Saturday, February 20, 2010
TIN THẾ GIỚI * VIỆT NAM MUA VŨ KHÍ NGA
*
PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI VOA
VOA: Có
ý kiến tỏ ra ngạc nhiên khi Việt Nam trở thành khách hàng mua vũ khí
nhiều nhất của Nga trong năm 2009. Bản thân ông thấy sao?
Giáo sư Stephen Blank: Nói chung, tôi không thấy có gì đáng ngạc nhiên cả. Lâu nay, Nga đã tăng cường nỗ lực gia tăng thị phần buôn bán vũ khí tại Đông Nam Á. Không bất ngờ khi các nước ở khu vực này tăng cường mua vũ khí, bởi lẽ một số cảm thấy bất an trước tình trạng khủng bố, còn số khác quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam rõ ràng lo lắng trước nước láng giềng lớn mạnh.
Thêm nữa, Bắc Kinh đã khiến Hà Nội không hài lòng về quan điểm liên quan tới khu vực biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Việt Nam cũng chứng kiến Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự. Vì thế, chính quyền Hà Nội buộc phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nhưng họ không chỉ mua vũ khí của Nga.
Vì thế, tôi không nghĩ đây là một bước đi gây ngạc nhiên. Điều thú vị là Việt Nam trở thành nước mua vũ khí nhiều nhất trong năm 2009, hơn cả Trung Quốc.
VOA: Trong các phân tích của mình về các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Nga, ông có nói rằng động cơ của hai bên lớn hơn so với hợp đồng thực tế. Theo ông, mục tiêu của Việt Nam là gì?
Giáo sư Stephen Blank: Tôi nghĩ rằng mục đích của Việt Nam là muốn tăng cường quốc phòng và vị thế chính trị ở châu Á, nhằm bảo đảm an toàn cũng như tăng cường khả năng phòng thủ tốt hơn trước Trung Quốc.
VOA: Thế còn đối với Nga, thưa ông?
Giáo sư Stephen Blank: Bản thân Nga không hài lòng với Trung Quốc vì nước này đánh cắp thiết kế vũ khí của họ. Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Nga tại các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Theo tôi, Nga hiểu rất rõ về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, và điều đó khiến Moscow bày tỏ quan ngại một cách công khai hơn.
Ngoài ra, Nga luôn mong muốn có một chỗ đứng ở Đông Nam Á, và nước này không có cách thức nào để cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực này, ngoại trừ việc sử dụng năng lượng và xuất khẩu vũ khí. Trên thực tế, hai yếu tố này tương trợ lẫn nhau. Các công ty năng lượng của Nga cũng đã giành được nhiều hợp đồng hơn trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng Moscow cũng mong có tiền để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, vốn đang gặp khó khăn.
VOA: Dường như Việt Nam đang tiến gần lại ‘người bạn lớn’, ‘đồng minh’ một thời nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc phải không, thưa ông?
Giáo sư Stephen Blank: Không chỉ hướng tới Nga, Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hậu thuẫn từ các nước lớn khác ở châu Á. Họ mua vũ khí ở khắp thế giới, không riêng gì của Nga.
Hà Nội đang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, có thể là Nhật Bản, và cả Ấn Độ nữa. Đây là một phần của chiến lược chính trị sâu rộng của Việt Nam.
VOA: Có quan ngại rằng các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam sẽ đẩy khu vực Đông Nam Á tới một cuộc chạy đua vũ trang. Còn ông nghĩ sao?
Giáo sư Stephen Blank: Tôi cũng nghĩ sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực này, không phải vì Việt Nam mua nhiều vũ khí của Nga mà vì Trung Quốc tăng cường khả năng quốc phòng. Tôi không cho rằng Việt Nam là một mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á.
Vấn đề là khả năng quân sự của Trung Quốc gây quan ngại ở vùng này. Tôi nghĩ nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đang cảm thấy lo lắng trước Bắc Kinh.
VOA: Ông đánh giá như thế nào về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Nga ở châu Á?
Giáo sư Stephen Blank: Moscow không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ ở châu Á, mà chỉ có sự ganh đua giữa Washington và Bắc Kinh. Đó là một cuộc cạnh tranh lớn và toàn diện trong mọi lĩnh vực như kinh tế, ngoại giao và khả năng quân sự. Tôi không biết là sự cạnh tranh này sẽ dẫn tới đâu, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang là một thách thức lớn đối với Hoa Kỳ.
VOA: Washington trong thời gian qua tuyên bố sẽ tăng cường vị thế ở châu Á, trước sự tăng trưởng của Trung Quốc. Trong khi Nga cũng muốn có tiếng nói ở khu vực này. Một số nhà quan sát cho rằng cuộc đua đó dường như sẽ nóng hơn trong tương lai. Bản thân ông nghĩ sao?
Giáo sư Stephen Blank: Sự ganh đua giữa các cường quốc chưa bao giờ ngưng nghỉ. Khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn, sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh sẽ gia tăng. Điều đó không có nghĩa sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng chắc chắn sẽ là một sự cạnh tranh cởi mở và bình đẳng hơn so với quá khứ, khi vị thế của Trung Quốc vẫn còn yếu.
VOA: Vậy theo ông, là một nước nhỏ, Việt Nam hưởng lợi gì từ sự cạnh tranh này?
Giáo sư Stephen Blank: Theo tôi, điều quan trọng là Việt Nam cần phải duy trì quan hệ với tất cả các bên liên quan trong cuộc đua đó, đồng thời tăng cường sức mạnh nội tại để đương đầu với các mối đe dọa. Đó là chiến lược cơ bản đối với các nước như Việt Nam trong tình thế như vậy.
Nói tóm lại, bằng việc tăng cường khả năng quốc phòng và duy trì mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với tất cả các nước lớn liên quan như Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ hay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có thể cải thiện vị thế của mình.
Nếu Quý vị muốn chia sẻ các câu chuyện cùng thông tin hấp dẫn từ nơi mình sinh sống, xin gửi về địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin chân thành cám ơn.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-story-02202010-84853477.html
PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI VOA
Việt Nam gia tăng phòng thủ trước Trung Quốc bằng vũ khí của Nga’
Một
bản tin của hãng RIA Novosti nói rằng Việt Nam đã trở thành khách hàng
mua vũ khí lớn nhất của Nga trong năm 2009, với các hợp đồng lên tới
hàng tỷ đôla. Thương vụ này mang ý nghĩa thế nào đối với Hà Nội và
Moscow trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự, và liệu
các hơp đồng đó có gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á hay
không, mời quý vị tìm câu trả lời từ cuộc phỏng vấn của Nguyễn Trung với
ông Stephen Blank, Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia, tại Viện
Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Chiến sự Quân đội Hoa Kỳ, trong
chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
Nguyễn Trung Thứ Bảy, 20 tháng 2 2010
Hình: Wikipedia Commons
Giáo sư Stephen Blank: Nói chung, tôi không thấy có gì đáng ngạc nhiên cả. Lâu nay, Nga đã tăng cường nỗ lực gia tăng thị phần buôn bán vũ khí tại Đông Nam Á. Không bất ngờ khi các nước ở khu vực này tăng cường mua vũ khí, bởi lẽ một số cảm thấy bất an trước tình trạng khủng bố, còn số khác quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam rõ ràng lo lắng trước nước láng giềng lớn mạnh.
Thêm nữa, Bắc Kinh đã khiến Hà Nội không hài lòng về quan điểm liên quan tới khu vực biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Việt Nam cũng chứng kiến Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự. Vì thế, chính quyền Hà Nội buộc phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nhưng họ không chỉ mua vũ khí của Nga.
Vì thế, tôi không nghĩ đây là một bước đi gây ngạc nhiên. Điều thú vị là Việt Nam trở thành nước mua vũ khí nhiều nhất trong năm 2009, hơn cả Trung Quốc.
VOA: Trong các phân tích của mình về các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Nga, ông có nói rằng động cơ của hai bên lớn hơn so với hợp đồng thực tế. Theo ông, mục tiêu của Việt Nam là gì?
Giáo sư Stephen Blank: Tôi nghĩ rằng mục đích của Việt Nam là muốn tăng cường quốc phòng và vị thế chính trị ở châu Á, nhằm bảo đảm an toàn cũng như tăng cường khả năng phòng thủ tốt hơn trước Trung Quốc.
VOA: Thế còn đối với Nga, thưa ông?
Giáo sư Stephen Blank: Bản thân Nga không hài lòng với Trung Quốc vì nước này đánh cắp thiết kế vũ khí của họ. Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Nga tại các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Theo tôi, Nga hiểu rất rõ về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, và điều đó khiến Moscow bày tỏ quan ngại một cách công khai hơn.
Ngoài ra, Nga luôn mong muốn có một chỗ đứng ở Đông Nam Á, và nước này không có cách thức nào để cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực này, ngoại trừ việc sử dụng năng lượng và xuất khẩu vũ khí. Trên thực tế, hai yếu tố này tương trợ lẫn nhau. Các công ty năng lượng của Nga cũng đã giành được nhiều hợp đồng hơn trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng Moscow cũng mong có tiền để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, vốn đang gặp khó khăn.
VOA: Dường như Việt Nam đang tiến gần lại ‘người bạn lớn’, ‘đồng minh’ một thời nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc phải không, thưa ông?
Giáo sư Stephen Blank: Không chỉ hướng tới Nga, Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hậu thuẫn từ các nước lớn khác ở châu Á. Họ mua vũ khí ở khắp thế giới, không riêng gì của Nga.
Hà Nội đang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, có thể là Nhật Bản, và cả Ấn Độ nữa. Đây là một phần của chiến lược chính trị sâu rộng của Việt Nam.
VOA: Có quan ngại rằng các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam sẽ đẩy khu vực Đông Nam Á tới một cuộc chạy đua vũ trang. Còn ông nghĩ sao?
Giáo sư Stephen Blank: Tôi cũng nghĩ sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực này, không phải vì Việt Nam mua nhiều vũ khí của Nga mà vì Trung Quốc tăng cường khả năng quốc phòng. Tôi không cho rằng Việt Nam là một mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á.
Vấn đề là khả năng quân sự của Trung Quốc gây quan ngại ở vùng này. Tôi nghĩ nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đang cảm thấy lo lắng trước Bắc Kinh.
VOA: Ông đánh giá như thế nào về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Nga ở châu Á?
Giáo sư Stephen Blank: Moscow không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ ở châu Á, mà chỉ có sự ganh đua giữa Washington và Bắc Kinh. Đó là một cuộc cạnh tranh lớn và toàn diện trong mọi lĩnh vực như kinh tế, ngoại giao và khả năng quân sự. Tôi không biết là sự cạnh tranh này sẽ dẫn tới đâu, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang là một thách thức lớn đối với Hoa Kỳ.
VOA: Washington trong thời gian qua tuyên bố sẽ tăng cường vị thế ở châu Á, trước sự tăng trưởng của Trung Quốc. Trong khi Nga cũng muốn có tiếng nói ở khu vực này. Một số nhà quan sát cho rằng cuộc đua đó dường như sẽ nóng hơn trong tương lai. Bản thân ông nghĩ sao?
Giáo sư Stephen Blank: Sự ganh đua giữa các cường quốc chưa bao giờ ngưng nghỉ. Khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn, sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh sẽ gia tăng. Điều đó không có nghĩa sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng chắc chắn sẽ là một sự cạnh tranh cởi mở và bình đẳng hơn so với quá khứ, khi vị thế của Trung Quốc vẫn còn yếu.
VOA: Vậy theo ông, là một nước nhỏ, Việt Nam hưởng lợi gì từ sự cạnh tranh này?
Giáo sư Stephen Blank: Theo tôi, điều quan trọng là Việt Nam cần phải duy trì quan hệ với tất cả các bên liên quan trong cuộc đua đó, đồng thời tăng cường sức mạnh nội tại để đương đầu với các mối đe dọa. Đó là chiến lược cơ bản đối với các nước như Việt Nam trong tình thế như vậy.
Nói tóm lại, bằng việc tăng cường khả năng quốc phòng và duy trì mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với tất cả các nước lớn liên quan như Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ hay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có thể cải thiện vị thế của mình.
Nếu Quý vị muốn chia sẻ các câu chuyện cùng thông tin hấp dẫn từ nơi mình sinh sống, xin gửi về địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin chân thành cám ơn.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-story-02202010-84853477.html
LÝ TRƯỜNG TRÂN * TRUYỆN NGẮN
*
CẶP RẮN TU Ở CHÙA TRÀ AM (HUẾ)
LÝ TRƯỜNG TRÂN
Năm
1940 là năm mà Việt Nam và toàn cõi Đông Dương bắt đầu nếm mùi khói lửa
của cuộc chiến tranh Mỹ Nhật tại Thái Bình Dương lan rộng, và năm ấy
tôi đang học tại trường Khải Định Huế. Con nhà nghèo xứ Quảng ra chốn
Thần Kinh để học một trường lớn có danh tiếng là một may mắn nhất của
thời ấy. Được vậy là nhờ sự cố gắng vượt mức của bản thân, và nhờ sự
giúp đỡ của một người anh bà con về mặt tài chánh. Ông này thỉnh thoảng
từ Quảng Nam ra Huế để thăm viếng một người bà con đang xuất gia và đang
tu tập tại Chùa Trà Am Huế.
Chùa Trà Am, sau đổi tên Mật Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ, nằm sau lưng núi Ngự Bình. Muốn đến chùa, phải đi theo con đường đất đỏ, chạy sau lưng núi từ phía An Cựu, rẽ qua trái, băng qua một giòng suối, đi ngang trước nghĩa trang của gia đình họ Nguyễn Khoa, nép theo các hàng tre xanh dẫn đến cổng chùa. Ngôi chùa này cũng như bao nhiêu ngôi chùa ở Huế, có vườn mít, chuối, chè xanh, có một hàng trúc cao bao bọc. Chùa này thuộc loại chùa nghèo, vách xây, mái lợp ngói âm dương, sân chùa lát gạch, bên trong chánh điện lát xi măng, cách xa phía sau chùa khoảng 100m, có ba ngôi tháp mộ của các vị trụ trì đã viên tịch. Mỗi lần anh tôi ra thăm người bà con tại chùa là mỗi lần tôi tháp tùng anh tôi để viếng chùa, lễ Phật, và nếu gặp dịp nghỉ lễ vài ngày, thì tôi ở lại chùa với anh tôi trước khi trở về đất Quảng.
Điểm sâu đậm đặc biệt ám ảnh mãi trong tôi, mỗi khi nhớ Huế là nhớ đến cặp rắn tu ở chùa này. Trong chuyến viếng chùa lần đầu tiên, khi sương chiều buông xuống sau sườn núi Ngự Bình, và sau khi tiếng chuông công phu chiều vừa chấm dứt thì người bà con của anh tôi cho biết là trong chùa này có cặp rắn khổng lồ dưới đất của các ngôi tháp, vào đợt công phu lúc 3 giờ sáng thường hay bò vào chánh điện để nghe kinh, và xong thời kinh, thì bò lại về hang dưới tháp. Theo lời người ấy cho biết thì cặp rắn này ở chùa này đã lâu, rất hiền, không nguy hiểm, không đáng sợ, vì trong mấy năm tu ở đây, ông ta chưa bao giờ thấy hay nghe nói cặp mãng xà này làm hại ai cả, mặc dù ngoại hình dễ làm cho người nào gặp lần đầu cũng phải khiếp đảm vì sự to lớn của thân hình bởi những khoang rằn ri màu vàng và đen sọc trên các vảy dày sắp lớn trên mình.
Chúng tôi đang nghe kể lại về chuyện cặp rắn tu thì Thượng Tọa Viện Chủ Chùa bước đến. Với nụ cười hồn nhiên và đôn hậu của một vị chân tu, ông ta nói thêm rằng đừng sợ sệt hay lo lắng chi cả, nhưng lúc đầu chưa quen, thì cứ ngồi yên trên giương, rút chân lên, để xem cặp rắn bò vào nghe kinh. Với sự ngạc nhiên pha lẫn niềm lo sợ, tôi đánh bạo hỏi T.T. Viện Chủ sao không đuổi cặp rắn ấy vào núi, mà để ở gần chùa như vậy, có thể làm hại đến tánh mạng của các vị tu hành, hay các Phật Tử hành hương, thì Thượng Tọa trả lời rằng: “Chùa chiền là nơi thanh tịnh để chúng sinh tìm đến tu tập, nay chúng sinh đã đến đây tu hành nghe kinh thính pháp, mà đuổi họ (chỉ cặp rắn) đi thì không hợp đạo lý, hơn nữa, họ không làm gì hại đến ai cả, vả chăng muốn đuổi họ đi, thì không ai có đủ sức đuổi họ, hãy chờ thời công phu sáng, thì quý vị sẽ thấy họ, và chứng kiến sự hiền hòa của họ.
Nghe T.T. Viện Chủ giải thích như trên, chúng tôi cũng tạm yên tâm, song chưa hết thắc mắc, nằm trên giường nghĩ miên man, mà ngủ hồi nào không hay, đến khi nghe các tiếng chuông của đại hồng chung ngân vang, chúng tôi mới thức giấc, bèn ngồi xổm dậy, xem đồng hồ thì đã 3g30 sáng, và buổi công phu sáng bắt đầu. Tiếng chuông đại hồng kèm theo tiếng niệm danh hiệu các vị Phật của chú tiểu sa di vừa chấm dứt, các đèn dầu và nến được thắp sáng thì T.T. Viện Chủ, đắp y hậu chỉnh tề, bước lên chính điện để niệm hương thỉnh Phật. Xong phần này, Thượng Tọa ngồi trên tọa cụ, một tay chuông, một tay mõ bắt đầu tụng kinh.
Độ 5 phút sau, khi chúng tôi còn ngồi xổm trên giường tre, thì bỗng nghe những tiếng đập bạch bạch dưới nền chánh điện, và qua ánh đèn dầu và đèn nến, chúng tôi thấy rõ ràng một con rắn to, dài độ lm50, thân hình tròn, óng ánh xanh như một ống tre luồng cỡ bằng trái chân người, trên đầu có một cái mồng đỏ như mồng gà trống, nhưng mồng không đứng thẳng mà ngả sang một bên, giống như đội một mũ ca-lô trên đầu.
Tiếng đập bạch bạch dưới đất là do cái đuôi rắn đập xuống nền, khi di chuyển, vì hình như có phần cuối của đuôi bị cụt. Tiếp theo sau là một con rắn khác thân hình đen nhánh, vẽ từng khoang, dài độ 2m50, nhưng cái mồng đỏ trên đầu thì nhỏ hơn và đứng thẳng đang bò vào, nhẹ nhàng ít tiếng động hơn. Bò qua cửa xong, thì 2 con chia làm 2 hướng, bò thẳng về phía bàn thờ, leo lên bàn thờ, và quấn tròn mỗi con một bên, gác đầu lên mình, nằm nghe kinh. Đứng xa ngó vào bàn thờ, người ta có cảm tưởng như 2 chồng vỏ xe hơi, sắp lên nhau, thấy mà lạnh gáy.
Sau này khi hỏi tại sao một cặp rắn mà con ngắn con dài, 2 mồng trên đầu lại khác nhau, thì người bà con, tu trong chùa, giải thích rất trịnh trọng, bằng cách gọi 2 con rắn ấy là "ông dài" và "ông cụt". Ông cụt là có rắn đực, có mồng lớn, ông dài là con cái, có mồng ngắn. Cách đây mấy năm, cặp rắn này có thân hình bằng nhau, sau vắng bóng một thời gian mấy tháng, khi trở về lại đây, thì con rắn đực bị cụt đuôi, có lẽ qua một cuộc hành trình nguy hiểm trong rừng sâu, hay sau một cuộc chiến đấu sinh tử với một con thú khác trong rừng, nên bị trọng thương, mình mẩy bị đầy thương tích, phải dưỡng thương trong hang dưới tháp mộ mấy tháng. Và trong lúc ấy chỉ có con cái vào chánh điện nghe kinh mà thôi, mỗi buổi sáng. ông ta cho biết thêm, ban đêm vào khoảng khuya, lúc 12 giờ đến 1 giờ sáng, trong chùa nghe những tiếng gà gáy xa xa như tiếng gáy của gà tre, thì đó là tiếng gáy của ông cụt, nhất là trong những đêm trăng sáng..., còn ông dài thì không bao giờ nghe gáy cả.
Buổi kinh mai tụng vừa xong, chuông được một hồi, mõ chấm dứt, trong khi T.T. Viện Chủ quỳ lạy để rút lui, thì cặp rần từ từ bò xuống, và trườn ra khỏi cửa như khi mới vào, và tiếng động của ông cụt mỗi lúc xa lần, về hướng các tháp mộ. Trong tuần trà buổi sáng, khi gặp lại Thượng Tọa Viện Chủ, ngài mỉm cười hỏi chúng tôi đã thấy cặp rắn ấy chưa, và giảng thêm: “Trong các kinh Phật, quý vị thường nghe nói đến 4 chữ THIÊN LONG BÁT BỘ. Là 8 loại chúng sánh nguyện phát tâm bảo vệ chánh pháp, hộ trì Tam Bảo, mà rắn là một bộ môn trong bát bộ, vì họ cũng biết nghe kinh, thính pháp, tu tập hành trì, nên tâm linh của họ cũng thăng tiến. Và qua một thời kỳ tu tập lâu dài vài nghìn năm cũng có thể tiến hóa từ ngoại vật, súc sánh đến quả vị loài người, và từ cõi người lên các cõi chư Thiên, hay các vị giác ngộ và thành Phật.
Quý vị còn nhớ, ngày trước, khi đức Thích Ca đang tu khổ hạnh, ngồi dưới cội Bồ Đề, trong dãy Tuyết Sơn, có nhiều ngày bị mưa lũ hoành hành các thần rắn đến quấn quanh mình Ngài, dùng 7 đầu xòe ra che cho Phật khỏi mưa ướt, cũng như trong các chuyện Tàu, các mỹ nữ Thanh Xà, Bạch Xà cũng là các con rắn tu lâu năm, Đắc Kỷ hay Nguyệt Cô đều do những con hồ ly tu lâu năm thành người v.v…”
Được hỏi về lối sống của cặp rắn tu, thì Thượng Tọa Viện Chủ cho biết họ không ăn thịt, chỉ ăn những bó hoa tàn, cúng thải ra, các vỏ bầu bí, dưa, mướp đặt dưới chân các tháp mộ. Từ ấy đến nay, sau khi người bà con chuyển tu đến một chùa khác, chúng tôi không có dịp trở lại Chùa Trà Am nữa, cho đến 30 năm sau, có dịp đến Chùa Già Lam ở Gò Vấp Sài Gòn, để vấn an Hòa Thượng TRÍ THỦ vì lúc trước Ngài có một thời gian dài tu tại chùa Trà Am, khi nhắc đến cặp rắn tu ở chùa này, thì Ngài cho biết là sau ngày rằm tháng 7 năm 1945, trong mùa thu, người trong chùa không còn thấy cặp rắn vào nghe kinh ở chùa Trà Am nữa.
Về các cặp rắn tu, tôi có duyên hội kiến với Thượng Tọa THIÊN TÂM tu ở ngôi chùa sau lưng Vĩnh Minh Thiền Viện ở xã ĐẠI MINH, thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ngài cho biết có làm lễ quy y cho mấy cặp vợ chồng rắn trong rừng Bảo Lộc, ra quỳ xin ngài quy y dưới dạng hình người, và nhiều cặp rắn khổng lồ đã vào khoanh tròn trên giường trong thiền thất của Ngài, mặc dù Ngài đã khóa cửa rất kỹ, vì khi Ngài ngồi thiền, nhiều cặp rắn đã nằm sát sau lưng Ngài. Các đệ tử của Ngài kể lại, trong tang lễ của Ngài, khi kim quan của Ngài sắp đưa nhập pháp, kim quan được quan lộ thiên để các đệ tử đến đánh lễ, thì một cặp rắn, toàn thân màu vàng, có tỏa ánh sáng, bò đến trước kim quan ngẩng đầu bái 3 bái, và sau đó biến lẹ vào
rừng cây xanh ngắt.
Trong đời tôi, thấy rắn và nghe chuyện rắn cũng nhiều như hang rần tu ở trong núi Sập trong dãy Thất Sơn, con rắn thần khổng lồ Buông Ay Riêng, giữa huyện Cống Sơn giáp ranh tỉnh Phú Yên và Darlac ở Rừng Lào về, nhưng không có hình ảnh nào khiếp đảm và sống động bằng cặp rắn tu ở Chùa Trà Am, mà đã 50 năm qua, hình ảnh cặp rắn ấy không bao giờ phai lợt, và câu nói nhẹ nhàng của Thượng Tọa Viện Chủ Chùa Trà Am vẫn còn văng vẳng bên tai: "Phật dạy: tất cả chúng sinh đều có Phật lánh, 4 loài bò, bay, máy, cựa, đều có Phật lánh cả, nếu biết tu hành, không chóng thì chầy, đều sẽ đạt Phật tánh ấy?"
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/71-kinh-nghiem-song-chet/590-cp-rn-tu--chua-tra-am-hu.html
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Có lẽ một số độc giả thắc mắc chuyện này là thực hay hư. Nhưng mà cuộc đời hư hư thưc thực, biết đâu là giả, đâu là thiệt, phân biệt làm chi cho mệt! Trong văn chương ,truyện tưởng tượng cũng tốt thôi! Nhưng ở đây, chuyện thật hay chuyên hư cũng là điều đáng buồn.
Trước hết, cặp rắn là linh vật thì phải biết lễ nghĩa. Bàn thờ là để thờ Phật sao rắn lên nằm trên bàn thờ? Cũng như ai kia sao đưa bàn thờ Phật xuống đường? Sao bất kính đến thế?
Điều thứ hai, nếu như là chuyện thật, rắn biết tu hành , biết theo chánh đạo còn ông Trí Thủ sao theo bọn cộng sản bán nước hại dân? Và đám huynh đệ và đồ đệ của ông, như Trí Tịnh, Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát, Trì Siêu. . . cũng nủa người, nửa ma, không bằng loài rắn giác ngộ, chân tu.
Có người sẽ nói :"Ổng là thầy của tui, ông không theo cộng sản đâu!" Không theo cộng sản mà cộng sản cho đứng đấu Quốc Doanh à! Ở Việt Nam những kẻ được cho làm tổ trưởng dân phố cũng phải có thành tích lẫy lừng huống hồ đứng đầu đám quốc doanh! Tại sao trong khi những Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý bị giam cầm còn Phạm Minh Mẫn, Thanh Từ, Trí Dũng. . có thể đi ngoại quốc như đi chợ? Ôi rắn là thú vật biết tu hành còn kẻ tu hành trong các tôn giáo thì lại là rắn!
*
Chùa Trà Am, sau đổi tên Mật Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ, nằm sau lưng núi Ngự Bình. Muốn đến chùa, phải đi theo con đường đất đỏ, chạy sau lưng núi từ phía An Cựu, rẽ qua trái, băng qua một giòng suối, đi ngang trước nghĩa trang của gia đình họ Nguyễn Khoa, nép theo các hàng tre xanh dẫn đến cổng chùa. Ngôi chùa này cũng như bao nhiêu ngôi chùa ở Huế, có vườn mít, chuối, chè xanh, có một hàng trúc cao bao bọc. Chùa này thuộc loại chùa nghèo, vách xây, mái lợp ngói âm dương, sân chùa lát gạch, bên trong chánh điện lát xi măng, cách xa phía sau chùa khoảng 100m, có ba ngôi tháp mộ của các vị trụ trì đã viên tịch. Mỗi lần anh tôi ra thăm người bà con tại chùa là mỗi lần tôi tháp tùng anh tôi để viếng chùa, lễ Phật, và nếu gặp dịp nghỉ lễ vài ngày, thì tôi ở lại chùa với anh tôi trước khi trở về đất Quảng.
Điểm sâu đậm đặc biệt ám ảnh mãi trong tôi, mỗi khi nhớ Huế là nhớ đến cặp rắn tu ở chùa này. Trong chuyến viếng chùa lần đầu tiên, khi sương chiều buông xuống sau sườn núi Ngự Bình, và sau khi tiếng chuông công phu chiều vừa chấm dứt thì người bà con của anh tôi cho biết là trong chùa này có cặp rắn khổng lồ dưới đất của các ngôi tháp, vào đợt công phu lúc 3 giờ sáng thường hay bò vào chánh điện để nghe kinh, và xong thời kinh, thì bò lại về hang dưới tháp. Theo lời người ấy cho biết thì cặp rắn này ở chùa này đã lâu, rất hiền, không nguy hiểm, không đáng sợ, vì trong mấy năm tu ở đây, ông ta chưa bao giờ thấy hay nghe nói cặp mãng xà này làm hại ai cả, mặc dù ngoại hình dễ làm cho người nào gặp lần đầu cũng phải khiếp đảm vì sự to lớn của thân hình bởi những khoang rằn ri màu vàng và đen sọc trên các vảy dày sắp lớn trên mình.
Chúng tôi đang nghe kể lại về chuyện cặp rắn tu thì Thượng Tọa Viện Chủ Chùa bước đến. Với nụ cười hồn nhiên và đôn hậu của một vị chân tu, ông ta nói thêm rằng đừng sợ sệt hay lo lắng chi cả, nhưng lúc đầu chưa quen, thì cứ ngồi yên trên giương, rút chân lên, để xem cặp rắn bò vào nghe kinh. Với sự ngạc nhiên pha lẫn niềm lo sợ, tôi đánh bạo hỏi T.T. Viện Chủ sao không đuổi cặp rắn ấy vào núi, mà để ở gần chùa như vậy, có thể làm hại đến tánh mạng của các vị tu hành, hay các Phật Tử hành hương, thì Thượng Tọa trả lời rằng: “Chùa chiền là nơi thanh tịnh để chúng sinh tìm đến tu tập, nay chúng sinh đã đến đây tu hành nghe kinh thính pháp, mà đuổi họ (chỉ cặp rắn) đi thì không hợp đạo lý, hơn nữa, họ không làm gì hại đến ai cả, vả chăng muốn đuổi họ đi, thì không ai có đủ sức đuổi họ, hãy chờ thời công phu sáng, thì quý vị sẽ thấy họ, và chứng kiến sự hiền hòa của họ.
Nghe T.T. Viện Chủ giải thích như trên, chúng tôi cũng tạm yên tâm, song chưa hết thắc mắc, nằm trên giường nghĩ miên man, mà ngủ hồi nào không hay, đến khi nghe các tiếng chuông của đại hồng chung ngân vang, chúng tôi mới thức giấc, bèn ngồi xổm dậy, xem đồng hồ thì đã 3g30 sáng, và buổi công phu sáng bắt đầu. Tiếng chuông đại hồng kèm theo tiếng niệm danh hiệu các vị Phật của chú tiểu sa di vừa chấm dứt, các đèn dầu và nến được thắp sáng thì T.T. Viện Chủ, đắp y hậu chỉnh tề, bước lên chính điện để niệm hương thỉnh Phật. Xong phần này, Thượng Tọa ngồi trên tọa cụ, một tay chuông, một tay mõ bắt đầu tụng kinh.
Độ 5 phút sau, khi chúng tôi còn ngồi xổm trên giường tre, thì bỗng nghe những tiếng đập bạch bạch dưới nền chánh điện, và qua ánh đèn dầu và đèn nến, chúng tôi thấy rõ ràng một con rắn to, dài độ lm50, thân hình tròn, óng ánh xanh như một ống tre luồng cỡ bằng trái chân người, trên đầu có một cái mồng đỏ như mồng gà trống, nhưng mồng không đứng thẳng mà ngả sang một bên, giống như đội một mũ ca-lô trên đầu.
Tiếng đập bạch bạch dưới đất là do cái đuôi rắn đập xuống nền, khi di chuyển, vì hình như có phần cuối của đuôi bị cụt. Tiếp theo sau là một con rắn khác thân hình đen nhánh, vẽ từng khoang, dài độ 2m50, nhưng cái mồng đỏ trên đầu thì nhỏ hơn và đứng thẳng đang bò vào, nhẹ nhàng ít tiếng động hơn. Bò qua cửa xong, thì 2 con chia làm 2 hướng, bò thẳng về phía bàn thờ, leo lên bàn thờ, và quấn tròn mỗi con một bên, gác đầu lên mình, nằm nghe kinh. Đứng xa ngó vào bàn thờ, người ta có cảm tưởng như 2 chồng vỏ xe hơi, sắp lên nhau, thấy mà lạnh gáy.
Sau này khi hỏi tại sao một cặp rắn mà con ngắn con dài, 2 mồng trên đầu lại khác nhau, thì người bà con, tu trong chùa, giải thích rất trịnh trọng, bằng cách gọi 2 con rắn ấy là "ông dài" và "ông cụt". Ông cụt là có rắn đực, có mồng lớn, ông dài là con cái, có mồng ngắn. Cách đây mấy năm, cặp rắn này có thân hình bằng nhau, sau vắng bóng một thời gian mấy tháng, khi trở về lại đây, thì con rắn đực bị cụt đuôi, có lẽ qua một cuộc hành trình nguy hiểm trong rừng sâu, hay sau một cuộc chiến đấu sinh tử với một con thú khác trong rừng, nên bị trọng thương, mình mẩy bị đầy thương tích, phải dưỡng thương trong hang dưới tháp mộ mấy tháng. Và trong lúc ấy chỉ có con cái vào chánh điện nghe kinh mà thôi, mỗi buổi sáng. ông ta cho biết thêm, ban đêm vào khoảng khuya, lúc 12 giờ đến 1 giờ sáng, trong chùa nghe những tiếng gà gáy xa xa như tiếng gáy của gà tre, thì đó là tiếng gáy của ông cụt, nhất là trong những đêm trăng sáng..., còn ông dài thì không bao giờ nghe gáy cả.
Buổi kinh mai tụng vừa xong, chuông được một hồi, mõ chấm dứt, trong khi T.T. Viện Chủ quỳ lạy để rút lui, thì cặp rần từ từ bò xuống, và trườn ra khỏi cửa như khi mới vào, và tiếng động của ông cụt mỗi lúc xa lần, về hướng các tháp mộ. Trong tuần trà buổi sáng, khi gặp lại Thượng Tọa Viện Chủ, ngài mỉm cười hỏi chúng tôi đã thấy cặp rắn ấy chưa, và giảng thêm: “Trong các kinh Phật, quý vị thường nghe nói đến 4 chữ THIÊN LONG BÁT BỘ. Là 8 loại chúng sánh nguyện phát tâm bảo vệ chánh pháp, hộ trì Tam Bảo, mà rắn là một bộ môn trong bát bộ, vì họ cũng biết nghe kinh, thính pháp, tu tập hành trì, nên tâm linh của họ cũng thăng tiến. Và qua một thời kỳ tu tập lâu dài vài nghìn năm cũng có thể tiến hóa từ ngoại vật, súc sánh đến quả vị loài người, và từ cõi người lên các cõi chư Thiên, hay các vị giác ngộ và thành Phật.
Quý vị còn nhớ, ngày trước, khi đức Thích Ca đang tu khổ hạnh, ngồi dưới cội Bồ Đề, trong dãy Tuyết Sơn, có nhiều ngày bị mưa lũ hoành hành các thần rắn đến quấn quanh mình Ngài, dùng 7 đầu xòe ra che cho Phật khỏi mưa ướt, cũng như trong các chuyện Tàu, các mỹ nữ Thanh Xà, Bạch Xà cũng là các con rắn tu lâu năm, Đắc Kỷ hay Nguyệt Cô đều do những con hồ ly tu lâu năm thành người v.v…”
Được hỏi về lối sống của cặp rắn tu, thì Thượng Tọa Viện Chủ cho biết họ không ăn thịt, chỉ ăn những bó hoa tàn, cúng thải ra, các vỏ bầu bí, dưa, mướp đặt dưới chân các tháp mộ. Từ ấy đến nay, sau khi người bà con chuyển tu đến một chùa khác, chúng tôi không có dịp trở lại Chùa Trà Am nữa, cho đến 30 năm sau, có dịp đến Chùa Già Lam ở Gò Vấp Sài Gòn, để vấn an Hòa Thượng TRÍ THỦ vì lúc trước Ngài có một thời gian dài tu tại chùa Trà Am, khi nhắc đến cặp rắn tu ở chùa này, thì Ngài cho biết là sau ngày rằm tháng 7 năm 1945, trong mùa thu, người trong chùa không còn thấy cặp rắn vào nghe kinh ở chùa Trà Am nữa.
Về các cặp rắn tu, tôi có duyên hội kiến với Thượng Tọa THIÊN TÂM tu ở ngôi chùa sau lưng Vĩnh Minh Thiền Viện ở xã ĐẠI MINH, thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ngài cho biết có làm lễ quy y cho mấy cặp vợ chồng rắn trong rừng Bảo Lộc, ra quỳ xin ngài quy y dưới dạng hình người, và nhiều cặp rắn khổng lồ đã vào khoanh tròn trên giường trong thiền thất của Ngài, mặc dù Ngài đã khóa cửa rất kỹ, vì khi Ngài ngồi thiền, nhiều cặp rắn đã nằm sát sau lưng Ngài. Các đệ tử của Ngài kể lại, trong tang lễ của Ngài, khi kim quan của Ngài sắp đưa nhập pháp, kim quan được quan lộ thiên để các đệ tử đến đánh lễ, thì một cặp rắn, toàn thân màu vàng, có tỏa ánh sáng, bò đến trước kim quan ngẩng đầu bái 3 bái, và sau đó biến lẹ vào
rừng cây xanh ngắt.
Trong đời tôi, thấy rắn và nghe chuyện rắn cũng nhiều như hang rần tu ở trong núi Sập trong dãy Thất Sơn, con rắn thần khổng lồ Buông Ay Riêng, giữa huyện Cống Sơn giáp ranh tỉnh Phú Yên và Darlac ở Rừng Lào về, nhưng không có hình ảnh nào khiếp đảm và sống động bằng cặp rắn tu ở Chùa Trà Am, mà đã 50 năm qua, hình ảnh cặp rắn ấy không bao giờ phai lợt, và câu nói nhẹ nhàng của Thượng Tọa Viện Chủ Chùa Trà Am vẫn còn văng vẳng bên tai: "Phật dạy: tất cả chúng sinh đều có Phật lánh, 4 loài bò, bay, máy, cựa, đều có Phật lánh cả, nếu biết tu hành, không chóng thì chầy, đều sẽ đạt Phật tánh ấy?"
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/71-kinh-nghiem-song-chet/590-cp-rn-tu--chua-tra-am-hu.html
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Có lẽ một số độc giả thắc mắc chuyện này là thực hay hư. Nhưng mà cuộc đời hư hư thưc thực, biết đâu là giả, đâu là thiệt, phân biệt làm chi cho mệt! Trong văn chương ,truyện tưởng tượng cũng tốt thôi! Nhưng ở đây, chuyện thật hay chuyên hư cũng là điều đáng buồn.
Trước hết, cặp rắn là linh vật thì phải biết lễ nghĩa. Bàn thờ là để thờ Phật sao rắn lên nằm trên bàn thờ? Cũng như ai kia sao đưa bàn thờ Phật xuống đường? Sao bất kính đến thế?
Điều thứ hai, nếu như là chuyện thật, rắn biết tu hành , biết theo chánh đạo còn ông Trí Thủ sao theo bọn cộng sản bán nước hại dân? Và đám huynh đệ và đồ đệ của ông, như Trí Tịnh, Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát, Trì Siêu. . . cũng nủa người, nửa ma, không bằng loài rắn giác ngộ, chân tu.
Có người sẽ nói :"Ổng là thầy của tui, ông không theo cộng sản đâu!" Không theo cộng sản mà cộng sản cho đứng đấu Quốc Doanh à! Ở Việt Nam những kẻ được cho làm tổ trưởng dân phố cũng phải có thành tích lẫy lừng huống hồ đứng đầu đám quốc doanh! Tại sao trong khi những Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý bị giam cầm còn Phạm Minh Mẫn, Thanh Từ, Trí Dũng. . có thể đi ngoại quốc như đi chợ? Ôi rắn là thú vật biết tu hành còn kẻ tu hành trong các tôn giáo thì lại là rắn!
*
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Cung điện Potalo ở Tây Tạng
Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng huy chương Dân chủ tại Hoa Kỳ
Ánh Nguyệt-RFI
Bài đăng ngày 20/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 20/02/2010 16:28 TU
Quỹ
Quốc gia vì Dân Chủ NED, một tổ chức thiện nguyện được Quốc hội Mỹ tài
trợ trao tặng huy chương do những họat động vì dân chủ của Đức Đạt Lai
Lạt Ma. Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng bày tỏ lòng thán phục đối với nền
dân chủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh là hệ thống cầm quyền Bắc Kinh tất phải thất
bại.
Hôm qua
(19/2), tại thủ đô Washington lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã được trao
tặng huy chương do những họat động vì dân chủ của ngài.
Quỹ Quốc gia vì Dân Chủ NED một tổ chức thiện nguyện được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ đã trao tặng phần thưởng cao quý cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thư viện Quốc hội sau cuộc hội kiến giữa Ngài và tổng thống Barack Obama một ngày trước đó (ngày 18/2), một cuộc tiếp xúc gây giận dữ cho Bắc Kinh.
Trước khi trao tặng huy chương vì Dân Chủ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chủ tịch Quỹ Quốc gia Vì Dân Chủ đã tuyên dương người được vinh dự này : Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mang đến hy vọng chẳng những cho dân tộc Tây Tạng mà cho cả những dân tộc bị đàn áp khác trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo và sỉ nhục.
Về phần mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ lòng thán phục đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh là hệ thống cầm quyền Bắc Kinh tất phải thất bại.
Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định của tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm 18/02, cho rằng ‘’ Hoa Kỳ đã vi phạm thô bạo những tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế’’, đã "can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nhân dân Trung Hoa và tác hại nghiêm trọng tới bang giao Mỹ Trung ‘’.
Về phía Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng lại tỏ thêm một thái độ trọng thị đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo lời kể của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm qua, Ngài đã hết sức ngạc nhiên khi được tổng thống Obama trao lại bản sao lá thư mà cố tổng thống Roosevelt đã viết cho Ngài năm 1942, lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma mới lên 7 tuổi.
Lá thư này kèm theo một chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng hiệu Rolex trong khuôn khổ những nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Tây Tạng. 68 năm sau ngày bức thư được gởi đi kèm quà tặng, đương kim lãnh đạo Hoa Kỳ đã trao lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay 74 tuổi bản sao lá thư trong buổi tiếp rước long trọng tại thủ đô Hoa Kỳ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6969.aspQuỹ Quốc gia vì Dân Chủ NED một tổ chức thiện nguyện được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ đã trao tặng phần thưởng cao quý cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thư viện Quốc hội sau cuộc hội kiến giữa Ngài và tổng thống Barack Obama một ngày trước đó (ngày 18/2), một cuộc tiếp xúc gây giận dữ cho Bắc Kinh.
Trước khi trao tặng huy chương vì Dân Chủ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chủ tịch Quỹ Quốc gia Vì Dân Chủ đã tuyên dương người được vinh dự này : Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mang đến hy vọng chẳng những cho dân tộc Tây Tạng mà cho cả những dân tộc bị đàn áp khác trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo và sỉ nhục.
Về phần mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ lòng thán phục đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh là hệ thống cầm quyền Bắc Kinh tất phải thất bại.
Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định của tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm 18/02, cho rằng ‘’ Hoa Kỳ đã vi phạm thô bạo những tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế’’, đã "can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nhân dân Trung Hoa và tác hại nghiêm trọng tới bang giao Mỹ Trung ‘’.
Về phía Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng lại tỏ thêm một thái độ trọng thị đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo lời kể của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm qua, Ngài đã hết sức ngạc nhiên khi được tổng thống Obama trao lại bản sao lá thư mà cố tổng thống Roosevelt đã viết cho Ngài năm 1942, lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma mới lên 7 tuổi.
Lá thư này kèm theo một chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng hiệu Rolex trong khuôn khổ những nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Tây Tạng. 68 năm sau ngày bức thư được gởi đi kèm quà tặng, đương kim lãnh đạo Hoa Kỳ đã trao lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay 74 tuổi bản sao lá thư trong buổi tiếp rước long trọng tại thủ đô Hoa Kỳ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma: Ðảng Cộng sản Trung Quốc nên rút lui
Thứ Sáu, 19 tháng 2 2010
Hình: VOA
Nhà lãnh đạo đạo tinh thần Tây Tạng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma
Phần phát biểu có đoạn nói rằng đã đến lúc đảng cộng sản Trung Quốc – theo lời Ngài – nên “rút lui một cách lịch sự”.
Ngài tin là đảng này không còn được số đông quần chúng ủng hộ và không còn tư tưởng vững chắc.
Ngài cũng công nhận ý kiến của Ngài sẽ không được lãnh đạo Trung Quốc tiếp thu một cách vui vẻ.
Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Ðại sứ Mỹ Jon Huntsman đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao hôm thứ Sáu để nghe phản kháng về cuộc hội kiến giữa nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng và Tổng thống Mỹ.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh gọi cuộc hội kiến là một “vi phạm nghiêm trọng” vào công việc nội bộ của Trung Quốc và “làm buồn rất nhiều tâm tư tình cảm của nhân dân Trung Quốc”.
Thông cáo cũng nói chuyến đi cũng làm nguy hại nghiêm trọng quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đến thăm Tòa Bạch Ốc và cuộc nói chuyện giữa Ngài và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton nằm trong khuôn khổ của quá trình đối thoại lâu nay giữa Hoa Kỳ và Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.
Kể từ 1991, Tổng thống Mỹ tại chức nào cũng tiếp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/US-Dalai-Lama-2-19-10-84824012.html
*
Friday, February 19, 2010
SƠN TRUNG * TỔNG THỐNG OBAMA TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
*
Hôm nay thứ năm ngày 18 tháng hai năm 2010,Tổng thống Barack Obama đã tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một sự kiện quan trọng, nó cho chúng ta thấy vài điều:
1. Chính sách Mỹ:
Qua
thời gian đầu, Tổng thống Obama đã thận trọng tìm hiểu và bước tới với
Trung quốc bằng thái độ nhún nhường, nhẫn nhục. Tưởng là Mỹ sợ hãi,
Trung Quốc lấn tới. Nhiều nhân vật Mỹ chỉ trích thái độ " hèn nhát" của
Tổng thống Obama. Bây giờ thì Mỹ tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc qua
một số sự kiện khác như Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, và phản
đối Trung Quốc về vụ Google, đặc biệt là bà ngoại trưởng Clinton đưa ra
thuyết tự do thông tin liên mạng điện toán. Ngoài ra, Mỹ còn tuyên bố
cứng rắn với Trung Quốc về đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và các vấn đề
thương mại. Mỹ cứng rắn chứng tỏ Mỹ chưa hay không buông Thái Bình
Dương cho Trung Cộng.Nhờ đó mà Thái Bình Dương và châu Á chưa bị Trung
Cộng ăn tươi nuốt sống ngay. Việc này cũng có thể làm cho Trung Cộng
chùn bước.
2.Chính sách Trung Cộng:
Trung
Quốc là một kẻ kiêu căng, ngạo mạn, hách dịch và tiểu nhân, tiêu biểu
cho những con người Á Đông bần tiện, nhỏ nhen và tàn ác. Đó là tâm lý và
hành động của các tay cường hào ác bá Trung Quốc, Việt Nam xưa nay.
Tại sao lại bắt người ta phải theo mình? Mỹ là một cường quốc, là nguồn lợi của kinh doanh Trung cộng mà Trung cộng hống hách là thế, huống hồ các nước nhỏ như Đài Loan, Đại Hàn, Việt Nam, Thái Lan!
Tại sao lại bắt người ta phải theo mình? Mỹ là một cường quốc, là nguồn lợi của kinh doanh Trung cộng mà Trung cộng hống hách là thế, huống hồ các nước nhỏ như Đài Loan, Đại Hàn, Việt Nam, Thái Lan!
Trung
Quốc là cái thá gì mà dám hung hăng với quốc tế? Cái tâm địa thù hằn,
bạo ngược đã có sẵn trong phim ảnh và tiểu thuyết Trung Quốc, bộc lộ con
người đạo đức kém, thiếu văn hóa mà lại có tiền của và sức mạnh, muốn
lấn người, đe dọa người! Nhất định là Trung cộng trả thù chứ không dọa
đâu. Có thể ngay trong năm dần, tháng dần, ngày dần, giờ dần cho hợp với
tuổi ngọ của Hồ Cẩm Đào! Cũng có thể là chờ sau tháng tư khi Hồ Cẩm Đào
từ Mỹ trở về. Và theo thông lệ của Trung Quốc, mùa thu thuộc kim lợi
cho việc xuất chinh.
Đặng Tiểu Bình biết mình biết người nên khiêm tốn , hoặc thấy mình chưa đủ mạnh nên giả vờ khiêm tốn! Nhưng Mao và bè lũ Trung cộng bây giờ hào khí ngất trời, cho mình là cái rốn vũ trụ.
Chỉ một cái Thế vận hội Bắc Kinh ngưòi ta đã thấy rõ vó ngựa bạo tàn của quân Mông Cổ ngày xưa!
Trung
Quốc và đa số người châu Á luôn trọng thể diện, chuộng cái hư danh cho
nên kẻ yếu thì luồn cúi, quỵ lụy còn kẻ mạnh thì hống hách, láo xược. Mỹ
tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma , bán vũ khí cho Đài Loan, Trung cộng cho là
làm sỉ nhục Trung Cộng. Tất nhiên Trung Quốc sẽ ra đòn thù công khai và
bí mật. Nước Mỹ sẽ bị thiệt hại., còn Trung Cộng yên ổn à? Nhưng Mỹ chịu
thiệt hại còn hơn là cúi đầu chịu nhục. Nước cờ như vậy vừa nhục , mất
thể diện mà cũng mất quyền lợi và tánh mạng.
Tất
nhiên là Mỹ đã có những nước cờ phòng thủ. Nếu cao thủ Trung Cộng chém
Mỹ một kiếm thì cao bồi Mỹ cũng sẵn sàng rút súng nhả đạn. Ai chết? Ai
bị thương? Nhưng coi chừng trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết oan! Khổ thay
cho con người tham sân si, có một chút tiền, chút danh thì đã muốn làm
cha thiên hạ, muốn thống nhất thiên hạ, muốn xưng bá chủ, bắt triệu
triêu người phải thần phục, và tung hô vạn tuế. Tần thủy hoàng, Nhật,
Đức Ý đã thất bại vì tham lam tàn ác. Sao có tiền, làm ăn khá giả mà
không biết tri túc!
3. Ý NGHĨA VIỆC TỔNG THỐNG OBAMA TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Cuộc gặp gỡ hôm nay rất có ý nghĩa, nó đem lại cho nhân dân Tây Tạng nguồn tin tưỏng và hy vọng, như giọt cam lộ rưới vào con người và đất nước Tây Tạng đang khô héo, quằn quại dưới ách thống trị của Trung cộng. Nói rõ hơn, việc này là một khích lệ lớn lao cho các nhà cách mạng Tây Tạng, nhân dân Tây Tạng và cuộc tranh đấu của Tây Tạng.
