan này là do chồng cũ của tôi (ông Nguyễn Văn Hải) vào ngày 16/12/2007 và ngày 19/1/2008 có tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đất và chiếm 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam nên Công an TPHCM đã bắt giữ. Theo lời của Thiếu tá Nguyễn Văn Long (tên gọi khác là Hoàng, tự xưng là Đội trưởng Đội điều tra chống bạo động) thì không thể quy kết ông Nguyễn Văn Hải tội biểu tình nên mới phải dùng tội danh “trốn thuế” mặc dù tội danh này cũng không có bằng chứng. Và cũng theo lời một số cán bộ khác của Cơ quan An ninh điều tra thì “nếu không bắt ông Hải sẽ làm mích lòng Trung Quốc, vì Trung Quốc là nước lớn, nếu không được hài lòng thì sẽ có chiến tranh”.
Thưa các ông!
Tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường, một mình tôi phải nuôi dạy các con đang tuổi học hành điều đó với tôi cũng đã là quá sức. Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện kẻ nào bán đất và kẻ nào bán đảo, nhưng để bắt giữ cho bằng được ông Nguyễn Văn Hải, cơ quan Công an và Tòa án đã quy chụp cho chúng tôi tội danh mà chúng tôi không hề phạm phải, tuyên phạt tôi 18 tháng tù treo, 18 tháng quản chế tại địa phương cộng với một số tiền quá lớn. Sau vụ đó, họ giải thích cho tôi rằng: “Vì lợi ích quốc gia nên mong chị cố gắng chịu đựng”.
Chuyện tưởng như đã xong, bình an sẽ trở lại với gia đình tôi thì bỗng dưng vào các ngày 13- 14- 15- 16 tháng 5/2009 Cơ quan an ninh điều tra lại liên tục cho gọi tôi lên thẩm vấn với nội dung: Bắt tôi cam kết không được cho 2 người quen ở nhờ trong căn nhà số 84D Trần Quốc Toản (phường 8, quận 3) mà tôi và ông Nguyễn Văn Hải là đồng sở hữu, đồng thời bắt tôi cam kết không được trả lời phỏng vấn hoặc nói chuyện với bạn bè khi họ hỏi thăm chuyện bị giam giữ, sức khỏe của ông Hải hay chuyện cuộc sống của mẹ con tôi. Quá ngạc nhiên vì những điều vô lý mà Công an đưa ra, tôi có hỏi lại họ rằng: “Tài sản của tôi, tôi có quyền quyết định hay không? Chuyện của gia đình tôi, tôi có được kể hay không? Tôi làm như vậy thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm điều khoản nào trong pháp luật nhà nước?”. Tôi hỏi nhiều lần với những người thẩm vấn tôi hôm đó, cụ thể là: Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Mẫn, Nguyễn Văn Hưng…. Nhưng thay vì trả lời cho tôi rõ thì Nguyễn Văn Long (Hoàng) còn lớn tiếng nạt nộ: “Sẽ kiếm chuyện ép bằng được con mẹ này, cho tù thêm 5 năm nữa. Sẽ có đủ người, đủ thời gian để làm việc với nó nhiều lần”, v.v…
Sự việc vẫn không dừng tại đó. Vào ngày 20/10/2010 vừa qua, khi thời hạn tù giam của ông Hải kết thúc, tôi thuê một chiếc xe để đi đón ông Hải tại trại giam Xuân Lộc vào lúc 5 giờ sáng. Khi tôi bắt đầu lên xe thì có một tốp khoảng 20 người gồm cả Công an mặc sắc phục và mặc thường phục xông ra chặn đầu xe không cho xe chạy rồi yêu cầu tôi phải về Công an làm việc. Bất bình vì những người này không đưa ra được bất cứ lý do gì chính đáng biện minh cho hành vi cản trở quyền tự do đi lại của tôi nên tôi nói rõ cho họ biết rằng “Bây giờ mới 5 giờ sáng, không một cơ quan nào làm việc vào giờ này, hơn nữa tôi không vi phạm pháp luật, không ai có quyền cản trở hay bắt giữ tôi”. Một Công an tên Bình hô to: “Tôi đại diện cho pháp luật, đại diện cho tám mươi mấy triệu dân yêu cầu chị về Công an làm việc”. Tức cười cho kiểu “đại diện” ngô nghê, tôi quay trở lên nhà thì một số người mặc thường phục ra lệnh cho khoảng 8 người vừa Công an vừa dân phòng của phường 6 quận 3 chạy theo lôi kéo, bẻ quặt tay chân tôi quăng vào xe. Bất bình, đau đớn, tôi la lên thì lập tức những cùi chỏ thúc mạnh vào họng, vào ngực, thậm chí họ còn đánh đập, dùng sức nặng của họ đè cả lên người tôi khi ở trong xe Công an.
Tại Công an phường 6, từ sáng đến gần trưa Công an liên tục yêu cầu tôi phải giao tư trang cá nhân cho họ. Tôi từ chối thì Nguyễn Văn Long ra lệnh cho thuộc cấp xông vào bẻ giật cánh khủy tay tôi ra sau treo lên cho những tên khác thò tay vào lục soát trong người tôi lấy hết tư trang gồm tiền và điện thoại di động cá nhân (V9) mà không có lệnh khám xét, không lập biên bản khám xét cũng như thu giữ tài sản của tôi. Khi bọn chúng giở trò hành xử côn đồ với tôi, thì Nguyễn Minh Mẫn lấy điện thoại di động của Mẫn ra quay phim lại.
Trong khi tôi đang bị khống chế, bắt giữ trái phép tại Công an phường 6 quận 3, thì tại nhà tôi Công an cử nhiều người ngồi chặn hết các cửa ra vào không cho các con tôi được ra khỏi nhà đi học (ngày đó con gái tôi phải thi học kỳ 3 môn).
Đầu giờ chiều ngày 20/10/2010, từ Công an phường 6 lại diễn ra màn trấn áp tiếp theo áp giải tôi về nhà để bắt đầu một cuộc “càn quét” vô cùng khủng khiếp. Các con tôi từ sáng đã bị giam giữ trong nhà đến lúc này bắt đầu hoảng loạn, la khóc khi Công an đập phá khóa cửa để vào nhà. Không phá được khóa, bọn họ đập cửa kính, mảnh kính bắn tứ tung vào người mẹ con tôi khiến ai cũng bị đứt da chảy máu.
Khi phá được cửa họ lại “ào ào như sôi” tràn vào nhà lục xét mọi xó xỉnh, ngóc ngách, tìm kiếm, bươi moi. Tôi yêu cầu cho tôi biết lý do khám xét thì người mặc sắc phục đeo bảng tên Đại tá Trần Văn Cống mới đọc cho tôi nghe tờ giấy gọi là “lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Văn Hải” và ông Trần Văn Cống là người được ủy quyền chủ trì thi hành lệnh. Tôi phản đối lệnh khám xét trái pháp luật này vì nơi đây từ nhiều năm nay là nhà riêng của tôi, không phải “nơi ở của Nguyễn Văn Hải”, nhưng đã 2 lần họ viện lý do khám xét “nơi ở của Nguyễn Văn Hải” để khám xét nhà riêng của tôi. Đã 3 năm qua, ông Hải không qua đây thăm con vì bị giam giữ tại các trại giam của Công an, nên muốn khám xét các người phải đến trại giam mới đúng. Ông Cống nói: “Chúng tôi biết hết, biết tất cả, nhưng đây là lệnh chúng tôi phải thi hành”. Khi rút đi họ mang theo của con tôi 2 bộ máy vi tính để bàn, 1 máy tính xách tay, một số thiết bị nghe nhạc và một số đĩa ghi hình ảnh kỷ niệm gia đình.
Ngày 28/10/2010, Cơ quan ANĐT CATPHCM triệu tập con tôi là Nguyễn Trí Dũng đến trụ sở (số 4 Phan Đăng Lưu) để kiểm tra đồ vật thu giữ. 3 giờ chiều cùng ngày, biên bản được lập với nội dung ghi rõ: “không tìm thấy tài liệu liên quan” nhưng đến hôm nay (02/12/2010) tài sản cá nhân và phương tiện học tập của các con tôi vẫn không được Công an trả lại.
Thưa các ông!
Những điều tôi tóm tắt sơ lược trên đây chỉ là một số trong vô số các hành vi mà chính quyền và CA TPHCM đã hành xử bất công, thô bạo, vô đạo đức và coi thường pháp luật đối với bản thân tôi, với ông Nguyễn Văn Hải và các con của chúng tôi.
- Bất công là cột buộc cho chúng tôi tội chúng tôi không vi phạm rồi phạt tù, phạt tiền, công khai cướp tài sản (căn hộ số 9/3, chung cư 17 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1) khi chúng tôi đang mua bán bằng giấy tay mà chưa kịp chuyển quyền sử dụng. Khi được hỏi về việc này, đại tá Trần Tiến Tùng có trả lời: “Ai bảo mua bán trái pháp luật”. Xin thưa, việc mua bán nhà giấy tay dù chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nhưng không có nghĩa là nhà nước cấm vì nó diễn ra công khai với đa phần nhà hóa giá.
- Vô đạo đức là hành xử dã man, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của tôi, của ông Nguyễn Văn Hải và các con tôi. Con tôi đã 2 lần bị chận đánh ngoài đường, gây thương tích (có người chứng kiến). Bản thân tôi cũng bị chận đánh nhiều lần. Ông Nguyễn Văn Hải từng “được” Trung tá Hoàng Trọng Dũng (An ninh CA TPHCM) nghênh ngang tuyên bố: “Đánh để bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy, đánh cho mất khả năng đàn ông, chích cho lây nhiễm AIDS, làm cho suy kiệt mà chết”. Nhà tôi từng bị cột cửa bên ngoài nhiều lần vào các ngày 8/3/2010, 11/3/2010, 13/3/2010 và 22/10/2010 khi các con tôi đang ở bên trong. (Ngày 13/3/2010 tôi có lên CAP8 quận 3 trình báo sự việc 4 lần nhưng CAP8 quận 3 không xuống xem xét và giải quyết).
Trong cuộc sống, gia đình tôi không gây thù chuốc oán, chính quyền địa phương chưa một lần phải xử lý về vấn đề gì, thì tại sao giờ này bản thân ông Hải, tôi (Dương Thị Tân, người luôn được Cơ quan Công an nói rằng “không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến ông Hải”) và các con của chúng tôi luôn bị đe dọa đến mạng sống, các con tôi còn bị tước đi quyền được đi học, thi cử một cách tùy tiện, trái pháp luật (cả 2 cháu đều bị nhiều lần). Điều đáng nói là những việc làm vô nhân đó lại được một bộ phận người khi hành động luôn luôn nhấn mạnh rõ ràng: “Chúng tôi là CAND đang làm nhiệm vụ theo lệnh của cấp trên”, luôn luôn tự nhận họ “đại diện cho luật pháp”, “đại diện cho nhân dân”. Họ hành động và hò hét như thể họ được “miễn dịch” với luật pháp, hay họ là một thế lực được luật pháp bảo kê. Tất cả những việc xảy ra đó được một số cán bộ Công an lý giải một cách đơn giản khi tôi hỏi họ tại sao, họ trả lời: “Tại vì ông Hải. Tại vì ông Hải không biết lượng sức mình, tại vì ông Hải dám nói đến biển đảo, đất liền bị mất trong khi nhà nước chưa nói”, v.v… Tất cả cán bộ Công an mà tôi đã từng tiếp xúc không một người nào không nói như vậy (tôi còn nhớ rõ từng người).
Thưa các ông!
Vậy thì đã rõ. Một người như ông Nguyễn Văn Hải đã vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, đã hy sinh một phần tuổi trẻ cho đất nước mà chưa một lần đòi hỏi, kể công. Một người có lương tri biết đau trước nỗi đau Tổ quốc bị xâm chiếm, trước quốc nạn tham nhũng mà nói lên tiếng nói của chính nghĩa thì không có lý do gì để phải bị cầm tù và bị đối xử tàn nhẫn bởi chính cái đất nước mà ông Nguyễn Văn Hải đã ra sức bảo vệ. Gia đình và người thân ông Hải cũng không có lý do gì phải chịu sự trả thù của một bộ phận người luôn lấy sức mạnh của chính quyền để khủng bố, đe dọa người dân lương thiện, luôn nhân danh công lý để che đậy sự nhỏ nhen hèn nhát của lương tâm mình.
Thưa các ông!
Thư này gửi tới các ông với yêu cầu chính đáng trả lại tài sản cho gia đình tôi để các con tôi có phương tiện học tập, yêu cầu chấm dứt mọi sự đe dọa, khủng bố tinh thần đối với gia đình tôi. Đồng thời không đối xử thô bạo với ông Nguyễn Văn Hải hiện đang bị Công an giam giữ, vì cho đến thời điểm hiện tại (02/12/2010) gia đình tôi vẫn không được biết ông Hải đang bị giam ở đâu và không được gởi quà thăm nuôi. Cán bộ tiếp dân chỉ giải thích là “theo yêu cầu của Cơ quan điều tra không cho gởi đồ thăm nuôi” là một hình thức khủng bố tinh thần, làm suy kiệt sức khỏe ông Hải, trái với Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ (khoản 1 Điều 26 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam).
Với tinh thần cầu thị, mong rằng mọi yêu cầu của tôi không rơi vào im lặng, và luật pháp cần phải được tôn trọng để những người dân thấp cổ bé miệng như chúng tôi hiểu đúng về cụm từ “Tự do – Hạnh phúc” trong một đất nước có pháp quyền.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/12/2010
Nay kính thư!
(đã ký)
Dương Thị Tân
Sự việc, nghĩ cho cùng, chả qua chỉ là thời vận. Ông Lữ Phương may mắn vì chống Mỹ đúng nơi và đúng lúc. Cái lúc mà nửa phần đất nước vẫn còn có kỷ cương và hiến pháp. Cái hiến pháp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy có vẻ ọp ẹp và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ thân nhân, gia đình và vợ con của ông Lữ Phương thoát khỏi những đòn thù ti tiện, bẩn thỉu và hạ cấp của những kẻ tiểu nhân – nếu có – vào thời điểm đó!
Ông Điếu Cầy, tiếc thay, không được sự may mắn tương tự. Ông chống Tầu không đúng nơi và cũng chả đúng thời. Cái nơi mà ông vẫn ngỡ là quê hương xứ sở của mình thật ra đang bị âm mưu bán đứng, và cái thời của ông – như chúng tôi đã có dịp đề cập trong một bài viết trước – là Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã hơn, theo cách nói của những blogger ở Việt Nam, là Thời Đồ Đểu hay Thời Thổ Tả!
Tưởng Năng Tiến
12/2010
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
KÝ NGUYÊN NHUNG
Những cánh phượng khô ép trong trang vở
Nguyên Nhung
Lâu lắm rồi, có một lần trong đời tôi tìm lại được những cánh phượng
khô ép giữa những bài thơ, trong tập thơ có những trang giấy “pelure”
màu hồng, màu xanh dễ thương như cái tuổi học trò thơ mộng. Những kỷ
niệm thời học trò bị bỏ quên nằm lẫn lộn với những cuốn sách cũ trên kệ
sách, hình như không ai đụng đến. Rất, rất lâu tôi cũng không đụng đến,
cho đến một buổi chiều mưa tự nhiên tôi lại nhớ, những cánh hoa khô bất
ngờ rơi xuống lả tả đã trở màu nâu xậm là lúc ấy trong trí tôi, cũng
rưng rưng những cánh phượng màu đỏ thắm rơi trên mặt cỏ …
Cảm giác mênh mang buồn khi tìm gặp lại những cánh phượng khô ép
trong trang vở, khiến tôi nhớ đến anh, người “bạn” duy nhất trong đời
học sinh, đã nhặt những cánh phượng rơi trên thảm cỏ gần mé sông, ép vào
trang vở bọc trong giấy kính mờ rồi làm quà cho cô bạn nhỏ. Nét chữ bay
bướm cuả anh nghiêng nghiêng trên những tờ thư mỏng, anh vẫn thường
nhận phần trang trí hay chép hộ tôi những bài thơ hay. Chỉ vậy thôi,
ngày nào trên đường đi học về tôi cũng đã phải ghé vào nhặt vài bông hoa
cầm trên tay để làm duyên với anh bạn chung đường, hình như từ đó cũng
nảy nở một mối tình học trò, be bé xinh xinh như những cánh phượng đầu
mùa ép khô đã đổi màu với thời gian.
Mối tình ấy bao lâu tôi không nhớ, nó bắt đầu khi nào và kết thúc làm
sao vẫn chỉ để lại một nỗi buồn hờn giận nhẹ nhàng mà lại khó nguôi
trong trái tim nhỏ bé cuả tôi. Hai năm dài đi chung một con đường đến
trường, bỡ ngỡ xa lạ lúc ban đầu, êm đềm đằm thắm lúc về sau, để rồi sau
một mùa hè “người ấy” biến mất, như những cơn mưa mùa hè đã cuốn theo
những cánh hoa phượng rã rời trôi theo dòng sông biền biệt.
Tôi chỉ biết anh ở trọ nhà bà con trong suốt thời gian đi học, bà mẹ
quê phải vất vả tằn tiện từng đồng nuôi con đi học xa. Quê anh tít trong
vùng sâu ở bên kia sông, thời chiến tranh nằm giữa hai lằn đạn. Bà mẹ
chịu ở lại với mảnh vườn và ruộng lúa để nuôi các con ăn học, tình hình
chiến sự nhiều khi trở nên rất sôi động đến nỗi con cũng không dám về
nhà thăm mẹ cho nguôi lòng thương nhớ, mẹ cũng phải khó khăn mới chèo
chống được với sóng gió, bằng chiếc ghe nhỏ chở khẳm gạo và thức ăn bơi
qua sông lớn để nuôi con ăn học. Chính vì vậy mà tâm tư anh khắc khoải
một nỗi buồn, nhất là những đêm tiếng đại bác vọng về thành phố, ánh hoả
châu soi sáng vùng trời xa bên kia sông, tương lai tuổi trẻ ngày ấy mịt
mờ nặng trĩu những âu lo khiến anh nghĩ tới bà mẹ quê tội tình mà không
an tâm trong việc học. Năm đó anh thi rớt, một là học lại một năm nữa
để thi nốt mảnh bằng tú tài 2, sau đó lên Đại Học, nhưng đúng lúc đó
chiến trận leo thang, anh cũng đang độ tuổi tòng quân nhập ngũ.
Anh biến mất trong tôi kể từ mùa hè năm ấy không một lời từ giã. Có
lúc tôi nghĩ chắc anh đã nghỉ học về quê ở nhà với mẹ để trốn lính, hay
có khi lại chạy theo bên kia vì nhà anh thuộc vùng xôi đậu. Thôi thế là
hết, tình học trò còn non nớt như những bông hoa phượng đỏ, lắm nhớ
nhung để rồi tự nhiên bị đứt như dây tơ chùng xuống nốt nhạc buồn. Trong
tâm hồn người con gái tuổi mộng mơ mới biết yêu vẫn thổn thức khi niên
học mới một mình đến trường không còn ai đưa đón. Lật tập thơ tôi thấy
còn nhiều cánh hoa phượng khô của anh tặng năm xưa nằm xen trong những
trang giấy mỏng, lúc ấy tôi đã làm bài thơ “Ngày Tựu Trường”, ép vào đó
một cánh phượng khô với nỗi buồn của tôi, nỗi hờn giận đã làm tan nát
trái tim non nớt tuổi học trò.
Ngày Tựu Trường
Ngày tựu trường lòng tôi sao trống vắng
Đếm trên đường từng bước với cô đơn
Người ta vui sao chỉ có tôi buồn
Tình êm đẹp bây giờ không còn nữa
Lá phượng xanh , màu xanh nay đã úa
Ngày tựu trường trời sao vẫn nhiều mưa
Đường đi, về tôi cảm thấy bơ vơ
Nên cúi mặt tìm màu hoa đỏ thắm
Một người ra đi nơi nào xa lắm
Cánh phượng hồng khô héo đã từ lâu
Những bông hoa kỷ niệm buổi ban đầu
Vẫn còn đó không một lời hẹn ước
Ngày tựu trường có một mình tôi khóc
Đâu còn anh ai chép hộ bài thơ
Đâu còn anh mình tôi bước thẫn thờ
Trong buổi sáng đầu năm vào lớp học.
Bài thơ dễ thương ấy là một trong những bài thơ tuổi học trò, với
những cánh hoa ngả màu nâu buồn nằm thầm lặng trong góc tủ sách , hay
suốt đời nằm thầm lặng trong đáy hồn tôi.
Khi tôi nghĩ sẽ không bao giờ còn gặp lại “người ấy”, dù chia tay chỉ
vì hoàn cảnh nhưng đã vô tình làm tổn thương trái tim non nớt của tôi.
Vậy mà vài năm sau khi lập gia đình, tôi bồng đưá con gái nhỏ ghé vào
tiệm bách hoá mua đồ chơi cho con thì gặp anh. Trong bộ chinh y còn nhàu
bụi đường xa, hình như anh mới từ đơn vị về nên nét mặt còn hằn dấu
phong sương.
Ngỡ ngàng, bối rối, bồi hồi, ba cảm giác ấy trộn lẫn vào nhau khiến
tôi lúng túng thốt ra toàn những câu thật ngớ ngẩn khi hai bên chạm mặt
nhau. Má tôi nóng bừng lên lẫn lộn cảm xúc bất ngờ sung đột trong lòng,
khi nhớ đến chuyện ngày xưa, lại nửa như muốn cho anh nhìn thấy cái hạnh
phúc mà tôi đang có. Vẫn không bỏ được tính trẻ con, bất đắc dĩ tôi
phải hỏi, vẫn trống không như ngày xưa mỗi lần hờn giận:
“Mới về hả?”
Anh cũng mỉm cười gật đầu, ánh mắt nửa thương mến nửa giễu cợt khi nhớ lại cái tính hay hờn cuả tôi:
“Ừ, mới về!”
Rồi lặng thinh nhìn tôi rất lâu. Đôi mắt ấy chừng như đâu đó đọng lại
một niềm vui dịu dàng khi biết tôi đã có một đời hạnh phúc, xen lẫn
chút ân hận khi nghĩ đến chuyện cũ. Thời gian qua lâu rồi, những cánh
hoa phượng đã uá rồi vẫn nằm trong tập thơ tôi nhét kín trong kẹt tủ
sách. Trong bấy nhiêu năm trời tôi đâu biết anh đi đâu về đâu, bây giờ
nhìn anh trong màu áo trận, tôi ân hận là đã có lúc nghĩ sai về anh, vì
tưởng anh sợ đời lính nên trốn về quê núp bóng mẹ. Anh nựng đưá bé trên
tay tôi rồi hỏi:
“Cháu xinh và giống mẹ ghê, được mấy tuổi rồi?”
Tôi lí nhí trả lời nhưng tự nhiên một nỗi hờn giận dâng lên trong ánh
mắt, tôi có làm gì nên tội để ngày ấy anh bỏ đi không một lời từ giã.
Theo thời gian tình yêu ấy giờ đây đã khâm liệm rồi, nhưng niềm đau thì
hình như vẫn còn đó khi nhớ lại.
Nỗi đau tuổi đầu đời, in một dấu hằn
trong trái tim nhỏ bé, chưa kể những giọt nước mắt tủi hờn mỗi lúc lẻ
loi trên đường đi học, tôi vẫn phải đi ngang nhịp cầu và mé sông rưng
rưng tàn hoa phượng đỏ mỗi lúc sang hè.
Tự nhiên tôi bật hỏi:
“Hồi đó anh đi đâu?
Anh buồn buồn:
“Anh nhập ngũ, mẹ anh đâu còn bao nhiêu sức lực để nuôi anh học lại
một năm nữa, anh cũng không thể về cày cuốc nơi mảnh đất quê nhà. Đành
là ra đi mà không dám nói lời từ biệt, anh xin lỗi…”
Chúng tôi còn nói thêm vài câu chuyện nữa, đã hết giận anh rồi,
chuyện cũ đã được giải thích, dù sao hiện tại tôi đã ấm êm với một gia
đình hạnh phúc, riêng anh đời lính đẩy đưa qua những miền đất lạ, chỗ
nào cũng chỉ có đạn bom. Anh chưa lập gia đình dù mẹ anh mong mỏi, nhưng
đời lính luôn đối diện với sống chết lại ám ảnh chuyện “những kinh kha
một sớm chẳng quay về” nên anh ngại ngùng chưa nghĩ đến hôn nhân.
Tôi bế con ra khỏi tiệm bách hoá, trên tay con bé giữ chặt món quà
cuả người lính mua tặng, nó toét miệng cười khi anh đặt nụ hôn dịu dàng
lên vầng trán ngây thơ cuả đứa bé trước khi từ gĩa. Chuyện năm nao đã
lắng xuống rồi, ít ra cũng có một câu trả lời để “cô bé học trò” ngày ấy
khỏi tấm tức vì nghĩ mình bị bỏ rơi. Nụ hôn dịu dàng anh gửi lại trên
vầng trán đưá bé, khiến tôi chạnh nhớ đến lần cuối cùng, anh cũng dấu
kín lời từ biệt với nụ hôn nhẹ nhàng trên trán tôi rồi ra đi mà không
nói một lời. Món đồ chơi trẻ con đưá bé giữ chặt trong tay, khiến tôi
bật cười mà lại cảm động khi nghĩ tới những bông hoa phượng màu nâu khô
ép trong tập thơ nhét trong kẹt tủ, ngày xưa tôi cũng giơ tay nhận món
quà trời cho ấy mỗi độ sang hè, nhớ đôi mắt nồng ấm của anh nhìn tôi với
nụ cười xinh dấu trong vành nón lá.
* * *
Kể từ lần gặp ấy tôi không hề gặp lại anh nữa, cuộc đời cứ thế trôi
đi theo cái tan nát của nước non. Tôi may mắn cùng chồng rời khỏi quê
nhà trong những giờ thứ 25 của cuộc chiến, chẳng mang theo được gì,
huống chi là tập thơ tuổi học trò dấu trong kẹt tủ sách có những cánh
hoa khô ép trong cuốn vở.
30 năm sống ở quê người, lòng tôi vẫn chưa nguôi ngoai nỗi nhớ quê và
mong ước một lần trở về. Trở về để làm một người khách lạ trên chính
quê hương của mình, những gì trong quá khứ đã không còn, tôi chẳng tìm
đâu ra hai cây phượng nơi mé sông, tôi cũng không nhìn ra ngôi trường
mình đã học ngày xưa vì nó thay đổi hết rồi. Chị bạn đồng hành mời tôi
về thăm sông nước miền Tây cho biết đời sống và vẻ đẹp cuả những thôn
làng nằm ven bờ sông Hậu, tôi nhận lời ngay vì chợt nghĩ đến ngày xưa,
có lần tôi đã ao ước được theo anh về thăm nhà, nhưng anh nói:
“Em không biết chèo xuồng, không biết bơi làm sao dám về vùng sông nước.”
Anh nói vậy nhưng tôi hiểu cái mặc cảm trong lòng anh, một cô gái thị
thành “ăn trắng mặc trơn”, sao phù hợp được với cảnh đời cuả một thanh
niên cảnh nhà thanh bạch nơi quê mùa đầy những bất trắc cuả chiến tranh.
Lần trở về này tôi theo người bạn về thăm quê chị, nơi mà có lần mấy
chục năm về trước, tôi đã nhìn thấy nỗi bồn chồn cuả người yêu cũ khi
nhìn ánh hoả châu phía chân trời bên kia sông, mà nghĩ đến bà mẹ quê
nghèo đang lao đao giữa hai lằn đạn.
Đã bao nhiêu khuôn mặt thân hay sơ đi qua đời mình,bạn bè chung
trường chung lớp ngày xưa bây giờ mỗi người có một số phận khác nhau và
đời sống khác nhau. Tôi gặp một vài người bạn cũ còn sống ở quê nhà, có
người thành công có người lận đận an phận sống cho hết kiếp người. Tôi
thoáng nhớ đến anh người bạn thuở học trò, không biết bây giờ anh ra
sao, chỉ mong sao anh cũng thoát được nỗi vất vả cuộc đời mà qua hai
giai đoạn tôi biết, đời học sinh và đời lính tuổi nào anh cũng ắp đầy
nỗi khổ.
Chuyến đò xình xịch nổ máy rồi rời bến chở khách về thăm lại làng quê
miền đồng bằng sông Cửu Long, bây giờ cũng có một con đường nhỏ chạy
song song với dòng sông. Đa số người miền quê vẫn thích đi bằng đò vì
mát mẻ và vận chuyển được nhiều hành lý, còn người đi xa trở về lại muốn
hưởng cảm giác thanh bình cuả những làng mạc nằm dọc theo dòng sông.
Lòng tôi êm dịu quá, những đợt sóng nhỏ vỗ vào mạn đò êm như nhịp võng
và tiếng ầu ơ cuả những trưa hè trong một xóm nhỏ của miền Nam ngày xưa,
tôi để lòng trôi nổi theo những kỷ niệm một thời đã lắng xuống sau 30
năm tôi sống ở quê người.
Chập chờn theo tiếng sóng vỗ vào con đò tròng trành trên dòng sông,
gió mát miền quê ru tôi vào giấc ngủ, lúc ấy đò vừa cập bến nên mọi
người lao nhao đứng dậy để lên bờ, tôi mới ngây ngất nhìn thấy hai cây
phuợng thắm bên giẻo sông này đang mùa hoa tưng bừng nở rộ. Hoa đỏ chi
chít chen lẫn trong những cành lá xanh ly ty xanh biếc, lòng lại bồi hồi
xúc cảm vì bất chợt tìm lại những gì mất đã lâu nay bỗng dưng hiện ra
trước mắt. Ôi chao! Cũng những cánh hoa tả tơi rơi trên mặt đất, cũng
cây phượng hồng bên mé sông, chỉ khác là hôm nay tôi không còn là cô nữ
sinh tuổi mười bảy của những năm tháng trước. Hai cây phượng hồng che
bóng mát cho một cái quán nghèo nhà quê, bán trái cây và những thứ kẹo
bánh, đồ chơi cho trẻ con, người làng xã mỗi lần ra bến chờ chuyến đò ra
tỉnh.
Mỏi chân nên tôi ngồi nghỉ nơi cái bàn cuả quán nước ở ngoài hiên,
chờ chị bạn lấy hành lý về thăm nhà bà con, bảo người phụ nữ chủ quán có
nét mặt hiền hoà đôn hậu chặt cho tôi một trái dừa xiêm nhỏ.Biết tôi
khách phương xa, chị quày quả gọi vào bên trong lấy cho tôi một trái dừa
tươi nhất từ trên cây phía sau nhà. Khi người đàn ông chống đôi nạng gỗ
khập khễnh bước ra đem trái dừa cho vợ, mắt tôi loà nhoà một hình ảnh
rất thân quen, mặc dù thời gian và tuổi tác đã cày sâu trên khuôn mặt,
nhưng chắc chắn là tôi không lầm. Trời ơi!Anh đấy ư? Có thể nào như thế
nếu như trời vẫn còn bắt tôi gặp lại người xưa trong cảnh huống này, con
người quả có số phận, nhưng nỡ nào chiến tranh lại lấy đi cuả anh nhiều
như vậy? Một cái chân bỏ lại chiến trường, cộng thêm một con mắt khiến
anh khó lòng nhận ra tôi lúc ấy, chính tôi cũng thay đổi nhiều rồi,
nhưng so sánh giữa hai cảnh đời thì anh đã gánh chịu quá nhiều bất hạnh.
Không nén được cảm xúc, tôi uống một ngụm nước dưà nhưng lại không
cảm được cái ngọt lừ cuả nước mát quê hương. Thấy anh đi vào, tôi bật
đứng dậy chạy gọi với theo khiến người vợ cũng ngạc nhiên:
“Anh …anh gì ơi, cho tôi hỏi thăm”
Anh ngạc nhiên đứng lại, cây nạng gỗ dựa bên khiến dáng anh khập
khiễng làm lòng tôi càng thương cảm. Rồi nhìn tôi chăm chú bằng con mắt
còn lại, linh tính đã nhận ra tôi là người quen năm cũ, anh bình tĩnh
mỉm cười, nụ cười ấy tôi nhận ra ngay như ngày nào gặp lại nhau trong
tiệm bách hoá. Anh hỏi:
“Mới về hả?”
Tôi nhìn anh lòng rộn lên niềm vui, lí nhí nói:
“Ừ, mới về!”
