Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 12 December 2016

BIỂN ĐÔNG =. DƯƠNG QUỲNH HOA =ĐỐI LẬP TẠI VIỆT NAM

GIỚI THIỆU SÁCH * CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

*

Sách "Con Đường Việt N am" của NXB Thời Đại M ới‏
From: Dieu Khang (dieu.khang@gmail.com)

Medium riskYou may not know this sender.Mark as safe|Mark as junk
Sent: March 22, 2010 10:16:13 AM
To: dieu.khang@gmail.com
Xin giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn sách "Con Đường Việt Nam" của tác giả Nguyễn Sĩ Bình:
Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử. Việc phản ánh đầy đủ, khách quan quá trình dựng nước, giữ nước qua các thời kỳ cũng như hoàn cảnh ngày nay có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ hội để mỗi người dân nhìn thấy được con đường xuyên suốt của dân tộc, định hướng cho thế hệ trẻ tự tin, tiếp bước vào tương lai trong thế kỷ hội nhập và toàn cầu hóa.

Cha ông đã có công để lại cho chúng ta một dải non sông gấm vóc thống nhất từ Bắc vào Nam. Việt Nam lại nằm ở giao điểm các hệ tư tưởng và nhiều giá trị của các nền văn hóa văn minh lớn. Từ đó, sức mạnh Việt Nam hình thành. Lật lại những trang sử truyền thống, ở mỗi người dân Việt, dù là trong hay ngoài nước, luôn được khơi dậy tình yêu tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. Đó là thời nghìn năm Bắc thuộc với tinh thần cha ông chống Hán hóa, quyết không chịu khuất phục. Đó là những anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa, không những bảo vệ non sông mà còn đoàn kết và mở rộng bờ cõi, không những giữ gìn mà còn làm phong phú, trường tồn thêm bản sắc Việt Nam. Đó là thời kỳ độc lập tự chủ với bao chiến công hiển hách chống giặc phương Bắc xâm lược. Đó là những anh hùng Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... Đó còn là đời sống văn hóa tinh thần, lễ hội, tâm linh... mang tính cộng đồng, nhân nghĩa, nhân văn Việt Nam.

Từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ cận đại, đất nước bắt đầu gánh chịu hậu quả những cuộc chiến tranh khốc liệt. Dân tộc phải trả bằng biết bao hy sinh, đất nước chia ba kỳ từ năm 1858, chia hai miền năm 1954, thống nhất năm 1975, cuộc chiến hai đầu đất nước... Nhìn lại hệ tư tưởng cộng sản từ khi xuất hiện ở Việt Nam, bước đầu là gắn với đấu tranh giải phóng dân tộc, cả nước đã đóng góp nhiều sức người sức của, đưa cuộc chiến đến thắng lợi. Nhưng ở giai đoạn hòa bình, chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục với bao đói nghèo, động lực phát triển xã hội gần như bị triệt tiêu. Rồi thời kỳ đổi mới không toàn diện lại tạo ra nhiều nguy hiểm, tác hại trực tiếp đã được đánh giá có, tiềm tàng hệ quả không dễ sửa sai cũng có. Một câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm là: liệu ở chặng đường hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng sắp đến, Việt Nam sẽ tiếp tục gánh chịu tình trạng đói nghèo, bất công và tụt hậu ở mức nào? Một thời gian dài, các văn kiện, cương lĩnh, đường lối, kể cả Hiến pháp và pháp luật đã biểu hiện bất ổn và rối ren, xã hội không thể cứ tiếp tục chịu đựng và hy sinh mãi.

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản, lịch sử dân tộc từ khi có Đảng là lịch sử Đảng, cho nên phản ánh trở nên thiếu tôn trọng sự thật. Nhiều lối rẽ đau thương cùng đường bị che giấu. Nhiều góc khuất trong lịch sử chưa sáng tỏ, còn bị phủ lên đó những giải thích chủ quan. Với ngọn cờ chủ nghĩa xã hội trong một giai đoạn dài, dân tộc Việt Nam bước đầu là tin vào lời kêu gọi của Đảng, sau đó nhận ra những sai lầm mà lớn nhất là lợi ích của đấu tranh giai cấp đã đặt lên trên lợi ích dân tộc, thậm chí không ít thời điểm và sự kiện lợi ích dân tộc phải chịu hy sinh vì nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc liên minh với nhau, cũng bất chấp quyền lợi nhân dân. Thế hệ trẻ phải bước tiếp như thế nào trên con đường đã nhiều hy sinh và nhiều đau thương ấy?

Vấn đề trước hết là phải nhìn lại lịch sử với những chặng đường đã qua để có đánh giá xác thực, thấy sai lầm mà tránh lặp lại, để hình thành những tư tưởng và lực lượng tiên phong có thể tham mưu cho đất nước những định hướng tích cực. Mặt khác, chúng ta cũng cần có tầm nhìn rộng để thấy xu hướng thời đại, xác định đất nước có thể trở thành điểm son trên bản đồ thế giới ngày nay hay không...

Với tinh thần ấy, "Con đường Việt Nam" sẽ cố gắng tái hiện lại những chặng đường dân tộc đã đi qua và đề nghị một triển hướng cho tương lai. Thực hiện cuốn sách này cũng nhằm tưởng nhớ người anh cả Hoàng Minh Chính, cố Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin tại Việt Nam. Xin kính tặng cuốn sách này cho tất cả đồng bào, anh chị em mọi tầng lớp đang mong muốn cho Việt Nam một Nhà nước pháp quyền, hội nhập và nhân bản.

Chủ biên
Nguyễn Sĩ Bình
Mùa Xuân 2010



SƠN TRUNG * BÌNH LUẬN TIN TỨC THẾ GIỚI

*
QUAN HỆ MỸ HOA

Mỹ đã tò thái độ cương quyết với Trung Quốc trong các việc như bán vũ khí cho Đài Loan, tiếp đức Đạt Lai lạt Ma, vụ Google và lý thuyết tự do thông tin của bà Clinton cùng những tuyên bố của Obama về đồng quan kim của Trung Quôc cùng vấn đề mậu dịch.
Cùng lúc đó tại Mỹ , học giới và chính giới đã thảo luận về Trung Quốc, Việt Nam.



I. QUAN ĐIỂM CỦA MỸ VÀ THẾ GIỚI

1.VỀ TRUNG QUỐC :


Thượng viện Hoa Kỳ muốn trừng phạt Trung Quốc

Theo Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA, đưa tin ngày 2010-03-17, tại Washington, Thượng Viện Liên Bang Mỹ đã đưa ra một dự luật trừng phạt thương mại Trung Quốc, nếu chính phủ Bắc Kinh không điều chỉnh trị giá đồng nhân dân tệ.Một trong những Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ bảo trợ dự luật là bà Debbie Stabenow nói với báo chí rằng việc Trung Quốc tiếp tục giữ giá đồng nhân dân tệ “thấp hơn mức giá hữu lý từ 20% đến 30% là điều không thể tiếp tục chấp nhận được” xem đó là hành động “ăn gian” để hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ với giá rẻ và hàng hóa của Mỹ bán sang Trung Quốc trở thành quá đắt.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Us-senate-bill-would-penalize-china-over-yuan-03172010113815.html


Bài sau đây của đài RFI bình luận về thái độ của thế giới đối với chính sách kìm đồng nhân dân tệ của Trung Cộng.

Trung Quốc : Chính sách kìm giá đồng yuan là con dao hai lưỡi
Trung Quốc : Chính sách kìm giá đồng yuan là con dao hai lưỡi
AFP / Frederick Brown
Tú Anh
Trị giá hối đoái đồng tiền Trung Quốc quá thấp làm tình trạng mất quân bình trong giao dịch thương mại quốc tế trầm trọng thêm trong khi kinh tế thế giới chưa được phục hồi. Trong những ngày qua, từ các chính phủ Tây phương đến các định chế tài chính như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và chuyên gia độc lập liên tục kêu gọi Bắc Kinh phải nâng giá đồng tiền. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn giả điếc.
Trong ngày thứ tư tuần trước, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Dominique Strauss-Kahn và thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia Pháp Christian Noyer, kẻ trước người sau, than phiền đồng tiền Trung Quốc quá thấp so với thực tế. Tình trạng này chỉ làm cho trao đổi thương mại quốc tế mất quân bình và chỉ có lợi cho Trung Quốc chuyên xuất khẩu hàng giá rẻ.
Tại Mỹ, nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ đe dọa dùng đến biện pháp trừng phạt thương mại. Ngay đến giới chuyên gia độc lập, như giáo sư Paul Krugman, giải Nobel kinh tế, cũng kêu gọi chính phủ Mỹ đánh thuế thật nặng, thêm ít nhất là 25% để phản đối chính sách hối đoái « méo mó » mà chưa từng có một nước công nghiệp nào áp đặt như Trung Quốc. Năm ngoái, cán cân giao dịch với Trung Quốc bị thâm thủng đến mức 227 tỷ đôla. Giới công đoàn tố Trung Quốc làm Hoa Kỳ bị mất đi từ 1,4 đén 3 triệu công ăn việc làm.
Ở châu Âu, chuyên gia Françoise Lemoine của Viện Nghiên Cứu Và Thông Tin Quốc Tế Pháp CEPII thẩm định là châu Âu, vì là đối tác thương mại số một của Trung Quốc, nên bị thiệt hại nặng nề với cán cân thương mại càng ngày càng bất lợi.
Viện Kinh Tế Quốc Tế Mỹ Peterson cho rằng đồng nhân dân dân tệ được giữ giá thấp dưới thực tế từ 20% đến 40% so với đô la Mỹ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận định là chỉ cần Trung Quốc điều chỉnh trị giá đồng tiền 20%, thì tổng sản phẩm nội địa Hoa Kỳ sẽ tăng đến 1%.
Nói cách khác, thế giới đòi hỏi Bắc Kinh phải thay đổi hối xuất hiện nay từ 6,75 nhân dân tệ đổi 1 đôla lên 4 nhân dân tệ là hợp lý nhất.
Thế nhưng, trong diễn văn ngày 14/03 tại Quốc Hội Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã dứt khoát từ chối viện lẽ Trung Quốc cần xuất khẩu để tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người mỗi năm lao vào thị trường lao động. Xuất khẩu giảm đe dọa ổn định xã hội. Hôm qua, ngay tại Phòng Thương Mại Hoa Kỳ ở Washington, thứ trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Trung Sơn một lần nữa, khẳng định lập trường của Bắc Kinh là không điều chỉnh hối suất. Ông cho là « nâng giá đồng nhân dân tệ không mang lại lợi lộc cho ai cả ».
Tình trạng xung khắc này, nếu không giả quyết ổn thỏa, không chắc thuận lợi về lâu về dài cho Bắc Kinh.
Thật ra, dường như Bắc Kinh cũng ý thức chính sách kìm giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu là con dao hai lưỡi. Trong bài « Hai mặt của đồng nguyên » chuyên gia Pháp Jacques Adda phân tích : Từ cuối thập niên 90, kinh tế thế giới dựa vào hai đầu tàu : Sức tiêu dùng tại Mỹ và đầu tư Trung Quốc.
Giờ đây, đầu tàu thứ nhất bị yếu đi nhiều do nạn thất nghiệp và cần phải có thời gian để thanh toán nợ nần. Đầu tàu thứ hai là Trung Quốc thì hiện nay bị lỗi nghiêm trọng : Vừa sản xuất quá tải lại tăng thêm đầu tư sản xuất với hệ quả là tung hàng dư thừa vào thị trường thế giới, làm tăng thêm thất nghiệp và áp lực giảm phát tại các nước phát triển. Trung Quốc giữ chiếc chìa khóa tạo thịnh vượng chung trên toàn cầu trong đó có cả Trung Quốc. Nhưng, với điều kiện là Bắc Kinh phải điều chỉnh mô hình phát triển của mình, tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ và giảm bớt xuất khẩu.
Theo tuyên bố của thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Chu Tiểu Xuyên, về lâu dài, Trung Quốc không tránh được giải pháp này. Câu hỏi đặt ra là khi nào ? Có lẽ Trung Quốc không thực hiện trong ngắn hạn hay trung hạn. Vì theo lời tuyên bố của ông Ôn Gia Bảo thì Trung Quốc hiện đối diện với rất nhiều nguy cơ bất ổn định.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100325-trung-quoc-chinh-sach-kim-gia-dong-yuan-la-con-dao-hai-luoi


2. VỀ VIỆT NAM

Thế giới, đặc biệt là học giả và chính giới Mỹ cũng để ý đến Việt Nam:

+ĐÀN ÁP BÁO CHÍ

Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả, gọi tắt là CPJ, trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, hôm 16-2 công bố bản phúc trình hàng năm tựa đề “Những Cuộc Tấn Công Báo Chí Năm 2009” nhằm duyệt lại tình hình đàn áp báo chí trên khắp thế giới.
Mở đầu về tình hình đàn áp giới truyền thông tại Việt Nam, tổ chức CPJ cho biết chính quyền Việt Nam vừa tiếp tục siết chặt báo chí, vừa tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ phương tiện Internet bằng các biện pháp mới nhằm hạn chế những nội dung phổ biến trên mạng, đồng thời gia tăng việc theo dõi các bloggers.
Theo số liệu của Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam thì khoảng 22 triệu người trong gần 90 triệu dân VN sử dụng Internet, trong số này, có chừng 2 triệu là bloggers – tức những người viết nhật ký trên mạng.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/Press-is-increasingly-controlled-in-vietnam-TQuang-02172010143315.html


+Nhân quyền VN 'chưa thỏa đáng'

us rights report
Báo cáo năm 2008 còn nói tới việc thiếu minh bạch trong việc thu hồi đất cho các dự án hạ tầng.
Phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn ở mức ‘chưa thoả đáng'.
Theo báo cáo này, ở Việt Nam vẫn còn tình trạng cấm đoán bất đồng chính kiến và người dân bị bắt bớ vì có quan điểm chính trị đối lập nhưng không được đưa ra xét xử nhanh chóng và công bằng.
Phúc trình cũng cho rằng Việt Nam tiếp tục giới hạn tự do ngôn luận "đặc biệt là chuyện chỉ trích cá nhân lãnh đạo chính phủ, hay việc thúc đẩy đa nguyên, đa đảng".
Báo cáo còn dẫn chứng vụ trưởng đại diện hãng thông tấn Mỹ Associated Press 'bị cảnh sát đánh' hôm 19/9/2008 sau khi tới chụp ảnh giáo dân cầu nguyện ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ ở Hà Nội.
Báo cáo của Mỹ nói cho tới cuối năm 2008, chính quyền Việt Nam đã bắt "ít nhất 35 tù nhân chính trị". Phúc trình cũng nói tới hiện trạng buôn người, bạo lực và phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn là một vấn đề lớn ở Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/02/090226_rightsreports08_tc2.shtml



+Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về VN


Dân biểu Cao Quang Ánh
Dân biểu Cao Quang Ánh là một trong những người chủ xướng nghị quyết 672
Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua Nghị quyết 672 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger và tôn trọng tự do internet.
Nghị quyết 672 liệt kê 18 nhà hoạt động trên mạng internet hiện đang bị bắt giữ và nêu quan ngại về việc chính phủ Hà Nội hạn chế không gian ảo.
Các nhà làm luật Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam "trở nên quốc gia thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thông qua việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội đoàn chính trị của các cá nhân".
Dân biểu Loretta Sanchez, người bảo trợ cho nghị quyết 672, phát biểu rằng mạng internet đã "trở thành công cụ đắc lực cho người dân Việt Nam thể hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp của mình".
Bà Sanchez, đại diện của khu vực cử tri đông người gốc Việt ở miền Nam California, nói rằng việc khuyến khích Việt Nam cởi mở hơn đã không mang lại hiệu quả.
Bà cho rằng điều kiện nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi và bà lo ngại rằng "Hoa Kỳ không có lập trường cứng rắn trước việc chính phủ Việt Nam thiếu tôn trọng nhân quyền một cách trắng trợn".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/10/091022_us_resolution.shtml
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (Committee for Protection of Journalists - CPJ) vừa công bố danh sách 10 quốc gia mà tổ chức này cho là 'Khó khăn nhất đối với các blogger', trong đó Việt Nam đứng thứ sáu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090501_cpj_blogging.shtml



+ Hội thảo quốc tế về tranh chấp biển Đông tại Hoa Kỳ

Spratlys and Paracels Islands

Một cuộc hội thảo ‘mang tính học thuật’ bàn về tranh chấp lãnh hải ở biển Đông đã được Trung tâm Văn hóa, Xã hội và Triết học Việt Nam thuộc Đại học Temple tổ chức hôm 25 tháng 3 tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, của Hoa Kỳ.

Tin cho hay, có khoảng 100 người tham dự cuộc hội thảo có tên gọi ‘Các tuyên bố chủ quyền trái ngược đối với biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông)’, với các diễn giả là các chuyên gia người bản xứ và người Hoa Kỳ gốc Việt.

Được biết, trong số những người đọc tham luận có các chuyên gia từ Việt Nam cũng như đại diện từ Ủy ban Biên giới Quốc gia và Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao Việt Nam).

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 25 tháng 3, ông Nguyễn Nhã, một chuyên gia nghiên cứu về biển Đông, cho biết bài tham luận của ông tại hội thảo đã đề cập một vấn đề thời sự liên quan tới việc Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ gần đây, ghi chú chữ China ‘Trung Quốc’ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thế giới do họ phát hành.

Ông Nhã cho biết: "Nhân vụ việc của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ gây phản ứng ở Việt Nam, tôi cho rằng những cơ quan học thuật đó do sự thiếu thông tin, cho nên dẫn tới những sự kiện không đúng. Tôi nghĩ hội thảo này phải làm tốt để cho những cơ quan nghiên cứu ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, biết rõ sự thực về chủ quyền của Việt Nam như thế nào."


Ông Nhã nói: Như mọi người đã biết, Trung Quốc không dựa vào bất kỳ cơ sở về lịch sử hay pháp lý hay quốc tế nào, mà họ dựa vào sức mạnh và cái lý của kẻ mạnh thôi. Họ nói và bắt buộc mọi người phải nghe thôi, chứ không phải sự thực của vấn đề. Khi Trung Quốc đăng ký đường lưỡi bò ở thềm lục địa thì không thể tránh được là các nước có liên quan quan tâm tới.

Tôi nghĩ là dù Trung Quốc có phản ứng như thế nào thì cái vấn đề mọi người quan tâm tới, hay nói cách khác là vấn đề quốc tế hóa, sẽ xảy ra thôi. Căng thẳng ở biển Đông ảnh hưởng và gây căng thẳng trên thế giới cũng như đụng chạm tới quyền lợi của rất nhiều các nước xung quanh đó cũng như các nước liên quan tới biển Đông."


Mới đây, China Daily, tờ nhật báo chính thống của Trung Quốc, cho rằng Việt Nam đang quốc tế hóa tranh chấp ở biển Đông cũng như cho rằng ‘động cơ chính trị này của Việt Nam sẽ thất bại’.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/seminar-south-china-sea-03-26-2010-89258302.html

Người cộng sản bao giờ cũng chú trọng vai vế, quyền lợi, danh giá và uy tín đảng vì đảng lãnh đạo cơ mà! Thế mà tại sao tại hội nghị này không có cán bộ ngành ngoại giao hay trí thức XHCN lên tiếng mà Nguyễn Nhã lên tiếng? Chẳng qua họ chơi " bài ba lá" vì sợ Trung Quốc, không dám ra mặt. Nếu Trung Quốc hỏi tội, họ sẽ nói; " Bẩm Ngài, chúng con trung thành với bác Hồ coi Trung Quốc là đồng chí anh em, và cũng coi Trung Quốc là mẫu quốc , tuân theo 16 chữ vàng của Hồ Cẩm Đào, xin nguyện làm tôi tớ suốt đời. Còn thằng Nguyễn Nhã không phải là cán bộ, cũng không là đảng viên của chúng con, nó đi du lịch Mỹ rồi nói sai chính sách của đảng cộng sản chúng con. Khi nó về, chúng con sẽ đá đít nó mấy cái, và bắt nó sang quỳ lạy mà tạ tội với các Ngài!"

II THÁI ĐỘ CỦA TRUNG QUỐC

Ban đầu, Trung Quốc chống Mỹ mãnh liệt, nhưng nay thái độ của Trung Quốc đã hơi khác.



1. TQ có thể lại 'thả nổi' tiền tệ trên thị trường thế giới


Hình: AP
TIN VOA

Một kinh tế gia nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, người làm việc với ngân hàng trung ương nước này, cho biết Bắc Kinh có thể áp dụng một chính sách tỷ suất hối đoái linh hoạt hơn khi cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu lắng dịu.

Tuy nhiên, vị cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ông Phàn Cương, viết trên nhật báo China Daily rằng bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với giá trị đồng nguyên không được gây phương hại cho ngành thương mại xuất khẩu quan trọng của nước này.

Theo một số giới chức Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã giữ giá đồng nguyên thấp một cách giả tạo để có lợi cho các nhà sản xuất tại Trung Quốc và làm cho hàng hóa nước này rẻ hơn trên thị trường quốc tế.

Nhiều đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trên khắp thế giới cho rằng hành động này là một việc làm bất công, chỉ mang lại lợi ích thương mại cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/business/china-us-03-26-2010-89263417.html



2. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường việc thông tin liên lạc với Hoa Kỳ

Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng tăng cường việc thông tin liên lạc với Hoa Kỳ, mặc dù hồi gần đây hai nước đã xảy ra những vụ xích mích.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-03-25-2010-89107612.html


Tuy tỏ ra mềm hơn trước, Trung Cộng phần nào vẫn tỏ ra là tay sừng sõ, trong đó cũng nhắm đe dọa Mỹ:
Về vấn đề tiền tệ, Trung Quốc có ba cách nói:
+Nửa nạc nửa mở:
Trong một diễn tiến có liên quan, một nhà tư vấn của ngân hàng trung ương Trung quốc, ngày hôm nay cho biết Trung quốc có thể áp dụng một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn một khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục hoàn toàn.
Đây là kiểu nói có tính lường gạt như cách nói "Mai ăn sẽ trả tiền". Trung Quốc sẽ thay đổi hối đoái khi kinh tế toàn cầu hồi phục. Vậy là phải 30 năm, 60 năm hay một trăm năm?Khi Trung quốc nói có thể thả nổi đồng quan kim. theo ngôn ngữ chính trị và ngoại giao ta có thể hiểu là họ có thể không còn giữ chính sách hạ thấp đồng quan kim nữa. Nhưng Trung Cộng gian ngoan, nói và làm khác nhau. Chúng ta chờ xem.
+Đe dọa:
Đài VOA cho biết: Nhật báo chính thức People’s Daily hôm chủ nhật trích dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Trần Đức Minh, nói rằng Bắc Kinh sẽ không nhắm mắt làm ngơ nếu Bộ Ngân khố Hoa Kỳ tuyên bố Trung Quốc là nước mánh khóe trong chính sách tiền tệ.

Lời phát biểu của ông Trần được đưa ra tại một buổi hội thảo kinh tế tại Bắc Kinh theo sau lời đề nghị của một nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc nếu nước này không định giá lại đồng nguyên.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-currency-03-21-2010-88761007.html
3. Trịch thượng:Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Mỹ, dạy khôn cho Mỹ:

Ông Fan Gang, thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc ngân hàng Nhân dân Trung quốc nói rằng việc định giá lại đồng nhân dân tệ tự thân nó không giải quyết được các vấn đề kinh tế của nước Mỹ vốn đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt mậu dịch khổng lồ.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-could-resume-flexible-exchange-rate-03262010103437.html





Dù Trung Quốc thay đổi chính sách thì cũng đã quá muộn.Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, con người phải thành thật, trung tín.
Người Việt Nam ta có câu:

Khôn ngoan chẳng lọ thật thà,
Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy!


Trung Cộng làm ăn gian dối cho nên khách hàng không còn tín nhiệm. Dù Trung Cộng và tư bản Mỹ cấu kết với nhau, nhân dân các nước sẽ tẩy chay hàng Trung Quốc, và kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ. Lúc đó, dù Trung Cộng cầu cạnh, quỳ lụy, tư bản cũng rút lui khỏi Trung Quốc.Ngoài ra, bọn Trung Cộng láo xược, hành động bỉ ổi, toan lấn lướt Âu Mỹ, cướp bóc và xâm lăng Tây Tạng, Tân Cương, Việt Nam. .. khiến cho ai cũng ghét! Con chó, con mèo chết người ta còn thương, còn Trung Cộng chết khô, người không thương mà còn ném đá vào cái xác thối của chúng nữa!

*

TIN TỔNG HỢP * KINH TẾ VIỆT NAM

*


Lạm phát tại Việt Nam gia tăng đáng ngại
Sáng hôm nay, tập đoàn tài chánh HSBC Holdings cho biết chỉ số lạm phát của Việt Nam đã tăng đến mức đáng lo ngại trong khi các nước Đông Nam Á đang trong tiến trình phục hồi kinh tế.


Bản đánh giá của HSBC cũng cho biết chỉ số tiêu dùng còn được gọi là CPI của Việt Nam đang gia tăng. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2010 đã lên đến 9.46% con số cao nhất từ trước tới nay. Hai tháng trước đó là 8.46%
Tình trạng lạm phát đang làm cho chính phủ Việt Nam phải áp dụng các biện pháp cho phép tăng lãi suất cho các ngân hàng thương mại mấy ngày vừa qua. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nhận định thì giải pháp này không thể áp dụng lâu dài cho nền kinh tế vĩ mô.
Fitch Rating trong tháng này đã cho Việt Nam sụt ba hạng vì tình trạng lạm phát. Wellian Wiranto, một tổ chức nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại Singapore của tập đoàn tài chánh HSBC cho biết Việt Nam đang tiến dần đến tình trạng lạm phát cao hơn dự đoán của chính phủ.

VN đang đối mặt với nguy cơ bong bóng bất động sản

Một giới chức cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bong bóng bất động sản và giá nhà đất có thể sẽ sụt giảm mạnh giống như năm 2008.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/Vietnam-faces-risk-of-asset-price-bubbles--World-Bank-03-22-10-88814902.html



Thursday, March 25, 2010


LÝ ĐẠI NGUYÊN * CHÍNH SÁCH CỦA MỸ

*



LÝ ĐẠI NGUYÊN


DÙNG TRUNG CỘNG HẠ LIÊN XÔ
MƯỢN NGA LA TƯ CHÈN TẦU ĐỎ



Sau một năm gác lại nhiều việc lớn, nhỏ để đánh vật với dự luật Y Tế Toàn Dân, ngày hôm nay 23/03/2010, tổng thống Mỹ, Obama đã ký ban hành Đạo Luật Lịch Sử, mà nhiều đời tổng thống trước ông không thể làm nổi. Ông tuyên bố : « Chúng ta đã hoàn tất xong ». « Ngày hôm nay, sau gần một thế kỷ cố gắng, ngày hôm nay, sau gần một năm tranh luận, và ngày hôm nay, sau tất cả những lá phiếu đã được kiểm xong, Bảo Hiểm Y Tế đã trở thành luật tại Hoakỳ ». Việc tổ chức sẽ kéo dài 10 năm với chi phí khoảng 940 tỷ Mỹkim, nhằn mục đích mở rộng bảo hiểm y tế đến thêm cho 32 triệu người dân Mỹ.

Theo chính quyền Obama kế hoạch này sẽ hạ giảm thâm thủng ngân sách và ngăn chặn các công ty bảo hiểm y tế, không để họ từ chối bảo hiểm cho những người đã mang sẵn một chứng bệnh. Kế hoạch này phải mất 4 năm mới có hiệu lực đầy đủ, nhưng hệ thống chăm sóc y tế sẽ bắt đầu thay đổi trong năm nay. Tổng thống Obama nói: « Khi tôi ký ban hành thì chúng ta vừa biến nguyên tắc cốt lõi thành luật lệ ; nguyên tắc đó là : Tất cả mọi người đều phải có được một an toàn căn bản khi nói tới vấn đề chăm sóc sức khỏe ».
Tuy luật đã ban hành, nhưng toàn thể nghị sĩ, dân biểu của đảng Cộng Hòa Hoakỳ đã cùng chống lại. Đạo luật y tế như vậy, không còn tính cách lưỡng đảng nữa. Cộnghòa coi kế hoạch cải tổ này là hành động chính phủ Liên Bang thâu tóm 1/6 nền kinh tế Mỹ vào tay và là hành động can thiệp không cần thiết vào những quyết định y tế của cá nhân.


Có tới 10 tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Mỹ dự định đệ đơn kiện, vì cho rằng đạo luật này vi hiến. Với lý do đạo luật đó vi phạm chủ quyền của tiểu bang, bằng cách đòi hỏi tất cả người dân Mỹ đều phải có một hình thức bảo hiểm y tế nào đấy. Dù vậy, luật đã là luật của Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, khó có thể đảo ngược được. Nhưng về mặt chính trị thì đây là đề tài để đảng Cộnghòa khai thác nhằm lấy lại một số ghế Quốc Hội từ tay đảng Dân Chủ trong mùa bầu cử tới. Đó là bản chất ưu thế, ưu thắng, ưu việt của nền Dân Chủ. Đối lập nhau, chống đối nhau, chạy đua nhau, tranh ghế nhau, nhưng để thi đua làm tốt hơn cho dân, cho nước. Không giống như dưới chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị cộng sản, bao che nhau để độc quyền tham nhũng, biến cả đảng thành lũ lưu manh trộm cướp gian dối, biến chế độ thành côn đồ, độc ác, ngu si, biến luật pháp thành phương tiện khủng bố dân lành, bỏ tù những người đòi tự do dân chủ một cách ôn hòa hợp pháp.
Tuy ông tổng thống Obama dồn hết tâm lực, thì giờ vào kế hoạch y tế toàn dân, nhưng những bộ phận hoạch định và thực hiện « Chiến Lược Toàn Cầu » của Mỹ đã không phút giây nào ngưng nghỉ. Cuộc dân chủ hóa Iraq tiến triển đền đặn. Cuộc chiến Afghanistan từng bước thắng lợi. Kế hoạch giảm vũ khí nguyên tử với Nga và việc hợp tác chặt hơn giữa NATO và Nga có tiến triển tốt. Ngoại trừ Trungcộng thì việc 4 nước Thường Trực Hội Đồng Bảo An là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Đức nhất trí trừng phạt nặng nề Iran về chương trình nguyên tử của nước này. Bắc Triều Tiên tìm mọi cách để được nói truyện trực tiếp với Mỹ. Riêng với Trungcộng, ngoài việc nước Mỹ chính thức công bố « Trở Lại Á châu » giữa lúc Trungcộng quyết chí thôn tính toàn vùng biển Đông, chính phủ Hoakỳ đã chủ động tạo ra những căng thẳng có tính nguyên tắc và chiến lược ở vùng này.


Quyết định tái tục việc bán vũ khí tối tân cho Đàiloan. Thượng Viện Liên Bang Hoakỳ, ngày 16/03/10 đã đưa ra một Dự Luật trừng phạt thương mại Trungcộng, nếu chính phủ Bắckinh không chịu điều chỉnh trị giá đồng Nhân Dân Tệ. Dự luật do 14 thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đệ nạp, tán thành việc tăng thuế trừng phạt hàng nhập khẩu từ Trungcộng sang Hoakỳ, đồng thời đòi hỏi chính phủ Obama phải đặt Trungcộng trong danh sách những quốc gia cố ý dìm giá đồng bạc của nước họ để trục lợi. Thứ Ba, ngày 23/03/2010. Công ty Google được chính quyền Mỹ hoàn toàn ủng hộ đã loan báo chấm dứt việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm ở Trungquốc, và chuyển những yêu cầu tìm kiếm của người sử dụng ở Trungquốc thông qua máy chủ của công ty Google ở Hồng Kông. Có nghĩa là từ nay công ty Internet Quốc Tế khổng lồ này, không chiụ làm công việc kiểm duyệt các trang mạng theo yêu cầu của Bắckinh nữa. Đây là hành động thúc đẩy tiến trình Dân Chủ Hóa Trunghoa.
Trong khi đó, nhà nước Việtcộng đã trở thành khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của Nga. Năm 2008 hai nước đã ký các thỏa thuận mua vũ khí trị giá hơn 1 tỷ đô la. Năm 2009 đã tăng lên 3,5 tỷ đô la. Kể từ đầu năm 2010, hợp đồng quân sự giữa 2 nước ước tính khoảng 1 tỷ đô la. Ngày 23/03/10, Bộ trưởng Quốc Phòng Nga, Anatoly Serdyukov đến Hànội để thảo luận về vấn đề hợp tác quân sự với giới hữu trách Việtcộng. Theo Giáo sư Stephen Blank ở Viện Nghiên Cứu Chiến Lược thuộc Đại Học Quân Sự Hoakỳ thì : « Việtnam muốn tăng cường quốc phòng và vị thế chính trị tại châu Á, nhằm bảo đảm an toàn củng như tăng cường khả năng phòng thủ tốt hơn trước Trungquốc ». Phải chăng trước kia, qua cuộc chiến quái ác tàn nhẫn tại Việtnam, Mỹ đã dùng đấy là cơ hội để bắt tay với Trungcộng, rồi dùng Trungcộng phá tan khối Quốctế Cộngsản, nhằm hạ gục Liênxô. Nay qua chương trình « đa phương hóa » quân sự ở Việtnam, Liên Bang Nga và vũ khí của họ lại trở thành thế phòng thủ của Việtnam, nhằm chèn chân bành trướng của Tầu Đỏ, và có sự tiếp tay của Ấn, Nhật, Nam Hàn, Tây Ban Nha…sau lưng, cố nhiên là có sự cầm trịch của siêu cường quân sự Hoakỳ.
Nhưng trong giai đoạn cầm chân Trungcộng này, Hoakỳ tuy tỏ dấu cứng rắn về kinh tế, về thông tin, và nhân quyền với Trungcộng hơn, nhưng về mặt quân sự Mỹ vẫn giữ không muốn dồn Trungcộng vào thế đối thủ, để có thể xẩy ra Đại Chiến Thứ Ba. Chính vì vậy, dù Mỹ đã thiết lập quan hệ quốc phòng với Việtnam, mà chưa thể trực tiếp võ trang cho quân đội Việtcộng được, nên Nga mới vừa hưởng lợi bán vũ khí cho Việtcộng, vừa tăng cường hợp tác quân sự với Việtnam để có chân đứng ở vùng Đông Nam Á. Nhờ thế, không khí thân thiện giữa Mỹ, Nga mỗi ngày mỗi tăng tiến, tình thế ở Âu châu lắng dịu, Nga trở thành thân hữu với Hoakỳ, Liên Âu trong các vấn đề quốc tế.


Trungcộng biến thành trơ trụi. Riêng đối với địa bàn Việtnam, thì Mỹ trở thành nước đầu tư lớn nhất. Nhưng cũng là nước lên án lớn tiếng nhất, trong hồ sơ vi phạm nhân quyền và những bản án phi pháp của Việtcộng. Quan trọng hơn hết, trong cuộc họp báo chiều 16/03/10 tại Hànội, ông David L. Goldwyn, điều phối viên về các vấn đề Năng Lượng Quốc Tế, bộ Ngoại Giao Mỹ cho hay: « Mỹ muốn đẩy mạnh việc hợp tác thăm dò và phát triển các công ty Mỹ trong việc khai thác dầu khí ngoài khơi Việtnam ». Ông thêm rằng: « Mỹ đã tuyên bố, không chấp nhận sức ép của bất cứ chính phủ nào lên hoạt động của các công ty này dù ở Việtnam hay ở đâu ». Đây là một thách đố đối với Trungcộng. Mỹ quyết làm ăn lâu dài tại Việtnam. Nếu Việtnam không sớm Dân Chủ Hóa, thì rồi ra cũng chỉ là thứ ‘cu ly’ hạng tồi đối với quốc tế mà thôi.
Little Saigon ngày 23//03/2010.