Con người trong cô đơn, đau khổ rất trông mong một tiếng nói đồng tình, một lời an ủi, hứa hẹn. Ôi, một lời nói xã giao cũng làm cho người đau khổ mát ruột, mát gan! Xem những tấm hình dân Tây Tạng lưu vong trong ngày trọng đại này cho thấy nhân dân Tây Tạng đang cần sự cứu giúp cho chính nghĩa cách mạng và độc lập, tự do của Tây Tạng.
Hy vọng Mỹ không bỏ rơi nhân quyền và độc lập của nhân dân Tây Tạng và chấu Á, Thái Bình Dương.Tuy nhiên, đài RFI thì cho rằng Tây Tạng sẽ trở thành con tin của Mỹ và Trung cộng.(Đức Đạt Lai Lạt Ma là con tin trong cuộc mặc cả Mỹ-Trung ?
http://www.rfi.fr/actuvi/pages/001/accueil.asp )
Bài báo ấy cũng nói đúng một phần vì sự mua bán , đổi chác trong chính trị là việc thường vì ông bà ta đã nói " bánh it đi, bánh quy lại". Muốn Liên Xô tham gia đồng Minh Anh, Pháp, Mỹ, Mỹ có lẽ đã hứa hẹn giao Trung Quốc cho Liên Xô và đảng cộng sản. Giao Trung Quốc cho Mao thâm ý Mỹ cũng muốn dùng Mao làm con ngáo ộp hù dọa Úc, Phi, Indonesia, Thái Lan . . .để các nước này phải theo Mỹ, mua bán với Mỹ. Cái lý do chế độ Tưởng tham nhũng chỉ là cái cớ bên ngoài như ca dao ta đã nói:
"Ví dù tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra!"
Sau Trung Hoa Quốc Gia là đến Việt Nam. Ông Tưởng là người thông minh nên ông đã tiên liệu và thương cảm cho Việt Nam Cộng Hòa đúng là "đồng bệnh tương lân".Và giao Việt Nam cho Trung Cộng, Mỹ cũng có thâm ý nào đó .
Tôi nghĩ tác giả bài báo kia hơi đa nghi. .Thực tế Tây Tạng không có giá trị mua bán đổi chác vì Tây Tạng đã nằm trong tay Trung Cộng rồi. Trung Cộng làm eo làm sách chẳng qua cái thói quen hoạnh họe, vì mục đích chinh trị chứng tỏ ta đây nhất hô bách nặc, thiên hạ ai ai cũng cúi đầu tung hô thánh hoàng vạn tuế! Đồng thời Trung Cộng cũng muốn đè bẹp tinh thần tranh đấu của nhân dân Tây Tạng. Ý Trung Cộng muốn răn đe Tây Tạng: " Tụi bây đã nằm trong tay tao, không thằng nào dám giúp đỡ, ủng hộ chúng bay đâu!Thằng Mỹ cũng phải sợ tao một phép!"
Những nước đáng lo ngại trong việc nhượng bộ, đổi chác trong tương lai là Đài Loan, Nam Hàn chứ không phải Tây Tạng. Không chừng Trung Cộng cũng bị mua bán đổi chác nếu Mỹ thỏa thuận chia Trung quốc cho "bát quốc liên quân" một phần chiến lợi phẩm thì Nga , Nhật, Anh, Pháp, Đức. . .sẵn sàng liên minh với Mỹ!
Phải chăng đến lúc Mỹ nói không với Trung cộng. Mỹ muốn nói với Trung Cộng: " Tôi muốn yên ổn làm ăn, nhưng anh muốn chơi, tôi sẵn sàng"!
Cũng có thể tất cả là trò chơi cờ gian bạc lận, là thuật tháu cáy, hù dọa nhau, ai non tay thì chết. Cũng có thể sau vài kỳ đàm phán, hai bên đi đến tương nhượng. Nhưng thực tế cho thấy tình hình lấn đất, chiếm biển, dân số và nghèo đói gia tăng, khiến Trung Cộng không thể nói hòa bình và ngồi yên như thời Mao về trước. Trung cộng phải cấp tốc tìm lối thoát!
Trung Cộng cũng như các bang hội, các anh hùng lục lâm của Trung Quốc đã phải làm thảo khấu. Chủ nghĩa thực dân của Trung cộng chính là một hình thức ăn cướp. Thật vậy, chỉ có làm nghề ăn cướp là mau giàu và nhàn hạ. Trung Quốc đã cướp đất, cướp biển Việt Nam, xâm chiếm Tây Tặng, Mông Cổ, Tân Cương và mua đất châu Phi. Trung Cộng xâm lược thị trường Âu Mỹ, phá hoại kinh tế Âu Mỹ, đầu độc nhân dân Âu Mỹ. Tất nhiên Âu Mỹ sẽ không nhẫn nhục để cho Trung Cộng được đằng chân lân đằng đấu.
Thực hư như thế nào, chúng ta sẽ chờ xem. Nhưng Trung cộng hung hăng quá, đã chuẩn bị quân hùng tướng mạnh, xe pháo, tàu bè đã sẵn sàng, có một lý thuyết bành trướng và xâm lược, và đã thành lập một liên minh ma quỷ nhằm chiếm thế giới và tiêu diệt Âu Mỹ. Bắt buộc Mỹ phải phản công vì quyền lợi thiết thân của Mỹ, chứ chẳng phải vì thương ai hay vì chính nghĩa, vì tư do, dân chủ và hòa bình thế giới.
Mỹ chỉ cần lơ đễnh, khinh thường hay co vòi rụt cổ, thì các đảng cộng sản Nhật, Ấn, Thái Lan, Indonesia. .. sẽ vùng lên chiếm chính quyền và các nơi này sẽ trở thành thuộc địa, căn cứ địa của Trung cộng. Vài tháng trươc đây, khi Obama nhún nhường thì một số người Nhật đã biểu tình chống Mỹ, đuổi Mỹ. Rồi trong hội nghị Copenhagen, Ấn Đô và Ý cùng chỉ trích Mỹ! Ôi, cuộc đời dậu ngả bìm leo! Chưa chi mà thiên hạ đã quay ba trăm sáu mươi độ. Chưa chi mà thiên hạ đã tố khổ Mỹ để lấy lòng Trung Cộng!
Trước 1975 vài năm, chúng ta đã thấy những trò khỉ này rồi. Các thầy tu, các trí thức thủ hạ của ông Diệm, ông Thiệu quay ra yêu nước, yêu hòa bình, chống Mỹ và chống tham nhũng!
Rõ ràng là Mỹ không có quyền lùi bước vì lùi bước đồng nghĩa với đầu hàng hay tự sát trước bọn Trung Cộng hiếu chiến và tàn ác.
Con đường còn dài, nhưng hôm nay Đức Đạt Lai lạt Ma đến được tòa Bạch Cung là Ngài và dân tộc Tây Tạng đã gần tới đích, cũng có thế nói tương lai và số phận Tây Tạng và dân châu Á sắp bước sang ngã rẽ của độc lập và tự do, dân chủ. Chính tổng thống Obama đã hà hơi tiếp sức cho nhân dân Tây Tạng và nhân dân châu Á, châu Phi. Chúng ta có thể nghĩ rằng đó không phải là những hy vọng hão huyền.
Việc Tổng thống Obama tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma chứng tỏ Mỹ quyết tâm giúp các nước nhược tiểu bị Trung Cộng đô hộ và áp chế. Hiện nay, thế giới đã hình thành hai phe, một phe do Trung Cộng dẫn đầu, một phe do Mỹ quyết chống lại Trung cộng bành trướng. Nhân dân các nước cũng sẽ xếp hàng theo bên này hay bên kia. Chỉ có bọn cầm quyền là cam tâm bán nước, làm nô lệ, nhưng những người yêu nước thật sự sẽ vùng lên chống Trung Cộng. Nhân dân Trung quốc, Tây Tạng, Tân Cương, Việt Nam đã vùng lên chống cộng sản. Đó là một yếu tố quan trọng trong tình thế hiện nay. có thể gây nên chuyển biến nội tại trong thế giới cộng sản. Nếu Trung Cộng biết điều, nên dừng lại thì tốt cho thế giới và tốt cho họ. Nếu Trung cộng theo chân Tần Thủy Hoàng, và Hốt Tất Liệt đem binh xâm lược thế giới thì thế chiến thứ ba sẽ xảy ra.
Trong hoàn cảnh này, nhân dân Mãn, Tạng, Hồi, Tân Cương , Việt Nam muốn độc lập phải đứng lên tranh đấu, đồng thời liên minh với các dân tộc châu Á và Âu Mỹ. Lúc bấy giờ Mỹ phải ủng hộ nhân dân Tây Tạng cũng như ủng hộ các dân tộc Hán, Mãn, Hồi, Tân Cương, Bắc Hàn, Việt Nam tiêu diệt cộng sản để lập một chế độ tự do, dân chủ thật sự.
Việc chúng ta thì tự chúng ta phải giải quyết không nên vọng ngoại, không cần chờ Mỹ, Nhật, Anh, Pháp. Nhân dân Tây Tạng, Việt Nam đã tranh đấu trong bao nhiêu năm chứ không phải có Mỹ mới khởi đầu. Nhưng trận Xích Bích đã dàn rồi, cũng phải chờ gió đông. Hoàn cảnh bên ngoài thuận lợi , thiên binh vạn mã, quần hùng ủng hộ thì vẫn tốt hơn là cảnh cô thương độc mã.
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma là dấu hiệu cuộc hình thành liên minh giữa Tây Tạng và Mỹ. Khi nào Trung Cộng tiến đánh Ấn Độ, đem quân chiếm châu Á, châu Phi, châu Âu. . . , bắt buộc Mỹ phải phản công, phải liên kết với nhân dân Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam. . . để đánh Trung Cộng. Chính là lúc Tây Tạng và dân Châu Á, Thái Bình Dương được phát triển và hòa bình.
Trung cộng phản đối làm chi. Không cần tiếp đức Đại Lai Lạt Ma, Mỹ ủng
hộ bí mật giải phóng quân Tây Tạng và nhân dân Tây Tạng thì Trung Cộng
cũng chẳng làm gì . Nếu Mỹ công khai ủng hộ Tây Tạng thì Trung Cộng cũng
chỉ tức đấm ngực mà chết ngoại trừ đánh lại Mỹ. Nhưng đánh Mỹ mà Mỹ đem
hết sức đánh trả thì Trung Cộng thắng hay bại? Lúc bấy giờ chỉ có hai
đường là cả hai thương vong hoặc Trung Cộng bị tan nát và chỉa cắt!
Trung Cộng có bom hạt nhân ư? Trung Cộng có hỏa tiễn liên lục địa ư? Trung Công sắp có hàng không mẫu hạm ư? Có hơn Mỹ, hơn Nhật không?
Các
bậc cao thủ võ lâm cần phải biết tử huyệt của đối phương. Tử huyệt của
Trung Cộng ở đâu? Nghe đồn trước đây Mỹ có hỏi vua Bảo Đại rằng có nên
thả bom đê sông Hồng không. Ngài trả lời không vì hại dân. Trung cộng
nay xây nhiều đập thủy điện, chỉ cần vài quả bom, mìn hay hỏa tiễn bắn
vào vài đập thủy điện thì Trung Công bị tiêu diệt. Lúc bấy giờ Hồ Cẩm
Đào và bộ chính trị Trung Quốc ở dưới hầm sâu cũng ngộp nước mà chết,
không còn sống sót mống nào! Không cần kỹ thuật cao, vũ khí tối tân, đơn
giản là vậy, ai cũng làm được! Cách này chẳng có gì mới mẻ, chẳng qua
là kế "thủy công" của Khổng Minh thôi! Và cũng là việc thường làm của
Việt cộng như đào đường, đắp mô, cắt đường rầy, phá đập Danhim . . . Lúc
bấy giờ Trung Cộng sẽ ra sao?
SƠN TRUNG
*
TỔNG THỐNG OBAMA TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
*
Ngoại giao kiểu ‘dép xỏ ngón’ Richard Lister
Mặc dù là người có ảnh hưởng chính trị tương đối hạn chế, tiếng vang từ cuộc gặp mặt của ông với tổng thống vượt xa phạm vi Washington.
Cuộc gặp là thước đo cam kết của chính quyền Mỹ về nhân quyền, và để đánh giá tư thế sẵn sàng ngẩng cao đầu của Washington trước Bắc Kinh.
Vì vậy, chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của ông được chuẩn bị chính xác tới từng phút cũng đủ cho thấy sự kiện gặp cũng có tầm quan trọng như nội dung thảo luận kín.
Tổng thống Bill Clinton từng cảnh giác với phản ứng của Trung Quốc nên ông chưa bao giờ gặp Dalai Lama chính thức mà chỉ "ghé hỏi chuyện" khi Dalai Lama gặp gỡ các quan chức Mỹ khác.
Tránh phật lòng Bắc Kinh
George W Bush lại có thái độ cởi mở hơn chút và ông là tổng thống đầu tiên xuất hiện trước camera cùng với Dalai Lama trước công chúng.
Mối
quan hệ nồng ấm rõ rệt hơn là lúc Tổng thống Bush trao Huân chương Quốc
hội cho Dalai Lama vào năm 2007, việc làm gây Bắc Kinh tức giận.
Nhưng ngay cả Tổng thống Bush cũng không cho phép truyền hình vào quay các cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc của ông với Dalai Lama, bởi đó là bước đi có thể khiến Bắc Kinh phản đối.
Tổng thống Barack Obama dường như đã chọn kiểu ở giữa hai cách tiếp cận của những người tiền nhiệm.
Ông đã gặp Dalai Lama tại Phòng Bản đồ của Tòa Bạch Ốc, tránh Phòng Bầu Dục vốn mang tính biểu tượng rõ nét.
Chỉ có một tấm hình hai người chụp chung được công bố và truyền hình không được tiếp cận.
Dẫu sao Trung Quốc đã lên án cuộc họp, nhưng đó là một phần của nghi lễ khiêu vũ ngoại giao diễn ra khi có các cuộc gặp như vậy.
Không ai dự kiến cuộc gặp không đao to búa lớn một cách có chủ ý này sẽ có hệ lụy thực sự trong quan hệ Trung-Mỹ.
Tất nhiên, bằng cách tổ chức cuộc gặp gỡ không rầm rộ như vậy, tổng thống chịu rủi ro làm hoen ố hình ảnh của mình vốn là nhà vô địch về nhân quyền.
'Sự nghiệp dài lâu'
Đã có sự phẫn nộ từ các nhóm nhân quyền khi Dalai Lama tới Washington vào năm ngoái và Tổng thống Obama đã quyết định không gặp ông trước khi Tổng thống thăm Bắc Kinh trong chuyến đi chính thức đầu tiên.
Đó
là việc tránh làm Bắc Kinh phật lòng một cách rõ ràng và nhiều người
cũng đã cảm thấy nghị trình về nhân quyền của Hoa Kỳ có xu hướng yếu đi.
Sau ngày ông họp với tổng thống, tôi đã hỏi Dalai Lama liệu ông có cảm thấy mệt mỏi khi phải chơi lá bài ngoại giao kiểu nghi thức như vậy năm này qua năm khác mà hiệu quả thật chẳng nhiều hay không.
"Không!" ông nói mạnh mẽ. "Việc đạt được điều gì đó nhanh ra sao không quan trọng.”
Quan trọng hơn, theo ông, là đây là sự nghiệp đáng đấu tranh thậm chí khi thành công có thể có được "sau khi tôi nhắm mắt".
Và rõ ràng là Dalai Lama coi thời gian hơi khác so với hầu hết mọi người.
Douglas Paal, quan chức cao cấp Mỹ hộ tống ông vào họp với Tổng thống George Bush vào năm 1991, hỏi liệu ông đã từng gặp một tổng thống Mỹ trước đây hay chưa.
Dalai Lama cười và nói: "Cả tôi cũng như bất kỳ vị nào trong số 13 người hóa thân trước đều chưa bao giờ gặp tổng thống nào."
Nay thì ông ít nhất có thể dự kiến được mời thường xuyên hơn nhưng phải có điều kiện. Mặc dù điều kiện đó không liên quan tới việc ông đi giầy hay dép.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100219_flip_flop_diplomacy.shtml
*
Hôm qua (19/2), tại thủ đô
Washington lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã được trao tặng huy chương do
những họat động vì dân chủ của ngài.
Quỹ Quốc gia vì Dân Chủ NED một tổ chức thiện nguyện được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ đã trao tặng phần thưởng cao quý cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thư viện Quốc hội sau cuộc hội kiến giữa Ngài và tổng thống Barack Obama một ngày trước đó (ngày 18/2), một cuộc tiếp xúc gây giận dữ cho Bắc Kinh.
Trước khi trao tặng huy chương vì Dân Chủ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chủ tịch Quỹ Quốc gia Vì Dân Chủ đã tuyên dương người được vinh dự này : Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mang đến hy vọng chẳng những cho dân tộc Tây Tạng mà cho cả những dân tộc bị đàn áp khác trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo và sỉ nhục.
Về phần mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ lòng thán phục đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh là hệ thống cầm quyền Bắc Kinh tất phải thất bại.
Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định của tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm 18/02, cho rằng ‘’ Hoa Kỳ đã vi phạm thô bạo những tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế’’, đã "can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nhân dân Trung Hoa và tác hại nghiêm trọng tới bang giao Mỹ Trung ‘’.
Về phía Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng lại tỏ thêm một thái độ trọng thị đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo lời kể của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm qua, Ngài đã hết sức ngạc nhiên khi được tổng thống Obama trao lại bản sao lá thư mà cố tổng thống Roosevelt đã viết cho Ngài năm 1942, lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma mới lên 7 tuổi.
Lá thư này kèm theo một chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng hiệu Rolex trong khuôn khổ những nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Tây Tạng. 68 năm sau ngày bức thư được gởi đi kèm quà tặng, đương kim lãnh đạo Hoa Kỳ đã trao lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay 74 tuổi bản sao lá thư trong buổi tiếp rước long trọng tại thủ đô Hoa Kỳ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6969.asp
*
Ngoại giao kiểu ‘dép xỏ ngón’ Richard Lister
BBC News, Paris
Chẳng mấy ai gặp tổng thống tại Tòa Bạch Ốc mà lại đi dép xỏ ngón, nhất là vào tiết trời lạnh cóng của tháng Hai.
Thế nhưng Dalai Lama đâu phải vị khách bình thường, và giầy dép không phải là chuyện quá nên để mắt tới.Mặc dù là người có ảnh hưởng chính trị tương đối hạn chế, tiếng vang từ cuộc gặp mặt của ông với tổng thống vượt xa phạm vi Washington.
Cuộc gặp là thước đo cam kết của chính quyền Mỹ về nhân quyền, và để đánh giá tư thế sẵn sàng ngẩng cao đầu của Washington trước Bắc Kinh.
Vì vậy, chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của ông được chuẩn bị chính xác tới từng phút cũng đủ cho thấy sự kiện gặp cũng có tầm quan trọng như nội dung thảo luận kín.
Tổng thống Bill Clinton từng cảnh giác với phản ứng của Trung Quốc nên ông chưa bao giờ gặp Dalai Lama chính thức mà chỉ "ghé hỏi chuyện" khi Dalai Lama gặp gỡ các quan chức Mỹ khác.
Tránh phật lòng Bắc Kinh
George W Bush lại có thái độ cởi mở hơn chút và ông là tổng thống đầu tiên xuất hiện trước camera cùng với Dalai Lama trước công chúng.
Nhưng ngay cả Tổng thống Bush cũng không cho phép truyền hình vào quay các cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc của ông với Dalai Lama, bởi đó là bước đi có thể khiến Bắc Kinh phản đối.
Tổng thống Barack Obama dường như đã chọn kiểu ở giữa hai cách tiếp cận của những người tiền nhiệm.
Ông đã gặp Dalai Lama tại Phòng Bản đồ của Tòa Bạch Ốc, tránh Phòng Bầu Dục vốn mang tính biểu tượng rõ nét.
Chỉ có một tấm hình hai người chụp chung được công bố và truyền hình không được tiếp cận.
Dẫu sao Trung Quốc đã lên án cuộc họp, nhưng đó là một phần của nghi lễ khiêu vũ ngoại giao diễn ra khi có các cuộc gặp như vậy.
Không ai dự kiến cuộc gặp không đao to búa lớn một cách có chủ ý này sẽ có hệ lụy thực sự trong quan hệ Trung-Mỹ.
Tất nhiên, bằng cách tổ chức cuộc gặp gỡ không rầm rộ như vậy, tổng thống chịu rủi ro làm hoen ố hình ảnh của mình vốn là nhà vô địch về nhân quyền.
'Sự nghiệp dài lâu'
Đã có sự phẫn nộ từ các nhóm nhân quyền khi Dalai Lama tới Washington vào năm ngoái và Tổng thống Obama đã quyết định không gặp ông trước khi Tổng thống thăm Bắc Kinh trong chuyến đi chính thức đầu tiên.
Sau ngày ông họp với tổng thống, tôi đã hỏi Dalai Lama liệu ông có cảm thấy mệt mỏi khi phải chơi lá bài ngoại giao kiểu nghi thức như vậy năm này qua năm khác mà hiệu quả thật chẳng nhiều hay không.
"Không!" ông nói mạnh mẽ. "Việc đạt được điều gì đó nhanh ra sao không quan trọng.”
Quan trọng hơn, theo ông, là đây là sự nghiệp đáng đấu tranh thậm chí khi thành công có thể có được "sau khi tôi nhắm mắt".
Và rõ ràng là Dalai Lama coi thời gian hơi khác so với hầu hết mọi người.
Douglas Paal, quan chức cao cấp Mỹ hộ tống ông vào họp với Tổng thống George Bush vào năm 1991, hỏi liệu ông đã từng gặp một tổng thống Mỹ trước đây hay chưa.
Dalai Lama cười và nói: "Cả tôi cũng như bất kỳ vị nào trong số 13 người hóa thân trước đều chưa bao giờ gặp tổng thống nào."
Nay thì ông ít nhất có thể dự kiến được mời thường xuyên hơn nhưng phải có điều kiện. Mặc dù điều kiện đó không liên quan tới việc ông đi giầy hay dép.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100219_flip_flop_diplomacy.shtml
*
Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng huy chương Dân chủ tại Hoa Kỳ
Ánh Nguyệt
ĐÀI RFI
Bài đăng ngày 20/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 20/02/2010 16:28 TU
Quỹ
Quốc gia vì Dân Chủ NED, một tổ chức thiện nguyện được Quốc hội Mỹ tài
trợ trao tặng huy chương do những họat động vì dân chủ của Đức Đạt Lai
Lạt Ma. Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng bày tỏ lòng thán phục đối với nền
dân chủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh là hệ thống cầm quyền Bắc Kinh tất phải thất
bại.
Quỹ Quốc gia vì Dân Chủ NED một tổ chức thiện nguyện được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ đã trao tặng phần thưởng cao quý cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thư viện Quốc hội sau cuộc hội kiến giữa Ngài và tổng thống Barack Obama một ngày trước đó (ngày 18/2), một cuộc tiếp xúc gây giận dữ cho Bắc Kinh.
Trước khi trao tặng huy chương vì Dân Chủ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chủ tịch Quỹ Quốc gia Vì Dân Chủ đã tuyên dương người được vinh dự này : Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mang đến hy vọng chẳng những cho dân tộc Tây Tạng mà cho cả những dân tộc bị đàn áp khác trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo và sỉ nhục.
Về phần mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ lòng thán phục đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh là hệ thống cầm quyền Bắc Kinh tất phải thất bại.
Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định của tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm 18/02, cho rằng ‘’ Hoa Kỳ đã vi phạm thô bạo những tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế’’, đã "can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nhân dân Trung Hoa và tác hại nghiêm trọng tới bang giao Mỹ Trung ‘’.
Về phía Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng lại tỏ thêm một thái độ trọng thị đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo lời kể của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hôm qua, Ngài đã hết sức ngạc nhiên khi được tổng thống Obama trao lại bản sao lá thư mà cố tổng thống Roosevelt đã viết cho Ngài năm 1942, lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma mới lên 7 tuổi.
Lá thư này kèm theo một chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng hiệu Rolex trong khuôn khổ những nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Tây Tạng. 68 năm sau ngày bức thư được gởi đi kèm quà tặng, đương kim lãnh đạo Hoa Kỳ đã trao lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay 74 tuổi bản sao lá thư trong buổi tiếp rước long trọng tại thủ đô Hoa Kỳ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6969.asp
*
Thursday, February 18, 2010
TIN TỔNG HỢP * MỸ & TRUNG QUỐC
*
TIN VOA
Chỉ
vài tiếng đồng hồ sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
đã công bố một thông cáo nói rằng cuộc gặp này đã “gây tổn hại nghiêm
trọng” đến bang giao Trung-Mỹ.
Ông nói: “Chúng tôi tin rằng các hành động của phía Hoa Kỳ đã can thiệp nghiêm trọng vào nội bộ Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm nghĩ của nhân dân Trung Quốc và gây phương hại nghiêm trọng đến bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mời đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh đến để đưa ra “những lời trình bầy nghiêm nghị” – nói rằng Hoa Kỳ đã “vi phạm thô bạo đến quan hệ quốc tế” qua việc làm lơ trước những lời cảnh báo của họ là không nên gặp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong.
Một nữ phát ngôn viên Sứ quán Hoa Kỳ nói rằng đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, ông Jon Huntsman, đã nói với Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải rằng đây là lúc hai nước tiến tới và hợp tác vì lợi ích “của hai quốc gia, của khu vực và thế giới.”
Bà nói rằng Hoa Kỳ đã trông đợi một phản ứng giận dữ, mặc dầu đã cảnh báo Bắc Kinh từ nhiều tháng trước rằng Tổng thống Obama sẽ bất chấp nhiều lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị làm mất mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bà nói: “Tôi không cho rằng đây là một sự bất ngờ. Tổng thống đã bầy tỏ sự quan ngại của ông về nhân quyền ở Tây Tạng và sự ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma như một nhân vật tôn giáo quốc tế. Tôi không thể nói rằng những gì để xoa dịu Bắc Kinh về cuộc gặp gỡ này nhưng dĩ nhiên chúng tôi đã nói với phía Trung Quốc từ nhiều tháng trước, và thực ra khi Tổng thống Obama đến Trung Quốc hồi tháng 11 ông đã có đề cập đến ý định gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ông mở cuộc họp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được nhiều vị Tổng thống Hoa Kỳ mời gặp – thường là ở với tư cách riêng, từ năm 1991.
Tổng thống Obama đã trì hoãn cuộc hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi năm ngoái để tránh sự xa rời của Bắc Kinh trước chuyến công du Trung Quốc. Quyết định đó đã gây phẫn nộ trong giới lập pháp và các tổ chức nhân quyền.
Phản ứng của Trung Quốc được coi là thông lệ. Nhưng căng thẳng đã sẵn sôi sục về nhiều vấn đề, trong đó có vụ bán vũ khí cho Đài Loan, quan hệ thương mại và những lời cáo buộc về tin tặc của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Sứ quán Hoa Kỳ nói tiếp: “Tôi sẽ không coi đó là một sự thay đổi về đường lối ngoại giao. Đây là xu hướng trong mối bang giao giữa hai bên, rằng chúng tôi có những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý và chúng tôi còn nhiều vấn đề khác đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với phía Trung Quốc.”
Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống rất hài lòng khi nghe tin Trung Quốc và giới lãnh đạo Tây Tạng ở nước ngoài đã mở lại các cuộc đàm phán và kêu gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đối thoại thêm.
Nhưng các giới chức sốt sắng xác minh rõ với Bắc Kinh rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không được tiếp đón trong cương vị một nhà lãnh đạo chính trị. Hai nhân vật đã gặp nhau trong phòng Bản Đồ của Tòa Bạch Ốc, chứ không phải tại Văn phòng chính thức Hình bầu dục của Tổng thống Hoa Kỳ, và chỉ có một bức ảnh duy nhất của hai người chụp chung được công bố.
Đa số người Tây Tạng ở Trung Quốc tiếp tục tôn thờ lãnh tụ tinh thần sống lưu vong của họ và đã thắp hương và đốt pháo chào mừng cuộc hội kiến.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã gặp riêng Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/China-US-Dalai-Lama-02-19-10-84772252.html
TIN BBC
Trung Quốc giận dữ vì Đức Dalai Lama
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Bắc Kinh nói chuyến thăm của Đức Dalai Lama tới Washington đã "làm tổn hại nghiêm trọng" quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra thông cáo mạnh mẽ phản ứng lại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần Tây Tạng.
Trước đó, Trung Quốc bày tỏ "sự không hài lòng nghiêm trọng và phản đối quyết liệt" trước chuyến thăm của một người mà họ xem là kẻ ly khai.
Washington đã giữ cho chuyến thăm của Đức Dalai Lama yên ắng để nhấn mạnh đây là cuộc gặp riêng chứ không mang tính chính trị.
Dù vậy, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã triệu đại sứ Mỹ Jon Huntsman đến gặp để bày tỏ sự phản đối.
Thông cáo bộ ngoại giao nói: "Hành vi phía Mỹ can thiệp nghiêm trọng chính trị nội bộ của Trung Quốc và làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm quốc gia của nhân dân Trung Quốc."
Trung Quốc chưa bao giờ vui vẻ trước các cuộc gặp như vậy, theo phóng viên BBC Quentin Sommerville ở Bắc Kinh.
Nhưng lần này, họ bày tỏ sự bất mãn bằng ngôn từ cứng hơn bao giờ hết.
Phóng viên đài chúng tôi nói cuộc gặp nêu bật hồ sơ nhân quyền xấu của Bắc Kinh và nhắc thế giới rằng nhiều người Tây Tạng rất bất mãn với sự cai trị cứng rắn của Trung Quốc tại Tây Tạng.
Người phát ngôn của ông Obama nói trong cuộc gặp, Tổng thống Mỹ bày tỏ "sự ủng hộ mạnh mẽ" cho quyền của người Tây Tạng.
Cuộc gặp kín diễn ra ở Phòng Bản đồ của Nhà Trắng, thay vì Phòng Bầu Dục mang tính chính thức hơn, để ra dấu hiệu với Trung Quốc rằng đây là chuyến thăm riêng tư.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng, Tổng thống ca ngợi quyết tâm phi bạo lực của Dalai Lama và "sự tìm kiếm đối thoại với chính phủ Trung Quốc".
Đức Dalai Lama nói với các nhà báo bên ngoài Nhà Trắng rằng ông đã nói với tổng thống về sự ngưỡng mộ Hoa Kỳ như "nhà tranh đấu cho dân chủ, tự do và giá trị con người" và sáng tạo.
Căng thẳng
Cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng diễn ra ngay sau khi Trung Quốc bày tỏ mạnh mẽ thái độ không hài lòng trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ đôla Mỹ.
Căng thẳng Trung-Mỹ
* Google - Trung Quốc bác bỏ đã đứng đằng sau một vụ tấn công mạng bị cáo buộc là do Trung Quốc thực hiện đối với công cụ tìm kiếm này của Mỹ
* Đài Loan - một vụ mua bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan trị giá USD6,4 tỷ đã khiến Bắc Kinh giận dữ
* Tây Tạng - Trung Quốc nói rằng một cuộc họp giữa Hoa Kỳ với Đức Dalai Lama "sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nước"
* Thương mại – tranh cãi về xuất nhập khẩu thịt, truyền thông, lốp xe hơi và nguyên vật liệu
* Iran - Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc sẽ không hậu thuẫn các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với chính quyền Tehran trước các chương trình hạt nhân của Iran
* Biến đổi khí hậu - Mỹ thất vọng trước quan điểm cứng rắn của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc sẽ được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một nguyên nhân gây căng thẳng nữa là việc kiểm duyệt internet, sau khi có những tuyên bố của công cụ tìm kiếm khổng lồ Google rằng nó đã bị tấn công "tinh vi và có mục tiêu" từ bên trong Trung Quốc.
Ông Obama cũng đưa ra những dấu hiệu cứng rắn hơn trong các vấn đề tranh chấp bấy lâu nay về tiền tệ của Trung Quốc, mà theo một số thương nhân thì hiện đang được duy trì với mức yếu giả tạo.
Tuy nhiên, Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ tại Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc giận dữ trước việc Mỹ hỗ trợ cho Đức Dalai Lama.
Bắc Kinh đã vô cùng tức giận hồi năm 2007 khi Tổng thống George W Bush đã tiếp Đức Dalai Lama tại Nhà Trắng và tham dự một buổi lễ tại đó ông đã được trao tặng huy chương Congressional Gold - danh dự dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Đó là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã xuất hiện trước công chúng cùng với nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong.
.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
Trung Quốc giận dữ sau cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma
Nhưng đúng như Nhà Trắng thông báo trước, sau cuộc hội kiến, Đức Đạt
Lai Lạt Ma có quyền tự do tiếp xúc với báo chí. Trước một đạo binh nhà
báo, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng liên tục trả lời các câu hỏi của phóng
viên và Ngài tuyên bố rằng cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng vừa « ôn
hòa » vừa có « chính nghĩa ».
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Robert Gibbs xác nhận thêm là trong cuộc gặp gỡ, tổng thống Obama bày tỏ sự « ủng hộ bảo toàn bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng, bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng bên trong nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ».
Cũng theo phát ngôn viên phủ tổng thống Mỹ, ông Obama khen ngợi con đường « trung dung, bất bạo động và đối thoại » với Trung Quốc mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đang theo đuổi.
Một ngày sau khi tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tại Nhà Trắng, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ. Thông cáo của bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ « can thiệp vào nội tình Trung Quốc, làm tổn thương tình cảm dân tộc của người Trung Hoa ».
Bắc Kinh cũng bày tỏ sự giận dữ qua việc triệu đại sứ Mỹ Jon Huntsman lên bộ Ngoại giao để phản đối.
Thông tín viên Zylberman từ Thượng Hải phân tích thái độ của Trung Quốc :
"Phản ứng chừng mực của Trung Quốc như đã được báo trước, cho dù báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay lên án tổng thống Hoa Kỳ vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực quốc tế. Đây là điều dễ hiểu do chính quyền Trung Quốc luôn coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một chính khách chứ không phải là một vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Do vậy, trong mắt của Bắc Kinh, việc tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sáng nay, Bắc Kinh đã từ tốn yêu cầu chính quyền Obama nỗ lực lành mạnh hóa quan hệ Mỹ - Trung, có nghĩa là một mối quan hệ có khuynh hướng gần gũi hơn đối với đường lối ngoại giao của Bắc Kinh.
Trung Quốc cho rằng, tổng thống Obama đã tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma với mục tiêu làm quên đi những khó khăn kinh tế của bản thân nước Mỹ, vào thời điểm mà Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử giữa nhiệm kỳ được dự trù vào tháng 11 sắp tới. Vì vậy, trước mắt, Bắc Kinh không đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể.
Tuy nhiên về mặt ngoại giao, Trung Quốc đang tỏ thái độ mập mờ trên một số hồ sơ quốc tế, chẳng hạn như là trên vấn đề trừng phạt Iran. Về điềm này, Bắc Kinh không mấy hưởng ứng chủ trương trừng phạt nhắm vào Teheran, thế nhưng Bắc Kinh vẫn chưa chính thức sử dụng đến quyền phủ quyết."
Qua việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, tổng thống Obama giành lại được cảm tình của công luận Mỹ.
Sau đây là phân tích của nhà báo Phạm Trần từ Washington.
TIN VOA
TQ trình bầy kháng nghị về cuộc gặp giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và TT Mỹ
Các
giới chức ở Bắc Kinh đã mời đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đến để phản
đối cuộc hội kiến hôm qua giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Đức Đạt
Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong. Từ Bắc Kinh,
thông tín viên VOA Peter Simpson gửi về bài tường thuật.
Peter Simpson | Bắc Kinh Thứ Sáu, 19 tháng 2 2010
Hình: AP
Ông nói: “Chúng tôi tin rằng các hành động của phía Hoa Kỳ đã can thiệp nghiêm trọng vào nội bộ Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm nghĩ của nhân dân Trung Quốc và gây phương hại nghiêm trọng đến bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mời đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh đến để đưa ra “những lời trình bầy nghiêm nghị” – nói rằng Hoa Kỳ đã “vi phạm thô bạo đến quan hệ quốc tế” qua việc làm lơ trước những lời cảnh báo của họ là không nên gặp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong.
Một nữ phát ngôn viên Sứ quán Hoa Kỳ nói rằng đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, ông Jon Huntsman, đã nói với Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải rằng đây là lúc hai nước tiến tới và hợp tác vì lợi ích “của hai quốc gia, của khu vực và thế giới.”
Bà nói rằng Hoa Kỳ đã trông đợi một phản ứng giận dữ, mặc dầu đã cảnh báo Bắc Kinh từ nhiều tháng trước rằng Tổng thống Obama sẽ bất chấp nhiều lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị làm mất mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bà nói: “Tôi không cho rằng đây là một sự bất ngờ. Tổng thống đã bầy tỏ sự quan ngại của ông về nhân quyền ở Tây Tạng và sự ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma như một nhân vật tôn giáo quốc tế. Tôi không thể nói rằng những gì để xoa dịu Bắc Kinh về cuộc gặp gỡ này nhưng dĩ nhiên chúng tôi đã nói với phía Trung Quốc từ nhiều tháng trước, và thực ra khi Tổng thống Obama đến Trung Quốc hồi tháng 11 ông đã có đề cập đến ý định gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ông mở cuộc họp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được nhiều vị Tổng thống Hoa Kỳ mời gặp – thường là ở với tư cách riêng, từ năm 1991.
Tổng thống Obama đã trì hoãn cuộc hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi năm ngoái để tránh sự xa rời của Bắc Kinh trước chuyến công du Trung Quốc. Quyết định đó đã gây phẫn nộ trong giới lập pháp và các tổ chức nhân quyền.
Phản ứng của Trung Quốc được coi là thông lệ. Nhưng căng thẳng đã sẵn sôi sục về nhiều vấn đề, trong đó có vụ bán vũ khí cho Đài Loan, quan hệ thương mại và những lời cáo buộc về tin tặc của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Sứ quán Hoa Kỳ nói tiếp: “Tôi sẽ không coi đó là một sự thay đổi về đường lối ngoại giao. Đây là xu hướng trong mối bang giao giữa hai bên, rằng chúng tôi có những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý và chúng tôi còn nhiều vấn đề khác đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với phía Trung Quốc.”
Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống rất hài lòng khi nghe tin Trung Quốc và giới lãnh đạo Tây Tạng ở nước ngoài đã mở lại các cuộc đàm phán và kêu gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đối thoại thêm.
Nhưng các giới chức sốt sắng xác minh rõ với Bắc Kinh rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không được tiếp đón trong cương vị một nhà lãnh đạo chính trị. Hai nhân vật đã gặp nhau trong phòng Bản Đồ của Tòa Bạch Ốc, chứ không phải tại Văn phòng chính thức Hình bầu dục của Tổng thống Hoa Kỳ, và chỉ có một bức ảnh duy nhất của hai người chụp chung được công bố.
Đa số người Tây Tạng ở Trung Quốc tiếp tục tôn thờ lãnh tụ tinh thần sống lưu vong của họ và đã thắp hương và đốt pháo chào mừng cuộc hội kiến.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã gặp riêng Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/China-US-Dalai-Lama-02-19-10-84772252.html
TIN BBC
Trung Quốc giận dữ vì Đức Dalai Lama
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Bắc Kinh nói chuyến thăm của Đức Dalai Lama tới Washington đã "làm tổn hại nghiêm trọng" quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra thông cáo mạnh mẽ phản ứng lại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần Tây Tạng.
Trước đó, Trung Quốc bày tỏ "sự không hài lòng nghiêm trọng và phản đối quyết liệt" trước chuyến thăm của một người mà họ xem là kẻ ly khai.
Washington đã giữ cho chuyến thăm của Đức Dalai Lama yên ắng để nhấn mạnh đây là cuộc gặp riêng chứ không mang tính chính trị.
Dù vậy, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã triệu đại sứ Mỹ Jon Huntsman đến gặp để bày tỏ sự phản đối.
Thông cáo bộ ngoại giao nói: "Hành vi phía Mỹ can thiệp nghiêm trọng chính trị nội bộ của Trung Quốc và làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm quốc gia của nhân dân Trung Quốc."
Trung Quốc chưa bao giờ vui vẻ trước các cuộc gặp như vậy, theo phóng viên BBC Quentin Sommerville ở Bắc Kinh.
Nhưng lần này, họ bày tỏ sự bất mãn bằng ngôn từ cứng hơn bao giờ hết.
Phóng viên đài chúng tôi nói cuộc gặp nêu bật hồ sơ nhân quyền xấu của Bắc Kinh và nhắc thế giới rằng nhiều người Tây Tạng rất bất mãn với sự cai trị cứng rắn của Trung Quốc tại Tây Tạng.
Người phát ngôn của ông Obama nói trong cuộc gặp, Tổng thống Mỹ bày tỏ "sự ủng hộ mạnh mẽ" cho quyền của người Tây Tạng.
Cuộc gặp kín diễn ra ở Phòng Bản đồ của Nhà Trắng, thay vì Phòng Bầu Dục mang tính chính thức hơn, để ra dấu hiệu với Trung Quốc rằng đây là chuyến thăm riêng tư.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng, Tổng thống ca ngợi quyết tâm phi bạo lực của Dalai Lama và "sự tìm kiếm đối thoại với chính phủ Trung Quốc".
Đức Dalai Lama nói với các nhà báo bên ngoài Nhà Trắng rằng ông đã nói với tổng thống về sự ngưỡng mộ Hoa Kỳ như "nhà tranh đấu cho dân chủ, tự do và giá trị con người" và sáng tạo.
Căng thẳng
Cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng diễn ra ngay sau khi Trung Quốc bày tỏ mạnh mẽ thái độ không hài lòng trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ đôla Mỹ.
Căng thẳng Trung-Mỹ
* Google - Trung Quốc bác bỏ đã đứng đằng sau một vụ tấn công mạng bị cáo buộc là do Trung Quốc thực hiện đối với công cụ tìm kiếm này của Mỹ
* Đài Loan - một vụ mua bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan trị giá USD6,4 tỷ đã khiến Bắc Kinh giận dữ
* Tây Tạng - Trung Quốc nói rằng một cuộc họp giữa Hoa Kỳ với Đức Dalai Lama "sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nước"
* Thương mại – tranh cãi về xuất nhập khẩu thịt, truyền thông, lốp xe hơi và nguyên vật liệu
* Iran - Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc sẽ không hậu thuẫn các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với chính quyền Tehran trước các chương trình hạt nhân của Iran
* Biến đổi khí hậu - Mỹ thất vọng trước quan điểm cứng rắn của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc sẽ được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một nguyên nhân gây căng thẳng nữa là việc kiểm duyệt internet, sau khi có những tuyên bố của công cụ tìm kiếm khổng lồ Google rằng nó đã bị tấn công "tinh vi và có mục tiêu" từ bên trong Trung Quốc.
Ông Obama cũng đưa ra những dấu hiệu cứng rắn hơn trong các vấn đề tranh chấp bấy lâu nay về tiền tệ của Trung Quốc, mà theo một số thương nhân thì hiện đang được duy trì với mức yếu giả tạo.
Tuy nhiên, Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ tại Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc giận dữ trước việc Mỹ hỗ trợ cho Đức Dalai Lama.
Bắc Kinh đã vô cùng tức giận hồi năm 2007 khi Tổng thống George W Bush đã tiếp Đức Dalai Lama tại Nhà Trắng và tham dự một buổi lễ tại đó ông đã được trao tặng huy chương Congressional Gold - danh dự dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Đó là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã xuất hiện trước công chúng cùng với nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong.
.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
Trung Quốc giận dữ sau cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thanh Hà, Tú Anh
Bài đăng ngày 19/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 19/02/2010 15:47 TU
Tổng thống Barack Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phòng Tình hình, Nhà Trắng, ngày 18/02/2010
Ảnh : Whinte House / Pete Souza
Ảnh : Whinte House / Pete Souza
Bất
chấp những lời phản đối liên tục từ phía Trung Quốc, hôm qua,
18/02/2010, tổng thống Mỹ Barack Obama đã đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma
tại Nhà Trắng. Để xoa dịu Bắc Kinh, buổi hội kiến được tổ chức khiêm
tốn, không có sự tham dự của các đài truyền hình.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Robert Gibbs xác nhận thêm là trong cuộc gặp gỡ, tổng thống Obama bày tỏ sự « ủng hộ bảo toàn bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng, bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng bên trong nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ».
Cũng theo phát ngôn viên phủ tổng thống Mỹ, ông Obama khen ngợi con đường « trung dung, bất bạo động và đối thoại » với Trung Quốc mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đang theo đuổi.
Một ngày sau khi tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tại Nhà Trắng, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ. Thông cáo của bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ « can thiệp vào nội tình Trung Quốc, làm tổn thương tình cảm dân tộc của người Trung Hoa ».
Bắc Kinh cũng bày tỏ sự giận dữ qua việc triệu đại sứ Mỹ Jon Huntsman lên bộ Ngoại giao để phản đối.
Thông tín viên Zylberman từ Thượng Hải phân tích thái độ của Trung Quốc :
"Phản ứng chừng mực của Trung Quốc như đã được báo trước, cho dù báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay lên án tổng thống Hoa Kỳ vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực quốc tế. Đây là điều dễ hiểu do chính quyền Trung Quốc luôn coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một chính khách chứ không phải là một vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Do vậy, trong mắt của Bắc Kinh, việc tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sáng nay, Bắc Kinh đã từ tốn yêu cầu chính quyền Obama nỗ lực lành mạnh hóa quan hệ Mỹ - Trung, có nghĩa là một mối quan hệ có khuynh hướng gần gũi hơn đối với đường lối ngoại giao của Bắc Kinh.
Trung Quốc cho rằng, tổng thống Obama đã tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma với mục tiêu làm quên đi những khó khăn kinh tế của bản thân nước Mỹ, vào thời điểm mà Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử giữa nhiệm kỳ được dự trù vào tháng 11 sắp tới. Vì vậy, trước mắt, Bắc Kinh không đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể.
Tuy nhiên về mặt ngoại giao, Trung Quốc đang tỏ thái độ mập mờ trên một số hồ sơ quốc tế, chẳng hạn như là trên vấn đề trừng phạt Iran. Về điềm này, Bắc Kinh không mấy hưởng ứng chủ trương trừng phạt nhắm vào Teheran, thế nhưng Bắc Kinh vẫn chưa chính thức sử dụng đến quyền phủ quyết."
Qua việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, tổng thống Obama giành lại được cảm tình của công luận Mỹ.
Sau đây là phân tích của nhà báo Phạm Trần từ Washington.
Nhà báo Phạm Trần_Washington_20100219
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6957.aspĐức Đạt Lai Lạt Ma là con tin trong cuộc mặc cả Mỹ-Trung ?
RFI
Đức Tâm
Bài đăng ngày 18/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 18/02/2010 14:50 TU
Ngày
hôm nay, 18/02/2010, tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma
tại Nhà Trắng, bất chấp những lời cảnh báo của Trung Quốc là cuộc gặp
này sẽ làm tổn hại đến quan hệ song phương.
Trước
chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái, tổng thống Mỹ đã hủy
bỏ cuộc gặp với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vì không muốn làm phật lòng
Bắc Kinh. Tuy nhiên, sự nhượng bộ này của ông Obama đã càng làm cho
Trung Quốc lấn tới.
Cuộc gặp giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn ra trong bối cảnh bang giao Mỹ-Trung đã tồi tệ đi một cách nhanh chóng. Mới đây thôi, vào cuối tháng chín năm ngoái, trong hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nước – G20, ở Pittsburgh, Pennsylvania, cả hai nước còn nêu ra ý tưởng là Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ thành lập nhóm G2, với tham vọng lãnh đạo thế giới.
Thế nhưng, giờ đây, Trung Quốc coi giai đoạn hồ hởi nói trên như là thuộc về quá khứ xa xôi. Ngày 12 tháng hai, xã luận tờ China Daily tố cáo tổng thống Mỹ vẫn níu giữ những suy nghĩ theo kiểu thời chiến tranh lạnh trong tiềm thức. Trong khi đó, Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc hành xử ngày càng « ngạo mạn ».
Theo ông Evan Feigenbaum, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Hoa Kỳ, được báo Le Monde, số ra ngày hôm nay trích dẫn, thì chính quyền Bắc Kinh nhận định rằng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua chứng tỏ là Mỹ đang đi vào giai đoạn thoái trào, rằng Bắc Kinh sẽ ngày càng cứng rắn hơn còn Washington thì sẽ không có phương tiện để thực hiện chính sách ngoại giao của mình. Còn trong nhãn quan của chính quyền Obama, Trung Quốc vẫn chưa hành xử như một cường quốc có ý thức về những vấn đề lớn của quốc tế. Bắc Kinh chỉ quan tâm đến việc bảo vệ « những quyền lợi hẹp hòi ». Bằng chứng rõ ràng nhất là thái độ của Trung Quốc tại hội nghị về biến đổi khí hậu Copenhagen hồi tháng 12 năm ngoái.
Về mặt chính thức, bộ Ngoại giao Mỹ cố gắng giải thích rằng lợi ích của hai nước tương hợp với nhau trên nhiều lĩnh vực nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn trên một vài vấn đề. Theo giới phân tích, một vài bất đồng đó lại không hề nhỏ. Đó là vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ và thâm hụt thương mại của Mỹ. Trung Quốc tìm cách cản trở phương Tây gây sức ép với Iran và Bắc Triều Tiên trong hồ sơ hạt nhân. Vừa qua, tập đoàn Google tố cáo những vụ tấn công tin học đến từ Trung Quốc … Về phần mình, Bắc Kinh đã nổi giận khi bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận bán hơn 6 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan và đe dọa tẩy chay một số công ty Hoa Kỳ tham gia vào vụ này.
Có 2 câu hỏi được đặt ra đằng sau cuộc khẩu chiến ác liệt Mỹ- Trung : Trước, hết, phải chăng đây là cuộc gặp mặc cả Mỹ - Trung ? Theo ông Kenneth Dewoskin, nguyên trưởng ban Trung Quốc- Bắc Á, đại học Michigan thì đúng như vậy. Vụ cãi cọ về tỷ giá đồng nhân dân tệ chỉ là bề mặt. Trong thời gian từ 2006 đến 2008, Trung Quốc đã nâng 21% giá trị đồng tiền quốc gia, nhưng điều này không hề làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, thậm chí ngược lại. Thực ra, Hoa Kỳ có hai mối quân tâm chính là Trung Quốc phải mở cửa thị trường hơn nữa cho các doanh nghiệp Mỹ và vấn đề sở hữu trí tuệ.
