LÊ MINH KHÔI * KÝ SỰ TÂY TẠNG
Hiện trạng Tây Tạng,
January 31, 2010 ·
Saturday, January 30, 2010 16:17
Lê Minh Khôi.
Rời
Thành Đô trên chiếc phi cơ cánh quạt loại nhỏ chứa khoảng sáu chục
người, sau hơn một giờ bay chúng tôi đã thấy nhấp nhô những đỉnh núi phủ
đầy tuyết trắng của xứ Tây Tạng. Bỏ lại sau lưng căn nhà tranh di tích
của Đỗ Phủ, bỏ lại mảnh đất dựng nghiệp của Lưu Bị thời Tam Quốc, bỏ lại
miếu thờ Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi cùng những thành lũy bằng
đất xây dựng từ thời Tần-Hán nằm gần quận lỵ Đôn Hoàng, khi chiếc máy
bay chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Lhasa thì kim đồng hồ chỉ 1 giờ 22
phút, giờ địa phương, buổi chiều.
Mỗi
người được phát cho một túi nhỏ đựng dưỡng khí và được dặn dò phải cẩn
thận kẻo bị choáng váng hay té ngã vì áp suất thay đổi. Trong số hơn 60
hành khách thì gần ba chục là du khách Âu Mỹ, 5 hay 6 người mặc binh
phục, hơn hai chục là thường dân nói tiếng Hoa, và vỏn vẹn chỉ có 4
người Việt. Lúc rời Washington DC nhóm anh em chúng tôi có tới 12 người,
nhưng lúc đi Tây Tạng chỉ còn lại vợ chồng anh chị Trần Dương và vợ
chồng tôi. Trong lúc chuẩn bị rời máy bay, tôi bỗng chợt nhớ tới bài địa
lý thuở còn nhỏ:
Nước Tây Tạng rộng bằng hai nước Pháp, có dãy núi Hymalaya (Hy Mã Lạp Sơn) là dãy núi cao nhất thế giới, có ngọn Everest quanh năm tuyết phủ. Tuổi ấu thơ của tôi lại được kích thích khi nghe kể chuyện những nhà tu trên đất Tây Tạng ngồi xếp bằng tròn, bay vù vù từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác, hoặc những chuyện rùng rợn về thiên táng, xác người chết được đem lên đỉnh núi xẻ thịt ra từng mảnh quăng cho chim ăn theo triết lý: vật nuôi người, người nuôi vật, trái ngược với phong tục của chúng ta là địa táng, đào huyệt chôn dưới đất, hay hỏa táng là đem thiêu xác, lấy cốt về thờ. Lớn lên, đọc sách, đọc báo, đọc được những bức thư của nhà cách mạng Phan Bội Châu gửi cho nhà cách mạng Phan Chu Trinh, trên đầu thư cứ một điều Hy Mã Tôn Ông nhã giám, hai điều Hy Mã Tôn Ông nhã giám, thì lòng lại càng nao nức muốn biết Tây Tạng và Hy Mã Lạp Sơn lắm. Tưởng rằng “nhưng chỉ là giấc mơ thôi”, không ngờ có ngày tâm thành ý đạt.
Độ cao của nước Việt Nam ta trung bình so với mặt biển là khoảng 19 m (63 feet), nhưng độ cao của Tây Tạng so với mặt biển là 3,658 m (12,000 feet) và đỉnh cao của ngọn Everest so với mặt biển tới 8,848 m (29,000 feet). Cho nên, trừ dân địa phương, còn du khách khi đã có ý định mò lên thăm cái xứ sở nằm cao tít trên nóc nhà thế giới này thì đều đã dự liệu về chuyện áp suất không khí thay đổi. Tinh thần chuẩn bị kỹ càng như thế nhưng lúc máy bay đáp xuống phi trường, cánh cửa mở ra, chân mới chạm đất thì gió thổi mạnh đến nỗi không thể tự chủ nổi, chỉ bước được mấy bước thì cái mủ lưởi trai đem từ D.C. đã bị gió thổi văng xuống và cuốn đi như một chiếc lá. Một tay che đầu, một tay kéo cái túi hành lý nhỏ, chạy lọt được vào tới phòng chờ đợi thì cổ họng khô cứng lại như đã ba ngày không được một hớp nước.
Nhân
viên hãng du lịch ra đón bốn người chúng tôi là một phụ nữ có tên Mã
Dung. Cái tên này làm tôi chợt nhớ đến mấy cái tên Mã Đằng, Mã Đại và Mã
Siêu trong bộ Tam Quốc Chí. Nghĩ vậy thôi, chứ cô Mã Dung không mang
một nét đặc thù nào của Hán tộc. Thân hình dong dỏng cao, khoảng hơn
thước rưỡi, tóc dài chấm lưng vai, da rám nâu, nói tiếng Anh đủ để chúng
tôi hiểu được. Sau một vài câu trao đổi ngắn gọn, cô đưa chúng tôi lại
chỗ lấy hành lý và ra ngay chiếc xe Van hiệu Toyota chờ sẵn. Trái với cô
Mã Dung, người lái xe rõ ràng là một chú người Hoa chính hiệu, hai mắt
ti hí, má phệ, tóc ngắn, nước da màu vàng tái, tương phản hẵn màu nước
da của những người Tây Tạng mà chúng tôi từng gặp trong chùa Tây Tạng
Labrang Monastery trên đất Sa Hẹ. Ra khỏi phi trường, xe chạy vòng vèo,
một bên vách núi, một bên bờ sông, nước trong xanh ngắt. Độ chừng mười
cây số xe dừng lại tại một khúc quẹo và người tài xế ra hiệu cho chúng
tôi xuống để chụp hình. Đó là một cái hang thô sơ thờ hình Đức Phật ngồi
thiền, miệng hang treo vô số tấm phướn và cờ đuôi nheo cùng những miếng
vải to cỡ ba bốn bàn tay, màu sắc, xanh, trắng, đỏ, vàng, trông rất sặc
sỡ. Chụp hình xong, chúng tôi lên xe về thẳng khách sạn Holiday Inn
trên đường Beijing Lu.
Ở
đâu quen đấy. Sau một buổi chiều và một đêm dài nghỉ ngơi chúng tôi đã
làm quen được với thời tiết. Sáng hôm sau chúng tôi ra ngồi nhâm nhi cà
phê trong phòng khách để chờ xe đến đón. Phía bên kia đường là một dinh
thự lớn, bảng hiệu nền đỏ chữ vàng viết bằng chữ Hán, hai người lính
gác, súng gắn lưởi lê, quân phục màu xanh phân ngựa, thứ quân phục của
lính Trung Cộng mà chúng tôi từng gặp ở Bắc Kinh và Tây An. Tại tiền
đình, trên đỉnh cao của cột cờ là lá cờ Trung Cộng, một ngôi sao lớn bốn
ngôi sao nhỏ phất phơ trước gió. Ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán,
bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho bốn sắc dân chư hầu Mãn, Mông, Hồi,
Tạng. Mặt trời lúc này đã lên cao. Những tia nắng ban mai đã rọi
xuyên qua khung kính cửa sổ của phòng khách dệt thành những sợi nắng đan
chéo trên tường nhưng không khí vẫn còn se se lành lạnh. Xe cộ qua lại
thưa thớt, lâu lắm mới thấy một chiếc xe tự chế, là chiếc xe có một bánh
bằng gỗ do một người đẩy hay kéo, chậm chạp đẩy qua.
Theo
lịch trình, đúng 9 giờ cô Mã Dung cùng người tài xế mới có mặt đưa
chúng tôi tới đến Jokhang là ngôi đền được Hoàng hậu Wengcheng, vợ thứ
của vua Songtsen Gampo, xây cất vào năm 647, và sau đó tới đền Lublinka.
Hai ngôi đền thờ này khá lớn nhưng chỉ có một tầng, tường xây bao bọc
chung quanh, vôi tróc loang lổ, thiếu người săn sóc, cũng hệt như quang
cảnh sở thú ở Trùng Khánh, cây cỏ thì xơ xác, con người thì nhếch nhác.
Thỉnh thoảng một nhóm dân Tây Tạng ngồi nhặt cỏ nhìn chúng tôi đi qua
với ánh mắt vô cảm lạnh lùng rồi sau đó họ lại ngồi chồm hổm tiếp tục
dọn cỏ hay đứng lên uể oải cầm chổi quét những chiếc lá rụng. Không khí ở
đây ảm đạm buồn tênh chứ chẳng thấy gì gơi cảm.
Đến
bữa ăn trưa chúng tôi được đưa vào nhà hàng quốc doanh nằm cùng dãy nhà
với siêu thị do nhà nước quản lý. Tổ chức du lịch của Trung Quốc rất
chặt chẽ. Chuyên chở đưa đón thì có China Travel Services, viết tắt là
CTS, và chúng tôi gọi đùa là Communist Total Shit. Bữa ăn thì bị lùa vào
nhà hàng quốc doanh. Mua sắm thì vào các thương xá Friendship của nhà
nước luôn luôn được xây cất kế ngay nhà hàng ăn, hoặc xe bus chở thẳng
vào các công ty sản xuất. Tiếng gọi là công ty nhưng thực chất là công
ty quốc doanh, nhân viên phục vụ đều là người của chế độ mặc thường
phục. Hầu hết đồng tiền của du khách đều lọt vào túi của nhà nước chớ
rất khó mà rớt đến tay người dân.
Sau
bữa cơm trưa, chúng tôi được đưa đi chơi băng qua sông Lhasa bằng
thuyền Yak-Skin. Thuyền này làm bằng da con Yak, một loại bò đen to lớn,
lông rất dài và rất dày để chống lạnh. Còn sống và khỏe mạnh thì con
Yak được dùng để kéo cày và lấy sữa. Lúc chết thì thịt dùng làm thực
phẩm, mỡ dùng làm dầu nến thắp, da dùng làm trống hoặc ghép lại làm
thuyền. Con bò Yak mật thiết tới đời sống người dân Tây Tạng nên bò Yak
là biểu tượng của xứ Tây Tạng. Con đường Beijing Lu kéo dài từ Bakhor
tới Drapung Monastry chia thủ phủ Lhasa ra làm đôi, đoạn dẫn vào khu
thương mại trung tâm thành phố cũng có tượng Yak. Đi xem trình diễn văn
hóa dân tộc cũng có vũ điệu muá với bò Yak
Ở
Lhasa thuyền Yak không đậu dưới sông mà được dựng ở các bến, mỗi bến có
cả chục chiếc thuyền làm bằng da con Yak xếp thành dãy dài chờ du
khách. Mỗi thuyền chở được sáu hay tám người và có thể chở thêm cả xe
đạp hoặc xe gắn máy . Nước sông Lhasa rất trong nhưng do tuyết tan từ
các đỉnh núi chung quanh đổ xuống nên thò tay xuống thấy lạnh buốt. Khi
có du khách, một người Tây Tạng đưa lưng ra cõng một chiếc thuyền bằng
da con Yak đến bến cho khách xuống và dùng sào chống con đò qua sông như
hình ảnh người chèo đò Trương Chi trong truyện cổ Việt Nam.
Hôm
sau chúng tôi đựợc đưa đến thăm cung điện Potala là nơi ngày trước các
vị Phật sống Tây Tạng ngự trị. Cung điện này cao ba từng quét vôi nửa
trắng, nửa nâu xây trên triền núi gồm nhiều dãy nhà nối tiếp nhau. Nửa
trắng phía dưới là nhà khách, nhà ăn, nhà chứa vật cụ, phần trên màu nâu
được phân chia thành các phòng thờ phượng. Phía trước, ở dưới thấp là
một sân rộng phía trước chừng hơn hai mẫu tây để tín đồ tụ hội, từng
toán du khách đổ xuống từ những chiếc xe bus hòa nhập với những người
dân địa phương chạy theo bán nhang đèn và các tu sĩ khoác áo choàng màu
huyết dụ hay màu vàng nghệ làm không khí ở đây thêm nhôn nhịp. Từ trên
cao, tôi nhìn khắp bốn phía để mong thấy những tín đồ đi hành hương, cứ
bước một bước lại nằm dài thẳng cẳng xuống đất, duỗi hai tay về phía
trước, miệng đọc kinh, sau đó lại đứng dậy bước thêm một bước khác, rồi
lại nằm dài người xuống đất, như những con sâu đo. Chúng tôi đến cung
điện Potala không nhằm vào ngày lễ nên ngoài du khách ra chỉ thấy những
người dân Tây Tạng dẫn vợ con đến cúng vái. Người chồng nét mặt khắc
khổ, quần áo nhiều mảnh, có khi khoác áo nhà binh sờn rách, người vợ mặc
váy, cổ đeo nhiều chiếc vòng bằng đồng, đầu quấn khăn tua sặc sỡ, chân
bước, tay cầm chiếc “vòng luân hồi” vừa đi vừa quay, miêng lẩm bẩm đọc
kinh một cách thành kính.
Con
đường đi lên điện Potala là những phiến đá lát bậc thang, không dốc lắm
nhưng rất hẹp khiến người lên người xuống phải chen chúc len lách. Càng
lên cao càng ngộp thở. Hơi người, hơi khói, và nhất là hơi bốc ra từ
những ngọn nến và những bình dầu đốt bằng mỡ Yak khiến không khí thật
ngột ngạt. Qua tầng một, tầng hai, là lên đến khu chánh điện, được chia
làm nhiều gian nhỏ, cờ quạt, lọng phướn treo kín mít. Tại mỗi phòng đều
có bàn thờ Phật hoặc bàn thờ linh vị các Đạt Lai Lạt Ma đã hóa kiếp. Mỗi
phòng đều có một nhà sư lo việc đèn dầu và ngay gần cửa ra vào của mỗi
phòng là một thùng kiếng để thập phương bỏ tiền dâng cúng. Một lần vừa
lấy máy ảnh định chụp một tấm hình thì vị sư già khẳng khiu ngồi gần
chánh điện xua tay ra hiệu chỉ thẳng vào một người to béo mặc thường
phục ngồi ở góc cửa ra vào. Người đó mới thực sự quyền hành còn vi sư
già chỉ là cây cảnh.
Rời
tu viện Potala chúng tôi được đưa đi xem một khu sản xuất thủ công nghệ
gồm nhà đan lát, nhà dệt thảm, nhà chạm khắc đồ gỗ. Mỗi nhà đều có khu
sản xuất và khu bán hàng. Tại những khu sản xuất, nhân công là người
Tạng, nét mặt khắc khổ chịu đựng, ngồi từng dãy im thin thít, quấn sợi,
kéo chỉ. Ở khu dệt thảm đa số thợ là trẻ nhỏ, thấy du khách đến chúng
lấm lét ra hiệu cho du khách lại gần rồi hai mắt dáo dác, đưa tay xin
tiền. Không biết là chúng sợ bị bắt, bị trừng phạt, hay sợ bị thu lại số
tiền xin được. Đến khu bán hàng thì chỉ thấy người Hoa, líu lo nói
tiếng Hoa, nét mặt sung mãn. Buổi chiều chúng tôi được đưa đi mua sắm ở
khu thương mại nằm phía đông thành phố, trong lòng bốn con đường chính
có tên Wengduixinca, Dongzisu Road, Hebalinlu và Zinzudong Lu.
Ở
mấy dãy phố này không có nhà cao từng. Bảng hiệu hoặc viết bằng Anh Ngữ
hoặc bằng chữ Hán. Bước vào đây không khác gì bước vào các khu phố Tàu ở
Philadelphia hay phố Tàu ở Los Angeles. Có lẽ người dân Tây Tạng đã “tự
nguyện xin đi các vùng kinh tế mới”, hệt như người Sàigòn tự nguyện
dâng nhà dâng cửa cho Đảng cho Bác để đi lao động vinh quang tại các
vùng đèo heo hút gió khỉ ho cò gáy Bù Đăng, Bù Đóp, Bù Gia Mập. Bữa ăn
cuối cùng tại Lhasa chúng tôi được đưa vào nhà hàng uống sữa Yak, ăn
cháo lòng Yak, có tiếp viên và nhạc công mặc xiêm y Tây Tạng, nhưng viên
quản lý lại cũng là người Tàu. Khi sắp ra về cô Mã Dung choàng lên cổ
chúng tôi mỗi người một khăn vải mỏng màu trắng, biểu lộ tình hữu nghị
và sự hiếu khách của người Tạng.
Ở
Tây Tạng bốn ngày, đi đâu cũng chỉ thấy người Hoa làm chủ. Trước đây
Tây Tạng là một quốc gia độc lập cho đến năm 1959 thì bị Trung Cộng sát
nhập. Trước năm 1950 dân số Tây Tạng gần một triệu nhưng năm 2000, theo
thống kê, dân số lên đến hơn 2 triệu. Một triệu người thêm sau này chắc
chắn có đến 80% là người Hoa vì dân Tây Tạng rất ít sinh đẻ. Giờ đây có
lẽ dân số trên đất Tạng đã cao hơn nhiều, nhưng người Tây Tạng đích thực
đã trở thành nô lệ của người Trung Hoa Hán Tộc. Lũ Tạng Gian trở thành
cai nô còn người dân Tây Tạng thì làm thợ trong các xưởng máy hoặc làm
nông nô tại các nông trường. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhân danh Tây Tạng
vận động khắp thế giới xin cho Tây Tạng là một xứ tự trị Tibet Autonomy
Region (TAR) cũng không được. Trung Cộng đã dựng lên một Ban Thiền Lạt
Ma làm bù nhìn.
Trước
đây đến Tây Tạng phải bằng máy bay. Năm 2000, du khách từ Thành Đô tới
Tây Tạng cũng phải đi bằng máy bay. Năm 2004 Trung Cộng xây dựng một
thiết lộ nối liền Trung Quốc đến Tây Tạng. Có con đường này thì lên Tây
Tạng sẽ dễ dàng và người Hán sẽ lên Tây Tạng thoải mái. Con đường này
làm tôi liên tưởng đến con đường Trường Sơn được Hà Nội cho làm xuyên
suốt từ biên giới Trung Cộng vô Nam.
Ôi!
Dân Tạng chỉ có hơn một triệu nên phải chịu cảnh mất nước đã đành, còn
dân Việt chúng ta có hơn tám chục triệu cũng đành chịu trở thành dân mất
nước? Chẵng lẽ ngay trong cuộc đời trước mắt, chúng ta đứng yên để thấy
những đảng viên cộng sản trở thành cai nô, người dân Việt Nam trở thành
nông nô, tổ quốc Việt Nam là một ngôi sao nhỏ nằm chung với bốn ngôi
sao nhỏ khác. Lá cờ Trung Cộng sẽ là lá cờ có một ngôi sao nhỏ lớn tượng
trưng cho Đại Hán và năm ngôi sao nhỏ tượng trưng cho năm sắc dân bị
mất nước là Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Việt ? Lê Minh Khôi.
*
NGUYỄN VĂN TUẤN * KÝ SỰ VIỆT NAM
*
Nguyễn Văn Tuấn Dr. (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney , Úc)
Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.
Tôi gọi đó la hiện tượng "Một lần đi không trở lại".
Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con.
Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, Tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng "một đi không trở lại".
Vấn đề sản phẩm du lịch
Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này.
Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới.
Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km).
Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn.
Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển.
So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều.
Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang!
Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.
Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một "downfall" của Việt Nam .
Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông
Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ.
Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì.
Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỷ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp!
Nhìn vào cách trùng tu tháp này Tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu.
Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng. Trông nó thô kệch làm sao.
Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.
Vấn đề du lịch VIET NAM
Nguyễn Văn Tuấn Dr. (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney , Úc)
Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.
Tôi gọi đó la hiện tượng "Một lần đi không trở lại".
Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con.
Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, Tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng "một đi không trở lại".
Vấn đề sản phẩm du lịch
Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này.
Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới.
Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km).
Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn.
Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển.
So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều.
Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang!
Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.
Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một "downfall" của Việt Nam .
Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông
Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ.
Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì.
Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỷ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp!
Nhìn vào cách trùng tu tháp này Tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu.
Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng. Trông nó thô kệch làm sao.
Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.
Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng.
Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lô-cốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người Bộ-đội từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để "cải thiện đời sống" vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi thôi ! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc.
Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ !
Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.
Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía.
Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời.
Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung-hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân-thiện
Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ "miền ngoài"(Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam .
Nhìn thấy những cảnh này, Tôi - một người Việt- thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó.
Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói "Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này".
Dịch vụ nghèo nàn và kém
Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du-lịch trung và nhỏ thì chưa cónhững hướng dẫn viên chuyên nghiệp,am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết-phục khách du lịch.
Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du-lịch có khả năng hướng dẫn du khách..
Nhiều khi Tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương,các em ấy chỉ nói "không biết và kèm theo một…Nụ cười!
Hôm ở Qui Nhơn, Tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc.
Tôi nghĩ Em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.
Một vấn đề sinh tử ở Việt Nam là vệ sinh.
Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng "danh lam thắng cảnh", cái nỗi kinh hoàng nhất với du-khách là nhà vệ sinh.
Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh-khủng và Tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó.
Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa
Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
Ở những nơi (hãy tạm cho) là "văn minh" này, Tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào?
Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một !
Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toile Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet! Nói đến vệ sinh cá nhân làm Tôi nhớ đến chuyện…giấy.
Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu...
Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp.
Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà Tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco , New York, Florence,
Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế.
Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối.
Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá.
Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được.
Chỉ trong vòng vài phút mà Tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được.
Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.
Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette.
Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua, Tôi tưởng mình nghe lầm.
Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ???
Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết.
À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách.
Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn : đó là thu hút khách.
Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette.
Buồn cười nhất và có lẽ tục-tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay.
Còn những nhà hàng hạng "bình dân", người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy...
Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có
kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó.
Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được "tái sinh" bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại
dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng.
Do đó, Tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn!
Thật là kinh khủng!
Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh ?
Cái gì cũng giả...
Nạn làm giả ở VN đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn.
Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm.
Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn,v.v…đều có thể giả, và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này.
Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng hóa "Made in Vietnam ".
Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một Quốc Nạn.
Kinh nghiệm cá nhân của Tôi có lẽ là một bài học ?
Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, Tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao vừa nhâm nhi, Tôi kêu hai chai bia "Ken", thì thằng Em dơ tay ngăn lại ngay.
Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả.
Trời, bia mà giả à ? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon.
Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.
Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả.
Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất "xịn", nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì … hết bin.
Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế.
Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói "Battery Empty" (hết bin) để ghi lại.
Có khi Tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây ?
Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư ?
Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi..
Giá cả quá đắt...
Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam , nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ.
Khách sạn o Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng.
Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á.
Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì Tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần..
Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay "chém" du khách và Việt kiều.
Một hôm, Tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, Thanh-
Pho Qui Nhơn...
Quán ăn thuộc loại bình dân,chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên Tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt.
Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luộc, và 4 lon bia "Ken".
Đến khi gọi tính tiền, Tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng.
Nhìn qua thì tôi biết mình bị "chém", nhưng Tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em ? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của Tôi.
Nhưng Tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và "kiếm chuyện" vì anh ấy là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.
Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp.
Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì
đêm đó (28/12, khoảng 10 pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn.
Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy.
Tôi đành bảo anh tài xế cho Tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó.
Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng!
Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng.
Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao.
Nghĩ thế Tôi vui vẻ trả tiền...Nhưng vì ban đêm và Tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối,
Tôi không để ý là anh ta lấy bao nhiêu ?
Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng!
Thế là bị chém đến 3 lần...
Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.
Có khi họ "chém" trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì.
Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm-Hô (Bình Định).
Ông anh Tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng.
Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh Tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng ?
Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm !
Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng.
Tôi nói với ông anh "Thôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui".
Ông anh Tôi còn ấm ức nói : Làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây ?
Đúng, Tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du-khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng Họ sẽ không quay lại một lần nữa.
Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái.
Thật vậy, nhiều khách sạn Tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có người thuê.
Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại.
Nói gì thì nói, tình trạng "một đi không trở lại" là một xu hướng hết sức đáng ngại.
Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam .
Theo Tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không.
Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ,
xóa bỏ nạn chèo kéo du-khách, điều chỉnh giá cả cho hợp lí, và một điều không thể thiếu được : Do la Vệ-Sinh.
Nguyễn Văn Tuấn (Sydney Australia)
*
Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lô-cốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người Bộ-đội từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để "cải thiện đời sống" vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi thôi ! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc.
Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ !
Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.
Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía.
Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời.
Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung-hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân-thiện
Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ "miền ngoài"(Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam .
Nhìn thấy những cảnh này, Tôi - một người Việt- thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó.
Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói "Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này".
Dịch vụ nghèo nàn và kém
Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du-lịch trung và nhỏ thì chưa cónhững hướng dẫn viên chuyên nghiệp,am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết-phục khách du lịch.
Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du-lịch có khả năng hướng dẫn du khách..
Nhiều khi Tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương,các em ấy chỉ nói "không biết và kèm theo một…Nụ cười!
Hôm ở Qui Nhơn, Tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc.
Tôi nghĩ Em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.
Một vấn đề sinh tử ở Việt Nam là vệ sinh.
Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng "danh lam thắng cảnh", cái nỗi kinh hoàng nhất với du-khách là nhà vệ sinh.
Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh-khủng và Tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó.
Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa
Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
Ở những nơi (hãy tạm cho) là "văn minh" này, Tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào?
Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một !
Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toile Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet! Nói đến vệ sinh cá nhân làm Tôi nhớ đến chuyện…giấy.
Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu...
Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp.
Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà Tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco , New York, Florence,
Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế.
Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối.
Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá.
Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được.
Chỉ trong vòng vài phút mà Tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được.
Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.
Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette.
Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua, Tôi tưởng mình nghe lầm.
Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ???
Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết.
À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách.
Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn : đó là thu hút khách.
Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette.
Buồn cười nhất và có lẽ tục-tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay.
Còn những nhà hàng hạng "bình dân", người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy...
Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có
kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó.
Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được "tái sinh" bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại
dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng.
Do đó, Tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn!
Thật là kinh khủng!
Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh ?
Cái gì cũng giả...
Nạn làm giả ở VN đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn.
Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm.
Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn,v.v…đều có thể giả, và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này.
Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng hóa "Made in Vietnam ".
Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một Quốc Nạn.
Kinh nghiệm cá nhân của Tôi có lẽ là một bài học ?
Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, Tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao vừa nhâm nhi, Tôi kêu hai chai bia "Ken", thì thằng Em dơ tay ngăn lại ngay.
Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả.
Trời, bia mà giả à ? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon.
Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.
Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả.
Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất "xịn", nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì … hết bin.
Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế.
Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói "Battery Empty" (hết bin) để ghi lại.
Có khi Tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây ?
Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư ?
Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi..
Giá cả quá đắt...
Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam , nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ.
Khách sạn o Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng.
Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á.
Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì Tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần..
Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay "chém" du khách và Việt kiều.
Một hôm, Tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, Thanh-
Pho Qui Nhơn...
Quán ăn thuộc loại bình dân,chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên Tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt.
Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luộc, và 4 lon bia "Ken".
Đến khi gọi tính tiền, Tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng.
Nhìn qua thì tôi biết mình bị "chém", nhưng Tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em ? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của Tôi.
Nhưng Tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và "kiếm chuyện" vì anh ấy là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.
Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp.
Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì
đêm đó (28/12, khoảng 10 pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn.
Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy.
Tôi đành bảo anh tài xế cho Tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó.
Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng!
Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng.
Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao.
Nghĩ thế Tôi vui vẻ trả tiền...Nhưng vì ban đêm và Tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối,
Tôi không để ý là anh ta lấy bao nhiêu ?
Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng!
Thế là bị chém đến 3 lần...
Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.
Có khi họ "chém" trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì.
Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm-Hô (Bình Định).
Ông anh Tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng.
Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh Tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng ?
Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm !
Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng.
Tôi nói với ông anh "Thôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui".
Ông anh Tôi còn ấm ức nói : Làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây ?
Đúng, Tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du-khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng Họ sẽ không quay lại một lần nữa.
Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái.
Thật vậy, nhiều khách sạn Tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có người thuê.
Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại.
Nói gì thì nói, tình trạng "một đi không trở lại" là một xu hướng hết sức đáng ngại.
Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam .
Theo Tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không.
Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ,
xóa bỏ nạn chèo kéo du-khách, điều chỉnh giá cả cho hợp lí, và một điều không thể thiếu được : Do la Vệ-Sinh.
Nguyễn Văn Tuấn (Sydney Australia)
*
MINH NGHIÊU * BÚT KÝ
*
Subject: Hậu qủa của một cơn giận ....
============ ========= =========
ĐỂ XỬ DỤNG HAY ĐỂ YÊU THƯƠNG.
Trong khi 1 người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 4 tuổi của ông ta nhặt lên 1 viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta.
Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận rằng ông ta đang dùng 1 cái cờ lê vặn vít để đánh
Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy.
Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi: “Bố ơi ! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại ?”
Người bố cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều.
Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ rằng: “ Bố ơi ! Con yêu Bố nhiều lắm !”
Và 1 ngày sau đó, người đàn ông đó đã quyết định tự sát….
Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn; nên xin hãy chọn Tình Yêu để được 1 cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu, và xin hãy nhớ điều này :
Đồ vật thì để xử dùng, còn con người thì để yêu thương.
Vấn đề của thế giới ngày nay thì ngược lại : con người thì để xử dụng, còn đồ vật thì để yêu thương.
Hãy luôn cố nhớ những ý nghĩa này :
Hãy cẩn thận với những ý nghĩ của bạn, vì bạn sẽ nói chúng.
Hãy cẩn thận với những lời nói của bạn, vì bạn sẽ thực hiện chúng.
Hãy cẩn thận với những hành động của bạn, vì chúng sẽ là thói quen của bạn.
Hãy cẩn thận với những thói quen của bạn, vì chúng sẽ là cá tính của bạn..
Hãy cẩn thận với những cá tính của bạn, vì chúng sẽ quyết định số mệnh của bạn
*
NM
Subject: Hậu qủa của một cơn giận ....
============ ========= =========
ĐỂ XỬ DỤNG HAY ĐỂ YÊU THƯƠNG.
Trong khi 1 người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 4 tuổi của ông ta nhặt lên 1 viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta.
Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận rằng ông ta đang dùng 1 cái cờ lê vặn vít để đánh
Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy.
Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi: “Bố ơi ! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại ?”
Người bố cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều.
Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ rằng: “ Bố ơi ! Con yêu Bố nhiều lắm !”
Và 1 ngày sau đó, người đàn ông đó đã quyết định tự sát….
Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn; nên xin hãy chọn Tình Yêu để được 1 cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu, và xin hãy nhớ điều này :
Đồ vật thì để xử dùng, còn con người thì để yêu thương.
Vấn đề của thế giới ngày nay thì ngược lại : con người thì để xử dụng, còn đồ vật thì để yêu thương.
Hãy luôn cố nhớ những ý nghĩa này :
Hãy cẩn thận với những ý nghĩ của bạn, vì bạn sẽ nói chúng.
Hãy cẩn thận với những lời nói của bạn, vì bạn sẽ thực hiện chúng.
Hãy cẩn thận với những hành động của bạn, vì chúng sẽ là thói quen của bạn.
Hãy cẩn thận với những thói quen của bạn, vì chúng sẽ là cá tính của bạn..
Hãy cẩn thận với những cá tính của bạn, vì chúng sẽ quyết định số mệnh của bạn
*
Saturday, February 6, 2010
TIN ĐÀI VOA *CÂU CHUYỆN VIỆT NAM
*
Cậu bé mồ côi’ gốc Việt tìm thấy cha mẹ ruột sau 34 năm
Hơn
30 năm trước, cậu bé Thanh cùng hai người anh được đưa tới một trại trẻ
mồ côi, vì người cha, một binh sĩ thuộc quân đội Việt Nam Cộng hòa, cảm
thấy rằng con mình sẽ được an toàn tại đó trong tình cảnh chiến tranh
loạn lạc.
Khi cuộc chiến gần kết thúc, các binh sĩ Hoa Kỳ tới cô nhi viện này và đưa các em bé đi tới Canada.
Thanh là một trong số 57 em bé mồ côi được đưa khỏi Sài Gòn hồi năm 1975 trong chiến dịch ‘Operation Babylift’ (hay còn gọi là Chiến dịch Không vận Cô nhi).
Khi bố mẹ ruột của Thanh tới tìm các con đưa về nhà, chỉ còn lại hai người con cả. Câu chuyện tưởng như chấm dứt tại đó.
Hàng chục năm sau, trong một lần đi diễn thuyết về cuộc đời mình hồi năm 2003, anh Thanh tình cờ gặp một người khác được đưa đi cùng đợt với anh khi xưa.
Năm 2006, hai người bạn này đã tổ chức một cuộc hội ngộ các em bé từng được đưa khỏi Việt Nam, với sự tham gia của 42 người.
Anh Thanh nói: 'Thật là kỳ diệu khi chúng tôi có thể tìm lại và họp mặt phần lớn các trẻ em mồ côi được đưa khỏi Việt Nam trong chuyến đi sang Canada năm ấy. Chúng tôi sau đó còn tìm và gặp gỡ những nhà truyền giáo hồi đó và cả viên phi công lái chiếc máy bay đưa chúng tôi tới Canada'.
Câu chuyện đã được tờ Tuổi Trẻ ở Việt Nam đăng tải. Một gia đình ở TP HCM đọc tin này và linh cảm đó là người con lưu lạc của mình. Nhiều cuộc điện thoại, email trao đổi cùng kết quả thử nghiệm ADN năm 2007 đã khẳng định họ là người ruột thịt.
Và hồi cuối tháng Năm 2009, anh Thanh cùng với bố nuôi, vợ và bốn người con của mình đã trở lại TP HCM, hội ngộ với người ruột thịt.
Tuổi Trẻ, tờ báo giúp làm cầu nối đoàn tụ hai cha con sau hơn 30 năm ly tán, viết: 'Thanh Campbell vẫn chưa thể tin được rằng cuối cùng mình đã được trở về đất nước nơi mình sinh ra, đặt chân trên đúng sân bay nơi mình đã được đưa đi vì một sự nhầm lẫn'.
Anh Thanh, nay đã 36 tuổi, kể lại cảm giác đoàn tụ với VOA Việt Ngữ: 'Thú thực là hàng chục năm nay tôi không đi tìm kiếm gia đình của mình, vì cha mẹ nuôi và tôi đều nghĩ rằng bố mẹ ruột của tôi đã qua đời trong chiến tranh. Tôi cứ nghĩ là mình không còn người ruột thịt'.
Anh nói tiếp: 'Khi tôi gặp lại cha và anh em của mình, cảm xúc lúc đó thật khó có thể diễn tả bằng lời. Mọi chuyện cứ như là không có thực vậy. Phải mất một chút thời gian tôi mới có thể xóa bỏ được khoảng cách ban đầu để cảm nhận được tìm cảm của họ. Mọi thứ thật tuyệt vời. Tới giờ này tôi vẫn chưa hoàn toàn tin được là mọi chuyện đã xảy ra'.
Anh Thanh cho biết chuyến đi đã giúp anh chắp nối lại ký ức, hiểu rõ về nguồn cội của mình hơn, cũng như cảm thương số phận của các trẻ em mồ côi ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tình thương vô điều kiện của cha mẹ nuôi cùng với trải nghiệm cá nhân đã thôi thúc anh Thanh gia nhập ‘Kids Alive International Canada’, tổ chức với ngân quỹ hai triệu đôla đã mang lại mái ấm gia đình cho các em bé mồ côi ở 17 nước khác nhau, trong đó có Haiti, nơi vừa trải qua trận động đất kinh hoàng làm nhiều trẻ em rơi vào cảnh mất cha, mất mẹ.
Anh Thanh cho biết Kids Alive International Canada cũng đã đóng góp công sức, giúp các em nhỏ bị mồ côi vì thảm họa ở Haiti.
Anh cho hay: 'Chúng tôi đã đưa 50 em nhỏ mồ côi Haiti sang các ngôi nhà chúng tôi đã thiết lập ở nước cộng hòa Dominic láng giềng. Chúng tôi có 13 ngôi nhà ở đó, với bố mẹ và anh chị em nuôi. Tại Haiti, chúng tôi có ba ngôi nhà và một trường học. Chúng tôi cũng đã dựng một khu ở tạm để các em được ăn ở và chăm sóc cho tới khi nào các em tìm được cha mẹ nuôi'.
Anh Thanh cũng cho hay rằng anh đang cùng với tổ chức của Canada này thúc đẩy các dự án giúp đỡ trẻ mồ côi ở Việt Nam.
Tới giờ, anh Thanh cho biết vẫn đang tiếp tục tìm kiếm hai người còn lại trong số 57 em bé được đưa đi cùng đợt với mình.
Anh kể lại với VOA Việt Ngữ về hành trình chuyến bay, với hy vọng chút thông tin ít ỏi này sẽ lan tỏa, và giúp tìm được hai người bạn lưu lạc hồi ấy.
Anh Thanh cho biết: 'Họ đưa chúng tôi từ Sài Gòn qua ngả Hong Kong, và một số em bé bị ốm phải ở lại đó. Từ Hong Kong chúng tôi bay sang Vancouver trên chuyến bay của hãng hàng không CPA (Canadian Pacific Airlines). Và tại Vancouver, hai em khác cũng ở lại, còn chúng tôi bay tiếp tới Toronto trên máy bay của hãng hàng không Air Canada. Hai người ở lại Hong Kong cuối cùng cũng đã tới Toronto. Còn chúng tôi tin rằng hai người ở lại Vancouver được đưa và nhận làm con nuôi ở Hoa Kỳ'.
Anh Thanh nói anh luôn hy vọng điều kỳ diệu lại đến với mình. Nếu tìm được hai người này, anh cho biết đó sẽ là điều đáng nhớ nữa trong cuộc đời mình.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/Viet-Orphan-Reunification-02-04-2010-83721687.html
*
Cậu bé mồ côi’ gốc Việt tìm thấy cha mẹ ruột sau 34 năm
Suốt
thời niên thiếu, Thanh Campbell luôn nghĩ mình là một trẻ mồ côi, không
còn người thân. Lúc gần hai tuổi, cậu bé gốc Việt được một gia đình mục
sư người Canada nhận nuôi, sau khi được đưa khỏi Việt Nam khi chiến
tranh kết thúc. Sống trong vòng tay yêu thương của gia đình bố mẹ nuôi,
Thanh không nguôi tự hỏi vì sao lúc đó mình bị bỏ rơi trong trại mồ côi.
Nhưng 34 năm sau, gia đình ruột thịt tìm thấy anh qua một bài báo. Mời
quý vị theo dõi điều kỳ diệu này trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’
với Nguyễn Trung
Nguyễn Trung Thứ Bảy, 06 tháng 2 2010
Hình: Courtesy of Thanh Campbell
Khi cuộc chiến gần kết thúc, các binh sĩ Hoa Kỳ tới cô nhi viện này và đưa các em bé đi tới Canada.
Thanh là một trong số 57 em bé mồ côi được đưa khỏi Sài Gòn hồi năm 1975 trong chiến dịch ‘Operation Babylift’ (hay còn gọi là Chiến dịch Không vận Cô nhi).
Khi bố mẹ ruột của Thanh tới tìm các con đưa về nhà, chỉ còn lại hai người con cả. Câu chuyện tưởng như chấm dứt tại đó.
Hàng chục năm sau, trong một lần đi diễn thuyết về cuộc đời mình hồi năm 2003, anh Thanh tình cờ gặp một người khác được đưa đi cùng đợt với anh khi xưa.
Năm 2006, hai người bạn này đã tổ chức một cuộc hội ngộ các em bé từng được đưa khỏi Việt Nam, với sự tham gia của 42 người.
Anh Thanh nói: 'Thật là kỳ diệu khi chúng tôi có thể tìm lại và họp mặt phần lớn các trẻ em mồ côi được đưa khỏi Việt Nam trong chuyến đi sang Canada năm ấy. Chúng tôi sau đó còn tìm và gặp gỡ những nhà truyền giáo hồi đó và cả viên phi công lái chiếc máy bay đưa chúng tôi tới Canada'.
Câu chuyện đã được tờ Tuổi Trẻ ở Việt Nam đăng tải. Một gia đình ở TP HCM đọc tin này và linh cảm đó là người con lưu lạc của mình. Nhiều cuộc điện thoại, email trao đổi cùng kết quả thử nghiệm ADN năm 2007 đã khẳng định họ là người ruột thịt.
Và hồi cuối tháng Năm 2009, anh Thanh cùng với bố nuôi, vợ và bốn người con của mình đã trở lại TP HCM, hội ngộ với người ruột thịt.
Tuổi Trẻ, tờ báo giúp làm cầu nối đoàn tụ hai cha con sau hơn 30 năm ly tán, viết: 'Thanh Campbell vẫn chưa thể tin được rằng cuối cùng mình đã được trở về đất nước nơi mình sinh ra, đặt chân trên đúng sân bay nơi mình đã được đưa đi vì một sự nhầm lẫn'.
Anh Thanh, nay đã 36 tuổi, kể lại cảm giác đoàn tụ với VOA Việt Ngữ: 'Thú thực là hàng chục năm nay tôi không đi tìm kiếm gia đình của mình, vì cha mẹ nuôi và tôi đều nghĩ rằng bố mẹ ruột của tôi đã qua đời trong chiến tranh. Tôi cứ nghĩ là mình không còn người ruột thịt'.
Anh nói tiếp: 'Khi tôi gặp lại cha và anh em của mình, cảm xúc lúc đó thật khó có thể diễn tả bằng lời. Mọi chuyện cứ như là không có thực vậy. Phải mất một chút thời gian tôi mới có thể xóa bỏ được khoảng cách ban đầu để cảm nhận được tìm cảm của họ. Mọi thứ thật tuyệt vời. Tới giờ này tôi vẫn chưa hoàn toàn tin được là mọi chuyện đã xảy ra'.
Anh Thanh cho biết chuyến đi đã giúp anh chắp nối lại ký ức, hiểu rõ về nguồn cội của mình hơn, cũng như cảm thương số phận của các trẻ em mồ côi ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tình thương vô điều kiện của cha mẹ nuôi cùng với trải nghiệm cá nhân đã thôi thúc anh Thanh gia nhập ‘Kids Alive International Canada’, tổ chức với ngân quỹ hai triệu đôla đã mang lại mái ấm gia đình cho các em bé mồ côi ở 17 nước khác nhau, trong đó có Haiti, nơi vừa trải qua trận động đất kinh hoàng làm nhiều trẻ em rơi vào cảnh mất cha, mất mẹ.
Anh Thanh cho biết Kids Alive International Canada cũng đã đóng góp công sức, giúp các em nhỏ bị mồ côi vì thảm họa ở Haiti.
Anh cho hay: 'Chúng tôi đã đưa 50 em nhỏ mồ côi Haiti sang các ngôi nhà chúng tôi đã thiết lập ở nước cộng hòa Dominic láng giềng. Chúng tôi có 13 ngôi nhà ở đó, với bố mẹ và anh chị em nuôi. Tại Haiti, chúng tôi có ba ngôi nhà và một trường học. Chúng tôi cũng đã dựng một khu ở tạm để các em được ăn ở và chăm sóc cho tới khi nào các em tìm được cha mẹ nuôi'.
Anh Thanh cũng cho hay rằng anh đang cùng với tổ chức của Canada này thúc đẩy các dự án giúp đỡ trẻ mồ côi ở Việt Nam.
Tới giờ, anh Thanh cho biết vẫn đang tiếp tục tìm kiếm hai người còn lại trong số 57 em bé được đưa đi cùng đợt với mình.
Anh kể lại với VOA Việt Ngữ về hành trình chuyến bay, với hy vọng chút thông tin ít ỏi này sẽ lan tỏa, và giúp tìm được hai người bạn lưu lạc hồi ấy.
Anh Thanh cho biết: 'Họ đưa chúng tôi từ Sài Gòn qua ngả Hong Kong, và một số em bé bị ốm phải ở lại đó. Từ Hong Kong chúng tôi bay sang Vancouver trên chuyến bay của hãng hàng không CPA (Canadian Pacific Airlines). Và tại Vancouver, hai em khác cũng ở lại, còn chúng tôi bay tiếp tới Toronto trên máy bay của hãng hàng không Air Canada. Hai người ở lại Hong Kong cuối cùng cũng đã tới Toronto. Còn chúng tôi tin rằng hai người ở lại Vancouver được đưa và nhận làm con nuôi ở Hoa Kỳ'.
Anh Thanh nói anh luôn hy vọng điều kỳ diệu lại đến với mình. Nếu tìm được hai người này, anh cho biết đó sẽ là điều đáng nhớ nữa trong cuộc đời mình.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/Viet-Orphan-Reunification-02-04-2010-83721687.html
*
TIN TỔNG HỢP * CÁN BỘ VÀ CHIẾN BINH VIỆT NAM
**
Các
chiến binh giải phóng và cựu đảng viên Cộng Sản ở Việt Nam mạnh mẽ lên
án điều mà họ cho một hệ thống chính trị thối nát với những nhà lãnh đạo
đang làm hoen ố nền độc lập quốc gia.
Đó là nhận định của hãng thông tấn Pháp trong bài tường thuật đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Sáu.
Bài tường thuật cho biết Tổng bí thư Nông Đức Mạnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm thứ ba vừa qua đã đánh dấu lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng với tuyên bố là nhà cầm quyền sẽ ngăn không cho “các thế lực thù địch” lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền để phá hoại cuộc cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng chính các nhà lãnh đạo hiện nay là những người đã phá hỏng sự nghiệp giải phóng. Những người này cho rằng các nhà lãnh đạo đã lợi dụng quyền hành để phục vụ cho lợi ích riêng và gây phương hại cho nền độc lập của đất nước qua những mối liên hệ với Trung Quốc.
Hãng thông tấn Pháp trích lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có đến 3 triệu đảng viên nhưng không có được sức mạnh, lực lượng và sự tin tưởng của thời trước. Ông Vĩnh cho rằng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng Cộng Sản Việt Nam có rất ít đảng viên nhưng đã có đủ sức mạnh để lãnh đạo cuộc nổi dậy giành độc lập.
Ông Vĩnh và những người chỉ trích khác nói rằng dân chúng hiện nay đã mất đi rất nhiều sự tin tưởng vào Đảng vì họ nghĩ rằng Hà Nội quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.
Việc chính phủ để cho một công ty của Trung Quốc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên đã làm bùng ra một làn sóng chỉ trích công khai hiếm có hồi năm ngoái. Nhân vật nổi bật nhất trong số những người chống đối kế hoạch khai thác bauxite là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người được xem là anh hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Bên cạnh đó còn có một phong trào chống đối công khai, đặc biệt là trên internet, đối với điều mà một số người cho là thái độ nhu nhược của chính phủ trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc.
Cựu Đại tá Bùi Tín, một nhà báo kỳ cựu của bộ đội Bắc Việt đang sống lưu vong ở Pháp, cho rằng các nhà lãnh đạo hiện nay không có thái độ rõ ràng về các mối quan hệ với Trung Quốc.
Ông Bùi Tín nói với hãng thông tấn Pháp rằng mặc dù đảng Cộng Sản đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc vận động giành độc lập, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các nhà lãnh đạo đảng giờ đây lại đàn áp các nhà trí thức chống lại những mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ.
Hồi tháng trước một tòa phúc thẩm đã giữ nguyên các án tù đến 6 năm đối với những nhân vật bất đồng chính kiến bị kết tội có hành vi chống phá nhà nước, trong đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Song song với việc bày tỏ sự chống đối đảng Cộng Sản, các biểu ngữ đó cũng gián tiếp đề cập tới vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, người từng ngồi tù vào năm 1999 vì kêu gọi cải cách chính trị, nói với hãng thông tấn Pháp rằng các nhà lãnh đạo hiện nay dường như sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và nhân dân để đổi lấy sự trợ giúp và bảo vệ của Trung Quốc để duy trì độc quyền cai trị.
Ông Nguyễn Thanh Giang cho biết xã hội Việt Nam giờ đây giàu có hơn, ngoại giao cởi mở hơn, tình hình nhân quyền cũng tốt hơn trước nhưng giữa người giàu và người nghèo vẫn còn điều mà ông gọi là “một cái hố chênh lệch tàn bạo.” Ông Giang nói một cách mỉa mai rằng “những nhà tư bản đỏ còn giàu hơn giới tư sản phương Tây.”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người đã trải qua phần lớn lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, đề nghị một đường hướng cho tương lai. Ông nói rằng đảng cần phải chấn chỉnh lại, phải trừng trị thẳng tay những đảng viên tham ô, và phải biết lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Nguồn: AFP, Interview w/Dr. Nguyen Thanh Giang in Hanoi
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-communist-party-02-05-2010-83631217.html
Đài RFI
Cũng như đài VOA, đài RFI cũng viết về ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh, đại tá Bùi Tín, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.Theo AFP, nhận
định của nhiều người đối với Đảng Cộng sản vào lúc này, thật rõ ràng : họ
rất chua xót trước tình hình tham nhũng và lên án giới lãnh đạo làm nhơ
nền độc lập vốn đã phải khó khăn lắm mới giành được. Một trong những
nguyên nhân chính khiến những chiến sĩ cách mạng lão thành này bất bình
là thái độ bị đánh giá là quá mềm yếu của giới lãnh đạo Việt Nam hiện
nay đối với Trung Quốc.
*
TIN VOA
Cựu chiến binh, cán bộ CSVN bất mãn nhân kỷ niệm thành lập đảng
Thứ Sáu, 05 tháng 2 2010
Hình: ASSOCIATED PRESS
Tin liên hệ
Đó là nhận định của hãng thông tấn Pháp trong bài tường thuật đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Sáu.
Bài tường thuật cho biết Tổng bí thư Nông Đức Mạnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm thứ ba vừa qua đã đánh dấu lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng với tuyên bố là nhà cầm quyền sẽ ngăn không cho “các thế lực thù địch” lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền để phá hoại cuộc cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng chính các nhà lãnh đạo hiện nay là những người đã phá hỏng sự nghiệp giải phóng. Những người này cho rằng các nhà lãnh đạo đã lợi dụng quyền hành để phục vụ cho lợi ích riêng và gây phương hại cho nền độc lập của đất nước qua những mối liên hệ với Trung Quốc.
Hãng thông tấn Pháp trích lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có đến 3 triệu đảng viên nhưng không có được sức mạnh, lực lượng và sự tin tưởng của thời trước. Ông Vĩnh cho rằng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng Cộng Sản Việt Nam có rất ít đảng viên nhưng đã có đủ sức mạnh để lãnh đạo cuộc nổi dậy giành độc lập.
Ông Vĩnh và những người chỉ trích khác nói rằng dân chúng hiện nay đã mất đi rất nhiều sự tin tưởng vào Đảng vì họ nghĩ rằng Hà Nội quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.
Việc chính phủ để cho một công ty của Trung Quốc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên đã làm bùng ra một làn sóng chỉ trích công khai hiếm có hồi năm ngoái. Nhân vật nổi bật nhất trong số những người chống đối kế hoạch khai thác bauxite là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người được xem là anh hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Bên cạnh đó còn có một phong trào chống đối công khai, đặc biệt là trên internet, đối với điều mà một số người cho là thái độ nhu nhược của chính phủ trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc.
Cựu Đại tá Bùi Tín, một nhà báo kỳ cựu của bộ đội Bắc Việt đang sống lưu vong ở Pháp, cho rằng các nhà lãnh đạo hiện nay không có thái độ rõ ràng về các mối quan hệ với Trung Quốc.
Ông Bùi Tín nói với hãng thông tấn Pháp rằng mặc dù đảng Cộng Sản đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc vận động giành độc lập, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các nhà lãnh đạo đảng giờ đây lại đàn áp các nhà trí thức chống lại những mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ.
Hồi tháng trước một tòa phúc thẩm đã giữ nguyên các án tù đến 6 năm đối với những nhân vật bất đồng chính kiến bị kết tội có hành vi chống phá nhà nước, trong đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Song song với việc bày tỏ sự chống đối đảng Cộng Sản, các biểu ngữ đó cũng gián tiếp đề cập tới vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, người từng ngồi tù vào năm 1999 vì kêu gọi cải cách chính trị, nói với hãng thông tấn Pháp rằng các nhà lãnh đạo hiện nay dường như sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và nhân dân để đổi lấy sự trợ giúp và bảo vệ của Trung Quốc để duy trì độc quyền cai trị.
Ông Nguyễn Thanh Giang cho biết xã hội Việt Nam giờ đây giàu có hơn, ngoại giao cởi mở hơn, tình hình nhân quyền cũng tốt hơn trước nhưng giữa người giàu và người nghèo vẫn còn điều mà ông gọi là “một cái hố chênh lệch tàn bạo.” Ông Giang nói một cách mỉa mai rằng “những nhà tư bản đỏ còn giàu hơn giới tư sản phương Tây.”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người đã trải qua phần lớn lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, đề nghị một đường hướng cho tương lai. Ông nói rằng đảng cần phải chấn chỉnh lại, phải trừng trị thẳng tay những đảng viên tham ô, và phải biết lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Nguồn: AFP, Interview w/Dr. Nguyen Thanh Giang in Hanoi
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-communist-party-02-05-2010-83631217.html
*
Đài RFI
Trong bản tin nhan đề " Đảng Cộng sản Việt Nam bị chính giới cách mạng kỳ cựu tố cáo là ''mềm yếu'' trước Trung Quốc" ngày 05/02/2010 của Trọng Nghĩa đài RFI
cũng đã theo tin AFP mà bình luận về thái độ một số đảng viên đối với
chính quyền cộng sản nhân kỷ niệm 80 thành lập đảng cộng sản.
AFP
đã nhắc lại một loạt những vụ xử diễn ra trong thời gian gần đây nhắm
vào một số nhà ly khai bị buộc tội có hành động chống chính quyền trong
đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Các khẩu hiệu này còn gợi đến vấn
đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.
Nhân
kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông
Đức Mạnh đã lên tiếng khẳng định rằng Đảng sẽ ngăn chặn không cho các
thế lực thù địch lợi dụng dân chủ và nhân quyền phá hoại cách mạng của
dân tộc.
Thế nhưng, theo hãng AFP,
những người phê phán hiện nay đã cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam
là tác nhân bóp méo di sản của cách mạng khi sử dụng quyền lực phục vụ
lợi ích cá nhân và làm tổn thương nền độc lập của đất nước bằng việc kết
thân với Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6768.asp*
LÝ ĐẠI NGUYÊN
*
BÁN VŨ KHÍ CHO ĐÀI LOAN MỸ TRIỂN KHAI TÂN CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
BÁN VŨ KHÍ CHO ĐÀI LOAN MỸ TRIỂN KHAI TÂN CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
Từ
ngày bước vào Nhà Trắng, tổng thống Hoakỳ, Barack Obama và chính phủ
Dân Chủ của ông đã tỏ dấu theo đuổi chính sách ngọai giao mềm dẻo hòa
hoãn, đến độ mềm nhũng với tất cả các nước thân lẫn sơ, ngoại trừ các
nhóm khủng bố quốc tế. Nhất là đối với Trungcộng, một chủ nợ khổng lồ
của Mỹ thì chính sách ngoại giao nhân quyền của Mỹ đã trở thành nhão
nhoét. Khiến cho các nước trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương không
dám tin vào chủ trương “Trở Lại Á châu” của Mỹ. Chính quyền Quốc Dân
Đảng Đài Loan của tổng thống Mã Anh Cửu tiếp tục xiết chặt quan hệ giao
thương với Trungcộng. Chính phủ Dân Chủ cánh tả Nhậtbản của thủ tướng
Hatoyama, tận tình hòa giải với Bắckinh, và muốn xét lại việc quân đội
Mỹ đóng tại Okinawa của Nhật.
Bỗng
nhiên ngày 12/01/2010, công ty Google, một tập đoàn internet khổng lồ
quốc tế, cho hay: “đã phát hiện những vụ tấn công mạng một cách tinh vi
hồi trung tuần tháng 12/09 nhằm vào các tài khoản Gmail của các nhà hoạt
động nhân quyền ở Trungquốc, và ít nhất còn có 20 công ty lớn khác cũng
bị tin tặc tấn công tương tự”. Google không cụ thể cáo buộc chính phủ
Trungcộng, nhưng họ không còn sẵn lòng kiểm duyệt công cụ tìm kiếm các
trang mạng được sử dụng tại Trungquốc, google.cn, như chính phủ yêu cầu.
Google tuyên bố; “Có thể sẽ chấm dứt hoạt động tại Trungquốc”. Lập tức
ngày 13/01/10, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton lên tiếng: “Những cáo
buộc của Google đặt ra những câu hỏi và quan ngại nghiêm trọng, và muốn
nghe một lời giải thích từ Trungquốc”. Ngày14/01/10 phát ngôn nhân Tòa
Bạch Ốc, Robert Gibb tuyên bố: “Nhà Trắng ủng hộ quyết định của tập đoàn
Google”. Trả lời các ký giả, liệu việc này có làm ảnh hưởng tới quan hệ
giữa Hoakỳ và Trungquốc không? Ông Gibb nói: “Tổng thống Obama tin
tưởng mạnh mẽ về những quyền phổ quát của mọi người trên toàn cầu, không
một quốc gia nào được quyền ngăn chặn”. Ông Neelie Kroes, phụ trách về
cạnh tranh của Liên Âu cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với chính
sách kiểm duyệt Internet của Trungcộng và khẳng định: “Tầm quan trọng
của việc một hệ thống mạng mở không bị ngăn chặn”. Công ty Yahoo có phần
hùn lớn trong tập đoàn internet Alibaba của Trungcộng, tuyên bố: “Sát
cánh với Google”. Xem ra, nếu các tập đoàn Internet quốc tế đồng loạt
cùng bỏ chạy khỏi Trungquốc, thì các nhà đầu tư và giao thương quốc tế
có còn dám tin tưởng vào hệ thống thông tin một chiều bưng bít của
Trungcộng nữa hay không? Trungcộng lập tức rơi vào tình trạng tự cô lập
như Liênxô ngày nào.
Trong
lúc đó, chính phủ Hoakỳ cương quyết bảo vệ hợp đồng 6,4 tỷ đôla bán vũ
khí cho Đài Loan, dù Trungcộng phản ứng điên cuồng đòi trả đũa. Hôm
30/01/10, bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo: “Việc bán vũ khí sẽ đóng góp
cho an ninh và ổn định giữa Đàiloan và Trungquốc”. Bắckinh tuyên bố: “sẽ
ngưng trao đổi quốc phòng với Washington, xem xét lại việc hợp tác trên
nhiều lãnh vực quan trọng, và cấm vận các công ty vũ khí”. Đàiloan hoan
nghênh quyết định của Mỹ. Tổng thống Mã Anh Cửu nói: “Hợp đồng bán vũ
khí sẽ khiến Đàiloan tự tin hơn để có thêm các hoạt động trao đổi với
Trungquốc”. Theo hãng tin Kanwa của Đài Loan cho biết: Những tên lửa
Changjin CJ 10 của Trungquốc đã được chuyển tới cho binh đoàn 215 đóng
tại Liễu Châu Quảng Tây Trungquốc. Tầm bắn của các tên lửa này từ 1.500
km đến 2.000 km, với tốc độ 3.000 km giờ, có khả năng mang đầu đạn hạt
nhân. Khống chế một phạm vi rộng lớn bao gồm Bắc Ânđộ, Đàiloan,
Triềutiên, đảo Okinawa Nhật Bản và Việtnam. Cùng lúc, Bắc Hàn liên tục
pháo kích vào vùng biển đang còn tranh chấp với Nam Hàn. Tất nhiên trong
tình thế này, Nhậtbản không thể bỏ rơi được quân lực Hoakỳ. Các nước
trong khu vực Á châu dù muốn hay không, cũng phải lo tăng cường sức mạnh
quân sự để tự phòng vệ, và trông vào sức mạnh quân sự Mỹ làm lực cản
đối với Trungcộng. Cuộc tập dượt Hảiquân quy mô lớn do Ấnđộ chủ trì, với
các nước Áchâu Thái Bình Dương tham dự, kéo dài 4 ngày từ 04/02/10, gồm
Australia, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Sri
Lanka, Thái Lan. Hải quân Brunei, Philippine, Việtnam và New Zealand chỉ
tham gia diễn tập. Trước đó Việtnam đã mua tàu ngầm, máy bay của Nga
lên tới 1,8 tỷ đôla. Hình như nhờ vào việc biết trước để mua được vàng
với giá rẻ, bán ra lời được 1,7 tỷ đôla. Thế là kéo được Nga vào sân
chơi “Chiến Lược Phòng Thủ Toàn Cầu của Mỹ” tại Áchâu.
Ngày 31/01/2010, truyền thông Hoakỳ cho hay, nước này đang đẩy nhanh việc triển khai hệ thống chống phi đạn tại 4 quốc gia vùng vịnh Ba Tư, gồm Qatar, Kuwait, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Bahrain. Đồng thời tăng cường sự hiện diện của Hảiquân với các tàu đặc biệt có khả năng bắn hạ phi đạn, nhằm áp lực lên Iran. Ngày 03/02/10, tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố: “Iran sẵn sàng chuyển uranium ra nước ngoài để tiếp tục làm giầu theo thỏa thuận đã đạt được với phương Tây”. Thế là kéo được Nga và Âuchâu vào sân chơi Trung Cận Đông. Trước đây Iran đã chống lại việc này, nên Mỹ đang vận động đưa ra các biện pháp chế tài mới. Nhưng Trungcộng không đồng ý mạnh tay hơn. Nay Mỹ tỏ dấu hiệu quyết liệt với Trungcộng qua việc tái tục bán vũ khí cho ĐàiLoan, trong khi mối quan hệ giữa Mỹ-Tầu có tranh cãi về vấn đề thương mại và kiểm soát Internet. Cũng như việc tổng thống Obama vẫn tiếp kiến Đức Đạt Lại Lạt Ma, bất chấp sự phản đối của Trungcộng, khiến cho Trungcộng lâm vào thế cô đơn phải lo thủ thế trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ.
Đến đây nhận thấy rằng, dù ông Obama đã bạc đầu về các gói “kích cầu kinh tế”, đánh vật với chương trình “bảo hiểm y tế toàn dân”, xem ra vẫn chưa làm nên cơm cháo gì, vì đây chỉ là sản phẩm của độc đảng Dân Chủ, tự nó đã phạm vào nguyên tắc lưỡng đảng và phạm vào lãnh vực “Quyền Tự Do Cá Nhân Bất Khả Xâm Phạm” của truyền thống và Hiến Pháp Mỹ, nên có thể ông và đảng Dânchủ của ông sẽ bị trả giá rất nặng chưa biết chừng. Nhưng về mặt “Chiến Lược Toàn Cầu” thì nước Mỹ vẫn lừng lững vận hành đi tới. Tổng thống Obama đã biết chọn đại tướng James Jones - thuộc đảng Cộnghòa do TT Bush cha bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoakỳ - làm cố vấn, cầm đầu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia với ban tham mưu gồm 200 nhân viên thượng thặng về chiến lược và chính sách, đông nhất trong các đời tổng thống trước nay. Giữ ông Robert Gates ở lại chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, tiếp tục chính sách quốc phòng từ thời TT Bush. Nghĩa là mặt Kinh Tế và Ngoại Giao thì có thể linh động, nhưng về mặt chiến lược an ninh quốc phòng thì không thay đổi. Nước Mỹ vẫn là Siêu Cường Quân Sự Toàn Cầu, sẵn sàng chống khủng bố, ngăn bành trướng và khuyến khích các nước tự phòng vệ để làm cùn nhụt mộng xâm lăng của đế quốc Tầu đỏ. Nhưng các nước Áchâu, trong đó, nhất là Việtnam có tự cứu mình nổi hay không, là do có thực sự Dân Chủ Hoá Chế Độ được hay không mà thôi. Little Saigon ngày 02/02/2010.
*
Ngày 31/01/2010, truyền thông Hoakỳ cho hay, nước này đang đẩy nhanh việc triển khai hệ thống chống phi đạn tại 4 quốc gia vùng vịnh Ba Tư, gồm Qatar, Kuwait, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Bahrain. Đồng thời tăng cường sự hiện diện của Hảiquân với các tàu đặc biệt có khả năng bắn hạ phi đạn, nhằm áp lực lên Iran. Ngày 03/02/10, tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố: “Iran sẵn sàng chuyển uranium ra nước ngoài để tiếp tục làm giầu theo thỏa thuận đã đạt được với phương Tây”. Thế là kéo được Nga và Âuchâu vào sân chơi Trung Cận Đông. Trước đây Iran đã chống lại việc này, nên Mỹ đang vận động đưa ra các biện pháp chế tài mới. Nhưng Trungcộng không đồng ý mạnh tay hơn. Nay Mỹ tỏ dấu hiệu quyết liệt với Trungcộng qua việc tái tục bán vũ khí cho ĐàiLoan, trong khi mối quan hệ giữa Mỹ-Tầu có tranh cãi về vấn đề thương mại và kiểm soát Internet. Cũng như việc tổng thống Obama vẫn tiếp kiến Đức Đạt Lại Lạt Ma, bất chấp sự phản đối của Trungcộng, khiến cho Trungcộng lâm vào thế cô đơn phải lo thủ thế trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ.
Đến đây nhận thấy rằng, dù ông Obama đã bạc đầu về các gói “kích cầu kinh tế”, đánh vật với chương trình “bảo hiểm y tế toàn dân”, xem ra vẫn chưa làm nên cơm cháo gì, vì đây chỉ là sản phẩm của độc đảng Dân Chủ, tự nó đã phạm vào nguyên tắc lưỡng đảng và phạm vào lãnh vực “Quyền Tự Do Cá Nhân Bất Khả Xâm Phạm” của truyền thống và Hiến Pháp Mỹ, nên có thể ông và đảng Dânchủ của ông sẽ bị trả giá rất nặng chưa biết chừng. Nhưng về mặt “Chiến Lược Toàn Cầu” thì nước Mỹ vẫn lừng lững vận hành đi tới. Tổng thống Obama đã biết chọn đại tướng James Jones - thuộc đảng Cộnghòa do TT Bush cha bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoakỳ - làm cố vấn, cầm đầu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia với ban tham mưu gồm 200 nhân viên thượng thặng về chiến lược và chính sách, đông nhất trong các đời tổng thống trước nay. Giữ ông Robert Gates ở lại chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, tiếp tục chính sách quốc phòng từ thời TT Bush. Nghĩa là mặt Kinh Tế và Ngoại Giao thì có thể linh động, nhưng về mặt chiến lược an ninh quốc phòng thì không thay đổi. Nước Mỹ vẫn là Siêu Cường Quân Sự Toàn Cầu, sẵn sàng chống khủng bố, ngăn bành trướng và khuyến khích các nước tự phòng vệ để làm cùn nhụt mộng xâm lăng của đế quốc Tầu đỏ. Nhưng các nước Áchâu, trong đó, nhất là Việtnam có tự cứu mình nổi hay không, là do có thực sự Dân Chủ Hoá Chế Độ được hay không mà thôi. Little Saigon ngày 02/02/2010.
*
THƠ NGỌC ẨN
*
Từ ngày các bác vô đây
Lúc mà các bác chưa có vô đây
Cháu chưa có mặt trên đất nước này
Má cháu còn đi đến trường mỗi sáng
Đúng tuổi trăng tròn, đôi má hây hây
Kể từ sau ngày các bác vô đây
Ông ngọai bỗng nhiên bị bắt tù đầy
Bà ngọai nhớ chồng rưng rưng mỗi tối
Má cháu u sầu đánh mất thơ ngây
Ba năm sau ngày các bác vô đây
Một sáng mùa Đông sương trắng giăng đầy
Các bác đến nhà, lưng đeo súng đạn
Bắt má đi làm thủy lợi miền Tây
Một tháng đi làm thủy lợi miền Tây
Má về ốm o thể xác hao gầy
Má ôm ngọai khóc, thì thầm kể lể
- Cán bộ hiếp con, đôi lúc cả bầy !
Rồi cháu ra đời không ba, có má
Ngọai vừa nằm xuống nên má trắng tay
Bán buôn tảo tần má nuôi cháu lớn
Dù không biết rằng ba cháu là ai !
Mười tám năm sau ngày bác vô đây
Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
Còn gì bán nữa ? Ngòai thân cháu đây
Gần hai mươi năm sau ngày bác vô
Cháu mừơi sáu tuổi thân xác héo khô
Vậy mà phải bán lấy tiền mua gạo
Tính ra sáng chiều - Chỉ đủ một tô !
Ngọc Ẩn
*
TIN BUỒN
Được tin
GIÁO SƯ LÊ VĂN
Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Huế
Nguyên Phó Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Sàigòn
Nguyên Sáng lập viên Trường Trung Học Kiểu Mẫu, thuộc Đại Học Sư Phạm
Nguyên Hội viên sáng lập Hiệp Hội Văn Hoá Giáo Dục Đông Nam Á (South East Asian Culture and Education Foundation), Hoa Kỳ
Nguyên Chủ biên tập san Dòng Việt, California, Hoa Kỳ
Nguyên Hội viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Cố Vấn, Trưởng Ban Sư phạm Giáo dục Viện Việt-Học, California, Hoa Kỳ
Đã thất lộc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 83 tuổi
Chúng tôi xin chia buồn cùng tang quyến
viện Việt Học
và Tạp chí Dòng Việt
Nguyện cầu anh linh Giáo sư được an nghỉ nơi Cõi Vĩnh hằng.
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN THIÊN THỤ
*
Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Huế
Nguyên Phó Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Sàigòn
Nguyên Sáng lập viên Trường Trung Học Kiểu Mẫu, thuộc Đại Học Sư Phạm
Nguyên Hội viên sáng lập Hiệp Hội Văn Hoá Giáo Dục Đông Nam Á (South East Asian Culture and Education Foundation), Hoa Kỳ
Nguyên Chủ biên tập san Dòng Việt, California, Hoa Kỳ
Nguyên Hội viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Cố Vấn, Trưởng Ban Sư phạm Giáo dục Viện Việt-Học, California, Hoa Kỳ
Đã thất lộc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 83 tuổi
Chúng tôi xin chia buồn cùng tang quyến
viện Việt Học
và Tạp chí Dòng Việt
Nguyện cầu anh linh Giáo sư được an nghỉ nơi Cõi Vĩnh hằng.
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN THIÊN THỤ
*
Friday, February 5, 2010
NGUYỄN QUÝ ĐÀI * VẤN ĐỀ NÔ LỆ
*
Nguyễn Quý Đại Lịch sử nô lệ
Lịch sử về nô lệ có trước thời trung cổ, đầu tiên ở đảo Sizilien miền Nam Ý (136-132 trước Công nguyên) nô lệ trao đổi với Đế Quốc La Mã có các danh từ "Eunus, Antiochos“.... Những cuộc chiến đẩm máu trong lịch sử thế giới thường xảy ra. Phe chiến thắng chiếm đoạt tài sản và sinh mạng kẻ bại trận, kể cả đàn bà, trẻ em đều bị bắt làm nô lệ. Giới quý tộc bỏ tiền mua người nghèo về phục vụ. Cách đây hơn 100 năm ở Việt Nam những Điạ chủ giàu có, muốn bảo vệ gia trang, mua hay mướn những người Thượng phục vụ, gác nhà....
Tác phẩm Geschichte der Sklaverei/ History of Slave „Lịch sử nô lệ“ tác giả Sunsanne Everett mô tả cuộc đời người nô lệ thời Trung cổ, từ Á sang Âu đã có phong trào mua bán nô lệ, các dịch vụ chở nô lệ bằng tàu buồm hay áp giải vượt sa mạc Sahara. Trung Hoa có hàng triệu cô gái bị bán làm nô lệ.
Giáo chủ Hồi Giáo Mohammed (570-†632) cầm đầu giáo quyền năm 630 đánh chiếm Mecca. Những người chống đối (Do Thái giáo, Thiên chúa giáo) đều bị tiêu diệt, hàng ngàn đàn ông bị chém đầu, đàn bà bị bắt bán làm nô lệ! Trận chiến thành Troy, Hy lạp (Greeks) xua quân đánh chiếm thành Troy cuả Thổ Nhĩ Kỳ tiếp thu chiến lợi phẩm và bắt những người đẹp như: Briseis, Tecmessa và Chryseis...
