NGUYỄN ĐẠI VIỆT * CHỮ VIỆT
Tác giả Nguyễn Đại Việt là tiến sĩ trong ngành điện toán, chuyên nghiên cứu
và phát triển Integrated Circuits và Microprocessor cho kỹ nghệ
Semiconductor. Ông là thành viên trong Ban nghiên cứu Á Châu của Nguyễn Thái Học Foundation.
(Nguyễn Thái Học Found. đã từng đưa vấn đề đòi National Géographic sửa lại tên các
đảo HS,TS ở biển Đông. Bản đồ lưỡi bò do Tầu Cộng vẽ).
Date: Wednesday, June 13, 2012, 2:03
Dân Bách Việt đa số bị đồng hóa bên Tàu, chỉ còn một nhánh nhỏ quật cường,không chịu sống chung với dân Hán tàn bạo, nên mới 'tẩu' tức di cư về phương Nam và lập ra nước VN -âm Tàu nghĩa là đi về phương Nam-ngày nay.Dẫu muốn yên thân nhưng người Việt vẫn bị Tàu phá hoại hoài vì chúng sợ dân Việt hùng mạnh sẽ kết hợp với dân Tàu gốc Bách Việt đòi lại nước Tàu.Qua lối sữa đổi chữ viết,Tàu muốn ngụ ý nói dân VN ngày nay không có liên hệ gì cả với dân Bách Việt ở bên Tàu để đừng có ý đồ quật khởi?Đa số dân Tàu vẫn không muốn dùng tiếng phổ thông dầu bị bắt buộc
Viết lại tên Bách ViệtNguyễn Đại ViệtSau khi hợp lực đánh đổ nhà Tần năm 206 trước Công Nguyên (TCN), Lưu Bang bất thần xé bỏ hòa ước Hồng Câu xua quân bao vây Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và diệt nước Sở năm 202 TCN. Cùng năm đó, ông lên ngôi hoàng đế sáng lập ra nhà Hán còn gọi là nhà Tiền Hán hay nhà Tây Hán. Về chữ viết, Hán triều tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng trong việc sửa đổi và tiêu chuẩn hóa một loại cổ ngữ thành một hệ thống chữ viết gọi là Hán ngữ.Trong khoảng từ năm 109 đến năm 91 TCN, Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng đời Tây Hán, dùng Hán ngữ biên soạn bộ Sử Ký dài 130 tập, theo chú thích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ông là người đầu tiên viết hai chữ Bách Việt trong tập Ngô Khởi Truyện của bộ Sử Ký nổi tiếng đó. "Bách Việt" được dịch sang Hán ngữ hiện đại là 百 越.Hình 1: Chữ "Việt" (bên trái) viết theo lối chữ Triện thời Tây Hán. Chữ "tẩu" (thứ hai từ trái sang phải) dùng để xác định ý nghĩa và chữ "người cầm qua" (bên phải) dùng xác định cách phát âm. Chữ cuối phát âm là "Việt" có hình tượng giống như một người cầm cái qua (戈). Trong Hán ngữ chữ "qua" (戈) có nghĩa là "cái mác" hoặc "chiến tranh".Một bộ sử khác do Ban Bưu khởi xướng, bộ Hán Thư (漢書) gồm 100 tập, cũng được soạn thảo vào thời Tây Hán chép rằng:“Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Hội Kế (Cối Kê), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.”Bách Việt mà hai bộ Sử Ký và Hán Thư đề cập đến chính là chủ nhân của vùng đất rộng lớn, bao trùm toàn cõi Hoa Nam và miền Bắc Việt Nam ngày nay; ngoại trừ Lạc Việt (Việt Nam) các thị tộc Bách Việt khác đều bị Hán tộc tiêu diệt, đồng hóa và chiếm đoạt hết lãnh thổ.Theo Hán ngữ hiện đại, tên các thị tộc của Bách Việt được viết là 於 越 (Ư Việt), 揚 越 (Dương Việt), 閩 越 (Mân Việt), 南 越 (Nam Việt), 東 越 (Đông Việt), 山 越 (Sơn Việt), 雒 越 (Lạc Việt), 甌 越 (Âu Việt), v.v…tất cả các tên đều gắn liền với chữ 越, gọi là "chữ Việt bộ Tẩu". "Tẩu" có nghĩa là "chạy" nhưng không hiểu vì sao sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần khi biên soạn quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) năm 1272 và sử gia Ngô Sĩ Liên, triều vua Lê Thánh Tông, khi viết quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (大越史記全) năm 1479, vẫn sử dụng chữ "Việt bộ Tẩu" của nhà Tiền Hán.Bài viết này gồm 2 phần. Phần chính giới thiệu chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ đồng thời chứng minh "chữ Việt bộ Tẩu" của nhà Tây Hán là một bản dịch sai của chữ "Việt" đó. Phần còn lại, phần phụ, trình bày một cái nhìn, một cảm nhận cá nhân về chữ "Việt" của một vị vua sống trong thế kỷ thứ 5 TCN.CHỮ "VIỆT" CỦA BÁCH VIỆTTại sao chủng tộc Bách Việt lại tự nhận diện qua một cái tên không phản ảnh một chút sắc thái nào của mình? Nguyên do nào khiến tên của một chủng tộc từng làm chủ một lãnh thổ rộng lớn lại mang ý nghĩa bi quan như thế?Ngày nay, khi tìm hiểu ý nghĩa chữ "Việt" giới nghiên cứu không tránh khỏi ngạc nhiên và băn khoăn bởi những câu hỏi tương tự trên đây. Mặc dù có những nổ lực bỏ ra nhằm khám phá những bí ẩn đàng sau chữ "Việt bộ Tẩu", nhưng đến nay tuyệt nhiên vẫn chưa có một giải thích thuyết phục nào được công nhận một cách rộng rãi. Sỡ dĩ có sự bế tắc đó là vì họ đã nghiên cứu một cái tên sai. Quả vậy, chữ 越 hay "Việt bộ tẩu" không phải là do người Việt cổ đặt ra, nó chỉ là một phiên bản được các sử gia và học giả của triều đình Tây Hán dùng Hán ngữ dịch từ chữ "Việt" nguyên thủy vốn đã xuất hiện trước đó ít nhất là 300 năm.Từ văn tự cổ đến trống đồng và những cổ vật khai quật được đặc biệt là thanh gươm của vua Câu Tiễn, chúng ta sẽ tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi Việt là gì, nó sẽ giải tỏa nghi vấn kéo dài suốt hơn 2000 năm kể từ khi Tư Mã Thiên dùng Hán ngữ đặt bút viết chữ " Việt bộ Tẩu" (越) trong bộ Sử Ký của ông đến nay. Trong phần này các chữ "Việt" thuộc thời đại đồ đồng sẽ được trình bày và phân tích. Kế đó, thành phần cấu tạo của chúng sẽ được so sánh với thành phần cấu tạo của chữ "Việt bộ Tẩu" và chữ "Việt bộ Kim".1. Chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ trong thời đại đồ đồngGiáp Cốt văn là loại văn tự khắc chạm trên mai rùa hay xương động vật. Chữ trên mai rùa gọi là Giáp văn còn chữ trên xương những động vật khác gọi là Cốt văn. Chữ viết khắc chạm trên đồng và kim loại gọi là văn tự thời đồ đồng. Cả hai loại văn tự đều có từ đời nhà Thương và Giáp Cốt văn là loại văn tự cổ xưa nhất. Triều đại nhà Thương xuất hiện trong khoảng từ năm 1600 đến 1046 TCN, kinh đô đóng tại đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam, Trung quốc ngày nay. Giặc Ân trong huyền sử Phù Đổng Thiên Vương của người Việt chính là nhà Thương này. Hiện nay có hơn 4.000 chữ thuộc văn tự thời đồ đồng được khai quật và trong đó một số chữ "Việt" được ghi nhận. Xin lưu ý là các văn tự đồ đồng và Giáp Cốt văn dùng trong tài liệu này đều được cung cấp từ chineseetomology.org, một website về cổ ngữ rất phong phú và hữu ích của ông Richard Sears.Sau đây là 5 chữ "Việt" viết bằng loại "chữ chim", có nơi gọi là "chữ sâu bọ và chim", một loại cổ ngữ rất phổ biến và thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.a) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01747Hình 2: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồngNhận xét chữ mang ký hiệu B01747:- Người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng. Từ đây về sau sẽ gọi là "Người Chim".- Người Chim đứng với hai chân dang rộng, tay cầm một cây gậy dựng đứng trên mặt đất và trên thân gậy có 2 cái móc nhỏ.- Chữ này chỉ có một thành phần là chính nó.- Niên đại: không rõ.b) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01748Hình 3: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồngNhận xét chữ mang ký hiệu B01748:- Thành phần bên phải là Người Chim.- Tay Người Chim cầm một vật giống như cái qua (mác).- Người Chim trong tư thế của một vũ điệu.- Thành phần bên trái là ký tự gồm một hình tròn nằm trên chữ mang hình tượng có đầu tròn to với một cái đuôi.- Niên đại: không rõ.c) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01750Hình 4: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồngNhận xét chữ mang ký hiệu B01750:- Thành phần bên phải là Người Chim.- Thành phần bên trái gồm một hình tròn nằm trên ký tự có hình tượng giống thân rắn với 2 sừng.- Niên đại: không rõ.d) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01751Hình 5: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồngNhận xét chữ mang ký hiệu B01751:- Thành phần bên phải là Người Chim trong tư thế nhảy múa.- Người Chim không cầm qua hoặc binh khí.- Thành phần bên trái là một hình tròn nằm trên một cái đầu có đuôi cong.- Niên đại: không rõ.e) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01749Hình 6: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồngNhận xét chữ mang ký hiệu B01749:- Thành phần bên phải là Người Chim.- Tay phải của của Người Chim cầm một vật có hình dạng của một cái qua.- Thành phần bên trái gồm một hình tròn có chấm bên trong và nằm ngay trên ký tự có hình tượng uốn lượn như thân rắn với một cái đầu to, miệng (hoặc 2 sừng) và mắt.- Niên đại: 496 - 465 TCN. Đây là chữ "Việt" được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn nước Việt (khác với Việt Nam).Kết luận: Khảo sát các chữ "Việt" trên đây chúng ta rút ra được 2 điểm quan trọng,- Thứ nhất, chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ có niên đại trong khoảng từ 496 đến 465 TCN, nghĩa là chúng xuất hiện trước chữ "Việt bộ Tẩu" của nhà Tiền Hán ít nhất 3 thế kỷ.- Thứ hai, yếu tố chủ đạo của các chữ "Việt" là "Người Chim". "Qua" hay binh khí là yếu tố phụ.2. Chữ "Nước" (Quốc gia) trong thời đại đồ đồngTheo định nghĩa của chữ 邑 (ấp), một trong các ý nghĩa của nó là "nước" hay "quốc gia". Ví dụ như "nước Chu" (邾: Chu quốc) hay "nước Hàn" (邗: Hàn quốc) thời Xuân Thu và Chiến Quốc.Hình 7: Chữ "ấp" trong thời đại đồ đồng. Chữ này có nghĩa là "nước", "quốc gia", "kinh đô, "thành thị" hoặc là vùng đất được vua ban cho.Hình 8: "Chu quốc" nghĩa là "nước Chu" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và thời chữ Triện (phải).Trong chữ "Chu quốc" nghĩa là "nước Chu" (hình 8), chữ "nước" được đặt sau chữ "Chu", khác với cách viết của người Việt là chữ "nước" được đặt trước như trong các chữ "Việt" của thời kỳ đồ đồng và cách viết hiện nay của người Việt Nam. Tương tự, chữ "nước" được dùng trong chữ "Hàn quốc" (nước Hàn) trong hình 9.Hình 9: "Hàn quốc" nghĩa là "nước Hàn" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và theo lối chữ Triện (phải).Hiện nay có tất cả 31 chữ "邑" (ấp) thuộc thời kỳ đồ đồng (hình 7) được ghi nhận.3. Chữ "Tẩu" trong thời đại đồ đồngChữ 走 (Tẩu) là thành phần bên trái của chữ 越, chữ "Việt bộ Tẩu", viết theo Hán ngữ hiện đại.Hình 10: Chữ "Tẩu" (Hán ngữ hiện đại: 走) trong thời kỳ đồ đồng.So sánh chữ "nước" (hình 7) với chữ "tẩu" của thời kỳ đồ đồng (hình 10) thì hai chữ này hoàn toàn khác nhau từ hình thức đến nội dung. Hơn nữa "nước" là một danh từ còn "tẩu" là một động từ. Hiện có 17 chữ "Tẩu" thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận (hình 10).4. Chữ "Kim" thời đại đồ đồngTrong hình 11 và phía trên là một số cách viết chữ "Kim" trong thời đại đồ đồng. Ở dưới và bên phải là chữ "Gươm", chữ cuối trong 8 chữ được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Thành phần bên trái của chữ "Gươm" chính là chữ "Kim".Hình 11: Các cách viết chữ "Kim" trong thời đại đồ đồng (trên). Chữ "Kim" là phần trái của chữ "Gươm" (hình dưới, bên phải) và chữ "Nước" là phần trái của chữ "Việt" (hình dưới, bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn.Cũng trong hình 11, ở dưới và bên trái, chữ "Việt" là chữ đầu tiên trong 8 chữ cổ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Phần bên trái của chữ "Việt" không thể là chữ "Kim" vì không bao giờ có 2 chữ "Kim" khác nhau được khắc trên cùng một thanh gươm, nhất là thanh gươm của một ông vua. Hơn nữa về hình thức thì 2 chữ 邑 (Ấp, hinh 7) và 金 (Kim, hình 11) hoàn toàn khác nhau. Hiện nay có tất cả 82 chữ "Kim" thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận.Kết luận: Thành phần bên trái của chữ "Việt" nguyên thủy chính là chữ "邑" (ấp) và được viết bằng "văn tự chim", một loại chữ cổ có trước Hán ngữ và rất thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.5. Chữ "Người Chim" trong chữ "Việt" nguyên thủy và chữ "người cầm qua" (戉) trong "chữ Việt bộ Tẩu" của nhà Tây HánChữ "Việt bộ Tẩu" của triều đình nhà Tây Hán viết theo Hán ngữ hiện đại gồm 2 thành phần. Phần bên trái là chữ "Tẩu" dùng để xác định ý nghĩa của toàn chữ và phần bên phải là chữ "Việt" dùng để phát âm (hinh 12).Hình 12: "Việt bộ tẩu" viết theo Hán ngữ hiện đại.Chữ bên phải của chữ "Việt bộ Tẩu" mang hình tượng một người cầm qua, chữ này có gốc từ chữ 戈 của Hán ngữ và có nghĩa là "Qua", 'Mác" hay "Chiến tranh". Chữ 戉 (người cầm qua) trong chữ "Việt bộ Tẩu" không phải là thành phần cấu tạo của chữ "Việt" nguyên thủy.Hình 13: Một cách dịch chữ "Người Chim" của người Việt cổ sang Hán ngữ hiện đại. Lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.Thật vậy, từ chữ "Việt" trong thời kỳ đồ đồng đến hàng trăm trống đồng được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam, tất cả đều thể hiện một quan niệm đồng nhất của người Việt cổ khi dùng các yếu tố chủ đạo để tự nhận diện và yếu tố đó chính là "Người Chim" tay cầm qua hay binh khí (hình 13).Hình 14: "Người Chim" trên trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn: Wikipedia.Cho đến nay số lượng chữ "Việt" thuộc thời đại đồ đồng khai quật được tuy không nhiều nhưng quan trọng là tất cả đều thể hiện tính nhất quán cả về nội dung lẫn hinh thức. Vì vậy, có thể tiên đoán rằng đối với bất kỳ chữ "Việt" nào có trước thời Tiền Hán và được viết theo "văn tự chim" thì xác xuất để nó mang cùng nội dung và hình thức với 5 chữ "Việt" trình bày trên đây rất cao.Hình 15: Một ví dụ của chữ "Việt" được dịch sang Hán ngữ hiện đại từ chữ "Việt" nguyên thủy. Bên trái là chữ ấp (邑: nước), bên phải là chữ "Người Chim" tay cầm qua và phát âm là "Việt". Toàn chữ viết và đọc là "nước Việt". Trong Hán tự không có chữ này. Hán ngữ hiện đại dùng chữ 國(quốc, nước, quốc gia) thay thế cho chữ 邑(ấp, nước, quốc gia).Kết luận:Chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ có niên đại từ 496 - 465 TCN, viết bằng "văn tự chim", xuất hiện trước chữ "Việt bộ Tẩu" bằng Hán ngữ của nhà Tây Hán ít nhất 300 năm. Chữ "Việt" của Bách Việt được cấu tạo bởi hai thành phần duy nhất là chữ "Nước" (邑: ấp, quốc gia) ở bên trái và chữ "Người Chim" tay cầm qua ở bên phải. "Người Chim" là yếu tố chủ đạo, phát âm là "Việt", "qua" hay binh khí là yếu tố phụ (hình 15).oOoTừ các chứng cớ lịch sử vững chắc đã được công bố bao gồm văn tự của thời đại đồ đồng, hoa văn trên trống đồng, và cổ ngữ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, những phân tích trên đây chứng minh rằng dù được viết bằng Hán ngữ thời Tây Hán hoặc hiện đại thì nội dung và hinh thức của chữ 越, chữ Việt bộ tẩu và 2 thành phần của nó 走 và 戉, hoàn toàn không phải là chữ "Việt" của Bách Việt, nó chỉ là một phiên bản được dịch từ chữ "Việt" nguyên thủy vốn đã có trước khi nhà Tây Hán thành lập 3 thế kỷ. Hán sử không trung thực khi ghi chép về Việt tộc, đó là sự thật, và điều đáng tiếc là Tư Mã Thiên, dù với bất kỳ lý do nào, đã xem nhẹ kiến thức và uy tín của tác giả bộ Sử Ký nổi tiếng khi dịch sai tên một chủng tộc. Ông đã bị chính trị ảnh hưởng, hay nói một cách chính xác hơn, đó là một nhầm lẫn được suy tính chu đáo của triều đình nhà Tây Hán trong chính sách tiêu diệt và đồng hóa các thị tộc Bách Việt.PHỤ LỤC: MỘT CÁCH DỊCH CHỮ "VIỆT" SANG HÁN NGỮChúng ta bắt đầu phần này bằng một câu chuyện về nước Oa (Wa), một quốc gia nằm trong vùng biển phía đông của Hoa lục. " Oa" viết theo Hán ngữ là 倭, là tên do người Hán đặt cho dân tộc này và được họ dùng trong nhiều thế kỷ để tự nhận diện và khi giao tiếp với các triều đình Trung Hoa.Mãi đến thế kỷ thứ 8, sau khi khám phá ra thâm ý phía sau tên Oa, học giả và trí thức người Oa lập tức dùng một tên khác để thay thế. Chữ Oa (倭) mang ý nghĩa châm biếm và xúc phạm như "phục tùng" hay "thằng lùn", còn tên mới 和 có nghĩa là "hài hòa, hòa bình, và quân bình. "Đại Hòa" (大 和) từng là tên của nước Oa sau thế kỷ thứ 8. Ngày nay người Oa dùng một tên khác mà người Việt thường ưu ái gọi họ là "con cháu Thái Dương Thần Nữ". Đó là đất nước và dân tộc Nhật Bản (日本).Trong phần chính chữ "Việt" được phân tích theo phương pháp khoa học và căn cứ trên những chứng cớ cụ thể đã được công nhận. Trong phần này ý nghĩa của chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn được suy diễn đơn thuần dựa theo phong tục tập quán của người Việt và vì vậy cách dịch chữ "Việt" ở đây có thể không hoàn toàn khách quan.1. Chính sử: Thanh gươm của vua Câu TiễnCâu Tiễn là một người Việt cổ, làm vua nước Việt từ năm 496 đến 465 TCN. Vương quốc của ông lúc bấy giờ bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô ngày nay và kinh đô đặt tại Hội Kế (Cối Kê) trong tỉnh Chiết Giang. Tỉnh Chiết Giang là nơi có con sông Tiền Đường, giòng sông nơi Thúy Kiều gieo mình tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu sống trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du.Hình 16: Thanh gươm của vua Câu Tiễn được khai quật năm 1965 hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Hồ Bắc, Trung quốc. Nguồn: uncleicko.Khoảng năm 333 TCN, dưới thời của vua Vô Cương là cháu đời thứ 6 của vua Câu Tiễn, nước Việt bị nước Sở thôn tính và thị tộc U Việt mất nước từ đây.Tuy vậy, câu chuyện của vị vua người Việt cổ chưa chấm dứt ở đó. Vào năm 1965 người ta khai quật được thanh gươm của ông ở tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng của tỉnh này (hình 16).2. Chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn: một cái nhìn khácCảm nhận đầu tiên là sự khác thường của chữ "nước" ( 邑) trong chữ Việt trên thanh gươm so với chữ "nước" ( 邑) của các chữ "Việt" khác trong thời đại đồ đồng. Chính sự khác thường đó là nguồn cảm hứng cho phần này, ngoài "Người Chim", trong chữ "Việt" còn có thêm 2 yếu tố khác.Hình 17: Tám chữ cổ khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Tám chữ này được viết theo lối điểu ngữ (còn gọi là trùng ngữ). Theo thứ tự chúng được dịch là "Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Gươm" có nghĩa là "Thanh gươm của Vua Câu Tiễn nước Việt tự làm để dùng". Hán tự không có chữ "Gươm". Nhà nghiên cứu Đỗ Thành có phân tích về chữ "Gươm" và "Kiếm" trong bài "Chữ Kiếm trong thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn". Nguồn: Wikipedia.Trong hình 18, theo nhận xét thiên về mặt phong tục tập quán và huyền sử hơn là phương diện khoa học và ngữ văn thì chữ "Việt" trên thanh gươm gồm 3 thành phần thay vì 2 như đã trình bày. Ba thành phần đó là các chữ "Mặt Trời", "Rồng", và "Người Chim".Hình 18: Chữ "Việt" (bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn và 3 thành phần cấu tạo của nó.Trong các phần kế tiếp, các chữ "Mặt Trời" và "Rồng" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn sẽ được so sánh với cách viết các chữ "Mặt Trời" và "Rồng" trong thời kỳ Giáp Cốt Văn và thời đại đồ đồng. Kế tiếp, hoa văn khắc trên trống đồng sẽ được dùng để thiết lập mối tương quan với các chữ "Mặt Trời", "Rồng", và "Nguời Chim" trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Cuối cùng, huyền sử "Rồng Tiên" phát xuất từ đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ được dùng để góp phần nêu lên sắc thái chung mà người Việt cổ dùng để tự nhận diện và phân biệt họ với các chủng tộc khác.3. Chữ "Mặt Trời" trong Giáp Cốt Văn và trong chữ"Việt" trên thanh gươm của vua Câu TiễnTheo Giáp Cốt Văn (hình 19) và cổ ngữ trong thời đại đồ đồng (hình 20), chữ "Mặt Trời" được viết như là một hình tròn hoặc là một hình có 4 cạnh với một cái chấm hay một gạch ngang nằm bên trong. Hình thức hay cách viết của chữ "Mặt Trời" trong các thời kỳ đó thì duy nhất, nghĩa là:a. Không có bất kỳ chữ nào mang ý nghĩa khác được viết với hình thức đó.b. Bất kỳ chữ nào được viết với hình thức như vậy đều có nghĩa là "Mặt Trời".Vì vậy, một thành phần của chữ "Việt", chữ thứ hai tính từ trái sang phải trong hình 18, được xem là chữ "Mặt Trời".Hình 19: Chữ "Mặt Trời" trong thời đại Giáp Cốt Văn.Hình 20: Chữ "Mặt Trời" trong thời đại đồ đồng.4. Chữ "Rồng" trong Giáp Cốt Văn và trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu TiễnTrong Giáp Cốt Văn (hình 21), chữ "Rồng" là một hình thù cong như thân rắn với một cái đầu to có 2 sừng và đôi khi trên đầu đội vương miện.Hình 21: Bên phải là một số cách viết chữ "Rồng" trong thời kỳ Giáp Cốt văn. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ "Rồng" của Giáp Cốt văn, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.5. Chữ "Rồng" trong thời đại đồ đồng và trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu TiễnHình 22 trình bày là các chữ "Rồng" trong thời kỳ đồ đồng. Trong giai đoạn này chữ "rồng" được viết sắc sảo hơn với đầu to, miệng và răng, có hai sừng và đội vương miện.Hình 22: Bên phải là các cách viết chữ "Rồng" trong thời đại đồ đồng. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ "Rồng" của thời đại đồ đồng, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.So với chữ "Rồng" của các thời kỳ Giáp Cốt văn và đồ đồng thì một trong các thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, chữ thứ 3 tính từ trái sang phải trong hình 18 được cho là chữ "Rồng".6. Trống đồng: Chính sử của Bách ViệtKhi toàn bộ Bách Việt ở vùng Hoa Nam bị tiêu diệt và đồng hóa, sử sách của họ cũng cùng chung số phận. Tuy Lạc Việt (Việt Nam) tránh được nạn diệt vong và mất nước nhưng sử sách cũng bị Hán tộc thiêu hủy. Quyển quốc sử cổ xưa nhất của Lạc Việt còn lưu lại là quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần, quyển này cũng chỉ mới được biên soạn vào năm1272.May thay, để bổ sung phần nào vào thiếu sót đó là hàng trăm trống đồng cùng những di tích và cổ vật của người Việt cổ được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam trong các thế kỷ qua. Sau đây là sự thật đã được xác lập:- Hán tộc không có trống đồng.- Trống đồng do chính người Việt cổ thiết kế và chế tạo.- Minh văn trên trống đồng phản ảnh sắc thái chủ đạo trong đời sống thực tế của người Việt cổ.Vì vậy trống đồng là một quyển chính sử của chủng tộc Bách Việt.7. "Mặt Trời" trong chính sử trống đồngVề yếu tố "Mặt Trời" thì hiển nhiên không cần lời giải thích dài dòng vì tất cả những trống đồng khai quật được đều có chạm trổ mặt trời ở chính giữa tang trống. Do đó "Mặt Trời" đương nhiên là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của người Việt cổ.Hình 23: Một ví dụ của chữ "Việt" nguyên thủy được dịch ra Hán ngữ hiện đại. Nó gồm chữ "Nhật" (Hán ngữ: 日nghĩa là mặt trời - phần bên trái và nằm ở trên), chữ "Long" (Hán ngữ: 龍nghĩa là "rồng" - phần bên trái, ở dưới), và bên phải là chữ "người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng, tay cầm cái qua" , lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.8. "Rồng" từ đời sống thực tế đến huyền sửHuyền sử “Con rồng cháu tiên” là câu chuyện thần thoại không có thật nhưng nó phát xuất từ sự việc có thật trong đời sống hằng ngày của người Việt cổ. Chính sử Việt và Trung Hoa ghi nhận rằng dân Bách Việt có tục xâm mình, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép như sau:
Vua nói: "Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa.
Từ nhận định trên người Việt cổ đã nghĩ ra phương pháp xâm mình để tự bảo vệ khi di chuyển và mưu sinh trên sông hồ. Xâm mình là để thuồng luồng hay giao long "tưởng" họ cùng đồng loại nên sẽ không bị chúng gia hại.Thoạt tiên mục đích xâm mình đơn thuần chỉ là một biện pháp tự vệ đơn giản, nhưng dần dà, khái niệm tự nhận mình cùng đồng loại hay cho mình là con cháu của rồng được hình thành một cách tự nhiên trong tâm thức của những thế hệ sau. Đồng loại với rồng không phải là câu chuyện thần thoại dựa trên một việc hoang đường, trái lại nó bắt nguồn từ ngay trong đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ, nên "Rồng" được xem là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của dân Bách Việt.9. "Người Chim" trong chính sử trống đồngTùy theo niên đại và thị tộc khác nhau, các trống đồng được khai quật có kích thước, phẩm chất và những minh văn khác nhau, nhưng đặc biệt hầu hết các trống đồng đều có chạm trổ những Người Chim, tay cầm qua hay binh khí và ở trong tư thế nhảy múa. Tương tự như sự hình thành khái niệm “con Rồng”, khái niệm “cháu Tiên” được bắt nguồn từ phong tục hóa trang thành Người Chim, một trong những tập quán nổi bật nhất của của người Việt cổ.oOoTóm lại nếu có ai hỏi Việt là gì thì câu trả lời nên là: Việt là "Mặt Trời", là "Rồng", là "Người Chim" (Tiên). Đó là 3 yếu tố chủ đạo để nhận diện chủng tộc Bách Việt. Khái niệm Rồng của Bách Việt phát xuất từ đời sống thực tế qua phong tục xâm mình, còn khái niệm Rồng của Hán tộc thì bắt nguồn từ đâu? Thắc mắc này được dùng để kết thúc phần phụ lục.KẾT LUẬNTại sao nhà Tiền Hán không sửa đổi tên các nước Chu, Tề, Hàn, Triệu, v.v... mà họ lại đặc biệt làm điều này đối với Bách Việt? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời và chúng có thể không giống nhau. "Việt" là tên gọi chung của các chủ nhân vùng đất phía nam Trường Giang, dùng "Việt" thì có khã năng hiệu triệu và thống nhất toàn thể Việt tộc, tạo nên một sức mạnh có khã năng đối đầu và thách thức quyền lực của Hán triều trên toàn vùng Lĩnh Nam và Giao Chỉ. Chẳng hạn như sự trỗi dậy và hùng cường của các vương quốc Việt tộc như Sở, Ngô, và Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoặc chính nhờ sự hậu thuẫn của Bách Việt nên Triệu Đà mới dám xưng Nam Việt Vũ Đế tạo được thanh thế ngang ngửa với nhà Tây Hán, hay sự đồng loạt hưởng ứng của các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đối với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, v.v... Nói chung nếu không tiêu diệt và đồng hóa được Bách Việt thì Hán tộc sẽ không bao giờ chiếm và bình định được vùng đất phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Bắt đầu chính sách ấy với việc cấm dùng chữ "Việt" nguyên thủy và thay bằng một tên khác, chữ "Việt bộ Tẩu", người Hán đã thành công lấy được toàn cõi Hoa Nam; nhưng chưa dừng lại ở đó, họ vẫn đang tiếp tục tràn xuống và mục tiêu lần này là Biển Đông Nam Á và căn cứ cuối cùng của Việt tộc.Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng, cùng những di tích và cổ vật khác được khai quật trong vài thế kỷ qua, đáng tiếc là nền văn minh và văn hóa ấy đã liên tục bị tiêu diệt trong suốt hơn 1000 năm, lãnh thổ thì mất cả chỉ còn lại một dãi nhỏ hẹp. Bị gián đoạn hơn 10 thế kỷ khiến sử Việt thiếu hẳn phần đầu, có chăng thì cũng mù mờ, đầy bí ẩn; phần sau của lịch sử cũng chỉ mới bắt đầu khi người anh hùng xứ Đường Lâm, Tiền Ngô Vương Ngô Quyền, thành công bảo vệ thành trì cuối cùng của Bách Việt bằng một trận đánh đẫm máu trên sông Bạch Đằng năm 938.Từ kỷ nguyên Internet đọc lại chính sử trên văn tự cổ, trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, trên trống đồng, và đời sống thực tế của người Việt cổ, hậu duệ của họ không những có trách nhiệm viết đúng lại tên Bách Việt để phản ảnh sự nhất quán của cổ nhân về tên chủng tộc, mà còn có bổn phận đào xới và minh bạch hóa lịch sử của chủng tộc vốn là chủ nhân của một lãnh thổ rộng lớn và trù phú. Vì vậy, viết lại tên Bách Việt là khởi đầu cho công cuộc làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử bị gián đoạn, đồng thời cũng là lời mở đầu cho một quyển sử mới với hy vọng trong đó có chép cuộc hành trình về lại vùng Lĩnh Nam của hậu duệ người Việt cổ.Thung lũng Hoa vàngMồng Một Tết Nhâm Thìn tức ngày 23 tháng 1 năm 2012Tác giả Nguyễn Đại Việt là tiến sĩ trong ngành điện toán, chuyên nghiên cứu và phát triển Integrated Circuits và Microprocessor cho kỹ nghệ Semiconductor. Ông là thành viên trong Ban nghiên cứu Á Châu của Nguyễn Thái Học Foundation.
HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ
RFA: Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (1)">RFA: Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (1)
RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc (Bài 1)
2008-02-07
Hình ảnh được trưng bày tại Triển lãm cải cách ruộng đất tổ chức tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5/1956.
50 năm trước, tại miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Lao động
Việt Nam, tức là đảng Cộng sản sau này, đã diễn ra một cuộc cách mạng
được chính những người phát động mô tả là “long trời lở đất”. Đó là cuộc cải cách ruộng đất.
Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.
Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể
thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà
xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những
người bị kết án là Quốc Dân đảng thừơng thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong
số này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, mà trước khi chết vẫn
còn hô to khẩu hiệu, đảng Cộng sản muôn năm.
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Lời dặn “nhân ái”
Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng: “Nhục
hình là lối dã man” và “ tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng
nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của
cách mạng.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại: “Trước đây, chúng ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, nhưng bây giờ thì không phải như vậy rồi. Bây giờ thì địa chủ không phải là nhân dân. Nhân dân chỉ là nhân dân thôi, còn địa chủ thì không phải, đó là những ngừơi chống lại nhân dân, là kẻ địch của nhân dân.”
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Không chỉ gia đình của những người bị kết tội địa chủ phải chịu nhục nhằn, mà những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó vẫn còn in dấu cả mấy chục năm sau nơi những chứng nhân.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956 mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của Cải cách ruộng đất.
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại: “Đối với tôi, lý tưởng Cộng sản là một cái gì đó khủng khiếp và xa lạ. Vì ngay trứơc cổng nhà tôi là một người chết treo năm cải cách ruộng đất, và tám tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến những cụôc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, đừơng tàu, cũng là xác một ngừơi tự tử chết bằng cách tự đặt cổ mình vào đường ray. Khi tôi tám tuổi, buổi sáng tôi đi tưới rau, tôi đã thấy những ngừơi chết đó, và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp.”
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu: “Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã đựơc chứng kiến cụôc cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp ngừơi ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ ngừơi ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc diệt chủng như là Pon Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến.
Gia đình nhà tôi may mắn là ông nội tôi và các chú các cô, toàn bộ đã di cư vào nam. Bố tôi là con trưởng nên phải ở lại để giữ đất, cho nên không di cư đựơc, phải gánh chịu cái tai hoạ của ông nỗi cũng như các chú, một mình phải chịu trận, cho nên rất là khổ.”
Còn nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, đã nhớ lại lời bà cô của ông dặn dò như sau: “Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc đựơc thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà. Bà cô tôi chỉ nói, cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại: “Trước đây, chúng ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, nhưng bây giờ thì không phải như vậy rồi. Bây giờ thì địa chủ không phải là nhân dân. Nhân dân chỉ là nhân dân thôi, còn địa chủ thì không phải, đó là những ngừơi chống lại nhân dân, là kẻ địch của nhân dân.”
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Không chỉ gia đình của những người bị kết tội địa chủ phải chịu nhục nhằn, mà những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó vẫn còn in dấu cả mấy chục năm sau nơi những chứng nhân.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956 mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của Cải cách ruộng đất.
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại: “Đối với tôi, lý tưởng Cộng sản là một cái gì đó khủng khiếp và xa lạ. Vì ngay trứơc cổng nhà tôi là một người chết treo năm cải cách ruộng đất, và tám tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến những cụôc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, đừơng tàu, cũng là xác một ngừơi tự tử chết bằng cách tự đặt cổ mình vào đường ray. Khi tôi tám tuổi, buổi sáng tôi đi tưới rau, tôi đã thấy những ngừơi chết đó, và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp.”
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu: “Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã đựơc chứng kiến cụôc cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp ngừơi ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ ngừơi ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc diệt chủng như là Pon Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến.
Gia đình nhà tôi may mắn là ông nội tôi và các chú các cô, toàn bộ đã di cư vào nam. Bố tôi là con trưởng nên phải ở lại để giữ đất, cho nên không di cư đựơc, phải gánh chịu cái tai hoạ của ông nỗi cũng như các chú, một mình phải chịu trận, cho nên rất là khổ.”
Còn nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, đã nhớ lại lời bà cô của ông dặn dò như sau: “Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc đựơc thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà. Bà cô tôi chỉ nói, cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy.”
Vết thương chưa lành
Cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt 50 năm trước đây quả nhiên vẫn còn
là một vết thương chưa lành đối với quá nhiều con người dù có trực tiếp
là chứng nhân hay không. Đáng tiếc là những sách báo viết về giai đoạn
ấy quá ít, lại thường bị tịch thu ngay sau khi phát hành, và dù 50 năm
đã qua đi, thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một đề tài cấm kỵ, trong khi những chứng nhân cứ già đi và chết đi dần.
Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài sẽ bắt đầu với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Ông sẽ điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949. Sau đó, là lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần là người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Xen kẽ sẽ là lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân, của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất, lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy, của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan, tác giả màu tím hoa sim, vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất.
Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài sẽ bắt đầu với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Ông sẽ điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949. Sau đó, là lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần là người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Xen kẽ sẽ là lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân, của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất, lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy, của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan, tác giả màu tím hoa sim, vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất.
Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (phần 2)
2008-02-07
Mở đầu loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt
Nam 50 năm trước đây, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cuộc phỏng vấn
của BTV Nguyễn An với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về các giai đoạn
của cuộc Cải Cách Ruộng đất bắt đầu từ năm 1949 và chấm dứt vào năm
1956. Ông Trần Gia Phụng hiện đang sinh sống tại Canada.
Ông Trần Gia Phụng đã tốt nghiệp khoa sử địa đại học sư phạm Huế và cử nhân giáo khoa Sử đại học Văn khoa Huế năm 1965. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ông đã xuất bản 14 đầu sách nghiên cứu về Sử, trong đó liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam có các cuốn, Án tích Cộng Sản Việt Nam xuất bản năm 2001 và Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003.
Nguyễn An: Trước hết, xin anh cho biết bối cảnh và mục đích của cuộc cải cách ruộng đất.
Ông Trần Gia Phụng: Muốn nói đến bối cảnh và mục đích của cuộc cải cách ruộng đất thì có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ đầu. Tức là bắt đầu từ cuộc chiến tranh 46-54. Cuộc chiến tranh này có thể chia ra làm hai giai đoạn: từ 46-49 và từ 49-54.
Năm 1949 là năm cần phải chú ý, thưa anh, là vì năm này có hai sự kiện quan trọng.
Ông Trần Gia Phụng đã tốt nghiệp khoa sử địa đại học sư phạm Huế và cử nhân giáo khoa Sử đại học Văn khoa Huế năm 1965. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ông đã xuất bản 14 đầu sách nghiên cứu về Sử, trong đó liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam có các cuốn, Án tích Cộng Sản Việt Nam xuất bản năm 2001 và Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003.
Nguyễn An: Trước hết, xin anh cho biết bối cảnh và mục đích của cuộc cải cách ruộng đất.
Ông Trần Gia Phụng: Muốn nói đến bối cảnh và mục đích của cuộc cải cách ruộng đất thì có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ đầu. Tức là bắt đầu từ cuộc chiến tranh 46-54. Cuộc chiến tranh này có thể chia ra làm hai giai đoạn: từ 46-49 và từ 49-54.
Năm 1949 là năm cần phải chú ý, thưa anh, là vì năm này có hai sự kiện quan trọng.
- Sự kiện thứ nhất là chính phủ Bảo Đại ra đời sau hiệp định Élysée năm 1949.
- Thứ hai là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào 1/10/1949.
Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, nhiều người rời bỏ chiến khu để về thành thị sinh sống theo chính phủ Bảo Đại.
Ngoài hậu quả chính trị, thì việc trở về thành thị làm cho Việt Minh mất đi nguồn nhân lực, nhất là thiếu thanh thiếu niên để đưa vào bộ đội. Còn về phía Trung Hoa, khi mà Đảng CS lên cầm quyền ở Trung Hoa thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thì Trung Hoa viện trợ cho Việt Minh vũ khí và vừa cả nhân sự nữa. Cho nên Việt Minh chuyển từ du kích chiến qua vận động chiến mở những trận đánh lớn chống Pháp. Thành ra, năm 1949 mà mốc giới quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, nếu tính từ năm 1946 chiến tranh đã xảy ra cho đến năm 1949 (chiến tranh đã xảy ra 3 năm) thì dân chúng tản cư từ vùng này sang vùng khác, hoặc là bỏ vùng quê ra thành thị sinh sống nên có nhiều đất đai bỏ hoang, không canh tá. Vì vậy mà Việt Minh mở cuộc cải cách ruộng đất để giải quyết hai nhu cầu trên của họ.
Nguyễn An: Thưa, nhu cầu thứ nhất là thiếu người, và nhu cầu thứ hai là…
Ông Trần Gia Phụng: Lương thực cho bộ đội.
Nguyễn An: Thế như vậy cuộc cải cách ruộng đất như anh vừa nói thì có thể coi như bắt đầu từ năm 1949?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ vâng!
Nguyễn An: Và nó kéo dài đến năm 1956, như vậy nó qua bao nhiêu giai đoạn?
Ông Trần Gia Phụng: Thưa anh, nó qua tất cả là 5 giai đoạn.
Nguyễn An: Thưa, là những giai đoạn nào?
Ông Trần Gia Phụng: 5 giai đoạn này bắt đầu là nó được đánh dấu bằng sắc lệnh cải cách ruộng đất.
Ngoài hậu quả chính trị, thì việc trở về thành thị làm cho Việt Minh mất đi nguồn nhân lực, nhất là thiếu thanh thiếu niên để đưa vào bộ đội. Còn về phía Trung Hoa, khi mà Đảng CS lên cầm quyền ở Trung Hoa thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thì Trung Hoa viện trợ cho Việt Minh vũ khí và vừa cả nhân sự nữa. Cho nên Việt Minh chuyển từ du kích chiến qua vận động chiến mở những trận đánh lớn chống Pháp. Thành ra, năm 1949 mà mốc giới quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, nếu tính từ năm 1946 chiến tranh đã xảy ra cho đến năm 1949 (chiến tranh đã xảy ra 3 năm) thì dân chúng tản cư từ vùng này sang vùng khác, hoặc là bỏ vùng quê ra thành thị sinh sống nên có nhiều đất đai bỏ hoang, không canh tá. Vì vậy mà Việt Minh mở cuộc cải cách ruộng đất để giải quyết hai nhu cầu trên của họ.
Nguyễn An: Thưa, nhu cầu thứ nhất là thiếu người, và nhu cầu thứ hai là…
Ông Trần Gia Phụng: Lương thực cho bộ đội.
Nguyễn An: Thế như vậy cuộc cải cách ruộng đất như anh vừa nói thì có thể coi như bắt đầu từ năm 1949?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ vâng!
Nguyễn An: Và nó kéo dài đến năm 1956, như vậy nó qua bao nhiêu giai đoạn?
Ông Trần Gia Phụng: Thưa anh, nó qua tất cả là 5 giai đoạn.
Nguyễn An: Thưa, là những giai đoạn nào?
Ông Trần Gia Phụng: 5 giai đoạn này bắt đầu là nó được đánh dấu bằng sắc lệnh cải cách ruộng đất.
- Thứ nhất là từ năm 1949, năm này để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa thì nhà cầm quyền Việt Minh ra sắc lệnh để thành lập hội đồng giảm tô. Họ ấn định rằng các chủ đất phải giảm tối thiểu và đồng bộ tiền thuê đất (tô tức là tiền thuê đất) cho tá điền (tức là nông dân cày ruộng). Có nơi giảm đến 35% tiền thuê đất.
Sau đó, thông tư liên bộ của năm
1949 đưa ra nguyên tắc chủ yếu về phân chia tạm thời ruộng đất cho nông
dân mà những ruộng đất này họ tịch thu được từ điền chủ của người Pháp,
từ điền chủ là những người mà Việt Minh gọi là Việt gian, tức là những
người mà Việt Minh kết tội thông Pháp hoặc là những người không cộng tác
với Việt Minh.
Nguyễn An: Thưa, giai đoạn này kéo dài bao lâu ạ?
Ông Trần Gia Phụng: Thưa, giai đoạn này cũng chỉ trong năm 1949 thôi!
Nguyễn An: Thưa, giai đoạn này kéo dài bao lâu ạ?
Ông Trần Gia Phụng: Thưa, giai đoạn này cũng chỉ trong năm 1949 thôi!
- Bởi vì trong năm 1950 đã thay đổi. Sắc lệnh ngày 12 tháng 2 năm 1950 tổng động viên toàn bộ nguồn nhân lực (tức là người), vật lực (gia súc và nông cụ) và tài lực (tức là tiền bạc) cho tổ quốc.
Trong năm 1950 này, xuất hiện cùng một lúc 2 sắc lệnh, cùng một ngày
nữa. Sắc lệnh thứ nhất là xoá bỏ tất cả các hợp đồng vay nợ giữa tá điền
và điền chủ ký kết trước năm 1945 và xoá bỏ các hợp đồng ký sau năm
1945 nếu con nợ đã trả đủ 100%
Nguyễn An: Như vậy, cả lãi lẫn vốn đã trả rồi mà bằng cái số vốn vay ban đầu thì xoá luôn?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ, xoá luôn! Cùng sắc lệnh thứ hai đó là quốc hữu hoá tất cả những đất đai bỏ hoang trong 5 năm liên tục, thì sẽ những đất đai này lấy và chia lại cho nông dân. Nhưng mà ngang đây, tức là năm 1950 thì nó có những sự kiện quan trọng mà cái quan trọng nhất là ông Hồ Chí Minh qua thăm Bắc Kinh tháng 1/1950 rồi qua thăm Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc gặp gỡ tại Mạc Tư Khoa giữa ông Hồ và Stalin, thì Stalin thúc bách ông Hồ thực hiện 2 việc: việc thứ nhất là ông Hồ phải tái công khai Đảng CS, và việc thứ hai là ông Hồ phải đẩy mạnh cuộc cải cách ruộng đất theo đường lối CS. Để chuẩn bị cho việc cải cách ruộng đất thì ông Hồ mở phong trào chỉnh huấn theo đường lối của CS Trung Hoa
Nguyễn An: Và sau chuyến đi của ông Hồ thì bắt đầu cho giai đoạn 3 chăng?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ vâng! Thì sau đó chuẩn bị bắt đầu cho giai đoạn3.
Trước giai đoạn 3, ông Hồ đã cử phái đoàn sang Trung Họa để học khoá học về chủ nghĩa Mac-LeNin ở Bắc Kinh. Nhưng thật sự ra đó là học về phương thức cải cách ruộng đất theo đường lối của Trung Cộng. Và phái đoàn này trở về thì đượcĐảng CS tổ chức gởi thí điểm tất cả các nơi ở Bắc và Bắc Trung Việt; còn ở trong Nam cũng có nhưng mà ở những miền sâu, còn những miền bán Bình Nguyên là những miền đồng bằng gần với các tỉnh thì ít thấy xuất hiện.
Nguyễn An: Thưa, như vậy thì giai đoạn 3 kéo dài bao lâu và đặc điểm của nó là gì?
Ông Trần Gia Phụng: Nó bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20 tháng 4 năm1953 đăng trên công báo của Việt Minh. Đặc điểm của nó là ngoài luật lệ thêm vào thì luật mới là quyết định tịch thu tất cả tài sản của đế quốc Pháp, của Việt gian, của địa chủ ác ôn.
Và nó có một đặc điểm nữa đó là giai đoạn 3 này bắt đầu thành lập uỷ ban Nông Nghiệp các cấp.
Ủy ban Nông Nghiệp trung ương do thủ tướng đứng đầu, và ở các thành phố đến cấp xã cũng có uỷ ban Nông Nghiêp Và bắt đầu thấy xuất hiện những cuộc đấu tố. Nhưng mà khi đó bắt đầu sửa soạn hội nghị Geneva, cho nên Việt Minh nhẹ tay để tránh làm xôn xao dư luận.
Nguyễn An: Như vậy, cả lãi lẫn vốn đã trả rồi mà bằng cái số vốn vay ban đầu thì xoá luôn?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ, xoá luôn! Cùng sắc lệnh thứ hai đó là quốc hữu hoá tất cả những đất đai bỏ hoang trong 5 năm liên tục, thì sẽ những đất đai này lấy và chia lại cho nông dân. Nhưng mà ngang đây, tức là năm 1950 thì nó có những sự kiện quan trọng mà cái quan trọng nhất là ông Hồ Chí Minh qua thăm Bắc Kinh tháng 1/1950 rồi qua thăm Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc gặp gỡ tại Mạc Tư Khoa giữa ông Hồ và Stalin, thì Stalin thúc bách ông Hồ thực hiện 2 việc: việc thứ nhất là ông Hồ phải tái công khai Đảng CS, và việc thứ hai là ông Hồ phải đẩy mạnh cuộc cải cách ruộng đất theo đường lối CS. Để chuẩn bị cho việc cải cách ruộng đất thì ông Hồ mở phong trào chỉnh huấn theo đường lối của CS Trung Hoa
Nguyễn An: Và sau chuyến đi của ông Hồ thì bắt đầu cho giai đoạn 3 chăng?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ vâng! Thì sau đó chuẩn bị bắt đầu cho giai đoạn3.
Trước giai đoạn 3, ông Hồ đã cử phái đoàn sang Trung Họa để học khoá học về chủ nghĩa Mac-LeNin ở Bắc Kinh. Nhưng thật sự ra đó là học về phương thức cải cách ruộng đất theo đường lối của Trung Cộng. Và phái đoàn này trở về thì đượcĐảng CS tổ chức gởi thí điểm tất cả các nơi ở Bắc và Bắc Trung Việt; còn ở trong Nam cũng có nhưng mà ở những miền sâu, còn những miền bán Bình Nguyên là những miền đồng bằng gần với các tỉnh thì ít thấy xuất hiện.
Nguyễn An: Thưa, như vậy thì giai đoạn 3 kéo dài bao lâu và đặc điểm của nó là gì?
Ông Trần Gia Phụng: Nó bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20 tháng 4 năm1953 đăng trên công báo của Việt Minh. Đặc điểm của nó là ngoài luật lệ thêm vào thì luật mới là quyết định tịch thu tất cả tài sản của đế quốc Pháp, của Việt gian, của địa chủ ác ôn.
Và nó có một đặc điểm nữa đó là giai đoạn 3 này bắt đầu thành lập uỷ ban Nông Nghiệp các cấp.
Ủy ban Nông Nghiệp trung ương do thủ tướng đứng đầu, và ở các thành phố đến cấp xã cũng có uỷ ban Nông Nghiêp Và bắt đầu thấy xuất hiện những cuộc đấu tố. Nhưng mà khi đó bắt đầu sửa soạn hội nghị Geneva, cho nên Việt Minh nhẹ tay để tránh làm xôn xao dư luận.
- Thế còn qua giai đoạn 4 là nó bắt đầu quy định toà án nhân dân để xét xử những thành phần chống lại cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng mà giai đoạn 4 mới tiến hành thì xảy ra hiệp định Geneva. Tuy có toà án nhân dân nhưng chưa xảy ra vụ đấu tố rùng rợn như sau năm 1954.
Giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất (phần 3)
2008-02-07
Ông Trần Gia Phụng: Ngày 14 tháng 6 năm 1955, ông Hồ Chí Minh mới ký sắc luật về cải cách ruộng đất đợt 5, sắc luật ngày 14 tháng 6 năm 1955, tuy dựa trên căn bản của hai sắc lệnh năm 1953, nhưng mà họ còn có những hành động gắt gao hơn là thành lập cái ủy ban cải cách ruộng đất từ trung ương do Trường Chinh cầm đầu, rồi ở mỗi địa phương họ thành lập những đội cải cách ruộng đất, rồi họ thành lập tòa án nhân dân, thì cái giai đoạn này chính là thảm họa của nông dân Bắc Việt.Tòa án nhân dân là cái công cụ để thanh lọc hàng ngũ nông thôn, truy xét tận gốc rễ lý lịch của tất cả cái thành phần nông thôn, và đồng thời tòa án nhân dân cũng là cái công cụ để tiêu diệt tất cả những thành phần lãnh đạo xã hội cũ.
Nguyễn An: Tất cả những thảm kịch đó xảy ra là trong đợt 5, thưa anh tại sao cuộc cải cách ruộng đất lại dừng lại năm 1956? Có phải là vì họ đã đạt dược mục đích không hay là bởi có quá nhiều lời kêu ca, có quá nhiều trường hợp oan ức cho nên họ phải dừng lại?
Ông Trần Gia Phụng: Đây là một câu hỏi lý thú, lý thú là vì cái chỗ này này:
Đứng trên quyền lợi dân tộc, đứng trên lập trường của đại đa số quần chúng Việt Nam, nghĩa là đứng trên lập trường của một người Việt Nam thì rõ ràng ai cũng thấy là CSVN sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhưng đứng trên quyền lợi của đảng CSVN, của thiểu số chóp bu trong đảng, họ không sai lầm.
Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và đưa mọi người vào cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh và đảng CS phải chấm dứt cái đợt cải cách ruộng đất năm 1956 vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất là vấn đề nội bộ Bắc Việt là cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được những mục tiêu chính trị của họ. Cái mục tiêu chính trị của họ là gì?
- Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ cái cái giới hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó là lớp lãnh đạo mới là những đảng viên CS,
- cái mục tiêu chính trị nữa là họ chận đứng sự trà trộn của những điệp viên địch thủ trong dân chúng, họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn, họ thay thế bằng cái chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác xít.
CSVN đã đạt được cái mục đích là tiêu diệt cũng như là xóa sạch những cái thành phần “phản động” ở nông thôn, đưa nông dân vào hợp tác xã do nhà nước quản lý, lấy lại cái đất đai mà lâu nay đã cấp cho nông dân hoàn toàn làm chủ cái phương tiện sản xuất nông nghiệp, quản lý cái kho lúa gạo trên toàn miền Bắc, áp đặt và củng cố vững vàng cái chính sách chỉ huy nông nghiệp, thì ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, đảng CS lúc đó có cái tên là đảng Lao Động ngưng cuộc cải cách ruộng đất để quay qua ổn định tình hình ở thành phố. Tôi nói như vậy đó là đứng trên phương diện nội bộ Bắc Việt.
Nguyễn An: : Anh vừa dùng chữ nội bộ Bắc Việt, như vậy thì yếu tố thứ hai chắc phải là từ bên ngoài vào?
Ông Trần Gia Phụng: Dạ vâng, thứ hai là trên bình diện quốc tế, cái này mình phải chú ý, bởi vì phải đặt cái tình hình Việt Nam trong toàn bộ cái tình hình CS và toàn bộ tình hình thế giới. Trên cái tình hình quốc tế thì lúc đó ở tại Nga, nhà độc tài Stalin chết năm 1953, thì trong cuộc tranh giành quyền lực đấu đá với nhau, ông Khrushốp trồi lên và nắm được chính quyền, nắm được đảng CS và trong đại hội lần thứ 20 của đảng CS Liên Sô năm 1956 tại Moscow thì Khrushốp đã đọc một bài diễn văn nảy lửa kể hết tội lỗi độc tài, tàn ác, tôn sùng cá nhân của Stalin, cái bài diễn văn này làm cho cả thế giới kinh ngạc và ông Khrushốp hứa hẹn sẽ mềm dẻo hơn, sẽ sống chung hòa bình với các nước không đồng chế độ chính trị và ông hứa hẹn sẽ dân chủ hóa Liên Sô.
Sau khi vững vàng rồi, Khrushốp mới gởi đại diện đi các nước cộng sản, và riêng CSVN thì ông Mikoyan đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1956, ông giải thích chính sách mới của đại hội đảng 20 của Liên Sô và vì vậy mà CSVN không thể đi ngược lại đường lối mới của Liên Sô, cho nên nhân cái cuộc tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 vào tháng 7 năm 1956, ông Hồ vì những cái lý do trong nước và ngoài nước thì ông Hồ cho ngưng cái cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu chương trình sửa sai và ông đổ trách nhiệm cho những người thừa hành mà người gần ông nhất là ông Trường Chinh,
nên ông cách chức ông Trường Chinh, cất chức nhưng sau rồi ông Trường Chinh cũng ra lại và rồi cất chức những nhân vật khác như là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng và các nhân vật này sau cũng được trọng dụng trở lại hết, rồi bồi thường thiệt hại và xét lại một cách tượng trưng cho vài trường hợp quá đáng mà thôi
Tháng Bảy 25, 2010
Posted by eventfulday |
Cải cách ruộng đất | "Đào tận gốc- trốc tận rễ", 14/6/1955-CCRD5-sắc lệnh thành lập Uỷ Ban CCRD - Đội CCRD, 172 008 - 71.66% bị oan, 1949-1956, 1949-sắc lệnh để thành lập hội đồng giảm tô, 1950-12/2-sắc lệnh tổng động viên, 1950-sắc lệnh xoá bỏ nợ..., 1950-Stalin thúc tái công khai Đảng CS và CCRD, 1953- giai đoạn 3, 5 giai đoạn, “long trời lở đất”, “tàn khốc”, giai đoạn 4- tòa án nhân dân, học phương thức CCRD của Trung Cộng, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, phỏng vấn Trần Gia Phụng, trấn áp - đấu tố và bắn bỏ, Trường Chinh |
Để lại phản hồi
RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (1)RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
(Bài 4): Đảng và nhà nước CSVN đã chuẩn bị thế nào cho cuộc cải cách ruộng đất?
Kỳ này xin gửi đến quý thính giả cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Cần về sự chuẩn bị của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước khi bắt đầu cuộc Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án bà Cát Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời.Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là một cán bộ trung cấp. Ông từng là bí thư quận uỷ ngoại thành Hà nội trước khi ra công khai, trở thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính Hà nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau đó tại ngoại thành Hà nội. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva.
Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị mọi mặt của đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam cho cuộc cải cách ruộng đất, khi đó đựơc gọi là một cuộc cách mạng long trời lở đất.
Nguyễn An: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951 và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân – kẻ địch của nhân dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu, mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân – kẻ địch của nhân dân.
Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi muốn nói rõ thêm là về mặt tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa Mao Trạch Động và ông HCM thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt Nam và đã từng có kinh nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc sẽ giúp cho Việt Nam làm việc đó.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.
Nguyễn An: Xin ông nói rõ thêm về đội cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Ông Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao che cho địa chủ quen biết v.v… Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ.
Trong lần thí nghiệm này có một sự kiện động trời, tức là tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn có tên gọi khác là bà Cát Thanh Long).
Nguyễn An: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm một số chi tiết về vụ án này.
Ông Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Còn trong thời kỳ “Tuần lễ vàng”, là sau khi đã có chính phủ Việt Nam DCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình.
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng biết sự kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ CS, nó báo hiệu trước một tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.
Nguyễn An: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn phải đưa lên trên để xin ý kiến.
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo “tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất”. Đến ngày 4/12 thì quốc hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất.
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm 1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc bộ và các vùng trước đây bị Pháp chiếm đóng. Quý thính giả vừa nghe phần đầu cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cho cụôc cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước đây.
Trong chương trình phát thanh tới, ông Nguyễn Minh Cần sẽ kể lại với quý thính giả một cách cụ thể diễn tiến một đợt cải cách ruộng đất, bắt đầu từ lúc đội cải cách xuống xã. Mong quý thính giả đón nghe.
Diễn biến cụ thể một đợt Cải cách ruộng đất (Bài 5)
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, kỳ trước ông có nói là trong cuộc cải cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị thật là kỹ lưỡng để ra trận. Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng đất. Vậy thì đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?Ông Nguyễn Minh Cần: Tôi xin giới thiệu chương trình của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống xã, việc đó rất là bí mật – coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.
Khi đội cải cách xuống xã rồi thì việc đầu tiên là người ta hạn chế việc đi ra đi vào. Người ta sợ việc phân tán tài sản của địa chủ. Người ta đình chỉ công việc của các ủy ban lãnh đạo, người trưởng công an cho đến người chỉ huy du kích v.v… Lúc bấy giờ toàn bộ công việc do đội nắm.
“Đội sẽ xây dựng nhóm người gọi là “bần cố nông” cốt cán theo cách thức mà nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại như sau:
“Có anh đội, anh đội về đấy là ở trong nhà nông dân là 3 cùng: ăn cùng, ở cùng, lao động cùng. Thăm nghèo hỏi khổ, tức là hỏi xem hồi xưa sống như thế nào, địa chủ nó bốc lột ra sao. Xong rồi “bắt rễ”, tức là anh này tin tưởng được thì bắt anh này làm rễ.
Từ anh bắt rễ thì hỏi ngày xưa khổ như anh thì có ai, cũng làm tá điền như anh thì có những ai, anh biết ai khổ nhất. Tìm một anh A, chị B nào nữa thì gọi là “xâu chuỗi”. Những từ lúc bấy giờ mà tôi còn nhớ là nó như vậy.”
Ông Nguyễn Minh Cần: Tất cả những lời tố khổ của những người cốt cán đó thì đều được ghi chép lên hồ sơ, nhìn vào để phân biệt được địa chủ, phân biệt được phản động, phân biệt được nhân dân.
Rồi cũng qua lời tố khổ đó, để hiểu được và phân định thành phần ai là công nông, ai là bần cố nông. Khi đã xác định được lên hồ sơ ai là địa chủ rồi thì việc đầu tiên là phải bao vây gia đình đó, không cho đi ra khỏi nhà. Tiếp tục ngay lập tức là truy tài sản.
Tôi xin giới thiệu chương trình của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống xã, việc đó rất là bí mật – coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.