*

Wednesday, March 24, 2010


RFA * NGÀN NĂM THĂNG LONG

*
Ngàn Năm Thăng Long trong mắt người nghệ sỹ
2010-03-24
Giới văn nghệ sỹ, những người suốt cả cuộc đời gằn bó với Hà Nội đã nghĩ gì về ngày đại lễ Ngàn Năm Thăng Long. Mặc Lâm xin gởi đến qúy vị ý kiến của một số văn nghệ sỹ.

Screen capture: ngannamthanglong.gov
Ngàn Năm Thăng Long. Screen capture: ngannamthanglong.gov
Câu nói Ngàn Năm Thăng Long từ hai năm nay đã trở nên thân quen với người dân thủ đô khi nhà nước vận động cả nước chuẩn bị ăn mừng ngày kỷ niệm này vào tháng 10 tới đây.
Biến cố này có thể người dân Hà Nội chưa bao giờ chứng kiến trong đời, sự nôn nao chờ đợi ngày đại lễ đang âm ỉ trên từng lãnh vực, từ kinh doanh nhỏ lẻ cho tới dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí tất cả đang đua nhau chuẩn bị cho 10 ngày hội lớn mà theo dự kiến sẽ có hàng triệu người tham gia.
Tính chất hội hè thấy rất rõ trên mọi công trình đang chuẩn bị hiện nay. Nhà nuớc không ngần ngại khi bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng mới hay trùng tu những địa điểm lịch sử. Nhiều công trình liên quan tới ngày hội cũng đang được nhanh chóng hoàn thành cho kịp thời hạn.
Thì cái điều này không biết là cái cách làm của nhà nước và thủ đô Hà Nội họ sẽ hy vọng mang lại những hiệu quả gì lớn hơn những cái sự mình phải chi tiền bạc có tới tay ai hay không thì không thể tính được.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Hà Nội sẽ đổi mới sau lễ hội?

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho biết suy nghĩ của ông về biến cố này với những đắn đo giữa sự tôn vinh văn hóa và những yếu tố không cân bằng đang xảy ra hiện nay:
- Ở dất nước nào thì cái vấn đề thủ đô cũng rất là quan trọng vì nó là đầu não, nó là trái tim, nó là tất cả những cái gì mà để đại diện cho văn hiến, kinh tế, chính trị của đất nước đó. Cái việc nhắc lại truyền thống của một thủ đô thì điều ấy luôn luôn là tốt, luôn luôn là hợp ý tất cả mọi người dân và đất nước.
Ở Việt Nam mà làm cái kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long thì họ cũng nhắc đến một truyền thống, là một cái truyền thống yêu nước và cống hiến, thì tôi nghĩ đấy là một cái việc cũng đáng làm, chỉ có cái điều là trong điều kiện kinh tế của đất nước và nhân dân nó cũng đang còn thấp, đời sống cũng đang rất vất vả thì cái việc chuẩn bị cho ngày đại lễ như thế thì tôi nghĩ là rất tốn kém, mà thậm chí là rất quá tốn kém.
Thì cái điều này không biết là cái cách làm của nhà nước và thủ đô Hà Nội họ sẽ hy vọng mang lại những hiệu quả gì lớn hơn những cái sự mình phải chi tiền bạc có tới tay ai hay không thì không thể tính được. Nhưng mà dầu sao nó cũng có một cái điều kiện để mà thay đổi phần nào cái bộ mặt của thủ đô Hà Nội, thì điều ấy là điều
Thành Thăng Long thời Pháp thuộc. Photo courtesy of Wikipedia
Thành Thăng Long thời Pháp thuộc. Photo courtesy of Wikipedia
mong muốn.
Giới trẻ xôn sao chờ đợi ngày hội này qua các buổi trình diễn nghệ thuật hoành tráng. Người lớn thì sẵn sàng cho những ngày nghỉ lễ vui chơi với gia đình. Cả xã hội hình như đang vận hành cùng với guồng máy chính quyền trong biến cố được xem là lịch sử này. Thế nhưng đối với nhà thơ kiêm đạo diễn phim Phan Huyền Thư thì không mấy quan tâm lắm tới những xao động chung quanh. Chị nói:
- Thực ra thì em nghĩ rằng cái việc Nghìn Năm Thăng Long ấy nếu nó là việc của lịch sử, việc của trời đất, việc của dân tộc, một thể chế nào đi chăng nữa thì em không nghĩ rằng nó là cái gì riêng của nhà nước hay là của gì cả. Tất cả kể cả nhà nước cũng như là các cơ quan tổ chức cũng như là mỗi một người dân, một công dân, đặc biêt là Hà Nội như em, đều có một cách khác để kỷ niệm cho cái lễ hội này một cách khác nhau.
Em nghĩ là đối với nhiều thế hệ con người là cũng rất tốt, rất tích cực và rất là cần thiết. Nhưng mà vấn đề em nghĩ tới là sau một nghìn năm thì OK, rồi từ một nghìn năm trở đi thì thế nào đây, thì đấy là câu hỏi mà mình nghĩ đến .
Cô Phan Huyền Thư, nhà thơ-đạo diễn
Nhưng mà thực hiện những cái đó thì nó cũng là cái tốt thôi, nhưng mà nó không phải là cái gì đó quá lớn để có thể mất nhiều thời gian quan tâm đâu vì mình còn nhiều việc khác. Thực ra thì cái kiến thức về lịch sử của em thì nó chả đợi cái dịp này.
Tự em trau dồi và tự em tìm hiểu lịch sử dân tộc từ lâu rồi. Còn cái việc khuếch trương tất cả những kỷ niệm này để giúp cho cá nhân em thì em không biết, em nghĩ là đối với nhiều thế hệ con người là cũng rất tốt, rất tích cực và rất là cần thiết.
Nhưng mà vấn đề em nghĩ tới là sau một nghìn năm thì OK, rồi từ một nghìn năm trở đi thì thế nào đây, thì đấy là câu hỏi mà mình nghĩ đến .

Sự tham gia của người Trung Quốc

Như mọi dự án lớn nhỏ từ trước tới nay, Hà Nội Ngàn Năm vẫn không tránh khỏi những vết xe cũ mà nhiều người cho là khó thể tránh, đó là vấn nạn chia chác trong dự án. Công trình càng lớn thì mối lợi càng nhiều khiến không ít người có trách nhiệm khó cưỡng lại sức cám dỗ tới việc rút ra một ít từ khối lượng tiến quá lớn của dự án.
Tượng Lý Thái Tổ tại Hà Nội
Tượng Lý Thái Tổ tại Hà Nội. Photo courtesy of Wikipedia
Phim Lý Thái Tổ là một. Báo chí theo dõi cuốn phim từ khi kịch bản đầu tiên hoàn thành, rồi sửa đi sửa lại, qua tay nhiều đạo diễn, và cuối cùng cuộn phim được giao cho một đạo diễn người Trung Quốc phụ trách.
Mọi công đoạn đều được hoàn tất từ Trung Quốc, từ việc thuê áo quần, đạo cụ cho đến quay phim, hậu kỳ…đều do Trung Quốc đảm trách. Cũng may diễn viên là người Việt nên dân chúng thủ đô không phải nghe người lồng tiếng.
Nhà biên kịch kiêm đạo diễn Doãn Hoàng Giang cho biết suy gẫm của ông, cũng như những dự tính mà ông từng nghĩ tới khi được mời làm tổng đạo điễn cho chương trình Ngàn Năm Thăng Long trước đây:
Mọi công đoạn đều được hoàn tất từ Trung Quốc, từ việc thuê áo quần, đạo cụ cho đến quay phim, hậu kỳ…đều do Trung Quốc đảm trách. Cũng may diễn viên là người Việt nên dân chúng thủ đô không phải nghe người lồng tiếng.
- Trước hết, với Hà Nội thì nó là thủ đô của cả nước mà lại là một thủ đô có một nghìn năm, nghìn năm văn hiến, trải qua bao nhiêu biến thiên lịch sử. Bây giờ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long thì tất cả những người trong đất nước này thì đều mong muốn đóng góp một cái gì đó cho Nghìn Năm Thăng Long cho nó tốt đẹp, cho Hà Nội nó đẹp đẽ lên, cho Hà Nội nó văn minh lên, cho Hà Nội nó lịch sự lên, chớ không phải chỉ là một cái ngày kỷ niệm không thôi. Vấn đề là sau cái kỷ niệm đấy Hà Nội lại là cái gì? Nhân cái kỷ niệm này phải làm sao biến Hà Nội trở thành một Hà Nội văn minh lịch sự hơn, đó mới là điều quan trọng.
Cái này người ta không nghĩ đến vấn đề kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long mà nó như là một miếng bánh chia phần ra, mỗi người làm một tí một tí thành ra cái tổng thể để cho kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long, nó vẫn không hay. Cái kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long nó thì phải để lại cho con cháu mình một điều gì đó. Thí dụ như có một nghìn cái đài lửa được rải khắp đất nước để kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long. Trên cái đài lửa ấy thì có thể mỗi một tỉnh, mỗi một thành phố họ sẽ làm một cái đài theo ý của họ, và trên cái đài lửa ấy thì khắc tên các danh nhân của địa phương ấy, những người đã đóng góp cho đất nước này. Đấy, đại khái kiểu như thế.
Nhà nước đang có vẻ lệch hướng khi đặt trọng tâm quá nhiều vào các chương trình lễ hội mà không chú trọng đúng mức tới tầm quan trọng của ý nghĩa lịch sử để tôn tạo những hình ảnh hào hùng mở mang bờ cõi của cha ông. Lễ hội càng nhiều thì ý nghĩa đích thực của lịch sử càng ly tán.

Quan trọng là bài học lịch sử ngày đại lễ để lại

Những vết đen đang làm cho ngày đại lễ mất dần vẻ đẹp của một ngày trọng đại. Nhà nước đang có vẻ lệch hướng khi đặt trọng tâm quá nhiều vào các chương trình lễ hội mà không chú trọng đúng mức tới tầm quan trọng của ý nghĩa lịch sử để tôn tạo những hình ảnh hào hùng mở mang bờ cõi của cha ông.
Lễ hội càng nhiều thì ý nghĩa đích thực của lịch sử càng ly tán. Người ta không thể tập trung ý nghĩ trên mỗi chặng đường giữ nước của cha ông bằng pháo bông, bằng ca nhạc hiện đại hay những đám rước linh đình với múa rồng, rước lân tràn ngập đường phố.
Đạo diễn Doản Hoàng Giang cho rằng phải để lại điều gì đó đáng nhớ đối với Ngàn Năm Thăng Long hơn là chạy theo những cuộc vui chơi vô ích:
- Phải để lại điều gì cơ, chứ còn kỷ niệm xong rồi nhảy nhót, rồi vui chơi, rồi là đánh trống, rồi là múa hát, xong rồi nghìn năm thế mà thôi thì cũng không hay. Nhân kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long này thì Hà Nội phải có một biến chuyển lớn cơ, chứ Hà Nội bây giờ nó có vẻ đẹp cổ kính của ngày xưa nhưng mà đồng thời bây giờ nó cũng luộm thuộm, nó nhếch nhác, nó nhiều thứ lôi thôi lắm.
Giao thông thì hỗn loạn, đường phố thì chật chội, rác rưởi này, vân vân, tức là bây giờ nó phải làm thế nào để Hà Nội kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long, tức là kỷ niệm một nghìn năm văn hiến của Hà Nội thì Hà Nội đừng mất đi cái màu sắc văn hiến của mình, đừng mất đi vẻ đẹp của mình, đừng mất đi cái thanh lịch của mình. Đấy, cái điều đó mới quan trọng.
Ý kiến cho rằng đầu tư thêm vào các bài học lịch sử để dạy dỗ các em ý nghĩa đích thực của việc dời đô vẫn tốt hơn những món tiền lớn lao vung vãi trong lòng Hà Nội để rốt lại có thể sẽ còn nhiều chuyện nhiêu khê không ai đoán trước được sẽ xảy ra làm cho hình ảnh Thăng Long lu mờ thêm trong lòng người dân cả nước.

Theo dòng thời sự:



VỀ MỘT NGƯỜI THEO CỘNG SẢN: BS. DƯƠNG QUỲNH HOA

*


BS. DƯƠNG QUỲNH HOA (1930-2006)
Một bước đi sai, nghìn bước hận
Lỗi Người (?) hay bỏi phận mình oái oăm!
(Tố Hữu )
Một bài học: BS Dương Quỳnh Hoa
Tiếc Cho Một Người Lầm Lỡ Đã Nằm Xuống

(Thân tặng tất cả những người Việt còn có tấm lòng yêu quê hương).



Lời nói đầu.
-Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.




Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trãi và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất "chuyên chính vô sản" của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.



Ô. Bà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

BS. DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ. Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.

Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN. Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô "bưng" qua ngõ Ba Thu –Mõ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận."

Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS. Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán. Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô "bưng" năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.


Do "uy tín" chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đỡ theo. Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bõ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.


Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.


Ô.B DQH và Đảng Cộng sản VN
Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vở lẽ ra. Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần "tiến bộ", Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau:"Các "toi" muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với "cách mạng" mà "góp ý" với đảng". Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàn..g không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.


Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được "đặt để" vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ. Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định… Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.


Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ:"Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả". Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng. Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm. Mười năm sau đó, sau khi được "phép" nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước. Trong thời gian nầy Bà tuyên bố :" Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân" Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9,10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.



Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đở của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin. Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc. Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được "yêu cầu" phải xin lại viện trợ vì…nhân dân (của Đảng!).


Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội :" Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.

Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳng Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vưà kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.





Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là :"Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẽ thù tiềm ẩn". Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói:" Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại".


Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.


Có lẽ vì "mật ước" Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003. Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm: - Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự; - Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch; - GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch; - Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký. Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng:"Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt NamCộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp".


Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.


Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoảng. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau: - Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam; - Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội; - Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989); - Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và - Những người cùng cảnh ngộ.


Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để (1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và (2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và (3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang


Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.


Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ. Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề.

Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?). Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.


Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần le.ã Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu. Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức). Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.


Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn? Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì "người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).


Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Uùc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam." Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Uùc không bao giờ xảy ra. Bà còn thêm rằng:" Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt)." Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bõ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.


Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH

Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quảng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN.


Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản. Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay "cải sửa" chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà. Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc.

Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói "đóng góp" đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.


Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương. Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm "bí mật quốc gia" theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003. Như vậy, dù là "cùng là máu đỏ Việt Nam" nhưng phải là máu đã "cưu mang" một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Chúng ta, những người Việt trong và ngòai nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và d dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền. Tổ quốc là đất nước chung - Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại

Ghi chú: Ngày 03/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH. Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.Mong tất cả trí thức Việt Nam, đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.


Trường hợp Dương Quỳnh Hoa
Posted on May 30, 2008 by hoanghaithuy
Mỗi năm người có mười hai tháng,
Ta suốt năm dài Một Tháng Tư!


Thơ Thi sĩ Thanh Nam thiêng thật là thiêng. Ông làm bài Thơ Xuân Đất Khách trong có hai câu trên đây vào những năm 1977, 1978 khi ông ở thành phố Seattle. Năm ấy ông mới sống đời lưu vong-biệt xứ có hai, ba năm, nên ông mần Thơ nói lên chuyện “Người ta mỗi năm có 12 tháng, ta suốt năm dài chỉ có một Tháng Tư”, Thi sĩ bị ám ảnh suốt năm vì Ngày 30 Tháng Tư 1975. Nếu Nhà Thơ còn sống ở đời này đến Tháng Tư năm nay, năm 2008, chắc ông sẽ mần Thơ:
Đời người biết có bao nhiêu tháng,
Ta suốt đời ta Một Tháng Tư!
Thi sĩ Thanh Nam qua đời hơi sớm. Nếu ông không bị bệnh, không phải có thể mà là rất có thể năm nay, năm 2008, ông vẫn sống, ông vẫn mần Thơ. Thi sĩ Thanh Nam hơn ông Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, hơn người anh em cùng vợ của tôi — anh Hát Hát Tê — có hai, ba tuổi chứ bao nhiêu. Nhiều lắm là ông Thanh Nam ra đời năm 1930, Thế kỷ 20. Năm nay, 2008, nếu ông còn sống, ông mới Bẩy Bó Lẻ Tám Que: 78. Vì ông nổi tiếng sớm, năm 1952 ông đã có tiểu thuyết được xuất bản ở Hà Nội, nên người đời tưởng ông cao tuổi.

Bay HongBa mươi năm sau khi Thi sĩ Thanh Nam làm 2 câu Thơ trên, Tháng Tư năm nay, năm 2008, tôi nhắc lại Thơ ông; năm nay tôi phải nhắc lại Thơ ông vì đúng như Thơ ông diễn tả, với nhiều người Việt Nam lưu vong, biệt xứ — trong số có tôi — suốt đời bị ám ảnh, bị đau xót, bị vỡ tim vì Ngày 30 Tháng Tư. Trong 19 năm 6 tháng sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 tôi sống ở giữa lòng Thành phố Thủ đô Sài Gòn thương đau, tôi cũng đau buồn mỗi năm khi Tháng Tư trở về, nhưng vì đang sống trong Địa Ngục, tôi đau quanh năm, tôi buồn vô kể, tôi buồn mỗi năm 12 tháng, nên khi Tháng Tư trở về, tôi không buồn hơn những Tháng Ba, Tháng Năm bao nhiêu. Từ ngày bánh xe lãng tử đưa tôi sang Kỳ Hoa Đất Trích, được sống trong Tự Do, phải xa quê hương nên tôi thương nhớ quê hương — quê hương của tôi là Sài Gòn — mỗi năm Tháng Tư về, ở xứ người, tôi buồn ra rít. Tháng Tư nơi Đất Trích, tôi buồn hơn những Tháng Tư tôi sống ở Sài Gòn.


Từ Tháng Tư 1995 đến nay là 13 năm, 13 Tháng Tư, Tháng Tư năm nào tôi cũng viết một, hai bài về Ngày 30 Tháng Tư 1975. Những bài tôi viết chỉ là than khóc, thương tiếc, buồn đau, tưởng nhớ. Bi thì có, hùng thì không. Không có hào hùng, cũng không có bi hùng một ly ông cụ nào trong những bài tôi viết, và trong suốt cả đời tôi. Từ 10 năm nay, cứ sau mỗi Tháng Tư, tôi lại tự nhủ: Sang năm mình sẽ không viết gì về Tháng Tư nữa. Tôi tự nhủ như thế vì có những gì tôi thấy, tôi nhớ, tôi đau về Ngày 30 Tháng Tư 1975 tôi đã 10 lần kể, tôi đã viết ra hết rồi:
Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái,
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Thôi thế Em về yên Xóm Cỏ,
Cây Đời đã cỗi gốc Yêu Đương.
Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió,
Cho đống xương tàn được nở hương.
Thơ thương khóc Nhân Tình, Nhân Bánh nhưng cứ coi như Em, Người Tình trong Thơ là Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, cứ coi Ngày Oan Trái Anh mất Em, Ta mất Nhau là Ngày 30 Tháng Tư 1975. Em đã về yên Xóm Cỏ! Người Tình đã ra nghĩa địa, thương khóc đến mấy Nàng đã chết là Nàng đã chết. Nàng chết đến nỗi không còn ai có thể chết hơn Nàng. Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa của tôi đã tiêu vong, tôi có thương tiếc chừng bao cũng không thể làm cho Quốc Gia của tôi sống lại. Nhưng tiếc thương tôi cứ tiếc thương.
Em gần hãy mộng trang hồng sử,
Chờ sáng mai trời rạng ánh dương.
Em xa hãy trọn sầu ly xứ,
Còn Nhớ Thương Em cứ nhớ thương. *
Người là thế. Thú vật còn tiếc thương, còn nhớ thương, nói chi là Người.
Năm 1979 sau 24 tháng nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, văn huê là Cửa Ngõ Tù Đầy của những công dân Quốc Gia VNCH ở Sài Gòn, gọi đúng tên là Trung Tâm Thẩm Vấn Nhân Dân của Sở Công An VC Thành Hồ, tôi xách cái sắc du hành Pan American Made in ChoLon Rách — trở về mái nhà xưa dzột nát và vòng tay gầy của người vợ hiền. Sau 24 tháng cách xa, chị vợ ở nhà một mình, anh chồng nằm phơi rốn 12 tháng trong xà-lim, rồi 12 tháng trong phòng tù đông tù, nay lại được sống bên nhau trong căn nhà nhỏ, bên ánh đèn mờ, rủ rỉ kể chuyện nhau nghe, Alice kể:
- Anh bị bắt rồi, trong mấy tháng trời thằng Huỳnh Bá Thành nó cứ gọi em lên Sở. Mỗi lần bọn Công An Phường đem giấy gọi vào nhà, em lại sợ không biết có chuyện gì xẩy ra với anh trong tù không. Giấy gọi nó có để vì việc gì đâu, nó chỉ ghi “Về việc: sẽ cho biết sau.” Nó gọi em đến Sở lúc 9 giờ, nó để em ngồi chờ đến 10 giờ, có khi 11 giờ nó mới ra tiếp. Có lần đến 2, 3 giờ trưa nó mới thả cho em về. Em mệt, em đói lả đến đi không nổi. Mà nó ba hoa toàn chuyên ba lăng nhăng không à. Nó khoe chúng nó yêu nước, chúng nó có chính nghĩa, nhân dân về phe chúng nó. Khoe mãi hết chuyện, nó hỏi em: “Chị đã coi phim Chiến Tranh và Hòa Bình chưa?” Em nói em coi rồi, nó nói: “Không. Chị phải xem phim Chiến Tranh và Hòa Bình của Liên Xô cơ. Phim Mỹ không hay bằng phim Liên Xô.” Nó nói: “Rồi chị coi. Chúng tôi sẽ xây dựng nước Việt Nam thành một vườn hoa trên bờ biển Thái Bình Dương.” Nó nói gì mặc nó, nhưng khi nó nói:
- Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa nó đã chết rồi. Anh chồng chị cứ đào cái thây ma nó lên, anh ấy than khóc nó.
Em chịu không nổi, em nói:
- Nếu Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa nó đúng, thì nó có chết cả trăm năm cũng cứ đào xác nó lên mà than khóc nó. Tại sao lại không? Nó mới chết có hơn một năm nay mà!
Alice giao hẹn:
- Nếu Quốc Gia mình trở lại, ai dành cái gì thì dành, em dành thằng Ba Trung. Em sẽ xích cổ nó vào chân giường em, em cho nó ăn uống đàng hoàng nhưng em bắt nó suốt ngày phải nói: “Xây nước Việt Nam thành vườn hoa bên bờ Thái Bình Dương.”
Nàng kể:
- Có lần Ba Trung nó dọa em: Đáng lẽ chúng tôi phải bắt chị.
Em nói:
- Các anh bắt tôi đi, tôi cám ơn. Tôi mong các anh bắt tôi. Các anh cho tôi vào tù, tôi sẽ không còn phải lo gì nữa. Bây giờ tôi phải lo nuôi các con tôi, nuôi chồng tôi trong tù, tôi mệt quá.
Than ôi..! Đã 30 mùa lá rụng đi qua cuộc đời vợ chồng tôi kể từ ngày, trong căn nhà nhỏ, ảm đạm, tối, trong nhà ban ngày có khách cũng phải bật đèn, nhưng đằm thắm Tình Yêu, xanh biếc Mến Thương, vợ tôi giao hẹn Quốc Gia trở lại, ai dành cái gì thì dành, Nàng dành anh Cu Công An VC Ba Trung Huỳnh bá Thành. Nhưng, như những năm 1970, Văn sĩ Vladimir Nabokov, tác giả tiểu thuyết Lolita, mơ cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ đánh sụm bà chè bọn Cộng sản trên khắp thế giới, để ông trở về Thành phố Thánh Peter thời thơ ấu của ông, giấc mơ Nàng Alice Sài Gòn xích cổ anh Công An VC vào chân giường, Nàng bắt anh suốt ngày phải nói câu: “Xây nước Việt Nam thành một vườn hoa trên bờ Thái Bình Dương..” không thành, Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa của Nàng, của tôi, một đi là không trở lại.
Cũng có cái may cho tôi là tôi không ngày nào phải nhìn bộ mặt thiểu não của anh Công An VC bị xích cổ dưới chân giường của vợ tôi. Giả như chuyện ấy xẩy ra, chuyện Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa trở lại, vợ tôi xích cổ anh Công An VC Ba Trung Huỳnh bá Thành dưới chân giường Nàng, anh năn nỉ tôi xin Nàng cởi xích cho anh, tôi mí làm sao? Tôi, chuyên viên Ba Phải, ai nói gì cũng cho là đúng, cả nể, không có ý riêng, không bao giờ quyết đoán, tôi thương người: thấy người bị xích cổ nơi chân giường thì thương nhưng nể vợ, chiều vợ: Nàng hận, nàng ức, nàng khổ nhiều rồi, nay Nàng chỉ có cái dzui là xích cổ anh Công An VC nơi chân giường, mình cũng làm Nàng mất dzui sao?
Quốc Gia một đi không trở lại, nhưng thương khóc Quốc Gia thì mỗi năm cứ đến Tháng Tư, không phải chỉ mình tôi, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại thương khóc. Như năm nay, 2008, đã 33 năm, 33 lần, biết bao nhiêu người thương khóc vì Ngày 30 Tháng Tư, bao nhiêu bài viết, bao nhiêu lời thơ. Nhiều lắm, không kể xiết. Đất Nước ơi..! Ba mươi năm, chúng tôi vẫn nhớ, vẫn thương, vẫn khóc!
Bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn, chúng chiếm ngay, chúng dùng ngay Đài Truyền Hình của tôi. Nhân vật Bắc Cộng lên màn ảnh TiVi Sài Gòn trước nhất là anh Huy Cận. Rồi tôi thấy lục tục xuất hiện mấy trự trong cái gọi là Chính phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Anh Huỳnh tấn Phát, Thủ Tướng, sướng đến nỗi trả lời phỏng vấn của người trong bọn anh mà anh cứ cười toe, cười toét, anh không biết nói gì cả, anh ngây ngô, ngấy ngố.

Tôi thấy ông già Lâm Văn Tết. Những năm 1960 tôi thấy ông Lâm văn Tết vài lần trong vài cuộc họp báo. Ông đi theo bọn Bắc Cộng hồi nào ai mà để ý. Nay ông về Sài Gòn trong đám bèo nhèo lẹo tẹo theo đuôi bọn lính Bắc Cộng; lên màn ảnh TiVi ông Lâm văn Tết Giải Phóng đội mũ bê-rê, ngồi đó, không nói chi cả. Rồi ông lại mất tích, lần này ông mất tích luôn.
Việc anh Huỳnh tấn Phát là Thủ Tướng cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam Vịệt Nam làm tôi có chút théc méc. Theo cái nhớ rất có thể không đúng của tôi thì Thủ Tướng Chính phủ LTMNVN là bác sĩ Phùng văn Cung. Năm 1968 bác sĩ PV Cung là Trưởng Ty Y Tế Tỉnh Châu Đốc. Tết Mậu Thân, ông đi theo bọn Việt Cộng. Cuối năm 1975, đầu năm 1976, một anh bạn tôi trước vẫn khai thác gỗ trong rừng, nay móc nối làm ăn với bọn Bắc Cộng, hay kéo tôi đi ăn nhậu với anh. Trong một lần đi với bạn tôi gặp cô con gái của ông Phùng văn Cung. Anh bạn tôi muốn nhờ cô này chạy dùm cho anh mấy cái hợp đồng khai thác cây rừng, anh cho rằng cô quen biết nhiều giới cán bộ VC.
Ông Phùng văn Cung có hai cô con, cô tôi gặp đây là cô lớn. Năm ấy tôi không biết cô từng là vợ của anh Phan lạc Tuyên, Cựu Đại Úy Quân Lực Quốc Gia VNCH, tác giả bài thơ được phổ nhạc Tình Quê Hương “Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới gốc dừa. Nắng chiều lên mái tóc. Tình quê hương đơn sơ..” Sau cuộc đảo chính bất thành năm 1961, Đại úy Phan lạc Tuyên chạy sang Nam Vang rồi theo VC. Tháng Tư năm 1975 cô con Bác sĩ Phùng văn Cung đã ly dị với chồng là Phan lạc Tuyên. Năm ấy cô trạc 30 tuổi, phấn son, chưng diện kiểu tiểu thư Sài Gòn, cô kể:
- Sau Tết Mậu Thân, ba tôi đi ra khu, mẹ con tôi vẫn ở Sài Gòn. Chính quyền Quốc Gia không làm khó gì chúng tôi cả. Sau đó những người Việt Cộng đưa mẹ con tôi sang Nam Vang, từ Nam Vang chúng tôi lên phi cơ bay sang Bắc Kinh, rồi bay về Hà Nội, gặp lại ba tôi.
Cô kể:
- Họ cho chị em tôi sang Liên Xô học. Hàng tháng chúng tôi phải đến họp ở Tòa Đại Sứ. Trong buổi họp bọn du học sinh Bắc kỳ chúng nó cứ thi nhau than nghèo, kể khổ, rồi cám ơn Bác và Đảng, nhờ Bác và Đảng, bố mẹ chúng nó mới được đi giép, mùa đông được nằm ngủ có mền. Nhiều đứa vừa kể vừa khóc. Cứ nghe chúng nó nói như vậy là tôi tức cười, tôi nhịn cười không được. Ông Đại sứ cứ mách hoài với ba tôi chuyện tôi cười.
Một buổi sáng năm 1977, trong một xà-lim ở Khu B Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, nhìn qua ô cửa gió ra ngoài, tôi thấy một nữ tù nhân bị công an đưa vào phòng thẩm vấn. Người nữ tù ấy giống cô con ông Phùng văn Cung tôi đã gặp. Giống quá là giống. Cô bị bọn Công An Thành Hồ bắt ư? Có thể lắm.
Tháng Năm 2008, người Nữ đảng viên Đảng Cộng sản Dương quỳnh Hoa được nhiều ngừơi viết ở hải ngoại nhắc đến. Mời quí vị đọc một đoạn trong bài viết về Đảng viên CS Dương quỳnh Hoa của người viết Nguyễn Văn Lục.
DƯƠNG QUỲNH HOA. Trích:
Phần đông những người của MTGPMN đều là trí thức, chuyên viên. Có tất cả khoảng 30 người vào khu. Chỉ có ba cặp vợ chồng, còn tất cả đi một mình. Có thêm 6 thanh niên chưa quá 30 tuổi. Vào khu rồi bà Dương Quỳnh Hoa mới thành hôn với kỹ sư Huỳnh Văn Nghị. Ngay sau 1975, chừng một tháng, Hà Nội đã xóa sổ MTGPMN. Từ đó phần đông những người theo Mặt Trận bất mãn, chống đối và ly khai. Họ là những người như Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Nguyễn Trọng Văn, (ba người này không vào khu, vẫn ở thành phố) Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa. Trước đây, họ bị coi là bù nhìn, sau họ cảm thấy bị phỉnh gạt trắng trợn. Phần lớn âm thầm, nuốt nhục rút lui, hoặc trốn ra ngoại quốc như Bộ trưởng Trương Như Tảng.
Dù sao, “bỏ quên” là một hình thức khai trừ nhẹ nhàng nhất mà họ may phúc được hưởng.
Hoặc xin ra khỏi đảng như vợ chồng bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Bà Dương Quỳnh Hoa mất ngày 25/02/2006, tại Sài Gòn. Sinh thời, bà theo học ngành Thuốc tại Sài Gòn, rồi sang học ở Pháp, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào những năm 1948-1954. Với tư tưởng xã hội và cấp tiến như thế, bà tham gia MTDTGPMN. Sau này bà thú nhận, đó là một ảo tưởng chính trị trong đời.
Ông Huỳnh Văn Nghị, chồng bà đã phản đối quyết định thống nhất ngay lập tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Liên Minh các lực lượng dân chủ và hòa bình. Họ bị loại trừ. Bà xin ra khỏi đảng, nhưng thời đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đồng ý với điều kiện bà phải giữ im lặng. Nhưng sư im lặng đó không kéo dài được lâu khi bà phải chứng kiến quá nhiều điều “phản cách mạng” từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam “thực thi” cái lý tưởng mà bà đã hy sinh cả đời sống cho nó. Khi được tờ báo Far Eastern Economic Review (FEER) phỏng vấn vào ngày 17/10/1996: “Quel est l’évènement le plus marquant pendant les 50 années passées?” Bà trả lời: “L’effondement du mur de Berlin qui mit un terme à la “grande illusion“. Tạm dịch: “Biến cố nào được kể là nổi bật nhất trong 50 năm qua?” DQH: “Sự sụp đổ bức tường Bá Linh và chấm dứt một “ảo tưởng.”
Khi được Stanley Karnow phỏng vấn về sự thất bại của cộng sản Việt Nam, bà Dương Quỳnh Hoa trả lời:
- Tôi đã là người cộng sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền, áp chế, lý tưởng của tôi đã không còn. (“I have been a Communist all my life, but now I’ve seen the realities of Communism, and it is a failure – mismanagement, corruption, privilege, repression. My ideals are gone.“)
Những người khác như quý ông Trịnh Đình Thảo (1901-1982), vợ là bà Ngô Thị Phú, quê quán Sóc Trăng. Ông Lâm Văn Tết ( 1896-1982) Ông bà Phùng Văn Cung, vợ là Lê Thoại Chi. Giáo sư Nguyễn Văn Kiết, Nhà văn Thanh Nghị, Hoàng Trọng Quỳ, vợ là nghệ sĩ Tâm Vấn, Ông bà Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang, vợ là nữ sĩ Vân Trang, thân sinh ra Gs Địa chất Trần Kim Thạch. Em gái bà Vân Trang là nghệ sĩ Mộng Trung, vợ Trần Văn Khê. Giáo sư Nguyễn Văn Chì, vợ là là bà Nguyễn Đình Chi, Chánh án Phạm Ngọc Thu, Võ Ngọc Thành, dược sĩ Hồ Thu, kỹ sư Cao Văn Bổn, kỹ sư Tô Văn Cang, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chức sắc Cao Đài Nguyễn văn Ngỡi, bà Bùi thị Nga, vợ ông Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
Bài thứ hai về bà Dương Quỳnh Hoa, đăng trên Net, người viết Phan Kiến Quốc, viết tại Sài Gòn ngày 15 Tháng 3, 2007.
Tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Paris, bà Dương Quỳnh Hoa về làm việc tại Sài Gòn và trở thành đảng viên cộng sản vào cuối thập niên 50. Vào bưng sau trận đánh thất bại Tết Mậu Thân, bà trở nên biểu tượng của giới trí thức miền Nam chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng sau gần 20 năm đi theo Đảng, niềm vui chỉ đến với bà chưa đầy nửa năm. Sau khi chế độ cộng sản khai tử Mặt Trận Giải Phóng miền Nam cuối năm 1975, bà đã lần lần nhận ra bộ mặt thật của chế độ: những người đảng viên không chiến đấu cho đất nước, dân tộc mà chỉ làm theo lệnh của cộng sản quốc tế với mục đích nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Cuối thập niên 1970 bà nói với Nguyễn Hữu Thọ:
- Tôi và anh chỉ là những kẻ bù nhìn, là những món đồ trang sức rẻ tiền. Chúng ta không thể nào phục vụ một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ.
Sau đó bà tuyên bố trả lại thẻ Đảng và từ chối mọi nhiệm vụ chính thức. Đảng CS không ra tay thủ tiêu bà vì sợ đụng đến thành phần cán bộ gốc Nam bộ nhưng yêu cầu bà giữ im lặng.
Giữa thập niên 1990, nhân chuyến đến thăm VN của Tổng Thống Pháp Mitterrand, Đài Truyền Hình Pháp làm một phóng sự về cuộc sống thường nhật của vợ chồng bà Dương Quỳnh Hoa, ông chồng bà Hoa cũng là một trí thức tốt nghiệp tại Pháp nhưng đã sớm nhìn ra bản chất của chế độ ngay từ những năm 1970 nên ông “mũ ni che tai” ngay từ thời ấy. Hình ảnh êm đềm của hai vơ chồng già bơi xuồng qua những con lạch nhỏ vói hàng dừa rủ bóng đã không che dấu được những nhận xét vô cùng chua chát về chế độ. Khi được phỏng vấn về các nhà lãnh đạo Việt Nam bà trả lời lạnh lùng:
- Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản..
Trước đó bà đã trả lời phỏng vấn của Đài CBS Mỹ:
- Trong chiến tranh, chúng tôi sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm trong tay Đảng, Đảng coi nhân dân như kẻ thù.
Hình ảnh sau cùng khán giả truyền hình Pháp thấy về bà Dương Quỳnh Hoa là con thuyền nhỏ trôi khuất trong đám dừa nước, để lại đằng sau một vệt nước dài như những mối u uẩn cho đến suốt cuộc đời của bà.
Ngày 25/2/2006, người nữ đảng viên-cán bộ cộng sản đã đóng góp một phần không nhỏ vào Chiến thắng 1975 lặng lẽ từ trần. Không kèn không trống, không một lời phân ưu, cáo phó, không một mẩu tin trên các cơ quan thông tấn nhà nước.
Bay Hong and HusbandTôi — kẻ viết những dòng này — là một người Sài Gòn chân chính và là người Việt Nam vô sản chân chính kiêm chuyên chính. Là người Sài Gòn chân chính vì tôi sống ở Sài Gòn 40 năm trong 60 năm đầu của đời tôi, vì tôi yêu thương Sài Gòn, vì tôi biết ơn Sài Gòn, vì tôi không phụ bạc Sài Gòn; tôi là người Việt Nam vô sản chân chính và chuyên chính vì theo định nghĩa “vô sản” của Các Mác, Lê-nin, tôi là người không có cái gọi là “tư liệu sản xuất”, một xu “tư liệu sản xuất” tôi cũng không có. Tôi là công nhân làm thuê.