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) từng có chợ nô lệ Sandal Bedesten, tiểu vương Mehmet xây cất từ năm 1461 tại Istanbul. Chợ nô lệ người Hoà Lan tổ chức ở New Amsterdam (ngày nay là New York). Những thương thuyền lớn người Anh, Bồ Đồ Nha, Tây Ban Nha mua người da đen, thổ dân ở Phi Châu (Neger) làm nô lệ, vì giống người nầy đời sống kém văn minh nhưng có sức mạnh.
Thị trường mua bán thời đó phần lớn ở Hoa Kỳ cần người làm việc tại các đồn điền, nông trại, trồng miá, hái bông vải, kéo xe, đào mỏ.. Thương thuyền Âu Châu chở vũ khí, máy móc, rượu, hàng hoá biến chế rẻ tiền bán cho Phi Châu, và ngược lại mua „người“ từ Phi Châu bán cho Hoa Kỳ, và mua của Hoa Kỳ nguyên liệu hàng hóa, bông vải, đường, caffe ...
Kiếp người nô lệ khổ đau, bị cưỡng ép lao động như trâu bò kéo cày, bị đánh đập, hành hạ, nếu chống lại chủ thì bị xiềng xích, đóng gông. Người bỏ tiền mua nô lệ dùng thỏi thép nung đỏ, đóng dấu trên lưng họ để nhận dạng nếu bỏ trốn.
Đức giáo Hoàng Greogor I (540-†604) đã từng kêu gọi Thế giới ngưng mua bán nô lệ, phải tôn trọng phẩm giá con người mà Thượng Đế đã tạo dựng, không phân biệt màu da sắc tộc…dù Đức Giáo Hoàng kêu gọi nhưng chưa đánh động được lương tâm của thế giới vì con người đầy tham vọng và quyền lực. Từ Thế kỷ 16 đến Thế kỷ 18 hơn 15 triệu người Phi Châu bị bắt bán làm nô lệ, dù ông William Lloyd Garrion từng đứng lên đòi giải phóng cho người da đen. Hiệp Hội chống lại chế độ nô lệ „Anti Slavery Society“ trên báo (The Genius of Universal Emancipation) đấu tranh giải phóng nô lệ.
Thế Kỷ thứ 18 đế quốc Anh chiến thắng Tây Ban Nha, Hiệp Ước Asiento năm 1713 Anh Quốc độc quyền mua bán nô lệ, mỗi năm 5000 người ở Trung và Bắc Mỹ là các nước thuộc điạ của Tây Ban Nha .
Chấm dứt nô lệ ở Âu Châu
Nô lệ mới
Thận phận đàn bà Việt Nam
Người Việt ở Campuchia
Đần năm 2010 hãng AAP (Australian Assciated Press) cho biết tổ chức The Grey Mann trụ sở ở Brisbane đã cứu thoát được 2 em bé Việt Nam bị bắt làm nô lệ tình dục, không biết còn bao nhiêu trẻ em đang phải sống kiếp người nô lệ của điạ ngục trần gian. Chúng ta nếu có dịp trở về thăm Singapore, Indonesia, Malaysia phải chạnh lòng ngao ngán thấy những cô gái Việt Nam trẻ đẹp ăn mặc hở hang đứng đường làm nghề buôn hương bán phần. Họ đến đây trong những hoàn cảnh khác nhau, tìm chồng ngoại quốc vì hoàn cảnh gia đình…nhiều cô tuổi vị thành niên bị bọn buôn người lừa dối, hứa hẹn giúp cho đi học nghề, nhưng thật ra đến nơi bị khống chế bởi bọn má mì và du đảng ép buộc làm nghề „đi khách“.
Nhìn lại lịch sử Việt nam qua các Triều đại các đấng nữ nhi như hai chị em Bà Trưng bà Triệu, Cô Giang, Cô Bắc đã làm vang danh lịch sử giống nòi. Ngày nay đàn bà Việt Nam phải bán thân khắp nơi làm nô lệ! Trẻ thơ Việt Nam bị đọa đày, ai là người quan tâm khi đang còn mãi mê, sa đoạ, vơ vét cho đầy túi tham hãy thức tỉnh nhân tâm giải phóng cho tuổi thơ Việt Nam! chấm dứt vi phạm nhân quyền... cựu Tổng thống George.W. Bush đã tuyên báo :
"Chúng ta phải chứng tỏ sức mạnh mới trong việc chống lại một tệ nạn cũ. Gần 2 thế kỷ sau khi dẹp bỏ nạn mua bán nô lệ, và hơn một thế kỷ sau khi chế độ nô lệ bị chính thức khai tử ở các cứ địa cuối cùng của nó, không thể để cho nạn mua bán người vì bất cứ mục đích nào nẩy nở trong thời đại của chúng ta".
Là người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước, chúng ta phải làm gì cho dân tộc sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu? chấm dứt trình trạng buôn người "nô lệ". Năm mới Canh Dần hy vọng ánh sáng đến đẩy lui bóng tối đang bao phủ quê hương nước Việt.
Nguyễn Quý Đại
Tài liệu tham khảo: Geschicthte der Sklaverei tác giả Susanne Evertt NxB Becchtermünz http://www.take2tango.com/n3ws/nguyen-quy-dai-no-le-da-vang-9538
*
Nguyễn Quý Đại Lịch sử nô lệ
Lịch sử về nô lệ có trước thời trung cổ, đầu tiên ở đảo Sizilien miền Nam Ý (136-132 trước Công nguyên) nô lệ trao đổi với Đế Quốc La Mã có các danh từ "Eunus, Antiochos“.... Những cuộc chiến đẩm máu trong lịch sử thế giới thường xảy ra. Phe chiến thắng chiếm đoạt tài sản và sinh mạng kẻ bại trận, kể cả đàn bà, trẻ em đều bị bắt làm nô lệ. Giới quý tộc bỏ tiền mua người nghèo về phục vụ. Cách đây hơn 100 năm ở Việt Nam những Điạ chủ giàu có, muốn bảo vệ gia trang, mua hay mướn những người Thượng phục vụ, gác nhà....
Tác phẩm Geschichte der Sklaverei/ History of Slave „Lịch sử nô lệ“ tác giả Sunsanne Everett mô tả cuộc đời người nô lệ thời Trung cổ, từ Á sang Âu đã có phong trào mua bán nô lệ, các dịch vụ chở nô lệ bằng tàu buồm hay áp giải vượt sa mạc Sahara. Trung Hoa có hàng triệu cô gái bị bán làm nô lệ.
Giáo chủ Hồi Giáo Mohammed (570-†632) cầm đầu giáo quyền năm 630 đánh chiếm Mecca. Những người chống đối (Do Thái giáo, Thiên chúa giáo) đều bị tiêu diệt, hàng ngàn đàn ông bị chém đầu, đàn bà bị bắt bán làm nô lệ! Trận chiến thành Troy, Hy lạp (Greeks) xua quân đánh chiếm thành Troy cuả Thổ Nhĩ Kỳ tiếp thu chiến lợi phẩm và bắt những người đẹp như: Briseis, Tecmessa và Chryseis...
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) từng có chợ nô lệ Sandal Bedesten, tiểu vương Mehmet xây cất từ năm 1461 tại Istanbul. Chợ nô lệ người Hoà Lan tổ chức ở New Amsterdam (ngày nay là New York). Những thương thuyền lớn người Anh, Bồ Đồ Nha, Tây Ban Nha mua người da đen, thổ dân ở Phi Châu (Neger) làm nô lệ, vì giống người nầy đời sống kém văn minh nhưng có sức mạnh.
Thị trường mua bán thời đó phần lớn ở Hoa Kỳ cần người làm việc tại các đồn điền, nông trại, trồng miá, hái bông vải, kéo xe, đào mỏ.. Thương thuyền Âu Châu chở vũ khí, máy móc, rượu, hàng hoá biến chế rẻ tiền bán cho Phi Châu, và ngược lại mua „người“ từ Phi Châu bán cho Hoa Kỳ, và mua của Hoa Kỳ nguyên liệu hàng hóa, bông vải, đường, caffe ...
Kiếp người nô lệ khổ đau, bị cưỡng ép lao động như trâu bò kéo cày, bị đánh đập, hành hạ, nếu chống lại chủ thì bị xiềng xích, đóng gông. Người bỏ tiền mua nô lệ dùng thỏi thép nung đỏ, đóng dấu trên lưng họ để nhận dạng nếu bỏ trốn.
Đức giáo Hoàng Greogor I (540-†604) đã từng kêu gọi Thế giới ngưng mua bán nô lệ, phải tôn trọng phẩm giá con người mà Thượng Đế đã tạo dựng, không phân biệt màu da sắc tộc…dù Đức Giáo Hoàng kêu gọi nhưng chưa đánh động được lương tâm của thế giới vì con người đầy tham vọng và quyền lực. Từ Thế kỷ 16 đến Thế kỷ 18 hơn 15 triệu người Phi Châu bị bắt bán làm nô lệ, dù ông William Lloyd Garrion từng đứng lên đòi giải phóng cho người da đen. Hiệp Hội chống lại chế độ nô lệ „Anti Slavery Society“ trên báo (The Genius of Universal Emancipation) đấu tranh giải phóng nô lệ.
Thế Kỷ thứ 18 đế quốc Anh chiến thắng Tây Ban Nha, Hiệp Ước Asiento năm 1713 Anh Quốc độc quyền mua bán nô lệ, mỗi năm 5000 người ở Trung và Bắc Mỹ là các nước thuộc điạ của Tây Ban Nha .
Chấm dứt nô lệ ở Âu Châu
Trải
qua những biến đổi lịch sử từ 01. 01.1807 Anh Quốc cấm mua bán nô lệ,
nếu thương thuyền vi phạm bị phạt tiền vạ 100 Bảng Anh và bỏ tù. Đại Hội
Quốc Tế ở Wien/ Vienna 1815 (Áo) các quốc gia phải bỏ chế độ nô lệ: Bồ
Đồ Nha / Portugal năm 1817, Pháp và Hòa lan năm 1818. Ba Tây / Brasilien
1826 được độc lập và chấm dứt nô lệ. Ở Âu Châu năm 1820 việc buôn bán
nô lệ cáo chung. Hiến pháp Đức ghi đìều 1 đoạn 1 „nhân phẩm con ngưòi
bất khả xâm phạm“. Chỉ còn ở Hoa Kỳ kéo dài một thời gian, nội chiến Hoa
Kỳ máu của những người nô lệ đổ nhiều và từ đó chế độ nô lệ cũng được
giải phóng ở nhiều tiểu bang.
Năm
1860 Abraham Lincoln (1809 -†1865), được bầu làm Tổng Thống thứ 16 Hoa
Kỳ, từ năm 1862 người nô lệ được giải phóng ở các thành phố phiá Đông,
đến năm 1867 theo điều 13 Hiến Pháp Hoa Kỳ từ ngày 18.12.1865 chấm đứt
chế độ nô lệ. Tổng thống Lincoln từng nói: “Vì không muốn làm một kẻ nô
lệ nên tôi cũng sẽ không làm chủ nô lệ. Điều này diễn đạt ý tưởng của
tôi về Dân Chủ. Bất cứ điều gì khác hơn thế, dù khác ít hay khác nhiều,
đều chẳng phải là dân chủ.” Lần đầu tại New Orleans người nô lệ được
tham gia bỏ phiếu.. Năm 1965 mục sư Tin lành Martin Luther King (1929
-†1968) người nhận giải Nobel hòa bình năm 1964. tiếp tục đấu tranh cho
sự bình đẳng của người da đen ở các tiểu bang Montgomery, Alabana .. .
Thời đại văn minh tiến bộ, chế độ nô lệ không còn phổ biến như xưa, Quyền lực không còn là phương tiện tuyệt đối bắt người làm nô lệ, nhưng thế lực đồng tiền vẫn là phương tiện vô biên cho đến nay. Dựa trên một số tài liệu, thì việc buôn người là một kỷ nghệ trị giá lên đến 40 tỉ đô la? Chợ nô lệ được trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau, bọn gian thương khai thác triệt để, là món hàng không vốn, đắc giá nhất bởi vậy nạn buôn người và nô lệ vẫn tồn tại ở thế kỷ thứ 21
Thời đại văn minh tiến bộ, chế độ nô lệ không còn phổ biến như xưa, Quyền lực không còn là phương tiện tuyệt đối bắt người làm nô lệ, nhưng thế lực đồng tiền vẫn là phương tiện vô biên cho đến nay. Dựa trên một số tài liệu, thì việc buôn người là một kỷ nghệ trị giá lên đến 40 tỉ đô la? Chợ nô lệ được trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau, bọn gian thương khai thác triệt để, là món hàng không vốn, đắc giá nhất bởi vậy nạn buôn người và nô lệ vẫn tồn tại ở thế kỷ thứ 21
Công
Ước Genève ngày 25. 09.1926 về việc ngăn cấm, phòng ngừa và trừng phạt
mọi hình thức mua bán nô lệ. Từ trước đến nay thế giới đã có hàng chục
Công ước, Hiệp định bổ túc cấm nạn mua bán, khai thác nô lệ trong các
lãnh vực cưỡng bức trẻ em lao động, mại dâm vv...Thời đệ nhị thế chiến,
quân đội Nhật Bản đã bắt đàn bà Đại Hàn làm nô lệ sinh lý. Mặc dù chính
phủ Nhật đã xin lỗi Đại Hàn, nhưng vết mực đen đau thương cho thân phận
đàn bà Đại Hàn còn sống sót khó có thể phôi pha
Theo tổ chức Quốc Tế Di Dân trụ sở tại Genève cho biết hàng năm có khoảng từ 250.000 đến 300.000 trẻ em đàn bà từ khối Sô Viết bị bán qua các nước Tây Âu. Quỹ Bảo Trợ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổng kết hàng năm trên thế giới đến 2 triệu trẻ em bị mua bán về tình dục, riêng các nước Á Châu (Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái lan và Việt Nam ) người Việt chiếm một phần nửa? buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ cho ngành mại dâm dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu muốn hạn chế, kiểm soát chặt chẻ ngăn chận buôn bán người, phải cần sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo tổ chức Quốc Tế Di Dân trụ sở tại Genève cho biết hàng năm có khoảng từ 250.000 đến 300.000 trẻ em đàn bà từ khối Sô Viết bị bán qua các nước Tây Âu. Quỹ Bảo Trợ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổng kết hàng năm trên thế giới đến 2 triệu trẻ em bị mua bán về tình dục, riêng các nước Á Châu (Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái lan và Việt Nam ) người Việt chiếm một phần nửa? buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ cho ngành mại dâm dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu muốn hạn chế, kiểm soát chặt chẻ ngăn chận buôn bán người, phải cần sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nô lệ mới
Việt
Nam trải qua nhiều khổ đau vì chiến tranh tàn phá. Năm 1945 gần triệu
người miền Bắc chết đói, nhưng không có người Việt nào rời bỏ quê hương.
Năm 1975 người ta vui mừng thống nhất đất nước, chấm dứt chiến tranh
đem lại thanh bình cho dân tộc. Niềm vui chưa trọn hàng trăm ngàn quan
chức chế độ VNCH bị bắt tập trung cải tạo, những năm dài trên cao nguyên
núi rừng từ Nam ra Bắc, đời sống trong các trại cải tạo đọa đày giống
như người dưới thời nô lệ! Những tù nhân chính trị may mắn còn sống, Từ
năm 1990 được chính phủ Hoa Kỳ nhận qua chương trình H.O. (Humanitarian
Operations), „tù nhân nô lệ„ được giải phóng. Tổng Thống Lyndon Bainer
Johnson (1908-†1973) năm 1965 nhắc lại thời kỳ còn nô lệ ở Hoa Kỳ „tự do
chưa đủ.. vết thương nô lệ từ trăm năm qua chưa thể lành được..“
Hòa bình hơn 3 thập niên, tưởng đất nước yên vui „đổi mới“ kinh tế phát triển thì xã hội phải văn minh, tốt đẹp hơn, nhưng nhìn lại thân phận đàn bà Việt Nam trở thành món hàng giải trí rẻ tiền cho thiên hạ. Dù với hình thức kết hôn, nhưng thực tế đàn bà VN bị bán cho những đàn ông ngoại quốc dốt nát, ít học, bệnh hoạn… nhiều bài báo đã viết về trường hợp nầy. Những đàn ông ở xứ họ không thể tìm ra vợ hoặc muốn tìm người giúp việc nên họ để dành tiền, vàng sang Việt Nam tìm đàn bà. Xã hội Trung Hoa còn ảnh hưởng phong kiến trọng Nam hơn Nữ, sinh con gái họ đã vức ra đường như con vật chả ai để ý tới (tuần báo Stern của Đức đã lên án và chụp hình hài nhi là con gái bị bỏ bên đường), gây ra nạn trai thừa gái thiếu, nên họ đổ xô đi tìm vợ VN
Hòa bình hơn 3 thập niên, tưởng đất nước yên vui „đổi mới“ kinh tế phát triển thì xã hội phải văn minh, tốt đẹp hơn, nhưng nhìn lại thân phận đàn bà Việt Nam trở thành món hàng giải trí rẻ tiền cho thiên hạ. Dù với hình thức kết hôn, nhưng thực tế đàn bà VN bị bán cho những đàn ông ngoại quốc dốt nát, ít học, bệnh hoạn… nhiều bài báo đã viết về trường hợp nầy. Những đàn ông ở xứ họ không thể tìm ra vợ hoặc muốn tìm người giúp việc nên họ để dành tiền, vàng sang Việt Nam tìm đàn bà. Xã hội Trung Hoa còn ảnh hưởng phong kiến trọng Nam hơn Nữ, sinh con gái họ đã vức ra đường như con vật chả ai để ý tới (tuần báo Stern của Đức đã lên án và chụp hình hài nhi là con gái bị bỏ bên đường), gây ra nạn trai thừa gái thiếu, nên họ đổ xô đi tìm vợ VN
Thận phận đàn bà Việt Nam
Trường
hợp rao bán phụ nữ Việt Nam trên Internet của ebay Taiwan gây dư luận
về việc buôn người bất hợp pháp vi phạm nhân quyền, phẩm giá phụ nữ Việt
Nam bị tổn thương. Tin này gây dư luận ở Đài Loan. Các Hội Nữ Quyền ở
Mỹ, Úc và người Việt Nam tị nạn đều phản đối, nhưng Hội Phụ Nữ Việt Nam ở
quốc nội vẫn im lặng?
Hơn 100 ngàn phụ nữ Việt nam làm dâu xứ người, có bao nhiêu người hạnh phúc? ngôn ngữ phong tục là bức tường ngăn cách! nhiều cô bị bỏ đói, đánh đập, phục vụ sinh lý cho cả gia đình, sống bơ vơ xứ người phải bán mình như nàng Kiều! làm việc nhà từ sáng đến tối như người nô lệ. Chúng ta phải chạnh lòng và tủi nhục cho thân phận đàn bà Việt Nam xấu số, mời theo dõi phóng sự tại Đài loan:
Một số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc đã tự tử, hoặc bị đánh tới chết mà nhiều vụ được kể trên báo chí đã gây xúc động cho dư luận mấy năm qua. Theo một bản tin của báo Anh ngữ Korea Herald ngày 23 tháng 12 năm 2009, chỉ kể từ tháng 11, 2006 là thời gian cơ quan này được thành lập cho đến hết tháng 10, 2009 tin trên tường thuật, 40.4% các người gọi cầu cứu là phụ nữ Việt Nam (28,417 lần gọi). Các quốc gia trên thế giới xuất cảng máy móc, hàng hoá.. Sau năm 1975 nhà cầm quyền Việt nam „xuất khẩu lao động“ sang các nước thuộc khối Xã Hội Chủ Nghiã Đông Âu để trả nợ chiến tranh. Nhưng chủ trương đó đến nay không ngừng mà còn tiếp tục xuất cảng người ra các vùng Đông Nam Á như Đại Hàn, Mã Lai, Nhật Bản, Singapore, Hồng kông, Nam Dương và cả các nước Á Rập...
Việt nam với tài nguyên giàu có "rừng vàng bể bạc“, không thiếu nhân tài, giới trẻ góp sức phát triển xây dựng một nước hùng mạnh, phú cường, không thua gì Nhật hay Đại Hàn, nhưng tiếc thay nhà nước không chú trọng đến việc khai thác nhân tài. Người Việt phải đi lao động xứ người thật khổ, làm những việc mà người bản xứ chê, bị kỳ thị, cô lập, đánh đập, trường hợp một số người lao động tại Mã Lai gặp khó khăn, không rành ngoại ngữ, họ lảnh lương không đúng hợp đồng, lý do là phía Việt Nam xuất khẩu lao động chỉ tìm cách đưa nhiều người sang để kiếm tiền, mà không chú ý tới các điều kiện lao động Theo Cục quản lý Lao động ngoài nước của CSVN, hiện có hơn 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ở một số nước mới có người Việt lao động bắt đầu từ năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn và Mã Lai thì ngoại tệ chủ yếu tập trung chuyển về những khu vực nông thôn. Đây là những thị trường “xuất cảng lao động” lớn của VN. Năm 2010 sẽ có đến 85.000 người chính thức đi lao động... Tâm sự của một công nhân làm việc ở Malaysia:
"Do là các công ty của mình ở nhà, cứ đưa đẩy người sang để mà lấy phần trăm, cứ đưa người sang ào ào nhưng công việc lại chẳng đâu vào đâu cả. Bức tranh lộn xộn về lao động xuất khẩu Việt Nam, không chỉ tại Malaysia mà còn ở nhiều nước khác, cho thấy sự phối hợp và quản lý của các cơ quan chủ quản là rất yếu, nếu không muốn nói tới tình trạng đem con bỏ chợ. Thế cho nên những người lao động Việt Nam, vỡ mộng làm giàu nơi xứ người, giờ đây không biết bấu víu vào đâu. ... „
Ngoại tệ chuyển về VN hàng năm tăng liên tục và tăng rõ rệt trong 10 năm qua. Năm 2000 được 1 tỷ USD, năm 2001 tăng lên 1.5 tỷ USD, năm 2002 lên hơn 2 tỷ USD, năm 2003 2.6 tỷ USD, năm 2004 3.8 tỷ USD, năm 2005 lên gần 4 tỷ USD, năm 2006 nhảy vọt lên 5.2 tỷ USD, năm 2007 lên trên 6 tỷ USD và năm 2008 đạt kỷ lục 7.2 tỷ USD. cuối tháng 12 năm 2009 lượng kiều hối chuyển về VN chỉ được 6.283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Nhìn lại 19 năm qua, từ khi những đồng tiền đầu tiên của Việt kiều được gửi về VN qua đường chính thức kể từ năm 1991, đến nay con số này đã vượt quá 30 tỷ USD chiếm hơn 70% số vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) tính từ năm 1988 và cao gấp rưỡi nguồn vốn Viện Trợ Phát Triển Kinh Tế (ODA - Official Development Assistance) được giải ngân từ năm 1993. (Năm hết Tết đến tính sổ kiều hối với CSVN Trần Việt Trình )
Đời sống Việt nam ngày nay đua theo vật chất, nguời có quyền lực thì giàu sang, các đại gia, công tử tiền tiêu không hết thành phố Hà Nội, Saigon không thiếu các loại xe đắt giá nhất thế giới như: Rolls Royce, Mercedes, BMW.. người nghèo thì nghèo tận cùng xã hội, nghèo rớt mồng tơi! Thế hệ trẻ không nhìn thấy tương lại, nhiều gia đình muốn con mình ra nước ngoài làm việc, mong thu nhập cao hơn để giúp gia đình theo kinh tế thị trường...Bọn buôn người nhờ thế lực bao che, tổ chức đưa người ra nước ngoaì. Tại các nước Đông Âu (trước kia thuộc khối xã hội chủ nghiã) đã từ bỏ thiên đường cộng sản, nhưng lề lối làm việc còn ảnh hưởng dưới thời cộng sản, kẻ hở luật pháp chưa được tôn trọng, nhiều đường giây buôn người. Nhiều người ở quê nhà tưởng sang xứ người dễ làm giàu, nhờ bản tính cần mẫn siêng năng! bán tài sản ruộng vườn để đủ tiền nợp cho các dịch vụ ra nước ngoài làm việc, đến Nga và từ đó sang Ba lan, Tiệp Khắc... hy vọng tìm đời sống như ước mơ. Đến nơi những gì hưá hẹn trở thành hư ảo, đứng trước hoàn cảnh nan giải tiến thối lưỡng nan, bị đem con bỏ chợ „hết xôi rồi việc“ tiền đã bỏ tuí bọn buôn người lẫn trốn .. Nhiều người bơ vơ không giấy tờ hợp pháp phải sống chui rúc làm đủ các thứ việc, đồng lương bị bóc lột, trở thành nô lệ kêu trời không thấu. Mùa đông ở Âu Châu giá lạnh nhưng ở cảng Calais các khu rừng Téteghem, Grande Synthe, Angres bên Pháp có nhiều người Việt Nam sống bất hợp pháp chịu cảnh đói khổ mong tìm một nơi nương tựa có việc làm gởi tiền về trả nợ bên quê nhà ....
Theo loạt bài phóng sự "người rừng"
của ông Huỳnh Tân. Mùa đông năm nay khá lạnh đôi khi nhiệt độ -20 độ C.
Chúng ta phải thông cảm nỗi khổ của những người lẫn trốn trong rừng vì
đói lạnh, thiếu vệ sinh lo sợ bị ức hiếp … Họ là nạn nhân bị các tổ chức
buôn người hứa hẹn tìm kiếm công ăn việc làm, với lương cao 5000€ hàng
tháng,(chú thích: tiền lương nầy chỉ những người tốt nghiệp đại học làm
lâu năm chưa trừ thuế, lao động VN không rành ngôn ngữ, không nghề
nghiệp không có giấy phép làm việc, nếu người ta thuê làm lậu thuế tốt
bụng lắm họ trả tối đa 5€ một giờ). Những người sống ở các khu rừng biên
giới Pháp, chờ cơ hội để nhảy xe tải sang Anh tìm việc! Sau cơn khủng
hoảng kinh tế không riêng gì ở Anh mà các quốc gia khác cũng không tránh
được nạn thất nghiệp gia tăng. Nếu may mắn vào được nước Anh không phải
dễ tìm được việc làm hợp pháp! Tương lai là những ngày dài đen tối, tâm
sự của „người rừng“ được gởi gắm qua những dòng thơ buồn man mác, đọc
hết bài thơ dài tôi không thể cầm được nước mắt , Họ là nạn nhân có thể
chết đói, chết lạnh giữa xã hội văn minh dư thừa vật chất!
Sài Gòn
hiện nay là thành phố đông dân hơn 8 triệu người. Dù số thống kê chưa
chính xác, nhưng người ta ước tính trong số 8 triệu người Sài Gòn có hơn
1 triệu người từ các vùng quê nghèo đến Sài Gòn mưu sinh. Trong số dân
nhập cư này, đa phần là phụ nữ, họ vào Sài Gòn với giấc mơ đổi đời,
nhiều người mưu sinh bằng những việc lương thiện, đánh đổi mồ hôi để
kiếm ăn hàng ngày, cũng nhiều người bị đưa đẩy vào đường tội lỗi. Những
tệ hại và khốn nạn với dịch vụ „chợ buôn người“ dưới dạng „lấy chồng
ngoại quốc“. Ở Singapore mấy thiếu nữ Việt Nam ngồi trong những phòng
kính để khách qua lại lựa chọn như một món hàng ở khu thương mãi.
Thân phận gái quê lên thành phố cũng nhiều đắng cay, vì nhẹ dạ bị dụ dỗ bán qua biên giới Trung Hoa, Campuchia, Lào, Thái… để làm việc. Nhưng thực tế phần lớn họ bị lừa, buộc nạn nhân phải làm việc trong các động mại dâm. Đời sống lặng lẽ như những chiếc bóng, những chiếc bóng chờ một ngày trôi qua khi màn đêm buông xuống ra đường sống kiếp phù du…
Thân phận gái quê lên thành phố cũng nhiều đắng cay, vì nhẹ dạ bị dụ dỗ bán qua biên giới Trung Hoa, Campuchia, Lào, Thái… để làm việc. Nhưng thực tế phần lớn họ bị lừa, buộc nạn nhân phải làm việc trong các động mại dâm. Đời sống lặng lẽ như những chiếc bóng, những chiếc bóng chờ một ngày trôi qua khi màn đêm buông xuống ra đường sống kiếp phù du…
Hơn 100 ngàn phụ nữ Việt nam làm dâu xứ người, có bao nhiêu người hạnh phúc? ngôn ngữ phong tục là bức tường ngăn cách! nhiều cô bị bỏ đói, đánh đập, phục vụ sinh lý cho cả gia đình, sống bơ vơ xứ người phải bán mình như nàng Kiều! làm việc nhà từ sáng đến tối như người nô lệ. Chúng ta phải chạnh lòng và tủi nhục cho thân phận đàn bà Việt Nam xấu số, mời theo dõi phóng sự tại Đài loan:
Một số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc đã tự tử, hoặc bị đánh tới chết mà nhiều vụ được kể trên báo chí đã gây xúc động cho dư luận mấy năm qua. Theo một bản tin của báo Anh ngữ Korea Herald ngày 23 tháng 12 năm 2009, chỉ kể từ tháng 11, 2006 là thời gian cơ quan này được thành lập cho đến hết tháng 10, 2009 tin trên tường thuật, 40.4% các người gọi cầu cứu là phụ nữ Việt Nam (28,417 lần gọi). Các quốc gia trên thế giới xuất cảng máy móc, hàng hoá.. Sau năm 1975 nhà cầm quyền Việt nam „xuất khẩu lao động“ sang các nước thuộc khối Xã Hội Chủ Nghiã Đông Âu để trả nợ chiến tranh. Nhưng chủ trương đó đến nay không ngừng mà còn tiếp tục xuất cảng người ra các vùng Đông Nam Á như Đại Hàn, Mã Lai, Nhật Bản, Singapore, Hồng kông, Nam Dương và cả các nước Á Rập...
Việt nam với tài nguyên giàu có "rừng vàng bể bạc“, không thiếu nhân tài, giới trẻ góp sức phát triển xây dựng một nước hùng mạnh, phú cường, không thua gì Nhật hay Đại Hàn, nhưng tiếc thay nhà nước không chú trọng đến việc khai thác nhân tài. Người Việt phải đi lao động xứ người thật khổ, làm những việc mà người bản xứ chê, bị kỳ thị, cô lập, đánh đập, trường hợp một số người lao động tại Mã Lai gặp khó khăn, không rành ngoại ngữ, họ lảnh lương không đúng hợp đồng, lý do là phía Việt Nam xuất khẩu lao động chỉ tìm cách đưa nhiều người sang để kiếm tiền, mà không chú ý tới các điều kiện lao động Theo Cục quản lý Lao động ngoài nước của CSVN, hiện có hơn 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ở một số nước mới có người Việt lao động bắt đầu từ năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn và Mã Lai thì ngoại tệ chủ yếu tập trung chuyển về những khu vực nông thôn. Đây là những thị trường “xuất cảng lao động” lớn của VN. Năm 2010 sẽ có đến 85.000 người chính thức đi lao động... Tâm sự của một công nhân làm việc ở Malaysia:
"Do là các công ty của mình ở nhà, cứ đưa đẩy người sang để mà lấy phần trăm, cứ đưa người sang ào ào nhưng công việc lại chẳng đâu vào đâu cả. Bức tranh lộn xộn về lao động xuất khẩu Việt Nam, không chỉ tại Malaysia mà còn ở nhiều nước khác, cho thấy sự phối hợp và quản lý của các cơ quan chủ quản là rất yếu, nếu không muốn nói tới tình trạng đem con bỏ chợ. Thế cho nên những người lao động Việt Nam, vỡ mộng làm giàu nơi xứ người, giờ đây không biết bấu víu vào đâu. ... „
Ngoại tệ chuyển về VN hàng năm tăng liên tục và tăng rõ rệt trong 10 năm qua. Năm 2000 được 1 tỷ USD, năm 2001 tăng lên 1.5 tỷ USD, năm 2002 lên hơn 2 tỷ USD, năm 2003 2.6 tỷ USD, năm 2004 3.8 tỷ USD, năm 2005 lên gần 4 tỷ USD, năm 2006 nhảy vọt lên 5.2 tỷ USD, năm 2007 lên trên 6 tỷ USD và năm 2008 đạt kỷ lục 7.2 tỷ USD. cuối tháng 12 năm 2009 lượng kiều hối chuyển về VN chỉ được 6.283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Nhìn lại 19 năm qua, từ khi những đồng tiền đầu tiên của Việt kiều được gửi về VN qua đường chính thức kể từ năm 1991, đến nay con số này đã vượt quá 30 tỷ USD chiếm hơn 70% số vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) tính từ năm 1988 và cao gấp rưỡi nguồn vốn Viện Trợ Phát Triển Kinh Tế (ODA - Official Development Assistance) được giải ngân từ năm 1993. (Năm hết Tết đến tính sổ kiều hối với CSVN Trần Việt Trình )
Đời sống Việt nam ngày nay đua theo vật chất, nguời có quyền lực thì giàu sang, các đại gia, công tử tiền tiêu không hết thành phố Hà Nội, Saigon không thiếu các loại xe đắt giá nhất thế giới như: Rolls Royce, Mercedes, BMW.. người nghèo thì nghèo tận cùng xã hội, nghèo rớt mồng tơi! Thế hệ trẻ không nhìn thấy tương lại, nhiều gia đình muốn con mình ra nước ngoài làm việc, mong thu nhập cao hơn để giúp gia đình theo kinh tế thị trường...Bọn buôn người nhờ thế lực bao che, tổ chức đưa người ra nước ngoaì. Tại các nước Đông Âu (trước kia thuộc khối xã hội chủ nghiã) đã từ bỏ thiên đường cộng sản, nhưng lề lối làm việc còn ảnh hưởng dưới thời cộng sản, kẻ hở luật pháp chưa được tôn trọng, nhiều đường giây buôn người. Nhiều người ở quê nhà tưởng sang xứ người dễ làm giàu, nhờ bản tính cần mẫn siêng năng! bán tài sản ruộng vườn để đủ tiền nợp cho các dịch vụ ra nước ngoài làm việc, đến Nga và từ đó sang Ba lan, Tiệp Khắc... hy vọng tìm đời sống như ước mơ. Đến nơi những gì hưá hẹn trở thành hư ảo, đứng trước hoàn cảnh nan giải tiến thối lưỡng nan, bị đem con bỏ chợ „hết xôi rồi việc“ tiền đã bỏ tuí bọn buôn người lẫn trốn .. Nhiều người bơ vơ không giấy tờ hợp pháp phải sống chui rúc làm đủ các thứ việc, đồng lương bị bóc lột, trở thành nô lệ kêu trời không thấu. Mùa đông ở Âu Châu giá lạnh nhưng ở cảng Calais các khu rừng Téteghem, Grande Synthe, Angres bên Pháp có nhiều người Việt Nam sống bất hợp pháp chịu cảnh đói khổ mong tìm một nơi nương tựa có việc làm gởi tiền về trả nợ bên quê nhà ....
Người Việt ở Campuchia
Nội
chiến Kampuchia năm 1975, Khmer đỏ do Pol Pot lãnh đạo (thân Trung
Quốc) chiến thắng, giết hàng triệu người vô tội phơi xương trắng ruộng
đồng. Năm 1979 chính quyến CSVN đưa quân đội giúp Heng Samrin chống lại
Pol Pot & đóng quân cho đến 1989. Trong thời gian trên nhiều người
Việt được sự bảo trợ của quân đội sang lập nghiệp, tại Phnom Penh và các
thành phố, làng mạc khác. Ngày nay nhiều du khách Tây Phương đến thăm
Angkor kỳ quan thế giới tráng lệ. Xứ Chùa Tháp nhưng đời sống hổn độn,
đạo đức suy đồi, ở đâu cũng có quán bia ôm, những động mại dâm ở Svay
Pak là những em gái vị thành niên phần lớn người Việt Nam đến từ các
tỉnh phiá nam. Tệ nạn mại dâm do tổ chức buôn người về vùng quê Việt Nam
dụ dỗ con gái nhà nghèo sang Campuchia làm việc có nhiều tiền hơn, đến
nơi bị bán trinh cho người Tàu và buộc làm việc tiếp khách mua vui, công
việc kinh tởm, không đạo đức vi phạm nhân quyền.
Trường
hợp cô Sina Vann tên thật là Nguyễn Thị Bích, quê ở Cần Thơ. Năm mười
ba tuổi, Nguyễn Thị Bích bị một bà hàng xóm gạt dẫn sang Kampuchia, bán
vào động mãi dâm. Cô được tổ chức Somaly Mam Foundation cứu thoát..
Tháng Mười năm 2009, Sina Vann đến Hoa Kỳ để nhận giải thưởng Frederick
Douglas vì nổ lực tự phục hồi bản thân và quyết tâm chống nạn buôn người
mà cô từng là nạn nhân.Đần năm 2010 hãng AAP (Australian Assciated Press) cho biết tổ chức The Grey Mann trụ sở ở Brisbane đã cứu thoát được 2 em bé Việt Nam bị bắt làm nô lệ tình dục, không biết còn bao nhiêu trẻ em đang phải sống kiếp người nô lệ của điạ ngục trần gian. Chúng ta nếu có dịp trở về thăm Singapore, Indonesia, Malaysia phải chạnh lòng ngao ngán thấy những cô gái Việt Nam trẻ đẹp ăn mặc hở hang đứng đường làm nghề buôn hương bán phần. Họ đến đây trong những hoàn cảnh khác nhau, tìm chồng ngoại quốc vì hoàn cảnh gia đình…nhiều cô tuổi vị thành niên bị bọn buôn người lừa dối, hứa hẹn giúp cho đi học nghề, nhưng thật ra đến nơi bị khống chế bởi bọn má mì và du đảng ép buộc làm nghề „đi khách“.
Nhìn lại lịch sử Việt nam qua các Triều đại các đấng nữ nhi như hai chị em Bà Trưng bà Triệu, Cô Giang, Cô Bắc đã làm vang danh lịch sử giống nòi. Ngày nay đàn bà Việt Nam phải bán thân khắp nơi làm nô lệ! Trẻ thơ Việt Nam bị đọa đày, ai là người quan tâm khi đang còn mãi mê, sa đoạ, vơ vét cho đầy túi tham hãy thức tỉnh nhân tâm giải phóng cho tuổi thơ Việt Nam! chấm dứt vi phạm nhân quyền... cựu Tổng thống George.W. Bush đã tuyên báo :
"Chúng ta phải chứng tỏ sức mạnh mới trong việc chống lại một tệ nạn cũ. Gần 2 thế kỷ sau khi dẹp bỏ nạn mua bán nô lệ, và hơn một thế kỷ sau khi chế độ nô lệ bị chính thức khai tử ở các cứ địa cuối cùng của nó, không thể để cho nạn mua bán người vì bất cứ mục đích nào nẩy nở trong thời đại của chúng ta".
Là người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước, chúng ta phải làm gì cho dân tộc sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu? chấm dứt trình trạng buôn người "nô lệ". Năm mới Canh Dần hy vọng ánh sáng đến đẩy lui bóng tối đang bao phủ quê hương nước Việt.
Nguyễn Quý Đại
Tài liệu tham khảo: Geschicthte der Sklaverei tác giả Susanne Evertt NxB Becchtermünz http://www.take2tango.com/n3ws/nguyen-quy-dai-no-le-da-vang-9538
*
SƠN TRUNG * VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, VÀ CÁC HÌNH THỨC BUÔN NGƯỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ BUÔN DÂN TẠI VIỆT NAM
Đảng cộng sản luôn rêu rao tranh đấu cho vô sản, nào là phục vụ nhân dân, vì nhân dân, cho nhân dân nhưng thực tế là buôn dân, bán nước.
Sau 1975, Đảng Cộng sản chủ trương cho người dân miền Bắc ưu tiên việc xuất khẩu lao động. (XKLĐ). Nhân dân đi đã đành mà cán bộ cũng xếp hàng xin đi. Lúc này đi lao động tại khối Cộng sản như Nga, Hung, Tiệp . . .cho nên phong trào này được gọi bằng một danh từ mỹ miều là " lao động xã hội chủ nghĩa" hoặc "hợp tác lao động " chứ không phải mộ phu hay bán người!
Mục đích của Việt Nam là bắt dân đi trả nợ các nước XHCN. Người lao động bị bóc lột vì một phần lương được khấu trừ để trả nợ quốc tế, một phần phải nộp cho bọn đầu gấu đảng cộng sản. Tuy vậy, phải có thế mạnh, phải là cán bộ hay con em cán bộ mới được đi. Có lẽ đi Liên Xô cũng sung sướng cho nên khi về ai nấy đều mang tủ lạnh, máy may, xe gắn máy, xe đạp, nồi, niêu, song chảo về và mặt mũi phớn phở hẳn ra. Dương Thu Hương đã nói đến việc xuất cảng laọ động trong Những Thiên Đường Mù mà nhân vật chính là Cậu Chính, một con người điển hình của chế độ cộng sản.
Phải thật lâu, người trong Nam mới được vinh hạnh đi lao động XHCN. Việc xuất cảng lao động này làm cho Liên Xô nhận rõ con người XHCN Việt Nam. Đất nước họ yên lành thì người Việt Nam sang làm đảo lộn mọi sự. Xin kể ba chiêu độc đáo của đa số con người XHCN Việt Nam anh hùng và trí tuệ.
Chiêu thứ nhất, người Việt Nam theo thói quen mua gạo tổ ở Việt Nam, trong khi dân Liên Xô trời lạnh ngủ đến 8, 9 giờ mới dậy, thì phe ta sắp hàng từ 6, 7 giờ sáng mua sạch hàng khiến cho các ông bà cô cậu Liên Xô không còn hàng mua nữa. Chiêu thứ hai, người Việt Nam hối lộ các cửa hàng cho nên bao nhiêu hàng hóa tốt biến khỏi kho hàng, khiến cho các ông Tây xếp hàng cả ngày mà đành phải trở về tay không!
Cái chiêu thứ ba là Việt Nam làm hàng mạo hóa như quần bò (Jean ), áo phong là hàng mà người Nga thích nhất, và nhiều hàng khác. Nhưng mang được vài bữa là hỏng, là rách, là phai mực. ..Từ đó người Liên Xô khinh bỉ người Việt Nam mà không coi là đồng chí anh em nữa.
Khi tôi sang Canada năm 1995, gặp gỡ những người Liên Xô thì họ nhìn tôi bằng cặp mắt khinh bỉ và thù hận mà thù hận thì nhiều hơn là khinh bỉ! Con sâu làm rầu nồi canh! Tôi biết tôi phải lãnh cái "tội tổ tông" và "tội đồng bào"! Nhưng biết làm sao!
Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, những người lao động cán bộ và con em cán bộ gốc XHCN lại bỏ XHCN mà chạy sang các nước tư bản.
Thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ XX, người Pháp đã tuyển công nhân đi làm ở Tân Đảo (Nouvelle-Calédonie) và Tân thế giới ( Vanuatu). Nay thì Cộng sản Việt Nam thay thế Pháp mộ phu đi khắp thế giới.
II. MỤC ĐÍCH BUÔN DÂN
Mỗi thời đại có một danh từ khác nhau. Thời thực dân gọi là mộ phu, nghĩa là chiêu mộ lao động. Thực dân đem lao động đi trong và ngoài nước. Mục đích là dùng lao động để khai thác thuộc địa, đặc biệt là trong nông nghiệp. Bọn thực dân bắt dân da đen sang Mỹ làm nô lệ cũng trong mục đích này. Thời này, bọn thực dân dùng súng đạn để cướp đất và bắt nô lệ. Sau này, người ta không bắt nô lệ mà dùng những hình thức tinh vi hơn. Dù sao đi nữa, cũng đi đến việc buôn bán nô lệ bằng cách này hay cách khác để thu lợi nhuận.
Ngày nay, việc đưa lao động hay buôn người ra nước ngoài đã trở thành một dịch vụ bí mật và công khai. Nhiều nước đã làm việc này như Phi Luật Tân, nhưng họ làm khác Việt Nam. Họ ăn lời vừa phải, họ để cho người lao động có thể sống. Thí dụ người công nhân viên chức quân chủ và tư bản để cho dân ăn no để có sức làm việc, còn trong chế độ cộng sản, công nhân viên lương chỉ đủ sống trong mười ngày hay nửa tháng.. Họ cũng còn nhân đạo cho nên ít nhất tù nhân cũng có bát cơm còn tù nhân cộng sản chỉ ăn khoai sắn do tù trồng lấy mà lại không được ăn no..
Trong mọi cách thức kinh doanh và cai trị, Việt Nam luôn mang tính bóc lột, lừa đảo, man rợ và bất nhân.
Trong việc mộ phu, thực dân và cộng sản có ba điểm khác nhau. Điểm thứ nhất việc mộ phu thời thực dân là do tư nhân người Pháp, chính quyền thực dân không đứng ra lãnh đạo còn nay thỉ đảng cộng sản lãnh đạo việc buôn nô lệ. Điểm thứ hai dân nghèo muốn đi thì đi, không phải trả lệ phí, không phải hối lộ, nay thì vô sản phải chi nhiều thứ cho cộng sản. Điểm thứ ba là người đi lao động thời thực dân được chủ trả trước một số tiền nay thì cộng sản trấn lột trước khi lao công bước chân lên tàu!
Các công ty xuất cảng lao động hay giới thiệu việc làm ở các nước có ba đặc tính:
+Chi phí dịch vụ hợp lý, không có nạn trung gian đưa cao tiền môi giới.
+Lao động được hướng dẫn về nhiều thứ như ngôn ngữ, kỹ thuật và văn hóa nước chủ nhà.
+Công ty nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Nói chung, họ có pháp luật và tình người. Còn cộng sản thì độc tài, độc quyền cho nên họ mặc tình thao túng. Họ vì lợi mà bóc lột và lừa dối nhân dân. Vì không có báo chí, vì không đa đảng, vì không có luật pháp và vì tham nhũng, đảng cộng sản đã cướp bóc và lường gạt người lao động.
Quân chủ và tư bản đều chủ trương quân bình công ích và tư lợi, trong khi cộng sản tuyên bố hy sinh cá nhân cho đoàn thể nhưng thực tế họ làm ngược lại. Stalin, Mao, Hồ chỉ nghĩ đến cá nhân, và hầu hết bọn cộng sản trên thế giới đều là những lãnh chúa, những đế vương quyền hành vô cùng rộng lớn mà toàn thể nhân dân là nô lệ.
Cộng sản ban hành mọi chủ trương, chính sách đều nhắm lợi ích cho riêng một nhóm người, cho giai cấp mới. Mục đích xuất khẩu lao động, mục đích buôn dân bán nước cũng vì tư lợi của gia đình chúng, phe nhóm chúng mà bóc lột vô cùng dã man, đẩy người lao động vào cảnh khốn cùng và con đường chết.
III. CÁC TỔ CHỨC
Cộng sản bao giờ cũng có hai mặt: mặt trái và mặt phải, mặt công khai và mặt bí mật. Về mặt công khai, cộng sản cho phép gia quyến và thủ hạ lập ra các công ty, gọi là xuất khẩu lao động (XKLĐ), giới thiệu hôn nhân. Ngoài ra họ còn làm những việc mờ ám như đưa người di dân lậu, buôn lậu, trồng cỏ, buôn bán xì ke ma túy, tổ chức bán dâm. . .Tất cả đều là dịch vụ buôn người, là sự nghiệp buôn dân bán nước. là vét cạn kiệt sức lao động con người, là cướp bóc trắng trợn, là đày đọa con người một cách dã man.
Mặc Lâm trong bài phóng sự "Đâu là thực tế của vấn đề Lao động Xuất khẩu?" trên RFA cho biết theo những số liệu chính thức của Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trên địa bàn thành phố có 52 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có 8 công ty thuộc quyền quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh số còn lại thuộc quyền quản lý của các bộ ngành đoàn thể thuộc trung ương và các UBND các tỉnh thành phố. Tuy nhiên rất nhiều công ty tư nhân không thuộc sự quản lý của nhà nước kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu lao động vì đây là một dịch vụ không tốn kém tiền đầu tư nhưng nguồn lợi thu vào rất đáng kể.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.html
Tờ Thông Tin Pháp Luật ngày 11-12- 2009 cho biết cả nước hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12/11/4210/
IV. CỘNG SẢN VIỆT NAM CẮT CỔ DÂN LAO ĐỘNGNhư đã trình bày ở trên, các công ty khác nhau đã tùy tiện nâng giá, khiến cho người dân phải cầm thế, bán nhà, đất và mang công mắc nợ. Ngày xưa, cộng sản đề cao lao động. Cộng sản ghét nhất những người ngồi không hưởng lợi, trong đó, tư bản, địa chủ,. ., là bị kết tội nặng. Cộng sản cũng kết tội bọn mại bản, tức là bọn trung gian ăn lời. Trong kháng chiến, cộng sản đã giết các tay mại bản. Nay thì trong hàng ngũ cộng sản nổi lên hàng hàng lớp lớp mại bản, là bọn trung gian ăn lời. Trong dịch vụ buôn người, ngoài các tay thân tín của các ông tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng, đại tướng, bộ trưởng, làm giám đốc các công ty, còn có những hạng trung gian các cấp và bọn lưu manh ăn theo. Xuống mỗi cấp là giá dịch vụ tăng lên vì họ đòi thêm tiền môi giới . Mỗi lao động đã phải mắc số nợ khoảng mười lăm, hai chục ngàn đô . Như vậy người lao động phải tích lũy bao lâu mới trả xong nợ? Giá cả càng đẩy lên cao, tàn ác hơn thời thực dân. Vì nghèo đói, vì bị dụ dỗ, người dân Việt Nam đã bị cộng sản bóc lột tàn nhẫn, không còn đường sống.
Vì nghèo khổ không việc làm, và vì nghe theo những tuyên truyền xảo trá của cộng sản, dân chúng đã đua nhau đi lao động, lấy chồng Đài, chồng Hàn làm gái ở khắp nơi và nhập cư bất hợp pháp.
Cũng theo RFA trong bài trên, trung bình mỗi lao động nộp đơn xin đi lao động nước ngoài phải nộp cho công ty 1200 đôla và nhiều phí phụ thu khác như phí huấn luyện ngoại ngữ, phí huấn luyện chức năng làm việc, khám sức khỏe...
Nhân viên Công ty Hướng Dương cho đài RFA biết :Trong số tiền họ nộp trước khi đi là khỏang hơn 5000 đôla, đã bao gồm hai năm phí quản lý của Việt Nam theo quy định của Bộ cho những người đi lao động nước ngoài dù nước nào chăng nữa thì phải nộp phí này một năm là một tháng lương cơ bản. Sang bên kia thì các bạn sẽ phải chịu khấu trừ những khoảng theo quy định của Đài Loan chẳng hạn như tiền khám sức khỏe định kỳ cứ mỗi ba năm thì khám 4 lần, tiền bảo hiểm y tế, tiền phí dịch vụ Đài Loan.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.html
Báo TTLC cho biết tổng các khoản phí thu của người lao động trước khi đi là 6.500-7.000 USD/người, gồm phí làm thủ tục tại Mỹ, phí môi giới, dịch vụ, vé máy bay khứ hồi theo qui định hiện hành. Ngoài ra, nhằm hạn chế lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp sẽ đặt thêm mức thu tiền đặt cọc "chống trốn" khoảng 15.000 USD/người.
http://www.ttlc.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=782&mcid=323&sub=&menuid=
Tờ Vật giá.com ngày 22/08/2008 cho biết như sau:
Khi được trúng tuyển, người lao động sẽ phải đóng các khoản chi phí theo quy định khoảng 12.000 đô la Úc (phía đối tác hỗ trợ 1.000 đô la Úc trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ);
http://www.vatgia.com/hoidap/4502/39117/dieu-kien-de-duoc-di-lao-dong-xuat-khau-o-my-va-uc.html
Như vậy, người vô sản muốn đi lao động kiếm tiền hay tư sản đỏ muốn di dân chuyển tiền sang Mỹ it nhất phải nộp mỗi người cho giai cấp thống trị hay bọn buôn người trên 20 ngàn đô.Đó là một số tiền mà người bình thường ở Canada và Mỹ khó lòng dành dụm được trong một kiếp người! Tội nghiệp quá, bọn lưu manh ở Việt Nam đã trấn lột người vô sản Việt Nam!
Nếu ai đó đặt ra câu hỏi: Dù đặt ra tiền " chống trốn", công nhân có trốn không? Và một số trở về Việt Nam, công ty có trả tiền không? Tôi nghĩ rằng không!
Ngày nay, dịch vụ buôn người không còn thịnh thế nữa. Các tay đầu gấu Việt Nam nay thu nhập kém. Họ đã trả giấy phép kinh doanh vì họ không muốn phải trả lại tiền cho công nhân về trước thời hạn!
Tờ Sài Gòn Giải Phóng online đưa tin:
Trao đổi với PV Báo SGGP ngày 28-1 -2010, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH), cho biết, tính cả số Doanh nghiệp (DN) bị rút giấy phép xuất khẩu lao động vì vi phạm và số DN tự nguyện trả lại giấy phép, đến thời điểm này, đã có khoảng 25 DN rút khỏi lĩnh vực XKLĐ. . .Ông Hải khẳng định, theo quy định của luật thì mặc dù các DN đã trả giấy phép hoạt động để chuyển sang lĩnh vực khác nhưng vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng như nghĩa vụ với người lao động đã được ghi trong hợp đồng cho đến khi người lao động về nước http://www.sggp.org.vn/xahoi/2010/1/217227/
Luật Việt Nam, giấy tờ Việt Nam lại là chuyện khác. Cộng sản dùng quyền thế, mưu mẹo gian manh, và trắng trợn vi phạm luật lệ do chúng đề ra, do chúng hứa hẹn bởi vì đảng và lưu manh là một. Nay thì người cộng sản đóng vai chủ nhân tư bản bóc lột. và bóc lột tàn tệ hơn thực dân! Lẽ dĩ nhiên đảng cộng sản không công khai ra mặt mà cho chân tay đứng ra tổ chức các công ty buôn người. Bên cạnh việc này, bộ máy chính quyền và công an bao che. Tệ đoan này xảy ra bao nhiêu năm với các vụ tham nhũng, cướp tài sản quốc gia và tài sản tư nhân, nhưng báo chí cộng sản im tiếng. Vì dư luận quốc ngoại sôi nổi, vài tờ báo cộng sản đành phải đóng vai ngụy quân tử kết án các công ty mà không dám vạch mặt cộng sản gian ác đã buôn dân, bán nước.
Quốc tế và hải ngoại đã lên tiếng về việc cộng sản Việt Nam buôn người. Tiếng kêu vang dậy khắp nơi cho nên báo chí trong nước phải lên tiếng gọi rằng là!
Tạp chí điện tử "NGƯỜI LAO ĐỘNG" của Liên Đoàn Lao Động thành phố HCM, ra ngày 6-2-2010, với nhan đề Người lao động bị “bóp cổ”, nội dung như sau:
Phải mạnh tay xử lý những doanh nghiệp lợi dụng thu phí cao của người lao động
So với lao động các nước cùng khu vực Đông Nam Á, lao động VN đi làm việc ở nước ngoài đang phải gánh chịu chi phí cao nhất. Tình trạng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) thu phí tràn lan, lạm thu, trục lợi đã đẩy chi phí lên cao. Không phải ngẫu nhiên mà giám đốc một trung tâm đào tạo lao động XKLĐ đã ví von rằng: “Làm XKLĐ lời như... buôn súng!”.http://www.nld.com.vn/20091026104216853P0C1051/nguoi-lao-dong-bi-bop-co.htm
Ảnh: N.DUY
Đừng tin gì những điều cộng sản nói. Trong thế giới cộng sản, lý thuyết và thực tế là hai chuyện khác nhau. Về lý thuyết thì Việt Nam nhân dân làm chủ , người vô sản lãnh đạo đất nước và tổ quốc được độc lập, nhân dân tự do, hạnh phúc nhưng thực tế không phải vậy. Một thí dụ nhỏ. Xe bị vi phạm giao thông, công an phạt một giấy là một ngàn đồng Việt Nam. Nghe ra rất nhẹ nhưng Công an thi hành biên phạt một lần 30 giấy, 50 giấy phạt ngàn đồng. Cũng vậy, nếu ai tin vào pháp luật, báo chí cộng sản đều lầm to.
Nếu cộng phí dịch vụ, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, tiền vé máy bay, lệ phí visa, chi phí đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết... thì tổng chi phí NLĐ nộp trước khi sang Đài Loan khoảng 6.000 – 7.000 USD/người. Với mức chi phí này, phải mất một nửa thời hạn làm việc theo hợp đồng, NLĐ mới tích lũy được thu nhập để bù đắp chi phí.
Tờ báo trên cũng nói đến việc đi lao động ở Nhật Bản, công nhân đã bị bọn cộng sản bóc lột trắng trợn nhưng công an, chính quyền và bộ Lao Động cũng chỉ là một bọn ăn chia với nhau:
Ở thị trường Nhật Bản, theo quy định của nước này, lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là chương trình tu nghiệp sinh – TNS) được chủ sử dụng lao động đài thọ một lượt vé máy bay, chi phí đào tạo ngoại ngữ, nơi ở, chu cấp dụng cụ sinh hoạt... Nhưng thực tế, để được sang Nhật Bản, chi phí một lao động phải bỏ ra khoảng 90 triệu đồng; chưa kể khoản tiền bảo lãnh hoặc tiền thế chấp, giấy tờ nhà đất thế chấp... trị giá từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Tờ báo trên cũng nói đến thị trường Úc và Canada , người dân cũng bị cắt cổ mổ bụng vì bị lừa vào tròng:
Ở thị trường khác, nhất là thị trường mới, NLĐ phải nộp mức phí cao ngất ngưởng. Mức thu một lao động sang thị trường Canada, Úc hiện đang được các DN XKLĐ áp dụng xấp xỉ 200 triệu đồng/người, trong đó chỉ riêng phí môi giới đã hơn 5.000 USD. Ở Mỹ, chi phí này lên đến khoảng 13.000 - 15.000 USD, trong đó phí môi giới từ 8.000 – 10.000 USD/người, tùy đơn hàng.
Tờ Người Lao Động cũng cho biết :
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã từng lên án những mặt trái của di cư quốc tế, nổi cộm là tình trạng lợi dụng buôn người và bóc lột thông qua hình thức hợp tác XKLĐ. Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều nước, lãnh thổ tiếp nhận lao động đã đưa ra những chính sách, quy định có lợi hơn cho lao động nước ngoài.
Tại Hàn Quốc, chương trình TNS đã được thay thế bằng chương trình cấp phép lao động EPS giúp NLĐ VN sang Hàn Quốc chỉ mất khoảng 700 USD thay vì 4.000 – 5.000 USD như trước.
Chính quyền Đài Loan cũng siết chặt quản lý bằng quy định mới áp dụng từ tháng 9 – 2009; theo đó buộc các tổ chức cung ứng, tiếp nhận lao động vào Đài Loan phải thực hiện đúng cam kết chi phí do VN và Đài Loan thống nhất; không được lợi dụng o ép NLĐ ký những khoản vay không có thật để thu phí bất hợp pháp.
Nếu làm đúng quy định thì mức phí của một lao động sang Đài Loan chỉ khoảng 3.000 USD – 4.000 USD, thay vì 6.000 – 7.000 USD như hiện tại.
Quốc tế đã ngăn chận việc buôn người, xuất cảng lao động nhưng ở Việt Nam bọn cộng sản vẫn thừa mánh khoé gian dối mà qua mặt quốc tế. Các nạn nhân trước khi đi đã nộp tiền cho chúng rồi, không ai kiểm soát và điều tra được!
10 lao động đầu tiên của Việt Nam vừa được Chính phủ Mỹ cấp visa lao động có thời hạn tại Mỹ (visa H-2A). Công việc của họ là thu hoạch quả macadamia, thời gian 10 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Tiền lương mỗi giờ 9,75 USD và trả theo tuần bằng thẻ tín dụng.
http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/du-lich-thi-truong/My_con_can_rat_nhieu_lao_dong_Viet_Nam/
Tờ VnEconomy tháng 1-2007 đưa tin bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đồng ý cho hai đơn vị trong nước đưa lao động sang Mỹ làm việc thí điểm... Lương 5.000 USD/tháng, thời hạn 1-3 năm Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc AIC, công ty này đã có một vài đơn hàng với đối tác đưa lao động sang Mỹ làm việc ở lĩnh vực hàn, cắt cỏ, trang trại (hái cam)... Để đủ tiêu chuẩn sang Mỹ làm việc, lao động phải trong độ tuổi từ 20-40, đã lập gia đình. Lương tháng của lao động từ 5.000 USD trở lên, chi phí đi xuất khẩu lao động tuỳ thuộc vào mức lương. Đặc biệt, trong một nhóm lao động cùng quốc tịch, cùng làm một nơi thì chỉ cần 1, 2 người biết tiếng Anh để phiên dịch cho cả nhóm. Tờ báo này cũng cho biết Cộng sản Việt Nam đặt ra lệ phí "chống trốn" là 15 ngàn đô!
http://vneconomy.vn/72953P5C11/sap-xuat-khau-lao-dong-sang-my.htm
Tờ Vậtgiá.com ngày 22 tháng 8-2008 quảng cáo cho việc đi Úc:
thu nhập khoảng 480 - 600 triệu đồng Việt Nam/năm. Ngoài ra, người lao động sẽ được mang theo gia đình qua Úc và sẽ được bố trí làm việc (đối với vợ - chồng) và học hành đối với con cái (từ lớp 12 trở xuống sẽ được miễn phí).
Điều kiện: Nam, nữ tuổi từ 21 - 45. OSC hiện đang tuyển dụng nhiều lao động qua Úc, trong đó ưu tiên thợ làm bếp. Những người muốn đi XKLĐ qua Úc hiện đang ở (hay tạm trú) tại TP.HCM có thể liên hệ: OSC Việt Nam, 92 Calmette, quận 1, TP.HCM; điện thoại: (08) 215920 - 9144593.http://www.vatgia.com/hoidap/4502/39117/dieu-kien-de-duoc-di-lao-dong-xuat-khau-o-my-va-uc.html
Trái với tin trên, một vài tờ báo tiếng Việt ở Hoa Kỳ đã cảnh báo dư luận về những thông tin không đúng sự thực trong thông báo của hai công ty xuất khẩu lao động Việt Nam.
Tờ báo điện tử MAIYEUEM viết:
Tờ Ngày Nay, ra ở Houston, Texas số 01.02.2007 cho rằng Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex đã thông báo không đúng về chuyện đưa người sang Mỹ lao động. Ví dụ như họ nói rằng cần tuyển công nhân sang Mỹ hái cam, cắt cỏ thợ hàn với lương tháng 5.000 đôla ngoài lệ phí chưa biết. Ngoài ra ai đi còn phải đóng tiền thế chân 15.000 đôla. Ngoài hai cơ quan AIC và Viracimex, công ty TNHH Úc Việt đã thu lệ phí từ 5000 đến 8.000 Mỹ kim để đưa người Việt sang Thái Lan học Anh văn chờ ngày đi Mỹ lao động.
Tờ báo trên trích thuật tờ báo Tuổi Trẻ cho biết nhiều người sang Thái Lan đóng học phí rồi mới biết mình bị lừa nên lập tức đòi bồi hoàn. Ngày 8 tháng 1 vừa qua Đại sứ quán Hoa Kỳ là đã mở cuộc họp báo để đính chính những thông tin sai lạc của hai cơ quan AIC và Viracimex.
Ông Jeffrey C.Schwenk, trưởng bộ phận Lãnh sự, ông P. Matthew Gillen, trưởng phòng chiếu khán không di dân (non-immigrant visa) và bà Mary Ann Russell trưởng ban Di Trú và Nhập Tịch nói chính phủ Mỹ và Việt Nam chưa ký một thỏa thuận nào về xuất khẩu lao động.
Phía Hoa Kỳ theo họ cũng không làm việc với tổ chức môi giới hay xuất khẩu lao động nào tại Việt Nam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ. Ngoài lệ phí visa (100 Mỹ kim) sứ quán sẽ không thu bất cứ lệ phí nào khác. Nhưng chỉ một ngày sau cuộc họp báo của Sứ quán Mỹ tức ngày 09-02, Cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước thuộc Bộ Lao Động–Thương Binh và Xã Hội cho báo chí biết chính phủ Việt Nam vừa cho phép đưa người lao động sang Mỹ làm việc và giao cho hai doanh nghiệp phụ trách việc này sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phổ biến công văn 883/VPCP-VX. . .
Báo Tuổi Trẻ trong bài “Thêm Một Chiêu Lừa Xuất Khẩu Lao Động: Giấc mơ Mỹ trên đất Thái” (11/02/07) đã có bài về chuyện lừa đảo xuất khẩu lao động sang Mỹ mà họ nói là của công ty TNHH Úc Việt, có trụ sở tại quận Tân Bình, Saigon và Trung Tâm Anh ngữ ESI ở Bangkokhttp://www.tin247.com/lua_dao_xuat_khau_lao_dong_sang_my-1-166549.html
Trong năm 2007 sao có nhiều chuyện lạ như vậy? Lao động Việt nam mới làm việc đã có lương cao hơn kỹ sư Mỹ ư?Không lẽ tòa đại sứ Mỹ nói sai? Nhiều người cho rằng thủ tướng ký công văn 883/VPCP-VX là để cứu bồ khỏi sập tiệm. Nhưng trong báo chí và chúng ta có ai thấy công văn 883/VPCP-VX ? Thủ tướng Việt Nam có lên tiếng xác nhận đâu! Nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận, vì người ta bảo thủ tướng Việt Nam ký công văn cho phép chứ không đề cập việc Mỹ đồng ý hay không! Còn phát ngôn các công ty nói ra thì ta nên hiểu đó là dự tính, là giấc của họ trong việc buôn người sang Mỹ.
Có lẽ năm 2007, giấc mơ " quy mã " của cộng sản chưa thành. Trong tờ Giao Thông vận tải, ông Trịnh Vĩnh Hội cho biết:
Việc tạm dừng chưa đưa lao động sang Mỹ không phải đóng cửa mà là tạm ngừng để lựa chọn doanh nghiệp có đầy đủ uy tín và trách nhiệm trước người lao động và trước cả hai chính phủ. Việc này không những bảo đảm cơ hội cho doanh nghiệp khi tiếp cận với thị trường mới mà còn bảo đảm quyền được làm việc cho người lao động.Theo tôi được biết, phía Việt Nam đang tiếp tục hợp tác với cơ quan chức năng, cụ thể sẽ có đoàn sang Mỹ để khảo sát.http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/du-lich-thi-truong/My_con_can_rat_nhieu_lao_dong_Viet_Nam/
Gần giữa năm 2007, giấc mơ " quy mã" chỉ là thí điểm do chính phủ cho phép. Tin 247.com theo báo Tuổi Trẻ cho biết trao đổi về việc đưa lao động sang Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), cho biết đến thời điểm này Chính phủ mới cho phép (về nguyên tắc) hai đơn vị được thí điểm tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở Mỹ. Đó là Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC, 75 Âu Cơ, Hà Nội) và Trung tâm Phát triển việc làm và xuất khẩu lao động (thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư thiết bị đường sắt - Viracimex, ở TP HCM). Hai đơn vị này được phép tuyển thí điểm đưa tám thợ hàn đi làm việc tại Mỹ.
http://www.tin247.com/lua_dao_xuat_khau_lao_dong_sang_my-1-166549.html
Con số lúc thí điểm rất khiêm nhường nhưng nhiều người đã sa bẫy! Đa số dân Bắc ghét Mỹ nhưng lại thích học tiếng Anh và đi làm ở các nước tư bản, đặc biệt là Nhật, Đài Loan, Đại Hàn Úc, Canada và Mỹ! Vì vậy mà giá cả những nơi này rất cao!
Tờ VẬTGIÁ.COM ngày 10 tháng 12-2008 trả lời người hỏi về việc XKLD tại Mỹ :
Bộ LĐTB&XH cho phép thí điểm xuất khẩu lao động sang Mỹ làm việc. Đến nay, các doanh nghiệp XKLĐ VN đã đưa được 23 lao động VN đầu tiên sang Mỹ. Trong đó có 21 lao động của Công ty cổ phần XKLĐ, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN) và 2 lao động của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC - Bộ Giao thông vận tải) đã đến làm việc tại Mỹ.
http://www.vatgia.com/hoidap/4502/63547/co-duoc-xuat-khau-lao-dong-sang-my-ko.html
Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang thực hiện thí điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada... Đáng chú ý là hơn 80% vụ lừa đảo trong thời gian qua đều nhắm vào đối tượng có nhu cầu đi làm việc ở Hàn Quốc.http://www.viet.no/forum/viewtopic.php?t=1667">http://tintuc.xalo.vn/00271484734/xuat_khau_lao_dong_thi_truong_cang_mo_cang_de_bi_lua.html
VI. BUÔN DÂN, SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI
Cộng sản thường không thành thật trong việc kê khai và tuyên bố các con số. Bao giờ cộng sản cũng dối trá, tuyên truyền và lường gạt. Trong khi chờ đợi, ta tạm dùng những số liệu hiện có.
Hiện nay, tờ Người Lao Động cho biết từ năm 2007 đến nay, cả nước chỉ có khoảng 300 người được đưa sang ba thị trường mới nói trên và hằng năm chỉ có khoảng 70.000 lao động VN ra nước ngoài làm việc, trong khi tờ Việt Nam News Network ở trên cho biết con số riêng ở Đài Loan vào 9/2004 là 80.890!
Theo tờ Lao Động và Thương Binh Xã hội, trong bài "Hợp tác lao động với nước ngoài – 30 năm hội nhập và phát triển", chỉ tính riêng từ năm 2003 đến 2009, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa được gần 77.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số ngoại tệ mà người Việt Nam qua con đường XKLĐ gửi về nước hàng năm đạt 1,7 tỷ USD, và hiện nay có khoảng 500.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 50% số lao động được đào tạo. http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50583/seo/Hoi-nghi-dai-bieu-can-bo-cong-chuc-co-quan-Bo-Lao-dong-Thuong-binh-va-Xa-hoi/language/vi-VN/Default.aspx
Tờ Sai Gòn Giải Phóng online loan tin ngày 28-1-2010, tại Hà Nội, Bộ LĐTB-XH cho biết, sau 30 năm hợp tác lao động với nước ngoài, hiện nay cả nước đang có khoảng 500.000 lao động và chuyên gia làm việc tại 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng năm, lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,7 tỷ USD.http://www.sggp.org.vn/xahoi/2010/1/217227/
Sau 1975, cộng sản đưa ra bao thủ đoạn lừa đảo. Họ tổ chức làm giấy giả lên máy bay. Một vài gia đình nộp tiền cho họ, lên máy bay Mỹ nhưng kết cuộc vừa lên máy bay bị Mỹ đuổi xuống mà trở về nhà! Họ tổ chức đưa người ra ngoại quốc bằng máy bay nhưng đến Lào hay Miên hay Huế, Hà Nội thì hạ cánh. Thế là tiền mất tật mang! Nay thì nhiều tổ chức đưa người nhập cảnh sang Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan, Sigapore, Malaysia, Anh, Pháp, Ba lan, Tiệp Khắc.. . bằng nhiều danh xưng và nhiều cách thức nào là xuất khẩu lao động, hôn nhân, du sinh, du lịch, xuất cảnh công khai và xuất cảnh bất hợp pháp.