Thế nhưng, đây không phải là ý kiến của chuyên gia Feigenbaum. Theo ông, kể từ thời chính quyền Richard Nixon, chính sách của Mỹ là nhằm lôi kéo Trung Quốc hội nhập vào quan hệ quốc tế theo các điều kiện của Washington, do vậy mà bang giao song phương luôn trải qua các bước thăng trầm.
Câu hỏi thứ hai liên quan đến mức độ rủi ro trong quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung. Các nhà phân tích có cùng nhận định là giới lãnh đạo hai nước kiểm soát được tình hình nhưng mức độ căng thẳng lại tùy thuộc vào những yếu tố đối nội. Theo chuyên gia Feigenbaum, thì tại Mỹ, dân chúng ngày càng có thái độ thù ghét Trung Quốc. Tình hình cũng tương tự tại Trung Quốc.
Về phần mình, ông Dewoskin lại cho rằng so với thời kỳ chính quyền George Bush, quan hệ Mỹ-Trung hiện nay lành mạnh hơn. Việc công khai hóa các bất đồng song phương càng thúc đẩy hai bên tìm kiếm thỏa hiệp. Ông nhấn mạnh, giới lãnh đạo hai nước sẽ phải đối đầu với những thách thức chính trị nội bộ khó khăn. Một trong những mối đe dọa lớn tại Trung Quốc là sự trỗi dậy của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi. Còn tại Hoa Kỳ, nếu hồ sơ công ăn việc làm không được cải thiện nhanh chóng thì không loại trừ nguy cơ trỗi dậy của làn sóng bảo hộ mậu dịch. Và đó là những rủi ro đe dọa thực sự quan hệ Mỹ-Trung.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6948.asp
*
Cuộc gặp giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn ra trong bối cảnh bang giao Mỹ-Trung đã tồi tệ đi một cách nhanh chóng. Mới đây thôi, vào cuối tháng chín năm ngoái, trong hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nước – G20, ở Pittsburgh, Pennsylvania, cả hai nước còn nêu ra ý tưởng là Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ thành lập nhóm G2, với tham vọng lãnh đạo thế giới.
Thế nhưng, giờ đây, Trung Quốc coi giai đoạn hồ hởi nói trên như là thuộc về quá khứ xa xôi. Ngày 12 tháng hai, xã luận tờ China Daily tố cáo tổng thống Mỹ vẫn níu giữ những suy nghĩ theo kiểu thời chiến tranh lạnh trong tiềm thức. Trong khi đó, Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc hành xử ngày càng « ngạo mạn ».
Theo ông Evan Feigenbaum, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Hoa Kỳ, được báo Le Monde, số ra ngày hôm nay trích dẫn, thì chính quyền Bắc Kinh nhận định rằng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua chứng tỏ là Mỹ đang đi vào giai đoạn thoái trào, rằng Bắc Kinh sẽ ngày càng cứng rắn hơn còn Washington thì sẽ không có phương tiện để thực hiện chính sách ngoại giao của mình. Còn trong nhãn quan của chính quyền Obama, Trung Quốc vẫn chưa hành xử như một cường quốc có ý thức về những vấn đề lớn của quốc tế. Bắc Kinh chỉ quan tâm đến việc bảo vệ « những quyền lợi hẹp hòi ». Bằng chứng rõ ràng nhất là thái độ của Trung Quốc tại hội nghị về biến đổi khí hậu Copenhagen hồi tháng 12 năm ngoái.
Về mặt chính thức, bộ Ngoại giao Mỹ cố gắng giải thích rằng lợi ích của hai nước tương hợp với nhau trên nhiều lĩnh vực nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn trên một vài vấn đề. Theo giới phân tích, một vài bất đồng đó lại không hề nhỏ. Đó là vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ và thâm hụt thương mại của Mỹ. Trung Quốc tìm cách cản trở phương Tây gây sức ép với Iran và Bắc Triều Tiên trong hồ sơ hạt nhân. Vừa qua, tập đoàn Google tố cáo những vụ tấn công tin học đến từ Trung Quốc … Về phần mình, Bắc Kinh đã nổi giận khi bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận bán hơn 6 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan và đe dọa tẩy chay một số công ty Hoa Kỳ tham gia vào vụ này.
Có 2 câu hỏi được đặt ra đằng sau cuộc khẩu chiến ác liệt Mỹ- Trung : Trước, hết, phải chăng đây là cuộc gặp mặc cả Mỹ - Trung ? Theo ông Kenneth Dewoskin, nguyên trưởng ban Trung Quốc- Bắc Á, đại học Michigan thì đúng như vậy. Vụ cãi cọ về tỷ giá đồng nhân dân tệ chỉ là bề mặt. Trong thời gian từ 2006 đến 2008, Trung Quốc đã nâng 21% giá trị đồng tiền quốc gia, nhưng điều này không hề làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, thậm chí ngược lại. Thực ra, Hoa Kỳ có hai mối quân tâm chính là Trung Quốc phải mở cửa thị trường hơn nữa cho các doanh nghiệp Mỹ và vấn đề sở hữu trí tuệ.
Thế nhưng, đây không phải là ý kiến của chuyên gia Feigenbaum. Theo ông, kể từ thời chính quyền Richard Nixon, chính sách của Mỹ là nhằm lôi kéo Trung Quốc hội nhập vào quan hệ quốc tế theo các điều kiện của Washington, do vậy mà bang giao song phương luôn trải qua các bước thăng trầm.
Câu hỏi thứ hai liên quan đến mức độ rủi ro trong quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung. Các nhà phân tích có cùng nhận định là giới lãnh đạo hai nước kiểm soát được tình hình nhưng mức độ căng thẳng lại tùy thuộc vào những yếu tố đối nội. Theo chuyên gia Feigenbaum, thì tại Mỹ, dân chúng ngày càng có thái độ thù ghét Trung Quốc. Tình hình cũng tương tự tại Trung Quốc.
Về phần mình, ông Dewoskin lại cho rằng so với thời kỳ chính quyền George Bush, quan hệ Mỹ-Trung hiện nay lành mạnh hơn. Việc công khai hóa các bất đồng song phương càng thúc đẩy hai bên tìm kiếm thỏa hiệp. Ông nhấn mạnh, giới lãnh đạo hai nước sẽ phải đối đầu với những thách thức chính trị nội bộ khó khăn. Một trong những mối đe dọa lớn tại Trung Quốc là sự trỗi dậy của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi. Còn tại Hoa Kỳ, nếu hồ sơ công ăn việc làm không được cải thiện nhanh chóng thì không loại trừ nguy cơ trỗi dậy của làn sóng bảo hộ mậu dịch. Và đó là những rủi ro đe dọa thực sự quan hệ Mỹ-Trung.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6948.asp
*
TIN TỔNG HỢP * TỔNG THỐNG OBAMA TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TT Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thứ Năm, 18 tháng 2 2010
TIN VOA
Hình: The White House
Tổng
thống Barack Obama đã đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần
của nhân dân Tây Tạng tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm, bất chấp sự phản đối
kịch liệt từ Trung Quốc.
Trong cuộc hội kiến này, Tổng thống Barack Obama nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông mạnh mẽ ủng hộ việc bảo tồn bản sắc tôn giáo và văn hóa độc đáo của Tây Tạng, cũng như ngôn ngữ riêng của Tây Tạng, và ông ủng hộ việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng ở Trung Quốc.
Trong cuộc hội kiến này, Tổng thống Barack Obama nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông mạnh mẽ ủng hộ việc bảo tồn bản sắc tôn giáo và văn hóa độc đáo của Tây Tạng, cũng như ngôn ngữ riêng của Tây Tạng, và ông ủng hộ việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng ở Trung Quốc.
Một
thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Obama ca ngợi quyết tâm
của Đức Đạt Lai Lạt Ma theo đuổi đường lối bất bạo động, và đối thoại
với Trung Quốc. Vẫn theo thông cáo này, Tổng thống Obama và Đức Đạt Lai
Lạt Ma cũng đồng quan điểm với nhau về tầm quan trọng của mối quan hệ
“tích cực và hợp tác” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp với Tổng thống Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, Ngài rất “vui mừng” và hân hạnh được gặp nhà lãnh đạo Mỹ.
Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp với Tổng thống Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, Ngài rất “vui mừng” và hân hạnh được gặp nhà lãnh đạo Mỹ.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài và Tổng thống Obama đã thảo luận về việc phát
huy các giá trị nhân bản và cổ vũ cho sự hài hòa tôn giáo, cũng như nỗ
lực đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong các chức vụ lãnh đạo.
Trước
đó, Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ của họ về cuộc gặp gỡ
này. Bắc Kinh tuyên bố ‘mạnh mẽ phản đối’ chuyến đi thăm Tòa Bạch Ốc của
Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hồi tuần trước, Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ hãy ‘lập
tức rút lại lời mời’ đối với nhà lãnh đạo lưu vong của nhân dân Tây
Tạng.
Tuần trước,
một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp gỡ giữa ông
Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm tổn hại hơn nữa quan hệ giữa hai
nước, vốn đã sẵn căng thẳng vì kế hoạch của Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài
Loan, những bất đồng về tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, và quan tâm của
Washington về việc Bắc Kinh kiểm duyệt mạng lưới thông tin Internet.
ĐÀI RFA
Tổng thống Obama hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma
RFA 02.18.2010
Sáng nay, 18 tháng 2-2010, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có cuộc tiếp đón và trò chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng.
Official White House photo by Pete Souza
Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Hoa Kỳ và vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đã từng bị Trung Quốc phản đối kịch liệt.
Trong thông cáo báo chí được phát hành sau đó, ông Robert Gibbs - người phát ngôn của Toà Bạch Ốc, loan báo, tại cuộc hội kiến, Tổng thống Hoa Kỳ đã ca ngợi nỗ lực đeo đuổi phương thức đối thoại bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với chính quyền Trung Quốc. Người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ hỗ trợ việc bảo tồn bản sắc Tây Tạng cũng như nhân quyền.
Tổng thống Hoa Kỳ đã ca ngợi nỗ lực đeo đuổi phương thức đối thoại bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và hứa sẽ hỗ trợ việc bảo tồn bản sắc Tây Tạng cũng như nhân quyền.Trao đổi với giới truyền thông, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, Ngài rất hài lòng về cuộc hội kiến. Người lãnh đạo tinh thần Tây Tạng kể rằng, trong cuộc hội kiến, Ngài đã thảo luận với ông Obama về những vấn đề có liên quan đến giá trị con người, tôn giáo, vai trò phụ nữ trên thế giới và những vấn đề mà người dân Tây Tạng quan tâm.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs
Theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma thì ông Obama ủng hộ tất cả những điều đó.
Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không diễn ra tại khu vực thường được dùng để đón thượng khách.
Theo giới quan sát, điều đó có thể nhằm tránh kích động Trung Quốc – vốn đã từng công khai bày tỏ sự bất bình về việc Tổng thống Hoa Kỳ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Quốc thường lập đi lập lại cáo buộc rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhân tố gây bất ổn tại Tây Tạng và luôn tìm đủ mọi cách để ngăn chặn việc Đức Đạt Lai Lạt Ma được các quốc gia đón tiếp như quốc khách.
Tuy nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn là nhân vật được nhiều nơi, nhiều người kính trọng. Ngài đã từng được tặng giải Nobel Hoà Bình.
Cho dù Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng, những mối quan hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng, song ông Charles Freeman, một chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng, trước mắt, cuộc gặp này có thể ảnh hưởng tới chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Hồ Cẩm Đào vào tháng tư sắp tới nhưng ông không tin, về lâu dài, cuộc hội kiến vừa diễn ra sẽ gây tổn hại cho quan hệ Mỹ-Trung.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
TIN BBCĐức Dalai Lama gặp TT Obama
Lãnh
đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong, Đức Dalai Lama, đến khách sạn Park
Hyatt (xem video trên) ở Washington, DC, hôm 17/2 và theo dự trù gặp
Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama, tại Nhà Trắng hôm nay.
Cuộc
gặp này được đưa ra vào khi đang có căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung,
với bất hòa liên quan tới Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và những tuyên
bố của Trung Quốc về gián điệp mạng cũng như các thoả thuận thương mại.Trung Quốc, vốn vẫn xem Đức Dalai Lama là một người ly khai, đã cảnh báo rằng cuộc gặp này sẽ làm suy yếu các mối quan hệ giữa hai nước.
Hoa Kỳ giữ các thủ tục tiếp đón ở mức thấp và làm giảm nhẹ những quan ngại của Trung Quốc.
Khi tới Washington vào ngày thứ Tư, Đức Dalai Lama sẽ tới một khách sạn để dự một buổi lễ đánh dấu Năm mới với đồng bào Tây Tạng của Ngài.
Chính quyền của ông Obama dường như có cách tiếp cận ngược hẳn so với hai Tổng thống trước của Mỹ
Mark Mardell, BBC
Ông nói rằng Đức Dalai Lama sẽ yêu cầu Tổng thống Mỹ "giúp tìm một giải pháp trong việc giải quyết vấn đề Tây Tạng để làm sao sẽ cùng có lợi cho người dân Tây Tạng và Trung Quốc".
Các vấn đề nhạy cảm
Phát ngôn viên Nhà Trắng, ông Robert Gibbs tuần trước đã bảo vệ quyết định tiếp Đức Dalai Lama, và nói rằng Đức Dalai Lama là "một lãnh đạo tôn giáo quốc tế được kính trọng".
Ông nói rằng mối quan hệ Trung-Mỹ đã đủ trưởng thành để không đồng ý với nhau trong khi vẫn tìm kiếm quan điểm chung về các vấn đề quốc tế.
Ông Obama tránh gặp Đức Dalai Lama tại Washington hồi năm ngoái trước khi thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Bắc Kinh.
Cuộc họp vào thứ Năm này sẽ diễn ra tại Phòng Bản đồ trong Nhà Trắng, chứ không phải là bối cảnh vốn trở thành biểu tượng, đó là Văn phòng Bầu Dục, Oval Office, nơi ông Obama thường tiếp các lãnh tụ nước ngoài và các vị khách quan trọng.
Đức Dalai Lama cũng sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, tại Bộ Ngoại giao.
Trích dẫn “tính nhạy cảm cao trong các vấn đề liên quan tới Tây Tạng", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ hủy chuyến thăm này nhằm "tránh thiệt hại thêm cho quan hệ Trung-Mỹ".
Căng thẳng Trung-Mỹ
- Google - Trung Quốc bác bỏ đã đứng đằng sau một vụ tấn công mạng bị cáo buộc là do Trung Quốc thực hiện đối với công cụ tìm kiếm này của Mỹ
- Đài Loan - một vụ mua bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan trị giá USD6,4 tỷ đã khiến Bắc Kinh giận dữ
- Tây Tạng - Trung Quốc nói rằng một cuộc họp giữa Hoa Kỳ với Đức Dalai Lama "sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nước"
- Thương mại – tranh cãi về xuất nhập khẩu thịt, truyền thông, lốp xe hơi và nguyên vật liệu
- Iran - Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc sẽ không hậu thuẫn các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với chính quyền Tehran trước các chương trình hạt nhân của Iran
- Biến đổi khí hậu - Mỹ thất vọng trước quan điểm cứng rắn của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen
Đức Dalai Lama đã rời khỏi Tây Tạng hồi năm 1959 sau một cuộc nổi dậy thất bại chống sự cai trị của Trung Quốc và từ đó được sinh sống tại Ấn Độ.
'Tấn công mạng'
Cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng diễn ra ngay sau khi Trung Quốc bày tỏ mạnh mẽ thái độ không hài lòng trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ đôla Mỹ.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc sẽ được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một nguyên nhân gây căng thẳng nữa là việc kiểm duyệt internet, sau khi có những tuyên bố của công cụ tìm kiếm khổng lồ Google rằng nó đã bị tấn công "tinh vi và có mục tiêu" từ bên trong Trung Quốc.
Ông Obama cũng đưa ra những dấu hiệu cứng rắn hơn trong các vấn đề tranh chấp bấy lâu nay về tiền tệ của Trung Quốc, mà theo một số thương nhân thì hiện đang được duy trì với mức yếu giả tạo.
Tuy nhiên, Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ tại Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc giận dữ trước việc Mỹ hỗ trợ cho Đức Dalai Lama.
Bắc Kinh đã vô cùng tức giận hồi năm 2007 khi Tổng thống George W Bush đã tiếp Đức Dalai Lama tại Nhà Trắng và tham dự một buổi lễ tại đó ông đã được trao tặng huy chương Congressional Gold - danh dự dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Đó là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã xuất hiện trước công chúng cùng với nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100218_dalai_lama.shtml
*
TRẦN MỘNG TÚ * KÝ
*
TUỔI GIÀ
Ðầu
tháng năm vừa qua, tôi sang chơi với vợ chồng
người anh ở bên Vienna, D.C. Ðằng sau nhà anh
tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên.
Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là
đẹp. suối róc rách chẩy, cây cỏ xanh mướt, những
bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng
dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện.
Tôi bất giác
hỏi:
- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ? Anh tôi cười, nói:
- Cứ giữ mãi đưoc Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Trong Những Lời Phật Dậy có câu:
Tôi xin kể câu chuyện Hai Con Ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos. Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa binh thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Chủ
nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà
còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã
thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe
có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng
quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái.
Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết
là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một
chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm
sóc con ngựa mù, bạn nó chu đáo như thế nào.
Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó
bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.
Trên đường trở về chuồng mỗi
chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại
nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi
theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn khiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.
Những
vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
qua tinh thần là: Sự cảm thông giữa cha mẹ và
con cái, giữa ông bà với các cháu.
Tinh thần chấp nhận và lạc
quan. Nghĩ đến những điều vui nhỏ
mỗi ngày. Tham gia những sinh hoạt nào phù
hợp với sức khỏe. Làm
việc thiện nguyện. Nhóm bạn: Ðọc sách, kể
chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).
Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, lớp dậy
Hồng Gia, ngồi thiền, khí
công v.v... Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi
ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt
hơn là ở nhà nằm quay mặt vào
tường. Hãy thỉnh
thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này:
'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái
tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương
cốt.'
TUỔI GIÀ
Tác giả Trần Mộng Tú - bài do bạn Huy Nguyen giới thiệu
Bạn
có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng
chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài,
người mỏng, trong một bộ lông trắng
muốt. Trông nó thanh cao như một người
luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung
dung. Con hạc được
coi là một con vật sống lâu cho nên người ta
gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ? Anh tôi cười, nói:
- Cứ giữ mãi đưoc Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng
ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi
già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn
như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm
chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường bất cứ người
mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hayhoàn cảnh
nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Chúng
ta là những người từ một quê hương mất mát đến ở
trọ một quốc gia khác, chúng ta còn nhiều điều
gậm nhấm hơn nữa.
Ở tuổi già, không có phương
tiện di chuyển, bị trở ngại ngôn ngữ đã làm một số người
sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm,
khép kín.
Từ
đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự
chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho
những người này. Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn
sách Love & Survival, nói rõ: Tách lìa tình
thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ
ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm
độc.
Tình thương và tinh thần là
gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe. Ba mươi năm
trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng
bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.
Nhưng
bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công
nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm chung, có
cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi
người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng
người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của
tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh
vậy.
Nếu
không nói ra được những gì dồn nén bên trong
thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra,
hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ
thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như
vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol
trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có tình
thương mới cứu rỗi được.
Nếu bạn không mở tâm ra cho
người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra
thôi.
| |
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Trong Những Lời Phật Dậy có câu:
Sai
lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
Chắc trong quý vị không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này.
Gặp
gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt
thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý. Ði
tập thể thao như Tài Chi, Hồng Gia, nhẩy nhẹ
theo nhạc, tắm hơi, bơi lội v.v... đã
giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã,
và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ
công hiệu hơn, mau lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều
phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm,
đến nhà thờ, chùa cầu nguyện
giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư Ðại Học North
Carolina khám phá ra từ hàng trăm
bệnh nhân, nếu người nào
thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu
thấp hơn những người không đến
nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối
tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể
của 'Tín Ngưỡng và Sức Khỏe'. Cuốn sách ông
phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and
Health. Trong đó ông cho biết những người có
tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị
nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ
biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.
Lạc
quan là một cẩm nang quý vị nên luôn luôn mang
theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là
'Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai
nữa' hoặc 'Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được'.
| | |
Tôi xin kể câu chuyện Hai Con Ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos. Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa binh thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn khiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.
Bạn
hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng
nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu
đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau.
Hãy
tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn
gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một
hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để
vượt qua.
Không
gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong
tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng
có cái cho đi mà người khác dùng được.
Trong
một lần đến thăm Viện Dưỡng Lão, tôi thấy một
cụ ông 70 tuổi, đút thức ăn cho một cụ bà 80
tuổi. Hỏi ra thì họ không có liên hệ gì với nhau
cả.
Chỉ là một người có khả năng cho và một người vui vẻ nhận. Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình là những liều thuốc bổ. Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong trương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói: 'Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước'. Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Chỉ là một người có khả năng cho và một người vui vẻ nhận. Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình là những liều thuốc bổ. Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong trương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói: 'Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước'. Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Sinh,
bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi
qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính
mình là người lựa chọn.
Chúc quý vị luôn cảm thấy vui khoẻ
và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !
*
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0128
ĐÀI VOA * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
*
Thành
phần tinh hoa trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho việc
thay đổi nhân sự lãnh đạo vào năm 2011 và sự tranh giành quyền lực của
các phe phái trong những tháng sắp tới có thể làm tăng mối rủi ro cho
các doanh nghiệp và công cuộc giao thương với Hoa Kỳ.
Đó là nội dung chính của một bài phân tích thời sự hôm thứ Năm của hãng thông tấn Reuters về tình hình trước Đại hội Đảng lần thứ 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và một số nhân vật khác dự kiến sẽ rút lui tại Đại hội Đảng dự trù diễn ra vào tháng Giêng sang năm, và điều này tạo ra một chuỗi những chỗ trống hấp dẫn sẽ được lấp đầy qua một tiến trình bí mật của những sự mặc cả giữa các phe nhóm.
Bài viết trích lời ông Jacob Ramsay, phân tích gia khu vực của công ty tư vấn Kiểm soát Rủi ro (Control Risks), nói rằng “những hoạt động nhằm tranh giành các chức vụ giờ đây đã bắt đầu và sẽ gia tăng cường độ từ nay cho đến cuối năm, và kết quả là công việc thực sự của chính phủ, của việc hoạch định chính sách, sẽ chịu thiệt hại.”
Nhiều nhà phân tích cho rằng kinh tế vĩ mô Việt Nam chỉ gặp phải những mối rủi ro nhỏ vì tất cả các phe phái trong đảng đều muốn kinh tế tăng trưởng ổn định và kiềm chế lạm phát.
Mặc dù vậy, diễn tiến này sẽ có những ảnh hưởng rất quan trọng. Một trong những vấn đề mà một số các doanh nhân và các nhà phân tích đang theo dõi là phải chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lưu nhiệm, một sự việc có ảnh hưởng tới mức độ liên tục của nền kinh tế đang tăng trưởng khả quan.
Tuy không thể tính được phí tổn kinh tế của cuộc vận động diễn ra 5 năm một lần này, nhưng vì các nhà làm chính sách và các phe phái ngày càng bận bịu nhiều hơn với sự thay đổi nhân sự lãnh đạo cho nên các viên giám đốc công ty và các chuyên gia chính trị dự kiến là việc phê chuẩn và cấp phép cho các doanh nghiệp mới hoặc cho các dự án lớn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh những vấn đề kinh tế thương mại, bài phân tích của Reuters cũng đề cập tới những vấn đề khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong lãnh vực ngoại giao.
Bài viết trích lời các nhà quan sát chính trị nói rằng việc kết án hàng loạt những vụ án chính trị, sự gia tăng luận điệu cứng rắn trên báo chí do nhà nước kiểm soát và việc ngăn chận trang mạng xã hội Facebook có dính líu tới những hoạt động tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng.
Không mấy ai cho rằng những sự kiện vừa kể phát sinh chỉ vì sắp có Đại hội Đảng và nhiều người nêu lên rằng Đảng Cộng Sản đang lo ngại về những thách đố mới đã bùng ra trong vài năm qua, như những vụ biểu tình công khai để chống lại việc Trung Quốc đòi chủ quyền những vùng biển và các hải đảo ở Biển Đông.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao và các nhà phân tích nói rằng điều được mô tả là một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến có thể có hiệu quả tiêu cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ không muốn nêu danh tánh nói rằng điều này đã khiến cho nhiều người ở Quốc hội Mỹ và những nơi khác đặt câu hỏi về vấn đề giao thương với Việt Nam.
Nhà ngoại giao này cho biết điều này tạo ra một tình huống khó khăn hơn cho việc tiến tới trong tất cả những lãnh vực khác mà chính phủ Mỹ muốn tiến tới.
Hồi gần đây một số người lại đề nghị đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC của Bộ Ngoại giao Mỹ, tức danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Nếu đòi hỏi này được đáp ứng Việt Nam có thể sẽ phải gánh chịu những biện pháp chế tài từ phía Hoa Kỳ.
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết thêm rằng một số thành viên quốc hội cũng đang vận động cho việc thông qua một nghị quyết về nhân quyền Việt Nam và chiến dịch trấn áp đối lập ở Việt Nam rõ ràng là tạo thêm cơ hội cho những người nghĩ rằng nghị quyết này cần được thông qua.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-politic-02-18-2010-84692152.html
Tranh giành quyền lực trong Đảng CSVN ảnh hưởng mua bán với Mỹ
Theo dự kiến, Tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và nhiều nhân vật lãnh đạo khác có thể rời chức vụ trong Đại hội 11 của Đảng CSVN, tạo nên những khỏang trống, mở đường cho các phe phái trong đảng tranh giành quyền lực.
Các phân tích gia nhận xét rằng cuộc chạy đua đó đang bắt đầu và sẽ gia tăng ráo riết trong thời gian tới.
Một nguồn tin thân cận với VN cho hay những nguy cơ về kinh tế vĩ mô được xem là không đáng ngại vì nói chung đảng CSVN đoàn kết để được thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, nhưng rắc rối nói chung không phải nhỏ.
Điểm mà doanh giới và nhiều nhà phân tích theo dõi chặt chẽ là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiếp tục tại chức hay không – diễn biến sẽ có ảnh hưởng đến tính liên tục của một trong những nền kinh tế năng động nhất ở Á Châu.
Trong khi đó mối quan hệ giữa VN và Hoa Kỳ, theo thông tấn xa Reuters, cũng có thể gặp phải những trở ngại gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Political-jockeying-may-raise-risks-in-vietnam-02182010180202.html
Bùi Tín Blog
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bill-hayton-02-08-2010-83819802.html
*
Tranh giành quyền lực có thể làm tăng các mối rủi ro ở VN
Bình luận của Đài VOA
Thứ Năm, 18 tháng 2 2010
Hình: ASSOCIATED PRESS
Đó là nội dung chính của một bài phân tích thời sự hôm thứ Năm của hãng thông tấn Reuters về tình hình trước Đại hội Đảng lần thứ 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và một số nhân vật khác dự kiến sẽ rút lui tại Đại hội Đảng dự trù diễn ra vào tháng Giêng sang năm, và điều này tạo ra một chuỗi những chỗ trống hấp dẫn sẽ được lấp đầy qua một tiến trình bí mật của những sự mặc cả giữa các phe nhóm.
Bài viết trích lời ông Jacob Ramsay, phân tích gia khu vực của công ty tư vấn Kiểm soát Rủi ro (Control Risks), nói rằng “những hoạt động nhằm tranh giành các chức vụ giờ đây đã bắt đầu và sẽ gia tăng cường độ từ nay cho đến cuối năm, và kết quả là công việc thực sự của chính phủ, của việc hoạch định chính sách, sẽ chịu thiệt hại.”
Nhiều nhà phân tích cho rằng kinh tế vĩ mô Việt Nam chỉ gặp phải những mối rủi ro nhỏ vì tất cả các phe phái trong đảng đều muốn kinh tế tăng trưởng ổn định và kiềm chế lạm phát.
Mặc dù vậy, diễn tiến này sẽ có những ảnh hưởng rất quan trọng. Một trong những vấn đề mà một số các doanh nhân và các nhà phân tích đang theo dõi là phải chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lưu nhiệm, một sự việc có ảnh hưởng tới mức độ liên tục của nền kinh tế đang tăng trưởng khả quan.
Tuy không thể tính được phí tổn kinh tế của cuộc vận động diễn ra 5 năm một lần này, nhưng vì các nhà làm chính sách và các phe phái ngày càng bận bịu nhiều hơn với sự thay đổi nhân sự lãnh đạo cho nên các viên giám đốc công ty và các chuyên gia chính trị dự kiến là việc phê chuẩn và cấp phép cho các doanh nghiệp mới hoặc cho các dự án lớn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh những vấn đề kinh tế thương mại, bài phân tích của Reuters cũng đề cập tới những vấn đề khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong lãnh vực ngoại giao.
Bài viết trích lời các nhà quan sát chính trị nói rằng việc kết án hàng loạt những vụ án chính trị, sự gia tăng luận điệu cứng rắn trên báo chí do nhà nước kiểm soát và việc ngăn chận trang mạng xã hội Facebook có dính líu tới những hoạt động tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng.
Không mấy ai cho rằng những sự kiện vừa kể phát sinh chỉ vì sắp có Đại hội Đảng và nhiều người nêu lên rằng Đảng Cộng Sản đang lo ngại về những thách đố mới đã bùng ra trong vài năm qua, như những vụ biểu tình công khai để chống lại việc Trung Quốc đòi chủ quyền những vùng biển và các hải đảo ở Biển Đông.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao và các nhà phân tích nói rằng điều được mô tả là một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến có thể có hiệu quả tiêu cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ không muốn nêu danh tánh nói rằng điều này đã khiến cho nhiều người ở Quốc hội Mỹ và những nơi khác đặt câu hỏi về vấn đề giao thương với Việt Nam.
Nhà ngoại giao này cho biết điều này tạo ra một tình huống khó khăn hơn cho việc tiến tới trong tất cả những lãnh vực khác mà chính phủ Mỹ muốn tiến tới.
Hồi gần đây một số người lại đề nghị đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC của Bộ Ngoại giao Mỹ, tức danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Nếu đòi hỏi này được đáp ứng Việt Nam có thể sẽ phải gánh chịu những biện pháp chế tài từ phía Hoa Kỳ.
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết thêm rằng một số thành viên quốc hội cũng đang vận động cho việc thông qua một nghị quyết về nhân quyền Việt Nam và chiến dịch trấn áp đối lập ở Việt Nam rõ ràng là tạo thêm cơ hội cho những người nghĩ rằng nghị quyết này cần được thông qua.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-politic-02-18-2010-84692152.html
Tranh giành quyền lực trong Đảng CSVN ảnh hưởng mua bán với Mỹ
RFA 18.02.2010
Đảng CSVN chuẩn bị bầu chọn giới lãnh đạo vào năm tới, nên tình trạng tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong những tháng sắp tới có thể gây khó khăn cho lãnh vực thương mại và quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ, thông tấn xã Reuters nhận xét như vậy hôm qua.Theo dự kiến, Tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và nhiều nhân vật lãnh đạo khác có thể rời chức vụ trong Đại hội 11 của Đảng CSVN, tạo nên những khỏang trống, mở đường cho các phe phái trong đảng tranh giành quyền lực.
Các phân tích gia nhận xét rằng cuộc chạy đua đó đang bắt đầu và sẽ gia tăng ráo riết trong thời gian tới.
Một nguồn tin thân cận với VN cho hay những nguy cơ về kinh tế vĩ mô được xem là không đáng ngại vì nói chung đảng CSVN đoàn kết để được thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, nhưng rắc rối nói chung không phải nhỏ.
Điểm mà doanh giới và nhiều nhà phân tích theo dõi chặt chẽ là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiếp tục tại chức hay không – diễn biến sẽ có ảnh hưởng đến tính liên tục của một trong những nền kinh tế năng động nhất ở Á Châu.
Trong khi đó mối quan hệ giữa VN và Hoa Kỳ, theo thông tấn xa Reuters, cũng có thể gặp phải những trở ngại gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Political-jockeying-may-raise-risks-in-vietnam-02182010180202.html
Bùi Tín Blog
Nhà báo Bill Hayton rung chuông báo động
Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Hai, 08 tháng 2 2010
Hình: ASSOCIATED PRESS
|
*
TỔNG THỐNG OBAMA TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
*
*
Ý nghĩa cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma?
*
*
Ý nghĩa cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma?
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2010-02-17
Ít giờ đồng hồ nữa tại Nhà Trắng, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng.
Photo: RFA
Đức Đạt Lai Lạt Ma vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng
GS. Winston Yang: Được chứ. Ông có thể xem như thế nhưng ông Obama sẽ đón khách với tư cách Tổng Thống Hoa Kỳ và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vào Nhà Trắng với cương vị của người lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, chứ không phải chỉ là cuộc gặp giữa hai khôi nguyên Nobel Hòa Bình.
GS. Winston Yang: Tôi nghĩ rằng trước khi ông Obama sang thăm Bắc Kinh, chính phủ Hoa Kỳ muốn xây dựng một mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa hai nước. Washington không muốn Tổng Thống Obama phải đối phó với bất kỳ trở ngại nào trước khi ông lên đường sang Bắc Kinh.
Thành ra theo quan điểm của Nhà Trắng, hoãn cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma lại là điều hữu lý. Nhưng khi có mặt tại Trung Quốc, Tổng Thống Obama có nói rõ với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ông sẽ tiếp vị lãnh đạo tình thần của nhân dân Tây Tạng vào đầu năm 2010.
Nói cách khác, Hoa Kỳ không che đậy, không dấu diếm chuyện này, và chuyện Tổng Thống Mỹ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi gặp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào cũng cho Trung Quốc hiểu rằng đối với Washington, chuyện Trung Quốc được xem là quan trọng hơn chuyện Tây Tạng.
GS. Winston Yang: Đương nhiên đó là quan điểm của Bắc Kinh. Các quyết định của chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc bực bội và họ đã từng lên tiếng phản đối, họ phản đối quyết định bán võ khí cho Đài Loan, họ cũng đang phản đối việc Tổng Thống Mỹ đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhưng dù phản đối ầm ĩ như vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn rất thận trọng khi đưa ra những quyết định mang tính trã đũa. Bằng chứng rõ nhất là dù lên tiếng phản đối việc làm của chính phủ Mỹ, nhưng cách đây mới 2 ngày Bắc Kinh lại hân hoan thông báo cho hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ghé cảng Hồng Kông.
Vài ngày trước đó, báo chí Trung Quốc đều đăng tải lời phát biểu của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo nói rằng Bắc Kinh đánh giá rất cao quan hệ với Mỹ và sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ này. Thành ra tôi tin là chuyện bán võ khí cho Đài Loan và đón Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mối quan hệ song phương, nếu có thì chỉ là tạo nên một vài trở ngại thôi.
GS. Winston Yang: Trở ngại đầu tiên tôi nhìn thấy là chương trình trao đổi quân sự sẽ bị gián đoạn, có thể trong vòng 6 tháng hay một năm. Kế đến là có thể cuộc thảo luận chiến lược kinh tế mà hai bên đã bắt đầu cho thực hiện từ thời Tổng Thống George W. Bush cũng sẽ hoãn lại trong một thời gian.
Nhưng điều cần phải để ý tới nhất chính là chuyến viếng thăm Washington của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào dự trù diễn ra vào tháng Tư tới đây.
Nếu ông Hồ Cẩm Đào vẫn sang thăm Mỹ như đã dự tính thì chuyện Đài Loan, chuyện Tây Tạng chẳng ảnh hưởng gì quyết tâm xây dựng quan hệ vững mạnh của hai nước, còn nếu ông Hồ Cẩm Đào hoãn chuyến đi thì rõ ràng quan hệ đôi bên có vấn đề. Tôi thì tôi tin ông Hồ Cẩm Đào sẽ sang thăm Mỹ.
GS. Winston Yang: Tôi không nghĩ hai vị sẽ nói chuyện nhiều về chính trị, thay vào đó tôi nghĩ là Tổng Thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói với nhau về chuyện hòa bình của thế giới, sẽ bàn đến vấn đề tôn giáo, tâm linh.
Tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Câu trả lời đơn giản lắm. Hoa Kỳ minh định rõ Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, Hoa Kỳ không can dự vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Thành ra tôi không nghĩ chuyện Tây Tạng sẽ được nói đến trong buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi cũng không tin Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vận động ông Obama ủng hộ cuộc tranh đấu đòi độc lập của người dân Tây Tạng.
Nói cách khác, hai vị sẽ chú tâm vào chuyện hòa bình, chuyện tôn giáo, và tránh nói chuyện chính trị.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư.
*
Ông Chime Chhoekyapa, Thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho hay cuộc hội kiến tại Tòa bạch ốc sẽ là một tín hiệu an ủi những người dân đang sống tại Tây Tạng. Phát ngôn nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Tenzin Taklha, người sẽ tháp tùng trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ lần này nói rằng, dù lời tuyên bố ra sao, Trung Quốc vẫn e ngại ý kiến của cộng đồng quốc tế.
Ông nói thêm, vấn đề chính là sự hưng thịnh của 6 triệu người dân Tây tạng. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời những câu hỏi của các ký giả về cuộc gặp sắp tới này.
Trung Quốc vẫn thúc giục Hoa kỳ huỷ bỏ cuộc gặp của Tổng thống Obama với nhà lãnh đạo tinh thần Tây tạng, nói rằng việc này sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng
Để
tìm hiểu thêm về vấn đề này, Ban Việt Ngữ chúng tôi hân hạnh tiếp xúc
với Giáo Sư Winston Yang, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ.
Giáo sư Yang hiện đang giảng dậy tại Đại Học Seton Hall, tác giả nhiều
bộ sách nói về tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc đối với Châu Á
cũng như với Hoa Kỳ. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Trung Quốc và Tây Tạng
Khanh Nguyễn: Liệu tôi có thể xem đây chỉ là cuộc gặp gỡ thuần túy giữa 2 khôi nguyên Nobel Hòa Bình được không?GS. Winston Yang: Được chứ. Ông có thể xem như thế nhưng ông Obama sẽ đón khách với tư cách Tổng Thống Hoa Kỳ và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vào Nhà Trắng với cương vị của người lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, chứ không phải chỉ là cuộc gặp giữa hai khôi nguyên Nobel Hòa Bình.
Khi có mặt tại Trung Quốc, Tổng Thống Obama có nói rõ với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ông sẽ tiếp vị lãnh đạo tình thần của nhân dân Tây Tạng vào đầu năm 2010Nguyễn Khanh: Mùa Thu năm ngoái, Nhà Trắng giải thích rằng Tổng Thống Barack Obama thấy không thuận lợi nếu tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma trước ngày sang thăm Bắc Kinh, vì e ngại cuộc gặp gỡ sẽ tạo nên những bất lợi cho quan hệ giữa hai bên. Giáo sư nghĩ gì về lời giải thích đó?GS.Winston Yang
GS. Winston Yang: Tôi nghĩ rằng trước khi ông Obama sang thăm Bắc Kinh, chính phủ Hoa Kỳ muốn xây dựng một mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa hai nước. Washington không muốn Tổng Thống Obama phải đối phó với bất kỳ trở ngại nào trước khi ông lên đường sang Bắc Kinh.
Thành ra theo quan điểm của Nhà Trắng, hoãn cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma lại là điều hữu lý. Nhưng khi có mặt tại Trung Quốc, Tổng Thống Obama có nói rõ với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ông sẽ tiếp vị lãnh đạo tình thần của nhân dân Tây Tạng vào đầu năm 2010.
Nói cách khác, Hoa Kỳ không che đậy, không dấu diếm chuyện này, và chuyện Tổng Thống Mỹ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi gặp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào cũng cho Trung Quốc hiểu rằng đối với Washington, chuyện Trung Quốc được xem là quan trọng hơn chuyện Tây Tạng.
Hoa Kỳ không che đậy, không dấu diếm chuyện này, và chuyện Tổng Thống Mỹ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi gặp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào cũng cho Trung Quốc hiểu rằng đối với Washington, chuyện Trung Quốc được xem là quan trọng hơn chuyện Tây Tạng.GS.Winston Yang
Quan hệ Mỹ -Trung?
Nguyễn Khanh: Giáo sư bảo là Hoa Kỳ xem chuyện Tây Tạng không quan trọng bằng chuyện Trung Quốc, nhưng mới tháng rồi ông Obama thông báo sẽ bán võ khí cho Đài Loan, tháng này lại tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay ở Nhà Trắng. Chuyện dồn dập tới như thế thì bắt buộc Bắc Kinh phải nghĩ là Washington muốn đối đầu với họ chứ?GS. Winston Yang: Đương nhiên đó là quan điểm của Bắc Kinh. Các quyết định của chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc bực bội và họ đã từng lên tiếng phản đối, họ phản đối quyết định bán võ khí cho Đài Loan, họ cũng đang phản đối việc Tổng Thống Mỹ đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhưng dù phản đối ầm ĩ như vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn rất thận trọng khi đưa ra những quyết định mang tính trã đũa. Bằng chứng rõ nhất là dù lên tiếng phản đối việc làm của chính phủ Mỹ, nhưng cách đây mới 2 ngày Bắc Kinh lại hân hoan thông báo cho hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ghé cảng Hồng Kông.
Vài ngày trước đó, báo chí Trung Quốc đều đăng tải lời phát biểu của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo nói rằng Bắc Kinh đánh giá rất cao quan hệ với Mỹ và sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ này. Thành ra tôi tin là chuyện bán võ khí cho Đài Loan và đón Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mối quan hệ song phương, nếu có thì chỉ là tạo nên một vài trở ngại thôi.
Dù phản đối ầm ĩ như vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn rất thận trọng khi đưa ra những quyết định mang tính trã đũa. Bằng chứng rõ nhất là dù lên tiếng phản đối việc làm của chính phủ Mỹ, nhưng cách đây mới 2 ngày Bắc Kinh lại hân hoan thông báo cho hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ghé cảng Hồng Kông.Nguyễn Khanh: Trở ngại như thế nào, thưa Giáo Sư?GS.Winston Yang
GS. Winston Yang: Trở ngại đầu tiên tôi nhìn thấy là chương trình trao đổi quân sự sẽ bị gián đoạn, có thể trong vòng 6 tháng hay một năm. Kế đến là có thể cuộc thảo luận chiến lược kinh tế mà hai bên đã bắt đầu cho thực hiện từ thời Tổng Thống George W. Bush cũng sẽ hoãn lại trong một thời gian.
Nhưng điều cần phải để ý tới nhất chính là chuyến viếng thăm Washington của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào dự trù diễn ra vào tháng Tư tới đây.
Nếu ông Hồ Cẩm Đào vẫn sang thăm Mỹ như đã dự tính thì chuyện Đài Loan, chuyện Tây Tạng chẳng ảnh hưởng gì quyết tâm xây dựng quan hệ vững mạnh của hai nước, còn nếu ông Hồ Cẩm Đào hoãn chuyến đi thì rõ ràng quan hệ đôi bên có vấn đề. Tôi thì tôi tin ông Hồ Cẩm Đào sẽ sang thăm Mỹ.
Hoa Kỳ minh định rõ Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, Hoa Kỳ không can dự vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Thành ra tôi không nghĩ chuyện Tây Tạng sẽ được nói đến trong buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama với Đức Đạt Lai Lạt Ma.Nguyễn Khanh: Câu hỏi cuối xin gửi đến Giáo Sư. Khi gặp nhau ở Nhà Trắng, Tổng Thống Mỹ và vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng sẽ nói với nhau những gì?GS.Winston Yang
GS. Winston Yang: Tôi không nghĩ hai vị sẽ nói chuyện nhiều về chính trị, thay vào đó tôi nghĩ là Tổng Thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói với nhau về chuyện hòa bình của thế giới, sẽ bàn đến vấn đề tôn giáo, tâm linh.
Tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Câu trả lời đơn giản lắm. Hoa Kỳ minh định rõ Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, Hoa Kỳ không can dự vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Thành ra tôi không nghĩ chuyện Tây Tạng sẽ được nói đến trong buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi cũng không tin Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vận động ông Obama ủng hộ cuộc tranh đấu đòi độc lập của người dân Tây Tạng.
Nói cách khác, hai vị sẽ chú tâm vào chuyện hòa bình, chuyện tôn giáo, và tránh nói chuyện chính trị.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư.
*
Đức Đạt Lai Lạt Ma phấn khởi hội kiến Tổng thống Obama
RFA 16.02.2010
Nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho hay ngài rất phấn khởi trước cuộc hội kiến với Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama tại thủ đô Washington vào cuối tuần này.Ông Chime Chhoekyapa, Thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho hay cuộc hội kiến tại Tòa bạch ốc sẽ là một tín hiệu an ủi những người dân đang sống tại Tây Tạng. Phát ngôn nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Tenzin Taklha, người sẽ tháp tùng trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ lần này nói rằng, dù lời tuyên bố ra sao, Trung Quốc vẫn e ngại ý kiến của cộng đồng quốc tế.
Ông nói thêm, vấn đề chính là sự hưng thịnh của 6 triệu người dân Tây tạng. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời những câu hỏi của các ký giả về cuộc gặp sắp tới này.
Trung Quốc vẫn thúc giục Hoa kỳ huỷ bỏ cuộc gặp của Tổng thống Obama với nhà lãnh đạo tinh thần Tây tạng, nói rằng việc này sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/Dalai-Lama-says-he-s-happy-to-meet-Obama-this-week-02162010173934.html*
Wednesday, February 17, 2010
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHÍNH LUẬN
*
*
NHỮNG ĐIỂM THỜI SỰ QUAN TRỌNG ĐÁNG GHI LẠI ĐỂ NHẬN ĐỊNH
NGUYỄN PHÚC LIÊN Geneva, 12.02.2010
*
Khủng hỏang Hy-lạp lan sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Liệu có ảnh hưởng sang Mỹ hay không ? “It began in Athens. It is spreading to Lisbon and Madrid. And America ?” (Financial Times 11.02.2010, p.9)
* Đồng Euro và Khủng hỏang Tài chánh Liên Âu.
* Trung quốc hờ hững việc trừng phạt nguyên tử Iran (The Wall Street Journal 01.02.2010, p.9)
NGUYỄN PHÚC LIÊN Geneva, 12.02.2010
*
*
Khủng hỏang Hy-lạp lan sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Liệu có ảnh hưởng sang Mỹ hay không ? “It began in Athens. It is spreading to Lisbon and Madrid. And America ?” (Financial Times 11.02.2010, p.9)
* Bernanke làm thế nào đưa FED ra khỏi chiến lược kích thích tài chánh.
(Financial Times 10.02.2010, p.3; The Wall Street Journal 11.02.2010, p.6; Financial Times 11.02.2010, p.4)
Những
công kích đồng Euro. (Le Monde 10.02.2010, p.1, p.8) * Cứu vớt phá sản
Hy-lạp: Bộ trưởng Tài chánh G7 họp. Thượng đỉnh Liên Aâu họp bất thường
để lấy quyết định. Những nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng lo sợ như
Hy-lạp. (The Wall Street Journal 08.02.2010, p.5; Le Figaro 08.02.2010,
p.22; Financial Times 09.02.2010, p.4; The Wall Street Journal
09.02.2010, p.4; Le Monde Economie 09.02.2010, p.2; The Wall Street
Journal 10.02.2010, p.1; Financial Times 10.02.2010, p.1, p.16; Le Monde
11.02.2010, p.1, p.8; The Wall Street Journal 11.02.2010, p.1; TSR1,
France 2, TF1 11.02.2010)
* Nạn sữa độc Melamine Trung quốc vẫn hòanh hành
(The Wall Street Journal 09.02.2010, p.10)
* Ý-đại-lợi (Thành phố Tuscan) xiết chặt thợ may dệt Trung quốc tràn sang:”
Enough is enough !” (Financial Times 09.02.2010, p.2)
* Trung quốc lợi dụng vụ Nguyên tử Iran để tăng cường thương mại với nước này
(Financial Times 09.02.2010, p.2)
* Nguyên tử Iran làm Tây phương nóng đầu và tìm cách trừng phạt.
(Le
Figaro 08.02.2010, p.1; Le Monde 09.02.2010, p.1; Le Monde 10.02.2010,
p.2; The Wall Street Journal 10.02.2010, p.12; Financial Times
10.02.2010, p.6)
* Tiền Thụy sĩ trở thành Tiền tỵ nạn Lịch sử cho Tài chánh
(Le Temps 08.02.2010, p.1)
*
Trung Cộng: Con cái những lãnh tụ lớn được thăng quan tiến chức, nhất
là trong cấp bậc về Kinh tế để sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2012.
(Le Temps 08.02.2010, p.5)
* So sánh việc thóat Khủng hỏang Kinh tế giữa Hoa kỳ và Liên Âu
(Le Monde 04.02.2010, p.1, p.6, p.13)
* Thượng viện Hoa kỳ và Chương trình Volcker về Kiểm sóat Ngân Hàng
(Financial Times 04.02.2010, p.4; The Wall Street Journal 03.02.2010, p.1; Financial Times 03.02.2010, p.3)
* Thái độ của Hoa kỳ qua những vụ: Google, Bán Vũ khí cho Đài Loan và Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng.
(Le
Monde 03.02.2010, p.4; Financial Times 03.02.2010, p.1; Le Monde
02.02.2010, p.6; Financial Times 01.02.2010, p.1, p.6; Le Figaro
01.02.2010, p.6)
*
Thụy sĩ nhất quyết cho hai người Duy-ngô-nhĩ Tân Cương ra tù từ
Guantanamo, mặc dầu Trung quốc cực lực phản đối. Tính các Độc lập của
Dân Thụy sĩ khi quyết định không xây Tháp Hội đường Hồi Giáo trên Lãnh
thổ họ, mặc dầu cả Thế giới Hồi Giáo phản đối và đòi kiện ra Tòa án La
Haye.
(Le Temps 03.02.2010, p.9; Tribune de Geneve 02.02.2010, p.7)
* Vai trò Kinh tế Đài Loan được Hoa kỳ nâng đỡ để làm giảm cao ngạo của Trung quốc Lục địa.
(Financial Times 02.02.2010, p.12; Le Temps 02.02.2010, p.2, p.4)
* Thái độ của Davos 2010 dối với những công kích Tài chánh Tư bản của TT.Sarkozy
(Financial Times 02.02.2010, p.13; Le Monde 02.02.2010, p.1)
* Davos 2010 nhận định về những Quốc gia bắt đầu phát triển, những đe dọa cho Tây phương.
(Le Monde 02.02.2010, p.2; Le Figaro 01.02.2010, p.24)
*
Thụy sĩ tháo gỡ những công kích về những người trốn thuế gửi tiển tại
Thụy sĩ. Nhưng những người có tiền triệu, tiền tỉ tự hỏi: vậy thì cất
tiền ở đâu cho vững ?
(Le
Temps 02.02.2010, p.8; Tribune de Geneve 02.02.2010, p.1,p.3; Financial
Times 01.02.2010, p.4; Le Temps 01.02.2010, p.1; The Wall Street
Journal 01.02.2010, p.1; The Wall Street Journal 28.01.2010, p.23;)
* Ngân Sách Hoa kỳ và $1’600 tỉ nợ năm 2011.
