THỦ TƯỚNG SIRIK MATAK, TẤM GƯƠNG OAI HÙNG
(H1: Từ trái qua phải : Sisowath Sirik Matak,Lon Nol, and In Tam)
Vào tháng 4 năm 1975 , khi quân đội Cộng sản đang trên đường tiến vào
Nam vang thì người Mỹ đã mời Thủ tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ
Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ sát hại.Ngày 16 tháng 4 năm
1975, Thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho
Đại sứ Mỹ tại Nam Vang là ông John Gunther Dean . Lá thơ đầy nghĩa khí
và tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần” như sau :Phỏng
Dịch.-Nam Vang ngày 16 tháng 4 năm 1975.Thưa Ngài và Bạn, Tôi thành
thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm
tự do .
Than ôi ! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy ! Với Ngài (đại
sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không bao
giờtôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự
do . Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì
hết . Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc
dưới bầu trời này ..
Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước
tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh
ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó . Tôi chỉ ân hận một điều là đã
quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ ! Xin Ngài nhận
những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi .
Sirik Matak
Tuesday, January 13, 2009
Sunday, January 4, 2009
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN, * KINH TẾ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM:
KINH TẾ BẤP BÊNH VÀ TỤT DỐC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html
30.10.2008
Mục đích của chúng tôi khi viết về cuộc Khủng hoảng Tài chánh 1997 của Á châu và nhất là theo rõi cuộc Khủng hoảng Tài chánh hiện nay của Thế giới là để: (i) phân tích tình trạng bấp bênh phát triển Kinh tế tại Việt Nam theo mẫu Trung quốc; (ii) xem hậu quả của của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới hiện nay 2007/08 lên hai nước Cộng sản này như thế nào.
Bối cảnh hệ thống Ngân Hàng
Tại Trung quốc và Việt Nam
Vào những năm 1997, những nước bắt đầu phát triển tại Á châu có một hệ thống Ngân Hàng luộm thuộm, quyết định tài chánh mang tính gia đình hay quyền lực Chính trị. Khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF/FMI) lập Plan Bailout cho những nước bị Khung hoảng 1997, IMF đòi buộc những nước này trước tiên là phải chỉnh đốn lại hệ thống Ngân Hàng, đặt Cơ quan kiểm soát độc lập đối với các Ngân Hàng.
Đối với Trung quốc và Việt Nam ngày nay, trong lúc hai nước này ca ngợi độ phát triển Kinh tế cao của họ, thì người ta cũng quan sát thấy tính cách luộm thuộm của hệ thống Ngân Hàng hai nước và những quyết định Tín dụng Ngân Hàng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi liên hệ gia đình, phe nhóm băng đảng chính trị.
Tại Trung quốc, Oâng TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho chính Trung quốc: “... un système bancaire national perchus de mauvais crédits... “(LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (... một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15).
Tại Việt Nam, chính Nguyễn Tấn Dũng đã phải than lên rằng có những Ngân Hàng đã lấy vốn ngắn hạn để đầu tư cho những dụ án dài hạn.
Ký giả Gia Huy đã viết đãng trong VietNamNet ngày 09.10.2008 như sau:”Bức tranh kinh tế xã hội 2008 có nhiều biến động đã bộc lộ thực tại đời sống ngân hàng từ quản lý vĩ mô đến việc quản trị điều hành, việc thực thi chiến lược quản lý tiền tệ cũng như các kế hoạch kinh doanh và hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Chính sách tiền tệ quốc gia và kinh doanh tài chính ngân hàng còn nhiều bất cập. Khi có biến cố thị trường tất cả đều bị động chạy theo. Công cụ và kiểm soát quản trị rủi ro có không ít vấn đề.”
Cái bối cảnh của hệ thống Ngân Hàng tại Việt Nam và Trung quốc cũng có những điểm giống năm 1997 tại những quốc gia bị Khủng hoảng Tài chánh trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương và Nam Hàn mà chính IMF/FMI đòi đỏi phãi cải tổ như một điều kiện được hưởng Plan Bailout của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
Một bối cảnh của hệ thống Ngân Hàng/ Tài chánh như vậy tự nó là nguồn Khủng hoảng cho Tài chánh/ Kinh tế cho một nước theo như phân tích của Bà Francoise NICOLAS về cuộc Khủng hoảng Á châu năm 1997.
Và trước cuộc Khủng hoảng Thế giới hiện nay về Ngân Hàng/Tái chánh, hai nước Trung quốc, Việt Nam, với bối cảnh Ngân Hàng/Tài chánh luộm thuộm lúc này, không thể chống đỡ lại tầm ảnh hưởng Tài chánh đang diễn ra trên Thế giới.
Chúng tôi nhìn tầm ảnh hưởng Tài chánh Thế giới dưới ba góc cạnh: (i) về Vốn nước ngoài; (ii) về Giảm sút độ tăng trưởng Kinh tế; (iii) về Xáo trộn xã hội ảnh hưởng lên Chính trị.
Với hạn hẹp của bài viết và với những dữ kiện chưa dồi dào ở bước đầu của tầm ảnh hưởng, chúng tôi chỉ phác họa tổng quát hướng đi của tầm ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ viết tiếp tục để khai triển thêm theo với thời gian và theo những dữ kiện từ từ thu lượm.
Aûnh hưởng trực tiếp
Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08
Lên Trung Cộng và Việt Nam về Vốn nước ngoài
Trung Cộng và Việt Nam chủ trương Chính trị độc tài độc đảng và chế độ Chính trị ấy nắm độc quyền Kinh tế. Ở hai nước, Lao động bị kềm chế ở mức lương thấp. Nhiều những bài báo cáo Quốc tế đã viết về Lao động tại hai nước như một sự khai thác Nhân lực bất chấp Nhân quyền. Tại Trung quốc, nhân công từ những vùng nghèo khổ nội địa kéo về các tỉnh công nghệ ven biển và làm việc cực nhọc như những đàn súc vật. Tại Việt Nam, đồng quê bị bỏ rơi, nông dân về những khu chế xuất công nghệ làm việc trong những điều kiện tồi tệ.
Các Công ty Liên quốc nước ngoài (Le Multinationales Etrangeres), trong chủ trương quản trị Chi tiêu cho xí nghiệp (Gestion des Charges de l’Entreprise) đã tìm đến hai nước này để khai thác nhân công rẻ với sự đồng ý và phụ lực khai thác của một chính thể độc tài độc đảng khóa miệng nhân công.
Vốn nước ngoài đổ vào hai nước này để mở xưởng chế xuất hàng hóa không phải là Vốn Đầu tư lâu dài cho hai nước, mà là Vốn ngắn hạn khai thác nhân lực nhằm sản xuất hàng hóa rẻ mạt xuất khẩu sang những nước đã Kỹ nghệ hóa để bán với giá cao.
Với cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới hiện nay, hệ thống Ngân Hàng/Tài chánh tại những nước đã Kỷ nghệ hóa như Mỹ và Liên Aâu rơi vào tình trạng thiếu Vốn. Trong tình trạng này, họ có thể cắt xuống hoạc rút Vốn ra từ Trung quốc cũng như từ Việt Nam. Có những Dự án đã ký kết, nhưng có thể không được giải ngân vì tình trạng thiếu Vốn.
Oâng TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho vấn đề Vốn ở Trung quốc: “Les investissements étrangers qui se sont déversés sur la Chine depuis son accession à OMC, avaient contribue à solvabiliser un système bancaire national perchus de mauvais crédits... Aujourd’hui, l’accouplement de la Chine à un système financier international piloté par les Etats-Unis est lourd de conséquence...”. (LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (Những đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc từ khi nước này vào WTO, và đã giải quyết việc xoay sở vốn cho một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...Ngày nay, sự lệ thuộc cấu kết của Trung quốc vào hệ thống tài chánh quốc tế dẫn đầu bởi Hoa kỳ mang hậu quả nặng nề...”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15)
Oâng Jonathan MANTHORPE, Vancouver Sun 13/10/08, đã nhận xét: “Nhưng các vấn đề của các quốc gia đang phát triển còn tuỳ thuộc vào sự phát triển đầu tư và các thị trường trong quỹ đạo kinh tế toàn cầu chuyển động chung quanh Hoa Ky.“ø
Trong THE WALL STREET JOURNAL Europe, ngày 15.10.2008, dưới đầu đề CHINA DRAWS LESS CAPITAL, Ký giả Andrew BATSON đã viết: ”Capital flows into China have slowed sharply and even reversed in recent months, according to official data that show how the financial crisis has disheartened investors and disrupted banks in this fast-growing nation” (page 4) (“Trào lưu Vốn chảy vào Trung quốc đã chậm lại mạnh and ngay cả chảy ngược lại trong những tháng gần đây, theo những dữ kiện cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chánh đã làm mất can đảm những nhà đầu tư và đã làm ngưng trệ các ngân hàng trong cái nước đang phát triển mau lẹ này.” (trang 4)
Đối với Trung quốc, tình trạng Vốn nước ngoài đã như vậy, huống chi đối với Việt Nam. Việt Nam còn bị thiếu vốn trầm trọng hơn Trung quốc vì nguồn Vốn nọi địa yếu kém hơn Trung quốc.
Aûnh hưởng trực tiếp
Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08
Lên Trung Cộng và Việt Nam về Độ Tăng trưởng Kinh tế.
Tại những nước đã Kỹ nghệ hóa, các Chính phủ đang lo ngại tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh lan sang Lãnh vực Kinh tế thực làm cho đà Tăng trưởng giảm xuống trong những năm tới.
Ba lý do chính cát nghĩa tầm ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới đối với Lãnh vực Kinh tế thực tại Trung quốc và Việt Nam, nghĩa là làm giảm Độ tăng trưởng Kinh tế tại hai nước này:
=> Lý do thứ nhất: Khi nguồn Vốn nước ngoài giảm thiểu và nguồn Vốn nội địa không đủ, thì tất nhiên một số Công ty không trường vốn sẽ bị phá sản. Tại Liên Aâu và Hoa kỳ, những Công ty có nguồn vốn nội địa và những Công ty này đã tạo trong nhiều năm rồi số vốn riêng của họ tích lũy (Cumulation des Fonds propres) để có độc lập về Tài chánh (Autonomie Financìere), nhưng tại những nước mới bắt đầu phát triển, những Công ty lệ thuộc vào Thị trường Tài chánh mang tính cách bấp bênh.
=> Lý do thứ hai: Cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới làm cho các nước Liên Aâu, Hoa kỳ và những nước trong vùng Á châu giảm thiểu việc mua hàng mà trước đây Trung quốc và Việt Nam vẫn cung cấp cho họ: những linh kiện cho Kỹ nghệ hay những hàng thường dùng cho dân chúng. Nên lưu ý rằng việc chế xuất hàng hóa từ Trung quốc hay Việt Nam là để cung cấp cho nước ngoài tới 70%. Việc giảm thiểu mua hàng này từ những nước đã Kỹ nghệ hóa tất nhiên làm ngưng trệ Kinh tế Trung quốc và Việt Nam, nghĩa là làm giảm độ Tăng trưởng Kinh tế.
=> Lý do thứ ba: Sau những cuộc Khủng hoảng, những Quốc gia dù có chủ trương Tự do Mậu dịch mấy đi nữa, cũng dễ có khuynh hướng Che chở (Protectionnisme) cho những Công ty quốc gia mình tại nội địa. Tại cuộc họp thượng đỉnh giữa Liên Aâu và Canada, dưới đầu đề A QUEBEC, MR.SARKOZY MET EN GARDE CONTRE LE PROTECTONNISME, Báo LE MONDE ngày Thứ Hai 20.10.2008 đã viết như sau: “Derrìere la crise bancaire, le spectre du protectionnisme qui hanta les années 1930. Avant de rencontrer, Samedi 18 Octobre, le président américain George BUSH dans sa résidence de Camp David, Nicolas SARKOZY, président en exercice de l’Union Européenne (UE), et le président de la Commission, José Manuel BARROSO, ont lancé vendredi, depuis Québec, un appel contre la fermeture des frontìeres.” (Đàng sau cuộc khủng hoảng tài chánh, con quỉ Che Chở (Protectionnisme) đã hiện về trong những năm 1930. Trước khi gặp, Thứ Bảy 18.10, Tổng thống Mỹ George BUSH ở Camp David, Nicolas SARKOZY, Chủ tịch đương nhiệm của Liên Aâu, và Oâng Chủ tịch Uûy Ban Liên Aâu, đồng kêu gọi hôm Thứ Sáu, từ Québec, chống lại việc đóng các biên giới.).
Dù không công khai tuyên bố Che Chở, nhưng các nước áp dụng những Biện Pháp Không giá biểu (Mesures non-tarifaires) để hạn chế nhập khẩu. Trong trường hợp Che Chở, hay những Biện pháp không giá biểu, thì Trung quốc và Việt Nam điều bị thiệt hại vì hai nước này làm việc cho xuất cảng.
Thứ Hai 20.10.2008, Trung quốc công khai cho biết rằng độ tăng trưởng Kinh tế của họ từ 11% xuống tới 9% trong Tam Cá Nguyệt thứ ba của năm nay.
Trong Tờ FINANCIAL TIMES, thứ Hai 20.10.2008, Ký giả Geoff DYER tại Bắc Kinh còn trích lời Oâng HA Jiming, Kinh tế trưởng của China International Capital Corporation ỡ Bắc Kinh, tiên đoán rằng độ tăng trưởng Kinh tế Trung công có thể thụt xuống 7.3% (Ha Jiming, Chief Economist at China International Capital Corporation in Beijing, predicts that growth will fall to 7.3 per cent.)
Tờ THE WALL STREET JOURNAL Europe Thứ Hai 20.10.2008 loan tin về tình trạng một số khá nhiều Công ty tại Trung quốc sẽ phá sản. Đặc biệt tờ báo còn loan tin sự phá sản của Công ty sản xuất đồ chơi với 6’500 nhân công làm việc.
Tờ FINANCIAL TIMES hôm nay Thứ Ba 21.10.2008 cho chạy tít lớn ở trang nhất: CHINA GROWTH SLOWS SHARPLY. Cũng vậy, Tờ THE WALL STREET JOURNAL hôm nay thứ Ba cũng đăng bài dài về sự xuống dốc của Kinh tế Trung Cộng với đầu đề THE WORLD FEELS CHINA’S DECLINING GROWTH.
Việt Nam, cùng một thể chế Chính trị với Trung Cộng, cùng một hệ thống Kinh tế làm việc cho xuất cảng, tất nhiên chịu cùng những hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chánh như tại Trung quốc. Chính Báo Việt Nam đã loan tin tình trạng phá sản tới 20% các Công ty.
Jonathan Manthorpe, Vancouver Sun 13/10/08, đã viết: “Ông Dũng đã giảm bớt sự ước lượng mức tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa trong năm nay xuống còn 7% từ mục tiêu ban đầu là 9%. Nhưng ít nhà kinh tế tin rằng mục tiêu đó thực tế vì mức tăng trưởng chỉ có 6.5% trong 9 tháng đầu năm và triển vọng cho những tháng còn lại thì thậm chí còn tối tăm ảm đạm hơn“.
Aûnh hưởng gián tiếp
Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08
Lên Trung Cộng và Việt Nam về Xã Hội và Chính trị.
Tình trạng Kinh tế xuống dốc tất nhiên ảnh hưởng tới những vấn đề Xã hội và Chính trị mà hai đảng Cộng sản Trung quốc và Việt Nam phải lo lắng.
Giáo sư TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho chính Trung quốc: “Les investissements étrangers qui se sont déversés sur la Chine depuis son accession à OMC, avaient contribue à solvabiliser un système bancaire national perchus de mauvais crédits... Aujourd’hui, l’accouplement de la Chine à un système financier international piloté par les Etats-Unis est lourd de conséquence. Si les exportations chinoises reviennent à une croissance à un chiffre, le produit intérieur brut pourrait perdre deux points de croissance... Les autorités craignent des troubles sociaux. (LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (Những đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc từ khi nước này vào WTO, và đã giải quyết việc xoay sở vốn cho một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...Ngày nay, sự lệ thuộc cấu kết của Trung quốc vào hệ thống tài chánh quốc tế dẫn đầu bởi Hoa kỳ mang hậu quả nặng nề... Nếu những xuất cảng của Trung quốc trở về độ tăng có một con số, thì sản xuất nội địa sẽ mất độ tăng... Chính quyền đang lo sợ những xáo trộn xã hội”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15)
Oâng còn nói thêm rằng những xáo trộn xã hội này gồm việc phải thải nhân công đã bỏ nội địa xa xôi về các thành phố ven biển làm việc. Bây giờ đẩy họ về nội địa nghèo khó không phải là dễ dàng. Tại Việt Nam, nhân công cũng từ thôn quê miền Nam, từ những tỉnh miền Trung nghèo khổ và từ những tỉnh miền Bắc kéo về Thủ đô. Khi họ bị sa thải, làm thế nào đẩy họ tở về nguyên quán.
Để giải quyết vấn đề này, Trung ương đảng CS Trung quốc đã họp kín 4 ngày trong tuần vừa rồi. Ký giả GILLIAN WONG, Associated Press Writer Gillian Wong, Associated Press Writer – Sun Oct 12, 11:20 am ET AP, đã viết: “BEIJING – China's ruling Communist Party on Sunday said it would seek to expand its massive internal market to counter the global economic slowdown that has reduced international demand for Chinese goods. The party, led by President Hu Jintao, released a statement at the end of a four-day meeting of its Central Committee where it also approved a plan aimed at doubling rural incomes by 2020.”(Bắc Kinh—Ban Điều hành đảng Cộng sản Trung quốc nói là Trung quốc tìm cách khai triển thị trường nội địa kếch xù của họ để bù trừ vào việc đình trệ của kinh tế tổng quát đã giảm thiểu việc đặt mua hàng của quốc tế đối với hàng hóa Trung quốc. Đảng, lãnh đạo bởi Chủ tịch HU JINTAO, tuyên bố sau 4 ngày họp của Trung ương đảng rằng đảng đã chấp nhận một chương trình nhằm tăng gấp đôi thu hoạch nông thôn vào khoảng năm 2020.”
Đây là chương trình không dễ thực hiện và rất tốn kém bởi vì trong nội địa Trung quốc, phải mất tối thiểu 20 năm nữa mới có thể có một hệ thống đường sá khả dĩ hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn.
Tại Việt Nam, vì quá hồ hởi với việc công nghệ hóa, nên đảng CSVN đã hầu như bỏ quên nông thôn. Đây là điều vô cùng đáng tiếc bởi vì Việt Nam có căn bản địa lý đồng bằng để phát triển mau chóng nông nghiệp.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Tuesday, December 16, 2008
ĐỘC TỐ TRONG HÀNG TRUNG QUỐC
Độc tố có trong các thực phẩm và đồ dùng được sản xuất tại China
Các vụ phát hiện độc tố trong sữa của China đã làm mọi người kinh sợ khi đọc các bản tường trình.
Mỗi ngày, các bản tường trình đều thay đổi nhưng không ai cho chúng ta biết rõ phải ăn những gì và không nên ăn những gì.
1/ Sữa độc thật ra nó là gì? Đó là bột sữa trộn lẫn với độc tố "Melamine".
Độc tố Melamine dùng để làm gì? Melamine là một loại hóa chất kỹ nghệ dùng sàn suất đồ như.a. Ngoài ra, melamine cũng được dùng trong các sản phẩm trang trí nhà cửa.
http://www.vacceb.net/image0011.jpg http://www.vacceb.net/image0022.jpg
Điều mà tất cả chúng ta cần phải biết là Melamine được dùng trong kỹ nghệ sản xuất...và nó KHÔNG THỂ DÙNG ĐỂ ĂN.
2/ Người ta thêm chất melamine vào bột sữa để làm gì?
Chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong bột sữa là protein. Độc tố Melamine cũng có cùng loại protein này nhưng lại có chứa thêm chất "NITROGEN".
http://www.vacceb.net/image0033.jpg
Thêm Melamine vào sữa sẽ giảm đi hàm lượng sữa thật sự cần phải có, và do vậy giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với các loại sữa khác. Điều này làm giảm giá thành trong việc sản xuất các sản phẩm sữa. Như vậy, thêm melamine sẽ giúp cho các nhà sản xuất sữa đạt được lợi nhận cao hơn!
Dưới đây là một mẫu Melamine.
http://www.vacceb.net/image0044.jpg http://www.vacceb.net/image0055.jpg
Trông nó cũng giống như sữa hay bột sữa đấy chứ, phải không nào? Vi nó không có mùi vị gì cả, nên chúng ta không thể khám phá ra nó được trong các thực phẩm dùng hàng ngày!
3/ Melamine đã được phát hiện thêm vàobột sữa khi nào?
Vào năm 2007, chó và mèo ở Mỹ bất ngờ bị đột tử và người ta đã tìm ra là thực phẩm cho gia súc được sản xuất ở China có chứa chất Melamine.
Đầu năm 2008, tại China, nhiều tường trình cho thấy là các ca bệnh về sạn thận trong trẻ em ngày càng gia tăng bất bình thường.
http://www.vacceb.net/image0066.jpg
Vào tháng 8, 2008, sữa bột China Sanlu được biết có chứa chất Melamine. Vào tháng 9, 2008, chính phủ New Zealand đã yêu cầu China điều tra về vấn đề này. Đến tháng 9, 2008, người ta khám phá ra rằng nhiều thực phẩm được sản xuất ở Đài Loan cũng có chứa chất melamine.
http://www.vacceb.net/image0077.jpg
4/ Điều gì sẽ xảy ra khi ăn phải chất melamine?
http://www.vacceb.net/image0088.jpg
Melamine sẽ ở lại trong thận, kết tụ lại thành sạn và làm nghẽn các ống dẫn khiến bệnh nhân đau đớn và không thể tiểu tiê.n. Sau đó, nó làm cho các quả thận bị sưng lên. Thận bị hư và không hoàn thành chức năng của nó và bệnh nhân cần phải trải qua tiến trình gọi là dialysis , nhiều khi có thể dẫn đến tử vong do tiểu ra máu.
http://www.vacceb.net/image0099.jpg
Vậy Dialysis là gì? Thật ra, thuật ngữ này có thể hiểu nôm na là "rửa máu". Nói cách khác là phải cho tất cả máu trong cơ thể bệnh nhân chạy qua một máy lọc trước khi trở về cơ thể. Tiến trình lọc này phải mất 4 tiếng đồng hồ và cứ 3 ngày lại phải lọc một lần như vậy và làm trong suốt cuộc đời còn lại của bệnh nhân do chứng trụy thận sinh ra.
Bên dưới: Một trung tâm lọc máu
http://www.vacceb.net/image01010.jpg
Bên dưới: Một trung tâm lọc máu qui mô hơn.
http://www.vacceb.net/image01111.jpg
Bệnh nhân cần một lỗ nhỏ nơi cánh tay để thọc bộ phận lọc máu vào:
http://www.vacceb.net/image01212.jpg
Tại sao điều này lại quá nguy hiểm cho các bé sơ sinh? Thận của các trẻ sơ sinh quá nhỏ nhưng chúng lại uống quá nhiều sữa bô.t.
Bên dưới: Một bé đang trải qua tiến trình lọc máu.
http://www.vacceb.net/image01313.jpg http://www.vacceb.net/image01414.jpg
Hiện China có 13,000 trẻ em đang nhập viê.n.
Ăn nhiều hay ăn ít chất melamine vào cơ thể không phải là điều quan tro.ng. Điều quan trọng là: MELAMINE KHÔNG PHẢI LÀ CHẤT ĐỂ ĂN.
5/ Những thực phẩm nào cần phải tránh?
Nên tránh các thực phẩm dùng hằng ngày được nhập từ Trung co.ng.
http://www.vacceb.net/image01515.jpg
Cần nhớ: Các loại thực phẩm cream hay sữa cần tránh dùng.
6/ Những công ty nào sẽ bị ảnh hưởng?
Dưới đây là các công ty bị ảnh hưởng bởi độc tố Melamine:
http://www.vacceb.net/image01616.jpg
7/ Chúng ta cần phải làm gì?
Tránh các loại thực phẩm nêu trên ít nhất trong vòng 6 tháng tới.
Nếu bạn sở hữu hay đang điều hành một tiệm ăn, một quán càphê, v.v... hãy ngừng bán các thực phẩm có chứa độc tố Melamine.
Nếu bạn có trẻ sơ sinh tại nhà, hãy đổi sang dùng sữa mẹ hay tìm một loại sữa khác thay thế.
Sau hết, hãy chia xẻ thông tin này cho các bạn hữu hầu cho họ hiểu được nguy cơ của sữa có độc tố melamine.
Cả thế giới đang lo sợ về các sản phẩm "máu đen" được sản xuất từ China.
Các bạn có biết phân biệt sản phẩm nào được sản xuất ở đâu không, chẳng hạn sản phẩm nào sản xuất ở Mỹ, sản phẩm nào ở Taiwan, hay ở China?
Đây là cách để bạn biết:
Ba con số đầu tiên của mã số sản phẩm là mã số của quốc gia mà sản phẩm đó được chế ta.o.
Ví dụ: Tất cả các mã số sản phẩm bắt đầu 690, 691.. đến 695 là các sản phẩm được sản xuất từ China. Như mã số sản phẩm dưới đây là 471 được in trên các sản phẩm được sản xuất từ Đài Loan, Made in Taiwan.
http://www.vacceb.net/image01717.jpg
Bạn có quyền biết điều này nhưng chính phủ và các ban ngành liên hệ không bao giờ thông tin cho bạn biết hay là chỉ dẫn cho công chúng. Vì vậy, chúng ta phải chỉ dẫn cho nhau, biết thận trọng hơn để tự cứu lấy chúng ta.
Ngày nay, những thương gia Tàu biết rằng khách hàng sẽ không chọn các sản phẩm "Made in China" nữa, do vậy họ sẽ không cho biết sản phẩm của họ được Made in China. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần, cứ việc nhìn vào các mã số của sản phẩm là biết ngay sản phẩm có xuất xứ từ nước nào.
Nhắc lại, nếu 3 con đầu tiên của mã số sản phẩm là một trong các số từ 690 đến 695 (kể cả hai số này) thì đích thị là sản phẩm Made in China. Đừng mua những sản phẩm đó.
Dưới đây là mã số sản phẩm của các quốc gia khác:
00 - 13: Mỹ và Canada
30 - 37: Pháp
40 - 44: Đức
49: Nhật
50: Liên hiệp Anh
57: Đan Mạch
64: Phần Lan
76: Switzerlang và Liechtenstein
628: Arập Saudi
629: United Arab Emirates
690 - 695: China
740 - 745: Trung Mỹ
Các mã 480 là Philippines
Chuyển ngữ: Thẩm Vân
(Forwarded by Phuong1110@aol.com, 11/24/08, 9.59PM)
Sunday, December 14, 2008
KHÚC HÀ LINH * HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ PHÍA SAU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ PHÍA SAU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
KHÚC HÀ LINH
14/12/2008 0:13 Đằng sau lùm cây cạnh ga Cẩm Giàng là trại văn chương Tự Lực Văn Đoàn -
Thế kỷ trước, ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, trong gia tộc Nguyễn Tường có hai người phụ nữ được nhắc nhiều trong đời sống văn học. Chồng, con say mê hoạt động văn chương, xã hội… còn họ lùi vào phía sau với thiên chức làm mẹ, làm vợ. Danh vọng, thành công của những người đàn ông đó có một phần ở sự tảo tần của họ.
I. THÂN MẪU CỦA NHẤT LINH - Trại Cẩm Giàng bà Nhu
Bà Lê Thị Sâm là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật, người gốc Huế, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng. Bấy giờ tri huyện Cẩm Giàng Nguyễn Tường Tiếp (tục gọi là huyện Giám), quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu đến tuổi lấy vợ, mới cho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường. Bà đã gồng mình gánh vác cơ nghiệp nhà Nguyễn Tường để nuôi mẹ chồng và bảy người con ăn học thành người, trong đó có ba nhà văn thuộc vào hàng trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) - một phong trào văn chương nổi tiếng trên văn đàn nước nhà những năm 30-40 thế kỷ trước: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam.
Lấy chồng hơn chục năm, bà có sáu người con, dời từ ấp Thái Hà về số 10 Hàng Bạc, Hà Nội, rồi hết về quê Cẩm Giàng lại theo con cả Nguyễn Tường Thụy ở Tân Đệ, Thái Bình. Do buôn bán ở Thái Bình được một năm chẳng thuận, bà Nhu lại đưa cả con thuyền gia đình về Hà Nội.
Khi vợ Nguyễn Tường Thụy xin ra ở riêng, bà lại về Cẩm Giàng. Đang bơ vơ không biết ăn ở ra sao thì người bạn cân gạo ngày trước là bà cả Hội nợ bà Nhu 60 đồng Đông Dương từ trước, trừ tiền nợ bằng hai mẫu đất cho bà Nhu. Thế là đào ao, đắp nền, làm nhà... Bà làm nhà gỗ, lợp rạ, cột vuông, bốn chung quanh hiên rộng. Nhà ba gian, gian đầu phòng khách, gian giữa thờ gia tiên, gian trong để ở. Trần nhà lát nứa dập thẳng. Mái rạ lợp dày xén rất đẹp, quanh nhà có lan can gỗ, gọi là Nhà ánh sáng.
Thời ấy khách đi tàu Hà Nội -Hải Phòng có thể nhìn rất rõ một khuôn viên trang trại có những ngôi nhà thấp thoáng dưới lùm cây xanh. Đến sau này các con trưởng thành, hoạt động văn chương, làm báo Phong Hóa, Ngày Nay ở Hà Nội, nhưng cuối tuần họ lại rủ bạn bè về trại thăm mẹ và nghỉ ngơi bàn luận chuyện văn. Cái tên trại văn chương TLVĐ hoặc trại Cẩm Giàng bà Nhu ra đời và đi vào văn học sử nước nhà.
Những ngày cuối năm 1932, ba anh em Nhất Linh mới ra làm báo Phong Hóa, còn gặp khó khăn, ai cũng sợ báo ế. Bà nói như đinh đóng cột: "Cái ấy khó gì, nếu không bán hết, mang về cho mợ gói cau càng tiện...". Câu nói ấy như luồng gió gạt bỏ hết những lo lắng trong những ngày đầu gian khó của nhóm.
Nhờ có người giúp đỡ, ngày 31.8.1917, tức 14.7 năm Đinh Tỵ, ông Nhu sang Lào (Sầm Nưa) làm thông phán tòa sứ, được đem theo vợ để buôn bán mưu sinh. Thật không may, được tám tháng, ông bạo bệnh qua đời. Một mình nơi xa xứ, lo chôn cất chồng xong, bà Nhu trở về Việt Nam đi hết 12 ngày đường bộ và đường thủy, gian nguy vô ngần. Mãn tang chồng một năm, bà cùng bốn người thân lại sang Lào để mang hài cốt ông về nước đặt mộ bên bờ ao thuộc làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng.
Bà Nhu tôn trọng chí hướng của các con. Ngày Hoàng Đạo tốt nghiệp cử nhân luật, được bổ chức tri huyện, đã về xin ý kiến mẹ. Bà bảo con: "Nay con thành đạt rồi mỗi người có chí hướng riêng, tùy con định đoạt. Ông cha ngày xưa nổi tiếng thanh liêm, làm quan thương dân để đức cho con cháu. Các con đừng làm gì hại đến thanh danh tiên tổ...".
Góa chồng khi mới 37 tuổi, bà tảo tần khuya sớm đi về làng quê cân gạo. Không đủ sống, đành nấu thuốc phiện, biết là hiểm nguy có thể bị Tây bắt bỏ tù bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi các con học hành thành đạt, đi làm có lương mới mát mặt. Trừ Thạch Lam, và con gái Nguyễn Thị Thế, còn lại 5 người đều có bằng cử nhân, riêng Nhất Linh đỗ cử nhân khoa học Pháp trở về nước làm báo, làm văn chương...
Nuôi dưỡng được ngần ấy người con, bà Nhu vượt qua bao nhiêu sóng gió. Nhưng bù đắp lại bà Nhu có những niềm vui. Đó là năm 3 người con trai Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và bác sĩ Nguyễn Tường Bách đều trở thành đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam độc lập. Rồi Hoàng Đạo làm Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế trong chính phủ liên hiệp lâm thời, sau đến Nhất Linh làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8.1945, bà tu ở chùa Đào Xuyên, qua chùa sư nữ ở Bối Khê, rồi về Hà Nội tu tại chùa Hai Bà. Khi biết tin Hoàng Đạo đột tử ở ga Thạch Long, Trung Quốc, vị sư già đã làm lễ cầu siêu cho con trong nơi cửa Phật. Rồi bà theo con vào Sài Gòn, tu ở chùa Xá Lợi cho đến năm 1960. Ít lâu sau bà viên tịch tại đó.
II.NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG CỦA NHẤT LINH
Người đàn bà ấy dưới mắt một phóng viên báo Đông Tây ở Hà Nội thời bấy giờ, được khắc họa: "Đôi mắt bà chớp chớp... Một đôi mắt to mênh mông, có hàng mi dài óng ả. Ánh sáng vừa dịu, vừa như có một cái gì như sẵn sàng vì mọi người... Tôi nhớ mãi cặp mắt ấy.
Cặp mắt có vẻ chịu đựng mọi hy sinh, vì người thân yêu của mình. Cặp mắt của người đàn bà Việt Nam, cũ kỹ, tảo tần, không ý thức được rằng những việc mình làm đã đóng góp cho sự nghiệp của chồng không nhỏ". (trích từ Từ bến sông Thương, Anh Thơ - hồi ký 1986).
Ấy là bà Phạm Thị Nguyên (1909-1981), quê làng Phượng Dực, Thường Tín, tỉnh Hà Đông, trước năm 1945 là chủ hiệu buôn cau khô có tiếng ở Hà Nội mang tên Cẩm Lợi.
Vào tuổi đôi mươi, Phạm Thị Nguyên kết hôn với nhà văn Nhất Linh, ở nhà 15 phố Hàng Bè, Hà Nội. Bà vẫn bán cau khô, mở rộng quan hệ buôn bán suốt trong Nam ngoài Bắc, toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp của chồng.
Những năm tháng chồng mải mê làm báo, cổ súy phong trào Ánh Sáng..., bà vật lộn với nghề buôn bán cau, nuôi đàn con (13 lần đẻ chỉ nuôi được 7), làm hậu thuẫn cho chồng thi thố giữa cuộc đời. Hiếm ai biết rằng bà từng tham gia phong trào Ánh Sáng, xóa nhà ổ chuột, làm nhà tranh tre sáng sủa cho dân nghèo thợ thuyền...
Bà Nhu (thứ 2 từ phải sang) trong lần đi du lịch cùng báo Ngày Nay Người đàn bà có tấm lòng bao dung ấy được chồng yêu... Mỗi lần viết xong và xuất bản được một cuốn truyện mới, Nhất Linh luôn đưa vợ đi biển Sầm Sơn nghỉ ít ngày. Hồi Nhất Linh ẩn cư ở Đà Lạt giữa thiên nhiên ngoạn mục cũng không quên đưa bà lên cùng thưởng thú chơi phong lan. Có những buổi sớm mai khi con còn trong giấc ngủ, hai ông bà đã bên nhau uống trà nóng, rất là tương đắc. Nhất Linh yêu quý vợ, còn yêu cả cái tên đất tên làng của vợ. Ở Sài Gòn, ông cho in lại các tác phẩm cũ thời TLVĐ và viết tác phẩm mới. Ông đã lấy chữ Phượng (Phượng Dực quê vợ) và chữ Giang (Giàng) nơi sinh trưởng của mình là Cẩm Giàng, rồi ghép thành tên Nhà xuất bản Phượng Giang.
Làm vợ nhà văn Nhất Linh, một nhân vật nổi tiếng thời TLVĐ, bà Nguyên sống trong nụ cười và nước mắt. Bà đau buồn nhất là những năm Nhất Linh lưu vong ở nước người trên đảo Sường Châu, Trung Quốc. Bà đã vượt dặm đường gian nan nguy hiểm đi thăm và tiếp tế cho ông.
Lo lắng khi thấy chồng sống cô độc trên đất khách, bà tìm cách nhắc lại một cách khéo léo về thời TLVĐ làm báo, viết sách của chồng. Như một phép lạ, nét mặt Nhất Linh vui, tươi sáng. Ở trang đầu bản thảo tiểu thuyết Xóm Cầu Mới, Nhất Linh viết tại Hương Cảng có mang những dòng chữ: Tặng Nguyên, người rất thân yêu, đã khuyên tôi trở lại đời văn sĩ và nhờ thế cuốn Xóm Cầu Mới này khởi đầu từ 1940 mới được viết tiếp theo. Hương Cảng trên núi, ngày 16.10.1949. Nhất Linh.
Sống dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Nhất Linh cực lực phản đối chính quyền đàn áp những người đối lập và tham gia ủng hộ cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông. Việc không thành, ông bị Tòa án quân sự đặc biệt gọi ra tòa xét xử. Trước lúc quyên sinh, Nhất Linh để lại 2 bản di chúc. Một bản nói với cuộc đời và một bản dành riêng cho vợ với hai mươi từ tuyệt mệnh: "Mình, mối tình của đôi ta hàng bao năm đẹp đẽ lắm rồi, không... mong ước gì hơn nữa. Anh, Nhất Linh. 7.7.1963".
Năm 1981, bà sang Pháp đoàn tụ với con, mất tại đó. Năm 2001, hài cốt của bà được đem về nghĩa trang Hội An, Quảng Nam. Mộ bà nằm bên mộ chồng và mộ cụ tổ Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ, vị quan triều Nguyễn, ra Bắc làm Tri phủ Cẩm Giàng, Hải Dương, người khai nguyên dòng họ Nguyễn Tường trên đất Bắc.
===
KHÚC HÀ LINH. TRICH THANH NIÊN ONLINE.
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200850/20081214001323.aspx
===
LÝ ĐẠI NGUYÊN * NGHỊ QUYẾT CỦA PHẬT GIÁO VNTN
VIẾT VỀ NGHỊ QUYẾT 9 ĐIỂM CỦA
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Trong khi nhóm Man Cộng Hànội, ngày càng đẩy Viêt nam lún sâu vào vòng tay khống chế của bọn Bành Trướng Bắc Kinh, chúng coi thường dư luận quốc tế, thẳng tay xiết chặt báo giới, đàn áp những người chống tham nhũng, khủng bố những người đòi Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo, Công Bằng Xã Hội, thì ngày 15-11-2008 Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, dưới sự chủ tọa của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, gồm đông đủ các thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện và một số thành viên Ban Đại Diện Tỉnh Giáo Hôi.
Sau 8 giờ thảo luận đã thông qua Bản Nghị Quyết 9 điểm, ngoài việc khẳng định:
“1- Quyết tâm nối tiếp sự nghiệp phụng sự chánh pháp và dân tộc, mà Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN đã vạch ra, cho dù còn rất nhiều khó khăn phía trước đang chờ đón, vẫn không nao núng chùn bước”.Giáo Hội đã nhất tâm tuyên hứa:
“2- Nguyện cùng toàn dân trong ngoài nước cương quyết bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ, yêu cầu nhà cầm quyền Hànội phải có trách nhiệm bào vệ tổ quốc, mà trước mắt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhất là các Hiệp Ước về biên giới trên bộ, vùng đánh cá chung…đã ký kết với Trung Cộng như thế nào? Nhượng, bán cho Trung Cộng bao nhiêu đất đai, lãnh hải? Số ngư dân vùng đánh cá chung, đã bị Trung Cộng bắn giết trong trường hợp nào? Bao nhiêu người? và giải quyết ra sao? Hãy can đảm công bố minh bạch cho quốc dân trong ngoài nước và thế giới cùng biết.
Tránh những dư luận bức xúc, bàn tán xôn xao, trong nhân dân ngày càng gia tăng” Lời yêu cầu này được nêu lên với nhà cầm quyền Hàinội, giữa lúc toàn dân trong ngoài nước và thế giới đang chứng kiến chiến hạm Trịnh Hòa của Trungcộng, ngày 18-11-08 cập bến Đànẵng, tiếng là chuyến thăm hữu nghị. Nhưng thực tế là Trungcộng đưa con tầu mang tên Trịnh Hòa vào Viêtnam là cố tình xác nhận với Viê.tnam và Thế Giới rằng: 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn cõi Biển Đông là của chúng. Vì Trungcộng từng lên tiếng cho là, chính viên thái giám Trịnh Hòa, dưới thời Nhà Minh Trung hoa này, năm 1405 được phong làm Thủy Sư Đô Đốc, điều khiển một đoàn chiến thuyền vượt đại dương tìm xứ lạ, là người đầu tiên đã khám phá ra 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn vùng biển ở đây.
Xem vậy, vì tâm từ bi và tình yêu nước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã vượt lên trên mọi đối kháng đời thường, mà chính mình đang là nạn nhân bị ngược đãi, để làm một sự gợi ý cho nhà cầm quyền Hànội, nếu còn có lương tri và chút ít tự ái dân tộc thì cần lên tiếng bạch hóa mọi vấn đề khúc mắc giữa quan hệ 2 nước Việt Hoa. Đừng để cho Trungcộng coi thường dân tộc Viêtnam, mà tổ tiên người Hoa trước kia, tuy từng nhiều phen bị bại trước Viê.tnam, nhưng vẫn tự coi là Thiên Triều và khinh miệt gọi nước ta là Nam Man.
Giáo Hội cũng:
“3- Kêu gọi nhà cầm quyền Hànội hãy nhanh chóng phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN theo lập trường 4 điểm mà Viện Hóa Đạo đã đề xuất (trước đây). Trong đó có việc: “Đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, mà đảng Công sản và nhà nước CHXHCNVN đã thiết lập năm 1981, ra khỏi Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một cơ quan ngoại vi của đảng Côngsản”. Việc này đồng nghĩa với việc tất cả các giáo hội của mọi tôn giáo đang sinh hoạt công khai hợp pháp tại Viê.tnam, phải được ra khỏi quy chế “xin cho” của Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo, hiện buộc các giáo hội đó phải nằm trong và do Mặt Trận Tổ Quốc trực tiếp điều khiển. Đây là thực trạng của các tôn giáo tại Viê.tnam đang bị nhà cầm quyền Viêt cộng dùng luật lệ phi pháp và tổ chức ngoại vi của đảng Cô.ngsản để trói buộc các giáo hội vào một cơ chế độc tài toàn trị, chứ không phải là việc công nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng như ở các chế độ dân chủ pháp trị. Nên GHPGVNTN:
“4- Tiếp tục vận động dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo thực sự tại Viê.tnam cho đến khi đạt mục đích” . Năm điều còn lại thuộc về vấn đề nội bộ của Giáo Hội như:
“5- Kiện toàn nhân sự HĐLV, củng cố và tiếp tục thành lập Ban Đai Diện GHPGVNTN các Miền, các tỉnh thành, và đặc biệt là kiện toàn đoàn thể Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
6- Tùy hoàn cảnh địa phương, tổ chức các khoá tu học, các khóa hội thảo Phật Pháp, Tu Bát Quan Trai, hành thiền…tạo điều kiện cho Phật Tử tại gia học Phâ.t.
7- Hơn bao giờ hết, hàng xuất gia cũng như tại gia nỗ lực hành trì GiớiĐDi.nh-Tuệ để tích tập phước đức tự thân trang nghiêm Giáo Hội, nêu cao đời sống phạm ha.nh. thiểu dục, tri túc và thận ngôn…nhằm ngự chế tình trạng suy thoái như hiện nay trong đời sống xã hô.i.
8- Đề cao cảnh giác trước mưu toan xảo trá, luận điệu xuyên tạc, vu khống, lường gạt của các thế lực vô minh, của nội ma ngoại chướng đang nỗ lực đánh phá GHPGVNTN.
9- Sau hết đối với chư tôn đức và số đoàn viên Gia Đình Phật Tử, đã từ bỏ GHPGVNTN, nếu thấy cần thành lập một tổ chức Phật Giáo khác, điều đó không ai cấm cản. Nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng danh xưng GHPGVNTN khi không tuân thủ nội dung Hiến Chương GHPGVNTN”.
Nghị quyết 9 điểm của Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN xuất hiện đúng lúc, đúng thời, đúng thế của hoàn cảnh Viê.tnam. Trong khi thế giới đang rối mù vì cuộc khủng hoảng tài chánh quốc tế. Hoakỳ là siêu cường duy nhất làm cho bọn Bành Trướng Bắc Kinh phải kiêng nể, đang trong thời kỳ chuyễn đổi chính quyền. Nên chính sách “Nhập Nội Việt Nam” tuy nhất quán, nhưng không phải là không có kẽ hở. Nương vào đó, bọn Bành Trướng Bắc Kinh đã hà hơi tiếp sức cho nhóm Man Cộng Hànội, vùng lên chống phá quyết liệt chủ trương “Nhập Nội Việt Nam ” của Hoakỳ, qua việc Tư Doanh Hóa Kinh Tế, Tự Do Hóa Xã Hội, Dân Chủ Hóa Chế Độ. Cũng như Trungcộng, nhóm Mancộng tại Viê.tnam cũng chỉ chấp nhận để cho đảng viên làm kinh tế tư doanh, còn tìm mọi cách để giới hạn công cuộc tư doanh của tư nhân. Riêng về Tự Do Hóa Xã Hội, thì chúng để cho dân chúng tự do trong thế hổ lốn, sống chết mặc bay. Không cho thành lập các tổ chức Xã Hội Dân Sự, nhất là lãnh vực Tự Do Ngôn Luận, để bảo vệ và tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của các công dân và các tập thể xã hô.i. Còn việc Dân Chủ Hóa Chế Độ, như sửa Hiến Pháp, cho Bầu Cử Trực Tiếp và sinh hoạt Chính Trị Đa Đảng thì bị cấm tiê.t. Chính việc Viê.tnam không có Tự Do Dân Chủ Thực Sự, nên bọn Bành Trướng Bắc Kinh chỉ cần nắm được đảng và chính phủ tại Hànội là Viê.tnam trở thành thuộc quốc của chúng. Cho dù nhóm Man Cộng Hànội có thiết lập mối tương quan quân bình giữa Hoa, Mỹ và thế giới như chúng trông đợi, mà Viê.tnam chưa có Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Thực Sự, thì vẫn chỉ là một nước làm tôi mọi cho các nước lớn mà thôi. Vậy việc GHPGVNTN tiếp tục vận động dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo thực sự tại Viê.tnam là nhu cầu của Dân Tộc và của mỗi chúng ta.
Little Saigon ngày 18-11-2008.
TIN TỨC * VIỆT CỘNG TỐNG XUẤT ĐÁM ĂN CÓ NHẤT HẠNH
ĐÁNG ĐỜI CHO BỌN TU HÀNH THEO ĐUÔI CỘNG SẢN BỊ VẮT CHANH BỎ VỎ THÊ THẢM!
Lâm Đồng: Công an trục xuất 400 tăng ni Làng Mai và tố vi phạm pháp luật
Nov 13, 2008 22:44:00 (Calitoday) Sau khi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đón tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai về Việt Nam để tổ chức đại lễ Vesak rầm rộ, mọi người tưởng rằng Hà Nội sẽ dễ dãi để cho giáo hội này hoạt động tại Việt Nam. Thế nhưng sau khi đạt được mục đích, Hà Nội đã nhanh chóng trở mặt và mới đây đã gửi văn thư trục xuất Tăng Thân Làng Mai ra khỏi Tu Viện Bát Nhã, Lâm Đồng cách nay 3 tháng.
Nguồn tin mới nhất cho biết Công an địa phương đã bắt đầu cưỡng hành lệnh trục xuất, đem đồ đạc quăng ra ngoài phòng, xua đuổi và bạo hành hàng trăm Tăng Ni, cả ngoại kiều lẫn Việt Nam, ghi nhận là hơn 400 đệ tử xuất gia và tập sự tu học theo Đạo Tràng Làng Mai của Thiền Sư Nhất Hạnh đã bắt đầu rời Lâm Đồng, trong đó có ít nhất 40 sư cô đã về lại Huế, tạm ở Chùa Tây Linh
Ý Kiến của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN:
Theo đuôi Cộng Sản và mưu toan đẩy Giáo Hội Truyền Thống là Giáo Hội PGVNTN sáp nhập với Quốc Doanh, kẻ chủ trương Thiền Tiếp Hiện đáp ứng lục dục con người mới đây đã bị một cú trời giáng từ Đảng CSVN:
Đệ tử Đạo Tràng Làng Mai bị quăng đồ đạt ra đường và bị bạo hành tại Lâm Đồng, sau khi ác Đảng CS đã đạt được mục đích mà Thích Nhất Hạnh đem lại: Rút tên khỏi danh sách các Quốc Gia bị Quan Tâm Đặc Biệt vì Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo (CPC) hồi 2006 và tổ chức xong VESAK rình rang hồi tháng 5-2008. Bây giờ CSVN thấy sự hiện diện và phát triển của Đạo Tràng Làng Mai ở VN là một đe dọa cạnh tranh với Giáo Hội Quốc Doanh của Nhà Nước, cho nên CS áp dụng ngay sách lược: “TIÊN HẠ THỦ VI CƯỜNG!”. Có điều là bọn ác ôn công an CS đã hành xử quá tàn nhẫn đối với Đạo Tràng Làng Mai ở Lâm Đồng: quăng đồ đạt ra đường, xua đuổi và bạo hành các đệ tử của Nhất Hạnh tại Đạo Tràng này, khiến những kẻ theo Nhất Hạnh đã phải “bay mô” tứ tán, 40 sư cô đã về lại Huế, tạm ở Chùa Tây Linh, như bản tin trên cho biết.
Chắc chắn sẽ còn những đàn áp khốc liệt tiếp theo một khi những tăng ni này và những người theo Nhất Hạnh tiếp tục tập trung củng cố để làm thành một giáo phái Đạo Tràng Làng Mai ở VN. Việt Cộng là không có chơi được, nhưng Thích Nhất Hạnh vì muốn phát triển Đạo Tràng ở VN bắt tay với VC, với hy vọng lập công để được ơn mưa móc! Không ngờ kết quả thê thảm! Thật đáng đời cho một Ma Tăng bắt tay với CS, phản lại Giáo Hội chân truyền! Đó là gương tày liếp cho bọn QUỐC DOANH HẢI NGOẠI đang chủ trương “LÀM VĂN HÓA - HOẰNG PHÁP - TỪ THIỆN” với trong nước, tức là với bọn QUỐC DOANH CỘNG SẢN CHÓ CHẾT! Thật đáng đời!
LỜI BÀN CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ:
NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ. THẾ NHƯNG CÁI HỢP TÁC GIỮA QUỶ VÀ MA THÌ KHÔNG LÂU DÀI VÌ MA LÀM SAO ĐICH NỔI QUỶ?
VÔ NHẤT HẠNH, NGUYỄN CAO KỲ, PHẠM DUY CHỈ LÀ NHỮNG LƯU MANH XÓM, LƯU MANH CHỢ THEO KIỂU BA GIAI TÚ XUẤT SAO MÀ ĐẤU NỔI QUỶ VƯƠNG!
ĐÁM MA TĂNG NÀY QUẢ THẬT LÀ LŨ YÊU MA ĐỘI LỐT TU HÀNH CHO NÊN KHÔNG CÓ GIỚI, ĐỊNH TUỆ
THAN ÔI!
" CHỊU ĐẤM ĂN XÔI, XÔI LẠI HỎNG,
CẦM BẰNG ĐI Ở, Ở KHÔNG CÔNG"
BAO NHIÊU CÔNG PHU TIỀN BẠC CÚNG VÁI CHO CỘNG SẢN NAY THÌ MẤT SẠCH! QUẢ LÀ " KY CÓP CHO CỌP NÓ THA".
HỌ ĐÃ HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐẠO LÝ, LÀ VÔ THƯỜNG CỦA PHẬT GIÁO!
ĐỖ THÔNG MINH * TỰ VẤN 5
TỰ VẤN 5:
Trọng Từ Chương,
Bằng Cấp!?
Trọng Hình Thức?
Đỗ Thông Minh
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là một người theo Nho học, nhưng cực lực bài bác lối học từ chương, khoa cử, thiếu hẳn nhiệt tình dấn thân đối với đất nước. Trong lời tựa cuốn Phan Tây Hồ Tiên Sinh Lịch Sử, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã viết:
"... Cái học khoa cử ở nước ta đã thành ra không khí, cha dạy con, thầy bảo trò, anh em bạn bè khuyên nhau, gần như trong đời không có việc thứ hai nữa; cho đến đất nước suy mòn, giống nòi tan tác mà sĩ phu vẫn cứ say mê trong vực ấy mà không tỉnh dậy...".
Người Việt hầu như ai cũng biết câu: "Đại đăng khoa rồi tiểu đăng khoa" , là thi đậu rồi lấy vợ và bức tranh "Vinh Quy Bái Tổ", cảnh ngựa chàng đi trước, võng nàng đi saụ Ngày nay ,nhiều người Việt có nhà cao cửa rộng cũng hay treo bức tranh "Vinh Quy Bái Tổ", có thể chủ nhân thích vì lý do nghệ thuật, nhưng có thể cũng là để thỏa mãn ước mơ trong tiềm thức. Chúng tôi muốn nói đến tinh thần trọng từ chương từ thời Tứ Thư Ngữ Kinh, tinh thần trọng bằng cấp từ thời Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình, dù nay biết rằng lối học và hành đó thiếu hẳn tinh thần khoa học, thực nghiệm, thực dụng và thực nghiệp (áp dụng vào công nghiệp).
Tinh thần từ chương, khoa cử đã ăn sâu trong tim óc người Việt, tạo ra một nhân sinh quan vừa làm vừa hưởng nhàn kiểu Nguyễn Công Trứ. Như cố gắng học để thi lấy cái bằng, rồi tìm một công việc nhàn hạ mà lương cao... không cần biết là cơ quan hay công ty nơi mình làm việc sẽ đi về đâu.
Hình thức - nội dung hay vật chất - tinh thần là những cặp lưỡng nhất thể, luôn luôn đi đôi với nhaụ Ai cũng biết nội dung và tinh thần giá trị lâu dài hơn hình thức và vật chất, nhưng hầu hết người ta vẫn bị cái bề ngoài và cụ thể cuốn hút. Giữ được thăng bằng hai mặt ấy không phải là dễ, vì thường mặt này mạnh, mặt kia sẽ yếụ
Thêm nữa, "Tốt khoe, xấu che.", đó là lẽ thường, một thứ bản năng văn hóa chung của cả loài người, người nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, nhưng nếu "Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng." thì vấn đề lại khác, vì đó là tính khoe khoang, hách dịch, muốn đem uy quyền cuả mình ra đè đầu người khác.
Từ Chương:
Năm 2007, tính theo truyền thuyết Việt Lịch là năm 4886. Sau thời lập quốc, vào năm 111 trước Công Nguyên, nước Việt đã bị nhà Hán chi phối cho tới năm 939, là khi Ngô Quyền nổi lên giành độc lập.
Dưới thời Bắc Thuộc, người Việt dù muốn dù không, bên cạnh văn minh văn hóa bản địa, cũng đã du nhập văn hóa Trung Quốc, do Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp là những người đầu tiên đem vào, một nền văn hóa phong phú và rực rỡ, nhưng thiếu tính thực dụng.
Giới trí thức Việt thời bấy giờ đã học chữ Hán và tiếng Hoa phát âm theo lối đời Đường để giao thiệp với quan lại phương Bắc. Họ học chữ rồi học Tứ Thư, Ngũ Kinh, và nhiều kinh sách khác, nói chung là của Nho Giáo và Khổng Tử, người được coi là "vạn thế sư biểu" (Thầy của vạn đời).
Tứ Thư là 4 bộ truyện, gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Ngũ Kinh là 5 bộ kinh, gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.
Đây là những pho sách quý, tinh hoa, không những của Trung Quốc mà của cả nhân loạị Tuy nhiên có khiếm khuyết lớn ở chỗ quá chú trọng về đạo đức trong việc đối nhân xử thế về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, về công, dung, ngôn, hạnh... và văn chương thi phú là khoa học nhân văn mà quên đi khoa học tự nhiên thực dụng.
Theo Thầy Triệt Học Trần Đức Giang, Trung Quốc đã có những phát kiến rực rỡ về văn minh và văn hóa như:
- Về tư tưởng: Nho Giáo, Lão Giáọ
- Về binh pháp: Tôn Tử Binh Pháp
- Về phát minh: 4 phát minh lớn là làm ra giấy, nghề in sách, kim chỉ nam, thuốc súng.
- Về thiên văn học: Trương Nghi phát minh ra máy đo sự chuyển vận của quả đất (Địa động nghi) lâu nhất trên thế giới, trước máy của Âu Châu 1.700 năm, y sĩ Hoa Đà phát minh ra thuốc mê sớm nhất thế giới, phép kế toán của Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi đầu tiên trên thế giới, lịch Thọ Thời đã có trước lịch Thái Dương hơn 300 năm, sách Bản Thảo Cương Mục là sách nói về dược thảo lâu đời và công phu nhất thế giới v.v...
Trung Quốc đã là cái nôi văn hóa và văn minh của nhân loại một thời, thế mà do mải mê từ chương và khoa cử, nhất là vào đời nhà Tống... mà lụn bại dần. Trong khi các nước Âu-Mỹ và Nhật Bản vươn lên, tìm đến xâu xé đất nước Trung Quốc.
Nói chung, trong suốt một thời gian dài, các dân tộc chịu ảnh hưởng Nho Giáo đã bị tụt hậu so với Âu-Mỹ. Chưa kể là ngày nay, con người bình đẳng hơn, tinh thần tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), trung quân (trung với vua)... không còn cần thiết nữạ
Trong khi người Đông Phương nặng về tình cảm, duy tâm, thì người Tây Phương thiên về duy lý và duy vật. Tây Phương suy nghĩ có luận cứ và làm việc có phương pháp, đã đưa những đất nước của họ nhanh chóng vươn lên. Họ cũng say đắm trong thế giới văn chương, nghệ thuật, nhưng không quên dấn thân trong việc khám phá thiên nhiên, ứng dụng khoa học vào đời sống.
Cũng là một quốc gia ở Đông Phương, nhưng nước Nhật nhờ đâu mà nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu, vươn lên ngang hàng với hoặc hơn các nước Âu-Mỹ? Bác Sĩ kiêm Học Giả Nhật là Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát, 1835-1901), nhà tư tưởng canh tân lừng danh, được coi là Voltaire (nhà cách mạng tư tưởng Pháp) của Nhật, người đã mở đại học tư Keio Gijuku đầu tiên ở Nhật cho rằng: "Nền giáo dục Nho Giáo ở Đông Phương, về hữu hình không để ý tới việc bồi dưỡng lối suy nghĩ khoa học và về vô hình không chú trọng đến tinh thần độc lập của mỗi cá nhân.".
Biết rõ được sự yếu kếm của mình trước Âu-Mỹ, ông đã cố gắng tìm con đường đi lên, trong sách Văn Minh Luận Khái Lược, ông đã viết:
"Để bảo vệ độc lập (Nhật Bản), không còn cách nào ngoài con đường tiến đến văn minh. Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.".
Ông định nghĩa tinh thần độc lập ấy như sau:
- Biết tự mình lo toan cho chính mình mà không nhờ người khác.
- Biết phân biệt sự vật phải trái một cách đứng đắn mà không ỷ lại vào trí khôn của người khác.
- Biết tự mình dùng tâm lực lao động để nuôi lấy chính mình mà không cậy vào sức người khác.
Theo ông, cách giữ nước hay nhất là:
"Làm cho đất nước tràn đầy không khí tự do độc lập, không phân biệt sang hèn, trên dưới, mỗi người gánh vác trách nhiệm quốc gia, người tài kẻ ngu, người sáng kẻ mù, nhất nhất phải ráng sức gánh vác bổn phận của người dân nước đó.".
Những vị trí thức Việt từng đi Pháp, Âu Chảu về, có tư tưởng canh tân như Nguyễn Trường Tộ (1828-1871), Phạm Phú Thứ (1820-1883), Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895)... cũng đã từng trình biết bao bản điều trần lên triều đình nhà Nguyễn kêu gọi cải cách nhưng bị khước từ, trù dập. Vậy thì không phải không có người Việt nhìn ra vấn đề và lên tiếng, nhưng quán tính văn hóa, đã làm cho những người trí thức khác và quần chúng thường ngại cái gì mới lạ, đâm ra lưỡng lự không dám mạnh dạn làm theo.
Cho đến thập niên 40, 50 của thế kỷ 20, khi vừa thoát khỏi phong kiến lạc hậu thì Trung Quốc từ năm 1949 đến cuối thập niên 70 và Việt Nam từ năm 1954 đến năm 85 lại rơi vào vòng quá khích, phi hiện thực của chủ nghĩa Cộng Sản. Trường hợp Việt Nam, các người lãnh đạo còn máy móc và độc đoán áp dụng mô hình Liên Xô, rồi Trung Quốc như cơ chế nhà nước, đấu tranh giai cấp... khiến người dân không còn đường sống. Tới khi hoàn toàn bế tắc rồi họ mới thức tỉnh giấc mê sảng và bắt đầu dò dẫm đưa đất nước đi lên theo con đường Dân Chủ - Tư Bản mà họ đã từng sống chết đả phá kịch liệt. Do đó, tại Trung Quốc và Việt Nam... chủ nghĩa Cộng Sản nay chỉ còn cái vỏ, đảng viên và cán bộ nhà nước lo làm giàu bằng mọi giá, còn nhanh hơn cả Tư Bản.
Việt Nam sống bên cạnh nước Trung Quốc khổng lồ vượt trội về nhiều mặt, để tồn tại và thăng tiến, suốt chiều dài lịch sử, người Việt có hai thái độ trái nghịch, tiếp thu hầu như trọn vẹn về văn hóa, nhưng kháng chiến đến cùng để bảo toàn lãnh thổ. Cho đến tận hôm nay, hầu hết người Việt, giới trí thức thì thường viện dẫn sách Tàu, giới bình dân thì vẫn mê truyện Tàu, phim Tàu...
Sự lệ thuộc quá sâu đậm của Việt Nam với Trung Quốc về văn hóa đã giúp bồi đắp văn hóa Việt, nhưng đồng thời cũng kéo theo những hệ lụy về cách học hỏi, cách suy nghĩ. Tinh thần của người Việt nói chung là sùng bái anh hùng, nhân sĩ, rồi khiêm tốn đến độ tự ty và thiếu tự tin, không dám vượt ra ngoài những gì được coi là khuôn vàng thước ngọc. Vẫn biết "Không thầy đố mầy làm nên.", nhưng nếu lúc nào cũng "Nhất tự vi sự, bán tự vi sự", không dám suy nghĩ độc lập, không dám mạo hiểm, khám phá thì sẽ không thể nào tiến bộ được.
Thêm một điều tốt, nhưng cũng có cái tệ hại riêng của nó, đó là người Việt vốn tính dễ dãi, suy nghĩ đơn giản, nên lỏng lẻo trong làm việc và dễ dàng bằng lòng với những thành quả khiêm nhường, những sản phẩm kém cỏi, kiểu "Có là vui rồi.". Ông Minagawa, một chuyên gia của Bộ Ngoại Giao Nhật với khoảng 40 năm kinh nghiệm về Việt Nam cho rằng người Nhật theo chủ nghĩa toàn bích nên làm được những sản phẩm tốt, nhưng đôi khi dẫn đến bế tắc và tự tử, còn người Việt theo chủ nghĩa 60%, có nghĩa là thỏa mãn với những gì đạt được trên trung bình và thường dừng lại ở đó, không tiến thêm nữạ
Tóm lại, con đường đi lên của dân tộc Việt là chúng ta không bỏ, cũng như không thể bỏ văn hóa Đông Phương, nhưng không nên tự khép kín mãi trong đó, mà phải biết hấp thu cái tinh túy của văn hóa Tây Phương và sáng tạo thêm để làm giàu cho văn hóa Việt.