Vì vấn đề này là vấn đề mà theo mục đích cải cách là để sau này còn có của để chia cho bần cố nông. Của nỗi thì rõ rồi, nhưng của chìm là vàng bạc, tiền thì rất khó cho nên phải truy tài sản. Nhưng nói thực ra anh em họ vẫn gọi là “truy của” hay “tra của”. Truy ngày, truy đêm liên tục. Tôi còn nhớ khi tôi đi cải cách ruộng đất ở Thái Bình thì có nghe một câu than như thế này, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ:
Truy đêm rồi lại truy ngày Tra lui tra tới của mày để đâu Sân vườn, chuồng lợn, bờ ao Đào tung, xới hết chẳng sao: có vàng Trời ơi, oan thật là oan Thân con quá khổ biết làm sao đây
Còn việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào v.v… thì chủ yếu dựa vào lời tố của bần cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là người ta đánh vào lòng tham lam, vào lòng hận thù. Có khi bà con lúc đầu họ không muốn tố, nhưng nếu mà không tố thì tức là dường như mình có liên quan đến địa chủ, mình chưa có thái độ dứt khoát.
Và người ta nói rằng ai tố nhiều thì sau này bả thực, tức là chia tiền, chia ruộng đất, chia tài sản v.v… thì sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng tham, đánh vào lòng hận thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông thôn lúc bấy giờ gọi là “tố điêu” hoặc “tố đại hội”, “tố bừa”.
Nhưng khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như những bằng chứng để kết tội người địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình coi là phản động hay đảng phái v.v… Cho nên sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn duyệt xong và chuẩn bị cho việc đấy và xử án.
Nguyễn An: Vậy là coi như hồ sơ xử án đã xong rồi, thế bây giờ chính phiên xử của tòa án nhân dân thì diễn ra như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Tổ chức tòa án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao nhiêu ngày phải chuẩn bị, người ta làm như là một diễn tập cho một vỡ kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ, bắt quì xuống như thế nào… v.v… tất cả những cái đó được đạo diễn trước một cách rất cẩn thận.
Nguyễn An: Có vẽ họ tập dợt trước tất cả mọi thứ, cả ai nói gì, phản ứng ra sao, hô khẩu hiệu như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Đúng rồi, khi nào địa chủ nói cái gì mà có thể gây ra điều tự bênh vực hoặc gì đấy, thì để lấn áp thì lúc bấy giờ phải hô khẩu hiệu như thế nào v.v… Có cả một kế hoạch, diễn tập như diễn một vỡ tuồng.
Như vậy đấu, có khi đấu 2-3 ngày tùy theo “tình trạng nghiêm trọng” của địa chủ hay số người v.v… Sau khi kết án thì hành quyết ngay ở trước mặt. Đấy là đợt sau này nó mới vậy.
Nguyễn An: Dường như là vào lúc bấy giờ các đoàn cố vấn của Trung Quốc nói rằng phải làm sao để có tỷ lệ 5% trên tổng số dân là địa chủ. Điều đó có không và họ đã thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Cái đó chính là một cái khó khăn nhất của các đội, như vậy là cái này không chỉ là cố vấn đưa ra mà phải nói rằng ngay cả ông Trường Chinh cũng nói như vậy trong hội nghị giải thích cho cán bộ về cải cách ruộng đất. Sự thật ra tỷ lệ này, một sự chủ quan rất trầm trọng về tỷ lệ như vậy. Cho nên có tình trạng là ép các đội phải nông lên, gọi là “kích thành phần”.
Chính cái đó đã gây ra một thảm họa cho dân chúng trong cải cách ruộng đất. Có nhiều khi vì bí quá, cho nên các đội, và đoàn cũng nói: “thà sai hơn sót”, đấy là chữ mà người ta thường nói, hoặc là “oan một tí, nhưng không để lọt lưới”. Đấy là những câu nói cửa mồm của các đoàn và các đội. Nhưng sự thật ra “oan một tí” lại trở thành oan một trăm tí, một nghìn tí…
Tháng Bảy 25, 2010
Posted by eventfulday |
Cải cách ruộng đất | "bắt rễ", "kích thành phần", "tố bừa"., "tố điêu" hoặc "tố đại hội", "thà sai hơn sót", "xâu chuỗi", cố vấn TQ: 5% tổng số dân là địa chủ, Nhất đội nhì Trời, phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần, tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm, Thăm nghèo hỏi khổ, đánh vào lòng hận thù, đánh vào lòng tham, đội cải cách ruộng đất |
Để lại phản hồi
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (1)RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (Bài 9)
Từ tháng bẩy năm 1956, đã có nhiều hội nghị của bộ chính trị, ban bí thư và ban chấp hành bàn về những sai lầm trong cải cách ruộng đất và sửa sai. Cao điểm là hội nghị trung ương 10 vào tháng chín. Đó là hội nghị họp dài ngày nhất cho đến lúc bấy giờ, họp làm hai lần cho đến tháng 11 mới xong.
Hình ảnh được trưng bày tại Triển lãm cải cách ruộng đất tổ chức tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5/1956.
“Người phụ trách Uỷ ban cải cách ruộng đất là Trường Chinh, tuy không chối cãi đựơc, nhưng cứ lý luận rằng cải cách đã đưa lại ruộng đất cho nông dân là một thắng lợi lớn, còn những sai lầm thì né tránh, không thừa nhận một cách thẳng thắn. Hoàng Quốc Việt cũng không nhận sai lầm.
Chỉ có Lê Văn Lương, trưởng ban tổ chức trung ương đảng là thành thực nhận sai lầm trong việc chỉnh đốn tổ chức…
Hội nghị trung ương đáng lẽ phải có một nghị quyết tổng kết kinh nghiệm về cải cách ruộng đất, nhưng Trường Chinh, vừa là tổng bí thư, lại vừa là trưởng ban cải cách ruộng đất, vì tư tưởng chưa thông, nên dự thảo nghị quyết mấy lần đều không đựơc hội nghị trung ương chấp thuận.”
Bốn năm sau, khi đảng họp đại hội lần thứ ba vào năm 1960, nghị quyết ấy cũng chưa có, và lúc bấy giờ cũng chẳng ai nhắc lại nữa. Đó là lần đầu tiên, một hội nghị trung ương quan trọng như thế mà lại không có nghị quyết tổng kết. Ông Hoàng Văn Hoan còn nói thêm rằng, ngay trong quá trình sửa sai, Trừơng Chinh vẫn không dứt khoát.
Điều đó có thể giải thích rằng, mặc dù bị tạm thời hạ tầng công tác như một biện pháp kỷ luật, nhưng Trường Chính chắc vẫn cho rằng ông không phải là ngừơi chịu trách nhiệm cao nhất.
Cuối tháng 10 năm 1956, có mít tinh lớn tại nhà hát nhân dân Hà nội, Uỷ viên bộ chính trị đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt ông Hồ Chí Minh và trung ương đảng chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong cải cách rụông đất. Cả hai nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất và phải chịu trách nhiệm nặng nhất là Ông Hồ và ông Trường Chinh đều không ra mặt.
Sau khi công nhận sai lầm, đảng bắt đầu sửa sai.
Cuộc cải cách ruộng đất đầy oan khuất, đầy máu và nứơc mắt đã chấm dứt. Đã có tổng số tám đợt phát động quần chúng và năm đợt cải cách ruộng đất đựơc thực hiện tại 3563 xã.Một câu hỏi phải đặt ra là tại sao đảng Cộng sản lại ngưng cuộc cải cách ruộng đất vào lúc đó? Nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng trả lời:
“Hồ Chí Minh và đảng CS phải chấm dứt đợt cải cách ruộng đất năm 1956 vì hai lẽ.
Lẽ thứ nhất trong nội bộ Bắc Việ,t là cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Mục tiêu chính trị của họ là gì? Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hà bộc lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những đảng viên cộng sản.
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên địch thủ trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Thứ hai là trên bình diện quốc tế thì ông Michael Young đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1956. Ông ấy giải thích chính sách mới của đại hội đảng 20 của Liên Xô. Vì vậy mà CSVN không thể đi ngược lại với đường lối mới của Liên Xô. Cho nên nhân cuộc tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 vào tháng 5 năm 1956, ông Hồ vì những lý do ở trong và ngoài nước thì ông Hồ cho ngưng cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu chương trình sửa sai.”
Đảng đã sửa sai thế nào? Mời quý thính giả nghe lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, lúc đó là phó chủ tịch thành phố Hà nội, và trực tiếp tham gia công tác sửa sai tại ngoại thành Hà nội:
“Hồ Chí Minh và đảng CS phải chấm dứt đợt cải cách ruộng đất năm 1956 vì hai lẽ.
Lẽ thứ nhất là vấn đề nội bộ Bắc Việt là cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Mục tiêu chính trị của họ là gì? Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những đảng viên cộng sản.
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên mà địch thủ trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Thứ hai là trên bình diện quốc tế thì ông Mikoyan đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1956. Ông ấy giải thích chính sách mới của đại hội đảng 20 của Liên Xô. Vì vậy mà CSVN không thể đi ngược lại với đường lối mới của Liên Xô. Cho nên nhân cuộc tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 vào tháng 7 năm 1956, ông Hồ vì những lý do ở trong và ngoài nước thì ông Hồ cho ngưng cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu chương trình sửa sai.”
Một người khác là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kể lại về sửa sai như sau:
“Sửa sai ở đây là không phải sửa sai cho địa chủ mà sửa sai cho những người vốn là đảng viên hoặc là những người vốn rất có công với kháng chiến nhưng bị vu cho là Đại Việt, Quốc Dân Đảng, vu cho là gián điệp… đủ thứ.
Những người đã giết rồi thì thôi, không nói làm gì rồi. Thế nhưng những người còn sót lại thì tha. Thế còn thực tế, những người bị quy là địa chủ mà đã vào tù rồi, chết rồi thì tôi không nói, đấu tố bắn ngay tôi không nói, nhưng vào tù rồi thì công bằng mà nói thì cả huyện của tôi là huyện Bình Dục, sau này tôi về chơi thì không có ông nào được tha cả.Ngay làng tôi thôi có hai cha con ông Chánh Hồ, cũng bị quy là địa chủ, mà ông ta có giàu có gì đâu, bị quy là địa chủ. Ông ta trước kia là người chuyên môn đón bộ đội về làng, bộ đội là đến nhà ông ấy mà.
Thế là nhà ông Phó Liêm nữa. Những ông đó, một ông thì tự tử chết, hai người đi tù. Một ông nữa là ông Chánh Điểm cũng đi tù. Tất cả mấy người đi tù đó đều chết trong tù hết. Cả những làng xung quanh tôi không thấy ai về.
Mãi đến tận năm 1961, lần đầu tiên tôi đi tù thì tôi gặp không biết bao nhiêu là địa chủ vẫn còn nằm nguyên trong tù thôi.
Đến tù lần thứ hai năm 1966, tôi sống trong tù đến năm 1977 mới ra, thì vẫn còn những bác địa chủ vẫn bị sống trong tù – tuy là chết nhiều lắm rồi.” Sau cùng, xin đựơc kết thúc bài về sửa sai này bằng bài thơ mà ông Nguyễn Minh Cần nghe đựơc khi công tác sửa sai tại một làng thụôc huyện Đông Anh ở ngoại thành Hà nội:
Bác Hồ nói chuyện sửa sai Sai thì cứ sửa, sửa rồi cứ sai Đảng ta có lắm anh tài Sai hoài sai mãi, sửa hoài cứ sai
Tháng Bảy 25, 2010
Posted by eventfulday |
Cải cách ruộng đất | 1956-sửa sai, Sai thì cứ sửa- sửa rồi cứ sai/ Đảng ta có lắm anh tài/ Sai hoài sai mãi- sửa hoài cứ sai, Võ Nguyên Giáp, Đã có tổng số tám đợt phát động quần chúng và năm đợt cải cách ruộng đất đựơc thực hiện tại 3563 xã. |
Để lại phản hồi
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
RFA: Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (1)
RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
RFA: Đảng và NN CSVN đã chuẩn bị thế nào? Diễn biến cụ thể một đợt CCRD.(2)
RFA: Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (3)
RFA: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”(4)
Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất” (bài 10)
Cuộc cải cách rụông đất tại miền Bắc đã chấm dứt và cuộc sửa sai bắt
đầu từ mùa thu năm 1956. Nói về thành quả của cuộc cách mạng đựơc coi
là “long trời lở đất” này, nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng nhận định:
“Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và đưa mọi người vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất, đã đạt được những mục tiêu chính trị của họ.
“Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và đưa mọi người vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất, đã đạt được những mục tiêu chính trị của họ.
Hình ảnh được trưng bày tại Triển lãm cải cách ruộng đất tổ chức tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5/1956.
Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hào mục lãnh đạo
hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những
đảng viên cộng sản.
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Ngoài ra, liều lượng khủng bố của cộng sản đối với nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 đủ để khuất phục nông dân, đủ để làm cho nông dân khiếp sợ, làm cho họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sống luôn luôn trong sự sợ hãi tột cùng, và ghép họ vào trong khuôn phép cộng sản, ổn định một cách kiên cố hạ tầng cơ sở của xã hội nông thôn miền Bắc”.
Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài Á châu tự do đã đưa ra hình ảnh so sánh vùng quê ở miền Bắc trứơc và sau khi tiến hành cải cách ruộng đất như sau:
“Bây giờ thì cần phải nói như thế này, cái này là kinh nghiệm cá nhân. Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp thì tôi tham gia một đoàn tuyên truyền xung phong. Chúng tôi đi đâu mà còn có cái ăn thì đó là những người giàu có, sau này thì bảo đó là những địa chủ.
Nhưng lúc đó thì chúng tôi chẳng hiểu họ là địa chủ hay họ là cái gì. Họ là những người hằng tâm, hằng sản nuôi bộ đội, cho cán bộ và cho chúng tôi nữa (đoàn tuyên truyền xung phong), đến là có cái ăn. Tất cả những người đó khi chúng tôi hỏi thăm thì đều bị đấu tố, bị vứt ra ngoài lề của xã hội mà họ gọi là mới.
Về sau này tìm hiểu thì tôi thấy có một cái tệ, tức là đấy không phải là một cuộc cải cách ruộng đất. Bởi vì nếu là một cuộc cải cách ruộng đất thì trước cải cách ruộng đất phải có điều tra tình hình ruộng đất.
Tôi nhớ, vào giai đoạn đó tôi không đọc được một bản điều tra nào về tình hình ruộng đất ở Việt Nam cả. Sự phân bổ ruộng đất, bao nhiêu phần trăm là địa chủ, bao nhiêu phần trăm là trung nông, phú nông, bần nông, chẳng hạn như thế. Họ không cần cải cách ruộng đất, tức là không muốn phân bố lại ruộng đất sao cho nó hợp lý. Mà căn bản, đó là một cuộc đấu tranh chính trị.
Ruộng đất đối với cải cách ruộng đất là một cái cớ để cào xới lại, đưa lại rất nhiều những quyền lợi, mà cũng không phải rõ ràng lắm, cho nông dân. Nông dân vùng lên đấu tranh làm cách mạng, người cày phải có ruộng.
Thế nhưng thật sự ra thì khi tiến hành tất cả những cái đó thì ruộng đất có một thời gian là có cắm cờ, rồi phân thửa ruộng này là của ông A, ông B rồi đóng cọc. Các bạn có xem những cái phim, chắc là bây giờ còn lại trong tư liệu, còn cả đấy. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn thôi thì nó là tổ vần công, tổ đổi công xong thì họ lại cũng không có gì nữa.”
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Ngoài ra, liều lượng khủng bố của cộng sản đối với nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 đủ để khuất phục nông dân, đủ để làm cho nông dân khiếp sợ, làm cho họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sống luôn luôn trong sự sợ hãi tột cùng, và ghép họ vào trong khuôn phép cộng sản, ổn định một cách kiên cố hạ tầng cơ sở của xã hội nông thôn miền Bắc”.
Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài Á châu tự do đã đưa ra hình ảnh so sánh vùng quê ở miền Bắc trứơc và sau khi tiến hành cải cách ruộng đất như sau:
“Bây giờ thì cần phải nói như thế này, cái này là kinh nghiệm cá nhân. Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp thì tôi tham gia một đoàn tuyên truyền xung phong. Chúng tôi đi đâu mà còn có cái ăn thì đó là những người giàu có, sau này thì bảo đó là những địa chủ.
Nhưng lúc đó thì chúng tôi chẳng hiểu họ là địa chủ hay họ là cái gì. Họ là những người hằng tâm, hằng sản nuôi bộ đội, cho cán bộ và cho chúng tôi nữa (đoàn tuyên truyền xung phong), đến là có cái ăn. Tất cả những người đó khi chúng tôi hỏi thăm thì đều bị đấu tố, bị vứt ra ngoài lề của xã hội mà họ gọi là mới.
Về sau này tìm hiểu thì tôi thấy có một cái tệ, tức là đấy không phải là một cuộc cải cách ruộng đất. Bởi vì nếu là một cuộc cải cách ruộng đất thì trước cải cách ruộng đất phải có điều tra tình hình ruộng đất.
Tôi nhớ, vào giai đoạn đó tôi không đọc được một bản điều tra nào về tình hình ruộng đất ở Việt Nam cả. Sự phân bổ ruộng đất, bao nhiêu phần trăm là địa chủ, bao nhiêu phần trăm là trung nông, phú nông, bần nông, chẳng hạn như thế. Họ không cần cải cách ruộng đất, tức là không muốn phân bố lại ruộng đất sao cho nó hợp lý. Mà căn bản, đó là một cuộc đấu tranh chính trị.
Ruộng đất đối với cải cách ruộng đất là một cái cớ để cào xới lại, đưa lại rất nhiều những quyền lợi, mà cũng không phải rõ ràng lắm, cho nông dân. Nông dân vùng lên đấu tranh làm cách mạng, người cày phải có ruộng.
Thế nhưng thật sự ra thì khi tiến hành tất cả những cái đó thì ruộng đất có một thời gian là có cắm cờ, rồi phân thửa ruộng này là của ông A, ông B rồi đóng cọc. Các bạn có xem những cái phim, chắc là bây giờ còn lại trong tư liệu, còn cả đấy. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn thôi thì nó là tổ vần công, tổ đổi công xong thì họ lại cũng không có gì nữa.”
Lời kể của người trong cuộc
Ông Nguyễn Minh Cần, một người từng là phó chủ tịch Uỷ ban hành chính
thành phố Hà nội và trực tiếp tham gia chiến dịch sửa sai cũng phân
tích về những hậu quả của cụôc cải cách ruộng đất. Mời quý thính giả
theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần sau
đây:
Nguyễn An: Thưa ông, bây giờ trở lại cuộc cải cách ruộng đất cách đây 50 năm. Theo ông thì cuộc cải cách ruộng đất đó để lại những hậu quả gì, những di hại gì?
Ông Nguyễn Minh Cần: Cái cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về rất nhiều mặt.
Nguyễn An: Xin Ông vui lòng phân tách từng điểm một?
Ông Nguyễn Minh Cần:
Điểm thứ nhất: Đây là một cuộc tàn sát dân lành một cách vô tội vạ. Nếu nói theo từ ngữ hiện nay thì phải nói đây là một cuộc diệt chủng vì kỳ thị giai cấp. Bổng dưng lập ra lệnh cải cách ruộng đất, đưa những đoàn người về và tha hồ qui người ta lên là địa chủ.
Trên 172.000 người là nạn nhân. Tôi cón phải nói đến số người mà người ta oan ức quá, bực bội quá, người ta tự tử. Số đó cũng không phải là ít. Theo tôi, hậu quả đó rất lớn, nó gây ra một tâm trạng sợ sệt, khủng khiếp của người dân.
Hậu quả thứ hai là phá hoại truyền thống hòa hiếu của nông thôn,
là vì từ trước ải nói dù rằng có thể có bóc lột, có thể có gì đấy với
nhau, nhưng người nông dân sống với nhau là lá lành đùm lá rách, rất
hòa hiếu với nhau.Nguyễn An: Thưa ông, bây giờ trở lại cuộc cải cách ruộng đất cách đây 50 năm. Theo ông thì cuộc cải cách ruộng đất đó để lại những hậu quả gì, những di hại gì?
Ông Nguyễn Minh Cần: Cái cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về rất nhiều mặt.
Nguyễn An: Xin Ông vui lòng phân tách từng điểm một?
Ông Nguyễn Minh Cần:
Điểm thứ nhất: Đây là một cuộc tàn sát dân lành một cách vô tội vạ. Nếu nói theo từ ngữ hiện nay thì phải nói đây là một cuộc diệt chủng vì kỳ thị giai cấp. Bổng dưng lập ra lệnh cải cách ruộng đất, đưa những đoàn người về và tha hồ qui người ta lên là địa chủ.
Trên 172.000 người là nạn nhân. Tôi cón phải nói đến số người mà người ta oan ức quá, bực bội quá, người ta tự tử. Số đó cũng không phải là ít. Theo tôi, hậu quả đó rất lớn, nó gây ra một tâm trạng sợ sệt, khủng khiếp của người dân.
Cuộc cải cách ruộng đất về xúi người này bới móc tội lỗi của người kia, và có thể những tội hoàn toàn không có cũng bới ra. Và dựa vào những thù cũ rồi gây ra thù hận giữa các tầng lớp với nhau. Chính cái đó nó phá hoại truyền thống đoàn kết lâu đời của người Việt Nam mình ở nông thôn.
Nguyễn An: Thưa ông, có phải ông muốn nói rằng cuộc cải cách ruộng đất đặt trên cơ sở là gây sự căm thù để phát động quần chúng, và sau đó sự căm thù đó lớn rộng và nó tiếp tục còn lại sau khi cuộc cải cách ruộng đất đã chấm dứt không?
Ông Nguyễn Minh Cần: Đúng như vậy.
Nguyễn An: Thưa , điểm thứ ba là gì?
Ông Nguyễn Minh Cần: Hậu quả thứ ba là phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc . Từ xưa đến nay cha đối với con, mẹ đối với con, vợ chồng đối với nhau, họ hàng cha chú đối với nhau đều có một luân thường đạo lý. Nhưng cải cách ruộng đất về xúi dục con tố cha, vợ tố chồng, nàng dâu tố mẹ chồng, bố chồng v.v… đấu đá lẫn nhau như vậy.
Nguyễn An: Và gọi mày tao mi tớ hết?
Ông Nguyễn Minh Cần: Vâng. Như vậy, luân thường đạo lý tan hoang.
Nguyễn An: Thưa ông, theo ông thì những cái mà phá hoại nền tảng luân lý đạo đức, rồi sự hòa hiếu ở trong nông thôn đó cách đây 50 năm thì được khai thác tối đa để hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất… tinh thần như thế sau bao nhiêu lâu mới phục hồi được? Hay bây giờ nó vẫn còn là những vết thương rỉ máu?
Ông Nguyễn Minh Cần: Theo tôi, vì cho đến nay chưa có một sự sám hối rõ ràng. Chưa có một tuyên bố rằng chính sách hận thù giai cấp là một chính sách không đúng. Phải nói thật rằng bây giờ thì 50 năm đã qua thì người ta yên như vậy, nhưng lòng hận cũ không phải là đã hết.
Còn một điểm tôi cũng muốn nói nữa là hậu quả thứ tư: Nó phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc. Vì khi làm cải cách ruộng đất thì các ông đều có cái ý hướng là tiêu diệt các tôn giáo, chèn ép các tôn giáo, tước đoạt tài sản của các tôn giáo để làm cho các tôn giáo không tồn tại được một cách độc lập.
Tháng Bảy 25, 2010
Posted by eventfulday |
Cải cách ruộng đất | không có một điều tra nào về tình hình ruộng đất?, một cuộc tàn sát dân lành một cách vô tội vạ, phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc, phá hoại truyền thống hòa hiếu của nông thôn, phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc |
Để lại phản hồi
Kỳ 1 – Giới thiệu
Hồi ký Một ngày giông tố – Kỳ 1 – Giới thiệu
1. GIỚI THIỆU
Một ngày giông tố và Những kẻ khổ nhục là hai phần của một tập hồi ký thời chiến, được viết bởi tác giả Tâm Phong, một chứng nhân và cũng là một nạn nhân của chế độ, thời kỳ Cải cách ruộng đất, xã hội Cộng sản trong cuộc chiến tranh hai miền Bắc Nam, tù cải tạo và cuối cùng là những năm trước đổi mới.
Ở vị trí một độc giả, khi tập hồi ký này được chuyển đến tay tôi, tôi
vừa đọc, vừa kiểm nghiệm và ghi nhận những sự kiện thuộc về lịch sử,
trong đó có những sự kiện tôi chưa biết và đã biết; có những sự kiện tôi
đã biết nhưng sự thật còn ẩn giấu ở đâu đó, hoặc mức độ chi tiết của sự
kiện chưa, hay hiếm khi, được phản ánh rõ nét như vậy.
Đất nước trải qua chiến tranh, nhưng khó hồi phục. Như một cơ thể ốm yếu vừa thoát khỏi một căn nguyên gây bệnh, nó chưa vực dậy ngay được, mà tiếp tục rơi vào một trạng thái tiều tuỵ khác, bởi ý chí của chủ nhân của nó đã không dẫn cơ thể phục hồi theo một cách thức đúng đắn. Sai lầm nảy sinh rồi tiếp nối, xuất phát từ những chính sách Đảng và Nhà nước áp đặt lên cả một dân tộc. Cải cách ruộng đất là một thời kỳ kinh hoàng với những màn đấu tố mất nhân tính đến rợn người, là giai cấp nông dân vùng lên lật đổ địa chủ để trở thành những Ông, Bà cán bộ – giai cấp tiên phong, là mọi thứ giá trị văn hoá truyền thống bị đảo lộn, là ngu si ngự trị trí khôn… Những năm tháng trong xã hội Cộng sản với chính sách ngăn sông cấm chợ, khiến hàng loạt người Nam (lẫn Bắc) tính kế rời Tổ quốc ra đi. Trại cải tạo là nơi tù đày về thể xác và ý thức, những cơ thể ốm yếu vì thiếu cái ăn dường như chỉ còn sống theo bản năng của một sinh vật để có thể sinh tồn, những suy nghĩ bị kìm nén để câm lặng thay vì cất tiếng lên.
Tác giả đã trải qua những ngày tháng cơ cực và tủi nhục ấy, là nhân chứng cho chính số phận của mình, và của cả nhiều người xung quanh. Số phận của tác giả, phản ánh những nét chung và đặc thù của dân tộc thời đó.
Nếu bạn đã từng đọc Mãi mãi tuổi 20 hay Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, để biết về những tâm tư và cảm nhận của những con người quả cảm thời chiến, để giàu thêm xúc cảm và biết yêu thương hơn, thì tôi khuyên bạn hãy đọc tập hồi ký này, ở một góc nhìn khác, để biết thấm thía nỗi đau của một con người, của những con người, và xa hơn là cả một dân tộc.
Đất nước trải qua chiến tranh, nhưng khó hồi phục. Như một cơ thể ốm yếu vừa thoát khỏi một căn nguyên gây bệnh, nó chưa vực dậy ngay được, mà tiếp tục rơi vào một trạng thái tiều tuỵ khác, bởi ý chí của chủ nhân của nó đã không dẫn cơ thể phục hồi theo một cách thức đúng đắn. Sai lầm nảy sinh rồi tiếp nối, xuất phát từ những chính sách Đảng và Nhà nước áp đặt lên cả một dân tộc. Cải cách ruộng đất là một thời kỳ kinh hoàng với những màn đấu tố mất nhân tính đến rợn người, là giai cấp nông dân vùng lên lật đổ địa chủ để trở thành những Ông, Bà cán bộ – giai cấp tiên phong, là mọi thứ giá trị văn hoá truyền thống bị đảo lộn, là ngu si ngự trị trí khôn… Những năm tháng trong xã hội Cộng sản với chính sách ngăn sông cấm chợ, khiến hàng loạt người Nam (lẫn Bắc) tính kế rời Tổ quốc ra đi. Trại cải tạo là nơi tù đày về thể xác và ý thức, những cơ thể ốm yếu vì thiếu cái ăn dường như chỉ còn sống theo bản năng của một sinh vật để có thể sinh tồn, những suy nghĩ bị kìm nén để câm lặng thay vì cất tiếng lên.
Tác giả đã trải qua những ngày tháng cơ cực và tủi nhục ấy, là nhân chứng cho chính số phận của mình, và của cả nhiều người xung quanh. Số phận của tác giả, phản ánh những nét chung và đặc thù của dân tộc thời đó.
Nếu bạn đã từng đọc Mãi mãi tuổi 20 hay Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, để biết về những tâm tư và cảm nhận của những con người quả cảm thời chiến, để giàu thêm xúc cảm và biết yêu thương hơn, thì tôi khuyên bạn hãy đọc tập hồi ký này, ở một góc nhìn khác, để biết thấm thía nỗi đau của một con người, của những con người, và xa hơn là cả một dân tộc.
2. TÓM TẮT HỒI KÝ – KỲ I
Cách đây sáu năm, tại một địa ngục trần gian trong rừng núi tỉnh Vĩnh phú, bạn tôi vội vã ra đi, vĩnh biệt kiếp người. Trong giây phút hấp hối, Khoa thều thào ‘…hãy nhớ và ghi lại cái chết thê thảm này cùng những năm tháng bất hạnh…’Đó là những dòng đầu tiên trong tập hồi ký được ghi lại từ những suy tưởng về quá khứ của một người tù chính trị. Cuộc sống của tác giả và những người cùng cảnh trong những năm tháng ấy là những chuỗi ngày tháng cực, khổ, nhục và bi…
***
Cuốn hồi ký trong tay Nam, như một sự tình cờ của số phận. Tình cờ
bởi trong một đêm miên man suy nghĩ về cuộc sống nhiều mất mát sau 20
năm…Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Nam được chú Dương đón lên Hà nội chăm sóc anh nhớ quê, nhớ mái trường xưa và đặc biệt là những kỷ niệm với Bích Hằng.. Năm 1954, trong khi anh và Bích Hằng đang mong đợi ngày hạnh phúc lứa đôi thì hiệp định Geneva được kí kết, chú Dương quyết định đi nam vì được tin chính quyền cách mạng sẽ cấm buôn bán. Nam ở lại Hà Nội. Ngày 10-10, anh hòa vào dòng người cùng cờ hoa rực rỡ tung bay để chào đón Đảng, bác Hồ, chính phủ và đoàn quân cách mạng rầm rập tiến quân vào tiếp quản thủ đô. Sau ngày ấy, niềm hân hoan của anh bị gặm nhấm dần và nỗi buồn liên tiếp đến. Chính quyền cách mạng tịch thu nhà, giao cho một gia đình cách mạng nông dân. Sau một thời gian ngắn, sống chung đụng khổ sở, anh bị bắt nửa tháng, bị thu hết sách với tội danh xúc phạm cán bộ, lưu trữ sách của thực dân phong kiến. Mẹ Bích Hằng mất, năm 1955, gia đình của Bích Hằng, một gia đình mấy đời dạy học,bị quy thành địa chủ, và bị xử trí, Bích Hằng mất tích. Hai mươi năm qua, cuộc sống của anh luôn như thế ấy, cứ trôi đi chậm chạp như một dòng nước đục…
Sau một hồi miên man, Nam chợt tỉnh dậy, vùng ra ngoài và nhặt được tập hồi ký tố cáo tội ác của chế độ. Sợ liên luỵ, anh toan vất nó đi , nhưng cuốn hồi ký đã làm anh sửng sốt vì nhắc đến tên anh và Bích Hằng…
***
Nam dõi theo từng chi tiết trong tập hồi ký. Từ đó, anh biết được tin
về Bích Hằng, quan sát những số phận con người dưới chế độ Cộng sản,
những tội ác của Cộng Sản trong thời kỳ cải cách ruộng đất, những đầy
đọa về tinh thần và vật chất của những nạn nhân trong lồng sắt lớn (là
xã hội Cộng sản) và lồng sắt hẹp (là nhà tù Cộng sản). Anh tìm gặp và
trả lại tập hồi ký cho tác giả. Nam và Tâm, tác giả hồi ký, kết nghĩa
huynh đệ.Nhớ lại những chi tiết trong hồi ký, những đoạn về Bích Hằng không khỏi khiến anh quay cuồng và ám ảnh vì những gì xảy ra với cô như một cơn ác mộng. Rồi lại đến một sự tình cờ khác.. Trên đường anh về nhà sau khi chia tay Tâm, qua ga, Nam bất ngờ gặp một người phụ nữ nắm chặt ghi đông xe của anh và gọi tên anh. Người phụ nữ ấy, trong một vóc dáng tiều tuỵ, sau khi ra từ trại cải tạo nhiều năm, không ai khác chính là Bích Hằng. Cô ngất đi… Nam mê mẩn như cái xác không hồn, vẫn đứng trơ trọi giữa đường phố trong cơn giông tố.Đồng hồ ga điểm mười hai tiếng, như đánh dấu “một ngày giông tố” nơi cõi lòng Nam.
Kỳ 2 – Bản tóm lược.
Hồi ký Một ngày giông tố – Kỳ 2 – Bản tóm lược.
Tác giả sinh ra trong một gia đình
phong kiến ăn ở hiền lành. Sau cách mạng, gia đình đã hết sức mình để
làm nghĩa vụ với chính quyền. Chẳng những thế, gia đình có ba thân nhân
bị thực dân Pháp giết hại trong cuộc chiến. Hồi cải cách ruộng đất, thân
phụ tác giả bị bắn, nhà cửa, tài sản bị tịch thu toàn bộ. Tác giả trở
thành một đứa trẻ không cha, không mẹ, không nhà cửa, ăn đói mặc rét, cố
gắng vừa học vừa làm kiếm sống, mong ước có được một nghề để sinh sống
sau này. Cả ước mơ tầm thường phải có cho mọi con người, tác giả cũng bị
dập vùi tàn nhẫn: học bị đuổi, xin việc làm không được vì lý lịch gia
đình…(1)
PHẦN 1 – MỘT NGÀY GIÔNG TỐ
HỒI MỘT – Quê hương, phản ánh một góc nông thôn Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1945 – 1960.
Đó là những năm kháng chiến chống Pháp,
cuộc sống của người dân trong cảnh một cổ mấy tròng, “địch”, quân Pháp
và “ta”, chính quyền “cách mạng”. Sự xâm nhập của văn hóa và tư duy
“cách mạng”. Thoáng thấy cái gọi là “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” hay
“làm sạch cỏ tận gốc” và cuộc sống của một gia đình phong kiến và con
cái tầng lớp phong kiến trong xã hội Cộng sản.
Để sau đó, thời kì cải cách ruộng đất,
ngọn lửa căm thù của đấu tranh giai cấp đã thiêu đốt mọi tình cảm giữa
con người với con người, làng xóm, thầy trò và cả tình thân ruột thịt:
cha con, anh em, vợ chồng. Sau khi thân phụ tác giả bị bắn, nhà cửa, tài
sản bị tịch thu toàn bộ, với uớc mong được học hành, tác giả vẫn cố
gắng đến trường. Đó là những năm tháng đến trường gian nan và tủi nhục. Gian
nan vì cuộc sống nghèo khổ, ăn đói, mặc rách trong vòng uy hiếp và chèn
ép của chính quyền và bọn vô lại. Tủi nhục vì sự xa cách lạnh lùng của
người thân thích, làng xóm, bạn bè. Mặc dù tác giả thông minh, học giỏi
nhưng bị vùi dập, xin học nghề không xong bởi “Ngoài nghề làm ruộng, anh không có quyền làm bất cứ nghề gì”. Nhờ người chú nhân tình giấu lý lịch người cha, tác giả được vào trường trung cấp sư phạm, nhưng rồi bị đuổi, bởi “Quy.ết định đuổi em không phải của trường mà do uỷ ban nhân dân tỉnh”. Không sống nổi trên mảnh đất quê hương, tác giả phải lên Hà Nội.
HỒI HAI – Hà Nội, từ miền nông thôn Cộng sản, tác giả bước vào vùng “đất thánh”. Nơi đây, bên cạnh những người thân, tác giả lại chứng kiến sự thay đổi nhân tình của chú, bá và cả chị ruột mình. Từ 1960 – 1965, năm năm nối tiếp là
quãng thời gian mưu sinh vất vả, cực nhọc của những con người bị o ép,
bị bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ dưới cơ chế quản lý Cộng sản – một
bức tranh xã hội xám xịt. Vì vậy, năm 1965, tác giả và hai người bạn
cùng nhãn qan, Khoa và Dậu, đã chuẩn bị vượt tuyến vào Nam. Trong lúc
đó, do không “khéo” sống, Khoa, con một gia đình tư sản – một gia đình
sau cách mạng phân thành hai mảnh, một bên ý thức được bản chất Cộng
sản, một bên mê muội vì ý thức hệ Cộng sản – bị bắt tập trung cải tạo.
Những trang nhật ký của anh vô tình đã khiến tác giả và Dậu bị bắt theo.
HỒI BA – Nhà tù, là những trang viết phản ánh về cuộc sống trong nhà tù của một chế độ tự xưng là ưu việt.
Sau thời gian giam cứu tại Hoả Lò , tác
giả bị kết án bốn năm tù giam và ba năm mất quyền công dân. Nhưng trên
thực tế, sau thời gian bốn năm, tác giả bị chuyển sang diện tập trung
cải tạo. Mười một năm tù, từ năm 1965 – 1976, tác giả đã bị chuyển qua
nhiều phân trại của trại cải tạo An Thịnh và trại cải tạo Vĩnh Quang
Tác
giả đã ghi lại những trang đời của chính mình và những thân phận tù
trong thời gian đó. Những tù nhân Cộng sản bao gồm tù hình sự và tù phản
cách mạng (2). Nhà tù Cộng Sản được mô tả với hai hình tượng về sự Tàn Bạo và Bịp Bợm.
Tàn Bạo bởi:
-
Những người tù bị cho ăn đói, mặc rách đến độ trở nên man rợ.
-
Họ bị ép và lừa lao động như trâu ngựa, cấu xé lẫn nhau để lập công, gây nên nỗi đồng cảnh tương tàn. “Mỗi thằng tù vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân, phải chịu bốn vòng kìm kẹp: vòng ngoài là cai ngục, vòng thứ hai là trật tự, văn hoá trại, vòng thứ ba là toán trưởng, vòng cuối cùng là cảnh hành hạ lẫn nhau.”
-
Nhiều người vì đói và lao động kiệt sức, chết dần mòn. Nhiều người bị giam trong xà lim m
à chết. Nhiều người vì ốm bệnh, vẫn bị ép đi làm, bị đánh đập, không được cấp thuốc mà lìa bỏ cuộc đời. -
Những con người không chỉ “thân thể ở trong lao”, mà cả tinh thần cũng bị cầm tù. Đói khổ chưa đủ, những người tù phải bình công chấm điểm, cắn xé, tố cáo lẫn nhau mới thực hiện được cái gọi là đấu tranh giai cấp trong nhà tù.
-
Tù hình sự và tù phản cách mạng bị giam chung, tù hình sự bị tuyên truyền, bị xúi giục đánh đập, hành hung tù phản cách mạng,…
Bịp Bợm bởi:
-
Nơi tiếp đón gia đình các trại viên, “phòng tuyên truyền của địa ngục trần gian”: nơi đã diễn ra bao cảnh chia ly vĩnh viễn của những cặp vợ chồng còn trẻ, con cái không tin cha, vợ chẳng hiểu chồng, anh chị oán trách em… Nơi hàng trăm người bỏ mạng vì ốm đau không có thuốc, không được cứu chữa, vì đói hoặc vì những cực hình khác được giải thích là: “với chính sách nhân đạo của đảng và chính phủ, chúng tôi đã hết lòng cứu chữa và chăm sóc nhưng do bệnh tật hiểm nghèo không qua khỏi…”
Năm
1975, Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. Vì vậy đến năm 1976, các tù phản
cách mạng trong trại, trong đó có tác giả được thả ra. Tác giả được cho
về ở với người chị gái, nơi mười sáu năm trước, tác giả đã không sống
nổi hai ngày.
Từ
lồng sắt hẹp ra nơi lồng sắt rộng. Từ cuộc sống nơi nhà tù Cộng sản man
rợ và đói khát, tác giả lại nối tiếp những tháng năm cô đơn, vô vọng và
tủi nhục trong một xã hội Cộng sản cũng cơ cực, nghèo túng, mất tự do,
và nhất là nhiễm bệnh máu xám huỷ diệt tình người. Riêng với tội danh một người tù phản cách mạng, “một tội ghê tởm hơn cả bệnh giang mai, ghẻ lở trong nhãn quan của mọi người?”, càng thêm bội phần cơ nhục. Cuộc sống khổ nhục đó được phản ánh rõ nét trong Phần 2.
PHẦN 2 – NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC
Đây
là những trang nói về cuộc sống cơ nhục mưu sinh, tìm kiếm hạnh phúc
của tác giả nơi lồng sắt khổng lồ. Cũng là một vài phản ánh tiếp theo về
xã hội Cộng sản.
Tác giả làm mộc để mưu sinh. Trong hoàn cảnh sống chung đầy tủi nhục với
gia đình chị và chịu sự giám sát của chính quyền, tác giả vẫn cố gắng
viết hồi ký, để làm tròn trách nhiệm với Khoa, người bạn đã mất trong
tù, cũng như cho chính tác giả, “để thực hiện trách nhiệm lương tâm
phơi trần những tội ác trời không dung, đất không tha của Cộng Sản trước
tòa án lịch sử ngàn đời”.
Giữa cuộc sống cô đơn, tủi nhục, như mọi con người bình thường, tác giả cũng ước mong hạnh phúc gia đình. Cuộc đời tác giả, “xưa
kia, khi còn trai trẻ cũng chỉ dám yêu thầm nhớ trộm, tuy nhiên tình
yêu và gia đình vẫn là khái niệm mơ hồ, xa cách, lạnh lùng”, giờ đây trước ý thức hệ Cộng Sản, “phải bưng bít, khép kín quá vãng để tìm một người bạn đời thì đau lòng quá” cho một người đã luôn sống chân thật với khối óc và con tim mình. “Để có được một cuộc sống tầm thường, khốn khổ, cũng phải nói phét, bịp bợm, khai tử chữ lương tâm sao?”
Những
chi tiết về hành trình tìm người bạn đời phản ánh rõ thêm nhân sinh
quan của con người Cộng sản. Cộng sản muốn thay cả vai trò của tạo hóa,
ông tơ bà nguyệt… Tính giai cấp xen lẫn cả vào những chuyện yêu đương cá
nhân.
Câu
chuyện có một kết thúc được xem như có hậu: tác giả mua được nhà riêng,
tìm được người bạn đời hợp ý, một Đảng viên quay lưng lại với “đấu
tranh giai cấp”, trở về bản chất trung hậu của người nông dân và mong
ước hạnh phúc gia đình tầm thường của mọi con người.
Tóm tắt cho Phần 1 được trình bày theo các mục của phần đó như sau:
HỒI MỘT – Quê hương
I Thời kì kháng chiến chống Pháp
II Thời kì cải cách ruộng đất
III. Những năm tháng đến trường gian nan và tủi nhục
I Thời kì kháng chiến chống Pháp
II Thời kì cải cách ruộng đất
III. Những năm tháng đến trường gian nan và tủi nhục
HỒI HAI – Hà Nội
I Những người thân
II Năm năm nối tiếp
I Những người thân
II Năm năm nối tiếp
HỒI BA – Nhà tù
I Hoả lò
II Trại cải tạo An Thịnh
III Trại cải tạo Vĩnh quang
I Hoả lò
II Trại cải tạo An Thịnh
III Trại cải tạo Vĩnh quang
HỒI BỐN – Ngày về
Chú thích:
(1): Theo lời kể của tác giả, phần Hồi ba – Nhà tù
(2): Về tù hình sự và tù phản cách mạng:
- Tù hình sự (hay tù số chẵn), bao gồm: lưu
manh, giết người, trộm cắp, gái làm tiền, hiếp dâm, tham ô…, những nạn
nhân đồng thời là sản phẩm của sự nghèo túng, ăn đói mặc rét của nền
kinh tế Cộng sản và của ý thức hệ Cộng sản.
- Tù phản cách mạng (hay tù số lẻ), bao gồm:
-
Diện tập trung cải tạo, là các đối tượng của chế độ cũ như những người hợp tác với địch, các trí thức lưu dung,…
-
Những người thể hiện tư tưởng không yêu chế độ, đơn giản như viết thư sầu đời, buồn vì hiện trạng xã hội, phát ngôn ca ngợi đế quốc, phản tuyên truyền, nghe đài “địch”, hát hay nghe nhạc Sài Gòn…
-
Tu sĩ, giáo dân.
-
Đảng phái.
Kỳ 3 – Những năm kháng chiến chống Pháp
Hồi ký Một ngày giông tố – Kỳ 3
Cách đây sáu năm, tại một địa ngục trần gian trong rừng núi tỉnh Vĩnh phú, bạn tôi vội vã ra đi, vĩnh biệt kiếp người. Trong giây phút hấp hối, Khoa thều thào “…hãy nhớ và ghi lại cái chết thê thảm này cùng những năm tháng bất hạnh…”Tôi vừa thoát khỏi cái địa ngục trần gian đó nhưng trong cảnh cá chậu chim lồng. Ngoài việc kiếm sống vất vả, tôi phải làm nghĩa vụ với người bạn quá cố. Nhân thể, tôi ôn lại cuộc đời mình, gia đình mình và những mảnh đời đã có thời tôi gần gũi họ.
HỒI MỘT – Quê hương
I Thời kì kháng chiến chống Pháp
Tôi lên bảy tuổi vẫn chưa đi học. Quê tôi, từ ngày đảo chính vẫn chưa có trường. Ai muốn con em biết chữ phải đưa chúng đến nhà các thầy giáo làng, hoặc những gia đình giàu có gửi trẻ đi học ở thị xã, các thành phố Hà nội, Hải phòng, Nam định…Hàng ngày tôi lêu lổng ra đường, sân đình cùng bọn trẻ chơi khăng, đáo, cù, bi…hoặc bịt mắt bắt dê, xỉa cá mè…Chiều tối sân đình vui như hội. Thiếu nhi tập hát những bài hát cách mạng. Các cô, các chú thanh niên hát son đố mì và nhảy với nhau từng đôi một. Điệu nhảy lạ lùng này được sinh ra ngay sau ngày đảo chính, chỉ tồn tại mấy năm thì chết yểu. Đó là sự kiện văn hoá mới mẻ quyến rũ tuổi trẻ, ai không biết hoặc không dám nhảy bị coi là phong kiến, lạc hậu. Tuổi trẻ đua nhau thành một phong trào rộng lớn nhưng cũng nảy sinh nhiều hiện tượng chẳng lành làm các cụ già phẫn nộ: chửa hoang nhiều nên mới có câu:
Người ta hy sinh vì nước vì non
Con tôi lại chết vì son đố mì
Hồi đó, quê tôi chiến tranh chưa đến nhưng không khí chuẩn bị chiên tranh vô cùng náo nhiệt, ngoài những cụ già và trẻ nhỏ thu gọn quần áo, đồ dùng chuẩn bị đi sơ tán, còn lại thanh niên, phụ nữ và tuổi trung niên nô nức tham gia lực lượng tự vệ, du kích. Họ tập luyện ngày đêm. Chiến tranh đến gần, ngày nào tôi cũng được nghe nhiều chuyện “giật gân”: Anh họ tôi ra tỉnh chơi không về nữa ; Đang đêm, bác họ tôi bị bắt ; ông chú họ mẹ tôi cùng cậu con trai mười tuổi bị lôi cổ đi lúc đang ngủ trên giường… Chuyện như thế diễn ra liên tục ở nhiều nơi. Nghe đâu, chính quyền cách mạng cho những người này tắm mát ở vụng Đồng xâm – vùng nước sâu, chảy xiết ở sông Trà lý. Những nạn nhân biến thành mồi cho cá ấy bị nghi ngờ sẽ theo địch hoặc một vài câu nói không hợp với thính giác của chính quyền. Trong thời đó những người câm và điếc mới đoán chắc được sống bình an với cách mạng mà thôi.
Một buổi tối, tôi ra sân đình không có trò vui như thường lệ. Vài chục du kích trong xã xếp hàng đôi, mỗi người cầm một thanh mã tấu, vẻ mặt của họ đầy sát khí. Đêm ấy họ đi chiến đấu, đánh vào nhà thờ CM – “bọn phản động đội lốt thiên chúa giáo”. Sáng hôm sau, đội du kích ấy lại tập họp ở sân đình. Dưới ánh nắng chói chang, quần áo, đầu tóc, chân tay và thanh mã tấu của từng người những vết máu còn bám vào loang lổ. Họ đang nghe người chỉ huy tuyên dương thành tích chiến đấu của họ.
…Đội chúng ta nhận nhiệm vụ tấn công vào ổ đề kháng mạnh nhất của địch. Chỉ sau mười lăm phút lực lượng ta đã đè bẹp kẻ thù. Với lòng căm thù sâu sắc, với ý chí chiến đấu ngoan cường và với lập trường giai cấp vững vàng, chúng ta đã xông lên tiêu diệt quân thù ngay trong hang ổ của chúng. Tôi thay mặt uỷ ban kháng chiến hành chính xã và ban chỉ huy xã đội biểu dương chiến công vẻ vang của các đồng chí. Đặc biệt là chiến công của đồng chí Vương Viễn. Mời đồng chí Viễn lên tường thuật lại thành tích của mình.
Vương Viễn dáng người to đậm, cặp mắt lim dim, hum húp, nháy liên hồi. Bố Viễn mất sớm, mẹ Viễn không nuôi nổi đàn con dại nên Viễn phải đi ở từ nhỏ. Đến tuổi trưởng thành, được công nhận quyền công dân và được chia ruộng, Viễn về nhà và tham gia vào du kích. Viễn đứng lên nói:
– Như các đồng chí đã biết, gia đình tôi nghèo khổ quá, tôi phải đi ở cho bọn nhà giàu, vừa thoát khỏi cảnh đó mấy tháng nay. Nếu không có cách mạng, nếu không có đảng, tôi không được quyền giết một con gà. Nay nhờ ơn cách mạng, nhờ ơn đảng, bác, tôi mới được giết người, giết bọn phản động. Sau khi đè bẹp lực lượng của địch, tôi xông vào từng nhà chém giết không tha một tên nào. Vũ khí này – Viễn giơ thanh mã tấu đã quằn lên quá đầu, múa một vòng trên không – khi đã tiêu diệt mười ba tên địch, tôi xông vào một nhà khác. Thằng chồng hoảng sợ định lẩn trốn, tôi chém một nhát, đầu y lìa khỏi cổ. Con vợ có thai sắp đẻ quỳ xuống van xin tha chết, tôi phát ngang thanh mã tấu, mụ ngã xuống giẫy giụa. Cái thai đứt thành hai đoạn tung ra ngoài bụng mụ. Còn hai đứa con của chúng: thằng con trai khoảng lên năm, đứa con gái khoảng lên ba, tôi cũng cho mỗi đứa một nhát vào đầu. Tôi đến nhà cuối cùng, mấy tên giặc trẻ đã bị đền tội ngoài sân. Trong nhà, hai vợ chồng giặc già đang ngồi trên giường lấm lét đọc kinh. Nhìn thanh mã tấu đã quằn, tiện chiếc chày giã cua dựa góc nhà tôi giáng cho mỗi đứa một cú vào đầu. Thế là xong việc. Rất tiếc khí thế chiến đấu đang bốc lên hừng hực thì hết kẻ thù.
– Tiêu diệt những tên giặc nhỏ – Người chỉ huy hỏi – đồng chí có ý nghĩ gì không?
– Tôi không nghĩ gì cả – Viễn trả lời – tôi chỉ nhớ lời dặn của cấp trên, bọn phản động như đám cỏ dại mọc lẫn trong một vườn hoa, muốn làm sạch cỏ phải đào tận gốc.
– Các đồng chí ạ! – Người chỉ huy tiếp – hai đứa con nhỏ của vợ chồng tên phản động cũng như đứa con chưa ra đời của chúng giống như mầm cỏ dại mới mọc. Nếu chúng ta không nhổ tận gốc thì làm sao sạch được cỏ! Còn lưỡng lự, còn thương xót kẻ thù là lập trường cách mạng chưa vững vàng, chí căm thù chưa sâu sắc, chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ đảng giao…
Lúc đó, chị tôi – chị Hoa gọi tôi về. Từ hôm ấy bố tôi không cho tôi đi chơi nữa. Người nói:
– Nhỏ tuổi, cái hay không được học, lại nghe những chuyện chém giết người rồi tính tình con sẽ ra sao? Từ nay con ở nhà chơi, bố cấm con ra đường.
* *
*
Địch sắp đến làng, giai đoạn đầu lực lượng vũ trang gài mìn, đào hố
đặt bàn chông rồi xuống hầm bí mật. Nhân dân đi sơ tán, bồng bế con nhỏ,
gồng gánh lương thực, quần áo và một số đồ dùng cần thiết ra các trại ở
giữa cánh đồng tránh bom đạn nếu chiến sự nổ ra.*
Bị o ép mạnh, làng tôi phải lập tề – tề ấm ớ do sự chỉ đạo của chính quyền cách mạng. Địch thường xuyên đến làng xục xạo vào nhà dân để tìm kiếm việt minh, du kích. Một hôm thằng quan một thấy mặt chị Hoa – một cô gái có nhan sắc, hắn mê. Từ đó, mỗi lần hành quân vào làng, hắn lại đến nhà tôi.
Hai đêm liền, cứ đến canh ba, con chó vàng lại sủa điên cuồng. Nó hướng về bức tường có cổng ra đường, lồng lộn sủa từng hồi làm cả nhà tỉnh giấc và lo lắng. Nó báo động một tai hoạ có thể xảy ra. Một buổi sáng, trời còn chạng vạng, Vương Viễn và hai du kích đến nhà, mỗi đứa cầm một thanh mã tấu. Viễn nói:
– Đã có lệnh cấm chó, sao nhà mày còn để. Chúng tôi theo lệnh cấp trên chém chết nó ngay.
Con Vàng hình như nhận được đối thủ của nó trong hai đêm trước, nó xông vào Viễn sủa dữ dội. Nó không biết chúng giết nó bây giờ. Thương con Vàng tôi định kêu lên:
– Vàng ơi, mày chạy đi kẻo chết, nhưng chậm rồi. Nói xong Viễn chém đứt một chân trước, con Vàng kêu oăng oẳng, nó nhìn tôi như muốn cầu cứu. Viễn bồi thêm một nhát vào đầu, Vàng giẫy giụa và tắt thở. Nó chết vì tội hai lần báo động cứu chủ. Thương con Vàng quá, tôi ôm lấy nó khóc nức nở. Cả nhà, ai cũng rơi lệ vì thương tiếc nó. Mười năm qua nó sống trung thành với chủ và khôn hiếm thấy. Ban ngày, khi có người ở nhà vàng không bao giờ sủa khách. Vàng không cho ai lấy cái gì nếu chưa qua chủ. Một hôm nghe tiếng pháo nổ gần, cả nhà chạy xuống hầm. Ngay sau đó bà thím họ sang nhà mượn dần, nia. Bà đến cửa hầm hỏi:
– Bác cho em mượn cái dần, cái nia. Có lẽ không nghe thấy tiếng người nhà trả lời nên khi thím mang về, vàng đuổi theo cắn dần, nia lôi lại.
Khi Vương Viễn còn đi ở, qua ngõ thấy vàng nằm, hắn đá vào mõm vàng rồi bỏ chạy. Vài ngày sau đó, thấy Viễn đi qua, vàng từ trên tường nhảy chồm vào Viễn. Có lẽ nó định cắn vào cổ Viễn nhưng hụt, Vàng ngã lộn một vòng và tức khắc chồm lên cắn vào đùi Viễn.
Có hôm tôi ra sông tắm, vàng cũng đi theo. Khi về tôi gặp em trai Viễn – thằng Nội lớn hơn tôi, hắn có khuôn mật hung hãn giống hệt anh. Cậy có anh là con cưng của chính quyền, Nội ngáng đường tôi và doạ:
– Thằng Tâm, mày phải chắp tay lạy tao, tao mới cho về. Tôi chưa kịp đối phó thì Vàng từ xa chạy lại tấn công Nội. May ở sát điếm, Nội kịp trèo lên cái quá giang. Bực quá, tôi ra lệnh cho vàng nằm coi không cho Nội xuống và tôi về nhà. Đến bữa, thấy không có vàng, tôi mới sực nhớ ra, vội vã chạy đi gọi nó. Vàng vẫn kiên trì nằm gác“tù nhân”. Nội không về được vẫn đang ngồi trên chiếc quá giang và khóc. Vì việc này mà bố tôi bị chính quyền địa phương gọi lên trụ sở hạch sách một hồi. Họ buộc cho người xúi giục con gây rối an ninh. Khi gia đình đi sơ tán, vàng cũng đi theo trông nom tài sản.
Buổi chiều hôm ấy, khi bóng đã ngả dài, ngoài đường có tiếng súng và tiếng la ầm ĩ. Ngay sau đó, chú rể tôi – chú Nghiệm chạy vào nhà. Đoán biết chú bị truy bắt, bố tôi vội đưa chú vào buồng, nằm trong cót thóc, lấy cái nong đậy lại và đóng cửa. Vừa xong thì mấy tên lính ập đến đòi khám xét:
– Có một tên Việt minh vừa chạy vào xóm này, gia đình cho chúng tôi tìm kiếm.
– Có ai chạy vào đây đâu? Bố tôi bình tĩnh trả lời.
May có tên quan một mê chị Hoa cũng đến, hắn nói:
– Bố già ơi, con đang đuổi bắt một tên Vi –xi, bố có thấy nó chạy vào đây không?
– Tôi không thấy.
– Thôi được, gia đình ta có mỹ nhân nên con nể không khám đâu. Nói xong, hắn ra lệnh cho lính ra khỏi nhà.
Khi hoàng hôn buông xuống, biết địch đã đi khỏi làng, bố tôi mới đưa chú Nghiệm ra ngoài. Mặt chú còn tái chưa hết cơn hoảng hốt. Chú nói:
– Bác không nhanh tay giúp em thì…
Tối hôm đó, chú Nghiệm ăn cơm và nghỉ tại nhà tôi. Chuông đồng hồ quả lắc thong thả điểm mười hai tiếng, bố tôi tỉnh giấc, nghe bên ngoài có tiếng động nhẹ. Nhìn qua khe cửa thấy người nhấp nhô trên tường, người đánh thức chú
Nghiệm dậy và nói nhỏ:
– Ở ngoài có người trèo tường, có lẽ họ định giết tôi, nhờ chú giúp.
Chú Nghiệm ra sân nói:
– Các anh định làm gì đấy?
– Ông là ai? – Vương Viễn hỏi.
– Tôi là Nghiệm, Vũ lăng.
– Chúng tôi bắt tên quan hệ với địch phải đền tội theo lệnh của cấp trên. – Tèo gấu trả lời.
– Phải có chứng cứ rõ ràng, tôi cũng là cấp trên của các anh. Các anh chưa được hành động nghe chưa?
Nghe chú Nghiệm nói, bốn tên biệt động bỏ đi.
– Nếu không có tôi hôm nay thì… – chú nói với bố tôi – từ ngày mai, bác, cháu Quang và cháu Hoa khi địch đến phải đi nơi khác hoặc ra đồng làm. Nếu để họ nghi ngờ sẽ không tránh khỏi chết oan. Chú nói thêm:
– Đêm nay, trong số đó có Tèo gấu. Khi uống rượu say, nó có thể ăn cả thịt người. Thậm chí, nếu ra lệnh nó dám đâm đầu vào đống lửa.
Vài ngày sau, ngày mùng mười tháng tư âm lịch – phiên chợ Nụ. Chợ họp từ mờ sáng, người mua, kẻ bán đi lại tấp nập rợp đường. là phiên chợ lớn của cả vùng, có đủ mọi mặt hàng trong sinh hoạt miền quê, khách thập phương đến bán hàng và mua sắm. Phiên chợ hôm ấy lại có một đại đội lính Tây, lính Việt từ bốt Rục dương hành quân đến. Đột ngột chiến sự nổ ra ác liệt. Bộ đội chủ lực huyện và du kích đánh độn thổ từ các bụi tre, bờ dứa hai bên đường xông lên chém giết kẻ thù. Nhưng lực lượng của đối phương mạnh và đông hơn, sau ít phút đã phản công lại. Bộ đội và du kích tìm đường tháo chạy. Cả hai bên và người đi chợ chết nằm la liệt.
Đến chiều, mẹ tôi, một anh và một em trai tôi không chịu đi sơ tán. Khổ nỗi, bố tôi, anh Quang, chị Hoa phải đi khỏi nhà từ mờ sáng thì còn ai bắt được mẹ phải nghe lời. Bốn chị em tôi vừa ra khỏi làng thì lính các đồn ập đến. Cuộc tàn sát đốt phá điên cuồng để trả đũa việc chứa chấp Việt minh và tề ấm ớ.
Khi mặt trời sắp lặn, anh rể tôi – chồng chị cả đến nơi sơ tán báo tin khủng khiếp: Mẹ, anh Thao, em Dũng bị lôi ra bắn ở ngã ba đường, nhà đang cháy. Trong cảnh vô cùng đau thương ấy lại lo địch quay lại nên người lớn trong gia đình cùng người an
h họ vội mai táng cho những thân nhân xấu số. Riêng mẹ tôi có quan tài bằng cánh cửa nhà đang cháy ghép lại, còn anh và em tôi phải bó chiếu. Một đống người chết thê thảm không liệm, không có hương hoa, không kèn trống, không có họ hàng đưa đám. Khốn khổ những kiếp người là nạn nhân của chiến tranh!