Từ khi không sống nhờ cơm cha, áo mẹ nữa, viết rõ là từ năm tôi 20 tuổi, tôi bán sức lao động kiếm cơm ăn, áo mặc cho tôi và vợ con tôi. Tôi ngồi gò lưng tôm, cặm cụi viết một bài gọi là phóng sự tiểu thuyết trong khoảng từ 3 giờ đến 5 giờ đồng hồ, đem đến bán cho những ông Hồ Anh, chủ Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, ông Quốc Phong, chủ Tuần báo Kịch Ảnh, ông Sáu Khiết, chủ Tuần báo Phụ Nữ Ngày Mai, tôi được trả số tiền — cho là 1.000 đồng — cùng trong thời gian 5 tiếng đồng hồ đó ông Hồ Anh nằm phây phây với một em poule de luxe thơm như múi mít, ông Quốc Phong ngồi ung dzung đánh chắn, ông Sáu Khiết thơ thới đưa vợ nhỏ đi chơi Vũng Tầu, các ông vẫn có số tiền vô là 5.000 đồng.

Dù các ông không phải làm, phải viết một chữ nhưng các ông là chủ báo, các ông có tờ báo là “tư liệu sản xuất, công cũ sản xuất”, các ông có bọn công nhân vô sản — như tôi — cong lưng làm việc cho các ông dzui thú sự đời mà các ông vẫn có tiền vô. Tôi kể để quí vị thấy tôi là “người Sài Gòn vô sản chân chính và chuyên chính.” Không ai có thể là “người Sài Gòn vô sản chân chính-chuyên chính” hơn tôi. Trong cái gọi là Khóa Bồi Dzưỡng Chính Trị cho Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn Hàng Thần Lơ Láo tổ chức tại Sài Gòn Cờ Đỏ Tháng Bẩy năm 1976 — sau khi bọn Công An Thành Hồ cho vô tù khoảng 30 ký giả, văn nghệ sĩ, đạo diễn điện ảnh Sài Gòn – trong bản khai gọi là “Bản Thu Hoạch” sau khóa học, tôi ghi thành phần giai cấp của tôi là “Vô sản.” Anh Việt Cộng Theo Đuôi Vũ Hạnh cự tôi:
- Sao anh lại để trong lý lịch anh là thành phần Vô sản?
Coi bộ anh ta nghĩ một cách ngu ngốc rằng giai cấp vô sản là quí lắm, chỉ những người cộng sản mới được tự nhân là giai cấp vô sản, bọn Sài Gòn chống Cộng như tôi là không được.
Tôi hỏi lại:
- Không phải Vô sản thì tôi là cái gì?
- Anh là Tiểu Tư sản.
Tôi cãi:
- Làm sao tôi là Tiểu Tư sản cho được? Tư sản là của riêng mà sản xuất được ra của cải vật chất. Tôi có cái gì là tư liệu sản xuất đâu? Tôi bán sức lao động của tôi cho chủ báo… Sức lao động không phải là công cụ sản xuất, không phải là tư sản. Tôi không phải là Tiểu Tư sản, tôi là Vô sản.
Tiểu Tư sản không xấu gì, Vô sản không hay gì, nhưng mình ở giai cấp Vô sản thì dù nó có kề dzao vào cổ mình, nó có dzí súng vào mang tai mình, nó bắt mình không được nhận mình ở giai cấp Vô sản, mình cũng không chịu. Tôi kiêu hãnh vì suốt đời tôi, tôi sống lương thiện, tôi bán sức lao động của tôi để sống, tôi không ăn bám, tôi cũng không bóc lột ai cả.
Vì là dân vô sản chuyên chính nên, như cả triệu người dân Sài Gòn cùng thời, tôi bận làm, bận kiếm tiền, bận ăn chơi, trong bao năm tôi mù tịt về chuyện thời sự cùng chuyện chính chị, chính em, tôi có nghe nói loáng thoáng đến bà Dương Quỳnh Hoa nhưng tôi chẳng biết bà ta làm những trò trống gì. Nhưng.. viết tôi chẳng biết gì là không đúng hẳn, tôi có biết bà Dương Quỳnh Hoa nhưng chỉ biết rất qua loa, tôi biết bà DQ Hoa trong thời du học ở Pháp, có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, giao du với bọn cộng sản.

Nhưng đất nước bị Cộng sản gây chiến, máu đổ, lệ rơi, thanh niên anh tuấn chết tan xương vì nước, những người đẻ bọc điều sang Tây học, dzính dzấp với bọn gọi là Phe Tả — Phe Thổ Tả — có gì là lạ. Ở Sài Gòn những năm 1962, 1963, nghe nói bà Dương Quỳnh Hoa có thời giao dzu thân mật với ông Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Chính phủ Việt NamCH. Tôi quên tên ông này, chỉ nhớ ông làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin sau ông Trần Chánh Thành. Ông này cũng là bác sĩ, từng quen biết bà DQ Hoa khi hai người cùng học ở Pháp. Ông mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, thuộc loại Playboy Trí thức, con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi, kính trắng.

**
Tết Mậu Thân, bà Dương Quỳnh Hoa ra khu theo VC, tôi không biết, hay là có nghe nói mà tôi chẳng để ý. Tôi chẳng để ý cũng đúng thôi, bà DQ Hoa ở Sài Gòn hay ra khu ăn thua mẹ gì đến tôi. Thế rồi..
Thế rồi.. những ngày như lá, tháng như mây, một buổi tối năm 1982, hay năm 1983, khoảng 9 giờ, nằm bên cái radio Sony cũng già lão, ọp ẹp, rệu rã như tôi trong căn gác lửng tối om, vo ve tiếng muỗi, tôi nghe Đài Phát Thanh BiBiSi — BBC — kể chuyện bà Dương quỳnh Hoa, Giám đốc Bệnh Viện Nhi Đồng 2, ở Nhà Thương Grall, trả lời phỏng vấn của ký giả ngọai quốc, về tình trạng nhiều trẻ em Sài Gòn bị thiếu ăn nên đau ốm, còm cõi. Ký giả ngoại quốc hỏi: “Tại sao các em lại thiếu ăn?” Bà Hoa nói:
- Dân Việt nghèo không nuôi nổi con.
- Tại sao dân Việt Nam bây giờ lại nghèo quá đến như thế?
Bà Hoa trả lời:
- Đảng Cộng sản gây ra tình trạng ấy. Đảng dùng toàn những người ngu dzốt điều hành công việc nhà nước.
Nghe bà nói thế, tôi nhớ đến lời của Tổ sư CS Lê-nin “dậy” về “người trí thức”, một chuyện tôi mới láp nháp đọc được. Đại khái, Lê-nin phân giải:
- Có hai loại “trí thức” đi với Đảng. “Trí thức Tư sản” và “Trí thức Vô sản.” “Trí thức Tư sản” làm cách mạng phá sự thống trị xã hội của giai cấp tư sản-tư bản bóc lột, nhưng khi thành công không chịu chấp nhân thực hiện chế độ “vô sản chuyên chính”. “Trí thức Vô sản” khi đoạt được chính quyền, chấp nhận thực hiện chế độ “Vô sản chuyên chính.”
Vô sản chuyên chính” là lời nước vỏ lựu, máu mào gà, là pom-mát để bôi cho trơn, để mập mờ đánh lận con đen của bọn Cộng sản. Tên thực của nó là “Cộng sản độc tài.” “Vô sản chuyên chính” là nói bậy. “Vô sản” không có quyền chuyên chính, chuyên tà gì cả. “Vô sản” dưới ách Cộng sản khổ nhục hơn dưới ách Tư Bổn. Cướp được chính quyền, những người trí thức tư sản muốn thấy những người có học trong bộ máy chính quyền, muốn đất nước được trị theo pháp luật, muốn có sự phân quyền Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp, muốn có tự do ngôn luận, tự do bầu cử. Bọn Cộng sản khi cướp được chính quyền thì cho giới trí thức đi chỗ khác chơi, chịu câm mõm thì chúng cho ngồi chơi không sơi nước, ọ ẹ thì chúng cho dzô tù mút chỉ cà tha kiêm mút mùa Lệ Thủy.

Chúng tiêu diệt giai cấp tư sản, chúng cấm dân “làm ăn cá thể,” tức làm riêng, chúng diệt hết nông dân, tiểu thương, tiểu công nghệ, chúng cấm tiệt mọi thứ Tự do, chúng dùng toàn bọn ngu dzốt làm việc nước. Vì ngu dzốt, bọn gọi theo Tầu Cộng bằng cái tên Tẫu là cán bộ dễ bảo, bảo gì làm nấy. Vì ngu dzốt, bọn viên chức xã hội chủ nghĩa phá nát xã hội, làm nhân dân nghèo đói te tua, làm đất nước nát hơn, không phải nát hơn cái mền Sakymen, mà nát hơn cái giẻ rách. Nhân dân đói khổ, các em nhỏ thiếu ăn, nhưng bọn cộng sản cứ dzửng dzưng, cứ hung hăng thúc đít nhân dân “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội chủ nghĩa.” Đảng viên Dương Quỳnh Hoa là “trí thức tư sản” đi theo Đảng nên không chấp nhận “Cộng sản độc tài.”

Tôi bèn “vận dzụng” cái gọi là “Hiểu biết về Xã Hội Chủ nghĩa” ngu ngơ, lép nhép của tôi để viết một bài gọi là “phân tích chính trị” về trường hợp Nữ Đảng viên Dương quỳnh Hoa tỏ ra bất mãn với Đảng, tại sao người đảng viên này lại không chấp nhân “Vô sản độc tài?” Tôi viết bài và gửi bài sang Mỹ, sang Pháp, sang Úc. Tất nhiên tôi viết tay, chép ra làm ba, bốn bản, chữ nhỏ li ti, viết luôn cả hai mặt giấy, cho phong thư không quá dầy. Những năm 1982, 1983 tôi có thừa rất nhiều thì giờ.
Vì những bài viết như thế tôi bị bọn Công An P 25 đến nhà còng tay đưa đi tù lần thứ hai Tháng Năm năm 1984. Chúng dò biết tôi là người viết những bài ấy dễ thôi, không có kỹ thuật tình báo tinh vi, cao siêu gì. Chúng có những tờ báo Việt ở Mỹ, Úc, Pháp gửi về, chúng nghiên kíu những bài trong báo mà chúng thấy đúng là viết từ Sài Gòn gửi đi, chúng tính toán xem văn nghệ sĩ Sài Gòn nào có thể viết những bài ấy. Chúng theo dõi, kiểm xoát thư nước ngoài gửi về cho người ấy. Và chúng tìm ra bằng chứng. Thế thôi. Sau 1 năm nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, 4 năm nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hòa, năm 1988 bọn CS Thành Hồ đưa tôi ra Tòa Án Nhân Dzân, tức tòa án chuyên xử nhân dzân, bọn Chánh án Tay Sai đọc cáo trạng về tôi, trong có tội:
- Viết những bài Tiền Trao, Cháo Múc, Trường Hợp Dương Quỳnh Hoa, Trường Hợp Hoàng Cầm, gửi ra nước ngoài.
Khi ấy nếu tôi bảnh, chỉ cần bảnh tí ti thôi, không cần bảnh nhiều, lại càng không cần hào hùng, khi chúng kể tội tôi như thế, tôi có thể hỏi:
- Các vị bắt tù tôi vì cho là tôi có tội đã viết ba bài đó. Quí vị cho tôi biết tôi đã viết những gì trong ba bài đó để các vị cho là tôi có tội?
Về bài Trường Hợp Dương Quỳnh Hoa, tôi có thể cãi:
- Tôi viết chống Đảng hay kêu gọi người khác lật dổ bàn thờ Bác Hồ đâu có? Trong bài ấy tôi chỉ viết bà Dương Quỳnh Hoa là “trí thức tư sản“, nên bà chống việc thực hiện chế độ “Vô sản chuyên chính.”
Nhưng như đã viết nhiều lần, tôi không được thông minh, miệng lưỡi tôi không sắc xảo, thêm vào đó là tôi sợ tù đầy, ra tòa tôi không dám cãi, không dám tỏ ra là người tù hào hùng, sợ nó phang án nặng, nên tôi im. Tôi tự an ủi bằng ý nghĩ: Cãi hay không chẳng ăn thua gì. Chúng nó đã định trước án tù của mình. Mình cãi, án tù của mình chỉ nặng hơn, không bao giờ giảm. Nói cho sướng miệng cũng được thôi, nhưng nó cho nằm trong tù thêm năm, bẩy năm nữa, coi bộ không được tí nào.
Vì nghĩ thế nên năm 1988, khi ra tòa, bị kết tôi “viết bài Trường Hợp Dương Quỳnh Hoa” gửi ra nước ngoài, tôi không hỏi tôi đã viết gì trong bài đó để bị cho là có tội với chế độ? Để bị bắt, để bị giam tù đã 4 năm? Đêm, nằm phơi rốn trên sàn xi-mo Nhà Tù Chí Hòa, nhớ lại vụ xử ban ngày, tôi thấy tôi đã bị án tù 2 năm vì bài viết về người đảng viên Dương Quỳnh Hoa, tù 2 năm vì bài viết về Thi sĩ Hoàng Cầm, tù 2 năm vì bài Tiền trao, Cháo múc, tù 2 năm vì tội là văn nghệ sĩ Sài Gòn. Ra tòa năm ấy, 1988, tôi bị án 8 năm tù khổ sai, sau rút xuống 6 năm.
Tôi đã viết khá nhiều về Hoàng Cầm, hôm nay tôi chỉ viết sơ về bài Tiền trao, Cháo múc.
Số là một hôm nằm buồn đọc một bài bọn Thợ Viết Cộng sản đả kích xã hội tư sản — những bài lý luận loại này bọn Thợ Viết Nga viết, bọn Cộng Hà Nội dzịch, đăng — chúng lên án “xã hội tư sản lạnh lùng, không tình nghĩa, chỉ biết tiền trao, cháo múc“. Tôi đọc mà điên tiết. Tôi viết bài “Tiền trao, Cháo múc” với lý luận quy luật “Tiền trao, Cháo múc” là đúng, là công bằng, là hợp pháp, hợp lý.

Vợ tôi vú tóp, mông teo vì đói, vì lo, vì thương chồng con, đêm 1 giờ sáng mới ngủ, 3 giờ sáng đã dậy, vất vả nấu được nồi cháo, đem ra đầu ngõ, bán từng bát, kiếm chút lời cháo cho con. Anh đến anh đòi ăn cháo, anh không trả tiền mua cháo, vợ tôi không múc cháo cho anh, anh hung hăng con bọ xít anh kết tôi vợ tôi là “bọn tư sản thối nát, bọn không chút tình người, bọn đòi phải trao tiền mới múc cháo.” Anh nói ngu hơn con chó. Trong bài này ngoài lý luận “Tiền trao, Cháo múc” là đúng, tôi chửi bọn Cộng sản là bọn “Tiền không trao, Cháo cứ múc“: chúng ăn cướp của dân, và là bọn “Tiền có trao, Cháo không múc“: chúng lấy không tiền của dân, dân nộp tiền cho chúng, chúng không làm gì có ích cho dân.

Trong số những cặp vợ chồng Hai Ngố, Ba Nghệt, Tư Hoạn, Năm Lành, Sáu Bảnh, dẫn xác vào khu theo Việt Cộng, viết có “Thanh Nghị Hoàng trọng Quỵ và vợ là Nữ nghệ sĩ Tâm Vấn” là không đúng. Nữ nghệ sĩ Tâm Vấn là vợ Thanh Nghị, nhưng khi Thanh Nghị bỏ nhà đi theo VC năm 1968, bà Tâm Vấn không còn là vợ Thanh Nghị nữa. Bà Tâm Vấn không tha thứ cho Thanh Nghị cái tội đi theo VC. Bà đoạn tuyệt ngay với Thanh Nghị, sau đó bà kết duyên với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Bà là vợ Bác sĩ Nguyễn Đan Quế từ năm 1970 đến bây giờ. Sau khi Chính phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam bị bọn Lê Duẩn, Lê đức Thọ bóp mũi cho chết, Phó Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Hoàng trọng Quỵ bị cho làm nhân viên Thư Viện. Vì Trương như Tảng, một thành viên Chính phủ, bỏ trốn sang Pháp, chắc bọn Lê Duẩn cho công an canh chừng chặt chẽ những người như Hoàng trọng Quỵ, không để anh chị nào trốn đi nữa, nên, nghe nói, Hoàng trọng Quỵ than:
- Tôi bây giờ là thằng tù giữ sách.
Cũng nghe nói Thanh Nghị HT Quỵ chết không nhắm được mắt, phải nhờ bà Tâm Vấn đến vuốt cho mắt mới nhắm được.
Viết về Nữ Ca Sĩ Tân Vấn phải là một bài viết dài, trang trọng, không thể chỉ trong vài chục dòng. Nhưng bài Viết ở Rừng Phong hôm nay đã đủ dài. Đến đây xin tạm chấm dzứt Chương Trình Văn Nghệ Tạp Lục của Ban Tùm Lum.
.
.
.
————————————————————
* Thơ của người anh em cùng vợ với tôi, anh HHT.
** Quí vị nào nhớ tên ông Bác sĩ một thời xưa là Bộ Trưởng Bộ Thông Tin được kể trong bài này làm ơn cho tôi biết. Tôi cám ơn. CTHĐ

BBC * ĐỐI LẬP TẠI VIỆT NAM

14 Tháng 2 2005 - Cập nhật

Đối lập ở Việt Nam - Họ là ai?






Nhiều nhà bất đồng chính kiến là đảng viên Đảng Cộng sản
Mặc dù đã có nhiều sách báo nước ngoài viết về tình hình chính trị Việt Nam thời kì 20 năm qua, nhưng vẫn ít có tài liệu nào cho người ta biết rõ hơn về những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Những người này gồm những ai? Họ muốn gì? Họ có phải là một liên minh chặt chẽ, hay có những tư tưởng, động cơ khác nhau?
Một trong số ít các bài nghiên cứu về vấn đề này là của giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia người Mỹ về tình hình Việt Nam và Đông Nam Á.



Trong một bài tiểu luận viết năm 2000, đăng ở tờ Harvard Asia Quarterly, Zachary Abuza đưa ra những nhận định ban đầu về những người đối lập ở Việt Nam.Bài viết mang tựa đề: "Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents" (Đối lập trung thành: Sự xuất hiện của những nhà phản kháng Việt Nam).Từ ''đối lập trung thành'' được tác giả sử dụng vì ông cho rằng nếu không kể những người bất đồng chính kiến tôn giáo, thì đa số những người khác trong nhóm đối lập đều là đảng viên, nhiều người có thời gian phục vụ cách mạng lâu năm. Rất ít người ủng hộ một nền dân chủ tư sản đa đảng, mà chỉ kêu gọi cải cách và tranh luận dân chủ bên trong khuôn khổ đảng Cộng sản.Để cung cấp thêm một cái nhìn từ ngoài về Việt Nam, xin giới thiệu trích đoạn bài tiểu luận, qua phần dịch thuật của ông Trần Bình Nam:
Nguồn gốc đối lập tại Việt Nam
Sau 11 năm (1975-1986) chiến thắng và xây dựng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đứng trước một sự bế tắc kinh tế và sự bất mãn của quần chúng nên đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chương trình đổi mới kinh tế qua đại hội thứ 6 của đảng tháng 12 năm 1986. Dân chúng được tự do buôn bán và trao đổi, tăng cường xuất cảng và mở cửa nhận đầu tư nước ngoài. Ðến năm 1998 tổng số đầu tư lên đến 16 tỉ mỹ kim. Song hành với đổi mới kinh tế là chính sách cởi mở chính trị do một số đảng viên có thế lực trong đảng chủ trương do ảnh hưởng của các phong trào cởi mở chính trị tại Ðông Âu và Liên bang Xô viết dưới thời Gorbachev.Tuy nhiên khi Ðông âu sụp đổ Hà Nội hoảng hốt và đinh ninh rằng khuynh hướng đa nguyên chính trị là nguyên nhân của sự sụp đổ nên dập tắc ngay sự cởi mở chính trị và đưa ra chính sách "ba không": Không đặt vấn đề lãnh đạo của đảng Cộng sản. Không đặt vấn đề độc đảng đúng hay sai. Không bàn chuyện đa nguyên chính trị. Ðồng thời giới quân nhân lên tiếng cam kết bảo vệ sự lãnh đạo duy nhất của đảng Cộng sản Việt Nam bằng bạo lực cách mạng.

Bức tường Berlin sụp đổ cùng biến cố Đông Âu tác động mạnh tới Việt Nam
Hội nghị trung ương đảng họp tháng 3 năm 1990 quyết định khai trừ Trần Xuân Bách ra khỏi Bộ chính trị. Ông Bách chủ trương đổi mới chính trị. Trong tháng 1/1990 ông Bách nói với Bộ chính trị rằng những xáo trộn trong thế giới cộng sản tại Âu châu sẽ đến Á châu. Và rằng, cải tổ kinh tế không thể thành công nếu không đồng thời cởi mở chính trị. Từ đó đến nay đảng Cộng sản Việt Nam rất nặng tay đối với những ai đặt vấn đề đa nguyên chính trị. Vậy tại sao gần đây đối lập có vẻ nở rộ tại Việt Nam? Theo giáo sư Zachary Abuza có 4 lý do:
Thứ nhất là nhận định của đảng Cộng sản Việt Nam về hiểm họa đối với nền an ninh của đất nước. Ðảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Trung quốc không nguy hiểm bằng "diễn biến hòa bình" do các thế lực phương Tây. Thứ hai sự tăng trưởng kinh tế chậm lại (từ 7 đến 8% sụt xuống còn 2% hiện nay theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới) do chính sách kiểm soát của đảng trong việc không chịu giải tư nhanh chóng các công ty quốc doanh và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997. Sau đại hội thứ 8 năm 1998 đảng Cộng sản Việt Nam đã không có một quyết định nào để chấn hưng tình trạng trì trệ kinh tế vì bất đồng ý kiến nội bộ
.
Thứ ba sự tham nhũng và lộng quyền của các đảng viên cầm quyền làm cho nhân dân ở nông thôn bất mãn, đặc biệt ở Thái Bình, vùng đất từng ủng hộ đảng, làm cho thành phần ưu tú trong đảng sửng sốt. Theo các tổ chức quốc tế, tham nhũng ăn chia từ 5 đến 15% tiền nước ngoài đầu tư. Thứ tư là tác động từ bên ngoài. Ngoài sự sụp đổ tại Ðông âu, và sự phát triển kinh tế chóng mặt của các nước chung quanh, Việt Nam còn bị áp lực của một số nước bạn Tây phương như Pháp. Năm 1997 khi đến Hà Nội dự hội nghị toàn cầu của các nước từng nói tiếng Pháp, tổng thống Jacques Chirac đã yêu cầu Hà Nội trả tự do cho 40 nhà đối lập và cho phép một đoàn truyền hình của Pháp đến quay phim một trại giam. Phía Hoa Kỳ cũng áp lực qua vấn đề nhân quyền. Các tác động này đã làm cho những người đối lập trở nên bạo dạn hơn.
Ai là những người đối lập
Ðiểm đặc biệt của đối lập Việt Nam là xuất phát từ bên trong chính quyền hơn là bởi các nhân vật ngoài chính quyền. Ða số từng giữ chức vụ cao cấp trong đảng và đóng góp nhiều cho đảng. Những người này đáng kính ở chỗ đối lập với đảng, họ có thể mất hết. Mất sự nghiệp cá nhân và mất chỗ đứng cho con cái trong xã hội.Đám tang tướng Trần Độ, đảng viên lâu năm, gây nhiều chú ý năm 2002Ngoài ra còn một số người ở miền Nam Việt Nam có thành tích đối lập với chế độ cũ cùng với các linh mục, các thầy trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phản đối chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền. Nhưng đối lập của Việt Nam còn yếu, không như các phong trào đối lập tại Ðông âu trước đây. Tại Việt Nam không có phong trào nghiệp đoàn công khai hay không công khai. Phong trào sinh viên đấu tranh như tại Nam Hàn và Indonesia cũng không có.


Lý do số sinh viên đại học chỉ chiếm 2% dân số thành phố. Khi được một người nước ngoài hỏi tại sao ở Việt Nam sinh viên không đấu tranh như ở Trung quốc và Indonesia, một sinh viên Việt Nam trả lời rằng: "Ðơn giản thôi. Này nhé, nếu anh sinh viên là con cái của cán bộ thì họ cho chế độ này cũng OK. Nếu anh ấy thuộc gia đình khá giả thì gia đình đó cũng được hưởng ân huệ của chế độ bằng một hình thức nào đó thì cũng OK luôn. Còn nếu anh ấy thuộc một gia đình nông dân nghèo nay nhờ không khí cởi mở, cha mẹ cố gắng chạy tiền cho ăn học thì anh ấy cũng không đủ can đảm làm hỏng niềm hy vọng vươn lên cho mình và cho gia đình bố mẹ." Giáo sư Zachary Abuza viết rằng ông ngh
iên cứu 25 nhà đối lập Việt Nam đã xuất hiện từ năm 1986 đến năm 2000 qua những gì họ viết hay nói.



Đám tang tướng Trần Độ, đảng viên lâu năm, gây nhiều chú ý năm 2002

Trong số 25 nhà đối lập này có 16 cựu đảng viên, 9 người đã bị khai trừ ra khỏi đảng, 2 người tự ý từ bỏ đảng tịch. Trong 25 người đối lập chỉ có 7 người bị tù dài ngày. Những người này đa số gốc miền nam không có quan hệ gì với đảng Cộng sản Việt Nam. Tuổi trung bình của các người đối lập từ 65 đến 69 tuổi, trong đó có 2 phụ nữ. Có 7 nhà văn, nhà báo, hai bác sĩ, một nhà khoa học, một sử gia, một nhà toán học và một kinh tế gia. Trong số họ có nhiều cựu viên chức chính quyền cộng sản như tổng bí thư bộ Nội vụ, và một viên chức cao cấp thuộc Ban an ninh của trung ương đảng.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thuộc số nhà đối lập ở miền Nam
Ba người từng là ủy viên trung ương đảng, và 2 người từng là thành phần cao cấp trong các bộ. Trong số họ hơn một nửa từng tham dự cuộc đấu tranh chống Việt Nam Cộng Hòa với tư cách cán bộ lãnh đạo hay tuyên truyền, hoặc binh sĩ, trong đó có một người là nhân vật số hai của lực lượng võ trang của Hà Nội tại miền Nam Việt Nam. Có 4 người từng tham gia cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập. Nhiều người từng ở trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong đó có một người sáng lập là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Một số nhà đối lập nói trên đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ và Pháp.
Ðiểm mặt các nhà đối lập Việt Nam, giáo sư Zachary Abuza nhắc đến một số tên tuổi như đại tá Bùi Tín, tướng Trần Ðộ, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà văn Dương Thu Hương, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà sinh vật học Hà Sĩ Phu, giáo sư Phan Ðình Diệu, ông Nguyễn Hộ, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế và giáo sư Ðoàn Viết Hoạt nếu chỉ kể vài nhân vật tiêu biểu. Những người đối lập Việt Nam như đã nói, đa số thuộc thành phần lãnh đạo. Cho nên khi dấn thân đấu tranh họ mất hết. Họ là những người từng tự nguyện hiến thân cho cách mạng, và nền độc lập của đất nước. Bởi vậy đảng Cộng sản Việt Nam liệt 25 nhà đối lập này vào thành phần nguy hiểm đối với chế độ. Họ còn được một số người trong đảng nể nang và che chở. Tuy nhiên họ đều đã cao niên và không biết sau họ có còn thành phần đối lập không? Nhưng dù đã già và không còn quyền lực họ vẫn là những kích thích tố có giá trị đối với quần chúng. Những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không quên rằng sự ủng hộ của nhân dân Hungaryvà nhân dân Tiệp khắc đối với Imre Nagy và Alexander Dubcek đã thúc đẩy những cải tổ chính trị đưa đến sự chấm dứt độc quyền của cộng sản.


Có một điều cần quan tâm là những người đối lập Việt Nam đa số có gốc đảng nên họ chỉ muốn làm đối lập ôn hòa hơn là đối lập để lật đổ sự cầm quyền của đảng. Họ vẫn tỏ ra trung thành với đảng mặc dù họ rất bất mãn đối với những chính sách của đảng từ ngày thống nhất đất nước đến nay. Và nếu thỉnh thoảng có người trong nhóm đối lập chỉ trích đảng họ không quên ca ngợi công của đảng trong công cuộc giành độc lập cho đất nước. Ngay cả nhà đối lập không phải là đảng viên như ông Hà Sĩ Phu cũng nhận rằng đảng là con thuyền chở dân tộc Việt Nam sang bờ, nhưng đến bờ rồi đảng giữ chân không cho Việt Nam tiến lên cho kịp lân bang. Họ tự cho mình là đối lập ôn hòa với mục đích làm cho đất nước phú cường và mang sức sống mới cho đảng Cộng sản. Do đó những đòi hỏi của những người đối lập thường chừng mực. Ðối với họ đối lập như vậy chẳng những là một cái quyền mà còn là một bổn phận.


Nhưng trong cái truyền thống chịu ảnh hưởng của Khổng học và Mác xít người trí thức Việt Nam dính liền với chính quyền, và muốn vươn lên phải trung thành với chế độ, người trí thức không dám lên tiếng, cho nên không có sức mạnh xã hội thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa. Và đây là cái trở ngại chính giải thích tại sao tại Việt Nam không có một sức mạnh đối lập của giới trí thức buộc nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách. Tiêu Dao Bảo Cự, một nhà đối lập than phiền rằng: "Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, người trí thức phải cầm cờ đi trước. Nhưng có thật vậy không? Hay chúng ta thấy điều ngược lại? Phải chăng người trí thức sợ dân chủ, vì dân chủ tối hậu làm mất quyền lợi muôn đời của họ?" Có thể Bảo Cự đã nêu ra một điểm then chốt giải thích tại sao những người đối lập Việt Nam không tạo được một sức mạnh, và thành phần đối lập tuy không đông đảo nhưng rất phức tạp: có cựu đảng viên, có những người từng ủng hộ chế độ miền Nam, có các linh mục, có tu sĩ Phật giáo và một số trí thức mà mục tiêu đối lập chỉ để được tự do ăn nói và thường không tin lẫn nhau. Vì đối lập phân hóa như vậy nên nhà cầm quyền Hà Nội rất dễ chia để trị.
Những người đối lập đòi hỏi gì?
Họ đòi 4 chuyện. Thứ nhất đòi dân chủ hơn, nhưng họ rất ít nói họ đòi một nền dân chủ đa nguyên Tây phương và hình như không có ai đòi lật đổ hay giải tán đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đòi chung chung quốc hội phải có nhiều quyền hơn, và nên công khai hóa cách lấy các quyết định quan trọng.
Thứ hai họ đòi áp dụng chế độ pháp quyền, đảng Cộng sản Việt Nam không nên cai trị bằng nghị quyết của đảng, không nên đứng trên pháp luật qua điều 4 Hiến pháp.
Thứ ba họ chống sự hình thành giai cấp mới, chống tư bản đỏ, chống tham nhũng và đòi sự tự do trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật,
Thứ tư là đòi tự do báo chí.
Quyền hành cho Quốc hội
Quốc hội là cơ quan làm luật của một quốc gia. Từ năm 1949 cho đến năm 1960 quốc hội không họp vì chiến tranh. Bộ Tư Pháp cũng đóng cửa từ năm 1961 đến 1981. Từ năm 1945 cho đến năm 1986 Việt Nam ban hành 8.910 văn kiện luật pháp, trong đó có 62 bộ luật do quốc hội, phần còn lại là sắc lệnh, nghị định của chính quyền, nhưng tất cả các bộ luật cũng như sắc lệnh, nghị định đều được ban hành dưới chỉ thị của Bộ chính trị.

Những người đối lập muốn một quốc hội công khai thảo luận mọi vấn đề
Khi bầu quốc hội đảng đã cài đặt đảng viên vào đầy đủ để nắm mọi chức vụ then chốt. Thí dụ khi bầu quốc hội thứ 9, có 32 ứng cử viên độc lập thì hết 30 ứng cử viên bị gạt ra khỏi danh sách vì lý do kỹ thuật. Hai người còn trong danh sách cũng thất cử. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang muốn ra ứng cử. Khi bình bầu bởi người dân nơi ông cư trú ông được 96% dân ủng hộ, nhưng khi bình bầu bởi các đảng viên trong chi bộ đảng nơi ông làm việc ông chỉ được 30%. Nhân viên làm việc cùng sở với ông không được tham dự cuộc bầu chọn ứng cử viên.