Khoa Cử:
Sau đó Việt Nam còn du nhập cả lối khoa cử, học cho thuộc lầu kinh sách, học mà không vấn, không suy, chỉ biết lý lẽ mà không áp dụng thực tế. Học để khi làm bài thi đối ứng cho trôi chảy và minh họa cho hay, làm thơ phú cho hay, đi thi cầu cho đậu để được bổ làm quan. Như vậy kể như một đời vinh hưởng bổng lộc, danh vọng, không những cho cá nhân mà còn cho cả gia đình. Nhưng Nhật Bản dù đã du nhập chữ Hán qua ngả Triều Tiên vào thế kỷ thứ 5, sau đó khoảng thế kỷ thứ 7 mới trực tiếp giao dịch với Trung Quốc, họ cũng đã tiếp thu rất nhiều tinh hoa trong văn hóa Trung Quốc như Nho Giáo, Thiền, tranh thủ ấn họa, trà đạo, thư đào, cây kiểngtrong chậu (bonsai), võ thuật..., nhưng hầu như không du nhập chế độ khoa cử, mà chọn theo khả năng ứng xử, điều hành việc nước.
Dùng khoa cử để chọn nhân tài thì xưa nay đều như vậy, nhưng tính phiến diện của từ chương xưa vốn coi trong trật tự xã hội, quan hệ quân-thần... nên khó chọn được người có tài kinh bang tế thế hay người có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật để có thể nhanh chóng nâng cao mức sống của người dân.
Nếu thời xưa thi đậu thì ra làm quan, càng đậu cao càng làm quan to, vinh hiển, phú quý biết baọ Còn thời nay, hình thức thi cử và việc tiến thân tuy có khác, nhưng học cao, đậu cao cũng vẫn là có một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống ở một nấc thang cao trong xã hội. Nên học kiểu máy móc, học tủ, nhồi nhét để rồi quên...
Tinh thần quá chuộng khoa cử ấy lâu dần thành nếp. Thường cứ 3 năm triều đình lại mở khoa thi, có người đậu ngay, có người lận đận thi cả chục khoa không đậu, vẫn chi miệt mài kinh sách không lo làm gì khác, đến lúc già rồi mà vẫn còn lều chõng đi thi để mong làm quan, không chức lớn thì cũng chức nhỏ.
Tinh thần khoa cử ấy kéo dài cả 2.000 năm. Chỉ cho tới đầu thế kỷ thứ 20 thời nhà Nguyễn, khi Pháp đô hộ Việt Nam thì mới có dấu hiệu thay đổi. Nhiều Nho sĩ Việt bắt đầu ý thức về vận mệnh đất nước nên đi thi để có vị thế, có cơ hội tiếp sức với các Nho sĩ khác, và nhất là có tiếng nói mạnh với quần chúng... nhưng họ chỉ làm quan một thời gian rất ngắn như các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh..., hay hoàn toàn không ra làm quan như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Võ Bá Hạp... Các Nho sĩ ấy bắt đầu mạnh dạn từ bỏ danh vọng, bổng lộc riêng tư, chọn con đường dấn thân gian khổ, đứng về phía người dân để cùng tranh đấu giành độc lập và phát triển đất nước.
Các cụ là những nhà trí thức, đồng thời là những nhà cách mạng rất đáng kính của dân tộc. Nhưng thời của các cụ, nhất là giai đoạn đầu, hầu hết vẫn còn lặn ngụp trong thế giới từ chương, thuộc làu kinh sách. Cụ Phan Bội Châu đã nhìều lần bầy tỏ nỗi đau buồn về vấn nạn dân trí thấp kém, nhưng chính cụ cũng phải tự phán đại ý rằng "Năm tôi 38 tuổi mà không biết 9x9 = 81 là gì." (cụ không biết phép nhân cửu chương), nói chi tới những môn khoa học khác.
Người Việt nổi tiếng chăm học và tỷ lệ thành đạt về học vấn khá caọ Ngày nay có gia đình tới 3, 4, thậm chí 5, 6 người làm Tiến Sĩ, Bác Sĩ, Cao Học (Thạc Sĩ) hay Kỹ Sư... Phải công nhận đó là những gia đình có cha mẹ tốt, biết hy sinh và giáo dục con cáị Các con cũng thông minh hơn người mới học thành tài ở những ngành khó khăn và tốn kém như vậy. Nhưng mặt khác, nhìn từ khía cạnh xã hội, dường như một số trong đó thiếu lý tưởng phục vụ, với họ thì công phu học hành cần phải được đền bù bằng việc kiếm tiền, không còn biết gì khác. Hầu như số người đó chỉ tìm một công việc tương đối nhàn hạ không phải lao động chân tay và nhất là lương caọ Một việc có tính cách dịch vụ hơn là nghiên cứu, khám phá, thiếu hẳn sáng kiến, mạo hiểm, dấn thân... Vì vậy, ngay cả bắt việc chước cũng không mấy khi bằng người chứ đừng nói tới hơn người.
Chúng tôi có dịp gặp và trao đổi với một vị Bác Sĩ ở Úc, vị ấy công nhận là từ khi ra trường tới giờ khoảng 40 năm trời, chỉ chăm đi làm kiếm tiền mà không chú tâm nghiên cứu, học hỏi thêm. Có lẽ rất nhiều trí thức Việt cũng ở trong tình trạng đó.
Bên cạnh việc thờ phượng các anh hùng dân tộc qua công lao giữ nước hay các thần linh, người Việt thường lấy từ chương làm nền tảng đo lường sự hiểu biết, rất trân trọng với những người khoa bảng nên đã lập bia tưởng niệm các Tiến Sĩ... nhưng không chú trọng đề cao các nhà khoa học, thực nghiệp, thương mại.
Ông Akio Morita (Thịnh Điền Chiêu Phu, 1921-1999), Tổng Giám Đốc công ty đồ điện tử lừng danh Sony, từng viết chung với Dân Biểu, sau là Đô Trưởng 3 nhiệm kỳ, Shintaro Ishihara (Thạch Nguyên Thận Thái Lang, 1932-) cuốn sách gây chấn động thế giới "The Japan That Can Say No" (Nhật Bản Nói Không (với Hoa Kỳ)) vào năm 1989. Ông Akio Morita là một số trong số những người mạnh mẽ chủ trương đả phá quan niệm coi trọng bằng cấp, ông đã viết nguyên một cuốn sách mang tên "Học Lịch Vô Dụng Luận" (学歴無用論) vào năm 1987 để nói rõ về vấn đề nàỵ Ông là người sáng lập công ty Sony, người đã khởi nghiệp bằng học vấn căn bản ở nhà trường, nhưng quan trọng là lăn lộn ngoài đời và nhất là sự kiên trì và óc sáng tạo.
Ngày nay, vấn nạn này ở Việt Nam rất trầm trọng và thường được gọi là bệnh thành tích, vì có nhiều người không quen nhìn thẳng vào thực tế yếu kém, chỉ thích đọc những thống kê tốt đẹp mà quên đi sự giả dối bên trong. Rất rất nhiều học lịch của học sinh Việt đã được nâng điểm, tô hồng không đúng với thực tế, chưa kể là dù có đúng thì lối học ly thuyết cũng không giúp ích gì cho thực dụng.
Ái quốc:
Ngày nay cái học đã thay đổi rất nhiều, mở rộng ra khoa học tự nhiên thì lại rất ít người chú trọng đến khoa học nhân văn, giềng mối đạo đức bị coi nhẹ, mọi thứ như được đánh giá qua sự thành công về tài chính. Như vậy, dường như lúc nào chúng ta cũng chạy theo một hướng, thiên lệch, thiếu sự trung dung, quân bình? Nhưng nói chung, tinh thần học để có mảnh bằng như cần câu cơm, cầu an, hưởng thụ chắc là không khác xưa mấy.
Có người thắc mắc không biết tinh thần du học sinh ngày nay so với những người đi theo Phong Trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu năm 1905... thì thế nào?
Nay chúng ta không chỉ Đông Du, Tây Du mà còn "tứ phương du", có đến 3 triệu người, tuy rằng nhiều người trong số đó đã phải trả giá rất đắt nhưng đã có cơ hội ra nước ngoàị Trong khoảng 15 năm qua, chính thức cũng có thêm khoảng 35.000 du học sinh từ Việt Nam đi du học khắp nơi trên thế giới.
Thời Phong Trào Đông Du, du học sinh hầu hết là con em những người tuy rằng nghèo nhưng có lòng với đất nước. Tuổi tác thì từ 9 đến trên 20, học lực thì không rõ ràng, không đồng đều, họ được gửi đi bằng cách trốn lánh, sống cực kỳ thiếu thốn, vất vả trên đất Nhật, thậm chí có người phải đi ăn xin... với mục đích rõ ràng là cố gắng học để về giúp nước.
Ngày nay việc du học tương đối dễ dàng, hầu hết sinh viên đều nhắm tới các môn học thực dụng, nhưng không coi chuyện về giúp nước là quan tro.ng. Đa số sẽ ở lại nước ngoài vì hoàn cảnh đất nước chưa thuận tiện cho công việc cũng như vì thể chế độc tài, để rồi dần dần nhiều người lãng quên chuyện nước non, đi tìm sự sung sướng, hạnh phúc cho riêng bản thân!?
Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là tác giả bài bác việc học, mà ngược lại luôn luôn đề cao việc học, vì có học mới biết làm. Về việc học, không những học ở trường mà còn học trong sách, qua truyền thông và nhất là ở ngoài đờị Tác giả chỉ muốn nói nội dung học thiếu quân bình và thiếu mục đích vì mình song song với vì người.
Bàn về tính trọng hình thức thiếu thực dụng, giả thử nếu có vốn trong tay, người Việt làm gì?
1- Vốn tài chính.
Người Việt đã học và sao chép gần như nguyên văn lối từ chương khoa cử của Trung Quốc, nhưng không học lối kinh doanh cần cù, chịu khó và rất tính toán của ho.. Vì vậy, vốn tài chính của người Việt xưa nay yếu kém vì đất nước chậm tiến, làm ăn cá thể, ít nghĩ tới chuyện làm sao để "tiền đẻ ra thật nhiều tiền". Phong Trào Duy Tân năm 1904 đã mạnh mẽ cổ động việc làm ăn chung bằng cách thành lập nông hội, thương hội nhưng xem ra mãi cho đến nay vẫn chưa được thực thi mấy.
Nói chung, rất nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng hy sinh, tiếp kiệm để dành tiền lo cho con ăn học. Nhưng cũng không ít người thích bề ngoài, có đồng nào là ăn chơi đồng đó cho chắc, đối với họ, dường như con đường đầu tư học hành quá gian nan mà lại xa vời, mơ hồ.
Tài chính mà người Việt ở hải ngoại và người đi lao động gởi về cho thân nhân trong 30 năm qua là khoảng 50-60 tỷ Mỹ Kim tiền mặt. Số tiền ấy thường không đầu tư vào kỹ nghệ, mà lo xây nhà ở, lo mua sắm nên tư bản không tăng trưởng. Còn đầu tư nếu có thì thường là lo xây khu giải trí, mua máy móc về mở các dịch vu.... Nhà hàng xóm tân trang, lên cao tầng thì mình cũng ráng lo tiền để cất cao hơn, rộng hơn, tranh nhau "tiếng gáy" mà không tính tới nhu cầu, có thực sự cần dùng không, hay rồi để trống!? Một số người trong nước đang tay trắng, được thân nhân ở hải ngoại giúp tiền thì đâm ra ăn chơi, không biết vận dụng đồng tiền đó cho việc làm ăn lâu dài...
Ngay người Việt sống ở hải ngoại, trong những xã hội thực dụng, nhưng vẫn còn nhiều người ôm nặng tinh thần ganh đua, hơn nhau cái nhà đẹp, cái xe mới...
2- Vốn kiến thức.
Kiến thức khoa học của người Việt thường là thuần lý, cũng có khi được kể là rộng nhưng không sâu, nhất là không đem áp du.ng. Ngay cả trong khoa học nhân văn cũng vậy, như khi người Việt học chữ Hán, dù là lên tới trình độ cao, thường đa số vẫn ở không học nói được tiếng Hoa, vẫn dừng ở trong phạm vi văn chương, thi phú không tiến sang văn xuôi (bạch thoại), không đưa vào thực dụng.
Biết rành chữ Hán mà chỉ quanh quẩn với chữ nghĩa, câu đối... Có vốn chữ Hán quý giá mà không biết khai triển thành 3 chìa khóa quan trong:
a- Hiện tại: Giúp mở rộng giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc hệ chữ Hán như Trung Quốc,Hồng Kông , Đài Loan, Nhật Bản và cả Hàn Quốc. (70% vốn đầu tư vào Việt Nam bây giờ là từ các quốc gia thuộc hệ chữ Hán)
b- Quá khứ: Giúp khai quật di sản Hán, Nôm bị bỏ quên, vẫn nằm ngủ trong các kho sách hay rải rác trong dân gian.
c- Tương lai: Giúp phiên dịch các thuật ngữ, mở đường thăng tiến và phổ cập các thuật ngữ khoa học tự nhiên cũng như khoa học nhân văn...
Người Hoa đi đến đâu, họ học tiếng nơi đó, tuy phần đọc viết họ thường kém, nhưng nói được đủ để làm ăn buôn bán. Tới hầu hết các nhà hàng ăn cỡ trung nào của người Hoa trên thế giới cũng thấy có người nói được tiếng Việt nên người Việt vào gọi thức ăn dễ dàng, còn tiệm ăn Việt Nam thì không quan tâm chuyện nói tiếng Hoa.
Trọng nội dung hay hình thức?
Về vấn đề này, có thể tạm chia ra hai giới:
- Một số người trong giới trí thức Việt thường có quan niệm trọng tinh thần hơn vật chất, trọng nội dung hơn hình thức, cho cuộc sống đạm bạc là đủ, bàn cãi nhiều hơn là bắt tay vào việc, xa rời thực tế nên không cố công làm việc để cải thiện cuộc sống.
- Đa số người trong giới bình dân Việt thì không tìm hiểu sâu xa, dễ bị thu hút, lôi cuốn bởi những hình thức bề ngoài. Họ chậm chạp đi theo giới trí thức, nhưng nếu giới này không đưa ra điều gì mới lạ có lợi ích thực tiễn và trước mắt, thì họ lại càng cứ thế yên tâm mà đi theo lối mòn có sẵn.
Nên nói chung cả hai giới không có những bước đột phá ngoạn mục. Cùng lắm là bắt chước nửa vời, một cách hình thức những điều học được từ bên ngoài... điều đó đã ảnh hưởng lớn, làm cản trở tiến độ phát triển của quốc giạ Các trào lưu văn hóa thời thượng về ăn mặc, âm nhạc... của Âu-Mỹ dễ dàng ảnh hưởng người Việt, nhưng về lối suy nghĩ, làm việc của họ đối với người Việt thì sự ảnh hưởng vẫn còn ở mức độ rất thấp.
Người trọng hình thức thường ăn mặc mầu mè để khoe khoang, miệng lanh lợi nhưng thiếu thực chất. Thực ra ở mực độ nào đó, hình thức là cách che mắt và che dấu sự yếu kém bên trong.
- - - - -
Để kết luận, chúng tôi xin mượn lời của anh Trọng Tín, một sinh viên du học Nhật Bản, luôn luôn trăn trở về tình hình đất nước, dân tộc như sau:
"... Mặc dù đã độc lập về mặt chủ quyền song họ vẫn không hề nhận thấy rằng họ vẫn là một trong những dân tộc bị nô lệ bởi tư tưởng. Cuộc xâm lăng nô dịch của người Pháp tưởng rằng đã báo hiệu cho dân tộc những tư tưởng mới, tuy nhiên cho đến nay người Việt vẫn vùng vẫy, luẩn quẩn trong cái mớ tâm lý nô lệ hàng ngàn năm ấỵ Những nét thể hiện tiêu biểu nhất là:
- Tôn sùng và chạy theo "bằng cấp", "khoa bảng", hình thức chủ nghĩa.
- Sùng bái cá nhân và tâm lý ỷ lại trông chờ phép mầu nhiệm từ "các anh hùng cái thế" dẫn đến tâm lý nô lệ, không tự lực, tự cường, không tự phấn đấu vươn lên.
- Lười biếng trong việc suy nghĩ cải tiến phương pháp và đường lối lạc hậu dẫn đến bảo thủ trong tư duy và tự đào thải các cơ hội giao tiếp để học hỏị Từ đó tính thần vấn và tự vấn yếu, vì vậy tinh thần cách mạng không được phát triển.
- Cục bộ địa phương, tinh thần đoàn kết, tinh thần cộng đồng kém do xuất phát từ hình thức làm ăn đơn giản, nhỏ, lẻ.
- Tính sáng tạo yếu do tự hài lòng với cuộc sống vật chất tầm thường
- Dân tộc Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ tụt hậu do hai điều:
+ Những người đang lãnh đạo đất nước, phần lớn là những kẻ thiếu trình độ nên thường giáo điều, gian trá và mang tư tưởng nô lệ ngoại bang.
+ Những người dân thì chưa tự vấn bản thân, vì chưa thoát khỏi tâm lý bảo thủ, cầu an, lười biếng, ỷ lại, cục bộ..."
DTM - 2006, 2007
- - - - - -
-
Chúng tôi dự trù viết loạt bài Tự Vấn gồm 10 đề tài, nay đã được 5 đề tài, sẽ tiếp tục viết và kính mong sự góp ý của tất cả quý độc giả.
TỰ VẤN 1: Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?
TỰ VẤN 2: Vai Trò Văn Hóa Trong Phát Triển Quốc Gia
TỰ VẤN 3: Tại Sao Người Việt Hay Đi Trễ? Phải Giải Quyết Ra Sao?
TỰ VẤN 4: "Kết Đoàn" Mà Không "Đoàn Kết"!?
TỰ VẤN 5: Trọng Từ Chương, Khoa Cử? Trọng Hình Thức?
Đang viết:
TỰ VẤN 6: Tinh Thần Vị Kỷ!? Ganh Đua, Ganh Tỵ!?
TỰ VẤN 7: Tính Nói Dối, Quyết Định Liều, Giữ Lời!?
TỰ VẤN 8: Tính Cẩu Tha?? Nhìn Xa, Nghĩ Sâu?
TỰ VẤN 9: Tinh Thần Tự Tôn - Tự Ty, Vọng Ngoại!?
TỰ VẤN 10: Tìm Về Dân Tộc... Con Đường Canh Tân Đất Nước.
Song song đó, chúng tôi cũng đã viết loạt bài:
1- Con Đường Dân Chủ
2- Quy Luật Đấu Tranh
3- Đấu Tranh Bạo Động Hay Bất Bạo Động
4- Cách Vật Trí Tri…
5- Tiếng Việt Mến Yêu 1
6- Tiếng Việt Mến Yêu 2
7- Tiếng Việt Mến Yêu 3…
Quý độc giả nào muốn nhận những bài trên xin cho địa chỉ e-mail, chúng tôi sẽ gửi tới. Liên lạc:
dothongminh2001@yahoo.com
Saturday, December 13, 2008
TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC DẠY BÀI HỌC NỮA?
Trung quốc lại muốn
dạy Việt Nam một bài học
Trần Bình Nam
Hôm 7 tháng 8, 2008 trên đường đến Bắc Kinh dự Thế Vận Hội mùa hè thứ XXIX (khai mạc ngày 8 tháng 8), tổng thống George W. Bush dừng chân tại Bangkok. Đến Bangkok, chủ ý của tổng thống Bush – theo lời ông – là để thăm viếng Thái Lan, một quốc gia đồng minh quan trọng nhất sau khối NATO, vừa là quốc gia đứng đầu các nước dân chủ trong khối Asean (1) để phát họa chính sách Hoa Kỳ tại Á châu trước khi ông mãn nhiệm. Trong một bài diễn văn dài hơn 30 phút tổng thống Bush chỉ nhắc đến Việt Nam hai lần, nhưng dường như Trung quốc và Việt Nam là hai quốc gia tổng thống Bush muốn nói đến nhiều nhất trong bài diễn văn của ông.
Việt Nam được nói đến như một thành viên của Hiệp hội Asean. Và nếu lồng trong tinh thần văn bản của Thông cáo chung Việt-Mỹ ngày 24/6/2008 nhân cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua đó Hoa Kỳ cam kết tôn trọng và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam (2), người ta có thể hiểu tổng thống Bush muốn nhấn mạnh đến quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh các biến chuyển gần đây.
Tổng thống Bush nói: “Hoa Kỳ đã cải tiến quan hệ với tất cả các quốc gia có sức mạnh tại Á châu. Và ai cũng phải ngạc nhiên về thành quả này. Những điều kiện thực tế đã làm cho sự xích lại gần nhau đó có thể xẩy ra. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi đối diện với một mối đe dọa chung, tự do và dân chủ đến cho một nước là cái lợi chung cho các nước dân chủ khác nữa chứ không phải là nơi này có lợi thì nơi kia phải bị thiệt thòi. Tương lai của các quốc gia nằm trong sự thay đổi cùng có lợi đó. Tất cả các nước trong vùng đều có trách nhiệm bảo đảm rằng Á châu sẽ phát triển trong tự do thịnh vượng và hy vọng.” (3)
Về Trung quốc mối bận tâm nhất của tổng thống Bush không phải vì chính quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền và các quyền căn bản khác của con người (mặc dù ông Bush nói nhiều đến vấn đề này) mà bận tâm vì mục tiêu chiến lược của Trung quốc là tranh giành với và áp đảo ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới trong thế kỷ này.
Tổng thống Bush nói: “Tại Á châu và trên toàn thế giới mọi người tự hỏi hướng tương lai của Trung quốc là gỉ”. Và ông xác định: “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là một mối quan hệ phức tạp và tôi đã tìm cách gỡ rối mối quan hệ này dựa trên 4 nguyên tắc : củng cố liên minh, tìm bạn mới, thắt chặt quan hệ kinh tế, và sau cùng hợp tác bảo vệ quyền lợi chung. Bốn nguyên tắc này giúp Hoa Kỳ và đồng minh tại Á châu tạo nên một chính sách căn bản để đối đáp với Trung quốc. Hòa bình và thịnh vượng tại Á châu đòi hỏi sự hợp tác của Trung quốc và Hoa Kỳ. Và điều quan trọng là mọi động thái của Hoa Kỳ tại Á châu Thái bình dương đều có chủ đích và bền chặt.” (4)
Sau cùng tổng thống Bush xác định chính sách “chiến tranh và hòa bình” với Trung quốc qua vấn đề Đài Loan. Tổng thống Bush xác định rằng Hoa Kỳ ủng hộ chính sách một nước Trung Hoa, nhưng Hoa Kỳ sẽ không để cho Trung quốc dùng vũ lực để tước đoạt quyền của người Đài Loan có một lối sống riêng của họ.(5)
Trong hai năm qua có những biến chuyển căng thẳng trong mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Trung quốc và Việt Nam. Nhưng tổng thống Bush không làm nổi bật sự căng thẳng này vì chưa cần thiết (và các cơ sở truyền thông Tây phương nhạy cảm chính trị cũng vậy), nhưng các sự việc diễn ra trong vùng Á châu Thái Bình Dương đã không che dấu được sự căng thẳng này.
Trên bàn cờ Đông Nam Á các sự việc dồn dập xẩy ra:
(1) Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam giữa năm 2006.(6)
(2) Tháng 12/2007 Trung quốc công bố ý định thành lập thành phố Tam Sa cấp huyện sát nhập vào tỉnh Hải Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
(3) Ngày 1/6/08 tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh Á châu ở Singapore bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ không quên cam kết của mình đối với an ninh và ổn định tại Á châu.
(4) Cuộc thăm viếng tháng 6/08 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại Bắc kinh và sự thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa hai thủ đô.
(5) Chuyến công du Hoa Kỳ 23-26/6/08 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
(6) Trung quốc âm thầm (trong những tháng đầu năm 2008) áp lực công ty ExxonMobil chấm dứt các dự tính dò tìm và khai thác dầu khí với Việt Nam
(7) Phản ứng mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng việc làm ăn của ExxonMobil với Việt Nam là chính đáng và theo đúng luật lệ quốc tế.
(8) Việt Nam chính thức yêu cầu công ty ExxonMobil tiếp tục các dự tính giao kèo với Việt Nam bất chấp lời cảnh cáo của Trung quốc .
Các sự việc này báo hiệu khá rõ ràng có sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao của Việt Nam từ nhiều năm nay, ít nhất kể từ đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam, và sự quan tâm của Hoa Kỳ (hay ít nhất là của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates) đối với vùng Á châu Thái Bình Dương.
Những dấu hiệu khác như cuối tháng 7/2008 Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cách chức đột ngột 5 tướng lãnh (và cho về vườn 4 trong 5 tướng) lãnh đạo quân khu thủ đô, tiếp theo đó là việc thay đổi nhân sự lãnh đạo tại một số Bộ và Tỉnh, Thị, được giải thích là chuẩn bị nhân sự cho đại hội 11 của đảng Cộng sản Viêt Nam cho thấy đã có một cuộc chỉnh lý quan trọng trong khối lãnh đạo trước nhu cầu an ninh của đất nước.
Trong bối cảnh đó, các quan sát viên ghi nhận phản ứng của Trung quốc qua một bài báo trên tờ Văn Hối Báo phát hành tại Hồng Kông và nội dung một số blog và trang Web tại Trung quốc của những nhóm nghiên cứu hay thương mãi nói là không thuộc chính quyền.
Tờ Văn Hối Báo bằng tiếng Hoa ở Hồng Kông (7) phát hành ngày 1/8/08 viết rằng việc Việt Nam “thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải nhờ sự giúp đỡ một công ty Mỹ” là một trò chơi “tiểu xảo” và Trung Quốc cần “giảng cho Việt Nam một bài về thế nào là đồng thuận” (8), ám chỉ Việt Nam đã không giữ lời cam kết với Trung quốc năm 1999 và qua văn bản (như một thành viên của khối Asean) đồng ý giải quyết các bất đồng về lãnh thổ trong Biển Đông với Trung quốc bằng đường lối hòa bình qua thương lượng song phương theo tinh thần của “Thỏa ước về cung cách hành xử và giải quyết các tranh chấp trên biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea – DOC) ký năm 2002.
Để yểm trợ cho lời đe dọa này, mạng Sina đưa ra một kế hoạch hành quân chi tiết thanh toán Việt Nam trong vòng 31 ngày (9). Mặc dù những người chủ trương mạng Sina nói là không thuộc chính phủ, nhưng nội dung cho thấy những người viết là những chuyên viên quân sự nắm vững chiến lược và chiến thuật quân sự và sự áp dụng các phương tiện kỹ thuật mới như sự phối hợp hải, lục, không quân trong những trận đánh hiện đại như cuộc oanh kích của không quân Hoa Kỳ vào Bắc Việt vào những năm 1966-1972 và cuộc không tập của Hoa Kỳ trong hai cuộc chiến Iraq 1991 và 2003.
Người viết mạng Sina đã đưa ra những nghiên cứu về thực địa Việt Nam và chủ trương ba mũi tiến công bao vây thủ đô Hà Nội, hai mũi từ Vân Nam và Quảng Tây tiến xuống, một mũi bằng quân đổ bộ chiếm đồng bằng Thanh Hóa đánh ngược lên phía Bắc. Rút kinh nghiệm không kích của Hoa Kỳ mạng Sina chủ trương bộ binh Trung quốc phải tiến chiếm Việt Nam trong một thời gian ngắn để dùng bộ binh trên diện địa hướng dẫn các cuộc oanh kích tiêu diệt của không quân, đồng thời không cho Hoa Kỳ kịp thời can thiệp.
Xét tương quan quân sự giữa Trung quốc và Hoa Kỳ như hiện nay không ai nghĩ Trung quốc dám tấn công Việt Nam một cách quy mô như vậy. Cho nên bài báo của Văn hối Báo và các thông tin trên mạng Sina chỉ có thể là một dấu hiệu Trung quốc muốn đe dọa Việt Nam. Trung quốc cảnh cáo Việt Nam về sự thay đổi lập trường gần đây và nhắm mục đích yểm trợ thành phần còn lưng chừng trong nhóm lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội.
Nhưng câu hỏi vẫn là: Trung quốc có đánh Việt Nam không nếu Việt Nam cương quyết liên minh với Hoa Kỳ để bảo vệ kho dầu trong biển Đông?
Thực tế là Trung quốc có thể đè bẹp Việt Nam, nhưng Trung quốc chỉ có thể thắng ván cờ lớn nếu Hoa Kỳ không can thiệp. Trung quốc có thể nghĩ Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vì đang bận tay với hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, quân lực đang bị trải mỏng, hoặc không kịp can thiệp nếu Trung quốc tấn công chớp nhoáng như kế hoạch hành quân mạng Sina trình bày ở trên.
Trung quốc có dám đùa với lửa không? Tại Hoa Kỳ có một khuynh hướng lượng định rằng nếu trước sau Hoa Kỳ và Trung quốc cũng sẽ đụng độ nhau trên chiến trường (trong thế kỷ này), thì đụng sớm có lợi cho Hoa Kỳ hơn là đụng chậm.
Và nếu vậy, nếu Trung quốc đánh chiếm Việt Nam để kiểm soát toàn bộ con đường biển huyết mạch qua quần đảo Trường Sa thì đây là cơ hội ngàn năm một thuở để Hoa Kỳ nhân cơ hội đại tấn công hủy diệt tiềm năng quân sự và kinh tế của Trung quốc và đẩy lùi mối đe dọa của Trung quốc xa ra năm bảy chục năm. Đây cũng là một kịch bản để các nhà lãnh đạo hiện nay tại Việt Nam vạch một con đường sống cho dân tộc.
Nếu chính sách đe dọa của Trung quốc không làm cho Việt Nam lùi bước thì Trung quốc sẽ chọn con đường nảo? Đe dọa không được thì gặm nhấm. Trung quốc có thể sẽ dùng chiến thuật bàn tay sắt bọc nhung “nhẹ lời trên bàn hội nghị, nặng tay trên thực địa” đánh chiếm dần các hải đảo trong quần đảo Trường Sa như Trung quốc đã làm năm 1988 và gây nên tình trạng bất ổn trong Biển đông để làm nản lòng các công ty dầu trên thế giới, nhất là các công ty dầu khí của Hoa Kỳ.
Để yểm trợ sách lược này Trung quốc sẽ dùng sức mạnh kinh tế và thế chính trị toàn cầu của mình (qua thế chủ nợ của Hoa Kỳ và vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc) để tạo khó khăn cho Hoa Kỳ.
Biển Đông lại dậy sóng! Và qua đó thế mất còn của Việt Nam.
==
Trần Bình Nam
Aug. 11, 2008
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1) Trích diễn văn của tổng thống Bush đọc tại Bangkok “…America looks to Thailand as a leader in the region and a partner around the world. I was proud to designate Thailand a major non-NATO ally of the United States.”
(2) Bản Thông cáo chung viết Hoa Kỳ “tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ “trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. …. sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”.
(3) Trích diễn văn của tổng thống Bush đọc tại Bangkok: “Overall, America has improved our relationships with all of Asia's major powers at the same time. Experts would have said this was impossible because of historical tensions between these nations. But something has rendered the old patterns obsolete: In an era of integrated markets and common threats, the expansion of freedom in one nation benefits all other free nations. This change marks a sharp departure from the zero-sum mentality of the past. And this change provides a clear change for the future: Every nation in this region has a stake in ensuring that Asia continues to grow in liberty and prosperity and hope.”
(4) Trích diễn văn của tổng thống Bush: “One question on the minds of many here in Asia -- and many around the world -- is the future direction of China.” ….
“Over the years, America has had complex relations with China. I was determined to set our relationship on sturdy and principled footing. Four goals we've pursued in Asia -- reinforcing our alliances, forming new democratic partnerships, deepening our economic ties, and cooperating on shared challenges -- have given America and our allies valuable new platforms from which to confidently engage China. A peaceful and successful future for this region requires the involvement of both China and the United States. And it's important that America's engagement throughout the Asia Pacific be purposeful and enduring.”
(5) Trích diễn văn của tổng thống Bush tại Bangkok: “America has also stressed our determination to maintain peace across the Taiwan Strait. From the beginning of my presidency, I have stated clearly that America's approach to Taiwan would be based on our longstanding "one-China" policy, our three joint communiques, and our steadfast commitment to the security of Taiwan's democracy under the Taiwan Relations Act. I've also articulated a principle that there should be no unilateral attempts by either side to alter the status quo. And as a result of frank engagement and firm diplomacy, the tensions that once roiled the Taiwan Strait have calmed, and we're witnessing a new period of stability and peace.”
(6) Xem (Việt Nam trên đe dưới búa)
(7) Một tờ báo thường chuyển những tín hiệu của Bắc Kinh.
(8) Nhắc lại lời của Đặng Tiểu Bình nói việc xua quân xâm lăng Việt Nam tháng 2/1979 là để dạy cho Việt Nam một bài học vì Việt Nam đã lật đổ chính quyền Polpot thân Bắc Kinh.
(9) Link http://de.blog.360.yahoo.com/blog-x1zJTRU5dKHoggT9liVN5liH8KM-?cq=1&p=484#comments
**
KHUYẾT DANH * XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM : TO VÀ NHỎ
KHÔNG RÕ TÁC GIẢ
Việt Nam ! Một đất nước nhỏ, trong đất nước rất nhỏ đó có một cái thủ đô rất to. Trong cái thủ đô rất to này có những con đường rất nhỏ. Bên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ dành cho các ông quan to. Những ông quan to đeo những cái cặp rất nhỏ, trong những cái cặp rất nhỏ thường có những dự án rất to. Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to , những thất thoát đó thường được coi là những lỗi rất nhỏ..
Việt Nam ! Một đất nước nhỏ, trong đất nước rất nhỏ đó có một cái thủ đô rất to. Trong cái thủ đô rất to này có những con đường rất nhỏ. Bên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ dành cho các ông quan to. Những ông quan to đeo những cái cặp rất nhỏ, trong những cái cặp rất nhỏ thường có những dự án rất to. Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to , những thất thoát đó thường được coi là những lỗi rất nhỏ..
TIN TỨC TRUNG CỘNG ĐÒI THÊM ĐẤT
Tin Khẩn: Việt Nam Sắp Mất Thêm
Bãi Tục Lãm Thuộc Tỉnh Quảng Ninh
Theo nguồn tin từ giới quân sự cao cấp cộng sản Việt Nam và được kiểm chứng qua http://take2tango.com/MyFiles/image/News/12-2008/Tuan%205/QuangNinh-01.jpgmột số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì Bắc Kinh đang đòi buộc cộng sản Việt Nam phải nhượng thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho Trung Cộng trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước.
Trung Cộng đòi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam phải trả lời dứt khoát tại cuộc họp giữa hai bên ngày 12/12/2008 tại vùng Hữu Nghị - Lạng Sơn.
Tục Lãm là một trong 3 điểm nóng nhất còn bàn cãi giữa hai bên, nhưng hiện đang thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hai vùng còn lại là khu Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng. Phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải nhượng hẳn Tục Lãm và nhượng thêm đất 2 vùng kia.
Cũng theo nguồn tin trên, các ủy viên Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã nghiêng hẳn về giải pháp giao nhượng Bãi Tục Lãm cho Tàu Cộng, bất kể sự phản đối từ phía quân đội.
Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập đã ươn hèn khiếp nhược, cắt đất của tổ tiên dâng hiến cho ngoại bang.
Hiện nay Tàu Cộng đã áp lực với các đầu sỏ đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nhượng thêm đất cho bọn chúng.
Còn đảng cộng sản Việt Nam là còn mất lần mất hồi đất đai mà tổ tiên đã tốn xương máu biết bao đời mới giữ được và lưu truyền cho hậu thế cháu con.
Theo Vietland
Friday, December 12, 2008
ĐỖ THÔNG MINH * TỰ VẤN 1
ĐỖ THÔNG MINH *TỰ VẤN 1
TỰ VẤN 1:
Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?
Đỗ Thông Minh
Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình. Vui buồn lẫn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâủ Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
- - -
Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 2.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?
Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết: "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấụ Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.".
Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng: "Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...".
Chúng ta có rất nhiều gương bất khuất, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, dám vượt biển, vượt biên tìm tự do. Nhưng nói chung các hành vi ấy còn thụ động và tiêu cực. Không trực tiếp góp phần cụ thể trong việc phát triển đất nước. Chúng ta với những đức tính tốt, cũng đã có nhiều thành tựu, nhưng những tính xấu đã làm lu mờ hay làm tan nát ít nhiều những thành tựu đó.
Thế giới đã có các cuốn "Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp", "Người Nhật Xấu Xí", "Người Mỹ Xấu Xí" và mới đây có cuốn "Người Trung Quốc Xấu Xí" của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp dịch ra tiếng Việt, mà tạp chí Thế Kỷ 21 và một số người cho là chỉ cần thay chữ "Trung Quốc" bằng chữ "Việt Nam" thì cũng đúng thôi. Cuốn sách xuất bản ở Đài Loan và năm 2000 được in và phát hành tại Trung Quốc là điều chúng ta càng nên quan tâm. Tôi không đồng ý lắm với ông Bá Dương vì lối phê bình mang nặng tính tự ty mặc cảm, bài bác tất cả những gì của mình, trong khi mới nhìn của người một cách phiến diện mà đã khen ngợi một cách quá đáng. Trước đó, đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật: "Tàn bạo như sư tử, gian sảo như hồ ly, nhút nhát như thỏ đế."... Không vì những ý kiến thẳng thẳn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.
Giới sĩ phu, trí thức Việt từ xưa cũng đã từng đề cập tới vấn đề này như Nguyễn Trãi, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Tửu... Chúng ta được biết đến một số tác phẩm, bài viết như:
1- Báo Phong Hóa có mục thường xuyên "Xét Tật Mình" hay tranh biếm Lý Toét, Xã Xệ...
2- Việt Nam chúng ta đã từng có cuốn "Tự Phán" (Phan Bội Châu Niên Biểu) của cụ Phan Bội Châu viết sau khi bị Pháp bắt và an trí ở Huế năm 1925.
3- Năm 1998, có bài "Thập Đại Thất Bại Hay Thập Đại Bất Hạnh" của Đức Ông Giám Mục Nguyễn Văn Thuận.
4- Năm 2001, có cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" của ông Nguyễn Gia Kiểng, cuốn sách đào sâu nhiều khuyết điểm trong văn hóa, lịch sử nhưng có nhiều dữ kiện khó xác định và đi quá xa gây ra nhiều tranh luận.
5- Năm 2002, có cuốn "Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21" của bà Lê Thị Huê..
6- Năm 2003, có cuốn "Nhìn Lại Mình" của anh Lê Khôi, "Dân Tộc Tự Vấn" của bình luận gia Trần Văn Sơn... đã nêu lên nhiều khuyết điểm của người mình.
7- Năm 2003, trên mạng "Tin Tức Việt Nam" tại Việt Nam (http://www.tintucvietnam.com), trong mục Nhịp Sống Trẻ - Góc Nhìn..., có một loạt khoảng 15 bài thuộc loại tự vấn mang tên "Người Việt Xấu Xí"... của nhiều tác giả khác nhau.
- Ai Dám Nhận Là Mình Xấu Xí? Phạm Thị Vàng Anh.
- Chữ Tín Không Quan Trọng, Cao Tự Thanh - Sơn Nam
- Đi Tìm Nhân Cách Người Việt Nam, KS Trần Quốc Khảị
- Giáo Dục Nước Ta Đang Đứng Ở Đâu? GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn.
- Giáo Dục Việt Nam: Ngôi Nhà Cần Đổ Lại Móng, GS-TSKH Dương Thiệu Tống.
- Lấy Hòa Làm Quý, Nhà Nghiên Cứu Cao Tự Thanh.
- Lòng Ganh Tị Của Các Nhà Khoa Học, Cao Xuân Hạọ
- Những Nghịch Lý Giáo Dục, Hoàng Tụỵ
- Những Tính Cách Trì Níu Dân Tộc, GS Nguyễn Chung Tú.
- "Sợ" Những Vật Lạ, Khuê Văn - Thảo Hảọ
- Thiếu Tính Hợp Tác, GS-TSKH Dương Thiệu Tống.
- Thích Buộc Mình Vào Mảnh Đất Trời Tây, Cao Xuân Hạọ
- Vì Sao Học Sinh Việt Nam Không Sáng Tạo, Nguyễn Hiếu Nhân...
8- Năm 2004, Đức Giám Mục Mai Thanh Lương gởi Tâm Thư cho đồng hương...
9- Ở Việt Nam có cuốn "Ngẫu Hứng Sáng Trưa Chiều Tối" của Tạ Duy Anh.
10- Năm 2005, có bài "Chân Dung Người Việt Quốc Gia Xấu Xí" của Nguyễn Việt Tự Dọ Trong đó nhấn mạnh đến tiềm năng rất lớn của hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại, tuy đang sống ở mơi trường tự do, dân chủ nhưng đã không đoàn kết đủ chặt chẽ để huy động sức mạnh của chính mình.
11- Từ năm 2003, Giáo Sư Khảo Cổ kiêm Cổ Sử Trần Quốc Vượng cho hay định viết cuốn "Những Thói Hư Tật Của Người Việt Nam Trước Công Cuộc Đổi Mới", nhưng còn đang giai đoạn chờ duyệt nội dung thì đã mất ngày 8/8/2005...
Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tớị Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc.
Chúng tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.
Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưạ Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
Khi trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày 2/3/2005, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn ở Hà Nội, Biên Tập Viên nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã nói: "Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa cử, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng... Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp...".
Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước... Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là "già rồi" không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.
Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo... Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được. Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
Điểm đáng nói là từ khi chủ nghĩa Cộng Sản du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 20 của thế kỷ 20, thì sự quỷ quyệt và tàn ác của chủ nghĩa này càng làm cho những tính xấu có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự dối trá và gian ác, phi nhân và vô đạo, hà hiếp và bóc lột, tham nhũng và đục khoét của công được đưa lên cực đỉnh, trở thành thói quen, và “không ngoan” để tồn tại. Cảnh hàng chục, hàng trăm phụ nữ trần truồng cho ngoại nhân ngắm nghía lựa chọn trong những năm đầu thế kỷ 21, hay cảnh trường thi Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (quê hương của cụ Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh) vào năm 2006, bát nháo y như giờ ra chơi, được quay và đưa lên trang nhà nhật báo điện tử Tuổi Trẻ trên Liên Mang và biết bao chuyện bỉ ổi xảy ra hàng ngày tại Việt Nam… khiến mọi người đều cảm thấy xấu hổ cho một đất nước băng hoại trầm trọng về văn hóa. Những di hại này, thời hậu Cộng Sản sẽ phải mất hàng vài chục năm mới dần dần tẩy xóa được.
Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua "định mệnh" không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại Học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đị Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được. Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?
Chúng tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhaụ Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn "Tự Thán" đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôị Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được.
Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn "Tự Phán", cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giớị Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo...
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.
Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện. Thật vậy, khi thấy Pháp Quốc mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp Quốc, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xộ Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâụ Sau Thế Chiến Thứ 2, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậỷ Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức... mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế Chiến Thứ 2, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân... Thật là hỡi ơi!
Vài chục năm trước, chúng tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế Chiến Thứ 2 vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sán lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.
Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn "rất nghèo tài nguyên", mà nay người Nhật xây dựng thành "giàu có", còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn "rừng vàng biển bạc" mà lại hóa ra "nghèo nàn"? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời trung cổ.
Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển.
Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế Chiến Thứ 2, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nàỏ Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nàỏ Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như "sắc, huyền", uốn éo như "hỏi, ngã", rung động như "r"... thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu Châu... Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh... Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời.
Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng "hàng ngoại" đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. "Sản xuất" nếu có, "hàng nội" nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay Hoa được.
Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bầy cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được. Người Hoa Kỳ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng: "Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.". Người Nhật thì chủ trương: "Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.".
Sự phồn vinh rất "giả tạo" hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ Kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ MK (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 20 tỷ MK. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ MK đó chưa kể Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) khoảng 500 tỷ MK do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa. Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể "đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo". Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.
Chúng tôi xin mạo muội bầy tỏ phần nào những ưu tư đối với đất nước và dân tộc. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.
===
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 097
ĐỖ THÔNG MINH * TỰ VẤN 2
ĐỖ THÔNG MINH *TỰ VẤN 2
VAI TRÒ VĂN HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN QUỐC GIA
Bài nói chuyện của tác giả, với tư cách là một diễn giả được mời phát biểu tại cuộc hội thảo quy tụ khoảng 30 các chuyên gia Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới, do Hội Chuyên Viên Việt Nam Ở Hoa Kỳ (VPA = Vietnamese Professionals of America) tổ chức tại đại học Maryland, thủ đô Wa DC, Hoa Kỳ, ngày 13/11/2003 và sau đó tiếp tục được cập nhật. Bài này được Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích giúp dịch tóm lược ra tiếng Anh.
VĂN HÓA GIỮ VAI TRÒ THEN CHỐT
“Tư tưởng hướng dẫn hành động.”
Việc phát triển một quốc gia tùy thuộc rất nhiều yếu tố cơ bản như tri trức (hiểu biết), trí thức (nhận thức đúng từ sự hiểu biết), nhân lực (lao động), tài nguyên, môi trường, hoàn cảnh... Nhưng khi con người phần nào làm chủ được mình và thiên nhiên từ khoảng thế kỷ thứ 10 hay 15 trở đi, thì rõ ràng yếu tố quyết định có thể nói là chính con người. Con người ở đây không phải là con người thuần cơ bắp của thời săn bắn, nông nghiệp mà là con người tri thức vượt tới trí thức tức tư duy. Rõ ràng các phát minh khoa học hay học thuyết kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt thế giới chứ không phải các lực sĩ như thời xưa. Nên nói rộng ra là con người sống với một nhân sinh quan, xã hội quan, thế giới quan… nào đó, là những yếu tố bao trùm lên tất cả, đó chính là văn hóa. Văn hóa ở đây thì giống như cái “gien” chi phối mọi sinh hoạt của con người vậy.
Con người ta được sinh ra vốn gồm hai phần là tinh thần và thể xác, hai yếu tố đó cũng vốn có tác động hỗ tương với nhau, nhưng ngày nay, hầu như tinh thần tức tri thức hay đúng ra phải nói là trí thức, là yếu tố chi phối chính, quyết định hướng đi của một người. Nói khác đi, tinh thần là yếu tố quyết định chính phần hiện thực văn minh và văn hóa trên quy mô cơ bản là con người, cho tới rộng lớn hơn là một quốc gia hay toàn thế giới. Tuy nhiên, khi nói về văn hóa và văn minh, về phát triển quốc gia thì vấn đề sẽ bao la và đôi khi trừu tượng, nên để tránh rơi vào những phạm trù triết học và để có những biểu hiện cụ thể như là những con số hay dữ kiện cho dễ nhận định hơn, chúng tôi sẽ đề cập nhiều đến phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước Đông Á khá gần gũi với Việt Nam. Và vì là người Việt Nam, chúng tôi sẽ đặc biệt nhấn mạnh đến đất nước mình.
Cũng xin nói ngay là tuy con người có bản năng hướng thượng, luôn dồn nỗ lực chính cho việc tiến thân, cải thiện môi trường sống, nhưng con người cũng là một sinh vật bất toàn với nhiều dục vọng, dễ đi đến sai lầm, nên mọi nền văn hòa và văn minh như lịch sử nhân loại đã chứng minh, đã có những thời kỳ thăng trầm theo quy luật bất di bất dịch là “cùng tắc biến, cực tắc phản” như biến thiên của hình “sin”. Nói như thế không có nghĩa là bi quan, yếm thế, mà là để luôn cảnh giác và hiểu rõ hơn về biện chứng lịch sử. Sự thăng trầm coi vậy mà rất khác nhau, điều đó cho thấy là con người nếu biết tận dụïng đúng trí thức của mình thì có khả năng kéo dài thời kỳ thăng tiến và rút ngắn thời kỳ suy thoái. Thêm nữa, con người được sinh ra không ai giống ai, nên những điều được đề cập ở đây không đi vào từng trường hợp cá biệt mà chỉ có tính cách tổng quát như một mẫu số chung mà thôi.
ĐẶC TÍNH VĂN HÓA ĐÔNG-TÂY
Tất nhiên là có ranh giới giữa kinh tế và văn hóa hay giữa cụ thể và trừu tượng, nhưng đôi khi ranh giới ấy không rõ ràng, nên xin tạm chia như sau:
Kinh tế bao gồm các yếu tố cụ thể thuộc khoa học tự nhiên, được coi như phần cương kiện (hard ware): nhân lực, tri thức, kỹ thuật, tài nguyên và nhất là vốn tức tư bản. Người ta vẫn hay nói “đồng tiền vạn năng” hay “có tiền mua tiên cũng được”. Đúng vậy, đồng tiền là yếu tố chính chi phối mọi nền kinh tế, có thể dùng nó để bù đắp yếu kém của hầu hết các mặt khác, nên từ đó hình thành cả một chủ nghĩa Tư Bản và coi như “song sinh đối lập” của nó là chủ nghĩa Cộng Sản. Đồng tiền tất nhiên cũng có khi chi phối quyết định của con người, nhưng cơ bản thì con người vẫn là yếu tố quyết định sử dụng đồng tiền như thế nào.
Văn hóa bao gồm các yếu tố trừu tượng và phức tạp hơn nhiều, thuộc khoa học nhân văn, được coi như phần nhu kiện (soft ware): tinh thần học hỏi, tinh thần khoa hoc, tinh thần kỷ luật, tinh thần mạo hiểm, tinh thần tích cực, trí thức cho đến quản trị, tiếp thị… và những yếu tố này đôi khi bị chi phối bởi những yếu tố thoạt nhìn có vẻ không liên hệ như phong tục, tập quán...
Kinh tế bao gồm các yếu tố được coi như “tĩnh”, rất dễ chuyển giao và tiếp thu còn văn hóa bao gồm các yếu tố được coi như “động”, thuộc bản chất con người, có tính cách riêng tư không dễ chuyển giao và tiếp thu. “Động-tĩnh” như cặp lưỡng nhất thể “âm-dương”, tương khắc mà tương sinh. Do đó, điểm đáng nói trong tương quan văn hóa và kinh tế là ở chỗ dù có cùng một số vốn, cùng một kỹ thuật, cùng một tài nguyên… nhưng mỗi người hay mỗi quốc gia có cách vận dụng riêng. Do đó mới có khác biệt tư tưởng “đông-tây. “Đông” như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam… phần lớn chú trọng vào khoa học nhân văn, với sở trường nhẫn nại, cũng như phát huy sức mạnh tập thể trong điều hòa và tiến tới thăng bằng... “Tây” như Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp… giỏi về khoa học tự nhiên, đề cao tính tự lập và tài năng cá nhân, có tinh thần khai phá, mạnh về sản xuất và quản lý, có tầm nhìn xa và quốc tế… Do đó mới có nước nghèo, nước giàu được gọi là “nam-bắc”. Thí dụ một cách đơn giản cho dễ nhận biết, như cùng ở đất nước Hoa Kỳ, nếu có được 20.000 đô la thì có thể người Việt sẽ nghĩ đến việc đi học, người Hoa dùng làm vốn buôn bán, còn người Mỹ trắng mua xe hơi hay chứng khoán… Quyết định khác nhau đó sẽ cho ra kết quả khác nhau, tức dẫn mỗi người theo một con đường khác nhau.
Vậy thì sự khác nhau do đâu, sự khác nhau chính là do văn hóa, và nói cách khác thì văn hóa đãõ quyết định. Nhưng tất nhiên đã có sự hỗ tương là văn hóa dựa vào thực tế cụ thể để phán đoán và chịu ảnh hưởng ít nhiều của thực tế cụ thể này, nếu không quyết định sẽ thành không tưởng, khi đó văn hóa tự nó cũng không còn chỗ đứng.
Thập niên 80 và đầu 90, sự vươn mạnh của một số quốc gia ở châu Á làm kinh ngạc thế giới và người ta thắc mắc yếu tố nào đã làm nên kỳ tích này. Người ta đã nói nhiều đến yếu tố đặc thù của nó là “giá trị châu Á” mà Thủ Tướng Lý Quang Diệu (cố vấn của nhà nước Việt Nam) của Tân Gia Ba thường tự hào. Ông cho giá trị đó là: “Đặt xã hội lên trên cá nhân, gìn giữ gia đình như nền tảng của xã hội, giải quyết những vấn đề lớn thông qua sự đồng thuận thay vì tranh chấp…”. Về đại cương có thể là như thế, giá trị ở đây là giá trị tinh thần, đạo đức, xã hội… kết tinh thành nhân sinh quan hay xã hội quan, thành động cơ thúc đẩy giúp cho châu Á phát triển. Yếu tố ấy là văn hóa, tuy bàng bạc trong quần chúng nhưng có thể coi như kết tinh qua sự tư duy và hành xử của giới lãnh đạo (như phải chăng sự chia rẽ thường xuyên của người Việt cũng thấy thể hiện nơi giới trí thức thượng tầng). Yếu tố ấy vốn hiện hữu và có tác động rất mạnh mẽ, nhưng cũng vốn trừu tượng nên đôi khi được suy diễn rộng rãi hay lợi dụng cho mục tiêu chính trị nên ít nhiều bị suy diễn sai lạc đi. Do đó, dù ngày nay người ta ít nói về yếu tố này thì sự chi phối của nó vẫn là một thực tế khá khách quan không thay đổi.
Trong bối cảnh, kinh tế toàn cầu suy thoái tự thân mà vào cuối năm 2003, người ta luôn hy vọng là đã xuống tới đáy và đang có triển vọng đi lên, nếu không kể những yếu tố bất ngờ như chiến tranh, khủng bố, bệnh dịch... Ẩn số phát triển hay kinh tế của nhiều quốc gia vẫn là một điều bất xác thực, vẫn ám ảnh các nhà lập chính sách, không ai dám quả quyết chắc chắn sự phát triển kinh tế đi về đâu. Nên dù là các nước tiên tiến hay kém phát triển, tất cả đều có những ưu tư lớn riêng. Kinh tế bọt qua sự cấu kết giữa ngân hàng và địa ốc hay sự tăng trưởng công ty giả tạo để thao tác thị trưởng chứng khoán, hối đoái… là những căn bệnh trầm kha hiện đại của các nước tiên tiến. Đăc biệt là Hoa Kỳ với cán cân ngoại thương thường xuyên thâm thủng và mang nợ quốc trái khoảng 7.800 tỷ đô la, trong khi Nhật Bản thì tuy cán cân ngoại thương thường xuyên thặng dư nhưng cũng mang nợ quốc trái khoảng 6.000 tỷ đô la. Còn các nước chậm tiến thì rất sợ bị các nước tiên tiến chi phối, nhưng vẫn một mặt lo đi vay càng nhiều càng tốt, một mặt lo nợ nần chồng chất.
Khi nói đến kinh tế là nói đến thị trường, là nói đến cung-cầu. Nhưng căn bệnh kinh tế hôm nay không phải vì guồng máy sản xuất không hữu hiệu, mà ngược lại, hiệu năng đang rất cao, sinh ra giảm phát, nghĩa là làm ra nhiều mà bán được ít. Các nhà sản xuất không lo thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, không lo thiếu kỹ thuật hay tiếp thị kém mà lo là mãi lực không cao. Nói chung thì kinh tế đồng bộ thoái, song song với không đồng bộ phát triển. Như các ngành kỹ nghệ điện tử kỹ thuật cao khi thì tăng vọt nhưng đôi khi cũng lao đao kéo theo nhiều ngành khác đi xuống, nhưng các ngành nông, ngư nghiệp cơ bản hay các ngành sản xuất đồ điện vẫn tăng trưởng đều.
Và như mọi người đều biết, có suy thoái mạnh tại các quốc gia tiên tiến khiến các nhà lập chính sách kinh tế chỉ dám mong tăng trưởng Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) 1-2%, trong khi đó có mức phát triển khả quan từ 7-10% tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và ngay cả Việt Nam. Sự khác biệt trong trường hợp này, đặc biệt yếu tố chính không phải do chính sách đúng hay sai, mà là do môi trường, nơi chưa hay đang phát triển thì lại dễ phát triển hơn là đã phát triển cao độ, khi đó sở phí quản lý và sản xuất thành cao. Hiện tượng này đã xuất hiện rõ rệt sau Thế Chiến Thứ 2, khi Hoa Kỳ viện trợ cho Nhật Bản (hay Châu Âu), rồi sau đó Nhật Bản khi phát triển, Nhật Bản viện trợ cho một số quốc gia Đông Á, giúp các quốc gia này hóa thành 5 con rồng, 5 con rồng lại viện trợ cho một số quốc gia thuộc khối ASEAN… như Việt Nam và Trung Quốc.
Sự nhận trợ giúp và để phát triển tất nhiên cần những điều kiện cơ bản tối thiểu, và chính sách tiếp nhận thích hợp, nếu thiếu thì như Việt Nam, Bắc Triều Tiên và một số quốc gia ở Nam Mỹ, Châu Phi thập niên 70 đến 80, 90 đã từng có kinh nghiệm nhận viện trợ tức vay với lợi tức ưu đãi mà vẫn vỡ nợ. Tại sao lại có sự viện trợ như vậy? Tự bản vốn là trục lợi, không có chuyện cho không. Thực ra, các quốc gia phát triển cần tìm địa bàn sản xuất rẻ và tiêu thụ hàng hóa mới đi viện trợ cho các quốc gia kém mở mang hơn để đặt đầu cầu sản xuất lẫn tiêu thụ.
Các nước kém mở mang tiếp nhận viện trợ và việc đặt đầu cầu của các nước tiên tiến như cứu cánh duy nhất để đi đường tắt, đuổi theo các nước tiên tiến về mặt phát triển kinh tế. Điều này đúng về cơ bản, đã có nhiều nước nhờ vậy mà phát triển, nhưng cũng có mặt trái của nó là nếu không khéo thì tiền viện trợ bằng nhiều cách sẽ lọt vào tay những kẻ cầm quyền, làm giàu cho một thiểu số, đại đa số dân vẫn nghèo, hoặc khoảng cách giàu nghèo trong nước gia tăng, xã hội dễ bị chao đảo và có khi quốc gia sẽ mang nợ đến như phá sản.
Sự vay nợ thiếu kế hoạch thích hợp đi kèm với tham nhũng… đã dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 và vẫn còn ảnh hưởng tới nay là một bài học quan trọng vẫn còn rất mới. Sự khác biệt hay không đồng bộ ở đây càng cho thấy vai trò của văn hóa, biểu hiện bằng kết tinh nơi tư duy của giới cầm quyền, dẫn đến những quyết định chính sách kinh tế đúng hay sai.
Cho dù có giới cầm quyền là những người có lý tưởng và hoàn toàn trong sạch, mà thực tế khó kỳ vọng như vậy, thì sai lầm lớn vẫn có thể xảy ra là vì đôi khi các nước kém mở mang, phần lớn ở Đông Phương đã áp dụng một cách máy móc cách thức phát triển của Tây Phương và kỹ nghệ đang có chỉ là kỹ nghệ vay mượn, có người gọi là thuộc loại “ngoài da”. Các nước kém mở mang trong lúc chạy theo gia công tại các nhà máy tối tân do ngoại quốc đem tới, cần khai triển sở trường vốn có để giảm bớt ma sát giữa các tầng lớp, khu vực và cố gắng nâng cao mức sống xã hội một cách đồng bộ. Không thể chưa làm được cái đinh cho ra hồn đã tính dồn tất cả nhân lực và tài nguyên quốc gia đầu tư ưu tiên vào “kỹ nghệ nặng”!!! Lối suy nghĩ quá ấu trĩ ấy thời Lê Duẩn đã qua, nhưng đã từng cản bước tiến của Việt Nam, hy sinh nhân vật lực và thời gian một cách vô ích.
Ngay từ trong giai đoạn gia công cho nước ngoài, cần sớm biết chiết khấu lợi nhuận đầu tư vào giáo dục và kỹ nghệ cơ bản, cần chuẩn bị nền tảng lâu dài cho việc tự túc, tự cường (chứ không tự cô lập) như Hàn Quốc, Thái Lan... thay vì chỉ biết chạy theo cơ sở vật chất hào nhoáng. Dùng lợi nhuận cất nhiều khách sạn phục vụ cho du khách hay nhu cầu vui chơi là đánh mất cơ hội phát triển lớn đã từng phải trả bằng giá khá đắt mới có.
VAI TRÒ CỦA CHÍNH TRỊ
Nói tới văn hóa và kinh tế mà không nói tới chính trị chắc là vẫn còn thiếu sót lớn. Thời hiện đại, chúng ta may mắn thấy được những mô thức khá điển hình cho vấn đề này khi nhìn vào các quốc gia vốn cùng văn hóa nhưng khác nhau về chính trị, dẫn đến hai kết quả xã hội hưng vong rất khác nhau. Đó là trường hợp Nam-Bắc Việt Nam, Nam-Bắc Hàn, Đông-Tây Đức.
Trong các nước vừa kể, tuy chính trị cũng là biểu hiện của văn hóa, nhưng một phần là việc du nhập luồng tư tưởng khác nhau đã dẫn đến những chế độ chính trí khác nhau, đặc biệt là đối lập kịch liệt. Những chế độ này, đặc biệt là chế độ độc tài, chú trọng vào quân sự hơn kinh tế, chi phối mọi cuộc sống của xã hội, có thể làm thay đổi nền rất mạnh mẽ cả một văn hóa. Do đó, ở đây chúng ta có thể thấy rõ sự hỗ tương giữa văn hóa và chính trị, nói cách khác đó là sự tác động lẫn nhau để cùng đi lên hoặc đi xuống. Chính trị được coi là yếu tố động nhất trong tính động cố hữu của văn hóa, nên một thể chế chính trị đi đôi với những đảng phái hay lãnh tụ tốt sẽ đưa xã hội đi lên hoặc ngược lại.
Trong khi văn hóa bàng bạc, có ảnh hưởng gián tiếp thì chính trị có thể đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người, vì vậy cần thật thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Ai cũng biết rằng, năng lực của một con người không thấm gì đối với nhân loại và năng lực của loài người càng không thấm gì với thiên nhiên. Do đó, cần thận trọng trong những quyết định chính trị, tránh cực đoan, vung tay quá trán, có khi để di hại cho cả xã hội và nhân loại. Không ai có quyền đem con người ra làm thí nghiệm cho những ảo vọng mơ hồ của cá nhân hay đảng phái...
Một thể chế được coi là thành công khi được người dân tin tưởng và hợp tác, cùng xây dựng và nâng cao mức sống tức đem lại phúc lợi chung. Trong một thể chế dân chủ, dù cho nhà cầm quyền nhất thời có sai lầm, thất bại cũng dễ cải cách và người dân không bị ảnh hưởng nặng, so với trường hợp xẩy ra trong thể chế độc tài, thì dù ai cũng biết thất bại nhưng vẫn phải hoan hô và mỏi mòn mong đợi sự thay đổi như một phép lạ từ đời này sang đời khác.
TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á
Thử nhìn trường hợp một số quốc gia vốn cùng chịu ảnh hưởng nặng nề văn hoá Á Đông, có nhiều điểm cơ bản tương đồng, nhưng cũng đã có sự phát triển ở nhiều mức độ khác nhau do văn hóa, chính trị (một thể hiện tích cực của văn hóa), hoàn cảnh…
1- Nhật Bản: Vượt trội hơn cả, do tính cần cù và cẩn thận, tinh thần đoàn kết và cố gắng phi thường khi nhìn ra sự chậm tiến của mình và nhu cầu phát triển cấp tốc để cạnh tranh với cả thế giới. Người Nhật làm được như vậy vì thể chế thời Minh Trị sớm cải cách và cởi mở. Người Nhật tự vượt qua được giới hạn tình cảm Á Đông, quyết học hỏi, nên hấp thu cùng lúc cả tinh thần duy lý và tự do, bình đẳng của Tây Phương tương đối dễ dàng. Nhưng nếu Hoa Kỳ chú trọng cá nhân, tài năng trẻ thì Nhật Bản dựa vào tinh thần tập thể và lão làng hay quan hệ hàng dọc giữa đàn anh và đàn em. Thiết lập thể chế tự do, dân chủ cao hơn tất cả các nước trong vùng, đây cũng chính là yếu tố quyết định nền tảng phát triển mà hầu như không phải đổ máu. Nhật Bản được coi là tượng trưng cho sự vươn lên của châu Á hay người da vàng trước Âu-Mỹ. Nhưng rồi Nhật Bản cũng mắc bệnh ngủ quên trên chiến thắng đã dẫn đến sự suy thoái ngày nay. Sự xuống dốc sau thập niên 90 do đổ vỡ kinh tế bọt là kết quả tất nhiên của một cơ chế cũ không thích hợp, tính tập trung và quá thiên trọng lão làng khiến không kịp thời đối phó với sự tiến bộ, thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhật Bản đang cần sự thay đổi tận gốc rễ.
2- Trung Quốc: Từ trước Công nguyên đã một thời có nền văn hóa và văn minh rực rỡ làm đầu tàu. Nhưng rồi ngủ quên trong lâu đài văn hóa từ chương không thực tiễn, ôm cứng lấy đạo Nho và nhất là một thời Tống Nho. Bị ngũ cường chi phối, không tập trung được ý chí toàn dân, nên phải trả cái giá u mê là cuộc chiến tranh tương tàn, là giành độc lập và nội chiến. Khi giành được độc lập thì nhiều nhà lãnh đạo lại mắc bệnh độc tài và quá tả, coi “hồng hơn chuyên”, nên chỉ tiến mạnh được từ khi quan niệm thực tiễn của Đặng Tiểu Bình là “Mèo trắng hay mèo đen, con nào bắt được chuột cũng tốt” được áp dụng. Tại sao trong 10 triệu đảng viên Cộng Sản Trung Quốc chỉ có một Đặng Tiểu Bình can đảm đưa ra một quan niệm thực tiễn bình thường như vậy mà phải chịu tới 3 lần thất bại. Nếu không có ông thì nước Trung Quốc còn chậm tiến bao lâu nữa. Nếu có chính sách cởi mở từ đầu, thì đã có hàng triệu Đặng Tiểu Bình lên tiếng mà không phải đổ máu và người dân Trung Quốc có lẽ đã được hưởng hạnh phúc sớm hơn mấy chục năm mà không phải hy sinh, mất mát quá nhiều.
3- Đài Loan: Tuy bị chi phối bởi thế lực từ lục địa đã thua trong cuộc nội chiến, nhưng sớm thức tỉnh. Tuy giai đoạn đầu thể chế không hoàn toàn tự do nhưng cũng khá cởi mở và thực tiễn nên tiến bộ khá nhanh chóng và tương đối đều đặn nhất mà không mất mát gì đáng kể. Tuy nhiên, Đài Loan có vẻ chưa được thăng bằng, quá thiên trọng về kinh tế, còn các mặt khác không nổi bật lắm, chưa có bước đột phá mạnh.
4- Hàn Quốc (Nam Triều Tiên): Cũng xẩy ra chiến tranh (nội chiến) điêu tàn như hầu hết các nước khác trong vùng. Nói chung người Triều Tiên có ý chí vươn lên mạnh mẽ, đôi khi đi đến chỗ cực đoan nữa. Họ cũng sớm thức tỉnh, tuy giai đoạn đầu thể chế không hoàn toàn tự do nhưng cũng khá cởi mở. Trả giá cho điều này là đôi khi có chút hỗn loạn, nhưng nhìn chung không có gì quá đáng, xã hội vẫn trật tự và nhờ tinh thần thực tiễn nên tiến bộ khá nhanh chóng. Đó là một mô hình xã hội sinh động, xã hội linh hoạt, đáng sống. Hàn Quốc cũng được kể là đạt những bước tiến khá thần kỳ. Họ mạnh về kinh tế mà gốc là giáo dục và kỹ thuật, thể thao (từ gần 20 năm qua, có số huy chương Thế Vận Hội gấp 2 Nhật Bản, trong khi dân số có 40 triệu bằng 1/3)…
5- Bắc Triều Tiên: Một phản diện đáng buồn của Hàn Quốc, cùng một dân tộc mà tạo ra hai hình ảnh khác biệt rõ rệt giữa hai miền nam-bắc là một chứng cớ rõ rệt nhất cho thấy tính quyết định của vai trò lãnh đạo. Nhà cầm quyền độc tài, hiếu chiến, một trong những thể chế kềm kẹp khắc nghiệt nhất trên thế giới, chú trọng tẩy não nhồi nhét chính trị mà xa rời thực tế, bắt nhân dân hy sinh qua nhiều mà không được hưởng bao nhiêu. Người dân không có tiếng nói riêng, chỉ được nói những gì nhà cầm quyền muốn. Dân chúng hành động như những bộ máy. Có thể nói hầu như không có hỗn loạn, nhưng cũng chẳng tiến bộ. Đó là một mô hình xã hội tĩnh, xã hội chết. Để rồi kết qủa sau 50 năm thi đua, dân số bằng 1/2 Hàn Quốc mà tổng sản lượng quốc dân chỉ bằng 1/20. Thế mà nhà cầm quyền lúc nào cũng lo tuyên truyền, phô trương, và tưởng có thể lừa được mọi người. Điều trớ trêu là tạo dựng một xã hội như vậy mà các nhà cầm quyền luôn bắt dân ca ngợi mình! Kềm kẹp, bỏ đói xong rồi khi phát cho một miếng ăn mà đã kể là ban ơn rồi. Phải chăng đây là một quốc gia chuyên chế tàn bạo cao độ nhất và lạc hậu nhất của thời trung cổ còn xót lại chăng!?
6- Hồng Kông: Một mô hình đặc biệt. Tuy là đất thuộc địa, nhỏ hẹp, nhân mãn rất cao mà không có tài nguyên, nhưng lại hưởng tự do nhiều nhất trong số các nước châu Á. Rõ ràng động lực phát triển ở đây là tự do, là dân chủ kiểu Tây Phương. Một khu phát triển hầu như thuần kinh tế. Do đó, một quốc gia thực sự không thể hoàn toàn đi theo mô hình này, nhưng có thể ứng dụng những bài học tốt vào lãnh vực kinh tế. Đó là khu vực pháp trị công minh, ai cũng có cơ hội vươn lên, các công ty ngoại quốc yên tâm đầu tư.
7- Tân Gia Ba: Cũng là một mô hình đặc biệt. Cũng là đất thuộc địa cũ, nhỏ hẹp, nhân mãn cao mà không có tài nguyên, Tuy không được hưởng tự do nhiều, nhưng kỹ luật nghiêm minh ở đây đã tạo thành một khu vực đáng tin cậy nhất. Kỷ luật, trật tự, sạch sẽ, ngăn nắp... đuợc ca ngợi khắp nơi. Sự miễn thuế nhiều lãnh vực càng thu hút đầu tư của các công ty ngoại quốc. Một khu phát triển hầu như thuần kinh tế, những cũng là nơi được coi như tiêu biểu mà nhiểu quốc gia muốn đạt đến.
8- Việt Nam: chìm đắm vào một trong những cuộc chiến được coi là lâu dài và thảm khốc nhất. Sự chi phối của các đế quốc và tiếp tay của các thế lực trong nước đã đào sâu thêm hố chia rẽ trong lòng dân tộc. Ngay cả sau chiến tranh tương tàn gần 30 năm mà hố ngăn cách vẫn còn lớn. Nhà cầm quyền độc đoán, vọng ngoại, tham nhũng lan tràn như một quốc nạn, không thực sự tin dân, không tạo ra được đường hướng phát triển thích hợp và không huy động được sức mạnh toàn dân trong việc phát triển. Cuối cùng nhà nước lại chủ trương chạy theo cơ chế thị trường từng triệt để đấu tranh đả phá hàng 50 năm! Bao năm phá và bao năm xây lại cái cũ, “đổi mới” hay “đổi cũ”, không chỉ phí công sức mà còn làm tan nát lòng người, xã hội băng hoại, điều đó tại hại không gì đo lường nổi và không dễ gì sau này khắc phục nổi. Chủ trương dùng khu vực quốc doanh khống chế tư doanh, dù khu vực này không hữu hiệu và đã làm hao tổn công qũy trầm trọng, chỉ vì nhằm củng cố chế độ. Khuyết điểm trầm trọng của xã hội Việt Nam hiện nay rất nhiều chưa kể những khuyết điểm tồn đọng trong văn hóa Việt từ xưa, nhưng vì khuôn khổ bài viết có hạn nên chúng tôi không liệt kê ở đây. Nhà nước đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển, ngay nhiều công ty đã vào đầu tư cũng phải rút lui cuối thập niên 90. Điều cần nhất ở nhà cầm quyền bây giờ là tự đầu tư sự tín nhiệm. Nếu có đựợc sự tín nhiệm thì không cần kêu gọi ngoại quốc đầu tư mà đầu tư ngoại quốc tự động đến. Ở đâu cũng vậy, “đất lành chim đậu” mà. Nay là lúc xây dựng tín nhiệm, quý trọng sinh mạng trong hoà bình chứ không phải mưu mô, cuồng tín trong chiến tranh.
Sau 30 năm chấm dứt chiến tranh, đã có những tiến bộ đáng kể về mặt kiến thiết cơ sở vật chất nhưng về mặt tinh thần có mòi xa đoạ hơn, vì đó là sự phát triển thiếu nền tảng, nói chung là còn quá chậm và phải trả giá quá đắt. Thế nên khoảng cách so với các nước chung quanh càng lúc càng xa. Đừng nghĩ rằng các nước tiên tiến dùng điện thoại cầm tay, điện thoại qua máy điện toán (IP = Internet Phone), máy hình dạng số (digital camera), máy giặt mơ hồ (fuzzi), pin năng lượng mặt trời gắn trên mái nhà, tua-bin gió, đóng tàu 10.000 tấn, đóng toa tàu hỏa, chế cần trục 120 tấn… ở Việt Nam nay cũng có là đã tiến bằng các nước đó. Việt Nam chỉ mới mua về dùng hay ráp những tiện nghi thời đại thôi. Phải đổi bao nhiêu gạo, cà phê, hải sản, dầu hỏa cho nhưng tiện nghi đó, và còn bị lệ thuộc dài dài như vậy bao nhiêu chục năm hay trăm năm nữa!?
Xin lưu ý rằng, 82 triệu người Việt trong nước có tổng sản lượng năm 2006 khoảng 55 tỷ đô la, có lẽ tương đương với lợi tức của 3 triệu người Việt ở hải ngoại, và cũng chỉ tương đương với năng lực của hơn 1/2 công ty Honda với 126.900 nhân công (doanh thu 1 năm 74 tỷ đô la, lời 5 tỷ đô la) hay 1/3 năng lực của 70.000 nhân công của hãng xe hơi Toyota (sản xuất 10 triệu chiếc xe hơi năm 2007, doanh thu năm 2006 là 184 tỷ đô la, nếu nhìn giàn người máy làm việc thì chúng ta sẽ biết tại sao năng suất lại cao như vậy, như vậy năng suất 1 người Nhật bằng khoảng gần 4.000 người Việt!?). Chưa kể Việt Nam còn phải dựa trên công trái phiếu, viện trợ ODA, còn Toyota thì lời khoảng 10% (hơn 18,4 tỷ đô la, trừ thuế còn 13,7 tỷ đô la). So sánh về tổng sản lượng quốc dân (GDP) năm 2006, Nhật Bản (4.500 tỷ MK) gấp hơn 80 lần Việt Nam (55 tỷ MK), nếu so về lợi tức 1 đầu người thì gấp khoảng 60 lần. Việt Nam tăng trưởng 1 năm 8%, thực ra đó là do tiền Việt Kiều và người đi lao động gửi về khoảng 4 tỷ đô la. Lợi tức trung bình có khoảng hơn 600 đô-la mà chi tiêu tới 2.000 đô-la, tức tiêu dung nhiều hơn mức làm ra. Năm 2006, Việt Nam nợ khoảng 22 tỷ đô-la.
Để hiểu rõ hơn về việc tại sao người Nhật có năng suất gấp khoảng 100 lần người Việt, xin thêm một ví dụ mà chúng tôi đã được xem trên TV Nhật năm 2002 - Trong một khâu công ty bánh kẹo Vinabico của Việt Nam dùng 200 nhân công, khi công ty Kotobuki của Nhật hợp tác, họ đã đem máy móc vào, và máy làm bánh kẹo tự động chỉ dùng có 2 nhân công. Như vậy, rõ ràng không phải là người Nhật giỏi gấp 100 lần người Việt, mà chính là nhờ máy móc. Máy móc có được là do họ có vốn và kỹ thuật, là những sản phẩm của sự tích tụ và hợp quần của trí tuệ.
Sau chiến tranh, đa số các quốc gia ở cả đông-tây đều phục hưng trong khoảng 20-30 năm, mà nay Việt Nam vẫn chưa ra khỏi vòng chậm tiến, bao năm vẫn chỉ dựa trên nông sản, ngư sản hay tài nguyên, không tạo được một nền tảng kỹ nghệ đáng kể nào, vì thế khi nhìn lại vấn đề Việt Nam, là người Việt thì chắc đó luôn là điều đáng ưu tư nhất.
Sự phục hồi nhanh chóng của hai nước bại trận Thế Chiến Thuá 2 là Nhật Bản và Đức Quốc đã chứng minh rõ ràng cho thấy nước nào có văn hóa mạnh là có tiềm năng mạnh. Dù cơ sở vật chất đổ vỡ hoàn toàn do một số sai lầm chính trị vẫn có thể vực dậy dễ dàng vượt qua cả nhiều nước từng chiến thắng họ, cho dù nhất thời bị mất chủ quyền, đất nước không có tài nguyên dồi dào.
Sự phục hồi và tài bồi tâm thức Việt theo hướng tiến chung của thời đại qua các kinh nghiệm học hỏi của thế giới hay phát huy các ưu điểm của Việt tính, Việt hồn phải chăng chính là chìa khóa giải quyết các bế tắc hiện nay.
NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA VIỆT
Vậy Việt tính, Việt hồn… là gì? Người ta thường đương nhiên coi là toàn những điều tốt. Cũng như từ nhân bản, thực ra là cả tốt và xấu, nếu không tính xấu từ đâu mà ra? Nên nếu nói một cách khách quan và trung thực thì là tất cả những gì coi như thuộc bản chất Việt, do đó, phải kể cả tốt và xấu. Nhưng khi nói đến bảo tồn và phát huy thì đã có ý nói đến cái tốt rồi. Tuy rằng đôi khi phân chia tốt xấu không phải dễ vì còn tùy theo quan niệm triết lý, chính trị khác nhau hoặc tùy thời có thể đang là tốt mà thành xấu hay ngược lại. Do đó ở đây xin chỉ nói những nét chung và cơ bản mà thôi.
1- Tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất cao độ, khi thật cần thì nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh vì nước, tuy vậy, như một thân hữu đã nói, vẫn còn rất nhiều người “quá tận tụy với gia đình mà quá thờ ơ với đất nước”. Những người đó sống chỉ biết mình ta, hay gia đình ta, hầu như không bao giờ nhúng tay vào việc chung nào!
2- Tinh thần yêu thương, đùm bọc trong gia đình đáng được đề cao, đây là nền tảng của xã hội Việt Nam, tuy nhiên, cần có tầm nhìn rộng ra xã hội và tình cảm cần thăng bằng với lý trí.
3- Tình tương lân, tương trợ bạn bè khá chí tình, nhưng cũng dễ đi đến thiên trọng không khách quan, không công bằng. Dễ đi tới đần óc bè phái, địa phương, tôn giáo. Cần nghĩ đến cái lợi lớn chung hơn là cái lợi nhỏ cục bộ.
4. Tình đồng bào rất thắm thiết, nhưng cũng cần mở rộng ra thành tình nhân loại, giúp đỡ các dân tộc kém may mắn hơn khi cần. Người Việt ít nể vì, tôn trọng nhau, dễ nặng lời hay nói xấu nhau, mà lại tỏ ra e dè, sợ sệt người nước nào hơn mình. Vừa tự tôn, vừa tự ty và vì thiếu tự tin nên hơi vọng ngoại.
5- Tinh thần đoàn kết cùng lo việc lớn còn kém, nếu chỉ “đoàn kết khi thật cần đến nhau” như trong truyện Lạc Long Quân và bà Âu Cơ thì vẫn còn lỏng lẻo, vì nguyên chuyện khi nào được coi là cần cũng có thể có nhiều ý kiến khác nhau, thành chia rẽ. Nếu luôn luôn tôn trọng, gìn giữ tinh thần đoàn kết thì tốt hơn. Phải cố gắng loại trừ tinh thần hẹp hòi của phe phái, tôn giáo, chủng tộc, địa phương… Nên tranh đua với người ngoài hơn là tranh giành nhau.
6- Do bản năng sinh tồn trong môi trường bất ổn, có tinh thần tự lập và thích ứng cao, nhưng ngắn hạn. Về chính trị, thường có óc lãnh tụ, hẹp hòi, thiếu tinh thần sinh hoạt dân chủ, công bằng và tôn trọng luật pháp...
7- Tinh thần học hỏi khá cao, nhưng còn nặng thói từ chương, khoa cử, bàn xuông, do đó, cần đi sâu vào thực dụng, cần tri-hành hợp nhất. Cần thay tinh thần chăm học để thi lấy bằng cấp hầu được yên thân bằng tinh thần dấn thân giúp đời. Cần đẩy mạnh óc nghiên cứu, tập tính ghi chép (thay vì chỉ dùng trí nhớ sẽ dễ quên và dễ nhầm lẫn), biên soạn, biên khảo, viết và đọc nhiều sách hơn. Cần mở rộng kiến thức tổng quát, thay vì chỉ học có sách vở trường sở. Người Việt khéo bắt chước, nhưng thường chỉ dừng lại ở mức 60-70%, không lên 80-90% như người Hoa hay vượt hơn như người Nhật.
8- Tinh thần dấn thân, mạo hiểm, khai phá, sáng tạo vẫn còn rất giới hạn, cần dồn nỗ lực đẩy mạnh thêm lên. Những người tiên phong tốt có thể kéo cả quần chúng hay dân tộc đi theo. Có như thế quốc gia mới tiến nhanh được.
9- Người Việt lạc quan, vui tính, hay cười đùa, hòa nhã hay “chín bỏ làm mười”… nhưng cũng đôi khi vì vậy mà làm việc thiếu nghiêm chỉnh. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong tiếng Việt có đến khoảng 600 từ ngữ về cười (có lẽ nhiều nhất thế giới), trong khi chỉ có khoảng 30 từ ngữ về khóc.
10- Cần sớm loại bỏ tinh thần làm việc đại khái, tùy tiện, thiếu trách nhiệm, thiếu kế hoạch hay kiểu đầu voi đuôi chuột, chiếu lệ, không chính xác, không đúng giờ, không nghiêm chỉnh giữ lời hứa hay cam kết. Cần đề cao tinh thần thượng tôn luật pháp dân chủ, coi đó là riềng mối duy trì trật tự xã hội. Càng yếu kém về kỹ thuật, càng thiếu tài chính, càng phải bù lại bằng cách lấy chữ tín làm đầu.
11- Cần thoát ra khỏi cung cách làm ăn theo quy mô cò con, cá nhân hay gia đình, dấu nghề... mà sớm tiến tới tập đoàn nhỏ, rồi tập đoàn lớn, từ đó mới tăng nhanh năng suất được. Phải đẩy mạnh óc thương mại, quản lý khoa học… có tầm nhìn thị trường rộng lớn, từ gia đình ra xã hội, từ địa phương ra toàn quốc, từ toàn quốc tới toàn thế giới.
12- Tiến lên tinh thần thực nghiệp, hoạt động xí nghiệp, làm chủ cả dây chuyền từ vật liệu đến sản xuất, đến tiếp thị, đến tái biến chế để bảo vệ môi sinh…
13- Tính mê tín dị đoan như lên đồng, đốt hàng mã, một thời bị nhà cầm quyền ngăn cấm, nay lại có khuynh hướng phát triển mạnh. Làng Đông Hồ nổi tiếng với tranh mộc bản, nhưng chỉ thực sự phát lên nhờ làm hàng mã?
14- Tính đổ thừa, không nhận trách nhiệm, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn. Đa số người Việt cho rằng sở dĩ ngày nay Việt Nam yếu kém là vì chiến tranh, vì Cộng Sản, vì Trung Hoa, Pháp Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga Xô... vì lãnh đạo, mà ít khi nào nói vì mình. Sinh hoạt của người Việt ở các nước Âu-Mỹ ngày nay chưa dân chủ, chưa nghiêm chỉnh, chưa đúng giờ... thì không thể đổ thừa tại ai khác.
15- Cần lưu ý là người việt thân hình nhỏ và tuổi thọ chỉ trung bình (nam 66 và nữ 70, trong khi Nhật Bản với nam 79,5 và nữ 85,8), việc thể xác cao lớn hơn và tuổi thọ kéo dài hơn tỷ lệ thuận với sự lưu ý hơn về vệ sinh và dinh dưỡng. Sức khỏe và tuồi thọ đương nhiên là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng hạnh phúc cá nhân và phát triển quốc gia. Không có gì là phi lý cả khi người ta vẫn ví “sức khỏe là vàng”.
Còn nhiều, nhiều nữa, như hay dối quanh, ăn cắp vặt, thích ngồi nói hơn là làm, hay cãi nhau, đánh nhau (nhất là nam thanh niên học thức kém)...
VẤN ĐỀ NÂNG CAO DÂN TRÍ
Như trên vừa trình bày, hơn ai hết, người Việt có quá nhiều thứ cần làm càng sớm càng tốt nếu muốn đất nước phát triển và theo kịp đà tiến của nhân loại. Chúng ta đang phải cạnh tranh gắt gao với các nước trong khối AESAN, với Trung Quốc đang vươn dậy mạnh mẽ, chúng ta muốn đủ tiêu chuẩn gia nhập các định chế kinh tế thế giới như AFTA (Khu Mậu Dịch Tự Do ASEAN), WTO… mà vẫn bảo vệ được nền kinh tế yếu kém của mình thì tự mình trước hết phải làm cuộc cách mạng tư duy. Tựu chung thì cuộc cách mạng tư duy ấy là việc nâng cao dân trí, mà muốn nâng cao dân trí phải chú trọng vào giáo dục, tiếc thay đây lại là một trong những lãnh vực đang bị bỏ rơi nhất ở trong nước. Do đó, cần gia tăng giáo dục về mặt đạo đức, thể dục và khoa học…
Năm 1905, cụ Phan Bội Châu qua Nhật và năm 1906, cụ Phan Châu Trinh (Tây Hồ) cũng qua Nhật. Cụ Phan Bội Châu đã viết là: “Hồi tôi lên Đông Kinh, cụ Tây Hồ cùng đi với tôi, thăm qua khắp các học đường, và khảo sát khắp những công việc chính trị, giáo dục của Nhật Bản. Cụ bảo tôi rằng: “Trình độ dân Nhật Bản như thế, mà trình độ dân ta như thế, không nô lệ sao được! Được bấy nhiêu học sinh vào nhà học Nhật bản là sự nghiệp rất lớn của ông. Từ nay nên lưu Đông yên nghỉ, chăm chỉ việc làm sách, bất tất nói bài Pháp làm gì. Chỉ nên đề xướng Dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được.”…” (Trích cuốn Phong Trào Duy Tân của Nguyễn Văn Xuân, do Lá Bối xuất bản). Hai cụ đã bàn bạc luôn cả hơn 10 ngày, ý kiến rất khác nhau, vì cụ Phan Bội Châu chủ trương dùng vũ lực còn cụ Phan Châu Trinh chủ trương dùng giáo dục nâng cao dân trí. Nhưng việc cụ Phan Châu Trinh khuyên viết sách và các ý kiến của nhiều nhiều nhà cách mạng, chính trị Hoa và Nhật là nên đặt nặng giáo dục, mở mang dân trí có lẽ đã được cụ Phan Bội Châu ghi nhận, nên xem trong cuộc suốt cuộc đời hoạt động, bôn ba của cụ, thời gian ở Nhật, ngoài việc viết cho báo Tàu, nhìn sự tiến bộ của Nhật Bản, cụ đã bị thôi thúc mãnh liệt nên viết sách gởi về trong nước nhiều nhất.
Một loạt sách và tài liệu như Việt Nam Vong Quốc Sử (越南亡国史), Khuyến Quốc Dân Du Học Văn (勧国民遊学文), Kính Cáo Tuyền Quốc Phụ Lão Văn (敬告泉国父老文), Hải Ngoại Huyết Thư (海外血書)... Riêng Lưu Cầu Huyết Lệ Thư (琉球血涙書, nói về sự mất nước của xứ Lưu Cầu tức quần đảo Okinawa vào tay Nhật) viết trước khi cụ qua Nhật và Tự Phán (自判, viết sau khi bi an trí ở Huế năm 1925)… tất cả bằng chữ Hán (lúc giao thời chữ Quốc Ngữ nên cụ chưa rành lắm) rồi sau này mới được chính cụ và một số người dịch ra chữ Quốc Ngữ hoặc một số bằng chữ Nôm và tổ chức Phong Trào Đông Du (風潮東遊), trước đó có Đông Kinh Nghĩa Thục (東京義塾)… nằm trong Phong Trào Duy Tân (風潮維新) rộng lớn được khơi dậy bởi các ông Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch...
Đặc biệt đối với người Việt ở hải ngoại, nếu mai này muốn đóng góp hữu hiệu cho đất nước, không thể cứ đem nguyên vẹn cách suy nghĩ hay những gì học hỏi được ở ngoại quốc về áp dụng. Nếu đã xa rời Việt Nam quá lâu hay sinh ra ở hải ngoại thì nên bỏ thì giờ học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa dân tộc, cá tính người Việt, hoàn cảnh đất nước… Trước khi muốn phát huy văn hóa dân tộc thì cần biết đâu là bản sắc tốt để bảo tồn, như vậy mới không bị đoạn lìa với quá khứ, sẽ dễ hội nhập và làm việc hơn và mau chóng làm thăng hoa Việt tính, Việt hồn hơn.
Xin xem thêm bảng Đối Chiếu Việt – Nhật - Trung. Và nếu ai đã từng đọc bài “Tự Vấn: Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?” của chúng tôi viết năm 2002, 2003… thì có thể coi đây là “Tự Vấn 2”.
2003…
- - - - -
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Hội Chuyên Viên Việt Nam Ở Hoa Kỳ và Ban Tổ Chức đã tạo điều kiện cho chúng tôi hiện diện nơi đây và dành cho chúng tôi buổi nói chuyện quý báu này. Xin thành thật cám ơn tất cả quý vị thính giả đã để tâm theo dõi bài nói chuyện này và xin được đi vào phần thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- - - - -
Ghi chú thêm
VẤN ĐỀ TƯƠNG LAI GẦN của VIỆT NAM
LM. Tađêô Nguyễn Văn Lý
(Tóm lược)
I. Hầu như mọi người Dân VN trong và ngoài Nước hiện nay đều mong đợi các thay đổi cần thiết, kể cả các nhân viên nhà nước, bộ đội và công an, đảng viên, đoàn viên...
II. Nhà nước VN (NNVN) đang chịu nhiều áp lực.
Áp lực thứ nhất: Chính NN thấy cần phải cải cách nhiều để khỏi bị Dân tẩy chay vì NNVN không thể an Dân được nữa.
Áp lực thứ 2: Chính nội bộ đảng CSVN chia rẽ khá trầm trọng, đã có nhóm muốn tách riêng thành đảng đối lập nào đó, một số đảng viên rút lui vì áp lực của lương tâm hoặc sợ lịch sử phê phán, hay bị rút lui vì áp lực của phe khác ngay trong đảng.
Áp lực thứ 3: Dân chúng, dù phần đông thụ động, sợ hãi và muốn an toàn bám giữ những gì mình đang có, vẫn càng ngày càng chán chê coi khinh đảng, ngày càng quay lưng lại với đảng và đang trăn trở ngóng đợi tìm một chỗ dựa khác đạo đức, công bằng hơn.
Áp lực thứ 4: Các nhà đấu tranh cho Tự do Dân chủ ngày càng đông, ngày càng công khai, ngày càng tác động mạnh trên Dân và Dân vui thích thấy NN ngày càng lúng túng không biết đối phó thế nào cho phù hợp với cao trào nầỵ
Áp lực thứ 5: Cao trào đấu tranh của Việt kiều hải ngoại ngày càng biết đoàn kết, biết tận dụng các phương tiện hiện đại nên hiệu quả hơn trước nhiềụ
Áp lực thứ 6: Quốc tế nhìn vào VN, vừa gia tăng các áp lực cần thiết, vừa dùng kinh tế để chen chân vào các sinh hoạt từ hạ tầng đến thượng tầng của VN cố ý giúp VN chuyển đổi, vừa hả hê vui thích theo dõi sự lúng túng và suy yếu dần của NNVN, vừa mong đợi đảng CSVN sớm chấp nhận đa nguyên đa đảng.
III. Dù NNVN đang chịu cùng lúc 6 loại áp lực đồng loạt rất mạnh như thế, dù các nhà đấu tranh đang hô hào, phê phán mạnh mẽ đến đâu, muốn thành công, các nhà đấu tranh phải tập trung nỗ lực giúp Dân vượt qua 3 thực trạng thật đáng buồn rất căn cội sau đây:
III.1. Sự sợ hãi, lãnh đạm và thụ động của đa số dân sợ hãi).
III.2. Sự mù mờ trong nhận thức của đa số dân.
III. 3. Toàn Dân VN sống chung với dối trá đã thành nếp, thành mãn tính. Vì vậy việc đoàn kết các Việt kiều hải ngoại và gây ý thức cho đồng bào quốc nội về 3 thực trạng rất đáng buồn hiện nay vừa nêu là điều rất bức thiết cho tương lai gần của VN.
IV. Từ các thực tế nêu trên, tương lai gần của VN có lẽ nên hình dung như sau:
IV.1. Đảng CSVN không nên cố tình làm ngơ trước 6 áp lực đồng loạt nêu trên.
IV. 2. Đảng CSVN không nên tiếp tục vừa gượng ép, vừa lừa gạt quốc tế để chỉ cải cách vài thể chế (Institutions) cho có như "một cửa, môt dấu," "dân chủ từ cơ sở."..v.v...
IV. 3. 6 áp lực nêu trên phải gia tăng cường độ hơn nữa để sớm có một cuộc bầu cử Quốc hội dân chủ, công bằng, văn minh đúng nghĩa.
IV. 4. Dù các phân tích rõ ràng trên đây, thì có lẽ đảng CSVN vẫn cứ thích cố tình bưng tai bịt mắt để làm một đảng lê lết bảo thủ thêm 1, 2 Đại hội nữa.
IV. 5. Còn các nhà đấu tranh Dân chủ Tự do cho VN tại hải ngoại cũng như quốc nội không nên ảo tưởng về một giải pháp quá mau chóng dễ dàng, mà trước tiên cần tập trung nỗ lực giúp toàn Dân vượt thắng 3 thực trạng rất đáng buồn nói trên đã và đang đeo bám toàn Dân như một căn bệnh quá nan y, cả nơi một bộ phận được coi là trí thức và ngay cả nơi các Chức sắc cao cấp của các Tôn giáo nữạ Không giải quyết được vấn đề cốt lõi sinh tử nầy thật là một đại nhục cho toàn thể Sĩ phu VN hôm nay. Nếu không vượt thắng được 3 điều nầy thì chưa thể nói đến một tương lai tươi sáng gần cho VN được.
Do đó, vấn đề tương lai VN trước hết là vấn đề văn hóa, bản lãnh làm người, triết lý ứng xử nhân văn. Đây mới chính là vấn đề nền tảng cơ bản của Dân tộc VN. Có văn hóa quân tử, trượng phu, cương trực, trung thực là sẽ có tất cả. Để có điều then chốt cơ bản nầy, điều đầu tiên phải có là Tự do Ngôn luận, phải có báo chí độc lập để hướng dẫn quần chúng. Cùng lúc hoặc sau đó mới có thể nói đến vấn đề tổ chức.
LM. Tađêô Nguyễn Văn Lý - Huế, 08.8.2005
==
ĐỖ THÔNG MINH * TỰ VẤN 3
Tự Vấn 3:
Tại Sao Người Việt Hay Đi Trễ?
Phải Giải Quyết Ra Sao?
Đỗ Thông Minh...
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: "Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam".
Người Việt chúng ta có hai huyền thoại vẫn thường được nhắc đi nhắc lại liên quan đến việc đi trễ. Thứ nhất là chuyện ông Táo về chầu trời, sớ Táo Quân hầu như bao giờ cũng vậy, sau lời chào chúc thọ ra mắt Ngọc Hoàng là lời xin lỗi vì..., vì... nên Táo Việt tới trễ, đến độ quần áo cũng không mặc chỉnh tề! Chứ táo thì lúc nào cũng ngây thơ vô tộị Thứ hai là chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thủy Tinh tới trễ không lấy được vợ, đã không biết lỗi mình lại đâm ra ghen tức, dâng nước lên đánh nhau triền miên với Sơn Tinh... Trong thực tế xã hội, có khi chuyện đi trễ cũng trở thành một nguyên nhân của hiềm khích.
Thói đi trễ chỉ là một phần nhỏ, phần nổi của tảng băng sơn bao hàm toàn bộ cá tính của người Việt. Phải chăng trong những cá tính tốt vui vẻ, dễ dãi, người Việt còn mang tinh thần đại khái, không nghiêm chỉnh, không chính xác, không giữ lời hứa, thiếu trách nhiệm, hay quá ư là ham vui ngay cả trong khi làm việc...
- - -
Ngay từ đầu, chúng tôi muốn nhấn mạnh là không phải lúc nào người Việt cũng đi trễ. Như khi hẹn với những người quan trọng, khi ra phi trường đi máy bay... thì người Việt cũng đúng giờ như ai, có khi còn đi sớm nữa. Tức là người Việt rất có khả năng đúng giờ.
Có thể nói khoảng 20-30% người Việt đúng giờ, nhưng thiểu số đó không đủ tạo thành tin tưởng đại diện cho đa số không đúng giờ. Người Âu-Mỹ hay người Nhật cũng chỉ có khoảng 70-80% đúng giờ, nhưng đa số đó được coi là tiêu biểu.
Người Việt ở hải ngoại, đa số sống trong xã hội tiến bộ, và giao tiếp với người nước ngoài nên tình trạng trễ giờ có chút cải thiện, bớt tinh thần đại khái, có mặt là vui rồi... nhưng nói chung trong sinh hoạt với nhau thì đi trễ vẫn là chuyện thường tình. Nhất là đám cưới, người Việt cả trong và ngoài nước đều thường bắt đầu buổi tiệc trễ khoảng 2 tiếng đồng hồ so với giờ ghi trên thiệp mời. Đã có những bài báo viết về việc này là chỉ tội cho người nào nghiêm chỉnh đúng giờ hay khách ngoại quốc nào không biết điều đó, đến đúng giờ phải chờ hoặc tưởng là đi lộn chỗ, lộn ngày, lộn đám!
Đi trễ là một chuyện có vẻ nhỏ, nhưng khi đã thành cố tật ở một số đông thì đã tác hại rất lớn. Vì vậy, có lẽ nên đặt vấn đề này thành một đề tài bàn luận lớn, để sớm tìm cách giải quyết chuyện không hay này. Hầu như người ngoại quốc nào cũng biết người Việt hay "giờ dây thung". Chúng tôi nghĩ rằng có thể mất 50 năm hay hơn, nhưng giải quyết được vấn đề này thì tư duy của người Việt sẽ khác, từ đó kéo theo tư duy đứng đắn, nghiêm chỉnh, giữ lời hứa, đặt trách nhiệm cao hơn...
VÂN ĐỀ NẰM Ở ĐÂU?
Đã có rất nhiều người than phiền về việc đi trễ, nhưng ít ai phân tích kỹ càng và đề ra biện pháp giải quyết rốt ráo. Làm sao bỏ được cái tật chủ trương "Đến trễ về sớm mới là không ngoan". Nên ở đây chúng tôi xin mạo muộn đưa vấn đề nhức nhối này ra bàn.
1- Các nguyên nhân đi trễ?
- Có 70-80% người Việt sống bằng nghề nông, nến quen tính toán bằng mắt và bằng kinh nghiệm, quen thinh thần đại khái chứ không quen chính xác. Lối nói "sào ruộng" nay vẫn còn tồn tại, có lẽ không mấy ai biết đích xác diện tích 1 sào ruộng là bao nhiêu.
- Giờ giấc chỉ nhắm chừng, kiểu giờ thìn, giờ ngọ... mà mỗi giờ này là 2 giờ đồng hồ bây giờ, hay mặt trời lên lưng ngọn sào, tàn cây nhan...
- Người có trách nhiệm thường là người đa đoan, bận rộn nhiều công việc, có khi lớn tuổi thì nhớ trước quên saụ, hay tại gnười đưa đón...
- Coi chuyện họp hành cộng đồng là không quan trọng, đến giờ nào cũng được, nhất là phần đầu thường là nghi thức rườm rà. Còn phần cuối coi như tàn cuộc, chỉ là chuyện linh tinh, không cần có mặt...
- Không nhớ rõ giờ và địa điểm, hoặc mới đi lần đầu nến mất nhiều thời gian hơn dự tưởng.
- Đôi khi giờ phút chót gặp chuyện trục trặc ngoài ý muốn.
- Có người thầm nghĩ, đi trễ thì khỏi phải tiếp tay, có khi khỏi phải đóng tiền. Còn về sớm thì khỏi phải dọn dẹp, khỏe quá!...
- Đôi khi phụ nữ có tật lề mề trang điểm, chọn lựa quần áo… Coi chuyện đó là quan trọng, chuyện cá nhân trông sao cho được hay nổi bật trước người khác hơn là đúng giờ.
2- Phản ứng khi gặp người đi trễ.
- Có người tỏ ra khó chịu hoặc bỏ về, nhưng rất ít.
- Đa số bỏ qua vì sợ người đi trễ buồn, thể hiện tính dễ dãi, "chín bỏ làm mười", "đến được là vui rồi", "có mặt là vui rồi"... nhưng vui vẻ mà không được việc hay việc không như ý thì cũng phiền rất nhiều người khác. Đôi khi vẫn là "vui hơn được việc".
3- Cung cách đi họp.
- Nói chung người Việt chưa quen ghi chép, nội dung họp thường là nhớ đại khái trong đầu. Thường không có biên bản chính thức. Cách làm việc này sau đó có thể gây ra nhiều trở ngại nghiêm trọng. Như về lời phát biểu của một người nào đó, có người thì cho là nói như vậy, có người thì cho là nói khác, tranh luận rất mất thì giờ...
- Người vắng mặt hay đến trễ lại nêu lên vấn đề đã họp bàn rồi, thảo luận mãi một lúc sau mới có người nhắc nhở là chuyện này đã bàn rồi, đã quyết định rồi thôi khỏi bàn lại, thế mà cũng có khi lai vui vẻ bàn trở lại, quyết định lại cũng có.
- Một số người khi phát biểu thì nói không rành mạch, mà lại nói quá dài, chiếm hết giờ của người khác. Có khi phải trách mắng nhau về chuyện này ngay trong buổi họp hoặc tế nhị hơn là vỗ tay "yêu cầu xuống", nhưng đương sự lại tưởng vỗ tay hoan hô mình nói hay, tiếp tục nói nữa! Có khi cả hội trường phải phì cười, tội nghiệp cho người đang nói.
- Một số người thì e ngại không phát biểu gì cả, nhưng trước hay sau đó thì tụ nói chuyện riêng, có rất nhiều ý kiến ngoài lề theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng... Phải chăng họ cho là mình đúng nhưng không dám phát biểu trước đám đông, nên vẫn là cái đúng chủ quan, một chiều, không kiểm chứng và thiếu luận cứ mà thôi. Nó cũng tương tự như tình trạng viết thư nặc danh, viết bài dùng bút hiệu ma... ở nhiều nơị. Chính những người đó sợ bị chỉ trích không dám nói công khai, nhưng từ trong bóng tối họ rất mạnh dạn chỉ trích người khác trong chỗ công khai. Họ thẹn với chính thứ văn chương thiếu văn hóa của mình, sợ người khác biết được, nên phải chơi trò ném đá dấu taỵ
- Người mình nói chung vẫn còn tính nhút nhát trước đám đông. Khi vào họp, dù đến sớm thường vẫn không ngồi những hàng đầu, sợ bị cho là trèo cao, muốn ngồi ngang hàng với những nhân vật quan trọng, sợ bị hỏi ý kiến hay khó rút lui khi cần... Nên hầu hết buổi họp nào cũng có một số người thà chấp nhận đứng cả buổi dọc theo vách và ở càng xa càng tốt, chỉ cốt đủ nghe, để có thể rời phòng lúc nào cũng dễ dàng.
CÁC GIẢI PHÁP
1- Trách nhiệm Ban Tổ Chức.
Thực ra, rất hiếm khi Ban Tổ Chức trễ giờ, thường chỉ là người dự đến trễ, nhưng số người này đôi khi quá lớn, hội thường quá vắng, khiến ban tổ chức không thể bắt đầu! Cũng có trường hợp Ban Tổ Chức quá yếu kém, thấy người khác tổ chức đông vui và thành công quá cũng nhảy ra làm, và khi người dự tới quá ít, cứ cho là tại người dự đến trễ, xin mọi người có mặt ráng đợi, cả giờ đồng hồ sau cũng chỉ thêm được một vài người mà bắt biết bao nhiêu người phải chờ.
Nhưng nếu chính Ban Tổ Chức cũng tà tà, lỏng lẻo thì không thể trách người dự trễ giờ được. Vẫn biết người mình là như vậy, và dù Ban Tổ Chức vất vả trăm điều, nhưng trách nhiệm chính vẫn là Ban Tổ Chức, vì là người khởi xướng mà. Các tổ chức có uy tín vẫn có thể bắt đầu đúng giờ cơ mà.
Khi tổ chức, cần họp bàn kỹ về vấn đề người đến dự, chọn địa điểm và thời điểm thích hợp. Nếu không có điều kiện thích hợp thì lại càng phải cố gắng lo liệu hơn. Ban Tổ Chức phải phân công kỹ lưỡng, có người đứng hướng dẫn hay bảng chỉ đường... phải xem như người đến dự có thể là một người từ xa tới không quen đường đi, đừng để người dự phải tự mò mẫn, có khi tìm không ra đường phải quay trở về.
2- Trách nhiệm người đi dự.
Phàm làm việc gì cũng vậy, dù chỉ là người đến dự hay đến xem, cần có trách nhiệm tối thiểu. Người đi dự vẫn thường than là tổ chức trễ giờ, hay người khác trễ giờ. Một số rất ít người khó tính có khi còn cự nự và bỏ ra về, nhưng để rồi lần khác thì lại chính mình cũng trễ giờ... vì coi chuyện trễ giờ như một tập quán rồi! Đến đúng giờ là ngây thơ, khống hiểu gì về nề nếp sinh hoạt của người Việt! Nếu ai cũng quan niệm như vậy, chỉ biết trách người thì không bao giờ cải thiện được. Người có ý định đi dự cần ghi nhớ rõ ngày giờ và nơi chốn, nắm vững đường đi nước bước, kẻo quên hoặc giờ chót mới nhớ ra chạy không kịp, hoặc đường không quen, kẹt xe, tìm khó khăn hay không có chỗ đậu xe... khiến mất thời gian lâu hơn dự tưởng. Hãy luôn luôn tâm niệm đến sớm 10 hay 15 phút thì tốt hơn.
3- Thông báo đầy đủ chi tiết.
Thông báo thì muốn phổ biến rộng rãi cùng khắp, nhưng lại không hướng dẫn rõ ràng thì làm sao người muốn dự tới được.
Cần viết thông báo rõ ràng, có bản đồ chi tiết để những người không quen dễ tìm. Cần có số điện thoại liên lạc hội trường, người trách nhiệm trước giờ khai mạc để hỏi đường. Giờ họp hay sinh hoạt thường chỉ ghi là bắt đầu lúc giờ nào đó. Nếu giả thử hàng trăm người đến đúng giờ đó, mà có mục ghi tên, đóng tiền hay viết tên đeo ngực, nhận tài liệu thì chắc chắn cũng không thể nào bắt đầu đúng giờ được. Nên chính Ban Tổ Chức cũng thường liệu chừng tình hình khách đang vào cửa ra sao để mà bắt đầu chứ không nhất định giờ nào. Vì vậy, với những buổi họp đông đảo, trên giấy mời hay thông báo nên ghi rõ là giờ "mở cửa" hay "vào hội trường" khoảng 30-60 phút trước giờ khai mạc và khai mạc đúng giờ, như vậy thong thả hơn và Ban Tổ Chức có thể bắt đầu đúng giờ ghi trong thông báo. Nếu là buổi họp quan trọng thì khi gửi thư mời nên kèm thêm cả bao thư hồi đáp như khi mời dự đám cưới.
4- Biện pháp mạnh.
Thực ra, cũng đã có một vài hội đoàn phải dùng đến biện pháp mạnh, bằng cách phạt các thành viên đi trễ, như ai tới trễ khỏi cần phải trần tình, thanh minh thanh nga rằng, thì, là... chi cho mất công, cứ đóng 10 Mỹ Kim vào quỹ là xong. Cách này cũng khá hiệu quả, số người đi trễ ít hẳn đi, nhưng mỗi lần họp là một lần hồi hộp, ai cũng nhìn đồng hồ, đón chờ người đến trễ, và nổ một trận cười, trêu chọc... mất 5, 10 phút. Vậy thì đôi khi lợi bất cập hại... Tiếc rằng cách này chưa được phổ thông, và nặng về hình phạt hơn là về ý thức. Một số tổ chức thì chủ trương cứng rắn: "Dù một người cũng bắt đầu", nhưng nếu quả có sự kiện như vậy xẩy ra thì vấn đề nằm ở chính Ban Tổ Chức và chắc là không còn tổ chức lần thứ hai.
5- Cố gắng bắt đầu đúng giờ.
Qua hàng ngàn lần dự các buổi họp sinh hoạt, chúng tôi thấy một số nơi và một số người cũng đã cố gắng chuẩn bị chu đáo để bắt đầu đúng giờ. Như Viện Việt-Học ở Little Saigon, Nam Cali... rất đúng giờ, nhiều lắm chỉ cho phép du di trong khoảng 3 hay 5 phút thôi. Dần dần người dự sẽ quen, và biết rằng hễ đi dự ở đó thì nên đi đúng giờ vì không ai chờ mình. Đa số những buổi nói chuyện của chúng tôi trong thời gian qua cũng khá đúng giờ, như tại Seattle, Hoa Kỳ và Vancouver, Gia Nã Đại không sai 1 giây. Khi liên lạc với Ban Tổ Chức ở các địa phương, chúng tôi thường nhắc nhở xin hãy cố gằng về điểm này.
Trong lần nói chuyện tại Viện Việt-Học ngày 3/8/2003, chúng tôi đã nói nửa đùa, nửa thật rằng: "Ai mà giúp giải quyết được việc trễ giờ của người Việt thì thật đáng tôn làm anh hùng dân tộc lắm vậy.". Rất đông thính giải đã vỗ tay tán thưởng.
- - -
Trong tháng 2/2004, liên quan đến đề tài này, chúng tôi đã có một loạt những cuộc nói chuyện trao đổ ý kiến bằng điện thoại quốc tế và thư điện tử (e-mail) với một số khuôn mặt từng tham dự rất nhiều sinh hoạt cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới. Xin được ghi tóm lược dưới đây.
- - - -
Chúng tôi đã nói chuyện với Giáo Sư Trần Đức Thanh Phong, một nhân sĩ ở Little Saigon, Cali, Hoa Kỳ. Đại ý cuộc trao đổi, theo ông ngày xưa mình đâu có đồng hồ, chỉ đại khái thôi. Ở miền quê hội hè cả ngày, tới giờ nào cũng được, đâu cần giờ giấc, miễn là còn mặt trời. Nếu quy định bắt đầu cử hành lễ chính vào "đúng ngọ" (mắt trời đứng bóng) là hay lắm rồi.
Thói quen tà tà, trễ giờ của người Việt phần nào do tiêm nhiễm thêm ảnh hưởng văn hóa của Pháp. Người Pháp thường nói câu: "Savoir-vivre Savoir-faire" (Biết phép lịch sự, biết phép xã giao và biết cách xử thế, chỉ sự không khéo) với ý là phải biết khéo léo, tế nhị của giới tự cho mình là trưởng giả. Khi được mời đi ăn, nếu đến đúng giờ thì có vẻ tham ăn quá, phải đủng đỉnh tới trễ cho có vẻ quan trọng, là người lúc nào cũng bận rộn... Từ chuyện ăn uống ảnh hưởng sang tất cả những chuyện khác. Người Việt ở thành thị như Hài Nội, Sài Gòn bị ảnh hưởng này thời Pháp thuộc. Thêm nữa người Việt ít có thói quen ghi chép, nên nhiều khi giờ phút chót mới nhớ ra, vội chạy đi...
Người Mỹ thì họ thực tế hơn, hẹn giờ nào là đến giờ đó. Ông Phong đã kể chuyện nhà độc tài Ý là Mussolini (1883-1945) nổi tiếng tàn ác, nhưng ông để lại trong lịch sử Ý một điều có ý nghĩa là làm cho xe điện nước này đi và đến đúng giờ, thay vì thói quen tùy tiện từ bao năm trước làm khổ biết bao nhiêu ngườị
Bây giờ ở ngoại quốc mà vẫn không đúng giờ đi họp sinh hoạt việc chung cần được coi là không đứng đắn, không coi sinh hoạt cộng đồng là quan trọng, là thái độ vô trách nhiệm.
Khi đi dự họp hành, người Việt có thói quen tụ lại nói chuyện riêng, gặp nhau vẫn hay nói "Đây là cơ hội để anh em mình gặp nhau". Hóa ra gặp nhau quan trọng hơn chính nội dung cuộc họp. Tất nhiên cũng tùy người nói, những người như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện hay một số nhà tôn giáo... nói chuyện thì thính giả vẫn chịu khó nghe, còn không thì ở dưới cứ nói chuyện riêng.
Theo ông để giải quyết chuyện này, phải nói giới trẻ đừng bắt chước người lớn. Thực tế, giới sinh viên ở đây tổ chức thường đúng giờ. Người Việt ở xứ tân tiến thì dù sao cũng chịu ảnh hưởng nề nếp sinh hoạt của xã hội ấy, đỡ lè phè hơn. Chuyện chớ trêu là người lớn thường đeo đồng hồ đắt tiền, chạy rất đúng giờ, nhưng người đeo thì không đúng giờ!
Do người Việt bị phân tán trầm trọng, tâm lý chung của Ban Tổ Chức là phải lôi kéo được nhiều người tới, và cả người dự cũng thường đánh giá một buổi họp qua số người tham dự hơn là qua chính nội dung buổi họp.
- - -
Chúng tôi đã nói chuyện ông Huỳnh Lương Thiện Chủ Nhiệm tuần báo Mõ ở San Francisco, Cali, Hoa Kỳ, về việc này. Theo ông, người Việt đi làm rất đúng giờ, vì đó là quyền lợi thiết thực của họ, nếu trễ có thể bị trừ lương hay mất việc. Người lè phè, có thói trễ giờ thì khi đi làm sở Mỹ... cũng dần dần trở thành đúng giờ. Nhưng khi quay lại sinh hoạt với người Việt thì vẫn cái tật trễ giờ cũ, vì họ coi đó là chuyện không quan trọng, chuyện vui chơi... như chuyện đi dự đám cưới vậy.
Để giải quyết chuyện này, về phía Ban Tổ Chức nên ghi rõ giờ tiếp tân, hay ghi danh, mở cửa, rồi giờ khai mạc... thì sẽ dễ thu hút người tới đúng giờ khai mạc hơn. Ông Thiện cho hay, trường hợp người điều khiển chương trình là anh Việt Thảo đáng được đề cao vì anh luôn luôn khai mạc đúng giờ, dù Ban Tổ Chức còn loay hoay thế nào, dù rạp chỉ có độ 1/3 người. Đó là cách thể hiện sự tôn trọng người có mặt và Ban Tổ Chức nói và làm đi đôi với nhau.
Nhân chuyện này, chúng tôi nhớ đã xem trong một băng hình của trung tâm nhạc Asia năm 2003, phần giới thiệu sinh hoạt hậu trường, thấy Nhạc Sĩ Trúc Hồ nói như gào lên với các nghệ sĩ, tôi chỉ yêu cầu: "On time, on time, on time!!!" (Đúng giờ, đúng giờ, đúng giờ!!!). Người thường đã trễ thì nghệ sĩ cần nhiều thì giờ ăn mặc và trang điểm nên chắc là phải trễn hơn rồi!
Riêng ông Thiện chủ trương khi loan tin tức các buổi sinh hoạt trên các cơ quan truyền thông, sẽ tán dương các buổi họp đúng giờ, nếu bắt đầu trễ độ 15 phút thì tạm châm chước được, nhưng nếu quá trễ thì cũng sẽ thẳng thắn nêu lên dù có làm mích lòng... Nhưng thà vậy đễ rút kinh nhiệm sữa đổi, khỏi làm mích lòng đại đa số người tham dư..
- - -
Với Nhà Văn Trương Anh Thụy ở Washington DC, Hoa Kỳ. “Giờ Việt Nam”, đó là cái “nhãn hiệu,” là “dấu ấn” người gán cho ta, ta tự gán cho ta, từ muôn thuở rồi! Khi bị trách cứ, tất cả cứ đổ cho “dân tộc tính” là xong!
Chắc chắn chúng ta, nhất là người Việt hải ngoại từng dạy con, cháu, học trò... rằng chúng ta may mắn, sống giữa hai nền văn hóa, Mỹ-Việt, Pháp-Việt, Anh-Việt, Úc-Việt, Nhật-Việt v.v... Chúng ta có lựa chọn, nét văn hóa nào của mình hay thì giữ, nét văn hóa nào của người hay thì học. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta dành thì giờ chỉ rõ cho con, cháu thấy tập tục nào là “hay” nên giữ, tập tục nào là “xấu” nên bỏ? Ngoài ra, chẳng ai dạy trẻ con theo “giờ Việt Nam” bao giờ. Không dạy nhưng chúng ta làm, thì khác gì nêu gương xấu?
Được hỏi “Tại sao người Việt Nam có tật đi muộn?”. Ai cũng có thể đưa ra hàng chục lối giải thích. Nào là tại người Việt ích kỷ, mặc kệ cho người ở đầu kia chờ đợi. Nào là người Việt không quen phép lịch sự Tây phương. Có người còn phũ phàng bảo rằng, người mình không biết tự trọng. Họa sĩ kiêm nhà văn Võ Đình thì quả quyết là tại nước mình là nước nông nghiệp, quen dùng giờ giấc theo thiên nhiên. Người ta có thể hẹn gặp nhau giờ ngọ, hay hẹn lúc mặt trời cao bằng hai con sào, ba con sào... Nhưng không ai định con sào dài bằng bao nhiêu. Vì không có gì rõ rệt trong cách đo giờ giấc, cho nên cả hai bên cùng cho là mình có quyền co dãn... Nhưng sau cái thời lạc hậu đó, khi ta đã có đồng hồ rồi, tại sao bao nhiêu thế hệ sau, cho đến bây giờ, chúng ta vẫn “trễ giờ”? Dân Nam Mỹ có quan niệm là nên dùng hai loại giờ. Giờ họp bạn, ăn nhậu, chơi bời thì cũng cao su lắm, nhưng trong chỗ làm việc, trong những buổi họp chính thức thì họ rất đúng giờ. Ước gì người mình cũng ít nhất làm được như vậy.
Riêng tôi cho trễ giờ là: (1) Do tính lè phè (hay lề mề), không biết đặt ưu tiên đúng chỗ. Mải mê làm gì đó, không rứt ra được để đi làm việc khác, mặc dù việc khác có thể quan trọng hơn. Lè phè ở một địa điểm, thì đương nhiên sẽ trễ giờ ở địa điểm khác... (2) Do tính ỷ y. Ỷ y là nếu mình đến trễ thì “chắc thế nào cũng” có người thay mình lo việc rồi. Ỷ y cho rằng đi từ địa điểm A đến địa điểm B chỉ mất có 20 phút thôi, không nghĩ đến trường hợp có thể bị kẹt xe ở giữa đường... Ỷ y để một việc nào đó đến phút cuối cùng mới bắt đầu, vì cho rằng dễ và chỉ cần ít thời giờ, nhưng không ngờ có chuyện xảy ra làm cản trở v.v...
Bây giờ, cái ta cần bàn là “làm gì?”. Theo thiển ý, chúng ta phải làm “cách mạng”. Vâng, ta phải làm “cách mạng văn hóa”. Bắt dầu từ giới nào? Bắt đầu từ mọi giới. Nhưng nếu chưa có thể, thì bắt đầu từ giới trẻ. Tại sao giới trẻ? Tại vì giới trẻ chưa bị “nhiễm” sâu đậm những tật mà ta muốn bỏ, lại sống trong môi trường tiến bộ, văn minh của thế giới, thì việc gột bỏ một tật xấu, sẽ dễ dàng hơn ở người lớn. Hãy khuyến khích giới trẻ không nên “chiều” các chú, bác, cô, dì... để cũng kéo dài thời gian chờ đợi trong các tổ chức, dịch vụ... có các thành phần cao niên tham dự, như các buổi trình diễn, các cuộc họp hành, đón, đưa... và nhất là trong đám cưới của các bạn.
Nếu như ta đồng ý được với nhau là nên làm “cách mạng văn hóa” thì bước thứ hai ta nên bàn là “làm thế nào?”.
Chúng ta không nên quên, bên cạnh thói tục “trễ giờ,” ta cũng lại có những thành ngữ dạy khôn như: “Trâu chậm uống nước đục.”, “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau...”. Bây giờ ta chỉ làm sao cho những điều răn dạy đó thành hiện thực, nghĩa là “trâu chậm” thì cho “uống nước đục” thật, chứ không phải chỉ là lời đe dọa, hay nói miệng. Đồng thời đưa các lời kêu gọi “đúng giờ” lên thành những “khẩu hiệu” tuyên truyền ở mọi nơi, bằng mọi phương tiện, mọi dịp... Mặt khác, nếu tổ chức buổi trình diễn văn nghệ, ta cứ mở màn đúng giờ. Những người vào muộn, thì ngoài cái thiệt thòi phải ngồi chỗ không tốt, lại còn mất mấy màn đặc sắc... Nếu là buổi họp mặt có ăn uống, đám giỗ, đám cưới thì xin cứ dọn ăn đúng giờ. Nếu đưa, đón ai mà người đó đến trễ, xin cứ bỏ đi...
Tôi đã từng dự các buổi diễn văn có nhiều diễn giả. Ngoài việc Ban Tổ Chức cố ý câu giờ để chờ khách tới đông đủ, có diễn giả lại nói dai, nói dài, hơn giờ Ban Tổ Chức đã ấn định. Chuyện gì đã xẩy ra? Diễn giả nói sau bị thiếu giờ, có khi bị Ban Tổ Chức thúc giục, hoặc yêu cầu cắt ngắn bài nói chuyện. Còn khi diễn giả cuối cùng lên nói, thì chỉ còn lèo tèo vài thính giả ngồi nghe! Tôi đã từng thấy diễn giả chờ đến phiên mình mãi không được phải bỏ về. Và không thiếu gì ca sĩ dỗi bỏ đi vì chờ mãi không được hát... Giả thử bây giờ chúng ta làm “cách mạng,” bắt đầu bằng Ban Tổ Chức ĐỪNG câu giờ để không trễ giờ khai mạc. Nếu là diễn giả thì hãy hy sinh, ĐỪNG nói dài hơn thời gian cho phép. Là quan khách, hãy ĐỪNG đến muộn.
Đã nói đến tật “trễ giờ” thì cũng xin nói luôn tật “về sớm.” Giả thử Ban Tổ Chức đã cố gắng để “ĐỪNG” lâm vào những khuyết điểm nêu trên, thì cũng xin tham dự viên ĐỪNG về sớm. Tật “phất phơ” ở một tổ chức nào đó “cho có mặt” rồi chuồn, thiết tưởng cũng là một “tật” nên bỏ. Tai hại ở chỗ là Ban Tổ Chức không định được số quan khách. Tỉ dụ trong các đám biểu tình, trong cuộc hội họp văn hóa, chính trị, xã hội... mà tham dự viên cứ như những “bóng ma,” có đó mà không có đó, thì thực là khó thẩm định thực chất, thực lực của buổi tổ chức...
Để kết luận, xin nhớ, trong bất cứ “cuộc cách mạng” nào, cũng có những phản ứng, những đụng chạm, sứt mẻ, mất mát... (có khi mất vợ vì tội không chịu chờ nàng, hay không chịu chờ bà mẹ vợ tương lai!) Nhưng nếu chúng ta không dám để “mất” cái gì, thì chúng ta cũng chẳng “được” cái gì.
Đọc đoạn này, có thể có người sẽ cười, bảo rằng người viết bài này chả đã từng trễ giờ trong dịp tham dự chỗ này chỗ nọ, hoặc đã từng kéo dài “câu giờ” khi tổ chức buổi nọ, buổi kia là gì... thì tôi xin thưa rằng “được hỏi” cho nên “thưa thốt,” chứ không phải như trường hợp “biết thì thưa thốt.” Không ai làm cách mạng một mình được bao giờ, cho nên nếu quí vị và các bạn đồng ý “làm cách mạng” thì xin rủ T.A.T. Chúng ta sẽ “đồng khởi,” và T.A.T. cam đoan, sẽ cùng các bạn cầm cờ đi đầu!
- - -
Với Kỹ Sư Nguyễn Văn Khoa (Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali) ở Little Saigon, Hoa Kỳ. Sự trễ, đến không đúng giờ, không phải chỉ người Việt mới có. Những quốc gia chậm phát triển thiên về nông nghiệp thô sơ, hoặc làm việc theo cảm hứng riêng thiếu tính chất tương tác hợp quần thì vẫn có sự trễ. Nhưng cũng có dân tộc chấp nhận sự thay đổi khi ở môi trường mới, sự lè phè chậm chạm đã được thay bằng sự nhanh nhẹn chính xác. Đúng giờ là thể hiện của tinh thần khoa học, của người làm việc bằng đầu óc hơn là làm việc thuần bằng chân tay đơn giản.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng khó sửa đổi hơn, nếu sự chậm trễ là một trong những thói quen lâu dài và được chấp nhận như nét "văn hóa" của một sắc dân. Nói cách khác, việc giữ ý nghĩ không dám đổi mới, cái gì của cha ông cũng đều là "nhất". Yêu nước một cách "cuồng tín" không thể làm đất nước tiến bộ, bảo tồn những điều không thích hợp chỉ cản bước tiến của dân tộc. Cha ông dùng cuốc để làm ruộng, nhưng, khi con cháu quẳng cái cuốc qua một bên, dùng máy móc hiện đại đâu phải là phản bội tổ tiên. Con cháu không thể không được phép nghĩ cách khác để công việc hiệu quả hơn, năng xuất cao hơn. Giữ mãi ý nghĩ cha truyền con nối thiếu khoa học là điều không đúng. Con "cãi" cha mẹ chưa chắc đã là trăm đường con hư, vì nếp sống giữa hai thế hệ có nhiều điểm khác nhau. Cá không "ăn muối" chưa chắc đã làm cá ươn, vì cá cũng có thể giữ ở nhiệt độ lạnh (trong tủ lạnh) cũng không ươn được vậy! Không có suy nghĩ khác hơn những cái đang có thì làm sao tiến tớị Không có người nghĩ khác, nghĩ mới thì làm sao có Trống Đồng, làm sao có văn minh Đông Sơn. Không chấp nhận đổi mới thì ngay cả chữ Việt ngữ chúng ta đang dùng đây cũng đã là một loại chữ khác rồị Đầu thế kỷ 19, không có nhóm Tự Lực Văn Đoàn dám đi một bước lạ trong văn phong, trong suy nghĩ, đối đầu với những chuyện hủ lậu...