Người Việt nam không bao giờ quên tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp. Lịch sử Việt nam khắc sâu cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu, đẫm máu của họ năm 1946 – 1954. Quân đội viễn chinh Pháp cùng lính đánh thuê trút bừa bãi bom đạn xuống đầu người dân vô tội. Càn quét đến đâu, gặp sự kháng cự của Việt minh, họ thực hiện tam quang: giết sạch, đốt sạch, phá sạch. Một cuộc chiến tranh xâm lược như vậy thất bại là điều tất yếu. Thời kì đó, đại đa số người Việt căm thù thực dân Pháp nhưng họ lại mơ hồ về cộng sản. Với lòng yêu nước, họ đã ủng hộ chính quyền của ông Hồ để chống lại Pháp. Lịch sử Pháp chịu một vết nhơ không thể rửa sạch: một cuộc chiến tàn bạo và thất bại.
Chẳng những thế, sau khi cuốn gói khỏi Đông Dương, người Pháp còn bỏ rơi hàng chục vạn người đã cộng tác trong cuộc chiến. Họ bị chính quyền CS tù đầy nghiệt ngã và con cháu của họ cũng bị hắt hủi, phân biệt đối xử có thể trọn đời không lối thoát. Sau này, trong lúc đã bình thường hoá quan hệ với CS, chính phủ Pháp vẫn làm ngơ, hoàn toàn vô trách nhiệm với những số phận trên. Điều đó còn chứng tỏ sự vô đạo lý của chính phủ Pháp.
* *
*
Bố tôi cao một mét tám mươi, dáng người thanh nhã, khuôn mặt trái
xoan, cặp mắt sáng nhân hậu. Thủa nhỏ người có tên là Trắng, da của
người tương xứng với tên gọi đó. Anh chị em tôi ít mang di truyền của
bố, nói chung đều gầy yếu, thấp bé. Thủa nhỏ, bố tôi thông minh, học
giỏi. Tuy nhiên, thủa ấy ở miền quê bố tôi chỉ lấy được bằng certifica
rồi bỏ học. Chữ nho tôi không biết người học đến đâu nhưng đọc được sách
truyện Trung hoa như: lễ giáo Khổng mạnh, Đông chu liệt quốc, Hán Sở
tranh hùng, tam quốc, thuỷ hử…Người vui tính hay kể chuyện. Người được
nhiều người kính nể và dân làng yêu mến. Năm 1942, các chức sắc trong
làng đưa bố tôi lên làm phó lý, lý trưởng, phó tổng và cuối cùng là
chánh tổng vào năm 1944 do ông Vũ quy Mão, tri phủ Kiến Xương tín nhiệm.*
Bố tôi đối xử và làm việc với dân làng lấy lễ giáo làm thước đo. Đương nhiên là lễ giáo phong kiến, lễ giáo Khổng mạnh, chữ đức của người đàn ông: tam cương, ngũ thường. Trong mấy năm làm kỳ hào phong kiến, bố tôi không làm điều gì thất đức. Tháng ba năm ất dậu, nạn đói hoành hành ở quê tôi, nhiều người bỏ mạng sinh ra nạn trộm cướp nhiều. Bố tôi nói: “Thời nào cũng vậy, phải giữ kỷ cương, phép nước, có an ninh xã hội, nhưng mất mùa, đói kém mà người giàu không chịu bố thí, người ta cướp để ăn thì pháp luật cũng đành phải làm ngơ…” Trong thời gian đó, bố tôi đã bỏ qua nhiều vụ cướp.
Ngày đảo chính, chính quyền cách mạng vào khám xét nhà tôi – một khu nhà rỗng tuếch, chẳng có tài sản gì quý; ngoài mảnh vườn, không một thước tư điền. Cuộc sống của gia đình tôi sau cách mạng bằng hai nghề chính: – Nông nghiệp, cấy hơn một mẫu ruộng công, không đủ ăn phải lĩnh canh thêm; – Trồng rau nuôi tằm kéo sợi và dệt. Bố tôi yêu lao động, ngay thời gian còn làm quan phong kiến ngoài ngày giờ lên huyện, người vẫn ra đồng làm việc như mọi người nông dân. Bố tôi khéo tay làm việc gì cũng được: kéo tơ dệt vải, cắt may quần áo cho cả nhà, khâu bằng tay chứ không có máy. Người dạy các con phải siêng lao động, học hành và thường nói: “Cần kiệm là đức tính quý, ngăn chặn đươc nhiều thói hư, tật xấu”.
Về phương pháp dạy bảo các con, lúc nhỏ tôi cho rằng bố tôi hà khắc quá. Người luôn nói câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, muốn thành người trước hết phải có đức. Uốn nắn cho con từng lời. Anh chị em trong nhà khi nói chuyện với nhau, ai văng ra từ “mặc hoặc kệ” là bị người trừng phạt. Tuy nhiên, người răn dạy con bằng lời hơn, lẽ thiệt là chính, ít khi dùng roi vọt. Nhờ cách răn dạy ấy mà sau này, tôi không bị ảnh hưởng bởi những trận cuồng phong về đạo đức.
Với ước mong một cuộc sống bình yên để phụng dưỡng cha già và nuôi dạy đàn con nhỏ, người làm trọn nghĩa vụ công dân với chính quyền cách mạng: tuần lễ vàng, công phiếu kháng chiến, hũ gạo kháng chiến…và đóng góp thuế nông đầy đủ, thậm chí phải đi vay nợ để làm nghĩa vụ. Chẳng những vậy, thường có bộ đội đóng quân tại nhà, bố tôi hết lòng giúp đỡ họ nhiều mặt, có khi nuôi hàng tiểu đội mấy tháng. Nhất là ngày tết, cả nhà phải bớt ăn để nhường cho bộ đội.
Sau khi bị nghi ngờ, chết hụt, khi địch đến làng, bố tôi phải ra đồng làm hoặc đi nơi khác. Người có ý nghĩ “cây ngay không sợ chết đứng”, nhưng lại băn khoăn với câu sấm trạng:
Trời làm một hội lăng nhăng
Ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông
Bao giờ thiên hạ hội đồng
…
Ngày mùng mười tháng tư âm lịch, tai hoạ khủng khiếp đã đến với gia đình tôi. Nếu ngày ấy bố tôi không phải đi khỏi nhà từ buổi sáng, chắc chắn người sẽ bắt cả nhà tôi phải đi sơ tán sau khi chiến sự nổ ra thì tai hoạ khủng khiếp không thể có.
Nhìn ba thân nhân nằm trên vũng máu, bố tôi khóc thảm thiết và tự trách mình:“vì sợ người ta giết oan, tôi đã không cứu được vợ con tôi”
Một tuần trôi qua, nhà lúc nào cũng có người khóc thương những thân nhân vừa bị nạn. Nhà cháy đổ nát, tro bụi hoang tàn, không ai còn lòng dạ nào thu dọn. Tối hôm ấy, bố tôi dựa vào chiếc cột hiên nhà ngói không bị đốt, đang than khóc nhìn cảnh vật tiêu điều thì hai cán bộ địa phương đến, họ ra lệnh:
– Ngày mai, ông phải mang theo lương thực, quần áo và đồ dùng đi nơi khác học tập ba tháng.
– Cảnh nhà tôi đau thương đổ nát thế này, tôi đi sao được – Bố tôi nói – Xin các ông cho hoãn lại.
– Lẽ ra ông phải đền tội, nhưng giặc đã…nên chỉ phải học tập thôi,
– Tôi có tội gì mà phải đền?
– Tội quan hệ với giặc – Tên cán bộ quát.
– Tôi biết các ông nghi ngờ, ba lần định giết tôi. Nay địch đã đốt nhà, bắn vợ con tôi chưa đủ là bằng chứng về sự vô tội của tôi sao?
– Lệnh của cấp trên, chúng tôi buộc ông phải chấp hành – Một tên cán bộ quát ra lệnh.
– Trời ơi, người đồng hương sống với nhau còn tình nghĩa gì nữa – Bố tôi than thở.
– Nhân nghĩa chỉ tồn tại trong chế độ cũ, cách mạng không cần thứ đạo đức cổ hủ ấy. Chúng tôi hỏi ông có chấp hành không?
Cả nhà tôi đều khóc như di vỡ tổ. Chị Hoa nghẹn ngào nói với bố:
– Bố ơi, bố phải theo lệnh của chính quyền bố ạ. Họ bắt người dân làm gì mà chẳng được. Nếu không thì… Bố thương ông, bố thương chúng con mà nghe theo họ.
Đang trong cảnh đau thương tang tóc lại chất thêm nỗi buồn da diết của cảnh chia ly. Sáng sớm hôm sau, bố tôi khăn gói lên đường để tiếng khóc của anh chị em tôi nối tiếp nhau suốt mùa hè năm ấy.
* *
*
Trời đã sang thu mát mẻ, buổi tối ngồi trên chiếc giường kê ngoài
hiên, bố tôi thổn thức đan xen tiếng sáo diều du dương trầm bổng khắp
trời xanh. Quê tôi khi vắng tiếng bom đạn nổ lại xuất hiện tiếng sáo
diều. Thời bình, nhất là những đêm thu trong sáng, tiếng sáo diều ngân
nga, vi vút như một bản trường ca suốt năm canh.*
Như chợt nhớ ra, bố tôi gọi:
– Tâm đến đây bố bảo.
– Dạ! Bố gọi con có việc gì?
– Bố đã nói với chú Thất, sáng mai con đi học, con lên tám rồi còn gì?
Lúc ấy, bỗng cất lên tiếng học bài như cuốc kêu của thằng Lê nhà bên cạnh. Bố tôi nói tiếp:
– Thằng Lê bằng tuổi con, nó đã học chú Thất được hai năm rồi. Bây giờ nó đang học cửu chương đấy.
– Cửu chương đến chín thôi hả bố?
– Cửu là chín,đến chín là hết.
– Thế thì con đọc được những số cao hơn cơ, con đọc cho bố nghe:
13 lần 1 là 13
13 lần 2 là 26
…
13 lần 13 là 169
– Con đọc thử số khác – Bố tôi ngạc nhiên hỏi:
17 lần 1 là 17
…
17 lần 17 là 289
– Con học ai và học từ bao giờ mà lạ lùng thế?
– Con có học ai đâu, mồm con đọc, óc cộng thêm vào thành một mạch liên tục.
Anh hai tôi – anh Quang từ trong nhà chạy ra nói:
– Tâm có năng khiếu đặc biệt đấy bố ạ.
– Tâm tính nhẩm nhanh, em thử làm bài toán trăm con trâu, trăm bó cỏ nhé?
Anh Quang đọc đầu bài xong, bố tôi gạt đi:
– Anh học thành chung năm thứ hai rồi còn chưa giải được huống chi thằng chưa biết chữ. Người ra lệnh:
– Tâm lên giường nằm ngủ để ngày mai còn đi học. Tôi vâng lời, nằm im thin thít giả vờ ngủ, song bài toán cứ lẩn quẩn trong óc tôi. Sau hơn một giờ tôi bật kêu lên:
– Bố ơi, con tính ra rồi.
Bố tôi nằm bên cạnh, người quay lại hỏi:
– Con mà tính được ra à? Kết quả thế nào con nói thử bố nghe?
– Con tìm được ra ba kết quả – Tôi lần lượt nói với bố tôi. Người ngồi phắt dậy, nói:
– Con đặc biệt quá! Quang ơi, em nó làm ra rồi đấy, con thua em chưa?
Anh Quang lại từ trong nhà chạy ra reo lên:
– Kì diệu quá! Nếu có trường học tử tế và được học hành đầu cuối như ở Paris chẳng hạn, Tâm có khả năng trở thành một nhà toán học.
Quê tôi hồi đó dân trí còn thấp lắm, việc nhỏ đó đã có tiếng đồn lan khắp vùng. Sau này tôi mới biết giải bài toán đó bằng phương trình vô định sẽ tìm được nghiệm trong vòng vài ba phút.
Sáng hôm sau, tôi bắt đầu cắp vở đến trường. Gọi là trường cho hay là thế, thực ra trường là nhà chú Thất, bàn ghế không có phải tháo cánh cửa kê thay bàn học. Học trò khoảng hơn một chục người, chia ra thành nhiều lớp. Người học trước hai, ba năm ở lớp cao nhất. Cứ thế thấp dần đến tôi là lớp cuối cùng chưa biết chữ. Chú Thất – chú họ tôi có lẽ mới chỉ học hết tiểu học, chữ nho biết nhiều hơn. Chú dạy học theo lối du kích, không có chương trình quy định cho một lớp nào, cả thời gian cũng không giới hạn. Ai học tiếp thu chậm thì dạy chậm, ai ngu tối thì ôn đi ôn lại dẫm chân tại chỗ một thời gian, ai học nhanh thì dạy nhanh. Chỉ sau một tuần tôi đã đánh vần và đọc được. Học bằng óc với tôi sao dễ thế? Dường như chỉ cần học mấy ngày đã biết chữ. Chị cả tôi – chị Dền không được đi học mà đọc truyện hay lắm, chỉ không viết được thôi. Nhưng học thì phải tập viết, một công việc nặng nhọc quá sức với tôi. Thày viết bằng bút chì để tôi tô lại bằng bút mực. Tay tôi run run, nét chữ lằng ngoằng như đỉa lội, mùa thu mà mồ hôi vã ra như tắm, mực ở đâu bôi khắp chân tay, mặt mũi, quần áo. Đến nỗi mỗi buổi đi học về, cả nhà ai trông thấy cũng phải khúc khích cười và kêu lên:
– Thằng hề đi học đã về.
Có lần bố tôi hỏi:
– Con viết thế nào mà bẩn thỉu như người lăn xuống ao bùn vậy?
Tôi xấu hổ và tủi thân nói:
– Không biết thế nào mà mực cứ bôi khắp người con?
– Ai nhận thức nhanh thì bàn tay thường lại vụng – người an ủi – con cứ kiên trì rồi sẽ làm được.
Mất gần hai tháng tôi mới vượt qua được công việc nặng nhọc ấy, nhưng bàn tay vụng về của tôi là kẻ thù nguy hiểm cản trở việc học hành của tôi mãi sau này. Song tư duy của tôi ví như con ngựa phi nước đại thì bàn tay chậm chạp đuổi theo như con rùa bò trên bãi cát.
Sáu tháng sau, tôi đã viết được chính tả thành thạo, làm những bài tập văn đơn giản miêu tả người và đồ vật. Còn về toán, mặc dù đã làm được bốn phép tính số học và tính đố nhiều phép tính với thời gian nhanh như máy tính nhưng tôi vẫn tiếc rằng thày dạy tôi còn chậm quá. Tuy nhiên tôi đã vượt mọi người học trước tôi hai, ba năm, chỉ đáng buồn là chữ viết còn xấu quá.
Một hôm, sau buổi học, thày bảo tôi:
– Khả năng thày dạy con đến đây thôi. Con tìm thày khác mà học cao hơn. Thày mỉm cười nói nửa đùa, nửa thật: – Con nhớ là đi học chứ không phải đi ăn cướp chữ thày.
Thế là tôi không được đi học nữa, quay lại những ngày tháng“cấm cung”dạo trước. Sau đó, anh Quang làm gia sư, anh dạy tôi học toán: đo lường diện tích, thể tích các hình, chuyển động, tạp số và phân số. Sau hai tháng tôi không chịu bó tay trước một bài toán số học khó nào của cấp một.
* *
*
Khu vườn trước cửa nhà tôi, những cây ăn quả lá toả xanh rờn: Na,
hồng, chanh, cam, mít… ra hoa, kết quả đầy cành. Bố tôi ngồi trên chiếc
trường kỷ khảm trai, buồn bã nhìn cảnh vật. Người đang trầm lặng suy
tưởng, bỗng cất tiếng ngâm:*
Còn trời, còn đất, còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này?
Thứ âm thanh được phát ra từ một trái tim bị dồn nén nỗi đau thương, sự lo âu trăn trở của một một cuộc sống nhọc nhằn, giai điệu não nùng của một tâm hồn mệt mỏi không lối thoát.
Ngay sau đó thày Mẫn đến, bố tôi vội vã ra đón thày vào nhà. Thày nói:
– Năm nay xã mở trường cấp một, ông có cháu nào đi học không?
– Tôi còn hai cháu phải đến trường. Thày dạy lớp nào?
– Tôi dạy chương trình lớp bốn, học kỳ hai.
– Tôi muốn cháu Tâm theo học thày có được không?
– Tôi được nghe nói cháu Tâm giỏi toán lắm. Năm nay cháu bao nhiêu tuổi, học mấy năm rồi?
– Chẳng dám nói dối thày, cháu lên chín, đã học chú họ nó và anh nó được tám tháng. Thày cười nhạt có vẻ mỉa mai:
– Có thể cháu thông minh hơn người nhưng mới học tám tháng thì theo sao được?
– Bây giờ thày cứ kiểm tra, nếu cháu theo học được, tôi mới dám nhờ thày. Bố tôi gọi:
– Tâm đến đây thày hỏi.
– Cháu viết và đọc nhanh chưa? Thày Mẫn hỏi.
– Thưa thày, hiện nay cháu đọc nhanh nhưng viết còn chậm và chữ xấu.
– Văn, toán cháu học đến đâu rồi?
– Cháu đã biết làm văn tả cảnh, tả người và đồ vật. Còn về toán, cháu mới thành thạo về phân số.
Thày nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:
– Cháu giấy bút làm thử một bài toán nhé. Hai người có 84 đồng. Số tiền người thứ nhất bằng 3 / 4 số tiền người thứ hai. Hỏi số tiền của từng người?
Tức khắc tôi trả lời:
– Thưa thày, người thứ nhất có 36 đồng, người thứ hai có 48 đồng.
– Sao cháu làm nhanh thế? Thày trố mắt nhìn tôi thán phục.
– Thưa thày, bài toán ấy đơn giản quá.
– Khi chưa đi học, cháu đã đọc trơn tru thập cửu chương – Bố tôi nói xen vào.
– Nếu đúng thế – Thày Mẫn hỏi – cháu đọc phép nhân 19 cho thày nghe.
Tôi dõng dạc đọc:
19 lần 1 là 19
19 lần 19 là 361
Bố tôi nói thêm:
– Cũng khi chưa đi học, cháu còn tính nhẩm được bài toán trăm con trâu, trăm bó cỏ.
Thày Mẫn reo lên:
– Tiếng đồn quả không ngoa, cháu thông minh xuất chúng. Tôi đồng ý nhận cháu học.
Bố tôi cảm ơn thày và nói thêm:
– May quá, tôi có ý định đến nhờ thày đã lâu. Còn cháu Đản xin học lớp vỡ lòng thôi.
Thày Mẫn dáng người cao, gầy, cặp mắt thông minh, lanh lợi. Thày đã khai hoá cho bao người ở vùng này hết tối tăm, ngu dốt, nhưng cả đời thày chịu phận nghèo hèn. Bố tôi ngưỡng mộ thày – một thày giáo có lương tâm, nhân hậu,
dạy giỏi. Còn thày mến trọng bố tôi về cách sống nền nếp và lòng nhân ái. Hai người quan hệ với nhau từ khi còn trẻ.
* *
*
Trường học xã tôi khai giảng giữa mùa hè, một hiện tượng bất thường
trong thời chiến. Trường phân tán nhiều nơi: đình, từ, miếu hoặc những
nhà rộng vắng chủ. Bàn ghế không có, mỗi học sinh tự sắm một cái bàn học
gấp lại được như ghế thợ cắt tóc rong. Khi đi học, khi về phải mang
theo. Lớp học tôi ở miếu thôn trong, có hơn bốn chục học sinh. Người
nhiều tuổi nhất đã lấy vợ, đa số là mười ba, mười bốn tuổi, không có ai
bằng tuổi tôi. Buổi khai giảng, mặc dù có tiếng đồn tôi giỏi toán nhưng
thấy tôi ít tuổi lại gầy gò, ẻo lả nên các bạn học không tin, ai cũng
coi thường khinh miệt tôi ra mặt, họ bảo:*
– Nào nhóc con, nào con nít đi chơi chỗ khác để cho các anh học.
Tủi quá, tôi bưng mặt khóc hoài. Hôm sau mới bắt đầu học, tiết đầu là toán, thày giáo nói: – Lần đầu, xã có trường công nên các em ở độ tuổi khác nhau, trình độ cũng chênh lệch nhau nhiều. Hôm nay các em làm bài kiểm tra toán. Nếu em nào yếu quá không theo được phải xuống lớp ba.
Bài toán phân số dễ quá, tôi chỉ mất thời gian chép đề và bài giải, không cần động óc một chút nào. Thế mà hết giờ, nhiều bạn vẫn chưa xong, hoặc làm sai, hoặc đành ngậm bút. Qua buổi học ấy, thái độ của các bạn đối với tôi thay đổi, từ chỗ khinh miệt đã nhường chỗ cho những lời khen, khâm phục.
Suốt bốn tháng học, tôi chiếm ưu thế tuyệt đối về môn toán, không có đối thủ nào đồng cân đồng lạng. Tuy nhiên vì cái ưu thế đó, cộng thêm tính“ ngựa non háu đá” của tuổi thơ, tôi làm thày Mẫn nhiều phen khó chịu: cậy mình biết rồi, tôi không chú ý nghe thày giảng. Đến tiết học tính nhẩm, thày nói xong đầu bài là lập tức tôi trả lời ngay đáp số. Thày trừng mắt, bảo tôi:
– Thày biết khả năng của em rồi, từ nay đến tiết tính nhẩm, em ngồi im lặng để các em khác học.
Một hôm, thày giải một bài toán mẫu trên bảng, có phép tính 497 x 17 +51. Thày làm theo phương pháp thông thường nên vẫn chưa ra kết quả. Không kiềm chế được, tôi bật kêu lên:
– Thưa thày bằng 8500.
Thày quay nhìn tôi mắng:
– Em cứ giữ tính ấy à? Làm thế nào?
– Thưa thày 51=17 x 3. Do đó (497+3) x17 =
Có lẽ thày hiểu ngay cách tính ấy nhưng tôi đã xúc phạm đến thày. Thày ra lệnh:
– Từ nay thày có hỏi em mới được trả lời.
Thực ra phép tính nhẩm hai số, mỗi số có hai chữ số thường tôi tìm ra kết quả tức thời, nếu chậm cũng chỉ mất một vài giây.
Năm 1951 phải tính thuế nông nghiệp mà những người cán bộ ở quê tôi cho là phức tạp nên nhờ một số học sinh tính giúp.
Họ bảo tôi tính thuế gia đình ông bác họ tôi – một đại địa chủ, đồng thời cho một ông thạo dùng bàn tính làm cùng với tôi. Họ không ngờ rằng, thời gian tôi tính chỉ bằng một phần ba thời gian ông kia. Do tính tò mò, có người theo dõi tôi tính thế nào mà nhanh thế, tôi đã biến hoá từ phép nhân, chia thành cộng hoặc trừ. Người đó hỏi:
– 123 x 72 làm thế nào nhanh nhất?
Tôi trả lời: – Cháu lấy 9000 –144 = 8856
Các môn địa lý, lịch sử, công dân, tôi có trí nhớ nên thường xuyên đạt điểm cao. Còn về văn, do tuổi còn non dại, tôi chỉ đạt điểm trung bình.
Mùa xuân năm 1952 có kỳ thi chuyển cấp, bài thi toán, tôi tự cho là hoàn hảo. Còn bài thi văn lại trùng với bài văn viết thư mà thày Mẫn đã cho làm khi đang học. Tưởng như đã cầm chắc trong tay kết quả, nào ngờ đâu khi niêm yết danh sách trúng tuyển lại không có tên tôi. Người ta nói, học tài thi phận, tôi tự hỏi: cái phận của tôi hay do xã hội? Bố tôi từ vui mừng thành thất vọng, người đến thày Mẫn hỏi, thày buồn bã trả lời:
– Thấy cháu họ giỏi quá nên người ta sinh lòng đố kị. Khổ nỗi vì quá khứ của ông làm cháu Tâm thi trượt. Tôi nghe nói, bài thi của cháu bị huỷ ngay không được chấm.
Với ước mong con được học hành, bố tôi chạy chọt quay cuồng tuyệt vọng. Năm lần, bảy lượt dẫn tôi đến ông hiệu trưởng Đỗ Đoàn trường cấp hai của huy�
�n xin học dự thính. Có lẽ chẳng hiểu gì phần quá khứ của bố tôi, cuối cùng ông Đỗ Đoàn đã nhận lời. Tôi học được hai ngày êm thấm. Đến ngày thứ ba, thày Hồng dạy sinh vật đưa cho tôi một bức thư ngắn có nội dung: “ Kính thưa cụ, cháu đã trót nhận em Tâm học dự thính nhưng nay địa phương họ không đồng ý. Mong cụ thông cảm. Nhà trường chịu sự chỉ đạo của chính quyền. Đỗ Đoàn”
Người lại bảo tôi xin học lưu ban lớp bốn. Năm học này, thày Mẫn đã chuyển trường xã khác. Thày giáo mới – Thày Cường còn trẻ. Đến lớp, tôi lẽ phép chào thày và xin học. Thật lạ lùng, oán hờn có từ kiếp nào mà thày quắc mắt mắng tôi:
– Mày cút đi, lớp học này chỉ dành cho con em thành phần lao động.
Tôi thoáng nghĩ, hắn đã dạy tôi được chữ nào đâu mà phải gọi là thày, tôi nổi khùng:
– Không cho học thì thôi, việc gì anh phải tuôn ra những lời lỗ mãng.
Tôi về nhà tiếp tục những ngày tháng “cấm cung”. Em tôi – em Đản cũng thông minh nhưng học theo chương trình của nha giáo dục nên mỗi năm cũng chỉ qua một lớp. Tôi có làm gia sư cho Đản cũng bằng thừa. Đản có nước da trắng, khuôn mặt và hình dáng mềm yếu như con gái nên thuở nhỏ có tên là cu đĩ. Đản hiền lành lắm. Người ta nói, lành như bụt, Đản hiền đích thực là như vậy. Trước sự bất bình phản ứng cao nhất của Đản là tiếng khóc. Có lẽ tạo hoá sinh ra Đản để cam chịu mọi điều bất hạnh.
* *
*
Bố tôi lúc nào cũng mang nặng nỗi u buồn. Giữa năm 1952, người lên Hà
nội thăm chị mẹ tôi. Nhân tiện, người ghé thăm ông Vũ quý Mão, khi đó
làm đổng lý văn phòng phủ thủ hiến Bắc việt. Sau một hồi lâu tâm sự, ông
Mão nói:*
– Tôi biết anh căm thù người Pháp đã cướp đi mạng sống của vợ con anh nhưng sự điên loạn của thú tính và tội ác trong cuộc chiến nào mà chẳng diễn ra. Nếu chế độ CS là tốt đẹp, anh ủng hộ để chống lại Pháp là điều đúng đắn, nhưng anh không chạy sớm, CS sẽ gây tai hoạ cho anh.
Trên đường về qua thị xã Thái bình, người đến thăm ông anh họ – bác giáo Tôn. Bác Tôn cũng khuyên bố tôi tương tự như ông Mão. Bác nói thêm:
– Đúng hay sai là do lịch sử phán quyết sau này, trước mắt chú hãy tìm đường thoát khỏi cái miệng hùm, nọc rắn.
Về đến nhà, sau khi bàn bạc với các con, người có ý định từ giã quê hương. Bố tôi xin phép ông tôi về việc đó. Ông không ngăn cản nhưng lại nói:
– Số bố chết chỉ có một gậy chống, hiện nay anh con đau yếu, không biết khi bố về cõi sẽ ra sao?
Nghe ông tôi nói, người đành ngậm ngùi không đi đâu nữa. Người thường nói: “dù khổ, dù phải chết cũng không thể phạm tội bất hiếu”. Định mệnh thật nghiệt ngã: năm 1956, người chống gậy chịu tang ông tôi là bác tôi.
Thời gian thấm thoát hai năm nữa trôi qua, thêm nhiều phen nguy hiểm và vất vả trong chiến tranh, hoà bình được lập lại. Tin đó làm mọi người vui mừng khôn xiết. riêng bố tôi buồn vui xen lẫn. Người nói:
– Chiến tranh đã kết thúc, mọi sự nghi ngờ của chính quyền cách mạng với gia đình ta chắc cũng không còn, từ nay bố yên tâm phụng dưỡng ông và nuôi dạy các con.
Người buồn vì chiến tranh đã cướp đi mạng sống của ba thân nhân. Và tương lai vẫn là một màn sương mờ ảo vì sự thành kiến của chế độ.
Đầu năm 1955, thày Mẫn đến nói với bố tôi:
– Năm nay có lẽ họ cho cháu Tâm học, ông bảo cháu ôn lại để thi chuyển cấp.
Mùa xuân năm ấy tôi lại đến trường sau ba năm gián đoạn. Trường cấp hai huyện chưa xây dựng vẫn học phân tán nhiều địa phương. Tôi đi học gần, ngay ở đình thôn ngoài, bàn học vẫn tự sắm và mang đi mang về như trước. Gia đình tôi lại có thêm một niềm vui, sau mười năm lấy vợ, anh Quang đã có con trai. Những tháng sống thanh bình trong mái ấm tình thương, bố tôi càng thương tiếc những thân nhân đã khuất. Nhiều đêm tôi tỉnh giấc thường nghe tiếng thở dài não ruột của người. Thứ âm thanh được xì ra từ một tâm hồn bị dồn nén đau thương, đổ nát trong quá khứ và nỗi lo âu, nghi hoặc ở tương lai.
Kỳ 4 – Thời kì cải cách ruộng đất.
Hồi ký Một ngày giông tố – Kỳ 4
HỒI MỘT – Quê hương
II Thời kì cải cách ruộng đất.
Chuỗi ngày vui ngắn ngủi đã trôi qua, tôi nghỉ học kỳ thì đội cải cách ruộng đất về làng. Ngọn lửa căm thù của đội đã đốt và lan nhanh đến thế! Xưa nay đại bộ phận dân làng niềm nở, trìu mến bố tôi, đội cải cách về sau một tuần thì hoàn toàn ngược lại: khi gặp bố tôi ngoài đường, một số người với cặp mắt trợn trừng như bốc lửa còn lại thì lẩn tránh hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác, không nhìn. Cả với anh chị em tôi cũng thế, họ sợ hoặc thù ghét như ma quỷ hiện hình.Nỗi hoảng sợ không riêng với gia đình tôi mà với mọi nhà. Người đi đường lặng lẽ bước, không dám cười nói râm ran như trước. Phiên chợ Nụ ngay trong thời chiến cũng vẫn đông vui mà thời gian ấy lèo tèo, xơ xác. Tối đến, ai nấy đều đi ngủ lúc hoàng hôn vừa buông xuống. Mấy con chó dữ trong xóm cũng bớt mồm sủa bậy, tiếng sáo diều cũng ngừng ngân nga, vi vút. Bầu không gian im lìm, ngột ngạt báo hiệu một trận cuồng phong sắp đến, một trận bão lửa căm thù. Căm thù là một viên ngọc quý, là phần thưởng đối với người yêu và tham gia vào cuộc cách mạng long trời lở đất này. Không có căm thù sẽ không thực hiện được cái gọi là đấu tranh giai cấp – thứ lý thuyết mang thú tính của thời đại.
Đến một chiều hè chói chang ánh nắng, một đoàn thiếu nhi hàng trăm đứa với sự chỉ đạo của hai, ba cán bộ cốt cán đến trước cổng nhà tôi. Chúng hò reo ầm ĩ, trống ếch khua loạn xạ và hô nhiều khẩu hiệu.
– Hoan nghênh chính sách cải cách ruộng đất của đảng và chính phủ!
– Đả đảo tên Nguyễn Căn địa chủ, cường hào gian ác đầu sỏ!
– Kiên quyết đánh đổ tên Căn… !
Sáng hôm sau, hai bức tường xây bên đường đi của nhà tôi, tổ thông tin tuyên truyền kẻ nhiều khẩu hiệu về cải cách, đa số là khẩu hiệu kiên quyết đánh đổ và đả đảo bố tôi. Lúc này ông tôi mới hối hận nói với bố tôi:
– Bố có lỗi với con, không muốn con đi nên nay mới đến nông nỗi như thế này!
Đây là bước đầu cải cách, tai hoạ đến đâu chưa ai lường được nhưng cả nhà tôi đều lo buồn, hoảng hốt đến cực độ.
Nhà tôi có cái bếp tre nứa mới làm sau khi nhà bị địch đốt năm 1950. Sau bếp là bức tường xây cũ, cạnh ngõ đi. Từ lâu, tôi đã thấy một hình vẽ khẩu súng ngắn bằng gạch non, có lẽ do trẻ con nghịch ngợm. Tổ thông tin do sự chỉ đạo của đội trưởng cải cách Lê Thăng kẻ một khẩu hiệu bên cạnh hình vẽ ấy. Buổi tối hôm ấy, Vương Viễn đến, tay hắn xách súng dài có cắm lưỡi lê. Hắn đứng giữa sân quát:
– Tên Tâm và tên Đản ra ngoài cho đội hỏi.
Trời nóng, hai anh em tôi chỉ mặc quần đùi, nghe Viễn quát, Đản sợ quá ngã lăn ra. Bố tôi từ trong nhà chạy ra xin hắn:
– Anh cho các em ăn cơm đã.
– Láo xược – Viễn quát – mày gọi ai bằng anh, tao là anh mày à? Mày phải xưng con và gọi ông, bà nông dân nghe chưa? – Hắn ra lệnh.
– Tên Tâm và tên Đản phải đi ngay!
Thấy Đản vẫn nằm, hắn cầm tay Đản giật mạnh rồi bỏ xuống. Má Đản quệt vào gạch, máu chảy ra chan chứa, Đản khóc thất thanh. Cả nhà chạy ra sân nâng Đản dậy và van xin hắn. Viễn quát tháo một hồi rồi bắt tôi đi. Hắn đi sau, báng súng cắp nách, tay phải cầm thân súng, ngón tay phải đặt vào cò, chĩa lưỡi lê sát vào lưng tôi, giống như đưa người ra bãi bắn.
– Đi đâu? – Tôi hỏi Viễn.
– Xuống miếu – Hắn trả lời.
Đến nơi, hắn bẻ hai cánh tay tôi ra sau lưng và lấy thừng trói vào cột miếu.
– Tối nay tao giam mày ở đây để ngày mai đội sẽ hỏi mày về tội chống phá cải cách của tên Căn.
Nghe hắn nói, tôi lạnh người đi vì sợ. Trói tôi xong, hắn khép cửa lại ra hành lang nằm trên chiếc chõng tre. Một lúc sau, tôi mới thấy Viễn trói tôi đau quá. Muỗi nhiều như o�ng xâu lại đốt, tôi cởi trần, tay lại bị trói làm sao mà xua muỗi được? Muỗi hoan hỉ bay loạn xạ, tiếng hò reo liên tiếp như tiếng sáo diều. Đúng là bữa đại tiệc cho bọn muỗi ở đây, tôi cựa quậy tuyệt vọng trước sự tấn công của bầy muỗi.
Đêm đã khuya đội trưởng Lê Thăng mới đến, có lần tôi gặp hắn ngoài đường. Hắn cao khoảng một mét sáu mươi, lưng hơi gù, da mặt rỗ sù sì như da cóc, người béo thô, đôi vai u, cặp mắt lác hình như toàn lòng trắng.
Thăng hỏi Viễn:
– Bắt chúng nó chưa?
– Mới bắt một tên Tâm đang trói trong miếu, còn tên Đản bị ngã nên chưa.
– Một tên Tâm thôi cũng được
– Kỳ này bắn địa chủ – Viễn nói – em xin anh một tay súng nhé?
– Được lắm, đồng chí được ưu tiên số một.
– Em đề nghị anh thế này. Bắn địa chủ nên kéo dài ít nhất mười lăm phút. Sau khi trói kẻ thù trên giá, phải có sáu xạ thủ đeo biển số thứ tự, mỗi xạ thủ có một băng đạn năm viên. Cách mục tiêu khoảng năm chục thước, khi nổ súng, người chỉ huy lệnh cho từng xạ thủ tiến đến gần bắn từng mục tiêu nhỏ. Thí dụ, xạ thủ một bắn vào chân phải kẻ thù, xạ thủ hai bắn vào chân trái, xạ thủ thứ ba bắn vào tay phải, thứ tư bắn vào tay trái, thứ năm bắn vào bụng và ngực, thứ sáu bắn vào đầu. Xạ thủ nào cũng phải bắn hết đạn, làm cho kẻ thù chết dần mới khoái.
– Sáng kiến của đồng chí hay đấy nhưng phải thỉnh thị cấp trên.
– Cách hành hình ấy càng chứng tỏ lòng căm thù bốc cao, có gì mà cấp trên không nhất trí?
– Tớ chỉ ngại cấp trên bảo là lãng phí đạn thôi. – Thăng nói tiếp:
– Đảng ta còn nhân đạo đấy, bên Trung quốc, chẳng mất một viên đạn nào. Trói địa chủ vào giá, bên cạnh là con dao sắc và đĩa muối ớt. Mỗi khổ chủ lên tố xong, xẻo một miếng thịt rồi xát muối ớt vào. Cứ thế đến khi nó chết thì thôi.
– Anh ơi! – Viễn nói – Anh bảo em có ngu không mhé? Cách đây bảy năm, em đánh vào nhà thờ CM. Lúc đó gần kết thúc trận chiến đấu, không còn sức kháng cự của kẻ thù, em cứ vội vã chém thật lực mỗi tên một nhát, như thế chúng còn biết gì đau đớn nữa. Giá như bây giờ, em sẽ đâm nhẹ từng chỗ trên cơ thể chúng, rồi tháo khớp chân tay để xem chúng khóc lóc, đau đớn, chết dần từng bộ phận, liệu trên đời này còn thú vui nào hơn thế nữa? Em cứ tự oán trác
h mình, cơ hội ngàn năm có một mà cách mạng dành cho đã không tận hưởng.
– Trong thời gian chiến tranh – Lê Thăng nói – Tớ không có chiến công to như cậu nhưng thực hiện được một ước mơ đáng giá nghìn vàng.
– Anh kể cho em nghe với – Viễn nói.
– Cách đây mới có năm năm, quê tớ có một đứa con gái rất xinh. Gia đình nó có cửa hàng ở thị trấn, lại giàu có nên nó chỉ ăn diện chẳng phải làm gì nặng nhọc. Năm nó mười bảy tuổi, bọn thanh niên nhiều nơi biết tiếng kéo đến xem mặt và tán tỉnh, tấp nập kẻ ra, người vào, nó chẳng ưng ai. Quả thật tớ cũng mê nó quá, đôi khi nẩy ra mơ ước, nếu được ngủ với nó một đêm rồi chết cũng đáng đời. Bởi vì nhà mình nghèo, học ít lại xấu trai thì với sao được nó. Nhiều lần gặp ở đường, tớ cũng bông đùa một vài câu, nó chỉ lặng thinh, không thèm nhìn tớ. Năm 1950, làng tớ lập tề, bốt giặc đóng ngay bên cạnh. Thấy nó xinh, bọn lính đến nhà nó thường xuyên. Lúc đó, tớ đã vào biệt động. Thời cơ đã đến, tớ báo cáo lên cấp trên, bố con nó có dấu hiệu khả nghi. Tớ còn cam đoan nó sắp sửa lấy thằng sếp bốt. Cách vài ngày sau, tớ và hai người nữa được lệnh nửa đêm lẻn vào nhà, bắt bố con nó đi, buộc đá quẳng xuống sông Hồng.
Sau khi thi hành bản án thằng bố, nhìn đứa con gái, cơn thèm khát của tớ bốc lên không thể nào chịu được. Tớ nẩy ra ý nghĩ, hoa đẹp trong tay, sao không hưởng lạc trước khi vất nó? May quá, hai đứa cùng làm nhiệm vụ lại là đàn em dễ bảo. Tớ nói ý định đó, chúng nhất trí ngay. Tớ lột hết quần áo nó, dưới ánh trăng sáng, xác thịt nó khêu gợi làm sao! Bọn tớ thay nhau hưởng lạc gần đến sáng, mỗi đứa được hai lần mới cho người đẹp trần truồng xuống sông tắm mát.
Viễn reo lên:
– Tuyệt quá, tuyệt quá, sự kiện ấy quả là độc đáo. – Viễn hỏi thêm:
– Xưa kia, em được cấp trên chỉ thị, bọn phản động như đám cỏ dại mọc lẫn trong vườn hoa, muốn làm sạch cỏ phải nhổ tận gốc. Vậy ngày nay, chủ trương của đảng đối với bọn con cái địa chủ thế nào?
– Đảng coi chúng là kẻ thù nhưng xử lý có khác, tuy không mang ra đấu tố, hành hình nhưng vùi dập cuộc đời chúng xuống bùn đen.
– Cả như em, đứa nào là địa chủ cường hào cứ bắt tất cả con cháu trong ba đời băm ra là xong việc.
– Tớ cũng nghĩ như cậu, nhưng cả đời bị vùi dập, đoạ đầy còn cực hơn là được chết ngay.
Nghe hai tên khát máu nói chuyện, tôi rùng mình hoảng sợ. Có lẽ còn rùng rợn hơn những hình phạt thời trung cổ: đưa lên giàn thiêu, bỏ vào vạc dầu, quẳng cho hổ báo ăn thịt hoặc cho ngựa xé, voi giày…Mệt quá vì thần kinh căng thẳng, tôi thiếp đi lúc nào không biết, gần sáng tôi mới tỉnh dậy. Hai cánh tay đau tê dại, cả người ngứa ngáy.
Nhìn qua khe cửa, tôi thấy chị Hoa mang cơm đến, đang xin thằng Viễn:
– Ông cho phép em nó được ăn cơm.
– Phải chờ lệnh của đội, nếu ngoan cố thì đừng hòng, mày hãy cút về đi.
Chị Hoa khóc và về.
Trời sáng rõ, Viễn mở cửa ra, sau ít phút thì Lê Thăng đến, hắn nói:
– Mày có biết bị bắt đến đây vì tội gì không?
– Thưa chú, cháu không biết.
– Láo xược, tao là chú mày à? Là ông đội nghe chưa? – Hắn tiếp:
– Mày muốn sống phải khai thật tên Căn đã xui mày vẽ súng bắn vào khẩu hiệu như thế nào?
– Thưa ông đội, hình vẽ súng đã có lâu rồi, cách đây hai ngày mới kẻ khẩu hiệu.
– Mày ngoan cố phải không? Nếu không khai thật, đội sẽ trói mày cho đến chết.
Nói xong, hắn bỏ đi và Vương Viễn cũng về. Người thay gác là đứa em gái họ cùng chi với tôi. Tưởng nó còn tử tế, tôi khát nước quá nên xin: – Cô Mùi ơi, làm ơn cho tôi xin bát nước. Mùi chồm lên, lấy tay xỉa xói vào mặt tôi, nó lu loa: – Tao là cô mày à? Cả tên Căn nữa cũng phải gọi tao là bà nghe chưa? Tức đến phát điên nhưng tôi im lặng, muốn nhổ vào mặt nó.
Một lúc sau Mùi múc gáo nước lã ghé vào mồm tôi. Tôi cố hết sức kéo cả thừng trói đứng lên đá gáo nước trên tay nó bắn đi, gáo vỡ, nước tung toé. Mùi gào lên:
– Thằng láo xược, chống lại ông bà nông dân à?
Tôi lại ngồi xuống, ngoảnh mặt đi, mặc cho Mùi la ó.
Mãi đến trưa, Vương Viễn mới đến, Mùi kể lại và tiếp tục lồng lên gào thét.
Thằng Viễn xông lại thẳng cánh vả vào mồm tôi, máu mồm, máu mũi trào ra chảy như cắt tiết gà xuống nền miếu. Không hiểu vì sao, lúc đó tôi không cảm thấy đau, cũng không thấy sợ. Tôi nhắm mắt lại và gục đầu xuống. Mùi khoái chí reo lên, cười hô hố:
– Đáng đời chưa thằng con địa chủ?
Viễn vừa bỏ đi thì bố tôi đến, người nói:
– Thưa bà cháu họ, cho phép tôi được nói chuyện với con tôi một lát.
Mùi trợn mắt nhìn bố tôi và quát:
– Láo xược, mày xưng tôi với ai? Trước kia mày là bác họ tao nhưng đến nay ông bà nông dân đã vùng lên đánh đổ mày. Mày phải xưng với tao là con.
– Thôi được, bà cho phép con được nói chuyện với Tâm một ít phút thôi.
– Nói gì thì nhanh lên, chớ có thông đồng chống phá, đội và các ông bà nông dân không tha tội cho bố con mày đâu.
Tôi ức quá, lúc này nếu không bị trói tôi sẽ giáng cho nó một trận đòn. Chắc hẳn nó chưa quên, mới cách đây hai tháng, gia đình tôi đang ăn cơm, nó đến vay gạo. Bố tôi bảo nó cùng ăn và cho gạo mang về. Người còn bảo:
– Nếu thiếu, cháu cứ sang đây, bác có bác sẽ cho, việc gì phải vay với mượn.
Nay Mùi trở mặt như trở bàn tay, không bằng giống chó. Bố tôi lại gần, người lấy vạt áo lau vết máu trên mặt tôi. Hai dòng lệ rơi lã chã từ khóe mắt, người nói:
–Đội bảo gì con phải nghe theo, không thì khổ. Người ta định giết bố, muốn buộc tội gì mà chẳng được. Bố nhắc lại, con phải nghe lời bố. Nói xong, người bỏ về.
Tôi thầm nhủ, không thể nhận những điều vu khống được, nếu chúng dùng cực hình cao hơn, tôi cố nghiến răng mà chịu.
Bóng chiều ngả dài, Lê Thăng và Vương Viễn đến, chúng nói chuyện với nhau:
–Trưa mai, tớ đi công tác vài ngày.
–Việc ấy đội định giải quyết thế nào? – Viễn nhìn tôi rồi hỏi.
–Đồng chí vào cởi trói cho nó ra đây.
Viễn cởi trói xong, tôi vẫn không biết gì vì hai cánh tay tôi tê dại, không còn cảm giác. Hắn quát:
– Ra cho đội hỏi tội, mày định ăn vạ à?
Tôi giật mình đứng dậy, ra ngoài gặp Lê Thăng.
– Mày có nhận tội không? Lê Thăng hỏi.
– Thưa ông đội, cháu không làm, cháu không thể n
hận.
– Thôi được, đội làm biên bản theo lời khai của mày.
Hắn lấy giấy bút ra viết. nửa giờ sau, hắn bảo tôi nghe hắn đọc:“Tôi là Lê Thăng, đội trưởng cải cách làm biên bản hành động chống phá của tên Nguyễn Căn – địa chủ cường hào gian ác, đầu sỏ. Y đã sai con là Nguyễn Tâm vẽ súng bắn vào khẩu hiệu: hoan nghênh chính sách cải cách ruộng đất của đảng và chính phủ. Theo lời khai của tên Tâm, mười ba tuổi: Khẩu hiệu súng đã được vẽ từ lâu, sau đó mới kẻ khẩu hiệu…”Đến chỗ “khẩu súng đã vẽ từ lâu…”, tôi thấy Thăng đọc ngắc ngứ làm tôi nghi ngờ. Đọc xong, hắn bảo tôi ký vào biên bản nhưng bàn tay hắn xoà ra che kín đoạn văn cuối.
– Thưa ông đội, cho cháu đọc lại rồi cháu ký.
Nghe tôi nói, hình như biết đã bị lộ, hắn quát:
– Mày có ký không?
– Không được đọc, cháu không ký.
Lê Thăng nhìn tôi, hắn nhếch mép cười nham hiểm:
– Mày không ký, đội có thể trói mày đến chết nhưng chẳng cần mày ký nữa.
Hắn cầm bút viết nguệch ngoặc: bị can ký tên: Tâm. Sau đó, hắn đưa tôi tờ biên bản và nói:
– Đây đọc đi.
Tôi đọc lại chỗ nghi ngờ, sự thật hắn đã viết:“Con đã vẽ khẩu súng bắn vào khẩu hiệu: hoan nghênh… con làm việc này là do bố con sai.”. Đọc xong, tôi toan xé tờ biên bản, sực nhớ tới lời bố tôi dặn, tôi đành ngậm ngùi trả lại hắn. Lê Thăng đặt tờ biên bản vào cặp tài liệu, hắn lác mắt nhìn tôi nói:
– Chữ ký của mày mà đội không làm thay được thì câu nói nhất đội nhì trời còn có ý nghĩa gì? Bây giờ đội tạm tha mày.
Mỏi mệt, căm giận, tôi thất thểu bước về. Đến cổng nhà, tôi kiệt sức, hai tay chới với trên thành tường rồi khuỵu ngã. Đản trong sân nhìn thấy tôi, nó kêu lên:
– Bố ơi, anh Tâm về.
Người vội chạy ra ôm tôi bế vào nhà và đặt lên giường. Cả người tôi dộp lên vết muỗi cắn như bệnh sởi. Vết thừng trói ở cánh tay tím bầm lại.
Người lặng lẽ dùng dầu xoa bóp cho tôi. Từng giọt lệ ấm tình thương của người rơi xuống cơ thể tôi làm tôi rùng mình hoảng sợ. Tôi đã đọc được người. Phải chăng trái tim người đang bão tố và sẽ bão tố suốt những ngày còn lại của cuộc đời? Người đang hối hận đã bỏ lỡ cơ hội ra đi vì chữ hiếu để cái mỹ từ thiêng liêng ấy cũng dở dang vì bọn khát máu không cho phép người làm trọn vẹn. Người đang đau xót, thương đàn con dại – những đứa con côi cút của người sẽ sống ra sao trong sự vùi dập, đoạ đầy của xã hội?
Đêm ấy, trận bão mạnh ập đến bất ngờ, không kịp phòng chống, cái bếp nhà tôi bị đổ lấp mất ngõ đi. Đến sáng, Vương Viễn đứng ở ngoài cổng quát:
– Tên Căn đâu rồi? Mượn gió bão, mày kéo đổ bếp phá hoại đấy phải không?
– Đời thuở nào lại kéo đổ nhà mình? – Bố tôi từ trong nhà nói vọng ra.
– Mày muốn phi tang sai con chống phá cải cách ở bức tường kia.
– Các ông muốn buộc cho tôi bao nhiêu tội mà chẳng được.
– Láo xược, mày xưng tôi với ông bà nông dân à? Thấy Lê Thăng đến Viễn phân bua:
– Anh đội xem, tên Căn kéo đổ tường để phi tang chống phá.
– Đồng chí cứ yên tâm. Tội của ai là tiếng nói của đội, tiếng nói của bà con nông dân, cần gì tang chứng. Nó chống phá chỉ tăng thêm cực hình trước khi tắt thở mà thôi.
Lê Thăng nói xong cùng đi với Viễn.
Xế chiều ngày 16 – 5 âm lịch, bố tôi đang xây lại bức tường đổ bằng ao bùn thì Lê Thăng, Vương Viễn và hàng chục du kích, cốt cán đến nhà. Lê Thăng không cho bố tôi rửa chân tay, hắn đọc lệnh bắt giam, đọc xong, Vương Viễn cầm cái thừng đay mới, hắn xô lại bẻ hai cánh tay bố tôi ra sau lưng và dùng hết sức trói chặt người đến nỗi người không ngồi được, ngã vật ngửa ra. Lê Thăng bảo Viễn:
– Còn giải nó đi, đồng chí nới ra một chút.
Sau đó, Viễn cùng một tên nữa đưa bố tôi đi. Trời nóng và nắng như đổ lửa, chị Hoa đang ngồi khóc vội lấy cái nón đội lên đầu bố. Viễn giằng nón vất đi, nhưng quai nón mắc vào cổ người, hắn giật mạnh làm quai nón đứt và bố tôi lảo đảo ngã xuống sân. Bị trói chặt, người không dậy được. Viễn đá liên tiếp vào sườn bố tôi và quát:
– Mày muốn chết ngay thì cứ ăn vạ.
– Đồng chí Viễn – Lê Thăng bảo – ai cho nó chết ngay, chết đơn giản thế! Trước khi kết liễu kẻ thù, phải cho nó chịu nhiều cực hình chứ!
Chị Hoa khóc, van xin hắn và nâng người dậy để chúng giải đi. Tôi không biết dùng từ nào để diễn tả sự hung bạo của thằng Viễn trong lúc đó. Đau lòng và căm giận, tôi đành bất lực đứng nhìn hành động tàn bạo của bầy lang sói. Tôi không khóc, cứ đứng trơ trơ như khúc gỗ. Nói đúng ra vì uất ức quá tôi không thể nào khóc được. Tâm hồn tôi mê mẩn như mình đang trong địa ngục chứng kiến hành động của lũ quỷ Diêm vương.
Lê Thăng ra lệnh cho bọn còn lại lục soát nhặt nhạnh đồ dùng, quần áo và thóc gạo dồn cả vào buồng khoá lại, niêm phong. Tài sản nhà tôi có gì quý đâu, vừa mới thu hoạch được gần một tấn thóc và đôi hoa tai của chị dâu tôi đang đeo, chúng bắt tháo ra.
Chiều hôm ấy, cả nhà không một ai nghĩ đến bữa ăn mà gạo cũng chẳng còn. Đến đêm thằng Vinh con anh Quang cứ khóc hoài. Nó chưa biết ăn, chị dâu tôi nhịn nên không có sữa. Bố tôi đã vậy, một nguy cơ nữa đang đến với gia đình, chúng thu hết thóc gạo, vay mượn ai trong lúc này, chờ chết đói chăng? Chị Hoa bàn với anh Quang:
– Đàng nào cũng chết, lối thoát duy nhất là liều thôi anh ạ. Em định đào ngạch vào lấy thóc. Anh Quang nhát gan quá, mặt tái lại, giọng run run:
– Nếu bắt được, chúng đánh chết ngay. Vả lại lấy thóc thì làm thế nào thành gạo. Nghe thấy tiếng cối xay, chúng ập vào là hết đường chối cãi.
– Anh nhát lắm, cho dù chết ngay còn đỡ cực hơn chết đói, cứ lấy thóc gạo giấu đi sẽ liệu sau.
Nói rồi chị Hoa hành động ngay. Chị bảo tôi ra ngõ gác, thấy bọn cốt cán đến thì giả vờ học công thức toán để báo động. Lần đầu chị không dám lấy nhiều, một thúng đầy thôi rồi chữa lại hàng gạch ngạch nguyên như cũ.
Tôi có người thím họ chẳng những giàu lòng nhân ái mà còn dũng cảm. Chờ thời cơ bọn cốt cán sơ hở thím đội thóc do chị Hoa lấy trộm về nhà làm thành gạo, còn mang gạo về nhà tôi, thím bàn:
– Hiện nay vườn khoai lang nhà thím lá tốt lắm, cháu cứ vào hái, nếu bọn cốt cán hỏi, cháu nói là lấy trộm. Lấy rá đựng rau khoai, bên dưới rá để gạo mang v
ề dần. Nhưng chẳng may chúng khám thấy thì nói năng thế nào, thím chưa nghĩ ra?
– Thím cứ yên tâm, nếu chúng khám thấy gạo, cháu sẽ nhận là lấy trộm của thím để ngoài sân. Chúng có tra khảo, đánh đập cháu cố chịu đựng.
Thật may mắn, chị Hoa lấy trộm thóc nhiều lần và nhờ thím họ làm thành gạo để tôi mang về theo cách trên đều suôn sẻ. Nhờ vậy, gia đình tôi mới sống được gần hai tháng. Tất nhiên không được ăn no và ăn độn thêm rau khoai.
Chỉ có một lần, tôi đang gác để chị Hoa lấy thóc thì Vương viễn xồng xộc vào nhà. Tôi vội đọc công thức toán nhưng sợ chị Hoa chưa kịp ra, lập tức tôi hỏi hắn:
– Anh Viễn đi đâu đấy?
Hắn quay lại tát tôi hoa cả mắt và quát:
– Láo xược, ai bảo mày dám gọi tao là anh?
– Xin lỗi ông Viễn – tôi vội kêu lên.
– Nếu còn láo xược nữa, ông sẽ vả gẫy răng mày.
Viễn quát tiếp và trợn mắt nhìn tôi. Tôi đã kềm chân hắn được vài phút để chị Hoa có đủ thời gian chui ra khỏi buồng và chữa lại hàng gạch ngạch thì Viễn mới vào đến nơi.
* *
*
Bắt bố tôi đi sau một tháng thì chúng đưa về đầu tố ở chợ Nụ. Ai cũng
tưởng chúng bắn người ngay hôm ấy nhưng định mệnh đã kéo dài cuộc sống
của bố tôi thêm một tuần trăng nữa. Nhờ vậy mà tôi tìm thấy chỗ người bị
giam, một gian nhà khoảng sáu mét vuông, tường đất thấp lè tè, lợp rạ.
Bố tôi đang nằm trên mảnh vải đi mưa trải xuống nền đất, chân phải bị
cùm bằng gỗ. Tên du kích gác còn trẻ không đến nỗi bất nhân. Thấy tôi
đến, hắn gọi :*
– Căn, con mày đến.
Tôi nhìn vào buồng giam nâng bố tôi dậy và ôm lấy người. Nhìn người tiều tuỵ, héo hon như một nắm xương tàn, tôi khóc nức nở. Thấy tôi còn nhỏ, tên du kích coi thường, hắn lảng ra ngoài tạo cơ hội cho hai bố con được nói chuyện tự do.
– Bố ơi, người ta buộc cho bố nhiều tội không?
– Nhiều con ạ! Trong đó có hai tội mà con biết. Thứ nhất, cách đây khoảng ba tháng, việc con Mùi sang vay gạo, nó vu cho bố không cho nó vay còn hiếp nó. Thứ hai, xui con chống phá cải cách. Nói chung, mọi việc bố làm ơn nay thành ra oán, cứu sống người nay thành tội giết người.
Nhìn lên mặt bố, tôi thấy một vết thương dài khoảng ba phân trên trán và một vết thương khác tương tự ở yết hầu, áo người loang lổ đầy vết máu. Tôi sửng sốt hỏi:
– Bố ơi, tại sao có hai vết thương này?
– Vết thương trên trán là do thằng Tèo gấu, sau khi vu oan, nó nắm tóc bố dập xuống đâm vào cọc vành móng ngựa.
– Tèo gấu nó tố bố những gì?
– Con hỏi nó làm gì? Nó giống như loài thú dữ được cộng thêm trí khôn của loài người và được kích thích thêm thú tính của thời đại nên mới trở thành một sinh vật độc ác, nguy hiểm nhất.
Ngừng vài giây, bố tôi nói tiếp:
– Còn vết thương thứ hai do bố tự gây ra.
– Tại sao bố lại làm như vậy?
– Các ông Chánh Tòng, Chánh Quy, bác Lý Tôn đều bị bắn cả rồi. Biết chắc bọn khát máu cũng không tha nên bố lấy thanh nứa nhọn đâm vào cổ nhưng tay bị trói đau như tê liệt, đâm chẳng thấu thành ra chưa chết được. Sau đó lại có hy vọng trước khi chết may ra được gặp các con.
Nghe người nói, tôi gục đầu xuống khóc. Bố tôi đã biết rõ số phận của mình.
– Thôi con ạ, khóc làm gì nữa? Bố chỉ ân hận chưa báo hiều ông trọn vẹn, chết bỏ lại hai con dại, rồi đây các con sẽ ra sao? Không biết họ giết bố lúc nào nên bố muốn gặp anh Quang, chị Hoa để dặn lại đôi điều. Cả em Đản và cháu Vinh bố cũng hy vọng được gặp mặt lần cuối.
Chợt nhớ ra, bố tôi hỏi:
– À, hiện nay ở nhà thế nào?
Tôi thoáng nghĩ, trong thảm trạng này không thể nói thật cho người biết hết nên trả lời:
– Vẫn bình thường bố ạ.
– Thế thì bố yên tâm. Hôm nay là cơ hội bố nói chuyện với con, lẽ ra phải nói từ lâu nhưng con còn non dại quá. Thôi thì bố đã biết nhưng không lường được nó lại khủng khiếp điên loạn đến nỗi này. Bố tưởng rằng trong quá khứ, bố chỉ làm điều nhân đức, sau cách mạng sẽ được sống bình an phụng dưỡng ông và nuôi dạy các con, bố đã làm đầy đủ mọi nghĩa vụ công dân với chế độ mới. Hơn nữa trong chiến tranh, gia đình ta có ba người bỏ mạng. Điều đau thương ấy bố cũng cho rằng là cái giá để đổi lấy sự bình an cho bố và gia đình sau ngày hoà bình lập lại. Cách đây ba năm, nghe ông Vũ quý Mão và bác giáo Tôn, bố có ý định ra đi nhưng ông con còn sống, sợ tội bất hiếu nên cơ hội cũng bỏ qua để đến nay bố phạm thêm một tội lỗi nữa: chết đi bỏ lại đàn con dại trong miệng hùm, nọc rắn. Và cũng đến nay mới rõ, cái chết thảm thương của mẹ con, anh Thao và em Dũng đã kéo dài cuộc sống của bố thêm năm năm nữa.
Một hội có sáu mươi năm, nay mới được mười năm theo như lời sấm trạng mọi sự đều đảo lộn. Các con phải sống gần hết cuộc đời trong chế độ này nếu tuổi thọ được dài. Một chế độ chỉ khuyến khích làm điều ác trọng dụng những kẻ vừa ngu vừa ác, những kẻ tán tận lương tâm đua nhau làm điều ác: Vu khống được nhiều, bịa đặt được nhiều, ngậm máu phun người thì trở thành những kẻ có công với dân, với nước. Ngược lại, nhnữg người có đức, có tài bị tàn sát hoặc bị đầy đoạ, dập vùi.