(Le Monde 02.02.2010, p.15; Tribune de Geneve 02.02.2010, p.8)
* IMF phát biểu tại Davos 2010: Kiểm sóat Ngân Hàng phải được phối hợp chung, chứ không thể từng vùng.
(The Wall Street Journal 01.02.2010, p.5)
*
Davos 2010 không hồ hởi cho lắm về khả năng thóat khủng hỏang Kinh tế
Thế giới. Vấn đề chính yếu vẫn còn quanh quẩn ở nợ nần ngân sách các
quốc gia và điều chỉnh các Ngân Hàng.
(Le Temps 01.02.2010, p.22)
* Hoa kỳ tăng cường quân sự trong vùng Vịnh Trung Đông vì Iran và Khủng bố
(Le Figaro 01.02.2010, p.8)
* Nông dân Trung quốc nổi dậy ủng hộ việc chống lại tham nhũng
(Le Monde 28.01.2010, p.7)
*
Diễn văn của Sarkozy tại Davos muốn cải cách Tư bản chủ nghĩa. Đòi kiểm
sóat Ngân Hàng, nhưng làm sao kiểm sóat được Ngân Hàng Trung quốc. Phản
ứng của giới Ngân Hàng gia tại Davos.
(Le Temps 28.01.2010, p.15; The Wall Street Journal 28.01.2010, p.1; Financial Times 28.01.2010, p.4)
* Tây phương đã quá thổi phồng Kinh tế Trung quốc. Thực tế thì khác.
(Financial Times 28.01.2010, p.11)
*
Monday, February 15, 2010
TẾT CANH DẦN HẢI NGOẠI
*
*
Diễn hành đón Tết tại Litte Saigon
*
Posted by sontrung at 10:21 PM 0 comments
*
Diễn hành đón Tết tại Litte Saigon
Trân Văn, phóng viên RFA
2010-02-13
Diễn hành đón Tết Canh Dần vừa diễn ra tại Westminster, một thành phố ở khu vực phía Nam California, nơi có “Little Saigon” và vẫn được ví von là thủ đô của cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Photo Đỗ Dũng/Viet Herald Daily News
Buổi
diễn hành đón Tết Canh Dần bắt đầu từ 9 giờ 30 và kéo dài tới 11 giờ
sáng ngày 13 tháng 2 (30 tháng Chạp Kỷ Sửu), trên đường Bolsa thuộc
thành phố Westminster, với sự tham dự của 90 hội đoàn, tổ chức và cá
nhân.
Trong số này có hàng chục đại diện của dân cư trong khu vực Orange County tại các cơ quan lập pháp như: Hạ viện Liên bang (bà Loretta Sanchez), Thượng viện tiểu bang California (ông Lou Correa), Hạ viện tiểu bang California (ông Trần Thái Văn, ông Jose Solorio), quận Cam (bà Janet Nguyễn) và của các hội đồng thành phố: Westminster, Garden Grove, Anaheim,…
Trong vòng ba năm qua, diễn hành đón Tết đã trở thành sinh hoạt định kỳ vào mỗi lần Tết đến, của cộng đồng người Việt ở Nam California.
Tất cả các buổi diễn hành đón Tết đều diễn ra trên đường Bolsa, đoạn từ Bushard đến Magnolia, chiều dài chừng 1 mile. Sinh hoạt đó được thành phố Westminster công nhận và hỗ trợ bằng nhiều cách, kể cả cử cảnh sát phong tỏa giao thông và giữ trật tự ở khu vực diễn hành.
Dưới đây là một số hình ảnh cuộc diễn hành đón Tết Canh Dần tại Litte Saigon hôm 13-2-2010:
Trong số này có hàng chục đại diện của dân cư trong khu vực Orange County tại các cơ quan lập pháp như: Hạ viện Liên bang (bà Loretta Sanchez), Thượng viện tiểu bang California (ông Lou Correa), Hạ viện tiểu bang California (ông Trần Thái Văn, ông Jose Solorio), quận Cam (bà Janet Nguyễn) và của các hội đồng thành phố: Westminster, Garden Grove, Anaheim,…
Trong vòng ba năm qua, diễn hành đón Tết đã trở thành sinh hoạt định kỳ vào mỗi lần Tết đến, của cộng đồng người Việt ở Nam California.
Tất cả các buổi diễn hành đón Tết đều diễn ra trên đường Bolsa, đoạn từ Bushard đến Magnolia, chiều dài chừng 1 mile. Sinh hoạt đó được thành phố Westminster công nhận và hỗ trợ bằng nhiều cách, kể cả cử cảnh sát phong tỏa giao thông và giữ trật tự ở khu vực diễn hành.
Dưới đây là một số hình ảnh cuộc diễn hành đón Tết Canh Dần tại Litte Saigon hôm 13-2-2010:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
TẾT CANH DẦN TẠI VIỆT NAM
*
*
Nông dân ‘ba ngày xuân bốn ngày Tết’
Miền Trung càng ra phía Bắc càng nhiều khó khăn, báo Nông Nghiệp điện
tử mô tả một xã cách thành phố Hà Tĩnh vài chục cây số là ‘Nơi Tết không
ghé qua’.
Tại
Hà Nội, khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm lẽ dĩ nhiên là nơi thu hút đông đảo
khách đến xem, nhưng các tụ điểm bắn pháo hoa ở ngoại thành cũng chật
người thưởng lãm.
Tại Sài Gòn, pháo hoa cũng từng bừng tỏa sáng từ Bến tàu ở trung tâm thành phố cho đến các vùng ngoại thành như Gò Vấp, Tân Bình... Các nơi thờ phượng như chùa Vĩnh Nghiêm hay Lăng Ông (Bà Chiểu) đều chật ních người đi lễ.
Ngay cả tại một nơi nổi tiếng là êm đềm như cố đô Huế, không khí đón xuân năm nay cũng đặc biệt rộn ràng hơn mọi năm, một phần vì được thời tiết ưu đãi, với trời se se lạnh vào dịp Tết, và một phần nhờ công cuộc chuẩn bị cho Festival Huế đã bắt đầu. Trả lời RFI, từ thành phố Huế, nhà văn Bửu Ý đã cho biết một số cảm tưởng.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6900.asp
*
*
*
*
Posted by sontrung at 7:57 PM 0 comments
*
Nông dân ‘ba ngày xuân bốn ngày Tết’
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2010-02-14
Gắn bó quanh năm với ruộng đồng, hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam ở ba miền đất nước vui xuân đón Tết như thế nào?
AFP photo
Tết
là truyền thống của người Việt Nam, sang hèn giàu nghèo, mọi người đều
coi trọng những ngày đầu năm mới với nhiều tập tục để lại từ thời xa
xưa. 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn trong đó những người làm nông
chiếm đa số. Nông nghiệp ngày nay rộng cửa với chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản, trồng trọt những loại cây giá trị cao kể cả cây công
nghiệp, nhưng làm lúa vẫn là nguồn lợi và nghề nghiệp chính của đại đa
số.
Nông dân Việt Nam làm lúa ở
cả ba miền Nam Trung Bắc, dù rằng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa
lớn nhất, xuất khẩu gạo của cả nước trông chờ vào bàn tay của nông dân
13 tỉnh thành Tây Nam Bộ. Đi ngược từ Nam ra Bắc, nông dân đồng bằng
sông Cửu Long được xem là sung túc nhất so với các miền khác, dù rằng
người nông dân vẫn là tầng lớp nghèo nhất nước.
Dĩ
nhiên ở đây miễn trừ các đại nông gia thời @, ở biệt thự, sắm xe hơi đi
thăm nhà vườn trang trại của mình. Họ là những thiểu số quá ít ỏi trong
hàng chục triệu nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn.
Ăn trước trả sau
Qua
giọng nói thẫm đậm tính chất đồng quê Tây Nam Bộ, một người làm lúa
vùng đồng bằng sông Cửu Long nói về câu chuyện Tết của nông dân, những
người mà sự lao động cật lực của họ đã góp phần vào thành tựu đưa Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới:
Ăn Tết nôm na tập quán của Việt Nam mình hay lắm, ví dụ lúa anh chưa làm qua Tết mới làm, các doanh nghiệp buôn bán nhỏ lẻ họ cho mình mua trước ăn Tết, ăn rồi trả sau, sửa nhà sửa cửa ăn Tết tới chừng anh làm lúa thu hoạch anh trả.Một nông dân vùng ĐBSCL
“Ăn
Tết nôm na tập quán của Việt Nam mình hay lắm, ví dụ lúa anh chưa làm
qua Tết mới làm, các doanh nghiệp buôn bán nhỏ lẻ họ cho mình mua trước
ăn Tết, ăn rồi trả sau, sửa nhà sửa cửa ăn Tết tới chừng anh làm lúa thu
hoạch anh trả.
Ăn Tết
như tập quán mình xưa nay, Tết thì bánh mứt thèo lèo, sơn sửa nhà cửa,
mua sắm vật dụng trong nhà. Bánh mứt thì mình mua, bánh chưng bánh tét
mình tự sản, gà vịt heo, thì mình đã mua về nuôi ai cũng thủ cho cái
Tết.”
Về chuyện nông dân dự
trù chi phí bao nhiêu cho ngày Tết, từ trung nông cho tới những hộ
nghèo chỉ có 7-8 công ruộng, người làm lúa miền Tây tiếp lời:
“Ví
dụ những người chỉ làm 7-8 công, 5-10 công lúa, người ta tạo phương
tiện khác để có thu nhập, giăng lưới bắt cá cắm câu, thì cũng có thêm
thu nhập. Thứ hai nữa họ tiết kiệm, dân mình có tập quán dành dụm cả năm
để ‘ba ngày xuân bốn ngày Tết’ mình ăn vui vẻ một ngày hai ngày rồi
xuống ruộng làm tiếp.
Còn
ví dụ người thợ lúa làm năng suất cao thì ăn Tết xôm xôm một chút, còn
thí dụ năm nào làm lúa hơi thất mùa sâu bệnh nhiều thì mình ăn Tết ít
một chút. Hộ bốn người trong nhà xài Tết cho con cái đi chơi cũng phải
hết 5-6 triệu đồng.”
Ăn Tết trong lo âu
Nếu
đồng bằng sông Cửu Long người làm lúa ăn Tết theo kiểu ăn trước trả sau
khá dễ dàng, thì có lẽ nông dân miền Trung cũng không đến nỗi trừ những
người không có ruộng, hoặc sắp mất ruộng trong tiến trình đô thị hóa.
Cồn
Dầu ở cửa ngõ tây nam Thành Phố Đà Nẵng là một thôn nông nghiệp, 2.000
nông dân cũng là giáo dân của giáo xứ Cồn Dầu, canh tác trên đồng ruộng
diện tích tổng cộng 100 ha. Khu vực này sắp bị giải tỏa trong kế hoạch
của chính quyền.
Nông dân ở Cồn
Dầu năm nay ăn Tết trong lo âu vì nhà cửa ruộng vườn vừa qua đợt kiểm
tra kiểm định theo kế hoạch giải tỏa. Ông Thái Văn Liên một đại diện của
giáo dân Cồn Dầu nói với chúng tôi:
“Toàn
bộ người dân Cồn Dầu làm nghề nông là chính, thu nhập của nông dân
chúng tôi một năm làm hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Bình quân một sào
ruộng là ba trăm kg thóc cho nên lương thực họ không phải mua gạo, lúc
nông nhàn họ nuôi gà, nuôi vịt làm các nghề như thợ mộc thợ nề, hoặc
buôn bán rau củ …. Giải tỏa thì không có tiền họ sợ đói nên không dám
đi.”
Nơi Tết không ghé qua
Thạch Bàn quá nghèo chỉ
có một số ít nông dân có đất canh tác, và nhà nào nhiều nông sản nhất
khi được mùa cũng không quá 1 tạ lạc (100kg đậu phọng). Làng xã Thạch
Bàn nghèo xác xơ, người dân không dám chi tiêu cho ngày Tết quá 100 ngàn
đồng mỗi gia đình. Vì thế ở đây khó có mâm ngũ quả, hoa cảnh đón xuân.
Ngày Tết chỉ khác ngày thường là mỗi nhà đều có cái bánh chưng.
Tự sản tự tiêu
Tập
trung ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nông dân miền Bắc ít đất canh tác
nhưng họ đã quen vượt qua khó khăn, tận dụng lúa lai tuy gạo không ngon
nhưng năng suất cao, trồng các loại khoai củ, rau màu và chăn nuôi.
Cũng như nông dân Nam Bộ, họ tự sản tự tiêu một số sản phẩm ngày Tết,
như gói bánh chưng, làm nem chả, nhà nào cũng nuôi bày gà, đàn vịt, còn
lợn nếu không tăng gia thì có thể chia phần với xóm giềng, tất cả sẵn
sàng cho thực phẩm ngày Tết.
Hôm
29 Tết Canh Dần, Bộ Nông nghiệp Phát Triển Nông Thôn cảnh báo nguy cơ
mất mùa vụ đông xuân 2009-2010 ở đồng bằng sông Hồng. Nguyên do ảnh
hưởng thời tiết khô hạn, cây lúa lép hạt giảm năng suất đồng thời sâu
bệnh dễ phát triển. Tuy vậy, người nông dân miền Bắc vẫn ăn Tết đón xuân
như bao nhiêu năm qua, trước khi trở lại ruộng đồng để tiếp tục gieo
cấy 60% diện tích còn lại của vụ đông xuân.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
*Hàng triệu người tưng bừng chào đón năm Canh Dần khắp nơi tại Việt Nam
Trọng Nghĩa
ĐÀI RFI
Bài đăng ngày 14/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 14/02/2010 16:10 TU
Sự
kiện hàng triệu người Việt Nam đã vui mừng đón chào năm mới. Tại các
thành phố lớn ở Việt Nam, từ Hà Nội cho đến Thành Phố Hồ Chí Minh, xuyên
qua cố đô Huế, các tụ điểm bắn pháo bông đều tràn ngập người đến xem.
Đúng 12 giờ đêm 13/02/2010, hàng triệu người Việt Nam đã có mặt ngoài
phố vui mừng đón chào năm mới. Tại các thành phố lớn nhở ở Việt Nam, từ
Hà Nội cho đến Thành Phố Hồ Chí Minh, xuyên qua Cố đô Huế, các tụ điểm
bắn pháo bông đều tràn ngập người xem, phố xá đông nghẹt, đặc biệt tại
những khu vực đền chùa, với những người đi lễ và xin lộc đầu năm.
Tại Sài Gòn, pháo hoa cũng từng bừng tỏa sáng từ Bến tàu ở trung tâm thành phố cho đến các vùng ngoại thành như Gò Vấp, Tân Bình... Các nơi thờ phượng như chùa Vĩnh Nghiêm hay Lăng Ông (Bà Chiểu) đều chật ních người đi lễ.
Ngay cả tại một nơi nổi tiếng là êm đềm như cố đô Huế, không khí đón xuân năm nay cũng đặc biệt rộn ràng hơn mọi năm, một phần vì được thời tiết ưu đãi, với trời se se lạnh vào dịp Tết, và một phần nhờ công cuộc chuẩn bị cho Festival Huế đã bắt đầu. Trả lời RFI, từ thành phố Huế, nhà văn Bửu Ý đã cho biết một số cảm tưởng.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6900.asp
Tết Canh Dần - nhiều hoạt động hấp dẫn tại Đầm Sen
31/01/2010 9:57
PHU NỮ ONLINE
PHU NỮ ONLINE
|
Hai trò chơi mới của Đầm Sen
|
PNO
- Là một trong những trung tâm văn hóa giải trí sôi động nhất TP.HCM,
mùa Tết này, từ 13/2 – 28/2/2009, công viên văn hóa Đầm Sen có thêm
nhiều hoạt động và công trình mới phục vụ du khách .
1) Lễ hội lì xì:
Là chủ đề chính trong đợt hoạt động Tết Nguyên đán năm nay. Những show
hoạt náo lì xì đầu năm sẽ diễn ra xuyên suốt những ngàyTết tại Đầm Sen.
Các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh và các nhân vật Phước, Lộc, Thọ… sẽ
giao lưu, chúc phúc và tặng những phong bao lì xì bình an, hạnh phúc
cùng nhiều món quà ý nghĩa (vé trò chơi, bánh kẹo… ) cho khách du xuân.
2) Biểu diễn thuyền hoa đăng:
Show diễn là sự kết hợp giữa thuyền hoa đăng, pháo sáng và hệ thống âm
thanh ánh sáng hiện đại nhất lúc 21h00 hằng đêm trên mặt hồ lớn Đầm Sen.
Du khách có thể vừa du ngoạn trên hồ bằng thuyền thiên nga, vừa thưởng
thức màn trình diễn ấn tượng này ngay trên mặt hồ.
3) Live show danh hài:
Như mọi năm, Đầm Sen luôn có nhiều chương trình tạp kỹ hấp dẫn phục vụ
du khách. Năm nay, hai nhân vật chính sẽ biểu diễn xuyên suốt các ngày
lễ Tết là danh hài Hoài Linh và Kiều Oanh, hứa hẹn mang đến cho mọi
người những tràng cười sảng khoái đầu năm.
- Hoài Linh lì xì đầu năm: diễn ra lúc 11h30 từ mùng 1 – mùng 5 Tết.
- Kiều Oanh và những chuyện tình mùa xuân: diễn ra lúc 16h00 từ mùng 1 – mùng 5 tết.
- Từ mùng 6 - đến 15 tết, live show Hoài Linh & Kiều Oanh sẽ luân phiên biểu diễn lúc 11h30 mỗi ngày.
- Kiều Oanh và những chuyện tình mùa xuân: diễn ra lúc 16h00 từ mùng 1 – mùng 5 tết.
- Từ mùng 6 - đến 15 tết, live show Hoài Linh & Kiều Oanh sẽ luân phiên biểu diễn lúc 11h30 mỗi ngày.
4) Hoạt động dành cho thiếu nhi:
Tết này, Đầm Sen tiếp tục phối hợp với sân khấu Idecaf ra mắt 2 show
diễn hoàn toàn mới tại sân khấu Thiên Thần: show nhạc kịch “Tề thiên đại chiến Hồng Hài Nhi” và kịch rối “Công chúa ngủ trong rừng”.
5) Hoạt động dành cho teen: nhiều cuộc thi nhảy dành cho tuổi teen: breakdance, hiphop, freestyle, pumb (nhảy theo máy).
6) Ra mắt 2 trò chơi mới cảm giác mạnh: Super Swing & Samba Tower, là hai công trình mới, có tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng.
7) Hoạt động ngày Valentine 14/2/2010:
Năm nay, ngày Tình nhân 14/2 rơi đúng vào mùng 1 tết. Ngoài các chương
trình đặc biệt mừng xuân, Đầm Sen còn đầu tư một không gian riêng biệt
và thơ mộng dành cho đôi lứa với chủ đề “Valentine nồng nàn xuân”. “Con đường tình yêu”
(từ lâu đài Hương Trang đến vườn chim thiên nhiên) được trang hoàng
lộng lẫy và thơ mộng với những tiểu cảnh dễ thương để các đôi có thể
chụp ảnh lưu dấu tình yêu của mình. Nhiều sân chơi vui nhộn, ý nghĩa để
các đôi có thể khám phá và thể hiện tình cảm với nhau như: giải mã tình
yêu, sân bóng tình yêu
Thanh Châu
*
*
*
*
Saturday, February 13, 2010
CỘNG SẢN BÁN NƯỚC
*
Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2010-02-12
Thông tin về việc hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã cùng với nhiều tỉnh khác âm thầm cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 305 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha, ở các tỉnh miền biên giới.
RFA photo from gis.chinhphu.vn
Mặc
Lâm theo dõi câu chuyện qua bài phỏng vấn Thiếu Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, người cùng với Trung Tướng Đồng Sĩ Nguyên vừa gửi kiến nghị lên
Ban Bí Thư yêu cầu làm rõ việc này.
Hơn 300 nghìn ha rừng đầu nguồn
Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng, cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, mới đây có thông tin cho biết mười tỉnh dọc biên giới và có tỉnh ở đầu nguồn đã âm thầm cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê rừng trong thời hạn 50 năm. Thiếu tướng cùng với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã gửi thư kiến nghị lên thủ tướng chính phủ, xin ông cho biết thêm một ít chi tiết về việc này.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về Thủ tướng vì thủ tướng không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Anh hỏi là nó có chính xác hay không ? Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu. Chúng tôi cũng căn cứ vào cái báo cáo này của ông Bộ trưởng
Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng nếu độ chính xác 100% như vậy thì thiếu tướng đã hội ý với trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và vấn đề này liên quan đến quốc phòng rất là rõ.
Mặc Lâm: Thiếu tướng đã gửi cho trung ương vậy ông đã nhận được phản hồi hay chưa?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa có..chúng tôi gửi, đồng chí Nguyên cũng gửi cho trung ương, tôi cũng gửi cho trung ương phân tích lợi hại. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cũng như tôi đề nghị dừng ngay lập tức hay là huỷ những hợp đồng ấy đi. Còn nhà cầm quyền người ta giải quyết như thế nào thì tôi chưa biết
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, sau khi cái thư gửi đi nếu không nhận được bất cứ một phản hồi nào từ trung ương như xưa nay thường gặp thì bước kế tiếp sẽ là gì?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Thì những việc chúng tôi đã làm thì làm được cả rồi. Gửi cho Bộ Chính Trị, mang lên mạng như ông thấy đó. Chúng tôi chỉ biết làm đến thế thôi chứ làm hơn nữa thì không biết thế nào hơn nữa!
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Hơn 300 nghìn ha rừng đầu nguồn
Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng, cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, mới đây có thông tin cho biết mười tỉnh dọc biên giới và có tỉnh ở đầu nguồn đã âm thầm cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê rừng trong thời hạn 50 năm. Thiếu tướng cùng với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã gửi thư kiến nghị lên thủ tướng chính phủ, xin ông cho biết thêm một ít chi tiết về việc này.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về Thủ tướng vì thủ tướng không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.
Mặc Lâm: Vâng thưa Thiếu tướng, theo văn bản mà chúng tôi được biết thì số lượng rừng đầu nguồn cho các nước thuê lên tới 264 ngàn héc ta rừng đầu nguồn. Động thái này quá nguy hiểm và ai cũng thấy rằng khi cho thuê rừng đầu nguồn như vậy thì hạ nguồn sẽ gặp khó khăn nhất là vấn đề chặt cây, phá rừng ô nhiễm môi trường và an ninh quốc phòng. Thông tin mà Thiều tương nhận được thì độ khả tín có cao hay không thưa ông?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Anh hỏi là nó có chính xác hay không ? Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu. Chúng tôi cũng căn cứ vào cái báo cáo này của ông Bộ trưởng
Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng nếu độ chính xác 100% như vậy thì thiếu tướng đã hội ý với trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và vấn đề này liên quan đến quốc phòng rất là rõ.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cả quốc phòng cả tai nạn cho nhân dân ở miền hạ du. Cả cạn nước các nguồn thuỷ lợi. Tôi đã nói đầy đủ trong cái thơ của tôi gửi cho trung ương.
Mặc Lâm: Thiếu tướng đã gửi cho trung ương vậy ông đã nhận được phản hồi hay chưa?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa có..chúng tôi gửi, đồng chí Nguyên cũng gửi cho trung ương, tôi cũng gửi cho trung ương phân tích lợi hại. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cũng như tôi đề nghị dừng ngay lập tức hay là huỷ những hợp đồng ấy đi. Còn nhà cầm quyền người ta giải quyết như thế nào thì tôi chưa biết
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, sau khi cái thư gửi đi nếu không nhận được bất cứ một phản hồi nào từ trung ương như xưa nay thường gặp thì bước kế tiếp sẽ là gì?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Thì những việc chúng tôi đã làm thì làm được cả rồi. Gửi cho Bộ Chính Trị, mang lên mạng như ông thấy đó. Chúng tôi chỉ biết làm đến thế thôi chứ làm hơn nữa thì không biết thế nào hơn nữa!
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-Hongkong-and-Taiwan-to-lease-Vietnam-riverhead-forest%20-02122010120853.html*
11/02/2010
Về việc các tỉnh cho người nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng nguyên liệu dài hạn
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
vốn là người có 7 năm phụ trách Chương trình 327 mà mục tiêu là phủ
xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng, và môi trường sinh thái; còn Thiếu tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989). Hai nhà cách mạng lão thành gửi cho Bauxite Việt Nam
bài viết sau đây, nêu rõ hiểm họa của việc chúng ta cho Trung Quốc, Đài
Loan và Hồng Kông thuê trong thời hạn 50 năm hơn 264 nghìn ha rừng đầu
nguồn; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
Bauxite Việt Nam
( Hình. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên)
*
Hai lão tướng chỉ ra hiểm họa
Ngày
cuối năm âm lịch, mở mạng Bauxite-info, bên những bông hoa mai vàng và
lời chúc Tết đẹp là một bài viết rất "nóng" của 2 lão tướng ở trong
nước.
Đó là Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Bài viết được mạng Bauxite.info giới thiệu một cách trang trọng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vốn là phó tổng tham mưu trưởng, từ 1967 đến 1975 là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn dọc đường "mòn" Hồ Chí Minh, là một binh đoàn tương đương 5 sư đoàn, ngang với 2 quân đoàn, có quân số 42 ngàn quân, gồm vận tải cơ giới, công binh, phòng không, thông tin, ra-đa, bộ binh, cao xạ, kho tàng, ống dẫn dầu, giao liên, thanh niên xung phong... rải dài hơn 1 ngàn kilômét. Sau chiến tranh ông là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông vận tải, là uỷ viên bộ chính trị trung ương đảng trước khi về hưu năm 1988.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vốn là uỷ viên trung ương đảng, bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá, là đại sứ VN tại Trung Quốc suốt 15 năm, từ 1974 đến 1989 (trong cuộc chiến Trung-Việt), về hưu năm 1990.
Đặc điểm của 2 vị tướng này là uy tín lớn trong Quân đội nhân dân, có ảnh hưởng sâu rộng trong cựu chiến binh. Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng có 200 ngàn binh sỹ dưới quyền, vẫn còn quan hệ với nhau trong "hội " cựu binh Trường Sơn; tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nổi tiếng về tính bộc trực ngay thẳng, hiện là phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, có hàng triệu hội viên rải khắp nước.
Cần nói thêm 2 vị tướng này năm 2009 vừa qua đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối, ngăn chặn chủ trương khai thác bôxít ở Tây Nguyên của Bộ chính trị hiện nay, cũng cùng lên tiếng qua mạng Bauxite.info do nhà văn hoá Nguyễn Huệ Chi chủ trương, nay lại cùng chung bài viết đề ngày 22-1-2010, nhưng chỉ xuất hiện sáng ngày 12-2-2010 trên mạng Bauxite đang bị đánh phá dữ dội. Sự chậm trễ 20 ngày cho thấy bài báo đã bị các báo lớn nhất từ chối, tẩy chay do tệ độc quyền báo chí chà đạp Hiến pháp của Bộ chính trị đương quyền.
Lại cũng cần thưa thêm với độc giả trong và ngoài nước rõ, từ năm 2004, 2 tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh cũng có lập trường chung tố cáo mạnh mẽ, công khai vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II và T4, vụ án đã được Trung ương đảng khoá IX cử ra Ban Kiểm tra Liên ngành điều tra và kết luận, Ban này đã hoàn thành báo cáo, nhưng Bộ chính trị do ông Nông Ðức Mạnh cầm đầu đã ngang nhiên "khoanh lại" để ỉm đi một cách vô nguyên tắc, nhằm bảo vệ uy tín, che dấu trọng tội của 2 ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. 2 ông này đã được gần như toàn xã hội và đa số đảng viên nhận diện như là "bạn tốt" nhất, "đồng chí tốt" nhất của thế lực bành trướng Bắc Kinh.
Trong bài viết mới này, 2 ông tướng yêu nước, thương dân đã báo động khẩn cấp việc cấp uỷ đảng cùng chính quyền ở 10 tỉnh đã ký kết những thỏa thuận với 10 doanh nghiệp Trung Quốc đóng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, cho phép họ thuê đất và rừng để kinh doanh trong một thời gian rất dài. Các tỉnh đó là: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Kon Tum và Bình Dương. Diện tích cho thuê tổng cộng là 264.000 hec-ta rừng phần lớn ở đầu nguồn, các tỉnh biên giới (theo báo cáo kín của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Các thoả thuận đều có hiệu lực trị trong thời gian 50 năm, và có thể sẽ được gia hạn thêm sau đó.
Hai viên lão tướng chỉ rõ hiểm họa cực lớn cho đất nước, cho cuộc sống và an ninh của nước ta, cho nền quốc phòng của quốc gia. Tướng Đồng Sỹ Nguyên sinh năm 1923, nay 87 tuổi. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, nay 94 tuổi. Hai ông báo động: Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tha hồ chặt phá cây rừng từ đầu nguồn, hồ sẽ cạn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ chết, môi trường sẽ bị huỷ hoại. Hai ông kết luận: đây là một cuộc tự sát của quê hương đất nước.
Hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đề nghị với đảng, nhà nước và nhân dân:
- với những thỏa thuận đã lỡ (!) ký rồi, hãy thuyết phục các công ty nước ngoài khoán cho đồng bào ta ở tại chỗ khai thác đất rừng, đề phòng họ sẽ đưa lao động dân nước họ vào lập thành những làng Trung Hoa, làng Hồng Kông, làng Đại Hàn trên đất nước ta.
- với những thoả thuận đang thương lượng thì đình ngay lại!
Cuối cùng 2 ông yêu cầu đảng và nhà nước thực hiện ngay và rộng khắp việc giao khoán đất rừng cho từng hộ đồng bào ta là dân địa phương tại chỗ.
Tiết lộ và ý kiến của 2 tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh là hết sức khẩn cấp và nghiêm trọng. Vì ông Đồng Sỹ Nguyên khi còn là Phó thủ tướng đã chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình 327 của chính phủ là Chương trình Quốc gia Phủ xanh đồi trọc và Bảo vệ rừng.
Bài viết của 2 ông tướng này còn cực nóng vì phơi bày một loạt việc làm chui, khuất tất, ám muội, mang tính hại nước hại dân, có thể xếp vào tội phản quốc, do chính quyền và đảng uỷ các tỉnh, huyện thực hiện thông đồng với các công ty của thế lực bành trướng. Do đó họ sẽ thâm thù 2 ông Ðồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh.
Anh Nguyễn Huệ Chi linh cảm rõ điều ấy. Anh nghĩ họ có thể bóp cho mạng của anh nghẹt thở hẳn do tin tày trời mang bí mật quốc gia cực kỳ nhạy cảm này. Anh thề sẽ hiến cho sự thật, cho nhân dân đến gịot máu cuối cùng của anh, để mạng bauxite ngang nhiên sống khỏe.
Chính vì vậy mà ngày cuối năm 30 Tết tôi cặm cụi gõ bài này và gửi lời chúc chân thành nhất đến nhóm Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng cùng hơn 4.000 anh chị trí thức đã ký kiến nghị Bôxit, cũng như đông đảo bạn yêu nước, yêu tự do trong số gần 20 triệu độc giả quen thuộc của mạng này.
Bùi Tín, Paris đêm 30 Tết Canh Dần
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/hai-lao-tuong-02-14-2010-84327822.html
*
Bauxite Việt Nam
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo
chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên
ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng
hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định,
Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh [các tác giả chỉ liệt kê
9 tỉnh, tức sót một tỉnh – người biên tập] đã cho 10 doanh nghiệp nước
ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu
với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan,
Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
( Hình. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên)
Đây
là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.
Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại
được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai
thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có
quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ
không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác
dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung
đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?
Các
tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng
của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một
cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ
có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50
năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”,
“làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và
còn nguy hiểm cho quốc phòng.
(Hình.Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh)
Chúng tôi đồng ý với 5 đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xin nói rõ 2 đề nghị đầu:
1.
Đối với một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các
tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, cần tìm cách thuyết phục họ khoán
cho đồng bào tại chỗ trồng. Những tỉnh chưa ký thì đình chỉ ngay; thay
vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một
phần vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để thực hiện. Thực tế đất rừng
đã giao cho đồng bào sử dụng gần hết. Nếu ký cho nước ngoài thuê sẽ
đụng đến môi trường, đụng đến quyền lợi đồng bào, nhất là đồng bào miền
núi, đang thiếu đất, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp.
2. Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường xây dựng bộ phận chuyên trách. Trong vòng 1 năm, chính thức giao đất, khoán rừng cho từng hộ; cấp quyền sử dụng đất vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.
2. Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường xây dựng bộ phận chuyên trách. Trong vòng 1 năm, chính thức giao đất, khoán rừng cho từng hộ; cấp quyền sử dụng đất vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.
Từ
đây, chúng tôi đề nghị mở rộng chương trình xóa đói giảm nghèo ở miền
núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp tái định
cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng
bằng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất rừng
đầu hộ của đồng bào miền núi còn trên 4 ha. Tuy không nhiều, nhưng vẫn
gấp 3 lần ở đồng bằng; ở đây, thực hiện được đa canh, đa con. Đặc biệt
kết hợp tốt trồng rừng phòng hộ với rừng kinh tế. Lùi về trước đã có mô
hình tỉnh Tuyên Quang nhân dân ta tự trồng rừng, đảm bảo nguyên liệu cho
nhà máy Bãi Bằng. Vậy bây giờ có điều kiện hơn, tại sao lại giành cho
nước ngoài?
Đất
đai là thứ nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của nhân dân,
hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng. Trước
mắt đề nghị Chính phủ cho đình chỉ ngay việc cho nước ngoài thuê đất đầu
nguồn dài hạn với diện tích lớn, dù có phải bồi thường cũng được, để
tránh thảm họa cho dân cho nước.
Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Đồng Sĩ Nguyên - Nguyễn Trọng Vĩnh
Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Đồng Sĩ Nguyên - Nguyễn Trọng Vĩnh
*
Bùi Tín Blog
Hai lão tướng chỉ ra hiểm họa
Bùi Tín viết riêng cho VOA Chủ nhật, 14 tháng 2 2010
Hình: Wikipedia Commons-Alindon
Đó là Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Bài viết được mạng Bauxite.info giới thiệu một cách trang trọng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vốn là phó tổng tham mưu trưởng, từ 1967 đến 1975 là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn dọc đường "mòn" Hồ Chí Minh, là một binh đoàn tương đương 5 sư đoàn, ngang với 2 quân đoàn, có quân số 42 ngàn quân, gồm vận tải cơ giới, công binh, phòng không, thông tin, ra-đa, bộ binh, cao xạ, kho tàng, ống dẫn dầu, giao liên, thanh niên xung phong... rải dài hơn 1 ngàn kilômét. Sau chiến tranh ông là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông vận tải, là uỷ viên bộ chính trị trung ương đảng trước khi về hưu năm 1988.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vốn là uỷ viên trung ương đảng, bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá, là đại sứ VN tại Trung Quốc suốt 15 năm, từ 1974 đến 1989 (trong cuộc chiến Trung-Việt), về hưu năm 1990.
Đặc điểm của 2 vị tướng này là uy tín lớn trong Quân đội nhân dân, có ảnh hưởng sâu rộng trong cựu chiến binh. Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng có 200 ngàn binh sỹ dưới quyền, vẫn còn quan hệ với nhau trong "hội " cựu binh Trường Sơn; tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nổi tiếng về tính bộc trực ngay thẳng, hiện là phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, có hàng triệu hội viên rải khắp nước.
Cần nói thêm 2 vị tướng này năm 2009 vừa qua đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối, ngăn chặn chủ trương khai thác bôxít ở Tây Nguyên của Bộ chính trị hiện nay, cũng cùng lên tiếng qua mạng Bauxite.info do nhà văn hoá Nguyễn Huệ Chi chủ trương, nay lại cùng chung bài viết đề ngày 22-1-2010, nhưng chỉ xuất hiện sáng ngày 12-2-2010 trên mạng Bauxite đang bị đánh phá dữ dội. Sự chậm trễ 20 ngày cho thấy bài báo đã bị các báo lớn nhất từ chối, tẩy chay do tệ độc quyền báo chí chà đạp Hiến pháp của Bộ chính trị đương quyền.
Lại cũng cần thưa thêm với độc giả trong và ngoài nước rõ, từ năm 2004, 2 tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh cũng có lập trường chung tố cáo mạnh mẽ, công khai vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II và T4, vụ án đã được Trung ương đảng khoá IX cử ra Ban Kiểm tra Liên ngành điều tra và kết luận, Ban này đã hoàn thành báo cáo, nhưng Bộ chính trị do ông Nông Ðức Mạnh cầm đầu đã ngang nhiên "khoanh lại" để ỉm đi một cách vô nguyên tắc, nhằm bảo vệ uy tín, che dấu trọng tội của 2 ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. 2 ông này đã được gần như toàn xã hội và đa số đảng viên nhận diện như là "bạn tốt" nhất, "đồng chí tốt" nhất của thế lực bành trướng Bắc Kinh.
Trong bài viết mới này, 2 ông tướng yêu nước, thương dân đã báo động khẩn cấp việc cấp uỷ đảng cùng chính quyền ở 10 tỉnh đã ký kết những thỏa thuận với 10 doanh nghiệp Trung Quốc đóng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, cho phép họ thuê đất và rừng để kinh doanh trong một thời gian rất dài. Các tỉnh đó là: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Kon Tum và Bình Dương. Diện tích cho thuê tổng cộng là 264.000 hec-ta rừng phần lớn ở đầu nguồn, các tỉnh biên giới (theo báo cáo kín của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Các thoả thuận đều có hiệu lực trị trong thời gian 50 năm, và có thể sẽ được gia hạn thêm sau đó.
Hai viên lão tướng chỉ rõ hiểm họa cực lớn cho đất nước, cho cuộc sống và an ninh của nước ta, cho nền quốc phòng của quốc gia. Tướng Đồng Sỹ Nguyên sinh năm 1923, nay 87 tuổi. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, nay 94 tuổi. Hai ông báo động: Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tha hồ chặt phá cây rừng từ đầu nguồn, hồ sẽ cạn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ chết, môi trường sẽ bị huỷ hoại. Hai ông kết luận: đây là một cuộc tự sát của quê hương đất nước.
Hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đề nghị với đảng, nhà nước và nhân dân:
- với những thỏa thuận đã lỡ (!) ký rồi, hãy thuyết phục các công ty nước ngoài khoán cho đồng bào ta ở tại chỗ khai thác đất rừng, đề phòng họ sẽ đưa lao động dân nước họ vào lập thành những làng Trung Hoa, làng Hồng Kông, làng Đại Hàn trên đất nước ta.
- với những thoả thuận đang thương lượng thì đình ngay lại!
Cuối cùng 2 ông yêu cầu đảng và nhà nước thực hiện ngay và rộng khắp việc giao khoán đất rừng cho từng hộ đồng bào ta là dân địa phương tại chỗ.
Tiết lộ và ý kiến của 2 tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh là hết sức khẩn cấp và nghiêm trọng. Vì ông Đồng Sỹ Nguyên khi còn là Phó thủ tướng đã chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình 327 của chính phủ là Chương trình Quốc gia Phủ xanh đồi trọc và Bảo vệ rừng.
Bài viết của 2 ông tướng này còn cực nóng vì phơi bày một loạt việc làm chui, khuất tất, ám muội, mang tính hại nước hại dân, có thể xếp vào tội phản quốc, do chính quyền và đảng uỷ các tỉnh, huyện thực hiện thông đồng với các công ty của thế lực bành trướng. Do đó họ sẽ thâm thù 2 ông Ðồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh.
Anh Nguyễn Huệ Chi linh cảm rõ điều ấy. Anh nghĩ họ có thể bóp cho mạng của anh nghẹt thở hẳn do tin tày trời mang bí mật quốc gia cực kỳ nhạy cảm này. Anh thề sẽ hiến cho sự thật, cho nhân dân đến gịot máu cuối cùng của anh, để mạng bauxite ngang nhiên sống khỏe.
Chính vì vậy mà ngày cuối năm 30 Tết tôi cặm cụi gõ bài này và gửi lời chúc chân thành nhất đến nhóm Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng cùng hơn 4.000 anh chị trí thức đã ký kiến nghị Bôxit, cũng như đông đảo bạn yêu nước, yêu tự do trong số gần 20 triệu độc giả quen thuộc của mạng này.
Bùi Tín, Paris đêm 30 Tết Canh Dần
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/hai-lao-tuong-02-14-2010-84327822.html
*
NGUYỄN QUANG DUY * LỊCH SỬ VIỆT NAM
*
*
Nguyễn
Quang Duy Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn mở
cuộc tổng tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố tỉnh lỵ tại
miền Nam . Trên bốn mươi năm qua, do thiếu tài liệu và phân tích, chúng
ta không quan tâm lắm đến vai trò và chiến lược của nhà cầm quyền Bắc
kinh trong biến cố lịch sử này. Chúng ta thường chỉ xem vai trò của họ
là viện trợ quân trang, quân cụ, quân nhu cho cộng sản Việt Nam .
Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc được giải mật để chỉ ra vai trò chỉ đạo và chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh trong trận tổng tấn công này. Tòan bộ các tài liệu từ phía trung quốc là biên bản các buổi họp bằng tiếng Trung Hoa, được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng "Cold War International History Project" Woodrow Wilson International Center for Scholar.
Tài liệu từ phía Việt Nam chủ yếu từ tập tài liệu Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua. Tập tài liệu này được nhà xuất bản Sự Thật cho phổ biến khi chiến tranh Việt -Trung bắt đầu năm 1979. Từ những năm đầu 1950, khi hai đảng Cộng sản Việt – Trung chính thức lập quan hệ ngọai giao, Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia chiến tranh Việt Nam . Chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, các chiến dịch quân sự đều được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cố vấn Trung Quốc và được huấn luyện bởi các chuyên gia Trung Quốc. Hiệp định Genève chia đôi đất nước đã được Chu Ân Lai trực tiếp đề ra và tiến hành. Sau 1954, miền Bắc đã xẩy ra một cuộc tranh chấp giữa hai phe lãnh đạo. Phe theo Trung Quốc nắm đa số và luôn luôn thắng thế.
Phe thân Liên Sô là thiểu số lại bị mang tiếng là thiếu tích cực thống nhất đất nước, không cổ vũ việc “giải phóng” miền Nam . Hội nghị lần thứ 15 cuả Trung Ương tháng 1-1959, bí mật ra quyết định điều động bộ đội miền Bắc chuyển vũ khí vào Nam, để tiến hành võ trang thống nhất đất nước. Ngày 7-1-1959, Hồ chí Minh chính thức xác nhận: “Như vậy là ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã đứng ở tiền đồn của mặt trận dân chủ và hoà bình toàn thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh.” (1)
Tháng 5-1963, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm và đưa Bắc Việt đứng hẳn về phía Trung Quốc. Hồ chí Minh và Lưu Thiếu Kỳ đã ký một Tuyên Bố chung gọi “chủ nghĩa xét lại” và “cơ hội hữu khuynh” là đe dọa chính cho phong trào cộng sản quốc tế. Tháng 7-1963, Hồ chí Minh họp riêng với Chu Ân Lai và đã tuyên bố như sau: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!”. (2) Câu tuyên bố trên chỉ nhái lại khẩu hiệu: “Đánh đế quốc, đánh, đánh, đánh, đánh cho đến thắng lợi” do Mao Trạch Đông đề ra.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam. Sau Hội nghị Trung Ương lần thứ 9, nhóm do Lê Duẩn cầm đầu tăng cường phê phán “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ chủ trương thi đua hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mà Liên Sô, Khrushchev, cổ vũ). Tại hội trường Ba Đình, tháng 1-1964, trước các cán bộ cao và trung cấp học tập nghị quyết 9, Trường Chinh tuyên bố: “Đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng ta và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Quốc.” (3)
Để tăng cường xâm nhập miền Nam , ngày 08-04-1965, Lê Duẩn sang Trung Quốc xin quân viện. Lê Duẩn lên tiếng:"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ... và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá." (4) Lưu Thiếu Kỳ đáp lại "Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí." (5) Tài liệu về phía Việt Nam cho biết: “…về nguyên tắc, đến tháng 6 năm 1965 phía Trung Quốc phải gửi phi công sang giúp Việt Nam .
Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965 Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc đã báo cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là phía Trung Quốc không thể gửi phi công sang Việt Nam được vì ‘thời cơ chưa thích hợp’ và ‘làm như vậy không ngăn cản được địch đẩy mạnh oanh tạc’. Trong một cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 8 năm 1966 họ cũng nói: ‘Trung Quốc không đủ khả năng về không quân giúp bảo vệ Hà Nội’ ”. (6)
Thay vào đó, Liên Sô đã gởi phi công sang chiến trường Việt Nam . Tại Hà Nội, ngày 13-4-1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam . Để chắc chắn, ngày 16-05-1965, Hồ chí Minh đã sang Trung Quốc hội kiến Mao trạch Đông. Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Quốc. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam . Ông nói với Mao: "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam ." Mao trạch Đông trả lời:"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả." (7)
Ngày 23-3-1966, Lê Duẩn sang Trung Quốc bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Sô Viết. Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Lê Duẩn lại phải sang Trung Quốc một lần nữa. Biên bản buổi họp ngày 13-4-1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng. Đặng tiểu Bình cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Quốc đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Quốc sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Lê Duẩn góp ý:"
Bây giờ đã có hằng trăm ngàn quân Trung Quốc tại Việt Nam , nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân." (8) Phía Trung Quốc cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác. Trong cùng buổi họp, Chu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt Nam để trực tiếp quan sát tình hình quân sự. Chu Ân Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn. Tháng 6-1967, đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân. Ngày 4-7-1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Quốc tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự. Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí. Việc này chứng tỏ chiến lược quân sự của chúng tôi, và của các đồng chí, là chính đáng, với tiến triển khả quan". (9) "Lấy nông thôn bao vây thành thị" và "vũ trang tổng tấn công" là chiến lược do Mao Trạch Đông đề xướng.
Chiến lược này được sử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhà cầm quyền Hà Nội còn tin rằng dân chúng miền Nam sẽ nổi dậy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ chạy theo quân đội cộng sản, vì thế họ còn gọi là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”. Điều này đã không xảy ra, ngược lại quân và dân miền Nam đã anh dũng bẻ gẫy, đánh tan tòan bộ cuộc tấn công. Trong buổi họp, ngày 4-7-1967, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh:"Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan." (10) Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968. Điều này cho thấy cả nhà cầm quyền Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều rất kỳ vọng vào chiến thắng quân sự trong cuộc tổng tấn công này. Phạm văn Đồng cũng đã báo cho Chu ân Lai biết Liên Sô đề nghị Trung Quốc cho gia tăng số lượng quân viện Liên Sô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng.
Có thể, Liên Sô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan cuộc tổng tấn công, riêng nửa năm 1967, Phạm văn Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực. Tài liệu từ phía Trung Quốc cho thấy Liên Sô đã không được báo cáo tường tận cuộc tổng tấn công này. Sau Tết Mậu Thân, Liên Sô đã chỉ trích nhà cầm quyền Hà nội và cho rằng quyết định tổng tấn công Mậu thân là một quyết định sai lầm. Có thuyết cho rằng có bất đồng trong Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam về quyết định tổng tấn công. Tuy nhiên các tài liệu đã giải mật từ cả hai phía Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không hổ trợ cho thuyết này. Qua các tài liệu được giải mật từ phía Trung Quốc, chúng ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công:
(1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Quốc nói riêng; (2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô; (3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Quốc cần lý do "giải phóng miền Nam Việt Nam" và " đế quốc Mỹ đe dọa tấn công Trung Quốc" để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc; (4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Quốc sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy; (5) bất ổn quân sự Nam Việt Nam bắt buộc quân đội Hoa Kỳ phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Quốc; (6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Quốc, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.
Tập tài Liệu “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” tuy không đề cập nhiều đến trận Mậu Thân, lại tố cáo: “Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.” (11) Theo tài liệu này Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (12) Tài liệu cũng tố cáo trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt nam, Trung Quốc, Nam Dương và Lào tại Quảng Đông tháng 9-1963, Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông nam châu Á”. (13) Để mở con đường xuống Đông nam châu Á, tập tài liệu cho biết: “Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm ‘đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng’ cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm ‘đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’ ”. (14) Tập tài liệu còn cho biết (Trung Quốc): “Ngăn cản nhân dân Việt Nam thương lượng với Mỹ, khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam, đây chính là cái mà tướng Mỹ M. Taylơ gọi là quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhằm làm suy yếu Việt Nam, có lợi cho chính sách bành trướng của họ.” (15) Nạn nhân của Mậu thân 1968 là hàng ngàn thường dân vô tội đã bị cộng sản chôn sống, giết chết hay gây thương tích bản thân. Là những chiến sỹ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh hay mang thương tích do quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn. Là tâm lý của hằng chục triệu người dân miền Nam khi phải chứng kiến tội ác của cộng sản Việt Nam. Thế nhưng trong khi kế họach tổng tấn công Mậu Thân được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để "bảo đảm bí mật", các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh "giải phóng miền Nam" và "nhân dân miền Nam" sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn người còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần. Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân của những người cầm quyền Bắc Kinh — Hà Nội trong chiến lược tòan cầu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Trung Quốc. Một nhân vật được nhiều lần nhắc đến trong bài này, Phạm văn Đồng, ở cuối đời đã sám hối và nhắc nhở các đồng chí của ông như sau: “tất cả chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa là công tố, vừa là quan tòa và cũng vừa là bị cáo.”
Mậu thân đã xảy ra 42 năm trước, nhưng trong nội tâm từng người Việt từ cả hai phía Quốc Gia hay Cộng Sản vẫn còn nhiều chia rẽ. Sự chia rẽ làm suy yếu nội lực dân tộc lại chính là thành quả lớn nhất mà những người cầm quyền Bắc Kinh gặt hái trong quá trình 60 năm chỉ đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Mậu Thân nói riêng cuộc chiến Quốc Gia – Cộng Sản nói chung được đặt trong chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh. Ngày nay nhiều phần đất ông cha để đã sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc. Hằng chục ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ đã mất vào tay Trung Quốc. Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc ảnh hưởng từ Trung ương đảng đến hạ tầng cơ sở, từ kinh tế đến chính trị văn hóa, từ tư tưởng đến hành động …
Việt Nam được ví như một chư hầu, một bán thuộc địa, một tỉnh nhỏ nghèo của Trung Quốc. Sáu mươi năm chiến tranh hận thù chia rẽ đều nằm trong chiến lược tòan cầu của của những người cầm quyền Bắc Kinh. Hy vọng xuân Canh Dần năm nay, chúng ta dành chút ít thời gian suy ngẫm sự thực quan hệ Việt – Trung để đồng hướng đến một Việt Nam tự do, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 10/2/2010
(1) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 258, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
(2) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 457, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
(3) Nguyễn minh Cần, 2001, Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Quốc Tế Cộng Sản, trang 129, Tuổi Xanh xuất bản.