Những người đối lập không đòi quốc hội độc lập với đảng. Trái lại họ muốn một quốc hội gồm những chuyên viên trong đủ mọi lĩnh vực và được tự do và công khai thảo luận mọi vấn đề của quốc gia, đề ra giải pháp để cho đảng chọn lựa. Và nói chung họ sợ hiểu lầm rằng họ muốn lật đổ đảng.

Tướng Trần Ðộ khi còn sống đã viết cho Bộ chính trị đề nghị rằng "Tôi tán thành sự lãnh đạo của đảng. Tôi thấy điều đó là cần thiết. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là áp đặt. Ðảng lãnh đạo không có nghĩa "đảng là luật pháp". Tướng Trần Ðộ cũng không kêu gọi sự thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên. Ông chỉ nói: "Tôi nghĩ sự cải tổ của chúng ta phải đi đến sự từ bỏ quyền kiểm soát tuyệt đối mọi chuyện bởi đảng. Ðảng chỉ nên nắm quyền lãnh đạo chính trị, còn mọi chuyện khác hãy để cho quốc hội, chính phủ và Mặt trận Tổ quốc lo liệu.
Có một số đề nghị đa nguyên nhưng nguời đề nghị nói ngay rằng đảng không có gì để sợ đa nguyên vì đa nguyên tạo ra tranh đua sẽ làm cho đảng thêm sức sống. Chỉ có một mình ông Hoàng Minh Chính, một đảng viên nhiều tuồi đảng là đặt vấn đề một cách rốt ráo. Ông Chính nói: "Cái gốc của mọi bất hạnh quốc gia là Ðiều 4 trong bản Hiến pháp. Nó cho phép đảng độc tôn lãnh đạo. Như thế đảng ở trên quốc gia, trên dân tộc, trên hết."
Nhưng đối với đảng Cộng sản Việt Nam cho phép thảo luận công khai là chứng tỏ đảng bất lực và làm cho cá nhân nào cũng có quyền chỉ trích đường lối của đảng.
Ðòi hỏi pháp quyền

Thay vì đòi hỏi đa nguyên chính trị, những người đối lập đòi đảng thực thi một chế độ pháp quyền và để cho tòa án có quyền độc lập. Trong ngành tư pháp hiện nay tại Việt Nam có từ 30 đến 40% quan tòa do đảng bổ nhiệm, và những người này không có một chút kinh nghiệm gì về luật. Tất cả đều xử án theo lệnh của đảng. Dù sao, theo giáo sư Zachary Abuza, trong lĩnh vực này nếu đảng muốn cải tổ cũng cần nhiều thì giờ. Từ năm 1979 Việt Nam mới có trường luật. Và hội luật sư tại Hà nội năm 1993 chỉ có 50 người. Trong khi đó chỉ riêng nhu cầu cởi mở kinh tế Việt Nam cũng cần đến từ 500 đến 1.000 luật sư.
Cũng do nhu cầu đổi mới kinh tế đảng Cộng sản Việt Nam phải ban hành một số luật lệ, nhưng những luật lệ này có quá nhiều lỗ hổng vì những điều khoản cho phép đảng can thiệp khi nào đảng muốn. Thí dụ các bộ luật mới đều cho phép người dân được hưởng thêm quyền tự do, nhưng khi nào cũng có điều khoản "miễn là không làm mất sự an toàn của chế độ và an ninh của quốc gia".
Hệ tư tưởng và giai cấp mới
Những người đối lập Việt Nam nói chung chống toàn trị nhưng không chống xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng có thành phần nghĩ rằng phải có sự chọn lựa dứt khoát. Ông Phan Đình Diệu viết: "Chúng ta phải nhìn nhận rằng lý thuyết cộng sản và chủ nghĩa xã hội dựa vào giai cấp đấu tranh, kinh tế chỉ huy và độc quyền lãnh đạo của đảng đã mang lại quá nhiều tai ương cho đất nước".
Những người đối lập nghĩ rằng đảng Cộng sản Việt Nam lợi dụng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa để duy trì quyền lực chứ không phải để phát triển kinh tế, và tự biến thành một "giai cấp mới" như ông Milovan Djilas, một người cộng sản Nam Tư viết trong cuốn "The New Class". Theo Djilas, và cũng là điều những người đối lập Việt Nam nghĩ, giai cấp mới hành động theo quyền lợi của mình chứ không phải vì quyền lợi của quốc gia hay của đảng. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa nói với một ký giả phương tây rằng bà đã hỏi những nhà lãnh đạo tại Hà Nội rằng: "Mục đích làm cách mạng của các anh là gì? Vì hạnh phúc của nhân dân hay vì quyền lực?" Và bà trả lời thay cho họ: "Vì quyền lực."
Nhiều người đối lập Việt Nam cho rằng những người lãnh đạo đảng trở thành những "tư bản đỏ", lợi dụng chức vụ để chia chác lợi nhuận và ăn cắp của công. Ðảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận có nạn tham nhũng nhưng cho rằng tệ trạng này là phó sản của sự đổi mới kinh tế.
Ðòi tự do báo chí
Trong một khảo sát tự do báo chí năm 1999 ở Đông Á và Đông Nam Á, Việt Nam xếp cuối bảng. Mặc dù Ðiều 69 của Hiến pháp ghi: "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí", nhưng trên thực tế các tờ báo đều do chính phủ kiểm soát. Tuy nhiên nhờ cởi mở chế độ kinh tế, nhà xuất bản lậu và báo lậu xuất hiện nên dân được thông tin một phần nào ngoài con đường chính thức. Hai tờ báo lậu nổi tiếng là tờ "Diễn Ðàn Tự Do" (của giáo sư Ðoàn Viết Hoạt) và tờ "Truyền Thống Kháng Chiến" của Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ. Cả hai tờ đều bị đóng cửa và chủ nhiệm bị tù. Nhưng dần dần nhờ internet những người đối lập vẫn còn có cơ hội lên tiếng.
Năm 1986 sau đại hội đảng lần thứ 6, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mở cửa cho báo chí. Ông Linh nói: "các anh đừng bẻ cong ngòi bút để làm hài lòng người khác". Nhưng mục đích của ông Linh là dùng báo chí để giúp ông thúc ép bộ máy thư lại của đảng nhúc nhích. Ðến khi Ðông âu sụp đổ và vụ Thiên An Môn xẩy ra (1989) đảng Cộng sản Việt Nam lại siết lại báo chí và nhà văn.
Những người đối lập Việt Nam nói rằng khi đảng vi phạm Ðiều 69, nắm trong tay độc quyền thông tin đảng làm cho đất nước bị thiệt thòi, và rằng quyền thông tin độc lập chẳng những không làm mất ổn định mà còn giúp chính quyền làm việc một cách có trách nhiệm hơn.
Tiến sĩ Phan Ðình Diệu nói rằng ngoài lợi ích phát triển tư duy, sự tự do thông tin là điều không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường. Ông nói, "kinh tế thị trường căn bản dựa vào quyết định của người sản xuất và người tiêu thụ nên cả hai phía đều cần thông tin. Nước Việt Nam không thể chạy theo đà phát triển kinh tế trên thế giới hay hội nhập vào trào lưu kinh tế toàn cầu nếu chính quyền không thay đổi chính sách thông tin hiện nay."
Kết luận
Ðối lập tại Việt Nam còn non trẻ. Và sức mạnh của đối lập Việt Nam hiện nay có là nhờ vị trí xã hội và chính trị của những người đối lập.
Họ, hoặc là đảng viên cao cấp nhiều tuổi đảng, hoặc là những cựu chiến binh có thành tích cách mạng, hoặc là những nhà trí thức chín chắn nên những gì họ nói ra đều có sức mạnh của lẽ phải và đạo lý.
Họ có tư tưởng khác nhau nhưng hình như có một mẫu số chung là mong muốn một thể chế qua đó Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề của quốc gia dưới sự quan sát của dân qua báo chí tự do.
Ít người trong số họ công khai kêu gọi đa nguyên đa đảng. Họ muốn làm tốt chế độ hiện nay, chứ không kêu gọi lật đổ. Nhưng họ bất mãn với cung cách nắm quyền hành một cách tuyệt đối của đảng Cộng sản Việt Nam như nắm quốc hội, bịt miệng người trí thức, bịt miệng báo chí, và không chịu cải tổ kinh tế một cách triệt để. Nói cách khác họ chỉ trích mục tiêu và phương pháp của đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo những người đối lập, nếu đảng Cộng sản Việt Nam không chịu cải tổ đảng sẽ mất dần tính chính thống và sự ủng hộ của quần chúng. Họ nói họ đối lập để đóng góp vào công cuộc xây dựng quốc gia.
Nhưng đối với một chế độ bất an phải dựa vào hào quang quá khứ và bạo lực để duy trì quyền lực, thì những người lãnh đạo vẫn xem những người đối lập này dù ôn hòa cũng là một mối đe dọa chẳng những cho chế độ mà còn cho sự độc lập và toàn vẹn của quốc gia nên cần phải trừng trị.
..................................................................................................
Về tác giả Zachary Abuza: Ông là giáo sư chính trị học ở trường Simmons College, Boston. Nhận bằng tiến sĩ tại Fletcher School of Law and Diplomacy thuộc ĐH Tufts. Ngoài Việt Nam, Zachary Abuza còn viết về vấn đề an ninh Đông Nam Á và Hồi giáo.
Các tác phẩm chính: Renovating Politics in Contemporary Vietnam (2003). Militant Islam in Southeast Asia: Crucible of Terror (2003). Funding Terrorism in Southeast Asia: The Financial Network of Al Qaeda and Jemaah Islamiya (2003).
....................................................................................................
Minh Thảo
Tôi có mấy nhận xét, trước tiên là về sự thống nhất:
1/ Muốn có một nền chính trị dân chủ có đối lập (dân chủ đại nghị,dân chủ đa đảng)
2/ Muốn xóa bỏ sự độc quyền cai trị đất nước của đảng Cộng sản
3/ Phê phán triệt để chủ nghĩa Mác Lênin
4/ Nguy cơ của đất nước trước các thế lực bành trướng quốc tế
Sự thống nhất đó được đảng Cộng sản coi là tư tưởng phản động
Sự khác biệt:
1/Cách nhìn, đánh giá lịch sử,chủ yếu là lịch sự cận đại và hiện đại của đất nước
2/Vai trò của đảng Cộng sản trong tình thế Việt nam có một nền chính trị dân chủ đa đảng.
3/Những khác biệt về nhận thức chính trị xã hội khác rất cá nhân,chủ quan,riêng tư.
Chưa có những điều cần có trong một cuộc vận động chính trị:Cương lĩnh, đường lối chính trị,chính sách,chủ trương…(chua có là do bị đàn áp triệt để,hoặc là chưa có điều kiện công bố…)
Do chưa có những thứ đó nên người Cộng sản nói: Phê phán cái sai thì dễ,cách sửa cái sai và đề xuất cái mới là chính và người Cộng sản nói họ còn có khả năng sửa sai hơn bất cứ ai.
Tình thế an ninh chính trị:
Dù có sự khác biệt như vậy nhưng những người ấy có chung một áp lực. Đảng Cộng sản coi họ là phản động nên sẵn sàng đưa họ vào nhà tù với nhiều tội danh
Đặc biệt gần đây có một nhận xét khác thường về phía người Cộng sản: đối lập là thế lực cấp tiến phản động. Có thể hiểu cấp tiến(không xấu) là để gán cho những người đối lập công nhận đảng Cộng sản có vai trò trong nền chính trị đa đảng,phản động(xấu) vì những người ấy phê phán sự độc quyền cai trị của đảng Cộng sản.
Theo tôi chính cách nhìn quá khứ và hoàn cảnh cá nhân chứ không phải người trí thức là tác nhân chủ yếu làm cho đối lập trong nước chưa thống nhất hàng động. Muốn có dân chủ nên nhìn về phía trước là chính hay cần thống nhất đánh giá những gì đã qua là chính? Để Việt nam có một nền dân chủ đích thực cần có một cái nhìn xa, rộng và khách quan, công bằng về quá khứ và tương lai.
Tôi cho là chưa thống nhất quan điểm như vậy thì chẳng có sự thống nhất nào cả. Nói đến hòa hợp hoà giải để giữ nước và phát triển đất nước bền vững thì người Cộng sản cần chấp nhận chính trị dân chủ đa đảng. Phía đối lập cần khách quan và công bằng với lịch sử đất nước và công nhận một đảng chính trị nào đó dựa trên học thuyết nào đó là quyền của đảng ấy. Và nếu trong một cuộc bầu cử dân chủ thực sự mà thế lực ấy có được đa số thì họ có quyền lãnh đạo đất nước (học thuyết ấy có thể là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh chẳng hạn).
Ngay cả khi đảng chính trị ấy cho một nước nào đó là chỗ dựa anh em đồng chí mà lại có nhiều phiếu bầu hơn (nhân dân tín nhiệm) thì vẫn có quyền lãnh đạo đất nước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/02/050213_loyalopposition.shtml










CHIẾN TRANH VIỆT NAM * TỐNG LÊ CHÂN









*

TỐNG LÊ CHÂN

(Kính tặng anh linh cố Trung Tá Lê Văn Ngôn và
chiến hữu Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng ) Phan Nhật Nam


Khi người dân trên toàn thế giới rung chuông, mở rượu, tung giấy ngũ sắc để chào mừng Hòa bình Việt Nam, trên ngọn đồi cao năm mươi thước giữa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long, một cứ điểm quân sự trông xuống hai con suối bắt đầu nổ súng như tia chớp giữa ngày quang. Trận đánh Tống Lê Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngay. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi bỏ qua tai nạn cục bộ của Việt Nam rắm rối. Hòa bình, thứ rượu nhạt mà thế giới hằn lâu không được uống. Tống Lê Chân, trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa. Tính đến nay, căn cứ bị bao vây đúng 17 tháng, hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm đau đớn này, chúng ta cũng là những kẻ có tội.



Stalingrad bị người Đức bao vây 76 ngày, người Mỹ giữ cứ điểm Balaam 66 ngày, quân lực Anh và Khối Thịnh Vượng Chung tử thủ Tobruk trong 241 ngày và ở Việt Nam "thiên đường" của chiến tranh, nơi binh đao tung hoành không giới hạn, chúng ta cũng đã có những cứ điểm với tên tuổi để đời như Điện Biên Phủ bị bao vây với số lượng 57 ngày. Gần gũi và còn được nhớ hơn hết là những trận đại chiến khởi đầu trong mùa hè '72, những trận đánh vượt quá hẳn chiến sự thế giới tại các địa danh Kontum, An Lộc, Quảng Trị, những Delta, Charlie ở Kontum cũng chỉ kéo dài trong 1 ngày, An Lộc 110 ngày và Quảng Trị thực sự đến ngày 25 tháng 7/1972 đã được giải tỏa phần lớn...





Thế nên, Tống Lê Chân với 510 ngày bị vây hãm phải được xem là trận đánh dai dẳng nhất lịch sử chiến tranh của nhân loại. Căn cứ nhỏ bé đó từ ngày 10 tháng 5/1972 đã bị mờ khuất sau làn khói lớn của An Lộc, Quảng Trị, Kontom và đến nay, sáu tháng sau ngày hòa bình độc hại, chiếc tiền đồn lại càng có khuynh hướng bị xóa mờ để che dấu và vô hiệu hóa tội ác của những người Cộng Sản. Chúng ta phải nhỏ giọt nước mắt thật nóng để cầu nguyện cho số người trong 510 ngày đã phấn đấu để chứng tỏ cùng thế giới: tội ác đã đồng nghĩa với con người cộng sản. Tống Lê Chân, giọt nước mắt tinh tuyền của sức đối kháng vô bờ của người Việt miền Nam.




Căn cứ được thiết lập trên ngọn đồi cao 50 thước, trông xuống hai con suối Takon và Neron, những con suối đầu tiên của sông Saigon dày đặt khắp miền Tây Ninh, Bình Long, nằm trên đường ranh của hai tỉnh này, cách An Lộc 15 cây số về phía đông bắc và ở miền nam biên giới Việt-Miên khoảng 13 cây số, điểm nhọn của chiếc Mỏ Vẹt, đại bản doanh của Cục R chĩa thẳng vào căn cứ. Tống Lê Chân trước kia là một trong những trại Dân Sự Chiến Đấu thuộc Lực Lượng Đặc Biệt mà người Mỹ đã thành lập từ năm 1967. Trong lãnh thổ Quân Khu 3 dọc theo biên giới Việt-Miên từ Tây Ninh qua Phước Long có những trại Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Tống Lê Chân, Lộc Ninh, Quan Lợi, Bù Gia Mập, chỉ riêng trại Bến Sỏi nằm trong nội địa Tây Ninh, các trại còn lại làm thành một hàng rào hệ thống tiền đồn ngăn chận, báo động sự xâm nhập và điều động của Cộng Sản từ bên kia biên giới nơi có những địa danh đã một lần vang động như Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt, hệ thống trại còn lại là nơi xuất phát những cuộc hành quân tuần tiểu phát hiện và tiêu diệt các đơn vị địch trong vùng.



Vùng hoạt động của trại cũng là chiến khu của giặc, Chiến Khu C và cũng như hệ thống đường liên tỉnh mà chính quyền ông Diệm đã thành lập từ những năm 1960, 1961, những trại Lực Lượng Đặc Biệt, sản phẩm đắc ý của Tổng Thống Kennedy, người được yêu chuộng nhất của 37 đời tổng thống Mỹ. Nhưng đến bât giờ, năm 1973 tại Việt Nam, lúc người Mỹ đã quay mũi phi cơ về Clark Field, Guam, bỏ lại xứ sở Đông Dương mịt mù tiếng đạn trong âm vọng hòa bình, các trại kia chỉ còn lại là những chiến trường địa phương bị cô lập với thế giới bên ngoài đành đoạn.



Một toán lính Dân Sự Chiến Ðấu (DSCD, còn được gọi là "CIDG," viết tắt của chữ Civilian Irregular Defense Force trong Anh ngữ) đang di chuyển ngang con suối cạn. Vào đầu thập niên Bảy Mươi, các lực lượng Dân Sự Chiến Ðấu được biến cải thành Biệt Ðộng Quân Biên-Phòng. Nhiệm vụ của họ là đóng quân án ngữ tại các điểm then chốt nằm dọc theo biên giới Việt-Miên, Việt-Lào.



Trong trận chiến tại Tống Lê Chân, quân Bắc Việt đã chịu một tổn thất ghê gớm với hàng nghìn xác chết. Họ phải huy động đến hơn 10,000 bộ đội Bắc Việt, và mãi sau 510 ngày bao vây và kịch chiến, Bắc quân mới tràn ngập được tiền đồn nhỏ bé kia.
Xin nhắc lại, căn cứ Tống Lê Chân không có 5 ngàn hoặc 10,000 binh sĩ VNCH trấn đóng. Nơi này chỉ được phòng thủ bởi 259 tay súng của Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân mà thôi.




Không phải là chiến tranh nữa, đây chỉ còn là những cơn sốt vỡ da cho "hòa bình" nguy hiểm. Tống Lê Chân, cơn sốt cuối cùng và dai dẳng. Dưới chân đồi căn cứ về phía Bắc còn có đường 246 nối Tây Ninh và Bình Long xuyên qua lớp rừng xanh lá, đây là con lộ huyết mạch để mặt trận nối liền hai vùng sinh tử, khu C và khu D. Tống Lê Chân cũng là yết hầu chận ngang đường dây Bắc Nam, nơi bản doanh Cục R và vùng Dầu Tiếng, để từ đây xâm nhập xuống Bình Dương, Gia Định. Với vị trí chiến thuật quan trọng như thế, Tống Lê Chân không còn là mục tiêu quân sự thông thường. Căn cứ nhỏ bé này có một tầm quan trọng khẩn thiết kiểm soát được bốn hướng tây đông, bắc nam của hệ thống giao liên quan trọng trong lòng căn cứ địa đối phương.


Từ ngày thành lập, Tống Lê Chân chưa bao giờ có một ngày thanh bình, tên địa phương là Tonle Tchombe, vị chỉ huy trưởng đầu tiên, Thiếu Tá Đặng Hưng Long gọi trại thành Tống Lê Chân. Những người ngoài binh chủng Lực Lượng Đặt Biệt phần đông gọi theo danh từ hàm xúc này, Tống Lê Chân tên tiền định cho số kiếp nghiệt ngã.


Năm 1970, trong chương trình cải tuyển binh chủng, binh sĩ trại Tống Lê Chân phần đông là những dân sự chiến đấu thuộc sắc dân Stieng tình nguyện ở lại cùng căn cứ để biến cải thành Tiểu Ðoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng. Tháng 4 năm 1972, song song với các cuộc cường tập vào Lộc Ninh, An Lộc, Cộng quân đã có ý định "ủi láng" hết dãy căn cứ biên phòng trên để rộng đường điều quân cùng chuyển vận quân nhu, quân cụ. Tình hình khẩn trương của thời gian ấy đã khiến Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở Quân Khu 3 quyết định rút hết lực lượng của bốn căn cứ Thiện Ngôn, Katum, Tống Lê Chân và Bù Gia Mập. Nhưng người chỉ huy của Tống Lê Chân đã có câu trả lời sau khi nhận được lệnh:


- Xin ở lại chiến đấu bảo vệ căn cứ. Di tản tiếc quá. Biệt Động Quân mà di tản yếu quá.
- Tình hình có giữ nổi không?
- Tất cả binh sĩ đều xin ở lại bằng mọi giá để bảo vệ uy tín binh chủng.
Định mệnh đã điểm giờ phút đó, lực lượng nhỏ bé của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng trở nên những anh hùng lặng lẽ của trận đánh cuối cùng làm sáng tỏ lòng chiến đấu bền bỉ của người Việt cho hòa bình. Hòa bình Việt Nam, giấc mơ tội nghiệp của cả một dân tộc được tưới thêm bởi máu nóng của những người lính vô danh của Tiểu đoàn 92 trong một hốc của núi rừng miền đông Nam Bộ. Thế giới giữ được cân bằng trên hòa bình vật vã này, toàn thể nhân loại có biết thế không?


Giữ một vị thế trọng yếu trong hệ thống giao liên giữa căn cứ địa của địch, bảo vệ được cánh sườn phía tây cho An Lộc, Tống Lê Chân trên bản đồ hành quân của Ban Tham Mưu R (Việt Cộng) đã được xác định là một mục tiêu cần phải "dứt điểm". Ngày 10 tháng 5/1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh trận biển người vào căn cứ có chiến xa yểm trợ sau khi đặc công xâm nhập được vào vòng đai phòng thủ. Nhưng căn cứ vẫn đứng vững như lời nguyền người chỉ huy của trại tên Lê Văn Ngôn với số tuổi khiêm nhường, 25 tuổi đã giữ được lời thề
Ngôn thuộc Khóa 21 Đà Lạt, ra trường năm 1966, bây giờ tháng 9 năm 1972, Ngôn mang cấp bậc trung tá, một thời gian kỷ lục, nhưng không ai tỵ hiềm. Không thể tỵ hiềm được vì tình hình quân sử thế giới không có một đơn vị nào bị vây trong thời gian 510 ngày vẫn còn đơn độc chiến đấu. Ngôn và Tiểu Ðoàn 92 của anh là một biệt lệ, một hiện thực ý niệm cao cả về trách nhiệm và giá trị mà người lính muôn đời luôn nghĩ đến. Những người lính khắp nơi của thế giới đã nhiều lần chứng tỏ tầm vóc vĩ đại của mình trên đảo Saipan, trong buồng lái của những chiếc máy bay Rero, trong những phi vụ trên vùng trời Âu châu được đan kín bởi một lưới lửa đạn phòng không trong đệ nhị thế chiến…Ở Việt Nam, trận Mậu Thân 1968, Hạ Lào 1971 và suốt 510 ngày, cùng một lúc sức chiến đấu lại tăng trưởng theo chiều cao, theo cường độ tấn công và pháo kích của quân giặc.


Tống Lê Chân bắt chúng ta suy nghĩ khi biết được Gilles, viên tướng Nhảy Dù lừng danh của Quân đoàn Viễn chinh Pháp đã nói cùng Cogny và Navarre: "Hãy móc tôi ra khỏi Điện Biên Phủ, tôi vừa sống 6 tháng ở ổ chuột Na San rồi. Tôi quá sợ những cứ điểm bưng bít như thế này!" Sáu tháng ở cứ điểm Na San trong vị thế một người chỉ huy cùng với phương tiện vật chất thừa thãi cũng đủ làm cho ông tướng gốc người Corse phải kinh khiếp, thế nhưng trên ngọn đồi 50 thước, dưới hầm sâu lạnh tanh, viên trung tá trẻ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Lê Văn Ngôn đã sống đến ngày thứ 510 cùng với Tiểu Ðoàn 92 Biệt Động Quân với số quân thiếu hụt và thực phẩm phải dè sẻn từng túi cơm sấy. Đau đớn hơn cả, Ngôn chiến đấu trong hòa bình giả tạo và gian dối mà đối phương cùng thế giới đang nhân danh mỗi giờ, mỗi phút.



Những phút Tiểu Ðoàn 92 ẩn mình dưới giao thông hào đợi cơn pháo qua, giờ phút của 510 ngày thiếu ánh sáng mặt trời. Vậy vấn đề được đặt ra cùng sự kiện như đã trình bày. Chúng ta phải làm gì cho số người nhỏ bé cao cả trên cao điểm năm mươi này? Ngăn chận, phát hiện địch, giữ căn cứ để làm bàn đạp, tung quân tuần tiểu, tấn công và truy kích địch, những mục tiêu đầu tiên mà ý niệm hành quân đã đặt để cho căn cứ không còn nữa. Chúng ta chỉ còn lại một biểu tượng bi tráng, chỉ có một chiến trường phi lý để những người anh hùng âm thầm ngã xuống trong lặng lẽ, làm sáng tỏ sự tàn ác, khiếp nhược của nền hòa bình độc hại. Chúng ta sẽ làm gì nếu bỏ qua hay thụ động buông thả để duy trì tình trạng phi lý độc địa này.


Phiên họp đặt biệt cấp trưởng đoàn ngày 17 tháng 3/1973 do Việt Nam yêu cầu và Hoa Kỳ chủ vị, chính thức đặt Tống Lê Chân lên bàn hội nghị. Trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hòa, tướng Dư Quốc Đống đề nghị ba biện pháp cấp bách:

1. Cử ngay một toán Liên Hiệp Quân Sự Bốn-Bên trung ương đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm ngay lập tức sau khi có thỏa thuận hội nghị. 2. Nếu phe Cộng Sản không thỏa thuận đề nghị, Hoa Kỳ trên tư cách chủ vị gởi văn thư yêu cầu Ủy Ban Quốc Tế cử người đi điều tra. 3. Yêu cầu phía Mặt Trận Giải Phóng ra lệnh ngay cho các đơn vị của mình chung quanh Tống Lê Chân phải ở nguyên vị trí, không được bắn lên phi cơ Ủy Ban Quốc Tế khi đến điều tra. Nhưng lọc lừa là tính chất cơ bản, phía Mặt Trận Giải Phóng biết chắc phiên họp đặc biệt này sẽ thảo luận một vấn đề nghiêm trọng mà họ chưa có chỉ thị để giải quyết: dù Trần Văn Trà mang quân hàm trung tướng đi chăng nữa, Trà cũng không bao giờ quyết định được một vấn đề gì, dù vấn đề đó thuộc về nguyên tắc, thủ tục nếu chưa có chỉ thị trước, nên Trà đã vắng mặt để cho viên đại tá Đặng Văn Thu đại diện họp thay.


Trước ba đề nghị xác đáng của một vấn đề cụ thể, Thu không ngập ngừng bối rối né qua tố cáo: Việt Nam Cộng Hòa đã vi phạm ngưng bắn tại Đức Phổ, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đức Cơ (Pleiku) và kết luận ung dung: chính Việt Nam Cộng Hòa vi phạm tại các địa điểm trên! Không một lời nói, không một từ ngữ nhắc đến sự kiện, địa danh Tống Lê Chân. Trưởng phái đoàn Bắc Việt gật gù chiếc đầu tán đồng lập lại lời phát biểu của Mặt Trận Giải Phóng với thứ tự chữ nghĩa nói khác đi một chút. Bài học đã được học từ nhà, các cậu học trò cộng sản lập lại không sai một chữ, bất chấp nội dung rõ rệt của ba đề nghị…Ý kiến - một sự kiện không có bao giờ có trong đầu của cá nhân người cộng sản khi chưa "hội ý!"




Hình trên: A-7 Corsair, phản lực cơ dội bom của Hoa Kỳ, một loại vũ khí không-yểm rất hữu hiệu mà quân đội Việt Nam Cộng Hòa rất thiếu thốn trong các năm 1973, '74 và '75 (hình ảnh: Air War College Gateway & USAF Counterproliferation Center). Thấy hai phái đoàn Cộng Sản không đá động gì đến ba đề nghị vừa trình bày, phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa lập lại đêø nghị lần thứ hai: Nếu Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn-Bên chưa thống nhất ý kiến thì yêu cầu Hoa Kỳ gởi văn thư cho Ủy Ban Quốc Tế để Ủy Ban này đi điều tra. Mặt Trận Giải Phóng cùng Bắc Việt lại hát lên một nội dung: "Không đồng ý việc gởi văn thư cho Ủy Ban Quốc Tế đến để điều tra." Phiên họp ngưng ở kết luận này. "Tính nhất trí" của Hiệp định, tính chất không bao giờ có ở bàn hội nghị!


Cho chắc ăn hơn nữa, phía Cộng Sản mớm lời cho hai phái đoàn Ba Lan, Hung Gia Lợi khi tiếp nhận văn thư của Hoa Kỳ đi điều tra Tống Lê Chân: "UBQT không đồng ý đi điều tra ở một nơi khi nơi đó chưa được an ninh." Muốn chắc ăn hơn, hai phái đoàn quốc tế cộng sản này lại đưa thêm điều kiện: Sẽ chịu đi nếu phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng cử sĩ quan liên lạc tháp tùng cùng trực thăng. Lẽ dĩ nhiên điều kiện không bao giờ được thực hiện vì Mặt Trận Giải Phóng chắc chắn không đồng ý cử sĩ quan liên lạc tháp tùng.


Một tuần lễ trôi qua, kể từ phiên họp ngày 17 tháng 3/1973 tất cả nỗ lực về Tống Lê Chân đều bị chấn lối bởi hai ngón đòn: "Tình hình Tống Lê Chân chưa rõ rệt, phái đoàn Mặt Trận chờ chỉ thị của thượng cấp và đơn vị Mặt Trận Giải Phóng không cử sĩ quan liên lạc đi cùng nên Ủy Hội Quốc Tế không thể đến điều tra." Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt, Ba Lan, Hung Gia Lợi nương vào nhau nhồi quả bóng vô liêm sỉ, né tránh hẳn vấn đề.


Ngày 23 tháng 3/1973, chỉ còn 4 ngày nữa là hết thời hạn 60 ngày làm việc của Ban Liên Hiệp Quân Sự Bốn-Bên, Hoa Kỳ thúc dục phái đoàn Gia Nã Đại (chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế) trực tiếp thu xếp với Mặt Trận Giải Phóng để sớm điều tra sự kiện Tống Lê Chân. Mặt Trận Giải Phóng trốn không nỗi, đưa Ðại Tá Võ Đông Giang, phó trưởng đoàn ra gặp Ðại Tá Lomis (Gia Nã Đại) thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của Mặt Trận theo Ủy Ban Quốc Tế đến Tống Lê Chân vào ngày 24 tháng 3/1973…Nhưng rốt cuộc cũng là trò đánh tráo. Theo thỏa thuận của Giang, sĩ quan Mặt Trận sẽ từ Tân Sơn Nhất đi Tống Lê Chân tiếp xúc trước với lực lượng Cộng Sản ở đây xong trở về Biên Hòa (Biên Hòa là khu V Liên Hợp Quân Sự - tức là cùng của Việt Nam Cộng Hòa) để đón Ủy Ban Quốc Tế vào Tống Lê Chân. Tên sĩ quan liên lạc của Mặt Trận nhận chỉ thị trước, nên từ Tống Lê Chân y trở về Tân Sơn Nhất, làm cho Ủy Ban Quốc Tế đợi ở Biên Hòa suốt ngày 24 tháng 3/1973. Cuộc điều tra Tống Lê Chân của Ủy Ban Quốc Tế không bao giờ có thể thực hiện được. Không bao giờ.



Về phía Liên Hợp Quân Sự, sau một tuần lễ cố gắng liên tục kể từ phiên họp 17 tháng 3/1973, Việt Nam Cộng Hòa buộc Mặt Trận Giải Phóng phải cùng sĩ quan liên lạc đến Tống Lê Chân để thực hiện tản thương. Nhưng ngày 23 tháng 3/1973, thay vì xuống Tống Lê Chân như đã dự liệu, tên sĩ quan liên lạc Mặt Trận xuống "Sóc Con Trăn" cách Tống Lê Chân 10 cây số về phía tây, viên sĩ quan này lấy cớ phải liên lạc với "địa phương" y trước, sau một hồi tìm kiếm trong vùng, y trở lại trực thăng lấy cớ vì bom Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã đánh đứt đường giây y không tìm ra ai. Chiếc trực thăng trở về Saigon, không một thương binh được di chuyển.



Phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa vẫn duy trì yêu cầu Mặt Trận Giải Phóng thảo luận để Việt Nam Cộng Hòa tản thương ở Tống Lê Chân. Mặt Trận Giải Phóng hết cớ từ chối, ngày 24 tháng 3/1973, hai mươi thương binh đầu tiên và cuối cùng được di tản. Mặt Trận Giải Phóng "hòa hợp, hòa giải dân tộc" với giá máu này một lần độc nhất, Tống Lê Chân đóng cửa vĩnh viễn với nỗi bi hùng của nó. Cấp trưởng phái đoàn, cấp trưởng tiểu ban liên tiếp họp để dọn sạch vấn đề Tống Lê Chân. Nhưng sự thật là một việc, và cách nhìn của người Cộng Sản lại là một việc khác, nên sự kiện quân đội cộng sản bao vây, cường tập tấn công vào vị trí của ta biến thành một cuộc hành quân của "quân đội Saigon" lên chiếm khu vực Tống Lê Chân, một nơi nằm sâu trong vùng giải phóng của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời!