Trong bao nhiêu năm cứ như thời gian không ảnh hưởng gì đến cái tình năm xưa trong quá khứ, anh nói tiếp:
“Không ngờ quả đất tròn thiệt, tôi không ngờ mình còn sống để có ngày gặp lại”.
Chúng tôi trở lại bàn dành cho khách uống nước, chờ chị bạn để về nhà.Vợ anh lăng xăng mừng rỡ:
“Cô đây quen với mình hả?”
Anh gật đầu vui vẻ:
“Quen, hồi anh còn đi học nhưng lâu rồi không gặp, cũng mấy chục năm
rồi mà còn nhận ra nhau. Bữa nay em chuẩn bị làm cơm mình đãi khách quý,
hình như cũng là bạn cuả cô Út cháu bà Hai trong xóm mới từ nước ngoài
về?”
Tôi gật đầu, chị bạn tôi cũng vưà đến, nhất định tôi phải thuyết phục
chị buổi chiều đến nhà anh ăn bữa cơm hạnh ngộ. Thấy anh lom khom với
cây nạng, tôi dò hỏi:
“Sao anh không dùng xe lăn cho khoẻ?”
Anh mỉm cười nhẫn nhục:
“Ở nhà quê đường xá gập ghềnh, chống nạng tiện hơn, cái chân này cũng vững vì nó biết phải bảo vệ cái chân kia cho mình khỏi té.”
“Ở nhà quê đường xá gập ghềnh, chống nạng tiện hơn, cái chân này cũng vững vì nó biết phải bảo vệ cái chân kia cho mình khỏi té.”
Trời ơi, bao nhiêu năm vốn văn chương vẫn còn nguyên trong trí nhớ
cuả người học trò, vẫn khí phách cuả người lính dám đứng thẳng đối phó
với hoàn cảnh. Chắc anh khổ nhiều mà không nói ra, nhưng tâm tôi đã
quyết phải làm một cái gì cho anh. Trả ơn những bài thơ chép trong cuốn
vở, trả ơn những cánh hoa khô ép trong thơ đã cho tôi những tháng ngày
mộng mơ tuổi học trò, trả ơn người lính đã đánh mất phần thân thể cho
tôi được bình yên trong thời chinh chiến.
Hai ngày theo chị bạn về quê, nơi này làng xóm thân cận nên ai cũng
biết nhau, cũng không ai biết gì về sợi dây thân tình cuả anh thương phế
binh với người phụ nữ trung niên từ xa mới về. Mẹ anh chết lâu rồi, anh
trở về sống trong căn nhà hương hoả cuả gia đình, an phận với nếp sống
đạm bạc rau trái trong vườn, mãi mới chịu lấy vợ để tuổi gìa đỡ hiu
quạnh. Hai đưá con anh lớn lên được cho ra tỉnh trọ học y như cha chúng
nó ngày xưa, nhưng khá hơn vì đã hết chiến tranh, ngày nghỉ vẫn theo đò
về quê thăm cha mẹ. Anh đối đãi tôi bằng mối thâm tình cuả người anh với
cô em gái, sau bữa cơm khá thịnh soạn có món gỏi gà trộn rau răm bắp
chuối, chị lưỡng lự chưa dám cầm món quà cuả tôi nhét vào túi áo chị dù
biết rằng nó sẽ giúp anh chị thực hiện những ước mơ, như làm lại cái
quán nhỏ để mưu sinh qua ngày, bán thêm vài thứ đồ chơi rẻ tiền cho trẻ
con trong xóm.
Anh thở dài rồi cũng phải nhận món quà của người em gái một thời còn
nợ anh những bông hoa phượng ép trong cuốn vở, nhưng vẫn nói:
“Cảm ơn cô đã nghĩ đến anh, sau chiến tranh anh được về với mảnh đất
quê nhà là may mắn rồi, còn biết bao đồng đội của anh què chân cụt tay
lê la ngoài đầu đường xó chợ không có ai giúp đỡ. Nếu có lòng, em cố
giúp những người ấy, phần anh như vậy đã quá đủ, còn có hai cây phượng
bên bờ sông nở hoa mỗi độ hè về, đâu ao ước gì hơn nữa.”
Xế trưa hôm sau nữa tôi và chị bạn trở ra tỉnh để lên Sàigòn chuẩn bị
chuyến bay. Lúc vợ anh bận bịu bán hàng cho khách trong quán, chị bạn
tôi cũng lăng xăng từ biệt gia đình người bà con, mắt ai cũng rươm rướm
hẹn lần tái ngộ. Lúc ấy tôi có dịp đứng một mình với anh dưới tàng cây
phượng vĩ, rực rỡ những bông hoa đỏ lung linh in bóng xuống dòng sông.
Vướng một chút hắt hiu khi nắng chiều rọi vào khuôn mặt đã hằn dấu vết
thời gian, anh nói nhỏ:
“Em vẫn còn giữ được nụ cười năm xưa. Bây giờ có hiểu tại sao anh lại
trồng hoa phượng, cũng chỉ bởi muốn giữ trong lòng những kỷ niệm thời
đi học.”
Tôi gật đầu không nói, nhưng mắt lại rưng rưng khi hiểu rằng trong
trái tim anh thấp thoáng vẫn còn hình ảnh cô bạn nhỏ thời đi học. Chắc
khó gặp lại nhau lần nữa, khi con đò tròng trành rời bến ra giữa sông,
bóng anh nhỏ dần nhưng mắt tôi vẫn ngoái trông những bông hoa phượng
rưng rưng nơi bờ sông lộng gió …
- Kon Tum
- KonTum
- Kon Tum City
- KonTumCity
- Diễn đàn Kon Tum City
- Up ảnh miễn phí
- Một thoáng Kon Tum
- Hình ảnh Kon Tum
- Tin tức Kon Tum
- Du lịch Kon Tum
- Các bài viết về Kon Tum
- Rao vặt Kon Tum
- Tuyển dụng Kon Tum
BXC * AIR VIỆT NAM
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlin
AIR VIETNAM -
KINH BỎ MẸ
Bút ký của một ông lái tàu bay lên thẳng
Truyện ngắn
Về VN năm nào, nhớ lại nghề bay bổng nên cứ mỗi lần
nhìn thấy phi cơ trên trời là lòng tôi lại thấy nao nao. Tôi hỏi thằng em
ruột:
-Rạch Giá đi Sài Gòn, thuê xe hơn hay mua vé máy bay
hơn ?
-Máy bay hết 45 phút, xe chạy hết bốn tiếng, tiền
thuê xe bằng tiền mua vé máy bay.
Tôi quyết định đi máy bay Air Viet Nam của Nga cho
biết với người ta.
Sáng thứ tư tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi
trường Rạch Sỏi để đi Sài Gòn, nó nói:
-Không biết hôm nay có máy bay
không.
-Sao mày nói nó bay mỗi thứ tư và thứ bảy
?
-Ừ, đó là chương trình, còn nó bay hay không thì
chưa biết.
Chờ ở phi trường chừng nửa tiếng thì chiếc phi cơ
khá lớn đáp xuống phi đạo. Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 ở tuốt hàng
đầu, thiên hạ chen nhau lên trước nên khi tôi lên đến nơi thì không còn chỗ. Cô
tiếp viên Air Viet Nam nói gia đình họ đi có đoàn. Tôi đành nhường chỗ và theo
cô xuống phía dưới .
Cô khá xinh, chỉ cho tôi vịn vào chiếc cột nhôm gần
đuôi chiếc máy bay để cô xếp chỗ.
Một lúc sau viên phi công hầm hầm đi xuống từ phòng
lái, cự nự:
-Các cô làm ăn thế này thì chết cả
lũ.
Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên phòng vé dưới đất
(hồi xưa Tiếp viên Hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ họ lại đổi
màu hồng) năn nỉ:
-Anh Ba thông cảm cho em chuyến này, chuyến sau em
làm tốt hơn.
-Chuyến sau! Chuyến sau! Quá tải có ngày chết cả
lũ.
Viên phi công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi
cơ gầm lên lao nhanh trên phi đạo rồi rời khỏi mặt đất.
Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi mình
còn ở trong Không Quân, bay liên lạc đáp xuống phi trường Rạch Sỏi này. Có khác
chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột trong thân
tàu.
Chuyện phi cơ quá tải ở VN là thường, tôi đã từng
chở 18 người từ An Lộc về Lai Khê, trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có sao
đâu.
Phi cơ không về SG ngay mà lại ra Phú Quốc. Lỗi này
là tại tôi không đọc kỹ vé. Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ tuyến đường
là:
HCM-Phú Quốc-Rạch Giá-Phú Quốc-HCM. Có nghĩa là máy bay từ SG ra tới
Phú Quốc đổ khách, bốc khách về Rạch Giá, đưa khách từ Rạch Giá ra Phú Quốc rồi
mới vòng về SG.
Không đọc kỹ vé thì không kêu ca vào đâu được. Có
điều bay từ Rạch Giá ra Phú Quốc thì được free, cho dù là đứng hay
ngồi.
Tôi cũng chẳng phàn nàn gì về cái ghế trên phi cơ,
vì cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột khi máy bay cất cánh như tôi. Tôi
hỏi:
-Cô bay tuyến này khá không?
-Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại mới ăn,
nhưng đỡ hơn bay tuyến ngoài Bắc.
-Sao thế ??
-Tuyến ngoài Bắc khách cứng đầu lắm, nói thế nào
cũng chẳng chịu nghe.
Cô ta làm tôi nhớ tới một ông "Bắc Kỳ Di Cư", y hệt
tôi đi trên chuyến Hồng Kông - Sài gòn trước đây một tuần.
Trời SG tháng Bảy nóng như đổ lửa mà ông mặc bộ com
lê đầy đủ. Khi chuyển máy bay ở Hồng Kông, ông ngồi lộn ghế, tiếp viên năn nỉ
thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông
ngồi lỳ ở đó.
Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua:
Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua:
-Cứ tưởng ông như nhà quê mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé
thì ông muốn ngồi đâu ông ngồi chứ!
Tôi hy vọng ra đến Phú Quốc sẽ có chỗ ngồi, tôi lại
lầm vì có lẽ VN đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, tuyến nào cũng đầy
khách.
Tôi lại đành làm anh hùng đứng ôm cột với cô tiếp
viên như khi còn nhỏ chơi Thả Đỉa Ba Ba vậy.
Khi phi cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi dòm
ra thấy có hai viên công an chạy hai chiếc Honda kề bên hông nên
hỏi:
-Họ làm gì vậy ?
Cô giải thích:
-Họ chạy theo để chặn bò. Đôi khi phi cơ cất cánh,
mà bò chạy ra trên phi đạo thì cũng có ... vấn đề đấy.
Tôi hỏi bò của ai mà vào được cả trong phi trường,
cô trả lời không biết, chắc là của Công an.
Khi đáp xuống Tân Sơn
Nhứt tôi mới khám phá ra một sự lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp viên
không có ghế, mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng ca,
trên đó nằm đưỡn đừ một bênh nhân đang thiêm thiếp. Có lẽ ông này được khiêng
lên ở Phú Quốc lúc tôi ngồi trong phòng đợi.
Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng ca được đặt
nằm trên mặt đất ngoài phi đạo thi gan cùng nắng gió và bụi, hình như chờ xe
thuê bao đến chở đi nhà thương.
Vị chi chuyến này có ba người ngồi ghế SÚP, y hệt lơ
xe đò Phước Chí ngày xưa ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng
ghế!!
Tôi rời nhà lúc 7g sáng, phi cơ đáp Tân Sơn Nhứt
khoảng 12g trưa, vậy là khoảng 5 tiếng đồng hồ. Lâu hơn đi xe, có điều là được
đi một đoạn miễn phí và học hỏi được đôi điều thú vị.
Mấy hôm sau, gặp lại thằng em ở SG, nó
hỏi:
-Anh đi máy bay Nga - Air Viet Nam có sướng
không?
Tôi cười như
mếu: - Kinh Bỏ
Mẹ!
Góp thêm chuyện...thảm !
Tác giả :
BXC
BXC
__,_._,___
Kinh Bỏ Mẹ! Ông Phi Công này đi tàu bay việt cộng
mà còn than như thê ! Nếu ông được đi xe lửa như tôi... !
Năm 1979, tôi được việt
cộng thả ra khỏi trại cải tạo ở Ngã Ba Ông Đồn, gần núi Chứa Chan. Hình như nó
có phát cho tôi mấy đồng tiền Hồ.
Tôi cuốc bộ từ ngã ba Ông Đồn ra
trạm xe lửa gần đó, cũng độ 3 cây số. Trời nắng gắt, tôi khát cháy cổ, nhưng
không dám có ý mua cái chi để uống, vì không biết tiền vé xe có đủ chăng.Tôi đợi
mất 2 giờ, thì có chuyến tàu từ Phan Thiết dzô.Nhưng trước lúc tàu dzô cả tiếng
đồng hồ, sân ga bé nhỏ đã chật cứng người, với đủ thứ hàng hóa, còn hơn cả cái
chơ !
Nhưng nhiều nhất là củi và than. Khi xe vừa ngừng bánh, nó giống như một cục đường bị lũ kiến bu lại ! Bọn buôn củi than có lợi thế nhất. Chúng có đồng bọn trên các toa, mở cửa sổ toa xe, và chúng đứng dưới vác củi, than quăng bừa qua cửa sổ, mặc mẹ những hành khách trên đó.
Dĩ nhiên để tránh bưu đầu sứt trán, gẫy cẳng..., hành khách đang ngồi sẵn trên toa phải vội vàng né tránh và cũng...dĩ nhiên họ vừa tránh vừa chửi rủa om sòm, nắm tay dơ cẳng, đe dọa một trận kịch chiến, nhiều phần có đổ máu chứ chẳng chơi. Khổ thân những thằng tù cải tạo, vừa ra trại, chưa có cả cái quyền công dân, dây dưa vô đám hỗn chiến này, có khi lại hóa ra chưa cải tạo " tốt " thì bỏ mẹ.
Nhưng nhiều nhất là củi và than. Khi xe vừa ngừng bánh, nó giống như một cục đường bị lũ kiến bu lại ! Bọn buôn củi than có lợi thế nhất. Chúng có đồng bọn trên các toa, mở cửa sổ toa xe, và chúng đứng dưới vác củi, than quăng bừa qua cửa sổ, mặc mẹ những hành khách trên đó.
Dĩ nhiên để tránh bưu đầu sứt trán, gẫy cẳng..., hành khách đang ngồi sẵn trên toa phải vội vàng né tránh và cũng...dĩ nhiên họ vừa tránh vừa chửi rủa om sòm, nắm tay dơ cẳng, đe dọa một trận kịch chiến, nhiều phần có đổ máu chứ chẳng chơi. Khổ thân những thằng tù cải tạo, vừa ra trại, chưa có cả cái quyền công dân, dây dưa vô đám hỗn chiến này, có khi lại hóa ra chưa cải tạo " tốt " thì bỏ mẹ.
Tôi phải lùi ra xa, và sau đó, dù
cố sức bao nhiêu tôi cũng đành chịu, không sao tiến gần con tàu được một ly nào.
Ngoài sự khó khăn ngoại cảnh, còn có sự khó khăn ngay trong tư cách con người
của mình.
Mình không thể nào làm những chuyện...kỳ quái hay đáng xấu hổ mà người việt cộng thản nhiên làm. Do vậy, tàu chạy mẹ nó rồi, mà tôi vẫn còn ngơ ngác đứng trên sân ga, dương mắt ếch vì kinh hoàng và thất vọng cho cải cảnh vừa nhìn thấy. Những thằng tù nào vừa thóat khỏi hàng rào kẽm gai, và các họng súng, có thể giết mình bất cứ lúc nào, lại không nôn nóng lánh xa cái lò sát sanh ấy !
Ngoài ra, còn đôi mặt mẹ già, vợ hiền trông đợi, những bàn tay bé nhỏ của lũ con thơ vẫy gọi nơi mái nhà rách nát đang thôi thúc hắn mau về để chia sẻ nỗi cơ hàn. Cho nên ra trại rồi, mà không về được nhà thì lòng như lửa đốt.
Mình không thể nào làm những chuyện...kỳ quái hay đáng xấu hổ mà người việt cộng thản nhiên làm. Do vậy, tàu chạy mẹ nó rồi, mà tôi vẫn còn ngơ ngác đứng trên sân ga, dương mắt ếch vì kinh hoàng và thất vọng cho cải cảnh vừa nhìn thấy. Những thằng tù nào vừa thóat khỏi hàng rào kẽm gai, và các họng súng, có thể giết mình bất cứ lúc nào, lại không nôn nóng lánh xa cái lò sát sanh ấy !
Ngoài ra, còn đôi mặt mẹ già, vợ hiền trông đợi, những bàn tay bé nhỏ của lũ con thơ vẫy gọi nơi mái nhà rách nát đang thôi thúc hắn mau về để chia sẻ nỗi cơ hàn. Cho nên ra trại rồi, mà không về được nhà thì lòng như lửa đốt.
Bị lỡ tàu,tôi thất thểu cầm tấm
vé xe, quay vô nhà ga kiếm một xó nằm nghỉ, và định ngày mai sẽ cuốc bộ về
Saigon , dù phải đi bao lâu cũng mặc. Vừa nằm nghỉ, vừa cầu trời cho có quý nhân
gúip đỡ.
Thì chẳng bao lâu có " quý nhân " tới thiệt. Quý nhân hiện ra dưới hình dáng một anh chàng cù bơ cù bất. Hỏi tên họ và nhà cửa, mới hay đây là một chàng bị đẩy đi kinh tế mới gần đó. Chàng cho biết, nếu tôi còn chút tiền cho chàng, thì chàng sẽ đánh vật, chen cho tôi được một chỗ, trong chuyến tàu ngày mai. Tôi thủ thế , xin hẹn ngày mai sẽ quyết.
Thì chẳng bao lâu có " quý nhân " tới thiệt. Quý nhân hiện ra dưới hình dáng một anh chàng cù bơ cù bất. Hỏi tên họ và nhà cửa, mới hay đây là một chàng bị đẩy đi kinh tế mới gần đó. Chàng cho biết, nếu tôi còn chút tiền cho chàng, thì chàng sẽ đánh vật, chen cho tôi được một chỗ, trong chuyến tàu ngày mai. Tôi thủ thế , xin hẹn ngày mai sẽ quyết.
Trưa hôm sau, khi tàu gần tới "
ân nhân " lại xuất hiện và gạ gẫm. Tôi vét túi nộp chút tiền còn lại cho ân
nhân, sau khi quan sát quang cảnh như hôm qua, và tự lương sức mình không thể
lên tàu được.Quả nhiên, khi tàu tới, một cảnh tượng tranh giành quyết liệt còn
hơn ngày hôm qua, vì số khách lỡ tàu hôm trước, nay quyết tâm hùng hổ gấp hai.
Tôi suýt bị mấy cái đòn gánh phang vào đầu, đành lui ra đứng ngoài xa.
Khi tàu hú còi sắp chạy, tôi thấy " ân nhân " của tôi đã đứng được một chân lên bực cửa tàu, mỗt chân còn đung đưa; một tay anh ta nắm chặt cái cột sắt gần cửa, tay kia rối rít vẫy tôi. Tôi mừng quá,người như tăng thêm sức mạnh, và quên hết hiểm nguy, vẹt được môt dòng người và tới ngay chổ ân nhân đang đứng, hy vọng sẽ có chỗ trên tàu.
Nhưng hỡi ơi, cái chỗ của ân nhân dành cho tôi chính là cái chỗ anh ta đang đứng; nghĩa là tôi cũng sẽ có " chỗ " đứng một chân, chân kia đong đưa trong không khi, và có chỗ vịn...một tay !!! Tôi còn biết làm thế nào trong khoảnh khắc phải quyết định ấy. Tôi đành liều mạng thế chỗ của anh ta, và anh ta khoan khoái rời khỏi cái thế đứng chết người ấy. Xe chạy rồi, tôi mới thấy là tôi đã quá liều lĩnh.
Chân tôi mỏi nhừ, tay tôi tê dại như hóa gỗ, và các cành lá bên đường quật vào thân tôi liên tục!. Tôi chắc chắn sẽ rơi xuống đường tàu và nát thây, nếu xe lửa không dừng lại ở một cái ga xép thứ nhất.Nó vừa dừng lại là tôi buông tay cho rới xuống sân ga, dù biết rằng xuống rồi là không sao lên xe được nữa ! Vậy mà tôi lại lên xe được, quý cụ a !
Khi tàu hú còi sắp chạy, tôi thấy " ân nhân " của tôi đã đứng được một chân lên bực cửa tàu, mỗt chân còn đung đưa; một tay anh ta nắm chặt cái cột sắt gần cửa, tay kia rối rít vẫy tôi. Tôi mừng quá,người như tăng thêm sức mạnh, và quên hết hiểm nguy, vẹt được môt dòng người và tới ngay chổ ân nhân đang đứng, hy vọng sẽ có chỗ trên tàu.
Nhưng hỡi ơi, cái chỗ của ân nhân dành cho tôi chính là cái chỗ anh ta đang đứng; nghĩa là tôi cũng sẽ có " chỗ " đứng một chân, chân kia đong đưa trong không khi, và có chỗ vịn...một tay !!! Tôi còn biết làm thế nào trong khoảnh khắc phải quyết định ấy. Tôi đành liều mạng thế chỗ của anh ta, và anh ta khoan khoái rời khỏi cái thế đứng chết người ấy. Xe chạy rồi, tôi mới thấy là tôi đã quá liều lĩnh.
Chân tôi mỏi nhừ, tay tôi tê dại như hóa gỗ, và các cành lá bên đường quật vào thân tôi liên tục!. Tôi chắc chắn sẽ rơi xuống đường tàu và nát thây, nếu xe lửa không dừng lại ở một cái ga xép thứ nhất.Nó vừa dừng lại là tôi buông tay cho rới xuống sân ga, dù biết rằng xuống rồi là không sao lên xe được nữa ! Vậy mà tôi lại lên xe được, quý cụ a !
Bởi vì khi xuống sân ga,
còn đang bàng hoàng, tôi lại thấy cái cảnh ở ga trước tiếp diễn; nghĩa là lại có
màn ném củi khúc mới cưa, và các bao than cả tạ lên tàu qua cửa sổ. Đám hành
khách bên trong, la ó chửi rủa râm ran, cũng đâu có ăn thua gì; đành kéo nhau tị
nạn bằng cách phóng ra khỏi toa để tránh các khúc củi.
Bọn này phóng ra khỏi toa rồi thì dĩ nhiên sức voi hay sao mà hòng trở lại. Sau khi ngơ ngác môt lúc và tuyệt vọng không leo vào toa được, bọn này bèn leo...lên nóc toa.
Bọn này phóng ra khỏi toa rồi thì dĩ nhiên sức voi hay sao mà hòng trở lại. Sau khi ngơ ngác môt lúc và tuyệt vọng không leo vào toa được, bọn này bèn leo...lên nóc toa.
Này ! đừng có tưởng leo lên
nóc toa xe là chuyện dễ nhé ! Tôi đã bắt chứớc họ leo thử mấy lần mà không được;
sau phải có " đồng minh " giúp đỡ bằng cách đưới đẩy đít, trên nắm tóc lôi !
Chao ôi, lên được rồi thì nó...sướng quá. Kiểm điểm lại thì thấy chỉ mất có ba cái nút áo và bụng bị vạch cào xước một mảng da đỏ sần sùi lên trông như vết thương vừa được tháo băng và hai xương vai hình như muốn rời ra vì bị kéo từ trên.
Nhưng lên rồi thì ...sương quá các cụ ạ ! Chẳng có ai chen vai thích cánh, chẳng có mùi cứt gà cứt heo gi sất cà ! Cũng chẳng có mùi hôi nách và mùi quần áo...không bao giờ giặt ! và nhất là không còn sợ những khúc củi gỗ thình lình lao trúng đầu, trúng mặt mình !
Gió thồi vù vù bên mang tai, chim bay lươn trên đầu ! Ái chà, nếu sở xe lửa nhà nước biết như vầy, vé ngồi trên mui dám thành vé hạnh nhứt, bán giá cao tới trời cũng hết veo ngay.
Chao ôi, lên được rồi thì nó...sướng quá. Kiểm điểm lại thì thấy chỉ mất có ba cái nút áo và bụng bị vạch cào xước một mảng da đỏ sần sùi lên trông như vết thương vừa được tháo băng và hai xương vai hình như muốn rời ra vì bị kéo từ trên.
Nhưng lên rồi thì ...sương quá các cụ ạ ! Chẳng có ai chen vai thích cánh, chẳng có mùi cứt gà cứt heo gi sất cà ! Cũng chẳng có mùi hôi nách và mùi quần áo...không bao giờ giặt ! và nhất là không còn sợ những khúc củi gỗ thình lình lao trúng đầu, trúng mặt mình !
Gió thồi vù vù bên mang tai, chim bay lươn trên đầu ! Ái chà, nếu sở xe lửa nhà nước biết như vầy, vé ngồi trên mui dám thành vé hạnh nhứt, bán giá cao tới trời cũng hết veo ngay.
Ậy, nhưng sự đời dưới mặt
những tên nông nổi ngớ ngẩn như tôi thường được đánh giá sai bét ! Khi xe bắt
đầu chuyền bánh và xe dùng dình một chút, tôi mới nhận ra cai mui xe không phẳng
như cái mặt bàn.
Nó hơi khum khum như cái...mu rùa, các cụ ạ ! Ấy, ngồi chơi sơi nước thì không sao, nhưng nếu có ai dùng dình cái chổ ngồi như thế, thì quý cụ có khuynh hướng lắn tòm sang một bên. Cơ khổ là cái xe lửa cà chớn này nó hục hặc như bất mãn với sức kéo quá tải và các thanh đường ray mới được đặt vụng về, nó rùng mình, nó nhẩy lên từng chặp.Đám cư dân trên mui bây giờ mới thấu trời xanh.
Nó hơi khum khum như cái...mu rùa, các cụ ạ ! Ấy, ngồi chơi sơi nước thì không sao, nhưng nếu có ai dùng dình cái chổ ngồi như thế, thì quý cụ có khuynh hướng lắn tòm sang một bên. Cơ khổ là cái xe lửa cà chớn này nó hục hặc như bất mãn với sức kéo quá tải và các thanh đường ray mới được đặt vụng về, nó rùng mình, nó nhẩy lên từng chặp.Đám cư dân trên mui bây giờ mới thấu trời xanh.
Sau hai ba lần suýt nhao
đầu xuống đướng, tôi bèn chơi thế võ " thằn lằn áp địa " : Tôi dang cả hai tay
hai chưn ra, áp mặt sát mui xe, mấy ngón tay cố ra sức bấu vào cái mui làm
bằng sắt.
Sau khi đã yên vị, tôi hé mắt nhìn các khứa đồng hành, mới hay thiên hạ cũng bắt chước mình cả. Bấy giờ mới biết mình có tài !! Quý cụ nên nhớ rằng : trên đường đi, xe lửa phải chui qua nhiều cây cầu. Và những cây cầu này bắc qua các khe vực, chỉ có xe lửa mới chạy qua.
Thành ra các ông kỹ sư cầu đường đã thiết kế những thanh sắt ngang trên cầu chi vừa tầm cao cho xe lửa chui qua. Nay có thêm một bề dầy của thân người, dù là thân thằng tù ốm dẹp lép, ở trên mui xe, thì tất là phải khó khăn mới không quá cao để bị thanh sắt ngang trên cầu gạt phăng lại.
Mỗi khi xe sắp qua cầu, toán người ngồi trên mui xe toa đầu liền la lớn báo hiêu " qua cầu ", và chúng tôi rán dán mình cho thật dẹp xuống mui xe, để khỏi bị thanh sắt cầu gạt phăng đi. Mỗi lần thoát nạn như thế, nhiều người lại la to : " Thoát rồi !! " Cũng vì những tiếng báo hiêu này mà tôi suýt mất mạng.
Một lần khi tôi nghe báo " thoát rồi " tôi liền cất cao đầu lên một chút thôi, nhưng thanh sắt ngang trên cầu đã " hớt tóc " cho tôi mát rợi ! Thì ra người ngồi toa trước " thoát rồi " ; nhưng mình ở toa sau, nên khôn hồn ép rệp cho kỹ, chớ nên nghe la thoát mà ngững đầu lên , ắt toi mạng !
Sau khi đã yên vị, tôi hé mắt nhìn các khứa đồng hành, mới hay thiên hạ cũng bắt chước mình cả. Bấy giờ mới biết mình có tài !! Quý cụ nên nhớ rằng : trên đường đi, xe lửa phải chui qua nhiều cây cầu. Và những cây cầu này bắc qua các khe vực, chỉ có xe lửa mới chạy qua.
Thành ra các ông kỹ sư cầu đường đã thiết kế những thanh sắt ngang trên cầu chi vừa tầm cao cho xe lửa chui qua. Nay có thêm một bề dầy của thân người, dù là thân thằng tù ốm dẹp lép, ở trên mui xe, thì tất là phải khó khăn mới không quá cao để bị thanh sắt ngang trên cầu gạt phăng lại.
Mỗi khi xe sắp qua cầu, toán người ngồi trên mui xe toa đầu liền la lớn báo hiêu " qua cầu ", và chúng tôi rán dán mình cho thật dẹp xuống mui xe, để khỏi bị thanh sắt cầu gạt phăng đi. Mỗi lần thoát nạn như thế, nhiều người lại la to : " Thoát rồi !! " Cũng vì những tiếng báo hiêu này mà tôi suýt mất mạng.
Một lần khi tôi nghe báo " thoát rồi " tôi liền cất cao đầu lên một chút thôi, nhưng thanh sắt ngang trên cầu đã " hớt tóc " cho tôi mát rợi ! Thì ra người ngồi toa trước " thoát rồi " ; nhưng mình ở toa sau, nên khôn hồn ép rệp cho kỹ, chớ nên nghe la thoát mà ngững đầu lên , ắt toi mạng !
Vậy mà nhờ hồn thiêng các tử sĩ
đồng đội phù trợ, tôi cũng đáp xuống ga Saigon bình an. để hôm nay ngồi gõ vài
dòng này góp ý với ông bạn phi công đi tàu bay Nga của việt cộng !
Viết đã dài rồi, thôi bye hỉ
!
PHÚ HƯNG NGUYỄN * CHÍCH THUỐC VIỆT NAM
Tin tức này từ VN đưa ra :
Phú Hưng Nguyễn
"CẢNH BÁO (Copy): Hôm qua, 3/6 mình đưa con gái đi tiêm phòng ở 70 Nguyễn Chí Thanh thấy hiện tượng: Y tá tiêm mũi "5 trong 1" chọc kim tiêm vào em bé nhưng không bơm thuốc, và rút ra ngay, sau đó cất lại thuốc đó vào 1 cái hộp để trên bàn chứ không vứt xuống chỗ đựng ống kim tiêm đã dùng rồi, nếu bố mẹ cứ lo dỗ con khỏi ...khóc thì ko thể phát hiện ra được, chỉ người ngoài đứng chờ để ý mới thấy vì “nó” làm rất nhanh, nhanh hơn thằng móc túi ngoài được, đúng là trắng trợn, vô lương tâm.
Mình đã rất tức, gào lên nhưng lúc đó không túm ngay tay nó lại vì lúc đó mất bình tĩnh, những người chờ tiêm chưa hiểu mình gào lên vì gì thì bọn ghi sổ đã lại chấn an mình, gọi mình đi nơi khác nói chuyện để lấp liếm.
Mình để ý mới thấy vì được vợ bạn cũ mình cảnh báo, chứ ko bao giờ tưởng tượng chúng lại thất đức đến vậy. Mình nghĩ từ bọn ghi sổ đến tiêm là cùng hội cùng thuyền, cứ 10 em bé không được tiêm, thuốc trong kho dôi ra, 1 ngày mỗi đứa được 1tr, 1 tháng được ít nhất 30 tr, vì con em chúng ta, và để “bọn’ lương tâm bán rẻ cho chó không có cơ hội trục lợi, đúng là loại người trẻ không thương, già không tha hãy gửi đi càng nhiều người càng tốt bạn nhé, để mọi người chú ý tất cả các mũi tiêm phòng cho các con. Chỉ mong những em bé không được tiêm cũng vẫn khỏe mạnh."
Mọi người share giúp để cả nhà cùng cảnh báo nhé!!!!