(4), (5), (7), (8), (9) và (10) Cold War International History Project, Woodrow Wilson International Center for Scholar
(6), (11), (12), (13), 14 và (15) Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, 1979, nhà xuất bản Sự Thật.
*
*
Tết Mậu Thân 1968 Trong Chiến Lược Tòan Cầu Của Trung Quốc.
Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc được giải mật để chỉ ra vai trò chỉ đạo và chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh trong trận tổng tấn công này. Tòan bộ các tài liệu từ phía trung quốc là biên bản các buổi họp bằng tiếng Trung Hoa, được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng "Cold War International History Project" Woodrow Wilson International Center for Scholar.
Tài liệu từ phía Việt Nam chủ yếu từ tập tài liệu Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua. Tập tài liệu này được nhà xuất bản Sự Thật cho phổ biến khi chiến tranh Việt -Trung bắt đầu năm 1979. Từ những năm đầu 1950, khi hai đảng Cộng sản Việt – Trung chính thức lập quan hệ ngọai giao, Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia chiến tranh Việt Nam . Chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, các chiến dịch quân sự đều được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cố vấn Trung Quốc và được huấn luyện bởi các chuyên gia Trung Quốc. Hiệp định Genève chia đôi đất nước đã được Chu Ân Lai trực tiếp đề ra và tiến hành. Sau 1954, miền Bắc đã xẩy ra một cuộc tranh chấp giữa hai phe lãnh đạo. Phe theo Trung Quốc nắm đa số và luôn luôn thắng thế.
Phe thân Liên Sô là thiểu số lại bị mang tiếng là thiếu tích cực thống nhất đất nước, không cổ vũ việc “giải phóng” miền Nam . Hội nghị lần thứ 15 cuả Trung Ương tháng 1-1959, bí mật ra quyết định điều động bộ đội miền Bắc chuyển vũ khí vào Nam, để tiến hành võ trang thống nhất đất nước. Ngày 7-1-1959, Hồ chí Minh chính thức xác nhận: “Như vậy là ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã đứng ở tiền đồn của mặt trận dân chủ và hoà bình toàn thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh.” (1)
Tháng 5-1963, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm và đưa Bắc Việt đứng hẳn về phía Trung Quốc. Hồ chí Minh và Lưu Thiếu Kỳ đã ký một Tuyên Bố chung gọi “chủ nghĩa xét lại” và “cơ hội hữu khuynh” là đe dọa chính cho phong trào cộng sản quốc tế. Tháng 7-1963, Hồ chí Minh họp riêng với Chu Ân Lai và đã tuyên bố như sau: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!”. (2) Câu tuyên bố trên chỉ nhái lại khẩu hiệu: “Đánh đế quốc, đánh, đánh, đánh, đánh cho đến thắng lợi” do Mao Trạch Đông đề ra.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam. Sau Hội nghị Trung Ương lần thứ 9, nhóm do Lê Duẩn cầm đầu tăng cường phê phán “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ chủ trương thi đua hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mà Liên Sô, Khrushchev, cổ vũ). Tại hội trường Ba Đình, tháng 1-1964, trước các cán bộ cao và trung cấp học tập nghị quyết 9, Trường Chinh tuyên bố: “Đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng ta và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Quốc.” (3)
Để tăng cường xâm nhập miền Nam , ngày 08-04-1965, Lê Duẩn sang Trung Quốc xin quân viện. Lê Duẩn lên tiếng:"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ... và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá." (4) Lưu Thiếu Kỳ đáp lại "Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí." (5) Tài liệu về phía Việt Nam cho biết: “…về nguyên tắc, đến tháng 6 năm 1965 phía Trung Quốc phải gửi phi công sang giúp Việt Nam .
Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965 Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc đã báo cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là phía Trung Quốc không thể gửi phi công sang Việt Nam được vì ‘thời cơ chưa thích hợp’ và ‘làm như vậy không ngăn cản được địch đẩy mạnh oanh tạc’. Trong một cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 8 năm 1966 họ cũng nói: ‘Trung Quốc không đủ khả năng về không quân giúp bảo vệ Hà Nội’ ”. (6)
Thay vào đó, Liên Sô đã gởi phi công sang chiến trường Việt Nam . Tại Hà Nội, ngày 13-4-1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam . Để chắc chắn, ngày 16-05-1965, Hồ chí Minh đã sang Trung Quốc hội kiến Mao trạch Đông. Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Quốc. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam . Ông nói với Mao: "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam ." Mao trạch Đông trả lời:"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả." (7)
Ngày 23-3-1966, Lê Duẩn sang Trung Quốc bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Sô Viết. Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Lê Duẩn lại phải sang Trung Quốc một lần nữa. Biên bản buổi họp ngày 13-4-1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng. Đặng tiểu Bình cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Quốc đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Quốc sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Lê Duẩn góp ý:"
Bây giờ đã có hằng trăm ngàn quân Trung Quốc tại Việt Nam , nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân." (8) Phía Trung Quốc cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác. Trong cùng buổi họp, Chu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt Nam để trực tiếp quan sát tình hình quân sự. Chu Ân Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn. Tháng 6-1967, đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân. Ngày 4-7-1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Quốc tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự. Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí. Việc này chứng tỏ chiến lược quân sự của chúng tôi, và của các đồng chí, là chính đáng, với tiến triển khả quan". (9) "Lấy nông thôn bao vây thành thị" và "vũ trang tổng tấn công" là chiến lược do Mao Trạch Đông đề xướng.
Chiến lược này được sử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhà cầm quyền Hà Nội còn tin rằng dân chúng miền Nam sẽ nổi dậy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ chạy theo quân đội cộng sản, vì thế họ còn gọi là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”. Điều này đã không xảy ra, ngược lại quân và dân miền Nam đã anh dũng bẻ gẫy, đánh tan tòan bộ cuộc tấn công. Trong buổi họp, ngày 4-7-1967, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh:"Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan." (10) Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968. Điều này cho thấy cả nhà cầm quyền Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều rất kỳ vọng vào chiến thắng quân sự trong cuộc tổng tấn công này. Phạm văn Đồng cũng đã báo cho Chu ân Lai biết Liên Sô đề nghị Trung Quốc cho gia tăng số lượng quân viện Liên Sô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng.
Có thể, Liên Sô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan cuộc tổng tấn công, riêng nửa năm 1967, Phạm văn Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực. Tài liệu từ phía Trung Quốc cho thấy Liên Sô đã không được báo cáo tường tận cuộc tổng tấn công này. Sau Tết Mậu Thân, Liên Sô đã chỉ trích nhà cầm quyền Hà nội và cho rằng quyết định tổng tấn công Mậu thân là một quyết định sai lầm. Có thuyết cho rằng có bất đồng trong Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam về quyết định tổng tấn công. Tuy nhiên các tài liệu đã giải mật từ cả hai phía Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không hổ trợ cho thuyết này. Qua các tài liệu được giải mật từ phía Trung Quốc, chúng ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công:
(1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Quốc nói riêng; (2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô; (3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Quốc cần lý do "giải phóng miền Nam Việt Nam" và " đế quốc Mỹ đe dọa tấn công Trung Quốc" để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc; (4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Quốc sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy; (5) bất ổn quân sự Nam Việt Nam bắt buộc quân đội Hoa Kỳ phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Quốc; (6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Quốc, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.
Tập tài Liệu “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” tuy không đề cập nhiều đến trận Mậu Thân, lại tố cáo: “Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.” (11) Theo tài liệu này Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (12) Tài liệu cũng tố cáo trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt nam, Trung Quốc, Nam Dương và Lào tại Quảng Đông tháng 9-1963, Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông nam châu Á”. (13) Để mở con đường xuống Đông nam châu Á, tập tài liệu cho biết: “Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm ‘đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng’ cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm ‘đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’ ”. (14) Tập tài liệu còn cho biết (Trung Quốc): “Ngăn cản nhân dân Việt Nam thương lượng với Mỹ, khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam, đây chính là cái mà tướng Mỹ M. Taylơ gọi là quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhằm làm suy yếu Việt Nam, có lợi cho chính sách bành trướng của họ.” (15) Nạn nhân của Mậu thân 1968 là hàng ngàn thường dân vô tội đã bị cộng sản chôn sống, giết chết hay gây thương tích bản thân. Là những chiến sỹ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh hay mang thương tích do quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn. Là tâm lý của hằng chục triệu người dân miền Nam khi phải chứng kiến tội ác của cộng sản Việt Nam. Thế nhưng trong khi kế họach tổng tấn công Mậu Thân được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để "bảo đảm bí mật", các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh "giải phóng miền Nam" và "nhân dân miền Nam" sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn người còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần. Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân của những người cầm quyền Bắc Kinh — Hà Nội trong chiến lược tòan cầu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Trung Quốc. Một nhân vật được nhiều lần nhắc đến trong bài này, Phạm văn Đồng, ở cuối đời đã sám hối và nhắc nhở các đồng chí của ông như sau: “tất cả chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa là công tố, vừa là quan tòa và cũng vừa là bị cáo.”
Mậu thân đã xảy ra 42 năm trước, nhưng trong nội tâm từng người Việt từ cả hai phía Quốc Gia hay Cộng Sản vẫn còn nhiều chia rẽ. Sự chia rẽ làm suy yếu nội lực dân tộc lại chính là thành quả lớn nhất mà những người cầm quyền Bắc Kinh gặt hái trong quá trình 60 năm chỉ đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Mậu Thân nói riêng cuộc chiến Quốc Gia – Cộng Sản nói chung được đặt trong chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh. Ngày nay nhiều phần đất ông cha để đã sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc. Hằng chục ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ đã mất vào tay Trung Quốc. Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc ảnh hưởng từ Trung ương đảng đến hạ tầng cơ sở, từ kinh tế đến chính trị văn hóa, từ tư tưởng đến hành động …
Việt Nam được ví như một chư hầu, một bán thuộc địa, một tỉnh nhỏ nghèo của Trung Quốc. Sáu mươi năm chiến tranh hận thù chia rẽ đều nằm trong chiến lược tòan cầu của của những người cầm quyền Bắc Kinh. Hy vọng xuân Canh Dần năm nay, chúng ta dành chút ít thời gian suy ngẫm sự thực quan hệ Việt – Trung để đồng hướng đến một Việt Nam tự do, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 10/2/2010
(1) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 258, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
(2) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 457, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
(3) Nguyễn minh Cần, 2001, Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Quốc Tế Cộng Sản, trang 129, Tuổi Xanh xuất bản.
(4), (5), (7), (8), (9) và (10) Cold War International History Project, Woodrow Wilson International Center for Scholar
(6), (11), (12), (13), 14 và (15) Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, 1979, nhà xuất bản Sự Thật.
*
LÊ VĂN LÂN * DÂN TỘC HỌC
*
*
Ba làng Việt tộc trong nội địa biên thùy Trung Quốc
Lê Văn Lân
Ba làng người "Trung Hoa gốc Việt tộc" đang sinh sống phát triển trong nội địa nước Tầu hiện nay không phải là một điều bí mật hay rất ít người biết nữa như trước đây. Trái lại, nó được chính thức kể như một trong số hơn 50 sắc dân thiểu số tại Trung Hoa, chiếm cứ khoảng 6.6% toàn thể của dân số của quốc gia này là 1.3 tỉ nhân khẩu.
Riêng về Việt tộc - còn gọi chính thức là Kinh tộc (the Jings) - có con số nhân khẩu khiêm tốn gồm khoảng hơn 15,000 người, tụ cư sinh sống trong ba hòn đảo nhỏ là Vạn Vĩ (Wanwei), Ô Ðầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin) trong vùng tỉnh Quảng Tây. Hình ảnh cô gái Việt hay Kinh tộc xinh đẹp với cái nón lá hình chóp đã được tài liệu hay bích chương du lịch của Trung Hoa trưng lớn lên như mời mọc du khách quốc tế.
Tôi tự hỏi tại sao người Việt mình ngày nay sẵn sàng đi du lịch Trung Quốc một cách dễ dàng lại không tạo dịp đi thăm ba làng Việt tộc nói trên. Trước hết là tỏ một mối tình thâm trầm man mác đối với những người vốn là đồng bào đồng tộc với chúng ta nhưng vì hoàn cảnh lịch sử xa xưa lại không còn ở chung một địa bàn địa lý với chúng ta; sau là chúng ta có dịp sưu tầm lại những di sản quí báu về tinh thần mà những người Việt tộc này vẫn còn lưu giữ sau gần 500 năm xa lìa quê hương gốc như 30 điệu hát đúm vào ngày hội Tết đầu xuân và những tài liệu viết bằng chữ Nôm của họ.
Mục tiêu vấn đề du lịch thăm ba làng Việt tộc ở Trung Quốc là như thế nhưng muốn thực hiện chúng ta cần phải thu thập những yếu tố dữ kiện nào trên thực tế?
Sau đây là những điều cụ thể mà tôi đã tra cứu cẩn thận nên trình bày ra để chia xẻ cho những ai đồng chí hướng thích sự ngao du thích thú sưu tầm:
Tài liệu về lịch sử và sự phát triển, sinh hoạt của những người Kinh hay Việt tộc (mà tôi tạm dùng chữ Kinh Việt viết tắt là KV trong bài này) được mô tả rất đầy đủ trong những sách của Trung Hoa như
Dân Tộc Tri Thức Thủ Sách (Dân tộc Xuất bản xã năm 1982) viết bằng Hoa ngữ - China?s Minority Nationalities (Foreign Language Press năm 1989) bằng Anh ngữ.
Qua hai tài liệu trên, chúng ta được đọc về Kinh Việt tộc như sau:
Nguồn gốc Kinh Việt tộc
Kinh tộc - ngày xưa xưng là Việt tộc - là một trong những dân thiểu số của Trung Hoa. Kinh Việt tộc chủ yếu nằm rải ra ở các địa khu của những dân tộc tự trị ở vùng duyên hải thuộc khu Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây. Theo thống kê 1982, Kinh Việt tộc có 11,995 nhân khẩu. Hồi trước Kinh Việt tộc là một bộ phận của nòi Lạc Việt thời xa xưa, nhưng vào đầu thế kỷ thứ 16, họ đã từ vùng Ðồ Sơn của Việt Nam hiện giờ lục tục di cư đến địa điểm bây giờ, tụ cư trên ba hòn đảo nhỏ gọi là ba làng là Vạn vĩ, Vu đầu và Sơn Tâm thuộc huyện Giang Bình nên người ta quen gọi là "Kinh tộc tam đảo."
Tiếng nói và Văn tự của người Kinh Việt thế nào?
"Dân Kinh Việt tộc tam đảo vốn nói tiếng Kinh hay Việt và có một văn tự gốc gọi là "chữ Nôm, nhưng từ lâu họ cũng nói tiếng địa phương Quảng Châu và xử dụng Hán tự."
Tiếng nói Kinh Việt
"Nguồn gốc Kinh ngữ (hay Việt ngữ) theo Dân tộc Từ điển của Thượng hải (1987) có thể thuộc vào hai giả thuyết trên ngữ hệ: thứ nhất là thuộc Hán Tạng ngữ hệ, thứ hai là thuộc Nam Á ngữ hệ. Theo sự phân tách của sách này, Kinh (hay Việt) ngữ rất gần tiếng các dân tộc Choang (Tráng) và Ðồng được phân bố tại các huyện tự trị lân cận. Kinh Việt ngữ có 28 thanh mẫu, 106 vận âm. Nguyên âm KV chia thành nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Phụ âm vận ở cuối từ có 6 vận là: (-k), (-m),(-n),(-ng), (-p), (-t), ví dụ như cac(k), nam, man, mang, map, mat. Thanh điệu có năm bực là: trung bình, đê giáng, khúc triết, cao thăng, đê bình, tức là năm dấu giọng. Về ngữ pháp, dân KV không nói ngược như dân Hán như họ gọi Ông Thôn để chỉ chức trưởng thôn xã, Ông Kiểm để chỉ chức kiểm soát an ninh trật tự.
Chữ Nôm Kinh Việt
"Viết về chữ Nôm của ba làng KV này, tài liệu Anh ngữ China?s Minority Nationalities (CMN) nói thật rõ như sau: "Người Kinh có một thứ văn tự ghi chép riêng của họ gọi là chữ Nôm (chữ Hoa ghi là Tự Nam, chữ Anh phiên âm là Zinan). Ðược cấu tạo dựa trên căn bản của Hán tự vào cuối thế kỷ 13, chữ Nôm nay được lưu truyền trong những sách thi ca cũ và những bộ kinh tôn giáo." Chúng ta chưa thấy tự dạng và cấu trúc của nó ra sao, nhưng chắc chắn nó phải là chữ Nôm của Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê chắc chắn nó phải cổ và chính thống hơn chữ Nôm của ta từ nhà Nguyễn về sau. Nếu ta sưu tầm được chữ Nôm Kinh Việt này, chúng ta có thể hiểu nhiều tiếng Việt thời cổ hơn.
Diễn biến quá trình định cư của dân Kinh Việt
"Tổ tiên người Kinh di cư từ Việt Nam sang Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỷ 16. Thuở ban đầu thì họ định cư trên ba hòn đảo không người ở vì các vùng lân cận đã có người Hán và người Choang (Trang tộc) chiếm cứ sinh sống rồi. Tuy sống chen vai thích cánh với người Hán và người Choang, người Kinh đã tạo dựng nên một khu lãnh giới riêng cho mình nhưng qua nhiều thế kỷ, họ đã hàn chặt nhiều mối liên lạc mật thiết với dân tộc láng giềng. Theo tài liệu bằng chữ Nôm mà người Kinh còn lưu giữ trong một ngôi đình của họ, tổ tiên của Việt tộc tam đảo đã từ bãi Ðồ Sơn (tỉnh Hải Phòng Việt Nam) đến vùng đất này vào năm Hồng Thuận. Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Hồng Thuận vào cuối đời Hậu Lê tức là đời vua Lê Tương Dực (1510 - 1516), như vậy dân Kinh hay Việt tộc đã sinh sống lập nghiệp trên đất Trung Hoa gần như tròm trèm 500 năm.
Hiện nay, chúng ta chưa rõ tại sao dân Kinh Việt lại di cư qua Trung hoa? Vì vùng đất của họ nằm gần như sát biên thùy Việt Hoa tức là huyện Móng Cáy tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam ngó qua Ðông Hưng của Trung Hoa, nên chúng ta có thể phóng đoán rằng ngày xưa giữa Trung Hoa và Việt Nam không có con đường phân định rõ ràng về biên giới có tọa độ rõ ràng. Do đó, đám người Kinh Việt cứ thấy vùng nào không có ai ở thì tới cắm dùi lập nghiệp sinh sống, chẳng chính quyền nào kiểm soát. Lằn biên giới Hoa Việt mới chính thức vạch ra sau Hiệp ước Fournier-Lý Hồng Chương, chạy dọc theo kinh tuyến 108 độ 3 phút 13 giây, vùng nào về phía tây của kinh tuyến thuộc về Việt nam (thời ấy do Pháp đô hộ), còn vùng nào ở phía đông kinh tuyến thì thuộc về lãnh thổ Trung Hoa. Do đó, vùng đất mà dân Kinh Việt chiếm cứ định cư trong bao nhiêu thế kỷ bỗng nằm lọt vào lãnh thổ Trung Quốc. Rồi trải bao nhiêu thời gian, dân Kinh Việt cứ yên thắm sống trong vùng mà nhà nước Trung Hoa gọi là "Tự trị khu" chung với những sắc dân thiểu số như Choang, Dao trong tỉnh Quảng Tây. Cho đến cuối 1952 - sau năm 1949 khi chính quyền Trung Cộng chiếm toàn lục địa Trung Hoa thì mới bắt đầu thành lập ba thôn làng là Vạn Vĩ, Vu Ðầu và Sơn Tâm để rồi 1958 thì ba làng Kinh Việt này hợp cùng các làng khác của dân Choang và Dao để làm thành huyện tự trị Ðông Hưng. Vào cuối năm 1979 thì các huyện tự trị này họp thành trấn Phòng Thành tự trị cho đến nay.
Phong tục tập quán của dân Kinh Việt
"Ta thử xem 500 năm qua xa xứ người Kinh Việt còn giữ dấu tích gì của quê hương mẹ không?
Họ mặc áo quần ra sao?
"Y phục của người Kinh rất đơn giản và thực tế. Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo ngắn, không cổ, chẽn bó vào thân mình, cài nút phía trước, trên đầu đội quấn một cái khăn rằn, dưới mặc những tấm quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ đeo bông tai. Tóc phụ nữ phần lớn rẽ ngôi ở giữa và tóc xỏa hai bên, phía sau lại dùng vải đen hay khăn đen buộc lại. Dân quê còn đi chân đất. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.
Bây giờ người Kinh ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn một số ít bà cụ già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn búi tó và nhuộm răng đen vì vẫn còn tục ăn trầu, còn đàn ông thì đương nhiên ăn mặc thực tế theo hiện đại như những dân lân cận khác.
Một điểm về mầu sắc là phụ nữ Kinh Việt khoái mầu vàng và mầu nâu non, vì hàng năm vào ngày quốc khánh của Trung Quốc thì có đội nữ dân quân Giang Bình "chít khăn vàng, mặc áo nâu non, quần đen, vai đeo súng, lưng thắt băng đạn đi diễu binh trước khán đài" (Làng Việt biên thùy - báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 20 tháng Tám năm 1995).
Họ ăn uống thế nào?
"Về ẩm thực, dân Kinh Việt ăn cơm là chính, ngoài ra còn ăn khoai sắn, khoai sọ, thích ăn cá tôm cua. Ngày Tết, họ thích ăn xôi chè (hỉ hoan cật nhu mễ phạn hòa nhu mễ đường chúc). Họ làm nước mắm cá để chấm và nêm thức ăn.
Một điểm lý thú là dân Kinh Việt thích ăn hai món sau, ăn hoài không ngán: Ðó là "bánh đa" bằng bột gạo có rắc mè nướng trên than hồng mà sách Tầu gọi là Phong xuy hỉ - bánh phồng do gió thổi! - và "bún riêu, bún ốc" mà sách Hán tự ghi là Hỉ ty tức là sợi bún nấu với canh cua và ốc.
Phong tục, tín ngưỡng và văn hóa Kinh Việt ra sao?
"Nhà cửa của dân Kinh Việt thì thấp, làm bằng gỗ hay tre đan thành phên.
Phong tục hôn nhân thì một vợ, một chồng, thuở trước thì thường do cha mẹ hai bên xếp đặt bao biện. Trai gái cùng họ và anh em cô cậu cấm lấy nhau.
Về tang ma thì chôn dưới đất.
Trừ một thiểu số theo đạo Thiên chúa, phần lớn dân Kinh Việt theo Phật giáo, cúng vái đủ thứ thần thánh và sùng bái tổ tiên.
Sinh hoạt văn hóa và văn nghệ Kinh tộc ra sao?
Dân tộc Kinh rất ưa thích lối hát đối đáp giao tình (antiphonal songs) nghe du dương và trữ tình, kiểu như hát Quan họ hay hát đúm quen thuộc ngoài Bắc ta bây giờ. (Tài liệu Anh ngữ CMN của Trung hoa về Kinh tộc đã dùng chữ rất đúng để dịch chữ hát đối hay hát đúm vì "Antiphon" là lối hát chia thành nhiều phần đối đáp và xen kẽ luân phiên - Antiphon is a hymn, psalm etc... chanted or sung in responsive and alternating parts - Webster?s New World Dictionary). Lối hát đúm hát đối này thường được dân Kinh long trọng diễn vào ngày Tết của họ mà họ gọi là "Hát Tết." Hát đúm, hát đối là do những cô gái gọi là "Hát muội" (Muội là em gái).
Tài liệu Hoa ngữ DTTT về Kinh tộc trang 91 đã đặc biệt khen rằng: "Người Kinh trên phương diện sinh hoạt phấn đấu trường kỳ đã sáng tạo một nền văn hóa rực rỡ muôn màu, nội dung của nền văn học truyền khẩu thật phong phú, ca khúc và khúc điệu đạt đến 30 loại. Ðàn bầu là một nhạc khí chỉ riêng Kinh tộc có mà thôi. Phê bình về âm nhạc và dân ca của Kinh tộc, sách Hoa ngữ nói rằng: "Lời ca thuần phác, khúc điệu bình dị ít biến hóa."
"Về phương diện nghệ thuật, tài liệu Anh ngữ CMN nói thêm thật rõ về Kinh tộc như sau: "Nhạc cụ cổ truyền của người Kinh gồm có đàn nhị (two-stringed fiddle), sáo trúc, trống, cồng và cây độc huyền cầm (single-stringed fiddle) là cây đàn đặc thù của họ. Những truyện dân gian và cổ tích của họ rất nhiều. Những điệu múa ưa chuộng của người Kinh là múa đèn, múa gậy sặc sỡ nhiều màu, múa rồng và múa y phục thêu thùa.
Theo sách Dân Tự Trị Thủ Sách của Trung hoa, câu chuyện cổ tích mà dân Kinh hay kể là Truyện chàng Thạch sanh (mà cái tên Lý Thông phản phúc trong truyện được gọi và cải lại là Nguyễn Thông).
Ðàn kêu tích tịch tình tang, Ai
đem công chúa trên hang mà về!
Cái đàn "tích tịch tình tang" gẩy bằng que tre chính là cây đàn bầu nói trên.
Kinh tế của ba làng Kinh Việt
Dân Kinh Việt sống trong một vùng bán nhiệt đới, có mưa nhiều và lắm tài nguyên khoáng sả. Vịnh Bắc Bộ ở phía nam là một nơi lý tưởng cho ngư nghiệp. Trong 700 loại cá đánh ở đây thì hơn 200 loại có giá trị kinh tế cao và thu hoạch nhiều. Ngọc trai, cá ngựa và sea otters sinh sản lắm ở đây và thường quí về phương diện dược liệu. Nước biển của vịnh Bắc Bộ tốt cho sự làm muối. Mùa màng chính ở đây là gạo, khoai lang, đậu phọng, khoai sọ, và kê. Những loại trái cây bán nhiệt đới như đu dủ, chuối, nhãn thì rất nhiều. Những khoáng sản dưới đất gồm sắt, monazite, titanium, magnetite và silica. Những giải rộng của rừng tràm mọc trên vùng nước lợ là một nguồn lợi phong phú về chất tannin dùng làm nguyên liệu tất yếu cho kỹ nghệ thuộc da.
Dân Kinh Việt sinh nhai chính bằng ngư nghiệp, còn nông nghiệp là thứ yếu, ví dụ ở làng Sơn Tâm thì 70% lợi tức của làng do ngư nghiệp, 27% do nông nghiệp còn lại 3% do các hoạt động khác. Trước đây, ngư nghiệp không phát đạt vì trang bị của ngư dân còn nghèo, phươngpháp còn vụng về chậm tiến và nhất là không thể đánh cá ở biển sâu. Nông nghiệp cũng kém, mỗi mẫu tây chỉ thâu hoạch 750 kg thóc, chỉ đủ dự trữ ăn trong ba, bốn tháng. Do đó, dân Kinh Việt phải sống chật vật, đổi cá lấy gạo và các thứ nhật dụng hoặc làm thêm thủ công nghệ như đan đát tre hay nghề mộc.
Hiện nay, tình trạng thay đổi nhiều trên ba làng dân Kinh Việt. Dự án ý nghĩa nhất để chuyên trị những cù lao đất bồi nghèo nàn là xây đắp 11 con đê để lấn đất ra biển và nối các hòn cù lao với đất liền. Một diện tích khoảng 400 mẫu đất được tạo dựng tương đương với bốn lần diện tích đất canh tác cũ. China?s Minority Nationalities đã khoe. Về ngư nghiệp, những ghe thuyền gắn động cơ và nhiều dụng cụ đánh cá mới trang bị làm tăng gia sự có thể đánh cá ở biển sâu. Ngành nuôi ngọc trai đã thành một kỹ nghệ phát triển từ năm 1958 khi những trại nuôi trai sản xuất ngọc được thiết lập vào những vũng biển nước sâu lý tưởng cho loài trai tăng trưởng. Cũng từ năm 1958, cây cối được trồng trên một diện tích 433 mẫu đã tạo thành một bờ đai hàng rào chắn gió và cát di chuyển. Qua nhiều năm, trái cây như chuối, đu đủ, dừa, nhãn di thực từ vùng khác đã mọc sum xuê trên các vùng hải đảo. w
Làm sao thực hiện một chuyến du lịch vào vùng Kinh Việt Tam đảo?
Trước đây, Trung Quốc đã có chánh sách đóng kín bức màn tre nên chuyện du lịch Trung Hoa là một vấn đề khó khăn thiên nan vạn nan với bao thủ tục và gần như mạo hiểm như chúng ta có thể phối kiểm những bài viết du khảo về Trung Quốc của nguyệt san tạp chí National Geographic. Nhưng cho đến cuối tháng Giêng năm 1986, thì 244 đô thị của Trung Quốc được mở ra để du khách ngoại quốc có thể thăm với thông hành có chiếu khán và giấy phép hợp lệ. Kể từ đó, cơ quan Dịch Vụ Du Lịch Quốc Tế của Trung hoa - China International Travel Service - cùng nhiều công ty khác đã phối hợp chặt chẽ với công ty China Focus Inc. hay Ritz Tours... tổ chức thường xuyên nhiều chuyến tuần du Trung Quốc với giá cả tương đối rẻ bao gồm bao nhiêu thứ nào là vé phi cơ, vé xe lửa, vé xe buýt, vé thăm thắng cảnh, vé coi show cùng với những bữa ăn. Ðiều này chứng tỏ chính quyền Trung Quốc rất hoan nghênh sự thăm viếng của du khách để thâu ngoại tệ. Riêng về du lịch vùng Tam Ðảo ở tỉnh Quảng Tây thì tôi chưa thấy phổ biến rộng rãi mặc dù trên nhiều tài liệu và bích chương du lịch của Trung Hoa thường in hình cô gái Kinh Việt đội nón lá rất tươi với dáng vẻ mời mọc. Tôi nghĩ họ đang cần quảng cáo cho nhiều đô thị hay thắng cảnh nổi danh trước đã, để thu vào nhiều lợi từ khách quốc tế mà họ gọi là nguồn lợi big spenders. Tuy nhiên, theo sự dọ hỏi của tôi với vài hướng dẫn viên du lịch địa phương ở Trung Hoa thì công ty của họ sẵn lòng phối hợp với China Focus tổ chức những chuyến du lịch nhỏ kiếm ăn kiểu cò con phụ thêm (extension trip) vào những tours chính mà chỉ cần trả phụ trội một phí tổn tương ứng. Ví dụ chúng tôi vừa đi một chuyến 15 ngày du lịch trả khoảng 1,550 mỹ kim để đi một vòng qua các nơi như Bắc Kinh, Tây An, Quế Lâm, Nam Kinh, Hàng, Tô Châu, Thượng Hải, nhưng lại muốn đi thăm hai ngày ở Hàng Châu (gần Thượng Hải) nên chỉ trả thêm mỗi người 350 mỹ kim thôi. Tính ra mỗi ngày chỉ trả 150 mỹ kim. Vùng Kinh Việt Tam Ðảo thuộc tỉnh Quảng Tây nên tôi nghĩ có thể dàn xếp với công ty du lịch cho chúng ta thăm phụ thêm khi cái tour chính của chúng ta đi qua gần đấy như thăm Quế Lâm, Quảng Châu hay Hồng Kông miễn là chúng ta có ít nhất là 10 người cùng đi.
Nếu chúng ta cố tình muốn thăm ba làng Việt tộc, thì vấn đề không khó mà có thể tổ chức một thuận lợi nếu có nhiều người cùng thích đi.
*
Ba làng người "Trung Hoa gốc Việt tộc" đang sinh sống phát triển trong nội địa nước Tầu hiện nay không phải là một điều bí mật hay rất ít người biết nữa như trước đây. Trái lại, nó được chính thức kể như một trong số hơn 50 sắc dân thiểu số tại Trung Hoa, chiếm cứ khoảng 6.6% toàn thể của dân số của quốc gia này là 1.3 tỉ nhân khẩu.
Riêng về Việt tộc - còn gọi chính thức là Kinh tộc (the Jings) - có con số nhân khẩu khiêm tốn gồm khoảng hơn 15,000 người, tụ cư sinh sống trong ba hòn đảo nhỏ là Vạn Vĩ (Wanwei), Ô Ðầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin) trong vùng tỉnh Quảng Tây. Hình ảnh cô gái Việt hay Kinh tộc xinh đẹp với cái nón lá hình chóp đã được tài liệu hay bích chương du lịch của Trung Hoa trưng lớn lên như mời mọc du khách quốc tế.
Tôi tự hỏi tại sao người Việt mình ngày nay sẵn sàng đi du lịch Trung Quốc một cách dễ dàng lại không tạo dịp đi thăm ba làng Việt tộc nói trên. Trước hết là tỏ một mối tình thâm trầm man mác đối với những người vốn là đồng bào đồng tộc với chúng ta nhưng vì hoàn cảnh lịch sử xa xưa lại không còn ở chung một địa bàn địa lý với chúng ta; sau là chúng ta có dịp sưu tầm lại những di sản quí báu về tinh thần mà những người Việt tộc này vẫn còn lưu giữ sau gần 500 năm xa lìa quê hương gốc như 30 điệu hát đúm vào ngày hội Tết đầu xuân và những tài liệu viết bằng chữ Nôm của họ.
Mục tiêu vấn đề du lịch thăm ba làng Việt tộc ở Trung Quốc là như thế nhưng muốn thực hiện chúng ta cần phải thu thập những yếu tố dữ kiện nào trên thực tế?
Sau đây là những điều cụ thể mà tôi đã tra cứu cẩn thận nên trình bày ra để chia xẻ cho những ai đồng chí hướng thích sự ngao du thích thú sưu tầm:
Tài liệu về lịch sử và sự phát triển, sinh hoạt của những người Kinh hay Việt tộc (mà tôi tạm dùng chữ Kinh Việt viết tắt là KV trong bài này) được mô tả rất đầy đủ trong những sách của Trung Hoa như
Dân Tộc Tri Thức Thủ Sách (Dân tộc Xuất bản xã năm 1982) viết bằng Hoa ngữ - China?s Minority Nationalities (Foreign Language Press năm 1989) bằng Anh ngữ.
Qua hai tài liệu trên, chúng ta được đọc về Kinh Việt tộc như sau:
Nguồn gốc Kinh Việt tộc
Kinh tộc - ngày xưa xưng là Việt tộc - là một trong những dân thiểu số của Trung Hoa. Kinh Việt tộc chủ yếu nằm rải ra ở các địa khu của những dân tộc tự trị ở vùng duyên hải thuộc khu Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây. Theo thống kê 1982, Kinh Việt tộc có 11,995 nhân khẩu. Hồi trước Kinh Việt tộc là một bộ phận của nòi Lạc Việt thời xa xưa, nhưng vào đầu thế kỷ thứ 16, họ đã từ vùng Ðồ Sơn của Việt Nam hiện giờ lục tục di cư đến địa điểm bây giờ, tụ cư trên ba hòn đảo nhỏ gọi là ba làng là Vạn vĩ, Vu đầu và Sơn Tâm thuộc huyện Giang Bình nên người ta quen gọi là "Kinh tộc tam đảo."
Tiếng nói và Văn tự của người Kinh Việt thế nào?
"Dân Kinh Việt tộc tam đảo vốn nói tiếng Kinh hay Việt và có một văn tự gốc gọi là "chữ Nôm, nhưng từ lâu họ cũng nói tiếng địa phương Quảng Châu và xử dụng Hán tự."
Tiếng nói Kinh Việt
"Nguồn gốc Kinh ngữ (hay Việt ngữ) theo Dân tộc Từ điển của Thượng hải (1987) có thể thuộc vào hai giả thuyết trên ngữ hệ: thứ nhất là thuộc Hán Tạng ngữ hệ, thứ hai là thuộc Nam Á ngữ hệ. Theo sự phân tách của sách này, Kinh (hay Việt) ngữ rất gần tiếng các dân tộc Choang (Tráng) và Ðồng được phân bố tại các huyện tự trị lân cận. Kinh Việt ngữ có 28 thanh mẫu, 106 vận âm. Nguyên âm KV chia thành nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Phụ âm vận ở cuối từ có 6 vận là: (-k), (-m),(-n),(-ng), (-p), (-t), ví dụ như cac(k), nam, man, mang, map, mat. Thanh điệu có năm bực là: trung bình, đê giáng, khúc triết, cao thăng, đê bình, tức là năm dấu giọng. Về ngữ pháp, dân KV không nói ngược như dân Hán như họ gọi Ông Thôn để chỉ chức trưởng thôn xã, Ông Kiểm để chỉ chức kiểm soát an ninh trật tự.
Chữ Nôm Kinh Việt
"Viết về chữ Nôm của ba làng KV này, tài liệu Anh ngữ China?s Minority Nationalities (CMN) nói thật rõ như sau: "Người Kinh có một thứ văn tự ghi chép riêng của họ gọi là chữ Nôm (chữ Hoa ghi là Tự Nam, chữ Anh phiên âm là Zinan). Ðược cấu tạo dựa trên căn bản của Hán tự vào cuối thế kỷ 13, chữ Nôm nay được lưu truyền trong những sách thi ca cũ và những bộ kinh tôn giáo." Chúng ta chưa thấy tự dạng và cấu trúc của nó ra sao, nhưng chắc chắn nó phải là chữ Nôm của Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê chắc chắn nó phải cổ và chính thống hơn chữ Nôm của ta từ nhà Nguyễn về sau. Nếu ta sưu tầm được chữ Nôm Kinh Việt này, chúng ta có thể hiểu nhiều tiếng Việt thời cổ hơn.
Diễn biến quá trình định cư của dân Kinh Việt
"Tổ tiên người Kinh di cư từ Việt Nam sang Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỷ 16. Thuở ban đầu thì họ định cư trên ba hòn đảo không người ở vì các vùng lân cận đã có người Hán và người Choang (Trang tộc) chiếm cứ sinh sống rồi. Tuy sống chen vai thích cánh với người Hán và người Choang, người Kinh đã tạo dựng nên một khu lãnh giới riêng cho mình nhưng qua nhiều thế kỷ, họ đã hàn chặt nhiều mối liên lạc mật thiết với dân tộc láng giềng. Theo tài liệu bằng chữ Nôm mà người Kinh còn lưu giữ trong một ngôi đình của họ, tổ tiên của Việt tộc tam đảo đã từ bãi Ðồ Sơn (tỉnh Hải Phòng Việt Nam) đến vùng đất này vào năm Hồng Thuận. Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Hồng Thuận vào cuối đời Hậu Lê tức là đời vua Lê Tương Dực (1510 - 1516), như vậy dân Kinh hay Việt tộc đã sinh sống lập nghiệp trên đất Trung Hoa gần như tròm trèm 500 năm.
Hiện nay, chúng ta chưa rõ tại sao dân Kinh Việt lại di cư qua Trung hoa? Vì vùng đất của họ nằm gần như sát biên thùy Việt Hoa tức là huyện Móng Cáy tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam ngó qua Ðông Hưng của Trung Hoa, nên chúng ta có thể phóng đoán rằng ngày xưa giữa Trung Hoa và Việt Nam không có con đường phân định rõ ràng về biên giới có tọa độ rõ ràng. Do đó, đám người Kinh Việt cứ thấy vùng nào không có ai ở thì tới cắm dùi lập nghiệp sinh sống, chẳng chính quyền nào kiểm soát. Lằn biên giới Hoa Việt mới chính thức vạch ra sau Hiệp ước Fournier-Lý Hồng Chương, chạy dọc theo kinh tuyến 108 độ 3 phút 13 giây, vùng nào về phía tây của kinh tuyến thuộc về Việt nam (thời ấy do Pháp đô hộ), còn vùng nào ở phía đông kinh tuyến thì thuộc về lãnh thổ Trung Hoa. Do đó, vùng đất mà dân Kinh Việt chiếm cứ định cư trong bao nhiêu thế kỷ bỗng nằm lọt vào lãnh thổ Trung Quốc. Rồi trải bao nhiêu thời gian, dân Kinh Việt cứ yên thắm sống trong vùng mà nhà nước Trung Hoa gọi là "Tự trị khu" chung với những sắc dân thiểu số như Choang, Dao trong tỉnh Quảng Tây. Cho đến cuối 1952 - sau năm 1949 khi chính quyền Trung Cộng chiếm toàn lục địa Trung Hoa thì mới bắt đầu thành lập ba thôn làng là Vạn Vĩ, Vu Ðầu và Sơn Tâm để rồi 1958 thì ba làng Kinh Việt này hợp cùng các làng khác của dân Choang và Dao để làm thành huyện tự trị Ðông Hưng. Vào cuối năm 1979 thì các huyện tự trị này họp thành trấn Phòng Thành tự trị cho đến nay.
Phong tục tập quán của dân Kinh Việt
"Ta thử xem 500 năm qua xa xứ người Kinh Việt còn giữ dấu tích gì của quê hương mẹ không?
Họ mặc áo quần ra sao?
"Y phục của người Kinh rất đơn giản và thực tế. Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo ngắn, không cổ, chẽn bó vào thân mình, cài nút phía trước, trên đầu đội quấn một cái khăn rằn, dưới mặc những tấm quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ đeo bông tai. Tóc phụ nữ phần lớn rẽ ngôi ở giữa và tóc xỏa hai bên, phía sau lại dùng vải đen hay khăn đen buộc lại. Dân quê còn đi chân đất. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.
Bây giờ người Kinh ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn một số ít bà cụ già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn búi tó và nhuộm răng đen vì vẫn còn tục ăn trầu, còn đàn ông thì đương nhiên ăn mặc thực tế theo hiện đại như những dân lân cận khác.
Một điểm về mầu sắc là phụ nữ Kinh Việt khoái mầu vàng và mầu nâu non, vì hàng năm vào ngày quốc khánh của Trung Quốc thì có đội nữ dân quân Giang Bình "chít khăn vàng, mặc áo nâu non, quần đen, vai đeo súng, lưng thắt băng đạn đi diễu binh trước khán đài" (Làng Việt biên thùy - báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 20 tháng Tám năm 1995).
Họ ăn uống thế nào?
"Về ẩm thực, dân Kinh Việt ăn cơm là chính, ngoài ra còn ăn khoai sắn, khoai sọ, thích ăn cá tôm cua. Ngày Tết, họ thích ăn xôi chè (hỉ hoan cật nhu mễ phạn hòa nhu mễ đường chúc). Họ làm nước mắm cá để chấm và nêm thức ăn.
Một điểm lý thú là dân Kinh Việt thích ăn hai món sau, ăn hoài không ngán: Ðó là "bánh đa" bằng bột gạo có rắc mè nướng trên than hồng mà sách Tầu gọi là Phong xuy hỉ - bánh phồng do gió thổi! - và "bún riêu, bún ốc" mà sách Hán tự ghi là Hỉ ty tức là sợi bún nấu với canh cua và ốc.
Phong tục, tín ngưỡng và văn hóa Kinh Việt ra sao?
"Nhà cửa của dân Kinh Việt thì thấp, làm bằng gỗ hay tre đan thành phên.
Phong tục hôn nhân thì một vợ, một chồng, thuở trước thì thường do cha mẹ hai bên xếp đặt bao biện. Trai gái cùng họ và anh em cô cậu cấm lấy nhau.
Về tang ma thì chôn dưới đất.
Trừ một thiểu số theo đạo Thiên chúa, phần lớn dân Kinh Việt theo Phật giáo, cúng vái đủ thứ thần thánh và sùng bái tổ tiên.
Sinh hoạt văn hóa và văn nghệ Kinh tộc ra sao?
Dân tộc Kinh rất ưa thích lối hát đối đáp giao tình (antiphonal songs) nghe du dương và trữ tình, kiểu như hát Quan họ hay hát đúm quen thuộc ngoài Bắc ta bây giờ. (Tài liệu Anh ngữ CMN của Trung hoa về Kinh tộc đã dùng chữ rất đúng để dịch chữ hát đối hay hát đúm vì "Antiphon" là lối hát chia thành nhiều phần đối đáp và xen kẽ luân phiên - Antiphon is a hymn, psalm etc... chanted or sung in responsive and alternating parts - Webster?s New World Dictionary). Lối hát đúm hát đối này thường được dân Kinh long trọng diễn vào ngày Tết của họ mà họ gọi là "Hát Tết." Hát đúm, hát đối là do những cô gái gọi là "Hát muội" (Muội là em gái).
Tài liệu Hoa ngữ DTTT về Kinh tộc trang 91 đã đặc biệt khen rằng: "Người Kinh trên phương diện sinh hoạt phấn đấu trường kỳ đã sáng tạo một nền văn hóa rực rỡ muôn màu, nội dung của nền văn học truyền khẩu thật phong phú, ca khúc và khúc điệu đạt đến 30 loại. Ðàn bầu là một nhạc khí chỉ riêng Kinh tộc có mà thôi. Phê bình về âm nhạc và dân ca của Kinh tộc, sách Hoa ngữ nói rằng: "Lời ca thuần phác, khúc điệu bình dị ít biến hóa."
"Về phương diện nghệ thuật, tài liệu Anh ngữ CMN nói thêm thật rõ về Kinh tộc như sau: "Nhạc cụ cổ truyền của người Kinh gồm có đàn nhị (two-stringed fiddle), sáo trúc, trống, cồng và cây độc huyền cầm (single-stringed fiddle) là cây đàn đặc thù của họ. Những truyện dân gian và cổ tích của họ rất nhiều. Những điệu múa ưa chuộng của người Kinh là múa đèn, múa gậy sặc sỡ nhiều màu, múa rồng và múa y phục thêu thùa.
Theo sách Dân Tự Trị Thủ Sách của Trung hoa, câu chuyện cổ tích mà dân Kinh hay kể là Truyện chàng Thạch sanh (mà cái tên Lý Thông phản phúc trong truyện được gọi và cải lại là Nguyễn Thông).
Ðàn kêu tích tịch tình tang, Ai
đem công chúa trên hang mà về!
Cái đàn "tích tịch tình tang" gẩy bằng que tre chính là cây đàn bầu nói trên.
Kinh tế của ba làng Kinh Việt
Dân Kinh Việt sống trong một vùng bán nhiệt đới, có mưa nhiều và lắm tài nguyên khoáng sả. Vịnh Bắc Bộ ở phía nam là một nơi lý tưởng cho ngư nghiệp. Trong 700 loại cá đánh ở đây thì hơn 200 loại có giá trị kinh tế cao và thu hoạch nhiều. Ngọc trai, cá ngựa và sea otters sinh sản lắm ở đây và thường quí về phương diện dược liệu. Nước biển của vịnh Bắc Bộ tốt cho sự làm muối. Mùa màng chính ở đây là gạo, khoai lang, đậu phọng, khoai sọ, và kê. Những loại trái cây bán nhiệt đới như đu dủ, chuối, nhãn thì rất nhiều. Những khoáng sản dưới đất gồm sắt, monazite, titanium, magnetite và silica. Những giải rộng của rừng tràm mọc trên vùng nước lợ là một nguồn lợi phong phú về chất tannin dùng làm nguyên liệu tất yếu cho kỹ nghệ thuộc da.
Dân Kinh Việt sinh nhai chính bằng ngư nghiệp, còn nông nghiệp là thứ yếu, ví dụ ở làng Sơn Tâm thì 70% lợi tức của làng do ngư nghiệp, 27% do nông nghiệp còn lại 3% do các hoạt động khác. Trước đây, ngư nghiệp không phát đạt vì trang bị của ngư dân còn nghèo, phươngpháp còn vụng về chậm tiến và nhất là không thể đánh cá ở biển sâu. Nông nghiệp cũng kém, mỗi mẫu tây chỉ thâu hoạch 750 kg thóc, chỉ đủ dự trữ ăn trong ba, bốn tháng. Do đó, dân Kinh Việt phải sống chật vật, đổi cá lấy gạo và các thứ nhật dụng hoặc làm thêm thủ công nghệ như đan đát tre hay nghề mộc.
Hiện nay, tình trạng thay đổi nhiều trên ba làng dân Kinh Việt. Dự án ý nghĩa nhất để chuyên trị những cù lao đất bồi nghèo nàn là xây đắp 11 con đê để lấn đất ra biển và nối các hòn cù lao với đất liền. Một diện tích khoảng 400 mẫu đất được tạo dựng tương đương với bốn lần diện tích đất canh tác cũ. China?s Minority Nationalities đã khoe. Về ngư nghiệp, những ghe thuyền gắn động cơ và nhiều dụng cụ đánh cá mới trang bị làm tăng gia sự có thể đánh cá ở biển sâu. Ngành nuôi ngọc trai đã thành một kỹ nghệ phát triển từ năm 1958 khi những trại nuôi trai sản xuất ngọc được thiết lập vào những vũng biển nước sâu lý tưởng cho loài trai tăng trưởng. Cũng từ năm 1958, cây cối được trồng trên một diện tích 433 mẫu đã tạo thành một bờ đai hàng rào chắn gió và cát di chuyển. Qua nhiều năm, trái cây như chuối, đu đủ, dừa, nhãn di thực từ vùng khác đã mọc sum xuê trên các vùng hải đảo. w
Làm sao thực hiện một chuyến du lịch vào vùng Kinh Việt Tam đảo?
Trước đây, Trung Quốc đã có chánh sách đóng kín bức màn tre nên chuyện du lịch Trung Hoa là một vấn đề khó khăn thiên nan vạn nan với bao thủ tục và gần như mạo hiểm như chúng ta có thể phối kiểm những bài viết du khảo về Trung Quốc của nguyệt san tạp chí National Geographic. Nhưng cho đến cuối tháng Giêng năm 1986, thì 244 đô thị của Trung Quốc được mở ra để du khách ngoại quốc có thể thăm với thông hành có chiếu khán và giấy phép hợp lệ. Kể từ đó, cơ quan Dịch Vụ Du Lịch Quốc Tế của Trung hoa - China International Travel Service - cùng nhiều công ty khác đã phối hợp chặt chẽ với công ty China Focus Inc. hay Ritz Tours... tổ chức thường xuyên nhiều chuyến tuần du Trung Quốc với giá cả tương đối rẻ bao gồm bao nhiêu thứ nào là vé phi cơ, vé xe lửa, vé xe buýt, vé thăm thắng cảnh, vé coi show cùng với những bữa ăn. Ðiều này chứng tỏ chính quyền Trung Quốc rất hoan nghênh sự thăm viếng của du khách để thâu ngoại tệ. Riêng về du lịch vùng Tam Ðảo ở tỉnh Quảng Tây thì tôi chưa thấy phổ biến rộng rãi mặc dù trên nhiều tài liệu và bích chương du lịch của Trung Hoa thường in hình cô gái Kinh Việt đội nón lá rất tươi với dáng vẻ mời mọc. Tôi nghĩ họ đang cần quảng cáo cho nhiều đô thị hay thắng cảnh nổi danh trước đã, để thu vào nhiều lợi từ khách quốc tế mà họ gọi là nguồn lợi big spenders. Tuy nhiên, theo sự dọ hỏi của tôi với vài hướng dẫn viên du lịch địa phương ở Trung Hoa thì công ty của họ sẵn lòng phối hợp với China Focus tổ chức những chuyến du lịch nhỏ kiếm ăn kiểu cò con phụ thêm (extension trip) vào những tours chính mà chỉ cần trả phụ trội một phí tổn tương ứng. Ví dụ chúng tôi vừa đi một chuyến 15 ngày du lịch trả khoảng 1,550 mỹ kim để đi một vòng qua các nơi như Bắc Kinh, Tây An, Quế Lâm, Nam Kinh, Hàng, Tô Châu, Thượng Hải, nhưng lại muốn đi thăm hai ngày ở Hàng Châu (gần Thượng Hải) nên chỉ trả thêm mỗi người 350 mỹ kim thôi. Tính ra mỗi ngày chỉ trả 150 mỹ kim. Vùng Kinh Việt Tam Ðảo thuộc tỉnh Quảng Tây nên tôi nghĩ có thể dàn xếp với công ty du lịch cho chúng ta thăm phụ thêm khi cái tour chính của chúng ta đi qua gần đấy như thăm Quế Lâm, Quảng Châu hay Hồng Kông miễn là chúng ta có ít nhất là 10 người cùng đi.