Cộng sản ăn đơn ăn kép. Mỗi năm họ được 1,5 tỷ tiền gửi về nhà, cộng thêm tiền công nhân nộp trước khi đi. Các nạn nhân cho biết họ phải nộp 10 ngàn, hai chục ngàn đô. Cứ tính nửa triệu người, mỗi người năm ngàn đô, con số lên tới hai tỷ rưỡi Mỹ kim! Tổng cộng khoảng 4 tỷ Mỹ kim! Cộng sản lãi to trong sự nghiệp buôn dân bán nước!
VII. TÌNH TRẠNG NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI
Ngày nay, kỹ nghệ XKLĐ đang bế tắc. Lý do chính là kinh tế suy thoái trên toàn cầu.Ngoài ra còn có những lý do khác như người Việt Nam kỹ thuật non làm hư hỏng máy móc và sản phẩm của chủ nhà, người Việt Nam phạm tội ác, uống rượu, đánh lộn, trồng cần sa. . .Khắp nơi từ Nga, Đông Âu, Malaysia, Đài Loan , Đại Hàn.. . ta thấy người Việt Nam bỏ trốn, hoặc bị cho nghỉ việc sớm. Dù khổ một số không về vì không tiền mua vé. Một số không muốn về vì chưa trả xong nợ, hoặc về Việt Nam tương lai đen tối hơn.
Tạp chí CAND.COM ( Công an nhân dân ) ngày 7-2-2010 viết như sau về tình trạng XKLD
Trong năm 2009, thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam bị suy sụp vì nhiều lý do nhưng có hai lý do chính:
+Quốc gia chủ nhà lâm cảnh kinh tế khủng hoảng.
+Khách Việt Nam quậy phá.
Trong bài "Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kinh tế suy thoái" 2:50, 15/02/2009 có đoạn:
Không những thế, để hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp cho lao động bản địa, mới đây Ủy ban Lao động Đài Loan quyết định thu hẹp số lượng lao động nước ngoài. Theo đó sẽ tạm dừng tiếp nhận mới lao động nước ngoài đối với ngành sản xuất chế tạo có chế độ 3 ca. Ước tính năm 2009, các nhà máy xí nghiệp ở Đài Loan sẽ giảm bớt 3 vạn lao động nước ngoài. Tại Malaysia, Chính phủ nước này cũng đang phải thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm đầu tư vào các dự án liên quan đến nhà ở và quốc phòng. Chính phủ Malaysia đang tìm cách giảm số lượng lao động nước ngoài vào từ nay cho đến năm 2010, mỗi năm 400 nghìn người. Với Hàn Quốc, do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, phải giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nên cuối năm 2008, Bộ Lao động Hàn Quốc quyết định không tổ chức đợt 2 kiểm tra tiếng Hàn cho lao động nước ngoài.
Bài trên cũng viết:
Năm 2009, mục tiêu mà Quốc hội đặt ra là sẽ đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Đây sẽ là cái đích không dễ dàng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nhiều hợp đồng xuất khẩu lao động từ đối tác nước ngoài đã bị thu hẹp về số lượng tuyển dụng. Những thị trường mà số lượng vẫn ổn định thì lại có xu hướng giảm lương.
Tờ báo này viết về tình trạng công nhân Việt Nam tại Qatar như sau:
chỉ một thời gian ngắn sang đây, lao động Việt Nam đã mất điểm do quá nhiều vi phạm, từ trộm cắp, đánh nhau, nấu rượu lậu... vì vậy cuối năm 2007, Qatar đã tạm ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam để chấn chỉnh http://ca.cand.com.vn/news/
Trần Đức Tường trong bài "Xuất cảng lao động hay bán dân đi làm nô lệ(VNN) của tờ Việt Nam News Network cho biết con số lao động tại Đài Loan và tình cảnh của họ như sau:Đảng cộng sản luôn rêu rao tranh đấu cho vô sản, nào là phục vụ nhân dân, vì nhân dân, cho nhân dân nhưng thực tế là buôn dân, bán nước.
Sau 1975, Đảng Cộng sản chủ trương cho người dân miền Bắc ưu tiên việc xuất khẩu lao động. (XKLĐ). Nhân dân đi đã đành mà cán bộ cũng xếp hàng xin đi. Lúc này đi lao động tại khối Cộng sản như Nga, Hung, Tiệp . . .cho nên phong trào này được gọi bằng một danh từ mỹ miều là " lao động xã hội chủ nghĩa" hoặc "hợp tác lao động " chứ không phải mộ phu hay bán người!
Mục đích của Việt Nam là bắt dân đi trả nợ các nước XHCN. Người lao động bị bóc lột vì một phần lương được khấu trừ để trả nợ quốc tế, một phần phải nộp cho bọn đầu gấu đảng cộng sản. Tuy vậy, phải có thế mạnh, phải là cán bộ hay con em cán bộ mới được đi. Có lẽ đi Liên Xô cũng sung sướng cho nên khi về ai nấy đều mang tủ lạnh, máy may, xe gắn máy, xe đạp, nồi, niêu, song chảo về và mặt mũi phớn phở hẳn ra. Dương Thu Hương đã nói đến việc xuất cảng laọ động trong Những Thiên Đường Mù mà nhân vật chính là Cậu Chính, một con người điển hình của chế độ cộng sản.
Phải thật lâu, người trong Nam mới được vinh hạnh đi lao động XHCN. Việc xuất cảng lao động này làm cho Liên Xô nhận rõ con người XHCN Việt Nam. Đất nước họ yên lành thì người Việt Nam sang làm đảo lộn mọi sự. Xin kể ba chiêu độc đáo của đa số con người XHCN Việt Nam anh hùng và trí tuệ.
Chiêu thứ nhất, người Việt Nam theo thói quen mua gạo tổ ở Việt Nam, trong khi dân Liên Xô trời lạnh ngủ đến 8, 9 giờ mới dậy, thì phe ta sắp hàng từ 6, 7 giờ sáng mua sạch hàng khiến cho các ông bà cô cậu Liên Xô không còn hàng mua nữa. Chiêu thứ hai, người Việt Nam hối lộ các cửa hàng cho nên bao nhiêu hàng hóa tốt biến khỏi kho hàng, khiến cho các ông Tây xếp hàng cả ngày mà đành phải trở về tay không!
Cái chiêu thứ ba là Việt Nam làm hàng mạo hóa như quần bò (Jean ), áo phong là hàng mà người Nga thích nhất, và nhiều hàng khác. Nhưng mang được vài bữa là hỏng, là rách, là phai mực. ..Từ đó người Liên Xô khinh bỉ người Việt Nam mà không coi là đồng chí anh em nữa.
Khi tôi sang Canada năm 1995, gặp gỡ những người Liên Xô thì họ nhìn tôi bằng cặp mắt khinh bỉ và thù hận mà thù hận thì nhiều hơn là khinh bỉ! Con sâu làm rầu nồi canh! Tôi biết tôi phải lãnh cái "tội tổ tông" và "tội đồng bào"! Nhưng biết làm sao!
Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, những người lao động cán bộ và con em cán bộ gốc XHCN lại bỏ XHCN mà chạy sang các nước tư bản.
Thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ XX, người Pháp đã tuyển công nhân đi làm ở Tân Đảo (Nouvelle-Calédonie) và Tân thế giới ( Vanuatu). Nay thì Cộng sản Việt Nam thay thế Pháp mộ phu đi khắp thế giới.
II. MỤC ĐÍCH BUÔN DÂN
Mỗi thời đại có một danh từ khác nhau. Thời thực dân gọi là mộ phu, nghĩa là chiêu mộ lao động. Thực dân đem lao động đi trong và ngoài nước. Mục đích là dùng lao động để khai thác thuộc địa, đặc biệt là trong nông nghiệp. Bọn thực dân bắt dân da đen sang Mỹ làm nô lệ cũng trong mục đích này. Thời này, bọn thực dân dùng súng đạn để cướp đất và bắt nô lệ. Sau này, người ta không bắt nô lệ mà dùng những hình thức tinh vi hơn. Dù sao đi nữa, cũng đi đến việc buôn bán nô lệ bằng cách này hay cách khác để thu lợi nhuận.
Ngày nay, việc đưa lao động hay buôn người ra nước ngoài đã trở thành một dịch vụ bí mật và công khai. Nhiều nước đã làm việc này như Phi Luật Tân, nhưng họ làm khác Việt Nam. Họ ăn lời vừa phải, họ để cho người lao động có thể sống. Thí dụ người công nhân viên chức quân chủ và tư bản để cho dân ăn no để có sức làm việc, còn trong chế độ cộng sản, công nhân viên lương chỉ đủ sống trong mười ngày hay nửa tháng.. Họ cũng còn nhân đạo cho nên ít nhất tù nhân cũng có bát cơm còn tù nhân cộng sản chỉ ăn khoai sắn do tù trồng lấy mà lại không được ăn no..
Trong mọi cách thức kinh doanh và cai trị, Việt Nam luôn mang tính bóc lột, lừa đảo, man rợ và bất nhân.
Trong việc mộ phu, thực dân và cộng sản có ba điểm khác nhau. Điểm thứ nhất việc mộ phu thời thực dân là do tư nhân người Pháp, chính quyền thực dân không đứng ra lãnh đạo còn nay thỉ đảng cộng sản lãnh đạo việc buôn nô lệ. Điểm thứ hai dân nghèo muốn đi thì đi, không phải trả lệ phí, không phải hối lộ, nay thì vô sản phải chi nhiều thứ cho cộng sản. Điểm thứ ba là người đi lao động thời thực dân được chủ trả trước một số tiền nay thì cộng sản trấn lột trước khi lao công bước chân lên tàu!
Các công ty xuất cảng lao động hay giới thiệu việc làm ở các nước có ba đặc tính:
+Chi phí dịch vụ hợp lý, không có nạn trung gian đưa cao tiền môi giới.
+Lao động được hướng dẫn về nhiều thứ như ngôn ngữ, kỹ thuật và văn hóa nước chủ nhà.
+Công ty nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Nói chung, họ có pháp luật và tình người. Còn cộng sản thì độc tài, độc quyền cho nên họ mặc tình thao túng. Họ vì lợi mà bóc lột và lừa dối nhân dân. Vì không có báo chí, vì không đa đảng, vì không có luật pháp và vì tham nhũng, đảng cộng sản đã cướp bóc và lường gạt người lao động.
Quân chủ và tư bản đều chủ trương quân bình công ích và tư lợi, trong khi cộng sản tuyên bố hy sinh cá nhân cho đoàn thể nhưng thực tế họ làm ngược lại. Stalin, Mao, Hồ chỉ nghĩ đến cá nhân, và hầu hết bọn cộng sản trên thế giới đều là những lãnh chúa, những đế vương quyền hành vô cùng rộng lớn mà toàn thể nhân dân là nô lệ.
Cộng sản ban hành mọi chủ trương, chính sách đều nhắm lợi ích cho riêng một nhóm người, cho giai cấp mới. Mục đích xuất khẩu lao động, mục đích buôn dân bán nước cũng vì tư lợi của gia đình chúng, phe nhóm chúng mà bóc lột vô cùng dã man, đẩy người lao động vào cảnh khốn cùng và con đường chết.
III. CÁC TỔ CHỨC
Cộng sản bao giờ cũng có hai mặt: mặt trái và mặt phải, mặt công khai và mặt bí mật. Về mặt công khai, cộng sản cho phép gia quyến và thủ hạ lập ra các công ty, gọi là xuất khẩu lao động (XKLĐ), giới thiệu hôn nhân. Ngoài ra họ còn làm những việc mờ ám như đưa người di dân lậu, buôn lậu, trồng cỏ, buôn bán xì ke ma túy, tổ chức bán dâm. . .Tất cả đều là dịch vụ buôn người, là sự nghiệp buôn dân bán nước. là vét cạn kiệt sức lao động con người, là cướp bóc trắng trợn, là đày đọa con người một cách dã man.
Mặc Lâm trong bài phóng sự "Đâu là thực tế của vấn đề Lao động Xuất khẩu?" trên RFA cho biết theo những số liệu chính thức của Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trên địa bàn thành phố có 52 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có 8 công ty thuộc quyền quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh số còn lại thuộc quyền quản lý của các bộ ngành đoàn thể thuộc trung ương và các UBND các tỉnh thành phố. Tuy nhiên rất nhiều công ty tư nhân không thuộc sự quản lý của nhà nước kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu lao động vì đây là một dịch vụ không tốn kém tiền đầu tư nhưng nguồn lợi thu vào rất đáng kể.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.html
Tờ Thông Tin Pháp Luật ngày 11-12- 2009 cho biết cả nước hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12/11/4210/
IV. CỘNG SẢN VIỆT NAM CẮT CỔ DÂN LAO ĐỘNGNhư đã trình bày ở trên, các công ty khác nhau đã tùy tiện nâng giá, khiến cho người dân phải cầm thế, bán nhà, đất và mang công mắc nợ. Ngày xưa, cộng sản đề cao lao động. Cộng sản ghét nhất những người ngồi không hưởng lợi, trong đó, tư bản, địa chủ,. ., là bị kết tội nặng. Cộng sản cũng kết tội bọn mại bản, tức là bọn trung gian ăn lời. Trong kháng chiến, cộng sản đã giết các tay mại bản. Nay thì trong hàng ngũ cộng sản nổi lên hàng hàng lớp lớp mại bản, là bọn trung gian ăn lời. Trong dịch vụ buôn người, ngoài các tay thân tín của các ông tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng, đại tướng, bộ trưởng, làm giám đốc các công ty, còn có những hạng trung gian các cấp và bọn lưu manh ăn theo. Xuống mỗi cấp là giá dịch vụ tăng lên vì họ đòi thêm tiền môi giới . Mỗi lao động đã phải mắc số nợ khoảng mười lăm, hai chục ngàn đô . Như vậy người lao động phải tích lũy bao lâu mới trả xong nợ? Giá cả càng đẩy lên cao, tàn ác hơn thời thực dân. Vì nghèo đói, vì bị dụ dỗ, người dân Việt Nam đã bị cộng sản bóc lột tàn nhẫn, không còn đường sống.
Vì nghèo khổ không việc làm, và vì nghe theo những tuyên truyền xảo trá của cộng sản, dân chúng đã đua nhau đi lao động, lấy chồng Đài, chồng Hàn làm gái ở khắp nơi và nhập cư bất hợp pháp.
Cũng theo RFA trong bài trên, trung bình mỗi lao động nộp đơn xin đi lao động nước ngoài phải nộp cho công ty 1200 đôla và nhiều phí phụ thu khác như phí huấn luyện ngoại ngữ, phí huấn luyện chức năng làm việc, khám sức khỏe...
Nhân viên Công ty Hướng Dương cho đài RFA biết :Trong số tiền họ nộp trước khi đi là khỏang hơn 5000 đôla, đã bao gồm hai năm phí quản lý của Việt Nam theo quy định của Bộ cho những người đi lao động nước ngoài dù nước nào chăng nữa thì phải nộp phí này một năm là một tháng lương cơ bản. Sang bên kia thì các bạn sẽ phải chịu khấu trừ những khoảng theo quy định của Đài Loan chẳng hạn như tiền khám sức khỏe định kỳ cứ mỗi ba năm thì khám 4 lần, tiền bảo hiểm y tế, tiền phí dịch vụ Đài Loan.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.html
Báo TTLC cho biết tổng các khoản phí thu của người lao động trước khi đi là 6.500-7.000 USD/người, gồm phí làm thủ tục tại Mỹ, phí môi giới, dịch vụ, vé máy bay khứ hồi theo qui định hiện hành. Ngoài ra, nhằm hạn chế lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp sẽ đặt thêm mức thu tiền đặt cọc "chống trốn" khoảng 15.000 USD/người.
http://www.ttlc.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=782&mcid=323&sub=&menuid=
Tờ Vật giá.com ngày 22/08/2008 cho biết như sau:
Khi được trúng tuyển, người lao động sẽ phải đóng các khoản chi phí theo quy định khoảng 12.000 đô la Úc (phía đối tác hỗ trợ 1.000 đô la Úc trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ);
http://www.vatgia.com/hoidap/4502/39117/dieu-kien-de-duoc-di-lao-dong-xuat-khau-o-my-va-uc.html
Như vậy, người vô sản muốn đi lao động kiếm tiền hay tư sản đỏ muốn di dân chuyển tiền sang Mỹ it nhất phải nộp mỗi người cho giai cấp thống trị hay bọn buôn người trên 20 ngàn đô.Đó là một số tiền mà người bình thường ở Canada và Mỹ khó lòng dành dụm được trong một kiếp người! Tội nghiệp quá, bọn lưu manh ở Việt Nam đã trấn lột người vô sản Việt Nam!
Nếu ai đó đặt ra câu hỏi: Dù đặt ra tiền " chống trốn", công nhân có trốn không? Và một số trở về Việt Nam, công ty có trả tiền không? Tôi nghĩ rằng không!
Ngày nay, dịch vụ buôn người không còn thịnh thế nữa. Các tay đầu gấu Việt Nam nay thu nhập kém. Họ đã trả giấy phép kinh doanh vì họ không muốn phải trả lại tiền cho công nhân về trước thời hạn!
Tờ Sài Gòn Giải Phóng online đưa tin:
Trao đổi với PV Báo SGGP ngày 28-1 -2010, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH), cho biết, tính cả số Doanh nghiệp (DN) bị rút giấy phép xuất khẩu lao động vì vi phạm và số DN tự nguyện trả lại giấy phép, đến thời điểm này, đã có khoảng 25 DN rút khỏi lĩnh vực XKLĐ. . .Ông Hải khẳng định, theo quy định của luật thì mặc dù các DN đã trả giấy phép hoạt động để chuyển sang lĩnh vực khác nhưng vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng như nghĩa vụ với người lao động đã được ghi trong hợp đồng cho đến khi người lao động về nước http://www.sggp.org.vn/xahoi/2010/1/217227/
Luật Việt Nam, giấy tờ Việt Nam lại là chuyện khác. Cộng sản dùng quyền thế, mưu mẹo gian manh, và trắng trợn vi phạm luật lệ do chúng đề ra, do chúng hứa hẹn bởi vì đảng và lưu manh là một. Nay thì người cộng sản đóng vai chủ nhân tư bản bóc lột. và bóc lột tàn tệ hơn thực dân! Lẽ dĩ nhiên đảng cộng sản không công khai ra mặt mà cho chân tay đứng ra tổ chức các công ty buôn người. Bên cạnh việc này, bộ máy chính quyền và công an bao che. Tệ đoan này xảy ra bao nhiêu năm với các vụ tham nhũng, cướp tài sản quốc gia và tài sản tư nhân, nhưng báo chí cộng sản im tiếng. Vì dư luận quốc ngoại sôi nổi, vài tờ báo cộng sản đành phải đóng vai ngụy quân tử kết án các công ty mà không dám vạch mặt cộng sản gian ác đã buôn dân, bán nước.
Quốc tế và hải ngoại đã lên tiếng về việc cộng sản Việt Nam buôn người. Tiếng kêu vang dậy khắp nơi cho nên báo chí trong nước phải lên tiếng gọi rằng là!
Tạp chí điện tử "NGƯỜI LAO ĐỘNG" của Liên Đoàn Lao Động thành phố HCM, ra ngày 6-2-2010, với nhan đề Người lao động bị “bóp cổ”, nội dung như sau:
Phải mạnh tay xử lý những doanh nghiệp lợi dụng thu phí cao của người lao động
So với lao động các nước cùng khu vực Đông Nam Á, lao động VN đi làm việc ở nước ngoài đang phải gánh chịu chi phí cao nhất. Tình trạng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) thu phí tràn lan, lạm thu, trục lợi đã đẩy chi phí lên cao. Không phải ngẫu nhiên mà giám đốc một trung tâm đào tạo lao động XKLĐ đã ví von rằng: “Làm XKLĐ lời như... buôn súng!”.http://www.nld.com.vn/20091026104216853P0C1051/nguoi-lao-dong-bi-bop-co.htm
Đừng tin gì những điều cộng sản nói. Trong thế giới cộng sản, lý thuyết và thực tế là hai chuyện khác nhau. Về lý thuyết thì Việt Nam nhân dân làm chủ , người vô sản lãnh đạo đất nước và tổ quốc được độc lập, nhân dân tự do, hạnh phúc nhưng thực tế không phải vậy. Một thí dụ nhỏ. Xe bị vi phạm giao thông, công an phạt một giấy là một ngàn đồng Việt Nam. Nghe ra rất nhẹ nhưng Công an thi hành biên phạt một lần 30 giấy, 50 giấy phạt ngàn đồng. Cũng vậy, nếu ai tin vào pháp luật, báo chí cộng sản đều lầm to.
Tờ báo Người Lao động cũng nói đến Luật về người lao động (NLĐ) VN và thực tế như sau:
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản pháp luật hiện hành quy định cụ thể chi phí NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo từng thị trường. Thế nhưng chi phí thực tế mà họ bỏ ra thường cao hơn nhiều lần so với quy định. Ở Đài Loan, thị trường NLĐ bị thu vô tội vạ nhất với khoản chi phí môi giới từ 3.000 – 4.000 USD/người, cao gấp đôi quy định.
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản pháp luật hiện hành quy định cụ thể chi phí NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo từng thị trường. Thế nhưng chi phí thực tế mà họ bỏ ra thường cao hơn nhiều lần so với quy định. Ở Đài Loan, thị trường NLĐ bị thu vô tội vạ nhất với khoản chi phí môi giới từ 3.000 – 4.000 USD/người, cao gấp đôi quy định.
Nếu cộng phí dịch vụ, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, tiền vé máy bay, lệ phí visa, chi phí đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết... thì tổng chi phí NLĐ nộp trước khi sang Đài Loan khoảng 6.000 – 7.000 USD/người. Với mức chi phí này, phải mất một nửa thời hạn làm việc theo hợp đồng, NLĐ mới tích lũy được thu nhập để bù đắp chi phí.
Tờ báo trên cũng nói đến việc đi lao động ở Nhật Bản, công nhân đã bị bọn cộng sản bóc lột trắng trợn nhưng công an, chính quyền và bộ Lao Động cũng chỉ là một bọn ăn chia với nhau:
Ở thị trường Nhật Bản, theo quy định của nước này, lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là chương trình tu nghiệp sinh – TNS) được chủ sử dụng lao động đài thọ một lượt vé máy bay, chi phí đào tạo ngoại ngữ, nơi ở, chu cấp dụng cụ sinh hoạt... Nhưng thực tế, để được sang Nhật Bản, chi phí một lao động phải bỏ ra khoảng 90 triệu đồng; chưa kể khoản tiền bảo lãnh hoặc tiền thế chấp, giấy tờ nhà đất thế chấp... trị giá từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Tờ báo trên cũng nói đến thị trường Úc và Canada , người dân cũng bị cắt cổ mổ bụng vì bị lừa vào tròng:
Ở thị trường khác, nhất là thị trường mới, NLĐ phải nộp mức phí cao ngất ngưởng. Mức thu một lao động sang thị trường Canada, Úc hiện đang được các DN XKLĐ áp dụng xấp xỉ 200 triệu đồng/người, trong đó chỉ riêng phí môi giới đã hơn 5.000 USD. Ở Mỹ, chi phí này lên đến khoảng 13.000 - 15.000 USD, trong đó phí môi giới từ 8.000 – 10.000 USD/người, tùy đơn hàng.
Tờ Người Lao Động cũng cho biết :
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã từng lên án những mặt trái của di cư quốc tế, nổi cộm là tình trạng lợi dụng buôn người và bóc lột thông qua hình thức hợp tác XKLĐ. Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều nước, lãnh thổ tiếp nhận lao động đã đưa ra những chính sách, quy định có lợi hơn cho lao động nước ngoài.
Tại Hàn Quốc, chương trình TNS đã được thay thế bằng chương trình cấp phép lao động EPS giúp NLĐ VN sang Hàn Quốc chỉ mất khoảng 700 USD thay vì 4.000 – 5.000 USD như trước.
Chính quyền Đài Loan cũng siết chặt quản lý bằng quy định mới áp dụng từ tháng 9 – 2009; theo đó buộc các tổ chức cung ứng, tiếp nhận lao động vào Đài Loan phải thực hiện đúng cam kết chi phí do VN và Đài Loan thống nhất; không được lợi dụng o ép NLĐ ký những khoản vay không có thật để thu phí bất hợp pháp.
Nếu làm đúng quy định thì mức phí của một lao động sang Đài Loan chỉ khoảng 3.000 USD – 4.000 USD, thay vì 6.000 – 7.000 USD như hiện tại.
Quốc tế đã ngăn chận việc buôn người, xuất cảng lao động nhưng ở Việt Nam bọn cộng sản vẫn thừa mánh khoé gian dối mà qua mặt quốc tế. Các nạn nhân trước khi đi đã nộp tiền cho chúng rồi, không ai kiểm soát và điều tra được!
V. CỘNG SẢN VIỆT NAM LƯỜNG GẠT
Mục đích cộng sản ngày nay là làm giàu bất chấp thủ đoạn. Chúng chủ trương độc đảng là muốn cướp tài sản nhân dân, bóc lột và khủng bố nhân dân. Từ trước đến nay, cộng sản chuyên lừa bịp. Một mặt chúng theo Marx chỉ trích tư bản bóc lột, nói xấu Âu Mỹ nhưng mặt khác chúng lại tuyên truyền cho việc XKLD, nào là tư bản lương cao, đời sống ở tư bản sung sướng. Ở đâu chúng cũng tuyên tuyền dụ dỗ, như ở ngoại quốc lương tối thiểu 4, 5 ngàn đô một tháng, hoặc 5 hay 6 trăm triệu Việt Nam mỗi năm. Ở Việt Nam, tư sản đỏ trong tay có hàng triêu, hàng tỷ đô la, sáu bảy biệt thự, năm mười công ty, còn dân nghèo khó kiếm việc làm giáo viên cấp ba lương hàng tháng khoảng 700 ngàn VN, công nhân khoảng nửa triệu, nghe nói lương Âu Mỹ mỗi tháng 40, 50 triệu Việt Nam ai mà không ham?
Sự thực là ở các nước tư bản không phải ai cũng giàu. Tiến sĩ, kỹ sư thất nghiệp cả đống nhất là thời kỳ kinh tế toàn cầu suy sụp. Tốt nghiệp đại học ở Canada thịnh thời là 40 ngàn mỗi năm. Ở Mỹ có người lương hàng năm một trăm hai trăm ngàn đô nhưng thuế hết một nửa, tiền nhà, tiền y tế cũng khá nặng. Lại nữa, công việc lúc có lúc không, không ai bảo đảm dài lâu.
Tại các nước tư bản, xin việc không phải dễ, nay vào buổi kinh tế khủng hoảng, công việc lại càng hiếm hoi. Có những ngành nghề đã chết hay chết gần 90% như ngành hightech. Thung Lũng Hoa Vàng California đã trở thành thung lũng chết. Và hầu hết, các công ty điện toán đều đóng cửa chuyển sang Trung Quốc, và các kỹ sư computer ở Âu, Mỹ thất nghiệp .Bao lâu nay, Mỹ, Canada, Pháp Đức, Nga, số thất nghiệp mỗi nước lên hàng chục triệu người, làm sao bảo đảm rằng công nhân ra nước ngoài có thể làm trong hai, ba năm? Thường là sau ba tháng làm thử, công nhân có thể bị thải nếu làm kém.
Phải làm trên sáu tháng hay một năm mới có tiền thất nghiệp. Tiền thất nghiệp thường chỉ kéo dài khoảng sáu tháng hoặc một năm. Đời sống ngoại quốc tự do và sung sướng hơn Việt Nam nếu có việc làm nhưng chi phí đời sống đắt đỏ so với Việt Nam. Những người bình thường, mỗi người mỗi tháng phải chi tiền nhà khoảng 4 trăm đô, tiền ăn tối thiểu 2, ba trăm, tiền xe khoảng năm trăm (chưa kể bảo hiểm, và tiền sửa chữa), tiền điện khoảng một trăm đô. Chừng đó đã khoảng ngàn rưỡi đô. Nếu mua nhà, mua xe, học đại học thì mắc nợ ngân hàng, mỗi tháng it nhất cũng phải trả thêm một ngàn hay ngàn rưỡi trong hai, ba mươi năm. Phải lương cao và hai vợ chồng đi làm thì mới cáng đáng nổi. Vì nhiều món phải trả tiền, phải thanh toán cho nên không ai dư tiền. Đa số lương ở Canada khoảng ngàn rưỡi, hai ngàn một tháng. Như vậy chỉ là đủ ăn. Nêu bị bệnh, nếu có đám cưới, tháng đó e ngân quỹ gia đình thâm thủng!
Lẽ dĩ nhiên bên cạnh những người bình thường làm đủ ăn, hoặc thiếu ít nhiều, có những người ăn ra làm nên, thành triệu phú. Cộng sản luôn lừa dối, luôn ăn cướp tiền của và thân xác nhân dân, đặc biệt là dân lao động. Họ vẽ ra những thiên đường, thiên đường cộng sản và thiên đường tư bản để lừa dân. Họ chỉ cần dân nghe theo lời đường mật của họ, đóng tiền cho họ, rồi sau đó mặc kệ, đúng là " sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".
Nếu một người lao động sang đây dư được một tháng một hai trăm đô là giỏi, làm sao có tiền cho gia đình , và tiền trả nợ mười lăm, hai chục ngàn cho cộng sản? Làm sao đưa vợ con ra ngoại quốc như lời hứa hẹn của mấy ông Vẹm? Và làm sao hái trái trong ba tuần đã gửi về nhà ngàn rưỡi đô la?
Trong dịch vụ buôn người này, cộng sản thi hành nhiều điều mà cốt lõi là những việc sau:
+Luôn luôn dối trá. Họ không sợ bị pháp luật trừng trị vì họ có thế lãnh tụ đàng sau mà phần lớn là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, đại tướng, bộ trưởng, chủ tịch, bí thư tỉnh, thành ủy. .
+Tuyên truyền rằng Úc, Mỹ, Canada, mỗi năm thu nhập tối thiểu năm trăm, sáu trăm triệu Việt Nam, và họ nghĩ rằng mỗi lao động sẽ dễ dàng nộp cho họ một trăm, hay hai trăm triệu Việt Nam trước khi ra đi! Người lao động đâu biết rằng con số năm trăm triệu, sáu trăm triệu thu nhập là những lời đối trá của cộng sản. Nước ta là nước nông nghiệp, ta nên biết rằng nông nghiệp là có thời vụ. Mà công nghiệp, thương nghiệp cũng vậy. Nhất là ngày nay, kinh tế hoàn cầu suy sụp, ai bảo đảm công việc dài lâu dù là nông nghiệp hay công thương nghiệp. Dân ta vì nghèo đói, vì thiếu báo chí trung thực cho nên dễ bị cộng sản lừa dối trong chiến tranh và hòa bình.
+Cộng sản hứa hẹn hão huyền. Những hứa hẹn , những bản hợp đồng, những tin tức của cộng sản là dối trá. Làm sao có số lương hai ba chục đô một giờ? Làm sao lương tháng khởi đầu ba ngàn, năm ngàn? Làm sao đi lao động mà có thể đem vợ con đi theo? Ai lo doanh trại chứa hàng mấy trăm công nhân như báo cộng sản loan tin? Khi lên máy bay, cộng sản mới bắt người lao động ký hợp đồng. Nhiều người ký hơp đồng mà khi ra máy bay mới biết bị gạt đủ thứ. . .
+Cộng sản chi cần thu tiền, sau đó cuộc sống các công nhân ra sao họ không cần biết.
+Cộng sản mượn cớ lập công ty để mượn tiền ngân hàng mà bỏ túi.
+Cộng sản lập công ty là để đưa người nhập cư lậu, để hoạt động gián điệp, buôn bán nô lệ, trồng cỏ, buôn lậu. . ..
+Cộng sản có nhiều mánh gian trá như không có giấy phép lập công ty mà cứ lập công ty, không hay chưa có giấy phép của Việt nam và Mỹ, Úc, Nhật mà cứ quảng cáo và thu tiền.
+Du học sinh, hôn nhân thực ra cũng là một cách XKLĐ, là một cách buôn người. . .
Quan chức Việt Nam và báo chí cộng sản đã tích cực quảng cáo , tích cực đóng góp vào việc dối trá của việc buôn người này.
Tờ VnExpress ngày Thứ năm, 27/10/2005, lấy tin tờ Tuổi Trẻ quảng cáo đi lao động Mỹ như sau:Mục đích cộng sản ngày nay là làm giàu bất chấp thủ đoạn. Chúng chủ trương độc đảng là muốn cướp tài sản nhân dân, bóc lột và khủng bố nhân dân. Từ trước đến nay, cộng sản chuyên lừa bịp. Một mặt chúng theo Marx chỉ trích tư bản bóc lột, nói xấu Âu Mỹ nhưng mặt khác chúng lại tuyên truyền cho việc XKLD, nào là tư bản lương cao, đời sống ở tư bản sung sướng. Ở đâu chúng cũng tuyên tuyền dụ dỗ, như ở ngoại quốc lương tối thiểu 4, 5 ngàn đô một tháng, hoặc 5 hay 6 trăm triệu Việt Nam mỗi năm. Ở Việt Nam, tư sản đỏ trong tay có hàng triêu, hàng tỷ đô la, sáu bảy biệt thự, năm mười công ty, còn dân nghèo khó kiếm việc làm giáo viên cấp ba lương hàng tháng khoảng 700 ngàn VN, công nhân khoảng nửa triệu, nghe nói lương Âu Mỹ mỗi tháng 40, 50 triệu Việt Nam ai mà không ham?
Sự thực là ở các nước tư bản không phải ai cũng giàu. Tiến sĩ, kỹ sư thất nghiệp cả đống nhất là thời kỳ kinh tế toàn cầu suy sụp. Tốt nghiệp đại học ở Canada thịnh thời là 40 ngàn mỗi năm. Ở Mỹ có người lương hàng năm một trăm hai trăm ngàn đô nhưng thuế hết một nửa, tiền nhà, tiền y tế cũng khá nặng. Lại nữa, công việc lúc có lúc không, không ai bảo đảm dài lâu.
Tại các nước tư bản, xin việc không phải dễ, nay vào buổi kinh tế khủng hoảng, công việc lại càng hiếm hoi. Có những ngành nghề đã chết hay chết gần 90% như ngành hightech. Thung Lũng Hoa Vàng California đã trở thành thung lũng chết. Và hầu hết, các công ty điện toán đều đóng cửa chuyển sang Trung Quốc, và các kỹ sư computer ở Âu, Mỹ thất nghiệp .Bao lâu nay, Mỹ, Canada, Pháp Đức, Nga, số thất nghiệp mỗi nước lên hàng chục triệu người, làm sao bảo đảm rằng công nhân ra nước ngoài có thể làm trong hai, ba năm? Thường là sau ba tháng làm thử, công nhân có thể bị thải nếu làm kém.
Phải làm trên sáu tháng hay một năm mới có tiền thất nghiệp. Tiền thất nghiệp thường chỉ kéo dài khoảng sáu tháng hoặc một năm. Đời sống ngoại quốc tự do và sung sướng hơn Việt Nam nếu có việc làm nhưng chi phí đời sống đắt đỏ so với Việt Nam. Những người bình thường, mỗi người mỗi tháng phải chi tiền nhà khoảng 4 trăm đô, tiền ăn tối thiểu 2, ba trăm, tiền xe khoảng năm trăm (chưa kể bảo hiểm, và tiền sửa chữa), tiền điện khoảng một trăm đô. Chừng đó đã khoảng ngàn rưỡi đô. Nếu mua nhà, mua xe, học đại học thì mắc nợ ngân hàng, mỗi tháng it nhất cũng phải trả thêm một ngàn hay ngàn rưỡi trong hai, ba mươi năm. Phải lương cao và hai vợ chồng đi làm thì mới cáng đáng nổi. Vì nhiều món phải trả tiền, phải thanh toán cho nên không ai dư tiền. Đa số lương ở Canada khoảng ngàn rưỡi, hai ngàn một tháng. Như vậy chỉ là đủ ăn. Nêu bị bệnh, nếu có đám cưới, tháng đó e ngân quỹ gia đình thâm thủng!
Lẽ dĩ nhiên bên cạnh những người bình thường làm đủ ăn, hoặc thiếu ít nhiều, có những người ăn ra làm nên, thành triệu phú. Cộng sản luôn lừa dối, luôn ăn cướp tiền của và thân xác nhân dân, đặc biệt là dân lao động. Họ vẽ ra những thiên đường, thiên đường cộng sản và thiên đường tư bản để lừa dân. Họ chỉ cần dân nghe theo lời đường mật của họ, đóng tiền cho họ, rồi sau đó mặc kệ, đúng là " sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".
Nếu một người lao động sang đây dư được một tháng một hai trăm đô là giỏi, làm sao có tiền cho gia đình , và tiền trả nợ mười lăm, hai chục ngàn cho cộng sản? Làm sao đưa vợ con ra ngoại quốc như lời hứa hẹn của mấy ông Vẹm? Và làm sao hái trái trong ba tuần đã gửi về nhà ngàn rưỡi đô la?
Trong dịch vụ buôn người này, cộng sản thi hành nhiều điều mà cốt lõi là những việc sau:
+Luôn luôn dối trá. Họ không sợ bị pháp luật trừng trị vì họ có thế lãnh tụ đàng sau mà phần lớn là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, đại tướng, bộ trưởng, chủ tịch, bí thư tỉnh, thành ủy. .
+Tuyên truyền rằng Úc, Mỹ, Canada, mỗi năm thu nhập tối thiểu năm trăm, sáu trăm triệu Việt Nam, và họ nghĩ rằng mỗi lao động sẽ dễ dàng nộp cho họ một trăm, hay hai trăm triệu Việt Nam trước khi ra đi! Người lao động đâu biết rằng con số năm trăm triệu, sáu trăm triệu thu nhập là những lời đối trá của cộng sản. Nước ta là nước nông nghiệp, ta nên biết rằng nông nghiệp là có thời vụ. Mà công nghiệp, thương nghiệp cũng vậy. Nhất là ngày nay, kinh tế hoàn cầu suy sụp, ai bảo đảm công việc dài lâu dù là nông nghiệp hay công thương nghiệp. Dân ta vì nghèo đói, vì thiếu báo chí trung thực cho nên dễ bị cộng sản lừa dối trong chiến tranh và hòa bình.
+Cộng sản hứa hẹn hão huyền. Những hứa hẹn , những bản hợp đồng, những tin tức của cộng sản là dối trá. Làm sao có số lương hai ba chục đô một giờ? Làm sao lương tháng khởi đầu ba ngàn, năm ngàn? Làm sao đi lao động mà có thể đem vợ con đi theo? Ai lo doanh trại chứa hàng mấy trăm công nhân như báo cộng sản loan tin? Khi lên máy bay, cộng sản mới bắt người lao động ký hợp đồng. Nhiều người ký hơp đồng mà khi ra máy bay mới biết bị gạt đủ thứ. . .
+Cộng sản chi cần thu tiền, sau đó cuộc sống các công nhân ra sao họ không cần biết.
+Cộng sản mượn cớ lập công ty để mượn tiền ngân hàng mà bỏ túi.
+Cộng sản lập công ty là để đưa người nhập cư lậu, để hoạt động gián điệp, buôn bán nô lệ, trồng cỏ, buôn lậu. . ..
+Cộng sản có nhiều mánh gian trá như không có giấy phép lập công ty mà cứ lập công ty, không hay chưa có giấy phép của Việt nam và Mỹ, Úc, Nhật mà cứ quảng cáo và thu tiền.
+Du học sinh, hôn nhân thực ra cũng là một cách XKLĐ, là một cách buôn người. . .
Quan chức Việt Nam và báo chí cộng sản đã tích cực quảng cáo , tích cực đóng góp vào việc dối trá của việc buôn người này.
10 lao động đầu tiên của Việt Nam vừa được Chính phủ Mỹ cấp visa lao động có thời hạn tại Mỹ (visa H-2A). Công việc của họ là thu hoạch quả macadamia, thời gian 10 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Tiền lương mỗi giờ 9,75 USD và trả theo tuần bằng thẻ tín dụng.
Chị
Phan Thị Bích Liên (phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết, anh
Nguyễn Thanh Long, chồng chị, là một trong 10 lao động Việt Nam đầu
tiên vừa được tiếp nhận sang làm việc tại Mỹ. Qua số điện thoại do chị
Liên cung cấp, anh Long kể: nhóm anh gồm 10 người, quê Hà Tĩnh, Nam
Định, Hải Dương, Hà Nội và TP HCM, xuất cảnh ngày 29/9 sang Mỹ để làm
việc cho Tập đoàn sản xuất nông nghiệp Global Horizons Incorporated
(GHI) theo một hợp đồng có thời hạn 1 năm và có thể gia hạn đến 3 năm.
Nơi
làm việc là Kanu, một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hawaii, dân cư thưa
thớt, nhưng trang trại bạt ngàn. Nhóm của anh Long được đưa về khu ký
túc xá khang trang gồm 300 chỗ, được Tập đoàn GHI xây dựng sẵn để chuẩn
bị tiếp nhận lao động Việt Nam. Chỗ ở tại đây rất rộng rãi, thoáng
mát, được trang bị đầy đủ điện, nước, bếp gas, tủ lạnh, dụng cụ nhà
bếp... Cách chỗ ở không xa là khu ký túc xá của lao động Thái Lan và
Mexico. Khí hậu ở đây khá giống với Việt Nam.
Công
việc của nhóm lao động Việt Nam là thu hoạch quả macadamia (một loại
trái cây vừa có thể dùng làm thực phẩm, vừa có thể bào chế mỹ phẩm và
dược phẩm). Công việc đơn giản, ngoài tiền ăn (khoảng 4 USD/ngày), lao
động không phải chi phí thêm bất cứ khoản nào. Sau 3 tuần làm việc, anh
Long đã chuyển những đồng tiền đầu tiên về nhà, trung bình mỗi người
trên 1.500 USD. http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2005/10/3B9E3798/
Ngày
16-6-2006, tờ Giao Thông Vận Tải Việt Nam đưa tin về việc Việt Nam đưa
người sang Mỹ và Nhật. Họ phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Hội và được trả
lời: Global Horizons Inc (GHI) là
một trong những nghiệp đoàn của Mỹ được phép tuyển dụng lao động ngoại
quốc làm việc có thời vụ trong ngành nông nghiệp cho các chủ trang trại
Mỹ. Đây là một nghiệp đoàn thực, một nhu cầu công việc thực và một kế
hoạch cần tuyển dụng thực và rất lớn.http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/du-lich-thi-truong/My_con_can_rat_nhieu_lao_dong_Viet_Nam/
Tờ VnEconomy tháng 1-2007 đưa tin bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đồng ý cho hai đơn vị trong nước đưa lao động sang Mỹ làm việc thí điểm... Lương 5.000 USD/tháng, thời hạn 1-3 năm Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc AIC, công ty này đã có một vài đơn hàng với đối tác đưa lao động sang Mỹ làm việc ở lĩnh vực hàn, cắt cỏ, trang trại (hái cam)... Để đủ tiêu chuẩn sang Mỹ làm việc, lao động phải trong độ tuổi từ 20-40, đã lập gia đình. Lương tháng của lao động từ 5.000 USD trở lên, chi phí đi xuất khẩu lao động tuỳ thuộc vào mức lương. Đặc biệt, trong một nhóm lao động cùng quốc tịch, cùng làm một nơi thì chỉ cần 1, 2 người biết tiếng Anh để phiên dịch cho cả nhóm. Tờ báo này cũng cho biết Cộng sản Việt Nam đặt ra lệ phí "chống trốn" là 15 ngàn đô!
http://vneconomy.vn/72953P5C11/sap-xuat-khau-lao-dong-sang-my.htm
Tờ Vậtgiá.com ngày 22 tháng 8-2008 quảng cáo cho việc đi Úc:
thu nhập khoảng 480 - 600 triệu đồng Việt Nam/năm. Ngoài ra, người lao động sẽ được mang theo gia đình qua Úc và sẽ được bố trí làm việc (đối với vợ - chồng) và học hành đối với con cái (từ lớp 12 trở xuống sẽ được miễn phí).
Điều kiện: Nam, nữ tuổi từ 21 - 45. OSC hiện đang tuyển dụng nhiều lao động qua Úc, trong đó ưu tiên thợ làm bếp. Những người muốn đi XKLĐ qua Úc hiện đang ở (hay tạm trú) tại TP.HCM có thể liên hệ: OSC Việt Nam, 92 Calmette, quận 1, TP.HCM; điện thoại: (08) 215920 - 9144593.http://www.vatgia.com/hoidap/4502/39117/dieu-kien-de-duoc-di-lao-dong-xuat-khau-o-my-va-uc.html
Trái với tin trên, một vài tờ báo tiếng Việt ở Hoa Kỳ đã cảnh báo dư luận về những thông tin không đúng sự thực trong thông báo của hai công ty xuất khẩu lao động Việt Nam.
Tờ báo điện tử MAIYEUEM viết:
Tờ Ngày Nay, ra ở Houston, Texas số 01.02.2007 cho rằng Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex đã thông báo không đúng về chuyện đưa người sang Mỹ lao động. Ví dụ như họ nói rằng cần tuyển công nhân sang Mỹ hái cam, cắt cỏ thợ hàn với lương tháng 5.000 đôla ngoài lệ phí chưa biết. Ngoài ra ai đi còn phải đóng tiền thế chân 15.000 đôla. Ngoài hai cơ quan AIC và Viracimex, công ty TNHH Úc Việt đã thu lệ phí từ 5000 đến 8.000 Mỹ kim để đưa người Việt sang Thái Lan học Anh văn chờ ngày đi Mỹ lao động.
Tờ báo trên trích thuật tờ báo Tuổi Trẻ cho biết nhiều người sang Thái Lan đóng học phí rồi mới biết mình bị lừa nên lập tức đòi bồi hoàn. Ngày 8 tháng 1 vừa qua Đại sứ quán Hoa Kỳ là đã mở cuộc họp báo để đính chính những thông tin sai lạc của hai cơ quan AIC và Viracimex.
Ông Jeffrey C.Schwenk, trưởng bộ phận Lãnh sự, ông P. Matthew Gillen, trưởng phòng chiếu khán không di dân (non-immigrant visa) và bà Mary Ann Russell trưởng ban Di Trú và Nhập Tịch nói chính phủ Mỹ và Việt Nam chưa ký một thỏa thuận nào về xuất khẩu lao động.
Phía Hoa Kỳ theo họ cũng không làm việc với tổ chức môi giới hay xuất khẩu lao động nào tại Việt Nam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ. Ngoài lệ phí visa (100 Mỹ kim) sứ quán sẽ không thu bất cứ lệ phí nào khác. Nhưng chỉ một ngày sau cuộc họp báo của Sứ quán Mỹ tức ngày 09-02, Cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước thuộc Bộ Lao Động–Thương Binh và Xã Hội cho báo chí biết chính phủ Việt Nam vừa cho phép đưa người lao động sang Mỹ làm việc và giao cho hai doanh nghiệp phụ trách việc này sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phổ biến công văn 883/VPCP-VX. . .
Báo Tuổi Trẻ trong bài “Thêm Một Chiêu Lừa Xuất Khẩu Lao Động: Giấc mơ Mỹ trên đất Thái” (11/02/07) đã có bài về chuyện lừa đảo xuất khẩu lao động sang Mỹ mà họ nói là của công ty TNHH Úc Việt, có trụ sở tại quận Tân Bình, Saigon và Trung Tâm Anh ngữ ESI ở Bangkokhttp://www.tin247.com/lua_dao_xuat_khau_lao_dong_sang_my-1-166549.html
Trong năm 2007 sao có nhiều chuyện lạ như vậy? Lao động Việt nam mới làm việc đã có lương cao hơn kỹ sư Mỹ ư?Không lẽ tòa đại sứ Mỹ nói sai? Nhiều người cho rằng thủ tướng ký công văn 883/VPCP-VX là để cứu bồ khỏi sập tiệm. Nhưng trong báo chí và chúng ta có ai thấy công văn 883/VPCP-VX ? Thủ tướng Việt Nam có lên tiếng xác nhận đâu! Nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận, vì người ta bảo thủ tướng Việt Nam ký công văn cho phép chứ không đề cập việc Mỹ đồng ý hay không! Còn phát ngôn các công ty nói ra thì ta nên hiểu đó là dự tính, là giấc của họ trong việc buôn người sang Mỹ.
Có lẽ năm 2007, giấc mơ " quy mã " của cộng sản chưa thành. Trong tờ Giao Thông vận tải, ông Trịnh Vĩnh Hội cho biết:
Việc tạm dừng chưa đưa lao động sang Mỹ không phải đóng cửa mà là tạm ngừng để lựa chọn doanh nghiệp có đầy đủ uy tín và trách nhiệm trước người lao động và trước cả hai chính phủ. Việc này không những bảo đảm cơ hội cho doanh nghiệp khi tiếp cận với thị trường mới mà còn bảo đảm quyền được làm việc cho người lao động.Theo tôi được biết, phía Việt Nam đang tiếp tục hợp tác với cơ quan chức năng, cụ thể sẽ có đoàn sang Mỹ để khảo sát.http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/du-lich-thi-truong/My_con_can_rat_nhieu_lao_dong_Viet_Nam/
Gần giữa năm 2007, giấc mơ " quy mã" chỉ là thí điểm do chính phủ cho phép. Tin 247.com theo báo Tuổi Trẻ cho biết trao đổi về việc đưa lao động sang Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), cho biết đến thời điểm này Chính phủ mới cho phép (về nguyên tắc) hai đơn vị được thí điểm tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở Mỹ. Đó là Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC, 75 Âu Cơ, Hà Nội) và Trung tâm Phát triển việc làm và xuất khẩu lao động (thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư thiết bị đường sắt - Viracimex, ở TP HCM). Hai đơn vị này được phép tuyển thí điểm đưa tám thợ hàn đi làm việc tại Mỹ.
http://www.tin247.com/lua_dao_xuat_khau_lao_dong_sang_my-1-166549.html
Con số lúc thí điểm rất khiêm nhường nhưng nhiều người đã sa bẫy! Đa số dân Bắc ghét Mỹ nhưng lại thích học tiếng Anh và đi làm ở các nước tư bản, đặc biệt là Nhật, Đài Loan, Đại Hàn Úc, Canada và Mỹ! Vì vậy mà giá cả những nơi này rất cao!
Tờ VẬTGIÁ.COM ngày 10 tháng 12-2008 trả lời người hỏi về việc XKLD tại Mỹ :
Bộ LĐTB&XH cho phép thí điểm xuất khẩu lao động sang Mỹ làm việc. Đến nay, các doanh nghiệp XKLĐ VN đã đưa được 23 lao động VN đầu tiên sang Mỹ. Trong đó có 21 lao động của Công ty cổ phần XKLĐ, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN) và 2 lao động của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC - Bộ Giao thông vận tải) đã đến làm việc tại Mỹ.
http://www.vatgia.com/hoidap/4502/63547/co-duoc-xuat-khau-lao-dong-sang-my-ko.html
Tại
Việt Nam có hai hạng lừa đảo. Hạng lừa đảo chính thức là chính quyền
cộng sản ẩn nấp dưới các công ty. Hạng lừa đảo thứ hai là cá nhân.Thực
ra hạng này cũng chỉ là ăn theo hạng trên , thủ hạ của bọn cộng sản mà
thôi!
Còn
theo thống kê của Công an Hà Nội, từ đầu năm 2006 đến tháng 6-2007,
chỉ tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội, đã xảy ra 71 vụ án, liên quan đến
119 đối tượng lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài, với 2.118
nạn nhân và số tiền bị lừa đảo lên đến trên 53 tỉ đồng. Trong 4 tháng
qua, lừa đảo XKLĐ vẫn thường xuyên xảy ra, tập trung nhiều ở các tỉnh,
thành phía Bắc
Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang thực hiện thí điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada... Đáng chú ý là hơn 80% vụ lừa đảo trong thời gian qua đều nhắm vào đối tượng có nhu cầu đi làm việc ở Hàn Quốc.http://www.viet.no/forum/viewtopic.php?t=1667">http://tintuc.xalo.vn/00271484734/xuat_khau_lao_dong_thi_truong_cang_mo_cang_de_bi_lua.html
Trong bài Liên Minh CAMSA Cảnh Giác Một Số Công Ty Môi Giới có đoạn
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 150 công ty xuất khẩu lao động, tên chính thức là doanh nghiệp dịch vụ, được phép tuyển dụng và đưa người đi lao động ở nước ngoài. Các công ty này nhiều khi thành lập chi nhánh để hoạt động ở các vùng khác nhau và sử dụng hệ thống “cò”, những cá nhân hoạt động riêng lẻ, để đi vào các vùng sâu tuyển người. Nhiều công ty đã vi phạm trầm trọng luật về tuyển và đưa người đi lao động ngoài nước. Chẳng hạn có nhiều công nhân đã phải trả tiền phí trước khi ký hợp đồng, khi mà Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chuyển thẳng tiền công nhân vay mượn cho công ty xuất khẩu lao động để trả tiền phí dù công nhân chưa đặt bút ký hợp đồng.
Trong nhiều trường hợp, công nhân không được đọc bản hợp đồng và cũng không được giữ một bản sao. Nhiều lên máy bay rồi công nhân bị bắt phải ký một hợp đồng khác, gọi là hợp đồng "ngoại", với những điều khoản rất khác so với hợp đồng ký trong nước (hợp đồng nội); lúc ấy công nhân không có cách nào khác hơn là nhắm mắt đưa chân và ký dù biết là thiệt thòi cho mình. Lại cũng có những trường hợp công nhân ghi danh đi lao động ở một quốc gia nhưng ngày ra phi trường mới vỡ lẽ là bị đưa đi một quốc gia khác; họ không có quyền thoái thác mà phải tiếp tục lên đường đi nước ngoài lao động. Cũng có người không hề có tên trong danh sách đã được công ty đưa đi lao động. “Đó là chưa kể thái độ tắc trách của nhiều công ty xuất khẩu lao động. Khi công nhân lâm nạn và gọi về công ty cầu cứu, thì công ty tảng lờ, không giải quyết” http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=16615.
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 150 công ty xuất khẩu lao động, tên chính thức là doanh nghiệp dịch vụ, được phép tuyển dụng và đưa người đi lao động ở nước ngoài. Các công ty này nhiều khi thành lập chi nhánh để hoạt động ở các vùng khác nhau và sử dụng hệ thống “cò”, những cá nhân hoạt động riêng lẻ, để đi vào các vùng sâu tuyển người. Nhiều công ty đã vi phạm trầm trọng luật về tuyển và đưa người đi lao động ngoài nước. Chẳng hạn có nhiều công nhân đã phải trả tiền phí trước khi ký hợp đồng, khi mà Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chuyển thẳng tiền công nhân vay mượn cho công ty xuất khẩu lao động để trả tiền phí dù công nhân chưa đặt bút ký hợp đồng.
Trong nhiều trường hợp, công nhân không được đọc bản hợp đồng và cũng không được giữ một bản sao. Nhiều lên máy bay rồi công nhân bị bắt phải ký một hợp đồng khác, gọi là hợp đồng "ngoại", với những điều khoản rất khác so với hợp đồng ký trong nước (hợp đồng nội); lúc ấy công nhân không có cách nào khác hơn là nhắm mắt đưa chân và ký dù biết là thiệt thòi cho mình. Lại cũng có những trường hợp công nhân ghi danh đi lao động ở một quốc gia nhưng ngày ra phi trường mới vỡ lẽ là bị đưa đi một quốc gia khác; họ không có quyền thoái thác mà phải tiếp tục lên đường đi nước ngoài lao động. Cũng có người không hề có tên trong danh sách đã được công ty đưa đi lao động. “Đó là chưa kể thái độ tắc trách của nhiều công ty xuất khẩu lao động. Khi công nhân lâm nạn và gọi về công ty cầu cứu, thì công ty tảng lờ, không giải quyết” http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=16615.
VI. BUÔN DÂN, SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI
Cộng sản thường không thành thật trong việc kê khai và tuyên bố các con số. Bao giờ cộng sản cũng dối trá, tuyên truyền và lường gạt. Trong khi chờ đợi, ta tạm dùng những số liệu hiện có.
Hiện nay, tờ Người Lao Động cho biết từ năm 2007 đến nay, cả nước chỉ có khoảng 300 người được đưa sang ba thị trường mới nói trên và hằng năm chỉ có khoảng 70.000 lao động VN ra nước ngoài làm việc, trong khi tờ Việt Nam News Network ở trên cho biết con số riêng ở Đài Loan vào 9/2004 là 80.890!
Theo tờ Lao Động và Thương Binh Xã hội, trong bài "Hợp tác lao động với nước ngoài – 30 năm hội nhập và phát triển", chỉ tính riêng từ năm 2003 đến 2009, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa được gần 77.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số ngoại tệ mà người Việt Nam qua con đường XKLĐ gửi về nước hàng năm đạt 1,7 tỷ USD, và hiện nay có khoảng 500.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 50% số lao động được đào tạo. http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50583/seo/Hoi-nghi-dai-bieu-can-bo-cong-chuc-co-quan-Bo-Lao-dong-Thuong-binh-va-Xa-hoi/language/vi-VN/Default.aspx
+Tờ VIỆT BF
cho biết năm 2008, bản tin của Financial Times loan tin Bulgaria cần
ít nhất từ 80,000 đến 100,000 công nhân cho nhiều lãnh vực khác nhau
ngay Mùa Hè 2008. Các loại công việc từ việc tay chân cho các dự án xây
dựng đến các việc kỹ thuật cao.
Tờ báo trên cũng cho biết khoảng 120,000 công nhân Việt Nam đang lao động chân tay ở Mã Lai nằm trong trường hợp này.http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=49479
Tờ báo trên cũng cho biết khoảng 120,000 công nhân Việt Nam đang lao động chân tay ở Mã Lai nằm trong trường hợp này.http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=49479
Tin VOA - Ả Rập Saudi dự trù thu nhận khoảng 50000 lao động Việt nam trong năm 2006
http://www.tudovis.com/vis_forums/forum27/3505.html.
http://www.tudovis.com/vis_forums/forum27/3505.html.
+Tạp chí Việt Vùng Vịnh
và các tạp chí khác theo tin Cục quản lý Lao động ngoài nước của CSVN,
hiện có gần 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 quốc gia trên
thế giới. Ở một số nước mới có người Việt lao động bắt đầu từ năm 2005
như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn và Mã Lai . Đây là những thị trường
“xuất cảng lao động” lớn của VN trong những năm gần đây. http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2010/20100122_04.htm
Cục
Quản lý Lao Động cho biết có nửa triệu người nhưng cộng sản không bao
giờ nói thực. Họ nói nửa triệu thì thật tế có thể một, hai triệu kể cả
đi công khai và đi chui, đi lao động và làm nghề mãi dâm, trộm cướp,
trồng cần sa. . .
Tờ Sai Gòn Giải Phóng online loan tin ngày 28-1-2010, tại Hà Nội, Bộ LĐTB-XH cho biết, sau 30 năm hợp tác lao động với nước ngoài, hiện nay cả nước đang có khoảng 500.000 lao động và chuyên gia làm việc tại 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng năm, lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,7 tỷ USD.http://www.sggp.org.vn/xahoi/2010/1/217227/
Sau 1975, cộng sản đưa ra bao thủ đoạn lừa đảo. Họ tổ chức làm giấy giả lên máy bay. Một vài gia đình nộp tiền cho họ, lên máy bay Mỹ nhưng kết cuộc vừa lên máy bay bị Mỹ đuổi xuống mà trở về nhà! Họ tổ chức đưa người ra ngoại quốc bằng máy bay nhưng đến Lào hay Miên hay Huế, Hà Nội thì hạ cánh. Thế là tiền mất tật mang! Nay thì nhiều tổ chức đưa người nhập cảnh sang Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan, Sigapore, Malaysia, Anh, Pháp, Ba lan, Tiệp Khắc.. . bằng nhiều danh xưng và nhiều cách thức nào là xuất khẩu lao động, hôn nhân, du sinh, du lịch, xuất cảnh công khai và xuất cảnh bất hợp pháp.
Cộng sản ăn đơn ăn kép. Mỗi năm họ được 1,5 tỷ tiền gửi về nhà, cộng thêm tiền công nhân nộp trước khi đi. Các nạn nhân cho biết họ phải nộp 10 ngàn, hai chục ngàn đô. Cứ tính nửa triệu người, mỗi người năm ngàn đô, con số lên tới hai tỷ rưỡi Mỹ kim! Tổng cộng khoảng 4 tỷ Mỹ kim! Cộng sản lãi to trong sự nghiệp buôn dân bán nước!
VII. TÌNH TRẠNG NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI
Ngày nay, kỹ nghệ XKLĐ đang bế tắc. Lý do chính là kinh tế suy thoái trên toàn cầu.Ngoài ra còn có những lý do khác như người Việt Nam kỹ thuật non làm hư hỏng máy móc và sản phẩm của chủ nhà, người Việt Nam phạm tội ác, uống rượu, đánh lộn, trồng cần sa. . .Khắp nơi từ Nga, Đông Âu, Malaysia, Đài Loan , Đại Hàn.. . ta thấy người Việt Nam bỏ trốn, hoặc bị cho nghỉ việc sớm. Dù khổ một số không về vì không tiền mua vé. Một số không muốn về vì chưa trả xong nợ, hoặc về Việt Nam tương lai đen tối hơn.
Tạp chí CAND.COM ( Công an nhân dân ) ngày 7-2-2010 viết như sau về tình trạng XKLD
Trong năm 2009, thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam bị suy sụp vì nhiều lý do nhưng có hai lý do chính:
+Quốc gia chủ nhà lâm cảnh kinh tế khủng hoảng.
+Khách Việt Nam quậy phá.
Trong bài "Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kinh tế suy thoái" 2:50, 15/02/2009 có đoạn:
Không những thế, để hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp cho lao động bản địa, mới đây Ủy ban Lao động Đài Loan quyết định thu hẹp số lượng lao động nước ngoài. Theo đó sẽ tạm dừng tiếp nhận mới lao động nước ngoài đối với ngành sản xuất chế tạo có chế độ 3 ca. Ước tính năm 2009, các nhà máy xí nghiệp ở Đài Loan sẽ giảm bớt 3 vạn lao động nước ngoài. Tại Malaysia, Chính phủ nước này cũng đang phải thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm đầu tư vào các dự án liên quan đến nhà ở và quốc phòng. Chính phủ Malaysia đang tìm cách giảm số lượng lao động nước ngoài vào từ nay cho đến năm 2010, mỗi năm 400 nghìn người. Với Hàn Quốc, do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, phải giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nên cuối năm 2008, Bộ Lao động Hàn Quốc quyết định không tổ chức đợt 2 kiểm tra tiếng Hàn cho lao động nước ngoài.
Bài trên cũng viết:
Năm 2009, mục tiêu mà Quốc hội đặt ra là sẽ đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Đây sẽ là cái đích không dễ dàng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nhiều hợp đồng xuất khẩu lao động từ đối tác nước ngoài đã bị thu hẹp về số lượng tuyển dụng. Những thị trường mà số lượng vẫn ổn định thì lại có xu hướng giảm lương.
Tờ báo này viết về tình trạng công nhân Việt Nam tại Qatar như sau:
chỉ một thời gian ngắn sang đây, lao động Việt Nam đã mất điểm do quá nhiều vi phạm, từ trộm cắp, đánh nhau, nấu rượu lậu... vì vậy cuối năm 2007, Qatar đã tạm ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam để chấn chỉnh http://ca.cand.com.vn/news/
Tiếp
xúc với những chị em lao động bị xuất cảng sang Đài Loan, các phóng
viên báo chí đã được biết là vì nghèo khổ, vì không có công ăn việc làm
trong vùng của họ, nên họ đã phải vay chạy một số tiền khá lớn hàng
ngàn đô la Mỹ để đặt cọc và để được "xuất cảng" đi lao động ở nước
ngoài. Những nạn nhân đang tá túc tại nhà thờ của linh mục Nguyển Văn
Hùng cho biết, khi còn ở trong nước, họ cũng đã nghe qua những khổ
nhục, bạc đãi, hành hạ mà công nhân phải gánh chịu khi sang Đài Loan.
Nhưng họ cam lòng, nhắm mắt ra đi. Họ nghĩ rằng dù sao thì cũng còn khá
hơn kiếp sống họ đang lê lết nơi quê nhà. Khốn nỗi, cực khổ thì còn
chịu được; nhưng nhục nhã thì họ không thể chịu được. Vì thế, theo
những con số chính quyền Đài Loan thì "đến cuối tháng 9/2004, có 80.890
đang làm việc tại Đài Loan, trong đó có 7.935 người bỏ trốn." Đài Loan
đã hăm dọa sẽ ngưng việc nhập cảng lao động Việt Nam nếu tình trạng bỏ
trốn tiếp diễn. . . .Dư
luận vô cùng thương xót, phẫn nộ. Như một định mệnh, chị em phụ nữ" dù
là công nhân trong các xí nghiệp hay người giúp việc trong các gia
đình Đài Loan, là những người bị gánh chịu nhiều tai họa nhất. Họ bị
bắt làm việc bất kể giờ giấc. Những kẻ thuê mướn họ tha hồ chửi mắng,
đánh đập họ một cách tàn nhẫn. Mang thương tật, họ không được đưa đi cứu
chữa... Họ đã bị bỏ đói, bị khóa nhốt... Nhưng khốn nạn hơn hết là họ
thường bị gia chủ và đàn ông trong nhà hãm hiếp tập thể. Họ bị mang bán
đi, bán lại như nô lệ thời trung cổ. Nhiều người tới mức cùng quẫn của
sự khổ ải, nhục nhã đã nhẩy từ lầu cao xuống đất tự vận.
Hoa kỳ là một nước giàu mạnh tuy nhiên cộng sản đã cấu kết với lưu manh Mỹ để bóc lột công nhân Việt Nam.Tờ ViệtWN viết :
Trong
kế hoạch xuất cảng lao động của Việt Nam, Hoa Kỳ là một thị trường béo
bở. Từ năm 1999 Việt Nam đã có kế hoạch đưa người lao động vào Hoa Kỳ,
khởi đầu với nhóm 250 công nhân đưa đến đảo American Samoa. Số công
nhân này bị bóc lột và ức hiếp nặng nề. Cuối năm 2000 họ được cơ quan
công lực Hoa Kỳ giải cứu. Phối hợp với chính phủ Hoa Kỳ, UBCNVB giúp
nhiều nạn nhân định cư ở Hoa Kỳ và làm thủ tục cho họ ở lại Hoa Kỳ làm
nhân chứng. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ sau đó đã truy tố chủ sử dụng
lao động--ông ta bị tuyên án 40 năm tù về tội buôn người. Đồng thời toà
thượng thẩm của đảo American Samoa xử hai công ty xuất khẩu lao động
quốc doanh phải bồi thường $3.5 triệu Mỹ kim cho các nạn nhân; cho đến
nay chính phủ Việt Nam vẫn lờ đi khoản bồi thường này.
http://vietwn.com/forum/showthread.php?t=87800Phóng viên Thanh Quang đài RFA 29/1/2009 viết như sau:
Trước hết, chúng tôi biết được có cả ngàn đồng bào của chúng ta đã bị mất việc, đã bị sa thải ở các quốc gia như Cộng Hoà Tiệp (Czech), ở tại Đài Loan, cũng như ở Mã Lai và nhiều quốc gia khác nữa. Những công nhân bị sa thải như vậy đã không được sự trợ giúp nào cả của phía chủ sử dụng lao động; họ hoàn toàn bị bỏ rơi, họ bị đẩy ra ngoài, không được vào ở các khu ký túc xá nữa.
Thành
ra bây giờ họ là những người vô gia cư. Và họ không hề được một đồng
lương trợ giúp nào về vấn đề thất nghiệp hết, thành ra họ hoàn toàn
trắng tay và phải đi xin ăn chỗ này chỗ kia, sống nhờ vã và sống lậu
với những người bạn của mình ở những ký túc xá khác cho tới khi bị phát
hiện và bị trục xuất nữa. Thành ra đó là cả một vấn nạn rất là lớn,
đặc biệt ở thủ đô Praha của Cộng Hoà Tiệp thì hiện nay tình trạng này
rất là trầm trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trả lời Thanh Quang về việc này như sau:
Họ
không được đưa về nước, đó mới là điều oái oăm, là bởi vì họ không có
tiền để trả vé máy bay về nước. Thật ra ở trong hợp đồng khi mà họ ký
kết ở Việt Nam với công ty môi giới Việt Nam thì trong hợp đồng có điều
khoản là tiến phí dịch vụ mà họ đóng cho công ty môi giới có bao gồm cả
việc can thiệp trong trường hợp công nhân bị nghỉ việc không phải do
lỗi của họ thì công ty môi giới có nhiệm vụ thứ nhất là phải can thiệp,
trợ giúp;
Thứ
hai là phải trả tiền vé máy bay để đưa họ về nước; thứ ba là phải hoàn
trả lại cho công nhân một phần phí dịch vụ cũng như là tiền ký quỹ dựa
trên tỷ lệ thời gian mà họ đã thực hiện hợp đồng, chẳng hạn như họ hứa
là 3 năm theo hợp đồng, nhưng mà chỉ một năm thôi thì họ bị sa thải
không phải vì lỗi của họ thì công ty môi gới phải trả lại 2/3 tiền ký
quỹ cũng như là tiền dịch vụ phí.
Thế nhưng, các công ty môi giới Việt Nam hoàn toàn bỏ rơi họ, thành ra các công nhân sau khi bị sa thải thì họ đứng đường, họ không nhận được một sự trợ giúp nào cả.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-problems-of-Vietnams-export-workers-TQuang-02112009164011.html
Đây là hoàn cảnh cô Trương Thị Thúy Nga ở Hà Tĩnh:
Qua sự giới thiệu của người quen, bố Nga, người có thời gian đi xuất khẩu lao động dạng thuyền viên nghề cá, cũng xin đi làm xây dựng tại Nga. Để xoay được 5.700 USD chi phí cho Nga và 3.000 USD chi phí cho bố, gia đình đã phải thế chấp sổ đỏ, vay mượn họ hàng, người quen. Cuối năm 2008, hai bố con lần lượt xuất cảnh, mang theo hy vọng kiếm đủ tiền nuôi 3 đứa em Nga ăn học thành tài.
Sang
đến Đài Loan, mới học việc một tuần thì Công ty Ân Mậu, nơi Nga làm
việc, tuyên bố thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công vì không có đơn
hàng. Mất 3 tháng chờ đợi, mỗi tháng nhận lương cơ bản 17.280 đài tệ
(khoảng 8,5 triệu đồng Việt Nam), đầu tháng 2, Nga cùng nhóm bạn phải
về nước. "Bố em mới đi xuất khẩu sang Nga được hơn 2 tháng, cũng gọi
điện về nói ngành xây dựng không có việc nên sắp phải về", Nga kể.
Nga
cho biết, gia đình như đang ngồi trên đống lửa khi con nợ hối thúc,
trong khi phía công ty đưa đi Đài Loan thông báo chỉ thanh toán được
3.400 USD. "Em chưa biết làm gì bây giờ, khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
xin việc trong nước rất khó khăn. Mà có xin được thì với người không có
nghề như em, thu nhập cao lắm cũng chỉ 1-1,5 triệu đồng, làm sao có
thể bù đắp khoản chi phí đã mất khi đi xuất khẩu", giọng Nga rưng rưng.