Bố không cho rằng lễ giáo phong kiến là hoàn hảo, trải qua hàng nghìn năm lịch sử phải có nhiều điều lạc hậu. Và cũng không nghĩ chế độ phong kiến là tốt đẹp, nó vẫn tồn tại những điều bất công, vô lý. Các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, bản tuyên ngôn nhân quyền nổi tiếng của Thomas Jefferson hay các cuộc cách mạng của Tôn trung Sơn, Nguyễn thái Học… đã chứng minh điều đó. Nhưng lễ giáo phong kiến không dạy con người bất nhân, bất hiếu, bất nghĩa, vu oan giá hoạ, gắp lửa bỏ tay người. Sư uống rượu, ăn thịt chó hay hủ hoá là thói xấu của ông sư hổ mang đó chứ không có trong kinh nhà Phật. Ông quan huyện ăn hối lộ, hà hiếp dân lành là tính bất nhân của con người đó chứ không phải lễ giáo Khổng mạnh dạy. Sau ngày đảo chính, lễ giáo Khổng mạnh là kẻ thù của họ. Họ tìm mọi cách để thủ tiêu và tuyên truyền cái gọi là đạo đức cách mạng, thứ đạo đức loạn luân“ông con – thằng bố, bà vợ – thằng chồng”kèm theo những điều vu khống, có lẽ còn ghê tởm hơn thời đại Tần thuỷ hoàng và Néron thuở trước.
Ngừng một lát, người nói tiếp:
– Đây mới là thời kỳ đầu của chế độ này, con phải cố g
ắng mà suy ngẫm, con sẽ thấy tội ác chất cao như núi của thời đại. Cái khó là dù cơ cực đến mấy con cũng không thể bỏ rơi nhân phẩm trên những chặng đường đời đầy tủi nhục. Tuy nhiên phải hết sức nhẫn nhục, đừng tạo ra một cớ nhỏ nào để loài thú dữ hại mình…
Tên du kích về vị trí gác, nó đuổi tôi. Bố tôi dặn với theo:
– Con nhớ nhé!
– Vâng! Con sẽ nhớ mãi.
Anh Quang không dám đến gặp bố vì sợ bọn cốt cán hành. So với các em, anh may mắn nhất, đã trưởng thành, đã có vợ con. Đám cưới anh năm 1944 linh đình lắm, cỗ bàn suốt ba ngày, có cả tri phủ đến dự. Gần ba mươi tuổi, anh chưa đền đáp được một chút công ơn bố mẹ. Nay là cơ hội cuối cùng vì sự hèn nhát anh đã trốn tránh lòng ước mong của bố. Riêng chị Hoa trong giai đoạn đó, chị là đứa con hiếu thảo tuyệt vời. Không sợ nguy hiểm, chị lẩn tránh đi các nơi xa vay mượn tiền sắm cho bố những bữa ăn ngon và thường xuyên đến thăm người. Có lần chị Hoa bế cháu Vinh đi cùng, đưa ông bế cháu. Thấy lạ mặt, cháu cào vết thương trên trán ông, máu xối xả chảy ra. Cháu mới mười tháng tuổi biết gì đâu! Mặc cho máu chảy đầy mặt, ông vẫn âu yếm cháu và bảo:
– Ngày sau cháu đừng quên ngày giỗ ông đấy nhé!
* *
*
Sáng ngày 17 –7 âm lịch, bầu trời mây đen bao phủ ảm đạm, cả nhà
không ai nói với ai một lời nào nhưng đều linh cảm thấy một sự kiện kinh
hoàng sắp đến. Chị Hoa mang cơm cho bố về, nước mắt còn đọng trên gò
má, chị nói:*
– Con Mùi khốn nạn quá, nó không cho chị vào gặp bố và giằng gói cơm trên tay chị, đứng xa ném vào chỗ bố. Bố nước mắt dòng dòng nhìn chị. Hình như hôm nay bố biết sẽ chết… nên dặn: – Từ ngày mai, các con không phải đem cơm cho bố nữa.
Con Mùi lấy báng súng gạt đuổi chị về…Chị Hoa đang nói thì Lê Thăng, Vương Viễn và mấy tên du kích đến. Chúng ra lệnh cho anh chị em tôi sang một nhà hàng xóm và giam chân ở đó.
Đến chiều, nghe tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống ếch từ chợ Nụ vọng về, anh chị em tôi ngồi mỗi người một chỗ trên sân lặng lẽ khóc thầm. Một tên du kích con lão thổi kèn đám ma bảo chị Hoa về nhà lấy chiếc quần dài của bố tôi đưa cho hắn, có lẽ chúng dùng để bịt mắt người. Rồi Lê Thăng đến, hắn nói:
– Chúng mày nghe đội tuyên bố. Tên Căn có tội nợ máu, hôm nay y phải đền tội. Tên Quang ký vào giấy trả tiền mua quan tài cho bố mày.
Anh Quang run rẩy vội cầm bút ký ngay. Anh chị em tôi gào khóc. Chị Hoa như điên vừa khóc vừa vật vã thảm thiết. Khi ấy, ở ngoài pháp trường vang lên từng loạt đạn đều đều, chậm chạp bốn năm phát một. Tôi thoáng nghĩ, chúng hành hình bố tôi theo cách của Vương Viễn chăng?
Tôi mê mẩn, bỗng thấy sầm tối lại, lảo đảo rồi ngã xuống sân. Hình như chúng bắn bố tôi ngay trước mặt:
– Thằng thứ nhất chạy lên bắn, chân phải bố tôi co lên giãy giụa.
– Thằng thứ hai… chân trái người cũng vậy.
– Thằng thứ ba, thằng thứ tư… hai cánh tay người vẫn không động đậy, có lẽ chúng trói chặt quá nên không phản ứng được.
– Thằng thứ năm… Máu ở bụng và ngực bố tôi phun ra như vòi nước tưới rau.
– Thằng thứ sáu… Đầu người gục xuống. Bỗng tôi hét lên:
– Quân khát máu, bọn giết người man rợ.
Rất may lúc đó, chỉ có người nhà hàng xóm tốt bụng, không có một tên mặt người dạ thú nào.
Nhà cửa tài sản chúng đã tịch thu hết, anh chị em tôi biết đi đâu? Chúng tôi liều đến nhà bác ruột. Bác gái ác quá, đứng ngay cổng không cho các cháu vào sân, bác nói:
– Đi, đi ngay nhà tao không chứa được. Sau này, trước khi ốm chết bác bị thong manh đến hàng năm, ăn ở bất nhân có lẽ bị trời trừng phạt.
Cũng trong khi đó, bà thím họ gọi chúng tôi :
– Các cháu ơi, vào nhà thím!
Lời nói ân tình ấm áp làm sao! Tôi khóc oà lên vì cảm động. Tôi không ngờ trong cái xã hội tàn bạo và ghê tởm này lại có người nhân hậu thế? Phải chăng thím họ tôi là hiện thân của đấng cứu nhân, độ thế? Nếu không có thím gia đình tôi đã chết đói rồi. Cả chú họ tôi cũng có đức tính giống vợ về lòng nhân ái và lòng dũng cảm. Một cặp vợ chồng hoà thuận, nhân hậu hiếm có trên cõi đời này. Chú thím nhường nhà ở, bát cơm sẻ nửa cho các cháu trong cơn hoạn nạn.
Thời gian sau, chú thím cho mượn đất vườn, chặt tre ở bụi cho các cháu làm nhà ở. Biết chuyện, Lê Thăng đến hỏi:
– Ông giúp đỡ con cái địa chủ à?
– Vâng! – Chú họ tôi trả lời – Tôi thấy chúng nó côi cút, khổ nên thương.
– Ông có biết tình thương ấy là phạm tội với đảng
– Nhưng chúng nó là cháu, cùng một dòng máu không thể làm ngơ được.
– Ông với chúng nó còn xa lắm, nếu có lập trường cách mạng thì con cũng phải vạch tội ác của bố nữa là. Từ nay đội cấm ông giúp chúng nếu không chấm dứt chớ trách đội đấy nhé!
Kỳ 5 – Những năm tháng đến trường gian nan và tủi nhục
Hồi ký Một ngày giông tố – Kỳ 5
HỒI MỘT – Quê hương
III. Những năm tháng đến trường gian nan và tủi nhục.
Anh chị em tôi chia thành hai gia đình nhỏ: Đản ăn với gia đình anh Quang, còn tôi ăn với chị Hoa. Tôi không muốn thế nhưng còn nhỏ nên chỉ biết ngoan ngoãn phục tùng. Một gia đình trong lúc đau thương cơ cực mà chia đôi như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thảm sầu. Bởi lẽ vợ chồng anh Quang với chị Hoa vốn dĩ đã không hoà thuận, anh Quang tính tình lông bông vô trách nhiệm, còn chị Hoa ích kỷ, hẹp hòi, cố chấp. Gần đây anh Quang lại biểu hiện một người hèn nhát. Cái mâu thuẫn ấy không thể nào hàn gắn. Cả nhà tôi vay vốn làm hàng xáo để kiếm ăn qua ngày. Tôi và Đản bắt đầu lao động: xay thóc, giã gạo, ra đồng mò cua, bắt ốc. Bữa ăn hàng ngày là cháo ốc hoặc khoai lang luộc, riêng mấy ngày tết được ăn cơm.Mãi đến đầu năm 1956, trường mới khai giảng học kỳ hai. Có lẽ vì cải cách nên trường đóng cửa lâu. Quả thật tôi không còn nghĩ đến việc học hành. Bố mẹ không còn, ở với chị, lao động kiếm ăn lần hồi từng bữa thì còn học hành gì nữa?
Nhưng chị Hoa bàn với anh Quang:
– Em phải cho Tâm tiếp tục đến trường, còn Đản anh cố gắng được không?
– Cô thông cảm, tôi còn cháu Vinh nên không thể. Vả lại có học cũng chẳng ích gì,
– Anh chị ạ, hãy cho Đản đến trường, còn em không học nữa – Tôi đề nghị.
Chị Hoa có vẻ bực mình nói:
– Bố mẹ không còn, chị nuôi em, cho em đi học. Còn Đản, anh Quang chịu trách nhiệm. Khổ nỗi, Đản hiền lành quá, trong thời buổi này có đi học đứa khác nó trêu trọc, nó đánh cho phải chịu.
Thế là cuộc cải cách bước vào giai đoạn quyết liệt hơn thì tôi lại đến trường. Trường cấp hai của huyện năm ấy xã Thượng hiền, phân tán nhiều nơi. Đường tôi đi học dài khoảng sáu cây số, là một con đê giữa cánh đồng lúa và con sông nhỏ.
Tôi còn nhớ như in trong óc ngày khai giảng học kỳ hai. Sau chín tháng gặp lại, các bạn tay bắt mặt mừng, họ nói chuyện với nhau nhiều về cải cách, những cuộc đấu tố, hành hình đầu tiên trong từng xã. Riêng tôi, các bạn không dám đến gần, họ nhìn tôi với cặp mắt lạnh lùng, xa cách như người ở phương nào đến. Tủi thân quá, tôi thầm nhủ: các bạn ơi, tôi cũng là người bằng xương, bằng thịt cùng máu đỏ da vàng, cùng con Hồng, cháu Lạc như các bạn, vì lẽ gì các bạn phải tránh xa tôi? Phải chăng ngọn lửa căm thù của đội đã thiêu đi tất cả nhân tình, trong đó có cả tình bạn học cũng thành tro bụi rồi sao?
Vào lớp học, thày Thông dạy văn – thày chủ nhiệm điểm đến tên tôi, thày giương mắt nhìn, nói vẻ đay nghiến:
– Em cũng đi học nữa à? Tôi cứ tưởng…Việc học của em phải chờ ý kiến của ban giám hiệu. Bây giờ em hãy về, ngày mai đến nghe quyết định.
Tôi lặng lẽ bước ra khỏi lớp, không biết cũng không muốn chào ai. Ném theo tôi hàng chục ánh mắt man dại trong bầu không gian im lìm ngột ngạt đến ghê người. Tôi lủi thủi về nhà, tâm trí lại chìm đắm trong đau thương, tủi nhục.
Sáng hôm sau, tôi lại đến trường, thày chủ nhiệm bảo:
– Ban giám hiệu đồng ý cho em học nhưng quyết định cuối cùng là đội cải cách ở xã em. Tôi tiếc rằng, cơ hội duy nhất để cách mạng giải thoát cho em, em đã bỏ qua. Đó là vạch mặt tội ác của tên Căn trước giai cấp nông dân.
Nghe thày nói, tôi rùng mình như lên cơn sốt rét, gai ốc nổi lên khắp cơ thể. Tôi đã có tội với bố tôi khi phải nghe những lời vô đạo lý này. Mắt tôi mờ đi như nhìn vào bóng tối. Trước mắt tôi không phải thày giáo nữa mà là kẻ mặt người dạ thú. Ghê tởm chưa? Lời thày thể hiện thứ đạo đức hoàn toàn ngược lại với nền văn hiến của dân tộc và có lẽ chưa từng có trong lịch sử loài người. Phải chăng, đó là thứ đạo đức đảo lộn tất cả mà thày là một kỹ sư tâm hồn, dựa vào bản thiết kế của chế độ để chế tạo ra những sản phẩm loạn luân? Lúc đó, hình như tiếng nói của bố tôi văng vẳng bên tai:“… Phải hết sức nhẫn nhục, đừng tạo ra bất cứ cớ nhỏ nào để loài thú dữ hại mình”, tôi đành ngậm ngùi nuốt giận. Định về ngay nhưng tôi thoáng nghĩ, không còn cơ hội nào cho phép tôi đến trường lần nào nữa. Vả lại, tôi không muốn là người thất học. Do vậy, tôi tự an ủi mình hãy nén chịu tất cả để qua giai đoạn khủng khiếp này.
Cách mấy ngày sau, tôi đi học vừa ra đến ngõ gặp thằng Vương Viễn, hắn hỏi tôi:
– Mày đi đâu?
– Đi học – Tôi trả lời trống không.
– Ai cho phép, mày đi theo tao? – Nói xong, hắn lại đưa tôi xuống miếu, cho vào buồng khoá lại. Hắn ra lệnh:
– Mày ở đây chờ lệnh đội.
– Nếu phải chờ lệnh đội thì cho về chứ tội gì mà phải giam? – Tôi phản ứng.
– Bà con nông dân muốn giết mày cũng được nữa là – Nói xong hắn bỏ đi. Đến trưa, hắn đến mở cửa cho tôi về và nói:
– Tên Căn và gia đình mày bị xử lý rồi, nay đội tha cho mày đi học.
Sáng hôm sau, tôi đến lớp, thày chủ nhiệm hằn học bảo:
– Nếu thấy khó khăn không tiếp tục học được nữa thì nên thôi, em cố đấm ăn xôi chẳng được lợi lộc gì.
Những năm tháng đến trường của tôi sau này đầy dãy những gian nan. Buổi sáng đi học sớm, quá trưa mới về đến nhà, ăn một bữa kham khổ: khoai luộc hoặc cháo rồi phải đi làm ngay. Buổi tối dầu đèn chẳng có, học theo sách giáo khoa, tôi chẳng có tiền mua, phải mượn bạn bè. Cũng may, quan hệ giữa tôi và bạn học dần được cải thiện. Tôi mượn sách giáo khoa của bạn học, chủ yếu là các môn lịch sử, địa lý và sinh vật. Vì không muốn làm phiền bạn nhiều lần, tôi học thuộc cả chương trình. Môn lịch sử khi gấp sách lại tôi đọc trôi chảy từ trang đầu đến trang cuối, không sai một chữ nào. Các môn vật lý, hoá học tôi chỉ nghe thày giảng rồi làm bài tập không cần học lại ở nhà. Đặc biệt môn toán, tôi thấy quá dễ dàng, tôi có thể tự đi qua chương trình các lớp trên trong một thời gian ngắn nhưng học nhanh, học trước để làm gì khi cuộc đời hiện tại và tương lai vẫn chìm trong bóng tối? Giống như chàng kỵ sĩ trên yên con tuấn mã đang thong thả bước theo đoàn người đi bộ, anh ta mang theo trong tâm trí nỗi bơ vơ lạc lõng. Chàng kỵ sĩ muốn phi nước đại để rút ngắn cuộc hành trình nhưng không có nơi hẹn ư
ớc và chờ đón.
Ngược lại, môn tập làm văn đối với tôi là một nhục hình. Đang thời kỳ cải cách, trường nhiều ngày đóng cửa để học sinh tham gia những phiên toà đấu tố, xét xử “địa chủ cường hào gian ác”. Chắc chắn mỗi học sinh sẽ khắc sâu trong ký ức những hình ảnh về tội ác và những hành động phi đạo lý của cái gọi là “toà án nhân dân đặc biệt” và bọn cốt cán. Thày dạy văn có nhiều cảm hứng với những cuộc đấu tố trên, đầu đề những bài luận văn của thày đều hướng vào cải cách.
Trong những tiết dạy văn, thày hay đọc:
Nông dân đã nói là làm,
Đã đi là đến, đã bàn là thông,
Đã quyết là quyết một lòng,
Đã phất là động, đã vùng là lên.
Một bài luận văn có đầu đề:“Em hãy tường thuật lại buổi toà án nhân dân đặc biệt xử bọn địa chủ cường hào gian ác”, trong hai giờ làm bài, tôi gục đầu xuống bàn, không viết được một chữ nào. Đầu óc tôi quay cuồng và tưởng tượng buổi bọn khát máu hành hình bố tôi chắc cũng giống như những cuộc đấu tố bắn giết những người vô tội khác mà tôi đã thấy. Chẳng những thế, tôi còn được chứng kiến những cảnh tượng loạn luân:
– Tên Khuê! Mày có biết ông không? – Thưa ông! Con biết, con là bố của ông…
– Tên Sang! Mày có biết bà không? – Thưa bà!… Con đã đẻ ra bà…
…
– Tên Yên! Mày có biết bà không? – Thưa bà!… Con là chồng của bà…
Kết quả bài luận văn đó tôi được điểm không, kèm theo những lời phỉ báng nặng nề, lẽ ra không thể có ở cương vị một thày giáo:
– Em phải biết rằng trường học hiện nay là của con em giai cấp nông dân và người lao động. Em được ở đây là một đặc ân của đảng, là sự dung thứ của cách mạng. Em muốn trả lời cho đặc ân và sự dung thứ ấy là bài luận văn tường thuật sự trừng phạt đối với kẻ thù của giai cấp để giấy trắng phải không? Bánh xe của thời đại đã nghiến nát những vật cản đường và tiếp tục đè bẹp những kẻ không chịu tuân theo.
Bài luận văn này, Phan Lung được điểm cao nhất lóp và được đọc cho cả lớp nghe để học tập. Có đoạn Phan Lung viết:“…Trong đám khổ chủ, một phụ nữ ngoài hai mươi tuổi, eo người cân đối, da trắng, khuôn mặt nguyệt, mũi dọc dừa. Và đặc biệt là cặp mắt long lanh như bốc lửa căm thù.
Người đẹp đứng phắt dậy, bước những bước thật kiêu hùng, cách kẻ thù khoảng một mét, người đẹp dừng lại, cánh tay phải vung mạnh về phía trước, bàn tay khép kín ngón duỗi thẳng như thanh mã tấu hướng đâm vào mặt kẻ thù. Cô dõng dạc quát:
– Tên Sang! Mày có biết bà không?
Kẻ phạm tội run lên cầm cập, mồm ú ớ mãi mới nói thành lời:
– Thưa bà! Bà tên là Hạnh, con đã đẻ ra bà.
– Hôm nay, trước toà án nhân dân đặc biệt và quần chúng nông dân lao động, bà vạch trần tội ác của mày. Mày hiếp bà bao nhiêu lần mày còn nhớ không? Mày đã cưỡng dâm nhiều phụ nữ nông dân, mày sai bà đến bốt Vũ lăng báo giặc bắt, giết hại cán bộ cách mạng, mày bóc lột, áp bức người nghèo…
Tiếng hô khẩu hiệu lại vang lên như sấm:
– Đả đảo bọn địa chủ cường hào gian ác!
Đả đảo, đả đảo, đả đảo!
– Kiên quyết đánh đổ tên Sang…!
Kiên quyết…!
Khi từng loạt đạn nổ kết liễu đời kẻ thù giai cấp, tiếng hò reo của Hạnh hoà nhập với làn sóng âm thanh reo vui của biển người. Với lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng và bác Hồ kính mến, với ý thức giác ngộ giai cấp, Hạnh đã đặt quyền lợi và tình thương yêu của giai cấp cần lao lên trên hết. Cô co chân đạp đổ cái gọi là tình phụ tử của lễ giáo phong kiến cổ hủ để tự giải phóng mình ra khỏi ảnh hưởng của tầng lớp áp bức bóc lột…”
Phan Lung đã viết đúng sự thật về cảnh tượng con tố bố bằng những lời bịa đặt do sức ép của đội, nhưng bạn ấy có hiểu rằng, đây là một bằng chứng của sự loạn luân không?
Trên đường đi học, tôi cũng trải qua nhiều nỗi gian nan. Những ngày mưa phùn, gió bấc, cái rét thấu xương với quần áo vải che thân. Ăn lại đói, cháo hoặc khoai thay cơm. Trong cảnh ngộ đó mới thấm thía thế nào là hai chữ “cơ hàn”, chúng gắn bó với nhau như cặp tình nhân chung thuỷ, cùng hiệp sức tàn phá thể xác những người khốn khổ! Chẳng những thế, đường đi đến trường toàn là đất thịt, gặp cơn mưa phùn đường lầy lội trơn như đổ mỡ, có đoạn loãng ra như cháo: tôi và nhiều bạn học thay nhau ngã. Có lần tôi bị nhào xuống sông, rét tím người lại phải lê bước quay về nhà, nghỉ học.
Cuối năm học, có một kỳ thi sát hạch, cũng may bài thi văn không liên quan gì đến cải cách nên tôi được điểm trung bình các môn cao nhất khối. Phát phần thưởng và giấy khen cho tôi là thày hiệu trưởng Đỗ Đoàn, người đã nhận và đuổi tôi học dự thính cách đó bốn năm. Có lẽ còn nhớ nên thày nói:
– Em học giỏi nhưng đời chẳng gặp may!
Giữa năm 1956, quê tôi chia lại ruộng, anh chị em tôi cũng được mấy sào. Nghỉ hè, tôi cùng chị Hoa ra đồng làm ruộng. Ngoài ra, tôi đi cất vó tôm vừa ăn, vừa bán dành dụm ít tiền để mua sách vở cho năm học mới và cải thiện bữa ăn cho đỡ khổ.
Niên học 1956 –1957, trường chuyển đến xã Phương công, nơi có thị trấn Cổ rồng, một quãng đường dài mười bảy cây số. Tôi muốn tiếp tục học phải trọ nhà dân, việc đó tính sao đây?
Mang tiếng tôi ở với chị, ăn và học nhưng thực tế chỉ là chỗ dựa, tôi vừa làm để kiếm ăn và vừa học. Nay trường xa không thể lao động được nữa nếu còn đi học, tôi xin ý kiến chị Hoa:
– Thưa chị, trường chuyển xuống Cổ rồng, các bạn em đều phải trọ học. Xa lắm em không thể đi về được, chị có cho em học nữa không?
– Em cứ theo các bạn mà tiếp tục. Sắp đến mùa rồi, chị dành thóc làm thành gạo để chủ nhật em về lấy đi ăn.
Được chị Hoa đồng ý, tôi sung sướng quá, chạy tung tăng đến các bạn học để khoe. Cuộc sống của gia đình tôi lúc đó đã khá hơn xưa, ngày ăn hai bữa cơm chứ không ăn khoai và cháo nữa.
Những ngày tháng đi học trọ, thức ăn hằng ngày rất đạm bạc phần nhiều là nước mắm, rau cũng chẳng mấy khi có.
Đến cuối năm, một tin vừa vui, vừa buồn đến với tôi: Được một người bạn gái giúp đỡ, chị Hoa có giấy thông hành mang họ tên người ấy, chị lên Hà nội tìm người chồng chưa cưới. Đó là niềm vui chung của cả gia đình. Đành rằng chị ra đi tìm hạnh phúc nhưng để lại cho tôi nỗi cô đơ
n, buồn tủi. Từ nay, chỗ dựa và cứu cánh của tôi không còn nữa. Nếu nghĩ rằng, chị phải hy sinh hạnh phúc riêng vì đứa em côi cút là điều ích kỷ. Tuy nhiên trong xã hội, do hậu quả của thời kỳ cải cách, nhiều người chị vì tình thương em đã lãng quên hạnh phúc của đời mình. Nỗi buồn này, tôi trách ai? Nếu trách tôi cũng có phần nào đúng, tôi thiếu nghị lực và lòng dũng cảm nhưng có ai cảm thấy vui mừng hoặc bình thường trong các buổi chia ly? Chia ly là nỗi buồn muôn thủa của con người. Tuy nhiên, lẽ sống vĩnh hằng ấy vẫn có những nghiệm số ngoại lai trong hệ phương trình nhiều ẩn số. Đứa con trai cô tôi sang Liên xô học bảy năm, ngày tiễn đưa nó lên đường là ngày vui nhất có một không hai. Có lẽ vì một ngày mai tươi đẹp, hứa hẹn hạnh phúc tràn đầy đã dập tắt mọi nỗi buồn xa cách và thua thiệt về tình cảm.
Vả lại, với tuổi đời mười bốn bị phân biệt đối xử như kẻ thù trong một xã hội quá ư nghèo khổ đã mấy ai sống nổi một cuộc đời độc lập?
Mùa xuân 1957, đám cưới chị tôi được tổ chức ở quê. Ngày cưới chị –ngày vui nhất đời của một người thân – đối với tôi là một ngày ảm đạm. Vì từ nay với chân yếu tay mềm, tôi phải tự mình lái con thuyền cuộc đời về tới bến trong giông tố hãi hùng của biển cả. Gọi là đám cưới cho thêm phần thi vị, thực ra chỉ có hơn một chục người của hai họ dẫn dâu trong lúc còn mờ mịt bóng đêm không hoa, không pháo nổ.
* *
*
Năm học lớp sáu ở thị trấn Cổ rồng nhanh chóng trôi qua, tôi nghỉ hè
và chuẩn bị bước vào năm học mới. Hiện tại, tôi sống với anh Quang, một
người vô tích sự, tuy có sức khoẻ để lao động nhưng sống theo kiểu nước
chảy, bèo trôi, hầu như không có trách nhiệm với các em. Anh thường
nói:“ai có phận thì lo”. Chị dâu tôi, một người đàn bà yếu đuối, ăn tiêu
hoang toàng không biết lo liệu.*
Phương ngôn có câu“thế gian được vợ hỏng chồng”nhưng vợ chồng anh tôi thì hỏng cả hai, kinh tế lúc nào cũng lâm vào cảnh bần cùng. Đản mang tiếng được anh cưu mang, sự thực em tôi thành người ở không công. Đản làm mọi việc nội trợ như xay thóc giã gạo, thổi nấu…làm thay cả những việc của đàn bà như dần, sàng thóc gạo và cả việc ngoài đồng. Thế mà em tôi vẫn ăn đói, mặc rét. Tuy nhiên phải kể đến một nguyên nhân chủ yếu là anh chị tôi vẫn trong vòng uy hiếp, chèn ép của chính quyền và bọn vô lại.
Tuy phải sống với anh nhưng tôi vẫn tạo ra một cuộc sống riêng. Những ngày hè tôi đi kéo vó tôm vừa ăn, vừa bán mới có tiền may quần áo, mua sách vở để tiếp tục học lớp bảy nhưng học hết chương trình là một điều nan giải. Cũng may, niên học 1957–1958 trường chuyển về thị trấn Thanh nê, xã Tán thuật, quãng đường đi học khoảng bảy cây số. Trường được xây dựng đơn sơ bằng tre nứa lá, có bàn ghế học. Sáng đi học sớm đến quá trưa về nhà, ăn xong tôi phải làm đến tối.
Học được vài tháng, kinh tế gia đình tôi sa sút quá, lo ăn từng bữa. Chị dâu tôi kêu ca, phàn nàn nhiều, không muốn cho tôi đi học. Các bạn biết chuyện nói với thày chủ nhiệm. Thày Chính dạy toán, dáng người cao, gầy nhìn bề ngoài ít có cảm tình nhưng thày có một tấm lòng nhân ái. Thày nói với tôi:
– Thày biết em khó khăn sắp phải bỏ học, thày sẽ giúp em học hết năm. Em làm đơn xin trường cấp học bổng, có chứng nhận của chính quyền địa phương. Thày sẽ thuyết phục hội đồng giáo viên và đề nghị ban giám hiệu.
– Thưa thày – tôi nói – trước hết em cảm ơn thày nhưng chính quyền địa phương sẽ không bao giờ chứng nhận cho em. Có lẽ thày cũng biết, nếu em bỏ học hoặc chết vì đói rét là mong muốn của họ.
– Tâm ạ, em cứ làm đơn không cần chứng nhận của địa phương để thày cố gắng xem sao?
Chiều theo ý thày nhưng tôi cho là việc hão huyền, nếu có chăng chỉ là một tia hy vọng mong manh. Tuần sau, thày báo cho biết, tôi được cấp học bổng hai phần ba. Thày nói, nếu được chứng nhận của địa phương sẽ được toàn phần.
Tôi vui mừng và cảm động quá không cản được dòng nước mắt vì không ngờ tia hy vọng mỏng manh ấy lại trở thành hiện thực. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, một số tiền học bổng tương đương với năm mươi tư đồng sau khi đổi tiền năm 1958, nhờ có số tiền nhỏ ấy mà tôi đã học hết chương trình lớp bảy. Tôi phỏng đoán, buổi xét cấp học bổng cho tôi chắc thày phải đấu tranh gay gắt lắm vì mặc dù là các nhà giáo trong thời buổi này họ cũng không dễ dàng gì nhất trí để làm điều thiện.
Tôi mạnh dạn hỏi thày:
– Thưa thày, em được học bổng có lẽ làm thày chịu nhiều vất vả?
– Đúng thế, nhưng thày cho rằng, dù phải mất mát và hy sinh để giúp đỡ người trong lúc khó khăn, hoạn nạn là một nghĩa vụ phải làm, nhất là đối với một nhà giáo.
– Thưa thày, em nghĩ rằng, nếu mọi người có lòng nhân ái như thày, ngày mai đất nước sẽ là một vườn hoa.
– Em nói đúng. Xã hội muốn tiến lên, ngoài sự công bằng và công lý là nền tảng, phải tồn tại cái cao hơn, quý hơn thế, Đó là tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
– Em đoán rằng, nhiều thày phản đối việc cấp học bổng cho em?
– Tuy có nhiều nhưng tiếng nói ủng hộ lòng nhân ái vẫn chiếm đa số. Một việc nhỏ nhưng đáng nói là nó có một không hai ở toàn miền bắc. Em nghĩ xem, còn trường nào dám cấp học bổng cho con một“địa chủ cường hào”?
– Thưa thày, em luôn cảm thấy mình lẻ loi, lạc lõng trong xã hội nhưng trước hành động đáng quý của thày, em cho rằng vẫn còn chỗ đứng của lòng nhân ái tuy vô cùng nhỏ bé.
– Cách đây năm sáu năm thày đọc một tờ báo có bài viết hai vợ chồng bác học Hoa kỳ tên là Rosenberg bị kết án tử hình trên ghế điện về tội bán tài liệu nguyên tử cho Liên xô. Hai đứa con của họ được tổng thống Truman nhận làm con nuôi. Liên tưởng đến em, thày nghĩ rằng, bố em bị xử bắn sai hay đúng thày không cần biết, nhưng em mới lớn lên thông minh, học giỏi, cuộc sống lại khó khăn, vất vả. Với một học sinh như vậy, nếu nói theo phạm vi rộng, việc giúp đỡ em thành tài là nghĩa vụ của toàn xã hội. Có làm như vậy, đất nước này mới thay đổi và phát triển. Điều đáng buồn là nếu tấm gương như trên xuất hiện tương tự ở thời đại ta đang sống sẽ bị quy thành một tội – mất lập trường giai cấp, thương xót con cái của kẻ thù.
* *
*
Sang học kỳ hai, tôi có một người bạn tri tâm*
. Lê linh hơn tôi một tuổi, da trắng, dáng người thanh nhã. Năm học lớp bảy Linh cùng lớp với tôi. Sau khi biết đời học sinh gian nan của tôi, Linh mới gần gũi và thân thiện. Hai đứa cùng kém về văn – nhất là văn chương cách mạng. Có bài luận văn đầu đề là em hãy bình giảng câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bài luận văn này, tôi chỉ viết được lời giảng nghĩa, còn lời bình luận, tôi thấy hai câu ca dao ấy so với xã hội đương thời hoàn toàn là một điều nghịch lý nên chẳng viết được chữ nào.
Bài văn của Linh, có đoạn anh viết:“…ôi, hai câu ca dao ấy thiêng liêng và cao quý biết bao! Nhưng nó đã bị xã hội ngày nay hiếp dâm để sinh ra những quái thai: tội ác và hận thù. Nếu nói người trong một nước thì phạm vi ấy còn mênh mông quá, hãy xem người trong một làng,một xã “phải thương nhau cùng”được biểu hiện đến đâu? Phải chăng là những cuộc đấu tố, hành hình, cướp giật người lương thiện. Còn người trong một nhà thì con tố oan cho bố, vợ vu oan cho chồng. Thử hỏi những cảnh tượng đó là biểu hiện tình thương của con người hay thú tính?
Kết quả bài luận văn của tôi và Linh đều nhận được điểm một. Sau buổi học, Linh rủ tôi ra cửa hàng trong thị trấn ăn bánh cuốn và cả buổi chiều hôm ấy, anh nói chuyện với tôi.
– Tao chán ngấy loại văn chương này. Bài nghị luận nào cũng phải nhét vào bài vài câu sáo rỗng: Chủ nghĩa xã hội là mùa xuân của nhân loại. Nếu không thì chủ nghĩa Cộng Sản là thiên đường…
– Tao có cảm tưởng, rồi đây học sinh sẽ cạo đầu đi tu theo dòng đạo vô thần, hằng ngày đứng trước tượng đài ông Marx, ông Lénine để đọc kinh: Chủ nghĩa xã hội là… Chủ nghĩa Cộng sản là…vì lý tưởng cao đẹp…chúng tôi nguyện đem cuộc đời và hơi thở để hiến dâng…Đứa nào cũng phải thuộc đoạn“kinh”của Atrôpsky:“Cái quý nhất của con người là… Người ta chỉ sống có…”
Tao có ý nghĩ, chủ nghĩa xã hội là mùa hè ở Việt nam, bọn mình biến thành một đàn cuốc kêu quanh năm, không phải chỉ kêu ở luỹ tre làng mà khắp mọi nơi.
Linh nói tiếp:
– Môn lịch sử hiện đại, theo sách giáo khoa chúng ta học: Liên xô đóng vai trò quyết định trong cuộc đại chiến lần thứ hai. Chiến tranh Triều tiên, Mỹ là kẻ gây chiến và thất bại nhục nhã… Bố tao bảo bọn mình đã học kịch bản do các nhà sử học CS hư cấu.
Tao không muốn biến thành con cuốc kêu theo kịch bản nên hết lớp bảy, tao nghỉ học, làm thợ may với bố tao.
– Linh ạ, mình cũng phải nghỉ học để kiếm ăn thôi. Tại sao bài viết vừa rồi Linh dám viết bạo thế?
– Tao biết chọn mặt gởi vàng chứ. Thày Hùng phải cho tao điểm một nhưng thày có lương tâm và thấu hiểu ruột gan của chế độ này. Khi trả bài, thày nói nhỏ với tao, em hãy đốt đi đừng để cho người khác đọc.
Linh sôi nổi tiếp lời:
– Mày biết không, năm kia một ông cán bộ cấp cao về xã tao phát động phong trào hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh. Bởi vì xã Tán thuật có anh hùng quân đội Nguyễn thị Chiên…
– Sách báo viết về Nguyễn thị Chiên có đúng không?
Tôi hỏi xen vào:
– Con Chiên cùng xóm, tao còn lạ gì nó. Tao đọc tập truyện viết về nó, được mấy trang thấy thối quá, toàn là bịa đặt, tao cho ngay vào bếp lửa.
– Nội dung ông cán bộ cấp cao nói thế nào?
– Xã Tán thuật có anh hùng quân đội Nguyễn thị Chiên – một vinh dự cực kỳ lớn, tôi thay mặt đảng và chính phủ phát động phong trào hợp tác hoá nông nghiệp điển hình cho toàn tỉnh Thái bình. Xưa kia, bà con nộp sưu thuế cho thực dân phong kiến là bị chúng bóc lột. Ngày nay bà con đóng thuế cho nhà nước chẳng khác gì túi trong bỏ ra túi ngoài, túi dưới bỏ lên túi trên. Dưới sự lãnh đạo của đảng, rồi đây ta nuôi trâu bò kéo để làm nguồn thực phẩm. Có máy cày, máy bừa thay sức kéo của trâu bò. Bà con nông dân sẽ cơ giới hoá trong sản xuất, điện khí hoá nông thôn…
Cảm động và sung sướng quá, đa số nông dân nghe đều sụt sùi khóc. Mấy ông bà già tuổi ngoài bảy chục khóc nức nở như trẻ bị đòn, thương tiếc thân phận mình tuổi đã nhiều không thể sống đến ngày quê hương có ánh điện thay đèn dầu, có máy móc thay sức con người.
Ngược lại cũng có người chỉ mỉm cười. Riêng bố tao cũng khóc.
– Tại sao thân phụ Linh lại khóc?
– Bố tao khóc vì thương xót dân mình nhẹ dạ, dễ bị lừa bịp quá. Nếu họ không có ý lừa thì cũng là cái ngu, bệnh giáo điều của họ, lời nói chỉ là chuyện hoang đường. Bố tao bảo, rồi đây xã Tán thuật sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội rồi chủ nghĩa Cộng sản. Lúc đó Tán thuật trở thành thiên đường và Nguyễn thị Chiên trở thành“đức chúa”.
Người nói thêm, đảng đang chế tạo chiếc đồng hồ và thay thượng đế bắt mặt trời tuân theo cái đồng hồ đó.
Linh nói thêm:
– Do khoa học và kỹ thuật phát triển đưa con người đến chỗ làm ăn tập thể và không có điều ngược lại. Bởi hàng triệu khối óc của người nông dân cộng lại cũng không thể thay thế cho khối óc của một nhà bác học. Câu nói đoàn kết lại sức mạnh chỉ nên áp dụng vào việc chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai…
Ngày thi chuyển cấp, tôi và Linh không dự. Tôi đến trường lấy học bạ và giấy chứng nhận tốt nghiệp của bốn năm học (một năm cấp một và ba năm cấp hai). Học bạ cấp hai của tôi, thày chủ nhiệm nhận xét: học giỏi, thông minh, có năng khiếu đặc biệt về môn toán hứa hẹn nhiều triển vọng. Cần cố gắng về văn chương cách mạng.
* *
*
Nhà Linh gần trường, một ngôi nhà gỗ lim. Đồ dùng trong nhà gọn gàng,
ngăn nắp. Linh dẫn tôi về nhà, gặp bố Linh đang may quần áo, ông có
dáng người tầm thước, khuôn mặt thanh nhã như con, tuổi gần năm chục,
mái tóc đã lốm đốm điểm sương.*
Tôi lễ phép chào, ông đứng dậy gọi tôi vào ngồi trên chiếc ghế băng. Linh giới thiệu:
– Đây là Tâm, bạn học của con.
– À, thế thì bác đã nghe Linh nói chuyện nhiều về cháu. Ngừng một lát, ông hỏi:
– Nay cháu không không thi chuyển cấp à?
– Vâng, thưa bác, cháu không đi học nữa.
– Cứ theo cách giáo dục này không thành tài đâu cháu ạ.
– Thưa bác, chúng cháu còn ngu dại lắm! Bác cho biết tại sao học cũng không thành tài?
– Bác không dám khẳng định mà chỉ là một nhận xét thôi. Một hôm bác qua trường đảng ở thị xã, thấy ông cán bộ tuyên huấn đang giảng bài. Do tính tò mò, bác đứn
g lại nghe trộm. Ông ta nói trên trời dưới biển, nào là phép biện chứng của Marx, đấu tranh giai cấp, nền chuyên chính vô sản, nào là tính đảng và tính nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc là quá độ của cách mạng vô sản…Nói một hồi như vậy không hiểu sao lại nói nguyên tử có proton, electron, neutron…
Bác có ý nghĩ rằng, Cộng sản tham lam đưa con người vào rừng khoa học rồi bỏ rơi ở đó. Anh ta tưởng rằng, cái gì mình cũng biết, cũng hiểu, cũng hơn người nhưng kỳ thực chẳng có kiến thức một cái sự vật gì đến nơi, đến chốn.
Nghề nghiệp chẳng tinh, chuyên môn thì rỗng tuếch, chỉ nhớ một khối lượng từ khoa học và chính trị suông. Đà này dẫn đến một giai đoạn loạn thày, ông cán bộ tuyên huấn xã đứng trước dân không bỏ lỡ cơ hội răn dạy vài từ chính trị rẻ tiền nhưng lại có mùi mè kinh điển nên ông ta tưởng mình là uyên bác. Bà cán bộ phụ nữ vừa thoát khỏi lớp y tờ, đi học tập một vài tuần chính trị, bà cố nhớ mớ lý thuyết trống rỗng ấy để loè quần chúng. Cứ thế, theo cấp bậc từ trên xuống dưới đều là thày để răn dạy nhau. Còn lại, đám dân cùng đinh là lũ học trò cam chịu bề trên dạy bảo. Người nào thấy sai mà phản đối bị quy vào tội chống đảng, kẻ thù của giai cấp.
Bác không phủ nhận trí tuệ của người Việt nam học ở các nước phương Tây, có rất nhiều người thành đạt như Nguyễn mạnh Tường, Vũ như Canh, Lê văn Thiêm…chẳng hạn, nhưng ở xã hội mình hiện nay học khó mà thành tài. Học lên cao, lấy được bằng đại học, phó tiến sỹ hay tiến sỹ chăng nữa có thể số đông cũng chỉ là đám trí thức ngộ chữ khua môi múa mép để vinh thân phì da, chẳng giúp được bao nhiêu cho sự nghiệp phát triển khoa học, kỹ thuật của đất nước.“…Quýt Giang nam đem trồng Giang bắc hoá chua. Đó là do thổ nghi…”
Phải nói Cộng sản đã biến đất nước thành thổ nghi cằn cỗi, phát sinh nhiều sâu bọ, không mấy hạt giống quý có thể nảy mầm và phát triển, nếu có chăng cũng chỉ thành công trong muôn một.
Người dân đang đói cơm, rách áo phải có chính sách thiết thực để họ có ăn, có mặc, chứ không nên đưa con người lên chín tầng mây để tưởng tượng cái thiên đường của nhân loại. Và xây dựng cái ước mơ huyễn hoặc ấy bằng sự hợp sức của người nông dân vô học, hợp sức của con trâu, con bò cùng có cái cày, cái cuốc.
Ngừng vài giây, ông tiếp:
– Cháu ạ, về kinh tế của nước ta hiện tại rất đáng buồn, nhưng nếu có cơ chế chính trị và kinh tế phù hợp với quy luật tiến hoá chỉ một vài chục năm là ổn định và phát triển. Nguy hiểm nhất của thời đại này là vấn đề đạo đức. Sau khi nắm được chính quyền, họ lần lượt san bằng hoặc thủ tiêu mọi nếp sống văn hoá của dân tộc. Nếu họ thấy lễ giáo Khổng mạnh có điều nào lạc hậu, vi phạm đến quyền sống của con người thì bỏ đi cũng là điều cần thiết, nhưng không được loại bỏ hoàn toàn, phải giữ lại những nét tinh hoa như ngũ thường. Thí dụ, một nhân sinh quan được thể hiện qua thơ của cụ Nguyễn Du:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.
Những vần thơ ấy sẽ sống mãi với thời gian và trở thành một chân lý tuyệt đối.
Sự thật trên mảnh đất của đạo đức, sau khi san bằng tất cả, họ chỉ xây dựng một toà lâu đài nguy nga, lộng lẫy với mỹ danh“lòng tin tuyệt đối vào đảng”. Còn lại họ trồng toàn cỏ dại. Vườn cỏ dại quanh năm xanh tốt vì được vun xới bằng các chất tàn bạo, lừa bịp, loạn luân, vu oan giá hoạ và được tưới tắm bằng máu và nước mắt của con người. Toà lâu đài và vườn cỏ dại kia là nội dung cái gọi là “đạo đức cách mạng”. Chính nó đã gây ra thảm hoạ hồi cải cách ruộng đất mà hậu quả còn kéo dài nhiều thập kỷ. Sau này, toà lâu đài kia có sụp đổ và vườn cỏ dại kia có lụi tàn, những hạt giống của lòng trung thực, lòng nhân ái… cũng không dễ dàng gì nẩy mầm và phát triển trên mảnh đất tanh hôi ấy. Vì muốn phục hưng nền đạo đức của dân tộc sau khi bị đập phá tan hoang có khi phải kéo dài hàng thế kỷ.
Chia tay gia đình Linh, tôi ra đường ngắm lại mái trường lần cuối với bao kỷ niệm vừa thân thương vừa tàn nhẫn và tủi nhục còn mãi mãi ghi sâu trong ký ức.
* *
*
Trên đường tôi đi học, qua xã Đình phùng, nơi đây có một nữ sinh là
Lê thanh Ngân. Cô cùng học một lớp với tôi, những buổi đi học, về cùng
trên một quãng đường dài bốn cây số.*
Ngân bằng tuổi tôi, da trắng, khuôn mặt trái xoan duyên dáng. Không hiểu vì sao tôi cứ muốn gần Ngân? Mỗi lần được nhìn em, tôi quên mọi nỗi đắng cay, trái tim tôi đập mạnh. Phải chăng tôi đã yêu em – một tình yêu đơn phương, thầm lặng?
Thực ra Ngân chỉ là một thôn nữ có nhan sắc trong một gia đình trung lưu ở vùng quê nghèo khổ. Trong khi đó, thật tội nghiệp, tôi đang phải sống một kiếp người khốn khổ: không bố mẹ, không nhà cửa, ăn đói, mặc rét, lại bị xã hội hắt
hủi hất ra ngoài lề cuộc sống. Đành rằng, trong lịch sử loài người có biết bao cuộc tình trớ trêu như vậy? Ngoài thiên tình sử đầy máu và nước mắt của nàng Lucia và chàng lính hầu Patino trong thời bạo chúa Neron, Romeo và Julliete, còn hàng triệu mối tình oan trái khác:
– Nàng Eponine khốn khổ vì yêu thầm nhớ trộm đã lấy thân chắn đạn cho chàng nam tước Marius để cái cái chết của nàng đổi lấy một cái hôn lạnh lùng trên trán.
– Anh học trò nghèo Chi chịu cái chết thảm thương vì dám yêu cô Nga cành vàng lá ngọc…
Cuối năm học, nhiều lần tôi đi bên em, cả hai đều im lặng. Từng cơn gió xuân ấm áp thổi ào ào, mái tóc thề tung bay trước gió như vẫy chào những làn sóng màu xanh mênh mông của biển lúa hai bên đường. Có khi em nhìn tôi với cặp mắt huyền ngời sáng, môi em phảng phất nụ cười, khi đó lòng tôi khấp khởi reo vui. Có khi nét nguyệt em chau lại, đôi môi em phai bớt vẻ hồng làm trái tim tôi tê buốt.
Năm học qua thì ngày tôi đi bên em không còn nữa. Từ biệt mái trường phổ thông để bước vào cuộc sống đơn chiếc, nhọc nhằn với một tương lai mù mịt đang chờ đón. Thế mà tôi lãng quên tất cả, trong tim tôi rung lên một khúc nhạc tình ca.
Những buổi sáng mùa hè tôi lang thang một chặng đường dài ba cây số đến chợ Nam huân, từ đó nhìn em thấp thoáng trong sân qua hàng cây phượng hoa đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Có lần tôi gặp em trên đoạn đường vào chợ.
Thấy tôi, em tươi cười hỏi:
– Anh Tâm
đi đâu đấy?
– Tôi hay đến chợ này.
– Anh mua sắm thứ gì?
– Tôi mua sắm gì đâu, mà vì một điều khó nói.
Hình như hiểu ý, em tủm tỉm cười và lảng sang chuyện khác:
– Kỳ thi chuyển cấp anh có đỗ không?
– Vì hoàn cảnh khó khăn, tôi phải nghỉ học rồi, thi làm gì nữa?
– Học giỏi mà phải bỏ dở thì tiếc nhỉ?
– Tôi tiếc lắm chứ nhưng biết sao.
– Còn Ngân? – Tôi hỏi.
– Ngân không làm được bài dựng hình nên trượt, có lẽ Ngân đi học trường dân lập ở thị xã.
– Ngân ạ, nếu việc học hành suôn sẻ, ba năm cấp ba và bốn hoặc năm năm đại học, lúc đó cánh cửa của cuộc đời rộng mở, Ngân có quên những bạn học xưa không?
– Chắc chắn Ngân còn nhớ mãi.
– Cặp mắt xanh của tiểu thư sẽ để ai lọt vào?
– Có thể một người ở phương nào đó nhưng mơ ước của Ngân vẫn là người trên mảnh đất quê hương.
– Hình như Ngân có ý nghĩ thất thường về tôi thì phải?
– Sao anh biết?
– Tôi cảm nhận qua nét mặt của tiểu thư trên đường đi học.
– Khi nào nghĩ anh thông minh, học giỏi thì khi đó có một tình cảm trìu mến xen lẫn một mơ ước về đối tượng, nhưng khi nghĩ đến anh là con địa chủ thì sờ sợ.
– Tôi có hại ai đâu mà sợ?
– Ai chẳng biết anh không làm gì xấu, do xã hội đặt anh vào một vị trí để mọi người phải xa lánh, không dám quan hệ, thế thôi.
– Thế ra xã hội muốn cướp đi của tôi quyền được quan hệ với mọi người và quyền được yêu thương?
– Anh nói đúng! Ngân hiểu rằng, anh muốn dành cho Ngân một trái tim trong trắng, nhưng…xưa kia nhiều mối tình dang dở vì không môn đăng hộ đối, do lực cản của gia đình. Ngày nay lực cản ấy là toàn xã hội, ảnh hưởng đến tương lai hạnh phúc của cuộc đời nếu tình yêu không cùng giai cấp.
Ngừng nhiều giây, vẻ mặt em buồn bã, giọng em nhỏ nhẹ, nghẹn ngào:
– Không phải riêng Ngân, cả trường nhiều người khâm phục anh thông minh, đức độ nhưng khâm phục để mà hoài niệm thế thôi. Điều anh mong muốn thì Ngân không dám và không thể…
Đây là lần cuối cùng tôi được gặp em. Quả thật tôi yêu em say đắm nhưng với cảnh khốn khổ của mình, tôi biết nói gì hơn. Kết thúc một mối tình đơn phương cay đắng khắc sâu trong tim tôi một vết thương lòng cùng bao năm nhớ tiếc và hờn tủi.
…
Lại một năm nữa nặng nề, u ám trôi qua trong cuộc sống nhọc nhằn, lần hồi kiếm ăn từng bữa cùng một chuỗi ngày kế tiếp nhau âm thầm, lặng lẽ trong nước mắt và tủi nhục. Nhiều đêm tôi không ngủ được, ra ngoài sân nhìn khoảng không gian có đêm vắng bóng chị Hằng. Trước mắt tôi hàng nghìn vì sao lấp lánh như hàng nghìn con mắt của vũ trụ nhìn tôi thờ ơ, im lặng. Cách đây hàng triệu năm những con mắt của vũ trụ vẫn nhìn hành tinh này thờ ơ như thế. Thuở xa xưa ấy, những bầy người nguyên thuỷ biết chung sức lại chống chọi với muôn loài vật để tồn tại và phát triển. Con người sống với nhau bình đẳng.
Cảm ơn thượng đế đã ban cho loài người hai chữ trí khôn để trải qua nhiều thiên niên kỷ đã thiết lập thành xã hội – một cộng đồng của con người có bề trên, kẻ dưới. Cao nhất là vua chúa, thấp nhất là những kẻ cùng đinh, những tên nô lệ. Từ đó có áp bức, bóc lột, bất công và tàn bạo. Và cũng từ đó có chiến tranh và các tội ác khác, con người chém giết con người. Theo janjacques Rousseau:“Loài người càng văn minh, càng suy tàn về nòi giống”. Ông ca ngợi chủ nghĩa tự nhiên.
Tôi cảm ơn nền văn minh của nhân loại đã cho tôi biết nói, biết chữ, có quần áo mặc và phép nhiệm màu của thần Prométhée để nấu chín đồ ăn. Tôi oán trách nền văn minh ấy đã dẫn con người đến những thời kỳ sống với nhau như lang sói và tôi trở thành một nạn nhân. Nếu không có kiếp luân hồi nghĩa là không phải kiếp này tôi bị đầy đoạ để trả nợ kiếp xưa, tôi cũng oán trách tạo hoá không cho tôi đầu thai cách đây hàng triệu năm trước để tôi được sống giữa quần thể người nguyên thuỷ, không bị chèn ép, không bị hắt hủi, đoạ đầy cũng như không phải chứng kiến tội ác kinh hoàng của loài người hiện tại.
Thượng đế sinh ra muôn loài, loài này tiêu diệt loài khác để tồn tại. Loài người có trí khôn tiêu diệt được mọi loài và là sinh vật thượng đẳng nhất. Do vậy, con người chém giết nhau, áp bức, bóc lột con người, âu cũng là một quy luật hài hoà theo ý của đấng tối cao?
Thằng Vương Viễn trong thời gian sửa sai đi đâu mất tích, gần đây mới thấy. Một đêm đã khuya, thấy tôi ngồi ngoài sân, hắn vào hỏi:
– Quá nửa đêm mà Tâm chưa đi ngủ à?
Khinh bỉ cái mặt ghê tởm ấy, tôi im lặng, mắt vẫn nhìn lên khoảng không vũ trụ.
Hắn hỏi tiếp:
– Mày nghỉ học phải không? Khá lắm, mày hãy học cày, học cuốc làm ra thóc gạo mà ăn, học chữ làm gì cho vô ích?…
Thằng Viễn có phần nào nói đúng. Bằng con đường học vấn, xã hội không cho phép kiếm miếng cơm, manh áo, nhưng học để biết để am hiểu cuộc sống, để thành người. Mặc dù không được đến trường tôi vẫn học, còn học nữa và học mãi. Dù cùng cực đến mấy, tôi vẫn không chịu khoanh tay đứng ngoài kho di sản văn hoá của loài người. Ông Démocrite nói:“Thà rằng, tôi giải thích được sự vật còn hơn được làm vua xứ Ba Tư.”Dù tính mục đích bị đập vùi tàn nhẫn, tôi vẫn tiếp tục học để phục vụ tính nguyên nhân.
* *
*
Trước làng tôi, cách con sông nhỏ, cánh đồng lúa mênh mông đến tận
chân trời. Từ màu xanh mơn mởn đã biến thành tấm thảm màu vàng gợn sóng
chào đón vầng dương thức dậy. Trời xanh bao la, cánh cò chớp trắng, bản
hợp xướng của bầy chim chiền chiện đan xen tiếng sáo vi vút cùng tiếng
kêu đều đều, mệt mỏi của chim quyên trong các luỹ tre.*
Một bãi đá bóng sát bên bờ sông, giữa có một ngôi mộ cao tám mươi phân, mỗi cạnh dài bốn thước. Tối hôm ấy, có một cuộc mít tinh trọng thể, ngôi mộ biến thành một lễ đài. Trong ánh sáng chói chang của hai ngọn đèn măng xông, hàng nghìn người đang nghe ông cán bộ tuyên huấn xã đọc bài diễn văn để kỷ niệm ngày quốc tế lao động. Tôi cùng mấy bạn học cũ đứng bên đường cạnh bãi đá bóng đang thì thầm nói chuyện về các ngành trung cấp chuyên nghiệp trong năm ấy. Nghe đến đoạn diễn văn:“…Hôm nay là ngày giai cấp nông dân đứng lên đánh đổ bọn thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột, giành lấy ruộng đất…”. Một bạn học là anh họ tôi bật kêu lên và cười giòn rã:
– Khoái quá chúng mày ơi, nghe đọc diễn văn.
Mấy tên du kích đứng gần chạy lại quát:
– Các anh định quấy rối phải không?
– Đừng vu khống! – Anh họ tôi trả lời.
Trong số du kích ấy có thằng Vương Viễn, hắn nói:
– Lại thằng Tâm xúi giục thôi.
Hắn kéo tôi vào sân đình, lấy dây trói lại. Các bạn học của tôi kéo đến phản đối:
– Nó không nói gì, anh không được trói, định ăn hiếp người ta à?
– Chúng mày cút đi, thằng này chủ mưu phá rối. Phải chờ cấp trên giải quyết – Thằng Viễn trả lời.
Thời gian sửa sai đã qua, Viễn lại giở trò bạo ngược. Có lẽ ai cũng biết hắn là loại súc sinh nên chẳng ai nói gì thêm, cùng chờ cho cuộc mít tinh tan.
Hơn một giờ sau, người kéo đến sân đình đông kín, ông cán bộ tuyên huấn đã làm xong nhiệm vụ trên lễ đài, có người báo, ông xách đèn măng xông đến chỗ tôi, ông ta hỏi:
– Tại sao đang lúc mít tinh, anh lại phá rối?
– Ông nghe báo cáo sai rồi, tôi nói gì, làm gì mà phá rối?
– Có tôi cười và nói, khoái quá chúng mày ơi… – Anh họ tôi nói.
– Anh phá rối à? – Ông tuyên huấn hỏi.
– Tôi cười về sự xuyên tạc lịch sử của các ông.
– Xuyên tạc chỗ nào?
– Là một cán bộ tuyên huấn, ông đọc tài liệu nào viết về ngày quốc tế lao động là ngày nông dân nổi dậy.
– Tôi không lý sự với anh. Nông dân là lao động, lao động là nông dân cũng là công nhân.
– Lý sự của ông cùn lắm. Tôi đề nghị ông phải tha ngay không được trói người vô tội.
Khi đó một cán bộ của uỷ ban đến, ghé vào tai ông tuyên huấn nói nhỏ điều gì, rồi ông ra lệnh:
– Nay tôi tạm tha cho các anh, ngày khác uỷ ban sẽ hỏi.
Xảy ra tai vạ làm tôi nhớ lại cách đây bốn năm, khi đó cũng thằng Vương Viễn trói tôi vào cột miếu một đêm và một ngày, không cho ăn uống, hai cánh tay tôi bầm tím, tê dại
thì lần này có thấm vào đâu? Hơn một giờ bị trói, đứng giữa sân đình hưởng gió mát và hương thơm của lúa nhưng cái khí thế thô bạo, vu oan hồi cải cách vẫn còn nguyên vẹn.
* *
*
Năm nay, tôi mười bảy, đủ tuổi để thi vào trung cấp chuyên nghiệp.
Trong hồ sơ thi có lý lịch đóng vai trò quyết định, do vậy tôi có đi thi
cũng chẳng kết quả gì. Tuy nhiên tôi lại nghĩ, mình là kẻ hèn kém nhất
trong đám cùng đinh của xã hội, hãy cố tìm cách nhoai lên may ra kiếm
được đôi chút quyền làm người. Nếu bị rơi xuống cũng hoà, chẳng mất mát
gì thêm. Nghĩ vậy, tôi quyết định làm hồ sơ thi vào trung cấp kĩ thuật
hai.*
Tôi có người chú họ làm chủ tịch xã – chú Qua hiểu rõ nỗi oan nghiệt của bố tôi, vì lập trường cách mạng không cho phép chú công khai làm điều thiện. Tuy thế, chú là người có lương tâm, tôi muốn nhờ chú chứng nhận lý lịch. Không may thời gian đó chú lại đi vắng.
Một buổi chiều tôi đến uỷ ban, gặp phải tên phó chủ tịch người họ Lương, nhìn khuôn mặt hắn cũng đủ rõ trái tim hắn có dòng máu của loài lang sói. bước vào phòng làm việc, tôi định quay ra nhưng đã muộn. Hắn hỏi tôi:
– Anh Tâm cần gì?
– Thưa bác, cháu xin học nghề. Nơi nhận, họ cần biết cháu bao nhiêu tuổi nên đến xin uỷ ban…
– Tôi thay mặt chính quyền xã – Hắn cắt ngang – tuyên bố để anh rõ, anh không được đi đâu cả. Ngoài nghề làm ruộng, anh không có quyền làm bất cứ nghề gì. Nhân tiện hôm nay, tôi cảnh cáo anh về hành động phá rối trong cuộc mít tinh ngày quốc tế lao động.
– Bác nghe báo cáo sai rồi, cháu có làm gì đâu mà phá rối?
– Bề ngoài tưởng là thế, thực chất anh là kẻ xúi giục.
Hắn nói tiếp, giọng hắn gằn từng tiếng réo lên độc địa:
– Chúng tôi có thể lập hồ sơ để truy tố anh, hãy coi chừng – Hắn liếc nhìn tôi như muốn bắn ra những tia chớp lửa thiêu tôi thành tro bụi.
Trở về nhà với tâm trạng căm hờn, tủi nhục, tôi tự hỏi, tại sao tạo hoá sinh ra tôi phải chịu số phận nghiệt ngã đến thế này? Đứng chỗ thấp nhất trong cái đáy của xã hội vẫn không được yên? Ôi, quê cha, đất tổ ngày nay sao trở thành đất dữ, đã nhuộm máu của bao người lương thiện còn muốn giết dần mòn những kẻ khốn cùng? Liệu tìm đường mà cao chạy, xa bay.