Sau 36 năm sống dưới đỉnh cao trí tuệ, người VN (cán bộ CS) trong nước hành xử như vậy đó bà con ơi !
LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM
LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM
Mẩu quảng cáo đầu tiên trên báo đã có cách nay 140 năm, nhà báo Việt Nam đầu tiên là một trong 18 người uyên bác nhất thế giới thế kỷ 19 khi thông thạo đến 26 thứ tiếng. Nữ nhà báo đầu tiên của Việt Nam là con gái cụ Nguyễn Đình Chiểu.
Báo chí Việt Nam thực sự thoát thai từ cái nôi của chế độ thuộc
địa. Sự ra đời của báo chí trùng khít với bước chân xâm lược của người
Pháp vào Việt Nam. Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai
đoạn khác nhau với khá nhiều thăng trầm.
Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên
Lịch sử báo chí Việt Nam bắt đầu với sự ra đời của Gia Định báo vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Ban đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông
tin của người Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên
đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền thực dân. Sau
này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát
triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử...
Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ
và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ
quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.
.
Gia Định báo có khổ 25x32cm, giá 0,97 đồng/tờ, phát hành vào thứ 3 hàng tuần.
|
Đường D'Adran (Hồ Tùng Mậu ngày nay), một trong những địa chỉ từng in tờ Gia Định báo
|
Những mẩu quảng cáo đầu tiên trên tờ Gia Định báo (và cũng là của báo chí Việt Nam) xuất hiện vào năm 1882
|
Tờ báo kinh tế đầu tiên
Tờ báo kinh tế đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam là tờ Nông Cổ Mín Đàm
nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn". Đây là tờ báo
tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo
Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Chủ bút lần
lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu,
Nguyễn Chánh Sắt…
Nông Cổ Mín Đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát
hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1
tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau
khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản.
Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Quan Tổng thống Đông Dương
Paul Doumer ban hành tại Sài Gòn ngày 14/2/1901. Ban đầu, trụ sở của
tòa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài Gòn. Một thời gian sau, trụ
sở thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St–Jacques,
Sài Gòn.
Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 1/8/1901 (số đầu tiên)
|
Báo Nông Cổ Mín Đàm 18/8/1904
|
Ông Trần Chánh Sắt, một trong những chủ bút của tờ Nông Cổ Mín Đàm
|
Một mẩu quảng cáo sách trên tờ Nông Cổ Mín Đàm
|
Báo có khổ 20x30 cm, với tổng cộng 8 trang, trong đó các trang giữa đăng các truyện dịch (như Tam quốc chí tục dịch
hay một số truyện ngắn khác của Anh, Pháp hoặc Trung Quốc), thơ ca do
các cộng tác viên sáng tác, điểm báo châu Âu, hướng dẫn cách thức vệ
sinh phòng bệnh hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông tin số lượng và giá lúa
gạo bán đi các nước, 2 trang cuối dành cho quảng cáo và rao vặt.
Nhà báo Việt Nam đầu tiên
Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), được coi là “ông tổ nghề
báo Việt Nam”. Tên thường gọi của ông là Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh,
Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre).
Trương Vĩnh Ký được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác
học hàng đầu thế giới. Ông thiết tha với nền văn học quốc ngữ và được
coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.
Ông sáng lập, là tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác.
Chân dung Trương Vĩnh Ký
|
Tượng Trương Vĩnh Ký được đặt gần Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn, trước năm 1975
|
Tờ báo đầu tiên phát hành ở miền Trung
Những năm 20 thế kỷ trước, báo chí miền Bắc và miền Trung bắt đầu có sự vươn lên mạnh mẽ. Sự kiện tờ Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng ra đời năm 1927 tại Đà Nẵng đánh dấu việc báo chí đã lan tỏa đến Trung Kỳ.
Tòa soạn và ban biên tập tờ Tiếng Dân tại Đà Nẵng
|
Tờ Tiếng Dân gắn với khuynh hướng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Bản chất là một tờ báo yêu nước nhưng bất cập với tình hình và thời đại
|
Tờ nhật báo đầu tiên
Gần 4 năm sau khi thành lập, báo Trung Bắc Tân Văn ở miền Bắc tăng tần số phát hành và trở thành tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam, tính từ tháng 1/1919. Trung Bắc Tân Văn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút..Tờ báo tồn tại đến tháng 4/1941 mới đình bản, ra tổng cộng 7.265 số.
Trung Bắc Tân Văn là tờ báo ra hàng ngày duy nhất phát hành rộng ở Bắc và Trung Kỳ
|
Tờ báo phụ nữ đầu tiên
Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào
thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918. Đây là tờ báo đầu tiên
chuyên về phụ nữ, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công
nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng
của tờ báo này khiến mật thám Pháp e ngại. Tháng 7/1918, tờ Nữ Giới Chung bị đình bản.
Nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Anh (1864 - 1922) là chủ bút tờ báo này. Bà là con gái thứ tư của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu.
Báo Nữ Giới Chung là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ
|
Nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Anh
|
Tờ báo Tết đặc biệt đầu tiên
Đầu năm 1918, tờ Nam Phong tạp chí với ấn phẩm đặc biệt “Số
Tết 1918” trở thành tờ báo Tết đầu tiên, mở màn cho truyền thống làm báo
xuân trong làng báo Việt Nam. Đây là ý tưởng của chủ bút trẻ Phạm
Quỳnh, khi tờ Nam Phong vừa ra mắt được 6 tháng
Bìa ngoài và trang 1 của Nam Phong – số Tết 1918, tờ báo Tết đầu tiên của Việt Nam
|
Phóng sự trên báo đầu tiên
Năm 1932, tờ Hà Thành Ngọ Báo đã khởi đăng phóng sự nổi
tiếng nhan đề “Tôi kéo xe” của nhà báo Tam Lang (Vũ Đình Chí), mở đầu
cho thể loại phóng sự trong làng báo Việt Nam. Viết về thân phận những
người phu xe những năm đầu thế kỉ 20, “Tôi kéo xe” đã làm thức tỉnh
những người có lương tâm trong xã hội.
Phóng sự điều tra "Tôi kéo xe" được đăng tải trên "Hà thành ngọ báo" năm 1932. Năm 1935 được in thành sách.
|
BỆNH GIỜI ĂN
Giời leo nhìn từ hai phía
Ở Việt Nam, chẳng cứ người bình dân ít học, mà ngay người học
thức đầy bồ, nếu thấy trên cổ, trên mặt, trên lưng, bắp vế, bắp tay,
thậm chí cả khu “tam giác quỷ” của mình, xuất hiện một vệt đỏ hơi sần
sùi mụn cám. Ban đầu còn tưởng bị côn trùng đốt hoặc nổi mề đay nhưng
thấy vết đỏ nọ không lặn, mụn cám phồng dần, không ngứa mà lại đau nhức,
họ biết ngay đã bị giời leo. Thay vì đi bác sĩ, họ lại tìm tới thầy
khoán. Chung quanh việc chữa bệnh giời leo bằng cách khoán, có nhiều
điều “hơi bị lạ”.
Thầy "khoán" chữa bệnh
Từ thầy khoán...
Khoán: hiểu nôm na là giao phó, lãnh nhận trọn vẹn
(trong nghĩa bán khoán, nhận khoán, mua khoán). Trong bệnh giời leo (cả
bệnh quai bị) khoán có nghĩa là “rào” vùng bị đau lại, không cho bệnh
“dời” hay “leo” sang chỗ khác.
Khi con bệnh đến xin khoán, nếu thấy vết đỏ chưa lan rộng, mụn chưa chảy nước, người bệnh chưa bị những cơn đau nhức dữ dội hành hạ thì có nghĩa mới bị một tuần đổ lại, và cơ may chữa lành bệnh là trăm phần trăm, thầy khoán sẽ dùng vôi ăn trầu (hay mực tầu) vẽ một vòng tròn quanh vết đỏ để phong tỏa “giời”.
Quá trình chữa bệnh diễn ra chừng một phút, không đau đớn, không va chạm, không uống thuốc, dán bùa, quất roi dâu như kiểu trục bệnh của thầy pháp.
Người chữa chỉ đơn giản đốt ba nén nhang, bảo người bệnh nhắm mắt lại, quơ nhang vẽ ngoằn ngoèo trước vết đau, đọc lầm thầm vài câu gì đó, rồi ngậm một nhúm bột trắng (là gạo và nếp giã chung) nhắm thẳng những vết sưng đỏ trong vòng khoán thổi phù phù.
Thầy thổi xong, người bệnh ra về. Tối mai, tối mốt đến khoán tiếp. Đủ ba tối thì thôi. Vết đỏ bớt sưng tấy, chuyển từ mầu đỏ sang đỏ sẫm, rồi thâm đen. Các mụn khô mặt, tróc vẩy. Bệnh lui dần, hết hẳn. Để tạ thầy, thường con bệnh mua đĩa trái cây hay trà bánh cúng tổ. Cũng có người “bỏ bao thư” nhưng chỉ năm ba chục ngàn gọi là.
Nói về những khoản thu nhập ít ỏi, thất thường này, thầy Ba Nghĩa ở Tân Uyên- Bình Dương cho biết hai mươi tám năm làm thầy khoán giời leo, khoán quai bị, chữa trật khớp tay chân hầu như thầy chỉ “ăn hương ăn hoa” là chính. Ai làm thầy khoán cũng đều vậy, chẳng riêng thầy, nghĩa là phải mưu sinh bằng nghề khác, còn khoán chỉ coi là duyên, là nghiệp chứ không phải nghề.
Người làm thầy khoán, lúc thọ giáo với sư phụ, phải thề không ăn tiền, không lợi dụng người bệnh. Nếu làm trái lời thề, sẽ tự nhiên bị “phế võ công”.Lý giải nguyên nhân gây bệnh giời leo, dân gian đều bảo tại con giời - một loài côn trùng phát lân tinh giống đom đóm nhưng chỉ nhỏ cỡ đầu tăm - gây ra.
Chặp tối, giời bay kiếm ăn, quẹt trúng quần áo phơi ngoài trời. Lỡ mặc phải quần áo bị giời quẹt trúng này đương nhiên bị bệnh giời leo (có lẽ vì thế, ở thôn quê, người ta không phơi đồ ban đêm).
Một nữ bênh nhân, kẻ viết bài gặp ở chỗ thầy Ba Nghĩa, kể thoạt đầu nghi bị giời leo nhưng mới xin được việc làm, không dám nghỉ đi trị bệnh, sợ mất việc, đành ở nhà, ai chỉ gì làm đó. Từ giã đậu xanh, giã lá chùm ruột đắp chỗ đau, tới “âm thầm” viết tên tuổi vô lá mướp đắng, gói kín, không nói cho ai hay, lén giắt dưới ông táo. Rốt lại, sau mươi bữa, vết giời leo từ bụng lan ra sau lưng.
Lan tới đâu nhức kêu trời tới đó. Khi người nhà chở chị tới xin khoán, xem vết thương xong, thầy Ba Nghĩa thở dài. Người nhà lo lắng hỏi, chữa được không thầy.
Thầy Ba nói mát, sao không đợi giời chạy giáp vòng luôn hẵng tới. Chạy giáp vòng thì sao? Thì chết chứ sao! Kinh nghiệm cho thấy, mới phát bệnh giời leo mà khoán ngay thì hết dễ dàng. Nếu bệnh đã phát kịch liệt, “giời” chạy lung tung, các dây thần kinh bị thương tổn nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn, lâu lắc, thậm chí không tác dụng. Tân Uyên, Tân Ba, Thành Hội, người chết vì giời leo thỉnh thoảng vẫn có...
Nói tóm lại, giời leo là bệnh quái ác, không nên coi thường. Người bị giời leo một lần rồi chưa chắc được miễn nhiễm. Đang chữa giời leo bằng cách khoán, phải kiêng ăn “đồ phong” như tôm cua, thịt bò. Đặc biệt, không được viếng đám ma. Cũng không nên phối hợp vừa chữa thuốc tây vừa đi khoán, trừ khi muốn “thăng thiên” sớm.
Khi con bệnh đến xin khoán, nếu thấy vết đỏ chưa lan rộng, mụn chưa chảy nước, người bệnh chưa bị những cơn đau nhức dữ dội hành hạ thì có nghĩa mới bị một tuần đổ lại, và cơ may chữa lành bệnh là trăm phần trăm, thầy khoán sẽ dùng vôi ăn trầu (hay mực tầu) vẽ một vòng tròn quanh vết đỏ để phong tỏa “giời”.
Quá trình chữa bệnh diễn ra chừng một phút, không đau đớn, không va chạm, không uống thuốc, dán bùa, quất roi dâu như kiểu trục bệnh của thầy pháp.
Người chữa chỉ đơn giản đốt ba nén nhang, bảo người bệnh nhắm mắt lại, quơ nhang vẽ ngoằn ngoèo trước vết đau, đọc lầm thầm vài câu gì đó, rồi ngậm một nhúm bột trắng (là gạo và nếp giã chung) nhắm thẳng những vết sưng đỏ trong vòng khoán thổi phù phù.
Thầy thổi xong, người bệnh ra về. Tối mai, tối mốt đến khoán tiếp. Đủ ba tối thì thôi. Vết đỏ bớt sưng tấy, chuyển từ mầu đỏ sang đỏ sẫm, rồi thâm đen. Các mụn khô mặt, tróc vẩy. Bệnh lui dần, hết hẳn. Để tạ thầy, thường con bệnh mua đĩa trái cây hay trà bánh cúng tổ. Cũng có người “bỏ bao thư” nhưng chỉ năm ba chục ngàn gọi là.
Nói về những khoản thu nhập ít ỏi, thất thường này, thầy Ba Nghĩa ở Tân Uyên- Bình Dương cho biết hai mươi tám năm làm thầy khoán giời leo, khoán quai bị, chữa trật khớp tay chân hầu như thầy chỉ “ăn hương ăn hoa” là chính. Ai làm thầy khoán cũng đều vậy, chẳng riêng thầy, nghĩa là phải mưu sinh bằng nghề khác, còn khoán chỉ coi là duyên, là nghiệp chứ không phải nghề.
Người làm thầy khoán, lúc thọ giáo với sư phụ, phải thề không ăn tiền, không lợi dụng người bệnh. Nếu làm trái lời thề, sẽ tự nhiên bị “phế võ công”.Lý giải nguyên nhân gây bệnh giời leo, dân gian đều bảo tại con giời - một loài côn trùng phát lân tinh giống đom đóm nhưng chỉ nhỏ cỡ đầu tăm - gây ra.
Chặp tối, giời bay kiếm ăn, quẹt trúng quần áo phơi ngoài trời. Lỡ mặc phải quần áo bị giời quẹt trúng này đương nhiên bị bệnh giời leo (có lẽ vì thế, ở thôn quê, người ta không phơi đồ ban đêm).
Một nữ bênh nhân, kẻ viết bài gặp ở chỗ thầy Ba Nghĩa, kể thoạt đầu nghi bị giời leo nhưng mới xin được việc làm, không dám nghỉ đi trị bệnh, sợ mất việc, đành ở nhà, ai chỉ gì làm đó. Từ giã đậu xanh, giã lá chùm ruột đắp chỗ đau, tới “âm thầm” viết tên tuổi vô lá mướp đắng, gói kín, không nói cho ai hay, lén giắt dưới ông táo. Rốt lại, sau mươi bữa, vết giời leo từ bụng lan ra sau lưng.
Lan tới đâu nhức kêu trời tới đó. Khi người nhà chở chị tới xin khoán, xem vết thương xong, thầy Ba Nghĩa thở dài. Người nhà lo lắng hỏi, chữa được không thầy.
Thầy Ba nói mát, sao không đợi giời chạy giáp vòng luôn hẵng tới. Chạy giáp vòng thì sao? Thì chết chứ sao! Kinh nghiệm cho thấy, mới phát bệnh giời leo mà khoán ngay thì hết dễ dàng. Nếu bệnh đã phát kịch liệt, “giời” chạy lung tung, các dây thần kinh bị thương tổn nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn, lâu lắc, thậm chí không tác dụng. Tân Uyên, Tân Ba, Thành Hội, người chết vì giời leo thỉnh thoảng vẫn có...
Nói tóm lại, giời leo là bệnh quái ác, không nên coi thường. Người bị giời leo một lần rồi chưa chắc được miễn nhiễm. Đang chữa giời leo bằng cách khoán, phải kiêng ăn “đồ phong” như tôm cua, thịt bò. Đặc biệt, không được viếng đám ma. Cũng không nên phối hợp vừa chữa thuốc tây vừa đi khoán, trừ khi muốn “thăng thiên” sớm.
Tới Bác sĩ...
Với những chứng cớ khoa học, giới Tây y đã minh oan
cho con giời, đồng thời chỉ đích danh thủ phạm gây bệnh giời leo là
virus Herpes Zoster (cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Bệnh này tuổi nào
cũng có thể “được” nếm mùi nhưng ưu tiên nhất vẫn là các vị tuổi 60 trở
lên (tính trung bình, ở Mỹ, trong số trên dưới một triệu người mắc bệnh
giời leo mới hàng năm thì phân nửa là người cao tuổi).
Khi mới bệnh, đi bác sĩ ngay thì sẽ không nếm được những cơn đau “như có hàng trăm con ong cùng chích một lúc” hay “như có cái khoan khoan xoáy vào trong xương tủy”.
Khi mới bệnh, đi bác sĩ ngay thì sẽ không nếm được những cơn đau “như có hàng trăm con ong cùng chích một lúc” hay “như có cái khoan khoan xoáy vào trong xương tủy”.
Bệnh nhân được khuyến cáo không đắp các thứ lá vớ vẩn dễ nhiễm
trùng
da, không cúng quẩy, bùa chú mà phải sử dụng vài biệt dược như
Acyclovir (uống 5 lần/ ngày, từ 7 ngày- 10 ngày) hay Valacyclovir (3
lần/ ngày, uống 7 ngày), Famcyclovir (3 lần/ ngày- uống 7 ngày), đồng
thời đắp gạc mỏng lên vết thương, giúp ngăn không cọ xát vào quần áo.
Tùy theo thể tạng người bệnh, tình trạng bệnh, những loại thuốc giảm
đau, chống trầm cảm, tăng sức đề kháng có thể được bác sĩ chỉ định dùng
thêm. Một “cụ tao” (tuổi cụ nhưng thích xưng tao) trong làng báo trước
năm 75, hai năm trước sang Mỹ theo diện bảo lãnh, mới đây “bò” về trong
tình trạng điếc một tai, suýt mù một mắt và bả vai thì “vô cùng bi
kịch”. Ông này diễn tả “giá có súng, tao nhờ mày bắn nát vai tao, có lẽ
còn dễ chịu hơn”. Vì sao nên nỗi? Thì giời leo!
Sao không đi khoán?
Khoán con khỉ! Bị lúc đang ở Hawai với đám con
cháu. Biết kiếm đâu ra thầy khoán An Nam. Đòi về, chúng không cho về một
mình. Để cả bọn vì mình, kéo về hết thì mất vui. Thế là cứ cắn răng
chịu. Hết một tuần, về lại San Jose. Chỗ này mách ông A,
chỗ kia mách ông B. Khốn nỗi chả ông nào ở gần. Muốn tới họ, phải cưỡi
máy bay, phải cậy con đưa đón. Mà con thì bận đi làm.
Đành nằm nhà, gọi bạn (cũng già) đến khiêng đi chữa trị. Qua tay vài lang Tây, lang Ta, thầy khoán. Thầy nào cũng lắc đầu ái ngại bảo để trễ quá, chữa không ăn thua! Con cái đành đưa “cụ tao” về lại Sài Gòn, chuẩn bị cho cụ “lên đường’.
Đành nằm nhà, gọi bạn (cũng già) đến khiêng đi chữa trị. Qua tay vài lang Tây, lang Ta, thầy khoán. Thầy nào cũng lắc đầu ái ngại bảo để trễ quá, chữa không ăn thua! Con cái đành đưa “cụ tao” về lại Sài Gòn, chuẩn bị cho cụ “lên đường’.
Nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt
Nghe kẻ viết bài nhắc “đồ giời leo khốn nạn”, cụ ngồi bật dậy, tuôn một tràng những hiểu biết thu thập từ internet, bạn bè, và nhất là từ “cái thằng tao”. Cụ dặn đi dặn lại “mày” viết cho bên ấy biết, bệnh giời leo (còn gọi là bệnh Zona thần kinh hay bệnh Shingles) là không chủ quan được đâu.
Bị, thì cố tìm cách chữa ngay. Đừng sợ phiền con cháu. Đừng nghĩ mình chịu được mà nằm nhà uống thuốc cầm chừng. Làm thế, trước sau gì cũng chết, không phải chết vì bệnh, mà chết vì đau đớn. Đau giời leo không đau nào so được, kể cả đau đẻ, vì đau đẻ chỉ một hai ngày là nhiều, trong khi đau giời leo vừa dữ dội vừa dai dẳng hàng năm trời.
Chịu đau cỡ tao - ngã mô tô, dám ngồi tại chỗ, nhấc cái đầu gối lên, cầm cục xương lòi ra trắng hếu...Vậy mà bị giời leo hành, đang nằm, cơ thể tự động giật “pực pực’, nhào luôn xuống giường. Thằng con vội lôi ngay xô nước đá...
Ấy là nghe
kể thôi, chứ lúc đó ngất rồi, biết gì đâu. Nhiều vị biết chuyện đâm ra
sợ hãi. Các vị hỏi làm sao phòng trừ ác bệnh. Xin nói ngay, trừ thì chưa
có, nhưng phòng thì có rồi. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, ở bang Texas- Mỹ,
trong một bài viết trên internet về bệnh giời leo, cho biết, ở Mỹ, từ
năm 2006, thuốc chủng ngừa đã được lưu hành.
Tóm lại, trong cuộc chiến phòng và diệt bệnh giời leo, lang Tây và lang Ta, một bên đại diện cho khoa học thực nghiệm, một bên đại diện cho khoa học... huyền bí, chỉ giống nhau ở chỗ cùng thừa nhận bệnh giời leo gây đau đớn dữ dội, nếu chạy chữa ngay trong tuần đầu thì “no problem” (để muộn có thể gây biến chứng nặng cho vài bộ phận cơ thể hoặc nguy tới tính mạng), còn kỳ dư, hai “lang” khác nhau một trời một vực trong cách giải thích nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh.
Tóm lại, trong cuộc chiến phòng và diệt bệnh giời leo, lang Tây và lang Ta, một bên đại diện cho khoa học thực nghiệm, một bên đại diện cho khoa học... huyền bí, chỉ giống nhau ở chỗ cùng thừa nhận bệnh giời leo gây đau đớn dữ dội, nếu chạy chữa ngay trong tuần đầu thì “no problem” (để muộn có thể gây biến chứng nặng cho vài bộ phận cơ thể hoặc nguy tới tính mạng), còn kỳ dư, hai “lang” khác nhau một trời một vực trong cách giải thích nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh.
Đọc đến đây, nếu quí độc giả nào đột nhiên phát hiện trên mình một vệt
da mầu đỏ, dầy bì bì, lấm tấm mụn, không ngứa mà chỉ đau nhức thì... ôi
thôi rồi! Mau mau đi bác sĩ hoặc kíp tìm thầy khoán. Đừng để chậm trễ,
đến lúc phải miễn cưỡng “leo lên giời” theo diện giời leo thì coi như
bổn báo mất đứt một độc giả trung thành. Sẽ buồn và tiếc thương lắm
đấy!
Bệnh
này (shingle) đang được Super MarketPharmacy SAFEWAY quảng cáo chích
ngừa(ngay trong chợ). Nếu bạn 60 tuổi hay già hơnbảo-hiểm sức-khỏe của
bạn trả 100%. Bằng không bạn phải trả $209.99.
Chích trên cách tay gần vaikim chích vào taychỉ đau bằng 1phần ngàn của
sự đau-đớn nếuđã bị bệnh và đau (off & on) kéo dài hàng năm trời.
Bệnh này già hay trẻ cũng bị bệnh nhưng vào tuổi già thì dễ mắc bệnh hơn (vì hệ-thống miễn-nhiễm yếu).
Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Virus sẽ "thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của 1 trong số 5 người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)
Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:
Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể
Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.
Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.
Sau khi rời khỏi phòng mạch bác sĩ, cần phải uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, hãy thông báo với bác sĩ.
Dự phòng
Khôngc ó cách nào để dự phòng Zona cả.
Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu hơi và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.
(từ www.emedicinehealth.com)
CÁCH TRỊ ĐÔNG Y
- Bài thuốc Kinh phòng bại độc thang, gồm kinh giới, phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, sài hồ, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, xuyên khung, bạc hà, mỗi thứ 8 g, thêm bạch phục linh 16 g.
Tất cả hợp thành 1 thang, uống hằng ngày. Mỗi thang sắc 2 nước, nước một uống buổi sáng, nước hai vào buổi chiều. Bệnh mới phát thì uống 3 thang, nếu được 5-7 ngày cần uống 8-10 thang.
Nếu cơ thể suy nhược nặng hoặc người bệnh cao tuổi thì thêm đảng sâm hay nhân sâm, mỗi thứ 12 g vào thang thuốc. Nếu mụn giời leo vỡ nước loét sâu dưới da thì thêm hoàng kỳ 16 g, kim ngân hoa 16 g.
- Thuốc bôi, xoa ngoài: dùng dầu Jnoca (tinh dầu mù u) 1 chai 15 ml do Viện Y Dược học dân tộc TP HCM bào chế, bôi lên mảng giời leo từ ngoài vào trong, mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều tối. Thuốc có tác dụng sát trùng, làm nhu da, mát da, dịu hẳn cơn đau buốt, nóng rát, khống chế bệnh ngay.
(Theo VnExpress)
TÂY Y
Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Virus sẽ "thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của 1 trong số 5 người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)
- Bệnh Zona trong tiếng Anh là Shingles có xuất xứ từ tiếng Latin và Pháp có nghĩa là dây đai, thắt lưng, phản ánh đúng tính chất phân bố của các dải phát ban. Các dải này thường là chỉ ở 1 bên của cơ thể và ở khu vực chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác đơn độc.
- Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoter gây ra bệnh Zona. Người lớn tuổi, những người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh Zona hơn.
- Đa số những người bị Zona đều khỏe mạnh. Không cần thiết sử dụng những xét nghiệm đặc hiệu nếu như hệ miễn dịch của bạn còn tốt.
Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:
- Stress
- Mệt mỏi
- Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).
- Ung thư.
- Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
- Làm tổn thương vùng da bị nổi ban
Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể
- Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
- Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày.
- 2 - 3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.
Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.
- Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và mù.
- Bạn cũng cần phải đến khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể tránh được những biến chứng.
- Bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.
- Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.
Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.
- Có thể bác sĩ sẽ quyết định làm xét nghiệm để xác định xem bạn có bị Zona hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng cần thiết.
- Phết Tzanck: hiện nay ít được sử dụng hơn trước do những kỹ thuật mới đã xuất hiện, người ta rạch vết phồng và lấy dịch cùng với các tế bào da trong đó đặt lên slide. Sau đó nhuộm màu bằng 1 loại thuốc nhuộm đặc biệt rồi đưa lên kính hiển vi để tìm những biến đổi của tế bào gây ra bởi virus. Phương pháp này không thể giúp phân biệt được giữa VZV và Herpes Simplex Virus (HSV), tuy nhiên VZV gây bệnh zona và thủy đậu còn HSV gây ra bệnh Herpes simplex (đôi khi thường được biết đến bằng cái tên Herpes môi hoặc Herpes sinh dục).
- Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt, như DFA (direct fluorescent antibody - kháng thể huỳnh quang trực tiếp), trong sang thương có thể xác định được VZV. DFA thường cho kết quả sau 1 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt được giữa VZV và HSV. Cấy virus có thể cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn.
- Sinh thiết da: lấy một mẩu da ở sang thương và xem xét chúng dưới kính hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu sang thương nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh thiết.
Tại nhà:
Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.
Theo dõiNếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.
- Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.
- Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết/
- Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
- Giữ cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương. Tránh những tiếp xúc da-chạm-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của Zona như đau. Một vài thuốc giảm đau được sử dụng, chẳng hạn như acetaminophen (VD Tylenol), và ibuprofen (VD Advil) hoặc thuốc giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau tổn thương (PHN - Postherpetic neuralgia). PHN là những cơn đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến mất.
- Thuốc kháng virus, như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả PHN. Cần phải bắt đầu sử dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu quả. Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần sử dụng loại thuốc nào.
- Đôi khi, corticoid cục bộ có thể được dùng để giảm viêm. Những thuốc cục bộ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.
Sau khi rời khỏi phòng mạch bác sĩ, cần phải uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, hãy thông báo với bác sĩ.
Dự phòng
Khôngc ó cách nào để dự phòng Zona cả.
- Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở những người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm nguy cơ lây lan cho người khác.
- Vaccine VZV, còn được biết đến là vaccine ngừa thủy đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona do làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại VZV hoặc giữ chúng trong trạng thái bất hoạt. Những cải tiến của loại vaccine này đang được nghiên cứu và có thể giúp ngừa được bệnh Zona trong tương lai.
Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu hơi và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.
- Có thể những cơn đau vẫn còn tiếp diễn sau khi sang thương biến mất. Những cơn đau này được gọi là PHN. Thường gặp ở người lớn tuổi, và có thể là rất nặng nề.
- Những biến chứng khác có thể gặp là nhiễm trùng da, nhiễm trùng lây lan đến những cơ quan nội tạng hoặc làm tổn thương mắt. Thường để lại sẹo.
(từ www.emedicinehealth.com)
CÁCH TRỊ ĐÔNG Y
- Bài thuốc Kinh phòng bại độc thang, gồm kinh giới, phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, sài hồ, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, xuyên khung, bạc hà, mỗi thứ 8 g, thêm bạch phục linh 16 g.
Tất cả hợp thành 1 thang, uống hằng ngày. Mỗi thang sắc 2 nước, nước một uống buổi sáng, nước hai vào buổi chiều. Bệnh mới phát thì uống 3 thang, nếu được 5-7 ngày cần uống 8-10 thang.
Nếu cơ thể suy nhược nặng hoặc người bệnh cao tuổi thì thêm đảng sâm hay nhân sâm, mỗi thứ 12 g vào thang thuốc. Nếu mụn giời leo vỡ nước loét sâu dưới da thì thêm hoàng kỳ 16 g, kim ngân hoa 16 g.
- Thuốc bôi, xoa ngoài: dùng dầu Jnoca (tinh dầu mù u) 1 chai 15 ml do Viện Y Dược học dân tộc TP HCM bào chế, bôi lên mảng giời leo từ ngoài vào trong, mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều tối. Thuốc có tác dụng sát trùng, làm nhu da, mát da, dịu hẳn cơn đau buốt, nóng rát, khống chế bệnh ngay.
(Theo VnExpress)
Phụ chú của Tòa soạn BKBĐD:
Bệnh
giời leo còn gọi là bệnh giời ăn.Đó là cái tên dân gian lâu đời đặt ra ,
người có học hay không học cũng gọi như thế, không phải ai cũng rành
danh từ Tây y. Trong tình trạng y học yếu kém, dân ta phải chạy chữa đủ
cách là chuyện thường trong xã hội và con người Việt Nam. Người ta gọi
là giời ăn hay giời leo là vì ở ruộng vườn dân chúng hay bị sâu bọ bò (leo) lên người hay cắn (ăn)
đốt gây cho thân thể nổi ngứa ngáy, đau nhức. Giời là một loại côn
trùng (con đom đóm). Giời cũng có thể là tên chung của các loại sâu. Từ
điển Eugène Gouin định nghĩa là animaux- bọ- mile pattes
phosphorescent". bọ giời là con sâu bay trên trời, tức con đom đóm. Vì
mình nó có lân tinh nên có chất độc. Tự điển Génibrel định nghĩa "giời"
là ghẻ ( giời ăn). Khoán là thư phù yểm trấn ( phép phù thủy).Khoán bùa
là vẽ bùa, lấy nhang mà vẽ bùa chỗ bị thường. Bùa viết bằng giấy mực
nhưng thường là viết bằng nhang trong không khí trên chỗ bị bệnh, không
rõ là chữ gì, hình gì, miệng thấy đọc thần chú, đôi khi tay thầy bắt
quyết.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
KÝ YÊN HÀ
THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP - Rất Hay !
Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.
Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc…
Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá.
Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.
Kẹp giữa hai quê-hương
Những
người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng
vẫn chỉ là Mỹ
(Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú,
miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn
không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập
nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống,
karaoke với nhau.