Cũng giống Nga, nhóm bạn 10 người cùng xuất cảnh sang Đài Loan vào tháng 10/2008, cùng đi qua Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC), đều thấp thỏm lo âu. Một lao động quê Hải Dương cho biết: "Hoang mang không có tiền về trả nợ, có bạn đã trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan. Còn em, gia đình động viên về. Nhưng về tới nhà thì mấy mẹ con ôm nhau khóc, ngày ngày ngóng tiền thanh lý hợp đồng để sớm trả khoản vay nặng lãi. Giờ em sợ nhất là chủ nợ đến đòi tiền".http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/02/3BA0B817/
Đây là hoàn cảnh một số lao động tại Nga. Đài BBC trong bài " Lao động Việt quyết "bám trụ" tại Czech" đưa tin 36 Lao động VN ở Nga gửi thư kêu cứu (Monday, 15 June 2009)
Cũng giống Nga, nhóm bạn 10 người cùng xuất cảnh sang Đài Loan vào tháng 10/2008, cùng đi qua Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC), đều thấp thỏm lo âu. Một lao động quê Hải Dương cho biết: "Hoang mang không có tiền về trả nợ, có bạn đã trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan. Còn em, gia đình động viên về. Nhưng về tới nhà thì mấy mẹ con ôm nhau khóc, ngày ngày ngóng tiền thanh lý hợp đồng để sớm trả khoản vay nặng lãi. Giờ em sợ nhất là chủ nợ đến đòi tiền".http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/02/3BA0B817/
Đây là hoàn cảnh một số lao động tại Nga. Đài BBC trong bài " Lao động Việt quyết "bám trụ" tại Czech" đưa tin 36 Lao động VN ở Nga gửi thư kêu cứu (Monday, 15 June 2009)
36 lao động đang vật vờ ở Trung tâm thương mại Emeral (Moscow), Nga chờ ngày về.
Chỉ
tính riêng trong hai năm 2007-2008, cộng đồng người Việt định cư
tại nước này gồm khoảng 45 ngàn người đã đón nhận thêm 15
ngàn lao động mới từ trong nước sang.
Tuy
nhiên, làn sóng khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ đúng
thời gian này đã khiến cho rất nhiều người trong số họ, lâm
vào cảnh mất việc làm.
Chính
phủ Czech đưa ra chương trình hồi hương tự nguyện gồm hai giai đoạn,
theo đó những người tự nguyện về nước được trao vé máy bay và tiền hỗ
trợ, với số tiền là 500 euro cho những người về từ tháng Hai đến tháng
Sáu 2009, và 300 euro nếu về từ tháng Bảy tới tháng Mười Hai 2009.Tuy
nhiên đợt đầu chỉ có200 người ghi tên về, còn đợt hai it hơn. Theo ông
Lê Minh Cầu nói tuy khó khăn nhưng tâm lý chung ai cũng muốn cố gắng
trụ lại để tìm kiếm tương lai, đặc biệt là để bù đắp cho những khoản
chi phí lớn mà họ phải bỏ ra để sang được tới Czech.
BBC lấy tin từ Báo Lao Động, cho biết công nhân Chu Văn Quân (quê ở Yên Phong, Bắc Ninh), kể rằng: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009, Công ty APC của Nga không thanh toán tiền lương cho công nhân Việt Nam và họ phải tự bươn chải kiếm sống qua ngày.36 công nhân này được Tổng Công Ty Thép Việt Nam ký hợp đồng với Công ty APC của Nga và đưa sang Nga trong hai đợt (cuối tháng 12/2008 và đầu tháng 1/2009 để làm việc trong ngành xây dựng.
Trong 5 tháng qua, Công ty APC không thanh toán tiền lương cho công nhân Việt Nam, cũng không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động… và công ty APC tìm mọi cách bắt lỗi, quy trách nhiệm và phạt tiền nhằm nhanh chóng chấm dứt hợp đồng.Bản tin này cho biết công nhân bị trừ lương vì làm hư hỏng máy và và sản phẩm của họ và cuối cùng sa thải http://rfvn.net/?p=10
Tại Mỹ, công nhân Việt Nam cũng gặp khó khăn.Tờ ViệtWN viết về vụ 38
công nhân làm thợ hàn tại hãng đóng tàu Southwest Shipyard thuộc vùng
Pasadena, Texas. Họ đã phải đóng khoản tiền phí dịch vụ từ $6 ngàn rưởi
đến $15 ngàn Mỹ kim cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam. Họ
được hứa hẹn việc làm cho 30 tháng, tối thiểu 50 giờ một tuần, ở mức
lương $15 Mỹ kim một giờ cho 40 giờ đầu tiên và thêm 50% cho những giờ
làm phụ trội.
Tuy
nhiên mới chỉ làm việc được tám tháng, họ được thông báo là không được
gia hạn chiếu khán và phải hồi hương. Trên một chục công nhân chấp
nhận hồi hương và một số bỏ trốn đi các tiểu bang khác; còn 20 công
nhân ở lại Houston thì đã cầu cứu sự can thiệp của các tổ chức trong
cộng đồng Việt.http://vietwn.com/forum/showthread.php?t=87800Việt Nam hứa 30 tháng hay Mỹ hứa? Việc này có lẽ là âm mưu của cộng sản đưa người trong đó có tư sản đỏ, điệp viên CS qua Mỹ để họ ở lại trên đất Mỹ bằng cách này hay cách khác .
VIII. NHẬP CƯ LẬU
Phần lớn người Việt chán cộng sản độc tài và nghèo đói nên bỏ nước mà đi, ngay cả dân XHCN. Đúng là " cột đèn cũng muốn bỏ nước ra đi"! Nay thì nhiều cách ra đi. Nào đi lao động, đi du học, kết hôn, đi chui.
Nếu
họ đi lậu qua Đông Âu hay Anh Pháp rất nguy hiểm.Họ có biết đâu họ
phải vượt bao nhiêu hiểm nguy để sang Đông Đức, Ba Lan, Tiệp khắc. Họ
đã bán nhà cửa, ruộng nương, nợ hàng ngàn hay hàng chục ngàn Mỹ kim .
Dù
ở các nước Nga, Tiệp, Ba Lan hay Mỹ, Canada, đã nhiều năm các nước này
đang lún sâu vào kinh tế khủng hoảng, nhiều người bị mất việc. Cuộc
sống ở tư bản khá hơn xứ cộng sản , đa số dân có đủ ăn, không nghèo đói
như ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng dư năm, mười ngàn đô, hai chục
ngàn đô! Nợ mười ngàn đô, mười lăm ngàn đô làm sao trả hết nếu không
kiếm được việc làm? Nhân dân nghèo Việt Nam đã bị bọn cộng sản lừa đảo,
chúng bắt nhân dân đóng hàng ngàn đô la cho chúng mà lâm vào chỗ chết!
Lại nữa, ra ngoại quốc bằng diện nào cũng phải có giấy tờ chính thức. Người Việt Nam thường dùng nhiều cách:
+Đi du lịch rồi ở lại
Lại nữa, ra ngoại quốc bằng diện nào cũng phải có giấy tờ chính thức. Người Việt Nam thường dùng nhiều cách:
+Đi du lịch rồi ở lại
+Đi lao động rồi trốn ra ngoài
+Giả hôn nhân rồi trốn đi
+Làm sinh viên du học rồi không về.
Mặc
dầu ở Âu Mỹ không có cảnh sát nửa đêm đến soát hộ khẩu nhưng sống bất
hợp pháp đều rất khổ. Nếu không có việc làm, cac công nhân sẽ bị bọn
lưu manh đưa vào các động điếm hay băng trộm cướp, ma túy. Cuối cùng
cũng sẽ bị tù tội. Lại nữa, bản thân của nữ còn bị hãm hiếp, giết hại,
đánh đập, và cả nam nữ bị bắt làm nô lệ hoặc lấy nội tạng đem bán.
Rất
nhiều vụ đưa người nhập cảnh bất hợp pháp tại Sigapore, Malaysia, Đài
Loan, Nga, Tiệp, Hung, Pháp, Anh, Mỹ. ..rồi họ bị bắt làm nô lệ như
trường hợp Đài BBC loan tin ngày 12-2-2010 trong bài "Lãnh án nặng
vì đưa lậu người
Tòa án ở Northampton tuyên án công dân Anh gốc Việt, Vũ Văn Hạnh, 40 tuổi, 11 năm tù vì nhiều tội danh liên quan đến việc đưa lậu cả trăm người vào nước Anh.Vũ Thị Đức 37 tuổi, bảo lãnh em cùng cha khác mẹ là Vũ Văn Hạnh, sau tổ chức đưa người nhập lậu Anh quốc. Một nạn nhân tên Lê Đức nhập cư lậu năm 2000 khai rằng những ngưồi này phải nộp 20 ngàn bảng Anh, còn anh phải làm móng tay trong bảy năm không lương. Anh bị đánh đập nên trình cảnh sát.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100212_humantraffickersjailed.shtml
Việc buôn người và nhập cảnh trái phép đã có từ lâu. Trước đây, dân châu Phi đã trốn qua các nước Âu châu như Pháp, Đức, Anh. Chính những con người văn hóa cao, giàu sang của Âu Mỹ đã nhúng tay vào việc buôn bán người và đưa di dân lậu.
C. Chocat và con trai Benjamin
(Ảnh : AFP)
Ngày 5/2 bà Christiane Chocat, dân biểu hội đồng thành phố Lumigny Nesles-Ormeaux, vùng Seine-et-Marne, ngoại ô Paris đã bị tư pháp Anh Quốc tuyên án 3 năm tù giam vì đã tham gia vào việc chuyên chở 16 người Việt nhập cư trái phép vào nước này. Con trai bà Chocat là Benjamin, 20 tuổi, bị phạt tù 5 năm với tội danh đưa người nhập cư trái phép để kiếm tiền.
Từ Portsmouth, thông tín viên Adrien Moss tường trình.
« Cả hai người đã bị bắt ngày 01/10/2009, tại Portsmouth, lúc nhập cảnh vào Anh từ một chuyến tàu từ Pháp sang. Họ lái một chiếc xe tải nhỏ chở hơn một chục người nhập cư trái phép.
Những người này ngồi trong một chiếc thùng gỗ cao khoảng 1,2 mét, chỉ ăn đường và ngậm gừng để lấy sức trong một chuyến hành trình 7 tiếng đồng hồ, từ Paris sang Anh Quốc. Thùng xe được khoan thủng nhiều lỗ để họ có thể thở được. Bà Chocat trực tiếp lái xe. Cảnh sát Anh phát hiện ra có người trốn trong xe khi nhìn thấy hơi nước đọng trên các cửa kính của thành xe.
Cả hai mẹ con bà Chocat đã nhận tội trước thẩm phán, do vậy, theo luật pháp của Anh Quốc, thì không cần phải mở phiên xét xử nữa và tòa đã tuyên án ngay lập tức. Bà Chocat bị ba năm tù giam, Benjamin, con trai của bà bị kết án 5 năm tù. Theo tư pháp Anh Quốc, thì bà Chocat đã tỏ ra tận tụy giúp con không đúng chỗ và đúng lúc. Nếu vụ việc trót lọt, Benjamin sẽ nhận được một khoản tiền 24 ngàn Euro khi quay lại Pháp.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6784.asp
(Ảnh : AFP)
Ngày 5/2 bà Christiane Chocat, dân biểu hội đồng thành phố Lumigny Nesles-Ormeaux, vùng Seine-et-Marne, ngoại ô Paris đã bị tư pháp Anh Quốc tuyên án 3 năm tù giam vì đã tham gia vào việc chuyên chở 16 người Việt nhập cư trái phép vào nước này. Con trai bà Chocat là Benjamin, 20 tuổi, bị phạt tù 5 năm với tội danh đưa người nhập cư trái phép để kiếm tiền.
Từ Portsmouth, thông tín viên Adrien Moss tường trình.
« Cả hai người đã bị bắt ngày 01/10/2009, tại Portsmouth, lúc nhập cảnh vào Anh từ một chuyến tàu từ Pháp sang. Họ lái một chiếc xe tải nhỏ chở hơn một chục người nhập cư trái phép.
Những người này ngồi trong một chiếc thùng gỗ cao khoảng 1,2 mét, chỉ ăn đường và ngậm gừng để lấy sức trong một chuyến hành trình 7 tiếng đồng hồ, từ Paris sang Anh Quốc. Thùng xe được khoan thủng nhiều lỗ để họ có thể thở được. Bà Chocat trực tiếp lái xe. Cảnh sát Anh phát hiện ra có người trốn trong xe khi nhìn thấy hơi nước đọng trên các cửa kính của thành xe.
Cả hai mẹ con bà Chocat đã nhận tội trước thẩm phán, do vậy, theo luật pháp của Anh Quốc, thì không cần phải mở phiên xét xử nữa và tòa đã tuyên án ngay lập tức. Bà Chocat bị ba năm tù giam, Benjamin, con trai của bà bị kết án 5 năm tù. Theo tư pháp Anh Quốc, thì bà Chocat đã tỏ ra tận tụy giúp con không đúng chỗ và đúng lúc. Nếu vụ việc trót lọt, Benjamin sẽ nhận được một khoản tiền 24 ngàn Euro khi quay lại Pháp.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6784.asp
Cộng
sản là một lũ tàn ác, không bao giờ biết thương dân yêu nước. Họ chỉ
biết quyền lực và tiền bạc. Họ đem con bỏ chợ. Sau khi chiếm Kampuchia,
Việt nam thi hành chính sách thực dân, đem khoảng một triệu dân mà
phần lớn là dân XHCN sang Kampuchia. Các báo chí hải ngoại nói tình
trạng nghèo khổ của người Việt tại Kampuchia nào là bán dâm, bán con. .
.nhưng thực tế họ là những thực dân Việt Nam. Nay thì cộng sản Việt
Nam bỏ mặc họ bên đó. Nếu mai đây có vụ " cáp duồng" nữa, cộng sản Việt
Nam cũng làm ngơ vì mấy ông tướng một số nay sắp xuống lỗ, một số thì
quá mập, không còn thích đánh đấm nữa! Sau khi Đông Âu và Liên xô tan
rã, cộng sản cũng để mặc cho họ muốn đi đâu thì đi. Đức đòi hồi hương
những người lao động và nhập cư bất hợp pháp. Việt Nam trâng tráo đòi
tiền mới đưa người về! Ôi, những người lao động XHCN này là cán bộ, là
con em XHCN, là đích thực "khúc ruột ngàn dặm" sao không thương họ với?
Sao không đưa họ về để xây dựng XHCN giàu sang và tươi đẹp?
VNEXPRESS loan tin như sau:
Lần
đầu tiên, lực lượng an ninh đường biên của EU là Frontex hỗ trợ tài
chính để một nhóm người Việt ở Đức và Ba Lan về nước. Đối với nhiều
người trong số họ, cuộc trở về nhà này chấm dứt hành trình dài và gian
khổ. Họ đã trả những khoản tiền rất lớn để được sang Đức nhưng đơn xin
tị nạn của họ bị bác bỏ.
Bị những kẻ môi giới lừa gạt, nhiều người Việt từ bỏ mọi thứ nơi quê nhà để sang Đức và rồi bị từ chối cho tị nạn. . . .Dọc các bãi đỗ xe lại là một nhóm đàn ông Việt Nam khác và câu chuyện của họ khác hẳn. Những người này bán thuốc lá lậu. Sắc phục cùng ánh đèn lóe sáng trên nóc xe của cảnh sát là nỗi kinh hoàng. Họ sẵn sàng liều chết băng qua đường hoặc các thanh ray tàu điện ngầm để chạy trốn.http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2009/06/3BA0FE2F/
IX. THỊ TRƯỜNG HÔN NHÂN TÌNH DỤC .
Bị những kẻ môi giới lừa gạt, nhiều người Việt từ bỏ mọi thứ nơi quê nhà để sang Đức và rồi bị từ chối cho tị nạn. . . .Dọc các bãi đỗ xe lại là một nhóm đàn ông Việt Nam khác và câu chuyện của họ khác hẳn. Những người này bán thuốc lá lậu. Sắc phục cùng ánh đèn lóe sáng trên nóc xe của cảnh sát là nỗi kinh hoàng. Họ sẵn sàng liều chết băng qua đường hoặc các thanh ray tàu điện ngầm để chạy trốn.http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2009/06/3BA0FE2F/
IX. THỊ TRƯỜNG HÔN NHÂN TÌNH DỤC .
Cộng
sản ngày nay chủ trương buôn người vì đây là một thị trường dễ kiếm ăn
nhất. Bên cạnh kỹ nghệ XKLD, cộng sản còn phát triển thị trường tình
dục trong và ngoài nước.
Tờ VietBF cho hay giới tội phạm buôn bán người tại Việt Nam không chỉ nhắm vào các đối tượng phụ nữ và trẻ em, mà còn cả vào nam giới để khai thác sức lao động và bán nội tạng.
Tờ Viêt BF cũng viết rằng tin của Bernama và của Tân Hoa Xã cho hay Văn Phòng Ban Chỉ Đạo 130/CP của Việt Nam tiết lộ trong một hội nghị rằng người ta ước tính là đã xảy ra các vụ buôn bán khoảng 2,800 phụ nữ và trẻ em trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới tháng 6 năm 2008. http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=61447Tin trong nước, tháng giêng năm 2006, bộ công an Hà Nội cho biết khoảng 6000 người bị đưa ra nước ngoài hành nghề mại dâmhttp://www.tudovis.com/vis_forums/forum27/3505.html
Đài
VOA cho biết theo một báo cáo của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về
Trật tự Xã hội của Bộ Công an Việt Nam, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm
2009, đã xảy ra 191 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, với 362
đối tượng được xác định là có dính dáng đến hoạt động môi giới, mua bán
và 417 người là nạn nhân của nạn buôn người.Tờ VietBF cho hay giới tội phạm buôn bán người tại Việt Nam không chỉ nhắm vào các đối tượng phụ nữ và trẻ em, mà còn cả vào nam giới để khai thác sức lao động và bán nội tạng.
Tờ Viêt BF cũng viết rằng tin của Bernama và của Tân Hoa Xã cho hay Văn Phòng Ban Chỉ Đạo 130/CP của Việt Nam tiết lộ trong một hội nghị rằng người ta ước tính là đã xảy ra các vụ buôn bán khoảng 2,800 phụ nữ và trẻ em trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới tháng 6 năm 2008. http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=61447Tin trong nước, tháng giêng năm 2006, bộ công an Hà Nội cho biết khoảng 6000 người bị đưa ra nước ngoài hành nghề mại dâmhttp://www.tudovis.com/vis_forums/forum27/3505.html
Những phụ nữ và em gái này đã bị bán đi khắp nơi như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Macau, Malaysia, Đài Loan, Nam Triều Tiên, v.v. nơi họ bị cưỡng bức lao động hoặc bị bán vào các nhà chứa và bị ép làm nô lệ tình dục.
Đặc biệt rất nhiều phụ nữ Việt Nam ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp bị bán sang Campuchia. Hồi năm 2004, cảnh sát Campuchia ước tính có tới 50 ngàn em gái bị bán vào các nhà chứa ở nước này, trong đó có rất nhiều em là người Việt Nam. Tổ chức Nhân quyền Thế giới và UNICEF ước tính rằng 1/3 số gái mại dâm ở Campuchia ở độ tuổi dưới 18, trong đó đa số là các em gái người Việt Nam. http://www1.voanews.com/vietnamese/news/women/a-19-2009-10-23-voa25-81426302.html
Tờ Truyền thanh Mạch sống viết rằng
Đại Sứ Lagon cho biết việc chống nạn buôn người là một việc làm rất
khó khăn, được ông tóm gọn vào ba phần chính: Trừng phạt kẻ môi giới,
giúp đỡ nạn nhân, và tìm ra biện pháp ngăn ngừa. Ông chia sẻ: Khoảng 800 ngàn người được buôn bán qua biên giới
mỗi năm, 80 % những người này là phụ nữ, và hơn một nửa là trẻ em. Con
số này không kể hàng triệu người bị bán thành nô lệ tình dục hay cưỡng
bách lao động ngay trong nước mình”. Khi được hỏi về tình trạng buôn
người tại Việt Nam, Đại Sứ Mark Lagon đã đơn cử một trường hợp cụ thể,
là vào tháng 9 năm 2008, tại Jordan, ông đã gặp khoảng 200 người lao
động đến từ VN.
Theo ước tính của cơ quan UNICEF và các tổ chức khác, có khoảng 400,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị bán ra nước ngoài, hầu hết là sau khi chấm dứt Chiến Tranh . Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt Nam bị bán qua Căm Bốt, Trung Hoa, Đài Loan, Nam Hàn, và Thái Lan để phục vụ trong các nhà chứa, lao động cưỡng bức trong các xí nghiệp, hay làm đầy tớ tư nhân.http://tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Island:4228
Việc hôn nhân với chồng Đài, chồng Hàn cũng là một hình thức buôn người bao hàm kỹ nghệ tình dục.
Tờ Việt Báo loan tin tại Cần Thơ, con số phụ nữ lấy chồng Đài, chồng Hàn gia tăng. Tờ Việt Báo tháng 12-2000 cho biết từ năm 1995 đến nay, toàn tỉnh có 3.780 phụ nữ lấy chồng người nước ngoài, trong đó có 2.391 trường hợp kết hôn với người Đài Loan. Riêng trong năm nay (tính đến hết tháng 11/2000), có hơn 1.800 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, tăng trên 600 trường hợp so với năm trước. Trong đó có 29 trường hợp phải trở về nước do bị ngược đãi.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã giáo dục được 26 đối tượng môi giới bán phụ nữ bỏ nghề, thuyết phục 121 gia đình từ bỏ ý định bán con.Thanh Niên 20/12.
Tờ VNN (V ietnamNews Network) cho biết thống kê của Bộ Công An CSVN, từ năm 1998 đến nay, có 10,711 phụ nữ Việt Nam vượt biên "trái phép" ra nước ngoài lấy chồng. Theo một bản phúc trình nhân một hội nghị về phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc cách đây hai tuần lễ, lối 180.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài hoặc lấy người Việt định cư ở nước ngoài. Trong tổng số vừa kể khoảng phân nửa là lấy chồng Đài Loan.
http://www.vnn-news.com/spip.php?breve6692
Con số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn ít hơn là lấy chồng Đài Số các cuộc hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam tăng vọt từ 95 năm 2000 lên 5.822 năm 2005, vượt xa so với Đài Loan là 3.212.( The Chosun IlboNgày 27-3-2008)
http://hoangquang.wordpress.com/tag/anhbasam/
Việc
xuất khẩu lao động là một hiện tượng phức tạp, nó là đem người lao
động, những nó cũng là buôn người, đưa phụ nữ và thiếu nhi vào đường
phục vụ thị trường tình dục. Xuất khẩu lao động nửa triệu người xuất
khẩu cho thị trường tình dục cũng khoảng nửa triệu người. Cộng sản đã
thu lợi trên xương máu nhân dân nghèo!Theo ước tính của cơ quan UNICEF và các tổ chức khác, có khoảng 400,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị bán ra nước ngoài, hầu hết là sau khi chấm dứt Chiến Tranh . Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt Nam bị bán qua Căm Bốt, Trung Hoa, Đài Loan, Nam Hàn, và Thái Lan để phục vụ trong các nhà chứa, lao động cưỡng bức trong các xí nghiệp, hay làm đầy tớ tư nhân.http://tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Island:4228
Việc hôn nhân với chồng Đài, chồng Hàn cũng là một hình thức buôn người bao hàm kỹ nghệ tình dục.
Tờ Việt Báo loan tin tại Cần Thơ, con số phụ nữ lấy chồng Đài, chồng Hàn gia tăng. Tờ Việt Báo tháng 12-2000 cho biết từ năm 1995 đến nay, toàn tỉnh có 3.780 phụ nữ lấy chồng người nước ngoài, trong đó có 2.391 trường hợp kết hôn với người Đài Loan. Riêng trong năm nay (tính đến hết tháng 11/2000), có hơn 1.800 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, tăng trên 600 trường hợp so với năm trước. Trong đó có 29 trường hợp phải trở về nước do bị ngược đãi.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã giáo dục được 26 đối tượng môi giới bán phụ nữ bỏ nghề, thuyết phục 121 gia đình từ bỏ ý định bán con.Thanh Niên 20/12.
Việt Báo (Theo_VnExpress.net).http://vietbao.vn/Xa-hoi/Can-Tho-So-phu-nu-lay-chon
Cũng tờ Việt Báo loan tin ngày 15/6, UBND TP Cần Thơ đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Từ năm 2004 - 2006, Cần Thơ phát hiện có 27 phụ nữ và 1 trẻ em bị bán ra nước ngoài, chủ yếu là qua Campuchia. Có 2.485 trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 1.920 trường hợp kết hôn với người Đài Loan (chiếm 77,26%), 228 trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc; 158 trường hợp kết hôn với người Mỹ.http://vietbao.vn/Xa-hoi/Can-Tho-3-nam-gan-2.500-phu-nu-lay-chong-nuoc-ngoai/45242727/157/
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về tình hình xuất khẩu lao động và phụ nữ lấy chồng nước ngoài, và kết quả là tại đồng bằng sông Cửu Long Phụ nữ lấy chồng “ngoại” nhiều gấp 4 lần đi XKLĐ (Dân trí) - Từ năm 2006 đến nay khu vực Tây Nam Bộ có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, nhưng chỉ có gần 16.500 lao động nữ xuất khẩu chủ yếu sang các nước Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông.http://tinmoi.phanvien.com/197/dbscl-phu-nu-lay-chong-ngoai-nhieu-gap-4-lan-di-xkld.html..
Chúng ta chưa có con số về phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài, chồng Hàn trên toàn quốc.Cũng tờ Việt Báo loan tin ngày 15/6, UBND TP Cần Thơ đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Từ năm 2004 - 2006, Cần Thơ phát hiện có 27 phụ nữ và 1 trẻ em bị bán ra nước ngoài, chủ yếu là qua Campuchia. Có 2.485 trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 1.920 trường hợp kết hôn với người Đài Loan (chiếm 77,26%), 228 trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc; 158 trường hợp kết hôn với người Mỹ.http://vietbao.vn/Xa-hoi/Can-Tho-3-nam-gan-2.500-phu-nu-lay-chong-nuoc-ngoai/45242727/157/
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về tình hình xuất khẩu lao động và phụ nữ lấy chồng nước ngoài, và kết quả là tại đồng bằng sông Cửu Long Phụ nữ lấy chồng “ngoại” nhiều gấp 4 lần đi XKLĐ (Dân trí) - Từ năm 2006 đến nay khu vực Tây Nam Bộ có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, nhưng chỉ có gần 16.500 lao động nữ xuất khẩu chủ yếu sang các nước Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông.http://tinmoi.phanvien.com/197/dbscl-phu-nu-lay-chong-ngoai-nhieu-gap-4-lan-di-xkld.html..
Tờ VNN (V ietnamNews Network) cho biết thống kê của Bộ Công An CSVN, từ năm 1998 đến nay, có 10,711 phụ nữ Việt Nam vượt biên "trái phép" ra nước ngoài lấy chồng. Theo một bản phúc trình nhân một hội nghị về phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc cách đây hai tuần lễ, lối 180.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài hoặc lấy người Việt định cư ở nước ngoài. Trong tổng số vừa kể khoảng phân nửa là lấy chồng Đài Loan.
http://www.vnn-news.com/spip.php?breve6692
Con số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn ít hơn là lấy chồng Đài Số các cuộc hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam tăng vọt từ 95 năm 2000 lên 5.822 năm 2005, vượt xa so với Đài Loan là 3.212.( The Chosun IlboNgày 27-3-2008)
http://hoangquang.wordpress.com/tag/anhbasam/
Nói tóm lại, cộng sản gian ác, bóc lột nhân dân một cách tàn tệ. Cuối thế kỷ XX, loài người đã qua cơn mê, đã nhận thức Marx lừa gạt, cộng sản bóc lột nặng nề hơn tư bản. Ôi Marx, ôi Mao và Hồ! Đâu rồi những lời kêu gào đấu tranh cho vô sản? San bằng bất công xã hội? Đâu rồi những người thương nước yêu dân? Họ đi đâu cả mà bây giờ rõ mặt một lũ bán nước buôn dân!
Sơn Trung
*
Xin quý vị đọc thêm:
Monday, January 11, 2010
CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI
và xem các băng sau đây:*
*
*
*
*
HUY PHƯƠNG * CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NGƯỜI
*
Các Anh Có Hãnh Diện Không
Đàn
ông ngoại quốc có thể bỏ tiền mua phụ nữ Việt Nam đem về nước làm người
giúp việc không công kiêm nô lệ tình dục, hay cả hai. Tại các cơ sở môi
giới, đàn bà đôi khi cầm bảng số đi trình diễn, hay cởi trần truồng cho
người mua chọn lựa. Trên danh nghĩa là đi lấy chồng ngoại nhưng khi cô
dâu đã theo chồng ra ngoại quốc, họ đã trở thành nô lệ bị giam giữ,
không có quyền đi lại vì không có giấy tờ tuỳ thân, họ cũng có thể làm
"đĩ" cho cả gia đình hay bị mua đi bán lại như một món hàng để tiếp tục
sa chân vào những ổ mãi dâm. Đau đớn hơn là số trẻ em Việt Nam hiện nay
đang ở trong các động điếm tại Phnom Penh, Kampuchea trong 15 ngàn gái
mãi dâm, 52% là thiếu nữ và trẻ em Việt Nam.
Tôi
mạn phép xin nhắc lại, lời một đứa bé Việt Nam ăn xin ca cẩm, mà tôi đã
viết trên trang này: “Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5,000 đồng, con cầu
nguyện Bà cho con gái ngoại lấy được chồng Đài Loan! Ngoại ơi ngoại!
Ngoại cho con 5,000 đồng, con…" Chỉ có một xã hội nền đạo đức suy đồi
mới xẩy ra những thảm hoạ như thế.
“Con
gái Việt Nam đẹp lắm! Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Qua cuộc đời bất hạnh, khốn nạn của những người con gái Việt Nam sinh
lầm trong chế độ, phải bán thân đi mười phương, câu hỏi này đáng ném vào
mặt bọn lãnh tụ hôm nay. Câu hỏi khiến cho những người còn chút liêm sỉ
phải đau lòng, nhưng bọn chúng thì không. Tôi xin lập lại : “Chúng tôi
đánh giá nhân cách của một “con đĩ” hơn các chính khách VC nhiều, vì họ
còn biết liêm sỉ, còn biết thế nào là tủi nhục cho mình và cho đất nước
hơn các ông”.
HUY PHƯƠNG
*
Các Anh Có Hãnh Diện Không
Thứ Tư, Ngày 27 Tháng 1 Năm 2010
Huy Phương
Trong
bài “Đêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” tuần trước trên một tờ
báo ở Little Saigon, ký giả Đông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của
giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Khốn nạn thay câu
nói này cũng đã phát ra từ cửa miệng chủ tịch VC Nguyễn Minh Triết trước
đây. Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những
người ký giả cùng quê hương với cô : “Người ta nói vậy, các anh có hãnh
diện không?”
Câu
hỏi này đáng cho chúng ta chảy nước mắt. Lẽ cố nhiên câu trả lời là
trăm nghìn lần không! Nhưng có một bọn người hãnh diện với câu rao mời
trên, đó là những cái mặt mo như Nguyễn Minh Triết. Mặt mo vì không biết
đến nỗi đau xót của thân phận đàn bà, là chị, là em, là đồng bào ruột
thịt của chúng ta, vì vô phúc, phải sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam,
“đem thân cho thiên hạ mua cười” từ xứ sở này đến quốc gia khác. Chúng
tôi đánh giá nhân cách của một “con đĩ” hơn các chính khách của đảng VC
nhiều, vì họ còn biết liêm sỉ, còn biết thế nào là tủi nhục cho mình và
cho đất nước hơn các ông.
Chuyện
khổ đau của phụ nữ Việt Nam và cũng là điều ô nhục của cả dân tộc từ
lâu nay đã được các cơ quan truyền thông hải ngoại kể cả trong nước
thông tin đầy đủ, tuy vậy nhà cầm quyền Cộng Sản trong nước vẫn ngủ yên ù
lì như những con gấu mùa đông, không hề biết đến xót xa, khổ đau của
đồng loại. Nói ra thì cũng chuyện thường tình, mà không nói ra, phải
nuốt điều uất nghẹn vào lòng cũng là điều không chịu được.
Chỉ
trong năm 2000, có khoảng nửa triệu phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán
qua Trung Hoa, Macao, Đại Hàn, Cao Miên, Thái Lan và nhiều nước khác.
Năm 2003 phụ nữ VN bị đăng bán đấu giá trên Ebay Taiwan Website với giá
bắt đầu là $5,400.
Riêng
trong năm 2005, theo bản tin của cơ quan UNICEF và Bộ Tư Pháp Việt Nam
cho biết có 400,000 phụ nữ và trẻ em Việt nam bị bán ra ngoại quốc (10%
của tổng số nạn nhân khắp thế giới, trong khi dân số VN chỉ hơn 1% dân
số thế giới). Cũng trong năm này, nhiều thiếu nữ VN bị đem ra trưng bày
như món hàng sale, ngồi trong những tủ kính để khách qua lại lựa chọn ở
Trade Fair ở Singapore.
Chỉ
tính riêng con số phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan là bao nhiêu? Theo
thống kê chính thức Hà Nội, tính đến cuối năm 2003, có hơn 65.000 phụ nữ
Việt Nam được cấp giấp phép (!) nhập cảnh vào Đài Loan để "làm dâu...",
nhưng theo đại diện của chính phủ Đài Loan ở Sàigòn trong thời gian đó,
thì "Hiện nay có khoảng 77,000 cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. Dự tính
trong khoảng hai năm nữa con số cô dâu Việt Nam tại Đài Loan sẽ lên tới
khoảng 100.000 người”. Chỉ riêng tại Cần Thơ mỗi năm có khoảng 2.500 phụ
nữ lấy chồng Đài Loan, đó là con số thống kê từ năm 2000 đến 2004, được
chính Hội Phụ Nữ Cần Thơ nêu ra. Con số ấy tính đến năm 2010 là bao
nhiêu?
Theo
nguồn tin địa phương Prague, Tiệp Khắc được hãng thông tấn Việt Nam
thuật lại chỉ trong vòng thời gian 15 tháng, các tổ chức mãi dâm đã đưa
khoảng 50 cô gái Việt vào nước này. Các cô gái này phải trả từ $5,000 để
được đưa lậu từ Việt Nam sang với các hứa hẹn là giúp họ tìm được việc
làm tại Đông Âu. Họ có biết trước là sẽ bị đưa vào hang động của các tổ
chức mãi dâm hay không, hay dù biết trước, thì đó cũng là lối thoát tốt
đẹp nhất mà họ đã chọn để khỏi sống với VC.
Cảnh
tượng hàng trăm cô gái xếp hàng cho bọn đàn ông Đại Hàn, Đài Loan đến
xem mắt, lựa chọn đã là chuyện thường tình ở Saigon, đâu có gì mới lạ,
không gây khó chịu hay làm ai động lòng xúc cảm. Cả một hệ thống làm
tiền trên thân xác còm cõi của những cô gái đáng thương này, từ ma cô,
công an, cảnh sát, nhân viên phường khóm cho đến các tổ chức làm giấy tờ
xuất cảnh, khám bệnh, chích ngừa... dưới sự toa rập đồng loã của chính
quyền trung ương VC. Đây là một dịch vụ béo bở lâu nay được thả nổi,
được chính phủ VC kiểm soát hoặc được địa phương cố tình làm ngơ để chia
chác, thủ lợi. Nhưng nay VC đi xa thêm một bước, khi loan báo, lần đầu
tiên VN sẽ thành lập một công ty “tư vấn hôn nhân quốc tế” tại Saigon
nhằm “bảo vệ quyền lợi của phụ nữ”, nghĩa là nhà nước sẽ điều hành chính
thức việc bán phụ nữ ra nước ngoài ở đợ hay làm đĩ.
Tại
Việt Nam, nạn mãi dâm bị coi là bất hợp pháp nhưng trên thực tế, tình
trạng gái chơi, gái gọi dưới nhiều hình thức, công khai hay giấu kín đã
lan tràn, phổ biến. Từ các thành phố lớn cho đến những vùng nông thôn,
rừng núi, bãi biển xa xôi ở đâu cũng có nạn mãi dâm. Cuối năm 2002,
chính phủ VC nói là Việt Nam có 14 ngàn gái mại dâm, nhưng con số do
giới truyền thông ước tính lại là 37 ngàn người. Con số này, chính quyền
lấy ở đâu, phải chăng là trên những con số do địa phương báo cáo lấy lệ
hay con số đã đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”? Trong đất nước Việt
Nam từ Nam chí Bắc, đâu là không có đĩ điếm, đâu là không có các dịch vụ
“ôm”. Phụ nữ Việt Nam hẳn là món hàng rẻ nhất thế giới? "Con gái Việt
Nam đẹp lắm! Nhưng con gái Việt Nam cũng rẻ lắm!" -“Người ta nói vậy,
các anh có hãnh diện không?”
Con
gái Việt Nam quả tình là đẹp, chẳng đẹp sao dám đem phô bày dưới nhãn
hiệu “Duyên Dáng Việt Nam” đi trình diễn khắp nơi, không đẹp sao dám tổ
chức hoa hậu toàn cầu, hoa hậu quốc gia, hoa hậu Biển, hoa hậu Núi mà
người bỏ cả vài nghìn đô la để mua vé vào xem? Con gái Việt Nam đẹp lắm,
không đẹp sao đàn ông tứ xứ đều nghe lời quảng cáo của ma cô Nguyễn
Minh Triết, đổ xô đến Việt Nam để mua dâm hay đem về làm vợ?
Sao
số phận đàn bà con gái Việt Nam lại ra nông nỗi này? Tại sao đến nay
lại có hiện tượng cả một phong trào con gái Việt Nam coi rẻ nhân phẩm
mình, đổ xô chạy theo đồng tiền, ra đi lấy chồng xứ lạ hay tự nguyện bán
thân ngay ở trong nước. Ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, sinh viên đại học
đều có thể là gái bao, gái gọi. Vì sao trước khi Cộng Sản vào miền Nam
con gái lấy Mỹ, lấy Phi, lấy Tây... đều bị xã hội lên án và coi rẻ. Còn
bây giờ con gái lấy Đài Loan, Đại Hàn đều hãnh diện, tự hào. Người ta
nêu ra những nguyên nhân kinh tế: làm đĩ, lấy chồng ngoại quốc là vì gia
đình khó khăn (78,94%), thất nghiệp (65,5%), cần tiền để giải quyết
những nhu cầu trước mắt (62,56%), và do tâm lý hãnh diện được lấy chồng
ngoại quốc (47,1%).
HUY PHƯƠNG
*
VŨ ĐÔNG HÀ * TRUYỆN NGĂN *
*
Vũ Đông Hà
Lục bình trên dòng kinh đen
Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kinh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười.
Tôi
gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời
buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi
ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài
đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là
người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi
hỏi: em Việt Nam hở?
Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em
nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau
cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.”
Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và
tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của
Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ
chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những
sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi“.
9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến
chiều. Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa
chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường
là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ
vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng
nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu
sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt
anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình
mấy bà Tàu và chờ em“.
Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi“.
Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một
cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với
chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó
nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần
thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây
con này là bồ của nó. Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi
sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng
chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng
bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không
chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên
Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen
ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu“.
Những
ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho
công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô. Sau khi khấu
trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu
còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100
ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều
khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước
ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả
trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về.
“Lúc
biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải
chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng
ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ
khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em
chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi“. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh“. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó
là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng
nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới.
Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói
trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà“.
Tôi
nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua
đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả
lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình.
Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những
đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ
ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu
vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên
chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám
bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm
một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói
đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi
ra khách sạn đứng xếp hàng.
“Lúc
tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn
10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng“. Anh
bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù
cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ
Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để
thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ
và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng
ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất
lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái
ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn“. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa.
Nhưng
những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô
dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô
gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông
lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến
phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới.
Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau
thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác.
Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những
màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi“. Ken tiếp tục kể. “Thấy
những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô
gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn.
Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như
con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì
công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc
là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và
ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì
không dám đụng đến đám xã hội đen“.
Có
nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong
ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người
không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê. Đài Loan bên
trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn
trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường. Bên
cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô
sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan
thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ
nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị
gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những
tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là
bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm
tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa. Và là những người tàn
tật.
“Lúc về tới nhà em mới biết
người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám
cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em“. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao
biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có
biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn
rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà
ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó.
Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi
tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi
tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây
giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó,
tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô
sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết“.
Buổi
chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kinh nước đen. Hai anh em
không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên
ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có
thể vào quốc tịch. Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần
tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi
anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về
bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải
giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn. Có đứa sợ ba má nó chưởi là không
biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có
đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ
tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi.
Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói
chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kinh này, riết
rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới“.
Tôi
nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi
nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc
trưa. Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô
dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14
người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi
hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà
ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm.
Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để
dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã
ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại
gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kinh hôi thối
cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.
Chủ
nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha
linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước
với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn
rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện
anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu.
“Kim
đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ
giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết
bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim
cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó“. Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim.
Khác
với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với
Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe
những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã
học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ
nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau
khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi
nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình
trước tòa.
“Chủ em là giám đốc
một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày
em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi
đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“. Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em
chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước
đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng
không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế
hết đêm này tới đêm khác. Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc
chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết
sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao.
Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống
trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng
ổng cũng không nghe“. Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim
rùng mình. Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói
Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài
viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng… tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.”
Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những
điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi
Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết
lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không
thành câu. Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối
ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim
tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra“.
Chủ
nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc
ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu
Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc
lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với
nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên. Quán Bình Minh là
một tiệm nhỏ. Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa
số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô
đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…”
Cha linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha
đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng“. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha“.
Cô nhìn linh mục cười. Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm
về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã
hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu. Chuyện
cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn
một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục
mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan
đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh.
Trang,
tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở
Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa
vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe…” Linh mục nhìn tôi cười hiền: “Tụi
nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách
cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết
gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi
nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi“.
Buổi
chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên
phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh
của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã
ngắt lời: anh cần tôi giúp gì? Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy
tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà
đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam.
Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ
con. Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã
hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con;
những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là
hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà
phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn.
Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba
ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô. Một dịch vụ không cần nhiều nhân
viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi
nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn… Tôi nói nhiều, nói không kịp
dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn,
bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó.
Tôi
rời Đài Loan mang theo mùi nước kinh nồng thối, mang theo những buổi
tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết
nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi
sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười. Tôi rời Đài Loan mang
theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục
bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện
tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút
trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua,
vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó
chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ
tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi.
Tôi
rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ.
Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của
đời tôi.
© 2010 Vũ Đông Hà
NGUYỄN THẾ HOÀNG * TRUYỆN NGẮN
*
Mất Trắng
- Ba à, bây giờ con cảm thấy lo sợ. Bà Tuyết dám đến đây làm giặc với gia đình mình. Chắc chắn như vậy,
Nghe con gái than thở, ông Năm trấn an :
- Có gì phải sợ con mẹ đó. Bà ấy mà đến đây hả, tao báo công an xã đến còng đầu nó về tội hành hung và lường gạt.
Bà Năm ngập ngợ nhìn ông Năm và Hồng :
Sao tui thấy hột xoàn...kỳ cục quá nè ! Dám hột xoàn giả lắm ông ơi ! Cả sợi dây chuyền, chiếc nhẩn và đôi bông nữa.Ông Năm hứ một tiếng trấn áp vợ :
Bà biết gì giả với thiệt. Cả đời bà có nhìn thấy nó đâu mà dám cho nó là giả. Không lẽ ông ấy lại đi lường gạt...mình.
Nghe cha mẹ phân bua hột xoàn giả, thiệt, Hồng giựt mình phân vân. Thật ra thì cả nhà chẳng có ai cả đời nhìn thấy được hột xoàn bao giờ. Hồng như chợt nhớ ra điều gì, nàng nói nhanh :
- Chính bà Tuyết đã nói với con trong tiệc cưới là ông Yoonun đã nhờ bà và Misano đi mua số nữ trang này.
Ông Năm bật ngửa người hốt hoảng :
Thôi rồi !..mà chắc gì...có thể họ dở trò ma giáo....mà không biết ai đây.Ông Năm vội lấy chiếc lá đội lên đầu, réo Hồng :
- Đi ! đi với tao để rõ thiệt hư. Tao nóng lòng muốn biết ngay.
Tại tiệm kim hoàn, người chủ tiệm sau khi xem xét kỹ đã bảo với cha con ông Năm số nữ trang này là đồ giả. Bây giờ ông Năm mới cảm thấy choáng váng. Miệng ông há hốc, đôi môi run run, mắt nhìn trân trân vào số nữ trang mà ông đã đặt hết kỳ vọng. Ông lảo đảo bước ra khỏi tiệm như người mất hồn bên cạnh đứa con gái đáng thương đang khủng hoảng tinh thần không còn nói được lời nào. Trước mặt hai người cảnh vật mờ ảo, lung linh...
Những ngày sau đó, bầu không khí trong gia đình hết sức nặng nề và ảm đạm. Hồng bắt đầu oẹ mửa, triệu chứng có thai, kết quả của một chịu đựng miệt mài từng đêm với lão già Hàn quốc chỉ cố mong sao có được tiền cứu vản gia đình. Trước thãm cảnh gia đình đen tối suy sụp, Hồng hoàn toàn bất lực . Ông Năm mỗi ngày càng ít nói, lầm lì. Hằng ngày ông lặn lội làng trên xóm dưới tìm việc làm. Những lúc rảnh rổi ông uống rượu liên miên giải sầu. Ông tự cảm thấy bất lực trước gian kế tinh vi của người đời. Ông mặc cảm tội lỗi đã trót tiếp tay hãm hại đời con gái của ông cũng chỉ vì cái nghèo, vì luân lý suy đồi của xã hội nhiễu nhương, điên đảo đã nảy sinh những tệ trạng hư hỏng chỉ có dân nghèo hứng chịu triền miên.
Cái thai mỗi ngày mỗi lớn dần làm cho Hồng càng mệt mỏi. Hằng ngày Hồng đạp xe đi khắp các vườn mua góp trái cây chở ra chợ bán. Hồng cố gắng dành dụm tiền để lo sinh nở. Đôi lúc Hồng có suy nghĩ lên Saigon tìm hai bà môi giới hỏi thăm tin tức của chồng xin họ giúp đở vài điều cần thiết, nhưng chỉ suy nghĩ mà không dám thực hiện.Hồng mướn người gọi điện thoại bằng tiếng Hàn, mướn người dịch thư ra tiếng Hàn gởi cho chồng yêu cầu Yoonun qua Việt Nam ký giấy kết hôn, lo đứa con sắp sanh và đưa vợ con về Hàn quốc. Thế nhưng đã mấy lần gọi điện thoại, đã mấy lá thư gởi đi nhưng không được hồi âm. Đã không kết quả gì mà còn phải chi mất một số tiền lớn Hồng phải vay mượn người khác. Có người chỉ dẫn ông Năm và Hồng làm đơn tố cáo, nhưng đơn gởi đi nhiều tháng cũng chưa thấy Nhà Nước hỏi han cứu xét.
Trước cảnh khốn cùng mất trắng của gia đình và bệnh tật trầm trọng không thuốc men, bà Năm qua đời khi Hồng gần đến ngày sanh.
Quá đau đớn cho những cơn uất hận dồn dập phũ chụp xuống gia đình đã không kiềm chế được, vừa nghe tin bà Tuyết từ Saigon về, ông Năm tức tốc tìm đến nhà để vấn tội bà dụ dỗ rồi đánh đập Hồng, vụ nữ trang giả, và nhất là số tiền hai ngàn đô la mà Yoonun hứa cho gia đình ông có thể bà ta cuỗm mất để tất cả đã làm cho gia đình ông mất trắng.
Thấy cha đi một mình, Hồng tất tả chạy theo. Vì sức yếu thế cô, ông Năm đã bị bọn lâu la của bà Tuyết bề hội đồng một trận ngã sấp xuống đất bất tỉnh , mặt mày bê bết máu, thương tích đầy người. Hồng nóng lòng bênh cha, cũng bị bọn chúng đánh đến sẩy thai phải đi nằm bệnh viện.Kết quả giấc mơ đổi đời đã hoàn toàn mất trắng. Giờ đây giữa khu xóm nghèo tăm tối, cứ vào khoảng nửa đêm, dáng ông Năm như một bóng ma trơi, ông ngồi bệch giữa sân nhà gào thét chửi bới. Ông chửi lũ quan to quan bé chăn dắt dân chỉ biết ăn trên ngồi trốc vơ vét đầy túi tham mà không bao giờ đếm xĩa giải quyết những khiếu cáo, khiếu kiện của người dân thấp cổ bé miệng, không ngăn chặn trừng trị và không can thiệp khi người dân bị áp bức khủng bố. Ông chửi cái chế độ mục nát đã dung túng bao che những tệ nạn xã hội, bán trôn nuôi miệng đang tràn lan cùng khắp như một dịch bệnh. Ông chửi lũ cai trị bất lực không ngăn chặn, nghiêm trị và còn toa rập tệ trạng buôn bán, dụ dỗ phụ nữ Việt Nam đi làm nô lệ tình dục ở nước ngoài. Ông chửi ....và ông chửi....một cách vô vọng, vô tội vạ....tiếng chửi bới, gào thét của ông vang vọng trong màn đêm tăm tối, rồi chìm sâu vào bóng đêm, nào ai có biết. Chỉ có Trời biết mà thôi !
Nguyễn Thế Hoàng
http://hay102.com/mat-trang
Mất Trắng
Đêm
về sáng thật yên tỉnh. Hồng trở mình thức giấc. Nàng cảm thấy trong
người ê ẩm mệt nhừ. Căn phòng vắng, chìm sâu. Chiếc quạt trần chạy vù
vù, đều đặn trên trần nhà nhìn như muốn chóng mặt. Đồng hồ trên tường
phía trước mặt đã hơn 4 giờ sáng. Hồng kéo chiếc mền len lên kín toàn
thân. Trong giây phút nàng thoáng chút ngỡ ngàng. Toàn cơ thể không một
mảnh vải che thân. Bên cạnh Hồng, gã đàn ông đang ngủ vùi, cơ thể co
quắp, trần truồng phát tởm. Giấc ngủ của gã hồn nhiên, say sưa, thỏa
mãn. Bất giác Hồng rùng mình khi ngỡ rằng gã đàn ông này là chồng !
Chồng à !!? Sao lại là chồng được nhỉ ? Trông gã già đáng tuổi cha chú
mà ! Gương mặt gã béo phệ, chảy dài.
Các bắp thịt trên cơ thể gã un lên, cùng cái bụng to tròn lẵn đang rung rinh theo hơi thở đều đặn. Trông thật gớm ghiếc trước đống thịt ung úc biết cử động đã chiếm đoạt hồn xác của nàng thật thô bỉ. Hồng nhớ rất rõ đã hai lần gã làm tình với nàng trên chiếc giường ngủ này trong căn phòng của khách sạn lúc đầu hôm và giữa khuya. Hàng rào ngôn ngữ đã làm tê liệt những cảm giác ân ái. Gã chỉ hành động theo lớp lang, theo dục vọng sôi sục từng cơn trong cơ thể úc núc của gã. Gã hung hãn, táo bạo và ào ạt như con hổ vồ mồi khiến cho Hồng hết sức đau đớn vừa tủi nhục, chỉ biết chịu đựng và chết lịm từng hồi trong bắt buộc và chấp nhận lần đầu tiên trong đời bên cạnh một người đàn ông xa lạ.
Hồng như muốn khóc và cảm thấy ghê tởm, uất hận. Nàng xoay mình ra phía ngoài không còn đủ can đảm nhìn gã. Hồng cần một sự yên tỉnh. Sự thật rất phũ phàng không như Hồng tưởng, đã được những gì khi đã mất hết. Những gì đã diễn tiến quá nhanh, không báo trước, không có sự chuẩn bị cũng vì sự nghèo hèn cơ cực. Gia đình Hồng rất nghèo, nghèo lắm. Mảnh vườn nhỏ là nguồn sống duy nhất của gia đình cũng đã bán. Hai công đất trồng hoa màu đã được cầm thế hai tháng nay để lấy tiền chạy thuốc cho mẹ đang mang căn bệnh ung thư đến hồi nguy kịch. Giờ chỉ còn mái nhà nhỏ nằm sâu trong vùng quê Tiền Giang và cũng có thể sẽ mang đi cầm thế để lo cho mẹ.
Hồng may mắn vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiền học thêm, đành ở nhà kiếm việc làm. Nàng đã mất một số tiền lớn để có được một chân thư ký ngân hàng trong thành phố. Với đồng lương khiêm tốn ít oi vẫn chưa đủ hai bữa ăn no trong gia đình.
Ông Năm, cha Hồng đã lớn tuổi già nua, đất, vườn đã không còn, hằng ngày phải đi làm thuê cho người dân trong vùng, ngày có, ngày không. Đứa em gái của Hồng đã phải nghỉ học để làm đủ mọi thứ việc phụ giúp. Hai đứa em trai cắp sách đến trường, tiền sách vở, đóng góp này nọ cho nhà trường không tìm đâu ra nên việc học dở dang, đành ở nhà hái rau, bắt ốc, hoặc rong chơi lêu lổng đầu thôn đến cuối xóm.
Mẹ Hồng nằm liệt giường đã hơn năm nay, mỗi ngày một gầy yếu, xanh xao. Tiền thuốc, tiền bác sĩ là một vấn nạn, nên bà nằm đó hàng ngày để chờ đợi cái chết từ từ đến.
Hồng may mắn có đuợc nhan sắc khả ái, cơ thể tròn lẳn, đầy đặn của tuổi xuân. Nàng vẫn đang có những ước mơ của người con gái đang trưởng thành. Hằng ngày nàng phải gò lưng trên chiếc xe đạp từ trong quê ra thành phố để làm việc. Giấc mơ có được một chiếc xe gắn máy như bạn bè để làm phương tiện di chuyển cho đở bớt cực nhọc, nhưng thật xa vời ngoài tầm tay. Giờ rảnh, Hồng nhận may gia công, thêu máy và cặm cụi hằng đêm để thêm thu nhập cũng chẳng thấy khá hơn. Căn bệnh của người mẹ ngày thêm trầm trọng.
Trước những khó khăn trong gia đình, Hồng vẫn đang có một niềm tin mãnh liệt bằng công sức mình và tin tưởng số mệnh và cơ trời có thể một lúc nào đó sẽ khá hơn. Hồng nghĩ rằng cuộc đời không có gì là khổ mà cũng chẳng có gì là sướng, tất cả, con người phải gánh vác để hoàn thành trách nhiệm trong danh dự. Hồng suy nghĩ để tạo một niềm tin và sức mạnh nghị lực hầu chịu đựng trước hoàn cảnh gia đình trong lúc khó khăn. Nhưng ông Năm, cha nàng lại nghĩ khác. Ông quá đau khổ nhìn người vợ đã bao năm chung sống đang nằm thoi thóp trên giường bệnh. Ông ước ao có được một số tiền lớn để đưa vợ đi Saigon chữa trị. Làm thế nào và bằng mọi cách để có tiền là điều ray rứt triền miên trong tâm trí ông.
Một hôm sau bữa cơm chiều, ông tỏ bày suy nghĩ của mình với con gái - Hồng à ! Mẹ mày không được đưa đi Saigon chữa bệnh, tao nghĩ bả sẽ chết mất. Mẹ mày chết tao làm sao sống nổi hả Hồng .Hồng buồn rầu khi nghe cha than vắn thở dài :
- Biết làm sao bây giờ ?! Con nghĩ ai thương cho mình vay một số tiền rồi mình làm kiếm trả lại. Nghĩ cũng khó.
Ông Năm hậm hực ;- Không dễ gì...ai mà cho mượn. Bệnh của mẹ mày cần một số tiền lớn mới mong được con ơi
Các bắp thịt trên cơ thể gã un lên, cùng cái bụng to tròn lẵn đang rung rinh theo hơi thở đều đặn. Trông thật gớm ghiếc trước đống thịt ung úc biết cử động đã chiếm đoạt hồn xác của nàng thật thô bỉ. Hồng nhớ rất rõ đã hai lần gã làm tình với nàng trên chiếc giường ngủ này trong căn phòng của khách sạn lúc đầu hôm và giữa khuya. Hàng rào ngôn ngữ đã làm tê liệt những cảm giác ân ái. Gã chỉ hành động theo lớp lang, theo dục vọng sôi sục từng cơn trong cơ thể úc núc của gã. Gã hung hãn, táo bạo và ào ạt như con hổ vồ mồi khiến cho Hồng hết sức đau đớn vừa tủi nhục, chỉ biết chịu đựng và chết lịm từng hồi trong bắt buộc và chấp nhận lần đầu tiên trong đời bên cạnh một người đàn ông xa lạ.
Hồng như muốn khóc và cảm thấy ghê tởm, uất hận. Nàng xoay mình ra phía ngoài không còn đủ can đảm nhìn gã. Hồng cần một sự yên tỉnh. Sự thật rất phũ phàng không như Hồng tưởng, đã được những gì khi đã mất hết. Những gì đã diễn tiến quá nhanh, không báo trước, không có sự chuẩn bị cũng vì sự nghèo hèn cơ cực. Gia đình Hồng rất nghèo, nghèo lắm. Mảnh vườn nhỏ là nguồn sống duy nhất của gia đình cũng đã bán. Hai công đất trồng hoa màu đã được cầm thế hai tháng nay để lấy tiền chạy thuốc cho mẹ đang mang căn bệnh ung thư đến hồi nguy kịch. Giờ chỉ còn mái nhà nhỏ nằm sâu trong vùng quê Tiền Giang và cũng có thể sẽ mang đi cầm thế để lo cho mẹ.
Hồng may mắn vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiền học thêm, đành ở nhà kiếm việc làm. Nàng đã mất một số tiền lớn để có được một chân thư ký ngân hàng trong thành phố. Với đồng lương khiêm tốn ít oi vẫn chưa đủ hai bữa ăn no trong gia đình.
Ông Năm, cha Hồng đã lớn tuổi già nua, đất, vườn đã không còn, hằng ngày phải đi làm thuê cho người dân trong vùng, ngày có, ngày không. Đứa em gái của Hồng đã phải nghỉ học để làm đủ mọi thứ việc phụ giúp. Hai đứa em trai cắp sách đến trường, tiền sách vở, đóng góp này nọ cho nhà trường không tìm đâu ra nên việc học dở dang, đành ở nhà hái rau, bắt ốc, hoặc rong chơi lêu lổng đầu thôn đến cuối xóm.
Mẹ Hồng nằm liệt giường đã hơn năm nay, mỗi ngày một gầy yếu, xanh xao. Tiền thuốc, tiền bác sĩ là một vấn nạn, nên bà nằm đó hàng ngày để chờ đợi cái chết từ từ đến.
Hồng may mắn có đuợc nhan sắc khả ái, cơ thể tròn lẳn, đầy đặn của tuổi xuân. Nàng vẫn đang có những ước mơ của người con gái đang trưởng thành. Hằng ngày nàng phải gò lưng trên chiếc xe đạp từ trong quê ra thành phố để làm việc. Giấc mơ có được một chiếc xe gắn máy như bạn bè để làm phương tiện di chuyển cho đở bớt cực nhọc, nhưng thật xa vời ngoài tầm tay. Giờ rảnh, Hồng nhận may gia công, thêu máy và cặm cụi hằng đêm để thêm thu nhập cũng chẳng thấy khá hơn. Căn bệnh của người mẹ ngày thêm trầm trọng.
Trước những khó khăn trong gia đình, Hồng vẫn đang có một niềm tin mãnh liệt bằng công sức mình và tin tưởng số mệnh và cơ trời có thể một lúc nào đó sẽ khá hơn. Hồng nghĩ rằng cuộc đời không có gì là khổ mà cũng chẳng có gì là sướng, tất cả, con người phải gánh vác để hoàn thành trách nhiệm trong danh dự. Hồng suy nghĩ để tạo một niềm tin và sức mạnh nghị lực hầu chịu đựng trước hoàn cảnh gia đình trong lúc khó khăn. Nhưng ông Năm, cha nàng lại nghĩ khác. Ông quá đau khổ nhìn người vợ đã bao năm chung sống đang nằm thoi thóp trên giường bệnh. Ông ước ao có được một số tiền lớn để đưa vợ đi Saigon chữa trị. Làm thế nào và bằng mọi cách để có tiền là điều ray rứt triền miên trong tâm trí ông.
Một hôm sau bữa cơm chiều, ông tỏ bày suy nghĩ của mình với con gái - Hồng à ! Mẹ mày không được đưa đi Saigon chữa bệnh, tao nghĩ bả sẽ chết mất. Mẹ mày chết tao làm sao sống nổi hả Hồng .Hồng buồn rầu khi nghe cha than vắn thở dài :
- Biết làm sao bây giờ ?! Con nghĩ ai thương cho mình vay một số tiền rồi mình làm kiếm trả lại. Nghĩ cũng khó.
Ông Năm hậm hực ;- Không dễ gì...ai mà cho mượn. Bệnh của mẹ mày cần một số tiền lớn mới mong được con ơi
Vậy
thì đào đâu ra. Con nghĩ chẳng còn cách nào nữa cả.Ông Năm lại thở dài
thườn thượt, nét mặt đăm chiêu tư lự. Hồi lâu ông đã thấy như đã đến lúc
bày tỏ ý định với con. Ông Năm nhìn Hồng đang ngồi, hai tay ôm mặt gục
trên đầu gối trông dáng vẻ bất lực thảm hại.
- Hồng à, mày nên lấy chồng để có tiền chữa bệnh cho mẹ mày. Mày biết không - Lấy chồng là sao ba ?- Hồng ngạc nhiên - Con lấy chồng gia đình bỏ cho ai. Má con đang bệnh nặng cần phải có con trong gia đình.
- Lấy chồng Đại hàn - Ông Năm nói nhanh - Lấy tụi nó sung sướng, giàu sang. Đầu trên, xóm dưới cũng đã có mấy gia đình có con gái lấy chồng Đại hàn, Đài loan, mày không thấy sao ? Nghe lời tao để cho mẹ mày được sống thêm vài năm nũa. Mày phải lấy chồng. Mọi việc tao đã suy tính đâu vào đó rồi.
Hồng lắc đầu từ chối, van xin nhiều lần, nhưng ông Năm gằn giọng ra lệnh :
- Mày không được cãi lời cha mẹ. Mày có thấy mẹ mày đang rên la và đau đớn từng cơn hằng ngày đó không ? Làm con phải thương cha thương mẹ chứ. Gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thức trung thần. Mày hiểu chưa ? Tao đã quyết định phải cứu nguy gia đình này. Mày ừ một tiếng là tao có hai ngàn đô la trong tay để đưa mẹ mày đi chữa bệnh. Nghe chưa con ?
Hồng chẳng biết phải làm thế nào trước quyết định tối hậu của gia đình đã làm cho nàng hụt hẫng chới với. Dịch lấy chồng Đài loan, Đại hàn, Miên, Lèo, Tàu, Nhật, Ma cao, Hón kóng gì đó... mà Hồng đã từng nghe thấy đâu có tốt lành gì đâu. Mười người hết chín người phải chuốc lấy ân hận, nhục nhã, thân tàn ma dại. Nàng cảm thấy gớm ghiếc, chua xót và xấu hổ cho thân phận người phụ nữ Việt Nam trong cái xã hội nhiễu nhương đảo điên hôm nay. Hồng cố tránh không muốn nghe, không muốn biết, không muốn nhìn thấy hiện trạng đồi bại của thời đại. Vậy mà bây giờ Hồng lại không tránh khỏi. Căn bệnh trầm trọng đang sắp kết thúc cuộc sống của người mẹ già thân yêu, cảnh nghèo khó của gia đình và quyết định tối hậu của người cha đang làm cho Hồng phân vân không còn lối thoát. Không muốn cũng không được. Mà muốn thì...ôi thôi..!! mười hai bến nước chẳng trong trẻo gì, đều vẩn đục, dập vùi tan nát những ước mơ của tuổi xuân.
Hôm sau, ông Năm giục Hồng làm đơn xin nghỉ việc để chuẩn bị lấy chồng, cho dù Hồng vẫn van xin nhưng ông Năm không lay chuyển ý định. Cuối cùng thì Hồng đành chấp nhận trước sự cưỡng bách không một lý giải của gia đình đang trên đà suy sụp.
Vài ngày sau đó, một buổi trưa bà Tuyết chẳng ai xa lạ cũng là dân trong thành phố này chuyên nghề môi giới dịch vụ lấy chồng nước ngoài đã đến nhà Hồng dẫn theo một lão đàn ông Đại hàn lớn tuổi, béo phệ xưng Yoonun Sacomoki. Cùng đi còn có thêm một người đàn bà Hàn quốc lớn tuổi Misano Hoon. Ông Năm vui vẻ tiếp ba người khách đến nhà với mục đích xem mặt "cô dâu". Hồng được gọi ra trình diện với mọi người. Vừa thấy nàng, Yoonun Sacomoki cười đắc ý và chấp nhận ngay.
Bà Tuyết xin gia đình cho Hồng đi Saigon chơi với mọi người ngay buổi chiều nay. Bà hứa với ông Năm chừng vài hôm sau công việc xong xuôi là sẽ giao tiền cho ông như đã bàn tính tháng trước. Mọi việc để bà lo, gia đình phải an tâm và tin tưởng ở bà. Bà Tuyết lại khuyến dụ Hồng là nàng hết sức may mắn gặp được chồng giàu. Ông Yoonun là một đại thương gia Hàn quốc độc thân đang có những dịch vụ làm ăn lớn giữa Việt Nam và Hàn quốc. Rồi con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhà cao cửa rộng, tiền vào tiền ra, gia đình nở mày nở mặt. Kể từ giờ phút này dì nói điều gì là con phải nghe và làm theo dì, đừng có cãi lại.
Đến Saigon ngay buổi chiều trong ngày, Hồng được đưa đi mua sắm một số quần áo hợp thời trang, giày dép, son phấn, và cổi bỏ ngay lớp y phục quê mùa dân dã, để khoác vào lớp trang phục, trang sức rực rỡ. Hồng đẹp lồng lộng quyến rũ. Sau đó Hồng được đưa đi ăn tối tại một nhà hàng sang trọng. Lúc này Hồng có vẻ như bớt lo sợ, dù sao họ cũng đối xử tốt và bên cạnh còn có bà Tuyết người cùng quê quen biết.
Sau bữa cơm tối thịnh soạn và ngon miệng, lão Yoonun biến mất. Bà Tuyết và Misano đưa Hồng đến một khách sạn và bảo nàng :
Đêm nay con phải ngủ với Yoonun Sacomoki, chồng con, vì ông ấy đã bằng lòng lấy con làm vợ rồi đó. Con thấy không ? Ông Yoonun rất tốt bụng, chưa chi đã lo cho con từng thứ. Rồi con sẽ sung sướng bản thân. Dì và bà Misano ở phòng bên này, không sao cả, đừng sợ. Con hãy tập làm vợ với đại thưong gia giàu có Yoonun ngay bây giờ đi.Hồng dảy nảy van xin
Con không chịu đâu...Chưa gì mà...nhanh vậy ?...ai lại làm như thế. Tội nghiệp con mà dì. Con xin dì thương...con van dì...
Con phải ngủ với Yoonun ngay đêm nay. Ông ấy cần biết con có còn trinh hay không rồi ông ta mới quyết định làm đám cưới. Không được cãi lời.
Hồng tiếp tục van xin nhưng vô vọng.Cuối cùng bà Tuyết đẩy Hồng vào phòng ngủ :- Mày đừng ươn ngạnh cứng đầu con à ! Muốn sung sướng tấm thân phải nghe lời bà. Cứ cố giữ cái "ngàn vàng" để được ích gì hả con..?
;Vừa lúc ấy lão Yoonun xuất hiện bước vào phòng và khóa cửa lại. Gã vênh váo nhìn Hồng trong ánh mắt sòng sọc một cách thèm khát trước cơ thể no tròn đầy khiêu gợi của Hồng.và rất thản nhiên, gã khởi sự trình diễn tấn tuồng nham nhỡ đang băng hoại giữa một xã hội đảo điên biến loạn. Hồng cảm thấy nhức nhối tinh thần tột độ.Thể xác trinh trắng giờ sắp phải bị hoen ố trước nỗi bất lực của cuộc sống. Lúc đầu Hồng đã có những cử chỉ từ chối, thối thoát, tránh né, nhưng trước sức cưỡng bức thô bạo của lão già Đại hàn, Hồng đã không còn đủ sức, đành phải xuôi tay... Thôi hết rồi ! Hết rồi ! Tấm thân trong trắng ngọc ngà đời con gái...đang phải bị vùi dập, phó thác theo định mệnh. Cuộc đời là một thử thách không ngừng trong nhiều ngõ ngách không ai lường trước được. Hãy buông xuôi và tìm quên để được sinh tồn vì bản thân và cho gia đình người thân.
Tiệc cưới đơn giản gấp rút được tổ chức tại nhà hàng sau một tuần lễ Hồng phải ép mình ăn nằm với Yoonun từng mỗi đêm tại khách sạn. Lão già Đại hàn dữ dội và táo bạo kinh quá. Từng đêm Hồng đến phải ngất ngư với lão. Cơ thể mệt nhừ ê ẩm, có hôm Hồng không còn ngồi dậy nổi. Lúc nào lão ta cũng huênh hoang với bà Tuyết rằng lão đã chiếm được chữ trinh của Hồng thật trọn vẹn. Chính đó là điều hên cho cuộc đời làm ăn của lão. Lão khoác lác hứa hẹn đủ điều.
Bà Tuyết và Misano tổ chức tiệc cưới theo qui định của Yoonun.Thực khách tham dự hạn chế, vỏn vẹn chưa tới ba mươi người. Gia đình Hồng gồm có ông Năm, mấy đứa em và vài người thân thuộc. Hồng được trang điểm lộng lẫy trong y phục cô dâu trẻ măng bên cạnh chú rễ già nua, béo phệ để được quay phim chụp hình. Mọi người ăn uống cười nói trong tiệc cưới vô cùng thỏa thích trước nỗi chua xót của Hồng để chúc mừng lão già Đại hàn chiếm được gái tơ Việt Nam.
Yoonoon cười híp mắt sau khi đã đeo vào cổ Hồng sợi dây chuyền bằng vàng tây có mặt hột xoàn lớn, chiếc nhẫn nạm bốn hột xoàn óng ánh, đôi bông tai cũng hột xoàn và một đồng hồ mạ vàng sáng bóng. Lão ghì chặt và hôn Hồng say đắm trước tiếng vỗ tay ào ạt của thực khách. Hồng như biến mất trong vòng tay và cơ thể phì nộm của Yoonun phũ lên người.
Ông Năm tỏ ra rất vui và bằng lòng việc con gái của ông lấy chồng ngoại quốc. Ông thầm cám ơn bà Tuyết và ông con rễ cũng bằng tuổi ông sẽ mang hạnh phúc đến cho gia đình ông. Ông cảm thấy phấn khởi cho sự thành công mà gần tháng nay ông đã dự tính. Thỉnh thoảng ông nói chuyện lia thia với bà môi giới đã giúp cho con gái ông từ chỗ nghèo khó trở thành giàu sang trong nháy mắt. Con gái ông rồi sẽ cai quản tài sản của chồng, thế nào gia đình ông cũng được chia chát chút ít. Mai mốt lão chàng rễ già nua kia qua đời, con gái ông sẽ sở hửu khối tài sản của chồng để lại.