Vậy thì do tinh thần cầu tiến của người Việt Nam, cộng với môi trường của xã hội trọng về tổ chức khoa học thì sự trễ không đúng giờ sẽ thay đổi được tại hải ngoại, miễn là người tổ chức có ý thức rõ và quyết tâm muốn làm. Mặt khác, các buổi họp ấy quan trọng ở mức độ nào. Người tổ chức buổi họp mang mục đích gì, ai là người tổ chức. Tôi xin đan cử một số việc người Việt vẫn giữ đúng giờ:
Tham dự các lễ Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo..., các buổi ma chay, các buổi họp trong hãng xưởng, giờ giấc đi làm. Các khóa huấn luyện tu nghiệp sư phạm của các thầy cô dạy Viêt ngữ được tính từng phút nên cũng chẳng thấy có chuyện trễ. Các buổi thi đua của các em học sinh Việt ngữ như thi Chính tả, thi đố vui Khuyến Học. Các lớp học Việt ngữ hàng tuần, Các buổi sinh hoạt của các em Hướng Đạo, các em Thiếu Nhi Thánh Thể, của các em Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở khắp nơi v.v...
Vậy sự chậm trễ xảy ra thường trong đám cưới với những nghi thức chụp hình kỷ niệm, cần thời gian "chào bàn" để giới thiệu họ hàng, đồng thời để nhận quà v.v... khiến người dự không cảm thấy cần phải có mặt đúng giờ. Các sinh hoạt đoàn thể đồng hương, ái hữu mang không khí thoải mái chỉ để gặp gỡ hàn huyên không cần biểu tỏ mục đích rõ rệt. Các chương trình ca nhạc văn nghê.... mà người đi dự chỉ có mục đích để mua vuị Những buổi họp cộng đồng thường tổ chức theo tinh thần để đánh dấu thành tích hơn là để giải quyết một vấn đề. Người tham dự mang thái độ của "cỡi ngựa xem hoa" hơn là thực sự có ý thức về nhu cầu tham dư.. Do đó sự thay đổi nằm ở chính người trách nhiệm. Người tổ chức sẽ tạo ra nếp sống mới chứ không phải người đi dự và dĩ nhiên còn tùy vào sự quan trọng của vấn đề, mục đích của buổi họp.
Một điểm quan trọng nữa, do đặc tính hình thành của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại mang một hình thái toàn diện mọi tầng lớp, nam phụ lão ấu, ở cùng một thời gian, tụ về cùng một địa điểm nên cũng có nghĩa là đã đem trọn cả một sắc thái văn hóa, nếp sống Việt ở hoàn cảnh vừa tỉnh vừa quê của Việt Nam vào môi trường xã hội có đời sống văn minh. Đó là lý do nhiều người chưa ngộ và thích ứng được với sự đòi hỏi cách hành xử của đời sống mớị Sau này, khi giới trẻ thực sự đảm nhận các trọng trách tổ chức, người Việt làm việc nhiều trong các hãng xưởng ở cấp chỉ huy lãnh đạo, hấp thụ nền giáo dục tân tiến trọn vẹn hơn, làm việc có ý thức mục tiêu rõ rệt, thì trong cái nhìn cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, việc loại bỏ những thói quen tiêu cực lần lần sẽ giảm bớt đi nhiều.
Trong nước Việt Nam, theo tôi, vấn đề sẽ còn phức tạp hơn, là cả một đất nước, một xã hội và nền giáo dục. Chúng còn tùy thuộc vào cung cách của thành phần cai quản đất nước ấy tạo rạ Những quan niệm sống, thái độ sống, và môi trường sống cần phải thay đổi thì mới mong có đổi mớị Cái khó ở đây là không có cung cách khuôn mẫu của tầng lớp tiêu biểu đi trước để cho đại đa số quần chúng hưởng ứng theọ Khi thói quen xấu không có thói tốt bên cạnh để đối chiếu, lâu ngày chầy tháng sẽ trở thành nếp sống, rồi được đưa vào văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc, phim ảnh hoặc những hình thái khác của quảng bá để biến thành kiểu "văn hóa" xấu lúc nào không hay! Và thế hệ sau nữa cứ dựa vào đó mà theo thì quả là tệ hại...
- - -
Nói chuyện với Bác Sĩ Hà Ngọc Thuần ở Breasban, Úc. Theo Bác Sĩ, đó là thói quen của người Việt, nhưng nếu nhất định, quyết tâm cải thiện thì dần dần sẽ được. Chúng ta đang sống ở các nước tân tiến như Âu-Mỹ, Úc, Nhật... thì sẽ dần dần theo nếp của họ, còn trong quốc nội thì không biết thế nào.
Chúng ta phải tập tinh thần dân chủ trong chuyện này, nếu có vị khách quan trọng mà đến trễ thì cũng mạnh dạn nhắc nhở. Nơi tổ chức hay đa số người bây giờ có điện thoại di động mà, nếu tới trễ thì phải báo ngay, đừng để mọi người chờ. Chúng tôi đang nghiên cứu viết loại sách như thể là "Học làm người" để hướng dẫn nhaụ Mỗi khi làm việc phải lấy hẹn và đúng hẹn... Nếu đã quen từ nhỏ thì tương đối cũng dễ.
- - -
Với Tiến Sĩ Tôn Thất Phương ở Sydney, Úc. Theo ông, trong kinh tế học có chữ "soft-state" và nó là nguyên nhân của sự chậm tiến. "Soft-state" là hiện trạng trong đó người ta cứ chấp nhận sự lè phè, lỏng lẻo, đại khại, tùy tiện v.v... Hầu như 100% các nước chậm tiến đều có hiện trạng này, không phải riêng gì Việt Nam. "Soft-state" mới là chuyện lớn, trong đó có trễ giờ là một trong những tệ đoan. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa là muốn bào chữa cho người Việt mình.
- Có lẽ nhiều người VN mình muốn được xem là VIP thực!?. Việt Nam là một xã hội thoát thai từ một cái gì rất phong kiến, mà xã hội phong kiến thì nguời sang hay đến trễ: dân ngu bu lại đông đủ rồi "quan lớn" mới ra! Có nhiều người còn cố ý đến trễ cho thiên hạ nhìn mình đi vô, nếu cuộc họp hay màn trình diễn đã bắt đầu rồi thì người đó thấy không vui, bất mãn.
- Khi người Nhật nói về "xa bao nhiêu" thì họ nói: xa khoảng 30 phút đi tàu, hay khoảng 1 giờ đi bộ v.v... Nghĩa là họ tính bằng thời gian. Còn Việt Nam ta thì nói: xa 30 km, xa 10 km... Phải chăng người Việt mình KHÔNG cần lo đến chuyện thì giờ di chuyển?
Cái tâm lý hay đến TRỄ của người Việt mình một phần nằm ở chỗ XEM điều đang xảy ra KHÔNG quan trọng. Nếu họ cần đi gặp một vị Tổng Thống hay người quan trọng, hay đi xin việc v.v... thì đi RẤT đúng giờ.
Còn đi coi văn nghệ, đi họp v.v... thì đi TRỄ, chỉ vì họ nghĩ không có họ thì buổi họp thân hữu sẽ vắng vẻ như chùa Bà Đanh, "không ta thì chợ không đông". Vấn đề này liên quan đến chuyện quan niệm sống, quan niệm về mình và tha nhân, xã hội. Khi họ cần mua vé đi xem thể thao thì họ đi rất sớm (để chen mua vé). Nếu có một đoàn thiếu nữ NHẬT trẻ đẹp qua Sài Gòn trình diễn Kimono và ký chữ ký cho khách mộ điệu thì chắc chắn người ta sẽ không đến trễ. Người Việt nếu cùng lo một chuyện thì sẽ đàng hoàng, cùng thích một chuyện thì theo cá nhân chủ nghĩa, bắt thiên hạ chờ mình chơi... coi họ làm gì được mình không! Ai cũng thích bắt người ta chờ cả, thành ra có nạn TRỄ!
- - -
Ý kiến của Nhà Văn Thụy Khuê ở Paris, Pháp.
Theo tôi sự đi trễ của người Việt gồm nhiều yếu tố, nhưng có lẽ có hai yếu tố khá nổi bật mà Kỹ Sư Nguyễn Văn Khoa và Giáo Sư Trần Ðức Thanh Phong đã nêu ra:
1- Bệnh đi trễ là bệnh chung của những nước kém phát triển.
2- Người Việt chịu ảnh hưởng tính "co dãn" của người Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc.
Về việc trễ là bệnh chung của những nước kém phát triển, chúng ta có thể để ý thấy khi đi du lịch. Tôi còn nhớ một lần cách đây không lâu, tôi đến Pérou. Trong hành trình, phải lấy xe lửa đi từ thị trấn này đến một thị trấn khác (thuộc miền Cuzco, gần thắng cảnh Machu Picchu). Quá giờ tàu chạy khá lâu mà chẳng thấy tăm hơi con tàu cũng không có lời cáo lỗi của công ty xe lửa, mọi người nhốn nhào, anh hướng dẫn bình tỉnh giải thích: ở đây tàu không có giờ giấc gì cả, lúc nào tài xế đến là chạy, giờ này chắc chả còn đang nhậu ngoài quán nào đó. Tất nhiên tình trạng giờ giấc "co dãn" như thế, không chỉ thấy ở Pérou, mà Mexique, hoặc các nước Phi Châu... ít nhiều đều thấy có.
Tại sao các nước gọi là "kém phát triển" lại có sự trậm trễ, như vậy? Dường như điều đó không phải là một đặc tính "nông dân", như chúng ta thường hay gắn cho người Việt: vì 80 phần trăm làm nghề nông, quen nhìn giờ giấc một cách rất đại khái: giờ dần, giờ dậu v.v... Thật ra, cách ước lượng giờ qua vị trí mặt trời, mặt trăng đã từng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, không riêng gì chỉ có nông dân Việt Nam mà người Tàu, người Nhật, người Ðại Hàn v.v... cũng đều đã thông qua những giai đoạn ước lượng giờ như vậy. Và những người dân châu Phi hay châu Mỹ La tinh có lối tính giờ khác, không ở trong quỹ đạo thân, dậu, mà họ vẫn... trễ.
Vậy điểm chung của các dân tộc "trễ giờ", có lẽ là do họ thuộc những nước chưa phát triển kỹ nghệ, hơn là vì cách tính giờ một cách đại khái, vì hiện nay, người Việt, ngay cả những người sống ở miền quê, làm nghề nông, có lẽ cũng không mấy ai còn biết giờ dần, giờ dậu là vào khoảng... giờ nào! Nhưng tại sao, những người dân ở các nước chưa được kỹ nghệ hoá lại hay trễ giờ? Bởi họ được sống khá tự do theo thời khóa biểu của riêng mình. Họ không bị ràng buộc bởi giờ giấc. Ví dụ: làm ruộng, nuôi tằm, dệt vải.... hay buôn bán ngoài chợ thì gìờ nào "mở cửa", giờ nào "bắt đầu" cũng được, miễn sao làm hết việc thì thôi. Người nhà nông quê ta, thường giã gạo dưới ánh trăng, dệt cửi ban đêm, dưới ánh đèn dầu có lẽ là vì đêm mát hơn ngày.
Nhưng khi đã rơi vào đời sống kỹ nghệ rồi thì phải đến nhà máy, phải vào khuôn khổ đúng giờ. Và nhà máy nào cũng "pointer", đến chậm hoài là mất việc.
Nước Pháp hay tất cả các nước khác cách đây một trăm năm, người dân có lẽ cũng không để ý đến đồng hồ như ngày nay. Nhật là nước kỹ nghệ hoá sớm nhất tại châu Á, cho nên người Nhật đi tiên phong trong việc đúng giờ. Và các nước Singapor, Ðại Hàn hay Ðài Loan... cũng là những nước có mức độ kỹ nghệ hoá rất cao.
Tình trạng kém phát triển là một nguyên do, ngoài ra có lẽ còn thêm tình trạng "cá tính" hay "dân tộc tính" của mỗi dân tộc. Thí dụ người Nhật, người Ðức... nổi tiếng là "kỷ luật", người Pháp, người Ý, nổi tiếng "lè phè"... Cho nên, nếu Việt Nam bị người Nhật, người Ðức đô hộ 100 năm thì có lẽ họ đã học được những đức tính khác: đúng giờ, làm việc cần mẫn chăm chỉ chứ không "tài tử" như người Pháp. Ðể lấy một thí dụ về người Pháp, ngay trong gia đình tôi, dâu rể của chúng tôi đều là người Pháp. Chúng tôi có một cậu con rể chuyên môn đi trễ, trễ cả tầu lẫn máy bay, nhưng sự trễ này của cháu, dường như không phải là do "cá tính" Pháp, mà có lẽ phát xuất từ tiềm thức muốn phản đối lại cái "kỷ luật sắt" của bà mẹ. Cho nên, môi trường gia đình và xã hội hìng như cũng đóng góp vào tính đi trễ của một người nữa. Các con tôi, đều sinh ở Pháp, đi học đi làm, chúng đúng giờ, nhưng những ngày giỗ, Tết, chúng luôn luôn đến trễ, có lẽ vì chúng cho rằng sự vui chơi thì không có gì cần phải đúng giờ chăng? Và tính xấu đó là do ảnh hưởng từ đâu? Từ chính tôi hay từ môi trường Pháp?
Một điểm đáng chú ý là người (Việt) cao tuổi rất đúng giờ, có hẹn đi đâu là các cụ quần áo chỉnh tề, chờ các con đến đón cả tiếng đồng hồ trước. Những kẻ đi trễ thường là giới trung niên hoặc trẻ, tức là giới đang có hoạt động học hành hoặc nghề nghiệp. Có phải vì họ bị stresse (căng thẳng) chăng? Cho nên phải tìm thư giãn trong các ngày nghỉ, vì vậy mà "cố tình" đi trễ? Nếu quả đúng như thế, thì sự kiện này giải thích bệnh đi trễ người Việt ở ngoài nước, nhất là trong các tiệc cưới, các buổi họp cộng đồng... Riêng vấn đề tiệc cưới dường như có cái vòng luẩn quẩn: vì người được mời hay đến trễ cho nên ban tổ chức thường mời sớm hơn... 1, 2 tiếng; ví dụ ở Paris, giờ mời dự tiệc cưới thường là 19 giờ, nhưng thật sự bữa ăn chỉ bắt đầu sau 21 giờ, có nơi 22 giờ. Một số người có thực tâm muốn đến đúng giờ, nhưng bị ngồi chờ vài lần, cũng chán và tự nhủ đến sớm chả có ma dại nào, thế là chính những người thiện chí nhất cũng đầu hàng. Cho nên có lẽ ở đây, cả bên tổ chức lẫn người đến dự cùng có trách nhiệm.
- - -
Nói chuyện với Nhà Văn Trà Lũ ở Toronto, Gia Nã Đại. Người ta có quan niệm người quan trọng bao giờ cũng đến sau cùng. Chính vì ý tưởng đó, nên hay đi trễ. Vả lại đó là thói quen chung, ai cũng đến trễ, vậy thì mình đến sớm làm gì...
- Cái tục lệ đi ăn cỗ ngày xưa là đi trễ, vì đi sớm thì sẽ bị coi là háu ăn, ham ăn.
- Các VIP bao giờ cũng đến sau cùng, nên nhiều người cũng muốn được coi là VIP?
- Nhiều người không muốn tham dự các lễ nghi khai mạc, vì phải nghe những bài diễn văn dài lê thệ
- Ban tổ chức không dám khai mạc đúng giờ vì các VIP chưa đến hoặc chưa thấy đông người. Đây là cái vòng lẩn quẩn.
- Tiệc cưới chỉ có thể khai mạc đúng giờ nếu tổ chức trên tàu thủy. Tàu bao giờ cũng nhổ neo đúng giờ nên ai đi trễ sẽ bị bỏ lại trên bờ. Hoặc trên thiệp mời ăn cưới, ghi rõ khai mạc lúc 8 pm (hiện nay trên thiệp ghi là 7 pm nhưng vẫn phải chờ tới 8 pm...).
- - -
Nói chuyện với ông Trương Văn Tiền, Tổng Thư Ký Hội Thân Hữu Việt Nam ở Kanagawa, Nhật Bản. Theo ông, có thể Việt Nam là nước nông nghiệp, vì thế người mình quen nếp sống nông dân, công việc đồng áng thường thường không đòi hỏi bó buộc giờ giấc chính xác như các nước công nghiệp. Khi vào mùa thì "đầu tắt mặt tối" (đi sớm về tối), làm việc không ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật. Lúc nông nhàn lại "nắng nghỉ, mưa ngủ, mát trời đi chơi". Nói chung là không xem giờ giấc là quan trọng.
Cộng đồng Việt Nam ở Nhật nhỏ (khoảng 10.000 người), ít sinh hoạt, nên mọi người có vẻ quan tâm và tích cực hơn, tuy cũng có trễ nhưng có thể nói là rất ít, không trầm trọng như một số nơi khác. Người Việt ở đây không thể tưởng tượng chuyện khai mạc đám cưới trễ đến 2 giờ đồng hồ như ở Hoa Kỳ hay Việt Nam... Có thể nói chắc chắn rằng đi dự đám cưới ở Nhật có thể đi trễ lắm cũng từ 15 đến 20 phút mà thôi và chỉ 1 hay 2% trên tổng số khách mời. Có thể do mạng lưới giao thông rất tiện dụng và chính xác. Mà cũng có thể do ảnh hưởng ở xã hội tạm dung (nhập gia tùy tục), vì người Nhật rất trọng giờ giấc. Phần đông các hãng xưởng đều có phần thưởng giành cho công nhân không đi trễ. Trong 1 tháng mà không trễ ngày nào được thưởng 10.000 Yen (gần 100 đô la) hay hơn, ngược lại nếu đi trễ phải cúi mọp đầu xin lỗi người trưởng toán và những người cùng toán...
Người Việt chúng ta rất coi trọng những trách nhiệm đối với gia đình, giòng họ nhưng trễ giờ trong các sinh hoạt dộng đồng thì có phải là thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội; không tôn trọng người khác hay không?
Người Việt thiếu những bài hát và vũ hay sinh hoạt cộng đồng, nếu có mới chỉ giới hạn trong các sinh hoạt Hướng Đạo, Gia Đình Phật Tử, Ca Đoàn hay Thiếu Nhi Thánh Thể... Nhìn lại các nước lân bang như Lào, Thái, Cam Bốt hay Nhật, từ trẻ tới già, nam tới nữ họ có thể cùng nhau múa hát ngoài đường dễ dàng và vui thích, bởi họ được học từ nhỏ.
Nói chung, người mình gặp ảnh hưởng xấu thì khó khá, nhưng nếu gặp ảnh hưởng tốt cũng dễ thành tốt. Tôi rất hoan nghinh anh Minh đi khắp nơi trên thế giới cổ động chuyện đúng giờ trong cộng đồng người Việt...
- - -
Với Giáo Sư N. T. Việt ở Hà Nội, Việt Nam. Người Việt thường mang tính khí hồn nhiên, vui vẻ chấp nhận các ý kiến người khác mà không có ý kiến riêng của mình (thiếu tư duy độc lập?), không sẵn sàng trình bày và bảo vệ quan điểm riêng của mình. Chỉ khi được yêu cầu, chỉ khi có đòi hỏi trực tiếp từ các cá nhân khác thì người Việt mới trình bày quan điểm và luận cứ của mình. Điều này phản ánh cách tư duy độc lập, có phê phán chưa phải là nếp nghĩ của đa số người. Và thái độ nói chung của người Việt là thụ động, ít khi tích cực, năng nổ...
Khi xã hội chuyển vào thời đại công nghiệp mới, những tâm tính và cách nghĩ như trên vẫn còn tồn tại dai dẳng và chưa có được những nỗ lực có ý thức để gạt bỏ, để hình thành kiểu con người công nghiệp mới. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh nhiều nơi vẫn mang màu sắc và phong cách quản lí gia trưởng, tuỳ thuộc vào người lãnh đạo mà chưa phát huy được sức sáng tạo của các nhân viên.
Có thể xem xét một hoàn cảnh điển hình: cách tổ chức các cuộc họp ở Việt Nam chúng ta sẽ thấy lộ rõ những điểm còn bất toàn trong chính tính cách con người Việt. Cho tới nay, chưa hề có những hình thức đào tạo và hướng dẫn việc tổ chức họp cho hiệu quả, cả xã hội vẫn theo thói quen cũ về việc hội họp đông người kiểu mít tinh chứ không biết tới cách tổ chức nhóm làm việc ra sản phẩm.
... Cuộc họp chưa coi trọng các văn bản chuẩn bị sẵn, và thường chỉ tập trung vào một vài diễn văn chính của người lãnh đạo. Các văn bản thảo luận khác chưa được coi là quan trọng cần phổ biến và không được quản lí theo số hiệu riêng.
Người tổ chức cuộc họp thường ít khi nghiêm khắc giữ giờ giấc họp cho đúng, nên thường có chuyện "giờ cao su", hẹn họp giờ này thì nửa tiếng sau mới họp được. Mọi người cũng dần quen với cái lệ đó và coi việc đến muộn một chút là không có vấn đề gì, không quan trọng. Điều này một phần phản ánh việc họp chưa thực đi vào những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống để đòi mọi người phải thật có ý thức đúng giờ. Mặt khác người họp cũng chưa coi đó là vấn đề quan trọng đối với chính mình.
Những cuộc họp chính thức đều có chương trình nghị sự và cử người ghi biên bản. Tuy nhiên người điều khiển cuộc họp lại thường không biết cách tổ chức cuộc họp cho hiệu quả và ít cuộc họp nhấn mạnh tới sản phẩm của cuộc họp là gì. Biên bản cuộc họp thường chỉ là bản ghi lại nhưng không được phổ biến về sau cho người họp để theo dõi và thực hiện tiếp công việc. Điều này phản ánh thói quen họp để huấn thị, họp để giảng giải, học tập, quán triệt các tư tưởng và ý đồ của lãnh đạo chứ không phải họp là để cùng nhau tham gia một hoạt động sản xuất ra sản phẩm. Do vậy ít khi thấy các cuộc họp đưa ra được những sản phẩm có ích, ngoài việc đưa ra những nghị quyết về vấn đề nào đó. Tư duy về việc tổ chức họp kiểu công nghiệp có bài bản, có sản phẩm còn chưa được nhiều người biết tới.
Nhiều cuộc họp có khuynh hướng tập trung vào phê bình chỉ trích các cá nhân, những trách nhiệm mà họ gánh khi làm công việc, trong khi đó ít để ý tới việc họp mang tính kĩ thuật về các sản phẩm và cách hoàn thiện sản phẩm. Do sự không rõ ràng trong cách tổ chức các cuộc họp để tạo ra sản phẩm, các cuộc họp đáng ra mang tính kĩ thuật, nay lại thường đổi màu sắc sang các vấn đề chính trị nội bộ, đấu tranh nội bộ, các phe phái chỉ trích và tranh đấu với nhau.
- - - - -
Để kết luận cho bài viết này, chúng ta hãy cùng nhắc nhở nhau, đừng bao giờ quên rằng châm ngôn cửa miệng của người Việt vốn có câu: "Thì giờ là tiền bạc". Hãy quý thì giờ của mình cũng như của người khác. Sự phí phạm tiền bạc lớn nằm ngay ở chỗ phí phạm nhiiều thời giờ. Nếu 1 người đến trễ 30 phút mà 100 người phải chờ là mất đi tới 3.000 phút đó! Ai cũng than bận mà sao lại phí phạm thì giờ như vậy!? Đất nước mình còn rất nghèo, lại càng không nên phí phạm mãi như vậy.
Chúng ta có nghĩ là cần phải mất đến 50 năm hay 100 năm để giải quyết chuyện đi trễ của người mình không? Bi quan cho là tật của người mình thì muôn đời vẫn vậy, hay chúng ta nhất định cố gắng để có thể rút ngắn hơn?
Người ơi, xin đừng đến trễ!
Vì biết bao người đang đợi người đây!
Mong lắm thay!!!
===
DỖ THÔNG MINH * TỰ VẤN 4
TỰ VẤN 4:
"Kết Đoàn"
Mà Không
"Đoàn Kết"!?
Đỗ Thông Minh
Đây là điều có vẻ nghịch lý chăng? Tuy có vẻ nghịch lý nhưng là sự thật! "Kết đoàn mà không đoàn kết!?", nói khác đi là "gắn mà không chặt". Ai cũng biết câu chuyện "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao." hay "Chuyện bó đũa" (Người cha trước khi mất đã đem chuyện bó đũa ra kể để khuyên các con phải biết đoàn kết). Nhiều người trăn trở mãi về chuyện kết đoàn và đoàn kết của người Việt, chợt nhớ tới chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, đại ý là: Lạc Long Quân gốc rồng lấy bà Âu Cơ gốc tiên, đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 con nên gọi nhau là “đồng bào”, rồi khi đó Lạc Long Quân lại bảo là hai ta khác giống không hợp nên chia tay nhau, nhưng khi nào cần giúp đỡ thì hãy gọi nhau. Sau đó, Lạc Long Quân dắt 50 con xuống biển và Âu Cơ dắt 50 con lên núi... Chẳng lẽ chúng ta đành chấp nhận để câu truyện truyền thuyết mơ hồ này của Ngô Sĩ Liêm viết vào khoảng thế kỷ 15 trong Lĩnh Nam Trích Quái vận mãi vào số mạng của dân tộc Việt chăng!?
Rất nhiều sự kết hợp hay tổ chức ra đời để rồi sau đó chia rẽ: Những người của một trong những tờ báo đầu tiên của người Việt ở hải ngoại sau 1975 nay tách ra làm 4, 5 tờ báo hay nhóm khác nhau. Những người của cùng một tổ chức đảng phái đấu tranh khá nổi tiếng tại Việt Nam từ thập niên 30, 40, đã thấm thía bài học 30/4/1975, mà hơn 30 năm qua ở hải ngoại vẫn loay hoay mãi chưa ngồi lại được với nhau.
Kết quả là rất nhiều người hoạt động hay làm ăn một cách đơn thương độc mã, hầu như không có người cộng tác, cùng lắm chỉ có một vài người phụ giúp chút ít, lại dễ thành công hơn những tập hợp lớn, vì vậy sự thành công chỉ ở mức giới hạn chứ chưa to lớn. Tại sao người Việt từng có một lịch sử đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng mà vẫn có nội chiến, nay lại biến thành những "ốc đảo" rời rạc như vậy!? Phải chăng tìm sự đồng cảm là nhu cầu tinh thần lớn nhất của con người, nhưng tại sao chúng ta cứ lao đầu vào đấu tranh nội bộ, phân hóa!?
Trước một đề tài tế nhị và không kém phần phức tạp như vậy, bài này chỉ có mục đích gợi ý, nhằm phân tích sự kiện hơn là phê phán, bởi mỗi chúng ta đều là một phần tử của dân tộc, ai ai cũng có trách nhiệm về sự kiện này.
- - - - -
Bản năng sinh tồn và tính kết đoàn
Do bản năng sinh tồn phải chống chọi với thiên nhiên và tranh giành với nhau nên con người đặc biệt có nhu cầu kết đoàn, rồi tiến tới kết xã. Kết đoàn là tập hợp các cá nhân có chung một thuộc tính, mục đích, theo một quy định nào đó để củng cố sức mạnh, nhằm đạt đến mục đích. Kết đoàn trên quy mô nhỏ là tổ chức, quy mô lớn là xã hộI.
Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã sống thành tập đoàn, từ đó hình thành nên xã hội ngày nay. Không ai có thể sống riêng rẽ một mình, thế nên việc đến với nhau là điều tự nhiên, dân tộc nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy.
Hơn thế nữa, con người còn có nhu cầu hỗ tương để cùng thăng tiến, đặc biệt là chia sẻ tình cảm trong lúc vui cũng như buồn... nên việc đến và hỗ trợ cho nhau là điều không thể thiếu.
Trong cuộc sống tập thể phức tạp ấy, tất nhiên không thể ai cũng tự tung tự tác, mà cần phải có luật lệ. Luật lệ cần phải tôn trọng tự do cá nhân để tránh độc tài, nhưng mặt khác phải quy định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm để hóa giải sự mâu thuẫn, tranh chấp và tạo sự công bẳng và thăng tiến chung. Hai điều ấy cỏ vẻ tương khắc, nhưng cũng là tương sinh. Đoàn kết chỉ có thể được thực hiện khi mọi người ý thức và tôn trọng luật lệ và mục đích chung.
Thế thì tại sao lại chia rẽ, xâu xé nhau!?
Đoàn kết và chia rẽ thực ra là hai mặt của cùng một vấn đề, hai mặt của một tờ giấy, một "lưỡng nhất thể". Chúng có một biên giới rất mong manh và mơ hồ và tồn tại nơi mọi con người. Kêu gọi kết đoàn để đoàn kết hầu tiến tới củng cố sức mạnh, nhưng nếu độc đoán hay không khéo léo thì lại biến thành chia rẽ.
Nhìn lại các tư tưởng, chủ thuyết, tôn giáo từ xưa tới nay chưa hề có sự kết hợp, mà chỉ là phân hóa theo thời gian, như cây non thì những cành lá ban đầu còn gần nhau và như cùng hướng, nhưng càng ngày chúng càng xa nhau và có khi trở thành nghịch hướng với nhau. Còn mặt tổ chức, đặc biệt là các công ty thương mại, thường cạnh tranh gắt gao với nhau, nhưng cũng không thiếu trường hợp kết hợp làm một cho mạnh hơn.
Bằng chứng lịch sử của nhân loại chủ yếu là song song với hợp tác xây dựng thì là đấu tranh và chém giết. Sự khác nhau nếu có là ở mức độ kết hợp chặt chẽ tới đâu mà thôị Vậy thì sự phân hóa nếu có cũng là lẽ tự nhiên, nhưng là con người, ý thức được sức mạnh của sự kết đoàn và đoàn kết thì phải cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để vượt qua yếu tố tiêu cực ấy.
Bài học lịch sử
Trước sự sống còn, người Việt đã nhiều phen đoàn kết chặt chẽ để chiến đấu như Hội Nghị Diên Hồng chống quân Nguyên, kết đoàn vượt khó khăn như khi làm ăn bước đầu hay vượt biên, vượt biển... nhưng khi đạt mục tiêu rồi thì buông lơi đoàn kết, thậm chí có khi đi đến chia rẽ rồi xâu xé nhau.
Đoàn kết trong một tổ chức có được là sự đồng thuận của các thành viên, cùng nhau nỗ lực để tiến tới mục đích chung được đề rạ Khi tổ chức thành công sẽ đem lại quyền lợi cho các thành viên. Nhưng khi đạt được mục đích rồi thì sự đoàn kết có thể trở thành lỏng lẻo, hay khi người điều hành đi ngược lại mục địch chung thì tổ chức bắt đầu có mâu thuẫn, tranh cãi, chia phe nhóm, và ở một mức độ nào đó có thể dẫn đến thanh trừng hay chiến tranh.
Người Việt đã trải qua một chuỗi dài lịch sử đầy khó khăn, nên những người thức giả thường dẫn chứng nhu cầu cấp thiết phải đoàn kết cũng như những thành đạt đã có nhờ sự đoàn kết trong lịch sử để kêu gọi đoàn kết.
Qua sự kêu gọi này và qua thực tế ít nhất là 300 năm trở lại đây cho thấy, trong nhiều trường hợp, khi gặp khó khăn lớn, người Việt đã thực sự đoàn kết. Nhưng ai cũng đã thấy và thấy rất nhiều những sự kết đoàn khác của người Việt chỉ được giai đoạn đầu, để rồi hầu hết cuối cùng không đoàn kết bao nhiêu.
Thành công trong đoàn kết chống ngoại xâm vẫn ăn sâu trong lòng người, nhưng đồng thời những cuộc nội chiến khiến nhiều người không biết phải theo hay chống bên nào... cũng đã làm cho dân tộc phân hóa trầm trọng.
Người Việt khi kết đoàn thường nhắm mục tiêu gần, ít nhìn xa, nhìn vấn đề lạc quan mà ít dự phòng những yếu tố tiêu cực. Khi bước vào cuộc hay có biến cố gì lớn xảy ra thì mới bàn luận loanh quanh, và vì thiếu chuẩn bị nên e dè, không dám đứng ra nắm thời cơ, nhìn qua lịch sự Việt Nam hiện đại, ai cũng biết chúng ta dã bao lần để lỡ thời cơ chiến thắng cũng như canh tân...
Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự đoàn kết
Sự hòa hợp già-trẻ, đây là vấn đề tự nhiên của kiếp người và được đặt ra với mọi dân tộc. Không ai sinh ra đã già, cũng như không ai trẻ mãi, già trẻ chỉ là sự nối tiếp tự nhiên, không hề có biên giới rõ rệt, hai thế hệ này cần bổ túc cho nhau chứ không phải đối lập nhau, tuy hơi tương khắc mà lại rất tương sinh. Người già thì nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu nhiệt tình, người trẻ thì rất nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm. Do đó phải biết dung hợp đặc tính của cả hai, sự phân biệt và tách rời nhau chỉ gây thêm chia rẽ.
Cũng do tính cách trên, thường thì giới già có tư tưởng bảo thủ, muốn bảo tồn gía trị truyền thống, gìn giữ những gì mình hay thế hệ đi trước đã làm ra và giới trẻ có tư tưởng cấp tiến muốn đột phá, rời bỏ những cái cũ để mạnh tiến vào phương trời mới. Tất nhiên cũng có nhiều ngoại lệ, như trong suốt lịch sử chính đảng Hoa Kỳ thì đảng Công Hòa chủ trương bảo thù còn đảng Dân Chủ chủ trưong cấp tiến. Vấn đề là làm sao để lý giải và dung hòa hai tư tưởng cũng hơi tương khắc mà lại rất tương sinh này trong tinh thần ôn cố tri tân.
Trong văn hóa của người Việt còn nhiều yếu tố tiêu cực khác nữa, ít nhiều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiến đến việc gây chia rẽ.
- Do tự ái, tự cao và đôi khi quá khích cộng thêm tính hay chỉ trích nhau mà ít tự vấn, tự tỉnh. Thường thấy cái xấu của người rồi đem ra nói mà không thấy cái xấu của mình càng làm cho người Việt càng dễ xa cách nhau. Nhiều người Việt khẳng định nếu ai nói đúng cái sai của tôi thì tôi sẽ cám ơn và sửa chữa, nhưng thực tế thường coi người đã vạch ra lỗi lầm của mình là kẻ thù.
Một người Việt, anh Trọng Tín là du học sinh ở Nhật cho rằng: "Tự ái nghĩa là yêu bản thân, chính vì tính cách này mà tạo nên sự ích kỷ, vô tâm. Tự ái hoàn toàn khác với tự trọng. Một con người biết tôn trọng bản thân mình thì sẽ làm hết mình cho mọi người, cho cộng đồng để tư cách đạo đức cũng như việc làm của mình không bị người khác lên án... Phân tích kỹ tính tự ái của người Việt sẽ thấy có sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, vì vậy sự đoàn kết là không thể có được ở một tập hợp những người có tính tự ái.".
Người Việt có tự ái cao, nếu không muốn nói là rất caọ Điều ấy tốt, nhưng nếu lúc nào cũng đặt tự ái của mình lên trên hết thì lắm khi có phản ứng bộp chộp, thiếu bình tĩnh, chỉ lo cái tên của mình, cái ghế của mình... mà làm hỏng việc. Bị chỉ trích hay có khi do hiểu lầm mà đôi khi để bụng giận mãi. Người Nhật có tính người trên la mắng người dưới rất nặng, ngay cả trước mặt người khác, bất chấp thể diện người bị la mắng, nhưng lại ít để bụng, không giận lâu.
Do tự ái, nhiều người không can đảm tự vấn nên không bao giờ tự tỉnh được, và như thế thì lam sao tự lập được. Họ nghe nói về thói hư tật xấu của người mình thì nổi giận, la làng lên là bôi nhọ, nhục mạ dân tộc. Phải chăng họ bằng lòng với hiện tại, cho là người Việt khá rồi, không có vấn đề gì phải đặt ra nữa cả.
- Tiếng Việt thuộc loại có khá nhiều "từ chửi", nhưng thực ra người Việt lại thường cả nể, ít la mắng, nếu có thì đặc biệt khéo léo la mắng nặng nhẹ tùy theo lỗị Tiếng Nhật tuy rất ít từ chửi, cũng ít chửi nhau, nhưng khi chửi lại thường bất kể, có nghĩa là tùy theo hứng của người có uy quyền.
- Người Việt thường xuyên bị áp chế nên bản năng sinh tồn và thích ứng caọ Đó là lợi điểm giúp cho người Việt dễ dàng tồn tại trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt. Nhưng cũng vì vậy mà người Việt vừa đa nghi vừa dễ tin. Đa nghi vì bị lừa gạt nhiều nên chỉ tin mình. Nhưng rồi lại dễ nghe những lời ngọt ngào, khi có kẻ rỉ tai úp mở là cho rằng đó là tin mật, ít ai biết, thế là tin ngay, đem đi khoe với người khác mà không kiểm chứng gì cả.
- Người Việt ít mưu mô thủ đoạn, nhưng cũng ít giữ lời hứạ Người Việt thường ở thế yếu nên dễ chấp nhận, quyết định liềụ Thêm nữa, khi xa mặt cách lòng, khi suy nghĩ lại hay khi hoàn cảnh thay đổi thì sẽ cũng dễ quên hay nuốt lời hứa.
- Phải chăng người Việt có tính hiếu học và chăm chỉ nhất định, nhưng ít chịu suy xét kỹ càng, không nhìn xa, chỉ thụ động và lanh lợi ứng biến đối phó nhất thời?
Người Nhật ví đất nước của họ như những con thuyền, và quan niệm trên mỗi con thuyền ấy chỉ nên có một "thuyền trưởng". Ai cũng biết nếu nhiều "thuyền trưởng" thì con thuyền sẽ quay mòng mòng. Người Nhật vì vậy chịu khó khép mình nghe lời người chỉ huỵ Thực ra họ cũng đầy tham vọng, cũng tranh giành, trước và ngay sau Thế Chiến Thứ 2 cũng có đảo chánh, ám sát, nhưng thường trong giới hạn không làm hại tới quyền lợi chung. Tháng 7/2006, khi thông qua luật Dân Doanh Hóa Bưu Điện do Thủ Tướng Junichiro Koizumi chủ xướng, có 11 Nghị Viên quốc hội bỏ phiếu chống nên bị đảng khai trừ. Nhưng qua tháng 12/2006, tân Thủ Tướng Shinzo Abe đã cho phép 10 trên 11 người trở lại đảng chỉ với điều kiện chấp nhận luật đó.
Nếu như người Nhật hay viết và treo chữ "nhẫn" (忍) ở trong nhà, thì người Việt chúng ta có câu "Một điều nhịn, chín điều lành". Nhẫn là tiếng Hán-Việt, nhịn là tiếng Nôm. Chữ Nhẫn là loại chữ hội ý kiêm hài thanh, vẽ hình chữ "nhận" (刃) là lưỡi dao để trên tâm (心) tức tim, ý nói lưỡi dao kề ngay tim vẫn bền gan chịu đư.ng. Cái khó là nhận thức sẽ chịu đựng đến đâu là vừa, nếu không, có những kẻ tham lam, lộng quyền... cho đó là biểu hiện của sự nhu nhược, cứ thế mà lấn lướt, làm càn.
Chúng ta còn thường nghe nói: "Mỗi người Việt là một hạt kim cương, mỗi người Nhật là một hạt cát.". Cũng khó mà suy xét xem có thật như vậy không? Nhưng câu nói này muốn chỉ ra rằng, người Việt khá khôn lanh nhưng không kết hợp với nhau được, hay kết hợp cũng không làm được việc gì hữu ích. Còn người Nhật tuy chậm chạm nhưng dễ kết hợp với nhau thành đất đá hữu dụng. Người Nhật sống trên một quần đảo cô lập, đất nước chật hẹp mà gần 70% là núi, tài nguyên rất ít mà thiên tai thường xuyên. Do hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt đó, bắt buộc họ phải phấn đấu và nhất là gắn bó với nhau hơn. Họ đã cố gắng học hỏi để thu thập tri thức từ bên ngoài, mua nguyên liệu và nhiên liệu từ bên ngoài, gia sức chế tạo sản phẩm sao cho tốt hơn và rẻ hơn (nay có khi đắt hơn) tầm mức đang có, rồi đen bán khắp thế giới... nhờ vậy mà đất nước họ hùng cường.
Có hai yếu tố chính thường xuyên tác động mạnh mẽ đến việc đoàn kết và chia rẽ.
1- Yếu Tố Nội Tại
Những người xuất thân cùng thuộc tính, như ở cùng địa phương, cùng tôn giáo, cùng sắc tộc, cùng tầng lớp, cùng trình độ, cùng ngành nghề... tất nhiên thường dễ thông cảm và chia sẻ với nhau, từ đó gắn bó hơn và tạo ra sức mạnh cho nhóm hay tổ chức. Nhưng nếu chỉ nhìn sự gắn bó đem lại lợi ích gần mà không thấy lợi ích xa, lớn lao hơn của chung cả dân tộc, đất nước thì sẽ dễ phát sinh tinh thần phe nhóm, kỳ thị, cục bộ (có lẽ quen khép kín trong lũy tre làng)... Mỗi người, mỗi nhóm chỉ như một chiếc đũa, sẽ dễ dàng bị bẻ gẫy khi phải tranh đua với người khác hay người nước ngoài.
Ai cũng biết, nói chung người Bắc khôn lanh, người Trung mưu lược, người Nam chân thật, người mỗi miền đều có ưu điểm đáng quý riêng, nếu kết hợp được thì thật tuyệt vời, nhưng tranh hơn thua thì sẽ tan nát. Các tôn giáo lớn đã có lịch sử hàng ngàn năm thử nghiệm và được đánh giá cao nhất định, ai tin theo tôn giáo nào là tuỳ, đừng cho duy nhất tôn giáo của mình là đúng mà bài bác các tôn giáo khác.
Tính ích kỷ là chỉ biết mình, là tự tạo vỏ bọc cho mình, chỉ lo tìm kiếm và bảo vệ quyền lợi của mình, bất chấp quyền lợi của người khác hay của tập thể. Những người có tính ích kỷ thường tránh né mọi đóng góp, nhưng nếu có quyền lợi về vật chất hay tinh thần thì chắc là không thiếu mặt họ. Họ tránh né chuyện đấu tranh, chính trị đã đành, mà ngay cả việc xã hội hay nhân đạo cũng không bao giờ thấy họ tham gia. Cùng lắm, khi phải chường mặt ra trước đám đông thì họ sẽ làm chiếu lệ rồi thôi, như câu: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.”.
Chúng ta có thể tạm chia làm ba lãnh vực lớn là chính trị và văn hóa tập quán.
a- Lãnh vực chính trị: Nổi bật và gay gắt nhất, dẫn đến tranh luận bất tận, có thể dẫn đến thanh toán nhau hay chiến tranh... Điều này đã khiến nhiều người chán ngán và nhiều tổ chức chủ trương thuần ái hữu, tương trợ, tức phi chính trị, phi tôn giáo, mặc dầu không dễ gì tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các thế lực ấy. Thực tế đã bao lần cho thấy, tránh né kiểu đà điểu rúc đầu vào cát liệu có mấy khi thực sự được an toàn!
Có một số người tự cho là mình giỏi trội, muốn tranh hơn người khác về danh, quyền và lợi, có đầu óc "ông quan", có khi là "Ông Trời". Cách hành xử của họ vô hình trung tạo ra những áp lực chồng chéo lên nhau, rồi sinh ra các lực chống lại... kết quả là thường xuyên tranh chấp nội bô.. Hầu hết các tổ chức của người Việt đều lẩn quẩn và mất nhiều thì giờ trong việc giải quyết tranh chấp nội bô..
Cuộc chiến bằng quân sự giữa Quốc-Cộng chấm dứt từ năm 1975, nhưng hận thù giữa hai bên, hay giữa Nam-Bắc vẫn chưa nguôi bao nhiêụ Từ hơn 30 năm qua, dù nhiều yếu tố chung quanh đã thay đổi, hai phía vẫn tiếp tục nói bằng giọng nói lạc điệu nhau!
Đầu năm 2005, cựu Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Võ Văn Kiệt đã nói với ý rằng: "Sau cuộc chiến, có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn...". Những người chiến thắng đã đưa ra nhận thức hòa giải quá muộn màng sau 30 năm, miệng nói hòa bình, nhân đạo, khoan hồng... nhưng thực tế đã thẳng tay trấn áp, bóc lột không khoan nhượng. Và dù sao đây cũng mới chỉ là một lời kêu gọi của người đã rời chức vụ trong khi vẫn có tiếng nói bảo thủ, cực đoan chống lại ý kiến này. Cuối năm 2006, khi trả lời tạp chí Viet Weekly hải ngoại, ông Võ Văn KLiệt đã nói tới hòa hợp “Cho dù chính kiến, tôn giáo, quan điểm có khác nhau.”, tương tự như lời Chủ Tịch Trần Đức Lương Cộng Sản Việt Nam đã nói lúc đang tại chức nhân dịp xuân năm 2004.
Nhưng rồi từ lời kêu gọi đến thực thi sẽ còn là cả một con đường dài, không có gì hứa hẹn chắc chắn cả, nếu không muốn nói là nhà nước vẫn nghi kỵ, đối xữ phân biệt. Nếu họ có nhận thức này sớm và biết hòa giải thực sự từ đầu, đưa đất nước đi lên từ cái nền tảng đơn sơ có được của miền Nam năm 1975 thì đã tránh được cho dân tộc biết bao chuyện điêu linh, những chuyện đổi đời long trời lở đất còn hơn bất cứ thời thực dân nào, khiến 1 triệu rồi 3 triệu người bỏ nước ra đi!
Trong đấu tranh, thiếu đoàn kết nếu có là do chưa nắm vững đường lối chung và nhất là sinh hoạt thiếu Dân Chủ.
b- Lãnh vực làm việc: Bên cạnh sự quyết định thường vội vàng, nếu không muốn nói là liều, người Việt thường quyết định dựa trên tình cảm hơn là lý trí... cộng thêm với những tính hiêu/háo thắng, tranh hơn, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ (không muốn ai hơn mình) là những yếu tố chính đưa đến chia rẽ sau khi kết đoàn.
Tính ganh tỵ là luôn luôn so đo hơn thiệt, khi làm việc chung thì những người có tính này hay dò hỏi người khác để so đo, họ quan niệm thù lao giống nhau mà làm nhiều hơn người khác là ngu, giỏi trốn việc mới là khôn!
Nông dân Việt cũng như nhiều dân tộc khác có lối làm việc "luân canh" tức luân chuyển giúp nhau canh tác. Như khi gặp công việc cầy nặng nhọc hay xây nhà..., một gia đình làm không xuể thì nhờ các gia đình lân cận đến phụ giúp, khi gia đình khác cần thì nhờ lạị Việc hỗ tương này lợi ích cả đôi bên, tất nhiên rất cần, đồng thời cũng nhờ đó mà tạo thêm tính tương lân, tình tương thân, tương áị Nhưng đôi khi do tính ích kỷ, ganh tỵ, xét nét, tính toán lợi hại, lười lĩnh, cẩu thả... làm cho tính tương lân bị phai nhạt đi và có khi biến thành kẻ thù của nhaụ Như trong khi làm và sau khi làm xong thì hay cằn nhằn rằng: Tôi làm nhiều mà anh làm ít, tôi tới sớm mà anh tới trễ, ruộng tôi mềm mà ruộng anh cứng, tôi làm lúc trời mưa nắng mà anh làm lúc trời êm ả, tôi cất nhà nhỏ mà anh cất nhà lớn nên làm mệt chết luôn...
c- Lãnh vực làm ăn: Người mình ít thực dụng hóa khoa học kỹ thuật, cũng ít tính mạo hiểm nên thường chỉ bàn chuyện hùn hạp làm ăn dịch vụ, mua đi bán lạị Như trong bước đầu còn thiếu kinh nghiệm, còn thiếu tài chính, người Việt hay rủ nhau hợp tác kinh doanh. Sự hợp tác thường dựa trên sự thân tình hay tin tưởng chứ không trên khế ước, luật lê.. Công việc làm ăn nếu trôi chảy thì tương đối ít xích mích, nhưng khi gặp khó khăn thường không có nền tảng luật lệ để giải quyết, vì người mình vốn tính giản dị, xuề xòa, không muốn rắc rối và không câu nệ chi tiết. Người Việt thường cho rằng phải viết khế ước chi li là không tin nhau, mà nếu có viết cũng chỉ có tính cách hình thức, ít khi chịu đọc kỹ, mà có đọc kỹ thì cũng thường không tôn trọng những điều đã được viết rạ Do đó, những bất đồng nhỏ cứ tồn đọng và lớn dần, sự tin tưởng giữa nhau mau chóng bị lung lay và dễ đi đến đổ vỡ.
Cũng không thiếu những trường hợp hùn hạp làm ăn khá thành công trong bước đầu, nhưng sau đó, do ganh tỵ và tranh giành mà đổ vỡ. Đa số trường hợp cho thấy khi nhiều người hùn hạp thì khó hay không thành công, nhưng khi còn lại một người gánh vác thì lại thành công hơn, thành công vượt bực vì người đó làm việc tận lực, bất kể giờ giấc. Người đó có thể thành công, nhưng tất nhiên chỉ thành công trong quy mô cá nhân.
Chỉ có quy mô gia đình là tương đối bền vững, khoảng 60-70% có thể làm ăn chung lâu dài.
Thật đau lòng, rất nhiều trường hợp thất bại thì đổ thừa, thành đạt thì kể công, nên sự kết đoàn thường không bền!
Tóm lại, kết đoàn mà chỉ đến với nhau bằng tình thân hữu, tương trợ, ít để ý đến yếu tố nguyên tắc, pháp lý, thường nhìn vấn đề lạc quan không dự đoán các bất trắc, nên khi có biến cố gì xẩy đến thường mỗi người mỗi ý, tùy tiện giải thích và giải quyết, từ bàn luận hay đi đến tranh chấp, hoặc thiếu chuẩn bị, thiếu ý chí sinh ra thụ động, e dè, để thời cơ qua đi.
Điều này cho thấy sinh hoạt của người Việt thiếu một hệ thống giám sát chặt chẽ, hữu hiệụ Nhiều tổ chức cũng có đặt ra cơ chế này, nhưng thường có tính hình thức, chỉ ra tay một cách yếu ớt khi sự việc đã quá trễ.
Cái đáng sợ nhất là con người sống mà không có niềm tin. Thế mà phải chăng người Việt chúng ta đang phải sống trong xã hội băng hoại như thế, đúng ra là hầu hết đã mất niềm tin vào đại đa số những người chung quanh. Hàng ngày mọi người phải bước ra ngoài xã hội để tranh sống giữa các thủ đoạn vá áp chế của kẻ cầm quyền, để rồi sau đó rút về nơi trú ngụ, thu mình sống trong cô đơn?
- - - - -
Nhìn ra thế giới ngày nay, ở các nước thực sự dân chủ, ai cũng có quyền lên tiếng nói, nhà cầm quyền đâu cần đàn áp, và các đảng phái đâu cần triệt tiêu nhau, thậm chí có người đổi đảng tịch, chạy qua đảng đối lập cũng là chuyện thường.
Đặc biệt trong làm ăn, tư nhân mà dám đứng ra lập hệ thống tín dụng, chỉ xét đơn gia nhập chiếu theo một số điều kiện đơn giản trên giấy tờ chứ không cần biết mặt, biết gia thế. Tư nhân mà dám mở hệ thống hàng trăm, hàng ngàn tiệm, để nhiều người có thể tham gia, không cần giữ bí quyết. Họ làm ăn bạc tỷ Mỹ Kim, không lẽ mình chỉ tính cò con vài trăm ngàn Mỹ Kim. Tất cả chỉ dựa theo một số quy luật được nghiên cứu kỹ lưỡng mà làm, chứ không còn trong phạm vi gia đình, như có mấy con thì mở đúng bằng ấy tiệm cho chúng trông coi như xưa nữạ
Tư nhân ở đây không phải là một ông chủ thật giầu có tung tiền ra làm ăn, mà là tập thể nhiều người góp cổ phần, và vay tiền ngân hàng, bởi vốn tức tư bản là động cơ đầu tiên thúc đẩy mọi công việc, mọi giao dịch, mọi đầu tư sản xuất... Người Việt có cố gắng làm như thế thì mới thoát ra khỏi "ngục tù tư duy" của chính mình, mới có hy vọng theo kịp thế giới, mới làm ăn lớn và đem lại lợi ích lớn cho mình và đất nước được.
Tóm lại, vấn đề nằm ở đâu? Phải chăng là ở sự thay đổi tư duy của người Việt, ở cung cách làm việc tận tụy vì mình và vì mọi người, trong tinh thần dân chủ và minh bạch. Đi từ cấp tổ chức nhỏ đến tầm vóc quốc gia, đều phải có nội quy, luật lệ, hiến pháp rõ ràng, và nhất là phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh...
Dân chủ theo nghĩa rộng là người dân làm chủ vận mạng đất nước. Theo nghĩa hẹp và cụ thể thì sinh hoạt dân chủ là lấy quyết định theo đa số nhưng vẫn tôn trọng và bảo lưu ý kiến của thiểu số. Không ai đúng mãi, nên hôm nay ta có thể ở phía đa số, mai mốt ta có thể ở phía thiểu số. Đó là lẽ thường, nên "Thắng không kiêu, bại không nản.", phải được coi là phương châm hành đô.ng. Còn minh bạch là để tránh chuyện mua chuộc, kết bè phái nhằm lũng đoạn để chiếm đa số một cách bất chính.
Dân chủ nói dễ, làm khó. Thực vậy, ở hải ngoại, người Việt không bị độc tài áp chế hay chi phối, nhưng nhiều sinh hoạt vẫn chưa dân chủ. Như Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại..., một tổ chức quy tụ những nhà văn, được coi là trí thức mà vẫn xẩy ra những việc tranh giành phi dân chủ kéo dài cả chục năm trờị Xem thế thì các tổ chức khác có gặp tranh chấp nội bộ và yếu cũng là điều dễ hiểụ
Trên quy mô nhỏ, việc tổ chức đã khó và còn rời rạc, trong khi đó có một số người lại muốn lập tổ chức lớn trên quy mô một quốc gia, một châu lục thậm chí cả thế giớị Hầu như ai cũng làm thiện nguyện, dù có tài trí, nhưng thời giờ giới hạn, tài chính không nhiều... nên khi cơ cấu thành hình được thì lại phải cô đơn "bơi lội" trong chính cơ cấu cồng kềnh do mình đặt ra. Chưa kể khi tổ chức thành hình thì dễ xảy ra việc tranh giành hư danh.
Vấn đề chính vẫn là người mình không biết bảo nhau, không biết nhường nhịn. Ở dưới thì muốn lên cao, mà lên cao rồi thì không muốn xuống nữạ Có nhiều người ban đầu thật nhiệt tâm, nhưng sau một thời gian hoạt động thì đuối sức đành bỏ cuộc. Đôi khi có trường hợp đáng thương là có các ông hoạt động hăng quá, không lo việc nhà, bị vợ đòi ly dị!
Trong hơn 30 năm qua, ở hải ngoại đã có hàng vài chục nỗ lực lớn để kết đoàn rộng rãi của biết bao người tâm huyết, nhưng nói chung không thành công. Một phần vì thiếu bản lãnh, thiếu phương pháp, thiếu cơ sở, một phần vì bị những thành phần thiếu ý thức hay kẻ thù phá hoạị Chỉ có một số nhỏ được hình thành nhưng nặng về hình thức hơn thực chất.
2- Yếu Tố Ngoại Lai
Bao gìờ thì cũng nên tự trách "Lỗi tại tôi thôị" như người xưa đã nói: "Tiên trách kỷ, hậu trách tha.". Bởi chúng ta yếu nội tại nên ngoại bang mới uy hiếp. Cụ Phan Bội Châu đã nói: "Mất nước là tại chúng ta.".
Yếu tố ngoại lai vốn thường là phụ thuộc, nhưng do việc giao lưu quốc tế ngày càng thuận tiện, nhất là do hoàn cảnh đất nước ta nhỏ bé lại nằm ở vị trí địa lý chính trí quan trọng, dân tộc ta chậm tiến..., nên dễ dàng bị các đế quốc, thực dân chi phối bằng quân sự, chính trị và nay thì thường bằng kinh tế.
Từ thời lập quốc, từ huyền sử Hùng Vương, đất nước ta đã bị chi phối bởi ngoại bang. Người Việt đã kiên cường chống đỡ, nhiều phen đánh bại quân xâm lăng mạnh gấp bộị Nhưng rồi khi bị thua, chúng ta lại chỉ tôn thờ một "ông thầy", một phương Bắc, đóng cửa, ngủ quên cho tới khi làn sóng văn minh, văn hóa Âu-Mỹ tràn tới biến đất nước chúng ta thành thuộc địa, gây chiến tranh ủy nhiệm... gieo không biết bao nhiêu tang tóc, khiến cả 4-5 triệu người phải bỏ mạng trong khoảng 150 năm qua và trên hết gieo hận thù, chia rẽ cực kỳ trầm trọng ngay trong hàng ngũ dân tộc.
Quốc gia nào cũng chỉ lo cho quyền lợi của dân họ thôi, không nên có tinh thần ỷ lại, trông đợi quốc gia nào sẽ tận tình giúp mình. Bang giao quốc tế luôn ở trong tình trạng phân chia và tranh giành về quyền lợi, đồng thuận thì hợp tác, bất đồng thì đối nghi.ch. Không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù muôn đờị
Trước những áp lực và mua chuộc của ngoại bang, người thiếu ý thức dân tộc sẽ dễ dàng chạy theo chỉ vì quyền lợi cá nhân. Họ sẵn sàng đứng ra tiếp tay cho ngoại bang chi phối đất nước bằng cách này hay cách khác. Việc làm đó vô hình trung trở thành đối đầu với các thế lực yêu nước..., cũng tạo thêm ra những mâu thuẫn trong lòng dân tộc.
Cố Tổng Thống Sukarno của Nam Dương (Indonesia) đã từng nói đại ý là sau thời thực dân thô bạo bằng quân sự trước Thế Chiến Thứ 2, sẽ đổi qua hình thức thực dân nhẹ nhàng hơn bằng kinh tế nhưng không kém hiểm độc. Tức bản chất của vấn đề vẫn là cá lớn hiếp cá bé, cạnh tranh sinh tồn trong tình thế sinh tồn và đào thải tự nhiên của "Darwin xã hội", vốn không biết khoan nhượng.
Do đó, không khéo đa số người Việt chúng ta sẽ trở thành những kẻ:
- Nô lệ tư bản (vay nợ thật nhiều mà không tính kỹ đường trả để các thế hệ sau phải gánh chịu).
- Nô lệ sản xuất (làm việc gia công đơn giản với đồng lương rẻ mạt).
- Nô lệ hàng hóa (chỉ bán nguyên liệu, nhiên liệu, nông phẩm, ngư sản... mà mua dùng hàng kỹ thuật cao, không thực sự sản xuất).
Muốn thoát khỏi nguy cơ nói trên đang lù lù hiện đến đó, người Việt chúng ta phải:
- Đổi mới tư duy để thực hiện đúng đắn tinh thần đoàn kết.
- Biết hy sinh lợi ích nhỏ để đạt lợi ích lớn, lợi ích riêng cho lợi ích chung.
- Có tinh thần tự chủ.
- Muốn tự chủ thì phải biết dựa trên tiềm năng dân tộc và tiến những bước gấp rút để đuổi kịp thế giớị
- Muốn theo kịp thế giới thì phải chọn con đường duy tân, dân chủ, cải cách giáo dục nhằm nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất...
Kết hợp khoa học kỹ thuật với sự khéo léo và cần cù vốn có của người Việt là chuyện phải làm và làm ngaỵ Ai cũng biết vậy mà tại sao quá ít người làm!? Dân số Việt Nam nay khoảng 85 triệu, trong số ấy chúng ta có hàng chục triệu người học toán, lý, hóa, cơ, điện, quang... mà toàn lý thuyết, hầu như chẳng thấy ứng dụng được gì!? Nền tảng khoa học kỹ thuật của quốc gia nói chung vẫn còn rất thấp, lại thiếu sáng kiến, thiếu mạo hiểm, thiếu dấn thân... thì còn nói gì nữa!
Chuyện nước lớn hiếp đáp nước bé là chuyện tự nhiên như cá lớn nuốt cá bé vậy. Tuy nhiên, đây không phải là quy luật tất yếu bất di bất dịch, ngay loài cá không phải lúc nào cá lớn cũng nuốt được cá bé huống chi con người còn có lý trí, ý chí được coi là siêu việt hơn mọi loài và nhất là lòng yếu nước, yêu dân tộc. Lịch sử loài người đã và vẫn chứng minh rằng, nếu người trong một nước nhỏ mà biết tự cường bằng một chủ đạo dân tộc hay chính đạo thay vì chạy theo ngoại bang, biết xây dựng đất nước hùng mạnh hay khéo léo về ngoại giao như Thụy Sĩ, Thái Lan, Nhật Bản... thì vẫn có thể giữ thế độc lập.
- - - - -
Kết đoàn và đoàn kết là vấn đề lớn của mọi dân tộc, nhưng riêng với người Việt, trong tình trạng chia rẽ và tụt hậu đáng buồn chung, dường như càng ray rứt và cần giải quyết gấp rút hơn bao giờ hết.
Ai cũng biết: "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết!", nhưng cũng có người mỉa mai cho rằng: "Đoàn kết thì chết chùm, chia rẽ thì chết lẻ tẻ!". Và có người thích sống độc lập, thực ra là cô lập, để may ra trong số chết lẻ tẻ ấy không có mình! Hay "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi caọ" biến thành "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại vẫn là ba cây!"?
Có một ngàn lý do để đoàn kết, nhưng cũng có một vạn lý do để chia rẽ như một vạn lý do để đến trễ. Sự đoàn kết mong manh như vậy vì ai cũng biết nhưng có quá nhiều người coi thường, thế nên trách sao tập thể người Việt thường yếu!
Như hình ảnh "cái nĩa", đoàn kết là cán, chỉ có một, mà chia rẽ là đầu ghim có tới bốn. Chia rẽ bao giờ cũng có nhiều lý cớ hơn, mà thực ra chỉ vì ích kỷ. Nhưng cán thì cứng cáp, còn đầu ghim thì yếu đuối.
Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ có một lần, như kiểu "ly thân" thôi đã làm khốn khổ con cháu biết bao nhiêu rồi, thế mà có cả vạn lý do để chia rẽ thì nguy cơ tất là rất lớn. Đừng để tư duy bị lởn vởn vì chuyện truyền thuyết xa xưa nữa, hãy can đảm phá tan sự ám ảnh đó đi.