Những
người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống
“tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang
sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về
Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.
“Ma patrie, c’est là où je suis heureux”
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)
Tôi
muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của
cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau,
cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?
Ở
hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung,
mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay
du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có
được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm.
Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua
nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà
thôi.
Nhất
là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống
bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi
khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có
thể xóa quên được ?
Quê-hương
như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi
nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng
tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời.
Ơn-nghĩa
này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào
cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà
tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù
người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà).
Tôi
cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam,
quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là
Việt-Nam muôn thuở ?
Kẹp giữa hai nền Văn-hoá
Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.)
Bao
nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối
suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà
tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó,
tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để
diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình.
Tuy
nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ
có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi
những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi”
bên ngoài.
Tất
cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc
tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu
tiếng mẹ đẻ
của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền
giáo-dục bố mẹ tôi.
Nước Pháp
đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi.
Nhưng
có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người
di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta
làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài
khi bên trong trống vắng?
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn.
Tôi
có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ
hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine”
(BGI).
Tôi
có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi
bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã.
Tôi
có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng
tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?),
nhưng tôi
vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn
khi hát tiếng Việt.
Tôi có thể
ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”.
Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử.
Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá. Kẹp giữa hai thế-hệ
Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt.
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán.
Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt.
Vì
sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói
một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó
lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài.
Tôi
đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm
đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn
hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm.
Về
khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm
bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi
xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và
nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một
lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ.
Tôi
á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục
của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái
quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong
tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề
lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả.
Trong
khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang
thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ
để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười
lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong
trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản
đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi,
vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?
Nhà
chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất
cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho
đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm
thấy no.
Tôi
đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào
“mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi
“911”?
“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn
và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi.
Lúc
trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng
mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi
thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm
con.
Hoá
ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất
cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?!
Kẹp giữa hai thế-hệ.
Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá
Nói
như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu
chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng
nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà
mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất
là trong cái tuổi thành-niên này)?
Tôi
đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng
con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của
chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng
chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một
thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó
có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn?
Có
lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công
cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó
thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải
môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó
thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra
đời, cho nên đành
ngậm cay, nuốt đắng mà thôi.
Đây
không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề
này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề
xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và
chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan,
cùng một nhân-sinh-quan?
Nỗi buồn u-uẩn
Dĩ
nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên
hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?)
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn.
Dù
sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay,
trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình.
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh
bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín.
Nhưng
thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy)
thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận.
Vả
lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có
vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ
chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa.
Chúng
tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh
để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới.
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết.
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi.
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
Tháng 3-2012
Yên Hà
Phung Phan
1 comment:
- Lai Tran Mai said...
- Bài viết hay, cũng đúng với tâm trạng của tôi. Cám ơn bạn.
- June 20, 2012 7:06 PM
THƠ TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG
Tôn Nữ Hỷ Khương
Ngai vàng chót vót năm đời
trước/Tiếng ngọc bâng khuâng một kiếp này,
hai câu thơ Vũ Hoàng Chương đề tặng
đã hé lộ thân phận của Tôn Nữ Hỷ
Khương. Xét theo trực hệ, bà là thế hệ
thứ năm liên tiếp, kể từ vua Minh Mạng, mà
con cháu cùng làm thơ, cùng nổi tiếng, dẫu mức
độ có khác nhau. Một trường hợp hy hữu
trong lịch sử triều Nguyễn.
Cô út trong Thi đàn Quỳnh Dao, được mệnh
danh là “Quỳnh Dao chi bảo” nhờ giọng ngâm mà thi
sĩ họ Vũ đã ví như “tiếng ngọc”,
sẽ bước sang tuổi 73 vào tháng 7 này.
Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi diễn ra tại
nhà riêng của bà, nơi thi hữu, bạn bè
thường nhắc đến với cái tên “Thùy
Khương trang” (ghép tên hai vợ chồng bà), nằm
khuất trong một con hẻm nhỏ, khá yên tĩnh trên
đường Lê Văn Sỹ, quận 3, TP.HCM.
Có lẽ nên gọi phòng khách của gia chủ là phòng
thơ. Bởi thơ nhiều vô kể. Thơ treo kín trên
tường, thơ in trên lịch, thơ phun lên
đĩa, thơ khắc lên đá, thơ tập
đặt trên bàn. Chưa hết. Những lúc cao hứng,
gia chủ còn cất giọng ngâm nga những bài thơ
của thân phụ là nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ
Thị, của thi hữu và của mình.
Trong suốt cuộc trò chuyện, nhà thơ nhắc
nhiều đến cảnh cũ người xưa, bắt
đầu từ dòng hồi ức về những ngày
cuối đời của người cha quá cố:
- Năm 1961, cha tôi bệnh nặng. Tôi vào Sài Gòn, gấp
rút in cho cha tôi một tập thơ Đời Thúc Giạ
để người kịp nhìn thấy trước lúc
nhắm mắt. Tiếc là nhà xuất bản in không
kịp, một phần vì kỹ thuật in ấn hồi
đó chưa được hiện đại như bây
giờ. Sau khi người qua đời, tôi quay lại
Sài Gòn làm việc tại dược phòng của một
người bà con là dược sư Phạm Doãn Điềm
(chị ruột bác sĩ Phạm Ngọc Thạch -
bộ trưởng y tế đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - PV),
đồng thời hoàn tất việc xuất bản
tập thơ cho cha tôi.
* Xuất thân “lá ngọc cành vàng”, không hiểu
quận chúa Tôn Nữ Hỷ Khương đã xoay xở
với công việc ở dược phòng như thế
nào?
- Công việc ở dược phòng thực ra cũng
chẳng có gì nặng nhọc. Nhiệm vụ chủ
yếu của tôi là làm thủ quỹ. Mang trong mình dòng máu
hoàng tộc nhưng từ thuở bé, tôi đã quen với
sinh hoạt đạm bạc. Cha tôi làm quan, phẩm hàm
Lễ bộ Thượng thư trí sự nhưng xem
chốn quan trường chỉ là “Hàng ghế dịch
lên năm bảy tấc/Thẻ bài thêm lớn một vài
ly”.
Cả đời sống thanh liêm nên khi cởi áo
triều phục, trả lại thẻ bài lui về vui
thú điền viên thì ông chẳng có gì thêm ngoài ngôi nhà
ở thôn Vĩ Dạ. Cùng lứa với ông, nhiều
người lúc về hưu thì có “ruộng thẳng cánh
cò bay, phố xá từng dãy”. Những năm đói, chúng
tôi cũng ăn cơm độn khoai, độn mì
như nhiều gia đình nghèo khó khác.
Sau này, cha tôi có vịnh một bài thơ để
cảm ơn ngôi nhà. Thơ rằng: “Đã mười
mấy năm trời về hưu ở với
ngươi/Nhờ ngươi chỗ thờ tự,
nhờ ngươi chỗ nghỉ ngơi/Nhờ
ngươi mới mạnh khỏe, nhờ ngươi
mới thảnh thơi/Vợ đau nằm có chỗ, con
ngồi học có nơi/Khi láng giềng qua lại, khi
bạn hữu tới lui/Khi câu thơ chải chuốt,
khi chén rượu đầy vơi/Tiếng chim reo
trước ngõ, cụm hoa nở ngoài cươi/ Yến
Tạ hưu Tần sau nỏ biết/Cảm ơn
ngươi phải vịnh đôi lời”.
* Được biết, ngôi nhà đó cũng
chính là nơi lui tới thường xuyên của các thi
sĩ trong Hương Bình Thi Xã mà phụ thân của bà là
chủ soái. Số phận của địa chỉ
văn hóa ấy bây giờ ra sao?
- Ngôi nhà đó vẫn còn, nhưng đã xuống cấp
lắm. Năm 1985, tôi về thăm nhà, đưa bát nhang
cha tôi lên chùa. Dịp đó, Mặt trận Tổ quốc
TP. Huế mời tôi nói chuyện về ông cụ. Họ
hứa sẽ có tiếng nói để bảo tồn
địa chỉ văn hóa đó. Năm 1997, Hội
Văn học Nghệ thuật và Hội Khoa học
Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm 120
năm ngày sinh của cha tôi trên sông Hương cũng có
mời tôi về. Lãnh đạo TP. Huế hứa thêm
một lần nữa rằng sẽ đưa ngôi nhà vào
danh sách di tích văn hóa của Huế.
Sau đó, tôi còn có dịp gặp gỡ ông Nguyễn
Văn Mễ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.
Huế tại nhà bà Điềm Phùng Thị. Ông Mễ nói
“tôi rất thương, rất kính trọng cụ Thúc
Giạ. Chị Hỷ Khương cứ yên tâm,
trước sau chúng tôi cũng lấy cái nhà để làm
nhà lưu niệm cho cụ”. Nghe vậy, tôi mừng
lắm. Tôi về bàn với vợ chồng chị tôi, anh
tôi thảo cái đơn xin hiến ngôi nhà cho nhà
nước. Nhà nước muốn sử dụng vào
mục đích gì cũng được, miễn là liên
quan đến văn hóa. Đơn đã tới nơi
từ lâu mà tôi chờ hoài không thấy hồi âm.
Đến giờ, hàng chục gia đình đã vào
dựng nhà, sống trong khu vườn của gia đình
tôi. Anh thấy không, sở dĩ bức hoành phi
(hướng về phía bàn thờ gia tiên) bị nám khói là
do người ta đun nấu trong nhà mình. Nhiều người
khuyên nên sơn lại nhưng tôi không muốn. Nó là
vật chứng cho một giai đoạn nhiều
biến động. Mà thôi, chuyện đời như áng
mây bay, càng nhắc càng buồn. Ngay cả thôn Vĩ Dạ
cũng không giữ được, huống chi ngôi nhà
của mình chỉ là một phần rất nhỏ trong
quần thể thôn Vĩ.
* Thân phụ của bà là một danh nhân văn
hóa ở Huế. Nối gót cha mình theo nghiệp thi phú
nhưng xem ra cụ Thúc Giạ là một cái bóng quá
lớn?
- Cha tôi là một cái bóng lớn đối với
nhiều người, nhiều thế hệ, chứ đâu
riêng gì mình. Được nép dưới bóng cụ là
phước báu. Khi đang học năm thứ tư
Trường Đồng Khánh, tôi bị bệnh nặng.
Bác sĩ nói tôi không đủ sức khỏe để
tiếp tục đến trường. Trong cái rủi
lại có cái may. Nhờ vậy mà tôi lại có dịp
gần gũi cha mình nhiều hơn. Những dịp thi
hữu ghé chơi, cha tôi lại kêu tôi ngâm thơ của
cha cho mọi người cùng nghe.
Với tôi, cha vừa là cha, vừa là thầy, vừa là
tri kỷ (Cha con ta là đôi tri kỷ/Chung bóng chung hình
giữa nước non - Ứng Bình Thúc Giạ Thị).
Nữ thi sĩ Mộng Tuyết nói rằng Hỷ
Khương có phước khi được cha mình xem
như tri kỷ. Cũng nhờ gần gũi ông cụ mà
tôi giữ lại được hết di cảo của
người. Tập Lộc Minh Đình Thi Thảo bằng
chữ Hán của ông cụ cũng vừa xuất bản
ở Mỹ.
* Sau hai tập Đợi Mùa Trăng
(1964), và Mộng Thanh Bình (1970), mãi đến năm
1999, tức là gần 30 năm sau, bà mới “tái xuất
giang hồ” với tập Còn gặp nhau. Đâu là
lý do khiến bà im lặng lâu đến vậy?
- Sau năm 1975, thơ tôi bị đưa vào danh sách
cấm. Cuộc chiến tranh đã đẩy dân tộc
chúng ta vào cảnh xót xa. Biết bao gia đình mà anh - em, cha
- con… đứng ở hai bên chiến tuyến. Mình nói
như vậy nhưng người ta đâu có chịu.
* Nhưng Ngai vàng chót vót năm đời
trước/Tiếng ngọc bâng khuâng một kiếp này,
thủ bút hai câu thơ trong bài Ngai vàng tiếng ngọc
của thi sĩ Vũ Hoàng Chương - một nhân
vật cũng có thơ bị cấm - đề tặng
từ năm 1964, vẫn được bà lưu giữ
đến tận bây giờ.
- Đúng vậy. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương
mất năm 1976. Đám ma ông cũng rất quạnh
quẽ. Ngoài quyến thuộc, tôi không nhớ chính xác
lắm, nhưng bằng hữu đi viếng hình như
chỉ trên dưới mươi người.
* Bà là một trong số “trên dưới
mươi người” đó?
- Có người nói Hỷ Khương nhỏ mà gan. Tôi
thì cho chuyện đó là lẽ bình thường. Không
lẽ vài bước chân đưa tiễn bằng
hữu về nơi an nghỉ cuối cùng cũng là mang
tội. Trước năm 1975, khi nhà thơ Phương
Đài, một hội viên của Trung tâm Văn bút
Việt Nam, bị chính quyền Sài Gòn bắt giam vì hoạt
động cách mạng, tôi cũng thường xuyên đi
thăm. Có điều, tôi không cắt nghĩa
được tại sao nhiều người vẫn e
dè ngay cả khi ông Chương đã là người thiên
cổ. Xã hội chi mà lạ rứa. Bây giờ, thơ
Vũ Hoàng Chương đã được phép in
lại. Giá như công lý đến sớm hơn.
* Trở lại với những tác phẩm
của bà. Nhiều người cho rằng bây giờ nhà
nhà làm thơ, người người làm thơ, ngành ngành
làm thơ... Nhận xét này có phần thậm xưng
nhưng việc bà in liên tiếp năm tập thơ trong
khoảng thời gian sáu năm (2001-2007) xem ra vẫn là
một cuộc chơi mạo hiểm?
- Tôi may mắn được Công ty Văn hóa Sáng
tạo Trí Việt (First News), Công ty Văn hóa Kỳ
Thư, Công ty Văn hóa Hương Trang in cho bốn
tập thơ liên tiếp (2004-2007). Thường tôi không
nhận tiền tác quyền mà chỉ lấy sách.
* Thực tế đã có những nơi,
những người in thơ của bà lên lịch,
hoặc khắc lên đá nhằm mục đích kinh doanh
dù chưa được sự đồng ý của bà,
thậm chí còn không đề tên tác giả. Với
những trường hợp vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ như vậy, việc bà đòi tác
quyền là hoàn toàn chính đáng?
- Nó (chỉ phiến đá khắc hai câu thơ: Lợi
danh như bóng mây chìm nổi/Chỉ có tình thương
để lại đời ở chân tường)
được bày bán ở Hội chợ Xuân TP.HCM năm
2004. Lần đó, sau khi thắp nhang cho ni sư Trí
Hải ở chùa nhân lễ 49 ngày, trên đường
về, chúng tôi ghé vào gian hàng có bày những phiến đá
khắc những câu thơ của tôi, giá bán 200 USD mỗi
phiến.
Nhận ra tôi, chủ gian hàng cho biết đã chuẩn
bị sẵn một phiến đá, định bụng
sẽ mang tới biếu Hỷ Khương làm kỷ
niệm sau khi hội chợ bế mạc. Tôi chưa
kịp trả lời thì một người bạn
đi cùng đã nhanh nhảu: “Chúng tôi có sẵn xe,
phiền chị đem (nó) ra giùm”. Dọc đường
về, một người bạn tôi nói rằng chính vong
linh ni sư Trí Hải đã dẫn lối cho chúng tôi
đưa phiến đá về.
* Đành rằng lợi danh như bóng mây chìm
nổi. Chữ lợi vượt qua đã khó, huống
chi là chữ danh?
- Đúng là qua được vòng danh lợi không
dễ, nhưng cũng không vì danh lợi mà miễn
cưỡng, mà làm chuyện xấu xa. Năm 1993,
người anh kết nghĩa của tôi, giáo sư
tiến sĩ Trần Văn Khê, là một trong những
trí thức Việt kiều trong phái đoàn của
Tổng thống Pháp Francois Mitterrand sang thăm Việt Nam.
Kết thúc chuyến thăm, anh nhắn tôi lên để
anh chào từ biệt thì tôi đột ngột ngã
bệnh. Không ghé chào anh được, tôi làm bài thơ Còn
gặp nhau, nhờ người chuyển đến
anh, xem như thay lời đưa tiễn.
* Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, một
bằng hữu của bà, đã nhận xét rằng thơ
Hỷ Khương đã đi vào dân gian?
- Chính xác là trong đêm giao lưu thơ nhạc của
tôi tổ chức tại Nhạc viện TP.HCM năm 2007,
bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có hỏi rằng
“thơ Hỷ Khương đã đi vào dân gian, Hỷ
Khương có vui không?”. “Đương nhiên là vui”, tôi
trả lời, “nhưng niềm vui này là do Trời
Phật ban cho, chứ chẳng phải mình tài, mình
giỏi”. Đấy là những lời tự đáy lòng
mình, chứ không phải mình màu mè, vờ khiêm tốn. Tài
năng cỡ cụ Nguyễn Du mà vẫn khiêm cung,
rằng có tài mà cậy chi tài, huống chi là đám hậu
sinh như mình.
Khi hoàn tất tập sách về tôi (Hành trình thơ
của một Công Tằng Tôn Nữ - PV), tác giả
Ninh Giang Thu Cúc có đề nghị mình tìm nhà tài trợ
để có kinh phí in sách. Việc này vượt quá
khả năng của mình. Đùng một cái, người
bạn bên Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn điện
thoại cho tôi, cho biết ông giám đốc Công ty Văn
hóa Hương Trang sau khi nghe nhắc đến tập
sách đã nhận lời in liền, dù chưa biết
nội dung cuốn sách ra sao.
Sắp tới, Công ty Văn hóa Hương Trang còn in giúp
tôi cuốn Ngát hương kỷ niệm, tập
hợp những bài thơ mà thi hữu, độc
giả… tặng cho Hỷ Khương suốt mấy
chục năm qua. Nhờ Trời Phật độ nên
mình mới được như thế.
* Liệu rằng còn điều gì bà mong
ước mà Trời Phật chưa cho?
- Trời Phật cho đến đâu mình biết
tới đó. Biết đủ dầu không chi cũng
đủ/Nên lui đã có dịp thời lui (Thơ
Ưng Bình Thúc Giạ Thị - PV).
* Nhìn lại những tác phẩm đã xuất
bản, đâu là “đứa con tinh thần” bà đắc
ý nhất?
- Có lẽ là Còn gặp nhau. Bài này cũng
được nhiều người thích và thuộc.
* Hẳn rằng bà có được nghe
những phản hồi?
- Có những độc giả nói với tôi rằng
thơ Hỷ Khương nhẹ nhàng, vui tươi, làm
họ cảm thấy yêu đời. Nhưng cũng có
những người nói rằng nếu không sống, không
trải nghiệm, không vấp váp thì không viết
được như vậy. Gặp nhau phải vui là
bởi đời đã đủ thứ chuyện
rồi, tại sao còn chuốc thêm sầu khổ vào lòng.
Tất nhiên, cái sự gặp nhau ấy phải bắt nguồn
từ tình cảm chân tình, chứ không phải sự
hời hợt.
* Nghe nói bài này đã được ông Võ Tá Hân,
một nhạc sĩ đồng hương với bà,
phổ nhạc và đưa lên mạng Internet?
- Thực ra bài này đã được một số
người phổ trước ông Võ Tá Hân. Nhưng ông Hân
là người giữ nguyên toàn bộ phần lời nên
được nhiều người ưa thích. Cũng
nhờ các nhạc sĩ mà thơ của mình đến
được với nhiều người hơn.
* Bà có đọc các tác phẩm của
những nhà thơ thế hệ sau mình?
- Có chứ. Tôi đọc Trương Nam Hương,
Tôn Nữ Thu Thủy, Hồ Đắc Thiếu Anh…
Cũng là chỗ quen biết cả. Còn những nhà thơ
sau thế hệ này thì thú thực, tôi không hiểu họ
lắm.
* Bà quan niệm thế nào về thơ?
- Cũng như các loại hình nghệ thuật khác,
mục đích của thơ là làm đẹp cho cuộc
đời. Từ góc độ kỹ thuật, tôi
chuộng sự đơn giản. Càng mộc mạc bao
nhiêu càng dễ đi vào lòng người bấy nhiêu.
Cần nói thêm rằng đây là quan điểm cá nhân
của tôi, chứ không hề có ý phê bình ai. Xưa giờ,
tôi chưa dám phê bình ai.
* Đó là bản tính hay bởi e ngại làm
mất lòng người khác?
- Có một chuyện thế này. Ngày còn ở Huế,
gần nhà tôi có một phụ nữ bỏ chồng
đi lấy người khác. Đã có với nhau năm
mặt con, bên chồng lại là gia đình quyền quý…
nên việc cô kiên quyết ly hôn được xem là
chuyện tày đình, trở thành tâm điểm của
những lời bàn ra tán vô. Gia đình hắt hủi, người
đời chê trách. Tôi nghĩ rằng đó là số
mạng cô ấy phải gánh chịu. Có lẽ kiếp
trước cô ấy tạo nghiệp, nên kiếp này phải
chịu. Còn chuyện ngại làm người khác mất
lòng, tôi nghĩ mình không phải là trường hợp cá biệt.
* Bà tin vào tiền kiếp?
- Có niềm tin vào tiền kiếp sẽ khiến
người ta sống tử tế hơn, sẽ bớt
ghét ghen, sân hận, tranh giành, hơn thua (Hãy cho nhau -
PV). Cuộc đời mong manh lắm. Chuyện
đời như nước chảy hoa trôi nên còn gặp
nhau thì hãy cứ vui.
* Đến giờ, liệu còn điều gì
khiến bà day dứt?
- Về phần mình thì kể như xong, chẳng còn gì
phải tiếc nuối. Tuy nhiên, điều khiến tôi
buồn là tập Ưng Bình Thúc Giạ Thị toàn
tập (Nhà xuất bản Văn học ấn hành
năm 2008 - PV) của ông cụ không được
trọn vẹn, thiếu một bài trong di cảo chưa
từng công bố. Nếu có điều kiện, tôi
sẽ in lại tập thơ này.
* Xin cảm ơn về cuộc trò chuyện
này và chúc bà sớm hoàn thành tâm nguyện.
Theo THƯỢNG TÙNG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương
Họa sĩ Vũ Hối trình bày
Còn gặp nhau...
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.
Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.
Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời,
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời
Bao nhiêu thú vị ở trên đời,
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời
Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.
Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao,
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.
Giữa miền đất rộng với trời cao,
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.
Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.
Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.
Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.
Chữ Tâm
Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm
Và nhất niệm báo ân - đừng báo oán.
Và nhất niệm báo ân - đừng báo oán.
KỸ NGHỆ TRỒNG TÁO TRUNG QUỐC
Kỹ nghệ trồng táo 'rất đẹp cực kỳ độc hại '
ở Trung Quốc
Táo của Trung Quốc nổi tiếng màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm, song giới nghiên cứu cảnh báo loại trái này rất có hại cho sức khỏe vì được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa độc hại. > Người Trung Quốc sợ thực phẩm nước mình
Mỗi năm hàng triệu tấn táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông, được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất cảng.
Một cuộc điều tra gần đây phát hiện những nông dân ở Sơn Đông đã dùng bọc nhựa bên trong có thuốc trừ sâu để ủ táo.
Mặc dù "công thức" trồng táo này luôn được giữ kín, song các nông dân đã thừa nhận với tờ Chinawhisper rằng chất bột được dùng trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsenic, có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa).
Một cuộc điều tra gần đây phát hiện những nông dân ở Sơn Đông đã dùng bọc nhựa bên trong có thuốc trừ sâu để ủ táo.
Mặc dù "công thức" trồng táo này luôn được giữ kín, song các nông dân đã thừa nhận với tờ Chinawhisper rằng chất bột được dùng trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsenic, có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa).
Phương pháp trồng táo độc hại này được áp dụng rộng rãi trong các nông trại ở địa phương này.
Loại túi nhựa độc hại dùng để bọc trái táo được sản xuất bí mật ở các xưởng nhỏ lẻ.
Các công nhân làm việc ngày đêm để làm "túi bọc táo".
Trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước.
Trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Tháng 3 năm nay, cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Thi Trân
__
Loại túi nhựa độc hại dùng để bọc trái táo được sản xuất bí mật ở các xưởng nhỏ lẻ.
Các công nhân làm việc ngày đêm để làm "túi bọc táo".
Trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước.
Trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Tháng 3 năm nay, cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Thi Trân
__
__,_._,___
Người tiêu dùng tẩy chay táo Trung Quốc
nnvn -Thứ Hai, 18/06/2012, 17:13 (GMT+7)
Táo Fuji đẹp, giòn, ngọt xuất xứ Trung Quốc rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên thông tin loại táo này trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại tẩy chay.
>> Công nghệ trồng táo rợn người ở Trung Quốc
Tại chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM) tối 17/6, chị Trang mân mê lựa những trái táo (bom) đỏ để mua về ăn. Vốn thích ăn táo, chị cho biết trước đây thường chỉ quan tâm chọn loại có màu sắc đẹp mắt, vỏ bóng và không bị dập. Tuy nhiên nghe thông tin táo Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu, chị luôn để ý hỏi về xuất xứ sản phẩm và mua loại nhập khẩu từ Mỹ hoặc New Zealand.
"Hễ nghe đến trái cây Trung Quốc là mình thấy sợ sợ. Mặc dù giá táo Mỹ hay New Zealand đắt hơn cả chục nghìn đồng so với các loại khác nhưng tiền nào của nấy, thà đắt chút mà an toàn", chị Trang, nhân viên một ngân hàng tại TP HCM nói sau khi lựa được 2 kg táo của Mỹ.
Người tiêu dùng . Ảnh: Thi Trân.
Một cửa hàng trái cây tại chợ Bến Thành có bán táo Fuji nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều khi ngay cả người bán cũng không phân biệt được đâu là táo Trung Quốc hay Mỹ.
Bán hàng trăm loại trái cây ở chợ Bến Thành gần chục năm nay, anh Tùng cho biết trước đây anh thường nhập các loại trái cây, trong đó có táo Fuji Trung Quốc về bán. Nhờ giá thành rẻ hơn so với các loại khác nên mặt hàng này bán khá chạy. Tuy nhiên khoảng vài năm nay người tiêu dùng tỏ ra dè chừng, nhất là sau khi có thông tin táo Trung Quốc được ủ thuốc trừ sâu, khách hàng dường như quay lưng với loại trái này.
"Hồi đó có ngày tôi bán được cả gần 100 kg táo Fuji nhưng về sau chẳng ai mua nữa, chỉ cần nói hàng Trung Quốc là bà con lắc đầu ái ngại nên chúng tôi chỉ nhập hàng Nhật, Mỹ, Úc...", anh nói.
Anh Tùng kể trước đây khách hàng TP HCM thường chỉ chú ý chọn những loại trái cây đẹp mắt thì hiện nay mọi người bắt đầu quan tâm hỏi về nguồn gốc sản phẩm. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng nên hiện nay nên các tiểu thương khu chợ này thường không nhập hàng Trung Quốc về bán.
Tuy nhiên anh Tùng cũng thừa nhận bản thân làm lâu năm trong lĩnh vực này nhưng anh không thể phân biệt được đâu là táo Trung Quốc hay Mỹ. "Phía công ty họ giao hàng có dán tem của nước nào thì biết vậy thôi chứ của Trung Quốc mà họ bảo là New Zealand chúng tôi cũng chẳng kiểm chứng được", anh phân trần.
Vừa mua được 6 trái táo to màu hồng đẹp mắt ở cửa hàng của anh Tùng, chị Hương cho biết chỉ khi có giỗ chạp hoặc biếu ai đó chị mới mua trái cây bóng đẹp thế này chứ không để ăn. Chị kể mặc dù thích ăn táo nhưng có lần mua táo về để quên trong tủ lạnh cả 2 tuần mà trái vẫn tươi nguyên, từ đó chị không thiết tha ăn loại trái cây này nữa.
Theo khảo sát, tại TP HCM, đa số chợ và siêu thị đều có bán táo Fuji loại to, tròn có màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ, hầu hết các chủ tiệm đều nói là hàng nhập khẩu từ Mỹ, Australia hoặc New Zealand.
Như cửa hàng của bà Hoa (đường 3 tháng 2, quận 10) bày bán rất nhiều loại trái cây, đặc biệt là táo có đến 5 loại với màu sắc, chủng loại và xuất xứ khác nhau. Riêng về táo Fuji, chủ tiệm này cho biết chỉ có bán 2 loại Fuji nhập từ Nhật (giá 50.000 đồng một kg) và Mỹ (70.000 đồng một kg).
Bà chủ cho biết thông thường khách mua những loại táo có màu sắc đẹp mắt này để biếu hoặc cúng chứ ít khi ăn nên bán khá chậm. Trước đây mỗi ngày cửa hàng bán được gần 50 kg táo thì hiện nay trung bình chỉ từ 10 đến 20 kg.
"Một số khách hàng đến đây hỏi mua, khi tôi đưa táo Fuji Nhật ra họ cũng bảo là giống loại của Trung Quốc lắm nhưng tôi cũng chịu chẳng biết thực hư thế nào. Có khi phía công ty họ cố tình tráo đổi tem nhãn thì mình làm sao phân biệt được", bà Hoa băn khoăn.
Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin phát hiện táo Fuji nhiễm độc và loại táo này cũng được nhập khẩu vào Việt Nam, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM đã kiến nghị lên UBND thành phố lấy mẫu sản phẩm để kiểm định.
Tại Hà Nội, đa số các cửa hàng trái cây đều có bán loại táo Fuji Trung Quốc, có giá chênh lệch rõ rệt so với các loại xuất xứ từ Mỹ, Australia. Tại một số cửa hàng lớn có 2 loại táo Trung Quốc: táo bở giá 30.000 – 40.000 đồng một kg và táo đường Fuji vỏ bóng đẹp giá 60.000 - 70.000 đồng một kg.
Chủ một cửa hàng trái cây nhập khẩu trên đường Cầu Giấy giới thiệu: “Loại táo Trung Quốc này có màu sắc đẹp mắt, để được lâu nhưng ít người mua hơn. Thông thường khách hàng hay mua táo Úc, táo Mỹ, ăn giòn, ngọt và bảo đảm an toàn. Táo Trung Quốc chỉ sử dụng để bày mâm ngũ quả thôi”.
Tương tự tại chợ Nghĩa Tân hầu hết cửa hàng đều bán loại táo Fuji với giá từ 60.000 đồng một kg (xuất xứ Trung Quốc), 100.000 đồng một kg (Australia).
Từ vài năm qua người Hà Nội đã không mấy mặn mà với táo Trung Quốc, nhất là từ khi có thông tin về loại táo "cực đẹp cực độc", người tiêu dùng càng lo ngại.
"Giờ miền Bắc đang là mùa vải, mận, dưa hấu, giá lại rất rẻ nên chúng tôi toàn mua các loại quả này thôi, ai dại gì mua táo Trung Quốc ăn. Nếu có mua cũng chỉ để cúng vào ngày rằm, 30 vì táo đó to đẹp, lại thơm và để được lâu", một vị khách nữ trên đường Hồ Tùng Mậu cho biết.
Trước tình hình này, một số chủ cửa hàng nhỏ đã nói dối rằng các loại táo bở (táo tàu) và táo đường (hay táo Fuji, táo dai) đều trồng ở Việt Nam. Nhiều chủ cửa hàng còn quảng cáo táo Fuji là loại táo xịn, màu sắc đẹp, ăn giòn và ngọt không như loại táo tàu (táo bở) có giá chỉ bằng một nửa.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Vinh, chủ nhiệm Văn phòng phía Nam Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, thời gian qua nhiều người tiêu dùng bày tỏ lo ngại về các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc, nhất là trái cây kém chất lượng. Tuy nhiên theo đánh giá của ông Vinh, các mặt hàng trái cây nhập khẩu qua đường tiểu ngạch vẫn đang được bán tràn lan trên thị trường và dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng.
Trong khi chờ sự can thiệp của cơ quan chức năng, ông Vinh khuyên "đừng vì ham giá rẻ mà mua những loại trái cây không rõ nguồn gốc. Tốt nhất nên mua những sản phẩm chất lượng đã được công nhận và bán ở những cửa hàng uy tín".