Kèm theo luận cứ, lực lượng Mặt Trận Giải Phóng pháo vào trại là rất tự kềm chế vì phải cảnh cáo đơn vị trong đồn muốn "nống nấn" ra ngoài khu vực Mặt Trận Giải Phóng (một đơn vị chỉ hơn hai trăm người có thể nào tấn công vào vòng vây của một sư đoàn). Về việc gọi loa đầu hàng, Mặt Trận Giải Phóng giải thích: Đó là giảng "đạo lý, hiệp định" cho binh sĩ trong đồn biết "đạo lý về hòa hợp, hòa giải dân tộc". Ý nghĩa đích thực của ngôn từ đã biến mất trên lưỡi của người Cộng Sản. Những điều vô lý thô bỉ đã được dựng đứng, đài phát thanh Việt cộng ào ào tố cáo. Trần Văn Trà, Lê Quang Hòa gởi kháng thư tố giác, các thành viên Hung Gia Lơiï, Ba Lan nghiêm chỉnh nghiên cứu kháng thư. Và biết đâu trên thế giới có một số đông người tin vào kháng thư gian dối đó. Không hiểu Đức Giáo Hoàng khi đọc bản tin của tòa báo Tòa Thánh đề cập đến bản kháng thư đó ngài có biết đến những con mắt nổ lửa dưới hầm sâu Tống Lê Chân đang mong ngày mau đến.


Đau đớn hơn, khi tại Saigon, nơi chỉ cách Tống Lê Chân trăm cây số đường chim bay, có những người đã không biết hoặc không muốn biết những người lính Việt Nam đang ở chiếc đồn bị bao vây vào ngày thứ 510. Và nhiều kẻ lại nhìn vấn đề ngược lại, như đám Ngọc Lan, Chân Tín, như thứ chính khách đối lập Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Hữu Tường, Trương Gia Kỳ Sanh (những nghị sĩ, dân biểu được Mặt Trận Giải Phóng nhắc nhở nhiều lần ở bàn hội nghị khi muốn tố cáo chính quyền Việt Nam Cộng Hòa). Những người này là gì trong khi đồng lõa với tội ác đẫm máu này? Tính đến ngày của phiên họp đầu tiên đề cập đến Tống Lê Chân, hai mươi ngày sau khi hòa bình 28 tháng 1/1973, căn cứ có thêm bốn chết và hai mươi hai bị thương, những người chết này chết cho ai? Phải chăng để bảo vệ miền Nam, trong đó có những người vừa kể đang nhân danh hòa bình.


Quả tình chúng ta đang ở trong một "trạng thái hòa bình" sau hai mươi sáu năm nghe tiếng súng nổ và lửa cháy. Chúng ta đã nghe quen tiếng nổ đại bác hỏa tiễn, chúng ta cũng quen với độ cao của ngọn lửa Mậu Thân, hơi nóng của An Lộc, Quảng Trị nên hình như khi hưởng được sự yên ổn đau đớn của ngày hôm nay, chúng ta đã vội vã xóa tan vết tích chiến tranh, muốn quên đi những hình ảnh tàn khốc của tháng kia, năm trước và trong hạnh phúc tội nghiệp này, giữa lòng cơn lốc túng đói, chúng ta cũng đã không đủ khả năng để nhớ đến hình ảnh một căn cứ lẻ loi cố gắng khỏi bị hủy diệt để thể hiện ý muốn sống trong tự do và hòa bình, nỗi mơ ước của toàn dân tộc…Mơ ước đó có ta dự phần. Vậy, chúng ta phải làm gì được cho Tống Lê Chân.



Tôi viết lên tiếng kêu bi hùng về Tống Lê Chân vào tháng 6 năm 1973, thời gian quân đội Cộng Sản đang chuẩn bị dứt điểm vào Tống Lê Chân trong dịp mùa mưa sắp tới của năm 1973. Suốt năm 1973, chiếc đồn nhỏ bé này đã đứng vững được trước hàng chục cuộc tấn công và bị pháo kích hàng chục ngàn quả đạn, viên chỉ huy căn cứ, Trung Tá Lê Văn Ngôn, hình như định mệnh đã gắng chặt tên anh cùng chiếc đồn nhỏ bé đó, lời nói quyết chí của ngày tử thủ đầu tiên đã được giữ trọn như tên anh đã định trước. NGÔN --một lòng son sắt giữ mãi một lời nói. Trong nguy nan của mỗi giờ sát cùng cái chết, người anh hùng lặng lẽ với số tuổi quá nhỏ so với chiến trường kia quả là một hiên thực hình ảnh linh diệu kết tinh bởi sức chịu đựng vô bờ của dân tộc. Ngòi bút viết ra cũng hỗ thẹn trước nỗi can trường này.


Những phiên họp của tháng 3, tháng 4/1974 tại Ban Liên Hợp Quân Sự Hai-Bên trung ương, phía Việt Nam Cộng Hòa lại lớn tiếng báo động: Công Trường 9 (Cộng Sản) nhất định rút ưu khuyết điểm của năm qua, tập dượt trên sa bàn cùng Trung Ðoàn 27 quyết ủi láng trại. Trung Ðoàn 27 sẽ được yểm trợ trực tiếp bởi một trung đoàn pháo, một trung đoàn phòng không và lữ đoàn chiến xa, không kể thành phần trừ bị và tăng viện. Một năm trời thử lửa, một hai tháng thực tập trên sa bàn và trên địa thế tương tự…quân cộng sản dùng địa đạo chiến, công kiên chiến khởi từ 5 tháng 4/1974 đến 1:00 giờ ngày 11 tháng 4/1974 đoạt được đồn. NGÔN làm gì với quân số 259 người với 50 người bị thương từ trước, hai chục người bị thương ở đợt tấn công sau cùng?



Tiểu Ðoàn 92 đã chiến đấu hơn tất cả mọi đơn vị bộ chiến của lịch sử chiến tranh, con người NGÔN hơn hẳn những người anh hùng chiến trận của nhân loại: Alamo, Saipan, Wake, hàng trăm ngàn chiến binh của thế giới đã dựng lên tấm bia can trường về bổn phận cao cả của lính. NGÔN và Tiểu Ðoàn 92 Biệt Động dựng lên tấm bia lớn nhất, rực rỡ nhất. Cao quý hơn tất cả, NGÔN và 259 Biệt Động Quân của Tống Lê Chân là những người chiến sĩ chiến đấu cho hòa bình. Hòa bình của quê hương Việt Nam. Chúng ta trong thành phố bình yên có nghĩ gì khi hay tin Tống Lê Chân bị đoạt mất. Tiểu đoàn 92 mở đường máu rời căn cứ. Chỉ còn giọt nước mắt, phải, chỉ còn một giọt nước mắt ngập bi hùng.
Phan Nhật Nam

*

TỐNG LÊ CHÂN, TIỀN ÐỒN QUÁ XA

Trần Ðỗ Cẩm


Email : camtran11@yahoo.com
(Trích Nguyệt San Ðoàn Kết, Austin Texas)


Trong lịch sử chiến tranh cận đại, có nhiều trận đánh lớn quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, hoặc với tầm mức quan trọng "dứt điểm" như trận Normandie, Stalingrad, Okinawa, Iwo Jima v.v... Trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam, chúng ta cũng thường nghe nói tới những trận đụng độ ác liệt như trận Hạ Lào, An Lộc, Quảng Trị, Pleiku v.v... So với những cuộc hành quân nổi tiếng kể trên, trận đánh tại Tống Lê Chân giữa một Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân QLVNCH và quân Cộng Sản không những chỉ nhỏ bé về tầm vóc mà còn cả về mức độ quan trọng.







Trại Tống Lê Chân chẳng qua chỉ là một tiền đồn hẻo lánh gần biên giới Việt - Miên thuộc Vùng III Chiến Thuật có nhiệm vụ phát hiện sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ VNCH. Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các chiến sĩ TÐ 92 BÐQ đã vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ý hơn nhiều trận đánh lớn khác. Nhân dịp kỷ niệm ngày QLVNCH 19 tháng 6, chúng tôi tường thuật lại trận đánh oai hùng của TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân qua những tài liệu thâu thập được để tôn vinh các chiến sĩ Cọp Rừng Mũ Nâu. Ðây cũng là dịp tri ân toàn thể QLVNCH đã đổ nhiều xương máu bảo vệ quê hương. Tác giả cũng hy vọng sẽ được tiếp xúc với các chiến sĩ đã có mặt hoặc liên quan đến trận Tống Lê Chân để có dịp sửa đổi và bổ túc thêm chi tiết giúp bài viết thêm chính xác.
Bối cảnh lịch sử
Trận đánh tại tiền đồn Tống Lê Chân trở nên sôi động vào một thời điểm hết sức đặc biệt, đó là lúc hiệp định ngưng bắn Paris vừa được ký kết vào đầu năm 1973, trên nguyên tắc chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai phe Quốc - Công tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, đây lại là trái hỏa mù để quân đội Hoa Kỳ nương theo đó mà giải kết "rút quân trong danh dự" nếu nói theo kiểu cặp bài trùng Kissinger & Nixon và để Bắc Việt mặc sức tung hoành xua quân đánh chiếm Miền Nam. Hoa Kỳ thỏa thuận rút quân trong vòng 60 ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt được tự do ở lại và thao túng tại miền Nam vô thời hạn. Như vậy, người bạn đồng minh đã mở ngỏ cửa và bật đèn xanh, giúp Cộng quân thành công trong việc thôn tính miền Nam. Trong khi đó QLVNCH coi như bị bỏ rơi, bị bó tay nên lâm vào tình trạng kiệt quệ, một mình lại phải đương đầu không những với bộ đội Bắc Việt mà hầu như toàn khối Cộng Sản đang viện trợ những vũ khí tối tân cho quân xâm lăng.
Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp định ngưng bắn ngay khi vừa ký kết xong còn chưa ráo mực, có thể nói với sự gián tiếp đồng ý cũa người bạn Hoa Kỳ. Trong cuộc họp báo ngày 24 tháng 1 năm 1973, chính Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đã cùng tên đồ tể Lê Ðức Thọ của CS Bắc Việt ký "hòa ước" bức tử Miền Nam, đã không một chút ngượng ngùng khi tuyên bố:"Thỏa ước ngưng bắn không có điều khoản nào cho phép quân đội Bắc Việt có mặt tại Miền Nam. Bắc Việt cũng không đòi hỏi, nhưng chúng tôi ước lượng hiện có chừng 145,000 quân Bắc Việt đang tham chiến tại Miền Nam Việt Nam". Rõ ràng, Hoa Kỳ đã nhập nhằng ký kết hiệp ước bán đứng VNCH với mục đích duy nhất đóng của rút cầu, bỏ rơi Miền Nam khi không buộc CS Bắc Việt cũng phải rút quân về Bắc. Thực sự, lúc đó Bắc quân đã có đến 13 sư đoàn quân chính qui tại miền Nam với quân số tổng cộng gần 200,000 người. Ngoài ra, chúng còn có các đại đơn vị pháo binh diện địa và chiến xa yểm trợ cùng các kho quân lương, vũ khí tại Lào và Cam Bốt được coi là an toàn khu. Tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào, các xe vận tải của Cộng Quân công khai ồ ạt chở súng ống, đạn được và binh sĩ vào xâm lăng Miền Nam vì không còn bị oanh tạc như trước.
Vì vậy, tình hình sau khi ngưng bắn hoàn toàn bất lợi cho QLVNCH. Các đại đơn vị không thể nào dành được thế chủ động để lùng và diệt địch trên chiến trường vì phải trải quân quá mỏng để trám vào những chỗ trống do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại. Trong lúc đó, Cộng quân được tự do bổ xung quân số, tích lũy tiếp vận để tạo áp lực quân sự trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Tương Quan Lực Lượng
Riêng tại Vùng III Chiến Thuật, ba Sư Ðoàn Cộng Quân là các Công Trường 5, 7 và 9 lợi dủng an toàn khu tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt bên Cam Bốt thường vượt biên đánh phá dọc Quốc Lộ 13 từ Lộc Ninh đến Bến Cát nằm về phía Bắc thủ đô Sài Gòn. Khi mạnh, địch tung lực lượng quấy phá; lúc yếu, chúng lại rút qua biên giới dưỡng quân để chờ cơ hội thuận tiện. Phía VNCH chỉ cố gắng phòng thủ trong tư thế thụ động vì không đủ lực lượng mở các cuộc hành quân vượt biên truy kích như trước kia vào năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến. Ðể đối đần với 3 Sư Ðoàn Cộng quân, QLVNCH trong vùng này chỉ có Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đặt bản doanh tại Lai Khê do Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ làm Tư Lệnh.
Sau nhiều cuộc tấn công thăm dò, vào đầu tháng 4 năm 1973, Công Trường 7 Cộng quân tấn công và tràn ngập căn cứ Chí Linh trên Liên Tỉnh Lộ 13 gần quận lỵ Ðôn Luân vào ngày 10 tháng 4. Ðể mở rộng đường xâm nhập từ ngả Cam Bốt, Cộng Quân cũng uy hiếp các trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng dọc theo biên giới như Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Măp, Tống Lê Chân v.v... Trước áp lực quá mạnh của địch quân, Bộ Chỉ Huy BÐQ Quân Khu III phải lần lượt di tản hầu hết các vị trí chiến lược rất quan trọng dọc theo biên giới ngoại trừ trại Tống Lê Chân. Lý do vì toàn thể Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đồn trú tại trại này đều tình nguyện ở lại chiến đấu. Trận đánh dài nhất trong quân sử khởi đầu và trang sử oai hùng nhất của Binh Chủng cũng được Tiểu Ðoàn 92 BÐQ viết từ giờ phút đó.
Tống Lê Chân? Ðịa Danh Xa Lạ Cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam ngoài mức độ khốc liệt, còn tạo ra những địa danh xa lạ. Nếu không có trận Tân Cảnh, Kon Tum, làm gì có những tên Charlie, Delta? Nếu không có trận Hạ Lào chắc cũng chẳng có LoLo, Sophia, BÐQ Bắc, BÐQ Nam v.v... Tống Lê Chân cũng là một tên rất lạ. Dân địa phương người Miên gọi vùng này là Tonlé Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là sông, hồ, suối hoặc nơi nào có nước. Thí dụ như Biển Hồ có tên Miên là Tonlé Sap. Khi mới thành lập, trại này chưa có tên nên Thiếu tá Ðặng Hưng Long, vị chỉ huy trưỏng đầu tiên phiên âm tiếng Miên Tonlé Tchombe thành tiếng Việt Tống Lê Chân. Sau này, phần đông các quân nhân trong binh chủng BÐQ biên phòng gọi tắt là Tống Lệ để ám chỉ một căn cứ đầy máu và nước mắt, không có một ngày yên vui kể từ khi ra đời.
Tiền đồn Tống Lê Chân nguyên thủy là một trại Dân Sự Chiến Ðấu (DSCÐ) (Civilian Irregular Defense Group gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ thành lập từ năm 1967 để phát hiện và ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân từ bên kia biên giới. Ðến năm 1970 trong chương trình cải biến Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu thành Biệt Ðộng Quân Biên Phòng, phần đông những binh sĩ của trại Tống Lê Chân thuộc sắc dân ngưởi thượng Stieng đều tình nguyện ở lại để trở thành Tiểu Ðoàn 92 BÐQ Biên Phòng, tổng cộng gồm 292 binh sĩ lúc khởi đầu, chưa kể một số sĩ quan QLVNCH giữ các chức vụ chỉ huy.
Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu
Vì Tiểu Ðoàn 92 BÐQ thoát thai từ Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu, tưởng cũng nên biết qua về tổ chức đặc biệt ít người biết tới này.
Chương trình DSCÐ được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Toán 5 Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) đặt bản doanh tại Nha Trang. Mục tiêu của chương trình là dùng các sắc tộc thiểu số (người Thượng) để thành lập các "trung tâm" (làng, buôn) chiến lược có võ trang tại các vùng rừng núi khiến Việt Cộng không thể xâm nhập và lợi dụng. Việc tổ chức, quản trị và huấn luyện những trung tâm hay "trại" này đều do LLÐB Hoa Kỳ đảm nhận. Thí điểm đầu tiên đuợc thành lập tại Buôn Enao thuộc tỉnh Ðắc Lắc vào năm 1961. Tới năm 1965 đã có khoảng 80 trung tâm được thành lập tại những vùng rừng núi hẻo lánh khó kiểm soát. Mỗi trung tâm là một "pháo đài" có thể tự phòng thủ và có khả năng ngăn chận mọi xâm nhập từ bên ngoài.
Ðến năm 1965, cùng với việc Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt vào Việt Nam, chương trình DSCÐ cũng được bành trướng mạnh. Các trung tâm phòng thủ được cải tiến thành những trại lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí tối tân với nhiệm vụ không những chỉ để tự vệ mà còn có khả năng tấn công. Từ đó, các toán viễn thám dò tìm địch quân mang biệt danh Delta, Omega và Sigma ra đời. Nhiệm vụ chính cũa những toán này là xâm nhập sâu vào đất địch để phát hiện địch và thu thập tin tức tình báo.
Tới khoảng cuối năm 1967, toàn lãnh thổ VNCH tổng cộng có khoảng gần 100 trại LLÐB, đa số nằm dọc theo biên giới Lào - Việt và Miên - Việt. Vì địa thế chiến lược rất quan trọng của những trại biên phòng này, Cộng Quân luôn luôn dùng đủ mọi cách để tiêu diệt. Nhiều trận đánh dữ dội đã xảy ra tại các trại như: Lang Vei, Thường Ðức, Khâm Ðức ... tại Vùng I Chiến Thuật; Ðức Cơ, Plei Me, Plei Djereng, Plateau Gi, Ðồng Xoài ... tại Vùng II; Bến Sỏi, Tống Lê Chân, Trảng Sụp, Chí Linh ... tại Vùng III và Cái Cái, Thường Thới, Tịnh Biên ... tại Vùng IV.
Cho tới năm 1970, Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, khởi đầu giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh nên các trại LLÐB cũng lần lượt được chuyển giao cho QLVNCH. Lực Lượng DSCÐ theo kế hoạch được sát nhập vào binh chủng Biệt Ðộng Quân để trở thành những đơn vị BÐQ Biên Phòng. Vì mỗi trại LLÐB thường có vào khoảng từ 300 đến 400 người nên được biến cải thành một Tiểu Ðoàn BÐQ Biên Phòng. Trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 8 năm 1970 cho đến 15 tháng 1 năm 1971, tổng cộng có tất cả 49 trại LLÐB được biến cải thành các TÐ BÐQ Biên Phòng. Nếu tính theo từng Vùng Chiến Thuật, con số này được phân chia như sau:
- Vùng I: có 11 trại.
- Vùng I I: có 15 trại.
- Vùng III: có 12 trại.
- Vùng IV: có 11 trại.

Tuy trước đây có chừng 100 trại LLÐB, nhưng chỉ chuyển giao có 49 trại vì có một số trại bị đóng cửa, quân số được bổ xung cho những đơn vị còn lại. Sau khi được chuyển giao, những dân sự chiến đấu trong các trại LLÐB không còn là dân sự do Hoa Kỳ tuyển mộ, mà chính thức trở thành quân nhân trong QLVNCH.
Trại Tống Lê Chân thuộc Vùng III Chiến Thuật được thành lập vào đầu năm 1967 cùng với trại Prek Klok tại vùng Chiến Khu C của Việt Cộng. Vì chận ngay yết hầu nên ngay từ khi thành lập, các trại này đã bị địch quân đe dọa thường xuyên. Trong hệ thống LLÐB, trại Tống Lê Chân mang ám danh A-334 và được biến cải thành trại BÐQ Biên Phòng vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Toàn thể quân số trong trại lúc đó có 318 người (gồm 292 người nguyên thuộc DSCÐ và các sĩ quan cùng Hạ Sĩ Quan QLVNCH mới được bổ nhiệm tới để chỉ huy) trở thành TÐ 92 BÐQ Biên Phòng thuộc hệ thống chỉ huy của BÐQ/QLVNCH.
Tiền Ðồn Cô Ðơn ( Xem : Phóng đồ trận đánh tại Tống Lê Chân )
Trại Tống Lê Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường vào khu Tam Giác Sắt và án ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt. Ðây là những an toàn khu và cũng là đại bản doanh Cục R của Việt Cộng như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân Khu III. Trong các trận hành quân vượt biên của Quân Ðoàn III do Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí chỉ huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi là Takon và Neron. Ðây là những lạch nước khởi nguồn của sông Sài Gòn chảy qua Dầu Tiếng, Bến Súc, Phú Cường v.v.... Tống Lê Chân, như trên đã nói là một trong chuỗi trại Dân Sự Chiến Ðấu do LLÐB thiết lập dọc theo biên giới Miên - Việt thuộc lãnh thổ Quân Khu III.
Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng Tây Nam và mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Ðông Nam. Dưới chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của Việt Cộng. Ðây cũng là trục giao liên Nam - Bắc huyết mạch nối liền bản doanh của Cục R bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam Giác Sắt của Cộng Quân.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể kiểm soát được các trục giao liên Nam - Bắc và Ðông - Tây của Cộng Quân tại vùng biên giới, lại trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như chiếc gai nhọn cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch. Vào mùa hè năm 1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của Công quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên phòng lân cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đã phải di tản. Tống Lê Chân chơ vơ còn lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người Cộng Quân trùng điệp.
Tứ Bề Thọ Ðịch
Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ bí mật các cuộc chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên - Việt vào lãnh thổ Quân Khu III, ngày 10 tháng 5 năm 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ, địch quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn phủ đầu như mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người "tiền pháo hậu xung". Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần hai năm trời vây hãm. Sau loại pháo vòng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống Lê Chân như muốn san bẳng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong khi đó, một rừng phòng không từ thượng liên đến cao xạ 37 ly, 57 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt thuộc sư đoàn Pháo Phòng Không tân lập 377 khoá kín không phận khiến các phi cơ không thể nào tới gần để yểm trợ. Sau những đợt pháo kích dữ dội, Tiểu Ðoàn độc lập 200 của Việt Cộng lãnh nhiệm vụ tấn công vào Tống Lê Chân với sự yểm trợc của các đơn vị bộ binh thuộc hai Công Trường 7 và 9.
Tuy bị bao vây và cô lập, các chiến sĩ Mũ Nâu thiện chiến của TÐ 92 BÐQ đã bình tĩnh bố trí trong các giao thông hào đào sâu trong lòng đất chờ địch ngay khi các quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào căn cứ. Một đơn vị đặc công địch theo sát những trái pháo mở đường đã xâm nhập được vòng đai phòng thủ bên ngoài. Những chiến xa hạng nặng T-54 của Cộng quân yểm trợ cũng nã đạn như mưa rất chính xác khiền tình hình có vẻ nguy kịch. Nhưng quân trú phòngvẫn không nao núng vì rất tin tưởng vào hệ thống bố phòng vững chãi và nhất là bãi mìn dầy đặc bao quanh căn cứ. Dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiện của Thiếu Tá TÐT Lê Văn Ngôn, các chiến sĩ BÐQ vẫn chưa khai hỏa. Họ chờ bộ binh chủ lực địch xung phong mới bắt đầu nổ súng. Quả nhiên, khi thấy không bị bắn trả, Cộng quân bắt đầu tràn vào căn cứ vì tưởng quân trú phòng đã bị chết hết hay mất tinh thần vì các đợt pháo kích ác kiệt cũng như vì chiến xa với đại bác 100 ly trực xạ. Ðúng lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu mới đồng loạt khai hỏa. Từng đợt "biển người" của Cộng quân bị bất ngờ nhưng vì đã tiến tới quá gần không kịp tìm nơi ẩn trú nên bị đốn ngã như rạ. Sau đợt tấn công đầu tiên bị thiệt hại nặng, địch lui ra để pháo binh tiếp tục nã vào căn cứ, sau đó bộ binh lại tấn công. Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu quả, cuối cùng Cộng quân phải rút lui, bỏ lại hàng trăm xác chết phơi thây trên hàng rào phòng thủ.
Cũng trong thời gian này, các mặt trận lớn khác tại vùng Hỏa Tuyến, Tây Nguyên, An Lộc ... bùng lên dữ dội với những cuộc đụng độ đẫm máu của một Mùa Hè Ðỏ Lửa, trận đánh tại Tống Lê Chân tuy là một chiến thắng lớn của các chiến sĩ BÐQ nhưng không được nhiều người biết tới. Nhưng từ khi cuộc "thử lửa" ban đầu bị thất bại nặng nề, Cộng quân biết rằng không thể dễ dàng nuốt chửng Tống Lê Chân nên chúng chủ trương dùng chiến thuật tiêu hao, bao vây chặt chẽ và pháo kích thường xuyên với đặc công xâm nhập quấy phá. Chúng tin rằng chiến trường An Lộc lân cận có tầm mức quan trọng hơn và nếu đạt được chiến thắng, Tống Lê Chân không cần phải đánh cũng sẽ tự tan rã. Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử bắt đầu ...
Cứ như vậy, tiền đồn Tống Lê Chân bị Cộng quân vây chặt. Ðịch pháo kích thường xuyên vào căn cứ, trong khi màng lưới phòng không dầy đặc cắt đứt nguồn tải thương và tiếp vận duy nhất bằng phi cơ. Thoạt tiên, các phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Việt Nam đã phải bay rất cao để thả dù tiếp tế khiến nhiều kiện hàng bay lạc ra ngoài, rơi vào tay Cộng quân. Theo lời kể lại của một hồi chánh viên, vào khoảng tháng 6-1973, Cộng quân đã tổ chức một đại đội có nhiệm vụ chuyên đi "lượm dù" để lấy đồ tiếp tế. Vì vậy, đã có dư luận từ các nguồi tin ngoại quốc cho rằng đôi bên đã ngầm thỏa thuận để các vận tải cơ được tự do thả dù mà không bị phòng không bắn lên, miễn là quân trú phòng không bắn vào toán Cộng quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh ngiệm, KQVN đã hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận thất thoát không còn dáng kể.
Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất để tản thương hay chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới phòng không dầy đặc của địch. Nhiều toán trực thăng đã liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong khoảng thời gian từ tháng 10-73 đến cuối tháng 1-74, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp. Cuối tháng 12-73, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Ðây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12/73. Thiệt hại về phía KQVN gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới tháng 1-1974 tức là một năm sau khi ký kết hiệp định ngưng bắn, vẫn còn có 12 chiến sĩ BÐQ bị thương nặng vẫn chưa được tản thương khỏi căn cứ.
Ngưng Chiến Kiểu Việt Cộng
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào tháng 5 năm 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ hiệp định Paris. Ðây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: môt hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm ngay sau khi vừa ký kết! Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất bại chua cay không chiếm được An Lôc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho cò gáy gần biên giới Việt - Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt. Trong lúc toàn thể thế giới thở phài nhẹ nhỏm vì ngòi lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê Chân, TÐ 92 BÐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và dành dựt với Cộng Quân từng thước đất để sống còn.
Tuy Cộng Quân trắng trợn và công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn, nhưng ngưới bạn đồng minh Hoa Kỳ của VNCH vẫn dửng dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu mừng vì đã tìm thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm". Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào thuận lợi cho VNCH. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ðình Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17-3-73, trưởng phái đoàn VNCH là tướng Dư Quốc Ðống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp như sau:
1. Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm.
2. Nếu phe CS phản đối, sẽ yêu cầu UB Kiểm Soát Ðình Chiến can thiệp.
3. Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của UBQT.