Rồi ông thầm suy tính số nữ trang Hồng đang có trên người cũng đã là một số tiền rất lớn, mà cuộc đời ông chưa bao giờ nghĩ đến để có được. Rồi sau tiệc cưới ông sẽ có trong tay hai ngàn đô la nữa, hơn ba mươi triệu đồng Việt Nam theo như lời hứa của bà Tuyết. Ông nghĩ rằng bà Tuyết cũng sẽ có một số tiền mà ông con rễ của ông trả công. Có tiền ngày mai ngày mốt ông sẽ đưa vợ đi chữa bệnh. Cuộc sống gia đình nghèo khó vất vả sẽ không còn. Ông không phải còn đi làm thuê cơ cực ngày có ngày không. Mấy đứa nhỏ tiếp tục đi học. Nhất định là con gái của ông sẽ cung cấp tiền bạc, sẽ xây nhà, sẽ mua lại ruộng vườn và còn nhiều thứ nữa một khi nó là vợ của đại thương gia Yoonun. Ông Năm mĩm cười mãn nguyện nhìn mọi người trong giữa bữa tiệc với ánh mắt rạng rỡ tràn trề niềm vui trước viễn tượng cuộc đời đang chuyển hướng tốt.
Ông vẩy Hồng đến bên cạnh :
- Mày thấy chưa hả Hồng ? Tao tính đâu là ra đó. Trước đây mày cứ khăng khăng từ chối. Bây giờ thì có ai bằng được như mày lúc này hả con ?
- Hồng lại phân trần :
- Ba chỉ nhìn thấy đó rồi nói đó. Chứ con thấy thế nào đãy. Ông ấy già bằng tuổi ba, ông ấy ghê lắm ba à ! Trời ơi ! con tởm ổng quá.
Ông Năm thầm hiểu ý con gái muốn nói gì rồi và tỏ ý thương xót :
Thôi, thì mày cứ ráng đi, có chết chóc gì đâu mà sợ, già với trẻ. Có tiền là có hạnh phúc, có được tất cả. Cả nhà đang trông vào mày đó Hồng ơi. Mày nghĩ coi, tụi trai tráng ở dưới quê làm gì cho ra hột xoàn để mày đeo. Nghìn đời cũng chưa có nổi. Lúc còn con gái má mày cũng ước hột xoàn làm gì có mà đeo. Tao đâu có tiền sắm cho bả.
Hồng chống chế : Con là con gái mới lớn lên mà ba, con chỉ thích lấy chồng đồng trang lứa. Hơn nữa, con không thích lấy chồng nước ngoài, lại quá lớn tuổi. Thanh niên Việt Nam đâu có thiếu gì, bạn bè rồi chúng cười chê con là ế chồng, đi đâm đầu lấy Đại hàn, Đài loan, Trung quốc, Hồng kông, Kampuchia...toàn là bọn già nua, đui, què, mẻ, sứt, bất lực, ngu dốt, nghèo hèn, đần độn, cụt tay, cụt chân, mất năng lực...Ông Năm nạt ngang :
Mày có im cái mồm không Hồng ? Ông Yoonun là đại thương gia đâu phải dân nghèo. Đại thương gia nhất định là giàu có. Cứ lải nhải mãi chuyện gì đâu không. Người ta khác, mình khác con ạ.
Vừa lúc Yoonun bước đến nắm tay Hồng kéo đi. Ông Năm muốn nói một điều gì đó với ông con rễ mà nói không được, ngôn ngữ bất đồng. Thôi thì cứ ngậm miệng ăn tiền. Ông chỉ cười, nụ cười vừa gượng gạo vừa sượng sùng. Hồng cũng không nói được gì, quay mặt đi như muốn tránh những ánh mắt soi bói nhìn nàng. Yoonun cười lớn nhìn ông Năm với ánh mắt khinh miệt, lão ta xổ một tràng tiếng Hàn dài ngoằn ngoèo nghe chói tai rồi lại ôm choàng lấy Hồng hôn say sưa truớc mặt những người trong gia đình ông Năm. Ông Năm quay mặt đi trước cảnh lộ liễu ấy. Thực khách lại vỗ tay ầm ỉ lẫn tiếng dô ! dô ! nham nhỡ. Bàn tiệc đậm đặc mùi rượu, thuốc lá, pha trộn những giọng cười hô hố của những tên Đại hàn, Đài loan xa lạ. Hồng nghe rờn rợn cả người. Thật ghê tởm, như muốn nôn mửa...!
Tiệc cưới tàn dần sau những ngày tháng kế tiếp Hồng bị giam hãm trong một ngôi nhà ở ngoại ô Saigon. Ngôi nhà có nhiều phòng riêng biệt. Ngoài căn phòng mà Hồng bị nhốt trong đó, bà Tuyết và Misano có một phòng khác. Họ thực sự không ăn ở tại đây, nhưng họ luân phiên có mặt để coi ngó và canh chừng những cô gái lấy chồng Đại hàn, Đài loan cũng đang bị nhốt tại đây.
Hằng ngày Hồng bị bắt buộc học tiếng Hàn do Misano hướng dẫn. Cơm nước ăn ở ngay trong phòng. Hồng cũng như các cô gái ở đây không được ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với nhau. Cần điều gì chỉ được hỏi Misano hoặc bà Tuyết, không được tự ý làm bất cứ điều gì mà không xin phép. Lão chồng già Yoonun thường đến ban đêm chỉ để thỏa mãn dục vọng với Hồng cho đến sáng hoặc đến nửa đêm rồi chuồn mất. Có khi lão đến bất ngờ ban ngày nồng nặc mùi rượu và Hồng phải chịu đựng những giờ phút làm tình của lão. Những lúc kề cận bên nhau, chồng nói chồng nghe, vợ nói vợ nghe vì hàng rào ngôn ngữ bất đồng. Hồng thường bị ăn đòn vì những thái độ không vừa ý với Yoonun. Càng ngày Hồng càng bị đối xử tồi tệ.
Hằng tuần Hồng chỉ được nói chuyện điện thoại với gia đình ở quê năm mười phút dưới sự giám sát của bà Tuyết. Những lần đó ông Năm nhắc Hồng nhờ bà Tuyết hỏi số tiền mà Yoonun hứa sau tiệc cưới để đưa mẹ đi chữa bệnh. Bà Tuyết trả lời là ông Yoonun đang kẹt tiền, chịu khó chờ. Chờ rồi chờ mà thôi. Có những lúc Hồng phân vân suy nghĩ về thực tại trước mặt. Trước sau là điều duy nhất nàng đã phải cam tâm bán rẻ tấm thân để mong cứu vớt gia đình, cứu mạng người mẹ. Không lẽ họ lừa dối, dàn cảnh để dụ dỗ chiếm đoạt nàng. Không lẽ họ chia nhau hưởng thụ không những trên thân xác mình mà ngay cả người thân trong gia đình đang trở thành những nạn nhân nghèo đói bần cùng.
Một tháng trôi qua, đột nhiên lão chồng già không đến với Hồng như thường lệ. Hồng cảm thấy có điều gì bất thường đang xảy đến. Hồng lo sợ, quyết gặp bà Tuyết hỏi cho ra lẽ
- Ông Yoonun bận việc gì mà không thấy đến hả dì ?
Ông ấy về nước được tuần rồi. Mà con hỏi làm gì, nhớ ông ấy rồi hả ?
- Chừng nào chồng con trở lại Việt Nam để đưa con về bên ấy ? Sao dì không nhắc ông ấy về dưới quê ký giấy kết hôn mà trong tiệc cưới ông ấy đã hứa, dì còn nhớ chứ
Bà Tuyết giọng đanh đá :
- Mày ngu lắm Hồng ơi ! Lấy thì lấy, mà bỏ thì cứ bỏ. Có ký mười lăm hai mưoi giấy kết hôn cũng bằng thừa con ạ. Mày chẳng có quyền đòi hỏi điều gì. Đúng là mày đồ ngu
Hồng sửng sốt trước lối nói hàng hai, phách lối : Dì nói thế nghĩa là thế nào hả dì ?Bà Tuyết quắc mắt, sừng sộ :- Đồ ngu ! Vậy mà cũng hỏi. Chờ lão chồng già qua mà hỏi.- Chừng nào ông ấy qua hả dì ? Không biết.- Còn số tiền hai ngàn đô la ông ấy hứa chừng nào mới có hả dì ? Má con đang bệnh nặng cần tiền chữa bệnh, dì biết chứ ? Bà Tuyết nổi nóng, gầm lên :- Mẹ mày bệnh thì mẹ mày bệnh đâu can dự gì đến tao hả con kia. Còn chuyện gì thì hãy chờ lão chồng già của mày trở qua mà hỏi. Công việc làm ăn của bọn tao coi như đã trọn gói với mày rồi theo hợp đồng với Yoonun.
Hồng cảm thấy choáng váng chóng mặt. Nàng muốn bật khóc trước sự gian ác của người đời. Hồng bậm môi cố dằn cơn tức giận và nước mắt đang trào ra. Vừa lúc ấy bà Misano bước vào phòng nói nhỏ điều gì với bà Tuyết. Chập sau, bà Tuyết dịu giọng với Hồng :
- Này Hồng, dì nói con nghe nhé. Dì cho con trở về dưới quê tìm vài bạn gái dẫn lên giới thiệu cho dì. Thành công, dì sẽ lo cho con lấy số tiền hai ngàn đô la, lo giấy tờ kết hôn, và lo cho con về với chồng ở Hàn quốc.Hồng nghĩ thầm, à ra chúng nó lại đang dụ khị mình đây. Giờ thì Hồng chẳng còn tin những lời hứa đầu môi chót lưỡi của mấy mụ môi giới này nữa. Nàng uất người nói xối xả :
- Bà đừng có hòng tôi làm điều đó. Chẳng bao giờ và không bao giờ tôi để cho một người con gái nào khác sẽ phải đau khổ lọt vào cái ổ nhền nhện này. Xã hội này đang băng hoại và đảo điên tột cùng bởi những bàn tay nhơ nhớp bẩn thỉu của các bà. Tôi sẽ đi thưa để công lý xét xử.Bà Tuyết trề môi, kênh kiệu :
- Đừng con ạ, thưa với kiện mà làm gì. Ai cũng như ai, ăn thì ăn đồng loạt, có trên có dưới, lấy ai mà xét xử. Tiền mà, ai lại không ham. Đụng đến là tan xương nát thịt đó con ạ.
- Được rồi, bà không thách tôi cũng làm cho bà coi.
Hồng vừa dứt tiếng nói liền bị bề hội đồng, đấm, đá, tát vào mặt mày nàng liên hồi. Hồng không kịp chống đở. Nàng ngã quỵ xuống sàn nhà bất tĩnh. Văng vẳng bên tai tiếng nói của bà Tuyết :- Bà sẽ nhốt mày trong phòng này cho mày chết rục xương để xem mày làm gì cho biết. Đồ phản chủ !
Tiếp theo là giọng cười chát chúa nghe thật rùng rợn.Tiếng khóa cửa bên ngoài lắc cắc và im lặng. Suốt buổi chiều và đêm hôm qua Hồng tỉnh dậy và cảm thấy nhức nhối ê ẩm toàn thân. Bụng đói, đôi môi khô cứng. Lại thêm một ngày nữa đi qua, không được ăn uống, không được làm vệ sinh, không ai hỏi han, tứ bề vắng lặng thật ghê rợn. Hồng như đang bị cách ly với đời sống bên ngoài. Trước thực tế này không lẽ nằm chờ chết, và nàng đang suy tính tìm cách trốn thoát. Nhìn quanh quẩn chung quanh phòng để tìm một tia hy vọng nhỏ nhoi tự cứu bản thân nhưng vô phương. Kêu la, cầu cứu chẳng ai nghe mà còn có thể bị đòn roi, đấm đá. Chắc chắn họ không còn đối xử tình người với nàng trước món đồ mua bán, trục lợi và hưởng thụ.
Hồng quyết liệt liều mạng bằng tất cả sức lực để trốn thoát khi có cơ hội. Phải rời khỏi nơi này ngay để đem số nữ trang mà Yoonun đã đeo vào người Hồng trong tiệc cưới để bán đi chữa bệnh cho mẹ. Số nữ trang đem bán, gia đình sẽ có một số tiền lớn giải quyết mọi chuyện cần thiết. Sau đêm tiệc cưới Hồng đã cẩn thận gói tất cả số nữ trang vào một mảnh vải nhỏ và luôn luôn cất giữ trong người. Nàng biết rằng đó là của riêng mà Yoonun đã tặng cho mình. Thường lệ những lần kề cận với lão già Đại hàn, Hồng chỉ lo ngại Yoonun để ý hỏi đến số nữ trang trong tiệc cưới. Nhưng tuyệt nhiên chuyện ấy không bao giờ xảy ra kể cả hai bà môi giới đang canh chừng kiềm kẹp Hồng. Họ không mảy may chú ý hỏi han, Hồng càng an tâm và vững tin số của có được đã như đánh đổi cuộc đời con gái trong trắng thật rẻ mạt. Thôi thì được gì, mất gì đều do sắp đặt của định mệnh. Thoát khỏi nơi này rồi tìm cách liên lạc với chồng, dù sao một ngày gần nhau cũng là tình nghĩa.
Bảy giờ tối. Hồng miên man trong những suy nghĩ chập chờn thì cơ hội đã đến. Tiếng mở khóa lách cách bên ngoài cửa phòng. Hồng vụt ngồi dậy tiến nhanh tới cửa vừa lúc bà Tuyết bước vào phòng. Hồng vận dụng tất cả sức mạnh bất ngờ xô mạnh bà ta té ngã chúi nhủi vào góc phòng, rồi thoát nhanh ra ngoài, đóng mạnh cánh cửa và khóa lại. Tiếng thét gầm của bà Tuyết vọng ra nghe thật khủng khiếp. Hồng chạy vút ra đường lộ và lẩn nhanh vào đêm tối ẩn mình, lần mò tìm phương tiện về Saigon.
Sau hai ngày Hồng mới về đến quê. Ông Năm và cả nhà mừng rỡ khi thấy Hồng trở về sau gần hai tháng xa nhà. Đến lúc nhìn sắc diện tiều tuỵ của con gái, người gầy rạc, quần áo thốc thếch cả nhà đâm ra lo lắng, xót xa hỏi nàng tới tấp. Những người hàng xóm tò mò kéo đến, ông Năm đóng cửa ngõ và xua đuổi họ về nhà.
Hồng nằm vật xuống giường khóc thãm thiết. Nàng lần lượt kể rõ mọi chuyện. Cuối cùng nàng đưa số nữ trang cho ông Năm và tức tưởi nói trong tiếng khóc:
Cuộc đời của con chỉ còn có bao nhiêu đó. Ngày mai ba đem bán chữa bệnh cho má con. Nếu dư ra thì lo cho gia đình.
Ông Năm buồn buồn cầm gói nữ trang từ tay Hồng và mở ra. Đôi mắt ông sáng lên khi thấy sợi dây chuyền có mặt hột xoàn, chiếc nhẩn nạm bốn hột xoàn nhỏ óng ánh, đôi bông tai cũng hột xoàn mà trong buổi tiệc cưới hơn hai tháng qua ông đã nhìn thấy. Ông cũng đã ước tính nếu bán đi sẽ có được một số tiền lớn ngoài sức tưởng tượng mà suốt cuộc đời ông chưa bao giờ nhìn thấy. Ông Năm đang có suy nghĩ rất nhanh cho những gì sẽ phải làm.
Trên chiếc giường tre ọp ẹp phía bên trong, bà Năm với thân hình gầy đét, vừa nghe nói đến hột xoàn bà cũng ráng gượng ngồi dậy lê từng bước mệt mỏi đến bên cạnh chồng chộp lấy số nữ trang trong tay chồng rồi đưa lên tận mắt để quan sát, nhìn cho rõ.
Tiếng Hồng nghe mệt mỏi :- Hồng à, mày nên lấy chồng để có tiền chữa bệnh cho mẹ mày. Mày biết không - Lấy chồng là sao ba ?- Hồng ngạc nhiên - Con lấy chồng gia đình bỏ cho ai. Má con đang bệnh nặng cần phải có con trong gia đình.
- Lấy chồng Đại hàn - Ông Năm nói nhanh - Lấy tụi nó sung sướng, giàu sang. Đầu trên, xóm dưới cũng đã có mấy gia đình có con gái lấy chồng Đại hàn, Đài loan, mày không thấy sao ? Nghe lời tao để cho mẹ mày được sống thêm vài năm nũa. Mày phải lấy chồng. Mọi việc tao đã suy tính đâu vào đó rồi.
Hồng lắc đầu từ chối, van xin nhiều lần, nhưng ông Năm gằn giọng ra lệnh :
- Mày không được cãi lời cha mẹ. Mày có thấy mẹ mày đang rên la và đau đớn từng cơn hằng ngày đó không ? Làm con phải thương cha thương mẹ chứ. Gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thức trung thần. Mày hiểu chưa ? Tao đã quyết định phải cứu nguy gia đình này. Mày ừ một tiếng là tao có hai ngàn đô la trong tay để đưa mẹ mày đi chữa bệnh. Nghe chưa con ?
Hồng chẳng biết phải làm thế nào trước quyết định tối hậu của gia đình đã làm cho nàng hụt hẫng chới với. Dịch lấy chồng Đài loan, Đại hàn, Miên, Lèo, Tàu, Nhật, Ma cao, Hón kóng gì đó... mà Hồng đã từng nghe thấy đâu có tốt lành gì đâu. Mười người hết chín người phải chuốc lấy ân hận, nhục nhã, thân tàn ma dại. Nàng cảm thấy gớm ghiếc, chua xót và xấu hổ cho thân phận người phụ nữ Việt Nam trong cái xã hội nhiễu nhương đảo điên hôm nay. Hồng cố tránh không muốn nghe, không muốn biết, không muốn nhìn thấy hiện trạng đồi bại của thời đại. Vậy mà bây giờ Hồng lại không tránh khỏi. Căn bệnh trầm trọng đang sắp kết thúc cuộc sống của người mẹ già thân yêu, cảnh nghèo khó của gia đình và quyết định tối hậu của người cha đang làm cho Hồng phân vân không còn lối thoát. Không muốn cũng không được. Mà muốn thì...ôi thôi..!! mười hai bến nước chẳng trong trẻo gì, đều vẩn đục, dập vùi tan nát những ước mơ của tuổi xuân.
Hôm sau, ông Năm giục Hồng làm đơn xin nghỉ việc để chuẩn bị lấy chồng, cho dù Hồng vẫn van xin nhưng ông Năm không lay chuyển ý định. Cuối cùng thì Hồng đành chấp nhận trước sự cưỡng bách không một lý giải của gia đình đang trên đà suy sụp.
Vài ngày sau đó, một buổi trưa bà Tuyết chẳng ai xa lạ cũng là dân trong thành phố này chuyên nghề môi giới dịch vụ lấy chồng nước ngoài đã đến nhà Hồng dẫn theo một lão đàn ông Đại hàn lớn tuổi, béo phệ xưng Yoonun Sacomoki. Cùng đi còn có thêm một người đàn bà Hàn quốc lớn tuổi Misano Hoon. Ông Năm vui vẻ tiếp ba người khách đến nhà với mục đích xem mặt "cô dâu". Hồng được gọi ra trình diện với mọi người. Vừa thấy nàng, Yoonun Sacomoki cười đắc ý và chấp nhận ngay.
Bà Tuyết xin gia đình cho Hồng đi Saigon chơi với mọi người ngay buổi chiều nay. Bà hứa với ông Năm chừng vài hôm sau công việc xong xuôi là sẽ giao tiền cho ông như đã bàn tính tháng trước. Mọi việc để bà lo, gia đình phải an tâm và tin tưởng ở bà. Bà Tuyết lại khuyến dụ Hồng là nàng hết sức may mắn gặp được chồng giàu. Ông Yoonun là một đại thương gia Hàn quốc độc thân đang có những dịch vụ làm ăn lớn giữa Việt Nam và Hàn quốc. Rồi con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhà cao cửa rộng, tiền vào tiền ra, gia đình nở mày nở mặt. Kể từ giờ phút này dì nói điều gì là con phải nghe và làm theo dì, đừng có cãi lại.
Đến Saigon ngay buổi chiều trong ngày, Hồng được đưa đi mua sắm một số quần áo hợp thời trang, giày dép, son phấn, và cổi bỏ ngay lớp y phục quê mùa dân dã, để khoác vào lớp trang phục, trang sức rực rỡ. Hồng đẹp lồng lộng quyến rũ. Sau đó Hồng được đưa đi ăn tối tại một nhà hàng sang trọng. Lúc này Hồng có vẻ như bớt lo sợ, dù sao họ cũng đối xử tốt và bên cạnh còn có bà Tuyết người cùng quê quen biết.
Sau bữa cơm tối thịnh soạn và ngon miệng, lão Yoonun biến mất. Bà Tuyết và Misano đưa Hồng đến một khách sạn và bảo nàng :
Đêm nay con phải ngủ với Yoonun Sacomoki, chồng con, vì ông ấy đã bằng lòng lấy con làm vợ rồi đó. Con thấy không ? Ông Yoonun rất tốt bụng, chưa chi đã lo cho con từng thứ. Rồi con sẽ sung sướng bản thân. Dì và bà Misano ở phòng bên này, không sao cả, đừng sợ. Con hãy tập làm vợ với đại thưong gia giàu có Yoonun ngay bây giờ đi.Hồng dảy nảy van xin
Con không chịu đâu...Chưa gì mà...nhanh vậy ?...ai lại làm như thế. Tội nghiệp con mà dì. Con xin dì thương...con van dì...
Con phải ngủ với Yoonun ngay đêm nay. Ông ấy cần biết con có còn trinh hay không rồi ông ta mới quyết định làm đám cưới. Không được cãi lời.
Hồng tiếp tục van xin nhưng vô vọng.Cuối cùng bà Tuyết đẩy Hồng vào phòng ngủ :- Mày đừng ươn ngạnh cứng đầu con à ! Muốn sung sướng tấm thân phải nghe lời bà. Cứ cố giữ cái "ngàn vàng" để được ích gì hả con..?
;Vừa lúc ấy lão Yoonun xuất hiện bước vào phòng và khóa cửa lại. Gã vênh váo nhìn Hồng trong ánh mắt sòng sọc một cách thèm khát trước cơ thể no tròn đầy khiêu gợi của Hồng.và rất thản nhiên, gã khởi sự trình diễn tấn tuồng nham nhỡ đang băng hoại giữa một xã hội đảo điên biến loạn. Hồng cảm thấy nhức nhối tinh thần tột độ.Thể xác trinh trắng giờ sắp phải bị hoen ố trước nỗi bất lực của cuộc sống. Lúc đầu Hồng đã có những cử chỉ từ chối, thối thoát, tránh né, nhưng trước sức cưỡng bức thô bạo của lão già Đại hàn, Hồng đã không còn đủ sức, đành phải xuôi tay... Thôi hết rồi ! Hết rồi ! Tấm thân trong trắng ngọc ngà đời con gái...đang phải bị vùi dập, phó thác theo định mệnh. Cuộc đời là một thử thách không ngừng trong nhiều ngõ ngách không ai lường trước được. Hãy buông xuôi và tìm quên để được sinh tồn vì bản thân và cho gia đình người thân.
Tiệc cưới đơn giản gấp rút được tổ chức tại nhà hàng sau một tuần lễ Hồng phải ép mình ăn nằm với Yoonun từng mỗi đêm tại khách sạn. Lão già Đại hàn dữ dội và táo bạo kinh quá. Từng đêm Hồng đến phải ngất ngư với lão. Cơ thể mệt nhừ ê ẩm, có hôm Hồng không còn ngồi dậy nổi. Lúc nào lão ta cũng huênh hoang với bà Tuyết rằng lão đã chiếm được chữ trinh của Hồng thật trọn vẹn. Chính đó là điều hên cho cuộc đời làm ăn của lão. Lão khoác lác hứa hẹn đủ điều.
Bà Tuyết và Misano tổ chức tiệc cưới theo qui định của Yoonun.Thực khách tham dự hạn chế, vỏn vẹn chưa tới ba mươi người. Gia đình Hồng gồm có ông Năm, mấy đứa em và vài người thân thuộc. Hồng được trang điểm lộng lẫy trong y phục cô dâu trẻ măng bên cạnh chú rễ già nua, béo phệ để được quay phim chụp hình. Mọi người ăn uống cười nói trong tiệc cưới vô cùng thỏa thích trước nỗi chua xót của Hồng để chúc mừng lão già Đại hàn chiếm được gái tơ Việt Nam.
Yoonoon cười híp mắt sau khi đã đeo vào cổ Hồng sợi dây chuyền bằng vàng tây có mặt hột xoàn lớn, chiếc nhẫn nạm bốn hột xoàn óng ánh, đôi bông tai cũng hột xoàn và một đồng hồ mạ vàng sáng bóng. Lão ghì chặt và hôn Hồng say đắm trước tiếng vỗ tay ào ạt của thực khách. Hồng như biến mất trong vòng tay và cơ thể phì nộm của Yoonun phũ lên người.
Ông Năm tỏ ra rất vui và bằng lòng việc con gái của ông lấy chồng ngoại quốc. Ông thầm cám ơn bà Tuyết và ông con rễ cũng bằng tuổi ông sẽ mang hạnh phúc đến cho gia đình ông. Ông cảm thấy phấn khởi cho sự thành công mà gần tháng nay ông đã dự tính. Thỉnh thoảng ông nói chuyện lia thia với bà môi giới đã giúp cho con gái ông từ chỗ nghèo khó trở thành giàu sang trong nháy mắt. Con gái ông rồi sẽ cai quản tài sản của chồng, thế nào gia đình ông cũng được chia chát chút ít. Mai mốt lão chàng rễ già nua kia qua đời, con gái ông sẽ sở hửu khối tài sản của chồng để lại.
Rồi ông thầm suy tính số nữ trang Hồng đang có trên người cũng đã là một số tiền rất lớn, mà cuộc đời ông chưa bao giờ nghĩ đến để có được. Rồi sau tiệc cưới ông sẽ có trong tay hai ngàn đô la nữa, hơn ba mươi triệu đồng Việt Nam theo như lời hứa của bà Tuyết. Ông nghĩ rằng bà Tuyết cũng sẽ có một số tiền mà ông con rễ của ông trả công. Có tiền ngày mai ngày mốt ông sẽ đưa vợ đi chữa bệnh. Cuộc sống gia đình nghèo khó vất vả sẽ không còn. Ông không phải còn đi làm thuê cơ cực ngày có ngày không. Mấy đứa nhỏ tiếp tục đi học. Nhất định là con gái của ông sẽ cung cấp tiền bạc, sẽ xây nhà, sẽ mua lại ruộng vườn và còn nhiều thứ nữa một khi nó là vợ của đại thương gia Yoonun. Ông Năm mĩm cười mãn nguyện nhìn mọi người trong giữa bữa tiệc với ánh mắt rạng rỡ tràn trề niềm vui trước viễn tượng cuộc đời đang chuyển hướng tốt.
Ông vẩy Hồng đến bên cạnh :
- Mày thấy chưa hả Hồng ? Tao tính đâu là ra đó. Trước đây mày cứ khăng khăng từ chối. Bây giờ thì có ai bằng được như mày lúc này hả con ?
- Hồng lại phân trần :
- Ba chỉ nhìn thấy đó rồi nói đó. Chứ con thấy thế nào đãy. Ông ấy già bằng tuổi ba, ông ấy ghê lắm ba à ! Trời ơi ! con tởm ổng quá.
Ông Năm thầm hiểu ý con gái muốn nói gì rồi và tỏ ý thương xót :
Thôi, thì mày cứ ráng đi, có chết chóc gì đâu mà sợ, già với trẻ. Có tiền là có hạnh phúc, có được tất cả. Cả nhà đang trông vào mày đó Hồng ơi. Mày nghĩ coi, tụi trai tráng ở dưới quê làm gì cho ra hột xoàn để mày đeo. Nghìn đời cũng chưa có nổi. Lúc còn con gái má mày cũng ước hột xoàn làm gì có mà đeo. Tao đâu có tiền sắm cho bả.
Hồng chống chế : Con là con gái mới lớn lên mà ba, con chỉ thích lấy chồng đồng trang lứa. Hơn nữa, con không thích lấy chồng nước ngoài, lại quá lớn tuổi. Thanh niên Việt Nam đâu có thiếu gì, bạn bè rồi chúng cười chê con là ế chồng, đi đâm đầu lấy Đại hàn, Đài loan, Trung quốc, Hồng kông, Kampuchia...toàn là bọn già nua, đui, què, mẻ, sứt, bất lực, ngu dốt, nghèo hèn, đần độn, cụt tay, cụt chân, mất năng lực...Ông Năm nạt ngang :
Mày có im cái mồm không Hồng ? Ông Yoonun là đại thương gia đâu phải dân nghèo. Đại thương gia nhất định là giàu có. Cứ lải nhải mãi chuyện gì đâu không. Người ta khác, mình khác con ạ.
Vừa lúc Yoonun bước đến nắm tay Hồng kéo đi. Ông Năm muốn nói một điều gì đó với ông con rễ mà nói không được, ngôn ngữ bất đồng. Thôi thì cứ ngậm miệng ăn tiền. Ông chỉ cười, nụ cười vừa gượng gạo vừa sượng sùng. Hồng cũng không nói được gì, quay mặt đi như muốn tránh những ánh mắt soi bói nhìn nàng. Yoonun cười lớn nhìn ông Năm với ánh mắt khinh miệt, lão ta xổ một tràng tiếng Hàn dài ngoằn ngoèo nghe chói tai rồi lại ôm choàng lấy Hồng hôn say sưa truớc mặt những người trong gia đình ông Năm. Ông Năm quay mặt đi trước cảnh lộ liễu ấy. Thực khách lại vỗ tay ầm ỉ lẫn tiếng dô ! dô ! nham nhỡ. Bàn tiệc đậm đặc mùi rượu, thuốc lá, pha trộn những giọng cười hô hố của những tên Đại hàn, Đài loan xa lạ. Hồng nghe rờn rợn cả người. Thật ghê tởm, như muốn nôn mửa...!
Tiệc cưới tàn dần sau những ngày tháng kế tiếp Hồng bị giam hãm trong một ngôi nhà ở ngoại ô Saigon. Ngôi nhà có nhiều phòng riêng biệt. Ngoài căn phòng mà Hồng bị nhốt trong đó, bà Tuyết và Misano có một phòng khác. Họ thực sự không ăn ở tại đây, nhưng họ luân phiên có mặt để coi ngó và canh chừng những cô gái lấy chồng Đại hàn, Đài loan cũng đang bị nhốt tại đây.
Hằng ngày Hồng bị bắt buộc học tiếng Hàn do Misano hướng dẫn. Cơm nước ăn ở ngay trong phòng. Hồng cũng như các cô gái ở đây không được ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với nhau. Cần điều gì chỉ được hỏi Misano hoặc bà Tuyết, không được tự ý làm bất cứ điều gì mà không xin phép. Lão chồng già Yoonun thường đến ban đêm chỉ để thỏa mãn dục vọng với Hồng cho đến sáng hoặc đến nửa đêm rồi chuồn mất. Có khi lão đến bất ngờ ban ngày nồng nặc mùi rượu và Hồng phải chịu đựng những giờ phút làm tình của lão. Những lúc kề cận bên nhau, chồng nói chồng nghe, vợ nói vợ nghe vì hàng rào ngôn ngữ bất đồng. Hồng thường bị ăn đòn vì những thái độ không vừa ý với Yoonun. Càng ngày Hồng càng bị đối xử tồi tệ.
Hằng tuần Hồng chỉ được nói chuyện điện thoại với gia đình ở quê năm mười phút dưới sự giám sát của bà Tuyết. Những lần đó ông Năm nhắc Hồng nhờ bà Tuyết hỏi số tiền mà Yoonun hứa sau tiệc cưới để đưa mẹ đi chữa bệnh. Bà Tuyết trả lời là ông Yoonun đang kẹt tiền, chịu khó chờ. Chờ rồi chờ mà thôi. Có những lúc Hồng phân vân suy nghĩ về thực tại trước mặt. Trước sau là điều duy nhất nàng đã phải cam tâm bán rẻ tấm thân để mong cứu vớt gia đình, cứu mạng người mẹ. Không lẽ họ lừa dối, dàn cảnh để dụ dỗ chiếm đoạt nàng. Không lẽ họ chia nhau hưởng thụ không những trên thân xác mình mà ngay cả người thân trong gia đình đang trở thành những nạn nhân nghèo đói bần cùng.
Một tháng trôi qua, đột nhiên lão chồng già không đến với Hồng như thường lệ. Hồng cảm thấy có điều gì bất thường đang xảy đến. Hồng lo sợ, quyết gặp bà Tuyết hỏi cho ra lẽ
- Ông Yoonun bận việc gì mà không thấy đến hả dì ?
Ông ấy về nước được tuần rồi. Mà con hỏi làm gì, nhớ ông ấy rồi hả ?
- Chừng nào chồng con trở lại Việt Nam để đưa con về bên ấy ? Sao dì không nhắc ông ấy về dưới quê ký giấy kết hôn mà trong tiệc cưới ông ấy đã hứa, dì còn nhớ chứ
Bà Tuyết giọng đanh đá :
- Mày ngu lắm Hồng ơi ! Lấy thì lấy, mà bỏ thì cứ bỏ. Có ký mười lăm hai mưoi giấy kết hôn cũng bằng thừa con ạ. Mày chẳng có quyền đòi hỏi điều gì. Đúng là mày đồ ngu
Hồng sửng sốt trước lối nói hàng hai, phách lối : Dì nói thế nghĩa là thế nào hả dì ?Bà Tuyết quắc mắt, sừng sộ :- Đồ ngu ! Vậy mà cũng hỏi. Chờ lão chồng già qua mà hỏi.- Chừng nào ông ấy qua hả dì ? Không biết.- Còn số tiền hai ngàn đô la ông ấy hứa chừng nào mới có hả dì ? Má con đang bệnh nặng cần tiền chữa bệnh, dì biết chứ ? Bà Tuyết nổi nóng, gầm lên :- Mẹ mày bệnh thì mẹ mày bệnh đâu can dự gì đến tao hả con kia. Còn chuyện gì thì hãy chờ lão chồng già của mày trở qua mà hỏi. Công việc làm ăn của bọn tao coi như đã trọn gói với mày rồi theo hợp đồng với Yoonun.
Hồng cảm thấy choáng váng chóng mặt. Nàng muốn bật khóc trước sự gian ác của người đời. Hồng bậm môi cố dằn cơn tức giận và nước mắt đang trào ra. Vừa lúc ấy bà Misano bước vào phòng nói nhỏ điều gì với bà Tuyết. Chập sau, bà Tuyết dịu giọng với Hồng :
- Này Hồng, dì nói con nghe nhé. Dì cho con trở về dưới quê tìm vài bạn gái dẫn lên giới thiệu cho dì. Thành công, dì sẽ lo cho con lấy số tiền hai ngàn đô la, lo giấy tờ kết hôn, và lo cho con về với chồng ở Hàn quốc.Hồng nghĩ thầm, à ra chúng nó lại đang dụ khị mình đây. Giờ thì Hồng chẳng còn tin những lời hứa đầu môi chót lưỡi của mấy mụ môi giới này nữa. Nàng uất người nói xối xả :
- Bà đừng có hòng tôi làm điều đó. Chẳng bao giờ và không bao giờ tôi để cho một người con gái nào khác sẽ phải đau khổ lọt vào cái ổ nhền nhện này. Xã hội này đang băng hoại và đảo điên tột cùng bởi những bàn tay nhơ nhớp bẩn thỉu của các bà. Tôi sẽ đi thưa để công lý xét xử.Bà Tuyết trề môi, kênh kiệu :
- Đừng con ạ, thưa với kiện mà làm gì. Ai cũng như ai, ăn thì ăn đồng loạt, có trên có dưới, lấy ai mà xét xử. Tiền mà, ai lại không ham. Đụng đến là tan xương nát thịt đó con ạ.
- Được rồi, bà không thách tôi cũng làm cho bà coi.
Hồng vừa dứt tiếng nói liền bị bề hội đồng, đấm, đá, tát vào mặt mày nàng liên hồi. Hồng không kịp chống đở. Nàng ngã quỵ xuống sàn nhà bất tĩnh. Văng vẳng bên tai tiếng nói của bà Tuyết :- Bà sẽ nhốt mày trong phòng này cho mày chết rục xương để xem mày làm gì cho biết. Đồ phản chủ !
Tiếp theo là giọng cười chát chúa nghe thật rùng rợn.Tiếng khóa cửa bên ngoài lắc cắc và im lặng. Suốt buổi chiều và đêm hôm qua Hồng tỉnh dậy và cảm thấy nhức nhối ê ẩm toàn thân. Bụng đói, đôi môi khô cứng. Lại thêm một ngày nữa đi qua, không được ăn uống, không được làm vệ sinh, không ai hỏi han, tứ bề vắng lặng thật ghê rợn. Hồng như đang bị cách ly với đời sống bên ngoài. Trước thực tế này không lẽ nằm chờ chết, và nàng đang suy tính tìm cách trốn thoát. Nhìn quanh quẩn chung quanh phòng để tìm một tia hy vọng nhỏ nhoi tự cứu bản thân nhưng vô phương. Kêu la, cầu cứu chẳng ai nghe mà còn có thể bị đòn roi, đấm đá. Chắc chắn họ không còn đối xử tình người với nàng trước món đồ mua bán, trục lợi và hưởng thụ.
Hồng quyết liệt liều mạng bằng tất cả sức lực để trốn thoát khi có cơ hội. Phải rời khỏi nơi này ngay để đem số nữ trang mà Yoonun đã đeo vào người Hồng trong tiệc cưới để bán đi chữa bệnh cho mẹ. Số nữ trang đem bán, gia đình sẽ có một số tiền lớn giải quyết mọi chuyện cần thiết. Sau đêm tiệc cưới Hồng đã cẩn thận gói tất cả số nữ trang vào một mảnh vải nhỏ và luôn luôn cất giữ trong người. Nàng biết rằng đó là của riêng mà Yoonun đã tặng cho mình. Thường lệ những lần kề cận với lão già Đại hàn, Hồng chỉ lo ngại Yoonun để ý hỏi đến số nữ trang trong tiệc cưới. Nhưng tuyệt nhiên chuyện ấy không bao giờ xảy ra kể cả hai bà môi giới đang canh chừng kiềm kẹp Hồng. Họ không mảy may chú ý hỏi han, Hồng càng an tâm và vững tin số của có được đã như đánh đổi cuộc đời con gái trong trắng thật rẻ mạt. Thôi thì được gì, mất gì đều do sắp đặt của định mệnh. Thoát khỏi nơi này rồi tìm cách liên lạc với chồng, dù sao một ngày gần nhau cũng là tình nghĩa.
Bảy giờ tối. Hồng miên man trong những suy nghĩ chập chờn thì cơ hội đã đến. Tiếng mở khóa lách cách bên ngoài cửa phòng. Hồng vụt ngồi dậy tiến nhanh tới cửa vừa lúc bà Tuyết bước vào phòng. Hồng vận dụng tất cả sức mạnh bất ngờ xô mạnh bà ta té ngã chúi nhủi vào góc phòng, rồi thoát nhanh ra ngoài, đóng mạnh cánh cửa và khóa lại. Tiếng thét gầm của bà Tuyết vọng ra nghe thật khủng khiếp. Hồng chạy vút ra đường lộ và lẩn nhanh vào đêm tối ẩn mình, lần mò tìm phương tiện về Saigon.
Sau hai ngày Hồng mới về đến quê. Ông Năm và cả nhà mừng rỡ khi thấy Hồng trở về sau gần hai tháng xa nhà. Đến lúc nhìn sắc diện tiều tuỵ của con gái, người gầy rạc, quần áo thốc thếch cả nhà đâm ra lo lắng, xót xa hỏi nàng tới tấp. Những người hàng xóm tò mò kéo đến, ông Năm đóng cửa ngõ và xua đuổi họ về nhà.
Hồng nằm vật xuống giường khóc thãm thiết. Nàng lần lượt kể rõ mọi chuyện. Cuối cùng nàng đưa số nữ trang cho ông Năm và tức tưởi nói trong tiếng khóc:
Cuộc đời của con chỉ còn có bao nhiêu đó. Ngày mai ba đem bán chữa bệnh cho má con. Nếu dư ra thì lo cho gia đình.
Ông Năm buồn buồn cầm gói nữ trang từ tay Hồng và mở ra. Đôi mắt ông sáng lên khi thấy sợi dây chuyền có mặt hột xoàn, chiếc nhẩn nạm bốn hột xoàn nhỏ óng ánh, đôi bông tai cũng hột xoàn mà trong buổi tiệc cưới hơn hai tháng qua ông đã nhìn thấy. Ông cũng đã ước tính nếu bán đi sẽ có được một số tiền lớn ngoài sức tưởng tượng mà suốt cuộc đời ông chưa bao giờ nhìn thấy. Ông Năm đang có suy nghĩ rất nhanh cho những gì sẽ phải làm.
Trên chiếc giường tre ọp ẹp phía bên trong, bà Năm với thân hình gầy đét, vừa nghe nói đến hột xoàn bà cũng ráng gượng ngồi dậy lê từng bước mệt mỏi đến bên cạnh chồng chộp lấy số nữ trang trong tay chồng rồi đưa lên tận mắt để quan sát, nhìn cho rõ.
- Ba à, bây giờ con cảm thấy lo sợ. Bà Tuyết dám đến đây làm giặc với gia đình mình. Chắc chắn như vậy,
Nghe con gái than thở, ông Năm trấn an :
- Có gì phải sợ con mẹ đó. Bà ấy mà đến đây hả, tao báo công an xã đến còng đầu nó về tội hành hung và lường gạt.
Bà Năm ngập ngợ nhìn ông Năm và Hồng :
Sao tui thấy hột xoàn...kỳ cục quá nè ! Dám hột xoàn giả lắm ông ơi ! Cả sợi dây chuyền, chiếc nhẩn và đôi bông nữa.Ông Năm hứ một tiếng trấn áp vợ :
Bà biết gì giả với thiệt. Cả đời bà có nhìn thấy nó đâu mà dám cho nó là giả. Không lẽ ông ấy lại đi lường gạt...mình.
Nghe cha mẹ phân bua hột xoàn giả, thiệt, Hồng giựt mình phân vân. Thật ra thì cả nhà chẳng có ai cả đời nhìn thấy được hột xoàn bao giờ. Hồng như chợt nhớ ra điều gì, nàng nói nhanh :
- Chính bà Tuyết đã nói với con trong tiệc cưới là ông Yoonun đã nhờ bà và Misano đi mua số nữ trang này.
Ông Năm bật ngửa người hốt hoảng :
Thôi rồi !..mà chắc gì...có thể họ dở trò ma giáo....mà không biết ai đây.Ông Năm vội lấy chiếc lá đội lên đầu, réo Hồng :
- Đi ! đi với tao để rõ thiệt hư. Tao nóng lòng muốn biết ngay.
Tại tiệm kim hoàn, người chủ tiệm sau khi xem xét kỹ đã bảo với cha con ông Năm số nữ trang này là đồ giả. Bây giờ ông Năm mới cảm thấy choáng váng. Miệng ông há hốc, đôi môi run run, mắt nhìn trân trân vào số nữ trang mà ông đã đặt hết kỳ vọng. Ông lảo đảo bước ra khỏi tiệm như người mất hồn bên cạnh đứa con gái đáng thương đang khủng hoảng tinh thần không còn nói được lời nào. Trước mặt hai người cảnh vật mờ ảo, lung linh...
Những ngày sau đó, bầu không khí trong gia đình hết sức nặng nề và ảm đạm. Hồng bắt đầu oẹ mửa, triệu chứng có thai, kết quả của một chịu đựng miệt mài từng đêm với lão già Hàn quốc chỉ cố mong sao có được tiền cứu vản gia đình. Trước thãm cảnh gia đình đen tối suy sụp, Hồng hoàn toàn bất lực . Ông Năm mỗi ngày càng ít nói, lầm lì. Hằng ngày ông lặn lội làng trên xóm dưới tìm việc làm. Những lúc rảnh rổi ông uống rượu liên miên giải sầu. Ông tự cảm thấy bất lực trước gian kế tinh vi của người đời. Ông mặc cảm tội lỗi đã trót tiếp tay hãm hại đời con gái của ông cũng chỉ vì cái nghèo, vì luân lý suy đồi của xã hội nhiễu nhương, điên đảo đã nảy sinh những tệ trạng hư hỏng chỉ có dân nghèo hứng chịu triền miên.
Cái thai mỗi ngày mỗi lớn dần làm cho Hồng càng mệt mỏi. Hằng ngày Hồng đạp xe đi khắp các vườn mua góp trái cây chở ra chợ bán. Hồng cố gắng dành dụm tiền để lo sinh nở. Đôi lúc Hồng có suy nghĩ lên Saigon tìm hai bà môi giới hỏi thăm tin tức của chồng xin họ giúp đở vài điều cần thiết, nhưng chỉ suy nghĩ mà không dám thực hiện.Hồng mướn người gọi điện thoại bằng tiếng Hàn, mướn người dịch thư ra tiếng Hàn gởi cho chồng yêu cầu Yoonun qua Việt Nam ký giấy kết hôn, lo đứa con sắp sanh và đưa vợ con về Hàn quốc. Thế nhưng đã mấy lần gọi điện thoại, đã mấy lá thư gởi đi nhưng không được hồi âm. Đã không kết quả gì mà còn phải chi mất một số tiền lớn Hồng phải vay mượn người khác. Có người chỉ dẫn ông Năm và Hồng làm đơn tố cáo, nhưng đơn gởi đi nhiều tháng cũng chưa thấy Nhà Nước hỏi han cứu xét.
Trước cảnh khốn cùng mất trắng của gia đình và bệnh tật trầm trọng không thuốc men, bà Năm qua đời khi Hồng gần đến ngày sanh.
Quá đau đớn cho những cơn uất hận dồn dập phũ chụp xuống gia đình đã không kiềm chế được, vừa nghe tin bà Tuyết từ Saigon về, ông Năm tức tốc tìm đến nhà để vấn tội bà dụ dỗ rồi đánh đập Hồng, vụ nữ trang giả, và nhất là số tiền hai ngàn đô la mà Yoonun hứa cho gia đình ông có thể bà ta cuỗm mất để tất cả đã làm cho gia đình ông mất trắng.
Thấy cha đi một mình, Hồng tất tả chạy theo. Vì sức yếu thế cô, ông Năm đã bị bọn lâu la của bà Tuyết bề hội đồng một trận ngã sấp xuống đất bất tỉnh , mặt mày bê bết máu, thương tích đầy người. Hồng nóng lòng bênh cha, cũng bị bọn chúng đánh đến sẩy thai phải đi nằm bệnh viện.Kết quả giấc mơ đổi đời đã hoàn toàn mất trắng. Giờ đây giữa khu xóm nghèo tăm tối, cứ vào khoảng nửa đêm, dáng ông Năm như một bóng ma trơi, ông ngồi bệch giữa sân nhà gào thét chửi bới. Ông chửi lũ quan to quan bé chăn dắt dân chỉ biết ăn trên ngồi trốc vơ vét đầy túi tham mà không bao giờ đếm xĩa giải quyết những khiếu cáo, khiếu kiện của người dân thấp cổ bé miệng, không ngăn chặn trừng trị và không can thiệp khi người dân bị áp bức khủng bố. Ông chửi cái chế độ mục nát đã dung túng bao che những tệ nạn xã hội, bán trôn nuôi miệng đang tràn lan cùng khắp như một dịch bệnh. Ông chửi lũ cai trị bất lực không ngăn chặn, nghiêm trị và còn toa rập tệ trạng buôn bán, dụ dỗ phụ nữ Việt Nam đi làm nô lệ tình dục ở nước ngoài. Ông chửi ....và ông chửi....một cách vô vọng, vô tội vạ....tiếng chửi bới, gào thét của ông vang vọng trong màn đêm tăm tối, rồi chìm sâu vào bóng đêm, nào ai có biết. Chỉ có Trời biết mà thôi !
Nguyễn Thế Hoàng
http://hay102.com/mat-trang
XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY * XUẤT KHẨU PHỤ NỮ 2
*
TIN ĐAI A CHÂU TỰ DO
Lấy chồng Hàn Quốc
RFA-11-03-2008
161 cô gái quê VN phải chịu thất vọng vì đang trình diễn kiếm chồng Hàn Quốc thì bị công an TP.HCM phá án, bắt giữ những người môi giới cùng 7 chú rể tương lai .
Các cô dâu hụt sẽ bị buộc trở về nơi cư trú.
Vụ việc xảy ra chiều ngày 3/11 tại Quận 8 TPHCM, Cảnh sát đã bắt quả tang 7 người khách Hàn Quốc đang xem mắt để chọn vợ. Các cô dâu chuẩn bị được gả bán đều trong độ tuổi từ 18 tới 26, là người các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang.
Theo Lao Động Online, các cô dâu hụt muốn lấy chồng Hàn Quốc, là những người có hoàn cảnh khó khăn muốn lấy chồng ngoại quốc để có cuộc sống khá giả hơn. Những cô gái đáng thương này đã được bọn môi giới tuyển chọn và huấn luyện một thời gian, trước khi ra mắt trong vòng sơ tuyển vào hôm qua.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Hochiminh-City-Police-breaks-down-illegal-marriage-mediation-with-161-brides-to-be-and-7-Koreans-11032008194425.html*
TIN BÁO CHÍ ĐẠI HÀN
The Chosun Ilbo
Tại sao phụ nữ Việt Nam lại muốn lấy chồng là nông dân Hàn Quốc ?
Hình trên là của chính báo “Chosun” nầy đưa lên. Hổng biết vô tình hay cố ý, mà làm đau liền một lúc cả tà áo dài và chiếc nón “quốc hồn quốc tuý” của ta ? Một lúc hai ba bốn năm cái nỗi đau. Hay là xứ họ cũng có câu “Thương cho roi cho vọt” ? Mà sao hình mất đầu hết trơn ? Họ “tế nhị”, nhưng mình thì lại nghĩ là họ … chê dân mình hổng còn có cái … “đầu” nữa rồi !?
The Chosun Ilbo
Ngày 27-3-2008
Hiện đang có một trong sáu người đàn ông ở những làng quê chuyên nghề nông và đánh bắt hải sản tại Hàn Quốc lấy một người phụ nữ Việt Nam làm vợ. Một bản báo cáo cho hay 8.027 nông dân và ngư dân đã lấy vợ trong năm 2005, 2.885 tức 35,9% trong số họ lấy vợ ngoại quốc với hơn một nửa (1.535) là người Việt Nam. Điều gì đã thuyết phục được quá nhiều phụ nữ Việt Nam đều theo con đường lấy chồng Hàn Quốc này ? GS Kim Hyun-jae của trường đại học Youngsan University là tác giả của luận văn nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này. Với tên gọi “Vấn đề nhập cư của những người phụ nữ Việt Nam tới Hàn Quốc qua con đường hôn nhân,” tài liệu nghiên cứu phân tích những lý do từ viễn cảnh của Việt Nam.
Kim nhấn mạnh rằng hầu hết những người phụ nữ Việt Nam lấy đàn ông Hàn Quốc đều đến từ những làng quê của vùng Châu thổ sông Mekong miền nam Việt Nam. Năm 2005, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội ở miền Bắc đã cấp 720 thị thực cho những trường hợp hôn nhân. Số thị thực hôn nhân được cấp bởi tòa lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam nhiều gấp năm lần, là 3.853.
Những chính sách Đổi Mới của Việt Nam đã cải thiện mạnh mẽ tình hình kinh tế, song khoảng cách giữa vùng thành thị và nông thôn lại gia tăng, với tỉ lệ của năm 2005 là 10% nhóm người thu nhập cao có mức thu gấp 13,5 lần nhóm 10% thu nhập thấp nhất. Ngoài ra vùng Châu thổ sông Mekong còn phải chịu tình trạng mất cân bằng giữa số nam giới và phụ nữ, bởi vì nhiều người đàn ông đã lên các thành phố kiếm việc làm. Năm 2004, số phụ nữ nhiều hơn nam giới ở vùng này là 365.300. Kim cho biết tất cả những vấn đề về kinh tế và xã hội này đẩy những người phụ nữ Việt Nam đi tìm chồng ở nước ngoài.
Được sát nhập từ cuối thế kỷ 17, Châu thổ Mekong có những phong tục tập quán và văn hóa rất khác biệt so với miền Bắc. Nó bao gồm những người Ấn Độ, Hồi giáo, người Pháp, và Mỹ chi phối toàn bộ dòng chảy lịch sử với ảnh hưởng rất ít từ Khổng giáo so với phía bắc và vì vậy có cái nhìn cởi mở hơn trong chuyện lấy người ngoại quốc. Kể từ khi chuyện mõi tiền * trở nên phổ biến, những cuộc hôn nhân được sắp đặt cũng thành quen thuộc hơn.
Lý do thứ ba là từ những thay đổi xã hội tại các quốc gia lân bang. Kể từ năm 2000, hầu hết phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài là những đàn ông Đài Loan – khoảng 13.863 riêng năm 2000. Đàn ông Đài Loan, cũng như đàn ông Hàn Quốc hiện nay, được giới thiệu tới vài chục hay vài trăm phụ nữ qua các công ty môi giới hôn nhân trong suốt chuyến thăm Việt Nam dài một tuần. Nếu gặp được người phụ nữ mà họ mong muốn, họ có thể đăng ký kết hôn tại đó trước khi trở về nhà cùng cô vợ mới cưới. Song Đài Loan đã phải chịu những vấn đề tương tự với Hàn Quốc hiện đang đối mặt, bao gồm chuyện buôn bán người và bạo lực gia đình, cho nên chính phủ Đài Loan chặt chẽ hơn trong yêu cầu có được quyền công dân, đưa tới tình trạng giảm sút số cuộc hôn nhân như vậy. Những người đàn ông Hàn Quốc đang lấp vào khoảng trống. Số các cuộc hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam tăng vọt từ 95 năm 2000 lên 5.822 năm 2005, vượt xa so với Đài Loan là 3.212.
Lý do cuối cùng là sự mê muội văn hóa nhạc pop Hàn Quốc đang ảnh hưởng sâu rộng ở Á châu đã đóng góp vào một phần. Khoảng 100 bộ phim Hàn Quốc đã được phát sóng ở Việt Nam từ năm 1997 đến 2005. Bộ phim “Jewel in the Palace” đã được phát sóng năm lần. Phụ nữ ở những vùng quê Việt Nam, nơi mà hiếm có những tờ báo và tạp chí, thì TV hầu như là phương tiện nối kết duy nhất với thế giới bên ngoài, và họ đã trở nên say mê Hàn Quốc qua các bộ phim nhiều tập. Phương tiện truyền thông ở địa phương đã cảnh báo về tình trạng ảo tưởng về Hàn Quốc đã được những bộ phim này tạo nên.
Kim đang kêu gọi có các giải pháp giúp đỡ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. “Chính phủ phải phát triển các chương trình dạy tiếng Hàn Quốc cho họ tùy theo trình độ học thức và cung cấp sự trợ giúp để giảm bớt cho họ những khó khăn kinh tế và giúp họ kiếm việc làm,” ông nói.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
* Nguyên văn “milk money“: bòn rút tiềnhttp://anhbasam.com/2010/01/06/422-t%E1%BA%A1i-sao-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-nam-l%E1%BA%A1i-mu%E1%BB%91n-l%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%93ng-la-nong-dan-han-qu%E1%BB%91c/
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Báo Đại Hàn The Chosun Ilbo đã đăng tin về gái Việt lấy chồng Hàn. Họ đăng bức tranh không có đầu là vì tế nhị, nghĩa là không muốn làm xấu mặt các đương sự, mặc dầu đây chỉ là hình gái Việt trên đường phố, không phải các thí sinh dự tuyển lấy chồng Đài, chồng Hàn. Một số phụ nữ Việt Nam biểu tình phản đối và tòa soạn báo Hàn quốc đã xin lỗi. Họ xin lỗi là vì họ lịch sự. Còn Việt Nam thì không bao giờ xin lỗi!
Biểu tình là chỉ vì tự ái, còn vấn đề chính là nên tìm hiểu vấn đề họ nói có đúng không. Họ nói đúng thì phải nhận. Trên báo chí quốc nội, người ta cũng đề cập việc này chứ có ai xuyên tạc đâu! Vấn đề chính là chủ nghĩa Marx xưng xe công bằng nhân đạo, bênh vực vô sản, và xây dựng đất nước gấp mười tư bản, thế mà tại sao để dân khổ sở, phải bỏ thiên đường cộng sản mà đi ra các nước tư bản bóc lột? Tại sao cộng sản chủ trương buôn người? Như vậy, nhân dân ta nên biểu tình , phải tranh đấu chống cộng sản bóc lột, làm cho nhân dân nghèo đói!
*
*
Bi kịch lấy chồng Hàn Quốc trong 24 giờ
Từ phải sang Bà Liên và Oh Moon Sook. |
Từ
một nông trại ở Hàn Quốc, "chú rể" bay sang Việt Nam rồi được đưa thẳng
tới thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) để xem mặt "cô dâu". Một cuộc "đi
chơi" để tìm hiểu nhau được những người môi giới sắp xếp sẵn. Khi đó, cô
gái bị buộc phải qua đêm với người đàn ông xa lạ.
Chị
Đào Thị Thanh Hương uất ức kể: Lúc đó vào khoảng tháng 3/2003, đang làm
nhân viên tại một bệnh viện thì chị nghỉ việc để chuẩn bị lấy chồng Hàn
Quốc. Sự việc bắt đầu khi bà Nguyễn Thị Liên (sinh năm 1962) ngụ tại
hẻm Phước Hải, khu phố 8, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường 6, thành phố Mỹ
Tho, lân la đến nhà chơi, thấy hình chị và bà Liên đã gợi ý, thuyết phục
chị lấy chồng Hàn Quốc. Bà Liên cho biết mình cũng có đứa con gái đã gả
sang Hàn Quốc, vì vậy muốn "làm mai" Hương sang bên đó để "có dì, có
cháu" và quan trọng hơn là có cuộc sống giàu sang để giúp đỡ gia đình.
Thời
điểm đó mẹ Hương đang lâm bệnh. Lúc đầu chị không chịu, nhưng bị thuyết
phục mãi thì xiêu lòng. Ngày 30/11/2003, bà Liên dẫn một người đàn ông
Hàn Quốc đến nhà Hương để "xem mặt" cô dâu. Cùng đi còn có bà Oh Moon
Sook (người Hàn Quốc). Hai bên đã nói chuyện gì với nhau Hương không
biết, nhưng sau đó Oh Moon Sook yêu cầu bà Liên xin phép gia đình cho
Hương cùng đi TP HCM chơi. Nhưng chiều hôm đó khi đến TP HCM thì không
có đi chơi gì cả. Sau khi ăn uống xong thì họ đưa Hương về khách sạn
Trường Xuân (đối diện Maximart Cộng Hòa). Tại đây, bà Liên đặt thẳng vấn
đề là người đàn ông Hàn Quốc kia "chịu Hương" và yêu cầu chị phải ngủ
chung với ông ta. Sau 2 tiếng đồng hồ Hương năn nỉ bà Liên nhưng không
được, cuối cùng bà Liên đẩy Hương vào phòng.
Chị
Hương bức xúc: "Cho tới thời điểm đó hai bên chỉ mới biết nhau, chưa có
thủ tục gì về pháp lý và cũng chưa được gia đình đồng ý. Nhưng cuối
cùng tôi đành phải chấp nhận làm đám cưới". Trong tiệc cưới tại nhà hàng
Thủy tạ Đầm Sen, chú rể Kang Chan Kyoo trịnh trọng đeo cho cô dâu một
chiếc nhẫn có gắn 4 hột xoàn (mỗi hột 3 li 2), một sợi dây chuyền 5 chỉ
vàng 18K với mặt hột xoàn 4 li 6 và một đồng hồ mạ vàng. Đám cưới xong
chiều 2/12/2003 thì ngay trong đêm đó Kyoo lên máy bay về nước. Hơn 2
tháng sau, Kyoo trở lại Việt Nam và đến Tiền Giang ký giấy kết hôn. Kyoo
ở lại với vợ được 3 ngày rồi sau đó chào tạm biệt và... một đi không
trở lại.
Sau
tiệc cưới khoảng một tháng, chị Hương được Oh Moon Sook gọi lên TP HCM
để học tiếng Hàn và bị "giam lỏng" tại lầu 1 của tiệm áo cưới Thái Thảo ở
đường Trần Phú, quận 5, với chi phí được Oh Moon Sook đưa là 200.000
đồng/tháng. Tại đây, mọi chuyện ăn uống, sinh hoạt của Hương đều có
người lo và không được ra khỏi nhà. Sau đó thì phát sinh mâu thuẫn
chuyện tiền bạc giữa Oh Moon Sook và bà Liên. Hương và một cô gái nữa
tên Lê Thị Thi (cũng ở Mỹ Tho) được đưa sang nhà của một người tên Kim
Chi ở đường Nguyễn Khoái, quận 4. Trong thời gian này Oh Moon Sook đã
lấy lại hết nữ trang và yêu cầu chị Hương phải làm môi giới, giới thiệu
bạn gái cho Sook, nhưng chị không làm. Vậy là nhiều lần, Hương bị Sook
đánh đập. Sợ quá, chị bỏ trốn về Mỹ Tho.
Để
liên lạc với chồng, chị Hương đã thuê phiên dịch gọi điện thoại sang
Hàn Quốc và đề nghị Kang Chan Kyoo sang đón vợ, nhưng anh ta từ chối.
Sau đó, chị viết thư rồi thuê người dịch ra tiếng Hàn gửi cho chồng
nhưng chờ hoài cũng không thấy trả lời. Cuối cùng, ngày 16/4/2004 chị
quyết định viết đơn tố cáo. Mới đây, Oh Moon Sook đã cử một người tên
Trúc làm đại diện đến gặp gia đình Hương xin thương lượng bồi thường với
giá 1.000 USD, vì theo bà Trúc thì "mình (ý nói chị Hương) chỉ có nhận
thôi chớ đâu có cho lại người ta cái gì!". Chị Hương đồng ý và yêu cầu
được gặp mặt chồng để làm thủ tục ly hôn nhưng không được chấp nhận rồi
kéo dài đến nay. Thậm chí, đại diện của Oh Moon Sook còn thách thức chị
Hương không đồng ý thì cứ đi kiện.
Ông
Đào Đình Bắc (cha của chị Hương) cho biết: "Họ có ý đồ lừa gạt mình.
Hôm tổ chức tiệc cưới, họ khống chế gia đình chỉ được mời 3 bàn khách và
hứa đám cưới xong sẽ cho 1.000 USD, nhưng rồi chẳng có đồng nào. Không
những thế, toàn bộ số nữ trang cũng bị họ lừa lấy lại hết sạch. Cũng vì
chuyện đau lòng này mà vợ tôi buồn rầu, sinh bệnh rồi mất luôn". Theo
ông Bắc thì chỉ riêng chi phí đi lại, làm thủ tục, thuê người phiên
dịch, liên lạc điện thoại... tổng cộng đã tốn gần 20 triệu đồng, chưa kể
con ông phải mất việc làm.
Sau
khi bị tạm giữ tại cơ quan điều tra vì bị tố cáo có hành vi lừa đảo,
cưỡng đoạt tài sản, Oh Moon Sook chỉ chấp nhận bồi thường cho nạn nhân
số tiền là 500 USD. Trong khi đó theo bản "hợp đồng làm việc" ký ngày
6/1/2004 giữa bà Nguyễn Thị Liên (người môi giới) với một cô gái (lấy
chồng Hàn Quốc) tên là Lê Thị Thi đã ghi rõ: "Tôi là Nguyễn Thị Liên,
chịu trách nhiệm giới thiệu và làm thủ tục kết hôn quốc tế cho người Hàn
Quốc lấy vợ VN. Tôi chịu trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục trong thời
gian nhanh nhất với chi phí trọn gói nhận của bên A là 500 đôla Mỹ". Đây
cũng là điều làm cho gia đình nạn nhân uất ức, vì trong lúc họ đau khổ
thì kẻ môi giới "chịu trách nhiệm" là bà Liên đến nay vẫn sống yên ổn.
(Theo Thanh Niên)
* Tên nạn nhân đã được thay đổi
*
Đua nhau lấy chồng Hàn Quốc Trong khi phong trào lấy chồng Đài Loan tạm lắng xuống, thì lấy chồng Hàn Quốc lại tăng nhiệt ở Cần Thơ. Sáu tháng đầu năm 2005 có 178 cô gái và 6 tháng cuối năm là 201 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. Trong khi đó, năm 2004 chỉ có 34 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. Đầu năm 2006, số lượng này đang tiếp tục tăng.
Những “xã, ấp Hàn Quốc” ở Cần Thơ
Con số 379 cô gái lấy chồng Hàn Quốc ở Cần Thơ chủ yếu tập trung vào các huyện vùng ven. Đây là những miền quê nghèo. Những xã như Thuận Hưng, Kiên Trung, Tân Lộc (huyện Thốt Nốt), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) vốn là “thị trường” của các chú rể Đài Loan trước đây thì hiện nay đã chuyển hướng sang Hàn Quốc một cách nhanh chóng.
Tại xã Thuận Hưng, trong năm 2004 chỉ có 1 cô gái lấy chồng Hàn Quốc thì trong năm 2005 đã có 30 cô. Chưa đầy 2 tháng đầu năm 2006, đã có 15 cô gái xin xác nhận độc thân để lấy chồng Hàn Quốc.
Những người Hàn Quốc mà các cô gái lấy làm chồng thường ở độ tuổi 30-45, tập trung ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp, khó có khả năng lấy vợ bản xứ.
Theo cán bộ tư pháp Cần Thơ thì họ nhắm vào vùng nông thôn Việt Nam vì có nhiều cô gái trẻ đẹp. Những cặp dâu Việt rể Hàn thường chênh lệch từ một đến hai … con giáp.
Cô dâu Nguyễn Thị T, 21 tuổi, ở xã Thuận Hưng, đã sánh duyên cùng “chú rể” người Hàn 59 tuổi (chênh lệch nhau 38 tuổi). Các cô dâu thường ở độ tuổi 18 – 25, đa phần có trình độ học vấn cấp một, cấp hai, cá biệt có trường hợp mù chữ.
Những cô gái này không có công ăn việc làm ổn định, nhiều cô sinh sống trong những gia đình không có ruộng đất canh tác.
Hộ ông Trần Văn T ở xã Thuận Hưng, đầu năm 2005 gả cô con gái đầu lòng Trần Thị T cho chàng trai Hàn Quốc. Cô T đi nửa năm thấy khá giả trở về Việt Nam chèo kéo thêm cô em ruột và sau đó là cả cháu ruột (gọi T bằng cô) sang làm dâu xứ Hàn.
Ở những xã như Kiên Trung (Thốt Nốt) hay Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) đã có trên dưới 30 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. ấp Tân Qưới và ấp Tân Phước 1 là 2 ấp trong xã Thuận Hưng có số lượng các cô gái lấy chồng Hàn Quốc nhiều nhất.
Tại ấp Tân Phước 1, nơi trước đây có nhiều “cụm Đài Loan” thì nay đã xuất hiện thêm “cụm Hàn Quốc” với gần 15 hộ. Và những “cụm Hàn Quốc”, “ấp Hàn Quốc” theo cách gọi dân gian ra đời ngày một nhiều.
Đặc biệt nhất là xã cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt) từng được gọi là “xã Đài Loan” những năm trước thì năm 2005 đã có 60 cô gái lấy chồng Hàn Quốc và nhiều người dân địa phương hiện chuyển sang gọi Tân Lộc là “xã Hàn Quốc”.
Đâu là nguyên nhân của sự đột biến?
Thống kê tại Sở Tư pháp Cần Thơ cho thấy 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc xuất thân từ những gia đình khó khăn, số còn lại do…sở thích.
Kết quả của những cuộc xuất giá bước đầu là khá khả quan: 67% cô gái lấy chồng Hàn Quốc đã giúp đỡ được gia đình. Đa phần các cô dâu được hỏi đều trả lời đang có cuộc sống ổn định và hạnh phúc ở xứ người, chỉ có 18% là bất hạnh.
Anh Phan Văn Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% số hộ trong xã là hộ nghèo , nên các cô gái trẻ và gia đình của họ chọn cách lấy chồng Hàn Quốc”.
Mỗi cuộc kết hôn, các chú rể Hàn Quốc “chi” từ 200 - 320 triệu đồng. Số tiền này qua nhiều trung gian, nhiều chi phí và khi đến tay gia đình cô dâu chỉ còn lại 3-4 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Tùng cho biết, nhiều cô gái lấy chồng Hàn Quốc, mỗi cô mỗi quý (3 tháng) đã gửi về nhà được 20 - 40 triệu đồng, cá biệt có cô gửi về nhà cả trăm triệu đồng.
Như 2 cô gái con ông Trần Văn T ở xã Thuận Hưng chỉ trong một năm đã gửi tiền cho ông cất căn nhà hơn trăm triệu và mua sắm đầy đủ tiện nghi. Việc lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan với các cô và gia đình các cô không phải là vấn đề lớn.
Nhưng có sự chuyển hướng mau lẹ do tác động khách quan là thời gian gần đây, tại một số nơi ở ĐBSCL, việc kết hôn với người Đài Loan bị xem như một “nạn” và bị lên án nhiều. Bởi vậy, những người dẫn mối quay sang thị trường Hàn Quốc còn đầy tiềm năng.
Thêm nữa, thủ tục đăng ký hết hôn với người Hàn Quốc rất đơn giản. Khi lấy chồng Đài Loan, hai bên trai gái buộc phải có mặt phỏng vấn tại Sở Tư pháp và danh sách phải niêm yết ở nơi cư trú.
Tuy nhiên, khi lấy chồng Hàn Quốc, các cô gái chỉ cần giấy chứng nhận độc thân có chứng thực của xã. Các chú rể có thể đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc mà không cần có mặt cô dâu, sau đó gửi hồ sơ đăng ký kết hôn sang Việt Nam.
Tại đây, các cô gái chỉ việc mang hồ sơ đến Sở tư pháp để viết “ghi chú hôn nhân”. Nếu các cặp vợ chồng này làm đăng ký kết hôn tại Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam thì mỗi cô dâu cũng chỉ cần điền các thông tin cá nhân vào một mẫu giấy in sẵn y như… tuyển dụng lao động.
Nhờ sự “thông thoáng” này các cô gái trẻ rất nhanh chóng được cấp visa để lên máy bay về nhà chồng. Và làn sóng lấy chồng Hàn Quốc vì thế lan nhanh qua các vùng quê…
Con số 379 cô gái lấy chồng Hàn Quốc ở Cần Thơ chủ yếu tập trung vào các huyện vùng ven. Đây là những miền quê nghèo. Những xã như Thuận Hưng, Kiên Trung, Tân Lộc (huyện Thốt Nốt), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) vốn là “thị trường” của các chú rể Đài Loan trước đây thì hiện nay đã chuyển hướng sang Hàn Quốc một cách nhanh chóng.
Tại xã Thuận Hưng, trong năm 2004 chỉ có 1 cô gái lấy chồng Hàn Quốc thì trong năm 2005 đã có 30 cô. Chưa đầy 2 tháng đầu năm 2006, đã có 15 cô gái xin xác nhận độc thân để lấy chồng Hàn Quốc.
Những người Hàn Quốc mà các cô gái lấy làm chồng thường ở độ tuổi 30-45, tập trung ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp, khó có khả năng lấy vợ bản xứ.
Theo cán bộ tư pháp Cần Thơ thì họ nhắm vào vùng nông thôn Việt Nam vì có nhiều cô gái trẻ đẹp. Những cặp dâu Việt rể Hàn thường chênh lệch từ một đến hai … con giáp.
Cô dâu Nguyễn Thị T, 21 tuổi, ở xã Thuận Hưng, đã sánh duyên cùng “chú rể” người Hàn 59 tuổi (chênh lệch nhau 38 tuổi). Các cô dâu thường ở độ tuổi 18 – 25, đa phần có trình độ học vấn cấp một, cấp hai, cá biệt có trường hợp mù chữ.