Nếu chúng ta không nghiêm chỉnh suy nghiệm, can đảm làm bước đột phá thì chẳng lẽ bằng lòng với một đất nước mãi mãi tụt hậu như vậy sao!?
Không thể than thở rằng đó là số phận của mình hay dân tộc mình mà quên rằng người xưa vẫn nói: "Hành sự tại nhân, thành sự tại thiên.", "Tận nhân lực, tri thiên mệnh", vậy đã làm hết sức của mình chưa mà cho là biết số mệnh? Và "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.", con người không thể nghịch thiên, nhưng thực tế cho thấy với đầu óc của con người, có thể vượt thắng nhiều trở ngại thiên nhiên. Mỗi người Việt hãy mạnh dạn đem tài năng ra làm chủ vận mệnh mình và đất nước mình, đừng than thân trách phận, đừng trách trời oán đất, có ích gì đâu!?
Dường như đâu đâu cũng thấy người Việt tụ họp, uống trà hay cà phê và bàn chuyện đại sự quốc gia, dân tộc. Ai cũng tỏ ra hiểu biết, nắm vững tình hình, nhưng bàn thì nhiều mà làm thì vẫn quá ít? Vẫn là lý thuyết hơn thực nghiệm? Người Việt gặp nhau thường thăm hỏi mạnh không, bây giờ đang làm gì... nhưng kết luận thường vẫn là rủ nhau đi ăn cho vui hơn là làm một cái gì đó cụ thể. Ký giả Trọng Minh đã nói: "Ở Việt Nam bây giờ trên là trời, dưới là tiệm ăn.".
Cuộc đời vốn "Cùng tắc biến, cực tắc phản.", "Sau thời bĩ cực, tới thời thái laị". Như đá phải được xay thật nhuyễn rồi trộn với hóa chất mà thành xi-măng để kết nối những viên đá khác. Sự chia rẽ khi đi đến cùng cực sẽ thúc đẩy, giúp lòng người hướng đến gần nhau. Vì vậy phân tích và nhìn vào sự thật không phải là để bi quan mà để tìm phương hướng giải quyết.
Tóm lại, kết đoàn là bản năng, nhưng đoàn kết thuộc lý trí, cần bình tâm nhận định, khéo léo xử lý. Điều này phải được coi là vấn đề sinh tử, phải biết dẹp bỏ tỵ hiềm, khác biệt tiểu tiết để lo cho dân, cho nước được hùng cường.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử triền miên chiến tranh, hết ngoại xâm rồi nội chiến khiến bao phen đất nước tan hoang, lòng người ly tán, khoảng thời gian hòa bình, ổn định để phát triển thường không dài!
Thế nên, hơn ai hết, người Việt rất thấm thía ý nghĩa của hòa bình. Hòa bình không phải chỉ đến từ bên ngoài, mà hoà bình chính yếu đến từ trong lòng mỗi chúng tạ Không thể có hòa bình khi trong lòng mọi người còn rực lửa chiến tranh. Những sự kiện ấy phải được coi là những bài học xương máu của mọi con dân Việt.
Trước xu hướng toàn cầu hóa, một nước nhỏ và yếu như Việt Nam thì đoàn kết là một nhu cầu cực kỳ thiết yếu, một gia sản tinh thần quý giá nhất mà mọi người Việt có trách nhiệm gìn giữ.
Bản chất là đồng bào, tức chung dòng máu Việt, chung nhau quyền lợi, chung nhau bổn phận, chung nhau buồn vui... chia rẽ có là do ích kỷ mà phát sinh mẫu thuẫn quyền lợi và tranh chấp, nói chung là mắt tiêu cực của tư duy.
Mà vấn nạn chia rẽ đã kéo dài quá lâu, thế nên chúng ta không thể chần chờ hơn nữa, mà cần phải có những cuộc các mạng tư duy thực sự từ từng cá nhân, nhất là những người có ý thức và trách nhiệm cao, để sớm tạo thành một phong trào rộng lớn làm cuộc chuyển đổi đoàn kết, đưa vận nước đi lên.
Hãy thử tượng tượng dân tộc Việt đoàn kết ở mực độ khá cao nào đó, thì lo gì đất nước sẽ không hùng cường, và lo gì ngoại bang còn có thể chi phối. Đó mới là ngày thực sự vinh quang của cả dân tộc Việt.
- - - - -
Xin trích dẫn một số tài liệu để tham khảo.
- Trong văn tế 13 Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị lên đoạn đầu đài ngày 17/6/1930 ở Yên Bái, cụ Phan Bội Châu đã nói: "Đồng bào ta há có cái tội gì, câu vô đạo phải vạch trời gạn hỏị Vì vậy vỗ cả muôn tay, đúc thành một khối, kẻ mạnh mạnh hung, người khôn khôn giỏị".
- Ai cũng biết câu: "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết." (của Motto of Kentucky). Vậy ta chọn bên nào?
- Nhờ đoàn kết, một quốc gia bé nhỏ trở nên thịnh vượng; vì chia rẽ, một quốc gia lớn nhất cũng bị tiêu diệt. (của Sallust).
- Quốc Sách của Trung Quốc viết: "Bởi núi Thái Sơn không từ một cục đất nên mới được cao; sông bể không bỏ một dòng nước nhỏ nên mới được sâu.".
- Vì đồng lòng mà việc nhỏ thành lớn; vì bất hòa mà việc lớn thành tan vỡ. (của Sallust).
- Ta mà không hợp quần nhau, cứ mỗi người chỉ nghĩ đến riêng mình thì ngoài sự đau đớn, sự khổ ải, sự áp chế, chúng ta không hy vọng được gì hơn. (Lamennais).
- Hai khối óc tốt hơn là một. (của Homer).
Đặc Điểm Của Người Việt
Năm 2006, Viện Nghiên Cứu Xã Hội Hoa Kỳ đã đưa ra 9 đặc điểm của người Việt nhằm giúp các doanh nhân Hoa Kỳ sang Việt Nam làm ăn. Con người vốn đa dạng và thay đổi, vốn nhất quán và mâu thuẫn, không nhất thiết ai cũng như ai và lúc nào cũng vậỵ Kết quả nghiên cứu có thể đúng với người này mà không đúng với người khác. Tuy nhiên các điểm được nêu ra có thể coi là những nét chính.
Nội dung 9 điểm như sau:
1- Cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên thường xuất hiện tâm lý hưởng thụ và đòi hỏi, dẫn đến không chịu làm việc.
2- Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, nên thiếu tầm tư duy dài hạn và chủ động trong công việc.
3- Khéo léo nhưng không chịu tư duy đến cùng.
4- Suy nghĩ vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng suy nghĩ đó lên thành lý luận để áp dụng.
5- Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng động cơ học tập không phải vì mục đích tự thân phát triển nên ít khi chịu học từ đầu đến đuôi, dẫn đến kiến thức có được không có hệ thống, không cơ bản.
6- Có tính hiếu khách nhưng không lâu bền.
7- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, tinh thần này ít khi xuất hiện.
8- Yêu hòa bình khi suy nghĩ cho đại cục, song lại có tính hiếu thắng khi giải quyết mang tính chất giữa hai cá nhân với nhau.
9- Thích tự lập nhưng thiếu tinh thần liên kết để tạo ra sức mạnh tập thể (cùng một việc mà nếu một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, và nhiều người cùng làm thì hỏng).
ĐTM - 2006, 2007
- - - - -
Bài hát “Nổi Lửa Đấu Tranh”
Khởi đầu bằng câu:
“Đốt đuốc lên, ta đốt đuốc lên cho tình anh em Việt Nam đoàn kết…”
Đuốc đây là gì? Phải chăng là “ngọn đuốc chính nghĩa”, với những lý giải cặn kẽ để đánh tan những giả dối, sai lạc,tiến tới thực sự hiểu rõ và cộng cảm với nhau…
MINH CHUYÊN * THỦ TỤC LÀM NGƯỜI ĐỂ SỐNG
Thủ tục để làm người còn sống - “Quả bom” thời hậu chiến:
Kỳ cuối: Lời gợi mở cho một nghị quyết
Nhà văn Minh Chuyên xem vết thương của Trần Quyết Định.
(Dân trí) - Đầu tháng 8/1988, cơ quan chính sách huyện Vũ Thư định tổ chức một cuộc họp để thông báo sự việc Trần Quyết Định đào ngũ, thu hồi di vật... Nhưng cuộc họp đó đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhân dân, nên buổi sáng phát giấy mời, buổi chiều phải thu lại. Tuy nhiên, sự kiện này đã tác động to lớn đến gia đình ông Vọng.
Ý tưởng cực đoan
Chiều 8/10/1988, Minh Chuyên đang ở nhà thì chị Mị, vợ Trần Quyết Định, hớt hải đến vừa khóc vừa nói: “Anh Định nhà em bỏ nhà đi đâu mấy hôm nay rồi. Anh ấy mang cả chai thuốc trừ sâu đi. Anh ấy mà liều thì khổ mẹ con em lắm. Nếu nhà em không nhờ anh viết bài thì đâu đến nông nỗi này. Anh phải về ngay giúp em với”. Minh Chuyên bủn rủn chân tay. Sự thể không ngờ lại đến nông nỗi này.
Không kịp cơm nước, Minh Chuyên tức tốc về Minh Khai. Đêm ấy chờ đến hơn 23 giờ, Định mới về. Minh Chuyên nhìn Định rồi van vỉ: “Em, nếu em liều thì anh chỉ còn cách chết mà thôi. Khổ quá, vì anh viết bài báo mà em ra nông nỗi này...”. Định khóc, Minh Chuyên cũng khóc. Mấy đứa trẻ thức giấc thấy mọi người khóc cũng oà khóc theo. Nhiều người đến thấy thế ai cũng ái ngại.
- Tại nhà Định hôm đó, tôi đã hứa với Định rằng sẽ rạch bụng mình để chứng minh cho chân lý. Khi lên Hà Nội để họp cuộc họp cuối cùng, tôi đã thủ một con dao. Một người bạn tôi sau khi can không được đã khuyên rằng nên rạch ở trên cao, nó chỉ toé máu thôi chứ nếu rạch ở dưới, lòi ruột ra là chết.
- Anh có nghĩ đó là hành động cực đoan?
- Tôi là người lính chiến đấu 10 năm ở chiến trường và đã từng bị thương. Tôi hiểu cái giá của máu xương nhưng đến nước này, tôi phải chấp nhận sự hy sinh. Đó là cách duy nhất để người cầm bút như tôi khi ấy tự bảo vệ mình.
Bản kết luận đẹp lòng cả hai phía
Thế nhưng trái với những dự định tiêu cực của Minh Chuyên, cuộc họp đã diễn ra trong không khí êm dịu và một bản kết luận làm đẹp lòng cả hai phía được thông qua. Thời gian sau, trên một số tờ báo như Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Thái Bình... đều đăng nguyên văn bản kết luận do Thượng tướng Nguyễn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký.
Bản kết luận có đoạn: “Đồng chí Trần Quyết Định là con một gia đình công giáo chấp hành chính sách tốt, có ba con đi bộ đội đã chiến đấu ở biên giới Tây Nam, bị thương và được khen thưởng. Sau khi điều trị, đi tìm đơn vị không thấy bỏ về quê quán sinh sống bình thường. Việc giải quyết chính sách kéo dài 10 năm (thực tế là ngày 1/2/1987 mới đề nghị) do không đủ thủ tục hợp lệ (là trường hợp bỏ ngũ, không có giấy quyết định phục viên hoặc xuất ngũ). Tổng cục Chính trị quyết định: Giao cho Bộ chỉ huy Quân sự Thái Bình vận dụng điều 2 Quyết định 191/ HĐBT tổ chức giám định thương tật và kiểm điểm đồng chí Trần Quyết Định...”
Đây là bản kết luận hết sức hợp tình, hợp lý. Nó trả lại quyền lợi chính trị khi khẳng định Trần Quyết Định không phải là kẻ đào ngũ, run sợ hay sa sút ý chí. Việc tổ chức giám định thương tật cho Trần Quyết Định nhưng đồng thời cũng kiểm điểm Định là hoàn toàn chính xác. Công là công, lỗi là lỗi.
Đối với tác giả và tác phẩm, tuy có nói đến những sai sót của tác phẩm và tác giả nhưng bằng việc công nhận quyền lợi của Trần Quyết Định cũng đồng nghĩa với việc công nhận tác phẩm và tác giả. Nhưng quan trọng hơn hết, kết luận này đã trả lại quyền đang sống của một người lính từ chiến trường trở về với ước mơ đơn giản là được làm một xã viên hợp tác xã.
Họ vẫn là đồng đội
Thế là cái việc làm tiêu cực mà Minh Chuyên dự định trong cuộc họp hôm đó đã không xảy ra. Và có lẽ trong những trường hợp tương tự, nó sẽ không bao giờ xảy ra bởi đơn giản một điều, thành phần tham gia cuộc họp hầu hết đang là người lính hoặc đã từng là người lính. Họ đã dâng hiến máu xương và cả những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời này cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Và hôm nay, dù có những lúc tranh cãi căng thẳng và quyết liệt thì từ sâu thẳm, trái tim họ vẫn đập nhịp đập của người lính nhất là khi đối mặt với quyền lợi của một người đồng đội, binh nhất Trần Quyết Định.
Gần 20 năm qua, Trần Quyết Định đã trở lại đời sống của một người bình thường với đầy đủ thủ tục “của một người đang sống”. Anh đã có một gia đình đầm ấm, sống hòa thuận với xóm làng và là một giáo dân kính Chúa, yêu nước. Những kỉ niệm buồn về một thời đã qua gần như không còn vương vấn trên gương mặt người cựu chiến binh phúc hậu này. Chủ tịch UBND xã Minh Khai nói với chúng tôi về Định với giọng đầy tự hào...
Chợt ngơ ngẩn nghĩ nếu ngày đó, Trần Quyết Định trong một phút bồng bột dẫn đến quyên sinh thì cái giá của sự quan liêu là quá lớn. Sự quan liêu tưởng như vô tâm nhiều khi lại có một kết quả là tội ác..
Những hồi chuông dự báo
Giờ đây, khi ngồi viết lại chuyện này mới thấy thành tựu của công cuộc Đổi mới là vô cùng to lớn. Đặc biệt là cuộc chuyển mình của báo chí. Từ khi Đổi mới, báo chí không chỉ trực tiếp đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực mà còn gánh vác sứ mệnh bênh vực, bảo vệ người dân lương thiện “thấp cổ, bé họng”. Nếu các tác phẩm như Cái đêm hôm ấy đêm gì là viên đạn bắn vào những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội ở nông thôn Việt Nam thì Thủ tục để làm người còn sống là tiếng kêu thảm thiết oan khiên của những kiếp người mong manh, lương thiện.
Và lại một lần nữa, không thể không nhắc tới sự cảnh báo của văn chương. Cái đêm hôm ấy đêm gì là lời cảnh báo về biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên ở nông thôn thì Thủ tục để làm người còn sống cảnh báo về tư tưởng quan liêu xa dân, rời dân, hống hách nhũng nhiễu dân. Đây là hai nguyên nhân sâu xa cơ bản làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng cũng như suy yếu sự lãnh đạo của Đảng như sau này Đảng đã hơn một lần đánh giá.
Chợt nhớ nhà báo lão thành Hữu Thọ, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, nói với tôi tại nhà riêng của ông rằng sau vụ Cái đêm hôm ấy đêm gì, ông đã cảnh báo và nếu ngày ấy lắng nghe thì có thể đã không xảy ra sự kiện Thái Bình sau này. Phải chăng Thủ tục để làm người còn sống của Minh Chuyên là một trong những hồi chuông đầu tiên dự báo một tệ nạn nghiêm trọng mà gần 10 năm sau, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết chống quan liêu, nhũng nhiễu và thực hiện dân chủ cơ sở.
Nhà văn thời hậu chiến
Sau “vụ” Thủ tục để làm người còn sống, Minh Chuyên dành toàn bộ tâm sức của mình để viết về đề tài hậu chiến và những nỗi đau da cam. Những tác phẩm của anh đã gây chấn động một thời như Nước mắt làng, Chiếc cũi trần gian, Tiếng chuông chùa, Đứa con màu da thú, Vào chùa gặp lại... Đặc biệt là bút ký Người lang thang không cô đơn viết về anh thương binh Nguyễn Đình Thúc và tấm lòng nhân hậu, cao cả của gia đình ông bà Châu, người đã chăm sóc Thúc khi anh tâm thần, lang thang trên các vỉa hè Hà Nội. Tác phẩm đã được nhiều loại hình nghệ thuật như kịch nói, cải lương, chèo, vũ kịch, truyền hình, phim truyện nhựa... dàn dựng.
Từ năm 1986, Minh Chuyên làm việc tại Ban chuyên đề Đài truyền hình Việt Nam. Anh đã gặt hái được tổng số 30 giải thưởng báo chí, văn chương các loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn, phê bình văn học đều có chung nhận định: Minh Chuyên là nhà văn thời hậu chiến.
Bùi Hoàng Tám
MINH CHUYÊN * THỦ TỤC LÀM NGƯỜI ĐỂ SỐNG
BÙI HOÀNG TÂM
“Cơn địa chấn” bàng hoàng xã hội
Ngày: 26/06/2006
Chủ đề: Đất Việt
Thủ tục để làm người còn sống - “Quả bom” thời hậu chiến (kỳ 3)
Hàng trăm bức thư, điện thoại gọi về toà soạn và tác giả để cảm ơn. Nhiều nhà văn, nhà thơ động viên, khích lệ. Phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp đọc bài báo rồi nói với chồng rằng ông là lãnh đạo đất nước sao lại để xảy ra tình trạng này? Thường trực Ban Bí thư gửi công văn yêu cầu xác minh sự việc để xử lý. “Viên đạn” được bắn từ phía đồng nghiệp mở màn cho những trận dông gió sau này.
Chỉ mấy ngày sau khi bút ký “Thủ tục dể được làm người còn sống” được in kín trang nhất báo Văn nghệ số 1280 ra ngày 14/5/1988, một “cơn địa chấn” đã nổ ra. Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán về bài báo. Mỗi tuần có hàng trăm cuộc điện thoại, thư của bạn đọc cả nước gửi chung cho toà soạn và gửi riêng cho tác giả.
Như tất cả những người cầm bút, khi thấy bài viết của mình được độc giả đồng tình và đón nhận, Minh Chuyên thực sự sung sướng và xúc động. Nhất là với những lá thư của những người lính, vốn là đồng đội của anh. Người ta bực dọc, tức giận, thậm chí không ít người tỏ ra phẫn nộ trước sự quan liêu, tắc trách của một số cán bộ làm công tác chính sách. Ở huyện Vũ Thư, quê hương của Trần Quyết Định, có hẳn một ban bạn đọc đoàn kết với Trần Quyết Định, sẵn sàng đi bất cứ đâu để đòi quyền lợi cho anh. Những bạn bè văn chương cũng hết sức thán phục và không ngừng động viên khích lệ anh.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu viết về anh: “Qua những trang viết của anh, người đọc biết được những sự thật lớn lao và khủng khiếp của cuộc chiến tranh giội xuống xứ sở của chúng ta, làm biến dạng, hủy hoại đau đớn bao sinh mệnh những con người. Nhân vật anh thương binh Trần Quyết Định cực kỳ “bi đát:”. Nếu không có bài bút ký của Minh Chuyên, chắc Trần Quyết Định vẫn là một hồn ma xác thịt. Anh sẽ tự thờ cúng linh hồn anh cho đến phút lìa đời”. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn thốt lên: Tôi đã từng gai người khi đọc “Thủ tục để làm người còn sống”... Nhà lý luận phê bình Lê Quang Trang đánh giá “Thủ tục làm người còn sống” của Minh Chuyên là một bút ký xuất sắc bênh vực công lý, gây tiếng vang rộng khắp trong dư luận bạn đọc và đời sống xã hội.
Nhà thơ Nguyễn Hoa, người bạn văn chương mà sau này trong nhiều lần đi hầu kiện ở Hà Nội, anh thường hay phải đến nhà tá túc đã viết một bài thơ dài tặng anh, trong đó có những đoạn:
Bạn yêu sự công bằng, bạn tin sự công bằng
cùng người lạc ngũ đi tìm đơn vị...
Chiếc ba lô kẻ cắp nẫng đầu năm
bỗng cùng nhau thành kẻ ăn xin
kẻ nhảy tàu, bốc mướn...
Để đi đến bao nhiêu nơi bạn
một lá đơn bao con dấu đỏ son
Cực làm sao khi ấy phải viết lên
“Thủ tục để làm người còn sống”
Trời cao đất rộng
Sao lòng người không mênh mông?
...
Viết để mong đỡ người lạc mà thôi
Để người lạc trở về như người có
Không muốn thương binh giả, người giả
Mười năm đi xin làm thủ tục đời mình
Để được sống mình là người thực...
Viết để mong người lạc được giãi bày
để công bằng, công bằng được trả
để mẹ khỏi héo hon, mở mặt mở mày...
Từ Toà soạn báo Văn nghệ, nhà thơ Bế Kiến Quốc gửi thư về thông báo bài bút ký có dư luận rất tốt, nhiều bạn đọc gửi thư về khen ngợi. Tại quê hương Trần Quyết Định, dư luận nhân dân càng phấn khởi vì dù chưa có kết quả nhưng sự thật đã được giãi bày trên báo chí. Họ hy vọng chắc chắn trong một ngày gần nhất, mọi oan ức sẽ được giải quyết thấu đáo. Bí thư Đảng uỷ xã đã thay mặt đảng uỷ, UBND cám ơn tác giả. Sau này khi đã lên công tác ở Đài Truyền hình Việt Nam, Minh Chuyên còn được biết phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng khi đó đọc bài báo đã tỏ ra rất bất bình, nói với chồng rằng ông là người lãnh đạo đất nước, sao lại để xảy ra những oan khuất như thế này. Ngày đó, những bạn viết ở Thái Bình chúng tôi rất phấn khởi và tự hào về anh. Minh Chuyên cũng rất phấn khởi. Anh không ngờ bài báo của mình lại được dư luận quan tâm đến thế.
Theo Minh Chuyên kể lại, việc anh gửi bút ký này cho báo Văn nghệ là chuyện khá tình cờ. Khoảng đầu năm 1988, một số nhà văn, nhà thơ, cộng tác viên báo Văn nghệ có về Thái Bình tổ chức hội thảo về vai trò của tờ báo với các vấn đề về nông nghiệp và nông thôn. Đoàn gồm các nhà văn, nhà thơ Bế Kiến Quốc, Phùng Gia Lộc (tác giả “Cái đêm hôm ấy đêm gì” khi đó đang rất nổi tiếng), Hoàng Hữu Các (tác giả bút ký Tiếng đất cũng đang gây xôn xao dư luận)... do nhà văn Nguyên Ngọc dẫn đầu.
Tại hội thảo, Tổng biên tập Nguyên Ngọc kêu gọi các tác giả hãy viết bài cho báo Văn nghệ nên Minh Chuyên đã đưa bút ký này cho Bế Kiến Quốc.
"Tôi đưa bản thảo cho Bế Kiến Quốc và thấy ông ấy đọc ngay - Minh Chuyên kể - Nhìn thấy khuôn mặt ông ấy luôn luôn chuyển động, khi nhíu mày, khi cau trán, lúc co lại, lúc giãn ra có vẻ rất phấn khởi, tôi mừng lắm. Đến khi giải lao, Bế Kiến Quốc ra bắt tay tôi nói: Kinh hoàng quá. Nhưng ông có “sáng tác” không đấy? Tôi cam đoan với ông ấy đấy là chuyện thực, thậm chí còn chưa nói hết sự thật, Bế Kiến Quốc thốt lên: Vô lý thật. Chả lẽ ở đời lại có sự vô lý đến thế. Rồi ông Quốc hạ giọng: Ông để cho chúng tôi, đừng đưa cho ai nhé. Tôi bảo phải đưa báo Thái Bình vì đây là bài tôi viết theo kế hoạch và nhiệm vụ Ban Biên tập giao. Nhà thơ Bế Kiến Quốc suy nghĩ một lát rồi gật đầu giao hẹn: Thôi được, nếu chỉ in ở Thái Bình thôi thì được. Tôi hỏi lại: Thế bao giờ báo Văn nghệ in? Ông Quốc bảo: Mình không có quyền quyết định cuối cùng nhưng mình tin anh Nguyên Ngọc sẽ đồng ý cho đi. Thành thật là cho đến bây giờ, mình vẫn biết ơn Bế Kiến Quốc rất nhiều và cũng rất khâm phục anh Nguyên Ngọc. Theo mình, có lẽ anh là tổng biên tập dũng cảm, bản lĩnh và “sáng giá” nhất từ trước đến nay của báo Văn nghệ. Nếu không có một biên tập viên như Bế Kiến Quốc, một Tổng Biên tập như Nguyên Ngọc thì bài ký không thể ra đời và số phận của Trần Quyết Định không biết rồi sẽ ra sao?
Khi bút ký được đăng ở báo Thái Bình, dư luận xôn xao. Thế nhưng có lẽ do báo tỉnh, nên nó cũng chỉ xao động lên được một thời gian ngắn rồi chìm vào tĩnh lặng. Chỉ đến khi báo Văn nghệ in lại, nó mới lại chấn động dư luận như vậy. Thế mới thấy những người viết văn, làm báo ở địa phương thiệt thòi như thế nào. Hay cũng ít người biết, dở cung ít người hay. Mà với người cầm bút, không gì buồn bằng những bài viết của mình rơi tõm vào quên lãng.
Nên khi thấy tác phẩm của mình được bạn đọc cả nước và cả nước ngoài quan tâm, Minh Chuyên mừng lắm. Nhất là khi đó, anh mới chỉ là nhà báo “cấp tỉnh” nên niềm vui càng lớn hơn rất nhiều. Cái niềm vinh quang ấy, Minh Chuyên được hưởng không lâu. Một buổi sáng vừa đến cơ quan, mấy đồng nghiệp đã kéo anh ra thì thầm:
Ông sắp “đi” rồi?.
Đi đâu?, Minh Chuyên hỏi.
Đi “tây” chứ còn đi đâu nữa. Ông cứ chờ ít phút nữa là biết ngay thôi.
Và quả nhiên chỉ mấy phút sau, Tổng biên tập báo Thái Bình Nguyễn Như Hinh gọi Minh Chuyên lên phòng để báo cáo lại toàn bộ sự việc cũng như yêu cầu cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan. Ông Hinh nói: Văn phòng tỉnh uỷ vừa thông báo, đồng chí Đỗ Mười, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị phải làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có liên quan. Như vậy là ý kiến chỉ đạo rất rõ ràng, nếu chúng ta sai, chúng ta phải chịu trách nhiệm còn nếu các cơ quan chính sách sai, họ phải chịu. Bây giờ ông về chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ. Sự việc chắc không đơn giản đâu. Rồi có lẽ sợ Minh Chuyên hoảng, ông Hinh động viên: Cứ yên tâm củng cố tài liệu, Ban biên tập luôn đứng bên cạnh cậu.
Khi đó, Minh Chuyên đã lờ mờ cảm thấy sự rắc rối, cam go nhưng không ngờ sự việc lại căng thẳng, quyết liệt như sau này anh phải trải qua. Lúc ấy, anh chỉ nghĩ đơn giản những việc mình nêu ra là 100% sự thật, với động cơ trong sáng là đấu tranh chống lại tệ quan liêu theo tinh thần bài báo Những việc cần làm ngay của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và với mục đích rất rõ ràng là dành lại quyền lợi chính đáng cho một người lính. Tuy khi đó đã ở tuổi “tứ thập bất hoặc” nhưng hình như anh còn quá ngây thơ để hiểu rằng chân lý không phải là cái tự có mà nó nhiều khi phải trả bằng máu và nước mắt.
Đòn đau nhất khiến Minh Chuyên hoang mang, thất vọng nhất là một bài báo của một bạn viết đồng thời cũng là một đồng đội của anh. Bài báo đã qui chụp anh không tiếc lời với những tội tày đình là bịa đặt. Rồi tác giả răn dạy: Thủ tục để làm người còn sống là một bài ký và là một tác phẩm văn học, người viết có thể hư cấu nhưng hư cấu ở ký không giống như hư cấu ở tiểu thuyết hay truyện ngắn... Tác giả bài ký, thành tâm nhưng đã hiểu lầm là người viết ký được quyền hư cấu như thế nào... Nghĩa là anh không có động cơ xấu. Do đó, nên thể tất cho tác giả bài ký ở chỗ này.
Dẫu sao, “Thủ tục để làm người còn sống” cũng để lại cho những người viết văn trẻ và những người làm báo một bài học về phương diện nghề nghiệp. Điều rất vui là sau này, đây là tạp chí in rất nhiều bài của Minh Chuyên và khi gặp tác giả bài báo trên, ông ấy đã nói với Minh Chuyên rằng, thôi, lúc bấy giờ hoàn cảnh thế nên mình phải viết thế.
Theo Bùi Hoàng Tám
(Dân Trí)
Kỳ I: Số phận bi hài của một người lính
Kỳ II: Cuộc ăn mày oan nghiệt
Kỳ IV: Dông gió đổ lên đầu tác giả
MINH CHUYÊN * THỦ TỤC LÀM NGƯỜI ĐỂ SỐNG
MINH CHUYÊN * THỦ TỤC LÀM NGƯỜI ĐỂ SỐNG II
Cuộc ăn mày oan nghiệt
Gửi vào 20/06/2006
Chủ đề: Đất Việt
Thủ tục để làm người còn sống - “Quả bom” thời hậu chiến (kỳ 2)
Đống hồ sơ, tư liệu để chứng minh
Trần Quyết Định là người còn sống!
Để viết tác phẩm này, Minh Chuyên đã theo đuổi nhiều năm trời trong đó, gần 2 năm trời tác giả tự nguyện cùng với nhân vật đi hàng chục chuyến, đến hàng chục cơ quan vượt hàng ngàn km gặp hàng trăm nhân chứng. Chỉ riêng tiền photo tài liệu đã hàng trăm ngàn đồng (tiền năm 1988).
Có lẽ ở ta, hiếm có tác phẩm nào lại được thực hiện kỳ công như vậy và cũng hiếm có nhà báo, nhà văn nào nhập cuộc đầy dấn thân như vậy. “Nhiều lúc nản lắm nhưng vì tình đồng đội mà cố” (Minh Chuyên). Hành trình đó, đã được Minh Chuyên kể lại trong tác phẩm.
Hồ sơ của Định lại theo Minh Chuyên lên Hà Nội đến Cục Tổ chức động viên. Lên từ thứ ba, chiều thứ năm mới đúng ngày trực. Tiếp tôi hôm ấy là một đại uý chừng năm mươi tuổi, người thấp nhỏ. Sau mới biết anh tên là Bảo. Đại uý Bảo xem lướt hồ sơ rồi nói:
- Lính quân đoàn X- à? Trường hợp này chúng tôi giới thiệu đồng chí về đơn vị giải quyết nhé?
- Báo cáo anh, đơn vị ở mãi Campuchia.
- Không, đã chuyển ra ngoài Y rồi - Đại uý Bảo nói.
- Thưa anh, mấy năm trước gia đình đã đưa em Định đi tìm đơn vị ở trong Nam, mãi không thấy. Giờ lại tìm ngoài Bắc, biết ở đâu mà tìm?
Thấy anh Bảo im lặng, tôi nói tiếp:
- Các anh dưới tỉnh nói chỉ cần trên này ghi mấy chữ chuyển Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là ở dưới đó các anh ấy làm. Thực tế, nhiều trường hợp tỉnh đã giải quyết rồi mà.
Tôi dẫn chứng và nài mãi, cuối cùng, bất đắc dĩ đại uý Bảo mới hạ bút ghi sau tờ giấy giới thiệu “Chuyển Bộ Chỉ huy Quân sự Thái Bình. Trường hợp đồng chí Trần Quyết Định theo nguyên tắc thì E24 phải giải quyết. Nhưng theo nguyện vọng và tình hình cụ thể của đồng chí Định, tỉnh xem xét nếu giải quyết được thì giải quyết. Cục không làm cụ thể được”.
Trở về Thái Bình, hai, ba lần đến Ban Tổ chức động viên tỉnh đội, chúng tôi đều được trả lời “Cục ghi toàn những ý lấp lửng, không dứt khoát, chúng tôi giải quyết làm sao được?”.
Tôi lại lên Hà Nội, gặp đại uý Bảo. Anh Bảo nói:
- Thôi được, chúng tôi sẽ linh động làm một quyết định bổ sung quân số cho quân khu. Một quyết định đề nghị địa phương giải quyết chính sách cho anh Định. Tuần sau đồng chí lên nhé.
Tôi về kể lại, nhà Định mừng lắm. Nhưng khốn thay, tuần sau lên gặp, anh Bảo lại lắc đầu:
- Trường hợp của Định, chúng tôi có hướng giải quyết như lần trước nói với anh. Nhưng khi xin ý kiến, các đồng chí lãnh đạo Cục yêu cầu phải chuyển tới đồng chí Tham mưu trưởng sư 10 giải quyết. Sư 10 bây giờ đóng quân khu vực Y, đồng chí đến ga... Rẽ phải. Hỏi thăm vào... rồi đến...
Nói xong, anh Bảo trả lại tập hồ sơ kèm theo tờ công thư ký ngày 9/10/1987 gửi Tham mưu trưởng sư 10. Anh Bảo dặn thêm “Phải cố gắng tìm gặp đồng chí Tham mưu trưởng mới giải quyết được”. Nhưng xem công thư, thấy Cục chỉ đề nghị sư 10 xác minh và cho hướng giải quyết chứ không phải đề nghị giải quyết.
Lần này về, đọc tờ công thư, nhiều người nản lòng. Suốt mấy năm trời tập hồ sơ đã đi qua nhiều cửa, từ xã lên huyện, lên tỉnh lên trung ương, tới cả Cục Tổ chức động viên của Bộ Tổng tham mưu mà cửa nào cũng chỉ được ghi vào góc đơn mấy chữ quen thuộc cho hướng giải quyết, đề nghị nghiên cứu, xác minh, giúp đỡ, xem xét...
Một số người an ủi:
- Thôi, leo cây sắp đến buồng, cứ cố gắng đi một vài chuyến nữa, may ra thì...
Nhưng hoàn cảnh nhà Định không có điều kiện đi ngay được. Phải gần một tháng sau, Định mới cơm đùm, cơm gói lên đường. Bảy ngày sau, anh phờ phạc quay về. Ở khu vực đại uý Bảo hướng dẫn, có nhiều đơn vị đóng quân, Định không tìm được sư 10. Hết tiền ăn, anh phải bỏ về.
Lại gần hai tháng nữa chuẩn bị, vay mượn tiền nong. Lần này cả tôi và Định cùng ra đi. Thấy chúng tôi rậm rịch chuẩn bị lên đường, anh Đoàn Duyến thương binh hạng 3, bạn tôi rỉ tai:
- Dấn vào cho xong! Việc gì phải đi mãi cho mệt!
Tôi bảo:
- Trường hợp của anh Định bị thương là sự thật, lại đầy đủ giấy tờ...
Anh Duyến mỉm cười:
- Giấy tờ, thật giả, bây giờ người ta có quan tâm lắm đâu. Cứ có khoản kia là xong tất. Còn không á, có khi thật lại hoá giả. Mấy tay ở La Sào, đánh đấm gì đâu vẫn có sổ thương binh nghiêm. Khối tay thương binh loại hai chạy lên hạng 1. Thằng T. con ông Đ, khoẻ như trâu về hưởng chế độ mất sức. Đấy, chúng nó mạnh vì gạo, bạo vì tiền!
- Nhưng hoàn cảnh nhà Định, gạo còn chả đủ ăn, lấy đâu mà mạnh, mà bạo - Tôi nói.
- Còn hơn tàu xe vào Nam ra Bắc, tốn quá ấy chứ! Không có, phải cố mà lo. Cứ đi mãi, liệu bao giờ mới giải quyết được?
Tôi và Định vẫn quyết định đi theo hướng đã chọn, kiên nại và chịu khó, dù có phải vất vả. Vì chúng tôi vẫn tin, ở đời không phải mọi chuyện đều bi quan, tiêu cực như anh Đoàn Duyến nghĩ...
Đầu xuân năm 1988, khi đợt rét cuối mùa dai dẳng còn bứt vào da thịt, tôi và Định lại lên đường đến khu vực Y tìm sư 10. Thật không may, sư đoàn vừa chuyển vào làm kinh tế ở Tây Nguyên. Chán chường, mệt mỏi, thất vọng, hai chúng tôi cuốc bộ ra ga nhảy tàu về xuôi. Rủi ro không chỉ có thế, trong nhà chờ vừa đông, vừa tối lại nhốn nháo, loáng cái, kẻ cắp đã nẫng mất chiếc ba-lô của Định. Chăn màn, quần áo, cơm nắm, tép khô, cả tiền nong mất sạch. May mà hồ sơ, giấy tờ, chứng minh thư, Định đút túi áo trong nên vẫn còn. Thế là chúng tôi lâm vào cảnh thật khó xử: Đi thì dở, ở lấy gì mà ăn, về tiền đâu mua vé!
Mười giờ đêm, sau hồi còi dài lanh lảnh, đoàn tàu hối hả, xả hơi, từ từ, dừng lại trước sân ga. Chúng tôi nhanh chân leo lên toa số 7. Ngồi vừa ấm chỗ, một nhân viên nhà ga, người cao to, tay đeo băng đỏ, hông lắc lư xà cột đen xộc đến kiểm tra vé. Định giơ hồ sơ, giấy tờ ra trình bày, xin đi nhờ. Anh nhân viên gạt đi. Tôi trình bày lại hoàn cảnh mất cắp, anh nhân viên nắm cổ tay tôi, tay kia túm áo Định, sừng sộ kéo chúng tôi ra cửa toa. Trước hàng trăm con mắt đổ về phía mình, tôi hổ thẹn nhảy xuống ngay. Còn Định cứ bám chặt vào chấn song toa tàu. Anh thanh niên đẩy một cái. Định ngã ngửa đập đầu xuống rìa đường. Tôi lao tới đỡ anh dậy. Định nhăn mặt nén đau, lại nằm xuống.
Đêm ấy, chúng tôi đành nhịn đói ngồi ôm nhau cho đỡ rét, đợi sáng. Hôm sau, không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải nhẫn nhục hành khất để lấy tiền mua vé. Trong phòng đợi tàu, tôi lân la đến bên một ông chừng năm chục tuổi, đeo kính, mặc com lê, thắt ca-la-vát đỏ, ngồi cạnh một chiếc va ly màu da đồng. Đoán ông là cán bộ dễ thông cảm, nhưng ngập ngừng mãi, tôi mới dám nói:
- Thưa bác, hai anh em cháu đi tìm đơn vị đề giải quyết chính sách. Chẳng may bị kẻ cắp lấy hết, không còn đồng nào mua vé. Xin bác thông cảm giúp chúng cháu một tý!
Ông ta nhìn tôi lạnh lùng, rồi lắc đầu:
- Không có tiền!
Đến bên một người trung niên, mặc áo măngtôsan màu sữa, đầu đội mũ phớt, đứng dựa vào bức tường nhà ga. Định run run trình bày rồi hỏi xin. Anh ta hất hàm:
- Làm mà ăn! Trông người như thế, xin không nhục à?
Một cái gì nhói trong lồng ngực, tôi vờ quay mặt đi. Định không dám nói gì thêm, lẳng lặng lùi ra. Lúc này tôi mới thấu hiểu nỗi cực nhục của những người đi ăn mày mà hàng ngày vẫn gặp. Nhưng chẳng còn cách nào khác. Đói thì cố nhịn, nhưng tiền mua vé lấy đâu ra? Lại đành phải...
Chúng tôi lững thững tới chỗ hai anh bộ đội ngồi ngoài sân ga. Lúc đầu, họ nghĩ bọn tôi là kẻ cắp vờ để chôm chỉa. Sau tin, một anh móc túi áo đưa cho Định tờ hai chục ngàn đồng. Chúng tôi cảm ơn, ra mấy chỗ người xách túi đứng sát đường ray. Người thì lắc đầu, người thì mở ví lấy cho mươi đồng. Ít nhiều cũng là quý, chúng tôi không dám nài thêm. Một bà buôn sắn bảo:
- Tí nữa tàu dừng, chuyển hộ mấy bì này lên, tôi cho tiền!
Ăn cơm nắm từ trưa hôm trước, khiêng mấy bao sắn nặng, tôi và Định bủn rủn chân tay. Định run như người sắp lên cơn sốt, mặt anh tái mét, nhợt nhạt, mắt lờ đờ, mồ hôi trán vã ra. Tôi hoảng quá, sợ anh bị choáng. Bà buôn sắn trả công một trăm rưởi. Định phải mấy lần ngửa tay nữa, chúng tôi mới gom đủ tiền mua hai cái vé tàu xuôi...
Gần nửa tháng sau, bận công tác, tôi không có dịp về thăm nhà. Bỗng một hôm nhận được tin Định đang phải cấp cứu ở bệnh viện. Lòng tôi đau nhói. Tôi nghĩ, có lẽ Định đã liều mình nên mới phải đi cấp cứu. Tôi sực nhớ hôm ở trên tàu quay về, Định gục vào vai tôi, vừa sụt sùi khóc, vừa nói: “Em chả thiết sống nữa. Hẳn như phải nằm dưới mộ ở nghĩa trang Thạch Tây, gia đình em lại được vẻ vang, anh em mình cũng chẳng đến nỗi chịu khổ nhục như thế này...”.
Đến bệnh viện, tôi mới hay không phải như mình đoán. Định bị choáng và ngất, có lẽ tại anh nghĩ ngợi và dằn vặt quá nhiều?
Ngồi đối diện với tôi bên giường bệnh, ông Vọng đặt bàn tay đen sạm dăn deo lên trán Định, ngẩng lên nói với tôi:
- Hôm nào em nó khỏi, hai anh em lại cố đi chuyến nữa, may ra tìm được ông sư trưởng...
Tôi gật đầu để ông yên tâm mà lòng cứ miên man nghĩ về những điều rủi may của Định. Từ ngày sống sót về quê, Định có ham muốn gì lớn ngoài cái nguyện vọng rất chính đáng là có những giấy tờ cần thiết để làm một người sống bình thường?
Vậy mà, đã mười năm rồi, mười năm lận đận long đong, anh vẫn chưa lo nổi cái thủ tục bình thường để được làm một người còn sống.
Bùi Hoàng Tám
Kỳ I: Số phận bi hài của một người lính
Kỳ III: “Cơn địa chấn” bàng hoàng xã hội
(Dân Trí)
* MINH CHUYÊN
==
MINH CHUYÊN
===
Kỳ IV: Giông gió đổ lên đầu tác giả
===
Nhà văn MInh Chuyên trong một cuộc thi liên hoan phim tài liệu quốc tế tại Hàn
Quốc tháng 9/2005.
==
(Dân trí) - Nhân vật trong bút ký bị kết tội thiếu ý chí chiến đấu, vô kỷ luật
và đào ngũ. Gia đình bị cáo buộc bao che, dung túng. Tác giả bị quy kết viết
sai sự thật, dàn dựng “hiện trường”, “lập hồ sơ ảo” nhằm bênh vực quyền lợi cho
một kẻ đào ngũ…
Tác phẩm bị kết luận có nội dung kích động quần chúng, gây mất niềm tin với các
cơ quan nhà nước, vi phạm nghiêm trọng chính sách hậu phương quân đội. Từ
đó, gây tác hại to lớn đến tư tưởng và ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.
Toà báo, dù vô tình đã tiếp tay cho ý đồ của tác giả, cần phải xử lý để lấy
lại niềm tin nơi độc giả...
Hai mươi năm sau, đọc lại bản “luận tội”, mồ hôi Minh Chuyên vẫn vã ra.
Thật ra, sự việc cũng sẽ trở nên cực kỳ đơn giản nếu lúc ấy, cơ quan chính sách
nhận thấy những sai sót của mình, báo cáo trung thực với cấp trên, làm thủ
tục và giải quyết chế độ, chính sách cho Trần Quyết Định, thế là xong. Việc
nhầm lẫn trong chiến tranh là việc rất bình thường và khó tránh khỏi.
Thế nhưng lúc ấy, các cơ quan này lại không dùng phương pháp đơn giản song tối
ưu đó. Để bảo vệ quan điểm của mình, họ đã tìm mọi cách để đối phó. Bởi vậy,
tiếp sau đó là những ngày cực kỳ căng thẳng đối với Minh Chuyên. Sau này, anh
viết: “Nhưng rồi niềm vui ngắn ngủi ấy đã qua đi. Thay vào đó là một chuỗi
ngày căng thẳng, long đong bao người phải gánh chịu. Bắt đầu là những cuộc điều
tra, xác minh bài ký. Nhiều đoàn chức năng và các cơ quan chính sách từ
Trung ương, từ tỉnh, huyện về xã Minh Khai và gia đình anh Định để tìm hiểu sự
việc. Anh Định và ông Ngoạn (cậu của Định) phải viết gần chục bản tự thuật
để gửi cấp trên và các đoàn đến xác minh. Rồi Định cùng với bố, vợ, anh em,
cậu... được mời lên huyện để khai báo sự việc xung quanh bài ký. Chị Mị (vợ
Định) bị chất vấn: “Nếu chị cam đoan sự việc của chồng chị như trong bài báo
thì chị ký vào biên bản này”. Chị Mị đã trả lời: “Tôi cam đoan với các bác
sự việc của chồng tôi đúng như bài báo đã nêu”. Và chị đã hai lần ký cam đoan
với nội dung như thế”. Đặc biệt là báo cáo số 125 ngày 9/6/1988 gửi 7 cơ
quan liên quan từ Trung ương đến địa phương như một bản “luận tội” tác giả,
nhân vật và toà báo.
Đối với bản thân Trần Quyết Định và gia đình, báo cáo kết luận: Khuyết điểm của
Định là ý chí giảm sút, kỷ luật kém, đào ngũ sau khi ra viện, không về đơn
vị. Bốn tháng sau, gia đình đôn đốc tìm đến đơn vị thu dung nhưng lại bỏ về.
Theo quy định thì Trần Quyết Định phạm tội đào ngũ.
Về gia đình, biết Định đào ngũ vẫn bao che và nghiêm trọng hơn, còn tìm cách in
sao những giấy tờ có lợi cho Định để được hưởng quyền lợi chính trị, kinh
tế và để xoá đi kỷ luật đào ngũ.
Đối với nhà văn Minh Chuyên, bản báo cáo kết luận tác giả đã lợi dụng vào giấy
báo tử, giấy chứng thương, giấy ra viện, giấy khen thưởng... để qua đó, làm
nổi lên “cái cống hiến”, “cái hợp lý” trước đây mà cố tình giấu đi, lẩn tránh
quãng thời gian sau này của Định. Điều đó chứng tỏ tác giả đã có chủ ý bênh
vực quyền lợi cho một quân nhân đào ngũ, sa sút ý chí chiến đấu, đầu hàng khó
khăn, vô kỷ luật.
Nếu ở Cái đêm hôm ấy đêmgì? của nhà văn Phùng Gia Lộc là lời cảnh báo về sự
xuất hiện của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, có
nguy cơ trở thành “cường hào mới” ở nông thôn thì ở Thủ tục để làm người còn
sống của nhà văn Minh Chuyên là lời dự báo về tệ quan liêu nhũng nhiễu, xa
rời dân của một bộ phận công chức nhà nước.
Nếu những dự báo của nhà văn được lắng nghe hơn thì có lẽ nghị quyết về dân chủ
cơ sở sẽ được ban hành sớm hơn (trước khi có sự kiện mất ổn định ở Thái
Bình). Và công cuộc cải cách hành chính cũng sớm hơn và hiệu quả hơn.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám
Không chỉ dừng ở đó, báo cáo còn khẳng định Minh Chuyên đã dựa vào nghề làm báo
quen biết các cơ quan rồi xin chứng nhận có chữ ký và đóng dấu để làm thủ
tục khám thương cho Định rồi dựa vào để nói lên “sự phiền hà 16, 25 con
dấu...”. Việc làm này thực chất là sắp đặt, dàn dựng một “hiện trường giả” để
đưa
vào bộ “hồ sơ ảo”... Từ đó kích động quần chúng, gây dư luận bất bình giữa quần
chúng nhân dân với cơ quan nhà nước.
Những chi tiết nói Định đến khóc dưới mồ, mượn lời người mẹ để phê phán các cơ
quan làm chính sách hậu phương quân đội nhằm kích động các gia đình liệt
sĩ hoài nghi về cái chết của con em mình, hoài nghi về thủ tục báo tử liệt sĩ
từ trước đến nay, tác hại nghiêm trọng đến tư tưởng và ý chí chiến đấu của
cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới.
Báo cáo còn nhấn mạnh: Chúng tôi nhất trí rằng cần phải đưa ra công luận những
sai lầm, khuyết điểm của bất cứ cơ quan, tổ chức nào kể cả lực lượng vũ trang.
Nhưng nếu tác giả xuyên tạc sự thật, viết không đúng về nội dung và chi tiết
như bài ký của Minh Chuyên đã dùng trên báo Thái Bình và báo Văn nghệ thì
cần phải xử lý một cách nghiêm minh, quần chúng mới tin tưởng ở báo chí.
Đối với cơ quan báo chí, báo cáo đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị cho
báo Văn nghệ công khai trước công luận những sai lầm về nội dung và chi
tiết của bút ký. Đồng thời đề nghị Tỉnh uỷ Thái Bình chỉ đạo Ban Biên tập báo
Thái Bình có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với tác giả Minh Chuyên, phải
rút kinh nghiêm và trả lời công khai trước công luận.
Bằng kết luận này, các cơ quan chính sách đã khẳng định Trần Quyết Định là quân
nhân vô kỷ luật, phạm tội đào ngũ. Đối với gia đình ông Vọng (bố Định) là
thiếu trung thực, bao che nhằm mục đích cho kẻ đào ngũ được hưởng quyền lợi
chính trị, kinh tế. Đối với tác giả Minh Chuyên là vu khống, dàn dựng “hiện
trường giả”, “lập hồ sơ ảo”... nhằm bao che, bênh vực quyền lợi cho một quân
nhân đào ngũ. Kích động quần chúng nhân dân, vi phạm nghiêm trọng chính sách
hậu phương quân đội. Và đương nhiên với toà báo, dù với lý do gì thì cũng là
tiếp tay cho ý đồ của tác giả.
Điều rất vui là sau này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng giải thưởng cho Minh
Chuyên về những tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về đề tài LLVT&CTCM
giai đoạn 1984-1994 trong đó có Thủ tục để làm người còn sống do Đại tướng Đoàn
Khuê ký.
Tôi hỏi Minh Chuyên:
- Lúc đó, bác có sợ không?
- Sợ chứ. Vẫn biết cây ngay không sợ chết đứng nhưng biết đâu được vạ thì má đã
sưng. Không phải ngày ấy mà đến tận bây giờ, gần 20 năm đã trôi qua với
biết bao nhiêu sự từng trải nhưng hôm vừa rồi đọc lại bản báo cáo này, tôi vẫn
còn ghê người, ông ạ - Minh Chuyên nói - Những việc nêu ra trong báo cáo
là ghê lắm, toàn chuyện tày đình cả. Lúc đọc lại xong, mồ hôi mình vã cả ra.
- Trước khi viết, bác có lường đến đoạn trường sau này không?
- Không. Mình chỉ nghĩ cái sự việc nó diễn ra thế nào thì viết trung thực thế
ấy để cứu giúp số phận oan khuất của một con người thôi. Là nhà văn lại từng
mười năm trời sống trong quân ngũ, mình thương Định và cũng bất bình cho thân
phận một người lính lạc đơn vị, bị báo tử nhầm, trở về đi gặp từ ông thiếu
tá đến ông thiếu tướng chỉ để nói một điều rằng tất cả đã nhầm, xin sửa để được
làm thủ tục của một người còn sống. Thế mà hàng chục năm vẫn không được.
Sau này, nghe nói phu nhân một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc bấy giờ
đọc xong bài ký đã bật khóc, nói với chồng rằng ông là lãnh đạo đất nước mà
để xảy ra chuyện này à? Rồi chính vị lãnh đạo đó sau này chỉ thị cho các cơ
quan chức năng yêu cầu xác minh, làm rõ và xử lý. Cũng chẳng ngờ tác phẩm của
mình lại có tiếng vang lớn đến thế.
- Cái đoạn Trần Quyết Định khấn mộ mình ở nghĩa trang, bác viết: Người bạn vô
danh dưới mộ ơi! Nấm mồ này lẽ ra người ta đã chôn cất tôi... Hẳn như phải
nằm yên dưới nơi lạnh lẽo bạn nằm, chắc bố mẹ, anh em và cả tôi nữa chẳng phải
long đong, lặn lội hết nơi này đến nơi khác. Hỡi người bạn vô danh, bạn
sống khôn, chết thiêng hãy phù hộ cho tôi tránh được mọi rủi ro, phiền toái
trong việc làm thủ tục để được nhận là một người còn sống... thấy nó toàn ngôn
ngữ của các bố nhà văn. Đó là bác khấn chứ Định nào khấn thế?
- Đúng là mình khấn. Định nó chỉ khấn nôm na thôi. Nhưng đây là bút ký văn
chương chứ không chỉ đơn thuần là một bài báo. Cũng vì chi tiết ấy mà sau này
mình bị “quay” lên bờ xuống ruộng. Ông có tin rằng đã có lúc mình định rạch
bụng ngay tại cuộc họp để chứng minh chân lý không? Minh Chuyên chợt hỏi tôi.
===
MINH CHUYÊN
===
Kỳ IV: Giông gió đổ lên đầu tác giả
===
Nhà văn MInh Chuyên trong một cuộc thi liên hoan phim tài liệu quốc tế tại Hàn
Quốc tháng 9/2005.
==
(Dân trí) - Nhân vật trong bút ký bị kết tội thiếu ý chí chiến đấu, vô kỷ luật
và đào ngũ. Gia đình bị cáo buộc bao che, dung túng. Tác giả bị quy kết viết
sai sự thật, dàn dựng “hiện trường”, “lập hồ sơ ảo” nhằm bênh vực quyền lợi cho
một kẻ đào ngũ…
Tác phẩm bị kết luận có nội dung kích động quần chúng, gây mất niềm tin với các
cơ quan nhà nước, vi phạm nghiêm trọng chính sách hậu phương quân đội. Từ
đó, gây tác hại to lớn đến tư tưởng và ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.
Toà báo, dù vô tình đã tiếp tay cho ý đồ của tác giả, cần phải xử lý để lấy
lại niềm tin nơi độc giả...
Hai mươi năm sau, đọc lại bản “luận tội”, mồ hôi Minh Chuyên vẫn vã ra.
Thật ra, sự việc cũng sẽ trở nên cực kỳ đơn giản nếu lúc ấy, cơ quan chính sách
nhận thấy những sai sót của mình, báo cáo trung thực với cấp trên, làm thủ
tục và giải quyết chế độ, chính sách cho Trần Quyết Định, thế là xong. Việc
nhầm lẫn trong chiến tranh là việc rất bình thường và khó tránh khỏi.
Thế nhưng lúc ấy, các cơ quan này lại không dùng phương pháp đơn giản song tối
ưu đó. Để bảo vệ quan điểm của mình, họ đã tìm mọi cách để đối phó. Bởi vậy,
tiếp sau đó là những ngày cực kỳ căng thẳng đối với Minh Chuyên. Sau này, anh
viết: “Nhưng rồi niềm vui ngắn ngủi ấy đã qua đi. Thay vào đó là một chuỗi
ngày căng thẳng, long đong bao người phải gánh chịu. Bắt đầu là những cuộc điều
tra, xác minh bài ký. Nhiều đoàn chức năng và các cơ quan chính sách từ
Trung ương, từ tỉnh, huyện về xã Minh Khai và gia đình anh Định để tìm hiểu sự
việc. Anh Định và ông Ngoạn (cậu của Định) phải viết gần chục bản tự thuật
để gửi cấp trên và các đoàn đến xác minh. Rồi Định cùng với bố, vợ, anh em,
cậu... được mời lên huyện để khai báo sự việc xung quanh bài ký. Chị Mị (vợ
Định) bị chất vấn: “Nếu chị cam đoan sự việc của chồng chị như trong bài báo
thì chị ký vào biên bản này”. Chị Mị đã trả lời: “Tôi cam đoan với các bác
sự việc của chồng tôi đúng như bài báo đã nêu”. Và chị đã hai lần ký cam đoan
với nội dung như thế”. Đặc biệt là báo cáo số 125 ngày 9/6/1988 gửi 7 cơ
quan liên quan từ Trung ương đến địa phương như một bản “luận tội” tác giả,
nhân vật và toà báo.
Đối với bản thân Trần Quyết Định và gia đình, báo cáo kết luận: Khuyết điểm của
Định là ý chí giảm sút, kỷ luật kém, đào ngũ sau khi ra viện, không về đơn
vị. Bốn tháng sau, gia đình đôn đốc tìm đến đơn vị thu dung nhưng lại bỏ về.
Theo quy định thì Trần Quyết Định phạm tội đào ngũ.
Về gia đình, biết Định đào ngũ vẫn bao che và nghiêm trọng hơn, còn tìm cách in
sao những giấy tờ có lợi cho Định để được hưởng quyền lợi chính trị, kinh
tế và để xoá đi kỷ luật đào ngũ.
Đối với nhà văn Minh Chuyên, bản báo cáo kết luận tác giả đã lợi dụng vào giấy
báo tử, giấy chứng thương, giấy ra viện, giấy khen thưởng... để qua đó, làm
nổi lên “cái cống hiến”, “cái hợp lý” trước đây mà cố tình giấu đi, lẩn tránh
quãng thời gian sau này của Định. Điều đó chứng tỏ tác giả đã có chủ ý bênh
vực quyền lợi cho một quân nhân đào ngũ, sa sút ý chí chiến đấu, đầu hàng khó
khăn, vô kỷ luật.
Nếu ở Cái đêm hôm ấy đêmgì? của nhà văn Phùng Gia Lộc là lời cảnh báo về sự
xuất hiện của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, có
nguy cơ trở thành “cường hào mới” ở nông thôn thì ở Thủ tục để làm người còn
sống của nhà văn Minh Chuyên là lời dự báo về tệ quan liêu nhũng nhiễu, xa
rời dân của một bộ phận công chức nhà nước.
Nếu những dự báo của nhà văn được lắng nghe hơn thì có lẽ nghị quyết về dân chủ
cơ sở sẽ được ban hành sớm hơn (trước khi có sự kiện mất ổn định ở Thái
Bình). Và công cuộc cải cách hành chính cũng sớm hơn và hiệu quả hơn.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám
Không chỉ dừng ở đó, báo cáo còn khẳng định Minh Chuyên đã dựa vào nghề làm báo
quen biết các cơ quan rồi xin chứng nhận có chữ ký và đóng dấu để làm thủ
tục khám thương cho Định rồi dựa vào để nói lên “sự phiền hà 16, 25 con
dấu...”. Việc làm này thực chất là sắp đặt, dàn dựng một “hiện trường giả” để
đưa
vào bộ “hồ sơ ảo”... Từ đó kích động quần chúng, gây dư luận bất bình giữa quần
chúng nhân dân với cơ quan nhà nước.
Những chi tiết nói Định đến khóc dưới mồ, mượn lời người mẹ để phê phán các cơ
quan làm chính sách hậu phương quân đội nhằm kích động các gia đình liệt
sĩ hoài nghi về cái chết của con em mình, hoài nghi về thủ tục báo tử liệt sĩ
từ trước đến nay, tác hại nghiêm trọng đến tư tưởng và ý chí chiến đấu của
cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới.
Báo cáo còn nhấn mạnh: Chúng tôi nhất trí rằng cần phải đưa ra công luận những
sai lầm, khuyết điểm của bất cứ cơ quan, tổ chức nào kể cả lực lượng vũ trang.
Nhưng nếu tác giả xuyên tạc sự thật, viết không đúng về nội dung và chi tiết
như bài ký của Minh Chuyên đã dùng trên báo Thái Bình và báo Văn nghệ thì
cần phải xử lý một cách nghiêm minh, quần chúng mới tin tưởng ở báo chí.
Đối với cơ quan báo chí, báo cáo đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị cho
báo Văn nghệ công khai trước công luận những sai lầm về nội dung và chi
tiết của bút ký. Đồng thời đề nghị Tỉnh uỷ Thái Bình chỉ đạo Ban Biên tập báo
Thái Bình có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với tác giả Minh Chuyên, phải
rút kinh nghiêm và trả lời công khai trước công luận.
Bằng kết luận này, các cơ quan chính sách đã khẳng định Trần Quyết Định là quân
nhân vô kỷ luật, phạm tội đào ngũ. Đối với gia đình ông Vọng (bố Định) là
thiếu trung thực, bao che nhằm mục đích cho kẻ đào ngũ được hưởng quyền lợi
chính trị, kinh tế. Đối với tác giả Minh Chuyên là vu khống, dàn dựng “hiện
trường giả”, “lập hồ sơ ảo”... nhằm bao che, bênh vực quyền lợi cho một quân
nhân đào ngũ. Kích động quần chúng nhân dân, vi phạm nghiêm trọng chính sách
hậu phương quân đội. Và đương nhiên với toà báo, dù với lý do gì thì cũng là
tiếp tay cho ý đồ của tác giả.
Điều rất vui là sau này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng giải thưởng cho Minh
Chuyên về những tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về đề tài LLVT&CTCM
giai đoạn 1984-1994 trong đó có Thủ tục để làm người còn sống do Đại tướng Đoàn
Khuê ký.
Tôi hỏi Minh Chuyên:
- Lúc đó, bác có sợ không?
- Sợ chứ. Vẫn biết cây ngay không sợ chết đứng nhưng biết đâu được vạ thì má đã
sưng. Không phải ngày ấy mà đến tận bây giờ, gần 20 năm đã trôi qua với
biết bao nhiêu sự từng trải nhưng hôm vừa rồi đọc lại bản báo cáo này, tôi vẫn
còn ghê người, ông ạ - Minh Chuyên nói - Những việc nêu ra trong báo cáo
là ghê lắm, toàn chuyện tày đình cả. Lúc đọc lại xong, mồ hôi mình vã cả ra.
- Trước khi viết, bác có lường đến đoạn trường sau này không?
- Không. Mình chỉ nghĩ cái sự việc nó diễn ra thế nào thì viết trung thực thế
ấy để cứu giúp số phận oan khuất của một con người thôi. Là nhà văn lại từng
mười năm trời sống trong quân ngũ, mình thương Định và cũng bất bình cho thân
phận một người lính lạc đơn vị, bị báo tử nhầm, trở về đi gặp từ ông thiếu
tá đến ông thiếu tướng chỉ để nói một điều rằng tất cả đã nhầm, xin sửa để được
làm thủ tục của một người còn sống. Thế mà hàng chục năm vẫn không được.
Sau này, nghe nói phu nhân một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc bấy giờ
đọc xong bài ký đã bật khóc, nói với chồng rằng ông là lãnh đạo đất nước mà
để xảy ra chuyện này à? Rồi chính vị lãnh đạo đó sau này chỉ thị cho các cơ
quan chức năng yêu cầu xác minh, làm rõ và xử lý. Cũng chẳng ngờ tác phẩm của
mình lại có tiếng vang lớn đến thế.
- Cái đoạn Trần Quyết Định khấn mộ mình ở nghĩa trang, bác viết: Người bạn vô
danh dưới mộ ơi! Nấm mồ này lẽ ra người ta đã chôn cất tôi... Hẳn như phải
nằm yên dưới nơi lạnh lẽo bạn nằm, chắc bố mẹ, anh em và cả tôi nữa chẳng phải
long đong, lặn lội hết nơi này đến nơi khác. Hỡi người bạn vô danh, bạn
sống khôn, chết thiêng hãy phù hộ cho tôi tránh được mọi rủi ro, phiền toái
trong việc làm thủ tục để được nhận là một người còn sống... thấy nó toàn ngôn
ngữ của các bố nhà văn. Đó là bác khấn chứ Định nào khấn thế?