Nếu chúng ta cố tình muốn thăm ba làng Việt tộc, thì vấn đề không khó mà có thể tổ chức một thuận lợi nếu có nhiều người cùng thích đi.
56 Sắc Dân ở Trung Hoa.
It took 14 professional photographers, one year's time and traveling a distance of 10,000+ miles to take these pictures.
Moi lo cua Trung Quoc neu Dai Loan doi doc lap
Sắc dân JING y phục nữ áo dài và nam đội khăn xếp.
Trông gần giống y phục Việt Nam ?
Trông gần giống y phục Việt Nam ?
vd~
LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN
*
*
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Canh Dần 2010 là Năm thứ 1000 của người dân đất Thăng Long – Hà Nội kể từ khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La vào năm 1010. Vua Lý đã đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành s au khi trông thấy Rồng vàng bay lên đỉnh trời kinh đô mới. Đến năm 1831 thì vua Minh Mạng thời Nguyễn mới đặt tên Hà Nội cho kinh đô Thăng Long. Năm 1954, Cố đô Thăng Long mang tên thành phố Hà Nội bị đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Staline và Mao. Hơn nửa thế kỷ qua, những người cầm quyền ở Hà Nội đã gây ra không biết bao nhiêu đ au thương, tang tóc, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam và quê hương yêu dấu của chúng ta. Không có đủ từ ngữ để mô tả chính xác và toàn diện tấn đại thảm kịch, một đại nạn bất hạnh chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Tiền nhân Lý Công Uẩn đã ân cần trao lại hậu thế thành Thăng Long để viết tiếp những trang sử ‘’ngàn năm Văn Hiến’’:
Nhà
cầm quyền CSVN đang chuẩn bị tổ chức rầm rộ cái mà bộ máy tuyên truyền
của họ gọi là Đại lễ 1000 Năm Thăng Long - Hà Nội. Cố nhiên là Ngày Đại
lễ đó sẽ có sự hiện diện của con cháu Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan, Liễu
Thăng, Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống, v.v. Họ sẽ được đón rước như là đại
quốc khách trong lúc quân đội Bắc Triều đang chiếm đóng Hoàng Sa, tuần
tiểu trên một phần lãnh hải Việt Nam và sát hại ngư dân, con cháu nhiều
đời s au của vua Lý Thái Tổ. Để lập thành tích làm món quà đặc biệt cho
đảng CSVN và đảng CSTH, chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2009 và đầu
năm 2010, tòa án CS ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và Sài Gòn (bị chiếm
đóng), đã xử tội 17 người yêu nước, thương đồng bào bị áp bức và dám đòi
phục hồi Nhân Phẩm, Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội. Đây là những ‘’tác
phẩm văn hóa’’ vĩ đại của chế độ CSVN : Mười bảy bản án ‘’vạn lý trường
thành’’ với 80 năm tù giam (có 2 năm tù treo) và hơn 50 năm tù quản chế
dưới mỹ từ thời gian ‘’thử thách’’!. Mười bảy tù nhân - mười bảy tác
phẩm văn hóa, có tên dưới đây sắp được đưa ra trưng bày nhân Ngày Đại lễ
‘’1000 Năm Thăng Long – Hà Nội’’:
*
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Canh Dần 2010 là Năm thứ 1000 của người dân đất Thăng Long – Hà Nội kể từ khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La vào năm 1010. Vua Lý đã đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành s au khi trông thấy Rồng vàng bay lên đỉnh trời kinh đô mới. Đến năm 1831 thì vua Minh Mạng thời Nguyễn mới đặt tên Hà Nội cho kinh đô Thăng Long. Năm 1954, Cố đô Thăng Long mang tên thành phố Hà Nội bị đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Staline và Mao. Hơn nửa thế kỷ qua, những người cầm quyền ở Hà Nội đã gây ra không biết bao nhiêu đ au thương, tang tóc, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam và quê hương yêu dấu của chúng ta. Không có đủ từ ngữ để mô tả chính xác và toàn diện tấn đại thảm kịch, một đại nạn bất hạnh chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Tiền nhân Lý Công Uẩn đã ân cần trao lại hậu thế thành Thăng Long để viết tiếp những trang sử ‘’ngàn năm Văn Hiến’’:
Ta có ngàn năm xưa dựng nước
Yêu Quê Hương và quý Tự Do
Ta có ngàn năm để đuổi giặc
Nụ cười tiếng hát cho trẻ thơ
Thế nhưng nhìn lại thực tại Việt Nam hôm nay, Vua thời Lý cũng phải đ au lòng.
Ông Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam, thêm 4 năm tù quản chế
Ông Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Mạnh Sơn, 3 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Văn Tính, 3 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Kim Nhàn, 2 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế
Ông Trần Anh Kim, 5 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 16 năm tù giam, thêm 5 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Tiến Trung, 7 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Lê Công Định, 5 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Lê Thăng Long, 5 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Cô Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Bà Trần Khải Thanh Thủy, 3 năm và 6 tháng tù giam
Ông Đỗ Bá Tân, 2 năm tù treo, thêm 3 năm và 11 tháng tù quản chế.
Mười
ba tù nhân bị phạt tù trước năm 2009 và còn thọ hình có tên s au đây
cũng được kể là những ‘’tác phẩm văn hóa’’ vĩ đại của đảng CSVN. :
Hòa thượng Thích Quảng Độ, tù quản chế vô hạn định
Linh
mục Nguyễn Văn Lý, 8 năm tù giam, thêm 5 năm tù quản chế (2 lần bị tai
biến mạch máu não, bị liệt nửa thân người, tay và chân phải)
Ông Nguyễn Phong , 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế
Ông Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam
Ông Nguyễn Bắc Truyển, 3 năm tù giam
Cô Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam, thêm 4 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy), 2 năm và 6 tháng tù giam
Ông Nguyễn Văn Hải, 2 năm tù treo
Ông Trần Quốc Hiền 5 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế
Ông Trương Minh Đức, 5 năm tù giam
Ông Trương Quốc Huy, 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Ngọc Quang, 5 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế.
Ông Phạm Bá Hải, 3 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế.
Và
còn hàng ngàn, hàng vạn tù nhân khác bị án tù bất công trong mấy thập
niên dưới chế độ CSVN. May mắn sống sót hoặc đã gục ngã cô đơn trong
bóng đêm của địa ngục chết mà những kẻ cầm quyền vô cảm và bất nhân ở Hà Nội còn muốn dựng lên. Bức
tường Ô Nhục Bá Linh sụp đổ lôi kéo theo thiên đường XHCN Liên Sô và
các nước chư hầu Đông Âu hai mươi năm mới đây, sao các lãnh chúa Hà Nội
có thể chóng quên.
Chắc
chắn Hội Nhà Văn Việt Nam trú sở Hà Nội sẽ thưởng lãm ba mươi hai áng
văn thơ bất hủ vừa nêu trên nhân dịp Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long – Hà
Nội. Mong rằng các nhà văn và nhà thơ trong ban Chấp hành Hội sẽ mạnh
dạn phát biểu cảm nghĩ s au khi đọc các tác phẩm đó.
Trước
thềm năm Canh Dần 2010, thay cho Thiệp Chúc Tết và Món Quà Đầu Xuân,
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ hân hạnh được gởi đến quý vị và
quý bạn
bài thơ Ngàn Năm Thăng Long của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt.
Được
biết Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong cũng đã chép bài thơ Ngàn Năm
Thăng Long và gởi bằng tâm tưởng đến những tù nhân yêu nước và dân chủ
đối kháng độc tài cộng sản cùng những người thân yêu đang bị bắt làm con
tin trên quê hương.
Lê Thị Công Nhân Trần Khải Thanh Thủy Phạm Thanh Nghiên
Ngàn Năm Thăng Long
Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Nhớ thời Vua Lý thêm đ au lòng
Năm mươi tư Rồng rơi nước mắt
Tiễn dân miền Bắc ra biển Đông
Tết Mậu Thân đỉnh cao tội ác
Gia Hội chôn sống Huế điêu tàn
Khe Đá Mài Phú Thứ Đồi Cát
Thương xót dân Rồng cũng chịu tang
S au Đà Nẵng Sài Gòn thất thủ
Di tản vào châu thổ Cửu Long
Bảy mươi lăm Rồng không về nữa
Bay với thuyền nhân ra biển Đông
Đại La thành dựng tượng Lê Ninh
Bá Bạch Quân Thủ Đức hành hình
Ven sông Hồng dân oan đói khổ
Rời Hoa Lư về núi Chí Linh
Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ
Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều
Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ
Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu
Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu
Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa
Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu
Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà
Bịt mắt bưng tai giam tiếng nói
Uốn bút đẽo lưỡi giả bồ câu
Tẩy não buộc con người gian dối
Vệ binh Mao quý hơn đồng bào
Ai rao bán trẻ con phụ nữ
Thế giới nhìn Việt Nam hôm nay
Xuất cảng lao nô đảng tỉ phú
Quan tham ô bắt dân kéo cày
Án tù chồng chất tội yêu nước
Công lý phi nhân luật bạo quyền
Phá nghĩa trang đấu tố liệt sĩ
Địa ngục chết còn muốn dựng lên
Gió đông buốt lạnh tù Thanh Cẩm
Hỏa Lò nóng cháy rừng U Minh
Long Khánh Hàm Tân qua Suối Máu
Ba Sao Thanh Liệt tới Hoàng Liên
Từ chốn lưu đày nhớ Thăng Long
Bà Huyện Thanh Quan cũng đ au lòng
Nhớ bạn tù chết trong ngục tối
Nhớ người thân mất tích biển Đông
Từ Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo
Bao thế hệ bồi đắp cõi bờ
Có Lê Lợi Nguyễn Trải Nguyễn Huệ
Và Nghĩa Sĩ Việt Nam Tự Do
Trương Định Đề Thám Phạm Hồng Thái
Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
Nguyễn Thái Học Cô Giang Cô Bắc
Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu
Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Nhựt Tảo
Ngụy Văn Thà chết cho quê hương
Mơ Rồng về bay ngang quần đảo
Mơ Gánh Hàng Hoa khắp nẽo đường
Cảo thơm hương sắc vườn Văn Hiến
Chu Văn An và Lê Quý Đôn
Sương Nguyệt Ánh và Đoàn Thị Điểm
Nguyễn Du Đồ Chiểu Hồ Xuân Hương
Hà Nội không chỉ nhớ Thăng Long
Nhớ Sài Gòn Huế nhớ Hải Phòng
Nhớ Công Nhân Thanh Nghiên Thanh Thủy
Anh chị em bạn tù bất công
Bà Mẹ nói con tôi vô tội
Khi điểm mặt đảng xã hội đen
Uất ức biển ta ơi con viết
Quân sát nhân thái thú ngụy quyền
Nửa thế kỷ ngồi canh ngọn nến
Dung nhan em có bớt hao gầy
Từ buổi kinh đô bị giặc chiếm
Cành Nam bốn mùa chẳng đổi thay
Hà Nội con tin nhìn qua đêm
Trăng xưa thôi chải tóc trước thềm
Quanh Trụ Đồng công an tuần rảo
Em ơi Chim Việt có bình yên
Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Biết Vua thời Lý cũng đ au lòng
Người đi dưới ánh sao Khuê đó
Vững tin nơi Hồn Thiêng Núi Sông.
Nguyên Hoàng Bảo Việt *
* hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong,
Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại
và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ).
Genève tháng giêng 2010
************ *********
TRUYỆN NGẮN NGOẠI QUỐC
*
Tại thành phố Calgary tỉnh bang Alberta (Canada), một bà mẹ trẻ 26 tuổi đau khổ nhìn đứa con trai mới 6 tuổi đầu thật dễ thương và cũng rất tội nghiệp đang chết lần mòn vì chứng bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối cùng. Trên cõi đời nầy, chắc không có danh từ nào đau thương ngậm ngùi cho bằng hai chữ “cuối cùng”.
Mặc dù tâm tư rối bời tan nát nhưng người phụ nữ trẻ vẫn quyết tâm phải làm một cái gì đó cho đứa con bất hạnh của nàng trước khi cháu ra đi. Như muôn ngàn bậc cha mẹ khác, nàng mong con mình lớn lên và thành đạt những ước vọng trong đời nhưng giờ đây thì mơ ước kia đã tan thành mây khói vì chứng bệnh ung thư oan nghiệt. Tuy thế nàng vẫn muốn cho giấc mơ của con mình thành sự thực . Cầm lấy tay con nàng âu yếm hỏi:
- Billy, có bao giờ con mơ ước và mong muốn khi lớn lên con sẽ làm gì hay không?
- Mẹ ơi! Con luôn ôm mộng trở thành người lính cứu hỏa.
Bà mẹ trẻ nhìn con mỉm cười:
- Được rồi con. Để xem chúng ta có thể làm cho mơ ước con thành sự thật.
Ngay sau đó, nàng tới sở cứu hỏa địa phương gần nhà ở Calgary để gặp chàng lính cứu hỏa Bob, người có trái tim bao la như tỉnh bang Alberta . Nàng trình bày ước muốn cuối cùng của con trai mình và hy vọng là Billy sẽ được ngồi trên xe cứu hỏa đi một vòng phố.
Bob trả lời ngay:
- Được chứ! Chúng tôi sẽ làm hơn thế nữa. Vậy bà cứ chuẩn bị cho cháu nó sẵn sàng lúc 7:00 giờ sáng thứ tư , chúng tôi sẽ giúp cháu trở thành người lính cứu hỏa danh dự trong suốt một ngày. Cháu sẽ sinh hoạt trong trạm cứu hỏa, ăn uống chung với chúng tôi, đi công tác khi có kêu gọi cấp cứu... Ngoài ra, nếu bà cho chúng tôi biết kích thước của cháu, chúng tôi sẽ may cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa thực sự với nón đồng có huy hiệu Sở Cứu Hỏa Calgary, cộng thêm những sọc vàng chói trên đồng phục và đôi giày cao su. Hảng sản xuất đồ trang bị cũng gần đây để chúng tôi kịp đặt hàng.
Ba ngày sau, Bob đến đón Billy, trang phục đầy đủ cho cậu và hộ tống cậu từ nhà thương ra tới xe cứu hỏa ngay chỗ khóa cài và thang leo.
Billy ngồi đàng sau và phụ điều khiển xe về trạm cứu hỏa. Trong ngày đó có ba lần gọi cấp cứu và cậu đều được tháp tùng trong cả ba. Cậu ngồi trên xe cứu hỏa, xe hồng thập tự và cả xe của xếp cứu hỏa. Cậu còn được thâu hình trên bản tin địa phương.
Mơ ước đã thành hiện thực với tất cả tình yêu thương và sự ân cần của những người chung quanh đã như ánh hào quang soi sáng làm cậu sung sướng xúc động tới độ đã kéo dài cuộc sống thêm 3 tháng hơn sự dự liệu của tất cả các bác sĩ.
Nhưng con người không ai vượt qua được định mệnh, một đêm buồn nọ, Billy bắt đầu hấp hối và bà y tá trưởng, người luôn tin tưởng theo ý niệm là tại nhà vĩnh biệt , không một ai đáng chết trong cô đơn nên bà bắt đầu gọi thân nhân cậu bé xấu số vào nhà thương gấp. Sau đó bà sực nhớ lại cái ngày mà Billy sống trọn vẹn vai trò người lính cứu hỏa nên bà vội vả gọi giám đốc Sở Cứu Hỏa hỏi xem họ có thể gởi ngay một nhân viên trong đồng phục tới nhà thương với Billy trong khi cậu đang chết lâm sàng. Vị giám đốc trả lời ngay:
- Chúng tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại nhà thương trong vòng năm phút. Nhưng xin bà giúp giùm tôi một việc. Đó là khi bà nghe tiếng còi hụ và đèn chớp thì xin bà thông báo trên hệ thống phóng thanh là không có cháy nhà gì hết. Đó chỉ là sở cứu hỏa tới gặp một trong những nhân viên tuyệt vời nhất một lần cuối cùng nữa thôi. Và cũng xin bà mở rộng cửa sổ căn phòng của Billy.
Độ năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa trang bị khóa cài thang leo tới nhà thương và cầu thang được bắt lên một cánh cửa sổ đang mở rộng trên lầu 3. Rồi thì 16 lính cứu hỏa lần lượt leo lên thang vào phòng của Billy. Với sự đồng ý của mẹ cậu, họ lần lượt ôm cậu vào lòng thật lâu trong ngậm ngùi và nói với cậu rằng họ yêu thương cậu vô vàn.
Qua hơi thở hấp hối, Billy mệt mỏi nhìn vị giám đốc nói:
- Thưa ông giám đốc! Cháu đã thực sự là người lính cứu hỏa rồi phải không?
Vị giám đốc dịu dàng trả lời:
- Đúng vậy Bill! Cháu quả là lính cứu hỏa, và đấng tối cao Jesus đang cầm tay cháu đó.
Nghe tới đây, Billy mỉm cười nói:
- Cháu biết rồi. Chuá Jesus đã cầm lấy tay cháu suốt ngày nay và có cả các thiên thần đang ca hát.
Thế rồi cậu nhắm đôi mắt lại…một lần cuối cùng mang hình ảnh người lính cứu hỏa tí hon đi về vùng miên viễn…
Tôi tự nhủ lòng là phải gởi câu chuyện buồn nầy tới ít nhất là bốn người mà tôi muốn được Chúa ban phước và tôi đã chọn bạn.
Xin vui lòng chuyển tiếp đến ít nhất là bốn người mà bạn cũng muốn họ được hưởng ân Chúa.
Câu chuyện nầy tự nó đã có hấp lực mà không cần nối kết một cái gì cả.
Xin đừng để mai một khuôn mẫu cao đẹp nầy. Trân quý câu chuyện là món quà tốt nhất mà chúng ta nhận được. Không tốn kém mà có nhiều tưởng thưởng. Xin hãy tiếp tục nâng cao giá trị tinh thần lẫn nhau.
Three days later Fireman Bob picked up Billy, dressed him in his uniform and escorted him from his hospital bed to the waiting hook and ladder truck.
Billy got to sit on the back of the truck and help steer it back to the fire station.
He was in heaven.
There were three fire calls in Calgary that day and Billy got to go out on all three calls.
He rode in the different fire engines, the Paramedic's van, and even the fire chief's car.
He was also videotaped for the local news program.
Having his dream come true, with all the love and attention that was lavished upon him, so deeply touched Billy, that he lived three months longer than any doctor thought possible.
One night all of his vital signs began to drop dramatically and the head nurse, who believed in the hospice concept - that no one should die alone, began to call the family members to the hospital.
Then she remembered the day Billy had spent as a Fireman, so she called the Fire Chief and asked if it would be possible to send a fireman in uniform to the hospital to be with Billy as he made his transition.
The chief replied, 'We can do better than that.
We'll be there in five minutes.. Will you please do me a favor?
When you hear the sirens screaming and see the lights flashing, will you announce over the PA system that there is not a fire? - But it's the department coming to see one of its finest members one more time. And will you open the window to his room?'
About five minutes later a hook and ladder truck arrived at the hospital and extended its ladder up to Billy's third floor open window-------- 16 fire-fighters climbed up the ladder into Billy's room. With his mother's permission, they hugged him and held him and told him how much they LOVED him.
With His dying breath, Billy looked up at the fire chief and said,
'Chief, am I really a fireman now?'
'Billy, you are, and The Head Chief, Jesus, is holding your hand,' the chief said.
*
Người lính cứu hỏa tí hon
Nguyen Tran phỏng dichTại thành phố Calgary tỉnh bang Alberta (Canada), một bà mẹ trẻ 26 tuổi đau khổ nhìn đứa con trai mới 6 tuổi đầu thật dễ thương và cũng rất tội nghiệp đang chết lần mòn vì chứng bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối cùng. Trên cõi đời nầy, chắc không có danh từ nào đau thương ngậm ngùi cho bằng hai chữ “cuối cùng”.
Mặc dù tâm tư rối bời tan nát nhưng người phụ nữ trẻ vẫn quyết tâm phải làm một cái gì đó cho đứa con bất hạnh của nàng trước khi cháu ra đi. Như muôn ngàn bậc cha mẹ khác, nàng mong con mình lớn lên và thành đạt những ước vọng trong đời nhưng giờ đây thì mơ ước kia đã tan thành mây khói vì chứng bệnh ung thư oan nghiệt. Tuy thế nàng vẫn muốn cho giấc mơ của con mình thành sự thực . Cầm lấy tay con nàng âu yếm hỏi:
- Billy, có bao giờ con mơ ước và mong muốn khi lớn lên con sẽ làm gì hay không?
- Mẹ ơi! Con luôn ôm mộng trở thành người lính cứu hỏa.
Bà mẹ trẻ nhìn con mỉm cười:
- Được rồi con. Để xem chúng ta có thể làm cho mơ ước con thành sự thật.
Ngay sau đó, nàng tới sở cứu hỏa địa phương gần nhà ở Calgary để gặp chàng lính cứu hỏa Bob, người có trái tim bao la như tỉnh bang Alberta . Nàng trình bày ước muốn cuối cùng của con trai mình và hy vọng là Billy sẽ được ngồi trên xe cứu hỏa đi một vòng phố.
Bob trả lời ngay:
- Được chứ! Chúng tôi sẽ làm hơn thế nữa. Vậy bà cứ chuẩn bị cho cháu nó sẵn sàng lúc 7:00 giờ sáng thứ tư , chúng tôi sẽ giúp cháu trở thành người lính cứu hỏa danh dự trong suốt một ngày. Cháu sẽ sinh hoạt trong trạm cứu hỏa, ăn uống chung với chúng tôi, đi công tác khi có kêu gọi cấp cứu... Ngoài ra, nếu bà cho chúng tôi biết kích thước của cháu, chúng tôi sẽ may cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa thực sự với nón đồng có huy hiệu Sở Cứu Hỏa Calgary, cộng thêm những sọc vàng chói trên đồng phục và đôi giày cao su. Hảng sản xuất đồ trang bị cũng gần đây để chúng tôi kịp đặt hàng.
Ba ngày sau, Bob đến đón Billy, trang phục đầy đủ cho cậu và hộ tống cậu từ nhà thương ra tới xe cứu hỏa ngay chỗ khóa cài và thang leo.
Billy ngồi đàng sau và phụ điều khiển xe về trạm cứu hỏa. Trong ngày đó có ba lần gọi cấp cứu và cậu đều được tháp tùng trong cả ba. Cậu ngồi trên xe cứu hỏa, xe hồng thập tự và cả xe của xếp cứu hỏa. Cậu còn được thâu hình trên bản tin địa phương.
Mơ ước đã thành hiện thực với tất cả tình yêu thương và sự ân cần của những người chung quanh đã như ánh hào quang soi sáng làm cậu sung sướng xúc động tới độ đã kéo dài cuộc sống thêm 3 tháng hơn sự dự liệu của tất cả các bác sĩ.
Nhưng con người không ai vượt qua được định mệnh, một đêm buồn nọ, Billy bắt đầu hấp hối và bà y tá trưởng, người luôn tin tưởng theo ý niệm là tại nhà vĩnh biệt , không một ai đáng chết trong cô đơn nên bà bắt đầu gọi thân nhân cậu bé xấu số vào nhà thương gấp. Sau đó bà sực nhớ lại cái ngày mà Billy sống trọn vẹn vai trò người lính cứu hỏa nên bà vội vả gọi giám đốc Sở Cứu Hỏa hỏi xem họ có thể gởi ngay một nhân viên trong đồng phục tới nhà thương với Billy trong khi cậu đang chết lâm sàng. Vị giám đốc trả lời ngay:
- Chúng tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại nhà thương trong vòng năm phút. Nhưng xin bà giúp giùm tôi một việc. Đó là khi bà nghe tiếng còi hụ và đèn chớp thì xin bà thông báo trên hệ thống phóng thanh là không có cháy nhà gì hết. Đó chỉ là sở cứu hỏa tới gặp một trong những nhân viên tuyệt vời nhất một lần cuối cùng nữa thôi. Và cũng xin bà mở rộng cửa sổ căn phòng của Billy.
Độ năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa trang bị khóa cài thang leo tới nhà thương và cầu thang được bắt lên một cánh cửa sổ đang mở rộng trên lầu 3. Rồi thì 16 lính cứu hỏa lần lượt leo lên thang vào phòng của Billy. Với sự đồng ý của mẹ cậu, họ lần lượt ôm cậu vào lòng thật lâu trong ngậm ngùi và nói với cậu rằng họ yêu thương cậu vô vàn.
Qua hơi thở hấp hối, Billy mệt mỏi nhìn vị giám đốc nói:
- Thưa ông giám đốc! Cháu đã thực sự là người lính cứu hỏa rồi phải không?
Vị giám đốc dịu dàng trả lời:
- Đúng vậy Bill! Cháu quả là lính cứu hỏa, và đấng tối cao Jesus đang cầm tay cháu đó.
Nghe tới đây, Billy mỉm cười nói:
- Cháu biết rồi. Chuá Jesus đã cầm lấy tay cháu suốt ngày nay và có cả các thiên thần đang ca hát.
Thế rồi cậu nhắm đôi mắt lại…một lần cuối cùng mang hình ảnh người lính cứu hỏa tí hon đi về vùng miên viễn…
Tôi tự nhủ lòng là phải gởi câu chuyện buồn nầy tới ít nhất là bốn người mà tôi muốn được Chúa ban phước và tôi đã chọn bạn.
Xin vui lòng chuyển tiếp đến ít nhất là bốn người mà bạn cũng muốn họ được hưởng ân Chúa.
Câu chuyện nầy tự nó đã có hấp lực mà không cần nối kết một cái gì cả.
Xin đừng để mai một khuôn mẫu cao đẹp nầy. Trân quý câu chuyện là món quà tốt nhất mà chúng ta nhận được. Không tốn kém mà có nhiều tưởng thưởng. Xin hãy tiếp tục nâng cao giá trị tinh thần lẫn nhau.
If you "tear up" go ahead, who's watching?
In Calgary , Alberta a 26-year-old mother stared down at her 6 year old son, who was dying of terminal leukemia.
Although her heart was filled with sadness, she also had a strong feeling of determination.
Like any parent, she wanted her son to grow up & fulfill all his dreams. Now that was no longer possible.. the leukemia would see to that. But she still wanted her son's dream to come true.
She took her son' s hand and asked, 'Billy, did you ever think about what you wanted to be once you grew up?
Did you ever dream and wish what you would do with your life?'
Mommy, 'I always wanted to be a fireman when I grew up..'
Mom smiled back and said, 'Let's see if we can make your wish come true.'
Later that day she went to her local fire Department in Calgary , where she met Fireman Bob, who had a heart as big as Alberta
She explained her son's final wish and asked if it might be possible
to give her 6 year-old son a ride around the block on a fire engine.
Fireman Bob said, 'Look, we can do better than that. If you'll have your son ready at seven o'clock Wednesday morning, we'll make
him an honorary Fireman for the whole day.
Although her heart was filled with sadness, she also had a strong feeling of determination.
Like any parent, she wanted her son to grow up & fulfill all his dreams. Now that was no longer possible.. the leukemia would see to that. But she still wanted her son's dream to come true.
She took her son' s hand and asked, 'Billy, did you ever think about what you wanted to be once you grew up?
Did you ever dream and wish what you would do with your life?'
Mommy, 'I always wanted to be a fireman when I grew up..'
Mom smiled back and said, 'Let's see if we can make your wish come true.'
Later that day she went to her local fire Department in Calgary , where she met Fireman Bob, who had a heart as big as Alberta
She explained her son's final wish and asked if it might be possible
to give her 6 year-old son a ride around the block on a fire engine.
Fireman Bob said, 'Look, we can do better than that. If you'll have your son ready at seven o'clock Wednesday morning, we'll make
him an honorary Fireman for the whole day.
He can come down to the fire station, eat with us, go out on all the fire calls, the whole nine yards!
And if you'll give us his sizes, we'll get a real fire uniform
for him, with a real fire hat - not a toy - one-with the emblem of the Calgary Fire Department on it, and a yellow slicker like we wear and rubber boots.'
'They're all manufactured right here in Calgary , so we can get them fast.'
And if you'll give us his sizes, we'll get a real fire uniform
for him, with a real fire hat - not a toy - one-with the emblem of the Calgary Fire Department on it, and a yellow slicker like we wear and rubber boots.'
'They're all manufactured right here in Calgary , so we can get them fast.'
Three days later Fireman Bob picked up Billy, dressed him in his uniform and escorted him from his hospital bed to the waiting hook and ladder truck.
Billy got to sit on the back of the truck and help steer it back to the fire station.
He was in heaven.
There were three fire calls in Calgary that day and Billy got to go out on all three calls.
He rode in the different fire engines, the Paramedic's van, and even the fire chief's car.
He was also videotaped for the local news program.
Having his dream come true, with all the love and attention that was lavished upon him, so deeply touched Billy, that he lived three months longer than any doctor thought possible.
One night all of his vital signs began to drop dramatically and the head nurse, who believed in the hospice concept - that no one should die alone, began to call the family members to the hospital.
Then she remembered the day Billy had spent as a Fireman, so she called the Fire Chief and asked if it would be possible to send a fireman in uniform to the hospital to be with Billy as he made his transition.
The chief replied, 'We can do better than that.
We'll be there in five minutes.. Will you please do me a favor?
When you hear the sirens screaming and see the lights flashing, will you announce over the PA system that there is not a fire? - But it's the department coming to see one of its finest members one more time. And will you open the window to his room?'
About five minutes later a hook and ladder truck arrived at the hospital and extended its ladder up to Billy's third floor open window-------- 16 fire-fighters climbed up the ladder into Billy's room. With his mother's permission, they hugged him and held him and told him how much they LOVED him.
With His dying breath, Billy looked up at the fire chief and said,
'Chief, am I really a fireman now?'
'Billy, you are, and The Head Chief, Jesus, is holding your hand,' the chief said.
With those words, Billy smiled and said, 'I know, He's been holding my hand all day, and the angels have been singing..'
He closed his eyes one last time.
My Instructions were to send this to at least four people that I
wanted God to bless and I picked you.
Please pass this to at least four people you want to be blessed.
This story is powerful and there is nothing attached.
PLEASE do not break this pattern.
Uplifting stories are one of the best gifts we receive.
There is no cost, but a lot of rewards, let's continue to uplift one another!
He closed his eyes one last time.
My Instructions were to send this to at least four people that I
wanted God to bless and I picked you.
Please pass this to at least four people you want to be blessed.
This story is powerful and there is nothing attached.
PLEASE do not break this pattern.
Uplifting stories are one of the best gifts we receive.
There is no cost, but a lot of rewards, let's continue to uplift one another!
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ:
Ở
Tây phương có rất nhiều loại truyện này, loại truyện mang tính nhân
bản, đề cao tình người. Cộng sãn chủ trương giết người, giết cả người vô
tội, và giết cả những người theo chúng. Họ chỉ trích lòng nhân từ, bác
ái và bảo đó là tình cảm tư sản, tình cảm ủy mị. Nay cộng sản cướp nhà
dân, bán nước, buôn dân, thẳng tay đàn áp những người dân cương trực thì
trong xã hội và văn chương lại càng hiếm hoi tình người!
THƠ NGHIÊU MINH
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
*
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 9.2.2010
Một là con đường dân tộc Phật giáo trước sau như một, chẳng đổi thay một ly ; Hai là tình trạng khổ đau, bức hiếp, mất tự do, không an lạc của nhân dân vẫn y nguyên, chẳng đổi thay một ly, vẫn còn là vấn nạn thi thiết chưa có lời đáp, chưa có giải pháp đổi thay.
Bởi
vậy trong bức Thông điệp Xuân năm nay, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng
Độ kêu gọi Hãy Cùng Đứng Lên như một giải pháp chuyển hóa thời cơ.
Từ
năm 1969, trong Thông điệp Xuân Kỷ Dậu, Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết
đã xác nhận : “Chúng ta không có quyền trao vận mệnh dân tộc này cho
những người phi dân tộc, ngụy dân tộc, phản dân tộc. (...)
Chỉ có chúng ta, những người Việt đang sống trên đe dưới búa, đang bị tước đoạt quyền sống và bị phá hoại mới có đủ tư cách để tự biện minh trong mọi quyết định vận mệnh chung cho một thể chế quốc gia dân tộc do chính chúng ta tự quyết mà thôi”. Đây là tình hình đất nước cần giải quyết từ cơ bản của tâm tư và ý chí người dân Việt. Một năm sau, Thông điệp Con Đường Hóa Giải, Xuân Canh Tuất, 1970, Ngài khẳng định : “Phật tử không phải là một tập thể đứng giữa thụ động, mà phải là thế lực Hóa Giải chủ động tiến tới”.
Chỉ có chúng ta, những người Việt đang sống trên đe dưới búa, đang bị tước đoạt quyền sống và bị phá hoại mới có đủ tư cách để tự biện minh trong mọi quyết định vận mệnh chung cho một thể chế quốc gia dân tộc do chính chúng ta tự quyết mà thôi”. Đây là tình hình đất nước cần giải quyết từ cơ bản của tâm tư và ý chí người dân Việt. Một năm sau, Thông điệp Con Đường Hóa Giải, Xuân Canh Tuất, 1970, Ngài khẳng định : “Phật tử không phải là một tập thể đứng giữa thụ động, mà phải là thế lực Hóa Giải chủ động tiến tới”.
Ngày
nay, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thích tâm tư ấy như ý chí
và hành động của người Phật tử thời hiện đại : “Tâm tư của người Phật tử
ngày nay là tâm tư của kẻ bị dày xéo từ một thế kỷ rưỡi qua vì những
thế lực ngoại lai muốn biến Việt Nam thành chiến trường, thành thị
trường, thay vì đạo trường. Tâm tư ấy biến thành cuộc vận động không
ngưng nghỉ của Phật giáo suốt thế kỷ XX cho đến nay để phục vụ dân tộc,
tổ quốc, nhân loại theo sứ mệnh tôn giáo, chứ không theo cương vị chính
trị”.
Đây là sự phát triển cơ bản của tinh thần và nội dung tôn giáo trong vấn đề nhân sinh và xã hội. Những ai còn hồ đồ hay manh tâm tiêu diệt một tiềm lực dân tộc, là Phật giáo, để vu cáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất “làm chính trị” mà không lo “tu hành”, thì đây là lời khẳng định của Giáo hội qua phát ngôn của vị lãnh đạo tối cao Phật giáo, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ : Phật giáo “phục vụ dân tộc, tổ quốc, nhân loại theo sứ mệnh tôn giáo, chứ không theo cương vị chính trị”.
Có nghĩa là : “Thái độ của Giáo hội đối với nhà đương quyền Xã hội Chủ nghĩa là thái độ của tôn giáo đối với những chính sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và quần chúng”. Không gì rõ hơn, mà đương nhiên 85 triệu dân cũng không làm gì khác hơn là khước từ và chống đối “những chính sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và quần chúng”.
Vì những “những chính sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và quần chúng” ấy mới có hiện trạng hôm nay, ngoài thì nạn ngoại xâm lăm le chờ chực, trong thì hiếp bức dân lành bằng một chính sách triền miên ngụy nhân quyền, phi dân chủ hòa trộn giữa phát xít và cộng sản. Nên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ báo động : “Chủ quyền dân tộc đang bị uy hiếp bằng những quyền lực cương (hard power, PTTPGQT chú) hay quyền lực nhu (soft power, PTTPGQT chú) của các manh tâm nước lớn. Phật tử là người hiểu thời thông biến, nên không thể nhắm mắt quay lưng trước các ý đồ mãi quốc. Nước mất thì đạo suy. Cho nên giữ nước là con đường dân tộc hai nghìn năm cứu mình, cứu người đưa quê hương thoát ly xâm lăng, nô lệ và cuồng tín”.
Đây là sự phát triển cơ bản của tinh thần và nội dung tôn giáo trong vấn đề nhân sinh và xã hội. Những ai còn hồ đồ hay manh tâm tiêu diệt một tiềm lực dân tộc, là Phật giáo, để vu cáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất “làm chính trị” mà không lo “tu hành”, thì đây là lời khẳng định của Giáo hội qua phát ngôn của vị lãnh đạo tối cao Phật giáo, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ : Phật giáo “phục vụ dân tộc, tổ quốc, nhân loại theo sứ mệnh tôn giáo, chứ không theo cương vị chính trị”.
Có nghĩa là : “Thái độ của Giáo hội đối với nhà đương quyền Xã hội Chủ nghĩa là thái độ của tôn giáo đối với những chính sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và quần chúng”. Không gì rõ hơn, mà đương nhiên 85 triệu dân cũng không làm gì khác hơn là khước từ và chống đối “những chính sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và quần chúng”.
Vì những “những chính sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và quần chúng” ấy mới có hiện trạng hôm nay, ngoài thì nạn ngoại xâm lăm le chờ chực, trong thì hiếp bức dân lành bằng một chính sách triền miên ngụy nhân quyền, phi dân chủ hòa trộn giữa phát xít và cộng sản. Nên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ báo động : “Chủ quyền dân tộc đang bị uy hiếp bằng những quyền lực cương (hard power, PTTPGQT chú) hay quyền lực nhu (soft power, PTTPGQT chú) của các manh tâm nước lớn. Phật tử là người hiểu thời thông biến, nên không thể nhắm mắt quay lưng trước các ý đồ mãi quốc. Nước mất thì đạo suy. Cho nên giữ nước là con đường dân tộc hai nghìn năm cứu mình, cứu người đưa quê hương thoát ly xâm lăng, nô lệ và cuồng tín”.
Lời
kêu gọi “Hãy Cùng Đứng Lên” để làm gì ? Lời đáp đã giải rõ trong bức
Thông Điệp Xuân năm nay : Để chận đứng tức khắc hiện trạng Đảng và Nhà
nước Cộng sản đang “ngăn cản sự phát triển quốc gia, làm cho văn hóa suy
đồi, đạo lý nghiêng ngửa”.
Xin mời quý độc giả đọc nguyên văn bức Thông Điệp Xuân Canh Dần, 2010 sau đây :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2553 Số 01 /VTT/XLTV
VIỆN TĂNG THỐNG Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2553 Số 01 /VTT/XLTV
THÔNG ĐIỆP HÃY CÙNG ĐỨNG LÊN
XUÂN CANH DẦN - 2010 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
XUÂN CANH DẦN - 2010 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,
Cùng toàn thể Phật tử và Đồng bào các giới trong, ngoài nước, Năm cũ qua, năm mới đến.
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, tôi xin gửi đến toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử cùng Đồng bào các giới trong và ngoài nước lời cầu chúc một năm an lành, như ý và viên thành Phật sự.
Vì
nhớ tưởng mà cây trổ lộc xuân nở hoa, nên Xuân là Mùa Nhớ tưởng. Người
dân Việt nhớ tưởng Ông Bà, Tổ tiên đã sinh thành ra nòi giống, quê hương
; người Phật tử nhớ tưởng đức Phật đã trải xuống cõi Diêm Phù Đề con
đường giải thoát giác ngộ, đồng lúc nguyện cầu cho Đức Phật Di Lặc thị
hiện giữa Mùa Xuân dân tộc, đem tứ vô lượng tâm cải hóa thế giới hận
thù, tranh chấp. Trong Mùa Nhớ tưởng, xin chư liệt vị chớ quên công
đức sâu dày của Đức cố Đệ tứ Tăng thống, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền
Quang. Vì nhờ Ngài mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn còn
hiện hữu uy nghi trước thời đại Pháp nhược ma cường. Nhớ tưởng Ngài là
đem hết thân tâm thực hiện lời Ngài căn dặn qua bức Thông điệp Xuân Di
Lặc, Phật lịch 2544 :
«
Làm con Phật là vượt khỏi địa vị phàm phu, phát bồ đề tâm mà bước vào
ngôi vị Bồ Tát. Lấy tâm Đại Bi bảo bọc chúng sanh, lấy tâm Đại Từ làm
lợi ích cho chúng sanh, lấy tâm Vô Ngại dẹp tan các chướng duyên và áp
bức đang đè nặng nhân thế và muôn loài. Bồ đề tâm ở đâu, Bồ tát ở đó ;
Bồ tát ở đâu, Phật đạo ở đó ; Phật đạo ở đâu, An lạc và Tự do ở đó. Bồ
đề tâm được phát khởi, thì mọi khổ đau mới chấm dứt ; dù đó là đau khổ
vì vô minh hay vì tham luyến, đau khổ của bần cùng hay đau khổ vì áp
bức. Công năng này chứa sẵn trong mọi người con Phật, chỉ cần chí thành
ưu tư, ước vọng an lành cho hết thảy chúng sanh là Bồ đề tâm hoạt dụng
và biến hóa khôn lường ».
Trước
cảnh đảo điên của thời thế làm phân hóa lòng người, thì chúng ta hãy
nhớ tưởng lời Đức Đệ Tam Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu,
như bức cẩm nang giải quyết sự khủng hoảng sa lầy của Tăng đoàn do ngoại
nhân độc phá. Ngài dạy :
«
Trong lịch sử truyền bá Phật Giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc
rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng cũng có lúc vẻ vang rất đáng tự hào. Lúc
bi thảm là lúc bản thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ của Tăng bị phân hóa
và thành phần của Tăng có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh suy kém và
hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là
lúc nội bộ chúng Tăng hòa hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư,
những ngã chấp tầm thường, để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác
ngộ, giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp »
Đặc biệt năm nay chúng ta hướng lòng tưởng nhớ Đức cố Đại lão Hoà
thượng Thích Tịnh Khiết, Ngài là vị Tăng thống thứ nhất thời cận và hiện
đại nối tiếp giai phẩm khởi sự từ thời Đinh, lúc Việt Nam minh định chủ
quyền dân tộc sau mười thế kỷ bị Bắc phương uy hiếp. Nhớ Ngài là hiến
mình hiện diện trên đất nước còn thương đau hôm nay như một thực thể hòa
bình.
Trong bức Thông điệp Xuân Kỷ Dậu, Phật lịch 2513, Ngài nhắc nhở ân cần : « Hòa bình chỉ có ý nghĩa đích thực khi bảo đảm được quyền tự chủ quốc gia và những quyền tự do dân chủ căn bản của dân chúng, trong sinh hoạt cộng đồng thế giới. (…) Chúng ta phải hiện diện như một thực thể tiêu biểu đích thực cho nguyện ước Hòa bình của dân tộc để nói lên tiếng nói phát xuất từ thâm tâm con người và tiềm lực dân tộc. Chúng ta không có quyền trao vận mệnh dân tộc này cho những người phi dân tộc, ngụy dân tộc, phản dân tộc. (...) Chỉ có chúng ta, những người Việt đang sống trên đe dưới búa, đang bị tước đoạt quyền sống và bị phá hoại mới có đủ tư cách để tự biện minh trong mọi quyết định vận mệnh chung cho một thể chế quốc gia dân tộc do chính chúng ta tự quyết mà thôi ».
Trong bức Thông điệp Xuân Kỷ Dậu, Phật lịch 2513, Ngài nhắc nhở ân cần : « Hòa bình chỉ có ý nghĩa đích thực khi bảo đảm được quyền tự chủ quốc gia và những quyền tự do dân chủ căn bản của dân chúng, trong sinh hoạt cộng đồng thế giới. (…) Chúng ta phải hiện diện như một thực thể tiêu biểu đích thực cho nguyện ước Hòa bình của dân tộc để nói lên tiếng nói phát xuất từ thâm tâm con người và tiềm lực dân tộc. Chúng ta không có quyền trao vận mệnh dân tộc này cho những người phi dân tộc, ngụy dân tộc, phản dân tộc. (...) Chỉ có chúng ta, những người Việt đang sống trên đe dưới búa, đang bị tước đoạt quyền sống và bị phá hoại mới có đủ tư cách để tự biện minh trong mọi quyết định vận mệnh chung cho một thể chế quốc gia dân tộc do chính chúng ta tự quyết mà thôi ».
Nhân
dân Việt Nam, trong đó có Phật tử, phải được sống trong an lạc và tự do
để phát triển. Phát triển đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa
và tâm linh. Vì vậy Giáo hội phải nói lên ngưỡng vọng của 85 triệu người
đòi hỏi cuộc sống nhân quyền và dân chủ để phát triển. Hơn nữa, hiện
nay chủ quyền dân tộc đang bị uy hiếp bằng những quyền lực cương hay
quyền lực nhu của các manh tâm nước lớn. Phật tử là người hiểu thời
thông biến, nên không thể nhắm mắt quay lưng trước các ý đồ mãi quốc.
Nước mất thì đạo suy. Cho nên giữ nước là con đường dân tộc hai nghìn
năm cứu mình, cứu người đưa quê hương thoát ly xâm lăng, nô lệ và cuồng
tín.
Tâm
tư của người Phật tử ngày nay là tâm tư của kẻ bị dày xéo từ một thế kỷ
rưỡi qua vì những thế lực ngoại lai muốn biến Việt Nam thành chiến
trường, thành thị trường, thay vì đạo trường. Tâm tư ấy biến thành cuộc
vận động không ngưng nghỉ của Phật giáo suốt thế kỷ XX cho đến nay để
phục vụ dân tộc, tổ quốc, nhân loại theo sứ mệnh tôn giáo, chứ không
theo cương vị chính trị. Vì vậy mà thái độ của Giáo hội đối với nhà
đương quyền Xã hội Chủ nghĩa là thái độ của tôn giáo đối với những chính
sách sai lầm, những khuynh loát chính trị, những lạm dụng đất nước và
quần chúng. Cụ thể của chính sách sai lầm, khuynh loát chính trị,
lạm dụng đất nước và quần chúng vừa được một lần nữa thấy rõ trong những
ngày vừa qua.
Khi Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đưa ra tòa án giả trá những phần tử ưu tú tương lai của đất nước. Những người tay không tấc sắt với tấm lòng ưu tư trước nạn ngoại xâm và đời sống không có nhân quyền dân chủ, mà Nhà nước và Đảng chẳng đoái hoài. Giáng xuống họ những bản án giam tù và quản thúc nặng nề, khiến dư luận trong và ngoài nước công phẫn, khinh miệt. Đây là bản án của Chế độ Thực dân đầu thế kỷ XX đang được tái hồi cho toàn thể dân tộc vào đầu thiên niên kỷ thứ ba.
Khi Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đưa ra tòa án giả trá những phần tử ưu tú tương lai của đất nước. Những người tay không tấc sắt với tấm lòng ưu tư trước nạn ngoại xâm và đời sống không có nhân quyền dân chủ, mà Nhà nước và Đảng chẳng đoái hoài. Giáng xuống họ những bản án giam tù và quản thúc nặng nề, khiến dư luận trong và ngoài nước công phẫn, khinh miệt. Đây là bản án của Chế độ Thực dân đầu thế kỷ XX đang được tái hồi cho toàn thể dân tộc vào đầu thiên niên kỷ thứ ba.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Làm tại Thanh Minh Thiền Viện,
Saigon, ngày 8.2.2010
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Saigon, ngày 8.2.2010
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Monday, February 8, 2010
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHÍNH LUẬN
*
ĐỐI THỌAI VỚI HY.PHẠM MINH MẪN VỀ CHỦ TRƯƠNG
ĐỐI THỌAI VỚI CSVN
ĐỐI THỌAI VỚI CSVN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 04.02.2010
Trong THƯ CHÚC XUÂN NĂM THÁNH VÀ XUÂN CANH DẦN, Đức HY Phạm Minh Mẫn mở đầu Lá Thư như sau:
”Vào thời điểm chuẩn bị bước vào Năm Thánh 2010, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ cộng đồng dân Chúa Việt Nam hãy dành thời gian Năm Thánh xây dựng ba mối tương quan căn bản của đạo làm người : - thể hiện lòng thảo kính đối với Chúa là Cha trên trời cùng ông bà tổ tiên và các tiền nhân; - phát huy tình huynh đệ hiệp nhất đối với nhau trong cộng đồng dân Chúa là anh em đồng đạo; - mở rộng tình huynh đệ liên đới đối với mọi người trong cộng đồng xã hội, là anh em đồng bào và đồng loại ».
Để cắt nghĩa thêm về “mở rộng tình huynh đệ liên đới đối với mọi người trong cộng đồng xã hội, là anh em đồng bào và đồng loại”, HY Mẫn viết:
“Con đường đồng hành cùng dân tộc. Vào dịp các giám mục Việt Nam đi Ad Limina cuối tháng 6 năm 2009, Đức Bênêđitô XVI có lời nhắc nhở cộng đồng dân Chúa Việt Nam : đồng hành cùng dân tộc trên con đường lịch sử của đất nước, mọi người cần quan tâm mở rộng tình huynh đệ cùng phát huy tinh thần trách nhiệm liên đới trong cộng đồng xã hội, qua con đường đối thoại và hợp tác với mọi thành phần xã hội, trên nền tảng sự thật và công ích, nhằm phục vụ cho sự sống con người cùng sự phát triển đất nước.”
Khi trả lời Phóng viên Jerome BORUSZEWSKI (Báo La Croix), ngày 24.01.2010, HY Mẫn nói:
“... tôi cố gắng đi theo con đường mới Công đồng Vatican II đã mở ra, là đối thoại và hợp tác với mọi tổ chức văn hoá và tôn giáo, kinh tế và chính trị trong cộng đồng xã hội, trên cơ sở sự thật và công ích. Cả hai vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđitô XVI đều nhắc lại con đường này cho các Giám mục Việt Nam trong những lần đi Ad Limina trong thập niên đầu của thiên niên kỷ thứ ba.”