* *
*
Tháng 9 – 1959, ở thị xã Thái bình mở trường trung cấp sư phạm, tôi
quyết định chơi một canh bạc mới. Đến chú Qua – ông chủ tịch xã, nhờ chú
đóng dấu, ký tên vào lý lịch và nộp hồ sơ dự thi. Tháng mười năm ấy,
tôi vào trường sư phạm. Tôi học về tự nhiên nên nhanh chóng chiếm được
cảm tình và sự yêu mến của các thày cô và các bạn học. Tuy nhiên, do
năng khiếu của tôi xuất hiện ở trường cũng nhanh chóng trở thành một
nguy cơ đang đe doạ tôi ở địa phương –quê tôi. Sau bữa liên hoan, thày
và trò chia tay về quê ăn tết nguyên đán, không ngờ tết năm ấy tôi đón
xuân bằng một tâm hồn ủ rũ như cánh hoa tàn. Cả làng xôn xao bàn tán về
tôi:*
– Không biết thân, biết phận người ta đang ghen ghét đố kỵ, cứ học giỏi cơ mới khổ.
– Thằng Tâm nếu khôn ngoan thì học trung bình thôi, vô thưởng, vô phạt chẳng ai để ý đến lại là một điều may cho nó.
Anh Quang cũng trách tôi học giỏi ở trường sư phạm nên mới có nguy cơ bị đuổi khỏi trường. Thằng Vương Viễn đang làm trong ban chỉ huy xã đội, hắn nói với anh Quang:
– Thằng Tâm muốn ngóc đầu dậy phải không? Về đây để nông dân dạy cho học cày, bừa chứ không phải học chữ để ăn bám xã hội.
Gặp tôi, chú Thất nói:
– Thời gian chú dạy cháu, chú vừa mắng, vừa lo cho cháu. Mừng vì cháu thông minh hơn người, lo vì hoàn cảnh gia đình cháu không phù hợp với chế độ này. Cháu học giỏi chẳng những không có tiền đồ mà còn trở thành điểm sáng để người ta để ý, kích thích tính đố kỵ và sự hận thù. Hồi sửa sai họ không nói gì đến bố cháu, như thế gia đình cháu vẫn là đối tượng của cách mạng. Do vậy, cách sống tối ưu của cháu là sự im lặng, tai giả điếc, mắt giả mù, miệng giả câm, óc giả đần độn để những kẻ bất nhân ghen ăn, tức ở không lưu ý gì đến cháu. Làm như vậy, cháu mới tồn tại được. Câu ngu si hưởng thái bình không bao giờ hữu hiệu như hiện nay.
– Theo ý chú, sau cải cách cháu không nên đi học nữa?
– Lúc đó thì đã hơi muộn, hay hơn cả là cháu không biết chữ hoặc biết chút ít thôi. Nếu cháu được nghe câu sấm trạng:“…ông hoá ra thằng…”, cháu phải hiểu rằng, cháu đã hoá ra thằng của thời đại. Một thằng không cam chịu chỗ đứng cứ tìm cách nhoai lên vị trí cao hơn, tức là đã phạm vào cái trật tự xã hội đương thời quy định, cháu bị trù dập đã đành, còn chịu thêm nhục hình là đáng lắm.
Kẻ có quyền từ xã đến huyện sôi sục chuẩn bị hồ sơ thêm cả những điều bịa đặt, gửi lên trên đề nghị đuổi tôi ra khỏi trường sư phạm.
Mùa hè năm 1960, thày giáo dạy vật lý – thày chủ nhiệm Phạm trung Thu, qua một bài kiểm tra khen tôi thông minh xuất chúng. Thày đang nói thì một nhân viên phòng tổ chức đưa cho thày một giấy báo, thày chuyển giấy cho tôi, nội
dung: Nguyễn Tâm lớp 1B tự nhiên đến phòng tổ chức chiều ngày 21–6–1960 để nhận quyết định. Tôi không nói với ai nhưng hiểu rằng, canh bạc tôi chơi ở trường sư phạm đến đây đã tàn. Đã là canh bạc phải có thua, có được. Riêng tôi, chơi bạc với cuộc đời có thua cũng chẳng mất mát gì thêm, trở lại với vị trí xã hội đã dành cho: một người khốn khổ.
Đến chiều tôi đến phòng tổ chức đưa giấy báo cho ông trưởng phòng. Cầm giấy không cần xem lại, hắn trừng mắt quát tôi ngay:
– Ai bảo mày man khai lý lịch để lọt vào đây?
– Thưa ông, tôi không man khai một điều nào.
– Mày ngoan cố à? Tại sao tên Căn bị xử trí, mày không viết?
– Như thế là còn thiếu chứ không phải man khai.
– Với chính sách nhân đạo của đảng để cho mày được sống là may lắm rồi, nhưng phải nhớ rằng, không có một vị trí nào dành cho mày trong xã hội.
Nói xong hắn đưa cho tôi một tờ giấy đánh máy là quyết định đuổi tôi. Tôi chưa ra khỏi phòng thì thày hiệu trưởng Phạm Lăng đến, thày nói:
– Quyết định đuổi em không phải của trường mà do uỷ ban nhân dân tỉnh. Tôi cho phép em ở lại trường một tuần để làm đơn khiếu nại.
Nghe thày hiệu trưởng, chiều hôm đó tôi đến uỷ ban. Phòng thường trực đông người chờ đợi,tên nhân viên cầm bản quyết định của tôi xem lướt qua rồi hắn nói to:
– Bà con hãy lắng nghe tôi đọc:“… Sau khi phòng công an huyện Kiến xương và công an tỉnh Thái bình hoàn chỉnh hồ sơ để gửi lên bộ giáo dục. Bộ uỷ nhiệm cho uỷ ban nhân dân tỉnh Thái bình. Nay quyết định:
Điều một, đuổi tên Nguyễn Tâm con tên địa chủ cường hào gian ác, đầu sỏ Nguyễn Căn ra khỏi trường sư phạm.
Điều hai, bắt tên Nguyễn Tâm phải bồi thường học bổng trong thời gian học tập. Tên Nguyễn Căn có nhiều nợ máu với nông dân. Trước khi chết, y còn dặn con nên nhớ lấy ngày này…”
Lúc đó, nhiều kẻ lơ láo nhìn tôi. Mấy tên vô lại là khách đến xin giấy tờ, hô đả đảo ầm ĩ như bọn loạn thần kinh.
Không tự chủ được mình, từ phòng thường trực tôi lao ra đường. Đằng sau tôi vang lên một hồi két, két, két… Tôi ngoái lại, đầu chiếc ô tô tải gần sát lưng tôi. Người lái xe trong cabine văng ra hàng tràng chửi tục.
– Thằng khốn nạn, mày muốn chết à?
– Đ..mẹ mày, ông không nhanh chân tay thì mày về với Diêm Vương rồi con ạ!
Chẳng quan tâm đến những lời chửi rủa của gã lái xe, tôi chạy một mạch về làng Lạc đạo. Lúc đó, mặt trời sắp lặn, tôi về đến nhà trọ, các bạn cùng lớp đã đến đông, thày chủ nhiệm cũng có mặt, thày nói:
– Chiều hôm nay, thày triệu tập các em đến đây để thông báo tin buồn của em Tâm. Qua tám tháng học tập và chung sống với các em, thày có nhận xét rằng, em Tâm thông minh xuất chúng, học giỏi, khiêm tốn, và giúp đỡ các bạn trong học tập, ngoan ngoãn lễ độ với các thày. Hôm nay em Tâm phải chia tay với chúng ta là do lý lịch của gia đình. Đây là nỗi buồn chung. Thày mất một người trò giỏi, các em mất một người bạn tốt. Thày mong các em hãy thông cảm và cùng chia sẻ nỗi buồn với em Tâm.
Nghe thày nói, tất cả đều im lặng, nhìn tôi với một ánh mắt và vẻ mặt u buồn, nhiều bạn rưng rưng lệ. Sáng hôm sau, tôi dậy sớm để chào từ biệt một số bạn thân và đến chào thày chủ nhiệm. Thấy tôi đến, thày dắt tay tôi vào trên chiếc giường cá nhân của thày. Tôi nói:
– Thưa thày, bây giờ em về quê, em đến để chào thày.
– Đêm qua – thày nói – nghĩ về em làm thày thao thức mãi, thày muốn giúp em nhưng hoàn toàn bất lực. Đáng buồn là thời buổi này, làm điều ác thì dễ lắm, còn làm điều thiện thì không thể…
Thày nói tiếp:
– Tâm ạ, nỗi buồn của em hôm nay là nỗi buồn chung của dân tộc mai sau. Người ta vừa vùi dập những tài năng đang phát triển, vừa gạt bỏ và đầy đoạ những nhân tài, thử hỏi đến bao giờ đất nước này mới thoát khỏi cảnh bần cùng, lạc hậu?
Chào từ biệt thày Thu, tôi ra đường gặp thày dạy toán – thày Quý. Tôi chào thày và muốn nói với thày đôi lời trong lúc chia tay. Thật lạ lùng, để đáp lại lời chào lễ phép của tôi, thày nhìn tôi với ánh mắt hận thù rồi quay đi hướng khác.
Có lẽ vì lý thuyết đấu tranh giai cấp làm thày thay đổi thất thường?
Trên đường về quê, tôi đi theo quán tính, tâm trí chìm đắm trong những ý nghĩ miên man, quanh quẩn không lối thoát. Đến lúc này, ở quê tôi trở thành mục tiêu hấp dẫn để họ hành hạ. Vốn dĩ tôi vẫn phải cúi đầu xuống bùn ao, ngày nay họ sẽ dìm đầu tôi xuống thấp hơn, tôi sẽ chết dần mòn. Tôi tự hỏi còn ván bài nào khác trong bước đi của cuộc đời? Tôi có ý định lên Hà nội với chị Hoa nhưng biết đâu tình cảm của chị với tôi đã thay đổi, bị cuốn theo những trận cuồng phong về đạo đức? Chẳng những thế, cái miệng hùm, nọc rắn đâu phải chỉ có ở quê tôi mà tồn tại khắp nửa giang sơn đất nước này.
Thôi hãy coi đây là canh bạc mới, cứ từ bỏ quê hương đi nơi khác xem sao?
Đến đầu cầu Kìm tôi gặp chú Qua. Nhìn thấy tôi trước, chú gọi:
– Tâm! Họ đuổi cháu chưa?
– Thưa chú, họ đuổi cháu hôm qua. Bây giờ cháu về quê.
– Vì chữ ký trong bản lý lịch của cháu, dăm bữa nữa chú cũng bị tước quyền chủ tịch.
– Việc đã qua, cháu cũng chẳng có lỗi gì. Không lẽ mưu cầu tiến bộ, mưu cầu hạnh phúc cũng là một tội?
Tôi nói tiếp:
– Chú có thể giúp cháu một việc nữa được không?
– Việc gì? – Chú hỏi.
– Cháu phải từ biệt quê hương thôi chú ạ. Cháu nhờ chú giúp giấy tờ di chuyển?
– Được, chú còn đủ thời gian giúp cháu – chú Qua nói tiếp – Cứ lù đù như người khác, họ chẳng để ý đến. Ngược lại, từ nhỏ tới bây giờ cháu có tiếng thông minh, học giỏi mà lý lịch gia đình lại xấu nên trở thành cái bia hứng chịu những viên đạn của tính đố kỵ và lòng ghen ghét.
– Giấy tờ qua huyện thế nào, chú?
– Họ chẳng để ý đâu, nhưng không khéo để họ biết được lý lịch thì khổ đấy. Họ giữ lại để hành, biến thành một trò vui.
– Làm điều ác mà coi là một trò vui à, chú?
– Việc xã hội, cháu còn ngây thơ lắm. Bố cháu bị chết oan, ai mà chẳng biết. Buổi người ta bắn bố cháu, dân làng nô nức kéo nhau để xem. Nếu bán vé, chắc còn đông gấp nhiều lần xem chiếu bóng hay xem hát. Đó là một trò vui. Tâm lý của con người như ngựa vô cương, trâu vô sừng sẹo. Xưa kia khoa luân lý học như dây cương hướng con người đến cái chân, cái thiện, ngăn chặn những hành vi xấu của tâm lý. Ngày nay, ngoài sợi dây ràng buộc với đảng, con người không bị vướng mắc nào về mặt đạo đức. Thế thì thú tính và tội ác biến thành sở thích, thú vui chứ sao? Chú đơn cử một hiện tượng, cách đây ba năm, việc trốn khỏi quê hương của anh em thằng Núi. Gia đình nó còn nhẹ cân hơn gia đình cháu, anh em nó học hành chẳng ra gì. Thế mà chính quyền địa phương điên cuồng lắm tìm kiếm từ ấy đến nay. Vì họ bỏ xổng một con mồi, mất một trò vui trong việc họ hành hạ, vùi dập.
Kỳ 6 – Những người thân
Hồi ký Một ngày giông tố – Kỳ 6
HỒI HAI – Hà nội
Quãng đường dài mười lăm cây số từ quê tôi đi bộ đến bến ô tô thị xã lúc chín giờ. Chưa đến giờ xe chạy nên tôi đến trước cổng trường Hoàng văn Thụ để gặp anh Nguyễn ngọc Minh, bạn cùng lớp, xin anh một món nợ năm đồng, tôi mượn anh để thêm tiền may chiếc áo sơ mi bằng popeline trắng Trung quốc. Món nợ chẳng đáng là bao, tương đương với giá trị một thước vải kaki Nam định, nhưng hiện thời tôi không có để trả anh. Tiếc rằng giờ ra chơi giữa hai tiết học không thấy anh ra ngoài, tôi trở lại bến ô tô để đi Hà nội. Để mười sáu năm qua, mỗi khi nhớ đến, lương tâm tôi lại lên án: tôi là kẻ lừa đảo. Vì muốn trả anh qua bưu điện, tôi không biết địa chỉ thôn xã của anh mà chỉ nhớ quê anh ở huyện Hưng nhân. Muốn gửi đến trường lại sợ ảnh hưởng xấu đến anh là quan hệ với con cái kẻ thù giai cấp.I Những người thân
Bóng chiều đã ngả dài, chuyến xe khách từ thị xã Thái bình mới cập bến Kim liên. Tôi đi bộ qua phố Khâm thiên đến ô chợ dừa và hỏi thăm nhà chị Hoa. Lúc đó, tôi sực nhớ ra, cháu Lập – con trai đầu của chị đã lên hai, muốn mua cho cháu gói kẹo nhưng trong túi tôi chỉ còn hai hào. Thật hổ thẹn, lần đầu gặp cháu mà cậu chẳng có một thứ quà nào.Tôi đến nhà, anh Hoàng và chị Hoa đi làm chưa về. Gian nhà lá của gia đình chị khoảng hơn một chục thước vuông. Đồ dùng trong nhà đơn sơ: hai cái giường rẻ quạt ọp ẹp, vài ba chiếc xoong nồi và bát đũa rẻ tiền làm tôi ngao ngán. Mặc dù trước khi đi, tôi đã biết, anh Hoàng là cán bộ kỹ thuật nhà máy trong quy mô với mức lương mười đồng một tháng, chị Hoa đan len cả ngày và buổi tối cũng chỉ được trung bình hàng tháng vài chục đồng. Tổng số tiền thu nhập ấy làm sao nuôi được năm người sống cho đầy đủ? Mẹ chồng chị Hoa – một người đàn bà hiền lành, phúc hậu. Thấy tôi đến bà ân cần, cởi mở:
– Cậu lên đây cứ yên tâm ở với anh chị và các cháu, có gì ăn nấy, đừng lo ngại gì.
Bà nấu cơm xong thì chị Hoa về. Sau ba năm xa cách chị thay đổi nhiều làm tôi khó nhận ra: già đi nhiều và gầy yếu. Riêng anh Hoàng vẫn như xưa. Có lẽ vì sự có mặt của tôi làm anh khó chịu, anh lạnh lùng chẳng nói gì. Sau này tôi mới biết anh còn là bậc thày của Appagon. Đến bữa ăn, chẳng chào hỏi ai, anh nói:
– Lương ít, một đống người ăn sống làm sao được?
Quả thật trên đường đi, không có tiền ăn quà nên tôi đang đói. Mới ăn được một bát, nghe anh rể nói, tôi hổ thẹn quá, không ăn nữa.
– Sao cậu ăn ít thế? – Bà mẹ chồng chị Hoa hỏi.
– Thưa bà, cháu mệt – Tôi trả lời.
Thái độ của chị Hoa đối với tôi cũng thờ ơ, lạnh nhạt. Hiện tại, chị đã thay đổi nhân tình. Ngoài thời gian cải cách, tình thương của chị đối với các em chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc như bong bóng xà phòng.
Sau này, năm năm ở Hà thành, chị không biết em ở đâu và sống ra sao. Tuy vậy, về mặt kinh tế chị đáng thương chứ không đáng trách. Chị không thể bớt xén miếng ăn của chồng con để chia sẻ cho tôi.
Đêm ấy tôi thức trắng, lởn vởn những ý nghĩ tuyệt vọng:“Bây giờ ta đi đâu? Lại về quê chăng? Không ổn, về quê lúc này là tự sát. Bọn bất nhân sẽ điên cuồng hành hạ ta chết dần mòn. Than ôi! Canh bạc này ta mới chỉ bắt đầu mà đã vội vàng kết thúc rồi sao?…”
Sáng hôm sau, tôi nói với chị Hoa:
– Bây giờ em đến thăm cô và bá rồi đi… Em không thể chịu nhục ở đây, dù chỉ một tuần.
– Cậu định đi đâu?
– Em cũng chưa biết nữa.
– Tuỳ cậu – Lời nói của chị lạnh lùng, vô trách nhiệm như người dưng nước lã.
* *
*
Tôi đi xe điện lên bờ hồ Hoàn kiếm và từ đó đi bộ đến phố hàng Rươi
thăm cô tôi. Chồng cô – ông tổng cục trưởng, ngoài việc đến thăm, tôi có
ý định nhờ ông xin việc. Do vậy tôi nói với cô để thăm dò trước. Gần
mười hai giờ trưa, ông tổng cục trưởng – chú Nghiệm mới về. Bữa cơm
trưa, tôi ngồi bên chú. Hơi cơm gạo tám xoan bốc lên thơm phức, một mâm
đầy những món ăn hảo hạng: nem thịt gà, lạp xường, thịt nạc áp chảo,
thịt bò xào hành tây… hai bát nước mắm loại đặc biệt và một đĩa dưa cải
củ. Đầu bữa tôi gắp dưa chấm nước mắm, chẳng hiểu sao chú Nghiệm cầm bát
nước mắm ấy đổ vào bát kia và bảo cháu gái lấy chai rót nước mắm khác?
Cô vội bảo:*
– Chú không quen ăn dưa!
Tôi thoáng nghĩ, xưa kia còn ở thuở hàn vi, một lần chú ăn cơm nhà tôi. Bữa ăn có dưa cải nén và nhiều món khác, chú ăn dưa suốt bữa và khen ngon, tại sao đến nay chú lại không quen? Có lẽ vì cuộc sống vinh hoa đã làm chú phải xa lạ với món ăn dân tộc rẻ tiền này. Tôi liên tưởng đến truyện Hán sở tranh hùng: Lưu Bang vào Hàm dương, truyện Tam quốc: Lưu Bị sang Đông ngô cũng vì cuộc sống vinh hoa mà lãng quên sự nghiệp. Những người CS ngày nay có lẽ cũng đã quên cái sự nghiệp vì dân, làm cách mạng phục vụ nhân dân như ông Hồ đã nói. Họ không cần đếm xỉa đến cuộc sống cơ cực của người dân để đi đến sự nghiệp cách mạng phục vụ chính bản thân mình. Nhất là những người có quyền, có chức, có trong tay cuộc sống xa hoa, tại sao không tận hưởng để bù đắp lại những tháng năm trong lao tù của thực dân Pháp và thời kỳ chui rúc trong hang núi ở các chiến khu? Điều đó âu cũng là lẽ sống vĩnh hằng của nhân loại, nhưng bác nói:“Người cán bộ cách mạng là đầy tớ trung thành của người dân”. Lời lời châu ngọc khiêm nhường êm dịu quá khiến linh hồn của Molière phải hổ thẹn về Tartuffe của mình còn kém tài năng, và vua hài Charlot nếu ở Việt nam phải bạt vía siêu hồn. Tôi không bình luận gì thêm về những lời châu ngọc đó, quả là không tiền khoáng hậu, cười ra máu hoà trong nước mắt.
Tôi đến thăm cô lần đầu ở Hà nội, thế mà con dâu cô ghi vào sổ tạm trú cho ở một ngày. Đêm đó tôi cũng không ngủ được, nghe cô tôi nói chuyện với đức ông chồng:
– Cháu Tâm đến đây muốn nhờ ông xin việc?
– Với người khác thì dễ chứ cháu bà, tôi chịu.
– Tại sao, ông?
– Tôi nói bà cũng chẳng hiểu gì. Nước ta đang bước vào giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giai cấp quyết liệt lắm. Tôi xin việc cho cháu bà chưa chắc đã được, nếu họ biết lý lịch của anh bà, tôi không những mất quyền, mất chức mà còn bị khai trừ ra khỏi đảng, đuổi về quê. Giả dụ, tôi tự ý giải tán một công ty để hàng trăm người mất việc, điều đó chỉ là một khuyết điểm, nhưng nếu giúp đỡ con cái địa chủ, tư sản là một trọng tội.
– Thời kỳ ông đi vắng, anh tôi giúp đỡ vợ con ông, ông quên à?
– Một người cộng sản còn nghĩ đền ơn với nghĩa, sao nhãng lập trường thì làm cách mạng thế nào? Vả lại, trả ơn, trả nghĩa theo ý nông cạn của bà trong giai đoạn hiện nay là con đường dẫn cả nhà xuống vực.
Sau đó, cô tôi khóc thút thít. Tôi vẫn nằm im nghĩ đến nhân tình thế thái. Chồng cô – chú Nghiệm xuất thân từ một gia đình khá giả, người rất xấu, cao lêu đêu, gầy yếu, da sạm, mặt lưỡi cày. Chú học dốt quá, chưa hết tiểu học thì bỏ dở. Khi lấy cô tôi, được một đứa con trai, chú đi đâu không ai biết, vài năm sau mới được tin chú tham gia vào đảng Cộng sản Đông dương, bị bắt tù ở Côn đảo. Đến năm 1936, nhờ có mặt trận bình dân Pháp ra đời, chú mới được trả tự do. Về nhà chú đẻ thêm một đứa con gái nữa rồi tham gia mặt trận Việt minh vào chiến khu chống thực dân Pháp.
Thương người em gái xa chồng, một mình phụng dưỡng bố mẹ chồng, bố tôi hết lòng giúp đỡ cô và hai cháu. Ông tổng cục trưởng phủi sạch công ơn đó ngày nay cũng là lẽ thường tình nếu không lấy oán trả ân. Vả lại, họ thường tuyên truyền chủ nghĩa xã hội là mùa xuân của nhân loại, mặc dù công cuộc ấy mới bắt đầu nhưng cuộc sống của ông tổng cục trưởng đang nở hoa như một mùa xuân. Với cương vị cán bộ trung cao cấp, được nâng đỡ và ưu tiên tuyệt đối về bằng cấp, ông mới đang học bổ túc văn hoá lớp bốn. Do vậy chức tổng cục trưởng của ông là chứng chỉ những năm tháng gian nan làm cách mạng chứ không phải do trình độ chuyên môn và văn hoá. Ông tự biết rằng nếu không có đảng, đời ông không thể được vinh hoa như thế. Là tổng cục trưởng cục thực phẩm, ngoài những đặc quyền đặc lợi khác, ông có quyền mãn nguyện về vật chất bao gồm những thứ cao lương, mỹ vị. Đây là một bằng chứng về sự đổi đời của thiên hạ, không nhầm với câu sấm trạng.
* *
*
Sáng hôm sau, tôi đến hàng Bạc thăm bá (quê tôi gọi chị mẹ là bá).
Năm ấy, bá đã năm mươi bảy tuổi. Mẹ tôi và bá là hai chị em cùng cha
cùng mẹ nhưng dáng người, khuôn mặt và tính tình không có nét nào giống
nhau. Mẹ tôi đầy đặn, phúc hậu, mặt tươi như hoa. Còn bá thì gầy yếu,
nét mặt buồn mếu máo. Bá lưu lạc quê hương từ hồi còn trẻ, lấy làm vợ
hai một người buôn bè vùng Thường tín. Sau khi được bốn người con thì
ông chồng về cõi, bá một mình nuôi đàn con dại chẳng được học hành gì.
Năm 1954, các con đã trưởng thành, trai có vợ, gái đã có chồng. Gia đình
bá học được nghề làm và kinh doanh giỏ, làm ăn phát đạt. Anh con trai
từ chỗ nghèo hèn nay kinh tế gia đình sung túc, anh thả sức ăn chơi phá
phách theo cách của kẻ vũ phu, vô học. Người chị cả theo chồng vào Nam,
còn lại hai em gái mới có chút tí của đã tỏ ra khinh người như rác, cái
mặt cứ vênh lên.*
Nhà bá bên trong ngõ hẹp, một gian nhà thước thợ sâu thẳm, tối om, mái lợp tôn. Về mùa hè, trong nhà nóng như hun. Những đêm mưa rào, hạt mưa rơi xuống mái tôn kêu lốp bốp, rầm rầm như sắp đổ cửa, đổ nhà. Bên trong nhà chất đầy rơm, dẻ vụn và vỏ ấm giỏ.
Tôi đến, bá đang khâu nắp ấm, hai người đàn bà lạ mặt đang nhồi rơm vào vỏ ấm. Một người làm thuê cơm nuôi, mỗi tháng hai mươi đồng, còn người kia là cháu họ. Sau khi tôi tự giới thiệu mình, bá hỏi tôi với thái độ lạnh lùng:
– Mày đến nhà con Hoa và ông Nghiệm chưa?
– Thưa bá cháu đã đến nhà chị cháu hôm kia, hôm qua đến nhà chú cháu.
– Ông Nghiệm xin việc cho mày làm chứ?
– Chú cháu bảo hiện nay không xin được.
Bá cười, mặt bá lại càng mếu máo thảm thương hơn:
– Tưởng xin cho mày làm cán bộ có quyền hành mới khó, chứ một nhân viên làm công ăn lương thì ông Nghiệm dễ như trở bàn tay.
– Thưa bá, cháu cũng chỉ mong có được một việc làm để kiếm sống, dù việc gì cũng được nhưng chú cháu từ chối vì…
– Tao biết rồi – Bá ngắt lời – ông Nghiệm từ chối vì sợ lý lịch của bố mày. Thời nay, những người như mày người ta phải vùi xuống bùn đen, chẳng ai thương, chẳng ai dám giúp đỡ để mắc tội liên quan mất quyền, mất chức như chơi.
Bá nói thêm vẫn với vẻ lạnh lùng:
– Nói thật nhà tao hiện nay có việc, mày muốn làm thì ở lại đây?
– Vâng, được bá giúp, cháu không bao giờ dám quên ơn – Tôi vui mừng trả lời bá.
Ngay sau đó, tôi bắt tay vào làm việc, trong lòng thấy yên tâm, nhẹ nhõm, nhưng sự đời đến với tôi đâu có dễ dàng, êm đẹp? Người con trai của bá – anh Tuân nếu coi tôi như người làm thuê cũng là điều may mắn. Ngược lại, anh đối xử với tôi như một tên nô lệ. Anh quy định giờ làm việc từ bốn giờ sáng đến mười giờ đêm, ăn xong bữa phải làm ngay, còn tiền công thì không nói đến. Anh chẳng làm gì cả, đêm diện hết bộ này đến bộ khác đi chơi gái, ban ngày nằm ngủ. Bà mẹ lại tham công tiếc việc không điều khiển nổi con, quay ra hành cháu. Có hôm tôi sốt suốt đêm, đến bốn giờ sáng bá vẫn dựng dậy làm, bá nói:
– Tâm ơi, mày không làm, con tao nó nói tao.
– Hôm nay, cháu bị sốt, cháu xin được nghỉ.
– Mày phải biết thời thế đã thay đổi rồi“con vua thất thế phải ra quét chùa”. Mày không làm tao không dám chứa mày đâu.
Tôi tự nhủ đành phục tùng số phận. Tôi lóp ngóp bò dậy đi làm, cái mệt mỏi do bệnh cộng thêm nỗi buồn vì những lời nói và hành động“ân tình”của bá. Đúng là sự đời“giậu đổ bìm leo”.
Bữa cơm nhà bá hàng ngày là những món ăn theo quy luật tuần hoàn: cá mè nấu củ cải hoặc xu hào, lòng trâu, lòng bò xào hoặc thịt lợn thủ kho mặn. Bá mua những thực phẩm đó ở chợ hàng Bè vào buổi chiều, phần lớn đã ôi thiu nên rẻ tiền. Đó là cách tiêu tiền của một người phải chịu cuộc sống nghèo khổ kéo dài lê thê nhiều năm trong qua khứ đã biến thành một thói quen, một bản năng. Hiện tại, kinh tế rất khấm khá nhưng có lẽ chưa bao giờ bá nghĩ đến hoặc dám mất tiền mua một món ăn ngon. Trái lại, anh con trai tha hồ phung phí, một đêm đi chơi gái có thể bằng một tháng ăn tiêu của cả gia đình.
Từ cuộc sống nhà bá làm tôi nhớ lại thời
kỳ cải cách, nhiều người bị quy là địa chủ, bị nhục hình và bị cướp hết tài sản. Những người đó cũng tham công tiếc việc, thức khuya dậy sớm, quanh năm chân lấm, tay bùn, quần nâu, áo vải, không dám ăn no, dành dụm ki cóp từng hào để làm giàu. Có người trong số họ không biết đến hương vị một bát phở, một tách cà phê, cả đời quanh quẩn với mảnh ruộng, với luỹ tre làng, không biết thế nào là thị trấn hay thị xã. Có lẽ từ khi hình thành xã hội loài người đến nay mới xuất hiện những con người lương thiện chỉ biết cần và kiệm trở thành nạn nhân đáng thương như vậy.
Một hôm tôi đang làm, một em học sinh hàng xóm sang chơi, nó cầm quyển truyện, xem đầu đề, tôi thích nên hỏi mượn. Nó đồng ý cho mượn nhưng hai ngày phải trả. Tôi nghĩ, cả ngày phải làm suốt đến mười giờ đêm, thời gian đâu mà đọc? Tôi quyết định đọc phần đêm còn lại.
Đêm hôm đó, đến hai giờ anh Tuân đi chơi về, anh hỏi:
– Chú đọc gì đấy?
– Em đọc“Con đường sấm sét”của Abraham, nhà văn Nam phi.
Anh cười mỉa mai và nói:
– Cuộc đời chú cũng là con đường sấm sét, việc gì phải đọc nữa? Cứ ôn lại quá khứ và nghĩ đến tương lai của chú có thể còn ly kỳ hơn nhiều.
– Em biết cuộc đời em là một thực tế phũ phàng, tàn nhẫn nhưng em đọc xem văn viết có hay không?
– Chú còn nghĩ đến văn chương nữa cơ à? – Anh nói vẻ chua chát, châm biếm – Theo tôi, chú nên nghĩ đến miếng cơm, manh áo. Văn chương chẳng giúp gì được chú. Trong xã hội hiện nay, có mấy người văn hay chữ tốt được sung sướng đâu, chỉ là những kẻ làm thuê với đồng lương rẻ mạt. Ngược lại bọn có quyền, có chức, có cuộc sống xa hoa như ông Nghiệm người nhà chú chẳng hạn, có mấy ai học rộng, tài cao? Người dân thường thì chẳng cần biết chữ nghĩa gì, nếu biết xoay xở thì có cuộc sống đàng hoàng. Như tôi, học hành chẳng ra gì, chưa thoát khỏi đại học chữ to, thế mà cuộc đời tôi hơn nhiều nhà trí thức. Ra đường, giữa tôi và họ, ai được tôn trọng hơn ai? Tiền là trên hết, tiền mới thực sự là đức chúa đáng kính của con người. Nếu những ai không tôn thờ đồng tiền, không nghĩ cách làm tiền, dù rằng bất cứ cách gì, tôi cho là một lũ ngu hết chỗ nói. Đứa con gái bán trôn nuôi miệng còn là một thực tế đáng nể hơn những người rỗi hơi như chú. Vả lại, chú có giỏi như ông Nguyễn mạnh Tường thời này cũng bị vùi sâu xuống dòng sông Tô lịch, muốn làm culi cũng chẳng ai chấp nhận.
Lúc đó bá tỉnh dậy. Bá nổi cơn tam bành:
– Tâm, mày đọc truyện có gặm chữ ra mà ăn không? Mày phải chịu thương, chịu khó mà lam, mà làm, thân lươn bao quản lấm đầu, không thể bắt chước người ta được. Khổ chưa? Không biết thân, biết phận mà còn đọc truyện với trò, chữ với nghĩa. Đứa nào thích chữ nghĩa không ở nhà này được. Tuỳ mày! – Bá gầm lên vì tức giận.
Nghe anh Tuân và bá xỉ vả, tôi tủi nhục lên giường nằm, hôm sau trả truyện. Đêm đó, tôi thức trắng, nghĩ miên man. Trời ơi, sao lại có sự ngẫu nhiên kỳ lạ thế? Đang đọc truyện Con đường sấm sét thì sấm sét dội lên đầu. Nếu cuộc sống cứ thế này, tôi thực sự trở thành một tên nô lệ, không được đọc sách, không biết đường xá, phố phường. Cả bầu trời tôi cũng chỉ được ngắm một mảnh nhỏ con con. Năm 1633, Galiléo bị cầm cố chung thân trong ngục tối vì cái tội bảo quả đất quay tròn, ngày nay, tôi bị cầm cố trong ngôi nhà thước thợ tối om, sâu thẳm vì cái tội gì? Chỉ có làm và làm một ngày mười tám giờ để có bữa ăn mà tồn tại. Cuộc đời thế đấy, biết làm sao?
Tôi thích đọc sách từ khi còn nhỏ. Năm ấy, tôi lên chín tuổi, chị cả tôi đi chợ huyện mua được quyển Chiêu quân cống Hồ, tôi say mê đọc, đến bữa không muốn ăn, đêm không ngủ. Tâm hồn tôi bị cuốn hút theo cảnh chia ly sầu thảm của nàng Chiêu quân. Thương cảm nàng như chính tôi là người đang trong cuộc, không biết tôi đã khóc từ lúc nào? Bố tôi nhìn thấy, người nói:
– Con hay đa sầu, đa cảm, đời con rồi chỉ khổ thôi!
Đây là lần đầu tôi đọc truyện.
* *
*
Một buổi chiều, sau khi giao hàng xong, bá đi đâu vắng. Một lúc bá tất tưởi chạy về và hỏi tôi:*
– Mày có cầm túi tiền của tao không?
– Thưa bá, cháu không biết.
– Mày lấy túi tiền của tao rồi, giấu đâu phải trả ngay. Nếu không tao báo công an.
Đột ngột bị vu khống, không tự chủ được mình, tôi nói:
– Cháu không ngờ, bá tàn nhẫn quá!
– Vừa ăn cướp, vừa la làng à? Quân khốn nạn!
Không chịu đựng nổi, tôi đứng phắt dậy, lao ra đường. Rẽ sang phố Đinh liệt, tôi ra ngồi bên bờ hồ Hoàn kiếm, lòng đau đớn, nhục nhã. Tôi tự hỏi:“Ta đi đâu bây giờ? Trở về quê, chúng hành mình cũng chết. Còn ở đây, với việc quản lý ngặt nghèo qua sổ hộ tịch và tem lương thực, ngoài những thân nhân, ai dám cho ta ở nhờ và làm việc? Tôi lơ đãng nhìn những lá vàng trôi bồng bềnh trên mặt nước mà lòng thấy xót xa như dao cắt. Lá vàng rời khỏi cành rồi huỷ hoại, đó là quy luật. Còn tôi mới mười tám tuổi cũng lênh đênh trôi nổi như số phận những chiếc lá vàng trên mặt hồ, rồi rẽ dạt vào đâu?
Khi đó, anh Tuân đi xe đạp qua, thấy tôi anh gọi:
– Tâm! Tại sao chú không làm mà ra đây ngồi?
Tôi kể lại đầu đuôi sự việc, anh Tuân nói:
– Bà hay đãng trí và thiếu bình tĩnh, chú cứ về nhà, anh sẽ liệu.
Tôi theo anh Tuân về, bá lại đi đâu vắng. Anh Tuân mở nắp mấy ấm giỏ xếp bên trên, thì ra bá quẳng túi tiền vào một chiếc, đậy nắp lại rồi quên, thế là vội trút nỗi oan lên đầu cháu. vừa tìm thấy túi tiền thì bá cũng về, đi cùng với công an hộ tịch. Anh Tuân vội chạy ra sân mắng mẹ:
– Bà cứ giữ cái tính ấy còn làm khổ con cháu.
– Nó không lấy thì còn ai nữa?
– Ai cho túi tiền vào đây? – Anh Tuân bưng cả chiếc ấm giỏ đưa cho mẹ.
– Chết rồi, tao bỏ vào rồi quên – Bá mừng quá, bật một nụ cười thêm mếu máo.
– Thưa bà, việc thế là xong chứ ạ? – Công an hỏi.
– Xin lỗi anh, tôi đã nhầm.
Thật lạ lùng, làm phiền một người thì xin lỗi, làm nhục cháu thì cứ dửng dưng. Sự việc diễn ra làm tôi nhớ đến lời của Loan bố:“Khốn cùng mà không nhục đến thân, nhụt mất chí thì không phải là người…”. Tôi tự an ủi mình, cố nhẫn nhục chịu đựng.
Đêm đó, tưởng tôi đã ngủ, hai mẹ con anh Tuân nói chuyện với nhau:
– Bà lẩn thẩn lắm, thuê người khác ph�
�i trả công tử tế, nếu đưa nó ra chính quyền là phiền toái. Hiện nay, bà có biết không, họ cấm thuê người làm để bóc lột sức lao động. Còn thằng Tâm, cứ nói nó là cháu, bà làm thế nào nó cũng chịu. Hôm nay bà đổ vạ cho nó, nếu nó bỏ đi, bà mất người làm.
– Không có nó, tao thuê người khác.
– Ừ, thì thuê người khác như con Hồng chẳng hạn, bà có bắt nó làm việc cả ngày lẫn đêm được không? Hết tháng, bà có dám quỵt tiền công của nó không? Muốn được lợi, bà phải khôn khéo, lại được tiếng cháu thất cơ sống nhờ vào bá…
Thế đấy, tôi không cần nói gì thêm cái“hảo tâm”của gia đình này.
Vài tuần sau, chú Nghiệm đến, chú niềm nở đưa cho tôi giấy báo tựu trường và nói:
– Trường sư phạm lại gọi cháu về học.
Tôi biết, đây là sự nhầm lẫn của phòng giáo vụ. Không bao giờ họ có thiện chí ấy. Cuộc tàn sát người vô tội đến kinh thiên động địa, kèm theo những hành động cướp giật hồi cải cách họ cũng chỉ xoa dịu dư luận bằng nước bọt. Còn biết bao dân thường bỏ mạng hoặc tan cửa, nát nhà vì sự tình nghi liên quan với địch trong chiến tranh, chính họ là thủ phạm gây tội ác nhưng họ đã bước qua những đau thương ấy không cần nhìn lại. Thế thì tại sao tôi có thể tin loài thú dữ lại có trái tim người? Tuy nhiên, tôi muốn giấy báo tựu trường này thành một màn kịch để xem những thân nhân của tôi tỏ thái độ gì?
Được tin đó, bá niềm nở nói:
– Về trường học, cháu sẽ trở thành thày giáo.
– Thưa bá, giáo dục cũng là một nghề để kiếm sống thôi, có cao sang gì?
– Bá và các anh, chị mừng cho cháu. Sau này đừng quên đến thăm bá nhé!
Thái độ của anh Tuân cũng thay đổi khác thường, anh nói:
– Chú về học gặp nhiều may mắn, chúc chú thành đạt.
– Bá muốn thằng em cháu lên đây với bá, cứ ở quê thì khổ lắm – Bá nói.
Tôi thoáng nghĩ, bá chỉ cần người làm không công để kiếm lời, có thương ai đâu? Nhưng Đản ở quê thì khổ thật, làm vất vả ngày đêm mà vẫn đói rét. Tuy giống như ngục tù cả nhưng nơi cầm cố này còn được bữa ăn no. Tôi quyết định viết thư bảo em tôi lên Hà nội.
Bá cho tôi năm đồng để mua vé ô tô về thị xã và ăn uống trên đường. Số tiền này có lẽ là tiền công của tôi trong ba tháng.
Trước khi ra bến Kim liên, sáng sớm tôi đến nhà chị Hoa để chào anh chị. Anh Hoàng và chị Hoa cũng tỏ ra mừng rỡ. Chị ra cửa hàng bách hoá đầu ô mua cho tôi một mảnh vải kaki Nam định. Xem ra lúc này ai cũng tay bắt, mặt mừng. Câu nói khi vui thì vỗ tay vào là như thế.
Đến bến ô tô thị xã, tôi gặp Lê đình Nhai, bạn cùng lớp, Nhai hỏi:
– Mày đi đâu đấy?
– Từ Hà nội về, tao nhận được một giấy báo tựu trường. Có lẽ đây là sự nhầm lẫn.
– Nhầm rồi – Nhai nói – hôm qua khai giảng, ông hiệu phó còn hằn học nói đến mày bị đuổi.
Màn kịch nhanh chóng hạ màn. Tôi chào Nhai lại lên ô tô về Hà nội, mãi đến mười giờ đêm mới tới nhà chị Hoa. Không còn tiền ăn đường, tôi phải một phen đói hoa cả mắt.
Nghe tôi thuật lại, chị Hoa, anh Hoàng im lặng tỏ thái độ hững hờ, lạnh lùng như trước. Sáng hôm sau, tôi trở lại hàng Bạc để lại mảnh vải ka ki ở nhà chị.
Ba ngày sau, vào buổi tối Đản đến. Thấy em tôi xanh xao, gầy yếu, chiếc áo sơ mi phin trắng Nam định cài lệch khuy, tôi vật ra giường nằm khóc như đứa trẻ, thương số phận em tàn nhẫn quá. Đành rằng, ở quê anh Quang đang bị chính quyền địa phương vùi dập, hắt hủi nhưng sao anh thiếu quan tâm đến đứa em côi cút, hiền lành chỉ biết cam chịu và phục tùng mọi nỗi đời tủi nhục?
Đản là đứa cháu – một tên nô lệ làm việc tận tuỵ trung thành cho bá cho đến ngày tận số (bị bom bi Mỹ ở hàng Bạc năm 1967). Bảy năm sống ở Hà thành, ngoài miếng cơm, manh áo, em không bao giờ được thưởng thức một đêm vui, một trò chơi giải trí. Và có lẽ chưa một lần bước đến rạp chiếu phim, nhà hát hay một quán cà phê.
Đản thông minh, mới học dở lớp ba, thế mà mấy năm tự học toán với thời gian hạn hẹp vào ban đêm, em đã giải được những bài khảo sát hàm số và phương trình lượng giác của lớp mười.
Cũng may, sau này Đản không bị cấm kỵ đọc sách như tôi. Tội nghiệp một kiếp người đầu thai lầm thời đại.
* *
*
Cuối năm 1960, có người ngoài bốn chục, họ hàng với gia đình bá, ông
đến thăm và nói sắp sửa thành lập tổ hợp tác đóng thùng nước mắm gia
công cho xưởng Phú viên. Địa điểm chùa Đức vua, dốc hàng Than. Tôi xin
làm ở đó, bá không muốn nhưng bề ngoài miễn cưỡng phải bằng lòng. Góp cổ
phần hai mươi đồng, cô tôi cho mười đồng, còn thiếu mười đồng, tôi đến
chị Hoa lấy lại mảnh vải ka ki Nam định bán đi là đủ. Nhưng mảnh vải chị
đã bán rồi, thật bực mình, chị đã cho em còn đòi lại. Tôi nghĩ, lúc này
không mềm dẻo là hỏng việc, tôi nhún mình xin chị:*
– Vì thiếu chị phải bán đi nhưng nay em cần số tiền tương đương thế để có việc làm, em xin lại chị.
Chị Hoa đưa tôi mười đồng và nói:
– Tôi tưởng cậu trở về học ở trường sư phạm, nếu không thì… Mấy tháng làm, bá không cho tiền à?
– Sáu tháng làm không công, em xin tiền góp cổ phần bá bảo không có.
Tôi đi làm, ăn ở đó, tối về hàng Bạc ngủ nhờ. Anh Tuân nói với mẹ, vào quán trọ phải mất tiền, nó muốn về đây ngủ, mỗi buổi tối phải làm một tiếng, nếu làm hơn, bà trả công cho nó.
Lần đầu tôi làm việc nặng nhọc, cầm cái bào khum khum lưỡi hến bào lòng nan thùng nước mắm. Lúc đó, các ngón và bàn tay phồng lên, sau đó toét ra bóc đi từng mảng, tôi lấy vải quấn vào tay lại tiếp tục làm. Gần sơn, tôi bị lở, ngứa ngáy khó chịu như bệnh ghẻ. Giờ làm việc không quy định, từ sớm đến tối hẳn mới thu dọn nghỉ. Sau đó, muốn được ngủ nhờ, tôi phải làm thêm ấm giỏ ở nhà bá thêm một hai giờ nữa.
Gần đến tết, đường phố tấp nập người đi mua sắm, tôi vẫn lủi thủi đi làm với tâm trạng chán chường, mệt mỏi. Buổi tối, tôi muốn dạo chơi cho thanh thản nhưng nếu không làm thêm cho bá chắc cái quán trọ kia sẽ đóng cưả lại, không cho tôi vào nữa.
Tết năm ấy, tôi và Đản về quê. Khi ấy, tôi đã có mấy chục đồng tiền công ở tổ hợp tác, mỗi công được một đồng. Đến mười hai tháng giêng, hai anh em tôi mới lên Hà nội.
Cậu tôi – cậu Gạch cũng mới lên thăm chị, cậu nói:
– Cậu lên thăm bá, được tin hai anh em cháu ở đây,
cậu mừng. Dù rằng, nơi đây vẫn trong cái đất nước đau thương và tội ác này nhưng tránh được bọn mặt người dạ thú ở quê hương ít nhiều cũng là một điều may cháu ạ. Nhân tiện, cậu nói chuyện với cháu dài một chút. Ở quê, cậu được nghe nhiều người khen cháu, tiếc rằng, không hợp thời hợp thế cũng đành phải chịu. Cậu nghe bá và anh Tuân nói, bao giờ cũng thấy cháu buồn. Cuộc đời như cháu buồn là phải, nhưng cháu có biết rằng, buồn cũng là một tội của xã hội này không?
Ngừng một lát, cậu tiếp:
– Ở nông thôn hiện nay phải vào hợp tác. Trước mắt làm theo điều khiển. Rồi đây có thể phải ăn chung ở các nhà ăn tập thể, tiến tới ăn theo điều khiển. Thành phố cũng vậy, chế độ tem phiếu hiện nay, nhà nước cho ăn gì phải ăn thế, phải xếp hàng mua không được lựa chọn. Miếng ăn được điều khiển cho từng người về số lượng và chất lượng theo vị trí đứng trong xã hội. Ngoài cấp lãnh đạo được làm mưa làm gió, đảng muốn mọi người biến thành những cái máy, chỉ khác ở chỗ không ăn dầu mỡ cơ khí, mà ăn cơm gạo. Như thế trái tim và khối óc của từng người là thừa đối với trật tự của xã hội. Buồn, thương, nhớ tiếc là biểu hiện của trái tim và khối óc, ai cho phép trái tim và khối óc của những kẻ dưới mức cùng đinh như cháu được can thiệp vào trật tự của xã hội. Đảng bắt mọi người phải sống theo khuôn khổ, cụ thể là đảng bảo vui phải cười, đảng bảo hoan hô phải vỗ tay, đảng bảo phản đối là phải hô đả đảo, đảng bảo căm thù, cặp mắt phải bừng bừng như bốc lửa, đảng bảo làm là phải vận hành như máy, đảng bảo tiến lên phải như mũi tên bay về phía trước. Đảng đã nói, phải tin tuyệt đối. Đảng không muốn đám dân đen có trái tim và khối óc. Do vậy, đảng cấm mọi nỗi sầu thương, nhớ tiếc. Đảng dạy người dân phải có khí thế hào hùng cách mạng, ai không hưởng ứng là kẻ thù của đảng. Phương ngôn có câu“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đảng muốn thay đổi lại:“Cha mẹ sinh con, đảng sinh tính”. Nhưng tính đảng chỉ có một từ đó suy ra, để phù hợp với hoàn cảnh, mọi người có chung một tính đó là tính đảng, ý chí của đảng thay mọi con tim, khối óc. Tiếng nói của đảng là lời phát ngôn duy nhất. Muốn được sống bình yên, mỗi người phải biến thành hai cái máy, một máy ghi và phát lại âm thanh của đảng, sao cho người nước ngoài đến đất nước này chỉ thấy cái chung và lịch sử, không tìm thấy một cá nhân nào.
Cậu châm thuốc hút, xả khói mù mịt rồi cậu tiếp:
– Cụ Gia cát lượng đã nói:“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, việc làm của họ trái với lòng người phản lại quy luật phát triển của lịch sử sao mà thành công được! Tuy nhiên dân tộc đã đang phải gánh chịu những hậu quả trời không dung, đất không tha chưa thể lường hết.
Sau nhiều giây im lặng như sực nhớ ra một sự kiện, cậu lại nói:
– Hiện nay, một vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm đến nhiều, đó là lệnh tập trung cải tạo. Thực chất của lệnh này, cậu cho là một biện pháp giết hoặc đầy đoạ người kiểu mới.
Nói đến đây, mắt cậu sáng lên như phát hiện ra một điều mới mẻ rồi nhoà dần ảm đạm trong nỗi buồn. Cậu nói với tôi, thực ra cậu đang nói với chính mình. Cậu là người trong cuộc, không có phương kế nào cứu cậu ra khỏi vòng tập trung cải tạo. Đến cuối năm, cậu khăn gói lên đường mười hai năm. Cậu không một nét nào giống mẹ tôi và bá, cao to, cặp mắt tinh nhanh. Tuổi trẻ cậu bôn ba từng trải nhiều nơi, cậu thường ngâm nga:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú xuân cũng trải, Đồng nai cũng từng.
Thời kháng Pháp, cậu cộng tác với đối phương đeo lon trung uý. Năm 1951, cậu về làng, thành lập địa phương quân, xây đồn chống Cộng. Cuối năm 1952, cậu tình nguyện dâng đồn cho Vẹm, lúc đó được coi là người lập công chuộc tội. Lập trường thay đổi, bấp bênh của cậu là cái giá phải trả sau này. Hồi cải cách, cậu bị bắt giam và bị đưa ra đấu tố. Cũng may là đợt cuối cùng, đoàn sửa sai về kịp, cậu mới thoát khỏi cảnh làm đồ đệ của Diêm vương.
Cậu hạ thấp giọng biểu hiện sự căm hờn và rên xiết:
– Một con bò còn sức kéo nếu mổ ăn thịt là không kinh tế. Một con người có tội (theo quan điểm của họ là có tội), nếu đem hành quyết chỗ đông người vừa mang tiếng là tàn bạo, vừa không kinh tế. Với khẩu hiệu bắt nhầm còn hơn bỏ sót, hãy đưa kẻ phạm tội vào rừng núi, biến thành thân trâu ngựa làm ra của cải vật chất. Để từng thớ thịt trong cơ bắp nó teo dần, từng tế bào thần kinh cũng huỷ hoại dần, cứ thế một vài chục năm sẽ tự nó dẫn thân về địa ngục. Khi thấy cần phải làm ngay mục đích sẽ cho nó lặng lẽ yên nghỉ nơi vực thẳm. Nếu ai may mắn được tha về cũng thân tàn chờ ngày…
Nếu như hồi cải cách, bọn quỷ đỏ vừa giết người vừa hò la, gào thét thì nay với gọi là “lệnh tập trung cải tạo”, sau khi uống máu người, chúng lau mồm bằng khăn sực nước hoa.
Lệnh tập trung cải tạo bắt những người không có hành vi phạm pháp, mà bắt vì tư tưởng. Do đó, họ có thể bắt bất cứ ai nếu họ thấy nghi ngờ. Hồi cải cách, cái gọi là “toà án nhân dân đặc biệt”, đặc biệt ở chỗ không cần chứng cớ thì lệnh tập trung cải tạo cũng đặc biệt như vậy. Cậu nhắc lại rằng, buồn bã, chán đời cũng là một tội – tội không yêu cuộc đời, không yêu chế độ, nếu không ghi trong bộ “luật rừng”thì rơi vào diện tập trung cải tạo. Bởi vì luật pháp của họ không cần công minh hay công lý mà chỉ là một công cụ của nền chuyên chính vô sản…
Nghe cậu nói đến đây, bá xen vào:
– Nói làm gì nữa, nó bướng lắm. Cứ ở đây, nó phải đi cải tạo, tôi mắc tội liên quan cũng khổ nhục. Tâm ạ, mày đi chỗ khác mà ở.
– Em xin chị – Cậu nói – hãy thương lấy cháu, đừng làm thế.
– Nó ở đây, tôi chẳng được lợi lộc gì, mà còn có hại. Tôi không chứa nó nữa.
Tôi thoáng nghĩ ở chùa Đức vua, những người Hà vĩ ra tạm trú để làm, ta đến nói với anh Cương xin ở nhờ vậy.
– Thôi được, cháu theo ý bá. Chào bá, chào cậu, cháu sẽ đi ngay.
Hồi ký- Phần 1: Một ngày giông tố
- Kỳ 1 – Giới thiệu
- Kỳ 2 – Bản tóm lược.
- Kỳ 3 – Những năm kháng chiến chống Pháp
- Kỳ 4 – Thời kì cải cách ruộng đất.
- Kỳ 5 – Những năm tháng đến trường gian nan và tủi nhục
- Kỳ 6 – Những người thân
- Kỳ 7 – Năm năm nối tiếp (1)
- Kỳ 8 – Năm năm nối tiếp (2) – Chị Bích Hằng.
- Kỳ 9 – Năm năm nối tiếp (3)
- Kỳ 10 – Năm năm nối tiếp (4)
- Kỳ 11 – Năm năm nối tiếp (5)
- Giới thiệu blog Một ngày giông tố – Eventful Day
- Kỳ 12 – HỒI BA – Nhà tù – Hoả lò
- Kỳ 13 – Nhà tù – Trại cải tạo An thịnh (1)
- Kỳ 14 – Nhà tù – Trại cải tạo An thịnh (2)
- Kỳ 15 – Nhà tù – Trại cải tạo An thịnh (3)
- Kỳ 16 – Nhà tù – Trại cải tạo An thịnh (4)
- Kỳ 17- Nhà tù – Trại cải tạo Vĩnh quang (1)
- Kỳ 18- Nhà tù – Trại cải tạo Vĩnh quang (2)
- Kỳ 19- Nhà tù – Trại cải tạo Vĩnh quang (3)
- Kỳ 20 – HỒI BỐN – Ngày về
Hồi ký- Phần 2: NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC – Unfortunate people
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0221
Tôi gửi cho DLB câu chuyện có thật 100%. Đây là câu chuyện trong cải cách ruộng đất ở quê tôi. Nay tôi đã già rồi, nếu không viết lại được thì e rằng câu chuyện này tôi sẽ mang về cõi âm mãi mãi. Chuyện là thế này:
Văn Quang – Từ Sài Gòn, ngày 15.6.2012
Một thương lái Trung Quốc ở trạm mua khóm xã Long Định
Nhiều thương lái Trung Quốc xuất hiện mua khóm loại 1 (từ 1 kg/trái trở lên) với giá 4.000đồng/kg. Thấy dễ kiếm lời, một chủ vựa khóm ở thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước đã thu gom được 2 container (hơn 42 tấn) để bán lại cho thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó, thương lái Trung Quốc không mua nữa với lý do có tình trạng khóm nhỏ dưới 1 kg/trái trộn vào khóm loại 1.
Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.
Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển.
Trà Mi: Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay?
Thiếu tá Cẩm Vân: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác.
Trà Mi: Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà?
Thiếu tá Cẩm Vân: Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm.
Trà Mi: Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp?
Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.
Trà Mi: Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung.
Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
Trà Mi: Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng?
Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam?
Thiếu tá Cẩm Vân: Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
Trà Mi: Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam?
Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Trà Mi: Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì?
Thiếu tá Cẩm Vân: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước.
Trà Mi: Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?
Thiếu tá Cẩm Vân: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai.
Trà Mi: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì?
Ảnh: ShawPrize
HỒI ỨC VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Chuyện ngày Cải Cách Ruộng Đất
Tôi gửi cho DLB câu chuyện có thật 100%. Đây là câu chuyện trong cải cách ruộng đất ở quê tôi. Nay tôi đã già rồi, nếu không viết lại được thì e rằng câu chuyện này tôi sẽ mang về cõi âm mãi mãi. Chuyện là thế này:
Đầu năm 1955 đội cải cách về quê tôi, lúc đó tôi hơn 10 tuổi và cũng đủ
trí khôn để nhận biết và ghi nhớ mọi chuyện. Không khí trong làng thay
đổi hẳn, chỗ hân hoan bàn tán, chỗ thầm thì xem như có việc cơ mật. Một
khi đội cải cách về là phải có địa chủ, phải có đấu tố.
Nhưng làng tôi nghèo lắm, nhà giàu nhất là ông Bá Tánh cũng chỉ có hơn
hai mẫu ruộng và đôi trâu cày. Vậy ông phải là địa chủ. Ông có chức Bá
trước tên Tánh từ hồi nào tôi không biết, chỉ biết ông chẳng làm việc
làng việc xã, chỉ thấy ông cày cấy quanh năm. Ông vốn sức vóc hơn người,
công việc đồng áng ông làm hết, bà vợ ông đau ốm quanh năm, chỉ lo được
việc cơm nước gà lợn trong nhà.
Ông bà có hai người con, anh con trai cả đoản số mất sớm, cô vợ bỏ đi
lấy chồng để lại thằng con cho ông bà nuôi khi nó còn nhỏ. Năm ấy nó đã
13-14 gì đấy. Người con gái thứ lấy chồng xa thỉnh thoảng mới ghé về
thăm. Thằng cháu nội mồ côi ông nuôi tên Dánh tí bởi bố nó là Dánh nhớn,
nó chăn trâu cho ông. Trong đám trẻ trâu tụi tôi nó lớn hơn cả, nó là
thủ lĩnh cả nhóm và cũng là thằng đầu bầy ra mọi trò.
Đội cải cách họp bàn với cốt cán trong thôn đưa ông Bá và mấy người nữa
ra đấu tố, nhưng cần phải tìm được người nào bị ông bóc để đấu tố ông.
Khổ nỗi ông không thuê người ở, hai vụ cấy gặt người làm thuê từ nơi
khác đến, hết mùa họ nhậy tiền công rồi đi. Những người khác trong làng
ông toàn giúp họ bởi ông có đôi trâu khỏe, ông cho họ mượn trâu đổi lại
người ta cấy gặt trả công. Vì vậy chẳng ai nhận đứng ra đấu tố ông. Chỉ
còn thằng Dánh tí cháu ông, nó chăn trâu cho ông từ nhỏ đích thị nó bị
ông bóc lột. Đội cải cách tìm nó biểu nó ra đình, chẳng biết dạy bảo dụ
dỗ nó thế nào nó đồng ý đấu tố ông nội nó.
Từ hôm nó được đội cải cách dạy bảo nó khoe với bọn trẻ trâu chúng tôi:
"Từ nay tao là ông nông dân, người giàu trong làng phải gọi tao là ông
xưng con, oách không". Tụi trẻ bọn tôi chỉ biết nhìn nó tròn mắt phục
lăn.
Hôm làng tôi đấu tố địa chủ, từ chiều du kích đi loa khắp làng thông báo
cho dân làng tối ra đình dự buổi đấu tố. Tối tháng giêng rét căm căm
lại thêm mưa phùn, mọi người co rúm lại vì rét. Trên bàn chủ tọa là đội
cải cách hai bên có du kích cầm súng oai vệ. Ông Bá bị bắt giam sau đình
mấy hôm nay. Du kích dẫn ông ra trước sân đình, ông bị trói, trên người
ông bộ quần áo nâu bạc còn nấm bùn đất. Trông dáng ông mệt mỏi, ông
đứng cúi đầu trước sân đình.
Thằng Dánh tí cháu ông được được đội cải cách huấn thị mấy hôm nay, nó
bước ra. Ông Bá sững người không ngờ kẻ đấu tố mình lại là thằng cháu
nội mồ côi của ông. Từ hôm ông bị bắt giam, ông không biết gì bên ngoài.
Bà vợ hàng ngày lê cái chân đau mang cơm cho ông nhưng du kích không
cho gặp, họ lấy cơm cho chó ăn thử, chó không chết thì ông mới được ăn,
họ sợ ông bị thủ tiêu!