- Đúng là mình khấn. Định nó chỉ khấn nôm na thôi. Nhưng đây là bút ký văn
chương chứ không chỉ đơn thuần là một bài báo. Cũng vì chi tiết ấy mà sau này
mình bị “quay” lên bờ xuống ruộng. Ông có tin rằng đã có lúc mình định rạch
bụng ngay tại cuộc họp để chứng minh chân lý không? Minh Chuyên chợt hỏi tôi.
===
MINH CHUYÊN * SỐ PHẬN CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH
MINH CHUYÊN
THỦ TỤC để làm người còn sống - “Quả bom” thời hậu chiến:
Kỳ I: Số phận bi hài của một người lính
Nhà văn Minh Chuyên.
(Dân trí) - Gần 6 tháng trời với 15 cuộc họp lớn nhỏ từ địa phương dến T.Ư, có những cuộc họp lên dến 17 thành phần tham dự. Hàng trăm biên bản đã được lập, hàng chục bản tường trình được viết và cũng ngần đó bản thông báo được các cơ quan chức năng gửi đi. Tác giả đã từng có ý định rạch bụng mình để minh chứng sự thật.
Nhân vật trong tác phẩm đã hơn một lần hoảng loạn tính đến việc quyên sinh khiến tác giả phải quỳ xuống xin nhân vật đừng làm điều nông nổi. Biên tập viên gửi thư cho tác giả rằng nếu có mệnh hệ gì cũng không ân hận “vì chúng ta đã đứng ra bảo vệ danh dự cho một con người, nhất là khi đó lại là một người lính”. Tổng Biên tập nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình. Phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp sau khi xem bài báo đã nói với chồng rằng ông là người lãnh đạo cao cấp của đất nước, sao để xảy ra vụ việc này. Và hơn cả, là hàng ngàn bài viết, thư, điện thoại gửi về Tòa soạn, cho tác gỉa biểu lộ sự đồng tình. Đó là số phận của bút ký “Thủ tục để làm người còn sống” của nhà văn Minh Chuyên in trên báo Văn nghệ số 19 - tháng 5/1988.
Sau đổi mới (1986), nhiều tác phẩm “nảy lửa” xuất hiện trên báo chí như: Lời khai của bị can – Trần Huy Quang, Người đàn bà quỳ – Nguyễn Văn Ba, Tiếng hú những con tàu – Nguyễn Thị Vân Anh, Con đường có máu chảy – Trần Quang Quý, Tiếng đất của Hoàng Hữu Các... Trong số đó “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc và “Thủ tục để làm người còn sống” của Minh Chuyên là 2 trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tạo một “cơn địa chấn bàng hoàng” trong đời sống xã hội. Điều ngạc nhiên là cả hai bút ký này đều mang cái âm hưởng của văn học hiện thực Việt Nam mà hai bậc thầy là Ngô Tất Tố và Nam Cao. Nếu trong “Cái đêm hôm ấy đêm gì” phảng phất cái không khí âm âm, u u của “Tắt đèn” với tiếng trống thúc thuế, thu sưu thì trong “Thủ tục để làm người còn sống” của Minh Chuyên lại phảng phất, lại ám ảnh cái không khí của buổi Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến. Có khác chăng ở chỗ Chí Phèo là gã du thủ, du thực, “con ác thú” của làng Vũ Đại, gã nông dân bị lưu manh hoá đến nhà cụ Bá để đòi “làm người lương thiện” thì anh lính nông dân bị lạc đơn vị, bị báo tử oan Trần Quyết Định đội đơn 10 năm đến rất nhiều cơ quan công quyền để đòi một điều đơn giản hơn nhiều là thủ tục để được làm... người còn sống, một nông dân xã viên hợp tác xã bình thường. Cái bút ký “như một quả bom” này đã gây cho Minh Chuyên nhiều khốn đốn nhưng nó đã đặt nền tảng cho một nhà văn viết bút ký giàu tiềm năng, dốc lòng cho một lý tưởng dùng ngòi bút để bảo vệ những thân phận thấp hèn, đấu tranh cho công bằng và khắc họa những số phận bi thương của người lính sau chiến tranh.
Đây không phải là một vụ án bởi chưa có ai là bị can, cũng chẳng có phiên tòa được mở. Thế nhưng cả nhân vật và tác giả đã từng bị các cơ quan chính sách khép vào những tội hết sức tày đình, khiến cả hai đã không dưới một lần có ý định quyên sinh. Câu chuyện được ghi lại theo lời kể của Nhà văn Minh Chuyên như minh chứng cho một chặng đường đổi mới của báo chí Việt Nam.
Vào một ngày cuối năm 1987, anh thương binh Đoàn Duyến gặp Minh Chuyên, bảo:
- Mày là thằng lính, toàn đi viết văn, viết báo ở đâu đâu. Thằng Định người xã mình oan khuất đã 10 năm nay sao không viết mà kêu cho nó. Mày “trơn lông, mượt da” quên hết những thằng đồng đội rồi sao?
Minh Chuyên về quê, đến nhà Trần Quyết Định tìm hiểu sự việc. Nội dung câu chuyện tóm lược như sau:
Trần Quyết Định sinh năm 1958 tại làng Nguyệt Lãng, Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình. Năm 1977 nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường biên giới Campuchia. Ngày 29/12/1978, gia đình nhận được giấy báo tử “đã anh dũng hi sinh tại biên giới Tây Nam” do Chính uỷ Lê Minh Châu ký. Thế nhưng hơn 9 tháng sau, vào ngày 31/12/1979, Trần Quyết Định khoác ba lô lù lù trở về. Nguyên nhân sự nhầm lẫn này là do trong một trận đánh tại cao điểm 62 ở Tân Biên (Tây Ninh), Định bị thương nặng, được điều chuyển qua nhiều Quân Y viện chữa trị và khi khỏi bệnh, ra viện thì đơn vị đã sang chiến đấu bên chiến trường nước bạn. Thực ra, chuyện nhầm lẫn như vậy không phải là chuyện lạ trong chiến tranh. Thế nhưng một người lính thất lạc đơn vị, từ cõi chết trở về bằng xương bằng thịt đã vấp phải sự quan liêu của cả một hệ thống cơ quan chính sách nên mười năm trời đằng đẵng hết vào Nam, ra Bắc, hết lên tỉnh, xuống huyện, lên đến tận Thủ đô chỉ để làm một việc đơn giản hãy cho tôi “thủ tục để làm người còn sống” mà không được.
Đã 10 năm nay, Trần Quyết Định sống trong sự nghi kị về những “khuất tất” của bản lý lịch. Có người còn nói thẳng, hay là anh đào ngũ. Những điều ong, tiếng ve đã khiến Định day dứt, đau khổ. Anh đã nhiều lần vào tận miền Nam để tìm nhưng đơn vị liên tục thay đổi địa điểm đóng quân. Ngày đó, việc đi lại rất khó khăn. Đã có lần Định tìm đến nghĩa trang 1Đ, xã Thạch Biên (Tân Biên). Anh rùng mình khi thấy ngôi mộ số 2, hàng 5 tấm bia ghi rõ: Trần Quyết Định... Hi sinh ngày... Quê quán Nguyệt Lãng, Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình. Một cảm giác lành lạnh sống lưng. Định quỳ xuống khấn: “Người bạn vô danh dưới mộ ơi! Nấm mồ này lẽ ra người ta đã chôn cất tôi. Nhưng ở đời còn có sự rủi may, nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn rủi ro đã làm bao nhiêu người phải vất vả, oan ức, khổ đau. Bố mẹ gia đình bạn biết ở đâu mà tìm, dù chỉ là tìm đúng nắm xương của con mình đem về an táng nơi quê cha đất tổ...
Còn tôi, may mà cũng chẳng may. Hẳn như phải nằm yên dưới nơi lạnh lẽo bạn nằm, chắc bố mẹ, anh em và cả tôi nữa chẳng phải long đong, lặn lội hết nơi này đến nơi khác... Hỡi người bạn vô danh, bạn sống khôn, chết thiêng hãy phù hộ cho tôi tránh được mọi rủi ro, phiền toái trong việc làm thủ tục để được nhận là một người còn sống”. Xúc động trước số phận của người đồng đội, Minh Chuyên đề xuất với Toà soạn báo Thái Bình (nơi anh công tác) cho anh theo đuổi vụ việc này với hai lý do. Một là trực tiếp đi làm thủ tục để giải toả tâm lý, đòi lại quyền lợi chính đáng cho Trần Quyết Định. Hai là được tận mắt chứng kiến để lấy tư liệu cho bài viết. Rất may cho Minh Chuyên, Tổng Biên tập báo Thái Bình Nguyễn Như Hinh đã sốt sắng ủng hộ.
Lần đầu tiên đến nhà Trần Quyết Định, Minh Chuyên không khỏi giật mình. Nhà Định gieo neo quá. Hai bố mẹ già, ba đứa con dại, một người vợ ốm yếu và một người chồng bệnh tật. Người lính trở về vốn đã khó khăn huống hồ Định lại là người lính ốm đau, tật bệnh trở về không chế độ, không cả ruộng vườn. Đó là chưa kể tiền nong tích cóp được bao nhiêu đổ cả vào thuốc men và những chuyến vào Nam, ra Bắc để làm thủ tục. Ông Vọng (bố Định) giọng thều thào nói với Minh Chuyên:
- Anh cố gắng giúp em nó với. Khổ nó quá! Sống sót về được mà như người đào ngũ. Anh làm cán bộ nhà báo ở tỉnh, may ra nói họ nghe. Hồi này tôi yếu lắm rồi, đi xa không được nữa. Trăm sự nhờ anh.
“Tôi cầm tập hồ sơ của Trần Quyết Định gồm 18 thứ giấy tờ với 24 chữ ký và 24 dấu đỏ - Minh Chuyên kể - Riêng hai tờ đơn xin làm thủ tục phục viên và giám định thương tật có tới năm, sáu cơ quan chính sách, chính quyền giới thiệu lòng vòng, nơi này kiến nghị nơi kia xem xét, nơi kia lại đề nghị nơi này xem xét, giải quyết. Nghĩa là hết kính chuyển lại... kính chuyển. Chủ tịch xã Minh Khai ghi: “Đề nghị cấp trên xem xét, giải quyết...”. Trưởng phòng TB&XH huyện đề: “Chuyển Sở TB&XH nghiên cứu, giúp đỡ...”. Sở TB&XH kiến nghị: “Chuyển Ban Chính sách Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đề nghị các đồng chí tạo điều kiện thuận lợi để anh Định được làm thủ tục của một quân nhân trở về”. Huyện đội Vũ Thư ghi cạnh đơn: “Đề nghị các cơ quan thẩm quyền giúp đỡ”.
Tôi mang toàn bộ giấy tờ đã có, đi lại từ đầu như Định đã đi và ở đâu, tôi cũng gặp một thái độ vô trách nhiệm đến vô cảm của các cơ quan chính sách trước thiệt thòi, mất mát của người lính Trần Quyết Định. Người tôi gặp đầu tiên là đại uý Tính, cán bộ Ban Tổ chức động viên. Anh Tính hẹn tháng sau lên giải quyết. Tháng sau, thay bằng câu hỏi han là các lời cật vấn: Quyết định phục viên đâu? Tại sao đơn vị không giải quyết? Báo tử rồi sao lại báo thương?... Và cuối cùng là một lời hẹn tuần sau. Thay lời cật vấn, lần này là cuộc “khám xét” các vết thương.
Trong bài bút ký, Minh Chuyên viết: “Định vén quần lên, một chiếc sẹo màu xám, hình mắt trâu, lồi lên ở lõm trước đùi trái. Anh nghiêng đầu, đưa hai tay rẽ tóc, trên đỉnh đầu hiện ra một vết sẹo như múi quýt, màu hồng nhạt, hơi lõm, nhẵn thín. Sờ nắn, xem xét xong, đại uý Tính giở giấy tờ ra đối chiếu. Thấy đầu anh gật gật, chúng tôi mừng quá. Rồi đại uý Tính bảo:
- Trường hợp của đồng chí, phải có quyết định phục viên thì mới giải quyết được. Nhưng chờ lâu đấy”.
- Vâng ạ.
Ra về, Định bảo tôi “Dù phải chờ cũng tốt rồi. Sớm muộn năm nay cũng được quyết định phục viên. Còn thương tật, giám định được hay không, em không băn khoăn nhiều. Có được quyết định phục viên nghĩa là đã được xác nhận là người còn sống, đã hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường. Một nhiệm vụ mà thực sự em đã đổ máu, cống hiến”.
Đầu quý hai năm 1987, tôi và Định lại lên tỉnh đội theo lời hẹn tháng trước, lần này hy vọng sẽ được giải quyết. Nhưng sau khi đặt tập hồ sơ lên bàn, đại uý Tính nói ngay:
- Trường hợp của Định không giải quyết ở tỉnh được. Tôi xin ý kiến cấp trên, các đồng chí đề nghị giới thiệu lên Cục Tổ chức động viên của Bộ Tổng tham mưu.
Thất vọng, Định run run nói:
- Tháng trước anh bảo sang đầu quý sẽ giải quyết. Hoàn cảnh gia đình và sức khoẻ của em không có điều kiện đi xa được nữa. Xin các anh chiếu cố giúp em ở dưới này.
- Nhưng tôi chỉ là người thực hiện. Các đồng chí lãnh đạo ban chúng tôi đã quyết định chuyển đi rồi.
Đại uý Tính rút tờ giấy giới thiệu của Ban Tổ chức động viên gửi Bộ Tổng tham mưu đưa cho anh Định và tôi. Thì ra các anh đã viết và ký giấy sẵn rồi. Giấy ghi “Đồng chí Định bị thương tháng 6/1978, điều trị tại Viện Quân y. Khi ra viện, đơn vị di chuyển không tìm thấy, đã có giấy bảo tử về địa phương. Đề nghị Cục cho hướng giải quyết”. Dòng cuối cùng ghi chú thêm “Liên hệ số nhà 3 - Ông Ích Khiêm- Hà Nội”.
Thấy nét mặt chúng tôi thoáng buồn, anh Tính động viên:
- Chỉ cần trên ấy họ ghi mấy chữ: Chuyển Bộ Chỉ huy tỉnh Quân sự Thái Bình, hoặc uỷ quyền giải quyết là chúng tôi làm ngay.
Bùi Hoàng Tám
NGUYÊN NGỌC * NHỚ PHÙNG GIA LỘC
==
NGUYÊN NGOC * NHỚ PHÙNG GIA LỘC
===
Thứ Ba, 20/12/2005, 05:04 (GMT+7)
Đọc “Đêm trước”, nhớ Phùng Gia Lộc
Phùng Gia Lộc tháng 6-1988 - Ảnh tư liệu
TT - Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài viết trên Tuổi Trẻ về loạt bài “Đêm trước”đổi mới có nhắc đến phóng sự nổi tiếng lúc bấy giờ của Phùng Gia Lộc đăng trên báo Văn Nghệ.
>> Cái đêm hôm ấy... đêm gì?
>> Trở lại miền quê “Cái đêm hôm ấy đêm gì…”
>> Đọc loạt bài "Đêm trước đổi mới"
Quả thật không thể không nói đến tác dụng tích cực của báo chí, đặc biệt của thể loại phóng sự, được khôi phục một cách đúng lúc vào thời điểm đó đã thật sự góp phần không nhỏ tạo nên chuyển động xã hội quan trọng nhất của đất nước kể từ sau năm 1975.
Trong sự sống dậy mạnh mẽ, sinh động của phóng sự hồi ấy, Cái đêm hôm ấy đêm gì... của Phùng Gia Lộc có một vị trí đặc biệt: nó gây xúc động lớn hơn cả, chấn động tâm trí người đọc khắp nước (bấy giờ báo Văn Nghệ (*) ở Hà Nội vừa đăng xong lập tức được báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ở TP.HCM đăng lại ngay), và có lẽ trong hàng trăm phóng sự sôi nổi hồi ấy, riêng nó chắc sẽ còn sống lâu dài như một giá trị văn học độc đáo, khó quên, đánh dấu một thời.
Hoàn cảnh ra đời của phóng sự cũng thật đặc biệt. Tôi nhớ những ngày ấy...
Đang là những ngày âm ỉ mà nóng cháy của “Đêm trước”, và Thanh Hóa là một trong những điểm nóng nhất. Ở đấy cuộc đấu tranh giữa các lực lượng bảo thủ và các lực lượng đòi hỏi đổi mới có thể nói đã đến mức sống mái, thậm chí theo nghĩa đen của từ này. Một không khí khủng bố thật sự, uy hiếp đến cả tính mạng của nhiều người dũng cảm đấu tranh, trong đó có nhiều anh chị em cầm bút.
Anh Phùng Gia Lộc, một người viết nghèo, đau yếu, hiền lành mà hết sức trung thực và can trường, là một mục tiêu trọng điểm của người đứng đầu tỉnh này và tay chân của họ. Lo lắng cho tính mạng của anh, các bạn viết và cả bạn đọc của anh bàn nhau phải tìm cách đưa anh đi lánh nạn.
Đưa đi đâu? Các vùng nông thôn khác cũng đều đang khá căng. Chỉ ra Hà Nội mới có thể tương đối an toàn. Nhưng thoát ra được đến Hà Nội cũng chẳng dễ: có cả một mạng lưới dày đặc theo dõi, bao vây chặt các “mục tiêu”. Anh em phải năm lần bảy lượt mưu mô mới lén đưa được anh Phùng Gia Lộc đến một ga nhỏ, nhanh chóng bí mật đẩy anh lên tàu rồi cử người canh gác chặt hai đầu toa... hệt như thời các chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch... cho đến khi tàu tới ga Hà Nội.
Ra đến Hà Nội rồi vẫn còn phải rất cảnh giác, vẫn phải giấu kín anh, đề phòng còn có thể bị “truy kích”. Giấu ở đâu bây giờ? Anh Phùng Gia Lộc vốn quen thân với anh Bế Kiến Quốc, biên tập viên văn xuôi ở báo Văn Nghệ. Anh Quốc báo với chúng tôi và chúng tôi quyết định đưa anh Lộc về giấu ngay ở tòa soạn báo.
Anh Lộc ở ngay trong cơ quan, hết sức hạn chế đi ra bên ngoài, đêm ngủ ngay trên chiếc bàn lớn chúng tôi vẫn dùng làm chỗ giao ban và duyệt báo hằng ngày. Chúng tôi cũng căn dặn nhau rất kỹ, tuyệt đối không ai được tiết lộ sự có mặt của anh ở đây. Hồi đó báo chúng tôi còn rất nghèo. Các chị em ở phòng trị sự chung nhau mỗi người góp mấy lon gạo nấu cơm nuôi anh. Anh chị em biên tập thì góp mỗi người một ít tiền.
Chính trong những ngày đó anh Lộc đã kể cho chúng tôi nghe tình cảnh bi đát của nông dân trong cái “đêm trước” vô cùng đen tối ở quê anh. Chúng tôi ngồi nghe, không ai cầm được nước mắt. Chúng tôi nói với anh Lộc: “Thôi bây giờ anh ở đây với anh em chúng tôi, no đói có nhau. Và anh ngồi đây, viết lại tất cả những gì anh đã biết, đã sống qua và đã kể đi. Chỉ cần viết đúng như anh đã kể”.
Anh Lộc đã ngồi viết thiên phóng sự nổi tiếng Cái đêm hôm ấy đêm gì... như vậy đấy, đều về đêm, trên chiếc bàn lớn duy nhất của tòa soạn chúng tôi hồi bấy giờ, viết mệt quá thì nằm luôn lên bàn đó mà ngủ, nửa đêm sực thức dậy lại viết tiếp... Anh Bế Kiến Quốc là người trực tiếp biên tập bài báo ấy. Theo tôi được biết, anh Quốc hầu như không sửa bỏ chữ nào. Bài viết chỉ trong hai đêm thì xong. Và chúng tôi cho đăng ngay...
Anh Lộc còn tiếp tục phải trốn ở chỗ chúng tôi mấy tháng nữa, rau muối với anh chị em chúng tôi... cho đến khi vị đứng đầu tỉnh anh bị đổ, an toàn cho những người trung thực ở quê anh đã được khôi phục...
Như chúng ta đều biết, sau đó anh Lê Huy Ngọ được cử về làm bí thư Thanh Hóa, thay vị tiền nhiệm ghê gớm kia. Một trong những việc làm đầu tiên của anh Ngọ khi về Thanh Hóa là tổ chức một cuộc gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với báo chí, lắng nghe ý kiến của những tờ báo đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh quyết liệt cho một Thanh Hóa, và một nông thôn của chúng ta lành mạnh và phát triển.
Tôi đã quen anh Ngọ hồi anh còn làm bí thư Vĩnh Phú. Hôm gặp lại nhau tại Thanh Hóa, tôi còn nhớ rõ anh nói với tôi như thổ lộ một suy nghiệm chắc đã nung nấu khá sâu và khá lâu, một câu hỏi tôi mà cũng có thể là anh tự hỏi mình: “Có phải Thanh Hóa đã được dùng làm “bãi thử” cho dân chủ hóa?”.
Rất có thể đúng như vậy đấy. Dân chủ hóa xã hội không phải cứ nghĩ ra là có ngay được, cũng không phải có thể có trong ngày một ngày hai, mà là một cuộc vận động và đấu tranh xã hội kiên định, kiên trì, lâu dài. Phải “học làm dân chủ” như các bạn ta ở một nước xã hội chủ nghĩa cũ đã nói trong cuộc trăn trở chuyển mình của đất nước các bạn, một cuộc học có thể rất gian nan. Và cần có những “bãi thử”. Để mới dần dần thật sự có được.
Phùng Gia Lộc là một chiến sĩ dũng cảm trong cuộc “học” gian nan đó của chúng ta một thời. Anh đã mất rồi, hầu như chỉ để lại cho chúng ta một bài báo ngắn. Trong văn học có những nhà văn rất xứng đáng là nhà văn, mà chỉ có một bài.
NGUYÊN NGỌC
===
NGUYÊN NGOC * NHỚ PHÙNG GIA LỘC
===
Thứ Ba, 20/12/2005, 05:04 (GMT+7)
Đọc “Đêm trước”, nhớ Phùng Gia Lộc
Phùng Gia Lộc tháng 6-1988 - Ảnh tư liệu
TT - Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài viết trên Tuổi Trẻ về loạt bài “Đêm trước”đổi mới có nhắc đến phóng sự nổi tiếng lúc bấy giờ của Phùng Gia Lộc đăng trên báo Văn Nghệ.
>> Cái đêm hôm ấy... đêm gì?
>> Trở lại miền quê “Cái đêm hôm ấy đêm gì…”
>> Đọc loạt bài "Đêm trước đổi mới"
Quả thật không thể không nói đến tác dụng tích cực của báo chí, đặc biệt của thể loại phóng sự, được khôi phục một cách đúng lúc vào thời điểm đó đã thật sự góp phần không nhỏ tạo nên chuyển động xã hội quan trọng nhất của đất nước kể từ sau năm 1975.
Trong sự sống dậy mạnh mẽ, sinh động của phóng sự hồi ấy, Cái đêm hôm ấy đêm gì... của Phùng Gia Lộc có một vị trí đặc biệt: nó gây xúc động lớn hơn cả, chấn động tâm trí người đọc khắp nước (bấy giờ báo Văn Nghệ (*) ở Hà Nội vừa đăng xong lập tức được báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ở TP.HCM đăng lại ngay), và có lẽ trong hàng trăm phóng sự sôi nổi hồi ấy, riêng nó chắc sẽ còn sống lâu dài như một giá trị văn học độc đáo, khó quên, đánh dấu một thời.
Hoàn cảnh ra đời của phóng sự cũng thật đặc biệt. Tôi nhớ những ngày ấy...
Đang là những ngày âm ỉ mà nóng cháy của “Đêm trước”, và Thanh Hóa là một trong những điểm nóng nhất. Ở đấy cuộc đấu tranh giữa các lực lượng bảo thủ và các lực lượng đòi hỏi đổi mới có thể nói đã đến mức sống mái, thậm chí theo nghĩa đen của từ này. Một không khí khủng bố thật sự, uy hiếp đến cả tính mạng của nhiều người dũng cảm đấu tranh, trong đó có nhiều anh chị em cầm bút.
Anh Phùng Gia Lộc, một người viết nghèo, đau yếu, hiền lành mà hết sức trung thực và can trường, là một mục tiêu trọng điểm của người đứng đầu tỉnh này và tay chân của họ. Lo lắng cho tính mạng của anh, các bạn viết và cả bạn đọc của anh bàn nhau phải tìm cách đưa anh đi lánh nạn.
Đưa đi đâu? Các vùng nông thôn khác cũng đều đang khá căng. Chỉ ra Hà Nội mới có thể tương đối an toàn. Nhưng thoát ra được đến Hà Nội cũng chẳng dễ: có cả một mạng lưới dày đặc theo dõi, bao vây chặt các “mục tiêu”. Anh em phải năm lần bảy lượt mưu mô mới lén đưa được anh Phùng Gia Lộc đến một ga nhỏ, nhanh chóng bí mật đẩy anh lên tàu rồi cử người canh gác chặt hai đầu toa... hệt như thời các chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch... cho đến khi tàu tới ga Hà Nội.
Ra đến Hà Nội rồi vẫn còn phải rất cảnh giác, vẫn phải giấu kín anh, đề phòng còn có thể bị “truy kích”. Giấu ở đâu bây giờ? Anh Phùng Gia Lộc vốn quen thân với anh Bế Kiến Quốc, biên tập viên văn xuôi ở báo Văn Nghệ. Anh Quốc báo với chúng tôi và chúng tôi quyết định đưa anh Lộc về giấu ngay ở tòa soạn báo.
Anh Lộc ở ngay trong cơ quan, hết sức hạn chế đi ra bên ngoài, đêm ngủ ngay trên chiếc bàn lớn chúng tôi vẫn dùng làm chỗ giao ban và duyệt báo hằng ngày. Chúng tôi cũng căn dặn nhau rất kỹ, tuyệt đối không ai được tiết lộ sự có mặt của anh ở đây. Hồi đó báo chúng tôi còn rất nghèo. Các chị em ở phòng trị sự chung nhau mỗi người góp mấy lon gạo nấu cơm nuôi anh. Anh chị em biên tập thì góp mỗi người một ít tiền.
Chính trong những ngày đó anh Lộc đã kể cho chúng tôi nghe tình cảnh bi đát của nông dân trong cái “đêm trước” vô cùng đen tối ở quê anh. Chúng tôi ngồi nghe, không ai cầm được nước mắt. Chúng tôi nói với anh Lộc: “Thôi bây giờ anh ở đây với anh em chúng tôi, no đói có nhau. Và anh ngồi đây, viết lại tất cả những gì anh đã biết, đã sống qua và đã kể đi. Chỉ cần viết đúng như anh đã kể”.
Anh Lộc đã ngồi viết thiên phóng sự nổi tiếng Cái đêm hôm ấy đêm gì... như vậy đấy, đều về đêm, trên chiếc bàn lớn duy nhất của tòa soạn chúng tôi hồi bấy giờ, viết mệt quá thì nằm luôn lên bàn đó mà ngủ, nửa đêm sực thức dậy lại viết tiếp... Anh Bế Kiến Quốc là người trực tiếp biên tập bài báo ấy. Theo tôi được biết, anh Quốc hầu như không sửa bỏ chữ nào. Bài viết chỉ trong hai đêm thì xong. Và chúng tôi cho đăng ngay...
Anh Lộc còn tiếp tục phải trốn ở chỗ chúng tôi mấy tháng nữa, rau muối với anh chị em chúng tôi... cho đến khi vị đứng đầu tỉnh anh bị đổ, an toàn cho những người trung thực ở quê anh đã được khôi phục...
Như chúng ta đều biết, sau đó anh Lê Huy Ngọ được cử về làm bí thư Thanh Hóa, thay vị tiền nhiệm ghê gớm kia. Một trong những việc làm đầu tiên của anh Ngọ khi về Thanh Hóa là tổ chức một cuộc gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với báo chí, lắng nghe ý kiến của những tờ báo đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh quyết liệt cho một Thanh Hóa, và một nông thôn của chúng ta lành mạnh và phát triển.
Tôi đã quen anh Ngọ hồi anh còn làm bí thư Vĩnh Phú. Hôm gặp lại nhau tại Thanh Hóa, tôi còn nhớ rõ anh nói với tôi như thổ lộ một suy nghiệm chắc đã nung nấu khá sâu và khá lâu, một câu hỏi tôi mà cũng có thể là anh tự hỏi mình: “Có phải Thanh Hóa đã được dùng làm “bãi thử” cho dân chủ hóa?”.
Rất có thể đúng như vậy đấy. Dân chủ hóa xã hội không phải cứ nghĩ ra là có ngay được, cũng không phải có thể có trong ngày một ngày hai, mà là một cuộc vận động và đấu tranh xã hội kiên định, kiên trì, lâu dài. Phải “học làm dân chủ” như các bạn ta ở một nước xã hội chủ nghĩa cũ đã nói trong cuộc trăn trở chuyển mình của đất nước các bạn, một cuộc học có thể rất gian nan. Và cần có những “bãi thử”. Để mới dần dần thật sự có được.
Phùng Gia Lộc là một chiến sĩ dũng cảm trong cuộc “học” gian nan đó của chúng ta một thời. Anh đã mất rồi, hầu như chỉ để lại cho chúng ta một bài báo ngắn. Trong văn học có những nhà văn rất xứng đáng là nhà văn, mà chỉ có một bài.
NGUYÊN NGỌC
===
NHỮNG NHÀ VĂN TRẺ VIỆT NAM
Văn học trẻ Tây Nguyên - Những tín hiệu mới
Gửi ngày 14 tháng 1 năm 2008 lúc 12:40 am
(Thơ Trẻ) - Khái niệm “Văn học trẻ” được dùng một cách phổ biến chừng mươi năm trở lại đây- khoảng những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Có lẽ từ sau Đại hội toàn quốc những người viết văn Trẻ lần thứ 5 (1998) và lần thứ 6 (2001).
Trước thời điểm ấy người ta gọi những người trẻ tuổi viết văn làm thơ với một bút pháp mới, với cách đặt vấn đề mạnh dạn, mới mẻ (như Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Quang Thiều… Và tiếp theo là lớp trẻ hơn một tí với những Phan Triều Hải, Phan Thị Vàng Anh, Phan Hồn Nhiên v.v…) là văn học thời kỳ đổi mới, chứ chưa thịnh hành cụm từ “Văn học trẻ”. Chỉ đến khi một loạt các cây bút sinh vào những năm 70, và đặc biệt là những năm 80 (mà ngày nay ta quen nghe gọi là thế hệ 8X, thế hệ a còng) của thế kỷ XX xuất hiện rầm rộ với đủ dạng phong cách, trường phái thì cụm từ “Văn học trẻ” được nói đến thường xuyên.
Đến nay trong công luận cũng chưa được thống nhất lắm về khái niệm “trẻ”. Có người quan niệm “trẻ” là những người mới bắt đầu viết, có người cho rằng “trẻ” là ở phong cách viết mới với thi pháp mới… Nhưng đa số thiên về “trẻ” là trẻ tuổi đời. Và, nếu lấy theo tiêu chí chọn Đại biểu tham dự Đại hội những người viết văn Trẻ toàn quốc lần thứ 7 vừa qua của Hội Nhà văn Việt Nam, nghĩa là từ khoảng 40 tuổi trở xuống, thì khu vực Tây Nguyên hiện nay cũng có những cây bút trẻ đang gây được sự chú ý và kỳ vọng trong đông đảo bạn đọc. Có thể điểm qua một số gương mặt mà số lượng và chất lượng tác phẩm đã được định hình là một tác giả đĩnh đạc trước mắt công chúng theo từng tỉnh như sau.
Ở Đắk Lắk có một lực lượng viết trẻ “hùng hậu” hơn cả đối với khu vực.
Một Nguyên Hương tài năng vẫn lặng lẽ, bền bĩ, đều đặn cho ra đời những trang sách văn xuôi đầy trăn trở, đẹp buồn như những khúc đoản thi. Nguyên Hương đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng và là tác giả của khoảng trên 10 đầu sách đều được bạn đọc yêu thích đón nhận. Một Lê Vĩnh Tài vạm vỡ tài thơ, mà nói theo kiểu nhà thơ Văn Công Hùng trong một bài viết chân dung về Lê Vĩnh Tài, là có một nội lực mạnh mẽ, luôn phát tiết trong những cơn “điên thơ”, “lên đồng thơ”! Lê Vĩnh Tài viết nhiều và đều, đã in 6 tập thơ đầy đặn. Một Khôi Nguyên sắc sảo, rậm rạp xù xì như đại ngàn Tây Nguyên với chồng bản thảo dày cộp của hàng trăm truyện ngắn và tác phẩm dài hơi 4 tập, mặc dù mới “khiêm tốn” in được mỗi một đầu sách.
Một Niê Thanh Mai dân tộc Ê-đê với 2 tập truyện, tung tẩy mà sắc sảo, đang thời kỳ sung mãn, hứa hẹn một mùa bội thu truyện ngắựn truyện dài. Một Đinh Thị Như Thúy, tác giả của 2 tập thơ chững chạc, trầm lắng trong thi cảm và sâu sắc tư duy, là niềm tin yêu và hy vọng của thi đàn. Một H’trem Knul người dân tộc Ê-đê còn rất trẻ, xuật hiện như một… “hiện tượng” ! Mặc dù thơ của H’trem Knul mới ở lúc ban đầu, hãy còn… “hồn nhiên chủ nghĩa”(!) nhưng hứa hẹn sẽ là một bổ sung ở tương lai cho đội ngũ viết nữ, trẻ và đặc biệt là dân tộc thiểu số vốn dĩ rất ít người có khả năng tham gia công việc sáng tác văn học ở Tây Nguyên.
Ở Gia Lai cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng.
Một Hoàng Thanh Hương dân tộc Mường xốc xáo, tự tin, luôn có ý thức học hỏi, trăn trở phấn đấu vượt qua chính mình trên cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi, mặc dầu mới chỉ in được 1 tập thơ khiêm tốn. Một Ngô Thị Thanh Vân qua tập thơ đầu tay rất nhỏ nhẻ lặng thầm nhưng bút lực, tiềm năng đang biểu hiện sự dồi dào cảm xúc và ý tưởng sáng tạo. Một Nguyễn Quảng Hà có nhiều cách tân, đổi mới trong bút pháp, trong lập ý lập ngôn được biểu thị ở tập thơ đầu tay vừa được xuất bản. Một Trương Lệ Hằng, một Vũ Thu Huế còn nhiều tìm tòi trăn trở để khẳng định mình của một ngòi bút trẻ…
Ở Kon Tum so với hai tỉnh bạn trong cùng khu vực thì lực lượng viết trẻ có phần… “khiêm tốn” hơn.
Đây là một “vấn nạn” đáng quan tâm cho phong trào sáng tác văn học của địa phương. Các cây bút trẻ ở đây vừa thiếu lại vừa yếu. Có thể kể một Hoàng Việt mặc dù viết không nhiều nhưng đang tạo được niềm tin cho người đọc với những sáng tác ngày càng đều đặn hơn và khởi sắc hơn với tập thơ đầu sắp xuất bản. Một Đặng Minh Sáng vừa xuất hiện đã đoạt ngay mấy giải thưởng ở địa phương và ở những cuộc thi truyện ngắn của các tạp chí danh giá chuyên ngành văn học ở trung uong. Đây là niềm kỳ vọng của văn xuôi trong khu vực và cả nước. Một Đinh Su Giang người dân tộc Mơ-nâm đang dần dà chắc tay trong bút pháp và phong cách của nghệ thuật văn xuôi, đang cố gắng vượt qua trở ngại ngôn ngữ khi tham gia viết văn bằng tiếng phổ thông, là niềm kỳ vọng cho hàng ngũ các cây bút người dân tộc thiểu số vốn rất hiếm hoi ở khu vực này. Một Phạm Doãn Thị Mãi, một Lê Thị Hải còn tiếp tục có nhiều tìm tòi học hỏi để vươn lên…
Lượt điểm qua một số cây bút trẻ ở khu vực Tây Nguyên như trên, điều dễ nhận thấy nhất rằng đây là một tín hiệu vui. Không vui sao được khi ta thử chia bình quân, mỗi tỉnh sẽ có 4 người. Lấy đó nhân với 64 tỉnh thành (chưa kể ở các thành phố lớn còn tập trung với số lượng đông đảo hơn gấp rất nhiều lần) thì lực lượng sáng tác trẻ trong cả nước là quả thật hùng hậu. Các cây bút trẻ Tây Nguyên chúng ta hoà chung với khí thế ấy chắc chắn sẽ đưa nền văn học Việt Nam đến một thời đại mới, một diện mạo mới. Chỉ có điều đáng nói ở đây là hầu như một nửa số tên tuổi vừa nhắc đến trên kia đã là những người nằm ở độ tuổi 40 cả rồi. Số còn lại đa phần đang ở hàng 30. Trong độ tuổi 20 là chí ít! Lớp 20 đã ít, liệu lớp kế tiếp theo sẽ thế nào đây?
Với điều kiện địa lý đặc biệt của Tây Nguyên, cả xã hội nói chung, anh chị em viết trẻ nói riêng, còn gặp nhiều khó khăn, thua thiệt trong cuộc sống và cả trong sáng tác. Điều kiện để tiếp cận, giao lưu học hỏi đã ít mà những kênh thông tin thời sự văn học trong nước cũng như trên thế giới cũng ít tác động mạnh đến nơi đây để tạo nên những âm ba, dư chấn đủ độ để có thể làm tác động, bứt phá không khí sáng tác khu biệt trong vùng. Từ đó dễ tạo cho anh chị em có tâm lý viết theo dạng tuỳ hứng ngẫu nhiên, thiếu chất lửa tâm huyết và tính chuyên nghiệp.
Phải chăng đã đến lúc các Câu lạc bộ sáng tác Trẻ, các hội Văn học Nghệ thuật địa phương và nhất là các Hội nghị Đại biểu những người viết văn Trẻ toàn quốc của Hội Nhà văn Việt Nam cần có những kế hoạch, giải pháp chiến lược hơn, hữu hiệu hơn nữa để củng cố, nuôi dưỡng và phát triển mạnh đội ngũ những nhà văn tương lai của nền văn học nước nhà này?
Tạ Văn Sỹ
===
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ:
Hy vọng các văn nghệ sĩ trẻ Việt Nam có can đảm và thành thật viết về xã hội Việt Nam hiện đại.
XUÂN ĐỖ * NGƯỢC DÒNG SÔNG MÃ
Tuỳ Bút:
Ngược Dòng Sông Mã
Xuân Ðỗ
Ðất Thanh Hóa gần quê tôi, từ nhỏ tôi đã nghe và biết về vùng đất này. Bố tôi và các anh lớn con ông Bác đã đi "bè" chở nứa từ Thanh hóa về cho mẹ tôi và các chị lớn trong họ làm nghề đan cót, một làng nghề cha truyền con nối mà năm mươi năm sau tôi trở lại quê vẫn thấy các bà các cô cặm cụi ngồi đan.
Nghề đan cót không biết du nhập làng tôi từ hồi nào, nhưng một khi lúa gặt về cần quây che, thóc thu hoạch về cần chỗ chứa thì các tấm cót quê tôi vẫn là sản phẩm không thể thiếu trong các làng mạc vùng châu thổ sông Hồng. Tuy sồ cung ổn định, giá cả phaỉ chăng, nhưng sức lao động bỏ ra so với giá trị sản phẩm thu về thì quả là không tương xứng.
Bao thân phận từ các cô gái của lứa tuổi mươì hai mười ba đến các bà mẹ quê tuôi? cổ lai hy thất thập vừa qua vụ mùa laị cặm cụi đêm ngày, âm thầm mắt ngó xuống, chân tay đan làm các thao tác xem như không mỏi, nhưng nỗi mệt đã ăn sâu trong tâm thức, trong da thịt, trong lục phủ ngũ tạng, trong máu huyết để cả một đời không rời xa caí làng nhỏ bé từ đơì này sang đời kia chỉ an phận chốn quê.
Các bà các cô thì ngồi một chỗ, tầm nhìn không xa quá cái cổng làng.Cơm ăn quanh năm thì cứ quả cà vơí muối, thêm bát canh cua mồng tơi pha chút mướp hương. Năm thì mươì họa có chút thịt heo kho cùng vaì nắm tôm tép lưới được ven sông. Lâu lắm các cô gaí ở tuổi bẻ gãy sừng trâu mơí được cùng cánh trai làng lưc lưỡng khiêng gánh các tấm cót lên chợ phiên để giao hàng hoặc trao đổi bán buôn.
Lúc này họ mới có dịp gặp nhau, cùng xà vào ăn bát bún riêu, quanh hàng bánh đúc, uống bát chè xanh để rồi thầm gửi trao nhau vaì câu tình tứ, dạn dĩ hơn thì ít lời chọc ghẹo kiểu quê. Ðể rôì hết phiên chợ, tạm chia tay, gái thì quay về đan cót, trai thì sửa soạn cho chuyến đi xa vượt truông nhà Hồ xuôi thuyền về Thanh Hóa. Từ môí liên hệ ngành nghề, Thanh hóa chẳng phải ngẫu nhiên mà trở thành vùng đất gần gũi vơí tôi từ tuổi ấu thơ.
o0o
Bẵng đi hàng chục năm, kể từ ngày di cư vào nam, Thanh hóa mờ nhạt trong tôi. Có một lần gợi nhớ khi nghe bản tin tường thuật các máy bay Mỹ đánh bom cầu Hàm Rồng, tuy không gây tổn thất nhiều về nhân mạng, nhưng làm tê liệt tuyến đường chiến lược Bắc Nam. Chuyện bom đạn thì hồi đó chiến tranh chẳng chừa ai, trong nam ngoài bắc đều chung số phận. Nhưng Thanh hóa còn chịu đói kém thường xuyên do lũ lụt từ thượng nguồn các sông đổ về nhằm mùa bão lụt tháng chín tháng mười hàng năm.
Tới khi tàn cuộc chiến, anh em tù cải tạo từ miền nam ra lại được dồn về các trại nằm dọc thượng nguồn sông Mã. Thanh hóa bỗng chốc trở thành một địa danh hãi hùng khi nơi đây các người tù vốn không quen với lối lao động "chặt nứa thả bè" nhiều người đã phải bỏ mạng theo dòng nước lũ. Chẳng thế mà từ đầu thập niên 80 đã có những vần thơ được sinh viên Việt đọc từ hải ngoại, ngay giữa lòng khuôn viên đại học Berkley , đại để:
"Mưa đông rét ào ào gió lộng
Ðứng ngâm mình vớt nứa giữa dòng sông
Bạn tưởng tôi da sắt bọc xương đồng
Không! Tôi đang sống trong trại giam...Việt cộng "
Khi gặp lại những người còn sống sót về nam, tôi mới thấy thương cho các anh họ và bố tôi đã một thời rong ruổi trên sông nước kéo những bè nứa vượt sóng đem nguồn nguyên liệu về đổi lấy chén cơm, quả cà cho mấy chị em tôi.
Ôi! một thời sao lại có cái cảnh kiếm miếng cơm manh áo khốn khổ như vậy. Có điều bố tôi và các cháu ông không bao giờ than thân trách phận về lối sống vừa như giang hồ trên sông nước vừa nhiều hiểm nguy chực chờ mỗi chuyến xuôi bè. Âu cũng là cái nghiệp, không có nứa thì không có nghề đan, không đan thì treo niêu treo bát. Thân phận nơi chốn quê đất chật người đông chỉ còn cách tìm đường xa xứ, xa quê theo sự vẫy gọi của đám cai mộ phu cho các đồn điền cao su Long thành, Dầu tiếng phương nam.
o0o
Quả số tôi không có duyên vơí sông nước, chứ không thì cũng lại sung vào đội ngũ xuôi bè. Ðưa đẩy thế nào tôi theo ông chú họ phiêu bạt ra tận Hà nội, được chút học hành thân lập thân, ít năm sau vào quân đội.
Vì sẵn có máu giang hồ lại chịu tình nguyện nơi hòn tên mũi đạn, vừa có số may được các xếp thương, đời tôi cũng le lói một thời trong đời binh nghiệp. Nhưng càng le lói lắm càng...tù lâu năm. Khi cuộc chiến ngã ngũ, tôi cũng như bao thân phận thanh niên thời chiến laị sa vào cái "bẫy" học tập cải tạo. Vì được hứa người một tháng kẻ hai tuần, moị người chui đầu vào rọ. Chính sách tự thân đã là một sự xấu hổ, nhưng cá nhân tôi laị xấu hổ hơn vì tác giả của cái chính sách lừa lọc này lại là kẻ đồng hương quê tôi, một thời đứng đầu ngành công an tại thành phố mang tên Bác. Tất nhiên trách kẻ viết mơí chỉ là một vế, cái vế đáng phỉ nhổ thì ai nấy cũng hiểu.
Trở lại chuyện đi tù, người ra Thanh hóa thì đi chặt nứa, tụi tôi lên Yên bái thì đi chặt bương (cùng họ với nứa nhưng thân to gấp ba). Hai cánh rừng có chung một đặc điểm là có một loài vắt xanh, một loại giống đỉa, thân như con sâu nhỏ nhưng hút máu thì dai hơn cả đỉa. Loại này luôn tìm chỗ kín nhất của thân thể, nằm im chui sâu (giống như điệp viên Phạm Xuân Ẩn), rồi mơí ra tay hút máu, để rồi khi khổ chủ phát hiện thì cũng là lúc chúng đã say máu nằm vật ra như một anh nghiền thuốc cuối cơn vật vã. Nhiều đêm tối trời, lao động về mệt mỏi, anh nào để nguyên đồ lao động đi ngủ thì đêm ấy địa bàn hoạt động của lũ vắt coi như bỏ ngỏ, thân xác khổ chủ mặc tình cho nó vầy vò chẳng khác thân thôn nữ lạc vào tay một sở khanh con địa chủ!
o 0 o
Dần dà được chuyển về miền Trung du, trụ lại đất Vĩnh Phú. Ðang viết về Thanh Hóa, tự nhiên đổi sang đất này (thì tùy bút mà).Vĩnh Phú vốn là đất của những đồi sim, đồi trà. Hai loại cây, mỗi loài một vẻ. Một loài cây hoang, một thứ cây trồng, một thứ để ăn, một dùng để uống. Hoa sim được nhắc nhớ trong tình yêu lứa đôi ở tuổi học trò, cánh trà thêm nguồn ngẫu hứng cho các buổi mạn đàm tọa ẩm. Một loài được e ấp vì cánh hoa, một được ấp ủ vì lá búp. Sim mang màu tím rượi buồn, trà đậm màu xanh đáy mắt. Một loài gợi nhớ hình ảnh nên thơ mơ mộng, một đượm nét đài các kiêu sa.. Một như nơi hẹn hò của các cặp tình nhân thơ ngây vụng trộm, một như chốn hội ngộ của các mặc khách tao nhân. Hai loài thực vật mang sắc thái khác nhau, nhưng lại là nguồn cảm hứng ít thấy được trân trọng qua các loài hoa lá khác.
Trà thì tôi không hiểu nhiều, lại không biết thưởng thức, vì đó là những thứ của ông tôi, bố tôi, nhưng đồi sim hơa sim thì đã ám ảnh tôi từ thủơ học trò. Trước chỉ được biết sim qua nét vẽ, qua tứ thơ, nhưng nay tận mắt thấy sim chỉ là những bụi sim thấp vừa tầm, mọc hoang rải rác trên những đồi thoải, bìa rừng, không phải là những cây sim lớn phải "vin cành" giống cây bưởi cây cam như vài nhà văn nhà thơ mô tả.
Ở tuổi học trò hầu như chúng tôi đều thuộc bài thơ "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan. Vừa được học qua mônVăn, vừa được ngâm diễn qua các buổi văn nghệ ở trường. Về sau nhờ Phạm Duy phổ nhạc thì baì thơ đã đi vào huyền thoại. Ðến thời mặc aó lính, hình ảnh của các cuộc hành quân dù ở thung lũng A Sao hay chiến trường Tây bắc khi qua các đồi sim, bài thơ nghe như "tiệp" với tâm tư những người lính của cả hai miền. Cho đến khi vào tù, mỗi khi nhớ nhà hát lén "nhạc vàng", thì bài hát vì có chữ "bộ đội" nên không những không bị kiểm điểm mà còn đươc các cai tù ngầm khuyến khích hát... thêm! Thế mới biết âm nhạc đôi khi trở thành thứ ngôn ngữ chung phi ý thức hệ.
Nhớ lại hồi mơí biết bài thơ, tôi không hiểu lắm về câu, "tím cả chiều hoang biền biệt", cho đến một hôm nhân lúc lao động về, khi vác cuốc xuống đồi chè thì trời đã xế chiều. Tuy mệt mỏi, nhưng ngoại cảnh làm tôi bất giác nhớ tới bài thơ. Cảnh chiều tà, mặt trời khuất bóng, những áng mây lơ lửng, cảnh vắng, đồi thưa, vài vạt sim tím, lại xa nhà, nhớ vợ, tủi thân cho số phận; cảnh vật tâm tư lúc đó như đan quyện vào nhau, từ ấy tôi hiểu được ý thơ. Sau này khi đi tù về, biết tác giả Hữu Loan là người Thanh hóa thì tôi lại càng nhớ nhiều về vùng đất quê ông.
o 0 o
Ra tù, lúc này tình hình có phần cởi mở, vì bắt đầu thời kỳ mở cửa. Tình cờ tôi được đọc một bài ký sự đăng trên tuần báo Văn nghệ, mang tựa đề, "Cái đêm hôm ấy đêm gì", ký cái tên Phùng Gia Lộc. Tôi thì vẫn phục cái tính bất khuất của nhà thơ Phùng Quán (hình như ông cũng sanh ở miền Trung), đang liên hệ xem hai ông này có họ hàng gì không. Nhưng ông Lộc lại sanh tại Thanh hóa, viết bài ký sự tả huỵch toẹt về cái đói thê thảm của người dân xã ông, mà bi kịch nằm ngay trong gia đình ông với cái lối thu lúa bất nhân của đám cán bộ xã, bất kể ít chục cân thóc đã dấu trong caí aó quan dành sẵn từ lâu để làm ma cho bà mẹ chờ chết.
Nhờ đang dịp "cởi trói cho văn nghệ sĩ", bài báo được in lại trên báo Tuổi Trẻ gây xúc động mạnh trong cả nước. Tiếng tăm cũng làm ông xất bất xang bang, khiến ông phải "sơ tán" ra Hà Nội để tránh sự hằn học của đám lãnh đạo địa phương. Ông chỉ viết có một bài và một bài làm ông trở thành một nhà báo có hạng.
Nhà thơ Hữu Loan, nhà báo Phùng Gia Lộc, hai người hai thế hệ cầm bút nhưng cùng một tâm huyết, cùng sanh ra và thiết tha với vùng sông Mã. Một đã chết sớm ở tuổi 50 phần do lao tâm lao lực, một đang thọ ở tuổi 90, nhưng quá nửa đời người lận đận lao đao. Dù vậy, cả hai sẽ còn được nhắc nhớ trong lòng những người yêu thơ, yêu công lý các thế hệ mai sau.
Bất giác tôi nảy sinh một ước mơ, có một ngày nào đó tư nhiên có một mạnh thường quân hỗ trợ cho sáng kiến lập một giải hàng năm vinh danh các nhà thơ mang tên Hữu Loan, một giải vinh danh các nhà báo mang tên Phùng Gia Lộc thì quả là món quà vô giá cho những người con yêu của vùng đất thượng nguồn sông Mã, miền đất chịu quá nhiều nghiệt ngã của cả "con người" lẫn thiên nhiên.
XUÂN ÐỖ
THƠ SONG NGỮ
==
Posted by sontrung at 11:54 AM 0 comments
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 97
THƠ SONG NGỮ
==
TRONG NGÔI GIÁO ÐƯỜNG
Hai dãy hàng ghế trong ngôi giáo đường
Chia đôi tín hữu, chia cả người thương
Từ thuở ấu thơ, kinh còn chưa thuộc
Phải tách quỳ mỗi bên ảnh Cứu Chuộc
Chúa rẽ phân mình, em hữu tả anh.
Từ hàng ghế đầu, năm tháng qua nhanh
Ðẩy mình xuống lần ngang hàng ghế giữa
Tóc em đã dài, tình đầu bốc lửa
Anh nhìn ngang hơn nhìn thẳng bàn thờ:
Ngang anh có thiên thần đẹp như mơ
Không sốt sắng vẫn vì em đi lễ
Chúa Nhật nào trông qua bên hàng ghế
Thấy vắng em, anh thấy mất thiên đường.
Rồi Chúa thương tình hai kẻ yêu đương
Cho anh dắt thiên thần lên cung thánh
Nhẫn cưới trao nhau, ghế quỳ bên cạnh
Ước cuộc đời cứ thế mãi song đôi .
Hôn lễ tan, dòng giữa trở về ngồi
Thời gian chưa kịp dần dà xua đuổi
Ðôi ta xuống tận nơi hàng ghế cuối
Anh đã đưa em trở lại trước bàn thờ
Trong nước mắt, trong thần trí đần ngơ
Sao em ẩn trong quan tài lạnh lẽo
Ðể mình anh đứng cô đơn teo héo
Bơ vơ lạc lõng giữa chốn thánh đường
Rồi đây trong tuổi đông giá phong sương
Chịu sao nổi suốt cuộc đời còn lại!
Lúc xem lễ vẫn quen nhìn bên trái
Mắt đã lờ, được thấy em trong mây
Và anh mơ, mơ được sớm đến ngày
Gặp lại em khi rời hàng ghế chót.
VĂN BIA
INSIDE THE CATHEDRAL
The two blocks of seats in the cathedral wide
Divided the believers, separated the lovers too.
Since childhood, the prayers not yet known through,
We had to kneel down on each of the Image's side:
The Savior parted us, on the left me, on the right you.
Time passed fast, pushing us from the first line
Gradually down to the middle rows to sit.
Your hair had grown long, my first love strong wine,
I looked sideways rather than straight at the altar fit.
Sideways in my row there was an angel like a dream:
Even not fervent, I went to church for you, my nice.
If on Sunday I glanced in your direction with a beam
But did not see you there, I felt I had lost Paradise.
Then God took compassion on the two infatuated,
Allowing me to lead up to the pulpit my sprite,
Exchange wedding rings, kneel as to be graduated,
And wish for a forever side-by-side happy life bright.
After that, we got back to the middle row in His light.
Time had not been enough after our such treats
To drive both of us down to the last row of seats,
Back in front of the altar I already had to send you,
In hot tears, in dull spirit and dumb mind, so blue!
Why have you hid yourself in that coffin, how cold!
Leaving me lonely, pain unable to withhold,
Standing abandoned, got lost in the holy place.
From now on, having my time-worn age to face,
How could I endure my life's remaining days!
In the cathedral I am still used to glance sideways
To wish through dim eyes to see you in the clouds;
And I dream, dream of being soon rid of all shrouds,
I meet you again on leaving the last row of seats.
Translation by THANH-THANH
http://LeXuanNhuan.tripod.com/ThuongDe.html
===
Posted by sontrung at 11:54 AM 0 comments
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 97
THƠ SONG NGỮ
==
TRONG NGÔI GIÁO ÐƯỜNG
Hai dãy hàng ghế trong ngôi giáo đường
Chia đôi tín hữu, chia cả người thương
Từ thuở ấu thơ, kinh còn chưa thuộc
Phải tách quỳ mỗi bên ảnh Cứu Chuộc
Chúa rẽ phân mình, em hữu tả anh.
Từ hàng ghế đầu, năm tháng qua nhanh
Ðẩy mình xuống lần ngang hàng ghế giữa
Tóc em đã dài, tình đầu bốc lửa
Anh nhìn ngang hơn nhìn thẳng bàn thờ:
Ngang anh có thiên thần đẹp như mơ
Không sốt sắng vẫn vì em đi lễ
Chúa Nhật nào trông qua bên hàng ghế
Thấy vắng em, anh thấy mất thiên đường.
Rồi Chúa thương tình hai kẻ yêu đương
Cho anh dắt thiên thần lên cung thánh
Nhẫn cưới trao nhau, ghế quỳ bên cạnh
Ước cuộc đời cứ thế mãi song đôi .
Hôn lễ tan, dòng giữa trở về ngồi
Thời gian chưa kịp dần dà xua đuổi
Ðôi ta xuống tận nơi hàng ghế cuối
Anh đã đưa em trở lại trước bàn thờ
Trong nước mắt, trong thần trí đần ngơ
Sao em ẩn trong quan tài lạnh lẽo
Ðể mình anh đứng cô đơn teo héo
Bơ vơ lạc lõng giữa chốn thánh đường
Rồi đây trong tuổi đông giá phong sương
Chịu sao nổi suốt cuộc đời còn lại!
Lúc xem lễ vẫn quen nhìn bên trái
Mắt đã lờ, được thấy em trong mây
Và anh mơ, mơ được sớm đến ngày
Gặp lại em khi rời hàng ghế chót.
VĂN BIA
INSIDE THE CATHEDRAL
The two blocks of seats in the cathedral wide
Divided the believers, separated the lovers too.
Since childhood, the prayers not yet known through,
We had to kneel down on each of the Image's side:
The Savior parted us, on the left me, on the right you.
Time passed fast, pushing us from the first line
Gradually down to the middle rows to sit.
Your hair had grown long, my first love strong wine,
I looked sideways rather than straight at the altar fit.
Sideways in my row there was an angel like a dream:
Even not fervent, I went to church for you, my nice.
If on Sunday I glanced in your direction with a beam
But did not see you there, I felt I had lost Paradise.
Then God took compassion on the two infatuated,
Allowing me to lead up to the pulpit my sprite,
Exchange wedding rings, kneel as to be graduated,
And wish for a forever side-by-side happy life bright.
After that, we got back to the middle row in His light.
Time had not been enough after our such treats
To drive both of us down to the last row of seats,
Back in front of the altar I already had to send you,
In hot tears, in dull spirit and dumb mind, so blue!
Why have you hid yourself in that coffin, how cold!
Leaving me lonely, pain unable to withhold,
Standing abandoned, got lost in the holy place.
From now on, having my time-worn age to face,
How could I endure my life's remaining days!
In the cathedral I am still used to glance sideways
To wish through dim eyes to see you in the clouds;
And I dream, dream of being soon rid of all shrouds,
I meet you again on leaving the last row of seats.
Translation by THANH-THANH
http://LeXuanNhuan.tripod.com/ThuongDe.html
===
THƠ NGÔ MINH HẰNG
MÙA HỒNG
Tháng này hồng chín rồi anh
Cả trăm trái đỏ trên cành xôn xao
Đã toan hái mấy trái vào
Nhâm nhi hương vị ngọt ngào, bỗng dưng
Không ai bảo, tự nhiên ngừng
Vườn hồng, chân bước nửa chừng, lại thôi ...
Hồng thì ngọt, tất nhiên rồi
Nhưng không ngon nữa, bởi đời vắng anh
Đàn hay, thiếu bạn đồng thanh
Người xưa đã đập tan tành đấy thôi!
Từ ta duyên rẽ làm đôi
Hồng không hương vị như thời còn nhau
Nhìn hồng, hồng đỏ, lòng đau
Nhìn anh, anh với con tàu mờ xa
Nhìn tôi, tôi giữa sân ga
Nhìn đời, đời vẫn nhạt nhòa mưa bay
Anh ơi, hồng chín tháng này
Đếm hồng rụng kín gốc cây, tôi buồn ...
Song Châu Diễm Ngọc Nhân
Posted by sontrung at 11:49 AM 0 comments
==
TIN TỨC NHÂN QUYỀN
Hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi
lên tiếng trước Phó Đại sứ Hoa Kỳ nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10-12-2008
Vào lúc 8g sáng ngày 10-12-2008, chính ngày kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai nhân viên trẻ của Sở ngoại vụ thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến nhà linh mục Phan Văn Lợi tại số 16/46 Trẩn Phú, thành phố Huế, để đưa thư của Sở ngoại vụ, do ông Châu Đình Nguyên ký, thông báo cho linh mục cùng linh mục Nguyễn Hữu Giải là chiều cùng ngày, lúc 13g30, đoàn Phó Đại sứ Hoa Kỳ sẽ đến thăm hai vị tại tư gia linh mục Lợi. Thông báo cận giờ như thế thường là kiểu cách của nhà cầm quyền CSVN, cốt làm các nhà dân chủ không đủ giờ chuẩn bị tâm trí, lời lẽ và tài liệu để đón các nhân vật trong chính giới hay báo giới ngoại quốc đến thăm hỏi và làm việc. May thay, nhờ tòa đại sứ đã thông tri 4 ngày trước đó qua điện thoại nên hai vị đã kịp thời soạn miệng và viết những gì cần trình bày.
Sau khi trao đổi vài câu xã giao về sức khỏe, một nhân viên hỏi:
- Hiện nay cha làm gì?
- Như các anh biết rồi -linh mục Lợi đáp- đấu tranh dân chủ, làm báo tự do chứ làm gì nữa! Quý Anh nhìn xuống dưới mặt gương của bàn là thấy!
Thế rồi linh mục Lợi lôi từ dưới bàn gương phòng khách tờ Tự do Ngôn luận số mới nhất (64, ra ngày 01-12-2008, kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Nhân quyền).
Một cách máy móc, theo "tư duy xã hội chủ nghĩa", một nhân viên hỏi:
- Cha làm tờ báo này có xin phép (chính quyền) gì không?
- Tại sao lại phải xin phép? Đây là quyền con người, quyền công dân mà! Ngay thời Pháp thuộc, Thực dân đâu có bắt phải xin phép ra báo !!! Mà chúng tôi làm tờ báo này công khai đó, đề tên tuổi đàng hoàng, các anh cứ đem về cho cấp trên các anh coi !
Rồi mở ra trang 04 của tờ báo, linh mục Lợi chỉ cho hai nhân viên điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà rằng:
- Các anh đọc đi: "Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia".
Sẵn đà, linh mục Lợi "giảng" luôn một bài:
- Hôm nay kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền! Thế mà nhà cầm quyền CSVN đã chào mừng bằng vụ xử án bất công 8 giáo dân Thái Hà hôm 08-12 mà các anh chắc có theo dõi. Các anh không thấy đó là phiên tòa ô nhục, bị cả thế giới lên tiếng cười chê sao? Trước đó, hôm 06-10, công an lại ngăn cản các em sinh viên biểu tình chống Trung quốc tại Sài Gòn và Hà Nội. Các em hỗ trợ nhà nước và nhân dân chống ngoại bang xâm lấn, sao lại cấm cản? Giữa lúc kẻ thù bên ngoài đang vây bủa, hăm dọa, sao người trong nước lại không đoàn kết với nhau? Các anh có biết Trung Quốc đã chiếm tiền đồn phía bắc của chúng ta là Ải Nam Quan, tiền đồn phía đông là Hoàng Sa và Trường Sa, bây giờ họ lại muốn tiến vào Côn Sơn và biết đâu cả Phú Quốc để chiếm hai tiền đồn phía nam không? Lúc ấy thì nước ta còn đường nào ra biển và còn tài nguyên nào để sống? Tại sao CS các anh lại không yêu nước và chẳng làm gì cụ thể để bảo vệ đất đai tiên tổ? Chỉ nói miệng rằng "ta có chủ quyền" như phát ngôn viên Lê Dũng mà đủ à ???...