Chúng tôi xin nêu ra những điểm sau đây và sẵng sàng đối thọai với HY Phạm Minh Mẫn:
1) Thời điểm cổ võ việc đối thọai
HY Mẫn đề cập và nhấn mạnh chủ trương ĐỐI THỌAI ở một thời điểm rất tế nhị để Giáo dân có thể hiểu rằng đây là việc công kích thái độ của Tổng Giáo Phận Hà Nội cương quyết trước việc đàn áp của CSVN đối với những vụ Tòa Khâm sứ, Xú Thái Hà, Tam Tòa và nay là Đồng Chiêm. Giáo dân và những Linh mục trong những vụ này chỉ là những nạn nhân của đàn áp bằng vũ lực. Nếu họ cứng rắn phản ứng lại, thì dó cũng là quyền tự vệ một phần nào. Khi Tổng Giáo phận Hà Nội đang phải chịu đựng đàn áp như vậy, mà Hy Mẫn chỉ lớn tiếng kêu gọi đối thọai, mà không nói cho kẻ đàn áp hãy ngưng tàn bạo, thì những lời kêu gọi này trở thành thiên vị: một đàng như công kích Tổng Giáo phận Hà Nội, một đàng như biện minh cho sự đàn áp của CSVN.
Một lời kêu gọi về những giá trị luân lý tổng quát có thể có lợi ở thời điểm này, nhưng lại hại ở thời điểm khác. Người kể chuyện có duyên là người biết đúng thời điểm để kể ra câu chuyện. Cùng một câu chuyện, nhưng kể ra ở một thời điểm khác, có thể trở thành vô duyên. Hy Mẫn thử đến bên những người đàn bà bị đánh bể đầu, vỡ mặt, máu lênh láng... để kể chuyện ĐỐI THỌAI với CSVN dùng vũ lực, xem người ta hay chính Hồng Y thấy vô duyên, thậm chí độc ác nữa.
Các Giám Mục của Tổng Giáo phận Hà Nội, khi cùng ký tên Hiệp Thông với Đồng Chiêm, không phải là những Vị không biết đối thọai để đến nỗi Hồng Y Mẫn phải la hò lên ở thời điểm này như công kích.
Vào thời điểm Cộng Hòa Miền Nam, Phong trào Ngô Bá Thành, Tôn Thất Dương Kỵ... đứng lên kêu gọi HÒA BÌNH. Chính Miền Nam đang phải chiến đấu để bảo vệ Hòa Bình cho Miền Nam, trong khi ấy Miền Bắc gửi quân vào để phá đời sống an bình của dân Miền Nam. Tại sao Phong trào Hòa Bình không kêu gọi kẻ từ Miền Bắc gây chiến, mà chỉ lớn tiếng kêu gọi Miền Nam phải ngưng đấu tranh. Hai tiếng HÒA BÌNH thật đẹp, nhưng Phong trào đã xử dụng ở thời điểm ấy như lưỡi gươm đâm vào phía Miền Nam. Họ là tay sai của Miền Bắc gây chiến.
HY Mẫn lớn tiếng kêu gọi ĐỐI THỌAI không đúng thời điểm, hay là ở hòan cảnh tế nhị lúc này, có thể bị coi là tay sai của CSVN nhằm diệt tinh thần can cường tự vệ của Giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội và do đó ủng hộ việc đàn áp đẫm máu của CSVN.
2) HY Mẫn hiểu sai tinh thần ĐỐI THỌAI của Công Đồng Vatican II
Chính trong THƯ CHÚC XUÂN NĂM THÁNH VÀ XUÂN CANH DẦN, Hy Mẫn đã nói rõ rệt:”... mở rộng tình huynh đệ liên đới đối với mọi người trong cộng đồng xã hội, là anh em đồng bào và đồng loại.” Khi trả lời Phỏng vấn của Jerome BORUSZEWSKI, Hy Mẫn còn nhắc lại việc ĐỐI THỌAI là đối với anh em trong “cộng đồng xã hội, trên cơ sở sự thật và công ích. “
Chúng tôi hòan tòan đồng ý với tinh thần ĐỐI THỌAI này mà Công Đồng Vatican II đã chỉ dậy. Mọi người trong cộng đồng xã hội là những ai ? Là những đồng bào nghèo khổ đang bị cướp nhà, đất; là những công nhân bị bóc lột sức lao động; là những trí thức lên tiếng xây dựng xã hội thì bị bỏ tù; là những ngư dân bị Tầu cướp bóc, giết hại mà CSVN không làm gì để bênh vực; là những tăng ni Bát Nhã bị đánh đập, đuổi khỏi cơ sở tu trì; là những Giáo dân bị đánh bể đầu khi bảo vệ Thánh Giá Chúa; là những cô gái bị bán ra nước ngòai để phục vụ tình dục; là những nữ sinh vị thành niên bị ép tình dục như vụ việc đang xẩy ra tại Hà Giang... Họ là những đồng bào gần nhất trong cộng đồng xã hội của chúng ta hiện nay.
Đối với những người này của Cộng đồng Xã hội, hãy mang cái nhìn đối thọai, thông cảm và hiệp thông đến với họ. Nền tảng của ĐỐI THỌAI là tình yêu thương. Việc đối thọai đối với đồng bào này là yêu thương họ, đến với họ để trợ lực khi họ phải chịu những bất công.
Đúng như lời Hy Mẫn đã nhắc lại tinh thần Đối Thọai của Vatican II là dành cho mọi người thuộc CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI, nhưng Hy Mẫn đã thực hiện đến mức nào ?
Trong hai câu nói mà Hy Mẫn nhắc ra trên đây, không có từ nào nhắc đến Nhà Nước, đến đảng CSVN độc tài trị dân với những bất công, đàn áp dân với vũ lực và nhà tù. Công Đồng Vatican II không khuyên ta rõ rệt là Đối Thọai với một đảng Chính trị, một Nhà Nước độc tài chỉ tìm mọi cách cai trị cộng đồng xã hội như đồ dùng vô tri không còn nhân phẩm nữa. Lời giáo huấn của Vatican II là đối thọai với mọi người thuộc Cộng đồng Xã hội, nhưng Hy Mẫn chỉ hiểu rằng đó là lời khuyên đối thọai với một đảng phái Chính trị độc tài. Việc hiểu sai lời dậy của Công Đồng Vatican II là vô tình hay đó là hữu ý xử dụng lời khuyên cao đẹp của Công Đồng trong mục đích bênh đỡ cho một đảng phái, một Nhà Nước đang làm bất công, tham nhũng và cướp bóc.
Cho dù vô tình hay hữu ý trích dẫn Giáo Huấn Công Đồng Vatican II, thì Hồng y Mẫn cũng phải xét những điểm sau đây làm điều kiện cho ĐỐI THỌAI:
=> Người đối thọai với mình có THIỆN CHÍ đối thọai hay không? Chúa Giêsu không bao giờ đối thọai với quân Pharisiêu giả hình vì thâm tâm của chúng chỉ mưu mô lừa người khác. Chúa mang cứu rỗi cho những ai có thiện tâm mà thôi.
=> Mục đích đối thọai mang đến cái gì ? Cộng đồng Xã Hội mong muốn đi tới những điều tốt hơn cho xã hội, nhưng CSVN dùng chiêu bài đối thọai như làm yên đòi hỏi thăng tiến xã hội của dân, để họ tiếp tục giữ độc quyền gây thêm tội ác cho xã hội.
=> Đối thọai hay Thương thuyết là trình bầy những gì hữu lý để đối phương chấp nhận. Đã bao chục năm trường CSVN đã biết rõ đâu là những gì hữu lý, nhưng chúng cố chấp không chịu phục thiện và chấp nhận. Vậy trước khi đối thọai với CSVN thì phải hiệp thông đối thọai với “cộng đồng xã hội” để có sức mạnh quần chúng hậu thuẫn những gì hữu lý của mình. Đó là thực tiễn của đối thọai: “Cái lý của kẻ mạnh” ! Khi có sức mạnh quần chúng rồi, thì chính CSVN đến xin chúng ta đối thọai và chúng ta chỉ cần nói nhỏ thì chúng cũng lậy van xin chấp nhận cái hữu lý.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 04.02.2010
*
THƠ SONG NGỮ
*
MUÔN ĐỜI DIỄM TUYỆT
Bạn hỏi thăm tôi nơi viễn phương:
Chắc còn tha thiết nhớ Quê Hương,
Tiếc thương kỷ niệm thời sung mãn,
Thuở nắng thanh bình vạn thuở vương?
Muôn đời diễm tuyệt bức tranh quê!
Nhớ cánh diều bay tận cuối đê;
Nhớ bóng cò đi bên ruộng lúa,
Mục đồng thổi sáo cưỡi trâu về;
Nhớ con đường nhỏ, lũy tre xanh;
Nhớ mấy hàng cau đón gió lành;
Nhớ chuyến đò ngang soi bóng nước,
Tiếng hò giã gạo dưới trăng thanh.
Quán nước làng mây nhớ thuở nào
Chúng mình đối ẩm ngắm trăng sao:
Hương quê thơm ngát vần thơ họa,
Hồn ngỡ say men cốc rượu đào...
Ngày nay, kẻ ở lại, người đi,
Man mác bên lòng hận biệt ly;
Bạn rủi sa chân vòng khổ ải,
Tôi còn lận đận kiếp tu mi.
Tôi sợ hoàng hôn, sợ bóng đêm,
Thời gian khêu gợi nhớ nhung thêm!
Quê hương, quyến thuộc, thân bằng đã
Cách biệt muôn trùng mỏi cánh chim!
HỐ MỘNG THIỆP
(Ngàn Năm Gửi Mây Bay)
|
PICTURESQUE FOR EVER
You inquired after me, while in exile, into my sand
Whether I have ever felt missing our motherland,
Pitied and regretted the abundance of the past
When the peaceful sun everywhere was shining fast?
Yes, be it picturesque for ever the countryside,
With kites flying over the far end of the dyke,
White storks walking alongside many a rice field,
Some flute herding buffaloes home so sweet a yield!
Narrow roads, green bamboo hedges surrounding,
Rows of arecas swaying in the fresh wind mounting,
The ferry-sampan reflecting in the water its image,
Rice-pestling songs echoing in the moonlit village.
And admiring the immense universe, those times,
While tasting scented tea we compose our rhymes,
Pervaded with the flavor of our native place,
Both souls leavened under the starred space.
But, at present, one at stay, the other at large,
Our separation is on my heart a resentful charge.
You, unfortunate, have gotten caught in damnation,
And I, though free, involved in human situation.
I am afraid of twilight, of shadow of night,
Of time arousing more and more grief in my plight.
Oh, homeland, relatives and friends! No assistance
Of any eagle could bridge such an infinite distance!
|
TRẦN BÌNH NAM * CHÍNH SÁCH CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
*
Các chính sách của Obama & hội chứng Carter
Trần Bình Nam
Nói
chung mỗi vị tổng thống Hoa Kỳ có một chính sách ngoại giao khác nhau,
nhưng đều có thể phân loại một cách tổng quát trong 4 chính sách mẫu mực
gọi là chính sánh Hamilton, Jefferson, Jackson hay Wilson.
Ông Alexander Hamilton (bộ trưởng bộ tài chánh Hoa Kỳ sinh năm 1755, mất năm 1804 chủ trương Hoa Kỳ cần một chính phủ và một quân đội hùng
mạnh và cần theo đuổi một đường lối ngoại giao thực tế toàn cầu nhắm
phát triển kinh tế phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ trong cũng như ngoài
nước. (TBN: trong bài viết này danh từ “chính sánh Hamilton” được
dùng khi nói đến chính sách/đường lối ngoại giao này). Tiêu biểu cho
chính sách Hamilton là các tổng thống Theodore Roosevelt và George H. W.
Bush (Bush lớn).
Tổng thống Woodrow Wilson (tổng thống thứ 28, Dân Chủ 1913-1921) chủ trương Hoa Kỳ cũng cần
một chính sách ngoại giao toàn cầu như Hamilton nhưng chiến lược chính
yếu là tạo điều kiện thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trên thế giới (TBN: gọi là “chính sánh Wilson”). John F. Kennedy là vị tổng thống điển hình của chính sách Wilson.
Chính
sách ngoại giao của tổng thống Thomas Jefferson (tổng thống thứ 3,
thuộc đảng Jeffersonian 1801-1809) ngược lại với các chính sách Hamilton
và Wilson. Jefferson chủ trương Hoa Kỳ không cần lo chuyện bao đồng của thế giới và do đó không cần xây dựng một bộ máy an ninh tốn kém.
(TBN: chính sách này gọi là “chính sánh Jefferson”). Các tổng thống
Quincy Adams, Dwight D. Eisenhower từng theo đuổi đường lối Jefferson.
Sau cùng tổng thống Andrew Jackson (tổng thống thứ 7, Dân Chủ 1829-1837) chủ trương tập
trung quyền hành vào tay hành pháp, chính yếu là tổng thống, bành
trướng lãnh thổ và khuyến khích dân chúng tham gia việc nước
(populist trong một nghĩa nào đó). Người theo chủ trương Jackson cho
rằng chính sách Wilson là thơ ngây và chính sách Jefferson là yếu đuối.
Tổng thống Ronald Reagan tiêu biểu chính sách Jackson.
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tổng thống George H. W. Bush
theo đuổi chính sách Hamilton. Trong khi đó Clinton theo đuổi chính
sách giữa Hamilton và Jefferson. Dưới ảnh hưởng của chính sách Hamilton,
tổng thống Clinton đã chậm chạp trong quyết định can thiệp tại Bosnia
và Rwanda, cũng như không cứng rắn với Trung quốc về mặt nhân quyền để
khỏi tổn thương thương mãi. George W. Bush theo đuổi chính sách Jackson
và Wilson. Hai đường lối này đụng chạm nhau làm cho chính quyền Bush
(nhỏ) mất tính thống nhất và đã dọn đường cho Thượng nghị sĩ Barack Obama vào Bạch Ốc.
Người
ta không ngạc nhiên thấy sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 giết gần 5000
người, dân chúng Hoa Kỳ đã ủng hộ một chính sách Jackson của Bush đánh
Afghanistan rồi sẵn đà đánh Iraq. Sau khi sa lầy tại Iraq vì không được
sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, tổng thống Bush giải thích chiến tranh
tại Iraq là để gieo rắc dân chủ. Chủ trương
Wilson bỗng trở thành cột trụ của chính sách ngoại giao Mỹ tại Trung
đông. Khuynh hướng Jackson không thích công việc gieo rắc dân
chủ nhưng vốn chủ trương “sức mạnh và không chịu thua ai” nên mặc nhiên
ủng hộ Bush. Cử tri thuộc hai khuynh hướng Wilson và Jackson đã giúp
Bush đắc cử nhiệm kỳ 2 (2005-2008) dễ dàng.
Đến tổng thống Obama .
Obama
tranh cử và thắng lợi nhờ chủ trương Jefferson vào lúc mà đa số người
Mỹ nhất là giới trẻ trí thức không thích con đường cực đoan bất nhất của
Bush. Đắc cử tổng thống, ông Obama chọn chính sách ngoại giao cho Hoa
Kỳ là đường hướng Jefferson. Và con đường của Obama không êm thắm như
những tháng đầu năm 2009 vì khung cảnh của thế giới đã thay đổi.
**
Thử nhìn lại khung cảnh thế giới trong thế kỷ 19. Thời gian đó, Anh quốc là quốc gia cầm cân nẩy mực duy trì trật tự thế giới, Hoa Kỳ không phải lo gì nên theo đuổi chính sách Jefferson một cách thoải mái.
Bước
vào thế kỷ 20, đế quốc Anh yếu dần, Hoa Kỳ đứng trước hai lựa chọn .
Hoặc thay thế nước Anh tạo ổn định mới hay cứ theo chủ trương Jefferson
trong một thế giới thiếu ổn định.Thoạt tiên Hoa Kỳ chọn chủ trương
Jefferson. Trong suốt 2 nhiệm kỳ đầu tổng thống Franklin Roosevelt (Dân
Chủ 1933-1945) (*), theo chính sách không can thiệp tại Âu châu và Á
châu. Các nước Đức, Nhật và Stalin không bị kềm chế, kết quả là chiến
tranh tại Âu châu, Thái Bình Dương và sau đó Trung quốc rơi vào tay cộng
sản.
Bị
buộc phải nhảy vào cuộc chiến, giúp đánh bại Đức và Nhật kết thúc Thế
chiến II, Hoa Kỳ thay đổi chính sách và trở thành quốc gia lãnh đạo thế
giới tự do qua sức mạnh kinh tế và quân sự. Thành phần chủ trương
Jefferson trở thành cái thắng giúp Hoa Kỳ không đi quá lố trong chính
sách ngoại giao toàn cầu. Nhưng cái khó là dung hòa các chính sách để
vừa phục vụ cộng đồng thế giới, phục vụ quyền lợi Hoa Kỳ, xiển dương
tinh thần dân chủ mà vẫn duy trì được cảm tình của thế giới. Về mặt này
Hoa Kỳ thường không khéo léo trong sự cân bằng các chính sách, xử sự
theo cung cách huynh trưởng, quá thực tế, và đó là nguyên nhân chính đưa
đến tình trạng mâu thuẫn là Hoa Kỳ mạnh, đôi khi rộng rãi với các nước
khác nhưng không nhận được cảm tình đáp lại như cái vốn đã bỏ ra.
**
Tổng
thống Obama triển khai một chính sách ngoại giao nặng về chủ trương
Jefferson và ông thấy ngay rằng trong thế giới “trong suốt” hôm nay chủ
trương Jefferson không còn đất dụng võ.Từ thực tế đó ông Obama điều
chỉnh chính sách ngoại giao lúc thiên về quyền lợi nước Mỹ, lúc ngã về
các giá trị tinh thần của Hoa Kỳ (như ra lệnh đóng cửa nhà tù
Guantanamo, cấm tra tấn trá hình, vội vàng nhận giải hòa bình Nobel
2009). Cuối cùng ông Obama được gĩ? Trong năm đầu tiên ông không xác
định được một chính sách đối ngoại rõ ràng đã làm hao mòn cái vốn liếng
chính trị to lớn ông mang vào tòa Bạch Ốc.
Phe
Wilson và phe Jackson cho hành động của tổng thống Obama không tiếp đức
Dalai Lama trước khi đi Trung quốc (tháng 11/2009) là hèn nhát. Và khi
tổng thống Obama không lên tiếng ủng hộ nhiệt tình các cuộc biểu tình
đòi dân chủ tại Iran thì cử tri chủ trương Hamilton cho rằng tổng thống
Obama đang làm suy yếu thế chính tri của Hoa Kỳ tại một vùng có tính
quan trọng chiến lược.
Áp
dụng đường lối Jefferson, tổng thống Obama hòa hoãn với Liên bang Nga,
Iran và Venezuela (của tổng thống Hugo Chavez); hoà giải với khối Hồi
giáo; ấn định lịch trình rút quân ra khỏi Afghanistan (sau khi tăng
quân); kêu gọi các nước đồng minh chia sẻ trách nhiệm với Hoa Kỳ.
Các chính sách này có thể thành công không?
(1) Liên bang Nga và Iran có muốn hòa giải với Hoa Kỳ không hay xem chính sách của Obama là yếu và lấn tới?
(2)
Thành phần Hồi giáo quá khích trên thế giới có vì chính sách mới của
tổng thống Obama mà ngưng các cuộc khủng bố hay càng bạo dạn hơn trong
hành động?
(3) Rút quân ra khỏi Afghanistan nhưng có bảo đảm Afghanistan không còn là nơi dung thân của khủng bô không?
(4) Hòa với Venezuela có làm cho Hugo Chavez bớt “chống Mỹ” không?
(5) Các quốc gia (đồng minh) khác trên thế giới có chia sẻ bớt gánh nặng của Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ giảm trách nhiệm quốc tế không?
Ít nhất cho đến giờ này câu trả lời của các câu hỏi trên đều là KHÔNG. Nền chính trị thế giới không “tử tế” như những người ngoài đường chờ đợi .
Cái dùng dằng của tổng thống Obama giữa cái điều ông muốn làm (vì lòng ông muốn vậy và nhờ đó mà đắc cử) với cái điều đã phải làm
(vì thực tế chính trị buộc như vậy) làm cho các chủ trương chính trị
Jefferson, Wilson hay Jackson đều tìm thấy nơi ông chuyện để than phiền
và đe dọa tư thế lãnh đạo chính trị của ông.
Cũng
giống như tổng thống Jimmy Carter (1977-1980). Carter theo trường phái
Jefferson, nhưng lòng không dứt bỏ được hoài bảo một thế giới Wilson.
Vừa muốn thôi không làm “cảnh sát quốc tế” vừa muốn đẩy mạnh lý tưởng tự
do dân chủ với nước bọt, tổng thống Carter đã thất bại. Hoa Kỳ vào
những năm cuối của Carter giống như một chiếc thuyền buồm rách, gió
lặng, dấu hiệu của những triệu chứng thành tên: Hội chứng Carter.
Ngày 20/1/2001 khi nhậm chức tổng thống ông Obama thành thật nói: “Chúng ta cần gạt bỏ cái quan niệm đặt an ninh quốc gia lên những lý tưởng của chúng ta”
(We reject as false the choice between our safety and our ideals).
Nhưng ông đã bị xâu xé mãnh liệt giữa ông với bộ máy của đảng Dân Chủ,
giữa ông với các cố vấn của ông và đôi khi đã phải bỏ lý tưởng vì quyền
lợi và an ninh quốc gia. Tổng thống Obama vẫn phải viện trợ cho Pakistan
dù có bằng chứng cơ sở tình báo của nước này ngầm giúp nhóm Taliban tại
Afghanistan. Ông Obama vẫn nhẹ nhàng với chính quyền Iran khi chính
quyền này trấn áp người biểu tình bất bạo động bằng bạo lực. Tổng thống
Obama vẫn dùng chính sách cũ ca rốt với chính quyền Soudan khi chính
quyền này theo đuổi chính sách diệt chủng tại Darfur. Tất cả những việc
làm trên có phải là làm ngơ không đoái hoài đến dân chủ nhân quyền vì
quyền lợi/an ninh quốc gia không?
Các
chính sách tổng thống Obama hứa như đóng cửa trại tù Guantanamo trong
vòng một năm; sẽ cho điều tra các viên chức vi phạm nhân quyền của chính
phủ Bush; sẽ thông qua luật “Cap and Trade Bill” (**) trước hội nghị
quốc tế Copenhagen là những công việc phục vụ lý tưởng Hoa Kỳ (American ideals) ông Obama đã không thực hiện được.
Đó là chưa nói đến những vấn nạn trên thế giới sẽ đến trong năm 2010 buộc tổng thốngg Hoa Kỳ phải có đối sách:
(1)
Vòng đàm phán Doha có thể sẽ không mang lại kết quả gì và tư thế của Tổ
chức Mậu dịch Thế giới (WTO) yếu dần khó làm nhiệm vụ trọng tài để chận
đứng một trận chiến tranh thương mãi.
(2)
Miền nam Soudan có khả năng tuyên bố độc lập với Khartuom và một trận
nội chiến tàn khốc gấp bội lần vụ Darfur không thể tránh.
(3)
Yemen kỷ niệm 20 năm ngày lập quốc, và cũng có thể là ngày chấm dứt sự
tồn tại của Yemen biến Yemen thành một vùng đất dung thân cho quân khủng
bố.
Còn
nữa, nếu giá dầu thô lên cao và tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak (năm
nay 81 tuổi) một trong những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong thế
giới Hồi giáo rời chính trường.
Các
chính sách phản ảnh khuynh hướng Jefferson như thuyết “be bờ”
(containment) của George Kennan (***) sau Thế chiến II, và chủ thuyết
Monroe (****) đầu thế kỷ 19 đã có thể áp dụng một thời gian dài với
những kết quả cụ thể. Nhưng trong thế giới hôm nay các vấn đề quốc tế
tròng tréo vào nhau một cách phức tạp và các chính sách xuất phát từ chủ
trương Jefferson không thể giúp ổn định thế giới.
Khi
bước vào Bạch Cung tổng thống Carter có ước vọng gỉam chấm dứt chiến
tranh lạnh với chính sách Jefferson. Nhưng 4 năm sau, khi ông rời chức
vụ tổng thống thì Hoa Kỳ đang tích cực giúp du kích Hồi giáo chống Liên
bang Nga tại Afghanistan, ngân sách quốc phòng tăng và Hoa Kỳ đang chuẩn
bị đưa quân qua Trung đông.
Tổng
thống Obama vào Bạch Ốc cũng với chương trình (Jefferson) chấm dứt
chiến tranh Iran và Afghanistan. Nhưng không ai đoán được chiến tranh
Afghanistan có thể chấm dứt sau nhiệm kỳ I của ông không mặc dù ông đã
có chương trình rút hết quân vào tháng 6 năm 2011. Đó là chưa nói đến
vào thời điểm đó quân đội Hoa Kỳ có đang chiến đấu tại một mặt trận nào
khác không. Lại những dấu hiệu của Hội Chứng Carter!
**
Khung
cảnh của thế giới đổi thay một cách căn bản trong thế kỷ 21 này. Trọng
tâm các vấn đề lớn chuyển từ vùng Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương.
Nhiều nước mất ảnh hưởng (Âu châu …), nhiều nước vươn lên (Trung quốc,
Ấn Độ …). Cho nên Hoa Kỳ cần lượng định lại chính sách đối ngoại trong
khung cảnh mới sao cho phù hợp với tiềm lực của mình. Mọi chính sách
không dựa vào khả năng và vốn liếng của mình sẽ thất bại.
Tổng
thống Obama là một người có lý tưởng. Ông may mắn được lịch sử dành cho
một cơ hội. Nhưng chính sách ngoại giao dựa trên thiện chí của ông
không đủ và cần một chính sách mới uyển chuyển hơn.
Tổng
thống Obama đang lúng túng ở ngả ba đường và sự lúng túng đã làm cho
các khuynh hướng chính trị Wilson, Jefferson. Hamilton, Jackson đều có
cớ để bất mãn với ông. Nếu tổng thống Obama không tìm ra một chính sách
đối ngoại phù hợp với thực tế thế giới và hợp với khả năng của Hoa Kỳ
thì tương lai chính trị của ông cũng sẽ không khác tương lai của vị tổng
thống đạo đức Jimmy Carter.
Hôm
26/2/2010, một ngày trước khi tổng thống Obama đọc diễn văn về tình
trạng liên bang, bà Diane Sawyer của đài ABC đã phỏng vấn ông. Ông nói
rằng ông sẽ tiếp tục các chương trình trong nước ông đã đề ra, và ông
nhấn mạnh rằng: “Chẳng thà tôi được tiếng là một tổng thống tốt một
nhiệm kỳ, hơn là một tổng thống hai nhiệm kỳ tầm thường” (I’d rather be a
really good one-term president than a mediocre two-term president”.
Câu
trả lời này có phải là một tiên đoán cho tương lai chính trị của chính
ông không? Hãy chờ đến cuối năm 2011 khi cuộc bầu cử tổng thống cho
nhiệm kỳ (2013-2016) bắt đầu.
Trần Bình Nam
Feb. 8, 2010
Ghi chú:
(*)
Tổng thống Franklin Roosevelt không tuân theo quy ước bất thành văn
(một người chỉ làm tổng thống 2 nhiệm kỳ) và ra ứng cử nhiệm kỳ 3. Do đó
quốc hội Hoa Kỳ đã tu chính Hiến Pháp (tu chính số 22, hiệu lực từ ngày
27/2/1951) giới hạn 2 nhiệm kỳ.
(**)
“Cap and Trade Bill”: dự luật cho phép công ty nào sản xuất khí nhà
kiếng (chính yếu là khí CO2) dưới tiêu chuẩn ấn định sẽ được điểm thưởng
(gọi là credits) và có thể bán điểm này cho công ty nào sản xuất nhiều
khí nhà kiếng trên tiêu chuẩn. Giới sản xuất tại Hoa Kỳ không thích dự
luật này.
(***) George
F. Kennan (1904-2005), nhà ngoại giao, sử gia, chuyên về khoa học chính
trị và là cha đẻ của thuyết “be bờ” chận sự bành trướng của chủ nghĩa
cộng sản.
(****)
Do tổng thống James Monroe (Cộng Hòa, 1917-1925), công bố năm 1823 chia
vùng ảnh hưởng trên thế giới giữa Âu châu và Mỹ châu và kêu gọi Âu châu
chấm dứt bành trướng thuộc địa.
Tài liệu tham khảo:
1. “The Carter Syndrome”, Foreign Policy, Jan. & Feb. 2010.
2. “Tick, Tock: The bombs awaiting Barack Obama in 2010”, Foreign Policy, Jan. & Feb. 2010.
3. Google
MỸ , TRUNG CỘNG & THẾ GIỚI
*
Tin RFI
.
Trung
Quốc hôm nay rất được các báo Pháp chú ý, đặc biệt là với cuộc đọ sức
đang bùng lên với Hoa Kỳ trong hồ sơ vũ khí Đài Loan. Libération trên
hai trang báo bình luận sự kiện và phân tích thái độ mới của Bắc Kinh :
Ngày càng cao ngạo hơn.
Bài đăng ngày 25/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 26/01/2010 08:14 TU
Posted by sontrung at 12:11 PM 0 comment
Tin RFI
Trung Cọng ngày càng tỏ ra cao ngạo trên trường quốc-tế NHƯNG Hoa Kỳ dang trừng mắt nhìn Trung cọng .
.
Ảnh : Reuters
Liberation
trước tiên tóm lược quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ hiện nay trong hàng tựa
hóm hỉnh : ''Trung Quốc - Hoa Kỳ, một cặp khủng khiếp''. Theo tờ báo,
hai bên không thể thiếu nhau, nhưng quan hệ không đằm thắm chút nào, mà
luôn cào cấu nhau.
Sau hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan thì Mỹ giờ đây phải chiụ những cú vả của đối thủ khổng lồ Châu Á, nhưng cũng là đối tác 'bắt buộc'.
Libération nhìn thấy là hợp đồng vũ khí Đài Loan quá béo bở : 6,4 tỷ đô la. Hoa Kỳ từng cam kết bảo vệ đảo, không thể chối từ một hợp đồng như thế. Bắc Kinh như thông lệ nổi giận, phản đối, nhưng chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay, đe doa trừng phạt các công ty Mỹ dính líu đến hợp đồng này. Theo Libération, không ai chờ đợi là Bắc Kinh đi xa đến thế.
Phản ứng trên, theo tờ báo, khẳng định điều mà mọi người đã cảm nhận : Trung Quốc không còn khép mình, mà ngày càng tỏ vẻ cao ngạo, đắc thắng. Trên mặt ngoại giao, môi trường hay đàn áp trong nước, Bắc Kinh đều tỏ ra rất cứng rắn.
Libération trích dẫn một chuyên gia, ông Charles Grant, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Âu, CER, ở Luân Đôn, ghi nhận : '' Kể từ năm ngoái, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi. Những nhân vật đặt nặng chủ nghiã dân tộc, và những người chủ trương đường lối tương đối cứng rắn trong ban lãnh đạo đã thắng thế''.
Theo ông Grant, thì năm 2009 vừa qua, là năm đàn áp mạnh ở Trung Quốc : từ việc bỏ tù các nhà dân chủ (như ông Lưu Hiểu Ba), các luật sư, từ vụ đàn áp ở Tân Cương cho đến hồ sơ Google, chính quyền Trung Quốc cho thấy là Đảng Cộng sản đứng trên luật pháp, không có chuyện nới rộng tự do ngôn luận.
Ông Grant đã lấy làm tiếc là cho đến rất gần đây, nhiều chính trị gia ngoại quốc hay nhân vật trong giới tài chính kinh doanh vẫn còn lạc quan cho là một khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ cởi mở hơn trên binh diện tự do.
Trên mặt ngoại giao, Libération nhận thấy là Trung Quốc không còn theo nguyên tắc trước đây của ông Đặng Tiểu Bình là 'che dấu hào nhoáng và nuôi dưỡng bí hiểm'. Quan niệm của Bắc Kinh hiện nay là phô trương thế mạnh, như họ đã chứng tỏ từ hội nghị Copenhagen, mà theo Libération, Bắc Kinh đã làm cho thất bại, cho đến hồ sơ Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Bắc Kinh lớn tiếng đe doạ trừng phạt kinh tế thương mại những nước nào tiếp đón ngài. Tổng thống Barack Obama đã tránh né việc gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trước chuyến đi Trung Quốc tháng 11 năm ngoái.
Theo ông Grant, Hoa Kỳ và Châu Âu phải có một đối sách chung trước một Trung Quốc cao ngạo ngày nay. Quan hệ chiến lược song phương không có tác dụng gì cả.
Tờ Le Figaro, trong bài báo trang quốc tế cũng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc lần này, nhất là khi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan là một sự cụ thể hoá của những gì đã được thông qua thời ông Bush. Hơn nữa những loại vũ khí nhạy cảm mà Đài Loan yêu cầu, như tàu ngầm hay chiến đấu cơ F-16 không đươc chấp thuận. Hợp đồng chủ yếu là trực thăng Black Hawk, hoả tiễn Patriot, Harpoon, tàu rà mìn...
Le Figaro chờ đợi xem những tập đoàn Mỹ dính líu đến việc mua bán vũ khí này bị đe doạ trừng phạt, có sẽ chịu hệ quả hay không. Trong danh sách những tập đoàn liên can, có cả Boeing, mà một chi nhánh chế tạo hoả tiễn Harpoon, nằm trong danh sách vũ khí bán cho Đài Loan.
Le Figaro cũng nhắc lại là các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng của Mỹ. Theo tờ báo, những lời kêu gọi này không mấy thực tế, nhưng là biểu tượng của những xích mích ngày càng nhiều giữa hai bên. Tờ báo còn thấy là sẽ có một cuộc va chạm khác nữa trong những ngày sắp tới, đó là cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, có thể diễn ra trong tháng này.
Cẩn thận với quà biếu của Trung Quốc !
Ngoài vấn đề vũ khí Đài Loan, tờ Le Figaro, cũng chú ý đến một sự kiện khác liên quan đến Trung Quốc, đó là Anh Quốc vừa cảnh báo các doanh nhân Anh về những cái bẫy của Trung Quốc để thu lượm thông tin. Những cái bẫy này thường là dưới hình thức quà tặng : những thẻ nhớ, thanh nhớ USB.
Bài báo trích dẫn tình báo Anh, khuyên các doanh nhân Anh Quốc phải rất cẩn thận khi nhận đươc các quà tăng nói trên : đấy là những phương tiện để Trung Quốc theo dõi, dò thám thông tin trên các máy vi tính của họ khi họ sử dụng nó. Theo tờ báo nhiều doanh nhân đã mắc bẫy.
Các món quà nói trên thuờng được tặng ở các hội chợ, triển lãm. Ngoài quà tặng, còn những hình thức chiêu dụ khác mà doanh nhân Anh đươc cảnh báo, như việc được mời mọc đến nhà chơi, với những món quà đặc sắc hơn nữa : các cô gái....
Theo le Figaro, Luân Đôn hiện xem chính quyền Trung Quốc là mối đe doạ về gián điệp quan trọng nhất đối với Anh Quốc do các hoạt động tin tặc của Trung Quốc.
Trung Quốc : dân tuyệt vọng trước việc nhà cửa bị trưng thu
Tờ Le Monde hôm nay cũng nhìn sang Trung Quốc, nhưng quan tâm đên hiện tượng trưng thu nhà cửa gia tăng, gây phản ứng mạnh nơi người dân tuyệt vọng.
Le Monde ghi nhận là tranh chấp liên quan đến các vụ trưng thu nhà đất tăng cao đến nỗi chính quyền đã phải ra một quy định mới vào cuối giêng, theo đó người có nhà bị trưng thu phải viết đơn cho đến ngày 12/02, để chính quyền tính khoản bồi thường, và không ai sẽ bị trục xuất trước khi có kết quả các vụ kiên cáo.
Theo Le Monde, đây là hậu quả của kế hoạch kích thích kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch đươc xem là sẽ giúp ngăn chặn bất ổn định xã hội, nhưng đang mang lại hệ quả ngược lại, do phải trưng thu nhà, trục xuất nhanh người ở để xây dựng hạ tầng cơ sở ghi trong kế hoạch, ngân sách.
Lãnh đạo điạ phương thu lợi trong việc bán đất, đang tranh thủ giá lên cao, do những khoản tiền chính phủ đổ vào các tập đoàn nhà nước. Dân chúng ngược lại sống trong nỗi lo âu. Tình hình này dẫn đến những sự kiện chết người đáng tiếc trong những vụ chống lại việc nhà đất bị trưng thu..
Le Monde nêu ví dụ một người đàn ông bị thiệt mạng ở Quảng Tây vào ngày 12/01. Ở Quảng Đông, người dân dùng sức chống lại những kẻ đến phá hủy nhà của họ, khiến cho nhiều người bị thương ngày 18/01 vừa qua. Vụ thương tâm nhất và gây chấn động dư luận Trung Quốc là cảnh một phụ nữ tự thiêu trên nóc nhà ở Thành Đô, tháng 11 năm ngoái, để phản đối những người đến phá nhà của bà đã bị trưng thu.
Tìm hiểu những hành động tuyệt vọng của người dân, qua bạo động hay tự hại mình như nói trên, Le Monde trích dẫn một giáo sư luật ở Đại học Bắc Kinh, ông Chen Duanlong, giải thích rằng : ''Ở Trung Quốc, khái niệm trưng thu được hiểu như là một quyền sử dụng bạo lực. Và sự kiện một người chủ nhà phải tự thiêu có nghiã là họ gặp bế tắc''.
Người mà nhà hay đất bị trưng thu có thể làm gì ? Kiến nghị không xong, kiện cũng không được, khi mà chính quyền chính là người đứng ra trưng thu và kiểm soát hệ thống tư pháp. Cho nên theo ông Chen, nguời dân chỉ còn con đường bạo động và hành động tuyệt vọng. Đối với ông, phải xem xét lại, thay đổi hẳn luật trong vấn đề mua bán này, và người dân phải có lối thoát bằng con đường luật pháp, có khả năng kháng cáo nếu thấy mình bị xử ép.
Hoa Kỳ : kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến
Trên bình diện kinh tế, sự kiện đươc quan tâm hôm nay là kinh tế Hoà Kỳ đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến : 5,7% trong quý tư 2009. Les Echos trong hàng tựa trang nhất khen ngợi rằng ''Obama đã thành công vực dậy kinh tế'' và bây giờ, theo tờ báo, ông tấn công vào vấn đề thâm thủng ngân sách.
Cho dù nêu bật tỷ lệ cao nhất từ 6 năm qua, nhưng les Echos cũng thận trọng cảnh báo là kết quả trên có thể bị hạ thấp trong lần thẩm định thứ hai. Mặt khác, tuy tăng trưởng mạnh lên, nhưng mức suy thoái năm qua đã rất nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất từ năm 1946, do đó, les Echos trích dẫn kinh tế gia, Bill Cheney, ở Boston, nhận thấy : 'Cỗ máy kinh tế hoạt động nhưng vẫn ở trong cái hố..."
Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ kế hoạch kích thích kinh tế, một khi kế hoạch này chấm dứt, thì cần có công việc làm tăng lên để công cuộc vực dậy đươc bền vững... Nhưng thất nghiệp, theo các nhà phân tích, vẫn sẽ ở mức 10% vào tháng giêng.
Trong phần kết luận, Les Echos đánh giá là dù sao đi nữa thì tăng trưởng quý tư ở Mỹ vẫn là một tin đáng mừng.
Các nước đang vươn lên phô trương thanh thế tại Davos
Le Figaro, ở phụ trang kinh tế, nhìn lại Diễn Đàn Davos, kết thúc cuối tuần qua. Điều làm tờ báo ngạc và ghi nhận trong hàng tựa : "Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc phô trương thế mạnh ở Diễn đàn Davos". Theo tờ báo quả là vai trò đã đảo ngược giữa các nước đang vươn lên và các nước phát triển.
Mở đầu bài báo, Le Figaro nêu lên sự kiện chưa từng thấy tại diễn đàn này, làm cử toạ ngạc nhiên không ít, chứng tỏ là thời đại đã thay đổI : Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, dõng dạc bảo vệ chế độ đa thê trước cả ngàn doanh nhân và giới lãnh đạo chính trị. Có 3 vợ, ông Zuma cho đây là một phần văn hoá đất nước ông và không có văn hoá nào cao hơn văn hoá khác.
Le Figaro nhận thấy là đã qua rồi thời kỳ mà lãnh đạo các quốc gia đang vươn lên đến Davos để mời mọc các nhà đầu tư và chấp nhận các chuẩn mực tư bản phương Tây. Với sức chống chọi của họ trước cuộc khủng hoảng, giờ đây họ hiên ngang hiện diện.
Đại diện Trung Quốc, ông Lý Khắc cường đã dõng dạc giải thích : Trung Quốc đã thành công giữ mức thâm thủng dướI 3% GDP; Ấn Độ loan báo sẽ nhanh chóng tìm lại được mức tăng trưởng 9% trước đây. Còn tổng thống Hàn Quốc rất tự hào về vai trò chủ tịch G20 vào năm 2010, một vai trò trọng tâm trong công cuộc điều hành quốc tế.
Nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Seoul tháng 11 năm nay, ông Lee Myung Bak thông báo sẽ tổ chức vào lúc đó một hội nghị các xí nghiệp tư.. Đó sẽ là tủ kính quảng cáo cho Hàn Quốc.
Nhìn lại các nước phương Tây công nghiệp phát triển, bài báo thấy kinh tế vẫn còn ì ạch, không có gì đáng phấn khởi. Tăng trưởng Hoa Kỳ có mạnh lên, nhưng cố vấn kinh tế tổng thống Obama, ông Lawrence Summers, nhắc nhở : ''Một phần năm đàn ông Mỹ trong lứa tuổi từ 20 đến 54 đang thất nghiệp. Một tình hình chưa từng thấy''.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6720.asp
*
*
Tin RFI
Mai VânSau hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan thì Mỹ giờ đây phải chiụ những cú vả của đối thủ khổng lồ Châu Á, nhưng cũng là đối tác 'bắt buộc'.
Libération nhìn thấy là hợp đồng vũ khí Đài Loan quá béo bở : 6,4 tỷ đô la. Hoa Kỳ từng cam kết bảo vệ đảo, không thể chối từ một hợp đồng như thế. Bắc Kinh như thông lệ nổi giận, phản đối, nhưng chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay, đe doa trừng phạt các công ty Mỹ dính líu đến hợp đồng này. Theo Libération, không ai chờ đợi là Bắc Kinh đi xa đến thế.
Phản ứng trên, theo tờ báo, khẳng định điều mà mọi người đã cảm nhận : Trung Quốc không còn khép mình, mà ngày càng tỏ vẻ cao ngạo, đắc thắng. Trên mặt ngoại giao, môi trường hay đàn áp trong nước, Bắc Kinh đều tỏ ra rất cứng rắn.
Libération trích dẫn một chuyên gia, ông Charles Grant, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Âu, CER, ở Luân Đôn, ghi nhận : '' Kể từ năm ngoái, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi. Những nhân vật đặt nặng chủ nghiã dân tộc, và những người chủ trương đường lối tương đối cứng rắn trong ban lãnh đạo đã thắng thế''.
Theo ông Grant, thì năm 2009 vừa qua, là năm đàn áp mạnh ở Trung Quốc : từ việc bỏ tù các nhà dân chủ (như ông Lưu Hiểu Ba), các luật sư, từ vụ đàn áp ở Tân Cương cho đến hồ sơ Google, chính quyền Trung Quốc cho thấy là Đảng Cộng sản đứng trên luật pháp, không có chuyện nới rộng tự do ngôn luận.
Ông Grant đã lấy làm tiếc là cho đến rất gần đây, nhiều chính trị gia ngoại quốc hay nhân vật trong giới tài chính kinh doanh vẫn còn lạc quan cho là một khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ cởi mở hơn trên binh diện tự do.
Trên mặt ngoại giao, Libération nhận thấy là Trung Quốc không còn theo nguyên tắc trước đây của ông Đặng Tiểu Bình là 'che dấu hào nhoáng và nuôi dưỡng bí hiểm'. Quan niệm của Bắc Kinh hiện nay là phô trương thế mạnh, như họ đã chứng tỏ từ hội nghị Copenhagen, mà theo Libération, Bắc Kinh đã làm cho thất bại, cho đến hồ sơ Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Bắc Kinh lớn tiếng đe doạ trừng phạt kinh tế thương mại những nước nào tiếp đón ngài. Tổng thống Barack Obama đã tránh né việc gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trước chuyến đi Trung Quốc tháng 11 năm ngoái.
Theo ông Grant, Hoa Kỳ và Châu Âu phải có một đối sách chung trước một Trung Quốc cao ngạo ngày nay. Quan hệ chiến lược song phương không có tác dụng gì cả.
Tờ Le Figaro, trong bài báo trang quốc tế cũng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc lần này, nhất là khi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan là một sự cụ thể hoá của những gì đã được thông qua thời ông Bush. Hơn nữa những loại vũ khí nhạy cảm mà Đài Loan yêu cầu, như tàu ngầm hay chiến đấu cơ F-16 không đươc chấp thuận. Hợp đồng chủ yếu là trực thăng Black Hawk, hoả tiễn Patriot, Harpoon, tàu rà mìn...
Le Figaro chờ đợi xem những tập đoàn Mỹ dính líu đến việc mua bán vũ khí này bị đe doạ trừng phạt, có sẽ chịu hệ quả hay không. Trong danh sách những tập đoàn liên can, có cả Boeing, mà một chi nhánh chế tạo hoả tiễn Harpoon, nằm trong danh sách vũ khí bán cho Đài Loan.
Le Figaro cũng nhắc lại là các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng của Mỹ. Theo tờ báo, những lời kêu gọi này không mấy thực tế, nhưng là biểu tượng của những xích mích ngày càng nhiều giữa hai bên. Tờ báo còn thấy là sẽ có một cuộc va chạm khác nữa trong những ngày sắp tới, đó là cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, có thể diễn ra trong tháng này.
Cẩn thận với quà biếu của Trung Quốc !
Ngoài vấn đề vũ khí Đài Loan, tờ Le Figaro, cũng chú ý đến một sự kiện khác liên quan đến Trung Quốc, đó là Anh Quốc vừa cảnh báo các doanh nhân Anh về những cái bẫy của Trung Quốc để thu lượm thông tin. Những cái bẫy này thường là dưới hình thức quà tặng : những thẻ nhớ, thanh nhớ USB.
Bài báo trích dẫn tình báo Anh, khuyên các doanh nhân Anh Quốc phải rất cẩn thận khi nhận đươc các quà tăng nói trên : đấy là những phương tiện để Trung Quốc theo dõi, dò thám thông tin trên các máy vi tính của họ khi họ sử dụng nó. Theo tờ báo nhiều doanh nhân đã mắc bẫy.
Các món quà nói trên thuờng được tặng ở các hội chợ, triển lãm. Ngoài quà tặng, còn những hình thức chiêu dụ khác mà doanh nhân Anh đươc cảnh báo, như việc được mời mọc đến nhà chơi, với những món quà đặc sắc hơn nữa : các cô gái....
Theo le Figaro, Luân Đôn hiện xem chính quyền Trung Quốc là mối đe doạ về gián điệp quan trọng nhất đối với Anh Quốc do các hoạt động tin tặc của Trung Quốc.
Trung Quốc : dân tuyệt vọng trước việc nhà cửa bị trưng thu
Tờ Le Monde hôm nay cũng nhìn sang Trung Quốc, nhưng quan tâm đên hiện tượng trưng thu nhà cửa gia tăng, gây phản ứng mạnh nơi người dân tuyệt vọng.
Le Monde ghi nhận là tranh chấp liên quan đến các vụ trưng thu nhà đất tăng cao đến nỗi chính quyền đã phải ra một quy định mới vào cuối giêng, theo đó người có nhà bị trưng thu phải viết đơn cho đến ngày 12/02, để chính quyền tính khoản bồi thường, và không ai sẽ bị trục xuất trước khi có kết quả các vụ kiên cáo.
Theo Le Monde, đây là hậu quả của kế hoạch kích thích kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch đươc xem là sẽ giúp ngăn chặn bất ổn định xã hội, nhưng đang mang lại hệ quả ngược lại, do phải trưng thu nhà, trục xuất nhanh người ở để xây dựng hạ tầng cơ sở ghi trong kế hoạch, ngân sách.
Lãnh đạo điạ phương thu lợi trong việc bán đất, đang tranh thủ giá lên cao, do những khoản tiền chính phủ đổ vào các tập đoàn nhà nước. Dân chúng ngược lại sống trong nỗi lo âu. Tình hình này dẫn đến những sự kiện chết người đáng tiếc trong những vụ chống lại việc nhà đất bị trưng thu..
Le Monde nêu ví dụ một người đàn ông bị thiệt mạng ở Quảng Tây vào ngày 12/01. Ở Quảng Đông, người dân dùng sức chống lại những kẻ đến phá hủy nhà của họ, khiến cho nhiều người bị thương ngày 18/01 vừa qua. Vụ thương tâm nhất và gây chấn động dư luận Trung Quốc là cảnh một phụ nữ tự thiêu trên nóc nhà ở Thành Đô, tháng 11 năm ngoái, để phản đối những người đến phá nhà của bà đã bị trưng thu.
Tìm hiểu những hành động tuyệt vọng của người dân, qua bạo động hay tự hại mình như nói trên, Le Monde trích dẫn một giáo sư luật ở Đại học Bắc Kinh, ông Chen Duanlong, giải thích rằng : ''Ở Trung Quốc, khái niệm trưng thu được hiểu như là một quyền sử dụng bạo lực. Và sự kiện một người chủ nhà phải tự thiêu có nghiã là họ gặp bế tắc''.
Người mà nhà hay đất bị trưng thu có thể làm gì ? Kiến nghị không xong, kiện cũng không được, khi mà chính quyền chính là người đứng ra trưng thu và kiểm soát hệ thống tư pháp. Cho nên theo ông Chen, nguời dân chỉ còn con đường bạo động và hành động tuyệt vọng. Đối với ông, phải xem xét lại, thay đổi hẳn luật trong vấn đề mua bán này, và người dân phải có lối thoát bằng con đường luật pháp, có khả năng kháng cáo nếu thấy mình bị xử ép.
Hoa Kỳ : kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến
Trên bình diện kinh tế, sự kiện đươc quan tâm hôm nay là kinh tế Hoà Kỳ đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến : 5,7% trong quý tư 2009. Les Echos trong hàng tựa trang nhất khen ngợi rằng ''Obama đã thành công vực dậy kinh tế'' và bây giờ, theo tờ báo, ông tấn công vào vấn đề thâm thủng ngân sách.
Cho dù nêu bật tỷ lệ cao nhất từ 6 năm qua, nhưng les Echos cũng thận trọng cảnh báo là kết quả trên có thể bị hạ thấp trong lần thẩm định thứ hai. Mặt khác, tuy tăng trưởng mạnh lên, nhưng mức suy thoái năm qua đã rất nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất từ năm 1946, do đó, les Echos trích dẫn kinh tế gia, Bill Cheney, ở Boston, nhận thấy : 'Cỗ máy kinh tế hoạt động nhưng vẫn ở trong cái hố..."
Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ kế hoạch kích thích kinh tế, một khi kế hoạch này chấm dứt, thì cần có công việc làm tăng lên để công cuộc vực dậy đươc bền vững... Nhưng thất nghiệp, theo các nhà phân tích, vẫn sẽ ở mức 10% vào tháng giêng.