Thằng Dánh tí đến trước ông Bá chỉ tay vào mặt ông dõng dạc nói: "Bá
Tánh, mày biết tao là ai không?". Ông Bá chết lặng người, nếu ở nhà thì
tội này ông phải đánh cả chục roi. Nhưng bây giờ ông là địa chủ đang bị
các ông bà bần cố nông đấu tố. Ông không nhìn thằng cháu mà nhìn về phía
bàn đội cải cách, ông dõng dạc nói: “Thưa ông con biết ạ, ông là ông
Dánh tí con ông Dánh nhớn, mà ông Dánh nhớn là con của con ạ." Cả sân
đình bỗng ồ lên cười nghiêng ngả, thằng Dánh tí chẳng biết làm sao đứng
đực mặt ra đấy, nó quên hết những gì mà đội cải cách dạy nó mấy hôm nay.
Dưới sân đình mọi người vẫn cười, đội cải cách bảo mấy du kích đi dẹp
trật tự.
Sau câu trả lời của ông Bá, thằng Dánh tí không biết nói gì nữa du kích
đưa nó ra ngoài cho nó mấy cái bạt tai. Trong sân ông Bá quì xuống, ông
gào lên thảm thiết: "trời ơi thế này là thế nào, trên còn trời dưới còn
đất nữa không!". Cả sân đình im phăng phắc, hai du kích chạy vào lôi ông
ra đánh ông mấy báng súng vào lưng rồi giam lại ông vào sau đình. Đội
cải cách đưa người tiếp theo ra đấu tố.
Hôm sau người ta thả ông ra vì không ai mang cơm cho ông. Bà vợ ông nghe
tin thằng cháu đấu tố ông thì lăn ra ốm liệt giường. Ông Bá về nhà cũng
nằm liệt giường hai ngày, chỉ đến khi đôi trâu bị bỏ đói phá chuồng ầm
ầm ông mới tỉnh. Thì ra sau đêm đấu tố ông, thằng Dánh tí cháu ông không
dám về nhà, nó không chăn trâu nữa. Lúc đầu ông giận thằng cháu lắm,
nhưng nó bỏ đi rồi ông mới thấy thương thằng cháu vô cùng. Nó dại dột
nghe theo bọn người vô luân làm việc vô luân thường đạo lí đấu tố ông
chứ lỗi đâu tại nó.
Ông đi tìm nó khắp nơi nhưng không thấy, ông tự nhủ nếu tìm thấy ông bảo nó về chứ không đánh. Tìm mãi mà không thấy nó đâu, nghe người làng bên bảo nó theo người công giáo di cư vào nam. Ông vẫn mong có ngày cháu ông trở về cho đến khi ông mất.
Ông đi tìm nó khắp nơi nhưng không thấy, ông tự nhủ nếu tìm thấy ông bảo nó về chứ không đánh. Tìm mãi mà không thấy nó đâu, nghe người làng bên bảo nó theo người công giáo di cư vào nam. Ông vẫn mong có ngày cháu ông trở về cho đến khi ông mất.
Sau ngày đất nước thống nhất, người di cư về thăm lại quê, họ bảo thằng
Dánh di cư đi nam rồi sau đăng lính, chết trận ở đâu đó.
Câu chuyện là như vậy, tôi giữ mãi trong lòng, nay gửi cho DLB, bạn thấy
cần chỉnh sửa gì thêm thì chỉnh sửa rồi đăng trên blog của mình. Tôi
không phải là nhà văn, câu cú lủng củng mong bạn thông cảm sửa giúp, cảm
ơn bạn nhiều.
http://www.youtube.com/watch?v=vYH99ucagl0
Cải Cách Ruộng Đất 2
Cải Cách Ruộng Đất 2
http://www.youtube.com/watch?v=R_RObPYtS_Y
Cải Cách Ruộng Đất 3
Cải Cách Ruộng Đất 3
http://www.youtube.com/watch?v=oNBYYhBIWO8
Cải Cách Ruộng Đất 4
Cải Cách Ruộng Đất 4
http://www.youtube.com/watch?v=m5vhQu_l2Mk
Cải Cách Ruộng Đất 5
Cải Cách Ruộng Đất 5
http://www.youtube.com/watch?v=Lx311qXhXCU
Cải Cách Ruộng Đất 6
Cải Cách Ruộng Đất 6
http://www.youtube.com/watch?v=8NcFe8xPnhM
Cải Cách Ruộng Đất 7
Cải Cách Ruộng Đất 7
http://www.youtube.com/watch?v=813yhLSXLq4
Cải Cách Ruộng Đất 8
http://www.youtube.com/watch?v=clYmXgLDjvQCải Cách Ruộng Đất 8
THÍCH VIÊN LÝ * NHÌN THẲNG SỰ THẬT
NHÌN
THẲNG SỰ THẬT
Từ
nhiều năm qua, do sự chỉ đạo của những thế lực vô minh, đã có nhiều bài
viết bôi nhọ đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, Đại lão hòa
Thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng
Viện Hóa Đạo và nhiều Tôn đức cũng như quý Cư sỹ Phật tử khác đang phục
vụ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quốc nội và Văn Phòng
II Viện Hóa Đạo tại hải ngoại, tất nhiên, những bài viết ấy không giá
trị, vì người viết
chỉ sử dụng nặc danh và đưa ra những lý luận điên đảo, thiếu tỉnh giác.
Những bài viết của họ nhằm làm cho uy tín của Phật giáo bị thương tổn,
tạo cái cớ để kẻ xấu lấy đó hủy báng Phật giáo, nguy hiểm hơn, đẩy Phật
giáo vào chân tường để Cọng sản dễ bề tiêu diệt mà trước mắt là tiêu
diệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong đó có Văn Phòng II
Viện Hóa Đạo, một Giáo Hội đã và đang trực diện đấu tranh bảo vệ chánh
pháp, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng như tranh đấu cho tự do,
nhân quyền và dân chủ .
Dù
đã trải nghiệm việc bị xúc phạm bởi những Công
an qua những lần bị bắt, thế nhưng, tôi vẫn cảm thấy đôi chút khó chịu,
buồn và lo lắng nhiều đến tiền đồ của đất nước và đạo pháp vì những
xuyên tạc, đánh phá liên tục ở đây không là từ bên ngoài mà xuất phát từ
ngay nội bộ có chỉ đạo ngầm của các thế lực đen tối cực ác.
Đã một số
lần, sau khi đọc những bài viết như thế, tôi cố hình dung về tương lai
của Giáo hội rồi tự hỏi, những người nặc danh viết bài chửi bới Giáo hội
một cách thiếu trách nhiệm như thế sẽ đưa Giáo hội về đâu khi bản thân
họ chưa định hình nổi về một Việt Nam với quá nhiều đau thương, bất
trắc?
Tuy nhiên, sau khi đọc một vài bài có cùng luận điệu và chủ đích
như thế, tôi xem những bài viết bôi nhọ đó như những tiếp khích cần
thiết,
vì những bài viết ấy vừa giúp tôi thực hành hạnh nhẫn nhục nhưng đồng
lúc cũng giúp tôi có đủ sức mạnh để vượt qua mọi chướng duyên, thách đố.
Một cách thành thật, tôi thương những kẻ nặc danh này, tôi thương họ là
vì họ chưa trưởng thành đủ.
Họ đã không có được cái dũng hay nói khác
hơn, đức tính trượng phu để dám đề tên thật của mình trong các bài viết,
mà chỉ dám sử dụng nặc danh để đánh phá, bôi nhọ người khác một cách
lén lút thiếu nhân cách. Tôi thương họ vì họ hoàn toàn không hiểu gì về
Giáo hội. Không hiểu Giáo hội không phải là một cái tội, nhưng không
hiểu mà cứ viết một cách thiếu trách nhiệm thì đối với luật pháp, đó là
một cái tội - tội bôi nhọ kẻ khác. Với cái tội đó, theo luật pháp Hoa
Kỳ, họ có
thể trả một giá tương ứng nào đó, chẳng những thế, theo luật tắc nhân
quả, những người này không thể lẩn trốn sự thật và đây là điều rất đáng
thương hại cho họ.
Tôi
tin rằng, chỉ có những người thiếu hiểu biết mới hành động một cách vô
minh như thế, hơn nữa, khi họ viết nặng lời về các bậc Cao Tăng và cá
nhân tôi thì họ đã tự làm tổn thương chính bản thân họ và điều này đã
được đức Phật minh thị trong kinh Tứ Thập Nhị Chương như sau: "Ác nhân
hại hiền giả du ngưỡng thiên nhi thóa, thóa bất chí thiên hoàn tùng kỷ
đọa."[1]
Tạm dịch: Kẻ ác hại người hiền chẳng khác nào ngửa mặt phun nước miếng lên trời, phun chẳng tới trời nhưng lại rơi nhằm chính mình.
Tạm dịch: Kẻ ác hại người hiền chẳng khác nào ngửa mặt phun nước miếng lên trời, phun chẳng tới trời nhưng lại rơi nhằm chính mình.
Khi
họ xuyên tạc, bôi nhọ người khác bằng những lời lẽ hằn học, đầy thù hận
thì lúc đó cái tâm của họ cũng đầy sân si, thù hận và điều đó có nghĩa
là họ tự hành hạ họ, tự làm khổ họ, chứ kỳ thật, những điều họ viết
không đúng về Giáo hội không làm tổn thương Giáo hội hoặc làm chúng tôi
bận tâm như họ nghĩ.
Một cách thành thật, quý Tôn đức và tôi rất thanh thản với những Phật sự của mình. Vả lại, chúng tôi không có đủ thì giờ để chu toàn mọi Phật sự quan yếu, vì thế, chúng tôi không phung phí thời gian để nghĩ về những việc bất chánh của họ.
Một cách thành thật, quý Tôn đức và tôi rất thanh thản với những Phật sự của mình. Vả lại, chúng tôi không có đủ thì giờ để chu toàn mọi Phật sự quan yếu, vì thế, chúng tôi không phung phí thời gian để nghĩ về những việc bất chánh của họ.
Dù
sao, chúng tôi ý thức rất rõ rằng, khi làm việc cho Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất, nhất là dấn thân tranh đấu cho tự do, dân chủ và
nhân quyền, chắc chắn chúng tôi phải trả một giá khá đắt.
Và, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận điều đó với tất cả sự an lạc, bình thản, đồng lúc nỗ lực chu toàn trách nhiệm trước lịch sử chứ không bỏ cuộc, đầu hàng trước những đánh phá bất công, phi lý của những kẻ phản chống Giáo Hội.
Và, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận điều đó với tất cả sự an lạc, bình thản, đồng lúc nỗ lực chu toàn trách nhiệm trước lịch sử chứ không bỏ cuộc, đầu hàng trước những đánh phá bất công, phi lý của những kẻ phản chống Giáo Hội.
Như
trên đã đề cập, tôi thương những kẻ ác tâm đánh phá Phật giáo vì biết
là do vô minh nên họ mới tác tạo những nghiệp ác như thế, tôi càng
thương hơn nữa những người Phật tử thuần thành đã và đang là nạn nhân
trực tiếp hay gián tiếp về những cách đánh phá Phật giáo không thương
tiếc của những kẻ ác này.
Không
phải một lần, mà rất nhiều lần, nhiều người đề nghị: Vì để làm sáng tỏ
sự thật, tôi nên có những phản ứng cần thiết, tuy nhiên, phần vì Phật sự
đa đoan, nhưng lý do chính
vẫn là tôi không muốn mất thì giờ để đối đáp với những bài viết của
những kẻ nặc danh như thế. Nay, vì kính trọng những người đã hết lòng hỗ
trợ tôi, tôi muốn nói một lần nhằm trả tất cả sự thật cho sự thật.
Sự
thật đầu tiên tôi muốn trình bày ở đây là: Trong cuốn "Giặc Thầy Chùa
II", trang 429 - 431 ông Đặng Văn Nhâm đã in về những điều không tốt về
tôi và những điều này theo ông Nhâm, do một "tăng sĩ" "tiết lộ". Tôi
phải viết Hoa ở đây để đặc biệt nhấn mạnh là, TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÓI XẤU
TÔI TRONG CÁI GỌI LÀ "BẠCH THƯ" KÝ TÊN BỞI "TT THÍCH NGUYÊN TRÍ" TRONG
GIẶC
THẦY CHÙA II LÀ HOÀN TOÀN SAI.
Với tất cả danh dự và trách nhiệm, tôi
khẳng định: Đó là một sự bôi nhọ trắng trợn vô ý thức và đầy ác kiến.
Nếu kẻ xấu tìm cách bôi nhọ tôi trưng dẫn bất cứ bằng chứng nào để chứng
minh về những cái mà họ xuyên tạc, bôi nhọ tôi trong "Bạch Thư" nói
trên là đúng thì ngay lập tức tôi sẵn sàng sám hối và từ bỏ tất cả những
nhiệm vụ tôi đang đảm trách kể cả chiếc áo tu sỹ, vì tôi quan niệm, đã
là một kẻ bất xứng thì không thể gánh vác những trọng trách dù Đời hay
Đạo. Một lần nữa, tôi khẳng định những điều viết về tôi trong "Bạch Thư"
ký tên "TT Thích Nguyên Trí" in trong "Giặc Thầy Chùa II" là hoàn toàn
hư cấu, không thật.
Một
bài viết gần đây ký tên Trần Lý xuyên tạc rằng, tôi chỉ " .... ở tù 1
năm vì tội vượt biên" và Trần Lý còn viết: "….Thượng tọa Viên Lý bảo
lãnh 2 anh em ruột và 5 huynh đệ đồng môn từ Việt Nam qua Mỹ ..."
Tôi
phải nói thẳng rằng: Trần Lý hoàn toàn SAI. Tôi bị Cọng sản Việt Nam
bắt nhốt tất cả 3 lần, tổng cọng gần 3 năm. Năm 1976 tôi bị Công an bắt
nhốt vì thi hành Phật sự tại Phú Bổn do Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất bổ nhiệm và, 2 lần khác bị bắt vì "tội"
vượt biên chứ không phải chỉ "ở tù 1 năm vì tội vượt biên" như Trần Lý
nào đó đã xuyên tạc sự thật.
Tôi từng bị Công an tra tấn, đánh đập đến bất tỉnh, cũng đã bị giam ở khám Chí Hòa, ở các Trung Tâm cải huấn cũ của Phú Yên, Bình Định, đã từng bị nhốt vào xà lim, bị còng tay, bị cùm chân và bị đưa đi lao động khổ sai ở trại Khánh Sơn và Đồng Phú I nơi mà CSVN gọi là "Trại học tập cải tạo".
Tất nhiên, thời gian tù tội của tôi không nhiều như những vị sĩ quan hoặc những công chức của chính phủ Việt Nam Cọng Hòa, các nhà bất đồng chính kiến và một số Tôn đức, Phật tử, do vậy tôi không xem việc tôi ở tù dưới thể chế độc tài như một “thành tích” mà chỉ xem đó như một bất hạnh của đất nước đang bị thống trị bởi guồng máy độc tài, phi pháp.
Tôi từng bị Công an tra tấn, đánh đập đến bất tỉnh, cũng đã bị giam ở khám Chí Hòa, ở các Trung Tâm cải huấn cũ của Phú Yên, Bình Định, đã từng bị nhốt vào xà lim, bị còng tay, bị cùm chân và bị đưa đi lao động khổ sai ở trại Khánh Sơn và Đồng Phú I nơi mà CSVN gọi là "Trại học tập cải tạo".
Tất nhiên, thời gian tù tội của tôi không nhiều như những vị sĩ quan hoặc những công chức của chính phủ Việt Nam Cọng Hòa, các nhà bất đồng chính kiến và một số Tôn đức, Phật tử, do vậy tôi không xem việc tôi ở tù dưới thể chế độc tài như một “thành tích” mà chỉ xem đó như một bất hạnh của đất nước đang bị thống trị bởi guồng máy độc tài, phi pháp.
Tôi
đã bảo lãnh một số huynh đệ - những Tăng sỹ đồng chơn xuất gia và không
ai trong số các vị ấy làm việc cho Cọng sản, ngược lại họ quyết tâm
chống lại chủ nghĩa ngoại lai và chế độ độc tài toàn trị, đồng thời hết
lòng phụng sự Giáo hội với tất cả khả năng và kinh nghiệm của mình.
Tôi rất hoan hỷ vì đã bảo lãnh quý Thầy ấy. Tôi hoan hỷ vì tôi đã giúp quý thầy ấy có cơ hội thoát khỏi sự kềm kẹp vì phải sống dưới một chế độ độc tài trong thời gian khá lâu. Tôi không chút mảy may mặc cảm về việc bảo lãnh này. Tôi cho rằng việc làm này là một bổn phận và trách nhiệm của những người đi trước.
Nếu điều kiện cho phép, tôi còn muốn bảo lãnh tất cả những ai không thích sống dưới chế độ vô thần của Cọng sản để giúp họ hưởng được tất cả quyền làm người và sống trong một xứ sở tự do dân chủ đích thực.
Là một thuyền nhân tỵ nạn Cọng sản, tôi thâm cảm cái ước vọng thầm kín của những đồng bào đang sống thiếu tự do tại quê nhà.
Tôi rất hoan hỷ vì đã bảo lãnh quý Thầy ấy. Tôi hoan hỷ vì tôi đã giúp quý thầy ấy có cơ hội thoát khỏi sự kềm kẹp vì phải sống dưới một chế độ độc tài trong thời gian khá lâu. Tôi không chút mảy may mặc cảm về việc bảo lãnh này. Tôi cho rằng việc làm này là một bổn phận và trách nhiệm của những người đi trước.
Nếu điều kiện cho phép, tôi còn muốn bảo lãnh tất cả những ai không thích sống dưới chế độ vô thần của Cọng sản để giúp họ hưởng được tất cả quyền làm người và sống trong một xứ sở tự do dân chủ đích thực.
Là một thuyền nhân tỵ nạn Cọng sản, tôi thâm cảm cái ước vọng thầm kín của những đồng bào đang sống thiếu tự do tại quê nhà.
Quý vị nghĩ sao khi
chúng ta bảo lãnh những người thân của mình sang sinh sống và hành đạo ở
một đất nước tự do như Hoa kỳ? Vô lẽ bảo lãnh người thân của mình sang
định cư nơi một đất nước tự do, thoát khỏi sự khống chế của Cọng sản là
một cái tội?
Họ cho rằng quý Thầy do tôi bảo lãnh chưa có thẻ xanh, vô lẽ những người chưa có thẻ xanh đều là những người không tốt? Chúng ta nghĩ sao về những người sang Mỹ trên 30 năm, hoặc có thẻ xanh hoặc đang là công dân Hoa Kỳ nhưng lại về Việt Nam thường xuyên thậm chí còn cọng tác với CS để làm hại đồng đạo, đồng bào?
Họ cho rằng quý Thầy do tôi bảo lãnh chưa có thẻ xanh, vô lẽ những người chưa có thẻ xanh đều là những người không tốt? Chúng ta nghĩ sao về những người sang Mỹ trên 30 năm, hoặc có thẻ xanh hoặc đang là công dân Hoa Kỳ nhưng lại về Việt Nam thường xuyên thậm chí còn cọng tác với CS để làm hại đồng đạo, đồng bào?
Kẻ
xấu còn đồn đại rằng: "chùa Điều Ngự là do CS chi tiền để mua, chùa
Điều Ngự là CS " và “là trung tâm quy tụ của nhóm Cần Lao, của đám theo
thời thừa gió bẻ măng”.
Những kẻ xấu này đã xuyên tạc sự thật. Chùa Điều Ngự hiện là Trụ sở của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, một Giáo hội đang chống lại chế độ độc tài Cọng sản và tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Cọng sản thường tìm cách đồng hóa những cá nhân và tổ chức chống Cọng để vô hiệu hóa, thế nhưng, quần chúng thầm lặng hiểu rất rõ bản chất ác hiểm của Cọng sản nên Cọng sản càng tuyên truyền nói xấu chùa Điều Ngự bà con đồng hương, Phật tử càng về chùa Điều Ngự đông hơn, đồng thời càng sát cánh với chư Tăng, hỗ trợ chùa Điều Ngự trong mọi Phật sự.
Tôi xin minh định rằng, tiền mua chùa Điều Ngự là tiền do quý Phật tử cúng dường để xây dựng tu viện Bảo Pháp, nhưng, vì Giáo Hội cần có một cơ sở tại quận Cam để đáp ứng lòng mong cầu của mọi giới Phật tử nên tôi đã dùng tiền xây dựng TV Bảo Pháp để tạo mãi ngôi chùa Điều Ngự.
Chùa Điều Ngự không là “Trung tâm quy tụ của nhóm Cần Lao, của đám theo thời thừa gió bẻ măng” như các thế lực xấu ác xuyên tạc.
Những kẻ xấu này đã xuyên tạc sự thật. Chùa Điều Ngự hiện là Trụ sở của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, một Giáo hội đang chống lại chế độ độc tài Cọng sản và tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Cọng sản thường tìm cách đồng hóa những cá nhân và tổ chức chống Cọng để vô hiệu hóa, thế nhưng, quần chúng thầm lặng hiểu rất rõ bản chất ác hiểm của Cọng sản nên Cọng sản càng tuyên truyền nói xấu chùa Điều Ngự bà con đồng hương, Phật tử càng về chùa Điều Ngự đông hơn, đồng thời càng sát cánh với chư Tăng, hỗ trợ chùa Điều Ngự trong mọi Phật sự.
Tôi xin minh định rằng, tiền mua chùa Điều Ngự là tiền do quý Phật tử cúng dường để xây dựng tu viện Bảo Pháp, nhưng, vì Giáo Hội cần có một cơ sở tại quận Cam để đáp ứng lòng mong cầu của mọi giới Phật tử nên tôi đã dùng tiền xây dựng TV Bảo Pháp để tạo mãi ngôi chùa Điều Ngự.
Chùa Điều Ngự không là “Trung tâm quy tụ của nhóm Cần Lao, của đám theo thời thừa gió bẻ măng” như các thế lực xấu ác xuyên tạc.
Điều
đáng lưu ý là, Hoa Kỳ và thế giới nhân loại đang đối diện với nạn khủng
bố hết sức nghiêm trọng. Cái mà Phật giáo có thể đóng góp được cho thời
điểm có nhiều đe doạ và bất an hiện nay chính là tâm từ bi và tuệ giác
siêu việt.
Không bất cứ Phật tử chân chính nào muốn thấy có những trùm khủng bố vì bất đồng chính kiến hay tôn giáo xuất hiện từ Phật giáo.
Tất nhiên, những thế lực xấu đã và đang chủ trương xúi dục hận thù giữa các tôn giáo nhằm giúp họ hoàn tất chính sách tiêu diệt các tôn giáo một cách dễ dàng.
Dưới sự lãnh đạo đầy kinh nghiệm và trí tuệ của đức cố Đệ Tứ Tăng Thống và Đại lão Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đã và đang là nạn nhân của các thế lực manh động nhưng chưa và sẽ không bao giờ tự biến mình thành công cụ của các trò chơi chính trị.
Không bất cứ Phật tử chân chính nào muốn thấy có những trùm khủng bố vì bất đồng chính kiến hay tôn giáo xuất hiện từ Phật giáo.
Tất nhiên, những thế lực xấu đã và đang chủ trương xúi dục hận thù giữa các tôn giáo nhằm giúp họ hoàn tất chính sách tiêu diệt các tôn giáo một cách dễ dàng.
Dưới sự lãnh đạo đầy kinh nghiệm và trí tuệ của đức cố Đệ Tứ Tăng Thống và Đại lão Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đã và đang là nạn nhân của các thế lực manh động nhưng chưa và sẽ không bao giờ tự biến mình thành công cụ của các trò chơi chính trị.
Tôi cầu nguyện cho những người xuyên tạc, bôi nhọ chùa Điều Ngự vì bất cứ lý do gì, sớm tỉnh
thức, ăn năn sám hối để tránh đọa vào ba đường dữ.
Có
một số bài viết của những kẻ nặc danh cho rằng tôi “đã cấu kết với nhóm
người VPII-VHĐ để thao túng GH qua các sắc lệnh: Giáo Chỉ Số 2… Giáo
Chỉ Số 9… Thông Bạch Thi Hành Giáo Chỉ Số 9… Quyết Định 31… Thông bạch
Tiếm Danh ….”
Đây là luận điệu của những người đã đánh mất sự tỉnh táo. Họ viết như thế là họ coi thường khả năng, đức độ, kinh nghiệm cũng như hạnh nguyện cao vời của hai bậc cao Tăng thạc đức đương đại: Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống và Đại lão Hòa thượng Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Trên thực tế, tôi chỉ đáng là học trò của hai Ngài, làm sao tôi có thể qua mặt hai Ngài như họ nghĩ. Ai cũng thừa biết là cả guồng máy cai trị bằng bạo lực, Cọng sản Việt Nam dùng đủ phương chước để cưỡng bức nhị vị Đại lão Hòa thượng tuân theo ý họ, thế nhưng, suốt nhiều thập niên,
Cọng sản Việt Nam đã thất bại vì không thể khuất phục được hai Ngài huống gì tôi, một kẻ chỉ đáng theo hầu hai Ngài. Khi còn trụ thế, qua lời Chúc Tết, đức cố Đệ Tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, bằng chính giọng nói của mình, Ngài đã ân cần huấn thị “ Tôi gởi lời khen ngợi chư liệt vị đã tận tình hoằng dương chánh pháp nơi các xứ sở xa xôi, đồng thời vẫn nhất tâm hậu thuẫn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quê nhà.
Đặc biệt chư quý liệt vị đã chí thành khâm tuân và thi hành Giáo Chỉ số 9 do tôi ban hành và các Thông Tư, Thông Bạch của Viện Hoá Đạo nhằm chấn chỉnh và phát huy Giáo Hội trước tình thế mới cũng như làm rạng danh hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam …”.
Đây là luận điệu của những người đã đánh mất sự tỉnh táo. Họ viết như thế là họ coi thường khả năng, đức độ, kinh nghiệm cũng như hạnh nguyện cao vời của hai bậc cao Tăng thạc đức đương đại: Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống và Đại lão Hòa thượng Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Trên thực tế, tôi chỉ đáng là học trò của hai Ngài, làm sao tôi có thể qua mặt hai Ngài như họ nghĩ. Ai cũng thừa biết là cả guồng máy cai trị bằng bạo lực, Cọng sản Việt Nam dùng đủ phương chước để cưỡng bức nhị vị Đại lão Hòa thượng tuân theo ý họ, thế nhưng, suốt nhiều thập niên,
Cọng sản Việt Nam đã thất bại vì không thể khuất phục được hai Ngài huống gì tôi, một kẻ chỉ đáng theo hầu hai Ngài. Khi còn trụ thế, qua lời Chúc Tết, đức cố Đệ Tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, bằng chính giọng nói của mình, Ngài đã ân cần huấn thị “ Tôi gởi lời khen ngợi chư liệt vị đã tận tình hoằng dương chánh pháp nơi các xứ sở xa xôi, đồng thời vẫn nhất tâm hậu thuẫn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quê nhà.
Đặc biệt chư quý liệt vị đã chí thành khâm tuân và thi hành Giáo Chỉ số 9 do tôi ban hành và các Thông Tư, Thông Bạch của Viện Hoá Đạo nhằm chấn chỉnh và phát huy Giáo Hội trước tình thế mới cũng như làm rạng danh hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam …”.
Qua
lời huấn thị trên của đức cố Đệ Tứ Tăng Thống, tự nó đã nói lên tất cả
lý do tại sao Giáo Chỉ số 9 đã được ban hành. Rất tiếc, một sự thật lịch
sử quan trọng như thế vẫn bị các thế lực xấu tiếp tục xuyên tạc. Tôi
luôn tin rằng, xuyên tạc sự thật không chỉ là cách tự kết liễu uy tín
của mình mà còn là một tội ác.
Viết
đến đây, tôi tự hỏi là, họ dùng nặc danh, viết bài bôi nhọ Giáo hội để
được gì ngoại trừ tự phản ánh cái tâm bất chính và phá nát Giáo hội đúng
như đảng và nhà nước Cọng sản Việt Nam mong muốn, chủ trương?
Điều
cần nói thêm ở đây là, theo nhận định mới nhất của Hội đồng Lưỡng viện
GHPGVNTN được phổ biến vào ngày 04 tháng 12 năm 2009, do Đại lão Hoà
Thượng Xử lý Thường vụ Viện
Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo ký thì:
“Giáo
Chỉ Số 09, do Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất ban hành ngày 8.9.2007, đã cứu nguy mạng mạch của Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất, cần phải được phát huy toàn diện để đáp ứng
với công cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn hiện nay.”
Nhận định trên của Hội Đồng Lưỡng Viện, một lần nữa xác tín sự khâm tuân triệt để của toàn thể
thành viên Giáo hội đối với giáo Chỉ số 9 do đức Đệ Tứ Tăng Thống ban hành.
Bản
chất tự nhiên của con người là cảm nhận nỗi mất mát nào đó trước những
thay đổi bất chợt, nhưng nếu tỉnh giác nhìn thẳng vào sự thật ta sẽ thấy
những biểu hiện cần thiết về lập trường nhất quán cố hữu của Giáo hội
xuyên qua Giáo Chỉ số 9 sau nhiều thập niên Giáo hội bị đàn áp, đánh phá
khốc liệt từ mọi phía
.
.
Dưới
hình thức nặc danh, họ
còn viết bài cật vấn Văn Phòng II Viện Hóa Đạo rằng, tại sao một Giáo
Hội đông người như thế, bây giờ chỉ còn chừng ấy vị? Một câu hỏi khá
tinh vi, có thể khiến một số người không nắm vững tình hình Giáo Hội cho
là chí lý; thực ra, đó chỉ là cách hỏi để trốn tránh trách nhiệm, vì
người nêu câu hỏi này không hiểu lý duyên sanh và tự xem họ như người
ngoại cuộc, không liên hệ và có chút trách nhiệm nào đối với những biến
động nói trên
Câu hỏi đặt ra ở đây là, những ai là người đã bỏ Giáo hội truyền thống để lập những tổ chức và Giáo hội khác nhằm tạo sự phân rã, suy yếu Giáo hội giữa lúc đất nước và Phật giáo đang lâm quốc nạn và pháp nạn? Vả lại, phải chăng chính nghĩa chỉ là những con số? Không. Tuyệt đối không. Vì hiện nay, Giáo hội do nhà nước Cọng sản Việt Nam thành lập thường tự hào là họ có trên 40,000 Tăng ni và nhiều ngàn Tự viện. So với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất họ là số đông, nhưng điều đó không có nghĩa cái số đông ấy của Giáo hội nhà nước thuộc về chính nghĩa.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, những ai là người đã bỏ Giáo hội truyền thống để lập những tổ chức và Giáo hội khác nhằm tạo sự phân rã, suy yếu Giáo hội giữa lúc đất nước và Phật giáo đang lâm quốc nạn và pháp nạn? Vả lại, phải chăng chính nghĩa chỉ là những con số? Không. Tuyệt đối không. Vì hiện nay, Giáo hội do nhà nước Cọng sản Việt Nam thành lập thường tự hào là họ có trên 40,000 Tăng ni và nhiều ngàn Tự viện. So với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất họ là số đông, nhưng điều đó không có nghĩa cái số đông ấy của Giáo hội nhà nước thuộc về chính nghĩa.
Giả
thuyết rằng, điều mà những người nặc danh viết là đúng thì rõ ràng đây
là một thương tổn lớn đối với bản thân họ, lý do là, họ luôn cho họ là
số đông, có đầu óc, như vậy, cái số đông có đầu óc ấy làm gì mà để một
thiểu số khuynh loát, lèo lái họ không phải trong một thời gian ngắn mà
đến suốt trên 15 năm nhất là Giáo hội không có vũ khí, nhà tù, công an
và quân đội?
Do
vậy, con số chỉ là con số nếu con số ấy đã tự mình biến thành công cụ
cho thế lực phi và phản dân tộc. Số đếm của phép tính, thời và không
gian có đổi thay nhưng chân lý thì không bao giờ thay đổi.
Kẻ
nặc danh còn xuyên tạc là, tôi đòi đập guốc lên đầu Hòa thượng Mãn Giác
và tát tai Hòa thượng Thiện Ấn. Điều này đúng không? Xãy ra ở đâu và lý
do tại sao? Thật là một vọng ngữ không thể tưởng tượng được. Khi xuyên
tạc việc trên, họ đã khinh thường hai vị Hòa thượng một cách quá đáng.
Chưa
hết, những kẻ nặc danh này còn xuyên tạc rằng, tôi đã bỏ tiền ra để
thuê người đi biểu tình, Website "Bảo Vệ Chánh Pháp" là của tôi, của
Chùa Điều Ngự và của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo. Họ viết mà bất chấp lẽ
phải và sự thật, điều này càng làm tôi cảm thấy tội nghiệp cho họ nhiều
hơn. Tôi mong là họ đưa ra những bằng chứng cụ thể, chứ cứ tưởng tượng
rồi viết sai sự thật như thế chỉ tạo thêm sự phản cảm đối với
người đọc.
Chưa
hết, những thế lực xấu còn nỗ lực tuyên truyền rằng, đấu tranh chống
lại Cọng sản để đòi hỏi tự do, nhân quyền, dân chủ và phục hồi pháp lý
của Giáo hội là hành động tự húc đầu vào tường, thiếu khôn ngoan và chỉ
chuốc hoạ vào thân. Từ ngàn xưa, ai trong chúng ta cũng hiểu rằng, lịch
sử truyền bá chánh pháp là một lịch sử của sự phụng hiến chứ không là
chiếm đoạt, vụ lợi.
Tất cả hành hoạt của người Phật tử chân chính là cho
và vì phúc lợi lâu dài của tha nhân, chứ tuyệt đối không nhắm đến quyền
lợi riêng tư dù biết rằng sự dấn thân cứu đời là
một thiệt thòi, hy hiến lớn. Trong hạnh nguyện Bồ tát, tuyệt đối không
có vấn đề tính toán cũng chẳng mảy may mong cầu chút ít lợi danh, vì hơn
ai hết, người Phật tử chân chính liễu triệt rằng, mọi hiện tượng trên
thế gian đều huyễn hóa, tất cả chỉ là giả danh, vô thường, tạm bợ. Trong
tâm của các sứ giả Như lai chỉ biết phục vụ và phục vụ, đồng thời xem
những trách vụ là một sứ mệnh chứ không là một chức quyền cần cố bám
lấy. Chính cái thân mệnh của mình mà còn hy hiến sá gì đến những hư
danh? Phải chăng vì quá khôn ngoan tính toán hơn thua mà một số vị đã
đưa Giáo hội đến chỗ phân liệt, suy yếu?
Là
Tổng Thư Ký của một Giáo Hội, đứng giữa những quan kiến dị biệt, trong
khả năng có thể, tôi cố gắng hết sức để tìm cách gắn kết mọi khuynh
hướng nhằm duy trì sự thống nhất cần có giữa thế giới đa cực trước thời
đại và ngưỡng cửa của thế kỷ 21.
Tôi cũng cố gắng để không bị lôi cuốn bởi một nhóm người chủ trương thỏa hiệp với Cọng sản để làm giáo dục, từ thiện, xã hội, văn hóa v.v… vì nhiều lý do; tuy nhiên, tôi ý thức cách sâu sắc rằng, dù cố gắng cách nào, tôi cũng không thể hành xử tùy tiện theo kiểu xã giao để thỏa lòng những người khó tánh.
Ngược lại, trong thời điểm Giáo Hội đối diện nhiều chướng nạn, điều đệ nhất quan trọng là, cần vượt qua mọi thách đố để duy trì kỷ cương, truyền thống và bảo vệ mạng mạch của Giáo hội, chứ tuyệt đối không thể vì khó khăn hay lợi dưỡng mà chạy theo những thế lực ác. Trong mắt họ, tôi và một số vị khác trong Giáo hội là lực cản trước lộ trình hướng đến thỏa hiệp và những toan tính tái cấu trúc Giáo hội với một dàn nhân sự dễ sai khiến. Chính đấy là lý do tại sao tôi và một số Tôn đức, Cư sỹ khác bị xem như những kẻ cần lên án.
Tôi cũng cố gắng để không bị lôi cuốn bởi một nhóm người chủ trương thỏa hiệp với Cọng sản để làm giáo dục, từ thiện, xã hội, văn hóa v.v… vì nhiều lý do; tuy nhiên, tôi ý thức cách sâu sắc rằng, dù cố gắng cách nào, tôi cũng không thể hành xử tùy tiện theo kiểu xã giao để thỏa lòng những người khó tánh.
Ngược lại, trong thời điểm Giáo Hội đối diện nhiều chướng nạn, điều đệ nhất quan trọng là, cần vượt qua mọi thách đố để duy trì kỷ cương, truyền thống và bảo vệ mạng mạch của Giáo hội, chứ tuyệt đối không thể vì khó khăn hay lợi dưỡng mà chạy theo những thế lực ác. Trong mắt họ, tôi và một số vị khác trong Giáo hội là lực cản trước lộ trình hướng đến thỏa hiệp và những toan tính tái cấu trúc Giáo hội với một dàn nhân sự dễ sai khiến. Chính đấy là lý do tại sao tôi và một số Tôn đức, Cư sỹ khác bị xem như những kẻ cần lên án.
Những
người có chủ trương nêu trên đã tìm đủ mọi cách, tung ra những tuyên
truyền thất thiệt, bôi nhọ quý Tôn đức lãnh đạo Giáo hội và những người
có lòng với
đất nước, dân tộc để gây hoang mang trong dư luận quần chúng.
Dù
tri nhận rõ thực tế phũ phàng này, nhưng chúng tôi không thể xoay lưng
với thầy tổ và nỗi khổ của cả dân tộc để tìm cách thỏa hiệp trong ý
hướng đi tìm một chổ đứng yên ắng và có lợi cho bản thân.
Lời
cuối tôi muốn thưa ở đây là, vì kính trọng những người đã dành cho Giáo
hội và cá nhân tôi sự tin tưởng, thương mến, tôi phải nói lên một số sự
thật chứ trong
tận thâm tâm, tôi không muốn mất thì giờ vì những bài viết thiếu trách
nhiệm của những kẻ nặc danh, lý do những kẻ nặc danh đã không chứng tỏ
được sự đứng đắn, lương thiện của họ. Tôi viết là viết cho nhũng người
hết lòng vì đạo và dân tộc chứ không nhằm đối chất với những kẻ xấu đã
xuyên tạc, bôi nhọ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Văn Phòng II
Viện Hóa Đạo.
Tôi
cũng xin đặc biệt nhấn mạnh rằng, đạo Phật là đạo thể hiện tinh thần tự
do cách toàn triệt, với một căn bản tự do tuyệt đối như thế, tất nhiên
mỗi người có quyền tự chọn cho mình cách đóng
góp theo khả năng có thể, tuy nhiên, vu khống, bôi nhọ, xuyên tạc kẻ
khác vì người ấy không cùng cách suy nghĩ và hành động như mình là vô
tình hay cố ý tự huỷ báng chính mình và xem thường sự hiểu biết của
người khác.
Nếu
những kẻ ấy là người thật sự thương Giáo hội, muốn góp phần xây dựng
Giáo hội như họ tuyên bố, họ đã không thể nhẫn tâm viết bài đánh phá
Giáo hội tàn nhẫn như một kẻ “Nhất xiển đề”. Nếu họ là người thật sự
muốn Phật
pháp hưng long, đức tin của mọi người ngày một tăng triển, họ đã không
viết lách, hành xử như những người thiếu ý thức, vô trách nhiệm.
Giữa
bối cảnh đức tin của quần chúng Phật tử ngày một bị xói mòn vì có quá
nhiều tin tức nóng bỏng về những hành trạng bất xứng xảy ra ở một số địa
phương, tôi tự dặn lòng là hãy cố gắng nghĩ tốt về họ, nhưng, trong tư
cách của một tu sỹ, tôi không thể không tìm giải pháp thù ứng có khả
năng thay thế và xây dựng.
Nhìn
pho tượng bất động nhưng toát lên hào quang đầy từ bi, trí tuệ và hùng
lực của đức Phật, tôi kiền thành đảnh lễ Ngài với tất cả quyết tâm là sẽ
dấn thân hơn nữa cho sự trường tồn của chánh pháp và dân tộc
Thích Viên Lý
KÝ VĂN QUANG
Văn Quang – Từ Sài Gòn, ngày 15.6.2012
Sunday, June 17, 2012
Thằng BẠN VÀNG
ĐỂU có hệ thống
Không phải đợi tới bấy giờ người VN mới biết
những trò đểu của những anh con buôn láng giềng Trung Quốc (TQ). Những
chuyện như mua móng bò với giá tưởng như không bao giờ có khiến người
nông dân vùng biên giới điêu đứng vì làm thịt hết bò, không còn phương
tiện để cày cấy sinh nhai. Chuyện lấy cớ này cớ kia để làm hàng đoàn xe
vận tải chở dưa hấu, rau quả sang TQ bán, nằm la liệt ở cửa khẩu làm mọi
thứ thối rữa chỉ còn nước đổ đi. Và đầy rẫy những chuyện như thế đã
từng xảy ra. Ở đây, tôi tạm thời tổng kết lại những trò lừa đảo trên
toàn lãnh thổ VN, mỗi nơi một khác.
(1) Không phải là đểu vặt mà là đểu có chính sách, có đường lối rõ ràng
Buồn một nỗi là người nông dân của VN vẫn chưa
nhìn nhận ra trò đểu ấy không phải là đểu vặt mà là đểu có hệ thống.
Bởi những trò đểu vặt dàn trải khắp nơi, bất cứ thứ gì dù là củ khoai,
bụi khóm (dứa), nải chuối, trái dừa cho đến con cua cùng các loại hải
sản, hạt gạo cũng bị bọn thương lái TQ dùng những thủ đoạn tinh quái lừa
dân, không thể dùng chữ gì đúng hơn là “cực đểu”.
Chính sách“đểu có hệ thống” này song song với
những thủ đoạn gây hấn trên biển, thuê rừng trồng trọt để “ăn sâu ở
lâu”, đồng thời quấy rối trên khắp các vùng thôn quê, TQ đã chứng tỏ dã
tâm của mình đối với người bạn láng giềng VN.
Điều đáng nói hơn nữa là các cấp chính quyền ở
tất cả các địa phương cũng quá thờ ơ với những hành động xảo trá này!
Nói đến tất cả các địa phương là nói đến cả nước tức là có trách nhiệm
của các bộ, các ngành có trách nhiệm ở cơ quan trung ương. Không thể xem
như đó chỉ là những vấn đề riêng của từng địa phương mà không chịu nhìn
ra đó là cả một chủ trương lớn, phá hoại ngấm ngầm nền kinh tế quốc
gia, đẩy nông dân vào con đường đói rách lâu dài. Bọn thương lái Trung
Quốc (TQ) cứ việc âm thầm tung hoành, trong đó phải kể đến có sự tiếp
tay đồng lõa của một số người Việt cũng tinh quái không kém. Tìm mọi kẽ
hở của pháp luật chạy chọt cho bọn thương lái, lợi dụng đúng tâm lý,
tình cảm, hoàn cảnh của người dân trong từng vùng nông thôn VN. Mỗi
huyện, mỗi xã có nguồn sản xuất khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, chỉ
người VN mới biết rõ tình hình vùng đó như thế nào. Những người VN hợp
tác với bọn thương lái TQ hầu hết chỉ vì hám lợi, bị chúng lừa gạt,
nhưng cũng không thể không kể đến những kẻ “nằm vùng”, đi theo quan thầy
TQ, biết rõ đó là cái bẫy song vẫn quay lưng lại phản bội đồng bào
mình.
Hãy thử nhìn qua vài thủ đọan của bọn thương lái TQ trong một số “thương vụ đểu” tại khắp Trung – Nam - Bắc VN.
(2) Đặt mua thật nhiều rồi biến
Thoạt tiên, các thương lái Trung Quốc thu mua
khóm với giá cao, họ “dỗ ngon dỗ ngọt” rằng khóm ở nước họ không ngọt
bằng khóm ở những vùng nhiễm phèn nặng như khu vực Đồng Tháp Mười cho
nên đắt họ cũng mua. Ông Nguyễn Tấn Hoàng (ở thị trấn Mỹ Phước) cho biết
thương lái Trung Quốc không cần đợi khóm chín mà còn xanh cũng mua,
miễn to là được.
Một thương lái Trung Quốc ở trạm mua khóm xã Long Định
Nhiều thương lái Trung Quốc xuất hiện mua khóm loại 1 (từ 1 kg/trái trở lên) với giá 4.000đồng/kg. Thấy dễ kiếm lời, một chủ vựa khóm ở thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước đã thu gom được 2 container (hơn 42 tấn) để bán lại cho thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó, thương lái Trung Quốc không mua nữa với lý do có tình trạng khóm nhỏ dưới 1 kg/trái trộn vào khóm loại 1.
Một tàu đang bốc dừa trên sông Hàm Luông xuất sang Trung Quốc
Ông Thuận, một người thu gom khóm, than thở:
“Các thương lái Trung Quốc chỉ đặt cọc 10 triệu đồng mà yêu cầu chúng
tôi thu gom cả container khóm, giờ họ đi rồi thì biết bán cho ai?”. Rất
nhiều người chạy đôn đáo khắp vùng Tân Phước hỏi mua khóm loại 1 để xuất
khẩu sang Trung Quốc và cũng bị các thương lái Trung Quốc “chơi khăm”
khi biến mất mà không có lý do.
Hơn thế, trong những ngày thương lái Trung
Quốc thu mua khóm, số khóm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến
như Công ty Rau quả Tiền Giang giảm tới 50%, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến việc sản xuất. Khi bị thương lái TQ lật lọng thì những người thu
gom khóm lâm vào cảnh dở khóc dở cười, còn nông dân cũng méo mặt vì
trước đó đã thu hoạch khóm xanh (chưa chín) để bán. Có khi nhà máy đành
ngồi chơi đợi nguyên liệu. Ác ý của bọn thương lái này thật rõ ràng. Lừa
cả nông dân, làm hại cả nhà máy, sao không cơ quan nào biết nhỉ?
(3) Thu mua cua, hải sản và khoai lang, chuối già cũng với chiêu độc đó
Tại Đà Nẵng xuất hiện các thương lái người
Trung Quốc trực tiếp đi thu mua hải sản của ngư dân địa phương với giá
cao, sau đó thuê nhân công sơ chế rồi vận chuyển sang Trung Quốc tiêu
thụ. Họ mua cả tôm bơm tạp chất. Tuy nhiên, được một thời gian ngắn, hầu
hết các thương lái Trung Quốc “một đi không trở lại” khiến cho giá các
mặt hàng hải sản bị rớt thê thảm. Ngồi chờ “các ông chủ TQ” đến mua, mỏi
mòn như hòn vọng phu, đành bán tống bán tháo vậy, không bán được, khóm
hư thối thì thả trôi sông.
Hàng chục thương lái Trung Quốc đang núp bóng
khách du lịch thu mua cua ở Cà Mau và có người đã bỏ trốn, mang theo số
nợ tiền tỉ của nông dân địa phương.
Ngày 6.5, công an thị trấn Năm Căn, (Cà Mau)
cho biết: “Hiện đã có nhiều đơn tố cáo đối với Wang Juanmei, tự A Kiều
(SN 1974), một thương lái quốc tịch Trung Quốc đến địa phương thu mua
cua và biến mất cùng món nợ hơn 10 tỉ đồng”.
Những thương lái Trung Quốc đến mua cua ở huyện Năm Căn - Cà Mau.
Riêng ở địa bàn Huyện Năm Căn hiện có 20
thương lái Trung Quốc (chưa tính những thương lái đến, đi không trình
báo), có lúc lên đến 60 -70 người và họ đều sử dụng hộ chiếu du lịch,
tạm trú rồi đi thu mua cua.
Ở huyện Cái Bè - Tiền Giang, nhiều người đã
vào tận nhà vườn thu mua chuối già với giá cao để xuất khẩu qua Trung
Quốc. Tuy nhiên, họ cũng chỉ thu mua được một thời gian rất ngắn rồi bỏ,
gây tổn thất lớn cho nhà vườn vì đã đốn bỏ các cây ăn trái để trồng
chuối. Vườn đã mất hoa màu, phải làm lại từ đầu! Vốn liếng ít, lại đi
vay nợ, đói rách trong một thời gian lâu dài vì trồng cây ăn trái vài
năm mới mong có lời. Thâm độc đến thế là cùng.
(4) Cách thống trị thị trường ngay tại quê hương dừa Bến Tre
Ban đầu các thương lái Trung Quốc đến từng gia
đình sản xuất mua thạch dừa thô với giá cao. Họ mở đại lý thu mua ồ ạt,
dẫn đến cơn sốt thạch dừa tại địa phương. Thấy có lời, nhiều người dân
bắt đầu học hỏi quy trình để làm thạch dừa xuất khẩu khiến nhiều cơ sở
sản xuất thạch dừa thành phẩm ở Bến Tre phải điêu đứng vì không có thạch
thô để chế biến. Chỉ trong một thời gian ngắn, thương lái Trung Quốc đã
thống lĩnh thị trường thạch dừa ở Bến Tre.
Ngay sau khi chi phối thị trường, thương lái
Trung Quốc hạ giá thạch dừa xuống tận đáy. Từ chỗ mua thạch thô giá
3.950 đồng/kg, đến nay họ đã hạ giá chỉ còn 1.300đồng/kg. Đến lúc này,
người sản xuất thạch dừa ở Bến Tre rơi vào thế “sống dở chết dở” vì lỡ
đầu tư sản xuất rồi, làm ra hàng hóa không biết bán cho ai, vậy sản xuất
làm gì đây?
Trong một ngày, chủ tịch xã Mỹ Thạnh An
(TP.Bến Tre) phải ký trên 30 đơn xin tạm nghỉ kinh doanh của các nhà sản
xuất thạch dừa trong xã, với lý do không tiêu thụ được sản phẩm. Trước
đó, xã này có 17 cơ sở khác xin nghỉ. Như vậy, chỉ trong một thời gian
ngắn, địa phương nổi tiếng với mặt hàng thạch dừa chỉ còn 20/67 hoạt
động, tức là có đến 70% cơ sở “chết đứng”. Không chỉ Mỹ Thạnh An, người
sản xuất thạch dừa tại nhiều địa phương ở Bến Tre cũng lao đao bởi giá
thạch dừa xuống thấp, rơi vào cảnh lỗ lã do bị ép giá.
(5) Làm mất uy tín thương hiệu quốc gia.
Sau một loạt các hành vi cạnh tranh thương mại
xảo quyệt trong nông, lâm và thuỷ hải sản và gần đây nhất các thương
nhân Trung Quốc lại đang tiếp tục làm ảnh hưởng đến mặt hàng gạo – mặt
hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam.
Thu mua lúa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long
Thương lái TQ “xúi” doanh nghiệp (DN) trong
nước làm ăn gian lận, trộn gạo thường với gạo thơm rồi bán với giá gạo
thơm... Họ mang ra bán ở các nước khác với tên Gạo Việt Nam. Ngay cả mặt
hàng rất mạnh của VN là cà phê, hạt điều cũng bị con buôn TQ lũng đoạn.
Đến mức này thì câu chuyện không còn dừng lại ở việc “buôn gian, bán
lận” mà là vấn đề uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, của gạo VN trên
thế giới. Bởi VN là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới. Làm mất uy tín thương hiệu của VN là đánh một đòn rất nặng vào nền
kinh tế của VN.
(6) Đến trò “cắm chốt” còn ngoạn mục hơn
Ngoài nững trò mua bán “đểu”, dư luận hiện nay
cũng đã và đang còn ầm ỹ về vụ người TQ “cắm chốt” ở VN mà các cơ quan
đều không biết. Hẳn chúng ta chưa quên vụ hàng ngàn lao động Trung Quốc
làm việc “chui” tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau và hơn 200 lao động TQ
có mặt tại Khu công nghiệp Long Giang thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang, làm hư con gái mới lớn và quyến rũ cả một số cô đã có chồng làm
tan nát nhiều gia đình đang êm ấm khiến quê nghèo trở nên xáo trộn. Nay
lại đến chuyện người TQ nuôi cá bè ở Phú Yên và Cam Ranh. Xin nói đến
chuyện ở Phú Yên trước.
Ông Trần Xuân Ngãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân
Nam thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cho biết vì Vũng Rô là vùng được
quy hoạch mở rộng cảng và phát triển công nghiệp hóa dầu nên không có
tổ chức, cá nhân nào được cấp phép nuôi trồng thủy sản. Còn ông Ông Phạm
Minh Chu, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, khẳng định. “ UBND huyện Đông
Hòa cũng không cấp phép nuôi trồng thủy sản và cho thuê mặt nước ở Vũng
Rô đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào”
Vậy tại sao lại có những người TQ ung dung làm bè nuôi cá tại “vùng cấm địa” này? Họ từ trên trời rơi xuống à? .
(7) Dùng người Việt làm lá chắn
Việc xuất hiện những bè nuôi cá của người
Trung Quốc ở Vũng Rô từ gần 10 năm nay đã gây nhiều bất bình đối với
người dân địa phương. Khi tàu thuyền của ngư dân chạy gần bè cá của
người Trung Quốc thì lập tức bị nhân công dọa đánh.
Thật ra từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh Phú Yên
đã cấp phép hoạt động cho 10 người Trung Quốc với vai trò chuyên gia
hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú và cá bóp ở Vũng Rô. Tuy nhiên, ông Đào
Thái Cường, trưởng thôn Vũng Rô, cho biết những chuyên gia này chính là
chủ của các cơ sở nuôi cá mú và cá bóp với quy mô lớn tại đây. Ông Cường
tiết lộ: “Họ đã thuê người Việt Nam đứng tên lập doanh nghiệp để nuôi
cá”. Theo ông Cường, có tất cả 5 bè cá tại bãi Chùa, bãi Hương và bãi
Lau (thôn Vũng Rô) do người Trung Quốc làm chủ với quy mô mỗi bè từ 100
đến 200 lồng.
Theo UBND xã Hòa Xuân Nam, ngoài một số cơ sở
tư nhân có chuyên gia Trung Quốc đứng đằng sau, còn 3 doanh nghiệp VN
nuôi thủy sản tại Vũng Rô do người Trung Quốc trông coi là Công ty Thuận
Thành, Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Ngọc và Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Tín.
Các doanh nghiệp và cá nhân này nuôi thủy sản trái phép ở Vũng Rô 7 năm
nay nhưng chính quyền địa phương lại làm ngơ. Ông chủ tịch UBND xã Hòa
Xuận Nam giải thích vì không được cấp phép nên UBND xã Hòa Xuân Nam
không thể quản lý, thu thuế đối với các doanh nghiệp và cá nhân này.
Như vậy là tỉnh Phú Yên cấp giấy phép tràn
lan, còn cái mác “chuyên gia” chỉ là vỏ bọc cho những ông chủ TQ ung
dung nuôi cá. Địa phương không quản lý được (?!).
(8) Người Việt “giúp” người TQ như thế nào?
Công ty Thuận Hoàng do bà Bùi Thị Bích Ly làm
giám đốc đã đầu tư bè nuôi hơn 100 lồng cá ở vùng biển Vũng Rô, xã Hòa
Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên). Theo bà Ly, trước đây bà chỉ xin UBND
tỉnh Phú Yên cấp phép cho em rể là người Đài Loan làm hướng dẫn kỹ thuật
nuôi cá mú, cá bóp trên bè của bà tại Vũng Rô.
Người Trung Quốc sống ung dung trên vịnh Cam Ranh.
Nhưng khi phóng viên đưa ra thông báo của UBND
tỉnh Phú Yên cấp phép cho 2 người Trung Quốc là ông Cheng Po-Jui (26
tuổi) và Liu Cheng-Han (29 tuổi) vào năm 2010, thì bà Ly thừa nhận là đã
xin giúp cho 2 người này để được vào khu vực Vũng Rô, chứ không phải là
công ty của bà thuê. Bà Ly nói: “Công ty của tui chỉ xin UBND tỉnh Phú
Yên cấp phép giúp cho họ làm việc tại vùng biển Vũng Rô nên không có trả
lương hay tiền công gì cả. Tui chỉ giúp họ mà thôi”.
Ngoài ra, bà Ly còn thừa nhận cũng trong năm
2010 đã làm thủ tục xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho ông Sun Kun Tien
(37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) làm hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú cho
công ty, nhưng thực chất nhằm giúp ông này có giấy phép hoạt động nuôi
thủy sản tại Vũng Rô. Rõ ràng, 3 người Trung Quốc này không phải là
chuyên gia kỹ thuật mà chỉ là những người được Công ty Thuận Hoàng xin
cấp phép hộ để vào Vũng Rô nuôi cá.
Khi hỏi: “Họ không phải là người do công ty
của bà thuê nhưng tại sao lại làm thủ tục xin UBND tỉnh cấp phép?”. Bà
Ly huơ tay: “Đây là chuyện tế nhị, tui không nói được”.
Chuyện “tế nhị” là chuyện gì, chắc bạn đọc
thừa biết rồi. Đó là con đường vòng vèo giữa sự móc nối, có đi có lại
của kẻ xin và người có quyền cho, xảy ra hà rầm tại VN.
(9) Tại vịnh Cam Ranh, người TQ cũng đóng bè nuôi cá
Việc xảy ra từ nhiều năm rồi, đến nay UBND
tỉnh Khánh Hòa mới có văn bản yêu cầu UBND TP Cam Ranh kiểm tra và báo
cáo về nội dung liên quan đến công tác quản lý người nước ngoài trên địa
bàn. Trước đó, tại địa phương này đã xuất hiện tình trạng một số người
Trung Quốc làm lồng bè nuôi cá gần cảng Cam Ranh của Vùng 4 Hải quân từ
nhiều năm nay.
Lồng bè nuôi cá của người Trung Quốc tại Phú Yên
Theo người dân ở đây, bè cá của người Trung Quốc cách cảng Cam Ranh vài trăm mét về phía Đông Bắc với gần 100 lồng nuôi.
Ông Lê Văn Dũng, Phó chánh Thanh tra Sở Nông
Nghiệp Phát Triển Nông Thôn (NN-PTNN) tỉnh Khánh Hòa, khi đi thanh tra
môi trường trên các lồng bè ở TP Cam Ranh, cơ quan này đã phát hiện
nhiều sai phạm tại một lồng bè của người Trung Quốc. Ông Dũng cho phóng
viên báo chí biết: “Chủ bè đã không trả lời được câu hỏi cá giống lấy từ
đâu? Hàm lượng thức ăn ra sao? Có được phép lưu hành tại Việt Nam
không?”.
(10) Quan chức đầu tỉnh đọc báo mới giật mình
Cho đến nay những người có trách nhiệm tại Phú
Yên và Cam Ranh còn loanh quanh đổ lỗi cho nhau. UBND tỉnh nói là “theo
đề nghị của các cơ sở nuôi trồng thủy sản”. Còn việc để xảy ra tình
trạng người Trung Quốc nuôi cá trái phép, có thể có sự tham mưu của Sở
NN-PTNT tỉnh Phú Yên. Thế nhưng, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở
NN-PTNT Phú Yên, phủ nhận: Chưa từng thấy giấy tờ nào gửi đến Sở NN-PTNT
đề nghị cấp phép hoạt động cho các chuyên gia Trung Quốc nuôi trồng
thủy sản ở Vũng Rô… Cứ đổ lỗi loanh quanh như thế nên chẳng anh nào có
lỗi cả. Và đến nay các tỉnh và TP này lại đang ca bài “sẽ kiểm tra và xử
lý”’!
Một bè cá lớn của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa.
Xin
hãy đọc câu trả lời của ông Huỳnh Tấn
Việt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, với
phóng viên báo chí vào chiều ngày 6-6 vừa qua. Ông Việt nói: “…Làm không
đúng thì phải xử lý. Nói thật, tôi cũng giật mình khi đọc báo thấy có
chuyện này”.
Những bè cá của người TQ to tướng sờ sờ trước mặt hàng chục năm mà quan chức tỉnh đọc báo mới “giật mình” thì lạ thật!
Đến đây tôi xin nhường cho ý kiến bày tỏ nỗi bất bình của người dân:
Bạn Bình Bể viết trên báo Người Lao Động:
“Một căn nhà nhỏ trong hẻm sâu, gia chủ chỉ
cần thuê công nhân sửa chữa nhỏ, lập tức có nhân viên của phường, thành
phố đến làm việc ngay. Một căn nhà bề thế trên một con đường lớn công
nhân đang xây dựng tấp nập, ấy vậy mà khi báo chí lên tiếng có vấn đề
thì từ trên xuống dưới, từ nhỏ đến lớn đều ú a, ú ớ như người còn đang
mê ngủ chẳng biết gì.- Chuyện này cũng vậy, mấy cái bè nuôi cá to đùng
(to hơn cả mấy cái bè của chủ nhà) của ông bạn hàng xóm ngang nhiên đem
vào đất nhà mình để khai thác, rồi tự tiện đem tàu đến thu hoạch trước
mũi chủ nhà vậy mà vẫn im lặng như tờ. Đến khi báo chí phát hiện, phanh
phui thì lại lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, rồi thì ông đổ cho bà, bà
bảo tại ông...”
Bạn Nguyễn Văn Vũ viết trên báo Thanh Niên:
“Lại 1 quả bom nữa được gài. Chỉ thấy tội cho các cấp quản lý của mình là rất ngây thơ”.
Chuyện Euro
Khi tôi viết bài này Euro 2012 mới được một
tuần. Bạn đọc yêu bóng đá ở nước ngoài chắc chắn cũng đã và đang theo
dõi những trận đấu đó. 16 đội tuyển quốc gia đều đã trình diện. Đội nào
mạnh, đội nào yếu, phong cách chơi dần ló dạng, người hâm mộ đã có thể
dự đoán được đôi nét về những đội bóng ấy. Tuy nhiên, đó chưa phải là
tất cả thực lực của từng đôi bóng. Bạn có thể rất thú vị vì lối chơi tấn
công, đậm tính kỹ thuật của trận Ý - Tây Ban Nha. Ngược lại bạn chờ đợi
cuộc so tài giữa Anh và Pháp, nhưng bạn thất vọng vì nó quá tẻ nhạt.