Đợi linh mục Lợi nói xong, hai nhân viên mới lên tiếng:
- Chúng tôi xin phép về, chiều nay sẽ gặp lại cha.
- Được! Các anh cứ đưa phái đoàn tới, rồi muốn ngồi tham dự cũng được. Chúng tôi sẽ nói rõ về sự vi phạm nhân quyền của Cộng sản Việt Nam!
Chiều lại, khoảng 14g, phái đoàn Hoa Kỳ tới, gồm có bà phó đại sứ Virginia E. Palmer, ông Tùy viên chính trị Christian Marchant -vị nào cũng to cao gần 2 mét là ít (xin xem hình)- và anh thông dịch viên của tòa đại sứ tên là Đức. Dẫn đường là hai nhân viên của Sở ngoại vụ. Cả hai linh mục ra sân đón chào.
Sau khi vào nhà, phân ngôi chủ khách (hai nhân viên sở tự động rút xuống nhà dưới), 5 người bắt đầu trao đổi. Vì lễ thức ngoại giao, chúng tôi không thể tường thuật chi tiết nội dung buổi làm việc. Chỉ biết rằng phái đoàn đặt nhiều câu hỏi chính chung quanh vấn đề nhân quyền mà cụ thể có liên quan đến đất đai cơ sở của Giáo hội đang bị tranh chấp ở nhiều nơi hiện nay (như tại Tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà, Hà Nội; Giáo hoàng học viện Đà Lạt; giáo xứ An Bằng và dòng Mến Thánh Giá tại Huế...). Hai vị linh mục luôn miệng khẳng định: gốc rễ của vấn đề chính là nguyên tắc của chế độ CSVN: không cho người dân có quyền sở hữu đất đai. Nguyên tắc này đã được đưa vào Hiến pháp, Luật đất đai 2003 và Nghị quyết 23 năm 2003 của Quốc hội CS. Hai vị cho rằng các vụ việc xảy ra ở những nơi vừa kể không phải chỉ là chuyện tranh chấp giữa hai tập thể (một bên là nhà nước, một bên là giáo hội) về một mảnh đất, một cơ sở, nhưng là chuyện tranh chấp về một nguyên tắc căn bản của chế độ CS: đất đai do nhà nước quản lý, chủ sở hữu, còn người dân (cá nhân lẫn tập thể) chỉ có quyền sử dụng và "quyền" xin nhà nước cấp cho. Thành ra các vụ việc không chỉ mang tính dân sự, tính hình sự, nhưng là tính chính trị, động đến những nhân quyền và dân quyền cơ bản... Ngoài ra hai linh mục cũng trình bày thêm các khía cạnh khác của tự do nhân quyền mà nhà nước CSVN đang chà đạp (qua Bản trình bày 2 trang bằng tiếng Anh trao ngay cho phái đoàn trong buổi làm việc; xin xem bản tiếng Việt và tiếng Anh trong attachment). Phía Hoa Kỳ đã ghi nhận ý kiến của hai nhà tu hành tranh đấu.
Cuộc gặp kéo dài tới 15g15. Trước khi từ giã, hai linh mục đã tặng cho phái đoàn một kỷ vật của Cố đô Huế, hai số báo Tự do Ngôn luận mới nhất (63+64) và tập sách nhỏ mà Khối 8406 đã phát hành và biếu tặng đồng bào tại VN (trong đó có tài liệu "Từ độc tài đến dân chủ" của Gene Sharp và "Dân chủ là gì?" của tòa đại sứ HK tại VN). Hai linh mục cũng không quên tặng bản trình bày cho hai nhân viên sở ngoại vụ !!!
Nhóm Phóng viên FNA tường trình từ Huế, 17g ngày 11-12-2008
----------------------------------------------
TRUYỆN HẰNG NGÀY
Chuyện khó tin ở một vùng quê
"Quan" xã xiết nợ cả… quan tài
Cưỡng ép làm từ thiện và án phạt "chuồng tiêu"
Không nộp đủ thì xã… "cấm cửa"
"Dằn mặt" người chỉ đường, chặn tiền cứu trợ bão lụt
Thứ Năm, 04/12/2008 - 6:27 PM
Chuyện khó tin ở một vùng quê
Chị Ngô Thị Sáng, thôn Thắng Hùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá) - một "nạn nhân" của "Quy trữ tài sản".Trong số những "tuyệt chiêu" của chính quyền địa phương để thúc dân làm xong phận sự đóng góp có bài "Quy trữ tài sản tương đương". Nghĩa là, không có tiền đóng góp thì cán bộ, công an viên đến nhà, thấy có thứ gì đáng giá khuân luôn về xã...
Hiện nay, xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) còn gần 60% hộ đói nghèo, con số này những năm trước còn cao hơn. Vậy mà gần chục năm qua, bà con nơi đây vẫn phải vẹo lưng gồng gánh những khoản đóng góp, khoán phạt lạ lùng. Ai không có tiền đóng sẽ bị chính quyền địa phương dùng "biện pháp mạnh"."Quan" xã xiết nợ cả… quan tài.
Về Hải Lộc, theo sự chỉ dẫn của người dân, tôi tấp vào nhà ông Nguyễn Văn Thủy, ở thôn Lạch Trường. Trong căn nhà tuềnh toàng, ông Thủy dở khóc, dở cười kể lại chuyện bị bắt bộ ván canh vì thiếu nợ.
Năm ấy (2002), xã mở đợt cao điểm thu các khoản đóng góp của năm và tiền nợ đọng những năm trước. Chẳng biết những khoản tiền gì mà mỗi năm, nhà ông phải đóng đến mấy trăm nghìn. Cái ăn hàng ngày còn phải còng lưng tìm kiếm thì số tiền ấy, với ông, quả là quá lớn. Mấy đêm, ông trằn trọc tìm "lối thoát", bấu víu vào hy vọng: "Chưa có đóng thì gắng xin họ cho khất, khi con về thì trả nợ sau !".
Niềm hy vọng nhỏ nhoi của ông nhanh chóng bị dập tắt khi một ngày nọ chính quyền xã và thôn ập vào.Ông Thủy kể, hôm ấy, ông đi biển về, thấy bà ngồi sụt sùi, nghe bà thuật lại câu chuyện, ông thấy trời đất như chao đảo, quay cuồng. Thì ra, khi ông đi làm, xã, thôn đã cho người đến "quy trữ tài sản". Nhà chỉ có duy nhất mấy tấm ván canh, ông tậu phòng xa lo hậu sự cho mình, là đáng giá nên họ đã khuân đi.Ông bảo, khi ấy, tiếc mấy tấm ván thì ít, mà cay đắng về cách hành xử của những người được coi là "đầy tớ của dân" thì nhiều. "Khốn nạn thay cái kiếp nhà nghèo! Đến mấy tấm ván hậu sự mà cũng không giữ được thì mặt mũi đâu mà thấy mọi người!".
Hơn năm sau kể từ ngày kinh hoàng ấy, anh Nguyễn Văn Năm, con trai út của ông từ Nam ra. Thấy bố kể chuyện, anh dốc nhẵn túi lên xã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp của gia đình. Lần ấy, cả nợ cũ lẫn lãi, anh nộp cho xã hơn 1 triệu đồng. Đóng xong, ngỡ là được lấy mấy tấm ván về, nào ngờ... Anh ngã ngửa khi người ta bảo, muốn lấy ván về thì phải nộp tiền lưu kho 5 nghìn đồng một ngày. Hơn một năm trời "nằm trên xã", "phí trông coi" có khi lớn hơn cả giá trị mấy tấm ván. Suy tính thiệt hơn, lại thêm cạn túi, anh đành tay không lủi thủi ra về…
Mới đây, khi một phóng viên đến tìm hiểu sự việc nhà ông Thuỷ, mấy tấm ván canh, có cái đã bị mọt, bỗng được khiêng trả lại cho chủ cũ. (Ảnh: NTNN)Đăng ảnh nồi cháo là... bôi xấu lãnh đạo thôn
Câu chuyện giữa tôi và gia đình ông Thuỷ bị cắt dở giữa chừng bởi sự xuất hiện của mấy người lạ mặt. Họ là cán bộ thôn và công an xã. Như nhiều chuyến công tác khác, tôi xuất trình đầy đủ những giấy tờ cần thiết. Tưởng thế là xong, nào ngờ họ nằng nặc mời chúng tôi ra hội trường thôn để làm việc.
Theo sự giới thiệu của ông Lê Trường Sinh - Trưởng thôn Lạch Trường thì những người đang làm việc với tôi có ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an xã, ông Đinh Văn Khoa - Phó Công an xã, ông Đinh Ngọc Tuyên - Bí thư Chi bộ thôn Lạch Trường, ông Nguyễn Văn Sen - Phó thôn, Công an viên thôn Lạch Trường.
Ông Lê Trường Sinh bảo, chính quyền địa phương luôn... tôn trọng báo chí và sẵn sàng để báo chí tự do tác nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm của ông là tôi nên thông qua chính quyền địa phương, trước khi vào dân tìm hiểu, nắm bắt tình hình !Sau khi ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an xã hoàn thành thủ tục "vào sổ" giấy tờ của tôi thì ông Sinh bắt đầu vào việc. Theo ông, "quy trữ tài sản" là việc làm... cần thiết để chính quyền xử lý những hộ gia đình chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp do Nhà nước và địa phương quy định.
Cụ thể trường hợp nhà anh Năm, do chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp năm 2001-2002 nên xã đã tiến hành tạm thu mấy tấm ván trên...Rời thôn Lạch Trường, tôi vòng lại thôn Thắng Hùng, ghé thăm gia đình chị Ngô Thị Sáng, cũng nằm trong diện bị "quy trữ tài sản". Năm ấy, nhà chị nợ hơn 100 nghìn tiền đóng góp. Nhà những chục người, toàn trẻ con lít nhít nên làm chẳng đủ ăn. Do vậy, khoản nợ mấy lần xã giục nộp chị chẳng biết xoay đâu. Hôm cán bộ đến, chị đã hết lời khẩn xin, nhưng họ không nghe. Cuối cùng, thấy nhà chị có một chiếc bàn và một chiếc ghế sa lông nan, họ đã khuân đi.Lúc tôi đến, chị Sáng đang cùng các con ăn trưa. Bữa trưa là nồi cháo trắng cùng mấy con cá vụn. Cá này, dân biển mua rẻ như cho. Đang hí hoáy ghi hình bữa trưa đạm bạc ấy, không biết từ đâu, 4- 5 người mở cổng ập vào. Lại là mấy cán bộ thôn "mẫn cán" đến "nắm bắt tình hình". Thấy chị Sáng tiếp tục chia sẻ cùng tôi cuộc sống vất vả, một thanh niên cắt ngang: "Các anh ở đâu thế nhỉ? Sao thấy là lạ nhỉ?". Tôi dừng ghi, bình thản trả lời: "Tôi là nhà báo anh ạ!". Tưởng thế là xong, bởi khi sáng, ông trưởng công an xã đã kiểm tra giấy tờ của tôi rồi. Thế nhưng, một người trong đoàn lại bảo, xã chưa... báo cáo cho thôn biết.
Chị Ngô Thị Sáng, nước mắt ngắn dài nhắc lại chuyện cũ. (Ảnh: NTNN)Đang lúc đôi co thì ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an xã đến. Ông thừa nhận, giấy tờ của tôi là hoàn toàn hợp lệ. Nhưng một người tự xưng là trưởng thôn gay gắt: "Nếu chú mà ghi lại hình ảnh kia kìa (nồi cháo- PV) thì chú bỏ ngay đi! Tôi khẳng định nhà này là... vớ vẩn!".
Nghe ông trưởng thôn nói vậy, chị Sáng ôm mặt khóc oà. Còn nồi cháo thì mắt trước mắt sau, người ta đã đem đi đâu mất. Theo yêu cầu của mấy người lạ mặt ấy, tôi lại về hội trường của thôn Thắng Hùng để cùng họ... trao đổi công việc!Tại hội trường, ông trưởng thôn dặn tôi không được đưa hình ảnh nồi cháo của chị Sáng lên báo, vì như thế thì khác gì bôi xấu đội ngũ lãnh đạo thôn. Ông nhấn mạnh, nếu tôi "cố tình" đề cập đến vấn đề... không đẹp này, ông sẽ có ý kiến ngay !"Phép công"... ông cứ làm !
Biết có nhà báo về, mấy bô lão ở thôn Hưng Thái cứ đạp xe lên xuống kiếm tìm. Theo chân họ, tôi về thăm gia đình chị Đồng Thị Liệu, nhà ở ngay mặt con đường dẫn lên trung tâm xã. Lần tiếp xúc với dân này, chính quyền địa phương không "mời" tôi về trụ sở như hai thôn trước, mà thay đổi "chiến thuật". Hễ tôi đi đến đâu, gặp ai thì luôn có một công an viên đi kèm.
Trò chuyện với chị Liệu, chúng tôi luôn được một công an viên kè kè bên cạnh. (Ảnh: NTNN)Tiếp chuyện tôi, chị Liệu không cầm được nước mắt. Chị bảo, chị không biết chữ và cũng ít đi ra ngoài. Thế nhưng, trong thâm tâm mình, chị tin chắc một điều rằng chẳng có nơi đâu người dân lại khổ như ở đất này.
Đợt cao điểm "quy trữ tài sản" năm 2004, gia đình chị bị tạm thu một chiếc ti vi, tài sản đáng giá duy nhất lúc đó. Sáng hôm ấy, chị đang lúi húi nấu cơm còn chồng chị bế con thì "đoàn công tác" tấp vào nhà. Không thu được những khoản nợ đọng, đoàn tạm thu luôn chiếc TV. Thấy nhà bỗng dưng "mất" của, chị nước mắt như mưa. Van nài, xin xỏ nhưng vì "việc công", những "công bộc của nhân dân" ấy vẫn không hề xúc động.
Năm sau, cào cấu vay mượn được chút tiền, chồng chị lên xã xin "chuộc lại" chiếc ti vi. Thế nhưng, chẳng hiểu họ bảo quản thế nào mà đem về được nửa tháng thì tậm tịt. Tiếc của, chị lại thêm một bận ôm mặt khóc tu tu.(Còn tiếp)Theo Đào Thanh Tuy - Nông thôn ngày nayThứ Sáu, 05/12/2008 - 3:48 PM
Chuyện khó tin ở vùng quê đau khổ:
Cưỡng ép làm từ thiện và án phạt "chuồng tiêu"
Nhà bà Sánh chỉ có duy nhất chiếc tivi chưa đầy 500 nghìn. (Ảnh: NTNN)Bà Nguyễn Thị Sánh, thôn Y Vích, xã Hải Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hoá) vừa sống qua những ngày ác mộng. Nhà sát biển, khi nhà nước đầu tư xây kè Y Vích, bà được đền bù 13,2 triệu đồng. Vừa ra khỏi uỷ ban, cán bộ xã, thôn đã bám theo, "cấu" đi của bà... 10 triệu !Vụ "áp phe" kỳ lạ.
Hôm ấy, ngày 17/11/2008, nhận tiền xong, bà cùng cô Đỗ Thị Xuyến, nhà kế bên, vội vã ra về. Cả đời dầm mình bên chạt muối, làm thuê đủ việc, mỗi ngày chỉ kiếm chưa đầy chục nghìn thì việc có tiền triệu trong tay, với bà quả như mơ.Đang bồng bềnh với suy tính dành dụm tiền làm lại nhà mới, đến đầu đường rẽ vào xóm mình, bất ngờ mấy cán bộ xã, thôn đổ ra chặn lại.
Họ mời hai người về trụ sở thôn đóng góp cho... nhà chùa một chút. Cô Xuyến nhanh trí: "Tôi chỉ nhận tiền thay cho bố mẹ. Việc ủng hộ nhà chùa, tôi phải về xin ý kiến bố mẹ tôi đã!". Nói dứt câu, cô nhanh chân về mất. Còn lại một mình, bà chẳng biết thoái thác làm sao, đành lững thững theo họ.Về tới hội trường ngồi chưa ấm chỗ, bà tá hoả khi biết số tiền mình phải ủng hộ là 10 triệu đồng.
Bà kể, khi ấy, bởi bất ngờ nhận được số tiền quá lớn, rồi thình lình bị triệu về thôn, bà hồn xiêu phách lạc nên chẳng nghĩ được gì, người ta bảo sao thì nghe vậy, như người mộng du, mê sảng. Làm xong cái việc "tình nguyện lạ lùng" đó, bà liêu xiêu bước ra.Ra đến cổng, trấn tĩnh, bà mới giật mình nhận ra cái việc dại dột của mình. Nghĩ vậy bà lại hốt hoảng bổ vào: "Các chú ơi, các chú cũng biết hoàn cảnh của tôi rồi đấy. Tôi bị mất nhà, giờ cúng ngần ấy tiền thì tôi biết ở vào đâu. Các chú cho tôi xin lại chút ít, còn bao nhiêu tôi sẽ ủng hộ!".
Nài nỉ, xin xỏ hết lời nhưng vô dụng. Những lời nước mắt ấy, họ - những công bộc của dân bỏ ngoài tai.Ở thôn Y Vích này đâu chỉ có duy nhất trường hợp bà Sánh mà nhiều nhà khác, khi đi nhận tiền đền bù, cũng đều bị xã, thôn "đè ra", bắt ủng hộ chùa. Ai cứng thì còn giữ lại được tiền, ai yếu bóng vía, mềm lòng thì coi như mất.Như nhà ông Trịnh Văn Hùng, nhận đền bù được 2,4 triệu, chưa kịp mang về nhà thì đã bị "tước mất" 1 triệu. Hôm đó, vợ ông đi lĩnh tiền. Lúc bà về, biết chuyện ông nổi đóa: "Nếu chùa cần ủng hộ thì phải đến nhà, đằng này giữa đường giữa chợ. Mà đấy, ủng hộ thì tuỳ tâm chứ sao lại ép người ta thế !".Hãi ông "đầy tớ nhân dân" !Đang bị dân tố cáo, bị thanh tra huyện phanh phui hàng loạt những việc làm sai trái, nên khi thấy tôi đến làm việc với gia đình bà Sánh thì trưởng thôn và công an viên đã tìm đến.Cũng như những lần khác, vẫn là những câu hỏi "Các anh là ai? đến đây có việc gì?".
Vẫn "chiêu" cũ, họ bảo, tình hình an ninh trật tự ở thôn đang phức tạp, đề nghị tôi về thôn. Bị cản trở quá nhiều lần, tôi nhất quyết không về. Một người mặc quần áo công an viên hùng hổ lao vào, vừa lớn tiếng nạt nộ vừa che ống kính không cho tôi ghi hình bà Sánh. "Anh không về không được chứ! Phải về!", tay vung loạn xạ, mắt trợn trừng trừng, người công an viên ấy quát.Thấy người công an viên coi thường luật pháp, một người dân ở đó nói: "Các anh ấy có thẻ nhà báo, có giấy giới thiệu thì không phải đi đâu hết, cứ làm việc bình thường".
Người công an viên ấy quay ra xử lý "kẻ nhiều chuyện" trên: "Tao không làm việc với mày!". Không những thế, khi tống cổ được người dân dám to gan "dí mũi" vào "việc nhà quan" ra khỏi nhà bà Sánh, vị công bộc của dân ấy lại tiếp tục xả ra những lời lẽ vô cùng tục tĩu. Chứng kiến cảnh ấy, đông đảo người dân tới xem ai cũng kinh ngạc, hãi hùng.
Đang làm việc thì vị công an viên này lao vào nạt nộ. (Ảnh: NTNN)Làm việc với lãnh đạo xã, thôn, tôi được ông Dương Văn Hùng - Thường trực Đảng, cán bộ văn phòng Ủy ban xã cho biết, trường hợp của bà Sánh là do bà chưa dỡ nhà nên Ban giải phóng mặt bằng của huyện... giữ lại tiền, chờ bà dỡ xong nhà sẽ trả nốt. Ông Đinh Văn Khoa - Cán bộ tư pháp kiêm Phó Công an cũng khẳng định, số tiền 10 triệu đồng của bà Sánh do Ban giải phóng mặt bằng của huyện giữ.
Tôi đã liên hệ với ông Đào Ngọc Quỳnh - Cán bộ Phòng Nông nghiệp Nông thôn, thành viên của Ban GPMB Hải Lộc thì được biết, hôm ấy, chính ông tham gia trả tiền đền bù cho dân. Như nhiều hộ dân khác, bà Nguyễn Thị Sánh đã nhận đầy đủ số tiền là 13,2 triệu đồng. Việc xã nói Ban giải phóng mặt bằng huyện giữ lại 10 triệu của bà là hoàn toàn bịa đặt!Án phạt "chuồng tiêu""... Các thứ thuế kể chi cho xiết; Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng; Làm cho thập thất, cửu không; Làm cho đau đớn khốn cùng không thôi...". Những vần thơ ấy là của nhà yêu nước Phan Bội Châu gần trăm năm trước, nói về sự bóc lột tàn tệ của thực dân, phong kiến.
Ở Hải Lộc, mấy năm nay, chính quyền địa phương cũng tiến hành thu khoản thu kỳ quặc đó.Khoản thu này được đổi tên thành "Tạm thu vệ sinh môi trường" hay "Phạt vệ sinh nông thôn". Đối tượng bị tạm thu, bị phạt là những hộ gia đình không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn...
Nhiều người dân đã đem sổ đóng góp đến tố khổ khoản phạt... chuồng tiêu. (Ảnh: NTNN)Trở lại trường hợp của chị Ngô Thị Sáng ở thôn Thắng Hùng. Nhà có 10 khẩu nên cái khoản "tạm thu" này với gia đình chị vô cùng... nặng ký. Chị Sáng đưa cho chúng tôi xem cuốn sổ theo dõi đóng góp của gia đình mình. Trung bình mỗi năm, gia đình chị phải thực hiện trên 20 khoản đóng góp và số tiền phải nộp là trên 1 triệu đồng. Không có tiền để đóng cũng không gì để "quy trữ tài sản" nên xã cho gia đình chị nợ, nhưng phải chịu lãi suất 20%/năm. Số tiền nợ đọng của gia đình chị lãi mẹ đẻ lãi con, "lớn nhanh" như thổi.
Cụ thể, năm 2004, gia đình chị phải đóng góp số tiền là 624 nghìn đồng, cộng với số tiền nợ cũ đã tính lãi là 544 nghìn đồng, tổng cộng chị phải nộp 1,168 triệu đồng. Năm ấy, thiếu ăn, gia đình chị chỉ nộp được chút ít, còn đâu nợ lại. Sang đến năm 2005, số tiền gia đình phải nộp 1,044 triệu đồng, cộng với nợ năm trước và khoản lãi là gần 300 nghìn (thể hiện trong sổ), tổng cộng chị phải nộp gần 2,5 triệu đồng. Không muốn khoản nợ của mình ngày một lớn dần thêm, năm này, chị đã cố gắng vay mượn để đóng nhưng vẫn còn nợ lại 1,963 triệu đồng. Sang đến năm 2006, khoản nợ trên, cùng với các khoản đóng góp mới thì số tiền mà gia đình chị phải nộp 3,8 triệu đồng. Sang đến năm 2007, với khoản đóng góp là hơn 1 triệu đồng, cộng nợ cũ và khoản lãi là 672 nghìn đồng, gia đình chị phải gánh khoản nợ trên 5,2 triệu đồng.Quá hốt hoảng với số nợ khổng lồ, hễ kiếm được chút tiền nào là chị lại vội vàng lên xã nộp, khi thì 200 nghìn, khi thì 700 nghìn.
Năm 2008, nợ cũ cùng những khoản đóng góp mới, gia đình chị vẫn nợ đến hơn 5,5 triệu đồng.Trong số những khoản đóng góp hàng năm thì khoản phạt vệ sinh môi trường chiếm phần nhiều. Căn cứ vào cuốn sổ đóng góp của gia đình chị Sáng thì khoản tạm thu này được bắt đầu từ năm 2005, mỗi khẩu là 20 nghìn đồng, bất kể là người lớn hay đứa trẻ còn đang ẵm ngửa. Sang năm 2006, khoản thu này đã tăng lên 30 nghìn đồng/khẩu, nhà chị phải đóng 300 nghìn đồng. Năm 2007, không biết được thuyên giảm bởi lý do gì, khoản đóng góp này chỉ còn 240 nghìn đồng. Năm 2008, khoản thu này lại tăng đột biến là 440 nghìn đồng. Như vậy, chỉ tính từ năm 2005 đến năm 2008, nhà chị phải nộp cả thảy 1,180 triệu đồng tiền phạt vệ sinh.Để thoát "cái án" này, gia đình chị vừa bóp mồm bóp miệng cho ra đời cái "công trình thế kỷ". Hơn triệu bạc đã đi tong ! Để có đủ số tiền ấy, vợ chồng chị đã phải lạy lục vay mượn khắp nơi.
Để thoát án phạt, chị Sáng đã phải vay mượn để làm "công trình thế kỷ" này. (Ảnh: NTNN)Không may mắn như nhà chị Sáng, nhà bà Nguyễn Thị Xuyên (thôn Thắng Hùng) đến giờ vẫn chưa có cái "người trong muốn ra, người ngoài muốn vào" ấy.Ở Hải Lộc, có rất nhiều gia đình phải chịu khoản phạt trên. Có những gia đình "dính" phạt đến 3 - 4 bận và đến bây giờ "cái án" ấy vẫn còn tiếp tục chình ình trước mặt.Khi tìm hiểu cái chuyện tế nhị này, có người đã chua chát nói với tôi rằng: "Đấy, anh xem, cảnh nhà tôi nó thế! Ăn còn chẳng có thì lấy gì mà xây nhà vệ sinh! Mà sao ông trời oái oăm thế! Đã cho người ta ăn lại còn bắt người ta... Nếu không có cái khoản ấy thì làm sao nhà tôi bị phạt!".(Còn tiếp)
Theo Đào Thanh Tuy - Nông thôn ngày nayThứ Hai, 08/12/2008 - 2:43 PM
Chuyện khó tin ở một vùng quê:
Không nộp đủ thì xã… "cấm cửa"
Ở xã Hải Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa, không hiếm những đứa trẻ sống ngoài vòng pháp luật với chung một nguyên nhân, bố mẹ chúng là "con nợ" của xã. Không chỉ vậy, đòn hiểm cắt điện giữa mùa hè sẽ được áp dụng đến khi nào… nộp đủ thì thôi.Tuyệt đường sinh sốngAnh Nguyễn Văn Tích và chị Phạm Thị Nga ở cùng thôn Tân Lộc yêu nhau say đắm. Gia đình ủng hộ, Đoàn Thanh niên cơ sở viết giấy giới thiệu để đoàn cấp xã ủng hộ, tác thành.Ngày 3/11/2008, khi anh Tích, chị Nga đi đăng ký kết hôn, xã thẳng tay chối từ.
Trong sổ Theo dõi nghĩa vụ và đóng góp của gia đình do UBND xã Hải Lộc cấp thì phần quy định có ghi rõ ràng: "Mỗi khi đến giao dịch với địa phương, phải xuất trình sổ kế hoạch gia đình". Theo ông Nguyễn Văn Thoa (bố anh Tích), gia đình ông còn thiếu xã khoản tiền mua vật tư phòng chống bão lụt năm 2008.Khoản phí mua vật tư ấy chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng ông quyết không đóng bởi theo ông, đó là khoản thu vô cùng phi lý.
Nghiêm trọng hơn, khoản thu ấy lại xuất hiện ngay sau khi xã thoái trả lại dân hai khoản thu sai khác.Theo tìm hiểu của mình, ông Thoa biết, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định miễn 2 loại phí An ninh quốc phòng và phí Phòng chống thiên tai từ 1/1/2008. Không hiểu vì sao UBND xã Hải Lộc vẫn thực hiện thu hai loại phí này, chỉ có điều xã đổi tên thành "quỹ". Khi bị người dân phát hiện, "nuốt" không trôi, xã đành phải thoái trả.Vừa trả lại tiền dân xong, ngay lập tức xã lại đứng ra thu một loại phí khác có tên: Phí mua vật tư phòng chống bão lụt. Trên mỗi tờ phiếu thu (không có dấu), chính quyền sở tại nhấn mạnh cụm từ "huyện giao".
Về nhà chồng nhưng chị Nga (giữa) vẫn chưa có giấy đăng ký kết hôn. (Ảnh: NTNN)Anh Trịnh Văn Thành ở thôn Đa Phạn đã có 2 mặt con. Thế nhưng, các con anh giờ vẫn chưa có giấy khai sinh. Ngay cả chuyện anh lấy vợ, xã cũng không "chứng thực". Hôm xuống Ủy ban đăng ký kết hôn, anh Thành mới ngã ngửa khi biết gia đình mình còn nợ khoản tiền tương đương với 1,5 tấn thóc. Với khoản lãi ròng là 20%, mấy năm qua, anh đã phải lăn lộn khắp nơi làm thuê làm mướn để trả dần. Hiện anh vẫn nợ chừng 500 nghìn đồng. Còn nợ thì xã còn... cấm cửa, nên anh vẫn phải chịu cảnh hôn nhân không giá thú, các con anh không có giấy khai sinh.
Trong căn nhà rộng chưa đầy chục mét vuông, chỉ có mỗi chiếc giường ọp ẹp, anh Thành lo lắng: "Không có giấy khai sinh thì không biết vài năm nữa, con tôi sẽ đi học thế nào!".Không dừng lại đó, việc bị "cấm vận" đã đẩy gia đình anh vào ngõ cụt. Mấy năm trước, anh muốn vay vốn ngân hàng mua thuyền đánh bắt hải sản nhưng không có dấu xác nhận của xã nên đành chịu. Năm ngoái, anh phiêu dạt vào Bình Dương làm thuê và đón vợ vào, thế nhưng vì không có hôn thú nên chính quyền địa phương không cho hai người sống chung. Cảnh làm thuê, thu nhập bọt bèo mà lại phải thuê hai chỗ ở, không chịu nổi, anh lại phải đẩy vợ về quê.
Bị "tuyệt đường" làm ăn, anh Trịnh Văn Thành chỉ có gian nhà trống hoác. (Ảnh: NTNN)Trao đổi với chính quyền xã, chúng tôi được ông Dương Văn Hùng - Thường trực Đảng uỷ, cán bộ văn phòng xã, ráo hoảnh cho hay, việc xã từ chối giao dịch, không cho dấu đối với những hộ gia đình nợ đọng tiền đóng góp là đúng với... quy định của Nhà nước. Theo ông Hùng, việc "phong toả con dấu" cũng là thể hiện tính... công bằng xã hội. Ai hoàn thành thì được phép giao dịch, còn ai chưa hoàn thành thì đương nhiên xã có quyền... đóng cửa mời về !"Đòn hiểm" cúp điệnBà Trần Thị Vấn (thôn Thắng Hùng) năm nay tuổi đã xấp xỉ 60. Ngôi nhà cấp bốn thấp lè tè của bà nằm chìm hẳn trong con ngõ cũ kỹ, rêu phong. Bà đang có khách. Khách chẳng đâu xa, vẫn là những người hàng xóm có nét mặt khắc khổ, gầy mòn. Họ đến để biếu bà tiền. Người 5 nghìn, người 10 nghìn, người chỉ có vài trăm đồng nhàu nhĩ. Ai cho gì bà cũng nhận và cảm ơn bằng nước mắt lã chã. Bà cần tiền để ra Hà Nội thăm anh con trai đang nằm điều trị ở Viện bỏng. Mấy hôm trước, đi làm thuê trên biển, gặp tai nạn, con trai bà bị bỏng toàn thân, bệnh viện tỉnh lắc đầu, bảo phải ra trung ương mới mong cứu được.
Bà Vấn được hàng xóm ủng hộ tiền để đi thăm con. (Ảnh: NTNN)Nghèo xác xơ vậy nên từ trước đến nay, gia đình bà là nạn nhân thường xuyên của những "tuyệt chiêu" oái oăm của chính quyền sở tại. Trong tất cả các... "võ hiểm" thì không món nào bà hãi hùng bằng "cú đòn" cúp điện.
Theo bà Vấn và nhiều hộ dân khác thì mỗi năm, cứ đến chừng tháng 4, tháng 5 là xã mở "chiến dịch" huy động các khoản đóng góp. Nhà nào chưa xong "bổn phận" thì ngay lập tức bị trừng phạt bằng "biện pháp tối ưu": Đưa vào danh sách cắt điện. Giữa cái nắng nóng hầm hập ngày hè, không điện nghĩa là không quạt, không nước.Gia đình bà Vấn bị cắt điện năm 2004. Khi ấy, bà có đứa cháu chưa đầy 3 tháng tuổi. Cái nóng như đốt như thiêu làm cháu bà khóc đến lạc giọng. Ban ngày, bà bế cháu lê la khắp xóm để "hưởng" nhờ tí quạt, đến đêm về nhà quạt tay phành phạch mà vẫn ngột ngạt. Không ngủ được bà lại bế cháu ra sân, đổ nước lênh láng, lót nilon để nằm cho mát. Nhưng rồi, biện pháp thủ công ấy cũng chẳng ăn thua. Mồ hôi bà, mồ hôi cháu cứ vã ra, quện vào nhau mặn chát. Xã còn tuyên bố, sẽ phạt nặng những ai dám cho các hộ bị cắt điện đấu nhờ đường dây.Chị Lê Thị Sông (thôn Thắng Hùng) có chồng là anh Hoàng Văn Hiển bị tâm thần. "Mùa đóng góp" năm nay, bởi không hoàn thành nghĩa vụ nên nhà chị cũng có 2 tháng "vượt qua thử thách". Không có điện giữa những ngày hầm hập nóng, chị lại phải ngửa mặt đi mượn, đi vay...
Tháng 5/2008, UBND huyện Hậu Lộc đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra các lĩnh vực như Kinh tế- Xã hội- Ngân sách xã- Đất đai và Xây dựng ngân sách tại xã Hải Lộc.
Chỉ điểm qua công tác quản lý thu chi năm 2006, đoàn thanh tra đã phát hiện hàng loạt những khoản thu chi bỏ ngoài ngân sách và một số loại quỹ quản lý, sử dụng không đúng quy định hiện hành. Theo đó, trong chi chít các khoản mà xã tiến hành thu năm này thì đã có đến 16 khoản "có vấn đề". Đó là các khoản: Đóng góp xây dựng trường; Đóng góp xây dựng ngân sách; Bổ sung xây dựng trường; Phạt vi phạm dân số; Phạt nợ tồn đọng; Thu nợ tồn đọng; Phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự; Phạt vi phạm VSMT; Thuế đất ở; Thu quỹ nghĩa vụ công ích; Thu quỹ giao thông nông thôn; Thu quỹ an ninh quốc phòng; Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Quỹ phòng chống thiên tai; Quỹ bảo trợ trẻ em; Quỹ chất độc da cam; Quỹ vì người nghèo; Quỹ khuyến học.
Theo Đào Thanh Tuy - Nông thôn ngày nayThứ Tư, 10/12/2008 - 6:26 PM
Chuyện khó tin ở một vùng quê
"Dằn mặt" người chỉ đường, chặn tiền cứu trợ bão lụt
Anh Đinh Văn Tập bị công an xã bủa vây, bắt giữ trên kè. (Ảnh: NTNN)Vì chỉ đường cho nhà báo, anh Đinh Văn Tập đã được mời làm việc bằng cách "khoá tay, xốc nách" giữa đường. Chưa "no" với các khoản khoán phạt, quy trữ tài sản..., lãnh đạo xã Hải Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa còn "ăn ngon" cả tiền cứu trợ bão lụt của những người dân khốn cùng.Bắt người vô cớSáng 22/11/2008, đang tiếp xúc với mấy hộ dân ở thôn Thắng Hùng, xã Hải Lộc tôi giật mình bởi những tiếng la ó phía ngoài kè biển…Trên triền kè, Phó Công an xã Bùi Văn Tảo cùng mấy công an viên đang bắt giữ anh Đinh Văn Tập, người khi sáng đưa chúng tôi trở lại thôn này. Ông Tảo mặc quần áo dân sự, cùng cấp dưới cố sức khoá tay, khống chế người mình muốn bắt. Anh Tập cũng cố gắng vùng vẫy thoát ra. Sự việc chỉ tạm dừng khi đèn máy ảnh của chúng tôi loé lên.Thấy chúng tôi bất ngờ xuất hiện, mấy công an viên ở vòng ngoài cùng cán bộ thôn Thắng Hùng lập tức áp sát, ngăn lại. Họ yêu cầu không chụp ảnh và mời chúng tôi... đi nơi khác. Mỗi khi chúng tôi giơ máy ảnh lên, ngay lập tức một số công an viên sấn vào... che ống kính.
Theo anh Tập, sau khi chỉ đường cho chúng tôi vào thôn Thắng Hùng, anh quay ra kè biển để quan sát mấy lồng ngao của mình. Không biết từ đâu, ông Bùi Văn Tảo, ông Đinh Văn Khoa - Phó Công an xã cùng gần chục công an viên xuất hiện, "yêu cầu" anh về hội trường thôn làm việc. Xét thấy mình không mắc mớ gì với chính quyền, lại bị "mời" giữa đường giữa chợ, anh Tập thẳng thừng từ chối."Nói ngọt" mà con dân không nghe, những "đầy tớ của dân" ấy… đòi bắt! Họ xúm vào, mỗi người một nách, quyết xốc anh đi. Anh Tập yêu cầu họ trình lệnh bắt hay chí ít là giấy mời làm việc, nhưng, họ không thể đáp ứng.Theo đề nghị của chúng tôi, anh Tập quay xe chở tôi về. Ông Bùi Văn Tảo, Phó Công an xã lại lao vào giật chìa khoá xe của anh Tập.
Không còn cách nào khác, tôi bảo với đồng nghiệp, bất cứ ai có hành động cản trở thì ngay lập tức ghi hình. Nghe tôi nói vậy, ông Phó công an xã mới lùi ra.Về đến nhà, còn chưa hoàn hồn thì anh Tập đã nhận được giấy triệu tập của Công an xã. Theo đó, đúng 11 giờ trưa ngày 22/11/2008, anh Tập phải có mặt ở văn phòng Công an xã để "giải quyết một số việc cần thiết".
Chặn tiền cứu trợ bão lụtTháng 5/2008, UBND huyện Hậu Lộc thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra các mặt kinh tế, ngân sách, xã hội, đất đai và xây dựng cơ bản tại xã Hải Lộc. Sau một thời gian làm việc, đoàn thanh tra đã phát hiện hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng tại địa phương này.Cơn bão số 7 năm 2005 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân xã Hải Lộc: 230 hộ bị đổ tường, tốc mái. 9 hộ nhà bị sập đổ nặng. Nhà nước cùng các tổ chức xã hội, cá nhân đã ủng hộ những gia đình bị thiệt hại do bão số tiền là 334 triệu đồng. Đảng uỷ - UBND xã có chủ trương giao xuống cho các hộ bị thiệt hại, nhưng lại... "động viên" những hộ ấy "tự nguyện" đóng góp xây dựng trường tiểu học.Trong 3 năm (từ 2004 - 2007) tổng số tiền sai phạm của UBND xã Hải Lộc đã lên tới gần 970 triệu đồng. Cùng với những sai phạm đã nêu ở trên thì công tác Quản lý ngân sách và các loại quỹ cũng có vấn đề, với số tiền sai phạm là trên 295 triệu đồng (đặc biệt nghiêm trọng, về sai phạm này, xã đã có những khoản thu, chi, trích thưởng bỏ ngoài sổ sách số tiền hơn 131 triệu đồng, chiếm dụng nguồn thu xây dựng trường học số tiền hơn 38 triệu đồng...). Công tác đầu tư xây dựng cơ bản cũng lình xình với số tiền sai phạm là 108 triệu đồng...
Làm việc với Ban cứu trợ, kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, chi trả, đoàn thanh tra được biết, toàn bộ hơn 300 triệu nói trên đã "nhảy" vào ngân sách xã qua 3 chứng từ thu, dưới hình thức "đóng góp tự nguyện".Tìm hiểu tại các hộ dân "tự nguyện đóng góp" hàng trăm triệu cho quỹ chung này, chúng tôi được biết họ đều là những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Hầu hết họ đều không biết mình được "bồi thường thiệt hại" cụ thể là bao nhiêu tiền, nhưng nếu không hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp vì việc chung của xã thì nhận được lời đe doạ: "Nếu không ký vào biên bản ủng hộ tiền, sau này có xảy ra chuyện gì thì chính quyền địa phương sẽ... không chịu trách nhiệm!".Khai khống "ăn" đền bù đất đaiTheo biên bản xác định đất ở ngày 12/4/2006 với sự chứng kiến của đại diện huyện Hậu Lộc và xã Hải Lộc, có 27 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại do xây dựng kè đê biển Y Vích…Tuy nhiên, xác minh của đoàn thanh tra thì thiệt hại không như những gì xã đã đệ trình. Căn cứ vào bản đồ địa chính thì diện tích đất bị thiệt hại chỉ là đất hoang hóa chứ không phải đất của các hộ dân. Số tiền GPMB chi trả sai là trên 230 triệu đồng.Làm việc với các hộ dân, cơ quan thanh tra phát hiện chỉ duy nhất 1 hộ nhận đủ tiền bồi thường là gần 40 triệu đồng.
Có 8 hộ ở thôn Thắng Hùng được ông trưởng thôn Nguyễn Văn Hự "nhận hộ" trên 35 triệu đồng. Các hộ còn lại thì do xã đứng ra "cầm giúp"."Truy tìm" hơn 35 triệu đồng do trưởng thôn Nguyễn Văn Hự ký nhận, đoàn thanh tra được biết, thôn đã sử dụng 20 triệu đồng vào việc sửa chữa các công trình phúc lợi của thôn, số còn lại quỹ thôn đang quản lý.Còn về số tiền mà xã "nhận thay" dân, theo xác minh của đoàn thanh tra, hội đồng bồi thường GPMB đã chi trả làm 2 đợt. Sau 2 đợt chi trả, trên 155 triệu đồng đã được "chuyển hoá" thành tiền "tình nguyện đóng góp cho xã để xây dựng trường mầm non".Cũng theo xác minh của đoàn thanh tra, toàn bộ số tiền trên 155 triệu nói trên tuy "chi tiêu" vào "mục đích chung" nhưng đã để ngoài sổ sách kế toán.
Cấm nhà báo ghi âm, chụp ảnhNhững ngày ở Hải Lộc, chúng tôi đã rất mong nhận được câu trả lời từ những lãnh đạo cao nhất của địa phương này. Tuy nhiên, dù đã đặt lịch trước nhưng chúng tôi vẫn bị lãnh đạo xã khước từ với nhiều lý do.Sau nhiều lần đi lại, chúng tôi cũng "gặp may" khi chiều ấy, bà Trịnh Thị Huyên - Chủ tịch UBND xã đang chuẩn bị khoá cửa phòng đi đâu đó thì chúng tôi vào. Bà Huyên buộc phải tiếp chúng tôi. Bà mở đầu cuộc trao đổi bằng yêu cầu nhà báo không sử dụng máy ghi âm và không chụp hình cuộc làm việc này. Bà bảo, trong luật đã... quy định rất rõ và ngay cả uỷ ban xã cũng có quy định đó. Bà chỉ cho chúng tôi xem tấm bảng có quy định "cấm chụp ảnh và ghi âm" treo ngay hội trường uỷ ban.Chúng tôi hỏi, uỷ ban xã dựa vào luật nào để ra những điều cấm vô lý trên thì nhận được câu trả lời: "Luật đây là sự đồng ý của... cá nhân tôi. Mặc dù tôi là lãnh đạo nhưng tôi không đồng ý thì các anh không được làm. Có vậy thôi!".Không thắng được cái luật vô lý này, tôi đồng ý cách thức làm việc theo đúng như bà Huyên yêu cầu. Buổi làm việc có thêm một thư ký, ghi biên bản. Cuối buổi làm việc, tôi đã yêu cầu được chụp lại biên bản của cuộc làm việc trên trước khi ký tên thống nhất những nội dung mà mình đã trao đổi. Thế nhưng, mong muốn ấy của tôi đã bị gạt đi. Vậy là, cả buổi chiều "thẳng thắn trao đổi" coi như đã ném xuống sông xuống bể.
Thay lời kết
Những ngày ở Hải Lộc, nhiều người dân đã chuyển đến chúng tôi lời thắc mắc rằng, tại sao những kẻ coi trời bằng vung vẫn chưa bị pháp luật xử lý nghiêm minh?! Phải chăng những "cường hào mới" ở địa phương nghèo khó này có sự "đỡ đầu", bao che nên mới lộng hành, coi thường kỷ cương phép nước tới vậy!? Những câu hỏi này xin chuyển đến các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá.Theo Đào Thanh Tuy - Nông thôn ngày nay
===
BÌNH LUẬN CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ:
Trong chế độ cộng sản, dân chúng bị tịch thu nhà của, giường phản, trâu bò, gà vịt, dao cuốc vì thiếu thuế, hay không có tiền đóng các khoản thu nhập cho các đại quan. Đó là chuyện thường!
"Cái đêm hôm ấy đêm gì" của Phùng Gia Lộc đã nói lên nỗi khổ của nhân dân Việt Nam trong chế độ cộng sản. Có lẽ thời Pháp thuộc cũng không có vụ này!
Xin đọc Phùng Gia Lộc ở Sơn Trung Thư Trang
http://sontrung.blogspot.com
==
THƠ NGÔ MINH HẰNG
THƠ NGÔ MINH HẰNG
MÙA HỒNG
Tháng này hồng chín rồi anh
Cả trăm trái đỏ trên cành xôn xao
Đã toan hái mấy trái vào
Nhâm nhi hương vị ngọt ngào, bỗng dưng
Không ai bảo, tự nhiên ngừng
Vườn hồng, chân bước nửa chừng, lại thôi ...
Hồng thì ngọt, tất nhiên rồi
Nhưng không ngon nữa, bởi đời vắng anh
Đàn hay, thiếu bạn đồng thanh
Người xưa đã đập tan tành đấy thôi!
Từ ta duyên rẽ làm đôi
Hồng không hương vị như thời còn nhau
Nhìn hồng, hồng đỏ, lòng đau
Nhìn anh, anh với con tàu mờ xa
Nhìn tôi, tôi giữa sân ga
Nhìn đời, đời vẫn nhạt nhòa mưa bay Anh ơi, hồng chín tháng này
Đếm hồng rụng kín gốc cây, tôi buồn ...
Song Châu Diễm Ngọc Nhân
MÙA HỒNG
Tháng này hồng chín rồi anh
Cả trăm trái đỏ trên cành xôn xao
Đã toan hái mấy trái vào
Nhâm nhi hương vị ngọt ngào, bỗng dưng
Không ai bảo, tự nhiên ngừng
Vườn hồng, chân bước nửa chừng, lại thôi ...
Hồng thì ngọt, tất nhiên rồi
Nhưng không ngon nữa, bởi đời vắng anh
Đàn hay, thiếu bạn đồng thanh
Người xưa đã đập tan tành đấy thôi!
Từ ta duyên rẽ làm đôi
Hồng không hương vị như thời còn nhau
Nhìn hồng, hồng đỏ, lòng đau
Nhìn anh, anh với con tàu mờ xa
Nhìn tôi, tôi giữa sân ga
Nhìn đời, đời vẫn nhạt nhòa mưa bay Anh ơi, hồng chín tháng này
Đếm hồng rụng kín gốc cây, tôi buồn ...
Song Châu Diễm Ngọc Nhân
Wednesday, December 10, 2008
NGUYÊN PHONG * LÁ THƯ TỪ BÊN KIA THẾ GIỚI
Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới
AUTHOR: Nguyên Phong
http://story. bennhac.com/ long-story/ 337/La-Thu- Tu-Ben-Kia- The-Gioi/ 0/0/review/ new-file- sharing-server. html
Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:
"Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được".
Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La revue spirite:
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.
Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cơ bút này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:
Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mõi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết.
Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha.
Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.
Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người?
Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặc câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.
Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú v.v....
Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là <<"cổ hủ, lỗi thời">>; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt.
Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau.
Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi.
Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
NAM MÔ AMERICA
TRUYỆN NGẮN KHÔNG GHI TÊN TÁC GIẢ
Tôi làm cho chương trình Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên (C.P.S.) đã hơn 15 năm. Đây là một chương trình có mạng lưới rộng khắp, phục vụ suốt ngày đêm tại các thành phố trên toàn nước Mỹ. Tôi ở trong đội Ứng phó Khẩn cấp (Emergency Response). Còn nhớ hơn mười năm trước, sau 3 năm làm việc an toàn, trôi chảy, khi đọc tạp chí Forbes nói về các nghề nghiệp "sinh tử" nhất của Mỹ, tờ báo nầy nói lên một nhận định làm tôi hoảng hồn: "Ở Mỹ có hai nghề dân sự bị áp lực ngoại cảnh xã hội nặng nề nhất vì có thể gây chết người bất cứ lúc nào nếu thiếu sự cẩn trọng nghề nghiệp, đó là nghề Điều hành Không lưu (Air Controller) và nghề Bảo Vệ Trẻ Em, đội Ứng phó Khẩn cấp" – mà tôi đang làm. Nghề không lưu mà lơ đãng theo dõi chuyến bay để phân định không chuẩn xác thì máy bay đụng nhau. Nghề bảo vệ thiếu niên, con trẻ mà không giải quyết vấn đề kịp thời thì sẽ bị bức hại bởi người nuôi nấng.
Hôm nay, tới phiên tôi trực. Theo quy định, mỗi nhân viên trực có trách nhiệm thụ lý tối đa là 2 hồ sơ trong suốt một ngày trực. Dù hôm nay mới 2 giờ chiều, nhưng tôi đã được phân công làm việc với hai trường hợp khẩn cấp rồi. Theo nguyên tắc chuyên ngành thì kể như xong nợ trong ngày. Thế mà khi đang ung dung ngồi mơ mộng một chút trên chiếc máy vi tính, gã quản lý chương trình lại lên tiếng gọi tôi, hỏi:
- Nầy, cậu có thể nhận thêm một "case" (thụ lý một hồ sơ) nữa không? Cậu sẽ được trả thêm tiền phụ trội ngoài giờ tối đa đó nha.
Từ sáng sớm, nhận sự phân công lần thứ nhất, rồi lần thứ hai ngay trong giờ ăn trưa, tôi đã mất hơn nửa ngày để lái xe đi gần cả trăm cây số, điều tra qua lại nhiều nhân chứng và liên lạc, phân tích hồ sơ về các trường hợp "trẻ con bị hành hạ" ngay tại nhà ở và trường học của nạn nhân. Tôi mệt nhoài, còn hơi sức đâu mà làm phu trội. Nhìn đống hồ sơ giấy tờ dày cộm khô khan như gạch ngói của hai hồ sơ mà tôi đã nhận đang nằm chờ hoàn tất thủ tục trước mắt. Nay tay quản lý nầy lại "lì lợm" gạ gẫm tôi nhận thêm một hồ sơ nữa làm tôi nổi cáu trả lời gắt gỏng "Shut up! – Im đi!", thế mà hắn vẫn chưa chịu buông tha tôi.
Tiếng Nick, gã quản lý, vẫn dè dặt và ôn tồn vang lên từ bên kia đầu dây điện thoại:
- Thế cậu không muốn giúp "người của cậu" à?
Nghe hai tiếng "your people – người của cậu…" tôi hơi chột dạ, hỏi gằn lại:
- Này Nick, nói cho rõ ràng, Người của tôi là ai vậy?
Tiếng Nick phát âm lơ lớ trong máy:
- Nu-yen Ven Tot! Có phải là tên người Việt Nam không?
Tôi không làm lơ được nữa. Hỏi kỹ hơn:
- Ô kê! Nguyễn Văn Tốt đúng là tên người Việt Nam. Nhưng can tội gì vậy?
Nick đáp:
- Sexual abuse – xâm phạm tình dục – với trẻ em dưới 5 tuổi.
Tôi thót ruột. Cảm nhận bằng kinh nghiệm nghề nghiệp cho tôi biết vấn đề nghiêm trọng của sự vụ xảy ra. Nhìn đồng hồ, đã hơn 3 giờ chiều. Nếu gặp một hồ sơ rắc rối, làm việc đến nửa đêm chưa chắc đã xong. Sinh sống trên đất Mỹ, hàng chục năm lần lượt trôi qua cứ ngỡ như sông nước Đông Tây đã hòa quyện vào nhau không còn biên giới. Nhưng lai lịch Việt Nam bỗng đâu dội tới như tiếng gọi cội nguồn đánh động lòng người. Không hỏi thêm lời nào, tôi đồng ý nhận làm việc cho một trường hợp người Việt đang gặp nạn. Bên kia, tiếng Nick reo lên như được thắng một ván bài tâm lý: "Hề hề! Ta biết là cậu không từ chối được 'ca' nầy đâu."
Tôi nhận hồ sơ báo cáo. Đọc lướt qua hồ sơ: Người báo cáo là tổ hợp luật sư của cha mẹ nạn nhân. Bị cáo là một người đàn ông Việt Nam 62 tuổi, không nói được tiếng Anh, chưa có tiền án. Nạn nhân là một thằng bé Mỹ trắng, thiếu một tháng đầy năm tuổi. Nó học mầm non mẫu giáo buổi sáng, buổi chiều được gởi trẻ tại nhà riêng của người đàn ông bị cáo vì cha mẹ bận làm việc toàn thời gian. Nội vụ tóm tắt là: Người đàn ông Việt 62 tuổi tên Nguyễn Văn Tốt, cư ngụ tại Mỹ chưa tới ba năm, đã nhiều lần có hành động xâm phạm tình dục với thằng bé da trắng và hai đứa cháu của ông ta bằng cách dùng dao dọa giết nếu các nạn nhân không nghe theo lời dụ dỗ liên quan đến chuyện thỏa mãn dục tính của ông ta.
Nếu bị cáo không chứng minh được sự vô tội của mình và bị hệ thống tòa án và luật sư Mỹ chằng chịt như rừng ở xứ Cờ Hoa nầy đưa đến phán quyết rằng: "Có tội – Guilty" thì bản án tù tội sẽ nghiêm trọng không lường hết được.
Theo thủ tục quy định, người thụ lý hồ sơ phải trực tiếp tìm gặp ngay nạn nhân riêng rẽ để tiến hành điều tra nội vụ. Tôi đến nhà trẻ Honey Child Care đang giữ Dany từ sau ngày nó bị "xâm phạm tình dục" để trực tiếp quan sát và phỏng vấn theo yêu cầu nghề nghiệp.
Khi vừa đến nơi, tôi đã thấy cha mẹ của Dany có mặt ngoài phòng đợi. Tôi chỉ chào qua loa và yêu cầu ban giám đốc cho tôi gặp cháu bé tại phòng riêng của nhà trường. Cha mẹ nạn nhân yêu cầu được có mặt trong lúc tôi phỏng vấn trực tiếp với Dany tại phòng riêng, tôi từ chối. Theo luật, đứa bé có thể yêu cầu thầy giáo hay nhân viên nhà trường hiện diện trong cuộc phỏng vấn, nhưng chỉ dự thính chứ không được hỏi nạn nhân; thân nhân không được quyền có mặt. Bị từ chối, thế mà cha mẹ bé Dany vẫn tiến tới xen vào việc tiến hành điều tra đang diễn ra. Tôi cố tránh, nhưng người cha đã đến chận trước lối vào phòng nói một cách tha thiết mà lịch sự:
- Thưa ông, tôi xin lỗi. Tôi không có ý xen vào công việc của ông đang tiến hành. Nhưng tôi chỉ muốn làm cho công việc điều tra của ông dễ dàng hơn…
Tôi hỏi nhanh:
- Thưa ông, vậy tôi có thể giúp gì được ông ạ?
Người cha xua tay:
- Không, không, chúng tôi chỉ muốn gởi ông bản dịch tường trình của FBI (Cơ quan Điều Tra Liên Bang) về cuốn băng có thu hình trực tiếp các trường hợp xâm phạm tình dục.
Ngạc nhiên, tôi hỏi nhanh:
- Ai thu hình vậy, thưa ông?
Người cha trả lời càng làm tôi ngạc nhiên hơn:
- Từ máy quay phim tự động đặt trong nhà. Chính con trai của can phạm đã giao nộp cuốn phim.
Tôi tiếp nhận bản dịch ra tiếng Anh và dĩa thu hình sao lại cuốn phim.
Trong phòng thí nghiệm riêng của nhà trường tiểu học mà các cháu nạn nhân đang theo học, tôi phải xem kỹ lại nội dung các sự việc trong cuốn phim trước khi phỏng vấn các nạn nhân.
Những đoạn phim có liên quan đến nội vụ, trước hết là hình ảnh ông già Tốt tắm cho hai thằng cháu nội và thằng bé Dany. Ông kỳ cọ cho cả ba đứa bé trai và mỗi lần đụng đến bộ phận kín riêng của chúng, ông cười đùa hồn nhiên, rồi đưa tay túm lấy "của quý" của mấy thằng cháu để khoác nước lên và rửa ráy kỹ hơn. Có lẽ vì hơi tò mò một chút cái "của Tây" nó khác "của Ta" như thế nào, già Tốt chịu khó bọt nặn thằng bé Dany hơi kỹ hơn một chút và cười hềnh hệch, rồi đem túi khôn truyền khẩu của dân tộc ta ra làm tiêu chuẩn bình luận, rằng: "Hì hì! Dái đen mạnh cọ, dái đỏ mạnh cày. Thằng Mỹ con nầy giống tốt!" Những mẫu hình chuyển qua phần mà cơ quan FBI cho là "nghiêm trọng" vì những dòng văn và đoạn văn dịch in đậm và xiên. Trong hình, ông Tốt cầm một cây dao, làm điệu bộ như chuẩn bị cắt của quý của mấy thằng nhóc, nhất là thằng Dany không chịu làm theo lời ông mà cứ giương mắt ếch ra nhìn. Tiếng ông già Tốt nói rặt giọng Huế thu được trong dĩa lưu phát ra nghe rất rõ:
- Dzu (you) ít (eat) bô cu (beaucoup) thì ô kê. "No" bô cu, thì "no" ô kê. Còn ăn ngã ngớn thì ông cắt phứt chim tụi bay đem ra xào nhậu ba-xi-đế liền...
Liếc nhanh qua bản dịch tiếng Anh, tôi vừa hoa cả mắt vì người dịch chẳng hiểu gì ý người nói; vừa cảm thấy xót xa vì tai bay vạ gió ở đâu ùn ùn kéo tới do ngôn ngữ bất đồng. Người dịch – ký tên bên dưới là Jenny Nguyen – hẳn là một người trẻ thuộc thế hệ người Việt thứ hai trên đất Mỹ, nên dẫu có lưu loát về tiếng Việt đến mấy thì khó mà hiểu được cái "mốt" nói tiếng Anh, tiếng Tây xen lẫn với tiếng Việt như ông Tốt thuộc thế hệ học sinh ngữ Anh, Pháp nhập nhằng trên quê hương một thời đi học. Bởi thế, người dịch đã diễn ra tiếng Anh đại ý: "Làm tình ít bú cu thì tốt. Chẳng bú cu thì không tốt. Ăn xong, nằm ngữa ra để tao cắt chim đem xào uống rượu liền!"
Lời dịch quýnh quáng không những sai lạc mà còn phản lại ý của người nói; cộng thêm với hình ảnh ông già Tốt cầm cây dao lăm lăm hết dọa hai thằng cháu của ông, đến dọa thằng Dany cũng đủ làm cho người Mỹ lên cơn kinh hoàng vì "thủ đoạn gian ác" của tay tội phạm xâm phạm tình dục trẻ con.
Trong một đoạn phim khác, ông già Tốt tắm rửa cho ba thằng con trai. Đứa nào ông cũng kỳ cọ sạch sẽ bộ phận riêng và có khi ông còn vuốt ve nói năng đùa giỡn với cả ba thằng bé. Lại thêm một lần nữa, sự suy diễn rằng, nghi can đã "cố ý va chạm, vuốt ve, xâm phạm bộ phận sinh dục của nạn nhân..." càng làm cho ông già Tốt có khả năng trở thành một thứ "quỷ Râu Xanh" trước mắt giới thẩm quyền và chuyên viên bảo vệ trẻ em, phần lớn suy diễn khá cực đoan khi cần bảo vệ trẻ em bị nạn, trên đất Mỹ.
Nội dung phỏng vấn ba đứa trẻ con chẳng cho thêm dữ kiện nào mới ngoài sự xác định: "Ông ấy rờ tôi chỗ nầy. Ông ấy thọc lét tôi chỗ kia..." như đã thấy trong phim và nghe trong băng thâu.
Bước kế tiếp của cuộc điều tra là đến gặp gia đình ông Tốt. Gặp ông, tôi hơi ngờ ngợ vì so với dáng linh hoạt của ông trong cuốn phim mà tôi vừa coi, trước mắt tôi là một ông già hốc hác, mặt xanh xám, mắt trũng sâu, tóc bạc rối bời bơ phờ. Vâng, nhưng đúng là ông Tốt khi ông lên tiếng:
- Dạ đúng, tôi là Nguyễn Văn Tốt, từ Việt Nam qua Mỹ được hai năm, mười một tháng, bốn ngày...
Nói tới đây, ông Tốt ngồi phịch xuống nền nhà, hai tay ôm đầu, giọng kéo dài run run như vừa rên, vừa nói qua tiếng nấc đầy vẻ uất nghẹn:
"Úi! Cha mẹ ơi là cha mẹ. Tụi hắn nói tui hiếp dâm thằng con nít 5 tuổi. Trời đất lại có chuyện 'mèo đẻ ra trứng, lợn đẻ ra hổ mang' như kiểu đó sao ông hè?! Tui thương thằng nhỏ như sáp cháu nội tui. Tui nói tào lao xị đế để dọa cho hắn ăn cơm cả thấy hắn ốm tòng teo tội nghiệp. Ai ngờ ra nông nỗi nầy. Còn mặt mũi chi mà dám nhìn bà con, thiên hạ nữa. Ui chao! Nhục nhã không chịu nổi thì chắc tui phải uống thuốc chuột mà chết thôi. Ông ơi! Xin ông cứu tui với! Cứu tui với..."
Giọng ông Tốt khàn khàn như tiếng khóc không thành hình. Suốt mười mấy năm thường xuyên đối diện với cảnh kêu oan của những nghi can trong quá nhiều trường hợp tương tự, tưởng lòng tôi sẽ trở thành thản nhiên chai đá. Nhưng tiếng than "mất mặt không dám nhìn bà con thiên hạ" của ông Tốt trên đất Mỹ xa xôi nầy làm tôi xúc động mạnh khi nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đó, tiếng chào cao hơn mâm cỗ, ăn miếng giữa làng bằng sàng xó bếp; nơi mà phép vua thua lệ làng của nền văn hóa làng xã vẫn còn đang đậm tình đất cát sau những lũy tre xanh.
Tiếp theo, tôi phải phỏng vấn ông Tốt để thụ lý hồ sơ. Nhưng từ trong cái "chung" sâu thẳm tôi đã chia sẻ trọn vẹn với ông mà chẳng cần phân bua, giải thích. Với một xã hội dân chủ pháp trị như xứ Mỹ nầy thì pháp lý vẫn làm đầu tàu cho đạo lý. Vấn đề còn lại không phải là bày tỏ sự cảm thông và xúc động mà phải làm gì và cứu ông Tốt được bao nhiêu.
Khi chia tay ông Tốt và những người con đều là bác sĩ, kỹ sư... đang nhăn mặt nín thở theo dõi vụ án của cha, tôi chỉ có thể nói được một lời khuyên vắn tắt:
- Ông Tốt và các cháu bình tĩnh. Chỉ xin nhớ cho một điều là luật pháp Mỹ không có từ "thông cảm." Phải đấu tận tình như chơi "football" mới may ra gỡ rối được cho vụ nầy.