Vừa qua nhiều tờ báo Trung Quốc đưa tin táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa tẩm bột có hại cho sức khỏe người dùng. Chất bột trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).
Tháng 3 năm nay, cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo. Trước thông tin này, giới tiêu dùng Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại và quay lưng với mặt hàng táo vốn rất được ưa chuộng tại đây.
Theo vnexpress
Posted by vanhoa at 11:09 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
BAN NHẠC FAVIC TẠI PHÁP
nnvn -Thứ Hai, 18/06/2012, 17:13 (GMT+7)
Táo Fuji đẹp, giòn, ngọt xuất xứ Trung Quốc rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên thông tin loại táo này trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại tẩy chay.
>> Công nghệ trồng táo rợn người ở Trung Quốc
Tại chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM) tối 17/6, chị Trang mân mê lựa những trái táo (bom) đỏ để mua về ăn. Vốn thích ăn táo, chị cho biết trước đây thường chỉ quan tâm chọn loại có màu sắc đẹp mắt, vỏ bóng và không bị dập. Tuy nhiên nghe thông tin táo Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu, chị luôn để ý hỏi về xuất xứ sản phẩm và mua loại nhập khẩu từ Mỹ hoặc New Zealand.
"Hễ nghe đến trái cây Trung Quốc là mình thấy sợ sợ. Mặc dù giá táo Mỹ hay New Zealand đắt hơn cả chục nghìn đồng so với các loại khác nhưng tiền nào của nấy, thà đắt chút mà an toàn", chị Trang, nhân viên một ngân hàng tại TP HCM nói sau khi lựa được 2 kg táo của Mỹ.
Người tiêu dùng . Ảnh: Thi Trân.
Một cửa hàng trái cây tại chợ Bến Thành có bán táo Fuji nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều khi ngay cả người bán cũng không phân biệt được đâu là táo Trung Quốc hay Mỹ.
Bán hàng trăm loại trái cây ở chợ Bến Thành gần chục năm nay, anh Tùng cho biết trước đây anh thường nhập các loại trái cây, trong đó có táo Fuji Trung Quốc về bán. Nhờ giá thành rẻ hơn so với các loại khác nên mặt hàng này bán khá chạy. Tuy nhiên khoảng vài năm nay người tiêu dùng tỏ ra dè chừng, nhất là sau khi có thông tin táo Trung Quốc được ủ thuốc trừ sâu, khách hàng dường như quay lưng với loại trái này.
"Hồi đó có ngày tôi bán được cả gần 100 kg táo Fuji nhưng về sau chẳng ai mua nữa, chỉ cần nói hàng Trung Quốc là bà con lắc đầu ái ngại nên chúng tôi chỉ nhập hàng Nhật, Mỹ, Úc...", anh nói.
Anh Tùng kể trước đây khách hàng TP HCM thường chỉ chú ý chọn những loại trái cây đẹp mắt thì hiện nay mọi người bắt đầu quan tâm hỏi về nguồn gốc sản phẩm. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng nên hiện nay nên các tiểu thương khu chợ này thường không nhập hàng Trung Quốc về bán.
Tuy nhiên anh Tùng cũng thừa nhận bản thân làm lâu năm trong lĩnh vực này nhưng anh không thể phân biệt được đâu là táo Trung Quốc hay Mỹ. "Phía công ty họ giao hàng có dán tem của nước nào thì biết vậy thôi chứ của Trung Quốc mà họ bảo là New Zealand chúng tôi cũng chẳng kiểm chứng được", anh phân trần.
Vừa mua được 6 trái táo to màu hồng đẹp mắt ở cửa hàng của anh Tùng, chị Hương cho biết chỉ khi có giỗ chạp hoặc biếu ai đó chị mới mua trái cây bóng đẹp thế này chứ không để ăn. Chị kể mặc dù thích ăn táo nhưng có lần mua táo về để quên trong tủ lạnh cả 2 tuần mà trái vẫn tươi nguyên, từ đó chị không thiết tha ăn loại trái cây này nữa.
Theo khảo sát, tại TP HCM, đa số chợ và siêu thị đều có bán táo Fuji loại to, tròn có màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ, hầu hết các chủ tiệm đều nói là hàng nhập khẩu từ Mỹ, Australia hoặc New Zealand.
Như cửa hàng của bà Hoa (đường 3 tháng 2, quận 10) bày bán rất nhiều loại trái cây, đặc biệt là táo có đến 5 loại với màu sắc, chủng loại và xuất xứ khác nhau. Riêng về táo Fuji, chủ tiệm này cho biết chỉ có bán 2 loại Fuji nhập từ Nhật (giá 50.000 đồng một kg) và Mỹ (70.000 đồng một kg).
Bà chủ cho biết thông thường khách mua những loại táo có màu sắc đẹp mắt này để biếu hoặc cúng chứ ít khi ăn nên bán khá chậm. Trước đây mỗi ngày cửa hàng bán được gần 50 kg táo thì hiện nay trung bình chỉ từ 10 đến 20 kg.
"Một số khách hàng đến đây hỏi mua, khi tôi đưa táo Fuji Nhật ra họ cũng bảo là giống loại của Trung Quốc lắm nhưng tôi cũng chịu chẳng biết thực hư thế nào. Có khi phía công ty họ cố tình tráo đổi tem nhãn thì mình làm sao phân biệt được", bà Hoa băn khoăn.
Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin phát hiện táo Fuji nhiễm độc và loại táo này cũng được nhập khẩu vào Việt Nam, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM đã kiến nghị lên UBND thành phố lấy mẫu sản phẩm để kiểm định.
Tại Hà Nội, đa số các cửa hàng trái cây đều có bán loại táo Fuji Trung Quốc, có giá chênh lệch rõ rệt so với các loại xuất xứ từ Mỹ, Australia. Tại một số cửa hàng lớn có 2 loại táo Trung Quốc: táo bở giá 30.000 – 40.000 đồng một kg và táo đường Fuji vỏ bóng đẹp giá 60.000 - 70.000 đồng một kg.
Chủ một cửa hàng trái cây nhập khẩu trên đường Cầu Giấy giới thiệu: “Loại táo Trung Quốc này có màu sắc đẹp mắt, để được lâu nhưng ít người mua hơn. Thông thường khách hàng hay mua táo Úc, táo Mỹ, ăn giòn, ngọt và bảo đảm an toàn. Táo Trung Quốc chỉ sử dụng để bày mâm ngũ quả thôi”.
Tương tự tại chợ Nghĩa Tân hầu hết cửa hàng đều bán loại táo Fuji với giá từ 60.000 đồng một kg (xuất xứ Trung Quốc), 100.000 đồng một kg (Australia).
Từ vài năm qua người Hà Nội đã không mấy mặn mà với táo Trung Quốc, nhất là từ khi có thông tin về loại táo "cực đẹp cực độc", người tiêu dùng càng lo ngại.
"Giờ miền Bắc đang là mùa vải, mận, dưa hấu, giá lại rất rẻ nên chúng tôi toàn mua các loại quả này thôi, ai dại gì mua táo Trung Quốc ăn. Nếu có mua cũng chỉ để cúng vào ngày rằm, 30 vì táo đó to đẹp, lại thơm và để được lâu", một vị khách nữ trên đường Hồ Tùng Mậu cho biết.
Trước tình hình này, một số chủ cửa hàng nhỏ đã nói dối rằng các loại táo bở (táo tàu) và táo đường (hay táo Fuji, táo dai) đều trồng ở Việt Nam. Nhiều chủ cửa hàng còn quảng cáo táo Fuji là loại táo xịn, màu sắc đẹp, ăn giòn và ngọt không như loại táo tàu (táo bở) có giá chỉ bằng một nửa.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Vinh, chủ nhiệm Văn phòng phía Nam Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, thời gian qua nhiều người tiêu dùng bày tỏ lo ngại về các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc, nhất là trái cây kém chất lượng. Tuy nhiên theo đánh giá của ông Vinh, các mặt hàng trái cây nhập khẩu qua đường tiểu ngạch vẫn đang được bán tràn lan trên thị trường và dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng.
Trong khi chờ sự can thiệp của cơ quan chức năng, ông Vinh khuyên "đừng vì ham giá rẻ mà mua những loại trái cây không rõ nguồn gốc. Tốt nhất nên mua những sản phẩm chất lượng đã được công nhận và bán ở những cửa hàng uy tín".
Vừa qua nhiều tờ báo Trung Quốc đưa tin táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa tẩm bột có hại cho sức khỏe người dùng. Chất bột trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).
Tháng 3 năm nay, cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo. Trước thông tin này, giới tiêu dùng Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại và quay lưng với mặt hàng táo vốn rất được ưa chuộng tại đây.
Theo vnexpress
Posted by vanhoa at 11:09 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
BAN NHẠC FAVIC TẠI PHÁP
FAVIC - ban hợp ca không có một người Việt Nam - nhưng chuyên hát nhạc Việt.
Sống ở xứ người, phải học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ người là chuyện bình thường. Nhưng sống ở xứ người mà tập cho người bản xứ học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ mình là một chuyện lạ và ngược đời.
Nhóm tốp ca nữ của ban nhạc FAVIC. Photo by Tuong An, RFA
Chuyện lạ và ngược đời ấy đã xảy ra tại Pháp. Với tốp ca FAVIC, người ta đã nhìn thấy những người ngoại quốc mặc y phục VN và ca những bài ca bằng tiếng Việt. Rất hài hước và rất cảm động.
Xin mời quý thính giả cùng Tường An tìm hiểu về tốp ca đặc biệt này.
Hướng đi và mục đích của tốp ca FAVIC
Hẳn quý vị cũng nhận được rõ những câu ca dao quen thuộc của bài dân ca "Qua cầu gió bay" được diễn ngâm bằng giọng ngâm không phải là người Việt Nam. Sẽ rất bình thường, nếu chúng ta nghe những người Việt Nam hát những bản dân ca này, nó sẽ không để lại một cảm xúc lâng lâng trong chúng ta như khi nghe những bài dân ca quen thuộc được hát bởi những người ngoại quốc. Cái cảm giác ấy, không chỉ là một cảm giác vui vui khi thấy người ngoại quốc biết được tiếng Việt mà đâu đó trong lòng chúng ta còn dâng lên một niềm tự hào khi nghe tiếng của dân tộc ta - một dân tộc nhỏ bé - được nói lên, được hát lên bởi những người không cùng chủng tộc.
Chúng tôi muốn nói đến nhóm FAVIC, một tốp ca gồm toàn người ngoại quốc, nhưng chỉ hát thuần nhạc Việt Nam. Với người sáng lập là anh Thiều Đoàn, tốp ca ra đời từ 10 năm nay với những bước chậm chạp,
Ba cô nữ ca sĩ của ban nhạc Favic chuyên hát nhạc Việt Nam
Ba cô nữ ca sĩ của ban nhạc Favic chuyên hát nhạc Việt Nam
nhưng vững vàng, nhóm đã đi vào hầu hết các sinh hoạt Tết, văn nghệ của người Việt tại Pháp.
Anh Thiều Đoàn là thông dịch viên Việt ngữ cho tòa Thượng Thẩm Paris. Nhận thấy rằng tìm hiểu văn hóa của nước người để hội nhập là một điều cần thiết, nhưng để cho người dân nước sở tại hiểu chúng ta hơn, thông cảm với chúng ta hơn, tại sao không tìm cách cho họ biết thêm về chúng ta qua sự làm quen của họ với văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt ?
Bên cạnh đó, để đánh tan mặc cảm của thế hệ trẻ không còn biết tiếng Việt bằng cách tạo cho họ niềm tự hào, rằng, ngôn ngữ của chúng ta cũng được yêu thích bởi những người dân bản xứ. Ngoài ra, anh Thiều Đoàn quan niệm: cái “tự hào dân tộc” về truyền thống của văn hóa VN, không thể nói lên bởi chính những “người tự cho mình” cái niềm tự hào đó. Tốt hơn hết, nên để những người “ngoại cuộc” đánh giá cái “đáng tự hào” hay “không đáng tự hào” đó.
Anh Thiều Đoàn giải thích thêm về sự ra đời của nhóm FAVIC:
...khi nghe những bài dân ca quen thuộc được hát bởi những người ngoại quốc. Cái cảm giác ấy, không chỉ là một cảm giác vui vui khi thấy người ngoại quốc biết được tiếng Việt mà đâu đó trong lòng chúng ta còn dâng lên một niềm tự hào khi nghe tiếng của dân tộc ta - một dân tộc nhỏ bé - được nói lên, được hát lên bởi những người không cùng chủng tộc...
"Sau 75, tất cả chúng ta đều phải làm mọi cách để hội nhập với xã hội mới, vì hội nhập như vậy thì con cháu chúng ta ít có cơ hội nói tiếng Việt, ra đường, ở trường, ở sở không ai nói tiếng Việt cả thì các cháu quên dần tiếng Việt và phần nào có mặc cảm tự ti dân tộc. Vì thế bây giờ phải có cách gì để đánh động lương tâm của các cháu, gợi trí tò mò của các cháu và đó là một trong những lý do để chúng tôi tại ra nhóm này.
Trong lúc đó, nhưng người địa phương tiếp nhận những thuyền nhân thì lại rất thích thú tìm hiểu văn hóa của một dân tộc đã kiên cường đi vượt biển tìm tự do thì họ mới tìm hiểu văn hóa này. Nhưng thay vì, chính mình nói về văn hóa mình thì cách hay nhất là để những người bạn ngoại quốc nói và hiểu được về văn hóa VN"
Ý tưởng có vẽ trái chiều nhưng mới lạ này nảy sinh và anh Thiều Đoàn bắt đầu tìm những người ngoại quốc yêu thích văn hóa Việt để thành lập tốp ca. Sau những ngày một mình đi dán giấy ở quận 13 khu Á châu để tìm người, dần dần một nhóm với 10 người được hình thành. Họ là những người biết đến văn hóa VN và gắn bó với âm nhạc VN qua một chuyến du lịch, qua một cuốn phim, một quyển sách, một chương trình văn nghệ hay cũng có thể qua một chuyện tình hai chủng tộc.
Chị Mais, người đảo Guadeloupe, tuy nói tiếng Việt không rành, nhưng khi hát, người ta nhìn thấy sự say mê, niềm hân hoan, phấn khởi hiện rõ trên gương mặt và đôi tay không ngừng múa may của chị, chị nói :
- Tôi thích học hát tại vì tôi thích phong cảnh VN, tôi thích bài hát "Làng tôi", tôi thích ca sĩ "Như Quỳnh"
Thành viên được lựa chọn khá gắt gao
Toàn ban nhạc Favic đang trình diễn tại Paris.
Toàn ban nhạc Favic đang trình diễn tại Paris. Photo by Tuong An, RFA
Sự phát triển của nhóm rất chậm, từ 10 người đầu tiên, sau 10 năm, nhóm chỉ lên được 15 người bởi sự chọn lựa khá gắt gao: Chỉ những người hoàn toàn không có chút dòng máu Việt nào mới được tham gia, trong vài trường hợp ít ỏi thì anh Thiều Đoàn mới nhận người có 25% hoặc 50% dòng máu Việt, nhưng phải có những điều kiện kèm theo.
Hiện FAVIC có 15 thành viên gồm 7 nguồn gốc khác nhau: Pháp, Nhật, Nam Tư (Yougoslave), Đức, Thụy điển, Martinique, và Guadeloupe.
... Khó khăn là chúng tôi không thể nào chấp nhận tất cả mọi người, thành ra lúc đầu là 10 người, bây giờ cũng chỉ có 15 người. Mỗi một thành viên phải có 3 tháng tập sự và sau 3 tháng khi thấy sinh hoạt hợp và hai bên đều đồng ý chấp nhận nhau thì mới được giữ lại. Và điều kiện để vào nhóm cũng không phải là dễ: phải không là người VN...
Ngoài ra, khó khăn chính vẫn là vấn đề ngôn ngữ :
Đây cũng là một trắc nghiệm về sinh ngữ: làm thế nào để chuyển một ngôn ngữ đa âm sang môt ngôn ngữ độc âm. Đây là vấn đề mà có những người không thể nào thích ứng được, có những người thì thích ứng được một cách dễ dàng, đó là điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ hai là chấp nhận kỷ luật tập thể, sống chung trong tập thể với nhau, biết tôn trọng, tương kính lẫn nhau.
Trước tiên chúng tôi ưu tiên hát dân ca, sau đó chúng tôi hát tân nhạc. Những bản tân nhạc mà chúng tôi chọn phần nhiều về nội dung nói về sức sống của dân tộc. Về hình thức phần nhiều là nhạc điệu Rumba, Chachacha … để cho dễ hát. Sau đó, chúng tôi cũng chọn những bản nhạc ngoại quốc những lời Việt, như bản La Paloma, Bésamé Mucho, Come back to Sorento …. bằng lời Việt.
Thành quả của nhóm FAVIC, theo anh Thiều Đoàn, hãy còn nhỏ nhoi, tầm thường cũng chỉ vì thiếu nhân lực và vật lực. Anh nói: "Một cánh én không làm nổi mùa Xuân. Thế nhưng, nhìn lên bầu trời, không một bóng mây, trông thấy được một cánh én, kể cũng vui vui" và trong cái vui vui ấy, anh kể lại một câu chuyện mà đối với anh đó là phần thưởng quý giá cho hơn 10 năm gầy dựng tốp ca:
Một kỷ niệm mà chúng tôi đáng nhớ nhất là trong khi chúng tôi hát trên chùa Khánh Anh thì tôi đi xuống dưới đồng bào để tôi xem phản ứng như thế nào thì 1 bà mẹ đã quay lại nói với các con mình: "Đó ! người ta ngoại quốc mà người ta còn biết hát nhạc VN còn chúng mầy ở nhà bảo nói tiếng Việt mà không chịu nói tiếng Việt". Thì đó là một điều cảm động và đúng với mục đích mà chúng tôi nhắm vào. Và đối với các cộng đồng, các hội đoàn ngoại quốc thì đó cũng là một cái gì mới lạ. Chưa có bao giờ có một ca đoàn gồm 7 quốc tịch khác nhau, không có một người VN mà chỉ chuyên hát nhạc VN
Sự đa dạng của tốp ca được nhìn thấy qua những mái tóc vàng xen lẫn tóc nâu, mắt xanh biên biếc hay mắt thẳm màu nâu, da đen Phi châu lẫn da trắng Tây Phương. Những gương mặt rất trẻ bên cạnh những mái đầu đã bạc. Họ tự hào trong những bộ đồ bà ba, áo dài VN, áo tứ thân thắt lưng xanh đỏ. Tình yêu VN của họ được thể hiện qua những bài dân ca mà họ say sưa hát với niềm đam mê trong mắt, trên môi; dù với cách phát âm hãy còn lạc điệu một cách hồn nhiên.
Ở FAVIC, ngôn ngữ VN, ngôn ngữ của một dân tộc nhỏ bé đã vượt trùng dương và trở thành nơi hội tụ của nhiều chủng tộc.
Bài hát "Đất lành" của nhóm FAVIC sẽ kết thúc bài phóng sự về một tốp ca không có một người VN nhưng chuyên hát nhạc VN. (bấm vào link phía dưới)
Sống ở xứ người, phải học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ người là chuyện bình thường. Nhưng sống ở xứ người mà tập cho người bản xứ học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ mình là một chuyện lạ và ngược đời.
Nhóm tốp ca nữ của ban nhạc FAVIC. Photo by Tuong An, RFA
Chuyện lạ và ngược đời ấy đã xảy ra tại Pháp. Với tốp ca FAVIC, người ta đã nhìn thấy những người ngoại quốc mặc y phục VN và ca những bài ca bằng tiếng Việt. Rất hài hước và rất cảm động.
Xin mời quý thính giả cùng Tường An tìm hiểu về tốp ca đặc biệt này.
Hướng đi và mục đích của tốp ca FAVIC
Hẳn quý vị cũng nhận được rõ những câu ca dao quen thuộc của bài dân ca "Qua cầu gió bay" được diễn ngâm bằng giọng ngâm không phải là người Việt Nam. Sẽ rất bình thường, nếu chúng ta nghe những người Việt Nam hát những bản dân ca này, nó sẽ không để lại một cảm xúc lâng lâng trong chúng ta như khi nghe những bài dân ca quen thuộc được hát bởi những người ngoại quốc. Cái cảm giác ấy, không chỉ là một cảm giác vui vui khi thấy người ngoại quốc biết được tiếng Việt mà đâu đó trong lòng chúng ta còn dâng lên một niềm tự hào khi nghe tiếng của dân tộc ta - một dân tộc nhỏ bé - được nói lên, được hát lên bởi những người không cùng chủng tộc.
Chúng tôi muốn nói đến nhóm FAVIC, một tốp ca gồm toàn người ngoại quốc, nhưng chỉ hát thuần nhạc Việt Nam. Với người sáng lập là anh Thiều Đoàn, tốp ca ra đời từ 10 năm nay với những bước chậm chạp,
Ba cô nữ ca sĩ của ban nhạc Favic chuyên hát nhạc Việt Nam
Ba cô nữ ca sĩ của ban nhạc Favic chuyên hát nhạc Việt Nam
nhưng vững vàng, nhóm đã đi vào hầu hết các sinh hoạt Tết, văn nghệ của người Việt tại Pháp.
Anh Thiều Đoàn là thông dịch viên Việt ngữ cho tòa Thượng Thẩm Paris. Nhận thấy rằng tìm hiểu văn hóa của nước người để hội nhập là một điều cần thiết, nhưng để cho người dân nước sở tại hiểu chúng ta hơn, thông cảm với chúng ta hơn, tại sao không tìm cách cho họ biết thêm về chúng ta qua sự làm quen của họ với văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt ?
Bên cạnh đó, để đánh tan mặc cảm của thế hệ trẻ không còn biết tiếng Việt bằng cách tạo cho họ niềm tự hào, rằng, ngôn ngữ của chúng ta cũng được yêu thích bởi những người dân bản xứ. Ngoài ra, anh Thiều Đoàn quan niệm: cái “tự hào dân tộc” về truyền thống của văn hóa VN, không thể nói lên bởi chính những “người tự cho mình” cái niềm tự hào đó. Tốt hơn hết, nên để những người “ngoại cuộc” đánh giá cái “đáng tự hào” hay “không đáng tự hào” đó.
Anh Thiều Đoàn giải thích thêm về sự ra đời của nhóm FAVIC:
...khi nghe những bài dân ca quen thuộc được hát bởi những người ngoại quốc. Cái cảm giác ấy, không chỉ là một cảm giác vui vui khi thấy người ngoại quốc biết được tiếng Việt mà đâu đó trong lòng chúng ta còn dâng lên một niềm tự hào khi nghe tiếng của dân tộc ta - một dân tộc nhỏ bé - được nói lên, được hát lên bởi những người không cùng chủng tộc...
"Sau 75, tất cả chúng ta đều phải làm mọi cách để hội nhập với xã hội mới, vì hội nhập như vậy thì con cháu chúng ta ít có cơ hội nói tiếng Việt, ra đường, ở trường, ở sở không ai nói tiếng Việt cả thì các cháu quên dần tiếng Việt và phần nào có mặc cảm tự ti dân tộc. Vì thế bây giờ phải có cách gì để đánh động lương tâm của các cháu, gợi trí tò mò của các cháu và đó là một trong những lý do để chúng tôi tại ra nhóm này.
Trong lúc đó, nhưng người địa phương tiếp nhận những thuyền nhân thì lại rất thích thú tìm hiểu văn hóa của một dân tộc đã kiên cường đi vượt biển tìm tự do thì họ mới tìm hiểu văn hóa này. Nhưng thay vì, chính mình nói về văn hóa mình thì cách hay nhất là để những người bạn ngoại quốc nói và hiểu được về văn hóa VN"
Ý tưởng có vẽ trái chiều nhưng mới lạ này nảy sinh và anh Thiều Đoàn bắt đầu tìm những người ngoại quốc yêu thích văn hóa Việt để thành lập tốp ca. Sau những ngày một mình đi dán giấy ở quận 13 khu Á châu để tìm người, dần dần một nhóm với 10 người được hình thành. Họ là những người biết đến văn hóa VN và gắn bó với âm nhạc VN qua một chuyến du lịch, qua một cuốn phim, một quyển sách, một chương trình văn nghệ hay cũng có thể qua một chuyện tình hai chủng tộc.
Chị Mais, người đảo Guadeloupe, tuy nói tiếng Việt không rành, nhưng khi hát, người ta nhìn thấy sự say mê, niềm hân hoan, phấn khởi hiện rõ trên gương mặt và đôi tay không ngừng múa may của chị, chị nói :
- Tôi thích học hát tại vì tôi thích phong cảnh VN, tôi thích bài hát "Làng tôi", tôi thích ca sĩ "Như Quỳnh"
Thành viên được lựa chọn khá gắt gao
Toàn ban nhạc Favic đang trình diễn tại Paris.
Toàn ban nhạc Favic đang trình diễn tại Paris. Photo by Tuong An, RFA
Sự phát triển của nhóm rất chậm, từ 10 người đầu tiên, sau 10 năm, nhóm chỉ lên được 15 người bởi sự chọn lựa khá gắt gao: Chỉ những người hoàn toàn không có chút dòng máu Việt nào mới được tham gia, trong vài trường hợp ít ỏi thì anh Thiều Đoàn mới nhận người có 25% hoặc 50% dòng máu Việt, nhưng phải có những điều kiện kèm theo.
Hiện FAVIC có 15 thành viên gồm 7 nguồn gốc khác nhau: Pháp, Nhật, Nam Tư (Yougoslave), Đức, Thụy điển, Martinique, và Guadeloupe.
... Khó khăn là chúng tôi không thể nào chấp nhận tất cả mọi người, thành ra lúc đầu là 10 người, bây giờ cũng chỉ có 15 người. Mỗi một thành viên phải có 3 tháng tập sự và sau 3 tháng khi thấy sinh hoạt hợp và hai bên đều đồng ý chấp nhận nhau thì mới được giữ lại. Và điều kiện để vào nhóm cũng không phải là dễ: phải không là người VN...
Ngoài ra, khó khăn chính vẫn là vấn đề ngôn ngữ :
Đây cũng là một trắc nghiệm về sinh ngữ: làm thế nào để chuyển một ngôn ngữ đa âm sang môt ngôn ngữ độc âm. Đây là vấn đề mà có những người không thể nào thích ứng được, có những người thì thích ứng được một cách dễ dàng, đó là điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ hai là chấp nhận kỷ luật tập thể, sống chung trong tập thể với nhau, biết tôn trọng, tương kính lẫn nhau.
Trước tiên chúng tôi ưu tiên hát dân ca, sau đó chúng tôi hát tân nhạc. Những bản tân nhạc mà chúng tôi chọn phần nhiều về nội dung nói về sức sống của dân tộc. Về hình thức phần nhiều là nhạc điệu Rumba, Chachacha … để cho dễ hát. Sau đó, chúng tôi cũng chọn những bản nhạc ngoại quốc những lời Việt, như bản La Paloma, Bésamé Mucho, Come back to Sorento …. bằng lời Việt.
Thành quả của nhóm FAVIC, theo anh Thiều Đoàn, hãy còn nhỏ nhoi, tầm thường cũng chỉ vì thiếu nhân lực và vật lực. Anh nói: "Một cánh én không làm nổi mùa Xuân. Thế nhưng, nhìn lên bầu trời, không một bóng mây, trông thấy được một cánh én, kể cũng vui vui" và trong cái vui vui ấy, anh kể lại một câu chuyện mà đối với anh đó là phần thưởng quý giá cho hơn 10 năm gầy dựng tốp ca:
Một kỷ niệm mà chúng tôi đáng nhớ nhất là trong khi chúng tôi hát trên chùa Khánh Anh thì tôi đi xuống dưới đồng bào để tôi xem phản ứng như thế nào thì 1 bà mẹ đã quay lại nói với các con mình: "Đó ! người ta ngoại quốc mà người ta còn biết hát nhạc VN còn chúng mầy ở nhà bảo nói tiếng Việt mà không chịu nói tiếng Việt". Thì đó là một điều cảm động và đúng với mục đích mà chúng tôi nhắm vào. Và đối với các cộng đồng, các hội đoàn ngoại quốc thì đó cũng là một cái gì mới lạ. Chưa có bao giờ có một ca đoàn gồm 7 quốc tịch khác nhau, không có một người VN mà chỉ chuyên hát nhạc VN
Sự đa dạng của tốp ca được nhìn thấy qua những mái tóc vàng xen lẫn tóc nâu, mắt xanh biên biếc hay mắt thẳm màu nâu, da đen Phi châu lẫn da trắng Tây Phương. Những gương mặt rất trẻ bên cạnh những mái đầu đã bạc. Họ tự hào trong những bộ đồ bà ba, áo dài VN, áo tứ thân thắt lưng xanh đỏ. Tình yêu VN của họ được thể hiện qua những bài dân ca mà họ say sưa hát với niềm đam mê trong mắt, trên môi; dù với cách phát âm hãy còn lạc điệu một cách hồn nhiên.
Ở FAVIC, ngôn ngữ VN, ngôn ngữ của một dân tộc nhỏ bé đã vượt trùng dương và trở thành nơi hội tụ của nhiều chủng tộc.
Bài hát "Đất lành" của nhóm FAVIC sẽ kết thúc bài phóng sự về một tốp ca không có một người VN nhưng chuyên hát nhạc VN. (bấm vào link phía dưới)
http://www.youtube.com/watch?v=ROYH4dFmxxI
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
Posted by vanhoa at 11:07 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
TIN TRUNG ĐÔNG
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
Posted by vanhoa at 11:07 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
TIN TRUNG ĐÔNG
LTS:
Syria (Ả Rập: سورية sūriyya or سوريا sūryā), tên chính thức Cộng hoà Ả Rập Syria (Ả Rập: الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.
Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới.
Trước thế chiến 2 thuộc Pháp. Năm 2012, cách mạng hoa lài Châu Phi lan sang Syria, dân chúng đòi tổng thống Bashar al-Assad thực hiện nhân quyền nhưng chính quyền ra tay khủng bố. Syria chia thành hai phe. Phe chính phủ được Nga, Trung Quốc, Iran ủng hộ, còn phe nhân quyền do Âu Mỹ ủng hộ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang kêu gọi can thiệp quân sự vào Syria nhằm ngăn chặn các hành động bạo lực, sau khi diễn ra liên tiếp 2 cuộc thảm sát đẫm máu, mà phía bị buộc tội là chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Bạo động ở Syria cản trở công việc của các giám sát viên LHQ
In
Email
Chia sẻ:
Chia sẻ:
Người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc ở Syria, Thiếu tướng Robert Mood
Người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc ở Syria cho biết ông đã tạm ngưng các hoạt động tuần tra của 300 giám sát viên không vũ trang hồi cuối tuần qua vì những mối quan tâm về an ninh của các giám sát viên, nhưng những nhân viên này sẽ tiếp tục ở lại Syria. Thiếu tướng Robert Mood, người Na Uy, báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm thứ ba rằng các giám sát viên của ông đã nhiều lần bị nhắm làm mục tiêu tấn công trong vài tuần qua, khiến họ khó lòng chu toàn nhiệm vụ của mình. Từ trụ sở Liên hiệp quốc, thông tín viên VOA Margaret Besheer gởi về bài tường thuật sau đây.
Tại cuộc họp kín hôm thứ ba, Thiếu tướng Robert Mood đã thuyết trình cho các thành viên Hội đồng Bảo an trong hai giờ đồng hồ. Ông cho biết như sau về một số yếu tố làm cho ông quyết định tạm ngưng sứ mạng của phái bộ ở Syria thường được gọi tắt là UNSMIS.
Tướng Mood cho biết: "Tôi đã ngưng các hoạt động của UNSMIS vì mức độ rủi ro của bạo động và vì khó lòng thực hiện những công tác được phó thác trong những tình huống như vậy. Điều này tự nó là một thông điệp. Chúng tôi muốn thấy có một sự thay đổi ngõ hầu những hoạt động của phái bộ này với cấu hình và quyền hạn như hiện nay tiếp tục là những hoạt động có ý nghĩa.
Ông Mood nói rằng phải có một sự giảm thiểu đáng kể của bạo động và sự cam kết của cả chính phủ lẫn phe chống đối về sự an toàn của các giám sát viên thì các cuộc tuần tra mới có thể được thực hiện trở lại. Ông cho biết cho tới nay ông chỉ nhận được cam kết như vậy từ phía chính phủ.