Dĩ nhiên đề nghị hợp lý của phái đoàn VNCH bị phe Cộng Sản phản đối vì chính chúng là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng trưởng phái đoàn MTGPMN cố ý vắng mặt để tên đạt tá Ðặng Văn Thu thay thế. Tên Thu một mặt vu khống chính VNCH mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của phái đoàn VNCH, phe Cộng sản cũng "nhất trí" phản đối, ngoài ra còn dọa dẫm các thành viên trong UHQT rằng tình hình tại Tống Lê Chân "chưa rõ rệt" nên họ không bảo đảm an ninh cho phái đaòn cũng như phi cơ của Ủy Hội.
Tóm lại, cả phe Cộng sản trong UBLH và UHQT đều đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc thì chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh.
Ðến ngày 23-3-73 tức là chỉ còn 4 hôm nữa là hết hạn 60 ngày làm việc của UBLH bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ Gia Nã Ðại là chủ tịch UBQT điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa tên đại tá một mắt Võ Ðông Giang ra thảo luận với đại tá Lomis của Gia Nã Ðại và thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo UHQT tới Tống Lê Chân vào ngày 24-3-73. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đã "trễ trực thăng" nên máy bay của UHQT không đi Tống Lê Chân được!
Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ý của Cộng sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đã không bao giờ được thực hiện. Số phận của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và TÐ 92 BÐQ phải tự chiến đấu một mình để sống còn.
Vòng Vây Xiết Chặt
Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt. Nhả ra không được vì bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào thì không xong vì các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc đất, Cộng Quân chỉ còn cách bao vây "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Tuy phòng không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ VNCH đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn "Kiểm Soát" tranh luận dằng co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú phòng. Bị cả sư doàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường xuyên, quân số BÐQ ngày càng hao hụt không được bổ xung. Lúc này, TÐ 92 BÐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ BÐQ.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, QLVNCH tính ra đã phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng cho KQVN lúc đó phương tiện không còn được dồi dào như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá qun trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc BTL/QÐ III phải có một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23-3-73, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh QÐ III đề nghị với Bộ TTM/QLVNCH chọn một trongba giải pháp sau đây:
1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân.
2. Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng.
3. Cho lệnh TÐ 92 BÐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Về giải pháp một, theo tình hình lúc đó, toàn bộ vùng Lai Khê, An Lộc chỉ có đơn độc một sư đoàn 5 chống giữ, hiện đang phải đương đầu với các Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. Vì vậy, ngay cả việc giữ an ninh trục lộ huyết mạch 13 cũng còn khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư đoàn có thể đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn này trong lúc các đại đơn vị QLVNCH tuy đã phải phân tán rất mỏng nhưng cũng vẫn chưa đủ để trám vào những vùng quan trọng Hoa Kỳ vừa rút quân để lại?
Như vậy, giải pháp 1 coi như không thể thực hiện được. Nhưng nếu giải pháp 1 bất thành vì lý do quân sự thì giải pháp 2 cũng thiếu thực tế vì lý do chính trị. Nếu "bàn giao" Tống Lê Chân cho Cộng quân, hậu quả tai hại về chính trị sẽ không thể lường được. Quân và dân Miền Nam sẽ vô cùng hoang mang. Tổng Thống Thiệu sẽ rất khó ăn khó nói vì mới hô hào "dành dân chiếm đất" trước đây không lâu. Vả lại, nếu giao Tống Lê Chân cho Cộng Quân, việc này có thể sẽ trở thành tiền lệ đưa tới nhiều cuộc bàn giao kiểu Tống Lê Chân khác.
Do đó, tuy đề nghị ba giải pháp, nhưng tướng Thuần biết rỏ chỉ còn một con đường khả trợ duy nhất: đó là cho phép TÐ 92 BÐQ rút khỏi Tống Chân. Nhưng quyết định rút bỏ này không phải là không có hậu quả nghiêm trọng về quân sự cũng như chính trị. Hơn nữa, việc rút quân qua vòng vây trùng điệp của Cộng Quân cũng không phải là điều dễ dàng. Chính vì những lý do này mà BTL/QÐ III phải hội ý trước với Bộ TTM. Rất có thể, ngay Bộ TTM cũng không quyết định được, mà việc rút quân phải do chính Tổng Thống cho phép. T
rong khi chờ đợi quyết định dứt khoát từ trung ương, tình hình tại Tống Lê Chân trở nên hết sức căng thẳng và sôi động từng giờ, từ trầm trọng đến nguy kịch. Bị bao vây cả năm trời, thiếu lương thực, thiếu đạn dược, quân số hao hụt, thương binh ngày càng nhiều không được di tản, bị pháo liên miên, đặc công đánh phá ngày đêm ... khiến TÐ 92 BÐQ ngày càng suy yếu. Tuy nhiên, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn kiên cường giữ vững căn cứ bằng mọi giá. Và cuộc bao vây dài nhất trong quân sử vẫn tiếp tục.
Tử Thủ Ðến Cùng
Ðể giảm bớt phần nào áp lực vô cùng nặng nề của khoảng 3 Sư Ðoàn địch quanh Tống Lê Chân, vào ngày 23/7/74, phi cơ của Không Quân VNCH bay trên 30 phi vụ dội bom vào các vị trí Cộng Quân trên trận địa. Nhưng phòng không địch rất dầy đặc nên phi cơ qanh tạc không mấy hiệu quả. Ngoài ra, lực lượng địch quá đông nên chúng vẫn không chịu rút lui để tránh thiệt hại mà ngược lại còn gia tăng cường độ tấn công để sớm thanh toán mục tiêu.
Trong khoảng thời gian liên tiếp 3 ngày từ 22 đến 24/3/74, Cộng Quân dùng đủ loại đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 82 ly v.v... nã hơn 1,000 quả đạn vào tiền đồn Tống Lê Chân nhỏ bé, nơi có khoảng 300 chiến sĩ TÐ 92 BÐQ đang bị vây hãm. Tuy phi cơ được gọi đến oanh kích và thả trái sáng yểm trợ, nhưng hỏa lực phòng không vô cùng dữ dội của Sư Ðoàn Phòng Không 377 địch với các loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đại bác 57 ly, 37 ly và thượng liên đã đan một màn lưới lửa đầy đặc quanh Tống Lê Chân khiến mọi hoạt động của phi cơ đều vô hìệu. Bên trong trại, các chiến sĩ Mũ Nâu chỉ còn cách co mình chịu pháo. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại vì cơn mưa pháo. Tuy nhiên, Trung Tá Lê Văn Ngôn, vị Tiểu Ðoàn Trưỏng, tuy mới có 25 tuổi nhưng dầy dạn kinh nhiệm chiến trường vẫn bình tĩnh đôn đốc và ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc chuẩn bị phản công sau mỗi đợt pháo kích. Quả nhiên, liên tiếp trong 2 đêm 21 và 22/3/74, sau khi "tiền pháo", khoảng một trung đoàn bộ binh địch "hậu xung" dữ dội cả bốn phía định san bằng tiền đốn nhỏ bé bị vây hãm đã lâu ngày. Nhưng TÐ 92 BÐQ bắn trả dữ dội, tuy đạn dược khan hiếm nhưng họ tác xạ rất chính xác, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người. Có lúc vì Cộng Quân quá đông, các chiến sĩ Mũ Nâu bắn không xuể nên một số đã lọt vào lớp hàng rào phòng thủ. Nhiều trận cận chiến bằng lựu đạn diễn ra ác liệt. Quân trú phòng được lợi thế vì trú ẩn trong các hầm hố kiên cố nên đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Cuối cùng, trước tinh thần chiến đấu dũng mãnh và can trường của TÐ 92 BÐQ, địch đành ôm hận rút rui để lại nhiều xác đồng bọn và đủ loại vũ khí.
Tuy vẫn giữ vững được vị trí nhưng tình trạng bên trong căn cứ vô cùng bi đát. Thương binh mỗi lúc một nhiều thêm vì không được tản thương. Ðạn dược gần cạn vì các trận đánh liên tục, lương thực thiếu thốn vì không được tiếp tế đã nhiều ngày, ngay cả đên nước uống cũng khan hiếm. Hơn nữa, sau mỗi đợt tấn công bị thất bại, Cộng Quân lại điên cuồng pháo kích dữ dội hơn.
Trước tình thế nguy ngập như chỉ mành treo chuông, Trung Tá Ngôn biết rõ nếu không được tản thương, tăng viện, yểm trợ và tiếp tế hữu hiệu ngay tức khắc, việc giữ Tống Lê Chân hầu như không thể làm nổi. Trong lúc đó, biết được tình trạng cực kỳ bi đát của quân trú phòng, Cộng Quân chung quanh đồn dùng loa phóng thanh uy hiếp tinh thần và kêu gọi TÐ 92 BÐQ đầu hàng. Nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không rối trí. Một mặt ông ra lệnh cho các binh sĩ bố phòng chặt chẽ để nhất định đánh tới người cuối cùng. Mặt khác, ông gửi công điện khẩn cấp cho Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT Liên Ðoàn 3 BÐQ tại An Lộc yêu cầu thả dù tiếp tế gấp khí giới, đạn dược và lương thực cho quân trú phòng. Trung Tá Ngôn cũng yêu cầu gửi quân tiếp viện và gia tăng sự yểm trợ của phi cơ. Nhưng các phi cơ dù liều lĩnh cũng không thể nào bay qua được hàng rào phòng không và quân tiếp viện cũng chẳng bao giờ tới. Tuy nhiên, dù trong tình trạng tuyệt vọng, các chiến sĩ anh dũng của TÐ 92 BÐQ vẫn nhất quyết không hàng địch. Trung Tá Ngôn còn cho biết nếu bị địch tràn ngập, ông sẽ yêu cầu dội bom phá hủy Tống Lê Chân để cùng chết với địch quân.
Nhận được công điện cầu cứu của TÐ 92 BÐQ, Ðại Tá Chuẩn lập tức chuyển lời yêu cầu tiếp viện lên BTL/QÐ II. Nhưng Tướng Thuần cho biết vẫn chưa nhận được chỉ thị nào của Bộ TTM về đề nghị tăng viện hay di tản căn cứ! Trong lúc Tống Lê Chân như ngọn đèn leo lét trước trận cuồng phong, có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào, nhưng lệnh trên vẫn là "chờ"!
Cho tới giờ phút này, quân số tại Tống Lê Chân gồm có 254 BÐQ, 4 binh sĩ Pháo Binh, 12 lao công chiến trường và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tuy tổng cộng gần 300 nhân mạng nhưng thật sự hầu hết trong số này đã bị thương ít nhất một lần. Hơn nữa, bị vây hãm lâu ngày trong tình trạng thiếu thốn nên khả năng chiến đấu đã bị yếu đi rất nhiều.
Về phía Cộng Quân, tuy đã bị thiệt hại rất nặng nhưng lại được tăng viện và bổ xung nhanh chóng từ các an toàn khu bên Cam Bốt nên sức mạnh coi như không suy giảm. Trong lúc chỉnh đốn hàng ngũ, địch ngơi tấn công nhưng vẫn pháo kích dữ dội. Rút kinh nghiệm những trận tấn công trước đã bị thất bại chua cay, Cộng quân biết tuy TÐ 92 BÐQ sẽ chiến đấu cho đến phút chót nhưng như cá nằm trong rọ nên chúng thong thả nghỉ ngơi dưỡng quân, cố ý để quân trú phòng kiệt quệ tới mức tối đa mới tấn công dứt điểm để đỡ bị thiệt hại. Và chuyện phải đến đã đến!
Những Ðợt Cường Tập Liên Tiếp
Ròng rã trong các đêm 24, 25 và 26/3/74, Cộng quân sau khi bổ xung đầy đủ đã lìên tiếp mở những đợt xung phong biển người ồ ạt quyết san bằng Tống Lê Chân. Tuy đã gần kiệt sức, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn cắn răng chờ địch trong những giao thông hào đổ nát vì đạn pháo kích. Trung tá Ngôn và các cấp chỉ huy cũng sát cánh trong các công sự phòng thủ với thuộc cấp, ra lệnh phải tiết kiệm từng viên đạn, chỉ được bắn khi thật "chắc ăn". Giá của mỗi viên đạn phải là một quân thù. Rồi hàng hàng lớp lớp Cộng Quân tràn tới giữa tiếng hò la man đại "hàng sống, chống chết"! Ðúng lúc này, các chiến sĩ BÐQ mới cắn răng xiết chặt cò súng. Ðịch đã xâm nhập hàng rào kẽm gai phòng thủ ngoài cùng, nhưng lập tức bị khựng lại vì gắp phải bức tường lửa từ trong bắn ra rất chính xác. Xác địch chồng chất trên trận địa hay vất vưởng trên hàng rào kẽm gai. Nhưng địch quá đông, nhất định "dứt điểm" nên chúng vẫn liều lĩnh xung phong. Chẳng bao lâu, chúng tràn tới hàng rào thứ hai. Lúc này một loạt mìn "Claymore" nổ tung khiến nhiều xác giặc tan thành mảnh vụn. Tiếng súng nổ, tiếng la hét cùng với mùi thịt, mùi máu, mùi thuốc súng tạo nên một khung cảnh khủng khiếp. Nhiều chiến sĩ BÐQ quá mệt mỏi và căng thẳng gần như ngất xỉu vì những trận tấn công liên tiếp đêm này qua đêm khác nhưng vẫn không rời tay súng.
Ðịch quân quá đông, lớp này chết, lớp khác đạp lên xác đồng bạn tiến tới. Trong đêm tối, phi cơ không thể yểm trợ hỏa lực; dù có ban ngày đi nữa cũng khó bay qua màng lưới phòng không. Trên bầu trời đen kịt, chỉ có vài đóm hỏa châu do phi cơ bay thật cao thả xuống, không đủ soi sánh trận địa, trông leo lét và mong manh như số phận của gần 300 chiến sĩ đang tử chiến với quân thù. Ðịch đã tràn gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng, đôi bên giáp mặt. Các chiến sĩ Mũ Nâu buông những cây súng đỏ nòng, với tay tìm lựu đạn. Nhiều tiếng nổ chát chúa giúp hàng loạt những con thiêu thân thực hiện lời thề "sinh Bắc tử Nam". Lại một loạt lựu đạn thứ hai tung ra giết hết những tên địch còn sống sót trong đợt xung phong này. Bên ngoài hàng rào, không còn những bóng người đầu đội nón cối, chân đi dép râu di động như trước. Sau đó, mặt trận bỗng nhiên im bặt không còn những tiếng la hét hô xung phong man dại. Những tên địch ngoài xa may mắn còn sống sót biết không thể xâm nhập căn cứ nên vội vã lẩn vào bóng đêm. Ðợt xung phong cuối cùng của địch đã bị chận đứng tuy chúng đã lọt được gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng.
Một lần nữa, Cộng Quân tuy đông hơn nhưng lại bị thất bại chua cay trước sự quả cảm và tinh thần chiến đấu gan dạ vô song của các chiến sĩ TÐ 92 BÐQ. Cùng với lời nguyền "Thà chết không hàng giặc", căn cứ Tống Lê Chân tuy tan nát như TÐ 92 đang tan nát, nhưng vẫn đứng vững như một phép lạ. Vỏn vẹn một Tiểu Ðoàn QLVNCH vẫn giữ vững được vị trí sau khi bị bao vây hàng năm trời với nhiều đột tấn công của hàng Sư Ðoàn địch? Các "cố vấn" Hoa Kỳ còn sót lại tại BTL/QÐ III đã vô cùng kinh ngạc. Trước đây họ đã cho rằng số phận của Tống Lê Chân coi như đã "xong", vì theo ước tính của những người lạc quan nhất, ngay cả quân đội Hoa Kỳ với hỏa lực khủng khiếp của thảm bom "Arc Light" B-52 và đại pháo 175 cũng khó lòng giữ nổi Tống Lê Chân trong vòng vài ba tuần. Phía Công quân lại càng sững sờ vì chúng tưởng sẽ ăn tươi miếng mồi béo bở nhưng lại gặp phải cục xương khó nuốt. Sau nhiều cuộc tấn công thất bại và bị thiệt hại nặng nề, chúng đành ôm hận, lập lại sa bàn trận địa, bổ sung quân số, rút ưu khuyết điểm chờ ngày rửa hận.
Trong những ngày kế tiếp và suốt tuần lễ đầu tiên của tháng 4/74,Cộng Quân không giám tấn công mạnh vào Tống Lê Chân. Chúng chỉ dùng đặc công quấy rối nhưng mức độ pháo kích vẫn không giảm. Nhưng "mãnh hổ nan địch quần hồ", các chiến sĩ Mũ Nâu đã không còn sức chiến đấu. Ðến lúc này, thượng cấp vẫn chưa có quyết định dứt khoát về việc tăng viện hay rút bỏ Tống Lê Chân. Cả Phủ Tổng Thống, Bộ TTM lẫn BTL/QÐ III đều lâm vào thế "tiến thối lưỡng nan" không có cách nào giải quyết vấn đề. Sau 17 tháng trời ròng rã bị vây hãm, pháo kích và tấn công liên miên TÐ 92 BÐQ hầu như không còn phương cách nào để thoát khỏi viễn ảnh bị tiêu diệt.
Trận Ðánh Sau Cùng Của TÐ 92 BÐQ
Nhưng tình trạng tạm thời sống lây lất không còn kéo dài được bao lâu. Tống Lê Chân như một con cá phơi mình trên thớt không còn phương cách tự vệ, nằm chờ lưỡi dao chém xuống. Và lưỡi dao đã rơi ...
Ngày 11/4/74, sau khi tái điều nghiên, bổ xung lực lượng, Cộng quân mở những cuộc tấn công ác liệt quyết đạt được chiến thắng bằng mọi giá. Trong ngày chúng pháo kích mù mịt không dưới 1,000 quả đạn vào căn cứ đã tan nát trong các cuộc tấn công trước. TÐ 92 BÐQ lúc này đã kiệt lực, hết đạn, một số lớn binh sĩ lại bị thương nên không còn sức chống trả những đột tấn công mãnh liệt của đối phương. Nhưng dù tình thế đã đến lúc tuyệt vọng nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không ra lệnh rời bỏ căn cứ khi chưa có lệnh của thượng cấp. Trước những loạt đạn pháo kích chính xác và các đợt tấn công biển người, vị TÐT anh hùng biết chắc không thể nào phòng thủ được nữa nên khẩn cấp yêu cầu thượng cấp cho lệnh di tản trước khi căn cứ bị địch quân tràn ngập. Trung Tướng Thuần, Tư Lệnh QD III - không rõ có tham khảo ý kiến của Bộ TTM hay Phủ Tổng Thống hay không - ra lệnh cho Trung Tá Ngôn phải "tử thủ bằng mọi giá"!
Nhưng TÐ 92 BÐQ sau hơn một năm trời bị vây hãm, bị pháo kích và tấn công liên miên bởi một lực lương địch quân đầy đủ vũ khí và đông hơn nhiều lần, lại thiếu đạn dược, lương thực, quân số hao hụt không được bổ xung nên đã chẳng còn giá nào để trả! Các chiến sĩ Mũ Nâu không còn nhiều chọn lựa: ở lại căn cứ chắc chắn sẽ bị chết hay bị bắt hết vì không còn cách nào ngăn chận địch quân hoặc đầu hàng để tìm con đường sống. Nhưng theo truyền thống hào hùng của binh chủng Mũ Nâu, dù trong lúc thập tử nhất sinh cũng vẫn không hàng địch. Trung Tá Ngôn đã đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo: dùng toàn lực phá vòng vây, rời bỏ căn cứ, tuy có thể bị chết hết nhưng may ra sẽ đưa đơn vị tới một nơi an toàn.
Sau khi quyết định xong, vào khoảng nửa đêm 11/4, căn cứ Tống Lê Chân báo cáo nguy cơ sắp bị địch quân tràn ngập. Sau đó, mọi giấy tờ, tài liệu quan trọng đã được thiêu hủy đúng theo kế hoạch di tản để không bị lọt vào tay địch. Lúc dó, chỉ có phi cơ bay thật cao thả hỏa châu yểm trợ. TÐ 92 BÐQ yêu cầu phi cơ ngưng thả trái sáng để đơn vị nương theo bóng tối rời bỏ căn cứ. Dưới sự chỉ huy gan dạ của vị TÐTtrẻ tuổi vả tinh thần kỷ luật của toàn thể binh sĩ, TÐ 92 BÐQ đã di tản trong vòng trật tự, mang theo tất cả những thương binh. Liên lạc vô tuyến với BTL/QÐ III bị gián đoạn ngay sau đó.
Mãi tới 9 giờ sáng ngày hôm sau 12/4, BTL/QÐ III mới bắt được liên lạc với TÐ 92 BÐQ trên tần số hành quân lúc đó đã rời khỏi Tống Lê Chân đang trên đường di chuyển về hướng An Lộc, khoảng trên 15 cây số về hướng Ðông Bắc. Cuộc hành trình xuyên qua rừng rậm dưới sự rình rập của Cộng Quân, lại phải mang theo nhiều thương binh nên vô cùng gian nan vất vả. Suốt đêm, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải kịch chiến với địch, vừa đánh vừa tìm đường rút lui khiến thêm 14 binh sĩ tử thương, 34 người nữa bị thương. Cuối cùng, may mắn như một phép lạ, TÐ 92 BÐQ tới được An Lộc tương đối an toàn, chỉ có thêm 4 chiến sĩ can đảm ở lại chận đường truy kích của địch quân để thành phần chủ lực rút lui anh dũng hy sinh. Tất cả các thương binh, kể cả xác chết của những người bị thiệt mạng đề được mang về.
Biệt Ðộng Quân: Sát!
Nhìn chung, Tống Lê Chân chỉ là một tiền đồn nơi đèo heo hút gió gần biên giới Việt - Miên không được nhiều người biết đến. TÐ 92 BÐQ lại là một đơn vị tương đối trẻ trung mới được thành lập từ năm 1970. Vị TÐT, Trung Tá Lê Văn Ngôn, con Cọp đầu đàn của TÐ 92 BÐQ cũng là một sĩ quan rất trẻ mới 25 tuổi, xuất thân khóa 21 Võ Bị Ðà Lạt. Trận đánh tại Tống Lê Chân cũng không phải là một cuộc đụng độ lớn. Cuối cùng, Tống Lê Chân lại rơi vào tay địch.
Như vậy, về mặt quân sự, rõ ràng trận đánh tại Tống Lê Chân cũng chỉ "tầm thường" như những trận đánh cùng tầm cỡ khác, kết thúc bằng việc quân trú phòng phải di tản. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng phi thường của các chiến sĩ Mũ Nâu, Tống Lê Chân đã vượt xa những trận đánh lớn nhỏ khác trong quân sử với nhiều điểm rất đặc biệt. Ðây là cuộc bao vây lâu dài nhất trong quân sử, một trận dánh trong chiến cuộc Việt Nam mà lực lượng đôi bên chênh lệch nhất và sau cùng, một cuộc lui binh thần tình nhất do một vị TÐT trẻ tuổi nhất, can trường nhất chỉ huy.
Cuộc Bao Vây Dài Nhất Trong Quân Sử
Kể từ khi trại Tống Lê Chân bị Cộng Quân khởi sự uy hiếp vào năm 1972 cho tới khi TÐ 92 BÐQ phải di tản vào tháng 4 năm 1974, căn cứ đã bị bao vậy ròng rã 17 tháng trời! Vòng vây của địch vô cùng chặt chẽ khiến "Nôi bất xuất, ngoại bất nhập", kể cả đường hàng không. Chẳng những việc gửi quân tăng viện, tản thương và tiếp đạn dược, lương thực v.v... đều bị giới hạn nhỏ giọt mà ngay cả đến cặp lon Trung Tá thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận của TÐT Lê Văn Ngôn cũng phải thả dù vào trong trại, không có người gắn lon và việc "rửa lon" truyền thống của nhà binh có lẽ đã được thực hiện bằng máu của Cộng quân. Ðiều này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc lon thăng cấp của Ðại Tá De Castries, người hùng cùa đoàn quân viễn chinh Pháp tại Ðiện Biên Phủ vào năm 1954 cũng đã được thả dù vào khu lòng chảo. Nhưng De Castries trước kia đã không quá cô đơn và bị bao vây ngột ngạt như Lê Văn Ngôn tại Tống Lê Chân vì ít ra cũng có một số quân nhẩy dù tăng viện. Ngoài ra, De Castries cò có những "nàng hầu" thân yêu như Béatrice, Éliane, Huguette, Dominique để ... tâm sự. Còn Lê Văn Ngôn và TÐ 92 BÐQ chỉ có độc nhất một quả đồi trơ trụi với vòng cao độ không quá 50 thước trên bản đồ UTM, một vị trí vuông vức mỗi bề không quá 300 thước để sống chết ôm ấp ròng rã gần một năm rưỡi trời! Cuộc bao vây ngặt nghèo tới nỗi vào những ngày tháng chót, cả đến việc thả dù tiếp tế cũng bị gián đoạn, còn nói gì đến việc tản thương hay tiếp viện bằng trực thăng.
Về các cuộc bao vây nổi tiếng khác trong chiến sử, Ðiện Biên trước kia cũng chỉ kéo dài 57 ngày. Ðịa ngục Khe Sanh, niềm tự hào của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng chỉ bị bao vây dăm ba tháng, nhưng với thảm bom dầy đặc đêm ngày của B-52, và lúc nào cũng có ba tầng phi cơ chiến thuật chờ sẵn trên không để dội bom, binh sĩ trú phòng coi như được đi nghỉ mát dưỡng quân theo tiêu chuẩn lính Việt Nam, vì họ không thiếu một thứ gì, kể cả nuớc đá để uống giải khát! Trong kỳ đệ nhị thế chiến, Stalingrad lừng danh cũng chỉ bị quân Ðức bao vây gần ba tháng. Tobruk của người Anh cũng chỉ cần tử thủ hơn 8 tháng. Còn Tống Lê Chân? Suốt 17 tháng truờng ròng rã trong những điều kiện tăng viện và tiếp vận khó khăn nhất. Như vậy, sức chịu đựng của người lính VNCH phải được coi là bền bỉ siêu đẳng vô địch.
Lực Lượng Chênh Lệch Một Trời Một Vực
Về tương quan lực lượng đôi bên, khi xảy ra trận đánh tại Tống Lê Chân, phía Cộng quân có các Sư Ðoàn 5, 7 và 9 cùng Sư Ðoàn Pháo Phòng Không 377 tân lập, cộng thêm dăm ba Tiểu Ðoàn địa phương và đặc công "lẻ tẻ". Tuy Công Trường 5 đã bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc hành quân vượt biên đánh sang vùng Lưỡi câu - Mỏ Vẹt trước đây của QLVNCH, nhưng đã được tăng viện nhanh chóng và thường lẩn quất tại vùng biên giới để uy hiếp các trại BÐQ Biên Phòng. Ngoài ra, Công Trường 7 cùng với Tiểu Ðoàn Pháo 22 và Tiểu Ðoàn Ðặc Công 28, sau khi tràn ngập các căn cứ Chí Linh nẳn trên Liên Tỉnh Lộ 13 giữa Chơn Thành và Ðôn Luân, cũng đè nặng áp lực trên quãng đường bộ từ Lai Khê đến An Lộc Riêng Công Trường 9 của Cộng Quân với 3 Trung Ðoàn còn đầy đủ quân số vừa từ Cam Bốt xâm nhập được dùng làm mũi dùi tiến công chính đánh Tống Lê Chân, sau khi đã buộc các trại BÐQ Biên Phòng khác như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập phải di tản.
Tống Lê Chân là căn cứ biên phòng duy nhất còn lại trong vùng vì tất cả binh sĩ đều tình nguyện ở lại giữ trại. TÐ 92 BÐQ với quân số vỏn vẹn khoảng 300 người, đã bị hàng sư đoàn địch quân thay nhau tấn công và vây hãm hàng năm trời không được tăng viện. Thế mà các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn anh dũng bền gan chiến đấu, nhất định không hàng địch! Ðây quả là một thành tích phi thường ngoài sức tưởng tượng!
Cuộc Lui Binh Thần Tình
Sau gần một năn rưỡi trời giữa vòng vây trùng điệp, lại bị tấn công liên miên, đương nhiên TÐ 92 BÐQ phải kiệt sức. Cho tới khi tình trạng tuyệt vọng, đơn vị chỉ còn đường rút lui để bảo toàn lực lượng nhưng cũng không quên dùng chất nổ phá hủy doanh trại, không để lọt vào tay Công Quân. Sau đó, tuy bị truy kích, nhưng các con Cọp Rừng Mũ Nâu đã về được tới An Lộc với tổn thất nhẹ không ngờ: trong số 277 binh sĩ gồm nhiều thương binh, một số lớn đã về được An Lộc. Ðây là một thành quả quá sức mong đợi cho một cuộc hành quân lui binh sâu trong lòng địch. Với tài chỉ huy khôn khéo, tinh thần kỷ luật và sức chiến đấu bền bỉ gan dạ, các chiến TÐ 92 BÐQ đã làm nhiều người ngạc nhiên và thán phục khi rút quân thành công trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bi đát.
uộc lui quân thành công ngoài sức tưởng tượng này đã khiến dư luận phía Hoa Kỳ nghi ngờ rằng TÐ 92 BÐQ đã "thương lượng" với Cộng Quân, bằng lòng bàn giao căn cứ Tống Lê Chân để đổi lấy việc rút lui an toàn. Quả thật, việc TÐ 92 BÐQ phá được vòng vây về được đến An Lộc phải coi như một phép lạ nên "dư luận" thương thuyết không phải là không có lý. Vả lại, đây cũng là một trong ba giải pháp mà BTL/QÐ III đã đề nghị lên thượng cấp cách đó không lâu. Ngoài ra, rất có thể những lời đồn đại nói trên là do Cộng Quân tung ra để đỡ bị mất mặt vì TÐ 92 BÐQ đã vượt khỏi vòng vây như chỗ không người.
hật sự, TÐ 92 BÐQ đã chỉ giết giặc chứ không bao giờ thương lượng với chúng và cuộc rút lui thành công vì tinh thần kỷ luật cũng như khả năng chiến đấu tuyệt vời của các chiến sĩ Mũ Nâu. Bằng cớ xác thực nhất là chính những tài liệu bắt được sau đó tại mặt trận cùng những lời khai của tù hàng binh Cộng Quân đã cho thấy không hề có chuyện "thương lượng". Một hồi chánh viên tham dự trận đánh sau cùng vào đêm 12/4 tại Tống Lê Chân đã thuật lại khá chi tiết về biến cố này. Sau trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch có chiến xa yểm trợ đã mở các cuộc tấn công mạnh. TÐ 92 BÐQ không còn đạn dược và nhất là không có vũ khí chống chiến xa nên bắt buộc phải rời bỏ vị trí. Tống Lê Chân bị bỏ ngỏ từ đêm 12/4 nhưng vì hàng rào phòng thủ quá kiên cố, lại có nhiều bãi mìn, hơn nữa Cộng quân sợ TÐ 92 BÐQ còn tử thủ sẽ gây cho chúng nhiều thiệt hại như những lần trước nên mãi tới ngày 13/4 chúng mới vào được trại. Lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu đã rời xa căn cứ trên đường về An Lộc. Tống Lê Chân đã bị đặt chất nổ phá hủy. Ðịch chỉ tìm thấy xác của 2 BÐQ và bắt sống một người khác.
Một bằng chứng rõ ràng khác là bản báo cáo của Cộng quân bị QLVNCVH tịch thu. Tài liệu này tiết lộ một đơn vị Cộng Quân có nhiệm vụ chặn đường rút lui của TÐ 92 BÐQ đã bất tuân thượng lệnh, không bố trí quân tại những vị trí đã ấn định vì sợ bị phi pháo VNCH tiêu diệt. Cuối cùng, bản báo cáo còn đưa ra nhận xét rằng trong trận đánh tại Tống Lê Chân, tinh thần binh sĩ TÐ 92 BÐQ rất cao, còn cao hơn cả nhiều đơn vị chính qui của Cộng Quân có nhiệm vụ tấn công.
Ðường Vào Lịch Sử
Trận đánh tại Tống Lê Chân chính thức chấm dứt vào ngày 15 tháng 4 năm 1974 khi binh sĩ cuối cùng của TÐ 92 BÐQ về tới An Lộc. Trước đó, vào ngày 13/4, phi cơ của Không Quân VNCH đã bay 19 phi vụ thả bom đánh vào lực lượng Cộng Quân tại Tống Lê Chân. Tuy trận đánh đã chấm dứt từ lâu, nhưng qua cuộc bao vây dài nhất trong quân sử và cuộc lui binh thành công mỹ mãn, huyền thoại của TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân vẫn sống mãi. Các chiến sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Ngôn đã tô đậm một nét son cho truyền thống hào hùng của binh chủng Biệt Ðộng Quân và viết một trang sử huy hoàng trong pho quân sử QLVNCH.


Trần Ðỗ Cẩm

*

NAM LỘC * TRƯỜNG KỲ 1

*




RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG

Nam Lộc


(Nhân ngày giỗ bạn tôi)

Khó tìm câu nào thích hợp hơn để diễn tả cuộc đời phiêu bồng của Trường Kỳ bằng tên một ca khúc mà nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã sáng tác, hôm nay tôi xin phép được mượn để dùng làm tựa đề cho bài viết này.


Bìa sách Trường Kỳ - “Một Thời Nhạc Trẻ” Nam Lộc & Trường Kỳ - 1974
Quả đúng như vậy, chàng lãng tử của nhạc trẻ Việt Nam, Trường Kỳ, người thích phiêu du đây đó cho đến cuối cuộc đời, nhưng lại là một người chồng chung thủy, một người cha gương mẫu và một người bạn chí tình.




Kỳ thích sống đời phiêu bạt kể từ khi còn trẻ, cho nên chưa đầy 20 tuổi chàng đã thuyết phục được ông bố nghiêm khắc để dọn ra ở riêng theo tiếng gọi của “ông bầu” Jo Marcel. Kể từ đó chàng tha hồ để tóc dài, hút thuốc lá, hoạt động nhạc trẻ, tổ chức “bùm” và biến đổi từ chàng sinh viên hiền lành để trở thành một ông “Vua Hippy” chính cống “Bà Cả Đọi”!



Sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946 , trong suốt 63 năm cuộc đời có thể nói rằng “ông vua không ngai” của nền nhạc trẻ VN chỉ biết cười chứ chưa bao giờ khóc, kể cả khi người mẹ sinh ra Kỳ bỏ ra đi lúc anh còn quá nhỏ để biết thế nào là oán trách, khổ đau! Trông tướng tá có vẻ “dữ dằn”,




nhưng ai quen biết Trường Kỳ cũng đều công nhận Kỳ là người tính nết hiền lành, thật thà, có lẽ vì vậy cho nên anh có rất nhiều bạn thân và hầu như ai cũng quý mến, chiều chuộng Kỳ. Nhiều bạn đến nỗi mà trong tập hồi ký “Một Thời Nhạc Trẻ” gồm tổng cộng 384 trang, thì mãi tới trang số 299 tên của tôi mới được Kỳ nhắc đến, mặc dù tôi là một trong số những người được xem như thân thiết nhất với anh.





Và có một điều ít ai biết được rằng, Kỳ chính là người đã “bẻ lái” và đưa tôi vào một khúc quanh quan trọng của cuộc đời! Thật vậy, mỗi khi có người tò mò hỏi, lý do nào đã đưa đẩy tôi vào con đường văn nghệ, thì tôi vẫn thường “ỡm ờ” trả lời, vì tôi yêu đàn, thích hát và “khoái” được xuất hiện trên sân khấu! Nhưng sự thật không phải như thế. Nguyên nhân chính đó là “ông Trường Kỳ”, và ông ấy cũng là “thủ phạm” đã dúi chiếc microphone vào tay rồi đẩy tôi lên sân khấu giới thiệu chương trình ca nhạc “Hippy À Gogo” một cách bất đắc dĩ hơn 40 năm về trước, và có ngờ đâu nó đã trở thành một ngã rẽ của số phận để rồi sau này tôi khoác cái nghiệp MC cùng cái “mác” nghệ sĩ vào người. Nam Lộc MC Đại Hội Nhạc Trẻ Tabert - 1973 Nam Lộc MC Video Hollywood Night - 1992 (với nữ ca sĩ Ngọc Lan) Nam Lộc & Leyna Nguyễn MC Asia DVD - 2007



Thật ra cả hai đứa chúng tôi đều đàn rất dở, hát không hay và kém cỏi về nhạc lý, nhưng lòng yêu văn nghệ thì khó ai sánh nổi! Yêu tha thiết và bằng cả sự chân thành. Hai đứa chúng tôi hợp



nhau ở điểm đó và trở thành bạn tri kỷ từ hơn 4 thập niên qua, cùng nắm tay nhau đồng lòng phục vụ nghệ thuật một cách đứng đắn, trân trọng và không màng danh lợi. Chúng tôi đã trải qua những đêm thức trắng ngồi bàn bạc để tìm cách phát triển phong trào nhạc trẻ VN một cách mạnh mẽ, có ý nghĩa và hữu dụng.



Đưa ra những kế hoạch hoạt động để chống lại sự kỳ thị và vi phạm nhân phẩm của các viên chức công lực ở VN ngày trước đối với giới nhạc trẻ như cắt tóc, rạch ống quần hay bắt giữ trái phép ngoài đường phố v..v... Phản đối xén tóc ngoài đường phố! Giới nhạc trẻ phản đối...! Tổ chức, khuyến khích cũng như kêu gọi các ban nhạc trẻ trình diễn và tham gia một cách vô vụ lợi vào các buổi đại hội nhạc trẻ để gây quỹ yểm trợ Cây Mùa Xuân



Chiến Sĩ hoặc giúp đỡ cô nhi, quả phụ tử sĩ VNCH. Phát động phong trào “Việt Hóa Nhạc Trẻ” để kéo giới trẻ về nguồn, để họ biết trân quý và yêu mến tiếng Việt thay vì chỉ nghêu ngao ca những bài hát lời ngoại quốc. Thường xuyên viết những bài xã luận đăng tải trên báo chí đồng thời thực hiện các chương trình truyền thanh, truyền hình để phổ biến cùng chia sẻ với quần chúng cảm nghĩ và tư tưởng của những nghệ sĩ nhạc trẻ thể hiện qua các sáng tác hay phần trình diễn của họ... The Spotlight - Đại Hội Nhạc Trẻ Tabert The Soul Brothers - Đại Hội Nhạc Trẻ Thảo Cầm Viên The Enterprises - Đại Hội Nhạc Trẻ Tao Đàn Chúng tôi làm những công việc nói trên một cách hăng say và trong tinh thần tự nguyện. Hăng say quá đôi lúc tạo ra sự ngộ nhận và lòng đố kỵ từ một số người vốn ôm đầy mặc cảm trong đời của họ. Chính kinh nghiệm của những ngày còn trẻ đã làm cho tôi trưởng thành và cư xử một cách điềm tĩnh hơn mỗi khi gặp những chuyện tương tự xẩy ra trong cuộc đời.


Tuy nhiên dù đã quen với thái độ và hành động tiêu cực của những thành phần vừa kể, nhưng mỗi lần có chuyện đó xẩy ra thì y như rằng người an ủi, khuyến khích và hỗ trợ tôi đầu tiên vẫn chính là ông bạn cố tri, Trường Kỳ. Có lẽ vì chúng tôi tin tưởng và hiểu nhau một cách sâu đậm. Cảm thông


với nỗi buồn hay niềm trăn trở của nhau, có khi còn hơn cả những người thân trong gia đình. Không có một chuyện gì của Kỳ mà tôi không biết và ngược lại tôi không hề dấu Kỳ bất cứ điều gì, dù đó là những chuyện cá nhân, vui cũng như buồn! Trường Kỳ còn được xem như một thành viên trong gia đình, tất cả 10 anh chị em chúng tôi, người nào cũng thân thiết với Kỳ, ngay cả ông bà cụ thân sinh ra chúng tôi cũng thế.




Trước ngày Kỳ mất khoảng vài tháng, như một sự an bài của định mệnh, các anh chị em trong gia đình tôi tự nhiên nẩy ra ý định tổ chức một cuộc họp mặt để tiếp đón Kỳ thật là long trọng và đông đủ mọi người, kể cả một số bạn thân. Đêm đó tôi và Kỳ cùng ngủ lại ở nhà vợ chồng cô em út của chúng tôi. Nhưng có ngờ đâu đó lại chính là buổi tiệc vĩnh biệt người anh, người bạn thân quý nhất của gia đình chúng tôi. Buổi họp mặt cuối cùng với bạn hữu & gia đình Nam Lộc - 2008 Ôn lại thuở thiếu thời lúc vừa quen biết nhau, tôi còn nhớ là vào khoảng Tết Mậu Thân 1968, ngay sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng vào thành phố Sàigòn. Thật ra lúc đó qua những sinh hoạt văn nghệ ở đại học, tôi thường giao du với các anh Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Hữu Đống, Miên Đức Thắng, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Từ Công Phụng, Từ Dung v..v...




Chính tôi là người thành lập ra Quán Gió nằm trên đường Võ Tánh Sàigòn để thay thế cho những buổi trình diễn văn nghệ học đường đã phải ngưng trệ khi Quán Văn bị đóng cửa. Rất đông đảo nghệ sĩ thuộc nhóm du ca hoặc tình ca nhạc Việt vẫn thường trình diễn ở địa điểm mà tôi tổ chức như Lê Uyên & Phương, Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Từ Dung, Từ Công Phụng, Miên Đức Thắng, Đoàn Chính, Bùi Thiện v..v... Và có một điều cũng ít ai biết rằng tôi chính là người đã thực hiện những cuốn băng nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn hay Ca Khúc Da Vàng đầu tiên với tiếng hát Khánh Ly thuở đó.


Tuy bận rộn với các sinh hoạt vừa kể, nhưng tôi vẫn để ý, theo dõi và có cảm tình với nhóm nhạc trẻ của Trường Kỳ, nhất là khi được nghe anh Jo Marcel trình bầy những bản nhạc tiền chiền như Chiều hoặc Mộng Dưới Hoa với lối hòa âm thật trẻ trung và mới lạ của Đức Huy cùng ban nhạc The Strawberry Four. Ái mộ, nhưng tôi lại không quen biết một người nào trong giới nhạc trẻ, dù ngày trước đã từng học chung với Đức Huy và Paolo ở Chu Văn An. Trường Kỳ, Billy Shane, Tiến Chỉnh, Đức Huy & The Spotlights - Da Nang,1967 The Strawberry Four Tôi cảm thấy họ là những người trẻ, có tài nhưng nếu chỉ trình diễn hạn chế quanh quẩn trong các Club của quân đội Mỹ, hay những vũ trường hoặc phòng trà nhỏ ở Sàigòn thì thật là uổng phí tài nghệ và thiệt thòi cho người thưởng ngoạn.




Với niềm tự tin vào năng khiếu tổ chức của mình, đồng thời với tấm lòng vô tư và bất vụ lợi, một ngày đẹp trời tôi quyết đi tìm gặp Trường Kỳ để chia sẻ những cảm nghĩ của mình, cùng đề nghị các dự án hoạt động hầu phát triển sinh hoạt nhạc trẻ trong tương lai. Thoạt tiên Kỳ có vẻ e dè và không tin tưởng lắm, nhưng sau một vài lần đến thăm tôi tại cơ sở hoạt động mới là Hầm Gió (cũng nằm trên đường Võ Tánh), đồng thời tham dự một số những buổi sinh hoạt của các nghệ sĩ đàn anh như Phạm Duy, Tạ Tỵ, Thế Uyên, Hà Huyền Chi v..v.. tại Hầm Gió, thì Kỳ bắt đầu tỏ vẻ “thán phục tài tổ chức” và giao tế của tôi, và cũng từ đó Trường Kỳ đã đưa tôi vào một ngã rẽ đầy ngạc nhiên và thú vị trong cuộc đời! Nam Lộc & Phạm Duy Nam Lộc & Khánh Ly Bắt đầu bằng những buổi Hippy À Gogo mà Kỳ tổ chức hàng tuần ở phòng trà Jo Marcel rồi đến Queen Bee và sau đó là Ritz.