Nói cứng để làm cho bố con ông Tốt yên tâm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết để chứng minh ông Tốt là vô tội khi ông ta thật sự có cầm dao dọa dẫm và trực tiếp rờ mó, đụng chạm vào bộ phận giới tính của nạn nhân.
Tôi mang hồ sơ về tham khảo ý kiến với anh cai Nick của tôi. Anh chàng đã cho tôi một lời cố vấn mạnh như vũ bão rằng:
- Làm sao chứng minh cho được lời cậu bảo rằng, những lời lẽ và hành động của ông Tốt đối với thằng nhóc Dany xảy ra thường xuyên và rất bình thường trong sinh hoạt đời sống văn hóa Việt Nam thì may ra mới có thể thuyết phục được những con diều hâu luật pháp châu Mỹ này.
Vì là một xã hội hợp chủng nên sức mạnh của người Mỹ và luật pháp Mỹ là tôn trọng văn hóa của các dân tộc và xem xét cẩn thận cách hành xử khác nhau của những người xuất thân trong những nền văn hóa khác nhau. Những ngày tiếp theo, tôi đã viết ra thành một tập tài liệu nhỏ nhằm giải thích rõ ràng sự khác nhau giữa hành động nựng nịu – âu yếm bằng lời nói gần gũi và cử chỉ vuốt ve – con trẻ với hành động xâm phạm tình dục trẻ con. Thậm chí, những hành động nựng nịu đó mang tính văn hóa Việt Nam đậm đà mà đôi khi người ngoài không hiểu nổi hay hiểu ngược lại như trường hợp ông Tốt. Bản văn tường trình (statement) viết xong, tôi nhờ các em sinh viên đang học với tôi và các cơ quan xã hội đi xin chữ ký giải bày sự đồng tình hỗ trợ của các bậc cao niên và các nhân sĩ trong cộng Đồng người Việt. Nghe qua nội vụ của ông Tốt, các vị cao niên người Việt đã tỏ ra rất nhiệt tình, sẵn sàng đến tòa án để làm chứng biện minh cho ông Tốt, nếu cần. Một chút tình quê hương và tấm lòng dân tộc biểu tỏ với nhau lúc lâm nguy nơi quê người thật là đẹp và đầy xúc động.
Phiên tòa luận tội ông Tốt được xử tại tòa Thượng Thẩm (Superior Court) địa phương. Từ trên bục đối chứng (testified stand), tôi có thể nhìn thấy vẻ mặt tái xám và căng thẳng cùng cực của ông Tốt. Bên cạnh đó là các người con trong gia đình ông và những người chứng trong cộng đồng người Việt. Phiên tòa diễn ra một cách êm xuôi đến ngạc nhiên khi công tố viên và các luật sư hai phía chỉ hỏi và tranh biện chiếu lệ, nghe nhiều hơn nói. Cách ứng xử với trẻ con trong khung cảnh văn hóa Việt Nam đã gây sự quan tâm thú vị hơn là thắc mắc đôi chối, tranh luận.
Cho đến khi thư ký tòa án đọc phán quyết "trắng án – not guilty!" cho vụ án thì ông Tốt trông có vẻ như thản nhiên và đang đắm mình trong một trạng thái mộng du nào đó. Miệng ông mấp máy liên tục những tiếng gì không rõ. Trước khi chia tay ở hành lang tòa án, tôi lại gần, hỏi ông đang muốn nói điều gì. Ông thì thào:
- Nam mô Phật. Nam mô A-me-ri-ca!
- ...?!
Sau đó, khi đã quay lại với sinh hoạt đời thường, ông Tốt giải thích:
- Tôi cầu nguyện mà. "Nam mô" là tiếng tôn xưng. Tôi tin là cái đất nước châu Mỹ – A-me-ri-ca – này cũng có các đấng thiêng liêng như Trời, như Phật cứu giúp kẻ hiền lương gặp nạn.
Lần đầu, tôi bắt gặp một nét cười tươi trên gương mặt của ông Tốt. Tâm linh không xuất hiện như mặt hàng quảng cáo, nhưng vẫn thường hằng có mặt ở một góc khuất nào đó cao viễn nhất giữa cuộc đời thường.
Monday, December 8, 2008
THỰC PHẨM VIỆT NAM
Về Việt Nam ăn gì?
Tuấn Linh
Vào đầu thế kỷ thứ 31, các nhà khoa học và khảo cổ phát hiện vùng bán
đảo Ðông Dương, vùng đất hình chữ S chạy dài từ Lạng Sơn tới Cà Mâu có
rất nhiều thi thể qua ngàn năm vẫn còn nguyên vẹn. Dùng phương pháp
phân tích Carbon các nhà khoa học đó xác định: "đa số những thi thể đó
được chôn cất vào khoảng thế kỷ thứ 21. Người ta rất ngỡ ngàng và thán
phục nghệ thuật ướp xác của nền văn minh bán đảo Ðông Dương thời đó.
Người ta cũng không tìm ra một nơi nào có kỹ thuật ướp xác có trình độ
cao như vậy trên lục địa vào thời kỳ bấy giờ. Nhìn vào những vật chôn
theo với thi thể như quần áo, trang sức, Người ta kết luận thuật ướp
xác của dân sống tại vùng bán đảo này đã đạt tới "đỉnh cao trí tuệ" và
"phổ thông quần chúng".
Ðó là chuyện năm 3010, còn bây giờ chúng ta đang ở vào thế kỷ 21, thế
kỷ của "đỉnh cao trí tuệ". Các nhà khoa học và khảo cổ thế kỷ 31 đã
lầm to, vì hiện tại cái vùng đất hình chữ S đó chẳng cần có một kỹ
thuật cao nào về ướp xác cả, tất cả xảy ra một cách rất tự nhiên "như
người Hà Nội" cho mọi người sống ở vùng bán đảo đó.
Cách đây không lâu báo chí VN có đưa tin. Tại Tân Phú quận Tân Bình có
một thanh niên tuổi khoảng 33 chết đột ngột, gia đình làm lễ an táng
cho anh ta. Nhưng công an huyện nghi ngờ có chuyện mờ ám nên ra lệnh
khai quật kể giảo nghiệm xác chết. Lạ thay khi mở áo quan xác chết vẫn
nguyên vẹn, không có dấu hiệu thối rữa mặc dù đã chôn dưới đất cả 2
tuần lễ. Sau giảo nghiệm gia đinh xin phép giữ xác chết trong nhà.
Chính quyền đia phương thấy xác không có hiện tượng thối rữa làm mất
vệ sinh nên chấp thuận. Hiện xác anh thanh niên được gia đình lưu trữ
trên gác. Rất nhiều người tin dị đoan tới cúng kiếng.
Nhiều người lý giải tại sao xác anh thanh niên này không thối rữa.
Trước nhất anh thanh niên này chết đột ngột. Nghĩa là không chết vì
bệnh lý. Công an không kết luận anh ta bị giết hại, có nghĩa anh ta
không phải bị giết. Công an không nói anh ta bị chết vì độc tố, có
nghĩa anh ta có thể chết vì trúng độc. Anh ta không bị người khác đầu
độc, nhưng anh ta có thể tự đầu độc chính mình. Anh ta không tự tử
bằng cách uống thuốc độc. Nhưng anh ta chết bằng độc tố qua thực phẩm
hàng ngày mà anh tiêu thụ. Ðộc tố đó chính là những hóa chất giữ cho
thực phẩm không bị hư thối, không bị lên men, không đổi màu. Và những
hóa chất sát trùng có khả năng tiêu diệt những hoại tử. Nên khi anh ta
chết, xác anh không có hoại tử nên xác không bị thư hoại, cộng với
những hóa chất như Formol, Sodium Benzoate, 2,4-D, Borax ,vv… trong
thực phẩm tồn đọng trong cơ thể anh, nên xác anh không hư thối được.
Vâng những thi thể mà các nhà khoa học và khảo cổ thế kỷ thứ 31 khám
phá ra chính là các loại thi thể như anh chàng vừa kể trên.
Tôi có người bạn mua cá Khoai về nấu canh củ. Cá Khoai thường khi nấu
thịt sẽ mềm và tan cùng với khoai. Sau khi nấu người ta chỉ cần gắp
nguyên bộ xương ra, nồi canh có thể ăn được. Nhưng hôm đó vợ anh bạn
nấu rất lâu mà cá Khoai vẫn nguyên vẹn, vợ anh dùng đũa đâm vào cá
thấy cá cứng chắc như khúc Lươn luộc. Cô vợ gọi chồng ra hỏi, anh
chồng dùng đũa thử thấy cá vẫn cứng chắc, cười rồi nói với vợ "em có
bỏ lộn viên Viagra vào không ?"… Sau đó vợ anh đổ nồi canh cá Khoai
đi, sợ anh ăn phải ảnh hưởng như cá khoai.
Một người khác kể rằng anh thèm cá trê quê hương, khi thấy tiệm thực
phẩm Á Châu có bán cá Trê Vàng, anh mua ngay một ký mục đích để chiên
và kho ăn. Nhưng công việc làm ăn cần gấp anh phải có mặt tại tiểu
bang khác trong ngày tới. Anh ra đi và quên khuấy ký cá trê trong cốp
xe. Cả tuần lễ sau có dịp mở cốp xe anh rất ngạc nhiên khi thấy mấy
con cá trê trong túi vẫn còn tươi nguyên. Trong khi chiếc xe nóng hổi
và nhiệt độ bên ngoài theo đài thông báo lên đến 40oC.
Vợ tôi đi shopping về nói: "Hôm nay em thấy tại tiệm thực phẩm Á Châu
bày bán tôm còn rất tươi, con nào con ấy xanh trong như mới bắt lên,
em hỏi họ nói tôm VN. Thấy ngon nhưng em không giám mua." Nghe vợ nói
không mua tôi mừng quá. Tôi nói: "Tôm đó được tẩm hóa chất nên giữ lâu
không hư thối, đặc biệt màu sắc không thay đổi nhìn tươi như mới đánh
bắt. Nếu ăn vào rất nguy hiểm cho sức khỏe."
Vấn đề xử dụng hóa chất trong công nghiệp thực phẩm là chuyện bình
thường, nhưng việc xử dụng hóa chất phải được kiểm soát và cho phép,
thông thường mỗi hóa chất đều có quy định về mức độ xử dụng an toàn.
Nếu chúng ta ăn những thực phẩm chứa nồng độ hóa chất quá cao có thể
gây ngộ độc, có nhiều trường hợp đi đến tử vong, hay gây nên ung thư.
Từ ngày VN mở cửa, chính quyền VN kêu gọi Việt Kiều về du lịch, mục
đích móc túi "khúc ruột ngàn dậm". Việt kiều về VN để "ăn chơi". Về
VN, Việt kiều phải ăn để đi chơi hay đi chơi cũng phải ăn. Như vậy ăn
uống tại VN là chuyện vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là về VN
ăn gì, uống gì để bảo đảm an toàn?.
Nếu nói về VN để "ăn Ngon và Rẻ" thì câu này cần xét lại. Ở đây tôi
chỉ nói đến về VN ăn gì để an toàn thực phẩm và bảo dảm cho sức khỏe.
Ða số Việt Kiều về thích hải sản: "ăn cho đã". Lý do vì ở nước ngoài
hải sản giá rất mắc. Hải sản được bán ở VN thường là tôm, cá. Những
loại này được nuôi để xuất khẩu chứ không phải do đánh bắt trong sông
biển. Chúng ta hãy đọc những tài liệu nói về hóa chất dùng trong thục
phẫm ở VN của Ts Mai Thanh Truyết:
".. cá Basa xuất khẩu bị trả về vì trong cá chứa lượng Fluoro-
Quinolones quá cao. Tháng 7 năm rồi, tiểu bang Georgia khám phá thêm
chất kháng sinh Enrofloxacine trong cá. Tôm xuất khẩu cũng bị trả vể
vì chứa chất Chloramphenicol, Nitrofuran-3-amino-2-oxazole và
Semicarbazide. Người ta còn tìm thấy độc chất Rhotenane trong tôm, đây
là độc chất trong cây Thuốc Cá". Những hóa chất trên đây đều được xếp
vào danh sách các hóa chất bị cấm xử dụng trong kỹ nghệ biến chế thực
phẩm. Ðể giải quyết số cá và tôm bị trả về, người ta quyết định bằng
cách tung chúng ra bán tại thị trường trong nước.
Còn cua, sò, ốc, hến thì sao? Ngành trồng lúa VN chuyển đổi từ một vụ
sang 2 vụ hay 3 vu, mức sản xuất lúa gạo tăng từ thiếu ăn sang có dư
để xuất khẩu. Sự tăng trưởng đi kèm theo các điều kiện như xử dụng
phân hóa học, thuốc trừ sâu rầy, thuốc trị ốc Bươu Vàng… Những hóa
chất này được rải hay xịt vào ruộng lúa sẽ tan vào trong nước hay đi
vào chính cây lúa. Nếu dùng các loại hóa chất không theo đúng phương
pháp và số lượng, hóa chất có thể tích tụ vào hạt gạo. Hiện thời chưa
có một nghiên cứu chính thức nào cho biết nồng độ những hóa chất trong
gạo sản xuất tại VN. Những hóa chất độc hại ấy theo nước chảy vào sông
hồ. Các sinh vật sống trong môi trường nước ấy chắc chắn mang theo
những độc tố. Khi người ta dùng hóa chất Methadehyde để trị ốc Bươu
Vàng, thì các loại ốc Bươu thường, ốc Gạo, ốc Hương, các loại cua, sò
hến vv.. cũng đều bị ảnh hưởng. Những năm gần đây số lượng tôm, cá
sông giảm tới mức báo động. Sự giảm sút này nguyên nhân chúng bi tiêu
diệt bởi các hóa chất dùng trong nông nghiệp. Ở dây ta không bàn đến
tình hình sức khỏe cùa người dân sống trong vùng, trực tiếp ăn uống,
tắm rửa trong các ao hồ, sông rạch chứa đầy các độc tố.
Vấn đề thịt bò, heo gà, vịt … Các loại lông vũ nói chung và gà vịt nói
riêng đang bị nguy hiểm bởi dịch H5N1. Cơ quan WHO tiên đoán sẽ có
trận đại dịch xảy ra khi siêu vi H5N1 chụyển dạng lây từ người qua
người. Hiện thời nhiều nơi báo cáo heo, cá cũng bị lây nhiễm. Như vậy
vấn đề ăn thịt gà, vịt, heo rất nguy hiểm. Người ta nói nên ăn heo,
gà, vịt vì đã được kiểm dịch. Nhưng làm cách nào đễ biết chắc chắn gà
vịt đã được kiểm dịch. Căn cứ vào giấy tờ chứng minh, về dấu đã kiểm
dịch trên gà vịt. Bạn có thể tin được tờ giấy và con dấu ở VN không?
Cách tốt nhất là không nên ăn heo, gà hay vịt ở VN. Riêng về chăn nuôi
Heo, người ta xử dụng một hóa chất cho Heo ăn gọi là thuốc "Siêu tăng
trọng". Heo ăn vào chỉ cần một hai ngày sau có thể tăng tới 3-4 kg. gà
mái ăn vào đẻ hoài không nghỉ. Nếu chúng ta ăn nhằm thịt heo này thì
chuyện gì sẽ sảy ra sau đó. Chỉ có nhà thương biết.
Không ăn được hải sản, heo, gà, vịt. Vậy chúng ta ăn rau. Chuyện trồng
trọt rau cải. Hoa trái ở VN cũng không tin được. Người ta dùng 2,4-D
để thúc cho cây mau phát triển. 2,4-D là loại thuốc diệt cỏ mà Mỹ đã
dùng trong chiến tranh VN. Chất độc da cam chính là chất 2,4-D này.
Trong lúc chính quyền VN kiện Mỹ xử dụng chất diệt cỏ này, thì trong
nước việc xử dụng 2,4-D trong ngành trồng trọt rất ư là vô tư. Những
cây rau muốn xanh tốt để bán có giá, người ta cũng dùng đến hóa chất
này để thúc cây phát triển vài ngày trước khi thu hoạch. Trong quá
trình trồng trọt người ta còn phải dùng đến hóa chất trị côn trùng,
sâu bọ. Rau trái mang về nếu rửa không sạch, chuyện trúng độc là
chuyện chắc chắn xẩy ra.
Cũng theo Ts Mai thanh Truyết tại Sàigòn "riêng tháng 6/2005 có 1800
người trúng độc. Gây chết 39 người". Những trái cây nhập từ Trung Quốc
vào VN như táo. nho, cam, nhãn,đều được dùng hóa chất để bảo quản như
2,4-D, 2,45-T, nhất là Sodium Benzoate (NaO-C6H) chúng có tác dụng giữ
cho trái cây tươi, không bị hư thối, không đổi màu và giữ được mùi vị
nguyên thủy. Nồng độ cho phép là 0.1mg/kg. nồng độ gây chết là 2mg/kg.
Vể VN thèm ăn canh cua rau đay, cà pháo nén. Món ăn đậm tình quê hương
ấy chứa đựng những hóa chất với nồng độ chết người. Muốn cho cà pháo,
củ kiệu, bánh tráng có màu trắng, người ta xử dụng hóa chất làm trắng
có tên Chloride sodium hydrosufite. Chất này làm cho chế phẩm có màu
trắng tươi trông bắt mắt, đây cũng là chất dùng trong công nghiệp sản
xuất xà bông, bột giặt.
Khi chất này qua thực quản gây tình trạng trúng độc, làm ngạt thở.
Giảm huyết áp, nếu nặng có thể gây tử vong.
Những thành phẩm như Chả Lụa, chả Quế, người ta dùng Hàn The (Borax)
đây là chất khử trùng và sâu rầy trong nông nghiệp. Nó còn được xử
dụng trong kỹ nghệ sản xuất kem đánh răng và xà bông. Ðối với thực
phẩm trên nó có tác dụng diệt trùng, chống sự lên men, nấm mốc. Giữ
cho thực phẩm không bị hư thối. Trong việc sản xuất giò chả tại VN
người ta thường dùng thịt hạng xấu để có lợi nhuận cao. Chính vì vậy
người ta dùng lượng Borax cao để khử mùi hôi, làm cho thịt dai. Những
thịt để lâu ngày khi xử lý bằng Hàn The sẽ mất mùi hôi, làm thịt tươi
lại trông như thịt tươi.
Ðặc biệt bánh tráng, bánh phở, bún, hủ tiếu có để Hàn The sẽ không bị
mốc meo. Làm dai và dòn sợi bún, hủ tiếu. Bánh phở và bánh tráng dễ
cuốn không bị gẫy. Chất này vào cơ thể gây nên đau quặn bụng, không đi
cầu được, tim đập mạnh, người ra mồ hôi. Có khả năng làm loét bao tử.
Nội soi thấy bao tử có đốm trắng nhiều hay từng mảng. Trường hợp nặng
phải cắt bỏ phần bao tử loét.
Chuyện nước tương hay xi dầu. Ts Truyết cho chúng ta biết tháng "7/05
Bỉ trả về VN toàn bộ xì dầu hiệu Chin Su, vì họ tìm ra trong xì dầu
nhập cảng từ VN có nồng độ 3-MCPD (3-monochloropane-1,2diol) lên tới
86mg/kg trong khi mức cho phép là 0.02mg/kg tại Anh và 0.5mg/kg tại
Bỉ". Như vậy hàm lượng 3-MCPD cao gấp 172 lần mức cho phép.
Sở thí nghiệm thành phố HCM ( KHCN-MT HCM) xét nghiệm qua 42 mẫu, kết
quả toàn bộ dều có hàm lượng hóa chất cao hơn tiêu chuẩn cho phép là
8000 (tám ngàn) lần nghĩa là 8000mg/kg. bạn thử nghĩ xem với hàm lượng
hóa chất này, bạn sẽ đi về đâu sau khi nuốt vào bụng..
Bạn có biết hiện ở VN người ta sản xuất xì dầu bằng gì không? Tôi thưa
ngay bằng xương trâu, bò, heo.. nói chung các loại xương phế thải lượm
được ở bất kỳ nơi nào. Tất cả đem về nấu trong acid sau dó dùng Sut
Caustic để trung hòa. Sản phẩm này được vô bao bì bán ra thị trường
dưới dạng "nước cốt làm xì dầu". Từ đó người sản xuất cứ việc mua về
pha với nước lạnh, muối, đường, thêm một số hóa chất giữ lâu như Borax
chẳng hạn. Muốn tăng độ đạm người ta thêm vào Urê thế là sản phẩm được
vô chai, tung ra thị trường. Acid dùng để nấu xương là acid Chlohydric
(HCL) trong quá trình phân giải tạo ra chất 3-MPCD nguy hiểm.
Muốn bảo quản các loại như tôm cá, bánh phở bánh tráng hủ tíu lâu dài,
không bị hư thối , ngưới ta dùng đến Formol (Formaldehyde =HCHO).
Thường Formol có mùi khó chịu nên người ta pha formol trong rượu
Methanol 37-50o/o cho mất mùi. Formol là hóa chất dùng trong việc giữ
xác chết không bị hư thối.
Trong sản xuất rượu trắng có kẻ còn dùng Mitox (thuốc trị rầy) thuôc
này có tác dụng làm rượu trong và gây say nhanh cho người uống. Nếu
pha với lượng cao, người uống bị trúng độc và chết nhanh chóng.
Ðể có một tấm bánh tráng. Ngưới ta phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
Những giai đoạn ấy rất là công phu. Hầu như trong các giai đoạn ấy
người ta đều xử dụng hóa chất. Có những hóa chất có thể được đào thải,
ngược lại cũng có những hóa chất không tan biến và tích tụ qua nhiều
thế hệ như DDT chẳng hạn, đây là chất diệt trùng. Khi xử dụng cho cây,
chất này đi vào cây, vào trái. Súc vật ăn rau, trái ấy, DDT thấm vào
máu súc vật và nằm ở đó. Nếu chúng ta ăn thịt súc vật. DDT lại đi vào
cơ thể chúng ta lưu trữ ở đó, với số lượng nhỏ thì không sao, nhưng
DDT không bị đào thải, như vây DDT có cơ hội tăng mỗi lần chúng ta ăn
thịt. Tới lúc nồng độ DDT đủ cao sẽ gây tác động nguy hiểm.
Trở lại bánh tráng. Bánh tráng làm bằng gạo, gạo từ lúa. Quá trình
trồng lúa chúng ta dùng hóa chất, phân bón, những hóa chất một số lựu
lại trong gạo.. Ðến quá trình biến chế. Người ta dùng Hàn the để làm
cho bột dai và không mốc. Ngưới ta thêm thuốc tẩy trắng để bột gạo
trắng đẹp. Ngườí ta thêm formol để giử bánh không bị lên mốc vv… nói
chung cái bánh chúng ta ăn có biết bao hóa chất nguy hiểm trong đó. Sở
dĩ chúng ta không thấy chuyện gì. Thứ nhất nồng độ hóa chất trong bánh
tráng chưa tới mức nguy hiểm. Thứ hai ảnh hưởng của hóa chất lên cơ
thể con người có tính cách chậm, và lâu dài. Có khi ảnh hưởng qua thế
hệ con cháu. Ví dụ chất Borax có tác dụng trụy thai, 2,4-D từ mẹ có
thể làm cho thai nhi trở thành khuyết tật vv…
Nếu nhìn những phân tích trên đây, chúng ta thấy về VN ăn gì cũng nguy
hiểm. Theo báo cáo của bộ y tế từ 1997 đến 2004 có 6.467.448 trường
hợp trúng độc, như vậy cứ 14 người thì có một người bị trúng độc. Ðây
là con số được báo cáo, còn con số không được báo cáo thì không biết
là bao nhiêu. Cho đến bây giờ chính quyền VN vẫn không có một phương
pháp nào khả thi để kiểm soát an toàn thực phẩm. Những báo cáo có tính
cách giấy tờ và bỏ lơ. "Nước đến chân mới nhảy" và "đổ thừa qua lại"
là phương hướng mà chính quyền nhà nước theo đuổi. Con chung không ai
khóc, làm sao vơ cho đầy túi là được.
Ðến đây tôi mạn phép để nghị bạn cách giải quyết rất ư là hữu hiệu.
Trước khi về VN bạn phải học cách nhịn ăn "Nhập Thất" để về VN không
cẩn ăn gì hết, vừa không bị ngộ độc, lại làm giảm cân mau chóng. Theo
phái Tiên Thiên Khí Công, khi bạn nhịn ăn, cơ thể bạn sẽ có cơ hội
thanh tẩy những tồn đọng xấu trong bạn. Và sau đó có thể bạn sẽ đổi
mới từng tế bào. Thế quân bình năng lượng sẽ được sắp xếp lại. Nhịn ăn
kết hợp với hít thở đúng cách, các huyệt đạo sẽ khai thông, huyết áp
bình thường lại, cân bằng lượng đường trong máu. Tiêu thụ những mỡ dư
thừa, tống xuất những độc tố. Theo đó một số bệnh tật sẽ tan biến
theo, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và yêu đời hơn.
Ngoài ra một phương pháp cụ thể nhất, không nguy hiểm, không tốn kém,
không sợ nhiễm độc, không bị bịnh cúm gà, nhất là không bị bịnh "Cúm
bà", đó là : "Không về VN ".
THƠ SONG NGỮ
TRÁI CẤM
Từ buổi hồng hoang đầy phấn bụi
Địa đàng còn trái cấm trên cây
Người trai nguyên tổ - Adam – hái
Vì thắm men tình hương tóc mây
Cám dỗ bắt ta thèm trái cấm
Như thèm đời có những cơn say
Như thèm cảm giác, thèm hơi ấm
Thèm để con tim đổ mộng đầy
Cũ mốc, cũ meo, đời cũ mèm
Tình ta đã cũ, quá hơi quen
Thời gian cũng cũ, đi mòn lối
Cũ cả lời yêu: anh với em
Vẫn cũ, dù em thường đổi áo
Tô son, đánh phấn bao nhiêu lần
Dù thu đã bắt đầu thay lá
Mời đón thời gian, gợi ý xuân
Vẫn cũ, dù tim anh hóa kiếp
Để tình yêu đổi mới toanh toanh
Ái ân cũng đến hồi da diết
Rồi đám rong rêu bám cuộc tình
Cám dỗ bắt ta thèm trái cấm
Như thèm đời có những cơn say
Từ trong nguyên tổ, và nguyên tội
Con rắn nằm khoanh trên nhánh cây
KHANG LANG
THE FORBIDDEN FRUIT
Since the beginning – the earth full of dust,
The forbidden fruit in Eden still on the tree –
Our first ancestors ventured to eat it. Gee,
Doting on Eve, Adam sinned after love to lust!
Temptations have lured us to banned dreams
Just as we need passions for spell in a lifetime,
Hunger for sensations, a heartwarming prime,
Thirst for reveries to fill the soul that beams.
The world is so ancient! Our life-style so trite!
Days are so stale! Living habits so out-dated!
Even our attachment has become antiquated!
Darling! Courting words have grown a bite!
Whether you change your clothes many a turn
Or always make yourself up, you still look old,
Although fall leaves have begun to turn gold,
Inviting the season, suggesting Spring’s return.
Even if my heart in metempsychosis succeeded
So that I could renew my love in renovation,
Our affection would reach pain as destination,
Being moss-grown, incapable of being weeded.
Sped by seductions for taboos we have craved
As we need passions through thick and thin:
Above our first ancestor and the original sin,
- Coiled round the branch, the serpent stayed!
Translation by THANH-THANH
http://LeXuanNhuan.tripod.com/ThuongDe.html
==
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM MỚI
===
Xin trân-trọng giới-thiệu với quý độc-giả yêu thơ:
TUYỂN-TẬP THƠ
MỘT PHẦN TƯ THẾ-KỶ THI-CA VIỆT-NAM
QUYỂN VIII
Tiếp-tục công-trình phối-trí và thực-hiện không ngưng nghỉ của mình, nhà thơ Võ Đức Trung, người chủ-trương Nhóm Văn-Hóa Pháp!Việt (France Vietnam Culture) ở Pháp, vừa mới ấn-hành xong Quyển 8 trong bộ tập-hợp thơ “Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại”.
Sách dày 340 trang, in trên giấy trắng khổ thông-dụng 14x21cm, với bìa trước và tranh màu của họa-sĩ Hiếu-Đệ (Michigan, Hoa-Kỳ).
Trong Quyển 8 này độc-giả gặp được các bài thơ ưng ý nhất 34 tác-giả: Bắc Phong, Cao Tần, Hà Ly Mạc, Hà Phương Hoài, Huyền Thanh Lữ, Khang Lang, Lâm Hảo Khôi, Lê Ngọc Hồ, Long Ân, Mai Xuân Khánh, Miên Du Đà Lạt, Mường Giang, Nguyễn Gia Linh, Nguyễn Hữu Của, Nguyễn Thùy, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Sâm, Nhữ Đình Hùng, Phạm Quang Ngọc, Phan Xuân Sinh, Quang Tuấn, Sông Cửu, Thanh Nam, Thảo Chi, Thúy Sơn, Tô Thùy Yên, Trình Xuyên, Tuyết Sơn, Võ Ngọc Tây, Võ Quỳnh Uyển, Vũ Uyên Giang, Xuân Tước, Ý Yên.
Trong các tác-giả kể trên, có nhiều người đã thành-danh từ những ngày xa xưa.
Tính đến Quyển 8 này, Nhóm Văn Hóa Pháp Việt của Võ Đức Trung đã giới-thiệu với độc-giả yêu thơ Việt-Nam tất cả 260 nhà thơ nam nữ thuộc mọi lứa tuổi hiện cư-ngụ/lưu-vong khắp nơi trên thế-giới, cũng như đóng góp vào kho tàng thi-ca/văn-hóa Việt-Nam một lượng ấn-phẩm đáng kể để giúp các nhà biên-khảo lịch-sử văn-học sau này có thêm một số tài-liệu phong-phú sẵn-sàng cho việc nghiên-cứu.
Để khuyến-khích việc làm cần-thiết và hữu-ích nói trên của Nhóm Văn Hóa Pháp Việt, quý vị yêu thơ có thể yểm-trợ bằng cách gửi mua “Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại, quyển 8” mỗi cuốn US$25.00 (kể cả cước-phí), gửi chi-phiếu (đừng gửi money order) đến địa-chỉ:
Văn Hóa (France Vietnam Culture)
1, Allée des Peupliers
59320 Hallennes Lez Haubourdin
France
Muốn liên-lạc bằng điện-thoại thì xin gọi số 0320448132
Email: vojl72@aol.com
http://LeXuanNhuan.tripod.com/ThuongDe.html
Xin trân-trọng giới-thiệu với quý độc-giả yêu thơ:
TUYỂN-TẬP THƠ
MỘT PHẦN TƯ THẾ-KỶ THI-CA VIỆT-NAM
QUYỂN VIII
Tiếp-tục công-trình phối-trí và thực-hiện không ngưng nghỉ của mình, nhà thơ Võ Đức Trung, người chủ-trương Nhóm Văn-Hóa Pháp!Việt (France Vietnam Culture) ở Pháp, vừa mới ấn-hành xong Quyển 8 trong bộ tập-hợp thơ “Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại”.
Sách dày 340 trang, in trên giấy trắng khổ thông-dụng 14x21cm, với bìa trước và tranh màu của họa-sĩ Hiếu-Đệ (Michigan, Hoa-Kỳ).
Trong Quyển 8 này độc-giả gặp được các bài thơ ưng ý nhất 34 tác-giả: Bắc Phong, Cao Tần, Hà Ly Mạc, Hà Phương Hoài, Huyền Thanh Lữ, Khang Lang, Lâm Hảo Khôi, Lê Ngọc Hồ, Long Ân, Mai Xuân Khánh, Miên Du Đà Lạt, Mường Giang, Nguyễn Gia Linh, Nguyễn Hữu Của, Nguyễn Thùy, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Sâm, Nhữ Đình Hùng, Phạm Quang Ngọc, Phan Xuân Sinh, Quang Tuấn, Sông Cửu, Thanh Nam, Thảo Chi, Thúy Sơn, Tô Thùy Yên, Trình Xuyên, Tuyết Sơn, Võ Ngọc Tây, Võ Quỳnh Uyển, Vũ Uyên Giang, Xuân Tước, Ý Yên.
Trong các tác-giả kể trên, có nhiều người đã thành-danh từ những ngày xa xưa.
Tính đến Quyển 8 này, Nhóm Văn Hóa Pháp Việt của Võ Đức Trung đã giới-thiệu với độc-giả yêu thơ Việt-Nam tất cả 260 nhà thơ nam nữ thuộc mọi lứa tuổi hiện cư-ngụ/lưu-vong khắp nơi trên thế-giới, cũng như đóng góp vào kho tàng thi-ca/văn-hóa Việt-Nam một lượng ấn-phẩm đáng kể để giúp các nhà biên-khảo lịch-sử văn-học sau này có thêm một số tài-liệu phong-phú sẵn-sàng cho việc nghiên-cứu.
Để khuyến-khích việc làm cần-thiết và hữu-ích nói trên của Nhóm Văn Hóa Pháp Việt, quý vị yêu thơ có thể yểm-trợ bằng cách gửi mua “Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại, quyển 8” mỗi cuốn US$25.00 (kể cả cước-phí), gửi chi-phiếu (đừng gửi money order) đến địa-chỉ:
Văn Hóa (France Vietnam Culture)
1, Allée des Peupliers
59320 Hallennes Lez Haubourdin
France
Muốn liên-lạc bằng điện-thoại thì xin gọi số 0320448132
Email: vojl72@aol.com
http://LeXuanNhuan.tripod.com/ThuongDe.html
Friday, December 5, 2008
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 3.12.2008
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phóng viên Ỷ Lan
về “Lời Cam Kết” giả tung ra trên mạng Internet mấy ngày qua
Vừa qua, trên mạng Internet tung ra hai tài liệu nhằm chống phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Một tài liệu giả thủ bút của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết “Lời Cam Kết” gửi “cơ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh”, và một bài viết có tựa đề “Nhận định về “Quyết nghị 9 điểm” của GHPGVNTN” ký tên Thích Siêu Phương.
Cả hai tài liệu giả dùng địa chỉ giả của Hòa thượng Thích Không Tánh gửi đi cốt được giới Phật tử lưu ý tìm đọc.
Dù tung ra ngày 22.11.2008, nhưng thư thủ bút “Lời Cam Kết” giả viết ngày 9.2.1995. Nội dung là Hòa thượng Thích Quảng Độ “cam kết” với công an : “vĩnh viễn chấm dứt mọi liên hệ và những hành động dẫn đến vi phạm luật pháp của Nhà nước”. Hòa thượng hứa “sẽ tìm một nơi yên tĩnh xa thành phố để tiếp tục phiên dịch và hoàn thành bộ “Phật Quang Đại từ điển” xem như “nguyện vọng tha thiết nhất trong cuối cuộc đời tu hành” của Hòa thượng.
Ngày 25.11 vừa qua chúng tôi đã phát hành Thông cáo báo chí vạch trần sự giả trá của công an cộng sản. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cuộc phỏng vấn Đại lão Hòa thượng của Phóng viên Ỷ Lan. Toàn bộ cuộc phỏng vấn dài 27 phút đã được truyền thanh trên Đài Phật giáo Việt Nam phát về Việt Nam hôm tối thứ sáu 28.11.
Ba ngày trước đó, liên tiếp hai hôm 25 và 26.11, Đài Á châu Tự do đã phát hai chương trình, tổng cộng khoảng 13 phút, về phần Hòa thượng nhắc tới “Lời Cam Kết” giả và đại quan việc phiên dịch bộ Phật Quang Đại từ điển trong tù.
Qua cuộc phỏng vấn, Hòa thượng Thích Quảng Độ xác nhận sự giả mạo của “Lời Cam Kết”. Đặc biệt Hòa thượng nhắc tới việc hi hữu là công trình phiên dịch bộ “Phật Quang Đại từ điển” gần tám nghìn trang trong thời gian bị quản chế ở tỉnh Thái Bình miền Bắc rồi tiếp tục sau đó qua các trại tù Ba Sao và Thanh Liệt (B14). Hòa thượng tiết lộ từ sự kiểm soát khắc khe của công an cho đến việc cướp công trình của Hòa thượng ngày ra tù năm 1998.
Xin mời bạn đọc theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn 27 phút do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chép lại dưới đây. Những tiêu đề do chúng tôi đặt thêm cho dễ đọc :
Công an giả mạo chữ viết nhái theo tuồng chữ Hòa thượng viết trong bộ Phật Quang Đại từ điển
Ỷ Lan: Kính bạch Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, mấy ngày vừa qua trên mạng Internet tung ra hai tài liệu, trong đó có bức thư thủ bút "Lời Cam Kết" của Hoà Thượng gửi cho cơ quan Công An TP.HCM. Nội dung là Hoà Thượng ngỏ lời cam kết chấm dứt mọi liên hệ và những hành động dẫn đến vi phạm luật pháp của nhà nước, và Hoà Thượng hứa sẽ tìm một nơi yên tĩnh xa thành phố để tiếp tục phiên dịch và hoàn thành bộ Phật Quang Đại Từ Điển xem như nguyện vọng tha thiết nhất trong cuối cuộc đời tu hành của Hoà Thượng. Xin Hoà Thượng cho biết thủ bút "Lời Cam Kết" này có do Hoà Thượng viết hay không?
HT Quảng Độ: Vấn đề này hiện quan trọng đây. Trước hết là tôi trả lời rằng cái bản đấy hoàn toàn là tôi bây giờ mới được đọc. Lý do mà người ta viết trong bản này, lý do chính đó là vì tôi muốn tìm cái nơi an tĩnh để mà hoàn thành bộ “Phật Quang Đại Từ Điển”.
Bức thư giả lưu hành trên internet, nói là của Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi công an thành phố HCM, nhưng chính Hòa thượng Quảng Độ xác nhận là giả qua cuộc phỏng vấn
Bộ này tôi bắt đầu phiên dịch khi còn đang bị quản thúc, lưu đày ở ngoài Vũ Đoài vào năm 1982. Lúc đó mới làm được một ít, ngoài đó thiếu phương tiện. Tôi quyết định phải đi về trong Miền Nam mới có phương tiện để làm, thì tôi có viết thư cho ông Mai Chí Thọ.
Lúc đó tôi yêu cầu, đòi hỏi họ là đưa tôi ra đây quản chế như thế này đã 10 năm rồi, từ 1982 đến 1992, mười năm rồi mà không giải quyết như thế nào cả. Bây giờ tôi yêu cầu ông [Thọ] giải quyết cho dứt khoát, tôi có tội thì đưa ra toà đàng hoàng, mà không có tội thì phải giải chế cho tôi để tôi trở về Miền Nam. Tôi hẹn trong một tháng mà các ông không trả lời là tôi tự ra về.
Tự ý rời bỏ nơi quản thúc miền Bắc năm 1992
Lúc đó tôi chờ đúng một tháng không ai trả lời cả, thì tôi quyết định ra về. Đi cùng tôi có những 30 người ở xã Vũ Đoài. Họ cũng muốn theo vào nên họ mua vé cho họ và cả cho tôi. 11 giờ sáng mai là sang bên Nam Định lên tàu đi về. Thế nhưng 4 giờ chiều hôm trước đó có hai người công an ở Hà Nội về nói rằng là ông không được về. Tôi trả lời là tôi đã nói rõ rồi, không được về thì cho tôi biết sớm để tôi quyết định. Chứ giờ đến hôm nay ông mới về, mà sáng mai tôi lấy tàu đi về niền Nam rồi. Họ mua sẵn hết cả vé rồi, bây giờ làm thế nào ? Số tiền đó người ta phải đi vay đi mượn, mà mình không đi coi như mất thôi. Như vậy, thì tôi cứ về đấy thôi. Chứ hoãn thì tôi không hoãn. Họ [công an] để cho về nhưng họ theo dõi từ đấy vào đến Sài Gòn.
Còn cái lý do trong thư gọi là "Lời Cam Kết" có nói lý do yên tĩnh ở xa thành phố. Yên tĩnh ở đâu bằng yên tĩnh trong nhà tù ? Tôi thấy trong nhà tù yên tĩnh nhất, không còn phải đi tìm đâu nữa. Bất cứ nhà tù nào ! Tôi đã trải qua nhiều nhà tù. Ở miền Nam như ở Phan Đăng Lưu thì một mình trong cái xà lim rất nhỏ, rất hẹp, một mình suốt trong gần 2 năm trời, không được tiếp xúc với ai thì cái đó là rất yên tĩnh. Rồi đến lúc ra ngoài Vũ Đoài (Bắc Việt) thì cũng một mình một cái chùa hẻo lánh, nhỏ, ngay giữa cánh đồng. Chả ai lai vãng, thì như vậy quá yên tĩnh rồi chứ việc gì phải đi tìm sự yên tĩnh ? Cho nên cái lý do họ đưa ra là trái rồi.
Vụ xử án 5 năm tù và 5 năm quản chế vì đi cứu trợ nạn dân lũ lụt
Tôi về miền Nam năm 1992, tôi tiếp tục làm bộ [Phật Quang Đại] từ điển đó. Và đến 1994 thì tôi có gửi cho ông Đỗ Mười một tập « Nhận định về những Sai lầm tai hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Dân tộc và Phật Giáo Việt Nam ». Ngày 19.8.1994 tôi gửi cho ông Đỗ Mười. Sau đó tôi ra đi cứu trợ. Năm ấy ở miền Nam đồng bằng sông Cửu Long lụt lớn lắm nên chúng tôi đi cứu trợ. Cứu trợ được vài chuyến, thì đến ngày mùng 4 tháng Giêng 1995 họ bắt. Bắt lúc đó đông người lắm. Tôi nhớ có Hòa thượng Nhật Ban, Hòa thượng Không Tánh rồi Đại đức Trí Lực, rồi cả các Cư sĩ Đồng Ngọc, Nhật Thường. Những vị đó người ta bắt trước. Họ bắt các vị đó ngày 12 tháng 11.1994. Còn tôi mãi đến mồng 4 tháng giêng 1995 tôi mới bị bắt. Trong thời gian tôi chưa bị bắt thì có một đoàn công an từ Hà Nội vào Saigon, xuống dưới chùa Vạn Đức của ngài Trí Tịnh họp. Trong đó có Hòa thượng Trí Tịnh và Minh Châu, họ hỏi ý kiến xem rằng là bắt tôi thì có lợi hay hại gì không. Lợi gì mà hại gì ? Họ hỏi như thế thì Hòa thượng Minh Châu không nói gì. Riêng Hòa thượng Trí Tịnh thì có nói rằng : « Tôi đã bảo các ông đánh rắn phải đánh dập đầu ! ». Thế là mấy hôm sau tôi bị bắt. Còn Ôn Huyền Quang ở ngoài kia thì chùa Phước Hội chuyển sang Phước Quang cách đến 10 cây số. Họ lấy bao nhiêu tài liệu, cả con dấu cũng mất ở đấy. Họ thu hết. Hôm 4 tháng giêng năm 1995 họ giam tôi ở trại giam trên đường Nguyễn Văn Cừ ở giữa Sài Gòn này. Mãi đến ngày 15.8.95 họ mới đưa ra tòa. Đưa ra tòa xét xử hôm ấy riêng tôi với Hòa thượng Không Tánh mỗi người 5 năm tù giam, tôi thì thêm 5 năm quản chế. Xử xong trong một ngày, từ sáng đến chiều, rồi họ đưa về trại.
Hôm tòa xử đông người vào xem mà nó không cho vào. Chỉ có công an thôi, còn tất cả người xem Tăng Ni, Phật tử rất đông ở ngoài, đứng ngoài hàng rào. Tòa án nó ở tòa án cũ của Pháp ngày xưa. Rất đông người ở ngoài nhìn vào, không cho ai vào cả, ở trong chỉ có công an và các quan tòa.
Tôi đoán chắc là hôm ấy ở ngoài, Phòng Thông tin [Phật giáo Quốc tế] cũng bận rộn lắm, vận động khá rộng. Tôi đoán như thế.
Theo luật thì 2 tuần lễ sau người bị xử có quyền kháng án. Nếu thấy oan hay gì thì kháng án để họ xử lại. Độ một tuần lễ sau, công an vào nói với tôi : « Ông có kháng án không ? ». Tôi bảo : « Thôi, quan tòa xử sao thì tôi chịu thế thôi chứ chả kháng án làm chi ». Thế rồi họ ra. Ba bốn ngày sau họ lại trở lại, họ bảo : « Ông nên kháng án đi ! », thì tôi đã nói lần trước rồi, là tôi không có kháng. Tôi ở tù thì cũng nhàn lắm chứ có sao, việc gì đâu phải kháng. Ở đâu thì cũng ăn cũng làm việc thôi.
Ở đây thì tôi có việc làm rồi. Trước khi vào tù tôi đã vận động, nói khó với họ là để xin đưa theo bộ từ điển Phật Quang mà tôi đang làm dở. Đặc biệt lắm, bao nhiêu lần nói với họ, rất khó khăn. Tôi nói công việc này ông cứ xem đi, nó có 7 tập, mỗi tập một nghìn trang bằng chữ Hán, ông cứ xem. Ông cứ về Thanh Minh Thiền viện, thầy Thanh Minh sẽ đưa cho ông xem, cứ xem từng trang một xem có giấu diếm gì không. Ông thấy không có hại gì, không chứa gì trong đó thì cho tôi đưa vào tù để tôi làm. Tôi ngồi trong tù có việc tôi làm, đồng thời cũng để giúp các thế hệ tương lai họ có tài liệu tra cứu, tham khảo để học tập. Tôi có nói rõ như thế. Mãi mấy lần, về sau họ mới xét, họ bàn với nhau rồi đồng ý cho đưa vào.
Sự kiểm soát gắt gao ở hai trại Ba Sao và Thanh Liệt, rồi Công an cộng sản cướp giật công trình phiên dịch
Đến lúc mà tôi không kháng án thì họ quyết định đưa tôi ra ngoài Ba Sao. Ngày hôm sau tôi đi, thì ngày hôm trước thầy Thanh Minh đưa cả bộ [Phật Quang Đại] từ điển ấy vào cho tôi để đưa ra ngoài Bắc tôi làm việc. Thế nhưng họ không cho tôi cầm theo. Chính công an cầm theo. Khi ra đến trại Ba Sao mấy hôm sau họ mới đưa bộ từ điển vào cho. Không phải chỉ có 7 tập từ điển thôi mà còn 100 tập vở nữa. 100 tập vở học trò loại lớn dài như trang giấy dùng bây giờ, khổ cũng rộng có kẻ dòng chứ không đánh số trang. Vào đấy một tuần sau, tôi hỏi họ bây giờ ông cho tôi bắt đầu làm việc, thì họ đưa một tập thôi. Tôi bảo một tập không đủ, đưa cả 7 tập bởi vì tập một có nhiều từ liên quan đến tập 2, tập 3, tập 4 thì phải có hết mới làm được. Còn vở, còn bút nữa. Bút cũng sắm đủ 100 bút nguyên tử, bút máy đấy và 100 tập giấy do thầy Thanh Minh xách vào. Nhưng họ giữ hết, chỉ có 7 tập từ điển là họ đưa cho tôi một lúc để tham khảo. 100 tập giấy họ giữ, bút họ cũng giữ. Giấy cứ mỗi lần họ phát cho một tập, họ đánh số mỗi tập 80 trang. Thế rồi họ phát cho một cái bút. Họ đề ở trang bìa ngoài cùng, ông cán bộ nào trực nhận ngày đó có trách nhiệm trông coi tù nhân ngày đó, ông giao thì ông viết tên ông, cán bộ tên gì, chức vụ gì, giao ngày nào, tháng nào, mỗi tập 80 trang ghi rõ như thế rồi họ mới giao cho mình tập đó. Hết tập đó trả cho họ, họ mới giao tập mới. Bút cũng thế, viết hết mực bút này thì phải trả cái quản bút hết mực cho họ, họ mới cho cái bút mới. Họ kiểm soát như thế đấy. Kiểm soát như thế cũng tốt, vì tôi có công việc làm.
Tôi làm hết ở trong tù cho đến lúc được đặc xá ngày 2-9-1998. Về thì họ lại không trả. Gần một trăm tập mà tôi đã dịch rồi, có chữ hết cả rồi. Họ bắt phải làm đơn xin. Làm đơn cho ông trưởng trại để mà xin đưa các tập đó về. Tôi nói không hợp lý. Bởi vì tôi đã xin đưa vào làm ở đây, lúc tôi về ông phải trả lại coi như của mà tôi gửi ông thôi. Mà tôi đâu có gửi, ông giữ chứ tôi có gửi ông đâu. Cũng như tư trang khác, như quần áo, tiền nong ở ngoài người ta tiếp tế cho tôi, bây giờ còn thừa chưa tiêu hết thì ông phải trả lại. Tôi đâu có cần làm đơn xin đâu. Tại sao các tập này lại phải làm đơn xin ? Nếu như thế thì tôi không xin đâu, các ông để lại mà dùng, tôi về tôi làm lại. Thế là tôi về tôi phải làm lại mất 2 năm trời, vì những công việc tôi làm trong nhà tù họ không trả. Họ bắt tôi làm đơn xin, tôi không xin. Vô lý ! Việc gì phải xin ? Họ giữ của mình, họ giữ tất cả, tiền nong có ai đưa vào họ cũng thu giữ hết, lấy cái vốn đó họ mượn đầu heo nấu cháo, họ mở cantine họ bán hàng cho mình. Họ mua hàng ở ngoài về, quả chuối ở ngoài giả dụ một đồng bạc thì họ bán cho người tù năm đồng bạc. Họ ăn như thế đấy.
Nhưng cái giấy này thì họ giữ làm gì ? Nhai giấy không được. Nhưng họ chỉ gây phiền hà ra cái chuyện bắt gì mình cũng phải làm. Bắt tôi xin tôi không xin. Tôi về tôi bỏ ra hai năm trời tôi làm lại. Tôi không xin ai hết. Xin phải hợp lý cơ. Như mình đói mình đi xin ăn, người ta cho thì mình cảm ơn. Còn cái này của mình mà họ giữ chứ mình đâu có gửi.
Bộ « Phật Quang Đại Từ Điển » 6 tập, gần 8000 trang, xuất bản tại hải ngoại vì cộng sản không cho in trong nước
Nhái chữ để mạo hóa « Lời Cam Kết » giả
Thì bây giờ tôi nói thế, có nghĩa là có liên hệ tới cái gọi là « Lời Cam Kết » này. Có thể là họ đã nghiên cứu, họ xem nét chữ của tôi viết trong những tập giấy tôi đã viết Từ điển, viết cách như thế nào, chữ a, chữ b, d, c như thế nào chẳng hạn. Thì bây giờ đây những chữ trong « Lời Cam Kết » nó đại khái không đúng một trăm phần trăm. Nhưng mà cũng giống chữ tôi. Mà chữ ở đây là chữ trong gần một trăm tập giấy tôi đã viết Từ điển mà họ giữ lại mười mấy năm nay. Có thể họ tra, họ bắt chước từng chữ một. Nhưng cũng có những chữ không giống một chút nào. Tám phần mười, chín phần mười, chứ không phải là hoàn toàn. Cái này có thể là chữ họ bịa cách đó. Còn cái nội dung này thì cũng không dễ gì. Họ cũng nói đến thế hệ tương lai như tôi đã nói với họ khi xin đưa bộ từ điển vào tù mà làm. Đây là văn hoá chung, không những của Phật giáo mà còn là văn hoá dân tộc những thế hệ sau họ rất cần. Khi học hỏi, tra cứu, nghiên cứu là rất cần. Cho nên tôi xin đưa vào đây để làm, chứ nếu không thì tôi làm làm chi.
Như vậy là « Lời Cam Kết » này hoàn toàn không có sự thật. Tôi xác định như vậy để cho các vị biết. Cái lý do là họ có thể nhái chữ của tôi trong gần một trăm tập mà họ giữ lại mười mấy năm nay.
Ỷ Lan : Như vậy thì kính xin Hòa thượng cho biết vì sao một bức thư viết từ năm 1995, mà nay đến tháng 11 năm 2008, lại đưa ra công bố trên mạng Internet để làm gì ? với mục đích gì, bạch Hòa thượng ?
Phái đoàn Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đến thảo luận tình hình tôn giáo và chụp ảnh chung với HT. Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện, tháng 10.2007. Photo USCIRF
Hoà thượng Thích Quảng Độ thời bị quản thúc tại xã Vũ Đoài tỉnh Thái Bình. Photo IBIB
HT Quảng Độ: Như tôi vừa nói đấy, tôi đâu có viết mà bảo rằng có. Bản thân tôi có viết « Lời Cam Kết » đâu mà nó có, nó đưa ra ? Còn bây giờ nó đưa ra là có cái lý do : Giáo hội gần đây, như quý vị biết, không may xẩy ra những việc trong nội bộ. Có một số Tăng Ni kéo bè kéo phái Về Nguồn rồi Thân hữu Già Lam, Tăng Ni Hải ngoại. Bây giờ vẫn còn hậu quả. Nhân cớ này họ ném đá giấu tay, tung ra cái này để tiếp tay cho những người chống đối, ly khai Giáo hội đấy. Chứ tại sao mấy năm trước không đưa ra ? Mà mấy năm trước có đưa ra cũng không có thì làm gì đưa ra được. Bây giờ đây họ phải nhái, họ mượn tay người trong Phật giáo đánh phá Giáo hội. Cho nên bây giờ họ mới đưa ra.
Ỷ Lan : Bạch Hòa thượng, trước đây trên một hai Trang nhà ở hải ngoại không có cảm tình với Phật giáo cũng đã loan tải những “Lời cam kết” tương tự của Hòa thượng gửi Công an vào thập niên 80. Như vậy, có lúc nào trong quá khứ Hòa thượng từng viết lời “sám hối” như thế với Công an hay Nhà nước Việt Nam không, bạch Hòa thượng ?
HT Quảng Độ: Đã không có cảm tình với Phật giáo thì nói làm chi. Họ đã không có cảm tình với Phật giáo… Họ làm cách nào ? Thực tế, là như thế này, từ suốt ba mươi mấy năm nay từ năm 1975 đến bây giờ thái độ tôi, hành động tôi với Nhà nước là như thế nào ? Cứ suy đấy mà ra. Cho đến giờ phút này, tôi chưa qụy lụy trước Nhà nước. Tôi chưa cúi đầu trước Nhà nước. Tôi không ghét gì họ, oán gì họ. Nhưng bởi họ làm toàn đi ngược lại quyền lợi của đất nước, của dân tộc thôi. Cho nên tôi không thể nào cúi đầu phục vụ họ được.
Đến bây giờ các vị biết rõ là đến cả đất nước họ cũng bán đi. Hoàng Sa, Trường Sa các thứ đấy. Một nhà lãnh đạo đất nước, một ban lãnh đạo đất nước có tròn bổn phận đối với đất nước, với dân tộc không ? Một người trách nhiệm bảo tồn đất nước, cai trị nhân dân, phục vụ nhân dân, bảo tồn lãnh thổ, bảo tồn tổ quốc mà giờ giữ không được, đến nỗi phải bán, phải nhượng. Như vậy mà bắt người dân phải cúi đầu phục mạng thế nào được ?
Cho nên đến bây giờ tôi chưa phục. Chưa phục vì lý do đó. Khi nào các ông làm hoàn toàn lấy lại được đất nước. Bây giờ các ông có trách nhiệm phải đòi lại tất cả những tấc đất, phần đất, phần biển mà các ông đã bán hay nhượng. Không thể để cái gánh nặng ấy cho thế hệ kế các ông. Các ông phải làm tròn bổn phận đối với đất nước và nhân dân. Làm cũng như người giữ tuồng. Trước khi vào hậu trường các ông phải để cho sân khấu sạch sẽ một chút để những vai diễn trò đến sau, người ta lên người ta không phải vất vả quét dọn cái sân khấu. Bây giờ đây ông bán nước thì thế hệ kế tiếp ông… Ông thu tiền, ông hối lộ, ông tham nhũng rồi ông đưa đi thụ hưởng ở nước ngoài. Đất nước ở nhà mất nước ai đòi ? Thế hệ sau chắc gì đòi được ? Rồi phải sống cuộc đời nô lệ ngoại bang. Không ngoại bang này thì ngoại bang khác. Bây giờ các ông cứ làm thử như các vua đời Lý, đời Trần, hay nhà Nguyễn, nhà Lê đi. Bởi vì như nhà Lê, vua Lê Thánh Tông nói đừng để mất một tấc đất của tổ tiên. Còn bây giờ ông để mất bao nhiêu đất chứ có phải tấc, bao nhiêu cây số vuông, hàng nghìn cây số vuông. Dân mình Tàu nó bắn giết như thế mà các ông làm ngơ ! Nó quy định cái chỗ đánh cá chung, hai bên đều chung, thì nó đánh được, mình ra mình đánh cá nó giết, nó bắn mà các ông cứ gục đầu mà chịu. Bảo làm sao tôi kính, tôi phục làm sao được.
Cho nên tôi đối lập đến cùng.
Chừng nào lấy lại được đất, trả lại quyền người dân được tự do hạnh phúc thật sự, dân chủ hoàn toàn, nhân quyền được tôn trọng, toàn vẹn lãnh thổ, thì tôi cúi đầu tôi lạy các ông. Chừng nào các ông chưa làm tôi chưa lạy đâu. Bịa chuyện này chuyện kia mà chống phá, lợi dụng, mượn tay những kẻ ở ngoài chống phá Giáo hội. Cứ trực tiếp đi nào, pháp lý không dám trả lại cho Giáo hội…
Chín điểm hành hoạt ưu tiên của Giáo hội
Ỷ Lan : Kèm với Lời cam kết nói trên, bạch Hòa thượng còn có bài viết của Sư Thích Siêu Phương dưới tiêu đề “Nhận định về Quyết Nghị 9 điểm của GHPGVNTN”. Bài viết chống lại Quyết Nghị 9 điểm của Giáo hội. Kính xin Hòa thượng cho biết vị sư này là ai ? Sư có ở trong GHPGVNTN không ? Và xin Hòa thượng cho biết nội dung cùng những điểm trọng yếu trong Quyết nghị 9 điểm của Hội đồng Lưỡng Viện, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ban hành hôm 15.11 vừa qua ?
HT Quảng Độ: Trước nhất tôi trả lời 9 điểm này trọng yếu như thế nào. Nói chung thì tất cả 9 điểm đều trọng yếu hết. Giáo hội đã nêu ra cái gì là nó nghiêm trọng. Nó quan yếu Giáo hội mới nêu. Nhưng chỉ có cái là mình chia ra những cái ưu tiên. Cái gì cần làm trước thì làm trước. Cái gì làm sau thì làm sau. Trước sau gì rồi cũng phải đòi hỏi cho bằng hết.
Trước mắt vấn đề quan trọng nhất là “Toàn vẹn lãnh thổ”. Giải quyết làm sao vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan ? Đòi hỏi nhà cầm quyền phải làm cho rõ, bán bao nhiêu ? nhượng bao nhiêu ? Còn lại bao nhiêu ? Phải cho nhân dân biết rõ. Chứ bây giờ nhân dân thắc mắc lắm, toàn quốc thắc mắc lắm, chỉ không nói ra được thôi. Nói ra là bỏ tù, cho nên họ không dám nói. Chứ giờ cho họ nói họ sẽ nói ngay. Họ đã nghi ngờ như vậy mà không giải quyết rõ, thành ra họ không tin gì các ông nữa. Cái tín nhiệm của các ông ngày càng bị xói mòn.
Ưu tiên một mà Giáo hội muốn cho rõ ràng, đó là vấn đề Toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ hai là dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo phải thực hiện cho bằng được. Đấy là ưu tiên thứ hai. Cho nên cứ từng cái một, mà cái trước nhất là buộc Nhà nước này phải công bố rõ ràng về lãnh hải, lãnh thổ của mình. Đã nhượng bộ bao nhiêu và còn bao nhiêu. Nếu đã nhượng bộ bao nhiêu, bán bao nhiêu phải đòi lại, nếu bán phải mua lại. Còn nếu họ lấy thì phải đòi lại, trả lại cho nhân dân Việt Nam. Trước sau gì các ông cũng phải giải quyết. Các ông ngồi đây được nghìn năm à ? Làm gì nắm giữ được chính quyến đến nghìn năm ? Mặc dầu các ông mong đấy. Muôn năm cơ mà, các ông từng nói muôn năm kia mà.
Nhưng không cái gì tồn tại muôn năm được đâu !
Thế cho nên cái ưu tiên thứ nhất, rồi đến ưu tiên dân chủ, nhân quyền, tự do mình cũng phải đạt đến. Nếu giải quyết vấn đề thứ nhất là phải có vấn đề thứ hai. Tức là toàn dân phải được tự do thật sự, bày tỏ rõ ý kiến của mình, tư tưởng của mình, rồi lấy cái đó cùng cái sức đồng thuận ấy, các điểm kia lần lượt sẽ làm hết.
Điều thứ hai, cái thầy Siêu Phương này thật sự tôi chả biết thầy ấy ở đâu, ở chùa nào. Trong Giáo hội từ ngày tôi làm việc Giáo hội đến giờ, khi bắt đầu phục hoạt cũng như trước 75 không thấy thầy Siêu Phương này ở trong Giáo hội hay ở giáo hội nào, hay vị sư Việt Nam nào quen biết đâu. Không những thế, cả các thầy gọi là Viên Giáo, Viên Thành cũng mới đây viết về bài thơ Giấc Mơ lạ của tôi, rồi Viên Giác…
Đại ý như vậy, thực sự không biết nguồn gốc của các vị. Nếu biết các vị là các sư, nhất là sư thuộc thành viên Giáo hội thì càng tốt. Các vị đến thẳng yêu cầu Viện Hóa Đạo triệu tập một buổi họp cho đông đủ, rồi các vị ra trước Hội đồng Lưỡng Viện trình bày các việc mà các vị đã viết trong những bài như thế, phải trái như thế nào. Chúng tôi còn có ý kiến để giải quyết hay góp ý. Chứ còn viết mà không cho biết rõ như vậy tôi cho là những bài viết nặc danh mà thôi.
Cổ nhân có nói rằng là chỉ nói hay viết những gì mình ký được tên thôi. Còn xét ra không ký được tên thật của mình thì đừng nói, đừng viết. Đấy là nguyên tắc hành xử của con người là vậy. Còn đây Siêu Phương đâu biết là ai ?! Kể cả Viên Giáo tôi cũng không biết. Ngoài Giáo hội có hay không thì tôi không biết. Tôi ít được đi đâu suốt ba muơi năm nay, có được đi đâu đâu, cứ trong xó nhà như thế này thôi. Nhưng ở trong Giáo hội thì tôi có thể nói không có vị nào tên là Siêu Phương, có tên là Viên Giáo, có tên là Viên Giác hay Viên Thành, v.v…
Như vậy, những bài viết này tôi có ý kiến chứ không phải không. Nhưng tôi không nói. Nói làm chi với những người đã giấu tên ? Cứ coi như là một cái thư nặc danh. Mà đã là thư nặc danh thì nó không có giá trị gì. Việc gì mình mất thì giờ về những thứ đó. Tuy nhiên, đây là đối với tôi thôi.
Đối với các vị khác, nhất là đối với Phòng Thông tin [Phật giáo Quốc tế] nếu cần phải lên tiếng thì Phòng Thông tin có quyền lên tiếng. Còn tôi, tôi không bàn gì mấy bài viết này, tôi coi như nó vô giá trị. Giá như đối diện mà nói với tôi, đến thẳng Thanh Minh Thiền viện này đặt vấn đề đó với tôi, tôi sẵn sàng nói, trả lời, bàn thảo để làm thế nào như các vị cho là tan rã như thế thì làm thế nào hàn gắn lại được không.
Mình xây dựng, chứ viết đả phá thì ai viết không được. Nặc danh thì mình không đáng nói.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
No comments:
Post a Comment