Những cô gái này không có công ăn việc làm ổn định, nhiều cô sinh sống trong những gia đình không có ruộng đất canh tác.
Hộ ông Trần Văn T ở xã Thuận Hưng, đầu năm 2005 gả cô con gái đầu lòng Trần Thị T cho chàng trai Hàn Quốc. Cô T đi nửa năm thấy khá giả trở về Việt Nam chèo kéo thêm cô em ruột và sau đó là cả cháu ruột (gọi T bằng cô) sang làm dâu xứ Hàn.
Ở những xã như Kiên Trung (Thốt Nốt) hay Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) đã có trên dưới 30 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. ấp Tân Qưới và ấp Tân Phước 1 là 2 ấp trong xã Thuận Hưng có số lượng các cô gái lấy chồng Hàn Quốc nhiều nhất.
Tại ấp Tân Phước 1, nơi trước đây có nhiều “cụm Đài Loan” thì nay đã xuất hiện thêm “cụm Hàn Quốc” với gần 15 hộ. Và những “cụm Hàn Quốc”, “ấp Hàn Quốc” theo cách gọi dân gian ra đời ngày một nhiều.
Đặc biệt nhất là xã cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt) từng được gọi là “xã Đài Loan” những năm trước thì năm 2005 đã có 60 cô gái lấy chồng Hàn Quốc và nhiều người dân địa phương hiện chuyển sang gọi Tân Lộc là “xã Hàn Quốc”.
Đâu là nguyên nhân của sự đột biến?
Thống kê tại Sở Tư pháp Cần Thơ cho thấy 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc xuất thân từ những gia đình khó khăn, số còn lại do…sở thích.
Kết quả của những cuộc xuất giá bước đầu là khá khả quan: 67% cô gái lấy chồng Hàn Quốc đã giúp đỡ được gia đình. Đa phần các cô dâu được hỏi đều trả lời đang có cuộc sống ổn định và hạnh phúc ở xứ người, chỉ có 18% là bất hạnh.
Anh Phan Văn Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% số hộ trong xã là hộ nghèo , nên các cô gái trẻ và gia đình của họ chọn cách lấy chồng Hàn Quốc”.
Mỗi cuộc kết hôn, các chú rể Hàn Quốc “chi” từ 200 - 320 triệu đồng. Số tiền này qua nhiều trung gian, nhiều chi phí và khi đến tay gia đình cô dâu chỉ còn lại 3-4 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Tùng cho biết, nhiều cô gái lấy chồng Hàn Quốc, mỗi cô mỗi quý (3 tháng) đã gửi về nhà được 20 - 40 triệu đồng, cá biệt có cô gửi về nhà cả trăm triệu đồng.
Như 2 cô gái con ông Trần Văn T ở xã Thuận Hưng chỉ trong một năm đã gửi tiền cho ông cất căn nhà hơn trăm triệu và mua sắm đầy đủ tiện nghi. Việc lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan với các cô và gia đình các cô không phải là vấn đề lớn.
Nhưng có sự chuyển hướng mau lẹ do tác động khách quan là thời gian gần đây, tại một số nơi ở ĐBSCL, việc kết hôn với người Đài Loan bị xem như một “nạn” và bị lên án nhiều. Bởi vậy, những người dẫn mối quay sang thị trường Hàn Quốc còn đầy tiềm năng.
Thêm nữa, thủ tục đăng ký hết hôn với người Hàn Quốc rất đơn giản. Khi lấy chồng Đài Loan, hai bên trai gái buộc phải có mặt phỏng vấn tại Sở Tư pháp và danh sách phải niêm yết ở nơi cư trú.
Tuy nhiên, khi lấy chồng Hàn Quốc, các cô gái chỉ cần giấy chứng nhận độc thân có chứng thực của xã. Các chú rể có thể đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc mà không cần có mặt cô dâu, sau đó gửi hồ sơ đăng ký kết hôn sang Việt Nam.
Tại đây, các cô gái chỉ việc mang hồ sơ đến Sở tư pháp để viết “ghi chú hôn nhân”. Nếu các cặp vợ chồng này làm đăng ký kết hôn tại Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam thì mỗi cô dâu cũng chỉ cần điền các thông tin cá nhân vào một mẫu giấy in sẵn y như… tuyển dụng lao động.
Nhờ sự “thông thoáng” này các cô gái trẻ rất nhanh chóng được cấp visa để lên máy bay về nhà chồng. Và làn sóng lấy chồng Hàn Quốc vì thế lan nhanh qua các vùng quê…
*Theo số liệu của Sở Tư pháp Cần Thơ, khi số lượng các cô gái lấy chồng Hàn Quốc tăng lên thì số lượng các cô gái lấy chồng Đài Loan giảm rõ rệt, từ 2.744 cuộc kết hôn năm 2000 chỉ còn 1.215 trong năm 2004.
Sáu tháng đầu năm 2005 chỉ có 561 cô gái lấy chồng Đài Loan và 6 tháng cuối năm 2005 chưa có con số thống kê cụ thể nhưng cán bộ tư pháp Cần Thơ khẳng định là còn ít hơn nữa.
(Theo Tiền Phong)
http://hvty.net/tygt/index.php/tan-man/1237-ua-nhau-ly-chng-han-quc.html
*
Họ muốn thoát cảnh nghèo bằng mọi giá
Thứ năm, 27 Tháng tư 2006, 16:55 GMT+7 |
Nghèo là hèn, là nhục, là gốc của vấn đề này. Ai mà không muốn thoát khỏi cái nghèo. Muốn không còn cảnh cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài vì tiền thì chỉ có cách phát triển đất nước, làm đất nước giàu mạnh. (Tâm Lĩnh)
Người gửi: Tâm Lĩnh
Gửi tới: Ban Thế giới
Tiêu đề: cô dâu Việt ở Hàn Quốc
Phải
nói rằng, tôi cũng như nhiều người khác, không ai là không bất bình và
xấu hổ trước bài báo về chuyện cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc, từ Đài
Loan đến Hàn Quốc.
Điều này không chỉ làm xấu
hình ảnh người phụ nữ Việt Nam (vốn xưa nay có tiếng là thuỷ chung, đảm
đang, thơm thảo) mà còn làm xấu hình ảnh nước Việt Nam ta nói chung. Ai
là người đọc bài báo như thế này cũng sẽ có ngay cảm giác không tốt về
người Việt Nam.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rõ nguyên nhân của vấn đề. Theo tôi có 2 nguyên nhân chính:
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rõ nguyên nhân của vấn đề. Theo tôi có 2 nguyên nhân chính:
Thứ
nhất, nghèo là hèn, là nhục, là gốc của vấn đề này. Ai mà không muốn
thoát khỏi cái nghèo. Muốn không còn cảnh cô dâu Việt lấy chồng nước
ngoài vì tiền thì chỉ có cách phát triển đất nước, làm đất nước giàu
mạnh.
Thứ hai là ham muốn làm giàu bằng nhiều
cách, kể cách những cách trái với truyền thống tốt đẹp xưa nay của người
phụ nữ Việt Nam. Để thoát nghèo, kiếm được tiền, các cô gái này sẵn
sàng kết hôn "giả", chấp nhận chịu đựng muôn vàn khó khăn, thậm chí nhục
nhã để có tiền giúp đỡ gia đình.
Sự kém hiểu
biết của các cô dâu này, do học thức thấp, do kém thông tin, do các cơ
quan có chức năng như Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên thiếu trách nhiệm. Chí
ít các cơ quan này phải giúp đỡ, cung cấp thông tin để các cô dâu tương
lai hiểu được thực trạng của kết hôn như vậy.
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Ho-muon-thoat-canh-ngheo-bang-moi-gia/10955064/481/*
*
*
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0127
Wednesday, February 3, 2010
TIN TỔNG HỢP * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI VIỆT NAM
*
*
Bức tranh xã hội Việt Nam - Mảng tối và Nỗi ưu tư
Qua hàng loạt sự kiện xảy ra gần đây như vụ một người phụ nữ
nghèo ở Buôn Ma Thuộc đi mót hạt cà phê trong một trang trại bị người
quản lý của trang trại bỏ mặc cho đàn chó dữ cắn xé đến chết, cho đến vụ
án hiệu trưởng một trường phổ thông trung học ở tỉnh Hà
Giang, ông Sầm Đức Xương mua dâm hàng loạt nữ sinh đang còn ở tuổi vị
thành niên…đã cho thấy ngày càng rõ bức tranh xã hội Việt Nam bất ổn về
nhiều mặt trong đó sự tha hóa về đạo đức, sự xuống cấp về các giá trị
căn bản như lương tri, tình người, tính thiện… …đang là một sự báo động.
Nhà văn Nguyễn Quang Thân nhớ lại thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam chưa xa: “Tôi nghĩ tới ký ức bi thảm về các đồn điền cao su và cà phê cũng ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc. Các ông chủ đồn điền có lính gác, có cả những đàn chó béc-giê. Các ông chủ đồn điền muốn làm gì thì làm…
>Cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% “ nhà mẹ lê” của Nguyễn Công Hoan đầu thế kỷ trước.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Vụ đàn chó béc-giê xé xác người đàn bà tội nghiệp mới xảy ra ngày 21 tháng 01 năm 2010. Nó gợi lại những ám ảnh đau thương gần nửa thế kỷ về trước”. Nhà văn kết luận: “Chúng ta có pháp luật, chúng ta yêu cầu pháp luật phải được thực thi nghiêm khắc. Ai cũng có quyền bảo vệ của cải chống kẻ gian, kẻ đột nhập. Nhưng cái quyền ấy không cho phép dùng những biện pháp giết người như bẫy điện hay đàn chó dữ có thể xé xác người vì mấy hạt cà phê. Hãy chấp nhận một sự thật là vẫn còn kẻ lắm tiền nhiều của, mua chuộc được thế lực công quyền, đang hành xử với đồng loại như mấy ông chủ đồn điền thuở trước.
Chỉ có pháp luật ra tay mới có thể xua tan được những ám ảnh của một quá khứ đau buồn mà không ai muốn quay lại nữa.”
Blogger Trần Kỳ Trung bức xúc: “Sao mạng người Việt Nam chết dễ thế?”: “Ngày lại ngày, không đọc báo thì thôi, đọc cứ thấy tin này chồng lên tin kia, gây cho mình nhiều nỗi bức xúc. Nỗi bức xúc, biết rằng có viết như thế này, hoặc nữa, mạnh dạn gửi thư từ, viết đơn đưa chỗ này, chỗ kia... cũng không mong có sự hồi âm hay một lời giải thích vì có lẽ những tin như thế là quá đỗi ‘bình thường’, ‘không đáng quan tâm’, thậm chí, có người còn nói ‘Nếu không có chuyện đó mới là bất bình thường’. Không biết đã có ai tổng hợp một năm ở nước ta có bao nhiêu người chết, ngoài nguyên nhân bệnh tật. Chỉ riêng tai nạn giao thông, một năm đã có hơn mười ngàn người chết…”
Cũng từ những cái chết thảm của em bé Bảo Trân 18 tháng tuổi sau nhiều ngày hôn mê vì bị bảo mẫu dán băng keo vào miệng năm 2007, vụ em gái Nguyễn Thị Bình bị ngược đãi, bị nhục hình suốt 14 năm mà tổ dân phố, hội phụ nữ, chính quyền, đoàn thể địa phương không hề hay biết hoặc có biết mà không can thiệp cho tới vụ người phụ nữ bị đàn chó cắn chết vừa nêu trên, blogger Đào Văn Tuấn thốt lên:
“Dường như chúng ta đang phải sống chung với sự vô cảm, sống chung với cái ác quá lâu rồi.”
Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò “lên giường” với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu.
Blogger Da Vàng.
Đôi khi tôi tự hỏi, vụ án này, hiện tượng này là cá biệt, chỉ có ở tỉnh Hà Giang hay nó phổ biến trong xã hội chúng ta? Điều đó không ai trả lời được, chỉ khi nào vụ việc đem ra ánh sáng thì mọi người mới “té ngửa” ra mà than rằng: học trò thời nay đây sao? Thầy giáo thời nay đây sao? Cán bộ thời nay đây sao?… Thật khủng khiếp”.
Vụ án còn bộc lộ nhiều sai sót trong quá trình xét hỏi, điều tra thậm chí làm giả hồ sơ chứng cứ trước đó cũng như trong quá trình thẩm vấn, tranh luận trước tòa, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm v.v…mà trong bài viết “Một phiên tòa bày câu hỏi” nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nêu ra và cả blogger Hà Văn Thịnh cũng đề cập đến trong bài : “Công lý không thể là trò chơi trốn tìm sự thật!” của mình: “Vụ án Hiệu trưởng mua dâm và những cô gái vị thành niên ‘môi giới mại dâm’ đang đẩy luật pháp và công lý đến những giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. Tất cả đang diễn ra như một bộ phim mà nội dung của nó ai cũng biết rõ: Có những nhân vật đen, trong một danh sách đen đang cố tình làm sai lệch hồ sơ và kết quả của phiên tòa! Đó là điều không thể chấp nhận khi chúng ta luôn nói rằng sự ‘thượng tôn luật pháp’ (rule of the law) là nguyên tắc, thực thể hiện hữu trong thể chế XHCN minh bạch, công bằng!” Vụ án, thêm một ví dụ nữa cho thấy luật pháp việt nam và cà bộ máy vận hành còn có rất nhiều vấn đề và rõ ràng là còn xa mới đạt tới tiêu chuẩn vủa một nền pháp luật công bằng, khách quan, độc lập.
Đại sứ Michael W. Michalak: Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố điều này trong
cuộc họp báo hôm thứ tư mùng 3 tháng 2, nhân dịp gần đến tết âm lịch tại
Việt Nam. Ông hy vọng những vụ vi phạm nhân quyền vừa qua không phải
là sự khởi đầu cho chiều hướng gia tăng như vậy, và đó là lý do Hoa Kỳ
tiếp tục những cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam.
Đại sứ Michalak nói, trong cuộc đối thoại với Việt Nam đã qua, Hoa Kỳ lưu ý rằng Việt Nam sẽ khó lòng giải quyết những vấn đề đang đối mặt như cải tổ giáo dục, tham nhũng và môi sinh suy thoái, nếu không có một nền truyền thông tự do và một xã hội dân sự thực sự hoạt động.
Được hỏi liệu Hoa Kỳ có cân nhắc những biện pháp mạnh hơn như cắt giảm viện trợ hay không, đại sứ Mỹ tại Hà Nội cho biết: đến nay thì Hoa Kỳ chỉ muốn tiếp tục đối thoại, để xem vấn đề có tiến triển được hay không.
Đại sứ Michael Michalak cũng tuyên bố năm nay là một năm tốt đẹp cho Việt Nam, với cơ hội chứng tỏ tài lãnh đạo trong khối ASEAN, khi Việt Nam lãnh nhận chức vụ chủ tịch luân phiên. Trong Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, 10 quốc gia thành viên cam kết quảng bá và bảo vệ quyền con người cùng những quyền tự do căn bản.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh: Quan hệ song phương Việt Mỹ ngày nay đã rất sâu rộng, và năm ngoái Hoa Kỳ đã trở thành nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Tuy nhiên Đại sứ Michalak bày tỏ mối quan ngại về bản thảo dự luật kiểm soát giá cả của chính phủViệt Nam.
Ông cho biết phòng thương mại Hoa Kỳ cùng nhiều tổ hợp, công ty kinh doanh điạ phương cũng ngỏ ý lo ngại và đang tìm cách thảo luận với chính phủ Việt Nam.
Đại sứ Mỹ nói, ông hy vọng các bên sẽ đạt được một giải pháp hài hòa.
*Sôi động thị trường Tết
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-02-02
Báo chí cho hay là trong tháng giêng sức mua hàng hóa của cả nước đã tăng hơn 23%, riêng thành phố Hồ Chí Minh tăng trên 34%.
Mặt khác, để chủ động nguồn hàng Tết, nhiều tỉnh thành đã thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, chế biến, dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết Canh Dần.
Lượng gạo dự trữ cho mùa Tết lên tới gần một triệu rưỡi tấn. Các mặt hàng hóa khác như thịt gia súc, gia cầm, rau quả, trứng cũng tăng trung bình từ 5% đến 12 %, so với Tết năm rồi.
Qua câu chuyện với RFA, tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ phân tích về thị trường hàng hóa phục vụ cho nhu cầu Tết năm nay:
“Năm nay khá hơn năm vừa rồi vì Việt Nam vượt qua được một cuộc suy thoái đầy khó khăn. Năm 2008 khi bước vào năm 2009 đã dự báo khó khăn nên mọi người đã có cái Tết không mấy vui vẻ. Năm nay nhìn được tình hình kinh tế Việt Nam, bối cảnh kinh tế thế giới cũng thay đổi, không u ám như năm trước và tâm lý của người Việt là khá lạc quan. Họ có chuẩn bị một cái Tết khá hơn năm rồi, đó là cái không khí chung.”
Báo Tiền Phong có đăng bức hình ghi lại cảnh nhộn nhịp, chen chúc với ghi chú cho thấy cảnh mua sắm tấp nập tại một siêu thị ở Hà Nội. Tại Saigon, sinh hoạt chuẩn bị Tết cũng nhộn nhịp không kém qua lời kể của chị Duyên, một tiểu thương trong chợ Bến Thành, nói về các sinh hoạt của thị trường mấy hôm nay:
“Bình ổn giá là đối với mặt hàng cố định như gạo, thóc, mắm, muối. Còn rau, củ, quả thì bắt buộc tới ngày Tết là phải tăng. Đó là quy luật tự nhiên vì ai cũng phải sắm sửa cho Tết. Mình mua ở mấy cơ sở của nhà nước thì đạt mức chuẩn, còn hàng trôi nổi thì không đạt, người ta không thấy nhãn hiệu thì không dám dùng.
Hàng giả nhiều và mất vệ sinh quá. Trong cơ sở nhà nước có vệ sinh an toàn thực phẩm người ta vẫn mua, vẫn chấp nhận dù giá có đắt hơn. Trời ơi, tối hay thứ 7 vào siêu thị thì đông ơi là đông, chờ tính tiền mệt luôn. Bây giờ ngoài chợ bán đắt, người ta mua nhiều lắm.”
Trong khi đó, từ vùng Trà Bồng, Quảng Ngãi, mục sư Đinh Thanh Trường nói mọi sinh hoạt đón Xuân vẫn còn trầm lắng nơi vùng xa xôi, hẻo lánh:
“Nói về hàng ngày thì tôi cũng là một dân trên vùng núi, dân tộc thiểu số, nói về rau quả thì kém chất lượng, ở tại huyện Trà Bồng này, không có kiểm tra gì hết, đối với súc vật thì cũng vậy. Năm nay thì có cơn bão số 9, ở vùng Quảng Ngãi bị thiệt hại rất nhiều, về hoa mầu như lúa, thì bà con chưa được đem về, đói từ 2, 3 tháng nay rồi.
Có người thì được đem về một ít, có người không được đem về luôn. Về xã hội thì ở đây cũng chưa thấy gì hết, vùng Quảng Ngãi chưa thấy gì hết. Có về thành phố hôm thứ bảy thì thấy cũng giống như ngày thường. Ở ngay đầu cầu Trà Khúc, họ bán mấy cây cảnh, mới đào lên mấy cây thôi, chỗ khác vẫn bình thường.”
Cũng tin liên quan đến thị trường, Saigon Giải Phóng nói, sau một năm mở cửa và trước tác động của cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn cầu, thị trường bán lẻ háng hóa trong nước vẫn đạt được một số thành quả khả quan. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ giải thích thêm về sự tăng trưởng này:
“Đáng lẽ không có suy giảm lắm trong năm vừa rồi, đặc biệt là khu vực nông nghiệp không bị suy thoái, năm vừa rồi nông nghiệp, trước đây có thủy sản nữa, với lúa gạo đều tốt, cho nên người nông dân có thu nhập tốt hơn, họ mua sắm nhiều, nhờ vậy những người bán lẻ, cung cấp hàng tiêu dùng cho người dân cũng phát triển thuận lợi. Trong những năm tới thị trường bán lẻ sẽ đi nhanh hơn nhờ sự phát triển của kinh tế.
Theo số liệu thống kê thì thị trường bán lẻ đều đi trước cả, ngay cả trong lúc suy thoái thì bán lẻ cũng không đến độ sụp đổ, nó có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt, còn năm nay thì có thuận lợi hơn, giúp cho hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Năm nay và năm tới hàng bán lẻ sẽ phát triển nhiều.”
Theo các chuyên gia thì thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác. Hiện nay các tập đoàn bán lẻ đang tìm mọi cách để vào Việt Nam kinh doanh, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 40% mỗi năm, mà các hệ thống siêu thị Big C, Metro, Parkson thu được, cho thấy thị trường bán lẻ đa dạng có nhiều hứa hẹn và triển vọng.
*Giá nhiều mặt hàng giảm hơn 10% trong dịp Tết
*
*
Thậm chí, một số loại trái cây như bưởi, xoài, quýt... còn về chợ ít hơn do nông dân “neo” hàng chờ Tết. Vài sạp đã nhập kiệu, kết chùm hành tím, tỏi tại chỗ... để bán Tết nhưng số lượng chưa nhiều, sức mua chỉ tăng nhẹ.
Theo các tiểu thương, cho đến giờ này, sức mua những mặt hàng nông sản là nguyên liệu làm mứt như gừng, cà rốt, khoai lang... thua xa mọi năm.
Chị Lệ, chủ vựa cà rốt ở chợ Thủ Đức, cho biết: Khoảng 2 tháng nay, cà rốt bán chậm, giá không tăng mà còn giảm nhẹ. Trung bình phải 2 đêm chị mới về 1 xe tải cà rốt (xe trên 20 tấn).
Mọi năm, ngoài nhu cầu tiêu thụ bình thường, nhiều mối hàng lấy số lượng lớn để giao cho các cơ sở làm mứt nhưng năm nay, từ đầu mùa tới giờ không thấy ai hỏi han gì. Tình hình này không thể dự đoán gì cho chợ Tết nhưng buôn bán ảm đạm quá, ai cũng oải.
Anh Thành, bán kiệu ở chợ Bình Điền, tặc lưỡi: “Có cảm giác năm nay dân mình “lười” ăn Tết, giờ này chưa thấy động tĩnh gì. Kiệu thất mùa, về chợ ít, giá tăng gấp đôi, vốn đã 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg nên khó bán. Mấy mối hàng của tôi ở chợ Bình Hưng, Xóm Củi... lấy có 20 - 30 kg mà than ế quá xá!”.
Không kể hạt dưa, kẹo mứt Trung Quốc ế ẩm do có thông tin chứa chất độc hại mà các loại kẹo, mứt truyền thống VN cũng chịu chung số phận.
Theo đa số tiểu thương ngành hàng bánh kẹo, nông sản chế biến mứt khan hiếm cộng thêm việc TPHCM đẩy mạnh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nên các cơ sở sản xuất mứt Tết không dám sản xuất nhiều; một số loại mứt đã hút hàng, giá bán sỉ tăng chóng mặt so với cuối năm 2009: Mứt gừng lát 43.000 đồng/kg (tăng 18.000 đồng/kg), mứt bí cây 31.000 đồng/kg (tăng 6.000 đồng/kg), hạt bí 95.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg)...
Tại chợ An Đông, tình hình cũng không khả quan hơn. 10 giờ, khu vực chợ giày dép, quần áo của chợ này còn khá vắng hoe. Nghe hỏi thăm, hầu hết tiểu thương thở dài: “Chậm lắm, khách đi coi nhiều hơn mua”.
Ngay cả khu vực thực phẩm khô, mọi năm khá đông đúc do người dân mua tôm khô, khô bò, khô mực... để dành Tết và làm quà biếu, kể cả gửi đi nước ngoài thì năm nay người bán nhiều hơn người mua. Ở các chợ bán lẻ như Bàn Cờ, Vườn Chuối, Xóm Chiếu... tình hình cũng diễn ra tương tự.
*
Bức tranh xã hội Việt Nam - Mảng tối và Nỗi ưu tư
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010-02-02
Bức tranh xã hội Việt Nam thật sự bất ổn về nhiều mặt qua nhiều sự kiện đáng buồn gần đây như: thả chó dữ cắn chết người, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh còn ở tuổi vị thành niên …
AFP PHOTO
Sao mạng người chết dễ thế?
Từ cái chết của người phụ nữ đi mót hạt cà phê và cái chết oan ức của một đứa trẻ vì bị điện giật ngoài đường do cung cách làm ăn thiếu trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan, nhà thơ Đỗ Trung Quân ngậm ngùi than: “Cứ tạm gạt bỏ hết mọi tình tiết phải
điều tra cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó
berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% “ nhà mẹ lê” của Nguyễn Công
Hoan đầu thế kỷ trước. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây? Chỉ một
năm, ngay giữa sài gòn 3 đứa trẻ vô tội chết vì điện giật ngoài đường.
Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây?”.Nhà văn Nguyễn Quang Thân nhớ lại thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam chưa xa: “Tôi nghĩ tới ký ức bi thảm về các đồn điền cao su và cà phê cũng ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc. Các ông chủ đồn điền có lính gác, có cả những đàn chó béc-giê. Các ông chủ đồn điền muốn làm gì thì làm…
>Cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% “ nhà mẹ lê” của Nguyễn Công Hoan đầu thế kỷ trước.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Vụ đàn chó béc-giê xé xác người đàn bà tội nghiệp mới xảy ra ngày 21 tháng 01 năm 2010. Nó gợi lại những ám ảnh đau thương gần nửa thế kỷ về trước”. Nhà văn kết luận: “Chúng ta có pháp luật, chúng ta yêu cầu pháp luật phải được thực thi nghiêm khắc. Ai cũng có quyền bảo vệ của cải chống kẻ gian, kẻ đột nhập. Nhưng cái quyền ấy không cho phép dùng những biện pháp giết người như bẫy điện hay đàn chó dữ có thể xé xác người vì mấy hạt cà phê. Hãy chấp nhận một sự thật là vẫn còn kẻ lắm tiền nhiều của, mua chuộc được thế lực công quyền, đang hành xử với đồng loại như mấy ông chủ đồn điền thuở trước.
Chỉ có pháp luật ra tay mới có thể xua tan được những ám ảnh của một quá khứ đau buồn mà không ai muốn quay lại nữa.”
Blogger Trần Kỳ Trung bức xúc: “Sao mạng người Việt Nam chết dễ thế?”: “Ngày lại ngày, không đọc báo thì thôi, đọc cứ thấy tin này chồng lên tin kia, gây cho mình nhiều nỗi bức xúc. Nỗi bức xúc, biết rằng có viết như thế này, hoặc nữa, mạnh dạn gửi thư từ, viết đơn đưa chỗ này, chỗ kia... cũng không mong có sự hồi âm hay một lời giải thích vì có lẽ những tin như thế là quá đỗi ‘bình thường’, ‘không đáng quan tâm’, thậm chí, có người còn nói ‘Nếu không có chuyện đó mới là bất bình thường’. Không biết đã có ai tổng hợp một năm ở nước ta có bao nhiêu người chết, ngoài nguyên nhân bệnh tật. Chỉ riêng tai nạn giao thông, một năm đã có hơn mười ngàn người chết…”
Cũng từ những cái chết thảm của em bé Bảo Trân 18 tháng tuổi sau nhiều ngày hôn mê vì bị bảo mẫu dán băng keo vào miệng năm 2007, vụ em gái Nguyễn Thị Bình bị ngược đãi, bị nhục hình suốt 14 năm mà tổ dân phố, hội phụ nữ, chính quyền, đoàn thể địa phương không hề hay biết hoặc có biết mà không can thiệp cho tới vụ người phụ nữ bị đàn chó cắn chết vừa nêu trên, blogger Đào Văn Tuấn thốt lên:
“Dường như chúng ta đang phải sống chung với sự vô cảm, sống chung với cái ác quá lâu rồi.”
Cái ác hoành hành
Không
chỉ cái ác ngày càng ngang nhiên hoành hành trong xã hội, sự tha hóa về
đạo đức cũng ngày càng ở mức độ gia tăng mà vụ án hiệu trưởng mua dâm
là một trong những vụ điển hình gần đây. Blogger Da Vàng viết trong bài
“Suy ngẫm quanh vụ án hiệu trưởng mua dâm”: “Chưa biết kết quả như
thế nào, ai đúng, ai sai, ai bị phạt tù bao nhiêu. Nhưng với tôi, điều
đó không còn quan trọng nữa. Tôi thực sự buồn khi theo dõi sát sao vụ án
này. Qua vụ án, cho ta thấy một sự thật hết sức đau buồn: Đạo đức xã
hội bị xuống cấp. Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua
dâm học trò; trò “lên giường” với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu;
thầy giáo nhờ học sinh tìm, giới thiệu bạn bè “còn trinh” đến bán cho
thầy và bạn bè thầy; trong vụ án này còn lộ ra một danh sách đen là các
nhân vật lãnh đạo cao cấp của tỉnh Hà Giang…Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò “lên giường” với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu.
Blogger Da Vàng.
Đôi khi tôi tự hỏi, vụ án này, hiện tượng này là cá biệt, chỉ có ở tỉnh Hà Giang hay nó phổ biến trong xã hội chúng ta? Điều đó không ai trả lời được, chỉ khi nào vụ việc đem ra ánh sáng thì mọi người mới “té ngửa” ra mà than rằng: học trò thời nay đây sao? Thầy giáo thời nay đây sao? Cán bộ thời nay đây sao?… Thật khủng khiếp”.
Vụ án còn bộc lộ nhiều sai sót trong quá trình xét hỏi, điều tra thậm chí làm giả hồ sơ chứng cứ trước đó cũng như trong quá trình thẩm vấn, tranh luận trước tòa, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm v.v…mà trong bài viết “Một phiên tòa bày câu hỏi” nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nêu ra và cả blogger Hà Văn Thịnh cũng đề cập đến trong bài : “Công lý không thể là trò chơi trốn tìm sự thật!” của mình: “Vụ án Hiệu trưởng mua dâm và những cô gái vị thành niên ‘môi giới mại dâm’ đang đẩy luật pháp và công lý đến những giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. Tất cả đang diễn ra như một bộ phim mà nội dung của nó ai cũng biết rõ: Có những nhân vật đen, trong một danh sách đen đang cố tình làm sai lệch hồ sơ và kết quả của phiên tòa! Đó là điều không thể chấp nhận khi chúng ta luôn nói rằng sự ‘thượng tôn luật pháp’ (rule of the law) là nguyên tắc, thực thể hiện hữu trong thể chế XHCN minh bạch, công bằng!” Vụ án, thêm một ví dụ nữa cho thấy luật pháp việt nam và cà bộ máy vận hành còn có rất nhiều vấn đề và rõ ràng là còn xa mới đạt tới tiêu chuẩn vủa một nền pháp luật công bằng, khách quan, độc lập.
Luật pháp chưa nghiêm
Có
rất nhiều nguyên nhân đưa đến một môi trường xã hội Việt Nam bất ổn,
đạo đức tha hóa, cái xấu cái ác ngày càng lan tràn như cỏ dại…như hiện
nay. Trong cái nhìn của blogger Đào Văn Tuấn, chính sự vô
cảm của mọi người trước cái ác đã tạo điều kiện cho cái ác tiếp tục sinh
sôi nảy nở. Nhưng vô cảm không phải là một tính cách của người việt vậy
tại sao sự vô cảm lại trở nên phổ biến trong xã hội?: “…rõ ràng sự vô
cảm sinh ra từ sự sợ hãi cái ác. Có người nói: Nỗi sợ hãi cái ác hiện
nay là có thật. Và sự sợ hãi đó bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào hiệu
năng của chính quyền, vào bộ máy thực thi pháp luật trong việc xử lý
cái ác. Đó là nguyên nhân khiến người ta thấy cái ác mà không dám tố
cáo, thấy điều bất lương mà không dám can thiệp, sợ kẻ gian mà không dám
bênh người ngay vì sợ liên luỵ đến bản thân mà không được bảo vệ”. Tác
giả kết luận: “Và sự vô cảm lãnh đạm, khi thành thói quen, sẽ biến chúng
ta thành những kẻ ác bởi sự lãnh cảm của số đông mới là cái ác đáng sợ
nhất.”
Sự
bất lực của chính quyền trong việc xử lý tận gốc rễ cái xấu cái ác và
sự thiếu nghiêm minh của luật pháp không chỉ khiến cho cái ác lan tràn,
mà còn là nguyên nhân sâu xa của bao nhiêu sự bất công phi lý, trái tai
gai mắt, những thảm cảnh trong xã hội. Khi lý giải về việc có quá nhiều
cái chết không đáng xảy ra nhưng vẫn đang xảy ra hàng ngày tại Việt Nam,
blogger Trần Kỳ Trung cũng cho rằng: “…chung quy lại, như nhiều người
nói, “Ở nước ta có luật pháp mà như không có”, nên mới có nhiều người
chết vô lý!
Giá
như luật pháp được thượng tôn, không phân biệt người có chức vụ đến
người dân thường, rồi người lãnh đạo phải là những tấm gương tốt để
người dân tin tưởng, chắc chắc sẽ bớt đi nhiều cái chết vô nghĩa.
Nếu
luật pháp nghiêm minh, chặt chẽ, cộng với một chính quyền hành xử đúng
đắn, minh bạch thì sẽ tạo đựơc niềm tin trong người dân, họ cảm thấy
được an toàn, được bảo vệ, và do đó họ sẽ hành xử đúng đắn theo pháp
luật. Ngược lại, khi người dân đã mất lòng tin vào chính quyền, vào luật
pháp, mọi sự sẽ trở nên tồi tệ như nhận định của nhà báo Ngô Nhân Dụng
trong bài viết: “Tin tặc và tản tặc”:
“…người
dân, người lớn đến trẻ em, phải chứng kiến những hành động trộm, cướp,
côn đồ xảy ra trước mắt mà không thấy ai bị trừng phạt; ngược lại còn
thấy cả guồng máy tuyên truyền hô hoán những lời gian dối để hỗ trợ các
hành động côn đồ đó. Lâu ngày, người ta sẽ quên cách sống theo đạo lý
bình thường, không còn biết thế nào là nhân nghĩa nữa…”.
Và đó chính là tình trạng đang diễn ra lâu nay trong xã hội Việt Nam!
Đại sứ Michael W. Michalak: Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền
Việt Long, phóng viên RFA
2010-02-03
Việt Nam đột nhiên gia tăng vi phạm nhân quyền trong thời gian qua, nhưng Hoa Kỳ tìm cách giải quyết qua đối thoại.Đại sứ Michalak nói, trong cuộc đối thoại với Việt Nam đã qua, Hoa Kỳ lưu ý rằng Việt Nam sẽ khó lòng giải quyết những vấn đề đang đối mặt như cải tổ giáo dục, tham nhũng và môi sinh suy thoái, nếu không có một nền truyền thông tự do và một xã hội dân sự thực sự hoạt động.
Được hỏi liệu Hoa Kỳ có cân nhắc những biện pháp mạnh hơn như cắt giảm viện trợ hay không, đại sứ Mỹ tại Hà Nội cho biết: đến nay thì Hoa Kỳ chỉ muốn tiếp tục đối thoại, để xem vấn đề có tiến triển được hay không.
Đại sứ Michael Michalak cũng tuyên bố năm nay là một năm tốt đẹp cho Việt Nam, với cơ hội chứng tỏ tài lãnh đạo trong khối ASEAN, khi Việt Nam lãnh nhận chức vụ chủ tịch luân phiên. Trong Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, 10 quốc gia thành viên cam kết quảng bá và bảo vệ quyền con người cùng những quyền tự do căn bản.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh: Quan hệ song phương Việt Mỹ ngày nay đã rất sâu rộng, và năm ngoái Hoa Kỳ đã trở thành nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Tuy nhiên Đại sứ Michalak bày tỏ mối quan ngại về bản thảo dự luật kiểm soát giá cả của chính phủViệt Nam.
Ông cho biết phòng thương mại Hoa Kỳ cùng nhiều tổ hợp, công ty kinh doanh điạ phương cũng ngỏ ý lo ngại và đang tìm cách thảo luận với chính phủ Việt Nam.
Đại sứ Mỹ nói, ông hy vọng các bên sẽ đạt được một giải pháp hài hòa.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*Sôi động thị trường Tết
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-02-02
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-02-02
Theo Bộ Công thương, năm nay thị trường hàng hóa phục vụ Tết Canh Dần sôi động hơn so với năm rồi. Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cùng với lương thực, thực phẩm đều tăng từ 20% đến 30%.
RFA Photo
Một quầy bán thịt heo Hàng hóa dồi dào
Các bộ ngành chuyên môn cũng cho thành lập những đoàn kiểm tra để bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, bình ổn giá, xử lý hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, kinh doanh trái phép.Báo chí cho hay là trong tháng giêng sức mua hàng hóa của cả nước đã tăng hơn 23%, riêng thành phố Hồ Chí Minh tăng trên 34%.
Mặt khác, để chủ động nguồn hàng Tết, nhiều tỉnh thành đã thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, chế biến, dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết Canh Dần.
Năm nay tình hình kinh tế Việt Nam không u ám như năm trước và tâm lý của người Việt là khá lạc quan. Họ có chuẩn bị một cái Tết khá hơn năm rồi, đó là cái không khí chung.
TS. Võ Hùng Dũng
Lượng gạo dự trữ cho mùa Tết lên tới gần một triệu rưỡi tấn. Các mặt hàng hóa khác như thịt gia súc, gia cầm, rau quả, trứng cũng tăng trung bình từ 5% đến 12 %, so với Tết năm rồi.
Qua câu chuyện với RFA, tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ phân tích về thị trường hàng hóa phục vụ cho nhu cầu Tết năm nay:
“Năm nay khá hơn năm vừa rồi vì Việt Nam vượt qua được một cuộc suy thoái đầy khó khăn. Năm 2008 khi bước vào năm 2009 đã dự báo khó khăn nên mọi người đã có cái Tết không mấy vui vẻ. Năm nay nhìn được tình hình kinh tế Việt Nam, bối cảnh kinh tế thế giới cũng thay đổi, không u ám như năm trước và tâm lý của người Việt là khá lạc quan. Họ có chuẩn bị một cái Tết khá hơn năm rồi, đó là cái không khí chung.”
Báo Tiền Phong có đăng bức hình ghi lại cảnh nhộn nhịp, chen chúc với ghi chú cho thấy cảnh mua sắm tấp nập tại một siêu thị ở Hà Nội. Tại Saigon, sinh hoạt chuẩn bị Tết cũng nhộn nhịp không kém qua lời kể của chị Duyên, một tiểu thương trong chợ Bến Thành, nói về các sinh hoạt của thị trường mấy hôm nay:
“Bình ổn giá là đối với mặt hàng cố định như gạo, thóc, mắm, muối. Còn rau, củ, quả thì bắt buộc tới ngày Tết là phải tăng. Đó là quy luật tự nhiên vì ai cũng phải sắm sửa cho Tết. Mình mua ở mấy cơ sở của nhà nước thì đạt mức chuẩn, còn hàng trôi nổi thì không đạt, người ta không thấy nhãn hiệu thì không dám dùng.
Hàng giả nhiều và mất vệ sinh quá. Trong cơ sở nhà nước có vệ sinh an toàn thực phẩm người ta vẫn mua, vẫn chấp nhận dù giá có đắt hơn. Trời ơi, tối hay thứ 7 vào siêu thị thì đông ơi là đông, chờ tính tiền mệt luôn. Bây giờ ngoài chợ bán đắt, người ta mua nhiều lắm.”
Thị trường bán lẻ
Trong khi đó, từ vùng Trà Bồng, Quảng Ngãi, mục sư Đinh Thanh Trường nói mọi sinh hoạt đón Xuân vẫn còn trầm lắng nơi vùng xa xôi, hẻo lánh:
“Nói về hàng ngày thì tôi cũng là một dân trên vùng núi, dân tộc thiểu số, nói về rau quả thì kém chất lượng, ở tại huyện Trà Bồng này, không có kiểm tra gì hết, đối với súc vật thì cũng vậy. Năm nay thì có cơn bão số 9, ở vùng Quảng Ngãi bị thiệt hại rất nhiều, về hoa mầu như lúa, thì bà con chưa được đem về, đói từ 2, 3 tháng nay rồi.
Theo số liệu thống kê thì thị trường bán lẻ có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt, còn năm nay thì có thuận lợi hơn, giúp cho hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Năm nay và năm tới hàng bán lẻ sẽ phát triển nhiều.
TS. Võ Hùng Dũng
Có người thì được đem về một ít, có người không được đem về luôn. Về xã hội thì ở đây cũng chưa thấy gì hết, vùng Quảng Ngãi chưa thấy gì hết. Có về thành phố hôm thứ bảy thì thấy cũng giống như ngày thường. Ở ngay đầu cầu Trà Khúc, họ bán mấy cây cảnh, mới đào lên mấy cây thôi, chỗ khác vẫn bình thường.”
Cũng tin liên quan đến thị trường, Saigon Giải Phóng nói, sau một năm mở cửa và trước tác động của cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn cầu, thị trường bán lẻ háng hóa trong nước vẫn đạt được một số thành quả khả quan. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ giải thích thêm về sự tăng trưởng này:
“Đáng lẽ không có suy giảm lắm trong năm vừa rồi, đặc biệt là khu vực nông nghiệp không bị suy thoái, năm vừa rồi nông nghiệp, trước đây có thủy sản nữa, với lúa gạo đều tốt, cho nên người nông dân có thu nhập tốt hơn, họ mua sắm nhiều, nhờ vậy những người bán lẻ, cung cấp hàng tiêu dùng cho người dân cũng phát triển thuận lợi. Trong những năm tới thị trường bán lẻ sẽ đi nhanh hơn nhờ sự phát triển của kinh tế.
Theo số liệu thống kê thì thị trường bán lẻ đều đi trước cả, ngay cả trong lúc suy thoái thì bán lẻ cũng không đến độ sụp đổ, nó có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt, còn năm nay thì có thuận lợi hơn, giúp cho hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Năm nay và năm tới hàng bán lẻ sẽ phát triển nhiều.”
Theo các chuyên gia thì thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác. Hiện nay các tập đoàn bán lẻ đang tìm mọi cách để vào Việt Nam kinh doanh, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 40% mỗi năm, mà các hệ thống siêu thị Big C, Metro, Parkson thu được, cho thấy thị trường bán lẻ đa dạng có nhiều hứa hẹn và triển vọng.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*Giá nhiều mặt hàng giảm hơn 10% trong dịp Tết
RFA 02.02.2010
Giá nhiều mặt hàng tại Việt Nam giảm hơn 10% trong dịp Tết này. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hàng hoá năm nay khá dồi dào, nhiều khả năng cung sẽ vượt cầu.
Đặc biệt có nhiều mặt hàng giảm giá mạnh so với năm ngoái.
Nhận định về vấn đề này, Phó Chủ tich Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nhờ chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp với lãi suất 0% nên khả năng cung ứng hàng hoá của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, do biến động của giá vàng thế giới tăng mạnh nên giá vàng ở Viêt Nam cũng tăng vọt thêm 40.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, do sức mua quá yếu nên nên giá vàng trong nước không thể tăng kịp giá vàng thế giới.
Nhận định về vấn đề này, Phó Chủ tich Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nhờ chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp với lãi suất 0% nên khả năng cung ứng hàng hoá của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, do biến động của giá vàng thế giới tăng mạnh nên giá vàng ở Viêt Nam cũng tăng vọt thêm 40.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, do sức mua quá yếu nên nên giá vàng trong nước không thể tăng kịp giá vàng thế giới.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
Thị trường tết: Nóng!
Thứ tư, 03 Tháng 2 2010 09:39
Ít
thì tăng 10%, nhiều thì tăng đến 100%. Mức tăng dao động cao nhất từ
trước đến nay của giá hàng Tết Nguyên đán đã khiến cho cả người bán lẫn
người mua như “ngồi” trên lửa.
Rau củ quả được xem là mặt hàng thiết yếu trong dịp tết đã tăng 20-30%. |
Chóng mặt vì giá
Chọn
lựa một hồi, chị Nguyễn Thanh Hương ở thị trấn Hà Lam, Thăng Bình vẫn
không thể đưa ra quyết định cuối cùng cho số hàng tết chị cần sắm cho
gia đình. Chưa bao giờ tôi phải mua 1kg đường cát với giá 18 nghìn đồng,
đậu xanh thì 40 nghìn đồng/kg. Nước mắm, bột ngọt cái gì cũng tăng, có
thứ tăng gấp đôi năm ngoái. Với đồng lương công chức mà đi sắm tết như
năm này thì chắc là phải tính toán lại thật kỹ”, chị Hương cho biết.
Không riêng chị Hương, nhiều chị em nội trợ đang phải đối mặt với bài
toán chi tiêu khi giá hàng tết đang ngày một tăng cao. Tại chợ Hội An,
giá củ kiệu cách đây một tuần chỉ có 15 nghìn đồng/kg thì đến thời điểm
này đã lên 30 nghìn đồng. Cà rốt, khoai tây, bắp cải xanh Đà Lạt cũng đã
tăng 3-5 nghìn đồng/kg. Anh Trần Thanh, chủ quầy bỏ sỉ rau củ quả ở chợ
Nam Phước cho biết: Giá cứ tăng theo từng ngày. Mới ngày hôm qua 10
nghìn thì hôm nay đã tăng lên 12 nghìn. Hỏi thì những người cung cấp
hàng bảo là gần tết chi phí vận chuyển tăng cao, nhà vườn “găm” hàng lại
không bán… Mình bán mà cứ tăng giá lên hoài cũng khó chịu lắm, nhưng
biết phải làm sao. Tôi làm nghề này hơn 20 năm, đây là lần đầu tiên
chứng kiến giá cả tăng đến chóng mặt như vậy”.
Tại
các đại lý bán sỉ và lẻ, khi chúng tôi hỏi về giá một thùng bia 333,
tất cả đều đưa ra giá 220 nghìn đồng so với giá cách đây một tháng chỉ
có 183 nghìn đồng/thùng. Chị Văn Thị Bích, chủ cửa hàng tạp hóa Bích ở
xã Bình Dương, Thăng Bình cho biết: “Mấy năm trước thì tôi trữ hàng, năm
nay không dám trữ vì giá cả cứ thay đổi liên tục”.
Thịt
heo, gà, bò cũng đã rục rịch tăng giá từ hơn một tuần nay. Tại chợ Tam
Kỳ, giá một kg thịt heo đùi là 70 nghìn đồng, thịt bò là 120 nghìn
đồng/kg. Tôm, cá và các loại hải sản cũng đã tăng giá khoảng 30% từ đầu
tháng 1. Chị Trương Thị Lành nhà ở đường Trần Dư, TP. Tam Kỳ cho biết:
“Giá cao quá. Tết mà không mua thì không được, mua thì thứ gì cũng cao
trên trời. Đó là mới ở thời điểm này, chứ khoảng một tuần nữa thì không
biết giá sẽ cao đến chừng nào”.
Sức mua chưa cao
Giá
hàng tết cao đã khiến cho người tiêu dùng còn phân vân trong quyết định
cuối cùng để mua sắm hàng tết. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại siêu
thị Co.op Mart Tam Kỳ, ngày 1-2, số lượng người đến mua hàng vẫn còn rất
ít. Bà Trần Thị Như Lai, Phó Giám đốc phụ trách ngành hàng thực phẩm
cho biết: “Bình ổn giá là một trong những chỉ đạo của Liên hiệp được
toàn thể hệ thống siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc thực hiện. Các mặt
hàng thiết yếu là đường, gạo, mắm, sữa, dầu ăn, nước chấm, rau củ quả
đều được chúng tôi đưa ra cam kết về giá. Bên cạnh đó nhiều chương trình
khuyến mãi hấp dẫn cũng được chúng tôi đưa ra nhằm kích cầu việc mua
sắm của người dân. Theo nhận định thì sức mua vẫn chưa cao, dự báo một
tuần nữa mọi người mới ồ ạt đi sắm tết”.
Việc
bình ổn giá đã và đang được chỉ đạo quyết liệt từ phía ngành chức năng.
Ông Nguyễn Hồng Vân - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Dự báo năm
nay, giá hàng tết sẽ ở trong tình trạng biến động liên tục. Chúng tôi đã
có những công văn cũng như những chỉ đạo thiết thực để bình ổn giá.
Nhiều gói vốn được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong dịp tết này. Tuy
nhiên, vẫn chưa có sự phối hợp nhanh và đồng thuận giữa doanh nghiệp và
các ngân hàng nên các doanh nghiệp đã tự thân vận động. Dự báo trong
những ngày cận tết, giá các mặt hàng sẽ tiếp tục “leo thang”. Đoàn kiểm
tra liên ngành cũng sẽ bám sát theo đó để kiểm soát giá và sẽ phạt rất
nặng với những doanh nghiệp, cá nhân nào bán giá không niêm yết và bán
giá quá cao so với giá quy định”.
Giá
hàng tết cao trong bối cảnh nền kinh tế còn ảnh hưởng bởi suy giảm kinh
tế đã khiến người tiêu dùng đang chịu nhiều thiệt thòi. Chị Trần Thị
Khánh Hà (phường Minh An, TP. Hội An) cho biết: “Lo thì vẫn lo vì giá
tăng cao nhưng tôi nghĩ người tiêu dùng sẽ biết cách xoay sở. Mứt, bánh
kẹo, hạt dưa sẽ được mua ít hơn mọi năm. Dù sao thì cũng phải có một cái
tết đầy đủ mà”.
http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thuong-mai-dich-vu/21564-thi-truong-tet-nong.html*
Thứ Hai, 18/01/2010 - 16:18
Chợ Tết đến chậm
Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng sức mua thị
trường Tết năm nay giảm rõ rệt so với cùng kỳ, thậm chí một số mặt hàng
chủ lực của mùa Tết đang “đóng băng”.
Mua hàng khuyến mãi tại Co.opMart Cống Quỳnh.
Thời
điểm này mọi năm, các chợ đầu mối, chợ sỉ trên địa bàn TPHCM đã rộn rịp
bán buôn nhưng năm nay, mãi lực chợ chỉ nhích hơn bình thường đôi chút.
Chợ sỉ ngóng khách
22h
ngày 12/1, có mặt ở chợ đầu mối Thủ Đức, chúng tôi ghi nhận không khí
buôn bán khá nhộn nhịp ở đây. Thế nhưng, theo Ban Quản lý chợ, lượng
hàng về chợ mỗi đêm vẫn như ngày thường (khoảng 2.800 tấn), chưa có dấu
hiệu của chợ Tết. Thậm chí, một số loại trái cây như bưởi, xoài, quýt... còn về chợ ít hơn do nông dân “neo” hàng chờ Tết. Vài sạp đã nhập kiệu, kết chùm hành tím, tỏi tại chỗ... để bán Tết nhưng số lượng chưa nhiều, sức mua chỉ tăng nhẹ.
Theo các tiểu thương, cho đến giờ này, sức mua những mặt hàng nông sản là nguyên liệu làm mứt như gừng, cà rốt, khoai lang... thua xa mọi năm.
Chị Lệ, chủ vựa cà rốt ở chợ Thủ Đức, cho biết: Khoảng 2 tháng nay, cà rốt bán chậm, giá không tăng mà còn giảm nhẹ. Trung bình phải 2 đêm chị mới về 1 xe tải cà rốt (xe trên 20 tấn).
Mọi năm, ngoài nhu cầu tiêu thụ bình thường, nhiều mối hàng lấy số lượng lớn để giao cho các cơ sở làm mứt nhưng năm nay, từ đầu mùa tới giờ không thấy ai hỏi han gì. Tình hình này không thể dự đoán gì cho chợ Tết nhưng buôn bán ảm đạm quá, ai cũng oải.
Anh Thành, bán kiệu ở chợ Bình Điền, tặc lưỡi: “Có cảm giác năm nay dân mình “lười” ăn Tết, giờ này chưa thấy động tĩnh gì. Kiệu thất mùa, về chợ ít, giá tăng gấp đôi, vốn đã 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg nên khó bán. Mấy mối hàng của tôi ở chợ Bình Hưng, Xóm Củi... lấy có 20 - 30 kg mà than ế quá xá!”.
Xem nhiều hơn mua
Tại
chợ Bình Tây, khu vực bánh kẹo, mứt trái cây rơi vào tình cảnh ế kỷ
lục. Cô Ứng Thị Liên, chủ sạp bánh kẹo Liên ở chợ Bình Tây, nói: Mọi
năm, giờ này bán hàng không kịp thở, vừa xuất cho mối lái ở tỉnh vừa bán
cho tiểu thương các chợ lẻ... còn năm nay “ngồi chơi xơi nước” là
chính. Không kể hạt dưa, kẹo mứt Trung Quốc ế ẩm do có thông tin chứa chất độc hại mà các loại kẹo, mứt truyền thống VN cũng chịu chung số phận.
Theo đa số tiểu thương ngành hàng bánh kẹo, nông sản chế biến mứt khan hiếm cộng thêm việc TPHCM đẩy mạnh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nên các cơ sở sản xuất mứt Tết không dám sản xuất nhiều; một số loại mứt đã hút hàng, giá bán sỉ tăng chóng mặt so với cuối năm 2009: Mứt gừng lát 43.000 đồng/kg (tăng 18.000 đồng/kg), mứt bí cây 31.000 đồng/kg (tăng 6.000 đồng/kg), hạt bí 95.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg)...
Tại chợ An Đông, tình hình cũng không khả quan hơn. 10 giờ, khu vực chợ giày dép, quần áo của chợ này còn khá vắng hoe. Nghe hỏi thăm, hầu hết tiểu thương thở dài: “Chậm lắm, khách đi coi nhiều hơn mua”.
Ngay cả khu vực thực phẩm khô, mọi năm khá đông đúc do người dân mua tôm khô, khô bò, khô mực... để dành Tết và làm quà biếu, kể cả gửi đi nước ngoài thì năm nay người bán nhiều hơn người mua. Ở các chợ bán lẻ như Bàn Cờ, Vườn Chuối, Xóm Chiếu... tình hình cũng diễn ra tương tự.
*
VẠN MỘC bình
Trong các bài trên, ý kiến trái ngược nhau. Một bên nói hàng nhiều, giá hạ, sức mua mạnh, một bên nói hàng ít, đắt và sức mua kém. Những tin tức do các giám đốc cộng sản nói ra đều không đúng sự thật. Nhà báo chân chính là phải đi sát quần chúng và thực tế.
*VẠN MỘC bình
Trong các bài trên, ý kiến trái ngược nhau. Một bên nói hàng nhiều, giá hạ, sức mua mạnh, một bên nói hàng ít, đắt và sức mua kém. Những tin tức do các giám đốc cộng sản nói ra đều không đúng sự thật. Nhà báo chân chính là phải đi sát quần chúng và thực tế.
Tuesday, February 2, 2010
TIN TỔNG HỢP * LƯU HIỂU BA
*
20 năm Lưu Hiểu Ba
Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh
Ông
Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động chính trị, một tác giả,
một giáo sư đại học và là nhân vật "gây sự bực mình" cho đảng
Cộng sản Trung Quốc.
Bên ngoài đất
nước nơi ông sinh ra, người ta biết đến tên tuổi Lưu Hiểu Ba như
một trong số những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu, với
nhiều giải thưởng và được truyền thông thế giới quan tâm.Nhưng trong nước thì rất ít người nghe thấy tên ông, và ông liên tục bị tù và chịu sự theo dõi từ phía chính phủ Trung Quốc.
Nhân vật 53 tuổi lần đầu tiên nổi bật trước công luận vào năm 1989, trong lúc xảy ra cuộc dập tắt biểu tình bị đàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn.
Ông Lưu từ Mỹ về nước để tham gia biểu tình và bị bỏ tù hai năm.
Lật đổ chính quyền?
Nhà hoạt động chính trị đồng thời cũng là giáo sư tại Đại học Sư phạm ở Bắc Kinh, mặc dù trên thực tế ông bị cấm giảng dạy.
Một lần nữa ông bị cách ly do phát biểu về hệ thống chính trị một đảng ở Trung Quốc, lần này là 3 năm cải tạo lao động, từ 1996 đến 1999.
Rồi ông cưới vợ, và tiếp tục bàn luận những đề tài cấm kỵ; Ông nói với BBC là chính phủ nên có chính sách khác đối với người Tây Tạng sau vụ bạo động ở vùng Himalaya hồi tháng Ba năm ngoái.
Lần này sự chú ý đã lan tỏa sang những người bên ngoài Trung Quốc đang muốn cải thiện tình hình nhân quyền bên trong đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, và ông được trao một vài giải thưởng.
Trong lúc phiên tòa mới nhất xử ông chuyển tội danh từ "chống phá sang lật đổ chính quyền", ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng buộc phải lên tiếng.
"Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Trung Quốc thả người ngay lập tức và tôn trọng quyền của tất cả công dân Trung Quốc được phép nêu quan điểm chính trị trong hòa bình," theo lời một văn bản của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Một ngày kia, ngay cả nếu anh ấy không được coi là anh hùng, thì anh ấy sẽ được coi là một công dân rất tốt
Bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba
Hiến chương này được khoảng 300 người ủng hộ, bao gồm giới học giả, nghệ sĩ, luật sư và các nhà hoạt động, cùng muốn có một cuộc thảo luận đầy đủ hơn về cải cách chính trị ở Trung Quốc trong tương lai.
Hai ngày trước khi Hiến chương được công bố vào tháng 12 năm ngoái, công an đã vào nhà ông Lưu lục soát trong đêm và bắt giữ ông.
Vợ của ông. bà Lưu Hà nói lẽ ra đã không biết chuyện gì đã xảy ra với ông vì không ai nhận đã bắt người.
Tùy số phận
Cho đến gần một tháng sau đó chính quyền cuối cùng mới nhận đã bắt giam ông.
Từ sau ngày bị bắt ông Lưu hầu như không có liên lạc gì với bên ngoài.
Vợ ông nói lần cuối cùng được gặp chồng là vào tháng Ba, trong một căn phòng khách sạn có cảnh sát theo dõi ở Bắc Kinh.
Trong ngày BBC gặp thì bà vừa quay về từ trung tâm giam giữ, nơi chồng bà đang bị giam.
Bà đem cho ông một gói sách, nhưng không hi vọng người ta sẽ chuyển vì gói hàng tháng trước không được chuyển đi.
Bà Lưu nói luật sư của chồng bà được phép gặp ông thường xuyên hơn, mỗi tháng một lần để bàn về vụ xử.
Bà từ lâu đã chấp nhận thực tế là hai người sẽ không được hưởng tự do cùng nhau nhiều năm liền.
Bà nói thêm: "Bây giờ không ai biết tên anh ấy. Nhưng một ngày kia, ngay cả nếu anh ấy không được coi là anh hùng, thì anh ấy sẽ được coi là một công dân rất tốt, một tấm gương kiểu mẫu."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/12/091223_liu_xiaobo.shtml
Nhà đối lập Trung Quốc Lưu Hiểu Ba chính thức bị truy tố về tội âm mưu lật đổ chính quyền
Thanh Phương
Bài đăng ngày 12/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày 12/12/2009 14:19 TU
Một
năm sau khi bị bắt giữ vì đã công bố lời kêu gọi cho dân chủ, nhà đối
lập Lưu Hiểu Ba chính thức bị truy tố với tội danh âm mưu lật đổ chính
quyền, Tổ chức Các nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc lo ngại ông này sẽ
không được xử trong một phiên tòa công bằng và công khai.
Một
năm sau khi bị bắt giữ vì đã công bố lời kêu gọi cho dân chủ, nhà đối
lập Lưu Hiểu Ba vừa chính thức bị truy tố với tội danh âm mưu lật đổ
chính quyền, theo tin từ gia đình.
Theo tổ chức Các nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba sẽ bị đưa ra xử ở Tòa án Bắc Kinh, nhưng ngày giờ chưa được ấn định. Trong bản thông cáo, tổ chức này lo ngại là ông Lưu Hiểu Ba sẽ không được xử trong một phiên tòa công bằng và công khai.
Ông Lưu Hiểu Ba đã từng ngồi tù sau vụ đàn áp phong trào biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Ông đã bị bắt trở lại vào ngày 8/12/2008, một tuần lễ sau khi cho công bố '' Hiến chương 08 ''.
Dựa theo Hiến chương 77 của các nhà đối lập Tiệp Khắc trước đây, Hiến chương 08 kêu gọi chính quyền Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền và quyền tự do ngôn luận, đồng thời tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ. Được hơn 300 người ký tên ủng hộ ban đầu, bản hiến chương nay đã quy tụ được hơn 10 ngàn chữ ký.
Nhiều tổ chức nhân quyền gần đây đã lại kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6037.aspTheo tổ chức Các nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba sẽ bị đưa ra xử ở Tòa án Bắc Kinh, nhưng ngày giờ chưa được ấn định. Trong bản thông cáo, tổ chức này lo ngại là ông Lưu Hiểu Ba sẽ không được xử trong một phiên tòa công bằng và công khai.
Ông Lưu Hiểu Ba đã từng ngồi tù sau vụ đàn áp phong trào biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Ông đã bị bắt trở lại vào ngày 8/12/2008, một tuần lễ sau khi cho công bố '' Hiến chương 08 ''.
Dựa theo Hiến chương 77 của các nhà đối lập Tiệp Khắc trước đây, Hiến chương 08 kêu gọi chính quyền Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền và quyền tự do ngôn luận, đồng thời tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ. Được hơn 300 người ký tên ủng hộ ban đầu, bản hiến chương nay đã quy tụ được hơn 10 ngàn chữ ký.
Nhiều tổ chức nhân quyền gần đây đã lại kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba.
*
THƠ NGHIÊU MINH
*
Xuân Mục Tử
Khắp tám ngả đâu cũng là xuân
Con én nhỏ xa đường nội tổ
Ta mục tử chất chồng tuyết đổ
Nhìn cành dại chuyển mùa hạ ngươn
Trước lò sưởi đôi lời chúc cuội
Cũng tí tách reo đời bụi than
Ta đợi mãi cành mai già nở
Cũng xin cười cùng với thời gian
Mượn trang sách, đi đùng pháo chuột
Đêm ba mươi trăng sáng nhà ai
Ta tìm mãi ba ngày lạnh buốt
Xác pháo hồng, xác pháo lưu đày!
Ta đứng thẳng làm cây niêu gầy
Hỏi đất trời chim lạ đường bay
Thèm mưa nắng trên đồng lúa trổ
Ba mươi năm còn mùi rừng rú
Xuân gỏ cửa kiểm soát từng nhà
Ta mục tử giữa bầy thú dữ
Gậy trúc khô ta hành hạ ta!
Nghiêu Minh
*
HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * NĂM DẦN
*
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
(Canh Dần từ 14-02-2010 đến 02-02-2011)
(*) di = để lại. (**) thương sanh = hại mạng mình.
(Trích dẫn tác phẩm Tử-Vi & Ðịa-Lý Thực-Hành từ 561 đến trang 574 của Nguyễn-Phú -Thứ)
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
(Canh Dần từ 14-02-2010 đến 02-02-2011)
Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ
Sau khi năm Kỷ Sửu chấm dứt, thì đến năm Canh Dần được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ bảy, 13-02-2010 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 02-02-2011. Năm Canh Dần này thuộc hành Mộc và mạng Tùng Bách Mộc, năm này thuộc Dương, có can Canh thuộc mạng Kim và có chi Dần thuộc mạng Mộc. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này “Can khắc Chi” tức Trời khắc Ðất . Bởi vì: “ Mạng Kim = Canh khắc mạng Mộc = Dần (mạng Kim tức Trời được khắc xuất, mạng Mộc tức Ðất bị khắc nhập) . Do vậy, năm này xem như tổng quát rất xấu, bởi vì bị Trời khắc Ðất giống như các năm : Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002), Mậu Tý 2008 đã qua. Ðược biết năm Dần vừa qua là năm Mậu Dần thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ tư, 28-01-1998 đến 15-02-1999.
Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Ðông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm thứ 61 của đời Hoàng Ðế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2010 = 4647, rồi đem chia cho 60 thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 77 và số dư 27 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 cho đến năm 2043. Do vậy, năm Canh Dần 2010 này là năm thứ 27 của Vận Niên Lục Giáp 78.
Năm Dần tức Cọp cũng là Hổ,
cho nên trong bàn dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở luôn trong sinh
hoạt xả hội hằng ngày, từ đó mới có những từ ngữ liên quan, xin trích
dẫn như sau :
Dần là con Cọp đứng hạng thứ 3 của 12 con vật trong Thập Nhị Ðịa Chi, tuy là chúa tể sơn lâm, nhưng lại thua con Trâu to con, có cặp sừng trên đầu, đi đứng nặng nề chậm chạp và con Chuột lanh lợi nhỏ con đến trước.
Giờ Dần = là giờ từ 03 giờ đến đúng 05 giờ sáng hôm sau. Người xưa cũng có ghi vào sách đáng cho chúng ta suy ngẫm như :
Nhứt niên chi kế tại ư Xuân,
一 年 之 计 在 于 春
Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần.
一日之 计 子 于 寅
(Muốn thực hiện kế hoạch: 1 năm phải sắp đặt bắt đầu vào mùa Xuân và 1 ngày phải sắp đặt vào giờ Dần tức giờ Cọp thức dậy nhìn mặt trời vào bình minh sáng).
Ðó là kế hoạch của người đặt ra, còn loài người sanh ra ở hội Dần, bởi câu : “Nhân sanh ư Dần”人 生 于 寅
Tháng Dần = là tháng Giêng đầu năm âm lịch, người ta cũng thường dùng chữ Dần Nguyệt để chỉ tháng Giêng.
Cọp hùm = Loại thú dữ hơn hết, nên thường gọi chúa sơn lâm.
Vấu lưng Cọp = Móng vút Cọp.
Cỡi lưng Cọp = Người ta mà cỡi lưng Cọp là người liều mạng, không dám xuống sợ Cọp ăn thịt.
Ngọc Cọp = Người ta nói là ngọc trong miệng Cọp, người có ngọc ấy thì thú dữ khác sợ phải tránh xa.
Ðặc biệt, có những Tục Ngữ và Thành Ngữ, xin trích dẫn như sau :
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh
虎 死 留 皮, 人 死 留 名
Cọp cha dũng mảnh, đẻ ra Cọp con cũng dũng mảnh (tức Cha nào Con nấy).
Hổ phụ sanh Hổ tử
虎 父 生 虎 子
Sợ Cọp sợ cả cứt Cọp.
Cọp cha đẻ ra Chó con... v.v (tục ngữ).
Cọp Khánh Hòa ma Bình Thuận.
Treo thịt trước miệng Cọp.
Nhục huyền Hổ khẩu.
Nam thực như Hổ, nữ thực như Miêu.
男 食 如 虎, 女 食 如 猫
Sa vào miệng Cọp.
Rừng nào Cọp nấy.
Tránh hùm mắc Hổ.
Dưỡng Hổ di họa (*)
养 虎 遗 祸
Dưỡng Hổ thương sanh (**) ... v.v (thành ngữ).
养 虎 伤 生
Ngoài ra, chúng ta còn thấy tên Hổ = là loại Hùm Cọp hoặc loài Rắn Hổ, xin trích dẫn như sau :
Hổ lang = Hùm sói.
Hổ cốt = Xương Cọp.
Hổ bì = Da Cọp.
Hổ huyệt = Hang Cọp.
Hổ bộ = Bộ tướng hùng dũng như Cọp.
Gươm đầu Hổ = Gươm tra cán chạm đầu Cọp.
Hoạ Hổ hoạ bì nan hoạ cốt 画 虎 画 皮 难 画 骨 = vẽ Cọp chỉ vẽ được da, không thể vẽ được xương Cọp (ý nói biết người chỉ biết mặt, khó biết lòng)... v.v
Ø Riêng loài rắn cũng có tên Hổ, chúng nó rất độc và nguy hiểm đáng sợ như sau :
Rắn hổ = là thứ rắn độc lớn con.
Rắn hổ đất = là thứ rắn hổ độc có màu đen sám như màu đất, cho nên có tên rắn hổ đất để phân biệt các rắn hổ khác.
Rắn hổ ba khoang = cũng là thứ rắn hổ màu đất, nhưng nó có ba khoan.
Rắn hổ ngựa = là thứ rắn hổ, nhưng nó chạy mau như ngựa, thường ở trong bụi rậm hay rượt người ta, cho nên có tên rắn hổ ngựa.
Rắn hổ mây = là thứ rắn có vảy lớn, màu đen trắng lẫn lộn, giống da trái mây, cho nên mới có tên rắn hổ mây.
Rắn hổ hành
= là thứ rắn có vảy màu hơi xanh; nó rất hôi hành, cho nên mới có tên
rắn hổ hành, loại rắn này ban đêm thường đến những chuồng Gà Vịt cận kề
nhà để bắt ăn.
Rắn hổ chuối = là thứ rắn có vảy màu xám.
Rắn hổ mang
= là thứ rắn độc hay ở khe suối, khi gặp người hay thú vật khác, nó
phùng mang ngẩn đầu cao phóng tới, cho nên mới có tên rắn hổ mang. Loại
rắn này thường thấy nhiều ở nuớc Ấn Ðộ.
Trong khi đó, chúng ta còn thấy các cây cỏ mang tên Hổ hay Cọp, xin trích dẫn như sau :
Hổ mướp = Loại mướp có nhiều sọc rằn như da Cọp.
Hổ phách 琥 珀
= là chất nhựa cây tùng hay thông cổ sống lâu năm, mọc thành rừng ở Âu
Mỹ đã bị chôn vùi dưới đất trong các mỏ than hay dưới biển, chất nhựa
này rất cứng rắn, có màu vàng ửng đỏ, thường dùng làm đồ nữ trang. Ngoài
ra, thời xưa người ta lấy hổ phách đun nóng để làm thuốc chống co thắt
dưới dạng thuốc xông hay rượu thuốc, có mùi thơm tỏa ra dễ chịu lại hết
bịnh.
Hổ kế = cây Ô Rô, trong dân gian thời xưa dùng cây này làm thuốc như : chảy máu cam, thổ huyết ... xem như loại thuốc cầm máu. Từ đó, lấy lá cây này đem đốt để lấy tro pha với dầu Dừa để trị ghẻ.
Hổ cao 虎 膏 =
cây Hy Thiêm, trong dân gian thường hái lá khi cây chưa có hoa, rồi đem
phơi khô dùng để trị bịnh chân tay tê bại, phong thấp, đau lưng, nhức
mỏi tứ chi hoặc lấy lá đâm nát rồi đắp chỗ mụt nhọt để trị.
Ðơn lưỡi Hổ
= Lưỡi Cọp cũng có người gọi cây Cam Xũng thường mọc hoang ở rừng núi,
lá rễ hái về phơi khô để trị bịnh thổ tả hay trị bịnh dị ứng.
Hổ thiệt 虎 舌 =
Lưỡi Cọp (bởi vì, cây này giống như Lưỡi Cọp) hay Lô Hội, trong dân
gian ngày nay thường dùng cây này để làm dầu gội đầu hoặc làm kem thoa
mặt, thoa da. Bởi vì, đặc tính của nó làm cho mềm mại tóc hay da.
Hổ trượng căng = Trong dân gian thường lấy rễ để trị bịnh tê thấp hoặc trị những vết thương khi bị té ngã... v.v
Ðó
là, những tên Hổ hay Cọp có liên quan đến các thực vật, đã trích dẫn
đơn cử đại khái, không thể kể hết ra được, xin tạm ngưng ở đây.
Ðối với 11 con vật trong Thập Nhị Ðịa Chi đã dẫn vừa qua, mỗi con vật đều có huyền thoại liên quan đến con vật đó.
Riêng năm Canh Dần do con Cọp cầm tinh này cũng có huyền thoại liên quan, xin trích dẫn như sau :
Tại sao Cọp có bộ lông rằn ?