Hồi tháng Tư, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đồng thanh chấp thuận kế hoạch bố trí 300 giám sát viên không vũ trang để theo dõi việc chấm dứt các hoạt động thù địch ở Syria và việc thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc sứ quốc tế Kofi Annan. Sau khi lắng dịu trong một thời gian ngắn, bạo động đã tăng vọt và những vụ thảm sát đã xảy ra ở hai thị trấn al-Houla và Qubair.
Hội đồng Bảo an sẽ phải quyết định trước ngày 20 tháng 7 về việc có triển hạn thời gian công tác 90 ngày của phái bộ này hay không. Theo dự liệu, Tổng thư ký Liên hiệp quốc sẽ nộp một bản báo cáo với các đề nghị liên quan tới các giám sát viên vào ngày 2 tháng 7.
Người đứng đầu công tác gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, ông Hervé Ladsous, cũng đã thuyết trình trước Hội đồng Bảo an. Ông cho báo chí biết rằng Liên hiệp quốc đã quyết định không thay đổi sứ mạng của phái bộ Syria vào lúc này, nhưng sẽ xem xét tới những sự lựa chọn của mình khi sắp tới thời hạn chót trong tháng 7. Mặc dù vậy, ông Ladsous nhấn mạnh rằng kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan vẫn tiếp tục là trọng tâm của các nỗ lực của Liên hiệp quốc.
Ông Ladsous nói: "Chúng tôi phải nói là không có một kế hoạch nào khác, không hề có một kế hoạch thay thế. Vì vậy kế hoạch 6 điểm của ông Kofi Annan tiếp tục là điểm qui chiếu, là khung sườn của một giải pháp cho vụ khủng hoảng rất nghiêm trọng này."
Đại sứ Trung Quốc Lý Bảo Đông, người giữ chức chủ tịch luân phiên trong tháng này của Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, nói rằng Hội đồng yêu cầu tất cả các bên thực thi kế hoạch của ông Annan ngay tức khắc và vô điều kiện.
Đại sứ Syria tại Liên hiệp quốc, ông Bashar Ja'afari, đã tái khẳng định cam kết đầy đủ của Damascus đối với kế hoạch này và nói thêm rằng chính phủ Syria hy vọng các giám sát viên có thể bắt đầu thực hiện lại công tác của mình trong nay mai.
Liên hiệp quốc cho biết bạo động chính trị ở Syria trong 16 tháng qua đã gây tử vong cho ít nhất 10.000 người và tạo ra một vụ khủng hoảng nhân đạo, khiến cho hơn 1 triệu người Syria cần được cứu trợ và hơn 86.000 người tị nạn ở nước ngoài.
http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-syria-can-tro-cong-viec-cua-thanh-sat-vien-
lhq/1213308.html
Syria có thể trở thành một 'nước Somalia mới'
http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-syria-can-tro-cong-viec-cua-thanh-sat-vien-
lhq/1213308.html
Syria có thể trở thành một 'nước Somalia mới'
In
Email
Chia sẻ:
Chia sẻ:
Toán thanh sát viên LHQ tới thị sát thị trấn al-Haffe trong tỉnh Latakia, ngày 14/6/2012
20.06.2012
Giới hoạt động nhân quyền Syria nói làn sóng bạo động trên khắp nước hôm nay đã giết chết ít nhất 53 người, sau khi người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc tuyên bố các giám sát viên của ông sẽ ở lại Syria.
Giới hoạt động nhân quyền Syria nói làn sóng bạo động trên khắp nước hôm nay đã giết chết ít nhất 53 người, sau khi người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc tuyên bố các giám sát viên của ông sẽ ở lại Syria.
Nói chuyện với Đài VOA qua điện thoại viễn liên, ông Rami Abdelrahman, người đứng đầu Đài Quan sát Nhân quyền Syria đặt trụ sở tại London, hôm nay nói rằng ông lo sợ Syria sẽ trở thành 'một nước Somalia mới, hay nước Afghanistan mới'.
Đài Quan sát Nhân quyền Syria có một mạng lưới liên lạc tại Syria, kể cả trong giới phe nổi dậy, giới hoạt động tích cực, và các thành viên của các lực lượng an ninh Syria.
Ông Abdelrahman nói có ít nhất 28 binh sĩ Syria, một binh sĩ đào ngũ và 24 thường dân cùng thành viên phe nổi dậy bị thiệt mạng trong ngày hôm nay.
Ông Abdelrahman nói thêm rằng các vụ chạm trán, pháo kích, đánh bom đã giết nhiều người Syria từ thành phố Aleppo ở phía Bắc tới thành phố Daraa ở miền Nam, cho tới thành phố Deir Ezzor ở phía Đông và tỉnh Latakia ở Tây-Bắc Syria.
Ông Abdelrahman còn tường trình về những ca tử vong trong các cuộc tấn công đánh vào Hama, Idlib và thủ đô Damascus.
Vụ bạo động mới nhất diễn ra vài giờ sau khi người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc nói rằng những gian khổ mà nhân dân Syria phải chịu đựng đang ngày càng tệ hại hơn, và những nghi vấn về khả năng hủy bỏ sứ mạng giám sát là quá vội vàng, và ông cam kết phái bộ giám sát sẽ ở lại Syria.
Thiếu tướng Robert Mood nói với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm qua rằng phái bộ giám sát Liên hiệp quốc gồm 300 giám sát viên không vũ trang của ông đã bị nhắm tấn công nhiều lần trong vài tuần qua, ít nhất 9 chiếc xe của Liên hiệp quốc đã bị hư hại.
Tướng Mood và người đứng đầu công tác gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, ông Hervé Ladsous, trước đó nói sứ mạng của Liên hiệp quốc tại Syria đã đình chỉ hôm thứ Bảy vừa rồi, vì bạo động leo thang.
Quyết định đó là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là kế hoạch hòa bình do đặc sứ quốc tế Kofi Annan điều giải, đã tan vỡ.
Trong khi đó ở Los Cabos, Mexico, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Nga và Trung Quốc đã 'không hợp tác' với bất cứ kế hoạch nào để lật đổ Tổng Thống Syria Bashar al-Assad ra khỏi vị thế cầm quyền, tuy nhiên lãnh đạo hai nước thừa nhận nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến toàn diện ở Syria.
http://www.voatiengviet.com/content/syria-co-the-tro-thanh-mot-nuoc-somalia-moi/1215868.html
Nga, Trung Quốc, Iranđưa quân
tới Syria tập trận
http://www.voatiengviet.com/content/syria-co-the-tro-thanh-mot-nuoc-somalia-moi/1215868.html
Nga, Trung Quốc, Iranđưa quân
tới Syria tập trận
Cập nhật lúc 9:05 AM, 20/06/2012 Tình hình Syria tiếp tục nóng lên, với thông tin Nga, Trung Quốc, Iran sẽ đến Syria tham gia cuộc tập trận "lớn nhất Trung Đông từ trước tới nay".
Hôm 18/6, hãng tin Fars (Iran) cho biết, Nga, Trung Quốc và Iran sẽ cùng với Syria tổ chức một cuộc tập trận được cho là "lớn nhất Trung Đông từ trước đến nay" tại Syria.
Hôm 18/6, hãng tin Fars (Iran) cho biết, Nga, Trung Quốc và Iran sẽ cùng với Syria tổ chức một cuộc tập trận được cho là "lớn nhất Trung Đông từ trước đến nay" tại Syria.
Cuộc tập trận có sự tham gia của 90.000 binh sỹ, 400 máy bay và 1.000 xe tăng, cuộc tập trận này sẽ được thực hiện cả trên biển, trên không và trên bộ dự kiến diễn ra đầu tháng tới.
Cũng theo hãng tin trên, Trung Quốc đã đề nghị Ai Cập cấp phép cho 12 tàu chiến mang theo vũ khí của nước này đi qua kênh đào Suez trong khoảng 2 tuần tới và đích đến có thể là cảng Tartus của Syria, chuẩn bị cho tập trận.
Tàu chiến, tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay của Nga cũng như tàu chiến của Iran cũng sẽ đến Syria trong khoảng thời gian này.
Trong đợt tập trận, Syria sẽ thử nghiệm các hệ thống tên lửa phòng không và đất đối hải. Hiện chưa có chính phủ nào xác nhận cuộc tập trận trên nhưng nếu thông tin là chính xác thì cuộc đối đầu giữa Nga, Trung Quốc, Iran với Mỹ và phương Tây trên đất Syria theo kiểu chiến tranh Lạnh có lẽ chỉ được tính bằng ngày.
Syria sẽ tiến hành các cuộc bắn thử hệ thống phòng không trong cuộc tập trận.
Thông tin về cuộc tập trận trên dường như xuất phát từ kênh truyền thông ShamLife bằng tiếng Arab của Syria dẫn lời một quan chức giấu tên nước này.
Tàu chiến, tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay của Nga cũng như tàu chiến của Iran cũng sẽ đến Syria trong khoảng thời gian này.
Trong đợt tập trận, Syria sẽ thử nghiệm các hệ thống tên lửa phòng không và đất đối hải. Hiện chưa có chính phủ nào xác nhận cuộc tập trận trên nhưng nếu thông tin là chính xác thì cuộc đối đầu giữa Nga, Trung Quốc, Iran với Mỹ và phương Tây trên đất Syria theo kiểu chiến tranh Lạnh có lẽ chỉ được tính bằng ngày.
Syria sẽ tiến hành các cuộc bắn thử hệ thống phòng không trong cuộc tập trận.
Thông tin về cuộc tập trận trên dường như xuất phát từ kênh truyền thông ShamLife bằng tiếng Arab của Syria dẫn lời một quan chức giấu tên nước này.
Liên quan tình hình Syria, mới đây báo Telegraph (Anh) cho biết tàu chở vũ khí MV Alaed của Nga đã bị hãng bảo hiểm có trụ sở tại Anh rút bảo hiểm con tàu.
Tàu MV Alead chở trong mình các trực thăng vũ trang Mil Mi-25 cùng trang thiết bị khác. Những chiếc trực thăng này được chính quyền Syria gửi sang Nga đại tu bảo dưỡng.
Bộ Ngoại giao Anh đã xác nhận thông tin trên nhưng không cho biết thêm chi tiết. Con tàu này đang hướng tới Eo biển Anh trên đường tới khu vực bờ biển Địa Trung Hải của Syria còn điểm đến tiếp theo chưa rõ ràng, nhiều khả năng là tới Tartus (Syria).
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cáo buộc Nga đang đưa trực thăng vũ trang tới Syria và đề nghị Anh giúp đỡ ngăn chặn. Tuy nhiên, Moscow khẳng định không chuyển bất kỳ trực thăng vũ trang mới nào tới Syria mà chỉ tiến hành sửa chữa các trực thăng của Syria được đưa tới Nga nhiều năm trước. Nga cũng không nói rõ rằng các trực thăng này có phải đang được đưa tới Syria hay không.
Tàu MV Alead chở trong mình các trực thăng vũ trang Mil Mi-25 cùng trang thiết bị khác. Những chiếc trực thăng này được chính quyền Syria gửi sang Nga đại tu bảo dưỡng.
Bộ Ngoại giao Anh đã xác nhận thông tin trên nhưng không cho biết thêm chi tiết. Con tàu này đang hướng tới Eo biển Anh trên đường tới khu vực bờ biển Địa Trung Hải của Syria còn điểm đến tiếp theo chưa rõ ràng, nhiều khả năng là tới Tartus (Syria).
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cáo buộc Nga đang đưa trực thăng vũ trang tới Syria và đề nghị Anh giúp đỡ ngăn chặn. Tuy nhiên, Moscow khẳng định không chuyển bất kỳ trực thăng vũ trang mới nào tới Syria mà chỉ tiến hành sửa chữa các trực thăng của Syria được đưa tới Nga nhiều năm trước. Nga cũng không nói rõ rằng các trực thăng này có phải đang được đưa tới Syria hay không.
Hà Anh
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nga-Trung-Quoc-Iran-dua-quan-toi-Syria-tap-tran/20126/217804.datviet
Hàng trăm lính hải quân đánh bộ Nga tới Syria?
Cập nhật lúc :8:47 AM, 19/06/2012
Interfax dẫn nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết, lực lượng này chuẩn bị gửi 2 tàu vận tải đổ bộ tới cảng Tartus (Syria) để "bảo vệ tài sản nước Nga".
Tàu vận tải đổ bộ Nikolai Filchenkov.
(ĐVO) “Hai tàu vận tải đổ bộ mang tên Nikolai Filchenkov và Tsezar Kunikov đang chuẩn bị điều động đến Tartus,” Interfax dẫn lời một sĩ quan Hải quân Nga cho biết.
(ĐVO) “Hai tàu vận tải đổ bộ mang tên Nikolai Filchenkov và Tsezar Kunikov đang chuẩn bị điều động đến Tartus,” Interfax dẫn lời một sĩ quan Hải quân Nga cho biết.
Cũng theo nguồn tin, hai tàu sẽ mang theo một “số lượng lớn” hải quân đánh bộ Nga. Các tàu này có thể sử dụng để sơ tán công dân Nga nếu cần thiết.
“Thủy thủ đoàn tàu Nikolai Filchenkov và Tsezar Kunikov và tàu kéo SB-15 cùng lực lượng hải quân đánh bộ để đảm bảo an ninh công dân Nga và sơ tán một phần tài sản tại căn cứ nếu cần thiết,” Interfax dẫn lời nguồn tin cho biết.
Tuy vậy, cho tới thời điểm này, Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga chưa xác nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc gửi tàu cùng binh lính tới Tartus.
Trước đó, kênh truyền hình NBC (Mỹ) đã đưa ra thông tin cho biết, Nga điều tàu vận tải cỡ lớn chở vũ khí và binh lính đến bảo vệ cảng Tartus.
Theo nguồn tin “con tàu ở trong tình trạng sẵn sàng cập bến mà không xin phép chính quyền Syria”.
Ngày 17/6, hãng tin Ria Novosti dẫn nguồn tin từ Hạm đội biển Đen lại cho biết, thông tin tàu đổ bộ Nga chở vũ khí và binh lính đang trên đường đến Syria là sai sự thật.
Tàu vận tải đổ bộ Nikolai Filchenkov (số hiệu 152) thuộc project 1171, tàu có lượng giãn nước 4.700 tấn. Tàu có khả năng chở theo khoảng 300-400 lính thủy và 20 xe tăng hoặc 40 xe bọc thép chiến đấu.
Tàu vận tải đổ bộ Tsezar Kunikov (số hiệu 158) thuộc project 775, tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn. Tàu có khả năng chở khoảng 200 lính và 10 xe tăng.
>> Loạn tin đặc nhiệm Nga ở Syria
>> Pháp sắp kêu gọi áp đặt vùng cấm bay lên Syria?
Phượng Hồng (theo Defence News)
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Hang-tram-linh-hai-quan-danh-bo-Nga-toi-Syria/20126/217573.datviet
Tàu chở trực thăng Nga cho Syria
bị chặn trên biển
Trực thăng chiến đấu của Nga MI-25
Trực thăng chiến đấu của Nga MI-25
Tú Anh
Chiếc tàu vận tải MV Alaed của công ty Nga Femco khởi hành từ cảng Kalinigrad đã phải dừng lại ở ngoài khơi Scotlen, Anh Quốc. Lý do là công ty bảo hiểm Anh quyết định xóa hợp đồng sau khi được Hoa Kỳ báo tin chiếc tàu này đang chở trực thăng Mi-25 cho Syria.
Chiều hôm qua 18/06/2012, từ Mêhicô, Tổng thống Mỹ và Nga sau cuộc họp song phương khoảng 2 giờ đồng hồ đã bày tỏ lập trường chung với lời kêu gọi « chấm dứt bạo động » tức khắc tại Syria. Cùng lúc đó ngoài khơi Scotland, một chiếc tàu Nga bị nghi ngờ chở trực thăng võ trang cho Damas đã phải tắt máy nằm chờ vì « không có bảo hiểm lưu hành ».
Trong một bản thông báo chuyển cho AFP, công ty bảo hiểm Anh Standard Club cho biết « đã thông báo cho chủ nhân Nga của tàu MV Alaed là bảo hiểm của họ đã hết hạn vì bản chất của chuyến du hành ». Standard Club nói là đã nhận được thông tin tàu Nga chở đạn dược cho Syria và do vậy hãng bảo hiểm phải tuân thủ theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Châu Âu rút lại hợp đồng.
Nhật báo Anh Sunday Telegraph cho biết là tàu Nga chở trực thăng Mi-25 mà Syria mua từ thời Liên Xô cũ, nay được Nga sửa chữa và giao lại cho Damas. Cách nay một tuần, đích thân ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton báo động là nhiều trực thăng Nga đang trên đường sang Syria tăng cường cho quân đội chính phủ thảm sát đối lập và dân chúng. Matxcơva nhìn nhận là có sự kiện này nhưng khẳng định là trực thăng cũ được bảo trì chứ không phải là bán vũ khí mới.
Vào hôm nay tại New York, Hội Đồng Bảo An nghe báo cáo của tướng Robert Mood, chỉ huy trưởng phái bộ quan sát viên Liên Hiệp Quốc tại Syria. Bạo lực leo thang ngăn cản hoạt động của các quan sát viên không võ trang. Hội Đồng Bảo An phải xem xét lại kế hoạch vãn hồi hòa bình và tương lai của phái bộ quan sát.
tags: Nga - Quốc tế - Syria
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120619-tau-cho-truc-thang-nga-cho-syria-bi-chan-tren-bien-vi-thieu-bao-hiem
>> Loạn tin đặc nhiệm Nga ở Syria
>> Pháp sắp kêu gọi áp đặt vùng cấm bay lên Syria?
Phượng Hồng (theo Defence News)
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Hang-tram-linh-hai-quan-danh-bo-Nga-toi-Syria/20126/217573.datviet
Tàu chở trực thăng Nga cho Syria
bị chặn trên biển
Trực thăng chiến đấu của Nga MI-25
Trực thăng chiến đấu của Nga MI-25
Tú Anh
Chiếc tàu vận tải MV Alaed của công ty Nga Femco khởi hành từ cảng Kalinigrad đã phải dừng lại ở ngoài khơi Scotlen, Anh Quốc. Lý do là công ty bảo hiểm Anh quyết định xóa hợp đồng sau khi được Hoa Kỳ báo tin chiếc tàu này đang chở trực thăng Mi-25 cho Syria.
Chiều hôm qua 18/06/2012, từ Mêhicô, Tổng thống Mỹ và Nga sau cuộc họp song phương khoảng 2 giờ đồng hồ đã bày tỏ lập trường chung với lời kêu gọi « chấm dứt bạo động » tức khắc tại Syria. Cùng lúc đó ngoài khơi Scotland, một chiếc tàu Nga bị nghi ngờ chở trực thăng võ trang cho Damas đã phải tắt máy nằm chờ vì « không có bảo hiểm lưu hành ».
Trong một bản thông báo chuyển cho AFP, công ty bảo hiểm Anh Standard Club cho biết « đã thông báo cho chủ nhân Nga của tàu MV Alaed là bảo hiểm của họ đã hết hạn vì bản chất của chuyến du hành ». Standard Club nói là đã nhận được thông tin tàu Nga chở đạn dược cho Syria và do vậy hãng bảo hiểm phải tuân thủ theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Châu Âu rút lại hợp đồng.
Nhật báo Anh Sunday Telegraph cho biết là tàu Nga chở trực thăng Mi-25 mà Syria mua từ thời Liên Xô cũ, nay được Nga sửa chữa và giao lại cho Damas. Cách nay một tuần, đích thân ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton báo động là nhiều trực thăng Nga đang trên đường sang Syria tăng cường cho quân đội chính phủ thảm sát đối lập và dân chúng. Matxcơva nhìn nhận là có sự kiện này nhưng khẳng định là trực thăng cũ được bảo trì chứ không phải là bán vũ khí mới.
Vào hôm nay tại New York, Hội Đồng Bảo An nghe báo cáo của tướng Robert Mood, chỉ huy trưởng phái bộ quan sát viên Liên Hiệp Quốc tại Syria. Bạo lực leo thang ngăn cản hoạt động của các quan sát viên không võ trang. Hội Đồng Bảo An phải xem xét lại kế hoạch vãn hồi hòa bình và tương lai của phái bộ quan sát.
tags: Nga - Quốc tế - Syria
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120619-tau-cho-truc-thang-nga-cho-syria-bi-chan-tren-bien-vi-thieu-bao-hiem
Xung đột ở Syria đẩy tổ chức
đồng minh Hezbollah vào thế kẹt
Du khách kéo theo hành lý đi bộ tới phi trường Quốc tế Rafik Hariri sau khi một số thành viên của gia đình 11 người hành hương Li-băng chặn các đường cao tốc dẫn đến sân bay Beirut để phản đối chính phủ Li-băng
CỠ CHỮ
19.06.2012
Cuộc xung đột ở Syria đang tác động lan truyền đến nhiều nước láng giềng và đặt một số đồng minh của chính quyền Syria vào tình thế nhạy cảm. Thông tín viên Scott Bobb từ Beirut tường trình về ảnh hưởng của cuộc xung đột này đối với nhóm chủ chiến Hezbollah ở Li-băng.
CỠ CHỮ
19.06.2012
Cuộc xung đột ở Syria đang tác động lan truyền đến nhiều nước láng giềng và đặt một số đồng minh của chính quyền Syria vào tình thế nhạy cảm. Thông tín viên Scott Bobb từ Beirut tường trình về ảnh hưởng của cuộc xung đột này đối với nhóm chủ chiến Hezbollah ở Li-băng.
Vụ bắt cóc 11 người hành hương Shia trở về Li-băng từ Iran hồi năm ngoái ở Syria cho thấy mối liên hệ nhạy cảm giữa cuộc xung đột Syria và các phe nhóm giáo phái ở nước láng giềng Li-băng.
Liên minh đối lập chính của Syria đã phủ nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc, nhưng một nhóm nổi dậy trước đây chưa từng được biết đến nói họ đang cầm giữ những người hành hương này cho đến khi chính quyền Syria ngưng tấn công thường dân vô tội. Những kẻ bắt cóc nói 5 người trong nhóm người hành hương là thành viên của Hezbollah, tổ chức bị cáo buộc ủng hộ chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Hezbollah là đồng minh lâu năm của chính quyền Syria và được chính quyền này huấn luyện, cung cấp vũ khí và tài lực nhằm chống phá Israel. Nhưng gần đây, lãnh đạo Hezbollah đã lên tiếng chỉ trích tình trạng bạo lực ở Syria và bày tỏ sự ủng hộ đối với cải cách dân chủ ở đó.
Ông Rami Khouri, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc American University ở Beirut, nói Hezbollah đang lâm vào thế khó.
Ông Khouri cho biết: “Đối với Hezbollah, chính quyền Syria có vai trò quan trọng về mặt chính trị và tiếp vận và vì thế cho nên họ không muốn chống đối chính quyền này. Nhưng những gì Syria đang làm khiến họ khó xử và họ đã tìm một lập trường trung dung khi nói đến việc cải cách và giải quyết những vấn đề chính trị ở Syria một cách hòa bình. Nhưng tuyên bố của họ không thuyết phục lắm. Ai cũng biết rằng Hezbollah muốn chế độ Syria tồn tại.”
Mặc dù vậy, chính quyền Syria tỏ ra giận dữ trước lập trường của Hezbollah và quan hệ đôi bên đã nguội lạnh.
Ông Omar Nashabe, biên tập viên tờ Al Akhbar có quan điểm gần với Hezbollah, nói quan hệ giữa Hezbollah và chính quyền Syria dao động theo thời gian.
Ông Nashabe nói: “Mối quan hệ này vốn dĩ mang tính thực dụng. Đó là mối quan hệ liên quan đến năng lực hoạt động. Hezbollah là một tổ chức hoạt động rất hợp lý xét về vai trò và chức năng của nó.”
Các nhà lãnh đạo Hezbollah tuyên bố mục tiêu chính của họ là củng cố Hồi giáo về mặt chính trị và chiến đấu chống lại điều mà họ gọi là sự xâm chiếm lãnh thổ Palestine bởi Israel.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hezbollah, cũng như lãnh đạo của những nhóm Amal, là nhóm chính trị đối thủ người Shia ở Li-băng, kêu gọi nhân dân Li-băng giữ bình tĩnh trước hàng loạt những vụ xung đột phe phái ở Li-băng, gây ra bởi cuộc xung đột ở Syria.
Giáo sư Hillal Khashem thuộc American University ở Beirut nói sở dĩ họ cùng đưa ra lời kêu gọi như vậy là vì hai nhóm này đã đạt được những thành quả chính trị đáng kể từ lúc cuộc nội chiến Li-băng chấm dứt vào hai thập kỷ trước.
Ông Khashem cho biết: “Hezbollah và Amal đều không muốn tạo ra một bầu không khí căng thẳng và gây phương hại đến những thành tựu mà cộng đồng người Shia đã tích lũy được trong hơn 20 năm qua. Vì thế họ có lợi ích trong việc duy trì một bề ngoài yên tĩnh cho đất nước.”
Ông Nashabe cho biết Hezbollah đã lên án việc chính quyền Syria và lực lượng dân quân thân chính phủ sử dụng bạo lực nhắm vào thường dân. Nhưng ông cũng nói mọi người cần nhớ là có một số đông đáng kể dân chúng Syria vẫn ủng hộ chính quyền Assad.
Ông Nashabe nói: “Hezbollah tin rằng chính nhân dân Syria mới định đoạt số phận của họ, nhưng Hezbollah tán đồng với quan điểm của Trung Quốc và Nga rằng một phần dân chúng vẫn ủng hộ ông Assad.”
Ông chỉ trích tuyên bố của phương Tây và chính quyền các nước Ả rập rằng chế độ Assad đã mất hết tính hợp pháp và phải từ bỏ quyền lực.
Ông Nashabe nói thêm: “Việc khăng khăng đòi loại bỏ tổng thống Assad là trái ngược hoàn toàn với tinh thần của hiến chương Liên Hiệp Quốc, trái ngược với bất kỳ sáng kiến hợp lý nào nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình.”
Ông Nashabe nói giải pháp duy nhất là tất cả các bên đình chiến và tiến hành đối thoại.
Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Trước việc hàng ngàn người ủng hộ bị sát hạt trong những đợt biểu tình ôn hòa ban đầu, phe đối lập của Syria nói rằng sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào ngoài việc chế độ Assad phải ra đi.
http://www.voatiengviet.com/content/xung-dot-o-syria-day-hezbollah-vao-the-ket/1213100.html
Bạo động giết chết thêm ít nhất 56
người ở Syria
Hình chụp từ video nghiệp dư cho thấy khói bốc lên từ các tòa nhà ở Homs sau các vụ pháo kích
CỠ CHỮ
19.06.2012
Các nhà tranh đấu ở Syria cho biết các vụ bạo động trên khắp nước trong ngày thứ hai làm thiệt mạng ít nhất 56 người trong khi Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập kêu gọi bố trí một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Syria.
http://www.voatiengviet.com/content/xung-dot-o-syria-day-hezbollah-vao-the-ket/1213100.html
Bạo động giết chết thêm ít nhất 56
người ở Syria
Hình chụp từ video nghiệp dư cho thấy khói bốc lên từ các tòa nhà ở Homs sau các vụ pháo kích
CỠ CHỮ
19.06.2012
Các nhà tranh đấu ở Syria cho biết các vụ bạo động trên khắp nước trong ngày thứ hai làm thiệt mạng ít nhất 56 người trong khi Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập kêu gọi bố trí một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Syria.
Các nhà tranh đấu cho biết cuộc giao tranh ác liệt nhất và pháo kích diễn ra tại thành phố Homs và nhiều khu vực ở Damascus. Các nhà tranh đấu này nói rằng có trẻ em trong số những người chết ở Douma, một địa điểm mà lực lượng Syria đã dội bom trong nhiều ngày.
Số tử vong vừa kể không thể kiểm chứng một cách độc lập.
Trong khi đó người đứng đầu Liên đoàn Ả rập Nabil El-Araby cho biết trong khi đi thăm Cyprus rằng nên bố trí lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại Syria để thực thi cuộc ngưng bắn nhưng không can dự vào cuộc giao tranh.
Khi hai phe đã dùng đến biện pháp giao tranh thì chúng ta không thể để cho ai đó đến quan sát trừ phi điều đó được cả hai phía cùng chấp thuận. Vì thế điều chúng ta cần là một thế lực nào có thể áp đặt được một cuộc ngưng bắn, không giao chiến, mà chỉ thực hiện một cuộc ngưng bắn. Và theo tôi chúng ta đã có kinh nghiệm về việc này. Ở Ai cập chúng tôi đã có kinh nghiệm đối với công tác gìn giữ hòa bình. Phái bộ hòa bình đầu tiên hoạt động ở bán đảo Sinai của Ai cập từ năm 1956. Theo tôi đây là phương cách mà cộng đồng quốc tế đã đạt được và phương cách này rất hữu dụng.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong một thông cáo chung tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Mexico rằng hai ông thống nhất với nhau trong niềm tin rằng người dân Syria cần phải có cơ hội để lựa chọn tương lai của mình một cách dân chủ.
Nga là nước đồng minh lâu đời của Syria và đã bảo vệ Tổng thống Bashar al-Assad tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của LHQ được đề nghị bởi các nước phương Tây và các nước Ả rập phản đối 11 năm cai trị của ông Assad.
Bạo động leo thang buộc khoảng 300 quan sát viên LHQ phải ngưng sứ mạng giám sát của họ tại Syria hôm thứ bảy.
Ông Lý Bảo Đông, Đại sứ Trung Quốc, đang giữ chức quyền Chủ Tịch Hội đồng Bảo an LHQ tuyên bố.
Ông Lý cho biết: "Chúng tôi rất quan tâm về việc các quan sát viên LHQ ngưng hoạt động ở Syria và chúng tôi tin là các phe phái, tất cả các phe phái ở Syria, phải hợp tác đầy đủ với các quan sát viên LHQ tại đó. Và điều rất quan trọng là họ phải thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của Đặc sứ Kofi Annan cũng như các nghị quyết của LHQ."
Người lãnh đạo phái bộ quan sát LHQ, Thiếu tướng Robert Mood, tuyên bố nhân viên của ông sẽ không rời khỏi Syria. LHQ đã đưa các quan sát viên tới nước này để theo dõi việc thi hành một kế hoạch hòa bình và cuộc ngưng bắn do Đặc sứ Annan điều giải. Nhưng lệnh ngưng bắn đã không được tuân hành và một nhóm quan sát viên đã bị tấn công hồi tuần trước khi họ đến thăm thị trấn al-Haffeh ở Latakita.
http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-giet-chet-them-56-nguoi-o-syria/1212751.html
http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-giet-chet-them-56-nguoi-o-syria/1212751.html
Posted by vanhoa at 11:05 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
VIỆT NAM & TRUNG QUỐC
Người dân Việt gian nan vì Trung Quốc
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-06-18
Trong giai đoạn hiện nay, khi tâm trạng của người dân Việt yêu nước chưa hết khắc khoải, bất an cho vận nước do rừng đầu nguồn trọng yếu của Tổ Quốc bị người Trung Quốc thuê hàng loạt và dài hạn
thuysanvietnam.vn
Cam Ranh: Bè cá của chủ nhân Trung Quốc đã tồn tại trên vịnh Cam Ranh trên 10 năm-
xương sống của quê hương bị họ án ngữ theo sự mời gọi của “chính sách lớn của đảng và nhà nước” cho khai thác bô xít Tây Nguyên, nhiều công trình trọng yếu bị người Trung Quốc trúng thầu, nền kinh tế nước nhà bị họ lũng đoạn, biển cả của tổ tiên bị Trung Quốc lấn chiếm…, thì mới đây, người dân lại càng bất an trước tình trạng người Phương Bắc dưới dạng “doanh nhân” tới “an nhiên” “nuôi cá” ở Vũng Rô, thậm chí ngay tại cảng chiến lược trọng yếu Cam Ranh, đó là chưa kể mới đây nhất có tin “Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc” !
Người Tàu trên đất Việt
Qua bài tựa đề “Gian nan với chú Ba Tàu”, nhà văn Trần Khải lưu ý:
Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì? Có phải muốn Việt Nam tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.
Tình trạng “anh Tàu đưa dân tràn ngập” quê hương Việt Nam đó hẳn không tránh khỏi phản ứng mạnh mẽ của người dân Việt biết nghĩ tới quê hương. Có lẽ đây là lý do khiến độc giả của báo Đất Việt, có tên Nguyễn An Liên, báo động rằng “ Chẳng bao lâu nữa, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đều có bóng dáng của bọn giặc Tàu”.