Trong phần kết luận, Les Echos đánh giá là dù sao đi nữa thì tăng trưởng quý tư ở Mỹ vẫn là một tin đáng mừng.
Các nước đang vươn lên phô trương thanh thế tại Davos
Le Figaro, ở phụ trang kinh tế, nhìn lại Diễn Đàn Davos, kết thúc cuối tuần qua. Điều làm tờ báo ngạc và ghi nhận trong hàng tựa : "Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc phô trương thế mạnh ở Diễn đàn Davos". Theo tờ báo quả là vai trò đã đảo ngược giữa các nước đang vươn lên và các nước phát triển.
Mở đầu bài báo, Le Figaro nêu lên sự kiện chưa từng thấy tại diễn đàn này, làm cử toạ ngạc nhiên không ít, chứng tỏ là thời đại đã thay đổI : Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, dõng dạc bảo vệ chế độ đa thê trước cả ngàn doanh nhân và giới lãnh đạo chính trị. Có 3 vợ, ông Zuma cho đây là một phần văn hoá đất nước ông và không có văn hoá nào cao hơn văn hoá khác.
Le Figaro nhận thấy là đã qua rồi thời kỳ mà lãnh đạo các quốc gia đang vươn lên đến Davos để mời mọc các nhà đầu tư và chấp nhận các chuẩn mực tư bản phương Tây. Với sức chống chọi của họ trước cuộc khủng hoảng, giờ đây họ hiên ngang hiện diện.
Đại diện Trung Quốc, ông Lý Khắc cường đã dõng dạc giải thích : Trung Quốc đã thành công giữ mức thâm thủng dướI 3% GDP; Ấn Độ loan báo sẽ nhanh chóng tìm lại được mức tăng trưởng 9% trước đây. Còn tổng thống Hàn Quốc rất tự hào về vai trò chủ tịch G20 vào năm 2010, một vai trò trọng tâm trong công cuộc điều hành quốc tế.
Nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Seoul tháng 11 năm nay, ông Lee Myung Bak thông báo sẽ tổ chức vào lúc đó một hội nghị các xí nghiệp tư.. Đó sẽ là tủ kính quảng cáo cho Hàn Quốc.
Nhìn lại các nước phương Tây công nghiệp phát triển, bài báo thấy kinh tế vẫn còn ì ạch, không có gì đáng phấn khởi. Tăng trưởng Hoa Kỳ có mạnh lên, nhưng cố vấn kinh tế tổng thống Obama, ông Lawrence Summers, nhắc nhở : ''Một phần năm đàn ông Mỹ trong lứa tuổi từ 20 đến 54 đang thất nghiệp. Một tình hình chưa từng thấy''.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6720.asp
*
Tin RFI
Hoa Kỳ và Châu Âu không nên lùi bước trước hành động gây căng thẳng của Trung Quốc
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 07/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 07/02/2010 16:34 TU
Dưới
tựa đề ngay trên trang bìa : ''Đối phó với Trung Quốc'', tuần báo Anh
The Economist đã dành hồ sơ chính để phân tích về tình hình căng thẳng
hẳn lên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là sau quyết định của Tổng
thống Mỹ Barack Obama bán cho Đài Loan 6 tỷ đô la vũ khí.
Nhận
xét chung của tuần báo Anh Quốc là tình hình căng thẳng trở lại trong
quan hệ Mỹ Trung trên hồ sơ Đài Loan là một điều được mọi người chờ đợi.
Từ trước đến nay, Bắc Kinh đều phản ứng gay gắt, mỗi khi Washington bán
vũ khí cho Đài Bắc.
Thế nhưng thái độ cứng rắn hẳn lên lần này của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đã tạo ra một số lo ngại là cuộc đọ sức có thể đi quá trớn, gây hại cho sự ổn định của toàn thế giới. Cho dù vậy, Hoa Kỳ và Châu Âu không nên vì thế mà nhân nhượng Trung Quốc một cách quá đáng.
Đối với tuần báo Anh, từ sáu chục năm nay, Đài Loan luôn luôn là điểm gây bất đồng nghiêm trọng nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Do đó, có thể xem thái độ gay gắt của Trung Quốc sau quyết định của Hoa Kỳ bán 6 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan là chuyện thường tình. Tuy nhiên, lần này Bắc Kinh đã đi xa hơn là những phản ứng chiếu lệ trước đây.
The Economist đặc biệt ghi nhận hai lời đe dọa của Bắc Kinh : một là sẽ trừng phạt các công ty Mỹ dính líu vào thương vụ bán vũ khí cho Đài Bắc, và hai là đình chỉ hợp tác với Hoa Kỳ trên các vấn đề quốc tế. Thế nhưng, do việc quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị tổn hại nặng nề nếu họ thực hiện các lời đe dọa kể trên, rất có thể là động thái của Bắc Kinh chỉ nhằm thuyết phục Tổng thống Mỹ không nên đáp ứng yêu cầu của Đài Loan muốn mua chiến đấu cơ hiện đại.
Cho dù vậy, The Economist nhận định : phản ứng hung hăng một cách bất thường của Trung Quốc lần này phản ánh ba chiều hướng đáng ngại liên quan đến Trung Quốc.
Trước hết là các khó khăn Trung Quốc đang gặp phải trong chính sách Đài Loan. Quan hệ Bắc Kinh - Đài Bắc đã cải thiện đáng kể từ ngày Tổng thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan, thế nhưng Trung Quốc vẫn chưa thấy nhiều tiến bộ trong chính sách của họ là ''thống nhất lãnh thổ trong hòa bình''. Đa số người Đài Loan vẫn muốn vừa hợp tác kinh tế với Trung Quốc, vừa duy trì độc lập. Chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh cũng gặp nguy cơ thất bại, cố gắng mua chuộc người Tây Tạng bằng cách phát triển vùng này cho đến giờ vẫn có vẻ không thành công.
Xu hướng thứ hai là thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế. Theo The Economist, sau thành công trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008, Trung Quốc đã trở thành quyết đoán và không chấp nhận bị xem nhẹ, kể cả trên những hồ sơ không bị họ coi là thuộc ''vấn đề nội bộ'' của họ.
Đối với tuần báo Anh, tự mãn với cảm nhận rằng uy lực kinh tế của mình ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã tỏ thái độ cứng rắn trên mọi hồ sơ quốc tế. Họ đã đóng một vai trò trung tâm và không hữu ích chút nào trong cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, và hiện nay, họ có xu hướng muốn phá vỡ mối đồng thuận giữa các cường quốc trên hồ sơ hạt nhân Iran.
Trong khu vực, trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, họ cũng gia tăng thái độ uy hiếp với các làng giềng Án Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Trong mọi hội nghị, các quan chức Trung Quốc cũng luôn luôn muốn có tiếng nói, và muốn mọi người phải chấp nhận ý kiến của họ. Điều này, theo The Economist, phản ánh một chiều hướng nguy hiểm thứ ba.
Đó là quan điểm cho rằng Trung Quốc có một mô hình tốt, không cần phải chạy theo để bắt kip phương Tây giầu có như họ từng suy nghĩ trước đây. Theo The Economist, một số người Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa chuyên chế độc đoán là một điều hay hơn là chế độ dân chủ.
Vì vậy, Tổng thống Mỹ cấn phải tiếp tục chính sách bán vũ khí cho Đài Loan và các chính quyền Châu Âu cần ủng hộ ông Obama trong hồ sơ này. Nếu một số công ty Mỹ, như Boeing chẳng hạn, bị mất thị trường Trung Quốc vì vấn đề chính trị, theo The Economist, thì các công ty châu Âu không nên tìm cách trám vào chỗ trống.
Bên cạnh đó, cũng theo The Economist, Phương Tây không nên rơi vào tình trạng lo ngại quá đáng để lao vào một cuộc đối đầu không cần thiết với Trung Quốc. Phương án tốt, theo tuần báo Anh, là tìm cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đề cùng gánh vác công việc điều hành thế giới.
Trích dịch một bài báo trên tờ Outlook, xuất bản tại New Delhi, tạp chí Pháp nêu bật tình hình hiện nay như sau : ''Bất chấp một chính sách nhập cư rất khe khắt, càng lúc càng có thêm nhiều công nhân Trung Quốc đến lao động tại các công trường ở Ấn Độ. Hiện tượng này đã khiến giới công nhân Ấn Độ nổi giận vì họ ngày càng lo ngại cho công ăn việc làm của mình".
Theo ghi nhận của tờ Outlook, tại Ấn Độ, hiện có hàng ngàn công nhân Trung Quốc làm việc trên những công trường xây dựng do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Theo một số ước tính, số lượng công nhân Trung Quốc lên đến khoảng 25.000 người, và sự hiện diện đông đảo này đã gây nên tình trạng căng thẳng với những người lao động địa phương. Nhiều vụ bạo động mang tính chất bài ngoại đã nổ ra.
Điều khiến người Ấn Độ bất bình, đó là chênh lệch về lương bổng : công nhân bản xứ chỉ được lãnh khoảng 87 roupies (1,30 euro) một ngày, trong lúc lao động Trung Quốc lại được trả đến 1700 roupies (26,30 euro). Tình hình lại thêm tế nhị khi mà đa số các công nhân Trung Quốc lại là những lao động nhập cư trái phép.
Luật nhập cư của Ấn Độ rất khe khắt, không chấp nhận các lao động giản đơn, mà chỉ cho phép thuê muớn công nhân lành nghề. Thế nhưng tại một công trình xây dựng nhà máy thép mà tác giả bài báo đã có dịp đến thăm, đại đa số công nhân Trung Quốc đều làm những công việc đơn giản, không cần đến tay nghề gì cả.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6804.aspThế nhưng thái độ cứng rắn hẳn lên lần này của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đã tạo ra một số lo ngại là cuộc đọ sức có thể đi quá trớn, gây hại cho sự ổn định của toàn thế giới. Cho dù vậy, Hoa Kỳ và Châu Âu không nên vì thế mà nhân nhượng Trung Quốc một cách quá đáng.
Công nhận vai trò cường quốc không đồng nghĩa với nhượng bộ
''Không
nên lẫn lộn giữa việc nhượng bộ với việc dành chỗ cho một siêu cường
quốc mới''. Đây là lời khuyên mà The Economist đưa ra cho Hoa Kỳ trong
bài xã luận mở đầu hồ sơ về quan hệ Mỹ Trung. Đối với tuần báo Anh, từ sáu chục năm nay, Đài Loan luôn luôn là điểm gây bất đồng nghiêm trọng nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Do đó, có thể xem thái độ gay gắt của Trung Quốc sau quyết định của Hoa Kỳ bán 6 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan là chuyện thường tình. Tuy nhiên, lần này Bắc Kinh đã đi xa hơn là những phản ứng chiếu lệ trước đây.
The Economist đặc biệt ghi nhận hai lời đe dọa của Bắc Kinh : một là sẽ trừng phạt các công ty Mỹ dính líu vào thương vụ bán vũ khí cho Đài Bắc, và hai là đình chỉ hợp tác với Hoa Kỳ trên các vấn đề quốc tế. Thế nhưng, do việc quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị tổn hại nặng nề nếu họ thực hiện các lời đe dọa kể trên, rất có thể là động thái của Bắc Kinh chỉ nhằm thuyết phục Tổng thống Mỹ không nên đáp ứng yêu cầu của Đài Loan muốn mua chiến đấu cơ hiện đại.
Cho dù vậy, The Economist nhận định : phản ứng hung hăng một cách bất thường của Trung Quốc lần này phản ánh ba chiều hướng đáng ngại liên quan đến Trung Quốc.
Trước hết là các khó khăn Trung Quốc đang gặp phải trong chính sách Đài Loan. Quan hệ Bắc Kinh - Đài Bắc đã cải thiện đáng kể từ ngày Tổng thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan, thế nhưng Trung Quốc vẫn chưa thấy nhiều tiến bộ trong chính sách của họ là ''thống nhất lãnh thổ trong hòa bình''. Đa số người Đài Loan vẫn muốn vừa hợp tác kinh tế với Trung Quốc, vừa duy trì độc lập. Chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh cũng gặp nguy cơ thất bại, cố gắng mua chuộc người Tây Tạng bằng cách phát triển vùng này cho đến giờ vẫn có vẻ không thành công.
Xu hướng thứ hai là thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế. Theo The Economist, sau thành công trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008, Trung Quốc đã trở thành quyết đoán và không chấp nhận bị xem nhẹ, kể cả trên những hồ sơ không bị họ coi là thuộc ''vấn đề nội bộ'' của họ.
Đối với tuần báo Anh, tự mãn với cảm nhận rằng uy lực kinh tế của mình ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã tỏ thái độ cứng rắn trên mọi hồ sơ quốc tế. Họ đã đóng một vai trò trung tâm và không hữu ích chút nào trong cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, và hiện nay, họ có xu hướng muốn phá vỡ mối đồng thuận giữa các cường quốc trên hồ sơ hạt nhân Iran.
Trong khu vực, trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, họ cũng gia tăng thái độ uy hiếp với các làng giềng Án Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Trong mọi hội nghị, các quan chức Trung Quốc cũng luôn luôn muốn có tiếng nói, và muốn mọi người phải chấp nhận ý kiến của họ. Điều này, theo The Economist, phản ánh một chiều hướng nguy hiểm thứ ba.
Đó là quan điểm cho rằng Trung Quốc có một mô hình tốt, không cần phải chạy theo để bắt kip phương Tây giầu có như họ từng suy nghĩ trước đây. Theo The Economist, một số người Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa chuyên chế độc đoán là một điều hay hơn là chế độ dân chủ.
Châu Âu cần hậu thuẫn Hoa Kỳ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh
Trong
tình hình đó, The Economist cho rằng phương Tây không nên mất tự tin mà
chiều lòng Trung Quốc. Hoa Kỳ và Tổng thống Obama cần tỏ thái độ cứng
rắn hơn đói với Bắc Kinh. Tăng cường năng lực răn đe quân sự của Đài
Loan mà Trung Quốc tiếp tục uy hiếp bằng hàng trăm tên lửa, theo tuấn
báo Anh, là phục vụ cho việc duy trì hòa bình.Vì vậy, Tổng thống Mỹ cấn phải tiếp tục chính sách bán vũ khí cho Đài Loan và các chính quyền Châu Âu cần ủng hộ ông Obama trong hồ sơ này. Nếu một số công ty Mỹ, như Boeing chẳng hạn, bị mất thị trường Trung Quốc vì vấn đề chính trị, theo The Economist, thì các công ty châu Âu không nên tìm cách trám vào chỗ trống.
Bên cạnh đó, cũng theo The Economist, Phương Tây không nên rơi vào tình trạng lo ngại quá đáng để lao vào một cuộc đối đầu không cần thiết với Trung Quốc. Phương án tốt, theo tuần báo Anh, là tìm cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đề cùng gánh vác công việc điều hành thế giới.
Lao động nhập cư Trung Quốc gây bất bình tại Ấn Độ
Cũng
liên quan đến Trung Quốc, nhưng trong lãnh vực xã hội, tuần báo Pháp
Courrier International ở trang châu Á đã nêu bật sự kiện Công nhân Ấn Độ
phẫn nộ vì công việc bị lao động Trung Quốc giành giật.Trích dịch một bài báo trên tờ Outlook, xuất bản tại New Delhi, tạp chí Pháp nêu bật tình hình hiện nay như sau : ''Bất chấp một chính sách nhập cư rất khe khắt, càng lúc càng có thêm nhiều công nhân Trung Quốc đến lao động tại các công trường ở Ấn Độ. Hiện tượng này đã khiến giới công nhân Ấn Độ nổi giận vì họ ngày càng lo ngại cho công ăn việc làm của mình".
Theo ghi nhận của tờ Outlook, tại Ấn Độ, hiện có hàng ngàn công nhân Trung Quốc làm việc trên những công trường xây dựng do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Theo một số ước tính, số lượng công nhân Trung Quốc lên đến khoảng 25.000 người, và sự hiện diện đông đảo này đã gây nên tình trạng căng thẳng với những người lao động địa phương. Nhiều vụ bạo động mang tính chất bài ngoại đã nổ ra.
Điều khiến người Ấn Độ bất bình, đó là chênh lệch về lương bổng : công nhân bản xứ chỉ được lãnh khoảng 87 roupies (1,30 euro) một ngày, trong lúc lao động Trung Quốc lại được trả đến 1700 roupies (26,30 euro). Tình hình lại thêm tế nhị khi mà đa số các công nhân Trung Quốc lại là những lao động nhập cư trái phép.
Luật nhập cư của Ấn Độ rất khe khắt, không chấp nhận các lao động giản đơn, mà chỉ cho phép thuê muớn công nhân lành nghề. Thế nhưng tại một công trình xây dựng nhà máy thép mà tác giả bài báo đã có dịp đến thăm, đại đa số công nhân Trung Quốc đều làm những công việc đơn giản, không cần đến tay nghề gì cả.
*
Tin RFI
Dư luận Hoa Kỳ lo ngại về những vụ tấn công tin học tình nghi đến từ Trung Quốc
Bài đăng ngày 25/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 26/01/2010 08:14 TU
Ngoại Trưởng Mỹ phát biểu về quyền tự do trên Internet ngày 21/01/2010 tại Washington
(Ảnh : Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
(Ảnh : Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Căng
thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên quyền tự do thông tin đã được nhật
báo Pháp Le Monde nêu bật trên trang nhất. Tờ báo đặc biệt lưu tâm đến
mối lo ngại của giới nghiên cứu tại Mỹ về những vụ tấn công tin học bị
cho là do Bắc Kinh tiến hành.
Trong bài báo mang tựa đề ''Washington và Bắc Kinh đối đầu trên hồ sơ Google'', nhật báo Pháp Le Monde hôm nay đã nhấn mạnh đến tình hình quan hệ Mỹ Trung đang căng thẳng, đặc biệt với sự kiện chính quyền Hoa Kỳ mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ quyền tự do trên internet cũng như bảo vệ giới ly khai sử dụng internet tại Trung Quốc.
Vụ việc đặc biệt nổi cộm lên trong thời gian gần đây với hồ sơ hoạt động của hãng tin học Google tại Trung Quốc. Đối với Le Monde, vấn đề quan hệ khó khăn giữa tập đoàn tin học Mỹ Google và chính quyền Bắc Kinh chỉ giải thích được một phần lý do vì sao Washington lại tỏ thái độ cứng rắn như hiện nay.
Bài báo của Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trước tiên nêu bật song song hai sự kiện đang diễn ra. Trong lúc tập đoàn Google cho biết đang tiếp tục thảo luận với Bắc Kinh về sự hiện diện của họ tại Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã lên tiếng đả kích những vụ tấn công tin học mà Google cũng như khoảng ba chục công ty khác của Mỹ đã phải gánh chịu trong những tháng gần đây.
Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 22/01 vừa qua, đã tỏ ý ''quan ngại'' về những vụ tấn công đó. Trước đó một ngày, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh trong một bài diễn văn dài về quyền tự do trên internet rằng : ''Một bức màn sắt mới trong lãnh vực thông tin đang hạ xuống trên một phần lớn của thế giới''.. Hàm ý nhắc tới khả năng Google có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị kiểm duyệt. Bà Clinton đã hoan nghênh sự kiện ''các công ty Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề internet và quyền tự do thông tin trong công việc quản lý của mình''.
Đối với Le Monde, hồ sơ tố cáo Trung Quốc mở các cuộc tấn công tin học vào các cơ sở chính quyền hay các công ty Mỹ đáng ngại hơn rất nhiều so với những gì được thấy qua vụ Google, nhiều bản phúc trình do các trung tâm nghiên cứu tại Hoa Kỳ công bố, đã chứng minh điều đó.
Theo Le Monde, hiện nay khó có thể buộc một quốc gia nào đó vào tội danh tấn công tin học, vì vậy hồ sơ Trung Quốc chủ mưu các vụ tin tặc không thể được nêu lên công khai về phương diện ngoại giao.
Thế nhưng các báo cáo tại Hoa Kỳ đều nêu bật đà gia tăng không ngừng của các mối đe dọa tin học đến từ Trung Quốc, với các vụ tấn công nhằm mọi mục tiêu, từ chiến lược, đánh cắp bí mật kỹ thuật hay công nghệ, cho đến kiểm soát giới ly khai.
Trung Quốc không thể xóa sổ thị trường tài chánh Hồng Kông
Nhật báo Pháp Le Figaro hôm nay nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện tài chính, để ghi nhận rằng Hồng Kông vẫn là trung tâm tài chính của toàn quốc.
Theo Le Figaro, khi vùng lãnh thổ này được trao trả lại cho Trung Quốc cách đây 12 năm, ai cũng lo ngại cho tương lai tài chính của Hồng Kông. Thế nhưng, 12 năm sau, vùng này vẫn sức khoẻ dồi dào, thị trường chứng khoán Hồng Kông hiện nay đứng hàng thứ 7 thế giới, và năm ngoái đã đạt kỷ lục về trị giá các công ty yết giá trên thị trường này : 31,5 tỷ đô la so với 24,3 tỷ năm trước. Và dĩ nhiên là có rất nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc, trước đây yết giá ở Châu Âu hay Hoa Kỳ, nay đã quay trở lại Hông Kông.
Le Figaro tìm hiểu tại sao Trung Quốc, dù rất muốn phát triển những thị trường tài chính trên lục địa như Thượng Hải hay Thâm Quyến, nhưng vẫn để cho Hồng Kông phát triển, và để cho các tập đoàn hàng đầu tại Hoa lục đến đấy. Theo nhật báo Pháp, đó là vì Bắc Kinh đã thấy là vùng đất tư bản này rất cần thiết.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hiện không phải là ngoại tệ hoán đổi đươc, vì thế đã hạn chế hoạt động của các thị trường nhu Thượng Hải hay Thâm Quyến. Ngoài ra, hai thị trường đó lại không có kinh nghiệm về tài chính quốc tế của Hồng Kông, do đó, cần phải hợp tác chặt chẽ với thị trường Hồng Kông để học nghề.
Nhìn chung, theo Le Figaro, Trung Quốc trong năm qua đã dẫn đầu thế giới về số lượng công ty yết giá trên thị trường chứng khoán toàn quốc, bỏ xa các thị trường Âu Mỹ. Riêng hai thị trường Thượng Hải và Hồng Kông đã thu hút thêm 172 công ty mới. Vào năm tới, theo giới chuyên gia, Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu này.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6625.asp
*
Tin RFI
Bản đồ biển Đông
Tuần báo The Economist có bài viết về thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền trên biển. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", nhưng trên thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.
Những tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng của họ vẫn tồn tại từ lâu nay mà chưa tìm được hướng giải quyết. Thời gian gần đây, Trung Quốc lại làm dấy lên các tranh cãi bằng những hành động quả quyết về chủ quyền của mình ở những khu vực có tranh chấp trên biển.
Tuần báo The Economist tuần này có bài viết về thái độ khăng khăng áp đặt chủ quyền trên biển của nước lớn này. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", thế nhưng thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.
Từ nhiều tuần qua, Nhật Bản và Việt Nam đã lên tiếng phản đối những hành động xâm lấn trên biển của Trung Quốc ở những khu vực đang còn tranh cãi. Điều khiến nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc phải lo ngại là Bắc Kinh đang càng ngày càng tỏ ra ngang ngược đòi khẳng định chủ quyền của mình trên những khu vực đang tranh chấp. Nguyên nhân khiến các cuộc tranh chấp càng trở nên gay gắt hơn đó là nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt đang nằm sâu dưới đáy các vùng biển đó.
Tờ báo nhận thấy, cách đây hai năm, sau những tranh cãi dài dài, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã đi đến ký kết một thỏa thuận về một khu vực đang tranh cãi trên vùng biển Hoa Đông. Người ta có cảm giác như cuộc đấu khẩu dài hơi về các tranh chấp trên vùng biển này giữa hai nước đã có thể chấm dứt được rồi. Thế nhưng giờ đây cuộc tranh cãi giữa hai nước lại trở lại như mới.
Báo chí Nhật Bản đã đưa tin, hôm 17 tháng giêng vừa rồi Ngọai trưởng Nhật Katsuya Okada trong một cuộc gặp người đồng sự Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cảnh báo rằng Nhật Bản sẽ có « biện pháp » nếu như Trung Quốc tự ý đơn phương cho khai thác mỏ khí đốt Xuân Hiểu mà tiếng Nhật gọi là Shirakaba.
The Economist Xuân Hiểu nằm ở trong khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông nhưng Nhật cho rằng khu vực này nằm giữa đường phân chia hai nước, cũng chỉ cách khu đặc quyền kinh tế của Nhật có 4 cây số. Nhật lo ngại việc khai thác khí đốt ở Xuân Hiểu sẽ hút khí đốt trên phần khai thác của mình. Hiệp định ký năm 2008 giữa hai nước quy định đây là khu vực cùng khai thác chung.
Hôm 19 tháng giêng vừa qua, bô Ngọai giao Trung Quốc đã ra tuyên bố có nhắc lại thời kỳ lạnh nhạt trong quan hệ hai nước và đồng thời cho rằng những đòi hỏi của Nhật Bản là có ý đồ chính trị nhằm làm mất ổn định trong khu vực.
Một khu vực khác trên biển Đông cũng đang được Trung Quốc đòi áp đặt chủ quyền. Bài báo đề cập đến quần đảo Hòang Sa. Nơi từ lâu nay đang là khu vực tranh chấp với Việt Nam.
Tháng 12 năm ngóai bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc lại đưa ra kế họach thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa, đã được Bắc Kinh cho sát nhập vào huyện đảo Hải Nam.
Tờ báo nhận thấy trước những tham vọng của Bắc Kinh những lo ngại của các nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc lại càng lên cao khi có vụ va chạm giữa tàu hải quân và Trung Quốc với tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Hôm 13 tháng giêng vừa qua, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã báo cáo trước Quốc Hội nước này rằng hải quân Trung Quốc đang tăng cừong đáng kể các cuộc tuần tra trên biển Đông và đang tỏ rõ quyết tâm chiếm lấy những hòn đảo đang có tranh chấp ở đây.
Vụ Google thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa tư do thông tin và chế độ toàn trị Hơn một tuần sau khi Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị tin tặc tấn công, dù chưa có hồi kết, vụ việc này đã làm tốn không ít giấy mực của dư luận. Quy mô của sự việc đã được mở rộng đến mức chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phải có lời qua tiếng lại với nhau.
Tuần báo Le Courrier internationnal đăng bài viết của tác giả Tiêu Tường, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Berkeley Hoa Kỳ với tiêu đề : Google đang dạy Bắc Kinh Bài học. Theo tác giả dịch vụ Gmail của Google bị tin tặc tấn công chỉ là một giọt nước làm tràn thêm ly nước mà thôi. Kể từ khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc kinh doanh thì Google đã liên tục rơi vào tầm ngắm của chính quyền rồi. Các tra cứu tìm kiếm trên Google thường xuyên bị trục trặc hay gián đọan đó là bởi vì nó đã bị kiểm duyệt. Tác giả khẳng định rằng Google không phải là công ty dịch vụ mạng duy nhất gặp phải những trở ngại như vậy. Nếu đối với người dân Trung Quốc mạng internet chứa đựng sức giải phóng khỏi những trói buộc thì chính quyền lại coi đó như là một mối đe dọa độc quyền thông tin của nhà nước.
Từ nhiều tháng nay, chính quyền Bắc Kinh lo ngại những diễn văn lưu truyền trên mạng có thể làm bùng phát các cuộc biểu tình. Vì thế mà ưu tiên hiện nay của chính quyền là kiểm sóat mạng internet. Họ đã thông qua nhiều bộ luật, thiết lập đơn vị cảnh sát mạng. Bắc Kinh còn tìm cách chặn thành công việc truy cập vào hàng trăm nghìn địa chỉ internet đặt bên ngòai Trung Quốc.. Tác giả cho rằng Google muốn rút khỏi Trung Quốc là vì côgn ty này không muốn đồng lõa với chính phủ ở đây. Vụ Google mang tính biểu tượng cao, nó thể hiện rõ ràng sự xung đột căn bản giữa tự do lưu truyền thông tin và một chế độ tòan trị. Đồng thời vụ việc này càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do trên internet. Dù cho nếu Google ở lại hay đi khỏi Trung Quốc thì nó cũng nó vẫn thể hiện sức mạnh và tương lai của thông tin trên mạng. Điều này càng thôi thúc những đòi hỏi thay đổi chính trị của cộng đồng cư dân mạng của Trung Quốc .
Bài báo kết luận, với việc đứng lên chống lại kiểm duyệt, Google đã giành được sư trân trọng và thái độ ngưỡng mộ của người sử dụng internet ở Trung Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh điểm đến dễ dàng cho nhập cư lậu từ nước ngoài Le Courrier Internationnal đã đăng lại một bái báo của tờ Thanh Niên xuất bản tại Việt Nam nói về hiện tượng Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam, đang trở thành một điểm đến cho rất đông người nhập cư lậu đến từ châu Phi và một số nước đang phát triển khác.
Bài báo cho biết hiện có rất đông người ngọai quốc từ các nước đang phát triển đã nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, hoặc chỉ cần một visa du lịch rồi ở lại luôn. Mặc dù để kiếm được việc làm ở cái thành phố đông đúc này không phải dề, nhưng những người nhập cư lậu vẫn không tính chuyện quay trở về nước bởi vì dù sao thì ở đó họ vẫn kiếm sống dễ dàng hơn. Do chính quyền địa phương nhắm mắt làm ngơ, nên người nước ngòai có thể xin được việc làm mà không cần đến giấy phép lao động hay chứng chỉ hành nghề gì cả.
Giờ đây ở Saigon người ta có thể dễ dàng bắt gặp những người nước ngoài đi lang thang tìm kiếm việc làm ở khắp nơi và họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì. Có thể họ được những chủ sạp buôn bán thuê dọn hàng, chuyên trở hàng hóa v.v. Trong số những người nhập cư lậu có nhiều thanh niên, không giấy tờ, có chút tài đá bóng, họ đến đây hy vọng chẳng may sẽ được tuyển dụng vào một cau lạc bộ nào đó. Theo bài báo thì sự xuất hiện của những người nước ngoài nhập cư lậu này cũng đã bắt đầu làm nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Công an thành phố đã cảnh báo bắt đầu xuất hiện những lọai tội phạm là người nước ngoài, thậm chí có cả những người trước đây từng có công ăn việc làm ổn định ở Việt Nam.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6610.asp
*
Tin VIETNAM NET & BÁO MỚI
Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan.
Thứ Hai, 01/02/2010 (GMT+7)
Một tàu ngầm của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Đài Loan nhưng rút lui sau khi tàu hải quân Đài Loan tìm cách định vị nó, báo United Evening News xuất bản bằng tiếng Trung của Đài Loan hôm 31/1 đưa tin.
Theo
báo này, sự kiện trên xảy ra sáng 27/1 khi máy bay trực thăng phát hiện
sự hiện diện của một tàu ngầm ở ngoài khơi cảng Zuoying, thành phố Cao
Hùng khi đang tiến hành một cuộc diễn tập. Chiếc tàu ngầm đã rút lui khi
hải quân Đài Loan đề nghị cung cấp thông tin nhưng không nhận được phản
hồi, và tiến hành truy tìm. Theo United Evening News, tàu ngầm chỉ cách
cảng Zuoying 44km.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2009/10/091006_india_china_growth.shtml
Trong bài báo mang tựa đề ''Washington và Bắc Kinh đối đầu trên hồ sơ Google'', nhật báo Pháp Le Monde hôm nay đã nhấn mạnh đến tình hình quan hệ Mỹ Trung đang căng thẳng, đặc biệt với sự kiện chính quyền Hoa Kỳ mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ quyền tự do trên internet cũng như bảo vệ giới ly khai sử dụng internet tại Trung Quốc.
Vụ việc đặc biệt nổi cộm lên trong thời gian gần đây với hồ sơ hoạt động của hãng tin học Google tại Trung Quốc. Đối với Le Monde, vấn đề quan hệ khó khăn giữa tập đoàn tin học Mỹ Google và chính quyền Bắc Kinh chỉ giải thích được một phần lý do vì sao Washington lại tỏ thái độ cứng rắn như hiện nay.
Bài báo của Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trước tiên nêu bật song song hai sự kiện đang diễn ra. Trong lúc tập đoàn Google cho biết đang tiếp tục thảo luận với Bắc Kinh về sự hiện diện của họ tại Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã lên tiếng đả kích những vụ tấn công tin học mà Google cũng như khoảng ba chục công ty khác của Mỹ đã phải gánh chịu trong những tháng gần đây.
Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 22/01 vừa qua, đã tỏ ý ''quan ngại'' về những vụ tấn công đó. Trước đó một ngày, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh trong một bài diễn văn dài về quyền tự do trên internet rằng : ''Một bức màn sắt mới trong lãnh vực thông tin đang hạ xuống trên một phần lớn của thế giới''.. Hàm ý nhắc tới khả năng Google có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị kiểm duyệt. Bà Clinton đã hoan nghênh sự kiện ''các công ty Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề internet và quyền tự do thông tin trong công việc quản lý của mình''.
Đối với Le Monde, hồ sơ tố cáo Trung Quốc mở các cuộc tấn công tin học vào các cơ sở chính quyền hay các công ty Mỹ đáng ngại hơn rất nhiều so với những gì được thấy qua vụ Google, nhiều bản phúc trình do các trung tâm nghiên cứu tại Hoa Kỳ công bố, đã chứng minh điều đó.
Theo Le Monde, hiện nay khó có thể buộc một quốc gia nào đó vào tội danh tấn công tin học, vì vậy hồ sơ Trung Quốc chủ mưu các vụ tin tặc không thể được nêu lên công khai về phương diện ngoại giao.
Thế nhưng các báo cáo tại Hoa Kỳ đều nêu bật đà gia tăng không ngừng của các mối đe dọa tin học đến từ Trung Quốc, với các vụ tấn công nhằm mọi mục tiêu, từ chiến lược, đánh cắp bí mật kỹ thuật hay công nghệ, cho đến kiểm soát giới ly khai.
Trung Quốc không thể xóa sổ thị trường tài chánh Hồng Kông
Nhật báo Pháp Le Figaro hôm nay nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện tài chính, để ghi nhận rằng Hồng Kông vẫn là trung tâm tài chính của toàn quốc.
Theo Le Figaro, khi vùng lãnh thổ này được trao trả lại cho Trung Quốc cách đây 12 năm, ai cũng lo ngại cho tương lai tài chính của Hồng Kông. Thế nhưng, 12 năm sau, vùng này vẫn sức khoẻ dồi dào, thị trường chứng khoán Hồng Kông hiện nay đứng hàng thứ 7 thế giới, và năm ngoái đã đạt kỷ lục về trị giá các công ty yết giá trên thị trường này : 31,5 tỷ đô la so với 24,3 tỷ năm trước. Và dĩ nhiên là có rất nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc, trước đây yết giá ở Châu Âu hay Hoa Kỳ, nay đã quay trở lại Hông Kông.
Le Figaro tìm hiểu tại sao Trung Quốc, dù rất muốn phát triển những thị trường tài chính trên lục địa như Thượng Hải hay Thâm Quyến, nhưng vẫn để cho Hồng Kông phát triển, và để cho các tập đoàn hàng đầu tại Hoa lục đến đấy. Theo nhật báo Pháp, đó là vì Bắc Kinh đã thấy là vùng đất tư bản này rất cần thiết.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hiện không phải là ngoại tệ hoán đổi đươc, vì thế đã hạn chế hoạt động của các thị trường nhu Thượng Hải hay Thâm Quyến. Ngoài ra, hai thị trường đó lại không có kinh nghiệm về tài chính quốc tế của Hồng Kông, do đó, cần phải hợp tác chặt chẽ với thị trường Hồng Kông để học nghề.
Nhìn chung, theo Le Figaro, Trung Quốc trong năm qua đã dẫn đầu thế giới về số lượng công ty yết giá trên thị trường chứng khoán toàn quốc, bỏ xa các thị trường Âu Mỹ. Riêng hai thị trường Thượng Hải và Hồng Kông đã thu hút thêm 172 công ty mới. Vào năm tới, theo giới chuyên gia, Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu này.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6625.asp
*
Tin RFI
Tham vọng của Trung Quốc giành chủ quyền trên biển Đông khiến các nước láng giềng lo ngại
Anh Vũ
Bài đăng ngày 24/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 24/01/2010 17:02 TU
Bản đồ biển Đông
Tuần báo The Economist có bài viết về thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền trên biển. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", nhưng trên thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.
Những tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng của họ vẫn tồn tại từ lâu nay mà chưa tìm được hướng giải quyết. Thời gian gần đây, Trung Quốc lại làm dấy lên các tranh cãi bằng những hành động quả quyết về chủ quyền của mình ở những khu vực có tranh chấp trên biển.
Tuần báo The Economist tuần này có bài viết về thái độ khăng khăng áp đặt chủ quyền trên biển của nước lớn này. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", thế nhưng thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.
Từ nhiều tuần qua, Nhật Bản và Việt Nam đã lên tiếng phản đối những hành động xâm lấn trên biển của Trung Quốc ở những khu vực đang còn tranh cãi. Điều khiến nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc phải lo ngại là Bắc Kinh đang càng ngày càng tỏ ra ngang ngược đòi khẳng định chủ quyền của mình trên những khu vực đang tranh chấp. Nguyên nhân khiến các cuộc tranh chấp càng trở nên gay gắt hơn đó là nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt đang nằm sâu dưới đáy các vùng biển đó.
Tờ báo nhận thấy, cách đây hai năm, sau những tranh cãi dài dài, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã đi đến ký kết một thỏa thuận về một khu vực đang tranh cãi trên vùng biển Hoa Đông. Người ta có cảm giác như cuộc đấu khẩu dài hơi về các tranh chấp trên vùng biển này giữa hai nước đã có thể chấm dứt được rồi. Thế nhưng giờ đây cuộc tranh cãi giữa hai nước lại trở lại như mới.
Báo chí Nhật Bản đã đưa tin, hôm 17 tháng giêng vừa rồi Ngọai trưởng Nhật Katsuya Okada trong một cuộc gặp người đồng sự Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cảnh báo rằng Nhật Bản sẽ có « biện pháp » nếu như Trung Quốc tự ý đơn phương cho khai thác mỏ khí đốt Xuân Hiểu mà tiếng Nhật gọi là Shirakaba.
The Economist Xuân Hiểu nằm ở trong khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông nhưng Nhật cho rằng khu vực này nằm giữa đường phân chia hai nước, cũng chỉ cách khu đặc quyền kinh tế của Nhật có 4 cây số. Nhật lo ngại việc khai thác khí đốt ở Xuân Hiểu sẽ hút khí đốt trên phần khai thác của mình. Hiệp định ký năm 2008 giữa hai nước quy định đây là khu vực cùng khai thác chung.
Hôm 19 tháng giêng vừa qua, bô Ngọai giao Trung Quốc đã ra tuyên bố có nhắc lại thời kỳ lạnh nhạt trong quan hệ hai nước và đồng thời cho rằng những đòi hỏi của Nhật Bản là có ý đồ chính trị nhằm làm mất ổn định trong khu vực.
Một khu vực khác trên biển Đông cũng đang được Trung Quốc đòi áp đặt chủ quyền. Bài báo đề cập đến quần đảo Hòang Sa. Nơi từ lâu nay đang là khu vực tranh chấp với Việt Nam.
Tháng 12 năm ngóai bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc lại đưa ra kế họach thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa, đã được Bắc Kinh cho sát nhập vào huyện đảo Hải Nam.
Tờ báo nhận thấy trước những tham vọng của Bắc Kinh những lo ngại của các nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc lại càng lên cao khi có vụ va chạm giữa tàu hải quân và Trung Quốc với tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Hôm 13 tháng giêng vừa qua, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã báo cáo trước Quốc Hội nước này rằng hải quân Trung Quốc đang tăng cừong đáng kể các cuộc tuần tra trên biển Đông và đang tỏ rõ quyết tâm chiếm lấy những hòn đảo đang có tranh chấp ở đây.
Vụ Google thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa tư do thông tin và chế độ toàn trị Hơn một tuần sau khi Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị tin tặc tấn công, dù chưa có hồi kết, vụ việc này đã làm tốn không ít giấy mực của dư luận. Quy mô của sự việc đã được mở rộng đến mức chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phải có lời qua tiếng lại với nhau.
Tuần báo Le Courrier internationnal đăng bài viết của tác giả Tiêu Tường, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Berkeley Hoa Kỳ với tiêu đề : Google đang dạy Bắc Kinh Bài học. Theo tác giả dịch vụ Gmail của Google bị tin tặc tấn công chỉ là một giọt nước làm tràn thêm ly nước mà thôi. Kể từ khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc kinh doanh thì Google đã liên tục rơi vào tầm ngắm của chính quyền rồi. Các tra cứu tìm kiếm trên Google thường xuyên bị trục trặc hay gián đọan đó là bởi vì nó đã bị kiểm duyệt. Tác giả khẳng định rằng Google không phải là công ty dịch vụ mạng duy nhất gặp phải những trở ngại như vậy. Nếu đối với người dân Trung Quốc mạng internet chứa đựng sức giải phóng khỏi những trói buộc thì chính quyền lại coi đó như là một mối đe dọa độc quyền thông tin của nhà nước.
Từ nhiều tháng nay, chính quyền Bắc Kinh lo ngại những diễn văn lưu truyền trên mạng có thể làm bùng phát các cuộc biểu tình. Vì thế mà ưu tiên hiện nay của chính quyền là kiểm sóat mạng internet. Họ đã thông qua nhiều bộ luật, thiết lập đơn vị cảnh sát mạng. Bắc Kinh còn tìm cách chặn thành công việc truy cập vào hàng trăm nghìn địa chỉ internet đặt bên ngòai Trung Quốc.. Tác giả cho rằng Google muốn rút khỏi Trung Quốc là vì côgn ty này không muốn đồng lõa với chính phủ ở đây. Vụ Google mang tính biểu tượng cao, nó thể hiện rõ ràng sự xung đột căn bản giữa tự do lưu truyền thông tin và một chế độ tòan trị. Đồng thời vụ việc này càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do trên internet. Dù cho nếu Google ở lại hay đi khỏi Trung Quốc thì nó cũng nó vẫn thể hiện sức mạnh và tương lai của thông tin trên mạng. Điều này càng thôi thúc những đòi hỏi thay đổi chính trị của cộng đồng cư dân mạng của Trung Quốc .
Bài báo kết luận, với việc đứng lên chống lại kiểm duyệt, Google đã giành được sư trân trọng và thái độ ngưỡng mộ của người sử dụng internet ở Trung Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh điểm đến dễ dàng cho nhập cư lậu từ nước ngoài Le Courrier Internationnal đã đăng lại một bái báo của tờ Thanh Niên xuất bản tại Việt Nam nói về hiện tượng Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam, đang trở thành một điểm đến cho rất đông người nhập cư lậu đến từ châu Phi và một số nước đang phát triển khác.
Bài báo cho biết hiện có rất đông người ngọai quốc từ các nước đang phát triển đã nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, hoặc chỉ cần một visa du lịch rồi ở lại luôn. Mặc dù để kiếm được việc làm ở cái thành phố đông đúc này không phải dề, nhưng những người nhập cư lậu vẫn không tính chuyện quay trở về nước bởi vì dù sao thì ở đó họ vẫn kiếm sống dễ dàng hơn. Do chính quyền địa phương nhắm mắt làm ngơ, nên người nước ngòai có thể xin được việc làm mà không cần đến giấy phép lao động hay chứng chỉ hành nghề gì cả.
Giờ đây ở Saigon người ta có thể dễ dàng bắt gặp những người nước ngoài đi lang thang tìm kiếm việc làm ở khắp nơi và họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì. Có thể họ được những chủ sạp buôn bán thuê dọn hàng, chuyên trở hàng hóa v.v. Trong số những người nhập cư lậu có nhiều thanh niên, không giấy tờ, có chút tài đá bóng, họ đến đây hy vọng chẳng may sẽ được tuyển dụng vào một cau lạc bộ nào đó. Theo bài báo thì sự xuất hiện của những người nước ngoài nhập cư lậu này cũng đã bắt đầu làm nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Công an thành phố đã cảnh báo bắt đầu xuất hiện những lọai tội phạm là người nước ngoài, thậm chí có cả những người trước đây từng có công ăn việc làm ổn định ở Việt Nam.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6610.asp
*
Tin VIETNAM NET & BÁO MỚI
Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan.
Thứ Hai, 01/02/2010 (GMT+7)
Một tàu ngầm của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Đài Loan nhưng rút lui sau khi tàu hải quân Đài Loan tìm cách định vị nó, báo United Evening News xuất bản bằng tiếng Trung của Đài Loan hôm 31/1 đưa tin.
(Ảnh Sinodefenceforum) |
Cũng trong ngày 31/1, ban đầu
phát ngôn viên bộ chỉ huy đội tàu hải quân Đài Loan Wen Chen-kuo từ
chối bình luận khi được đề nghị có ý kiến về bài báo. Sau đó, vào cuối
ngày, giám đốc hậu cần của cơ quan thời chiến Hsia Teh-yu phủ nhận bản
tin trên.
Ông Hsia Teh-yu nói, đúng là máy bay đã
phát hiện được một thứ gì đó dưới nước khi tập trận hôm thứ tư tuần
trước. Tuy nhiên, sau đó, nó được xác định không phải là tàu ngầm. "Nếu
là tàu ngầm, hải quân sẽ áp dụng những biện pháp tức thời để buộc nó nổi
lên hoặc chặn đường", ông Hsia nói.
Theo quan
chức này, có một số yếu tố dẫn tới việc phát hiện những chuyển động bất
thường dưới nước như tàu chìm hay một đàn cá lớn.
Thông
tin về tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan được đưa một
ngày sau khi Tổng thống Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán số vũ khí trị giá
6,4 tỷ USD, gồm tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk, tàu dò mìn và
các vũ khí khác cho Đài Loan.
Đài Loan và Trung
Quốc bị chia tách trong cuộc nội chiến năm 1949. Bắc Kinh tuyên bố Đài
Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và dọa sẽ dùng vũ lực nếu hòn
đảo này muốn độc lập.
- Hoài Linh (Theo TaipeiTimes, AP)
* TIN BBC Kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc?
Paranjoy Guha Thakurta
Nhà phân tích kinh tế Ấn Độ
Con
voi ì ạch có thể vượt qua con rồng năng động hay không? Điều được coi
là không thể xảy ra trong nhiều thập niên, nếu không muốn nói là hơn nửa
thế kỷ thực sự có thể sớm xảy ra, và có lẽ sẽ diễn ra vào năm tới.
Trong năm 2010, nền kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc.Các chuyên gia cho rằng Nam Á thậm chí có thể có kinh tế tăng tốc nhanh hơn khu vực Đông Á. Trong khi không hiếm người tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn khác trên toàn cầu trong tương lai gần, lại có những người khác cho rằng sẽ có thể có thay đổi trong xu hướng tốc độ tăng trưởng của hai quốc gia đông dân nhất và rằng Ấn Độ có thể nhích hơn Trung Quốc một chút. Nền kinh tế của Ấn Độ bắt đầu tăng tốc từ những năm 1990 trở đi khi Delhi nới lỏng kiểm soát trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ Vào đầu thập niên 1950, xét về thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển kinh tế, Trung Quốc và Ấn Độ không khác nhau là bao. Một nửa số dân của cả hai nước đều trong cảnh nghèo đói, trong trường hợp của Ấn Độ là vì nhiều thế kỷ bị đô hộ. Từ những năm 1970, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, trong khi Ấn Độ đã tăng trưởng ở mức chậm 3,5%. Khi Trung Quốc tăng trưởng ở mức hai chữ số trong gần 40 năm, giới kinh tế gia cho rằng thế nào cũng sẽ bị hiện tượng “nổ bong bóng”. Tuy nhiên con rồng Bắc Kinh cứ lớn mạnh theo năm tháng bất chấp mọi sự mong đợi và dự đoán. Nền kinh tế của Ấn Độ bắt đầu tăng tốc từ những năm 1990 trở đi khi Delhi nới lỏng kiểm soát trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các nhà kinh tế cho rằng một trong những lý do khiến kinh tế của Ấn Độ phát triển nhanh hơn của Trung Quốc trong tương lai gần chỉ đơn giản là là dựa vào sự khác biệt về cơ cấu trong nền kinh tế giữa hai nước.. Nền kinh tế của Trung Quốc có kích cỡ gấp 3.5 lần kinh tế Ấn độ. GDP của Trung Quốc trong năm 2008 là 4.2 ngàn tỷ USD và GDP của Ấn độ là 1.2 tỷ USD. Có một lý do quan trọng khiến nền kinh tế Ấn Độ bị thiệt hại tương đối ít hơn do suy thoái kinh tế thế giới so với Trung Quốc, nước có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong nhiều thập niên qua. Xuất khẩu và nhập khẩu tính gộp chiếm khoảng phân nửa GDP của Ấn Độ trong khi đó tỷ lệ này của Trung Quốc là trên 80%. Sửa dự báo Cách đây hai năm, Trung Quốc vượt qua Mỹ như là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Trong năm 2009 Ngân hàng Thế giới sửa lại dự báo cho cả Trung Quốc (từ 6,5% đến 7,2%) và Ấn Độ (từ 4% đến 5,1%), là mức thấp hơn dự báo từ chính phủ hai nước. Chính phủ Trung Quốc nói sẽ có mức tăng trưởng gần 8% cho năm 2009, trong khi các cơ quan khác nhau của chính phủ Ấn Độ nói kinh tế của họ tăng trong khoảng giữa 6,5% và 7%. Báo cáo Ngân hàng Thế giới nói:"Khi không gộp cả Trung Quốc và Ấn Độ vào thì tổng GDP tại các nước đang phát triển sẽ giảm 1,6%, tức là sẽ có thêm người thất nghiệp và nghèo đói”. Justin Lin, kinh tế gia trưởng của ngân hàng, được trích dẫn khi nói rằng các nước đang phát triển “trở thành một động lực quan trọng" trong phục hồi nền kinh tế của thế giới với điều kiện “đầu tư nội địa tiếp tục tăng với sự hỗ trợ quốc tế bao gồm tái tục các nguồn tín dụng từ quốc tế". Ông Lin không phải là người duy nhất có quan điểm này. Phát biểu tại một hội thảo gần đây ở Delhi, Ajay Chibber, Trợ lý Tổng thư ký của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, cho biết cho đến gần đây người ta vẫn không thể tưởng tượng rằng Ấn Độ có thể có mức tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc. "Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ chứng kiến trong đời tôi ngày mà Nam Á có thể tăng trưởng nhanh hơn so với khu vực Đông Á", ông nhận xét. Kalpana Kochhar, Phó Giám đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói với tôi rằng hoàn toàn có thể xảy ra khả năng Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn so với Trung Quốc hay Nam Á sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Đông và Đông Nam Á. Bà nói: "Tôi thấy có nhiều khả năng xảy ra điều này”. |
No comments:
Post a Comment