Thuở
xưa, khi thú vật còn biết nói chuyện tiếng người, có một hôm Cọp là chú
tể sơn lâm, đi đến gần bờ ruộng, thấy Trâu đang bị người dùng roi điều
khiển cày ruộng, Cọp thấy việc lạ đời, bởi vì:
C Người thì nhỏ con hơn Trâu nhiều.
C Người không có móng vuốt sắc bén, trong khi Trâu có cặp sừng rất nhọn.
Nhưng
không hiểu tại sao Trâu phải bị lệ thuộc người? cho nên Cọp muốn biết
con người có đặc điểm gì hơn con Trâu? Vì thế, đành chờ cho người và
Trâu cày ruộng xong, rồi mới đến gần Trâu để hỏi nhỏ, thì Trâu rất sợ
Cọp ăn thịt, cho nên Cọp mới hứa là không ăn thịt Trâu với điều kiện
Trâu phải cho biết tại sao người hơn Trâu? Trâu trả lời:
“Loài người có vẻ yếu đuối ở bề ngoài hơn thú vật, nhưng loài người có
trí khôn hơn thú vật. Ðó là, vũ khí mà thú vật chúng ta phải đáng sợ”.Từ
đó, tôi khuyên ngài là chúa tể sơn lâm cũng nên trốn đi khỏi nơi này cho mau, kẻo trễ. Nghe
Trâu nói, Cọp tức giận, rồi nói: Ta sẽ kêu người đưa trí khôn cho ta,
ta không bao giờ hèn nhát trốn chạy đâu hết, rồi Cọp liền phóng mình đến
gần người và thét lên rằng: “Người kia, ta nghe nói ngươi có một vũ khí
phi thường là trí khôn.Có thật hay không? Nếu đúng thể
hay đưa cho ta ngay, nếu không ta sẽ ăn thịt ngươi ngay” Người nói với
Cọp : “Hỡi chúa sơn lâm, thật là hân hạnh cho tôi được dâng trí khôn của
tôi cho ngài, nhưng ngài hãy nhẫn nại giây phút, vì hiển nhiên tôi
không có đem một vũ khí quý báu như thế ra đồng vì tôi đã cất kỹ nó ở
nhà. Tôi cần phải đi về nhà để lấy nó cho ngài”.
Việc này thật bất tiện cho Cọp, nhưng nó không làm sao hơn. Nếu
Cọp muốn lấy được trí khôn của người, thì phải chấp nhận điều kiện của
người đưa ra là : Cọp phải bị trói, nếu Cọp không bị trói thì người sợ
Cọp ăn Trâu, còn đi theo người về nhà để lấy trí khôn cho chắc chắn ăn,
thì Cọp sẽ bị dân chúng trong làng sẽ ùa ra nào gậy gộc, gạch đá ... tấn
công rồi giết chết Cọp. Do vậy, Cọp đồng ý theo người là chịu trói bằng
dây rơm bện vào một gốc cây và Cọp còn căn dặn người phải đi cho thật
nhanh để Cọp khỏi chờ đợi lâu.
Sau
khi, người đã trói Cọp vào gốc cây chắc chắn xong, người mới lên tiếng
nói với Cọp rằng : “Người hơn thú vật là trí khôn, mi là đồ súc vật ngu
đần “ rồi người nông dân xuống bãi cỏ đem thức ăn ra hâm lại để tiếp tục
ăn, vì Cọp xuất hiện nên việc ăn trưa tạm ngưng để tiếp Cọp. Còn con
Cọp vẫn bị trói gần đóng rơm, trong khi lửa hâm thức ăn bị gió tạt, nên
cháy sang đóng rơm rồi lan dần qua nơi Cọp bị cột, cháy luôn sợi dây
trói Cọp ăn sâu vào bộ lông làm cho Cọp quá đau đớn, nên cố sức phóng
mình chạy thoát thân vào rừng. Từ đó, Cọp có bộ lộng rằn đen và sợ lửa
kinh khủng.
Trong
khi Trâu có kỷ niệm đáng nhớ về việc Cọp ngu đần, vì trí khôn của người
và Trâu cười đến nỗi té trên đá gãy mấy cái răng cửa ở hàm trên. Từ đó,
giống Trâu chúng ta không thấy có răng cửa ở hàm trên.
Bài
này là một huyền thoại nói về Cọp tại sao có bộ lông rằn. Nhưng nó có ý
nghĩa sâu xa, khuyên chúng ta đừng bao giờ ỷ mình có sức mạnh xem
thường kẻ yếu mà sẽ thất bại như Cọp.
Còn con người ? mãi đến ngày hôm nay vẫn còn trí khôn trong đầu hơn loài thú vật.
Cọp mắc bẩy không ai thèm cứu :
Cọp
là chúa sơn lâm, nhưng cũng phải bịnh, nên suốt ngày không đi hỏi hang
để săn thức ăn, lương thực dự trữ ăn cũng đã hết, các thú nghe tin chúa
sơn lâm đau, lục đục đến thăm viếng. Cọp thì đang đau lại đói, nên kiếm
cớ để bắt lỗi kẻ đến thăm mà ăn thịt. Chú Nai tơ vào thăm, thì Cọp bảo Nai lại gần và hỏi rằng : “Chú Nai thấy ta đang đau, người của ta thơm hay thúi ?”. Nai
ngay tình trả lời : “Thưa thúi”. Cọp lại bắt lỗi Nai, ta là chúa sơn
lâm mà dám nói ta thúi ? Cọp liền lấy hết sức mình chụp Nai để ăn thịt,
nhưng Nai chạy thoát ra ngoài và than khóc kể rõ sự tình cho các thú
khác nghe. Kế đến, Chồn lại thăm
Cọp, thì cũng bị Cọp hỏi câu tương tợ là : “ Chú Chồn thấy ta đang đau,
người của ta thơm hay thúi ?”, nhưng Chồn đã nghe Nai kể lại việc đi
thăm Cọp, nên trả lời : “Thưa thơm”.Cọp nỗi giận nói : “Thằng này nịnh
”, nên cũng nhảy tới chụp Chồn để ăn thịt, nhưng Chồn cũng chạy thoát và
Chồn cũng kể rõ việc đi thăm Cọp cho Chuột nghe . Ít hôm sau, có Chuột
đến thăm Cọp, bởi vì không thăm Cọp thì sẽ có lỗi với chú sơn lâm, hơn
nữa Chuột đã nghe Nai và Chuột nói việc đi thăm Cọp rồi, nên đã có rút
kinh nghiệm, yên chí trong bụng khi đến thăm Cọp, Chuột cũng được Cọp
hỏi giống nhau như Nai và Chồn vậy, nhưng kỳ này Chuột trả lời: “Thưa
cũng không thơm mà cũng không thúi”. Cọp nói : “Chú nói ba phải” bèn phóng tới chụp Chuột để ăn, nhưng Chuột cũng chạy thoát thân. Thời gian ít lâu sau, Chuột đi ngang qua cánh
rừng,
gặp Cọp bị mắc bẩy, cần vọt lên cao, Cọp thấy Chuột thì kêu cầu cứu,
Chuột trả lời : “Tôi nhỏ con có thể bò ra đầu cành cắn dây treo cho đứt
xuống là xong, nhưng tôi sợ ông sẽ chụp tôi ăn thịt, nên tôi sợ lắm”.
Nói xong đi luôn cùng các thú khác, cho nên Cọp mắc bẩy không ai thèm
cứu là thế đó.
Câu
chuyện cũng có ý nghĩa bao quát đáng cho chúng ta suy ngẫm ở đời là:
“Dù lời nói thật hoặc nói sai hay nói huề vốn cũng không vừa lòng người
”. Bởi vì, con người : “Khôn cũng chết, dạy cũng chết, biết mới sống ”.
Cáo mượn oai Cọp :
Con
Cọp là chúa sơn lâm nên các thú vật trong rừng điều khiếp sợ. Một hôm
Cọp bắt được con Cáo, thì Cáo la rằng : Không được chạm đến mình ta mà
chết không kịp ngáp. Ta được Trời sai xuống đây để cai trị tất cả thú
vật. Ngươi mà xâm phạm đến ta, thì Trời sẽ trừng phạt ngươi ngay, không
tin ngươi cứ đi theo sau ta một vòng, ta đi trước đến đâu, thì các thú
sẽ bỏ chạy hết vì sợ ta, quả nhiên lời nói của Cáo đúng sự thật và Cọp
nghĩ Cáo có đã được Trời sai xuống để cai trị tất cả thú vật, chớ đâu có
ngờ các thú vật sợ Cọp đi sau Cáo. Do vậy, Cọp cũng không dám chạm đến
mình Cáo, nên Cáo được thoát thân.
Câu chuyện này có ý nghĩa: Kẻ tài hèn thường mượn uy quyền người khác để hống hách doạ nạt thiên hạ.
Viết về huyền thoại Cọp còn nhiều lắm, nếu từ từ trích dẫn thì có thể thành quyển sách nhỏ, nói về chúa tể sơn lâm này, nào là :
C Con Chồn với con Cọp.
C Con Cọp chửa trị bị cho các con bằng lá cây đa để rồi chú Cuội bay lên Trời.
C Con Cọp với con Cốc tía và Con Khỉ.
C Con Cọp bị đá.
C Con Cọp bị mắc đuôi trong bụi Dừa Nước.
C Con Cọp rình nhà với kẻ trộm nhà.
C Con Cọp mắc mưu Thỏ để cứu Voi.
C Con Cọp nhân từ.
C Thái Tử hóa thành Cọp.
C Cọp Thủ Thiêm.
C Con Cọp và Con Mèo...
Kế đến tìm hiểu giống Cọp? lợi hại về Cọp như thế nào? Cọp trong lịch sữ và văn chương Việt-Nam ... v.v. cho nên xin tạm ngưng ở đây, khi có dịp sẽ nối tiếp.
Trước
khi tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian 10 năm những năm
con Cop vừa qua và sắp tới có Hành như thế nào? để cống hiến quý bà con
đồng hương nhàn lãm hoặc xem mình có phải sanh đúng năm Dần hay không
như dưới đây :
Tên Năm
|
Thời Gian
|
Hành Gì?
|
Nhâm Dần
|
Kim
| |
Giáp Dần
|
Thủy
| |
Bính Dần
|
Hỏa
| |
Mậu Dần
|
Thổ
| |
Canh Dần
|
Mộc
| |
Nhâm Dần
|
05-02-1962 đến 24-01-1963
|
Kim
|
Giáp Dần
|
Thủy
| |
Bính Dần
|
Hỏa
| |
Mậu Dần
|
Thổ
| |
Canh Dần
|
Mộc
|
Nhân đây, kính chúc tất cả gia đình quý bà con đồng hương bước sanh năm mới Canh Dần được mạnh tiến như Cọp và Vạn Sự Cát Tường suốt năm.
Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ
HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * NĂM DẦN
*
Năm Dần Muốn Biết
Thuận Hạp & Khắc Kỵ như thế nào?
(Canh Dần từ 14-02-2010 đến 02-02-2011)
Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ
Sau khi năm Kỷ Sửu chấm dứt, thì đến năm Canh Dần được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ bảy, 13-02-2010 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 02-02-2011. Năm Canh Dần này thuộc hành Mộc và mạng Tùng Bách Mộc tức Gỗ cây tùng bách, năm này thuộc Dương, có can Canh thuộc mạng Kim và có chi Dần thuộc mạng Mộc. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này “Can khắc Chi” tức Trời khắc Ðất . Bởi vì: “ Mạng Kim = Canh khắc mạng Mộc = Dần (mạng Kim tức Trời được khắc xuất, mạng Mộc tức Ðất bị khắc nhập) . Do vậy, năm này xem như tổng quát rất xấu, bởi vì bị Trời khắc Ðất giống như các năm : Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002), Mậu Tý 2008 đã qua. Ðược biết năm Dần vừa qua là năm Mậu Dần thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ tư, 28-01-1998 đến 15-02-1999.
Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Ðông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm thứ 61 của đời Hoàng Ðế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2010 = 4647, rồi đem chia cho 60 thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 cho đến năm 2043. Do vậy, năm Canh Dần 2010 này là năm thứ 27 của Vận Niên Lục Giáp 78.
Năm Canh Dần có người thắc mắc, muốn biết năm này tuổi ảnh hưởng vận mạng như thế nào? Vậy chúng ta thử phân tách năm Canh Dần, thì thấy ba việc phải làm như sau:
1.- Ðối với Mạng ảnh hưởng như thế nào?
Bởi vì, năm Canh Dần thuộc mạng Mộc sẽ đưa đến thuận hạp hay khắc kỵ với mọi người như thế nào?
Xin trích dẫn như dưới đây :
Những người có tuổi cùng mạng Mộc như : Mậu Thìn (1928 - 1988 ...), Kỷ Tỵ (1929 - 1989 ...), Nhâm Ngọ (1942 - 2002 ...), Quý Mùi (1943 - 2003 ...), Canh Dần (1950 - 2010 ...), Tân
Mão (1951 - 2011 ...), Mậu Tuất (1958 - 2018 ...), Kỷ Hợi (1959 - 2019
...), Nhâm Tý (1912 - 1972 ...), Quý Sửu (1913 - 1973 ...), Canh Thân
(1920 - 1980 ...) và Tân Dậu (1921 - 1981 ...).
Xem như tương hòa với năm Canh Dần bởi vì có cùng mạng Mộc
cho nên năm này có đời sống an cư & lạc nghiệp sẽ gia tăng, phát
triển về mọi mặt một cách bình thường, vì không bị khắc kỵ. Phàm ở trên
đời, nếu có đời sống ổn định bình thường, thì xem như tương sanh tốt đẹp
Tuy nhiên, những người có mạng Âm Mộc như tuổi : Kỷ Tỵ - Quý Mùi -Tân Mão - Kỷ Hợi - Quý Sửu và Tân Dậu, thì tốt hơn những người có mạng Dương Mộc như tuổi : Mậu Thìn - Nhâm Ngọ - Canh Dần - Mậu Tuất - Nhâm Tý và Canh Thân. Bởi vì, theo luật Dương Âm
lần lượt trưởng tiêu, không khác ngọn thủy triều lên xuống hoặc có
không rồi không có hay nói khác đi là Sắc Không rồi Không Sắc. Vì thế: “Dương Âm tương ngộ tất ứng” còn “Dương ngộ Dương và Âm ngộ Âm bất ứng”. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các tuổi, để chúng ta thực hành sau này.
-
Những người có tuổi mạng Thủy như : Bính Tý (1936 - 1996 ...), Ðinh Sửu
(1937 - 1997 ...), Giáp Thân (1944 - 2004 ...), Ất Dậu (1945 - 2005
...), Nhâm Thìn (1952 - 2012 ...), Quý Tỵ (1953 - 2013 ...), Bính Ngọ
(1906 - 1966 ...), Ðinh Mùi (1907 - 1967 ...), Giáp Dần (1914 - 1974
...), Ất Mão (1915 - 1975 ...), Nhâm Tuất (1922 - 1982 ...) và Quý Hợi (1923 - 1983 ...).
Những người có tuổi mạng Thủy gặp năm Canh Dần thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Thủy sanh mạng Mộc ”. Bởi vì, mạng Thủy bị sanh xuất và mạng Mộc được sanh nhập, cho nên những người có mạng Thủy,
mặc dù được tương sanh, nhưng năm nay bị sanh xuất xem như bị tiêu hao
tổng quát, vì chỉ cho ra mà chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và
không bằng những người có : mạng Thổ gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc - mạng Thủy gặp năm mạng Kim và mạng Kim gặp năm mạng Thổ.
- Những người có tuổi mạng Hỏa như : Bính Dần (1926 - 1986 ...), Ðinh
Mão (1927 - 1987 ...), Giáp Tuất (1934 - 1994 ...), Ất Hợi (1935 - 1995
...), Mậu Tý (1948 - 2008 ...), Kỷ Sửu (1949 - 2009 ...), Bính Thân
(1956 - 2016 ...), Ðinh Dậu (1957 - 2017 ...), Giáp Thìn (1904 - 1964
...), Ất Tỵ (1905 - 1965 ...), Mậu Ngọ (1918 - 2078 ...) và Kỷ Mùi (1919 - 1979 ...).
Những người có tuổi mạng Hỏa gặp năm Canh Dần thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Mộc sanh mạng Hỏa ”. Bởi vì, mạng Mộc bị sanh xuất và mạng Hỏa được sanh nhập, cho nên những người có mạng Hỏa năm này tổng quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến thành công như ý. Trường hợp này, giống như người có : mạng Mộc gặp năm mạng Thủy, mạng Thủy gặp năm mạng Kim - mạng Kim gặp năm mạng Thổ và mạng Thổ gặp năm mạng Hỏa.
- Những người có tuổi mạng Thổ như : Canh Tý (1900 - 1960 ...), Tân
Sửu (1901 - 1961 ...), Mậu Thân (1908 - 1968 ...), Kỷ Dậu (1909 - 1969
...), Bính Thìn (1916 - 1976 ...) Ðinh Tỵ (1917 - 1977 ...), Canh Ngọ
(1930 -1990 ...), Tân Mùi (1931 - 1991 ...), Mậu Dần (1938 - 1998 ...),
Kỷ Mão (1939 - 1999 ...), Bính Tuất (1946 - 2006 ...) và Ðinh Hợi (1947 - 2007...).
Những người có tuổi mạng Thổ gặp năm Canh Dần thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Mộc khắc mạng Thổ”. Bởi vì, mạng Mộc được khắc xuất và mạng Thổ bị khắc nhập, cho nên những người có mạng Thổ năm này xấu tổng quát, không thể thực-hiện gì kết quả tốt đẹp. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Mộc gặp năm mạng Kim - mạng Kim gặp năm mạng Hỏa - mạng Hoả gặp năm mạng Thủy và mạng Thủy gặp năm mạng Thổ.
- Những người có tuổi mạng Kim như : Giáp Tý (1924 - 1984 ...), Ất
Sửu (1925 - 1985 ...), Nhâm Thân (1932 - 1992 ...), Quý Dậu (1933 -
1993 ...), Canh Thìn (1940 - 2000 ...), Tân Tỵ (1941 - 2001 ...), Giáp
Ngọ (1954 - 2014 ...), Ất Mùi (1955 - 2015 ...), Nhâm Dần (1962 - 2022
...), Quý Mão (1963 - 2023 ...), Canh Tuất (1910 - 1970 ...) và Tân Hợi ( 1911 - 1971 ...).
Những người có tuổi mạng Kim gặp năm Canh Dần thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Kim khắc mạng Mộc”. Bởi vì, mạng Kim được khắc xuất và mạng Mộc bị khắc nhập, cho nên những người có mạng Kim,
năm này mặc dù bị khắc kỵ, nhưng tổng quát nó không bị ảnh hưởng xấu
nhiều, vì những người đó có mạng khắc kỵ với năm và cũng không có lợi
bằng những người có mạng Thủy cùng năm mạng Thủy đã dẫn. Trường hợp này, giống như người có : mạng Thổ gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng Kim và mạng Mộc gặp năm mạng Thổ.
2.- Ðối với Thiên Can ảnh hưởng như thế nào ? :
Năm Canh gặp can Giáp Ất :
Năm này là năm có Can là Canh, thuộc mạng Kim và những người có tuổi Can là Giáp Ất thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Kim khắc mạng Mộc ”. Bởi vì, mạng Kim được khắc xuất và mạng Mộc bị khắc nhập, cho nên năm này những người có mạng Mộc, xem như là năm xấu tổng quát, không thể thực hiện gì kết quả như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Hỏa gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Mộc và mạng Kim gặp năm mạng Hỏa.
Năm Canh gặp can Bính Ðinh :
Năm này là năm có Can là Canh, thuộc mạng Kim và những người có tuổi Can là Bính Ðinh, thuộc mạng Hỏa, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Hỏa khắc mạng Kim”. Bởi vì, mạng Hỏa đuợc khắc xuất và mạng Kim bị khắc nhập, cho nên năm này những người có mạng Hỏa
dù bị tương khắc, nhưng nó không bị ảnh hưởng xấu nhiều, vì những người
đó có mạng khắc xuất xem như bị tiêu hao tổng quát, vì chỉ cho ra mà
chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và không bằng những người có mạng Thủy gặp năm mạng Thủy. Trường hợp này, giống như người có : mạng Kim gặp năm mạng Mộc - mạng Mộc gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Hỏa và mạng Hỏa gặp năm mạng Kim.
Năm Canh gặp can Mậu Kỷ :
Năm này là năm có Can là Canh, thuộc mạng Kim và những người có tuổi Can là Mậu Kỷ, thuộc mạng Thổ, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành thì “mạng Thổ sanh mạng Kim”. Bởi vì, mạng Thổ bị sanh xuất và mạng Kim được sanh nhập, cho nên năm này những người có mạng Thổ
dù được tương sanh, nhưng bị sanh xuất xem như bị tiêu hao tổng quát,
vì chỉ cho ra mà chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và không bằng
những người có mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc cũng được tương sanh, vì “mạng Mộc sanh mạng Hỏa như đã dẫn. Trường hợp này, giống như người có : mạng Kim gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Mộc - mạng Mộc gặp năm mạng Hỏa và mạng Hỏa gặp năm mạng Thổ.
Năm Canh gặp can Canh Tân :
Năm này là năm có Can là Canh, thuộc mạng Kim và những người có tuổi Can là Canh Tân thuộc mạng Kim, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì có cùng mạng Kim,
thì xem như tương hòa, cho nên năm này có đời sống an cư & lạc
nghiệp sẽ gia tăng, phát triển về mọi mặt một cách bình thường, vì không
bị khắc kỵ. Phàm ở trên đời, nếu có đời sống ổn định bình thường, thì xem như tương sanh tốt đẹp.
Năm Canh gặp can Nhâm Quý :
Năm này là năm có Can là Canh, thuộc mạng Kim và những người có tuổi Can là Nhâm Quý thuộc mạng Thủy, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Kim sanh mạng Thủy”. Bởi vì, mạng Kim bị sanh xuất và mạng Thủy
được sanh nhập, cho nên năm này những người có mạng Kim xem như tổng
quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến thành công như
ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Kim gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc và mạng Mộc gặp năm mạng Thủy.
3.- Ðối với Ðịa Chi ảnh hưởng như thế nào?
Năm Dần gặp Chi Hợi Tý :
Năm này có Chi là Dần thuộc mạng Mộc, những người có Ðịa Chi Hợi và Tý thuộc mạng Thủy, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Thủy sanh mạng Mộc”. Bởi vì, mạng Thủy bị sanh xuất và mạng Mộc được sanh nhập, cho nên năm này những người có mạng Thủy,
dù được tương sanh, nhưng bị sanh xuất xem như bị tiêu hao tổng quát,
vì chỉ cho ra mà chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và không bằng
những người có mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc cũng được tương sanh, vì “mạng Mộc sanh mạng Hỏa như đã dẫn. Trường hợp này, giống như người có : mạng Thổ gặp năm mạng Kim - mạng Kim gặp năm mạng Thủy - mạng Mộc gặp năm mạng Hỏa và mạng Hỏa gặp năm mạng Thổ.
Năm Dần gặp Chi Thìn Tuất Sửu Mùi :
Năm này có Chi là Dần thuộc mạng Mộc, những người có Ðịa Chi Thìn Tuất Sửu và Mùi tức Tứ Mộ thuộc mạng Thổ, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Mộc khắc mạng Thổ ”. Bởi vì, mạng Mộc được khắc xuất và mạng Thổ bị khắc nhập, cho nên năm này những người có mạng Thổ, xem như là năm xấu tổng quát, không thể thực hiện gì kết quả như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Mộc gặp năm mạng Kim - mạng Kim gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng Thủy và mạng Thủy gặp năm mạng Thổ.
Năm Dần gặp Chi Dần Mão :
Năm này có Chi là Dần thuộc mạng Mộc, những người có Ðịa Chi Dần và Mão thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, có cùng mạng Mộc,
thì xem như tương hòa, cho nên năm này có đời sống an cư & lạc
nghiệp sẽ gia tăng, phát triển về mọi mặt một cách bình thường, vì không
bị khắc kỵ. Phàm ở trên đời, nếu có đời sống ổn định bình thường, thì
xem như tương sanh tốt đẹp.
Năm Dần gặp Chi Tỵ Ngo :
Năm này có Chi là Dần thuộc mạng Mộc, những người có Ðịa Chi Tỵ và Ngọ thuộc mạng Hỏa, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Mộc sanh mạng Hỏa”. Bởi vì, mạng Mộc bị sanh xuất và mạng Hỏa được sanh nhập, cho nên năm này những người có mạng Hỏa
xem như tổng quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến
thành công như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Mộc gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Kim - mạng Kim gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Hỏa và mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc.
Năm Dần gặp Chi Thân Dậu :
Năm này có Chi là Dần thuộc mạng Mộc, những người có Ðịa Chi Thân và Dậu thuộc mạng Kim, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì “mạng Kim khắc mạng Mộc ”. Bởi vì, mạng Kim được khắc xuất và mạng Mộc bị khắc nhập, cho nên năm này những người có mạng Kim
dù bị tương khắc, nhưng nó không bị ảnh hưởng xấu nhiều, vì những người
đó có mạng khắc xuất xem như bị tiêu hao tổng quát, vì chỉ cho ra mà
chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và không bằng những người có mạng Mộc gặp năm mạng Mộc Trường hợp này, giống như người có : mạng Mộc gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Thủy -mạng Thủy gặp năm mạng Hỏa và mạng Hỏa gặp năm mạng Kim
Ðể tạm kết thúc bài này, tôi xin kính chúc tất cả quý bà con đồng hương bước sang năm mới Canh Dần 2010 được : An Khang Thịnh Ðạt - Công Thành Danh Toại - Tâm Thân Thường Lạc và Phúc Thọ Khương Ninh.
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
Mừng Xuân Canh Dần 2010
*
Monday, February 1, 2010
TÔ HẢI * XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
*
LTS.
Tô
Hải (tức Tô Đình Hải) sinh tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải - Thái Bình, hiện
sống tại quận Bình Thạnh, Sai-gòn. Sau tháng 8-1945, ông tham gia vệ
quốc đoàn, năm 1951 ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, ông làm
trưởng đoàn. Từ năm 1961 ông về công tác tại Nhà xuất bản âm nhạc và mỹ
thuật. Trong kháng chiến, ông viết nhiều bản nhạc, nhưng bản nhạc làm
cho ông nổi tiếng là "Nụ cười sơn cước". Ông là con người giác ngộ. Ông
đã cùng sinh viên và nhân dân biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Ông
lại viết thiên Hồi ký "Tôi là Một Thằng Hèn" rất có giá trị văn học và
lịch sử.
Chúng tôi xin mời quý vị đọc một đoạn Hồi Ký của Tô Hải. Sơn Trung
*
Hầu
hết văn nhân nghệ sĩ đều tránh xa cái nhiệm vụ đấu tranh chính trị dễ
đưa đến ngồi tù như Hà Sĩ Phu nên tất cả đều biến thành...sĩ phu hèn!
Tất cả chọn thái độ im lặng chờ thời. Nhưng không phủ phục xuống mà sáng
tác như Trần Dần, Lê Đạt, mà...ngủ gục xuống hiện tại để quên quá khứ
và... thở dài chờ đợi tương lai. Thời thượng hơn chút ít, một số nhỏ
cũng tát nước theo mưa tỏ thái độ phê phán, bất bình, chửi bới qua vài
câu thơ châm biếm, vài ba chuyện tiếu lâm hiện đại “lời nói gió bay” nặc
danh tác giả. “Ra ngõ đều gặp thằng hèn” là như thế đó!
Riêng
bọn “quan văn nghệ”, bọn mới nhập Đảng, mới được “cơ cấu” vào các cương
vị lãnh đạo, mới được phong cấp, phong hàm vùn vụt, được vào “nhà
trắng, nhà đỏ”, được cấp bằng “giáo sư, tiến sĩ” búa xua thì...khỏi nói.
Bọn này vẫn như những con chó được chủ quẳng cho mấy khúc xương thừa,
một lòng tụng ca công ơn Đảng không biết ngượng! Tất cả đều nằm trong
một âm mưu lừa bịp nhân dân trong nước và thế giới rằng...Đảng chúng tôi
nay đã đổi mới, thành phần ưu tú của chúng tôi có hàng vạn cử nhân tiến
sĩ chứ không chỉ có công nông binh như xưa!
Để
chuẩn bị cho các chức vụ béo bở này, chỉ trong một đêm, có cả chục ngàn
người ngủ dậy bỗng trở thành “tiến sĩ”! Một cháu gái “nhà báo tự do”
khi nhận được quyết định là “tiến sĩ của thủ tướng” –– một việc liều
mạng chưa từng có trên thế giới –– đã thẹn thùng nói với tôi: “Mấy
năm học ở Liên Xô với luận án: “Tính dân tộc trong chèo tuồng Việt Nam”,
cháu được chứng nhận tốt nghiệp phó tiến sĩ. Từ khi về nước đang chẳng
biết làm gì, chẳng có cơ quan nào chịu nhận vào biên chế thì bỗng nhận
được quyết định trở thành... đốc tờ! Chắc chết vì nghe chửi mất! Hơn thế
nữa, chính các ông thầy ở trong nước và ở nước ngoài, trừ một giáo sư Liên Xô, chưa ai có học vị cao như cháu, nghe tin này chắc họ phải ngạc nhiên lắm...”
Tôi an ủi cháu: “Cháu
còn có tốt nghiệp đại học văn khoa trong nước, có tiếp tục nghiên cứu
tuồng chèo Việt Nam ở...Lomonosov, và được các giáo sư trong một hội
đồng khoa học có tiếng công nhận, dù họ chỉ thấy có lợi cho... họ hơn là
cho cháu, do nhờ những tư liệu nghe, nhìn và bản luận án của cháu mà họ
đỡ mất công sang tận Việt Nam để nghiên cứu nghệ thuật phương Đông! Hơn
nữa cháu có học “thật”, nên dù trình độ tiến sĩ...“dỏm” thôi, cũng vẫn
còn hơn cả ngàn “tiến sĩ” bằng đã dỏm mà trình độ thì lại... cực dỏm!
Sau
đó tôi kể cho cháu nghe chuyện những người mà chính tôi phải trực tiếp
can thiệp để họ đi học nước ngoài, nhưng vì không kiếm đâu ra cái bằng
trung học phổ thông mà phải dùng mẹo...“khai danh dự” rằng “thất lạc do
chiến tranh” hoặc “đi tập kết quên không mang theo”, để được ra đi trót
lọt, đúng chính sách! Những kẻ may mắn này, khi đi du học chẳng thể nào
tiếp thu được bất cứ cái gì cho nghề nghiệp mà chỉ trở thành kẻ quanh
năm lang thang đi kiếm bàn là, nồi áp xuất, dây điện trở may-xo... gửi
về cho gia đình đỡ đói khổ! Đến khi về nước thì chính họ lại làm khổ mọi
người bởi các thứ kiến thức ba lăng nhăng vô tích sự của họ! Không ít
ông “tiến sĩ”, “nghệ sĩ nhân dân” từ trên trời rơi xuống ấy đã trở thành
những nhà lãnh đạo, đưa đường chỉ lối cho giới văn học nghệ thuật nước
nhà, có kẻ còn làm đến bộ trưởng, thứ trưởng, nghị sĩ và được “cơ cấu”
vào trung ương Đảng! Cứ hỏi những người ở lớp ngoại thất tuần đã có một
quá trình làm “công chức văn nghệ”, ai mà chẳng biết họ từ đâu chui ra!
Tôi lại phải xin phép không kể tên thật của họ ra đây vì tôn trọng con
cái họ, kể cả vì thương hại họ nữa, vì xét cho cùng đa số trong bọn họ
chỉ là những “con rối gặp may”. Họ đâu có nghĩ tới chuyện họ sẽ là số I,
số 2 trong giới văn nghệ Việt Nam. Họ bị nhào nặn, bị “đôn lên đá
ở...ngoại hạng” bởi cái cơ chế này muốn thế, bởi chính sách này muốn
thế, để dễ ... bịp trẻ con là nước ta đều do các nhà hành pháp và lập
pháp, tư pháp có văn hoá cao, lãnh đạo, quản lý! Không loại trừ mưu đồ
hạ bệ các “tiến sĩ thật” như Đặng Văn Chung, Nguyễn Chung Tú, Đặng Văn
Ngữ, Lương Đình Của, Võ Tòng Xuân...như thời “hạ giá” một đại tướng bằng
cách cho ra đời một loạt đại tuớng chưa hề cầm súng.
Loại
giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, ở thời điểm bắt đầu
thế kỷ mới còn nguy hiểm hơn ở chỗ nó kéo theo một loạt “quốc nạn” khác.
Đó là bắt đầu nở rộ một phong trào bịp bợm, cả nước nói dối nhau và nói
dối chính mình để kiếm chác nhờ những học vị, những tước hiệu “chạy”
được.
Hàng
lô hàng lốc những ông giám đốc, tỉnh uỷ, trung ương uỷ viên, đại biểu
quốc hội đều có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân... mà chẳng hề có tên
trong hồ sơ sinh viên, nghiên cứu sinh ở bất cứ trường đại học nào! Hầu
hết đều là tiến sĩ, thạc sĩ...Mác-Lênin, tốt nghiệp ở cái trường Đảng
do ông giáo sư tiến sĩ tên Nguyễn Đức Bình, uỷ viên “bộ chính troẹ”
làm... giám đốc!
Một
số khá đông nữa tốt nghiệp tại chức môn... luật pháp... của Đảng nghĩa
là vô luật lệ, ngoại trừ “luật” Bộ Chính Trị bảo sao thì làm vậy! Chấm
dứt cái thời để được tính là thành phần cốt cán “ba đời đi ở” phải giấu
trình độ học vấn của mình, nhất là do “kẻ thù giai cấp” đào tạo, bằng
một thời kỳ cả nước khai man trình độ học vấn từ thuở bắt đầu bước vào
các trường để chứng minh công trạng...“trồng người” của đảng CS! Câu vè:
“Nước ta có chuyện lạ đời, Chưa đỗ lớp 10 đã đỗ giáo sư, Nước ta chuyện thật như đùa, Cử nhân, tiến sĩ dễ mua hơn...bèo” ra
đời ở cái thời kỳ “lừa đảo lịch sử” này được nhân dân phát triển thêm
mỗi khi có một vị giáo sư tiến sĩ nào xuất hiện trên Tivi mà ai cũng
biết là học lớp 3 trường làng, là dân nói ngọng “lờ” thành “nờ” bất khả
sửa, bằng nhiều câu ca dao hò vè thâm thuý mà sau này rất cần sưu tầm để
in lại cho con, cháu, chắt, chút, chít thưởng thức về một thời nở rộ
những chuyện ba lăng nhăng chưa từng thấy mà nền văn nghệ dân gian đã
phản ảnh trung thực. Bọn âm binh này là những tên tội phạm hình sự lớn
nhất và nhiều mưu mô chước quỷ nhất.
Những
quan văn, quan võ này mở đầu cho giai đoạn chuyển nhanh, chuyển mạnh
sang tư bản đỏ, bán nước cho bất cứ kẻ thù nào, lập ra các “băng nhóm
tội phạm sạch”, miệng rao giảng chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ nhưng đồng lòng vơ
vét hết của cải, tiền bạc của đất nước. Những tên không biết chùi mép,
không tuân theo luật Omertà ([4]) của Mafia đỏ đều bị “thí” không thương tiếc.
Những
“bố già” của tư bản đỏ trong khi chỉ huy cướp của giết người vẫn lớn
tiếng hô hào “chống” cái này, “chống” cái khác, còn hơn cả Al Capone ([5])!
Tuy chẳng toà án nào kết tội được Al Capone về tội giết người dù đã
giết cả trăm nạn nhân, nhưng ít nhất hắn còn phải vào tù vì tội trốn
thuế! Còn ở Việt Nam thì luật pháp được khoanh vùng, thi hành đến phạm
vi nào thì phải stop, nếu không muốn mất ghế, thậm chí mất mạng! Không
ít trường hợp, khi thấy mình bị bán đứng, nhiều tên muốn khai ra toàn bộ
đường dây Mafia thì bị toà bịt miệng bằng cách “xếp vào một vụ án khác
để điều tra xét xử sau”! Những chuyện có một không hai đó trên thế giới
này, thế hệ con cháu hãy chịu khó tìm ở các kho lưu trữ hồ sơ, nếu còn,
nếu chưa bị huỷ theo “lệnh trên”, hoặc biết đọc ý giữa các dòng chữ trên
báo chí, hay phần cứng, phần mềm của các hệ thống máy tính ở các cơ
quan, nếu chúng còn, sẽ thấy.
Báo
Tuổi Trẻ Cười số Xuân 2000 đã tổng kết rất khéo về một năm “làm ăn bất
chính” của bọn “tư bản đỏ” bằng hình ảnh con tàu neo ở một bến bờ vô
định, đang được sơn sửa, nhưng máy không chạy, vỏ han rỉ, thuỷ thủ đoàn
đang cậy ván, đinh bù loong, các bộ phận máy đem đi, hành khách trên
boong, dưới hầm... thì chen chúc kiếm một chỗ thở, bỏ vào bị được cái gì
còn sót lại, thậm chí cướp bóc của nhau, đánh nhau đến vỡ đầu vì một
đồng đô la rơi vãi...Tất cả đều chờ đợi phút nhảy ra khỏi con tầu mà họ
được hứa hão rằng sẽ đưa họ đi tới…thế giới xã hội chủ nghĩa hoàng kim.
Hàng
trăm cây cầu, hàng chục “công trình thế kỷ” được nước ngoài viện trợ
trở thành miếng bánh ngon chia nhau đớp, nuốt... đến mức trong một tháng
tổng kết đã có cả ngàn tỷ đồng bay vèo vào két mấy chú “tư bản đỏ”, nhẹ
nhàng và...“trăm trận cướp trăm trận thắng”, còn các nhà máy do chúng
làm chủ lỗ lã thế nào đi nữa thì cũng mặc, đã có Nhà Nước…lo. Máy móc
mua về không dùng được thì đem bán đồng nát. Đường sá, xe cộ, nhà cao
tầng nghiêng, xụp, lở, lún thì... nhân dân lãnh đủ!
Đố
ai tìm ra hoặc dám bỏ tù thủ phạm, vì có...quá nhiều thủ phạm không thể
xử! Mà xử thì nhà tù đâu mà nhốt cho đủ, dù mỗi năm, cứ nhân dịp này,
dịp khác... lại phải thả “theo chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà
Nước” cả ngàn “đồng chí” buộc lòng phải đem ra xử vì không thể không xử
đã chán nghỉ mát trong cái gọi là nhà tù đầy đủ tiện nghi!
Trước
những gì đang diễn ra hàng ngày, một bộ máy truyên truyền khổng lồ với
gần 80 đài truyền hình, phát thanh, trên 600 tờ báo vẫn tiếp tục lừa bịp
nhân dân rằng họ đang được sống trong một xã hội rất dân chủ, rất công
bằng, rất văn minh...
Trong tình hình như thế, giới trí thức càng bị phân hoá đến thảm hại. Có thể chia họ ra làm 3 loại như sau:
––1)
Loại được “chọn” để đề cao, được giao cho một vài chức vụ, danh vị, ít
quyền hành nhưng khá nhiều... quyền lợi! Vài anh được “Đảng cử cho dân
bầu” vào cả Quốc Hội...để “ra vẻ dân chủ”, mỗi năm 4 lần họp để...“lập
những cái pháp” mà Đảng soạn ra mà có bàn thì chỉ là sửa lại câu cú,
chấm phẩy chứ đố dám bàn ngược!
Một
anh bạn tôi, một nghệ sĩ chân chính, khi được Đảng chiếu cố “cơ cấu”
vào Quốc Hội, tạ sự ốm đau thường xuyên để từ chối cái việc mất thời giờ
vô ích mà còn mang tiếng “nghị gật”, đã giới thiệu một nữ đảng viên vô
danh dưới quyền nhưng thèm... tiếng. Lập tức cô này thành “của hiếm”
trong Quốc Hội. Với chức danh uỷ viên “ban văn hoá xã hội”, cô được đi
chơi không mất tiền khắp trời Việt, trời Tây với đôi tai...điếc đặc và
cái miệng câm như hến! Cứ mỗi lần cô xuất hiện trên ti vi là một lần các
bạn đồng sự phải nín cười vì họ biết tỏng ả từ đâu ra, trình độ thế
nào, từng tằng tịu với ai...
Trò
này được diễn đi diễn lại không biết chán mặc dầu cử tri biết tỏng tòng
tong họ là ai, ở đâu ra, mặc dầu chính tay cử tri đã gạch tên, thậm chí
viết hẳn vào phiếu bầu hai chữ “trò hề” to tướng, nhưng những cái tên
được Đảng cử vẫn đắc cử 99%, 100%! Nhiều ông nghị, bà nghị đại diện cho
nhân dân một tỉnh mà chưa hề biết cái tỉnh ấy bao giờ, vì suốt đời chỉ
làm việc và đăng ký hộ khẩu ở... Hà Nội! Vậy mà có vị nào đã dám từ chối
“miếng đỉnh chung” đó? Cái sự Hèn ở các vị “trí ngủ” này có đáng trách
gấp ngàn lần cái hèn của người dân bình thường không? Được “cơ cấu” đồng
nghĩa với việc từ nay yên trí có ô tô, nhà lầu, phân phối theo “tiêu
chuẩn” Nhà Nước. Thế là “cái đầu” không còn mà quả tim cũng đập khác đi!
Không ít kẻ, khi “trúng số làm quan cách mạng” đều nhanh chóng trở
thành những con chuột cố ních đầy bụng trước khi nhảy ra khỏi con tầu
sắp đắm.
Ngay
hôm nay, 16-6-2002, khi tôi đang viết những dòng này, đài truyền hình
mới đưa tin về một ông “tiến sĩ” có tên Bùi Tá Long, viện trưởng một
viện khoa học bị truy tố ăn chặn tiền “ngâm cứu” của các nhà khoa học
dưới quyền. Tuần trước là vụ đưa ra toà một “tiến sĩ” hiệu trưởng một
trường Đại Học Sư Phạm về tội ăn tiền khi tuyển sinh và cấp bằng không
cần thi cử! Hàng loạt các “quan văn hóa”, “quan văn nghệ” “quan đá
bóng”, thậm chí cả quan thương binh, liệt sĩ...hùa nhau cấu véo các quỹ
hỗ trợ của Nhà Nước, lấy viện trợ của nước ngoài để ăn nhờn mép mà chẳng
cần chùi! Phải chăng khi trả lương cho một bác sĩ, một thầy giáo mới ra
trường 15 đô la mỗi tháng, một chủ tịch phường, một công an khu vực
chưa đến 10 đô la là người ta đã bảo ngầm: “Hãy xoay xở mà sống”!
Âm
mưu súc vật hóa con người được tiến hành rất có tổ chức của cái Đảng
lãnh đạo toàn diện này, theo tôi, là tội lớn thứ hai sau tội giết người,
vì nó tha hóa nhiều thế hệ bằng lý tưởng “không có gì quý hơn...đồng
tiền”!
“Chân lý” này đã được tổng kết thành thơ, vè... Quan niệm về ăn cắp được chính các nhà văn hóa chia động từ thành... 7 ngôi: “Tôi ăn cắp, Anh ăn cắp, Nó ăn cắp, Chúng ta ăn cắp, Các anh ăn cắp, Chúng nó ăn cắp và... Chẳng ai ăn cắp... ” cả!
Với quan niệm về “ăn cắp” như thế nên chẳng ai “chịu trong sạch” khi
người ta đã mở sẵn cho các “quan” những cánh cửa để vào nơi đầy két
vàng, két đô la mà lấy bao nhiêu cũng đều có cách thanh toán hợp lý!
Vụ
thuỷ cung Thăng Long, vụ Mường Tè, vụ hầm chui Văn Thánh, cống Hộp...và
mọi công trình gọi là xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học vv... đều
trở thành cơ hội ngàn vàng cho bọn “quan” này xâu xé, chia chác. Bọn trí
thức hãnh tiến chính trị và hãnh tiến kinh tế này đã bị cái mạng lưới
khổng lồ của cơ chế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” rút sạch
đến micrograme lương tâm cuối cùng phải có của nhà khoa học, người thầy,
kỹ sư tâm hồn, làm đồ đệ Hippocrate ([6]), Hải Thượng Lãn Ông ([7]).
––
2) Những cụ già lưng chừng gồm các vị đang cố giữ cho khỏi rơi vào cái
bẫy “mị quan” hoặc không có điều kiện để...hư hỏng! Các vị ngậm miệng ăn
bánh ngọt, hoặc tự nguyện ăn bánh...vẽ, ôm chặt quá khứ, cố khư khư giữ
cái lý tưởng mình đã trót đeo đuổi mà nay “bỏ thì thương, vương thì
tội” đành quên hết hiện tại, và...tự ru ngủ bằng cách rung đùi ngồi ngắm
các bằng chứng nhận 50, 60 năm tuổi Đảng, các huân chương, danh hiệu đủ
loại như Anh Hùng, Nhân Dân, Ưu Tú...giải thưởng Hồ Chí Minh, giải
thưởng Nhà Nước...chẳng biết ngoài đời có chuyện gì ngoài cái màn hình
tivi của Đảng...Tuy nhiên mọi sự tha hoá, biến chất, xuống cấp của xã
hội, dù các cụ có đóng kín cổng để khỏi thấy nó là “bản chất chứ không
còn là hiện tượng ” thì nó cũng cứ đạp cửa, vượt tường ùa vào tận phòng
ngủ, tận đầu giường các cụ mỗi ngày, mỗi giờ. Con cháu các cụ đâu có để
các cụ ngủ yên trên đống thành tích...ảo. Chúng sẵn sàng theo Đảng, đổi
mới từ cách đi, cách đứng, cách ngồi, cách ăn mặc, tóc tai thời thượng,
hở rốn, hở đùi, hở nách, cách ăn nói, xưng hô, đến cách yêu đương, bồ
bịch, ly dị nhanh hơn chớp giật! Thế là mâu thuẫn giữa các thế hệ nẩy ra
và phát triển không ngừng. Chẳng thiếu những “gia đình văn hóa” mà
đại...vô văn hóa. Cha con, vợ chồng sẵn sàng kiện cáo, tranh cướp, thậm
chí đâm chém nhau vì quyền lợi. Điển hình là vụ tranh chấp nhà cửa giữa
hai cha con nhà thơ “lớn” Huy Cận sau khi Xuân Diệu qua đời mà báo chí
đã nêu đích danh ([8]). Liên tục là các vụ kiện cáo, bôi xấu, hất ghế nhau vì “miếng bánh” chia không đều hoặc so kè ai miếng to, ai miếng nhỏ?
––3)
Riêng về các tổ chức văn nghệ Hội này, Hội khác thì... dù bộ mặt thật
của các hội đã được chính các hội viên, các cá nhân trong các ban chấp
hành, chấp tỏi vạch ra... đủ các âm mưu hạ bệ nhau, nhưng người ta vẫn
tiếp tục chi tiền, trả lương cho một số “hội hiếc”, bầy ra một số chức
vụ để tiếp tục duy trì...sự lãnh đạo của Đảng một cách... vô ích, vô
duyên và vô cùng lãng phí!
Do
quyền lợi bầy ra trước mắt dễ nuốt như thế nên một số vị còn đôi chút
lương tri cũng bị... mê mẩn. Thế là mọi sự chạy chọt, vận động, âm mưu
kiếm phiếu bầu đã công khai hoặc bí mật xảy ra! Các “quan văn nghệ” này
sẵn sàng vạch tội đối thủ, nào tham ô, hủ hoá, nào vô tài, bất tướng,
nào học giả, bằng giả, nào sống bằng ăn cắp của công, kể cả ăn cắp tác
phẩm, ăn chặn bản quyền vv... Sau các cuộc đi vận động kết hợp với du hí
ở khắp các địa phương của các vị, một lô các tên tuổi vô danh nhưng
đang có chức có quyền, được kết nạp bừa bãi thành hội viên, bất chấp
điều lệ! Chính do những mục đích đen tối này mà một số “nhà văn, nhà
thơ, nhà nhạc”... chẳng ai biết đến bao giờ, thậm chí cả những tên tội
phạm sắp ra toà, cũng được kết nạp vào hội như trường hợp nhà thơ Hùng
Tấn, nghệ sĩ Dũng Thanh, đoàn trưởng một đoàn cải lương nổi tiếng ở Sài
Gòn nhưng nghề chính là...ma cô, và “đạo bùa”, tay chân của trùm Mafia
Năm Cam...
Hàng
tỷ đồng mỗi năm được đầu tư sáng tác trở thành những miếng mồi béo bở
để hủ hoá các văn nghệ sĩ còn muốn giữ mình trong sạch. Vị nào đã trót
cầm vài chục triệu của các “quan văn nghệ” chia cho chẳng chóng thì chầy
cũng biến thành...“tòng phạm” há miệng mắc quai, câm như hến hoặc thỉnh
thoảng lại...ị ra một “công trình” ca ngợi Đảng! Thế hệ mai sau hãy thử
tìm trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 này xem có “công
trình”, có “sáng tạo” nào ra hồn không? Rất hiếm người dám treo ấn từ
quan...văn nghệ! Càng không thể có những tên tuổi, tàm tạm lớn, dám công
khai xin ra khỏi Đảng như ở Pháp, ở Tiệp, ở Hung, ở Liên Xô khi thấy
Đảng phản bội họ!
Đầu năm 2000 có một phát súng lục 6.35 mang tên Truyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. So với Một Ngày Của Ivan Denissovitch, Quần Đảo Ngục Tù
của Soljenitsyne thì chưa là cái gì. Tác giả chỉ mới “kể khổ” về nỗi
oan ức của anh và của các bạn tù chứ chưa dám làm cuộc tổng kết nguyên
nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự lộng hành, độc tài phát xít của một
chế độ. Vào những năm 1950-1960, anh sẽ ra toà vì tội “chống Đảng”, hoặc
đưa đi biệt xứ là cái chắc! Nhưng sau lệnh thu hồi tác phẩm và kỷ luật
nhà xuất bản, anh ngạc nhiên không ít khi đang chờ đợi một “đòn đánh”
mới thì bỗng dưng lại được mời...đi họp “đại hội đại biểu Hội Nhà Văn”.
Người ta tiếp tục chính sách tha hóa cán bộ văn nghệ bị đày đọa bằng một
vũ khí mới: bồi thường “ngầm” cho một ít quyền lợi vật chất và tinh
thần!
Không
ít tên tuổi ngày nào còn bị coi như “đồ hủi” trong làng văn nghệ, bỗng
hôm nay được các báo, các nhà xuất bản thi nhau bốc lên tận trời. Một
“nhà phê bình lớn”(sic!) từng lên giọng “lập trường” chửi bới họ để kiếm
chác lòng tin với Đảng, nay quay ngoắt 180 độ, khen lấy khen để người
mà trước kia chính ông ta vùi xuống đất đen –– trường hợp giáo sư Hoàng
Như Mai “đánh” thơ Hữu Loan. Tất cả những tư liệu giấy trắng mực đen đó
mà được lưu giữ đầy đủ trong phần cứng của máy tính như thời nay thì chỉ
cần “click” vài cái, bộ mặt tráo trở đểu giả của những “học giả”, “trí
thức”, “văn nghệ sĩ cơ hội” này sẽ hiện ngay trên màn hình cho công
chúng phỉ nhổ...(Chương 18)XIN ĐỌC:TÔ HẢI * TÔI LÀ MỘT THẰNG HÈN
*
ĐÀI VOA & BÙI TÍN
*
Bùi Tín Blog
Đảng CS đang tự xoá bỏ tính chính đáng trước nhân dân
Nhân dịp 80 năm Đảng CSVN 3-2-1930 - 3-2-2010, nhà báo Bùi Tín trả lời phỏng vấn AFP
Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Hai, 01 tháng 2 2010
Chia sẻ
A.Genet: Chào ông Bùi Tín. Nhà cầm quyền trong nước đang có những cuộc họp kỷ niệm ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3-2), xin ông cho biết vài cảm tưởng.
Bùi Tín: Chào cô. Tôi cũng biết ở Hà Nội có những cuộc họp kỷ niệm, một cuộc hội thảo, và xuất bản sách về 80 năm đảng CSVN, hồi đầu mang tên đảng Cộng sản Đông Dương. Những diễn văn dài, nặng về công thức, nặng tính giáo điều, về chủ nghĩa Mác - Lênin, về giai cấp vô sản, về chủ nghĩa xã hội, về quá độ từ chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới..., nhưng tôi tin rằng những người viết ra, đọc lên và cả những người ngồi nghe, không có ai còn tin ở điều mình viết, đọc và nghe. Họ đang là những nhà tư sản, tư bản mới, có nhà đất, có cổ phần, chứng khoán, khá nhiều còn hùn hạp với các triệu phú, tỷ phú quốc tế. Họ chỉ giữ lại của lý luận cộng sản cái phần xấu nhất là nền chuyên chính độc đảng để bảo vệ tài sản riêng bất chính.
A.Genet: Theo ông vai trò và vị trí của Ðảng CSVN rong lịch sử Việt Nam là gì ?
Bùi Tín: Đảng CSVN có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập, lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã thực hiện thống nhất đất nước, nhưng mặt khác - mặt này ít được chú ý vì bị họ che dấu kỹ - là đã buộc nhân dân phải trả bằng cái giá quá cao bằng sinh mạng, hàng triệu người chết (phần lớn là thanh niên cường tráng tuổi hoa niên), và hàng vạn đồng bào người Việt yêu nước trong các đảng phái chính trị khác bị họ thủ tiêu.
Đã vậy, sau hoà bình và thống nhất, Ðảng CS đã bỏ qua cơ hội hoà hợp hoà giải dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh. Đây là thất bại nặng nề nhất, bi thảm nhất, tê hại lâu dài nhất. Họ đã nhân danh các "trại cải tạo", trả thù, bỏ tù đầy đoạ 20 vạn sỹ quan viên chức chế độ cũ, phân biệt đối xử theo tư duy hận thù, tạo nên bi kịch hàng triệu thuyền nhân, với không biết bao nhiêu người chết thê thảm trong biển cả.
Họ còn diệt trừ tư sản công thương nghiệp, diệt trừ nông dân cá thể, cưỡng bức tập thể hoá, tàn phá tận gốc nền sản xuất xã hội, rồi mới buộc phải đổi mới. Chính những sai lầm to lớn về chủ trương, đường lối, chiến lược ấy đã làm giảm sút nặng nề uy tín của đảng CS trước xã hội và nhân dân.
Đến nay uy tín của đảng còn giảm sút nặng nề hơn do họ đang thất bại trong xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và phồn vinh; hiện nay bất công, tham nhũng, hối lộ, bất lương, phi pháp, ích kỷ, vô đạo đức đang lan tràn không có cách gì kìm hãm; giáo dục xuống cấp, y tế bệ rạc đang là đặc điểm của chế độ.
A.Genet: Vậy theo ông tính chính đáng (légitimité) của Ðảng CSVN hiện nay ra sao?
Bùi Tín: Vấn đề này đang nóng bỏng. Phe xã hội chủ nghĩa mà đảng CS tự nhận Việt Nam là một tiền đồn đã tiêu tan cũng với sự tan rã của Liên Xô đứng đầu phong tràn CS quốc tế đã đặt Ðảng CSVN vào cuộc khủng hoảng chiến lược về bản chất của đảng, về lý luận cũng như về thực tiễn. Khủng hoảng cực lớn này đang dẫn Ðảng CS đến bế tắc toàn diện. Đảng CS đã thuộc về quá khứ, một quá khứ không chịu ra đi !
Do đó, ngay trong đảng đang có yêu cầu đổi tên đảng, là đảng Lao động VN như trước, hay là đảng Dân chủ, hay đảng Dân chủ Xã hội. Cũng có ý kiến nên là đảng Nhân dân, đảng Dân tộc, hay đảng Công dân. Tên gọi "đảng CS" là không thích hợp, không có ý nghĩa vì chủ nghĩa xã hội thực tiễn qua phe xã hội chủ nghĩa (từ 1945 đến 1991) do phong trào CS sinh ra đã chết. Nó đã được các nhà lý luận và chính trị thế giới đánh giá là sai lầm lịch sử lớn nhất, cũng là tội ác lớn nhất trong của thế kỷ 20, gắn liền với cái chết của 100 triệu sinh mạng con người, qua các cuộc đấu tranh giai cấp, thanh trừng, trại tập trung, đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá vô sản, tận diệt địa chủ tư sản, phú nông, trí thức tiểu tư sản.
A.Genet: Nhân dịp này, xin ông nhận định Ðảng CS hiện đang đứng trước thách thức gì?
Bùi Tín: Thách thức lớn nhất đối với Bộ Chính trị CS hiện nay là họ phải trả lời minh bạch với nhân dân là vì sao họ lại tỏ ra yếu đuối, ươn hèn, thỏa hiệp với bành trướng Bắc Kinh. Cái bóng Bắc Kinh cứ lù lù sau những sự kiện mất đất, mất biển, mất đảo, rước công ty và công nhân TQ vào Tây nguyên khai thác bôxít, tàn sát ngư dân Việt trên vùng biển VN, xử án tù rất nặng những trí thức, sinh viên, luật sư lên tiếng tố cáo sự ươn hèn của họ trước họa xâm lăng.
Thách thức lớn là đòi hỏi họ phải sớm từ bỏ độc quyền đảng trị rất tệ hại, trả lại cho xã hội quyền công dân đầy đủ, trước hết là quyền tự do bầu cử và ứng cử, từ bỏ kiểu "đảng chọn dân bầu" phi pháp trơ trẽn đã kéo dài quá lâu.
Họ chỉ có một lối ra danh dự là trả lại quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân, tôn trọng thật sự nhân dân Việt Nam đã trưởng thành trong thời hội nhập, để cho công dân Việt Nam thực hiện quyền lập hội, quyền tự do báo chí, để Ðảng CS không còn một mình một chiếu trong không khí chính trị cưỡng bức, ngạt thở.
Lúc ấy, Ðảng CS - dù đổi hay không đổi tên - sẽ ganh đua bình đẳng và công bằng với các đảng khác (nên coi nhau là đảng bạn) trong khuôn khổ pháp luật, lấy nhân dân làm trọng tài, với lá phiếu tự do làm phương tiện lựa chọn người thay mặt mình cầm quyền, mang lại tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho toàn dân. Lúc ấy nền chính trị nước ta sẽ náo nức, lành mạnh sinh động, thú vị biết bao !
Trước đây đảng CSVN vin cớ là VN mang đặc thù châu Á, theo Nho giáo, Khổng giáo, không hợp nền dân chủ phương Tây! Nhưng nay họ trả lời ra sao, khi các nước châu Á khác đã từ bỏ độc quyền đảng trị: chế độ Suharto, chế độ Marcos, chế độ Phác Chánh Hy, chế độ Tưởng Giới Thạch... đều bị thay thế bởi chế độ đa đảng trong ổn định, tiến bộ và phát triển...
Không phải ngẫu nhiên mà Nhóm chuyên gia Harvard ở VN, những "think tank" của Viện IDS Hà Nội, các trí thức tâm huyết như nhà toán học Hoàng Tuỵ, nhà văn hoá Nguyên Ngọc, nhóm Việt Nam Minh Triết Nguyễn Huệ Chi, cho đến trung tướng Đặng Quốc Bảo và giáo sư Vũ Minh Khương ở Singapore... đều cho rằng vấn đề của VN hiện tại không phải là đổi mới bộ phận, thay chính sách này, luật lệ kia, mà là phải thay đổi hẳn toàn bộ hệ thống, từ hệ thống độc đoán sang hệ thống dân chủ, từ hệ thống độc đảng sang hệ thống đa đảng trong luật pháp, từ hệ thống chăn dắt chặt chẽ báo chí, khống chế internet sang hệ thống cởi mở, tự do thông tin nhiều chiều, tự do đối thoại, tự do tranh biện, phản biện, như ở tuyệt đại đa số các xã hội bình thường, văn minh khác.
Không thay hệ thống thì chỉ là xoa bóp, thuốc cảm cúm của lang băm hủ lậu trước những căn bệnh hiểm nghèo đe doạ chết người, dẫn đến thảm họa chung, trước hết là thảm hoạ cho Ðảng CS.
Aude Genet: Cám ơn nhà báo Bùi Tín rất nhiều và chúc ông năm 2010 và năm âm lịch con Hổ nhiều may mắn.
*
TIN RFI * TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI
*
Trung Quốc ngày càng tỏ ra kênh kiệu trên trường quốc tế
Trung Quốc ngày càng tỏ ra kênh kiệu trên trường quốc tế
Mai Vân
Bài đăng ngày 01/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 01/02/2010 18:14 TU
Trung
Quốc hôm nay rất được các báo Pháp chú ý, đặc biệt là với cuộc đọ sức
đang bùng lên với Hoa Kỳ trong hồ sơ vũ khí Đài Loan. Libération trên
hai trang báo bình luận sự kiện và phân tích thái độ mới của Bắc kinh :
Ngày càng cao ngạo hơn.
Liberation
trước tiên tóm lược quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ hiện nay trong hàng tựa
hóm hỉnh : ''Trung Quốc - Hoa Kỳ, một cặp khủng khiếp''. Theo tờ báo,
hai bên không thể thiếu nhau, nhưng quan hệ không đằm thắm chút nào, mà
luôn cào cấu nhau.
Sau hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan thì Mỹ giờ đây phải chiụ những cú vả của đối thủ khổng lồ Châu Á, nhưng cũng là đối tác 'bắt buộc'.
Libération nhìn thấy là hợp đồng vũ khí Đài Loan quá béo bở : 6,4 tỷ đô la. Hoa Kỳ từng cam kết bảo vệ đảo, không thể chối từ một hợp đồng như thế. Bắc Kinh như thông lệ nổi giận, phản đối, nhưng chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay, đe doa trừng phạt các công ty Mỹ dính liú đến hợp đồng này. Theo Libération, không ai chờ đợi là Bắc Kinh đi xa đến thế.
Phản ứng trên, theo tờ báo, khẳng định điều mà mọi người đã cảm nhận : Trung Quốc không còn khép mình, mà ngày càng tỏ vẻ cao ngạo, đắc thắng. Trên mặt ngoại giao, môi trường hay đàn áp trong nước, Bắc Kinh đều tỏ ra rất cứng rắn.
Libération trích dẫn một chuyên gia, ông Charles Grant, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Âu, CER, ở Luân Đôn, ghi nhận : '' Kể từ năm ngoái, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi. Những nhân vật đặt nặng chủ nghiã dân tộc, và những người chủ trương đường lối tương đối cứng rắn trong ban lãnh đạo đã thắng thế''.
Theo ông Grant, thì năm 2009 vừa qua, là năm đàn áp mạnh ở Trung Quốc : từ việc bỏ tù các nhà dân chủ (như ông Lưu Hiểu Ba), các luật sư, từ vụ đàn áp ở Tân Cương cho đến hồ sơ Google, chính quyền Trung Quốc cho thấy là Đảng Cộng sản đứng trên luật pháp, không có chuyện nới rộng tự do ngôn luận.
Ông Grant đã lấy làm tiếc là cho đến rất gần đây, nhiều chính trị gia ngoại quốc hay nhân vật trong giới tài chính kinh doanh vẫn còn lạc quan cho là một khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ cởi mở hơn trên binh diện tự do.
Trên mặt ngoại giao, Libération nhận thấy là Trung Quốc không còn theo nguyên tắc trước đây của ông Đặng Tiểu Bình là 'che dấu hào nhoáng và nuôi dưỡng bí hiẻm'. Quan niệm của Bắc Kinh hiện nay là phô trưởng thế mạnh, như họ đã chứng tỏ từ hội nghị Copenhagen, mà theo Libération, Bắc Kinh đã làm cho thất bại, cho đến hồ sơ Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Bắc Kinh lớn tiếng đe doạ trừng phạt kinh tế thương mại những nước nào tiếp đón ngài. Tổng thống Barack Obama đã tránh né việc gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trước chuyến đi Trung Quốc tháng 12 năm ngoái.
Theo ông Grant, Hoa Kỳ và Châu âu phải có một đối sách chung trước một Trung Quốc cao ngạo ngày nay. Quan hệ chiến lược song phương không có tác dụng gì cả.
Tờ Le Figaro, trong bài báo trang quốc tế cũng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc lần này, nhất là khi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan là một sự cụ thể hoá của những gí đã được thông qua thời ông Bush. Hơn nữa những loại vũ khí nhạy cảm mà Đài Loan yêu cầu, như tàu ngầm hay chiến đấu cơ F-16 không đươc chấp thuận. Hợp đồng chủ yếu là trực thăng Black Hawk, hoả tiễn Patriot, Harpoon, tàu rà mìn..
Le Figaro chờ đợi xem những lời đe doạ trừng phạt đối với những tập đoàn Mỹ dính liú đến việc mua bán vũ khí này sẽ chịu hệ quả hay không. Trong danh sách những tập đoàn liên can, có cả Boeing, mà một chi nhánh chế tạo hoả tiễn Harpoon, nằm trong danh sách vũ khí bán cho Đài Loan.
Le Figaro cũng nhắc lại là các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng của Mỹ. Theo tờ báo, những lời kêu gọi này không mấy thực tế, nhưng là biẻu tượng của những va chạm ngày càng nhiều giữa hai bên. Tờ báo còn hấy là sẽ có một cuộc va chạm khác nữa trong những ngày sắp tới, đó là cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, có thể diễn ra trong tháng này.
Ngoài vấn đề vũ khí Đài Loan, tờ Le Figaro, cũng chú ý đến một sự kiện khác liên quan đến Trung Quốc, đó là Anh Quốc vừa cảnh báo các doanh nhân Anh về những cái bẫy của Trung Quốc để thu lượm thông tin. Những cái bẫy này thường là dưới hình thức quà tặng : những thẻ nhớ, thanh nhớ USB.
Bài báo trích dẫn tình báo Anh, khuyên các doanh nhân Anh Quốc phải rất cẩn thận khi nhận đươc các quà tăng nói trên : đấy là những phương tiện để Trung Quốc theo dõi, dò thám thông tin trên các máy vi tính của họ khi họ sử dụng nó. Theo tờ báo nhiều doanh nhân đã mắc bẫy.
Các món quà nói trên thuờng được tặng ở các hội chợ, triển lãm. Ngoài quà tặng còn những hình thức chiêu dụ khác mà doanh nhân Anh đươc cảnh báo, như việc được mời mọc đến nhà chơi, với những quà đặc sắc hơn nữa : các cô gái... Theo le Figaro Luân Đôn hiện nay xem chính quyền Trung Quốc là mối đe doạ về gián điệp quan trọng nhất đối với Anh Quốc do các hoạt động tin tặc của Trung Quốc.
Le Monde ghi nhận là tranh chấp liên quan đến các vụ trưng thu nhà gia tăng đến nỗi mà chính quyền đã phải ra một quy định mới vào cuối giêng, theo đó người có nhà bị trưng thu phải viết đơn cho đến ngày 12/02, để chính quyền tính khoản bồi thường, và không ai sẽ bị trục xuất trước khi có kết quả các vụ kiên cáo.
Theo Le Monde, đây là hậu quả của kế hoạch kích thích kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch đươc xem là sẽ giúp ngăn chặn bất ổn định xã hội, nhưng đang mang lại hệ quả ngược lại, do phải trưng thu nhà, trục xuất nhanh nhanh người ở để xây dựng hạ tầng cơ sở ghi trong kế hoạch, ngân sách.
Lãnh đạo điạ phương thu lợi trong việc bán đất, đang tranh thủ giá lên cao, do những khoản tiền chính phủ đổ vào các tập đoàn nhà nước. Dân chúng ngược lại sống trong nỗi lo âu. Tình hình này dẫn đến những sự kiện chết người đáng tiếc trong những vụ chống đối nhà đất trưng thu.
Le Monde nêu ví dụ một người đàn ông bị thiệt mạng ở Quảng Tây vào ngày 12 tháng giêng . Ở Quảng Đông, người dân dân chống đối những kẻ đến phá hủy nhà của họ, đã khiến nhiều người bị thương, ngày 18/01 vừa qua. Vụ thương tâm nhất và gây chấn động dư luận Trung Quốc là cảnh một phụ nữ tự thiêu trên nóc nhà ở Thành Đô, tháng 11 vừa qua, để phản đối những người đến phá nhà của bà đã bị trưng thu.
Tìm hiểu những hành động tuyệt vọng của người dân, qua bạo động hay tự hại mình, như nói trên, Le Monde trích dẫn giáo sư luật ở Đại học Bắc kinh, Chen Duanlong, giải thích : ''Ỏ Trung Quốc, khái niệm trưng thu được hiểu như là một quyền sử dụng bạo lực. Và một người chủ nhà phải tự thiêu có nghiã là họ gặp bế tắc''.
Người mà nhà hay đất bị trưng thu có thể làm gì, kiến nghị không xong, kiện cũng không đươc khi mà chính quyền chính là người đứng ra trưng thu và kiểm soát hệ thông tư pháp. Cho nên theo ông, nguời dân chỉ còn con đường bạo động và hành động tuyệt vọng. Đối với ông Chen phải xem xét lại, thay đổi luật hẳn luật trong vấn đề mua bán này, và người dân phải có lối thoát bằng con đường luật pháp, có khả năng kháng cáo nếu thấy mình bị xử ép.
Cho dù nêu bật tỷ lệ này cao nhất từ 6 năm qua, nhưng les Echos cũng thận trọng cảnh báo là kết quả trên có thể bị hạ thấp trong lần thẩm định thứ hai. Mặt khác là tuy tăng trưởng mạnh lên, nhưng mức suy thoái năm qua đã rất nghiệm trong, nghiêm trọng nhất từ năm 1946, do đó, les Echos trích dẫn kinh tế gia, Bill Cheney, ở Boston, nhận thấy : 'Cỗ máy kinh tế hoạt động nhưng vẫn ở trong cái hố..
Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ kế hoạch kích thích kinh tế, một khi kế hoạch này chấm dứt, thì cần có công việc làm tăng lên để công cuộc vực dậy đươc bền vững... Nhưng thất nghiệp, theo các nhà phân tích, vẫn sẽ ở mức 10% vào tháng giêng .
Trong phần kết luận Les Echos đánh giá là dù sao đi nữa thì tăng trưởng quý tư ở Mỹ vẫn là một tin đáng mừng.
Mở đầu bài báo, Le Figaro nêu sự kiện chưa từng thấy tại diễn đàn này, làm cử toạ ngạc nhiên không ít, chứng tỏ là thời đại đã thay đổI : Tổng thống nam Phi Jacob Zuma, dỏng dạc bảo vệ chế độ đa thê trước cả ngàn doanh nhân và giới lãnh đạo chính trị. Có 3 vợ, ông Zuma cho đây là một phần văn hoá đất nước ông và không có văn hoá nào cao hơn văn hoá khác.
Le Figaro nhận thấy là đã qua rồi thờI kỳ mà lãnh đạo các quốc gia đang vươn lên đến Davos để mờI mọc các nhà đầu tư và chấp nhận các chuẩn mực tư bản phương Tây.
VớI sức chống chọi của họ trước cuộc khủng hoảng, giờ đây họ hiên ngang hiện diện.
Đại diện Trung Quốc, ông Lý Khắc cường đã dõng dạc giải thích : Trung Quốc đã thành công giữ mức thâm thủng dướI 3% GDP; Ấn Độ loan báo sẽ nhanh chóng tìm lại được mức tăng trưởng 9% trước đây. Còn tổng thống Hàn Quốc rất tự hào về vai trò chủ tịch G20 vào năm 2010 này, một vai trò trọng tâm trong công cuộc điều hành quốc tế.
Nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Seoul tháng 11 năm nay, ông Lee Myung Bak thông báo sẽ tổ chức vào lúc đó một hộI nghị các xí nghiệp tư. Đó sẽ là tủ kính quảng cáo cho Hàn Quốc.