Hải Phòng: Đường Đông Phương ở Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt - Ảnh: C.V.K.
Hải Phòng: Đường Đông Phương ở Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt - Ảnh: C.V.K.
Một độc giả khác tên Minh Hối Hạn bày tỏ bất bình rằng “ Từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đắk Nông, Vũng Tàu…cho đến Khánh Hoà, Cam Ranh, chính quyền ở đâu cũng nói ‘không quản lý được’. Ai chủ trương bảo kê ?”.
Theo tác giả Chiều Thu, thì bây giờ “chính phủ thả lỏng cho các quan địa phương: địa phương nào thì chính quyền nơi ấy quản lý. Cứ tiền vào là OK. Bọn Trung Quốc nó nằm thóp các quan Việt Nam từ trên xuống dưới chỉ hám tiền nên…người Trung Quốc tràn ngập Việt Nam…Tiền lên ngôi, đạo đức xuống cấp, con người vô cảm với đồng loại, với đất nước …!
Người Tàu trên đất Việt
Qua bài tựa đề “Gian nan với chú Ba Tàu”, nhà văn Trần Khải lưu ý:
Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì? Có phải muốn Việt Nam tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.
Tình trạng “anh Tàu đưa dân tràn ngập” quê hương Việt Nam đó hẳn không tránh khỏi phản ứng mạnh mẽ của người dân Việt biết nghĩ tới quê hương. Có lẽ đây là lý do khiến độc giả của báo Đất Việt, có tên Nguyễn An Liên, báo động rằng “ Chẳng bao lâu nữa, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đều có bóng dáng của bọn giặc Tàu”.
Hải Phòng: Đường Đông Phương ở Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt - Ảnh: C.V.K.
Hải Phòng: Đường Đông Phương ở Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt - Ảnh: C.V.K.
Một độc giả khác tên Minh Hối Hạn bày tỏ bất bình rằng “ Từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đắk Nông, Vũng Tàu…cho đến Khánh Hoà, Cam Ranh, chính quyền ở đâu cũng nói ‘không quản lý được’. Ai chủ trương bảo kê ?”.
Theo tác giả Chiều Thu, thì bây giờ “chính phủ thả lỏng cho các quan địa phương: địa phương nào thì chính quyền nơi ấy quản lý. Cứ tiền vào là OK. Bọn Trung Quốc nó nằm thóp các quan Việt Nam từ trên xuống dưới chỉ hám tiền nên…người Trung Quốc tràn ngập Việt Nam…Tiền lên ngôi, đạo đức xuống cấp, con người vô cảm với đồng loại, với đất nước …!
Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì?
nhà văn Trần Khải
nhà văn Trần Khải
Một Cựu Đảng Viên nêu lên câu hỏi rằng “có bao nhiêu sư đoàn quân Tầu núp bóng công nhân hiện đang có mặt trên khắp đất nước ta?”.
Vẫn theo độc giả này thì “ bọn quan tham từ chóp bu cho đến tép riu chỉ mãi mê tập trung theo dõi, đàn áp những người yêu nước và nông dân và tranh thủ vơ vét cho đầy túi tham nên đã mặc sức cho bọn Tầu hoành hành như ở chỗ không chủ”.
Nhà văn Trần Khải trong bài “Gian nan với chú ba Tàu” vừa nói nhận thấy vấn đề hiện “không dễ giải quyết” khi tình hình trở nên đáng ngại “từ biển tới rừng, từ hàng lậu tới người lậu”, và ông nhấn mạnh rằng
“ Chỉ tới thời này (Việt Nam) mới sáng mắt ra trước tình hữu nghị 2 nước đời đời khả vấn như thế”. Tác giả nhân tiện nêu lên câu hỏi:
Ai bảo anh Tàu có văn hóa? May ra chỉ với Đài Loan, là Bắc Kinh nhân nhượng. Anh Tàu không hề như Hà Nội, luôn luôn giở trò kích động 3 dòng thác cách mạng để xúi Hà Nội đánh phá, triệt hạ Sài Gòn...Nhưng Bắc Kinh luôn luôn nhìn Đài Bắc như tình anh xem cốt nhục, không chơi trò tự đẩy dân mình Sinh Bắc Tử Nam làm chi.
“Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong”
Còn blogger Hà Sĩ Phu lại “Ước làm người Tàu trên đất Việt !”, khi ông nêu lên những câu hỏi xem chừng như chua chát nhưng rất chí lý trước cảnh nhiễu nhương “ một tư nhân Trung Quốc đã ‘chiếm lĩnh truyền hình cáp Quy Nhơn’ ”. Đó là “ Sự nhạy cảm chính trị bậc thầy của một Đảng Cộng sản biến đâu mất, hay đã dùng để ứng phó với dân chúng hết rồi ? “Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong” nơi nhân dân ư?”
TS Hà Sĩ Phu nhân tiện lưu ý rằng “một đầu óc đui mù cũng phải bật lên hai chữ : Trung Quốc” qua một loạt các sự kiện như vụ bauxite Tây Nguyên, tình trạng cho : “thuê” đất rừng ở vùng biên giới nhạy cảm, cho “doanh nhân” Trung Quốc nuôi cá ở cảng Cam Ranh…TS Hà Sĩ Phu nêu ngay câu hỏi “ Mà Trung Quốc là ai?”, rồi tác giả nhắc lại rằng “chính Đảng CSViệt Nam đã xác định đây là “kẻ thù truyền kiếp” chưa bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính nước ta ! Điều này cả thế giới đều biết, người Việt Nam nào cũng biết, chẳng lẽ chỉ những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay lại bỗng dưng không biết ?”. TS Hà Sĩ Phu nhấn mạnh rằng giới cầm quyền không thể không biết. Và ông nói tiếp:
Nhưng nếu biết sao không phổ biến tinh thần cảnh giác ấy đến toàn quân, toàn dân, mà lại chủ trương thủ tiêu tinh thần cảnh giác ái quốc bằng 16 chữ “vàng dởm”, sao cứ để những hiện tượng nguy hiểm đến an
Sinh viên biểu tinh chống Trung Quốc bị đàn áp thẳng tay. AFP
Sinh viên biểu tinh chống Trung Quốc bị đàn áp thẳng tay. AFP
ninh quốc gia xúc tiến ngày một nhiều thêm, cứ như thể hai anh lái buôn (nội xâm và ngoại xâm) đã thống nhất một phương án “diễn biến hòa bình, gậm nhấm hòa bình, thôn tính hòa bình, tự diễn biến, tự dâng hiến” trên hình hài đau thương của Tổ quốc vậy?
Thương binh nặng đâu, nhân dân tự phát đâu, phải tiến vào những nơi đã để cho người Tàu được trá hình “rải quân” trên những nơi trọng yếu, chứ sao lại ngoặt sang tấn công một ông Tiến sĩ Hán nôm biết bênh dân nghèo, tấn công một đảng viên 82 tuổi quyết dành quãng đời còn lại cho sự Minh bạch của đất nước? Đây chính là mối lo “chệch hướng” chứ không gì khác. Chuyện chệch hướng này là vô tình hay chủ tâm?
TS Hà Sĩ Phu lưu ý rằng người Tàu tự do quá, ngang nhiên quá khi họ tới Việt Nam lúc nào, trốn biệt tăm lúc nào giới hữu trách không ai biết. Như vậy, người Tàu quả là “công dân loại 1” ngay trên quê hương Việt Nam trong khi người Việt bản xứ chỉ là “công dân loại 2”. Như vậy “ai mới là chủ nhân “của đất nước này ?
Qua bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, blogger Nguyễn Hưng Quốc trình bày 3 “ý nghĩa đáng chú ý” về xã hội, kinh tế và quốc phòng liên quan đến sự hiện diện của người Tàu “tràn ngập” quê hương Việt Nam. TS Nguyễn Hưng Quốc giải thích rằng về phương diện xã hội thì đa số người Trung Quốc di trú tới Việt Nam “không đúng quy định của luật pháp”; về mặt kinh tế thì “công việc của họ hoàn toàn là lậu”; nhưng phương diện quốc phòng mới nghiêm trọng nhất khi người Tàu có mặt ngay tại địa điểm nhạy cảm như ở quân cảng Cam Ranh khiến có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho Việt Nam.
Tác giả nêu lên câu hỏi rằng tại sao những người Trung Quốc đến làm lậu ở Cam Ranh lâu đến vậy mà chính quyền Việt Nam không phát hiện được ? Chỉ đến khi dân chúng tố cáo, một số cơ quan truyền thông xôn xao thì giới cầm quyền mới chịu ‘chỉ đạo” ‘rà soát” tình hình ? Câu trả lời mà đa số đều nhắc tới là vì tiền, dù vấn đề có nguy hại đến an ninh quốc gia. Vẫn theo TS Nguyễn Hưng Quốc:
Vẫn theo độc giả này thì “ bọn quan tham từ chóp bu cho đến tép riu chỉ mãi mê tập trung theo dõi, đàn áp những người yêu nước và nông dân và tranh thủ vơ vét cho đầy túi tham nên đã mặc sức cho bọn Tầu hoành hành như ở chỗ không chủ”.
Nhà văn Trần Khải trong bài “Gian nan với chú ba Tàu” vừa nói nhận thấy vấn đề hiện “không dễ giải quyết” khi tình hình trở nên đáng ngại “từ biển tới rừng, từ hàng lậu tới người lậu”, và ông nhấn mạnh rằng
“ Chỉ tới thời này (Việt Nam) mới sáng mắt ra trước tình hữu nghị 2 nước đời đời khả vấn như thế”. Tác giả nhân tiện nêu lên câu hỏi:
Ai bảo anh Tàu có văn hóa? May ra chỉ với Đài Loan, là Bắc Kinh nhân nhượng. Anh Tàu không hề như Hà Nội, luôn luôn giở trò kích động 3 dòng thác cách mạng để xúi Hà Nội đánh phá, triệt hạ Sài Gòn...Nhưng Bắc Kinh luôn luôn nhìn Đài Bắc như tình anh xem cốt nhục, không chơi trò tự đẩy dân mình Sinh Bắc Tử Nam làm chi.
“Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong”
Còn blogger Hà Sĩ Phu lại “Ước làm người Tàu trên đất Việt !”, khi ông nêu lên những câu hỏi xem chừng như chua chát nhưng rất chí lý trước cảnh nhiễu nhương “ một tư nhân Trung Quốc đã ‘chiếm lĩnh truyền hình cáp Quy Nhơn’ ”. Đó là “ Sự nhạy cảm chính trị bậc thầy của một Đảng Cộng sản biến đâu mất, hay đã dùng để ứng phó với dân chúng hết rồi ? “Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong” nơi nhân dân ư?”
TS Hà Sĩ Phu nhân tiện lưu ý rằng “một đầu óc đui mù cũng phải bật lên hai chữ : Trung Quốc” qua một loạt các sự kiện như vụ bauxite Tây Nguyên, tình trạng cho : “thuê” đất rừng ở vùng biên giới nhạy cảm, cho “doanh nhân” Trung Quốc nuôi cá ở cảng Cam Ranh…TS Hà Sĩ Phu nêu ngay câu hỏi “ Mà Trung Quốc là ai?”, rồi tác giả nhắc lại rằng “chính Đảng CSViệt Nam đã xác định đây là “kẻ thù truyền kiếp” chưa bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính nước ta ! Điều này cả thế giới đều biết, người Việt Nam nào cũng biết, chẳng lẽ chỉ những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay lại bỗng dưng không biết ?”. TS Hà Sĩ Phu nhấn mạnh rằng giới cầm quyền không thể không biết. Và ông nói tiếp:
Nhưng nếu biết sao không phổ biến tinh thần cảnh giác ấy đến toàn quân, toàn dân, mà lại chủ trương thủ tiêu tinh thần cảnh giác ái quốc bằng 16 chữ “vàng dởm”, sao cứ để những hiện tượng nguy hiểm đến an
Sinh viên biểu tinh chống Trung Quốc bị đàn áp thẳng tay. AFP
Sinh viên biểu tinh chống Trung Quốc bị đàn áp thẳng tay. AFP
ninh quốc gia xúc tiến ngày một nhiều thêm, cứ như thể hai anh lái buôn (nội xâm và ngoại xâm) đã thống nhất một phương án “diễn biến hòa bình, gậm nhấm hòa bình, thôn tính hòa bình, tự diễn biến, tự dâng hiến” trên hình hài đau thương của Tổ quốc vậy?
Thương binh nặng đâu, nhân dân tự phát đâu, phải tiến vào những nơi đã để cho người Tàu được trá hình “rải quân” trên những nơi trọng yếu, chứ sao lại ngoặt sang tấn công một ông Tiến sĩ Hán nôm biết bênh dân nghèo, tấn công một đảng viên 82 tuổi quyết dành quãng đời còn lại cho sự Minh bạch của đất nước? Đây chính là mối lo “chệch hướng” chứ không gì khác. Chuyện chệch hướng này là vô tình hay chủ tâm?
TS Hà Sĩ Phu lưu ý rằng người Tàu tự do quá, ngang nhiên quá khi họ tới Việt Nam lúc nào, trốn biệt tăm lúc nào giới hữu trách không ai biết. Như vậy, người Tàu quả là “công dân loại 1” ngay trên quê hương Việt Nam trong khi người Việt bản xứ chỉ là “công dân loại 2”. Như vậy “ai mới là chủ nhân “của đất nước này ?
Qua bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, blogger Nguyễn Hưng Quốc trình bày 3 “ý nghĩa đáng chú ý” về xã hội, kinh tế và quốc phòng liên quan đến sự hiện diện của người Tàu “tràn ngập” quê hương Việt Nam. TS Nguyễn Hưng Quốc giải thích rằng về phương diện xã hội thì đa số người Trung Quốc di trú tới Việt Nam “không đúng quy định của luật pháp”; về mặt kinh tế thì “công việc của họ hoàn toàn là lậu”; nhưng phương diện quốc phòng mới nghiêm trọng nhất khi người Tàu có mặt ngay tại địa điểm nhạy cảm như ở quân cảng Cam Ranh khiến có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho Việt Nam.
Tác giả nêu lên câu hỏi rằng tại sao những người Trung Quốc đến làm lậu ở Cam Ranh lâu đến vậy mà chính quyền Việt Nam không phát hiện được ? Chỉ đến khi dân chúng tố cáo, một số cơ quan truyền thông xôn xao thì giới cầm quyền mới chịu ‘chỉ đạo” ‘rà soát” tình hình ? Câu trả lời mà đa số đều nhắc tới là vì tiền, dù vấn đề có nguy hại đến an ninh quốc gia. Vẫn theo TS Nguyễn Hưng Quốc:
Thương binh nặng đâu, nhân dân tự phát đâu, phải tiến vào những nơi đã để cho người Tàu được trá hình “rải quân” trên những nơi trọng yếu, chứ sao lại ngoặt sang tấn công một ông Tiến sĩ Hán nôm biết bênh dân nghèo, tấn công một đảng viên 82 tuổi quyết dành quãng đời còn lại cho sự Minh bạch của đất nước?
TS Hà Sĩ Phu
TS Hà Sĩ Phu
Đáng nói hơn nữa là những người Trung Quốc này làm gì ở Việt Nam? Nếu họ chỉ làm lậu không thì về phương diện kinh tế và xã hội, hậu quả đã rất đáng lo ngại. Còn nếu họ làm thêm việc gì khác nữa thì hậu quả thật không thể lường hết được. Nhất là khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn kìm giữ được nữa. Trong trường hợp ấy, rõ ràng là Trung Quốc đã có sẵn một lực lượng nằm vùng khổng lồ.
Có khi không cần đánh, họ cũng thắng. Bất cứ người nào có chút lương tri cũng đều biết điều đó. Nhưng tại sao chính quyền Việt Nam có vẻ như không biết? Tại sao họ vẫn dửng dưng? Nó vượt ra ngoài khả năng quản lý của họ ư? Họ thiếu nhân sự ư? Nhất định là không phải. Tất cả những người có chút tên tuổi từng tham gia biểu tình đều được ba, bốn công an cặp kè như vậy.
Có khi không cần đánh, họ cũng thắng. Bất cứ người nào có chút lương tri cũng đều biết điều đó. Nhưng tại sao chính quyền Việt Nam có vẻ như không biết? Tại sao họ vẫn dửng dưng? Nó vượt ra ngoài khả năng quản lý của họ ư? Họ thiếu nhân sự ư? Nhất định là không phải. Tất cả những người có chút tên tuổi từng tham gia biểu tình đều được ba, bốn công an cặp kè như vậy.
Công nhân Trung Quốc làm việc trên công trường khai thác bauxite Tân Rai - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Công nhân Trung Quốc làm việc trên công trường khai thác bauxite Tân Rai - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Công nhân Trung Quốc làm việc trên công trường khai thác bauxite Tân Rai - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thời ấy, người ta gọi đó là hiện tượng “người mọc đuôi”. Tại sao với các trí thức được họ đào tạo, có người là đảng viên của họ, họ lại sợ đến như vậy mà với người Trung Quốc thì không? Tại sao? Thực tình, tôi không hiểu. Không thể hiểu.
Qua bài “Người Trung Quốc không mong gì hơn thế”, tác giả Ngô Văn Lang không quên lưu ý rằng Trung Quốc quyết định đây là thời cơ ngàn vàng của họ, và họ đã chuẩn bị “rất bài bản, rất cẩn thận cho quá trình thôn tính Việt Nam”, mà mở đầu là thôn tính từng phần qua những hành động như thuê rừng đầu nguồn, khai thác bô-xít Tây Nguyên, đầu tư nhiều công trình trọng yếu, lo lót để được nuôi cá ngay tại nơi trọng yếu chiến lược. Tác giả báo động:
Đây là âm mưu vô cùng thâm độc trên con đường thôn tính Việt Nam, thế mà Trung ương và địa phương làm ngơ, không có động thái gì để đuổi họ ra khỏi vịnh biển chiến lược quốc gia này. Thôn tính thị trường Việt Nam bằng hàng hóa Trung Quốc, và chủ yếu là hàng hóa chất lượng kém để đầu độc người Việt Nam, và với mục đích vô hiệu hóa nền sản xuất và kinh doanh của Việt Nam.
Trung Quốc hiểu rằng hàng hóa không chỉ là hàng hóa, mà hàng hóa còn là văn hóa. Người Việt Nam hàng ngày dùng đồ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng một cách từ từ nhưng sâu đậm bởi văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc thôn tính truyền hình Việt Nam bằng vô số phim Trung Quốc, và đã thành công kinh khủng khi khiến cho thanh niên Việt Nam thuộc sử Trung Quốc hơn là sử Việt Nam…Câu hỏi mà người Việt Nam phải đặt ra là: “Tại sao Trung Quốc lại thành công được như vậy?”. Nếu mỗi người Việt Nam đều đặt câu hỏi đó thì Trung Quốc có tài giỏi đến mấy cũng không thành công được.
Tạp chí Điểm blog xin tạm dừng ở đây. Xin hẹn lại tuần tới
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-face-har-aflic-by-chi-06182012055444.html
Nhiều người Trung Quốc cư trú và làm ăn bất hợp pháp ở Cam Ranh
RFA 06.06.2012
Chính quyền thành phố Cam Ranh sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ việc buông lỏng quản lý để người TQ nuôi cá cạnh cảng Cam Ranh một thời gian dài mà không bị kiểm tra, xử lý.
Đó là nội dung trả lời phỏng vấn bên hành làng kỳ họp QH ngày 5/6 của Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hoà, ông Nguyễn Tấn Tuấn.
Ngoài ra, khi trả lời báo chí trong nước, đại diện Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Quốc Hội, ông Trần Đình Nhã cũng cho rằng việc chính quyền địa phương buông lỏng quản lỷ để xảy ra việc người TQ nuôi thuỷ sản tại Vũng Rô và Cam Ranh mà không nắm được thông tin là đáng lo ngại. Để xảy ra vụ việc là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành từ chính quyền đến bộ đội biên phòng và công an.
Theo thông tin từ báo Thanh niên online, hiện tại toàn tỉnh Khánh Hoà có 23 người TQ trong đó có 11 người vi phạm các quy định của pháp luật VN như không có giấy phép lao động, không đăng ký tạm trú… Vào ngày 3/6 những lao động TQ vi phạm tại Cam Ranh đã bị cơ quan xử phạt hành chính và buộc rời khỏi VN trước ngày 9/6.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-inves-invest-proj-border-sea-06062012140845.html
Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam
Nghe (13:49)
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed
Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)
Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)
Thanh Phương
Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.
Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân
15/06/2012
Qua bài “Người Trung Quốc không mong gì hơn thế”, tác giả Ngô Văn Lang không quên lưu ý rằng Trung Quốc quyết định đây là thời cơ ngàn vàng của họ, và họ đã chuẩn bị “rất bài bản, rất cẩn thận cho quá trình thôn tính Việt Nam”, mà mở đầu là thôn tính từng phần qua những hành động như thuê rừng đầu nguồn, khai thác bô-xít Tây Nguyên, đầu tư nhiều công trình trọng yếu, lo lót để được nuôi cá ngay tại nơi trọng yếu chiến lược. Tác giả báo động:
Đây là âm mưu vô cùng thâm độc trên con đường thôn tính Việt Nam, thế mà Trung ương và địa phương làm ngơ, không có động thái gì để đuổi họ ra khỏi vịnh biển chiến lược quốc gia này. Thôn tính thị trường Việt Nam bằng hàng hóa Trung Quốc, và chủ yếu là hàng hóa chất lượng kém để đầu độc người Việt Nam, và với mục đích vô hiệu hóa nền sản xuất và kinh doanh của Việt Nam.
Trung Quốc hiểu rằng hàng hóa không chỉ là hàng hóa, mà hàng hóa còn là văn hóa. Người Việt Nam hàng ngày dùng đồ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng một cách từ từ nhưng sâu đậm bởi văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc thôn tính truyền hình Việt Nam bằng vô số phim Trung Quốc, và đã thành công kinh khủng khi khiến cho thanh niên Việt Nam thuộc sử Trung Quốc hơn là sử Việt Nam…Câu hỏi mà người Việt Nam phải đặt ra là: “Tại sao Trung Quốc lại thành công được như vậy?”. Nếu mỗi người Việt Nam đều đặt câu hỏi đó thì Trung Quốc có tài giỏi đến mấy cũng không thành công được.
Tạp chí Điểm blog xin tạm dừng ở đây. Xin hẹn lại tuần tới
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-face-har-aflic-by-chi-06182012055444.html
Nhiều người Trung Quốc cư trú và làm ăn bất hợp pháp ở Cam Ranh
RFA 06.06.2012
Chính quyền thành phố Cam Ranh sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ việc buông lỏng quản lý để người TQ nuôi cá cạnh cảng Cam Ranh một thời gian dài mà không bị kiểm tra, xử lý.
Đó là nội dung trả lời phỏng vấn bên hành làng kỳ họp QH ngày 5/6 của Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hoà, ông Nguyễn Tấn Tuấn.
Ngoài ra, khi trả lời báo chí trong nước, đại diện Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Quốc Hội, ông Trần Đình Nhã cũng cho rằng việc chính quyền địa phương buông lỏng quản lỷ để xảy ra việc người TQ nuôi thuỷ sản tại Vũng Rô và Cam Ranh mà không nắm được thông tin là đáng lo ngại. Để xảy ra vụ việc là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành từ chính quyền đến bộ đội biên phòng và công an.
Theo thông tin từ báo Thanh niên online, hiện tại toàn tỉnh Khánh Hoà có 23 người TQ trong đó có 11 người vi phạm các quy định của pháp luật VN như không có giấy phép lao động, không đăng ký tạm trú… Vào ngày 3/6 những lao động TQ vi phạm tại Cam Ranh đã bị cơ quan xử phạt hành chính và buộc rời khỏi VN trước ngày 9/6.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-inves-invest-proj-border-sea-06062012140845.html
Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam
Nghe (13:49)
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed
Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)
Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)
Thanh Phương
Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.
Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân
15/06/2012
Nghe (12:41)
More
TS Huỳnh Long Vân : Ngày 4/02/2012, Cơ quan Điện lực Thái Lan Electricity Generating Authoriy of Thailand-EGAT xác nhận trước Ủy ban Quản tri của Quốc hội Thái Lan là EGATđã ký hợp đồng với Công ty đầu tư đập Xayaburi vào ngày 29/10/2011. Sau đó trong buổi họp ngày 21/02/2012 với Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Thái Lan, Ngân hàng nhà nước Thái Lan, Krung Thai Bank và 3 ngân hàng tư nhân khác, xác nhận đã hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư công trình Xayaburi, sau khi được chánh phủ Thái Lan cho phép.
Tiếp theo đó, ngày 17/04/2012 công ty Ch. Karnchang chánh thức thông báo cho Thị trường Chứng khoán Thái Lan là công ty này đã ký hợp đồng xây dựng, trang bị máy móc và kỹ thuật với Công ty Điện lực của Xayaburi để xây đập Xayaburi ở Lào. Báo cáo này còn cho biết thêm là đề án Xayaburi đã thật sự được khởi công vào ngày 15/03/2012 và sẽ hoàn tất trong vòng 96 tháng, với kinh phí tổng cộng khoảng 2.4 tỉ Mỹ kim.
RFI : Các nước có liên quan, các tổ chức khu vực và các tổ chức bảo vệ môi trường đã phản ứng ra sao trước những dấu hiệu bất thường đó?
TS Huỳnh Long Vân : Những thông báo trên đã khiến cộng đồng hạ lưu sông Mekong và các tổ chức quốc tế sững sốt, đồng thời gây phẫn nộ và phản đối từ Cam Bốt và Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là một số nhà khoa học VN thuộc Nhóm Đặc nhiệm về sông Mekong, Mạng lưới Sông ngòi VN, các nhóm bảo vệ môi trường khác.
Cam Bốt đòi đưa Lào ra trước tòa án quốc tế nếu Lào tự ý tiến hành xây đập, đồng thời gởi văn thư đến chánh phủ Lào yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề.
Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho rằng, “việc làm trên của công ty Ch. Karnchang là không phù hợp với quan điểm chung của các nước thành viên MRC, cũng như tinh thần tuyên bố của Chính phủ Lào về việc tạm ngừng dự án xây dựng thủy điện Xayabury cho tới khi hoàn tất quá trình tham vấn với các bên liên quan”.
21 nhà khoa học thuộc Nhóm Đặc nhiệm sông Mekong và Tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã gởi văn thư đến Thủ Tướng nước CHXHCH Việt Nam, cực lực phản đối những hành động của công ty Ch. Karnchang và yêu cầu nhà cầm quyền VN can thiệp để chấm dứt tức khắc những công trình xây dựng, đồng thời yêu cầu thực thi thỏa thuận đã đạt được trong năm 2011 về sông Mekong.
Trong khi đó, tổ chức Mạng lưới Sông ngòi VN có phần phát biểu như sau: ” Nếu các nhà cầm quyền khu vưc Mekong thực sự muốn thảo luận về những hợp tác trong tương lai để tài nguyên sông Mekong được quản lý tốt, đúng cách, bảo đảm cho sư phát triển bền vững của khu vực, thì các quốc gia này trước tiên phải đồng ý ngưng ngay tức khắc việc xây đập Xayaburi, trong khi các chương trình nghiên cứu bổ túc được tiến hành”.
Ngoài ra, Nhóm bảo vệ môi trường Chiang Khong ở Thái Lan cũng cho rằng công ty Ch. Karnchang không có quyền tiến hành xây đập, vì chưa có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, theo như tinh thần của thủ tục PNPCA. Nhóm này kêu gọi Thái và Lào phải có thái độ dứt khoát và yêu cầu chấm dứt việc xây dựng.
Một số người dân Thái Lan đã tổ chức biểu tình phản đối trước trụ sở của công ty Ch. Karnchang và tập hợp ở Phuket để trao kháng thư đến Ủy hội Sông Mekong, nhân buổi hội thảo ngày 03/05/2012 của chương trình MRC Mekong 2 Rio International.
Liên minh cứu sống Sông Mekong cũng kêu gọi các nhà cầm quyền trong khu vực phải nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến dự án Xayaburi và các đề án khác trên dòng chính hạ lưu sông Mekong.
Trước những phản đối mạnh mẽ trên, vào ngày 10/05/2012, Giám đốc Thông tin Bộ Ngoại giao Lào, kế đến là Ông Viraponh Viravong, Tổng Giám đốc Nha Điện Lực, nay là Thứ Trưởng Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ của Lào cho phái viên AFP biết :” Không có xây cất nào trên sông Mekong, chỉ có một số cơ sở và đường xá đã được làm từ trước, vào thời điểm mà đề án được chánh phủ Lào chấp thuận”.
Tuy nhiên, Ông Viraponh Viravong cho biết thêm: “ Một bản đánh giá mới về những tác động của đập Xayaburi đã được chuyển đến các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mekong và Lào hiện đang chờ sự chấp thuận của các quốc gia này”. Ông tỏ ra tin tưởng: “Bản phúc trình mới này sẽ giúp các quốc gia thành viên MRC hiểu được tính an toàn và không hủy hoại môi trường của con đập và đề án từ đó có thể được tiến hành”. Thông tin này của ông Viravong giúp chúng ta hiểu thêm vì sao có những diễn biến gần đây từ phía Thái Lan. Qua những diễn biến trên chúng ta thử hỏi liệu có những thúc đẩy nào từ bên trong không?
RFI : Vì sao Thái Lan gia tăng áp lực để thúc đẩy kế hoạch khai thác thủy điện hạ lưu Mekong?
TS Huỳnh Long Vân : Sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, nền kinh tế khu vực Mekong được hồi phục và tiếp tục phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng gia tăng nhu cầu năng lượng, đặc biệt là ở các quốc gia Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng này, Trung Quốc và Việt Nam chủ trương khai thác thủy điện trong nước và đồng thời nhập khẩu điện sản xuất từ các quốc gia láng giềng. Riêng Thái Lan, theo ước tính của các cơ quan điện năng Thái Lan, nhu cầu năng lượng của Thái Lan sẽ tăng gấp đôi vào năm 2021 so với năm 2009.
Tuy nhiên, chánh phủ Thái Lan, với chủ trương bảo vệ môi trường, khuyến khích các công ty xây dựng và tập đoàn tài chánh đầu tư khai thác thủy điện ở các quốc gia láng giềng, và nhập khẩu điện ngược lại vào xứ Thái, coi như là « xuất khẩu » những chống đối của quần chúng đối với các dự án thủy điện sang các quốc gia láng giềng, nơi mà tiếng nói của người dân không được tôn trọng và luật lệ nơi đây còn lỏng lẻo. Vì thế, Thái Lan tỏ ra rất nồng nhiệt, sẵn sàng tạo áp lực và liên kết với Lào thúc đẩy tiến hành xây đập Xayaburi.
RFI : Còn về phía Trung Quốc, họ có những mối lợi gì nếu Lào vẫn quyết tâm xây đập Xayaburi và các đập khác trên hạ lưu sông Mêkông ?
TS Huỳnh Long Vân : Trước hết chúng ta hãy nhìn sang châu Phi ; với trường hợp xây các đập thủy điện trên sông Nile để nhìn thấy đường lối gây mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực, để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã viện trợ gần như không điều kiện cho nhiều quốc gia kém phát triển trên thế giới, trong đó có Sudan và Ethiopia ở châu Phi. Năm 2003, tài trợ Sudan xây đập thủy điện khổng lồ Merowe, có công xuất 1250 MWatt và nâng cấp đập Roseries; năm 2009 tài trợ Ethiopia xây đập thủy điện Tekezze và dự án Tana-Beles. Sông Nile cung cấp 95% lượng nước sử dụng của Ai Cập và các đập thủy điện của Sudan và Ethiopia do Trung Quốc tài trợ đều nằm ở thượng nguồn sông Nile ngăn chặn nguồn nước cung cấp cho Ai Cập. Làm như thế Trung Quốc vô hiệu hoá thỏa ước 1959 giữa Ai Cập và Sudan chia sẻ nguồn nước sông Nile, gây ra những bất đồng giữa các quốc gia trong lưu vực sông Nile, để thiết lập ảnh hưởng của họ ở Sudan và Ethiopia.