Rồi những Hy Lạp - CH Séc, Ukraina - Thụy Điển, Ba Lan - Nga, Hà Lan -
Đức… có trận thắng trận thua, trận hay trận dở, nhưng vẫn chưa phải là
toàn thể sức mạnh thật sự của các đội ở vòng bảng. Đến nay có đội thắng
cả hai trận, đã nắm chắc chiếc vé vào vòng trong. Đã đủ điểm nên trận
thứ ba họ sẽ “đá như không đá”. Đấy là chưa nói đến họ tính toán nếu
vòng sau họ cần phải thua để gặp đội yếu hơn, họ sẵn sàng đá để thua
hoặc 2 đội nháy nhau đá hòa để đưa một đội khác về nước. Một kiểu đá kỳ
lạ chỉ tìm thấy ở những vòng đấu bảng tính điểm. Vòng này là lối đá của
những tính toán. Rồi còn chuyện bạo lực của khán giả, nạn phân biệt
chủng tộc đã bắt đầu ló dạng, nhà chức trách địa phương và UEFA sẽ làm
thế nào để dẹp tệ nạn cho Euro 2012 yên bình?
Cho nên kỳ này tôi chưa bàn đến chuyện Euro.
Khi bước vào vòng đấu loại trực tiếp sẽ có nhiều chuyện để bàn và để dự
đoán cùng bạn đọc hơn. Bạn cứ việc dự đoán theo ý riêng của mình, không
cần quan tâm tới những ý kiến khác, dù là đoán … một mình, thế mới thú.
Hơn nữa, bạn đoán sai càng nhiều thì bạn cũng như… vua bóng đá Pelé
thôi! Đoán đâu trật đấy, vậy mà kỳ nào vua Pelé cũng đoán cho chính mình
vui và cho cả người đọc cùng vui.
Vậy xin hẹn các bạn yêu bóng đá trong những kỳ sau.
Văn Quang_VN
THANH THANH * CHIỀU TAO NGỘ
“CHIỀU TAO-NGỘ”
CẢM TẠ
Gia-đình Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận
CẢM TẠ
Gia-đình Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận
quý Thi-Sĩ, Văn-Sĩ, Nhạc-Sĩ, Họa-Sĩ,
Ký-Giả, Nhân-Sĩ, Đại-Diện Giới Truyền-Thông, Nhiếp-Ảnh-Gia, Thân-Hữu,
Nghệ-Sĩ Thi Ca Nhạc, và Độc-Giả Yêu Thơ...
đã đến chung vui với chúng tôi
đã đến chung vui với chúng tôi
trong “Chiều Tao-Ngộ”
đánh dấu
xin vô vàn cảm tạ đánh dấu 70 năm làm thơ của Thanh-Thanh
nhân Mùa Father’s Day
tại Trung-Tâm VIVO San Jose
vào Chủ-Nhật 10-6-2012 vừa qua.
Nay kính,
xin vô vàn cảm tạ đánh dấu 70 năm làm thơ của Thanh-Thanh
nhân Mùa Father’s Day
tại Trung-Tâm VIVO San Jose
vào Chủ-Nhật 10-6-2012 vừa qua.
Nay kính,
Đại-Diện: Lê Mai ; Lê Lộc
Ban Tổ-Chức:
Ban Tổ-Chức:
SAN JOSE (TVNs)
- Mặc dù trong một ngày Chủ Nhật, có khá nhiều sinh hoạt trùng lặp, mà đặc biệt
là giải bóng tròn Châu Âu được gọi là EURO 2012, nhưng vẫn có khoảng trên 100
người tham dự “Chiều Tao Ngộ, kỷ niệm 70 làm thơ của nhà thơ Thanh Thanh Lê
Xuân Nhuận” trong vòng thân mật thắm tình nghệ sĩ.
Chiều Tao Ngộ được
tổ chức tại hội trường VIVO, 2260 Quimby Road, San Jose, CA 95122 từ 2:30PM
-6:00PM, Chủ Nhật, ngày 10-6-2012. Phần lớn người tham dự là quý văn thi hữu
tại miền Bắc California. Sau phần nghi thức khai mạc do MC Hoàng Vinh điều
khiển, Phương Thuận, MC thứ hai, đã cho biết chương trình Chiều Tao Ngộ do gia
đình nhà thơ Thanh Thanh tổ chức. Nói cho đúng ra là do 6 người con của nhà thơ
gồm “Ngũ Long Công Chúa” và người con trai tổ chức nhân sắp đến ngày Father’s
Day để chúc mừng thân phụ của mình.
Sau đó, các
người con của nhà thơ đã được cô Lam Lương giới thiệu ra mắt quan khách gồm Lê
Thu Vân, Lê Xuân Mai, Lê Xuân Lộc, Lê Thu Nguyên, Lê Xuân Sơn và Lê Xuân Hạnh.
Thứ nữ là cô Lê Xuân Mai, đến từ Úc Châu, đã đại diện 6 chị em ngỏ lời cám ơn
sự hiện diện của mọi người trong buổi chiều tao ngộ mà các chị em cô tổ chức
dành cho “Ba Thanh Thanh”.
Kế tiếp là nhà
thơ Thanh Thanh, nhân vật chính của Chiều Tao Ngộ đã được giới thiệu phát biểu
đã cám ơn sự hiện diện của quý thi văn hữu, truyền thông báo chí và thân
hữu. Theo nhà thơ đây là một buổi chiều
khó quên được đối với ông vì quý thi văn hữu và các con của ông đã dành cho ông
những giờ phút thật cảm động.
Lê Xuân Hạnh, út
nữ của nhà thơ, sau đó đã thay mặt các chị, anh để tặng đến thân phụ của mình
một bó hoa rực thắm.
Trong phần trình
bày đề tài “Thơ - Người Thơ: Hành Trình và Tao Ngộ”
Nhà văn Dương
Diên Nghị đã trình bày:
“Nhận định,
lượng giá một tác giả, những nhà nghiên cứu phê bình văn học không thể không
chuyên sâu vào tính cách và tác phẩm.
Tác phẩm, tính
cách phong chiếu, dàn trãi hoặc ít, hoặc nhiều bóng dáng thời đại, xã hội, con
người, những diễn biến sinh hoạt tạo thành dấu ấn đặc thù lưu cữu.
Nhà thơ Thanh
Thanh vốn không xa lạ với thành phần bạn đọc trong cũng như ngoài nước. Lớn lên
giữa giai đoạn lịch sử đất nước chuyển mình. Trận chiến thứ 2 ngã ngủ
(1939-1945) ngọn triều gọi là “cách mạng” dâng trào, chiếm đoạt quyền uy, thu
tóm giang sơn về tay họ.
Tuy nhiên, chỉ
khoảng thời gian mong manh, chưa đủ sức
bảo vệ chính mình, cuộc chiến bùng nổ trở lại, không để cho cách mạng hoành
hành, giành lại quyền sống cho quê hương, tự do cho dân tộc.
Cuộc chiến lan
dần, tăng cường độ, từ thấp đến cao, kéo dài, đối đầu quyết liệt, đã lôi kéo
con người bên này, bên kia vào vòng quay thù hận sâu xa…
Dòng thơ Thanh
Thanh bắt nguồn từ đó.
Từ chỗ đứng của
trang thanh niên 17, giữa ngã ba đường, phân vân tìm kiếm hướng đi lên phía
trước. Vốn đa cảm, nhạy bén, yêu người yêu mình, hồn thơ đượm nỗi xót đau bi
kịch chiến tranh giữa quê hương, âu lo thân phận người bất an, yếu đuối trước
hiểm họa khó lường sẽ tới lúc nào!
“Vì điệu sống
không hòa chung điệp khúc
Nên dân gian
điên loạn đã lâu rồi!”
Ngoại giới cũng
tác động hồn thơ không ít, thúc đẩy thơ hãy trở về với chính mình, thế nên có
lúc, đã tự ngộ một hiện thực đáng sợ, đe dọa sinh mệnh con người và chờ chực
hành động.
“Thân một trớt
sinh nhằm thời chiến quốc.
Kiếp mây bèo cho
cuốn ngược lôi xuôi”
Thao thức, băn
khoăn nổi chìm diệu vợi, tuổi trẻ đang vận dụng một lối thoát ra từ tâm thức.
Cũng gần kề mà cảm thấy xa vời, nắm trong tay mà chưa hề cảm xúc, là phút tỉnh
thức bừng sáng chạm mặt hiện thực đời thường.
Sự gắn bó, ràng
buộc quê hương, dân tộc, phạm trù tình cảm chân thật giữa người với người trong
tương quan sống vì… sống với…
“Là kẻ yêu đời
dưới nắng sương
Thiết tha ta đãi
cát tìm vàng
Tinh vi đi lọc
từng hơi bụi
Đúc lại thành
thơ gởi Bốn Phương”.
Khi nhận rõ nét
tấm bảng chỉ đường đi, thơ, tự thân là báu vật cống hiến, là những truyền rao
chân lý, đạo đức, niềm tin… Dựa vào thơ mà vững bước… Tin vào thơ mà ước mơ.
Kết quả đã hùng
biện rõ ràng qua thi phẩm “Ánh Trời Mai”, thi phẩm đầu tay sớm nhất tại cố đô
miền Trung thời ấy.
Làm thơ là nuôi
dưỡng khát vọng. “Yêu vô cùng và khát vọng mênh mông” (Hoàng Công Khanh) Thanh
Thanh đã gởi gắm ước mơ vào tác phẩm, minh họa toàn cảnh quê hương sẽ một ngày
thanh bình an lạc. Xã hội chan hòa tình nghĩa, vì con người hạnh phúc thăng
hoa… Cùng hát ca chung điệu, cùng góp bàn tay trách nhiệm xây dựng cõi thiên
đường có thật.
Tuổi trẻ nồng
nhiệt, tư duy trong sáng, cảm hứng sôi nổi cũng hơn một lần, dành nguyên trang
tôn vinh tình yêu đôi lứa, chứa đựng tràn đầy trong “Tuần Trăng Mật”. Chủ đề
thơ tình yêu thể hiện mức độ thử thách đối với bất cứ người thơ bắt đầu nhập
cuộc Tao Đàn thanh tao, thanh khí…
Tiếp tục theo
thời gian, chắt chiu tích lũy và khám phá, phát huy dạng thức thơ sang nhánh
khác bằng những tra vấn liên quan tâm linh, triết học. Thi phẩm “Với Thượng Đế”
hình thành biểu hiện tham vọng trình bày cho được ẩn khuất mà thế hệ này đến
thế hệ khác vẫn trên đường đeo đuổi, kiếm tìm chưa hề mỏi mệt, và Thanh Thanh
đã khẳng định mình:
“Xin nguyện trọn
đời giữ trắng hồn thơ
Để được xứng làm
con cưng Thượng Đế”.
Cuộc chiến ý
thức hệ Bắc Nam, còn bài tẩy của ván bài lật ngữa vào ngày cuối tháng tư. Tai
họa bất ngờ ụp xuống. Đồng đội, đồng hành với hàng triệu con dân miền Nam dưới
chế độ tự do, kinh qua cuộc lưu đày tàn khốc trên quê hương mình…
Thanh Thanh sau
12 năm trong vòng rào “cải tạo”, trở về, cùng “Cơn Ác Mộng” tích trữ sự kiện,
mục kích, đối mặt kẻ thù, đã mạnh mẽ tố cáo tập đoàn mác xít Hà Nội lạc hậu,
man rợ, đã đánh mất tính người!!!
Ngoài thơ, tác
giả còn dựng những kịch thơ, lịch sử, thời đại, nêu cao gương bất khuất tiền
nhân, vinh danh sự nghiệp đấu tranh giữ nước, chống xâm lăng phương Bắc, cũng
như tư duy thơ đậm khuynh hướng nghiêng xuống con người, người dân yếu đuối,
thiệt thòi cần bênh vực, bảo vệ, xã hội, cộng đồng cần phải được thăng tiến hài
hòa trong tinh thần tôn trọng công lý, công bằng…
Một đặc điểm
khác, song song với sáng tác thơ, tác giả tham gia chuyển ngữ một số thơ Việt
sang Anh ngữ, đồng thời khá thành công, nổi bật nhiều bài thơ viết bằng ngôn
ngữ Anh, đã được nhiều Hội Thơ Hoa Kỳ chọn in vào tuyển tập, và tạp chí Văn Học
từ năm 1993 đến nay. Vinh dự được nhận là Hội viên suốt đời của Hiệp Hội Quốc
tế Thi Nhân (International Society of Poets).
Đường thơ Thanh
Thanh nhìn lui thật dài, thật rộng… Cổ nhân thường nói “trường đạo tri mã lực”.
Đường dài mới hay sức ngựa.
Hành trình con
số 70 không đơn thuần dùng trong toán học, là con số của văn chương, nó góp
phần ghi nhận, giải mã những thông điệp của tác giả đến với người đọc.
70 năm, đeo
đuổi, đam mê, sáng tác, trí tuệ, buồng tim đã đầu tư ý nghĩa cho một sự nghiệp,
một đời người. Dĩ nhiên có vinh quang lẫn hệ lụy. Nụ cười và tiếng khóc. Nếu có
nụ cười tươi vui ấn tượng, thì cũng có những giọt nước mắt thầm lặng thương xót
cõi đời thường.
“Nguồn khổ lụy,
một kho tàng vô giá”.
Khổ lụy, đau
thương, rõ ràng kết tinh chất liệu quí hiếm, bồi bổ cho sức sống của thơ… Mang
thơ đến con người cùng dung thông, đồng cảm…
70 năm, cuộc bể
dâu lịch sử, nhà thơ ghi nhận biết bao điều trông thấy, những bi kịch, thảm
kịch của thân phận làm người, nhà thơ đi tìm ý nghĩa, triết lý sống giữa vòng
quay xô bồ nhân thế… Tôi ngghĩ đến hôm nay buổi hội ngộ này chỉ là một chặng
dừng để kiểm nghiệm, đúc kết giá trị của công trình hoàn thiện. Con đường thơ
Thanh Thanh còn thênh thang khoáng đạt, và bước đi chưa mệt mỏi còn vững vàng.
Bước đi chưa lộ chỉ dấu mệt mỏi, chồn chân. Ánh sáng lạc quan chan hòa phía
trước bởi tác giả đã chọn đúng con đường mà thi hào Goeth của nước Đức đã cho
rằng “Con đường văn chương nghệ thuật danh vinh dự cho những ai từ đó đi ra…”
Chuyển qua phần
văn nghệ, ca hát và ngâm thơ với các nghệ sĩ Duy Cường, Nguyệt Thanh, Trương H.
Hữu, Phương Thuận, Hoàng Vinh, Duy Hùng (con rể của nhà thơ), Thi Cầm, Kiều
Đông Phương, Xuân Mai, cháu Justina Lê, cháu nội của tác giả vừa hát vừa đàn
dương cầm bài “I Will Survive”.
Giữa chương
trình văn nghệ, thứ nữ Xuân Mai, trong phần nói về thân phụ của mình đã trình bày:
“Tôi là Lê Xuân
Mai, con thứ hai của bố tôi Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận. Trong 6 chị em, tôi là
người sau cùng mới được rời Việt Nam qua Mỹ định cư, và tôi hiện thời cũng theo
nghiệp viết lách của ba tôi TT-LXN.
Do đó, tôi được
cử làm đại diện các chị em để nói lên lòng kính yêu của chúng tôi và con cháu
chúng tôi đối với người cha, ông ngoại, ông nội và ông cố ngoại TT-LXN của
chúng tôi.
Chúng tôi xin có
đôi lời nói về ba TT-LXN của chúng tôi:
- Từ thuở thơ
ấu, chúng tôi đã in sâu trong lòng hình tượng một người cha hiền lành mẫu mực:
không trà, không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè, không cờ bạc… Trong ký
ức tuổi thơ của chúng tôi Ba TT-LXN có
thú ham mê đọc sách, viết sách và luôn luôn học, lúc nào cũng viết, lúc nào
cũng học, ba học nhiều thứ tiếng ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây
Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật… và học cả tiếng thổ ngữ của các sắc dân
tộc thiểu số ở các nơi ba đến nhận nhiệm sở như: tiếng Ê Đê ở Ban Mê Thuột,
tiếng M’Nong ở Quảng Đức, tiếng Djarai ở Pleiku… Đến sau khi đi tù gần 13 năm
trở về Ba TT tiếp tục học, nghiên cứu các tự điển chuyên môn các ngành.
- Tôi nhớ vào
khoảng năm 1975 trở đi, bệnh viện Khánh Hòa cắt ruột thừa cũng làm chết nhiều
người, ba TT của tôi ở tù về năm 1987, còn bị quản thúc tại địa phương, ông đã
dịch một cuốn sách chuyên môn y khoa giúp bệnh viện Khánh Hòa tránh khỏi những
phẫu thuật sai lầm. Sau đó, Ban Giám Đốc bệnh viện đã mời ba TT-LXN dạy Anh văn cho các bác sĩ bệnh
viện.
- Ba TT-LXN cũng
dịch thuật một tài liệu chuyên môn hàng không giúp cho các máy bay dân dụng
không bay vào vùng cấm có từ trường, nam châm hút làm rơi máy bay…
Đặc điểm của Ba
TT-LXN là làm xong công việc gì rồi là không quan tâm tới nữa, mặc ai tranh
công đoạt tiếng hưởng lợi lộc ông cũng không màng.
Đối với gia đình
Ba TT-LXN là người chồng chung thủy, một người cha hết lòng thương yêu vợ, con.
Nhưng ông cũng là người nhiệt tình, tận tụy với công việc và gần như luôn đặt
trọng trách việc công sở lên hàng đầu, tức là việc dân, việc nước.
Ba thường đi
công tác xa nhà. Do đó me Vân Anh của chúng tôi hay buồn giận. Nhưng hờn lẫy
vậy thôi, chứ me chúng tôi rất yêu ba TT, bà chỉ hay trách ba TT-LXN là “Gàn”;
me Vân Anh cũng thuộc thơ của ba TT rất nhiều. Ba TT-LXN cũng viết rất nhiều
thơ tặng vợ, ví dụ như tập thơ “Tuần Trăng Mật”.
Me Vân Anh hay
đọc cho bạn bè hay bà con và con cái chúng tôi nghe những câu thơ ba tặng Me
ngày trẻ như:
“Chính tim ta
nghe thoáng giọng oanh vàng
Cũng náo nức như
muôn ngàn thính giả”.
(Thời me Vân Anh
làm phát ngôn viên Đài Phát Thanh Huế)
Hoặc:
“Em thấy đó vì
sao anh đã quyết
Chọn đưa em về
giới thiệu gia đình
Chọn một đóa để
buông rời cả bó”
Hoặc:
“Anh sẽ viết
muôn lời tha thiết
Tặng riêng em
duy nhất bạn đời anh”.
Xen kẻ những
đoạn thơ tha thiết tình tứ của ba TT, me Vân Anh cũng nhớ những đoạn thơ miêu
tả thực trạng như:
“Anh ở nhà lầu,
anh đi xe hơi
Nhưng nhà thuê,
xe mượn đó em ơi!
Em nhìn bộ vó
anh sang trọng
Mà vợ con anh
đói rã rời…”
Nói đến đây chắc
ai cũng hiểu, cuộc sống gia đình chúng tôi không xa hoa, giàu có, vì ba TT chỉ
sống liêm khiết nuôi gia đình trong đồng lương hàng tháng.
Me Vân Anh chúng
tôi xuất thân là tiểu thư con nhà danh giá, từ nhỏ quen được người ăn kẻ ở hầu
hạ, khi lấy ba TT-LXN, me Vân Anh gần như từ bỏ nếp sống vàng son cũ, me chịu
thương chịu khó, không quản nhọc nhằn tha bầy con theo chồng luân lưu qua bao
nhiêu miền rừng núi đèo heo hút gió, từ Quảng Đức đến Ban Mê Thuột, Pleiku… me
luôn kề vai sát cánh bên chồng, để cho ba TT-LXN giữ vững niềm tin, tự hào cất
cao giọng thơ:
“Ta vẫn là ta
của thuở hai mươi
Mũi bút chưa
cùn, nguồn hứng chưa vơi”.
Vượt qua bao
nhiêu thăng trầm, bao nhiêu sóng gió, ba me chung thủy sắt son trọn đời 55 năm
vợ chồng. Me tôi vắn số, qua đời cách đây 5 năm, ba TT-LXN không ngừng thương
nhớ me.
Lúc đó tôi còn ở
Việt Nam, nghe các chị em kẻ lại rằng: Ba đi đến nơi nào có kỷ niệm với me ba
cũng khóc, ba thường trào nước mắt khi đi chợ với cô em út của chúng tôi, là
cái chợ me thường đi, ba nói:
- Không ai có
thể thay thế me của các con được!
Ba TT-LXN là một
người khí khái, can trường và công minh. Là một người đầy nhiệt huyết, có lý
tưởng, có chính nghĩa, mặc dù bề ngoài trông có vẻ mảnh khảnh thư sinh.
Chúng tôi, toàn
bộ gia đình chúng tôi từ những ngày ở Việt Nam đã có một cuộc sống thanh bần
đạm bạc, nhưng chúng tôi luôn tự hào vì có một người cha thanh liêm chính
trực..
Chúng tôi xin
trích dẫn một đoạn thơ tiêu biểu tự trào của ba TT-LXN sau đây, đủ nói lên trọn
vẹn nhân cách con người TT-LXN:
“Tôi có một
thằng tôi
Tự thuở vào đời
băn khoăn tìm nghĩa sống
Đầu không tàn
che
Chân không trụ
chống
Nhưng tim mình
có ánh lửa tiên tri
Nên vẫn đội trời
đạp đất mà đi”.
Chương trình sau
phần gia đình và thân hữu tặng quà đến nhà thơ và chụp hình lưu niệm đã chấm
dứt lúc 6:015PM cùng ngày với rất nhiều quý văn thi hữu ở lại với nhà thơ và
gia đình đến giờ chót.
CAO SƠN tường
thuậtNỮ THIẾU TÁ BÁC SĨ JOSEPHINE CẨM VÂN
Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ - Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ
Bác sĩ quân y phi hành - Thiếu tá hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân trong một chuyến đi Việt Nam giúp bệnh nhân nghèo
Tin liên hệ
- Bác sĩ trẻ gốc Việt được bổ nhiệm vào Ủy ban Cố Vấn Tổng thống Mỹ
- Một thanh niên Việt Nam được Tổng thống Mỹ vinh danh
- Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh trở thành nhà khoa học vệ tinh không gian của Mỹ
- Thực trạng đau lòng của hệ thống bệnh viện tại Việt Nam
- Báo động tình trạng y đức xuống cấp tại Việt Nam
Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.
Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển.
Trà Mi: Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay?
Thiếu tá Cẩm Vân: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác.
Trà Mi: Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà?
Thiếu tá Cẩm Vân: Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm.
Trà Mi: Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp?
Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.
Trà Mi: Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung.
Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
Trà Mi: Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng?
Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam?
Thiếu tá Cẩm Vân: Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
Trà Mi: Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam?
Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Trà Mi: Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì?
Thiếu tá Cẩm Vân: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước.
Trà Mi: Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?
Thiếu tá Cẩm Vân: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai.
Trà Mi: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì?
Thiếu tá Cẩm Vân: Câu hỏi này cũng là điều tôi suy nghĩ
hằng ngày. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đừng tập trung
vào bản thân mình mà hãy nghĩ về những người xung quanh. Thành tựu lớn
nhất trong đời sống là sự phục vụ người khác. Mục tiêu của tôi trong
tương lai là tiếp tục về Việt Nam cho dù là trong sứ mạng nhân đạo với
hải quân. Đó là điều tôi rất đam mê và hy vọng sẽ tiếp tục.
Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam.
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên chia tay với quý vị và các bạn tại đây và hẹn tái ngộ cùng quý vị trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.
Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam.
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên chia tay với quý vị và các bạn tại đây và hẹn tái ngộ cùng quý vị trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.
GS. LƯU LỆ HẰNG
"Nobel Thiên văn học" về tay nữ giáo sư gốc Việt
– Cuối
tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải
Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô
trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh”
(Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.
Ảnh: ShawPrize
Giáo
sư Jane X. Luu (Lưu Lệ Hằng) cùng với người thầy – đồng nghiệp của mình
là Giáo sư David C. Jewitt, Giám đốc Viện nghiên cứu thiên thể
(Institute for Planets and Exoplanets), Đại học California – Los
Angeles, Hoa Kỳ đã đạt giải Shaw với công trình khám phá ra các vật thể
ngoài Hải Vương tinh (TNOs) – những kho báu khảo cổ giúp chúng ta quay
ngược thời gian về lúc hình thành nên hệ Mặt trời và nguồn gốc của các
sao chổi chu kỳ ngắn. Giải Shaw danh giá được ví như là "Giải Nobel của
châu Á", được bắt đầu trao tặng từ năm 2004. Giải trao cho các thành tựu
nghiên cứu khoa học mới nhất trong các lĩnh vực: thiên văn học, khoa
học sự sống và y học, toán
học. Điểm đặc biệt là giải chỉ được trao cho các nhà khoa học còn sống
(cho đến lúc ra quyết định) giống như Giải Nobel. Giải Shaw mỗi năm gồm 3
triệu đô la Mỹ, chia đều cho ba lĩnh vực khoa học được xét thưởng. Ngài
Run Run Shaw, ông trùm truyền thông Hồng Kông năm nay 105 tuổi là người
bảo trợ cho giải thưởng này.Nữ chủ nhân của "Giải Nobel Thiên văn học" thế giới Trước
đó, vào tháng 3 vừa qua, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli cũng đã
công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa học tiên phong thuộc ba
lĩnh vực nghiên cứu hiện đại: vật lý thiên văn học (astrophysics), khoa
học nano (nanoscience) và thần kinh học (neuroscience). Giáo sư Lưu Lệ
Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ nhân của
giải Kavli thiên văn
học năm nay. Giải Kavli được khởi xướng từ năm 2008 bởi nhà khoa học
người Na Uy Fred Kavli và Quỹ Kavli của ông. Một hội đồng chuyên gia
quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới sẽ lựa chọn
và hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu đoạt giải. Mỗi lĩnh vực nghiên
cứu sẽ có 1 triệu đô la Mỹ tiền thưởng, chia đều cho các đồng chủ nhân
giải thưởng. Giải Kavli Thiên văn học được mệnh danh là "Giải Nobel
Thiên văn học" của thế giới. Giải thưởng Thiên văn học 2012 được trao
cho công trình khám phá ra vành đai Kuiper của ba nhà thiên văn học:
David C. Jewitt, Đại học California - Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ; Jane
X. Lưu (Lưu Lệ Hằng), Phòng thí nghiệm Lincoln, Học viện Công nghệ
Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ; và Michael E. Brown, Viện Công nghệ
California (Caltech). Giải Kavli Thiên văn học 2012 ghi nhận công trình
khám phá ra vành đai Kuiper và những vật thể lớn nhất của nó. Công
trình này sẽ giúp ta có những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử
hệ Mặt trời. Một điều đáng chú ý là năm nay, "nóc nhà công nghệ của thế
giới" MIT có tới ba nhà khoa học nữ đoạt giải ở tất cả lĩnh vực nghiên
cứu.
Nhà thiên văn nữ gốc Việt Lưu Lệ Hằng (giữa) - đồng chủ nhân của giải Kavli Thiên văn học 2012 Ảnh: KavliPrize
Trích:
Bài viết của GS Đàm Thanh Sơn trên blog của ông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về công trình của GS Lưu Lệ Hằng và cộng sự: Giả thuyết rằng hệ mặt trời không kết thúc ở Pluto (Diêm vương tinh – NV) mà ngay rìa của hệ mặt trời còn có một vành đai các tiểu hành tinh được Edgeworth và Kuiper đưa ra khoảng những năm 1943-1951. (Trung tá quân đội Anh Edgeworth là một nhân vật khá thú vị, đã viết 4 cuốn sách về kinh tế học với những đầu đề như Unemployment Can Be Cured, và chỉ bắt đầu nghiên cứu kinh tế học và thiên văn học sau khi về hưu.) Chỉ đến năm 1992, vật thể đầu tiên trong vành đai này mới được tìm ra bởi David Jewitt và Jane Luu. Michael Brown, lúc đó là nghiên cứu sinh ở Berkeley, kể lại như sau trong cuốn How I Killed Pluto and Why It Had It Coming (tạm dịch Tôi đã khai tử Diêm vương tinh như thế nào – NV): “One afternoon, as on many times previous, after spending too much time staring at data on my computer screen and reading technical papers in dense journals and writing down thoughts and ideas in my black bound notebooks, I opened the door of my little graduate student office on the roof of the astronomy building, stepped into the enclosed rooftop courtyard, and climbed the metal stairs that went to the very top of the roof to an open balcony. As I stared at the San Francisco Bay laid out in front of me, trying to pull my head back down to the earth by watching the boats blowing across the water, Jane Luu, a friend and researcher in the astronomy department who had an office across the rooftop courtyard, clunked up the metal stairs and looked out across the water in the same direction I was staring. Softly and conspiratorially she said, “Nobody knows it yet, but we just found the Kuiper belt.” I could tell that she knew she was onto something big, could sense her excitement, and I was flattered that here she was telling me this astounding information that no one else knew. “Wow,” I said. “What’s the Kuiper belt?” It’s funny today to think that I had no idea what she was talking about…”
Vành đai Kuiper – tranh của Don Dixon
Michael Brown sau này tìm thêm nhiều vật thể trong vành đai Kuiper, trong đó có vật thể còn to hơn Pluto. Sự tìm ra hàng loạt các vật thể mới dẫn đến việc Pluto không còn được coi là hành tinh nữa. Người ta nghĩ là các sao chổi có chu kỳ nhỏ (< 200 năm) có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn các sao chổi có chu kỳ cao hơn có nguồi gốc từ một cái gọi là đám mây Oort (Oort Cloud – NV) xa mặt trời hơn nhiều (gấp 1000 lần vành đai Kuiper). Đám mây Oort tới nay vẫn còn là giả thuyết. |
Công trình lịch sử của thiên văn học hiện đại Bên
ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh là vành đai Kuiper (Kuiper Belt hay
còn được biết đến với cái tên vành đai Edgeworth – Kuiper). Đây là một
dĩa gồm hơn 70 ngàn vật thể nhỏ cấu thành bởi đá và băng, có đường kính
trên 100km và quay xung quanh Mặt trời. Giải Kavli Thiên văn học 2012
vinh danh hai nhà thiên văn đã khám phá ra vành đai Kuiper là GS David
Jewitt và GS Lưu Lệ Hằng; cùng với một nhà khoa học khác – GS Michael
Brown đã khám phá ra rất nhiều vật thể lớn trong vành đai này. Khám phá
của các nhà thiên văn học này là kết quả của những chiến dịch quan sát
tinh tế nhằm tìm ra những phân loại
mới cho các vật thể ở xa (hơn các hành tinh) trong hệ Mặt trời. Nghiên
cứu của họ đòi hỏi những thủ thuật đầy sáng tạo, sự kiên trì không mệt
mỏi và một sự cởi mở đón chào những điều không như mong đợi.
Các
vật thể trong vành đai Kuiper (Kuiper Belt Objects) là những tàn tích
vật chất nguyên sơ của thời kỳ đầu hình thành hệ Mặt trời, khi khí, bụi
và băng đá trong vũ trụ bồi tụ nên những hành tinh khí khổng lồ (Mộc
tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh). Mặc dù những gã
khổng lồ này quét sạch toàn bộ vật chất ban đầu ở xung quanh chúng nhưng
người ta nghĩ rằng vành đai Kuiper nằm khá xa quỹ đạo của những hành
tinh khổng lồ và ẩn chứa những tàn tích hoá thạch sau quá trình hình
thành các hành tinh. Do đó, thành phần cấu tạo và đặc điểm quỹ đạo của
chúng cung cấp những bằng chứng độc nhất vô nhị về các giai đoạn tiên
khởi của
hệ Mặt trời. Michael Brown đã thiết kế nên và bổ sung vào đề tài Khảo
sát các vùng rộng lớn (tạm dịch từ Caltech Wide-Area Survey – NV) – công
trình quan sát một vùng rộng đến 20 ngàn độ vuông mặt phẳng của hệ Mặt
trời. Ông đã tối ưu hoá đề tài này để tìm kiếm các vật thể có khối lượng
lớn nhất trong vành đai Kuiper. GS Brown cũng đã khám phá ra Quaoar
(năm 2002), Makemake (2005), Eris (2005) và rất nhiều vật thể lớn khác
trong vành đai Kuiper. Điều này minh chứng rằng Diêm vương tinh không
đơn độc, nó là một trong số những đối tượng ông tìm kiếm. Nhờ các vật
thể lớn nhất của vành đai này cũng là một trong những vật thể sáng nhất
nên người ta có thể dùng quang phổ kế để định lượng thành phần cấu tạo
nên bề mặt của chúng. Một khám
phá không kém phần quan trọng khác của GS Brown là hành tinh lùn Sedna.
Mất 10 ngàn năm quay quanh Mặt trời, Sedna có một quỹ đạo bị kéo dài và
thuôn nhọn ở hai đầu. Điểm cực cận của Sedna với mặt trời bằng khoảng
76 đơn vị thiên văn AU (tức bằng 76 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt
trời) và rộng hơn gấp đôi quỹ đạo của Hải vương tinh. Đã có tranh luận
sôi nổi về nguồn gốc của Sedna và hai giải thuyết thú vị được đưa ra là
quỹ đạo của Sedna có thể đã bị kéo giãn ra bởi một ngôi sao xẹt ngang
hoặc nó có thể đã bị hệ Mặt trời của chúng ta “bắt cóc” từ một hệ mặt
trời khác.
Hình
vẽ đầu tiên cho chúng ta thấy quỹ đạo của các hành tinh rắn thuộc hệ
Mặt trời (trong đó có Trái đất) và vành đai tiểu hành tinh nẳm giữa Hoả
tinh và Mộc tinh. Trong hình thứ hai, ta có thể thấy Sedna nằm ngoài quỹ
đạo của các hành tinh khí và các vật thể trong vành đai Kuiper. Toàn bộ
quỹ đạo của Sedna được minh hoạ trong hình thứ ba với tỉ lệ tương ứng
thực tế cùng vị trí hiện tại của nó. Sedna đang ở gần điểm cực cận với
Mặt trời và quỹ đạo 11,400 năm của nó quanh Mặt trời sẽ còn đưa nó đi xa
hơn nhiều. Hình cuối cùng cho ta cái nhìn xa nhất có thể về một quỹ đạo
hình bầu dục, nằm gọn trong cái mà chúng ta đã từng nghĩ
là rìa phía trong của đám mây Oort. Đám mây Oort là một tập hợp hình
cầu của các vật thể băng giá, nằm ở vùng giới hạn xa nhất lực hấp dẫn
của Mặt trời. Hai giải thưởng hàng đầu thế giới về thiên văn học năm
2012 cùng trao cho một đề tài về vành đai Kuiper hay rộng hơn là các vật
thể ngoài Hải Vương tinh đã tái khẳng định nghị quyết của Hiệp hội
Thiên văn quốc tế (IAU) đưa ra vào 2006, trong đó đưa ra 3 điều kiện rõ
ràng cho khái niệm “hành tinh” và từ đó “giáng cấp” Diêm vương tinh
xuống thành một hành tinh lùn. Đây cũng là đòn quyết định làm tiêu tan
những hy vọng mong manh cuối cùng của luồng ý kiến phản đối nghị quyết
năm 2006 của IAU. Có lẽ những ai phản ứng với việc “giáng cấp” Diêm
vương tinh sẽ phải cất cái tên
“Diêm Vương tinh – một trong 9 hành tinh của hệ Mặt trời” vào kỷ niệm.
Dù vậy, Diêm vương tinh chắc sẽ không buồn tí nào vì gia đình “hành tinh
lùn” mới toe của nó đã có tới 5 thành viên và chắc chắn sẽ còn tiếp tục
tăng thêm trong thời gian tới.
Trích:
Ảnh: Kavli Foundation
Giáo sư Lưu Lệ Hằng, tên nhập quốc tịch Hoa Kỳ là Jane X. Luu, sinh năm 1963 và sang Mỹ từ năm 1975. Cô học trò gốc Việt sau đó giành được học bổng ngành vật lý tại Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1984, cô tân cử nhân đã dành mùa hè thảnh thơi của mình để bắt đầu học lên cao học tại Đại học California – Berkeley, cùng lúc đó cô làm việc cho Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) ở Pasadena. Thích thú trước những bức tường treo đầy hình ảnh các hành tinh do tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, Lưu Lệ Hằng quyết định theo đuổi ngành thiên thể học. Sau khi hoàn thành cao học tại Berkeley, cô lấy bằng tiến sĩ ở MIT. Trong thời gian ở MIT, cô cùng với nghiên cứu sinh David Jewitt làm đề tài Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài hệ Mặt trời. Sau đó Lưu Lệ Hằng tham gia giảng dạy tại Đại học Harvard rồi chuyển sang Đại học Leiden ở Hà Lan. Khi quay về Mỹ, cô tạm xả hơi chuyên ngành thiên văn quan sát của mình và công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT cho đến nay. Cô hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1991, Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã trao giải Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho cô. Để ghi nhận công lao của cô trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên cô đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu. Năm nay – 2012 quả là năm của người phụ nữ gốc Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới. Năm 1996, nhà báo khoa học Marcia Bartusiak đã viết về hành trình tuyệt vời của GS Lưu Lệ Hằng khi cô còn giảng dạy tại Đại học Harvard. Vì sao lại là "hành trình tuyệt vời"? Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô là Học giả sau tiến sĩ Hubble (Hubble Postdoctoral Fellowship) - phần thưởng danh giá nhất cho các nhà nghiên cứu trẻ trình độ sau tiến sĩ. |
VietAstro Theo KavliPrize, ShawPrize, Science, MIT
_______________________________________________________
Tiểu sử Prof. Dr. Jane Luu (a.k.a Lưu Lệ Hằng)
From Wikipedia, the free encyclopedia
Jane Lưu | |
---|---|
Born | 1963 (age 48–49) Saigon, Vietnam |
Residence | Lexington, Massachusetts |
Fields | Astronomy, Astrophysics |
Institutions | Harvard University, Lincoln Laboratory at MIT. |
Alma mater | Stanford University, University of California at Berkeley, Massachusetts Institute of Technology |
Thesis | Physical Studies of Primitive Solar System Bodies (1992 [1]) |
Doctoral advisor | David Jewitt |
Notable students | ? |
Known for | Discovery the Kuiper belt |
Influenced | none |
Notable awards | Annie J. Cannon Award in Astronomy 1991, Shaw Prize 2012, Kavli Prize 2012 |
Spouse | Ronnie Hoogerwerf |
Prof. Dr. Jane Luu (a.k.a. Jane X. Luu, Vietnamese: Lưu Lệ Hằng [2]) is a Vietnamese American astronomer.
Contents |
Early life
Luu was born in 1963 in South Vietnam to a father who worked as a translator for the U.S. Army[3]. Her father taught her French as a child, beginning her lifelong love of languages [4].
Luu immigrated to the United States as a refugee in 1975, when the South Vietnamese government fell. She and her family settled in Kentucky, where she had relatives.[4] A visit to the Jet
Propulsion Laboratory inspired her to study astronomy.[5] She attended Stanford University, receiving her bachelor's degree in 1984.[6]
Work as a graduate student and co-discovery of the Kuiper Belt
As a graduate student at the University of California at Berkeley[7] and the Massachusetts Institute of Technology, she worked with David C. Jewitt to discover the Kuiper Belt.[5] In 1992, after five years of observation, they found the first known Kuiper Belt object, using the University of Hawaii's 2.2 meter telescope on Mauna Kea.[8][3] This object is (15760) 1992 QB1, which she and Jewitt nicknamed "Smiley".[6] The American Astronomical Society awarded Luu the Annie J. Cannon Award in Astronomy in 1991. In 1992, Luu received a Hubble Fellowship from the University of California, Berkeley. The asteroid 5430 Luu is named in her honor.[9][10]. She received her PhD in
1992 at MIT.
Professional life
After receiving her doctorate, Luu worked as a professor at Harvard University, since 1994.[6] Luu also served as a professor at Leiden University in the Netherlands.[5] Following her time in Europe, Luu returned to the United States and works on instrumentation as a Senior Scientist at Lincoln Laboratory at MIT.
In December 2004, Luu and Jewitt reported the discovery of crystalline water ice on Quaoar,
which was at the time the largest known Kuiper Belt object. They also
found indications of ammonia hydrate. Their report theorized that the
ice likely formed underground, becoming exposed after a collision with
another Kuiper Belt object sometime in the last few million years.[11]
In 2012, she won (along with David C. Jewitt of the University of California at Los Angeles) the Shaw Prize
"for their discovery and characterization of trans-Neptunian bodies, an
archeological treasure dating back to the formation of the solar system
and the long-sought source of short period comets" [12] and the Kavli Prize (shared with Jewitt and Michael Brown) “for discovering and characterizing the Kuiper Belt and its largest members, work
that led to a major advance in the understanding of the history of our planetary system.”[13].
Asteroids co-discovered by Luu
Luu has co-discovered a number of asteroids:
- 10370 Hylonome
- (15760) 1992 QB1
- (15809) 1994 JS
- (15836) 1995 DA2
- (15874) 1996 TL66
- (15875) 1996 TP66
- (19308) 1996 TO66
- (20161) 1996 TR66
- (24952) 1997 QJ4
- (24978) 1998 HJ151
- (26375) 1999 DE9
- (33001) 1997 CU29
- (58534) 1997 CQ29
- (59358) 1999 CL158
- (60608) 2000 EE173
- 66652 Borasisi
- (79360) 1997 CS29
- (79969) 1999 CP133
- (79978) 1999 CC158
- (79983) 1999 DF9
Personal life
Luu enjoys traveling, and has worked for Save the Children in Nepal.
She enjoys a variety of outdoor activities and plays the cello. She met
her husband, Ronnie Hoogerwerf, who is also an astronomer, while in Leiden.[5]
Honors, awards and accolades
- 1991 Annie J. Cannon Award in Astronomy
- 2012 Shaw Prize in Astronomy [14]
- 2012 Kavli Prize in Astrophysics [15]
Some Publishing
- NASA Astrophysics Data System publication listing, Over 200 publications are listing
- Luu, Jane; D.C. Jewitt and C. Trujillo (2000). "Water ice in 2060 Chiron and its implications for Centaurs and Kuiper Belt objects". Astrophysical Journal 531 (2): L151–L154. arXiv:astro-ph/0002094. Bibcode 2000ApJ...531L.151L. DOI:10.1086/312536. PMID 10688775.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1998). "Deep Imaging of the Kuiper Belt with the Keck 10-Meter Telescope". Astrophysical Journal 502: L91–L94. Bibcode 1998ApJ...502L..91L. DOI:10.1086/311490.
- Luu, Jane; B. Marsden, D.C. Jewitt, C. Trujillo, C. Hegenrother, J. Chen and W. Offutt (1997). "A New Dynamical Class of Object in the Outer Solar System". Nature 387 (6633): 573. Bibcode 1997Natur.387..573L. DOI:10.1038/42413.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1996). "Color Diversity among the Centaurs and Kuiper Belt Objects". Astronomical Journal 112: 2310–2318. Bibcode 1996AJ....112.2310L. DOI:10.1086/118184.
- Bartusiak, Marcia (February 1996). "The Remarkable Odyssey of Jane Luu". Astronomy 24: 46. Bibcode 1996Ast....24...46B.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1992). "High Resolution Surface Brightness Profiles of Near-Earth Asteroids". Icarus 97 (2): 276–287. Bibcode 1992Icar...97..276L. DOI:10.1016/0019-1035(92)90134-S.
- Luu, Jane (1991). "CCD Photometry and Spectroscopy of Outer Jovian Satellites". Astronomical Journal 102: 1213–1225. Bibcode 1991AJ....102.1213L. DOI:10.1086/115949.
- Crystalline Ice on Kuiper Belt Object (50000) Quaoar (article co-written with David Jewitt, published in the December 9, 2004 issue of Nature)
- The Shape Distribution of Kuiper Belt Objects (paper co-written with Pedro Lacerda, June 2003)
- Comet Impact on McMaster (presentation summary, November 2001)
- Accretion in the Early Kuiper Belt I. Coagulation and Velocity Evolution (paper co-written with Scott J. Kenyon, published in May 1998 Astronomical Journal)
- Optical and Infrared Reflectance Spectrum of Kuiper Belt Object 1996 TL66 (paper co-written with D.C. Jewitt, January 1998)
Jane Lưu
Bách khoa toàn thư mở WikipediaJane Lưu Sinh 1963 (48–49 tuổi)
Sài Gòn, Việt NamNơi cư ngụ Lexington, Massachusetts Ngành Thiên văn học, Vật lý thiên văn Nơi công tác Đại học Harvard, MIT Lincoln Laboratory Học trường Đại học Stanford, Đại học California tại Berkeley, Học viện Công nghệ Massachusetts Nổi tiếng vì phát hiện ra vành đai Kuiper Giải thưởng Annie J. Cannon Award in Astronomy [1991], Shaw Prize về Thiên văn học [2012], Kavli Prize về Vật lý thiên văn [2012] Mục lục
Tuổi trẻ
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.[2]
Trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ. Sau khi ở trại tị nạn khoảng một tháng rưỡi, bà cùng gia đình đã đến tiểu bang Kentucky do họ có một vài người họ hàng ở đó. Trong chuyến thăm Jet Propulsion Laboratory đã thúc đẩy bà quyết định chọn ngành thiên văn học cho nghề nghiệp của mình.[4] bà thi đậu vào trường Đại học Stanford và tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984.[5]Đồng phát hiện ra vật thể trong vành đai Kuiper
Khi làm nghiên cứu sinh tại Đại học California ở Berkeley[6] và Học viện công nghệ Massachusetts, bà làm việc dưới sự hướng dẫn của David C. Jewitt.[4] Năm 1992, sau 5 năm quan sát, họ đã tìm thấy vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper nhờ sử dụng kính thiên văn 2,2 mét của Đại học Hawaii nằm ở Mauna Kea, và nhờ đó đã phát hiện ra vành đai này với khoảng 70 ngàn thiên thạch (Kuiper Belt object, viết tắt KBO, hay còn gọi là Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh)[7] Ký hiệu của vật thể này là (15760) 1992 QB1, mà bà và Jewitt đặt cho nó là "Smiley".[5] Phát hiện này là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành Hệ Mặt Trời.[3]
Về các thiên thạch trong vành đai Kuiper, giáo sư Lưu phát biểu:
"Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy .... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì." [8][9]
Năm 1991, Lưu nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Hoa Kỳ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), và nhận học bổng Hubble của Đại học California, Berkeley. Tiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh.[10][11][12]Sự nghiệp
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Lưu làm giáo sư tại Đại học Harvard.[5] bà cũng từng làm giáo sư tại Đại học Leiden ở Hà Lan.[4] Sau khi làm việc ở châu Âu, Lưu trở lại Hoa Kỳ và làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT.
Tháng 12 năm 2004, Luu và Jewitt thông báo họ phát hiện ra tinh thể băng nước trên tiểu hành tinh Quaoar, vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper được biết đến tại thời điểm đó. Họ cũng phát hiện thấy sự có mặt của amôniắc hydrat. Trong công bố, họ giả thuyết rằng những tinh thể băng được hình thành bên dưới bề mặt, sau đó chúng bị hất xới lên bề mặt sau những va chạm với các vật thể khác trong vành đai Kuiper trong thời gian một vài triệu năm.[13]Cuộc sống cá nhân
Bà thích đi du lịch và từng làm việc cho tổ chức Hỗ trợ trẻ em ở Nepal. bà cũng thích các hoạt động ngoài trời và chơi cello. bà đã gặp chồng cô, Ronnie Hoogerwerf, cũng là một nhà thiên văn học, khi họ còn ở Leiden.[4]Các tiểu hành tinh đã phát hiện
Cùng với các đồng nghiệp, giáo sư Lưu đã phát hiện ra các tiểu hành tinh sau:Tiểu hành tinh phát hiện: 31 (10370) Hylonome1 27 tháng 2 năm 1995 (15760) 1992 QB11 30 tháng 8 năm 1992 (15809) 1994 JS1 11 tháng 5 năm 1994 (15836) 1995 DA21 24 tháng 2 năm 1995 (15874) 1996 TL661,2,3 9 tháng 10 năm 1996 (15875) 1996 TP661,2 11 tháng 10 năm 1996 (19308) 1996 TO661,2 12 tháng 10 năm 1996 (20161) 1996 TR661,2,3 8 tháng 10 năm 1996 (15883) 1997 CR291,2 3 tháng 2 năm 1997 (20108) 1995 QZ91 29 tháng 8 năm 1995 (20161) 1996 TR661,2,3 8 tháng 10 năm 1996 (24952) 1997 QJ41,2,4 28 tháng 8 năm 1997 (24978) 1998 HJ1511,2,5 29 tháng 4 năm 1998 (26375) 1999 DE92 20 tháng 2 năm 1999 (33001) 1997 CU291,2,3 6 tháng 2 năm 1997 (58534) Logos1,2,3 4 tháng 2 năm 1997 (59358) 1999 CL1581,2 11 tháng 2 năm 1999 (60608) 2000 EE1732,6 3 tháng 3 năm 2000 (66652) Borasisi1,2 8 tháng 9 năm 1999 (79360) Sila-Nunam1,2,3 3 tháng 2 năm 1997 (79969) 1999 CP1331,2 11 tháng 2 năm 1999 (79978) 1999 CC1581,2,7 15 tháng 2 năm 1999 (79983) 1999 DF91,2 20 tháng 2 năm 1999 (91554) 1999 RZ2151,2 8 tháng 9 năm 1999 (118228) 1996 TQ661,2,3 8 tháng 10 năm 1996 (129746) 1999 CE1191,2 10 tháng 2 năm 1999 (134568) 1999 RH2151,2 7 tháng 9 năm 1999 (137294) 1999 RE2151,2 7 tháng 9 năm 1999 (137295) 1999 RB2161,2 8 tháng 9 năm 1999 (148112) 1999 RA2161,2 8 tháng 9 năm 1999 (181708) 1993 FW1 28 tháng 3 năm 1993 - 1 cùng với David C. Jewitt
- 2 cùng với Chad Trujillo
- 3 cùng với Jun Chen
- 4 cùng với K. Berney
- 5 cùng với David J. Tholen
- 6 cùng với Wyn Evans
- 7 cùng với Scott S. Sheppard
Một số bài báo đã đăng
- Luu, Jane; D.C. Jewitt and C. Trujillo (2000). "Water ice in 2060 Chiron and its implications for Centaurs and Kuiper Belt objects". Astrophysical Journal 531 (2): L151–L154. arXiv:astro-ph/0002094. doi:10.1086/312536. PMID 10688775.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1998). "Deep Imaging of the Kuiper Belt with the Keck 10-Meter Telescope". Astrophysical Journal 502: L91–L94. doi:10.1086/311490.
- Luu, Jane; B. Marsden, D.C. Jewitt, C. Trujillo, C. Hegenrother, J. Chen and W. Offutt (1997). "A New Dynamical Class of Object in the Outer Solar System". Nature 387 (6633): 573. doi:10.1038/42413.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1996). "Color Diversity among the Centaurs and Kuiper Belt Objects". Astronomical Journal 112: 2310–2318. doi:10.1086/118184.
- Bartusiak, Marcia (February 1996). "The Remarkable Odyssey of Jane Luu". Astronomy 24: 46.
- Luu, Jane; D.C. Jewitt (1992). "High Resolution Surface Brightness Profiles of Near-Earth Asteroids". Icarus 97 (2): 276–287. doi:10.1016/0019-1035(92)90134-S.
- Luu, Jane (1991). "CCD Photometry and Spectroscopy of Outer Jovian Satellites". Astronomical Journal 102: 1213–1225. doi:10.1086/115949.
- Crystalline Ice on Kuiper Belt Object (50000) Quaoar (viết cùng với David Jewitt, số ngày 9 tháng 12, 2004 trên Nature)
- The Shape Distribution of Kuiper Belt Objects (viết cùng với Pedro Lacerda, tháng 6 2003)
- Accretion in the Early Kuiper Belt I. Coagulation and Velocity Evolution (viết cùng với Scott J. Kenyon, số tháng 5, 1998 trên Astronomical Journal)
- Optical and Infrared Reflectance Spectrum of Kuiper Belt Object 1996 TL66 (viết cùng với D.C. Jewitt, tháng 1, 1998)
- NASA Astrophysics Data System publication listing, Danh sách hơn 200 bài báo của Jane Lưu.
Các giải thưởng
- 1991 Annie J. Cannon Award in Astronomy [14]
- 2012 Shaw Prize về Thiên văn học [15]
- 2012 Kavli Prize về vật lý thiên văn vì "Phát hiện và mô tả vành đai Kuiper và các thành viên lớn nhất của nó, công việc mà dẫn đến một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về lịch sử của hệ thống hành tinh của chúng ta."[3]
Xem thêm
- 5430 Luu, tiểu hành tinh đặt theo tên của cô.
Tham khảo
- ^ Bảo Anh, “Có một ngôi sao mang tên Việt 5430 Luu”, Lao Động, 7 tháng 2 năm 2010.
- ^ a b c d The remarkable odyssey of Jane Luu
- ^ a b c Giải Kavli 2012
- ^ a b c d Jane Luu
- ^ a b c May/June 1998 Feature Alum, Jane Luu, '84
- ^ The Kuiper Belt
- ^ University of Hawaii 2.2-meter telescope - Public Information
- ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005, trích lại từ báo Thanh Niên
- ^ Tuần báo Văn Hóa Thể Thao Trẻ, số ra ngày 15 tháng 9 năm 2005 tại Dallas, Hoa Kỳ
- ^ John Keith Davies (2001). Beyond Pluto: Exploring the Outer Limits of the Solar System. Cambridge University Press. 219.
- ^ Marquis Who's Who. 2006.
- ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005 (theo Thanh Niên)
- ^ Chang, Kenneth. “Astronomers Entertain Visions of Icy Volcanoes in Faraway Places”, The New York Times, 9 tháng 12 năm 2004, trang A33.
- ^ Annie J. Cannon Award in Astronomy
- ^ The Shaw Prize in Astronomy 2012
Liên kết ngoài
- Hữu Thiện, Jane Lưu lên núi ngắm sao..., Vietnamnet, 2004
- Có ngôi sao mang tên cô gái Việt, 2005
- Comet Impact on McMaster (tháng 11, 2001)
- An Interview With...Jane Luu, 2003
MÓN ĂN MIỀN NAM
Món ăn đặc thù miền nam
- Mỗi một vùng miền trên cả nước đều có những món ăn mang nét đặc trưng
riêng biệt thậm chí là thương hiệu riêng. Nếu như miền Bắc có mắm tôm,
bánh cốm,... miền trung có cu-đơ, nem chua,... thì miền Nam có lẩu mắm,
bánh giá... những món ăn dân dã mang đặc thù của một thời đi mở cõi... Lẩu cá kèo Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên. Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…” một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó. Canh nấu chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá giang hoặc lá me. Lá giang tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh và lẩu. Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon trong những ngày trời nóng nực. Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có. Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu. Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền. Trong những ngày hè oi bức này, nếu dịp về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bạn hãy thưởng thức món canh cua đồng nấu với rau tập tàng. Đây là món rất dễ làm, lại sẵn có trong thiên nhiên của miền quê sông nước. Rau tập tàng là những loại rau vườn như mùng tơi, rau dền,,,. Nhưng với dân đồng bằng Nam bộ thứ thiệt thì không thể không biết đến vị hấp dẫn của khô cá lóc trộn gỏi. Đơn giản nhất là gỏi xoài, nhưng công phu cao hơn một bậc phải kể đến thứ gỏi vả trộn xoài với khô cá lóc. Không phải cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất riêng. Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây. Ở Sài Gòn, lẩu mắm được xem là món ăn ngon, đặc trưng, được bán tại một số quán nằm trên đường Hồ Biểu Chánh, Ngô Thời Nhiệm, Lý Chính Thắng, Nơ Trang Long… Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Đất Cần Thơ là một ví dụ mà nổi bật là bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong dĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng. Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi tiếng với đặc sản ốc gạo. Ốc gạo sinh sản nhiều ở lưu vực sông Cồn Bầu, Cồn Tre, Cồn Tròn,…Đặc biệt hơn cả, ốc gạo Cồn Tre nhờ sống ở vùng cát sa nên ốc to, vỏ màu xanh ngọc, ruột đầy, bởi vậy ốc rất ngon Bánh xèo Nam bộ Nói đến những đặc sản của vùng đất phương nam có lẽ không thể không nhắc đến Bánh xèo Nam bộ. Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa... làm nhân bánh. Một cái bánh xèo ngon thường phải to như chiếc đĩa lớn, bánh mỏng, vành bánh giòn và thành phần của nhân bánh trải đều, được nhìn thấy rõ trên thân bánh đã được gập đôi sau khi chiên. Bánh xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Có mặt thường xuyên nhất là rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt... Bánh ống Sóc Trăng Bánh ống là loại bánh dân dã của bà con người dân tộc Khmer. Tuy nó không phổ biến lắm nhưng đây cũng là loại bánh ăn chơi ngon, rẻ mà lớp trẻ con rất thích Cái ống tre làm khuôn được cưa ngang một khúc dài cỡ 20cm. Ở giữa có que nhú lên gắn vào đồng xu cạo gió làm đáy khuôn. Ngày nay, ít ai xài bằng ống tre mà người ta chỉ làm bằng nhôm cho giản tiện. Đặt ống thẳng đứng trên nắp nồi, ở trong nồi có chứa nước. Bột gạo xay nát, tơi nhỏ và mịn trộn với đường, nước cốt dừa… Bánh tráng cuốn sài gòn Ở Sài Gòn, rất dễ tìm thấy một hàng ăn có món cuốn. Hình như người Sài Gòn sẵn sàng dùng món cuốn ở bất cứ thời gian nào trong ngày. Chỉ một phần tư cái bánh tráng mỏng, trải ra trên một cái khay rộng, xếp lên lá rau diếp vài lá rau húng quế, húng cây, một gắp củ sắn xào, vài con tép riu xào đỏ thắm, một miếng lạp xưởng cuốn lại, chấm với tương ngọt điểm chút cay cay của tương ớt, cuốn nọ tiếp theo cuốn kia cứ kéo dài cùng với những tiếng cười râm ran vui vẻ. Đi trong lòng chợ, dễ dàng gặp một hàng gỏi cuốn. Chiếc cuốn trắng tinh, con tôm đỏ thắm với cọng hẹ ló ra ngộ nghĩnh. Cơm tấm bì dân dã, nhưng bì cuốn lại là một món cuốn ngon của người Sài Gòn. Bò giá tréo Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản. Người ta hạ một con bê (bò con vừa chớm sừng), cạo sạch lông, rồi treo lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X. Bên dưới là đống than hồng cháy đượm. Sức nóng làm da bò căng ra, thịt bên trong săn cứng… Mâm bàn được dọn ra với chủ yếu là rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Một dĩa chanh đã cắt ra thành miếng. Một thau bún ngon. Một tô đựng mắm nêm trộn với khóm, bằm chung với tỏi, ớt, đường, bột ngọt được pha chế vừa ăn. Trên bàn chỉ có chén nhưng không có đũa vì thực khách sẽ dùng tay để ăn. Cơm tấm bì Là một trong những đặc sản Nam bộ, cơm tấm bì chả đã trở thành bữa trưa vừa ngon vừa thú vị khi gói ghém được rất nhiều hương vị trong một: bì thịt heo, chả trứng, trứng ốp-la, đồ chua... Bột chiên Bột chiên là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và là món ăn chơi quen thuộc ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minhcũng như một số nơi khác. Món bột chiên tại Việt Nam chủ yếu do người Việt gốc Hoa chế biến và bán nên không khác biệt nhiều so với nguyên gốc. Đuông chiên giòn Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng. Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam bộ”. Sau mùa giao hoan, đuông tìm một cây dừa đang sung sức, khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Mẹ con nhà đuông bắt đầu chiến dịch công phá, chén củ hũ dừa thỏa thuê. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông rúc rỉa “tủy sống” của cây dừa. Đến khi cây dừa không còn sức sống đến chết thì người ta buộc phải đốn dừa bắt đuông. Bửa củ hũ ra, hàng trăm con ngọ nguậy, lăn tròn, đứng không nổi. Con nào đã mọc cánh thì không bắt. Bánh tằm Đây là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, nhất là ở các vùng quê miền Nam, miền Tây. Hiện nay bánh tằm được bán rộng rãi ở Sài Gòn và trở thành món khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ. Cách chế biến món này khá đơn giản. Củ khoai mì lột sạch vỏ, mài nhuyễn, vắt bỏ nước rồi đem trộn với đường, bột năng và nước cốt dừa, hương va ni. Nếu thích có nhiều màu thì phân thành từng phần để trộn với lá dứa (màu xanh) hoặc chất tạo màu. Sau đó đem hỗn hợp này cho vào chiếc khuôn hình chữ nhật để hấp từ 20 – 30 phút. Chờ cho nguội, lấy bột trong khay ra sắt thành từng sợi bằng nửa ngón tay rồi đem trộn với cơm dừa nạo sợi. Bánh tằm dùng với muối mè (làm từ mè rang, đậu phộng, đường, muối) có vị ngọn, béo, mằn mặn và dai. Cháo cá rau đắng Miền Tây sông nước phù sa với rau xanh, cá tươi và món cháo cá lóc rau đắng được xem là món ăn dân dã, thơm ngon, và đậm hương vị quê hương. Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc tự nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt lát mỏng, tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để thêm tương ngọt và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon. Hủ tíu Hủ tíu là đặc sản của người miền Nam mà khi nhắc đến có lẽ ai ai cũng biết. Đó là sợi bánh bằng bột gạo, gần giống bánh phở, song hủ tíu khác cơ bản ở chỗ sợi bánh thường được sấy khô, lúc chuẩn bị ăn mới trụng nước sôi và chần mỡ hành phi cho mềm-thơm-bùi-béo. Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm cùng lòng lợn vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen. |
LÊ XUÂN NHUẬN * ĐỨC MẸ LA VANG II
CÓ
AI
TẬN
MẮT
TRÔNG
THẤY
ĐỨC
MẸ
HIỆN
RA
TẠI
LA-VANG
I/
"NGÔI CHÙA THÀNH NHÀ CHÚA"
TRONG
HOÀN-CẢNH
NÀO?