Chủ Nhật nào tôi cũng có mặt để giúp Kỳ, từ ý kiến đến tuyển chọn, tiếp đón, sắp đặt ban nhạc và sau cùng là giới thiệu chương trình một cách “bất





đắc dĩ” để tạm thay thế Trường Kỳ trong một buổi chiều bạn ta say túy lúy (có lẽ vì thất tình?)! Nhưng cũng kể từ đó “MC Nam Lộc” ra đời, mà không thể ngờ tôi đã ôm cái nghiệp đó cho đến ngày hôm nay! Và trong số những lần được điều khiển các chương trình quan trọng trong đời, tôi rất hãnh diện kể rằng 3 trong số những lần tôi nhớ mãi đó là làm MC





cho đám cưới Trường Kỳ và Thu Huyền ở VN, MC cho đám cưới Tú Uyên (đứa con gái duy nhất của vợ chồng Kỳ) ở Canada và MC đám... tang Trường Kỳ ở thành phố Montréal nơi bạn mình đã chọn làm quê hương thứ hai vào cuối năm 1980 sau khi vượt biển đến Nhật Bản. MC đám cưới Trường Kỳ & Thu Huyền MC đám cưới Tú Uyên “MC” tang lễ Trường Kỳ



Nhắc đến thời gian đó tôi vẫn ân hận mãi cho đến bây giờ. Qua vai trò và công việc làm, tôi đã giúp hàng trăm ngàn người tỵ nạn đến Mỹ định cư, nhưng lại không bảo trợ được người bạn thân nhất của mình sang sống ở Hoa Kỳ. Mặc dù mỗi khi nhắc đến chuyện này, Kỳ vẫn thường an ủi tôi và nói, lỗi đó ở anh, vì Kỳ muốn đi Canada sớm để bảo lãnh vợ con nên không đủ kiên nhẫn chờ phái đoàn Mỹ xét đơn. Quả thật, Thu Huyền và cháu Bi (Tú Uyên) đã đoàn tụ với Kỳ rất sớm, chỉ trong vòng 2 năm trời gia đình đã tái hợp và họ sống thật hạnh phúc cho đến ngày Kỳ giã từ trần thế. Trường Kỳ dậy Anh ngữ ở Nhật Bản Trường Kỳ đoàn tụ gia đình ở Canada Và dù Kỳ xem tôi như bạn, nhưng Thu Huyền lại đối với tôi như một



người em gái. Tôi quen hai chị em Huyền, Hòa trước và chính tôi đã giới thiệu Huyền cho Kỳ. nhân một buổi thu hình chương trình nhạc trẻ do tôi và Kỳ thực hiện trên đài truyền hình số 9. Và có ngờ đâu “phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng”!



Ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên, một người giao thiệp rộng rãi, quen biết rất nhiều bạn gái và đang “cặp” với 3, 4 cô bồ một lúc như ông Vua Nhạc Trẻ kiêm Vua Hippy Trường Kỳ mà bỗng dưng lại quên đi tất cả để ngã vào vòng tay một cô nữ sinh nhu mì, hiền hậu chẳng biết nhẩy đầm hay hát hò nhạc trẻ là cái quái gì! Và Thu Huyền vẫn thường nói với tôi, “đúng là cái số anh nhỉ”! Nhưng đôi lúc có lẽ quá thương nhớ chồng nên tự mâu thuẫn và Huyền nhất định không chịu tin số kiếp của Kỳ lại ngắn ngủi như thế, và cứ trách thầm chồng là nếu anh ấy chịu khó giữ gìn sức khoẻ và đi đâu cũng có em bên cạnh săn sóc thì đâu xẩy ra nông nỗi này! Ý nghĩ đó đủ nói lên tình yêu mãnh liệt của một người vợ dành cho chồng. Trường Kỳ và các bạn gái trong Teenager’s Club Trường Kỳ & Thu Huyền “Phút đầu gặp em ...1973”





Mặc dù ít có dịp gặp, nhưng Thu Huyền và vợ con chúng tôi rất quý mến nhau, luôn theo dõi, thăm hỏi về đời sống và sinh hoạt gia đình hay học vấn của các cháu. Tôi còn nhớ có lần tôi và Kỳ ngồi uống bia, lắng nghe hai bà vợ chia sẻ tâm tình mà bọn tôi cứ muốn bò lăn ra cười với những ý tưởng ngộ nghĩnh mà chúng tôi không bao giờ nghĩ đến, nhất là khi Thu Huyền và Ngọc Lan (vợ tôi) tìm hiểu không biết vì sao mà hai đứa chúng tôi thân nhau: Kỳ thì mập và thấp, tôi thì gầy và cao. Kỳ da ngăm đen, tôi trắng trẻo hơn một chút. Kỳ nhìn rất “hippy choai choai”, còn tôi (theo lời Kỳ) thì dáng vẻ rất “tiền chiến”. Kỳ theo đạo Công Giáo, còn tôi là Phật tử thuần thành, Kỳ ăn nói, đi đứng chậm chạp, tôi nhanh nhẩu và (cũng theo lời TK) “xí xọn” hơn!


Tuy nhiên hai đứa chúng tôi cùng giống nhau một điểm là lấy hai bà vợ hoàn toàn khác biệt với chồng. Thu Huyền chẳng “hippy, yé yé” tí nào.



Còn vợ tôi thì không có một chút máu văn nghệ trong người. Hầu như chẳng bao giờ bà xã tôi có mặt ở những chương trình ca nhạc mà tôi tham dự, tổ chức hoặc làm MC. Nhất là những khi lưu diễn, tôi thường đi có một mình, thậm chí nhiều anh chị em nghệ sĩ tưởng tôi vẫn còn “độc thân vui tính”! Gia đìnhTrường Kỳ & Nam Lộc - Los Angeles, 1994 NamLộc & gia đình TrườngKỳ - Montreal, 2007 “Thằng Mập & Thằng Ốm” với Thái Hiền & Tuyết Dung - 1974 Cũng theo tinh thần và nội dung của cuộc mạn đàm có mầu sắc “tố khổ” giữa hai “phu nhân” TK & NL thì tuy Kỳ và tôi có nhiều điểm khác nhau, nhưng nói về tật xấu thì hoàn toàn giống nhau.




Cả hai “ông” đều thích ăn nhậu, uống bia và hút thuốc lá. Ăn phở thì thích tái gầu, rồi lại còn đòi thêm hành trần, nước béo chưa kể một tô “nước tiết”! Đều đều “đớp hít” chả chìa, rựa mận, lòng lợn, tiết canh... nghe không đã thấy phát bịnh rồi (lời hai bà)! À chưa hết ngoài ra hai thằng còn mang thêm cái tật “dại gái” và không ham tiền nữa chứ. Theo tôi cái tội “dại gái” thì hơi oan chứ cái tật không ham tiền có lẽ đúng! Quả thật như vậy, cả hai đứa chúng tôi tuy không chê tiền, nhưng không bao giờ chịu lụy vì tiền. Không ai có thể mua chuộc hoặc bỏ tiền để bắt chúng tôi làm những điều trái với lương tâm và đạo đức.

Có lẽ vì thế mà cả hai đứa cùng nghèo. Càng nghèo lại càng thương vợ, thương con vì có hai ông bố kiêm hai ông chồng vừa gàn, lại vừa “ham vui”! Nhưng có lẽ nhờ vậy mà “tổ đãi”. Ngày còn ở






VN, cũng vì ham vui cho nên Trường Kỳ và tôi thường mượn phòng trà của anh Jo Marcel hay chị Khánh Ly để tổ chức các chương trình nhạc trẻ vào mỗi chiều Thứ Bẩy hoặc Chủ Nhật lấy tên là Hippy À Gogo hay Soul Party, mục đích là để có nơi hò hét, biểu diễn tài nghệ, sau đó là tạo địa điểm hẹn hò cho “nam thanh, nữ tú”! Rồi thì làm phim, vừa viết chuyện, vừa phân cảnh, vừa đạo diễn, vừa ... sản xuất! Nhưng có ngờ đâu với sự hưởng ứng quá đông đảo và nồng nhiệt của giới trẻ, chúng tôi trở thành “đại gia”, tiền bạc rủng rỉnh, mua xe hơi, nhà “trệt”! và tiêu sài thả cửa! Nam Lộc & Trường Kỳ lái “xế hộp”!


Chiếu ra mắt phim Vết Chân Hoang tại rạp Eden Nam Lộc, Đan Thành & Minh Lý đóng phim “Thế Giới Nhạc Trẻ” Nam Lộc, Trường Kỳ và cameraman Ngọc Tùng in action Tuy nhiên vào thời đó và vào tuổi đó chúng tôi đã biết định nghĩa hai chữ Cho và Nhận mà người Mỹ thường gọi là “Give and Take”. Nhận được ân sủng của Thượng Đế, chúng tôi nghĩ đến việc “cho” hay nói đúng hơn là chia sẻ và đóng góp lại cho đời. Từ đó những chương trình đại hội nhạc trẻ ngoài trời được thành hình, lúc thì để gây quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai, khi thì giúp đỡ đồng bào bị hỏa hoạn. Nhưng đa số đều dành cho cây Mùa Xuân Chiến Sĩ và trợ giúp Cô Nhi Quả Phụ Tử Sĩ VNCH.



Một trong những yếu tố rất quan trọng mà tôi và Trường Kỳ vẫn hãnh diện cho đến ngày hôm nay là chúng tôi không bao giờ quản trị về tiền bạc, chuyện này để người khác lo. Khi còn ở VN thì do các sĩ quan hành chánh, tài chánh thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phụ trách, sang Hoa Kỳ thì tôi luôn đề nghị, hoặc giao cho Hội Đồng Liên Tôn hay các tổ chức khác như Giới Trẻ Công Giáo, Tổng Hội Sinh Viên, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ hoặc Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh v..v.. đảm nhiệm, vì thế như đã nói ở phần trên, mỗi khi nghe được những lời đồn đãi nhảm nhí hay ác ý thì chúng tôi rất là bình tĩnh và tiên đoán rằng những kẻ phao tin hay người loan tin một cách bậy bạ, cẩu thả, không kiểm chứng, thế nào cũng bị dư luận chê cười, và điều này đến bây giờ vẫn còn rất đúng.





ĐNH Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster Nam Lộc & Dương Nguyệt Ánh - ĐNH gây qũy giúp TPB/VNCH Trao tiền cho Uỷ Ban Xây Dựng Tượng Đài Một trong những điều đặc biệt khó giải thích trong mối liên hệ và tình bạn giữa hai đứa chúng tôi là luôn luôn gọi nhau bằng Ông và Tôi, chứ không dùng chữ Mày, Tao mặc dù tôi vẫn thân mật mày tao chi tớ với hầu hết những người bạn mà Kỳ giới thiệu cho tôi như Tùng Giang, Đức Huy, Tiến Chỉnh, Chu Văn Hải, Trần Đình Thục, Đan Thành, Công Thành, Minh Phúc v..v... Trường Kỳ & Trần Đình Thục - Ritz, 1969


Có lẽ giữa Kỳ và tôi còn ngấm ngầm một thứ tình huynh đệ, hay phảng phất mối liên hệ như anh em trong gia đình. Đôi khi ngẫm nghĩ lại, tôi thấy cũng lạ, khi nói đến phụ nữ thì hai đứa chúng tôi đều cùng một “gout”, đều thích một mẫu người, từ tính nết cho đến vẻ đẹp, ấy vậy mà chưa bao giờ “đụng đào” của nhau. Cô nào Kỳ cặp là của Kỳ, cô nào tôi thích là của tôi, chưa bao giờ trùng hợp, mặc dù nhiều khi chúng tôi gặp gỡ các cô bạn gái cùng một lúc, cùng một hoàn cảnh hay cùng một môi trường, nhưng không! nhất định là “hồn ai nấy giữ”, “đào ai nấy ...ôm”, ngoại trừ một người duy nhất mà chúng tôi vẫn
“cặp kè” đi nhậu chung hầu như mỗi ngày khi còn ở VN, đó là nữ nghệ sĩ Tú Trinh. Trường Kỳ, Nam Lộc & Tùng Giang với các bạn gái Nam Lộc & Trường Kỳ tuyển lựa tài tử phim Vết Chân Hoang Nam Lôc với MCs Thùy Dương & Bảo Châu ... XEM TIẾP PHẦN 2

NAM LỘC * TRƯỜNG KỲ 2

*


... RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG (Phần 2)
Tuy nhiên, dù giao thiệp, tiếp xúc và sinh hoạt gần gũi với các nghệ sĩ, nhưng Trường Kỳ và tôi chưa bao giờ “date” với một nữ ca sĩ nào, dù các cô đều là những thiếu nữ trẻ đẹp và hấp dẫn. Chúng tôi thường đi lưu diễn chung hoặc gặp gỡ nhiều nghệ sĩ mỗi buổi tối ở các phòng trà ca nhạc, nhưng luôn xem họ như anh chị em trong cùng một gia đình, thân thiết và quý mến nhau. Ngay cả sau khi lập gia đình, Kỳ lại càng gần gũi hơn với các bạn nghệ sĩ không phân biệt tuổi tác. Gần như hầu hết ca sĩ nào đến trình diễn tại Montréal, Canada đều ở lại nhà với Trường Kỳ và Thu Huyền ít nhất là một đêm và nằm ngủ trên chiếc “giường nghệ sĩ” được kê trong căn phòng xinh xắn dành riêng để đón tiếp bạn bè hay khách phương xa đến thăm. Đặc biệt là tất cả mọi người đều ký tên trên thành giường để lưu lại một chút kỷ niệm, từ Ngọc Lan, Sĩ Phú, Billy Shane, Đức Huy, Hà Huyền Chi, cho đến Diễm Liên, Thế Sơn, Lưu Bích, Diệu Hương v..v.., và tôi là một trong số những người khách muộn màng! Vì mãi đến đầu năm 1996 tôi mới có dịp sang thăm tệ xá của bạn mình. Lý do không phải vì tôi lười hoặc không nhớ vợ chồng Kỳ, mà thật sự là vì Kỳ thường qua Mỹ để vừa đi làm việc, vừa thăm viếng anh chị em nghệ sĩ chúng tôi ở HK.
Nam Lộc thăm Trường Kỳ tại Montréal, Canada - 1996
Chiếc “Giường Nghệ Sĩ”
Elvis Phương ký tên trên chiếc “Giường Nghệ Sĩ”
Tuấn Ngọc ký tên trên chiếc “Giường Nghệ Sĩ”
Sau chuyến Mỹ du lần đầu tiên năm 1982 trở đi, Kỳ rất thích nước Mỹ, nói đúng hơn là rất thích sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở Mỹ, hoặc nói trắng ra là vì bạn ta rất mê đồ nhậu của người Việt tại Little Sàigòn! cộng thêm yếu tố là có mấy ông bạn rất thân. Mà Kỳ còn có thêm một đặc tính nữa là rất ngại làm phiền người khác, thế nhưng đối với những người bạn thân, hay chiều chuộng và thương mến thì Kỳ “không ngại” làm phiền và vòi vĩnh một cách tối đa! Thích ở đâu thì ở, thích ăn gì thì...đòi, thích chơi cái gì thì...kiếm. Kỳ sắp đặt lịch trình “lưu diễn” một cách rất khéo léo, gọn gàng, tiện nghi cho bạn bè và “tươm tất”...cho mình!
Nguyễn Long, Nam Lộc, Tùng Giang và bạn hữu tiếp đón Trường Kỳ
thăm Mỹ Quốc lần đầu tiên - Orange County, 1982
Thực đơn & lịch trình tiếp đón “Vua Nhạc Trẻ”
Phóng sự Trường Kỳ trên tuần báo Chào - 1982
Anh Jo Marcel vẫn thường nói với tôi: Hình như thằng Kỳ nó có số làm “Vua”, bởi vì đi đâu hắn cũng được mọi người tiếp đón một cách nồng hậu và trân trọng! Kỳ có bạn ở khắp nơi trên thế giới, thuộc đủ mọi thành phần và gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, nam cũng như nữ. Mỗi lần Kỳ ghé California thì bạn bè đều đưa ra sẵn một dự trình cùng “thời khoá biểu” thăm viếng của chàng. Hôm nay ở tư gia người nào, mai ngụ tại nhà của ai, mốt sẽ làm gì và đi đâu, ai sẽ đưa, người nào sẽ đón v..v... Chưa hết, sáng Kỳ muốn điểm tâm ở tiệm nào, ăn trưa tại đâu, món gì, còn buổi chiều thì nhậu ở quán nào, dĩ nhiên phải là chỗ nổi tiếng với những món khoái khẩu của “cậu Kỳ”! Kỳ là người rất có “tinh thần ăn uống”, thậm chí có cả Thẻ Hội Viên của Câu Lạc Bộ Ẩm Thực Unesco, mà chúng tôi vẫn gọi đùa là “license ăn & nhậu around the world”. Kỳ sành ăn uống đến nỗi cháu Bi (con gái Kỳ) qua một bài viết cũng đăng trong tuyển tập này diễn tả: Bố cháu nói, trong số 12 con giáp, bố cháu “sơi” hết 11 con, chỉ trừ con Rồng!
“License ăn uống” Câu Lạc Bộ Ẩm Thực Unesco
Tuy bề ngoài trông có vẻ lù đù, chậm chạm, nhưng Kỳ là người rất thông minh, có nhiều sáng kiến và một bộ óc minh mẫn, lanh lợi. Có thể nói nếu không có Trường Kỳ thì không có tờ báo Hồng ở VN ngày trước do Trịnh Quan làm chủ, không có tuần báo Chào ở Mỹ của Tùng Giang hay báo Trẻ của Kỳ Phát ở California hoặc các ấn bản do nhiều người thực hiện tại khắp các tiểu bang HK hiện nay. Không có Trường Kỳ thì không có những buổi Đại Hội Nhạc Trẻ quy tụ hàng chục ngàn người ở VN trước năm 1975 hay sau này tại Hoa Kỳ. Tôi còn nhớ vào mùa hè 1985, cơ quan USCC của chúng tôi đã phải triệu ông Vua Nhạc Trẻ từ Canada sang để tổ chức một buổi ĐHNT tại thành phố Long Beach hầu gây quỹ định cư người tỵ nạn thuở đó. Đây là buổi ĐHNT đầu tiên và cũng được xem là duy nhất tổ chức ở hải ngoại sau 1975, và cũng vì thiếu sự hướng dẫn hoặc tham dự của Trường Kỳ cho nên đến nay vẫn chưa có hay không còn một buổi ĐHNT đúng nghĩa nào nữa. Nhưng bên cạnh đó thì Kỳ đã cố vấn cho rất nhiều chương trình và các tổ chức khác sau này như hội Tết Cộng Đồng, gây quỹ trợ giúp Thương Phế Binh VNCH, hoặc các buổi đại hội tôn giáo, họp mặt giới trẻ v..v...
Đại Hội Nhạc Trẻ Long Beach, California - 1985
Nhưng theo tôi, đóng góp lớn lao và đáng kể nhất của Trường Kỳ chính là những công trình sưu tầm cùng các tác phẩm văn học, nghệ thuật mà anh đã âm thầm và khổ công thực hiện, hoặc qua hình thức tuyển tập, hoặc qua hình ảnh hay các chương trình phát thanh v..v... Tất cả những tài liệu trên có thể được xem như những sử liệu đáng quý để lại cho đời và cho thế hệ trẻ sau này mỗi khi các em muốn tìm hiểu về các sinh hoạt nghệ thuật của thời VNCH trước năm 1975 hay của người Việt tại hải ngoại. Đối với Trường Kỳ khi vui chơi hoặc ăn nhậu thì rất là thả giàn mà anh thường diễn tả là “líp baga”, thế nhưng khi bắt tay vào làm một công việc gì thì chàng vô cùng chăm chỉ và đứng đắn. Chỗ Kỳ ngồi làm việc được trang bị thật chu đáo và ngăn nắp, có đầy đủ “đồ nghề”, từ hệ thống computer đến video, audio equipments, máy chụp ảnh, thu hình, scanner v..v... Nói tóm lại Kỳ có thể ngồi nhà, nhưng vẫn liên lạc được với tất cả mọi người hay bất cứ nơi nào chàng muốn. Cũng chính vì thế mà anh đã liên tục thực hiện được hàng ngàn cuộc phỏng vấn nghệ sĩ VN ở khắp nơi trên thế giới mà khán thính giả yêu nhạc đã được nghe hay đọc trên các chương trình phát thanh VOA, BBC, RFI, hoặc các đài radio hay báo chí địa phương, qua Internet, hay trên các tuyển tập nghệ sĩ do anh thực hiện mà mỗi lần phát hành đều được chiếu cố một cách nồng nhiệt, hầu hết đều đã “sold out”. Hiện có rất nhiều người đề nghị chị Trường Kỳ hay con cháu của anh tái bản các tác phẩm văn nghệ hữu ích và giá trị vừa kể để cho nhiều người có dịp được thưởng thức hoặc giữ làm tài liệu.
Một số tác phẩm Trường Kỳ để lại cho đời
Phòng làm việc
“Phòng nghỉ việc”!
Trường Kỳ ra mắt sách tại Orange Co, California - 1995
Là người có máu văn nghệ và hoạt động khá đa dạng trong lãnh vực này, vì thế Trường Kỳ có nhiều “chức vụ” và biệt danh được người đời gán cho anh. Nào là “Vua Nhạc Trẻ”, “Vua Hippy”, nào là nhà văn, nhà báo, nào là nhạc sĩ, nào là nhà tổ chức và đôi khi còn được gọi là “ông bầu”! Nhưng có lẽ vai trò đúng nhất, thích hợp nhất mà Trường Kỳ cũng hài lòng nhất và tự xem như nghề chính của mình, đó là danh xưng “Ký Giả Trường Kỳ”. Quả đúng như vậy, mặc dù làm rất nhiều việc liên quan đến sấn khấu, nghệ thuật, văn chương, ca nhạc, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình v..v.., nhưng tất cả đều bắt nguồn từ tài viết lách của anh, từ các bài phỏng vấn, phóng sự tường trình, ký sự, truyện ngắn, truyện dài hay truyện phim v..v.. được ký dưới nhiều bút hiệu khác nhau và được phổ biến một cách rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, kể cả tại VN. Và nếu nhận xét như vậy thì có thể nói Trường Kỳ là một ký giả đã sống đúng nghĩa với câu “Sinh Nghề, Tử Nghiệp”.
Kỳ chính thức bước vào lãnh vực báo chí từ năm 1963, khi mới vừa 17 tuổi bắt đầu bằng một công việc tài tử, phụ trách “Trang Teenager’s” với bút hiệu Johnny Kỳ trên tuần báo Kịch Ảnh rất nổi tiếng thời đó của đạo diễn kiêm chủ nhiệm Quốc Phong. Với sự đáp ứng nồng nhiệt của độc giả nói chung và giới trẻ nói riêng, chẳng bao lâu sau đó vào năm 1964, Kỳ đã được ông Quốc Phong mời cộng tác một cách chính thức và phụ trách tiết mục “Sài Gòn Bão Nhạc” dưới tên Trường Kỳ và được trả tiền nhuận bút đầy đủ như một ký giả chuyên nghiệp. Mỗi khi nhắc đến chuyện này, Kỳ vẫn lấy làm hãnh diện và khoe rằng, các đàn anh “đồng nghiệp”, cùng làm chung một tòa soạn với Kỳ thuở đó đều là những cây cổ thụ của làng văn, làng báo VN như Hoàng Hải Thủy, Mai Thảo, Viên Linh v..v.., mặc dù lúc đó ai cũng biết Kỳ chỉ là một ký giả hạng “tép riu”, nhưng hạng gì thì hạng, anh cũng đã trở thành một ký giả “nhà nghề”. Và đó cũng là cái nghề chính đã nuôi Kỳ cho đến ngày nhắm mắt.
Trường Kỳ bắt đầu nghề cầm bút - Báo Kịch Ảnh, 1964
Chương trình “Nghệ Sĩ & Đời Sống” trên đài VOA
Thật sự Kỳ có thể vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, nếu không vì lương tâm nghề nghiệp. Khởi đi từ ngày Thứ Sáu định mệnh 20 tháng 3, 2009, Kỳ nhận lời bay từ Montréal xuống Toronto để tham dự buổi ca nhạc ra mắt CD của một giọng hát trẻ, rất trẻ nên được gọi là Bé Tường Vi, học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức, trưởng ban Việt Nhi ngày trước, và cũng là người đã đào tạo ra hàng chục ca sĩ tên tuổi của nền âm nhạc VN. Lúc chuẩn bị lên đường thì Kỳ cảm thấy khó chịu trong người và than với vợ là bị chóng mặt và huyết áp xuống thấp, sau đó anh đành phải hủy bỏ chuyến đi. Quyết định này không biết có làm cho Kỳ mang “mặc cảm tội lỗi” hay không, nhưng qua ngày hôm sau, sáng Thứ Bẩy 21 tháng 3, Kỳ nói với vợ là đã thấy bớt mệt và muốn đổi lại vé để bay đến Toronto. Thu Huyền vẫn lo lắng và cản chồng nên ở nhà để chị đưa đi khám bác sĩ. Huyền bảo, lâu lâu mới có một lần phải hủy bỏ chuyến đi làm phóng sự phỏng vấn, chắc không sao đâu, thế nào mọi người cũng thông cảm vì sức khỏe của anh. Kỳ trả lời vợ rằng: Em nói đúng, tuy nhiên nếu đây là buổi ra mắt của một ca sĩ nổi tiếng hoặc một người đã có tên tuổi thì anh sẽ ở nhà, nhưng khổ nỗi đêm nay là lần xuất hiện đầu tiên của cháu Tường Vi, một ca sĩ mới có 12 tuổi và vừa bước vào nghề, vì thế nếu anh không dự để viết bài tường thuật cũng như giới thiệu thì chắc nó buồn và thất vọng lắm! Một câu nói mà tôi nghĩ rằng chỉ có thể phát ra từ trái tim của những nhà báo chuyên nghiệp và có lương tâm.
Nữ Ca sĩ trẻ Tường Vi
Cũng xin nhắc lại một chút ở đây rằng Trường Kỳ bạn tôi là người mang chứng bệnh tiểu đường khá nặng. Mỗi ngày anh phải tự đo mức lượng đường trong cơ thể và tự chích Insulin vào người 3, 4 lần một ngày. Đi đâu cũng phải vác theo hộp “đồ nghề” thuốc thang, kim chích, máy đo v..v...
Và như đã nói ở trên, Kỳ rất ngại làm phiền người không thân, vì thế khi sau khi quyết định bay xuống Toronto và tham dự cũng như ghi nhận chi tiết buổi nhạc hội ra mắt CD của cháu ca sĩ Tường Vi, Kỳ tạm trú ở nhà người “bầu show” trẻ tên là Minh. Sáng hôm sau Chủ Nhật 22 tháng 3, 2009 Kỳ thấy mệt trở lại, ca sĩ Quốc Anh đến đón đi ăn sáng nhưng anh cứ lần lữa mãi. Thấy “ông thầy” có vẻ khó chịu bất thường, mặt tái xanh, vợ chồng người bầu show đề nghị gọi ambulance đưa anh vào bệnh viện, nhưng Kỳ nhất định không chịu và trấn an mọi người rằng không sao đâu, nằm nghỉ một tí là khỏe, nhưng tôi đoán chắc vì Kỳ sợ phiền! Bằng cớ là ngay sau đó, có lẽ không còn chịu nổi nữa, Kỳ bắt đầu ói mửa, chủ nhà phải gọi xe cấp cứu, thậm chí khi xe đến nơi Kỳ vẫn còn ngại ngùng không chịu nằm lên băng ca để họ khiêng đi, mà lại tự động bước ra ambulance, nhưng vừa đến cửa xe thì anh ngã quỵ xuống, nhân viên cứu thương vực Kỳ lên đưa anh ngay vào bệnh viện, nhưng quá trễ, Kỳ đã tắt thở giữa đường. Tôi được Quốc Anh gọi điện thoại “tường trình tại chỗ” mọi diễn biến từng phút, từng giây, vừa nghe, vừa đau lòng, vừa xót thương, lại vừa... tức bạn mình! Điều này đã được Thu Huyền xác nhận lại về sau rằng, nếu!!! Vâng, nếu hôm đó Kỳ đừng quá yêu nghề chịu khó nghỉ ở nhà, hoặc đừng ngần ngại trong việc gọi xe cứu thương từ sớm! Hoặc có vợ đi theo để chăm sóc và theo dõi sức khoẻ thì “chắc chắn hắn còn gặp tụi mình dài dài”, đó chính là lời nhận xét của một số bác sĩ y khoa, đồng thời cũng là bạn thân và biết rất rõ tình trạng bệnh lý của Kỳ.
Âu cũng là sự an bài của số mệnh, và nếu tin vào số mệnh thì có lẽ chúng ta cũng phải tin vào những điềm gở xẩy ra trước ngày Kỳ bỏ cuộc chơi! Nhất là khi Thu Huyền khoe tôi tấm ảnh hai vợ chồng vừa nghịch ngợm chụp cách ngày Kỳ mất chỉ 1 tháng trước đó là cảnh Kỳ đứng ở một sân ga xe lửa (giả vờ) vẫy tay chào từ giã vợ mình, phải chăng như một điều báo trước?
Trường Kỳ & Thu Huyền “vẫy tay, vẫy tay chào nhau...”!
Chưa hết, Thu Huyền kể tiếp, buổi sáng Thứ Bẩy đưa chồng ra phi trường, trước khi lên máy bay, Kỳ còn dặn đi, dặn lại vợ là ngày mai giờ này nhớ đón anh nhé và sau đó trấn an Thu Huyền rằng “có lẽ đây là chuyến đi show ngắn nhất của anh phải không em”! Nhưng không ngờ nó đã trở thành chuyến đi dài nhất trong đời của ông Vua Nhạc Trẻ! Kỳ ra đi thật nhanh và thật bất ngờ, không biết đau đớn là gì. Nhanh đến nỗi ở trên cùng một tờ báo, trang bên phải thì đăng mẩu Phân Ưu do Kỳ đứng tên chia buồn một người quen vừa qua đời. Trang bên trái thì đăng Cáo Phó Trường Kỳ đã mất! Và bất ngờ là bởi vì Kỳ vẫn thường nói với Thu Huyền rằng theo lá số tử vi thì anh phải sống cho đến năm 90 tuổi, cho nên Kỳ bao quản mọi việc trong nhà, còn Huyền thì hoàn toàn dựa vào chồng. Từ cách sử dụng cell phone cho đến Internet, check email, xe cộ, bảo hiểm, thuế má v..v.., Kỳ đều làm hết cho vợ, vì thế sự ra đi của Kỳ đã để lại một sự trống vắng và hụt hẫng lớn lao cho Thu Huyền.
Hôm tang lễ, nghe Thu Huyền vừa thương, vừa khóc, vừa trách chồng mà tôi dù đang buồn não ruột nhưng cũng phải bật cười. Huyền nói, con người anh Kỳ làm cái gì cũng chậm. Ăn cũng chậm, nói cũng chậm, đi cũng chậm, vậy mà tại sao đối với cái chết thì anh lại nhanh hơn ai hết! Người thiếu phụ cô đơn nhiều khi cứ tưởng chồng mình vẫn còn đang rong chơi khắp bốn phương trời chưa trở lại mái nhà xưa, nhưng có ngờ đâu chàng đã hoàn tất xong một đời phiêu lãng, rồi quên cả đường về, như lời ca mà Hoàng Thi Thơ đã viết:
Ta đi lang thang quên ngày tháng, quên trần gian,
quên nhân tình đã quên mình.
Xin một sáng trong mùa đông, trên nệm êm lá vàng úa.
Không còn nhớ, không còn thương, ta nằm im chết bên đường!