Nhìn lại các nước phương Tây công nghiệp phát triển, bài báo thấy kinh tế vẫn còn ì ạch, không có gì đáng phấn khởi cả. Tăng trưởng Hoa Kỳ có mạnh lên đấy, nhưng cố vấn kinh tế tổng thống Obama, ông Lawrence Summers, nhắc nhở : ''Một phần năm đàn ông Mỹ trong lứa tuổi 20 đến 54 tuổi, đang thất nghiệp. Một tình hình chưa từng thấy''.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6720.asp
*
Sau hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan thì Mỹ giờ đây phải chiụ những cú vả của đối thủ khổng lồ Châu Á, nhưng cũng là đối tác 'bắt buộc'.
Libération nhìn thấy là hợp đồng vũ khí Đài Loan quá béo bở : 6,4 tỷ đô la. Hoa Kỳ từng cam kết bảo vệ đảo, không thể chối từ một hợp đồng như thế. Bắc Kinh như thông lệ nổi giận, phản đối, nhưng chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay, đe doa trừng phạt các công ty Mỹ dính liú đến hợp đồng này. Theo Libération, không ai chờ đợi là Bắc Kinh đi xa đến thế.
Phản ứng trên, theo tờ báo, khẳng định điều mà mọi người đã cảm nhận : Trung Quốc không còn khép mình, mà ngày càng tỏ vẻ cao ngạo, đắc thắng. Trên mặt ngoại giao, môi trường hay đàn áp trong nước, Bắc Kinh đều tỏ ra rất cứng rắn.
Libération trích dẫn một chuyên gia, ông Charles Grant, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Âu, CER, ở Luân Đôn, ghi nhận : '' Kể từ năm ngoái, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi. Những nhân vật đặt nặng chủ nghiã dân tộc, và những người chủ trương đường lối tương đối cứng rắn trong ban lãnh đạo đã thắng thế''.
Theo ông Grant, thì năm 2009 vừa qua, là năm đàn áp mạnh ở Trung Quốc : từ việc bỏ tù các nhà dân chủ (như ông Lưu Hiểu Ba), các luật sư, từ vụ đàn áp ở Tân Cương cho đến hồ sơ Google, chính quyền Trung Quốc cho thấy là Đảng Cộng sản đứng trên luật pháp, không có chuyện nới rộng tự do ngôn luận.
Ông Grant đã lấy làm tiếc là cho đến rất gần đây, nhiều chính trị gia ngoại quốc hay nhân vật trong giới tài chính kinh doanh vẫn còn lạc quan cho là một khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ cởi mở hơn trên binh diện tự do.
Trên mặt ngoại giao, Libération nhận thấy là Trung Quốc không còn theo nguyên tắc trước đây của ông Đặng Tiểu Bình là 'che dấu hào nhoáng và nuôi dưỡng bí hiẻm'. Quan niệm của Bắc Kinh hiện nay là phô trưởng thế mạnh, như họ đã chứng tỏ từ hội nghị Copenhagen, mà theo Libération, Bắc Kinh đã làm cho thất bại, cho đến hồ sơ Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Bắc Kinh lớn tiếng đe doạ trừng phạt kinh tế thương mại những nước nào tiếp đón ngài. Tổng thống Barack Obama đã tránh né việc gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trước chuyến đi Trung Quốc tháng 12 năm ngoái.
Theo ông Grant, Hoa Kỳ và Châu âu phải có một đối sách chung trước một Trung Quốc cao ngạo ngày nay. Quan hệ chiến lược song phương không có tác dụng gì cả.
Tờ Le Figaro, trong bài báo trang quốc tế cũng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc lần này, nhất là khi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan là một sự cụ thể hoá của những gí đã được thông qua thời ông Bush. Hơn nữa những loại vũ khí nhạy cảm mà Đài Loan yêu cầu, như tàu ngầm hay chiến đấu cơ F-16 không đươc chấp thuận. Hợp đồng chủ yếu là trực thăng Black Hawk, hoả tiễn Patriot, Harpoon, tàu rà mìn..
Le Figaro chờ đợi xem những lời đe doạ trừng phạt đối với những tập đoàn Mỹ dính liú đến việc mua bán vũ khí này sẽ chịu hệ quả hay không. Trong danh sách những tập đoàn liên can, có cả Boeing, mà một chi nhánh chế tạo hoả tiễn Harpoon, nằm trong danh sách vũ khí bán cho Đài Loan.
Le Figaro cũng nhắc lại là các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng của Mỹ. Theo tờ báo, những lời kêu gọi này không mấy thực tế, nhưng là biẻu tượng của những va chạm ngày càng nhiều giữa hai bên. Tờ báo còn hấy là sẽ có một cuộc va chạm khác nữa trong những ngày sắp tới, đó là cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, có thể diễn ra trong tháng này.
Ngoài vấn đề vũ khí Đài Loan, tờ Le Figaro, cũng chú ý đến một sự kiện khác liên quan đến Trung Quốc, đó là Anh Quốc vừa cảnh báo các doanh nhân Anh về những cái bẫy của Trung Quốc để thu lượm thông tin. Những cái bẫy này thường là dưới hình thức quà tặng : những thẻ nhớ, thanh nhớ USB.
Bài báo trích dẫn tình báo Anh, khuyên các doanh nhân Anh Quốc phải rất cẩn thận khi nhận đươc các quà tăng nói trên : đấy là những phương tiện để Trung Quốc theo dõi, dò thám thông tin trên các máy vi tính của họ khi họ sử dụng nó. Theo tờ báo nhiều doanh nhân đã mắc bẫy.
Các món quà nói trên thuờng được tặng ở các hội chợ, triển lãm. Ngoài quà tặng còn những hình thức chiêu dụ khác mà doanh nhân Anh đươc cảnh báo, như việc được mời mọc đến nhà chơi, với những quà đặc sắc hơn nữa : các cô gái... Theo le Figaro Luân Đôn hiện nay xem chính quyền Trung Quốc là mối đe doạ về gián điệp quan trọng nhất đối với Anh Quốc do các hoạt động tin tặc của Trung Quốc.
Trung Quốc : dân chúng tuyệt vọng trước tình trạng nhà cửa bị trưng thu
Tờ
Le Monde hôm nay cũng nhìn sang Trung Quốc, nhưng quan tâm đên hiện
tượng trưng thu nhà cửa gia tăng gây phản ứng mạnh của người dân tuyệt
vọng.Le Monde ghi nhận là tranh chấp liên quan đến các vụ trưng thu nhà gia tăng đến nỗi mà chính quyền đã phải ra một quy định mới vào cuối giêng, theo đó người có nhà bị trưng thu phải viết đơn cho đến ngày 12/02, để chính quyền tính khoản bồi thường, và không ai sẽ bị trục xuất trước khi có kết quả các vụ kiên cáo.
Theo Le Monde, đây là hậu quả của kế hoạch kích thích kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch đươc xem là sẽ giúp ngăn chặn bất ổn định xã hội, nhưng đang mang lại hệ quả ngược lại, do phải trưng thu nhà, trục xuất nhanh nhanh người ở để xây dựng hạ tầng cơ sở ghi trong kế hoạch, ngân sách.
Lãnh đạo điạ phương thu lợi trong việc bán đất, đang tranh thủ giá lên cao, do những khoản tiền chính phủ đổ vào các tập đoàn nhà nước. Dân chúng ngược lại sống trong nỗi lo âu. Tình hình này dẫn đến những sự kiện chết người đáng tiếc trong những vụ chống đối nhà đất trưng thu.
Le Monde nêu ví dụ một người đàn ông bị thiệt mạng ở Quảng Tây vào ngày 12 tháng giêng . Ở Quảng Đông, người dân dân chống đối những kẻ đến phá hủy nhà của họ, đã khiến nhiều người bị thương, ngày 18/01 vừa qua. Vụ thương tâm nhất và gây chấn động dư luận Trung Quốc là cảnh một phụ nữ tự thiêu trên nóc nhà ở Thành Đô, tháng 11 vừa qua, để phản đối những người đến phá nhà của bà đã bị trưng thu.
Tìm hiểu những hành động tuyệt vọng của người dân, qua bạo động hay tự hại mình, như nói trên, Le Monde trích dẫn giáo sư luật ở Đại học Bắc kinh, Chen Duanlong, giải thích : ''Ỏ Trung Quốc, khái niệm trưng thu được hiểu như là một quyền sử dụng bạo lực. Và một người chủ nhà phải tự thiêu có nghiã là họ gặp bế tắc''.
Người mà nhà hay đất bị trưng thu có thể làm gì, kiến nghị không xong, kiện cũng không đươc khi mà chính quyền chính là người đứng ra trưng thu và kiểm soát hệ thông tư pháp. Cho nên theo ông, nguời dân chỉ còn con đường bạo động và hành động tuyệt vọng. Đối với ông Chen phải xem xét lại, thay đổi luật hẳn luật trong vấn đề mua bán này, và người dân phải có lối thoát bằng con đường luật pháp, có khả năng kháng cáo nếu thấy mình bị xử ép.
Hoa Kỳ : kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến
Trên
bình diện kinh tế, sự kiện đươc quan tâm hôm nay là kinh tế Hoà Kỳ đã
tăng trưởng mạnh hơn dự kiến : 5,7% trong quý tư 2009. Les Echos trong
hàng tựa trang nhất khen tăng 'Obama đã thành công vực dậy kinh tế' và
bây giờ theo tờ báo ông tấn công vào vấn đề thâm thủng ngân sách.Cho dù nêu bật tỷ lệ này cao nhất từ 6 năm qua, nhưng les Echos cũng thận trọng cảnh báo là kết quả trên có thể bị hạ thấp trong lần thẩm định thứ hai. Mặt khác là tuy tăng trưởng mạnh lên, nhưng mức suy thoái năm qua đã rất nghiệm trong, nghiêm trọng nhất từ năm 1946, do đó, les Echos trích dẫn kinh tế gia, Bill Cheney, ở Boston, nhận thấy : 'Cỗ máy kinh tế hoạt động nhưng vẫn ở trong cái hố..
Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ kế hoạch kích thích kinh tế, một khi kế hoạch này chấm dứt, thì cần có công việc làm tăng lên để công cuộc vực dậy đươc bền vững... Nhưng thất nghiệp, theo các nhà phân tích, vẫn sẽ ở mức 10% vào tháng giêng .
Trong phần kết luận Les Echos đánh giá là dù sao đi nữa thì tăng trưởng quý tư ở Mỹ vẫn là một tin đáng mừng.
Các nước vươn lên phô trương thanh thế tại Davos
Le
Figaro ở phụ trang kinh tế, nhìn lại Diễn Đàn Davos, kết thúc cuối
tuần qua. Điều làm tờ báo ngạc và ghi nhận trong hàng tựa : Trung Quốc,
Ấn Độ và Hàn Quốc phô trương thế mạnh ở Diễn đàn Davos. Theo tờ báo quả
là vai trò đã đảo ngược giữa các nước đang vươn lên và các nước phát
triển.Mở đầu bài báo, Le Figaro nêu sự kiện chưa từng thấy tại diễn đàn này, làm cử toạ ngạc nhiên không ít, chứng tỏ là thời đại đã thay đổI : Tổng thống nam Phi Jacob Zuma, dỏng dạc bảo vệ chế độ đa thê trước cả ngàn doanh nhân và giới lãnh đạo chính trị. Có 3 vợ, ông Zuma cho đây là một phần văn hoá đất nước ông và không có văn hoá nào cao hơn văn hoá khác.
Le Figaro nhận thấy là đã qua rồi thờI kỳ mà lãnh đạo các quốc gia đang vươn lên đến Davos để mờI mọc các nhà đầu tư và chấp nhận các chuẩn mực tư bản phương Tây.
VớI sức chống chọi của họ trước cuộc khủng hoảng, giờ đây họ hiên ngang hiện diện.
Đại diện Trung Quốc, ông Lý Khắc cường đã dõng dạc giải thích : Trung Quốc đã thành công giữ mức thâm thủng dướI 3% GDP; Ấn Độ loan báo sẽ nhanh chóng tìm lại được mức tăng trưởng 9% trước đây. Còn tổng thống Hàn Quốc rất tự hào về vai trò chủ tịch G20 vào năm 2010 này, một vai trò trọng tâm trong công cuộc điều hành quốc tế.
Nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Seoul tháng 11 năm nay, ông Lee Myung Bak thông báo sẽ tổ chức vào lúc đó một hộI nghị các xí nghiệp tư. Đó sẽ là tủ kính quảng cáo cho Hàn Quốc.
Nhìn lại các nước phương Tây công nghiệp phát triển, bài báo thấy kinh tế vẫn còn ì ạch, không có gì đáng phấn khởi cả. Tăng trưởng Hoa Kỳ có mạnh lên đấy, nhưng cố vấn kinh tế tổng thống Obama, ông Lawrence Summers, nhắc nhở : ''Một phần năm đàn ông Mỹ trong lứa tuổi 20 đến 54 tuổi, đang thất nghiệp. Một tình hình chưa từng thấy''.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6720.asp
*
TIN TỨC RFA * VIỆT NAM ĐÀN ÁP
*
Vì sao Việt Nam mở rộng chiến dịch đàn áp?
Tờ The Times ở Luân Đôn trích dẫn lời ông Brad Adams, Giám đốc Á Châu
của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trụ sở tại New York
lưu ý rằng “thái độ thù nghịch đối với tự do bày tỏ cảm tưởng và bất
đồng chính kiến ôn hòa ngày càng trở nên trắng trợn trong giai đọan
trước khi có đại hội đảng vào năm tới”. Và ông kêu gọi “VN phải chấm dứt
hành động buộc tội và bỏ tù những người chỉ trích chính phủ chỉ vì họ
thực thi quyền tự do ngôn luận, và VN cần phải bắt đầu tôn trọng nghĩa
vụ của mình theo những công ước về nhân quyền mà chính Hà Nội đã ký
kết”.
Răn đe chỉ là ảo tưởng (phần 1)
Trí thức nói riêng và người dân trong nước nghĩ gì trước bản án dành
cho cô Phạm Thanh Nghiên cũng như những bản án khác, mà hệ thống tòa án
đã tuyên đối với những người tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam?
Trân Văn đã đem thắc mắc đó trao đổi với ông Nguyễn Thượng Long – một
nhà giáo hưu trí, đang sống tại thành phố Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.
Cuộc trò chuyện này gồm hai phần. Phần đầu là về vụ án Phạm Thanh
Nghiên...
Tôi nghĩ rằng về phẩm chất thông minh, về ý chí quật cường là những
phẩm chất tiềm ẩn từ xưa rồi. Cho nên nếu như chúng ta muốn khai thác
khả năng răn đe một dân tộc đã có truyền thống như thế, tôi nghĩ rằng đó
chỉ là một ảo tưởng thôi.
*
Răn đe chỉ là ảo tưởng (Phần 2)
Tôi cũng chỉ biết nói với mọi người rằng, tôi đã sống theo đúng tiếng
gọi của lương tri và tôi cũng mong là trước khi làm cái gì, trước khi
khẳng định điều gì thì mình phải là một con người chân chính đã. Lời dạy
đó tôi cũng mang ra dạy cho con tôi, cháu tôi, em tôi, nói với người
thân trong gia đình.
Vì sao Việt Nam mở rộng chiến dịch đàn áp?
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2010-01-31
Trong thời gian gần đây, VN xem chừng như trở thành trọng tâm chú ý của công luận khi những vụ đàn áp, giam giữ, kết án diễn ra gần như dồn dập trong nước trước sự làm ngơ của giới cầm quyền đối với phản ứng khắp nơi.
Photo: RFA
Câu
hỏi được nêu lên là vì sao VN đột nhiên tăng tốc chiến dịch đàn áp như
vậy. Tổng hợp thông tin liên hệ, Thanh Quang trình bày tình hình này sau
đây:
Kể từ tháng 3 năm ngoái,
VN xem chừng như mở rộng chiến dịch đàn áp nặng tay đối với giới tu hành
và những nhà bất đồng chính kiến, tiến hành đợt bắt bớ mới nhắm vào các
luật sư độc lập, bloggers, những nhà hoạt động cho dân chủ dám chỉ
trích đường lối, chính sách của giới cầm quyền, khiến hằng chục tù nhân
lương tâm gần như liên tiếp lâm vào cảnh lao lý sau những phiên xử bất
công.
Và rồi những bản án tù
nặng nề gần đây nhất với những tội danh thường thấy như “xâm phạm an
ninh quốc gia”, “tuyên truyền chống phá nhà nước”, thậm chí “hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, đã dành cho những người có tâm huyết
với đất nước.
Đại hội đảng XI, tranh giành quyền lực
Khi
đề cập tới tình trạng đàn áp tại VN, qua bài “Những vụ kết tội nguy
hiểm”, báo The Economist của Anh có nêu lên nghi vấn rằng “không rõ tại
sao VN phát động chiến dịch đàn áp nặng tay hơn trong thời gian gần
đây”. Bài báo trích dẫn lời một số quan sát viên cho rằng tình hình căng
thẳng này diễn ra vì sắp sửa có đại hội đảng lần thứ 11 vào năm tới.
Trong khi những người khác tin là chính cuộc đấu tranh trong Bộ Chính
trị - giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Phương Tây - mới là thủ phạm.
Theo bài báo thì tình trạng gọi là cởi mở chính trị tại VN có thể ví
như chỉ số thị trường, trồi sụt theo thời gian. Nhưng bài báo khẳng định
là chừng nào mà hệ thống giáo dục VN còn đưa thế hệ trẻ có khả năng đi
du học nước ngoài, thì khi trở về quê, họ sẽ bị ảnh hưởng của những tư
tưởng phương Tây.
Thái độ thù nghịch đối với tự do bày tỏ cảm tưởng và bất đồng chính kiến ôn hòa ngày càng trở nên trắng trợn trong giai đoạn trước khi có đại hội đảng vào năm tới.Ông Brad Adams, Human Rights Watch
Tờ
Wall Street Journal của Mỹ mới đây, qua bài tựa đề “Hà Nội đàn áp nhân
quyền”, cũng nêu lên thắc mắc tương tự, rằng “Không rõ tại sao giới lãnh
đạo VN bất ngờ áp dụng đường lối cứng rắn chống tự do bày tỏ cảm
tưởng?”. Theo nhận xét của bài báo thì việc Hà Nội kết án 5 năm rưởi tù
đối với cựu trung tá Trần Anh Kim về tội gọi là “thực hiện những hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là một phản ứng hốt hoảng trước
phong trào đối lập đang được sự ủng hộ của dân chúng”. Vẫn theo bài báo
thì cũng có thể chiến dịch ngày càng nặng tay của giới cầm quyền là nhằm
gởi một thông điệp cho phe cán bộ chủ trương cải cách, cũng như tìm
cách đoàn kết lại các phe nhóm trong đảng trước kỳ đại hội toàn quốc vào
năm tới. Bài báo kết luận rằng cho dù vì lý do gì đi nữa, thì hành động
của VN gởi một thông điệp rõ ràng là mặc dù VN mong ước hội nhập chặt
chẽ hơn với thế giới qua phương cách đối thoại về thương mại, chính trị,
nhưng căn nguyên vấn đề là VN vẫn còn dưới thể chế độc đoán rất bấp
bênh và lạc hậu.
Ngay
sau vụ xử 4 nhà nhà dân chủ ở Saigòn, kể cả LS Lê Công Định và thạc sĩ
công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, tổ chức Ân Xá Quốc Tế trụ sở tại
Luân Đôn, Anh Quốc ra một thông cáo báo chí, trích dẫn lời ông Brittis
Edman, chuyên gia nghiên cứu về VN của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lưu ý rằng
“Vụ xử này là một hình thức hoàn toàn chế giễu công lý, bất chấp những
nhân quyền căn bản...”.
Vẫn
theo viên chức vừa nói thì lẽ ra những nhà dân chủ ấy “không bao giờ bị
bắt, chứ đừng nói tới chuyện bị buộc tội và lãnh án tù.” Vì sao, viên
chức ấy giải thích, vì “phiên xử không cho bị cáo hưởng quyền được bào
chữa đúng nghĩa, cho thấy rõ tình trạng VN thiếu tôn trọng tự do ngôn
luận và bất đồng chính kiến trong ôn hòa, cũng như tòa án không được độc
lập”. Bản thông cáo báo chí của Tổ chức Ân xá Quốc tế kết luận rằng
phiên xử cũng chứng tỏ VN cần phải cấp bách cải cách những khuyết điểm
nghiêm trọng trong Bộ Luật Hình sự năm 1999, những điều khoản mơ hồ dùng
để kết tội những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa – là điều đi ngược lại
với nghĩa vụ của VN trong khuôn khổ luật quốc tế.
Theo tổ chức Ký Giả Không
Biên Giới trụ sở tại Paris, Pháp Quốc, thì “những nhà dân chủ đấu tranh
ôn hòa đang phải trả giá cho chứng hoang tưởng và những vụ tranh giành
quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản cầm quyền trước khi diễn ra đại hội
đảng vào năm tới”.
Tổ chức Ký
Giả Không Biên Giới lưu ý rằng “Làn sóng bắt bớ đó sẽ không chấm dứt
được cuộc tranh luận về tương lai đất nước (VN)”. Theo tổ chức này thì
những nhà bất đống chính kiến bị tù tội “...đã trở thành biểu tượng thúc
đẩy cuộc đấu tranh cho tự do tư tưởng tại VN và hải ngoại”. và “cộng
đồng thế giới phải lên án những bản án nặng nề và áp lực chính phủ (VN)
trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ”.
Những nhà dân chủ đấu tranh ôn hòa đang phải trả giá cho chứng hoang tưởng và những vụ tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản cầm quyền trước khi diễn ra đại hội đảng vào năm tới.Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới
Qua
tờ Wall Street Journal, luật sư quốc tế Robert Amsterdam có bài nói về
“Ngôn ngữ nhân quyền, ngữ pháp công lý bị rơi vào tay những kẻ không
thích hợp”, lưu ý rằng “một phiên xử mà không có quyền bào chữa nào cũng
gọi là “phiên xử”, một sự kết tội nhận lệnh từ lãnh tụ độc đoán – chứ
không phải quan tòa – vẫn gọi là “tội”, và rồi tiếp tục tồn tại một quan
niệm sâu rộng và nguy hiểm rằng luật pháp và tòa án phối hợp hoạt động
tốt đẹp...”. Vẫn theo luật sư này thì đối với những chính phủ độc tài,
“việc áp dụng tội trạng là mục tiêu của họ hơn là thực trạng có tội, vì
họ dựa vào quyền lực để xóa bỏ tình trạng được coi là vô tội khi chưa có
án quyết. Họ biết rằng chỉ bằng cách gán cho những nhà bất đồng chính
kiến hay đối lập là tội phạm, thì công chúng cũng sẽ xem những người này
như vậy”.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
Răn đe chỉ là ảo tưởng (phần 1)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-01-30
Sau 16 tháng bị tạm giam, hôm qua, 29 tháng 1, cô Phạm Thanh Nghiên, từng được Human Right Watch (Tổ chức Quan sát Nhân quyền Quốc tế), trao tặng giải Hellman Hammett hồi năm ngoái, đã bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 4 năm tù kèm 3 năm quản chế, sau khi thi hành xong hình phạt tù.Vừa buồn, vừa thất vọng
Trân Văn: Thưa ông, ông nghĩ gì về bản án tòa án Hải Phòng vừa tuyên?
Ông Nguyễn Thượng Long:
Tôi cũng chờ suốt ngày hôm nay đấy. Người ta xử kín quá, tôi không thấy
rò rỉ thông tin nào cả. Vừa rồi tôi được biết rằng là người ta đã xử
cháu Nghiên với 4 năm tù giam, tôi bất ngờ và tôi rất là buồn. Tôi rất
thất vọng về án phạt đó.
Trân Văn: Thưa
ông, Hiến pháp Việt Nam minh định là công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí nhưng cô Nghiên bị bắt khi cô đang tọa kháng tại nhà với
biểu ngữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" và phản đối công hàm do
ông Phạm Văn Đồng ký mà cô cho là “bán nước”. Cô bị kết tội vì một vài
bài viết mà cô đã gửi lên mạng Internet để chia sẻ những suy nghĩ của cô
về hiện tình đất nước, thế thì công dân có thể thực hiện quyền tự do
ngôn luận, quyền tự do báo chí mà hiến pháp đã minh định như thế nào?
Ông Nguyễn Thượng Long:
Qua sự kiện này tôi cũng rất thất vọng. Điều 69 của Hiến pháp ở đất
nước chúng tôi quy định những quyền tự do cá nhân cũng rất đầy đủ đấy!
Trong đó người ta khẳng định những quyền hội họp, quyền lập hội, quyền
biểu tình, rồi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và theo quy
định của nhà nước thì tôi thấy một số việc làm của cháu Nghiên rất đúng
với điều này. Ví dụ như là cháu làm đơn xin được biểu tình, thế rồi cháu
cũng viết nhiều bài bày tỏ tư tưởng của mình một cách rất là đàng
hoàng. Cháu cũng viết báo mạng. Tôi nghĩ là Nghiên không có gì sai sót
về phương diện Hiến pháp của đất nước chúng tôi cả.
Nếu
chúng ta soi vào Tuyên ngôn Nhân quyền thì chúng ta thấy là cháu cũng
không làm điều gì vượt quá Tuyên ngôn Nhân quyền mà quốc tế đã kêu gọi
và Việt Nam đã công nhận. Còn Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự,
Chính trị và Xã hội thì cháu cũng không hề vượt quá những cái ngưỡng
được phép.
Tôi nghĩ rằng việc cháu thực thi những quyền đó rất bình thường đối với các quốc gia dân chủ và các quốc gia văn minh. Rất tiếc là người ta vẫn có thể xử cháu được mà lại xử cháu ở mức án nặng nề như thế.Ô. Nguyễn Thượng Long
Tôi
nghĩ rằng việc cháu thực thi những quyền đó rất bình thường đối với các
quốc gia dân chủ và các quốc gia văn minh. Rất tiếc là người ta vẫn có
thể xử cháu được mà lại xử cháu ở mức án nặng nề như thế. Tôi rất là
buồn. Tôi rất thất vọng.
Trân Văn: Thưa ông, trước đây ông đã từng gặp cô Phạm Thanh Nghiên chưa, hay ông chỉ biết cô qua những bài cô viết?
Ông Nguyễn Thượng Long:
Tôi trực tiếp gặp cô Nghiên rồi, trong cuộc biểu tình trước cửa Đại sứ
quán Trung Quốc. Hôm đó tôi vô cùng khâm phục, tôi vô cùng cảm động và
ngưỡng mộ trước biểu hiện của một cô gái trẻ như thế.
Rất
may là trong ngày hôm đó khi tôi quay trở lại nhà một người bạn mới
quen biết của tôi thì tôi lại gặp lại cháu. Ở đó, tôi mới biết đầy đủ
hơn về cháu Nghiên. Sau đó tôi thấy là những việc cháu làm thì tôi nghĩ
là cũng không có cái gì là quá mức cả.
Sau
lần đó tôi được biết là cháu có vào Thanh Hóa để thăm những ngư dân bị
tàu Trung Quốc khủng bố trên Biển Đông. Sau đó một thời gian thì tôi
thấy cháu viết một bài mà tôi rất xúc động. Đó là bài "Uất ức biển ta
ơi!", trong đó cháu bày tỏ những đau xót của cháu khi đồng bào của mình
bị hoạn nạn.
Một thời gian sau
nữa tôi được biết là cháu đồng ký vào một cái đơn xin phép nhà nước cho
tổ chức một cuộc biểu tình để lên án các tệ đoan, ví dụ như lạm phát,
tăng giá, hay là tham nhũng tràn lan.
Thời
gian sau thì tôi thấy hình như vì bức xúc, cháu có treo một khẩu hiệu
là "HoàngSa - Trường Sa là của Việt Nam" và một khẩu hiệu về việc cháu
không hài lòng với một công hàm ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Cháu treo
ở nhà cháu chứ cháu chẳng có gây rối ren gì cho xã hội cả. Cháu lặng lẽ
tọa kháng với những điều mà cháu nghĩ, cháu viết như vậy.
Một
thời gian sau thì tôi thấy báo chí đưa tin là cháu đã bị bắt giữ. Tôi
rất là buồn, tôi rất là thắc mắc và tôi cứ theo dõi mãi. Mãi người ta
chẳng đưa cháu ra xử, tới mười bốn, mười lăm tháng thì mới có vụ xử ngày
hôm nay và cách đây độ đôi tiếng thì tôi mới được biết kết quả qua
những người bạn bè của tôi ở các cơ quan truyền thông quốc tế. Đến bây
giờ, trong nước rất ít người biết kết quả của phiên xử đó.
Đàn áp sẽ không hiệu quả
Trân Văn: Thưa
ông, quan sát các diễn biến trong thời gian vừa qua, người ta thấy hình
như những vụ xử và những bản án dành cho những người tham gia chia sẻ
thông tin, bày tỏ những suy nghĩ của họ mang tính răn đe. Theo ông, liệu
những bản án đó có đạt được mục tiêu răn đe mà chính quyền Việt Nam
mong muốn không?
Ông Nguyễn Thượng Long: Tôi nghĩ rằng tham vọng răn đe người Việt Nam có lẽ là một cái ảo tưởng đấy!
Tôi để ý
là những án phạt đối với các trí thức trẻ như vừa qua và bây giờ là với
cháu Nghiên thì có những hiện tượng mà tôi nghĩ rằng là không được bình
thường lắm.
Tôi xin đơn cử ví
dụ như là án phạt đối với doanh nhân - trí thức trẻ Trần Huỳnh Duy Thức.
Tôi thấy là không bình thường. Vì thực ra Viện Kiểm Sát chỉ đề nghị
phạt 12 năm nhưng có lẽ vì thái độ của anh Thức và anh Long nữa, không
làm hài lòng những người có trách nhiệm xét xử nên người ta đưa lên đến
mức án mà tôi ngạc nhiên là 16 năm đối với Trần Huỳnh Duy Thức.
Tôi
nghĩ rằng có lẽ đấy cũng là một lời cảnh báo của nhà cầm quyền trong
nước đối với giới trí thức, đối với những người có tư tưởng dân chủ.
Tôi
nghĩ rằng những án phạt đó cũng có thể làm hoang mang những người không
có một lý tưởng, không có thái độ sống một cách nghiêm chỉnh. Có lẽ là
người ta có thể run sợ. Thế nhưng với những người mà người ta đã có một
thái độ sống, người ta có một trí tuệ và một lý tưởng cho người ta thì
tôi nghĩ là mọi biện pháp khốc liệt sẽ không có tác dụng, đối với những
người đã đạt tầm mức như vậy.
Cho nên nếu như chúng ta muốn khai thác khả năng răn đe một dân tộc đã có truyền thống như thế, tôi nghĩ rằng đó chỉ là một ảo tưởng thôi.Ô. Nguyễn Thượng Long
Tôi
nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta, những người có một ý tưởng, có một
trí tụê và có một tấm lòng với đất nước như thế thì tôi nghĩ không ít
đâu.
Cho nên nếu như chúng ta
không nghĩ đến chuyện đối thoại với nhau, chúng ta không nghĩ đến chuyện
chúng ta có thể trao đổi với nhau việc của người Việt Nam với người
Việt Nam. Chúng ta không thể có cách ôn hòa hơn mà chúng ta cứ dùng
những biện pháp khốc liệt như thế thì tôi nghĩ rằng cũng không có kết
quả đâu.
Tôi thì tôi nghĩ như vậy còn không hiểu những người cầm quyền, những người đang quản lý đất nước thì họ nghĩ như thế nào?
Trên
đây là phần đầu cuộc trò chuyện giữa Trân Văn và ông Nguyễn Thượng Long
– một nhà giáo hưu trí về vụ án Phạm Thanh Nghiên. Mời quý vị tiếp tục
xem tâm sự của ông Nguyễn Thượng Long, ở góc độ một người tham gia tranh
đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam, trong bối cảnh chính quyền đang
thẳng tay đàn áp các nhân vật bất đồng chính kiến như vừa qua.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
Răn đe chỉ là ảo tưởng (Phần 2)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-01-31
Trong lần phát thanh trước, quý vị đã nghe ông Nguyễn Thượng Long, một nhà giáo hưu trí sống ở thành phố Hà Đông, thuộc Hà Nội, chia sẻ suy nghĩ của ông trước bản án mà Tòa án Hải Phòng mới tuyên đối với cô Phạm Thanh Nghiên, cũng như các bản án mà hệ thống Tòa án đã tuyên đối với những người tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam.
Photo courtesy of www.to-quoc.net
Lần
này, mời quý vị nghe tiếp những tâm sự của ông Nguyễn Thượng Long với
Trân Văn, dưới góc độ một người tham gia tranh đấu cho tự do, dân chủ ở
Việt Nam, trong bối cảnh chính quyền đang thẳng tay đàn áp các nhân vật
bất đồng chính kiến.
Giá của sự dấn thân
Trân Văn: Thưa
ông, ông là một trong những người đã từng lên tiếng bày tỏ suy nghĩ,
bày tỏ ý kiến của ông. Hình như là ông cũng có gặp một số rắc rối (?).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam như hiện nay, khi mà có rất nhiều người
đã từng lên tiếng bày tỏ ý kiến, bày tỏ suy nghĩ như ông phải nhận lãnh
những hình phạt rất nặng, ông có lo âu không? Rồi thân nhân của ông có
lên tiếng can gián không?
Ông Nguyễn Thượng Long:
Thực ra thì tôi không phải là một hiện tượng đặc biệt đâu. Tôi cũng như
những người Việt Nam bình thường khác thôi. Có lúc mình cứng rắn, cũng
có lúc mình yếu đuối, có lúc mình lạc quan, cũng có lúc mình thất vọng,
mình bi quan.
Thực ra đúng như
là anh vừa mới hỏi tôi đấy, từ ngày tôi dấn thân vào chuyện cổ suý cho
tư tưởng tự do - dân chủ - nhân quyền và tôi bênh vực những đồng bào của
tôi bị hoạn nạn, những nỗi niềm mà người ta không nói lên được thì tôi
nói giúp họ, tôi cũng gặp phải những hệ luỵ. Cái giá phải trả cũng tương
đối là đắt đấy ạ.
Ví dụ như là con trai, con gái tôi, rồi con rể tôi đều phải nhận những áp lực của chính quyền. Thậm chí đến cả cháu gọi tôi bằng bác ruột, rồi em trai tôi, rồi bà chị tôi,…Ông Nguyễn Thượng Long
Ví
dụ tôi cũng phải làm việc với cơ quan an ninh, rồi gia đình tôi cũng có
những lúc không phải là bình thường. Ví dụ như là con trai, con gái
tôi, rồi con rể tôi đều phải nhận những áp lực của chính quyền. Thậm chí
đến cả cháu gọi tôi bằng bác ruột, rồi em trai tôi, rồi bà chị tôi,…
cũng đều có những tác động từ những người có trách nhiệm.
Thế
rồi lâu lắm tôi mới về quê thì tôi cũng được nghe những lời mà thân tộc
của tôi ở đó nhắc nhở tôi về những điều mà chính quyền người ta đã đặt
vấn đề về tôi ở quê tôi. Tôi nghĩ rằng những áp lực đó đến với tôi về cơ
bản có lẽ cũng không còn cái mức độ nào nữa đâu.
Tôi cho rằng
hãy làm theo tiếng gọi của lương tâm mình, lương tri mình, còn những cay
đắng của cuộc đời, lúc này nó đến hoặc lúc khác nó đến thì mình phải
bình tĩnh, chứ đừng mất bình tĩnh trước chuyện như vậy. Mà tôi cũng tin
rằng lương tâm của tôi, thái độ sống của tôi và sự chân thực của tôi với
cuộc đời này thì lúc này, có thể tôi gặp những điều cứ tạm coi là bất
hạnh nhưng tôi nghĩ rằng, lịch sử rất công bằng, lịch sử sẽ không bao
giờ để cho một người Việt Nam nào bị oan khuất.
Tôi
nghĩ rằng những việc tôi làm, thái độ sống của tôi như thế thì tôi
không hối hận. Tôi không hề hối hận vì tôi biết là tôi không sai. Còn
bây giờ người ta xử sự với tôi như thế nào thì bên cạnh tôi có gia đình,
thân tộc tôi. Nói thực, đồng bào của tôi cũng là một phần theo lý lẽ
ấy. Nếu mà mình không nghĩ đến đồng bào, không nghĩ đến dân tộc mình nữa
thì nó lại khác nhưng mà với anh em chúng tôi, bên cạnh người thân, bên
cạnh gia đình, chúng ta còn có một gia đình lớn nữa, đó là đồng bào và
dân tộc. Chính vì vậy mà trong nhiều vấn đề tôi đã xử sự khác với những
người khác, trong những vấn đề tương tự anh ạ.
Giữa riêng và chung
Trân Văn: Thưa ông, năm nay ông bao nhiêu tuổi?
Ông Nguyễn Thượng Long: Dạ, năm nay tôi đã vượt quá cái tuổi phải lao động trong xã hội rồi.
Tôi nghĩ là xung quanh tôi còn có nhiều những bất công, còn quá nhiều những người mà người ta đang gặp phải những điều bất hạnh, người ta không nói lên được, thế thì tôi nói lên được thì tôi cứ bênh họ.Ông Nguyễn Thượng Long
Tôi
sinh sau Cách mạng tháng Tám và tôi trưởng thành từ các mái trường của
chủ nghĩa xã hội. Thực ra thì tôi chẳng hiểu biết gì lắm về đế quốc,
thực dân, phong kiến đâu. Từ khi tôi hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã
hội, tôi mới có thời gian để tôi suy ngẫm lại, tôi rà soát lại, tôi
ngoái nhìn lại những việc mà tôi đã làm, những gì đã diễn ra trong cuộc
đời mà tôi đã chứng kiến và tôi có một nguyện vọng là có điều gì mình
nói được, mình viết được, mình nghĩ được mà nó có lợi cho số đông, có
lợi cho nhân dân tôi, thì tôi không từ nan. Và cuộc sống đã đưa tôi đến
những ngày tháng như thế này.
Trân Văn: Thưa
ông, trên một số diễn đàn điện tử và trên một số blog, người ta nói
nhiều đến chuyện trước hết phải sống có trách nhiệm đối với gia đình của
mình và cách thể hiện trách nhiệm đó là không dây vào những yếu tố có
liên quan đến chính trị, bởi vì sẽ gặp rắc rối. Hình như là ông không
chia sẻ suy nghĩ đó của số đông?
Ông Nguyễn Thượng Long: Đúng là những lập luận và những lời khuyên răn của nhiều người đối với tôi cũng như điều anh vừa mới nói.
Nhiều
lúc tôi cũng giật mình trước những lời khuyên đó. Tôi cũng rà soát lại
xem mình đối xử với người thân của mình, với thân tộc, quê hương có điều
gì không phải không. Tôi ngẫm nghĩ thì tôi thấy rằng cũng không hề có
điều gì mà tôi có thể phải hối hận trước họ.
Còn
những ý kiến kia, tôi tin họ cũng nói thật lòng thôi, chứ không phải là
họ có ý không tốt, thế nhưng mà nghĩ đi, nghĩ lại thì tôi không tìm ra
được những lỗi lầm của tôi để tôi phải tự dày vò, để tự dằn vặt mà phải
sám hối, phải hối hận.
Tôi nghĩ
là xung quanh tôi còn có nhiều những bất công, còn quá nhiều những
người mà người ta đang gặp phải những điều bất hạnh, người ta không nói
lên được, thế thì tôi nói lên được thì tôi cứ bênh họ. Tôi không biết là
cuộc bênh của tôi nay mai nó sẽ như thế nào...
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ
*
TƯ NHÂN HÓA, GIA ĐÌNH HÓA
HAY TRUNG QUỐC HÓA
TÀI SẢN QUỐC GIA VN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.01.2010
UNICODE: http://VietTUDAN.net
Kinh
tế Trung quốc và Kinh tế Việt Nam thóat thai từ Chủ trương Kinh tế Tập
quyền Chỉ huy. Chủ trương Kinh tế này còn mang một khía cạnh nhân đạo,
đó là Bao Cấp và đồng hưởng Xã hội. Để có thể thực hiện Chủ trương Kinh
tế ấy, thì Nhà Nước tập trung quyền lực Chính trị độc tài về mình, đồng
thời giữ luôn độc quyền phác họa những kế họach Kinh tế gồm Sản xuất và
phân phối Tiêu thụ.
Kinh tế nhóm đảng Mafia:
Một người làm quan, cả họ được nhờ
Chủ
trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và Bao cấp Xã hội đã thất bại vì tiền
bạc chung bị thất thóat và bao cấp xã hội làm người ta lười biếng. Do
đó, Trung quốc cũng như Việt Nam tuyên bố chuyển mình sang Chủ trương
Kinh tế Tự và Thị trường. Nhưng Chủ trương Kinh tế Tự do và Thị trường
THỰC SỰ đòi hỏi phải có một Môi trường Chính trị-Pháp lý phù hợp
(Environnement Politico-Juridique adéquat): Tư hữu những phương tiện sản
xuất và tiêu thụ, Tự do tư doanh, Tự do thương lượng và ký kết giao
kèo, Luật pháp bảo đảm những quyền sinh họat Kinh tế phải do những cá
nhân đồng quyết định (Dân chủ).
Trung
quốc và Việt Nam nói rằng chấp nhận Chủ trương Kinh tế Tự do và Thị
trường cho mọi tác nhân Kinh tế, nhưng đã đặt hệ thống Kinh tế trong một
Môi trường Chính trị-Luật pháp cũ của Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ
huy: độc đảng giữ trọn quyết định trên những phương tiện sản xuất, độc
đảng nắm đất đai và tài nguyên quốc gia, độc đảng giữ trọn những sinh
họat kinh tế/ thương mại qua những Công ty quốc doanh, Luật pháp liên
quan đến sinh họat Kinh tế do độc đảng thiết lập và cá nhân phải tuân
phục. Đảng đã thêm vào cái đuôi “định hướng XHCN“ để lấy cớ giữ trọn cái
Mội trường Chính trị-Pháp lý bảo đảm cho độc tài Chính trị và độc quyền
Kinh tế, đồng thời làm một việc bất nhân nữa là không nhận trách nhiệm
bao cấp và đồng hưởng xã hội.
Đó
chính là bóc lột của nhóm đảng Mafia mà kết quả là nhóm đảng Mafia trở
thành giầu nứt khố và đại đa số dân chúng bị bóc lột đến nghèo kiết xác.
Không có CÔNG LÝ ở một lọai Kinh tế như vậy, tất nhiên cũng không thể
có HÒA BÌNH xã hội.
Sự
phản kháng của đại đa số Dân chúng tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam
đang lên mạnh để đòi hỏi CÔNG LÝ và do đó HÒA BÌNH cho cá nhân và xã
hội. Trước sự phản kháng lên mạnh này, nhóm đảng Mafia đã trở thành giầu
có sau những chục năm bóc lột, cảm thấy rằng không thể ngồi yên thụ
hưởng, nên dường như đang tìm cách cất giấu tiền bạc dưới một chiêu bài
nào đó.
Việc
chuyển tài sản ra nước ngòai để cất giấu là sự tất nhiên. Giới Ngân
Hàng Thụ sĩ nói nhỏ với nhau rằng họ sẽ nhận được việc chuyển từ Trung
quốc sang Thụy sĩ số tài sản tới USD.180 tỉ. Chúng tôi cũng đọc tin thấy
rằng Việt Nam đang định “tư nhân hóa“ một số Công ty quốc doanh lớn.
Đây cũng là chiêu bài để nhóm đảng Mafia cất giấu tài sản tại chính quốc
nội.
Không
phải chỉ nguyên chúng tôi nhận định về Kinh tế nhóm đảng Mafia Trung
quốc và Việt Nam. Có nhiều người đã viết. Chúng tôi xin trích đăng một
số tỉ dụ.
Nhà phân tích Bill Hayton nói về
Kinh tế Mafia gia đình tại Việt Nam
Việt
Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy
(foreignpolicy. com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New
Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và
xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.
Nhà phân
tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về
đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn:
Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG
Ventures Vietnam, và cô dân là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch
quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị
150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.
Cô
Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều
công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ
CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất
nước.
Đám
cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn
tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn
còn thuôc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng
viên.
Hầu
hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định,
hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ
nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4
nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình
hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.
Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc và
tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là
Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình
cùng là ngưòi duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò
mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gaí cuả tướng Võ Nguyên Giáp.
Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đaị Học Harvard. Khi về VN, Hoa lập
công ty có tên là Galaxy. Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh.
Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các
lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng
Ngoaị Giao.
Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ đi
theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số
dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở
thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của
nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.
Các
hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch
cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008,
tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong
các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng
thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu
của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).
Với
tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh
phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm
luật. Câu hỏi là, vào thời khoảng khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng
phạt chính các đảng viên của họ không để đưa kinh tế đen naỳ trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?
Vụ
kết án các nhà dân chủ tuần này có phaỉ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới
tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì
vòng kiểm soát?
Tim JOHNSTON viết về tư nhân hóa
các Tổng Công ty Việt Nam
Ngày
06.01.2010, từ Bangkok, Ký giả Tim JOHNSTON, dưới đề mục TƯ NHÂN HÓA
(PRIVATISATION) đăng trên FINANCIAL TIMES trang 15, đã viết về việc
Nguyễn Tấn Dũng sắp cho tư nhân hóa hai Tổng Công ty lớn của Nhà Nước,
đó là PETROLIMEX và VIETNAM STEEL CORP.
Petrolimex,
trước đây gọi là Vietnam National Petroleum Corp., chính yếu nhập cảng
dầu lửa cho cả nước. Hiện Petrolimex có tất cả 6'000 trạm phân phối xăng
dầu trên tòan quốc.
Vietnam Steel Corp. là Tổng Công ty sản xuất và cung ứng sắt thép cho Việt Nam.
Phải chăng đây là tiến trình tư nhân hóa Kinh tế hay chỉ vì những lý do sau đây:
=> Tổng Công ty Nhà Nước lãng phí, thua lỗ mà Ngân qũy Nhà Nước thiếu hụt không còn sức bù thêm tài chánh nữa.
=> Một
chiêu bài để con cháu đảng giầu có mua lại Công ty nhà nước làm tư hữu
và giấu tài sản. Đây có thể gọi là gia đình hóa, hay nhóm đảng hóa tài
sản quốc gia.
=> Trung
quốc có nhiều tiền muốn chuyển ra nước ngòai. Nếu Trung quốc mua lại đa
số phần hùn Petrolimex, thì họ giữ quyền kiểm sóat xăng nhớt tại Việt
Nam. Đây sẽ nằm trong chương trình xâm lăng Kinh tế vậy.
=> Cũng
vậy, nếu Trung quốc mua đa số phần hùn trong Tổng Công ty Sắt Thép Việt
Nam, họ có thể biến Tổng Công ty này thành một chi nhánh Sắt Thép của
họ đã khá mạnh trên Thế giới.
Tác giả Tim Johnston nhận định rằng: “The appetite for investment in Vietnam is quite low!“ (Sự ham muốn đầu tư vào Việt Nam còn hòan tòan thấp). Bỏ vốn đầu tư vào một Tổng Công ty vẫn lệ thuộc ở một hệ thống Luật pháp độc tài, độc đảng, đó là liều lĩnh.
Chúng
tôi cũng nghĩ rằng giới Việt kiều có thể về thăm Quê Hương, giúp vốn
cho người nhà làm ăn nhỏ, nhưng chưa dám bỏ số vốn lớn để hùn vào
Petrolimex hoặc Vietnam Steel Corp.
Đại
đa số dân chúng thì nghèo khổ, làm sao có tiền hùn vốn mua Petrolimex
hoặc Vietnam Steel Corp. Chỉ có nhóm đảng Mafia, đã cướp bóc được nhiều
tiền, cánh nhóm đảng Mafia Trung quốc, có thể bỏ vốn mua để cất giấu tài
sản.
Jamil ANDERLINI viết về những Công ty của
con Thủ tướng ÔN GIA BẢO
và con Chủ tịch HỒ CẨM ĐÀO
Một
sự trùng hợp hy hữu. Cũng trong thời gian này, Tác giả Tim ANDERLINI từ
Bắc Kinh, cũng dưới đề mục tài sản tư, viết đăng trên tờ FINANCIAL
TIMES ngày hôm qua 27.01.2010, trang 17, một bài
về những Công ty của con trai Thủ tướng Oâng Gia Bảo và của con trai Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào. Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, con rể của Tướng Võ
Nguyên Giáp, tại Việt Nam, nhờ quyền lực độc tài đảng, mà làm ăn giầu
có, thì tại Trung quốc, con trai Thủ tướng Oân Gia Bảo và con trai Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào, cũng dựa quyền thế sinh sát độc đóan của đảng mà làm ăn
thâu tóm tài sản.
ÔN
YUNSONG, cũng gọi là Winston ÔN, con trai của Thủ tướng Oâng Gia Bảo,
có Công ty tư nhân về tài chánh NEW HORIZON có thể đầu tư tiền tỷ Đo-la.
Chúng tôi xin dịch một đọan viết của Tác giả Jamil ANDERLINI:
“Một
Tập đòan Tài chánh được thành lập bởi con trai của Oân Gia Bảo, Thủ
tướng Trung quốc, đã cùng với một số nhà đầu tư nước ngòai sắp đầu tư số
lượng USD.1 tỷ vào lục địa Trung quốc.“
“ÔN
Yunsong, cũng được gọi là Winston ÔN, là con trai độc nhất của Thủ
tướng Trung quốc, có Tập đòan Tài chánh NEW HORIZON với vốn lúc đầu
USD.750 triệu và sắp tăng lên USD.1 tỷ trong những tuần tới.“
Về những bí mật làm việc của những con cái các Lãnh đạo của đảng Cộng sản, Tác giả Jamil ANDERLINI viết: “The children of China’s
Leaders enjoy unparalelled access to decision-makers and are seen as
essential facilitators by foreign businesses operating in the country. But
while their names can help attract investors, any public perception in
China that they are trading on their family’s name can be politically
devastating and details of their activities are often regarded as state
secrets. Internet searches for information on NEW HORIZON and Winston WEN were blocked in China yesterday.“
(Những con cái của các Lãnh đạo tại Trung quốc được hưởng liên hệ không
sánh được về việc liên hệ trực tiếp với những người có quyền quyết định
và được coi như là những người dàn xếp chính yếu bởi nhà kinh doanh
nước ngòai làm việc trọng xứ Tầu. Nhưng trong khi tên của những con cái
các Lãnh tụ này có thể quyến rũ những nhà đầu tư, thì bất cứ những sự
biết đến của quần chúng rằng những người con này đang làm ăn dựa trên
tên gia đình của họ có thể gây tàn phá về mặt chính trị, và những chi
tiết họat động của họ thường được coi là những bí mật nhà nước. Những
truy tìm tin tức bằng Internet về Tập đòan New Horizon và về Winston ÔN
đã được ngăn chặn lại hôm qua tại Trung quốc) (FINANCIAL TIMES 27.01.2010, trang 17).
Về riêng con trai của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tác giả Jamil ANDERLINI cũng viết như sau: “In
similar situation in July last year, the Central Propaganda Department
ordered all Chinese search engines to block searches related corruption
probe in Namibia involving Nuctech, the airport scanner group controlled
by Hu Haifeng, 38-year-old son of Hu Jintao, China’s president“. (Trong
hòan cảnh giống như vậy vào tháng Bẩy năm ngóai, Bộ Tuyên truyền Trung
ương đã ra lệnh xử dụng tất cả những phương tiện tìm kiếm đóng chặt
những truy tìm bằng chứng tham nhũng ở Namibia liên hệ đến NUCTECH, Tập
đòan Air Scanner dưới quyền kiểm sóat của Hồ Haifeng, con trai 38 tuổi
của Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung quốc) (FINANCIAL TIMES 27.01.2010, trang 17).
Kinh
tế nhóm đảng Mafia Trung quốc và Việt Nam đang tìm cách giấu cất tài
sản bằng tư nhân hóa hay gia đình hóa những Công ty quốc doanh vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
SƠN TRUNG * ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ & ĐÔNG HỒ
*
ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ (1877- 1961),
VÀ ĐÔNG HỒ ( 1906 - 1969),
Lúc bấy giờ thi sĩ Đông Hồ ở gần khu hồ tắm Chi Lăng Gia Định. Tôi xin gặp tiên sinh thì được tiên sinh cho gặp mặt. . Đông Hồ tiên sinh mặc áo dài đen, khăn đóng ra tiếp tôi. Cũng như Ưng Bình lão nhân, tiên sinh đưa cho tôi một quyển sổ lưu niệm để sẵn trong phòng cho tôi ghi vào tên họ, ngày tháng và chữ ký.
Cũng như Ưng Bình lão nhân, khuôn mặt và dáng vẻ của tiên sinh rất từ ái và bình dị, nói năng ôn hòa và không tỏ vẻ khó chịu khi phải gặp một chàng trai trẻ lạ đến quấy nhiễu cái tĩnh mịch của thi nhân.
Cũng như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, thi sĩ Đông Hồ cũng đặt một đỉnh trầm hương ở trên bàn và đốt lên khiến mùi trầm tỏa khắp căn phòng tạo cho tôi cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái. Tiên sinh cũng pha trà đãi tôi. Cách pha trà của tiên sinh rất cầu kỳ giống như Ưng Bình. . Trước hết, tiên sinh bỏ trà vào ấm trà, sau chuyển nước trà sang chén tống cho trà lắng xuống, rồi rót ra hai chén con, một cho tiên sinh và một cho tôi!
Khi tôi hỏi vài chi tiết về Tản Đà, thi sĩ đã vui vẻ trả lời . Thăm tiên sinh một giờ, tôi xin phép ra về. Trước khi tôi ra về, tiên sinh đem tặng cho tôi mấy cuốn thơ của tiên sinh. Tiên sinh có mấy cái triện. Cái vuông, cái tròn, cái hình bán nguyệt, cái to, cái nhỏ., Tiên sinh đóng triện son và ký tên vào tác phẩm của tiên sinh trước khi trao tặng tôi. Tiên sinh giải thích cho tôi cách dùng son đóng triện. Son của Trung Quốc và Việt Nam thì chế tạo đặc biệt, rất đỏ và bền lâu, không nhoè và phai như mực đỏ Âu Mỹ.
(Đông Hồ và Thất Tiểu Muội)
Đông Hồ tiên sinh là một nhà thơ mới. Sống trong vòng nôi của thơ Đường, tiên sinh đã hấp thụ được tinh hoa của tân học cho nên tiên sinh cũng đã bắt kịp xu hướng của thời đại, mạnh dạn gia nhập vào thơ mới và đã thành công.
Sau 1945, thơ ông đã già nhưng cốt cách của ông cũng như Ưng Bình Thúc Giạ Thị là cốt cách của tao nhân Lý Trần mang tính cách của thi nhân, của nho sĩ quý phái và thanh lịch trong thế giới của văn chương, của tao nhân mặc khách.
Một vài người ưa giản dị, không thích cung cách của người xưa, riêng tôi, tôi tôn kính phong cách của Ưng Bình và Đông Hồ mà nay những người đó đã đi xa và không còn để lại dấu vết.
Ưng Bình và Đông Hồ là hai con người cuối cùng của thế hệ cũ. Ngày nay dù chúng ta muốn sống như thời xưa cũng không được nữa. Có nhiều điều ngăn chận chúng ta đi ngược chiều lịch sử:
+Những phong cách cũ, trong vùng cộng sản sẽ bị phê bình là phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, xa cách quần chúng.
+Chúng ta không còn mang y phục cổ truyền. Trong chiến tranh Việt Pháp (1945-1954), ngoại trừ vùng Pháp chiếm đóng là mang Âu phục và y phục cổ truyền, còn các nơi đều mang bà ba, Bộ đội, cán bộ thì mang đủ thứ y phục. Trong giỗ tết, hôn nhân và tang ma, người ta không còn mang áo dài đen, đầu đội khăn đóng. Ở hậu phương, phụ nữ cắt bỏ áo dài sửa thành áo ngắn và nhuộm nâu để thành vô sản .
+Trong vùng cộng sản, cha con, anh em đều gọi nhau bằng đồng chí, không còn ông bà, tiên sinh, ngài. ..
+Sau 1945, nhất là sau 1954, tại vùng cộng sản, những con người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, cụ nghè Nguyễn Mại, Ngô Tất Tố, Ưng Bình, Phan Văn Dật, Đông Hồ, Võ Phiến, Quách Tấn đã bị tù, hoặc bị giết. . .nhưng lại nẩy sinh ra một lớp vô sản mang danh cán bộ, bộ đội, công an, đảng viên. . .
+ Ngày nay, trầm rất đắt. Hơn nữa ta không dùng than củi nện không thể đốt trầm, Lại nữa, dùng đỉnh trầm có thể gây ra hỏa hoạn. Ở ngoại quốc người ta đề phòng hỏa hoạn rất ráo riết cho nên việc đốt giấy, đốt vàng mã, đốt hương đều phải bỏ hoặc hạn chế. Muốn cho thơm, nay chúng ta có thể sống giản dị bằng cách dùng nhiều loại nước hoa chứ không xông trầm đeo hương như xưa.
+ Sau 1945, ở các vùng cộng sản kiểm soát, người ta không dám viết nhật ký và giữ sổ lưu niệm Viết lưu bút sẽ bị phanh phui tình cảm của mình, dễ bị kết tội là lãng mạn, đồi trụy. Còn giữ sổ lưu niệm vì sẽ bị tra hỏi, tù tội nếu chẳng may ta quen với một người bị kết tội phản động. Chúng ta có thể bị bạn bè hay người thân mang nhật ký, sổ lưu niệm của ta đi trình công an hoặc cơ quan của ta. Thật là bất tiện và nguy hiểm!
*
ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ (1877- 1961),
VÀ ĐÔNG HỒ ( 1906 - 1969),
Năm
1956, sau cuộc thi tuyển, tôi vào học lớp đệ tam trường Quốc Học Huế.
Trong cuộc đời học sinh trung học, chúng tôi có hai năm ăn chơi nhàn hạ
là năm đệ ngũ và năm đệ tam. Thực sự năm đệ ngũ chúng tôi phải luyện thi
để năm sau thi Trung học đệ nhất cấp. Sau một thời gian luyện thi cực
khổ để lấy bằng Trung học đệ nhất cấp, năm đệ tam mới thât sự là nghỉ xả
hơi để sang năm lại thi Tú tài bán phần, rồi Tú tài toàn phần.
Năm đệ tam, chúng tôi rủ nhau đi du sơn du thủy. Gần thì đi thăm các cung điện, lăng tẩm ở Huế, xa thì ra Quảng Trị xem cầu Hiền Lương hay vào Đà Nẵng thăm Ngũ Hành Sơn. Có vài bạn đi Sài gòn hay Nha Trang, Đà Lạt. Cuộc đời học sinh của chúng tôi lúc đó thật là vui vẻ, sung sướng.
Năm đệ tam, chúng tôi rủ nhau đi du sơn du thủy. Gần thì đi thăm các cung điện, lăng tẩm ở Huế, xa thì ra Quảng Trị xem cầu Hiền Lương hay vào Đà Nẵng thăm Ngũ Hành Sơn. Có vài bạn đi Sài gòn hay Nha Trang, Đà Lạt. Cuộc đời học sinh của chúng tôi lúc đó thật là vui vẻ, sung sướng.
Tôi
ở Huế nghe danh cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Mặc dầu tôi có anh bạn là
cháu cụ Ưng Bình, nhưng tôi quyết định đi một mình đến thăm cụ. Tôi ở
đường Gia Hội, qua cầu Tràng Tiền, rẽ phải là qua Morin, rẽ trái là qua
Đập Đá về Vỹ Dạ. Nhà cụ là một biệt thự ở thôn Vỹ Dã. Thôn này đã trở
thành một ấn tượng sâu sắc trong lòng người Việt khắp nơi vì bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ " của Hàn Mặc Tử.
Khi tôi bước vào phòng khách, tôi chờ đợi độ năm phút thì cụ bước ra. Cụ mặc áo dài đen, dáng người nho nhã, mặt thanh tao. Lúc bấy giờ Ưng Bình lão nhân đã 80 tuổi, nhưng bước đi vững vàng, thân hình dẻo dai, giọng nói ấm áp, rõ ràng, cử chỉ khoan thai. Cụ là một bậc đại thi nhân ở Huế, dòng dõi lá ngọc cành vàng. Còn tôi chỉ là một cậu học sinh vô danh tiểu tốt, mới 18 tuổi tuổi đầu. Ấy thế mà cụ lại tiếp tôi! Tôi thấy thái độ cởi mở và khoan dung độ lượng của cụ làm tôi kính nể và cảm động!
Khi tôi bước vào phòng khách, tôi chờ đợi độ năm phút thì cụ bước ra. Cụ mặc áo dài đen, dáng người nho nhã, mặt thanh tao. Lúc bấy giờ Ưng Bình lão nhân đã 80 tuổi, nhưng bước đi vững vàng, thân hình dẻo dai, giọng nói ấm áp, rõ ràng, cử chỉ khoan thai. Cụ là một bậc đại thi nhân ở Huế, dòng dõi lá ngọc cành vàng. Còn tôi chỉ là một cậu học sinh vô danh tiểu tốt, mới 18 tuổi tuổi đầu. Ấy thế mà cụ lại tiếp tôi! Tôi thấy thái độ cởi mở và khoan dung độ lượng của cụ làm tôi kính nể và cảm động!
Cụ
nhẹ nhàng hỏi tên tuổi của tôi. Tôi thưa mọi điều với cụ, và nói rõ mục
đích là tới thăm một thi hào của xứ Huế. Cụ chỉ cho tôi một quyển sổ
lớn, rất dày đặt bàn bên cạnh, yêu cầu tôi ghi vài dòng lưu niệm. Quyển
sổ rất nặng và đã cũ, xem ra đã có hàng trăm, hàng ngàn người đến thăm
cụ và đã viết . Quyển sổ chỉ còn lại một số it trang.
Tôi ghi ngày tháng, tên họ , ký tên. và để lại chỗ cũ. Trong khi tôi hý hoáy ghi tên họ, cụ thong thả bỏ trầm vào lò hương ở trên bàn. Hương trầm thơm ngát, căn phòng rộng rãi mà yên tĩnh, không người qua lại. Tôi hỏi cụ một vài điều về thi ca, về những nhân vật trong lịch sử, và cụ trả lời rất đầy đủ.
Cụ cho tôi uống nước trà, và cười nói vui vẻ. Ngồi với cụ khoảng nửa giờ, tôi không dám làm phiền cụ nữa mà đành bái biệt ra về. Lúc bấy giờ tôi là một học sinh trung học, kiến thức không có là bao cho nên không có gì để hỏi han cụ, ngoài cái tò mò của tuổi trẻ và lòng kính trọng một danh nhân.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng trong suốt cuộc đời tôi, hình ảnh thanh nhã của cụ in sâu vào lòng tôi. Tôi không thích thơ chữ Hán và thơ nôm của cụ nhưng tôi kính trọng cái đức độ của cụ, có thể nói là cái cốt cách đạo hạnh Nho gia và tính cách quý phái vương giả đã hòa hợp trong con người của lão thi nhân một cách tuyệt diệu.
Sau đó vài năm, tôi vào Sài gòn học Đại học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Năm 1964, tôi hoàn tất cử nhân Văn Khoa và tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm. Tôi yêu thích văn chương nên xin làm luận án Cao Học Văn chương Việt Nam với giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch.
Luận án của tôi là nghiên cứu Tản Đà. Công việc đấu tiên của tôi là đọc các tác phẩm của Tản Đà và các tài liệu về Tản Đà. Ngoài ra, tôi phải đi gặp các thân nhân và những người quen biết Tản Đà. Tôi đọc An Nam tạp chí thấy Đông Hồ có gửi thư cho Tản Đà, và trong thời gian Tản Đà vào Nam có lẽ hai thi sĩ đã gặp nhau. Vì vậy, tôi đã đến thăm Đông Hồ để hỏi đôi điều về Tản Đà.
Tôi ghi ngày tháng, tên họ , ký tên. và để lại chỗ cũ. Trong khi tôi hý hoáy ghi tên họ, cụ thong thả bỏ trầm vào lò hương ở trên bàn. Hương trầm thơm ngát, căn phòng rộng rãi mà yên tĩnh, không người qua lại. Tôi hỏi cụ một vài điều về thi ca, về những nhân vật trong lịch sử, và cụ trả lời rất đầy đủ.
Cụ cho tôi uống nước trà, và cười nói vui vẻ. Ngồi với cụ khoảng nửa giờ, tôi không dám làm phiền cụ nữa mà đành bái biệt ra về. Lúc bấy giờ tôi là một học sinh trung học, kiến thức không có là bao cho nên không có gì để hỏi han cụ, ngoài cái tò mò của tuổi trẻ và lòng kính trọng một danh nhân.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng trong suốt cuộc đời tôi, hình ảnh thanh nhã của cụ in sâu vào lòng tôi. Tôi không thích thơ chữ Hán và thơ nôm của cụ nhưng tôi kính trọng cái đức độ của cụ, có thể nói là cái cốt cách đạo hạnh Nho gia và tính cách quý phái vương giả đã hòa hợp trong con người của lão thi nhân một cách tuyệt diệu.
Sau đó vài năm, tôi vào Sài gòn học Đại học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Năm 1964, tôi hoàn tất cử nhân Văn Khoa và tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm. Tôi yêu thích văn chương nên xin làm luận án Cao Học Văn chương Việt Nam với giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch.
Luận án của tôi là nghiên cứu Tản Đà. Công việc đấu tiên của tôi là đọc các tác phẩm của Tản Đà và các tài liệu về Tản Đà. Ngoài ra, tôi phải đi gặp các thân nhân và những người quen biết Tản Đà. Tôi đọc An Nam tạp chí thấy Đông Hồ có gửi thư cho Tản Đà, và trong thời gian Tản Đà vào Nam có lẽ hai thi sĩ đã gặp nhau. Vì vậy, tôi đã đến thăm Đông Hồ để hỏi đôi điều về Tản Đà.
Lúc bấy giờ thi sĩ Đông Hồ ở gần khu hồ tắm Chi Lăng Gia Định. Tôi xin gặp tiên sinh thì được tiên sinh cho gặp mặt. . Đông Hồ tiên sinh mặc áo dài đen, khăn đóng ra tiếp tôi. Cũng như Ưng Bình lão nhân, tiên sinh đưa cho tôi một quyển sổ lưu niệm để sẵn trong phòng cho tôi ghi vào tên họ, ngày tháng và chữ ký.
Cũng như Ưng Bình lão nhân, khuôn mặt và dáng vẻ của tiên sinh rất từ ái và bình dị, nói năng ôn hòa và không tỏ vẻ khó chịu khi phải gặp một chàng trai trẻ lạ đến quấy nhiễu cái tĩnh mịch của thi nhân.
Cũng như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, thi sĩ Đông Hồ cũng đặt một đỉnh trầm hương ở trên bàn và đốt lên khiến mùi trầm tỏa khắp căn phòng tạo cho tôi cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái. Tiên sinh cũng pha trà đãi tôi. Cách pha trà của tiên sinh rất cầu kỳ giống như Ưng Bình. . Trước hết, tiên sinh bỏ trà vào ấm trà, sau chuyển nước trà sang chén tống cho trà lắng xuống, rồi rót ra hai chén con, một cho tiên sinh và một cho tôi!
Khi tôi hỏi vài chi tiết về Tản Đà, thi sĩ đã vui vẻ trả lời . Thăm tiên sinh một giờ, tôi xin phép ra về. Trước khi tôi ra về, tiên sinh đem tặng cho tôi mấy cuốn thơ của tiên sinh. Tiên sinh có mấy cái triện. Cái vuông, cái tròn, cái hình bán nguyệt, cái to, cái nhỏ., Tiên sinh đóng triện son và ký tên vào tác phẩm của tiên sinh trước khi trao tặng tôi. Tiên sinh giải thích cho tôi cách dùng son đóng triện. Son của Trung Quốc và Việt Nam thì chế tạo đặc biệt, rất đỏ và bền lâu, không nhoè và phai như mực đỏ Âu Mỹ.
(Đông Hồ và Thất Tiểu Muội)
Đông Hồ tiên sinh là một nhà thơ mới. Sống trong vòng nôi của thơ Đường, tiên sinh đã hấp thụ được tinh hoa của tân học cho nên tiên sinh cũng đã bắt kịp xu hướng của thời đại, mạnh dạn gia nhập vào thơ mới và đã thành công.
Sau 1945, thơ ông đã già nhưng cốt cách của ông cũng như Ưng Bình Thúc Giạ Thị là cốt cách của tao nhân Lý Trần mang tính cách của thi nhân, của nho sĩ quý phái và thanh lịch trong thế giới của văn chương, của tao nhân mặc khách.
Một vài người ưa giản dị, không thích cung cách của người xưa, riêng tôi, tôi tôn kính phong cách của Ưng Bình và Đông Hồ mà nay những người đó đã đi xa và không còn để lại dấu vết.
Ưng Bình và Đông Hồ là hai con người cuối cùng của thế hệ cũ. Ngày nay dù chúng ta muốn sống như thời xưa cũng không được nữa. Có nhiều điều ngăn chận chúng ta đi ngược chiều lịch sử:
+Những phong cách cũ, trong vùng cộng sản sẽ bị phê bình là phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, xa cách quần chúng.
+Chúng ta không còn mang y phục cổ truyền. Trong chiến tranh Việt Pháp (1945-1954), ngoại trừ vùng Pháp chiếm đóng là mang Âu phục và y phục cổ truyền, còn các nơi đều mang bà ba, Bộ đội, cán bộ thì mang đủ thứ y phục. Trong giỗ tết, hôn nhân và tang ma, người ta không còn mang áo dài đen, đầu đội khăn đóng. Ở hậu phương, phụ nữ cắt bỏ áo dài sửa thành áo ngắn và nhuộm nâu để thành vô sản .
+Trong vùng cộng sản, cha con, anh em đều gọi nhau bằng đồng chí, không còn ông bà, tiên sinh, ngài. ..
+Sau 1945, nhất là sau 1954, tại vùng cộng sản, những con người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, cụ nghè Nguyễn Mại, Ngô Tất Tố, Ưng Bình, Phan Văn Dật, Đông Hồ, Võ Phiến, Quách Tấn đã bị tù, hoặc bị giết. . .nhưng lại nẩy sinh ra một lớp vô sản mang danh cán bộ, bộ đội, công an, đảng viên. . .
+ Ngày nay, trầm rất đắt. Hơn nữa ta không dùng than củi nện không thể đốt trầm, Lại nữa, dùng đỉnh trầm có thể gây ra hỏa hoạn. Ở ngoại quốc người ta đề phòng hỏa hoạn rất ráo riết cho nên việc đốt giấy, đốt vàng mã, đốt hương đều phải bỏ hoặc hạn chế. Muốn cho thơm, nay chúng ta có thể sống giản dị bằng cách dùng nhiều loại nước hoa chứ không xông trầm đeo hương như xưa.
+ Sau 1945, ở các vùng cộng sản kiểm soát, người ta không dám viết nhật ký và giữ sổ lưu niệm Viết lưu bút sẽ bị phanh phui tình cảm của mình, dễ bị kết tội là lãng mạn, đồi trụy. Còn giữ sổ lưu niệm vì sẽ bị tra hỏi, tù tội nếu chẳng may ta quen với một người bị kết tội phản động. Chúng ta có thể bị bạn bè hay người thân mang nhật ký, sổ lưu niệm của ta đi trình công an hoặc cơ quan của ta. Thật là bất tiện và nguy hiểm!
*
No comments:
Post a Comment