A)
TÀI-LIỆU:
Trong bài “Tinh-Thần
La Vang” đăng trên báo “Thằng
Mõ”, số 832 ra ngày 28-3-98,
tác-giả Trần Văn
Trí viết:
Vào đầu thế-kỷ 19, tiếng đồn
về Đức Bà linh thiêng lan rộng khắp nơi.
Trong những năm đầu 1820-1840, các
người Công
Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ
Thành và Thạch
Hãn có
chung nhau xây
một
ngôi chùa ngay tại nơi Đức
Mẹ hiện ra, gọi là
chùa Ba Làng. Nhưng
sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng
thuận rằng Đức Bà hiện ra là “bên giáo”, nên
họ đã nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo và
các gia-đình Công Giáo tu sửa “ngôi chùa
thành nhà Chúa” (Lm Hồng Phúc: Đức
Mẹ La-Vang, tr.
35).
B)
NHẬN XÉT:
1- Ta hãy
tìm hiểu
xem “ngôi chùa đã trở thành nhà Chúa” trong
tình-hình nào.
Báo “Thằng
Mõ”, số 852 ra ngày
15-8-98, có đăng bài “Sự-Kiện La
Vang: Trang Sử Tử-Đạo” của
tác-giả Nguyễn
Văn Thông, trong đó có đoạn:
Giám-mục Tabert
ghi lại rằng, giáo-hội Miền Nam, khi vua Minh
Mạng ra chỉ-dụ cấm đạo,
đã có hàng
trăm giáo-hữu bị bắt giam tù, bị tra-tấn và
bị án lưu-đày hoặc xử-tử...
a. Trong năm
1832, Chỉ-huy-trưởng đoàn quân hộ-vệ cho vua
Minh Mạng là Tống
Viết Bường cùng với những sĩ-quan và
binh-sĩ cấp dưới bị bó-buộc
ký giấy
xuất-giáo. Ông Bường và
12 người không chịu
ký. Họ bị truyền
phải mang gông và đánh
đòn... Đầu roi
chì quất xuống xé thịt văng ra... Trước
cực-hình dã-man ấy, sáu binh-sĩ không chịu nổi...
Ông Bường và sáu người khác
chịu tù ngục và tra-tấn cho tới cùng rồi
bị mang đi chém đầu vào tối ngày 23-10-1833
ở Thợ Đúc, Huế
(Bùi Đức Sinh: Giáo-Hội
Công Giáo ở VN, tập III, trg 46-47).
b. Ngày 8-9-1835, giáo-sĩ
Marchand bị bắt tại
Gia Định,
bị đóng cũi như một con vật mang về
Huế cùng với Lê Văn Viên 7
tuổi, con của Lê Văn Khôi...
Giáo-sĩ bị khép tội cùng với Lê
Văn Khôi làm loạn chống lại triều-đình
Minh Mạng...
Lí-hình liền
lấy kìm trong
lò lửa kẹp mạnh vào hông giáo-sĩ,
thịt cháy xèo bốc khói... Ngài và ba người
bị khép tội đồng-lõa cùng với em Viên
phải án lăng-trì. Họ bị lột hết
quần áo, bị trói vào cáng điệu đến pháp-trường
ở nhà thờ họ Thợ Đúc...
Lí-hình lấy
kìm kẹp từng miếng thịt lôi ra cho
một lí-hình
khác cầm dao phay cắt miếng thịt
ấy. Chúng bắt đầu bằng việc cắt
dương-vật của người tử-tội trước,
rồi đến hai miếng thịt vú, hai miếng
bả vai, cắt hai tay, hai bên đùi rồi hai bắp
vế... cho đến khi
còn lại bộ xương
dính những sợi thịt đỏ
lòm. Sau đó
lí-hình chặt đầu vị giáo-sĩ... tháo giây trói cho xác
ngã sấp xuống đất, lấy búa chặt thành
bốn khúc theo bề ngang rồi bổ mỗi khúc làm
đôi theo bề dọc... Đầu của giáo-sĩ
Marchand được mang đi các
tỉnh treo ở chợ, sau đó bỏ vào cối mà xay
(Phan Phát Huờn: Louvet:
La Cochinchine Religieuse, QII, trg. 92) và nhiều, nhiều
vụ khác.
2- Thời-kỳ
1820-1840 mà
tác-giả Trần Văn Trí kể trên, rơi đúng vào
chính triều-đại Minh Mạng, giai-đoạn bách-hại
Ky Tô Giáo khắc-nghiệt như thế. Và sử-gia
Trần Trọng Kim đã viết trong “Việt Nam
Sử-Lược”: “Lúc bấy giờ không phải là
một mình vua Thánh Tổ ghét đạo mà thôi,
phần
nhiều những quan-lại cũng đều một
ý cả cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt
thêm.” Lê Văn Khôi và đồng-đảng
hùng
mạnh đến độ
chiếm được 6
tỉnh Miệt
Trong chỉ trong một tháng, và
cố-thủ thành
Gia-Định
suốt 3 năm trời,
ở tận miền Nam xa vời; thế mà Minh Mạng cũng
đã dẹp tan và trừng-trị
được, khủng-khiếp như
trên. Vậy
thì một nhóm giáo-dân Ky Tô Giáo
tay không,
ẩn trốn cách kinh-đô và ảnh-hưởng của
nhà vua chỉ trong 60 cây số
(Huế
- Quảng-Trị), làm sao không
bị phát-hiện*1,
mà còn công-khai tu sửa ngôi chùa thành nhà Chúa,
trong khi các
cuộc giết đạo vẫn
còn tiếp-diễn thêm
40-60 năm nữa
(cho đến khi Pháp đến, vào
thập-niên
1880)?
*CHÚ-THÍCH 1a:
Lưu
ý: “Tiếng
đồn về Đức Bà linh thiêng
lan rộng
khắp nơi”, và dân La Vang (gồm cả người
không-Công-Giáo)
thì sống bằng nghề đốn củi đem bán cho
cả các làng (không
Công Giáo) bên ngoài La Vang.
*CHÚ-THÍCH 1b:
Giám-mục Tabert
viết về các sự việc xảy ra trong khoảng 1820-1840 trong một nước Việt Nam đã được
thống-nhất từ hơn
hai mươi năm trước
(Gia Long lên ngôi từ năm 1802) mà vẫn mô-tả đó là
Miền Nam (lúc
còn sông Gianh của thời Trịnh Nguyễn
phân-tranh).
Tabert
lại còn không nhớ địa-danh
Phường Đúc
mà gọi nó là
Thợ Đúc.
Làm sao tin được bài
viết của Gm
này?
3- Nếu Đức
Mẹ thực-sự hiện ra tại La Vang năm 1798,
tại sao giáo-dân phải đợi cho đến
22-42
năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới xây
ngôi chùa, rồi sau mới bàn với nhau rằng Bà
linh-thiêng*2 hiện ra là “bên*3
giáo”?
Hơn nữa, chính họ là
“dân Ky Tô Giáo từ 3 làng Ba Trừ,
Cổ Thành và
Thạch Hãn”
đã xây
ngôi chùa ấy, tại sao họ
không nói hẳn
ra (đại-khái: "đến nay
thì chúng ta
đã có thể chính-thức công-nhận nó là nhà
Chúa, vì Bà hiện ra đích-thực là Đức Mẹ
Maria"), và báo
cho bên không-Công-Giáo biết như thế"), chứ cần
gì phải chờ
về sau mới
bàn (giữa dân Công Giáo)
với nhau rằng
Bà ấy là của
"bên Công Giáo"?
Tóm lại,
tất cả chỉ thuần-túy là tin đồn, và không
có ai tận mắt trông thấy Đức Mẹ hiện
ra ở La
Vang!
*CHÚ-THÍCH 2: Bên
Phật-Giáo cũng có một Bà:
Đức Phật Bà Quán-Thế-Âm.
*CHÚ-THÍCH 3: Từ-ngữ “bên” cho thấy là có ít nhất 2 bên liên-can
trong hiện-vụ, và cách dùng chữ lương-thiện
như thế chứng-tỏ là bên không-Công-Giáo trước
đó cũng
đã có nhìn-nhận ngôi chùa là của bên Phật-Giáo
rồi.
II/
TRONG TRƯỜNG-HỢP NÀO
NGƯỜI
TA BẮT ÐẦU NGHE NÓI ÐẾN
VIỆC
ÐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA
VANG?
A)
TÀI-LIỆU:
Trong bài “Linh-Địa
La Vang” đăng trên báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102
ra ngày 15-8-98, tác-giả
Nguyễn
Lý Tưởng viết:
1- Năm 1797, nhân khi
thủy-quân của Nguyễn Ánh tiến ra tận cửa
bể Tư Dung (cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh
Thừa Thiên,
thì Lê Văn Lợi, một vị quan
của Tây Sơn đã đề-nghị vua ra lệnh
bắt hết người Công Giáo và các linh-mục,
lấy lý-do dân theo đạo ủng-hộ Nguyễn Phúc
Ánh... Vua Cảnh-Thịnh
đã ra mật-lệnh cho các
địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ
bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như
linh-mục, không để sót người nào... Đức
giám-mục Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh
ở làng Di Luân (Quảng Trị)...
Tin đó được
loan truyền ra
trong giới Công Giáo và
dân theo đạo ở các làng Trí
Bưu, Thạch
Hãn, Hạnh Hoa
bèn
chạy vào miền núi
La Vang để ẩn núp. Và chính trong thời-gian đó
Đức Mẹ
đã hiện ra với họ.
2- Tương-truyền
Đức Mẹ
đã hiện ra tại gốc cây đạ
cổ-thụ. Dân làm nghề rừng thường đến
đó van vái, về sau họ nghe nói có một Bà linh thiêng
hiện ra tại đây nên họ
đã đắp
một cái nền dưới gốc cây đa gọi là
nền vọng và rào chung quanh. Khoảng đầu đời
Minh Mạng, 1820, dân ba làng Thạch
Hãn, Ba Trừ và Cổ
Thành chung nhau làm một ngôi miếu nơi đó,
về
sau họ nghe nói ngày xưa có một Bà bên đạo
hiện ra ở chỗ đó nên cả ba làng đồng
thuận nhường
chỗ đó lại cho dân bên đạo
Công Giáo. Giáo-dân thời đó
đã đem việc này
trình cho vị linh-mục ở xứ Trí Bưu (Cổ Vưu)
và cha xứ*4 đã
cho sửa-sang nơi đó thành một
nhà thờ bằng tranh. Đây là ngôi nhà thờ đầu
tiên tại La Vang.
3- Vua Đồng-Khánh
lên ngôi (1885, vào cuối
thế-kỷ 19), chủ-trương
tìm kiếm hòa-bình...
Cũng
trong thời-điểm này, cha xứ Trí Bưu (Cổ Vưu)
đã hỏi những giáo-hữu lớn tuổi trong giáo-xứ
khi đến giờ lâm-chung, chịu phép giải tội và
xức dầu thánh*5, rằng: “Con
phải thề nói
sự thật, con có
nghe cha mẹ, ông bà trước kia
nói gì về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La
Vang không?” Tất cả những người đó đều
trả lời: “Có” và “chuyện xảy ra
đã gần 100 năm rồi.” Đức Mẹ
đã hiện
ra trước đó khoảng 100 năm. Bằng-chứng là năm 1886
(88 năm, sau năm 1798) Đức
Cha Caspar (Lộc) ở Huế
đã quyết-định xây
đền thờ kính Đức Mẹ hiện ra, theo cha
mẹ, ông bà kể lại, cách nay cả trăm năm,
(tức là vào cuối thế-kỷ 18, dưới thời Tây Sơn).
B)
NHẬN XÉT:
1-
Pigneau vừa là giám-mục
(cao-cấp trong giới truyền-giáo của đạo bị cấm) vừa là người Pháp (ngoại-quốc
cướp nước),
lại giúp kẻ thù là Nguyễn Phúc Ánh và
lãnh-đạo
các tín-đồ tại địa-phương; thế mà
vua Cảnh-Thịnh lại nhắm vào các
giáo-dân (là người chạy theo) trước
cả các kẻ cầm đầu? Ngoài ra, giám-mục Jean De
Labartelle có mặt tại làng Di Luân,
Quảng-Trị,
tỉnh của La Vang, thế mà
không hề viết
gì làm
chứng về vụ gọi là Đức Mẹ
hiện ra
ngay vào lúc đó (1798) tại
La Vang trong vùng hoạt-động của
mình.
2- Lạ-lùng hơn
nữa là ngay chính các giáo-dân từ 3 làng Trí Bưu (vâng,
Trí Bưu tức Cổ Vưu), Hạnh
Hoa và Thạch Hãn,
là những tín-đồ Ky Tô Giáo
đã chạy đến
tị-nạn tại La Vang và được kể là
đã thấy Đức Mẹ hiện
ra hứa che
chở họ ngay chính
vào lúc Đức Mẹ hiện ra (năm
1798),
thì lại không lập, dù chỉ là một cái bàn,
để thờ Đức Mẹ; mà phải chờ đến
hơn hai mươi năm về sau (1820-1840) để các
cư-dân thuộc nhiều tín-ngưỡng khác nhau
của 2 làng khác, Ba Trừ và Cổ Thành,
đến đó cùng với làng Thạch
Hãn của La Vang đứng ra làm một
ngôi chùa đặt tên là Chùa
Ba Làng (dù cho có bài
viết là ngôi miếu), để thờ một Bà mà
họ thấy là không phải Đức Bà của Ky Tô Giáo
(cho đến về sau
khi họ nghe nói rằng đó là
Đức Mẹ họ mới "nhường lại" cho bên
Công Giáo).
*CHÚ-THÍCH 4: Có đáng
tin không: dưới triều
Minh Mạng, khi sự cấm
đạo ngày càng
gắt-gao, hằng trăm giáo-dân
đã bị bắt, giết (kể cả giáo-sĩ Marchand
ở tít từ trong Gia Định), mà vẫn
còn có
một cha xứ hiện-diện bên ngoài vùng
ẩn-nấp La Vang, để các tín-đồ từ trong
đó ra tiếp-xúc và báo-cáo
tình-hình?
*CHÚ-THÍCH 5: Có đáng
tin không: khi có cha xứ Trí Bưu (gồm cả
La Vang, là
nơi ẩn-trú của giáo-dân từ 3 làng nói trên và
từ nhiều vùng khác nữa, thí-dụ “cách đó 60 cây
số” nghĩa là từ Huế) mà
cha xứ ấy không
nghe biết gì về
tin đồn truyền ra từ 1798
cho đến hơn
hai thập-niên về sau (1820-1840)
mới nghe về việc có Bà linh-thiêng hiện ra cách đó
chỉ
4 cây số, và dân đến báo là đã
“đồng thuận nhường chỗ đó lại
cho bên Công Giáo”?
3-
Giám-mục
Caspar
là người quyết-định xây đền thờ kính Đức Mẹ vào năm 1886
(sau khi thực-dân
Pháp đã đô-hộ Việt-Nam từ 1884),
tức là ông đã
hoàn-toàn tự-do trong
tình-hình mới (giáo-dân Ky Tô Giáo vươn
lên), nghiên-cứu kỹ-càng về biến-cố này; thế mà ông cũng không
hề lưu lại một
bút-tích nào (dù là báo-cáo chính-thức
gửi về Tòa
Thánh hay là nhật-ký
cá-nhân, thư riêng) về vụ Đức Mẹ hiện ra tại La Vang:
phải chăng
vì ông cũng thấy
vụ đó là không đáng
tin?
4- Người đọc
thấy ngay là cha xứ Trí Bưu đã
lợi-dụng
giờ phút lâm-chung của người già-cả,
muốn
“hồn được lên thiên-đường”,
mà
sợ
không được cha xứ cho lên, nên bắt
họ phải thề*6
là có nghe ông bà cha me trước kia
kể lại, chuyện
đã xưa gần trăm năm...
Chỉ cần có một tiếng “Có!” giản-dị,
không cần chi-tiết
gì cả. Tại sao việc này không
được thực-hiện trước năm 1885, khi mà
trước đó giáo-dân La Vang đã có thể công-khai
biến nhà chùa thành nhà Chúa (1820-1840), suốt 40-60 năm
qua? Và tại sao cha xứ không hỏi các giáo-dân
mạnh-khỏe trẻ-trung? Chắc-chắn
lý-do là vì “sáng-kiến”
này mới được nảy-sinh vào năm 1885 (Đồng-Khánh
lên ngôi), họ tính là
không còn ai đủ già để
biết và để
cãi lại sự việc cho là
xảy ra đã gần trăm năm.
*CHÚ-THÍCH 6: Cha xứ
bắt thề như thế là để căn-cứ vào
đó mà lập hồ-sơ về chuyện hiện ra, và
sở-dĩ thế là
vì từ 1798 đến
1885 (Đồng
Khánh thân-Pháp lên
ngôi) ròng-rã 87 năm, không
hề có một hồ-sơ tài-liệu nào cả về
chuyện Đức Mẹ Hiện Ra, dù cho sau này người
ta nói là hiện ra vào năm 1798, nhường ngôi chùa
lại cho bên Công Giáo vào khoảng 1820-1840. Và tại sao
lại không có một tài-liệu nào, khi mà ít nhất là
một bức thư của linh-mục Lôrensô Lâu
về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí Bưu)
đã được gửi về La Mã
từ thời 1691 (hơn
một trăm năm về trước), và khi mà
Tòa
Thánh Vatican đã
có thể
trực-tiếp giải-quyết chuyện nội-bộ La
Vang từ thời 1717-1739 (hơn
nừa thế-kỷ
về trước)?
Xin thưa:
là vì thật ra không hề có việc Đức Mẹ (của
Ky Tô Giáo) hiện ra tại La
Vang.
Vậy
thì Tòa
Thánh,
qua báo “L'Osservatore Romano”,
quả
đã thành-thật
và
thẳng-thắn khi xác-quyết rằng “Tiếc thay,
hiện nay không có một tài-liệu viết nào lưu-trữ
về các lần Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang”.
Dù thế, họ vẫn chống-chế cho rằng các tài-liệu
ấy có lẽ đã
bị tiêu-hủy dưới thời Minh
Mạng, Tự Đức*7:
Họ giả-vờ coi như không
có ai có thể
gửi gì ra khỏi xứ Huế và nước
Việt Nam trong suốt
42 năm trường (từ
1798, đến 1840 là năm Minh Mạng
qua đời); họ đã
quên mất thời-gian 18 năm (1802-1819) dưới thời Gia
Long, mà
vì mang ơn người Pháp nên vua không
nặng vấn-đề cấm đạo; hơn nữa, họ
đã tảng-lờ
tình-trạng người
Pháp đô-hộ Việt Nam
hơn 60 năm (1884-1945) và
coi như
các phần-tử thực-dân Ky Tô Giáo này không biết
phụng-vụ Đức Mẹ ngay tại thuộc-địa
của mình,
nhất là sau khi
đã có những vụ
hiện ra tại Lourdes ở Pháp năm 1858 và tại Fatima
ở Bồ Đào Nha năm
1917!
5- Ta cũng gặp
được một óc tưởng-tượng khác
người: Trong khi các bài viết khác nói rằng mãi
đến 1820-1840 giáo-dân Ky Tô Giáo tại La Vang mới
nghe tiếng đồn về việc Đức Mẹ
hiện ra ngày xưa,
thì tác-giả Trần Văn Trí trong bài
“Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng
Mõ" số 832 lại viết: “Bỗng nhiên
(trong năm
1798) họ thấy
một bà đẹp-đẽ mặc áo choàng hiện ra
gần một cây đa đại-thụ, mà họ
nhận biết ngay là Đức Mẹ.”
Những “nhân-chứng”
ấy nhận biết
ngay tại chỗ
vào năm 1798 rằng đó chính là
Đức Mẹ, thế mà
giáo-dân phải đợi cho đến
22-42
năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới
xây
ngôi chùa, mà cũng chưa bàn là Bà linh-thiêng thuộc về "bên
ta"; và trong lúc đó (1798) chính giám-mục Jean De Labartelle
có
mặt tại tỉnh địa-phương, thế mà không
có một chứng-tích nào, tài-liệu viết nào của ông
về
sự-kiện ấy được lưu hồ-sơ.
Chỉ nội một chi-tiết đó
đã đủ
để vô-hiệu-hóa tất cả các chi-tiết khác
về vụ
hiện ra.
Cũng như trong các bài viết khác, tất cả
chỉ là nghe nói, tiếng đồn, tương-truyền,
và mỗi lần lại mỗi khác nhau và mâu-thuẫn
nhau.
6- Ta lại
có thêm
một nguồn ngoại-sử
qúy-báu, không phải là
về Đức Mẹ mà là về Cây Đa:
linh-mục
Pierro Gheddo viết về sự-tích Đức Mẹ
hiện ra tại La Vang cũng như các sự ngược-đãi
Ky Tô Giáo tại Việt Nam,
đã đặt nhan đề
cho sách của
mình là “The Cross and the Bo-Tree” (Cây
Thập-Giá và Cây Bồ-Đề).
Lm Pierro Gheddo quả
đã thực-tế gọi hẳn
cây đại-thụ là
cây bồ-đề thay
vì cây đa. Cây Bồ Đề
thông-thường là cây của nhà chùa, của Đức Phật; và lẽ tất-nhiên
Đức Mẹ Maria
của Ky Tô Giáo không bao giờ muốn
đến gần,
nói gì dùng nó làm
điểm tiếp-cận để
xuất-hiện trước tín-đồ
của mình!
Dù sao, cây đa ở đây hẳn thuộc về bên
không-Công-Giáo, dù là hồi đó hay là bây giờ; và dân
La Vang đến đó cầu-nguyện là dân đa-tín,
tin thờ nhiều thần (kể cả ma quỷ, là
những hình bóng chập-chờn thỉnh-thoảng
hiện ra nơi các cây đa), rất lâu trước khi có
dân Ky Tô Giáo đến đó tị-nạn rồi sau
mới nghe tiếng đồn về Bà
linh-thiêng...
7-
Tác-giả Trần Văn Trí
trong “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng
Mõ”,
số 832 ra ngày 28-3-98, viết: “Hội-Đồng Giám-Mục
Việt-Nam trong phiên họp ngày 13-4-61
đã cho đền
thờ Đức-Mẹ La Vang làm Đền Thờ Toàn-Quốc
Dâng Kính Trái Tim Vô-Nhiễm Đức Mẹ và nhận
Linh-Địa La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”
Báo “L'Osservatore Romano”
của Vatican
ra ngày 12/19-8-98
thì viết rằng
: “Trong bức thư chung ngày 8-8-61 của các giám-mục
Việt Nam, La Vang được chọn làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu
Toàn-Quốc.”
Vậy là ngày 13-4-61 hay
ngày 8-8-61?).
*CHÚ-THÍCH 7: Họ nói là các bút-tích về vụ Đức Me hiện
ra có lẽ
đã được giữ trong hồ-sơ của nhà thờ Huế
và bị thiêu-hủy trong hai cuộc chiến địa-phương: vào năm 1833
dưới thời Minh
Mạng, và vào năm
1861
dưới thời Tự
Đức. Thật
ra, trong năm 1833
có việc triều-đình
dẹp loạn Nông
Văn Vân ở Lạng-Sơn
& Cao-Bằng
ngoài
Bắc, và loạn Lê
Văn Khôi ở Gia-Định
trong Nam;
và trong năm 1861
có quân Pháp và I Pha Nho đến đánh Quảng-Nam,
xúi Tạ Văn Phụng ra Bắc
dấy binh ở Quảng-Yên; nhưng
trong các thời-điểm ấy ở
kinh-đô Huế
thì vẫn bình
yên: làm sao mà hồ-sơ nhà thờ ở Huế bị thiêu-hủy
được. Huống nữa, hồ-sơ vụ này
không phải chỉ có ở Huế
mà thôi.
Chính tác-giả Nguyễn Văn Thông
đã viết: “Về các
sử-liệu liên-hệ, chúng ta có khá nhiều để
đối-chiếu...
với các sử-liệu như thư viết
tay, sổ-sách
ghi tên giáo-hữu..., những bản
phúc-trình
của
từng khu-vực truyền-giáo gởi về Bộ
Truyền-Giáo ở Roma, ở Paris, ở
các nhà
dòng Tên, dòng
Đa Minh... có chi-nhánh ở Macao,
Penang, Nhật, Phi Luật
Tân, Thái Lan..."
Và, như
tác-giả Nguyễn
Lý Tưởng
đã viết: “Lm Stanilas Nguyễn
Văn Ngọc
đã trích dẫn một đoạn
trong bức thư của Lm Lôrensô
Lâu, về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí
Bưu) ở vùng Dinh
Cát (Quảng
Trị) đề ngày 17-2-1691
gởi
về Roma”: Như thế
rõ-ràng là các báo-cáo
từ vùng Dinh
Cát (gồm có La
Vang) đã
được gởi về
thấu tận Roma từ hơn
một thế-kỷ (1691-1798) trước
khi có
vụ gọi là “Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La
Vang. Lại nữa,
tác-giả Trần
Văn Trí cũng
đã viết: “Vài
Nét Lịch-Sử Về La-Vang:
1717-1739: xảy ra
một số xáo trộn mà
Tòa
Thánh phải trực-tiếp can-thiệp...”:
Như thế hiển-nhiên là, lần này nữa,
Tòa Thánh đã
nắm vững
tình-hình La Vang từ hơn nửa thế-kỷ
(1739-1798) trước vụ "hiện ra".
Do đó, tài-liệu viết về sự xuất-hiện
của Đức Mẹ tại La Vang,
nếu có,
thì phải đã
có tại Tòa Thánh Vatican ngót một thế-kỷ rưỡí, trước
cuộc chiến đầu tiên trong 2
cuộc chiến 1833 và 1861 mà báo L'Osservatore
Romano của
Tòa Thánh đổ lỗi là
có
lẽ
đã tiêu-hủy
hết hồ-sơ liên-quan.
8- Tóm lại, người
đọc có thể kết-luận rằng: trong ngót
một thế-kỷ rưỡi sau vụ
gọi là Đức Mẹ hiện ra (từ 1798 đến
1945), cả thực-dân Pháp lẫn
các chức-sắc Ky
Tô Giáo thuộc nhiều quốc-tịch
khác nhau đã rất lương-thiện,
vì họ không
hề chính-thức công-nhận (bằng
lời nói, chữ viết
lưu lại) mà chỉ
chiều
theo tương truyền
trong giới giáo-dân
địa-phương mà
thôi
về sự
"hiện ra" của Đức
Mẹ tại La
Vang, bởi lẽ chuyện đó là
vô căn-cứ,
không có người nào tận mắt trông thấy Đức Mẹ hiện
ra.
Và chỉ đến khi giáo-dân
Ngô
Đình Diệm
lên
làm thủ-tướng, rồi tổng-thống, của
Việt Nam Cộng-Hòa
(1954-1963)
thì chuyện hiện
ra mới được
làm to lớn lên
(nhưng
nay thì chính Tòa
Thánh Vatican đã phủ-nhận
rồi - xin xem
CHƯƠNG
VIII).
Rõ-ràng lập-trường
của Vatican
trong vụ
nhà
thờ
La
Vang
là chỉ dựa vào báo-cáo và
đề-nghị của
các thừa-sai
tại địa-phương,
mà giai-đoạn này
thì họ chịu hoàn-toàn ảnh-hưởng
của Tổng-thống
Ngô
Đình Diệm
và
Tổng Giám-Mục
Ngô Đình Thục của
Miền Nam Việt-Nam.
CHƯƠNG
VI:
LINH-MỤC
TRẦN HỮU THANH
&
TỔNG-GIÁM-MỤC
NGUYỄN VĂN THUẬN
NÓI
GÌ VỀ VỤ NÀY?
I/
TIỀN-ÐỀ:
Đức-Mẹ
Hiện Ra Tại La-Vang Vào Lúc Nào,
Trong
Hoàn-cảnh Nào?
A)
TÀI-LIỆU:
1- Theo L'Osservatore
Romano, “tháng 8-1798, triều-thần của vua
Cảnh-Thịnh (Tây-Sơn) ra lệnh đàn-áp Ky Tô Giáo.
Giáo-dân
cùng với gia-đình chạy trốn vào rừng La Vang...
Một hôm, Đức Mẹ hiện ra.”
2- Theo Nguyễn Lý Tưởng,
“vua Cảnh-Thịnh đã ra mật-lệnh cho các địa-phương
hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết
tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không
để sót người nào... Dân theo đạo ở các
làng Trí Bưu, Thạch Hãn,
Hạnh Hoa bèn chạy vào
miền núi vùng La Vang để ẩn núp. Chính trong
thời-gian đó, Đức Mẹ đã hiện ra
với họ.”
3- Theo Trần Văn
Trí, “năm 1798, đời Cảnh-Thịnh, giáo-dân
phải trốn tránh vì những lệnh bắt giáo-sĩ,
thu ảnh-tượng, rỡ nhà thờ, đàn áp giáo-dân...
là năm Đức Mẹ hiện ra ở La
Vang.”
B)
NHẬN XÉT:
Không kể một số
chi-tiết khác
nhau, ta hãy căn-cứ vào bài thuyết-giảng
của tổng-giám-mục Nguyễn Văn Thuận tại
Anaheim Convention Center (Nam California) hôm 22-2-98 “mỗi lần Đức
Mẹ hiện ra nơi nào là để báo trước
một biến-cố sắp-sửa xảy đến cho
nhân-loại” để hiểu
ý của ông rằng:
ĐỨC-MẸ
HIỆN RA TẠI
LA-VANG
VÀO THÁNG 8-1798
DƯỚI
TRIỀU VUA CẢNH-THỊNH
LÀ LÚC
GIÁO-DÂN
VIỆT NAM SẮP (CHƯA) BỊ ĐÀN-ÁP KHỐC-LIỆT.
Đó
là Chính-Đề.
II/
PHẢN-ÐỀ:
Quan-Điểm
Của Linh-Mục Trần Hữu Thanh
Báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, có
đăng bài “Thử Xác-Định Thời-Điểm
Và Hoàn-Cảnh Sự Việc Đức Mẹ Hiện Ra
Ở La Vang” của linh-mục Trần Hữu
Thanh, trong
đó có đoạn:
Ba anh em Tây Sơn
biết rõ Đức Giám-Mục Pigneau ủng-hộ
Nguyễn Phúc Ánh, hại mình; và các thừa-sai,
linh-mục bản-quốc đều ngả về phía
Nguyễn Phúc Ánh; nhưng chắc-chắn là vì chính-trị
cao, không muốn gây thêm thù, và giữ tình đoàn-kết
quốc-dân, họ không ngược-đãi các
thừa-sai, trái lại còn ban cho nhiều ân-huệ (CGDT,
tr. 18,19) và để người Công-Giáo tự-do.
Mặc dù có kể
ra hai vụ cấm đạo, nhưng Lm Trần Hữu
Thanh khẳng-định rằng các anh em Tây Sơn nói
chung, vua Cảnh-Thịnh nói riêng, và đặc-biệt là
cuộc bắt-bớ đạo vào năm 1798, thật ra
không có quá ác như nhiều người nghĩ.
Bài
viết của Trần Hữu Thanh chú-trọng nghiên-cứu
phân-tích thời-điểm và hoàn-cảnh của việc
Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.
I/
THỜI-ĐIỂM:
A)
TÀI-LIỆU:
Lm Trần Hữu
Thanh viết: “Việc bố ráp ở Huế xảy ra ngày
7-8-1798. Sắc-chỉ bắt đạo được ban-hành
10 ngày sau, là vào ngày 17-8-1798. Cơn bách-hại kéo dài
độ một tháng, là từ khoảng 17-8-1798 đến
17-9-1798.”
B)
NHẬN XÉT:
Dù đã bắt
đầu viết rằng “Đức Mẹ hiện ra ngày
tháng năm nào? Không sử-sách nào ghi chép
rõ!”
linh-mục Trần Hữu Thanh vẫn kết-luận: “Như
thế ta có thể xác-định việc Đức
Mẹ hiện ra tại La Vang là vào khoảng 17-8 đến
17-9-1798. Ta không thể xác-định chính-xác hơn ngày
giờ Đức Mẹ hiện ra, nhưng xác-định
được tháng năm và khung-cảnh Đức
Mẹ hiện ra...”
Thế là linh-mục
Thanh (mặc dù "không sử sách nào ghi
chép rõ") đã xác-định được cả
thời-điểm Đức
Mẹ hiện ra (trong lúc các nhân-vật khác không xác-định
được).
II/
HOÀN-CẢNH:
A)
TÀI-LIỆU:
1- Về La Vang dưới
thời chúa Trịnh (1774-1786), linh-mục Trần Hữu
Thanh viết:
Theo các thừa-sai
viết lại, các quan cao-cấp chúa Trịnh gởi vào là
người Công Giáo, ít ra là thân-Công-Giáo, nên suốt
thời-gian này không có việc bắt đạo (CGĐT
tr. 0 và tr. 62). Chỉ có một sắc-chỉ cấm đạo
ngày 3-12-1778. Nguyên-nhân có thể do các thanh-tra Đàng Ngoài
khiển-trách các quan-chức quá dung-dưỡng người
Công Giáo. Và cũng có thể vì sự việc một tàu
nước Anh đã vào buôn bán ở Cửa Hàn, đã
bắn phá các pháo-đài của quân-đội, nên chính-quyền
tức giận đã ra lệnh cấm đạo. Vì người
thời đó đồng-hóa mọi người Âu Châu
với Công Giáo. Cả hai nguyên-do cấm đạo
đều hời-hợt, chỉ hạn-chế trong vùng
vịnh Đà Nẵng, nơi xảy ra sự việc quân
Anh bắn phá vùng quanh thị-xã Huế, và chỉ
qua-loa
trong vài ngày (CGĐT tr. 63). Ngày 8-1-1779, một năm sau, cũng
có một chỉ-thỉ cấm đạo nữa. Nhưng
người ta không áp-dụng các hình phạt của
chỉ-thị, nên các giáo-hữu vẫn sinh-hoạt như
thường (sđd 64).
Như thế thì hai cuộc bách-hại
trên không có ảnh-hưởng đến tỉnh
Quảng Trị (Tỉnh của
La Vang).
2- Về cuộc
bắt đạo chủ-chốt tại La Vang năm
1798,
Lm Thanh viết:
Ngày 7-8-1798 giữa trưa,
4 toán lính đột-nhập vào 4 họ đạo ở
thành-phố Huế. Tại họ
Phường Đúc
đã bắt được linh-mục Emmanuel Nguyễn Văn
Triệu là linh-mục hoạt-động ở Đàng Ngoài
về quê thăm mẹ (bị bắt trong cuộc bố ráp
7-8-1798, bị hành-quyết ngày 17-9-1798), và: Mười ngày
sau cuộc bố ráp đó, vua Cảnh-Thịnh đã ban-hành
một sắc-chỉ truyền phá hủy tất cả các
nhà thờ, tất cả các nhà ở của các
linh-mục và bắt tất cả những ai có thể
bắt được. Cuộc bách-hại này xảy ra
dữ-dội. Phản-ứng của Cảnh Thịnh là
phản-ứng của con người dẫy chết, và
binh-sĩ của ông cũng thấy mình tận-số nên
hung-hăng đốt-phá cướp-bóc chém-giết.
Và:
Chắc việc tàn-sát
bắt-bớ rất hung-bạo.
Nhưng phải là cơn
bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.
Vì
đột-ngột nên người ta chỉ lo sao tránh
mặt quan, chứ chưa phải tìm nơi định-cư
tuyệt-đối an-toàn. Vì Cổ-Vưu
chỉ xa La Vang
độ 4 cây số, nghĩa là chỉ vào sâu trong
rừng độ 3 cây số... Và cơn bắt đạo
ngắn ngủi. Vì các sự việc
kể lại chỉ
xảy ra trong vài ba tuần, một tháng.
Không thấy nói
người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay
là cố-định cuộc sống, mà
như sau đó là
trở về lại cố-hương.
B)
NHẬN XÉT:
1- Về chính-quyền
họ Trịnh ở Dinh Cát thời-gian
1774-1786,
Trần Văn
Trí đã “ghi lại những nét chính yếu góp nhặt
từ các tài-liệu đã được phổ-biến
về Đức Mẹ La-Vang” và đã viết trong bài
“Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ”
số 832 như sau:
Đại-tướng
Ngô Cầu được bổ vào cai-trị từ Bình
Trị Thiên vào Nam. Từ 1778-79,
nhiều giáo-dân
bị giết, ruộng đất bị chiếm đoạt,
tài-sản bị tịch-thu...
Trần Văn Trí thì
dựa vào các tài-liệu "đã được
phổ-biến" mà viết rằng có nhiều giáo-dân
trong hạt Dinh Cát (Quảng-Trị),
bị giết, trong lúc
linh-mục Trần Hữu Thanh thì dựa vào các
thừa-sai mà viết rằng trong suốt thời-gian
họ Trịnh chiếm đóng (gồm cả Quảng
Trị) không có việc bắt đạo.
2- Về cuộc bách-hại
của vua Cảnh Thịnh, Nguyễn Lý Tưởng
viết: “Năm 1797, dưới triều vua Cảnh
Thịnh, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Phúc Ánh ra
tận cửa bể Tư Dung (Tư Hiền) của
tỉnh Thừa Thiên, một vị quan đề-nghị
bắt hết người Công Giáo và các linh-mục. Vua
Cảnh-Thịnh im lặng không trả lời nhưng sau
đó đã ra mật-lệnh hẹn đến tháng 5-1798
sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như
linh-mục không để sót người nào.”
Trần
Văn Trí viết: “Cảnh Thịnh bắt được
một lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức
Cha Gioan Labartelle, nên nghi-ngờ Công Giáo thông-đồng
với kẻ thù của mình. Ngày 7-8-1798, vua ra lệnh
tấn-công mấy họ đạo ở Phú Xuân và
cả vùng Cổ Vưu, Quảng Trị. Cha
Emmanuel
Triệu đã ra nạp mình với quân Tây Sơn và
bị tử-hình ngày 17-9-1798.”
Như thế tức
là biến-cố 1798 đã được vua
Cảnh
Thịnh dự tính trước từ năm
1797, nhất là
sau khi (theo Trần Văn Trí) “bắt được
bức thư của Nguyễn Phúc Ánh gửi giám-mục
De Labartelle” và (theo chính Lm Thanh) “Nguyễn Phúc Ánh đem
quân ra đánh Qui Nhơn và còn ra tận
Đà Nẵng, có
giám-mục Pigneau và hoàng-tử Cảnh tháp-tùng (theo
Nguyễn Lý Tưởng: thủy-quân của Ánh đã ra
tận cửa bể Tư Hiền của tỉnh
Thừa
Thiên), chính vì thế nên Cảnh Thịnh
và triều-đình
Huế phản-ứng mạnh.”
Trong lúc đó, theo linh-mục
Trần Hữu Thanh
thì: “Ta hãy
đối-chiếu với lịch-sử, Miền Trung nói
chung và Thừa-Thiên+Quảng-Trị nói riêng, trong
khoảng từ 1750 đến 1800 là
trên dưới 100 năm
đối với thời sau 1885 để
nhận ra cơn
cấm đạo nào có những tính-cách nói trên (nghiêm-ngặt,
ác-liệt, việc
tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạo).”
Vì chỉ chọn
khoảng từ 1750 đến 1800, mà ông tính là trên dưới
100 năm, Lm Thanh đã kể ra vài vụ cấm đạo
khác để chứng-minh rằng vụ 17-8-1798
(trước
thời Hàm-Nghi 1884) là
“chắc rất hung-bạo”, nghĩa là
“đến
nỗi Đức Mẹ phải hiện đến với
giáo-dân để an-ủi họ.”
Đây là sự
tự mâu-thuẫn lớn nhất của linh-mục
Trần Hữu Thanh, ngoài sư mâu-thuẫn với các tác-giả
khác.
a. Đã viết
“một cơn bắt đạo nghiêm-ngặt”,
“chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung bạo”,
“cơn bách-hại này xảy ra dữ-dội”, thế mà
linh-mục Thanh lại viết: “Nhưng phải là cơn
bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.”
Nguyễn Lý Tưởng viết: “Quan thượng-thư
Hồ Công Diệu đã báo tin đó cho Đức Giám-Mục
Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh ở làng
Di Luân
(Loan), xa Huế chừng 90 cây số.
Tin đó được
loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo
ở các làng... bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để
ẩn núp.”
Thế thì “đột-ngột” chỗ nào?
b. Còn về
“ngắn ngày” thì Lm
Thanh viết: “cơn bắt đạo
ngắn-ngủi, các sự việc kể lại chỉ
xảy ra trong vài ba tuần, một tháng. Không thấy nói
người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay
là cố-định cuộc sống, mà như sau đó là
trở về lại cố-hương,” và giải-thích:
“dân-chúng miền Trung vẫn trung-thành với các chúa
Nguyễn, và cho Tây Sơn là loạn-quân, nên họ không
sốt-sắng gì với lệnh bắt đạo này.
Chúng
ta lại thấy các người lương-dân
giao-tiếp với người Công Giáo tị-nạn cách
bình-thường, không dọa-nạt hay dò-xét để
tố-cáo họ, bắt họ nộp cho quan để
lấy thưởng.”
Vậy thì có gì là tính-cách “nghiêm-ngặt,
hung-bạo, dữ-dội” của biến-cố
này?
Linh-mục Trần
Hữu Thanh, vì muốn chứng-tỏ là Ky Tô Giáo tốt
đẹp, được lòng đồng-bào bên lương,
triều-đình Cảnh-Thịnh phi-nghĩa nên không
được dân tuân theo... nên đã làm phai loãng mất
hoàn-cảnh và ý-nghĩa thích-đáng của việc "Đức
Mẹ hiện ra".
*
Trở lại
với câu nói của giáo-hoàng John Paul II, rằng
Ky Tô Giáo
đã bị bách-hại trong suốt 300 năm truyền-giáo
tại Việt Nam, ta hãy làm cùng một việc với
linh-mục Trần Hữu Thanh, là “thử xác-định
thời-điểm và hoàn-cảnh” của mỗi
sự-việc để nhận ra cơn bắt đạo
nào trong 300 năm ấy là thật-sự ngặt-nghèo.
Theo Nguyễn Văn
Thông trong bài “Sự-Kiện La Vang: Trang Sử Tử-Đạo”
thì: “Vua Hàm-Nghi (1884-1885) khai-sinh phong-trào
Cần Vương.
Trong cả giáo-phận Tây Đàng Ngoài có 3 linh-mục, 25
chủng-sinh và thầy-giảng, và hàng trăm bổn-đạo
bị giết, 107 họ đạo bị phá hủy. Tại
Nghệ-An... đã có khoảng 4.500 bổn-đạo
bị giết và 300 họ đạo bị phá hủy.
Ở Bình-Chính, chúng đã đốt phá 59 họ đạo,
giết khoảng 600 người. Ở Thanh-Hóa, có đến
độ 100 họ đạo bị tàn-phá. Ở Hà-Tĩnh
có đến 6.000 giáo-dân chết vì giặc. Ở
Quảng-Ngãi, Cần-Vương giết 3 thừa-sai, đốt-phá
100 họ đạo, giết hơn 6.000 giáo-dân. Ở
Bình-Định
cũng 3 thừa-sai bị giết, 150 họ đạo
bị đốt phá. Giáo-phận Qui Nhơn có 24.298 giáo-dân,
bị Cần-Vương tàn-sát chỉ còn lại
khoảng 20.000 người. Làng Dương-Lộc bị tàn-sát
tập-thể, khoảng 4 linh-mục, 50 nữ-tu, và
khoảng 2.500 giáo-dân...”
Như
thế, so với những
thời-điểm và hoàn-cảnh này thì La Vang
(1798) đâu đã
thấm gì? Vậy là La Vang chưa phải là vụ bức-hại
giáo-dân khốc-liệt nhất tại Việt-Nam:
ĐỨC-MẸ
ĐÃ KHÔNG HIỆN RA (NẾU CÓ)
ĐỂ
AN-ỦI, CHE-CHỞ GIÁO-DÂN LÚC ĐÓ
MÀ
LÀ ĐỂ BÁO TRƯỚC NHỮNG HOÀN-CẢNH
BI-THIẾT
HƠN, SẼ XẢY SAU VỤ LA-VANG
Đó
là Phản-Đề (theo Linh-Mục Trần Hữu
Thanh):
CƠN
BẮT ĐẠO TẠI LA-VANG NĂM 1798
CHỈ
LÀ MỘT CUỘC BỐ RÁP NGẮN-NGỦI,
GIÁO-DÂN
SAU ĐÓ AN-TOÀN
TRỞ
VỀ LẠI CỐ-HƯƠNG
III/
TỔNG-HỢP-ÐỀ:
Tin
ai bây giờ?
Linh-mục Trần
Hữu Thanh là một nhân-vật Ky-Tô-Giáo quan-trọng
nổi bật từ thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa
của Miền Nam. Ông được xem là "ngôn-sứ"
của “chủ-nghĩa nhân-vị” vốn là xương
sống của đời sống chính-trị và ý-thức-hệ
của cố tổng-thống Ngô Đình Diệm.
Ông là Giám-Đốc Trường
"Nhân-Vị", nơi mà
các viên-chức cao-cấp dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa đều phải
đến học.
Ðối với đa-số giáo-dân dưới thời Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, ông
là linh-hồn của phong-trào và các nỗ-lực nhằm lật đổ tổng-thống
Nguyễn Văn Thiệu, nên lời ông nói và bài ông viết
có trọng-lượng hơn
các giáo-sĩ khác.
Ngoài ra, sau quốc-nạn 30-4-1975, tổng-giám-mục (sau này là hồng-y)
Nguyễn
Văn Thuận được xem như là cái phao tôn-giáo và chính-trị cho
một số
đông người đắm tàu.
Theo lời ông giảng thì Ðức Mẹ "hiện ra" tại
La Vang
(1798) không phải là để an-ủi hay che-chở cho các giáo-dân ngay
trong thời-điểm ấy, vì cuộc bắt đạo đã bắt đầu
rồi, họ đã chạy trốn vào La Vang rồi, và họ đã van vái hằng
ngày một thời-gian rồi, rồi Bà linh-thiêng mới hiện
ra (tham-chiếu "L'Osservatore
Romano" ngày 12-8-1998, Trần
Văn Trí trên "Thằng
Mõ" ngày 28-3-1998, Nguyễn
Lý Tưởng trên "Mẹ
Việt-Nam" ngày 15-8-1998, v.v...), mà là để báo trước một biến-cố (hẳn
là phong-trào Cần-Vương)
sắp-sửa xảy đến cho nhân-loại (giáo-dân Việt-Nam),
bắt đầu từ
khi vua Hàm-Nghi lên ngôi (1884-1885), tức
sẽ xảy đến trong hơn 86 năm về sau.
Xin để tùy mỗi người tự rút ra từ đó một Tổng-Hợp-Đề.
CHƯƠNG
VII:
TẢN-MẠN NGOÀI LỀ
LỜI
NÓI ĐẦU:
Qua 6 Phần trên, chúng
tôi
chỉ trích-dẫn các đoạn chủ-yếu trong những bài viết tiêu-biểu của các
nhân-vật tên-tuổi Ky-Tô-Giáo, Việt-Nam lẫn
ngoại-quốc.
Chính các tu-sĩ,
trí-thức, và văn-nghệ-sĩ
Ky-Tô-Giáo viết
ra, chứ không phải
do chúng tôi viết
ra. Chúng tôi
chỉ gom góp lại,
trích nêu những đoạn
quan-trọng và nổi
bật nhất, đối-chiếu
với nhau, để mọi
người có một
nhận-định chung,
hầu tìm ra Sự
Thật.
Chính họ cho thấy:
Tại
sao giáo-dân các làng Thạch
Hãn, Ba Trừ và
Cổ Thành, sau khi
cư-dân La Vang
đã cùng nhau van vái
Bà Linh-Thiêng
bên gốc cây đa
ròng-rã
hơn 20 năm
(1798-1820)
lại đã
cùng nhau xây chùa, còn gọi là
chùa Ba Làng (dù gọi là miếu
thì cũng không phải là đền
thờ Ky Tô Giáo) ngay tại La Vang,
là nơi mà họ (và cha mẹ họ) đã đến
tị-nạn Cảnh Thịnh
bắt đạo, và là nơi mà Đức Mẹ
sau đó mới được
đồn là đã hiện ra
để an-ủi che-chở họ trong cơn
giáo-nạn ấy?
Tại
sao Đức Mẹ được
đồn là đã hiện ra từ năm 1798, mà
mãi đến năm 1885,
tức 87 năm
sau, các cụ
sắp chết mới bị
bắt phải thề là đã có nghe
lời đồn như thế
(có
nghe
mới được
lên thiên-đàng)
để họ
buộc lòng phải trả lời là “có”?
Tại
sao,
trong lúc
các vụ hiện ra,
tại Lourdes
ở
Pháp
năm 1858 và
tại Fatima
ở
Bồ-Đào-Nha
năm 1917, đã
được
Tòa Thánh công-nhận
trong
vòng
từ 4 năm đến
13 năm thôi,
thì tiếng trả lời "Có" ấy đã
được ghi vào hồ-sơ rồi, mà Tòa Thánh
Vatican
phải đợi đến năm 1961 (hơn
160 năm, sau năm cho là có sự
"hiện ra"; ngót
140 năm,
sau năm giáo-dân nghe đồn về vụ
"hiện ra";
gần 80 năm, sau năm các cụ sắp chết bị
bắt phải thề là có nghe lời đồn),
nhất là sau
khi anh em Ngô Đình Diệm+Ngô Đình Thục đã
nắm trọn chính-quyền và giáo-quyền tại
Việt Nam rồi, mới xức dầu thánh và nâng
La Vang
lên hàng tiểu-vương-cung thánh-đường?
Tại
sao các giám-mục
tại Việt-Nam (nếu chỉ biết lo việc đạo;
nếu thật “công chính”, không làm công-cụ cho các
thế-lực chính-trị), mặc dù đã được
thoải-mái hoạt-động từ ngày thực-dân Pháp
đến đô-hộ Việt-Nam vào năm 1884
(tức 77 năm
trước đó), mà cũng
phải đợi đến thời
Đệ Nhất Cộng
Hòa (1961) mới nhận
nó là Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc?
Câu
trả lời đã được Tòa Thánh
Vatican
đưa ra, qua tuần-báo L'OSSERVATORE
ROMANO, là tiếng nói
chính-thức và có thẩm-quyền nhất của
Giáo-Hoàng và
giáo-triều
Ky-Tô-Giáo La Mã (xin xem
Phần VIII):
Hiện nay không có tài-liệu viết nào lưu-trữ
về các lần Đức Mẹ hiện ra tại La
Vang.
Thế thì tại sao Tòa Thánh lại nâng nhà thờ
La Vang lên hàng
Tiểu-Vưong-Cung Thánh-Đường?
Một trong các điều
răn của Đức Chúa Trời là không được làm chứng dối.
Phải chăng Đức Giáo Hoàng cũng đồng lõa với các nhân-vật kia để
làm chứng dối (tức chống Chúa=anti-Christ)?
Trong lúc chờ-đợi
Đức Giáo-Hoàng
John Paul II lên tiếng, như Ngài đã
từng nhìn-nhận những sai-lầm khác của Giáo-Hội
trong quá-khứ, chúng tôi xin trích đăng thêm vài ý-kiến ngoài
lề để rộng đường dư-luận:
I/
Ai Có Thẩm-Quyền Chỉ-Định Vị-Trí
Cho Đức
Mẹ Trên Thiên-Đường?
Báo “Chính-Nghĩa”
(554 S 9th St., San Jose, CA 95112, USA), số 439 ra ngày 12-9-98, có
đăng bài “Đức Mẹ La Vang Được Tôn
Vinh Giữa Lòng Giáo-Hội Hoa Kỳ” của linh-mục
Trần Quý Thiện và tiến-sĩ Trần An Bài, trong đó có đoạn:
Phần thánh-ca trong
đại-lễ này do một ca đoàn tổng-hợp...
đặt dưới sự điều-khiển của
Linh-Mục
Dao Kim và Sơ Mỹ-Hằng...
Và Người Nữ đã
được Thiên Chúa cất nhắc lên ngôi vị vô cùng
sang trọng như một Hoàng Hậu. Đó chính là Đức
Trinh Nữ Maria, Người đã hiện ra tại
La Vang
thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt
Nam, cách đây
200 năm. Lm Dao Kim đã phổ nhạc vào bài Thánh
Vịnh số 45 “Hoàng Hậu Đứng Bên Hữu Đức
Vua...
Cứ theo Thánh-Kinh thì trên
thiên-đình có rất nhiều ngôi
vua:
Trước
hết, về vua:
theo các Sách, như Jeremiah
(10:10),
Zechariah
(14:9),
1 Timothy
(1:17),
Revelation
(19:16),
v.v..., thì Đức Giê-Hô-Va
là Đức Chúa Cha, là vua
chính.
Về
ngôi:
theo Sách Acts
(2:34),
thì có Đức Jesus
Christ là Đức
Chúa Con ngồi bên hữu của Đức Chúa Cha;
theo Sách Revelation
(3:21),
thì có Đức Thánh-Linh
cùng ngồi
với Đức Chúa Cha trên ngôi của Ngài.
Trong lúc đó, theo sách Matthew
(19:28)
thì Đức
Jesus
đã nói với tiên-tri
Peter:
“các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ
ngồi trên 12
ngôi...”; theo
sách Revelation
(4:2,3,4)
thì tiên-tri John đã thấy có 24 trưởng lão mặc
áo trắng và đội mũ triều-thiên vàng ngồi
trên 24 ngôi
xung quanh ngôi của Đức Chúa Trời; và cũng theo
Sách Revelation
(3:21)
thì Đức Thánh
Linh có nói
rằng “Kẻ
nào thắng
(ý nói thắng Satan), ta sẽ cho ngồi
với ta trên ngôi,
như chính ta đã thắng và ngồi
với Cha ta trên ngôi của Ngài”.
Về
vị-thế
khi ngự trên ngôi: theo các
Sách Psalms
(29:10;
110:1),
Matthew
(19:28),
Acts
(2:34),
Revelation
(3:21;
4:2,3,4)
thì Đức Chúa
Con ngồi,
Đức Thánh
Linh ngồi, 12
sứ-đồ ngồi,
24 trưởng
lão ngồi, và
bất cứ
kẻ nào thắng
kẻ thù của Chúa cũng
sẽ ngồi
(trên ngôi của Chúa, xung quanh ngôi của
Chúa).
Tôi
không dám có ý-kiến về việc
Đức
Mẹ lên Thiên Đình, mà lại đứng
(chứ không được ngồi) bên
hữu của Đức
Giê-Su con
mình!
II/
Giáo-Hoàng John Paul II Đã Nói Gì
Về Đức Mẹ
Maria?
Đây là một
đoạn trích trong báo “The WatchTower”
(Tháp Canh) của
Giáo-Hội “Jehovah's Witnesses” (25 Columbia Heights, Brooklyn, NY 11201-2483, USA),
số phát-hành ngày 1-8-98:
Theo tờ báo của
Tòa Vatican L'Osservatore Romano, giáo-lý Công-Giáo về Sự Thăng-Thiên
phát-biểu: “Đức Trinh-Nữ Vô-Nhiễm Nguyên-Tội,
được gìn giữ khỏi mọi dấu vết
của tội-lỗi nguyên-thủy, được mang vào
sự vinh-hiển trên trời với cả xác lẫn
hồn, khi đời sống của bà trên đất
chấm dứt.” Báo này nói rằng giáo-lý này đã
khiến một số nhà thần-học Công Giáo cho
rằng Ma-Ri “không chết và được mang ngay vào
sự vinh-hiển trên trời từ đời sống trên
đất.”
Gần đây, Giáo
Hoàng Gioan Phao-Lồ II có quan-điểm khác về vấn-đề
này. Trong buổi Tổng Tiếp-Kiến tại Tòa
Vatican vào
ngày 25-6-1997, ông nói: “Tân Ước không nói gì về hoàn-cảnh
khi Ma-Ri chết. Sự-kiện này khiến ta cho rằng
đó là cái chết tự-nhiên, không có chi-tiết nào
đặc-biệt đáng đề-cập... Những ý-kiến
cho rằng bà không chết vì nguyên-nhân tự-nhiên dường
như vô căn-cứ.”
Lời phát-biểu
của Giáo-Hoàng Gioan Phao-Lồ để lộ
một
khiếm-khuyết nghiêm-trọng
trong giáo-điều
về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nếu mẹ
của Chúa Giê-Su “được gìn giữ khỏi
mọi dấu vết của tội-lỗi nguyên-thủy”,
thì sao Ma-Ri lại chết vì “các nguyên-nhân tự-nhiên”,
là hậu-quả của tội-lỗi A Đam truyền
lại? (Rô-Ma 5:12).
Sở-dĩ có vấn-đề
thần-học nan-giải này là vì Giáo-Hội Công Giáo có
quan-điểm lệch-lạc về mẹ của Chúa Giê-Su.
Thảo nào mà đã có sự chia-rẽ và rối-rắm
trong Giáo-Hội Công Giáo về vấn-đề trên.
Tuy mô-tả Ma-Ri là
một người khiêm-nhường, trung-thành và ngoan-đạo,
Kinh Thánh không nâng cao các đức-tính này lên hàng “vô-nhiễm
nguyên-tội”
(Lu-Ca 1:38; Công-Vụ Các Sứ-Đồ
1:13, 14).
Kinh Thánh chỉ nói: “Mọi người đều
đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển
của Đức Chúa Trời” (Rô-Ma
3:23). Vâng, Ma-Ri
thừa-kế tội-lỗi và sự bất-toàn như
mọi người khác trong nhân-loại, và không có
mảy-may bằng-chứng nào cho thấy
Ma-Ri
chết vì
bất-cứ nguyên-nhân nào khác ngoài nguyên-nhân tự-nhiên
(xác còn dưới đất). (So-sánh 1 Giăng
1:8-10).
California,
Hoa-Kỳ, Mùa Thu 1998
ĐỨC CỐ
LÊ
Chú
Thích:
Xin mời quý vị xem tiếp Phần
VIII là phần cuối, giới thiệu bài báo
kết-luận về vấn-đề
Đức Mẹ La
Vang đăng trên tuần-báo L'Osservatore Romano
của
Giáo-Hoàng và giáo-triều
Vatican.
Tuần-báo
L'Osservatore Romano
Tất
cả các tin-tức và sự-kiện liên-quan đến Ðức Giáo-Hoàng.
Tuần-báo
này là tiếng nói chính-thức
của
Tòa Thánh Vatican
The
Catholic Review: L'Osservatore Romano
- Now you can be connected to all
papal news and events with a
subscription to L'OSSERVATORE ROMANO,
the official voice of the Holy See.
...
http://www.catholicreview.org/pages/lor/lor.htm
http://www.catholicreview.org/pages/lor/lor.htm
Now you can be connected to all papal news and events with a subscription to L'OSSERVATORE ROMANO, the official voice of the Holy See. L'OSSERVATORE ROMANO is the leading and most authoritative and comprehensive source for papal writings and activities. No other newspaper in the world delivers the messages of the Holy Father directly to you. |
Tuần-báo
này là xuất-xứ hàng đầu,
có
thẩm-quyền nhất và toàn-diện nhất,
của
các bài viết và hoạt-động của Ðức Giáo-Hoàng
Ðây
là trang 3
Ấn-bản
tiếng Anh của L'Osservatore Romano
số
32/33 (hai số gộp môt) tuần-lễ 12/19 August 1998
nhằm
vào thời-điểm kỷ-niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang
vào
tháng 8 năm 1998
Chúng
tôi
đóng khung và phóng lớn đoạn văn liên-hệ
của
bài viết, để
quý vị đọc rõ đoạn văn nói trên
Unfortunately,
there is no written documentation of
these
apparitions: such documents were perhaps
kept
in the Hué church archives, which were
destroyed
during two local wars:
in
1833, under King Minh Mang,
and
in 1861 in the reign of King Tuduc.
Tiếc
thay, không có văn-bản tài-liệu nào
chứng-minh
cho các lần (Đức Me) hiện ra (tại La Vang):
các
tài-liệu ấy có
lẽ được
lưu trong văn-khố
của
nhà thờ ở Huế, và đã bị tiêu-hủy
trong
hai cuộc chiến tại địa-phưong:
vào
năm 1833 dưới triều Minh Mạng, và
vào
năm 1861 dưới triều Tự Đức.
và
xem thêm:
http://www.miraclehunter.com/marian_apparitions/statements/lavang_statement_01.html
Xin đọc bản Anh ngữ
Xin đọc bản Anh ngữ
The truth about
"
No comments:
Post a Comment