Kỳ ơi, tôi nhớ ông!
Nam Lộc
22/03/2010


*



LÊ XUÂN NHUẬN * HỒI KÝ

*



BỤI ÐẤT VÀ HƯ-VÔ
Hồi-ký của Lê Xuân Nhuận
TRƯA ngày 25 tháng 12 năm 1974, tôi đang cùng với bạn-bè dự một bữa ăn nhân dịp Nô-En tại nhà của một thuộc-viên thì được Sĩ-Quan Trực từ Phòng Tình-Hình gọi máy đến báo-cáo một tin-tức khác thường.
Vào khoảng 11g30 vừa rồi, có một chiếc trực-thăng đáp xuống cạnh Trường Tiểu-Học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam. Từ trên phi-cơ bước xuống một thiếu-tướng và một trung-tá Việt-Nam Cộng-Hòa, cùng với một người đàn-ông và một người đàn-bà Hoa-Kỳ.
Người đàn-ông có mang theo một cái hộp trên tay. Viên trung-tá vào trường, dẫn bác Cai Trường ra, giới-thiệu với mấy người kia; rồi bác Cai Trường vào trong mang ra một cái xẻng, theo sự chỉ-dẫn của hai người Mỹ, đào một cái lỗ, ngay giữa hàng-rào phân chia khoảng sân bên hông trường ấy với con đường hương-lộ bên ngoài, chôn xuống đó cái hộp của người đàn-ông Hoa-Kỳ, lấp đất lại, rồi xóa sạch dấu đất mới, để chỗ đó trông giống bình-thường như không có việc gì xảy ra. Xong, bốn người kia trở lên trực-thăng bay đi, và bác Cai Trường vào trường.
Mọi việc xảy ra mau lẹ như đã được sắp-đặt từ trước rồi.
Lúc chôn cái hộp là vào khoảng 12 giờ trưa.
*
TÔI đoán là có cái gì bí-mật, mà nhà chức-trách địa-phương giấu kín, hoặc không biết rõ nên Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh Quảng-Nam chỉ báo-cáo đơn-giản thế thôi. Cho nên, do tò-mò nghề-nghiệp, tôi về nhà sớm và bắt tay vào việc ngay.
Sau khi gọi điện-thoại hỏi Trung-Tâm Hành-Quân thuộc Sư-Ðoàn I Không-Quân và Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I, tôi tổ-chức một chuyến đi quan-sát tại chỗ, đồng-thời tiếp-xúc với các mật-viên quanh vùng, để biết thêm chi-tiết về vụ này...
*
BÁC Nam thanh-minh:
- Tôi cứ tưởng là chỉ cần báo-cáo những gì liên-can đến cộng-sản mà thôi, còn đây là vấn-đề tình-cảm cá-nhân mà các người trong cuộc đã yêu-cầu tôi giữ kín giùm...
Thiếu-tá Sơn đỡ lời tôi:
- Không ai trách-móc bác đâu. Bác hãy kể chuyện về người Mỹ tên Sam đi.
Bác Nam kể:
- Ðầu năm 1971, Toán Dân-Sự-Vụ của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ hoạt-động tại Quận Ðại-Lộc thay đổi cấp chỉ-huy.
“Người mới đến là đại-úy Sam, một thanh-niên đẹp trai, hiền-lành, nhã-nhặn, bình-dân. Anh rất lanh-lợi và có nhiều sáng-kiến hay.
“Công-tác nổi bật đầu tiên là anh thành-lập một Hội Việt-Mỹ cho Quận Ðại-Lộc. Anh chịu khó đi thuyết-phục để mời vào Hội không những chỉ các viên-chức chính-quyền như Quận-Trưởng, Phó Quận-Trưởng, Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trưởng Chi Thông-Tin, Trưởng Phòng Văn-Hóa Giáo-Dục, Hiệu-Trưởng Trường Trung-Học, các sĩ-quan thuộc Chi-Khu, Xã-Trưởng, giáo-sư, phụ-huynh học-sinh, học-sinh trung-học, v.v... như thường-lệ, mà anh còn mời cả các thương-gia, nông-dân, tài-xa, tài-công, lâm-dân, ngư-dân, v.v... cùng với một số tu-sĩ Phật-Giáo trong vùng.
“Với Hội Việt-Mỹ của Sam, sinh-hoạt ở đây sinh-động hẳn lên. Hội-viên gồm mọi tầng-lớp xã-hội. Sách+ báo từ phía Hoa-Kỳ phân-phát, phổ-cập hầu như đến từng gia-đình. Hoạt-động không chỉ thu gọn trong các kỳ họp, mà còn thể-hiện qua bất-cứ cơ-hội nào có người Mỹ xuất-hiện trong làng xóm Việt-Nam.
“Sam đề-nghị, và được phía Việt-Nam đồng-ý, dùng phòng học của Lớp Năm trường này làm nơi trao-đổi văn-hóa, dạy tiếng Anh vào buổi tối, vì nơi đây thuận-tiện cho sự đi lại của mọi người.
“Phòng này nằm ở đầu dãy, bên hông có một cửa sổ nhìn ra hàng-rào che khuất tầm mắt của người qua đường. Phía bên kia đường, các ông thấy đấy, có một cây đa cành lá sum-suê, rễ ở gốc cây cao hơn mặt đất, người nào vóc cao mà đứng lên trên đám rễ, tựa vào gốc cây nhìn vào cửa-sổ thì trông thấy mặt cô giáo rõ-ràng.
“Giáo-viên Lớp Năm là cô Diệu-Hương, hoa-khôi toàn Quận, năm ấy vào khoảng hai mươi, dịu-dàng, lễ-phép, đứng-đắn, siêng-năng.
“Phòng học Lớp Năm trước kia là nơi cô đến soạn bài, chấm bài cho học-sinh, và tự học thêm chương-trình đại-học vào các ngày nghỉ và mỗi buổi tối, thì nay còn là nơi cô đến làm công-việc của Hội với tư-cách thư-ký, học tiếng Anh, dạy tiếng Việt cho ngưới Mỹ, giúp chiếu phim, điều-khiển máy ghi-âm, v.v...
“Cha mẹ cô thuộc giới trung-nông, sùng Ðạo Phật và chịu ảnh-hưởng Ðạo Nho.
“Sự giao-tiếp giữa cô với Sam, trong khung-cảnh chung của sự tiếp-xúc giữa hai bên Việt-Mỹ, có bắt tay, có vỗ vai, nhất là giữa đàn-bà con-gái Việt Nam với đàn-ông Hoa-Kỳ, bề ngoài là chuyện tự-nhiên, nhưng cha+mẹ cô rất lo, nên đã nhờ tôi theo dõi, ngăn ngừa giùm, sợ đi quá xa.
“Tôi là liên-lạc-viên của Hội, vừa sắp dọn rồi cất dẹp mọi thứ trước và sau mỗi buổi, vừa tham-dự học tiếng Anh và dạy tiếng Anh, nên tôi có mặt hầu hết mọi lần Sam và Diệu-Hương gặp nhau. Và tôi đã thấy ngay một mối tình trai+gái chớm nở giữa hai người, ngày càng sâu nặng hơn.
“Quả thật là tôi đã có đồng-lõa với hai người.
“Thứ nhất là vì tôi thấy đại-úy Sam thật tình yêu Diệu-Hương, muốn xây-dựng lâu dài. Anh đi lễ chùa vào rằm, mồng một âm-lịch, tìm hiểu Ðạo Phật, học hỏi phong-tục tập-quán Việt-Nam. Anh biếu quà và tham-gia mọi cuộc vui với trẻ em vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè, Trung Thu. Anh đưa Y-Tế Mỹ đi săn-sóc từng cụ già, cứu-trợ từng nạn-nhân bị Việt-Cộng pháo-kích, giật mìn. Anh giúp lợp nhà, sửa đường, đào mương, tích-cực hơn cả cán-bộ của mình. Dân-chúng nhờ anh rất nhiều.
‘Mà điều quan-trọng là anh trân-trọng người yêu, không hề sỗ-sàng bậy-bạ như đa-số người Mỹ khác. Sam nói riêng với tôi là anh sẽ xin chính-thức cưới Diệu-Hương. Tôi biết là có nhiều cô-gái Việt-Nam lấy chồng Mỹ đường-hoàng, nên tôi yên tâm.
“Thứ nữa là vì tôi nghĩ: nếu cho cha+mẹ cô biết thì chắc ông+bà sẽ cấm hẳn cô tới+lui với Hội Việt-Mỹ; mà không có cô thì Hội tất-nhiên sẽ tan, vì anh sẽ dời Hội đi nơi khác, tôi mất việc làm với đồng lương cao và tiền lời bán đồ giải-khát, bánh, kẹo, cháo, chè mỗi đêm.
“Mãi đến hôm nay, giữ đúng lời hứa với hai người trong cuộc, tôi vẫn chưa kể cho cha+mẹ cô biết về mối tình giữa hai người.
“Huống chi đại-úy Sam thì đã về nước từ sau Nô-En năm ấy, và cô Diệu-Hương thì cũng đã bỏ đi đâu biệt-tích từ sau Nô-En năm ngoái, 1973...”
- Từ khi Sam rời Việt-Nam, đến khi Diệu-Hương đi biệt, là hai năm trời, hai người có còn liên-lạc với nhau hay không? Ðời sống tình-cảm của cô thế nào?
- Anh vẫn gửi thư đều-đặn cho cô, qua tôi; tôi đều chuyển lại tận tay; nhưng cô nói là cô không trả lời. Tôi không được biết trong thư anh nói những gì.
“Có nhiều thanh-niên Việt-Nam cũng như vài ba người Mỹ có vẻ săn đón cô hơn, nhưng cô đối xử với họ bề ngoài tự-nhiên như đối với Sam trước kia, chứ không có gì khác hơn.
“Cuối năm 1972 thì cô đổi về dạy ở Tam-Kỳ, thuộc Tỉnh Quảng-Tín; cuối tuần về nhà thường ghé thăm tôi.
“Tôi hiểu là cô rất buồn, ít nói hơn, da xanh hơn...
“Ðây là bức thư của cô đã viết cho Sam vào dịp Nô-En năm ngoái. Cô không gửi nó qua Mỹ mà lại nhờ tôi cất giữ như một bằng-chứng hoặc một di-vật lưu lại cho Sam; tôi không mở xem. Cô đã dặn tôi: nếu đến hết ngày Nô-En năm nay, tức là 12 giờ khuya hôm nay, mà Sam vẫn không trở lại gặp tôi, thì xin tôi hãy giải giùm lời thề, bằng cách đốt nó ở gốc cây đa, là nơi anh đã đứng đó nhiều lần hướng về cửa sổ say-đắm nhìn vào...”
*
Lộc-Mỹ, ngày 25/12/1973
Anh Sam yêu-dấu,
Ðây là bức thư đầu tiên mà cũng là bức thư cuối cùng em gửi anh, người đàn-ông đầu tiên mà cũng là người đàn-ông cuối cùng trong đời em. Nội-dung chỉ là EM YÊU ANH. Nhưng vấn-đề không chỉ đơn-giản như ba tiếng “em yêu anh”.
Anh là người Mỹ học-thức, giàu-có, mạnh-khỏe, trẻ-trung, can-đảm, cần-cù, nhân-ái, vị-tha, hào-phòng, tự-do.
Những quân-nhân như anh, ngoài các cuộc hành-quân còn dành thêm tâm-trí, công-sức và thì-giờ để làm công-tác xã-hội giúp ích cho người xung quanh, thật là hiếm-hoi. Trong cương-vị của anh, anh xứng-đáng tiêu-biểu cho một dân-tộc hùng-cường, nghĩa-hiệp, vượt vạn dặm trùng-dương đến đây hy-sinh xương máu để bảo-vệ, kiến-thiết, và phát-triển Việt-Nam nghèo-yếu khổ-nạn quê-hương em.
Anh là một thanh-niên lịch-thiệp, nói theo các bạn em là “con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai”, yêu đời, yêu người, biết kính già quý trẻ, biết tôn-trọng những giá-trị tinh-thần, nhất là tôn-trọng người mình yêu.
Anh đã cho em biết thế nào là mãnh-lực ái-tình, thế nào là tình yêu không phân chia chủng-tộc, màu da. Anh vừa lãng-mạn phác-họa một cảnh gia-đình hạnh-phúc tràn-trề, vừa thực-tế dự-trù sau khi xuất-ngũ sẽ tiếp-tục học lấy bằng Master, lấy bằng Ph.D., dọn đường cho sự-nghiệp tương-lai. Anh đặt kế-hoạch cho tiền-đồ của cả hai chúng mình. “Anh đã cho em Niềm Tin trong Tình Yêu”...
Nhưng vì cha+mẹ em không chấp-nhận việc một người con-gái Việt-Nam lấy chồng người nước ngoài (em biết điều đó qua nhiều lần ông+bà phê-bình người khác trước mặt em, và qua lời ông+bà nói với bác Nam mà bác ấy kể lại với em), nên em đành phải giấu-giếm mọi người, trừ bác Nam mà em đã thú thật sau này.
Yêu nhau mà phải lén-lút, còn gì bực-bội và xấu-hổ bằng!
Hy-vọng duy-nhất của em là chờ đến ngày em hai mươi mốt tuổi, là tuổi hợp-pháp tự mình quyết-định hôn-nhân của mình; nhưng không phải là để tự-do làm giấy hôn-thú với anh, mà là để dễ thuyết-phục song-thân em chấp-nhận mối tình của chúng mình, vì em không thể làm một đứa con bất-hiếu - bất-hiếu vì làm trái ý cha+mẹ, bất-hiếu vì làm cha mẹ mất mặt với mọi người.
Nhưng, nếu ông+bà vẫn không đồng-ý thì sao? Ðó là điều mà em không dám giải đáp, vì chỉ nghĩ đến là em đã thấy sợ rồi.
Ðùng một cái, anh được lệnh hồi-hương. Một việc bình-thường mà thời-gian qua đắm chìm trong tình yêu em không nghĩ đến. Hết hạn tùng-quân thì phải về thôi!
Tuy thế, có lý nào chấm dứt mọi sự ngang đây sao anh?
Nhưng anh đã trấn-an em. Anh hứa là sẽ tìm đủ mọi cách trở lại Việt-Nam, dù với tư-cách quân-nhân hay nhân-viên dân-chính, thường-dân.
Qua năm 1972 thì Hội Việt-Mỹ dời đi nơi khác.
Em sống xa anh, lại không còn gần những cảnh sinh-hoạt thân quen do anh tạo nên và vẫn mang đậm dấu ấn của anh, nên em cảm thấy cuộc sống trống vắng, lạt-lẽo vô cùng, dù anh vẫn gửi thư về đều đều; nên qua Nô-En thì em đã xin thuyên-chuyển về dạy ở Tam-Kỳ.
Em về Tam-Kỳ để gần căn-cứ Chu-Lai, để được thấy các bạn anh nhiều hơn, để đỡ nhớ anh hơn, và để càng nhớ anh hơn.
Anh yêu! Cuộc đời không chiều lòng người. Nô-En 1972 anh chưa trở lại được, nhưng vẫn còn nhiều hy-vọng, vì chiến-tranh vẫn còn. Nô-En 1973 anh không trở lại được, thì đâu còn hy-vọng, vì chiến-tranh không còn. Phải chăng hy-vọng chỉ còn, tình yêu của chúng ta chỉ còn, khi vẫn còn chiến-tranh, cuộc chiến khốc-liệt mà chúng mình muốn sớm kết-thúc? Nhưng, kết-thúc như thế nào, có phải là trong chia-lìa, mất-mát, đổ-vỡ, đau-thương không anh?
Nô-En năm nay em có một quyết-định mới. Em bỏ gia-đình, em bỏ việc làm, em thử... tìm về Hư-Vô, một cõi sắc-không không-sắc - như anh đã có nghiên-cứu và nói là đã lĩnh-hội được rồi - vì cuộc đời quả là bể khổ, oái-oăm phi-lý quá, phải không anh? Cha+mẹ em ép buộc em phải kết-hôn với một người mà em không yêu. Thế là em đã có lý-do để thoát-ly gia-đình mà không làm cho ai đổ lỗi cho anh.
Thời-hạn ba năm của lời thề xưa vẫn còn. Anh còn một năm để giải lời thề trước cây đa làng cũ. Anh còn một năm để thử-thách lòng anh. Em đã cố tình không viết một dòng chữ nào cho anh từ hai năm qua, trừ lời nhắn miệng với các người bạn mà anh nhờ gặp, rằng em trọn đời yêu anh và sẽ trung-thành với anh, cốt để giúp anh trắc-nghiệm tình anh. Nếu anh trở lại được, thì anh đi tìm em được; Tình Yêu sẽ hướng-dẫn anh. Nếu anh không tìm ra em, mà anh vẫn muốn tìm em, thì đêm Nô-En 1974 em sẽ chờ anh ở Nhà Thờ năm xưa; chậm lắm là vào 12 giờ khuya ngày 25, phút cuối cùng của thời-gian thử-thách, em sẽ chờ anh ở gốc cây đa.
Ở gốc cây đa đó, em đã đón nhận nụ hôn đầu tiên của người khác phái, em đã trao anh nụ hôn đầu tiên của người con gái, là lần đầu tiên em ngây-ngất mê-ly, là lần đầu tiên em sẵn-sàng chết đi trong vòng tay siết chặt của người yêu. Ôi, nụ hôn ngọt-ngào như lời thề-nguyền buổi sáng mùa xuân cuộc đời, mà cũng là nụ hôn đắng-cay mùi vị chia-ly chúng mình dành cho nhau trước ngày anh xa em.
Anh không sợ ma, em không sợ ma, nhưng hầu hết những người dân làng ở đây đều sợ ma. Nhờ họ sợ ma nên họ để yên cho chúng mình gặp nhau giữa khuya bên gốc cây đa nhiều đêm. Những lần ấy, anh có biết đâu, em lo sợ vô cùng: không phải là sợ có người biết được mối tình mà chúng mình giữ kín, mà là sợ Việt-Cộng tìm cách ám-hại anh, vì chúng đã hơn một lần muốn nhờ tay em...
Bây giờ thì anh đã hiểu rồi đấy. Nụ hôn biểu-hiện lời thề. Ðời em chỉ hôn một người; người đó, trên đạo-lý, đã là chồng em.
Em còn nhớ mấy câu Kinh Thánh mà anh đã giảng cho em: “Không được thề dối!” và “Không được phạm tội ngoại-tình!”; và: “Hễ ai ly-dị vợ mà không phải vì cớ vợ mình gian-dâm thì tức là khiến cho nàng ngoại-tình!” (Matthew 5:33, 27, 32)...
Em không ngoại-tình, em không gian-dâm; em chỉ yêu một mình anh. Nếu không có anh thì em sẽ là hư-vô, vì đời trở nên hư-vô.
Ðây cũng là một cuộc thử-thách tối-trọng và tối-hậu về phần em: do nơi anh, và do lời hẹn của anh, em sẽ trở về sống với hạnh-phúc trần-gian, hay sẽ tiếp-tục và vĩnh-viễn trở thành sắc-không...
D.H.
*
- VÀ đây là mười hai bức thư của anh; Diệu-Hương không ghé lấy từ mười hai tháng nay...
Trời đã xế chiều. Tôi tranh-thủ mở đọc bức thư mới nhất của người thanh-niên đã từng một thời là đại-úy Sam:
New York, December 1974
Diệu-Hương, người yêu duy-nhất của anh:
Cả ba năm nay em không viết thư cho anh. Anh chấp-nhận, vì đó là ý muốn của em mà em đã nói cho anh biết trước rồi; nhưng trong thâm-tâm anh bao giờ cũng mong ước và ngóng chờ thư em.
Vậy mà giờ đây thì anh không còn trông đợi thư em nữa, em biết vì sao không?
Ngay khi gặp em là anh yêu em. Ðồng-thời, sau khi đã ở Việt-Nam rồi, đã hiểu Việt-Nam rồi, là anh yêu luôn Ðất Nước và đồng-bào em.
Anh về Hoa-Kỳ không phải chỉ để vận-động trở lại Việt-Nam với em mà thôi, mà là còn để nói lên tiếng nói của lương-tri, chống lại phong-trào phản-chiến, kêu gọi tinh-thần khử-bạo phù-nguy vốn là truyền-thống cao-đẹp của dân-tộc Hoa-Kỳ.
Thế nhưng kết-quả ngược lại.
Ma-quỷ đang hồi cực mạnh; người ta không nghe tiếng nói thống-thiết của những con người chính-trực như anh, thậm-chí bác đơn thỉnh-cầu của anh xin được một lần trở lại Việt-Nam.
Và bây giờ thì nước Mỹ đã bỏ cuộc rồi.
Anh còn mặt-mũi nào sống trên đời này mà làm người thua cuộc, hả em? nhất là trong cuộc tình của chúng mình mà hạn chót của lời thề đã đến rồi.
Trong quá-khứ, nước Mỹ đã từng cứu Pháp, giúp Ðức, tiếp-trợ Âu-Tây, nâng Nhật-Bản, vớt Ðại-Hàn, che-chở Á-Ðông.
Trong tương-lai, nước Mỹ chắc-chắn sẽ còn hành-hiệp cái-thế độ-nhân.
Nhất-định mọi người sẽ phải xét lại thái-độ yếu hèn của ngày hôm nay.
Riêng đối với em, anh đã giữ tròn danh-tiết cho em.
Trong đêm cuối cùng, bên gốc cây đa, em đã lịm người trong vòng tay anh, phó mặc hoàn-toàn cho anh. Nhưng anh kính-trọng tinh-thần văn-hóa Ðông-Phương...
Anh sẽ không để cho ai biết gì về mối tình vô-vọng của chúng mình.
“Khối tình mang xuống tuyền-đài khôn tan...”
Nếu còn có thoáng chốc nào em nhớ đến anh, thì xin em hãy tin rằng, đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình, anh vẫn chỉ biết một lòng yêu em.
Tình Yêu ấy là sinh-khí cho hình-hài này, vốn là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất mà thôi.
Xin cho linh-hồn anh được thanh-thoát, làm một Romeo, một Trương Chi...
SAM
*
THIẾU-TÁ Sơn, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh sở-tại, nãy giờ ghé mắt cùng đọc theo tôi, phát-biểu:
- Như thế là cô Diệu-Hương đã tái xuất-hiện ở Nhà Thờ đêm qua, và sẽ có mặt ở gốc cây đa đêm nay...
Tôi nghĩ: “Ðoạn cuối câu chuyện không thuộc nhiệm-vụ của mình. Mình chỉ tìm biết xem cô là ai, lâu nay làm gì, ở đâu; thế thôi”.
Tôi bắt tay từ-giã Sơn:
- Tất cả thư-từ, và những việc gì xảy ra đêm nay, về sau, hoàn-toàn để tùy bác Nam giải-quyết. Bây giờ thì tôi phải về; còn nhờ anh Hòa trong Quảng-Ngãi, anh Song trong Quảng-Tín, và anh Ðảm ngoài Thừa-Thiên, dĩ-nhiên là cả anh nữa, tìm xem cô đang tu ở chùa nào...
*
Ðà Nẵng, ngày 25 tháng 12 năm 1974
PHIẾU TRÌNH
Kính trình...
tại SÀI-GÒN
Tiếp theo công-điện...
Kính xác-nhận điện-trình sơ-khởi về việc...
Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I xác-nhận chính thiếu-tướng Phó Tư-Lệnh Quân-Khu I, thừa lệnh Cấp Trên, đã dùng trực-thăng đưa hai người Mỹ liên-hệ đến Xã Lộc-Mỹ trưa ngày hôm nay, 25-12-1974.
Hai người Mỹ ấy là đại-diện của một văn-phòng Chưởng-Khế Mỹ, thi-hành di-chúc của một người tên Sam.
Theo di-chúc của ông Sam thì sau khi ông tự-tử chết đi, thi-hài được thiêu thành tro, đem đến chôn ở hàng-rào của trường tiểu-học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam, Việt-Nam, ngay hướng mắt nhìn từ gốc cây đa vào khung cửa sổ Lớp Năm, giữa ngày Nô-En năm nay...
Chúng tôi đã đến tận nơi tìm hiểu, được biết:
Nguyên...
*


SÁNG sau, tôi đang đọc lại bản lưu Phiếu Trình nói trên thì Sĩ-Quan Trực Phòng Tình-Hình báo-cáo rằng các Chánh Sở Ðặc-Cảnh các Tỉnh đã có mặt sẵn, đang chờ lệnh tôi trên máy điện-đàm.
Thiếu-tá Thái Văn Hòa của Tỉnh Quảng-Ngãi được tôi hỏi trước, trả lời:
- Ở Tỉnh Quảng-Ngãi có chùa Thiên-Ấn và nhiều chùa khác, nhưng không có ni-cô nào giống với đối-tượng cần tìm...
Thiếu-tá Ðặng Văn Song, Chánh-Sở của Tỉnh Quảng-Tín, báo-cáo là chưa tìm ra.
Chánh-Sở Trương Công Ðảm của Tỉnh Thừa-Thiên liền xin xác-nhận:
- Ngoài này chúng tôi đã tìm ra được cô rồi.
“Cô ở ngay Chùa Sư-Nữ nổi tiếng của Miền Trung. Tại đây, cô giấu lý-lịch; ngoại-trừ Sư-Bà trụ-trì, còn với người khác thì cô xưng một tên khác, nhưng thường chỉ dùng pháp-danh mà thôi. Cô không bao giờ tiếp-xúc với người ngoài chùa. Trước đây đã có nhiều người từ trong Ðại-Lộc ra tìm, nhiều lần mà không gặp được. Riêng ngày hôm kia, cô đã xin phép đi vào Quảng-Nam thăm nhà...”
TÔI cám ơn các anh, rồi hỏi thiếu-tá Lâm Minh Sơn của Tỉnh Quảng-Nam tình-hình đêm qua thế nào.
Sơn đáp:
- Ðêm qua, chúng tôi không thấy Diệu-Hương đến gốc cây đa. Có lẽ cô đã nấp kín, cũng gần đâu đó mà thôi. Nhưng không thấy Sam xuất-hiện thì cô đến đó làm gì!
“Còn bác Nam thì, vào lúc 12 giờ khuya, sau khi đốt xong bức thư của cô ở gốc cây đa, đã chôn luôn các bức thư của Sam vào chỗ đã chôn cái hộp mới được đưa đến từ nửa vòng trái đất bên kia...”
LÊ XUÂN NHUẬN

*

TRẦN KHẢI THANH THỦY * TRUYỆN NGẮN

*

Tâm sự của chiếc ghế

Trần Khải Thanh Thủy

Tôi sinh ra vốn chỉ là thứ gỗ bình thường, do một bàn tay bình thường tạo nên như biết bao bạn bè cùng lứa khác. Trong thời quan liêu bao cấp, tôi đứng khiêm tốn, vững vàng trên bốn chiếc chân mảnh khảnh của mình. Mọi người thường gọi tôi là ghế tựa... Chuyển sang hạch toán kinh tế- tôi thay đổi cả về hình dáng lẫn chất lượng và trở thành lùn tịt như chính ông chủ của mình. Tên của tôi lúc này là sa lông.
Dù là gỗ gì - dổi, de, lát hay kiểu ngồi, kiểu tựa - sự hấp dẫn của tôi với loài người bao đời không hề suy giảm. Nhiều kẻ tìm đến tôi phải đi hết gần cả cuộc đời, một số ít kẻ may mắn, cơ hội hơn phải trả giá bằng sự tranh chấp, luồn cúi hoặc đấu đá sứt đầu, mẻ trán... Phần đông trong số họ. Cả trẻ, già, nghiêm túc cũng như cơ hội đều bị coi là "hiện tượng nhầm ghế", tuy thế khi bị phế truất, phải bỏ tôi mà đi còn tỏ ra ấm ức, nuối tiếc hậm hực, thậm chí còn căm giận tôi chán. Vì có số đặc biệt - không chỉ đơn thuần là... có giá trị sử dụng như những bạn bè cùng lứa, xấu số khác - tôi khó lòng tìm ra được ông chủ xứng đáng cho mình... điều này tôi nhận biết nhiều lần qua những cái nhún vai, lắc đầu, tròn xoe mắt ngạc nhiên của hầu hết cánh phóng viên nhà báo. Những người được coi là... tai, mắt của nhân dân.


Ông chủ đầu tiên của tôi - thường được gọi là "ngài đáng kính", gáy rất phẳng, bụng rất phệ, da dẻ nhờn nhợt màu... mỡ, còn các mạnh máu đỏ hồng màu bia. Thân thể ông lùn tịt và xoè rộng như chiếc ô sặc sỡ, nhớp nháp.
Cả ngày ông chỉ kịp ngó đến tôi có một lần vào lúc lái xe đến đón tại nhà và phịch đít đến tận cửa phòng thả ông xuống... Ngay sau đó ông lại tất bật ra đi... có trời mà hiểu ông đi những đâu, làm những gì mà đi khoẻ thế... khi ông trở về với tôi, người mệt phờ, mặt nhờn mỡ, đẫn đờ sau những cuộc truy hoan, rượu chè chúc tụng... Nhờ hạ thấp bốn chân, giá trị sử dụng của tôi đã được tăng lên đáng kể, song trong tôi vẫn canh cánh một nỗi lo... không đủ sức ôm gọn ông vào lòng - bởi cái bụng ông vốn đã béo phệ lại càng... xệ thêm, đến nỗi mỗi lần qua cửa hoặc cần xin lửa châm thuốc lá hút, ông đều phải... vén bụng sang một bên.


Câu đầu tiên khi ngồi vào lòng tôi bao giờ cũng là một câu than thở, sau một cái chép miệng dài, và ngáp đến... sái quai hàm "Rõ chán cái anh Việt Nam, lạc hậu bỏ mẹ, hễ động đến cỗ bàn là giò chả ngập lên tận... mặt, sợ thiếu nó không thành cỗ chắc?... Mà ăn thì bã bã bỏ mẹ, làm sao ăn quanh năm, suốt tháng được"? Chỉ qua vài lời độc thoại ngắn ngủi, tôi hiểu tính ông chủ rất khảnh ăn, chỉ gẩy gẩy vài đũa cho phải phép, còn chủ yếu ông nốc bia lon, bia 33, bia tàu, bia... Mỹ, rượu Heiniken. Bà vợ, mỗi lần cãi nhau, hoặc ghen bóng gió, lại rít lên:
- Lấy tôi ấy à? Gái quê thật đấy nhưng là gia đình có truyền thống cách mạng, nòi... có thế mới được "lên ông", "lên bà", còn lấy nó ấy à? Rơi vào cái vũng lầy đầy bùn mềm mại tiểu tư sản thành thị, lại dấp dính mồ hôi dân lành như thế, có mà ăn cám, ăn cám suốt đời, không ngẩng mày ngẩng mặt lên với ai được đâu (!).


Thì ông gắt:
Ô hay, biết không thể làm "thằng" suốt đời, tôi mới dám rước bà. Vừa xấu người lại xấu nết, nhưng... bà tưởng làm "đầy tớ nhân dân" sung sướng lắm à?
- Lại còn không - bà quyết không buông tha "đầy tớ thì đi La đa, bố con ông chủ ra ga vẫy tàu, đầy tớ thì ở nhà lầu, bố con ông chủ dãi dầu nắng mưa".
- Thôi, thôi...
... Thường ông chỉ ở lại văn phòng cơ quan vào những ngày cực kỳ trọng đại - tiếp cấp trên, thanh tra chính phủ hoặc các nhà báo đến tìm, thoảng hoặc đôi khi ông rơi vào trạng thái cực kỳ nhàn hạ, không có khách đến mời, không người đến để tán dương... Những hôm ấy, ông quát nạt, ông đập bàn ghế, đòi cách chức, trừng phạt cấp dưới rồi gọi điện thoại tứ tung, hành hạ nó kỳ cho đến lúc phải kêu... ro ro lên mới thôi. Với cấp trên hẳn ông có thái độ đặc biệt khác, ông chìa tấm thẻ có ghi tên... nhũn, họ... chi chi ra cho họ biết mà rộng lòng đối xử.


Một vài nhà báo được coi là khách quen của ông. Tất nhiên trong cả thúng thóc nếp cũng có một vài hạt thóc tẻ, và mọt, sạn. Càng trong thời điểm gạo nước đắt đỏ, khó khăn lượng gạo tẻ và sâu sạn lẫn vào càng lớn. Những kẻ ấy củng cố uy quyền địa vị, tài năng đức độ của ông bằng cái lưỡi của họ, để sau đó nhận về những phong bì dày cộp. Họ trắng trợn trao nhau trước mặt tôi lại còn bắt chân, lắc tay ra vẻ thân quý lắm. Thật đúng là những cái vô lý dẫu chưa phá hỏng cuộc đời này thì vẫn ngang nhiên hớn hở, chẳng cần che giấu.


Vài anh không rõ vì lý do gì - chỉ dăm câu ba điều đã bị ông tống thẳng ra khỏi cửa... trước khi đi họ liếc xéo qua mặt tôi với thái độ nửa bất lực, nửa căm phẫn, nửa ngạc nhiên. Qua thái độ phức tạp ấy tôi hiểu điều họ muốn nói: Đất nước còn những "quan đồng chí" kiểu sâu mọt và dốt nát, quái thai như thế này thì chủ nghĩa xã hội khó lòng qua khỏi thời kỳ... quá độ này. Đành rằng mỗi khi phải nhờ thư ký viết báo cáo ông đều nhấn mạnh những hô ngữ: "Năm qua xí nghiệp ta... đã tiến thêm một bước đáng kể...” phải, với đầu óc thô lậu, kiểu... gỗ lát đặc như tôi thì một bước với những người dài cẳng, quần áo chỉnh tề như những cánh kỹ sư, phó tiến sỹ có thể được... mét mốt, mét hai còn với những người lùn tịt, vướng bụng, hoặc mặc quần đùi, mặc váy thì một bước là bao nhiêu phân?... Cả một năm nhà nước tiêu tốn hàng tỷ đồng vào xí nghiệp chỉ để tiến lên một bước... chung chung ngắn ngủn thế thôi ư?


Chủ tôi vào tù

Thật may, trời kia còn có mắt - thời hoàng kim của ông trên lưng tôi đã hết. Những túi nhỏ, bọc to không còn trâng tráo trao trước mặt tôi nữa - những con số ma, giấy tờ tẩm mùi bia bọt, thịt bò cũng lần lượt rơi vào “nền văn minh toilet” thông qua chính con đường trao đổi chất "vào ngang" và "ra dọc" của ông. Tiền công, quỹ cơ quan cũng bỏ ông tìm đến tận cửa công đường đòi sử kiện... ông ngã ngất vắt ngang qua người tôi - mặt mũi trắng bệch nhợt nhạt như chính lòng trắng mắt ông, khi giữa cuộc đại hội công nhân viên chức - người ta lôi ông ra đối chất, bê tôi ra tranh cãi... Một cuộc náo động, ầm ĩ hệt như cuộc bạo loạn của Trung Quốc trong những ngày "Cách mạng văn hoá". Quần chúng đập bàn la ó, kể tội ông, đòi bỏ tù ông, thậm chí đòi xử tử hình ông vì những tội - biển thủ công quỹ, cá đói tham mồi, coi thường quần chúng- căn bệnh mà số đông những kẻ có chức có quyền vẫn làm, và không thể tránh khỏi.


Chỉ có điều, phải tìm ra người thay thế, để có thể vãn hồi được hàng núi công việc của xí nghiệp, để tăng năng xuất lao động, nâng cao thu nhập của chính họ lên thì họ hoàn toàn cảm tính và mù mờ, điều này càng chứng tỏ một điều - sau một thời gian bưng tai, nhắm mắt, chung sống hoà bình với sức ì nội tại của bản thân thì ý thức căm thù và truyền thống đấu tranh giai cấp của họ... bùng lên dữ dội và kiên quyết lắm... Nhưng "bó đũa chọn cột cờ" làm sao được khi tất cả mọi chiếc trong bó đũa ấy đều được sinh ra từ những cây tre trong búi tre làng cằn cỗi giống nhau. Cây nào mập mạp, to khoẻ có sức vươn cao hoặc sức sống mãnh liệt đều bị đào bới, chặt hạ tận gốc khi còn là đọt măng để xáo nước trong rồi. Vả lại càng ngây thơ hơn khi cứ cố tình chọn "cột cờ" trong cả "bó đũa" mốc meo, mối mọt vì thời gian và năm tháng ấy. Chả thế qua bảy tám lần đại hội công nhân viên chức cũng là bảy tám lần của những ông quan "nhất thời". Tất nhiên trong số những người tự nguyện bỏ tôi mà đi cũng có vị làm tôi bùi ngùi cảm động, họ đến với tôi một cách cao thượng, khiêm nhường và khi ra đi cũng vẫn bằng thái độ đáng tôn trọng ấy. Họ tâm sự - sau khi bóp trán đến thành u, thành biếu về nỗi xấu hổ của mình khi hàng ngày phải nhìn vào mặt tôi, đương đầu với tôi và sự bất lực trước hàng ngàn, vạn cái dạ dày với dung tích trung bình 1.200cm3 của anh chị em. Phải rồi... chuyển sang hoạch toán "hai bầu vú mẹ" đã teo lại cạn kiệt, nhăn nhúm nguồn sữa "bao cấp" không còn, bản thân họ là nạn nhân của tư tưởng sơ đồ hoá, cào bằng, chủ nghĩa trung bình, luôn luôn phải giấu cái tôi vào trong cái chúng ta nên không tự trang bị đầy đủ tri thức về tất cả mọi mặt nghiệp vụ, chính trị, xã hội, kinh tế cũng như năng lực quản lý lãnh đạo. Điều này đã được anh phóng viên báo nọ chia xẻ với giọng đầy cảm thông: "Đã tới lúc cần phổ cập tri thức đến một mức nhất định nào đó rồi trao quyền lực vào tay các anh mới hy vọng mang lại quyền lợi đích thực cho quần chúng".
Hiện tại tôi vẫn là nạn nhân của một sự hôn phối lầm lẫn với những anh nhân tình quê mùa, dốt nát, thô kệch. Nhưng tôi tin năm năm, mười năm, hoặc lâu nhất năm hai ngàn không trăm... không bao lâu nữa, tôi sẽ tìm được ông chủ đích thực của mình để mà tôn thờ, sùng ái, phục vụ chủ hết lòng... dù có là mức tổng mức phó hay gì gì đi nữa.

Hà Nội đầu năm 1989
Trần Khải Thanh Thủy
*
*

 

 

 

No comments:

Post a Comment