Trong khi đó ở vùng Đông Nam Á,Trung Quốc gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay ở Biển Đông với bản đồ đường lưỡi bò để kiểm soát lưu thông hàng hải trong khu vực, thương gia Trung Quốc tìm mọi cách để lũng đoạn thị trường VN, vì thế đối với khu vực Mekong, chắc chắn Trung Quốc không ngồi yên.
Nếu các đập thủy điện được xây trên dòng chính hạ lưu Mekong, Trung Quốc sẽ đạt được những lợi thế rất quan trọng về giao thông đường thủy, an ninh quốc phòng, chánh trị, kinh tế......như sau:
Vì tất cả 11 đập thủy điện đều được xây theo chương trình đầu tư BOT (Built-Operation-Transfer), nên Trung Quốc sẽ thật sự làm chủ 5 đập trong 30 năm, nên nhờ đó sẽ kiểm soát giao thông trên sông Mekong từ Vân Nam đến tận biên giới Cao Miên và Việt Nam, nơi sông Mekong chảy vào ĐBCLVN
Chuyển hướng mũi dùi chỉ trích Trung Quốc về những tác động tiêu cực gây ra bởi các đập Lancang trên môi trường hạ lưu Mekong
Làm suy giảm được tiềm năng sản xuất lúa gạo của châu thổ ĐBCLVN
Gia tăng ảnh hưởng ở Lào, gây chia rẽ giữa các quốc gia hạ nguồn nhằm cô lập hóa VN
Bằng cách nào Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các quyết định xây đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong?
Trong thực tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong qua một số sự việc sau đây:
a. Trung Quốc đơn phương xây chuỗi đập thủy điện Lancang ở thượng nguồn; điều này khiến Lào sau cùng, viện dẫn chủ quyền quốc gia nên có toàn quyền xử dụng tài nguyên trong phạm vi lãnh thổ của mình, sẽ để tiến hành xây đập Xayaburi bất chấp những phản đối của các quốc gia trong lưu vực (theo nghĩa bình dân thì Trung Quốc cầm đầu, xúi dục Lào)
b. Chuỗi đập thủy điện Lancang của Trung Quốc, với những hồ nước khổng lồ, có khả năng điều tiết và trong quy trình vận hành sẽ xả nước vào mùa khô, làm gia tăng dòng chảy sông Mekong ở thượng Lào, tạo điều kiện thuận lợi để các đập thủy điện của Lào xây trên dòng chính hạ lưu, có thể vận hành suốt năm, thay vì chỉ 5 hay 6 tháng một năm vào mùa mưa.
c. Công ty Trung Quốc trúng thầu khai thác 5 trong số 11 đề án thuỷ điện ở hạ nguồn; họ sẽ sử dụng mọi phương tiện để tạo áp lực lên các giới chức Lào và Cam Bốt trong các quyết định liên quan đến việc khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong.
RFI: Giới chuyên gia phản ứng như thế nào về phát biểu của Ông Viraponh Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào. về cái gọi là “tính thân thiện môi trường” của đập Xayaburi?
TS Huỳnh Long Vân : Trong thời gian kể từ ngày đề án đập thủy điện Xayaburi được đem ra thảo luận, Ông Viraponh Viravong đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố rất lạc quan về tính thân thiện môi trường của đập Xayaburi. Tuy nhiên khi kiểm chứng những tài liệu mà ông Viravong viện dẫn, giới nghiên cứu khoa học nhận thấy có nhiều thiếu sót trầm trọng và không đạt những tiêu chuẩn quốc tế. Vừa qua, ông Viravong lại một lần nữa khẳng định là dự án đập Xayaburi được tái phác hoạ sẽ giúp phù sa vận chuyển bình thường xuống hạ nguồn. Chúng ta đề nghị Chánh phủ Lào và ông Viravong phổ biến chi tiết công tác tái phác họa thiết kế đập Xayaburi để rộng đường dư luận và công việc phản biện được dể dàng và chính xác hơn.
Tuy nhiên đối với phát biểu trên của ông Viravong, hai trường hợp có thể xảy ra:
a. Hạ thấp toàn thân con đập: Trên phương diện kỹ thuật, đập thủy điện Xayaburi thực sự không phải là “đập tràn” đúng nghĩa (run-of-river), đây là đập có hồ chứa tuy nhiên không có khả năng điều tiết; môt khi có hồ chứa thì tất nhiên phù sa sẽ bị giữ lại. Thử hỏi khi đồ án Xayaburi được tái phác họa như theo lời của Ông Viravong thì liệu chiều cao 32.6m của đập như trong đồ án hiện thời có được giảm từ xuống < 2m không? để đập Xayaburi trở thành một đập loại run-of-river đúng nghĩa và từ đó phù sa được di chuyển theo điều kiện thiên nhiên.
b. Hạ thấp các cửa sổ thoát phù sa: Theo đồ án hiện nay, thân đập thủy điện Xayaburi có 10 cửa sổ và một số cửa này được mở ra theo định kỳ để phù sa trong hồ chứa thoát xuống hạ nguồn. Theo đồ án hiện nay, thì ngưởng cửa sổ cao hơn đáy hồ 10m như thế một khối lượng lớn phù sa sẽ luôn luôn bị giữ lại ở đáy hồ. Theo khuyến cáo của Bản Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA, thì nếu các cửa sổ này được hạ thấp, sau 30 năm sử dụng, con đập chỉ mất đi 30% hiệu năng thay vì 60% như theo cách phối trí hiện thời và hạ thấp các cửa sổ cũng sẽ giúp cho sự vận hành của ô thuyền (navigation lock) được an toàn hơn.
Nếu đây là công tác mà ông Viravong đề cập đến trong phát biểu mới đây, thì chúng ta e rằng giá trị của công tác này chỉ là làm gia tăng tuổi thọ của con đập, cùng nâng cao mức độ an toàn của tàu bè vận chuyển qua đập, trong khi đó phù sa vẫn không được di chuyển theo điều kiện tự nhiên.
Ngoài ra, tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là tác động của đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong không chỉ trên sự vận chuyển phù sa, mà còn trên môi trường, dòng chảy, chu kỳ lũ hạn, khối lượng cá và cuộc sống của hằng triệu người dân phụ thuộc vào nguồn thủy sản này, cùng những giá trị về mặt văn hoá của cộng đồng sinh sống trong lưu vực. Vì thế, tái phác họa dự án Xayaburi để giúp gia tăng khối lượng phù sa vận chuyển xuống hạ nguồn không hoàn toàn tháo gở những tác động tiêu cực mà đập Xayaburi gây ra.
Năm 1979, chính CNR (Companie Nationale du Rhone) đã đề nghị với “Uỷ Ban Mekong Tạm thời” xây các đập thủy điện run-of-river trên hạ lưu Mekong. CNR cũng như Poyri là những công ty tham gia xây dựng các công trình thủy điện ở Lào, vì thế, nếu CNR được thuê để tái phác hoạ đồ án Xayaburi, thì chắc chắn những nhận định và đề xuất của CNR (cũng như phúc trình trước đây của công ty Poyri về đề án Xayaburi) sẽ nặng tính chủ quan.
RFI : Về vấn đề dự án Xayaburi, quan điểm của Nhóm NCVHĐNCL Úc châu là như thế nào ?
TS Huỳnh Long Vân : Bản Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA của Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi Trường (ICEM) về những tác động của chuỗi các đập thủy điện xây trên hạ lưu Mekong khuyến cáo các giới chức thẩm quyền cần phải thận trọng tối đa trong quyết định khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong, vì có rất nhiều rủi ro không lường trước được, với những bằng chứng cho thấy những đe dọa và tác động trên môi trường, xã hội và kinh tế sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực không thể đảo ngược được.
Bản Đánh giá SEA còn nhấn mạnh là, ngay trong trường hợp có ý định muốn tránh hay tìm cách giảm nhẹ những tác hại đi nữa, thì cũng không thể thực hiện được vì những khiếm khuyết hiện nay về kiến thức, khả năng cùng ý chí của các cơ quan chức năng trong lưu vực trong việc thực thi và áp đặt các phương cách giảm thiểu các tác hại này.
Mặc dù trong thực tế, những quyết định về các dự án có tầm vóc quy mô luôn luôn có sự đánh đổi, nhưng nguyên tắc phát triển bền vững của MRC đòi hỏi những đánh đổi, nếu có, sẽ không gây ra những mất mát vĩnh viễn, khiến các thế hệ mai sau không còn cơ hội phát triển tiềm năng của dòng sông và xứ sở họ, cũng như những nhân nhượng sẽ không đem đến bất công trong việc phân phối những lợi ích và chia sẻ thiệt hại.
Thêm vào đó, một điều rất hiển nhiên không kém phần quan trọng ở đây là những giải pháp thay thế để tận dụng nguồn năng lượng của dòng sông Mekong như, xây đập không ngăn chặn toàn bộ dòng chảy, kỹ thuật “thủy điện nhưng không xây đập”, chưa được nghiên cứu đến.
Vì thế, quan điểm của Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu là kế hoạch khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong phải được đình hoãn, vì cần có nhiều thời gian để thu thập thêm những hiểu biết và phát triển khả năng, trong mục đích tìm kiếm những giải pháp khả dụng khác, đồng thời nghiên cứu những phương cách để tránh những tổn hại có thể làm giảm phúc lợi của khu vực.
RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.
TỪ KHÓA : Châu Á - Mêkông - Tạp chí - Trung Quốc - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120618-trung-quoc-va-thai-lan-thuc-day-lao-thuc-hien-du-an-dap-xayaburi
Posted by vanhoa at 11:03 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
VN sẽ không cho Mỹ vào Cam Ranh’
Cập nhật: 08:10 GMT - chủ nhật, 17 tháng 6, 2012
‘Tâm điểm ngày nay’, một
chương trình bình luận thời sự quốc tế của Đài truyền hình
trung ương Trung Quốc, đã có một buổi bàn về việc Hoa Kỳ tăng
cường quan hệ quân sự với một số nước trong khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Buổi phát sóng kéo dài 30 phút hôm thứ Tư
ngày 13/6 trên kênh Hoa ngữ CCTV4 đã mời các ông Doãn Châu, giáo
sư của Học viện Quốc phòng trực thuộc Quân đội giải phóng
nhân dân Trung Quốc và ông Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học
viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, để bàn về chủ đề này dưới
sự điều khiển của người dẫn chương trình Lỗ Kiện.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ông Nguyễn thì cho rằng mặc dù Hoa Kỳ có thể mong muốn có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương’, những nước này sẽ không hoàn toàn sẵn sàng cho Mỹ lợi dụng để kiềm chế Trung Quốc vì điều này sẽ gây tác hại đối với nền kinh tế quốc gia của họ do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ mà họ đang có với Trung Quốc.
Vành đai chữ C
Đề cập đến nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ muốn lôi kéo các nước như Việt Nam và Ấn Độ, Lỗ Kiện hỏi các vị khách rằng liệu có phải Hoa Kỳ đang muốn tạo một vành đai hình chữ C để khống chế Trung Quốc hay không.GS Doãn trả lời rằng ông tin rằng Mỹ không cố gắng làm điều này cũng như sẽ không có khả năng thực hiện trong tương lai. Theo ông Doãn thì mối quan hệ tốt đẹp cả về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc với các nước Asean, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc cho thấy một sự gọng kìm như thế là không tồn tại.
Ông cũng cho rằng việc Mỹ quay trở lại châu Á là chỉ để củng cố mối quan hệ đã bị suy yếu với các quốc gia trong khu vực do họ đã tập trung vào các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq trong thời gian qua.
Còn ông Nguyễn Tông Trạch nói với việc triển khai quân ở Nam Hàn, Nhật Bản và Úc thì Mỹ đang tạo thành một gọng kìm hình lưỡi liềm để kiềm chế Trung Quốc mặc dù ông cũng nói thêm rằng ông nghi ngờ tính hiệu quả của một thế trận như thế có khả năng kiềm chế được Trung Quốc hoàn toàn.
Phòng thủ tên lửa
Chương trình hôm 13/6 cũng thảo luận cuộc
tập trận chống tàu ngầm của ba nước Mỹ, Nhật, Úc mà một số
người cho là nhằm vào lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trong
khu vực.
GS Doãn Châu thừa nhận rằng cuộc tập trận
chống tàu ngầm này có thể ở mức độ nào đó là nhằm vào
Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng hơn là nhằm vào Nga vì các tàu
ngầm hạt nhân của Nga là mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ so
với tàu ngầm Trung Quốc.
Còn ông Nguyễn thì nói cuộc tập trận này
là một cuộc thử nghiệm chiến lược nhiều hơn là việc thực thi
một chiến lược có sẵn để kiềm chế Trung Quốc.
Về các tin tức cho rằng Hoa Kỳ đang xây
dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương với việc họ đang triển khai các hệ thống phòng
chống tên lửa ở Nhật, Hàn Quốc và Úc, ông Doãn nhìn nhận có
khả năng hệ thống này nhằm vào Trung Quốc vì nước này có công
nghệ tên lửa tiên tiến nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng mối đe dọa trực tiếp nhất đối với Mỹ ở khu vực vẫn là Bắc Hàn.
Quan hệ Mỹ-Việt và chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ
Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 4/6/2012
Chuyến đi của Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Việt Nam mới đây là đề
tài hàng đầu được truyền thông Việt Nam và quốc tế tường trình chi tiết
trong suốt tuần qua. Báo chí và các bài viết trên mạng phân tích ý nghĩa
của chuyến đi, đặc biệt là việc ông Panetta đến tham quan Vịnh Cam
Ranh, nơi từng đặt căn cứ hải quân và không quân của Hoa Kỳ trong thời
chiến tranh Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?
Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”
VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?
Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”
VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”
VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?
Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”
VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?
Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”
VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?
Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”
VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?
Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”
Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?
Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”
VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?
Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”
VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”
VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?
Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”
VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?
Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”
VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?
Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”
VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?
Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”
Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Ý kiến trang tới 5
Nếu Tôi Là Việt Cộng, Tôi Sẽ Làm Gì?
Đó
là câu hỏi mà các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do và giải
trừ chế độ cộng sản tại Việt Nam cần phải tự hỏi và tự tìm câu trả lời
khi đứng trước những lời kêu gọi, những phong trào đấu tranh mà mình
nghi ngờ như lời kêu gọi về "Con đường Việt Nam" của ông Lê Thăng Long,
nhà tranh đấu cho dân chủ vừa ra tù ở Việt Nam.
Dĩ nhiên cũng chưa
thể kết luận rõ ràng trước điều ông Long nói ông "thay mặt ba anh Trần
Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định phát động phong
trào mang tên Con đường Việt Nam" với mục đích "… làm sao có một sự phát
triển tốt cho đất nước không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt
quá khứ, phân biệt chính kiến, làm sao trong yêu thương và làm sao cho
đất nước chúng ta phát triển tốt nhất và đoàn kết với nhau".
Nhiều
người cho đây là “cạm bẫy” của đảng cộng sản Việt Nam, tỏ ra dè dặt,
thậm chí phê phán (Hà Sĩ Phu, Ba Sàm…), nhưng cũng có nhiều người hoang
mang, không thể phân biệt thực hư, đúng sai. Quả thật là khó. Tuy nhiên,
có một cách để giúp ta suy nghĩ, phán đoán: Hãy tự đặt câu hỏi, nếu
mình là đảng cộng sản, mình sẽ làm gì để tự bảo vệ, để nắm bắt và điều
khiển các thế lực đấu tranh và cuối cùng, nếu khi phải thua, bị dồn đến
đường cùng phải thỏa hiệp, từ bỏ chính quyền hoặc thậm chí bị lật đổ như
tại Liên Xô, Đông Âu, hoặc các nước Trung Đông gần đây thì mình sẽ có
một lối thoát như thế nào.
Với mục đích đó, các nhà tình báo, quân
sự, kinh doanh…đều phải có nhiều kế hoạch – A, B, C…để đem ra thực hiện
tuần tự khi các kế hoạch trước không hữu hiệu nữa do sự thay đổi của
tình thế. Có thể xem như kế hoạch A là đàn áp, như hiện nay. B là nhượng
bộ, C là đàn áp mạnh hơn, thậm chí bắn giết, nhưng nếu những kế hoạch
đó đều thất bại, thì kế hoạch D sẽ là chạy hay tốt hơn hết là nhường
quyền lại cho một tổ chức ít kinh khủng nhất, thậm chí ít kinh khủng mà
có khi còn là đồng minh âm thầm của mình nữa thì hay biết mấy! Sẽ không
bị giết hại, đi tù, tướt đoạt tài sản đã cướp giật lâu nay, mà có khi
còn tương kế tựu kế cướp lại chính quyền được cũng không chừng. Những
lời kêu gọi “đoàn kết”, “hòa hợp”, “hòa giải”, “tránh hận thù” “bình
tĩnh” là những lời kêu gọi đầy lý trí và thiện ý mà tất cả các đảng phái
và phong trào đấu tranh đều nhạy cảm, không dám lên án. Nhưng chúng
cũng có một sức mạnh kìm hãm hành động cách mạng và phân hóa một cách
rất hiệu quả. Vì vậy nếu ta là đảng cộng sản, ta cần phải có ít nhất một
kế hoạch như thế, cụ thể: huấn luyện và cho chào đời một số nhà hoạt
động chính trị giả mạo, thật tích cực, có vẽ như thật 100% hoặc 200%,
rồi bắt họ bỏ tù âm thầm hoặc công khai. Tại sao phải “âm thầm”? Vì âm
thầm rồi giới quan sát cũng sẽ biết, chứ nếu bắt công khai thì dễ bị
nghi ngờ! Khi “bị bắt” thì “nhà đấu tranh” cũng sẽ phải bị xử án, tỏ ra
kiên cường (nhưng nhiều khi cũng không nên “kiên cường” quá, cũng dễ bị
lộ!), ngồi tù, rồi ra tù, thậm chí được Mỹ xin cho ra, rồi đi Mỹ hoặc ở
lại Việt Nam tiếp tục hoạt động, cho đến cái ngày…đảng cần đến! Nếu tôi
là Việt Cộng, chắc chắn tôi sẽ tạo ra những “nhà đấu tranh vì nhân
quyền, tự do, dân chủ, giải trừ cộng sản”, và những phong trào như vậy.
Vậy thì biết tin ai đây? Có lẽ chính cơ quan tình báo CIA của Mỹ cũng
chịu thua thôi, vì ngay từ khi còn ngây ngô như trong thời chiến tranh
lạnh mà cộng sản còn cài được người vào tận nách TT Diệm, đưa tận sang
Mỹ… huống hồ là bây giờ, được cả Mỹ cho ăn cho học đàng hoàng! Phương
châm “lấy súng Mỹ đánh Mỹ” đã được bổ sung bằng “lấy tiền Mỹ đánh Mỹ”,
“Lấy kiến thức Mỹ, đánh Mỹ” rồi mà. Vấn đề là lần này Mỹ có rữa nhục
được hay lại làm anh hề cho cả thế giới như những anh hề ăn trộm trong
phim “Home alone”!
TÀU MỸ TẠI CAM RANH
Tàu chở hàng Mỹ ở Cam Ranh
Cập nhật: 04-06-2012 09:23
Chiếc tàu USNS Richard E. Byrd của Mỹ đang đậu
tại cảng Cam Ranh để sửa chữa và vinh dự được đón Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Leon Panetta tới thăm hôm qua.
|
Mũi tàu USNS Richard E. Byrd nhìn từ tháp chỉ huy. |
Từ chiếc ống nhòm này, thủy thủ trên tàu có thể quan sát được một khu vực rộng lớn. |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu trước báo giới trên boong tàu USNS Richard E. Byrd. Trong bài phát biểu, ông Panetta nói: "Đây là một ngày lịch sử của Mỹ, bản thân tôi thấy rất xúc động". |
Ông Panetta bắt tay máy trưởng Trần Đức Vũ, một trong hai người Mỹ gốc Việt trên tàu. Tàu USNS Richard E. Byrd có 12 sĩ quan hải quân cùng 123 nhân viên dân sự. |
Buồng lái trên tàu USNS Richard E. Byrd. |
Bàn tác nghiệp tại khoang điều khiển tàu. |
Thủy thủ trưởng David Floyd giới thiệu dụng cụ phòng và chữa cháy trên tàu. Theo ông Floyd, tàu USNS Richard E. Byrd còn có 4 tầng chứa hàng và thực phẩm phục vụ hậu cần chiến đấu. |
Tàu USNS Richard E. Byrd mang theo hai chiếc trực thăng. |
Chiếc tàu chở hàng khô này được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Richard E. Byrd (1888–1957). Ông là nhà thám hiểm địa cực người Mỹ. |
http://thongtan.net/tin-nong-the-gioi/4-06-2012/tau-cho-hang-my-o-cam-ranh.html
NGÔ NHÂN DỤNG * CAM RANH
Tàu USNS Richard E. Byrd tại Cam Ranh |
Sân khấu nổi trong Vịnh Cam Ranh
at 6/06/2012 11:57:00
AM
Ngô Nhân Dụng
Nói đến Cam Ranh, mấy bữa nay báo chí Việt
Nam chú ý đặc biệt đến mấy nhà kinh doanh Trung Quốc sang nước ta
thuê người Việt đứng tên làm bè nuôi cá. Họ làm ăn bao năm rồi, mà
khi báo chí
trong nước loan tin ra, các ông lãnh đạo cộng sản
ở Cam Ranh cũng như Nha Trang làm bộ như không biết gì hết, ra
lệnh cho cấp dưới “khẩn trương” báo cáo! Nhưng đối với dư luận thế
giới bên ngoài thì chuyện mấy bè nuôi cá mú này là chuyện nhỏ. Nếu có
ai nhắc đến tên Cam Ranh thì lý do là những lời tuyên bố của ông
bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đến Cam Ranh.
Ông Leon Panetta mới đến ViệtNam. Ông đánh dấu ngày đầu tiên của chuyến thăm viếng trên chiếc tàu USNS Richard E. Byrd thuộc hải quân Mỹ; nó đang được bảo trì trong hải xưởng thuộc quân cảng
Cam Ranh. Lựa chọn này gây ra nhiều thắc mắc. Các nhà báo Trung Quốc chắc chắn phải thắc mắc hơn những nhà báo khác; trước khi họ đến nghe những lời tuyên bố của ông Panetta trong một ngày nắng đẹp, trên chiếc tàucủa hải quân Mỹ.
Thắc mắc đầu tiên là: Một ông bộ trưởng quốc phòng, thuộc nước nào cũng vậy,nếu định đi thăm lực lượng hải quân ở dưới quyền mình, thì chắc sẽ chọn thăm một hàng không mẫu hạm để chụp hình cho vĩ đại; chứ sao lại đi thăm một chiếc tàu vận tải? Con tàu này chỉ có hơn 140 nhân viên, mà số nhân viên dân sự đông gấp 10 lần số quân nhân, nhìn vô thấy như một chiếc tàu buôn bốc rỡ hàng hóa! Lúc đám nhân viên này đứng xếp hàng chào “sếp lớn” thì phong cảnh không có chút gì lễ nghi quân cách
oai phong hết! Tại sao ông ta chọn lựa như vậy?
Thắc mắc thứ hai là: Tại sao con tàu này lại đi làm công việc bảo trì đúng ngày đúng tháng khi ông “sếp” cao nhất của nó bay sang thăm Việt Nam? Chắc đây chỉ là một công việc bảo trì thường xuyên theo lịch trình ấn định trước; bởi vì nước Mỹ có đang lâm chiến đâu mà phải đem một con
tầu vận tải đi sửa chữa khẩn cấp? Một con tàu vận tải thì có hư hại gì đến nỗi phải sửa khẩn cấp,
trong thời gian hòa bình?
Thắc mắc thứ ba là: Tại sao họ không đem con tàu này tới các hải xưởng ở Phi LuậtTân hay Singapore là những bến quen thuộc với hải quân Mỹ; của những quốc gia đã có hiệp ước lâu dài quan
hệ làm ăn với hải quân Mỹ? Tại sao họ lại chọn một quân cảng Việt Nam làm nơi tu bổ và bảo trì? Có phải vì người đứng đầu về cơ khí trên tàu là một sĩ quan gốc Việt Nam hay không?
Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đi trên xuồng cùng ông Fred Cullen,phó chỉ huy tàu USNS Richard E. Byrd, đang neo đậu để sửa chữa ở VịnhCam Ranh. Sau khi nêu ra các thắc mắc đó,các nhà báo Trung Quốc có thể đoán rằng: Có một sựxếp đặt! “Chúng nó” thu xếp để cho con tầu RichardE. Byrd có mặt đúng ngày đúng tháng đó; ở ngay quâncảng đó! Chỉ cốt làm bối cảnh cho các máy chụp hình
và quay phim, cho ông Panetta xuất hiện, đặt chân lên tàu rồi nói mấy câu. Chính nội dung các lời tuyên bố của ông Panetta đòi hỏi một bối cảnh cho thích hợp. Và họ đã thấy Cam Ranh là nơi thích hợp nhất. Ông Panetta chỉ muốn dùng con tàu này như một sân khấu tạm dựng, miễnlàm sao cái sân khấu nổi đó nằm trong Vịnh Cam Ranh!
Trên các báo quý vị đã đọc những lời tuyên bố của ông Panetta để thấy nó khai triển rõ ràng hơn những gì ông Barack Obama và bà Hillary Clinton đã nói từ lâu. Từ hơn hai năm nay, bà ngoại
trưởng Mỹ, cũng như ông cựu bộ trưởng quốc phòng mà ông Obama thừa hưởng từ thời ông Gorges W. Bush, đềunói rằng nền an ninh trên đường biển trong vùng Đông Nam Á là một vấn đề mật thiết với nền an ninh của nước Mỹ. Năm ngoái, ông tổng thống Mỹ đến Indonesia,một nước Đông Nam Á, đã nói trước mặt ông Hồ Cẩm Đào và nguyên thủ các nước Á Châu, Thái Bình Dương rằng: Nước Mỹ trở lại, và sẽ ở lại nơi đây!
Hôm cuối tuần rồi, đến lượt ông Panetta lên sân khấu. Ông nói thêm chi tiết: Hải quân Mỹ hiện đang điều động một nửa lực lượng tàu chiến trong vùng Á châu Thái Bình Dương. Nhưng trong thập niên tới, sẽ di chuyển 60% số tàu thủy vào vùng này!
Hiện nay lực lượng hải quân Mỹ mạnh hơn tổng cộnghải quân của các cường quốc khác. Khi tính đem 60% vàovùng Á châu Thái Bình Dương, nước Mỹ “có ý đồ gì?”
Chắc các nhà báo Trung Quốc sẽ đặt câu hỏi đó. Và họ sẽ nhắc cho các độc giả Trung Quốc biết một điều các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc vẫn thường nói nhỏ vào tai dân chúng hàng chục năm qua: Chính sách của Mỹ là bao vây Trung Quốc; ngăn cản không cho Trung Quốc vươn
lên ngang hàng!
Nhưng điều khiến các nhà báo và độc giả người Trung Quốc phải nổi giận là những lời ông Panetta nói về phát tirển quan hệ hợp tác vớiViệt Nam. Ông ta nói, một trọng tâm của việc hợp tác
đó là “phát triển luật các vấn đề về Biển Đông của Việt Nam!” Đối với chính quyền Trung Quốc, Biển Đông tức là Cửu Đoạn Tuyến (Đường Chín Đoạn), là ao nhà của Trung Quốc, là nơi Trung Quốc đóng vai chủ sòng. Luật lệ về vùng Lưỡi Bò này là luật của Trung Quốc; Trung Quốc sẽ phát triển. Tại sao Mỹ lại muốn hợp tác với Việt Nam bàn việc phát triển những thứ luật đó làm cái gì? Việc “can thiệp vào nội bộ”này còn nặng nề hơn vụ luật sư Trần Quang Thành chạyvào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh nữa!
Một câu tuyên bố của ông Panetta có thể được các nhà báo Trung Quốc coi là khiêu khích. Đó là khi ông nói đến “chiến lược” mới của Mỹ không nhắm xây dựng các căn cứ quân sự cố định nữa. Thay vào đó, “Quân đội Mỹ phải có khả năng đối phó và điều động nhanh chóng, dễ dàng” trong mọi
cuộc chiến tranh tương lai. Đây là một ý kiến bình thường, nhà kinh tế nào cũng có thể đồng ý. Bỏ tiền ra xây căn cứ cố định không có lợi bằng dùng tiền để gia tăng tốc độ di chuyển khắp mọi nơi! Nhưng ông Panetta lại giải thích thêm với một chi tiết: Một vấn đề “chiến lược” của hải quân Mỹ, là bảo đảm khả năng cho tàu chiến Mỹ “di chuyển nhanh chóng từ bờ biển phía Tây nước Mỹ sang châu Á, phía bên kia Thái Bình dương!”
Người Trung Hoa nào cũng nhớ hồi 1941 hải quân Nhật đã tấn công bất ngờ Pearl Harbor cũng chỉ nhắm tiêu diệt “khả năng di chuyển nhanh chóng” của hải quân Mỹ từ bờ này sang bờ bên kia
của Thái Bình Dương. Chính quyền Nhật Bản chỉ tính toán sai một nước; là họ không ngờ được khả năng của công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Các gián điệp Nhật có thể đếm đúng số tầu chiến, số lính hải quân, số cơ xưởng làm súng, đóng tầu. Nhưng họ quên không đếm số nhà máy làm xe hơi, làm máy cày, số kỹ sư và công nhân có thể đào tạo ở Mỹ mỗi năm, vân vân; khi cần đến là tất cả chuyển sang kỹ nghệ quốc phòng. Cho nên họ không ngờ sau ba năm sức mạnh hải quân Mỹ đã hồi phục, rồi tăng vọt lên, đè bẹp hải quân Nhật. Vậy bây giờ, một ông bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói đến “khả năng di chuyển nhanh chóng giữa hai bờ Thái Bình Dương” thì ông ta nhắm đối thủ là hải quân của nước nào? Chắc không phải là Nhật Bản như trước đây 70 năm.
Bây giờ thì các nhà báo Trung Quốc hiểu ngay lý do tại sao ông Panetta lại chọn vịnh Cam Ranh làm nơi tuyên bố chính sách mới của hải quân Mỹ. Ông ta giải thích nước Mỹ cần: “hợp tác sử dụng các hải cảng quan trọng của các nước; trong đó Việt Nam có một tiềm năng hợp tác lớn.” Nói cách
khác, Mỹ không phải chỉ quay lại Châu Á. Mỹ cũng không chỉ quay lại vùng Biển Đông Nam Á. Không chỉ tỏ ý sẵn sàng quay trở lại Việt Nam. Trong chiến lược tương lai, chính quyền Mỹ còn nhìn vào tiềm năng của những hải cảng các nước Đông Nam Á. Thí dụ như cảng Cam Ranh này. Ông Panetta nhắc nhở: “Việc con tàu USNS Richard E. Byrd đang đậu ở Cam Ranh và được các công nhân người Việt Nam sửa chữa là một “bằng chứng mạnh mẽ” về mối quan hệ giữa hai nước!
Các nhà
báo Trung Quốc có thể an ủi các độc giả của họ bằng một chi tiết
này:Con tàu Richard E. Byrd không phải là một tầu chiến đấu, mà
chỉ là một tàu vận tải. Tại sao chính phủ Mỹ lại chọn dựng sân khấu
trên một con tầu chở hàng, chẳng có khẩu súng hay viên đạn nào nên
thân cả?
Đó là một cử chỉ cốt bày tỏ thái độ hòa hoãn với đảng
Cộng sản Trung Quốc! Nếu ông Panetta lại tuyên bố những lời lẽ vừa
rồi ở trên một chiếc tầu chiến, súng ống sáng ngời, hỏa tiễn
nghênh lên, thì sẽ có vẻ hằn học, gây gổ. Nếu ông ta lại leo lên một
hàng không mẫu hạm mà nói, thì càng khiêu khích. Chọn một chiếc tầu
vận tải nhỏ bé hiền lành, chính quyền Mỹ theo truyền thống “tiên
lễ
hậu binh” đã tỏ ra họ hiểu “tính nhậy cảm” của vấn đề này đối
với Trung Quốc.
Cuối cùng ông Panetta cũng chỉ nhắc lại lời
ông Obama đã nói: Nước Mỹ sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải trong vùng
Đông Nam Á cũng như khắp thế giới. Nước Mỹ sẽ tăng cường giúp các
nước châu Á Thái bình Dương tự vệ. Điều mới mẻ duy nhất là khi
những ý kiến đó được lập lại trên một cái
sân khấu nổi, trong Vịnh
Cam Ranh!
No comments:
Post a Comment